SlideShare a Scribd company logo
1 of 162
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
NGUYỄN ĐÍNH
NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ YẾU TỐ
THỦY VĂN - THỦY LỰC HẠ LƯU HỆ THỐNG SÔNG HƯƠNG
DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI -
THỦY ĐIỆN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
HÀ NỘI – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
NGUYỄN ĐÍNH
NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ YẾU TỐ
THỦY VĂN - THỦY LỰC HẠ LƯU HỆ THỐNG SÔNG HƯƠNG
DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI -
THỦY ĐIỆN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: Phát triển nguồn nước
Mã số: 62 44 92 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. TS. LÊ ĐÌNH THÀNH
2. PGS. TS. HOÀNG MINH TUYỂN
HÀ NỘI - 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Đính, xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong Luận án là trung thực và không
sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các
nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy
định.
TÁC GIẢ
NGUYỄN ĐÍNH
ii
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới PGS.
TS. Lê Đình Thành, PGS. TS. Hoàng Minh Tuyển đã hướng dẫn tác giả trong suốt
quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện Luận án.
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo trường Đại
học Thủy lợi đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và
thực hiện Luận án. Trân trọng cảm ơn Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung
(Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã tạo điều kiện thời gian cho
tác giả tập trung học tập và nghiên cứu.
Tác giả trân trọng cảm ơn các cơ quan: Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn
và Môi trường, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Thừa Thiên Huế, các Sở -
Ban - ngành của tỉnh Thừa Thiên Huế đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập tài
liệu, thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu nặng đến gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học
tập, nghiên cứu và thực hiện Luận án.
TÁC GIẢ
NGUYỄN ĐÍNH
iii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình ảnh
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN...................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...............................................................................2
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .....................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................3
5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN .............................................................................4
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN .....................................................4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................5
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY CÓ LIÊN QUAN .......5
1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới ...........................................................................5
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước.............................................................................9
1.1.3 Những hạn chế của các công trình nghiên cứu trước đây trên lưu vực sông
Hương và hướng khắc phục...................................................................................16
1.1.4 Hướng tiếp cận của luận án...........................................................................18
1.2 ĐẶC ĐIỂM LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG ........................................................21
1.2.1 Đặc điểm tự nhiên.........................................................................................21
1.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội..............................................................................33
1.3 XU THẾ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN TRÊN
LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG..................................................................................35
1.3.1 Dữ liệu và phương pháp đánh giá xu thế.......................................................35
iv
1.3.2 Xu thế biến đổi một số yếu tố khí tượng .......................................................38
1.3.3 Xu thế biến đổi một số yếu tố thủy văn.........................................................44
1.3.4 Đánh giá chung về xu thế diễn biến một số yếu tố khí tượng, thủy văn và kịch
bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho lưu vực sông Hương.............................47
1.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG I.................................................................................49
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ TÍNH TOÁN...................................................50
2.1. HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – THỦY ĐIỆN TRÊN LƯU VỰC
SÔNG HƯƠNG ....................................................................................................50
2.1.1 Các công trình thủy lợi –thủy điện................................................................50
2.1.2 Đặc điểm các công trình thủy lợi – thủy điện................................................51
2.1.3 Lựa chọn các công trình chính nghiên cứu trong luận án...............................52
2.1.4 Khung đánh giá tác động ..............................................................................55
2.2. CÁC YẾU TỐ CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẾ ĐỘ THỦY VĂN – THỦY
LỰC SÔNG HƯƠNG ...........................................................................................56
2.2.1 Mưa, bão và các hình thế thời tiết gây mưa lũ ..............................................56
2.2.2 Điều kiện địa hình, thảm phủ .......................................................................59
2.2.3 Đầm phá và thủy triều...................................................................................61
2.2.4 Hoạt động kinh tế - xã hội trên lưu vực.........................................................62
2.3. CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI –
THỦY ĐIỆN ĐẾN CHẾ ĐỘ THỦY VĂN – THỦY LỰC SÔNG HƯƠNG .........64
2.3.1 Về mùa lũ (Khi chưa có qui trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông
Hương được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).......................................................64
2.3.2 Về mùa cạn ..................................................................................................66
2.4. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HEC – HMS VÀ HEC – RAS ĐỂ MÔ PHỎNG
DÒNG CHẢY LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG .........................................................68
2.4.1 Giới thiệu chung về mô hình HEC-HMS và HEC-RAS ................................68
2.4.2 Ứng dụng mô hình HEC-HMS VÀ HEC-RAS cho lưu vực sông Hương......69
2.5 KẾT LUẬN CHƯƠNG II................................................................................92
v
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................93
3.1 CÁC TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH HỆ
THỐNG CÔNG TRÌNH........................................................................................93
3.1.1 Các trường hợp nghiên cứu...........................................................................93
3.1.2 Phương án vận hành hệ thống công trình để đánh giá tác động .....................93
3.1.3 Xác định năm đại biểu và lượng mưa theo kịch bản đến năm 2030.............100
3.2 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TRÌNH VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN MỘT
SỐ YẾU TỐ THỦY VĂN - THỦY LỰC HẠ LƯU HỆ THỐNG SÔNG HƯƠNG
............................................................................................................................102
3.2.1 Vị trí kiểm tra và đánh giá ..........................................................................102
3.2.2 Tác động đến dòng chảy ngày trong năm....................................................103
3.2.3 Tác động đến dòng chảy lũ .........................................................................106
3.2.4 Tác động đến dòng chảy kiệt ......................................................................114
3.2.5 Tác động đến vấn đề bùn cát hạ lưu............................................................116
3.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU
CỰC VÀ TĂNG HIỆU QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – THỦY ĐIỆN..
............................................................................................................................118
3.3.1 Mục tiêu và cơ sở đề xuất giải pháp ...........................................................118
3.3.2 Các giải pháp phi công trình ......................................................................120
3.3.3 Giải pháp công trình ..................................................................................128
3.3.4 Nhận xét hiệu quả của các giải pháp đề xuất ..............................................133
3.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG III ............................................................................137
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................139
Kết luận...............................................................................................................139
Những đóng góp mới của luận án........................................................................140
Kiến nghị.............................................................................................................141
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......142
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................143
Tiếng Việt ...........................................................................................................143
Tiếng Anh ...........................................................................................................148
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH............................................................................................. Biến đổi khí hậu
GCM................................ Mô hình hoàn lưu tổng quát (General Circulation Model)
GIS................................Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System)
JICA................................................................... Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
JBIC...............................................................Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
IPCC .......................................................... Ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu
.......................................................... (Intergovernmental Panel on Climate Change)
KT-XH.............................................................................................Kinh tế - Xã hội
KT-TV ................................................................................... Khí tượng – Thủy văn
MNDBT....................................................................... Mực nước dâng bình thường
MNGC ..................................................................................... Mực nước gia cường
MNTL..........................................................................................Mực nước trước lũ
NBD.................................................................................................Nước biển dâng
NN & PTNT.....................................................Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
RCM ........................................Mô hình khí hậu khu vực (Regional Climate Model)
TN & MT.........................................................................Tài nguyên và Môi trường
TL-TĐ....................................................................................... Thủy lợi- Thủy điện
TTH ................................................................................................ Thừa Thiên Huế
TV-TL........................................................................................Thủy văn- Thủy lực
UBND............................................................................................Ủy ban Nhân dân
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Mạng lưới trạm khí tượng – thủy văn lưu vực sông Hương và lân cận...25
Bảng 1.2: Lượng mưa tháng năm trung bình nhiều năm tại các trạm .....................27
Bảng 1.3: Đặc trưng dòng chảy trung bình nhiều năm lưu vực sông Hương ..........30
Bảng 1.4: Lưu lượng tháng năm trung bình nhiều năm theo số liệu thực đo tại các
trạm trên lưu vực sông Hương ..............................................................................31
Bảng 1.5: Trạm khí tượng và số liệu thực đo sử dụng để đánh giá xu thế ..............35
Bảng 1.6: Kết quả kiểm định xu thế nhiệt độ trung bình năm ................................38
Bảng 1.7: Kết quả kiểm định xu thế lượng mưa năm ............................................39
Bảng 1.8: Kết quả kiểm định xu thế lượng mưa mùa ............................................41
Bảng 1.9: Kết quả kiểm định xu thế lượng mưa 1, 3, 5, 7 ngày liên tục lớn nhất ..42
Bảng 1.10: Kết quả kiểm định xu thế lượng bốc hơi năm ......................................43
Bảng 1.11: Kết quả kiểm định xu thế dòng chảy tại trạm Thượng Nhật ................46
Bảng 1.12: Kết quả kiểm định xu thế biến đổi mực nước hạ lưu sông Hương........47
Bảng 1.13: Mức tăng nhiệt độ (o
C) trung bình năm, mùa so với thời kỳ 1980-1999
theo kịch bản phát thải trung bình (B2) tỉnh Thừa Thiên Huế ................................48
Bảng 1.14: Mức thay đổi (%) lượng mưa năm, mưa mùa so với thời kỳ 1980-1999
theo kịch bản phát thải trung bình (B2) tỉnh Thừa Thiên Huế ................................48
Bảng 1.15: Mực nước biển dâng từ Đèo Ngang- Đèo Hải Vân, kịch bản phát thải
cao.........................................................................................................................49
Bảng 2.1: Một số công trình thủy lợi chủ yếu trên các tuyến sông chính................50
Bảng 2.2: Các công trình thủy điện trên lưu vực sông Hương................................51
Bảng 2.3: Một số công trình thoát lũ ở các cửa sông vùng đồng bằng sông Hương 52
Bảng 2.4: Thông số kỹ thuật chủ yếu công trình Thảo Long..................................54
Bảng 2.5: Thông số kỹ thuật chủ yếu của các hồ chứa ...........................................54
Bảng 2.6: Lượng mưa trong một số trận mưa cực lớn do ảnh hưởng của bão và áp
thấp nhiệt đới trên lưu vực sông Hương.................................................................58
Bảng 2.7: Các hình thế thời tiết gây mưa lũ lớn ở lưu vực sông Hương .................58
Bảng 2.8: Chênh lệch lớn nhất giữa Qmax và Qmin ..............................................59
Bảng 2.9: Độ che phủ rừng tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2000-2011.....................60
Bảng 2.10: Đặc trưng mực nước triều tại Tam Giang- Cầu Hai (1978-1982) .........61
viii
Bảng 2.11: Đặc trưng mực nước tại các trạm trên sông Hương từ 1977-2006 .......62
Bảng 2.12: Một số đặc trưng mực nước hạ du sông Hương theo số liệu thực đo ...63
Bảng 2.13: Danh sách các lưu vực bộ phận trên lưu vực sông Hương....................70
Bảng 2.14: Chiều dài các đoạn sông và số mặt cắt ngang trong sơ đồ thủy lực ......75
Bảng 2.15: Bộ thông số mô hình HEC-HMS cho các lưu vực bộ phận ..................78
Bảng 2.16: Chỉ tiêu Nash hiệu chỉnh và kiểm định mô hình HEC-HMS ................79
Bảng 2.17: Số liệu lũ thực đo dùng hiệu chỉnh và kiểm định mô hình HEC-HMS .83
Bảng 2.18: Kết quả hiệu chỉnh thông số mô hình HEC-HMS cho các lưu vực.......85
Bảng 3.1: Các trường hợp tính toán.......................................................................99
Bảng 3.2: Phân phối mưa trung bình lưu vực các năm đại biểu............................101
Bảng 3.3: Mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên lưu vực sông Hương
............................................................................................................................103
Bảng 3.4: Thay đổi mực nước trung bình năm nước trung bình ở hạ du sông Hương
theo các trường hợp ............................................................................................105
Bảng 3.5: Thời gian duy trì mực nước theo các trường hợp tại Kim Long ...........105
Bảng 3.6: Thay đổi mực nước đỉnh lũ tính toán năm 1999 ở hạ du sông Hương theo
các trường hợp.....................................................................................................107
Bảng 3.7: Một số đặc trưng lũ tính toán năm 1999 tại Kim Long theo các trường
hợp......................................................................................................................108
Bảng 3.8: Thay đổi mực nước đỉnh lũ tính toán năm 1983 ở hạ du sông Hương theo
các trường hợp.....................................................................................................110
Bảng 3.9: Một số đặc trưng lũ tính toán năm 1983 tại Kim Long theo các trường
hợp......................................................................................................................110
Bảng 3.10: Thay đổi mực nước đỉnh lũ tính toán năm 1999 ở hạ du sông Hương có
xét đến biến đổi khí hậu.......................................................................................111
Bảng 3.11: Thay đổi mực nước mùa cạn năm 1984 ở hạ du sông Hương theo các
trường hợp...........................................................................................................115
Bảng 3.12: Một số đặc trưng mực nước mùa cạn tại Kim Long theo các trường hợp
............................................................................................................................116
Bảng 3.13: Mức giảm mực nước theo cấp lưu lượng tại trạm Bình Điền..............117
Bảng 3.14: Chỉ số CN trung bình lưu vực sông Hương ước tính theo các kịch bản
............................................................................................................................122
ix
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của thay đổi sử dụng đất và che phủ rừng đến dòng chảy lũ
năm 1983 đến 3 tuyến hồ chứa trên lưu vực sông Hương ....................................122
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của thay đổi sử dụng đất và che phủ rừng đến dòng chảy lũ
năm 1983 ở hạ lưu sông Hương ..........................................................................123
Bảng 3.17: Hiệu quả giảm lũ ở hạ lưu sông Hương khi các hồ vận hành phối hợp so
với vận hành độc lập............................................................................................126
Bảng 3.18: Dung tích phòng lũ đề xuất của các hồ trên lưu vực sông Hương ......129
Bảng 3.19: Hiệu quả giảm lũ hạ lưu sông Hương khi các hồ vận hành phối hợp và tăng
dung tích phòng lũ so với giữ nguyên dung tích phòng lũ và vận hành độc lập .......132
Bảng 3.20: Mức tăng, giảm mực nước hạ lưu sông Hương dưới tác động của các
công trình và biến đổi khí hậu so với không có công trình ...................................137
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Sơ đồ tiếp cận nghiên cứu của luận án ...................................................20
Hình 1.2: Lưu vực sông Hương trên lãnh thổ Việt Nam.........................................21
Hình 1.3: Hình thể địa lý và ranh giới lưu vực sông Hương...................................22
Hình 1.4: Sơ đồ mạng lưới sông ngòi lưu vực sông Hương....................................29
Hình 1.5: Sơ đồ đẳng trị lớp dòng chảy trung bình nhiều năm lưu vực sông Hương
..............................................................................................................................30
Hình 1.6: Biến đổi nhiệt độ trung bình năm trên lưu vực sông Hương ...................38
Hình 1.7: Biến đổi lượng mưa năm trên lưu vực sông Hương...............................39
Hình 1.8: Biến đổi lượng mưa mùa mưa trên lưu vực sông Hương........................40
Hình 1.9: Biến đổi lượng mưa mùa khô trên lưu vực sông Hương.........................41
Hình 1.10: Biến đổi lượng bốc hơi năm tại Huế và Nam Đông..............................43
Hình 1.11: Số trận bão ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế từ năm 1950-2009...........44
Hình 1.12: Số lần xuất hiện đỉnh lũ trên báo động II tại Kim Long........................44
Hình 1.13: Biến đổi lưu lượng trung bình mùa hàng năm tại Thượng Nhật............45
Hình 1.14: Biến đổi lưu lượng 1, 3 tháng liên tiếp nhỏ nhất, lớn nhất tại Thượng
Nhật ......................................................................................................................45
Hình 1.15: Biến đổi mực nước thấp nhất và cao nhất tại Kim Long và Phú Ốc......46
Hình 2.1: Vị trí các công trình thủy lợi – thủy điện lớn trên lưu vực sông Hương..53
x
Hình 2.2: Khung đánh giá tác động của các công trình thủy lợi- thủy điện đến một
số yếu tố thủy văn- thủy lực sông Hương...............................................................55
Hình 2.3: Phân chia các lưu vực bộ phận lưu vực sông Hương ..............................70
Hình 2.4: Phân bố chỉ số CN lưu vực sông Hương năm 2000 ................................72
Hình 2.5: Sơ đồ thủy văn lưu vực sông Hương trong mô hình HEC-HMS ............73
Hình 2.6: Sơ đồ mạng lưới thủy lực hạ lưu hệ thống sông Hương..........................74
Hình 2.7: Sơ đồ thủy lực hệ thống sông Hương trong HEC-RAS...........................76
Hình 2.8: Đường quan hệ mực nước, diện tích, dung tích hồ Tả Trạch ..................76
Hình 2.9: Biên triều tại cửa Thuận An các thời đoạn tính toán...............................78
Hình 2.10: Đường quá trình lưu lượng thực đo và tính toán tại Cổ Bi năm 1983....80
Hình 2.11: Đường quá trình lưu lượng thực đo và tính toán tại Cổ Bi năm 1984....80
Hình 2.12: Đường quá trình lưu lượng thực đo và tính toán tại Bình Điền năm 1983
..............................................................................................................................81
Hình 2.13: Đường quá trình lưu lượng thực đo và tính toán tại Bình Điền năm 1984.
..............................................................................................................................81
Hình 2.14: Đường quá trình lưu lượng thực đo và tính toán tại Dương Hòa năm
1986 .....................................................................................................................82
Hình 2.15: Đường quá trình lưu lượng thực đo và tính toán tại Dương Hòa năm
1987 .....................................................................................................................82
Hình 2.16: Kết quả hiệu chỉnh mô hình HEC–HMS tại Cổ Bi ..............................84
Hình 2.17: Kết quả hiệu chỉnh mô hình HEC–HMS tại trạm Bình Điền ................84
Hình 2.18: Kết quả hiệu chỉnh mô hình HEC–HMS tại trạm Dương Hòa ..............85
Hình 2.19: Kết quả kiểm định mô hình HEC–HMS tại Cổ Bi................................86
Hình 2.20: Kết quả kiểm định mô hình HEC–HMS tại trạm Bình Điền .................86
Hình 2.21: Kết quả kiểm định mô hình HEC–HMS tại trạm Dương Hòa...............87
Hình 2.22: Kết quả hiệu chỉnh mô hình HEC-RAS năm 1984 tại Kim Long..........88
Hình 2.23: Kết quả kiểm định mô hình HEC-RAS năm 1999 tại Kim Long ..........88
Hình 2.24: Kết quả hiệu chỉnh mô hình HEC-RAS năm 1984 tại Phú Ốc ..............89
Hình 2.25: Kết quả kiểm định mô hình HEC-RAS năm 1999 tại Phú Ốc...............89
Hình 2.26: Kết quả kiểm định dòng chảy lũ tháng X/1984 tại Kim Long...............90
Hình 2.27: Kết quả kiểm định dòng chảy lũ tháng X/1984 tại Phú Ốc ...................91
xi
Hình 2.28: Kết quả kiểm định dòng chảy kiệt từ 1/VI-31/VIII/1984 tại Kim Long ....
..............................................................................................................................91
Hình 2.29: Kết quả kiểm định dòng chảy kiệt từ 1/VI-31/VIII/1984 tại Phú Ốc.........
..............................................................................................................................92
Hình 3.1: Minh họa thiết lập chương trình vận hành hồ chứa...............................100
Hình 3.2: Quá trình mực nước trong năm nước trung bình tại Kim Long.............104
Hình 3.3: Quá trình mực nước trong năm nước trung bình tại Phú Ốc .................104
Hình 3.4: Quá trình mực nước lũ tính toán năm 1999 tại Kim Long theo các trường
hợp......................................................................................................................106
Hình 3.5: Quá trình mực nước lũ tính toán năm 1999 tại Phú Ốc theo các trường
hợp......................................................................................................................107
Hình 3.6: Quá trình mực nước lũ tính toán năm 1983 tại Kim Long theo các trường
hợp......................................................................................................................109
Hình 3.7: Quá trình mực nước lũ tính toán năm 1983 tại Phú Ốc theo các trường
hợp......................................................................................................................109
Hình 3.8: Quá trình mực nước lũ tính toán năm 1999 tại Kim Long khi các hồ vận
hành theo phương án I, xét biến đổi khí hậu ........................................................112
Hình 3.9: Quá trình mực nước lũ tính toán năm 1999 tại Kim Long khi các hồ vận
hành theo phương án II, xét biến đổi khí hậu .......................................................112
Hình 3.10: Quá trình mực nước lũ tính toán năm 1999 tại Phú Ốc khi các hồ vận
hành theo phương án I, xét biến đổi khí hậu ........................................................113
Hình 3.11: Quá trình mực nước lũ tính toán năm 1999 tại Phú Ốc khi các hồ vận
hành theo phương án II, xét biến đổi khí hậu .......................................................113
Hình 3.12: Quá trình mực nước mùa cạn năm nước trung bình tại Kim Long......114
Hình 3.13: Quá trình mực nước mùa cạn năm nước trung bình tại Phú Ốc...........115
Hình 3.14: Quan hệ lưu lượng và mực nước tại trạm Bình Điền trước và sau khi có
hồ Bình Điền.......................................................................................................117
Hình 3.15: Biểu đồ điều phối vận hành hồ Bình Điền..........................................130
Hình 3.16: Biểu đồ điều phối vận hành hồ Hương Điền.......................................130
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN
Sông Hương là sông liên tỉnh song chủ yếu thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, có
tài nguyên nước rất phong phú nhưng phân bố rất không đều trong năm, những đặc
điểm của tài nguyên nước và điều kiện lưu vực tạo ra những khó khăn trong khai
thác phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Hiện nay trên lưu vực đã và đang xây dựng
nhiều công trình thủy lợi – thủy điện lớn, có tác động đáng kể đến chế độ thủy văn -
thủy lực sông Hương. Để có thể quản lý và khai thác tài nguyên nước lưu vực sông
Hương hiệu quả hơn, cần xác định, hiểu rõ và định lượng được những thay đổi của
chế độ dòng chảy ở hạ lưu sông Hương do tác động của các công trình thủy lợi -
thủy điện trên lưu vực.
Những năm gần đây đã có một số nghiên cứu liên quan đến đánh giá tác
động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu đến tài nguyên
nước lưu vực sông Hương. Tuy nhiên các nghiên cứu này mới xem xét các tác động
một cách riêng rẽ, tập trung chủ yếu vào đánh giá tác động môi trường của từng hồ
chứa đơn độc. Một số nghiên cứu xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu trên lưu
vực và đề xuất các giải pháp ứng phó, một số khác nghiên cứu tác động của nước
biển dâng đối với vùng ven biển mà chưa đi sâu nghiên cứu đánh giá tác động của
cả hệ thống công trình thủy lợi- thủy điện đến tài nguyên nước và chế độ thủy văn-
thủy lực của sông Hương.
Trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của tỉnh Thừa Thiên Huế,
việc nghiên cứu tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện đến chế độ dòng
chảy sông Hương là vấn đề cấp thiết phục vụ cho qui hoạch và quản lý khai thác sử
dụng tổng hợp có hiệu quả tài nguyên nước. Vì vậy việc lựa chọn đề tài luận án
“Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn - thủy lực hạ lưu hệ thống sông
Hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu”
là cần thiết, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên lưu vực, đặc
2
biệt phục vụ cho công tác cấu trúc lại cơ cấu nông nghiệp và xây dựng tỉnh Thừa
Thiên Huế phát triển thành thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Làm rõ sự thay đổi một số yếu tố thủy văn - thủy lực hạ lưu hệ thống sông
Hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí
hậu.
 Đề xuất các giải pháp thích ứng nhằm giảm thiểu tác động xấu đến phát triển
kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường hạ lưu sông Hương.
Để đạt được mục tiêu đề ra, luận án thực hiện các nội dung sau:
1) Nghiên cứu các đặc điểm tài nguyên nước, chế độ thủy văn - thủy lực và
phân tích các yếu tố tác động đến chế độ thủy văn - thủy lực sông Hương.
2) Nghiên cứu xu thế biến đổi một số yếu tố khí hậu, thủy văn trên lưu vực
sông Hương.
3) Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán thủy văn - thủy lực để tính toán mô
phỏng dòng chảy năm, dòng chảy lũ, dòng chảy kiệt sông Hương.
4) Đánh giá sự thay đổi một số yếu tố thủy văn – thủy lực hạ lưu sông Hương
dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện khi không xét và có xét đến
biến đổi khí hậu.
5) Trên cơ sở các kết quả phân tích đánh giá, luận án đề xuất những giải
pháp định hướng để giảm thiểu tác động tiêu cực của các công trình thủy lợi - thủy
điện, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trên lưu vực sông
Hương.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung đánh giá thay đổi về một số yếu tố
thủy văn, thủy lực vùng hạ lưu sông Hương dưới tác động của hệ thống các công
trình thủy lợi – thủy điện lớn trên lưu vực.
3
Phạm vi không gian: Toàn bộ lưu vực sông Hương, chủ yếu là khu vực hạ
lưu từ sau đập các hồ chứa lớn đến đập Thảo Long.
Phạm vi thời gian: Từ nay đến năm 2030 khi chưa có những thay đổi lớn về
hệ thống công trình cũng như biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp được sử dụng trong luận án bao gồm:
1) Phương pháp kế thừa: Thừa kế có chọn lọc các kết quả nghiên cứu, điều
tra cơ bản trước đây có liên quan đến nội dung của Luận án.
2) Điều tra, khảo sát: Nhằm thu thập, bổ sung, cập nhật các số liệu khí tượng
- thủy văn, địa hình, điều kiện tự nhiên, các hoạt động quản lý và khai thác trên lưu
vực sông.
3) Phân tích thống kê: Phân tích xử lý các số liệu về khí tượng, khí hậu, thủy
văn, điều kiện dân sinh - kinh tế nhằm tìm ra xu thế diễn biến khí hậu, qui luật diễn
biến về lũ, kiệt, xu thế biến đổi các điều kiện mặt đệm và phát triển kinh tế - xã hội.
4) Mô hình toán thuỷ văn, thuỷ lực: Là phương pháp được sử dụng để lượng
hóa các tác động của các công trình thủy lợi- thủy điện đến chế độ thủy văn- thủy
lực của hệ thống sông.
5) Phương pháp GIS: Sử dụng các phần mềm GIS để biên tập, trình bày các
bản đồ và tính toán các thông số. Các phần mềm được sử dụng chính trong đề tài:
ArcGIS, Mapinfo.
6) Phân tích hệ thống: Đánh giá các tác động gây biến đổi dòng chảy dựa
trên cơ sở phân tích toàn hệ thống lưu vực sông bao gồm các hồ chứa thủy lợi - thủy
điện, thông qua từng lưu vực bộ phận, từ đó rút ra các qui luật biến đổi của chúng
và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực.
7) Phương pháp chuyên gia và tham vấn ý kiến cộng đồng: Thông qua các
hội thảo và điều tra khảo sát thực địa để thu thập thông tin, trao đổi để đi đến thống
4
nhất về những quan điểm, nguyên nhân và các giải pháp phòng, chống và giảm
thiểu thích hợp.
5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được trình bày theo 3 chương:
Chương I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương II: Phân tích và tính toán.
Chương III: Kết quả và thảo luận.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Thông qua các kết quả nghiên cứu, luận án có thể rút ra một số đóng góp mới
như sau:
1) Đã đánh giá được một cách định lượng những tác động của các công trình
thủy lợi – thủy điện trên lưu vực sông Hương và tác động của biến đổi khí hậu đến
một số yếu tố thủy văn - thủy lực ở hạ lưu hệ thống sông Hương.
2) Đã đề xuất được các giải pháp phi công trình và công trình nhằm giảm
thiểu những tác động tiêu cực của các công trình thủy lợi – thủy điện trên lưu vực
sông Hương đến chế độ dòng chảy ở hạ lưu và nâng cao hiệu quả khai thác của các
công trình.
5
Chương I
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY CÓ LIÊN QUAN
1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Theo thống kê chưa đầy đủ của Ủy ban Đập lớn Thế giới, hiện nay có trên
50.000 hồ chứa nước lớn (với đập cao hơn 15m hoặc dung tích hơn 3 triệu m3
) được
xây dựng trên toàn thế giới. Ba quốc gia nhiều đập lớn nhất thế giới là Trung Quốc
có khoảng 22.000 đập, Hoa Kỳ 6.575 đập và Ấn Độ 4.291 đập [66]. Lợi ích các hồ
chứa nước là rất lớn và khá đa dạng, điển hình nhất là cung cấp nước cho các nhu
cầu khác nhau, phát điện, chống lũ hạ lưu, tạo cơ hội phát triển kinh tế - xã hội, xóa
đói giảm nghèo, cải thiện vi khí hậu,… Tuy nhiên, những tác động làm thay đổi chế
độ thủy văn - thủy lực và các vấn đề môi trường khác là rất đáng kể và phức tạp.
Đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến tác động của các hồ chứa và biến đổi
khí hậu đến chế độ thủy văn - thủy lực hạ lưu của lưu vực sông, một số công trình
nghiên cứu tiêu biểu có thể tóm tắt như sau:
- S. Shalash (1980) [89] đã nghiên cứu sự sụt giảm bùn cát đáy, mức độ hạ
thấp đáy sông và mực nước sau đập trong giai đoạn 1964-1978 để đánh giá ảnh
hưởng của đập High Aswan lên chế độ thủy văn- thủy lực ở hạ lưu sông Nile bằng
phương pháp khảo sát, đo đạc địa hình lòng dẫn hạ lưu. Kết quả nghiên cứu cho
thấy độ hạ thấp đáy sông và mực nước ở hạ lưu sau đập biến đổi trong khoảng từ 50
đến 20 mm mỗi năm, tốc độ hạ thấp mực nước và đáy sông đạt cao nhất trong thời
gian bắt đầu vận hành đập và giảm dần theo thời gian. Nghiên cứu này được thực
hiện sớm, công phu và tốn kém nhiều kinh phí, tập trung chủ yếu vào nghiên cứu
xói mòn lòng dẫn.
- Trên cơ sở phát triển của Richter và nnk (1996) [86], Francis J. Magilligan
và Keith H. Nislow (2003) [78] đã nghiên cứu các ảnh hưởng của các đập hồ chứa
đến chế độ dòng chảy hạ lưu các con sông ở Hoa Kỳ bằng việc sử dụng Chỉ số Biến
6
đổi Thủy văn (the Indicators of Hydrologic Alteration) để định lượng những thay
đổi chế độ dòng chảy tại các trạm thủy văn từ các số liệu đo đạc trước và sau khi
vận hành công trình.
- Ramon J. Batalla và nnk (2000) [76] đã nghiên cứu sự thay đổi chế độ dòng
chảy do ảnh hưởng của các công trình hồ chứa nước trên lưu vực sông Ebro ở vùng
đông bắc Tây Ban Nha chịu sự điều tiết của trên 187 đập nước, với tổng dung tích
xấp xỉ 57% tổng lượng dòng chảy trung bình năm. Nghiên cứu đã phân tích số liệu
của 38 trạm thủy văn trên 22 nhánh sông để đánh giá sự thay đổi thủy văn do các hồ
chứa trên lưu vực gây ra. Kết quả cho thấy dòng chảy lũ với tần suất 2 năm xảy ra 1
lần và 10 năm xảy ra 1 lần trung bình giảm trên 30%, còn với dòng chảy năm không
có xu thế rõ rệt.
- William L. Graf (2005) [96] đã nghiên cứu 137 hồ chứa rất lớn (dung tích
hồ hơn 1,2 km3
) và khảo sát, phân tích dữ liệu của 72 con sông trên khắp lãnh thổ
Hoa Kỳ, kết quả nghiên cứu cho thấy: trung bình các hồ chứa nước đã làm giảm
nhỏ đỉnh lũ đến 67% (nhiều nhất đến 90%), giảm lưu lượng trung bình lớn nhất
hàng năm 60%, và trung bình ngày lớn nhất 64%. So với những con sông không bị
điều tiết (không có hồ chứa) thì những con sông bị điều tiết bị thay đổi mạnh mẽ về
kích thước lòng dẫn: mặt cắt thủy lực dòng chảy kiệt tăng lên 32%, mặt cắt thủy lực
dòng chảy lũ giảm đi 50%; khả năng hoạt động của các vùng đồng bằng lũ ven sông
giảm 79%, và vùng đồng bằng lũ không còn chức năng hoạt động tăng 3,6 lần.
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trong những năm gần đây về tác động
của biến đổi khí hậu đến lượng mưa, dòng chảy, lũ lụt, hạn hán trên các lưu vực
sông trên cơ sở sử dụng kết quả dự tính khí hậu của các mô hình hoàn lưu tổng quát
GCM (General Circulation Model) làm đầu vào cho các mô hình khác để cuối cùng
là mô phỏng dòng chảy trong tương lai. Một số nghiên cứu gần đây như sau:
- Xu Z.X. và nnk (2008) [95] sử dụng kết quả của các mô hình hoàn lưu
tổng quát GCM và phương pháp chi tiết hóa thống kê để dự tính mưa và nhiệt độ
trong tương lai, đồng thời sử dụng mô hình thủy văn SWAT (Soil and Water
Assessment Tool) để tính toán dòng chảy cho lưu vực thượng nguồn sông Hoàng
7
Hà. Kết quả cho thấy xu hướng giảm dòng chảy trung bình năm trong các thời kỳ
tương lai, tuy nhiên kết quả dự tính dòng chảy ứng với mỗi số liệu của mỗi mô hình
GCM là khác nhau tương đối lớn.
- Kim U. và nnk (2008) [83] đã đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và
vận hành đập thủy điện đối với chế độ thủy văn và tài nguyên nước trên lưu vực
thượng lưu sông Blue Nile ở Ethiopia, là khu vực có số liệu quan trắc hạn chế.
Nghiên cứu này cũng sử dụng đầu ra của 6 mô hình GCM làm đầu vào cho mô hình
thủy văn 2 bể chứa đơn. Dựa trên độ chính xác của từng mô hình GCM trong kết
quả tính toán mưa và nhiệt độ cho khu vực nghiên cứu, đề tài đã tổ hợp kết quả của
các mô hình GCM theo trọng số, sai số tuyệt đối trung bình của từng mô hình càng
nhỏ thì trọng số càng lớn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mô hình thủy văn 2 bể
chứa đơn có thể sử dụng thành công ước tính dòng chảy từ mưa, tuy nhiên để cải
thiện độ tin cậy cần tăng cường thu thập, quan trắc khí tượng thủy văn.
- Hoanh, C. T. và nnk (2010) [80] trong nghiên cứu tác động của biến đổi khí
hậu và sự phát triển đến chế độ dòng chảy sông Mê Công đã sử dụng bộ mô hình
DSF (Decision Support Framework) để đánh giá ảnh hưởng của các hồ chứa thượng
nguồn thuộc Trung Quốc và các đập trên dòng chính phía hạ lưu thuộc Lào,
Campuchia đến dòng chảy hạ lưu thuộc châu thổ Mê Công. Kết quả cho thấy, dưới
tác động của biến đổi khí hậu, so với giai đoạn 1985-2000, mức tăng trung bình
trong thời kỳ 2010-2050 của dòng chảy năm tại Kratie là 7% theo kịch bản B2,
12,5% theo kịch bản A2. Nếu xét đến cả khai thác sử dụng nước trên lưu vực thì
dòng chảy năm tại Kratie trung bình thời kỳ 2010-2050 vẫn tăng lên nhưng mức độ
ít hơn, chỉ khoảng 3,7% theo kịch bản B2 và 9% theo kịch bản A2. Tương tự, dòng
chảy mùa lũ trung bình tại Kratie tăng 5% và 11% tương ứng theo kịch bản B2 và
A2.
- K.Vastila và nnk (2010) [94] đã nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu
đến thay đổi cân bằng nước và mực nước biển dâng đến lũ lụt trong vùng đồng bằng
ngập lũ hạ lưu sông Mê Công. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chi tiết hóa
động lực bằng mô hình khí hậu khu vực PRECIS để hạ qui mô các yếu tố nhiệt độ,
8
lượng mưa từ mô hình khí hậu toàn cầu ECHAM4 đến qui mô lưu vực sông Mê
Công, đồng thời sử dụng mô hình thủy văn VIC (Variable Infiltration Capacity) và
mô hình thủy động lực EIA 3D để mô phỏng ngập lụt. Kết quả cho thấy sự gia tăng
mực nước lũ lớn nhất và trung bình trong mùa lũ thời kỳ 2010-2049.
- Trung tâm Quốc tế về Quản lý Môi trường (ICEM, 2010) [45] đã thực hiện
đánh giá môi trường chiến lược (SEA) của các dự án thủy điện đề xuất trên dòng
chính sông Mê Công, chưa nghiên cứu chi tiết định lượng tác động của các công
trình thủy điện đến chế độ thủy văn, thủy lực sông Mê Công.
- H. Lauri và nnk (2012) [82] sử dụng phương pháp chi tiết hóa thống kê kết
quả đầu ra nhiệt độ trung bình tháng và tổng lượng mưa hàng tháng từ 5 mô hình
GCM và mô hình thủy văn phân bố VMod để mô phỏng dòng chảy sông Mê Công.
Dưới tác động của biến đổi khí hậu thì lưu lượng tại Kratie thời kỳ 2032 – 2042 so
với thời kỳ cơ sở 1982-1992 thay đổi từ -11% đến +15% trong mùa mưa và -10%
đến +13% trong mùa khô. Nghiên cứu cũng chỉ ra tác động của vận hành các hồ
chứa là lớn hơn nhiều so với tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt mùa khô dòng
chảy tăng từ 25-160%, và mùa mưa hạ thấp đỉnh lũ tại Kratie từ 5-24%.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên tập trung chủ yếu vào các lưu
vực sông có qui mô lớn, có nhiều giá trị về mặt khoa học và thực tiễn, có thể chia
thành hai hướng chính: (i) so sánh phân tích diễn biến môi trường của các giai đoạn
trước và sau khi có các hồ chứa bằng số liệu thực đo, và (ii) sử dụng mô hình toán
thủy văn, thủy lực để đánh giá các tác động tới dòng chảy hạ lưu. Mỗi hướng
nghiên cứu nêu trên đều có những ưu điểm riêng, nhưng vẫn còn những hạn chế:
- So sánh phân tích diễn biến môi trường trước và sau khi có các công trình
cần có số liệu đủ dài về quan trắc, khảo sát các yếu tố địa hình, địa mạo, thủy văn,
môi trường,… nên rất tốn kém cả về thời gian, kinh phí và kỹ thuật để đảm bảo tính
đồng bộ và chất lượng số liệu, đặc biệt đối với các sông thiếu mạng lưới quan trắc
thường xuyên
- Điều kiện lưu vực luôn thay đổi do sử dụng, khai thác tài nguyên như đất,
rừng và thậm chí cả tài nguyên nước, chính những thay đổi này có tác động đến
9
dòng chảy hạ lưu. Do vậy rất khó đánh giá chính xác và tách biệt được những tác
động này trong các số liệu đo đạc.
- Sử dụng mô hình toán thủy văn, thủy lực và mô hình khí hậu để đánh giá
tác động của công trình và biến đổi khí hậu đến chế độ dòng chảy hạ lưu có khả
năng mô tả chi tiết quá trình dòng chảy theo các kịch bản khác nhau. Tuy nhiên còn
những hạn chế như yêu cầu số liệu rất lớn và chi tiết về số liệu địa hình, mặt cắt
mạng lưới sông trong sơ đồ tính toán, số liệu về khí hậu, sử dụng đất, thảm phủ
rừng,... Ngoài ra do khối lượng tính toán lớn nên đòi hỏi về năng lực máy tính và
đặc biệt là chuyên môn sâu về mô hình của người nghiên cứu.
Các nghiên cứu hiện nay cũng cho thấy, trên cùng một lưu vực sông, khi áp
dụng các mô hình khí hậu GCM khác nhau sẽ cho ra các kết quả thay đổi thủy văn
khác nhau không chỉ về độ lớn thay đổi mà còn khác nhau về xu hướng biến đổi do
tác động của biến đổi khí hậu [77, 82, 94]. Do vậy ngoài việc cải thiện nâng cao độ
phân giải của các mô hình khí hậu, lựa chọn mô hình có độ tin cậy cao nhất, còn cần
kết hợp với việc phân tích diễn biến của các yếu tố khí tượng thủy văn quan trắc dài
hạn trong quá khứ để đưa ra sự lựa chọn thích hợp để dự tính khí hậu tương lai [82].
Có thể nói nghiên cứu tác động của các hồ chứa thượng lưu và biến đổi khí
hậu đến chế độ dòng chảy đến nay đã đạt được nhiều kết quả quan trọng về mặt
phương pháp luận và kỹ thuật sử dụng. Hầu hết các nghiên cứu trong thời gian gần
đây đã sử dụng công cụ mô hình toán thủy văn, thủy lực để đánh giá sự thay đổi chế
độ dòng chảy trong tương lai dưới tác động của công trình và biến đổi khí hậu.
Cách tiếp cận phân tích xu thế biến đổi các yếu tố khí hậu trong quá khứ để lựa
chọn kịch bản biến đổi khí hậu phù hợp cho lưu vực nghiên cứu, kết hợp sử dụng
mô hình toán để nghiên cứu sự thay đổi các yếu tố thủy văn - thủy lực hạ lưu do tác
động của các công trình thủy lợi, thủy điện và biến đổi khí hậu đã và đang là hướng
phù hợp và hiệu quả, đây là hướng tiếp cận mà luận án sẽ kế thừa và vận dụng trong
nghiên cứu.
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước
1.1.2.1 Ở Việt Nam
10
Trong mấy thập kỷ qua, Việt Nam đã xây dựng hàng nghìn hồ chứa thủy lợi -
thủy điện trên hầu hết các lưu vực sông của cả nước. Bên cạnh những lợi ích cho
phát triển kinh tế - xã hội và phòng chống thiên tai, các hồ chứa ở nước ta cũng gây
ra các tác động bất lợi đối với hạ lưu. Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về
tác động của các hồ chứa thủy lợi - thủy điện, gồm các nhóm:
(1) Các nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của các công trình thủy
lợi, thủy điện: Lê Đông Hải và nnk (1995) [17] nghiên cứu đánh giá hiện trạng, dự
báo biến đổi môi trường tại khu vực công trình Trị An, đề xuất các phương hướng
và phương án phát triển kinh tế - xã hội; Nguyễn Thượng Hùng và nnk (1995) [19]
nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của hồ Hòa Bình; Lê Đình Thành và nnk
(2008-2009) [42] nghiên cứu đánh giá tác động của các hồ chứa thủy điện thượng
lưu phía Việt Nam đến hạ du thuộc Campuchia, và nhiều nghiên cứu đánh giá tác
động môi trường của các dự án thủy lợi, thủy điện trên khắp cả nước. Các nghiên
cứu này chủ yếu sử dụng các phương pháp đánh giá tác động môi trường như đo
đạc, khảo sát, điều tra xã hội học, kiểm tra danh mục các thông số môi trường, ma
trận môi trường,… để xác định các tác động đến môi trường sinh thái và kinh tế xã
hội, đề xuất các giải pháp giảm thiểu nhằm phát triển bền vững toàn lưu vực, không
đi sâu vào đánh giá đến sự thay đổi các yếu tố thủy văn - thủy lực.
(2) Các nghiên cứu tác động của các công trình đến chế độ thủy văn thủy
lực dòng chảy khu vực hạ lưu:
- Ngô Đình Tuấn và nnk (1999) [48] nghiên cứu dự báo tác động của hồ Pa
Vinh (hồ Sơn La) và các hồ khác có thể được xây dựng đối với chế độ thủy văn hệ
thống sông Hồng. Các kết quả đã xác định phân bố dung tích phòng lũ cho các hồ
trên hệ thống và đánh giá những thay đổi dòng chảy mùa lũ đối với hạ lưu, một
phần xem xét về bồi lắng bùn cát trong các hồ chứa.
- Lê Đình Thành, Trịnh Quang Hòa và nnk (2005) [41] thực hiện đề tài cấp
Bộ “Nghiên cứu xây dựng hệ điều hành trợ giúp chỉ đạo hệ thống công trình phòng
chống lũ cho đồng bằng sông Hồng”. Nghiên cứu chủ yếu tập trung đánh giá các tác
11
nhân ảnh hưởng đến công tác điều hành chống lũ cho đồng bằng sông Hồng, nghiên
cứu mô hình hóa tổ hợp lũ từ các nhánh sông về hạ lưu bằng phương pháp Monte
Carlo, từ đó xác định điều kiện biên của bài toán điều hành chống lũ để xây dựng
công nghệ điều hành tổ hợp công trình phòng chống lũ đồng bằng sông Hồng, bao
gồm thiết kế hệ thống thông tin, thiết kế công nghệ dự báo lũ ngắn hạn, trung hạn
và dài hạn, tính toán ngập lụt và cảnh báo ngập lụt cho vùng đồng bằng sông Hồng.
- Lê Kim Truyền, Hà Văn Khối và nnk (2007) [46] nghiên cứu cơ sở khoa
học và thực tiễn điều hành cấp nước mùa cạn cho đồng bằng sông Hồng. Thông qua
việc phân tích hiện trạng chế độ dòng chảy vùng hạ lưu sông Hồng do ảnh hưởng
của hồ chứa Hòa Bình và Thác Bà, tính toán nhu cầu dùng nước vùng đồng bằng
sông Hồng, điều tiết hệ thống hồ chứa, ứng dụng mô hình MIKE 11 đánh giá hiện
trạng diễn biến mực nước và xâm nhập mặn vùng hạ lưu sông Hồng,… đề tài đã
đánh giá khả năng gia tăng cấp nước của các hồ chứa thượng nguồn khi gặp những
năm hạn kiệt, đề xuất chế độ vận hành các hồ chứa phục vụ phát điện và cấp nước
trong thời kỳ mùa kiệt trên hệ thống sông Hồng, không đi sâu đánh giá toàn diện tác
động của các hồ chứa đến chế độ thủy văn – thủy lực hạ lưu sông Hồng.
- Nguyễn Hữu Khải và nnk (2011) [23] đã xây dựng công nghệ điều hành hệ
thống liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba để giảm lũ và cấp nước mùa kiệt cho vùng
hạ lưu. Các tác giả đã sử dụng mô hình HEC-RESSIM mô phỏng vận hành hệ thống
hồ chứa trên lưu vực với các phương án mực nước đón lũ khác nhau, dòng chảy sau
khi được điều tiết qua hồ chứa được diễn toán về hạ lưu bằng mô hình thủy lực
MIKE 11. Kết quả đã lựa chọn qui tắc và áp dụng mô hình trong vận hành liên hồ
chứa trên sông Ba nhằm tạo dung tích đón lũ và xác định ngưỡng cắt giảm đỉnh lũ,
đảm bảo an toàn công trình và hạn chế tổn thất điện năng. Mặc dù đã chỉ ra tác động
giảm lũ đáng kể nhưng qui trình đề xuất chưa thể đảm bảo hạ thấp mực nước lũ đạt
yêu cầu phòng chống lũ ở hạ lưu.
- Nguyễn Lập Dân và nnk (2013) [16] nghiên cứu đánh giá tác động của phát
triển thủy điện đến tài nguyên nước khu vực Tây Nguyên, kết quả cho thấy việc
12
phát triển thủy điện mang lại các tác động tích cực như phát điện, bổ sung nguồn
nước ngầm, chuyển nước cho các vùng khô hạn, song có nhiều tác động tiêu cực
như làm thay đổi chế độ thủy văn, làm tăng tổn thất nước, tạo ra các khúc sông chết
ở hạ lưu đập. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đánh giá định lượng tác động của các hồ
chứa thủy điện đến chế độ thủy động lực hạ lưu.
(3) Các nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên
nước lưu vực sông:
- Sapkota M. và nnk (2010) [87] sử dụng mô hình thủy văn phân bố Hydro-
BEAM (Hydrological River Basin Environment Assessment Model) để nghiên cứu
tác động của biển đổi khí hậu đối với dòng chảy sông Hồng. Mô hình sử dụng số
liệu khí tượng từ đầu ra của mô hình khí hậu toàn cầu GCM với độ phân giải theo
không gian 20km và theo thời gian từng giờ ứng với kịch bản A1B của IPCC. Kết
quả hiệu chỉnh mô hình thủy văn tại trạm Hà Nội khá tốt với chỉ số Nash đạt 0,77
và sai số dòng chảy tổng vượt 5,5%.
- Trần Thanh Xuân, Trần Thục và Hoàng Minh Tuyển (2011) [74, 75] nghiên
cứu tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước trên 6 lưu vực sông lớn của
Việt Nam, gồm sông Hồng - Thái Bình, sông Cả, sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Ba,
sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, dòng chảy
sông trong các giai đoạn tương lai được đánh giá bằng mô hình mưa – dòng chảy
NAM theo các kịch bản biến đổi khí hậu B2 và A2. Kết quả cho thấy không có sự
chênh lệch đáng kể giữa 2 kịch bản, dòng chảy năm của các sông ở phía Nam từ Hà
Tĩnh trở vào có xu thế giảm trung bình thấp hơn 2% vào thời kỳ 2020-2039, thấp
hơn 4% vào thời kỳ 2040-2059; dòng chảy trung bình mùa lũ tăng thấp hơn 2% và
4% tương ứng 2 thời kỳ nói trên. Lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất năm Qmax tương ứng
với các tần suất 1% và 5% đều tăng trên phần lớn các sông miền trung với mức tăng
khoảng 1 - 7% trong thời kỳ trước 2059 theo kịch bản B2.
- Vũ Văn Minh, Trần Hồng Thái và nnk (2011) [26] đã đánh giá xu hướng
thay đổi của dòng chảy lũ sông Hồng dưới tác động của biến đổi khí hậu, nhưng chỉ
13
dừng lại ở phân tích mực nước lũ lớn nhất trên phạm vi rộng của cả lưu vực sông
Hồng – Thái Bình. Kết quả cho thấy dòng chảy lũ dự tính trên lưu vực sông Hồng -
Thái Bình tăng dần qua từng thời kỳ.
- Nguyễn Ý Như, Trần Ngọc Anh và nnk (2012) [29] đánh giá tác động của biến
đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Khánh Hòa. Trong nghiên cứu này, chuỗi mưa và
bốc hơi năm điển hình cho mỗi trạm trên toàn khu vực nghiên cứu theo nguyên tắc lựa
chọn năm đại biểu được thay đổi theo tỉ lệ biến đổi lượng mưa theo kịch bản biến
đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009). Sử dụng mô hình thủy văn
NAM để khôi phục dòng chảy cho giai đoạn nền 1980-1999 và dự tính dòng chảy giai
đoạn 2050 và 2100 theo 3 kịch bản phát thải B1, B2 và A2, kết quả cho thấy biến đổi khí
hậu gây ra biến động lớn về dòng chảy của khu vực nghiên cứu.
- Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt qui hoạch thủy lợi giai đoạn
2012-2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước
biển dâng đối với các khu vực: đồng bằng sông Cửu Long (Quyết định 1397/QĐ-
TTg) [56], đồng bằng sông Hồng (Quyết định 1554/QĐ-TTg) [57], khu vực miền
Trung (Quyết định 1588 QĐ/TTg) [58].
Tóm lại, ở Việt Nam việc đánh giá tác động của các công trình và biến đổi
khí hậu đến dòng chảy gần đây đã được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt từ khi có các
công trình thủy lợi, thủy điện lớn trên các hệ thống sông. Các nghiên cứu tác động
của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước thường tập trung đánh giá thay đổi nguồn
nước trên lưu vực, chưa đi sâu đánh giá chi tiết và định lượng tác động của các công
trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu đến các yếu tố thủy văn - thủy lực ở hạ
lưu các hệ thống sông
1.1.2.2 Ở lưu vực sông Hương
Đến nay đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến tác động của các công trình
đến chế độ thủy văn – thủy lực sông Hương, các nghiên cứu tiêu biểu như sau:
- Ngô Đình Tuấn, Lê Đình Thành và nnk (2002) [49] trong “Đánh giá tác
động môi trường dự án hồ chứa nước Tả Trạch” đã xác định lưu lượng sinh thái
14
sông Hương qua đập Thảo Long là 31 m3
/s. Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
(JICA), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) đã chấp nhận con số này.
- Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA, 2003) [21] trong dự án nghiên
cứu về phát triển và quản lý tài nguyên nước cho 14 lưu vực sông tại Việt Nam
trong đó có lưu vực sông Hương đã sử dụng mô hình thủy văn MIKE-NAM và mô
hình Sacramento để tính toán dòng chảy tự nhiên nhưng chỉ giới hạn đến ngã ba
Tuần (hợp lưu của sông Tả Trạch và Hữu Trạch) và trạm Cổ Bi ở sông Bồ, tính toán
dự báo nhu cầu nước, đề xuất phương án phát triển lưu vực bao gồm các giải pháp
công trình và phi công trình, đánh giá tác động môi trường của dự án hồ Tả Trạch
chủ yếu đến chất lượng nước, môi trường sinh thái và môi trường xã hội.
- Lê Mạnh Hùng và nnk (2005) [20] xây dựng “Qui hoạch chỉnh trị ổn định
sông Hương đoạn từ hạ lưu hồ Tả Trạch đến đập Thảo Long” đã sử dụng mô hình
MIKE 11 và MIKE 21C nghiên cứu biến đổi lòng dẫn sông Hương làm cơ sở đề
xuất các công trình chỉnh trị chống xói lở bờ sông, đánh giá khả năng cắt lũ của các
hồ chứa Tả Trạch và Bình Điền, mô phỏng ngập lụt hạ du trong trường hợp vỡ đập,
nhưng không đi sâu vào đánh giá tác động của các công trình đến chế độ thủy văn -
thủy lực ở khu vực hạ du, không xét đến hồ Hương Điền trong hệ thống.
- Viện Qui hoạch Thủy lợi (2005) [71] lập “Qui hoạch tổng hợp nguồn nước
lưu vực sông Hương”, đã nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển thủy lợi nhằm
khai thác, sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Hương bao gồm
qui hoạch cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, cấp nước tưới, nuôi trồng thủy sản; qui
hoạch tiêu úng, phòng chống lũ và qui hoạch xây dựng 3 hồ chứa lợi dụng tổng hợp
Tả Trạch, Bình Điền và Cổ Bi (Hương Điền) để chống lũ, phát điện, cấp nước, cải
thiện môi trường cho hạ du.
- Hoàng Minh Tuyển và nnk (2010) [51] thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây
dựng và đề xuất qui trình vận hành điều tiết nước mùa cạn hệ thống hồ chứa trên
sông Hương”, đề xuất qui trình vận hành hồ chứa trong mùa cạn có giá trị tham
khảo vì còn một số tồn tại trong việc xác định các hàm mục tiêu và các ràng buộc
của hệ thống, không nghiên cứu dòng chảy năm, dòng chảy lũ.
15
- Huỳnh Công Hoài và nnk (2011) [18] nghiên cứu “Đánh giá sự biến động
của dòng chảy và môi trường nếu loại bỏ một số cống đập trên vùng hạ du khi có
các công trình thủy lợi, thủy điện trên dòng chính” sử dụng mô hình MIKE FLOOD
mô phỏng ngập lụt ở hạ lưu theo các kịch bản phá bỏ các cống - đập, bao gồm: cống
La Ỷ, đập Đá, cống Phú Cam, trong điều kiện có và không có sự điều tiết của các
hồ chứa lớn ở thượng lưu sông Hương. Đề tài nghiên cứu tác động của các hồ chứa
đến vấn đề lũ lụt, xem xét sự bồi xói tại các vị trí cống La Ỷ và đập Đá khi các công
trình này bị phá bỏ và chất lượng nước trên các chi lưu.
- Nguyễn Quang Trung và nnk (2011) [44] trong đề tài cấp Nhà nước
KC08.25/06-10 “Nghiên cứu đánh giá tác động của các công trình trên dòng chính
và giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước mặt lưu vực sông Hương”
đã đánh giá tác động của hệ thống hồ chứa đến biến đổi lòng dẫn hạ lưu sông
Hương, chất lượng nước và môi trường sinh thái vùng đầm phá, đề xuất các giải
pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước mặt.
Nghiên cứu đề cập đến hiệu quả cắt lũ của các hồ chứa Tả Trạch, Bình Điền, Hương
Điền và khả năng cung cấp nước cho vùng đồng bằng khi có các hồ nhưng không
xét đến vận hành đập Thảo Long.
Một số nghiên cứu liên quan đến biến đổi khí hậu trên lưu vực sông Hương
trong những năm gần đây gồm:
- Laurens M. Bouwer và Jeroen C.J.H. Aerts (2006) [85] trong chương trình
hợp tác vùng bờ Việt Nam- Hà Lan, đã sử dụng mô hình toán thủy văn STREAM
ước tính những tác động tiềm năng của biến đổi khí hậu trên lưu vực sông Hương.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ sẽ tăng lên trong cả hai kịch bản phát thải khí
nhà kính A2 và B2 (IPCC, 2000). Trong thời kì 2069-2099, nhiệt độ dự tính đến
năm 2099 gia tăng khoảng 3,5 - 2,1o
C theo kịch bản A2 và khoảng 2,2 - 1,8o
C theo
kịch bản B2. Theo mô hình khí hậu HadCM3, lượng mưa năm trung bình trên lưu
vực sông Hương sẽ gia tăng khoảng 12-14,8% vào năm 2099. Theo mô hình khí
hậu ECHAM4 lượng mưa sẽ gia tăng nhẹ khoảng 5% đối với kịch bản A2 và ngược
lại, sẽ giảm nhẹ vào khoảng 4,1% đối với kịch bản B2.
16
- Trần Thục và các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn
và Môi trường thực hiện dự án “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu ở lưu
vực sông Hương và chính sách thích nghi ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”
(2007-2008) [43, 52, 68] đã đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên
nước sông Hương, chưa nghiên cứu chi tiết tác động của các công trình thủy lợi –
thủy điện đến chế độ thủy văn – thủy lực.
- Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) (2010-2011) [22] thực hiện dự
án “Nâng cao Năng lực Thích ứng Thiên tai tại khu vực Miền Trung Việt Nam” với
mục tiêu hỗ trợ phía đối tác lập kế hoạch Quản lý lũ lụt tổng hợp lưu vực sông
Hương đến 2020. Dự án tập trung nghiên cứu về quản lý lũ, không đi sâu nghiên
cứu tác động của hệ thống công trình thủy lợi – thủy điện đến chế độ thủy văn –
thủy lực sông Hương.
Tóm lại, các nghiên cứu trên lưu vực sông Hương cho đến nay chủ yếu liên
quan đến qui hoạch khai thác, sử dụng nguồn nước, đánh giá tác động môi trường
của các dự án hồ chứa, đánh giá hiệu quả cắt giảm lũ của các hồ chứa và bồi xói
lòng dẫn vùng hạ lưu, bước đầu nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
lên tài nguyên nước.
1.1.3 Những hạn chế của các công trình nghiên cứu trước đây trên lưu vực
sông Hương và hướng khắc phục
1.1.3.1 Những hạn chế
Từ các kết quả nghiên cứu đã thực hiện trên lưu vực sông Hương liên quan
đến tác động của các công trình thủy lợi- thủy điện và biến đổi khí hậu cho thấy
những hạn chế chủ yếu sau đây:
- Các nghiên cứu đã thực hiện thường đánh giá tác động của từng công trình,
tác động tổng hợp của các công trình thượng lưu, hạ lưu và biến đổi khí hậu đến chế
độ thủy văn - thủy lực hạ lưu hệ thống sông Hương chưa được xem xét đầy đủ.
Quan điểm tiếp cận trong nghiên cứu chưa xét đủ tính hệ thống và tích hợp, ví dụ
Lê Mạnh Hùng và nnk (2005) không xét đến hồ Hương Điền, hay Nguyễn Quang
17
Trung và nnk (2011) không xét đến sự vận hành của đập Thảo Long; Hoàng Minh
Tuyển và nnk (2010) chỉ xét yếu tố dòng chảy mùa cạn, Huỳnh Công Hoài và nnk
(2011) chưa xét đến biến đổi khí hậu.
- Các nghiên cứu đến nay hầu hết dựa trên giả thiết là các điều kiện thủy văn
và mặt đệm lưu vực không thay đổi. Thực tế sử dụng đất và lớp phủ rừng trên bề
mặt lưu vực luôn thay đổi, tương lai đến 2030 có thể thay đổi lớn so với hiện nay do
xu thế và tiềm năng phát triển trên lưu vực, chúng sẽ tác động đến các yếu tố thủy
văn – thủy lực trên lưu vực sông Hương.
- Việc đánh giá định lượng các tác động vẫn còn hạn chế trong một số vấn đề
như: (i) Khả năng cắt giảm lũ cho hạ du khi điều tiết các hồ chứa ở thượng lưu theo
các phương án vận hành khác nhau, đặc biệt là khi có xét đến biến đổi khí hậu; (ii)
Tác động của đập Thảo Long đến việc dâng cao mực nước ở khu vực hạ lưu từ sau
các hồ chứa đến đập Thảo Long; và (iii) Tác động đến dòng chảy bùn cát ở hạ lưu
khi các hồ chứa thượng nguồn đi vào hoạt động.
1.1.3.2 Định hướng khắc phục
Với những hạn chế của những nghiên cứu trước đây và nhận thức đánh giá
tác động của hệ thống công trình thủy lợi – thủy điện và biến đổi khí hậu đến một số
yếu tố dòng chảy hạ lưu sông Hương là vấn đề phức tạp, do vậy định hướng khắc
phục là:
- Xem xét đánh giá trên quan điểm phân tích hệ thống của lưu vực sông
Hương, tập trung vào các công trình chính có tác động đáng kể đến chế độ dòng
chảy hạ lưu sông Hương.
- Đánh giá định lượng được tác động của các công trình và biến đổi khí hậu
đến một số yếu tố thủy văn – thủy lực hạ du sông Hương, bước đầu xem xét đến vai
trò của sử dụng đất và lớp thảm phủ rừng trên lưu vực trong bài toán tổng thể đánh
giá tác động trên cơ sở lựa chọn dòng chảy năm và các trận lũ cụ thể để nghiên cứu
thay đổi của một số yếu tố thủy văn - thủy lực điển hình, từ đó tạo cơ sở khoa học
và thực tiễn cho những nghiên cứu tiếp theo.
18
- Bước đầu đề xuất được các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn, có
tính khả thi, thiết thực và hiệu quả, phù hợp với tình hình đặc điểm của lưu vực để
giảm thiểu các tác động bất lợi và nâng cao hiệu quả của các công trình.
1.1.4 Hướng tiếp cận của luận án
1.1.4.1 Tiếp cận tổng hợp theo hệ thống nguồn nước
Hệ thống nguồn nước của một lưu vực sông được cấu thành bởi các thành
phần khác nhau, chúng tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau, vì vậy cần dựa trên quan
điểm hệ thống để giải quyết các bài toán liên quan đến chế độ thủy văn - thủy lực
của lưu vực. Các thành phần chủ yếu của hệ thống nguồn nước lưu vực gồm:
- Thành phần khí hậu trong đó quan trọng nhất là các yếu tố mưa, nhiệt độ,
bốc hơi. Có thể coi đây là các yếu tố đầu vào của hệ thống và chúng quyết định đến
cân bằng nước của hệ thống tài nguyên nước lưu vực.
- Điều kiện lưu vực đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hình
thành dòng chảy từ mưa, trong đó địa hình, thảm phủ, thổ nhưỡng và sử dụng đất
trên lưu vực quyết định đến tính chất dòng chảy mặt.
- Các công trình thuỷ lợi- thuỷ điện trên lưu vực với vai trò điều chỉnh phân
bố tài nguyên nước theo không gian, thời gian để đáp ứng các nhu cầu dùng nước
trong hệ thống tài nguyên nước. Vận hành hệ thống công trình thủy lợi – thủy điện
để đáp ứng các mục tiêu sẽ làm thay đổi dòng chảy tự nhiên vốn có của sông vùng
hạ lưu, hay nói cách khác là làm thay đổi đầu ra của hệ thống.
- Hiện nay biến đổi khí hậu là một thực tế đã được chấp nhận, trên quan điểm
hệ thống cần phải xem xét biến đổi khí hậu trong nghiên cứu phát triển nguồn nước
nhằm đảm bảo khai thác, sử dụng và quản lý tổng hợp đạt hiệu quả bền vững.
1.1.4.2 Tiếp cận mô phỏng theo mô hình toán thủy văn thủy lực
Tài nguyên nước lưu vực sông là hệ thống phức tạp, trong đó chế độ dòng
chảy sông ngòi thay đổi theo không gian và thời gian, vì vậy tiếp cận mô phỏng sử
dụng các mô hình toán thủy văn, thủy lực với sự trợ giúp của kỹ thuật viễn thám và
GIS tạo thuận lợi cho nghiên cứu đánh giá hiện trạng, các kịch bản và dự báo sự
thay đổi trong tương lai. Mặt khác, để nâng cao chất lượng nghiên cứu nhất là trong
các bài toán dự báo, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước đòi
19
hỏi chúng ta phải sử dụng công cụ mô hình toán mà các công nghệ nghiên cứu
truyền thống khó có thể thực hiện được.
Đối với các lưu vực sông Việt Nam, trong lĩnh vực quản lý phát triển tài
nguyên nước, vận hành hệ thống công trình thủy lợi – thủy điện cho mục tiêu sử
dụng nước, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai thì mô hình toán thủy văn, thủy lực
là một công cụ rất có hiệu quả. Kết hợp với các phương pháp truyền thống như điều
tra, khảo sát, đo đạc, các mô hình toán có khả năng ứng dụng rất tốt trong nghiên
cứu đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế những tác động bất lợi của các công
trình thủy lợi - thủy điện cũng như nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường
của chúng.
1.1.4.3 Tiếp cận theo kịch bản
Nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu nói chung hiện nay đều tiếp cận
theo kịch bản. Thông qua các kịch bản sẽ cho phép đánh giá những tác động khác
nhau đến tài nguyên nước. Mặt khác, biến đổi khí hậu là vấn đề hệ trọng đối với
mỗi quốc gia, vì vậy nghiên cứu biến đổi khí hậu và tác động của nó phải gắn liền
với các kịch bản biến đổi khí hậu theo từng thời kỳ của quốc gia đó. Đối với các lưu
vực sông trong nước, việc nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu nên
căn cứ vào kịch bản biến đổi khí hậu Quốc gia mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đã
cập nhật và công bố, đồng thời kết hợp chặt chẽ với điều kiện cụ thể của lưu vực. Vì
vậy, cách tiếp cận của luận án trong vấn đề này là dựa trên số liệu quan trắc để phân
tích, đánh giá xu thế biến đổi một số yếu tố khí hậu trên lưu vực, lựa chọn kịch bản
theo công bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường để cụ thể hóa cho lưu vực sông
Hương.
Sơ đồ tiếp cận nghiên cứu của luận án được trình bày trong hình 1.1.
20
Hình 1.1: Sơ đồ tiếp cận nghiên cứu của luận án
Tác động của hệ thống
hồ chứa thủy lợi – thủy
điện lớn ở thượng lưu
Đề xuất giải
pháp định
hướng
Vận hành hồ chứa thủy
lợi – thủy điện
Mô hình toán thủy văn -
thủy lực
Thay đổi một số
yếu tố thủy văn -
thủy lực hạ lưu
Thay đổi dòng
chảy đến các hồ
Đánh giá xu thế
thay đổi một số
yếu tố khí hậu
Mô hình mưa –
dòng chảy
Lựa chọn kịch
bản biến đổi khí
hậu, NBD
Chi tiết kịch bản biến
đổi khí hậu
Tác động của công
trình thủy lợi vùng
cửa sông
Phân tích các yếu
tố tác động đến
chế độ TV-TL
Thu thập số liệu khí
hậu, thủy văn, địa hình,
công trình TL-TĐ
So sánh với kết
quả điều tra,
khảo sát
21
1.2 ĐẶC ĐIỂM LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG
1.2.1 Đặc điểm tự nhiên
1.2.1.1 Đặc điểm địa lý, địa hình
Lưu vực sông Hương nằm gần trọn trong tỉnh Thừa Thiên Huế (hình 1.2) có
tọa độ địa lý 150
59’ và 160
44’ vĩ độ Bắc và giữa 1070
02’ và 1080
12’ độ kinh Đông.
Tổng diện tích tự nhiên của lưu vực sông Hương là 3.066 km2
[55] chiếm 61% diện
tích tự nhiên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm ba nhánh lớn: sông Bồ, sông Hữu
Trạch và sông Tả Trạch, trong đó Tả Trạch là nguồn nước chính của sông Hương.
Tài nguyên nước lưu vực sông Hương có vai trò rất quan trọng đối với phát triển
kinh tế, văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hình 1.2: Lưu vực sông Hương trên lãnh thổ Việt Nam
Thừa Thiên Huế là vùng chuyển tiếp giữa hai vùng địa lý Bắc Trung bộ và
Nam Trung bộ, diện tích tự nhiên phần đất liền là 503.320,53 ha. Đặc điểm địa hình
22
với 75,1% tổng diện tích là núi đồi, 24,9% là đồng bằng duyên hải, đầm phá và cồn
đụn cát nội đồng và ven biển (hình 1.3). Ba vùng địa hình chủ yếu như sau [61]:
(1) Địa hình đồi núi chủ yếu thuộc huyện A Lưới, Nam Đông, một phần
Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy và Phú Lộc với cao độ khoảng từ 750 m đến
1.800 m với các đỉnh như Động Ngài (1.774 m), núi Mang (1.702 m), đặc biệt phía
nam có đỉnh Bạch Mã (1.444 m) thuộc trung tâm mưa lớn nhất tỉnh. Vùng gò đồi có
cao độ từ (10 - 250 m). Địa hình đồi núi có nhiều vị trí có thể xây dựng được các
công trình chứa nước lợi dụng tổng hợp.
(2) Đồng bằng duyên hải tương đối bằng phẳng có cao độ dưới +10 m, kể cả
các trảng cát nội đồng Phong Điền, Quảng Điền và Phú Vang, chiếm khoảng 16%
diện tích tự nhiên của tỉnh. Ở rìa Tây Tây Nam và Tây Bắc có cao độ (7-10 m) giảm
xuống (1,5-1,0 m) ở phía đầm phá, đôi nơi gặp các vùng thấp trũng với cao độ mặt
đất thấp hơn mực nước biển (từ -0,5 đến -1,0 m) như vùng trũng ở các xã Phong
Chương, Quảng An, Quảng Thành, Hương Phong, Thủy Tân, Vinh Thái, Vinh Hà,
Lộc An,…
Hình 1.3: Hình thể địa lý và ranh giới lưu vực sông Hương [24]
23
(3) Đầm phá và cồn cát ven biển: Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đầm
Lăng Cô và dãy cồn, đụn cát chắn bờ biển chiếm khoảng 9% diện tích tự nhiên của
tỉnh. Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai dài 68 km, diện tích mặt nước khoảng 220
km2
, dung tích trữ nước khoảng 300 – 400 triệu m3
vào mùa khô, và khoảng 600
triệu m3
vào mùa lũ. Đây là vùng chứa một phần nước lũ của sông Hương trước khi
đổ ra biển qua hai cửa Thuận An và Tư Hiền. Phía Đông Nam tỉnh có đầm Lăng Cô
diện tích 15 km2
. Những cồn, đụn cát chạy song song với đường bờ biển chiếm
4,5% diện tích đất tự nhiên của tỉnh [61].
1.2.1.2 Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng
Lưu vực sông Hương nằm trọn trong đới Huế, thuộc địa máng uốn nếp
Trường Sơn, với 80% diện tích bề mặt đá gốc phân bố ở thượng lưu được đặc trưng
bởi lớp vỏ phong hóa ferosialit có bề dày mỏng, ít thấm nước; ở hạ lưu các bề mặt
đồng bằng tích tụ sông, sông – biển, biển được cấu tạo bởi sét bột, khả năng thấm
nước yếu [15]. Tỉnh Thừa Thiên Huế có các nhóm đất chính như sau [61]:
- Nhóm đất vàng đỏ trên núi: diện tích 15.442 ha chiếm 3,15% diện tích của
tỉnh, phân bố ở A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc trên độ cao từ 500 - 900 m, độ dốc địa
hình lớn 15 - 25o
loại này dễ bị xói và rửa trôi do độ dốc địa hình lớn.
- Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích lớn nhất 347.431 ha chiếm 68,74% diện tích
toàn tỉnh phân bố chủ yếu ở Nam Đông, A Lưới, Hương Trà, Phong Điền, Hương
Thuỷ, Phú Lộc và thành Phố Huế.
- Nhóm đất phù sa: Diện tích 41.002 ha chiếm 8,11% diện tính toàn tỉnh và
phân bố ở hầu hết các thung lũng suối và đồng bằng các lưu vực sông. Thành phần
cơ giới từ thịt nhẹ đến sét.
- Nhóm cồn cát và đất cát biển: Diện tích loại này tới 3.962 ha chiếm 8,7%
tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, chủ yếu phân bố ở vùng ven biển.
- Nhóm đất nhiễm mặn: Diện tích khoảng 6.290 ha chiếm 1,25% diện tích
toàn tỉnh, được hình thành từ nguồn gốc phù sa sông, biển và hỗn hợp sông biển.
24
Loại này được phân bố ở địa hình thấp ven đầm phá thuộc huyện Phú Lộc, Phú
Vang, Quảng Điền, Hương Trà..
- Nhóm đất phèn: Diện tích 6.888 ha chiếm 1,36% diện tích toàn tỉnh, hình
thành ở địa hình trũng thấp, ngâm nước lâu ngày bị yếm khí tích tụ lưu huỳnh. Đất
này phân bố ở vùng trũng Phú Lộc, Hương Thuỷ, Hương Trà, Phú Vang, Quảng
Điền, Phong Điền.
1.2.1.3 Đặc điểm thảm phủ thực vật
Rừng ở Thừa Thiên Huế thuộc kiểu rừng kín thường xanh: ở độ cao dưới 700
m là rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, từ độ cao 700 m trở lên là kiểu rừng
kín thường xanh á nhiệt đới. Thành phần loài phong phú, đa dạng, là nơi hội tụ của
nhiều luồng thực vật, bao gồm khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Trung Hoa.
Tài nguyên về thực vật rừng rất đa dạng có 120 họ và hơn 600 loài, có những loài
gỗ quý hiếm như: lim, gụ, kiền kiền, kim giao,... trong đó có 14 loài trong sách đỏ
Việt Nam và 5 loài trong sách đỏ thế giới [61].
Theo niên giám thống kê năm 2012, tổng diện tích đất có rừng toàn tỉnh
Thừa Thiên Huế là 294.947 ha, trong đó có 202.570 ha rừng tự nhiên, 92.376 ha
rừng trồng [14], tuy nhiên chất lượng rừng ở Thừa Thiên Huế hiện nay bị giảm thấp,
diện tích rừng tăng chủ yếu là rừng trồng.
1.2.1.4 Đặc điểm khí hậu
(1) Mạng lưới trạm khí tượng – thủy văn: Trên lưu vực sông Hương và lân
cận có các trạm đo các yếu tố khí tượng – thủy văn (bảng 1.1), trong đó có 3 trạm
khí tượng đo khá đầy đủ các yếu tố chính và vẫn đang hoạt động đó là: Huế, Nam
Đông và A Lưới. Mạng lưới trạm thủy văn có 7 trạm đo mực nước, có 4 trạm đo lưu
lượng nhưng đến nay chỉ còn trạm Thượng Nhật (cấp I) trên sông Tả Trạch và hai
trạm đo mực nước Kim Long, Phú Ốc vẫn đang hoạt động .
(2) Bức xạ và nắng: Lượng bức xạ lý tưởng trung bình năm đạt trên 230
Kcal/cm2
, tháng ít nhất cũng có trên 12 Kcal/cm2
, tổng lượng bức xạ của các tháng
25
mùa nóng (từ tháng IV-IX) chiếm 63%-64% tổng lượng bức xạ năm. Số liệu thống
kê cho thấy số giờ nắng trung bình nhiều năm vùng đồng bằng (Huế) là 1721 giờ,
còn vùng núi (Nam Đông) là 1487 giờ; tháng XII là ít nắng nhất và tháng VII là
nhiều nắng nhất [61].
Bảng 1.1: Mạng lưới trạm khí tượng - thủy văn lưu vực sông Hương và lân cận [35, 60]
TT Tên trạm Sông Yếu tố đo Thời kỳ quan trắc
1 Huế T, U, V, Z, X, N 1956 - nay
2 Nam Đông T, U, V, Z, X, N 1973 - nay
3 A Lưới X, T, V, Z 1973 - nay
4 Tà Lương Bồ X 1990 - nay
5 Cổ Bi Bồ X, Q, H 1979 - 1985
6 Phú Ốc Bồ H, X 1977 - nay
7 Bình Điền Hữu Trạch
X
1979 - 1985
1995 - nay
Q, H 1979 - 1985
8 Thượng Nhật Tả Trạch Q, H, X 1979 - nay
9 Dương Hoà Tả Trạch Q, H, X 1986 - 1987
10 Kim Long Hương H, X 1977 - nay
11 Ca Cút Phá Tam Giang H 1978 - 1982
12 Lộc Trì X 1978 - 1988
Ghi chú các ký hiệu:
T - Nhiệt độ không khí (o
C) U - độ ẩm không khí (%)
V - tốc độ gió (m/s) Z - bốc hơi (mm )
X - mưa (mm) N - nắng (giờ)
H - mực nước (cm) Q - lưu lượng nước (m3
/s)
(3) Nhiệt độ không khí và độ ẩm: Nhiệt độ trung bình nhiều năm không
thay đổi nhiều giữa đồng bằng và miền núi trong lưu vực sông Hương, tại trạm Huế
là 25,6o
C và tại Nam Đông là 25,5o
C. Tháng VII là tháng nóng nhất, tháng I hoặc
26
XII là tháng lạnh nhất (18o
C), nhiệt độ cao nhất trên lưu vực và lân cận quan trắc
được là 41,3o
C tại Huế ngày 15/V/1983, nhiệt độ thấp nhất tại A Lưới là 5,4o
C ngày
25/XII/1999. Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm trên lưu vực sông Hương từ 83
- 87%, ở vùng đồng bằng, độ ẩm thường nhỏ hơn miền núi. Tháng có độ ẩm tương
đối trung bình đạt cao nhất là tháng II đạt 89,5% - 89,7%, thấp nhất tháng VII đạt
từ 73,8% - 79,8% [35].
(4) Chế độ gió: Theo thống kê số liệu đo đạc, tốc độ gió bình quân từ 1,4-2,3
m/s [35]. Chế độ gió thay đổi theo các thời kỳ trong năm: gió mùa Đông Bắc thịnh
hành từ tháng XI-XII năm trước đến tháng III-IV năm sau, còn lại là thời kỳ gió
Đông Nam chiếm ưu thế, gió Tây khô nóng (gió Lào) xuất hiện trong tháng IV-
VIII [35, 61].
(5) Bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm đo bằng ống Piche trên
lưu vực biến đổi không nhiều theo không gian: tại Huế là 930 mm, Nam Đông 913
mm. Tháng VII có lượng bốc hơi nhiều nhất do nhiệt độ cao và độ ẩm không khí
thấp và tháng XII có lượng bốc hơi ít nhất [35].
(6) Mưa: Lưu vực sông Hương là một trong những vùng có lượng mưa lớn
nhất nước ta, lượng mưa bình quân nhiều năm trên toàn lưu vực trong khoảng 2.800
- 3.400 mm ở vùng đồng bằng và 3.200 - 3.600 mm ở vùng núi; trung bình hàng
năm có khoảng 200-220 ngày mưa ở vùng núi, 150 - 170 ngày mưa ở vùng đồng
bằng duyên hải. Trong lưu vực có các trung tâm mưa lớn là khu vực Bạch Mã - Nam
Đông và thung lũng A Lưới với lượng mưa trung bình nhiều năm Xo đều đạt trên
3.400 mm [35], riêng đỉnh Bạch Mã có Xo = 8.000 mm [49], có năm mưa cực lớn như
năm 1980 ở Bạch Mã (8.664 mm), năm 1996 ở A Lưới (6.304 mm) [35]. Lượng mưa
trong 4 tháng (IX-XII) chiếm tới 68 - 75% lượng mưa cả năm, trong đó hai tháng mưa
nhiều nhất (X – XI) chiếm 47 - 53% tổng lượng mưa năm, tháng mưa lớn nhất trong
năm là tháng X, lượng mưa các tháng (I -VIII) chỉ chiếm 25-32% tổng lượng mưa năm
[61]. Biến động lượng mưa các tháng trong năm tại các trạm trên khu vực được
trình bày trong bảng 1.2.
27
Bảng 1.2: Lượng mưa tháng năm trung bình nhiều năm tại các trạm (1977-2010) [60]
(Đơn vị: mm)
Trạm
KT
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Huế 112 54 45 60 121 109 74 161 403 790 630 336 2895
Nam
Đông
108 53 58 108 223 197 148 238 461 990 777 318 3679
A
Lưới
69 42 63 162 243 184 152 233 438 902 741 300 3528
Trên lưu vực sông Hương, mùa mưa không đồng nhất khi phân theo chỉ tiêu
“vượt tổn thất”, tức mùa mưa gồm các tháng liên tiếp có lượng mưa tháng vượt
lượng tổn thất (thường lấy 100mm/tháng) với tần suất lớn hơn 50%. Do vậy mùa
mưa trên lưu vực thay đổi theo vùng và theo cấp lượng mưa, cụ thể như sau [49]:
- Với X0 ≤ 2500 mm: mùa mưa từ tháng XI – XII, mùa ít mưa từ tháng I –
VIII, trong đó có hai tháng mưa lũ tiểu mãn là tháng V – VI.
- Với 2500 < X0 ≤ 3500 mm: mùa mưa từ tháng VIII – X, mùa ít mưa từ
tháng XI - VII, trong đó hai tháng có mưa lũ tiểu mãn là tháng V – VI.
- Với 3500 < X0 ≤ 4500 mm: từ Hữu Trạch đến Ô Lâu mùa mưa từ tháng IV
– XII, từ Tả Trạch đến Bắc Hải Vân mùa mưa từ tháng V – I, không tồn tại hai
tháng mưa lũ tiểu mãn.
- Với 4500 < X0 ≤ 8000 mm: mùa mưa từ tháng IV – I, có năm mưa suốt cả
năm ví dụ như năm 1999 tại A Lưới, Nam Đông, Bạch Mã.
Mùa mưa không đồng nhất và có những năm, những nơi theo tiêu chuẩn
phân mùa nêu trên mưa suốt năm là những đặc điểm nổi bật nhất của mưa và tài
nguyên nước trên lưu vực sông Hương.
1.2.1.5 Đặc điểm sông ngòi - đầm phá
(1) Hệ thống sông Hương:
Lưu vực sông Hương có độ cao bình quân lưu vực H = 330 m, độ rộng bình
quân lưu vực B = 44,6 km, độ dốc bình quân lưu vực J= 2,85% (28,5 m/km), mật độ
lưới sông D = 0,6 km/km2
, hệ số uốn khúc 1,65 [50], là sông có độ dốc bình quân
28
lưu vực lớn nhất so với các sông đổ trực tiếp ra biển của Việt Nam [73]. Hệ thống
sông Hương gồm ba nhánh sông chính là:
- Sông Tả Trạch: Bắt nguồn ở độ cao 900 m từ rừng núi thuộc huyện Nam
Đông, chảy trong vùng địa hình đồi núi, độ dốc lớn, và lòng sông sâu, diện tích lưu
vực đến tuyến đập hồ Tả Trạch là 717 km2
, đến Ngã Ba Tuần là 821 km2
[61].
- Sông Hữu Trạch: Bắt nguồn từ vùng rừng núi huyện A Lưới và Nam Đông
chảy theo hướng Nam Bắc. Sông Hữu Trạch chảy hầu hết ở vùng đồi núi, lòng sông
dốc, nhiều thác ghềnh, diện tích lưu vực tính đến tuyến đập Bình Điền là 515 km2
,
tính đến ngã ba Tuần là 729 km2
, chiều dài sông chính 51 km [61].
- Sông Bồ: Bắt nguồn từ rừng núi Tây Nam huyện A Lưới, diện tích lưu vực
đến tuyến đập Hương Điền là 707 km2
với chiều dài sông chính 64 km, và đến Ngã
Ba Sình là 938 km2
với chiều dài sông chính 94 km [61]. Vào mùa lũ, phần lớn
lượng lũ của sông Bồ từ thượng nguồn chảy theo tuyến sông Quảng Thọ đổ vào phá
Tam Giang tại An Xuân, Quán Cửa, chỉ có khoảng 30%- 40% lượng lũ theo dòng
chính sông Bồ đổ vào sông Hương tại ngã ba Sình [49].
Sông Tả Trạch và Hữu Trạch hợp lưu tại ngã ba Tuần, tên gọi sông Hương là
dòng sông từ ngã ba Tuần đến cửa sông đổ ra phá Tam Giang (Thảo Long – Tân
Mỹ) có chiều dài khoảng 35 km.
Ở vùng hạ lưu vực sông Hương có 5 chi lưu: hai chi lưu phía tả sông Hương
là tuyến kênh 5 xã và 7 xã từ Nham Biều nối với sông Bồ, sông Bạch Yến từ Nham
Biều nối với tuyến sông Kẻ Vạn – An Hòa đổ lại vào sông Hương ở Bao Vinh; ba
chi lưu phía hữu sông Hương là sông Lợi Nông- Đại Giang từ Phú Cam đổ về đầm
Cầu Hai tại cống Quan, sông Như Ý- sông Cùng từ Đập Đá nối với sông Đại Giang
đổ ra đầm phá tại cống Cầu Long, và sông La Ỷ- Phổ Lợi từ La Ỷ đổ ra đầm phá tại
cống Diên Trường (hình 1.4).
29
Hình 1.4: Sơ đồ mạng lưới sông ngòi lưu vực sông Hương [18]
(2) Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai:
Dọc theo bờ biển Thừa Thiên Huế tồn tại một hệ đầm phá với diện tích mặt
nước khoảng 22.000 ha, kéo dài 68 km theo phương Tây Bắc – Đông Nam, án ngữ
toàn bộ phía Đông của tỉnh, làm thành khu đệm giữa vùng nội đồng và vùng biển.
Nằm trong quá trình phát triển địa chất chung của đồng bằng, hệ thống đầm phá là
vũng vịnh biển cổ chưa được bồi lấp hoàn toàn, nơi rộng nhất khoảng 10 km, nơi
hẹp nhất 0,5 km, độ sâu bình quân từ 1-1,5 m [61]. Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
là nơi hội tụ hầu hết dòng chảy từ các sông của tỉnh Thừa Thiên Huế (trừ sông Bu Lu).
1.2.1.6 Chế độ thủy văn – thủy lực tự nhiên của hệ thống sông Hương
(1) Dòng chảy năm: Lưu vực sông Hương có dòng chảy hàng năm phong
phú với mô đun dòng chảy trung bình nhiều năm xấp xỉ 80 l/s.km2
. Tổng lượng
dòng chảy trung bình nhiều năm của lưu vực sông Hương W0 = 6,976 tỉ m3
chiếm
khoảng 70% tổng lượng nước mặt toàn tỉnh Thừa Thiên Huế (10 tỉ m3
) [47], nhưng
phân bố không đều theo không gian và thời gian. Dòng chảy năm của lưu vực tăng
dần từ đồng bằng lên vùng núi và từ Bắc vào Nam (hình 1.5).
30
Hình 1.5: Sơ đồ đẳng trị lớp dòng chảy trung bình nhiều năm lưu vực sông Hương [35]
Mô đun dòng chảy năm trung bình nhiều năm trên các sông nhánh lớn là khá
đồng đều (bảng 1.3). Sự biến động dòng chảy năm theo nhiều năm của các sông
trên lưu vực không quá lớn với hệ số Cv = 0,25 - 0,40.
Bảng 1.3: Đặc trưng dòng chảy trung bình nhiều năm lưu vực sông Hương [49]
Vị trí Sông F (km2
) Q0 (m3
/s) M0 (l/s.km2
) W0 (106
m3
)
Thượng Nhật Tả Trạch 208 15,8 76 500
Dương Hòa Tả Trạch 720 58,8 82 1.856
Bình Điền Hữu Trạch 570 42,1 74 1.330
Cổ Bi Bồ 760 61,2 81 1.930
(2) Dòng chảy lũ: Phân mùa dòng chảy theo chỉ tiêu vượt trung bình, theo
đó các tháng liên tiếp có tần suất P(Qi >Qtb) > 50% là các tháng mùa lũ, còn lại là các
tháng mùa cạn. Kết quả mùa lũ trên lưu vực sông Hương từ tháng X-XII, mùa cạn
từ tháng I-IX (bảng 1.4). Ba tháng mùa lũ chính vụ (X-XII) chiếm 70-75% lượng
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu

More Related Content

What's hot

đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...
đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...
đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...jackjohn45
 
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chế phẩm npv (nucleo polyhedrosi...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chế phẩm npv (nucleo polyhedrosi...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chế phẩm npv (nucleo polyhedrosi...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chế phẩm npv (nucleo polyhedrosi...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...jackjohn45
 
Khảo sát một số đặc điểm sinh học của cá chạch lấu (mastacembelus armatus) gi...
Khảo sát một số đặc điểm sinh học của cá chạch lấu (mastacembelus armatus) gi...Khảo sát một số đặc điểm sinh học của cá chạch lấu (mastacembelus armatus) gi...
Khảo sát một số đặc điểm sinh học của cá chạch lấu (mastacembelus armatus) gi...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...nataliej4
 
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thốngPhân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thốngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiênNghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiênTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự nhân chồi và tạo câ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự nhân chồi và tạo câ...Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự nhân chồi và tạo câ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự nhân chồi và tạo câ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...
Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...
Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phiNghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
địNh danh vùng gene 16 d dna chủng vi khuẩn lam có khả năng gây độc tố ở hồ d...
địNh danh vùng gene 16 d dna chủng vi khuẩn lam có khả năng gây độc tố ở hồ d...địNh danh vùng gene 16 d dna chủng vi khuẩn lam có khả năng gây độc tố ở hồ d...
địNh danh vùng gene 16 d dna chủng vi khuẩn lam có khả năng gây độc tố ở hồ d...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang dưa hấu
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang dưa hấuNghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang dưa hấu
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang dưa hấuMan_Ebook
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...
Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...
Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...
đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...
đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...
 
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
 
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chế phẩm npv (nucleo polyhedrosi...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chế phẩm npv (nucleo polyhedrosi...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chế phẩm npv (nucleo polyhedrosi...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chế phẩm npv (nucleo polyhedrosi...
 
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
 
Khảo sát một số đặc điểm sinh học của cá chạch lấu (mastacembelus armatus) gi...
Khảo sát một số đặc điểm sinh học của cá chạch lấu (mastacembelus armatus) gi...Khảo sát một số đặc điểm sinh học của cá chạch lấu (mastacembelus armatus) gi...
Khảo sát một số đặc điểm sinh học của cá chạch lấu (mastacembelus armatus) gi...
 
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệpLuận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
 
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
 
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thốngPhân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiênNghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiên
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự nhân chồi và tạo câ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự nhân chồi và tạo câ...Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự nhân chồi và tạo câ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự nhân chồi và tạo câ...
 
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
 
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên QuangĐề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
 
Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...
Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...
Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...
 
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phiNghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
 
địNh danh vùng gene 16 d dna chủng vi khuẩn lam có khả năng gây độc tố ở hồ d...
địNh danh vùng gene 16 d dna chủng vi khuẩn lam có khả năng gây độc tố ở hồ d...địNh danh vùng gene 16 d dna chủng vi khuẩn lam có khả năng gây độc tố ở hồ d...
địNh danh vùng gene 16 d dna chủng vi khuẩn lam có khả năng gây độc tố ở hồ d...
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang dưa hấu
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang dưa hấuNghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang dưa hấu
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang dưa hấu
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
 
Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...
Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...
Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang họcLuận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
 

Similar to Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu

Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễ...
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễ...Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễ...
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu hiệu quả của đê ngầm đến quá trình tiêu h...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu hiệu quả của đê ngầm đến quá trình tiêu h...Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu hiệu quả của đê ngầm đến quá trình tiêu h...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu hiệu quả của đê ngầm đến quá trình tiêu h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN VÀ GIẢI PHÁP CHỈNH TRỊ ĐOẠN SÔNG PHÂN LẠCH - ỨNG DỤNG CH...
NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN VÀ GIẢI PHÁP CHỈNH TRỊ ĐOẠN SÔNG PHÂN LẠCH - ỨNG DỤNG CH...NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN VÀ GIẢI PHÁP CHỈNH TRỊ ĐOẠN SÔNG PHÂN LẠCH - ỨNG DỤNG CH...
NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN VÀ GIẢI PHÁP CHỈNH TRỊ ĐOẠN SÔNG PHÂN LẠCH - ỨNG DỤNG CH...KhoTi1
 
Nghiên cứu ứng dụng khuếch đại quang sợi trong truyền dẫn quang WDM.pdf
Nghiên cứu ứng dụng khuếch đại quang sợi trong truyền dẫn quang WDM.pdfNghiên cứu ứng dụng khuếch đại quang sợi trong truyền dẫn quang WDM.pdf
Nghiên cứu ứng dụng khuếch đại quang sợi trong truyền dẫn quang WDM.pdfMan_Ebook
 
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp phát triển thị trường gạch bê tông khí chưng áp của công ty...
Một số giải pháp phát triển thị trường gạch bê tông khí chưng áp  của công ty...Một số giải pháp phát triển thị trường gạch bê tông khí chưng áp  của công ty...
Một số giải pháp phát triển thị trường gạch bê tông khí chưng áp của công ty...luanvantrust
 
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trườnggiải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trườngnataliej4
 
Luan An _ NCS Phan Thanh Hien.pdf
Luan An _ NCS Phan Thanh Hien.pdfLuan An _ NCS Phan Thanh Hien.pdf
Luan An _ NCS Phan Thanh Hien.pdflequanqthuan
 

Similar to Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu (20)

Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước TP Tuy Hòa – Phú Yên
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước TP Tuy Hòa – Phú YênLuận văn: Quản lý hệ thống cấp nước TP Tuy Hòa – Phú Yên
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước TP Tuy Hòa – Phú Yên
 
Luận án: Xây dựng phương pháp xác định dòng chảy tối thiểu
Luận án: Xây dựng phương pháp xác định dòng chảy tối thiểuLuận án: Xây dựng phương pháp xác định dòng chảy tối thiểu
Luận án: Xây dựng phương pháp xác định dòng chảy tối thiểu
 
Luận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAY
Luận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAYLuận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAY
Luận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAY
 
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễ...
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễ...Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễ...
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễ...
 
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu hiệu quả của đê ngầm đến quá trình tiêu h...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu hiệu quả của đê ngầm đến quá trình tiêu h...Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu hiệu quả của đê ngầm đến quá trình tiêu h...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu hiệu quả của đê ngầm đến quá trình tiêu h...
 
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...
 
Luận văn: Giải pháp chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng khu kinh tế
Luận văn: Giải pháp chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng khu kinh tếLuận văn: Giải pháp chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng khu kinh tế
Luận văn: Giải pháp chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng khu kinh tế
 
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
 
Kiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Thu Chi Tại Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
Kiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Thu Chi Tại Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt NamKiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Thu Chi Tại Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
Kiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Thu Chi Tại Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
 
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
 
NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN VÀ GIẢI PHÁP CHỈNH TRỊ ĐOẠN SÔNG PHÂN LẠCH - ỨNG DỤNG CH...
NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN VÀ GIẢI PHÁP CHỈNH TRỊ ĐOẠN SÔNG PHÂN LẠCH - ỨNG DỤNG CH...NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN VÀ GIẢI PHÁP CHỈNH TRỊ ĐOẠN SÔNG PHÂN LẠCH - ỨNG DỤNG CH...
NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN VÀ GIẢI PHÁP CHỈNH TRỊ ĐOẠN SÔNG PHÂN LẠCH - ỨNG DỤNG CH...
 
Nghiên cứu phương pháp thiết kế ổn định mái dốc bằng cọc v1.doc
Nghiên cứu phương pháp thiết kế ổn định mái dốc bằng cọc v1.docNghiên cứu phương pháp thiết kế ổn định mái dốc bằng cọc v1.doc
Nghiên cứu phương pháp thiết kế ổn định mái dốc bằng cọc v1.doc
 
Nghiên cứu ứng dụng khuếch đại quang sợi trong truyền dẫn quang WDM.pdf
Nghiên cứu ứng dụng khuếch đại quang sợi trong truyền dẫn quang WDM.pdfNghiên cứu ứng dụng khuếch đại quang sợi trong truyền dẫn quang WDM.pdf
Nghiên cứu ứng dụng khuếch đại quang sợi trong truyền dẫn quang WDM.pdf
 
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
 
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
 
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...
 
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...
 
Một số giải pháp phát triển thị trường gạch bê tông khí chưng áp của công ty...
Một số giải pháp phát triển thị trường gạch bê tông khí chưng áp  của công ty...Một số giải pháp phát triển thị trường gạch bê tông khí chưng áp  của công ty...
Một số giải pháp phát triển thị trường gạch bê tông khí chưng áp của công ty...
 
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trườnggiải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
 
Luan An _ NCS Phan Thanh Hien.pdf
Luan An _ NCS Phan Thanh Hien.pdfLuan An _ NCS Phan Thanh Hien.pdf
Luan An _ NCS Phan Thanh Hien.pdf
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 

Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI NGUYỄN ĐÍNH NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ YẾU TỐ THỦY VĂN - THỦY LỰC HẠ LƯU HỆ THỐNG SÔNG HƯƠNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - THỦY ĐIỆN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI – 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI NGUYỄN ĐÍNH NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ YẾU TỐ THỦY VĂN - THỦY LỰC HẠ LƯU HỆ THỐNG SÔNG HƯƠNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - THỦY ĐIỆN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: Phát triển nguồn nước Mã số: 62 44 92 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS. TS. LÊ ĐÌNH THÀNH 2. PGS. TS. HOÀNG MINH TUYỂN HÀ NỘI - 2014
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Đính, xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong Luận án là trung thực và không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. TÁC GIẢ NGUYỄN ĐÍNH
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới PGS. TS. Lê Đình Thành, PGS. TS. Hoàng Minh Tuyển đã hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện Luận án. Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo trường Đại học Thủy lợi đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận án. Trân trọng cảm ơn Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã tạo điều kiện thời gian cho tác giả tập trung học tập và nghiên cứu. Tác giả trân trọng cảm ơn các cơ quan: Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Môi trường, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Thừa Thiên Huế, các Sở - Ban - ngành của tỉnh Thừa Thiên Huế đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập tài liệu, thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu nặng đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận án. TÁC GIẢ NGUYỄN ĐÍNH
  • 5. iii MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục hình ảnh MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN...................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...............................................................................2 3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .....................................................2 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................3 5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN .............................................................................4 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN .....................................................4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................5 1.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY CÓ LIÊN QUAN .......5 1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới ...........................................................................5 1.1.2 Các nghiên cứu trong nước.............................................................................9 1.1.3 Những hạn chế của các công trình nghiên cứu trước đây trên lưu vực sông Hương và hướng khắc phục...................................................................................16 1.1.4 Hướng tiếp cận của luận án...........................................................................18 1.2 ĐẶC ĐIỂM LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG ........................................................21 1.2.1 Đặc điểm tự nhiên.........................................................................................21 1.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội..............................................................................33 1.3 XU THẾ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN TRÊN LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG..................................................................................35 1.3.1 Dữ liệu và phương pháp đánh giá xu thế.......................................................35
  • 6. iv 1.3.2 Xu thế biến đổi một số yếu tố khí tượng .......................................................38 1.3.3 Xu thế biến đổi một số yếu tố thủy văn.........................................................44 1.3.4 Đánh giá chung về xu thế diễn biến một số yếu tố khí tượng, thủy văn và kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho lưu vực sông Hương.............................47 1.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG I.................................................................................49 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ TÍNH TOÁN...................................................50 2.1. HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – THỦY ĐIỆN TRÊN LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG ....................................................................................................50 2.1.1 Các công trình thủy lợi –thủy điện................................................................50 2.1.2 Đặc điểm các công trình thủy lợi – thủy điện................................................51 2.1.3 Lựa chọn các công trình chính nghiên cứu trong luận án...............................52 2.1.4 Khung đánh giá tác động ..............................................................................55 2.2. CÁC YẾU TỐ CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẾ ĐỘ THỦY VĂN – THỦY LỰC SÔNG HƯƠNG ...........................................................................................56 2.2.1 Mưa, bão và các hình thế thời tiết gây mưa lũ ..............................................56 2.2.2 Điều kiện địa hình, thảm phủ .......................................................................59 2.2.3 Đầm phá và thủy triều...................................................................................61 2.2.4 Hoạt động kinh tế - xã hội trên lưu vực.........................................................62 2.3. CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – THỦY ĐIỆN ĐẾN CHẾ ĐỘ THỦY VĂN – THỦY LỰC SÔNG HƯƠNG .........64 2.3.1 Về mùa lũ (Khi chưa có qui trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hương được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).......................................................64 2.3.2 Về mùa cạn ..................................................................................................66 2.4. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HEC – HMS VÀ HEC – RAS ĐỂ MÔ PHỎNG DÒNG CHẢY LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG .........................................................68 2.4.1 Giới thiệu chung về mô hình HEC-HMS và HEC-RAS ................................68 2.4.2 Ứng dụng mô hình HEC-HMS VÀ HEC-RAS cho lưu vực sông Hương......69 2.5 KẾT LUẬN CHƯƠNG II................................................................................92
  • 7. v CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................93 3.1 CÁC TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH........................................................................................93 3.1.1 Các trường hợp nghiên cứu...........................................................................93 3.1.2 Phương án vận hành hệ thống công trình để đánh giá tác động .....................93 3.1.3 Xác định năm đại biểu và lượng mưa theo kịch bản đến năm 2030.............100 3.2 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TRÌNH VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN MỘT SỐ YẾU TỐ THỦY VĂN - THỦY LỰC HẠ LƯU HỆ THỐNG SÔNG HƯƠNG ............................................................................................................................102 3.2.1 Vị trí kiểm tra và đánh giá ..........................................................................102 3.2.2 Tác động đến dòng chảy ngày trong năm....................................................103 3.2.3 Tác động đến dòng chảy lũ .........................................................................106 3.2.4 Tác động đến dòng chảy kiệt ......................................................................114 3.2.5 Tác động đến vấn đề bùn cát hạ lưu............................................................116 3.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ TĂNG HIỆU QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – THỦY ĐIỆN.. ............................................................................................................................118 3.3.1 Mục tiêu và cơ sở đề xuất giải pháp ...........................................................118 3.3.2 Các giải pháp phi công trình ......................................................................120 3.3.3 Giải pháp công trình ..................................................................................128 3.3.4 Nhận xét hiệu quả của các giải pháp đề xuất ..............................................133 3.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG III ............................................................................137 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................139 Kết luận...............................................................................................................139 Những đóng góp mới của luận án........................................................................140 Kiến nghị.............................................................................................................141 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......142 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................143 Tiếng Việt ...........................................................................................................143 Tiếng Anh ...........................................................................................................148
  • 8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BĐKH............................................................................................. Biến đổi khí hậu GCM................................ Mô hình hoàn lưu tổng quát (General Circulation Model) GIS................................Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System) JICA................................................................... Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản JBIC...............................................................Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản IPCC .......................................................... Ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu .......................................................... (Intergovernmental Panel on Climate Change) KT-XH.............................................................................................Kinh tế - Xã hội KT-TV ................................................................................... Khí tượng – Thủy văn MNDBT....................................................................... Mực nước dâng bình thường MNGC ..................................................................................... Mực nước gia cường MNTL..........................................................................................Mực nước trước lũ NBD.................................................................................................Nước biển dâng NN & PTNT.....................................................Nông nghiệp và Phát triển nông thôn RCM ........................................Mô hình khí hậu khu vực (Regional Climate Model) TN & MT.........................................................................Tài nguyên và Môi trường TL-TĐ....................................................................................... Thủy lợi- Thủy điện TTH ................................................................................................ Thừa Thiên Huế TV-TL........................................................................................Thủy văn- Thủy lực UBND............................................................................................Ủy ban Nhân dân
  • 9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Mạng lưới trạm khí tượng – thủy văn lưu vực sông Hương và lân cận...25 Bảng 1.2: Lượng mưa tháng năm trung bình nhiều năm tại các trạm .....................27 Bảng 1.3: Đặc trưng dòng chảy trung bình nhiều năm lưu vực sông Hương ..........30 Bảng 1.4: Lưu lượng tháng năm trung bình nhiều năm theo số liệu thực đo tại các trạm trên lưu vực sông Hương ..............................................................................31 Bảng 1.5: Trạm khí tượng và số liệu thực đo sử dụng để đánh giá xu thế ..............35 Bảng 1.6: Kết quả kiểm định xu thế nhiệt độ trung bình năm ................................38 Bảng 1.7: Kết quả kiểm định xu thế lượng mưa năm ............................................39 Bảng 1.8: Kết quả kiểm định xu thế lượng mưa mùa ............................................41 Bảng 1.9: Kết quả kiểm định xu thế lượng mưa 1, 3, 5, 7 ngày liên tục lớn nhất ..42 Bảng 1.10: Kết quả kiểm định xu thế lượng bốc hơi năm ......................................43 Bảng 1.11: Kết quả kiểm định xu thế dòng chảy tại trạm Thượng Nhật ................46 Bảng 1.12: Kết quả kiểm định xu thế biến đổi mực nước hạ lưu sông Hương........47 Bảng 1.13: Mức tăng nhiệt độ (o C) trung bình năm, mùa so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) tỉnh Thừa Thiên Huế ................................48 Bảng 1.14: Mức thay đổi (%) lượng mưa năm, mưa mùa so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) tỉnh Thừa Thiên Huế ................................48 Bảng 1.15: Mực nước biển dâng từ Đèo Ngang- Đèo Hải Vân, kịch bản phát thải cao.........................................................................................................................49 Bảng 2.1: Một số công trình thủy lợi chủ yếu trên các tuyến sông chính................50 Bảng 2.2: Các công trình thủy điện trên lưu vực sông Hương................................51 Bảng 2.3: Một số công trình thoát lũ ở các cửa sông vùng đồng bằng sông Hương 52 Bảng 2.4: Thông số kỹ thuật chủ yếu công trình Thảo Long..................................54 Bảng 2.5: Thông số kỹ thuật chủ yếu của các hồ chứa ...........................................54 Bảng 2.6: Lượng mưa trong một số trận mưa cực lớn do ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới trên lưu vực sông Hương.................................................................58 Bảng 2.7: Các hình thế thời tiết gây mưa lũ lớn ở lưu vực sông Hương .................58 Bảng 2.8: Chênh lệch lớn nhất giữa Qmax và Qmin ..............................................59 Bảng 2.9: Độ che phủ rừng tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2000-2011.....................60 Bảng 2.10: Đặc trưng mực nước triều tại Tam Giang- Cầu Hai (1978-1982) .........61
  • 10. viii Bảng 2.11: Đặc trưng mực nước tại các trạm trên sông Hương từ 1977-2006 .......62 Bảng 2.12: Một số đặc trưng mực nước hạ du sông Hương theo số liệu thực đo ...63 Bảng 2.13: Danh sách các lưu vực bộ phận trên lưu vực sông Hương....................70 Bảng 2.14: Chiều dài các đoạn sông và số mặt cắt ngang trong sơ đồ thủy lực ......75 Bảng 2.15: Bộ thông số mô hình HEC-HMS cho các lưu vực bộ phận ..................78 Bảng 2.16: Chỉ tiêu Nash hiệu chỉnh và kiểm định mô hình HEC-HMS ................79 Bảng 2.17: Số liệu lũ thực đo dùng hiệu chỉnh và kiểm định mô hình HEC-HMS .83 Bảng 2.18: Kết quả hiệu chỉnh thông số mô hình HEC-HMS cho các lưu vực.......85 Bảng 3.1: Các trường hợp tính toán.......................................................................99 Bảng 3.2: Phân phối mưa trung bình lưu vực các năm đại biểu............................101 Bảng 3.3: Mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên lưu vực sông Hương ............................................................................................................................103 Bảng 3.4: Thay đổi mực nước trung bình năm nước trung bình ở hạ du sông Hương theo các trường hợp ............................................................................................105 Bảng 3.5: Thời gian duy trì mực nước theo các trường hợp tại Kim Long ...........105 Bảng 3.6: Thay đổi mực nước đỉnh lũ tính toán năm 1999 ở hạ du sông Hương theo các trường hợp.....................................................................................................107 Bảng 3.7: Một số đặc trưng lũ tính toán năm 1999 tại Kim Long theo các trường hợp......................................................................................................................108 Bảng 3.8: Thay đổi mực nước đỉnh lũ tính toán năm 1983 ở hạ du sông Hương theo các trường hợp.....................................................................................................110 Bảng 3.9: Một số đặc trưng lũ tính toán năm 1983 tại Kim Long theo các trường hợp......................................................................................................................110 Bảng 3.10: Thay đổi mực nước đỉnh lũ tính toán năm 1999 ở hạ du sông Hương có xét đến biến đổi khí hậu.......................................................................................111 Bảng 3.11: Thay đổi mực nước mùa cạn năm 1984 ở hạ du sông Hương theo các trường hợp...........................................................................................................115 Bảng 3.12: Một số đặc trưng mực nước mùa cạn tại Kim Long theo các trường hợp ............................................................................................................................116 Bảng 3.13: Mức giảm mực nước theo cấp lưu lượng tại trạm Bình Điền..............117 Bảng 3.14: Chỉ số CN trung bình lưu vực sông Hương ước tính theo các kịch bản ............................................................................................................................122
  • 11. ix Bảng 3.15: Ảnh hưởng của thay đổi sử dụng đất và che phủ rừng đến dòng chảy lũ năm 1983 đến 3 tuyến hồ chứa trên lưu vực sông Hương ....................................122 Bảng 3.16: Ảnh hưởng của thay đổi sử dụng đất và che phủ rừng đến dòng chảy lũ năm 1983 ở hạ lưu sông Hương ..........................................................................123 Bảng 3.17: Hiệu quả giảm lũ ở hạ lưu sông Hương khi các hồ vận hành phối hợp so với vận hành độc lập............................................................................................126 Bảng 3.18: Dung tích phòng lũ đề xuất của các hồ trên lưu vực sông Hương ......129 Bảng 3.19: Hiệu quả giảm lũ hạ lưu sông Hương khi các hồ vận hành phối hợp và tăng dung tích phòng lũ so với giữ nguyên dung tích phòng lũ và vận hành độc lập .......132 Bảng 3.20: Mức tăng, giảm mực nước hạ lưu sông Hương dưới tác động của các công trình và biến đổi khí hậu so với không có công trình ...................................137 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Sơ đồ tiếp cận nghiên cứu của luận án ...................................................20 Hình 1.2: Lưu vực sông Hương trên lãnh thổ Việt Nam.........................................21 Hình 1.3: Hình thể địa lý và ranh giới lưu vực sông Hương...................................22 Hình 1.4: Sơ đồ mạng lưới sông ngòi lưu vực sông Hương....................................29 Hình 1.5: Sơ đồ đẳng trị lớp dòng chảy trung bình nhiều năm lưu vực sông Hương ..............................................................................................................................30 Hình 1.6: Biến đổi nhiệt độ trung bình năm trên lưu vực sông Hương ...................38 Hình 1.7: Biến đổi lượng mưa năm trên lưu vực sông Hương...............................39 Hình 1.8: Biến đổi lượng mưa mùa mưa trên lưu vực sông Hương........................40 Hình 1.9: Biến đổi lượng mưa mùa khô trên lưu vực sông Hương.........................41 Hình 1.10: Biến đổi lượng bốc hơi năm tại Huế và Nam Đông..............................43 Hình 1.11: Số trận bão ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế từ năm 1950-2009...........44 Hình 1.12: Số lần xuất hiện đỉnh lũ trên báo động II tại Kim Long........................44 Hình 1.13: Biến đổi lưu lượng trung bình mùa hàng năm tại Thượng Nhật............45 Hình 1.14: Biến đổi lưu lượng 1, 3 tháng liên tiếp nhỏ nhất, lớn nhất tại Thượng Nhật ......................................................................................................................45 Hình 1.15: Biến đổi mực nước thấp nhất và cao nhất tại Kim Long và Phú Ốc......46 Hình 2.1: Vị trí các công trình thủy lợi – thủy điện lớn trên lưu vực sông Hương..53
  • 12. x Hình 2.2: Khung đánh giá tác động của các công trình thủy lợi- thủy điện đến một số yếu tố thủy văn- thủy lực sông Hương...............................................................55 Hình 2.3: Phân chia các lưu vực bộ phận lưu vực sông Hương ..............................70 Hình 2.4: Phân bố chỉ số CN lưu vực sông Hương năm 2000 ................................72 Hình 2.5: Sơ đồ thủy văn lưu vực sông Hương trong mô hình HEC-HMS ............73 Hình 2.6: Sơ đồ mạng lưới thủy lực hạ lưu hệ thống sông Hương..........................74 Hình 2.7: Sơ đồ thủy lực hệ thống sông Hương trong HEC-RAS...........................76 Hình 2.8: Đường quan hệ mực nước, diện tích, dung tích hồ Tả Trạch ..................76 Hình 2.9: Biên triều tại cửa Thuận An các thời đoạn tính toán...............................78 Hình 2.10: Đường quá trình lưu lượng thực đo và tính toán tại Cổ Bi năm 1983....80 Hình 2.11: Đường quá trình lưu lượng thực đo và tính toán tại Cổ Bi năm 1984....80 Hình 2.12: Đường quá trình lưu lượng thực đo và tính toán tại Bình Điền năm 1983 ..............................................................................................................................81 Hình 2.13: Đường quá trình lưu lượng thực đo và tính toán tại Bình Điền năm 1984. ..............................................................................................................................81 Hình 2.14: Đường quá trình lưu lượng thực đo và tính toán tại Dương Hòa năm 1986 .....................................................................................................................82 Hình 2.15: Đường quá trình lưu lượng thực đo và tính toán tại Dương Hòa năm 1987 .....................................................................................................................82 Hình 2.16: Kết quả hiệu chỉnh mô hình HEC–HMS tại Cổ Bi ..............................84 Hình 2.17: Kết quả hiệu chỉnh mô hình HEC–HMS tại trạm Bình Điền ................84 Hình 2.18: Kết quả hiệu chỉnh mô hình HEC–HMS tại trạm Dương Hòa ..............85 Hình 2.19: Kết quả kiểm định mô hình HEC–HMS tại Cổ Bi................................86 Hình 2.20: Kết quả kiểm định mô hình HEC–HMS tại trạm Bình Điền .................86 Hình 2.21: Kết quả kiểm định mô hình HEC–HMS tại trạm Dương Hòa...............87 Hình 2.22: Kết quả hiệu chỉnh mô hình HEC-RAS năm 1984 tại Kim Long..........88 Hình 2.23: Kết quả kiểm định mô hình HEC-RAS năm 1999 tại Kim Long ..........88 Hình 2.24: Kết quả hiệu chỉnh mô hình HEC-RAS năm 1984 tại Phú Ốc ..............89 Hình 2.25: Kết quả kiểm định mô hình HEC-RAS năm 1999 tại Phú Ốc...............89 Hình 2.26: Kết quả kiểm định dòng chảy lũ tháng X/1984 tại Kim Long...............90 Hình 2.27: Kết quả kiểm định dòng chảy lũ tháng X/1984 tại Phú Ốc ...................91
  • 13. xi Hình 2.28: Kết quả kiểm định dòng chảy kiệt từ 1/VI-31/VIII/1984 tại Kim Long .... ..............................................................................................................................91 Hình 2.29: Kết quả kiểm định dòng chảy kiệt từ 1/VI-31/VIII/1984 tại Phú Ốc......... ..............................................................................................................................92 Hình 3.1: Minh họa thiết lập chương trình vận hành hồ chứa...............................100 Hình 3.2: Quá trình mực nước trong năm nước trung bình tại Kim Long.............104 Hình 3.3: Quá trình mực nước trong năm nước trung bình tại Phú Ốc .................104 Hình 3.4: Quá trình mực nước lũ tính toán năm 1999 tại Kim Long theo các trường hợp......................................................................................................................106 Hình 3.5: Quá trình mực nước lũ tính toán năm 1999 tại Phú Ốc theo các trường hợp......................................................................................................................107 Hình 3.6: Quá trình mực nước lũ tính toán năm 1983 tại Kim Long theo các trường hợp......................................................................................................................109 Hình 3.7: Quá trình mực nước lũ tính toán năm 1983 tại Phú Ốc theo các trường hợp......................................................................................................................109 Hình 3.8: Quá trình mực nước lũ tính toán năm 1999 tại Kim Long khi các hồ vận hành theo phương án I, xét biến đổi khí hậu ........................................................112 Hình 3.9: Quá trình mực nước lũ tính toán năm 1999 tại Kim Long khi các hồ vận hành theo phương án II, xét biến đổi khí hậu .......................................................112 Hình 3.10: Quá trình mực nước lũ tính toán năm 1999 tại Phú Ốc khi các hồ vận hành theo phương án I, xét biến đổi khí hậu ........................................................113 Hình 3.11: Quá trình mực nước lũ tính toán năm 1999 tại Phú Ốc khi các hồ vận hành theo phương án II, xét biến đổi khí hậu .......................................................113 Hình 3.12: Quá trình mực nước mùa cạn năm nước trung bình tại Kim Long......114 Hình 3.13: Quá trình mực nước mùa cạn năm nước trung bình tại Phú Ốc...........115 Hình 3.14: Quan hệ lưu lượng và mực nước tại trạm Bình Điền trước và sau khi có hồ Bình Điền.......................................................................................................117 Hình 3.15: Biểu đồ điều phối vận hành hồ Bình Điền..........................................130 Hình 3.16: Biểu đồ điều phối vận hành hồ Hương Điền.......................................130
  • 14. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN Sông Hương là sông liên tỉnh song chủ yếu thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, có tài nguyên nước rất phong phú nhưng phân bố rất không đều trong năm, những đặc điểm của tài nguyên nước và điều kiện lưu vực tạo ra những khó khăn trong khai thác phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Hiện nay trên lưu vực đã và đang xây dựng nhiều công trình thủy lợi – thủy điện lớn, có tác động đáng kể đến chế độ thủy văn - thủy lực sông Hương. Để có thể quản lý và khai thác tài nguyên nước lưu vực sông Hương hiệu quả hơn, cần xác định, hiểu rõ và định lượng được những thay đổi của chế độ dòng chảy ở hạ lưu sông Hương do tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện trên lưu vực. Những năm gần đây đã có một số nghiên cứu liên quan đến đánh giá tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước lưu vực sông Hương. Tuy nhiên các nghiên cứu này mới xem xét các tác động một cách riêng rẽ, tập trung chủ yếu vào đánh giá tác động môi trường của từng hồ chứa đơn độc. Một số nghiên cứu xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu trên lưu vực và đề xuất các giải pháp ứng phó, một số khác nghiên cứu tác động của nước biển dâng đối với vùng ven biển mà chưa đi sâu nghiên cứu đánh giá tác động của cả hệ thống công trình thủy lợi- thủy điện đến tài nguyên nước và chế độ thủy văn- thủy lực của sông Hương. Trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của tỉnh Thừa Thiên Huế, việc nghiên cứu tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện đến chế độ dòng chảy sông Hương là vấn đề cấp thiết phục vụ cho qui hoạch và quản lý khai thác sử dụng tổng hợp có hiệu quả tài nguyên nước. Vì vậy việc lựa chọn đề tài luận án “Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn - thủy lực hạ lưu hệ thống sông Hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu” là cần thiết, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên lưu vực, đặc
  • 15. 2 biệt phục vụ cho công tác cấu trúc lại cơ cấu nông nghiệp và xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển thành thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU  Làm rõ sự thay đổi một số yếu tố thủy văn - thủy lực hạ lưu hệ thống sông Hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu.  Đề xuất các giải pháp thích ứng nhằm giảm thiểu tác động xấu đến phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường hạ lưu sông Hương. Để đạt được mục tiêu đề ra, luận án thực hiện các nội dung sau: 1) Nghiên cứu các đặc điểm tài nguyên nước, chế độ thủy văn - thủy lực và phân tích các yếu tố tác động đến chế độ thủy văn - thủy lực sông Hương. 2) Nghiên cứu xu thế biến đổi một số yếu tố khí hậu, thủy văn trên lưu vực sông Hương. 3) Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán thủy văn - thủy lực để tính toán mô phỏng dòng chảy năm, dòng chảy lũ, dòng chảy kiệt sông Hương. 4) Đánh giá sự thay đổi một số yếu tố thủy văn – thủy lực hạ lưu sông Hương dưới tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện khi không xét và có xét đến biến đổi khí hậu. 5) Trên cơ sở các kết quả phân tích đánh giá, luận án đề xuất những giải pháp định hướng để giảm thiểu tác động tiêu cực của các công trình thủy lợi - thủy điện, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trên lưu vực sông Hương. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung đánh giá thay đổi về một số yếu tố thủy văn, thủy lực vùng hạ lưu sông Hương dưới tác động của hệ thống các công trình thủy lợi – thủy điện lớn trên lưu vực.
  • 16. 3 Phạm vi không gian: Toàn bộ lưu vực sông Hương, chủ yếu là khu vực hạ lưu từ sau đập các hồ chứa lớn đến đập Thảo Long. Phạm vi thời gian: Từ nay đến năm 2030 khi chưa có những thay đổi lớn về hệ thống công trình cũng như biến đổi khí hậu, nước biển dâng. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các phương pháp được sử dụng trong luận án bao gồm: 1) Phương pháp kế thừa: Thừa kế có chọn lọc các kết quả nghiên cứu, điều tra cơ bản trước đây có liên quan đến nội dung của Luận án. 2) Điều tra, khảo sát: Nhằm thu thập, bổ sung, cập nhật các số liệu khí tượng - thủy văn, địa hình, điều kiện tự nhiên, các hoạt động quản lý và khai thác trên lưu vực sông. 3) Phân tích thống kê: Phân tích xử lý các số liệu về khí tượng, khí hậu, thủy văn, điều kiện dân sinh - kinh tế nhằm tìm ra xu thế diễn biến khí hậu, qui luật diễn biến về lũ, kiệt, xu thế biến đổi các điều kiện mặt đệm và phát triển kinh tế - xã hội. 4) Mô hình toán thuỷ văn, thuỷ lực: Là phương pháp được sử dụng để lượng hóa các tác động của các công trình thủy lợi- thủy điện đến chế độ thủy văn- thủy lực của hệ thống sông. 5) Phương pháp GIS: Sử dụng các phần mềm GIS để biên tập, trình bày các bản đồ và tính toán các thông số. Các phần mềm được sử dụng chính trong đề tài: ArcGIS, Mapinfo. 6) Phân tích hệ thống: Đánh giá các tác động gây biến đổi dòng chảy dựa trên cơ sở phân tích toàn hệ thống lưu vực sông bao gồm các hồ chứa thủy lợi - thủy điện, thông qua từng lưu vực bộ phận, từ đó rút ra các qui luật biến đổi của chúng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực. 7) Phương pháp chuyên gia và tham vấn ý kiến cộng đồng: Thông qua các hội thảo và điều tra khảo sát thực địa để thu thập thông tin, trao đổi để đi đến thống
  • 17. 4 nhất về những quan điểm, nguyên nhân và các giải pháp phòng, chống và giảm thiểu thích hợp. 5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được trình bày theo 3 chương: Chương I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Chương II: Phân tích và tính toán. Chương III: Kết quả và thảo luận. 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Thông qua các kết quả nghiên cứu, luận án có thể rút ra một số đóng góp mới như sau: 1) Đã đánh giá được một cách định lượng những tác động của các công trình thủy lợi – thủy điện trên lưu vực sông Hương và tác động của biến đổi khí hậu đến một số yếu tố thủy văn - thủy lực ở hạ lưu hệ thống sông Hương. 2) Đã đề xuất được các giải pháp phi công trình và công trình nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của các công trình thủy lợi – thủy điện trên lưu vực sông Hương đến chế độ dòng chảy ở hạ lưu và nâng cao hiệu quả khai thác của các công trình.
  • 18. 5 Chương I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY CÓ LIÊN QUAN 1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới Theo thống kê chưa đầy đủ của Ủy ban Đập lớn Thế giới, hiện nay có trên 50.000 hồ chứa nước lớn (với đập cao hơn 15m hoặc dung tích hơn 3 triệu m3 ) được xây dựng trên toàn thế giới. Ba quốc gia nhiều đập lớn nhất thế giới là Trung Quốc có khoảng 22.000 đập, Hoa Kỳ 6.575 đập và Ấn Độ 4.291 đập [66]. Lợi ích các hồ chứa nước là rất lớn và khá đa dạng, điển hình nhất là cung cấp nước cho các nhu cầu khác nhau, phát điện, chống lũ hạ lưu, tạo cơ hội phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải thiện vi khí hậu,… Tuy nhiên, những tác động làm thay đổi chế độ thủy văn - thủy lực và các vấn đề môi trường khác là rất đáng kể và phức tạp. Đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến tác động của các hồ chứa và biến đổi khí hậu đến chế độ thủy văn - thủy lực hạ lưu của lưu vực sông, một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể tóm tắt như sau: - S. Shalash (1980) [89] đã nghiên cứu sự sụt giảm bùn cát đáy, mức độ hạ thấp đáy sông và mực nước sau đập trong giai đoạn 1964-1978 để đánh giá ảnh hưởng của đập High Aswan lên chế độ thủy văn- thủy lực ở hạ lưu sông Nile bằng phương pháp khảo sát, đo đạc địa hình lòng dẫn hạ lưu. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ hạ thấp đáy sông và mực nước ở hạ lưu sau đập biến đổi trong khoảng từ 50 đến 20 mm mỗi năm, tốc độ hạ thấp mực nước và đáy sông đạt cao nhất trong thời gian bắt đầu vận hành đập và giảm dần theo thời gian. Nghiên cứu này được thực hiện sớm, công phu và tốn kém nhiều kinh phí, tập trung chủ yếu vào nghiên cứu xói mòn lòng dẫn. - Trên cơ sở phát triển của Richter và nnk (1996) [86], Francis J. Magilligan và Keith H. Nislow (2003) [78] đã nghiên cứu các ảnh hưởng của các đập hồ chứa đến chế độ dòng chảy hạ lưu các con sông ở Hoa Kỳ bằng việc sử dụng Chỉ số Biến
  • 19. 6 đổi Thủy văn (the Indicators of Hydrologic Alteration) để định lượng những thay đổi chế độ dòng chảy tại các trạm thủy văn từ các số liệu đo đạc trước và sau khi vận hành công trình. - Ramon J. Batalla và nnk (2000) [76] đã nghiên cứu sự thay đổi chế độ dòng chảy do ảnh hưởng của các công trình hồ chứa nước trên lưu vực sông Ebro ở vùng đông bắc Tây Ban Nha chịu sự điều tiết của trên 187 đập nước, với tổng dung tích xấp xỉ 57% tổng lượng dòng chảy trung bình năm. Nghiên cứu đã phân tích số liệu của 38 trạm thủy văn trên 22 nhánh sông để đánh giá sự thay đổi thủy văn do các hồ chứa trên lưu vực gây ra. Kết quả cho thấy dòng chảy lũ với tần suất 2 năm xảy ra 1 lần và 10 năm xảy ra 1 lần trung bình giảm trên 30%, còn với dòng chảy năm không có xu thế rõ rệt. - William L. Graf (2005) [96] đã nghiên cứu 137 hồ chứa rất lớn (dung tích hồ hơn 1,2 km3 ) và khảo sát, phân tích dữ liệu của 72 con sông trên khắp lãnh thổ Hoa Kỳ, kết quả nghiên cứu cho thấy: trung bình các hồ chứa nước đã làm giảm nhỏ đỉnh lũ đến 67% (nhiều nhất đến 90%), giảm lưu lượng trung bình lớn nhất hàng năm 60%, và trung bình ngày lớn nhất 64%. So với những con sông không bị điều tiết (không có hồ chứa) thì những con sông bị điều tiết bị thay đổi mạnh mẽ về kích thước lòng dẫn: mặt cắt thủy lực dòng chảy kiệt tăng lên 32%, mặt cắt thủy lực dòng chảy lũ giảm đi 50%; khả năng hoạt động của các vùng đồng bằng lũ ven sông giảm 79%, và vùng đồng bằng lũ không còn chức năng hoạt động tăng 3,6 lần. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trong những năm gần đây về tác động của biến đổi khí hậu đến lượng mưa, dòng chảy, lũ lụt, hạn hán trên các lưu vực sông trên cơ sở sử dụng kết quả dự tính khí hậu của các mô hình hoàn lưu tổng quát GCM (General Circulation Model) làm đầu vào cho các mô hình khác để cuối cùng là mô phỏng dòng chảy trong tương lai. Một số nghiên cứu gần đây như sau: - Xu Z.X. và nnk (2008) [95] sử dụng kết quả của các mô hình hoàn lưu tổng quát GCM và phương pháp chi tiết hóa thống kê để dự tính mưa và nhiệt độ trong tương lai, đồng thời sử dụng mô hình thủy văn SWAT (Soil and Water Assessment Tool) để tính toán dòng chảy cho lưu vực thượng nguồn sông Hoàng
  • 20. 7 Hà. Kết quả cho thấy xu hướng giảm dòng chảy trung bình năm trong các thời kỳ tương lai, tuy nhiên kết quả dự tính dòng chảy ứng với mỗi số liệu của mỗi mô hình GCM là khác nhau tương đối lớn. - Kim U. và nnk (2008) [83] đã đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và vận hành đập thủy điện đối với chế độ thủy văn và tài nguyên nước trên lưu vực thượng lưu sông Blue Nile ở Ethiopia, là khu vực có số liệu quan trắc hạn chế. Nghiên cứu này cũng sử dụng đầu ra của 6 mô hình GCM làm đầu vào cho mô hình thủy văn 2 bể chứa đơn. Dựa trên độ chính xác của từng mô hình GCM trong kết quả tính toán mưa và nhiệt độ cho khu vực nghiên cứu, đề tài đã tổ hợp kết quả của các mô hình GCM theo trọng số, sai số tuyệt đối trung bình của từng mô hình càng nhỏ thì trọng số càng lớn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mô hình thủy văn 2 bể chứa đơn có thể sử dụng thành công ước tính dòng chảy từ mưa, tuy nhiên để cải thiện độ tin cậy cần tăng cường thu thập, quan trắc khí tượng thủy văn. - Hoanh, C. T. và nnk (2010) [80] trong nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu và sự phát triển đến chế độ dòng chảy sông Mê Công đã sử dụng bộ mô hình DSF (Decision Support Framework) để đánh giá ảnh hưởng của các hồ chứa thượng nguồn thuộc Trung Quốc và các đập trên dòng chính phía hạ lưu thuộc Lào, Campuchia đến dòng chảy hạ lưu thuộc châu thổ Mê Công. Kết quả cho thấy, dưới tác động của biến đổi khí hậu, so với giai đoạn 1985-2000, mức tăng trung bình trong thời kỳ 2010-2050 của dòng chảy năm tại Kratie là 7% theo kịch bản B2, 12,5% theo kịch bản A2. Nếu xét đến cả khai thác sử dụng nước trên lưu vực thì dòng chảy năm tại Kratie trung bình thời kỳ 2010-2050 vẫn tăng lên nhưng mức độ ít hơn, chỉ khoảng 3,7% theo kịch bản B2 và 9% theo kịch bản A2. Tương tự, dòng chảy mùa lũ trung bình tại Kratie tăng 5% và 11% tương ứng theo kịch bản B2 và A2. - K.Vastila và nnk (2010) [94] đã nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến thay đổi cân bằng nước và mực nước biển dâng đến lũ lụt trong vùng đồng bằng ngập lũ hạ lưu sông Mê Công. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chi tiết hóa động lực bằng mô hình khí hậu khu vực PRECIS để hạ qui mô các yếu tố nhiệt độ,
  • 21. 8 lượng mưa từ mô hình khí hậu toàn cầu ECHAM4 đến qui mô lưu vực sông Mê Công, đồng thời sử dụng mô hình thủy văn VIC (Variable Infiltration Capacity) và mô hình thủy động lực EIA 3D để mô phỏng ngập lụt. Kết quả cho thấy sự gia tăng mực nước lũ lớn nhất và trung bình trong mùa lũ thời kỳ 2010-2049. - Trung tâm Quốc tế về Quản lý Môi trường (ICEM, 2010) [45] đã thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (SEA) của các dự án thủy điện đề xuất trên dòng chính sông Mê Công, chưa nghiên cứu chi tiết định lượng tác động của các công trình thủy điện đến chế độ thủy văn, thủy lực sông Mê Công. - H. Lauri và nnk (2012) [82] sử dụng phương pháp chi tiết hóa thống kê kết quả đầu ra nhiệt độ trung bình tháng và tổng lượng mưa hàng tháng từ 5 mô hình GCM và mô hình thủy văn phân bố VMod để mô phỏng dòng chảy sông Mê Công. Dưới tác động của biến đổi khí hậu thì lưu lượng tại Kratie thời kỳ 2032 – 2042 so với thời kỳ cơ sở 1982-1992 thay đổi từ -11% đến +15% trong mùa mưa và -10% đến +13% trong mùa khô. Nghiên cứu cũng chỉ ra tác động của vận hành các hồ chứa là lớn hơn nhiều so với tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt mùa khô dòng chảy tăng từ 25-160%, và mùa mưa hạ thấp đỉnh lũ tại Kratie từ 5-24%. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên tập trung chủ yếu vào các lưu vực sông có qui mô lớn, có nhiều giá trị về mặt khoa học và thực tiễn, có thể chia thành hai hướng chính: (i) so sánh phân tích diễn biến môi trường của các giai đoạn trước và sau khi có các hồ chứa bằng số liệu thực đo, và (ii) sử dụng mô hình toán thủy văn, thủy lực để đánh giá các tác động tới dòng chảy hạ lưu. Mỗi hướng nghiên cứu nêu trên đều có những ưu điểm riêng, nhưng vẫn còn những hạn chế: - So sánh phân tích diễn biến môi trường trước và sau khi có các công trình cần có số liệu đủ dài về quan trắc, khảo sát các yếu tố địa hình, địa mạo, thủy văn, môi trường,… nên rất tốn kém cả về thời gian, kinh phí và kỹ thuật để đảm bảo tính đồng bộ và chất lượng số liệu, đặc biệt đối với các sông thiếu mạng lưới quan trắc thường xuyên - Điều kiện lưu vực luôn thay đổi do sử dụng, khai thác tài nguyên như đất, rừng và thậm chí cả tài nguyên nước, chính những thay đổi này có tác động đến
  • 22. 9 dòng chảy hạ lưu. Do vậy rất khó đánh giá chính xác và tách biệt được những tác động này trong các số liệu đo đạc. - Sử dụng mô hình toán thủy văn, thủy lực và mô hình khí hậu để đánh giá tác động của công trình và biến đổi khí hậu đến chế độ dòng chảy hạ lưu có khả năng mô tả chi tiết quá trình dòng chảy theo các kịch bản khác nhau. Tuy nhiên còn những hạn chế như yêu cầu số liệu rất lớn và chi tiết về số liệu địa hình, mặt cắt mạng lưới sông trong sơ đồ tính toán, số liệu về khí hậu, sử dụng đất, thảm phủ rừng,... Ngoài ra do khối lượng tính toán lớn nên đòi hỏi về năng lực máy tính và đặc biệt là chuyên môn sâu về mô hình của người nghiên cứu. Các nghiên cứu hiện nay cũng cho thấy, trên cùng một lưu vực sông, khi áp dụng các mô hình khí hậu GCM khác nhau sẽ cho ra các kết quả thay đổi thủy văn khác nhau không chỉ về độ lớn thay đổi mà còn khác nhau về xu hướng biến đổi do tác động của biến đổi khí hậu [77, 82, 94]. Do vậy ngoài việc cải thiện nâng cao độ phân giải của các mô hình khí hậu, lựa chọn mô hình có độ tin cậy cao nhất, còn cần kết hợp với việc phân tích diễn biến của các yếu tố khí tượng thủy văn quan trắc dài hạn trong quá khứ để đưa ra sự lựa chọn thích hợp để dự tính khí hậu tương lai [82]. Có thể nói nghiên cứu tác động của các hồ chứa thượng lưu và biến đổi khí hậu đến chế độ dòng chảy đến nay đã đạt được nhiều kết quả quan trọng về mặt phương pháp luận và kỹ thuật sử dụng. Hầu hết các nghiên cứu trong thời gian gần đây đã sử dụng công cụ mô hình toán thủy văn, thủy lực để đánh giá sự thay đổi chế độ dòng chảy trong tương lai dưới tác động của công trình và biến đổi khí hậu. Cách tiếp cận phân tích xu thế biến đổi các yếu tố khí hậu trong quá khứ để lựa chọn kịch bản biến đổi khí hậu phù hợp cho lưu vực nghiên cứu, kết hợp sử dụng mô hình toán để nghiên cứu sự thay đổi các yếu tố thủy văn - thủy lực hạ lưu do tác động của các công trình thủy lợi, thủy điện và biến đổi khí hậu đã và đang là hướng phù hợp và hiệu quả, đây là hướng tiếp cận mà luận án sẽ kế thừa và vận dụng trong nghiên cứu. 1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 1.1.2.1 Ở Việt Nam
  • 23. 10 Trong mấy thập kỷ qua, Việt Nam đã xây dựng hàng nghìn hồ chứa thủy lợi - thủy điện trên hầu hết các lưu vực sông của cả nước. Bên cạnh những lợi ích cho phát triển kinh tế - xã hội và phòng chống thiên tai, các hồ chứa ở nước ta cũng gây ra các tác động bất lợi đối với hạ lưu. Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác động của các hồ chứa thủy lợi - thủy điện, gồm các nhóm: (1) Các nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của các công trình thủy lợi, thủy điện: Lê Đông Hải và nnk (1995) [17] nghiên cứu đánh giá hiện trạng, dự báo biến đổi môi trường tại khu vực công trình Trị An, đề xuất các phương hướng và phương án phát triển kinh tế - xã hội; Nguyễn Thượng Hùng và nnk (1995) [19] nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của hồ Hòa Bình; Lê Đình Thành và nnk (2008-2009) [42] nghiên cứu đánh giá tác động của các hồ chứa thủy điện thượng lưu phía Việt Nam đến hạ du thuộc Campuchia, và nhiều nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của các dự án thủy lợi, thủy điện trên khắp cả nước. Các nghiên cứu này chủ yếu sử dụng các phương pháp đánh giá tác động môi trường như đo đạc, khảo sát, điều tra xã hội học, kiểm tra danh mục các thông số môi trường, ma trận môi trường,… để xác định các tác động đến môi trường sinh thái và kinh tế xã hội, đề xuất các giải pháp giảm thiểu nhằm phát triển bền vững toàn lưu vực, không đi sâu vào đánh giá đến sự thay đổi các yếu tố thủy văn - thủy lực. (2) Các nghiên cứu tác động của các công trình đến chế độ thủy văn thủy lực dòng chảy khu vực hạ lưu: - Ngô Đình Tuấn và nnk (1999) [48] nghiên cứu dự báo tác động của hồ Pa Vinh (hồ Sơn La) và các hồ khác có thể được xây dựng đối với chế độ thủy văn hệ thống sông Hồng. Các kết quả đã xác định phân bố dung tích phòng lũ cho các hồ trên hệ thống và đánh giá những thay đổi dòng chảy mùa lũ đối với hạ lưu, một phần xem xét về bồi lắng bùn cát trong các hồ chứa. - Lê Đình Thành, Trịnh Quang Hòa và nnk (2005) [41] thực hiện đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng hệ điều hành trợ giúp chỉ đạo hệ thống công trình phòng chống lũ cho đồng bằng sông Hồng”. Nghiên cứu chủ yếu tập trung đánh giá các tác
  • 24. 11 nhân ảnh hưởng đến công tác điều hành chống lũ cho đồng bằng sông Hồng, nghiên cứu mô hình hóa tổ hợp lũ từ các nhánh sông về hạ lưu bằng phương pháp Monte Carlo, từ đó xác định điều kiện biên của bài toán điều hành chống lũ để xây dựng công nghệ điều hành tổ hợp công trình phòng chống lũ đồng bằng sông Hồng, bao gồm thiết kế hệ thống thông tin, thiết kế công nghệ dự báo lũ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, tính toán ngập lụt và cảnh báo ngập lụt cho vùng đồng bằng sông Hồng. - Lê Kim Truyền, Hà Văn Khối và nnk (2007) [46] nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn điều hành cấp nước mùa cạn cho đồng bằng sông Hồng. Thông qua việc phân tích hiện trạng chế độ dòng chảy vùng hạ lưu sông Hồng do ảnh hưởng của hồ chứa Hòa Bình và Thác Bà, tính toán nhu cầu dùng nước vùng đồng bằng sông Hồng, điều tiết hệ thống hồ chứa, ứng dụng mô hình MIKE 11 đánh giá hiện trạng diễn biến mực nước và xâm nhập mặn vùng hạ lưu sông Hồng,… đề tài đã đánh giá khả năng gia tăng cấp nước của các hồ chứa thượng nguồn khi gặp những năm hạn kiệt, đề xuất chế độ vận hành các hồ chứa phục vụ phát điện và cấp nước trong thời kỳ mùa kiệt trên hệ thống sông Hồng, không đi sâu đánh giá toàn diện tác động của các hồ chứa đến chế độ thủy văn – thủy lực hạ lưu sông Hồng. - Nguyễn Hữu Khải và nnk (2011) [23] đã xây dựng công nghệ điều hành hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba để giảm lũ và cấp nước mùa kiệt cho vùng hạ lưu. Các tác giả đã sử dụng mô hình HEC-RESSIM mô phỏng vận hành hệ thống hồ chứa trên lưu vực với các phương án mực nước đón lũ khác nhau, dòng chảy sau khi được điều tiết qua hồ chứa được diễn toán về hạ lưu bằng mô hình thủy lực MIKE 11. Kết quả đã lựa chọn qui tắc và áp dụng mô hình trong vận hành liên hồ chứa trên sông Ba nhằm tạo dung tích đón lũ và xác định ngưỡng cắt giảm đỉnh lũ, đảm bảo an toàn công trình và hạn chế tổn thất điện năng. Mặc dù đã chỉ ra tác động giảm lũ đáng kể nhưng qui trình đề xuất chưa thể đảm bảo hạ thấp mực nước lũ đạt yêu cầu phòng chống lũ ở hạ lưu. - Nguyễn Lập Dân và nnk (2013) [16] nghiên cứu đánh giá tác động của phát triển thủy điện đến tài nguyên nước khu vực Tây Nguyên, kết quả cho thấy việc
  • 25. 12 phát triển thủy điện mang lại các tác động tích cực như phát điện, bổ sung nguồn nước ngầm, chuyển nước cho các vùng khô hạn, song có nhiều tác động tiêu cực như làm thay đổi chế độ thủy văn, làm tăng tổn thất nước, tạo ra các khúc sông chết ở hạ lưu đập. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đánh giá định lượng tác động của các hồ chứa thủy điện đến chế độ thủy động lực hạ lưu. (3) Các nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước lưu vực sông: - Sapkota M. và nnk (2010) [87] sử dụng mô hình thủy văn phân bố Hydro- BEAM (Hydrological River Basin Environment Assessment Model) để nghiên cứu tác động của biển đổi khí hậu đối với dòng chảy sông Hồng. Mô hình sử dụng số liệu khí tượng từ đầu ra của mô hình khí hậu toàn cầu GCM với độ phân giải theo không gian 20km và theo thời gian từng giờ ứng với kịch bản A1B của IPCC. Kết quả hiệu chỉnh mô hình thủy văn tại trạm Hà Nội khá tốt với chỉ số Nash đạt 0,77 và sai số dòng chảy tổng vượt 5,5%. - Trần Thanh Xuân, Trần Thục và Hoàng Minh Tuyển (2011) [74, 75] nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước trên 6 lưu vực sông lớn của Việt Nam, gồm sông Hồng - Thái Bình, sông Cả, sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, dòng chảy sông trong các giai đoạn tương lai được đánh giá bằng mô hình mưa – dòng chảy NAM theo các kịch bản biến đổi khí hậu B2 và A2. Kết quả cho thấy không có sự chênh lệch đáng kể giữa 2 kịch bản, dòng chảy năm của các sông ở phía Nam từ Hà Tĩnh trở vào có xu thế giảm trung bình thấp hơn 2% vào thời kỳ 2020-2039, thấp hơn 4% vào thời kỳ 2040-2059; dòng chảy trung bình mùa lũ tăng thấp hơn 2% và 4% tương ứng 2 thời kỳ nói trên. Lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất năm Qmax tương ứng với các tần suất 1% và 5% đều tăng trên phần lớn các sông miền trung với mức tăng khoảng 1 - 7% trong thời kỳ trước 2059 theo kịch bản B2. - Vũ Văn Minh, Trần Hồng Thái và nnk (2011) [26] đã đánh giá xu hướng thay đổi của dòng chảy lũ sông Hồng dưới tác động của biến đổi khí hậu, nhưng chỉ
  • 26. 13 dừng lại ở phân tích mực nước lũ lớn nhất trên phạm vi rộng của cả lưu vực sông Hồng – Thái Bình. Kết quả cho thấy dòng chảy lũ dự tính trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình tăng dần qua từng thời kỳ. - Nguyễn Ý Như, Trần Ngọc Anh và nnk (2012) [29] đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Khánh Hòa. Trong nghiên cứu này, chuỗi mưa và bốc hơi năm điển hình cho mỗi trạm trên toàn khu vực nghiên cứu theo nguyên tắc lựa chọn năm đại biểu được thay đổi theo tỉ lệ biến đổi lượng mưa theo kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009). Sử dụng mô hình thủy văn NAM để khôi phục dòng chảy cho giai đoạn nền 1980-1999 và dự tính dòng chảy giai đoạn 2050 và 2100 theo 3 kịch bản phát thải B1, B2 và A2, kết quả cho thấy biến đổi khí hậu gây ra biến động lớn về dòng chảy của khu vực nghiên cứu. - Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt qui hoạch thủy lợi giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng đối với các khu vực: đồng bằng sông Cửu Long (Quyết định 1397/QĐ- TTg) [56], đồng bằng sông Hồng (Quyết định 1554/QĐ-TTg) [57], khu vực miền Trung (Quyết định 1588 QĐ/TTg) [58]. Tóm lại, ở Việt Nam việc đánh giá tác động của các công trình và biến đổi khí hậu đến dòng chảy gần đây đã được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt từ khi có các công trình thủy lợi, thủy điện lớn trên các hệ thống sông. Các nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước thường tập trung đánh giá thay đổi nguồn nước trên lưu vực, chưa đi sâu đánh giá chi tiết và định lượng tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện và biến đổi khí hậu đến các yếu tố thủy văn - thủy lực ở hạ lưu các hệ thống sông 1.1.2.2 Ở lưu vực sông Hương Đến nay đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến tác động của các công trình đến chế độ thủy văn – thủy lực sông Hương, các nghiên cứu tiêu biểu như sau: - Ngô Đình Tuấn, Lê Đình Thành và nnk (2002) [49] trong “Đánh giá tác động môi trường dự án hồ chứa nước Tả Trạch” đã xác định lưu lượng sinh thái
  • 27. 14 sông Hương qua đập Thảo Long là 31 m3 /s. Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) đã chấp nhận con số này. - Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA, 2003) [21] trong dự án nghiên cứu về phát triển và quản lý tài nguyên nước cho 14 lưu vực sông tại Việt Nam trong đó có lưu vực sông Hương đã sử dụng mô hình thủy văn MIKE-NAM và mô hình Sacramento để tính toán dòng chảy tự nhiên nhưng chỉ giới hạn đến ngã ba Tuần (hợp lưu của sông Tả Trạch và Hữu Trạch) và trạm Cổ Bi ở sông Bồ, tính toán dự báo nhu cầu nước, đề xuất phương án phát triển lưu vực bao gồm các giải pháp công trình và phi công trình, đánh giá tác động môi trường của dự án hồ Tả Trạch chủ yếu đến chất lượng nước, môi trường sinh thái và môi trường xã hội. - Lê Mạnh Hùng và nnk (2005) [20] xây dựng “Qui hoạch chỉnh trị ổn định sông Hương đoạn từ hạ lưu hồ Tả Trạch đến đập Thảo Long” đã sử dụng mô hình MIKE 11 và MIKE 21C nghiên cứu biến đổi lòng dẫn sông Hương làm cơ sở đề xuất các công trình chỉnh trị chống xói lở bờ sông, đánh giá khả năng cắt lũ của các hồ chứa Tả Trạch và Bình Điền, mô phỏng ngập lụt hạ du trong trường hợp vỡ đập, nhưng không đi sâu vào đánh giá tác động của các công trình đến chế độ thủy văn - thủy lực ở khu vực hạ du, không xét đến hồ Hương Điền trong hệ thống. - Viện Qui hoạch Thủy lợi (2005) [71] lập “Qui hoạch tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Hương”, đã nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Hương bao gồm qui hoạch cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, cấp nước tưới, nuôi trồng thủy sản; qui hoạch tiêu úng, phòng chống lũ và qui hoạch xây dựng 3 hồ chứa lợi dụng tổng hợp Tả Trạch, Bình Điền và Cổ Bi (Hương Điền) để chống lũ, phát điện, cấp nước, cải thiện môi trường cho hạ du. - Hoàng Minh Tuyển và nnk (2010) [51] thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng và đề xuất qui trình vận hành điều tiết nước mùa cạn hệ thống hồ chứa trên sông Hương”, đề xuất qui trình vận hành hồ chứa trong mùa cạn có giá trị tham khảo vì còn một số tồn tại trong việc xác định các hàm mục tiêu và các ràng buộc của hệ thống, không nghiên cứu dòng chảy năm, dòng chảy lũ.
  • 28. 15 - Huỳnh Công Hoài và nnk (2011) [18] nghiên cứu “Đánh giá sự biến động của dòng chảy và môi trường nếu loại bỏ một số cống đập trên vùng hạ du khi có các công trình thủy lợi, thủy điện trên dòng chính” sử dụng mô hình MIKE FLOOD mô phỏng ngập lụt ở hạ lưu theo các kịch bản phá bỏ các cống - đập, bao gồm: cống La Ỷ, đập Đá, cống Phú Cam, trong điều kiện có và không có sự điều tiết của các hồ chứa lớn ở thượng lưu sông Hương. Đề tài nghiên cứu tác động của các hồ chứa đến vấn đề lũ lụt, xem xét sự bồi xói tại các vị trí cống La Ỷ và đập Đá khi các công trình này bị phá bỏ và chất lượng nước trên các chi lưu. - Nguyễn Quang Trung và nnk (2011) [44] trong đề tài cấp Nhà nước KC08.25/06-10 “Nghiên cứu đánh giá tác động của các công trình trên dòng chính và giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước mặt lưu vực sông Hương” đã đánh giá tác động của hệ thống hồ chứa đến biến đổi lòng dẫn hạ lưu sông Hương, chất lượng nước và môi trường sinh thái vùng đầm phá, đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước mặt. Nghiên cứu đề cập đến hiệu quả cắt lũ của các hồ chứa Tả Trạch, Bình Điền, Hương Điền và khả năng cung cấp nước cho vùng đồng bằng khi có các hồ nhưng không xét đến vận hành đập Thảo Long. Một số nghiên cứu liên quan đến biến đổi khí hậu trên lưu vực sông Hương trong những năm gần đây gồm: - Laurens M. Bouwer và Jeroen C.J.H. Aerts (2006) [85] trong chương trình hợp tác vùng bờ Việt Nam- Hà Lan, đã sử dụng mô hình toán thủy văn STREAM ước tính những tác động tiềm năng của biến đổi khí hậu trên lưu vực sông Hương. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ sẽ tăng lên trong cả hai kịch bản phát thải khí nhà kính A2 và B2 (IPCC, 2000). Trong thời kì 2069-2099, nhiệt độ dự tính đến năm 2099 gia tăng khoảng 3,5 - 2,1o C theo kịch bản A2 và khoảng 2,2 - 1,8o C theo kịch bản B2. Theo mô hình khí hậu HadCM3, lượng mưa năm trung bình trên lưu vực sông Hương sẽ gia tăng khoảng 12-14,8% vào năm 2099. Theo mô hình khí hậu ECHAM4 lượng mưa sẽ gia tăng nhẹ khoảng 5% đối với kịch bản A2 và ngược lại, sẽ giảm nhẹ vào khoảng 4,1% đối với kịch bản B2.
  • 29. 16 - Trần Thục và các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường thực hiện dự án “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Hương và chính sách thích nghi ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” (2007-2008) [43, 52, 68] đã đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước sông Hương, chưa nghiên cứu chi tiết tác động của các công trình thủy lợi – thủy điện đến chế độ thủy văn – thủy lực. - Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) (2010-2011) [22] thực hiện dự án “Nâng cao Năng lực Thích ứng Thiên tai tại khu vực Miền Trung Việt Nam” với mục tiêu hỗ trợ phía đối tác lập kế hoạch Quản lý lũ lụt tổng hợp lưu vực sông Hương đến 2020. Dự án tập trung nghiên cứu về quản lý lũ, không đi sâu nghiên cứu tác động của hệ thống công trình thủy lợi – thủy điện đến chế độ thủy văn – thủy lực sông Hương. Tóm lại, các nghiên cứu trên lưu vực sông Hương cho đến nay chủ yếu liên quan đến qui hoạch khai thác, sử dụng nguồn nước, đánh giá tác động môi trường của các dự án hồ chứa, đánh giá hiệu quả cắt giảm lũ của các hồ chứa và bồi xói lòng dẫn vùng hạ lưu, bước đầu nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên tài nguyên nước. 1.1.3 Những hạn chế của các công trình nghiên cứu trước đây trên lưu vực sông Hương và hướng khắc phục 1.1.3.1 Những hạn chế Từ các kết quả nghiên cứu đã thực hiện trên lưu vực sông Hương liên quan đến tác động của các công trình thủy lợi- thủy điện và biến đổi khí hậu cho thấy những hạn chế chủ yếu sau đây: - Các nghiên cứu đã thực hiện thường đánh giá tác động của từng công trình, tác động tổng hợp của các công trình thượng lưu, hạ lưu và biến đổi khí hậu đến chế độ thủy văn - thủy lực hạ lưu hệ thống sông Hương chưa được xem xét đầy đủ. Quan điểm tiếp cận trong nghiên cứu chưa xét đủ tính hệ thống và tích hợp, ví dụ Lê Mạnh Hùng và nnk (2005) không xét đến hồ Hương Điền, hay Nguyễn Quang
  • 30. 17 Trung và nnk (2011) không xét đến sự vận hành của đập Thảo Long; Hoàng Minh Tuyển và nnk (2010) chỉ xét yếu tố dòng chảy mùa cạn, Huỳnh Công Hoài và nnk (2011) chưa xét đến biến đổi khí hậu. - Các nghiên cứu đến nay hầu hết dựa trên giả thiết là các điều kiện thủy văn và mặt đệm lưu vực không thay đổi. Thực tế sử dụng đất và lớp phủ rừng trên bề mặt lưu vực luôn thay đổi, tương lai đến 2030 có thể thay đổi lớn so với hiện nay do xu thế và tiềm năng phát triển trên lưu vực, chúng sẽ tác động đến các yếu tố thủy văn – thủy lực trên lưu vực sông Hương. - Việc đánh giá định lượng các tác động vẫn còn hạn chế trong một số vấn đề như: (i) Khả năng cắt giảm lũ cho hạ du khi điều tiết các hồ chứa ở thượng lưu theo các phương án vận hành khác nhau, đặc biệt là khi có xét đến biến đổi khí hậu; (ii) Tác động của đập Thảo Long đến việc dâng cao mực nước ở khu vực hạ lưu từ sau các hồ chứa đến đập Thảo Long; và (iii) Tác động đến dòng chảy bùn cát ở hạ lưu khi các hồ chứa thượng nguồn đi vào hoạt động. 1.1.3.2 Định hướng khắc phục Với những hạn chế của những nghiên cứu trước đây và nhận thức đánh giá tác động của hệ thống công trình thủy lợi – thủy điện và biến đổi khí hậu đến một số yếu tố dòng chảy hạ lưu sông Hương là vấn đề phức tạp, do vậy định hướng khắc phục là: - Xem xét đánh giá trên quan điểm phân tích hệ thống của lưu vực sông Hương, tập trung vào các công trình chính có tác động đáng kể đến chế độ dòng chảy hạ lưu sông Hương. - Đánh giá định lượng được tác động của các công trình và biến đổi khí hậu đến một số yếu tố thủy văn – thủy lực hạ du sông Hương, bước đầu xem xét đến vai trò của sử dụng đất và lớp thảm phủ rừng trên lưu vực trong bài toán tổng thể đánh giá tác động trên cơ sở lựa chọn dòng chảy năm và các trận lũ cụ thể để nghiên cứu thay đổi của một số yếu tố thủy văn - thủy lực điển hình, từ đó tạo cơ sở khoa học và thực tiễn cho những nghiên cứu tiếp theo.
  • 31. 18 - Bước đầu đề xuất được các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn, có tính khả thi, thiết thực và hiệu quả, phù hợp với tình hình đặc điểm của lưu vực để giảm thiểu các tác động bất lợi và nâng cao hiệu quả của các công trình. 1.1.4 Hướng tiếp cận của luận án 1.1.4.1 Tiếp cận tổng hợp theo hệ thống nguồn nước Hệ thống nguồn nước của một lưu vực sông được cấu thành bởi các thành phần khác nhau, chúng tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau, vì vậy cần dựa trên quan điểm hệ thống để giải quyết các bài toán liên quan đến chế độ thủy văn - thủy lực của lưu vực. Các thành phần chủ yếu của hệ thống nguồn nước lưu vực gồm: - Thành phần khí hậu trong đó quan trọng nhất là các yếu tố mưa, nhiệt độ, bốc hơi. Có thể coi đây là các yếu tố đầu vào của hệ thống và chúng quyết định đến cân bằng nước của hệ thống tài nguyên nước lưu vực. - Điều kiện lưu vực đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hình thành dòng chảy từ mưa, trong đó địa hình, thảm phủ, thổ nhưỡng và sử dụng đất trên lưu vực quyết định đến tính chất dòng chảy mặt. - Các công trình thuỷ lợi- thuỷ điện trên lưu vực với vai trò điều chỉnh phân bố tài nguyên nước theo không gian, thời gian để đáp ứng các nhu cầu dùng nước trong hệ thống tài nguyên nước. Vận hành hệ thống công trình thủy lợi – thủy điện để đáp ứng các mục tiêu sẽ làm thay đổi dòng chảy tự nhiên vốn có của sông vùng hạ lưu, hay nói cách khác là làm thay đổi đầu ra của hệ thống. - Hiện nay biến đổi khí hậu là một thực tế đã được chấp nhận, trên quan điểm hệ thống cần phải xem xét biến đổi khí hậu trong nghiên cứu phát triển nguồn nước nhằm đảm bảo khai thác, sử dụng và quản lý tổng hợp đạt hiệu quả bền vững. 1.1.4.2 Tiếp cận mô phỏng theo mô hình toán thủy văn thủy lực Tài nguyên nước lưu vực sông là hệ thống phức tạp, trong đó chế độ dòng chảy sông ngòi thay đổi theo không gian và thời gian, vì vậy tiếp cận mô phỏng sử dụng các mô hình toán thủy văn, thủy lực với sự trợ giúp của kỹ thuật viễn thám và GIS tạo thuận lợi cho nghiên cứu đánh giá hiện trạng, các kịch bản và dự báo sự thay đổi trong tương lai. Mặt khác, để nâng cao chất lượng nghiên cứu nhất là trong các bài toán dự báo, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước đòi
  • 32. 19 hỏi chúng ta phải sử dụng công cụ mô hình toán mà các công nghệ nghiên cứu truyền thống khó có thể thực hiện được. Đối với các lưu vực sông Việt Nam, trong lĩnh vực quản lý phát triển tài nguyên nước, vận hành hệ thống công trình thủy lợi – thủy điện cho mục tiêu sử dụng nước, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai thì mô hình toán thủy văn, thủy lực là một công cụ rất có hiệu quả. Kết hợp với các phương pháp truyền thống như điều tra, khảo sát, đo đạc, các mô hình toán có khả năng ứng dụng rất tốt trong nghiên cứu đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế những tác động bất lợi của các công trình thủy lợi - thủy điện cũng như nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của chúng. 1.1.4.3 Tiếp cận theo kịch bản Nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu nói chung hiện nay đều tiếp cận theo kịch bản. Thông qua các kịch bản sẽ cho phép đánh giá những tác động khác nhau đến tài nguyên nước. Mặt khác, biến đổi khí hậu là vấn đề hệ trọng đối với mỗi quốc gia, vì vậy nghiên cứu biến đổi khí hậu và tác động của nó phải gắn liền với các kịch bản biến đổi khí hậu theo từng thời kỳ của quốc gia đó. Đối với các lưu vực sông trong nước, việc nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu nên căn cứ vào kịch bản biến đổi khí hậu Quốc gia mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cập nhật và công bố, đồng thời kết hợp chặt chẽ với điều kiện cụ thể của lưu vực. Vì vậy, cách tiếp cận của luận án trong vấn đề này là dựa trên số liệu quan trắc để phân tích, đánh giá xu thế biến đổi một số yếu tố khí hậu trên lưu vực, lựa chọn kịch bản theo công bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường để cụ thể hóa cho lưu vực sông Hương. Sơ đồ tiếp cận nghiên cứu của luận án được trình bày trong hình 1.1.
  • 33. 20 Hình 1.1: Sơ đồ tiếp cận nghiên cứu của luận án Tác động của hệ thống hồ chứa thủy lợi – thủy điện lớn ở thượng lưu Đề xuất giải pháp định hướng Vận hành hồ chứa thủy lợi – thủy điện Mô hình toán thủy văn - thủy lực Thay đổi một số yếu tố thủy văn - thủy lực hạ lưu Thay đổi dòng chảy đến các hồ Đánh giá xu thế thay đổi một số yếu tố khí hậu Mô hình mưa – dòng chảy Lựa chọn kịch bản biến đổi khí hậu, NBD Chi tiết kịch bản biến đổi khí hậu Tác động của công trình thủy lợi vùng cửa sông Phân tích các yếu tố tác động đến chế độ TV-TL Thu thập số liệu khí hậu, thủy văn, địa hình, công trình TL-TĐ So sánh với kết quả điều tra, khảo sát
  • 34. 21 1.2 ĐẶC ĐIỂM LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG 1.2.1 Đặc điểm tự nhiên 1.2.1.1 Đặc điểm địa lý, địa hình Lưu vực sông Hương nằm gần trọn trong tỉnh Thừa Thiên Huế (hình 1.2) có tọa độ địa lý 150 59’ và 160 44’ vĩ độ Bắc và giữa 1070 02’ và 1080 12’ độ kinh Đông. Tổng diện tích tự nhiên của lưu vực sông Hương là 3.066 km2 [55] chiếm 61% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm ba nhánh lớn: sông Bồ, sông Hữu Trạch và sông Tả Trạch, trong đó Tả Trạch là nguồn nước chính của sông Hương. Tài nguyên nước lưu vực sông Hương có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường của tỉnh Thừa Thiên Huế. Hình 1.2: Lưu vực sông Hương trên lãnh thổ Việt Nam Thừa Thiên Huế là vùng chuyển tiếp giữa hai vùng địa lý Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ, diện tích tự nhiên phần đất liền là 503.320,53 ha. Đặc điểm địa hình
  • 35. 22 với 75,1% tổng diện tích là núi đồi, 24,9% là đồng bằng duyên hải, đầm phá và cồn đụn cát nội đồng và ven biển (hình 1.3). Ba vùng địa hình chủ yếu như sau [61]: (1) Địa hình đồi núi chủ yếu thuộc huyện A Lưới, Nam Đông, một phần Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy và Phú Lộc với cao độ khoảng từ 750 m đến 1.800 m với các đỉnh như Động Ngài (1.774 m), núi Mang (1.702 m), đặc biệt phía nam có đỉnh Bạch Mã (1.444 m) thuộc trung tâm mưa lớn nhất tỉnh. Vùng gò đồi có cao độ từ (10 - 250 m). Địa hình đồi núi có nhiều vị trí có thể xây dựng được các công trình chứa nước lợi dụng tổng hợp. (2) Đồng bằng duyên hải tương đối bằng phẳng có cao độ dưới +10 m, kể cả các trảng cát nội đồng Phong Điền, Quảng Điền và Phú Vang, chiếm khoảng 16% diện tích tự nhiên của tỉnh. Ở rìa Tây Tây Nam và Tây Bắc có cao độ (7-10 m) giảm xuống (1,5-1,0 m) ở phía đầm phá, đôi nơi gặp các vùng thấp trũng với cao độ mặt đất thấp hơn mực nước biển (từ -0,5 đến -1,0 m) như vùng trũng ở các xã Phong Chương, Quảng An, Quảng Thành, Hương Phong, Thủy Tân, Vinh Thái, Vinh Hà, Lộc An,… Hình 1.3: Hình thể địa lý và ranh giới lưu vực sông Hương [24]
  • 36. 23 (3) Đầm phá và cồn cát ven biển: Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đầm Lăng Cô và dãy cồn, đụn cát chắn bờ biển chiếm khoảng 9% diện tích tự nhiên của tỉnh. Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai dài 68 km, diện tích mặt nước khoảng 220 km2 , dung tích trữ nước khoảng 300 – 400 triệu m3 vào mùa khô, và khoảng 600 triệu m3 vào mùa lũ. Đây là vùng chứa một phần nước lũ của sông Hương trước khi đổ ra biển qua hai cửa Thuận An và Tư Hiền. Phía Đông Nam tỉnh có đầm Lăng Cô diện tích 15 km2 . Những cồn, đụn cát chạy song song với đường bờ biển chiếm 4,5% diện tích đất tự nhiên của tỉnh [61]. 1.2.1.2 Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng Lưu vực sông Hương nằm trọn trong đới Huế, thuộc địa máng uốn nếp Trường Sơn, với 80% diện tích bề mặt đá gốc phân bố ở thượng lưu được đặc trưng bởi lớp vỏ phong hóa ferosialit có bề dày mỏng, ít thấm nước; ở hạ lưu các bề mặt đồng bằng tích tụ sông, sông – biển, biển được cấu tạo bởi sét bột, khả năng thấm nước yếu [15]. Tỉnh Thừa Thiên Huế có các nhóm đất chính như sau [61]: - Nhóm đất vàng đỏ trên núi: diện tích 15.442 ha chiếm 3,15% diện tích của tỉnh, phân bố ở A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc trên độ cao từ 500 - 900 m, độ dốc địa hình lớn 15 - 25o loại này dễ bị xói và rửa trôi do độ dốc địa hình lớn. - Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích lớn nhất 347.431 ha chiếm 68,74% diện tích toàn tỉnh phân bố chủ yếu ở Nam Đông, A Lưới, Hương Trà, Phong Điền, Hương Thuỷ, Phú Lộc và thành Phố Huế. - Nhóm đất phù sa: Diện tích 41.002 ha chiếm 8,11% diện tính toàn tỉnh và phân bố ở hầu hết các thung lũng suối và đồng bằng các lưu vực sông. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét. - Nhóm cồn cát và đất cát biển: Diện tích loại này tới 3.962 ha chiếm 8,7% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, chủ yếu phân bố ở vùng ven biển. - Nhóm đất nhiễm mặn: Diện tích khoảng 6.290 ha chiếm 1,25% diện tích toàn tỉnh, được hình thành từ nguồn gốc phù sa sông, biển và hỗn hợp sông biển.
  • 37. 24 Loại này được phân bố ở địa hình thấp ven đầm phá thuộc huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Hương Trà.. - Nhóm đất phèn: Diện tích 6.888 ha chiếm 1,36% diện tích toàn tỉnh, hình thành ở địa hình trũng thấp, ngâm nước lâu ngày bị yếm khí tích tụ lưu huỳnh. Đất này phân bố ở vùng trũng Phú Lộc, Hương Thuỷ, Hương Trà, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền. 1.2.1.3 Đặc điểm thảm phủ thực vật Rừng ở Thừa Thiên Huế thuộc kiểu rừng kín thường xanh: ở độ cao dưới 700 m là rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, từ độ cao 700 m trở lên là kiểu rừng kín thường xanh á nhiệt đới. Thành phần loài phong phú, đa dạng, là nơi hội tụ của nhiều luồng thực vật, bao gồm khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Trung Hoa. Tài nguyên về thực vật rừng rất đa dạng có 120 họ và hơn 600 loài, có những loài gỗ quý hiếm như: lim, gụ, kiền kiền, kim giao,... trong đó có 14 loài trong sách đỏ Việt Nam và 5 loài trong sách đỏ thế giới [61]. Theo niên giám thống kê năm 2012, tổng diện tích đất có rừng toàn tỉnh Thừa Thiên Huế là 294.947 ha, trong đó có 202.570 ha rừng tự nhiên, 92.376 ha rừng trồng [14], tuy nhiên chất lượng rừng ở Thừa Thiên Huế hiện nay bị giảm thấp, diện tích rừng tăng chủ yếu là rừng trồng. 1.2.1.4 Đặc điểm khí hậu (1) Mạng lưới trạm khí tượng – thủy văn: Trên lưu vực sông Hương và lân cận có các trạm đo các yếu tố khí tượng – thủy văn (bảng 1.1), trong đó có 3 trạm khí tượng đo khá đầy đủ các yếu tố chính và vẫn đang hoạt động đó là: Huế, Nam Đông và A Lưới. Mạng lưới trạm thủy văn có 7 trạm đo mực nước, có 4 trạm đo lưu lượng nhưng đến nay chỉ còn trạm Thượng Nhật (cấp I) trên sông Tả Trạch và hai trạm đo mực nước Kim Long, Phú Ốc vẫn đang hoạt động . (2) Bức xạ và nắng: Lượng bức xạ lý tưởng trung bình năm đạt trên 230 Kcal/cm2 , tháng ít nhất cũng có trên 12 Kcal/cm2 , tổng lượng bức xạ của các tháng
  • 38. 25 mùa nóng (từ tháng IV-IX) chiếm 63%-64% tổng lượng bức xạ năm. Số liệu thống kê cho thấy số giờ nắng trung bình nhiều năm vùng đồng bằng (Huế) là 1721 giờ, còn vùng núi (Nam Đông) là 1487 giờ; tháng XII là ít nắng nhất và tháng VII là nhiều nắng nhất [61]. Bảng 1.1: Mạng lưới trạm khí tượng - thủy văn lưu vực sông Hương và lân cận [35, 60] TT Tên trạm Sông Yếu tố đo Thời kỳ quan trắc 1 Huế T, U, V, Z, X, N 1956 - nay 2 Nam Đông T, U, V, Z, X, N 1973 - nay 3 A Lưới X, T, V, Z 1973 - nay 4 Tà Lương Bồ X 1990 - nay 5 Cổ Bi Bồ X, Q, H 1979 - 1985 6 Phú Ốc Bồ H, X 1977 - nay 7 Bình Điền Hữu Trạch X 1979 - 1985 1995 - nay Q, H 1979 - 1985 8 Thượng Nhật Tả Trạch Q, H, X 1979 - nay 9 Dương Hoà Tả Trạch Q, H, X 1986 - 1987 10 Kim Long Hương H, X 1977 - nay 11 Ca Cút Phá Tam Giang H 1978 - 1982 12 Lộc Trì X 1978 - 1988 Ghi chú các ký hiệu: T - Nhiệt độ không khí (o C) U - độ ẩm không khí (%) V - tốc độ gió (m/s) Z - bốc hơi (mm ) X - mưa (mm) N - nắng (giờ) H - mực nước (cm) Q - lưu lượng nước (m3 /s) (3) Nhiệt độ không khí và độ ẩm: Nhiệt độ trung bình nhiều năm không thay đổi nhiều giữa đồng bằng và miền núi trong lưu vực sông Hương, tại trạm Huế là 25,6o C và tại Nam Đông là 25,5o C. Tháng VII là tháng nóng nhất, tháng I hoặc
  • 39. 26 XII là tháng lạnh nhất (18o C), nhiệt độ cao nhất trên lưu vực và lân cận quan trắc được là 41,3o C tại Huế ngày 15/V/1983, nhiệt độ thấp nhất tại A Lưới là 5,4o C ngày 25/XII/1999. Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm trên lưu vực sông Hương từ 83 - 87%, ở vùng đồng bằng, độ ẩm thường nhỏ hơn miền núi. Tháng có độ ẩm tương đối trung bình đạt cao nhất là tháng II đạt 89,5% - 89,7%, thấp nhất tháng VII đạt từ 73,8% - 79,8% [35]. (4) Chế độ gió: Theo thống kê số liệu đo đạc, tốc độ gió bình quân từ 1,4-2,3 m/s [35]. Chế độ gió thay đổi theo các thời kỳ trong năm: gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng XI-XII năm trước đến tháng III-IV năm sau, còn lại là thời kỳ gió Đông Nam chiếm ưu thế, gió Tây khô nóng (gió Lào) xuất hiện trong tháng IV- VIII [35, 61]. (5) Bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm đo bằng ống Piche trên lưu vực biến đổi không nhiều theo không gian: tại Huế là 930 mm, Nam Đông 913 mm. Tháng VII có lượng bốc hơi nhiều nhất do nhiệt độ cao và độ ẩm không khí thấp và tháng XII có lượng bốc hơi ít nhất [35]. (6) Mưa: Lưu vực sông Hương là một trong những vùng có lượng mưa lớn nhất nước ta, lượng mưa bình quân nhiều năm trên toàn lưu vực trong khoảng 2.800 - 3.400 mm ở vùng đồng bằng và 3.200 - 3.600 mm ở vùng núi; trung bình hàng năm có khoảng 200-220 ngày mưa ở vùng núi, 150 - 170 ngày mưa ở vùng đồng bằng duyên hải. Trong lưu vực có các trung tâm mưa lớn là khu vực Bạch Mã - Nam Đông và thung lũng A Lưới với lượng mưa trung bình nhiều năm Xo đều đạt trên 3.400 mm [35], riêng đỉnh Bạch Mã có Xo = 8.000 mm [49], có năm mưa cực lớn như năm 1980 ở Bạch Mã (8.664 mm), năm 1996 ở A Lưới (6.304 mm) [35]. Lượng mưa trong 4 tháng (IX-XII) chiếm tới 68 - 75% lượng mưa cả năm, trong đó hai tháng mưa nhiều nhất (X – XI) chiếm 47 - 53% tổng lượng mưa năm, tháng mưa lớn nhất trong năm là tháng X, lượng mưa các tháng (I -VIII) chỉ chiếm 25-32% tổng lượng mưa năm [61]. Biến động lượng mưa các tháng trong năm tại các trạm trên khu vực được trình bày trong bảng 1.2.
  • 40. 27 Bảng 1.2: Lượng mưa tháng năm trung bình nhiều năm tại các trạm (1977-2010) [60] (Đơn vị: mm) Trạm KT I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Huế 112 54 45 60 121 109 74 161 403 790 630 336 2895 Nam Đông 108 53 58 108 223 197 148 238 461 990 777 318 3679 A Lưới 69 42 63 162 243 184 152 233 438 902 741 300 3528 Trên lưu vực sông Hương, mùa mưa không đồng nhất khi phân theo chỉ tiêu “vượt tổn thất”, tức mùa mưa gồm các tháng liên tiếp có lượng mưa tháng vượt lượng tổn thất (thường lấy 100mm/tháng) với tần suất lớn hơn 50%. Do vậy mùa mưa trên lưu vực thay đổi theo vùng và theo cấp lượng mưa, cụ thể như sau [49]: - Với X0 ≤ 2500 mm: mùa mưa từ tháng XI – XII, mùa ít mưa từ tháng I – VIII, trong đó có hai tháng mưa lũ tiểu mãn là tháng V – VI. - Với 2500 < X0 ≤ 3500 mm: mùa mưa từ tháng VIII – X, mùa ít mưa từ tháng XI - VII, trong đó hai tháng có mưa lũ tiểu mãn là tháng V – VI. - Với 3500 < X0 ≤ 4500 mm: từ Hữu Trạch đến Ô Lâu mùa mưa từ tháng IV – XII, từ Tả Trạch đến Bắc Hải Vân mùa mưa từ tháng V – I, không tồn tại hai tháng mưa lũ tiểu mãn. - Với 4500 < X0 ≤ 8000 mm: mùa mưa từ tháng IV – I, có năm mưa suốt cả năm ví dụ như năm 1999 tại A Lưới, Nam Đông, Bạch Mã. Mùa mưa không đồng nhất và có những năm, những nơi theo tiêu chuẩn phân mùa nêu trên mưa suốt năm là những đặc điểm nổi bật nhất của mưa và tài nguyên nước trên lưu vực sông Hương. 1.2.1.5 Đặc điểm sông ngòi - đầm phá (1) Hệ thống sông Hương: Lưu vực sông Hương có độ cao bình quân lưu vực H = 330 m, độ rộng bình quân lưu vực B = 44,6 km, độ dốc bình quân lưu vực J= 2,85% (28,5 m/km), mật độ lưới sông D = 0,6 km/km2 , hệ số uốn khúc 1,65 [50], là sông có độ dốc bình quân
  • 41. 28 lưu vực lớn nhất so với các sông đổ trực tiếp ra biển của Việt Nam [73]. Hệ thống sông Hương gồm ba nhánh sông chính là: - Sông Tả Trạch: Bắt nguồn ở độ cao 900 m từ rừng núi thuộc huyện Nam Đông, chảy trong vùng địa hình đồi núi, độ dốc lớn, và lòng sông sâu, diện tích lưu vực đến tuyến đập hồ Tả Trạch là 717 km2 , đến Ngã Ba Tuần là 821 km2 [61]. - Sông Hữu Trạch: Bắt nguồn từ vùng rừng núi huyện A Lưới và Nam Đông chảy theo hướng Nam Bắc. Sông Hữu Trạch chảy hầu hết ở vùng đồi núi, lòng sông dốc, nhiều thác ghềnh, diện tích lưu vực tính đến tuyến đập Bình Điền là 515 km2 , tính đến ngã ba Tuần là 729 km2 , chiều dài sông chính 51 km [61]. - Sông Bồ: Bắt nguồn từ rừng núi Tây Nam huyện A Lưới, diện tích lưu vực đến tuyến đập Hương Điền là 707 km2 với chiều dài sông chính 64 km, và đến Ngã Ba Sình là 938 km2 với chiều dài sông chính 94 km [61]. Vào mùa lũ, phần lớn lượng lũ của sông Bồ từ thượng nguồn chảy theo tuyến sông Quảng Thọ đổ vào phá Tam Giang tại An Xuân, Quán Cửa, chỉ có khoảng 30%- 40% lượng lũ theo dòng chính sông Bồ đổ vào sông Hương tại ngã ba Sình [49]. Sông Tả Trạch và Hữu Trạch hợp lưu tại ngã ba Tuần, tên gọi sông Hương là dòng sông từ ngã ba Tuần đến cửa sông đổ ra phá Tam Giang (Thảo Long – Tân Mỹ) có chiều dài khoảng 35 km. Ở vùng hạ lưu vực sông Hương có 5 chi lưu: hai chi lưu phía tả sông Hương là tuyến kênh 5 xã và 7 xã từ Nham Biều nối với sông Bồ, sông Bạch Yến từ Nham Biều nối với tuyến sông Kẻ Vạn – An Hòa đổ lại vào sông Hương ở Bao Vinh; ba chi lưu phía hữu sông Hương là sông Lợi Nông- Đại Giang từ Phú Cam đổ về đầm Cầu Hai tại cống Quan, sông Như Ý- sông Cùng từ Đập Đá nối với sông Đại Giang đổ ra đầm phá tại cống Cầu Long, và sông La Ỷ- Phổ Lợi từ La Ỷ đổ ra đầm phá tại cống Diên Trường (hình 1.4).
  • 42. 29 Hình 1.4: Sơ đồ mạng lưới sông ngòi lưu vực sông Hương [18] (2) Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai: Dọc theo bờ biển Thừa Thiên Huế tồn tại một hệ đầm phá với diện tích mặt nước khoảng 22.000 ha, kéo dài 68 km theo phương Tây Bắc – Đông Nam, án ngữ toàn bộ phía Đông của tỉnh, làm thành khu đệm giữa vùng nội đồng và vùng biển. Nằm trong quá trình phát triển địa chất chung của đồng bằng, hệ thống đầm phá là vũng vịnh biển cổ chưa được bồi lấp hoàn toàn, nơi rộng nhất khoảng 10 km, nơi hẹp nhất 0,5 km, độ sâu bình quân từ 1-1,5 m [61]. Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là nơi hội tụ hầu hết dòng chảy từ các sông của tỉnh Thừa Thiên Huế (trừ sông Bu Lu). 1.2.1.6 Chế độ thủy văn – thủy lực tự nhiên của hệ thống sông Hương (1) Dòng chảy năm: Lưu vực sông Hương có dòng chảy hàng năm phong phú với mô đun dòng chảy trung bình nhiều năm xấp xỉ 80 l/s.km2 . Tổng lượng dòng chảy trung bình nhiều năm của lưu vực sông Hương W0 = 6,976 tỉ m3 chiếm khoảng 70% tổng lượng nước mặt toàn tỉnh Thừa Thiên Huế (10 tỉ m3 ) [47], nhưng phân bố không đều theo không gian và thời gian. Dòng chảy năm của lưu vực tăng dần từ đồng bằng lên vùng núi và từ Bắc vào Nam (hình 1.5).
  • 43. 30 Hình 1.5: Sơ đồ đẳng trị lớp dòng chảy trung bình nhiều năm lưu vực sông Hương [35] Mô đun dòng chảy năm trung bình nhiều năm trên các sông nhánh lớn là khá đồng đều (bảng 1.3). Sự biến động dòng chảy năm theo nhiều năm của các sông trên lưu vực không quá lớn với hệ số Cv = 0,25 - 0,40. Bảng 1.3: Đặc trưng dòng chảy trung bình nhiều năm lưu vực sông Hương [49] Vị trí Sông F (km2 ) Q0 (m3 /s) M0 (l/s.km2 ) W0 (106 m3 ) Thượng Nhật Tả Trạch 208 15,8 76 500 Dương Hòa Tả Trạch 720 58,8 82 1.856 Bình Điền Hữu Trạch 570 42,1 74 1.330 Cổ Bi Bồ 760 61,2 81 1.930 (2) Dòng chảy lũ: Phân mùa dòng chảy theo chỉ tiêu vượt trung bình, theo đó các tháng liên tiếp có tần suất P(Qi >Qtb) > 50% là các tháng mùa lũ, còn lại là các tháng mùa cạn. Kết quả mùa lũ trên lưu vực sông Hương từ tháng X-XII, mùa cạn từ tháng I-IX (bảng 1.4). Ba tháng mùa lũ chính vụ (X-XII) chiếm 70-75% lượng