SlideShare a Scribd company logo
1 of 188
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN LÊ HIỆP
HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI GÀ
Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HUẾ - NĂM 2016
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN LÊ HIỆP
HIÃÛU QUAÍ KINH TÃÚ CHÀN NUÄI GAÌ
ÅÍ TÈNH THÆÌA THIÃN HUÃÚ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 62 62 01 15
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN TÀI PHÚC
HUẾ - NĂM 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, Luận án này là kết quả nghiên cứu của tác giả dưới sự
hướng dẫn khoa học của giáo viên. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận án
là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ thực hiện Luận án này đã được cảm ơn
và những thông tin trích dẫn trong Luận án đều chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng.
Huế, tháng 3 năm 2016
Tác giả luận án
Nguyễn Lê Hiệp
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận án này tôi nhận được sự giúp đỡ quý báu của các cơ
quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả
tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành Luận án.
Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự động viên, giúp đỡ nhiệt
tình và đầy trách nhiệm của PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cô và cán bộ
Phòng Đào tạo sau Đại học, Khoa Kinh tế và Phát triển Trường Đại học Kinh tế -
Huế đã dành cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận án.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến cán bộ Chi cục Thú y, Chăn
nuôi, Trung tâm Khuyến nông - Lâm - Ngư nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, Phòng Kinh
tế và Phòng Thống kê thị xã Hương Thủy, huyện Quảng Điền và Nam Đông đã giúp
đỡ tôi có những thông tin, tư liệu quý để thực hiện Luận án.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên,
ủng hộ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình làm Luận án.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế và
thiếu sót nhất định khi thực hiện Luận án. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của quý Thầy, Cô giáo và bạn đọc.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 3 năm 2016
Tác giả luận án
Nguyễn Lê Hiệp
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Tên đầy đủ tiếng Việt Tên đầy đủ tiếng Anh
AE Hiệu quả phân bổ Allocative efficiency
BCN Bán công nghiệp
CN Công nghiệp
CNGT Chăn nuôi gà thịt
CRS Hiệu suất không đổi theo quy mô Constant returns to scale
DRS Hiệu suất giảm theo quy mô Decreasing returns to scale
EE Hiệu quả kinh tế Economic efficiency
GTBCN Gà thịt bán công nghiệp
GTCN Gà thịt công nghịêp
GO Giá trị sản xuất Gross output
HQKT Hiệu quả kinh tế
IC Chi phí trung gian Intermediate cost
IRS Hiệu suất tăng theo quy mô Increasing returns to scale
MI Thu nhập hỗn hợp Mixed income
PE Hiệu quả kỹ thuật thuần Pure technical efficiency
Pi Giá đầu vào Price of inputs
SE Hiệu quả quy mô Scale efficiency
TE Hiệu quả kỹ thuật Technical efficiency
TLHH Tỷ lệ hao hụt
TSCĐ Tài sản cố định
TT Huế Thừa Thiên Huế
VA Giá trị gia tăng Value added
VRS Hiệu suất biến đổi theo quy mô Variable returns to scale
iv
MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Danh mục từ viết tắt...................................................................................................iii
Mục lục....................................................................................................................... iv
Danh mục các biểu bảng ...........................................................................................vii
Danh mục hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ.............................................................................. ix
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án ................................................... 4
PHẦN II. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................... 6
1. Tình hình chăn nuôi gà thịt trên thế giới và ở Việt Nam ........................................ 6
1.1. Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ thịt gà trên thế giới............................................ 6
1.2. Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ thịt gà ở Việt Nam............................................. 8
2. Tổng quan các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt trên thế giới và ở
Việt Nam ................................................................................................................... 12
2.1. Tổng quan các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt trên thế giới . 12
2.2. Khái quát về nghiên cứu hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt ở Việt Nam.......... 16
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................... 21
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ.......................... 21
1.1. Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế .................................................................... 21
1.1.1. Các quan điểm cơ bản về hiệu quả kinh tế...................................................... 21
1.1.2 Phân loại và các mối quan hệ trong nghiên cứu hiệu quả kinh tế.................... 24
1.1.3. Nội dung, bản chất của HQKT và sự vận dụng trong nông nghiệp................ 29
1.1.4. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế.................................................... 31
1.2. Đặc điểm, phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà thịt ...... 32
1.2.1. Các vấn đề lý luận cơ bản về chăn nuôi gà thịt............................................... 32
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt ........................ 38
v
1.2.3. Đặc điểm, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt ................. 43
1.2.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt ...... 45
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 50
2.1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Thừa Thiên Huế ....................................................... 50
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................... 50
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội................................................................................ 51
2.2. Cách tiếp cận và khung phân tích ...................................................................... 58
2.2.1. Cách tiếp cận................................................................................................... 58
2.2.2. Khung phân tích .............................................................................................. 58
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 60
2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu .................................................................................... 60
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin...................................................................... 64
2.3.3. Phương pháp phân tích.................................................................................... 65
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI GÀ THỊT Ở
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .................................................................................... 73
3.1. Khái quát về chăn nuôi gà thịt ở tỉnh Thừa Thiên Huế...................................... 73
3.1.1. Biến động số lượng đàn .................................................................................. 73
3.1.2. Biến động sản lượng thịt ................................................................................. 74
3.1.3. Sự phân bố đàn gà thịt..................................................................................... 75
3.1.4. Mục đích và quy mô, hình thức chăn nuôi...................................................... 76
3.1.5. Giống gà nuôi.................................................................................................. 78
3.2. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt ..................................... 79
3.2.1. Chăn nuôi gà thịt đối với phát triển ngành nông nghiệp và kinh tế hộ chăn nuôi.. 79
3.2.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt của các cơ sở được khảo sát... 81
3.2.3. Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt trong điều kiện rủi ro ............................... 98
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt ......................... 102
3.4. Hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong chăn
nuôi gà thịt............................................................................................................... 106
3.4.1. Hiệu quả kỹ thuật trong chăn nuôi gà thịt..................................................... 106
3.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong chăn nuôi gà thịt........... 109
vi
3.5. Thị trường đầu vào, đầu ra của hoạt động chăn nuôi gà thịt ở tỉnh TT Huế.... 111
3.5.1. Thị trường các yếu tố đầu vào....................................................................... 111
3.5.2. Thị trường đầu ra........................................................................................... 112
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI
GÀ THỊT Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ............................................................ 123
4.1. Những căn cứ để xây dựng các giải pháp ........................................................ 123
4.1.1. Xu hướng tiêu dùng và sự thiếu hụt thịt gà trong nước ................................ 123
4.1.2. Phân tích ma trận SWOT về hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt ở tỉnh Thừa
Thiên Huế................................................................................................................ 125
4.1.3. Chiến lược phát triển chăn nuôi của tỉnh TT Huế......................................... 127
4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt ở tỉnh Thừa
Thiên Huế................................................................................................................ 130
4.2.1. Nhóm giải pháp về kỹ thuật .......................................................................... 130
4.2.2. Nhóm giải pháp về thị trường tiêu thụ.......................................................... 133
4.2.3. Nhóm giải pháp về chính sách ...................................................................... 135
4.2.4. Nhóm giải pháp về tổ chức lại sản xuất........................................................ 137
4.2.5 Nhóm giải pháp về tổ chức chăn nuôi ở các cơ sở......................................... 138
PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 140
1. Kết luận ............................................................................................................... 140
2. Kiến nghị............................................................................................................. 142
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN
ĐÃ CÔNG BỐ ....................................................................................................... 144
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 145
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh TT Huế thời kỳ 2009 -2013................ 55
Bảng 2.2. Giá trị và cơ cấu GDP các ngành của tỉnh TT Huế............................... 55
Bảng 2.3: GO và cơ cấu GO các ngành của tỉnh TT Huế...................................... 56
Bảng 2.4: GO và cơ cấu GO của ngành Nông nghiệp tỉnh TT Huế ...................... 57
Bảng 2.5: GO và cơ cấu GO của ngành Chăn nuôi tỉnh TT Huế .......................... 57
Bảng 2.6: Số lượng và cơ cấu mẫu khảo sát.......................................................... 63
Bảng 2.7: Số hội thảo nhóm và lượt người tham gia............................................. 64
Bảng 2.8: Diễn giãi các biến độc lập trong mô hình.............................................. 68
Bảng 3.1. GO và cơ cấu GO của ngành CNGT trong ngành nông nghiệp............ 80
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu phản ảnh vai trò của ngành CNGT đối với phát triển
kinh tế nông hộ ...................................................................................... 81
Bảng 3.3. Tình hình về nguồn lực của các cơ sở CNGT được khảo sát................ 82
Bảng 3.4: Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật về hoạt động CNGT ...................... 83
Bảng 3.5: Chi phí và cơ cấu chi phí sản xuất theo hình thức nuôi trong vụ Hè .... 85
Bảng 3.6: Chi phí và cơ cấu chi phí sản xuất theo vùng sinh thái trong vụ Hè..... 87
Bảng 3.7: Chi phí và cơ cấu chi phí sản xuất theo giống nuôi trong vụ Hè .......... 89
Bảng 3.8: Chi phí và cơ cấu chi phí sản xuất theo quy mô nuôi trong vụ Hè ....... 91
Bảng 3.9: Kết quả và HQKT theo hình thức nuôi vụ Hè....................................... 93
Bảng 3.10: Kết quả và HQKT theo vùng sinh thái trong vụ Hè.............................. 95
Bảng 3.11: Kết quả và HQKT theo giống nuôi trong vụ Hè ................................... 96
Bảng 3.12: Kết quả và HQKT theo quy mô nuôi trong vụ Hè ................................ 97
Bảng 3.13. Phân tích các kịch bản về kết quả và HQKT CNGT........................... 100
Bảng 3.14: So sánh sự khác biệt giữa các nhóm hộ CNGT................................... 103
Bảng 3.15: Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và HQKT CNGT.......................... 104
Bảng 3.16: Các chỉ số hiệu quả của các cơ sở CNGT ........................................... 106
Bảng 3.17: Phân phối tần suất các chỉ số hiệu quả ................................................ 108
Bảng 3.18: Số lượng cơ sở CNGT phân theo hình thức nuôi và tính chất
công nghệ............................................................................................. 108
viii
Bảng 3.19: So sánh sự khác biệt về các yếu tố kinh tế - xã hội giữa các nhóm hộ
CNGT .................................................................................................. 109
Bảng 3.20: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật (TE).............................. 110
Bảng 3.21: Nguồn cung ứng con giống của các cơ sở chăn nuôi.......................... 112
Bảng 3.22: Biến động giá gà thịt qua các kênh trong chuỗi cung ......................... 117
Bảng 3.23: Chi phí và giá trị gia tăng của các tác nhân trong
chuỗi cung GTCN................................................................................ 118
Bảng 3.24: Chi phí và giá trị gia tăng của các tác nhân trong
chuỗi cung GTBCN............................................................................. 120
ix
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 1: Số lượng và phân bố đàn gà trên thế giới................................................ 6
Biểu đồ 2: Sản lượng thịt gà trên thế giới thời kỳ 2000 - 2013 ................................ 7
Biểu đồ 3: Mức tiêu thụ thịt gà ở Châu Á và trên thế giới........................................ 8
Biểu đồ 4: Biến động số lượng đàn gia cầm nói chung và gà thịt nói riêng trong
giai đoạn 2000 – 2013 ............................................................................. 9
Biểu đồ 5: Sự phân bố đàn gà ở Việt Nam.............................................................. 10
Biểu đồ 6: Sản lượng thịt hơi gia cầm và gà giai đoạn 2000 đến 2013 .................. 11
Biểu đồ 7: Mức tiêu thụ thịt gà của Việt Nam và một số nước Đông Nam Á giai
đoạn 2006 – 2012 .................................................................................. 12
Đồ thị 1.1. Mối quan hệ giữa hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh
tế ............................................................................................................ 27
Đồ thị 3.1: Số lượng gia cầm thời kỳ 2000 – 2013 tại tỉnh TT Huế........................ 73
Đồ thị 3.2: Sản lượng thịt gia cầm thời kỳ 2000 – 2013 tại tỉnh TT Huế ............... 75
Đồ thị 3.3: Phân bố đàn gà thịt ở tỉnh TT Huế ........................................................ 76
Đồ thị 3.4: Mục đích chăn nuôi gà giai đoạn 2009 – 2013...................................... 76
Đồ thị 3.5: Cơ cấu số gà thịt được nuôi giai đoạn 2009 - 2013............................... 77
Đồ thị 3.6: Cơ cấu giống gà thịt được nuôi năm 2012 ............................................ 79
Đồ thị 4.1. Cơ cấu và xu hướng tiêu dùng thịt ở Việt Nam .................................. 124
Sơ đồ 2.1: Khung phân tích hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt................................ 59
Sơ đồ 3.1: Chuỗi cung gà thịt CN tại tỉnh TT Huế ................................................. 113
Sơ đồ 3.2: Chuỗi cung GTBCN tại tỉnh TT Huế .................................................... 114
Sơ đồ 3.3: Phân bổ IC và VA ở các kênh trong chuỗi cung GTCN ....................... 121
Sơ đồ 3.4: Phân bổ IC và VA ở các kênh trong chuỗi cung GTBCN..................... 122
1
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để ngành nông nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển, cần phải kết hợp phát
triển đồng thời cả hai ngành trồng trọt và chăn nuôi một cách có kế hoạch và bền
vững, trong đó giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành
nông nghiệp ngày càng tăng lên [4].
Trong ngành chăn nuôi, gia cầm là vật nuôi quan trọng thứ hai sau lợn nhưng
là vật nuôi phổ biến của mọi người dân, ở vùng nông thôn có đến 80% số hộ là có
chăn nuôi gia cầm. Trong chăn nuôi gia cầm, gà là vật nuôi chủ yếu, đàn gà chiếm
khoảng 75% tổng số lượng đàn gia cầm và hàng năm cung cấp khoảng 350 - 450
ngàn tấn thịt [22].
Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển chăn
nuôi toàn diện. Theo quy hoạch tổng thể phát triển chăn nuôi của tỉnh đến năm 2020
giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt khoảng 40% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp,
tổng số đàn gia cầm đạt trên 3,1 triệu con, trong đó gà là 2,1 triệu con, tổng sản lượng
thịt gia cầm đạt khoảng 5 ngàn tấn, trong đó thịt gà trên 3 ngàn tấn và gà thịt được
xác định là một trong ba vật nuôi chủ lực của tỉnh bên cạnh bò thịt và lợn thịt [6].
Trong thời gian qua hoạt động chăn nuôi gia cầm nói chung và gà nói riêng ở
tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được những thành tựu đáng kể, số lượng đàn và sản
lượng thịt liên tục tăng lên từ 1,63 triệu con gia cầm (trong đó gà thịt khoảng 0,9
triệu con) và gần 3 ngàn tấn thịt (trong đó thịt gà đạt gần 2 ngàn tấn) năm 2007 lên
2,12 triệu con (trong đó gà thịt là 1,13 triệu con) và 3,82 ngàn tấn thịt (trong đó thịt
gà là 2,32 ngàn tấn) năm 2013 [6][12]. Bên cạnh sự tăng lên về số lượng, chất lượng
thịt cũng được nâng lên nhờ cải thiện hình thức nuôi và chất lượng con giống. Chăn
nuôi gà đã góp phần đáng kể vào tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động;
cải thiện bữa ăn và nâng cao đời sống của người dân.
Tuy nhiên, ngành chăn nuôi gà chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi
thế của địa phương, còn rất nhiều khó khăn và bất cập dẫn tới hiệu quả kinh tế chưa
2
cao và bền vững, chưa tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. Có thể
nói cả những người làm công tác quản lý và người chăn nuôi còn băn khoăn, trăn trở
trong việc lựa chọn hình thức nuôi, quy mô nuôi, giống gà nuôi, thời gian nuôi... như
thế nào sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Bên cạnh đó, trong môi trường cạnh
tranh ngày càng khốc liệt, luôn biến động khó lường và đòi hỏi của hội nhập kinh tế
hiện nay thì thách thức đối với ngành chăn nuôi gà ở nước ta ngày càng lớn. Ngành
chăn nuôi gà không chỉ phải đáp ứng tốt như cầu ngày càng cao và khắt khe của
người tiêu dùng trong nước, duy trì được sự ổn định trong hoạt động của mình để góp
phần vào sự ổn định nền kinh tế vĩ mô mà còn phải cạnh tranh được với các doanh
nghiệp nước ngoài và tiến tới xuất khẩu sản phẩm. Để giải quyết những vấn đề này,
không còn con đường nào khác là ngành chăn nuôi gà phải không ngừng đổi mới,
nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu
quả kinh tế.
Mặc dù vậy, các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở nước ta còn rất
hạn chế so với yêu cầu đề ra, có chăng các tổ chức và cá nhân chỉ tập trung nghiên
cứu nhiều về vấn đề kỹ thuật và thể chế, còn vấn đề về hiệu quả kinh tế chỉ được
một số tác giả nghiên cứu như Nguyễn Văn Đức và Trần Long [64], Nguyễn Quốc
Nghi [28] hay Đinh Xuân Tùng [93]... Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa đánh giá
toàn diện về hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà theo nhiều tiêu chí khác nhau và các vấn
đề như hiệu quả kinh tế trong điều kiện rủi ro hay hiệu quả kỹ thuật cũng chưa được
đề cập. Bên cạnh đó, nếu so sánh với các nghiên cứu của các nhà khoa học nước
ngoài như Adepoju [54], Kalla [78], Morrison và Gunn [83] hay Micah [81]... thì
cách thức nhìn nhận vấn đề, hệ thống chỉ tiêu tính toán và so sánh hiệu quả kinh tế
của các nhà khoa học trong nước là có sự khác biệt đáng kể.
Trước những vấn đề lý luận và thực tiễn có tính thời sự này, chúng tôi chọn đề tài
“Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài luận án tiến sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng chăn nuôi, hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đề xuất
các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà đến năm 2020.
3
2.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu đề tài luận án nhằm giải quyết 3 mục tiêu cơ bản sau:
(1) Hệ thống hoá và góp phần làm rõ cơ sở khoa học về đánh giá và nâng cao
hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà;
(2) Đánh giá kết quả chăn nuôi gà trong giai đoạn 2009 – 2013; phân tích hiệu
quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trong năm
2013 ở vùng nghiên cứu;
(3) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở
tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu
quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà còn liên quan đến khá nhiều
đối tượng, chủ thể nên luận án chỉ tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế của người
chăn nuôi. Bên cạnh đó, chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế chủ yếu là chăn nuôi
gà thịt, đàn gà thịt chiếm trên 80% tổng đàn gà và đang có xu hướng ngày càng tăng
lên, còn các mục đích chăn nuôi khác như gà giống hay gà đẻ có số lượng rất ít và
có xu hướng ngày càng giảm xuống [6]. Trong chăn nuôi gà thịt bên cạnh các cơ sở
chăn nuôi vì mục tiêu hàng hoá, còn có các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẽ, mục đích
chăn nuôi chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu nội bộ gia đình và các chi phí đầu vào và
kết quả đầu ra không được quản lý, theo dỏi đầy đủ.
Xuất phát từ đó, đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định cụ thể là
những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt, trọng tâm là
các cơ sở chăn nuôi gà thịt có tính chất hàng hoá và các bên liên đới có liên quan;
không đi sâu phân tích, nghiên cứu các đối tượng chăn nuôi khác ngoài gà thịt, hoặc
các đối tượng chăn nuôi gà thịt với quy mô nhỏ lẽ, manh mún, mục đích chăn nuôi
chủ yếu là đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để đạt các mục tiêu của luận án, phạm vi nghiên cứu của luận án là:
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học về đánh giá hiệu
4
quả kinh tế chăn nuôi gà thịt; thực trạng đầu tư, kết quả và hiệu quả kinh tế chăn
nuôi gà thịt theo hình thức, mùa vụ, loại giống, quy mô nuôi…, phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt; ước lượng các chỉ số
hiệu quả kỹ thuật và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong
chăn nuôi gà thịt; nghiên cứu thị trường, chuỗi cung gà thịt công nghiệp và bán
công nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt ở vùng nghiên cứu đến năm 2020.
- Về không gian: Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, tập trung vào 3 huyện, thị xã đại
diện là thị xã Hương Thuỷ, huyện Nam Đông và Quảng Điền.
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp về tình hình chăn nuôi và tiêu thụ gà thịt trên
thế giới và ở Việt Nam được xem xét trong thời kỳ 2000 – 2013, số liệu về đặc
điểm cở bản nói chung và chăn nuôi gà thịt nói riêng ở tỉnh Thừa Thiên Huế được
xem xét trong thời kỳ 2009 – 2013; số liệu sơ cấp được khảo sát từ các cơ sở chăn
nuôi gà thịt trong năm 2013 và 2014.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án
4.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về
đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt, từ đó lựa chọn cách tiếp cận, phương
pháp, hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt phù
hợp với điều kiện hiện nay ở Việt Nam.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
(1) Đánh giá thực trạng phát triển, chỉ ra những khó khăn, bất cập trong phát triển
ngành chăn nuôi gà thịt ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2009 - 2013.
(2) Xác định và so sánh hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt theo các tiêu chí
khác nhau; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế chăn
nuôi gà thịt để có cơ sở khoa học nhằm định hướng ngành chăn nuôi gà thịt phải đi
lên bằng “đôi chân” nào? Đây là vấn đề còn nhiều hoài nghi, trăn trở trong thời
gian qua.
(3) Phân tích hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt trong bối cảnh rủi ro để thấy
được khả năng phát triển của ngành trong điều kiện hiện nay. So sánh kết quả và
5
hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt với một số hoạt động kinh tế khác để có cơ sở
khoa học tái cấu trúc ngành chăn nuôi.
(4) Ước lượng các chỉ số hiệu quả kỹ thuật và phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả kỹ thuật để thấy được những hạn chế trong tổ chức, quản lý hoạt động
chăn nuôi gà thịt, từ đó có cơ sở khoa học đề xuất giải pháp cải thiện khả năng thực
hành của người chăn nuôi.
(5) Đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn
nuôi gà thịt, đây là cơ sở khoa học để các cơ quan quản lý và người chăn nuôi tham
khảo, áp dụng nhằm góp phần hoàn thành chiến lược, mục tiêu phát triển chăn nuôi
ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 như đã đề ra.
6
PHẦN II
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Tình hình chăn nuôi gà thịt trên thế giới và ở Việt Nam
1.1. Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ thịt gà trên thế giới
Đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm là vấn đề sống còn của nhân loại.
Trong nông nghiệp, ngành trồng trọt có vai trò cung cấp nguồn lương thực còn
ngành chăn nuôi đóng vai trò cung cấp nguồn thực phẩm.
Trong chăn nuôi gia cầm thì chủ yếu là chăn nuôi gà, đàn gà chiếm trên 80%
tổng đàn gia cầm và sản lượng thị gà chiếm 88% tổng sản lượng thịt gia cầm [98].
Trên thế giới gà được nuôi chủ yếu ở khu vực Châu Á, trong cả thời kỳ 2000
đến 2013 đàn gà ở Châu Á luôn chiếm trên 50% tổng đàn gà của toàn thế giới, tiếp
theo là Châu Mỹ chiếm gần 30% và đàn gà ở Châu Âu chiếm khoảng 10% tổng đàn
gà của toàn thế giới. Nếu xét cho từng quốc gia thì Trung Quốc là cường quốc số
một về chăn nuôi gà, năm 2009 đàn gà ở Trung Quốc là 4.702,2 là triệu con và năm
2013 có khoảng 5.000 triệu con, nhì là Indonesia năm 2009 có 1.341,7 triệu con và
năm 2013 là hơn 1.420 triệu con, ba là Brazil năm 2009 có 1.205,0 triệu con và năm
2013 là hơn 1.300 triệu con. Việt Nam năm 2009 có hơn 200 triệu và năm 2013 là
230,9 triệu con, đứng thứ 13 trên thế giới [72][98].
Biểu đồ 1: Số lượng và phân bố đàn gà trên thế giới
Nguồn: FAO[72][98]
7
Trong hơn 10 năm qua cùng với sự tăng trưởng của đàn gà, sản lượng thịt gà
trên thế giới liên tục tăng lên qua các năm, nếu năm 2000 sản lượng thịt gà trên thế
giới là 58,5 triệu tấn thì năm 2009 là 83,2 triệu tấn và năm 2013 ước đạt trên 93
triệu tấn, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trong thời kỳ này là khoảng 1,5%/năm.
Đứng đầu về sản lượng thịt gà trên thế giới là Châu Mỹ, sản lượng thịt gà của
khu vực này luôn chiếm từ 44 đến 46% sản lượng thịt gà của toàn thế giới. Nước có
sản lượng thịt gà nhiều nhất ở Châu Mỹ là Mỹ, năm 2013 quốc gia này đạt khoảng
18 triệu tấn, tiếp theo là Brazil hơn 12 triệu tấn và Mexico khoảng 3 triệu tấn [98].
0
20
40
60
80
100
2000 2005 2007 2009 2010 2011 2012 2013E
ĐVT:Triệutấn
Thế giới Châu Mỹ Châu Á Châu Âu Châu Phi Châu Úc
Biểu đồ 2: Sản lượng thịt gà trên thế giới thời kỳ 2000 - 2013
Nguồn: FAO[72][98]
Khu vực có sản lượng thịt gà nhiều thứ hai trên thế giới là Châu Á, Châu lục
này chiếm khoảng 33% sản lượng thịt gà của toàn thế giới. Nước có sản lượng thịt
gà nhiều nhất ở Châu Á là Trung Quốc, năm 2013 đạt hơn 12 triệu tấn, tiếp theo là
Ấn Độ khoảng 2,5 triêu tấn và Indonesia hơn 1,7 triệu tấn. Việt Nam đứng thứ 15 ở
khu vực Châu Á, năm 2013 đạt hơn 0,54 triệu tấn thấp hơn khá nhiều với các nước
khác trong khu vực Asian như Malaysia 1,6 triệu tấn, Thái Lan 1,38 triệu tấn,
Myanmar hơn 1 triệu tấn và philipines 0,9 triệu tấn [98].
Châu Âu có sản lượng thịt gà chiếm khoảng 16% tổng sản lượng thịt gà của
toàn thế giới, nước có sản lượng thịt gà nhiều nhất ở Châu Âu là Nga, năm 2013
nước này đạt khoảng 3 triệu tấn, tiếp theo là Anh 1,5 triệu tấn năm và Pháp là 1,3
triệu tấn [98].
Châu Phi và Châu Úc là những Châu lục có sản lượng thịt gà thấp nhất so với
các Châu lục khác, tổng sản lượng thịt gà của cả hai Châu lục này chỉ ước đạt
8
khoảng 5% tổng sản lượng thịt gà của toàn thế giới. Nước sản xuất thịt gà chủ yếu ở
hai khu vực này là Nam Phi, năm 2013 nước này đạt khoảng gần 1,6 triệu tấn, tiếp
theo là Ai Cập khoảng 0,85 triệu tấn [98].
Nếu xét về sản lượng thịt gà theo quốc gia trên thế giới thì đứng đầu là Mỹ
tiếp theo là Trung Quốc và Brazil.
Thịt gà là món ăn phổ biến và là nguồn cung cấp protein của mọi người trên
toàn thế giới, cùng với sự phát triển về kinh tế và tăng dân số mức tiêu thụ về thịt
gia cầm nói chung và thịt gà nói riêng ngày càng tăng. Theo tổ chức FAO mức tiêu
thụ về thịt gia cầm toàn cầu năm 2000 là 66,4 triệu tấn, năm 2009 là 91 triệu tấn và
năm 2013 ước đạt hơn 106 triệu tấn, trong đó khoảng 88,6% là thịt gà. Khu vực
Châu Á năm 2000 là 24,4 triệu tấn, năm 2009 là 35,4 triệu tấn và năm 2013 ước đạt
42,5 triệu tấn, chiếm khoảng 40% tổng mức tiêu thụ thịt gà của toàn thế giới [98].
0
2
4
6
8
10
12
14
2000 2005 2007 2009 2010 2011 2012 2013E
ĐVT:kg/người/năm
- Châu Á - Thế giới
Biểu đồ 3: Mức tiêu thụ thịt gà ở Châu Á và trên thế giới
Nguồn: FAO[72][98]
Nếu tính theo mức tiêu thụ bình quân đầu người/năm thì năm 2000 bình quân
mỗi người trên toàn thế giới tiêu thụ 9,8 kg, năm 2009 là 12 kg và năm 2013 ước
đạt 13,2kg. Ở khu vực Châu Á con số này vào năm 2000 là 5,9kg, năm 2009 là
7,8kg và năm 2013 ước đạt 8,6kg, thấp hơn khá nhiều mức tiêu thu bình quân chung
trên toàn thế giới.
1.2. Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ thịt gà ở Việt Nam
Chăn nuôi gia cầm bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ khoảng 3.000 đến 3.500
năm trước và là nghề truyền thống lâu đời đối với hầu hết người dân [64]. Mặc dù
còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế, tuy nhiên chăn nuôi gia cầm nói chung và gà
thịt nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
9
Trong hơn 10 năm qua đàn gia cầm có sự biến động đáng kể. Trong những
năm 2001 đến 2003 đàn gia cầm nói chung và đàn gà thịt nói riêng liên tục tăng lên,
đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 8,01%/năm đối với gia cầm, 10%/năm đối với
gà và 13,5%/năm đối với gà thịt. Tuy nhiên, từ cuối năm 2003 đã xảy ra các đợt
dịch cúm gia cầm trên diện rộng, trong thời gian dài đã ảnh hưởng rất lớn đến số
lượng đàn gia cầm nói chung và đàn gà thịt nói riêng ở nước ta. So với năm 2003,
số lượng đàn gia cầm năm 2007 giảm hơn 10%, đàn gà giảm gần 12% và đàn gà thịt
giảm hơn 15%, sự sụt giảm nghiệm trọng này chủ yếu xảy ra ở đồng bằng sông Cửu
Long và Đông Nam Bộ (miền Nam giảm 26,10%) và đồng bằng Sông Hồng (miền
Bắc giảm 7,22%)[22]. Trong giai đoạn này đàn gà chiếm từ 69 đến 74% tổng đàn
gia cầm và đàn gà thịt chiếm từ 71 đến 75% tổng đàn gà.
Biểu đồ 4: Biến động số lượng đàn gia cầm nói chung và gà thịt nói riêng
trong giai đoạn 2000 – 2013
Nguồn: Tổng cục Thống kê và FAO 2013 [37][72]
Trong 5 năm gần đây dịch cúm gia cầm đã được kiểm soát tốt hơn nên số
lượng đàn gà gia cầm liên tục tăng lên, nếu năm 2009 đàn gia cầm cả nước có 280,2
triệu con thì năm 2013 là hơn 314 triệu con, tăng khoảng 34 triệu con và đạt tốc độ
tăng trưởng bình quân thời kỳ này là 3%/năm; đàn gà tăng khoảng 30 triệu con, đạt
tốc độ tăng trưởng bình quân là 3,4%/năm; và đặc biệt đàn gà thịt đạt 179,13 triệu
con vào năm 2013, tăng khoảng 33 triệu con so với năm 2009 và đạt tốc độ tăng
trưởng bình quân thời kỳ là gần 5%/năm. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của đàn gia
10
cầm nói chung và gà thịt nói riêng là chưa bền vững do dịch bệnh vẫn âm ĩ xảy ra
và giá cả thị trường biến động khó lường đã làm cho một số cơ sở chăn nuôi thua lỗ
dẫn đến thu hẹp quy mô và thậm chí là không có khả năng tái đàn.
Trong giai đoạn này đàn gà chiếm khoảng 73% tổng đàn gia cầm và đàn gà
thịt chiếm từ 72 đến 78% tổng đàn gà, đàn gà thịt có xu hướng chiếm tỷ trọng ngày
càng cao trong tổng đàn gà.
Ở nước ta gà được nuôi nhiều nhất là ở các vùng như Đồng bằng Sông Hồng,
Đông Bắc và Bắc Trung Bộ, ba vùng này chiếm khoảng từ 62 đến 65% tổng đàn gà
cả nước, tuy nhiên đàn gà ở những vùng này đang có xu hướng giảm xuống, đặc
biệt là vùng Đồng bằng Sông Hồng. Một số vùng khác như Đồng bằng Sông Cửu
Long, Đông Năm Bộ mỗi vùng chiếm khoảng 10% trong tổng đàn gà cả nước,
nhưng số lượng đàn gà ở những vùng này đang có xu hướng tăng lên.
Vùng Bắc Trung Bộ có số lượng đàn gà chiếm từ 15 đến 16% tổng đàn gà của
cả nước. Ở vùng này gà được nuôi nhiều nhất ở tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An, mỗi
tỉnh này có số lượng gà chiếm gần 40% tổng đàn gà của cả khu vực, tiếp theo là tỉnh
Hà tỉnh chiếm khoảng 12%. Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế
(TT Huế) có số lượng gà không nhiều, mỗi tỉnh chỉ chiếm khoảng 5% tổng đàn gà
của vùng [37].
Đồng bằng SH
27%
Đông Bắc
22%
Tây Bắc
6%
Bắc Trung Bộ
16%
Đồng bằng SCL
10%
Đông Nam Bộ
8%
Tây Nguyên
5%
Duyên hải NTB
6%
Bắc Trung Bộ
15%
Duyên hải
NTB
5% Đông Bắc
23%
Tây Bắc
5%
Tây Nguyên
5%
Đông Nam Bộ
10%
Đồng bằng
SCL
13%
Đồng bằng SH
24%
Biểu đồ 5: Sự phân bố đàn gà ở Việt Nam
Nguồn: Tổng cục Thống kê [37]
Năm 2013Năm 2007
11
Cùng với thay đổi về số lượng đàn, sản lượng thịt gia cầm hơi và gà hơi cũng
thay đổi khá lớn trong thời gian qua. Trong giai đoạn 2000 đến 2003 sản lượng thịt
gia cầm hơi và gà hơi liên tục tăng lên, sản lượng thịt gia cầm hơi tăng bình quân
khoảng 10%/năm và đạt 455 ngàn tấn vào năm 2003; sản lượng thịt gà hơi tăng bình
quân 11%/năm, đạt 352,7 ngàn tấn vào năm 2003.
0
100
200
300
400
500
600
700
800
2000 2003 2005 2007 2009 2010 2011 2012 2013
ĐVT:1.000tấn
Sản lượng thịt gia cầm hơi Sản lượng thịt gà hơi
Biểu đồ 6: Sản lượng thịt hơi gia cầm và gà giai đoạn 2000 đến 2013
Nguồn: Tổng cụ Thống kê và FAO 2014 [37][72]
Trong giai đoạn 2004 đến 2007 do dịch bệnh nên sản lượng thịt gia cầm hơi và
gà hơi đã có xu hướng giảm xuống, đặc biệt là vào năm 2005, thịt gia cầm hơi giảm
khoảng 133 ngàn tấn và thịt gà hơi giảm khoảng 107 ngàn tấn so với năm 2003.
Trong giai đoạn 2009 đến năm 2013 sản lượng thịt hơi gia cầm đã có xu hướng tăng
lên, tuy nhiên sự gia tăng này còn chậm. Cụ thể thịt gia cầm hơi năm 2013 đạt 746,9
ngàn tấn, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ này là 5,8%/năm; thịt gà hơi năm
2013 đạt 542,28 ngàn tấn, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ là 5,3%/năm.
Trong tổng sản lượng thịt gia cầm hơi thì thịt gà hơi chiếm khoảng 72% và tỷ lệ này
tương đối ổn định qua các năm.
Thịt gà là món ăn khoái khẩu, là nguồn bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời đối với
mọi người dân Việt Nam. Trong các sự kiện quan trọng hay những lúc ốm đau, bệnh
tật từ thành thị cho đến nông thôn trong bữa ăn thường luôn có thịt gà.
Cùng với sự phát triển kinh tế nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng, chất
lượng cuộc sống ngày càng tăng nên mức tiêu thụ thịt gà liên tục tăng lên trong
12
những năm qua, nếu năm 2006 bình quân mỗi người dân tiêu thụ 4,4kg/năm thì năm
2012 đã đạt khoảng 6,4kg/năm, tăng gần 50% so với năm 2006. Tuy nhiên mức tiêu
thụ thịt gà ở nước ta vẫn thấp hơn khá nhiều so với một số nước trong khu vực như
Malaisia (37,5 kg/người/năm), Thái Lan (12,6 kg/người/năm) và thấp hơn so với bình
quân chung của Châu Á là 8,6kg/người/năm và thế giới là 12,9kg/người/năm [51].
0
5
10
15
20
25
30
35
40
2006 2008 2010 2012
ĐVT:kg/người/năm
Malaisia Thái Lan Việt Nam Indonesia
Biểu đồ 7: Mức tiêu thụ thịt gà của Việt Nam và một số nước
Đông Nam Á giai đoạn 2006 – 2012
Nguồn: FAO 2014 [72]
2. Tổng quan các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt trên thế giới
và ở Việt Nam
2.1. Tổng quan các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt trên thế giới
Trên thế giới có khá nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về hiệu quả kinh
tế (HQKT) chăn nuôi gà thịt (CNGT). Để có cơ sở khoa học cho vấn đề nghiên cứu,
chúng tôi tiến hành phân tích, đánh giá các công trình cơ bản sau:
Morrison và Gunn [83] đã sử dụng phương pháp phân tích chi phí và kết quả
sản xuất, phương pháp phân tổ thống kê để đánh giá HQKT của 128 trang trại
CNGT ở bang Utah – Mỹ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy HQKT CNGT chịu sự
ảnh hưởng của các yếu tố như quy mô nuôi, công nghệ nuôi, tỷ lệ chuyển đổi thức
ăn, tỷ lệ hao hụt, mùa vụ chăn nuôi và thời gian nuôi. Cụ thể, ở quy mô lớn, tỷ lệ
chuyển đổi thức ăn cao, tỷ lệ chết thấp, chăn nuôi vào mùa hè và thời gian nuôi từ
71 – 77 ngày sẽ đạt HQKT cao nhất.
Ưu điểm của nghiên cứu này là đã phân tích rõ HQKT theo nhiều tiêu thức
khác nhau, để từ đó có cơ sở khoa học đề xuất người chăn nuôi nên nuôi với quy
13
mô, mùa vụ, thời gian nuôi như thế nào để đạt được HQKT cao nhất. Việc nhìn
nhận và đánh giá HQKT CNGT đa chiều của Morrison và Gunn là có thể kế thừa và
vận dụng ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhược điểm của nghiên cứu này là chưa chỉ rõ
cách tiếp cận, khung phân tích và chưa định lượng được ảnh hưởng các các yếu tố
đến HQKT CNGT. Bên cạnh đó, có hai yếu tố cần lưu ý: thứ nhất, tỷ lệ chuyển đổi
thức ăn, yếu tố này khó thực hiện được ở Việt Nam vì người chăn nuôi sử dụng
nhiều loại thức ăn khác nhau, bao gồm cả thức ăn tinh và thô; thứ hai, nhiệt độ ở
Mỹ có sự khác biệt so với ở Việt Nam và xuất phát từ đặc điểm sinh học của vật
nuôi nên yếu tố mùa vụ có thể có sự tác động khác nhau ở các vùng nghiên cứu.
Ahmad và CTV [53], Adepoju [54] đã sử dụng phương pháp phân tổ thống kê,
phân tích ngân sách và các chỉ tiêu phân tích như tổng chi phí, chi phí cố định và
chi phí biến đổi, tổng doanh thu, lợi nhuận… để phân tích HQKT CNGT ở Nigeria
và Pakistan. Bên cạnh đó, bằng phương pháp phân tích hồi quy, phương pháp phân
tích màng bao dữ liệu (DEA), các tác giã đã định lượng được ảnh hưởng của các
yếu tố đến HQKT, đo lường được hiệu quả kỹ thuật trong CNGT để từ đó đề xuất
các giải pháp nhằm năng cao HQKT CNGT.
Những phương pháp phân tích định lượng của Ahmad và Adepoju là rất hữu
ích và có thể kế thừa, sử dụng. Tuy nhiên, hệ thống chỉ tiêu tính toán theo chúng tôi
là không phù hợp với thực trạng CNGT ở Việt Nam hiện nay, nơi nhiều chủ thể lấy
công làm lãi và hoạt động chăn nuôi dựa nhiều vào nguồn lực tự có; nhiều nông hộ
không có tài sản cố định và nếu có cũng rất khó xác định chi phí này vì những tài
sản cố định đó được sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau. Bên cạnh đó, HQKT
chưa được phân tích theo nhiều tiêu thức khác nhau, HQKT trong điều kiện rủi ro
cũng chưa được đề cập để thấy được bức tranh toàn cảnh về HQKT CNGT.
Hassan và Nwanta [76], Emam và Hassan [67] đã sử dụng phương pháp mô tả
thống kê, phương pháp phân tích ngân sách và hệ thống chỉ tiêu phân tích như của
Ahmad và Adepoju để nghiên cứu HQKT CNGT theo vùng sinh thái ở Nigeria và
theo quy mô nuôi ở Sudan. Kết quả nghiên cứu cho thấy: hoạt động CNGT góp
phần cung cấp protein, cải thiện chế độ dinh dưỡng cho người dân ở hai vùng
nghiên cứu; chi phí thức ăn chiếm từ 74 – 80% trong tổng chi phí CNGT và có sự
14
khác biệt có ý nghĩa thống kê về chi phí, HQKT giữa các vùng sinh thái và quy mô
nuôi. Sự khác biệt này chủ yếu xuất phát từ trình độ phối hợp các loại thức ăn và
nguồn thức ăn mà người chăn nuôi sử dụng, những cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, gần
nguồn cung cấp thức ăn hơn sẽ có chi phí thấp hơn nên đặt HQKT cao hơn.
Mặc dù các nghiên cứu này không phân tích rõ HQKT sẽ thay đổi như thế nào
khi giá thức ăn thay đổi và chưa định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến HQKT, nhưng
các nghiên cứu này cho thấy chi phí thức ăn là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến
HQKT CNGT. Vì thế, việc tiết giảm chi phí thức ăn như sử dụng hợp lý thức ăn, sự
sẵn có các cơ sở cung cấp thức ăn để người chăn nuôi dễ tiếp cận và có điều kiện mua
với giá rẽ hơn là cơ sở quan trọng để nâng cao HQKT CNGT.
Ahmad và Chohan [53] đã sử dụng phương pháp phân tích ngân sách và hệ
thống chỉ tiêu phân tích như của Adepoju để đánh giá HQKT của 60 trang trại
CNGT ở vùng Jammu và Kashmir – Pakistan vào hai mùa vụ là mùa Đông và mùa
Hè. Kết quả nghiên cứu cho thấy vào mùa Đông HQKT CNGT cao hơn do các
trang trại có thể nuôi với mật độ cao hơn, quy mô lớn hơn và đặc biệt là có giá bán
cao hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu này không phân tích rõ HQKT của các loại giống,
hình thức nuôi hay theo vùng sinh thái.
Kết quả nghiên cứu gợi ý rằng HQKT CNGT chịu sự ảnh hưởng của khí hậu
thời tiết từng mùa và biến động giá cả, do đó để nâng cao HQKT CNGT người chăn
nuôi cần nắm rõ quy luật khí hậu thời tiết và giá cả để đưa ra các quyết định tối ưu
về thời điểm nuôi và mật độ nuôi.
Emaikwu và Chikwendu [68] đã sử dụng hàm hồi quy Cobb- Douglas để
nghiên cứu tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội đến quy mô CNGT ở bang
Kaduna - Nigeria. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trên 80% sự biến động của quy
mô CNGT là chịu sự tác động của các yếu tố trong mô hình, trong đó các yếu tố
như: thu nhập của hộ, trình độ văn hoá, số năm kinh nghiệp, nghề nghiệp chính là
tác động thuận chiều và có ý nghĩa kinh tế và thống kê đối với quy mô nuôi; trong
khi đó các yếu tố như độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, quy mô hộ là tác động
nghịch chiều và không có ý nghĩa kinh tế và thống kê đến quy mô CNGT.
15
Mặc dù nghiên cứu này không chỉ rõ HQKT CNGT có phụ thuộc vào quy mô
chăn nuôi hay không nhưng nghiên cứu này gợi ý rằng để CNGT ở quy mô lớn
người chăn nuôi cần phải có năng lực về tài chính, kỹ năng quản lý hoạt động sản
xuất tốt và có kinh nghiệm chăn nuôi dồi dào và ngược lại.
Begun [59] và Micah [81] khi nghiên cứu HQKT và chuỗi cung gà thịt của các
cơ sở có hợp đồng và không có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ở Bangladesh và Áo đã
cho thấy rằng: HQKT CNGT của các cơ sở có hợp đồng là cao hơn, do những cơ sở
này giảm thiểu được rủi ro do biến động giá cả thị trường, được nhận những tư vấn
về kỹ thuật chăn nuôi, kinh nghiệm quản lý nên hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu
vào là cao hơn; Chuỗi cung cả hai hệ thống đều sử dụng các đầu vào là giống nhau,
tuy nhiên số lượng đầu vào của mỗi hệ thống là khác nhau. Về đầu ra, những cơ sở
không có hợp đồng phải tự tiêu thụ sản phẩm và chủ yếu bán dưới dạng tươi sống
trực tiếp đến người tiêu dùng, hoặc thông qua những người bán lẻ và đặc biệt sản
phẩm chăn nuôi của họ thường không tiếp cận được các thị trường đòi hỏi chất
lượng cao như siêu thị. Trong khi đó, những cơ sở có hợp đồng không phải lo khâu
tiêu thụ, sản phẩm chăn nuôi của họ được các nhà máy thu mua và chế biến rồi bán
trực tiếp đến người tiêu dùng, siêu thị hoặc xuất khẩu với giá bán cao hơn sản phẩm
của những cơ sở không có hợp đồng.
Như vậy, những nghiên cứu của Begun và Micah gợi ý rằng trong CNGT sự
hợp tác, liên kết giữa người chăn nuôi với các cơ sở cung cấp các yếu tố đầu vào và
tiêu thụ sản phẩm đầu ra đóng vai trò rất quan trọng để nâng cao HQKT, vì theo các
tác giả điều này giúp cho người chăn nuôi chủ động hơn trong hoạt động chăn nuôi,
tiếp cận các yếu tố đầu vào dễ và đảm bảo chất lượng hơn, tiếp cận các tiến bộ khoa
học kỹ thuật mới nhanh hơn và đặc biệt là giảm thiểu được rủi ro do dịch bệnh và
biến động của giá cả thị trường nhờ được chia sẽ những khó khăn này với các đối tác.
Một nghiên cứu thú vị của Aviagen [98] chỉ ra rằng chi phí thức ăn chiếm cơ
cấu đến 70% trong chi phí CNGT, vì thế, chi phí thức ăn có ảnh hưởng rất lớn đến
HQKT CNGT. Trong thực tế giá thức ăn chăn nuôi luôn biến động, vì vậy người
chăn nuôi nên phản ứng như thế nào để đạt được HQKT tối ưu. Xuất phất từ quan
điểm hiệu suất sinh học và kinh tế trong CNGT, Aviagen cho rằng khi người chăn
16
nuôi đã chọn được mức đầu tư thức ăn tối ưu thì không nên giảm khối lượng thức
ăn khi giá thức ăn tăng và tăng khối lượng thức ăn khi giá thức ăn giảm ở vùng
nghiên cứu.
Tuy nhiên, nghiên cứu này không nói rõ cách thức lựa chọn khối lượng thức
ăn tối ưu và giá thức ăn biến động trong phạm vi nào? vì nếu giá thức ăn biến động
trong phạm vi lớn thì cần phải có sự đánh giá kỹ hơn về HQKT.
Các nghiên cứu của Alders. G và Pym.E [55], Ahuja. V và Dhawan. M [56],
Iannotti. L và CTV [77], Scanes. C. G [91] và Sonaiya. F [92] không chỉ tập trung
nghiên cứu về HQKT đơn thuần mà còn nghiên cứu vai trò của ngành chăn nuôi gia
cầm đối với các vấn đề xã hội. Các nghiên cứu này cho thấy rằng chăn nuôi gia cầm
nói chung và gà thịt nói riêng có vai trò quan trọng trong tạo việc làm, nâng cao thu
nhập, giải quyết nhu cầu tài chính cấp bách, cải thiện chế độ dinh dưỡng, tăng
cường tính liên kết trọng cộng dân cư, đặc biệt là đối với hộ nghèo ở các nước đang
phát triển.
Như vậy, các chỉ tiêu, phương pháp đánh giá HQKT trong CNGT của các nhà
khoa học trên thế giới là có sự khác nhau đáng kể. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả
đều sử dụng phương pháp phân tích ngân sách, phân loại chi phí theo chi phí cố
định và chi phí biến đổi, sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận là thước đo hàng đầu như trong
doanh nghiệp khi đánh giá HQKT CNGT. Theo chúng tôi, cách thức phân loại chi
phí, chỉ sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trong đánh giá HQKT CNGT như trong doanh
nghiệp là chưa thích hợp vì nó chưa phản ánh đúng bản chất, thực trạng mô hình
CNGT ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh đó một số loại chi phí như chi phí marketing,
bảo hiểm... hay tỷ lệ chuyển đổi thức ăn là không có hoặc không thể tính toán. Tuy
nhiên, cách thức nhìn nhận, đánh giá HQKT CNGT đa chiều như theo quy mô, mùa
vụ, thời gian nuôi...., các phương pháp đánh giá như hồi quy tuyến tính đa biến,
phương pháp phân tích hiệu quả kỹ thuật (DEA), đơn vị tính toán cho 100con/vụ
nuôi hay trên 100kg gà hơi xuất chuồng... là có thể kế thừa và áp dụng.
2.2. Khái quát về nghiên cứu hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt ở Việt Nam
Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề, trong thời gian gần đây ở trong nước
một số tác giả đã quan tâm nghiên cứu về HQKT CNGT, tiêu biểu như:
17
Các nghiên cứu của Lê Như Tuấn [43], Nguyễn Văn Đức và Trần Long [62]
hay của Lê Văn Thắng [27], đã sử dụng phương pháp mô tả thống kê, phương pháp
hạch toán chi phí và kết quả sản xuất và hệ thống chỉ tiêu đánh giá dựa trên hệ
thống tài khoản quốc gia (SNA). Ưu điểm của những nghiên cứu này là đã đánh giá
và so sánh được HQKT CNGT theo một số tiêu thức khác nhau như quy mô, hình
thức và thời gian nuôi, từ đó rút ra được những nhận định quan trọng là: trong cấu
thành chi phí chăn nuôi thì thức ăn chiếm tỷ trọng lớn nhất (gần 70%), tiếp theo là
chi phí giống và chi phí thú y; HQKT CNGT của hình thức bán công nghiệp cao
hơn công nghiệp, quy mô vừa cao hơn quy mô nhỏ và thời gian nuôi tối ưu là
khoảng 80 ngày. Nhưng hạn chế của các nghiên cứu này là chưa định lượng ảnh
hưởng của các yếu tố đến HQKT CNGT, chưa phân tích HQKT trong điều kiện rủi
ro và hiệu quả kỹ thuật trong CNGT cũng chưa được đề cập. Bên cạnh đó, các
nghiên cứu này không nghiên cứu HQKT cho các giống gà khác nhau và việc đánh
đánh giá HQKT chỉ trong một vụ nuôi, vì thế chưa có cái toàn diện về HQKT.
Nghiên cứu của Đinh Xuân Tùng [91] và Nguyễn Quốc Nghi [27] đã sử dụng
phương pháp phân tích hiệu quả tài chính, phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến
để phân tích HQKT cũng như ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội đến HQKT
CNGT. Ưu điểm của các nghiên cứu này là đã sử dụng phương pháp phù hợp để
định lượng ảnh hưởng các các yếu tố đến HQKT CNGT, từ đó có cơ sở khoa học để
đề xuất các khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao HQKT CNGT. Tuy nhiên, hạn
chế của các nghiên cứu này là chưa phân tích và so sánh được HQKT CNGT theo
các tiêu thức khác nhau vì thế không có cơ sở khoa học để khuyến nghị người chăn
nuôi nên nuôi giống gì, nuôi theo hình thức nào?…; chưa nghiên cứu HQKT trong
điều kiện rủi ro do biến động của giá cả thị trường và tình hình dịch bệnh để thấy
được khả năng tồn tại và phát triển của ngành CNGT trong môi trường khó tiên liệu
hiện nay. Bên cạnh đó, các vấn đề như phương pháp tiếp cận, khung phân tích hay
hiệu quả kỹ thuật cũng chưa được đề cập.
Sy. A, Roland-Holst. D và Zilberman. D [91] khi nghiên cứu chuỗi cung gà
thịt và sự thất bại của thị trường ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam đã cho thấy rằng:
hoạt động CNGT gặp nhiều khó khăn do một số đầu vào có giá cao và khó tiếp cận;
18
mối quan hệ mua – bán giữa các tác nhân trong chuỗi cung thường được thoả thuận
bằng miệng, không có sự rằng buộc về mặt pháp lý vì thế không có sự chia sẽ rủi ro
giữa các tác nhân; quy mô sản xuất nhỏ, các cơ sở chăn nuôi nằm phân tán và thiếu
sự liên kết với nhau đã hạn chế người chăn nuôi trong việc lựa chọn kênh tiêu thụ
và điều này đã ảnh hưởng đến giá bán của người chăn nuôi; người tiêu dùng thích
sử dụng sản phẩm dưới dạng tươi sống hơn là đóng gói và đặc biệt các giống gà địa
phương có giá bán cao gấp đôi so với các giống gà công nghiệp. Như vậy, mặc dù
nghiên cứu này không đề cập sâu về HQKT nhưng đã gợi ý một số vấn đề rằng: giá
cả và sự sẵn có của các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi và
HQKT; sự hợp tác lỏng lẽo, không có sự rằng buộc bằng pháp lý giữa các tác nhân
trong chuỗi cung đã làm cho hoạt động chăn nuôi gặp nhiều rủi ro; quy mô chăn
nuôi, sự hợp tác giữa người chăn nuôi có ảnh hưởng đến lựa chọn kênh tiêu thụ, giá
bán và HQKT; sở thích của người tiêu dùng ảnh hưởng đến giá bán vì thế việc lựa
chọn giống gà phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn HQKT
trong CNGT.
Nghiên cứu của Akter. S, Jabbar M.A và Ehui. S.K [57] về năng lực cạnh
tranh và hiệu quả trong chăn nuôi lợn và gia cầm ở Việt Nam cho thấy:
Năng lực cạch tranh sản phẩm chăn nuôi gia cầm nhìn chung là tương đối thấp
do năng suất thấp và chi phí đầu vào/đơn vị sản phẩm cao so với bình quân trên thế
giới; chăn nuôi gia cầm ở quy mô vừa có chi phí bình quân/đơn vị sản phẩm thấp
nhất và vì thế có tính cạnh tranh cao nhất, chăn nuôi ở quy mô nhỏ có tính cạnh
tranh thấp nhất; có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh
tranh trong chăn nuôi gia cầm như chi phí thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi, trình độ văn
hoá của chủ hộ, khả năng tiếp cận vốn tín dụng, dịch vụ thú y…
Hiệu quả kỹ thuật (TE) của tổng thể mẫu là 0,75, hiệu quả kỹ thuật của các cơ
sở chăn nuôi gia cầm phía Bắc là cao hơn phía Nam; đại đa số cơ sở chăn nuôi gia
cầm có chỉ số TE năm trong khoảng 0,75 – 0,85; các yếu tố như trình độ văn hoá,
kinh nghiệm nuôi, chi phí giống, thức ăn… là có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật,
điều này được thể hiện thông qua sự khác biệt về các yếu tố kinh tế - xã hội của
nhóm hộ có TE cao nhất và nhóm hộ có TE thấp nhất.
19
Mặc dù nghiên cứu này không phân tích sâu về HQKT, nhưng nghiên cứu này
gợi ý một số vấn đề sau: quy mô chăn nuôi có ảnh hưởng đến giá thành và vì thế có
ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và HQKT; việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến HQKT cần lưu ý đến các yếu tố như chi phí thức ăn, trình độ văn hoá chủ hộ, số
năm kinh nghiệm, khả năng tiếp cận dịch vụ thú y (số lần tập huấn)…; hiệu quả kỹ
thuật có quan hệ với HQKT, vì thế nâng cao hiệu quả kỹ thuật là cơ sở để năng cao
HQKT; để phân tích hiệu quả kỹ thuật có thể sử dụng phương pháp tham số hoặc
phương pháp phi tham số; các yếu tố đầu vào để phân tích hiệu quả kỹ thuật là các
loại chi phí chính trong chăn nuôi như con giống, thức ăn, thuốc thú y… và do đặc
điểm chăn nuôi gia cầm các yếu tố này khó quy về một đại lượng để đảm bảo tính
so sánh nên khi phân tích hiệu quả kỹ thuật các đầu vào này có thể được đo bằng
giá trị và không làm giảm ý nghĩa của kết quả nghiên cứu; để lý giải sự khác biệt về
hiệu quả kỹ thuật giữa các nhóm hộ nuôi và thông qua đó có cơ sở khoa học nhằm
để xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật có thể phân tích sự khác biệt về các
yếu tố kinh tế - xã hội giữa nhóm hộ có chỉ số TE cao nhất và thấp nhất.
Nghiên cứu của Trung tâm phát triển nông thôn – Đại học Nông Lâm Huế [38]
lại tập trung nghiên lộ trình, giải pháp để phát triển CNGT theo hướng an toàn sinh
học hay của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn Việt Nam [50] lại
tập trung nghiên cứu thị trường, chuỗi cung gà thịt. Các vấn đề về HQKT chưa
được phân tích rõ trong các nghiên cứu này.
Các nghiên cứu của Burgos. S và Hinrichs. J [61], Epprecht. M và Vinh. L. V
[69], FAO [70] và Miers. H [82] tập trung nghiên cứu vai trò của ngành chăn nuôi
gia cầm nói chung gà thịt nói riêng đối với các vấn đề xã hội. Các nghiên cứu này
cho thấy rằng chăn nuôi gia cầm nói chung và gà thịt nói riêng có vai trò quan trọng
trong tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giải quyết nhu cầu tài chính cấp bách, cải
thiện chế độ dinh dưỡng, nâng cao đời sống tinh thần, tăng cường tính liên kết trọng
cộng dân cư, đặc biệt là hộ nghèo ở Việt Nam.
Như vậy, các nghiên cứu đánh giá HQKT CNGT ở quy mô trang trại, nông hộ
ở nước ta có số lượng còn rất hạn chế so với yêu cầu đặt ra. Bên cạnh đó, các
nghiên cứu này đều chưa đánh giá đầy đủ về HQKT theo các tiêu thức khác nhau
và các vấn đề như HQKT trong điều kiện rủi ro hay phương pháp tiếp cận, khung
20
phân tích cũng chưa được đề cập, vì thế chưa có cái nhìn đầy đủ, toàn cảnh về
HQKT CNGT. Tuy nhiên, các phương pháp đánh giá, hệ thống chỉ tiêu phân tích
của các nhà khoa học trong nước sử dụng là phù hợp với đặc điểm, tính chất, quy
mô CNGT ở nước ta. Đây là cơ sở khoa học quan trọng để chúng tôi lựa chọn
phương pháp, hệ thống chỉ tiêu phân tích và hệ thống giải pháp cho đề tài luận án.
3. Những vấn đề đặt ra khi nghiên cứu hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt
- HQKT có quan hệ mật thiết với hiệu quả kỹ thuật. Trong CNGT hiện nay
việc nâng cao hiệu quả kỹ thuật bằng cách chọn hình thức nuôi, quy mô nuôi, kỹ
thuật chăm sóc nuôi dưỡng… phù hợp có ý nghĩa quyết định đến HQKT.
- Đánh giá HQKT CNGT ở tỉnh TT Huế là đánh giá ưu thế về các tiến bộ
trong CNGT, ở đó có sự khác biệt đáng kể trong việc lực chọn hình thức nuôi,
giống gà, thời gian nuôi, quy mô nuôi…
- Do nguồn lực sản xuất ngày càng khan hiếm, nhu cầu của người tiêu dùng về
thực phẩm ngày càng cao và khắt khe, áp lực của cạnh tranh ngày càng khốc liệt
nên việc nghiên cứu để nâng cao HQKT CNGT, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng
cao của người tiêu dùng, nâng cao khả năng cạnh tranh ngày càng được quan tâm.
- Các trang trại, gia trại, nông hộ CNGT là các phần tử hợp thành hệ thống
ngành chăn nuôi. Vì thế, việc nghiên cứu để nâng cao HQKT của các đơn vị này
này là cơ sở để thúc đẩy ngành CNGT phát triển.
- Trên thế giới có nhiều phương pháp, chỉ tiêu khác nhau để đánh giá HQKT
CNGT, nhưng tựu trung lại đa số đều sử dụng phương pháp phân tích ngân sách thông
qua các chỉ tiêu như chi phí cố định (FC), chi phí biến đổi (VC), tổng chi phí (TC),
tổng doanh thu (TR) và thu nhập biên (GM) và lợi nhuận ròng (NB). Tuy nhiên, do đặc
thù CNGT ở Việt Nam có sự khác biệt đáng kể về mục đích, bản chất nên trong luận án
này chúng tôi có kế thừa các phương pháp trên nhưng hệ thống các chỉ tiêu phân tích là
có sự thay đổi đáng kể để phù hợp với đặc thù, điều kiện, mục tiêu theo đuổi của các
trang trại, gia trại, hộ CNGT ở nước ta nói chung và tỉnh TT Huế nói riêng.
21
PHẦN III
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
1.1. Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế
1.1.1. Các quan điểm cơ bản về hiệu quả kinh tế
Khi đi tìm lợi nhuận, các đơn vị kinh doanh luôn cố gắng thỏa mãn người tiêu
dùng và toàn xã hội về các hàng hoá và dịch vụ khác nhau. Người tiêu dùng thường
quan tâm đến giá cả và chất lượng sản phẩm để tối đa hoá lợi ích của họ, còn người
sản xuất kinh doanh thì đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu.
Vậy hiệu quả kinh tế là gì? Nội dung và bản chất của nó như thế nào? Xuất
phát từ các góc độ nghiên cứu khác nhau, hiện nay có nhiều quan điểm về HQKT,
có thể khái quát như sau:
* Ở góc độ vĩ mô
Tính hiệu quả theo quan điểm của K. Marx, đó là việc “tiết kiệm và phân phối
một cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hoá giữa các ngành” và đó
cũng chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động hay tăng hiệu quả”[45].
Như vậy, theo quan điểm của K. Marx tăng hiệu quả phải được hiểu rộng và
nó bao hàm cả tăng HQKT và xã hội.
Vận dụng quan điểm của K. Marx, các nhà Kinh tế học Xô Viết mà đại diện là
Obogomolop cho rằng “HQKT là sự tăng trưởng kinh tế thông qua nhịp điệu tổng
sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân với tốc độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu của
xã hội” [30]. Như vậy, quan điểm này chỉ mới đề cập đến nhu cầu tiêu dùng, quỹ
tiêu dùng là mục đích cuối cùng cần đạt được của nền sản xuất xã hội, nhưng chưa
đề cập đến quỹ tích luỹ để làm điều kiện, phương tiện đạt được mục đích đó.
Quan điểm này đúng nhưng chưa thoả đáng, không đảm bảo việc tạo ra năng
suất lao động xã hội cao hơn tư bản chủ nghĩa. Bởi lẽ, mục đích sản xuất là tạo ra
giá trị sử dụng, nhưng chưa xét đến sự đầu tư các nguồn lực và các yếu tố bên trong,
22
bên ngoài của nền kinh tế để tạo ra tổng sản phẩm hay thu nhập quốc dân đó, như
vậy việc “tiết kiệm thời gian lao động” bị đẩy xuống sau và không được xem xét là
vấn đề chính thể, kết quả là kinh tế - xã hội phát triển chậm, năng suất lao động
thấp. Rõ ràng, HQKT là mục tiêu của mọi nền sản xuất xã hội, là cơ sở để thể hiện
tính ưu việt của chế độ này so với chế độ khác.
Các nhà kinh tế học như Samuelson và Nordhaus cho rằng: “Hiệu quả là một
tình trạng mà trong đó các nguồn lực xã hội được sử dụng hết để mang lại sự thoả
mãn tối đa cho người tiêu dùng” hay “Một nền kinh tế có hiệu quả, một doanh
nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên đường giới hạn khả
năng sản xuất của nó” và “HQKT xảy ra khi không thể tăng thêm mức độ thoả mãn
của người này mà không làm phương hại cho người khác” [32]. Theo David Begg
và các cộng sự “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một
loại hàng hoá này mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hoá khác. Một nền
kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó” và David
Begg còn khẳng định “Hiệu quả nghĩa là không lãng phí” [3].
Như vậy, những quan điểm này là đúng nhưng chưa đủ vì điểm lựa chọn nằm
trên đường giới hạn khả năng sản xuất mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều
kiện đủ để đạt HQKT tối ưu. Hơn nữa, những quan điểm này phản ánh còn chung
chung, khó xác định được HQKT một cách chính xác vì chưa đề cập đến chi phí để
tạo ra sản phẩm.
Các nhà kinh tế học Cộng hoà dân chủ Đức mà đại diện là Stenien cho rằng
“HQKT là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu
ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ,
góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội” [90]. Kết quả hữu ích là một đại lượng
vật chất tạo ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ sự mâu thuẫn giữa
khả năng hữu hạn về tài nguyên với nhu cầu ngày càng tăng lên của con người, nên
người ta phải xem xét kết quả đó đạt được như thế nào và chi phí bỏ ra là bao nhiêu,
có đem lại kết quả hữu ích hay không.
Quan điểm này có ưu điểm là đã xét đến chi phí bỏ ra để có được kết quả, tức
phản ánh được trình độ, chất lượng của hoạt động sản xuất. Nhưng nhược điểm là
23
vẫn chưa rõ ràng, chưa cụ thể về phương diện xác định, tính toán kết quả hữu ích
của hoạt động sản xuất.
* Ở góc độ vi mô
Ở góc độ vi mô hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về HQKT, nhưng tựu
trung lại bao gồm 3 quan điểm chính sau:
Thứ nhất, HQKT là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí
bỏ ra để đạt được kết quả đó [41][50][51]. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được
của các sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu
vào để đạt được kết quả đó.
HQKT = Kết quả - Chi phí
Thứ hai, HQKT là đại lượng được xác định bởi sự so sánh tương đối giữa kết
quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó [5][16][26][44].
HQKT = Kết quả / Chi phí
Thứ ba: HQKT là sự so sánh giữa mức độ biến động của kết quả đạt được và
mức độ biến động của chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Sự so sánh ở đây bao
gồm cả về số tuyệt đối và tương đối [2][19][42].
HQKT = ΔKết quả / Δchi phí
Hoặc HQKT = %ΔKết quả / %Δchi phí
Từ các quan điểm trên chúng ta thấy: Nếu chỉ đánh giá HQKT ở khía cạnh lợi
nhuận thuần tuý như quan điểm thứ nhất thì chỉ mới xác định được quy mô của hiệu
quả nhưng không phản ánh được chất lượng của hoạt động sản xuất, trình độ sử
dụng các yếu tố nguồn lực đầu vào và chưa so sánh được khả năng cung cấp của cải
vật chất cho xã hội của những đơn vị sản xuất đạt hiệu số này như nhau vì chưa xét
đến chi phí bỏ ra bao nhiêu để đạt được kết quả đó. Và trong thực tế trong nhiều
trường hợp không thực hiện được phép trừ hay phép trừ không có ý nghĩa. Nếu
đánh giá HQKT bằng quan điểm thứ hai thì chưa toàn diện vì mới phản ánh được
chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng các nguồn lực đầu
vào nhưng chưa xác định được quy mô của hiệu quả sử dụng đầu vào. Bên cạnh đó,
kết quả sản xuất là kết quả của sự tác động của nhiều yếu tố như: thiên nhiên, kinh
tế, xã hội… các yếu tố này cần được phản ánh đầy đủ mới thấy hết các khía cạnh
của HQKT. Với quan điểm xem xét HQKT chỉ ở phần kết quả bổ sung và chi phí
24
bổ sung thì cho biết hiệu quả của mức độ đầu tư theo chiều sâu hoặc áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Tuy nhiên, hạn chế của quan điểm này là không xét
đến HQKT của tổng chi phí bỏ ra vì kết quả sản xuất là sự đạt được do tác động của
cả chi phí bổ sung và chi phí sẵn có. Trong thực tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh
có chi phí sẵn có khác nhau thì hiệu quả của chi phí bổ sung sẽ khác nhau.
Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về HQKT trong sản xuất kinh
doanh, điều này tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và mục đích yêu cầu của
từng đơn vị sản xuất trong từng giai đoạn phát triển nhất định. Tuy nhiên, mọi quan
điểm về HQKT đều thể hiện một điểm chung nhất là tiết kiệm nguồn lực để sản
xuất ra khối lượng sản phẩm tối đa.
Ở nước ta, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường
có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, hoạt động kinh tế của mỗi doanh nghiệp, mỗi cơ
sở sản xuất kinh doanh không chỉ nhằm vào tăng hiệu quả và các lợi ích kinh tế của
mình mà còn phải phù hợp với các yêu cầu của xã hội và đảm bảo các lợi ích chung
bởi các định hướng, chuẩn mực do Nhà nước quy định.
Vì thế, theo chúng tôi HQKT trong sản xuất kinh doanh nói chung và CNGT
nói riêng được hiểu một cách khái quát như sau:
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế thể hiện mối tương quan giữa kết quả
và chi phí. Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố đầu tư, các nguồn
lực tự nhiên và phương thức quản lý nhằm đạt mục tiêu của từng cơ sở sản xuất
kinh doanh và phù hợp với yêu cầu của xã hội.
1.1.2 Phân loại và các mối quan hệ trong nghiên cứu hiệu quả kinh tế
1.1.2.1. Phân loại hiệu quả và hiệu quả kinh tế
Hoạt động sản xuất của nền kinh tế xã hội được diễn ra ở các phạm vi, các
ngành, các lĩnh vực khác nhau. Đối tượng tham gia vào các quá trình sản xuất và
các yếu tố sản xuất cũng khác nhau. Mục đích, ý đồ nghiên cứu khác nhau thì nội
dung nghiên cứu HQKT cũng khác nhau. Do đó, HQKT thường được phân ra các
loại chủ yếu sau [2][5][31]:
- Phân loại HQKT theo bản chất và mục tiêu
+ HQKT: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả hữu ích về mặt kinh tế và chi
phí bỏ ra. Nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế (tài chính) của hoạt động sản xuất.
25
+ Hiệu quả xã hội: Phản ánh mối quan hệ giữa kết quả các lợi ích về mặt xã
hội mà sản xuất mang lại với chi phí bỏ ra. Loại hiệu quả này đánh giá chủ yếu về
mặt xã hội do các hoạt động sản xuất mang lại.
+ HQKT - xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả tổng hợp về mặt
kinh tế và xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Theo cách phân loại này khi xem xét, đánh giá cần có cái nhìn toàn diện về
các khía cạnh hiệu quả. Vì thế, khi đánh giá HQKT CNGT trong nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước hiện nay cần quan tâm đến hiệu quả xã hội và
môi trường.
- Phân loại hiệu quả theo phạm vi nghiên cứu
Ở phạm vi vĩ mô, HQKT được chia như sau:
+ HQKT quốc dân là HQKT được xem xét chung trong toàn bộ nền kinh tế -
xã hội.
+ HQKT theo ngành, lĩnh vực là HQKT được xem xét đối với từng ngành sản
xuất, từng lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân như ngành công nghiệp, nông
nghiệp… trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Trong nông nghiệp của từng vùng có các
ngành như trồng trọt, chăn nuôi… trong chăn nuôi có các ngành cụ thể như chăn
nuôi gia súc, gia cầm.
+ HQKT theo vùng, lãnh thổ được xem xét đối với từng vùng kinh tế - tự
nhiên và phạm vi lãnh thổ hành chính như: vùng Bắc Bộ, Nam Bộ… hay phạm vi
tỉnh hoặc huyện.
Theo cách phân loại này khi phân tích, đánh giá HQKT CNGT của một tỉnh
cần gắn liền với chiến lược phát triển chung của cả nước, và đánh giá HQKT CNGT
ở các huyện cần gắn liền với chiến lược chung của tỉnh trong các vấn đề như môi
trường, cơ cấu kinh tế, quy hoạch đất đai…
Ở phạm vi vi mô, HQKT được xem xét đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh
cụ thể. Trong đề tài luận án này chúng tôi xem xét, đánh giá HQKT đối với các
trang trại, gia trại và hộ CNGT.
- Phân loại hiệu quả theo đối tượng nghiên cứu
Theo cách phân loại này, HQKT gồm các loại sau:
26
+ HQKT sử dụng các tài nguyên, nguồn lực sản xuất như: HQKT sử dụng đất
đai, lao động, vốn, vật tư, thiết bị kỹ thuật tham gia vào quá trình sản xuất.
+ HQKT ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng các giải pháp kinh tế
và quản lý vào sản xuất.
Như vậy, để đánh giá HQKT CNGT một cách đúng đắn chúng ta phải xem xét cả
về mặt thời gian và không gian trong mối quan hệ giữa hiệu quả bộ phận và hiểu quả
chung, quan hệ giữa phạm vi vi mô và vĩ mô, quan hệ giữa hiệu quả hiện tại và lâu dài.
1.1.2.2. Các mối quan hệ trong nghiên cứu hiệu quả kinh tế
HQKT là một phạm trù kinh tế có quan hệ chặt chẽ với các phạm trù kinh tế -
xã hội khác. Vì vậy, hiểu các mối quan hệ này là cơ sở để nâng cao HQKT một cách
tối ưu và phù hợp với nội dung và yêu cầu đặt ra. Các mối quan hệ trong nghiên cứu
HQKT bao gồm các quan hệ cơ bản sau [2][5][31]:
- Quan hệ giữa HQKT và hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả của các lợi ích về xã
hội và tổng chi phí xã hội. Kết quả của các lợi ích xã hội như tăng công ăn việc làm,
tăng niềm tin vào cuộc sống, cải thiện chế độ dinh dưỡng hằng ngày và cả những
vấn đề về cải thiện môi sinh, môi trường. Tổng chi phí xã hội thể hiện toàn bộ chi
phí sản xuất của xã hội bỏ ra trong hoạt động sản xuất xã hội.
HQKT và hiệu quả xã hội là một phạm trù thống nhất có quan hệ mật thiết với
nhau, chúng là tiền đề thúc đẩy nhau cùng phát triển. Nâng cao hiệu quả xã hội
được dựa trên cơ sở nâng cao HQKT. Việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội lại là
điều kiện để thức đẩy các hoặt động sản xuất có HQKT cao hơn.
- HQKT trong quan hệ phát triển bền vững
HQKT với quan điểm phát triển bền vững là HQKT được tạo ra với những tác
động hợp lý để có nhịp độ tăng trưởng kinh tế tốt và đảm bảo hài hoà các lợi ích về
mặt xã hội và môi trường trong hiện tại và cả tương lai.
Như vậy, việc giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa HQKT và hiệu quả xã
hội, giữa HQKT kinh tế hiện tại và lâu dài là đảm bảo cho phát triển kinh tế một
cách bền vững.
27
- Mối quan hệ giữa hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và HQKT
Hiệu quả của một đơn vị kinh tế gồm hai thành phần là hiệu quả kỹ thuật và
hiệu quả phân bổ. Khi kết hợp hai độ đo này cho chúng ta độ đo HQKT [73].
+ Hiệu quả kỹ thuật (Technical efficiency - TE)
Farrel cho rằng hiệu quả kỹ thuật là khả năng đạt đến mức sản lượng tối đa từ
một tập hợp nhất định các yếu tố đầu vào cho trước. Như vậy, hiệu quả kỹ thuật
thuộc về những người thực hành giỏi nhất (best practice).
X2
S’
S
000 X1
A’
A
R
Q
P
Q’
.
..
.
Đồ thị 1.1. Mối quan hệ giữa hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ
và hiệu quả kinh tế
Farrel minh họa những ý tưởng của mình bằng một ví dụ đơn giản, một doanh
nghiệp sử dụng hai yếu tố đầu vào (X1 và X2) để sản xuất một đầu ra (Y), với giả
thiết hiệu quả không đổi theo quy mô. Đường đồng lượng đơn vị của doanh nghiệp
hiệu quả toàn bộ, được biểu diển bằng đường SS’ trong Đồ thị 1.1, cho phép đo
hiệu quả kỹ thuật.
Để sản xuất mức sản lượng đơn vị, doanh nghiệp sử dụng hai yếu tố đầu vào
biến đổi đã cho. Mức sử dụng hai yếu tố đầu vào tối ưu về mặt kỹ thuật nằm trên
đường đồng lượng đơn vị. Đây là trường hợp doanh nghiệp đạt hiệu quả kỹ thuật
toàn bộ. Gỉa sử doanh nghiệp có mức sử dụng hai yếu tố đầu vào nằm tại điểm R,
khi đó hiệu quả kỹ thuật theo định nghĩa của Farrel là:
TE = OQ/OR
28
Và phi hiệu quả kỹ thuật là 1 – TE, cho biết phần trăm khối lượng đầu vào bị
thâm dụng trong quá trình sản xuất, hay nói cách khác, là phần trăm chi phí đầu vào
có thể tiết kiệm được để sản xuất mức sản lượng hiện tại.
Như vậy, hiệu quả kỹ thuật phản ánh trình độ sử dụng yếu tố vật chất của đầu
vào trong quá trình sản xuất. Theo cách định nghĩa này, hiệu quả kỹ thuật cho biết
một doanh nghiệp có thể tiết kiệm bao nhiêu phần trăm chi phí vật chất cho một
mức sản lượng nhất định.
+ Hiệu quả phân bổ (Allocative efficiency -AE)
Hiệu quả phân bổ liên quan đến việc phối hợp tối ưu về giá trị các yếu tố đầu
vào để tối thiểu hoá chi phí cho một mức sản lượng, hay tối đa hoá lợi nhuận.
Trên đồ thị 1.1, để sản xuất mức sản lượng đơn vị, mức chi phí tối thiểu nằm
trên đường đồng phí (AA’). Nếu doanh nghiệp sản xuất tại điểm Q thì đạt hiệu quả
kỹ thuật nhưng không đạt được hiệu quả phân bổ vì chi phí nhỏ nhất để đạt được
mức sản lượng đó năm tại điểm P. Hiệu quả phân bổ là:
AE = OP/OQ
Khoảng cách PQ biểu thị lượng giảm trong chi phí sản xuất, nếu sản xuất diễn
ra tại điểm hiệu quả phân bổ (và hiệu quả kỹ thuật) Q’, thay vì tại điểm hiệu quả kỹ
thuật nhưng không hiệu quả phân bổ Q.
Như vậy, hiệu quả phân bổ là thước đo phản ánh mức độ thành công của
người sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp các yếu tố đầu vào tối ưu, nghĩa là tỷ số
giữa sản phẩm biên của yếu tố đầu vào nào đó sẽ bằng tỷ số giá cả giữa chúng. Hiệu
quả phân bổ là hiệu quả do giá các yếu tố đầu vào và đầu ra được tính để phản ánh
giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực sản
xuất. Thực chất hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến yếu tố giá của đầu
vào và giá đầu ra.
+ Hiệu quả kinh tế (Economic efficiency - EE)
HQKT theo định nghĩa của Farrel là tích số giữa hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả
phân bổ. Nó là mối quan hệ so sánh giữa cái thực tế đạt được với cái tối đa có thể
đạt được. Trên đồ thị 1.1 HQKT được xác định.
EE = TE x AE = OP/OR
29
Như vậy, HQKT là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố vật chất và giá trị đều
tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất. Nếu đạt một trong
hai hiệu quả nói trên (hiệu quả kỹ thuật hoặc hiệu quả phân bổ) mới là điều kiện
cần, chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt HQKT. Vì thế, chỉ khi nào các cơ sở sản
xuất kinh doanh sử dụng các nguồn lực đạt cả hai chỉ tiêu là hiệu quả kỹ thuật và
hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt HQKT, và như vậy HQKT là thước đo
đúng đắn nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động của một cơ sở kinh tế.
Trong đánh giá HQKT CNGT phải coi HQKT CNGT là một phạm trù kinh tế
có quan hệ chặt chẽ với các phạm trù khác trong hệ thống các phạm trù kinh tế - xã
hội. Các nguồn lực trong CNGT luôn có hạn, giá cả các yếu tố đầu vào biến đổi
không ngừng do đó hiểu các mối quan hệ này là cơ sở để nâng cao hiệu quả trong
CNGT một cách tối ưu và phù hợp với yêu cầu, nội dung nghiên cứu.
1.1.3. Nội dung, bản chất của HQKT và sự vận dụng trong nông nghiệp
Nội dung và bản chất của HQKT được thể hiện ở các vấn đề sau [2][31][42]:
1.1.3.1. Nội dung của hiệu quả kinh tế
Thứ nhất, HQKT là quan hệ so sánh giữa kết quả thu được với toàn bộ các
yếu tố chi phí đầu vào của quá trình sản xuất (đất đai, vốn, lao động, khoa học kỹ
thuật, quản lý…).
Kết quả và HQKT là hai phạm trù kinh tế khác nhau, nhưng có quan hệ mật
thiết với nhau. Đây là mối liên hệ mật thiết giữa mặt chất và mặt lượng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả thể hiện khối lượng, quy mô
của một sản phẩm cụ thể và được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu, tuỳ thuộc vào từng
trường hợp. Hiệu quả là đại lượng dùng để đánh giá kết quả đó được tạo ra như thế
nào? Mức chi phí cho một đơn vị kết quả có chấp nhận được không? Dựa theo nội
dung này giúp chúng ta phân biệt giữa kết quả và hiệu quả của một hiện tượng hay
quá trình kinh tế.
Thứ hai, hiệu quả gắn liền với kết quả của từng hoạt động cụ thể trong sản
xuất kinh doanh, ở những điều kiện lịch sử cụ thể.
Trong sản xuất một sản phẩm cụ thể luôn có mối quan hệ giữa sử dụng các
30
yếu tố đầu vào và đâu ra, từ đó chúng ta mới biết được hao phí để sản xuất một đơn
vị sản phẩm là bao nhiêu? Mức chi phí như vậy có hiệu quả không? Tuy nhiên, kết
quả và hiệu quả phụ thuộc vào từng ngành, từng hoạt động ở điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội, thị trường…
Thứ ba, HQKT khi tính toán gắn liền với việc lượng hoá các yếu tố đầu vào và
các yếu tố đầu ra của từng sản phẩm, dịch vụ trong điều kiện nhất định.
HQKT liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản
xuất. Việc lượng hoá hết và cụ thể các yếu tố này để tính toán HQKT thường gặp
nhiều khó khăn, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Chẳng hạn:
Đối với các yếu tố đầu vào:
Trong sản xuất nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng, tài sản cố định (đất
nông nghiệp, vườn cây lâu năm, gia súc cơ bản, nhà xưởng, chuồng trại…) được sử
dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất, trong nhiều năm nhưng không đồng đều. Mặt khác,
giá trị hao mòn khó xác định chính xác, nên việc tính khấu hao tài sản cố định và
phân bổ chi phí để tính hiệu quả chỉ có tính chất tương đối.
Một số chi phí chung như chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao
thông, hệ thống thuỷ lợi, trạm điện…), chi phí thông tin, khuyến cáo khoa học kỹ
thuật… cần thiết phải hạch toán vào chi phí, nhưng trên thực tế khó có tính toán cụ
thể và chính xác những chi phí này.
Sự biến động của giá cả và mức độ trượt giá trên thị trường gây khó khăn cho
việc xác định chính xác chi phí sản xuất.
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng thuận lợi hoặc khó khăn cho sản xuất, nhưng
mức độ tác động là bao nhiêu, đến nay vẫn chưa có phương pháp nào xác định
chuẩn xác, nên cũng ảnh hưởng tới tính đúng, tính đủ các yếu tố đầu vào.
Đối với các yếu tố đầu ra:
Trên thực tế chỉ lượng hoá được các kết quả bằng hiện vật, còn kết quả dưới
dạng phi vật chất như tạo công ăn việc làm, khả năng cạnh tranh trên thị trường, bảo
vệ môi trường, cãi thiện chế độ dinh dưỡng cho người dân… thường không thể
lượng hoá ngay được và chỉ biểu lộ hiệu quả sau một thời gian. Vì vậy, việc xác
định đúng, đủ lượng kết quả này cũng gặp khó khăn.
31
1.1.3.2. Bản chất hiệu quả kinh tế
- Từ các nội dung trên cho thấy bản chất của HQKT là nâng cao năng suất lao
động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Quan niệm này gắn liền với hai quy luật
của nền sản xuất xã hội là quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm
thời gian lao động. Quan niệm này cũng thể hiện mối quan hệ so sánh giữa lượng
kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí lao động xã hội. Đó chính là hiệu quả
của lao động xã hội.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo duy nhất chất lượng của hoạt động
sản xuất kinh doanh. Một phương án sản xuất có hiệu quả thì phải đạt được kết quả
cao nhất, với chi phí thấp nhất thông qua việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
và công nghệ tiên tiến, phù hợp. Về khía cạnh này HQKT thể hiện chất lượng của
hoạt động sản xuất kinh doanh.
- HQKT không phải là mục đích cuối cùng của đơn vị sản xuất kinh doanh.
Muốn nâng cao chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh thì không dừng lại ở
việc đánh giá hiệu quả đã đạt được, mà còn thông qua nó để tìm giải pháp thúc đẩy
sản xuất phát triển ở mức cao hơn. Do đó, hiệu quả sản xuất kinh doanh là một
phạm trù kinh tế đánh giá trình độ sản xuất nhưng không phải mục đích cuối cùng
của sản xuất.
Như vậy, HQKT là chỉ tiêu rất cụ thể, thiết thực cho từng doanh nghiệp, nông
hộ và cả nền sản xuất xã hội. Thông qua việc nghiên cứu HQKT nhằm tìm ra những
phương hướng và biện pháp phù hợp có lợi để từ đó tác động nhằm thúc đẩy sản
xuất phát triển, đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng cao. Nghiên cứu HQKT nhằm
góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và hoà nhập với nền kinh tế trong
khu vực và quốc tế.
1.1.4. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế
Bất kỳ một quốc gia, một ngành hay một đơn vị sản xuất nào khi tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh đều mong muốn với nguồn lực có hạn thì làm thế
nào để tạo ra được khối lượng sản phẩm lớn nhất, có giá trị cao và chất lượng tốt
nhất. Bởi vậy, tất cả các hoạt động sản xuất đều được tính toán kỹ lưỡng sao cho đạt
HQKT cao nhất.
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệm
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệmNghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệm
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệmTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu sử dụng vỏ trấu để sản xuất gạch không nung. luận văn thạc sĩ kỹ t...
Nghiên cứu sử dụng vỏ trấu để sản xuất gạch không nung. luận văn thạc sĩ kỹ t...Nghiên cứu sử dụng vỏ trấu để sản xuất gạch không nung. luận văn thạc sĩ kỹ t...
Nghiên cứu sử dụng vỏ trấu để sản xuất gạch không nung. luận văn thạc sĩ kỹ t...jackjohn45
 
Sàng lọc và định danh các chủng vi khuẩn quang hợp có khả năng hấp thu muối v...
Sàng lọc và định danh các chủng vi khuẩn quang hợp có khả năng hấp thu muối v...Sàng lọc và định danh các chủng vi khuẩn quang hợp có khả năng hấp thu muối v...
Sàng lọc và định danh các chủng vi khuẩn quang hợp có khả năng hấp thu muối v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phân lập và định danh một số chủng nấm gây bệnh trên lúa (oryza sativa)
Phân lập và định danh một số chủng nấm gây bệnh trên lúa (oryza sativa)Phân lập và định danh một số chủng nấm gây bệnh trên lúa (oryza sativa)
Phân lập và định danh một số chủng nấm gây bệnh trên lúa (oryza sativa)TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cá
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cáPhân lập bacillus subtilis từ ruột cá
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cáTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩ...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tìm hiểu và xây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩu
Tìm hiểu và xây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩuTìm hiểu và xây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩu
Tìm hiểu và xây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩuTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp tên khóa luận nghiên cứu các điều kiện biến tính than ho...
Khóa luận tốt nghiệp tên khóa luận nghiên cứu các điều kiện biến tính than ho...Khóa luận tốt nghiệp tên khóa luận nghiên cứu các điều kiện biến tính than ho...
Khóa luận tốt nghiệp tên khóa luận nghiên cứu các điều kiện biến tính than ho...jackjohn45
 

What's hot (20)

Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệm
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệmNghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệm
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệm
 
Nghiên cứu sử dụng vỏ trấu để sản xuất gạch không nung. luận văn thạc sĩ kỹ t...
Nghiên cứu sử dụng vỏ trấu để sản xuất gạch không nung. luận văn thạc sĩ kỹ t...Nghiên cứu sử dụng vỏ trấu để sản xuất gạch không nung. luận văn thạc sĩ kỹ t...
Nghiên cứu sử dụng vỏ trấu để sản xuất gạch không nung. luận văn thạc sĩ kỹ t...
 
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOTĐặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
 
Lv (15)
Lv (15)Lv (15)
Lv (15)
 
Đề tài: Thu nhận chitin, Chitosan từ vỏ tôm làm màng bao sinh học
Đề tài: Thu nhận chitin, Chitosan từ vỏ tôm làm màng bao sinh họcĐề tài: Thu nhận chitin, Chitosan từ vỏ tôm làm màng bao sinh học
Đề tài: Thu nhận chitin, Chitosan từ vỏ tôm làm màng bao sinh học
 
Sàng lọc và định danh các chủng vi khuẩn quang hợp có khả năng hấp thu muối v...
Sàng lọc và định danh các chủng vi khuẩn quang hợp có khả năng hấp thu muối v...Sàng lọc và định danh các chủng vi khuẩn quang hợp có khả năng hấp thu muối v...
Sàng lọc và định danh các chủng vi khuẩn quang hợp có khả năng hấp thu muối v...
 
Phân lập và định danh một số chủng nấm gây bệnh trên lúa (oryza sativa)
Phân lập và định danh một số chủng nấm gây bệnh trên lúa (oryza sativa)Phân lập và định danh một số chủng nấm gây bệnh trên lúa (oryza sativa)
Phân lập và định danh một số chủng nấm gây bệnh trên lúa (oryza sativa)
 
Luận văn: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia, HAY
Luận văn: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia, HAYLuận văn: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia, HAY
Luận văn: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia, HAY
 
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cá
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cáPhân lập bacillus subtilis từ ruột cá
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cá
 
Đề tài: Nghiên cứu trích ly bột lycopene từ gấc, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu trích ly bột lycopene từ gấc, HAY, 9đĐề tài: Nghiên cứu trích ly bột lycopene từ gấc, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu trích ly bột lycopene từ gấc, HAY, 9đ
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
 
Bài mẫu: Khóa luận tốt nghiệp ngành nông lâm, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu: Khóa luận tốt nghiệp ngành nông lâm, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu: Khóa luận tốt nghiệp ngành nông lâm, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu: Khóa luận tốt nghiệp ngành nông lâm, HAY, 9 ĐIỂM
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩ...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩ...
 
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
 
Luận văn: Xử lý phân gà thành phân bón hữu cơ vi sinh, HAY
Luận văn: Xử lý phân gà thành phân bón hữu cơ vi sinh, HAYLuận văn: Xử lý phân gà thành phân bón hữu cơ vi sinh, HAY
Luận văn: Xử lý phân gà thành phân bón hữu cơ vi sinh, HAY
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...
 
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
 
Tìm hiểu và xây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩu
Tìm hiểu và xây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩuTìm hiểu và xây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩu
Tìm hiểu và xây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩu
 
Khóa luận tốt nghiệp tên khóa luận nghiên cứu các điều kiện biến tính than ho...
Khóa luận tốt nghiệp tên khóa luận nghiên cứu các điều kiện biến tính than ho...Khóa luận tốt nghiệp tên khóa luận nghiên cứu các điều kiện biến tính than ho...
Khóa luận tốt nghiệp tên khóa luận nghiên cứu các điều kiện biến tính than ho...
 
Đề tài: Thực trạng công nghệ xử lý nước thải tại công ty bia, HOT
Đề tài: Thực trạng công nghệ xử lý nước thải tại công ty bia, HOTĐề tài: Thực trạng công nghệ xử lý nước thải tại công ty bia, HOT
Đề tài: Thực trạng công nghệ xử lý nước thải tại công ty bia, HOT
 

Similar to Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...nataliej4
 
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩuLuận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩuNguyễn Công Huy
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...Man_Ebook
 
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng và đánh giá hiệu quả áp dụng hệ thống quản l...
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng và đánh giá hiệu quả áp dụng hệ thống quản l...Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng và đánh giá hiệu quả áp dụng hệ thống quản l...
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng và đánh giá hiệu quả áp dụng hệ thống quản l...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng và đánh giá hiệu quả áp dụng hệ thống quản l...
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng và đánh giá hiệu quả áp dụng hệ thống quản l...Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng và đánh giá hiệu quả áp dụng hệ thống quản l...
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng và đánh giá hiệu quả áp dụng hệ thống quản l...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế (20)

Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêuLuận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...
 
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩuLuận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAYLuận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
 
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừaNăng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
 
Luận án: Sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn
Luận án: Sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toànLuận án: Sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn
Luận án: Sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn
 
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng và đánh giá hiệu quả áp dụng hệ thống quản l...
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng và đánh giá hiệu quả áp dụng hệ thống quản l...Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng và đánh giá hiệu quả áp dụng hệ thống quản l...
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng và đánh giá hiệu quả áp dụng hệ thống quản l...
 
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng và đánh giá hiệu quả áp dụng hệ thống quản l...
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng và đánh giá hiệu quả áp dụng hệ thống quản l...Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng và đánh giá hiệu quả áp dụng hệ thống quản l...
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng và đánh giá hiệu quả áp dụng hệ thống quản l...
 
Luận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAY
Luận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAYLuận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAY
Luận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAY
 
Nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, HAY
Nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, HAYNâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, HAY
Nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, HAY
 
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOTLuận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
 
Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)
 
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật chế biến xương cá tra
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật chế biến xương cá traLuận văn: Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật chế biến xương cá tra
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật chế biến xương cá tra
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái BìnhLuận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
 
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAYBón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
 
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 

Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN LÊ HIỆP HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI GÀ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HUẾ - NĂM 2016
  • 2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN LÊ HIỆP HIÃÛU QUAÍ KINH TÃÚ CHÀN NUÄI GAÌ ÅÍ TÈNH THÆÌA THIÃN HUÃÚ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ: 62 62 01 15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN TÀI PHÚC HUẾ - NĂM 2016
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, Luận án này là kết quả nghiên cứu của tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của giáo viên. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận án là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ thực hiện Luận án này đã được cảm ơn và những thông tin trích dẫn trong Luận án đều chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng. Huế, tháng 3 năm 2016 Tác giả luận án Nguyễn Lê Hiệp
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận án này tôi nhận được sự giúp đỡ quý báu của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình và đầy trách nhiệm của PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cô và cán bộ Phòng Đào tạo sau Đại học, Khoa Kinh tế và Phát triển Trường Đại học Kinh tế - Huế đã dành cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận án. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến cán bộ Chi cục Thú y, Chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông - Lâm - Ngư nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, Phòng Kinh tế và Phòng Thống kê thị xã Hương Thủy, huyện Quảng Điền và Nam Đông đã giúp đỡ tôi có những thông tin, tư liệu quý để thực hiện Luận án. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, ủng hộ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình làm Luận án. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định khi thực hiện Luận án. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô giáo và bạn đọc. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 3 năm 2016 Tác giả luận án Nguyễn Lê Hiệp
  • 5. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Tên đầy đủ tiếng Việt Tên đầy đủ tiếng Anh AE Hiệu quả phân bổ Allocative efficiency BCN Bán công nghiệp CN Công nghiệp CNGT Chăn nuôi gà thịt CRS Hiệu suất không đổi theo quy mô Constant returns to scale DRS Hiệu suất giảm theo quy mô Decreasing returns to scale EE Hiệu quả kinh tế Economic efficiency GTBCN Gà thịt bán công nghiệp GTCN Gà thịt công nghịêp GO Giá trị sản xuất Gross output HQKT Hiệu quả kinh tế IC Chi phí trung gian Intermediate cost IRS Hiệu suất tăng theo quy mô Increasing returns to scale MI Thu nhập hỗn hợp Mixed income PE Hiệu quả kỹ thuật thuần Pure technical efficiency Pi Giá đầu vào Price of inputs SE Hiệu quả quy mô Scale efficiency TE Hiệu quả kỹ thuật Technical efficiency TLHH Tỷ lệ hao hụt TSCĐ Tài sản cố định TT Huế Thừa Thiên Huế VA Giá trị gia tăng Value added VRS Hiệu suất biến đổi theo quy mô Variable returns to scale
  • 6. iv MỤC LỤC Lời cam đoan................................................................................................................ i Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii Danh mục từ viết tắt...................................................................................................iii Mục lục....................................................................................................................... iv Danh mục các biểu bảng ...........................................................................................vii Danh mục hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ.............................................................................. ix PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án ................................................... 4 PHẦN II. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................... 6 1. Tình hình chăn nuôi gà thịt trên thế giới và ở Việt Nam ........................................ 6 1.1. Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ thịt gà trên thế giới............................................ 6 1.2. Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ thịt gà ở Việt Nam............................................. 8 2. Tổng quan các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt trên thế giới và ở Việt Nam ................................................................................................................... 12 2.1. Tổng quan các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt trên thế giới . 12 2.2. Khái quát về nghiên cứu hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt ở Việt Nam.......... 16 PHẦN III. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................... 21 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ.......................... 21 1.1. Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế .................................................................... 21 1.1.1. Các quan điểm cơ bản về hiệu quả kinh tế...................................................... 21 1.1.2 Phân loại và các mối quan hệ trong nghiên cứu hiệu quả kinh tế.................... 24 1.1.3. Nội dung, bản chất của HQKT và sự vận dụng trong nông nghiệp................ 29 1.1.4. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế.................................................... 31 1.2. Đặc điểm, phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà thịt ...... 32 1.2.1. Các vấn đề lý luận cơ bản về chăn nuôi gà thịt............................................... 32 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt ........................ 38
  • 7. v 1.2.3. Đặc điểm, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt ................. 43 1.2.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt ...... 45 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 50 2.1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Thừa Thiên Huế ....................................................... 50 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................... 50 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội................................................................................ 51 2.2. Cách tiếp cận và khung phân tích ...................................................................... 58 2.2.1. Cách tiếp cận................................................................................................... 58 2.2.2. Khung phân tích .............................................................................................. 58 2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 60 2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu .................................................................................... 60 2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin...................................................................... 64 2.3.3. Phương pháp phân tích.................................................................................... 65 CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI GÀ THỊT Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .................................................................................... 73 3.1. Khái quát về chăn nuôi gà thịt ở tỉnh Thừa Thiên Huế...................................... 73 3.1.1. Biến động số lượng đàn .................................................................................. 73 3.1.2. Biến động sản lượng thịt ................................................................................. 74 3.1.3. Sự phân bố đàn gà thịt..................................................................................... 75 3.1.4. Mục đích và quy mô, hình thức chăn nuôi...................................................... 76 3.1.5. Giống gà nuôi.................................................................................................. 78 3.2. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt ..................................... 79 3.2.1. Chăn nuôi gà thịt đối với phát triển ngành nông nghiệp và kinh tế hộ chăn nuôi.. 79 3.2.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt của các cơ sở được khảo sát... 81 3.2.3. Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt trong điều kiện rủi ro ............................... 98 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt ......................... 102 3.4. Hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong chăn nuôi gà thịt............................................................................................................... 106 3.4.1. Hiệu quả kỹ thuật trong chăn nuôi gà thịt..................................................... 106 3.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong chăn nuôi gà thịt........... 109
  • 8. vi 3.5. Thị trường đầu vào, đầu ra của hoạt động chăn nuôi gà thịt ở tỉnh TT Huế.... 111 3.5.1. Thị trường các yếu tố đầu vào....................................................................... 111 3.5.2. Thị trường đầu ra........................................................................................... 112 CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI GÀ THỊT Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ............................................................ 123 4.1. Những căn cứ để xây dựng các giải pháp ........................................................ 123 4.1.1. Xu hướng tiêu dùng và sự thiếu hụt thịt gà trong nước ................................ 123 4.1.2. Phân tích ma trận SWOT về hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt ở tỉnh Thừa Thiên Huế................................................................................................................ 125 4.1.3. Chiến lược phát triển chăn nuôi của tỉnh TT Huế......................................... 127 4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt ở tỉnh Thừa Thiên Huế................................................................................................................ 130 4.2.1. Nhóm giải pháp về kỹ thuật .......................................................................... 130 4.2.2. Nhóm giải pháp về thị trường tiêu thụ.......................................................... 133 4.2.3. Nhóm giải pháp về chính sách ...................................................................... 135 4.2.4. Nhóm giải pháp về tổ chức lại sản xuất........................................................ 137 4.2.5 Nhóm giải pháp về tổ chức chăn nuôi ở các cơ sở......................................... 138 PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 140 1. Kết luận ............................................................................................................... 140 2. Kiến nghị............................................................................................................. 142 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ ....................................................................................................... 144 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 145 PHỤ LỤC
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh TT Huế thời kỳ 2009 -2013................ 55 Bảng 2.2. Giá trị và cơ cấu GDP các ngành của tỉnh TT Huế............................... 55 Bảng 2.3: GO và cơ cấu GO các ngành của tỉnh TT Huế...................................... 56 Bảng 2.4: GO và cơ cấu GO của ngành Nông nghiệp tỉnh TT Huế ...................... 57 Bảng 2.5: GO và cơ cấu GO của ngành Chăn nuôi tỉnh TT Huế .......................... 57 Bảng 2.6: Số lượng và cơ cấu mẫu khảo sát.......................................................... 63 Bảng 2.7: Số hội thảo nhóm và lượt người tham gia............................................. 64 Bảng 2.8: Diễn giãi các biến độc lập trong mô hình.............................................. 68 Bảng 3.1. GO và cơ cấu GO của ngành CNGT trong ngành nông nghiệp............ 80 Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu phản ảnh vai trò của ngành CNGT đối với phát triển kinh tế nông hộ ...................................................................................... 81 Bảng 3.3. Tình hình về nguồn lực của các cơ sở CNGT được khảo sát................ 82 Bảng 3.4: Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật về hoạt động CNGT ...................... 83 Bảng 3.5: Chi phí và cơ cấu chi phí sản xuất theo hình thức nuôi trong vụ Hè .... 85 Bảng 3.6: Chi phí và cơ cấu chi phí sản xuất theo vùng sinh thái trong vụ Hè..... 87 Bảng 3.7: Chi phí và cơ cấu chi phí sản xuất theo giống nuôi trong vụ Hè .......... 89 Bảng 3.8: Chi phí và cơ cấu chi phí sản xuất theo quy mô nuôi trong vụ Hè ....... 91 Bảng 3.9: Kết quả và HQKT theo hình thức nuôi vụ Hè....................................... 93 Bảng 3.10: Kết quả và HQKT theo vùng sinh thái trong vụ Hè.............................. 95 Bảng 3.11: Kết quả và HQKT theo giống nuôi trong vụ Hè ................................... 96 Bảng 3.12: Kết quả và HQKT theo quy mô nuôi trong vụ Hè ................................ 97 Bảng 3.13. Phân tích các kịch bản về kết quả và HQKT CNGT........................... 100 Bảng 3.14: So sánh sự khác biệt giữa các nhóm hộ CNGT................................... 103 Bảng 3.15: Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và HQKT CNGT.......................... 104 Bảng 3.16: Các chỉ số hiệu quả của các cơ sở CNGT ........................................... 106 Bảng 3.17: Phân phối tần suất các chỉ số hiệu quả ................................................ 108 Bảng 3.18: Số lượng cơ sở CNGT phân theo hình thức nuôi và tính chất công nghệ............................................................................................. 108
  • 10. viii Bảng 3.19: So sánh sự khác biệt về các yếu tố kinh tế - xã hội giữa các nhóm hộ CNGT .................................................................................................. 109 Bảng 3.20: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật (TE).............................. 110 Bảng 3.21: Nguồn cung ứng con giống của các cơ sở chăn nuôi.......................... 112 Bảng 3.22: Biến động giá gà thịt qua các kênh trong chuỗi cung ......................... 117 Bảng 3.23: Chi phí và giá trị gia tăng của các tác nhân trong chuỗi cung GTCN................................................................................ 118 Bảng 3.24: Chi phí và giá trị gia tăng của các tác nhân trong chuỗi cung GTBCN............................................................................. 120
  • 11. ix DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 1: Số lượng và phân bố đàn gà trên thế giới................................................ 6 Biểu đồ 2: Sản lượng thịt gà trên thế giới thời kỳ 2000 - 2013 ................................ 7 Biểu đồ 3: Mức tiêu thụ thịt gà ở Châu Á và trên thế giới........................................ 8 Biểu đồ 4: Biến động số lượng đàn gia cầm nói chung và gà thịt nói riêng trong giai đoạn 2000 – 2013 ............................................................................. 9 Biểu đồ 5: Sự phân bố đàn gà ở Việt Nam.............................................................. 10 Biểu đồ 6: Sản lượng thịt hơi gia cầm và gà giai đoạn 2000 đến 2013 .................. 11 Biểu đồ 7: Mức tiêu thụ thịt gà của Việt Nam và một số nước Đông Nam Á giai đoạn 2006 – 2012 .................................................................................. 12 Đồ thị 1.1. Mối quan hệ giữa hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế ............................................................................................................ 27 Đồ thị 3.1: Số lượng gia cầm thời kỳ 2000 – 2013 tại tỉnh TT Huế........................ 73 Đồ thị 3.2: Sản lượng thịt gia cầm thời kỳ 2000 – 2013 tại tỉnh TT Huế ............... 75 Đồ thị 3.3: Phân bố đàn gà thịt ở tỉnh TT Huế ........................................................ 76 Đồ thị 3.4: Mục đích chăn nuôi gà giai đoạn 2009 – 2013...................................... 76 Đồ thị 3.5: Cơ cấu số gà thịt được nuôi giai đoạn 2009 - 2013............................... 77 Đồ thị 3.6: Cơ cấu giống gà thịt được nuôi năm 2012 ............................................ 79 Đồ thị 4.1. Cơ cấu và xu hướng tiêu dùng thịt ở Việt Nam .................................. 124 Sơ đồ 2.1: Khung phân tích hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt................................ 59 Sơ đồ 3.1: Chuỗi cung gà thịt CN tại tỉnh TT Huế ................................................. 113 Sơ đồ 3.2: Chuỗi cung GTBCN tại tỉnh TT Huế .................................................... 114 Sơ đồ 3.3: Phân bổ IC và VA ở các kênh trong chuỗi cung GTCN ....................... 121 Sơ đồ 3.4: Phân bổ IC và VA ở các kênh trong chuỗi cung GTBCN..................... 122
  • 12. 1 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Để ngành nông nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển, cần phải kết hợp phát triển đồng thời cả hai ngành trồng trọt và chăn nuôi một cách có kế hoạch và bền vững, trong đó giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ngày càng tăng lên [4]. Trong ngành chăn nuôi, gia cầm là vật nuôi quan trọng thứ hai sau lợn nhưng là vật nuôi phổ biến của mọi người dân, ở vùng nông thôn có đến 80% số hộ là có chăn nuôi gia cầm. Trong chăn nuôi gia cầm, gà là vật nuôi chủ yếu, đàn gà chiếm khoảng 75% tổng số lượng đàn gia cầm và hàng năm cung cấp khoảng 350 - 450 ngàn tấn thịt [22]. Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển chăn nuôi toàn diện. Theo quy hoạch tổng thể phát triển chăn nuôi của tỉnh đến năm 2020 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt khoảng 40% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, tổng số đàn gia cầm đạt trên 3,1 triệu con, trong đó gà là 2,1 triệu con, tổng sản lượng thịt gia cầm đạt khoảng 5 ngàn tấn, trong đó thịt gà trên 3 ngàn tấn và gà thịt được xác định là một trong ba vật nuôi chủ lực của tỉnh bên cạnh bò thịt và lợn thịt [6]. Trong thời gian qua hoạt động chăn nuôi gia cầm nói chung và gà nói riêng ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được những thành tựu đáng kể, số lượng đàn và sản lượng thịt liên tục tăng lên từ 1,63 triệu con gia cầm (trong đó gà thịt khoảng 0,9 triệu con) và gần 3 ngàn tấn thịt (trong đó thịt gà đạt gần 2 ngàn tấn) năm 2007 lên 2,12 triệu con (trong đó gà thịt là 1,13 triệu con) và 3,82 ngàn tấn thịt (trong đó thịt gà là 2,32 ngàn tấn) năm 2013 [6][12]. Bên cạnh sự tăng lên về số lượng, chất lượng thịt cũng được nâng lên nhờ cải thiện hình thức nuôi và chất lượng con giống. Chăn nuôi gà đã góp phần đáng kể vào tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động; cải thiện bữa ăn và nâng cao đời sống của người dân. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi gà chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương, còn rất nhiều khó khăn và bất cập dẫn tới hiệu quả kinh tế chưa
  • 13. 2 cao và bền vững, chưa tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. Có thể nói cả những người làm công tác quản lý và người chăn nuôi còn băn khoăn, trăn trở trong việc lựa chọn hình thức nuôi, quy mô nuôi, giống gà nuôi, thời gian nuôi... như thế nào sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Bên cạnh đó, trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, luôn biến động khó lường và đòi hỏi của hội nhập kinh tế hiện nay thì thách thức đối với ngành chăn nuôi gà ở nước ta ngày càng lớn. Ngành chăn nuôi gà không chỉ phải đáp ứng tốt như cầu ngày càng cao và khắt khe của người tiêu dùng trong nước, duy trì được sự ổn định trong hoạt động của mình để góp phần vào sự ổn định nền kinh tế vĩ mô mà còn phải cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài và tiến tới xuất khẩu sản phẩm. Để giải quyết những vấn đề này, không còn con đường nào khác là ngành chăn nuôi gà phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế. Mặc dù vậy, các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở nước ta còn rất hạn chế so với yêu cầu đề ra, có chăng các tổ chức và cá nhân chỉ tập trung nghiên cứu nhiều về vấn đề kỹ thuật và thể chế, còn vấn đề về hiệu quả kinh tế chỉ được một số tác giả nghiên cứu như Nguyễn Văn Đức và Trần Long [64], Nguyễn Quốc Nghi [28] hay Đinh Xuân Tùng [93]... Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa đánh giá toàn diện về hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà theo nhiều tiêu chí khác nhau và các vấn đề như hiệu quả kinh tế trong điều kiện rủi ro hay hiệu quả kỹ thuật cũng chưa được đề cập. Bên cạnh đó, nếu so sánh với các nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài như Adepoju [54], Kalla [78], Morrison và Gunn [83] hay Micah [81]... thì cách thức nhìn nhận vấn đề, hệ thống chỉ tiêu tính toán và so sánh hiệu quả kinh tế của các nhà khoa học trong nước là có sự khác biệt đáng kể. Trước những vấn đề lý luận và thực tiễn có tính thời sự này, chúng tôi chọn đề tài “Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài luận án tiến sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng chăn nuôi, hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà đến năm 2020.
  • 14. 3 2.2. Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu đề tài luận án nhằm giải quyết 3 mục tiêu cơ bản sau: (1) Hệ thống hoá và góp phần làm rõ cơ sở khoa học về đánh giá và nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà; (2) Đánh giá kết quả chăn nuôi gà trong giai đoạn 2009 – 2013; phân tích hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trong năm 2013 ở vùng nghiên cứu; (3) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà còn liên quan đến khá nhiều đối tượng, chủ thể nên luận án chỉ tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi. Bên cạnh đó, chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế chủ yếu là chăn nuôi gà thịt, đàn gà thịt chiếm trên 80% tổng đàn gà và đang có xu hướng ngày càng tăng lên, còn các mục đích chăn nuôi khác như gà giống hay gà đẻ có số lượng rất ít và có xu hướng ngày càng giảm xuống [6]. Trong chăn nuôi gà thịt bên cạnh các cơ sở chăn nuôi vì mục tiêu hàng hoá, còn có các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẽ, mục đích chăn nuôi chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu nội bộ gia đình và các chi phí đầu vào và kết quả đầu ra không được quản lý, theo dỏi đầy đủ. Xuất phát từ đó, đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định cụ thể là những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt, trọng tâm là các cơ sở chăn nuôi gà thịt có tính chất hàng hoá và các bên liên đới có liên quan; không đi sâu phân tích, nghiên cứu các đối tượng chăn nuôi khác ngoài gà thịt, hoặc các đối tượng chăn nuôi gà thịt với quy mô nhỏ lẽ, manh mún, mục đích chăn nuôi chủ yếu là đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Để đạt các mục tiêu của luận án, phạm vi nghiên cứu của luận án là: - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học về đánh giá hiệu
  • 15. 4 quả kinh tế chăn nuôi gà thịt; thực trạng đầu tư, kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt theo hình thức, mùa vụ, loại giống, quy mô nuôi…, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt; ước lượng các chỉ số hiệu quả kỹ thuật và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong chăn nuôi gà thịt; nghiên cứu thị trường, chuỗi cung gà thịt công nghiệp và bán công nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt ở vùng nghiên cứu đến năm 2020. - Về không gian: Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, tập trung vào 3 huyện, thị xã đại diện là thị xã Hương Thuỷ, huyện Nam Đông và Quảng Điền. - Về thời gian: Số liệu thứ cấp về tình hình chăn nuôi và tiêu thụ gà thịt trên thế giới và ở Việt Nam được xem xét trong thời kỳ 2000 – 2013, số liệu về đặc điểm cở bản nói chung và chăn nuôi gà thịt nói riêng ở tỉnh Thừa Thiên Huế được xem xét trong thời kỳ 2009 – 2013; số liệu sơ cấp được khảo sát từ các cơ sở chăn nuôi gà thịt trong năm 2013 và 2014. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án 4.1. Ý nghĩa khoa học Góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt, từ đó lựa chọn cách tiếp cận, phương pháp, hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt phù hợp với điều kiện hiện nay ở Việt Nam. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn (1) Đánh giá thực trạng phát triển, chỉ ra những khó khăn, bất cập trong phát triển ngành chăn nuôi gà thịt ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2009 - 2013. (2) Xác định và so sánh hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt theo các tiêu chí khác nhau; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt để có cơ sở khoa học nhằm định hướng ngành chăn nuôi gà thịt phải đi lên bằng “đôi chân” nào? Đây là vấn đề còn nhiều hoài nghi, trăn trở trong thời gian qua. (3) Phân tích hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt trong bối cảnh rủi ro để thấy được khả năng phát triển của ngành trong điều kiện hiện nay. So sánh kết quả và
  • 16. 5 hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt với một số hoạt động kinh tế khác để có cơ sở khoa học tái cấu trúc ngành chăn nuôi. (4) Ước lượng các chỉ số hiệu quả kỹ thuật và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật để thấy được những hạn chế trong tổ chức, quản lý hoạt động chăn nuôi gà thịt, từ đó có cơ sở khoa học đề xuất giải pháp cải thiện khả năng thực hành của người chăn nuôi. (5) Đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt, đây là cơ sở khoa học để các cơ quan quản lý và người chăn nuôi tham khảo, áp dụng nhằm góp phần hoàn thành chiến lược, mục tiêu phát triển chăn nuôi ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 như đã đề ra.
  • 17. 6 PHẦN II TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tình hình chăn nuôi gà thịt trên thế giới và ở Việt Nam 1.1. Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ thịt gà trên thế giới Đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm là vấn đề sống còn của nhân loại. Trong nông nghiệp, ngành trồng trọt có vai trò cung cấp nguồn lương thực còn ngành chăn nuôi đóng vai trò cung cấp nguồn thực phẩm. Trong chăn nuôi gia cầm thì chủ yếu là chăn nuôi gà, đàn gà chiếm trên 80% tổng đàn gia cầm và sản lượng thị gà chiếm 88% tổng sản lượng thịt gia cầm [98]. Trên thế giới gà được nuôi chủ yếu ở khu vực Châu Á, trong cả thời kỳ 2000 đến 2013 đàn gà ở Châu Á luôn chiếm trên 50% tổng đàn gà của toàn thế giới, tiếp theo là Châu Mỹ chiếm gần 30% và đàn gà ở Châu Âu chiếm khoảng 10% tổng đàn gà của toàn thế giới. Nếu xét cho từng quốc gia thì Trung Quốc là cường quốc số một về chăn nuôi gà, năm 2009 đàn gà ở Trung Quốc là 4.702,2 là triệu con và năm 2013 có khoảng 5.000 triệu con, nhì là Indonesia năm 2009 có 1.341,7 triệu con và năm 2013 là hơn 1.420 triệu con, ba là Brazil năm 2009 có 1.205,0 triệu con và năm 2013 là hơn 1.300 triệu con. Việt Nam năm 2009 có hơn 200 triệu và năm 2013 là 230,9 triệu con, đứng thứ 13 trên thế giới [72][98]. Biểu đồ 1: Số lượng và phân bố đàn gà trên thế giới Nguồn: FAO[72][98]
  • 18. 7 Trong hơn 10 năm qua cùng với sự tăng trưởng của đàn gà, sản lượng thịt gà trên thế giới liên tục tăng lên qua các năm, nếu năm 2000 sản lượng thịt gà trên thế giới là 58,5 triệu tấn thì năm 2009 là 83,2 triệu tấn và năm 2013 ước đạt trên 93 triệu tấn, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trong thời kỳ này là khoảng 1,5%/năm. Đứng đầu về sản lượng thịt gà trên thế giới là Châu Mỹ, sản lượng thịt gà của khu vực này luôn chiếm từ 44 đến 46% sản lượng thịt gà của toàn thế giới. Nước có sản lượng thịt gà nhiều nhất ở Châu Mỹ là Mỹ, năm 2013 quốc gia này đạt khoảng 18 triệu tấn, tiếp theo là Brazil hơn 12 triệu tấn và Mexico khoảng 3 triệu tấn [98]. 0 20 40 60 80 100 2000 2005 2007 2009 2010 2011 2012 2013E ĐVT:Triệutấn Thế giới Châu Mỹ Châu Á Châu Âu Châu Phi Châu Úc Biểu đồ 2: Sản lượng thịt gà trên thế giới thời kỳ 2000 - 2013 Nguồn: FAO[72][98] Khu vực có sản lượng thịt gà nhiều thứ hai trên thế giới là Châu Á, Châu lục này chiếm khoảng 33% sản lượng thịt gà của toàn thế giới. Nước có sản lượng thịt gà nhiều nhất ở Châu Á là Trung Quốc, năm 2013 đạt hơn 12 triệu tấn, tiếp theo là Ấn Độ khoảng 2,5 triêu tấn và Indonesia hơn 1,7 triệu tấn. Việt Nam đứng thứ 15 ở khu vực Châu Á, năm 2013 đạt hơn 0,54 triệu tấn thấp hơn khá nhiều với các nước khác trong khu vực Asian như Malaysia 1,6 triệu tấn, Thái Lan 1,38 triệu tấn, Myanmar hơn 1 triệu tấn và philipines 0,9 triệu tấn [98]. Châu Âu có sản lượng thịt gà chiếm khoảng 16% tổng sản lượng thịt gà của toàn thế giới, nước có sản lượng thịt gà nhiều nhất ở Châu Âu là Nga, năm 2013 nước này đạt khoảng 3 triệu tấn, tiếp theo là Anh 1,5 triệu tấn năm và Pháp là 1,3 triệu tấn [98]. Châu Phi và Châu Úc là những Châu lục có sản lượng thịt gà thấp nhất so với các Châu lục khác, tổng sản lượng thịt gà của cả hai Châu lục này chỉ ước đạt
  • 19. 8 khoảng 5% tổng sản lượng thịt gà của toàn thế giới. Nước sản xuất thịt gà chủ yếu ở hai khu vực này là Nam Phi, năm 2013 nước này đạt khoảng gần 1,6 triệu tấn, tiếp theo là Ai Cập khoảng 0,85 triệu tấn [98]. Nếu xét về sản lượng thịt gà theo quốc gia trên thế giới thì đứng đầu là Mỹ tiếp theo là Trung Quốc và Brazil. Thịt gà là món ăn phổ biến và là nguồn cung cấp protein của mọi người trên toàn thế giới, cùng với sự phát triển về kinh tế và tăng dân số mức tiêu thụ về thịt gia cầm nói chung và thịt gà nói riêng ngày càng tăng. Theo tổ chức FAO mức tiêu thụ về thịt gia cầm toàn cầu năm 2000 là 66,4 triệu tấn, năm 2009 là 91 triệu tấn và năm 2013 ước đạt hơn 106 triệu tấn, trong đó khoảng 88,6% là thịt gà. Khu vực Châu Á năm 2000 là 24,4 triệu tấn, năm 2009 là 35,4 triệu tấn và năm 2013 ước đạt 42,5 triệu tấn, chiếm khoảng 40% tổng mức tiêu thụ thịt gà của toàn thế giới [98]. 0 2 4 6 8 10 12 14 2000 2005 2007 2009 2010 2011 2012 2013E ĐVT:kg/người/năm - Châu Á - Thế giới Biểu đồ 3: Mức tiêu thụ thịt gà ở Châu Á và trên thế giới Nguồn: FAO[72][98] Nếu tính theo mức tiêu thụ bình quân đầu người/năm thì năm 2000 bình quân mỗi người trên toàn thế giới tiêu thụ 9,8 kg, năm 2009 là 12 kg và năm 2013 ước đạt 13,2kg. Ở khu vực Châu Á con số này vào năm 2000 là 5,9kg, năm 2009 là 7,8kg và năm 2013 ước đạt 8,6kg, thấp hơn khá nhiều mức tiêu thu bình quân chung trên toàn thế giới. 1.2. Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ thịt gà ở Việt Nam Chăn nuôi gia cầm bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ khoảng 3.000 đến 3.500 năm trước và là nghề truyền thống lâu đời đối với hầu hết người dân [64]. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế, tuy nhiên chăn nuôi gia cầm nói chung và gà thịt nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
  • 20. 9 Trong hơn 10 năm qua đàn gia cầm có sự biến động đáng kể. Trong những năm 2001 đến 2003 đàn gia cầm nói chung và đàn gà thịt nói riêng liên tục tăng lên, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 8,01%/năm đối với gia cầm, 10%/năm đối với gà và 13,5%/năm đối với gà thịt. Tuy nhiên, từ cuối năm 2003 đã xảy ra các đợt dịch cúm gia cầm trên diện rộng, trong thời gian dài đã ảnh hưởng rất lớn đến số lượng đàn gia cầm nói chung và đàn gà thịt nói riêng ở nước ta. So với năm 2003, số lượng đàn gia cầm năm 2007 giảm hơn 10%, đàn gà giảm gần 12% và đàn gà thịt giảm hơn 15%, sự sụt giảm nghiệm trọng này chủ yếu xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ (miền Nam giảm 26,10%) và đồng bằng Sông Hồng (miền Bắc giảm 7,22%)[22]. Trong giai đoạn này đàn gà chiếm từ 69 đến 74% tổng đàn gia cầm và đàn gà thịt chiếm từ 71 đến 75% tổng đàn gà. Biểu đồ 4: Biến động số lượng đàn gia cầm nói chung và gà thịt nói riêng trong giai đoạn 2000 – 2013 Nguồn: Tổng cục Thống kê và FAO 2013 [37][72] Trong 5 năm gần đây dịch cúm gia cầm đã được kiểm soát tốt hơn nên số lượng đàn gà gia cầm liên tục tăng lên, nếu năm 2009 đàn gia cầm cả nước có 280,2 triệu con thì năm 2013 là hơn 314 triệu con, tăng khoảng 34 triệu con và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ này là 3%/năm; đàn gà tăng khoảng 30 triệu con, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 3,4%/năm; và đặc biệt đàn gà thịt đạt 179,13 triệu con vào năm 2013, tăng khoảng 33 triệu con so với năm 2009 và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ là gần 5%/năm. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của đàn gia
  • 21. 10 cầm nói chung và gà thịt nói riêng là chưa bền vững do dịch bệnh vẫn âm ĩ xảy ra và giá cả thị trường biến động khó lường đã làm cho một số cơ sở chăn nuôi thua lỗ dẫn đến thu hẹp quy mô và thậm chí là không có khả năng tái đàn. Trong giai đoạn này đàn gà chiếm khoảng 73% tổng đàn gia cầm và đàn gà thịt chiếm từ 72 đến 78% tổng đàn gà, đàn gà thịt có xu hướng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng đàn gà. Ở nước ta gà được nuôi nhiều nhất là ở các vùng như Đồng bằng Sông Hồng, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ, ba vùng này chiếm khoảng từ 62 đến 65% tổng đàn gà cả nước, tuy nhiên đàn gà ở những vùng này đang có xu hướng giảm xuống, đặc biệt là vùng Đồng bằng Sông Hồng. Một số vùng khác như Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Năm Bộ mỗi vùng chiếm khoảng 10% trong tổng đàn gà cả nước, nhưng số lượng đàn gà ở những vùng này đang có xu hướng tăng lên. Vùng Bắc Trung Bộ có số lượng đàn gà chiếm từ 15 đến 16% tổng đàn gà của cả nước. Ở vùng này gà được nuôi nhiều nhất ở tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An, mỗi tỉnh này có số lượng gà chiếm gần 40% tổng đàn gà của cả khu vực, tiếp theo là tỉnh Hà tỉnh chiếm khoảng 12%. Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế (TT Huế) có số lượng gà không nhiều, mỗi tỉnh chỉ chiếm khoảng 5% tổng đàn gà của vùng [37]. Đồng bằng SH 27% Đông Bắc 22% Tây Bắc 6% Bắc Trung Bộ 16% Đồng bằng SCL 10% Đông Nam Bộ 8% Tây Nguyên 5% Duyên hải NTB 6% Bắc Trung Bộ 15% Duyên hải NTB 5% Đông Bắc 23% Tây Bắc 5% Tây Nguyên 5% Đông Nam Bộ 10% Đồng bằng SCL 13% Đồng bằng SH 24% Biểu đồ 5: Sự phân bố đàn gà ở Việt Nam Nguồn: Tổng cục Thống kê [37] Năm 2013Năm 2007
  • 22. 11 Cùng với thay đổi về số lượng đàn, sản lượng thịt gia cầm hơi và gà hơi cũng thay đổi khá lớn trong thời gian qua. Trong giai đoạn 2000 đến 2003 sản lượng thịt gia cầm hơi và gà hơi liên tục tăng lên, sản lượng thịt gia cầm hơi tăng bình quân khoảng 10%/năm và đạt 455 ngàn tấn vào năm 2003; sản lượng thịt gà hơi tăng bình quân 11%/năm, đạt 352,7 ngàn tấn vào năm 2003. 0 100 200 300 400 500 600 700 800 2000 2003 2005 2007 2009 2010 2011 2012 2013 ĐVT:1.000tấn Sản lượng thịt gia cầm hơi Sản lượng thịt gà hơi Biểu đồ 6: Sản lượng thịt hơi gia cầm và gà giai đoạn 2000 đến 2013 Nguồn: Tổng cụ Thống kê và FAO 2014 [37][72] Trong giai đoạn 2004 đến 2007 do dịch bệnh nên sản lượng thịt gia cầm hơi và gà hơi đã có xu hướng giảm xuống, đặc biệt là vào năm 2005, thịt gia cầm hơi giảm khoảng 133 ngàn tấn và thịt gà hơi giảm khoảng 107 ngàn tấn so với năm 2003. Trong giai đoạn 2009 đến năm 2013 sản lượng thịt hơi gia cầm đã có xu hướng tăng lên, tuy nhiên sự gia tăng này còn chậm. Cụ thể thịt gia cầm hơi năm 2013 đạt 746,9 ngàn tấn, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ này là 5,8%/năm; thịt gà hơi năm 2013 đạt 542,28 ngàn tấn, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ là 5,3%/năm. Trong tổng sản lượng thịt gia cầm hơi thì thịt gà hơi chiếm khoảng 72% và tỷ lệ này tương đối ổn định qua các năm. Thịt gà là món ăn khoái khẩu, là nguồn bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời đối với mọi người dân Việt Nam. Trong các sự kiện quan trọng hay những lúc ốm đau, bệnh tật từ thành thị cho đến nông thôn trong bữa ăn thường luôn có thịt gà. Cùng với sự phát triển kinh tế nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng, chất lượng cuộc sống ngày càng tăng nên mức tiêu thụ thịt gà liên tục tăng lên trong
  • 23. 12 những năm qua, nếu năm 2006 bình quân mỗi người dân tiêu thụ 4,4kg/năm thì năm 2012 đã đạt khoảng 6,4kg/năm, tăng gần 50% so với năm 2006. Tuy nhiên mức tiêu thụ thịt gà ở nước ta vẫn thấp hơn khá nhiều so với một số nước trong khu vực như Malaisia (37,5 kg/người/năm), Thái Lan (12,6 kg/người/năm) và thấp hơn so với bình quân chung của Châu Á là 8,6kg/người/năm và thế giới là 12,9kg/người/năm [51]. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 2006 2008 2010 2012 ĐVT:kg/người/năm Malaisia Thái Lan Việt Nam Indonesia Biểu đồ 7: Mức tiêu thụ thịt gà của Việt Nam và một số nước Đông Nam Á giai đoạn 2006 – 2012 Nguồn: FAO 2014 [72] 2. Tổng quan các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt trên thế giới và ở Việt Nam 2.1. Tổng quan các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt trên thế giới Trên thế giới có khá nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về hiệu quả kinh tế (HQKT) chăn nuôi gà thịt (CNGT). Để có cơ sở khoa học cho vấn đề nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phân tích, đánh giá các công trình cơ bản sau: Morrison và Gunn [83] đã sử dụng phương pháp phân tích chi phí và kết quả sản xuất, phương pháp phân tổ thống kê để đánh giá HQKT của 128 trang trại CNGT ở bang Utah – Mỹ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy HQKT CNGT chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố như quy mô nuôi, công nghệ nuôi, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn, tỷ lệ hao hụt, mùa vụ chăn nuôi và thời gian nuôi. Cụ thể, ở quy mô lớn, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn cao, tỷ lệ chết thấp, chăn nuôi vào mùa hè và thời gian nuôi từ 71 – 77 ngày sẽ đạt HQKT cao nhất. Ưu điểm của nghiên cứu này là đã phân tích rõ HQKT theo nhiều tiêu thức khác nhau, để từ đó có cơ sở khoa học đề xuất người chăn nuôi nên nuôi với quy
  • 24. 13 mô, mùa vụ, thời gian nuôi như thế nào để đạt được HQKT cao nhất. Việc nhìn nhận và đánh giá HQKT CNGT đa chiều của Morrison và Gunn là có thể kế thừa và vận dụng ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhược điểm của nghiên cứu này là chưa chỉ rõ cách tiếp cận, khung phân tích và chưa định lượng được ảnh hưởng các các yếu tố đến HQKT CNGT. Bên cạnh đó, có hai yếu tố cần lưu ý: thứ nhất, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn, yếu tố này khó thực hiện được ở Việt Nam vì người chăn nuôi sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau, bao gồm cả thức ăn tinh và thô; thứ hai, nhiệt độ ở Mỹ có sự khác biệt so với ở Việt Nam và xuất phát từ đặc điểm sinh học của vật nuôi nên yếu tố mùa vụ có thể có sự tác động khác nhau ở các vùng nghiên cứu. Ahmad và CTV [53], Adepoju [54] đã sử dụng phương pháp phân tổ thống kê, phân tích ngân sách và các chỉ tiêu phân tích như tổng chi phí, chi phí cố định và chi phí biến đổi, tổng doanh thu, lợi nhuận… để phân tích HQKT CNGT ở Nigeria và Pakistan. Bên cạnh đó, bằng phương pháp phân tích hồi quy, phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA), các tác giã đã định lượng được ảnh hưởng của các yếu tố đến HQKT, đo lường được hiệu quả kỹ thuật trong CNGT để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm năng cao HQKT CNGT. Những phương pháp phân tích định lượng của Ahmad và Adepoju là rất hữu ích và có thể kế thừa, sử dụng. Tuy nhiên, hệ thống chỉ tiêu tính toán theo chúng tôi là không phù hợp với thực trạng CNGT ở Việt Nam hiện nay, nơi nhiều chủ thể lấy công làm lãi và hoạt động chăn nuôi dựa nhiều vào nguồn lực tự có; nhiều nông hộ không có tài sản cố định và nếu có cũng rất khó xác định chi phí này vì những tài sản cố định đó được sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau. Bên cạnh đó, HQKT chưa được phân tích theo nhiều tiêu thức khác nhau, HQKT trong điều kiện rủi ro cũng chưa được đề cập để thấy được bức tranh toàn cảnh về HQKT CNGT. Hassan và Nwanta [76], Emam và Hassan [67] đã sử dụng phương pháp mô tả thống kê, phương pháp phân tích ngân sách và hệ thống chỉ tiêu phân tích như của Ahmad và Adepoju để nghiên cứu HQKT CNGT theo vùng sinh thái ở Nigeria và theo quy mô nuôi ở Sudan. Kết quả nghiên cứu cho thấy: hoạt động CNGT góp phần cung cấp protein, cải thiện chế độ dinh dưỡng cho người dân ở hai vùng nghiên cứu; chi phí thức ăn chiếm từ 74 – 80% trong tổng chi phí CNGT và có sự
  • 25. 14 khác biệt có ý nghĩa thống kê về chi phí, HQKT giữa các vùng sinh thái và quy mô nuôi. Sự khác biệt này chủ yếu xuất phát từ trình độ phối hợp các loại thức ăn và nguồn thức ăn mà người chăn nuôi sử dụng, những cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, gần nguồn cung cấp thức ăn hơn sẽ có chi phí thấp hơn nên đặt HQKT cao hơn. Mặc dù các nghiên cứu này không phân tích rõ HQKT sẽ thay đổi như thế nào khi giá thức ăn thay đổi và chưa định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến HQKT, nhưng các nghiên cứu này cho thấy chi phí thức ăn là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến HQKT CNGT. Vì thế, việc tiết giảm chi phí thức ăn như sử dụng hợp lý thức ăn, sự sẵn có các cơ sở cung cấp thức ăn để người chăn nuôi dễ tiếp cận và có điều kiện mua với giá rẽ hơn là cơ sở quan trọng để nâng cao HQKT CNGT. Ahmad và Chohan [53] đã sử dụng phương pháp phân tích ngân sách và hệ thống chỉ tiêu phân tích như của Adepoju để đánh giá HQKT của 60 trang trại CNGT ở vùng Jammu và Kashmir – Pakistan vào hai mùa vụ là mùa Đông và mùa Hè. Kết quả nghiên cứu cho thấy vào mùa Đông HQKT CNGT cao hơn do các trang trại có thể nuôi với mật độ cao hơn, quy mô lớn hơn và đặc biệt là có giá bán cao hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu này không phân tích rõ HQKT của các loại giống, hình thức nuôi hay theo vùng sinh thái. Kết quả nghiên cứu gợi ý rằng HQKT CNGT chịu sự ảnh hưởng của khí hậu thời tiết từng mùa và biến động giá cả, do đó để nâng cao HQKT CNGT người chăn nuôi cần nắm rõ quy luật khí hậu thời tiết và giá cả để đưa ra các quyết định tối ưu về thời điểm nuôi và mật độ nuôi. Emaikwu và Chikwendu [68] đã sử dụng hàm hồi quy Cobb- Douglas để nghiên cứu tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội đến quy mô CNGT ở bang Kaduna - Nigeria. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trên 80% sự biến động của quy mô CNGT là chịu sự tác động của các yếu tố trong mô hình, trong đó các yếu tố như: thu nhập của hộ, trình độ văn hoá, số năm kinh nghiệp, nghề nghiệp chính là tác động thuận chiều và có ý nghĩa kinh tế và thống kê đối với quy mô nuôi; trong khi đó các yếu tố như độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, quy mô hộ là tác động nghịch chiều và không có ý nghĩa kinh tế và thống kê đến quy mô CNGT.
  • 26. 15 Mặc dù nghiên cứu này không chỉ rõ HQKT CNGT có phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi hay không nhưng nghiên cứu này gợi ý rằng để CNGT ở quy mô lớn người chăn nuôi cần phải có năng lực về tài chính, kỹ năng quản lý hoạt động sản xuất tốt và có kinh nghiệm chăn nuôi dồi dào và ngược lại. Begun [59] và Micah [81] khi nghiên cứu HQKT và chuỗi cung gà thịt của các cơ sở có hợp đồng và không có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ở Bangladesh và Áo đã cho thấy rằng: HQKT CNGT của các cơ sở có hợp đồng là cao hơn, do những cơ sở này giảm thiểu được rủi ro do biến động giá cả thị trường, được nhận những tư vấn về kỹ thuật chăn nuôi, kinh nghiệm quản lý nên hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào là cao hơn; Chuỗi cung cả hai hệ thống đều sử dụng các đầu vào là giống nhau, tuy nhiên số lượng đầu vào của mỗi hệ thống là khác nhau. Về đầu ra, những cơ sở không có hợp đồng phải tự tiêu thụ sản phẩm và chủ yếu bán dưới dạng tươi sống trực tiếp đến người tiêu dùng, hoặc thông qua những người bán lẻ và đặc biệt sản phẩm chăn nuôi của họ thường không tiếp cận được các thị trường đòi hỏi chất lượng cao như siêu thị. Trong khi đó, những cơ sở có hợp đồng không phải lo khâu tiêu thụ, sản phẩm chăn nuôi của họ được các nhà máy thu mua và chế biến rồi bán trực tiếp đến người tiêu dùng, siêu thị hoặc xuất khẩu với giá bán cao hơn sản phẩm của những cơ sở không có hợp đồng. Như vậy, những nghiên cứu của Begun và Micah gợi ý rằng trong CNGT sự hợp tác, liên kết giữa người chăn nuôi với các cơ sở cung cấp các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra đóng vai trò rất quan trọng để nâng cao HQKT, vì theo các tác giả điều này giúp cho người chăn nuôi chủ động hơn trong hoạt động chăn nuôi, tiếp cận các yếu tố đầu vào dễ và đảm bảo chất lượng hơn, tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhanh hơn và đặc biệt là giảm thiểu được rủi ro do dịch bệnh và biến động của giá cả thị trường nhờ được chia sẽ những khó khăn này với các đối tác. Một nghiên cứu thú vị của Aviagen [98] chỉ ra rằng chi phí thức ăn chiếm cơ cấu đến 70% trong chi phí CNGT, vì thế, chi phí thức ăn có ảnh hưởng rất lớn đến HQKT CNGT. Trong thực tế giá thức ăn chăn nuôi luôn biến động, vì vậy người chăn nuôi nên phản ứng như thế nào để đạt được HQKT tối ưu. Xuất phất từ quan điểm hiệu suất sinh học và kinh tế trong CNGT, Aviagen cho rằng khi người chăn
  • 27. 16 nuôi đã chọn được mức đầu tư thức ăn tối ưu thì không nên giảm khối lượng thức ăn khi giá thức ăn tăng và tăng khối lượng thức ăn khi giá thức ăn giảm ở vùng nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu này không nói rõ cách thức lựa chọn khối lượng thức ăn tối ưu và giá thức ăn biến động trong phạm vi nào? vì nếu giá thức ăn biến động trong phạm vi lớn thì cần phải có sự đánh giá kỹ hơn về HQKT. Các nghiên cứu của Alders. G và Pym.E [55], Ahuja. V và Dhawan. M [56], Iannotti. L và CTV [77], Scanes. C. G [91] và Sonaiya. F [92] không chỉ tập trung nghiên cứu về HQKT đơn thuần mà còn nghiên cứu vai trò của ngành chăn nuôi gia cầm đối với các vấn đề xã hội. Các nghiên cứu này cho thấy rằng chăn nuôi gia cầm nói chung và gà thịt nói riêng có vai trò quan trọng trong tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giải quyết nhu cầu tài chính cấp bách, cải thiện chế độ dinh dưỡng, tăng cường tính liên kết trọng cộng dân cư, đặc biệt là đối với hộ nghèo ở các nước đang phát triển. Như vậy, các chỉ tiêu, phương pháp đánh giá HQKT trong CNGT của các nhà khoa học trên thế giới là có sự khác nhau đáng kể. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả đều sử dụng phương pháp phân tích ngân sách, phân loại chi phí theo chi phí cố định và chi phí biến đổi, sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận là thước đo hàng đầu như trong doanh nghiệp khi đánh giá HQKT CNGT. Theo chúng tôi, cách thức phân loại chi phí, chỉ sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trong đánh giá HQKT CNGT như trong doanh nghiệp là chưa thích hợp vì nó chưa phản ánh đúng bản chất, thực trạng mô hình CNGT ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh đó một số loại chi phí như chi phí marketing, bảo hiểm... hay tỷ lệ chuyển đổi thức ăn là không có hoặc không thể tính toán. Tuy nhiên, cách thức nhìn nhận, đánh giá HQKT CNGT đa chiều như theo quy mô, mùa vụ, thời gian nuôi...., các phương pháp đánh giá như hồi quy tuyến tính đa biến, phương pháp phân tích hiệu quả kỹ thuật (DEA), đơn vị tính toán cho 100con/vụ nuôi hay trên 100kg gà hơi xuất chuồng... là có thể kế thừa và áp dụng. 2.2. Khái quát về nghiên cứu hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt ở Việt Nam Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề, trong thời gian gần đây ở trong nước một số tác giả đã quan tâm nghiên cứu về HQKT CNGT, tiêu biểu như:
  • 28. 17 Các nghiên cứu của Lê Như Tuấn [43], Nguyễn Văn Đức và Trần Long [62] hay của Lê Văn Thắng [27], đã sử dụng phương pháp mô tả thống kê, phương pháp hạch toán chi phí và kết quả sản xuất và hệ thống chỉ tiêu đánh giá dựa trên hệ thống tài khoản quốc gia (SNA). Ưu điểm của những nghiên cứu này là đã đánh giá và so sánh được HQKT CNGT theo một số tiêu thức khác nhau như quy mô, hình thức và thời gian nuôi, từ đó rút ra được những nhận định quan trọng là: trong cấu thành chi phí chăn nuôi thì thức ăn chiếm tỷ trọng lớn nhất (gần 70%), tiếp theo là chi phí giống và chi phí thú y; HQKT CNGT của hình thức bán công nghiệp cao hơn công nghiệp, quy mô vừa cao hơn quy mô nhỏ và thời gian nuôi tối ưu là khoảng 80 ngày. Nhưng hạn chế của các nghiên cứu này là chưa định lượng ảnh hưởng của các yếu tố đến HQKT CNGT, chưa phân tích HQKT trong điều kiện rủi ro và hiệu quả kỹ thuật trong CNGT cũng chưa được đề cập. Bên cạnh đó, các nghiên cứu này không nghiên cứu HQKT cho các giống gà khác nhau và việc đánh đánh giá HQKT chỉ trong một vụ nuôi, vì thế chưa có cái toàn diện về HQKT. Nghiên cứu của Đinh Xuân Tùng [91] và Nguyễn Quốc Nghi [27] đã sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả tài chính, phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến để phân tích HQKT cũng như ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội đến HQKT CNGT. Ưu điểm của các nghiên cứu này là đã sử dụng phương pháp phù hợp để định lượng ảnh hưởng các các yếu tố đến HQKT CNGT, từ đó có cơ sở khoa học để đề xuất các khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao HQKT CNGT. Tuy nhiên, hạn chế của các nghiên cứu này là chưa phân tích và so sánh được HQKT CNGT theo các tiêu thức khác nhau vì thế không có cơ sở khoa học để khuyến nghị người chăn nuôi nên nuôi giống gì, nuôi theo hình thức nào?…; chưa nghiên cứu HQKT trong điều kiện rủi ro do biến động của giá cả thị trường và tình hình dịch bệnh để thấy được khả năng tồn tại và phát triển của ngành CNGT trong môi trường khó tiên liệu hiện nay. Bên cạnh đó, các vấn đề như phương pháp tiếp cận, khung phân tích hay hiệu quả kỹ thuật cũng chưa được đề cập. Sy. A, Roland-Holst. D và Zilberman. D [91] khi nghiên cứu chuỗi cung gà thịt và sự thất bại của thị trường ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam đã cho thấy rằng: hoạt động CNGT gặp nhiều khó khăn do một số đầu vào có giá cao và khó tiếp cận;
  • 29. 18 mối quan hệ mua – bán giữa các tác nhân trong chuỗi cung thường được thoả thuận bằng miệng, không có sự rằng buộc về mặt pháp lý vì thế không có sự chia sẽ rủi ro giữa các tác nhân; quy mô sản xuất nhỏ, các cơ sở chăn nuôi nằm phân tán và thiếu sự liên kết với nhau đã hạn chế người chăn nuôi trong việc lựa chọn kênh tiêu thụ và điều này đã ảnh hưởng đến giá bán của người chăn nuôi; người tiêu dùng thích sử dụng sản phẩm dưới dạng tươi sống hơn là đóng gói và đặc biệt các giống gà địa phương có giá bán cao gấp đôi so với các giống gà công nghiệp. Như vậy, mặc dù nghiên cứu này không đề cập sâu về HQKT nhưng đã gợi ý một số vấn đề rằng: giá cả và sự sẵn có của các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi và HQKT; sự hợp tác lỏng lẽo, không có sự rằng buộc bằng pháp lý giữa các tác nhân trong chuỗi cung đã làm cho hoạt động chăn nuôi gặp nhiều rủi ro; quy mô chăn nuôi, sự hợp tác giữa người chăn nuôi có ảnh hưởng đến lựa chọn kênh tiêu thụ, giá bán và HQKT; sở thích của người tiêu dùng ảnh hưởng đến giá bán vì thế việc lựa chọn giống gà phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn HQKT trong CNGT. Nghiên cứu của Akter. S, Jabbar M.A và Ehui. S.K [57] về năng lực cạnh tranh và hiệu quả trong chăn nuôi lợn và gia cầm ở Việt Nam cho thấy: Năng lực cạch tranh sản phẩm chăn nuôi gia cầm nhìn chung là tương đối thấp do năng suất thấp và chi phí đầu vào/đơn vị sản phẩm cao so với bình quân trên thế giới; chăn nuôi gia cầm ở quy mô vừa có chi phí bình quân/đơn vị sản phẩm thấp nhất và vì thế có tính cạnh tranh cao nhất, chăn nuôi ở quy mô nhỏ có tính cạnh tranh thấp nhất; có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh trong chăn nuôi gia cầm như chi phí thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi, trình độ văn hoá của chủ hộ, khả năng tiếp cận vốn tín dụng, dịch vụ thú y… Hiệu quả kỹ thuật (TE) của tổng thể mẫu là 0,75, hiệu quả kỹ thuật của các cơ sở chăn nuôi gia cầm phía Bắc là cao hơn phía Nam; đại đa số cơ sở chăn nuôi gia cầm có chỉ số TE năm trong khoảng 0,75 – 0,85; các yếu tố như trình độ văn hoá, kinh nghiệm nuôi, chi phí giống, thức ăn… là có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật, điều này được thể hiện thông qua sự khác biệt về các yếu tố kinh tế - xã hội của nhóm hộ có TE cao nhất và nhóm hộ có TE thấp nhất.
  • 30. 19 Mặc dù nghiên cứu này không phân tích sâu về HQKT, nhưng nghiên cứu này gợi ý một số vấn đề sau: quy mô chăn nuôi có ảnh hưởng đến giá thành và vì thế có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và HQKT; việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến HQKT cần lưu ý đến các yếu tố như chi phí thức ăn, trình độ văn hoá chủ hộ, số năm kinh nghiệm, khả năng tiếp cận dịch vụ thú y (số lần tập huấn)…; hiệu quả kỹ thuật có quan hệ với HQKT, vì thế nâng cao hiệu quả kỹ thuật là cơ sở để năng cao HQKT; để phân tích hiệu quả kỹ thuật có thể sử dụng phương pháp tham số hoặc phương pháp phi tham số; các yếu tố đầu vào để phân tích hiệu quả kỹ thuật là các loại chi phí chính trong chăn nuôi như con giống, thức ăn, thuốc thú y… và do đặc điểm chăn nuôi gia cầm các yếu tố này khó quy về một đại lượng để đảm bảo tính so sánh nên khi phân tích hiệu quả kỹ thuật các đầu vào này có thể được đo bằng giá trị và không làm giảm ý nghĩa của kết quả nghiên cứu; để lý giải sự khác biệt về hiệu quả kỹ thuật giữa các nhóm hộ nuôi và thông qua đó có cơ sở khoa học nhằm để xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật có thể phân tích sự khác biệt về các yếu tố kinh tế - xã hội giữa nhóm hộ có chỉ số TE cao nhất và thấp nhất. Nghiên cứu của Trung tâm phát triển nông thôn – Đại học Nông Lâm Huế [38] lại tập trung nghiên lộ trình, giải pháp để phát triển CNGT theo hướng an toàn sinh học hay của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn Việt Nam [50] lại tập trung nghiên cứu thị trường, chuỗi cung gà thịt. Các vấn đề về HQKT chưa được phân tích rõ trong các nghiên cứu này. Các nghiên cứu của Burgos. S và Hinrichs. J [61], Epprecht. M và Vinh. L. V [69], FAO [70] và Miers. H [82] tập trung nghiên cứu vai trò của ngành chăn nuôi gia cầm nói chung gà thịt nói riêng đối với các vấn đề xã hội. Các nghiên cứu này cho thấy rằng chăn nuôi gia cầm nói chung và gà thịt nói riêng có vai trò quan trọng trong tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giải quyết nhu cầu tài chính cấp bách, cải thiện chế độ dinh dưỡng, nâng cao đời sống tinh thần, tăng cường tính liên kết trọng cộng dân cư, đặc biệt là hộ nghèo ở Việt Nam. Như vậy, các nghiên cứu đánh giá HQKT CNGT ở quy mô trang trại, nông hộ ở nước ta có số lượng còn rất hạn chế so với yêu cầu đặt ra. Bên cạnh đó, các nghiên cứu này đều chưa đánh giá đầy đủ về HQKT theo các tiêu thức khác nhau và các vấn đề như HQKT trong điều kiện rủi ro hay phương pháp tiếp cận, khung
  • 31. 20 phân tích cũng chưa được đề cập, vì thế chưa có cái nhìn đầy đủ, toàn cảnh về HQKT CNGT. Tuy nhiên, các phương pháp đánh giá, hệ thống chỉ tiêu phân tích của các nhà khoa học trong nước sử dụng là phù hợp với đặc điểm, tính chất, quy mô CNGT ở nước ta. Đây là cơ sở khoa học quan trọng để chúng tôi lựa chọn phương pháp, hệ thống chỉ tiêu phân tích và hệ thống giải pháp cho đề tài luận án. 3. Những vấn đề đặt ra khi nghiên cứu hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt - HQKT có quan hệ mật thiết với hiệu quả kỹ thuật. Trong CNGT hiện nay việc nâng cao hiệu quả kỹ thuật bằng cách chọn hình thức nuôi, quy mô nuôi, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng… phù hợp có ý nghĩa quyết định đến HQKT. - Đánh giá HQKT CNGT ở tỉnh TT Huế là đánh giá ưu thế về các tiến bộ trong CNGT, ở đó có sự khác biệt đáng kể trong việc lực chọn hình thức nuôi, giống gà, thời gian nuôi, quy mô nuôi… - Do nguồn lực sản xuất ngày càng khan hiếm, nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm ngày càng cao và khắt khe, áp lực của cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên việc nghiên cứu để nâng cao HQKT CNGT, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, nâng cao khả năng cạnh tranh ngày càng được quan tâm. - Các trang trại, gia trại, nông hộ CNGT là các phần tử hợp thành hệ thống ngành chăn nuôi. Vì thế, việc nghiên cứu để nâng cao HQKT của các đơn vị này này là cơ sở để thúc đẩy ngành CNGT phát triển. - Trên thế giới có nhiều phương pháp, chỉ tiêu khác nhau để đánh giá HQKT CNGT, nhưng tựu trung lại đa số đều sử dụng phương pháp phân tích ngân sách thông qua các chỉ tiêu như chi phí cố định (FC), chi phí biến đổi (VC), tổng chi phí (TC), tổng doanh thu (TR) và thu nhập biên (GM) và lợi nhuận ròng (NB). Tuy nhiên, do đặc thù CNGT ở Việt Nam có sự khác biệt đáng kể về mục đích, bản chất nên trong luận án này chúng tôi có kế thừa các phương pháp trên nhưng hệ thống các chỉ tiêu phân tích là có sự thay đổi đáng kể để phù hợp với đặc thù, điều kiện, mục tiêu theo đuổi của các trang trại, gia trại, hộ CNGT ở nước ta nói chung và tỉnh TT Huế nói riêng.
  • 32. 21 PHẦN III NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ 1.1. Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế 1.1.1. Các quan điểm cơ bản về hiệu quả kinh tế Khi đi tìm lợi nhuận, các đơn vị kinh doanh luôn cố gắng thỏa mãn người tiêu dùng và toàn xã hội về các hàng hoá và dịch vụ khác nhau. Người tiêu dùng thường quan tâm đến giá cả và chất lượng sản phẩm để tối đa hoá lợi ích của họ, còn người sản xuất kinh doanh thì đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Vậy hiệu quả kinh tế là gì? Nội dung và bản chất của nó như thế nào? Xuất phát từ các góc độ nghiên cứu khác nhau, hiện nay có nhiều quan điểm về HQKT, có thể khái quát như sau: * Ở góc độ vĩ mô Tính hiệu quả theo quan điểm của K. Marx, đó là việc “tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hoá giữa các ngành” và đó cũng chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động hay tăng hiệu quả”[45]. Như vậy, theo quan điểm của K. Marx tăng hiệu quả phải được hiểu rộng và nó bao hàm cả tăng HQKT và xã hội. Vận dụng quan điểm của K. Marx, các nhà Kinh tế học Xô Viết mà đại diện là Obogomolop cho rằng “HQKT là sự tăng trưởng kinh tế thông qua nhịp điệu tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân với tốc độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội” [30]. Như vậy, quan điểm này chỉ mới đề cập đến nhu cầu tiêu dùng, quỹ tiêu dùng là mục đích cuối cùng cần đạt được của nền sản xuất xã hội, nhưng chưa đề cập đến quỹ tích luỹ để làm điều kiện, phương tiện đạt được mục đích đó. Quan điểm này đúng nhưng chưa thoả đáng, không đảm bảo việc tạo ra năng suất lao động xã hội cao hơn tư bản chủ nghĩa. Bởi lẽ, mục đích sản xuất là tạo ra giá trị sử dụng, nhưng chưa xét đến sự đầu tư các nguồn lực và các yếu tố bên trong,
  • 33. 22 bên ngoài của nền kinh tế để tạo ra tổng sản phẩm hay thu nhập quốc dân đó, như vậy việc “tiết kiệm thời gian lao động” bị đẩy xuống sau và không được xem xét là vấn đề chính thể, kết quả là kinh tế - xã hội phát triển chậm, năng suất lao động thấp. Rõ ràng, HQKT là mục tiêu của mọi nền sản xuất xã hội, là cơ sở để thể hiện tính ưu việt của chế độ này so với chế độ khác. Các nhà kinh tế học như Samuelson và Nordhaus cho rằng: “Hiệu quả là một tình trạng mà trong đó các nguồn lực xã hội được sử dụng hết để mang lại sự thoả mãn tối đa cho người tiêu dùng” hay “Một nền kinh tế có hiệu quả, một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó” và “HQKT xảy ra khi không thể tăng thêm mức độ thoả mãn của người này mà không làm phương hại cho người khác” [32]. Theo David Begg và các cộng sự “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hoá này mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó” và David Begg còn khẳng định “Hiệu quả nghĩa là không lãng phí” [3]. Như vậy, những quan điểm này là đúng nhưng chưa đủ vì điểm lựa chọn nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt HQKT tối ưu. Hơn nữa, những quan điểm này phản ánh còn chung chung, khó xác định được HQKT một cách chính xác vì chưa đề cập đến chi phí để tạo ra sản phẩm. Các nhà kinh tế học Cộng hoà dân chủ Đức mà đại diện là Stenien cho rằng “HQKT là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội” [90]. Kết quả hữu ích là một đại lượng vật chất tạo ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ sự mâu thuẫn giữa khả năng hữu hạn về tài nguyên với nhu cầu ngày càng tăng lên của con người, nên người ta phải xem xét kết quả đó đạt được như thế nào và chi phí bỏ ra là bao nhiêu, có đem lại kết quả hữu ích hay không. Quan điểm này có ưu điểm là đã xét đến chi phí bỏ ra để có được kết quả, tức phản ánh được trình độ, chất lượng của hoạt động sản xuất. Nhưng nhược điểm là
  • 34. 23 vẫn chưa rõ ràng, chưa cụ thể về phương diện xác định, tính toán kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất. * Ở góc độ vi mô Ở góc độ vi mô hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về HQKT, nhưng tựu trung lại bao gồm 3 quan điểm chính sau: Thứ nhất, HQKT là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó [41][50][51]. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của các sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào để đạt được kết quả đó. HQKT = Kết quả - Chi phí Thứ hai, HQKT là đại lượng được xác định bởi sự so sánh tương đối giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó [5][16][26][44]. HQKT = Kết quả / Chi phí Thứ ba: HQKT là sự so sánh giữa mức độ biến động của kết quả đạt được và mức độ biến động của chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Sự so sánh ở đây bao gồm cả về số tuyệt đối và tương đối [2][19][42]. HQKT = ΔKết quả / Δchi phí Hoặc HQKT = %ΔKết quả / %Δchi phí Từ các quan điểm trên chúng ta thấy: Nếu chỉ đánh giá HQKT ở khía cạnh lợi nhuận thuần tuý như quan điểm thứ nhất thì chỉ mới xác định được quy mô của hiệu quả nhưng không phản ánh được chất lượng của hoạt động sản xuất, trình độ sử dụng các yếu tố nguồn lực đầu vào và chưa so sánh được khả năng cung cấp của cải vật chất cho xã hội của những đơn vị sản xuất đạt hiệu số này như nhau vì chưa xét đến chi phí bỏ ra bao nhiêu để đạt được kết quả đó. Và trong thực tế trong nhiều trường hợp không thực hiện được phép trừ hay phép trừ không có ý nghĩa. Nếu đánh giá HQKT bằng quan điểm thứ hai thì chưa toàn diện vì mới phản ánh được chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng các nguồn lực đầu vào nhưng chưa xác định được quy mô của hiệu quả sử dụng đầu vào. Bên cạnh đó, kết quả sản xuất là kết quả của sự tác động của nhiều yếu tố như: thiên nhiên, kinh tế, xã hội… các yếu tố này cần được phản ánh đầy đủ mới thấy hết các khía cạnh của HQKT. Với quan điểm xem xét HQKT chỉ ở phần kết quả bổ sung và chi phí
  • 35. 24 bổ sung thì cho biết hiệu quả của mức độ đầu tư theo chiều sâu hoặc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Tuy nhiên, hạn chế của quan điểm này là không xét đến HQKT của tổng chi phí bỏ ra vì kết quả sản xuất là sự đạt được do tác động của cả chi phí bổ sung và chi phí sẵn có. Trong thực tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh có chi phí sẵn có khác nhau thì hiệu quả của chi phí bổ sung sẽ khác nhau. Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về HQKT trong sản xuất kinh doanh, điều này tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và mục đích yêu cầu của từng đơn vị sản xuất trong từng giai đoạn phát triển nhất định. Tuy nhiên, mọi quan điểm về HQKT đều thể hiện một điểm chung nhất là tiết kiệm nguồn lực để sản xuất ra khối lượng sản phẩm tối đa. Ở nước ta, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, hoạt động kinh tế của mỗi doanh nghiệp, mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh không chỉ nhằm vào tăng hiệu quả và các lợi ích kinh tế của mình mà còn phải phù hợp với các yêu cầu của xã hội và đảm bảo các lợi ích chung bởi các định hướng, chuẩn mực do Nhà nước quy định. Vì thế, theo chúng tôi HQKT trong sản xuất kinh doanh nói chung và CNGT nói riêng được hiểu một cách khái quát như sau: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế thể hiện mối tương quan giữa kết quả và chi phí. Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố đầu tư, các nguồn lực tự nhiên và phương thức quản lý nhằm đạt mục tiêu của từng cơ sở sản xuất kinh doanh và phù hợp với yêu cầu của xã hội. 1.1.2 Phân loại và các mối quan hệ trong nghiên cứu hiệu quả kinh tế 1.1.2.1. Phân loại hiệu quả và hiệu quả kinh tế Hoạt động sản xuất của nền kinh tế xã hội được diễn ra ở các phạm vi, các ngành, các lĩnh vực khác nhau. Đối tượng tham gia vào các quá trình sản xuất và các yếu tố sản xuất cũng khác nhau. Mục đích, ý đồ nghiên cứu khác nhau thì nội dung nghiên cứu HQKT cũng khác nhau. Do đó, HQKT thường được phân ra các loại chủ yếu sau [2][5][31]: - Phân loại HQKT theo bản chất và mục tiêu + HQKT: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả hữu ích về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra. Nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế (tài chính) của hoạt động sản xuất.
  • 36. 25 + Hiệu quả xã hội: Phản ánh mối quan hệ giữa kết quả các lợi ích về mặt xã hội mà sản xuất mang lại với chi phí bỏ ra. Loại hiệu quả này đánh giá chủ yếu về mặt xã hội do các hoạt động sản xuất mang lại. + HQKT - xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả tổng hợp về mặt kinh tế và xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Theo cách phân loại này khi xem xét, đánh giá cần có cái nhìn toàn diện về các khía cạnh hiệu quả. Vì thế, khi đánh giá HQKT CNGT trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước hiện nay cần quan tâm đến hiệu quả xã hội và môi trường. - Phân loại hiệu quả theo phạm vi nghiên cứu Ở phạm vi vĩ mô, HQKT được chia như sau: + HQKT quốc dân là HQKT được xem xét chung trong toàn bộ nền kinh tế - xã hội. + HQKT theo ngành, lĩnh vực là HQKT được xem xét đối với từng ngành sản xuất, từng lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân như ngành công nghiệp, nông nghiệp… trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Trong nông nghiệp của từng vùng có các ngành như trồng trọt, chăn nuôi… trong chăn nuôi có các ngành cụ thể như chăn nuôi gia súc, gia cầm. + HQKT theo vùng, lãnh thổ được xem xét đối với từng vùng kinh tế - tự nhiên và phạm vi lãnh thổ hành chính như: vùng Bắc Bộ, Nam Bộ… hay phạm vi tỉnh hoặc huyện. Theo cách phân loại này khi phân tích, đánh giá HQKT CNGT của một tỉnh cần gắn liền với chiến lược phát triển chung của cả nước, và đánh giá HQKT CNGT ở các huyện cần gắn liền với chiến lược chung của tỉnh trong các vấn đề như môi trường, cơ cấu kinh tế, quy hoạch đất đai… Ở phạm vi vi mô, HQKT được xem xét đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh cụ thể. Trong đề tài luận án này chúng tôi xem xét, đánh giá HQKT đối với các trang trại, gia trại và hộ CNGT. - Phân loại hiệu quả theo đối tượng nghiên cứu Theo cách phân loại này, HQKT gồm các loại sau:
  • 37. 26 + HQKT sử dụng các tài nguyên, nguồn lực sản xuất như: HQKT sử dụng đất đai, lao động, vốn, vật tư, thiết bị kỹ thuật tham gia vào quá trình sản xuất. + HQKT ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng các giải pháp kinh tế và quản lý vào sản xuất. Như vậy, để đánh giá HQKT CNGT một cách đúng đắn chúng ta phải xem xét cả về mặt thời gian và không gian trong mối quan hệ giữa hiệu quả bộ phận và hiểu quả chung, quan hệ giữa phạm vi vi mô và vĩ mô, quan hệ giữa hiệu quả hiện tại và lâu dài. 1.1.2.2. Các mối quan hệ trong nghiên cứu hiệu quả kinh tế HQKT là một phạm trù kinh tế có quan hệ chặt chẽ với các phạm trù kinh tế - xã hội khác. Vì vậy, hiểu các mối quan hệ này là cơ sở để nâng cao HQKT một cách tối ưu và phù hợp với nội dung và yêu cầu đặt ra. Các mối quan hệ trong nghiên cứu HQKT bao gồm các quan hệ cơ bản sau [2][5][31]: - Quan hệ giữa HQKT và hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả của các lợi ích về xã hội và tổng chi phí xã hội. Kết quả của các lợi ích xã hội như tăng công ăn việc làm, tăng niềm tin vào cuộc sống, cải thiện chế độ dinh dưỡng hằng ngày và cả những vấn đề về cải thiện môi sinh, môi trường. Tổng chi phí xã hội thể hiện toàn bộ chi phí sản xuất của xã hội bỏ ra trong hoạt động sản xuất xã hội. HQKT và hiệu quả xã hội là một phạm trù thống nhất có quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề thúc đẩy nhau cùng phát triển. Nâng cao hiệu quả xã hội được dựa trên cơ sở nâng cao HQKT. Việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội lại là điều kiện để thức đẩy các hoặt động sản xuất có HQKT cao hơn. - HQKT trong quan hệ phát triển bền vững HQKT với quan điểm phát triển bền vững là HQKT được tạo ra với những tác động hợp lý để có nhịp độ tăng trưởng kinh tế tốt và đảm bảo hài hoà các lợi ích về mặt xã hội và môi trường trong hiện tại và cả tương lai. Như vậy, việc giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa HQKT và hiệu quả xã hội, giữa HQKT kinh tế hiện tại và lâu dài là đảm bảo cho phát triển kinh tế một cách bền vững.
  • 38. 27 - Mối quan hệ giữa hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và HQKT Hiệu quả của một đơn vị kinh tế gồm hai thành phần là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Khi kết hợp hai độ đo này cho chúng ta độ đo HQKT [73]. + Hiệu quả kỹ thuật (Technical efficiency - TE) Farrel cho rằng hiệu quả kỹ thuật là khả năng đạt đến mức sản lượng tối đa từ một tập hợp nhất định các yếu tố đầu vào cho trước. Như vậy, hiệu quả kỹ thuật thuộc về những người thực hành giỏi nhất (best practice). X2 S’ S 000 X1 A’ A R Q P Q’ . .. . Đồ thị 1.1. Mối quan hệ giữa hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế Farrel minh họa những ý tưởng của mình bằng một ví dụ đơn giản, một doanh nghiệp sử dụng hai yếu tố đầu vào (X1 và X2) để sản xuất một đầu ra (Y), với giả thiết hiệu quả không đổi theo quy mô. Đường đồng lượng đơn vị của doanh nghiệp hiệu quả toàn bộ, được biểu diển bằng đường SS’ trong Đồ thị 1.1, cho phép đo hiệu quả kỹ thuật. Để sản xuất mức sản lượng đơn vị, doanh nghiệp sử dụng hai yếu tố đầu vào biến đổi đã cho. Mức sử dụng hai yếu tố đầu vào tối ưu về mặt kỹ thuật nằm trên đường đồng lượng đơn vị. Đây là trường hợp doanh nghiệp đạt hiệu quả kỹ thuật toàn bộ. Gỉa sử doanh nghiệp có mức sử dụng hai yếu tố đầu vào nằm tại điểm R, khi đó hiệu quả kỹ thuật theo định nghĩa của Farrel là: TE = OQ/OR
  • 39. 28 Và phi hiệu quả kỹ thuật là 1 – TE, cho biết phần trăm khối lượng đầu vào bị thâm dụng trong quá trình sản xuất, hay nói cách khác, là phần trăm chi phí đầu vào có thể tiết kiệm được để sản xuất mức sản lượng hiện tại. Như vậy, hiệu quả kỹ thuật phản ánh trình độ sử dụng yếu tố vật chất của đầu vào trong quá trình sản xuất. Theo cách định nghĩa này, hiệu quả kỹ thuật cho biết một doanh nghiệp có thể tiết kiệm bao nhiêu phần trăm chi phí vật chất cho một mức sản lượng nhất định. + Hiệu quả phân bổ (Allocative efficiency -AE) Hiệu quả phân bổ liên quan đến việc phối hợp tối ưu về giá trị các yếu tố đầu vào để tối thiểu hoá chi phí cho một mức sản lượng, hay tối đa hoá lợi nhuận. Trên đồ thị 1.1, để sản xuất mức sản lượng đơn vị, mức chi phí tối thiểu nằm trên đường đồng phí (AA’). Nếu doanh nghiệp sản xuất tại điểm Q thì đạt hiệu quả kỹ thuật nhưng không đạt được hiệu quả phân bổ vì chi phí nhỏ nhất để đạt được mức sản lượng đó năm tại điểm P. Hiệu quả phân bổ là: AE = OP/OQ Khoảng cách PQ biểu thị lượng giảm trong chi phí sản xuất, nếu sản xuất diễn ra tại điểm hiệu quả phân bổ (và hiệu quả kỹ thuật) Q’, thay vì tại điểm hiệu quả kỹ thuật nhưng không hiệu quả phân bổ Q. Như vậy, hiệu quả phân bổ là thước đo phản ánh mức độ thành công của người sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp các yếu tố đầu vào tối ưu, nghĩa là tỷ số giữa sản phẩm biên của yếu tố đầu vào nào đó sẽ bằng tỷ số giá cả giữa chúng. Hiệu quả phân bổ là hiệu quả do giá các yếu tố đầu vào và đầu ra được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực sản xuất. Thực chất hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến yếu tố giá của đầu vào và giá đầu ra. + Hiệu quả kinh tế (Economic efficiency - EE) HQKT theo định nghĩa của Farrel là tích số giữa hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Nó là mối quan hệ so sánh giữa cái thực tế đạt được với cái tối đa có thể đạt được. Trên đồ thị 1.1 HQKT được xác định. EE = TE x AE = OP/OR
  • 40. 29 Như vậy, HQKT là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố vật chất và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất. Nếu đạt một trong hai hiệu quả nói trên (hiệu quả kỹ thuật hoặc hiệu quả phân bổ) mới là điều kiện cần, chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt HQKT. Vì thế, chỉ khi nào các cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng các nguồn lực đạt cả hai chỉ tiêu là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt HQKT, và như vậy HQKT là thước đo đúng đắn nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động của một cơ sở kinh tế. Trong đánh giá HQKT CNGT phải coi HQKT CNGT là một phạm trù kinh tế có quan hệ chặt chẽ với các phạm trù khác trong hệ thống các phạm trù kinh tế - xã hội. Các nguồn lực trong CNGT luôn có hạn, giá cả các yếu tố đầu vào biến đổi không ngừng do đó hiểu các mối quan hệ này là cơ sở để nâng cao hiệu quả trong CNGT một cách tối ưu và phù hợp với yêu cầu, nội dung nghiên cứu. 1.1.3. Nội dung, bản chất của HQKT và sự vận dụng trong nông nghiệp Nội dung và bản chất của HQKT được thể hiện ở các vấn đề sau [2][31][42]: 1.1.3.1. Nội dung của hiệu quả kinh tế Thứ nhất, HQKT là quan hệ so sánh giữa kết quả thu được với toàn bộ các yếu tố chi phí đầu vào của quá trình sản xuất (đất đai, vốn, lao động, khoa học kỹ thuật, quản lý…). Kết quả và HQKT là hai phạm trù kinh tế khác nhau, nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Đây là mối liên hệ mật thiết giữa mặt chất và mặt lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả thể hiện khối lượng, quy mô của một sản phẩm cụ thể và được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu, tuỳ thuộc vào từng trường hợp. Hiệu quả là đại lượng dùng để đánh giá kết quả đó được tạo ra như thế nào? Mức chi phí cho một đơn vị kết quả có chấp nhận được không? Dựa theo nội dung này giúp chúng ta phân biệt giữa kết quả và hiệu quả của một hiện tượng hay quá trình kinh tế. Thứ hai, hiệu quả gắn liền với kết quả của từng hoạt động cụ thể trong sản xuất kinh doanh, ở những điều kiện lịch sử cụ thể. Trong sản xuất một sản phẩm cụ thể luôn có mối quan hệ giữa sử dụng các
  • 41. 30 yếu tố đầu vào và đâu ra, từ đó chúng ta mới biết được hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm là bao nhiêu? Mức chi phí như vậy có hiệu quả không? Tuy nhiên, kết quả và hiệu quả phụ thuộc vào từng ngành, từng hoạt động ở điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, thị trường… Thứ ba, HQKT khi tính toán gắn liền với việc lượng hoá các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của từng sản phẩm, dịch vụ trong điều kiện nhất định. HQKT liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất. Việc lượng hoá hết và cụ thể các yếu tố này để tính toán HQKT thường gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Chẳng hạn: Đối với các yếu tố đầu vào: Trong sản xuất nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng, tài sản cố định (đất nông nghiệp, vườn cây lâu năm, gia súc cơ bản, nhà xưởng, chuồng trại…) được sử dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất, trong nhiều năm nhưng không đồng đều. Mặt khác, giá trị hao mòn khó xác định chính xác, nên việc tính khấu hao tài sản cố định và phân bổ chi phí để tính hiệu quả chỉ có tính chất tương đối. Một số chi phí chung như chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, trạm điện…), chi phí thông tin, khuyến cáo khoa học kỹ thuật… cần thiết phải hạch toán vào chi phí, nhưng trên thực tế khó có tính toán cụ thể và chính xác những chi phí này. Sự biến động của giá cả và mức độ trượt giá trên thị trường gây khó khăn cho việc xác định chính xác chi phí sản xuất. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng thuận lợi hoặc khó khăn cho sản xuất, nhưng mức độ tác động là bao nhiêu, đến nay vẫn chưa có phương pháp nào xác định chuẩn xác, nên cũng ảnh hưởng tới tính đúng, tính đủ các yếu tố đầu vào. Đối với các yếu tố đầu ra: Trên thực tế chỉ lượng hoá được các kết quả bằng hiện vật, còn kết quả dưới dạng phi vật chất như tạo công ăn việc làm, khả năng cạnh tranh trên thị trường, bảo vệ môi trường, cãi thiện chế độ dinh dưỡng cho người dân… thường không thể lượng hoá ngay được và chỉ biểu lộ hiệu quả sau một thời gian. Vì vậy, việc xác định đúng, đủ lượng kết quả này cũng gặp khó khăn.
  • 42. 31 1.1.3.2. Bản chất hiệu quả kinh tế - Từ các nội dung trên cho thấy bản chất của HQKT là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Quan niệm này gắn liền với hai quy luật của nền sản xuất xã hội là quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian lao động. Quan niệm này cũng thể hiện mối quan hệ so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí lao động xã hội. Đó chính là hiệu quả của lao động xã hội. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo duy nhất chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Một phương án sản xuất có hiệu quả thì phải đạt được kết quả cao nhất, với chi phí thấp nhất thông qua việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, phù hợp. Về khía cạnh này HQKT thể hiện chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh. - HQKT không phải là mục đích cuối cùng của đơn vị sản xuất kinh doanh. Muốn nâng cao chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh thì không dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả đã đạt được, mà còn thông qua nó để tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất phát triển ở mức cao hơn. Do đó, hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế đánh giá trình độ sản xuất nhưng không phải mục đích cuối cùng của sản xuất. Như vậy, HQKT là chỉ tiêu rất cụ thể, thiết thực cho từng doanh nghiệp, nông hộ và cả nền sản xuất xã hội. Thông qua việc nghiên cứu HQKT nhằm tìm ra những phương hướng và biện pháp phù hợp có lợi để từ đó tác động nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng cao. Nghiên cứu HQKT nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và hoà nhập với nền kinh tế trong khu vực và quốc tế. 1.1.4. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế Bất kỳ một quốc gia, một ngành hay một đơn vị sản xuất nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều mong muốn với nguồn lực có hạn thì làm thế nào để tạo ra được khối lượng sản phẩm lớn nhất, có giá trị cao và chất lượng tốt nhất. Bởi vậy, tất cả các hoạt động sản xuất đều được tính toán kỹ lưỡng sao cho đạt HQKT cao nhất.