SlideShare a Scribd company logo
1 of 59
Download to read offline
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG VĂN TẶNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ
CHUỒNG NUÔI ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT
CỦA GÀ ROSS 308 NUÔI TRONG VỤ HÈ - THU
TẠI PHÚ LƯƠNG, THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2013
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG VĂN TẶNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ
CHUỒNG NUÔI ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT
CỦA GÀ ROSS 308 NUÔI TRONG VỤ HÈ - THU
TẠI PHÚ LƯƠNG, THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60 62 01 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Huê Viên
THÁI NGUYÊN - 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai
công bố, sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong
luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả
Hoàng Văn Tặng
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn Thạc sỹ tôi
đã nhận được sự giúp đỡ tạo điều kiện, động viên vô cùng quý báu của nhiều
cá nhân và tập thể.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Huê Viên
đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo trong
khoa Chăn nuôi Thú y, phòng đào tạo sau Đại học trường Đại học nông Lâm
Thái Nguyên và huyện Phú Lương. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý
báu này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã
luôn động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên
cứu của mình.
Mặc dù tôi đã hoàn thiện luận văn bằng tất cả sụ cố gắng nhiệt tình và
năng lực của mình, tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót hoặc chưa sâu
sắc. Rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô….
Một lần nữa tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các quý vị trong
Hội đồng chấm luận văn lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất.
Thái Nguyên, ngày tháng 9 năm 2013
Tác giả
Hoàng Văn Tặng
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt................................................................................... vi
Danh mục các bảng .........................................................................................vii
Danh mục các biểu đồ và đồ thị.....................................................................viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...................................................... 2
4. Những đóng góp mới của đề tài.................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 4
1.1. Tương tác giữa cơ thể và môi trường......................................................... 5
1.1.1. Trao đổi nhiệt giữa gia cầm và môi trường............................................. 5
1.1.2. Phương thức trao đổi nhiệt giữa cơ thể và môi trường........................... 5
1.2. Cơ sở khoa học về sự di truyền các tính trạng năng suất........................... 6
1.2.1. Tính trạng số lượng................................................................................. 6
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tính trạng số lượng.............................................. 6
1.3. Cơ sở khoa học về việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng và cho thịt của
gia cầm .............................................................................................................. 8
1.3.1. Sinh trưởng.............................................................................................. 8
1.3.2. Năng suất thịt ........................................................................................ 11
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất .................................................... 16
1.4. Vài nét về gà thí nghiệm broiler giống Ross 308..................................... 25
1.5. Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài..................................... 25
1.5.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 25
1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 27
iv
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ..................................................................................................... 29
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................... 29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 29
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 29
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu............................................................................. 29
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu..................................................... 29
2.2.1. Nội dung nghiên cứu............................................................................. 29
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 29
2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định.................................... 32
2.2.4. Khảo sát năng suất thịt.......................................................................... 34
2.2.5. Chỉ số sản xuất PI (Performance Index) ............................................... 35
2.2.6. Chỉ số kinh tế EN (Economic Number)................................................ 35
2.2.7. Sơ bộ hạch toán kinh tế......................................................................... 36
2.2.8. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 37
3.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm........................................................... 37
3.2. Tình hình mắc một số bệnh ở gà thí nghiệm............................................ 39
3.3. Sinh trưởng của gà thí nghiệm................................................................. 40
3.3.1. Sinh trưởng tích luỹ............................................................................... 40
3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối............................................................................. 42
3.3.3. Sinh trưởng tương đối........................................................................... 44
3.4. Kết quả sử dụng và chuyển hoá thức ăn .................................................. 46
3.5. Sức sản xuất thịt....................................................................................... 51
3.5.1. Năng suất thịt ........................................................................................ 51
3.6. Chỉ số sản xuất PI (Performance) ............................................................ 53
3.7. Chỉ số kinh tế EN (Economic Number)................................................... 54
3.8. Hạch toán kinh tế ..................................................................................... 56
v
Chương 4: KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ...................................... 59
4.1. Kết luận .................................................................................................... 59
4.2. Tồn tại ...................................................................................................... 59
4.3. Đề nghị..................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 60
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP Protein thô
CF Xơ thô
Cs Cộng sự
CV Hệ số biến dị
ĐC Đối chứng
EE Lipid thô
EN Economic Number
G Gram
GĐ Giai đoạn
KL Khối lượng
Kg Kilogam
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TN Thí nghiệm
TĂ Thức ăn
TLCĐ Tỷ lệ cơ đùi
TLCN Tỷ lệ cơ ngực
TLMB Tỷ lệ mỡ bụng
TLTT Tỷ lệ thân thịt
PI Chỉ số sản xuất
VCK Vật chất khô
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Chế độ dinh dưỡng của gà thí nghiệm............................................ 31
Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống trong tuần của gà thí nghiệm ............................... 37
Bảng 3.2. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm ................................. 38
Bảng 3.3. Tình hình mắc một số bệnh ở gà thí nghiệm.................................. 39
Bảng 3.4. Sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm ......................................... 40
Bảng 3.5. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ....................................... 43
Bảng 3.6. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm ...................................... 45
Bảng 3.7. Tiêu thụ nước của gà ..................................................................... 47
Bảng 3.8. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của gà TN ................... 39
Bảng 3.9. Tiêu tốn năng lượng trao đổi cho 1kg tăng khối lượng của gà TN ..... 49
Bảng 3.10. Tiêu tốn Protein cho 1kg tăng khối lượng của gà TN ................. 50
Bảng 3.11. Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm (42 ngày tuổi) ..................... 52
Bảng 3.12. Chỉ số sản xuất của gà TN tại một số thời điểm .......................... 53
Bảng 3.13. Chỉ số kinh tế của gà TN tại một số thời điểm............................. 54
Bảng 3.14. Sơ bộ hạch toán kinh tế ................................................................ 56
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà qua các tuần tuổi......................42
Hình 3.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà qua các tuần tuổi..................44
Hình 3.3: Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà qua các tuần tuổi ................46
Hình 3.4: Biểu đồ chỉ số sản xuất của gà qua các tuần tuổi............................54
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năng suất của vật nuôi chịu tác động của nhiều yếu tố ngoại cảnh,
trong đó phức hợp các yếu tố khí hậu được đánh giá là một tác nhân có ảnh
hưởng lớn đến tính trạng này.
Chúng ta biết rằng vật nuôi nói chung và gia cầm nói riêng tồn tại trong
mối quan hệ tác động tương hỗ với ngoại cảnh. Một đàn gia cầm có năng suất
cao chỉ có thể tồn tại trong môi trường ngoại cảnh phù hợp, khi đó các yếu tố
ngoại cảnh chỉ tác động như một kích thích và không gây hại đối với cơ thể.
Trong mối quan hệ đó, gia súc, gia cầm càng cao sản càng đáp ứng nhạy cảm
đối với các yếu tố của môi trường. Chính vì vậy, đầu thế kỷ XIX cùng với
việc tạo ra nhiều giống gia súc, gia cầm có năng suất cao thì các biện pháp kỹ
thuật nhằm giúp cho chúng những điều kiện thuận lợi về tiểu khí hậu chuồng
nuôi cũng đã được quan tâm.
Việc nghiên cứu tác động của các yếu tố ngoại cảnh đến cơ thể cũng
như việc tạo nên một chế độ tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp trong chăn
nuôi gia súc, gia cầm đã dược chú ý từ lâu, đặc biệt là các nước Châu Âu và Bắc
Mỹ, nơi có nền chăn nuôi phát triển. Với những tiến bộ về giống và những điều
kiện thuận lợi về tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp với đặc diểm sinh lý và sức
sản xuất của từng loại vật nuôi mà năng suất đã tăng lên nhiều so với trước. Cũng
từ đó, những vấn đề thuộc về sinh khí tượng vật nuôi đã được các nhà khoa học đi
sâu nghiên cứu nhằm hạn chế các yếu tố bất lợi và phát huy những yếu tố có lợi
của môi trường không khí.
Trong tất cả cả các yếu tố của môi trường không khí, nhiệt độ là yếu tố
thường xuyên ở trạng thái biến đổi và bị biến đổi, ngoài ra còn một số các yếu
tố như: Ẩm độ, ánh sáng, độ thông thoáng, mật độ nuôi, v.v... cũng là các yếu
tố có tác động không nhỏ và làm ảnh hưởng đến trạng thái nhiệt của cơ thể.
2
Ở nước ta những năm gần đây, xu hướng nuôi thuần chủng các giống
gà ngoại và tạo con lai có năng suất cao, đặc biệt là các giống gà broiler như
Ross 208, 308, 508, 707 đang phát triển mạnh. Để khai thác tối đa khả năng
sản xuất của các giống gà trên, phương pháp chăm sóc và nuôi dưỡng đã được
các nhà chăn nuôi đặc biệt quan tâm, điều chỉnh để phù hợp với chức năng
sinh lý của chúng. Vai trò của chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần phù hợp
với đặc điểm giống cũng như tương tác giữa môi trường và dinh dưỡng trong
cấu thành năng suất chăn nuôi bước đầu đã được chú ý. Tuy nhiên, hiện nay ở
vùng trung du miền núi phía bắc nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng, nơi
có sự biến động về nhiệt độ và phân hóa mùa khá rõ rệt trong năm cũng là địa
phương có tiềm năng phát triển chăn nuôi lớn thì vẫn chưa thấy có công trình
nào nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ và tương tác của mùa vụ đến khả
năng sản xuất của gia cầm nói chung và giống gà Ross nói riêng. Xuất phát từ
tình hình thực tế và đòi hỏi của sản xuất của địa phương, chúng tôi tiến hành
triển khai đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến
khả năng sản xuất thịt của gà Ross 308 nuôi trong vụ hè - thu tại Phú
Lương, Thái Nguyên”
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và sản xuất thịt
của gà Ross 308 nuôi nhốt trong vụ hè thu
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Hiểu biết thêm về ảnh hưởng nhiệt độ chuồng nuôi đến sức sống, khả
năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn và sức sản xuất thịt của gà Ross 308, từ đó
có có những ứng dụng trong thực tiễn chăn nuôi
- Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo để phục vụ giảng dạy
và các nghiên cứu tiếp theo.
3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Cung cấp cơ sở khoa học cho việc đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ
chuồng nuôi đến sức sống, khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn và sức sản
xuất thịt của gà Ross 308 nuôi nhốt trong vụ hè thu.
- Góp phần thúc đẩy chương trình phát triển chăn nuôi tại địa phương.
4. Những đóng góp mới của đề tài
- Xác định ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến một số chỉ số như
tỷ lệ nuôi sống, sinh trưởng, mức độ tiêu tốn thức ăn, khả năng sản xuất thịt,
hiệu quả kinh tế,... của gà Ross 308 nuôi trong vụ hè thu.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần giúp cho người chăn nuôi có
thêm những kiến bổ ích về ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ trong chăn nuôi gia
cầm trong điều kiện chuồng kín ở vụ hè thu.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, nhằm đưa các giống gia cầm thuần
chủng, có sức sản xuất cao chuyển từ các vùng ôn đới đến các vùng nhiệt đới,
các nhà khoa học đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của
khí hậu đến gia súc gia cầm.
Hiện nay đã có một số nghiên cứu về phản ứng tự bảo vệ của trâu, bò
đối với ảnh hưởng của nhiệt độ cao; ở gia cầm cũng đã có có một số kết quả
nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu đến sức sống của gà. Tuy các
nghiên cứu còn ít nhưng những kết quả thu được này cũng đã góp phần quan
trọng trong việc xác định điều kiện khí hậu môi trường thích hợp, góp phần
làm tăng hiệu quả chăn nuôi.
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả, sức sản xuất tối đa của gà
thường phụ thuộc vào khả năng duy trì mức hoạt động sinh lý cần thiết cho sự
tồn tại và phát triển cho điều kiện bất lợi. Mức độ stress của gà nuôi thịt phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Nhiệt độ, độ ẩm và sự chuyển động của không
khí. Ảnh hưởng của nhiệt độ cao làm tiêu tốn thức ăn tăng, tốc độ sinh trưởng
giảm và sự bảo vệ của con vật có thể bị hạn chế.
Mức độ stress gây nên do yếu tố khí hậu như nhiệt độ không khí được
phản ánh qua sự thay đổi một số phản ứng sinh lý của cơ thể, chẳng hạn gà
phải cố duy trì sự ổn định thân nhiệt. Sức sản xuất giảm trong điều kiện khí
hậu nóng trước tiên là do giảm mức ăn vào và sau đó là tốc độ phát triển.
Ngoài ra, dưới tác động của nhiệt độ cao làm thay đổi khả năng phát triển,
ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất cũng
như khả năng sinh sản. Đáng chú ý là stress nóng rất nguy hiểm và nó có thể
gây chết gia súc, gia cầm.
5
1.1. Tương tác giữa cơ thể và môi trường
1.1.1. Trao đổi nhiệt giữa gia cầm và môi trường
Động vật nói chung và gia cầm nói riêng tồn tại trong mối quan hệ và
tác động qua lại với môi trường và luôn chịu sự tác động trực tiếp của các yếu
tố môi trường. Quá trình trao đổi chất luôn luôn tạo ra một lượng nhiệt và
nhiệt năng này thoát ra bên ngoài khi môi trường xung quanh có nhiệt độ thấp
hơn. Tốc độ mất nhiệt phụ thuộc vào thang chênh lệch giữa 2 mốc nhiệt độ và
trạng thái tự nhiên của môi trường. Vì vậy, sự thay đổi các yếu tố tác động
đến tốc độ mất nhiệt của gia cầm ra môi trường sẽ ảnh hưởng đến mức độ
căng thẳng do stress nhiệt gây nên.
1.1.2. Phương thức trao đổi nhiệt giữa cơ thể và môi trường
Sở dĩ nhiệt độ cơ thể động vật đẳng nhiệt nói chung và gia cầm nói riêng
được giữ ở mức ổn định cao là nhờ quá trình sinh nhiệt luôn xẩy ra đồng thời.
1.1.2.1. Quá trình sinh nhiệt
Sinh nhiệt là kết quả của các phản ứng oxy hóa khác nhau, do đó sự
sinh nhiệt của chúng không giống nhau. Khi nghỉ ngơi, 10-15% nhiệt sinh ra
từ gan, 20% từ cơ; 25% từ bộ máy tiêu hóa và phần còn lại từ tim, thận, hệ
thần kinh, da.
Sự sinh nhiệt của gia súc chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh và trang thái
sinh lý của cơ thể, như khi ăn no lượng nhiệt sinh ra gấp nhiều lần do tăng
hoạt động của bộ máy tiêu hóa. Vào mùa lạnh, con vật phải tăng sinh nhiệt để
chống lạnh, do đó động vật ăn nhiều. Còn vào mùa hè, con vật sinh nhiệt
giảm nhất là khi nhiệt độ bên ngoài tiến tới gần bằng hoặc cao hơn nhiệt độ cơ
thể. Trong trường hợp đó, một phần nhiệt bên ngoài xâm nhập vào cơ thể làm
giảm sinh nhiệt của cơ thể.
6
1.1.2.2. Quá trình tỏa nhiệt
Ở môi trường nhiệt cao hoặc thấp, các phản ứng của gia súc chủ yếu là
do kết quả của sự cản trở hoặc thúc đẩy phát tán nhiệt sinh ra trong quá trình
duy trì sự sống, hoạt động sản xuất và ăn uống. Đối với gà, sự mất nhiệt bằng
4 phương thức tự nhiên như sau:
Tiếp xúc với nền chuồng (đệm lót).
Đối lưu với không khí hoặc nước chuyển động.
Bức xạ bề mặt xung quanh.
Bốc hơi qua các lỗ tự nhiên (chủ yếu qua đường hô hấp và tiêu hóa)
1.2. Cơ sở khoa học về sự di truyền các tính trạng năng suất
1.2.1. Tính trạng số lượng
Theo Trần Huê Viên (2001) [35]: Phần lớn các tính trạng có giá trị kinh
tế của vật nuôi thuộc nhóm tính trạng số lượng, đó là những tính trạng mà ở
đó sai khác giữa các cá thể là sự sai khác nhau về mức độ hơn là sự sai khác
về chủng loại. Tính trạng số lượng còn gọi là tính trạng đo lường, giá trị của
các tính trạng số lượng có thể xác định bằng các phương pháp cân, đo, đong,
đếm (như tốc độ tăng khối lượng, kích thước các chiều đo, sản lượng trứng, tỷ
lệ ấp nở,…
Nguyễn Ân và cs (1993) [1] cho biết, cơ sở lý thuyết của di truyền học
số lượng được thiết lập vào khoảng năm 1920 bởi công trình của Fishter
(1918), Wright (1926) và Haldane (1932), sau đó môn di truyền học số lượng
được nhiều nhà di truyền và thống kê bổ sung nâng cao, trở thành cơ sở vững
chắc và được áp dụng rộng rãi trong việc cải tiến giống vật nuôi.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tính trạng số lượng
Các đặc tính bên ngoài hoặc các biểu hiện bên ngoài của một cá thể
được gọi là kiểu hình, kiểu hình là do kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi
trường gây ra. Như vậy, giá trị kiểu hình của tính trạng nào đó được quy định
bởi kiểu gen của cá thể và tác động của môi trường có thể biểu thị như sau:
7
P = G + E
Trong đó: P: là giá trị kiểu hình (Phenotypic Value).
G: là giá trị kiểu gen (Genotypic Value).
E: là sai lệch môi trường (Environmental Deviation).
Cũng theo Trần Huê Viên (2001) [35]: Kiểu gen của tính trạng số
lượng thường do nhiều gen quyết định, giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng
thường do nhiều gen cấu tạo thành, đó là các gen mà hiệu ứng riêng biệt của
từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ có ảnh hưởng rõ rệt đến
tính trạng nghiên cứu, hiện tượng này gọi là hiện tượng đa gen (Polygene).
Tuy nhiên, sự phân chia hiệu ứng của gen làm hai loại nhỏ và lớn chỉ là tương
đối vì còn có nhiều gen có hiệu ứng trung gian, hơn nữa do hiện tượng đa
hiệu của gen một gen có thể có hiệu ứng nhỏ đối với một tính trạng này
nhưng lại có hiệu ứng lớn đối với một tính trạng khác.
Đối với tính trạng số lượng, thường giá trị kiểu gen chịu ảnh hưởng bởi
ba loại tác động của các gen, đó là giá trị cộng gộp (hoặc giá trị giống)
(Additive Value - A), sai lệch trội (Dominance Deviation - D) và sai lệch
tương tác giữa các gen (Interaction Deviation - I):
G = A + D + I
Ngoài ảnh hưởng của kiểu gen, giá trị kiểu hình của tính trạng số lượng
còn chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện môi trường.
Theo Nguyễn Văn Thiện (1998) [25], điều kiện môi trường được phân
làm hai loại, đó là sai lệch môi trường chung (General Environmental
Deviation - Eg) và sai lệch môi trường riêng (môi trường đặc biệt) (Special
Environmental Deviation - Es).
Như vậy, đối với tính trạng số lượng, giá trị kiểu hình (Phenotypic
Value - P) được biểu thị qua mối quan hệ sau:
P = A + D + I + Eg + Es
8
Như vậy, để nâng cao năng suất vật nuôi ngoài việc cải tiến kiểu gen
còn phải tạo ra môi trường thích hợp, đây là cơ sở khoa học để thiết lập một
điều kiện ngoại cảnh thích hợp nhằm củng cố phát huy tối đa khả năng di
truyền của các giống vật nuôi trong đó có gia cầm.
1.3. Cơ sở khoa học về việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng và cho thịt
của gia cầm
1.3.1. Sinh trưởng
* Khái niệm sinh trưởng:
Khi còn là hợp tử con vật có khối lượng rất nhỏ, khi trưởng thành ta thấy
con vật có sự biến đổi rất lớn về phương diện khối lượng và kích thước. Sự
biến đổi này gọi là sự tăng trưởng hay sự sinh trưởng. và được định nghĩa như
sau: "Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất do đồng hóa và dị hóa, là sự
tăng lên về chiều cao, chiều dài, chiều ngang, khối lượng của cơ thể và các bộ
phận trong cơ thể trên cơ sở tính di truyền" (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim
Đường (1992) [18]).
Chamber (1990) [41], đã định nghĩa sinh trưởng là sự tổng hợp các bộ
phận như thịt, xương, da. Những bộ phận này không những khác nhau về
tốc độ sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Sự tăng
trưởng thực sự khi các tế bào mô cơ có tăng thêm về khối lượng, số lượng
và các chiều đo. Vì vậy béo mỡ không phải là tăng trưởng, nó được gọi là
sự tăng trọng của cơ thể, vì béo mỡ chủ yếu là tích luỹ nước, không có sự
phát triển của thân, mô, cơ.
Sự tăng trưởng của sinh vật bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến
lúc cơ thể trưởng thành và được chia hai giai đoạn chính: giai đoạn trong thai
(trong cơ thể mẹ) và giai đoạn ngoài thai (ngoài cơ thể mẹ). Như vậy, cơ sở
chủ yếu của sinh trưởng gồm hai quá trình: tế bào sản sinh và tế bào phát
triển, trong đó sự phát triển là chính. Theo Phùng Đức Tiến (1996) [28], trong
9
quá trình sinh trưởng thì trước hết là kết quả của sự phân chia tế bào, tăng thể
tích tế bào để tạo nên sự sống.
Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, 1992 [18] cho biết: theo
Driesch.H, 1990 thì sự tăng thể khối của cơ thể là do các tế bào trong cơ thể
tăng về số lượng và kích thước. Theo tài liệu của Chambers.J.R, 1988 [40]
thì Mozan (1997) định nghĩa sinh trưởng là tổng hợp sinh trưởng của các bộ
phận như thịt, xương, da.
Ganer (1992) cho rằng sinh trưởng trước hết là kết quả của phân chia tế
bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim
Đường, 1992 [18]).
Sinh trưởng là một quá trình sinh lý, sinh hoá phức tạp duy trì từ khi phôi
được hình thành cho đến khi con vật đã trưởng thành và được chia làm hai giai
đoạn: Giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai. Đối với gia cầm là thời kỳ
hậu phôi và thời kỳ trưởng thành. Để có được số đo chính xác về sinh trưởng ở
từng thời kỳ không phải dễ dàng (Chambers.J.R, 1988 [40]).
Qua những nghiên cứu cho thấy cơ sở sinh trưởng gồm hai quá trình: tế
bào sinh sản và tế bào phát triển. Tất cả các đặc tính của gia súc, gia cầm như
ngoại hình, thể chất, sức sản suất đều được hoàn chỉnh dần trong suốt quá
trình sinh trưởng. Các đặc tính này tuy là một sự tiếp tục thừa hưởng các đặc
tính di truyền của bố mẹ, nhưng hoạt động mạnh hay yếu còn do tác động của
môi trường.
Khối lượng cơ thể thường được theo dõi theo từng tuần tuổi và đơn vị
tính là kg/con hoặc g/con. Để xác định khối lượng cơ thể ở các khoảng thời
gian khác nhau người ta còn biểu thị khối lượng thông qua đồ thị sinh trưởng.
Khối lượng cơ thể ở từng thời kỳ là thông số để đánh giá sự sinh trưởng
một cách đúng đắn nhất, song lại không chỉ ra được sự khác nhau về tỷ lệ sinh
trưởng của các thành phần trong khoảng thời gian của các độ tuổi.
10
Khi nghiên cứu về sinh trưởng người ta thường sử dụng một cách đơn
giản và cụ thể một số chỉ tiêu để đánh giá sự sinh trưởng của gia cầm:
- Sinh trưởng tích lũy:
Sinh trưởng tích lũy là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn cơ thể
hay của từng bộ phận cơ thể tại các thời điểm sinh trưởng, nghĩa là các thời
điểm thực hiện các phép đo. Các thông số thu được qua các lần cân, đo là biểu
hiện sự sinh trưởng tích lũy. Ta có thể biểu thị trên đồ thị gọi là đồ thị sinh
trưởng tích lũy.
Đối với gà broiler đây là tính trạng sản xuất quan trọng được tính bằng
kg hoặc g/con và cũng là căn cứ để so sánh khối lượng cơ thể của các tổ hợp
lai tốt nhất.
- Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích
cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (T.C.V.N.2.39,1977 [29])
sinh trưởng tuyệt đối thường tính bằng g/con/ngày hoặc g/con/tuần. Đồ thị
sinh trưởng tuyệt đối có dạng Parabol. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao
thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
- Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm tăng lên về khối lượng, kích
thước và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát
(T.C.V.N.2.40, 1977 [30]). Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hypebol. Gà
còn non có sinh trưởng tương đối cao, sau đó giảm dần theo tuổi.
- Đường cong sinh trưởng: Là đường cong biểu thị sinh trưởng của gia
súc, gia cầm nói chung.
Theo tài liệu của Chamber.J.R, 1988 [40] đường cong sinh trưởng của gà
thịt có 4 đặc điểm chính gồm 4 pha:
+ Pha sinh trưởng tích luỹ tăng tốc nhanh sau khi nở.
+ Điểm uốn của đường cong tại thời điểm có sinh trưởng cao nhất.
+ Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn.
11
+ Pha sinh trưởng tiệm cận với giá trị khi gà trưởng thành.
Theo Knizetova và cs (1991) [49] đường cong sinh trưởng không những
được sử dụng để chỉ rõ về khối lượng mà còn làm rõ về mặt chất lượng, sự sai
khác giữa các dòng, giống, giới tính. Trần Long và cs (1994) [13] khi nghiên
cứu về đường cong sinh trưởng của các dòng gà A, V1, V3, trong giống gà
Hybro (HV85) cho thấy đường cong sinh trưởng của cả bốn dòng đều phát
triển đúng quy luật. Đường cong sinh trưởng của 3 dòng có sự khác nhau và
trong mỗi dòng giữa gà trống và gà mái cũng có sự khác nhau: Sinh trưởng cao
ở 7 - 8 tuần tuổi đối với gà trống và 6 – 7 tuần tuổi đối với gà mái.
Theo Nguyễn Đăng Vang (1983) [34] khi nghiên cứu về đường cong
sinh trưởng của ngỗng Rheinland từ sơ sinh đến 77 ngày tuổi thấy hoàn toàn
phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia cầm nói chung.
1.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà như giống, giới
tính, tốc độ mọc lông, khối lượng bộ xương, dinh dưỡng và các điều kiện
chăn nuôi, sức khoẻ...
* Ảnh hưởng của dòng giống đến khả năng sinh trưởng
Các dòng trong một giống, các giống khác nhau có khả năng sinh trưởng
khác nhau. Các giống gà chuyên thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn các
giống gà chuyên trứng và kiêm dụng.
Theo tài liệu tổng hợp của Chambers.J.R, 1988 [40] có rất nhiều gen ảnh
hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể gà, có gen ảnh hưởng tới sự
phát triển chung, có gen ảnh hưởng tới nhóm tính trạng, có gen ảnh hưởng tới
một vài tính trạng riêng lẻ.
Marco (1982) [52], cho biết hệ số di truyền của tốc độ sinh trưởng là từ
0,4 - 0,5. Theo Nguyễn Ân và cộng sự (1983) [1], hệ số di truyền ở các thời
điểm khác nhau cũng khác nhau. Hệ số di truyền về khối lượng ở 3 tháng tuổi
12
là 0,26 - 0,5. Kushner (1974) [9], cho biết hệ số di truyền về khối lượng sống
của gà ở 1, 2 và 3 tháng tuổi tương ứng là 0,33, 0,46 và 0,43. Cook và cộng sự
(1956) [43] xác định hệ số di truyền về khối lượng cơ thể lúc 6 tuần tuổi là 0,5.
Các nghiên cứu trên đây cho biết, đặc tính di truyền của dòng, của giống
là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và cho thịt của gà
broiler. Đồng thời còn chỉ ra giới hạn mà mỗi dòng, mỗi giống có thể đạt
được. Điều này giúp người chăn nuôi có thể đầu tư thâm canh hợp lý để đạt
năng suất cao nhất.
* Ảnh hưởng của tính biệt và tốc độ mọc lông đến khả năng sinh trưởng
Tính biệt cũng có ảnh hưởng rõ rệt tới khối lượng cơ thể, gà trống
thường nặng cân hơn gà mái. Những sai khác này cũng được biểu hiện về
cường độ sinh trưởng, được qui định không phải do hormon sinh học mà do
các gen liên kết với giới tính. Sự sai khác về mặt sinh trưởng còn thể hiện rõ
hơn đối với các dòng phát triển nhanh so với các dòng phát triển chậm
(Chambers.J.R, 1988 [40] ).
Ảnh hưởng của tính biệt đối với khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà
broiler có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Ở các nước công nghiệp, người ta nuôi gà
broiler tách riêng trống, mái. Việc này, làm tăng độ đồng đều trong đàn và
thuận lợi cho việc giết mổ tự động. Nuôi tách riêng trống, mái sẽ đáp ứng nhu
cầu dinh dưỡng, tăng khối lượng nhanh, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, làm
cho gà trống không lấn át gà mái, giảm gà bị trầy, xước (Đặng Hữu Lanh và
ctv, 1999) [11].
* Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng
Dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới tốc độ sinh trưởng. Các
chất dinh dưỡng gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần có tầm quan trọng và
ý nghĩa riêng. Đặc biệt quan trọng là protein, năng lượng, tỷ lệ năng
lượng/protein, các chất khoáng và vitamin các loại. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng
13
Mận (1993) [16], cho rằng để phát huy được khả năng sinh trưởng cần phải
cung cấp thức ăn tối ưu, với đầy đủ các chất dinh dưỡng, được cân bằng
nghiêm ngặt giữa protein, các axit amin với năng lượng.
Trần Công Xuân, 1995 [36] cho biết cùng tổ hợp lai broiler Ross - 208
và Ross - 208 V3 nuôi ở 9 lô với 3 mức năng lượng và 3 mức Protein cho
khối lượng ở 8 tuần tuổi khác nhau rõ rệt.
Bùi Đức Lũng và cộng sự (1992) [14], nghiên cứu bổ sung khoáng và
vitamin vào khẩu phần nuôi gà Hybro HV85 cho thấy: khối lượng ở 7 tuần
tuổi tăng 85,3g so với lô đối chứng.
Như vậy, để đạt năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm, đặc biệt
để phát huy được tiềm năng sinh trưởng thì một trong những vấn đề căn bản
là lập ra những khẩu phần nuôi dưỡng hoàn hảo, cân đối trên cơ sở tính toán
nhu cầu axit amin cho từng giai đoạn. Ngoài ra, khả năng sinh trưởng của gia
cầm còn bị ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện chăm sóc, mùa vụ, khí hậu
chuồng nuôi, phương thức chăn nuôi và thú y phòng bệnh…
* Ảnh hưởng của độ tuổi
Cũng như các loài vật nuôi khác, quá trình sinh trưởng, phát dục của gia
cầm từ khi mới nở đến khi già và chết chịu sự chi phối của quy luật sinh
trưởng và phát dục theo giai đoạn; quy luật sinh trưởng và phát dục không
đồng đều…
Trong độ tuổi từ mới nở đến 60 ngày, quá trình sinh trưởng của gà chia
làm 3 giai đoạn:
- Từ mới nở đến 10 ngày: gà con chưa điều tiết được thân nhiệt, chưa có
sự khác nhau về sinh trưởng giữa con trống và con mái, cơ xương mềm yếu,
gà ít vận động, buồn ngủ, phản ứng với ngoại cảnh kém, gà có tốc độ sinh
trưởng nhanh.
- Từ 11 đến 30 ngày, gà sinh trưởng rất nhanh, có sự khác biệt rõ rệt giữa
14
con trống và con mái về tốc độ sinh trưởng, màu sắc lông và các đặc điểm thứ
cấp. Gà chuyển hoá thức ăn tốt, cơ quan điều tiết thân nhiệt đã hoàn thiện.
- Từ 31 đến 60 ngày: khối lượng của gà tăng nhanh gấp nhiều lần so với
lúc mới nở, các phản xạ về thức ăn, nước uống, điều kiện chăm sóc, nuôi
dưỡng đã được củng cố bền vững. Gà con kết thúc quá trình thay lông tơ bằng
lông vũ.
Đào Văn Khanh (2002) [8], nghiên cứu trên gà Tam Hoàng nuôi vụ hè ở
Thái Nguyên cho biết, gà Tam Hoàng có sinh trưởng tương đối ở tuần 1 là
cao nhất (83,25%), sau đó giảm dần, tuần 2 là 62,38% và tuần 3 còn 52,41%.
* Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến khả năng sinh trưởng
Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng rất rõ rệt, đặc
biệt là giai đoạn gà con. Nhiệt độ môi trường cao ảnh hưởng rất lớn đến nhu
cầu năng lượng trao đổi (ME) và protein thô (CP) của gà broiler. Thông
thường, khi nhiệt độ môi trường cao, khả năng thu nhận thức ăn của gia cầm
giảm, chính vì vậy chăn nuôi gia cầm trong điều kiện khí hậu của nước ta phải
tuỳ theo mùa vụ, căn cứ vào nhiệt độ từng giai đoạn mà điều chỉnh thức ăn và
kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng cho phù hợp.
* Ảnh hưởng của ẩm độ và độ thông thoáng đến khả năng sinh trưởng
Ẩm độ là một trong những yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn tới sinh
trưởng của gia cầm. Khi ẩm độ trong chuồng tăng sẽ dẫn dến tiểu khí hậu
chuồng nuôi bị thay đổi, chất độn chuồng dễ ẩm ướt, nấm mốc phát triển,
NH3 sinh ra nhiều làm ảnh hưởng bất lợi đối với vật nuôi.
Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở nước ta, thông thoáng chuồng
nuôi đóng vai trò quan trọng, nó giúp cho việc giảm ẩm độ chuồng nuôi, tăng
cường lượng khí O2, thải khí CO2, qua đó hạn chế các bệnh tật.
* Ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt đến khả năng sinh trưởng
Mỗi giai đoạn sinh trưởng, mỗi phương thức nuôi đều có qui định mật độ
15
nuôi nhất định.
Mật độ chuồng nuôi cao thì chuồng gà nhanh bẩn, gà chen nhau, nồng độ
khí độc NH3, CO2, H2S … và quần thể vi sinh vật sinh ra trong chuồng gà
cao, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và sức khỏe của đàn gà, gà dễ bị
cảm nhiễm bệnh tật, tỷ lệ chết cao, làm giảm hiệu quả kinh tế. Nhưng nếu mật
độ chuồng nuôi thấp, lãng phí diện tích, gà có nhiều khoảng trống để tăng
cường hoạt động dẫn đến khả năng sinh trưởng giảm, chi phí khác trên đầu gà
(khấu hao chuồng trại, nhân công …) cao, đi đến giảm hiệu quả chăn nuôi.
Nguyễn Hữu Cường và Bùi Đức Lũng (1996) [2] làm thí nghiệm trên gà
broiler BE11, V35, AV35 từ 1-49 ngày tuổi nuôi trên nền chuồng có đệm lót
cho biết vào mùa hè mật độ nuôi tối ưu là 8 con/m2
còn vào mùa đông mật độ
nuôi tối ưu đối với là 10 con/m2
1.3.2. Năng suất thịt
Năng suất thịt của gà broiler được thể hiện qua khối lượng sống, tỷ lệ
thân thịt, tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ thịt ngực, tỷ lệ mỡ bụng,… Kết quả mổ khảo sát
tỷ lệ các phần thân thịt của 1 gà thương phẩm 1,8kg như sau: thịt lườn:
13,95%; thịt đùi: 15,7%; da: 10,5%; xương: 16,2%; mỡ: 1,65%; tim, gan, mề:
3,9%; tỷ lệ hao hụt do giết mổ: 26,3%; thịt cánh và thịt khác: 11,9%.
Khối lượng sống của gia cầm 100% thì khối lượng thân thịt chiếm
khoảng 64% (trong đó 52% là thịt và 12% là xương); Phủ tạng chiếm khoảng
6%; máu, lông, đầu, chân, ruột chiếm khoảng 17% và tỷ lệ hao hụt khi giết
mổ chiếm 13%. Năng suất thịt liên quan chặt chẽ tới khối lượng sống. Theo
Ricard và Rouvier (1967) [55] thì mối tương quan giữa khối lượng sống và
khối lượng thịt xẻ rất cao thường là (r = 0,9). Còn tương quan giữa khối lượng
sống và khối lượng mỡ bụng thấp hơn, thường là (r = 0,2 - 0,5). Các giống,
các dòng khác nhau thì cho năng suất khác nhau. Theo Đoàn Xuân Trúc và cs
(1993) [31] khi mổ khảo sát bốn tổ hợp lai V135 , V153 , AV35, AV53 ở 49
16
và 56 ngày tuổi, tỷ lệ thân thịt đạt cao từ 67 - 75% thịt đùi và thịt ngực 39 -
41%. Ngô Giản Luyện (1994) [17] đã nghiên cứu 3 dòng gà thuộc giống gà
Hybro khi mổ khảo sát ở 42 ngày tuổi đã kết luận: Trong cùng một dòng gà tỷ
lệ thân thịt con trống cao hơn con mái 1 - 2% trong khi tỷ lệ thịt ngực của con
mái lại cao hơn con trống.
Trần Công Xuân (1995) [36] thí nghiệm ở 9 ô với ba mức năng lượng
và protein, kết quả mổ khảo sát ở 8 tuần tuổi gà broiler Ross - 208 cho tỷ lệ
thân thịt đạt cao 72,69 - 74,59%, tỷ lệ thịt đùi 20,51 - 22,05%, tỷ lệ thịt ngực
đạt 21,74 - 23,18%.
Bouw Kamp (1973) [28] khi nghiên cứu, so sánh tỷ lệ thịt xẻ và các
phần thịt trên đàn gà thịt thương phẩm đã khẳng định rõ sự sai khác các chỉ
tiêu trên giữa các công thức lai. Craing Mortoras (1996) [44] với tiến bộ di
truyền hiện nay người ta đang mong đợi một cách tin tưởng rằng các tỷ lệ
được nâng cao ở gà broiler là khối lượng sống tăng 59 gam, tiêu tốn thức ăn
giảm 0,04 - 0,05 và cơ ngực sẽ tăng từ 0,2 - 0,3%. Vereken (1992) [61] cho
biết mối liên hệ tiến bộ di truyền giữa điểm cấu trúc của cơ thể với khối lượng
cơ thể là 0,5; với tổng số thân thịt là 0,45; tỷ lệ thịt ngực là 0,6; khả năng di
truyền được ước tính theo cấu trúc cơ thể giao động từ 0,3 - 0,45; kết quả này
cho thấy sản lượng thịt ngực của các dòng gà broiler có thể được nâng lên bởi
chọn lọc qua điểm cấu trúc của cơ thể. Tóm lại, năng suất thịt của gà broiler
phụ thuộc vào dòng, giống, tính biệt, chế độ dinh dưỡng và quy trình vệ sinh
thú y.
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998) [5] sinh trưởng của
vật nuôi nói chung và của gà nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố,
giống, dinh dưỡng, tuổi, tính biệt, hướng sản xuất và các điều kiện chăm sóc
nuôi dưỡng:
17
* Ảnh hưởng của dòng, giống
Các dòng, giống khác nhau thì năng suất thịt cũng khác nhau. Nguyễn
Mạnh Hùng và cs (1994) [7] sự khác nhau về khối lượng giữa các giống gia
cầm là rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn giống gà hướng trứng khoảng
500 - 700g (tức là khoảng 13 - 30%).
Mỗi giống có một khả năng sinh trưởng nhất định, sự khác nhau về sinh
trưởng đó là do bản chất di truyền quy định. Đặc điểm di truyền của giống và
ngoại cảnh có tác động qua lại với nhau, nghĩa là cùng một kiểu gen nhưng ở
các môi trường khác nhau thì có sinh trưởng khác nhau. Cho nên việc cần
thiết là phải tạo ra môi trường phù hợp với kiểu gen đó để phát huy tối đa
tiềm năng di truyền của giống. Nguyễn Thị Thúy Mỵ (1997) [19] cho biết kết
quả nghiên cứu trên ba giống gà AA, Avian và BE88 nuôi 49 ngày tuổi tại
Thái Nguyên có khối lượng khác nhau, khối lượng cụ thể của từng giống như
sau: giống gà AA là 2501,09g; giống gà Avian là 2423,28g; giống BE88 là
2305,14g. Nhìn chung hệ số di truyền về khối lượng và sinh trưởng biến động
từ (h2 = 0,26 - 0,70).
* Ảnh hưởng của tính biệt và độ tuổi
Tốc độ sinh trưởng ở con đực và con cái có sự khác nhau, con đực có
tốc độ sinh trưởng nhanh hơn con cái. Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh
Vân (1998) [5] ở gà tây khối lượng con trống lớn hơn con mái tới 50 - 60%.
Gà trống, ngỗng đực, vịt đực, gà Phi trống,... nặng hơn con mái cùng loài,
cùng tuổi 25 - 30%. Sự khác nhau này còn phụ thuộc vào hướng sản xuất: gà
60 - 70 ngày tuổi sự thì khác nhau về khối lượng của gà trống và gà mái
hướng trứng là 50 - 100g, hướng kiêm dụng là 100 - 150g, hướng thịt là 180 -
250g. North M.O (dẫn theo Trần Huê Viên, 2001 [35]) cho biết: sự sai khác
về tốc độ sinh trưởng giữa con trống và con mái càng lớn khi ngày tuổi càng
tăng. Ở gà lúc mới nở gà trống chỉ nặng hơn gà mái 1%, ở 2 tuần tuổi là 5%,
18
ở 3 tuần tuổi là 11% nhưng ở 8 tuần tuổi thì sự sai khác này là 27%. Theo
Trần Đình Miên (1994) [19] sự sai khác về tốc độ sinh trưởng giữa con trống
và con mái càng lớn khi ngày tuổi tăng. Ở gà lúc mới nở gà trống chỉ nặng
hơn gà mái 1% nhưng ở 8 tuần tuổi thì sự sai khác này là 27%. Mỗi giống đều
có khối lượng đặc trưng cho con trống và con mái, mặc dù có sự sai khác khá
lớn giữa các cá thể. Các nhà nghiên cứu di truyền học về gia cầm đã kết luận:
sự sai khác này là do tổ hợp gen liên kết xác định giới tính, ở con trống nó tác
động mạnh hơn ở con mái. Chính vì vậy, trong chăn nuôi gia cầm nên nuôi
tách riêng trống mái nhằm đạt hiệu quả cao (Hoàng Toàn Thắng, 1996 [23]).
Giữa con trống và con mái có sự khác nhau về quá trình trao đổi chất, đặc
điểm sinh lý, tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể. Đã có nhiều chứng
minh rằng gà trống lớn nhanh hơn gà mái trong cùng một thời gian và chế độ
ăn như nhau. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993) [16] cho biết, khối lượng
cơ thể của gà trống, gà mái broiler V135 là có sự khác nhau từ một tuần tuổi.
North và cs (1992) cho biết lúc mới nở gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi
càng tăng sự khác nhau càng lớn, ở 8 tuần tuổi sự khác nhau về khối lượng
giữa gà trống và gà mái là 27% (Dẫn theo Bế Kim Thanh, 2002 [22]).
Ở một độ tuổi nhất định tỷ lệ thân thịt chỉ tăng đến một mức nào đó, tỷ
lệ thân thịt ở gà trống và gà mái khác nhau ví dụ như tỷ lệ thịt ức ở gà trống
thấp hơn ở gà mái. Đã có nhiều nghiên cứu cho rằng tỷ lệ thân thịt ở gia cầm
hướng thịt tăng lên theo tuổi, tức là tuổi gia cầm càng cao thì tỷ lệ này càng
cao. Theo Touraille và cs (1981) [59] khi tuổi gia cầm càng tăng thì tỷ lệ đùi,
lườn càng tăng và tuổi giết mổ gia cầm còn ảnh hưởng đến độ ngon của thịt.
Còn theo kết quả của các nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Hải (1999) [4], Đoàn
Xuân Trúc (2006) [32] cho biết trong cùng một loại gà thì tỷ lệ thịt xẻ của gà
mái thấp hơn tỷ lệ thịt xẻ của gà trống tư 1 - 2% trong khi đó tỷ lệ thịt lườn
của gà mái lại cao hơn tỷ lệ thịt lườn của gà trống. Theo Đỗ Xuân Tăng
19
(1980) [21] cho biết tỷ lệ thịt đùi của gà trống cao hơn tỷ lệ thịt đùi của gà
mái còn tỷ lệ thịt ngực ở gà mái lại cao hơn tỷ lệ thịt ngực ở gà trống. Brake J.
và cs (1993) [39] cho thấy gà ở 8 tuần tuổi tỷ lệ thịt lườn ở gà mái cao hơn tỷ
lệ thịt lườn ở gà trống là 2,5%, trong khi đó tỷ lệ thịt đùi không có sự sai khác
đáng kể. Nhưng ở 12 tuần tuổi thì tỷ lệ thịt lườn ở gà mái cao hơn 1,7% so với
tỷ lệ thịt lườn của gà trống nhưng tỷ lệ thịt đùi của gà mái lại thấp hơn tỷ lệ
thịt đùi của gà trống là 1,4%.
* Ảnh hưởng của tốc độ mọc lông
Qua những kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã xác định
trong cùng một giống, cùng giới tính ở gà có tốc độ mọc lông nhanh có tốc độ
sinh trưởng, phát triển cao hơn gà mọc lông chậm. Kushner (1978) [10] cho
rằng tốc độ mọc lông có quan hệ chặt chẽ tới tốc độ sinh trưởng, thường gà
lớn nhanh thì mọc lông nhanh và đều hơn ở gà chậm mọc lông. Theo Siegel
và Dumington (1978) [58] thì những alen quy định tốc độ mọc lông nhanh
phù hợp với tăng khối lượng cao. Hayer và cs (1970) [46] đã xác định trong
cùng một giống thì gà mái mọc lông đều hơn gà trống và tác giả cho rằng ảnh
hưởng của hoocmon sinh trưởng có tác dụng ngược chiều với giới tính quy
định tốc độ mọc lông.
* Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng
- Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển các bộ phận khác nhau
của cơ thể nó còn ảnh hưởng tới sự phát triển của từng mô này đối với mô
khác. Chambers (1990) [41] cho biết: Sinh trưởng là tổng số của sự phát triển
các phần cơ thể như thịt, xương, da. Bên cạnh đó theo tác giả Epym và CS
(1979) [45] cũng cho biết: Dinh dưỡng không chỉ cần thiết cho sinh trưởng
mà còn cần thiết để thể hiện khả năng di truyền của sinh trưởng. Gà broiler
phát triển mạnh nên đòi hỏi lượng thức ăn tương ứng để phát huy tiềm năng
di truyền của chúng. Chi phí thức ăn chiếm 70 % giá thành gà broiler, do vậy
để có năng suất cao trong chăn nuôi gia cầm, đặc biệt để phát huy tiềm năng
20
sinh trưởng, thì một trong những vấn đề căn bản là lập ra những khẩu phần
dinh dưỡng hoàn hảo, cân đối trên cơ sở đảm bảo nhu cầu của gia cầm qua
từng giai đoạn nuôi.
- Khả năng chuyển hoá thức ăn:
Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày phản ánh khả năng chuyển hoá thức
ăn của đàn gà, chất lượng thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng.
Trong chăn nuôi ngoài việc tạo ra các giống mới có năng suất cao thì
các nhà chăn nuôi cần phải chú ý tới nguồn thức ăn cân bằng đầy đủ các chất
dinh dưỡng phù hợp với đặc tính sinh vật học của gia cầm và phù hợp với
mục đích sản xuất của từng giống, dòng, phù hợp với từng giai đoạn phát
triển của cơ thể, mà vẫn đảm bảo được các chỉ tiêu về kinh tế, vì chi phí cho
thức ăn thường chiếm tới 70% giá thành sản phẩm. Để đánh giá về vấn đề này
người ta đưa ra chỉ tiêu: “Tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng (F.C.R)”. Tiêu
tốn thức ăn trên kg tăng khối lượng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và
ngược lại. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là tỷ lệ chuyển hoá thức ăn để
đạt được 1 kg thịt, với gà broiler tiêu tốn thức ăn chủ yếu dùng cho việc tăng
khối lượng. Nếu tăng khối lượng càng nhanh thì cơ thể đồng hoá, dị hoá tốt
hơn, khả năng trao đổi chất cao, do vậy hiệu quả sử dụng thức ăn cao dẫn đến
tiêu tốn thức ăn thấp.
Tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
quan trọng. Tiêu tốn thức ăn chính là hiệu suất giữa thức ăn/kg tăng khối
lượng, chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao.
Đối với gà thịt, thức ăn ăn vào một phần dùng để duy trì cơ thể còn một
phần dùng để tăng khối lượng.
Theo Chambers và cs (1984) [42] cho biết hệ số tương quan di truyền
giữa khối lượng cơ thể và tăng khối lượng với tiêu tốn thức ăn thường rất cao
là 0,5 - 0,9 còn tương quan di truyền sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn là âm
21
và thấp từ -0,2 đến -0,8. Theo Arbor Acres (1993) [37] thì gà broiler nuôi
chung trống mái đến 49 ngày tuổi, khối lượng cơ thể đạt 2.675 gam - 2.700
gam, F.C.R là 1,92 - 1,95.
Theo kết quả nhiều tác giả thì gà broiler nuôi chung trống mái 42 ngày
tuổi, khối lượng cơ thể đạt 2.425 gam, F.C.R là 1,71. Kết quả nuôi gà AA ở
49 ngày tuổi cho thấy khối lượng cơ thể đạt 2.320 gam, F.C.R là 1,9.
Tiêu tốn thức ăn ở gà thịt giai đoạn đầu là thấp, đến giai đoạn sau tiêu
tốn thức ăn cao. Bùi Đức Lũng (1992) [15] cho thấy gà lai V135 tiêu tốn thức
ăn/kg tăng khối lượng ở các độ tuôi có sự khác nhau: ở 4 tuần tuổi F.C.R là
1,91; ở 5 tuần tuổi là 1,98; ở 6 tuần tuổi là 2,01; ở 7 tuần tuổi là 2,13; ở 8 tuần
tuổi F.C.R là 2,26.
Tóm lại, tiêu tốn thức ăn là một chỉ tiêu quyết định đến hiệu quả kinh tế
trong chăn nuôi gà Broiler. Do vậy, hiện nay có rất nhiều công trình nghiên
cứu để tạo ra các tổ hợp lai, các khẩu phần thức ăn, quy trình nuôi dưỡng
chăm sóc để gà sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp.
* Ảnh hưởng của môi trường và chăm sóc, nuôi dưỡng
- Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ là một yếu tố ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng của gà. Bùi Đức
Lũng, Lê Hồng Mận (1993) [16] thì tiêu chuẩn nhiệt độ trong chuồng nuôi
cần 18 - 20ºC nhưng trong điều kiện thông thoáng tự nhiên như ở nước ta rất
khó đạt tiêu chuẩn này vì giữa mùa đông và mùa hè có sự chênh lệch nhiệt độ
rất lớn. Do đó trong chăn nuôi cần có các biện pháp khắc phục để nhiệt độ đạt
xấp xỉ tiêu chuẩn nhiệt. Giai đoạn gà con dưới 3 tuần tuổi cần duy trì nhiệt độ
> 30ºC nếu không đủ ấm gà sẽ tụm lại không ăn hoặc ăn rất ít nên gà sẽ chậm
lớn và chết nhiều, nếu nhiệt độ quá cao so với tiêu chuẩn nhiệt thì gà sẽ tản ra
xa cũng làm cho gà không muốn ăn hoặc ăn rất ít dẫn đến gà chậm lớn và tỷ
lệ chết cao. Giai đoạn sau 4 tuần tuổi hiệu quả thức ăn đạt mức tối đa ở nhiệt
22
độ chuồng nuôi là 24ºC, gà trống broiler với khối lượng cơ thể cao có thể bị
chết vì stress nhiệt ở mức 35ºC. Nếu nhiệt độ môi trường cao trên mức 44 -
46ºC thì gà sẽ bị chết hàng loạt, còn nếu nhiệt độ môi trường ở mức giới hạn
đó thì cần cung cấp đầy đủ nước uống cho gà và làm các biện pháp làm mát
chuồng nuôi để gà duy trì sức chịu đựng.
Ở nhiệt độ 35ºC đối với gà từ 7 tuần tuổi trở đi sẽ tiêu thụ lượng nước
uống tăng lên 4 lít/giờ/100 gà. Mùa hè thời tiết nóng cần pha thêm vitamin C,
đường glucoza và các chất điện giải vào nước uống cho gà. Nhiệt độ môi
trường ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu năng lượng trao đổi và protein thô của
gà broiler. Điều kiện nhiệt độ khác nhau thì mức tiêu thụ thức ăn của gà cũng
khác nhau. Nếu nhiệt độ chuồng nuôi ổn định thì mức tiêu thụ thức ăn của gà
tăng khi giảm mức năng lượng trong thức ăn và mức tiêu thụ thức ăn của gà
giảm khi tăng mức năng lượng trong thức ăn
Tóm lại, đối với khí hậu nước ta tùy theo từng mùa, dựa vào nhiệt độ
của từng giai đoạn mà người chăn nuôi nên chỉnh mức ME và tỷ lệ ME/CP
cho phù hợp trong chăn nuôi.
Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng gà, nếu nhiệt độ cao
khả năng sử dụng thức ăn của gà sẽ giảm. Để khắc phục, cần cho gà sử dụng
thức ăn có mức năng lượng cao nhưng phải cân bằng về tỷ lệ ME/CP cũng
như tỷ lệ axit amin/ME, và tỷ lệ khoáng, vitamin trong thức ăn cần phải cao,
đảm bảo lượng dinh dưỡng mà gia cầm nhận được không thấp hơn so với nhu
cầu của chúng. Nếu nhiệt độ thấp hơn so với yêu cầu của cơ thể thì gà ăn
kém, sinh trưởng chậm, tỷ lệ sống thấp. Giai đoạn gà con cần nhiệt độ 30 -
35ºC , nếu nhiệt độ thấp hơn gà sẽ chậm lớn, ăn kém, chết nhiều.
Như vậy, nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu năng lượng và protein
của gà broiler nên tiêu thụ thức ăn của gà broiler chịu sự chi phối của nhiệt độ
môi trường, trong điều kiện nhiệt độ khác nhau thì mức độ tiêu thụ thức ăn
23
cũng khác nhau. Do vậy, nước ta có khi hậu theo mùa thì khi nuôi gà broiler
phải căn cứ vào từng giai đoạn cụ thể mà điều chỉnh mức năng lượng và tỷ lệ
ME/CP cho phù hợp để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất trong ngành chăn
nuôi gà broiler.
Theo Wesh Bunr và Wetal (1992) [62] nhiệt độ cao làm gà sinh trưởng
chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hại lớn ở các khu vực chăn nuôi công nghiệp
vùng khí hậu nhiệt đới. Khi nhiệt độ chuồng nuôi thay đổi 1ºC thì tiêu thụ
năng lượng của gà biến đổi tương đương 2 Kcal ME, mà khi năng lượng thay
đổi thì tỷ lệ các chất dinh dưỡng khác cũng thay đổi theo. Khi nhiệt độ cao
khả năng ăn của gia cầm giảm nên có một biện pháp khắc phục đó là sử dụng
khẩu phần ăn có mức năng lượng cao tuy nhiên phải dựa vào cân bằng tỷ lệ
ME/CP và axit amin/ME, tỷ lệ khoáng, vitamin cần phải cao hơn để đảm bảo
lượng dinh dưỡng gia cầm nhận được không thấp hơn nhu cầu của chúng.
- Ảnh hưởng của ẩm độ, độ thông thoáng
Ẩm độ cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng. Ẩm
độ cao sẽ làm thức ăn dễ nấm mốc, chất độn chuồng dễ ẩm ướt, amoniac do vi
khuẩn phân hủy các axit trong phân và chất độn chuồng sẽ làm tổn thương
đến hệ hô hấp của gà, làm tăng khả năng nhiễm bệnh cầu trùng và Newcastle,
E. coli, CRD từ đó gà sẽ giảm khả năng tăng khối lượng. Ẩm độ tăng cũng có
thể do nuôi nhốt với mật độ quá nhiều, do vậy để khắc phục cần có diện tích
nuôi thích hợp đối với từng giai đoạn phát triển của gà. Muốn hạn chế bệnh
tật, có nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi phù hợp thì độ thông thoáng trong chuồng
nuôi cũng là yếu tố quan trọng, nó có vai trò quan trọng trong việc giúp gà
broiler có đủ oxi và thải khí cacbonic, các chất thải khác trong chuồng nuôi.
Nhiệt độ cao cần có tốc độ lưu thông khí khác nhau, tốc độ lưu thông khí cao
đối với gà lớn và tốc độ lưu thông khí thấp đối với gà con. Ing và Whyte
(1995) [48] đã cho ra khuyến cáo về thành phần tối đa của các chất khí trong
24
chuồng nuôi gia cầm như sau: amoniac = 0,01 g/m3
, sunfuro = 0,002 g/m3
,
cacbonic = 0,35 g/m3
.
Phương thức chăn nuôi ở nước ta chủ yếu là nuôi chuồng thông thoáng
tự nhiên nên các mùa khác nhau người chăn nuôi cần có các biện pháp khác
nhau để đảm bảo mùa đông thì ấm áp còn mùa hè thì thoáng mát.
- Ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt
Mỗi giai đọan phát triển gà cần có mật độ thích hợp cho sự vận động
suốt cả ngày của gà thì gà mới sinh trưởng phát triển tốt. Nếu mật độ nuôi cao
thì chuồng nuôi nhanh bẩn, nồng độ khí độc amoniac, sunfuro, cacbonic,...và
các vi sinh vật gây bệnh trong chuồng cao làm cho gà sinh trưởng chậm, tỷ lệ
mắc bệnh cao, tỷ lệ đồng đều kém dẫn đến hiệu quả chăn nuôi giảm. Theo
Van Horne (1991) [60] khi chăn nuôi gà ở mật độ cao thì hàm lượng amoniac,
sunfuro, cacbonic được sinh ra trong chất độn chuồng cao. Vì khi mật độ gà
đông thì lượng bài tiết thải ra nhiều hơn, trong khi đó gà cần tăng cường trao
đổi chất nên lượng nhiệt thải ra cũng nhiều, do đó nhiệt độ chuồng nuôi tăng,
nên sẽ ảnh hưởng đến việc tăng khối lượng gà và làm tăng tỷ lệ chết khi mật
độ chuồng nuôi quá cao cùng nhiệt độ không khí cao. Nếu mật độ nuôi thấp
thì chuồng nuôi có nhiều khoảng trống gà sẽ tăng sự vận động dẫn đến tăng
trọng giảm. Theo Lewis và Hurnik (1990) [50] thì sự vận động của gà có ảnh
hưởng chủ yếu tới sức sản xuất, vì nó có liên quan đến sự đi tìm kiếm và sử
dụng thức ăn, nước uống. Ông thấy rằng gà broiler hoạt động suốt ngày và đi
lại với khoảng cách trung bình là 8,8 m/giờ hay 212 m/ngày. Mật độ chuồng
nuôi tăng đã làm giảm khoảng cách đi lại, nhưng không ảnh hưởng đến số
trung bình của gà đi đến máng ăn (4 lần/giờ) và máng uống (2 lần/giờ). Nhiều
tác giả cũng đưa ra khuyến cáo: Nuôi gà broiler ở mật độ nuôi từ 11 con/m2
-
12 con/m2
là thích hợp, nếu nuôi ở mật độ cao thì tỷ lệ chết cũng cao và khối
lượng cơ thể giảm, đặc biệt nuôi trên 14 con/m2
- 15 con/m2
.
25
Theo khuyến cáo của hãng Abor Acres (1993) [37] thì mật độ nhốt tối
đa cho gà broiler như sau:
Khối lượng sống
trung bình khi
xuất bán (kg)
Mật độ gà/m2
Chuồng nuôi thông thoáng
tự nhiên
Chuồng nuôi điều
khiển được khí hậu
1,0 22 33
1,5 15 22
1,8 12 18
2,0 11 17
2,5 9 14
3,0 7 11
- Ảnh hưởng của đệm lót
Đệm lót giúp cho gà con tránh tiếp xúc với mặt đất và giữ nhiệt cho
khu vực nuôi nhốt được đảm bảo tốt hơn. Đệm lót chuồng rất hữu dụng đối
với việc hấp thụ ẩm và nghỉ ngơi, vận động của gà.
1.4. Vài nét về gà thí nghiệm broiler giống Ross 308
* Nguồn gốc: Có nguồn gốc ở nước Anh.
* Đặc điểm: Lông trắng, mào đơn, ngực sâu, rộng, cơ ngực và cơ đùi
phát triển, thịt thân chiếm tỷ lệ tương đối cao so với khối lượng sống.
* Khả năng sản xuất thịt: Ross 308 là một trong những giống gà thịt cao
sản của thế giới, gà nuôi đến 42 ngày tuổi đã đạt 2,2 đến 2,3 kg/con. Tiêu tốn
2,0 - 2,1 kg cho 1 kg tăng khối lượng. Tỷ lệ thân thịt, thịt đùi, thịt lườn rất cao.
Tỷ lệ thân thịt đạt 74 - 75%, thịt đùi chiếm 15 - 16%, thịt lườn chiếm 16 - 17%.
1.5. Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài
1.5.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Nhiệt độ môi trường và chế độ chiếu sáng có ảnh hưởng đến sức sống,
khả năng sinh trưởng và năng suất của gà thịt và gà đẻ trứng. Gà rất nhạy cảm
26
với nhiệt độ và ánh sáng, mỗi giai đoạn gà cần chế độ nhiệt và độ chiếu sáng
khác nhau. Theo khuyến cáo của hãng Arbor Acres Farms Inc, 1993 [37]:
+ Với gà broiler giết thịt sớm 38-42 ngày thì thời gian chiếu sáng là: 3
ngày đầu chiếu sáng 24/24 giờ, cường độ chiếu sáng 20 lux, từ ngày thứ 4 đến
kết thúc thì thời gian chiếu sáng 23/24 giờ.
+ Với gà broiler nuôi dài ngày (giết thịt ở 42, 49, 56 ngày tuổi) thì chế
độ chiếu sáng như sau: ngày thứ 1: 24/24h; ngày thứ 2: 20/24h; ngày thứ 3
đến ngày thứ 15: 12/24h; ngày thứ 19-22: 14/24h; ngày thứ 23-24: 18/24h;
ngày thứ 25 đến kết thúc thì thời gian chiếu sáng: 24/24h. Cường độ chiếu
sáng 3 ngày đầu là 20 lux, từ ngày thứ 4 đến kết thúc giảm dần còn 5 lux.
Lewis và cộng sự (1992) [50], cho biết các giống khác nhau thì tác động
của nhiệt độ môi trường và thời gian chiếu sáng cũng cần khác nhau, đặc biệt
vào các tuần tuổi 9, 12, 15. Từ 9 tuần tuổi nếu tăng độ chiếu sáng sẽ làm phát
dục sớm.
Nhiệt độ môi trường cao ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu năng lượng trao
đổi (ME) và protein thô (CP) của gà broiler. Do vậy, tiêu thụ thức ăn của gà
chịu sự chi phối nhiều của nhiệt độ môi trường. Trong điều kiện nhiệt độ khác
nhau thì tiêu thụ thức ăn cũng khác nhau. Theo Herbert.G.J và cộng sự, 1983
[47] thì khi nhiệt độ chuồng nuôi với gà sau 3 tuần tuổi thay đổi 10
C tiêu thụ
năng lượng của gà mái biến đổi tương đương 2 Kcal ME.
Theo Wesh Bunr và Wetal (1992) [62] nhiệt độ cao làm gà sinh trưởng
chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hại lớn ở các khu vực chăn nuôi công nghiệp
vùng khí hậu nhiệt đới. Khi nhiệt độ chuồng nuôi thay đổi 1ºC thì tiêu thụ
năng lượng của gà biến đổi tương đương 2 Kcal ME, mà khi năng lượng thay
đổi thì tỷ lệ các chất dinh dưỡng khác cũng thay đổi theo. Khi nhiệt độ cao
khả năng ăn của gia cầm giảm nên có một biện pháp khắc phục đó là sử dụng
khẩu phần ăn có mức năng lượng cao tuy nhiên phải dựa vào cân bằng tỷ lệ
27
ME/CP và axit amin/ME, tỷ lệ khoáng, vitamin cần phải cao hơn để đảm bảo
lượng dinh dưỡng gia cầm nhận được không thấp hơn nhu cầu của chúng.
Theo Salah (1996) [57] thì nhiệt độ trong ngày đầu tiên nên từ 28 - 35ºC
sau đó giảm dần đến 21ºC . Kết quả thí nghiệm cho thấy gà broiler 4 – 8 tuần
tuổi tăng khối lượng đạt 1.225 gam ở 21ºC còn ở nhiệt độ 26ºC chỉ đạt 1.087
gam, theo tác giả thì sự giảm tăng khối lượng này chủ yếu là do nhiệt độ cao
nên lượng thức ăn ăn vào giảm. Nir (1992) [53] cho biết nhiệt độ môi trường
35ºC, ẩm độ tương đối 66% đã làm giảm khối lượng cơ thể 300 - 355 ở gà
trống, 20 - 30% ở gà mái so với điều kiện khí hậu thích hợp.
Ing J. E. M. Whyte (1995) [48] qua nghiên cứu đã khuyến cáo về thành
phần tối đa của các chất khí trong chuồng nuôi gia cầm như sau: NH3 =
1,01g/m3
, H2S = 0,002g/m3
, CO2 = 0,35g/m3
.
Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở nước ta, thông thoáng chuồng
nuôi đóng vai trò quan trọng, nó giúp cho việc giảm ẩm độ chuồng nuôi, tăng
cường lượng khí O2, thải khí CO2, qua đó hạn chế các bệnh tật.
1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho biết, nhiệt độ môi trường
chuồng nuôi có ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng rất rõ rệt, đặc biệt là giai
đoạn gà con và giai đoạn sắp xuất chuồng. Với gà con nhiệt độ ngày thứ nhất
cầm đảm bảo 32-34C; ngày thứ 2-7 là 30C; tuần thứ hai là 26C; tuần thứ 3 là
22C; tuần thứ 4 là 20C.
Nhiệt độ môi trường cao ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu năng lượng trao
đổi (ME) và protein thô (CP) của gà broiler. Do vậy, tiêu thụ thức ăn của gà
chịu sự chi phối nhiều của nhiệt độ môi trường. Trong điều kiện nhiệt độ khác
nhau thì tiêu thụ thức ăn cũng khác nhau.
Đào Văn Khanh (2002) [8], nghiên cứu trên gà Tam Hoàng nuôi vụ hè ở
Thái Nguyên cho biết, gà Tam Hoàng có sinh trưởng tương đối ở tuần 1 là
28
cao nhất (83,25%), sau đó giảm dần, tuần 2 là 62,38% và tuần 3 còn 52,41%.
Thông thường, khi nhiệt độ môi trường cao, khả năng thu nhận thức ăn
của gia cầm giảm, chính vì vậy chăn nuôi gia cầm trong điều kiện khí hậu của
nước ta phải tuỳ theo mùa vụ, căn cứ vào nhiệt độ từng giai đoạn mà điều
chỉnh thức ăn và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng cho phù hợp. Trong điều kiện
khí hậu nước ta thì gà broiler nuôi vụ hè cần phải tăng mức ME và CP cao
hơn vụ xuân 10 -15% theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận,1993 [16].
* Ảnh hưởng của ẩm độ và độ thông thoáng của chuồng nuôi
Ẩm độ là một trong những yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn tới sinh
trưởng của gia cầm. Khi ẩm độ trong chuồng tăng sẽ dẫn dến tiểu khí hậu
chuồng nuôi bị thay đổi, chất độn chuồng dễ ẩm ướt, nấm mốc phát triển,
NH3 sinh ra nhiều làm ảnh hưởng bất lợi đối với vật nuôi. Các yếu tố này
làm tổn thương hệ hô hấp của gà, tăng khả năng nhiễm cầu trùng, mẫn cảm
với bệnh Newcastle và các bệnh đường ruột khác, làm giảm khả năng sinh
trưởng của gà.
* Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về gà thịt thương phẩm, đó là những
nghiên cứu về dinh dưỡng, chế độ chiếu sáng, chuồng trại cho gà. Còn những
nghiên cứu về nhiệt độ của mùa vụ (hè- thu) cho gà thịt thương phẩm nuôi theo
phương thức nuôi nhốt chuồng kín thì chưa được chú ý nghiên cứu nhiều.
Theo Bïi §øc Lòng và Lª Hång MËn (1993) [16], nhiÖt ®é cao lµm cho
kh¶ n¨ng thu nhËn thøc ¨n của gà gi¶m, dÉn ®Õn t¨ng träng kÐm; giai ®o¹n gµ
con cÇn nhiÖt ®é 30 – 350
C; nÕu nhiÖt ®é thÊp h¬n, gµ ¨n kÐm, chËm lín, chÕt
nhiÒu. Sau 5 tuÇn tuæi nhiÖt ®é tiªu chuÈn chuång nu«i tõ 18 – 200
C sÏ gióp gµ
¨n khoÎ, lín nhanh.
Đây là bản rút gọn của tài liệu.
- Link tải bản ĐẦY ĐỦ: https://bit.ly/36vWd7q
- Link dự phòng: https://bit.ly/3l68gwc
29
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Gà Ross 308, giai đoạn 1 - 42 ngày tuổi.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Từ 20/9/2012 - 20/10/2013.
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Trại gà Hoàng Văn Giáp, xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến khả năng sản xuất
thịt của gà Ross 308 nuôi tại Phú Lương - Thái Nguyên.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp phân lô so sánh. Gà thí
nghiệm được nuôi trong chuồng kín, gồm 5 lô; mỗi lô được lặp lại 3 lần, mỗi
lần nuôi 30 gà. Các lô thí nghiệm I, II, III, IV có lắp hệ thống điều chỉnh,
khống chế được nhiệt độ (lô thí nghiệm). Lô đối chứng được bố trí hệ thống
làm mát.
Giữa các lô đảm bảo sự đồng đều về các yếu tố như: giống, tuổi gà thí
nghiệm, thức ăn, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, quy trình vệ sinh thú y,...),
chỉ khác ở chế độ nhiệt chuồng nuôi.
Chế độ nhiệt độ được thực hiện như sau:
* Gà từ 1 – 7 ngày tuổi: Nhiệt độ 34ºC - 35ºC, thắp sáng 24/24h
* Từ 8 ngày tuổi đến xuất bán:
Lô I, II, III, IV có sự điều chỉnh nhiệt độ ở các mức khác nhau (Min: 30
ºC, Max: 36ºC)
30
Lô đối chứng nhiệt độ chuồng nuôi đươc khống chế ở mức 27 - 28ºC.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Diễn giải Lô ĐC
Lô TN
I II III IV
Giống gà Ross 308 Ross 308 Ross 308 Ross 308 Ross 308
Số lượng gà (con/lô/) 30 30 30 30 30
Số lần lặp lại 3 3 3 3 3
Phương thức nuôi Nhốt Nhốt Nhốt Nhốt Nhốt
Thời gian nuôi (ngày) 42 42 42 42 42
Mức nhiệt độ chuồng
nuôi (ºC)
27 - 28 30 32 34 36
Thời gian khống chế
nhiệt độ (giờ/ngày)
8 8 8 8 8
+ Gà thí nghiệm 1 ngày tuổi được chọn là những gà loại 1.
+ Tất cả gà thí nghiệm được nuôi trong điều kiện chuồng kín, có đệm
lót. Gà được nuôi hỗn hợp chung trống mái, tỷ lệ gà trống/mái ở các lô đối
chứng và thí nghiệm là tương đương nhau.
+ Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc gà thí nghiệm áp dụng theo Quy
trình nuôi dưỡng, chăm sóc
của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam áp dụng cho gà broiler sinh
trưởng nhanh, khối lượng xuất bán trên 2,0 kg/con.
+ Tất cả gà trong thí nghiệm đều được ăn một loại thức ăn của công ty
thức ăn chăn nuôi Dabaco, tương ứng với từng độ tuổi cho gà thí nghiệm nuôi
nhốt chuồng kín hoàn toàn. Thức ăn và cách cho ăn được chia ra thành các
giai đoạn:
Giai đoạn từ 1 - 14 ngày tuổi sử dụng thức ăn D1.
Giai đoạn 15 - 28 ngày tuổi sử dụng thức ăn D2.
31
Giai đoạn 29 - 42 ngày tuổi sử dụng thức ăn D3.
Bảng 2.1. Chế độ dinh dưỡng của gà thí nghiệm
Phân tích dinh dưỡng Đơn vị tính
Giai đoạn (ngày tuổi)
1-14 15-28 29-42
Năng lượng trao đổi (ME) Kcal/kg 3000 3100 3100
Protein thô (CP) % 22 20 19
Canxi (Ca) % 0,83-1,72 0,83-1,72 0,83-1,72
Photpho (P) % 0,7 0,7 0,75
NaCl % 0,3-0,35 0,35-0,38 0,38-0,42
Xơ thô % 4,4 4,5 4,5
Lysine % 0,8 0,8 1,0
Methionin+Cystin % 0,8 0,8 0,8
Ẩm độ % 13 13 13
+ Thức ăn và nước uống được cung cấp tự do theo nhu cầu của gà trong
thời gian nuôi.
+ Phòng và sử dụng vac xin: Tất cả số gà thí nghiệm đều được tiêm
chủng các loại vac xin và phòng bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật.
Quy trình sử dụng vac xin
Ngày tuổi Loại vac xin Phương pháp dùng
7 ngày tuổi
Lasota lần 1 Nhỏ mắt 1 giọt
Gumboro lần 1 Nhỏ miệng 2 giọt
14 ngày tuổi Gumboro lần 2 Nhỏ miệng 3 giọt
21 ngày tuổi
Lasota lần 2 Nhỏ mắt 1 giọt
Gumboro lần 3 Nhỏ miệng 3 giọt
35 ngày tuổi
Newcastle H1
Tiêm dưới da màng
cánh 0,2ml/con
32
2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định.
2.2.3.1. Tỷ lệ nuôi sống - tình hình bệnh tật
Hàng ngày theo dõi số gà chết và loại thải của mỗi lô và mức độ nhiễm
bệnh, toàn bộ số gà chết (nếu có) được mổ khám và chẩn đoán bệnh.
Tổng số gà cuối kỳ (con)
Tỷ lệ nuôi sống (%) = x 100
Tổng số gà đầu kỳ (con)
2.2.3.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng
- Sinh trưởng: Cân 100% số gà trong mỗi lô thí nghiệm lúc 1 ngày tuổi,
hàng tuần và lúc kết thúc thí nghiệm. Cân vào buổi sáng trước khi cho ăn (chỉ
cho uống nước). Cố định loại cân và người cân. Tuần 1 và tuần 2 gà thí nghiệm
được cân bằng cân Ohous của Mỹ với độ chính xác 1,1 gam. Từ tuần 3 trở đi gà
thí nghiệm cân bằng cân đồng hồ Nhơn Hoà có độ chính xác từ 2-5 gam.
- Từ kết quả khối lượng của gà qua các tuần tuổi tính xác định được
tăng khối lượng tuyệt đối và tăng khối lượng tương đối của gà thí nghiệm.
* Sinh trưởng tích luỹ (g/con)
- Hàng tuần cân gà thí nghiệm vào ngày cuối cùng của tuần.
- Cân toàn bộ gà vào buổi sáng trước khi cho ăn, tiến hành cân từng con
một. Người cân và dụng cụ cân được cố định.
+ Khối lượng trung bình được xử lý theo phương pháp thống kê sinh
vật học.
* Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
Được tính theo công thức TCVN -2-39-77 [ 20]
P2 - P1
A=
t
Trong đó: A: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
P1: Khối lượng cơ thể của gà lần khảo sát trước (gam)
P2: Khối lượng cơ thể của gà lần khảo sát sau (gam)
t: Khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát (ngày)
33
* Sinh trưởng tương đối (%)
Được tính theo công thức TCVN-2-40-77 [21]
P2 - P1
R (%) = x 100
(P2+P1)/2
R: Sinh trưởng tương đối
P1: Khối lượng cơ thể của gà lần khảo sát trước (gam)
P2: Khối lượng cơ thể của gà lần khảo sát sau (gam)
2.2.3.3. Theo dõi khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn
Hàng ngày cân thức ăn cho từng lô, ngày cuối tuần cân thức ăn thừa
sau đó cộng dồn sẽ tính mức độ tiêu tốn thức ăn cho 1kg khối lượng.
Khi thay đổi thức ăn cần thay đổi dần từ 25 - 50% đến 75% và 100%.
* Khả năng tiêu thụ thức ăn (g/con/ngày)
Tổng số thức ăn sử dụng trong tuần (g)
Khả năng tiêu thụ thức ăn =
Tổng số gà (con ) x 7 (ngày)
- Khối lượng thức ăn gà ăn được trong tuần được xác định bằng tổng
khối lượng thức ăn cho gà ăn trừ đi khối lượng thức ăn còn dư trên máng của
từng ngày trong tuần cộng lại.
- Khối lượng thức ăn tiêu thụ ở mỗi lô của cả giai đoạn được cộng luỹ
kế khối lượng thức ăn tiêu thụ của các tuần tuổi (từ tuần tuổi thứ nhất đến
tuần tuổi luỹ kế).
* Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng
Tổng thức ăn tiêu thụ trong kỳ ( kg)
Tiêu tốn TĂ/kg tăng KL (Kg) =
Tổng KL gà tăng trong kỳ ( kg )
* Tiêu tốn protein cho 1 kg tăng khối lượng
Mức CP(g)/kgTĂ x Tổng TĂ tiêu thụ (kg)
Tiêu tốn CP/kg tăng KL (g) =
Tổng KL sống tăng trong kỳ ( kg )
34
* Tiêu tốn năng lượng trao đổi cho 1 kg tăng khối lượng
Mức ME/kgTĂ x Tổng TĂ tiêu thụ (kg)
Tiêu tốn ME/kg tăng KL (Kcal) =
Tổng KL sống tăng trong kỳ ( kg )
2.2.4. Khảo sát năng suất thịt
* Đánh giá năng suất thịt
Tiến hành mổ khảo sát gà thí nghiệm lúc 42 ngày tuổi với tất cả các lô
thí nghiệm theo phương pháp của Bùi Quang Tiến (1993) [27].
Chọn ở mỗi lô thí nghiệm 1 con trống và 1con mái x 3 lô nhắc lại là 3
trống, 3 mái cho mỗi chế độ nhiệt độ, gà khảo sát có khối lượng tương đương
với khối lượng trung bình của lô.
- Khối lượng sống: Không cho gà ăn mà chỉ cho uống nước 12 giờ, sau
đó cân lên ta được khối lượng sống.
* Khối lượng và tỷ lệ thân thịt
- Cách xác định khối lượng thân thịt: Sau khi cắt tiết, vặt lông, rạch
bụng theo xương lườn bỏ ruột, phổi, khí quản, lá lách, tách mật khỏi gan, lấy
thức ăn và lớp màng sừng ra khỏi mề, bỏ mề và gan vào bụng. Cắt bỏ đầu ở
đoạn xương chẩm và đốt xương cổ đầu tiên, cắt chân ở đoạn khuỷu (bỏ bàn
chân) rồi cân khối lượng lên ta xác định được khối lượng thân thịt.
Khối lượng thân thịt (g)
Tỷ lệ thân thịt (%) = x 100
Khối lượng sống (g)
* Khối lượng và tỷ lệ cơ đùi
- Cách xác định khối lượng cơ đùi: Rạch một đường cắt từ khớp xương
đùi trái song song với xương sống dẫn đến chỗ xương đùi gắn vào xương
mình. Lột da đùi, da bụng theo đường phân ranh giới giữa cơ đùi và cơ ngực
lớn để rạch một đường cho tách rời ra, cắt bỏ hết da. Cắt dọc theo xương
35
chày, xương mác để lấy xương này ra cùng với xương bánh chè và xương
sụn. Cân khối lượng cơ đùi trái và nhân đôi ta có khối lượng cơ đùi.
Khôi lượng cơ đùi (g)
Tỷ lệ cơ đùi (%) = x 100
Khối lượng thân thịt (g)
* Khối lượng và tỷ lệ cơ ngực
- Cách xác định khối lượng ngực cơ: Rạch một đường dọc theo xương
ức lấy ngực trái, cắt tiếp từ xương đòn đến xương vai, bỏ da từ cơ ngực lớn
đến xương vai. Lấy cơ ngực lớn và cơ ngực bé ra khỏi xương. Cân khối lượng
cơ ngực trái và nhân đôi ta có khối lượng cơ ngực.
Khối lượng cơ ngực (g)
- Tỷ lệ cơ ngực (%) = x 100
Khối lượng thân thịt (g)
KL cơ ngực (g) + KL cơ đùi (g)
- Tỷ lệ cơ ngực + tỷ lệ cơ đùi (%) = x 100
Khối lượng thân thịt (g)
* Tỷ lệ mỡ bụng
- Cách xác định khối lượng mỡ bụng: Lấy toàn bộ mỡ ở xoang bụng
cân lên.
Khối lượng mỡ bụng (g)
Tỷ lệ mỡ bụng (%) = x 100
Khối lượng thân thịt (g)
2.2.5. Chỉ số sản xuất PI (Performance Index)
Tỷ lệ nuôi sống (%) x Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
PI =
FCR x 10
2.2.6. Chỉ số kinh tế EN (Economic Number)
Chỉ số sản xuất (PI)
EN = x 1000
Chi phí thức ăn (đ)/kg tăng khối lượng
36
2.2.7. Sơ bộ hạch toán kinh tế
- Tổng chi phí trực tiếp = Giống + Thức ăn + Thú y + Công lao động +
Điện nước + Chi khác.
- Tổng thu = Tổng khối lượng gà thịt xuất bán (kg) x Giá bán (đ/kg).
- Hiệu quả kinh tế = Tổng thu - Tổng chi phí trực tiếp.
2.2.8. Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu điều tra và khảo sát sẽ được xử lý bằng phương pháp
thống kê sinh vật học theo Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi của
Nguyễn Văn Thiện và cs (2002) [26] và được xử lý bằng phần mềm Excel với
các tham số thống kê sau:
+ Số trung bình: X
+ Độ lệch tiêu chuẩn: X
S
+ Sai số của số trung bình: X
m
+ Hệ số biến dị: Cv (%)
+ So sánh sự sai khác của các số trung bình bằng so sánh cặp đôi
37
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà broiler nói riêng muốn đạt
được hiệu quả kinh tế cao thì tỷ lệ nuôi sống là một trong những chỉ tiêu quan
trọng. Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu phản ánh sức sống, tình trạng sức khoẻ, khả
năng chống chịu bệnh tật và khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh của
gia cầm. Tỷ lệ nuôi sống phụ thuộc vào yếu tố di truyền và phụ thuộc vào
điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y. Chính vì vậy, để có tỷ lệ nuôi
sống cao trong thí nghiệm chúng tôi đã tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật
chăn nuôi gà broiler đó là chọn mua con giống tốt và thực hiện nghiêm ngặt
quy trình nuôi dưỡng chăm sóc, thú y. Từ trước khi nuôi đến lúc kết thúc nuôi
gà thí nghiệm chúng tôi đã chuẩn bị vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và
thực hiện việc chăm sóc nuôi dưỡng gà rất chu đáo, cẩn thận. Tuy nhiên, tỷ lệ
nuôi sống của gà thí nghiệm cũng bị ảnh hưởng bởi thí nghiệm được tiến hành
vào mùa hè, là mùa mà điều kiện thời tiết không thuận lợi cho sinh trưởng và
phát dục. Kết quả theo dõi về tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm trong từng
tuần được thể hiện ở bảng 3.1 và bảng 3.2
Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống trong tuần của gà thí nghiệm (%)
Tuần
tuổi
Lô ĐC
(n=3)
Lô TN (n=3)
P
I II III IV
1 100a
98,89a
100a
100a
100a
0,999
2 97,78a
100a
100a
97,78a
100a
0,821
3 100a
98,87a
98,89a
100a
95,55b
0,848
4 100a
98,86a
100a
95,45b
97,67a
0,613
5 98,86a
100a
97,74a
96,43b
92,86c
0,353
6 96,55b
95,40b
91,95c
97,53b
96,15b
0,423
Ghi chú: Theo hàng ngang, các số trung bình có số mũ mang chữ cái khác
nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P< 0,05)
38
Qua bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ nuôi sống trong từng tuần của gà ở các lô thí
nghiệm có sự sai khác nhau. Ở lô đối chứng tỷ lệ nuôi sống cao nhất ở các tuần
1, 3 và 4. Ở các lô thí nghiệm, tỷ lệ nuôi sống cao nhất của lô I ở tuần 2 và 5; lô
II có tỷ lệ nuôi sống cao nhất ở các tuần 1, 2 và 4; tỷ lệ nuôi sống cao nhất ở 2 lô
III ở tuần tuổi 1 và 3 còn ở lô IV tỷ lệ nuôi sống cao nhất ở tuần 1 và 2.
Ngoài theo dõi tỷ lệ nuôi sống của gà trong từng tuần, chúng tôi cũng
đã xác định được tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà đến các tuần tuổi khác
nhau. Kết quả theo dõi về tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà được thể hiện ở
bảng 3.2.
Bảng 3.2. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm (%)
Tuần
tuổi
Lô ĐC
(n=3)
Lô TN (n=3)
I II III IV
1 100 98,89 100 100 100
2 97,78 98,89 100 97,78 100
3 97,78a
97,78a
98,89a
97,78a
95,56b
4 97,78a
96,67b
98,89a
93,33c
93,33c
5 96,67a
96,67a
96,67a
90,00b
86,67c
6 93,33a
92,22a
88,89b
87,78b
83,33c
Ghi chú: Theo hàng ngang, các số trung bình có số mũ mang chữ cái khác
nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P< 0,05)
Qua bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà ở các lô thí
nghiệm có sự sai khác nhau, cụ thể:
Lô ĐC có tỷ lệ nuôi sống cộng dồn cao nhất, đạt 93,33 %.
Trong các lô thí nghiệm tỷ lệ nuôi sống của gà biến động trong khoảng
từ 83,33% đến 92,22%, trong đó ở lô I có tỷ lệ nuôi sống cộng dồn đạt cao
nhất (92,22%); lô II tỷ lệ nuôi sống đạt 88,89%; lô III tỷ lệ nuôi sống đạt
87,78 % và lô IV có tỷ lệ nuôi sống thấp nhất (84,45%).
Qua kết quả ở bảng 3.2 cũng cho thấy nhiệt độ môi trường có ảnh
hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của gà broiler. Nếu so sánh với kết quả của Bùi
Phương Thảo (2011) [24] khi nghiên cứu về tỷ lệ nuôi sống của gà broiler
39
nuôi trong chuồng kín tại Phú Lương (Thái Nguyên) vụ xuân hè đến 42 ngày
tuổi đạt từ 98,67% đến 99,33% thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi có thấp
hơn. Theo chúng tôi, có thể trong quá trình chúng tôi triển khai các thí nghiệm
nhiệt độ môi trường có sự sai khác (tăng cao hơn) với thời điểm tác giả Bùi
Phương Thảo triển khai nghiên cứu. Trong quá trình nuôi gà broiler, khi nhiệt
độ môi trường tăng quá ngưỡng bình thường đã làm giảm sức ăn, giảm sức đề
kháng của gà đồng thời lại tạo điều kiện cho một số loại mầm bệnh phát triển.
Chính điều này đã làm tăng số lượng gà chết dẫn đến làm giảm tỷ lệ nuôi
sống của gà.
3.2. Tình hình mắc một số bệnh ở gà thí nghiệm
Trong chăn nuôi gia cầm, gà công nghiệp là giống rất mẫn cảm với
điều kiện môi trường. Theo dõi tình hình mắc một số bệnh của gà trong quá
trình thí nghiệm kết quả được thể hiện qua bảng 3.3
Bảng 3.3. Tình hình mắc một số bệnh ở gà thí nghiệm
Tên bệnh ĐVT
Lô ĐC
(n=3)
Lô TN (n=3)
I II III IV
1. Bệnh hen
- Số gà mắc Con 16 23 25 27 31
- Tỷ lệ mắc/tổng đàn % 17,79 25,56 27,28 30,00 34,44
- Số gà chết Con 1 5 8 9 11
- Tỷ lệ chết/tổng đàn TN % 1,11 0 8,89 10,00 12,22
2. Bệnh cầu trùng
- Số gà mắc Con 21 25 22 25 23
- Tỷ lệ mắc/tổng đàn % 23,33 27,78 24,24 27,28 25,56
- Số gà chết Con 2 1 2 4 2
- Tỷ lệ chết/tổng đàn TN % 2,22 1,12 2,22 4,44 2,22
3. Bệnh tiêu chảy
- Số gà mắc Con 7 9 12 13 15
- Tỷ lệ mắc/tổng đàn % 7,17 10,00 13,13 14,44 16,67
- Số gà chết Con 0 1 1 1 2
- Tỷ lệ chết/tổng đàn TN % 0 1,11 1,11 1,11 2,22
Tính chung
- Tổng số gà chết Con 3 7 11 14 15
- Tỷ lệ chết/tổng đàn % 3,33 7,78 12,22 15,56 16,67
40
Qua kết quả ở bảng 3.3 cho thấy ở các lô thí nghiệm tỷ lệ gà mắc bệnh
khá cao, đặc biệt là ở các lô thí nghiệm III và IV trong những tuần cuối và
thường vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ môi lên trường cao. Kết quả ở
bảng 3.3 cũng cho thấy nhiệt độ chuồng nuôi có liên quan đến khả năng đề
kháng, sức chống đỡ bệnh của gà broiler Ross 308 nuôi trong điều kiện mùa hè.
Như chúng tôi đã nêu ở phần trên, khi nhiệt độ môi trường tăng quá
ngưỡng bình thường đã làm gà có biểu hiện mệt mỏi, giảm sức ăn dẫn đến
giảm sức đề kháng của gà đồng thời lại tạo điều kiện cho một số loại mầm
bệnh phát triển. Những bệnh gà mắc và chết với tỷ lệ khá cao đó là các bệnh
hen và cầu trùng.
Kết quả nghiên cứu về tình hình mắc một số bệnh của gà broiler Ross
308 nuôi trong điều kiện mùa hè trên đây của chúng tôi phù hợp với kết quả đã
nghiên cứu của Bùi Phương Thảo (2011) [24]
3.3. Sinh trưởng của gà thí nghiệm
3.3.1. Sinh trưởng tích luỹ
Sinh trưởng tích luỹ là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn cơ thể
hay của từng bộ phận cơ thể tại các thời điểm sinh trưởng, nghĩa là tại các
thời điểm thực hiện các phép đo. Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng tích
luỹ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi được trình bày trong bảng 3.4 và đồ
thị trong hình 3.1.
Bảng 3.4. Sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm (g/con/ngày)
Ngày
tuổi
Lô ĐC
(n=3)
Lô TN (n=3)
I II III IV
1 38,42a
38,76a
38,59a
38,76a
38,52a
7 143,78a
145,00a
144,2a
8 144,89a
143,17a
14 401,19a
366,57b
374,39b
369,58b
354,04b
21 849,84a
794,43b
770,25b
714,43b
684,75b
28 1697,57a
1571,46b
1533,46b
1401,11c
1363,34c
35 2042,18a
1911,17b
1802,31c
1688,48d
1642,33d
42 2544,64a
2348,80b
2094,73c
1971,27d
1922,40d
Ghi chú: Theo hàng ngang, các số trung bình có số mũ mang chữ cái khác
nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P< 0,05)
41
Kết quả bảng 3.4 cho thấy: Sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm qua
các tuần tuổi, ở tất cả các lô đối chứng và thí nghiệm đều tuân theo quy luật
sinh trưởng chung của gia cầm, đó là tăng dần qua các tuần tuổi. Nhìn chung
gà ở các lô được nuôi trong điều kiện chuồng kín có chế độ nhiệt môi trường
thích hợp đều sinh trưởng, phát triển tốt .
Kết quả ở bảng 3.4 cũng cho thấy, tại thời điểm kết thúc thí nghiệm lúc
42 ngày tuổi, lô I có khối lượng là 2348,80g; lô II là 2094,73g; lô III là
1971,27g; lô IV là 1922,40g. Khối lượng gà cao nhất ở lô ĐC: 2544,64. So
sánh khối lượng trung bình của gà giữa các lô sự sai khác có ý nghĩa thống kê
với P < 0,05. Kết quả ở bảng 3.4 cũng cho thấy nhiệt độ chuồng nuôi đã ảnh
hưởng rõ rệt đến khả năng sinh trưởng của gà broiler Ross 308.
Với tài liệu khuyến cáo của hãng Ross, 2009 [56]: Gà broiler nuôi đến
42 ngày tuổi khối lượng cơ thể đạt từ 2174 g - 2425g. Bùi Phương Thảo
(2011) [24] khi nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của gà broiler nuôi trong
chuồng kín tại Phú Lương (Thái Nguyên) vụ xuân hè cho biết, ở 42 ngày tuổi
sinh trưởng tích luỹ của gà ở các lô thí nghiệm đạt trung bình từ 2589,91 đến
2748,23 g/con.
So sánh với các công bố trên cho thấy, kết quả khảo sát về sinh trưởng
tích luỹ của gà trong nghiên cứu của chúng ở lô đối chứng và lô I là tương
đương, ở các lô II, III và IV kết quả có thấp hơn so với tài liệu khuyến cáo
của hãng Ross. Kết quả về sinh trưởng tích luỹ của gà ở tất cả các lô trong thí
nghiệm nghiên cứu của chúng tôi đều thấp hơn so với kết quả đã công bố của
Bùi Phương Thảo (2011) [24].
Theo chúng tôi, mùa hè nắng nóng, nhiệt độ môi trường chuồng nuôi
tăng cao quá ngưỡng thích hợp sinh học bình thường của gà, đặc biệt là ở các
tuần cuối thí nghiệm. Khi nhiệt độ môi trường chuồng nuôi tăng cao làm gà
xuất hiện nhu cầu giảm bớt nhiệt độ cơ thể, gà cũng xuất hiện hiện tượng
42
giảm ăn, tăng nhu cầu uống nước dẫn đến sinh trưởng giảm so với nuôi trong
điều kiện nhiệt độ môi trường ở những tháng có thời tiết mát hơn.
Hình 3.1: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà qua các tuần tuổi
Nhìn vào hình 3.1 ta thấy đường biểu diễn sinh trưởng tích luỹ của gà
thí nghiệm ở các lô tương đương nhau từ sơ sinh đến 2 tuần tuổi. Từ tuần tuổi
thứ 3 trở đi lô đối chứng và lô TNI có xu hướng tăng mạnh hơn so với các lô
thí nghiệm khác. Đến 6 tuần tuổi ngoài lô đối chứng thì trong 4 lô thí nghiệm,
lô I có mức sinh trưởng cao nhất và lô IV mức sinh trưởng là thấp nhất
3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối.
Sinh trưởng tuyệt đối là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn cơ thể
hay từng bộ phận của cơ thể con vật tăng lên trong một đơn vị thời gian.
Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng tuyệt đối của gà ở các lô thí
nghiệm được trình bày qua các số liệu ở bảng 3.5 và biểu đồ ở hình 3.2.
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của Gà Ross 308 Nuôi Trong Vụ Hè - Thu Tại Phú Lương, Thái Nguyên
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của Gà Ross 308 Nuôi Trong Vụ Hè - Thu Tại Phú Lương, Thái Nguyên
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của Gà Ross 308 Nuôi Trong Vụ Hè - Thu Tại Phú Lương, Thái Nguyên
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của Gà Ross 308 Nuôi Trong Vụ Hè - Thu Tại Phú Lương, Thái Nguyên
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của Gà Ross 308 Nuôi Trong Vụ Hè - Thu Tại Phú Lương, Thái Nguyên
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của Gà Ross 308 Nuôi Trong Vụ Hè - Thu Tại Phú Lương, Thái Nguyên
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của Gà Ross 308 Nuôi Trong Vụ Hè - Thu Tại Phú Lương, Thái Nguyên

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phiNghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...
Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...
Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...jackjohn45
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019PinkHandmade
 
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...
Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...
Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang dưa hấu
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang dưa hấuNghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang dưa hấu
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang dưa hấuMan_Ebook
 
Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...
Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...
Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystumNghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystumTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...jackjohn45
 

What's hot (18)

Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phiNghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
 
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
 
Đề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAY
Đề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAYĐề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAY
Đề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAY
 
Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...
Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...
Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...
 
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên
Luận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái NguyênLuận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên
Luận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật cho dòng bưởi tại Thái Nguyên, HAY
Luận án: Biện pháp kỹ thuật cho dòng bưởi tại Thái Nguyên, HAYLuận án: Biện pháp kỹ thuật cho dòng bưởi tại Thái Nguyên, HAY
Luận án: Biện pháp kỹ thuật cho dòng bưởi tại Thái Nguyên, HAY
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
 
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
Đề tài: Vật liệu Mangan dioxit kích cỡ nm trên chất mang Laterit
Đề tài: Vật liệu Mangan dioxit kích cỡ nm trên chất mang LateritĐề tài: Vật liệu Mangan dioxit kích cỡ nm trên chất mang Laterit
Đề tài: Vật liệu Mangan dioxit kích cỡ nm trên chất mang Laterit
 
Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...
Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...
Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...
 
Luận văn: Phương pháp grap và algorit trong giải bài tập Hóa, 9đ
Luận văn: Phương pháp grap và algorit trong giải bài tập Hóa, 9đLuận văn: Phương pháp grap và algorit trong giải bài tập Hóa, 9đ
Luận văn: Phương pháp grap và algorit trong giải bài tập Hóa, 9đ
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang dưa hấu
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang dưa hấuNghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang dưa hấu
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang dưa hấu
 
Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...
Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...
Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystumNghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum
 
Đề tài: Khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu NaNo Nife2o4, 9đ
Đề tài: Khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu NaNo Nife2o4, 9đĐề tài: Khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu NaNo Nife2o4, 9đ
Đề tài: Khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu NaNo Nife2o4, 9đ
 
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
 

Similar to Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của Gà Ross 308 Nuôi Trong Vụ Hè - Thu Tại Phú Lương, Thái Nguyên

Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩssuser499fca
 
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...nataliej4
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của Gà Ross 308 Nuôi Trong Vụ Hè - Thu Tại Phú Lương, Thái Nguyên (20)

Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên HuếLuận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩ
 
Luận án: Sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn
Luận án: Sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toànLuận án: Sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn
Luận án: Sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn
 
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAYBón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
 
Luận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAY
Luận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAYLuận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAY
Luận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAY
 
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
 
Luận văn: Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn n...
Luận văn: Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn n...Luận văn: Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn n...
Luận văn: Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn n...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn...
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
 
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp chất xúc tác trên nền cacbon nitrua
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp chất xúc tác trên nền cacbon nitruaLuận văn: Nghiên cứu tổng hợp chất xúc tác trên nền cacbon nitrua
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp chất xúc tác trên nền cacbon nitrua
 
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
 
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
 
Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thứcSử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
 
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dươngĐề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
 
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
 
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
 
Luận Văn Phát Triển Làng nghề Truyền Thống Huyện Triệu Phong
Luận Văn Phát Triển Làng nghề Truyền Thống Huyện Triệu PhongLuận Văn Phát Triển Làng nghề Truyền Thống Huyện Triệu Phong
Luận Văn Phát Triển Làng nghề Truyền Thống Huyện Triệu Phong
 
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bàoLuận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của Gà Ross 308 Nuôi Trong Vụ Hè - Thu Tại Phú Lương, Thái Nguyên

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VĂN TẶNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ CHUỒNG NUÔI ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ ROSS 308 NUÔI TRONG VỤ HÈ - THU TẠI PHÚ LƯƠNG, THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2013
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VĂN TẶNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ CHUỒNG NUÔI ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ ROSS 308 NUÔI TRONG VỤ HÈ - THU TẠI PHÚ LƯƠNG, THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 60 62 01 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Huê Viên THÁI NGUYÊN - 2013
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố, sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Hoàng Văn Tặng
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn Thạc sỹ tôi đã nhận được sự giúp đỡ tạo điều kiện, động viên vô cùng quý báu của nhiều cá nhân và tập thể. Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Huê Viên đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y, phòng đào tạo sau Đại học trường Đại học nông Lâm Thái Nguyên và huyện Phú Lương. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã luôn động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Mặc dù tôi đã hoàn thiện luận văn bằng tất cả sụ cố gắng nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót hoặc chưa sâu sắc. Rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô…. Một lần nữa tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các quý vị trong Hội đồng chấm luận văn lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất. Thái Nguyên, ngày tháng 9 năm 2013 Tác giả Hoàng Văn Tặng
  • 5. iii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................ii Mục lục.............................................................................................................iii Danh mục các từ viết tắt................................................................................... vi Danh mục các bảng .........................................................................................vii Danh mục các biểu đồ và đồ thị.....................................................................viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................ 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...................................................... 2 4. Những đóng góp mới của đề tài.................................................................... 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 4 1.1. Tương tác giữa cơ thể và môi trường......................................................... 5 1.1.1. Trao đổi nhiệt giữa gia cầm và môi trường............................................. 5 1.1.2. Phương thức trao đổi nhiệt giữa cơ thể và môi trường........................... 5 1.2. Cơ sở khoa học về sự di truyền các tính trạng năng suất........................... 6 1.2.1. Tính trạng số lượng................................................................................. 6 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tính trạng số lượng.............................................. 6 1.3. Cơ sở khoa học về việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng và cho thịt của gia cầm .............................................................................................................. 8 1.3.1. Sinh trưởng.............................................................................................. 8 1.3.2. Năng suất thịt ........................................................................................ 11 1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất .................................................... 16 1.4. Vài nét về gà thí nghiệm broiler giống Ross 308..................................... 25 1.5. Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài..................................... 25 1.5.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 25 1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 27
  • 6. iv Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 29 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................... 29 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 29 2.1.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 29 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu............................................................................. 29 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu..................................................... 29 2.2.1. Nội dung nghiên cứu............................................................................. 29 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 29 2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định.................................... 32 2.2.4. Khảo sát năng suất thịt.......................................................................... 34 2.2.5. Chỉ số sản xuất PI (Performance Index) ............................................... 35 2.2.6. Chỉ số kinh tế EN (Economic Number)................................................ 35 2.2.7. Sơ bộ hạch toán kinh tế......................................................................... 36 2.2.8. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 36 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 37 3.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm........................................................... 37 3.2. Tình hình mắc một số bệnh ở gà thí nghiệm............................................ 39 3.3. Sinh trưởng của gà thí nghiệm................................................................. 40 3.3.1. Sinh trưởng tích luỹ............................................................................... 40 3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối............................................................................. 42 3.3.3. Sinh trưởng tương đối........................................................................... 44 3.4. Kết quả sử dụng và chuyển hoá thức ăn .................................................. 46 3.5. Sức sản xuất thịt....................................................................................... 51 3.5.1. Năng suất thịt ........................................................................................ 51 3.6. Chỉ số sản xuất PI (Performance) ............................................................ 53 3.7. Chỉ số kinh tế EN (Economic Number)................................................... 54 3.8. Hạch toán kinh tế ..................................................................................... 56
  • 7. v Chương 4: KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ...................................... 59 4.1. Kết luận .................................................................................................... 59 4.2. Tồn tại ...................................................................................................... 59 4.3. Đề nghị..................................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 60
  • 8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CP Protein thô CF Xơ thô Cs Cộng sự CV Hệ số biến dị ĐC Đối chứng EE Lipid thô EN Economic Number G Gram GĐ Giai đoạn KL Khối lượng Kg Kilogam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TN Thí nghiệm TĂ Thức ăn TLCĐ Tỷ lệ cơ đùi TLCN Tỷ lệ cơ ngực TLMB Tỷ lệ mỡ bụng TLTT Tỷ lệ thân thịt PI Chỉ số sản xuất VCK Vật chất khô
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Chế độ dinh dưỡng của gà thí nghiệm............................................ 31 Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống trong tuần của gà thí nghiệm ............................... 37 Bảng 3.2. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm ................................. 38 Bảng 3.3. Tình hình mắc một số bệnh ở gà thí nghiệm.................................. 39 Bảng 3.4. Sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm ......................................... 40 Bảng 3.5. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ....................................... 43 Bảng 3.6. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm ...................................... 45 Bảng 3.7. Tiêu thụ nước của gà ..................................................................... 47 Bảng 3.8. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của gà TN ................... 39 Bảng 3.9. Tiêu tốn năng lượng trao đổi cho 1kg tăng khối lượng của gà TN ..... 49 Bảng 3.10. Tiêu tốn Protein cho 1kg tăng khối lượng của gà TN ................. 50 Bảng 3.11. Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm (42 ngày tuổi) ..................... 52 Bảng 3.12. Chỉ số sản xuất của gà TN tại một số thời điểm .......................... 53 Bảng 3.13. Chỉ số kinh tế của gà TN tại một số thời điểm............................. 54 Bảng 3.14. Sơ bộ hạch toán kinh tế ................................................................ 56
  • 10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà qua các tuần tuổi......................42 Hình 3.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà qua các tuần tuổi..................44 Hình 3.3: Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà qua các tuần tuổi ................46 Hình 3.4: Biểu đồ chỉ số sản xuất của gà qua các tuần tuổi............................54
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năng suất của vật nuôi chịu tác động của nhiều yếu tố ngoại cảnh, trong đó phức hợp các yếu tố khí hậu được đánh giá là một tác nhân có ảnh hưởng lớn đến tính trạng này. Chúng ta biết rằng vật nuôi nói chung và gia cầm nói riêng tồn tại trong mối quan hệ tác động tương hỗ với ngoại cảnh. Một đàn gia cầm có năng suất cao chỉ có thể tồn tại trong môi trường ngoại cảnh phù hợp, khi đó các yếu tố ngoại cảnh chỉ tác động như một kích thích và không gây hại đối với cơ thể. Trong mối quan hệ đó, gia súc, gia cầm càng cao sản càng đáp ứng nhạy cảm đối với các yếu tố của môi trường. Chính vì vậy, đầu thế kỷ XIX cùng với việc tạo ra nhiều giống gia súc, gia cầm có năng suất cao thì các biện pháp kỹ thuật nhằm giúp cho chúng những điều kiện thuận lợi về tiểu khí hậu chuồng nuôi cũng đã được quan tâm. Việc nghiên cứu tác động của các yếu tố ngoại cảnh đến cơ thể cũng như việc tạo nên một chế độ tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp trong chăn nuôi gia súc, gia cầm đã dược chú ý từ lâu, đặc biệt là các nước Châu Âu và Bắc Mỹ, nơi có nền chăn nuôi phát triển. Với những tiến bộ về giống và những điều kiện thuận lợi về tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp với đặc diểm sinh lý và sức sản xuất của từng loại vật nuôi mà năng suất đã tăng lên nhiều so với trước. Cũng từ đó, những vấn đề thuộc về sinh khí tượng vật nuôi đã được các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu nhằm hạn chế các yếu tố bất lợi và phát huy những yếu tố có lợi của môi trường không khí. Trong tất cả cả các yếu tố của môi trường không khí, nhiệt độ là yếu tố thường xuyên ở trạng thái biến đổi và bị biến đổi, ngoài ra còn một số các yếu tố như: Ẩm độ, ánh sáng, độ thông thoáng, mật độ nuôi, v.v... cũng là các yếu tố có tác động không nhỏ và làm ảnh hưởng đến trạng thái nhiệt của cơ thể.
  • 12. 2 Ở nước ta những năm gần đây, xu hướng nuôi thuần chủng các giống gà ngoại và tạo con lai có năng suất cao, đặc biệt là các giống gà broiler như Ross 208, 308, 508, 707 đang phát triển mạnh. Để khai thác tối đa khả năng sản xuất của các giống gà trên, phương pháp chăm sóc và nuôi dưỡng đã được các nhà chăn nuôi đặc biệt quan tâm, điều chỉnh để phù hợp với chức năng sinh lý của chúng. Vai trò của chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần phù hợp với đặc điểm giống cũng như tương tác giữa môi trường và dinh dưỡng trong cấu thành năng suất chăn nuôi bước đầu đã được chú ý. Tuy nhiên, hiện nay ở vùng trung du miền núi phía bắc nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng, nơi có sự biến động về nhiệt độ và phân hóa mùa khá rõ rệt trong năm cũng là địa phương có tiềm năng phát triển chăn nuôi lớn thì vẫn chưa thấy có công trình nào nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ và tương tác của mùa vụ đến khả năng sản xuất của gia cầm nói chung và giống gà Ross nói riêng. Xuất phát từ tình hình thực tế và đòi hỏi của sản xuất của địa phương, chúng tôi tiến hành triển khai đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến khả năng sản xuất thịt của gà Ross 308 nuôi trong vụ hè - thu tại Phú Lương, Thái Nguyên” 2. Mục tiêu của đề tài Đánh giá được ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và sản xuất thịt của gà Ross 308 nuôi nhốt trong vụ hè thu 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Hiểu biết thêm về ảnh hưởng nhiệt độ chuồng nuôi đến sức sống, khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn và sức sản xuất thịt của gà Ross 308, từ đó có có những ứng dụng trong thực tiễn chăn nuôi - Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo để phục vụ giảng dạy và các nghiên cứu tiếp theo.
  • 13. 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Cung cấp cơ sở khoa học cho việc đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến sức sống, khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn và sức sản xuất thịt của gà Ross 308 nuôi nhốt trong vụ hè thu. - Góp phần thúc đẩy chương trình phát triển chăn nuôi tại địa phương. 4. Những đóng góp mới của đề tài - Xác định ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến một số chỉ số như tỷ lệ nuôi sống, sinh trưởng, mức độ tiêu tốn thức ăn, khả năng sản xuất thịt, hiệu quả kinh tế,... của gà Ross 308 nuôi trong vụ hè thu. - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần giúp cho người chăn nuôi có thêm những kiến bổ ích về ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ trong chăn nuôi gia cầm trong điều kiện chuồng kín ở vụ hè thu.
  • 14. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Từ những năm 60 của thế kỷ XX, nhằm đưa các giống gia cầm thuần chủng, có sức sản xuất cao chuyển từ các vùng ôn đới đến các vùng nhiệt đới, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của khí hậu đến gia súc gia cầm. Hiện nay đã có một số nghiên cứu về phản ứng tự bảo vệ của trâu, bò đối với ảnh hưởng của nhiệt độ cao; ở gia cầm cũng đã có có một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu đến sức sống của gà. Tuy các nghiên cứu còn ít nhưng những kết quả thu được này cũng đã góp phần quan trọng trong việc xác định điều kiện khí hậu môi trường thích hợp, góp phần làm tăng hiệu quả chăn nuôi. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả, sức sản xuất tối đa của gà thường phụ thuộc vào khả năng duy trì mức hoạt động sinh lý cần thiết cho sự tồn tại và phát triển cho điều kiện bất lợi. Mức độ stress của gà nuôi thịt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Nhiệt độ, độ ẩm và sự chuyển động của không khí. Ảnh hưởng của nhiệt độ cao làm tiêu tốn thức ăn tăng, tốc độ sinh trưởng giảm và sự bảo vệ của con vật có thể bị hạn chế. Mức độ stress gây nên do yếu tố khí hậu như nhiệt độ không khí được phản ánh qua sự thay đổi một số phản ứng sinh lý của cơ thể, chẳng hạn gà phải cố duy trì sự ổn định thân nhiệt. Sức sản xuất giảm trong điều kiện khí hậu nóng trước tiên là do giảm mức ăn vào và sau đó là tốc độ phát triển. Ngoài ra, dưới tác động của nhiệt độ cao làm thay đổi khả năng phát triển, ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất cũng như khả năng sinh sản. Đáng chú ý là stress nóng rất nguy hiểm và nó có thể gây chết gia súc, gia cầm.
  • 15. 5 1.1. Tương tác giữa cơ thể và môi trường 1.1.1. Trao đổi nhiệt giữa gia cầm và môi trường Động vật nói chung và gia cầm nói riêng tồn tại trong mối quan hệ và tác động qua lại với môi trường và luôn chịu sự tác động trực tiếp của các yếu tố môi trường. Quá trình trao đổi chất luôn luôn tạo ra một lượng nhiệt và nhiệt năng này thoát ra bên ngoài khi môi trường xung quanh có nhiệt độ thấp hơn. Tốc độ mất nhiệt phụ thuộc vào thang chênh lệch giữa 2 mốc nhiệt độ và trạng thái tự nhiên của môi trường. Vì vậy, sự thay đổi các yếu tố tác động đến tốc độ mất nhiệt của gia cầm ra môi trường sẽ ảnh hưởng đến mức độ căng thẳng do stress nhiệt gây nên. 1.1.2. Phương thức trao đổi nhiệt giữa cơ thể và môi trường Sở dĩ nhiệt độ cơ thể động vật đẳng nhiệt nói chung và gia cầm nói riêng được giữ ở mức ổn định cao là nhờ quá trình sinh nhiệt luôn xẩy ra đồng thời. 1.1.2.1. Quá trình sinh nhiệt Sinh nhiệt là kết quả của các phản ứng oxy hóa khác nhau, do đó sự sinh nhiệt của chúng không giống nhau. Khi nghỉ ngơi, 10-15% nhiệt sinh ra từ gan, 20% từ cơ; 25% từ bộ máy tiêu hóa và phần còn lại từ tim, thận, hệ thần kinh, da. Sự sinh nhiệt của gia súc chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh và trang thái sinh lý của cơ thể, như khi ăn no lượng nhiệt sinh ra gấp nhiều lần do tăng hoạt động của bộ máy tiêu hóa. Vào mùa lạnh, con vật phải tăng sinh nhiệt để chống lạnh, do đó động vật ăn nhiều. Còn vào mùa hè, con vật sinh nhiệt giảm nhất là khi nhiệt độ bên ngoài tiến tới gần bằng hoặc cao hơn nhiệt độ cơ thể. Trong trường hợp đó, một phần nhiệt bên ngoài xâm nhập vào cơ thể làm giảm sinh nhiệt của cơ thể.
  • 16. 6 1.1.2.2. Quá trình tỏa nhiệt Ở môi trường nhiệt cao hoặc thấp, các phản ứng của gia súc chủ yếu là do kết quả của sự cản trở hoặc thúc đẩy phát tán nhiệt sinh ra trong quá trình duy trì sự sống, hoạt động sản xuất và ăn uống. Đối với gà, sự mất nhiệt bằng 4 phương thức tự nhiên như sau: Tiếp xúc với nền chuồng (đệm lót). Đối lưu với không khí hoặc nước chuyển động. Bức xạ bề mặt xung quanh. Bốc hơi qua các lỗ tự nhiên (chủ yếu qua đường hô hấp và tiêu hóa) 1.2. Cơ sở khoa học về sự di truyền các tính trạng năng suất 1.2.1. Tính trạng số lượng Theo Trần Huê Viên (2001) [35]: Phần lớn các tính trạng có giá trị kinh tế của vật nuôi thuộc nhóm tính trạng số lượng, đó là những tính trạng mà ở đó sai khác giữa các cá thể là sự sai khác nhau về mức độ hơn là sự sai khác về chủng loại. Tính trạng số lượng còn gọi là tính trạng đo lường, giá trị của các tính trạng số lượng có thể xác định bằng các phương pháp cân, đo, đong, đếm (như tốc độ tăng khối lượng, kích thước các chiều đo, sản lượng trứng, tỷ lệ ấp nở,… Nguyễn Ân và cs (1993) [1] cho biết, cơ sở lý thuyết của di truyền học số lượng được thiết lập vào khoảng năm 1920 bởi công trình của Fishter (1918), Wright (1926) và Haldane (1932), sau đó môn di truyền học số lượng được nhiều nhà di truyền và thống kê bổ sung nâng cao, trở thành cơ sở vững chắc và được áp dụng rộng rãi trong việc cải tiến giống vật nuôi. 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tính trạng số lượng Các đặc tính bên ngoài hoặc các biểu hiện bên ngoài của một cá thể được gọi là kiểu hình, kiểu hình là do kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường gây ra. Như vậy, giá trị kiểu hình của tính trạng nào đó được quy định bởi kiểu gen của cá thể và tác động của môi trường có thể biểu thị như sau:
  • 17. 7 P = G + E Trong đó: P: là giá trị kiểu hình (Phenotypic Value). G: là giá trị kiểu gen (Genotypic Value). E: là sai lệch môi trường (Environmental Deviation). Cũng theo Trần Huê Viên (2001) [35]: Kiểu gen của tính trạng số lượng thường do nhiều gen quyết định, giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng thường do nhiều gen cấu tạo thành, đó là các gen mà hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ có ảnh hưởng rõ rệt đến tính trạng nghiên cứu, hiện tượng này gọi là hiện tượng đa gen (Polygene). Tuy nhiên, sự phân chia hiệu ứng của gen làm hai loại nhỏ và lớn chỉ là tương đối vì còn có nhiều gen có hiệu ứng trung gian, hơn nữa do hiện tượng đa hiệu của gen một gen có thể có hiệu ứng nhỏ đối với một tính trạng này nhưng lại có hiệu ứng lớn đối với một tính trạng khác. Đối với tính trạng số lượng, thường giá trị kiểu gen chịu ảnh hưởng bởi ba loại tác động của các gen, đó là giá trị cộng gộp (hoặc giá trị giống) (Additive Value - A), sai lệch trội (Dominance Deviation - D) và sai lệch tương tác giữa các gen (Interaction Deviation - I): G = A + D + I Ngoài ảnh hưởng của kiểu gen, giá trị kiểu hình của tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện môi trường. Theo Nguyễn Văn Thiện (1998) [25], điều kiện môi trường được phân làm hai loại, đó là sai lệch môi trường chung (General Environmental Deviation - Eg) và sai lệch môi trường riêng (môi trường đặc biệt) (Special Environmental Deviation - Es). Như vậy, đối với tính trạng số lượng, giá trị kiểu hình (Phenotypic Value - P) được biểu thị qua mối quan hệ sau: P = A + D + I + Eg + Es
  • 18. 8 Như vậy, để nâng cao năng suất vật nuôi ngoài việc cải tiến kiểu gen còn phải tạo ra môi trường thích hợp, đây là cơ sở khoa học để thiết lập một điều kiện ngoại cảnh thích hợp nhằm củng cố phát huy tối đa khả năng di truyền của các giống vật nuôi trong đó có gia cầm. 1.3. Cơ sở khoa học về việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng và cho thịt của gia cầm 1.3.1. Sinh trưởng * Khái niệm sinh trưởng: Khi còn là hợp tử con vật có khối lượng rất nhỏ, khi trưởng thành ta thấy con vật có sự biến đổi rất lớn về phương diện khối lượng và kích thước. Sự biến đổi này gọi là sự tăng trưởng hay sự sinh trưởng. và được định nghĩa như sau: "Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, chiều ngang, khối lượng của cơ thể và các bộ phận trong cơ thể trên cơ sở tính di truyền" (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992) [18]). Chamber (1990) [41], đã định nghĩa sinh trưởng là sự tổng hợp các bộ phận như thịt, xương, da. Những bộ phận này không những khác nhau về tốc độ sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Sự tăng trưởng thực sự khi các tế bào mô cơ có tăng thêm về khối lượng, số lượng và các chiều đo. Vì vậy béo mỡ không phải là tăng trưởng, nó được gọi là sự tăng trọng của cơ thể, vì béo mỡ chủ yếu là tích luỹ nước, không có sự phát triển của thân, mô, cơ. Sự tăng trưởng của sinh vật bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến lúc cơ thể trưởng thành và được chia hai giai đoạn chính: giai đoạn trong thai (trong cơ thể mẹ) và giai đoạn ngoài thai (ngoài cơ thể mẹ). Như vậy, cơ sở chủ yếu của sinh trưởng gồm hai quá trình: tế bào sản sinh và tế bào phát triển, trong đó sự phát triển là chính. Theo Phùng Đức Tiến (1996) [28], trong
  • 19. 9 quá trình sinh trưởng thì trước hết là kết quả của sự phân chia tế bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống. Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, 1992 [18] cho biết: theo Driesch.H, 1990 thì sự tăng thể khối của cơ thể là do các tế bào trong cơ thể tăng về số lượng và kích thước. Theo tài liệu của Chambers.J.R, 1988 [40] thì Mozan (1997) định nghĩa sinh trưởng là tổng hợp sinh trưởng của các bộ phận như thịt, xương, da. Ganer (1992) cho rằng sinh trưởng trước hết là kết quả của phân chia tế bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, 1992 [18]). Sinh trưởng là một quá trình sinh lý, sinh hoá phức tạp duy trì từ khi phôi được hình thành cho đến khi con vật đã trưởng thành và được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai. Đối với gia cầm là thời kỳ hậu phôi và thời kỳ trưởng thành. Để có được số đo chính xác về sinh trưởng ở từng thời kỳ không phải dễ dàng (Chambers.J.R, 1988 [40]). Qua những nghiên cứu cho thấy cơ sở sinh trưởng gồm hai quá trình: tế bào sinh sản và tế bào phát triển. Tất cả các đặc tính của gia súc, gia cầm như ngoại hình, thể chất, sức sản suất đều được hoàn chỉnh dần trong suốt quá trình sinh trưởng. Các đặc tính này tuy là một sự tiếp tục thừa hưởng các đặc tính di truyền của bố mẹ, nhưng hoạt động mạnh hay yếu còn do tác động của môi trường. Khối lượng cơ thể thường được theo dõi theo từng tuần tuổi và đơn vị tính là kg/con hoặc g/con. Để xác định khối lượng cơ thể ở các khoảng thời gian khác nhau người ta còn biểu thị khối lượng thông qua đồ thị sinh trưởng. Khối lượng cơ thể ở từng thời kỳ là thông số để đánh giá sự sinh trưởng một cách đúng đắn nhất, song lại không chỉ ra được sự khác nhau về tỷ lệ sinh trưởng của các thành phần trong khoảng thời gian của các độ tuổi.
  • 20. 10 Khi nghiên cứu về sinh trưởng người ta thường sử dụng một cách đơn giản và cụ thể một số chỉ tiêu để đánh giá sự sinh trưởng của gia cầm: - Sinh trưởng tích lũy: Sinh trưởng tích lũy là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn cơ thể hay của từng bộ phận cơ thể tại các thời điểm sinh trưởng, nghĩa là các thời điểm thực hiện các phép đo. Các thông số thu được qua các lần cân, đo là biểu hiện sự sinh trưởng tích lũy. Ta có thể biểu thị trên đồ thị gọi là đồ thị sinh trưởng tích lũy. Đối với gà broiler đây là tính trạng sản xuất quan trọng được tính bằng kg hoặc g/con và cũng là căn cứ để so sánh khối lượng cơ thể của các tổ hợp lai tốt nhất. - Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (T.C.V.N.2.39,1977 [29]) sinh trưởng tuyệt đối thường tính bằng g/con/ngày hoặc g/con/tuần. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng Parabol. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn. - Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát (T.C.V.N.2.40, 1977 [30]). Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hypebol. Gà còn non có sinh trưởng tương đối cao, sau đó giảm dần theo tuổi. - Đường cong sinh trưởng: Là đường cong biểu thị sinh trưởng của gia súc, gia cầm nói chung. Theo tài liệu của Chamber.J.R, 1988 [40] đường cong sinh trưởng của gà thịt có 4 đặc điểm chính gồm 4 pha: + Pha sinh trưởng tích luỹ tăng tốc nhanh sau khi nở. + Điểm uốn của đường cong tại thời điểm có sinh trưởng cao nhất. + Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn.
  • 21. 11 + Pha sinh trưởng tiệm cận với giá trị khi gà trưởng thành. Theo Knizetova và cs (1991) [49] đường cong sinh trưởng không những được sử dụng để chỉ rõ về khối lượng mà còn làm rõ về mặt chất lượng, sự sai khác giữa các dòng, giống, giới tính. Trần Long và cs (1994) [13] khi nghiên cứu về đường cong sinh trưởng của các dòng gà A, V1, V3, trong giống gà Hybro (HV85) cho thấy đường cong sinh trưởng của cả bốn dòng đều phát triển đúng quy luật. Đường cong sinh trưởng của 3 dòng có sự khác nhau và trong mỗi dòng giữa gà trống và gà mái cũng có sự khác nhau: Sinh trưởng cao ở 7 - 8 tuần tuổi đối với gà trống và 6 – 7 tuần tuổi đối với gà mái. Theo Nguyễn Đăng Vang (1983) [34] khi nghiên cứu về đường cong sinh trưởng của ngỗng Rheinland từ sơ sinh đến 77 ngày tuổi thấy hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia cầm nói chung. 1.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà như giống, giới tính, tốc độ mọc lông, khối lượng bộ xương, dinh dưỡng và các điều kiện chăn nuôi, sức khoẻ... * Ảnh hưởng của dòng giống đến khả năng sinh trưởng Các dòng trong một giống, các giống khác nhau có khả năng sinh trưởng khác nhau. Các giống gà chuyên thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn các giống gà chuyên trứng và kiêm dụng. Theo tài liệu tổng hợp của Chambers.J.R, 1988 [40] có rất nhiều gen ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể gà, có gen ảnh hưởng tới sự phát triển chung, có gen ảnh hưởng tới nhóm tính trạng, có gen ảnh hưởng tới một vài tính trạng riêng lẻ. Marco (1982) [52], cho biết hệ số di truyền của tốc độ sinh trưởng là từ 0,4 - 0,5. Theo Nguyễn Ân và cộng sự (1983) [1], hệ số di truyền ở các thời điểm khác nhau cũng khác nhau. Hệ số di truyền về khối lượng ở 3 tháng tuổi
  • 22. 12 là 0,26 - 0,5. Kushner (1974) [9], cho biết hệ số di truyền về khối lượng sống của gà ở 1, 2 và 3 tháng tuổi tương ứng là 0,33, 0,46 và 0,43. Cook và cộng sự (1956) [43] xác định hệ số di truyền về khối lượng cơ thể lúc 6 tuần tuổi là 0,5. Các nghiên cứu trên đây cho biết, đặc tính di truyền của dòng, của giống là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và cho thịt của gà broiler. Đồng thời còn chỉ ra giới hạn mà mỗi dòng, mỗi giống có thể đạt được. Điều này giúp người chăn nuôi có thể đầu tư thâm canh hợp lý để đạt năng suất cao nhất. * Ảnh hưởng của tính biệt và tốc độ mọc lông đến khả năng sinh trưởng Tính biệt cũng có ảnh hưởng rõ rệt tới khối lượng cơ thể, gà trống thường nặng cân hơn gà mái. Những sai khác này cũng được biểu hiện về cường độ sinh trưởng, được qui định không phải do hormon sinh học mà do các gen liên kết với giới tính. Sự sai khác về mặt sinh trưởng còn thể hiện rõ hơn đối với các dòng phát triển nhanh so với các dòng phát triển chậm (Chambers.J.R, 1988 [40] ). Ảnh hưởng của tính biệt đối với khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà broiler có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Ở các nước công nghiệp, người ta nuôi gà broiler tách riêng trống, mái. Việc này, làm tăng độ đồng đều trong đàn và thuận lợi cho việc giết mổ tự động. Nuôi tách riêng trống, mái sẽ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng khối lượng nhanh, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, làm cho gà trống không lấn át gà mái, giảm gà bị trầy, xước (Đặng Hữu Lanh và ctv, 1999) [11]. * Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng Dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới tốc độ sinh trưởng. Các chất dinh dưỡng gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần có tầm quan trọng và ý nghĩa riêng. Đặc biệt quan trọng là protein, năng lượng, tỷ lệ năng lượng/protein, các chất khoáng và vitamin các loại. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng
  • 23. 13 Mận (1993) [16], cho rằng để phát huy được khả năng sinh trưởng cần phải cung cấp thức ăn tối ưu, với đầy đủ các chất dinh dưỡng, được cân bằng nghiêm ngặt giữa protein, các axit amin với năng lượng. Trần Công Xuân, 1995 [36] cho biết cùng tổ hợp lai broiler Ross - 208 và Ross - 208 V3 nuôi ở 9 lô với 3 mức năng lượng và 3 mức Protein cho khối lượng ở 8 tuần tuổi khác nhau rõ rệt. Bùi Đức Lũng và cộng sự (1992) [14], nghiên cứu bổ sung khoáng và vitamin vào khẩu phần nuôi gà Hybro HV85 cho thấy: khối lượng ở 7 tuần tuổi tăng 85,3g so với lô đối chứng. Như vậy, để đạt năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm, đặc biệt để phát huy được tiềm năng sinh trưởng thì một trong những vấn đề căn bản là lập ra những khẩu phần nuôi dưỡng hoàn hảo, cân đối trên cơ sở tính toán nhu cầu axit amin cho từng giai đoạn. Ngoài ra, khả năng sinh trưởng của gia cầm còn bị ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện chăm sóc, mùa vụ, khí hậu chuồng nuôi, phương thức chăn nuôi và thú y phòng bệnh… * Ảnh hưởng của độ tuổi Cũng như các loài vật nuôi khác, quá trình sinh trưởng, phát dục của gia cầm từ khi mới nở đến khi già và chết chịu sự chi phối của quy luật sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn; quy luật sinh trưởng và phát dục không đồng đều… Trong độ tuổi từ mới nở đến 60 ngày, quá trình sinh trưởng của gà chia làm 3 giai đoạn: - Từ mới nở đến 10 ngày: gà con chưa điều tiết được thân nhiệt, chưa có sự khác nhau về sinh trưởng giữa con trống và con mái, cơ xương mềm yếu, gà ít vận động, buồn ngủ, phản ứng với ngoại cảnh kém, gà có tốc độ sinh trưởng nhanh. - Từ 11 đến 30 ngày, gà sinh trưởng rất nhanh, có sự khác biệt rõ rệt giữa
  • 24. 14 con trống và con mái về tốc độ sinh trưởng, màu sắc lông và các đặc điểm thứ cấp. Gà chuyển hoá thức ăn tốt, cơ quan điều tiết thân nhiệt đã hoàn thiện. - Từ 31 đến 60 ngày: khối lượng của gà tăng nhanh gấp nhiều lần so với lúc mới nở, các phản xạ về thức ăn, nước uống, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng đã được củng cố bền vững. Gà con kết thúc quá trình thay lông tơ bằng lông vũ. Đào Văn Khanh (2002) [8], nghiên cứu trên gà Tam Hoàng nuôi vụ hè ở Thái Nguyên cho biết, gà Tam Hoàng có sinh trưởng tương đối ở tuần 1 là cao nhất (83,25%), sau đó giảm dần, tuần 2 là 62,38% và tuần 3 còn 52,41%. * Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến khả năng sinh trưởng Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng rất rõ rệt, đặc biệt là giai đoạn gà con. Nhiệt độ môi trường cao ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu năng lượng trao đổi (ME) và protein thô (CP) của gà broiler. Thông thường, khi nhiệt độ môi trường cao, khả năng thu nhận thức ăn của gia cầm giảm, chính vì vậy chăn nuôi gia cầm trong điều kiện khí hậu của nước ta phải tuỳ theo mùa vụ, căn cứ vào nhiệt độ từng giai đoạn mà điều chỉnh thức ăn và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng cho phù hợp. * Ảnh hưởng của ẩm độ và độ thông thoáng đến khả năng sinh trưởng Ẩm độ là một trong những yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng của gia cầm. Khi ẩm độ trong chuồng tăng sẽ dẫn dến tiểu khí hậu chuồng nuôi bị thay đổi, chất độn chuồng dễ ẩm ướt, nấm mốc phát triển, NH3 sinh ra nhiều làm ảnh hưởng bất lợi đối với vật nuôi. Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở nước ta, thông thoáng chuồng nuôi đóng vai trò quan trọng, nó giúp cho việc giảm ẩm độ chuồng nuôi, tăng cường lượng khí O2, thải khí CO2, qua đó hạn chế các bệnh tật. * Ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt đến khả năng sinh trưởng Mỗi giai đoạn sinh trưởng, mỗi phương thức nuôi đều có qui định mật độ
  • 25. 15 nuôi nhất định. Mật độ chuồng nuôi cao thì chuồng gà nhanh bẩn, gà chen nhau, nồng độ khí độc NH3, CO2, H2S … và quần thể vi sinh vật sinh ra trong chuồng gà cao, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và sức khỏe của đàn gà, gà dễ bị cảm nhiễm bệnh tật, tỷ lệ chết cao, làm giảm hiệu quả kinh tế. Nhưng nếu mật độ chuồng nuôi thấp, lãng phí diện tích, gà có nhiều khoảng trống để tăng cường hoạt động dẫn đến khả năng sinh trưởng giảm, chi phí khác trên đầu gà (khấu hao chuồng trại, nhân công …) cao, đi đến giảm hiệu quả chăn nuôi. Nguyễn Hữu Cường và Bùi Đức Lũng (1996) [2] làm thí nghiệm trên gà broiler BE11, V35, AV35 từ 1-49 ngày tuổi nuôi trên nền chuồng có đệm lót cho biết vào mùa hè mật độ nuôi tối ưu là 8 con/m2 còn vào mùa đông mật độ nuôi tối ưu đối với là 10 con/m2 1.3.2. Năng suất thịt Năng suất thịt của gà broiler được thể hiện qua khối lượng sống, tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ thịt ngực, tỷ lệ mỡ bụng,… Kết quả mổ khảo sát tỷ lệ các phần thân thịt của 1 gà thương phẩm 1,8kg như sau: thịt lườn: 13,95%; thịt đùi: 15,7%; da: 10,5%; xương: 16,2%; mỡ: 1,65%; tim, gan, mề: 3,9%; tỷ lệ hao hụt do giết mổ: 26,3%; thịt cánh và thịt khác: 11,9%. Khối lượng sống của gia cầm 100% thì khối lượng thân thịt chiếm khoảng 64% (trong đó 52% là thịt và 12% là xương); Phủ tạng chiếm khoảng 6%; máu, lông, đầu, chân, ruột chiếm khoảng 17% và tỷ lệ hao hụt khi giết mổ chiếm 13%. Năng suất thịt liên quan chặt chẽ tới khối lượng sống. Theo Ricard và Rouvier (1967) [55] thì mối tương quan giữa khối lượng sống và khối lượng thịt xẻ rất cao thường là (r = 0,9). Còn tương quan giữa khối lượng sống và khối lượng mỡ bụng thấp hơn, thường là (r = 0,2 - 0,5). Các giống, các dòng khác nhau thì cho năng suất khác nhau. Theo Đoàn Xuân Trúc và cs (1993) [31] khi mổ khảo sát bốn tổ hợp lai V135 , V153 , AV35, AV53 ở 49
  • 26. 16 và 56 ngày tuổi, tỷ lệ thân thịt đạt cao từ 67 - 75% thịt đùi và thịt ngực 39 - 41%. Ngô Giản Luyện (1994) [17] đã nghiên cứu 3 dòng gà thuộc giống gà Hybro khi mổ khảo sát ở 42 ngày tuổi đã kết luận: Trong cùng một dòng gà tỷ lệ thân thịt con trống cao hơn con mái 1 - 2% trong khi tỷ lệ thịt ngực của con mái lại cao hơn con trống. Trần Công Xuân (1995) [36] thí nghiệm ở 9 ô với ba mức năng lượng và protein, kết quả mổ khảo sát ở 8 tuần tuổi gà broiler Ross - 208 cho tỷ lệ thân thịt đạt cao 72,69 - 74,59%, tỷ lệ thịt đùi 20,51 - 22,05%, tỷ lệ thịt ngực đạt 21,74 - 23,18%. Bouw Kamp (1973) [28] khi nghiên cứu, so sánh tỷ lệ thịt xẻ và các phần thịt trên đàn gà thịt thương phẩm đã khẳng định rõ sự sai khác các chỉ tiêu trên giữa các công thức lai. Craing Mortoras (1996) [44] với tiến bộ di truyền hiện nay người ta đang mong đợi một cách tin tưởng rằng các tỷ lệ được nâng cao ở gà broiler là khối lượng sống tăng 59 gam, tiêu tốn thức ăn giảm 0,04 - 0,05 và cơ ngực sẽ tăng từ 0,2 - 0,3%. Vereken (1992) [61] cho biết mối liên hệ tiến bộ di truyền giữa điểm cấu trúc của cơ thể với khối lượng cơ thể là 0,5; với tổng số thân thịt là 0,45; tỷ lệ thịt ngực là 0,6; khả năng di truyền được ước tính theo cấu trúc cơ thể giao động từ 0,3 - 0,45; kết quả này cho thấy sản lượng thịt ngực của các dòng gà broiler có thể được nâng lên bởi chọn lọc qua điểm cấu trúc của cơ thể. Tóm lại, năng suất thịt của gà broiler phụ thuộc vào dòng, giống, tính biệt, chế độ dinh dưỡng và quy trình vệ sinh thú y. 1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998) [5] sinh trưởng của vật nuôi nói chung và của gà nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, giống, dinh dưỡng, tuổi, tính biệt, hướng sản xuất và các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng:
  • 27. 17 * Ảnh hưởng của dòng, giống Các dòng, giống khác nhau thì năng suất thịt cũng khác nhau. Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) [7] sự khác nhau về khối lượng giữa các giống gia cầm là rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn giống gà hướng trứng khoảng 500 - 700g (tức là khoảng 13 - 30%). Mỗi giống có một khả năng sinh trưởng nhất định, sự khác nhau về sinh trưởng đó là do bản chất di truyền quy định. Đặc điểm di truyền của giống và ngoại cảnh có tác động qua lại với nhau, nghĩa là cùng một kiểu gen nhưng ở các môi trường khác nhau thì có sinh trưởng khác nhau. Cho nên việc cần thiết là phải tạo ra môi trường phù hợp với kiểu gen đó để phát huy tối đa tiềm năng di truyền của giống. Nguyễn Thị Thúy Mỵ (1997) [19] cho biết kết quả nghiên cứu trên ba giống gà AA, Avian và BE88 nuôi 49 ngày tuổi tại Thái Nguyên có khối lượng khác nhau, khối lượng cụ thể của từng giống như sau: giống gà AA là 2501,09g; giống gà Avian là 2423,28g; giống BE88 là 2305,14g. Nhìn chung hệ số di truyền về khối lượng và sinh trưởng biến động từ (h2 = 0,26 - 0,70). * Ảnh hưởng của tính biệt và độ tuổi Tốc độ sinh trưởng ở con đực và con cái có sự khác nhau, con đực có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn con cái. Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998) [5] ở gà tây khối lượng con trống lớn hơn con mái tới 50 - 60%. Gà trống, ngỗng đực, vịt đực, gà Phi trống,... nặng hơn con mái cùng loài, cùng tuổi 25 - 30%. Sự khác nhau này còn phụ thuộc vào hướng sản xuất: gà 60 - 70 ngày tuổi sự thì khác nhau về khối lượng của gà trống và gà mái hướng trứng là 50 - 100g, hướng kiêm dụng là 100 - 150g, hướng thịt là 180 - 250g. North M.O (dẫn theo Trần Huê Viên, 2001 [35]) cho biết: sự sai khác về tốc độ sinh trưởng giữa con trống và con mái càng lớn khi ngày tuổi càng tăng. Ở gà lúc mới nở gà trống chỉ nặng hơn gà mái 1%, ở 2 tuần tuổi là 5%,
  • 28. 18 ở 3 tuần tuổi là 11% nhưng ở 8 tuần tuổi thì sự sai khác này là 27%. Theo Trần Đình Miên (1994) [19] sự sai khác về tốc độ sinh trưởng giữa con trống và con mái càng lớn khi ngày tuổi tăng. Ở gà lúc mới nở gà trống chỉ nặng hơn gà mái 1% nhưng ở 8 tuần tuổi thì sự sai khác này là 27%. Mỗi giống đều có khối lượng đặc trưng cho con trống và con mái, mặc dù có sự sai khác khá lớn giữa các cá thể. Các nhà nghiên cứu di truyền học về gia cầm đã kết luận: sự sai khác này là do tổ hợp gen liên kết xác định giới tính, ở con trống nó tác động mạnh hơn ở con mái. Chính vì vậy, trong chăn nuôi gia cầm nên nuôi tách riêng trống mái nhằm đạt hiệu quả cao (Hoàng Toàn Thắng, 1996 [23]). Giữa con trống và con mái có sự khác nhau về quá trình trao đổi chất, đặc điểm sinh lý, tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể. Đã có nhiều chứng minh rằng gà trống lớn nhanh hơn gà mái trong cùng một thời gian và chế độ ăn như nhau. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993) [16] cho biết, khối lượng cơ thể của gà trống, gà mái broiler V135 là có sự khác nhau từ một tuần tuổi. North và cs (1992) cho biết lúc mới nở gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng sự khác nhau càng lớn, ở 8 tuần tuổi sự khác nhau về khối lượng giữa gà trống và gà mái là 27% (Dẫn theo Bế Kim Thanh, 2002 [22]). Ở một độ tuổi nhất định tỷ lệ thân thịt chỉ tăng đến một mức nào đó, tỷ lệ thân thịt ở gà trống và gà mái khác nhau ví dụ như tỷ lệ thịt ức ở gà trống thấp hơn ở gà mái. Đã có nhiều nghiên cứu cho rằng tỷ lệ thân thịt ở gia cầm hướng thịt tăng lên theo tuổi, tức là tuổi gia cầm càng cao thì tỷ lệ này càng cao. Theo Touraille và cs (1981) [59] khi tuổi gia cầm càng tăng thì tỷ lệ đùi, lườn càng tăng và tuổi giết mổ gia cầm còn ảnh hưởng đến độ ngon của thịt. Còn theo kết quả của các nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Hải (1999) [4], Đoàn Xuân Trúc (2006) [32] cho biết trong cùng một loại gà thì tỷ lệ thịt xẻ của gà mái thấp hơn tỷ lệ thịt xẻ của gà trống tư 1 - 2% trong khi đó tỷ lệ thịt lườn của gà mái lại cao hơn tỷ lệ thịt lườn của gà trống. Theo Đỗ Xuân Tăng
  • 29. 19 (1980) [21] cho biết tỷ lệ thịt đùi của gà trống cao hơn tỷ lệ thịt đùi của gà mái còn tỷ lệ thịt ngực ở gà mái lại cao hơn tỷ lệ thịt ngực ở gà trống. Brake J. và cs (1993) [39] cho thấy gà ở 8 tuần tuổi tỷ lệ thịt lườn ở gà mái cao hơn tỷ lệ thịt lườn ở gà trống là 2,5%, trong khi đó tỷ lệ thịt đùi không có sự sai khác đáng kể. Nhưng ở 12 tuần tuổi thì tỷ lệ thịt lườn ở gà mái cao hơn 1,7% so với tỷ lệ thịt lườn của gà trống nhưng tỷ lệ thịt đùi của gà mái lại thấp hơn tỷ lệ thịt đùi của gà trống là 1,4%. * Ảnh hưởng của tốc độ mọc lông Qua những kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã xác định trong cùng một giống, cùng giới tính ở gà có tốc độ mọc lông nhanh có tốc độ sinh trưởng, phát triển cao hơn gà mọc lông chậm. Kushner (1978) [10] cho rằng tốc độ mọc lông có quan hệ chặt chẽ tới tốc độ sinh trưởng, thường gà lớn nhanh thì mọc lông nhanh và đều hơn ở gà chậm mọc lông. Theo Siegel và Dumington (1978) [58] thì những alen quy định tốc độ mọc lông nhanh phù hợp với tăng khối lượng cao. Hayer và cs (1970) [46] đã xác định trong cùng một giống thì gà mái mọc lông đều hơn gà trống và tác giả cho rằng ảnh hưởng của hoocmon sinh trưởng có tác dụng ngược chiều với giới tính quy định tốc độ mọc lông. * Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng - Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển các bộ phận khác nhau của cơ thể nó còn ảnh hưởng tới sự phát triển của từng mô này đối với mô khác. Chambers (1990) [41] cho biết: Sinh trưởng là tổng số của sự phát triển các phần cơ thể như thịt, xương, da. Bên cạnh đó theo tác giả Epym và CS (1979) [45] cũng cho biết: Dinh dưỡng không chỉ cần thiết cho sinh trưởng mà còn cần thiết để thể hiện khả năng di truyền của sinh trưởng. Gà broiler phát triển mạnh nên đòi hỏi lượng thức ăn tương ứng để phát huy tiềm năng di truyền của chúng. Chi phí thức ăn chiếm 70 % giá thành gà broiler, do vậy để có năng suất cao trong chăn nuôi gia cầm, đặc biệt để phát huy tiềm năng
  • 30. 20 sinh trưởng, thì một trong những vấn đề căn bản là lập ra những khẩu phần dinh dưỡng hoàn hảo, cân đối trên cơ sở đảm bảo nhu cầu của gia cầm qua từng giai đoạn nuôi. - Khả năng chuyển hoá thức ăn: Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày phản ánh khả năng chuyển hoá thức ăn của đàn gà, chất lượng thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng. Trong chăn nuôi ngoài việc tạo ra các giống mới có năng suất cao thì các nhà chăn nuôi cần phải chú ý tới nguồn thức ăn cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng phù hợp với đặc tính sinh vật học của gia cầm và phù hợp với mục đích sản xuất của từng giống, dòng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cơ thể, mà vẫn đảm bảo được các chỉ tiêu về kinh tế, vì chi phí cho thức ăn thường chiếm tới 70% giá thành sản phẩm. Để đánh giá về vấn đề này người ta đưa ra chỉ tiêu: “Tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng (F.C.R)”. Tiêu tốn thức ăn trên kg tăng khối lượng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là tỷ lệ chuyển hoá thức ăn để đạt được 1 kg thịt, với gà broiler tiêu tốn thức ăn chủ yếu dùng cho việc tăng khối lượng. Nếu tăng khối lượng càng nhanh thì cơ thể đồng hoá, dị hoá tốt hơn, khả năng trao đổi chất cao, do vậy hiệu quả sử dụng thức ăn cao dẫn đến tiêu tốn thức ăn thấp. Tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng. Tiêu tốn thức ăn chính là hiệu suất giữa thức ăn/kg tăng khối lượng, chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao. Đối với gà thịt, thức ăn ăn vào một phần dùng để duy trì cơ thể còn một phần dùng để tăng khối lượng. Theo Chambers và cs (1984) [42] cho biết hệ số tương quan di truyền giữa khối lượng cơ thể và tăng khối lượng với tiêu tốn thức ăn thường rất cao là 0,5 - 0,9 còn tương quan di truyền sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn là âm
  • 31. 21 và thấp từ -0,2 đến -0,8. Theo Arbor Acres (1993) [37] thì gà broiler nuôi chung trống mái đến 49 ngày tuổi, khối lượng cơ thể đạt 2.675 gam - 2.700 gam, F.C.R là 1,92 - 1,95. Theo kết quả nhiều tác giả thì gà broiler nuôi chung trống mái 42 ngày tuổi, khối lượng cơ thể đạt 2.425 gam, F.C.R là 1,71. Kết quả nuôi gà AA ở 49 ngày tuổi cho thấy khối lượng cơ thể đạt 2.320 gam, F.C.R là 1,9. Tiêu tốn thức ăn ở gà thịt giai đoạn đầu là thấp, đến giai đoạn sau tiêu tốn thức ăn cao. Bùi Đức Lũng (1992) [15] cho thấy gà lai V135 tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ở các độ tuôi có sự khác nhau: ở 4 tuần tuổi F.C.R là 1,91; ở 5 tuần tuổi là 1,98; ở 6 tuần tuổi là 2,01; ở 7 tuần tuổi là 2,13; ở 8 tuần tuổi F.C.R là 2,26. Tóm lại, tiêu tốn thức ăn là một chỉ tiêu quyết định đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà Broiler. Do vậy, hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu để tạo ra các tổ hợp lai, các khẩu phần thức ăn, quy trình nuôi dưỡng chăm sóc để gà sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp. * Ảnh hưởng của môi trường và chăm sóc, nuôi dưỡng - Ảnh hưởng của nhiệt độ Nhiệt độ là một yếu tố ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng của gà. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993) [16] thì tiêu chuẩn nhiệt độ trong chuồng nuôi cần 18 - 20ºC nhưng trong điều kiện thông thoáng tự nhiên như ở nước ta rất khó đạt tiêu chuẩn này vì giữa mùa đông và mùa hè có sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn. Do đó trong chăn nuôi cần có các biện pháp khắc phục để nhiệt độ đạt xấp xỉ tiêu chuẩn nhiệt. Giai đoạn gà con dưới 3 tuần tuổi cần duy trì nhiệt độ > 30ºC nếu không đủ ấm gà sẽ tụm lại không ăn hoặc ăn rất ít nên gà sẽ chậm lớn và chết nhiều, nếu nhiệt độ quá cao so với tiêu chuẩn nhiệt thì gà sẽ tản ra xa cũng làm cho gà không muốn ăn hoặc ăn rất ít dẫn đến gà chậm lớn và tỷ lệ chết cao. Giai đoạn sau 4 tuần tuổi hiệu quả thức ăn đạt mức tối đa ở nhiệt
  • 32. 22 độ chuồng nuôi là 24ºC, gà trống broiler với khối lượng cơ thể cao có thể bị chết vì stress nhiệt ở mức 35ºC. Nếu nhiệt độ môi trường cao trên mức 44 - 46ºC thì gà sẽ bị chết hàng loạt, còn nếu nhiệt độ môi trường ở mức giới hạn đó thì cần cung cấp đầy đủ nước uống cho gà và làm các biện pháp làm mát chuồng nuôi để gà duy trì sức chịu đựng. Ở nhiệt độ 35ºC đối với gà từ 7 tuần tuổi trở đi sẽ tiêu thụ lượng nước uống tăng lên 4 lít/giờ/100 gà. Mùa hè thời tiết nóng cần pha thêm vitamin C, đường glucoza và các chất điện giải vào nước uống cho gà. Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu năng lượng trao đổi và protein thô của gà broiler. Điều kiện nhiệt độ khác nhau thì mức tiêu thụ thức ăn của gà cũng khác nhau. Nếu nhiệt độ chuồng nuôi ổn định thì mức tiêu thụ thức ăn của gà tăng khi giảm mức năng lượng trong thức ăn và mức tiêu thụ thức ăn của gà giảm khi tăng mức năng lượng trong thức ăn Tóm lại, đối với khí hậu nước ta tùy theo từng mùa, dựa vào nhiệt độ của từng giai đoạn mà người chăn nuôi nên chỉnh mức ME và tỷ lệ ME/CP cho phù hợp trong chăn nuôi. Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng gà, nếu nhiệt độ cao khả năng sử dụng thức ăn của gà sẽ giảm. Để khắc phục, cần cho gà sử dụng thức ăn có mức năng lượng cao nhưng phải cân bằng về tỷ lệ ME/CP cũng như tỷ lệ axit amin/ME, và tỷ lệ khoáng, vitamin trong thức ăn cần phải cao, đảm bảo lượng dinh dưỡng mà gia cầm nhận được không thấp hơn so với nhu cầu của chúng. Nếu nhiệt độ thấp hơn so với yêu cầu của cơ thể thì gà ăn kém, sinh trưởng chậm, tỷ lệ sống thấp. Giai đoạn gà con cần nhiệt độ 30 - 35ºC , nếu nhiệt độ thấp hơn gà sẽ chậm lớn, ăn kém, chết nhiều. Như vậy, nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu năng lượng và protein của gà broiler nên tiêu thụ thức ăn của gà broiler chịu sự chi phối của nhiệt độ môi trường, trong điều kiện nhiệt độ khác nhau thì mức độ tiêu thụ thức ăn
  • 33. 23 cũng khác nhau. Do vậy, nước ta có khi hậu theo mùa thì khi nuôi gà broiler phải căn cứ vào từng giai đoạn cụ thể mà điều chỉnh mức năng lượng và tỷ lệ ME/CP cho phù hợp để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất trong ngành chăn nuôi gà broiler. Theo Wesh Bunr và Wetal (1992) [62] nhiệt độ cao làm gà sinh trưởng chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hại lớn ở các khu vực chăn nuôi công nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới. Khi nhiệt độ chuồng nuôi thay đổi 1ºC thì tiêu thụ năng lượng của gà biến đổi tương đương 2 Kcal ME, mà khi năng lượng thay đổi thì tỷ lệ các chất dinh dưỡng khác cũng thay đổi theo. Khi nhiệt độ cao khả năng ăn của gia cầm giảm nên có một biện pháp khắc phục đó là sử dụng khẩu phần ăn có mức năng lượng cao tuy nhiên phải dựa vào cân bằng tỷ lệ ME/CP và axit amin/ME, tỷ lệ khoáng, vitamin cần phải cao hơn để đảm bảo lượng dinh dưỡng gia cầm nhận được không thấp hơn nhu cầu của chúng. - Ảnh hưởng của ẩm độ, độ thông thoáng Ẩm độ cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng. Ẩm độ cao sẽ làm thức ăn dễ nấm mốc, chất độn chuồng dễ ẩm ướt, amoniac do vi khuẩn phân hủy các axit trong phân và chất độn chuồng sẽ làm tổn thương đến hệ hô hấp của gà, làm tăng khả năng nhiễm bệnh cầu trùng và Newcastle, E. coli, CRD từ đó gà sẽ giảm khả năng tăng khối lượng. Ẩm độ tăng cũng có thể do nuôi nhốt với mật độ quá nhiều, do vậy để khắc phục cần có diện tích nuôi thích hợp đối với từng giai đoạn phát triển của gà. Muốn hạn chế bệnh tật, có nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi phù hợp thì độ thông thoáng trong chuồng nuôi cũng là yếu tố quan trọng, nó có vai trò quan trọng trong việc giúp gà broiler có đủ oxi và thải khí cacbonic, các chất thải khác trong chuồng nuôi. Nhiệt độ cao cần có tốc độ lưu thông khí khác nhau, tốc độ lưu thông khí cao đối với gà lớn và tốc độ lưu thông khí thấp đối với gà con. Ing và Whyte (1995) [48] đã cho ra khuyến cáo về thành phần tối đa của các chất khí trong
  • 34. 24 chuồng nuôi gia cầm như sau: amoniac = 0,01 g/m3 , sunfuro = 0,002 g/m3 , cacbonic = 0,35 g/m3 . Phương thức chăn nuôi ở nước ta chủ yếu là nuôi chuồng thông thoáng tự nhiên nên các mùa khác nhau người chăn nuôi cần có các biện pháp khác nhau để đảm bảo mùa đông thì ấm áp còn mùa hè thì thoáng mát. - Ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt Mỗi giai đọan phát triển gà cần có mật độ thích hợp cho sự vận động suốt cả ngày của gà thì gà mới sinh trưởng phát triển tốt. Nếu mật độ nuôi cao thì chuồng nuôi nhanh bẩn, nồng độ khí độc amoniac, sunfuro, cacbonic,...và các vi sinh vật gây bệnh trong chuồng cao làm cho gà sinh trưởng chậm, tỷ lệ mắc bệnh cao, tỷ lệ đồng đều kém dẫn đến hiệu quả chăn nuôi giảm. Theo Van Horne (1991) [60] khi chăn nuôi gà ở mật độ cao thì hàm lượng amoniac, sunfuro, cacbonic được sinh ra trong chất độn chuồng cao. Vì khi mật độ gà đông thì lượng bài tiết thải ra nhiều hơn, trong khi đó gà cần tăng cường trao đổi chất nên lượng nhiệt thải ra cũng nhiều, do đó nhiệt độ chuồng nuôi tăng, nên sẽ ảnh hưởng đến việc tăng khối lượng gà và làm tăng tỷ lệ chết khi mật độ chuồng nuôi quá cao cùng nhiệt độ không khí cao. Nếu mật độ nuôi thấp thì chuồng nuôi có nhiều khoảng trống gà sẽ tăng sự vận động dẫn đến tăng trọng giảm. Theo Lewis và Hurnik (1990) [50] thì sự vận động của gà có ảnh hưởng chủ yếu tới sức sản xuất, vì nó có liên quan đến sự đi tìm kiếm và sử dụng thức ăn, nước uống. Ông thấy rằng gà broiler hoạt động suốt ngày và đi lại với khoảng cách trung bình là 8,8 m/giờ hay 212 m/ngày. Mật độ chuồng nuôi tăng đã làm giảm khoảng cách đi lại, nhưng không ảnh hưởng đến số trung bình của gà đi đến máng ăn (4 lần/giờ) và máng uống (2 lần/giờ). Nhiều tác giả cũng đưa ra khuyến cáo: Nuôi gà broiler ở mật độ nuôi từ 11 con/m2 - 12 con/m2 là thích hợp, nếu nuôi ở mật độ cao thì tỷ lệ chết cũng cao và khối lượng cơ thể giảm, đặc biệt nuôi trên 14 con/m2 - 15 con/m2 .
  • 35. 25 Theo khuyến cáo của hãng Abor Acres (1993) [37] thì mật độ nhốt tối đa cho gà broiler như sau: Khối lượng sống trung bình khi xuất bán (kg) Mật độ gà/m2 Chuồng nuôi thông thoáng tự nhiên Chuồng nuôi điều khiển được khí hậu 1,0 22 33 1,5 15 22 1,8 12 18 2,0 11 17 2,5 9 14 3,0 7 11 - Ảnh hưởng của đệm lót Đệm lót giúp cho gà con tránh tiếp xúc với mặt đất và giữ nhiệt cho khu vực nuôi nhốt được đảm bảo tốt hơn. Đệm lót chuồng rất hữu dụng đối với việc hấp thụ ẩm và nghỉ ngơi, vận động của gà. 1.4. Vài nét về gà thí nghiệm broiler giống Ross 308 * Nguồn gốc: Có nguồn gốc ở nước Anh. * Đặc điểm: Lông trắng, mào đơn, ngực sâu, rộng, cơ ngực và cơ đùi phát triển, thịt thân chiếm tỷ lệ tương đối cao so với khối lượng sống. * Khả năng sản xuất thịt: Ross 308 là một trong những giống gà thịt cao sản của thế giới, gà nuôi đến 42 ngày tuổi đã đạt 2,2 đến 2,3 kg/con. Tiêu tốn 2,0 - 2,1 kg cho 1 kg tăng khối lượng. Tỷ lệ thân thịt, thịt đùi, thịt lườn rất cao. Tỷ lệ thân thịt đạt 74 - 75%, thịt đùi chiếm 15 - 16%, thịt lườn chiếm 16 - 17%. 1.5. Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài 1.5.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Nhiệt độ môi trường và chế độ chiếu sáng có ảnh hưởng đến sức sống, khả năng sinh trưởng và năng suất của gà thịt và gà đẻ trứng. Gà rất nhạy cảm
  • 36. 26 với nhiệt độ và ánh sáng, mỗi giai đoạn gà cần chế độ nhiệt và độ chiếu sáng khác nhau. Theo khuyến cáo của hãng Arbor Acres Farms Inc, 1993 [37]: + Với gà broiler giết thịt sớm 38-42 ngày thì thời gian chiếu sáng là: 3 ngày đầu chiếu sáng 24/24 giờ, cường độ chiếu sáng 20 lux, từ ngày thứ 4 đến kết thúc thì thời gian chiếu sáng 23/24 giờ. + Với gà broiler nuôi dài ngày (giết thịt ở 42, 49, 56 ngày tuổi) thì chế độ chiếu sáng như sau: ngày thứ 1: 24/24h; ngày thứ 2: 20/24h; ngày thứ 3 đến ngày thứ 15: 12/24h; ngày thứ 19-22: 14/24h; ngày thứ 23-24: 18/24h; ngày thứ 25 đến kết thúc thì thời gian chiếu sáng: 24/24h. Cường độ chiếu sáng 3 ngày đầu là 20 lux, từ ngày thứ 4 đến kết thúc giảm dần còn 5 lux. Lewis và cộng sự (1992) [50], cho biết các giống khác nhau thì tác động của nhiệt độ môi trường và thời gian chiếu sáng cũng cần khác nhau, đặc biệt vào các tuần tuổi 9, 12, 15. Từ 9 tuần tuổi nếu tăng độ chiếu sáng sẽ làm phát dục sớm. Nhiệt độ môi trường cao ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu năng lượng trao đổi (ME) và protein thô (CP) của gà broiler. Do vậy, tiêu thụ thức ăn của gà chịu sự chi phối nhiều của nhiệt độ môi trường. Trong điều kiện nhiệt độ khác nhau thì tiêu thụ thức ăn cũng khác nhau. Theo Herbert.G.J và cộng sự, 1983 [47] thì khi nhiệt độ chuồng nuôi với gà sau 3 tuần tuổi thay đổi 10 C tiêu thụ năng lượng của gà mái biến đổi tương đương 2 Kcal ME. Theo Wesh Bunr và Wetal (1992) [62] nhiệt độ cao làm gà sinh trưởng chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hại lớn ở các khu vực chăn nuôi công nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới. Khi nhiệt độ chuồng nuôi thay đổi 1ºC thì tiêu thụ năng lượng của gà biến đổi tương đương 2 Kcal ME, mà khi năng lượng thay đổi thì tỷ lệ các chất dinh dưỡng khác cũng thay đổi theo. Khi nhiệt độ cao khả năng ăn của gia cầm giảm nên có một biện pháp khắc phục đó là sử dụng khẩu phần ăn có mức năng lượng cao tuy nhiên phải dựa vào cân bằng tỷ lệ
  • 37. 27 ME/CP và axit amin/ME, tỷ lệ khoáng, vitamin cần phải cao hơn để đảm bảo lượng dinh dưỡng gia cầm nhận được không thấp hơn nhu cầu của chúng. Theo Salah (1996) [57] thì nhiệt độ trong ngày đầu tiên nên từ 28 - 35ºC sau đó giảm dần đến 21ºC . Kết quả thí nghiệm cho thấy gà broiler 4 – 8 tuần tuổi tăng khối lượng đạt 1.225 gam ở 21ºC còn ở nhiệt độ 26ºC chỉ đạt 1.087 gam, theo tác giả thì sự giảm tăng khối lượng này chủ yếu là do nhiệt độ cao nên lượng thức ăn ăn vào giảm. Nir (1992) [53] cho biết nhiệt độ môi trường 35ºC, ẩm độ tương đối 66% đã làm giảm khối lượng cơ thể 300 - 355 ở gà trống, 20 - 30% ở gà mái so với điều kiện khí hậu thích hợp. Ing J. E. M. Whyte (1995) [48] qua nghiên cứu đã khuyến cáo về thành phần tối đa của các chất khí trong chuồng nuôi gia cầm như sau: NH3 = 1,01g/m3 , H2S = 0,002g/m3 , CO2 = 0,35g/m3 . Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở nước ta, thông thoáng chuồng nuôi đóng vai trò quan trọng, nó giúp cho việc giảm ẩm độ chuồng nuôi, tăng cường lượng khí O2, thải khí CO2, qua đó hạn chế các bệnh tật. 1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho biết, nhiệt độ môi trường chuồng nuôi có ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng rất rõ rệt, đặc biệt là giai đoạn gà con và giai đoạn sắp xuất chuồng. Với gà con nhiệt độ ngày thứ nhất cầm đảm bảo 32-34C; ngày thứ 2-7 là 30C; tuần thứ hai là 26C; tuần thứ 3 là 22C; tuần thứ 4 là 20C. Nhiệt độ môi trường cao ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu năng lượng trao đổi (ME) và protein thô (CP) của gà broiler. Do vậy, tiêu thụ thức ăn của gà chịu sự chi phối nhiều của nhiệt độ môi trường. Trong điều kiện nhiệt độ khác nhau thì tiêu thụ thức ăn cũng khác nhau. Đào Văn Khanh (2002) [8], nghiên cứu trên gà Tam Hoàng nuôi vụ hè ở Thái Nguyên cho biết, gà Tam Hoàng có sinh trưởng tương đối ở tuần 1 là
  • 38. 28 cao nhất (83,25%), sau đó giảm dần, tuần 2 là 62,38% và tuần 3 còn 52,41%. Thông thường, khi nhiệt độ môi trường cao, khả năng thu nhận thức ăn của gia cầm giảm, chính vì vậy chăn nuôi gia cầm trong điều kiện khí hậu của nước ta phải tuỳ theo mùa vụ, căn cứ vào nhiệt độ từng giai đoạn mà điều chỉnh thức ăn và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng cho phù hợp. Trong điều kiện khí hậu nước ta thì gà broiler nuôi vụ hè cần phải tăng mức ME và CP cao hơn vụ xuân 10 -15% theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận,1993 [16]. * Ảnh hưởng của ẩm độ và độ thông thoáng của chuồng nuôi Ẩm độ là một trong những yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng của gia cầm. Khi ẩm độ trong chuồng tăng sẽ dẫn dến tiểu khí hậu chuồng nuôi bị thay đổi, chất độn chuồng dễ ẩm ướt, nấm mốc phát triển, NH3 sinh ra nhiều làm ảnh hưởng bất lợi đối với vật nuôi. Các yếu tố này làm tổn thương hệ hô hấp của gà, tăng khả năng nhiễm cầu trùng, mẫn cảm với bệnh Newcastle và các bệnh đường ruột khác, làm giảm khả năng sinh trưởng của gà. * Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng Có rất nhiều công trình nghiên cứu về gà thịt thương phẩm, đó là những nghiên cứu về dinh dưỡng, chế độ chiếu sáng, chuồng trại cho gà. Còn những nghiên cứu về nhiệt độ của mùa vụ (hè- thu) cho gà thịt thương phẩm nuôi theo phương thức nuôi nhốt chuồng kín thì chưa được chú ý nghiên cứu nhiều. Theo Bïi §øc Lòng và Lª Hång MËn (1993) [16], nhiÖt ®é cao lµm cho kh¶ n¨ng thu nhËn thøc ¨n của gà gi¶m, dÉn ®Õn t¨ng träng kÐm; giai ®o¹n gµ con cÇn nhiÖt ®é 30 – 350 C; nÕu nhiÖt ®é thÊp h¬n, gµ ¨n kÐm, chËm lín, chÕt nhiÒu. Sau 5 tuÇn tuæi nhiÖt ®é tiªu chuÈn chuång nu«i tõ 18 – 200 C sÏ gióp gµ ¨n khoÎ, lín nhanh. Đây là bản rút gọn của tài liệu. - Link tải bản ĐẦY ĐỦ: https://bit.ly/36vWd7q - Link dự phòng: https://bit.ly/3l68gwc
  • 39. 29 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Gà Ross 308, giai đoạn 1 - 42 ngày tuổi. 2.1.2. Thời gian nghiên cứu Từ 20/9/2012 - 20/10/2013. 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu Trại gà Hoàng Văn Giáp, xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến khả năng sản xuất thịt của gà Ross 308 nuôi tại Phú Lương - Thái Nguyên. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp phân lô so sánh. Gà thí nghiệm được nuôi trong chuồng kín, gồm 5 lô; mỗi lô được lặp lại 3 lần, mỗi lần nuôi 30 gà. Các lô thí nghiệm I, II, III, IV có lắp hệ thống điều chỉnh, khống chế được nhiệt độ (lô thí nghiệm). Lô đối chứng được bố trí hệ thống làm mát. Giữa các lô đảm bảo sự đồng đều về các yếu tố như: giống, tuổi gà thí nghiệm, thức ăn, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, quy trình vệ sinh thú y,...), chỉ khác ở chế độ nhiệt chuồng nuôi. Chế độ nhiệt độ được thực hiện như sau: * Gà từ 1 – 7 ngày tuổi: Nhiệt độ 34ºC - 35ºC, thắp sáng 24/24h * Từ 8 ngày tuổi đến xuất bán: Lô I, II, III, IV có sự điều chỉnh nhiệt độ ở các mức khác nhau (Min: 30 ºC, Max: 36ºC)
  • 40. 30 Lô đối chứng nhiệt độ chuồng nuôi đươc khống chế ở mức 27 - 28ºC. Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Diễn giải Lô ĐC Lô TN I II III IV Giống gà Ross 308 Ross 308 Ross 308 Ross 308 Ross 308 Số lượng gà (con/lô/) 30 30 30 30 30 Số lần lặp lại 3 3 3 3 3 Phương thức nuôi Nhốt Nhốt Nhốt Nhốt Nhốt Thời gian nuôi (ngày) 42 42 42 42 42 Mức nhiệt độ chuồng nuôi (ºC) 27 - 28 30 32 34 36 Thời gian khống chế nhiệt độ (giờ/ngày) 8 8 8 8 8 + Gà thí nghiệm 1 ngày tuổi được chọn là những gà loại 1. + Tất cả gà thí nghiệm được nuôi trong điều kiện chuồng kín, có đệm lót. Gà được nuôi hỗn hợp chung trống mái, tỷ lệ gà trống/mái ở các lô đối chứng và thí nghiệm là tương đương nhau. + Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc gà thí nghiệm áp dụng theo Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam áp dụng cho gà broiler sinh trưởng nhanh, khối lượng xuất bán trên 2,0 kg/con. + Tất cả gà trong thí nghiệm đều được ăn một loại thức ăn của công ty thức ăn chăn nuôi Dabaco, tương ứng với từng độ tuổi cho gà thí nghiệm nuôi nhốt chuồng kín hoàn toàn. Thức ăn và cách cho ăn được chia ra thành các giai đoạn: Giai đoạn từ 1 - 14 ngày tuổi sử dụng thức ăn D1. Giai đoạn 15 - 28 ngày tuổi sử dụng thức ăn D2.
  • 41. 31 Giai đoạn 29 - 42 ngày tuổi sử dụng thức ăn D3. Bảng 2.1. Chế độ dinh dưỡng của gà thí nghiệm Phân tích dinh dưỡng Đơn vị tính Giai đoạn (ngày tuổi) 1-14 15-28 29-42 Năng lượng trao đổi (ME) Kcal/kg 3000 3100 3100 Protein thô (CP) % 22 20 19 Canxi (Ca) % 0,83-1,72 0,83-1,72 0,83-1,72 Photpho (P) % 0,7 0,7 0,75 NaCl % 0,3-0,35 0,35-0,38 0,38-0,42 Xơ thô % 4,4 4,5 4,5 Lysine % 0,8 0,8 1,0 Methionin+Cystin % 0,8 0,8 0,8 Ẩm độ % 13 13 13 + Thức ăn và nước uống được cung cấp tự do theo nhu cầu của gà trong thời gian nuôi. + Phòng và sử dụng vac xin: Tất cả số gà thí nghiệm đều được tiêm chủng các loại vac xin và phòng bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật. Quy trình sử dụng vac xin Ngày tuổi Loại vac xin Phương pháp dùng 7 ngày tuổi Lasota lần 1 Nhỏ mắt 1 giọt Gumboro lần 1 Nhỏ miệng 2 giọt 14 ngày tuổi Gumboro lần 2 Nhỏ miệng 3 giọt 21 ngày tuổi Lasota lần 2 Nhỏ mắt 1 giọt Gumboro lần 3 Nhỏ miệng 3 giọt 35 ngày tuổi Newcastle H1 Tiêm dưới da màng cánh 0,2ml/con
  • 42. 32 2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định. 2.2.3.1. Tỷ lệ nuôi sống - tình hình bệnh tật Hàng ngày theo dõi số gà chết và loại thải của mỗi lô và mức độ nhiễm bệnh, toàn bộ số gà chết (nếu có) được mổ khám và chẩn đoán bệnh. Tổng số gà cuối kỳ (con) Tỷ lệ nuôi sống (%) = x 100 Tổng số gà đầu kỳ (con) 2.2.3.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng - Sinh trưởng: Cân 100% số gà trong mỗi lô thí nghiệm lúc 1 ngày tuổi, hàng tuần và lúc kết thúc thí nghiệm. Cân vào buổi sáng trước khi cho ăn (chỉ cho uống nước). Cố định loại cân và người cân. Tuần 1 và tuần 2 gà thí nghiệm được cân bằng cân Ohous của Mỹ với độ chính xác 1,1 gam. Từ tuần 3 trở đi gà thí nghiệm cân bằng cân đồng hồ Nhơn Hoà có độ chính xác từ 2-5 gam. - Từ kết quả khối lượng của gà qua các tuần tuổi tính xác định được tăng khối lượng tuyệt đối và tăng khối lượng tương đối của gà thí nghiệm. * Sinh trưởng tích luỹ (g/con) - Hàng tuần cân gà thí nghiệm vào ngày cuối cùng của tuần. - Cân toàn bộ gà vào buổi sáng trước khi cho ăn, tiến hành cân từng con một. Người cân và dụng cụ cân được cố định. + Khối lượng trung bình được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học. * Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) Được tính theo công thức TCVN -2-39-77 [ 20] P2 - P1 A= t Trong đó: A: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) P1: Khối lượng cơ thể của gà lần khảo sát trước (gam) P2: Khối lượng cơ thể của gà lần khảo sát sau (gam) t: Khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát (ngày)
  • 43. 33 * Sinh trưởng tương đối (%) Được tính theo công thức TCVN-2-40-77 [21] P2 - P1 R (%) = x 100 (P2+P1)/2 R: Sinh trưởng tương đối P1: Khối lượng cơ thể của gà lần khảo sát trước (gam) P2: Khối lượng cơ thể của gà lần khảo sát sau (gam) 2.2.3.3. Theo dõi khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn Hàng ngày cân thức ăn cho từng lô, ngày cuối tuần cân thức ăn thừa sau đó cộng dồn sẽ tính mức độ tiêu tốn thức ăn cho 1kg khối lượng. Khi thay đổi thức ăn cần thay đổi dần từ 25 - 50% đến 75% và 100%. * Khả năng tiêu thụ thức ăn (g/con/ngày) Tổng số thức ăn sử dụng trong tuần (g) Khả năng tiêu thụ thức ăn = Tổng số gà (con ) x 7 (ngày) - Khối lượng thức ăn gà ăn được trong tuần được xác định bằng tổng khối lượng thức ăn cho gà ăn trừ đi khối lượng thức ăn còn dư trên máng của từng ngày trong tuần cộng lại. - Khối lượng thức ăn tiêu thụ ở mỗi lô của cả giai đoạn được cộng luỹ kế khối lượng thức ăn tiêu thụ của các tuần tuổi (từ tuần tuổi thứ nhất đến tuần tuổi luỹ kế). * Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng Tổng thức ăn tiêu thụ trong kỳ ( kg) Tiêu tốn TĂ/kg tăng KL (Kg) = Tổng KL gà tăng trong kỳ ( kg ) * Tiêu tốn protein cho 1 kg tăng khối lượng Mức CP(g)/kgTĂ x Tổng TĂ tiêu thụ (kg) Tiêu tốn CP/kg tăng KL (g) = Tổng KL sống tăng trong kỳ ( kg )
  • 44. 34 * Tiêu tốn năng lượng trao đổi cho 1 kg tăng khối lượng Mức ME/kgTĂ x Tổng TĂ tiêu thụ (kg) Tiêu tốn ME/kg tăng KL (Kcal) = Tổng KL sống tăng trong kỳ ( kg ) 2.2.4. Khảo sát năng suất thịt * Đánh giá năng suất thịt Tiến hành mổ khảo sát gà thí nghiệm lúc 42 ngày tuổi với tất cả các lô thí nghiệm theo phương pháp của Bùi Quang Tiến (1993) [27]. Chọn ở mỗi lô thí nghiệm 1 con trống và 1con mái x 3 lô nhắc lại là 3 trống, 3 mái cho mỗi chế độ nhiệt độ, gà khảo sát có khối lượng tương đương với khối lượng trung bình của lô. - Khối lượng sống: Không cho gà ăn mà chỉ cho uống nước 12 giờ, sau đó cân lên ta được khối lượng sống. * Khối lượng và tỷ lệ thân thịt - Cách xác định khối lượng thân thịt: Sau khi cắt tiết, vặt lông, rạch bụng theo xương lườn bỏ ruột, phổi, khí quản, lá lách, tách mật khỏi gan, lấy thức ăn và lớp màng sừng ra khỏi mề, bỏ mề và gan vào bụng. Cắt bỏ đầu ở đoạn xương chẩm và đốt xương cổ đầu tiên, cắt chân ở đoạn khuỷu (bỏ bàn chân) rồi cân khối lượng lên ta xác định được khối lượng thân thịt. Khối lượng thân thịt (g) Tỷ lệ thân thịt (%) = x 100 Khối lượng sống (g) * Khối lượng và tỷ lệ cơ đùi - Cách xác định khối lượng cơ đùi: Rạch một đường cắt từ khớp xương đùi trái song song với xương sống dẫn đến chỗ xương đùi gắn vào xương mình. Lột da đùi, da bụng theo đường phân ranh giới giữa cơ đùi và cơ ngực lớn để rạch một đường cho tách rời ra, cắt bỏ hết da. Cắt dọc theo xương
  • 45. 35 chày, xương mác để lấy xương này ra cùng với xương bánh chè và xương sụn. Cân khối lượng cơ đùi trái và nhân đôi ta có khối lượng cơ đùi. Khôi lượng cơ đùi (g) Tỷ lệ cơ đùi (%) = x 100 Khối lượng thân thịt (g) * Khối lượng và tỷ lệ cơ ngực - Cách xác định khối lượng ngực cơ: Rạch một đường dọc theo xương ức lấy ngực trái, cắt tiếp từ xương đòn đến xương vai, bỏ da từ cơ ngực lớn đến xương vai. Lấy cơ ngực lớn và cơ ngực bé ra khỏi xương. Cân khối lượng cơ ngực trái và nhân đôi ta có khối lượng cơ ngực. Khối lượng cơ ngực (g) - Tỷ lệ cơ ngực (%) = x 100 Khối lượng thân thịt (g) KL cơ ngực (g) + KL cơ đùi (g) - Tỷ lệ cơ ngực + tỷ lệ cơ đùi (%) = x 100 Khối lượng thân thịt (g) * Tỷ lệ mỡ bụng - Cách xác định khối lượng mỡ bụng: Lấy toàn bộ mỡ ở xoang bụng cân lên. Khối lượng mỡ bụng (g) Tỷ lệ mỡ bụng (%) = x 100 Khối lượng thân thịt (g) 2.2.5. Chỉ số sản xuất PI (Performance Index) Tỷ lệ nuôi sống (%) x Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) PI = FCR x 10 2.2.6. Chỉ số kinh tế EN (Economic Number) Chỉ số sản xuất (PI) EN = x 1000 Chi phí thức ăn (đ)/kg tăng khối lượng
  • 46. 36 2.2.7. Sơ bộ hạch toán kinh tế - Tổng chi phí trực tiếp = Giống + Thức ăn + Thú y + Công lao động + Điện nước + Chi khác. - Tổng thu = Tổng khối lượng gà thịt xuất bán (kg) x Giá bán (đ/kg). - Hiệu quả kinh tế = Tổng thu - Tổng chi phí trực tiếp. 2.2.8. Phương pháp xử lý số liệu - Các số liệu điều tra và khảo sát sẽ được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh vật học theo Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện và cs (2002) [26] và được xử lý bằng phần mềm Excel với các tham số thống kê sau: + Số trung bình: X + Độ lệch tiêu chuẩn: X S + Sai số của số trung bình: X m + Hệ số biến dị: Cv (%) + So sánh sự sai khác của các số trung bình bằng so sánh cặp đôi
  • 47. 37 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà broiler nói riêng muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao thì tỷ lệ nuôi sống là một trong những chỉ tiêu quan trọng. Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu phản ánh sức sống, tình trạng sức khoẻ, khả năng chống chịu bệnh tật và khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh của gia cầm. Tỷ lệ nuôi sống phụ thuộc vào yếu tố di truyền và phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y. Chính vì vậy, để có tỷ lệ nuôi sống cao trong thí nghiệm chúng tôi đã tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà broiler đó là chọn mua con giống tốt và thực hiện nghiêm ngặt quy trình nuôi dưỡng chăm sóc, thú y. Từ trước khi nuôi đến lúc kết thúc nuôi gà thí nghiệm chúng tôi đã chuẩn bị vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và thực hiện việc chăm sóc nuôi dưỡng gà rất chu đáo, cẩn thận. Tuy nhiên, tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm cũng bị ảnh hưởng bởi thí nghiệm được tiến hành vào mùa hè, là mùa mà điều kiện thời tiết không thuận lợi cho sinh trưởng và phát dục. Kết quả theo dõi về tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm trong từng tuần được thể hiện ở bảng 3.1 và bảng 3.2 Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống trong tuần của gà thí nghiệm (%) Tuần tuổi Lô ĐC (n=3) Lô TN (n=3) P I II III IV 1 100a 98,89a 100a 100a 100a 0,999 2 97,78a 100a 100a 97,78a 100a 0,821 3 100a 98,87a 98,89a 100a 95,55b 0,848 4 100a 98,86a 100a 95,45b 97,67a 0,613 5 98,86a 100a 97,74a 96,43b 92,86c 0,353 6 96,55b 95,40b 91,95c 97,53b 96,15b 0,423 Ghi chú: Theo hàng ngang, các số trung bình có số mũ mang chữ cái khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P< 0,05)
  • 48. 38 Qua bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ nuôi sống trong từng tuần của gà ở các lô thí nghiệm có sự sai khác nhau. Ở lô đối chứng tỷ lệ nuôi sống cao nhất ở các tuần 1, 3 và 4. Ở các lô thí nghiệm, tỷ lệ nuôi sống cao nhất của lô I ở tuần 2 và 5; lô II có tỷ lệ nuôi sống cao nhất ở các tuần 1, 2 và 4; tỷ lệ nuôi sống cao nhất ở 2 lô III ở tuần tuổi 1 và 3 còn ở lô IV tỷ lệ nuôi sống cao nhất ở tuần 1 và 2. Ngoài theo dõi tỷ lệ nuôi sống của gà trong từng tuần, chúng tôi cũng đã xác định được tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà đến các tuần tuổi khác nhau. Kết quả theo dõi về tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà được thể hiện ở bảng 3.2. Bảng 3.2. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm (%) Tuần tuổi Lô ĐC (n=3) Lô TN (n=3) I II III IV 1 100 98,89 100 100 100 2 97,78 98,89 100 97,78 100 3 97,78a 97,78a 98,89a 97,78a 95,56b 4 97,78a 96,67b 98,89a 93,33c 93,33c 5 96,67a 96,67a 96,67a 90,00b 86,67c 6 93,33a 92,22a 88,89b 87,78b 83,33c Ghi chú: Theo hàng ngang, các số trung bình có số mũ mang chữ cái khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P< 0,05) Qua bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà ở các lô thí nghiệm có sự sai khác nhau, cụ thể: Lô ĐC có tỷ lệ nuôi sống cộng dồn cao nhất, đạt 93,33 %. Trong các lô thí nghiệm tỷ lệ nuôi sống của gà biến động trong khoảng từ 83,33% đến 92,22%, trong đó ở lô I có tỷ lệ nuôi sống cộng dồn đạt cao nhất (92,22%); lô II tỷ lệ nuôi sống đạt 88,89%; lô III tỷ lệ nuôi sống đạt 87,78 % và lô IV có tỷ lệ nuôi sống thấp nhất (84,45%). Qua kết quả ở bảng 3.2 cũng cho thấy nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của gà broiler. Nếu so sánh với kết quả của Bùi Phương Thảo (2011) [24] khi nghiên cứu về tỷ lệ nuôi sống của gà broiler
  • 49. 39 nuôi trong chuồng kín tại Phú Lương (Thái Nguyên) vụ xuân hè đến 42 ngày tuổi đạt từ 98,67% đến 99,33% thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi có thấp hơn. Theo chúng tôi, có thể trong quá trình chúng tôi triển khai các thí nghiệm nhiệt độ môi trường có sự sai khác (tăng cao hơn) với thời điểm tác giả Bùi Phương Thảo triển khai nghiên cứu. Trong quá trình nuôi gà broiler, khi nhiệt độ môi trường tăng quá ngưỡng bình thường đã làm giảm sức ăn, giảm sức đề kháng của gà đồng thời lại tạo điều kiện cho một số loại mầm bệnh phát triển. Chính điều này đã làm tăng số lượng gà chết dẫn đến làm giảm tỷ lệ nuôi sống của gà. 3.2. Tình hình mắc một số bệnh ở gà thí nghiệm Trong chăn nuôi gia cầm, gà công nghiệp là giống rất mẫn cảm với điều kiện môi trường. Theo dõi tình hình mắc một số bệnh của gà trong quá trình thí nghiệm kết quả được thể hiện qua bảng 3.3 Bảng 3.3. Tình hình mắc một số bệnh ở gà thí nghiệm Tên bệnh ĐVT Lô ĐC (n=3) Lô TN (n=3) I II III IV 1. Bệnh hen - Số gà mắc Con 16 23 25 27 31 - Tỷ lệ mắc/tổng đàn % 17,79 25,56 27,28 30,00 34,44 - Số gà chết Con 1 5 8 9 11 - Tỷ lệ chết/tổng đàn TN % 1,11 0 8,89 10,00 12,22 2. Bệnh cầu trùng - Số gà mắc Con 21 25 22 25 23 - Tỷ lệ mắc/tổng đàn % 23,33 27,78 24,24 27,28 25,56 - Số gà chết Con 2 1 2 4 2 - Tỷ lệ chết/tổng đàn TN % 2,22 1,12 2,22 4,44 2,22 3. Bệnh tiêu chảy - Số gà mắc Con 7 9 12 13 15 - Tỷ lệ mắc/tổng đàn % 7,17 10,00 13,13 14,44 16,67 - Số gà chết Con 0 1 1 1 2 - Tỷ lệ chết/tổng đàn TN % 0 1,11 1,11 1,11 2,22 Tính chung - Tổng số gà chết Con 3 7 11 14 15 - Tỷ lệ chết/tổng đàn % 3,33 7,78 12,22 15,56 16,67
  • 50. 40 Qua kết quả ở bảng 3.3 cho thấy ở các lô thí nghiệm tỷ lệ gà mắc bệnh khá cao, đặc biệt là ở các lô thí nghiệm III và IV trong những tuần cuối và thường vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ môi lên trường cao. Kết quả ở bảng 3.3 cũng cho thấy nhiệt độ chuồng nuôi có liên quan đến khả năng đề kháng, sức chống đỡ bệnh của gà broiler Ross 308 nuôi trong điều kiện mùa hè. Như chúng tôi đã nêu ở phần trên, khi nhiệt độ môi trường tăng quá ngưỡng bình thường đã làm gà có biểu hiện mệt mỏi, giảm sức ăn dẫn đến giảm sức đề kháng của gà đồng thời lại tạo điều kiện cho một số loại mầm bệnh phát triển. Những bệnh gà mắc và chết với tỷ lệ khá cao đó là các bệnh hen và cầu trùng. Kết quả nghiên cứu về tình hình mắc một số bệnh của gà broiler Ross 308 nuôi trong điều kiện mùa hè trên đây của chúng tôi phù hợp với kết quả đã nghiên cứu của Bùi Phương Thảo (2011) [24] 3.3. Sinh trưởng của gà thí nghiệm 3.3.1. Sinh trưởng tích luỹ Sinh trưởng tích luỹ là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn cơ thể hay của từng bộ phận cơ thể tại các thời điểm sinh trưởng, nghĩa là tại các thời điểm thực hiện các phép đo. Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi được trình bày trong bảng 3.4 và đồ thị trong hình 3.1. Bảng 3.4. Sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm (g/con/ngày) Ngày tuổi Lô ĐC (n=3) Lô TN (n=3) I II III IV 1 38,42a 38,76a 38,59a 38,76a 38,52a 7 143,78a 145,00a 144,2a 8 144,89a 143,17a 14 401,19a 366,57b 374,39b 369,58b 354,04b 21 849,84a 794,43b 770,25b 714,43b 684,75b 28 1697,57a 1571,46b 1533,46b 1401,11c 1363,34c 35 2042,18a 1911,17b 1802,31c 1688,48d 1642,33d 42 2544,64a 2348,80b 2094,73c 1971,27d 1922,40d Ghi chú: Theo hàng ngang, các số trung bình có số mũ mang chữ cái khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P< 0,05)
  • 51. 41 Kết quả bảng 3.4 cho thấy: Sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi, ở tất cả các lô đối chứng và thí nghiệm đều tuân theo quy luật sinh trưởng chung của gia cầm, đó là tăng dần qua các tuần tuổi. Nhìn chung gà ở các lô được nuôi trong điều kiện chuồng kín có chế độ nhiệt môi trường thích hợp đều sinh trưởng, phát triển tốt . Kết quả ở bảng 3.4 cũng cho thấy, tại thời điểm kết thúc thí nghiệm lúc 42 ngày tuổi, lô I có khối lượng là 2348,80g; lô II là 2094,73g; lô III là 1971,27g; lô IV là 1922,40g. Khối lượng gà cao nhất ở lô ĐC: 2544,64. So sánh khối lượng trung bình của gà giữa các lô sự sai khác có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Kết quả ở bảng 3.4 cũng cho thấy nhiệt độ chuồng nuôi đã ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng sinh trưởng của gà broiler Ross 308. Với tài liệu khuyến cáo của hãng Ross, 2009 [56]: Gà broiler nuôi đến 42 ngày tuổi khối lượng cơ thể đạt từ 2174 g - 2425g. Bùi Phương Thảo (2011) [24] khi nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của gà broiler nuôi trong chuồng kín tại Phú Lương (Thái Nguyên) vụ xuân hè cho biết, ở 42 ngày tuổi sinh trưởng tích luỹ của gà ở các lô thí nghiệm đạt trung bình từ 2589,91 đến 2748,23 g/con. So sánh với các công bố trên cho thấy, kết quả khảo sát về sinh trưởng tích luỹ của gà trong nghiên cứu của chúng ở lô đối chứng và lô I là tương đương, ở các lô II, III và IV kết quả có thấp hơn so với tài liệu khuyến cáo của hãng Ross. Kết quả về sinh trưởng tích luỹ của gà ở tất cả các lô trong thí nghiệm nghiên cứu của chúng tôi đều thấp hơn so với kết quả đã công bố của Bùi Phương Thảo (2011) [24]. Theo chúng tôi, mùa hè nắng nóng, nhiệt độ môi trường chuồng nuôi tăng cao quá ngưỡng thích hợp sinh học bình thường của gà, đặc biệt là ở các tuần cuối thí nghiệm. Khi nhiệt độ môi trường chuồng nuôi tăng cao làm gà xuất hiện nhu cầu giảm bớt nhiệt độ cơ thể, gà cũng xuất hiện hiện tượng
  • 52. 42 giảm ăn, tăng nhu cầu uống nước dẫn đến sinh trưởng giảm so với nuôi trong điều kiện nhiệt độ môi trường ở những tháng có thời tiết mát hơn. Hình 3.1: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà qua các tuần tuổi Nhìn vào hình 3.1 ta thấy đường biểu diễn sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm ở các lô tương đương nhau từ sơ sinh đến 2 tuần tuổi. Từ tuần tuổi thứ 3 trở đi lô đối chứng và lô TNI có xu hướng tăng mạnh hơn so với các lô thí nghiệm khác. Đến 6 tuần tuổi ngoài lô đối chứng thì trong 4 lô thí nghiệm, lô I có mức sinh trưởng cao nhất và lô IV mức sinh trưởng là thấp nhất 3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối. Sinh trưởng tuyệt đối là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn cơ thể hay từng bộ phận của cơ thể con vật tăng lên trong một đơn vị thời gian. Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng tuyệt đối của gà ở các lô thí nghiệm được trình bày qua các số liệu ở bảng 3.5 và biểu đồ ở hình 3.2.