SlideShare a Scribd company logo
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

ĐỖ THỊ THÚY TÚ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
NGOÀI CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

ĐỖ THỊ THÚY TÚ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
NGOÀI CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số : 60 14 01 14
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN VĂN HẢI
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY
HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG
CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGOÀI CÔNG LẬP TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
10
1.1 Các khái niệm cơ bản 10
1.2 Đặc điểm quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các
trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh
14
1.3 Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở
các trường Trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập
16
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP
CHUYÊN NGHIỆP NGOÀI CÔNG LẬP TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
32
2.1 Khái quát các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài
công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
32
2.2 Thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các
trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành
phố Hồ Chí Minh
34
2.3. Nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế quản lí
hoạt động dạy học môn tiễng Anh của các trường trung
cấp ngoài công lập trên điạ bàn thành phố Hồ Chí Minh
51
Chương 3 YÊU CẦU, BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG
DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGOÀI CÔNG
LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
56
3.1 Yêu cầu xây dựng và thực hiện hệ thống biện pháp quản
lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh trong các trường
trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ
Chí Minh
56
3.2 Hệ thống biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn tiếng
Anh trong các trường trung cấp ngoài công lập trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
58
3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của hệ thống
biện pháp đề xuất
80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC 90
Nh÷ng ch÷ viÕt t¾t trong luËn v¨n
Viết đầy đủ Viết tắt
Giáo dục - đào tạo
Thành phố Hồ Chí Minh
Trung cấp chuyên nghiệp
Trungcấp chuyên nghiệp kinh tế - kỹ thuật Tây Nam Á
Trungcấpchuyênnghiệpkinhtế-kỹthuật PhươngĐông
Trung cấp chuyên nghiệp kinh tế - kỹ thuật Sài gòn
Trungcấpchuyênnghiệpcôngnghệ-thôngtinvạnTường
GD - ĐT
TP.HCM
TCCN
TCCN KT- KT Tây Nam Á
TCCN KT- KT Phương Đông
TCCN KT- KT Sài gòn
TCCN CN- TT Vạn Tường
MỞ ĐẦU
1. TÝnh cÊp thiÕt cña ®Ò tµi
Ngày nay các quốc gia trên thế giới đang bước vào thời kỳ hội nhập
sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Xã hội phồn vinh ở thế
kỉ XXI là một xã hội của tri thức và dựa vào tri thức. Để có thể vươn lên hội
nhập vào cộng đồng thế giới, chúng ta cần phải học hỏi kinh nghiệm của các
nước tiên tiến, đồng thời áp dụng những kinh nghiệm đó một cách sáng tạo,
tìm ra được phương thức phát triển phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể
của Việt Nam. Khi tri thức xã hội thay đổi nhanh theo nền kinh tế tri thức thì
con người lao động cũng phải biết đổi mới kiến thức và năng lực của mình
cho phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ.
Các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập là loại hình đào tạo
mở rộng từ hệ thống trung cấp chuyên nghiệp trong giai đoạn hiện nay, để
khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” của đất nước trong thực hiện chủ
trương lớn của nhà nước là mở rộng các loại hình đào tạo, trong đó có một
trong những trọng tâm chú ý là đào tạo công nhân kỹ thuật, thông qua việc ưu
tiên cấp phép thành lập các trường trung cấp chuyên nghiệp. Trường trung
cấp chuyên nghiệp là trường đào tạo các công nhân kỹ thuật viên lành nghề.
Trường góp phần cung cấp nguồn nhân lực cho đất nước. Trường có trách
nhiệm đào tạo những học sinh đã tốt nghiệp phổ thông trung học không
những giỏi về trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn giỏi về ngoại ngữ tiếng
Anh. Trong đó tiếng Anh giúp cho họ có đủ năng lực để nghiên cứu kết hợp
với kiến thức chuyên ngành được đào tạo để tiếp cận với công nghệ tiên tiến.
Thế nhưng hoạt động dạy học môn tiếng Anh trong các trường trung cấp
chuyên nghiệp kể cả ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh đã cố gắng rất
nhiều nhưng kết quả không khả quan. Một thực trạng đáng lo ngại hiện nay tỷ
lệ học sinh giỏi tiếng Anh ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên
3
nghiệp công lập và ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh thì không cao,
chưa kể đến tiếng Anh chuyên ngành. Kết quả là phần lớn học sinh học sinh
chưa có khả năng sử dụng ngoại ngữ để tham khảo nghiên cứu tài liệu nước
ngoài. Đó cũng là mối quan tâm của các nhà quản lý và nghiên cứu giáo dục
ở các bậc học này. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài
“Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp
chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn
tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Hiện nay có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu, bàn luận về đổi mới
nội dung, chương trình, tài liệu, giáo trình, giáo khoa dạy học môn tiếng Anh
ở tất cả các cấp học, bậc học với mục tiêu là nâng cao hiệu quả chất lượng dạy
và học môn tiếng Anh. Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các
trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập cũng không nằm ngoài mục
tiêu đó. Tác giả lược sử các bài viết liên quan đề vấn đề nghiên cứu như sau:
Bài viết “ Ngoại ngữ - một thành tố của chiến lược phát triển nền giáo
dục quốc gia” Tác giả Ngô Văn Quyết đã nêu rõ vai trò của ngoại ngữ đối với
sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước. Ngoại ngữ phải được xem là một thành
tố trong chiến lược phát triển giáo dục quốc gia. Qua phân tích trong bài viết
của mình, tác giả nêu rất rõ việc cần thiết phải hoàn thiện chương trình tiếng
Anh và bổ sung tiếng Anh chuyên ngành trong các trường trung cấp chuyên
nghiệp ngoài công lập và trung học nghề
Bài viết “ Phương pháp học tiếng Anh” Tác giả Nguyễn Quốc Hùng đã
nêu ra những phương pháp học tiếng Anh phổ biến trong nước cũng như trên
thế giới. Từ đó có những nhận xét về hiệu quả của việc sử dụng phương pháp
trực tiếp. Tác giả cũng đã chỉ ra yếu tố cá nhân như sự kiên trì, sức sáng tạo
và tình yêu ngôn ngữ là yếu tố quyết định trong việc học ngoại ngữ.
4
Bài viết “Xây dựng mô hình dạy tiếng Anh cho người Việt” tác giả
Nguyễn Quốc Hùng đã chỉ ra: Để có được những bộ tài liệu học tiếng Anh
cho người Việt với chất lượng đào tạo cao, giúp cho họ đạt được trình độ giao
tiếp thành công trong thời gian ngắn nhất thì phải tính đến những đặc điểm
ngôn ngữ học của người Việt khác với người Anh, tính đến đặc điểm tâm lý,
tính cách cũng như những nét sinh hoạt, phong tục, tập quán, thói quen…
Bài viết “Lựa chọn phương pháp giảng dạy ngoại ngữ theo hướng
nào?” tác giả Văn Canh đã viết: người dạy giữ vai trò trung tâm trong quá
trình tìm kiếm những chiến lược dạy hiệu quả … người dạy vừa là người
nghiên cứu, người đưa ra các giả thuyết, tái hiện có phê phán các giả thuyết
đó trong quá trình giảng dạy thông qua quá trình quan sát và tìm hiểu lớp học.
Thay vì đi tìm một phương pháp tối ưu trong giảng dạy, người dạy cần quan
tâm hơn đến người học và môi trường dạy và học để xây dựng cho mình một
phương pháp dạy ngày càng trở nên thích hợp giúp cho hoạt động dạy trở nên
có hiệu quả hơn.
Trong bài “Làm thế nào để giúp học sinh sử dụng tiếng Anh trong lớp
học” tác giả Catherine Cheehy Skeffington đã nêu ra tầm quan trọng của việc
giúp học sinh nói tiếng Anh. Tác giả đã chỉ ra nguyên nhân tại sao học sinh
không sử dụng tiếng Anh trong lớp. Từ đó nêu ra những biện pháp cụ thể để
giúp học sinh phát huy khả năng nói tiếng Anh trong lớp học.
Trong bài viết “Cần xem lại việc đào tạo ngoại ngữ trong hơn 40 năm
nay”, tác giả Thanh Tùng đã điểm lại tình hình phát triển ngoại ngữ ở nước ta
từ 1945 đến nay, nêu ra vai trò, vị trí của môn ngoại ngữ. Từ đó, tác giả góp
một số ý kiến về chiến lược đào tạo ngoại ngữ.
Trong bài “Dạy – học ngoại ngữ trong cơ chế thị trường”, PGS.TS
Trịnh Văn Minh khẳng định ngoại ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp, mà
còn là phương tiện nâng cao dân trí, mở rộng vốn văn hóa chung, điều kiện
cần cho giao lưu về các mặt và cho quá trình hội nhập quốc tế.
5
Tóm lại: Các luận văn và các bài báo trên đã nghiên cứu nhiều vấn đề,
nhiều mặt của việc giảng dạy ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng,
song việc nghiên cứu giảng dạy và quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh
ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập còn ít được chú ý và
chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu. Vì thế, chúng tôi chọn đề tài:
“Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên
nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh” sẽ không trùng lặp với các
luận văn, đề tài nghiên cứu trước đó.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn quản lí hoạt động dạy học
môn tiếng Anh. Trên cơ sở đó đề xuất hệ thống các biện pháp nhằm quản lí
hiệu quả hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên
nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh trong các
trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh.
Đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân quản lí hoạt động dạy học môn
tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố
Hồ Chí Minh.
Đề xuất hệ thống biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở
các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay.
4. Khách thể và đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên
nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh.
6
*Đối tượng nghiên cứu
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp
chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh.
*Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu 4 trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành
phố Hồ Chí Minh bao gồm: Trường Trung cấp chuyên nghiệp Kinh tế - Kỹ
thuật Tây Nam Á, trường Trung cấp chuyên nghiệp Kinh tế - Kỹ thuật Sài
Gòn, trường Trung cấp chuyên nghiệp công nghệ thông tin Vạn Tường,
trường Trung cấp chuyên nghiệp Kinh tế - Kỹ thuật Phương Đông.
* Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2008 đến 2012
5. Giả thuyết khoa học của đề tài
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp ngoài
công lập tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ được phát huy hiệu quả khi vận dụng
tổng hợp các biện pháp như: Bổ sung, hoàn thiện mục tiêu, chương trình dạy
học môn tiếng Anh trong các trường trung cấp ngoài công lập trên điạ bàn.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng của nhà trường
nhằm nâng cao chất lượng quản lí hoạt động dạy học môn tiếng. Tích cực hoá
quá trình tự học tập môn tiếng Anh của học sinh và tăng cường quản lí hoạt
động kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học môn tiếng Anh ở các trường trung
cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
6. Phương pháp luận ,phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam, chỉ thị, Nghị quyết điều lệ của các cấp về giáo dục – đào tạo và
quản lý giáo dục – đào tạo.
7
* Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp thu thập các tài liệu, đọc sách, tham khảo các công
trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để xây dựng tổng luận nghiên cứu.
Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến và xử lý số liệu: Xây
dựng phiếu trưng cầu ý kiến nhằm làm rõ thực trạng và giải pháp quản lý hoạt
động dạy học môn tiếng Anh ở một số trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài
công lập tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trưng cầu ý kiến với các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng bộ
môn tiếng Anh, với mẫu đại diện của 40 giáo viên và mẫu đại diện của 500
học sinh bằng phương pháp chọn ngẫu nhiên. Kết quả điều tra được xử lý
theo phương pháp thống kê (trung bình, độ tập trung và tương quan)
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm để đánh giá chất lượng: nắm rõ kết
quả học tập về bộ môn tiếng Anh của học sinh ở một số trường trung cấp
chuyên nghiệp ngoài công lập ở tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm
trước, nhận xét chất lượng học tập của học sinh như: điểm số đạt được về bộ
môn tiếng Anh ở các khoa (phân loại: giỏi, khá, trung bình, yếu). Thống kê
tần số, tính tỉ lệ phần trăm (%) theo phân loại. Từ đó nhận xét về quản lý hoạt
động dạy học môn tiếng Anh ở một số trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài
công lập tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng kết kinh nghiệm giảng dạy và quản lý hoạt động dạy học môn
tiếng Anh của các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.
Sử dụng toán thống kê để sử lý kết quả điều tra, thu thập...
8. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài thực hiện thành công có ý nghĩa rất quan trọng trong tố chức chỉ
đạo hoạt động dạy học môn tiếng Anh của nhà trường, góp phần vào đổi mới
nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học môn tiếng Anh nói riêng.
8
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho lãnh đạo của nhà trường tổ chức
tốt hơn công tác quản lí hoạt động dạy và học môn tiếng Anh ở các trường trung
cấp ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
9. Kết cấu đề tài
Đề tài bao gồm: Phần mở đầu, 3 chương, 9 tiết, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục.
9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG
ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGOÀI
CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1.Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm dạy học môn tiếng Anh
Trong lịch sử phát triển của giáo dục và nhà trường, dạy học tồn tại như
một hoạt động xã hội, nó gắn liền với hoạt động của con người. Để thực hiện
các nhiệm vụ giáo dục: giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất,
giáo dục thẩm mỹ và giáo dục lao động, nhà trường phải dựa vào nhiều con
đường có mối quan hệ biện chứng với nhau là dạy học, lao động sản xuất,
trong đó dạy học là phương tiện quan trọng nhất. Như vậy, dạy học là con
đường cơ bản nhằm phát triển trí tuệ nói riêng và hình thành phát triển nhân
cách cho thế hệ trẻ nói chung. Dạy học là hoạt động được tiến hành một cách
có tổ chức, có kế hoạch có nội dung và phương pháp sư phạm của người giáo
viên phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm nhận thức của người học.
Quá trình dạy học là một hệ toàn vẹn gồm hoạt động dạy và hoạt động
học luôn tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau. Sự
tương tác giữa dạy và học mang tính chất cộng tác, trong đó giảng dạy giữ vai
trò chủ động, định hướng, hướng dẫn người học thực hiện tốt việc lĩnh hội
kiến thức, rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp. Dạy học là hoạt động kép
bao gồm dạy (do thầy đảm nhận) và học (do trò đảm nhận). Dạy và học có liên
hệ tác động lẫn nhau không thể thiếu nhau, thầy giữ vai trò lãnh đạo, tổ chức
điều khiển hoạt động của học sinh. Học sinh giữ vai trò tự giác, tích cực, chủ
động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học của bản thân. Với cách tiếp cận
dạy học môn tiếng Anh như là một hoạt động chúng tôi quan niệm:
Dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài
công lập là hoạt động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch của đội ngũ gáo viên,
10
nhằm trang bị cho học sinh, sinh viên những công cụ giao tiếp tiếng Anh giúp họ
có kiến thức cơ bản về ngoại ngữ để đọc sách, hiểu các sách báo khoa học, trực
tiếp giao dịch với người nước ngoài về vấn đề chuyên môn, ngành nghề mình
đang theo học và thực tế công tác sau khi ra trường
Dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp là quá
trình giảng dạy của thầy nhằm tổ chức và điều khiển quá trình nắm tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo của học sinh trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật có liên
quan đến nghề nghiệp tương lai của họ.
Hoạt động học tập của học sinh trung cấp chuyên nghiệp là chủ thể
nhận thức chủ động tích cực nhằm tiếp thu kiến thức chuyên môn nghề
nghiệp để có tay nghề, có kỹ năng, kỹ xảo với một nghề mà họ đã chọn.
Chính vì vậy, người thầy đóng vai trò chủ thể tác động đến học sinh và học
sinh không những là khách thể tiếp nhận sự tác động của thầy mà còn đóng
vai trò chủ thể vì họ là những con người thực hiện hoạt động học tập trong
nhà trường. Họ ý thức về nhiệm vụ học tập, họ tích cực nhận sự tác động từ
phía người thầy: vai trò chủ thể của trò càng được phát huy thì hiệu quả học
tập càng lớn. Trong quá trình dạy học, giảng dạy của thầy đóng vai trò chỉ
đạo, điều khiển hoạt động học của học sinh nhưng không được đối lập với
tính độc lập sang tạo với học sinh.
Hoạt động dạy và học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện ở mối
quan hệ tương tác giữa các thành tố như: mục tiêu, nội dung, phương pháp,
hình thức tổ chức của hoạt động dạy và hoạt động học, người dạy, người học
và kết quả dạy học. trong đó hoạt động dạy của Thày và hoạt động học của
Trò là hai nhân tố trung tâm, năng động nhất của quá trình dạy học. Quản lí
hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp ngoài công lập cũng
tuân theo qui luật của hoạt động dạy học. Vì vậy, chủ thể quản lí cần hiểu và
nắm chắc các yêu cầu cơ bản của hoạt động quản lí như: quản lí mục tiêu dạy
11
học môn tiếng Anh, quản lí nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
và kết quả dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp ngoài công lập trên
địa bàn.
1.1.2. Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở trường trung cấp
chuyên nghiệp ngoài công lập thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý là hoạt động có ý thức của nhà quản lý nhằm đạt tới mục tiêu
hiệu quả quản lí. Cán bộ quản lý, các lực lượng sư phạm... bằng hành động
của mình biến mục tiêu đó thành hiện thực.
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp
chuyên nghiên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là một loại hình quản
lý hoạt động trong đó chủ thể đề ra những mục tiêu cần phải đạt được và
những chủ trương, biện pháp kế hoạch phải thực hiện, lựa chọn nhân sự,
thời gian, huy động và sử dụng nhân lực, vật lực và tài lực ( nguồn nhân
lực giáo dục của nhà trường) hiện có và sẽ có để tổ chức và điều hành bộ
máy nhân lực nhằm thực hiện những chủ trương, biện pháp và kế hoạch nói
trên một cách đúng đắn, có chất lượng và hiệu quả đáp ứng được mục tiêu
mà chủ thể đã đề ra.
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp
ngoài công lập hướng vào thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của của nhà trường.
Vì vậy, quản lý quá trình sư phạm của thầy, hoạt động học tập của trò, diễn ra
chủ yếu trong quá trình dạy học. Do đó quản lý hoạt động dạy học môn tiếng
Anh thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình dạy học
(được tiến hành bởi tập thể giáo viên) nhằm góp phần hình thành và phát triển
toàn diện năng lực chuyên môn và nhân cách cho học sinh theo mục tiêu đào
tạo của nhà trường. Từ những quan niệm và cách tiếp cận trên tác giả đưa ra
quan niệm:
12
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở trường trung cấp chuyên
nghiệp ngoài công lập thành phồ Hồ Chí Minh là cách thức, biện pháp của chủ thể
quản lý theo sự phân cấp tác động đến toàn bộ hoạt động giảng dạy của đội ngũ
giảng viên dạy môn tiếng Anh nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả dạy và học
của nhà trường
Theo đó quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung
cấp ngoài công lập bao gồm các đặc trưng đó là:
Một là, chủ thể quản lý và tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, kế hoạch
giảng dạy, học tập và các hoạt động dạy học theo chương trình, kế hoạch
giảng dạy của nhà trường.
Hai là, chủ thể quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động thực
nghiệm, nghiên cứu khoa học, dịch vụ khoa học và công nghệ, gắn đào tạo
với sử dụng, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất
kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời
sống xã hội.
Ba là, quản lý tổ chức biên soạn chương trình, giáo dục môn học, tài liệu
giảng dạy do Hiệu trưởng giao. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng
dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy học, thực
hành, thực tập và thực nghiệm khoa học.
Bốn là, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.
Chủ thể quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung
cấp ngoài công lập phải có những phẩm chất và năng lực đó là: trình độ học
vấn, tri thức và kỹ năng nghiệp vụ quản lý, gương mẫu về phẩm chất đạo đức,
luôn là tấm gương và là chỗ dựa tin cậy cho đồng nghiệp, là người thầy có uy
tín với học sinh; trung thực, lời nói và hành động nhất quán.
13
1.2. Đặc điểm quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các
trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh
Khác với các trường công lập, quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh
ngoài những đặc điểm chung về quản lí hoạt động dạy học thì quản lí hoạt động
dạy học tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp cũng có những đặc
điểm vừa thuận lợi nhưng cũng gặp không ít những khóa khăn bất cập trong
công tác quản lí. Có thể chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học và
quản lí hoạt động này như sau:
Thứ nhất, quy mô đào tạo của các trường: có số lượng học sinh kông
vượt quá 1000 học sinh, điều đó thể hiện sự cố gắng rất lớn của các trường.
Bởi vì, lâu nay vẫn tồn tại một tình trạng là đa số các gia đình có con đi học
vẫn muốn cho con mình vào đại học, đa số học sinh đều muốn bằng mọi giá thi
đỗ vào đại học. 100% các tổ trưởng bộ môn tiếng Anh và các cán bộ quản lý đều
tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên họ chưa qua lớp quản lý nào cả và thâm niên quản
lý còn rất thấp. Điều đó có ảnh hưởng không tốt đến việc quản lý ở các trường
trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại địa bàn TPHCM.
Thứ hai, về đội ngũ giáo viên giảng dạy ở các trường trung cấp chuyên
nghiệp trên 100% giáo viên đạt tốt nghiệp đại học, giáo viên có thâm niên
giảng dạy trên 5 năm giáo viên có biên chế ở trường công lập, hoặc giáo viên
cơ hửu ở các trường tư thục khác. Số giáo viên còn lại là những giáo viên tự
do hay mới ra trường chưa vào biên chế.
Thứ ba, nội dung chương trình tiếng Anh tổng quát được đưa vào giảng
dạy cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp thông qua việc giảng dạy giáo trình
Headway cuốn 1 giáo trình Lifeline cuốn 1 nội dung kiến thức được thiết kế theo
các chủ điểm nhằm cung cấp kiến thức ngôn ngữ, văn hóa, rèn luyện 4 kỹ năng
(nghe, nói, đọc, viết)
14
Từ thực tế giảng dạy tại hai môi trường khác nhau: các lớp thuộc khối
kinh tế thương mại và các lớp thuộc khối khoa học kỹ thuật. Tác giả luận văn
nhận thấy khoảng 50% học sinh xem việc học ngoại ngữ như “tử ngữ” và
nhiều em trong số đó ngồi trên lớp không tập trung thậm chí ngủ gật, 20%
học sinh tiếp thu được nhưng không chăm chỉ, số còn lại thì học chắc và kết
quả tốt. Có khoảng 82% số học sinh đã biết tiếng Anh trước khi vào trường
trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập số còn lại thì do đã biết khá tiếng
Anh nên khi ngồi học chung với các bạn khác phần thì phải học tiếng Anh từ
đầu nên biểu hiện tâm lý chủ quan, phần khác thì nghĩ rằng môn tiếng Anh
không phải là môn chuyên ngành nên không cần đầu tư nhiều thời gian cốt
sao đủ điểm điều kiện.
Như vậy chỉ có 40% số học sinh có khả năng tiếp thu được tiếng Anh
khi học ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập. Ngoài ra còn
một số ít các em ở vùng sâu vùng xa việc học tiếng Anh là khó khăn. Tuy
nhiên khi nhận phiếu hỏi với nội dung là các em có thích giao tiếp bằng tiếng
Anh không thì kết quả thật bất ngờ 95% học sinh đều thích giao tiếp bằng
tiếng Anh nhưng lại thiếu tự tin khi nói tiếng Anh. Có thể kể tới nhiều nguyên
nhân: 100% học sinh cho rằng ngữ pháp phức tạp, từ vựng khó nhớ đưa đến
không sắp xếp được câu, 80% trong số đó thì do phát âm không chuẩn, .v.v.
Thứ năm, điều kiện vật chất tại các trường trung cấp chuyên nghiệp
ngoài công lập như thiết bị dạy và học chưa đáp ứng được với nhu cầu đổi
mới phương pháp giảng dạy, giáo viên giảng dạy chủ yếu chỉ được trang bị
máy cassette loại thường, chất lượng không tốt.
Thứ sáu, quy mô lớp học còn tồn tại những lớp học quá đông học sinh
(47-56 học sinh/lớp). do không phân loại nên trình độ tiếng Anh chênh lệch
quá nhiều như vậy không phù hợp với các lớp học ngoại ngữ. Vì quá đông
nên học sinh cũng ít có cơ hội rèn luyện kỹ năng, giáo viên không quan tâm
15
đồng đều đến tất cả các học sinh . Từ đó những học sinh chưa giỏi hoặc nhút
nhát hầu như không tiến bộ trong học tập thậm chí ngày càng tụt hậu so với
những học sinh giỏi. Phương pháp giảng dạy vẫn còn mang tính truyền thống,
chủ yếu dựa vào giáo trình, phấn, bảng. Ý thức học tập của học sinh: do các
em quen với cách học ở bậc phổ thông, hầu hết việc học ngoại ngữ chỉ bó
khung trong việc làm bài tập ngữ pháp nên khi vào học môi trường mới do
không điều chỉnh phương pháp học nên không đạt hiệu quả cao.
1.3. Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các
trường Trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập
Nội dung quản lí hoạt động dạy học ở trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài
công lập bao gồm:
1.3.1. Quản lý số lượng, chất lượng giáo viên giảng dạy môn tiếng
Anh ở trường Trung cấp chuyên nghiệp
Nắm chắc số lượng đội ngũ giáo viên, biết được điểm mạnh, điểm yếu
của từng người là một trong những nhiệm vụ của người làm công tác quản lý.
Điều này giúp cho người quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Đây là
một điểm mấu chốt quyết định đến chất lượng dạy học.
Tiếng Anh được đưa vào chương trình trung cấp chuyên nghiệp nhằm
mục đích thực hành giao tiếp. Thông qua mục đích giao tiếp mà đạt tới yêu
cầu về nâng cao trình độ văn hóa và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức. Chính vì
vậy, ngoài việc phải có phẩm chất đạo đức tốt, có nhận thức đúng đắn về nghề
dạy học, giáo viên phải có năng lực sư phạm: hệ thống tri thức khoa học có
liên quan đến bộ môn tiếng Anh mà mình giảng dạy, những hiểu biết cần thiết
về những khoa học lân cận với chuyên môn của mình, đặc biệt lá giáo viên
phải nắm vững phương pháp giảng dạy môn tiếng Anh.
Giáo viên giảng dạy môn tiếng Anh ở trung cấp chuyên nghiệp tối thiểu
phải có trình độ học vị cử nhân tiếng Anh. Để thực hiện giảng dạy tiếng Anh
16
chuyên ngành cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp, giáo viên vừa phải nắm
vững toàn bộ chương trình bộ môn vừa phải mở rộng tầm nhìn qua các tài liệu
chuyên môn để đảm bảo chất lượng và hiệu quả cho việc giảng dạy. Bên cạnh
giáo trình bộ môn, giáo viên phải có những tài liệu bổ trợ như: giáo trình
chuyên ngành đào tạo, từ điển chuyên ngành, sách tham khảo liên quan đến
kiến thức trong chương trình, tạp chí, sách báo nước ngoài liên quan đến bộ
môn, các thông tin trên mạng internet phục vụ cho việc dạy và học tiếng Anh
chuyên ngành.
Tiềm lực và khả năng của đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng đào
tạo. Vì vậy, ngoài việc có bằng cấp chuyên môn thì kinh nghiệm giảng dạy
của giáo viên cũng rất quan trọng. Muốn cho việc giảng dạy tiếng Anh có
chất lượng và đạt hiệu quả cao thì rất cần nhân tố tổ chức và quản lý. Nhân tố
tổ chức và quản lý có ý nghĩa quyết định trước tiên và cuối cùng đối với sự
thành công của việc dạy - học tiếng Anh trong nhà trường. Những vấn đề then
chốt nhất trong việc quản lý về tổ chức điều khiển quá trình giảng dạy tiếng
Anh trong trường trung cấp chuyên nghiệp của chủ thể quản lí đó là:
Một là, lập kế hoạch phân bố quỹ thời gian: Thời gian là một điều kiện
vật chất đầu tiên ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy -
học tiếng Anh ở trung cấp chuyên nghiệp. Để hoàn thành chương trình tiếng
Anh cho các trường trung cấp chuyên nghiệp (7 mô-đun) thì thời lượng cho
môn tiếng Anh dao động từ 90 tiết đến 210 tiết tùy thuộc vào trình độ đầu vào
của học sinh. Như vậy, nếu thời lượng môn tiếng Anh là 210 tiết thì mỗi mô-
đun có 30 tiết thực học trên lớp. Nếu phân phối môn tiếng Anh chỉ học năm
đầu trong tổng số hai năm trung cấp chuyên nghiệp thì mỗi tuần sẽ có năm
tiết tiếng Anh. Người quản lý tiếng Anh có nhiệm vụ lên kế hoạch giảng dạy
và tổ chức chỉ đạo thực hiện việc giảng dạy theo đúng lịch trình bộ môn tiếng
Anh. Cụ thể là xây dựng và thông báo kế hoạch giảng dạy bộ môn toàn khóa
17
và năm học cho từng người, làm cho mỗi thành viên trong tổ tự giác chấp
nhận kế hoạch và tự nguyện hành động theo kế hoạch đã đề ra.
Hai là, phân bố nội dung: Sau khi đã xác định rõ các giai đoạn và phân
bố thời gian cho việc giảng dạy bộ môn tiếng Anh, người quản lý có trách
nhiệm phân bố nội dung chương trình sách giáo khoa hay giáo trình phù hợp
với nội dung giáo dục phẩm chất, nội dung tri thức ngôn ngữ và đất nước học,
nội dung các kỹ năng giao tiếp sao cho hợp lý và ăn khớp với số thời gian quy
định của khóa học.
Ba là, chỉ đạo việc tổ chức các hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ
như: soạn giáo án, lên lớp, dự giờ. Tiết lên lớp là hình thức cơ bản nhất của
quá trình dạy học nhằm biến những nội dung của chương trình bộ môn thành
vốn kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn của học sinh. Bản chất của tiết
lên lớp môn tiếng Anh là hoạt động lời nói bằng tiếng Anh nhằm hình thành ở
học sinh một công cụ giao tiếp mới, rèn luyện một khả năng giao tiếp tối thiểu
nào đó. Chính vì vậy, việc soạn giáo án cũng như việc thực hiện các bước lên
lớp phải được chuẩn bị chu đáo có sự chỉ đạo của người quản lý cũng như có sự
góp ý của các thành viên trong tổ thông qua việc sinh hoạt tổ chuyên môn, hoặc
thông qua tiết dự giờ.
Bốn là, sắp xếp đội ngũ giáo viên đúng chuyên môn, sở trường, năng
lực. Thường xuyên có kế hoạch tổ chức, động viên giáo viên học tập bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cải tiến phương pháp giảng
dạy nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như nâng cao chất lượng học
tiếng Anh cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp.
Năm là, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động giảng dạy, chủ yếu tập trung vào
việc chỉ đạo tổ chức thực hiện mục tiêu, kế hoạch, quy chế chuyên môn, kiểm
tra nề nếp dạy học, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo và
đặc biệt chú trọng đến việc đánh giá chất lượng dạy và học của thầy và trò.
18
Việc kiểm tra, thanh tra hoạt động giảng dạy của giáo viên phải được diễn ra
thường xuyên và có tiêu chí rõ ràng nhằm đánh giá thực trạng tình hình giảng
dạy của tổ bộ môn. Trên cơ sở đó phát huy những mặt mạnh, khắc phục
những mặt còn tồn tại có tác dụng chuẩn bị tích cực cho năm học sau.
1.3.1. Quản lý mục tiêu, chương trình kế hoạch giảng dạy môn tiếng
Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập
Tiếng Anh được đưa vào chương trình giáo dục trung cấp chuyên
nghiệp ngoài công lập nhằm đạt ba mục tiêu: thực hành giao tiếp, nâng cao
trình độ văn hóa và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức. Cả ba mục tiêu trên đều quan
trọng và có quan hệ mật thiết với nhau, song do đặc thù của bộ môn tiếng Anh
mà mục tiêu thực hành giao tiếp trở nên cơ bản nhất. Hai mục tiêu còn lại luôn
bám chặt với mục tiêu thứ nhất và thông qua mục tiêu thực hành giao tiếp mà đạt
tới những yêu cầu về nâng cao trình độ văn hóa và bồi dưỡng phẩm chất. Bởi
vậy, quản lý mục tiêu giảng dạy môn tiếng Anh ở trường trung cấp chuyên
nghiệp phải dựa vào chất lượng đầu ra nghĩa là đánh giá học sinh ở: khả năng sử
dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp thật sự thể hiện ở bốn kỹ năng thực
hành giao tiếp: nghe, nói, đọc, viết; kiến thức mà học sinh đã thu nhận được chủ
yếu trên hai lĩnh vực là ngôn ngữ học và ngôn ngữ đất nước học. Cụ thể sau khi
học xong chương trình tiếng Anh ở trường trung cấp chuyên nghiệp học sinh sẽ
đạt được những mục tiêu đó là: Có kiến thức và kỹ năng sử dụng tiếng Anh để
tham gia vào các hoạt động giao tiếp xã hội thông thường. Có kiến thức và kỹ
năng sử dụng tiếng Anh để tiếp cận với thông tin đơn giản về ngành nghề của
mình. Có sự hiểu biết cơ bản về văn hóa giao tiếp khi sử dụng tiếng Anh. Có kỹ
năng và phương pháp sử dụng tiếng Anh cơ bản cần cho việc tiếp tục tự học tập
nâng cao trình độ sử dụng tiếng Anh sau khi tốt nghiệp.
Quản lý kế hoạch giảng dạy môn tiếng Anh: Căn cứ vào tính đa dạng
của đối tượng học sinh trong diện tuyển sinh mà thời lượng dành cho môn
19
tiếng Anh ở trường trung cấp chuyên nghiệp thay đổi từ 90 tiết ( 6 đơn vị học
tập ) đến 210 tiết ( 14 đơn vị học trình ). Số tiết tiếng Anh được phân bổ trong
năm thứ nhất (tức hai học kỳ đầu ) của hệ trung cấp chuyên nghiệp, trung
bình học sinh học từ 3 đến 6 tiết / 1 tuần.
Quản lý chương trình giảng dạy môn tiếng Anh: Chương trình giảng
dạy môn tiếng Anh tại các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập
được xây dựng trên những cơ sở đó là: Mục tiêu chung của chương trình đào
tạo trung cấp chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục – đào tạo qui định. Vị thế của
môn học đối với sự phát triển chung của toàn xã hội. Ngoại ngữ là một công
cụ tạo điều kiện cho đất nước hòa nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực,
tiếp cận những thông tin khoa học kỹ thuật của thế giới và với các nền văn
hóa khác cũng như giới thiệu nền văn hóa Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
Tính hệ thống và tính kế thừa các bậc học trước. Tính đặc thù của môn tiếng
Anh theo những lý luận khoa học và thực tiễn về giảng dạy tiếng Anh hiện đại
trong nước và trên thế giới. Đặc điểm và nhu cầu của học sinh trung cấp
chuyên nghiệp.
Chương trình dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên
nghiệp ngoài công lập phải nhằm vào mục tiêu chung và mục tiêu:
Mục tiêu chung: Phát triển và nâng cao các kiến thức, kỹ năng, phương
pháp học tập và ý thức sử dụng tiếng Anh và các năng lực tư duy cần thiết để
phục vụ quá trình học tập chuyên môn, mở mang kiến thức xã hội và ứng
dụng vào cuộc sống lao động, đồng thời góp phần phát triển quan hệ hữu nghị
và hợp tác quốc tế.
Mục tiêu cụ thể: Tạo diều kiện để học sinh tiếp tục hoàn thiện những
kiến thức và kỹ năng sử dụng tiếng Anh đã được hình thành và rèn luyện ở các
cấp học trước. Nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp học tập và ý thức sử
dụng tiếng Anh để tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại, học tập và nghiên cứu
20
các vấn đề chuyên ngành đang theo học và quan tâm. Tiếp tục phát triển các kỹ
năng sử dụng tiếng Anh như một công cụ độc lập nhằm khai thác các nguồn
thông tin bên ngoài lớp học, hỗ trợ quá trình phát triển các phẩm chất trí tuệ, kỹ
năng sống và nâng cao trình độ chuyên môn. Tạo cơ hội cho học sinh nâng cao
kiến thức và ý thức về những khác biệt văn hóa liên quan đến việc sử dụng
tiếng Anh nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, phát triển tình hữu nghị và hợp
tác trong lao động và giao tiếp với thành viên của các cộng đồng văn hóa khác.
Trên cơ sở những mục tiêu và căn cứ vào tính đa dạng của đối tượng
học sinh, chương trình tiếng Anh cho các trường trung cấp chuyên nghiệp
được chia thành bảy mô - đun kết nối liên tục theo thứ tự. Với bảy mô - đun
có độ khó tăng dần, vừa kế tiếp nhau nhưng vừa có tính độc lập tương đối
giữa các mô - đun, chương trình cho phép người sử dụng có thể linh hoạt kết
nối toàn bộ bảy mô - đun hoặc bóc tách sử dụng các mô - đun theo cách kết
hợp tùy chọn để phục vụ các yêu cầu cụ thể khác nhau, phù hợp với thời
lượng và mục tiêu đào tạo.
Theo đó, chương trình tiếng Anh cho học sinh trung cấp chuyên
nghiệp vừa nâng cao kiến thức tiếng Anh tổng quát vừa cung cấp kiến thức
tiếng Anh chuyên ngành giúp họ có thể tham khảo tài liệu chuyên ngành
trong học tập, trong giao tiếp cả ở lĩnh vực xã hội và cả trong lĩnh vực
chuyên môn. Chương trình tiếng Anh cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp
gồm: Tiếng Anh tổng quát cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp nhằm giúp
cho họ nắm vững thêm kiến thức ngôn ngữ để thực hiện được các chức năng
giao tiếp bằng tiếng Anh. Tiếng Anh chuyên ngành cung cấp cho học sinh
trung cấp chuyên nghiệp những kiến thức đại cương, cơ bản nhất về chuyên
ngành mà họ đang quan tâm, bao gồm các thuật ngữ khoa học bằng tiếng
Anh, các dạng cấu trúc câu thường dùng, học sinh sẽ đạt bốn kỹ năng thực
hành giao tiếp ở mức độ sau:
21
Một là, nghe, hiểu được người bản ngữ hỏi, đáp và nghe hiểu các trao
đổi thông tin, bài nói được trình bày rõ ràng và có nội dung liên quan tới nghề
nghiệp mình đang học, với vốn từ vựng trong phạm vi cơ bản khoảng 1.500 từ;
Hai là, hỏi, đáp và trình bày ý kiến cá nhân về một vấn đề xã hội cũng
như vấn đề có liên quan tới nghề nghiệp với nội dung đơn giản, với độ chính
xác và độ lưu loát tương đối tốt, đồng thời nhận biết được lỗi đã mắc và có
khả năng sửa chữa lỗi trong quá trình thực hành tiếng;
Ba là, đọc các bài viết đơn giản với ngữ cảnh mở rộng về các vấn đề
xuất hiện trong xã hội cũng như tài liệu chuyên ngành đơn giản với lượng từ
trên 1.500 từ, thông qua việc sử dụng từ điển có khả năng tự học từ, nắm cấu
trúc mới và nội dung mới trong khi đọc;
Bốn là, viết được thư cá nhân, đơn xin việc và các bài luận đơn giản có
nội dung liên quan tới chương trình đã học, liên quan đến nghề nghiệp đang
học, có khả năng nhận biết và sửa chữa lỗi cơ bản trong khi viết.
1.3.3. Quản lý nội dung, giáo trình giảng dạy môn tiếng Anh ở
trường Trung cấp chuyên nghiệp
Môn tiếng Anh được giảng dạy ở trường Trung cấp chuyên nghiệp
cũng phải có các nội dung cơ bản là: nội dung kỹ năng giao tiếp, nội dung tri
thức văn hóa, nội dung tư tưởng đạo đức. Quản lí nội dung giảng dạy môn
tiếng Anh ở trường trung cấp chuyên nghiệp thể hiện cụ thể trong quản lý kế
hoạch giảng dạy môn tiếng Anh, chương trình môn tiếng Anh và giáo trình
giảng dạy môn tiếng Anh. Quản lí giáo trình giảng dạy môn tiếng Anh ở
trường trung cấp chuyên nghiệp, giáo trình được lựa chọn hoặc biên soạn theo
kế hoạch dạy học và chương trình dạy học. Nội dung chương trình được thể
hiện cụ thể, chi tiết, liên tục có hệ thống trong giáo trình. Theo đó, giáo trình
được dạy cho hệ trung cấp chuyên nghiệp có hai loại: giáo trình tiếng Anh
tổng quát và giáo trình tiếng Anh chuyên ngành. Giáo trình góp phần thực
22
hiện tốt mục tiêu đào tạo, trong đó ưu tiên hình thành và phát triển phương
pháp tự học của học sinh, nâng cao năng lực độc lập, sáng tạo, có quan tâm
đúng mức tới các loại trình độ học tập của học sinh (giỏi, khá, trung bình,
yếu). Bên cạnh giáo trình, còn có các loại tài liệu học tập khác như: sách, báo,
tạp chí, sách tra cứu, từ điển băng, đĩa, mạng internet...
1.3.4. Quản lý phương pháp giảng dạy môn tiếng Anh ở trường
Trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập
Phương pháp giảng dạy là một trong những lĩnh vực trọng tâm nhất của
hoạt động quản lý giảng dạy. Nó là đối tượng chỉ đạo, tổ chức thực hiện của
trường, của khoa, của người quàn lý, của từng cá nhân giáo viên và của cả học
sinh. Phương pháp giảng dạy có vai trò quyết định chất lượng đào tạo -
phương pháp giảng dạy là sự vận động của nội dung dạy học. Mục tiêu giáo
dục có đạt được hay không, có thực thi hay không chính là ở khả năng và trình
độ triển khai thực hiện của từng giáo viên đứng trên bục giảng trong nhà trường.
Như vậy, việc quản lý phương pháp giảng dạy của trưởng khoa được quy về việc
tổ chức giáo viên triển khai vận dụng phương pháp giảng dạy đảm bảo chất
lượng giảng dạy.
Môn tiếng Anh ở trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập
được giảng dạy nhằm 3 mục đích: thực hành giao tiếp, nâng cao trình độ
văn hóa và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức. Do đặc thù của bộ môn tiếng
Anh mà mục đích thực hành giao tiếp trở thành cơ bản nhất. Xuất phát từ
mục đích dạy học đó, phương pháp giảng dạy tiếng Anh ở trường trung cấp
chuyên nghiệp phải là một quá trình mà trong đó giáo viên tổ chức các hoạt
động học tập cho học sinh, hướng dẫn học sinh tham gia tích cực vào hoạt
động thực hành giao tiếp, thông qua các hoạt động cá nhân, theo cặp, theo
nhóm thông qua việc dự đoán, đưa giả thuyết, tham gia tranh luận và giải
quyết các tình huống có vấn đề...
23
Có nhiều phương pháp giảng dạy tiếng Anh, chúng tôi xin được dẫn
một số phương pháp hiện đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.
Thứ nhất; Phương pháp ngữ pháp - phiên dịch: Mục đích cơ bản của
việc dạy - học tiếng Anh theo định hướng phương pháp ngữ pháp - phiên dịch
là giúp người học nhanh chóng và có hiệu quả tiếp xúc với các văn bản. Nội
dung chủ yếu của quá trình dạy - học theo phương pháp này là giới thiệu một
cách có hệ thống toàn bộ ngữ pháp gắn với việc đưa những ví dụ minh họa
cho những hiện tượng ngữ pháp đó. Phương pháp ngữ pháp - phiên dịch tỏ ra
có hiệu quả khi được sử dụng để dạy cho những người lớn tuổi học tiếng Anh.
Những người học tiếng Anh cốt đạt được mục đích đọc, hiểu để nắm bắt
thông tin qua sách báo nước ngoài.
Thứ hai; Phương pháp nghe – nói: Giáo viên sử dụng phương pháp nghe
- nói nhằm giúp cho học sinh thực hành giao tiếp một cách rất máy móc và tự
động. Nguyên tắc cơ bản của phương pháp nghe – nói là: Đảm bảo tính giao
tiếp, ảm bảo khẩu ngữ đi trước một bước. Đảm bảo mô hình hóa ngữ liệu dạy -
học. Đảm bảo hình thành hệ thống các kỹ xảo ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết).
Có tính đến đặc điểm của tiếng mẹ đẻ. Đảm bảo phương tiện nghe - nói.
Phương pháp này chủ yếu hướng học sinh vào việc bắt chước và ghi nhớ
máy móc từng từ, từng câu. Mà hành vi máy móc, thụ động không phải là đặc
trưng hoạt động của con người, cho nên nếu dạy theo phương pháp trên sẽ
không đem đến cho học sinh kỹ năng giao tiếp thực sự, vì tình huống giao tiếp
sinh động, muôn hình muôn vẻ, đòi hỏi người nghe, người nói phải tích cực,
chủ động, sáng tạo mới đạt được mục đích, yêu cầu trong hoạt động giao tiếp
ngôn ngữ.
Thứ ba; Phương pháp giao tiếp là phương pháp mà bốn kỹ năng giao
tiếp được kết hợp cùng một lúc. Khi sử dụng phương pháp giao tiếp trong
giảng dạy, giáo viên phải bằng mọi cách tạo điều kiện tối đa để động viên,
24
khuyến khích học sinh hoạt động, sử dụng tiếng Anh trong học tập. Theo Th.s
Nguyễn Quốc Hùng thì phương pháp giao tiếp nhấn mạnh vào năm điểm: Mọi
bài rèn luyện phải mang tính giao tiếp, đặc biệt phải có khoảng trống thông tin.
Ngôn ngữ và văn hóa phải được quan tâm như nhau, tính thích hợp của sự lựa
chọn, mắc lỗi trong giao tiếp là lẽ tự nhiên. Mục tiêu cuối cùng của việc học
ngoại ngữ là năng lực giao tiếp( trước hết là giao tiếp bằng lời). Phương pháp
giao tiếp là phương pháp dạy tiếng Anh có hiệu quả nhất. Nó giúp cho học sinh
sử dụng ngôn ngữ để thực hành giao tiếp trong nhiều tình huống khác nhau.
Phương pháp giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành rất đa dạng và cơ bản
cũng như phương pháp giảng dạy tiếng Anh tổng quát, cho dù nội dung của
việc học tiếng Anh chuyên ngành có thay đổi so với việc học tiếng Anh tổng
quát. Cái gốc của việc dạy tiếng Anh chuyên ngành vẫn là năng lực giao tiếp
bằng tiếng Anh trong lĩnh vực chuyên môn.
Trong việc giảng dạy tiếng Anh ở trường trung cấp chuyên nghiệp, giáo
viên cần sử dụng hài hòa cả ba phương pháp trên thì việc giảng dạy sẽ đạt
hiệu quả cao. Trong thực tế các phương pháp này bao giờ cũng có sự bổ sung
cho nhau nhằm hoàn thiện và phát triển chính bản thân mình.. Phương pháp
giảng dạy thực chất được xây dựng và phát triển từ chính sự năng động của
quá trình dạy học, là kết quả của sự tương tác giữa người dạy, người học, tài
liệu dạy, chương trình học và các hoạt động học cũng như nhiệm vụ dạy học
ngay trên lớp. Phương pháp giảng dạy tiếng Anh được lựa chọn và xây dựng
trên cơ sở nghiên cứu tìm hiểu những gì xảy ra bên trong lớp học, tức là
chúng ta phải tính đến vai trò của người học. Người học phải làm gì để đạt
được mục đích học tập. Phương pháp giảng dạy do vậy phải được xây dựng
sao cho học sinh biết được những “bí quyết” để học tiếng Anh thành công
cũng như xây dựng cho học sinh một chiến lược học phù hợp với họ. Phương
pháp dạy tiếng Anh phải giúp cho học sinh có những kỹ năng giao tiếp thành
25
thạo bên ngoài lớp học đồng thời tạo điều kiện cho học sinh tiếp tục học tiếng
Anh suốt đời.
1.3.5. Quản lý hoạt động học tập môn tiếng Anh của người học
Quản lý trình độ ban đầu của học sinh; xác định trình độ ban đầu của
học sinh là xem xét đến khả năng tiếp nhận những kiến thức, kỹ năng và thái
độ học tập nhằm đáp ứng được với mục tiêu sẽ đề ra, Việc xác định trình độ
ban đầu của học sinh cho phép người quản lý, giáo viên xây dựng và thực
hiện chương trình học phù hợp, cũng như cho phép họ chọn phương pháp dạy
hợp lý, nhằm khích lệ và phát triển khả năng sang tạo của người học. Các biện
pháp đánh giá trình độ ban đầu của học sinh tập trung xác định các yếu tố sinh
học, tâm lý học, giáo dục học và tiến hành tìm hiểu học sinh bằng cách trực
tiếp trò chuyện hoặc qua lý lịch, qua việc tiến hành một bài kiểm tra, qua một
bài kiểm tra đầu vào.
Quản lý mục tiêu môn học tiếng Anh; quản lý mục tiêu môn học là dựa
vào chất lượng đầu ra để đánh giá những kiến thức, kỹ năng và thái độ mà học
sinh phải đạt được sau một quá trình học tập cũng như đánh giá được sự tiến
bộ về các mặt từ khi học sinh vào trường cho tới khi học sinh ra trường.
Quản lý mục tiêu môn học phải dựa trên các tiêu chí như: Có mục tiêu dạy
học riêng cho từng môn học, từng chương, từng bài. Có các tiêu chuẩn đánh
giá kết quả thực hiện mục tiêu dạy học, các tiêu chuẩn phải phù hợp với thực
tế, có thể đo được, đánh giá được theo các mức: giỏi, khá, trung bình, yếu.
Đối với giáo viên, dựa trên mục tiêu môn học để đề ra những biện pháp tương
ứng trong soạn bài và tiến hành giảng dạy, còn đối với học sinh thì họ cần
phải biết mục tiêu môn học để tự vạch kế hoạch học tập và chủ động học tập.
Quản lý học tập môn tiếng Anh ở trường Trung cấp chuyên nghiệp
ngoài công lập bào gồm những nội dung sau đây: Hệ thống tri thức về tự
nhiên, xã hội, tư duy, kỹ thuật và phương pháp nhận thức. cụ thể là: Tri thức
26
có tính chất kinh nghiệm; tri thức lý thuyết; tri thức thực hành; tri thức thiết
kế sáng tạo; tri thức về phương pháp nghiên cứu và tư duy khoa học; tri thức
đánh giá. Hệ thống kỹ năng, kỹ xảo hoạt động trí tuệ và thực hành. Hệ thống
kinh nghiệm hoạt động sáng tạo: Kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo là tiền đề cho
hoạt động sáng tạo. Hệ thống kinh nghiệm hoạt động sáng tạo có tác dụng
chuẩn bị cho học sinh khả năng tìm tòi, giải quyết vấn đề mới, tham gia cải
biến một cách sáng tạo hiện thực khách quan. Hệ thống những kinh nghiệm
về thái độ đối với thế giới và con người. Điều này thể hiện tính giáo dục của
nội dung dạy học, nó bao gồm những chuẩn mực về thái độ: thái độ đánh giá,
thái độ ứng xử, thái độ xúc cảm đối với thế giới khách quan, con người và hoạt
động. Cùng với tri thức, kỹ năng, hệ thống kinh nghiệm này tạo điều kiện để
hình thành niềm tin, lý tưởng phẩm chất đạo đức, cách ứng xử đúng đắn, thích
hợp của học sinh với thế giới và con người.
Nội dung học tập môn tiếng Anh ở các trường trung cấp ngoài công lập
phải quán triệt bốn mục tiêu nền tảng ( bốn trụ cột ) của giáo dục thế kỷ XXI (
theo UNESCO- 1996 ). Đó là: học để biết, học để làm, học để làm người, học
để chung sống với nhau. Nội dung dạy học phải phù hợp với trình độ đầu vào
và yêu cầu thực tế khi học sinh ra trường. Trong điều kiện của những tiến bộ
xã hội và tiến bộ khoa học - công nghệ, cần phải đổi mới nội dung dạy học
theo hướng: hiện đại hóa nội dung dạy học; nội dung dạy học phải gắn liền
với thực tiễn cuộc sống, tính đến nhu cầu xã hội và năng lực, nguyện vọng
của người học đồng thời đảm bảo tính liên thông, liên kết giữa giáo dục phổ
thông và giáo dục nghề nghiệp; Tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo
đức, giáo dục tính nhân văn và tính dân tộc cho học sinh; nội dung dạy học
phải gắn liền với khoa học, công nghệ, kinh tế, thương mại, thị trường. Nội dung
dạy học phải được cụ thể hóa trong kế hoạch, chương trình dạy học, giáo trình phù
hợp với mục tiêu của trường trung cấp chuyên nghiệp như: Thành phần các môn
27
học cho từng lớp, số giờ dành cho từng môn học trong cả năm, trong từng tuần.
Trình tự tiến hành các môn học. Các chuyên đề, các hoạt động giáo dục và thời
lượng cần thiết cho mỗi hoạt động.
Bộ Giáo dục – đào tạo đã có quy định về mục tiêu và kế hoạch dạy học
của trường phổ thông trung học. Quy định này có hiệu lực từ ngày 22/3/2002.
Một trong những mục tiêu xác định là học sinh sau khi tốt nghiệp trung học
phổ thông phải có khả năng sử dụng một ngoại ngữ trong giao tiếp thông
thường. Điều đó có nghĩa là khi nhập học vào trường trung cấp chuyên nghiệp
ngoài công lập học sinh có sự hiểu biết khái quát về đất nước, văn hóa, con
người Anh và đã nắm được tiếng Anh ở mức cơ bản, đơn giản, phổ thông ở cả
bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Cụ thể là:
Kỹ năng nghe: Nghe hiểu các cuộc hội thoại trực tiếp bằng tiếng Anh
ở mức độ đơn giản, phổ thông có liên quan đến các chủ điểm và nội dung
ngôn ngữ đã được qui định trong chương trình. Nghe hiểu ý chính các thông
tin trên các phương tiện thông tin đại chúng có liên quan đến các chủ đề và
nội dung ngôn ngữ đã học.
Kỹ năng nói: Trao đổi trực tiếp bằng ngôn ngữ nói ở mức độ đơn giản
các tình huống giao tiếp hằng ngày thông qua việc vận dụng các kiến thức
ngôn ngữ cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Diễn đạt được ý mình trong
những tình huống giao tiếp thông thường có liên quan đến những chủ điểm
quen thuộc thông qua việc vận dụng các chức năng ngôn ngữ đã học.
Kỹ năng đọc: Có kỹ năng đọc hiểu cơ bản các đoạn văn trong phạm
vi 3.000 từ liên quan đến các chủ điểm và nội dung ngôn ngữ được quy
định trong chương trình. Đọc hiểu nội dung chính các văn bản xác thực có
nội dung phù hợp với sở thích cá nhân, với những vấn đề văn hóa, xã hội,
khoa học kỹ thuật phổ thông trên cơ sở ngữ liệu và chủ đề đã học có kết
hợp với suy đoán và tra cứu.
28
Kỹ năng viết: Viết để phục vụ các nhu cầu cá nhân và xã giao như:
viết thư cho bạn bè, viết các thiệp mừng, thiệp mời sinh nhật, … mô tả hoặc
tường thuật các hoạt động của cá nhân, của lớp học hoặc điền vào các phiếu,
mẫu đơn các bảng điều tra. Viết một đoạn văn ngắn ( từ khoảng 100 đến 150
từ ) có liên quan đến chủ đề đã học trong phạm vi ngôn ngữ được quy định
trong chương trình.
1.3.6. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn
tiếng Anh của học sinh ở trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập
Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học. Kiểm tra,
đánh giá nhằm khảo sát, xem xét cả về định lượng và định tính kết quả học
tập, đánh giá mức độ chiếm lĩnh nội dung học vấn của học sinh. Vì vậy người
quản lý phải xây dựng kế hoạch và quy trình kiểm tra và yêu cầu giáo viên
thực hiện. Kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Đối với giáo viên: kết quả kiểm tra, đánh giá giúp cho giáo viên nắm
được trình độ học tập, lĩnh hội tri thức của học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên
có cơ sở tự đánh giá vốn tri thức, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm,
nhân cách và uy tín của mình với học sinh. Từ đó, giáo viên tự điều chỉnh, tự
hoàn thiện mình đáp ứng nhiệm vụ giảng dạy đã đề ra.
Đối với cán bộ quản lý cũng như các cấp quản lý khác trong trường:
kiểm tra, đánh giá giúp cho cán bộ quản lý nhìn nhận thực chất hoạt động dạy
học của thầy và trò, đánh giá chính xác chất lượng giảng dạy của tổ bộ môn.
Từ đó có những chủ trương, biện pháp chỉ đạo, uốn nắn kịp thời và sâu sát,
khuyến khích và hỗ trợ những sáng kiến nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Đồng thời, kết quả kiểm tra đánh giá cũng là cơ sở để xây dựng mục tiêu, xây
dựng đội ngũ giáo viên, chọn nội dung, chương trình cũng như lựa chọn
phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học.
Do việc giảng dạy môn tiếng Anh có mục đích là trang bị cho học sinh
một công cụ giao tiếp mới để đáp ứng nhu cầu hội nhập, giao lưu trong và
29
ngoài nước mà việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của học
sinh trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập được hiểu là kiểm tra, đánh giá
năng lực giao tiếp hay năng lực thực hành tiếng Anh.
Nói đến đánh giá năng lực thực hành tiếng Anh là nhấn mạnh khía cạnh
đánh gía năng lực giao tiếp của học sinh. Tuy nhiên, không thể có năng lực
giao tiếp khi không có kiến thức ngôn ngữ. Kiến thức ngôn ngữ giúp học sinh
thực hiện nhiệm vụ giao tiếp đặt trong một bối cảnh cụ thể. Vì vậy, nội dung
yêu cầu thi kiểm tra kiến thức ngôn ngữ được lồng vào bài thi kiểm tra các kỹ
năng: nghe, nói, đọc, viết qua các loại bài tập giao tiếp như: chuyển hóa thông
tin, điền thông tin, ghép hay chắp nối thông tin. Cách kiểm tra đánh giá này
phù hợp với nhu cầu sử dụng ngoại ngữ hiện nay trong xã hội, và đã tác động
trực tiếp đến nội dung, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng giúp học
sinh có khả năng giao tiếp một cách trôi chảy, phù hợp với các tình huống
giao tiếp đích thực.
Theo quy định của Bộ Giáo dục- đào tạo, việc thi, kiểm tra môn tiếng
Anh được thực hiện như sau: Giáo viên tăng cường kiểm tra việc tự học của
học sinh trong các giờ học bằng phương pháp vấn đáp, đối thoại trực tiếp trò-
trò, thầy- trò. Mỗi học phần phải tổ chức ba lần kiểm tra và một lần thi. Phối
hợp nhiều hình thức kiểm tra: kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết. Kiểm tra viết
theo hình thức trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận, … để việc
đánh giá được khách quan. Coi trọng giờ luyện tập, giờ thảo luận. Đó là cách
đánh giá chính xác chất lượng học tập và nhận thức của hoc sinh.
Những yêu cầu cơ bản đối với việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của học sinh: Đảm bảo tính khách quan; Đảm bảo tính toàn diện; Đảm bảo
tính hệ thống; Đảm bảo tính phát triển. Việc quản lý kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập môn tiếng Anh của học sinh được tiến hành một cách khách quan
có ý nghĩa thiết thực thúc đẩy, khích lệ học sinh học tập tốt hơn. Đồng thời,
30
việc kiểm tra, đánh giá còn góp phần điều chỉnh nội dung, chương trình đào
tạo, phương pháp dạy của thầy, phương pháp học tập của trò nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học môn tiếng Anh.
*
* *
Chương 1 tác giả đã luận giải cơ sở lý luận về Quản lý hoạt động giảng
dạy môn tiếng Anh ở trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng các khải niệm công cụ như: hoạt động dạy
học môn tiếng Anh, quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung
cấp chuyên nghiệp, phân tích làm rõ các quan niệm đó, đồng thời cũng chỉ ra
những đặc điểm thuận lợi và khó khăn trong quản lí hoạt động dạy học môn tiếng
Anh. Từ sự phân tích những nội dung quản lí hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh.
Tác giả cho rằng đây chính là những cơ sở tiền đề rất quan trọng để xem xét, đánh
giá thực trạng giảng dạy và quản lí hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh ở các
trường trung cấp ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh có thể nói là khoa học và
nghệ thuật của nhà quản lí. Khoa học thể hiện ở tính chủ động và tính kế
hoạch hóa trong công tác quản lí, nghệ thuật thể hiện ở trình độ, phương pháp,
tác phong của nhà quản lí. Sự kết hợp khoa học và nghệ thuật trong quản lí
hoạt động dạy học của chủ thể quản lí sẽ mang lại hiệu quả mong muốn.
31
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG
ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGOÀI
CÔNG
LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập
tại thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.1: Tình hình trường, ngành nghề đào tạo, số lượng học sinh
từng ngành nghề
Trường Ngành nghề Số lượng học sinh của các năm học
2009-2010 2010-2011 2011-2012
TCCN
KT-KT
Tây Nam Á
- Hạch toán- kế toán
- Chế biến và bảo quản TP
- Thư ký văn phòng
- Du lịch
- Mỹ thuật công nghiệp
- Quản lý công trình đô thị
- Tài chính ngân hàng
- Quản trị doanh nghiệp
- Công nghệ thông tin
154
84
44
119
0
0
0
0
0
157
75
56
102
11
18
19
19
38
84
38
38
25
39
17
75
43
31
TCCN
KT-KT
Phương
Đông
- Kế toán
- Du lịch
- Tin học
97
66
41
115
71
39
133
63
69
TCCN
KT-KT
Sài gòn
- Hạch toán- kế toán
- Điện tử viễn thông
- Xây dựng
- Du lịch
0
0
0
0
218
77
105
54
197
54
223
47
32
- Điện công nghiệp
- Tin học
- Cắt may
0
0
0
98
38
37
40
43
18
TCCN
CN-TT
Vạn Tường
- Kinh tế
- Điện tử viễn thông
- Bưu chính
- Tin học
23
44
175
49
79
79
88
57
189
75
67
127
Theo bảng 2.1, chúng ta thấy quy mô đào tạo của các trường trên còn
nhỏ. Sốlượng học sinh ở cả hai khóa dưới 1000 học sinh( Trường TCCN KT-
KT Tây Nam Á, TCCN CN- TT Vạn Tường, TCCN KT- KT Phương Đông)
trên 1000 học sinh ( TCCN KT- KT Sài gòn). Tuy nhiên, điều đó cũng thể
hiện sự cố gắng rất lớn của các trường trên. Bởi vì, lâu nay vẫn tồn tại một
tình trạng là đa số các gia đình có con đi học đều muốn cho con mình vào đại
học, đa số học sinh đều muốn bằng mọi giá thi đỗ vào đại học.
* Đội ngũ tổ trưởng bộ môn Anh của 4 trường trung cấp ngoài công lập
Tổ trưởng bộ môn tại 4 trường trên đều đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm.
Tuy nhiên, họ đều chưa qua một lớp quản lý nào cả và thâm niên trong quản
lý còn thấp. Điều đó chắc chắn có ảnh hưởng không tốt tới việc quản lý của
họ với tư cách là một tổ trưởng bộ môn.
100% giáo viên đều đạt chuẩn về trình độ - tức là đã tốt nghiệp đại
học. 89,48% giáo viên có thâm niên giảng dạy trên 5 năm. 36,84% giáo viên
có biên chế ở các trường công lập, hoặc cơ hữu ở các trường tư thục khác.
Số giáo viên còn lại là những giáo viên tự do, thuyên chuyển từ các tỉnh đến
hoặc giáo viên mới ra trường chưa vào biên chế hay cơ hữu ở các trường
công lập hay tư thục khác.
Số giáo viên cơ hữu không có hoặc rất ít tại các trường. Cụ thể là:
Trường KT- KT Tây Nam Á và Sài gòn không có giáo viên cơ hữu, 100%
33
giáo viên thỉnh giảng; Trường KT-KT Phương Đông có 1 giáo viên cơ hữu/
tổng số giáo viên, chiếm 33,33%; Trường CNTT Vạn Tường giáo viên cơ hữu
có 1 giáo viên/ tổng số 4 giáo viên, chiếm 25%.
Theo quyết định số 6139/2001/QĐ-BGD&ĐT về quy chế tổ chức và
hoạt động của các trường ngoài công lập, điều 23 đã nói rõ: tỷ lệ giáo viên cơ
hữu tại trường trung cấp chuyên nghiệp không dưới 30% trên tổng số giáo
viên. Như vậy, chỉ có trường KT-KT Phương Đông đạt tỷ lệ giáo viên cơ hữu
như quy định, ba trường còn lại đều chưa đạt yêu cầu đó. Điều đó chắc chắn
gây khó khăn cho cấp lãnh đạo trường trong việc quản lý nhân sự cũng như
sắp xếp phân công nhân sự cho việc giảng dạy tại trường.
2.2. Thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các
trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Để làm rõ và phân tích thực trạng giảng dạy môn tiếng Anh của tổ bộ
môn tiếng Anh tại 4 trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập trên,
chúng tôi đã lấy ý kiến bằng phiếu trưng cầu ý kiến với 10 cán bộ quản lý
(Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng bộ môn), 19 giáo viên và mẫu đại
diện cho học sinh là 500 học sinh bằng phương pháp chọn ngẫu nhiên. Các
câu hỏi được soạn dưới nhiều hình thức khác nhau. Người trả lời có quyền
chọn một hoặc hơn một lựa chọn mà họ thấy phù hợp với mình.
2.2.1. Thực trạng quản lí chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy
môn tiếng Anh ở các trường trung cấp ngoài công lập
* Quản lí trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm của giáo viên
giảng dạy môn tiếng Anh
Tổ trưởng bộ môn tham gia cùng với hội đồng quản trị và Hiệu trưởng
tuyển chọn giáo viên. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể chọn được
giáo viên vừa giỏi về chuyên môn vừa có năng lực sư phạm bởi những giáo
viên như thế thường đã dạy ở trường công hoặc đã dạy ở nhiều trường ngoài
34
công lập khác. Bằng phiếu trưng cầu ý kiến, chúng tôi thấy giáo viên tiếng
Anh ở 4 trường trung cấp chuyên nghiệp kể trên gồm 19 người: 2 Thạc sĩ
(10,53%), 17 cử nhân (89,47%); 15 giáo viên được đào tạo chính quy (chiếm
78,95%), 4 giáo viên được đào tạo hệ không chính quy (chiếm 21,05%); có 9
giáo viên tuổi dưới 40 (43,37%), trên 40 tuổi có 10 giáo viên (52,63%); tuổi
nghề dưới 10 năm gồm 6 giáo viên (31,58%), tuổi nghề trên 10 năm gồm 10
giáo viên (52,63%), tuổi nghề trên 20 năm gồm 3 giáo viên (15,79%). Đây là
những người có chuyên môn vững, năng lực sư phạm tốt và có trách nhiệm
cao với công việc. Song hầu hết số giáo viên này là giáo viên thỉnh giảng
(chiếm 89%), vì vậy lịch giảng dạy cho học sinh các trường trên phụ thuộc
vào quỹ thời gian rỗi của giáo viên và sự cố gắng, nhiệt tình của họ. Điều đó
dẫn đến sự dạy dồn, dạy ép, kéo theo sự học nhồi nhét, không tiêu thụ kịp
khối kiến thức được truyền thụ. Tất cả điều đó ảnh hưởng tới chất lượng dạy
và học. Chính vì vậy, việc phấn đấu sao cho tỷ lệ giáo viên cơ hữu chiếm 2/3
tổng số giáo viên là rất cần thiết. Giáo viên cơ hữu có trách nhiệm hơn giáo
viên thỉnh giảng (90% Cán bộ quản lý, 89,47% giáo viên nhận xét như thế).
* Quản lí phân công giảng dạy và thời gian lao động sư phạm của giáo viên
Dựa vào khả năng, chuyên môn của giáo viên để phân công giảng dạy
sẽ tạo điều kiện cho giáo viên phát huy hết năng lực, sở trường của mình
trong quá trình giảng dạy.
Tiếng Anh trung cấp chuyên nghiệp gồm: tiếng Anh tổng quát và tiếng
Anh chuyên ngành. Tất cả giáo viên được đào tạo chỉ để dạy tiếng Anh thông
dụng về những lĩnh vực thuộc xã hội nhân văn, những kiến thức về lĩnh vực khoa
học tự nhiên chỉ được học một ít hoặc thậm chí không bao giờ được học. Cho nên
việc phân công giáo viên giảng dạy tiếng Anh tổng quát là không khó khăn gì đối
với tổ trưởng bộ môn. Việc phân công giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành là rất
khó với tổ trưởng bộ môn bởi chẳng giáo viên nào có năng lực, sở trường về tiếng
35
Anh trong lĩnh vực tự nhiên như điện, điện lạnh, xây dựng, bưu chính viễn
thông… Vì thế việc phân công ở đây có tính chất như bắt buộc, buộc giáo viên
được phân công ở chuyên ngành nào phải tự mài mò tìm hiểu về chuyên ngành
ấy. Chính vì vậy, trong việc phân công giảng dạy đôi khi tổ trưởng bộ môn không
dựa theo năng lực, sở trường của giáo viên.
Giáo viên ở 4 trường trên chủ yếu là giáo viên thỉnh giảng, vì thế việc
phân công giảng dạy đôi khi phải phụ thuộc vào tình hình thực tế của trường.
Ví như, vì thiếu giáo viên nên có lúc giáo viên phải dạy đồng thời hai chuyên
ngành. Đó là điều bất hợp lý. Như trên đã nói giáo viên dạy tiếng Anh chủ
yếu được đào tạo chỉ để dạy tiếng Anh thông dụng về những lĩnh vực khoa
học xã hội nói chung nên khi gặp chuyên ngành khó họ phải tìm hiểu về
chuyên ngành ấy, có thế mới hiểu được các thuật ngữ chuyên ngành. Sẽ là rất
khó nếu như cùng một lúc đảm nhận hai chuyên ngành. Thế nhưng đôi khi do
thực tế của trường mà tổ trưởng bộ môn buộc phải phân công giáo viên giảng
dạy như thế, tuy không thường xuyên. Điều này được 20% Cán bộ quản lý và
31,58% giáo viên công nhận.
* Quản lí công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Để có một đội ngũ giáo viên đủ mạnh, công tác chăm lo, bồi dưỡng
giáo viên là nội dung quản lý cần được tổ trưởng bộ môn và các cấp lãnh đạo
trong trường coi trọng.
Các biện pháp bồi dưỡng giáo viên như: Lập quy hoạch bồi dưỡng và phát
triển đội ngũ giáo viên. Hiệu trưởng có thể cắt hợp đồng giảng dạy của giáo viên
và giáo viên cũng có thể hủy hợp đồng bất cứ lúc nào khi hai bên không thể hợp
tác chung. Tuy nhiên, tổ trưởng bộ môn cùng Hiệu trưởng có thể phát triển số
lượng đội ngũ giáo viên bằng cách tuyển thêm giáo viên mới khi giáo viên mới
đó có đầy đủ tiêu chuẩn để giảng dạy. Ở nội dung quản lý này có tới 50% Cán
bộ quản lý và 84,21% giáo viên nhận xét tổ trưởng bộ môn không thực hiện.
36
Chính vì thế việc bồi dưỡng giáo viên thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn, dự
giờ góp ý còn nhiều bất cập. Kết quả thực hiện chỉ đạt loại yếu.
* Quản lí phương pháp giảng dạy môn tiếng Anh
Để biết mức độ thực hiện và kết quả thực hiện việc quản lý phương
pháp giảng dạy môn tiếng Anh của tổ trưởng bộ môn, chúng tôi hỏi ý kiến của
10 Cán bộ quản lý, 19 giáo viên. Kết quả là:
Tổ trưởng bộ môn Anh chưa tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tiếp
cận với phương pháp giảng dạy. Các trường cũng chưa tổ chức được một hội
thảo khoa học nào về đổi mới phương pháp giảng dạy. Lý do được đưa ra là
đại đa số giáo viên dạy tiếng Anh của 4 trường trên là giáo viên thinh giảng
nên việc triệu tập họ là rất khó. Bởi thế, nội dung quản lý này của tổ trưởng
bộ môn được 60% Cán bộ quản lý, 84,21% giáo viên đánh giá chỉ ở mức yếu.
Tuy nhiên, các giáo viên không phải là không biết những chủ trương
của Bộ Giáo dục – Đào tạo về việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Bởi lẽ,
họ là giáo viên của các trường công, họ là giáo viên của các trường Đại học
khác trong thành phố.
Công tác giảng dạy đòi hỏi mỗi giáo viên một nỗ lực không ngừng để
trau dồi kiến thức, cải tiến phương pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Chính trong thực tiễn đứng lớp, người giáo viên sẽ có điều kiện phát triển tay
nghề của mình, mà một trong những yếu tố quan trọng góp phần cho sự phát
triển ấy chính là sự giúp đỡ, chia sẽ kinh nghiệm của đồng nghiệp. Chính vì
thế mà công tác dự giờ, thăm lớp, thao giảng, trao đổi phương pháp giảng dạy
phát huy tính tích cực học tập của học sinh luôn được các giáo viên quan tâm.
Thế nhưng, việc tổ chức dự giờ, thao giảng, trao đổi phương pháp giảng dạy
chỉ được thực hiện khi có sự phát động của các cấp lãnh đạo của Sở. Và như
vậy, những tiết dự giờ, thao giảng ấy trở nên rất hình thức, mang tính phong
trào. Do vậy, chẳng mấy giáo viên được sẽ chia động viên và nỗ lực hơn, dạy
37
tốt hơn sau mỗi tiết thao giảng. Công tác dự giờ, góp ý chưa thật sự trở thành
nguồn khích lệ động viên giáo viên và giúp họ tự nhận ra chính mình, biết rõ
những thành công và tìm ra những hạn chế trong giờ dạy. Những lời góp ý
chưa mang tính chất xây dựng cao. Chính vì vậy, nội dung quản lý này của tổ
trưởng bộ môn được 100% Cán bộ quản lý, 100% giáo viên đánh giá kết quả
thực hiện chỉ ở mức trung bình và yếu.
Một trong những yếu tố nhằm khơi gợi hứng thú học tập, phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc học tiếng Anh là giảng
dạy tiếng Anh bằng phương pháp dạy hiện đại với việc sử dụng các phương
tiện kỹ thuật dạy học hiện đại như cassette, máy chiếu đa năng, ti vi, đầu
video, máy vi tính. Song các phương tiện kỹ thuật này còn thiếu và chất lượng
không đảm bảo, nên tổ trưởng bộ môn đã rất ít khi hoặc hoàn toàn không triển
khai nội dung quản lý này. Vì thế, có 80% Cán bộ quản lý, 89,47% giáo viên
nhận xét tổ trưởng bộ môn không thực hiện việc tổ chức cho giáo viên tiếp
cận với phương pháp dạy hiện đại. Kết quả thực hiện chỉ ở mức yếu. Đó là
đánh giá của 90% Cán bộ quản lý, 89,47% giáo viên.
Như vậy, có thể nói tổ trưởng bộ môn của bốn trường trung cấp chuyên
nghiệp hầu như không hoàn thành nhiệm vụ tổ trưởng của mình trong việc “tổ
chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy”. Đây là thiếu sót rất lớn của
tổ trưởng bộ môn vì phương pháp giảng dạy là sự vận động của nội dung dạy
học. Phương pháp giảng dạy có vai trò quyết định chất lượng đào tạo.
2.2.2. Thực trạng quản lí mục tiêu, nội dung, chương trình, phương
pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá dạy
học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập
Quản lí nội dung, chương trình dạy học môn tiếng Anh tổng quát được
đưa vào giảng dạy cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp thông qua việc giảng
dạy giáo trình Headway cuốn 1(được giảng dạy ở 3 trường còn lại). Nội dung
kiến thức trong các giáo trình trên được thiết kế theo các chủ điểm, đề tài
38
nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa…rèn
luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Ở mỗi bài học giáo viên cùng học sinh
giải quyết các vấn đề từ từ vựng, ngữ pháp đến rèn luyện các kỹ năng nghe,
nói, đọc, viết. Sau khi kết thúc chương trình tiếng Anh tổng quát như trên với
thời lượng là 90 tiết (được dạy tại trường TCCN KT-KT Sài gòn) 60 tiết
(được dạy tại trường TCCN KT-KT Tây Nam Á, TCCN KT-KT
Phương Đông ) 70 tiết (được dạy tại trường TCCN CN- TT Vạn
Tường). Học sinh mới đạt trình độ sơ cấp mức trung bình, xét cả 4 kỹ năng
nghe, nói, đọc, viết, họ chỉ đạt được khả năng sau:
Nghe: Hiểu được tiếng Anh ở cấp độ từ, có thể ở cấp độ câu, chủ yếu
là phỏng đoán.
Nói: Học sinh thực hiện được những bài hội thoại đơn giản với những
mẫu câu đơn giản về những chủ đề gần gũi với họ như: gia đình, bản thân,
trường lớp, công việc hằng ngày, mua sắm, ăn uống, sức khỏe.
Đọc: Đọc hiểu được những bài đọc ngắn từ 100 đến 150 từ với những
cấu trúc ngữ pháp đơn giản, quen thuộc và ít từ mới.
Viết: Có khả năng viết thư, viết về bản thân, công việc, gia đình dựa
theo những mẫu câu đã học, ít sáng tạo.
Nội dung, chương trình tiếng Anh chuyên ngành được đưa vào giảng
dạy cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp thông qua việc giảng dạy một số
giáo trình tiếng Anh chuyên ngành. Những giáo trình này cung cấp cho học
sinh một số từ vựng, thuật ngữ chuyên ngành, hoặc có khai thác một chút về
ngữ pháp. Với thời lượng tiếng Anh chuyên ngành là 60 tiết, sau khi kết thúc
chương trình học sinh chỉ nắm được một số các thuật ngữ chuyên ngành, một
số cấu trúc đơn giản có liên quan đến bài đọc, học sinh có thể hiểu được
những bài đọc về chuyên ngành của họ trong phạm vi 200 từ.
Nội dung giảng dạy tiếng Anh ở 4 trường trung cấp chuyên nghiệp
ngoài công lập trên chưa đạt yêu cầu. Nguyên nhân của thực trạng đó có liên
39
quan tới việc chọn nội dung giảng dạy, xây dựng chương trình, sắp xếp đội
ngũ giáo viên, chọn phương pháp giảng dạy, quản lí tổ chức đào tạo, quản lí
hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò, quản lí và sử dụng trang thiết
bị dạy học, thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy và học của thầy
và trò.
Thực tế, môn tiếng Anh tổng quát được dạy trong 90 tiết ở trung cấp
chuyên nghiệp kinh tế - kỹ thuật Sài gòn, trung cấp chuyên nghiệp kinh tế -
kỹ thuật Phương Đông, trung cấp chuyên nghiệp công nghệ - thông tin Sài
gòn, 60 tiết ở trung cấp chuyên nghiệp kinh tế - kỹ thuật Tây Nam Á; môn tiếng
Anh chuyên ngành chỉ được học 60 tiết ở các trường trên. Hầu hết tổ trưởng bộ
môn tiếng Anh và và các Cán bộ quản lý khác trong trường đều nhận thấy điều
bất hợp lý ấy, song do họ muốn đưa nhiều môn học phục vụ cho chuyên ngành
nên thời lượng của môn tiếng Anh chỉ được phép ở mức 90 tiết đến 150 tiết (Bộ
giáo dục – Đào tạo cho phép 90 tiết đến 120 tiết)
Giáo viên giảng dạy tiếng Anh ở các trường ngoài công lập chủ yếu là
giáo viên thỉnh giảng, họ thuộc biên chế ở các trường công lập khác. Điều đó
khiến cho tổ trưởng bộ môn cũng như Cán bộ quản lý khác gặp không ít khó
khăn trong việc phân công giảng dạy, sắp xếp thời khóa biểu, do không chủ
động được nhân sự. Chính vì vậy, thường là 5 tiết tiếng Anh/ 1 buổi/ 1 tuần/ 1
lớp, cá biệt có trường sắp xếp 10 tiết tiếng Anh/ 1 ngày/ 1 tuần/ 1 lớp. Đôi khi do
giáo viên có công việc đột xuất ở trường chính của họ nên việc dạy dồn, dạy ép
cho hết chương trình là điều có xảy ra. Điều này phù hợp với điều kiện công việc
của giáo viên nhưng hoàn toàn không phù hợp với học sinh. Học như vậy học sinh
sẽ thấy quá tải. Vì thế có tới 47,2% học sinh nhận xét việc phân phối tiết dạy ở
trường là hoàn toàn không phù hợp.
Bên cạnh đó, việc lên kế hoạch giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành
trước khi học các môn chuyên ngành như hiện nay cũng phần nào gây khó
40
khăn trong việc giảng dạy và học tập. Các môn học trong chương trình đào
tạo luôn được thiết kế với tính logic và liên thông nhằm hỗ trợ, tác động tích
cực lẫn nhau. Hơn nữa, với sự bùng nổ thông tin như hiện nay tài liệu tiếng
Anh chuyên ngành rất phong phú và đa dạng. Nếu học sinh được học tiếng
Anh chuyên ngành song song hoặc sau các môn chuyên ngành sẽ giúp cho họ
có cơ hội hiểu sâu hơn lĩnh vực mà họ theo đuổi, từ đó đạt kết quả học tập tốt
hơn. Điều này chúng tôi đã hỏi ý kiến của 10 Cán bộ quản lý, 19 giáo viên và
500 học sinh với câu hỏi: “ Xin quý thầy cô, các bạn cho biết việc học tiếng
Anh chuyên ngành trước các môn chuyên ngành như hiện nay có gây khó
khăn trong việc giảng dạy và học tập?”. Kết quả là: Có 5,4% học sinh cho là
quá khó khăn, 80% Cán bộ quản lý, 84,21% giáo viên và 59,4% học sinh cho
là có khó khăn; chí có 20% Cán bộ quản lý, 15,79% giáo viên và 35,2% học
sinh cho là không khó khăn.
* Quản lý mục tiêu giảng dạy môn tiếng Anh
Để biết trong quá trình giảng dạy, giáo viên có nhận được sự phổ biến
và cùng bàn bạc với tổ trưởng bộ môn cũng như của các lãnh đạo khác ở
trường về mục tiêu giảng dạy bộ môn tiếng Anh do Bộ giáo dục – Đào tạo đề
ra hay không, chúng tôi đã hỏi ý kiến họ.
Mục tiêu là đích cần đạt tới để thực hiện nhiệm vụ. Việc xác định được
rõ mục tiêu giảng dạy bộ môn tiếng Anh giúp cho giáo viên tiến hành việc
giảng dạy có trọng tâm, tập trung vào đúng mục đích của từng bài, từng phần,
từng chương cũng như tập trung rèn luyện đúng mức độ của các kỹ năng giao
tiếp mà học sinh trung cấp chuyên nghiệp cần phải đạt được, tránh được sự
tản mạn hoặc việc sử dụng những bài tập hay những phương pháp và thủ pháp
không phù hợp. Xác định được mục tiêu có nghĩa là xác định được rõ đích mà
học sinh cần đạt tới. Điều này giúp cho học sinh có được phương hướng và
41
chuẩn để so sánh. Khi đạt tới đích, học sinh sẽ cảm thấy được khích lệ hơn, và
như vậy sẽ có động cơ học tập tốt hơn.
Đây là lỗi rất lớn của tổ trưởng bộ môn. Một khi giáo viên còn không
biết hoặc biết mơ hồ về mục tiêu giảng dạy bộ môn, thì học sinh cũng khó mà
biết được cái đích mà mình phải đạt tới sau khi học xong tiếng Anh ở trường
trung cấp chuyên nghiệp. Điều này ảnh hưởng tới việc chọn nội dung chương
trình, giáo trình cũng như chọn phương pháp giảng dạy… tất yếu dẫn đến chất
lượng giảng dạy bộ môn tiếng Anh không đạt hiệu quả. Điều đó có nghĩa là tổ
trưởng bộ môn cũng như các cấp quản lý đã chưa có những giải pháp hữu
hiệu cho việc quản lý mục tiêu giảng dạy môn tiếng Anh ở trường trung cấp
chuyên nghiệp.
Chương trình giảng dạy tiếng Anh cho học sinh trung cấp chuyên
nghiệp gồm có tiếng Anh tổng quát và tiếng Anh chuyên ngành. Tiếng Anh
tổng quát được đưa vào giảng dạy cho học sinh thông qua việc giảng dạy giáo
trình Headway cuốn 1 (dạy tại trường trung cấp chuyên nghiệp công nghệ -
thông tin Sài gòn) và lifeline cuốn 1(dạy tại ba trường còn lại). Đây là tài liệu
dạy giao tiếp bằng tiếng Anh thông dụng. Với việc phân bố bài học theo chủ
đề, ngữ pháp được dạy lồng vào các bài đọc hay bài hội thoại, lượng từ vựng
xuất hiện trong từng văn bản, có các bài ôn tập… cuốn sách rất bổ ích cho
việc phát triển các kỹ năng giao tiếp: nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên, tài liệu
này dành giảng dạy cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp là chưa phù hợp
lắm bởi vì như ở chương II chúng tôi đã xác định trình độ ban đầu của học
sinh trung cấp chuyên nghiệp. Như vậy, với việc chọn tài liệu này chúng ta đã
không đáp ứng được “ tính hệ thống và tính kế thừa của các bậc học trước”
cũng như chưa “ tạo cơ hội cho học sinh nâng cao kiến thức” như đã trình bày
ở chương I Chính vì vậy, có tới hơn 60% học sinh thấy nội dung chương
trình tiếng Anh mà họ học không phù hợp hoặc chưa phù hợp lắm với họ. Với
42
họ những kiến thức ở trong tài liệu này họ đã được học ở trường Trung học
phổ thông. Tuy nhiên, có tới hơn 36% học sinh cho rằng nội dung chương
trình tiếng Anh dành cho họ là khá phù hợp hoặc rất phù hợp. Điều đó hoàn
toàn có thể lý giải được. Đó là những học sinh chưa học tiếng Anh hoặc đã
học tiếng Anh lâu nên quên. Khảo sát 500 học sinh, chúng tôi thấy có tới 113
học sinh (chiếm 23%) ở tuổi trên 21, cá biệt có học sinh ở tuổi 41. Họ đã học
tiếng Anh ở phổ thông nhưng do không sử dụng liên tục nên đã quên nhiều.
Tiếng Anh chuyên ngành được đưa vào chương trình trung cấp chuyên
nghiệp thông qua việc giảng dạy các giáo trình chuyên ngành. Các giáo trình
này nói chung có lượng từ vựng chuyên ngành, thuật ngữ chuyên ngành quá
lớn làm cho giáo trình trở nên nặng nề đối với học sinh trung cấp chuyên
nghiệp mới hoàn thành phần tiếng Anh tổng quát ở trình độ sơ cấp mức trung
bình như trên đã trình bày. Các giáo trình này không bố trí các bài ôn tập, ít
có phần thuật ngữ, từ vựng. Hơn nữa, các bài tập của giáo trình này tập trung
rèn luyện kỹ năng đọc hiểu là chủ yếu, ít chú ý tới các kỹ năng khác. Bên
cạnh đó, với thời lượng chỉ bao gồm 60 tiết học cũng khó để học sinh nắm vững
các thuật ngữ chuyên ngành ở mức kỹ năng, kỹ xảo, đọc hiểu các bài test có nội
dung phù hợp với chuyên ngành mà họ học trong phạm vi 3.000 từ. Với thời
lượng 60 tiết học cũng khó có thể đưa vào giáo trình đầy đủ các chủ đề về chuyên
ngành mà học sinh muốn học.
Như vậy, nội dung chương trình tiếng Anh tổng quát và tiếng Anh
chuyên ngành được giảng dạy ở 4 trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công
lập kể trên chưa phù hợp lắm, chưa đáp ứng được mong mỏi của giáo viên và
học sinh trong việc giao tiếp hằng ngày cũng như việc sử dụng tiếng Anh
chuyên ngành cho việc học tập và mở rộng kiến thức chuyên ngành. Vì vậy,
học sinh chúng ta chưa thực sự thích thú, say mê môn học. Điều đó ảnh
43
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh

More Related Content

What's hot

Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu họcLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu họcLuận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tỉnh Đồng NaiLuận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tỉnh Đồng Nai
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu Phong
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu PhongQuản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu Phong
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu Phong
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng anh HAY!
Luận văn: Quản lý quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng anh HAY!Luận văn: Quản lý quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng anh HAY!
Luận văn: Quản lý quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng anh HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phát triển năng lực viết sáng tạo cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu...
Luận văn: Phát triển năng lực viết sáng tạo cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu...Luận văn: Phát triển năng lực viết sáng tạo cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu...
Luận văn: Phát triển năng lực viết sáng tạo cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề
Luận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ ĐềLuận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề
Luận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện VapiLuận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu học
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu họcLuận văn: Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu học
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu học
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCMLuận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý dạy học 2 buổi/ngày ở các trường tiểu học TP Đông Hà
Luận văn: Quản lý dạy học 2 buổi/ngày ở các trường tiểu học TP Đông HàLuận văn: Quản lý dạy học 2 buổi/ngày ở các trường tiểu học TP Đông Hà
Luận văn: Quản lý dạy học 2 buổi/ngày ở các trường tiểu học TP Đông Hà
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đLuận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
LV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân đội
LV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục  trường dạy nghề quân độiLV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục  trường dạy nghề quân đội
LV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân đội
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu họcLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
 
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu họcLuận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học
 
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tỉnh Đồng NaiLuận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tỉnh Đồng Nai
 
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu Phong
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu PhongQuản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu Phong
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu Phong
 
Luận văn: Quản lý quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng anh HAY!
Luận văn: Quản lý quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng anh HAY!Luận văn: Quản lý quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng anh HAY!
Luận văn: Quản lý quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng anh HAY!
 
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
 
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
 
Luận văn: Phát triển năng lực viết sáng tạo cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu...
Luận văn: Phát triển năng lực viết sáng tạo cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu...Luận văn: Phát triển năng lực viết sáng tạo cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu...
Luận văn: Phát triển năng lực viết sáng tạo cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...
 
Luận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề
Luận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ ĐềLuận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề
Luận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề
 
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện VapiLuận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
 
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu học
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu họcLuận văn: Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu học
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu học
 
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCMLuận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
 
Luận văn: Quản lý dạy học 2 buổi/ngày ở các trường tiểu học TP Đông Hà
Luận văn: Quản lý dạy học 2 buổi/ngày ở các trường tiểu học TP Đông HàLuận văn: Quản lý dạy học 2 buổi/ngày ở các trường tiểu học TP Đông Hà
Luận văn: Quản lý dạy học 2 buổi/ngày ở các trường tiểu học TP Đông Hà
 
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đLuận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
 
LV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân đội
LV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục  trường dạy nghề quân độiLV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục  trường dạy nghề quân đội
LV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân đội
 

Similar to Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh

Luận văn Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyê...
Luận văn Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyê...Luận văn Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyê...
Luận văn Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyê...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Cấp Chuy...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Cấp Chuy...Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Cấp Chuy...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Cấp Chuy...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149
 
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên...
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên...Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên...
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh trường THCS
Luận văn: Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh trường THCSLuận văn: Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh trường THCS
Luận văn: Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh trường THCS
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh ở trường THCS
Quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh ở trường THCSQuá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh ở trường THCS
Quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh ở trường THCS
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên
Luận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viênLuận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên
Luận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAYLuận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểuLuận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳngLuận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Ở Các Trườ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Ở Các Trườ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Ở Các Trườ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Ở Các Trườ...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Ở Các Trườ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Ở Các Trườ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Ở Các Trườ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Ở Các Trườ...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149
 
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữLuận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần ThơLuận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Biện pháp chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hồ...
Biện pháp chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hồ...Biện pháp chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hồ...
Biện pháp chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hồ...
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Biện Pháp Chuẩn Hóa Giáo Viên Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Biện Pháp Chuẩn Hóa Giáo Viên Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Cơ SởBiện Pháp Chuẩn Hóa Giáo Viên Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Biện Pháp Chuẩn Hóa Giáo Viên Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
ảNh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực hocjtieeng anh cua sv nam 1 ...
ảNh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực hocjtieeng anh cua sv nam 1 ...ảNh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực hocjtieeng anh cua sv nam 1 ...
ảNh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực hocjtieeng anh cua sv nam 1 ...Huỳnh Khanh
 
Biện Pháp Quản Lý Ho Ạt Động Dạy Học Tiếng Anh Tại Các Trường Trung Học Phổ T...
Biện Pháp Quản Lý Ho Ạt Động Dạy Học Tiếng Anh Tại Các Trường Trung Học Phổ T...Biện Pháp Quản Lý Ho Ạt Động Dạy Học Tiếng Anh Tại Các Trường Trung Học Phổ T...
Biện Pháp Quản Lý Ho Ạt Động Dạy Học Tiếng Anh Tại Các Trường Trung Học Phổ T...
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Một số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm
Một số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạmMột số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm
Một số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh (20)

Luận văn Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyê...
Luận văn Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyê...Luận văn Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyê...
Luận văn Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyê...
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Cấp Chuy...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Cấp Chuy...Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Cấp Chuy...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Cấp Chuy...
 
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên...
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên...Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên...
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên...
 
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...
 
Luận văn: Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh trường THCS
Luận văn: Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh trường THCSLuận văn: Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh trường THCS
Luận văn: Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh trường THCS
 
Quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh ở trường THCS
Quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh ở trường THCSQuá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh ở trường THCS
Quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh ở trường THCS
 
Luận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên
Luận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viênLuận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên
Luận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên
 
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
 
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAYLuận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
 
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểuLuận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
 
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳngLuận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Ở Các Trườ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Ở Các Trườ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Ở Các Trườ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Ở Các Trườ...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Ở Các Trườ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Ở Các Trườ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Ở Các Trườ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Ở Các Trườ...
 
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữLuận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần ThơLuận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
 
Biện pháp chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hồ...
Biện pháp chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hồ...Biện pháp chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hồ...
Biện pháp chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hồ...
 
Biện Pháp Chuẩn Hóa Giáo Viên Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Biện Pháp Chuẩn Hóa Giáo Viên Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Cơ SởBiện Pháp Chuẩn Hóa Giáo Viên Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Biện Pháp Chuẩn Hóa Giáo Viên Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
 
ảNh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực hocjtieeng anh cua sv nam 1 ...
ảNh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực hocjtieeng anh cua sv nam 1 ...ảNh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực hocjtieeng anh cua sv nam 1 ...
ảNh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực hocjtieeng anh cua sv nam 1 ...
 
Biện Pháp Quản Lý Ho Ạt Động Dạy Học Tiếng Anh Tại Các Trường Trung Học Phổ T...
Biện Pháp Quản Lý Ho Ạt Động Dạy Học Tiếng Anh Tại Các Trường Trung Học Phổ T...Biện Pháp Quản Lý Ho Ạt Động Dạy Học Tiếng Anh Tại Các Trường Trung Học Phổ T...
Biện Pháp Quản Lý Ho Ạt Động Dạy Học Tiếng Anh Tại Các Trường Trung Học Phổ T...
 
Một số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm
Một số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạmMột số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm
Một số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm
 

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Recently uploaded

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 

Recently uploaded (11)

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 

Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  ĐỖ THỊ THÚY TÚ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGOÀI CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  ĐỖ THỊ THÚY TÚ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGOÀI CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số : 60 14 01 14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN VĂN HẢI
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGOÀI CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10 1.1 Các khái niệm cơ bản 10 1.2 Đặc điểm quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 14 1.3 Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập 16 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGOÀI CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 32 2.1 Khái quát các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh 32 2.2 Thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh 34 2.3. Nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế quản lí hoạt động dạy học môn tiễng Anh của các trường trung cấp ngoài công lập trên điạ bàn thành phố Hồ Chí Minh 51 Chương 3 YÊU CẦU, BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGOÀI CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 56 3.1 Yêu cầu xây dựng và thực hiện hệ thống biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh trong các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh 56 3.2 Hệ thống biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh trong các trường trung cấp ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 58 3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của hệ thống biện pháp đề xuất 80 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 PHỤ LỤC 90
  • 4. Nh÷ng ch÷ viÕt t¾t trong luËn v¨n Viết đầy đủ Viết tắt Giáo dục - đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh Trung cấp chuyên nghiệp Trungcấp chuyên nghiệp kinh tế - kỹ thuật Tây Nam Á Trungcấpchuyênnghiệpkinhtế-kỹthuật PhươngĐông Trung cấp chuyên nghiệp kinh tế - kỹ thuật Sài gòn Trungcấpchuyênnghiệpcôngnghệ-thôngtinvạnTường GD - ĐT TP.HCM TCCN TCCN KT- KT Tây Nam Á TCCN KT- KT Phương Đông TCCN KT- KT Sài gòn TCCN CN- TT Vạn Tường
  • 5. MỞ ĐẦU 1. TÝnh cÊp thiÕt cña ®Ò tµi Ngày nay các quốc gia trên thế giới đang bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Xã hội phồn vinh ở thế kỉ XXI là một xã hội của tri thức và dựa vào tri thức. Để có thể vươn lên hội nhập vào cộng đồng thế giới, chúng ta cần phải học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến, đồng thời áp dụng những kinh nghiệm đó một cách sáng tạo, tìm ra được phương thức phát triển phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Khi tri thức xã hội thay đổi nhanh theo nền kinh tế tri thức thì con người lao động cũng phải biết đổi mới kiến thức và năng lực của mình cho phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập là loại hình đào tạo mở rộng từ hệ thống trung cấp chuyên nghiệp trong giai đoạn hiện nay, để khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” của đất nước trong thực hiện chủ trương lớn của nhà nước là mở rộng các loại hình đào tạo, trong đó có một trong những trọng tâm chú ý là đào tạo công nhân kỹ thuật, thông qua việc ưu tiên cấp phép thành lập các trường trung cấp chuyên nghiệp. Trường trung cấp chuyên nghiệp là trường đào tạo các công nhân kỹ thuật viên lành nghề. Trường góp phần cung cấp nguồn nhân lực cho đất nước. Trường có trách nhiệm đào tạo những học sinh đã tốt nghiệp phổ thông trung học không những giỏi về trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn giỏi về ngoại ngữ tiếng Anh. Trong đó tiếng Anh giúp cho họ có đủ năng lực để nghiên cứu kết hợp với kiến thức chuyên ngành được đào tạo để tiếp cận với công nghệ tiên tiến. Thế nhưng hoạt động dạy học môn tiếng Anh trong các trường trung cấp chuyên nghiệp kể cả ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh đã cố gắng rất nhiều nhưng kết quả không khả quan. Một thực trạng đáng lo ngại hiện nay tỷ lệ học sinh giỏi tiếng Anh ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên 3
  • 6. nghiệp công lập và ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh thì không cao, chưa kể đến tiếng Anh chuyên ngành. Kết quả là phần lớn học sinh học sinh chưa có khả năng sử dụng ngoại ngữ để tham khảo nghiên cứu tài liệu nước ngoài. Đó cũng là mối quan tâm của các nhà quản lý và nghiên cứu giáo dục ở các bậc học này. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Hiện nay có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu, bàn luận về đổi mới nội dung, chương trình, tài liệu, giáo trình, giáo khoa dạy học môn tiếng Anh ở tất cả các cấp học, bậc học với mục tiêu là nâng cao hiệu quả chất lượng dạy và học môn tiếng Anh. Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập cũng không nằm ngoài mục tiêu đó. Tác giả lược sử các bài viết liên quan đề vấn đề nghiên cứu như sau: Bài viết “ Ngoại ngữ - một thành tố của chiến lược phát triển nền giáo dục quốc gia” Tác giả Ngô Văn Quyết đã nêu rõ vai trò của ngoại ngữ đối với sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước. Ngoại ngữ phải được xem là một thành tố trong chiến lược phát triển giáo dục quốc gia. Qua phân tích trong bài viết của mình, tác giả nêu rất rõ việc cần thiết phải hoàn thiện chương trình tiếng Anh và bổ sung tiếng Anh chuyên ngành trong các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập và trung học nghề Bài viết “ Phương pháp học tiếng Anh” Tác giả Nguyễn Quốc Hùng đã nêu ra những phương pháp học tiếng Anh phổ biến trong nước cũng như trên thế giới. Từ đó có những nhận xét về hiệu quả của việc sử dụng phương pháp trực tiếp. Tác giả cũng đã chỉ ra yếu tố cá nhân như sự kiên trì, sức sáng tạo và tình yêu ngôn ngữ là yếu tố quyết định trong việc học ngoại ngữ. 4
  • 7. Bài viết “Xây dựng mô hình dạy tiếng Anh cho người Việt” tác giả Nguyễn Quốc Hùng đã chỉ ra: Để có được những bộ tài liệu học tiếng Anh cho người Việt với chất lượng đào tạo cao, giúp cho họ đạt được trình độ giao tiếp thành công trong thời gian ngắn nhất thì phải tính đến những đặc điểm ngôn ngữ học của người Việt khác với người Anh, tính đến đặc điểm tâm lý, tính cách cũng như những nét sinh hoạt, phong tục, tập quán, thói quen… Bài viết “Lựa chọn phương pháp giảng dạy ngoại ngữ theo hướng nào?” tác giả Văn Canh đã viết: người dạy giữ vai trò trung tâm trong quá trình tìm kiếm những chiến lược dạy hiệu quả … người dạy vừa là người nghiên cứu, người đưa ra các giả thuyết, tái hiện có phê phán các giả thuyết đó trong quá trình giảng dạy thông qua quá trình quan sát và tìm hiểu lớp học. Thay vì đi tìm một phương pháp tối ưu trong giảng dạy, người dạy cần quan tâm hơn đến người học và môi trường dạy và học để xây dựng cho mình một phương pháp dạy ngày càng trở nên thích hợp giúp cho hoạt động dạy trở nên có hiệu quả hơn. Trong bài “Làm thế nào để giúp học sinh sử dụng tiếng Anh trong lớp học” tác giả Catherine Cheehy Skeffington đã nêu ra tầm quan trọng của việc giúp học sinh nói tiếng Anh. Tác giả đã chỉ ra nguyên nhân tại sao học sinh không sử dụng tiếng Anh trong lớp. Từ đó nêu ra những biện pháp cụ thể để giúp học sinh phát huy khả năng nói tiếng Anh trong lớp học. Trong bài viết “Cần xem lại việc đào tạo ngoại ngữ trong hơn 40 năm nay”, tác giả Thanh Tùng đã điểm lại tình hình phát triển ngoại ngữ ở nước ta từ 1945 đến nay, nêu ra vai trò, vị trí của môn ngoại ngữ. Từ đó, tác giả góp một số ý kiến về chiến lược đào tạo ngoại ngữ. Trong bài “Dạy – học ngoại ngữ trong cơ chế thị trường”, PGS.TS Trịnh Văn Minh khẳng định ngoại ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp, mà còn là phương tiện nâng cao dân trí, mở rộng vốn văn hóa chung, điều kiện cần cho giao lưu về các mặt và cho quá trình hội nhập quốc tế. 5
  • 8. Tóm lại: Các luận văn và các bài báo trên đã nghiên cứu nhiều vấn đề, nhiều mặt của việc giảng dạy ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng, song việc nghiên cứu giảng dạy và quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập còn ít được chú ý và chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu. Vì thế, chúng tôi chọn đề tài: “Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh” sẽ không trùng lặp với các luận văn, đề tài nghiên cứu trước đó. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh. Trên cơ sở đó đề xuất hệ thống các biện pháp nhằm quản lí hiệu quả hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh trong các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất hệ thống biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 4. Khách thể và đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu Hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh. 6
  • 9. *Đối tượng nghiên cứu Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh. *Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu 4 trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: Trường Trung cấp chuyên nghiệp Kinh tế - Kỹ thuật Tây Nam Á, trường Trung cấp chuyên nghiệp Kinh tế - Kỹ thuật Sài Gòn, trường Trung cấp chuyên nghiệp công nghệ thông tin Vạn Tường, trường Trung cấp chuyên nghiệp Kinh tế - Kỹ thuật Phương Đông. * Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2008 đến 2012 5. Giả thuyết khoa học của đề tài Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ được phát huy hiệu quả khi vận dụng tổng hợp các biện pháp như: Bổ sung, hoàn thiện mục tiêu, chương trình dạy học môn tiếng Anh trong các trường trung cấp ngoài công lập trên điạ bàn. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng quản lí hoạt động dạy học môn tiếng. Tích cực hoá quá trình tự học tập môn tiếng Anh của học sinh và tăng cường quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 6. Phương pháp luận ,phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chỉ thị, Nghị quyết điều lệ của các cấp về giáo dục – đào tạo và quản lý giáo dục – đào tạo. 7
  • 10. * Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp thu thập các tài liệu, đọc sách, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để xây dựng tổng luận nghiên cứu. Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến và xử lý số liệu: Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến nhằm làm rõ thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở một số trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh. Trưng cầu ý kiến với các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng bộ môn tiếng Anh, với mẫu đại diện của 40 giáo viên và mẫu đại diện của 500 học sinh bằng phương pháp chọn ngẫu nhiên. Kết quả điều tra được xử lý theo phương pháp thống kê (trung bình, độ tập trung và tương quan) Phương pháp nghiên cứu sản phẩm để đánh giá chất lượng: nắm rõ kết quả học tập về bộ môn tiếng Anh của học sinh ở một số trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập ở tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm trước, nhận xét chất lượng học tập của học sinh như: điểm số đạt được về bộ môn tiếng Anh ở các khoa (phân loại: giỏi, khá, trung bình, yếu). Thống kê tần số, tính tỉ lệ phần trăm (%) theo phân loại. Từ đó nhận xét về quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở một số trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh. Tổng kết kinh nghiệm giảng dạy và quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh của các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Sử dụng toán thống kê để sử lý kết quả điều tra, thu thập... 8. Ý nghĩa của đề tài Đề tài thực hiện thành công có ý nghĩa rất quan trọng trong tố chức chỉ đạo hoạt động dạy học môn tiếng Anh của nhà trường, góp phần vào đổi mới nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học môn tiếng Anh nói riêng. 8
  • 11. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho lãnh đạo của nhà trường tổ chức tốt hơn công tác quản lí hoạt động dạy và học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 9. Kết cấu đề tài Đề tài bao gồm: Phần mở đầu, 3 chương, 9 tiết, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 9
  • 12. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGOÀI CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1.Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm dạy học môn tiếng Anh Trong lịch sử phát triển của giáo dục và nhà trường, dạy học tồn tại như một hoạt động xã hội, nó gắn liền với hoạt động của con người. Để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục: giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ và giáo dục lao động, nhà trường phải dựa vào nhiều con đường có mối quan hệ biện chứng với nhau là dạy học, lao động sản xuất, trong đó dạy học là phương tiện quan trọng nhất. Như vậy, dạy học là con đường cơ bản nhằm phát triển trí tuệ nói riêng và hình thành phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ nói chung. Dạy học là hoạt động được tiến hành một cách có tổ chức, có kế hoạch có nội dung và phương pháp sư phạm của người giáo viên phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm nhận thức của người học. Quá trình dạy học là một hệ toàn vẹn gồm hoạt động dạy và hoạt động học luôn tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau. Sự tương tác giữa dạy và học mang tính chất cộng tác, trong đó giảng dạy giữ vai trò chủ động, định hướng, hướng dẫn người học thực hiện tốt việc lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp. Dạy học là hoạt động kép bao gồm dạy (do thầy đảm nhận) và học (do trò đảm nhận). Dạy và học có liên hệ tác động lẫn nhau không thể thiếu nhau, thầy giữ vai trò lãnh đạo, tổ chức điều khiển hoạt động của học sinh. Học sinh giữ vai trò tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học của bản thân. Với cách tiếp cận dạy học môn tiếng Anh như là một hoạt động chúng tôi quan niệm: Dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập là hoạt động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch của đội ngũ gáo viên, 10
  • 13. nhằm trang bị cho học sinh, sinh viên những công cụ giao tiếp tiếng Anh giúp họ có kiến thức cơ bản về ngoại ngữ để đọc sách, hiểu các sách báo khoa học, trực tiếp giao dịch với người nước ngoài về vấn đề chuyên môn, ngành nghề mình đang theo học và thực tế công tác sau khi ra trường Dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp là quá trình giảng dạy của thầy nhằm tổ chức và điều khiển quá trình nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật có liên quan đến nghề nghiệp tương lai của họ. Hoạt động học tập của học sinh trung cấp chuyên nghiệp là chủ thể nhận thức chủ động tích cực nhằm tiếp thu kiến thức chuyên môn nghề nghiệp để có tay nghề, có kỹ năng, kỹ xảo với một nghề mà họ đã chọn. Chính vì vậy, người thầy đóng vai trò chủ thể tác động đến học sinh và học sinh không những là khách thể tiếp nhận sự tác động của thầy mà còn đóng vai trò chủ thể vì họ là những con người thực hiện hoạt động học tập trong nhà trường. Họ ý thức về nhiệm vụ học tập, họ tích cực nhận sự tác động từ phía người thầy: vai trò chủ thể của trò càng được phát huy thì hiệu quả học tập càng lớn. Trong quá trình dạy học, giảng dạy của thầy đóng vai trò chỉ đạo, điều khiển hoạt động học của học sinh nhưng không được đối lập với tính độc lập sang tạo với học sinh. Hoạt động dạy và học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện ở mối quan hệ tương tác giữa các thành tố như: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức của hoạt động dạy và hoạt động học, người dạy, người học và kết quả dạy học. trong đó hoạt động dạy của Thày và hoạt động học của Trò là hai nhân tố trung tâm, năng động nhất của quá trình dạy học. Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp ngoài công lập cũng tuân theo qui luật của hoạt động dạy học. Vì vậy, chủ thể quản lí cần hiểu và nắm chắc các yêu cầu cơ bản của hoạt động quản lí như: quản lí mục tiêu dạy 11
  • 14. học môn tiếng Anh, quản lí nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kết quả dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp ngoài công lập trên địa bàn. 1.1.2. Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập thành phố Hồ Chí Minh Quản lý là hoạt động có ý thức của nhà quản lý nhằm đạt tới mục tiêu hiệu quả quản lí. Cán bộ quản lý, các lực lượng sư phạm... bằng hành động của mình biến mục tiêu đó thành hiện thực. Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là một loại hình quản lý hoạt động trong đó chủ thể đề ra những mục tiêu cần phải đạt được và những chủ trương, biện pháp kế hoạch phải thực hiện, lựa chọn nhân sự, thời gian, huy động và sử dụng nhân lực, vật lực và tài lực ( nguồn nhân lực giáo dục của nhà trường) hiện có và sẽ có để tổ chức và điều hành bộ máy nhân lực nhằm thực hiện những chủ trương, biện pháp và kế hoạch nói trên một cách đúng đắn, có chất lượng và hiệu quả đáp ứng được mục tiêu mà chủ thể đã đề ra. Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp ngoài công lập hướng vào thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của của nhà trường. Vì vậy, quản lý quá trình sư phạm của thầy, hoạt động học tập của trò, diễn ra chủ yếu trong quá trình dạy học. Do đó quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình dạy học (được tiến hành bởi tập thể giáo viên) nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn diện năng lực chuyên môn và nhân cách cho học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. Từ những quan niệm và cách tiếp cận trên tác giả đưa ra quan niệm: 12
  • 15. Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập thành phồ Hồ Chí Minh là cách thức, biện pháp của chủ thể quản lý theo sự phân cấp tác động đến toàn bộ hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên dạy môn tiếng Anh nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả dạy và học của nhà trường Theo đó quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp ngoài công lập bao gồm các đặc trưng đó là: Một là, chủ thể quản lý và tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động dạy học theo chương trình, kế hoạch giảng dạy của nhà trường. Hai là, chủ thể quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, dịch vụ khoa học và công nghệ, gắn đào tạo với sử dụng, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Ba là, quản lý tổ chức biên soạn chương trình, giáo dục môn học, tài liệu giảng dạy do Hiệu trưởng giao. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học. Bốn là, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Chủ thể quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp ngoài công lập phải có những phẩm chất và năng lực đó là: trình độ học vấn, tri thức và kỹ năng nghiệp vụ quản lý, gương mẫu về phẩm chất đạo đức, luôn là tấm gương và là chỗ dựa tin cậy cho đồng nghiệp, là người thầy có uy tín với học sinh; trung thực, lời nói và hành động nhất quán. 13
  • 16. 1.2. Đặc điểm quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Khác với các trường công lập, quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ngoài những đặc điểm chung về quản lí hoạt động dạy học thì quản lí hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp cũng có những đặc điểm vừa thuận lợi nhưng cũng gặp không ít những khóa khăn bất cập trong công tác quản lí. Có thể chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học và quản lí hoạt động này như sau: Thứ nhất, quy mô đào tạo của các trường: có số lượng học sinh kông vượt quá 1000 học sinh, điều đó thể hiện sự cố gắng rất lớn của các trường. Bởi vì, lâu nay vẫn tồn tại một tình trạng là đa số các gia đình có con đi học vẫn muốn cho con mình vào đại học, đa số học sinh đều muốn bằng mọi giá thi đỗ vào đại học. 100% các tổ trưởng bộ môn tiếng Anh và các cán bộ quản lý đều tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên họ chưa qua lớp quản lý nào cả và thâm niên quản lý còn rất thấp. Điều đó có ảnh hưởng không tốt đến việc quản lý ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại địa bàn TPHCM. Thứ hai, về đội ngũ giáo viên giảng dạy ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên 100% giáo viên đạt tốt nghiệp đại học, giáo viên có thâm niên giảng dạy trên 5 năm giáo viên có biên chế ở trường công lập, hoặc giáo viên cơ hửu ở các trường tư thục khác. Số giáo viên còn lại là những giáo viên tự do hay mới ra trường chưa vào biên chế. Thứ ba, nội dung chương trình tiếng Anh tổng quát được đưa vào giảng dạy cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp thông qua việc giảng dạy giáo trình Headway cuốn 1 giáo trình Lifeline cuốn 1 nội dung kiến thức được thiết kế theo các chủ điểm nhằm cung cấp kiến thức ngôn ngữ, văn hóa, rèn luyện 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) 14
  • 17. Từ thực tế giảng dạy tại hai môi trường khác nhau: các lớp thuộc khối kinh tế thương mại và các lớp thuộc khối khoa học kỹ thuật. Tác giả luận văn nhận thấy khoảng 50% học sinh xem việc học ngoại ngữ như “tử ngữ” và nhiều em trong số đó ngồi trên lớp không tập trung thậm chí ngủ gật, 20% học sinh tiếp thu được nhưng không chăm chỉ, số còn lại thì học chắc và kết quả tốt. Có khoảng 82% số học sinh đã biết tiếng Anh trước khi vào trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập số còn lại thì do đã biết khá tiếng Anh nên khi ngồi học chung với các bạn khác phần thì phải học tiếng Anh từ đầu nên biểu hiện tâm lý chủ quan, phần khác thì nghĩ rằng môn tiếng Anh không phải là môn chuyên ngành nên không cần đầu tư nhiều thời gian cốt sao đủ điểm điều kiện. Như vậy chỉ có 40% số học sinh có khả năng tiếp thu được tiếng Anh khi học ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập. Ngoài ra còn một số ít các em ở vùng sâu vùng xa việc học tiếng Anh là khó khăn. Tuy nhiên khi nhận phiếu hỏi với nội dung là các em có thích giao tiếp bằng tiếng Anh không thì kết quả thật bất ngờ 95% học sinh đều thích giao tiếp bằng tiếng Anh nhưng lại thiếu tự tin khi nói tiếng Anh. Có thể kể tới nhiều nguyên nhân: 100% học sinh cho rằng ngữ pháp phức tạp, từ vựng khó nhớ đưa đến không sắp xếp được câu, 80% trong số đó thì do phát âm không chuẩn, .v.v. Thứ năm, điều kiện vật chất tại các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập như thiết bị dạy và học chưa đáp ứng được với nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo viên giảng dạy chủ yếu chỉ được trang bị máy cassette loại thường, chất lượng không tốt. Thứ sáu, quy mô lớp học còn tồn tại những lớp học quá đông học sinh (47-56 học sinh/lớp). do không phân loại nên trình độ tiếng Anh chênh lệch quá nhiều như vậy không phù hợp với các lớp học ngoại ngữ. Vì quá đông nên học sinh cũng ít có cơ hội rèn luyện kỹ năng, giáo viên không quan tâm 15
  • 18. đồng đều đến tất cả các học sinh . Từ đó những học sinh chưa giỏi hoặc nhút nhát hầu như không tiến bộ trong học tập thậm chí ngày càng tụt hậu so với những học sinh giỏi. Phương pháp giảng dạy vẫn còn mang tính truyền thống, chủ yếu dựa vào giáo trình, phấn, bảng. Ý thức học tập của học sinh: do các em quen với cách học ở bậc phổ thông, hầu hết việc học ngoại ngữ chỉ bó khung trong việc làm bài tập ngữ pháp nên khi vào học môi trường mới do không điều chỉnh phương pháp học nên không đạt hiệu quả cao. 1.3. Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập Nội dung quản lí hoạt động dạy học ở trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập bao gồm: 1.3.1. Quản lý số lượng, chất lượng giáo viên giảng dạy môn tiếng Anh ở trường Trung cấp chuyên nghiệp Nắm chắc số lượng đội ngũ giáo viên, biết được điểm mạnh, điểm yếu của từng người là một trong những nhiệm vụ của người làm công tác quản lý. Điều này giúp cho người quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Đây là một điểm mấu chốt quyết định đến chất lượng dạy học. Tiếng Anh được đưa vào chương trình trung cấp chuyên nghiệp nhằm mục đích thực hành giao tiếp. Thông qua mục đích giao tiếp mà đạt tới yêu cầu về nâng cao trình độ văn hóa và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức. Chính vì vậy, ngoài việc phải có phẩm chất đạo đức tốt, có nhận thức đúng đắn về nghề dạy học, giáo viên phải có năng lực sư phạm: hệ thống tri thức khoa học có liên quan đến bộ môn tiếng Anh mà mình giảng dạy, những hiểu biết cần thiết về những khoa học lân cận với chuyên môn của mình, đặc biệt lá giáo viên phải nắm vững phương pháp giảng dạy môn tiếng Anh. Giáo viên giảng dạy môn tiếng Anh ở trung cấp chuyên nghiệp tối thiểu phải có trình độ học vị cử nhân tiếng Anh. Để thực hiện giảng dạy tiếng Anh 16
  • 19. chuyên ngành cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp, giáo viên vừa phải nắm vững toàn bộ chương trình bộ môn vừa phải mở rộng tầm nhìn qua các tài liệu chuyên môn để đảm bảo chất lượng và hiệu quả cho việc giảng dạy. Bên cạnh giáo trình bộ môn, giáo viên phải có những tài liệu bổ trợ như: giáo trình chuyên ngành đào tạo, từ điển chuyên ngành, sách tham khảo liên quan đến kiến thức trong chương trình, tạp chí, sách báo nước ngoài liên quan đến bộ môn, các thông tin trên mạng internet phục vụ cho việc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành. Tiềm lực và khả năng của đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng đào tạo. Vì vậy, ngoài việc có bằng cấp chuyên môn thì kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên cũng rất quan trọng. Muốn cho việc giảng dạy tiếng Anh có chất lượng và đạt hiệu quả cao thì rất cần nhân tố tổ chức và quản lý. Nhân tố tổ chức và quản lý có ý nghĩa quyết định trước tiên và cuối cùng đối với sự thành công của việc dạy - học tiếng Anh trong nhà trường. Những vấn đề then chốt nhất trong việc quản lý về tổ chức điều khiển quá trình giảng dạy tiếng Anh trong trường trung cấp chuyên nghiệp của chủ thể quản lí đó là: Một là, lập kế hoạch phân bố quỹ thời gian: Thời gian là một điều kiện vật chất đầu tiên ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy - học tiếng Anh ở trung cấp chuyên nghiệp. Để hoàn thành chương trình tiếng Anh cho các trường trung cấp chuyên nghiệp (7 mô-đun) thì thời lượng cho môn tiếng Anh dao động từ 90 tiết đến 210 tiết tùy thuộc vào trình độ đầu vào của học sinh. Như vậy, nếu thời lượng môn tiếng Anh là 210 tiết thì mỗi mô- đun có 30 tiết thực học trên lớp. Nếu phân phối môn tiếng Anh chỉ học năm đầu trong tổng số hai năm trung cấp chuyên nghiệp thì mỗi tuần sẽ có năm tiết tiếng Anh. Người quản lý tiếng Anh có nhiệm vụ lên kế hoạch giảng dạy và tổ chức chỉ đạo thực hiện việc giảng dạy theo đúng lịch trình bộ môn tiếng Anh. Cụ thể là xây dựng và thông báo kế hoạch giảng dạy bộ môn toàn khóa 17
  • 20. và năm học cho từng người, làm cho mỗi thành viên trong tổ tự giác chấp nhận kế hoạch và tự nguyện hành động theo kế hoạch đã đề ra. Hai là, phân bố nội dung: Sau khi đã xác định rõ các giai đoạn và phân bố thời gian cho việc giảng dạy bộ môn tiếng Anh, người quản lý có trách nhiệm phân bố nội dung chương trình sách giáo khoa hay giáo trình phù hợp với nội dung giáo dục phẩm chất, nội dung tri thức ngôn ngữ và đất nước học, nội dung các kỹ năng giao tiếp sao cho hợp lý và ăn khớp với số thời gian quy định của khóa học. Ba là, chỉ đạo việc tổ chức các hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ như: soạn giáo án, lên lớp, dự giờ. Tiết lên lớp là hình thức cơ bản nhất của quá trình dạy học nhằm biến những nội dung của chương trình bộ môn thành vốn kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn của học sinh. Bản chất của tiết lên lớp môn tiếng Anh là hoạt động lời nói bằng tiếng Anh nhằm hình thành ở học sinh một công cụ giao tiếp mới, rèn luyện một khả năng giao tiếp tối thiểu nào đó. Chính vì vậy, việc soạn giáo án cũng như việc thực hiện các bước lên lớp phải được chuẩn bị chu đáo có sự chỉ đạo của người quản lý cũng như có sự góp ý của các thành viên trong tổ thông qua việc sinh hoạt tổ chuyên môn, hoặc thông qua tiết dự giờ. Bốn là, sắp xếp đội ngũ giáo viên đúng chuyên môn, sở trường, năng lực. Thường xuyên có kế hoạch tổ chức, động viên giáo viên học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như nâng cao chất lượng học tiếng Anh cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp. Năm là, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động giảng dạy, chủ yếu tập trung vào việc chỉ đạo tổ chức thực hiện mục tiêu, kế hoạch, quy chế chuyên môn, kiểm tra nề nếp dạy học, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo và đặc biệt chú trọng đến việc đánh giá chất lượng dạy và học của thầy và trò. 18
  • 21. Việc kiểm tra, thanh tra hoạt động giảng dạy của giáo viên phải được diễn ra thường xuyên và có tiêu chí rõ ràng nhằm đánh giá thực trạng tình hình giảng dạy của tổ bộ môn. Trên cơ sở đó phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt còn tồn tại có tác dụng chuẩn bị tích cực cho năm học sau. 1.3.1. Quản lý mục tiêu, chương trình kế hoạch giảng dạy môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập Tiếng Anh được đưa vào chương trình giáo dục trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập nhằm đạt ba mục tiêu: thực hành giao tiếp, nâng cao trình độ văn hóa và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức. Cả ba mục tiêu trên đều quan trọng và có quan hệ mật thiết với nhau, song do đặc thù của bộ môn tiếng Anh mà mục tiêu thực hành giao tiếp trở nên cơ bản nhất. Hai mục tiêu còn lại luôn bám chặt với mục tiêu thứ nhất và thông qua mục tiêu thực hành giao tiếp mà đạt tới những yêu cầu về nâng cao trình độ văn hóa và bồi dưỡng phẩm chất. Bởi vậy, quản lý mục tiêu giảng dạy môn tiếng Anh ở trường trung cấp chuyên nghiệp phải dựa vào chất lượng đầu ra nghĩa là đánh giá học sinh ở: khả năng sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp thật sự thể hiện ở bốn kỹ năng thực hành giao tiếp: nghe, nói, đọc, viết; kiến thức mà học sinh đã thu nhận được chủ yếu trên hai lĩnh vực là ngôn ngữ học và ngôn ngữ đất nước học. Cụ thể sau khi học xong chương trình tiếng Anh ở trường trung cấp chuyên nghiệp học sinh sẽ đạt được những mục tiêu đó là: Có kiến thức và kỹ năng sử dụng tiếng Anh để tham gia vào các hoạt động giao tiếp xã hội thông thường. Có kiến thức và kỹ năng sử dụng tiếng Anh để tiếp cận với thông tin đơn giản về ngành nghề của mình. Có sự hiểu biết cơ bản về văn hóa giao tiếp khi sử dụng tiếng Anh. Có kỹ năng và phương pháp sử dụng tiếng Anh cơ bản cần cho việc tiếp tục tự học tập nâng cao trình độ sử dụng tiếng Anh sau khi tốt nghiệp. Quản lý kế hoạch giảng dạy môn tiếng Anh: Căn cứ vào tính đa dạng của đối tượng học sinh trong diện tuyển sinh mà thời lượng dành cho môn 19
  • 22. tiếng Anh ở trường trung cấp chuyên nghiệp thay đổi từ 90 tiết ( 6 đơn vị học tập ) đến 210 tiết ( 14 đơn vị học trình ). Số tiết tiếng Anh được phân bổ trong năm thứ nhất (tức hai học kỳ đầu ) của hệ trung cấp chuyên nghiệp, trung bình học sinh học từ 3 đến 6 tiết / 1 tuần. Quản lý chương trình giảng dạy môn tiếng Anh: Chương trình giảng dạy môn tiếng Anh tại các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập được xây dựng trên những cơ sở đó là: Mục tiêu chung của chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục – đào tạo qui định. Vị thế của môn học đối với sự phát triển chung của toàn xã hội. Ngoại ngữ là một công cụ tạo điều kiện cho đất nước hòa nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực, tiếp cận những thông tin khoa học kỹ thuật của thế giới và với các nền văn hóa khác cũng như giới thiệu nền văn hóa Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Tính hệ thống và tính kế thừa các bậc học trước. Tính đặc thù của môn tiếng Anh theo những lý luận khoa học và thực tiễn về giảng dạy tiếng Anh hiện đại trong nước và trên thế giới. Đặc điểm và nhu cầu của học sinh trung cấp chuyên nghiệp. Chương trình dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập phải nhằm vào mục tiêu chung và mục tiêu: Mục tiêu chung: Phát triển và nâng cao các kiến thức, kỹ năng, phương pháp học tập và ý thức sử dụng tiếng Anh và các năng lực tư duy cần thiết để phục vụ quá trình học tập chuyên môn, mở mang kiến thức xã hội và ứng dụng vào cuộc sống lao động, đồng thời góp phần phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế. Mục tiêu cụ thể: Tạo diều kiện để học sinh tiếp tục hoàn thiện những kiến thức và kỹ năng sử dụng tiếng Anh đã được hình thành và rèn luyện ở các cấp học trước. Nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp học tập và ý thức sử dụng tiếng Anh để tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại, học tập và nghiên cứu 20
  • 23. các vấn đề chuyên ngành đang theo học và quan tâm. Tiếp tục phát triển các kỹ năng sử dụng tiếng Anh như một công cụ độc lập nhằm khai thác các nguồn thông tin bên ngoài lớp học, hỗ trợ quá trình phát triển các phẩm chất trí tuệ, kỹ năng sống và nâng cao trình độ chuyên môn. Tạo cơ hội cho học sinh nâng cao kiến thức và ý thức về những khác biệt văn hóa liên quan đến việc sử dụng tiếng Anh nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, phát triển tình hữu nghị và hợp tác trong lao động và giao tiếp với thành viên của các cộng đồng văn hóa khác. Trên cơ sở những mục tiêu và căn cứ vào tính đa dạng của đối tượng học sinh, chương trình tiếng Anh cho các trường trung cấp chuyên nghiệp được chia thành bảy mô - đun kết nối liên tục theo thứ tự. Với bảy mô - đun có độ khó tăng dần, vừa kế tiếp nhau nhưng vừa có tính độc lập tương đối giữa các mô - đun, chương trình cho phép người sử dụng có thể linh hoạt kết nối toàn bộ bảy mô - đun hoặc bóc tách sử dụng các mô - đun theo cách kết hợp tùy chọn để phục vụ các yêu cầu cụ thể khác nhau, phù hợp với thời lượng và mục tiêu đào tạo. Theo đó, chương trình tiếng Anh cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp vừa nâng cao kiến thức tiếng Anh tổng quát vừa cung cấp kiến thức tiếng Anh chuyên ngành giúp họ có thể tham khảo tài liệu chuyên ngành trong học tập, trong giao tiếp cả ở lĩnh vực xã hội và cả trong lĩnh vực chuyên môn. Chương trình tiếng Anh cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp gồm: Tiếng Anh tổng quát cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp nhằm giúp cho họ nắm vững thêm kiến thức ngôn ngữ để thực hiện được các chức năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Tiếng Anh chuyên ngành cung cấp cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp những kiến thức đại cương, cơ bản nhất về chuyên ngành mà họ đang quan tâm, bao gồm các thuật ngữ khoa học bằng tiếng Anh, các dạng cấu trúc câu thường dùng, học sinh sẽ đạt bốn kỹ năng thực hành giao tiếp ở mức độ sau: 21
  • 24. Một là, nghe, hiểu được người bản ngữ hỏi, đáp và nghe hiểu các trao đổi thông tin, bài nói được trình bày rõ ràng và có nội dung liên quan tới nghề nghiệp mình đang học, với vốn từ vựng trong phạm vi cơ bản khoảng 1.500 từ; Hai là, hỏi, đáp và trình bày ý kiến cá nhân về một vấn đề xã hội cũng như vấn đề có liên quan tới nghề nghiệp với nội dung đơn giản, với độ chính xác và độ lưu loát tương đối tốt, đồng thời nhận biết được lỗi đã mắc và có khả năng sửa chữa lỗi trong quá trình thực hành tiếng; Ba là, đọc các bài viết đơn giản với ngữ cảnh mở rộng về các vấn đề xuất hiện trong xã hội cũng như tài liệu chuyên ngành đơn giản với lượng từ trên 1.500 từ, thông qua việc sử dụng từ điển có khả năng tự học từ, nắm cấu trúc mới và nội dung mới trong khi đọc; Bốn là, viết được thư cá nhân, đơn xin việc và các bài luận đơn giản có nội dung liên quan tới chương trình đã học, liên quan đến nghề nghiệp đang học, có khả năng nhận biết và sửa chữa lỗi cơ bản trong khi viết. 1.3.3. Quản lý nội dung, giáo trình giảng dạy môn tiếng Anh ở trường Trung cấp chuyên nghiệp Môn tiếng Anh được giảng dạy ở trường Trung cấp chuyên nghiệp cũng phải có các nội dung cơ bản là: nội dung kỹ năng giao tiếp, nội dung tri thức văn hóa, nội dung tư tưởng đạo đức. Quản lí nội dung giảng dạy môn tiếng Anh ở trường trung cấp chuyên nghiệp thể hiện cụ thể trong quản lý kế hoạch giảng dạy môn tiếng Anh, chương trình môn tiếng Anh và giáo trình giảng dạy môn tiếng Anh. Quản lí giáo trình giảng dạy môn tiếng Anh ở trường trung cấp chuyên nghiệp, giáo trình được lựa chọn hoặc biên soạn theo kế hoạch dạy học và chương trình dạy học. Nội dung chương trình được thể hiện cụ thể, chi tiết, liên tục có hệ thống trong giáo trình. Theo đó, giáo trình được dạy cho hệ trung cấp chuyên nghiệp có hai loại: giáo trình tiếng Anh tổng quát và giáo trình tiếng Anh chuyên ngành. Giáo trình góp phần thực 22
  • 25. hiện tốt mục tiêu đào tạo, trong đó ưu tiên hình thành và phát triển phương pháp tự học của học sinh, nâng cao năng lực độc lập, sáng tạo, có quan tâm đúng mức tới các loại trình độ học tập của học sinh (giỏi, khá, trung bình, yếu). Bên cạnh giáo trình, còn có các loại tài liệu học tập khác như: sách, báo, tạp chí, sách tra cứu, từ điển băng, đĩa, mạng internet... 1.3.4. Quản lý phương pháp giảng dạy môn tiếng Anh ở trường Trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập Phương pháp giảng dạy là một trong những lĩnh vực trọng tâm nhất của hoạt động quản lý giảng dạy. Nó là đối tượng chỉ đạo, tổ chức thực hiện của trường, của khoa, của người quàn lý, của từng cá nhân giáo viên và của cả học sinh. Phương pháp giảng dạy có vai trò quyết định chất lượng đào tạo - phương pháp giảng dạy là sự vận động của nội dung dạy học. Mục tiêu giáo dục có đạt được hay không, có thực thi hay không chính là ở khả năng và trình độ triển khai thực hiện của từng giáo viên đứng trên bục giảng trong nhà trường. Như vậy, việc quản lý phương pháp giảng dạy của trưởng khoa được quy về việc tổ chức giáo viên triển khai vận dụng phương pháp giảng dạy đảm bảo chất lượng giảng dạy. Môn tiếng Anh ở trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập được giảng dạy nhằm 3 mục đích: thực hành giao tiếp, nâng cao trình độ văn hóa và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức. Do đặc thù của bộ môn tiếng Anh mà mục đích thực hành giao tiếp trở thành cơ bản nhất. Xuất phát từ mục đích dạy học đó, phương pháp giảng dạy tiếng Anh ở trường trung cấp chuyên nghiệp phải là một quá trình mà trong đó giáo viên tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh, hướng dẫn học sinh tham gia tích cực vào hoạt động thực hành giao tiếp, thông qua các hoạt động cá nhân, theo cặp, theo nhóm thông qua việc dự đoán, đưa giả thuyết, tham gia tranh luận và giải quyết các tình huống có vấn đề... 23
  • 26. Có nhiều phương pháp giảng dạy tiếng Anh, chúng tôi xin được dẫn một số phương pháp hiện đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Thứ nhất; Phương pháp ngữ pháp - phiên dịch: Mục đích cơ bản của việc dạy - học tiếng Anh theo định hướng phương pháp ngữ pháp - phiên dịch là giúp người học nhanh chóng và có hiệu quả tiếp xúc với các văn bản. Nội dung chủ yếu của quá trình dạy - học theo phương pháp này là giới thiệu một cách có hệ thống toàn bộ ngữ pháp gắn với việc đưa những ví dụ minh họa cho những hiện tượng ngữ pháp đó. Phương pháp ngữ pháp - phiên dịch tỏ ra có hiệu quả khi được sử dụng để dạy cho những người lớn tuổi học tiếng Anh. Những người học tiếng Anh cốt đạt được mục đích đọc, hiểu để nắm bắt thông tin qua sách báo nước ngoài. Thứ hai; Phương pháp nghe – nói: Giáo viên sử dụng phương pháp nghe - nói nhằm giúp cho học sinh thực hành giao tiếp một cách rất máy móc và tự động. Nguyên tắc cơ bản của phương pháp nghe – nói là: Đảm bảo tính giao tiếp, ảm bảo khẩu ngữ đi trước một bước. Đảm bảo mô hình hóa ngữ liệu dạy - học. Đảm bảo hình thành hệ thống các kỹ xảo ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết). Có tính đến đặc điểm của tiếng mẹ đẻ. Đảm bảo phương tiện nghe - nói. Phương pháp này chủ yếu hướng học sinh vào việc bắt chước và ghi nhớ máy móc từng từ, từng câu. Mà hành vi máy móc, thụ động không phải là đặc trưng hoạt động của con người, cho nên nếu dạy theo phương pháp trên sẽ không đem đến cho học sinh kỹ năng giao tiếp thực sự, vì tình huống giao tiếp sinh động, muôn hình muôn vẻ, đòi hỏi người nghe, người nói phải tích cực, chủ động, sáng tạo mới đạt được mục đích, yêu cầu trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ. Thứ ba; Phương pháp giao tiếp là phương pháp mà bốn kỹ năng giao tiếp được kết hợp cùng một lúc. Khi sử dụng phương pháp giao tiếp trong giảng dạy, giáo viên phải bằng mọi cách tạo điều kiện tối đa để động viên, 24
  • 27. khuyến khích học sinh hoạt động, sử dụng tiếng Anh trong học tập. Theo Th.s Nguyễn Quốc Hùng thì phương pháp giao tiếp nhấn mạnh vào năm điểm: Mọi bài rèn luyện phải mang tính giao tiếp, đặc biệt phải có khoảng trống thông tin. Ngôn ngữ và văn hóa phải được quan tâm như nhau, tính thích hợp của sự lựa chọn, mắc lỗi trong giao tiếp là lẽ tự nhiên. Mục tiêu cuối cùng của việc học ngoại ngữ là năng lực giao tiếp( trước hết là giao tiếp bằng lời). Phương pháp giao tiếp là phương pháp dạy tiếng Anh có hiệu quả nhất. Nó giúp cho học sinh sử dụng ngôn ngữ để thực hành giao tiếp trong nhiều tình huống khác nhau. Phương pháp giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành rất đa dạng và cơ bản cũng như phương pháp giảng dạy tiếng Anh tổng quát, cho dù nội dung của việc học tiếng Anh chuyên ngành có thay đổi so với việc học tiếng Anh tổng quát. Cái gốc của việc dạy tiếng Anh chuyên ngành vẫn là năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh trong lĩnh vực chuyên môn. Trong việc giảng dạy tiếng Anh ở trường trung cấp chuyên nghiệp, giáo viên cần sử dụng hài hòa cả ba phương pháp trên thì việc giảng dạy sẽ đạt hiệu quả cao. Trong thực tế các phương pháp này bao giờ cũng có sự bổ sung cho nhau nhằm hoàn thiện và phát triển chính bản thân mình.. Phương pháp giảng dạy thực chất được xây dựng và phát triển từ chính sự năng động của quá trình dạy học, là kết quả của sự tương tác giữa người dạy, người học, tài liệu dạy, chương trình học và các hoạt động học cũng như nhiệm vụ dạy học ngay trên lớp. Phương pháp giảng dạy tiếng Anh được lựa chọn và xây dựng trên cơ sở nghiên cứu tìm hiểu những gì xảy ra bên trong lớp học, tức là chúng ta phải tính đến vai trò của người học. Người học phải làm gì để đạt được mục đích học tập. Phương pháp giảng dạy do vậy phải được xây dựng sao cho học sinh biết được những “bí quyết” để học tiếng Anh thành công cũng như xây dựng cho học sinh một chiến lược học phù hợp với họ. Phương pháp dạy tiếng Anh phải giúp cho học sinh có những kỹ năng giao tiếp thành 25
  • 28. thạo bên ngoài lớp học đồng thời tạo điều kiện cho học sinh tiếp tục học tiếng Anh suốt đời. 1.3.5. Quản lý hoạt động học tập môn tiếng Anh của người học Quản lý trình độ ban đầu của học sinh; xác định trình độ ban đầu của học sinh là xem xét đến khả năng tiếp nhận những kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập nhằm đáp ứng được với mục tiêu sẽ đề ra, Việc xác định trình độ ban đầu của học sinh cho phép người quản lý, giáo viên xây dựng và thực hiện chương trình học phù hợp, cũng như cho phép họ chọn phương pháp dạy hợp lý, nhằm khích lệ và phát triển khả năng sang tạo của người học. Các biện pháp đánh giá trình độ ban đầu của học sinh tập trung xác định các yếu tố sinh học, tâm lý học, giáo dục học và tiến hành tìm hiểu học sinh bằng cách trực tiếp trò chuyện hoặc qua lý lịch, qua việc tiến hành một bài kiểm tra, qua một bài kiểm tra đầu vào. Quản lý mục tiêu môn học tiếng Anh; quản lý mục tiêu môn học là dựa vào chất lượng đầu ra để đánh giá những kiến thức, kỹ năng và thái độ mà học sinh phải đạt được sau một quá trình học tập cũng như đánh giá được sự tiến bộ về các mặt từ khi học sinh vào trường cho tới khi học sinh ra trường. Quản lý mục tiêu môn học phải dựa trên các tiêu chí như: Có mục tiêu dạy học riêng cho từng môn học, từng chương, từng bài. Có các tiêu chuẩn đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu dạy học, các tiêu chuẩn phải phù hợp với thực tế, có thể đo được, đánh giá được theo các mức: giỏi, khá, trung bình, yếu. Đối với giáo viên, dựa trên mục tiêu môn học để đề ra những biện pháp tương ứng trong soạn bài và tiến hành giảng dạy, còn đối với học sinh thì họ cần phải biết mục tiêu môn học để tự vạch kế hoạch học tập và chủ động học tập. Quản lý học tập môn tiếng Anh ở trường Trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập bào gồm những nội dung sau đây: Hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, tư duy, kỹ thuật và phương pháp nhận thức. cụ thể là: Tri thức 26
  • 29. có tính chất kinh nghiệm; tri thức lý thuyết; tri thức thực hành; tri thức thiết kế sáng tạo; tri thức về phương pháp nghiên cứu và tư duy khoa học; tri thức đánh giá. Hệ thống kỹ năng, kỹ xảo hoạt động trí tuệ và thực hành. Hệ thống kinh nghiệm hoạt động sáng tạo: Kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo là tiền đề cho hoạt động sáng tạo. Hệ thống kinh nghiệm hoạt động sáng tạo có tác dụng chuẩn bị cho học sinh khả năng tìm tòi, giải quyết vấn đề mới, tham gia cải biến một cách sáng tạo hiện thực khách quan. Hệ thống những kinh nghiệm về thái độ đối với thế giới và con người. Điều này thể hiện tính giáo dục của nội dung dạy học, nó bao gồm những chuẩn mực về thái độ: thái độ đánh giá, thái độ ứng xử, thái độ xúc cảm đối với thế giới khách quan, con người và hoạt động. Cùng với tri thức, kỹ năng, hệ thống kinh nghiệm này tạo điều kiện để hình thành niềm tin, lý tưởng phẩm chất đạo đức, cách ứng xử đúng đắn, thích hợp của học sinh với thế giới và con người. Nội dung học tập môn tiếng Anh ở các trường trung cấp ngoài công lập phải quán triệt bốn mục tiêu nền tảng ( bốn trụ cột ) của giáo dục thế kỷ XXI ( theo UNESCO- 1996 ). Đó là: học để biết, học để làm, học để làm người, học để chung sống với nhau. Nội dung dạy học phải phù hợp với trình độ đầu vào và yêu cầu thực tế khi học sinh ra trường. Trong điều kiện của những tiến bộ xã hội và tiến bộ khoa học - công nghệ, cần phải đổi mới nội dung dạy học theo hướng: hiện đại hóa nội dung dạy học; nội dung dạy học phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống, tính đến nhu cầu xã hội và năng lực, nguyện vọng của người học đồng thời đảm bảo tính liên thông, liên kết giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp; Tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, giáo dục tính nhân văn và tính dân tộc cho học sinh; nội dung dạy học phải gắn liền với khoa học, công nghệ, kinh tế, thương mại, thị trường. Nội dung dạy học phải được cụ thể hóa trong kế hoạch, chương trình dạy học, giáo trình phù hợp với mục tiêu của trường trung cấp chuyên nghiệp như: Thành phần các môn 27
  • 30. học cho từng lớp, số giờ dành cho từng môn học trong cả năm, trong từng tuần. Trình tự tiến hành các môn học. Các chuyên đề, các hoạt động giáo dục và thời lượng cần thiết cho mỗi hoạt động. Bộ Giáo dục – đào tạo đã có quy định về mục tiêu và kế hoạch dạy học của trường phổ thông trung học. Quy định này có hiệu lực từ ngày 22/3/2002. Một trong những mục tiêu xác định là học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông phải có khả năng sử dụng một ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường. Điều đó có nghĩa là khi nhập học vào trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập học sinh có sự hiểu biết khái quát về đất nước, văn hóa, con người Anh và đã nắm được tiếng Anh ở mức cơ bản, đơn giản, phổ thông ở cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Cụ thể là: Kỹ năng nghe: Nghe hiểu các cuộc hội thoại trực tiếp bằng tiếng Anh ở mức độ đơn giản, phổ thông có liên quan đến các chủ điểm và nội dung ngôn ngữ đã được qui định trong chương trình. Nghe hiểu ý chính các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng có liên quan đến các chủ đề và nội dung ngôn ngữ đã học. Kỹ năng nói: Trao đổi trực tiếp bằng ngôn ngữ nói ở mức độ đơn giản các tình huống giao tiếp hằng ngày thông qua việc vận dụng các kiến thức ngôn ngữ cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Diễn đạt được ý mình trong những tình huống giao tiếp thông thường có liên quan đến những chủ điểm quen thuộc thông qua việc vận dụng các chức năng ngôn ngữ đã học. Kỹ năng đọc: Có kỹ năng đọc hiểu cơ bản các đoạn văn trong phạm vi 3.000 từ liên quan đến các chủ điểm và nội dung ngôn ngữ được quy định trong chương trình. Đọc hiểu nội dung chính các văn bản xác thực có nội dung phù hợp với sở thích cá nhân, với những vấn đề văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật phổ thông trên cơ sở ngữ liệu và chủ đề đã học có kết hợp với suy đoán và tra cứu. 28
  • 31. Kỹ năng viết: Viết để phục vụ các nhu cầu cá nhân và xã giao như: viết thư cho bạn bè, viết các thiệp mừng, thiệp mời sinh nhật, … mô tả hoặc tường thuật các hoạt động của cá nhân, của lớp học hoặc điền vào các phiếu, mẫu đơn các bảng điều tra. Viết một đoạn văn ngắn ( từ khoảng 100 đến 150 từ ) có liên quan đến chủ đề đã học trong phạm vi ngôn ngữ được quy định trong chương trình. 1.3.6. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của học sinh ở trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học. Kiểm tra, đánh giá nhằm khảo sát, xem xét cả về định lượng và định tính kết quả học tập, đánh giá mức độ chiếm lĩnh nội dung học vấn của học sinh. Vì vậy người quản lý phải xây dựng kế hoạch và quy trình kiểm tra và yêu cầu giáo viên thực hiện. Kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đối với giáo viên: kết quả kiểm tra, đánh giá giúp cho giáo viên nắm được trình độ học tập, lĩnh hội tri thức của học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên có cơ sở tự đánh giá vốn tri thức, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, nhân cách và uy tín của mình với học sinh. Từ đó, giáo viên tự điều chỉnh, tự hoàn thiện mình đáp ứng nhiệm vụ giảng dạy đã đề ra. Đối với cán bộ quản lý cũng như các cấp quản lý khác trong trường: kiểm tra, đánh giá giúp cho cán bộ quản lý nhìn nhận thực chất hoạt động dạy học của thầy và trò, đánh giá chính xác chất lượng giảng dạy của tổ bộ môn. Từ đó có những chủ trương, biện pháp chỉ đạo, uốn nắn kịp thời và sâu sát, khuyến khích và hỗ trợ những sáng kiến nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy. Đồng thời, kết quả kiểm tra đánh giá cũng là cơ sở để xây dựng mục tiêu, xây dựng đội ngũ giáo viên, chọn nội dung, chương trình cũng như lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học. Do việc giảng dạy môn tiếng Anh có mục đích là trang bị cho học sinh một công cụ giao tiếp mới để đáp ứng nhu cầu hội nhập, giao lưu trong và 29
  • 32. ngoài nước mà việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của học sinh trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập được hiểu là kiểm tra, đánh giá năng lực giao tiếp hay năng lực thực hành tiếng Anh. Nói đến đánh giá năng lực thực hành tiếng Anh là nhấn mạnh khía cạnh đánh gía năng lực giao tiếp của học sinh. Tuy nhiên, không thể có năng lực giao tiếp khi không có kiến thức ngôn ngữ. Kiến thức ngôn ngữ giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ giao tiếp đặt trong một bối cảnh cụ thể. Vì vậy, nội dung yêu cầu thi kiểm tra kiến thức ngôn ngữ được lồng vào bài thi kiểm tra các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết qua các loại bài tập giao tiếp như: chuyển hóa thông tin, điền thông tin, ghép hay chắp nối thông tin. Cách kiểm tra đánh giá này phù hợp với nhu cầu sử dụng ngoại ngữ hiện nay trong xã hội, và đã tác động trực tiếp đến nội dung, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng giúp học sinh có khả năng giao tiếp một cách trôi chảy, phù hợp với các tình huống giao tiếp đích thực. Theo quy định của Bộ Giáo dục- đào tạo, việc thi, kiểm tra môn tiếng Anh được thực hiện như sau: Giáo viên tăng cường kiểm tra việc tự học của học sinh trong các giờ học bằng phương pháp vấn đáp, đối thoại trực tiếp trò- trò, thầy- trò. Mỗi học phần phải tổ chức ba lần kiểm tra và một lần thi. Phối hợp nhiều hình thức kiểm tra: kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết. Kiểm tra viết theo hình thức trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận, … để việc đánh giá được khách quan. Coi trọng giờ luyện tập, giờ thảo luận. Đó là cách đánh giá chính xác chất lượng học tập và nhận thức của hoc sinh. Những yêu cầu cơ bản đối với việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh: Đảm bảo tính khách quan; Đảm bảo tính toàn diện; Đảm bảo tính hệ thống; Đảm bảo tính phát triển. Việc quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của học sinh được tiến hành một cách khách quan có ý nghĩa thiết thực thúc đẩy, khích lệ học sinh học tập tốt hơn. Đồng thời, 30
  • 33. việc kiểm tra, đánh giá còn góp phần điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp dạy của thầy, phương pháp học tập của trò nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh. * * * Chương 1 tác giả đã luận giải cơ sở lý luận về Quản lý hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh ở trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng các khải niệm công cụ như: hoạt động dạy học môn tiếng Anh, quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, phân tích làm rõ các quan niệm đó, đồng thời cũng chỉ ra những đặc điểm thuận lợi và khó khăn trong quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh. Từ sự phân tích những nội dung quản lí hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh. Tác giả cho rằng đây chính là những cơ sở tiền đề rất quan trọng để xem xét, đánh giá thực trạng giảng dạy và quản lí hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh ở các trường trung cấp ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh có thể nói là khoa học và nghệ thuật của nhà quản lí. Khoa học thể hiện ở tính chủ động và tính kế hoạch hóa trong công tác quản lí, nghệ thuật thể hiện ở trình độ, phương pháp, tác phong của nhà quản lí. Sự kết hợp khoa học và nghệ thuật trong quản lí hoạt động dạy học của chủ thể quản lí sẽ mang lại hiệu quả mong muốn. 31
  • 34. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGOÀI CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Khái quát các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh Bảng 2.1: Tình hình trường, ngành nghề đào tạo, số lượng học sinh từng ngành nghề Trường Ngành nghề Số lượng học sinh của các năm học 2009-2010 2010-2011 2011-2012 TCCN KT-KT Tây Nam Á - Hạch toán- kế toán - Chế biến và bảo quản TP - Thư ký văn phòng - Du lịch - Mỹ thuật công nghiệp - Quản lý công trình đô thị - Tài chính ngân hàng - Quản trị doanh nghiệp - Công nghệ thông tin 154 84 44 119 0 0 0 0 0 157 75 56 102 11 18 19 19 38 84 38 38 25 39 17 75 43 31 TCCN KT-KT Phương Đông - Kế toán - Du lịch - Tin học 97 66 41 115 71 39 133 63 69 TCCN KT-KT Sài gòn - Hạch toán- kế toán - Điện tử viễn thông - Xây dựng - Du lịch 0 0 0 0 218 77 105 54 197 54 223 47 32
  • 35. - Điện công nghiệp - Tin học - Cắt may 0 0 0 98 38 37 40 43 18 TCCN CN-TT Vạn Tường - Kinh tế - Điện tử viễn thông - Bưu chính - Tin học 23 44 175 49 79 79 88 57 189 75 67 127 Theo bảng 2.1, chúng ta thấy quy mô đào tạo của các trường trên còn nhỏ. Sốlượng học sinh ở cả hai khóa dưới 1000 học sinh( Trường TCCN KT- KT Tây Nam Á, TCCN CN- TT Vạn Tường, TCCN KT- KT Phương Đông) trên 1000 học sinh ( TCCN KT- KT Sài gòn). Tuy nhiên, điều đó cũng thể hiện sự cố gắng rất lớn của các trường trên. Bởi vì, lâu nay vẫn tồn tại một tình trạng là đa số các gia đình có con đi học đều muốn cho con mình vào đại học, đa số học sinh đều muốn bằng mọi giá thi đỗ vào đại học. * Đội ngũ tổ trưởng bộ môn Anh của 4 trường trung cấp ngoài công lập Tổ trưởng bộ môn tại 4 trường trên đều đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm. Tuy nhiên, họ đều chưa qua một lớp quản lý nào cả và thâm niên trong quản lý còn thấp. Điều đó chắc chắn có ảnh hưởng không tốt tới việc quản lý của họ với tư cách là một tổ trưởng bộ môn. 100% giáo viên đều đạt chuẩn về trình độ - tức là đã tốt nghiệp đại học. 89,48% giáo viên có thâm niên giảng dạy trên 5 năm. 36,84% giáo viên có biên chế ở các trường công lập, hoặc cơ hữu ở các trường tư thục khác. Số giáo viên còn lại là những giáo viên tự do, thuyên chuyển từ các tỉnh đến hoặc giáo viên mới ra trường chưa vào biên chế hay cơ hữu ở các trường công lập hay tư thục khác. Số giáo viên cơ hữu không có hoặc rất ít tại các trường. Cụ thể là: Trường KT- KT Tây Nam Á và Sài gòn không có giáo viên cơ hữu, 100% 33
  • 36. giáo viên thỉnh giảng; Trường KT-KT Phương Đông có 1 giáo viên cơ hữu/ tổng số giáo viên, chiếm 33,33%; Trường CNTT Vạn Tường giáo viên cơ hữu có 1 giáo viên/ tổng số 4 giáo viên, chiếm 25%. Theo quyết định số 6139/2001/QĐ-BGD&ĐT về quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập, điều 23 đã nói rõ: tỷ lệ giáo viên cơ hữu tại trường trung cấp chuyên nghiệp không dưới 30% trên tổng số giáo viên. Như vậy, chỉ có trường KT-KT Phương Đông đạt tỷ lệ giáo viên cơ hữu như quy định, ba trường còn lại đều chưa đạt yêu cầu đó. Điều đó chắc chắn gây khó khăn cho cấp lãnh đạo trường trong việc quản lý nhân sự cũng như sắp xếp phân công nhân sự cho việc giảng dạy tại trường. 2.2. Thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh Để làm rõ và phân tích thực trạng giảng dạy môn tiếng Anh của tổ bộ môn tiếng Anh tại 4 trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập trên, chúng tôi đã lấy ý kiến bằng phiếu trưng cầu ý kiến với 10 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng bộ môn), 19 giáo viên và mẫu đại diện cho học sinh là 500 học sinh bằng phương pháp chọn ngẫu nhiên. Các câu hỏi được soạn dưới nhiều hình thức khác nhau. Người trả lời có quyền chọn một hoặc hơn một lựa chọn mà họ thấy phù hợp với mình. 2.2.1. Thực trạng quản lí chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy môn tiếng Anh ở các trường trung cấp ngoài công lập * Quản lí trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm của giáo viên giảng dạy môn tiếng Anh Tổ trưởng bộ môn tham gia cùng với hội đồng quản trị và Hiệu trưởng tuyển chọn giáo viên. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể chọn được giáo viên vừa giỏi về chuyên môn vừa có năng lực sư phạm bởi những giáo viên như thế thường đã dạy ở trường công hoặc đã dạy ở nhiều trường ngoài 34
  • 37. công lập khác. Bằng phiếu trưng cầu ý kiến, chúng tôi thấy giáo viên tiếng Anh ở 4 trường trung cấp chuyên nghiệp kể trên gồm 19 người: 2 Thạc sĩ (10,53%), 17 cử nhân (89,47%); 15 giáo viên được đào tạo chính quy (chiếm 78,95%), 4 giáo viên được đào tạo hệ không chính quy (chiếm 21,05%); có 9 giáo viên tuổi dưới 40 (43,37%), trên 40 tuổi có 10 giáo viên (52,63%); tuổi nghề dưới 10 năm gồm 6 giáo viên (31,58%), tuổi nghề trên 10 năm gồm 10 giáo viên (52,63%), tuổi nghề trên 20 năm gồm 3 giáo viên (15,79%). Đây là những người có chuyên môn vững, năng lực sư phạm tốt và có trách nhiệm cao với công việc. Song hầu hết số giáo viên này là giáo viên thỉnh giảng (chiếm 89%), vì vậy lịch giảng dạy cho học sinh các trường trên phụ thuộc vào quỹ thời gian rỗi của giáo viên và sự cố gắng, nhiệt tình của họ. Điều đó dẫn đến sự dạy dồn, dạy ép, kéo theo sự học nhồi nhét, không tiêu thụ kịp khối kiến thức được truyền thụ. Tất cả điều đó ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học. Chính vì vậy, việc phấn đấu sao cho tỷ lệ giáo viên cơ hữu chiếm 2/3 tổng số giáo viên là rất cần thiết. Giáo viên cơ hữu có trách nhiệm hơn giáo viên thỉnh giảng (90% Cán bộ quản lý, 89,47% giáo viên nhận xét như thế). * Quản lí phân công giảng dạy và thời gian lao động sư phạm của giáo viên Dựa vào khả năng, chuyên môn của giáo viên để phân công giảng dạy sẽ tạo điều kiện cho giáo viên phát huy hết năng lực, sở trường của mình trong quá trình giảng dạy. Tiếng Anh trung cấp chuyên nghiệp gồm: tiếng Anh tổng quát và tiếng Anh chuyên ngành. Tất cả giáo viên được đào tạo chỉ để dạy tiếng Anh thông dụng về những lĩnh vực thuộc xã hội nhân văn, những kiến thức về lĩnh vực khoa học tự nhiên chỉ được học một ít hoặc thậm chí không bao giờ được học. Cho nên việc phân công giáo viên giảng dạy tiếng Anh tổng quát là không khó khăn gì đối với tổ trưởng bộ môn. Việc phân công giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành là rất khó với tổ trưởng bộ môn bởi chẳng giáo viên nào có năng lực, sở trường về tiếng 35
  • 38. Anh trong lĩnh vực tự nhiên như điện, điện lạnh, xây dựng, bưu chính viễn thông… Vì thế việc phân công ở đây có tính chất như bắt buộc, buộc giáo viên được phân công ở chuyên ngành nào phải tự mài mò tìm hiểu về chuyên ngành ấy. Chính vì vậy, trong việc phân công giảng dạy đôi khi tổ trưởng bộ môn không dựa theo năng lực, sở trường của giáo viên. Giáo viên ở 4 trường trên chủ yếu là giáo viên thỉnh giảng, vì thế việc phân công giảng dạy đôi khi phải phụ thuộc vào tình hình thực tế của trường. Ví như, vì thiếu giáo viên nên có lúc giáo viên phải dạy đồng thời hai chuyên ngành. Đó là điều bất hợp lý. Như trên đã nói giáo viên dạy tiếng Anh chủ yếu được đào tạo chỉ để dạy tiếng Anh thông dụng về những lĩnh vực khoa học xã hội nói chung nên khi gặp chuyên ngành khó họ phải tìm hiểu về chuyên ngành ấy, có thế mới hiểu được các thuật ngữ chuyên ngành. Sẽ là rất khó nếu như cùng một lúc đảm nhận hai chuyên ngành. Thế nhưng đôi khi do thực tế của trường mà tổ trưởng bộ môn buộc phải phân công giáo viên giảng dạy như thế, tuy không thường xuyên. Điều này được 20% Cán bộ quản lý và 31,58% giáo viên công nhận. * Quản lí công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Để có một đội ngũ giáo viên đủ mạnh, công tác chăm lo, bồi dưỡng giáo viên là nội dung quản lý cần được tổ trưởng bộ môn và các cấp lãnh đạo trong trường coi trọng. Các biện pháp bồi dưỡng giáo viên như: Lập quy hoạch bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên. Hiệu trưởng có thể cắt hợp đồng giảng dạy của giáo viên và giáo viên cũng có thể hủy hợp đồng bất cứ lúc nào khi hai bên không thể hợp tác chung. Tuy nhiên, tổ trưởng bộ môn cùng Hiệu trưởng có thể phát triển số lượng đội ngũ giáo viên bằng cách tuyển thêm giáo viên mới khi giáo viên mới đó có đầy đủ tiêu chuẩn để giảng dạy. Ở nội dung quản lý này có tới 50% Cán bộ quản lý và 84,21% giáo viên nhận xét tổ trưởng bộ môn không thực hiện. 36
  • 39. Chính vì thế việc bồi dưỡng giáo viên thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn, dự giờ góp ý còn nhiều bất cập. Kết quả thực hiện chỉ đạt loại yếu. * Quản lí phương pháp giảng dạy môn tiếng Anh Để biết mức độ thực hiện và kết quả thực hiện việc quản lý phương pháp giảng dạy môn tiếng Anh của tổ trưởng bộ môn, chúng tôi hỏi ý kiến của 10 Cán bộ quản lý, 19 giáo viên. Kết quả là: Tổ trưởng bộ môn Anh chưa tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tiếp cận với phương pháp giảng dạy. Các trường cũng chưa tổ chức được một hội thảo khoa học nào về đổi mới phương pháp giảng dạy. Lý do được đưa ra là đại đa số giáo viên dạy tiếng Anh của 4 trường trên là giáo viên thinh giảng nên việc triệu tập họ là rất khó. Bởi thế, nội dung quản lý này của tổ trưởng bộ môn được 60% Cán bộ quản lý, 84,21% giáo viên đánh giá chỉ ở mức yếu. Tuy nhiên, các giáo viên không phải là không biết những chủ trương của Bộ Giáo dục – Đào tạo về việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Bởi lẽ, họ là giáo viên của các trường công, họ là giáo viên của các trường Đại học khác trong thành phố. Công tác giảng dạy đòi hỏi mỗi giáo viên một nỗ lực không ngừng để trau dồi kiến thức, cải tiến phương pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Chính trong thực tiễn đứng lớp, người giáo viên sẽ có điều kiện phát triển tay nghề của mình, mà một trong những yếu tố quan trọng góp phần cho sự phát triển ấy chính là sự giúp đỡ, chia sẽ kinh nghiệm của đồng nghiệp. Chính vì thế mà công tác dự giờ, thăm lớp, thao giảng, trao đổi phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực học tập của học sinh luôn được các giáo viên quan tâm. Thế nhưng, việc tổ chức dự giờ, thao giảng, trao đổi phương pháp giảng dạy chỉ được thực hiện khi có sự phát động của các cấp lãnh đạo của Sở. Và như vậy, những tiết dự giờ, thao giảng ấy trở nên rất hình thức, mang tính phong trào. Do vậy, chẳng mấy giáo viên được sẽ chia động viên và nỗ lực hơn, dạy 37
  • 40. tốt hơn sau mỗi tiết thao giảng. Công tác dự giờ, góp ý chưa thật sự trở thành nguồn khích lệ động viên giáo viên và giúp họ tự nhận ra chính mình, biết rõ những thành công và tìm ra những hạn chế trong giờ dạy. Những lời góp ý chưa mang tính chất xây dựng cao. Chính vì vậy, nội dung quản lý này của tổ trưởng bộ môn được 100% Cán bộ quản lý, 100% giáo viên đánh giá kết quả thực hiện chỉ ở mức trung bình và yếu. Một trong những yếu tố nhằm khơi gợi hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc học tiếng Anh là giảng dạy tiếng Anh bằng phương pháp dạy hiện đại với việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại như cassette, máy chiếu đa năng, ti vi, đầu video, máy vi tính. Song các phương tiện kỹ thuật này còn thiếu và chất lượng không đảm bảo, nên tổ trưởng bộ môn đã rất ít khi hoặc hoàn toàn không triển khai nội dung quản lý này. Vì thế, có 80% Cán bộ quản lý, 89,47% giáo viên nhận xét tổ trưởng bộ môn không thực hiện việc tổ chức cho giáo viên tiếp cận với phương pháp dạy hiện đại. Kết quả thực hiện chỉ ở mức yếu. Đó là đánh giá của 90% Cán bộ quản lý, 89,47% giáo viên. Như vậy, có thể nói tổ trưởng bộ môn của bốn trường trung cấp chuyên nghiệp hầu như không hoàn thành nhiệm vụ tổ trưởng của mình trong việc “tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy”. Đây là thiếu sót rất lớn của tổ trưởng bộ môn vì phương pháp giảng dạy là sự vận động của nội dung dạy học. Phương pháp giảng dạy có vai trò quyết định chất lượng đào tạo. 2.2.2. Thực trạng quản lí mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập Quản lí nội dung, chương trình dạy học môn tiếng Anh tổng quát được đưa vào giảng dạy cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp thông qua việc giảng dạy giáo trình Headway cuốn 1(được giảng dạy ở 3 trường còn lại). Nội dung kiến thức trong các giáo trình trên được thiết kế theo các chủ điểm, đề tài 38
  • 41. nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa…rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Ở mỗi bài học giáo viên cùng học sinh giải quyết các vấn đề từ từ vựng, ngữ pháp đến rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Sau khi kết thúc chương trình tiếng Anh tổng quát như trên với thời lượng là 90 tiết (được dạy tại trường TCCN KT-KT Sài gòn) 60 tiết (được dạy tại trường TCCN KT-KT Tây Nam Á, TCCN KT-KT Phương Đông ) 70 tiết (được dạy tại trường TCCN CN- TT Vạn Tường). Học sinh mới đạt trình độ sơ cấp mức trung bình, xét cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, họ chỉ đạt được khả năng sau: Nghe: Hiểu được tiếng Anh ở cấp độ từ, có thể ở cấp độ câu, chủ yếu là phỏng đoán. Nói: Học sinh thực hiện được những bài hội thoại đơn giản với những mẫu câu đơn giản về những chủ đề gần gũi với họ như: gia đình, bản thân, trường lớp, công việc hằng ngày, mua sắm, ăn uống, sức khỏe. Đọc: Đọc hiểu được những bài đọc ngắn từ 100 đến 150 từ với những cấu trúc ngữ pháp đơn giản, quen thuộc và ít từ mới. Viết: Có khả năng viết thư, viết về bản thân, công việc, gia đình dựa theo những mẫu câu đã học, ít sáng tạo. Nội dung, chương trình tiếng Anh chuyên ngành được đưa vào giảng dạy cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp thông qua việc giảng dạy một số giáo trình tiếng Anh chuyên ngành. Những giáo trình này cung cấp cho học sinh một số từ vựng, thuật ngữ chuyên ngành, hoặc có khai thác một chút về ngữ pháp. Với thời lượng tiếng Anh chuyên ngành là 60 tiết, sau khi kết thúc chương trình học sinh chỉ nắm được một số các thuật ngữ chuyên ngành, một số cấu trúc đơn giản có liên quan đến bài đọc, học sinh có thể hiểu được những bài đọc về chuyên ngành của họ trong phạm vi 200 từ. Nội dung giảng dạy tiếng Anh ở 4 trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập trên chưa đạt yêu cầu. Nguyên nhân của thực trạng đó có liên 39
  • 42. quan tới việc chọn nội dung giảng dạy, xây dựng chương trình, sắp xếp đội ngũ giáo viên, chọn phương pháp giảng dạy, quản lí tổ chức đào tạo, quản lí hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò, quản lí và sử dụng trang thiết bị dạy học, thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy và học của thầy và trò. Thực tế, môn tiếng Anh tổng quát được dạy trong 90 tiết ở trung cấp chuyên nghiệp kinh tế - kỹ thuật Sài gòn, trung cấp chuyên nghiệp kinh tế - kỹ thuật Phương Đông, trung cấp chuyên nghiệp công nghệ - thông tin Sài gòn, 60 tiết ở trung cấp chuyên nghiệp kinh tế - kỹ thuật Tây Nam Á; môn tiếng Anh chuyên ngành chỉ được học 60 tiết ở các trường trên. Hầu hết tổ trưởng bộ môn tiếng Anh và và các Cán bộ quản lý khác trong trường đều nhận thấy điều bất hợp lý ấy, song do họ muốn đưa nhiều môn học phục vụ cho chuyên ngành nên thời lượng của môn tiếng Anh chỉ được phép ở mức 90 tiết đến 150 tiết (Bộ giáo dục – Đào tạo cho phép 90 tiết đến 120 tiết) Giáo viên giảng dạy tiếng Anh ở các trường ngoài công lập chủ yếu là giáo viên thỉnh giảng, họ thuộc biên chế ở các trường công lập khác. Điều đó khiến cho tổ trưởng bộ môn cũng như Cán bộ quản lý khác gặp không ít khó khăn trong việc phân công giảng dạy, sắp xếp thời khóa biểu, do không chủ động được nhân sự. Chính vì vậy, thường là 5 tiết tiếng Anh/ 1 buổi/ 1 tuần/ 1 lớp, cá biệt có trường sắp xếp 10 tiết tiếng Anh/ 1 ngày/ 1 tuần/ 1 lớp. Đôi khi do giáo viên có công việc đột xuất ở trường chính của họ nên việc dạy dồn, dạy ép cho hết chương trình là điều có xảy ra. Điều này phù hợp với điều kiện công việc của giáo viên nhưng hoàn toàn không phù hợp với học sinh. Học như vậy học sinh sẽ thấy quá tải. Vì thế có tới 47,2% học sinh nhận xét việc phân phối tiết dạy ở trường là hoàn toàn không phù hợp. Bên cạnh đó, việc lên kế hoạch giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành trước khi học các môn chuyên ngành như hiện nay cũng phần nào gây khó 40
  • 43. khăn trong việc giảng dạy và học tập. Các môn học trong chương trình đào tạo luôn được thiết kế với tính logic và liên thông nhằm hỗ trợ, tác động tích cực lẫn nhau. Hơn nữa, với sự bùng nổ thông tin như hiện nay tài liệu tiếng Anh chuyên ngành rất phong phú và đa dạng. Nếu học sinh được học tiếng Anh chuyên ngành song song hoặc sau các môn chuyên ngành sẽ giúp cho họ có cơ hội hiểu sâu hơn lĩnh vực mà họ theo đuổi, từ đó đạt kết quả học tập tốt hơn. Điều này chúng tôi đã hỏi ý kiến của 10 Cán bộ quản lý, 19 giáo viên và 500 học sinh với câu hỏi: “ Xin quý thầy cô, các bạn cho biết việc học tiếng Anh chuyên ngành trước các môn chuyên ngành như hiện nay có gây khó khăn trong việc giảng dạy và học tập?”. Kết quả là: Có 5,4% học sinh cho là quá khó khăn, 80% Cán bộ quản lý, 84,21% giáo viên và 59,4% học sinh cho là có khó khăn; chí có 20% Cán bộ quản lý, 15,79% giáo viên và 35,2% học sinh cho là không khó khăn. * Quản lý mục tiêu giảng dạy môn tiếng Anh Để biết trong quá trình giảng dạy, giáo viên có nhận được sự phổ biến và cùng bàn bạc với tổ trưởng bộ môn cũng như của các lãnh đạo khác ở trường về mục tiêu giảng dạy bộ môn tiếng Anh do Bộ giáo dục – Đào tạo đề ra hay không, chúng tôi đã hỏi ý kiến họ. Mục tiêu là đích cần đạt tới để thực hiện nhiệm vụ. Việc xác định được rõ mục tiêu giảng dạy bộ môn tiếng Anh giúp cho giáo viên tiến hành việc giảng dạy có trọng tâm, tập trung vào đúng mục đích của từng bài, từng phần, từng chương cũng như tập trung rèn luyện đúng mức độ của các kỹ năng giao tiếp mà học sinh trung cấp chuyên nghiệp cần phải đạt được, tránh được sự tản mạn hoặc việc sử dụng những bài tập hay những phương pháp và thủ pháp không phù hợp. Xác định được mục tiêu có nghĩa là xác định được rõ đích mà học sinh cần đạt tới. Điều này giúp cho học sinh có được phương hướng và 41
  • 44. chuẩn để so sánh. Khi đạt tới đích, học sinh sẽ cảm thấy được khích lệ hơn, và như vậy sẽ có động cơ học tập tốt hơn. Đây là lỗi rất lớn của tổ trưởng bộ môn. Một khi giáo viên còn không biết hoặc biết mơ hồ về mục tiêu giảng dạy bộ môn, thì học sinh cũng khó mà biết được cái đích mà mình phải đạt tới sau khi học xong tiếng Anh ở trường trung cấp chuyên nghiệp. Điều này ảnh hưởng tới việc chọn nội dung chương trình, giáo trình cũng như chọn phương pháp giảng dạy… tất yếu dẫn đến chất lượng giảng dạy bộ môn tiếng Anh không đạt hiệu quả. Điều đó có nghĩa là tổ trưởng bộ môn cũng như các cấp quản lý đã chưa có những giải pháp hữu hiệu cho việc quản lý mục tiêu giảng dạy môn tiếng Anh ở trường trung cấp chuyên nghiệp. Chương trình giảng dạy tiếng Anh cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp gồm có tiếng Anh tổng quát và tiếng Anh chuyên ngành. Tiếng Anh tổng quát được đưa vào giảng dạy cho học sinh thông qua việc giảng dạy giáo trình Headway cuốn 1 (dạy tại trường trung cấp chuyên nghiệp công nghệ - thông tin Sài gòn) và lifeline cuốn 1(dạy tại ba trường còn lại). Đây là tài liệu dạy giao tiếp bằng tiếng Anh thông dụng. Với việc phân bố bài học theo chủ đề, ngữ pháp được dạy lồng vào các bài đọc hay bài hội thoại, lượng từ vựng xuất hiện trong từng văn bản, có các bài ôn tập… cuốn sách rất bổ ích cho việc phát triển các kỹ năng giao tiếp: nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên, tài liệu này dành giảng dạy cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp là chưa phù hợp lắm bởi vì như ở chương II chúng tôi đã xác định trình độ ban đầu của học sinh trung cấp chuyên nghiệp. Như vậy, với việc chọn tài liệu này chúng ta đã không đáp ứng được “ tính hệ thống và tính kế thừa của các bậc học trước” cũng như chưa “ tạo cơ hội cho học sinh nâng cao kiến thức” như đã trình bày ở chương I Chính vì vậy, có tới hơn 60% học sinh thấy nội dung chương trình tiếng Anh mà họ học không phù hợp hoặc chưa phù hợp lắm với họ. Với 42
  • 45. họ những kiến thức ở trong tài liệu này họ đã được học ở trường Trung học phổ thông. Tuy nhiên, có tới hơn 36% học sinh cho rằng nội dung chương trình tiếng Anh dành cho họ là khá phù hợp hoặc rất phù hợp. Điều đó hoàn toàn có thể lý giải được. Đó là những học sinh chưa học tiếng Anh hoặc đã học tiếng Anh lâu nên quên. Khảo sát 500 học sinh, chúng tôi thấy có tới 113 học sinh (chiếm 23%) ở tuổi trên 21, cá biệt có học sinh ở tuổi 41. Họ đã học tiếng Anh ở phổ thông nhưng do không sử dụng liên tục nên đã quên nhiều. Tiếng Anh chuyên ngành được đưa vào chương trình trung cấp chuyên nghiệp thông qua việc giảng dạy các giáo trình chuyên ngành. Các giáo trình này nói chung có lượng từ vựng chuyên ngành, thuật ngữ chuyên ngành quá lớn làm cho giáo trình trở nên nặng nề đối với học sinh trung cấp chuyên nghiệp mới hoàn thành phần tiếng Anh tổng quát ở trình độ sơ cấp mức trung bình như trên đã trình bày. Các giáo trình này không bố trí các bài ôn tập, ít có phần thuật ngữ, từ vựng. Hơn nữa, các bài tập của giáo trình này tập trung rèn luyện kỹ năng đọc hiểu là chủ yếu, ít chú ý tới các kỹ năng khác. Bên cạnh đó, với thời lượng chỉ bao gồm 60 tiết học cũng khó để học sinh nắm vững các thuật ngữ chuyên ngành ở mức kỹ năng, kỹ xảo, đọc hiểu các bài test có nội dung phù hợp với chuyên ngành mà họ học trong phạm vi 3.000 từ. Với thời lượng 60 tiết học cũng khó có thể đưa vào giáo trình đầy đủ các chủ đề về chuyên ngành mà học sinh muốn học. Như vậy, nội dung chương trình tiếng Anh tổng quát và tiếng Anh chuyên ngành được giảng dạy ở 4 trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập kể trên chưa phù hợp lắm, chưa đáp ứng được mong mỏi của giáo viên và học sinh trong việc giao tiếp hằng ngày cũng như việc sử dụng tiếng Anh chuyên ngành cho việc học tập và mở rộng kiến thức chuyên ngành. Vì vậy, học sinh chúng ta chưa thực sự thích thú, say mê môn học. Điều đó ảnh 43