SlideShare a Scribd company logo
1 of 13
Download to read offline
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐỀ ÁN
CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI NƯỚC NGOÀI
CHO SINH VIÊN KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ THỰC PHẨM
Thái Nguyên - 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
V/v Thực tập tốt nghiệp
cho sinh viên ở nước ngoài
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Kính gửi: Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm
Nhằm giúp sinh viên năm thứ 3, thứ 4 và sinh viên vừa mới tốt nghiệp có cơ hội
tiếp cận với những kiến thức thực tế, nền sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, đồng
thời nâng cao ngoại ngữ, kỹ năng kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế, đáp
ứng nguồn nhân lực chất lượng cao và nhu cầu của các nhà tuyển dụng, Trung tâm
Đào tạo và Phát triển Quốc tế (ĐT&PTQT) không ngừng tích cực tìm kiếm đối tác
quốc tế và hiện xây dựng được các Chương trình thực tập nghề nghiệp tại Israel và
Nhật Bản dành cho sinh viên Khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm
(CNSH-CNTP) công nhận thực tập tốt nghiệp nói riêng và sinh viên thuộc khối nông
lâm nghiệp của khu vực miền núi phía Bắc nói chung. Trên cơ sở đó Trung tâm phối
hợp với Khoa CSNH-CNTP xây dựng đề án “Chương trình thực tập tốt nghiệp tại
nước ngoài cho sinh viên Khoa CNSH-CNTP”.
Trung tâm ĐT&PTQT và Khoa CNSH-CNTP kính đề nghị Hiệu trưởng xem
xét, phê duyệt nội dung và kế hoạch của đề án.
Xin trân trọng cảm ơn./.
BAN CHỦ NHIỆM KHOA CNSH-CNTP
TRƯỞNG KHOA
TS. Nguyễn Văn Duy
TRUNG TÂM ĐT&PTQT
GIÁM ĐỐC
TS. Hoàng Thị Bích Thảo
1
MỤC LỤC
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ ÁN....................................................................................................................3
2. CỞ SỞ PHÁP LÝ........................................................................................................................................4
3. NĂNG LỰC THỰC HIỆN............................................................................................................................4
3.1. Trung tâm Đào tạo Nông nghiệp Quốc tế Agrostudies, Israel........................................................4
3.2. Trung tâm Đào tạo Nông nghiệp Quốc tế AICAT, Israel...................................................................5
3.3. Tổ chức hỗ trợ sinh viên quốc tế CHIKYUJIN, Nhật Bản..................................................................5
3.4. Hội đồng trao đổi Nông nghiệp Quốc tế làng Kawakami................................................................5
3.9. Trường Đại học Nông Lâm...............................................................................................................7
4. MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ MONG ĐỢI CỦA ĐỀ ÁN.....................................................................................7
4.1. Mục tiêu chung................................................................................................................................7
4.2. Kết quả mong đợi.............................................................................................................................8
5. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN............................................................................................................................8
5.1. Nội dung thực hiện..........................................................................................................................8
5.2. Thời gian, đối tượng, quyền lợi và trách nhiệm của người tham gia.............................................8
6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN..............................................................................................................................9
6.1. Thời gian thực hiện..........................................................................................................................9
6.2. Bộ máy tổ chức thực hiện..............................................................................................................10
6.2.1. Ban quản lý đề án.......................................................................................................................10
6.2.2. Hội đồng tư vấn và xét tuyển.....................................................................................................10
6.2.3. Đơn vị triển khai thực hiện.........................................................................................................10
7. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI..........................................................................................................................11
7.1. Kế hoạch triển khai Chương trình thực tập nghề Israel (Phụ lục 1).............................................11
7.2. Kế hoạch triển khai Chương trình thực tập nghề Nhật Bản (Phụ lục 2).......................................11
7.3. Kế hoạch triển khai Chương trình thực tập nghề Hoa Kỳ (Phụ lục 3)..........................................11
7.4. Kế hoạch triển khai Chương trình thực tập nghề Đức (Phụ lục 4)...............................................11
7.5. Kế hoạch triển khai Chương trình thực tập nghề Australia..........................................................11
8.1. Dự kiến mức đóng góp tài chính các chương trình......................................................................12
8.2. Phương án hỗ trợ tài chính............................................................................................................14
8.3. Dự kiến phân bổ kinh phí...............................................................................................................15
9. KẾT LUẬN...............................................................................................................................................20
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
V/v Thực tập tốt nghiệp tại nước ngoài
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
ĐỀ ÁN
CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI NƯỚC NGOÀI CHO
SINH VIÊN KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC
PHẨM
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ ÁN
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta chủ trương khuyến khích các cơ
quan chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp gửi các lực lượng trí thức sang đào
tạo kiến thức chuyên môn tại những nước có nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại sau
này về phục vụ đất nước, đưa nền nông nghiệp Việt Nam sánh vai với các cường quốc
năm châu. Để góp một phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng một nền nông nghiệp
vững mạnh, trong thời gian qua Trường Đại học Nông Lâm đã không ngừng mở
rộng hợp tác với các nước trên thế giới đặc biệt là những nước tiên tiến có nền
nông nghiệp hiện đại và phát triển như Israel và Nhật Bản nhằm tăng thêm cơ hội
thực tập nghề nghiệp ở nước ngoài cho sinh viên. Đây là chương trình gửi sinh
viên năm thứ 3, thứ 4 hoặc vừa mới tốt nghiệp đi thực tập nghề nghiệp tại nước
ngoài từ 7 đến 18 tháng nhằm giúp sinh viên được học tập và làm việc trong một
nền nông nghiệp tiên tiến hiện đại bậc nhất trên thế giới. Chương trình học thông
qua thực hành giúp sinh viên phát triển các kỹ năng nghề nghiệp, tăng kiến thức
thực tế và kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế. Đây được coi là một
bước chuẩn bị quan trọng cho tri thức trẻ Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh
tế thế giới. Sinh viên sau khi trở về có trình độ ngoại ngữ và chuyên môn tốt là lợi
thế khi đi xin việc tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Nhà trường nhận được rất nhiều thông tin của sinh viên bày tỏ
nguyện vọng muốn được tham gia Chương trình thực tập nghề nghiệp tại nước ngoài
với hình thức học thông qua làm việc để trau dồi thêm kiến thức thực tế và tích lũy
kinh nghiệm ở một số đất nước có nền nông nghiệp tiên tiến bậc nhất trên thế giới.
Là một nước với lao động nông nghiệp chiếm trên 70% cùng với những
thành công của chương trình thực tập nghề nghiệp tại Israel trong những năm qua,
hiện nay Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên liên tục nhận được thông tin từ rất
nhiều bộ phận học sinh, sinh viên không thuộc Nhà trường bày tỏ nguyện vọng muốn
được tham gia đào tạo tập huấn về kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao thông qua
chương trình thực tập nghề tại Israel và Nhật Bản.
Dựa trên nhu cầu và nguyện vọng của sinh viên trong và ngoài trường, Trường
Đại học Nông Lâm tích cực mở rộng tìm đối tác nước ngoài để các em sinh viên có
thêm nhiều lựa chọn khi tham gia chương trình thực tập nghề nghiệp tại nước ngoài.
3
Trên cơ sở đó chúng tôi xây dựng đề án: “Chương trình thực tập tốt nghiệp tại nước
ngoài cho sinh viên Khoa CNSH-CNTP”.
2. CỞ SỞ PHÁP LÝ
Đề án:“Chương trình thực tập thực tập tốt nghiệp tại nước ngoài cho sinh viên
khoa CNSH-CNTP” được xây dựng dựa trên những cơ sở pháp lý như sau:
- Căn cứ Nghị định số 31/CP ngày 4/4/1994 của Chính phủ “v/v thành lập Đại
học Thái Nguyên”;
- Căn cứ Quyết định số 2424/QĐ-ĐHTN ngày 22/10/2015 của Giám đốc Đại học
Thái Nguyên về việc ban hành quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Đại học Thái
Nguyên, các cơ sở giáo dục đại học thành viên và đơn vị trực thuộc;
- Căn cứ Thông tư 08/2014/TT-BGDĐT ngày 20/03/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học vùng và
các cơ sở giáo dục đại học thành viên;
- Căn cứ văn bản ký kết hợp tác giữa Trường Đại học Nông Lâm với Trung tâm
Đào tạo Nông nghiệp Quốc tế Agrostudies, Israel ngày 19/06/2006;
- Căn cứ văn bản ký kết hợp tác giữa Trường Đại học Nông Lâm với Trung tâm
Đào tạo Nông nghiệp Quốc tế AICAT, Israel ngày 12/11/2012;
- Căn cứ văn bản ký kết hợp tác giữa Trường Đại học Nông Lâm với tổ chức hỗ
trợ sinh viên quốc tế CHIKYUJIN và Hội đồng trao đổi Nông nghiệp Quốc tế làng
Kawakami năm 2015;
- Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung Ương khóa
XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;
- Căn cứ Nghị quyết số 23-NQ/ĐU ngày 3/3/2016 Hội nghị lần thứ mười Ban
chấp hành Đảng bộ Trường Đại học Nông Lâm khóa XIV trong đó ghi rõ cải tiến công
tác thực tập tốt nghiệp sinh viên hệ đại học gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp
(chấp nhận thực tập nghề ở nước ngoài thay thế cho thực tập tốt nghiệp và rèn nghề).
3. NĂNG LỰC THỰC HIỆN
3.1. Trung tâm Đào tạo Nông nghiệp Quốc tế Agrostudies, Israel
- Trung tâm Đào tạo Nông nghiệp Quốc tế Agrostudies, Israel (“Trung tâm”) là
một đơn vị cung cấp các khóa học tập và đào tạo cao cấp trong các lĩnh vực nông
nghiệp cho các sinh viên quốc tế;
- Trung tâm thuộc tập đoàn Granot sở hữu 41 Kibutzim và Moshavim, các trang
trại lớn và nông trại hoạt động về trồng trọt, chăn nuôi bò sữa, ngựa, gà... Sinh viên
tham dự khóa đào tạo tại Trung tâm thời gian dài nhất là 11 tháng. Sinh viên sẽ ở tại
các trang trại. Trung tâm sẽ chỉ định một người hướng dẫn tùy theo lĩnh vực sinh viên
theo học. Chương trình đào tạo cũng bao gồm giảng dạy trên lớp và các cuộc gặp gỡ
với các chuyên gia nổi tiếng trong ngày. Thông qua chương trình học, các sinh viên có
cơ hội được tiếp cận với các tiêu chuẩn, phương pháp và công nghệ nông nghiệp hiện
đại của tập đoàn Granot;
4
- Kết thúc chương trình thực tập nghề nghiệp tại Israel, sinh viên sẽ được nhận
Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình.
3.2. Trung tâm Đào tạo Nông nghiệp Quốc tế AICAT, Israel
- Trung tâm Đào tạo Nông nghiệp Quốc tế AICAT, Israel (“Trung tâm”) được
thành lập năm 1994 với hình thức là Liên doanh với Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp
và Hội đồng vùng Arava. Trung tâm hoạt động với mục đích đào tạo sinh viên nông
nghiệp từ các quốc gia khác nhau như Thái Lan, Myanmar, Việt Nam, Ấn Độ, Lào và
Nepal dựa trên hình thức “học thông qua làm việc” tại các trang trại của vùng Arava;
- Chương trình đào tạo kéo dài trong 10 tháng, sinh viên sẽ đi làm 5 ngày và 1
ngày học lý thuyết. Sinh viên sẽ được học và đào tạo phù hợp với chuyên ngành của
mình. Các bài học lý thuyết như là: Kinh tế Nông nghiệp, Tài chính và Thị trường, Kỹ
thuật trồng rau, Trồng hoa và cây ăn quả, Kỹ thuật nuôi cá, bò sữa...Đặc biệt sinh viên
được học kỹ thuật công nghệ cao thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ thực
phẩm công nghệ sau thu hoạch ứng dụng trong sản xuất tại cơ sở....Trong thời gian
thực tập nghề tại Israel sinh viên có thể tiến hành một đề tài nghiên cứu tại trang trại
mà sinh viên đó làm việc;
- Kết thúc chương trình thực tập nghề nghiệp tại Israel, sinh viên sẽ được nhận
Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình.
3.3. Tổ chức hỗ trợ sinh viên quốc tế CHIKYUJIN, Nhật Bản
- Là tổ chức đào tạo hỗ trợ sinh viên nước ngoài có cơ hội học thông qua làm
việc nhằm tăng cường tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau về văn hóa, truyền thống giữa
phía Nhật Bản và Việt Nam góp phần vào hòa bình và thịnh vượng của cộng đồng
quốc tế.
- Tổ chức cấp giấy Chứng nhận cho sinh viên sau khi hoàn thành Chương trình.
3.4. Hội đồng trao đổi Nông nghiệp Quốc tế làng Kawakami
Hội đồng trao đổi Nông nghiệp Quốc tế làng Kawakami được thành lập vào năm
1935 với 1500 ha đất trồng trọt chuyên trồng xà lách, cải thảo, bắp cải.... Làng
Kawakami nhận giải thưởng Nông nghiệp Asahi vào năm 1973 như là cộng đồng duy
nhất với lượng nông dân ngày càng tăng. Tất cả các hộ trong làng đều có riêng trang
trại của mình. Diện tích đất nông nghiệp của mỗi hộ là 2,5 ha. Các đô thị, nông dân và
Hợp tác xã Nông nghiệp tất cả đã làm việc cùng nhau hướng tới một mục tiêu chung.
Thu nhập trung bình hàng năm: 2,5 triệu yên. Làng Kawakami có nhiều kinh nghiệm
trong việc đào tạo và hướng dẫn sinh viên quốc tế kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo
quản rau sạch, kỹ thuật xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp, sản xuất an toàn vệ sinh thực
phẩm, các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu.
3.5. Mast International, Đại học Nông nghiệp Minnesota
- Mast international được thành lập vào năm 1949 và là một trong những tổ chức
đầu tiên về trao đổi sinh viên nông nghiệp quốc tế. Tổ chức đã và đang phối hợp triển
khai hợp tác Chương trình đào tạo sinh viên nông nghiệp với trên 80 quốc gia và tạo
cơ hội cho 65.000 sinh viên đến Hoa Kỳ học tập kinh nghiệm nông nghiệp thực tế.
5
Đã có trên 65.000 thực tập sinh tới từ 80 nước trên thế giới tham gia Chương
trình Mast International. Trụ sở đặt tại Trường Đại học Nông nghiệp, Thực phẩm và
Khoa học Môi trường, Đại học Minnesota, St paul, Hoa kỳ.
- Mast International là Chương trình trao đổi Quốc tế kết hợp giữa học tập kinh
nghiệm nông nghiệm thực tế trên các nông trại và lý thuyết trên lớp thông qua trường
Đại Học Nông nghiệp Minnesota.
- Nhiệm vụ của tổ chức là mở rộng sự hiểu biết toàn cầu qua việc cung cấp
chương trình giáo dục, văn hóa thông qua Chương trình trao đổi sinh viên Quốc tế.
3.6. The Foundation for Worldwide International Student Exchange (Wise
Foundation)
- Tổ chức The Foundation for Worldwide International Student Exchange là một
tổ chức phi lợi nhuận được đăng ký thành lập tại Washington, tổ chức cung cấp những
cơ hội trao đổi Quốc tế cho sinh viên, thanh niên.
- Nhiệm vụ của tổ chức là thúc đẩy hòa bình thế giới và hiểu biết thông qua trao
đổi văn hóa, tình hữu nghị toàn cầu được thực hiện qua các chương trình học thuật,
chuyên nghiệp và giải trí.
- Sau khi kết thúc chương trình thực tập nghề nghiệp tại Wise Foundation, sinh
viên sẽ được nhận Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình.
3.7. IRE Agricultural WorldWide
IRE Agricultural WorldWide là tổ chức trao đổi sinh viên của Australia được
thành lập từ năm 1986, bởi hiệp hội nông dân của Úc và hoạt động như là chương trình
trao đổi nông nghiệp quốc tế và được duy trì bởi ACW (Inc) cho đến tháng 12, 2011.
Hiện nay, tổ chức IRE được vận hành bởi hiệp hội National Co-ordinator, Narelle
Vaughan dưới tên gọi IRE Agricultural WorldWide.
IRE cung cấp cơ hội thực tập về nông nghiệp cho các bạn sinh viên trẻ khi đến
Úc. Tổ chức đã hợp tác với 35 đối tác nước ngoài và đã có 270 sinh viên đến Úc thực
tập. IRE được tài trợ bởi mạng lưới các trang trại rộng khắp đất nước cùng sự hợp tác
với trên 220 chủ trang trại của những đồn điền rộng lớn trong các lĩnh vực trồng trọt,
hoa viên cây cảnh, chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi cừu, lợn, ngựa và cơ khí….
IRE có 5 mục tiêu chính và luôn luôn hoạt động để hướng tới mục tiêu một cách
hiệu quả bao gồm:
- Luôn luôn cố gắng, quảng bá, tìm kiểm và tiến hành các chương trình mang tầm
quốc tế về trao đổi kinh nghiệm/ trao đổi văn hóa;
- Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Cục xuất nhập cảnh của ÚC để quá trình cấp
visa trao đổi sinh viên được thuận lợi;
- Duy trì làm việc và tìm kiếm các đối tác ở nước ngoài;
- Khuyến khích sinh viên Úc ra nước ngoài thực tập để tích lũy kinh nghiệm và
trang bị tốt cho cuộc sống sau này;
6
- Cung cấp những địa điểm thực tập tốt, được giám sát chặt chẽ bởi tổ chức IRE,
cung cấp đầy đủ thông tin về công việc và đảm bảo mang lại những kinh nghiệm làm
việc quý báu cho những sinh viên khi đến Úc thực tập.
3.8. Praktikum Global World Wide Internship Opportunities
- Praktikum Global World Wide Internship Opportunities là tổ chức được thành
lập nhằm giúp sinh viên có cơ hội đi thực tập trong thời gian 6 tháng tại Đức về các
lĩnh vực nông nghiệp ngoài ra còn có lĩnh vực nhà hàng khách sạn….
- Mục tiêu của tổ chức là giúp cho sinh viên có được kiến thức, sự hiểu biết sâu
rộng về mọi mặt của nền nông nghiệp, ngành hoa viên cây cảnh và chăn nuôi của Đức.
Sinh viên học các khối ngành nông nghiệp khi tham gia chương trình chỉ cần tham gia
học 4 kì học tại các trường Đại học để đủ điều kiện tham gia chương trình.
Bản kế hoạch thực tập (hợp đồng làm việc) với đầy đủ các điều khoản, điều kiện
làm việc cùng với vai trò, trách nhiệm của sinh viên khi tham gia chương trình sẽ được
tổ chức gửi tới từng sinh viên khi tham gia chương trình. Khi tham gia làm việc ở các
trang trại, vườn ươm cây giống, nhà vườn, trang trại chăn nuôi bò sữa và trang trại gia
súc….. sinh viên sẽ được chi trả 670Euross/tháng và không mất chi phí ăn uống, nhà ở
tại Đức.
- Đã có rất nhiều sinh viên đến từ các trường Đại học của Ukraina và Nga
( Lugansk, Poltava, Dnipropetrovsk, Saratov, Kazan) đã và đang tham gia vào chương
trình của tổ chức Praktikum Global World Wide Internship Opportunities .
3.9. Trường Đại học Nông Lâm
Trường Đại học Nông Lâm được thành lập năm 1970 với nhiệm vụ là trung tâm
đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nông lâm
nghiệp cho phát triển nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Hiện nay nhà
trường có 07 khoa chuyên môn (Khoa Nông học, Khoa Lâm nghiệp, Khoa Kinh tế và
Phát triển Nông thôn, Khoa Quản lý Tài nguyên, Khoa Môi trường, Khoa CNSH-
CNTP và Khoa CNTY) với số sinh viên hiện tại trên 14.000 (cả sinh viên đại học và
sau đại học). Nhà trường đang đào tạo 18 chuyên ngành: Trồng trọt, Công nghệ Sinh
học (CNSH), Công nghệ sau thu hoạch (CNSTH), Hoa viên Cây cảnh, Công nghệ
Thực phẩm (CNTP), Chăn nuôi Thú y, Thú y, Nuôi trồng Thủy sản, Quản lý Đất đai,
Khoa học Môi trường, Địa chính Môi trường, Lâm nghiệp, Nông lâm Kết hợp, Quản
lý Tài nguyên rừng, Khuyến nông, Phát triển Nông thôn, Kinh tế Nông nghiệp, SPKT
nông nghiệp. Sinh viên đang được đào tạo các chuyên ngành trên tại Trường ĐHNL
phù hợp với tiêu chí của Chương trình thực tập nghề nghiệp tại Israel và Nhật Bản.
4. MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ MONG ĐỢI CỦA ĐỀ ÁN
4.1. Mục tiêu chung
- Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên đại học năm thứ 3, thứ 4 ngành
CNSH, CNTP, CNSTH gửi sang thực tập nghề nghiệp tại các trang trại, làng nông
nghiệp ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp tại Israel và Nhật
Bản.
7
4.2. Kết quả mong đợi
- Trên cơ sở đăng ký tự nguyện của sinh viên và cân đối phân bổ thực tập tốt
nghiệp của Khoa CNSH-CNTP, dự kiến mỗi năm sẽ tuyển sinh và gửi được trên
khoảng 40-50 sinh viên Khoa CNSH-CNTP sang thực tập nghề tại nước ngoài (chỉ
tiêu cụ thể sẽ do phía đối tác quyết định cho từng năm);
- Sinh viên sau khi tham gia Chương trình thực tập nghề tại nước ngoài trở về có
khả năng giao tiếp tốt ngoại ngữ, có năng lực thực hiện các biện pháp kỹ thuật công
nghệ cao trong sản xuất nông lâm nghiệp trong điều kiện khô hạn; sản xuất sạch hơn,
tiết kiệm nước, sử dụng phân bón, thuốc BVTV an toàn vệ sinh thực phẩm, công nghệ
xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp;
- Sinh viên được tham gia thực tập trực tiếp tại các cơ sở sản xuất, các trang trại
sản xuất nông nghiệp hiện đại, tiên tiến giúp hiểu được cách thức sản xuất, quản lý
đảm bảo an toàn môi trường và an toàn thực phẩm;
- Sinh viên được tiếp cận và tìm hiểu các nền văn hóa khác từ sinh viên của các quốc
gia khác như Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Ấn Độ, Lào, Nepal và Philippin…;
- Sinh viên tích lũy được kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế.
5. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
5.1. Nội dung thực hiện
- Xây dựng kế hoạch thực tập hàng năm cho từng chương trình bao gồm kế
hoạch đào tạo trong và ngoài nước cho những sinh viên tham gia Chương trình, kế
hoạch phân công giáo viên hướng dẫn và đánh giá kết quả thực tập của sinh viên ;
- Tổ chức tuyển chọn sinh viên theo chỉ tiêu và yêu cầu của phía đối tác;
- Thực hiện đào tạo bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cần thiết cho sinh viên theo yêu
cầu của từng chương trình;
- Làm thủ tục cho sinh viên xuất cảnh;
- Làm thủ tục tiếp nhận sinh viên trở về;
- Đánh giá kết quả thực tập và tiếp tục đào tạo sinh viên hoàn thành chương trình
đại học.
5.2. Thời gian, đối tượng, quyền lợi và trách nhiệm của người tham gia
a, Thời gian
- Sinh viên trúng tuyển có thời gian thực tập tại nước ngoài từ 6 - 12 tháng (tùy
từng chương trình), không kể thời gian bồi dưỡng ngoại ngữ trước khi đi.
b, Đối tượng
- Sinh viên đang học năm thứ 3, thứ 4 hoặc sinh viên mới tốt nghiệp ra trường
thuộc các chuyên ngành đang đào tạo tại khoa CNSH-CNTP;
- Đáp ứng được yêu cầu ngoại ngữ của Chương trình (Trung tâm ĐT&PTQT sẽ
tổ chức đào tạo bồi dưỡng ngoại ngữ);
- Có sức khỏe tốt, có đạo đức tốt, sẵn sàng làm các công việc ngoài đồng ruộng.
8
c, Quyền lợi của sinh viên tham gia thực tập nghề tại nước ngoài
- Sinh viên được tự nguyện lựa chọn tham gia các Chương trình thực tập nghề nghiệp;
- Được xem xét (theo em là nên bỏ chữ xem xét) công nhận thời gian thực tập
nghề ở nước ngoài và được tính tương đương 10 Tín chỉ thực tập tốt nghiệp.
- Được xem xét miễn chuẩn ngoại ngữ khi ra trường
- Được hỗ trợ sắp xếp chỗ ở tại trang trại trong suốt thời gian thực tập;
- Được hỗ trợ bảo hiểm y tế;
- Được thực hành và nâng cao trình độ ngoại ngữ;
- Được tham gia Chương trình định hướng trước khi đi thực tập nghề nghiệp;
- Được nhận lương theo số giờ làm việc. Dự kiến sinh viên trừ hết các khoản chi phí
sẽ tiết kiệm được khoảng từ 10-20 triệu đồng/tháng (tùy từng chương trình và tùy theo
khả năng của sinh viên);
- Được học các tín chỉ liên quan đến nông nghiệp và được cấp chứng chỉ sau khi
hoàn thành Chương trình;
- Được Trung tâm ĐT&PTQT hỗ trợ giới thiệu việc làm sau khi trở về.
d, Trách nhiệm:
- Sinh viên phải đóng đầy đủ học phí của các tín chỉ thực tập tốt nghiệp cho
Trường ĐHNL.
- Sinh viên phải viết nhật ký thực tập tại nước ngoài;
- Sinh viên phải viết báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nước ngoài theo các nội dung
liên quan đến ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu
hoạch theo đề cương đã được bô môn duyệt.
- Sinh viên phải tự trả tiền ăn ở, thuế thu nhập tại nước ngoài bằng nguồn lương
hỗ trợ tại nơi thực tập;
- Phải tuân thủ theo quy định của Chương trình và quy định của đối tác;
- Trực tiếp tham gia thực tập ở các trang trại theo phương pháp “học thông qua
làm việc” với sự hướng dẫn của các chủ trang trại;
- Có cam kết tham gia Chương trình và trở về nước đúng thời hạn;
- Hết thời gian thực tập sinh viên nộp báo cáo thực tập cho giáo viên hướng dẫn,
Khoa CNSH-CNTP tổ chức chấm, đánh giá báo cáo thực tập tốt nghiệp theo quy định
hiện hành theo chương trình đào tạo đã được phê duyệt.
6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
6.1. Thời gian thực hiện
- Đề án bắt đầu thực hiện từ năm 2016 và có thể được thay đổi chỉnh sửa hàng
năm căn cứ vào thực tiễn.
9
6.2. Bộ máy tổ chức thực hiện
6.2.1. Ban quản lý đề án
Stt Họ và tên Chức vụ và đơn vị Chức vụ
1 Trần Văn Điền Hiệu trưởng Trưởng ban
2 Nguyễn Thế Hùng Phó Hiệu Trưởng P. Trưởng ban
3 Hoàng Thị Bích Thảo Giám đốc TT ĐT&PTQT P. Trưởng ban
thường trực
4 Lê Sỹ Trung Trưởng phòng Đào tạo Ủy viên
5 Nguyễn Văn Duy Trưởng Khoa CNSH-CNTP Ủy viên
6 Trần Thị Dự Kế toán trưởng Uỷ viên
7 Nguyễn Thị Mai Thu Chuyên viên TT ĐT&PTQT Điều phối viên
6.2.2. Hội đồng tư vấn và xét tuyển
Hội đồng tư vấn và xét tuyển gồm có:
Stt Họ và tên Chức vụ và đơn vị Chức vụ
1 Trần Văn Điền Hiệu trưởng Chủ tịch
2 Trần Huê Viên Phó Hiệu Trưởng P. chủ tịch
3 Hoàng Thị Bích Thảo Giám đốc TT ĐT&PTQT Ủy viên
4 Nguyễn Văn Duy Trưởng Khoa CNSH-CNTP Ủy viên
5 Nguyễn Quang Tính Trưởng phòng CTHSSV Ủy viên
6 Lê Sỹ Trung Trưởng phòng Đào tạo Ủy viên
7 Nguyễn Thị Mai Thu Chuyên viên TT ĐT&PTQT Thư ký
6.2.3. Đơn vị triển khai thực hiện
(1) Trung tâm ĐT&PTQT: Là đầu mối kết nối với đối tác nước ngoài và phối hợp với
các đơn vị trong trường để triển khai các nội dung của đề án.
- Tổ chức tuyển chọn sinh viên theo chỉ tiêu và yêu cầu của phía đối tác;
- Thực hiện định hướng, đào tạo bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cần thiết cho sinh
viên theo yêu cầu của từng chương trình;
- Xây dựng kế hoạch thực tập hàng năm cho từng chương trình;
- Phối hợp với các đơn vị chức năng làm thủ tục cho sinh viên xuất cảnh và tiếp
nhận sinh viên trở về;
- Phối hợp với đối tác nước ngoài và khoa CNSH-CNTP để đánh giá kết quả thực
tập của sinh viên tại nước ngoài;
- Thực hiện quản lý sinh viên và giải quyết những vướng mắc phát sinh trong
thời gian sinh viên thực tập nghề nghiệp tại nước ngoài.
(2) Khoa CNSH-CNTP:
- Phổ biến Chương trình cho sinh viên của Khoa và giới thiệu những sinh viên đủ
tiêu chuẩn tham gia Chương trình cho Trung tâm ĐT&PTQT;
- Xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp cho những sinh viên tham gia Chương
trình để đảm bảo sinh viên hoàn thành chương trình đại học theo kế hoạch;
10Tải bản FULL (file word 26 trang): bit.ly/370PPF1
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
- Phân công giáo viên hướng dẫn sinh viên viết nhật ký và viết báo cáo theo quy định
của Khoa đồng thời đánh giá kết quả thực tập của sinh viên sau khi trở về (Phụ lục 3);
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tham gia các Chương trình định hướng,
đào tạo bồi dưỡng kỹ năng ngoại ngữ để đảm bảo sinh viên đáp ứng được yêu cầu của
Chương trình.
(3) Các đơn vị phối hợp thực hiện
- Phòng Đào tạo:
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp cho những sinh viên đi thực tập nghề
nghiệp ở nước ngoài trên cơ sở đề xuất của khoa CNSH-CNTP;
+ Phối hợp với CNSH-CNTP để tính tín chỉ tương đương cho sinh viên;
+ Xác nhận các giấy tờ liên quan đến sinh viên trong quá trình làm hồ sơ.
- Phòng Công tác HSSV:
+ Xác nhận và cung cấp hồ sơ sinh viên tham gia chương trình thực tập nghề;
+ Hỗ trợ làm Quyết định cử sinh viên đi và Quyết định tiếp nhận sinh viên trở về.
- Phòng HC – TC: Quản lý văn bản giấy tờ của sinh viên trúng tuyển.
- Phòng KH - TC: Quản lý phí dịch vụ của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
- Phòng QHCN&HTQT: Hỗ trợ quản lý đoàn ra.
7. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI
7.1. Kế hoạch triển khai Chương trình thực tập nghề Israel (Phụ lục 1)
7.2. Kế hoạch triển khai Chương trình thực tập nghề Nhật Bản (Phụ lục 2)
7.3. Kế hoạch triển khai Chương trình thực tập nghề Hoa Kỳ (Phụ lục 3)
7.4. Kế hoạch triển khai Chương trình thực tập nghề Đức (Phụ lục 4)
7.5. Kế hoạch triển khai Chương trình thực tập nghề Australia
Chương trình thực tập nghề tại Australia chỉ dành cho sinh viên đã có kinh
nghiệm thực tập ở nước ngoài như đã tham gia các chương trình thực tập nghề tại Đức,
Israel hoặc Mỹ trở về.
- Thời gian thực tập tại Australia: 12 tháng
- Thời gian bay đến Australia thực tập: Tháng 3, tháng 7 và tháng 10 hàng năm.
8. DỰ KIẾN YÊU CẦU ĐÓNG GÓP TÀI CHÍNH
11Tải bản FULL (file word 26 trang): bit.ly/370PPF1
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
8.1. Dự kiến mức đóng góp tài chính các chương trình
Bảng 1. Dự kiến mức đóng góp tài chính cho Trường ĐHNL của Chương trình
thực tập nghề Israel
Tên các khoản chi
Phí/sinh viên
(1.000đ)
Dự kiến chi phí xét tuyển, đào tạo, xử lý hồ sơ tại Việt Nam
- Chi phí tạo nguồn, giải đáp thông tin về Chương trình
- Hội thảo quảng bá Chương trình
- Xét tuyển hồ sơ theo tiêu chuẩn của đối tác Israel
- Liên hệ sắp xếp phỏng vấn với đối tác và đại sứ quán
- Dịch thuật, xác nhận, giải trình hồ sơ
- Các chi phí chuyển phát nhanh hồ sơ, điện tín
- Đào tạo bồi dưỡng Ngoại ngữ và kỹ năng
- Phí hoàn thiện các thủ tục gửi sinh viên đi và tiếp nhận sinh viên trở về
- Thuế của chương trình
- Phí trích lập các quỹ của Trường ĐHNL & Trung tâm ĐT&PTQT
10.000
TỔNG CỘNG 10.000
Bằng chữ: Mười triệu đồng chẵn./.
Bảng 2. Dự kiến mức đóng góp tài chính cho Trường ĐHNL của Chương trình
thực tập nghề Nhật Bản
Tên các khoản chi
Phí/sinh viên
(1.000đ)
Dự kiến chi phí xét tuyển, đào tạo, xử lý hồ sơ tại Việt Nam
- Chi phí tạo nguồn, giải đáp thông tin về Chương trình
- Hội thảo quảng bá Chương trình
- Xét tuyển hồ sơ theo tiêu chuẩn của đối tác Nhật Bản
- Liên hệ sắp xếp phỏng vấn với đối tác và đại sứ quán
tác phong làm việc,
- Đào tạo ý thức tác phong làm việc theo yêu cầu của Nhật Bản.
- Đào tạo kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng sống và làm việc tại Nhật Bản
- Xử lý hồ sơ, xác nhận, giải trình hồ sơ
- Phí hoàn thiện các thủ tục gửi sinh viên đi và tiếp nhận sinh viên trở
về
- Thuế của chương trình
- Phí trích lập các quỹ của Trường ĐHNL & trung tâm ĐT&PTQT
10.000
TỔNG CỘNG 10.000
Bằng chữ: Mười triệu đồng chẵn./.
Bảng 3. Dự kiến mức đóng góp tài chính cho Trường ĐHNL của Chương trình
thực tập nghề Hoa Kỳ
125257977

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập ngành quản trị văn phòng
Báo cáo thực tập ngành quản trị văn phòngBáo cáo thực tập ngành quản trị văn phòng
Báo cáo thực tập ngành quản trị văn phòng
Học Huỳnh Bá
 

What's hot (17)

Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ...
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ...Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ...
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ...
 
Luận văn: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên ng...
Luận văn: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên ng...Luận văn: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên ng...
Luận văn: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên ng...
 
Luận văn: Một số giải pháp nâng cao chất lượng Đào tạo hệ Trung cấp chuyên ng...
Luận văn: Một số giải pháp nâng cao chất lượng Đào tạo hệ Trung cấp chuyên ng...Luận văn: Một số giải pháp nâng cao chất lượng Đào tạo hệ Trung cấp chuyên ng...
Luận văn: Một số giải pháp nâng cao chất lượng Đào tạo hệ Trung cấp chuyên ng...
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học, tỉnh Phú Yên
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học, tỉnh Phú YênLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học, tỉnh Phú Yên
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học, tỉnh Phú Yên
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Thanh Xuân
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Thanh XuânLuận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Thanh Xuân
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Thanh Xuân
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Bến Tre
Luận văn: Quản lý đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Bến TreLuận văn: Quản lý đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Bến Tre
Luận văn: Quản lý đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Bến Tre
 
Luận văn: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lập
Luận văn: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lậpLuận văn: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lập
Luận văn: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lập
 
Báo cáo thực tập ngành quản trị văn phòng
Báo cáo thực tập ngành quản trị văn phòngBáo cáo thực tập ngành quản trị văn phòng
Báo cáo thực tập ngành quản trị văn phòng
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk LăkLuận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk Lăk
 
Đề tài: Chương trình hỗ trợ đăng ký kế hoạch công tác năm học
Đề tài: Chương trình hỗ trợ đăng ký kế hoạch công tác năm họcĐề tài: Chương trình hỗ trợ đăng ký kế hoạch công tác năm học
Đề tài: Chương trình hỗ trợ đăng ký kế hoạch công tác năm học
 
Ke hoach tuyen_dung_vien_chuc_nam_2014
Ke hoach tuyen_dung_vien_chuc_nam_2014Ke hoach tuyen_dung_vien_chuc_nam_2014
Ke hoach tuyen_dung_vien_chuc_nam_2014
 
Luân văn: Biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật HOT
Luân văn: Biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật HOTLuân văn: Biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật HOT
Luân văn: Biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu họcLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trúLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú
 
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy môn tiếng Anh, 9đ
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy môn tiếng Anh, 9đLuận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy môn tiếng Anh, 9đ
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy môn tiếng Anh, 9đ
 
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOTĐề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOT
 

Similar to ĐỀ ÁN CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI NƯỚC NGOÀI CHO SINH VIÊN KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Similar to ĐỀ ÁN CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI NƯỚC NGOÀI CHO SINH VIÊN KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM (20)

Đề tài: Xây dựng chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần
Đề tài: Xây dựng chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuầnĐề tài: Xây dựng chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần
Đề tài: Xây dựng chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần
 
Đề tài: Chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần trên web
Đề tài: Chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần trên webĐề tài: Chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần trên web
Đề tài: Chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần trên web
 
Đề tài: Chương trình thanh toán tiền cho hội đồng chấm tốt nghiệp
Đề tài: Chương trình thanh toán tiền cho hội đồng chấm tốt nghiệpĐề tài: Chương trình thanh toán tiền cho hội đồng chấm tốt nghiệp
Đề tài: Chương trình thanh toán tiền cho hội đồng chấm tốt nghiệp
 
Cẩm nang tuyển sinh năm 2010
Cẩm nang tuyển sinh năm 2010Cẩm nang tuyển sinh năm 2010
Cẩm nang tuyển sinh năm 2010
 
BTPH Cao đẳng FPT Polytechnic T9.2016
BTPH Cao đẳng FPT Polytechnic T9.2016BTPH Cao đẳng FPT Polytechnic T9.2016
BTPH Cao đẳng FPT Polytechnic T9.2016
 
Chiến lược phát triển trường đại học nha trang đến năm 2020 tầm nhìn 2030
Chiến lược phát triển trường đại học nha trang đến năm 2020 tầm nhìn 2030Chiến lược phát triển trường đại học nha trang đến năm 2020 tầm nhìn 2030
Chiến lược phát triển trường đại học nha trang đến năm 2020 tầm nhìn 2030
 
ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH DỊCH VỤ DU...
ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH DỊCH VỤ DU...ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH DỊCH VỤ DU...
ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH DỊCH VỤ DU...
 
STSV 2019.pdf
STSV 2019.pdfSTSV 2019.pdf
STSV 2019.pdf
 
luan van thac si xay dung chuong trinh ho tro bao cao cong viec tren web
luan van thac si xay dung chuong trinh ho tro bao cao cong viec tren webluan van thac si xay dung chuong trinh ho tro bao cao cong viec tren web
luan van thac si xay dung chuong trinh ho tro bao cao cong viec tren web
 
De an ttnn
De an ttnn De an ttnn
De an ttnn
 
Luận văn xây dựng website hỗ trợ đăng ký Xét Tuyển Vào Đại Học.doc
Luận văn xây dựng website hỗ trợ đăng ký Xét Tuyển Vào Đại Học.docLuận văn xây dựng website hỗ trợ đăng ký Xét Tuyển Vào Đại Học.doc
Luận văn xây dựng website hỗ trợ đăng ký Xét Tuyển Vào Đại Học.doc
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Xây Dựng Website Hỗ Trợ Lập Lịch Trình Kế Hoạch Giảng Dạy Củ...
Đồ Án Tốt Nghiệp Xây Dựng Website Hỗ Trợ Lập Lịch Trình Kế Hoạch Giảng Dạy Củ...Đồ Án Tốt Nghiệp Xây Dựng Website Hỗ Trợ Lập Lịch Trình Kế Hoạch Giảng Dạy Củ...
Đồ Án Tốt Nghiệp Xây Dựng Website Hỗ Trợ Lập Lịch Trình Kế Hoạch Giảng Dạy Củ...
 
ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ.pdf
ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ.pdfĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ.pdf
ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ.pdf
 
đề áN vị trí việc làm trường đại học kinh tế đại học huế 6772221
đề áN vị trí việc làm trường đại học kinh tế   đại học huế 6772221đề áN vị trí việc làm trường đại học kinh tế   đại học huế 6772221
đề áN vị trí việc làm trường đại học kinh tế đại học huế 6772221
 
Đề tài: Website hỗ trợ đăng ký xét tuyển vào đại học, HAY
Đề tài: Website hỗ trợ đăng ký xét tuyển vào đại học, HAYĐề tài: Website hỗ trợ đăng ký xét tuyển vào đại học, HAY
Đề tài: Website hỗ trợ đăng ký xét tuyển vào đại học, HAY
 
Đề tài: Xây dựng Website hỗ trợ đăng ký xét tuyển vào đại học
Đề tài: Xây dựng Website hỗ trợ đăng ký xét tuyển vào đại họcĐề tài: Xây dựng Website hỗ trợ đăng ký xét tuyển vào đại học
Đề tài: Xây dựng Website hỗ trợ đăng ký xét tuyển vào đại học
 
Đề tài: Xây dựng Website hỗ trợ đăng ký xét tuyển đại học, HOT
Đề tài: Xây dựng Website hỗ trợ đăng ký xét tuyển đại học, HOTĐề tài: Xây dựng Website hỗ trợ đăng ký xét tuyển đại học, HOT
Đề tài: Xây dựng Website hỗ trợ đăng ký xét tuyển đại học, HOT
 
Luận Văn Xây Dựng Website Lưu Trữ Thông Tin Làm Việc Với Sinh Viên Hàng Ngày.doc
Luận Văn Xây Dựng Website Lưu Trữ Thông Tin Làm Việc Với Sinh Viên Hàng Ngày.docLuận Văn Xây Dựng Website Lưu Trữ Thông Tin Làm Việc Với Sinh Viên Hàng Ngày.doc
Luận Văn Xây Dựng Website Lưu Trữ Thông Tin Làm Việc Với Sinh Viên Hàng Ngày.doc
 
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...
 
XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ CHẤM CÔNG LÀM VIỆC HÀNG THÁNG.pdf
XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ CHẤM CÔNG LÀM VIỆC HÀNG THÁNG.pdfXÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ CHẤM CÔNG LÀM VIỆC HÀNG THÁNG.pdf
XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ CHẤM CÔNG LÀM VIỆC HÀNG THÁNG.pdf
 

More from nataliej4

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
K61PHMTHQUNHCHI
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
 

ĐỀ ÁN CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI NƯỚC NGOÀI CHO SINH VIÊN KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐỀ ÁN CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI NƯỚC NGOÀI CHO SINH VIÊN KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Thái Nguyên - 2016
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM V/v Thực tập tốt nghiệp cho sinh viên ở nước ngoài CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016 Kính gửi: Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Nhằm giúp sinh viên năm thứ 3, thứ 4 và sinh viên vừa mới tốt nghiệp có cơ hội tiếp cận với những kiến thức thực tế, nền sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, đồng thời nâng cao ngoại ngữ, kỹ năng kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao và nhu cầu của các nhà tuyển dụng, Trung tâm Đào tạo và Phát triển Quốc tế (ĐT&PTQT) không ngừng tích cực tìm kiếm đối tác quốc tế và hiện xây dựng được các Chương trình thực tập nghề nghiệp tại Israel và Nhật Bản dành cho sinh viên Khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm (CNSH-CNTP) công nhận thực tập tốt nghiệp nói riêng và sinh viên thuộc khối nông lâm nghiệp của khu vực miền núi phía Bắc nói chung. Trên cơ sở đó Trung tâm phối hợp với Khoa CSNH-CNTP xây dựng đề án “Chương trình thực tập tốt nghiệp tại nước ngoài cho sinh viên Khoa CNSH-CNTP”. Trung tâm ĐT&PTQT và Khoa CNSH-CNTP kính đề nghị Hiệu trưởng xem xét, phê duyệt nội dung và kế hoạch của đề án. Xin trân trọng cảm ơn./. BAN CHỦ NHIỆM KHOA CNSH-CNTP TRƯỞNG KHOA TS. Nguyễn Văn Duy TRUNG TÂM ĐT&PTQT GIÁM ĐỐC TS. Hoàng Thị Bích Thảo 1
  • 3. MỤC LỤC 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ ÁN....................................................................................................................3 2. CỞ SỞ PHÁP LÝ........................................................................................................................................4 3. NĂNG LỰC THỰC HIỆN............................................................................................................................4 3.1. Trung tâm Đào tạo Nông nghiệp Quốc tế Agrostudies, Israel........................................................4 3.2. Trung tâm Đào tạo Nông nghiệp Quốc tế AICAT, Israel...................................................................5 3.3. Tổ chức hỗ trợ sinh viên quốc tế CHIKYUJIN, Nhật Bản..................................................................5 3.4. Hội đồng trao đổi Nông nghiệp Quốc tế làng Kawakami................................................................5 3.9. Trường Đại học Nông Lâm...............................................................................................................7 4. MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ MONG ĐỢI CỦA ĐỀ ÁN.....................................................................................7 4.1. Mục tiêu chung................................................................................................................................7 4.2. Kết quả mong đợi.............................................................................................................................8 5. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN............................................................................................................................8 5.1. Nội dung thực hiện..........................................................................................................................8 5.2. Thời gian, đối tượng, quyền lợi và trách nhiệm của người tham gia.............................................8 6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN..............................................................................................................................9 6.1. Thời gian thực hiện..........................................................................................................................9 6.2. Bộ máy tổ chức thực hiện..............................................................................................................10 6.2.1. Ban quản lý đề án.......................................................................................................................10 6.2.2. Hội đồng tư vấn và xét tuyển.....................................................................................................10 6.2.3. Đơn vị triển khai thực hiện.........................................................................................................10 7. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI..........................................................................................................................11 7.1. Kế hoạch triển khai Chương trình thực tập nghề Israel (Phụ lục 1).............................................11 7.2. Kế hoạch triển khai Chương trình thực tập nghề Nhật Bản (Phụ lục 2).......................................11 7.3. Kế hoạch triển khai Chương trình thực tập nghề Hoa Kỳ (Phụ lục 3)..........................................11 7.4. Kế hoạch triển khai Chương trình thực tập nghề Đức (Phụ lục 4)...............................................11 7.5. Kế hoạch triển khai Chương trình thực tập nghề Australia..........................................................11 8.1. Dự kiến mức đóng góp tài chính các chương trình......................................................................12 8.2. Phương án hỗ trợ tài chính............................................................................................................14 8.3. Dự kiến phân bổ kinh phí...............................................................................................................15 9. KẾT LUẬN...............................................................................................................................................20 2
  • 4. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM V/v Thực tập tốt nghiệp tại nước ngoài CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016 ĐỀ ÁN CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI NƯỚC NGOÀI CHO SINH VIÊN KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ ÁN Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta chủ trương khuyến khích các cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp gửi các lực lượng trí thức sang đào tạo kiến thức chuyên môn tại những nước có nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại sau này về phục vụ đất nước, đưa nền nông nghiệp Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu. Để góp một phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng một nền nông nghiệp vững mạnh, trong thời gian qua Trường Đại học Nông Lâm đã không ngừng mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới đặc biệt là những nước tiên tiến có nền nông nghiệp hiện đại và phát triển như Israel và Nhật Bản nhằm tăng thêm cơ hội thực tập nghề nghiệp ở nước ngoài cho sinh viên. Đây là chương trình gửi sinh viên năm thứ 3, thứ 4 hoặc vừa mới tốt nghiệp đi thực tập nghề nghiệp tại nước ngoài từ 7 đến 18 tháng nhằm giúp sinh viên được học tập và làm việc trong một nền nông nghiệp tiên tiến hiện đại bậc nhất trên thế giới. Chương trình học thông qua thực hành giúp sinh viên phát triển các kỹ năng nghề nghiệp, tăng kiến thức thực tế và kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế. Đây được coi là một bước chuẩn bị quan trọng cho tri thức trẻ Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Sinh viên sau khi trở về có trình độ ngoại ngữ và chuyên môn tốt là lợi thế khi đi xin việc tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhà trường nhận được rất nhiều thông tin của sinh viên bày tỏ nguyện vọng muốn được tham gia Chương trình thực tập nghề nghiệp tại nước ngoài với hình thức học thông qua làm việc để trau dồi thêm kiến thức thực tế và tích lũy kinh nghiệm ở một số đất nước có nền nông nghiệp tiên tiến bậc nhất trên thế giới. Là một nước với lao động nông nghiệp chiếm trên 70% cùng với những thành công của chương trình thực tập nghề nghiệp tại Israel trong những năm qua, hiện nay Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên liên tục nhận được thông tin từ rất nhiều bộ phận học sinh, sinh viên không thuộc Nhà trường bày tỏ nguyện vọng muốn được tham gia đào tạo tập huấn về kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao thông qua chương trình thực tập nghề tại Israel và Nhật Bản. Dựa trên nhu cầu và nguyện vọng của sinh viên trong và ngoài trường, Trường Đại học Nông Lâm tích cực mở rộng tìm đối tác nước ngoài để các em sinh viên có thêm nhiều lựa chọn khi tham gia chương trình thực tập nghề nghiệp tại nước ngoài. 3
  • 5. Trên cơ sở đó chúng tôi xây dựng đề án: “Chương trình thực tập tốt nghiệp tại nước ngoài cho sinh viên Khoa CNSH-CNTP”. 2. CỞ SỞ PHÁP LÝ Đề án:“Chương trình thực tập thực tập tốt nghiệp tại nước ngoài cho sinh viên khoa CNSH-CNTP” được xây dựng dựa trên những cơ sở pháp lý như sau: - Căn cứ Nghị định số 31/CP ngày 4/4/1994 của Chính phủ “v/v thành lập Đại học Thái Nguyên”; - Căn cứ Quyết định số 2424/QĐ-ĐHTN ngày 22/10/2015 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên về việc ban hành quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Đại học Thái Nguyên, các cơ sở giáo dục đại học thành viên và đơn vị trực thuộc; - Căn cứ Thông tư 08/2014/TT-BGDĐT ngày 20/03/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên; - Căn cứ văn bản ký kết hợp tác giữa Trường Đại học Nông Lâm với Trung tâm Đào tạo Nông nghiệp Quốc tế Agrostudies, Israel ngày 19/06/2006; - Căn cứ văn bản ký kết hợp tác giữa Trường Đại học Nông Lâm với Trung tâm Đào tạo Nông nghiệp Quốc tế AICAT, Israel ngày 12/11/2012; - Căn cứ văn bản ký kết hợp tác giữa Trường Đại học Nông Lâm với tổ chức hỗ trợ sinh viên quốc tế CHIKYUJIN và Hội đồng trao đổi Nông nghiệp Quốc tế làng Kawakami năm 2015; - Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung Ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; - Căn cứ Nghị quyết số 23-NQ/ĐU ngày 3/3/2016 Hội nghị lần thứ mười Ban chấp hành Đảng bộ Trường Đại học Nông Lâm khóa XIV trong đó ghi rõ cải tiến công tác thực tập tốt nghiệp sinh viên hệ đại học gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp (chấp nhận thực tập nghề ở nước ngoài thay thế cho thực tập tốt nghiệp và rèn nghề). 3. NĂNG LỰC THỰC HIỆN 3.1. Trung tâm Đào tạo Nông nghiệp Quốc tế Agrostudies, Israel - Trung tâm Đào tạo Nông nghiệp Quốc tế Agrostudies, Israel (“Trung tâm”) là một đơn vị cung cấp các khóa học tập và đào tạo cao cấp trong các lĩnh vực nông nghiệp cho các sinh viên quốc tế; - Trung tâm thuộc tập đoàn Granot sở hữu 41 Kibutzim và Moshavim, các trang trại lớn và nông trại hoạt động về trồng trọt, chăn nuôi bò sữa, ngựa, gà... Sinh viên tham dự khóa đào tạo tại Trung tâm thời gian dài nhất là 11 tháng. Sinh viên sẽ ở tại các trang trại. Trung tâm sẽ chỉ định một người hướng dẫn tùy theo lĩnh vực sinh viên theo học. Chương trình đào tạo cũng bao gồm giảng dạy trên lớp và các cuộc gặp gỡ với các chuyên gia nổi tiếng trong ngày. Thông qua chương trình học, các sinh viên có cơ hội được tiếp cận với các tiêu chuẩn, phương pháp và công nghệ nông nghiệp hiện đại của tập đoàn Granot; 4
  • 6. - Kết thúc chương trình thực tập nghề nghiệp tại Israel, sinh viên sẽ được nhận Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình. 3.2. Trung tâm Đào tạo Nông nghiệp Quốc tế AICAT, Israel - Trung tâm Đào tạo Nông nghiệp Quốc tế AICAT, Israel (“Trung tâm”) được thành lập năm 1994 với hình thức là Liên doanh với Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Hội đồng vùng Arava. Trung tâm hoạt động với mục đích đào tạo sinh viên nông nghiệp từ các quốc gia khác nhau như Thái Lan, Myanmar, Việt Nam, Ấn Độ, Lào và Nepal dựa trên hình thức “học thông qua làm việc” tại các trang trại của vùng Arava; - Chương trình đào tạo kéo dài trong 10 tháng, sinh viên sẽ đi làm 5 ngày và 1 ngày học lý thuyết. Sinh viên sẽ được học và đào tạo phù hợp với chuyên ngành của mình. Các bài học lý thuyết như là: Kinh tế Nông nghiệp, Tài chính và Thị trường, Kỹ thuật trồng rau, Trồng hoa và cây ăn quả, Kỹ thuật nuôi cá, bò sữa...Đặc biệt sinh viên được học kỹ thuật công nghệ cao thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm công nghệ sau thu hoạch ứng dụng trong sản xuất tại cơ sở....Trong thời gian thực tập nghề tại Israel sinh viên có thể tiến hành một đề tài nghiên cứu tại trang trại mà sinh viên đó làm việc; - Kết thúc chương trình thực tập nghề nghiệp tại Israel, sinh viên sẽ được nhận Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình. 3.3. Tổ chức hỗ trợ sinh viên quốc tế CHIKYUJIN, Nhật Bản - Là tổ chức đào tạo hỗ trợ sinh viên nước ngoài có cơ hội học thông qua làm việc nhằm tăng cường tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau về văn hóa, truyền thống giữa phía Nhật Bản và Việt Nam góp phần vào hòa bình và thịnh vượng của cộng đồng quốc tế. - Tổ chức cấp giấy Chứng nhận cho sinh viên sau khi hoàn thành Chương trình. 3.4. Hội đồng trao đổi Nông nghiệp Quốc tế làng Kawakami Hội đồng trao đổi Nông nghiệp Quốc tế làng Kawakami được thành lập vào năm 1935 với 1500 ha đất trồng trọt chuyên trồng xà lách, cải thảo, bắp cải.... Làng Kawakami nhận giải thưởng Nông nghiệp Asahi vào năm 1973 như là cộng đồng duy nhất với lượng nông dân ngày càng tăng. Tất cả các hộ trong làng đều có riêng trang trại của mình. Diện tích đất nông nghiệp của mỗi hộ là 2,5 ha. Các đô thị, nông dân và Hợp tác xã Nông nghiệp tất cả đã làm việc cùng nhau hướng tới một mục tiêu chung. Thu nhập trung bình hàng năm: 2,5 triệu yên. Làng Kawakami có nhiều kinh nghiệm trong việc đào tạo và hướng dẫn sinh viên quốc tế kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo quản rau sạch, kỹ thuật xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp, sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm, các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu. 3.5. Mast International, Đại học Nông nghiệp Minnesota - Mast international được thành lập vào năm 1949 và là một trong những tổ chức đầu tiên về trao đổi sinh viên nông nghiệp quốc tế. Tổ chức đã và đang phối hợp triển khai hợp tác Chương trình đào tạo sinh viên nông nghiệp với trên 80 quốc gia và tạo cơ hội cho 65.000 sinh viên đến Hoa Kỳ học tập kinh nghiệm nông nghiệp thực tế. 5
  • 7. Đã có trên 65.000 thực tập sinh tới từ 80 nước trên thế giới tham gia Chương trình Mast International. Trụ sở đặt tại Trường Đại học Nông nghiệp, Thực phẩm và Khoa học Môi trường, Đại học Minnesota, St paul, Hoa kỳ. - Mast International là Chương trình trao đổi Quốc tế kết hợp giữa học tập kinh nghiệm nông nghiệm thực tế trên các nông trại và lý thuyết trên lớp thông qua trường Đại Học Nông nghiệp Minnesota. - Nhiệm vụ của tổ chức là mở rộng sự hiểu biết toàn cầu qua việc cung cấp chương trình giáo dục, văn hóa thông qua Chương trình trao đổi sinh viên Quốc tế. 3.6. The Foundation for Worldwide International Student Exchange (Wise Foundation) - Tổ chức The Foundation for Worldwide International Student Exchange là một tổ chức phi lợi nhuận được đăng ký thành lập tại Washington, tổ chức cung cấp những cơ hội trao đổi Quốc tế cho sinh viên, thanh niên. - Nhiệm vụ của tổ chức là thúc đẩy hòa bình thế giới và hiểu biết thông qua trao đổi văn hóa, tình hữu nghị toàn cầu được thực hiện qua các chương trình học thuật, chuyên nghiệp và giải trí. - Sau khi kết thúc chương trình thực tập nghề nghiệp tại Wise Foundation, sinh viên sẽ được nhận Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình. 3.7. IRE Agricultural WorldWide IRE Agricultural WorldWide là tổ chức trao đổi sinh viên của Australia được thành lập từ năm 1986, bởi hiệp hội nông dân của Úc và hoạt động như là chương trình trao đổi nông nghiệp quốc tế và được duy trì bởi ACW (Inc) cho đến tháng 12, 2011. Hiện nay, tổ chức IRE được vận hành bởi hiệp hội National Co-ordinator, Narelle Vaughan dưới tên gọi IRE Agricultural WorldWide. IRE cung cấp cơ hội thực tập về nông nghiệp cho các bạn sinh viên trẻ khi đến Úc. Tổ chức đã hợp tác với 35 đối tác nước ngoài và đã có 270 sinh viên đến Úc thực tập. IRE được tài trợ bởi mạng lưới các trang trại rộng khắp đất nước cùng sự hợp tác với trên 220 chủ trang trại của những đồn điền rộng lớn trong các lĩnh vực trồng trọt, hoa viên cây cảnh, chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi cừu, lợn, ngựa và cơ khí…. IRE có 5 mục tiêu chính và luôn luôn hoạt động để hướng tới mục tiêu một cách hiệu quả bao gồm: - Luôn luôn cố gắng, quảng bá, tìm kiểm và tiến hành các chương trình mang tầm quốc tế về trao đổi kinh nghiệm/ trao đổi văn hóa; - Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Cục xuất nhập cảnh của ÚC để quá trình cấp visa trao đổi sinh viên được thuận lợi; - Duy trì làm việc và tìm kiếm các đối tác ở nước ngoài; - Khuyến khích sinh viên Úc ra nước ngoài thực tập để tích lũy kinh nghiệm và trang bị tốt cho cuộc sống sau này; 6
  • 8. - Cung cấp những địa điểm thực tập tốt, được giám sát chặt chẽ bởi tổ chức IRE, cung cấp đầy đủ thông tin về công việc và đảm bảo mang lại những kinh nghiệm làm việc quý báu cho những sinh viên khi đến Úc thực tập. 3.8. Praktikum Global World Wide Internship Opportunities - Praktikum Global World Wide Internship Opportunities là tổ chức được thành lập nhằm giúp sinh viên có cơ hội đi thực tập trong thời gian 6 tháng tại Đức về các lĩnh vực nông nghiệp ngoài ra còn có lĩnh vực nhà hàng khách sạn…. - Mục tiêu của tổ chức là giúp cho sinh viên có được kiến thức, sự hiểu biết sâu rộng về mọi mặt của nền nông nghiệp, ngành hoa viên cây cảnh và chăn nuôi của Đức. Sinh viên học các khối ngành nông nghiệp khi tham gia chương trình chỉ cần tham gia học 4 kì học tại các trường Đại học để đủ điều kiện tham gia chương trình. Bản kế hoạch thực tập (hợp đồng làm việc) với đầy đủ các điều khoản, điều kiện làm việc cùng với vai trò, trách nhiệm của sinh viên khi tham gia chương trình sẽ được tổ chức gửi tới từng sinh viên khi tham gia chương trình. Khi tham gia làm việc ở các trang trại, vườn ươm cây giống, nhà vườn, trang trại chăn nuôi bò sữa và trang trại gia súc….. sinh viên sẽ được chi trả 670Euross/tháng và không mất chi phí ăn uống, nhà ở tại Đức. - Đã có rất nhiều sinh viên đến từ các trường Đại học của Ukraina và Nga ( Lugansk, Poltava, Dnipropetrovsk, Saratov, Kazan) đã và đang tham gia vào chương trình của tổ chức Praktikum Global World Wide Internship Opportunities . 3.9. Trường Đại học Nông Lâm Trường Đại học Nông Lâm được thành lập năm 1970 với nhiệm vụ là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nông lâm nghiệp cho phát triển nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Hiện nay nhà trường có 07 khoa chuyên môn (Khoa Nông học, Khoa Lâm nghiệp, Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, Khoa Quản lý Tài nguyên, Khoa Môi trường, Khoa CNSH- CNTP và Khoa CNTY) với số sinh viên hiện tại trên 14.000 (cả sinh viên đại học và sau đại học). Nhà trường đang đào tạo 18 chuyên ngành: Trồng trọt, Công nghệ Sinh học (CNSH), Công nghệ sau thu hoạch (CNSTH), Hoa viên Cây cảnh, Công nghệ Thực phẩm (CNTP), Chăn nuôi Thú y, Thú y, Nuôi trồng Thủy sản, Quản lý Đất đai, Khoa học Môi trường, Địa chính Môi trường, Lâm nghiệp, Nông lâm Kết hợp, Quản lý Tài nguyên rừng, Khuyến nông, Phát triển Nông thôn, Kinh tế Nông nghiệp, SPKT nông nghiệp. Sinh viên đang được đào tạo các chuyên ngành trên tại Trường ĐHNL phù hợp với tiêu chí của Chương trình thực tập nghề nghiệp tại Israel và Nhật Bản. 4. MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ MONG ĐỢI CỦA ĐỀ ÁN 4.1. Mục tiêu chung - Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên đại học năm thứ 3, thứ 4 ngành CNSH, CNTP, CNSTH gửi sang thực tập nghề nghiệp tại các trang trại, làng nông nghiệp ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp tại Israel và Nhật Bản. 7
  • 9. 4.2. Kết quả mong đợi - Trên cơ sở đăng ký tự nguyện của sinh viên và cân đối phân bổ thực tập tốt nghiệp của Khoa CNSH-CNTP, dự kiến mỗi năm sẽ tuyển sinh và gửi được trên khoảng 40-50 sinh viên Khoa CNSH-CNTP sang thực tập nghề tại nước ngoài (chỉ tiêu cụ thể sẽ do phía đối tác quyết định cho từng năm); - Sinh viên sau khi tham gia Chương trình thực tập nghề tại nước ngoài trở về có khả năng giao tiếp tốt ngoại ngữ, có năng lực thực hiện các biện pháp kỹ thuật công nghệ cao trong sản xuất nông lâm nghiệp trong điều kiện khô hạn; sản xuất sạch hơn, tiết kiệm nước, sử dụng phân bón, thuốc BVTV an toàn vệ sinh thực phẩm, công nghệ xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp; - Sinh viên được tham gia thực tập trực tiếp tại các cơ sở sản xuất, các trang trại sản xuất nông nghiệp hiện đại, tiên tiến giúp hiểu được cách thức sản xuất, quản lý đảm bảo an toàn môi trường và an toàn thực phẩm; - Sinh viên được tiếp cận và tìm hiểu các nền văn hóa khác từ sinh viên của các quốc gia khác như Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Ấn Độ, Lào, Nepal và Philippin…; - Sinh viên tích lũy được kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế. 5. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN 5.1. Nội dung thực hiện - Xây dựng kế hoạch thực tập hàng năm cho từng chương trình bao gồm kế hoạch đào tạo trong và ngoài nước cho những sinh viên tham gia Chương trình, kế hoạch phân công giáo viên hướng dẫn và đánh giá kết quả thực tập của sinh viên ; - Tổ chức tuyển chọn sinh viên theo chỉ tiêu và yêu cầu của phía đối tác; - Thực hiện đào tạo bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cần thiết cho sinh viên theo yêu cầu của từng chương trình; - Làm thủ tục cho sinh viên xuất cảnh; - Làm thủ tục tiếp nhận sinh viên trở về; - Đánh giá kết quả thực tập và tiếp tục đào tạo sinh viên hoàn thành chương trình đại học. 5.2. Thời gian, đối tượng, quyền lợi và trách nhiệm của người tham gia a, Thời gian - Sinh viên trúng tuyển có thời gian thực tập tại nước ngoài từ 6 - 12 tháng (tùy từng chương trình), không kể thời gian bồi dưỡng ngoại ngữ trước khi đi. b, Đối tượng - Sinh viên đang học năm thứ 3, thứ 4 hoặc sinh viên mới tốt nghiệp ra trường thuộc các chuyên ngành đang đào tạo tại khoa CNSH-CNTP; - Đáp ứng được yêu cầu ngoại ngữ của Chương trình (Trung tâm ĐT&PTQT sẽ tổ chức đào tạo bồi dưỡng ngoại ngữ); - Có sức khỏe tốt, có đạo đức tốt, sẵn sàng làm các công việc ngoài đồng ruộng. 8
  • 10. c, Quyền lợi của sinh viên tham gia thực tập nghề tại nước ngoài - Sinh viên được tự nguyện lựa chọn tham gia các Chương trình thực tập nghề nghiệp; - Được xem xét (theo em là nên bỏ chữ xem xét) công nhận thời gian thực tập nghề ở nước ngoài và được tính tương đương 10 Tín chỉ thực tập tốt nghiệp. - Được xem xét miễn chuẩn ngoại ngữ khi ra trường - Được hỗ trợ sắp xếp chỗ ở tại trang trại trong suốt thời gian thực tập; - Được hỗ trợ bảo hiểm y tế; - Được thực hành và nâng cao trình độ ngoại ngữ; - Được tham gia Chương trình định hướng trước khi đi thực tập nghề nghiệp; - Được nhận lương theo số giờ làm việc. Dự kiến sinh viên trừ hết các khoản chi phí sẽ tiết kiệm được khoảng từ 10-20 triệu đồng/tháng (tùy từng chương trình và tùy theo khả năng của sinh viên); - Được học các tín chỉ liên quan đến nông nghiệp và được cấp chứng chỉ sau khi hoàn thành Chương trình; - Được Trung tâm ĐT&PTQT hỗ trợ giới thiệu việc làm sau khi trở về. d, Trách nhiệm: - Sinh viên phải đóng đầy đủ học phí của các tín chỉ thực tập tốt nghiệp cho Trường ĐHNL. - Sinh viên phải viết nhật ký thực tập tại nước ngoài; - Sinh viên phải viết báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nước ngoài theo các nội dung liên quan đến ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch theo đề cương đã được bô môn duyệt. - Sinh viên phải tự trả tiền ăn ở, thuế thu nhập tại nước ngoài bằng nguồn lương hỗ trợ tại nơi thực tập; - Phải tuân thủ theo quy định của Chương trình và quy định của đối tác; - Trực tiếp tham gia thực tập ở các trang trại theo phương pháp “học thông qua làm việc” với sự hướng dẫn của các chủ trang trại; - Có cam kết tham gia Chương trình và trở về nước đúng thời hạn; - Hết thời gian thực tập sinh viên nộp báo cáo thực tập cho giáo viên hướng dẫn, Khoa CNSH-CNTP tổ chức chấm, đánh giá báo cáo thực tập tốt nghiệp theo quy định hiện hành theo chương trình đào tạo đã được phê duyệt. 6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 6.1. Thời gian thực hiện - Đề án bắt đầu thực hiện từ năm 2016 và có thể được thay đổi chỉnh sửa hàng năm căn cứ vào thực tiễn. 9
  • 11. 6.2. Bộ máy tổ chức thực hiện 6.2.1. Ban quản lý đề án Stt Họ và tên Chức vụ và đơn vị Chức vụ 1 Trần Văn Điền Hiệu trưởng Trưởng ban 2 Nguyễn Thế Hùng Phó Hiệu Trưởng P. Trưởng ban 3 Hoàng Thị Bích Thảo Giám đốc TT ĐT&PTQT P. Trưởng ban thường trực 4 Lê Sỹ Trung Trưởng phòng Đào tạo Ủy viên 5 Nguyễn Văn Duy Trưởng Khoa CNSH-CNTP Ủy viên 6 Trần Thị Dự Kế toán trưởng Uỷ viên 7 Nguyễn Thị Mai Thu Chuyên viên TT ĐT&PTQT Điều phối viên 6.2.2. Hội đồng tư vấn và xét tuyển Hội đồng tư vấn và xét tuyển gồm có: Stt Họ và tên Chức vụ và đơn vị Chức vụ 1 Trần Văn Điền Hiệu trưởng Chủ tịch 2 Trần Huê Viên Phó Hiệu Trưởng P. chủ tịch 3 Hoàng Thị Bích Thảo Giám đốc TT ĐT&PTQT Ủy viên 4 Nguyễn Văn Duy Trưởng Khoa CNSH-CNTP Ủy viên 5 Nguyễn Quang Tính Trưởng phòng CTHSSV Ủy viên 6 Lê Sỹ Trung Trưởng phòng Đào tạo Ủy viên 7 Nguyễn Thị Mai Thu Chuyên viên TT ĐT&PTQT Thư ký 6.2.3. Đơn vị triển khai thực hiện (1) Trung tâm ĐT&PTQT: Là đầu mối kết nối với đối tác nước ngoài và phối hợp với các đơn vị trong trường để triển khai các nội dung của đề án. - Tổ chức tuyển chọn sinh viên theo chỉ tiêu và yêu cầu của phía đối tác; - Thực hiện định hướng, đào tạo bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cần thiết cho sinh viên theo yêu cầu của từng chương trình; - Xây dựng kế hoạch thực tập hàng năm cho từng chương trình; - Phối hợp với các đơn vị chức năng làm thủ tục cho sinh viên xuất cảnh và tiếp nhận sinh viên trở về; - Phối hợp với đối tác nước ngoài và khoa CNSH-CNTP để đánh giá kết quả thực tập của sinh viên tại nước ngoài; - Thực hiện quản lý sinh viên và giải quyết những vướng mắc phát sinh trong thời gian sinh viên thực tập nghề nghiệp tại nước ngoài. (2) Khoa CNSH-CNTP: - Phổ biến Chương trình cho sinh viên của Khoa và giới thiệu những sinh viên đủ tiêu chuẩn tham gia Chương trình cho Trung tâm ĐT&PTQT; - Xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp cho những sinh viên tham gia Chương trình để đảm bảo sinh viên hoàn thành chương trình đại học theo kế hoạch; 10Tải bản FULL (file word 26 trang): bit.ly/370PPF1 Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 12. - Phân công giáo viên hướng dẫn sinh viên viết nhật ký và viết báo cáo theo quy định của Khoa đồng thời đánh giá kết quả thực tập của sinh viên sau khi trở về (Phụ lục 3); - Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tham gia các Chương trình định hướng, đào tạo bồi dưỡng kỹ năng ngoại ngữ để đảm bảo sinh viên đáp ứng được yêu cầu của Chương trình. (3) Các đơn vị phối hợp thực hiện - Phòng Đào tạo: + Xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp cho những sinh viên đi thực tập nghề nghiệp ở nước ngoài trên cơ sở đề xuất của khoa CNSH-CNTP; + Phối hợp với CNSH-CNTP để tính tín chỉ tương đương cho sinh viên; + Xác nhận các giấy tờ liên quan đến sinh viên trong quá trình làm hồ sơ. - Phòng Công tác HSSV: + Xác nhận và cung cấp hồ sơ sinh viên tham gia chương trình thực tập nghề; + Hỗ trợ làm Quyết định cử sinh viên đi và Quyết định tiếp nhận sinh viên trở về. - Phòng HC – TC: Quản lý văn bản giấy tờ của sinh viên trúng tuyển. - Phòng KH - TC: Quản lý phí dịch vụ của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. - Phòng QHCN&HTQT: Hỗ trợ quản lý đoàn ra. 7. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI 7.1. Kế hoạch triển khai Chương trình thực tập nghề Israel (Phụ lục 1) 7.2. Kế hoạch triển khai Chương trình thực tập nghề Nhật Bản (Phụ lục 2) 7.3. Kế hoạch triển khai Chương trình thực tập nghề Hoa Kỳ (Phụ lục 3) 7.4. Kế hoạch triển khai Chương trình thực tập nghề Đức (Phụ lục 4) 7.5. Kế hoạch triển khai Chương trình thực tập nghề Australia Chương trình thực tập nghề tại Australia chỉ dành cho sinh viên đã có kinh nghiệm thực tập ở nước ngoài như đã tham gia các chương trình thực tập nghề tại Đức, Israel hoặc Mỹ trở về. - Thời gian thực tập tại Australia: 12 tháng - Thời gian bay đến Australia thực tập: Tháng 3, tháng 7 và tháng 10 hàng năm. 8. DỰ KIẾN YÊU CẦU ĐÓNG GÓP TÀI CHÍNH 11Tải bản FULL (file word 26 trang): bit.ly/370PPF1 Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 13. 8.1. Dự kiến mức đóng góp tài chính các chương trình Bảng 1. Dự kiến mức đóng góp tài chính cho Trường ĐHNL của Chương trình thực tập nghề Israel Tên các khoản chi Phí/sinh viên (1.000đ) Dự kiến chi phí xét tuyển, đào tạo, xử lý hồ sơ tại Việt Nam - Chi phí tạo nguồn, giải đáp thông tin về Chương trình - Hội thảo quảng bá Chương trình - Xét tuyển hồ sơ theo tiêu chuẩn của đối tác Israel - Liên hệ sắp xếp phỏng vấn với đối tác và đại sứ quán - Dịch thuật, xác nhận, giải trình hồ sơ - Các chi phí chuyển phát nhanh hồ sơ, điện tín - Đào tạo bồi dưỡng Ngoại ngữ và kỹ năng - Phí hoàn thiện các thủ tục gửi sinh viên đi và tiếp nhận sinh viên trở về - Thuế của chương trình - Phí trích lập các quỹ của Trường ĐHNL & Trung tâm ĐT&PTQT 10.000 TỔNG CỘNG 10.000 Bằng chữ: Mười triệu đồng chẵn./. Bảng 2. Dự kiến mức đóng góp tài chính cho Trường ĐHNL của Chương trình thực tập nghề Nhật Bản Tên các khoản chi Phí/sinh viên (1.000đ) Dự kiến chi phí xét tuyển, đào tạo, xử lý hồ sơ tại Việt Nam - Chi phí tạo nguồn, giải đáp thông tin về Chương trình - Hội thảo quảng bá Chương trình - Xét tuyển hồ sơ theo tiêu chuẩn của đối tác Nhật Bản - Liên hệ sắp xếp phỏng vấn với đối tác và đại sứ quán tác phong làm việc, - Đào tạo ý thức tác phong làm việc theo yêu cầu của Nhật Bản. - Đào tạo kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng sống và làm việc tại Nhật Bản - Xử lý hồ sơ, xác nhận, giải trình hồ sơ - Phí hoàn thiện các thủ tục gửi sinh viên đi và tiếp nhận sinh viên trở về - Thuế của chương trình - Phí trích lập các quỹ của Trường ĐHNL & trung tâm ĐT&PTQT 10.000 TỔNG CỘNG 10.000 Bằng chữ: Mười triệu đồng chẵn./. Bảng 3. Dự kiến mức đóng góp tài chính cho Trường ĐHNL của Chương trình thực tập nghề Hoa Kỳ 125257977