SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
Download to read offline
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ HỒNG
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC THAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG XÃ LỤC SƠN,
HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
THÁI NGUYÊN - 2013
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ HỒNG
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC THAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG XÃ LỤC SƠN,
HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Mã số: 60.44.03.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ THỊ THANH THỦY
THÁI NGUYÊN - 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
hoàn toàn trung thực và chưa sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Các thông
tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc./.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2013
Tác giả
Nguyễn Thị Hồng
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình học tập và nghiên cứu, luận văn của tôi đã được hoàn
thành. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp
đỡ nhiệt tình của ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên ,
Ban chủ nhiệm khoa sau Đại Học cùng sự tận tình giảng dạy của các thầy cô
trong khoa đã giúp tôi hoàn thành khóa học của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Vũ Thị Thanh Thủy
đã rất tận lòng hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn này.
Nhân dịp này tôi cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn ở
bên động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, xin chúc các thầy cô mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công
trong sự nghiệp trồng người, trong nghiên cứu khoa học./.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2013
Tác giả
Nguyễn Thị Hồng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................ 2
3. Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 4
1.1.2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật để thực hiện đề tài.................................... 5
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về hoạt động khai thác
và ảnh hưởng của khai thác, chế biến than đến môi trường ..................... 6
1.2.1. Tình hình khai thác và ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế
biến than đến môi trường trên thế giới ............................................... 6
1.2.2. Tình hình khai thác và ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế
biến than đến môi trường tại Việt Nam ............................................ 10
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................... 22
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 22
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 22
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................ 22
iv
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 22
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Lục Sơn.......................... 22
2.3.2. Đánh giá hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn xã Lục
Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.............................................. 22
2.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường......... 23
2.3.4. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi
trường và sức khoẻ dân cư qua ý kiến của người dân ...................... 23
2.3.5. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai
thác than đến môi trường xã Lục Sơn, huyện Lục Nam................... 23
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu............................................................. 23
2.4.2. Phương pháp lấy mẫu......................................................................... 23
2.4.2.1. Phân tích mẫu đất........................................................................ 23
2.4.2.2. Phân tích mẫu nước..................................................................... 24
2.4.2.3. Đo đạc chất lượng môi trường không khí................................... 26
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................. 27
2.4.4. Phương pháp đối chiếu, so sánh......................................................... 27
2.4.5. Phương pháp phỏng vấn..................................................................... 27
2.4.6. Phương pháp kế thừa.......................................................................... 28
2.4.7. Phương pháp thống kê điều tra thực địa ............................................ 28
2.4.8. Phương pháp chuyên gia.................................................................... 28
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 29
3.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ....... 29
3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, địa mạo ........................................................... 29
3.1.2. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn ............................................................... 31
3.1.3. Tài nguyên thiên nhiên....................................................................... 31
3.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội................................................................... 33
v
3.2. Tình hình khai thác than trên địa bàn xã Lục Sơn ................................... 37
3.2.1. Tài nguyên than trên địa bàn xã Lục Sơn .......................................... 37
3.2.2. Tình hình khai thác than trên địa bàn xã Lục Sơn............................. 38
3.3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường........ 45
3.3.1. Đánh giá công tác bảo vệ môi trường của 2 đơn vị hoạt động
khoáng sản......................................................................................... 45
3.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi
trường kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Lục Sơn............................... 46
3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến các
thành phần môi trường (đất, nước, không khí) trên địa bàn xã
Lục Sơn............................................................................................. 47
3.3.3.1. Chất lượng môi trường đất.......................................................... 47
3.3.3.2. Chất lượng môi trường nước....................................................... 50
3.3.3.3. Chất lượng môi trường không khí............................................... 59
3.4. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường
và sức khỏe dân cư qua ý kiến của người dân trên địa bàn xã................ 63
3.5. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu, xử lý, khắc phục ô nhiễm môi
trường và các sự cố, rủi ro về môi trường trong quá trình khai thác ...... 66
3.5.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước..................................................... 66
3.5.2. Đối với đơn vị hoạt động khoáng sản................................................ 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 76
1. Kết luận ....................................................................................................... 76
2. Kiến nghị..................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên ký hiệu viết tắt
BVMT Bảo vẹ môi trường
CGCN Chuyển giao công nghệ
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CN Công nghiệp
CP TM Cổ phần Thương mại
CP XD & TM Cổ phần Xây dựng và Thương mại
CP XNK Cổ phần xuất nhập khẩu
KLN Kim loại nặng
QCCP Quy chuẩn cho phép
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
THCS Trung học cơ sở
TKV Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy ban nhân dân
VH-TT Văn hóa thông tin
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Vị trí lấy mẫu đất phân tích chất lượng môi trường....................... 24
Bảng 2.2: Vị trí lấy mẫu nước phân tích chất lượng môi trường.................... 24
Bảng 2.3: Vị trí lấy mẫu không khí phân tích chất lượng môi trường............ 26
Bảng 3.1: Kết quả phát triển kinh tế, xã hội của xã năm 2012....................... 34
Bảng 3.2: Các đơn vị khai thác than trên địa bàn xã Lục Sơn........................ 38
Bảng 3.3: Biên giới vùng khai thác Công ty CP XD&TM Việt Hoàng
khu vực I ......................................................................................... 39
Bảng 3.4: Biên giới vùng khai thác Công ty CPTM Bắc Giang khu vực III....... 40
Bảng 3.5: Các loại máy móc, thiết bị thi công phục vụ quá trình khai
thác, chế biến .................................................................................. 44
Bảng 3.6: Chất lượng môi trường đất năm 2011, 2013 .................................. 47
Bảng 3.7: Chất lượng môi trường nước mặt năm 2011, 2012, 2013.............. 50
Bảng 3.8: Hàm lượng các chất trong nước thải sinh hoạt.............................. 54
Bảng 3.9: Chất lượng nước thải hầm lò năm 2012, 2013............................... 54
Bảng 3.10: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí năm
2011, 2012, 2013............................................................................. 59
Bảng 3.11: Tổng hợp kết quả phỏng vấn người dân về ảnh hưởng của
hoạt động khai thác than trên địa bàn xã ........................................ 63
Bảng 3.12: Ý kiến của người dân về nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường tại địa phương...................................................................... 64
Bảng 3.13: Tình trạng sức khỏe của người dân trên địa bàn xã Lục Sơn....... 65
Bảng 3.14: Hàm lượng khí Mêtan không cho phép theo thể tích không
khí mỏ ............................................................................................. 74
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện sản lượng khai thác than của 10 quốc gia.............. 7
Hình 1.2: Sản lượng và xuất khẩu than Việt Nam [4] .................................... 12
Hình 1.3: Tác động của việc khai thác than và chế biến than tới tài
nguyên môi trường [10].................................................................. 13
Hình 3.1: Vị trí xã Lục Sơn............................................................................. 30
Hình 3.2: Khu vực khai thác than trên địa bàn xã........................................... 41
Hình 3.3: Sơ đồ công nghệ khai thác than ...................................................... 42
Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện hàm lượng pH...................................................... 48
Hình 3.5: Biều đồ thể hiện hàm lượng OM .................................................... 49
Hình 3.6: Biểu đồ thể hiện hàm lượng NTS ..................................................... 49
Hình 3.7: Biểu đồ thể hiện hàm lượng PTS...................................................... 49
Hình 3.8: Biểu đồ thể hiện hàm lượng KTS ..................................................... 49
Hình 3.9: Biểu đồ thể hiện hàm lượng pH...................................................... 52
Hình 3.10: Biểu đồ thể hiện hàm lượng DO................................................... 53
Hình 3.11. Biểu đồ thể hiện hàm lượng TSS.................................................. 53
Hình 3.12: Biểu đồ thể hiện hàm lượng COD ................................................ 53
Hình 3.13: Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5 (200
C).................................... 53
Hình 3.14: Biểu đồ thể hiện hàm lượng pH.................................................... 57
Hình 3.15: Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5 (200
C) ................................... 57
Hình 3.16: Biểu đồ thể hiện hàm lượng COD ................................................ 57
Hình 3.17: Biểu đồ thể hiện hàm lượng TSS.................................................. 58
Hình 3.18: Biểu đồ thể hiện hàm lượng Sunfua.............................................. 58
Hình 3.19: Biểu đồ thể hiện hàm lượng bụi.................................................... 62
Hình 3.20: Biểu đồ thể hiện hàm lượng NOx.................................................. 62
Hình 3.21: Biểu đồ thể hiện hàm lượng CO ................................................... 62
Hình 3.22: Biểu đồ thể hiện hàm lượng SO2 .................................................. 62
Hình 3.23: Biểu đồ thể hiện tình trạng sức khỏe của người dân trên địa
bàn xã Lục Sơn ............................................................................... 65
Hình 3.24: Sơ đồ thu gom, xử lý nước thải hầm lò......................................... 68
Hình 3.25: Sơ đồ bố trí bua nước trong lỗ khoan .......................................... 69
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Với mục tiêu “Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại bằng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt
được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của
sự phát triển, sớm đưa nước ta khỏi tình trạng kém phát triển” như Đại hội
Đảng X đã đề ra thì ngành khai thác, chế biến khoáng sản cũng cần phải có
các quy hoạch, kế hoạch phù hợp với sự phát triển chung của đất nước. Điều
này được thể hiện rõ nét trong các quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt và sự phát triển mạnh mẽ của ngành khai thác, chế biến khoáng sản
trong thời gian vừa qua.
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp khai khoáng trong đó có
ngành than đã đóng vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp Việt Nam,
đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng đủ và kịp thời nguyên liệu cho
một số ngành kinh tế sử dụng nguyên liệu khoáng góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích của
ngành than thì quá trình khai thác, chế biến than đã gây ô nhiễm môi trường,
ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của người dân. Thực trạng về môi
trường tại khu vực khai thác, chế biến than hiện nay cho thấy: Ô nhiễm môi
trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước, không khí. Theo báo cáo quan
trắc hiện trạng môi trường của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản
Việt Nam (TKV) hàm lượng bụi tại các khu vực khai thác, chế biến than như
Mạo Khê, Đông Triểu, Uông Bí (Quảng Ninh) vượt tiêu chuẩn cho phép từ
1,2 - 5,2 lần (trung bình trong 24 giờ), độ pH của nước thải mỏ luôn dao động
từ 3,1 - 6,5, hàm lượng cặn lơ lửng thường vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,7 -
2,4 lần. Tình trạng sử dụng mặt đất làm bãi thải và các công trình xây dựng
của ngành than đã và đang khiến rất nhiều hộ dân phải di dời chỗ ở do đất đai
2
không thể trồng trọt, diện tích rừng ở các vùng khai thác than vẫn tiếp tục
giảm sút [10].
Theo báo cáo công tác thực hiện quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản
và quản lý hoạt động khoáng sản năm 2012 của UBND huyện Lục Nam, trên
địa bàn huyện có 18 đơn vị khai thác khoáng sản, trong đó có 02 đơn vị khai
thác than tại xã Lục Sơn, huyện Lục Nam đã được UBND tỉnh Bắc Giang cấp
giấy phép khai thác khoáng sản gồm: Công ty Cổ phần xây dựng và Thương
mại Việt Hoàng và Công ty Cổ phần Thương mại Bắc Giang [18]. Hoạt động
khai thác, chế biến than trên địa bàn xã Lục Sơn của các đơn vị hoạt động
khoáng sản đã tạo việc làm, thu nhập cho người dân địa phương, đóng góp
xây dựng hạ tầng kỹ thuật: đường sá, cầu cống..., công trình công cộng:
trường học, nhà trẻ... và đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua các
khoản thuế, phí.... Bên cạnh những lợi ích, thì hoạt động khai thác than cũng
tác động tiêu cực đến môi trường kinh tế - xã hội: mất an ninh trật tự xã hội,
gia tăng lưu lượng các phương tiện giao thông, sức khỏe của người dân...,
chất lượng môi trường, hệ sinh thái tại khu vực và xung quanh khu vực khai
thác, chế biến than.
Xuất phát từ một số vấn đề thực tiễn trên và để phát triển bền vững
ngành than gắn liền với bảo vệ, cải thiện môi trường, cảnh quan vùng than
trên địa bàn xã Lục Sơn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá ảnh
hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã Lục Sơn, huyện
Lục Nam, tỉnh Bắc Giang”.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường trên
địa bàn xã Lục Sơn, huyện Lục Nam từ đó đề xuất biện pháp phòng ngừa,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các sự cố và rủi ro về môi trường do hoạt
động khai thác than gây ra trên địa bàn xã Lục Sơn, huyện Lục Nam.
3
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tình hình khai thác than trên địa bàn xã Lục Sơn, huyện Lục
Nam, tỉnh Bắc Giang.
- Đánh giá chất lượng môi trường đất, nước và môi trường không khí
tại khu vực khai thác than.
- Đề xuất biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các
sự cố và rủi ro về môi trường do hoạt động khai thác than gây ra trên địa bàn
xã Lục Sơn, huyện Lục Nam.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế
phục vụ cho công tác sau này.
- Vận dụng và phát huy được kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
3.2. Ý nghĩa đối với thực tiễn
- Đánh giá được thực trạng chất lượng môi trường tại xã, từ đó đưa ra
những giải pháp nhằm đảm bảo môi trường, ngăn ngừa tác động xấu tới sức
khỏe con người và môi trường sinh thái tự nhiên.
- Tạo ra số liệu, cơ sở cho quy hoạch, kế hoạch, xây dựng chính sách
bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Nâng cao nhận thức, góp phần vào hoạt động tuyên truyền giáo dục
về bảo vệ môi trường cho mọi thành viên trong cộng đồng.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận
Một số khái niệm, thuật ngữ về môi trường sử dụng trong đề tài được
hiểu theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 [19] như sau:
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và sinh vật.
- Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như
đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình
thái vật chất khác.
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người,
sinh vật.
- Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của
thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật.
- Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt
động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy
thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.
- Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi
trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm.
- Hệ sinh thái là hệ quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiên
nhất định cùng tồn tại và phát triển, có tác động qua lại với nhau.
- Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các
yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện
trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.
- Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động
đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi
trường khi triển khai dự án đó.
5
- Khí thải gây hiệu ứng nhà kính là các loại khí tác động đến sự trao đổi
nhiệt giữa trái đất và không gian xung quanh làm nhiệt độ của không khí bao
quanh bề mặt trái đất nóng lên
1.1.2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật để thực hiện đề tài
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005;
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH 12 ngày 17/11/2010;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2013;
- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008;
- Luật Đất đai số 13/2003/QH 11 ngày 26/11/2003;
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH 11 ngày 03/12/2004;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi
trường năm 2005;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về việc
sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006
của Chính phủ v/v Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đất đai 2003;
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy
định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam
kết bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ về thi
hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 6/4/2007 của Chính phủ về quản
lý chất thải rắn;
- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản năm 2010;
- Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học
năm 2008;
6
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về
việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số
vệ sinh lao động.
- Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 21/02/2012 của UBND tỉnh Bắc Giang
về việc tăng cường quản lý tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản
trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định số 40/2006/QĐ-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2006 của
UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành quy định quản lý tài nguyên khoáng
sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về hoạt động khai thác và
ảnh hưởng của khai thác, chế biến than đến môi trường
1.2.1. Tình hình khai thác và ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến
than đến môi trường trên thế giới
a. Tình hình khai thác than trên thế giới
Hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản nói chung và khai thác than
nói riêng đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, nhất là trong giai
đoạn hiện nay khi giá các loại nhiên liệu ngày càng tăng. Hàng năm có
khoảng hơn 4.030 triệu tấn than được khai thác, con số này đã tăng 38% trong
vòng 20 năm qua. Sản lượng khai thác tăng nhanh nhất ở Châu Á, trong khi
đó Châu Âu khai thác với tốc độ giảm dần. Hiện nay, 5 quốc gia khai thác
than lớn nhất gồm: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Úc và Nam Phi. Hầu hết các
nước khai thác than cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, chỉ có khoảng 18% than
cứng dành cho thị trường xuất khẩu. Lượng than khai thác được dự báo tới
năm 2030 vào khoảng 7 tỷ tấn, trong đó Trung Quốc chiếm khoảng hơn một
nửa sản lượng [20].
7
Sản lượng khai thác than của 10 quốc gia
1414.5
596.9
219.9 194.3 152.8 141.1 141.1
60.5 58.8 47.8
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
C
h
i
n
a
U
S
A
u
s
t
r
a
l
i
a
I
n
d
i
a
R
u
s
s
i
a
n
F
e
d
e
r
a
t
i
o
n
S
o
u
t
h
A
f
r
i
c
a
I
n
d
o
n
e
s
i
a
P
o
l
a
n
d
K
a
z
a
k
h
s
t
a
n
C
o
l
o
m
b
i
a
Quốc gia
Triệu tấn
Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện sản lượng khai thác than của 10 quốc gia
Tại Hoa Kỳ, quốc gia có kĩ thuật cao trong công nghệ đã áp dụng nhiều
dạng năng lượng trong hoạt động sản xuất công nghiệp và phục vụ cuộc sống
của con người như sản xuất điện năng. Trong đó, năng lượng do than đá cung
cấp vẫn chiếm hàng đầu với 52% tổng số nhu cầu năng lượng của cả nước.
Do công nghệ, kĩ thuật khai thác than đơn giản, nhu cầu tiêu thụ cao và giá
thành rẻ hơn so với các loại nhiên liệu hoá thạch khác vì thế công nghiệp khai
thác than đang trở thành ngành công nghiệp chủ yếu của nước này. Hàng
năm, Hoa kỳ đầu tư cho công nghệ khai thác than lên đến 350 tỉ USD và hiện
đang khai thác trên 75.000 mỏ. Với công nghệ, kĩ thuật và số lượng mỏ lớn
như vậy mỗi năm nước này có thể khai thác được khoảng trên dưới 1 tỷ tấn
than nguyên khai, năm 2003 khoảng 1 tỷ tấn và đến năm 2004 là 1,2 tỷ tấn
[25]. Năm 2007, sản lượng khai thác than của Hoa Kỳ là 1,146 tỷ tấn, chiếm
16,1% sản lượng thế giới. Năm 2009, sản lượng khai thác than của Hoa Kì là
596,9 triệu tấn đứng thứ hai trên thế giới [20].
8
Tại Trung Quốc do nhu cầu tiêu thụ than trong nước và xuất khẩu ngày
càng tăng, chính sách của nước này là cho phép đẩy mạnh ngành công nghiệp
khai thác than. Tính đến năm 2006, ngành công ngiệp than của Trung Quốc
đã khai thác được khoảng 2,4 tỉ tấn than nguyên khai, đây là sản lượng khai
thác lớn nhất từ trước đến nay. Năm 2007, sản lượng khai thác là 2,796 tỷ tấn,
chiếm 39,5% sản lượng thế giới. Đến năm 2009, sản lượng khai thác là 1,415
tỷ tấn đứng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, so với các năm trước (2006, 2007)
thì sản lượng khai thác than giảm.
Khai thác than hiện nay đang là ngành công nghiệp mang lại lợi ích
kinh tế rất cao, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia. Tuy nhiên, hậu quả do hoạt động khai thác than để lại là
những vấn đề quan tâm trong những năm gần đây: Vấn đề ô nhiễm, các sự
cố, rủi ro về môi trường do khai thác và nạn khai thác than trái phép tại
nhiều nước có trữ lượng than lớn. Chỉ tính riêng Trung Quốc, nước có trữ
lượng than đá (chiếm 12,6 % tổng trữ lượng than đá) đứng thứ ba trên thế
giới, nạn khai thác than trái phép đang diễn ra bên ngoài tầm kiểm soát của
nhà chức trách nước này. Theo số liệu thống kê, hàng năm ngành than
Trung Quốc phải gánh chịu, khắc phục hậu quả của hàng trăm vụ sập lò do
khai thác than trái phép và do công nghệ khai thác không đảm bảo an toàn
cho công nhân mỏ. Năm 2004, công nghệ khai thác than Trung Quốc đã
cướp đi sinh mạng của 6.000 người [14].
Như vậy, hoạt động khai thác than trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ
trong những năm gần đây, cung cấp phần lớn nhiên liệu cho các ngành công
nghiệp và phục vụ cuộc sống con người. Cùng với sản lượng khai thác tăng
thì thế giới cũng đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do hoạt động
khai thác than để lại, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường.
b. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến than đến môi trường
trên thế giới
Trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia, tổ chức như: Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO), Ngân hàng Thế giới (WB), Cục bảo vệ Môi trường Mỹ (US
EPA), các viện nghiên cứu, các trường đại học lớn đã tiến hành nghiên cứu,
9
đánh giá ảnh hưởng của chất thải trong ngành khai thác than đến môi trường
cũng như sức khỏe con người một cách rất bài bản và đưa ra các kết quả, kết
luận sâu sắc. Trong số đó có kết quả nghiên cứu của Viện BlackSimth
(BlackSimth Institute), New York, Hoa Kỳ, Viện này đã có hàng loạt các dự
án nghiên cứu về hiện trạng chất lượng môi trường đất, nước, không khí xung
quanh các khu vực mỏ khai thác than lớn trên thế giới, từ đó đưa ra các giải
pháp hỗ trợ (công nghệ và tài chính) nhằm giảm thiểu suy thoái, nâng cao
chất lượng môi trường tại các khu vực này. Một số kết quả nghiên cứu cụ thể
như sau:
- Sông Hằng là con sông nổi tiếng nhất Ấn Độ, dài 2.510km bắt nguồn
từ dãy Himalaya, chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào
vịnh Bengal. Hiện nay, sông Hằng là một trong những con sông bị ô nhiễm
nhất trên thế giới vì bị ảnh hưởng nặng nề của nền công nghiệp hóa chất, rác
thải công nghiệp và đặc biệt là hoạt động khai thác khoáng sản phía thượng
lưu. Các nghiên cứu cũng phát hiện tỷ lệ các kim loại độc trong nước sông tại
khu vực khai thác khoáng sản khá cao như chì (10-800ppm), crom (10-
200ppm) và nickel (10-130ppm).
- Tại mỏ than của công ty Massey Energy, Bang Virginia, Hoa Kỳ,
nhóm nghiên cứu đã đo được giá trị TSS trong nước sông tại khu vực gần đó
cao gấp từ 500 đến 1500 lần tiêu chuẩn cho phép, lượng bùn than tại đáy sông
cao 9m trong tổng độ sâu trung bình của sông là 12m [11].
Tại Lâm Phần (Trung Quốc), số người bị ảnh hưởng do khai thác than
khoảng 3 triệu. Thành phố Lâm Phần được mệnh danh là "đô thị màu nhọ
nồi" thuộc tỉnh Sơn Tây, trung tâm của ngành khai thác than đá ở Trung
Quốc. Hàng nghìn mỏ than, cả hợp pháp và không hợp pháp, xuất hiện nhan
nhản trên những ngọn đồi quanh thành phố, nên bầu không khí nơi đây luôn
dày đặc khói và muội đen do hoạt động sử dụng than gây ra. Tại Lâm Phần,
không thể phơi quần áo ngoài trời vì nó sẽ biến thành màu muội than trước
khi khô. Cục bảo vệ môi trường Trung Quốc thừa nhận Lâm Phần có chất
lượng không khí thấp nhất cả nước [36].
10
Ở Sukinda (Ấn Độ), số người bị tác động do khai thác than khoảng 2,6
triệu. Có tới 60% nước sinh hoạt ở đây chứa crom hóa trị 6 với nồng độ lớn
hơn hai lần so với các tiêu chuẩn quốc tế. Một tổ chức y tế ở Sukinda ước tính
khoảng 84,75% số trường hợp tử vong tại các khu vực khai thác ở Ấn Độ, do
các bệnh liên quan tới crom hóa trị 6 gây nên, nơi này luật pháp hầu như
không tồn tại [31].
Nhu cầu tiêu thụ lớn của hoạt động khai thác than cũng gây ảnh hưởng
đến nguồn cung cấp nước. Ở Tamil Nadu phía Nam Ấn Độ từ năm 2005-
2006, ước tính tại các mỏ khai thác than non Neyveli có 40 triệu lít nước được
bơm và thải ra hằng ngày [31]. Phần lớn tại các khu vực khai khoáng ở Ấn
Độ, người dân đều nhận thấy sự khan hiếm nước nghiêm trọng do khai thác
khoáng sản. Cộng đồng địa phương ở Philippin lo sợ rằng ô nhiễm và hiện
tượng lắng đọng trầm tích ở các con sông do khai thác khoáng sản có thể làm
suy giảm nguồn nước, giảm năng suất lúa gạo và thủy sản.
Ô nhiễm môi trường tại khu vực mỏ khai thác than đang là những vấn
đề lớn cho các nhà chức trách ở nhiều quốc gia đang khai thác và sử dụng loại
tài nguyên nhiên liệu này. Tại Hoa Kỳ, khai thác than là một trong những
nguyên nhân hàng đầu gây ra ô nhiễm môi trường. Theo số liệu thống kê cho
thấy, hoạt động khai thác than tại nước này hàng năm thải khoảng 60% lượng
khí S02, 33% lượng Hg, 25% lượng khí N0x và 33% thán khí trên tổng số ô
nhiễm không khí toàn quốc [25]. Vậy, chúng ta thấy dù có những thuận lợi rất
lớn về kĩ thuật cũng như công nghệ trong khai thác nhưng ngành than Hoa Kỳ
vẫn phải gánh chịu những hậu quả xấu do hoạt động khai thác than để lại đó
là vấn nạn ô nhiễm môi trường.
1.2.2. Tình hình khai thác và ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến
than đến môi trường tại Việt Nam
a. Tình hình khai thác than tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, do mức tiêu thụ than trong nước và xuất
khẩu ngày càng lớn nên sản lượng khai thác than hàng năm tăng rõ rệt. Chỉ
riêng khối doanh nghiệp thuộc TKV, sản lượng khai thác đã đẩy mạnh ở mức
cao. Năm 2002, TKV khai thác được 14,8 triệu tấn than. Năm 2003, TKV đã
11
khai thác được 20 triệu tấn than nguyên khai, tiêu thụ 18,2 triệu tấn, hoàn
thành trước hơn 2 năm chỉ tiêu sản lượng than của năm 2005 trong kế hoạch 5
năm 2001 - 2005 mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra. Năm 2006,
TKV đã sản xuất và tiêu thụ xấp xỉ 37 triệu tấn than, vượt gần 7 triệu tấn so
với quy hoạch phát triển ngành Than mà Chính phủ phê duyệt đến năm 2020.
Năm 2007, ngành than nước ta lại tiếp tục tăng sản lượng khai thác, kết quả
sản lượng khai thác sáu tháng đầu năm đạt khoảng 22,8 triệu tấn trong đó tiêu
thụ 20,2 triệu tấn, tăng 13% so với cùng kì năm 2006 [3]. Tốc độ khai thác
than tăng hầu hết ở các vùng mỏ than, đặc biệt là vùng bể than Quảng Ninh.
Thống kê hiện nay cho thấy, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 41 đơn vị
khai thác than và 7 đơn vị sàng tuyển than, chế biến than thuộc TKV. Ngoài ra,
còn 2 đơn vị là Công ty liên doanh PT Vietmindo Energitama và Công ty Xi
măng và Xây dựng Quảng Ninh khai thác trong ranh giới mỏ của TKV. Quảng
Ninh tập trung 67 % trữ lượng than toàn quốc, chủ yếu là than antraxít, sản
lượng than mỡ rất thấp - khoảng 200 ngàn tấn/năm. Quảng Ninh có 7 mỏ than
hầm lò sản xuất với công suất trên dưới 2 triệu tấn than nguyên khai/năm, chiếm
hơn 45 % tổng sản lượng khai thác than của TKV và có 5 mỏ lộ thiên lớn sản
xuất với công suất trên 2 triệu tấn than nguyên khai/năm là Cọc Sáu, Cao Sơn,
Hà Tu, Đèo Nai, Núi Béo, cung cấp đến 40% sản lượng cho TKV [35].
Ngoài ra, sản lượng khai thác than cũng tăng lên ở một số tỉnh khác
như Thái Nguyên. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, các đơn vị khai thác than
quy mô lớn có mỏ than An Khánh, mỏ than Núi Hồng, mỏ than Bá Sơn…
Than Khánh Hòa: Công ty bắt đầu hoạt động từ năm 1949 với diện tích
mặt bằng sản xuất khoảng 1.845.498 m2
, công suất khai thác than nguyên khai
khoảng 500 tấn/năm.
Theo thống kê năm 2010 của bộ phận Năng lượng khảo sát, kết thúc
2009 Việt Nam có lượng dự trữ than đá là 150 triệu tấn, đưa vào sản xuất được
45 triệu tấn chiếm 0,73% của tổng số thế giới [4]. Từ những năm trước Việt
Nam chủ yếu sản xuất than để xuất khẩu, tuy nhiên đến năm 2010 kế hoạch này
đã thay đổi, hạn chế xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu than trong nước. Sản lượng
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2003-2009 như sau:
12
Hình 1.2: Sản lượng và xuất khẩu than Việt Nam [4]
Từ biểu đồ trên cho thấy lượng than sản xuất ra trong 3 năm trở lại đây
khá đều không có nhiều sự đột biến, nhưng lượng than xuất khẩu gần bằng 50%
lượng sản xuất được là một thực trạng đáng lo ngại cho ngành than Việt Nam.
Cũng trong thời gian thống kê này, sản lượng tiêu thụ than của Việt
Nam tăng 119,89%. Hiện tại than Việt Nam phục vụ cho các ngành sản xuất
chính là điện, xi măng, giấy, phân bón và phục vụ xuất khẩu. Ngành điện hiện
tiêu thụ tới 32% sản lượng tính hết 7 tháng đầu năm 2009 [4].
b. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến than đến môi trường
tại Việt Nam
Công nghiệp khai thác than tạo ra nguồn nhiên liệu có tính quyết định
sự tồn tại các nhà máy nhiệt điện ở Phả Lại, Uông Bí, Cẩm Phả, Ninh Bình
v.v..., ngành xi măng, luyện kim, hoá chất, cơ khí. Hoạt động của ngành kinh
tế này còn thúc đẩy phát triển đô thị, du lịch, thương mại, lâm nghiệp, phát
triển cơ sở hạ tầng và đưa lại nhiều phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho cộng đồng dân cư địa phương. Bên cạnh đó, hoạt động
khai thác than đã gây ra những biến đổi môi trường mạnh mẽ, làm ô nhiễm
môi trường đất, nước và không khí làm suy thoái và tổn thất tài nguyên đất
và rừng. Khai thác than gây phá huỷ rừng, phá vỡ môi trường sinh thái, cạn
kiệt nguồn nước, bồi lấp dòng chảy, gây ra các thiên tai và tai biến môi trường
13
như hiện tượng trượt lở, các dòng lũ bùn đá... Sự biến động môi trường do
hoạt động khai thác than gây ra có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, sức khoẻ
của công nhân mỏ và cộng đồng cư dân trong khu vực [23].
Hình 1.3: Tác động của việc khai thác than và chế biến than
tới tài nguyên môi trường [10]
* Môi trường đất
Bất cứ hình thức khai thác than nào cũng dẫn đến sự suy thoái môi
trường. Năm 2006 các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng
sản Việt Nam đã thải vào môi trường tới 182,6 triệu m3
đất đá và khoảng 70
triệu m3
nước thải từ mỏ [12].
14
Theo kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu sử dụng thực vật để
cải tạo đất bị ô nhiễm kim loại nặng tại các vùng khai thác khoáng sản” của
Viện Công nghệ môi trường và Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật (năm
2010): kết quả phân tích từ các mỏ than núi Hồng (xã Yên Lãng), mỏ thiếc tại
xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cho thấy tất cả các mỏ này
đều là điểm nóng về ô nhiễm, điển hình là mỏ than núi Hồng và mỏ thiếc xã
Hà Thượng bị ô nhiễm asen nghiêm trọng, với hàm lượng asen trong đất gấp
17-308 lần tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam, thậm chí có nơi hàm lượng
asen trong đất lên đến 15.146 ppm, gấp 1.262 lần quy định. Cũng theo kết quả
nghiên cứu này, cả nước có khoảng 5.000 mỏ và điểm quặng, trong đó có
1.000 mỏ đang được tổ chức khai thác và đều là những điểm ô nhiễm kim loại
đáng báo động [29].
Theo kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên cho thấy
có tới gần 85% số mẫu phân tích có hàm lượng các kim loại nặng Zn, Cd, Pb,
As vượt QCCP từ 1,02 đến 5,56 lần. Điển hình ở các mỏ than Khánh Hòa,
Phấn Mễ [22].
Ô nhiễm do khai thác than đến môi trường đất thể hiện dưới các khía
cạnh sau:
Thứ nhất: Khai thác làm phá vỡ cấu trúc trạng thái ban đầu của đất, làm
biến đổi bề mặt đệm trong đó nhất là xáo trộn bề mặt đất, phá hủy thảm thực
vật kéo theo hiện tượng xói mòn, rửa trôi từ đó gây suy thoái môi trường đất.
Môi trường chịu ảnh hưởng lớn nhất trong khu vực mở moong khai thác là
chất thải rắn, chất thải rắn không sử dụng được cho các mục đích khác đã tạo
nên trên bề mặt địa hình mấp mô, xen kẽ giữa các hố sâu và các đống đất đá.
Đặc biệt ở những khu vực khai thác thổ phỉ [33].
Thứ hai: Khai thác than thải ra một khối lượng lớn chất thải rắn (đất
đá), làm suy giảm diện tích đất, mất đất canh tác. Khai thác than dựa trên
công nghệ khai thác lộ thiên thường thải ra lượng đất đá rất lớn tạo thành
những bãi thải khổng lồ. Ví dụ như bãi thải Đèo Nai (Quảng Ninh), có độ cao
lên đến 200m; bãi thải Cao Sơn có độ cao khoảng 150m; bãi thải Đông Bắc
Bàng Nâu cao 150m. Với độ cao nói trên thì các bãi thải thường có dộ dốc
15
lớn, khi trời mưa hiện tượng sạt lở đất đá là không tránh khỏi từ đó gây sự vùi
lấp đất đá xuống đường đi và diện tích xung quanh khu vực bãi thải gây ra
những tác động không nhỏ đến cuộc sống của người dân trong vùng [3]. Tại
khu vực Cẩm Phả, trước năm 1975 việc khai trường được mở rộng chủ yếu về
phía tây-nam (khoảng 100ha) và phia tây (25ha). Sau năm 1975 việc khai
trường và bài thải phát triển về phía bắc khoảng 435ha, phía tây-bắc và phía
đông 75ha.
Thái Nguyên diện tích đất lâm nghiệp bị phá do khai thác than là
671ha. Một số mỏ như mỏ than Núi Hồng có diện tích đất lâm nghiệp bị
phá là 274ha và mỏ than Khánh Hòa là 100ha. Diện tích đất lâm nghiệp bị
phá là do chiếm dụng đất để làm khai trường, bãi thải và thải nước thải làm
ô nhiễm đất nông nghiệp [24].
Thứ ba: Hoạt động khai thác, vận chuyển, sàng tuyển và đổ thải đất đá
tạo ra lượng lớn nước thải kèm theo lượng dầu mỡ từ các phương tiện vận
chuyển đổ thải vào môi trường đất từ đó gây ô nhiễm về mặt lí hóa đất.
Bên cạnh đó, hoạt động khai thác than có những ảnh hưởng rất lớn đến
khả năng canh tác nông nghiệp tại các khu vực gần mỏ khai thác. Ô nhiễm
môi trường tại Đông Triều (Quảng Ninh) do khai thác than đã làm suy giảm
nghiêm trọng chất lượng đất canh tác nông nghiệp, ảnh hưởng đến năng suất
cây trồng. Ước tính thiệt hại do ô nhiễm môi trường tại đây làm suy giảm
20% năng suất lúa toàn huyện [3].
* Môi trường nước
Hầu hết các khu vực hoạt động khai thác mỏ và chế biến than và môi
trường nước bao gồm nước mặt, nước ngầm và nước biển ven bờ đều bị ô
nhiễm: pH thấp (axit yếu), nước đục, cặn lơ lửng cao, một số kim loại nặng
Zn, Cd, Hg... có hàm lượng vượt quá Quy chuẩn cho phép [32].
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nước ở các mỏ than thường có
hàm lượng các ion kim loại nặng, á kim, các hợp chất hữu cơ, các nguyên tố
phóng xạ... cao hơn so với nước mặt và nước biển khu vực đối chứng và cao
hơn QCVN từ 1- 3 lần [30].
16
Theo Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Quy hoạch phát
triển ngành than đến năm 2020, có xét đến năm 2030 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường cho thấy các mối nguy hại do ô nhiễm nước thải từ các mỏ than
thuộc Tập đoàn Công nghiệp than và Khoáng sản đã được đặt ra cấp thiết.
Theo báo cáo kết quả quan trắc hiện trạng môi trường - Sở Tài nguyên
và Môi trường Thái Nguyên cho thấy nước sông Đu không đảm bảo QCVN
08/2008/BTNMT, nhiều chỉ tiêu phân tích vượt quy chuẩn cho phép. Nước
moong mỏ than Bắc Làng Cẩm trong thời gian lấy mẫu thực hiện dự án không
đảm bảo tiêu chuẩn nước thải xả vào nguồn nước. Các chỉ tiêu như CD,
Phenol đều vượt quy chuẩn cho phép. Kết quả khảo sát cho thấy, một số
nguồn tiếp nhận nước thải từ các mỏ khai thác than đã bị axit hóa, hàm lượng
sunfat cao, có tới 50% số mẫu lấy có hàm lượng SO4
2-
lớn hơn 1000mg/l, giá
trị pH nhỏ hơn 4. Một số mỏ, nước mặt bị ô nhiễm dầu mỡ như mỏ than Phấn
Mễ, Bá Sơn [22].
Theo khảo sát của Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh, tại các mỏ khoáng
sản, nhiều doanh nghiệp sử dụng thiết bị khai thác lạc hậu, chưa đồng bộ nên
hiệu quả khai thác, chế biến thấp, đầu tư thực hiện biện pháp giảm thiểu tác động
xấu đến môi trường còn hạn chế. Qua khảo sát tại các mỏ than và mỏ kim loại,
môi trường nước mặt xung quanh các mỏ đã có dấu hiệu ô nhiễm, có nơi ô
nhiễm trầm trọng. Điển hình như tại khu vực suối Thác Lạc (huyện Đồng Hỷ) đã
bị ô nhiễm chất rắn lơ lửng; suối Nghinh Tường - Sảng Mộc (huyện Võ Nhai)
cũng bị ô nhiễm chất rắn lơ lửng và ô nhiễm các yếu tố kim loại; suối Cốc (thành
phố Thái Nguyên) ngoài ô nhiễm chất rắn còn bị ô nhiễm dầu mỡ.
Ô nhiễm môi trường nước tại các khu mỏ than đang là vấn đề đáng lo
ngại. Nhiều khu vực khai thác mỏ đã gây ra những vấn đề nghiêm trọng về ô
nhiễm nguồn nước do nước thải của mỏ trong quá trình sản xuất không được
xử lý. Thành phần và tính chất nước thải thường có tính axít, có chứa kim loại
nặng, khoáng chất… Kết quả quan trắc quí I, II năm 2009 tại Quảng Ninh cho
thấy độ pH của nước thải mỏ than giao động từ 3,1 - 6,5, hàm lượng chất rắn
lơ lửng (TSS) vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,7 - 2,4 lần, cá biệt có nơi vượt
hơn 8 lần [10].
17
Điển hình khai thác than ở Quảng Ninh làm suy giảm chất lượng môi
trường nước và trầm tích biển: làm tăng độ đục, chất lơ lửng, vật liệu chứa
than và kim loại độc hại (Zn, Cu, Pb, As...). Ngoài chất thải dạng khối còn có
nước thải chứa nhiều hóa chất độc hại. Hậu quả đáng lo ngại của hoạt động
khai thác than ở Quảng Ninh là suy giảm chất lượng và trữ lượng nước mặt,
nước ngầm do bồi lấp sông suối, hồ khi thoát nước từ các moong và hầm lò.
Tại các vùng khai thác than đã xuất hiện những núi đất, đá thải cao gần
200m, thậm chí có những moong khai thác sâu khoảng 100m. Để sản
xuất 1 tấn than, cần bóc đi từ 8 - 10 m3
đất phủ, thải từ 1 - 3m3
nước thải mỏ
[30]. Khối lượng chất thải rắn và nước thải mỏ gây ô nhiễm nặng cho vùng
mỏ. Một vài vùng ô nhiễm đã đến mức báo động như Mạo Khê, Uông
Bí, Cẩm Phả...
Kết quả phân tích nước thải năm 2011 tại một số khai trường trên địa
bàn các tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn cho thấy, nước thải từ các
mỏ thường chứa màu sắc cao, độ pH thấp. Nước thải tại các khai trường khai
thác mỏ Cọc Sáu, Cao Sơn, Mông Dương, Mạo Khê, Vàng Danh… đều có
hàm lượng chất lơ lửng cao hơn quy chuẩn. Hầu như nước thải tại các mỏ
than đều bị ô nhiễm mangan, vượt quá quy chuẩn cho phép.
Theo số liệu phân tích tại một số điểm giếng nước tại 3 tỉnh còn cho
thấy, các giếng nước tại các điểm khu dân cư, khu mỏ than, có dấu hiệu ô
nhiễm amoni và coliform ở mức độ nhỏ, có xu hướng giảm. Ảnh hưởng từ
nước thải mỏ đã làm cho chất lượng nước mặt tại các điểm sông, suối, hồ khu
vực lân cận các mỏ than bị suy giảm. Trong đó, chất lượng nước mặt tại
Quảng Ninh có dấu hiệu ô nhiễm nặng hơn Thái Nguyên và Lạng Sơn.
Hoạt động khai thác than từ thời thuộc địa, khai thác than trái phép và
khai thác than lộ thiên còn làm hạ thấp tầng chứa nước ngầm, làm suy giảm
trữ lượng nước và có nguy cơ bị axit hóa. Tại các điểm quan trắc khu vực nhà
dân xung quanh các mỏ than Mạo Khê, Hà Tu, Cọc Sáu cho thấy, chất lượng
nước ngầm tại khu vực Quảng Ninh đã bị ô nhiễm amoni và vi sinh vật. Nước
ngầm tại các điểm quan trắc khu vực mỏ than Núi Hồng, Khánh Hòa, Na
18
Dương thuộc Thái Nguyên và Lạng Sơn cũng nằm trong tình trạng ô nhiễm
amoni và coliform.
Tương tự như vậy, chất lượng nước biển ven bờ tại một số cảng rót
than của các nhà máy tuyển than, bến rót than thuộc cảng than của các công ty
cũng bị ô nhiễm hoặc chớm ô nhiễm do cặn lơ lửng và mặc dù có xu hướng
giảm dần nhưng vẫn cao hơn giới hạn cho phép. Có những thời điểm quan
trắc khu vực Hòn Gai - Cẩm Phả (Quảng Ninh) xác định được amoni vượt
quá giới hạn tại vùng nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh. Riêng dầu mỡ
ven biển Quảng Ninh đã bị ô nhiễm từ mức độ nhẹ đến nặng, hàm lượng dầu
mỡ tại các điểm quan trắc bến rót than cảng than vượt ngưỡng cho phép dùng
cho vùng bãi tắm, thể thao dưới nước ở mức độ nhỏ.
Theo Cục Bảo vệ môi trường, tổng lượng nước rửa trôi bề mặt và nước
thải hầm lò trong khai thác than khoảng 20 - 25 triệu m3
/năm, hầu hết không
được xử lý trước khi thải ra môi trường. Nước thải từ các bãi thải tại mỏ than
Hà Lầm có hàm lượng BOD vượt 5,7 lần, COD vượt 5,3 lần, TSS vượt 3,9 lần
so với tiêu chuẩn cho phép. Tại mỏ Mông Dương, hàm lượng Sunfua vượt 1,9
lần, TSS vượt 2,0 lần; mỏ Khe Chàm có hàm lượng Mangan (Mn) vượt 2,8 lần;
mỏ Dương Huy có hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) vượt 15,6 lần QCCP [30].
Những chất độc hại này được xác định là nguyên nhân tàn phá môi trường, gây
ô nhiễm môi trường biển vịnh Hạ Long. Nguy hiểm hơn, chúng có thể xâm
thực gây nhiễm độc nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
* Môi trường không khí
Hiện nay, tại nhiều khu vực ở Việt Nam, các hoạt động khai thác than như
khoan nổ mìn; đào bốc than nguyên khai, đá vôi; đổ thải và vận chuyển là nguồn
tạo bùn chủ yếu làm cho lượng bụi trong không khí cao hơn Quy chuẩn cho
phép từ 20 ÷ 100 lần [15]. Ngoài bụi Silic, bầu không khí trong phạm vi khu vực
khai thác, chế biến còn bị ô nhiễm bởi khí thải (CH4, CO2, SOx, NOx) do đốt lò,
khai thác hầm lò, nổ mìn khai thác và vận chuyển than và đất đá thải. Hàng năm,
hoạt động khai thác đưa vào không khí một lượng khí độc rất đáng kể.
Theo khảo sát của Trường đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội tại thị xã
Uông Bí, Quảng Ninh cho thấy lượng bụi do sản xuất than ở khu vực phường
19
Vàng Danh là 750 - 800 tấn bụi/năm. Tổng lượng bụi do sản xuất than, hoạt
động giao thông vận chuyển than tại thị xã Uông Bí khoảng 1.900 - 2.200
tấn/năm. Nồng độ bụi trung bình thường vượt tiêu chuẩn cho phép 2-3 lần,
thậm chí vượt đến 10 lần vào những ngày trời hanh khô [15]. Hầu hết các
điểm khai thác tại các mỏ than trên địa bàn thị xã Uông Bí đều có độ ồn vượt
tiêu chuẩn cho phép. Từ khi Tập đoàn Than - khoáng sản Việt Nam (TKV)
đẩy mạnh năng lực khai thác các mỏ, các hoạt động vận chuyển ngày càng
nhộn nhịp hơn khiến nhiều tuyến đường của thị xã trở nên quá tải.
Qua kết quả quan trắc môi trường trên khu vực mỏ khai thác, nồng độ
bụi tại các mỏ được quan trắc đều vượt QCCP nhiều lần như khu vực mỏ
Mông Dương, Hà Trung, Hồng Hà, Vàng Danh và Khe Ngát.
Theo chính một bản báo cáo về môi trường của TKV trong tháng
6/2009, hàm lượng bụi tại các khu vực khai thác, chế biến than, khoáng sản
đều vượt quy chuẩn cho phép từ 1,2 - 5,2 lần (trung bình trong 24 giờ). Các
khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do bụi là Mạo khê, Đông Triều, Uông
Bí, Cẩm Phả. Ở các vùng khai thác than khác như Quán Triều (Thái Nguyên),
Nông Sơn (Quảng Nam), hàm lượng bụi tại các khu vực dân cư gần các công
trường, xưởng sàng than cũng vượt QCCP 2,2 -4,2 lần [1].
Kết quả kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn một số
tỉnh trong cả nước cho thấy, tại tất cả các khâu sản xuất của dây chuyền công
nghệ khai thác và chế biến đều gây ra hàm lượng bụi vượt tiêu chuẩn cho
phép từ 30 đến 100 lần; riêng tỷ lệ hạt bụi chiếm từ 41,6 - 83,3 mg/m3
không
khí và có hàm lượng SiO2 từ 3% - 12%, đặc biệt ở các mỏ than, mỏ đá [10].
Tại Quảng Ninh, vấn nạn ô nhiễm môi trường ảnh hưởng không nhỏ đến
sức khỏe người lao động và cuộc sống của người dân trên địa bàn mỏ. Thực
trạng môi trường ở Quảng Ninh đang đến hồi báo động, nhiều cán bộ công
nhân viên và nhân dân trên địa bàn vùng than từ khu vực Đông Triều, Mạo
Khê, Uông Bí, Vàng Danh đến khu vực Hạ Long, Cẩm Phả, Cọc Sáu, Cửa
Ông, Mông Dương nhiều năm nay phải sống trong bụi than. Đặc biệt tuyến
đường “bão táp” (Mạo Khê - Bến Cân, Vàng Danh ra cảng Điền Công, khu vực
cảng 6, khu vực cầu 4 phường Cẩm Sơn và từ Cửa Ông đến Mông Dương…)
20
bụi than đã quá mức báo động. Theo thống kê, lượng bụ do sản xuất than ở khu
vực phường Vàng Danh là 750-800 tấn bụi/năm, tổng lượng bụ do sản xuất
than và hoạt động giao thông vận chuyển than tại thị xã Uông Bí khoảng 1900-
2200 tấn/năm. Nồng độ bụi trung bình thường vượt quy chuẩn cho phép từ 2-3
lần, thậm chí vượt đến 10 lần vào những ngày trời hanh khô [13].
Tại các khu vực ở Thái Nguyên như: mỏ than Khánh Hòa (Phú Lương),
Núi Hồng (Đại Từ), mỏ đá Tân Long, Quang Sơn (Đồng Hỷ), mỏ than Phấn
Mễ (Phú Lương)…, 20% số mẫu khí có hàm lượng bụi vượt quy chuẩn.
Ngoài những tác động xấu đến môi trường còn gây ra tình trạng sụt lún đất,
hư hỏng đường giao thông do vận chuyển quá tải trọng, ô nhiễm bụi do rơi
vãi đất đá, bùn thải xuống đường trong quá trình vận chuyển [22].
* Ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng
Công nghiệp than ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ cộng đồng. Nhiều
bệnh nghề nghiệp như Silicose, antracose, viếm phế quản, bệnh ngoài da,
bệnh thần kinh... chiếm tỷ lệ không nhỏ trong số người mắc bệnh trong vùng
khai thác than.
Kết quả nghiên cứu đặc điểm bệnh bụi phổi-silic ở công nhân công ty
khai thác than Nội Địa ở Thái Nguyên cho thấy: Môi trường lao động bị ô
nhiễm bụi nặng, nồng độ bụi toàn phần và bụi hô hấp đều vượt tiêu chuẩn cho
phép nhiều lần. Hàm lượng SiO2 tự do trong bụi cao (17,0 % ± 2,0 %, 18,5 %
± 2,5 %). Tỷ lệ mắc bụi phổi-silic chung là 11,62 %, trong đó nam là 13,98
% nữ là 6,26 % (P < 0,001). Ở nhóm tuổi nghề 5 - 10 năm, tỷ lệ mắc bệnh
bụi phổi-silic là 6,38 %. Tuổi nghề trên 20 năm có tỷ lệ mắc cao nhất 21,53
%. Tỷ lệ mắc bệnh tăng lên theo tuổi nghề (P < 0,001). Thể bệnh bụi phổi-
silic gặp chủ yếu là thể 0/1p chiếm tỷ lệ 61 %. Có 30 % số công nhân có biến
đổi chức năng hô hấp và chủ yếu là suy giảm chức năng hô hấp dạng hạn chế
(31/33 trường hợp) [1].
Như vậy, đổ đất đá thải, xả thải nước thải, đào bốc, xúc than, khoan nổ
mìn là những hoạt động có tác động tiêu cực nhất tới môi trường tự nhiên. Ô
nhiễm bụi, tăng bệnh silicose, antracose, viêm đường hô hấp là những tổn hại
lớn nhất đến sức khoẻ cộng đồng.
21
* Đối với các ngành kinh tế
Tác động của hoạt động khai thác than đến các ngành kinh tế liên
quan xảy ra theo hai hướng ngược nhau. Khi ngành khai thác than đi lên,
một số ngành có xu hướng phát triển tích cực, như cơ khí, dịch vụ, giao
thông vận tải, xây dựng đô thị hoá... Những ngành này sử dụng nhiên liệu
than đá phần lớn là trực tiếp, góp phần không nhỏ làm phát triển kinh tế - xã
hội, đặc biệt tạo công ăn việc làm cho nhiều nhóm đối tượng lao động tại các
vùng nông thôn.
Tuy nhiên không phải không có những tác động tiêu cực của khai thác
than đến các ngành kinh tế khác. Những ngành du lịch sinh thái, đánh bắt và
nuôi trồng thuỷ sản, hải sản, nông - lâm nghiệp có mối quan hệ ngược lại,
chịu tác động xấu của khai thác than. Do các chất ô nhiễm từ hoạt động khai
thác thác than làm ô nhiễm không khí, thay đổi cảnh quan sinh thái, ô nhiễm
nước khiến các ngành như: du lịch sinh thái, nông - lâm nghiệp, nuôi trồng
thủy sản,… chịu tác động mạnh mẽ của khai thác than, suy giảm cả về chất
lượng và số lượng sản phẩm.
Như vậy, hoạt động khai thác than đã gây ra nhiều tác động xấu đến
môi trường xung quanh, nhưng có thể nói gọn lại trong một số tác động
chính như sau: tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường; tích tụ
hoặc phát tán chất thải rắn; làm ảnh hưởng đến nguồn nước, ô nhiễm nước,
ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất; làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học; gây
tiếng ồn và chấn động; sự cố môi trường; tác động đến công nghiệp nói
chung; tác động đến kinh tế - xã hội; gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và an
toàn của người lao động.
22
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tình hình khai thác than của 2 đơn vị hoạt động khoáng sản trên địa
bàn xã Lục Sơn gồm: Công ty Cổ phần Thương mại Bắc Giang và Công ty Cổ
phần Xây dựng và Thương mại Việt Hoàng.
- Các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực và xung quanh
khu vực khai thác than của 2 đơn vị hoạt động khoáng sản trên địa bàn xã
Lục Sơn.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Khu vực III mỏ than Nước Vàng của Công ty cổ phần Thương mại
Bắc Giang với diện tích khai thác 60 ha.
- Khu vực I mỏ than Nước Vàng của Công ty Cổ phần Xây dựng và
Thương mại Việt Hoàng với diện tích khai thác 20ha.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2012 đến tháng 9/2013.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Lục Sơn
- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu và thủy văn, các
loại tài nguyên (đất, nước, khoáng sản,…) trên địa bàn xã.
- Điều kiện kinh tế - xã hội: Điều kiện kinh tế, dân cư, cơ sở hạ tầng,
giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa - thông tin trên địa bàn xã.
2.3.2. Đánh giá hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn xã Lục Sơn,
huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên khoáng sản, địa chất, khí hậu
thuỷ văn.
- Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội và những hạn chế.
- Đưa ra những thuận lợi và hạn chế.
23
2.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường
- Đánh giá hình thức khai thác, công nghệ khai thác của các tổ chức
khai thác than trên địa bàn xã Lục Sơn, huyện Lục Nam.
- Đánh giá ảnh hưởng của các công đoạn trong quá trình khai thác than
đến môi trường xung quanh khu vực khai thác; môi trường đất, nước, không
khí; sức khoẻ cộng đồng địa phương.
2.3.4. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường và
sức khoẻ dân cư qua ý kiến của người dân
- Tổng hợp kết quả phỏng vấn người dân về mức độ ô nhiễm của môi
trường do hoạt động khai thác than.
- Tình trạng sức khoẻ của người dân trên địa bàn xã Lục Sơn.
2.3.5. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác
than đến môi trường xã Lục Sơn, huyện Lục Nam
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Việc thu thập số liệu được tiến hành ở các tổ chức, cơ quan, cơ sở
như: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang và các Sở ban ngành khác
có liên quan.
- UBND huyện Lục Nam, UBND xã Lục Sơn.
- Phòng Tài nguyên và Môi Trường huyện Lục Nam, phòng Kinh tế -
Hạ tầng...
- Cơ sở được cấp phép khai thác và chế biến than tại xã Lục Sơn.
- Cộng đồng dân cư xung quanh khu vực khai thác và chế biến than.
2.4.2. Phương pháp lấy mẫu
2.4.2.1. Phân tích mẫu đất
* Lấy mẫu ngoài thực địa:
Mẫu được lấy và bảo quản theo TCVN 5297:1995. Tầng lấy mẫu:0-
50cm. Mỗi mẫu được lấy là tổng hợp của 5 điểm lấy mẫu đặc trưng (lấy theo
đường zích zắc, mỗi điểm mẫu cách nhau 50m).
Để đánh giá được một cách khái quát chất lượng đất trên địa bàn xã
Lục Sơn em tiến hành lấy mẫu đất phân tích tại 2 khu vực:
24
- Khu vực III mỏ than Nước Vàng của Công ty cổ phần Thương mại
Bắc Giang.
- Khu vực I mỏ than Nước Vàng của Công ty Cổ phần Xây dựng và
Thương mại Việt Hoàng.
Bảng 2.1: Vị trí lấy mẫu đất phân tích chất lượng môi trường
Ký hiệu mẫu Số lượng
TT Vị trí lấy mẫu
Công ty CP
TM Bắc
Giang
Công ty CP
XD&TM
Việt Hoàng
Công ty CP
TM Bắc
Giang
Công ty
CP
XD&TM
Việt Hoàng
Tiêu chuẩn so
sánh
1 Tại bãi thải MĐ1-1 MĐ2-1 01 01
2
Cách chân bãi
thải 100 m
MĐ1-2 MĐ2-2 01 01
3
Cách chân bãi
thải 150 m
MĐ1-3 MĐ2-3 01 01
QCVN
03:2008/BTNMT
- Các chỉ tiêu phân tích: pH, các kim loại nặng trong đất (As, Cd, Pd,
Cu, Zn), hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất (OM, NTS, PTS, KTS).
2.4.2.2. Phân tích mẫu nước
* Thời gian và thời điểm lấy mẫu nước:
- Mẫu được lấy vào ngày 14/6/2013: trời nắng, gió nhẹ, buổi sáng từ 9-
10h.
Bảng 2.2: Vị trí lấy mẫu nước phân tích chất lượng môi trường
Ký hiệu mẫu Số lượng
TT Vị trí lấy mẫu
Công ty
CP TM
Bắc
Giang
Công ty CP
XD&TM
Việt Hoàng
Công ty
CP TM
Bắc Giang
Công ty CP
XD&TM
Việt Hoàng
Tiêu chuẩn so
sánh
1 Mẫu nước mặt
-
Suối Dền, suối Đá Ngang
chảy qua khu vực khai thác,
cách khu vực khai thác 150
m về phía thượng nguồn
NM1-1 NM2-1 01 01
-
Suối Dền, suối Đá Ngang
chảy qua khu vực khai thác
cách khu vực khai thác 150
m về phía hạ nguồn
NM1-2 NM2-2 01 01
QCVN
08:2009/BTNMT
2 Mẫu nước thải
- Nước thải hầm lò trước khi
chảy vào bể xử lý NT1-1 NT2-1 01 01
- Nước thải hầm lò đã xử lý
tại cửa thoát ra môi trường NT1-2 NT2-2 01 01
QCVN
40:2011/BTNMT
- Nước thải sinh hoạt đã qua xử
lý tại cửa thải ra môi trường NT1-3 NT2-3 01 01 QCVN
14:2008/BTNMT
25
a. Đối với nước mặt:
- Vị trí:
+ Công ty CP TM Bắc Giang: Suối Dền chảy qua khu vực mỏ cách khu
vực mỏ 150 m về phía thượng nguồn (01 mẫu), về phía hạ nguồn (01 mẫu).
+ Công ty CP XD&TM Việt Hoàng: Suối Đá Ngang chảy qua khu vực
mỏ cách khu vực mỏ 150 m về phía thượng nguồn (01 mẫu), về phía hạ
nguồn (01 mẫu).
- Chỉ tiêu phân tích: pH, DO, TSS, COD, BOD5 (200
C), Nitrit (NO2
-
),
As, Cd, Pb, Cr3+
, Cr6+
, Cu, Zn, Ni, Fe, Dầu mỡ khoáng.
- Phương pháp lấy, bảo quản mẫu theo các tiêu chuẩn sau:
+ TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2: 1991) - Chất lượng nước- Lấy mẫu.
Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
+ TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) - Chất lượng nước- Lấy mẫu.
Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
+ TCVN 5996:1995 (ISO 5667-6: 1990) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.
b. Đối với nước thải:
* Nước thải sinh hoạt:
- Vị trí: Nước thải sinh hoạt đã qua xử lý tại cửa thoát ra môi trường.
- Chỉ tiêu phân tích: pH, BOD5 (200
C), TSS, Sunfua, Nitrat (NO3
-
),
Phosphat (PO4
3-
), tổng coliforms.
- Phương pháp lấy, bảo quản mẫu và xác định các thông số ô nhiễm
trong nước thải sinh hoạt thực hiện theo hướng dẫn tại các tiêu chuẩn ban
hành kèm theo QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nước thải sinh hoạt.
* Nước thải hầm lò:
- Vị trí: Nước thải hầm lò trước khi chảy vào bể xử lý; nước thải hầm lò
đã qua xử lý tại cửa thoát ra môi trường.
- Chỉ tiêu phân tích: pH, COD, BOD5 (200
C), TSS, Sunfua, tổng nitơ,
As, Pb, Cd, Cr3+
, Cr6+
, Cu, Ni, Mn, Fe, dầu mỡ khoáng.
- Phương pháp lấy, bảo quản mẫu theo các tiêu chuẩn sau:
26
+ TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) - Chất lượng nước - Phần 1:
Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu;
+ TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003) - Chất lượng nước - Lấy
mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu;
+ TCVN 5999-1995 (ISO 5667-10:1992) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.
2.4.2.3. Đo đạc chất lượng môi trường không khí
* Thời gian và thời điểm lấy mẫu không khí:
- Mẫu được lấy vào ngày 14/6/2013: trời nắng, gió nhẹ, buổi chiều 14-
15h.
Bảng 2.3: Vị trí lấy mẫu không khí phân tích chất lượng môi trường
Ký hiệu mẫu Số lượng
TT Vị trí lấy mẫu
Công ty
CP TM
Bắc
Giang
Công ty
CP
XD&TM
Việt
Hoàng
Công ty
CP TM
Bắc
Giang
Công ty
CP
XD&TM
Việt
Hoàng
Tiêu chuẩn
so sánh
1
Tại khu vực vỉa than (đường
lò) đang khai thác
MK1-1 MK2-1 01 01
2 Khu vực sàng tuyển MK1-2 MK2-2 01 01
3
Tại khu vực cửa lò của vỉa
than đang khai thác
MK1-3 MK2-3 01 01
4 Khu vực bãi thải MK1-4 MK2-4 01 01
5
Trên tuyến đường vận
chuyển than, cách khu vực
khai thác 200 m
MK1-5 MK2-5 01 01
6 Khu vực nhà văn phòng MK1-6 MK2-6 01 01
- 3733/2002/
QĐ-BYT
- QCVN
05:2009/
BTNMT
- QCVN
26:2010/
BTNMT
- Chỉ tiêu quan trắc: Bụi, NOX, CO, H2S (chỉ tiến hành quan trắc trong
đường lò đang khai thác), SO2, tiếng ồn.
- Dụng cụ đo đạc:
+ Máy đo tiếng ồn tích phân: Intergating Sound Level Meter CR-831;
+ Máy đo khí độc đa năng: Toxic Gas Monitor - MX21;
+ NOx Riken Personal Monitor SC-90;
+ Thiết bị phân tích bụi bằng hồng ngoại: MicroDust-Pro-Anh.
27
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Trên cơ sở những tài liệu thu thập được tiến hành phân tích, chọn lọc.
- Xử lý số liệu trên máy tính bằng phần mềm Word và phần mềm Exel.
- Tổng hợp nên những số liệu cần thiết, hợp lý, có cơ sở khoa học.
2.4.4. Phương pháp đối chiếu, so sánh
Từ các kết quả tiến hành phân tích mẫu môi trường tiến hành đối chiếu,
so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành như:
- QCVN 03:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn
cho phép của kim loại nặng trong đất.
- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt.
- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
sinh hoạt.
- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp.
- QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
môi trường không khí xung quanh.
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
- Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc
ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ
sinh lao động.
2.4.5. Phương pháp phỏng vấn
* Phỏng vấn bằng phiếu điều tra
- Phạm vi phỏng vấn: tiến hành điều tra về hiện trạng môi trường địa
phương thông qua 50 phiếu điều tra ngẫu nhiên.
* Đối tượng phỏng vấn
- Người dân tại xã nơi diễn ra hoạt động khai thác.
- Công nhân làm việc tại 2 công ty đang khai thác than trên địa bàn xã.
* Hình thức phỏng vấn
- Phát phiếu điều tra
- Phỏng vấn trực tiếp.
28
2.4.6. Phương pháp kế thừa
Khai thác và kế thừa các dự án khai thác và chế biến khoáng sản, các
báo cáo, bản đồ, công trình xây dựng của các đơn vị và các Trung tâm nghiên
cứu. Thu thập, phân tích các thông tin về khai thác và chế biến khoáng
sản,…thông qua các dữ liệu thu thập từ nghiên cứu, báo cáo, khảo sát.
2.4.7. Phương pháp thống kê điều tra thực địa
Sử dụng phương pháp này sẽ cho số liệu chính xác từ hiện trường. Các
số liệu thống kê và điều tra thực địa sẽ là cơ sở để xây dựng các ảnh hưởng
của hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản đến môi trường,… và để dự
báo và đề xuất các biện pháp giảm thiểu và xây dựng các kế hoạch hành động.
2.4.8. Phương pháp chuyên gia
Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tập hợp chuyên gia các ngành để
xây dựng kế hoạch, hành động, biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt
động khai thác và chế biến than đến tài nguyên, môi trường và xã hội.
29
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, địa mạo
a. Vị trí địa lý
Xã Lục Sơn là xã miền núi nằm ở phía Đông huyện Lục Nam và Đông
Nam tỉnh Bắc Giang cách trung tâm huyện khoảng 40 km, có 17 thôn, dân số
7.232 người với tổng diện tích đất tự nhiên là 9.668,08 ha [26]. Có vị trí tiếp
giáp như sau:
- Phía Đông giáp huyện Sơn Động;
- Phía Tây giáp xã Trường Sơn, Lục Nam;
- Phía Nam giáp huyện Đông Triều, Quảng Ninh;
- Phía Bắc giáp xã Bình Sơn, Lục Nam.
Xã có tuyến đường 293 chạy qua, đây là điều kiện thuận lợi để phát
triển kinh tế, giao lưu văn hóa với các địa phương trong và ngoài tỉnh.
b. Địa hình, địa mạo
Xã Lục Sơn có địa hình núi, có độ cao trung bình, xen kẽ là các khe núi
và các sườn dốc kéo dài. Độ cao lớn nhất là 404m, độ cao xuống dần theo
hướng từ Đông Bắc xuống Tây Bắc.
Địa mạo được hình thành từ các lớp đá như:
- Cát kết có cấu tạo khối rắn chắc, phần trên do tác động của phong hóa
nên đất đá bị vỡ vụn nhiều, chiều sâu phong hóa từ 40 - 60 m;
- Bột kết, sét kết và vỉa than: Các lớp này nằm xen kẽ bỡi những lớp cát
kết, nham thạch từ mềm bở tới rắn dòn.
30
Hình 3.1: Vị trí xã Lục Sơn
31
3.1.2. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn
a. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu xã, cũng như trên địa bàn huyện nằm trong vùng nhiệt đới gió
mùa, năm phân bố thường có hai mùa rõ rệt. Theo thống kê tính liên tục trong
vòng từ năm 1990 - 2013 nhiệt độ trung bình 24,2 o
C, nhiệt độ thấp nhất dưới
0 o
C và cao nhất là 40 o
C. Ẩm độ trung bình đo được trong giai đoạn từ năm
1995 - 2013 là 80,5 %. Độ ẩm có sự chênh lệch giữa hai mùa lớn. Lượng mưa
trung bình đo được trong giai đoạn 1990 - 2012 là 1.530 mm. Hướng gió
thịnh hành trên địa bàn vào mùa mưa (tháng 4-10) là hướng Đông Nam với
tốc độ 5-12 m/s và vận tốc trung bình đo được trong giai đoạn 1990-2012 là
7,2 m/s. Tổng lượng bốc hơi đo được trong giai đoạn 1990-2012 là 890 mm.
b. Thuỷ văn
- Nước mặt: Do địa hình bị chia cắt mạnh, các dòng chảy cắt vuông góc
với đường phương địa tầng và trong các khu suối rồi đổ ra suối chính là suối
Nước Vàng sau đó đổ vào sông Lục Nam. Do khu vực ở sát lộ vỉa nên trong
quá trình khai thác chịu ảnh hưởng nhiều của nước mặt. Các nham thạch trong
trầm tích chứa than có khả năng chứa nước gồm cuội kết, sạn kết, cát kết.
Nguồn cung cấp cho nước dưới đất là nước mưa. Miền tàng trữ là địa tầng
nham thạch chứa than. Miền thoát của tầng chứa nước là các điểm lộ để hình
thành dòng mặt tạo nên suối.
Trên địa bàn phân bố một số suối lớn và các nhánh như: suối Nước
Vàng, Ngựa Lồng, Đá Ngang và các suối nhỏ khe cạn. Thượng nguồn của các
con suối là những dãy núi cao, các suối này thường dốc, lưu lượng ít về mùa
khô hầu hết bị cạn. Chiều rộng của lòng suối thường từ 2-3 m, chiều sâu dao
động 0,4-0,6 m.
+ Nước dưới đất: Chủ yếu nằm trong các thành tạo lục nguyên, nước
phần lớn do thấm rỉ với lưu lượng nhỏ.
3.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất [26]: Diện tích đất tự nhiên của xã: 9.668,08 ha, mật
độ dân số 76 người/km2
. Trong đó:
32
+ Diện tích đất nông nghiệp là 9.094,66 ha gồm: Đất sản xuất nông
nghiệp 357,62 ha; Đất lâm nghiệp 8.182,58 ha; Đất nuôi trồng thủy sản 5,0 ha.
+ Đất phi nông nghiệp là 486,15 ha gồm: Đất ở 86,44 ha; Đất chuyên
dùng 246,21 ha; Đất tôn giáo tín ngưỡng 4,6 ha; Đất nghĩa trang, nghĩa địa
4,93 ha; Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 143,97 ha.
+ Đất chưa sử dụng: 87,27 ha.
- Tài nguyên rừng [26]: Với đặc thù của một xã miền núi với nhiều dân
tộc chung sống, trên 90% nhân dân phát triển kinh tế nông nghiệp kết hợp với
nguồn thu nhập từ rừng. Xã Lục Sơn có diện tích tự nhiên là 9.662,20 ha, với
diện tích rừng là 8.324 ha, trong đó: Rừng do cơ quan Bảo tồn Tây Yên tử
quản lý 2.351 ha, Công ty Lâm nghiệp Mai Sơn quản lý 2.868,30 ha, rừng do
xã quản lý là 3.104,70 ha, trong đó có 1.699 ha rừng sản xuất, 165 ha rừng
Dẻ, đây là cây cho thu nhập cao cho đồng bào dân tộc Lục Sơn, hàng năm sản
lượng Dẻ ước tính khoảng 500 triệu đồng. Diện tích trồng rừng kinh tế là 465
ha, chủ yếu là cây keo lai và bạch đàn.
- Tài nguyên nước
+ Tài nguyên nước: Nguồn nước ngầm tuy chưa được tính toán cụ thể
nhưng qua thăm dò và qua thực tế sử dụng của nhân dân cho thấy mực nước
ngầm có độ sâu từ 5-20m, chất lượng nước tốt mặt khác hệ thống ao hồ, đập
dâng nằm rải rác và hệ thống khe suối trong xã đảm bảo điều kiện thuận lợi
cho sản xuất nông nghiệp của nhân dân.
+ Ao hồ và mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản gồm 3 hồ đập trên địa
bàn toàn xã có thể nuôi trồng thuỷ sản, sản lượng khoảng 2 tấn cá /năm .
- Đánh giá lợi thế phát triển dựa vào nguồn tài nguyên:
Với tiềm năng về các nguồn tài nguyên hiện có của xã như về đất nông
nghiệp, lâm nghiệp, khoáng sản, tiềm năng về lao động và thuận tiện về lưu
thông hàng hóa. UBND xã Lục Sơn xác định mục tiêu phát triển kinh tế từ
nghề rừng như: thu hoạch từ hạt dẻ, trám, trồng rừng lấy gỗ, phát triển cây ăn
quả như vải thiều, nhãn...) và phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng
hàng hóa (như chăn nuôi, rau quả, ngô, lạc...) là nguồn lực chính thúc đẩy
phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra còn khuyến
khích nhân dân mở rộng mô hình làng nghề dệt thổ cẩm, gây dựng lại nghề
33
giấy dó, xây dựng thêm một số điểm sản xuất nghề phụ tăng thu nhập cho
người dân địa phương (nghề mộc, chế biến hàng lâm sản).
3.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a. Lĩnh vực kinh tế
Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế của xã năm
2012 như sau:
- Tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề thủ công: Qua thống kê, đánh giá,
tổng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề thủ công năm 2012 ước
đạt trên 3,5 tỷ đồng, chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, kinh
doanh, dịch vụ và ngành nghề khác… đạt 115 % kế hoạch năm [26].
- Nông - Lâm nghiệp [26]: Công tác gieo trồng cây hàng năm với tổng
diện tích là 1.610 ha. Trong đó:
+ Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt: 633 ha.
Diện tích lúa gieo cấy cả năm 561 ha năng suất bình quân đạt 52 tạ/ha,
tổng sản lượng đạt: 2.945 tấn, tăng 245 tấn so với năm 2011.
Diện tích ngô 72 ha (vụ chiêm), năng suất ước đạt 45 tạ/ha, tổng sản
lượng ước đạt 325 tấn.
Tổng sản lượng lương thực quy thóc là: 3.270 tấn.
Lương thực quy thóc bình quân đầu người đạt 460 kg/người/năm.
+ Tổng diện tích cây hoa mầu: 248 ha, trong đó:
Diện tích cây lạc 175 ha, năng suất 24 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 420 tấn.
Cây đỗ diện tích 12 ha, năng suất 16 tạ/ha tổng sản lượng đạt 30 tấn.
Diện tích cây rau màu các loại 61 ha đều đạt năng suất cao, ước tính đạt
khoảng trên 600 triệu đồng.
Diện tích các loại cây chất bột (cây sắn) 188 ha, năng suất sắn tươi ước
đạt trên 10 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 1.880 tấn
Cây ăn quả : 541 ha chủ yếu như: vải, nhãn, na, hồng v.v... Trong đó:
diện tích vải chiếm 335 ha, năng suất bình quân đạt khoảng 5,5 tấn /ha. Sản
lượng vải ước đạt trên 2.500 tấn, nhãn ước đạt 80 - 90 tấn.
Giá trị bình quân sản xuất đạt trên 52 triệu đồng/ha đất sản xuất.
Giá trị thu nhập bình quân đầu người ước đạt 5,8 triệu /người/năm.
34
- Chăn nuôi, thú y:
+ Về chăn nuôi: Đàn trâu 1.600 con, đàn bò 37 con, đàn lợn đạt trên 6.500
con, đàn lợn nái 337 con, đàn gia cầm, thuỷ cầm trên địa bàn đạt trên 130.000 con.
+ Về thú y: Tổ chức tiêm phòng định kỳ theo kế hoạch và thường
xuyên trong năm được 2.150 liều cho đàn gia súc. Trên 2.500 liều cho đàn gia
cầm đảm bảo kịp thời không để dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn.
- Lâm nghiệp: Trong 6 tháng đầu năm 2013, UBND xã đã lập dự án và
chỉ đạo nhân dân trồng mới được 238 ha rừng chủ yếu: keo lai và bạch đàn
cao sản; không xảy ra tình trạng cháy rừng [28]. UBND xã phối hợp với cơ
quan bảo tồn, các tiểu khu lâm trường thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng trên
địa bàn xã. Song còn để tình trạng tranh chấp đất rừng xảy ra hoặc hộ gia đình
chưa thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ.
Bảng 3.1: Kết quả phát triển kinh tế, xã hội của xã năm 2012
TT Nội dung Đơn vị Kết quả
I Phát triển kinh tế
1 Sản lượng Lúa Tấn 2.945
2 Sản lượng Ngô Tấn 243
3 Sản lượng Lạc Tấn 190
4 Đậu các loại Tấn 6
5 Rau các loại Triệu 300
6 Cây ăn quả: Vải, Nhãn… Tấn 2.500
7 Chăn nuôi:
- Trâu Con 1.425
- Bò Con 52
- Lợn thịt Con 3.800
- Lợn lái Con 330
- Gia cầm: Gà, vịt, ngan Con 72.000
8 Tiểu thủ CN và dịch vụ Tỷ đồng 2
9 Tổng sản lượng lương thực quy thóc Tấn 1.960
10 Bình quân lương thực bình quân đầu người Kg 370
11 Lâm nghiệp: Trồng rừng (Diện tích ha) ha 238
II VHXH, xoá đói giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm.
1 Tỷ lệ HS trong lứa tuổi đến lớp (năm học 2010 - 2011) % 100
2 Tỷ lệ làng có quy ước, hương ước % 100
3 Tổng số hộ Hộ 1726
4 Tổng số khẩu Khẩu 7312
5 Trong đó độ tuổi lao động Khẩu 4.115
6 Số lao động được đào tạo nghề Người 22
7 Giải quyết việc làm Người 22
(Nguồn: UBND xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, 2012) [26]
35
b. Lĩnh vực quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng và quản lý đô thị
- Giao thông [2]: Tổng số km đường giao thông trên địa bàn xã là 62,56
km, trong đó đường trục xã, liên xã với tổng số là 12,5 km.
- Thuỷ lợi [2]: Tổng số hồ chứa, đập có khả năng cấp nước là 06 hồ
chứa nước nằm ở các thôn đảm bảo cung cấp nước 2 vụ chính trên diện tích
sản xuất là 342 ha và một số hồ đập nhỏ nằm dải rác trong các thôn.
- Điện [2]: Tổng số trạm biến áp 12 trạm với tổng số tuyến là 12 tuyến,
dài 28 km.
- Nhà ở dân cư nông thôn [2]: Tổng số nhà ở dân cư là 1.754 nhà, trong
đó: nhà kiên cố là 14,2 % (250 nhà); nhà tạm là 2,0 % (35 nhà); nhà bán kiên
cố chiếm 83,8%.
c. Lĩnh vực văn hóa xã hội
- Dân số và lao động:
+ Số hộ: Toàn xã hiện có 17 thôn với 1.754 hộ, trong đó có 907 hộ
nghèo chiếm 51,7 %, số hộ có kinh tế gia đình đạt khá trở lên là 430 hộ.
Số hộ có sản xuất nghề phụ: làm mộc, làm nghề rừng 135 hộ.
Tỷ lệ hộ nghèo của xã năm 2012 là 51,7%, phấn đấu đến năm 2015
giảm xuống còn dưới 30% [27].
+ Nhân khẩu, lao động: Dân số toàn xã là 7.232 người, lao động trong
độ tuổi 4.970 người, trong đó: Lao động nam là 2.294 người chiếm 46%; lao
động nữ 2.676 người chiếm 54%; lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp là
4.461 chiếm 89,7%; lao động công nghiệp là 290 người chiếm 6%; lao động
làm dịch vụ 135 chiếm 2,7%, lao động khác 84 lao động, chiếm 1,6% [27].
- Đánh giá thuận lợi khó khăn về nguồn nhân lực: Xã có tiềm năng về
nguồn nhân lực là rất lớn đặc biệt lao động trong độ tuổi đây là điều kiện
thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng hiện nay xã đang gặp phải
một khó khăn lớn đó là nguồn lao động trong độ tuổi phần lớn chưa qua đào
tạo và họ không được định hướng nghề trước khi bước vào tuổi lao động
chính vì vậy vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành nông lâm
nghiệp sang ngành nghề khác là rất khó khăn.
- Giáo dục [27]: Phổ cập giáo dục trung học phổ thông đạt theo tiêu chí:
36
+ Xã đạt và duy trì được chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học,
chống mù chữ.
+ Huy động trẻ 6 tuổi học lớp 1 đạt 100%.
+ Có 95% số trẻ nhóm tuổi 11-14 tốt nghiệp tiểu học.
+ Huy động 100% học sinh tốt nghiệp tiểu học hàng năm vào học lớp 6.
+ Các trường học bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, thực hiện dạy đủ
các môn học của chương trình.
Học sinh đỗ tốt nghiệp THCS tiếp tục học trung học phổ thông, trung
học bổ túc, học nghề là đạt 70% (đã đạt theo tiêu chí).
Tỷ lệ lao động qua đào tạo mới đạt 5% trên tổng số lao động trên
toàn xã.
So sánh với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới tiêu chí 14 chưa đạt.
- Y tế [27]: Trạm Y tế xã đạt chuẩn quốc gia năm 2004, có diện tích
1.720 m2
nhà được đầu tư xây dựng kiên cố 10 phòng, bán kiên cố 3 phòng,
có 6 cán bộ y tế, trong đó có 1 bác sỹ; hàng năm khám chữa bệnh cho trên
4.000 lượt người. Tỷ lệ người tham gia các hình thức bảo hiểm y tế: 70,7%
(5.116 người/7.232 người).
- Văn hoá: Tổng số thôn đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của
Bộ VH-TT năm 2012 : 7 thôn, chiếm tỷ lệ 41,1% [27].
- Môi trường [27]:
+ Số hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 1.580 hộ (nước máy,
nước giếng khoan, nước giếng đào), đạt 90 %.
+ Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình (bể nước, nhà tắm, hố xí) đạt chuẩn 1.345
hộ, chiếm 76,6%.
- Văn hóa - Du lịch: Thiên nhiên ban tặng cho miền đất Lục Sơn hùng
vĩ cao thượng trùng trùng điệp điệp là những ngọn núi to nhỏ, nhấp nhô cao
thấp mang đến một tiềm năng du lịch sinh thái lý tưởng đó là suối Nước
Vàng. Suối này được bắt nguồn từ đỉnh cao của dãy núi Yên Tử nằm trong
khu bảo tồn Tây Yên Tử nếu tính từ cầu Việt-Nhật Đồng Đỉnh đến thác 10km
suối này rất đặc biệt mà các nhà khoa học chưa chứng minh được điều kỳ lạ
của nước. Được bắt nguồn từ 1 rẻ núi có thác cao chừng 100m người dân ở
37
đây gọi đó là thác Rót-Suối Vàng vì trên một dòng suối dài chừng 5km một
nửa là mầu nước trong của nguồn nước đá vôi trong vắt còn một nửa là mầu
vàng óng như mật ong từ ngã ba suối thuộc thôn Đồng Vành 2 xã Lục Sơn
đến Thác Rót có khoảng chừng 15 thác lớn nhỏ được tạo thành các hình thái
khác nhau trong đó có các thác lớn như Thác Rót, Thác Anh Vũ, Thác Mây,
Thác Nước Vàng, Thác Ba Tầng... Nếu vượt Thác Rót chúng ta sẽ gặp một lái
cỏ bao la xanh ngắt một màu xen lẫn những loại hoa rừng và núi đá dạn ở khu
rừng bảo tồn này có nhiều loài cây cổ kính và gỗ quý hiếm như Lim, Sến,
Táu, Chò Nâu, De, Dè, Dẻ, Lọng Bàng, Song Mây... và đặc biệt hơn ở rừng
này có các loại măng ngọt, măng đắng, măng dàng, măng nứa mùa chính vào
sau tết âm lịch hàng năm. Hơn nữa, đến suối Quan Tài hay còn gọi là suối Cá
Cóc một trong những loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam.
3.2. Tình hình khai thác than trên địa bàn xã Lục Sơn
3.2.1. Tài nguyên than trên địa bàn xã Lục Sơn
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang, trong 2
năm 2011 - 2012, tổng số thu nộp ngân sách trong hoạt động khai thác tài
nguyên, khoáng sản của 57 tổ chức là 23,8 tỷ đồng, trong đó riêng Công ty
TNHH một thành viên bốn năm nộp 17,6 tỷ đồng bằng 74% tổng số thu, 56
đơn vị còn lại chỉ đóng được 6,2 tỷ [21].
Than là một trong những khoáng sản và cũng là chất đốt chủ yếu của
nền công nghiệp và dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang đã phát hiện khoáng sản than có 16 mỏ, tổng trữ lượng trên 113,5 triệu
tấn, như mỏ: Đồng Rì, Bố Hạ, Đèo Vàng - Bến Trăm, Đông Nam Chũ, Tây
nam An Châu, Nước Vàng…; than chủ yếu khai thác phục vụ dân sinh và
công nghiệp địa phương [7].
Xã Lục Sơn là nơi có trữ lượng than tương đối lớn. Những người Pháp
là người đầu tiên đến khu vực này để khảo sát và tiến hành thi công một số
công trình hào, hố thăm dò nhằm xác định đầu lộ than.
Từ những năm 1966-1967, Đoàn địa chất 2E (liên đoàn II) và năm
1982 Đoàn 901 của Tổng Cục Địa chất, nay là Cục Địa chất và khoáng sản
Việt Nam tìm kiếm và đánh giá trữ lượng than trên địa bàn xã ở C2. Tuy
nhiên, than khu vực này không tập trung, chất lượng than trung bình, điều
Tải bản FULL (93 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
38
kiện cấu trúc phức tạp, trữ lượng không lớn. Xác định có 7 vỉa than V1, V2,
V3, V4, V5, V6, V7 với chiều dày các mỏ than không ổn định, trung bình từ
0,55- 3,9 m. Than tập trung ở khu vực mỏ than nước Vàng, khu mỏ than nước
Vàng nằm trên dãy Bảo Đài - Yên Tử, nằm trong vòng cung Đông Triều. Khu
mỏ than nước Vàng, xã Lục Sơn có trữ lượng dự báo 30 triệu tấn (hiện đã có
hồ sơ xác định được mỏ có trữ lượng 800 nghìn tấn) [7].
- Chất lượng than [7]: Theo đánh giá Đoàn địa chất 2E, than nằm trên
khu vực thuộc nhãn hiệu Antraxit, với:
+ Độ tro: 20,62 - 47,02 ko/o;
+ Độ ẩm: 4,3 - 4,5 pto/o;
+ Chất bốc: 5-7 cho/o;
+ Lưu huỳnh: <1%;
+ Nhiệt lượng cháy: 4000-6000 Kcal/kg;
+ Thể trọng: 1,65 t/m3
.
3.2.2. Tình hình khai thác than trên địa bàn xã Lục Sơn
Do khu vực có trữ lượng than nhỏ, chất lượng than không tốt nên trước
đây khu mỏ không nằm trong quy hoạch khai thác của các đơn vị sản xuất
than của Nhà nước. Từ năm 1998 trở lại đây, một số người dân địa phương
trong vùng tiến hành khai thác trái phép dựa vào các hào hố công trình nhỏ
làm thất thoát một lượng than không nhỏ. Đến nay, cơ bản tình hình khai thác
này đã được kiểm soát.
Từ năm 2006 đến năm 2008, UBND tỉnh Bắc Giang đã cấp phép khai
thác khoáng sản cho 6 đơn vị:
Bảng 3.2: Các đơn vị khai thác than trên địa bàn xã Lục Sơn
TT Đơn vị hoạt động khoáng sản Diện tích (ha)
1 Công ty CP XD&TM Việt Hoàng 20
2 Công ty CPTM Bắc Giang 60
3 Công ty CP Hợp Nhất 275,6
4 Công ty CP Anh Phong 98,8
5 Công ty CP XNK Đạt Anh 77
6 Công ty CP XNK và CGCN Thái Thịnh 515,4
(Nguồn: Phòng TNMT huyện Lục Nam, 2012) [18]
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, huyện lục nam, tỉnh bắc giang
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, huyện lục nam, tỉnh bắc giang

More Related Content

What's hot

Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả... Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố ChínhNghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố ChínhMan_Ebook
 
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019PinkHandmade
 
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 

What's hot (20)

Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả... Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
 
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
 
Đề tài: Báo cáo thực tập công ty Tân Quang Minh, HAY
Đề tài: Báo cáo thực tập công ty Tân Quang Minh, HAYĐề tài: Báo cáo thực tập công ty Tân Quang Minh, HAY
Đề tài: Báo cáo thực tập công ty Tân Quang Minh, HAY
 
Luận văn: Phân tích tình hình sản xuất của công ty thủy sản, HAY
Luận văn: Phân tích tình hình sản xuất của công ty thủy sản, HAYLuận văn: Phân tích tình hình sản xuất của công ty thủy sản, HAY
Luận văn: Phân tích tình hình sản xuất của công ty thủy sản, HAY
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Luận văn: Mô phỏng quá trình lan truyền vật chất ô nhiễm, HOT
Luận văn: Mô phỏng quá trình lan truyền vật chất ô nhiễm, HOTLuận văn: Mô phỏng quá trình lan truyền vật chất ô nhiễm, HOT
Luận văn: Mô phỏng quá trình lan truyền vật chất ô nhiễm, HOT
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố ChínhNghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
 
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
 
ĐTM Nhà máy sản xuất Phân Bón Việt Mỹ - Long An - duanviet.com.vn 0918755356
ĐTM Nhà máy sản xuất Phân Bón Việt Mỹ - Long An - duanviet.com.vn 0918755356ĐTM Nhà máy sản xuất Phân Bón Việt Mỹ - Long An - duanviet.com.vn 0918755356
ĐTM Nhà máy sản xuất Phân Bón Việt Mỹ - Long An - duanviet.com.vn 0918755356
 
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện, HAY
 
Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ
Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ  Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ
Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
 
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
 
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAYĐề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
 
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đLuận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
 
Đề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAY
Đề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAYĐề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAY
Đề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAY
 

Similar to đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, huyện lục nam, tỉnh bắc giang

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...nataliej4
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...hieupham236
 
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạmPhát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạmhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, huyện lục nam, tỉnh bắc giang (20)

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
 
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAYBón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
 
Luận án: Nghiên cứu mưa, lũ cực hạn lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn
Luận án: Nghiên cứu mưa, lũ cực hạn lưu vực sông Vu Gia Thu BồnLuận án: Nghiên cứu mưa, lũ cực hạn lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn
Luận án: Nghiên cứu mưa, lũ cực hạn lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn
 
Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...
Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...
Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...
 
Luận văn: Tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông trọng yếu
Luận văn: Tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông trọng yếuLuận văn: Tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông trọng yếu
Luận văn: Tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông trọng yếu
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dươngĐề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
 
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
 
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
 
Luận án: Giải pháp phát triển quản lý rừng phòng hộ tại Quảng Trị
Luận án: Giải pháp phát triển quản lý rừng phòng hộ tại Quảng TrịLuận án: Giải pháp phát triển quản lý rừng phòng hộ tại Quảng Trị
Luận án: Giải pháp phát triển quản lý rừng phòng hộ tại Quảng Trị
 
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAY
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAYLuận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAY
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
 
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
 
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạmPhát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
 
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
 
Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thứcSử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
 
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPTLuận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT
 
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAYLuận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAY
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Recently uploaded (19)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 

đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, huyện lục nam, tỉnh bắc giang

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HỒNG ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG XÃ LỤC SƠN, HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG THÁI NGUYÊN - 2013
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HỒNG ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG XÃ LỤC SƠN, HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Mã số: 60.44.03.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ THỊ THANH THỦY THÁI NGUYÊN - 2013
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc./. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Hồng
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Sau một quá trình học tập và nghiên cứu, luận văn của tôi đã được hoàn thành. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên , Ban chủ nhiệm khoa sau Đại Học cùng sự tận tình giảng dạy của các thầy cô trong khoa đã giúp tôi hoàn thành khóa học của mình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Vũ Thị Thanh Thủy đã rất tận lòng hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Nhân dịp này tôi cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn ở bên động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, xin chúc các thầy cô mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng người, trong nghiên cứu khoa học./. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Hồng
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii MỤC LỤC........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................ 2 3. Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................... 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4 1.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 4 1.1.2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật để thực hiện đề tài.................................... 5 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về hoạt động khai thác và ảnh hưởng của khai thác, chế biến than đến môi trường ..................... 6 1.2.1. Tình hình khai thác và ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến than đến môi trường trên thế giới ............................................... 6 1.2.2. Tình hình khai thác và ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến than đến môi trường tại Việt Nam ............................................ 10 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................... 22 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 22 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 22 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 22 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................ 22
  • 6. iv 2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 22 2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Lục Sơn.......................... 22 2.3.2. Đánh giá hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.............................................. 22 2.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường......... 23 2.3.4. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường và sức khoẻ dân cư qua ý kiến của người dân ...................... 23 2.3.5. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã Lục Sơn, huyện Lục Nam................... 23 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu............................................................. 23 2.4.2. Phương pháp lấy mẫu......................................................................... 23 2.4.2.1. Phân tích mẫu đất........................................................................ 23 2.4.2.2. Phân tích mẫu nước..................................................................... 24 2.4.2.3. Đo đạc chất lượng môi trường không khí................................... 26 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................. 27 2.4.4. Phương pháp đối chiếu, so sánh......................................................... 27 2.4.5. Phương pháp phỏng vấn..................................................................... 27 2.4.6. Phương pháp kế thừa.......................................................................... 28 2.4.7. Phương pháp thống kê điều tra thực địa ............................................ 28 2.4.8. Phương pháp chuyên gia.................................................................... 28 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 29 3.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ....... 29 3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, địa mạo ........................................................... 29 3.1.2. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn ............................................................... 31 3.1.3. Tài nguyên thiên nhiên....................................................................... 31 3.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội................................................................... 33
  • 7. v 3.2. Tình hình khai thác than trên địa bàn xã Lục Sơn ................................... 37 3.2.1. Tài nguyên than trên địa bàn xã Lục Sơn .......................................... 37 3.2.2. Tình hình khai thác than trên địa bàn xã Lục Sơn............................. 38 3.3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường........ 45 3.3.1. Đánh giá công tác bảo vệ môi trường của 2 đơn vị hoạt động khoáng sản......................................................................................... 45 3.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Lục Sơn............................... 46 3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến các thành phần môi trường (đất, nước, không khí) trên địa bàn xã Lục Sơn............................................................................................. 47 3.3.3.1. Chất lượng môi trường đất.......................................................... 47 3.3.3.2. Chất lượng môi trường nước....................................................... 50 3.3.3.3. Chất lượng môi trường không khí............................................... 59 3.4. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường và sức khỏe dân cư qua ý kiến của người dân trên địa bàn xã................ 63 3.5. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu, xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường và các sự cố, rủi ro về môi trường trong quá trình khai thác ...... 66 3.5.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước..................................................... 66 3.5.2. Đối với đơn vị hoạt động khoáng sản................................................ 67 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 76 1. Kết luận ....................................................................................................... 76 2. Kiến nghị..................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78 PHỤ LỤC
  • 8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên ký hiệu viết tắt BVMT Bảo vẹ môi trường CGCN Chuyển giao công nghệ CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CN Công nghiệp CP TM Cổ phần Thương mại CP XD & TM Cổ phần Xây dựng và Thương mại CP XNK Cổ phần xuất nhập khẩu KLN Kim loại nặng QCCP Quy chuẩn cho phép QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam THCS Trung học cơ sở TKV Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân VH-TT Văn hóa thông tin
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Vị trí lấy mẫu đất phân tích chất lượng môi trường....................... 24 Bảng 2.2: Vị trí lấy mẫu nước phân tích chất lượng môi trường.................... 24 Bảng 2.3: Vị trí lấy mẫu không khí phân tích chất lượng môi trường............ 26 Bảng 3.1: Kết quả phát triển kinh tế, xã hội của xã năm 2012....................... 34 Bảng 3.2: Các đơn vị khai thác than trên địa bàn xã Lục Sơn........................ 38 Bảng 3.3: Biên giới vùng khai thác Công ty CP XD&TM Việt Hoàng khu vực I ......................................................................................... 39 Bảng 3.4: Biên giới vùng khai thác Công ty CPTM Bắc Giang khu vực III....... 40 Bảng 3.5: Các loại máy móc, thiết bị thi công phục vụ quá trình khai thác, chế biến .................................................................................. 44 Bảng 3.6: Chất lượng môi trường đất năm 2011, 2013 .................................. 47 Bảng 3.7: Chất lượng môi trường nước mặt năm 2011, 2012, 2013.............. 50 Bảng 3.8: Hàm lượng các chất trong nước thải sinh hoạt.............................. 54 Bảng 3.9: Chất lượng nước thải hầm lò năm 2012, 2013............................... 54 Bảng 3.10: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí năm 2011, 2012, 2013............................................................................. 59 Bảng 3.11: Tổng hợp kết quả phỏng vấn người dân về ảnh hưởng của hoạt động khai thác than trên địa bàn xã ........................................ 63 Bảng 3.12: Ý kiến của người dân về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa phương...................................................................... 64 Bảng 3.13: Tình trạng sức khỏe của người dân trên địa bàn xã Lục Sơn....... 65 Bảng 3.14: Hàm lượng khí Mêtan không cho phép theo thể tích không khí mỏ ............................................................................................. 74
  • 10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện sản lượng khai thác than của 10 quốc gia.............. 7 Hình 1.2: Sản lượng và xuất khẩu than Việt Nam [4] .................................... 12 Hình 1.3: Tác động của việc khai thác than và chế biến than tới tài nguyên môi trường [10].................................................................. 13 Hình 3.1: Vị trí xã Lục Sơn............................................................................. 30 Hình 3.2: Khu vực khai thác than trên địa bàn xã........................................... 41 Hình 3.3: Sơ đồ công nghệ khai thác than ...................................................... 42 Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện hàm lượng pH...................................................... 48 Hình 3.5: Biều đồ thể hiện hàm lượng OM .................................................... 49 Hình 3.6: Biểu đồ thể hiện hàm lượng NTS ..................................................... 49 Hình 3.7: Biểu đồ thể hiện hàm lượng PTS...................................................... 49 Hình 3.8: Biểu đồ thể hiện hàm lượng KTS ..................................................... 49 Hình 3.9: Biểu đồ thể hiện hàm lượng pH...................................................... 52 Hình 3.10: Biểu đồ thể hiện hàm lượng DO................................................... 53 Hình 3.11. Biểu đồ thể hiện hàm lượng TSS.................................................. 53 Hình 3.12: Biểu đồ thể hiện hàm lượng COD ................................................ 53 Hình 3.13: Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5 (200 C).................................... 53 Hình 3.14: Biểu đồ thể hiện hàm lượng pH.................................................... 57 Hình 3.15: Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5 (200 C) ................................... 57 Hình 3.16: Biểu đồ thể hiện hàm lượng COD ................................................ 57 Hình 3.17: Biểu đồ thể hiện hàm lượng TSS.................................................. 58 Hình 3.18: Biểu đồ thể hiện hàm lượng Sunfua.............................................. 58 Hình 3.19: Biểu đồ thể hiện hàm lượng bụi.................................................... 62 Hình 3.20: Biểu đồ thể hiện hàm lượng NOx.................................................. 62 Hình 3.21: Biểu đồ thể hiện hàm lượng CO ................................................... 62 Hình 3.22: Biểu đồ thể hiện hàm lượng SO2 .................................................. 62 Hình 3.23: Biểu đồ thể hiện tình trạng sức khỏe của người dân trên địa bàn xã Lục Sơn ............................................................................... 65 Hình 3.24: Sơ đồ thu gom, xử lý nước thải hầm lò......................................... 68 Hình 3.25: Sơ đồ bố trí bua nước trong lỗ khoan .......................................... 69
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Với mục tiêu “Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại bằng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta khỏi tình trạng kém phát triển” như Đại hội Đảng X đã đề ra thì ngành khai thác, chế biến khoáng sản cũng cần phải có các quy hoạch, kế hoạch phù hợp với sự phát triển chung của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trong các quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và sự phát triển mạnh mẽ của ngành khai thác, chế biến khoáng sản trong thời gian vừa qua. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp khai khoáng trong đó có ngành than đã đóng vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp Việt Nam, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng đủ và kịp thời nguyên liệu cho một số ngành kinh tế sử dụng nguyên liệu khoáng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích của ngành than thì quá trình khai thác, chế biến than đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của người dân. Thực trạng về môi trường tại khu vực khai thác, chế biến than hiện nay cho thấy: Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước, không khí. Theo báo cáo quan trắc hiện trạng môi trường của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) hàm lượng bụi tại các khu vực khai thác, chế biến than như Mạo Khê, Đông Triểu, Uông Bí (Quảng Ninh) vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 - 5,2 lần (trung bình trong 24 giờ), độ pH của nước thải mỏ luôn dao động từ 3,1 - 6,5, hàm lượng cặn lơ lửng thường vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,7 - 2,4 lần. Tình trạng sử dụng mặt đất làm bãi thải và các công trình xây dựng của ngành than đã và đang khiến rất nhiều hộ dân phải di dời chỗ ở do đất đai
  • 12. 2 không thể trồng trọt, diện tích rừng ở các vùng khai thác than vẫn tiếp tục giảm sút [10]. Theo báo cáo công tác thực hiện quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản năm 2012 của UBND huyện Lục Nam, trên địa bàn huyện có 18 đơn vị khai thác khoáng sản, trong đó có 02 đơn vị khai thác than tại xã Lục Sơn, huyện Lục Nam đã được UBND tỉnh Bắc Giang cấp giấy phép khai thác khoáng sản gồm: Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Việt Hoàng và Công ty Cổ phần Thương mại Bắc Giang [18]. Hoạt động khai thác, chế biến than trên địa bàn xã Lục Sơn của các đơn vị hoạt động khoáng sản đã tạo việc làm, thu nhập cho người dân địa phương, đóng góp xây dựng hạ tầng kỹ thuật: đường sá, cầu cống..., công trình công cộng: trường học, nhà trẻ... và đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế, phí.... Bên cạnh những lợi ích, thì hoạt động khai thác than cũng tác động tiêu cực đến môi trường kinh tế - xã hội: mất an ninh trật tự xã hội, gia tăng lưu lượng các phương tiện giao thông, sức khỏe của người dân..., chất lượng môi trường, hệ sinh thái tại khu vực và xung quanh khu vực khai thác, chế biến than. Xuất phát từ một số vấn đề thực tiễn trên và để phát triển bền vững ngành than gắn liền với bảo vệ, cải thiện môi trường, cảnh quan vùng than trên địa bàn xã Lục Sơn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang”. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường trên địa bàn xã Lục Sơn, huyện Lục Nam từ đó đề xuất biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các sự cố và rủi ro về môi trường do hoạt động khai thác than gây ra trên địa bàn xã Lục Sơn, huyện Lục Nam.
  • 13. 3 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá tình hình khai thác than trên địa bàn xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. - Đánh giá chất lượng môi trường đất, nước và môi trường không khí tại khu vực khai thác than. - Đề xuất biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các sự cố và rủi ro về môi trường do hoạt động khai thác than gây ra trên địa bàn xã Lục Sơn, huyện Lục Nam. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. - Vận dụng và phát huy được kiến thức đã học tập và nghiên cứu. 3.2. Ý nghĩa đối với thực tiễn - Đánh giá được thực trạng chất lượng môi trường tại xã, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo môi trường, ngăn ngừa tác động xấu tới sức khỏe con người và môi trường sinh thái tự nhiên. - Tạo ra số liệu, cơ sở cho quy hoạch, kế hoạch, xây dựng chính sách bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. - Nâng cao nhận thức, góp phần vào hoạt động tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường cho mọi thành viên trong cộng đồng.
  • 14. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Cơ sở lý luận Một số khái niệm, thuật ngữ về môi trường sử dụng trong đề tài được hiểu theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 [19] như sau: - Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. - Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác. - Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. - Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật. - Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. - Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm. - Hệ sinh thái là hệ quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiên nhất định cùng tồn tại và phát triển, có tác động qua lại với nhau. - Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường. - Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
  • 15. 5 - Khí thải gây hiệu ứng nhà kính là các loại khí tác động đến sự trao đổi nhiệt giữa trái đất và không gian xung quanh làm nhiệt độ của không khí bao quanh bề mặt trái đất nóng lên 1.1.2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật để thực hiện đề tài - Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005; - Luật Khoáng sản số 60/2010/QH 12 ngày 17/11/2010; - Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2013; - Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008; - Luật Đất đai số 13/2003/QH 11 ngày 26/11/2003; - Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH 11 ngày 03/12/2004; - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005; - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ v/v Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; - Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đất đai 2003; - Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; - Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004; - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 6/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; - Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản năm 2010; - Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học năm 2008;
  • 16. 6 - Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại; - Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. - Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 21/02/2012 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc tăng cường quản lý tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. - Quyết định số 40/2006/QĐ-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2006 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành quy định quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về hoạt động khai thác và ảnh hưởng của khai thác, chế biến than đến môi trường 1.2.1. Tình hình khai thác và ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến than đến môi trường trên thế giới a. Tình hình khai thác than trên thế giới Hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản nói chung và khai thác than nói riêng đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi giá các loại nhiên liệu ngày càng tăng. Hàng năm có khoảng hơn 4.030 triệu tấn than được khai thác, con số này đã tăng 38% trong vòng 20 năm qua. Sản lượng khai thác tăng nhanh nhất ở Châu Á, trong khi đó Châu Âu khai thác với tốc độ giảm dần. Hiện nay, 5 quốc gia khai thác than lớn nhất gồm: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Úc và Nam Phi. Hầu hết các nước khai thác than cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, chỉ có khoảng 18% than cứng dành cho thị trường xuất khẩu. Lượng than khai thác được dự báo tới năm 2030 vào khoảng 7 tỷ tấn, trong đó Trung Quốc chiếm khoảng hơn một nửa sản lượng [20].
  • 17. 7 Sản lượng khai thác than của 10 quốc gia 1414.5 596.9 219.9 194.3 152.8 141.1 141.1 60.5 58.8 47.8 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 C h i n a U S A u s t r a l i a I n d i a R u s s i a n F e d e r a t i o n S o u t h A f r i c a I n d o n e s i a P o l a n d K a z a k h s t a n C o l o m b i a Quốc gia Triệu tấn Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện sản lượng khai thác than của 10 quốc gia Tại Hoa Kỳ, quốc gia có kĩ thuật cao trong công nghệ đã áp dụng nhiều dạng năng lượng trong hoạt động sản xuất công nghiệp và phục vụ cuộc sống của con người như sản xuất điện năng. Trong đó, năng lượng do than đá cung cấp vẫn chiếm hàng đầu với 52% tổng số nhu cầu năng lượng của cả nước. Do công nghệ, kĩ thuật khai thác than đơn giản, nhu cầu tiêu thụ cao và giá thành rẻ hơn so với các loại nhiên liệu hoá thạch khác vì thế công nghiệp khai thác than đang trở thành ngành công nghiệp chủ yếu của nước này. Hàng năm, Hoa kỳ đầu tư cho công nghệ khai thác than lên đến 350 tỉ USD và hiện đang khai thác trên 75.000 mỏ. Với công nghệ, kĩ thuật và số lượng mỏ lớn như vậy mỗi năm nước này có thể khai thác được khoảng trên dưới 1 tỷ tấn than nguyên khai, năm 2003 khoảng 1 tỷ tấn và đến năm 2004 là 1,2 tỷ tấn [25]. Năm 2007, sản lượng khai thác than của Hoa Kỳ là 1,146 tỷ tấn, chiếm 16,1% sản lượng thế giới. Năm 2009, sản lượng khai thác than của Hoa Kì là 596,9 triệu tấn đứng thứ hai trên thế giới [20].
  • 18. 8 Tại Trung Quốc do nhu cầu tiêu thụ than trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng, chính sách của nước này là cho phép đẩy mạnh ngành công nghiệp khai thác than. Tính đến năm 2006, ngành công ngiệp than của Trung Quốc đã khai thác được khoảng 2,4 tỉ tấn than nguyên khai, đây là sản lượng khai thác lớn nhất từ trước đến nay. Năm 2007, sản lượng khai thác là 2,796 tỷ tấn, chiếm 39,5% sản lượng thế giới. Đến năm 2009, sản lượng khai thác là 1,415 tỷ tấn đứng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, so với các năm trước (2006, 2007) thì sản lượng khai thác than giảm. Khai thác than hiện nay đang là ngành công nghiệp mang lại lợi ích kinh tế rất cao, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, hậu quả do hoạt động khai thác than để lại là những vấn đề quan tâm trong những năm gần đây: Vấn đề ô nhiễm, các sự cố, rủi ro về môi trường do khai thác và nạn khai thác than trái phép tại nhiều nước có trữ lượng than lớn. Chỉ tính riêng Trung Quốc, nước có trữ lượng than đá (chiếm 12,6 % tổng trữ lượng than đá) đứng thứ ba trên thế giới, nạn khai thác than trái phép đang diễn ra bên ngoài tầm kiểm soát của nhà chức trách nước này. Theo số liệu thống kê, hàng năm ngành than Trung Quốc phải gánh chịu, khắc phục hậu quả của hàng trăm vụ sập lò do khai thác than trái phép và do công nghệ khai thác không đảm bảo an toàn cho công nhân mỏ. Năm 2004, công nghệ khai thác than Trung Quốc đã cướp đi sinh mạng của 6.000 người [14]. Như vậy, hoạt động khai thác than trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây, cung cấp phần lớn nhiên liệu cho các ngành công nghiệp và phục vụ cuộc sống con người. Cùng với sản lượng khai thác tăng thì thế giới cũng đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do hoạt động khai thác than để lại, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường. b. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến than đến môi trường trên thế giới Trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia, tổ chức như: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ngân hàng Thế giới (WB), Cục bảo vệ Môi trường Mỹ (US EPA), các viện nghiên cứu, các trường đại học lớn đã tiến hành nghiên cứu,
  • 19. 9 đánh giá ảnh hưởng của chất thải trong ngành khai thác than đến môi trường cũng như sức khỏe con người một cách rất bài bản và đưa ra các kết quả, kết luận sâu sắc. Trong số đó có kết quả nghiên cứu của Viện BlackSimth (BlackSimth Institute), New York, Hoa Kỳ, Viện này đã có hàng loạt các dự án nghiên cứu về hiện trạng chất lượng môi trường đất, nước, không khí xung quanh các khu vực mỏ khai thác than lớn trên thế giới, từ đó đưa ra các giải pháp hỗ trợ (công nghệ và tài chính) nhằm giảm thiểu suy thoái, nâng cao chất lượng môi trường tại các khu vực này. Một số kết quả nghiên cứu cụ thể như sau: - Sông Hằng là con sông nổi tiếng nhất Ấn Độ, dài 2.510km bắt nguồn từ dãy Himalaya, chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal. Hiện nay, sông Hằng là một trong những con sông bị ô nhiễm nhất trên thế giới vì bị ảnh hưởng nặng nề của nền công nghiệp hóa chất, rác thải công nghiệp và đặc biệt là hoạt động khai thác khoáng sản phía thượng lưu. Các nghiên cứu cũng phát hiện tỷ lệ các kim loại độc trong nước sông tại khu vực khai thác khoáng sản khá cao như chì (10-800ppm), crom (10- 200ppm) và nickel (10-130ppm). - Tại mỏ than của công ty Massey Energy, Bang Virginia, Hoa Kỳ, nhóm nghiên cứu đã đo được giá trị TSS trong nước sông tại khu vực gần đó cao gấp từ 500 đến 1500 lần tiêu chuẩn cho phép, lượng bùn than tại đáy sông cao 9m trong tổng độ sâu trung bình của sông là 12m [11]. Tại Lâm Phần (Trung Quốc), số người bị ảnh hưởng do khai thác than khoảng 3 triệu. Thành phố Lâm Phần được mệnh danh là "đô thị màu nhọ nồi" thuộc tỉnh Sơn Tây, trung tâm của ngành khai thác than đá ở Trung Quốc. Hàng nghìn mỏ than, cả hợp pháp và không hợp pháp, xuất hiện nhan nhản trên những ngọn đồi quanh thành phố, nên bầu không khí nơi đây luôn dày đặc khói và muội đen do hoạt động sử dụng than gây ra. Tại Lâm Phần, không thể phơi quần áo ngoài trời vì nó sẽ biến thành màu muội than trước khi khô. Cục bảo vệ môi trường Trung Quốc thừa nhận Lâm Phần có chất lượng không khí thấp nhất cả nước [36].
  • 20. 10 Ở Sukinda (Ấn Độ), số người bị tác động do khai thác than khoảng 2,6 triệu. Có tới 60% nước sinh hoạt ở đây chứa crom hóa trị 6 với nồng độ lớn hơn hai lần so với các tiêu chuẩn quốc tế. Một tổ chức y tế ở Sukinda ước tính khoảng 84,75% số trường hợp tử vong tại các khu vực khai thác ở Ấn Độ, do các bệnh liên quan tới crom hóa trị 6 gây nên, nơi này luật pháp hầu như không tồn tại [31]. Nhu cầu tiêu thụ lớn của hoạt động khai thác than cũng gây ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước. Ở Tamil Nadu phía Nam Ấn Độ từ năm 2005- 2006, ước tính tại các mỏ khai thác than non Neyveli có 40 triệu lít nước được bơm và thải ra hằng ngày [31]. Phần lớn tại các khu vực khai khoáng ở Ấn Độ, người dân đều nhận thấy sự khan hiếm nước nghiêm trọng do khai thác khoáng sản. Cộng đồng địa phương ở Philippin lo sợ rằng ô nhiễm và hiện tượng lắng đọng trầm tích ở các con sông do khai thác khoáng sản có thể làm suy giảm nguồn nước, giảm năng suất lúa gạo và thủy sản. Ô nhiễm môi trường tại khu vực mỏ khai thác than đang là những vấn đề lớn cho các nhà chức trách ở nhiều quốc gia đang khai thác và sử dụng loại tài nguyên nhiên liệu này. Tại Hoa Kỳ, khai thác than là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra ô nhiễm môi trường. Theo số liệu thống kê cho thấy, hoạt động khai thác than tại nước này hàng năm thải khoảng 60% lượng khí S02, 33% lượng Hg, 25% lượng khí N0x và 33% thán khí trên tổng số ô nhiễm không khí toàn quốc [25]. Vậy, chúng ta thấy dù có những thuận lợi rất lớn về kĩ thuật cũng như công nghệ trong khai thác nhưng ngành than Hoa Kỳ vẫn phải gánh chịu những hậu quả xấu do hoạt động khai thác than để lại đó là vấn nạn ô nhiễm môi trường. 1.2.2. Tình hình khai thác và ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến than đến môi trường tại Việt Nam a. Tình hình khai thác than tại Việt Nam Trong những năm gần đây, do mức tiêu thụ than trong nước và xuất khẩu ngày càng lớn nên sản lượng khai thác than hàng năm tăng rõ rệt. Chỉ riêng khối doanh nghiệp thuộc TKV, sản lượng khai thác đã đẩy mạnh ở mức cao. Năm 2002, TKV khai thác được 14,8 triệu tấn than. Năm 2003, TKV đã
  • 21. 11 khai thác được 20 triệu tấn than nguyên khai, tiêu thụ 18,2 triệu tấn, hoàn thành trước hơn 2 năm chỉ tiêu sản lượng than của năm 2005 trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra. Năm 2006, TKV đã sản xuất và tiêu thụ xấp xỉ 37 triệu tấn than, vượt gần 7 triệu tấn so với quy hoạch phát triển ngành Than mà Chính phủ phê duyệt đến năm 2020. Năm 2007, ngành than nước ta lại tiếp tục tăng sản lượng khai thác, kết quả sản lượng khai thác sáu tháng đầu năm đạt khoảng 22,8 triệu tấn trong đó tiêu thụ 20,2 triệu tấn, tăng 13% so với cùng kì năm 2006 [3]. Tốc độ khai thác than tăng hầu hết ở các vùng mỏ than, đặc biệt là vùng bể than Quảng Ninh. Thống kê hiện nay cho thấy, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 41 đơn vị khai thác than và 7 đơn vị sàng tuyển than, chế biến than thuộc TKV. Ngoài ra, còn 2 đơn vị là Công ty liên doanh PT Vietmindo Energitama và Công ty Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh khai thác trong ranh giới mỏ của TKV. Quảng Ninh tập trung 67 % trữ lượng than toàn quốc, chủ yếu là than antraxít, sản lượng than mỡ rất thấp - khoảng 200 ngàn tấn/năm. Quảng Ninh có 7 mỏ than hầm lò sản xuất với công suất trên dưới 2 triệu tấn than nguyên khai/năm, chiếm hơn 45 % tổng sản lượng khai thác than của TKV và có 5 mỏ lộ thiên lớn sản xuất với công suất trên 2 triệu tấn than nguyên khai/năm là Cọc Sáu, Cao Sơn, Hà Tu, Đèo Nai, Núi Béo, cung cấp đến 40% sản lượng cho TKV [35]. Ngoài ra, sản lượng khai thác than cũng tăng lên ở một số tỉnh khác như Thái Nguyên. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, các đơn vị khai thác than quy mô lớn có mỏ than An Khánh, mỏ than Núi Hồng, mỏ than Bá Sơn… Than Khánh Hòa: Công ty bắt đầu hoạt động từ năm 1949 với diện tích mặt bằng sản xuất khoảng 1.845.498 m2 , công suất khai thác than nguyên khai khoảng 500 tấn/năm. Theo thống kê năm 2010 của bộ phận Năng lượng khảo sát, kết thúc 2009 Việt Nam có lượng dự trữ than đá là 150 triệu tấn, đưa vào sản xuất được 45 triệu tấn chiếm 0,73% của tổng số thế giới [4]. Từ những năm trước Việt Nam chủ yếu sản xuất than để xuất khẩu, tuy nhiên đến năm 2010 kế hoạch này đã thay đổi, hạn chế xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu than trong nước. Sản lượng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2003-2009 như sau:
  • 22. 12 Hình 1.2: Sản lượng và xuất khẩu than Việt Nam [4] Từ biểu đồ trên cho thấy lượng than sản xuất ra trong 3 năm trở lại đây khá đều không có nhiều sự đột biến, nhưng lượng than xuất khẩu gần bằng 50% lượng sản xuất được là một thực trạng đáng lo ngại cho ngành than Việt Nam. Cũng trong thời gian thống kê này, sản lượng tiêu thụ than của Việt Nam tăng 119,89%. Hiện tại than Việt Nam phục vụ cho các ngành sản xuất chính là điện, xi măng, giấy, phân bón và phục vụ xuất khẩu. Ngành điện hiện tiêu thụ tới 32% sản lượng tính hết 7 tháng đầu năm 2009 [4]. b. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến than đến môi trường tại Việt Nam Công nghiệp khai thác than tạo ra nguồn nhiên liệu có tính quyết định sự tồn tại các nhà máy nhiệt điện ở Phả Lại, Uông Bí, Cẩm Phả, Ninh Bình v.v..., ngành xi măng, luyện kim, hoá chất, cơ khí. Hoạt động của ngành kinh tế này còn thúc đẩy phát triển đô thị, du lịch, thương mại, lâm nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng và đưa lại nhiều phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cộng đồng dân cư địa phương. Bên cạnh đó, hoạt động khai thác than đã gây ra những biến đổi môi trường mạnh mẽ, làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí làm suy thoái và tổn thất tài nguyên đất và rừng. Khai thác than gây phá huỷ rừng, phá vỡ môi trường sinh thái, cạn kiệt nguồn nước, bồi lấp dòng chảy, gây ra các thiên tai và tai biến môi trường
  • 23. 13 như hiện tượng trượt lở, các dòng lũ bùn đá... Sự biến động môi trường do hoạt động khai thác than gây ra có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, sức khoẻ của công nhân mỏ và cộng đồng cư dân trong khu vực [23]. Hình 1.3: Tác động của việc khai thác than và chế biến than tới tài nguyên môi trường [10] * Môi trường đất Bất cứ hình thức khai thác than nào cũng dẫn đến sự suy thoái môi trường. Năm 2006 các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam đã thải vào môi trường tới 182,6 triệu m3 đất đá và khoảng 70 triệu m3 nước thải từ mỏ [12].
  • 24. 14 Theo kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu sử dụng thực vật để cải tạo đất bị ô nhiễm kim loại nặng tại các vùng khai thác khoáng sản” của Viện Công nghệ môi trường và Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật (năm 2010): kết quả phân tích từ các mỏ than núi Hồng (xã Yên Lãng), mỏ thiếc tại xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cho thấy tất cả các mỏ này đều là điểm nóng về ô nhiễm, điển hình là mỏ than núi Hồng và mỏ thiếc xã Hà Thượng bị ô nhiễm asen nghiêm trọng, với hàm lượng asen trong đất gấp 17-308 lần tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam, thậm chí có nơi hàm lượng asen trong đất lên đến 15.146 ppm, gấp 1.262 lần quy định. Cũng theo kết quả nghiên cứu này, cả nước có khoảng 5.000 mỏ và điểm quặng, trong đó có 1.000 mỏ đang được tổ chức khai thác và đều là những điểm ô nhiễm kim loại đáng báo động [29]. Theo kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên cho thấy có tới gần 85% số mẫu phân tích có hàm lượng các kim loại nặng Zn, Cd, Pb, As vượt QCCP từ 1,02 đến 5,56 lần. Điển hình ở các mỏ than Khánh Hòa, Phấn Mễ [22]. Ô nhiễm do khai thác than đến môi trường đất thể hiện dưới các khía cạnh sau: Thứ nhất: Khai thác làm phá vỡ cấu trúc trạng thái ban đầu của đất, làm biến đổi bề mặt đệm trong đó nhất là xáo trộn bề mặt đất, phá hủy thảm thực vật kéo theo hiện tượng xói mòn, rửa trôi từ đó gây suy thoái môi trường đất. Môi trường chịu ảnh hưởng lớn nhất trong khu vực mở moong khai thác là chất thải rắn, chất thải rắn không sử dụng được cho các mục đích khác đã tạo nên trên bề mặt địa hình mấp mô, xen kẽ giữa các hố sâu và các đống đất đá. Đặc biệt ở những khu vực khai thác thổ phỉ [33]. Thứ hai: Khai thác than thải ra một khối lượng lớn chất thải rắn (đất đá), làm suy giảm diện tích đất, mất đất canh tác. Khai thác than dựa trên công nghệ khai thác lộ thiên thường thải ra lượng đất đá rất lớn tạo thành những bãi thải khổng lồ. Ví dụ như bãi thải Đèo Nai (Quảng Ninh), có độ cao lên đến 200m; bãi thải Cao Sơn có độ cao khoảng 150m; bãi thải Đông Bắc Bàng Nâu cao 150m. Với độ cao nói trên thì các bãi thải thường có dộ dốc
  • 25. 15 lớn, khi trời mưa hiện tượng sạt lở đất đá là không tránh khỏi từ đó gây sự vùi lấp đất đá xuống đường đi và diện tích xung quanh khu vực bãi thải gây ra những tác động không nhỏ đến cuộc sống của người dân trong vùng [3]. Tại khu vực Cẩm Phả, trước năm 1975 việc khai trường được mở rộng chủ yếu về phía tây-nam (khoảng 100ha) và phia tây (25ha). Sau năm 1975 việc khai trường và bài thải phát triển về phía bắc khoảng 435ha, phía tây-bắc và phía đông 75ha. Thái Nguyên diện tích đất lâm nghiệp bị phá do khai thác than là 671ha. Một số mỏ như mỏ than Núi Hồng có diện tích đất lâm nghiệp bị phá là 274ha và mỏ than Khánh Hòa là 100ha. Diện tích đất lâm nghiệp bị phá là do chiếm dụng đất để làm khai trường, bãi thải và thải nước thải làm ô nhiễm đất nông nghiệp [24]. Thứ ba: Hoạt động khai thác, vận chuyển, sàng tuyển và đổ thải đất đá tạo ra lượng lớn nước thải kèm theo lượng dầu mỡ từ các phương tiện vận chuyển đổ thải vào môi trường đất từ đó gây ô nhiễm về mặt lí hóa đất. Bên cạnh đó, hoạt động khai thác than có những ảnh hưởng rất lớn đến khả năng canh tác nông nghiệp tại các khu vực gần mỏ khai thác. Ô nhiễm môi trường tại Đông Triều (Quảng Ninh) do khai thác than đã làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng đất canh tác nông nghiệp, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Ước tính thiệt hại do ô nhiễm môi trường tại đây làm suy giảm 20% năng suất lúa toàn huyện [3]. * Môi trường nước Hầu hết các khu vực hoạt động khai thác mỏ và chế biến than và môi trường nước bao gồm nước mặt, nước ngầm và nước biển ven bờ đều bị ô nhiễm: pH thấp (axit yếu), nước đục, cặn lơ lửng cao, một số kim loại nặng Zn, Cd, Hg... có hàm lượng vượt quá Quy chuẩn cho phép [32]. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nước ở các mỏ than thường có hàm lượng các ion kim loại nặng, á kim, các hợp chất hữu cơ, các nguyên tố phóng xạ... cao hơn so với nước mặt và nước biển khu vực đối chứng và cao hơn QCVN từ 1- 3 lần [30].
  • 26. 16 Theo Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020, có xét đến năm 2030 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy các mối nguy hại do ô nhiễm nước thải từ các mỏ than thuộc Tập đoàn Công nghiệp than và Khoáng sản đã được đặt ra cấp thiết. Theo báo cáo kết quả quan trắc hiện trạng môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên cho thấy nước sông Đu không đảm bảo QCVN 08/2008/BTNMT, nhiều chỉ tiêu phân tích vượt quy chuẩn cho phép. Nước moong mỏ than Bắc Làng Cẩm trong thời gian lấy mẫu thực hiện dự án không đảm bảo tiêu chuẩn nước thải xả vào nguồn nước. Các chỉ tiêu như CD, Phenol đều vượt quy chuẩn cho phép. Kết quả khảo sát cho thấy, một số nguồn tiếp nhận nước thải từ các mỏ khai thác than đã bị axit hóa, hàm lượng sunfat cao, có tới 50% số mẫu lấy có hàm lượng SO4 2- lớn hơn 1000mg/l, giá trị pH nhỏ hơn 4. Một số mỏ, nước mặt bị ô nhiễm dầu mỡ như mỏ than Phấn Mễ, Bá Sơn [22]. Theo khảo sát của Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh, tại các mỏ khoáng sản, nhiều doanh nghiệp sử dụng thiết bị khai thác lạc hậu, chưa đồng bộ nên hiệu quả khai thác, chế biến thấp, đầu tư thực hiện biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường còn hạn chế. Qua khảo sát tại các mỏ than và mỏ kim loại, môi trường nước mặt xung quanh các mỏ đã có dấu hiệu ô nhiễm, có nơi ô nhiễm trầm trọng. Điển hình như tại khu vực suối Thác Lạc (huyện Đồng Hỷ) đã bị ô nhiễm chất rắn lơ lửng; suối Nghinh Tường - Sảng Mộc (huyện Võ Nhai) cũng bị ô nhiễm chất rắn lơ lửng và ô nhiễm các yếu tố kim loại; suối Cốc (thành phố Thái Nguyên) ngoài ô nhiễm chất rắn còn bị ô nhiễm dầu mỡ. Ô nhiễm môi trường nước tại các khu mỏ than đang là vấn đề đáng lo ngại. Nhiều khu vực khai thác mỏ đã gây ra những vấn đề nghiêm trọng về ô nhiễm nguồn nước do nước thải của mỏ trong quá trình sản xuất không được xử lý. Thành phần và tính chất nước thải thường có tính axít, có chứa kim loại nặng, khoáng chất… Kết quả quan trắc quí I, II năm 2009 tại Quảng Ninh cho thấy độ pH của nước thải mỏ than giao động từ 3,1 - 6,5, hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,7 - 2,4 lần, cá biệt có nơi vượt hơn 8 lần [10].
  • 27. 17 Điển hình khai thác than ở Quảng Ninh làm suy giảm chất lượng môi trường nước và trầm tích biển: làm tăng độ đục, chất lơ lửng, vật liệu chứa than và kim loại độc hại (Zn, Cu, Pb, As...). Ngoài chất thải dạng khối còn có nước thải chứa nhiều hóa chất độc hại. Hậu quả đáng lo ngại của hoạt động khai thác than ở Quảng Ninh là suy giảm chất lượng và trữ lượng nước mặt, nước ngầm do bồi lấp sông suối, hồ khi thoát nước từ các moong và hầm lò. Tại các vùng khai thác than đã xuất hiện những núi đất, đá thải cao gần 200m, thậm chí có những moong khai thác sâu khoảng 100m. Để sản xuất 1 tấn than, cần bóc đi từ 8 - 10 m3 đất phủ, thải từ 1 - 3m3 nước thải mỏ [30]. Khối lượng chất thải rắn và nước thải mỏ gây ô nhiễm nặng cho vùng mỏ. Một vài vùng ô nhiễm đã đến mức báo động như Mạo Khê, Uông Bí, Cẩm Phả... Kết quả phân tích nước thải năm 2011 tại một số khai trường trên địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn cho thấy, nước thải từ các mỏ thường chứa màu sắc cao, độ pH thấp. Nước thải tại các khai trường khai thác mỏ Cọc Sáu, Cao Sơn, Mông Dương, Mạo Khê, Vàng Danh… đều có hàm lượng chất lơ lửng cao hơn quy chuẩn. Hầu như nước thải tại các mỏ than đều bị ô nhiễm mangan, vượt quá quy chuẩn cho phép. Theo số liệu phân tích tại một số điểm giếng nước tại 3 tỉnh còn cho thấy, các giếng nước tại các điểm khu dân cư, khu mỏ than, có dấu hiệu ô nhiễm amoni và coliform ở mức độ nhỏ, có xu hướng giảm. Ảnh hưởng từ nước thải mỏ đã làm cho chất lượng nước mặt tại các điểm sông, suối, hồ khu vực lân cận các mỏ than bị suy giảm. Trong đó, chất lượng nước mặt tại Quảng Ninh có dấu hiệu ô nhiễm nặng hơn Thái Nguyên và Lạng Sơn. Hoạt động khai thác than từ thời thuộc địa, khai thác than trái phép và khai thác than lộ thiên còn làm hạ thấp tầng chứa nước ngầm, làm suy giảm trữ lượng nước và có nguy cơ bị axit hóa. Tại các điểm quan trắc khu vực nhà dân xung quanh các mỏ than Mạo Khê, Hà Tu, Cọc Sáu cho thấy, chất lượng nước ngầm tại khu vực Quảng Ninh đã bị ô nhiễm amoni và vi sinh vật. Nước ngầm tại các điểm quan trắc khu vực mỏ than Núi Hồng, Khánh Hòa, Na
  • 28. 18 Dương thuộc Thái Nguyên và Lạng Sơn cũng nằm trong tình trạng ô nhiễm amoni và coliform. Tương tự như vậy, chất lượng nước biển ven bờ tại một số cảng rót than của các nhà máy tuyển than, bến rót than thuộc cảng than của các công ty cũng bị ô nhiễm hoặc chớm ô nhiễm do cặn lơ lửng và mặc dù có xu hướng giảm dần nhưng vẫn cao hơn giới hạn cho phép. Có những thời điểm quan trắc khu vực Hòn Gai - Cẩm Phả (Quảng Ninh) xác định được amoni vượt quá giới hạn tại vùng nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh. Riêng dầu mỡ ven biển Quảng Ninh đã bị ô nhiễm từ mức độ nhẹ đến nặng, hàm lượng dầu mỡ tại các điểm quan trắc bến rót than cảng than vượt ngưỡng cho phép dùng cho vùng bãi tắm, thể thao dưới nước ở mức độ nhỏ. Theo Cục Bảo vệ môi trường, tổng lượng nước rửa trôi bề mặt và nước thải hầm lò trong khai thác than khoảng 20 - 25 triệu m3 /năm, hầu hết không được xử lý trước khi thải ra môi trường. Nước thải từ các bãi thải tại mỏ than Hà Lầm có hàm lượng BOD vượt 5,7 lần, COD vượt 5,3 lần, TSS vượt 3,9 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Tại mỏ Mông Dương, hàm lượng Sunfua vượt 1,9 lần, TSS vượt 2,0 lần; mỏ Khe Chàm có hàm lượng Mangan (Mn) vượt 2,8 lần; mỏ Dương Huy có hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) vượt 15,6 lần QCCP [30]. Những chất độc hại này được xác định là nguyên nhân tàn phá môi trường, gây ô nhiễm môi trường biển vịnh Hạ Long. Nguy hiểm hơn, chúng có thể xâm thực gây nhiễm độc nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất. * Môi trường không khí Hiện nay, tại nhiều khu vực ở Việt Nam, các hoạt động khai thác than như khoan nổ mìn; đào bốc than nguyên khai, đá vôi; đổ thải và vận chuyển là nguồn tạo bùn chủ yếu làm cho lượng bụi trong không khí cao hơn Quy chuẩn cho phép từ 20 ÷ 100 lần [15]. Ngoài bụi Silic, bầu không khí trong phạm vi khu vực khai thác, chế biến còn bị ô nhiễm bởi khí thải (CH4, CO2, SOx, NOx) do đốt lò, khai thác hầm lò, nổ mìn khai thác và vận chuyển than và đất đá thải. Hàng năm, hoạt động khai thác đưa vào không khí một lượng khí độc rất đáng kể. Theo khảo sát của Trường đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội tại thị xã Uông Bí, Quảng Ninh cho thấy lượng bụi do sản xuất than ở khu vực phường
  • 29. 19 Vàng Danh là 750 - 800 tấn bụi/năm. Tổng lượng bụi do sản xuất than, hoạt động giao thông vận chuyển than tại thị xã Uông Bí khoảng 1.900 - 2.200 tấn/năm. Nồng độ bụi trung bình thường vượt tiêu chuẩn cho phép 2-3 lần, thậm chí vượt đến 10 lần vào những ngày trời hanh khô [15]. Hầu hết các điểm khai thác tại các mỏ than trên địa bàn thị xã Uông Bí đều có độ ồn vượt tiêu chuẩn cho phép. Từ khi Tập đoàn Than - khoáng sản Việt Nam (TKV) đẩy mạnh năng lực khai thác các mỏ, các hoạt động vận chuyển ngày càng nhộn nhịp hơn khiến nhiều tuyến đường của thị xã trở nên quá tải. Qua kết quả quan trắc môi trường trên khu vực mỏ khai thác, nồng độ bụi tại các mỏ được quan trắc đều vượt QCCP nhiều lần như khu vực mỏ Mông Dương, Hà Trung, Hồng Hà, Vàng Danh và Khe Ngát. Theo chính một bản báo cáo về môi trường của TKV trong tháng 6/2009, hàm lượng bụi tại các khu vực khai thác, chế biến than, khoáng sản đều vượt quy chuẩn cho phép từ 1,2 - 5,2 lần (trung bình trong 24 giờ). Các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do bụi là Mạo khê, Đông Triều, Uông Bí, Cẩm Phả. Ở các vùng khai thác than khác như Quán Triều (Thái Nguyên), Nông Sơn (Quảng Nam), hàm lượng bụi tại các khu vực dân cư gần các công trường, xưởng sàng than cũng vượt QCCP 2,2 -4,2 lần [1]. Kết quả kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn một số tỉnh trong cả nước cho thấy, tại tất cả các khâu sản xuất của dây chuyền công nghệ khai thác và chế biến đều gây ra hàm lượng bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ 30 đến 100 lần; riêng tỷ lệ hạt bụi chiếm từ 41,6 - 83,3 mg/m3 không khí và có hàm lượng SiO2 từ 3% - 12%, đặc biệt ở các mỏ than, mỏ đá [10]. Tại Quảng Ninh, vấn nạn ô nhiễm môi trường ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người lao động và cuộc sống của người dân trên địa bàn mỏ. Thực trạng môi trường ở Quảng Ninh đang đến hồi báo động, nhiều cán bộ công nhân viên và nhân dân trên địa bàn vùng than từ khu vực Đông Triều, Mạo Khê, Uông Bí, Vàng Danh đến khu vực Hạ Long, Cẩm Phả, Cọc Sáu, Cửa Ông, Mông Dương nhiều năm nay phải sống trong bụi than. Đặc biệt tuyến đường “bão táp” (Mạo Khê - Bến Cân, Vàng Danh ra cảng Điền Công, khu vực cảng 6, khu vực cầu 4 phường Cẩm Sơn và từ Cửa Ông đến Mông Dương…)
  • 30. 20 bụi than đã quá mức báo động. Theo thống kê, lượng bụ do sản xuất than ở khu vực phường Vàng Danh là 750-800 tấn bụi/năm, tổng lượng bụ do sản xuất than và hoạt động giao thông vận chuyển than tại thị xã Uông Bí khoảng 1900- 2200 tấn/năm. Nồng độ bụi trung bình thường vượt quy chuẩn cho phép từ 2-3 lần, thậm chí vượt đến 10 lần vào những ngày trời hanh khô [13]. Tại các khu vực ở Thái Nguyên như: mỏ than Khánh Hòa (Phú Lương), Núi Hồng (Đại Từ), mỏ đá Tân Long, Quang Sơn (Đồng Hỷ), mỏ than Phấn Mễ (Phú Lương)…, 20% số mẫu khí có hàm lượng bụi vượt quy chuẩn. Ngoài những tác động xấu đến môi trường còn gây ra tình trạng sụt lún đất, hư hỏng đường giao thông do vận chuyển quá tải trọng, ô nhiễm bụi do rơi vãi đất đá, bùn thải xuống đường trong quá trình vận chuyển [22]. * Ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng Công nghiệp than ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ cộng đồng. Nhiều bệnh nghề nghiệp như Silicose, antracose, viếm phế quản, bệnh ngoài da, bệnh thần kinh... chiếm tỷ lệ không nhỏ trong số người mắc bệnh trong vùng khai thác than. Kết quả nghiên cứu đặc điểm bệnh bụi phổi-silic ở công nhân công ty khai thác than Nội Địa ở Thái Nguyên cho thấy: Môi trường lao động bị ô nhiễm bụi nặng, nồng độ bụi toàn phần và bụi hô hấp đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Hàm lượng SiO2 tự do trong bụi cao (17,0 % ± 2,0 %, 18,5 % ± 2,5 %). Tỷ lệ mắc bụi phổi-silic chung là 11,62 %, trong đó nam là 13,98 % nữ là 6,26 % (P < 0,001). Ở nhóm tuổi nghề 5 - 10 năm, tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi-silic là 6,38 %. Tuổi nghề trên 20 năm có tỷ lệ mắc cao nhất 21,53 %. Tỷ lệ mắc bệnh tăng lên theo tuổi nghề (P < 0,001). Thể bệnh bụi phổi- silic gặp chủ yếu là thể 0/1p chiếm tỷ lệ 61 %. Có 30 % số công nhân có biến đổi chức năng hô hấp và chủ yếu là suy giảm chức năng hô hấp dạng hạn chế (31/33 trường hợp) [1]. Như vậy, đổ đất đá thải, xả thải nước thải, đào bốc, xúc than, khoan nổ mìn là những hoạt động có tác động tiêu cực nhất tới môi trường tự nhiên. Ô nhiễm bụi, tăng bệnh silicose, antracose, viêm đường hô hấp là những tổn hại lớn nhất đến sức khoẻ cộng đồng.
  • 31. 21 * Đối với các ngành kinh tế Tác động của hoạt động khai thác than đến các ngành kinh tế liên quan xảy ra theo hai hướng ngược nhau. Khi ngành khai thác than đi lên, một số ngành có xu hướng phát triển tích cực, như cơ khí, dịch vụ, giao thông vận tải, xây dựng đô thị hoá... Những ngành này sử dụng nhiên liệu than đá phần lớn là trực tiếp, góp phần không nhỏ làm phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt tạo công ăn việc làm cho nhiều nhóm đối tượng lao động tại các vùng nông thôn. Tuy nhiên không phải không có những tác động tiêu cực của khai thác than đến các ngành kinh tế khác. Những ngành du lịch sinh thái, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, hải sản, nông - lâm nghiệp có mối quan hệ ngược lại, chịu tác động xấu của khai thác than. Do các chất ô nhiễm từ hoạt động khai thác thác than làm ô nhiễm không khí, thay đổi cảnh quan sinh thái, ô nhiễm nước khiến các ngành như: du lịch sinh thái, nông - lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản,… chịu tác động mạnh mẽ của khai thác than, suy giảm cả về chất lượng và số lượng sản phẩm. Như vậy, hoạt động khai thác than đã gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường xung quanh, nhưng có thể nói gọn lại trong một số tác động chính như sau: tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường; tích tụ hoặc phát tán chất thải rắn; làm ảnh hưởng đến nguồn nước, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất; làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học; gây tiếng ồn và chấn động; sự cố môi trường; tác động đến công nghiệp nói chung; tác động đến kinh tế - xã hội; gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và an toàn của người lao động.
  • 32. 22 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Tình hình khai thác than của 2 đơn vị hoạt động khoáng sản trên địa bàn xã Lục Sơn gồm: Công ty Cổ phần Thương mại Bắc Giang và Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Việt Hoàng. - Các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực và xung quanh khu vực khai thác than của 2 đơn vị hoạt động khoáng sản trên địa bàn xã Lục Sơn. 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Khu vực III mỏ than Nước Vàng của Công ty cổ phần Thương mại Bắc Giang với diện tích khai thác 60 ha. - Khu vực I mỏ than Nước Vàng của Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Việt Hoàng với diện tích khai thác 20ha. 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. - Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2012 đến tháng 9/2013. 2.3. Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Lục Sơn - Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu và thủy văn, các loại tài nguyên (đất, nước, khoáng sản,…) trên địa bàn xã. - Điều kiện kinh tế - xã hội: Điều kiện kinh tế, dân cư, cơ sở hạ tầng, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa - thông tin trên địa bàn xã. 2.3.2. Đánh giá hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang - Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên khoáng sản, địa chất, khí hậu thuỷ văn. - Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội và những hạn chế. - Đưa ra những thuận lợi và hạn chế.
  • 33. 23 2.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường - Đánh giá hình thức khai thác, công nghệ khai thác của các tổ chức khai thác than trên địa bàn xã Lục Sơn, huyện Lục Nam. - Đánh giá ảnh hưởng của các công đoạn trong quá trình khai thác than đến môi trường xung quanh khu vực khai thác; môi trường đất, nước, không khí; sức khoẻ cộng đồng địa phương. 2.3.4. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường và sức khoẻ dân cư qua ý kiến của người dân - Tổng hợp kết quả phỏng vấn người dân về mức độ ô nhiễm của môi trường do hoạt động khai thác than. - Tình trạng sức khoẻ của người dân trên địa bàn xã Lục Sơn. 2.3.5. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã Lục Sơn, huyện Lục Nam 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu - Việc thu thập số liệu được tiến hành ở các tổ chức, cơ quan, cơ sở như: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang và các Sở ban ngành khác có liên quan. - UBND huyện Lục Nam, UBND xã Lục Sơn. - Phòng Tài nguyên và Môi Trường huyện Lục Nam, phòng Kinh tế - Hạ tầng... - Cơ sở được cấp phép khai thác và chế biến than tại xã Lục Sơn. - Cộng đồng dân cư xung quanh khu vực khai thác và chế biến than. 2.4.2. Phương pháp lấy mẫu 2.4.2.1. Phân tích mẫu đất * Lấy mẫu ngoài thực địa: Mẫu được lấy và bảo quản theo TCVN 5297:1995. Tầng lấy mẫu:0- 50cm. Mỗi mẫu được lấy là tổng hợp của 5 điểm lấy mẫu đặc trưng (lấy theo đường zích zắc, mỗi điểm mẫu cách nhau 50m). Để đánh giá được một cách khái quát chất lượng đất trên địa bàn xã Lục Sơn em tiến hành lấy mẫu đất phân tích tại 2 khu vực:
  • 34. 24 - Khu vực III mỏ than Nước Vàng của Công ty cổ phần Thương mại Bắc Giang. - Khu vực I mỏ than Nước Vàng của Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Việt Hoàng. Bảng 2.1: Vị trí lấy mẫu đất phân tích chất lượng môi trường Ký hiệu mẫu Số lượng TT Vị trí lấy mẫu Công ty CP TM Bắc Giang Công ty CP XD&TM Việt Hoàng Công ty CP TM Bắc Giang Công ty CP XD&TM Việt Hoàng Tiêu chuẩn so sánh 1 Tại bãi thải MĐ1-1 MĐ2-1 01 01 2 Cách chân bãi thải 100 m MĐ1-2 MĐ2-2 01 01 3 Cách chân bãi thải 150 m MĐ1-3 MĐ2-3 01 01 QCVN 03:2008/BTNMT - Các chỉ tiêu phân tích: pH, các kim loại nặng trong đất (As, Cd, Pd, Cu, Zn), hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất (OM, NTS, PTS, KTS). 2.4.2.2. Phân tích mẫu nước * Thời gian và thời điểm lấy mẫu nước: - Mẫu được lấy vào ngày 14/6/2013: trời nắng, gió nhẹ, buổi sáng từ 9- 10h. Bảng 2.2: Vị trí lấy mẫu nước phân tích chất lượng môi trường Ký hiệu mẫu Số lượng TT Vị trí lấy mẫu Công ty CP TM Bắc Giang Công ty CP XD&TM Việt Hoàng Công ty CP TM Bắc Giang Công ty CP XD&TM Việt Hoàng Tiêu chuẩn so sánh 1 Mẫu nước mặt - Suối Dền, suối Đá Ngang chảy qua khu vực khai thác, cách khu vực khai thác 150 m về phía thượng nguồn NM1-1 NM2-1 01 01 - Suối Dền, suối Đá Ngang chảy qua khu vực khai thác cách khu vực khai thác 150 m về phía hạ nguồn NM1-2 NM2-2 01 01 QCVN 08:2009/BTNMT 2 Mẫu nước thải - Nước thải hầm lò trước khi chảy vào bể xử lý NT1-1 NT2-1 01 01 - Nước thải hầm lò đã xử lý tại cửa thoát ra môi trường NT1-2 NT2-2 01 01 QCVN 40:2011/BTNMT - Nước thải sinh hoạt đã qua xử lý tại cửa thải ra môi trường NT1-3 NT2-3 01 01 QCVN 14:2008/BTNMT
  • 35. 25 a. Đối với nước mặt: - Vị trí: + Công ty CP TM Bắc Giang: Suối Dền chảy qua khu vực mỏ cách khu vực mỏ 150 m về phía thượng nguồn (01 mẫu), về phía hạ nguồn (01 mẫu). + Công ty CP XD&TM Việt Hoàng: Suối Đá Ngang chảy qua khu vực mỏ cách khu vực mỏ 150 m về phía thượng nguồn (01 mẫu), về phía hạ nguồn (01 mẫu). - Chỉ tiêu phân tích: pH, DO, TSS, COD, BOD5 (200 C), Nitrit (NO2 - ), As, Cd, Pb, Cr3+ , Cr6+ , Cu, Zn, Ni, Fe, Dầu mỡ khoáng. - Phương pháp lấy, bảo quản mẫu theo các tiêu chuẩn sau: + TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2: 1991) - Chất lượng nước- Lấy mẫu. Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu. + TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) - Chất lượng nước- Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. + TCVN 5996:1995 (ISO 5667-6: 1990) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối. b. Đối với nước thải: * Nước thải sinh hoạt: - Vị trí: Nước thải sinh hoạt đã qua xử lý tại cửa thoát ra môi trường. - Chỉ tiêu phân tích: pH, BOD5 (200 C), TSS, Sunfua, Nitrat (NO3 - ), Phosphat (PO4 3- ), tổng coliforms. - Phương pháp lấy, bảo quản mẫu và xác định các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt thực hiện theo hướng dẫn tại các tiêu chuẩn ban hành kèm theo QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. * Nước thải hầm lò: - Vị trí: Nước thải hầm lò trước khi chảy vào bể xử lý; nước thải hầm lò đã qua xử lý tại cửa thoát ra môi trường. - Chỉ tiêu phân tích: pH, COD, BOD5 (200 C), TSS, Sunfua, tổng nitơ, As, Pb, Cd, Cr3+ , Cr6+ , Cu, Ni, Mn, Fe, dầu mỡ khoáng. - Phương pháp lấy, bảo quản mẫu theo các tiêu chuẩn sau:
  • 36. 26 + TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) - Chất lượng nước - Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu; + TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu; + TCVN 5999-1995 (ISO 5667-10:1992) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải. 2.4.2.3. Đo đạc chất lượng môi trường không khí * Thời gian và thời điểm lấy mẫu không khí: - Mẫu được lấy vào ngày 14/6/2013: trời nắng, gió nhẹ, buổi chiều 14- 15h. Bảng 2.3: Vị trí lấy mẫu không khí phân tích chất lượng môi trường Ký hiệu mẫu Số lượng TT Vị trí lấy mẫu Công ty CP TM Bắc Giang Công ty CP XD&TM Việt Hoàng Công ty CP TM Bắc Giang Công ty CP XD&TM Việt Hoàng Tiêu chuẩn so sánh 1 Tại khu vực vỉa than (đường lò) đang khai thác MK1-1 MK2-1 01 01 2 Khu vực sàng tuyển MK1-2 MK2-2 01 01 3 Tại khu vực cửa lò của vỉa than đang khai thác MK1-3 MK2-3 01 01 4 Khu vực bãi thải MK1-4 MK2-4 01 01 5 Trên tuyến đường vận chuyển than, cách khu vực khai thác 200 m MK1-5 MK2-5 01 01 6 Khu vực nhà văn phòng MK1-6 MK2-6 01 01 - 3733/2002/ QĐ-BYT - QCVN 05:2009/ BTNMT - QCVN 26:2010/ BTNMT - Chỉ tiêu quan trắc: Bụi, NOX, CO, H2S (chỉ tiến hành quan trắc trong đường lò đang khai thác), SO2, tiếng ồn. - Dụng cụ đo đạc: + Máy đo tiếng ồn tích phân: Intergating Sound Level Meter CR-831; + Máy đo khí độc đa năng: Toxic Gas Monitor - MX21; + NOx Riken Personal Monitor SC-90; + Thiết bị phân tích bụi bằng hồng ngoại: MicroDust-Pro-Anh.
  • 37. 27 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu - Trên cơ sở những tài liệu thu thập được tiến hành phân tích, chọn lọc. - Xử lý số liệu trên máy tính bằng phần mềm Word và phần mềm Exel. - Tổng hợp nên những số liệu cần thiết, hợp lý, có cơ sở khoa học. 2.4.4. Phương pháp đối chiếu, so sánh Từ các kết quả tiến hành phân tích mẫu môi trường tiến hành đối chiếu, so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành như: - QCVN 03:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất. - QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. - QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. - QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. - QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh. - QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. - Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. 2.4.5. Phương pháp phỏng vấn * Phỏng vấn bằng phiếu điều tra - Phạm vi phỏng vấn: tiến hành điều tra về hiện trạng môi trường địa phương thông qua 50 phiếu điều tra ngẫu nhiên. * Đối tượng phỏng vấn - Người dân tại xã nơi diễn ra hoạt động khai thác. - Công nhân làm việc tại 2 công ty đang khai thác than trên địa bàn xã. * Hình thức phỏng vấn - Phát phiếu điều tra - Phỏng vấn trực tiếp.
  • 38. 28 2.4.6. Phương pháp kế thừa Khai thác và kế thừa các dự án khai thác và chế biến khoáng sản, các báo cáo, bản đồ, công trình xây dựng của các đơn vị và các Trung tâm nghiên cứu. Thu thập, phân tích các thông tin về khai thác và chế biến khoáng sản,…thông qua các dữ liệu thu thập từ nghiên cứu, báo cáo, khảo sát. 2.4.7. Phương pháp thống kê điều tra thực địa Sử dụng phương pháp này sẽ cho số liệu chính xác từ hiện trường. Các số liệu thống kê và điều tra thực địa sẽ là cơ sở để xây dựng các ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản đến môi trường,… và để dự báo và đề xuất các biện pháp giảm thiểu và xây dựng các kế hoạch hành động. 2.4.8. Phương pháp chuyên gia Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tập hợp chuyên gia các ngành để xây dựng kế hoạch, hành động, biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến than đến tài nguyên, môi trường và xã hội.
  • 39. 29 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, địa mạo a. Vị trí địa lý Xã Lục Sơn là xã miền núi nằm ở phía Đông huyện Lục Nam và Đông Nam tỉnh Bắc Giang cách trung tâm huyện khoảng 40 km, có 17 thôn, dân số 7.232 người với tổng diện tích đất tự nhiên là 9.668,08 ha [26]. Có vị trí tiếp giáp như sau: - Phía Đông giáp huyện Sơn Động; - Phía Tây giáp xã Trường Sơn, Lục Nam; - Phía Nam giáp huyện Đông Triều, Quảng Ninh; - Phía Bắc giáp xã Bình Sơn, Lục Nam. Xã có tuyến đường 293 chạy qua, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa với các địa phương trong và ngoài tỉnh. b. Địa hình, địa mạo Xã Lục Sơn có địa hình núi, có độ cao trung bình, xen kẽ là các khe núi và các sườn dốc kéo dài. Độ cao lớn nhất là 404m, độ cao xuống dần theo hướng từ Đông Bắc xuống Tây Bắc. Địa mạo được hình thành từ các lớp đá như: - Cát kết có cấu tạo khối rắn chắc, phần trên do tác động của phong hóa nên đất đá bị vỡ vụn nhiều, chiều sâu phong hóa từ 40 - 60 m; - Bột kết, sét kết và vỉa than: Các lớp này nằm xen kẽ bỡi những lớp cát kết, nham thạch từ mềm bở tới rắn dòn.
  • 40. 30 Hình 3.1: Vị trí xã Lục Sơn
  • 41. 31 3.1.2. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn a. Đặc điểm khí hậu Khí hậu xã, cũng như trên địa bàn huyện nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, năm phân bố thường có hai mùa rõ rệt. Theo thống kê tính liên tục trong vòng từ năm 1990 - 2013 nhiệt độ trung bình 24,2 o C, nhiệt độ thấp nhất dưới 0 o C và cao nhất là 40 o C. Ẩm độ trung bình đo được trong giai đoạn từ năm 1995 - 2013 là 80,5 %. Độ ẩm có sự chênh lệch giữa hai mùa lớn. Lượng mưa trung bình đo được trong giai đoạn 1990 - 2012 là 1.530 mm. Hướng gió thịnh hành trên địa bàn vào mùa mưa (tháng 4-10) là hướng Đông Nam với tốc độ 5-12 m/s và vận tốc trung bình đo được trong giai đoạn 1990-2012 là 7,2 m/s. Tổng lượng bốc hơi đo được trong giai đoạn 1990-2012 là 890 mm. b. Thuỷ văn - Nước mặt: Do địa hình bị chia cắt mạnh, các dòng chảy cắt vuông góc với đường phương địa tầng và trong các khu suối rồi đổ ra suối chính là suối Nước Vàng sau đó đổ vào sông Lục Nam. Do khu vực ở sát lộ vỉa nên trong quá trình khai thác chịu ảnh hưởng nhiều của nước mặt. Các nham thạch trong trầm tích chứa than có khả năng chứa nước gồm cuội kết, sạn kết, cát kết. Nguồn cung cấp cho nước dưới đất là nước mưa. Miền tàng trữ là địa tầng nham thạch chứa than. Miền thoát của tầng chứa nước là các điểm lộ để hình thành dòng mặt tạo nên suối. Trên địa bàn phân bố một số suối lớn và các nhánh như: suối Nước Vàng, Ngựa Lồng, Đá Ngang và các suối nhỏ khe cạn. Thượng nguồn của các con suối là những dãy núi cao, các suối này thường dốc, lưu lượng ít về mùa khô hầu hết bị cạn. Chiều rộng của lòng suối thường từ 2-3 m, chiều sâu dao động 0,4-0,6 m. + Nước dưới đất: Chủ yếu nằm trong các thành tạo lục nguyên, nước phần lớn do thấm rỉ với lưu lượng nhỏ. 3.1.3. Tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên đất [26]: Diện tích đất tự nhiên của xã: 9.668,08 ha, mật độ dân số 76 người/km2 . Trong đó:
  • 42. 32 + Diện tích đất nông nghiệp là 9.094,66 ha gồm: Đất sản xuất nông nghiệp 357,62 ha; Đất lâm nghiệp 8.182,58 ha; Đất nuôi trồng thủy sản 5,0 ha. + Đất phi nông nghiệp là 486,15 ha gồm: Đất ở 86,44 ha; Đất chuyên dùng 246,21 ha; Đất tôn giáo tín ngưỡng 4,6 ha; Đất nghĩa trang, nghĩa địa 4,93 ha; Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 143,97 ha. + Đất chưa sử dụng: 87,27 ha. - Tài nguyên rừng [26]: Với đặc thù của một xã miền núi với nhiều dân tộc chung sống, trên 90% nhân dân phát triển kinh tế nông nghiệp kết hợp với nguồn thu nhập từ rừng. Xã Lục Sơn có diện tích tự nhiên là 9.662,20 ha, với diện tích rừng là 8.324 ha, trong đó: Rừng do cơ quan Bảo tồn Tây Yên tử quản lý 2.351 ha, Công ty Lâm nghiệp Mai Sơn quản lý 2.868,30 ha, rừng do xã quản lý là 3.104,70 ha, trong đó có 1.699 ha rừng sản xuất, 165 ha rừng Dẻ, đây là cây cho thu nhập cao cho đồng bào dân tộc Lục Sơn, hàng năm sản lượng Dẻ ước tính khoảng 500 triệu đồng. Diện tích trồng rừng kinh tế là 465 ha, chủ yếu là cây keo lai và bạch đàn. - Tài nguyên nước + Tài nguyên nước: Nguồn nước ngầm tuy chưa được tính toán cụ thể nhưng qua thăm dò và qua thực tế sử dụng của nhân dân cho thấy mực nước ngầm có độ sâu từ 5-20m, chất lượng nước tốt mặt khác hệ thống ao hồ, đập dâng nằm rải rác và hệ thống khe suối trong xã đảm bảo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của nhân dân. + Ao hồ và mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản gồm 3 hồ đập trên địa bàn toàn xã có thể nuôi trồng thuỷ sản, sản lượng khoảng 2 tấn cá /năm . - Đánh giá lợi thế phát triển dựa vào nguồn tài nguyên: Với tiềm năng về các nguồn tài nguyên hiện có của xã như về đất nông nghiệp, lâm nghiệp, khoáng sản, tiềm năng về lao động và thuận tiện về lưu thông hàng hóa. UBND xã Lục Sơn xác định mục tiêu phát triển kinh tế từ nghề rừng như: thu hoạch từ hạt dẻ, trám, trồng rừng lấy gỗ, phát triển cây ăn quả như vải thiều, nhãn...) và phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa (như chăn nuôi, rau quả, ngô, lạc...) là nguồn lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra còn khuyến khích nhân dân mở rộng mô hình làng nghề dệt thổ cẩm, gây dựng lại nghề
  • 43. 33 giấy dó, xây dựng thêm một số điểm sản xuất nghề phụ tăng thu nhập cho người dân địa phương (nghề mộc, chế biến hàng lâm sản). 3.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội a. Lĩnh vực kinh tế Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế của xã năm 2012 như sau: - Tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề thủ công: Qua thống kê, đánh giá, tổng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề thủ công năm 2012 ước đạt trên 3,5 tỷ đồng, chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, kinh doanh, dịch vụ và ngành nghề khác… đạt 115 % kế hoạch năm [26]. - Nông - Lâm nghiệp [26]: Công tác gieo trồng cây hàng năm với tổng diện tích là 1.610 ha. Trong đó: + Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt: 633 ha. Diện tích lúa gieo cấy cả năm 561 ha năng suất bình quân đạt 52 tạ/ha, tổng sản lượng đạt: 2.945 tấn, tăng 245 tấn so với năm 2011. Diện tích ngô 72 ha (vụ chiêm), năng suất ước đạt 45 tạ/ha, tổng sản lượng ước đạt 325 tấn. Tổng sản lượng lương thực quy thóc là: 3.270 tấn. Lương thực quy thóc bình quân đầu người đạt 460 kg/người/năm. + Tổng diện tích cây hoa mầu: 248 ha, trong đó: Diện tích cây lạc 175 ha, năng suất 24 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 420 tấn. Cây đỗ diện tích 12 ha, năng suất 16 tạ/ha tổng sản lượng đạt 30 tấn. Diện tích cây rau màu các loại 61 ha đều đạt năng suất cao, ước tính đạt khoảng trên 600 triệu đồng. Diện tích các loại cây chất bột (cây sắn) 188 ha, năng suất sắn tươi ước đạt trên 10 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 1.880 tấn Cây ăn quả : 541 ha chủ yếu như: vải, nhãn, na, hồng v.v... Trong đó: diện tích vải chiếm 335 ha, năng suất bình quân đạt khoảng 5,5 tấn /ha. Sản lượng vải ước đạt trên 2.500 tấn, nhãn ước đạt 80 - 90 tấn. Giá trị bình quân sản xuất đạt trên 52 triệu đồng/ha đất sản xuất. Giá trị thu nhập bình quân đầu người ước đạt 5,8 triệu /người/năm.
  • 44. 34 - Chăn nuôi, thú y: + Về chăn nuôi: Đàn trâu 1.600 con, đàn bò 37 con, đàn lợn đạt trên 6.500 con, đàn lợn nái 337 con, đàn gia cầm, thuỷ cầm trên địa bàn đạt trên 130.000 con. + Về thú y: Tổ chức tiêm phòng định kỳ theo kế hoạch và thường xuyên trong năm được 2.150 liều cho đàn gia súc. Trên 2.500 liều cho đàn gia cầm đảm bảo kịp thời không để dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn. - Lâm nghiệp: Trong 6 tháng đầu năm 2013, UBND xã đã lập dự án và chỉ đạo nhân dân trồng mới được 238 ha rừng chủ yếu: keo lai và bạch đàn cao sản; không xảy ra tình trạng cháy rừng [28]. UBND xã phối hợp với cơ quan bảo tồn, các tiểu khu lâm trường thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng trên địa bàn xã. Song còn để tình trạng tranh chấp đất rừng xảy ra hoặc hộ gia đình chưa thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ. Bảng 3.1: Kết quả phát triển kinh tế, xã hội của xã năm 2012 TT Nội dung Đơn vị Kết quả I Phát triển kinh tế 1 Sản lượng Lúa Tấn 2.945 2 Sản lượng Ngô Tấn 243 3 Sản lượng Lạc Tấn 190 4 Đậu các loại Tấn 6 5 Rau các loại Triệu 300 6 Cây ăn quả: Vải, Nhãn… Tấn 2.500 7 Chăn nuôi: - Trâu Con 1.425 - Bò Con 52 - Lợn thịt Con 3.800 - Lợn lái Con 330 - Gia cầm: Gà, vịt, ngan Con 72.000 8 Tiểu thủ CN và dịch vụ Tỷ đồng 2 9 Tổng sản lượng lương thực quy thóc Tấn 1.960 10 Bình quân lương thực bình quân đầu người Kg 370 11 Lâm nghiệp: Trồng rừng (Diện tích ha) ha 238 II VHXH, xoá đói giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm. 1 Tỷ lệ HS trong lứa tuổi đến lớp (năm học 2010 - 2011) % 100 2 Tỷ lệ làng có quy ước, hương ước % 100 3 Tổng số hộ Hộ 1726 4 Tổng số khẩu Khẩu 7312 5 Trong đó độ tuổi lao động Khẩu 4.115 6 Số lao động được đào tạo nghề Người 22 7 Giải quyết việc làm Người 22 (Nguồn: UBND xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, 2012) [26]
  • 45. 35 b. Lĩnh vực quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng và quản lý đô thị - Giao thông [2]: Tổng số km đường giao thông trên địa bàn xã là 62,56 km, trong đó đường trục xã, liên xã với tổng số là 12,5 km. - Thuỷ lợi [2]: Tổng số hồ chứa, đập có khả năng cấp nước là 06 hồ chứa nước nằm ở các thôn đảm bảo cung cấp nước 2 vụ chính trên diện tích sản xuất là 342 ha và một số hồ đập nhỏ nằm dải rác trong các thôn. - Điện [2]: Tổng số trạm biến áp 12 trạm với tổng số tuyến là 12 tuyến, dài 28 km. - Nhà ở dân cư nông thôn [2]: Tổng số nhà ở dân cư là 1.754 nhà, trong đó: nhà kiên cố là 14,2 % (250 nhà); nhà tạm là 2,0 % (35 nhà); nhà bán kiên cố chiếm 83,8%. c. Lĩnh vực văn hóa xã hội - Dân số và lao động: + Số hộ: Toàn xã hiện có 17 thôn với 1.754 hộ, trong đó có 907 hộ nghèo chiếm 51,7 %, số hộ có kinh tế gia đình đạt khá trở lên là 430 hộ. Số hộ có sản xuất nghề phụ: làm mộc, làm nghề rừng 135 hộ. Tỷ lệ hộ nghèo của xã năm 2012 là 51,7%, phấn đấu đến năm 2015 giảm xuống còn dưới 30% [27]. + Nhân khẩu, lao động: Dân số toàn xã là 7.232 người, lao động trong độ tuổi 4.970 người, trong đó: Lao động nam là 2.294 người chiếm 46%; lao động nữ 2.676 người chiếm 54%; lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp là 4.461 chiếm 89,7%; lao động công nghiệp là 290 người chiếm 6%; lao động làm dịch vụ 135 chiếm 2,7%, lao động khác 84 lao động, chiếm 1,6% [27]. - Đánh giá thuận lợi khó khăn về nguồn nhân lực: Xã có tiềm năng về nguồn nhân lực là rất lớn đặc biệt lao động trong độ tuổi đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng hiện nay xã đang gặp phải một khó khăn lớn đó là nguồn lao động trong độ tuổi phần lớn chưa qua đào tạo và họ không được định hướng nghề trước khi bước vào tuổi lao động chính vì vậy vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành nông lâm nghiệp sang ngành nghề khác là rất khó khăn. - Giáo dục [27]: Phổ cập giáo dục trung học phổ thông đạt theo tiêu chí:
  • 46. 36 + Xã đạt và duy trì được chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ. + Huy động trẻ 6 tuổi học lớp 1 đạt 100%. + Có 95% số trẻ nhóm tuổi 11-14 tốt nghiệp tiểu học. + Huy động 100% học sinh tốt nghiệp tiểu học hàng năm vào học lớp 6. + Các trường học bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, thực hiện dạy đủ các môn học của chương trình. Học sinh đỗ tốt nghiệp THCS tiếp tục học trung học phổ thông, trung học bổ túc, học nghề là đạt 70% (đã đạt theo tiêu chí). Tỷ lệ lao động qua đào tạo mới đạt 5% trên tổng số lao động trên toàn xã. So sánh với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới tiêu chí 14 chưa đạt. - Y tế [27]: Trạm Y tế xã đạt chuẩn quốc gia năm 2004, có diện tích 1.720 m2 nhà được đầu tư xây dựng kiên cố 10 phòng, bán kiên cố 3 phòng, có 6 cán bộ y tế, trong đó có 1 bác sỹ; hàng năm khám chữa bệnh cho trên 4.000 lượt người. Tỷ lệ người tham gia các hình thức bảo hiểm y tế: 70,7% (5.116 người/7.232 người). - Văn hoá: Tổng số thôn đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ VH-TT năm 2012 : 7 thôn, chiếm tỷ lệ 41,1% [27]. - Môi trường [27]: + Số hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 1.580 hộ (nước máy, nước giếng khoan, nước giếng đào), đạt 90 %. + Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình (bể nước, nhà tắm, hố xí) đạt chuẩn 1.345 hộ, chiếm 76,6%. - Văn hóa - Du lịch: Thiên nhiên ban tặng cho miền đất Lục Sơn hùng vĩ cao thượng trùng trùng điệp điệp là những ngọn núi to nhỏ, nhấp nhô cao thấp mang đến một tiềm năng du lịch sinh thái lý tưởng đó là suối Nước Vàng. Suối này được bắt nguồn từ đỉnh cao của dãy núi Yên Tử nằm trong khu bảo tồn Tây Yên Tử nếu tính từ cầu Việt-Nhật Đồng Đỉnh đến thác 10km suối này rất đặc biệt mà các nhà khoa học chưa chứng minh được điều kỳ lạ của nước. Được bắt nguồn từ 1 rẻ núi có thác cao chừng 100m người dân ở
  • 47. 37 đây gọi đó là thác Rót-Suối Vàng vì trên một dòng suối dài chừng 5km một nửa là mầu nước trong của nguồn nước đá vôi trong vắt còn một nửa là mầu vàng óng như mật ong từ ngã ba suối thuộc thôn Đồng Vành 2 xã Lục Sơn đến Thác Rót có khoảng chừng 15 thác lớn nhỏ được tạo thành các hình thái khác nhau trong đó có các thác lớn như Thác Rót, Thác Anh Vũ, Thác Mây, Thác Nước Vàng, Thác Ba Tầng... Nếu vượt Thác Rót chúng ta sẽ gặp một lái cỏ bao la xanh ngắt một màu xen lẫn những loại hoa rừng và núi đá dạn ở khu rừng bảo tồn này có nhiều loài cây cổ kính và gỗ quý hiếm như Lim, Sến, Táu, Chò Nâu, De, Dè, Dẻ, Lọng Bàng, Song Mây... và đặc biệt hơn ở rừng này có các loại măng ngọt, măng đắng, măng dàng, măng nứa mùa chính vào sau tết âm lịch hàng năm. Hơn nữa, đến suối Quan Tài hay còn gọi là suối Cá Cóc một trong những loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam. 3.2. Tình hình khai thác than trên địa bàn xã Lục Sơn 3.2.1. Tài nguyên than trên địa bàn xã Lục Sơn Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang, trong 2 năm 2011 - 2012, tổng số thu nộp ngân sách trong hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản của 57 tổ chức là 23,8 tỷ đồng, trong đó riêng Công ty TNHH một thành viên bốn năm nộp 17,6 tỷ đồng bằng 74% tổng số thu, 56 đơn vị còn lại chỉ đóng được 6,2 tỷ [21]. Than là một trong những khoáng sản và cũng là chất đốt chủ yếu của nền công nghiệp và dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã phát hiện khoáng sản than có 16 mỏ, tổng trữ lượng trên 113,5 triệu tấn, như mỏ: Đồng Rì, Bố Hạ, Đèo Vàng - Bến Trăm, Đông Nam Chũ, Tây nam An Châu, Nước Vàng…; than chủ yếu khai thác phục vụ dân sinh và công nghiệp địa phương [7]. Xã Lục Sơn là nơi có trữ lượng than tương đối lớn. Những người Pháp là người đầu tiên đến khu vực này để khảo sát và tiến hành thi công một số công trình hào, hố thăm dò nhằm xác định đầu lộ than. Từ những năm 1966-1967, Đoàn địa chất 2E (liên đoàn II) và năm 1982 Đoàn 901 của Tổng Cục Địa chất, nay là Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam tìm kiếm và đánh giá trữ lượng than trên địa bàn xã ở C2. Tuy nhiên, than khu vực này không tập trung, chất lượng than trung bình, điều Tải bản FULL (93 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 48. 38 kiện cấu trúc phức tạp, trữ lượng không lớn. Xác định có 7 vỉa than V1, V2, V3, V4, V5, V6, V7 với chiều dày các mỏ than không ổn định, trung bình từ 0,55- 3,9 m. Than tập trung ở khu vực mỏ than nước Vàng, khu mỏ than nước Vàng nằm trên dãy Bảo Đài - Yên Tử, nằm trong vòng cung Đông Triều. Khu mỏ than nước Vàng, xã Lục Sơn có trữ lượng dự báo 30 triệu tấn (hiện đã có hồ sơ xác định được mỏ có trữ lượng 800 nghìn tấn) [7]. - Chất lượng than [7]: Theo đánh giá Đoàn địa chất 2E, than nằm trên khu vực thuộc nhãn hiệu Antraxit, với: + Độ tro: 20,62 - 47,02 ko/o; + Độ ẩm: 4,3 - 4,5 pto/o; + Chất bốc: 5-7 cho/o; + Lưu huỳnh: <1%; + Nhiệt lượng cháy: 4000-6000 Kcal/kg; + Thể trọng: 1,65 t/m3 . 3.2.2. Tình hình khai thác than trên địa bàn xã Lục Sơn Do khu vực có trữ lượng than nhỏ, chất lượng than không tốt nên trước đây khu mỏ không nằm trong quy hoạch khai thác của các đơn vị sản xuất than của Nhà nước. Từ năm 1998 trở lại đây, một số người dân địa phương trong vùng tiến hành khai thác trái phép dựa vào các hào hố công trình nhỏ làm thất thoát một lượng than không nhỏ. Đến nay, cơ bản tình hình khai thác này đã được kiểm soát. Từ năm 2006 đến năm 2008, UBND tỉnh Bắc Giang đã cấp phép khai thác khoáng sản cho 6 đơn vị: Bảng 3.2: Các đơn vị khai thác than trên địa bàn xã Lục Sơn TT Đơn vị hoạt động khoáng sản Diện tích (ha) 1 Công ty CP XD&TM Việt Hoàng 20 2 Công ty CPTM Bắc Giang 60 3 Công ty CP Hợp Nhất 275,6 4 Công ty CP Anh Phong 98,8 5 Công ty CP XNK Đạt Anh 77 6 Công ty CP XNK và CGCN Thái Thịnh 515,4 (Nguồn: Phòng TNMT huyện Lục Nam, 2012) [18]