SlideShare a Scribd company logo
1 of 98
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NGUYỄN TRẦN TUẤN KHOA
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NGUYỄN TRẦN TUẤN KHOA
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340121
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ TÂN PHƯỚC
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn nghiên cứu với nội dung “Các yếu tố ảnh
hưởng đến cấu trúc vốn của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam” là bài nghiên
cứu của chính tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này,
tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm hay nghiên cứu nào của người khác được sử dụng
trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại
các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, 2018
NGUYỄN TRẦN TUẤN KHOA
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU............................................1
1.1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ....................................................................................3
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................3
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................3
1.6 KẾT CẤU LUẬN VĂN........................................................................................4
1.7 Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI.................................................................4
1.8 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI..........................................................................................................6
2.1 GIỚI THIỆU CHƯƠNG.......................................................................................6
2.2 NỀN TẢNG LÝ THUYẾT CỦA CẤU TRÚC VỐN...........................................6
2.2.1 Khái niệm cấu trúc vốn (Capital Structure)............................................6
2.2.2 Khái niệm cấu trúc vốn tối ưu (Optimal Capital Structure)...................8
2.2.3 Theo quan điểm truyền thống (Lý thuyết cổ điển) .................................9
2.2.4 Lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (Mô hình MM).........9
2.2.5 Thuyết chi phí trung gian......................................................................11
2.2.6 Mô hình cấu trúc vốn tối ưu (Lý thuyết cân bằng) ..............................13
2.2.7 Thuyết trật tự phân hạng (Thông tin bất cân xứng). ............................14
2.2.8 Thuyết điều chỉnh thị trường................................................................15
2.2.9 Thuyết hệ thống quản lý.......................................................................17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.3 LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN.....................................18
2.3.1 Nghiên cứu của Moniac Octavia & R. Brown (2008) .........................18
2.3.2 Nghiên cứu của R. Gropp & F. Heider (2009).....................................20
2.3.3 Nghiên cứu của Cebry Calayan (2010)................................................21
2.3.4 Đánh giá về ưu và nhược điểm của các nghiên cứu có liên quan........23
TÓM TẮT CHƯƠNG 2............................................................................................24
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ..................................................................................25
3.1 THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM ...............................................................................................................25
3.2 THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ LIÊN QUAN LỢI NHUẬN NHTM. 27
3.3 THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI........................32
3.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC NHTM .........35
3.5 THỰC TRẠNG VỀ QUY MÔ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.....38
3.6 THỰC TRẠNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐINH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI ...........................................................................................................................39
TÓM TẮT CHƯƠNG 3............................................................................................41
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU.........................................................................................................42
4.1 MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM ..............................................................................42
4.1.1 Biến phụ thuộc (M. Heider & R. Gropp) ..............................................42
4.1.2 Biến độc lập...........................................................................................43
4.2 DỮ LIỆU MẪU ..................................................................................................45
4.3 PHƯƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH VÀ ƯỚC LƯỢNG...........................................45
4.3.1 Nội dung phân tích dữ liệu....................................................................45
4.3.2 Phương pháp kiểm định ........................................................................46
4.3.3 Phương pháp ước lượng hồi quy...........................................................49
4.4 PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ GIỮA CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH ....52
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4.5 KIỂM ĐỊNH SỰ TƯƠNG QUAN CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH VÀ ĐA
CỘNG TUYẾN.........................................................................................................54
4.6 KIỂM ĐỊNH LỰA CHỌN MÔ HÌNH ...............................................................55
4.7 KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THIẾT ĐỊNH LƯỢNG ...............................................57
4.7.1 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi phần dư trên dữ liệu bảng -
Greene (2000).................................................................................................57
4.7.2 Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư trên dữ liệu bảng–
Wooldridge (2002) và Drukker (2003) ..........................................................58
4.8 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY ...................................................................58
4.8.1 Kết quả hổi quy.....................................................................................58
4.8.2 Phân tích kết quả thực nghiệm..............................................................61
TÓM TẮT CHƯƠNG 4............................................................................................68
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................69
5.1 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................69
5.1.1 Kết luận .................................................................................................69
5.1.2 Định hướng phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam ........................69
5.1.3 Kiến nghị...............................................................................................72
5.2 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI....................................................................................76
5.3 ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CSH: Chủ sở hữu
ĐBTC: Đòn bẩy tài chính
FA: Tài sản cố định
GDP: Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội
INF: Lạm phát
LEV: Đòn bẩy tài chính
LNST: Lợi nhuận sau thuế
MH: Mô hình
NH: Ngân hàng
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHTM: Ngân hàng Thương mại
ROA: Tỷ suất sinh lời trên tài sản
ROE: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
SIZE: Quy mô
STT: Số thứ tự
TMCP : Thương mại cổ phần
VCSH: Vốn chủ sở hữu
VN: Việt Nam
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả thực nghiệm của Octavia và Brown (2008)
Bảng 2.2: Kết quả thực nghiệm của Gropp & Heider (2009)
Bảng 2.3: Kết quả thực nghiệm của Çağlayan và Şak (2010)
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát Việt Nam giai đoạn 2006-
2016
Bảng 4.1: Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình
Bảng 4.2: Ma trận tương quan tuyến tính đơn giữa các cặp biến
Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định lựa chọn Pooled và FEM
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định lựa chọn Pooled và REM
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định lựa chọn FEM và REM
Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi của các mô hình
Bảng 4.8: Kết quả kiểm tra tự tương quan phần dư các mô hình
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Đòn bẩy tài chính từ giai đoạn 2006 đến 2016
Biểu đồ 3.2: Tình hình lợi nhuận NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2016
Biểu đồ 3.3: Đồ thị tổng tài sản các ngân hàng giai đoạn 2006 đến 2016
Biểu đồ 3.4: Đồ thị tài sản cố định giai đoạn 2006 đến 2016
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Lý thuyết nổi tiếng của Modigliani và Milner (1958) đã kết luận rằng việc
lựa chọn cấu trúc vốn như thế nào thì sẽ không có tác động gì đến giá trị doanh
nghiệp. Tuy nhiên lý thuyết đó được kết luận khi nghiên cứu dựa trên những giả
định của thị trường vốn hiệu quả và hoàn hảo, thực tế thì thị trường vẫn tồn tại
nhiều khuyết điểm nhất là ở thị trường các nước đang phát triển.
Các nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành trong thời gian tiếp theo chỉ ra
rằng trong thực tế thị trường vẫn còn nhiều rào cản và cấu trúc vốn tác động ít nhiều
đến giá trị của doanh nghiệp. Và cấu trúc vốn là một trong những vấn đề quan trọng
trong lý thuyết về tài chính doanh nghiệp nói chung (Caglayan và Sak, 2010).
Ngoài ra, vì tính chất đặt biệt của định chế tài chính trung gian này và chức
năng kinh doanh tiền tệ, hơn nữa các khoản nợ của các ngân hàng có vẻ mang tính
khác biệt so với các tổ chức phi tài chính khác (Caglayan và Sak. 2010). Ngân hàng
có chức năng là trung gian tài chính nhằm phân phối nguồn vốn cho các ngành nghề
sản xuất kinh doanh trong toàn xã hội, nền hoạt động của nó đóng một vai trò hết
sức quan trọng trong nền kinh tế. Cũng chính vì lý do đó, hoạt động của ngân hàng
cũng chịu sự quản lý chặt chẽ bởi các quy định pháp lý. Vì vậy trong các nghiên
cứu thực nghiệm thường loại trừ loại hình này ra khỏi các mẫu nghiên cứu.
Cuộc khủng tài chính năm 2007- 2008 bắt nguồn từ nước Mỹ được xem là
cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử từ trước đến nay. Hậu quả của nó là
nhiều tổ chức tài chính lớn trên thế giới bị phá sản hoặc phải nhờ đến chính phủ để
tái cấu trúc lại (JP Morgan, Lehman Brothers…), việc cho vay dưới mức đã thúc
đẩy cuộc khủng hoảng này, qua đó buộc chúng ta phải nhìn nhận về việc nghiên cứu
cấu trúc vốn tối ưu giúp cho các ngân hàng có thế kiểm soát được rủi ro và nâng cao
được hiệu quả hoạt động. Để làm được điều đó các ngân hàng phải xác định được
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2
chính xác các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn và mức độ tác động của nó đến cấu
trúc vốn của các ngân hàng.
Như vậy, từ các lý do đã nêu trên cho ta thấy được tính cấp thiết của việc
nghiên cứu cấu trúc vốn của ngân hàng, đặc biệt là cấu trúc vốn của ngân hàng
thương mại Việt Nam. Xuất phát từ tính cấp thiết trên, tác giả đã lựa chọn và quyết
định thực hiện nghiên cứu đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các
Ngân hàng Thương mại Việt Nam”.
Ngành ngân hàng có quan hệ mật thiết với nền kinh tế, nó chịu ảnh hưởng
nặng nề khi nền kinh tế gặp khó khăn, trong những năm gần đây vấn đề ngân hàng
mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn và tài sản là đề tài được tranh cãi nhiều nhất
hiện nay. Tuy nhiên hầu hết các công trình nghiên cứu trên thế giới về cấu trúc vốn
chỉ giới hạn trong các doanh nghiệp phi tài chính và chỉ có một số ít liên quan đến
lĩnh vực Ngân hàng.
Ở Việt Nam chỉ có 1 số ít các công trình nghiên cứu liên quan đến cấu trúc
vốn của các ngân hàng như nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn tại
hệ thống NHTM tại Việt Nam” Võ Lê Hoài Giang (2013) hay nghiên cứu của
Nguyễn Quốc Tuấn (2016) “ Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh tại
các NHTM tại Việt Nam”, trong khi nó là đầu mối lưu thông cho mọi hoạt động tiền
tệ.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là khám phá những nhân tố tác động đến cấu trúc
vốn của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Qua đó đề xuất mô hình và nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn ở các NHTM Việt Nam.
Tiến hành nhận định về cấu trúc vốn và các nhân tố tác động đến cấu trúc
vốn của Ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ đó, xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến cấu trúc vốn các ngân hàng thương mại, đưa ra các hàm ý chính sách về quản lý
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3
cấu trúc vốn và các giải pháp xây dựng cấu trúc vốn của ngân hàng thương mại Việt
Nam.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nhằm đạt được các mục tiêu đã nêu ở trên, bài nghiên cứu sẽ làm rõ câu hỏi
nghiên cứu sau:
Tồn tại hay không tác động của các yếu tố nội tại như rủi ro tài sản, lợi
nhuận, tài sản cố định, giá thị trường ngân hàng, quy mô ngân hàng; và yếu tố vĩ mô
tăng trưởng kinh tế, lạm phát đến cấu trúc vốn của ngân hàng thương mại Việt
Nam?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến
hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu là tập trung vào các ngân hàng thương mại niêm yết Việt
Nam, dựa trên cơ sở thu thập các báo cáo từ ngân hàng nhà nước Việt Nam, cũng
như báo cáo được kiểm toán của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn từ năm
2006 đến 2016.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phân tích định tính kết hợp với mô hình nghiên cứu định lượng, sử dụng
phương pháp thống kê, hệ thống hóa dữ liệu và so sánh các dữ liệu được thu thập.
Ứng dụng mô hình kinh tế lượng để kiểm định cấu trúc vốn và các nhân tố
tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Sử dụng các
phương pháp GMM nhằm kiểm soát phương sai thay đổi, tự tương quan và nội sinh
đảm bảo ước lượng vững và hiệu quả.
Sử dụng chương trình Stata 13 cũng như Microsoft Excel để hỗ trợ việc tính
toán và xử lý dữ liệu nghiên cứu.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4
1.6 KẾT CẤU LUẬN VĂN
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn của Ngân hàng Thương mại.
Chương 3: Thực trạng cấu trúc vốn của các Ngân hàng Thương mại Việt
nam.
Chương 4: Phương pháp và kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị.
1.7 Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI.
Đề tài hệ thống phân tích những yếu tố tác động và kiểm định chiều hướng
tác động của các nhân tố này đến cấu trúc vốn của ngân hàng thông qua việc kế
thừa, tổng hợp chọn lọc các kết quả của các công trình nghiên cứu thực nghiệm trên
thế giới.
Đề tài đi sâu khám phá, phân tích tác động của các nhân tố đã được đề cập
trong phân cơ sở lý thuyết có chọn lọc lại để phù hợp với điều kiện nghiên cứu tại
các ngân hàng thương mại niêm yết Việt Nam.
Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm, kiểm định mô hình giả thuyết nghiên
cứu, đề tài đưa ra một số nhận định về cấu trúc vốn ngân hàng. Đồng thời, đề tài này
cũng đề xuất một số giải pháp cho các nhà quản trị Tài chính - Ngân hàng trong việc
lựa chọn cấu trúc vốn của tổ chức.
1.8 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Về mặt lý luận, đề tài hệ thống, phân tích những nhân tố tác động và kiểm
định chiều hướng tác động của các nhân tố này đến cấu trúc vốn ngân hàng thông
qua việc kế thừa, tổng hợp và chọn lọc các kết quả của những công trình nghiên cứu
thực nghiệm trên thế giới và trong nước.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5
Về mặt thực tiễn, đề tài đi sâu khám phá, phân tích tác động của các nhân tố
đã được đề cập trong phần cơ sở lý thuyết có chọn lọc lại để phù hợp với điều kiện
của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
Từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm, kiểm định mô hình giả thuyết
nghiên cứu, đề tài đưa ra một số nhận định về cấu trúc vốn ngân hàng. Đồng thời,
đề tài cũng đề xuất một số giải pháp cho các nhà quản trị tài chính – ngân hàng
trong việc lựa chọn cấu trúc vốn của tổ chức. Thêm vào đó, các nhà lãnh đạo và
quản trị ngân hàng cũng có cái nhìn đúng đắn hơn, sâu sắc hơn và có thể trả lời
được câu hỏi: liệu rằng có hay không có những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn
ngân hàng và tầm quan trọng của chúng như thế nào; lẽ dĩ nhiên, từ đó sẽ hỗ trợ rất
nhiều trong việc nâng cao năng lực quản trị, làm chuyên nghiệp hóa, lành mạnh hóa
cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
2.1 GIỚI THIỆU CHƯƠNG
Tiếp theo chương 1, ta sẽ đi tìm hiểu và phân tích về quá trình phát triển, tình
hình hoạt động và rủi ro của ngành ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2006 –
2016, đồng thời, ta sẽ phân tích mô tả thực trạng cấu trúc vốn, các nhân tố tác động
đến cấu trúc vốn và mối tương quan giữa các nhân tố và cấu trúc vốn của các ngân
hàng thương mại Việt Nam cũng như lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước
để bước đầu nhận định những nhân tố có thể tác động đến cấu trúc vốn của các ngân
hàng thương mai. Tạo cơ sở lý thuyết để tìm ra mô hình và mối quan hệ thực
nghiệm cho các phần tiếp theo.
2.2 NỀN TẢNG LÝ THUYẾT CỦA CẤU TRÚC VỐN
2.2.1 Khái niệm cấu trúc vốn (Capital Structure)
Trong khí các lý thuyết về cấu trúc vốn rất da dạng, muôn màu muôn vẻ thì
các nghiên cứu thực nghiệm trong thời gian gần đây lại có vẻ ít nghiên cứu hơn về
cấu trúc vốn này. Và Rajan và Zingales (1995) đã chỉ ra một vấn đề được cho là
nhức nhối: Liệu chúng ta có biết gì về cấu trúc vốn? Trong khi đó, Brounen và cộng
sự (2005) đã có kết luận rằng: Từ các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã được
tiến hành, có vẻ như những điều mà chúng ta biết chỉ là một phần bề nổi bên trên
nào đó của tảng băng cấu trúc vốn mà thôi.
Xét về mặt lý thuyết, cấu trúc vốn (Capital Structure) được hiểu như là một
thuật ngữ nhằm mô tả phương pháp và nguồn gốc tạo thành nên nguồn vốn để
doanh nghiệp có thể dùng để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ và
các tài sản khác nhằm hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, cấu trúc
vốn còn được định nghĩa chính là sự kết hợp của nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài
hạn, cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường được sử dụng để tài trợ cho các quyết
định đầu tư của doanh nghiệp (Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2007).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
7
Ngoài ra, trong lĩnh vực tài chính, Brounen và cộng sự (2005) đã định nghĩa
rằng: Cấu trúc vốn được đề cập đến như các phương thức mà một công ty hay
doanh nghiệp bất kỳ tài trợ cho nguồn vốn được huy động thông qua việc kết hợp
các loại vốn ngắn hạn và dài hạn (bao gồm vốn chủ sở hữu, nợ và chứng khoán).
Bên cạnh đó, một số lý thuyết học thuật trong những năm gần đây cũng cho
rằng cấu trúc vốn có thể được hiểu như là một thành phần của đòn bẩy tài chính
hoặc “cấu trúc” (structure) nợ phải trả của doanh nghiệp và được giải thích cho
những biến động về tỷ lệ nợ phải trả trên toàn doanh nghiệp (Çağlayan và Şak,
2010). Thêm vào đó, những nghiên cứu trước đây nghiên cứu của Gropp và Heider
(2009), Octavia và Brown (2008), v.v… đã sử dụng biến đại diện cho cấu trúc vốn
ngân hàng và biến phụ thuộc là biến đòn bẩy tài chính.
Về mặt lý thuyết, đòn bẩy tài chính (Financial Leverage) là khái niệm được
biết đến như là có liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực dùng để tài trợ (vay
nợ). Nó thể hiện tỷ lệ tổng khoản nợ của doanh nghiệp trong cơ cấu của nguồn vốn.
Đòn bẩy tài chính phát sinh khi doanh nghiệp có quyết định vay nợ để tài trợ cho tài
sản của mình. Việc này chỉ diễn ra khi doanh nghiệp có nhu cầu vốn cho đầu tư tăng
cao trong khi nguồn tự tài trợ đã không đủ khả năng đảm bảo tài trợ (vốn chủ sở
hữu). Thông thường, tất cả các loại hình doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói
riêng chỉ sử dụng đòn bẩy khi có thể chắc chắn rằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao
hơn lãi suất đi vay.
Hơn nữa, Có hai tác động khi sử dụng đòn bẩy tài chính. Thứ nhất, doanh
nghiệp phải tăng thu nhập từ hoạt động kinh doanh để chi trả chi phí tài chính cố
định (gốc vay và lãi vay). Thứ hai, khi doanh thu đã đạt đến điểm hòa vốn thì lợi
nhuận của doanh nghiệp sẽ gia tăng nhanh chóng ứng với mỗi phần thu nhập từ hoạt
động tăng thêm này. Đây cũng chính là lợi ích và kỳ vọng của các doanh nghiệp khi
lựa chọn sử dụng đòn bẩy tài chính trong cái bánh huy động vốn của mình.
Như vậy, tóm tắt lại, nghiên cứu về cấu trúc vốn chính là đi vào nghiên cứu
về cách thức lựa chọn tỷ lệ phù hợp giữa vốn chủ sở hữu và nợ với mục tiêu là tối
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
8
đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Hay nói một cách chính xác hơn thì việc đi xác
định cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng thương mại
(hiện hữu trên thế giới và cả Việt Nam) nói riêng là đi xác định mức độ đòn bẩy tài
chính phù hợp trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Lẽ dĩ nhiên, biến “đòn bẩy tài
chính” (L) cũng chính là biến phụ thuộc được lựa chọn trong mô hình nghiên cứu
“các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam”
được đề cập trong đề tài này.
2.2.2 Khái niệm cấu trúc vốn tối ưu (Optimal Capital Structure)
Cấu trúc vốn tối ưu là một thuật ngữ chỉ về cấu trúc vốn mà trong đó cấu trúc
nợ trên vốn chủ sở hữu được xác định dưới dạng tốt nhất cho một doanh nghiệp, khi
mà chi phí sử dụng vốn bình quân nhỏ nhất và giá trị doanh nghiệp đạt được lớn
nhất.
Một cách lý tưởng, cấu trúc vốn tối ưu là một hỗn hợp nợ dài hạn, cổ phần
ưu đãi và vốn cổ phần thường cho phép tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình quân
của doanh nghiệp. Với một cấu trúc vốn có chi phí sử dụng vốn bình quân được tối
thiểu hóa, tổng giá trị các chứng khoán của doanh nghiệp (và, vì vậy, giá trị của
doanh nghiệp) được tối đa hóa. Do đó, cấu trúc vốn có chi phí sử dụng vốn tối thiểu
được gọi là cấu trúc vốn tối ưu (Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2007).
Về mặt học thuật, chi phí vốn thấp nhất đến từ các khoản vay nợ thường. Tuy
nhiên, các chi phí vay phát sinh và rủi ro cũng dần tăng theo khi doanh nghiệp có xu
hướng càng vay thêm nhiều nợ. Lúc đó, cấu trúc vốn tối ưu được hiểu như là một sự
cân bằng lý tưởng giữa vốn chủ sở hữu và nợ vay nhằm làm giảm chi phí sử dụng
vốn một cách tối thiểu cho các tổ chức, doanh nghiệp, ngân hàng hay công ty.
Ngoài ra, tỷ lệ nợ ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp cũng cần được xem
xét khi kiểm định về cấu trúc vốn của doanh nghiệp và hướng đến cấu trúc vốn tối
ưu. Nó cung cấp một cái nhìn sâu sắc hơn, rõ ràng hơn không chỉ về các rủi ro bên
ngoài mà còn về các rủi ro tiềm ẩn bên trong. Chính vì vậy, xác định cấu trúc vốn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9
tối ưu là một vấn đề đang được đặt ra không chỉ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh mà còn cho các nhà quản trị trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
2.2.3 Theo quan điểm truyền thống (Lý thuyết cổ điển)
Quan điểm về cấu trúc vốn truyền thống cho rằng khi một doanh nghiệp bắt
đầu vay mượn, thuận lợi vượt trội hơn bất lợi. Chi phí nợ thấp, kết hợp với thuận lợi
về thuế sẽ khiến WACC (Chi phí vốn bình quân gia quyền) giảm khi nợ tăng.
Tuy vậy, khi tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và nợ vay tăng, tác động của tỷ lệ nợ
vay so với tổng vốn buộc các chủ sở hữu tăng lợi tức yêu cầu của họ (nghĩa là chi
phí vốn chủ sở hữu tăng). Ở mức tỷ lệ vốn nợ và vốn chủ sở hữu cao, chi phí nợ
cũng tăng bởi vì khả năng doanh nghiệp không trả được nợ là cao hơn (nguy cơ phá
sản cao hơn). Vì vậy, ở mức tỷ số giữa vốn nợ và vốn chủ sở hữu cao hơn, WACC
sẽ tăng.
Vấn đề chính của quan điểm truyền thống là không có một lý thuyết cơ sở
thể hiện chi phí vốn chủ sở hữu nên tăng bao nhiêu do tỷ lệ giữa vốn nợ và vốn chủ
sở hữu hay chi phí nợ nên tăng bao nhiêu do nguy cơ vỡ nợ.
2.2.4 Lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (Mô hình MM)
Trái ngược với quan điểm truyền thống, Modilligani và Miller (1958) đã
nghiên cứu xem chi phí vốn tăng hay giảm khi một doanh nghiệp tăng hay giảm vay
nợ.
Để chứng minh một lý thuyết khả thi, Modilligani và Miller (MM) đã đưa ra
một số những giả định đơn giản hoá rất phổ biến trong lý thuyết về tài chính: họ giả
định là thị trường vốn là hoàn hảo, vì vậy sẽ không có các chi phí giao dịch và tỷ lệ
vay giống như tỷ lệ cho vay và bằng với tỷ lệ vay miễn phí; việc đánh thuế được bỏ
qua và nguy cơ được tính hoàn toàn bằng tính không ổn định của các luồng tiền.
Nếu thị trường vốn là hoàn hảo, MM tranh luận rằng thế thì các doanh
nghiệp có cơ hội kinh doanh giống nhau và tiền lãi mong đợi hàng năm giống nhau
phải có tổng giá trị giống nhau bất chấp cấu trúc vốn bởi vì giá trị của một doanh
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
10
nghiệp phải phụ thuộc vào giá trị hiện tại của các hoạt động của nó, không phải dựa
trên cách thức cấp vốn. Từ đây, có thể rút ra rằng nếu tất cả những công ty như vậy
có tiền lời mong đợi giống nhau và giá trị giống nhau cũng phải có WACC giống
nhau ở mọi mức độ tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu.
Mặc dù những giả định về thị trường vốn hoàn hảo là không có thực, tuy
nhiên, có 2 giả thiết cần được nhấn mạnh và chúng có tác động đáng kể đến kết quả:
1. Giả định là không có việc đánh thuế: đây là vấn đề quan trọng và một
trong những thuận lợi then chốt của nợ là việc giảm nhẹ thuế cho những chi tiêu tiền
lãi.
2. Nguy cơ trong lý thuyết của MM được tính toán hoàn toàn bởi tính biến
đổi của các luồng tiền. Họ bỏ qua khả năng các luồng tiền có thể dừng vì vỡ nợ.
Đây là một vấn đề đáng kể khác với lý thuyết này nếu nợ cao.
Đưa ra các giả định này có nghĩa chỉ có một thuận lợi của việc vay tiền (nợ
rẻ hơn và ít rủi ro cho nhà đầu tư) và một bất lợi (chi phí vốn chủ sở hữu tăng cùng
với nợ vì tỷ lệ vốn vay so với tổng vốn)
Modigliani và Miler chỉ ra là những tác động này cân bằng một cách chính
xác. Việc sử dụng nợ mang đến cho chủ sở hữu tỷ suất lợi tức cao hơn, nhưng lợi
tức cao hơn này chính xác là những gì họ bù đắp cho nguy cơ tăng lên từ tỷ lệ vốn
vay so với tổng vốn. Với các giả thuyết trên, dẫn đến các phương trình cho lý thuyết
của MM
Vg = Vu: Tổng giá trị của doanh nghiệp sử dụng nợ bằng tổng giá trị của
doanh nghiệp không sử dụng nợ.
Năm 1963, Modilligani và Miller đưa ra một nghiên cứu tiếp theo với việc
loại bỏ giả thiết về thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo MM, với thuế thu nhập doanh
nghiệp, việc sử dụng nợ sẽ làm tăng giá trị của doanh nghiệp. Vì chi phí lãi vay là
chi phí hợp lý được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, do đó mà một
phần thu nhập của doanh nghiệp có sử dụng nợ được chuyển được chuyển cho các
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
11
nhà đầu tư theo phương trình: Vg = Vu + T.D: giá trị của doanh nghiệp sử dụng nợ
bằng giá trị của doanh nghiệp không sử dụng nợ cộng với khoản lợi từ việc sử dụng
nợ. Trong đó, D là tổng số nợ sử dụng, T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp,
T.D là khoản lợi từ việc sử dụng nợ.
Như vậy, theo mô hình thuế MM (1963) cấu trúc vốn có liên quan đến giá trị
của doanh nghiệp. Sử dụng nợ càng cao thì giá trị doanh nghiệp càng tăng và gia
tăng đến tối đa khi doanh nghiệp được tài trợ 100% nợ.
2.2.5 Thuyết chi phí trung gian
Theo quan điểm của thuyêt quan hệ trung gian, cầu trúc vốn có thể ảnh
hưởng đến các vấn đề trung gian và các vấn đề trung gian có lẽ cũng ảnh hưởng đến
quyết định cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Thuyết này đưa ra hai giả thuyết có tác
động và liên quan chặt chẽ lẫn nhau. Đó là cấu trúc vốn ảnh hưởng như thế nào đến
các vấn đề trung gian và ngược lại, các vấn đề trung gian có ảnh hưởng ra sao đến
cấu trúc vốn.
Cấu trúc vốn ảnh hưởng đến các vấn đề trung gian
Giả thuyết này cho rằng lượng tiền mặt nhàn rỗi có thể gây nên vấn đề trung
gian. Chính vì thế, sự gia tăng trong mức độ vay nợ cho các doanh nghiệp với lưu
lượng tiền mặt tự do chắc chắn sẽ bớt đi các vấn đề trung gian vì nó làm cho các
chủ sở hữu phải xuất ra một khoản tiền mặt lớn vượt mức. Thuyết quan hệ trung
gian chỉ ra rằng tạo lợi nhuận từ tiền cho vay ngoài khoản trợ cấp do đánh thuế. Các
doanh nghiệp với các vấn đề trung gian lớn và có nhiều tiềm năng (quyền sở hữu
vốn đầu tư thấp bởi hội đồng quản trị, sự bù đắp của các thành viên hội đồng quản
trị, các công ty có quỹ tiền mặt khá thấp) sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận cho các cổ đông
từ việc tăng tiền vay nợ. Chính vì vậy đã nảy sinh tranh cãi giữa nhà quản trị và các
cổ đông hiện hữu của doanh nghiệp. Khi vay nợ để đầu tư vào một dự án một cách
có hiệu quả thì các nhà quản trị sẽ không được hưởng toàn bộ lợi nhuận từ hoạt
động của dự án đó nhưng họ phải gánh chịu toàn bộ chi phí vay nợ phát sinh cho
toàn bộ dự án này để làm tăng lợi nhuận này.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
12
Dự báo: Tăng tiền cho vay sẽ làm giảm lưu lượng tiền mặt nhàn rỗi.
Giảm lưu lượng tiền nhàn rỗi sẽ làm giảm những sự đầu tư có NPV âm
Viêc giảm những dự án đầu tư có NPV âm sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp
(đặc biệt đối với các doanh nghiệp lớn có nhiều tiền mặt).
Điểm mấu chốt là các hoạt động liên quan đến vay mượn được xem như
điểm cốt yếu liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, nó yêu cầu ban quản trị phải
vận hành doanh nghiệp một cách có hiệu quả nhằm tránh những kết quả không tốt
dẫn đến không thể chi trả các khoản lãi cho các khoản nợ của doanh nghiệp, thêm
vào đó, nó còn yêu cầu ban quản trị phải tham gia đóng góp vào lượng tiền mặt
nhàn rỗi đó. Vì vậy, nảy sinh mâu thuẫn giữa các chủ nợ và các nhà quản lý khi các
chủ nợ e sợ các khoản vốn cho vay của mình có khả năng không thể thu hồi khi kết
quả kinh doanh không tốt do trách nhiệm hữu hạn của doanh nghiệp trong các
khoản đầu tư. Do đó, các chủ nợ có thể đưa ra các điều khoản nhắm để hạn chế và
kiểm soát trong hợp đồng vay.
Các bằng chứng thực nghiệm phù hợp với luận điểm của thuyết này như sau:
Tỷ giá hối đoái tăng (giảm) theo tác dụng đòn bẩy sẽ làm tăng (giảm)
giá trị cổ phiếu.
Các doanh nghiệp có tiền mặt lớn sẽ có tỷ lệ D/A cao hơn (D/A:
Nợ/Tài sản)
Vấn đề trung gian ảnh hưởng đến cấu trúc vốn
Giả thuyết của vấn đề này nằm ở việc lựa chon một cấu trúc vốn tốt nhất của
ban quản lý đối với việc chọn một tỷ lệ vay nợ thấp cho doanh nghiệp nhằm giảm
thiểu khả năng phá sản bởi trình trạng thanh khoản của họ.
Dự đoán: Các doanh nghiệp sẽ có nguy cơ phá sản bởi vấn đề trung gian và
mức độ tác động của đòn bẩy sẽ bị ảnh hưởng bởi mức độ giám sát của ban quản trị
(các hội đồng quản trị tích cực/độc lập, các nhà đầu tư tích cực) và sự khuyến khích
sẽ được tạo ra cho ban quản trị.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
13
Bằng chứng thực nghiệm phù hợp với thuyết này ở điểm sau:
Nhìn chung, các doanh nghiệp có lực đòn bẩy thấp.
Tỷ giá hối đoái tăng (giảm) theo tác dụng đòn bẩy sẽ làm tăng (giảm)
giá trị.
2.2.6 Mô hình cấu trúc vốn tối ưu (Lý thuyết cân bằng)
Trong thị trường hoàn hảo và hiệu quả, Modilligani và Miler (1958) chứng
minh rằng cấu trúc vốn là không phù hợp. Tuy nhiên, cũng theo mô hình MM
(1963), việc thuế suất cao hơn vào lợi nhuận của doanh nghiệp cho thấy vay nợ
nhiều hơn. Còn DeAngelo và Masulis (1980) thì cho rằng việc trợ cấp thuế cao hơn
cho thấy vay nợ ít hơn.
Mô hình MM giả định tiền lãi thu được mong đợi từ việc đầu tư trong hàng
năm là không đổi nên dẫn đến giá trị của doanh nghiệp là như nhau cho dù cấu trúc
vốn như thế nào đi nữa. Nếu trong thực tế tiền lãi dự đoán đang ở xu hướng giảm
xuống thì sử dụng nhiều nợ vay sẽ có tác động tiêu cực và có thể dẫn doanh nghiệp
đến chỗ kiệt quệ và phá sản. Trong quá trình phá sản sẽ phát sinh các khoản chi phí
như chi phí pháp lý và chi phí hành chính, và các khoản thiệt hại của doanh nghiệp
phải gánh chịu từ phá sản làm cho các nhà quản trị bỏ qua các các cơ hội đầu tư vào
các dự án có khả năng sinh lời (Myers, 1977). Các chi phí đó gọi là chi phí kiệt quệ
tài chính. Khi các chi phí kiệt quệ tài chính cao cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao
hơn nợ trong cấu trúc vốn.
Thuyết chi phí trung gian thì cho thấy các vấn đề trung gian có thể là nguyên
nhân cho nhiều hay ít nợ hơn. Quá nhiều vốn cổ phần có thể dẫn đến dòng tiền mặt
tự do và mâu thuẫn về lãi, lợi ích giữa các chủ sở hữu và các nhà quản lý (Jensen,
1986). Vay nợ quá nhiều có thể dẫn đến việc thế chấp nhiều tài sản của doanh
nghiệp và mâu thuẫn lợi ích giữa các chủ nợ và các nhà quản lý (Fama và Miller,
1972; Jensen và Meckling, 1976). Đối với mâu thuẫn giữa chủ sở hữu và nhà quản
trị, mâu thuẫn phát sinh khi người quản trị không sở hữu toàn bộ vốn chủ sở hữu.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
14
Khi đó, họ không được hưởng toàn bộ lợi nhuận từ hoạt động đầu tư mà họ lại phải
gánh chịu toàn bộ chi phí từ hoạt động đầu tư đó. Vì vậy, đã phát sinh các chi phí
trung gian để giám sát hoạt động và hạn chế các hành vi không như mong muốn.
Đối với mâu thuẫn giữa chủ nợ và nhà quản lý phát sinh khi các chủ nợ lo sợ các
khoản vốn cho vay của mình không thể thu hồi khi kết quả đầu tư không tốt do trách
nhiệm hữu hạn của các khoản đầu tư. Vì vậy, phát sinh các khoản chi phí trung gian
của nhà quản lý dưới hình thức chi phí nợ vay cao nhằm giám sát các doanh nghiệp
phải tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng vay.
Ngoài ra, các điều khoản trong hợp đồng vay cũng hạn chế nhiều lợi ích của
doanh nghiệp.
Thuyết cân bằng xác định cấu trúc vốn tối ưu bằng cách thêm vào mô hình
Modilligani và Miler (1958) các yếu tố phi hoàn hảo khác nhau, bao gồm thuế, chi
phí kiệt quệ tài chính và chi phí trung gian, song vẫn không mất đi các giả định tính
hiệu quả của thị trường và thông tin hoàn hảo. Như vậy, tác động tổng hợp 3 yếu tố:
thuế, chi phí kiệt quệ tài chính và chi phí trung gian khi sử dụng nợ vay với những
tác động ngược chiều nhau hình thành lý thuyết cấu trúc tài chính tối ưu.
Nhìn chung, việc đưa chi phí kiệt quệ tài chính và chi phí trung gian vào mô
hình Modilligani Miler (1968) và mô hình Modilligani và Miler (1958) đã dẫn đến
lý thuyết cân bằng về cấu trúc vốn. Những mô hình này cũng đều thừa nhận một cấu
trúc vốn tối ưu.
2.2.7 Thuyết trật tự phân hạng (Thông tin bất cân xứng).
Thuyết trật tự phân hạng thị trường được nghiên cứu khởi đầu bởi Myers và
Majluf (1984) dự đoán không có một cấu trúc nợ trên vốn cổ phần mục tiêu rõ ràng.
Giả thuyết được đặt ra là ban quản trị dự đoán về hoạt động tương lai của
doanh nghiệp chính xác hơn các nhà đầu tư bên ngoài có thể thu thập được (thông
tin không cân xứng) và việc đưa ra quyết định đầu tư có lẽ cho biết mức độ kiến
thức của nhà quản lý và sự không chắc chắn về lượng tiền mặt tương lai.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
15
Khi ban quản trị có sự tin tưởng cổ phiếu được đinh giá cao hơn là định giá
thấp, họ có thể phát hành chứng khoán (để huy động nguồn vốn bên ngoài). Vì thế,
khi doanh nghiệp có xu hướng hướng đến thị trường vốn bên ngoài, những thị
trường này chấp nhận cổ phiếu được định giá cao hơn là định giá thấp, và vì vậy,
hoạt động này sẽ truyển tải những thông tin không thuận lợi cho các nhà đầu tư. Kết
quả là ban quản trị sẽ nỗ lực để tránh đi vào các thị trường vốn (nguồn tài chính bên
ngoài). Nếu ban quản trị đi theo những thị trường vốn này, có khả năng họ phát sinh
nợ nhiều hơn nếu như họ tin là cổ phiếu của họ được đánh giá thấp và sẽ sinh ra vốn
cổ phần nếu như họ cho rằng cổ phiếu của họ được đánh giá cao.
Vì vậy, phát hành cổ phần từ việc bán cổ phiếu sẽ có thể sẽ truyển tải nhiều
thông tin không thuận lợi hơn là tìm kiếm từ nguồn đi vay. Điều này khiến các nhà
quản trị có xu hướng quan tâm nguồn tài trợ từ cho vay hơn là vốn cổ phần từ việc
phát hành cổ phiếu.
Những quyết định về cấu trúc vốn doanh nghiệp sẽ không dựa vào tỷ lệ
Nợ/Tài sản tối ưu mà được quyết định từ việc phân hạng các thị trường. Đầu tiên,
các nhà quản trị sẽ dự định sử dụng nguồn vốn nội bộ tự có, tiếp theo có thể tiến
hành vay nợ, và cuối cùng là phát hành vốn cổ phần.
Trọng tâm của thuyết này là không tập trung vào cấu trúc vốn tối ưu như
những học thuyết trước nhưng lại tập trung vào quyết định tài chính trong tương lai.
Tỷ lệ Nợ/Tài sản = f {hoạt động kinh doanh, nhu cầu đầu tư}
Như vậy, Myers và Majluf cho rằng sẽ không có một cấu trúc vốn tối ưu với
các doanh nghiệp.
2.2.8 Thuyết điều chỉnh thị trường.
Thuyết điều chỉnh thị trường cho rằng cấu trúc vốn được dựa trên điều chỉnh
thị trường là lời giải thích tự nhiên nhất. Thuyết này đơn giản là cấu trúc vốn phát
triển như một kết quả liên tiếp của những nỗ lực trước đây nhằm điều chỉnh thị
trường cổ phiếu.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16
Có 2 mô hình điều chỉnh thị trường cổ phiếu dẫn đến mô hình cấu trúc vốn.
Thứ nhất là mô hình của Myers và Majluf (1984) với các nhà quản lý và các
nhà đầu tư đầy lý trí và các chi phí lựa chọn bất lợi khác nhau giữa các doanh
nghiệp và khoảng thời gian khác nhau. Lucas và McDonald (1990) và Korajczyk,
Lucas, và McDonald (1992) nghiên cứu lựa chọn bất lợi khác nhau theo khoảng thời
gian khác nhau. Phù hợp với những chuyện này, Korajczyk và những người khác
(1991) nhận thấy rằng các doanh nghiệp có xu hướng thông báo việc phát hành cổ
phiếu theo sau việc đăng tin, như thế sẽ làm giảm đi tính phi đối xứng của thông tin.
Hơn nữa, Bayless và Chaplinsky (1996) nhận thấy việc phát hành cổ phiếu tập trung
vào giai đoạn ảnh hưởng của thông báo nhỏ hơn. Nếu các chi phí phát sinh từ cấu
trúc vốn tối ưu nhỏ so với dao động cuối cùng trong chi phí phát hành, những dao
động trước đây trong tỷ lệ giá cả thị trường so với giá cả trên sổ sách sau đó có tác
động lâu dài.
Mô hình thứ hai của điều chỉnh thị trường cổ phiếu có liên quan đến các nhà
đầu tư không đủ lý trí (hay các nhà quản lý) và định giá sai trong các khoản thời
gian khác nhau (hay sự am hiểu về định giá sai). Các nhà quản lý phát hành cổ
phiếu khi họ tin rằng giá trị của nó thấp và mua lại cổ phiếu khi họ tin rằng giá trị
của nó cao. Ngược lại giá cả thị trường so với giá cả trên sổ sách được biết rất rõ là
có quan hệ với tiền lãi cổ phiếu tương lai, và các giá trị tuyệt đối của giá cả thị
trường so với giá cả trên sổ sách được liên kết với những mong đợi quá xa của các
nhà đầu tư. Nếu các nhà quản lý vẫn cố khai những mong đợi quá xa như vậy, việc
phát hành cổ phiếu thực tế sẽ có liên quan tích cực với giá cả thị trường so với giá
cả trên sổ sách, đây là một trường hợp theo lối kinh nghiệm. Nếu không có cấu trúc
vốn tối ưu, các nhà quản lý sẽ không cần thay đổi quyết định khi mà các doanh
nghiệp có vẻ như được đánh giá đúng và giá trị cổ phiếu là bình thường, bỏ qua các
dao động tạm thời trong giá cả thị trường so với giá cả trên sổ sách nhằm có những
ảnh hưởng vĩnh viễn lên nợ. Mô hình điều chỉnh thị trường thứ 2 không yêu cầu thị
trường phải thực sự không hiệu quả. Nó không đòi hỏi các nhà quản lý phải dự báo
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
17
thành công lãi của cổ phiếu. Đơn giản giả thuyết cho rằng các nhà quản lý tin rằng
họ có thể điều chỉnh được thị trường.
Theo thuyết này, các doanh nghiệp nợ thấp có xu hướng tăng nguồn vốn khi
giá trị tiền của họ cao, và ngược lại những doanh nghiệp nợ cao có xu hướng tăng
nguồn vốn khi giá trị tiền của họ thấp. Phần lớn cấu trúc vốn là kết quả liên tiếp của
những nỗ lực điều chỉnh thị trường cổ phiếu. Trong thuyết này, không có cấu trúc
vốn tối ưu, vì thế mà các quyết định tài chính điều chỉnh thị trường chỉ nhiều lên
thành kết quả cấu trúc vốn theo thời gian.
2.2.9 Thuyết hệ thống quản lý
Trong thuyết cấu trúc vốn được đưa ra dựa trên các hệ thống quản lý của
Zwiebel (1996), giá trị tiền cao và cơ hội đầu tư thuận lợi tạo điều kiện dễ dàng cho
nguồn vốn cổ phần, nhưng cũng chính vào lúc đó các nhà quản lý trở nên bảo thủ.
Họ có thể từ chối gia tăng nợ để tạo ra tính cân bằng cho các giai đoạn sau. Điều
này có khả năng làm điều chỉnh thị trường chứ không phải là thị trường khác biệt
khi các nhà quản trị tiến hành phát hành cổ phiếu khi giá trị tiền cao và sau đó
không cân bằng lại giá trị. Các nhà quản trị vẫn không cố tình khai thác một cách
triệt để các nhà đầu tư mới. Chính xác hơn là, họ chỉ khai thác các nhà đầu tư hiện
hữu từ trước đến giờ mà không có sự cân đối lại.
Các nhà nghiên cứu lý thuyết thuần túy bắt đầu nghiên cứu bằng cách chứng
minh từ thị trường hoàn hảo nơi không có thuế và các chi phí rủi ro phá sản, sự gia
tăng của rủi ro lên Vốn chủ sở hữu sẽ được bù đắp bằng cách gia tăng tỷ suất sinh
lời kỳ vọng, do đó đòn bẩy tài chính được xem như không có ảnh hưởng gì đến giá
trị doanh nghiệp. Sau đó, các nhà kinh tế học sẽ bỏ bớt các giả định không có thuế,
không có chi phí phá sản để chứng minh rằng quyết định cấu trúc vốn có liên quan
nhất tới sự cân bằng giữa việc tận dụng lá chắn thuế của nợ vay với việc gia tăng rủi
ro phá sản. Ở mức thấp của việc vay nợ chủ yếu là lợi ích từ lá chắn thuế. Nhưng
khi quá lạm dụng lá chắn thuế, sử dụng nợ vay nhiều thì nguy cơ phá sản gia tăng
và giá trị doanh nghiệp giảm.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
18
Đến nay, các nhà nghiên cứu cấu trúc vốn đã rút ra 2 lợi ích: nó giúp chúng
ta có được cách hiểu thấu đáo hơn về quyết định tài chính, và nó đã chứng tỏ sự hữu
ích trong việc hiểu và diễn giải sự gia tăng trong việc tái cấu trúc vốn
2.3 LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN.
2.3.1 Nghiên cứu của Moniac Octavia & R. Brown (2008)
Trong nghiên cứu của Gropp và Heider (2009) đã thực hiện kiểm định thực
nghiệm về cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại ở những đất nước phát triển
(Hoa Kỳ và Châu Âu), đề tài nghiên cứu của Octavia và Brown (2008) lại có xu
hướng nghiêng về kiểm định thực nghiệm các ngân hàng tại những quốc gia đang
phát triển.
Trong các nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng mẫu khảo sát với thời gian
là từ năm 1996 đến thời điểm cuối là năm 2005. Dữ liệu nghiên cứu thực nghiệm
được các tác giả thu thập từ các nguồn báo cáo tài chính của ngân hàng khác nhau.
Sau khi bỏ qua các ngân hàng không thích hợp và không có đủ dữ liệu ra khỏi cỡ
mẫu, kết quả cuối cùng, các tác giả đã đưa ra được 56 ngân hàng thương mại niêm
yết đến từ 10 quốc gia đang phát triển (Cộng hòa Liên bang Brazil, Ấn Độ, Jordan,
Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, Pakistan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, và Zimbabwe) trong
khoảng thời gian 9 năm từ 1996 đến 2005.
Đồng thời, các tác giả đã tiến hành kiểm định thực nghiệm để xem liệu rằng
có các yếu tố tác động ảnh hưởng đến cấu trúc vốn có phải là yếu tố quan trọng tại
những nước đang phát triển được nghiên cứu hay không. Kết quả là Octavia và
Brown đã tìm thấy được bằng chứng cho thấy được tầm quan trọng và mối quan hệ
có thể giải thích của các biến độc lập ở các quốc gia này. Ngoài ra, hai tác giả cũng
tìm ra rằng kết quả thực nghiệm của các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các
ngân hàng thương mại dường như có khác biệt giữa giá trị sổ sách và giá trị thị
trường tác động đến biến đòn bẩy tài chính. Hơn nữa, chiều hướng tác động được
tìm ra trong nghiên cứu này của các biến có vẻ như không giống với sự tương quan
đã được kỳ vọng ban đầu. Hơn nữa, nghiên cứu này cũng đưa ra kết luận rằng ở đâu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
19
đó có một số bằng chứng thuyết phục đã hỗ trợ cho kỳ vọng ảnh hưởng khá quan
trọng của các nhân tố vĩ mô trong việc xác định cấu trúc vốn ngân hàng (có ý nghĩa
thống kê).
Ngoài ra, trong kết quả kiểm định thực nghiệm này, Octavia và Brown
(2008) còn chỉ ra rằng các khu vực tư nhân ở các quốc gia đang phát triển dường
như đóng một vai trò quan trọng hơn khi xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố đến việc lựa chọn cơ cấu vốn so với các quốc gia phát triển.
Như vậy, trong khi Gropp và Heider (2009) đã không tìm thấy được bằng
chứng nào để giải thích cho sự khác biệt hoàn toàn giữa giá trị sổ sách và giá trị thị
trường của các ngân hàng thương mại niêm yết tại những quốc gia phát triển, thì
nghiên cứu của Octavia và Brown (2008) đã hỗ trợ được bằng chứng cho luận điểm
có sự khác biệt như đã nêu ở trên (mẫu nghiên cứu là các ngân hàng tại các quốc gia
đang phát triển).
Về mô hình kiểm định, các tác giả đã tiến hành kiểm định năm nhân tố: Quy
mô (Size), Lợi nhuận (Prof), Tỷ số giá trị thị trường so với giá trị sổ sách (MTB),
Tài sản thế chấp (Coll), và Cổ tức (Div).
Qua kết quả nghiên cứu (bảng 1.5), Octavia và Brown (2008) đã tìm thấy
chứng cứ cho thấy biến Quy mô (Size) có tác động đồng biến đến đòn bẩy tài chính
(theo giá trị sổ sách). Trái ngược lại, biến Lợi nhuận (Prof) có tác động nghịch biến
đến đòn bẩy tài chính (theo giá trị sổ sách). Kết quả này khá tương đồng với chứng
cứ thực nghiệm của Gropp và Heider (2009).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
20
Bảng 2.1: Kết quả thực nghiệm của Octavia và Brown (2008)
Kết quả hồi quy
Gropp và Heider
(2009)
BIẾN ĐỘC LẬP
Đòn bẩy Đòn bẩy Đòn bẩy Đòn bẩy
tài chính tài chính
tài chính
tài chính
(Theo giá (Theo giá (Theo giá
(Theo giá
trị sổ trị thị trị thị
trị sổ sách)
sách) trường) trường)
Size Quy mô 0.020** 0.030** 0.006 0.006
Profits Lợi nhuận - 0.156* - 0.041 -0.210 -0.298
Market- Tỷ số giá trị thị
-
to-book trường so với 0.084** -0.066 -0.560
0.301***
ratio giá trị sổ sách
Collatera Tài sản thế -
0.000 0.032
l chấp 0.000*** 0.020
Dividend
Cổ tức 0.008*** - 0.008 -0.009 -0.019
s
Số quan sát 318 318 2415 2415
R2
hiệu chỉnh (Adjusted R2
) 0.772 0.757 0.32 0.71
* biểu thị biến quan sát tại mức ý nghĩa 10%
**biểu thị biến quan sát tại mức ý nghĩa 5%
***biểu thị biến quan sát tại mức ý nghĩa 1%
2.3.2 Nghiên cứu của R. Gropp & F. Heider (2009)
Công trình nghiên cứu của Gropp và Heider (2009) đã kiểm định các nhân tố
tác động đến cấu trúc vốn ngân hàng của các nước phát triển bằng cách sử dụng
những dữ liệu đã thu thập được từ 200 ngân hàng lớn tại đất nước Hoa Kỳ và Châu
Âu trong khoảng thời gian kể từ năm 1991 đến mốc thời điểm cuối là năm 2004.
Các tác giả đã nghiên cứu những tác động của 6 biến độc lập là: Tỷ số giá trị
thị trường so với giá trị sổ sách (Market-to-book ratio), Lợi nhuận (Profits), Quy mô
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
21
(Size), Tài sản thế chấp (Collateral), Cổ tức (Dividends), và Rủi ro (Risk). Đồng
thời, các tác giả cũng đã sử dụng biến đại diện cho cấu trúc vốn ngân hàng là biến
Đòn bẩy tài chính. Biến phụ thuộc này được tính theo hai cách: một là giá trị sổ
sách (Book Leverage) và hai là giá trị thị trường (Market Leverage)
Công trình nghiên cứu này đã khám phá ra rằng hầu hết các ngân hàng dường
như đã lựa chọn cấu trúc vốn tối ưu của họ theo cùng một cách tương tự như các
công ty. Thêm vào đó, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của họ cũng đã chứng
minh cho quan điểm: thực sự có tồn tại hiện hữu những nhân tố tác động đến cấu
trúc vốn của các ngân hàng (tương đồng như các doanh nghiệp phi tài chính). Tóm
lại, những chứng cứ phát hiện của Gropp và Heider (2009) được thể hiện trong bảng
2.3.2 bên dưới:
Bảng 2.2: Kết quả thực nghiệm của Gropp & Heider (2009)
Biến độc lâp Các quốc gia phát triển
Tất cả các Các ngân hàng Các ngân hàng ở
ngân hàng ở Hoa Kỳ Châu Á
Market to Tỷ số giá trị - + -
book ratio thị trường so
với sổ sách
Profits Lợi nhuận - - -
Size Quy mô + + +
Collateral Tài sản thế + + +
chấp
Dividends Cổ tức - - -
Risk Rủi ro - - -
2.3.3 Nghiên cứu của Cebry Calayan (2010)
Công trình nghiên cứu của Çağlayan và Şak (2010) đã tiến hành kiểm định
về cấu trúc vốn của các ngân hàng dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết và kết quả thực
nghiệm của các doanh nghiệp, tổ chức phi tài chính bằng cách sử dụng phương pháp
phân tích dữ liệu bảng. Các tác giả thực hiện khám phá và kiểm tra xem liệu rằng
các nền tảng lý thuyết khoa học về cấu trúc vốn có thể lý giải cho sự lựa chọn cấu
trúc vốn của các ngân hàng hay không, và liệu rằng chiều hướng tác động có tương
tự nhau giữa các lý thuyết kỳ vọng và kết quả thực nghiệm, hay là phải chăng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
22
có bằng chứng thuyết phục cho thấy đâu đó một vài sự khác biệt. Câu hỏi được đặt
ra và công trình nghiên cứu tiến hành thực hiện tìm kiếm chứng cứ.
Trong phần giới thiệu mở đầu của bài nghiên cứu, các tác giả đã tiến hành hệ
thống lại những kỳ vọng khác nhau về mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến
đòn bẩy tài chính trong ba lý thuyết: một là Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (The
Trade-off Theory), hai là Lý thuyết trật tự phân hạng (The Pecking-order Theory),
và ba là Lý thuyết về chi phí đại diện (The Agency Theory) thể hiện qua bảng 1.3.
Về thời gian nghiên cứu của mẫu dữ liệu, các tác giả đã xác định và phân
chia ra hai giai đoạn thời gian khác nhau để khảo cứu sự khác biệt các nhân tố tác
động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng tại đất nước Thổ Nhĩ Kỳ: một là thời gian
sau cuộc khủng hoảng tài chính (1992 – 2000) và hai là thời gian thực hiện tái cấu
trúc nền kinh tế (2001 – 2007).
Bảng 2.3: Kết quả thực nghiệm của Çağlayan và Şak (2010)
THỜI GIAN MẪU NGHIÊN CỨU
BIẾN ĐỘC LẬP
Giai đoạn
Cả 2 giai đoạn Giai đoạn 1 2
(1992-2007) (1992-2000) (2001-
2007)
SIZE Quy mô + + +
MTB
Tỷ số giá trị thị trường so
+ + +
với giá trị sổ sách
PROF Lợi nhuận - - -
TANG Tài sản cố định - - -
Dấu cộng "+" thể hiện mối quan hệ đồng biến giữa biến độc lập và biến ĐBTC
Dấu trừ "-" thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa biến độc lập và biến ĐBTC
Kết quả cuối cùng, công trình nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng thuyết
phục về các biến Quy mô (SIZE) và Tỷ số giá trị thị trường trên sổ sách (Market to
book – MTB) có mối quan hệ đồng biến với biến Đòn bẩy tài chính (Book Leverage
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
23
– BL). Và trái ngược lại, hai biến Tài sản cố định (Tangibility – TANG) và Lợi
nhuận (Profitability – PROF) có mối quan hệ nghịch biến với biến Đòn bẩy tài
chính ở riêng mỗi giai đoạn khảo cứu (giai đoạn một là 1992-2000 và giai đoạn hai
là 2001-2007). Bên cạnh đó, kết quả cũng có bằng chứng tương tự khi kiểm định
chung cho cả hai giai đoạn (1992-2007) (được hệ thống lại trong bảng 1.4). Ngoài
ra, thêm vào phần kết của nghiên cứu, các phân tích dữ liệu cũng cho thấy một số
bằng chứng về kỳ vọng của lý thuyết trật tự phân hạng (The Pecking-order Theory)
trong mẫu nghiên cứu của các ngân hàng tại quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ
2.3.4 Đánh giá về ưu và nhược điểm của các nghiên cứu có liên quan
Nhìn chung, những phát hiện của những nghiên cứu này đã góp phần hướng
đến một sự hiểu biết sâu hơn, hoàn thiện hơn về hành vi tài chính của các NHTM tại
các quốc gia có mức độ phát triển khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng mỗi
quốc gia có một nền kinh tế và chính trị riêng biệt dẫn đến các cơ sở dữ liệu có độ
tin cậy ở những mức độ khác nhau (đặc biệt là những nguồn dữ liệu tốt) có thể tạo
nên rào cản chính trong bài nghiên cứu khi phân tích về cấu trúc vốn. Chính vì thế,
cần có nhiều nghiên cứu xa thêm, sâu thêm với những nguồn dữ liệu phong phú
hơn, đa dạng hơn để kiểm định lại các nhân tố này; đồng thời bổ sung thêm sự thiếu
hụt các nhân tố khác có thể ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty tại nước
(mà bài nghiên cứu vẫn còn chưa đề cập đến).
Qua các lý thuyết và các nghiên cứu của các tác giải ở trên ta thấy rằng mô
hình của Gropp & Heider (2007) với thời gian nghiên cứu dài và các biến nghiên
cứu là phù hợp, kết quả thực nghiệm đáng tin cậy và có thể tìm được nguồn dữ liệu
đáng tin cậy cho nghiên cứu về cấu trúc vốn của các NHTM ở Việt Nam. Tác giả sẽ
vận dụng linh hoạt mô hình nghiên cứu của tác giả này đề áp dụng cho bài nghiên
cứu về cấu trúc vốn ở Việt Nam như trình bày ở chương 4 bài nghiên cứu này.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
24
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Qua chương 2, ta đã lần lượt đi tìm hiểu và phân tích về quá trình phát triển,
tình hình hoạt động và rủi ro của ngành ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2006 –
2016.
Đồng thời, ta cũng đã phân tích mô tả thực trạng cấu trúc vốn, các nhân tố
tác động đến cấu trúc vốn và mối tương quan giữa các nhân tố và cấu trúc vốn của
các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả ban đầu, ta có nhận định sau: Tài sản
cố định (TANG), Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), và Lạm phát (INF)
có tác động ngược chiều đến Đòn bẩy tài chính (L). Ngược lại, Tỷ suất sinh lợi trên
tài sản (ROE), Rủi ro trên tài sản (RISK) và Quy mô (SIZE) có tác động thuận chiều
đến Đòn bẩy tài chính.
Với các kết quả sơ khởi ban đầu đạt được trên đây, đến chương tiếp theo, ta
sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng để nhận định rõ hơn về mức độ và chiều hướng
tác động thực sự của các nhân tố này đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương
mại Việt Nam.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
25
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
3.1 THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM
NHTM Qua phần Mô tả thống kê và đồ thị biểu diễn biến đòn bẩy tài chính
(L), kết quả cho ta thấy rằng đòn bẩy tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt
Nam trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2016 bình quân là 91,85%.
Trong đó, tỷ lệ đòn bẩy cao nhất là 92.88% và thấp nhất là 89.66%.
Biểu đồ 3.1: Đòn bẩy tài chính từ giai đoạn 2006 đến 2016
(Nguồn: số liệu người nghiên cứu thu thập) Nếu nhìn lướt qua Đồ thị Thống kê bình
quân các nhân tố trong giai đoạn khảo cứu, ta có cảm giác rằng đòn bẩy tài chính
trung bình qua các năm có tăng
nhưng cũng có giảm. Tuy nhiên, dường như mức chênh nhau qua từng năm không
nhiều (ngoại trừ hai năm 2007 và 2009 biên độ dao động khá đáng kể so với các
năm trước). Cụ thể, đòn bẩy tài chính bình quân qua các năm như sau: 2006 là
92.88%; 2007 là 90.16%; 2008 là 89.66%; 2009 là 90.86%; 2010 là 92.71%; 2011
là 92.85%; và 2012 là 92.16%. Trong đó, tỷ lệ sử dụng đòn bẩy có xu hướng giảm
trong những năm 2007 và 2008. Trái ngược lại, đòn bẩy tài chính lại gia tăng ở hai
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
26
năm 2010 (1.85%) và 2011 (13.9%) lần lượt so với năm 2008 và 2009. Như vậy,
việc gia tăng sử dụng nhiều nợ hơn trong cấu trúc vốn của các ngân hàng cao nhất là
vào năm 2011 (vượt đến 3.85%) so với năm 2007, và giảm cao nhất là năm 2008
(sụp giảm 1.53%) so với cùng kỳ năm trước.
Đồng thời, xét về cơ cấu tổng nợ phải trả, có vẻ như các ngân hàng Việt Nam
trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng nợ dài hạn nhanh hơn là nợ ngắn
hạn. Tuy nhiên, nếu nhìn tổng quát thì ta lại nhận ra rằng dường như lát bánh nợ
ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng tương đối cao hơn so với lát bánh nợ dài hạn trong tổng
nguồn huy động nợ từ bên ngoài. Hay nói đúng hơn, các ngân hàng thương mại Việt
Nam thường thiên về duy trì đòn bẩy tài chính ngắn hạn hơn là dài hạn. Quả thực,
vấn đề này có thể xuất phát từ hiệu ứng dây chuyền về huy động nguồn vốn tiết
kiệm từ các khách hàng38
Có lẽ là vì lo sợ rủi ro, vì đắng đo sự mất giá, vì cân nhắc lợi nhuận biến
động, v.v…mà họ thường ưa thích lựa chọn những kỳ hạn gửi tiền ngắn hạn hơn là
duy trì một kỳ hạn quá dài với nhiều biến cố khôn lường không mong muốn sẽ xảy
ra. Suy cho cùng, dù bản chất căn nguyên như thế nào đi chăng nữa thì đây cũng
chính là sở thích gửi tiền của các tầng lớp dân cư trong xã hội và cũng là thực trạng
điển hình khi duy trì tỷ trọng đòn bẩy tài chính ngắn hạn tương đối cao hơn so với
dài hạn của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong những thời điểm nóng sốt
như hiện nay.
Nhìn chung, xét về toàn cục, có vẻ như tỷ lệ đòn bẩy tài chính bình quân qua
các năm đều có xu hướng tăng lên (nhiều hơn là giảm xuống) khi ngành ngân hàng
ngày càng hiện đại, phổ biến và phát triển (Vào năm 2006, các ngân hàng có đòn
bẩy tài chính là 92.88%. Qua 10 năm sau, vào năm 2016, tỷ lệ này cũng ở mức
tương tự 92.82% so với trước khủng hoảng tài chính năm 2006.
Tổng kết lại, ta có thể nói rằng: Sau thời gian khủng hoảng kinh tế thế giới
các ngân hàng thương mại tại Việt Nam dường như đang trở lại về chiều hướng cấu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
27
trúc vốn thâm dụng nợ cao (và cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp phi tài
chính).
3.2 THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ LIÊN QUAN LỢI NHUẬN
NHTM.
Năm 2006, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam là 2.8%. Đến năm 2007,
nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao 5.98%. Bắt đầu từ năm 2008, dưới
tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam chỉ
đạt tốc độ tăng trưởng 4.54%, chỉ số lạm phát lên tới 23%, nhập siêu cao năm 2009,
nguồn vốn đầu tư nước ngoài chững lại.
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát Việt Nam giai đoạn 2006-2016
Tốc độ tăng trưởng Tỷ lệ lạm
Năm kinh tế phát
2006 5.80 8.28
2007 5.98 7.39
2008 4.54 8.30
2009 4.29 23.12
2010 5.31 7.05
2011 5.12 8.86
2012 4.12 18.68
2013 4.31 9.09
2014 4.85 6.59
2015 5.55 4.09
2016 6.21 2.66
(Nguồn: Ngân hàng thế giới)
Từ năm 2010, nền kinh tế dần hồi phục sau khủng hoảng, tình hình kinh tế
Việt Nam cũng được cải thiện. Để khắc phục tình trạng suy giảm kinh tế, kích cầu
đầu tư và tiêu dùng trong khuôn khổ chính sách khẩn cấp chung của Chính Phủ,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
28
NHNN đã nới lỏng chính sách tiền tệ, cùng lúc đó chính phủ đưa ra biện pháp kích
thích tài khóa khiến nhu cầu vay tăng cao. Nền kinh tế Việt Nam đã khá thành công
khi đạt được mức tăng trưởng tương đối cao so với các nước trong khu vực (5,3%)
trong khi vẫn giữ được lạm phát ở mức ổn định (7%). Tuy nhiên, chính các biện
pháp nới lỏng đó đã dẫn đến hiện tượng lạm phát cao năm 2010-2011 cũng như hiện
tượng bong bóng chứng khoán, bong bóng bất động sản đã kéo nền kinh tế chậm
phục hồi.
Từ năm 2010, theo Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, mục tiêu kinh tế
- xã hội của năm 2010 là phấn đấu phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng tính ổn
định kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng, ngăn chặn lạm phát cao trở lại, tăng khả
năng bảo đảm an sinh xã hội. Trong bối cảnh khó khăn nền kinh tế thế giới, với sự
điều hành linh hoạt của Chính phủ, Việt Nam đã duy trì được mức tăng trưởng GDP
đạt 4-5%, các ngành công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu tăng so với 2009. Tuy
nhiên, nền kinh tế vẫn tiềm ẩn những khó khăn nội tại, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
chậm, hiệu quả đầu tư thấp, nhập siêu có xu hướng tăng, dự trữ ngoại tệ thấp, lạm
phát tăng cao (năm 2012 đến 18%). Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành
Nghị quyết 11/NQ-CP đưa ra 6 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm kiềm chế lạm phát,
ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Nhờ sự triển khai đồng bộ các giải
pháp, đến hết quý IV/2011, kinh tế vĩ mô đã có chuyển biến khả quan hơn: GDP
duy trì mức tăng trưởng ổn định, lạm phát tăng chậm lại; thâm hụt cán cân thương
mại thu hẹp, tỷ giá ổn định.
Đến năm 2014 tốc độ tăng trưởng nền kinh tế tăng 4.85%, mức cao nhất kể
từ năm 2011 đến nay. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,49%, cao hơn
mức 2,64% của năm 2013. Khu vực công nghiệp và xây dựng có bước tăng đột phá
đáng kể và đạt 7,4%, mức cao nhất trong 3 năm gần đây. Tuy nhiên, khu vực dịch
vụ lại chỉ tăng 5,96%, thấp hơn mức 6,56% của năm trước. Những con số này cho
thấy tăng trưởng GDP của Việt Nam đang dần thoát đáy. Điểm tích cực đáng ghi
nhận khác là kim ngạch xuất nhập khẩu trong năm 2014 tiếp tục tăng mạnh. Cụ thể,
kim ngạch xuất khẩu đạt 150 tỷ USD tăng đến 13,6%, trong đó, riêng khu vực FDI
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
29
không tính dầu thô tăng 16,67%, cao hơn khu vực kinh tế trong nước là 10,4%. Còn
nhập khẩu đạt 148 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm trước. Như vậy, năm 2014 Việt
Nam xuất siêu tới 2 tỷ USD. Đây là mức xuất siêu cao nhất từ trước đến nay. Một
số tín hiệu tích cực khác đối với nền kinh tế là lạm phát năm 2014 gần như được
kiểm soát hoàn toàn. Chỉ số CPI cả năm chỉ tăng 1,84%, đây là mức thấp nhất kể từ
năm 2002 đến nay. Trong các nhóm hàng ngoại trừ giáo dục tăng 8,24%, còn lại hầu
hết các nhóm hàng hóa khác đều tăng khá thấp.
Đồng tiền của Việt Nam trong năm 2014 khá ổn định. Tỷ giá tiền đồng so
với đô la Mỹ có vài đợt biến động nhỏ nhưng không đáng kể và nằm trong giới hạn
cam kết của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong khi đó, hầu hết các đồng tiền trên
thế giới đều mất giá khá mạnh so với đồng đô la. Tuy nhiên, việc tiền đồng mất giá
ít hơn các đồng tiền khác cũng làm giảm tính cạnh tranh của những mặt hàng sản
xuất trong nước.
Lãi suất được xem là một trong những điểm sáng của nền kinh tế trong năm
2014. Hiện nay, lãi suất huy động và cho vay gần như thấp nhất từ trước đến nay.
Việc lãi suất giảm và ngân hàng mở rộng “hầu bao” góp phần làm chi phí tài chính
doanh nghiệp giảm và nhiều doanh nghiệp hồi sinh khi tiếp cận được nguồn vốn.
Cùng với lãi suất giảm, điểm tích cực khác về tài chính là tính hệ thống ngân hàng
trong năm qua khá ổn định. VAMC đóng vài trò khá tích cực trong việc mua lại nợ
xấu của các ngân hàng.
Về môi trường pháp luật, các luật như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động
sản, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đã được Quốc hội thông qua trong năm.
Những luật này đều có nhiều tiến bộ so với trước. Luật Nhà ở mở rộng đối tượng là
doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài có thể mua, sở hữu nhà tại Việt Nam. Điều này
được kỳ vọng sẽ tạo ra một “luồng gió mới” trên thị trường bất động sản. Luật
Doanh nghiệp có sự thay đổi cơ bản trong “tư duy” khi chuyển từ việc “xin cho”
sang việc được làm “những điều pháp luật không cấm”. Điều này được kỳ vọng sẽ
“cởi trói” cho doanh nghiệp rộng đường phát triển hơn. Tinh thần cải cách hành
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
30
chính của nhà làm luật thông qua việc đơn giản hóa các thủ tục; minh bạch hóa tài
liệu, giấy tờ cần thiết; rút ngắn và định rõ thời hạn xử lý hồ sơ cũng được thể hiện
khá rõ trong những luật này. Đây là những thay đổi quan trọng giúp tạo hành lang
pháp lý cho doanh nghiệp có thể hoạt động tốt hơn.
Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2014, ông Võ Đại Lược nhận định: “Tái cơ
cấu nền kinh tế của Việt Nam chậm chạp vì đổi mới thể chế quá chậm, các nhóm lợi
ích vẫn chi phối được chính sách và sự phân bổ các nguồn lực… Trong khi chỉ có
thể gia tăng nội lực khi có chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân”.
Kinh tế năm 2015 diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu có những bất ổn,
kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các nhân tố khó lường. Triển
vọng kinh tế khu vực Eurozone chưa thật lạc quan. Thương mại toàn cầu sụt giảm
do tổng cầu yếu. Kinh tế thế giới chưa lấy lại được đà tăng trưởng và phục hồi
chậm. Giá dầu thô giảm mạnh dẫn đến giá cả hàng hóa có xu hướng giảm nhanh,
ảnh hưởng đến các nước xuất khẩu. Sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu với
việc giảm giá đồng Nhân dân tệ và tăng trưởng sụt giảm của kinh tế Trung Quốc đã
tác động mạnh tới kinh tế thế giới. Ở trong nước, giá cả trên thị trường thế giới biến
động, nhất là giá dầu giảm gây áp lực đến cân đối ngân sách Nhà nước, nhưng đồng
thời là yếu tố thuận lợi cho việc giảm chi phí đầu vào, phát triển sản xuất và kích
thích tiêu dùng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 5.55% và mức lạm phát được kiểm soát
ở mức 4%.
Bên cạnh đó, một nguy cơ tiềm ẩn khác chính là vấn đề nợ xấu, đây cũng là
vấn đề đáng lo lắng đối với ngân hàng thương mại. Nợ xấu khó có khả năng thu hồi
từ các khoản cho vay những tập đoàn lớn như Vinashin, Vinalines… Hàng trăm
nghìn tỷ đồng đổ vào đầu tư cở sở hạ tầng với giá thành cao, chất lượng thấp và
không tạo ra hiệu quả tương xứng cho kinh tế. Theo Thống đốc NHNN báo cáo
trước Quốc hội, có thời điểm nợ xấu lên đến khoảng 500.000 tỷ đồng, tức gần 20%
tổng dư nợ tín dụng. Hiện nợ xấu theo số liệu báo cáo của các ngân hàng đang ở
mức dưới 4%. Tuy nhiên, thực tế nếu tính đúng, tính đủ, nhiều chuyên gia và tổ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
31
chức quốc tế cho rằng không dưới 10%, thậm chí có thể cao hơn rất nhiều. Như vậy,
việc giải quyết nợ xấu là một vấn đề không dễ dàng và cần nhiều thời gian.
Kinh tế Việt Nam đã trải qua năm 2016 với nhiều khó khăn trước những biến
động lớn của nền kinh tế toàn cầu. Kinh tế thế giới, đặc biệt tại các nước phát triển,
ẩn chứa nhiều yếu tố bất định. Nổi bật nhất trong số đó là sự kiện nước Anh quyết
định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) sau một cuộc trưng cầu dân ý (Brexit) và
chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi tháng
11/2016. Bên cạnh đó, chính sách nới lỏng tiền tệ của Nhật Bản không đạt được như
kỳ vọng khiến nước này chìm sâu
hơn vào vòng xoáy giảm phát. Kinh tế châu Âu không có nhiều cải thiện so với năm
2015; lạm phát duy trì ở mức thấp, vấn đề về việc làm cũng không có nhiều chuyển
biến.
Ngược lại, Trung Quốc và một số nước đang phát triển lại có sự tăng trưởng
tương đối ổn định. Kinh tế Trung Quốc đang dần dịch chuyển đúng hướng theo
chiến lược tái cân bằng mà chính phủ nước này đề ra. Trong khi đó, các tổ chức
quốc tế cũng đưa ra những đánh giá lạc quan về triển vọng của các nước nền kinh tế
mới nổi trong giai đoạn tiếp theo.
Thị trường hàng hóa thế giới có sự thay đổi ngược chiều giữa một số loại
hàng hóa cơ bản, trong khi tài sản biến động mạnh theo những sự kiện trong năm.
Giá các mặt hàng năng lượng phục hồi ổn định trong khi giá các loại lương thực
chính biến động mạnh trong năm 2016.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, nền kinh tế Việt Nam đã
bộc lộ những dấu hiệu cho thấy tính dễ bị tổn thương trước các cú sốc. Tăng trưởng
kinh tế của 2 quý đầu năm 2016 lần lượt là 5,48% và 5,78% so với cùng kỳ năm
trước. Mặc dù, được phục hồi trong nửa cuối năm nhưng tăng trưởng kinh tế cả năm
chỉ đạt 6,21%, thấp hơn mức 6,68% năm 2015 và mục tiêu 6,3% mà Chính phủ đặt
ra trong phiên họp thường kỳ tháng 9/2016.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
32
Tính tới cuối năm, chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,74% so với tháng 12/2015.
Trong khi đó, lạm phát lõi vẫn duy trì trong khoảng 1,7-1,9% trong cả năm 2016,
điều này khiến khoảng cách giữa lạm phát và lạm phát lõi ngày càng được nới rộng.
Điều này cho thấy, sự gia tăng mạnh trong chỉ số giá các nhóm hàng lương thực -
thực phẩm, năng lượng và do Nhà nước quản lý.
Mặc dù, suy giảm trong những tháng giữa năm, chỉ số giá các mặt hàng
lương thực thế giới do Ngân hàng Thế giới tính toán vẫn tăng từ 85,95 điểm cuối
năm 2015 lên mức 93,15 điểm trong tháng 11/2016. Đi cùng xu hướng này, chỉ số
giá nhóm hàng lương thực và thực phẩm của Việt Nam trong tháng 12 lần lượt tăng
2,57% và 3,34% (so với cùng kỳ năm trước), so với mức tăng -1,65% và 1,47%
tương ứng của hai nhóm hàng này cùng kỳ năm 2015.
3.3 THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Đánh giá lợi nhuận của ngân hàng qua các chỉ số đo lường lợi nhuận, số liệu
cho thấy hai chỉ số ROA, ROE, NIM có sự biến động giống nhau trong giai đoạn
2006-2016. Sau năm 2006 tăng trưởng nóng, sang năm 2007, cùng gánh chịu các
tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, thị trường chứng
khoán sụt giảm, tốc độ tăng trưởng tiền gửi, tài sản suy giảm, đặc biệt là sự sụt giảm
thu nhập ngoài lãi làm ROA trung bình của khối các ngân hàng niêm yết giảm
xuống còn 1,3% (năm 2007) và ROE trung bình giảm xuống mức 12.5% (năm
2007), NIM trung bình 2.3%. Biểu đồ thể hiện biến động các chỉ tiêu lợi nhuận
được trình bày dưới đây.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
33
Biểu đồ 3.2: Tình hình lợi nhuận NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2016
(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM) Đến năm 2008, trước áp lưc suy giảm
kinh tế của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Ngân hàng nhà nước đã có những nỗ
lực trong việc điều hành chính sách
tiền tệ, và chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất đã giúp cho lượng tiền gửi cũng như
thu nhập ngoài lãi tăng, trong khi đó chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm mạnh
góp phần làm cho ROA và ROE trung bình của khối ngân hàng niêm yết tăng nhẹ
lần lượt là 2.5% ROA trung bình và 15.6% đối với ROE trung bình 2,6% NIM.
Năm 2010, thị trường chứng khoán, tỷ giá, lãi suất… có những biến động
theo chiều hướng phức tạp khiến thu nhập ngoài lãi giảm. Tuy tốc độ tăng trưởng
GDP đã tăng trở lại nhưng sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng gây khó khăn
không nhỏ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Không những thế, áp lực tăng
vốn điều lệ theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ban hành ngày 22/11/2006 đã làm
vốn chủ sở hữu các ngân hàng niêm yết tăng quá nhanh nhưng hiệu quả sử dụng vốn
chưa cao kết hợp với dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh trở lại, tất cả dẫn đến
ROA và ROE và NIM có xu hướng giảm. ROA trung bình của chín ngân hàng niêm
yết giảm xuống.
Năm 2011 tiếp tục là một năm khó khăn với ngành ngân hàng với những diễn
biến kinh tế vĩ mô phức tạp. Tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động vốn đều
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
34
giảm, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh nhưng thu nhập lãi tăng cao nhờ
cho vay các ngân hàng thiếu thanh khoản thông qua thị trường liên ngân hàng và chi
phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động giảm. Nhờ đó, hai chỉ số đánh giá khả
năng sinh lời của khối ngân hàng niêm yết đều tăng, ROA tăng lên mức 1.19%,
ROE lên mức 16,31%.
Trong 4 năm gần đây giai đoạn 2012-2016, do chịu ảnh hưởng từ khó khăn
kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng
cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh.
Các ngân hàng phải đối mặt với tình trạng chất lượng các khoản tín dụng đi xuống,
hậu quả của tăng trưởng tín dụng nóng những năm trước đó. Lợi nhuận của một số
ngân hàng sụt giảm cùng sự tăng lên của chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đã khiến
cho các chỉ tiêu sinh lời ROA, ROE và NIM trong 4 năm gần đây có xu hướng
giảm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng tiếp tục giảm trong khi tốc độ tăng trưởng chi phí
dự phòng rủi ro tín dụng tăng tiếp tục làm khả năng sinh lời của các ngân hàng
giảm. Năm 2014, dù thu nhập lãi thuần đã có sự gia tăng trở lại, nhưng do thu nhập
ngoài lãi giảm, cộng với tình hình nợ xấu khiến cho các ngân hàng phải tăng chi phí
dự phòng rủi ro tín dụng và làm giảm các chỉ số đánh giá khả năng sinh lời. Hầu hết
các ngân hàng Việt Nam thừa nhận trích lập dự phòng rủi ro đang là hạng mục tiêu
tốn chi phí lớn, trong bối cảnh nợ xấu tăng khi các ngân hàng phải thực hiện phân
loại nợ sát hơn nhằm thực hiện Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Một nguyên nhân nữa
cũng tác động lớn tới lợi nhuận ngân hàng đó là xu hướng giảm của lãi suất do áp
lực cạnh tranh cao. Với áp lực cạnh tranh, các ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay
để kích thích tăng trưởng tín dụng. Dù thời gian qua, một số ngân hàng đã giảm lãi
suất huy động nhằm tiết giảm chi phí và tạo cơ sở cho việc giảm lãi suất cho vay
nhưng việc giảm lãi suất cho vay vẫn sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận ngân hàng.
Nguyên nhân là do lãi suất cho vay thường giảm nhanh hơn lãi suất huy động do
khoản vay mới đã phải áp dụng mức lãi suất mới, nhưng huy động có kỳ hạn thì
không thể điều chỉnh được lãi suất. Tăng cường dự phòng rủi ro dẫn đến giảm lợi
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
35
nhuận là thực tế trong nhiều báo cáo kết quả kinh doanh của hầu hết các ngân hàng
niêm yết trong năm 2014.
Bức tranh lợi nhuận ngân hàng năm 2015 có điểm chung là lợi nhuận ngân
hàng khởi sắc hơn những năm trước do tin dụng tăng trưởng mạnh. Hầu hết các
ngân hàng đều vượt quota 13% mà Ngân hàng Nhà nước giao hồi đầu năm. Duy
nhất có trường hơn Eximbank là tăng trưởng tín dụng âm 2,73%. Dù vậy, mức tăng
trưởng âm này cũng giảm so với mức âm hơn 4% trong năm 2014. Chính nhờ tín
dụng tăng trưởng mạnh mà nợ xấu của hầu hết các ngân hàng đều giảm. Dù hoạt
động ngân hàng khởi sắc, nhưng gam màu tối trong bức tranh lợi nhuận ngân hàng
năm nay chính là trích lập dự phòng rủi ro. Trích lập dự phòng rủi ro tăng vọt đã
bào mòn lợi nhuận của nhiều ông lớn ngân hàng.
Trong năm 2016 mảng sáng của về tình hình lợi nhuận chính là việc hầu hết
các nhà băng đều báo lợi nhuận tăng trưởng so với năm trước. Tuy vậy, vẫn còn
những mảng màu tối khi cả tỷ lệ và quy mô nợ xấu đều tăng trong khi trích lập dự
phòng tiếp tục là gánh nặng đối với ngân hàng
Nhìn chung, giai đoạn sau năm 2008 là giai đoạn khó khăn của thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng. Dù các ngân hàng niêm yết đã cố gắng tăng trưởng tín
dụng, gia tăng thu nhập nhưng khả năng sinh lời của ngân hàng vẫn giảm vì đặc
điểm của thị trường tài chính Việt Nam, tính cạnh tranh ngày càng cao của ngành
ngân hàng và quan trọng nhất là những nguyên nhân đến từ nội tại hoạt động của
ngân hàng như nợ xấu, chi phí hoạt động cao…Một số ngân hàng hoạt động không
hiệu quả đã phải sáp nhập hoặc tái cơ cấu để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn, và
bài toán về tái cơ cấu vẫn sẽ tiếp tục diễn ra trong giai đoạn tiếp theo sự chỉ đạo
quyết liệt của NHNN nhằm tạo lập một hệ thống ngân hàng có sức mạnh tài chính
bền vững, đủ sức cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
3.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC NHTM.
Quy mô các ngân hàng không đồng đều là một thực trạng trong các ngân
hàng. Trong khi các NHTMCP mà nhà nước sở hữu vốn chủ yếu có quy mô lớn về
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc

More Related Content

Similar to Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc

Similar to Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc (20)

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việ...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Rời Mạng Của Khách Hàng.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Rời Mạng Của Khách Hàng.docLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Rời Mạng Của Khách Hàng.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Rời Mạng Của Khách Hàng.doc
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Công Nhân Với Hoạt Động Công Đoàn Trong Doanh Nghiệp...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Công Nhân Với Hoạt Động Công Đoàn Trong Doanh Nghiệp...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Công Nhân Với Hoạt Động Công Đoàn Trong Doanh Nghiệp...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Công Nhân Với Hoạt Động Công Đoàn Trong Doanh Nghiệp...
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
 
Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...
Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...
Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...
 
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docxNhững Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
 
Luận Văn Ứng Dụng Hoàn Thiện Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Basel II.doc
Luận Văn Ứng Dụng Hoàn Thiện Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Basel II.docLuận Văn Ứng Dụng Hoàn Thiện Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Basel II.doc
Luận Văn Ứng Dụng Hoàn Thiện Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Basel II.doc
 
Tác Động Của FDI Và Độ Mở Thương Mại Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Các Quốc Gia Đ...
Tác Động Của FDI Và Độ Mở Thương Mại Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Các Quốc Gia Đ...Tác Động Của FDI Và Độ Mở Thương Mại Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Các Quốc Gia Đ...
Tác Động Của FDI Và Độ Mở Thương Mại Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Các Quốc Gia Đ...
 
Tác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.docTác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.doc
 
Luận văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo, Sự Không Rõ Ràng Trong Công Việc Đ...
Luận văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo, Sự Không Rõ Ràng Trong Công Việc Đ...Luận văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo, Sự Không Rõ Ràng Trong Công Việc Đ...
Luận văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo, Sự Không Rõ Ràng Trong Công Việc Đ...
 
Luận Văn Cổ Tức Và Chất Lượng Thu Nhập Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam.doc
Luận Văn Cổ Tức Và Chất Lượng Thu Nhập Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam.docLuận Văn Cổ Tức Và Chất Lượng Thu Nhập Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam.doc
Luận Văn Cổ Tức Và Chất Lượng Thu Nhập Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Fdi Lên Tăng Trưởng Của Các Quốc Gia Khu Vực Asean.doc
Luận Văn Tác Động Của Fdi Lên Tăng Trưởng Của Các Quốc Gia Khu Vực Asean.docLuận Văn Tác Động Của Fdi Lên Tăng Trưởng Của Các Quốc Gia Khu Vực Asean.doc
Luận Văn Tác Động Của Fdi Lên Tăng Trưởng Của Các Quốc Gia Khu Vực Asean.doc
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Lợi Nhuận Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Lợi Nhuận Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư.docLuận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Lợi Nhuận Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Lợi Nhuận Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư.doc
 
Tác động sở hữu nƣớc ngoài đến biến động lợi nhuận cổ phiếu tại sở giao dịch ...
Tác động sở hữu nƣớc ngoài đến biến động lợi nhuận cổ phiếu tại sở giao dịch ...Tác động sở hữu nƣớc ngoài đến biến động lợi nhuận cổ phiếu tại sở giao dịch ...
Tác động sở hữu nƣớc ngoài đến biến động lợi nhuận cổ phiếu tại sở giao dịch ...
 
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.docLuận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Tổ Chức.doc
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Tổ Chức.docLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Tổ Chức.doc
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Tổ Chức.doc
 
Thái Độ Của Người Tiêu Dùng Giới Trẻ Đối Với Quảng Cáo Trên Internet.doc
Thái Độ Của Người Tiêu Dùng Giới Trẻ Đối Với Quảng Cáo Trên Internet.docThái Độ Của Người Tiêu Dùng Giới Trẻ Đối Với Quảng Cáo Trên Internet.doc
Thái Độ Của Người Tiêu Dùng Giới Trẻ Đối Với Quảng Cáo Trên Internet.doc
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng Khi Mua Trực Tuyến ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng Khi Mua Trực Tuyến ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng Khi Mua Trực Tuyến ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng Khi Mua Trực Tuyến ...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Tri Thức Tại Công Ty Cổ Phần Vng.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Tri Thức Tại Công Ty Cổ Phần Vng.docLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Tri Thức Tại Công Ty Cổ Phần Vng.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Tri Thức Tại Công Ty Cổ Phần Vng.doc
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Giá Trị Thương Hiệu Bưởi Da Xanh.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Giá Trị Thương Hiệu Bưởi Da Xanh.docLuận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Giá Trị Thương Hiệu Bưởi Da Xanh.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Giá Trị Thương Hiệu Bưởi Da Xanh.doc
 

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 (20)

Luận Văn Unproductive Project Management Process In ITC.doc
Luận Văn Unproductive Project Management Process In ITC.docLuận Văn Unproductive Project Management Process In ITC.doc
Luận Văn Unproductive Project Management Process In ITC.doc
 
Pháp Luật Về Điều Kiện Hành Nghề Khám Chữa Bệnh Của Cá Nhân.doc
Pháp Luật Về Điều Kiện Hành Nghề Khám Chữa Bệnh Của Cá Nhân.docPháp Luật Về Điều Kiện Hành Nghề Khám Chữa Bệnh Của Cá Nhân.doc
Pháp Luật Về Điều Kiện Hành Nghề Khám Chữa Bệnh Của Cá Nhân.doc
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.doc
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.docNâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.doc
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.doc
 
Tác Động Của Chính Sách Tài Khóa Và Chính Sách Tiền Tệ Đến Các Biến Kinh Tế V...
Tác Động Của Chính Sách Tài Khóa Và Chính Sách Tiền Tệ Đến Các Biến Kinh Tế V...Tác Động Của Chính Sách Tài Khóa Và Chính Sách Tiền Tệ Đến Các Biến Kinh Tế V...
Tác Động Của Chính Sách Tài Khóa Và Chính Sách Tiền Tệ Đến Các Biến Kinh Tế V...
 
The Impact Of Alternative Wetting And Drying Technique Adoption On Technical ...
The Impact Of Alternative Wetting And Drying Technique Adoption On Technical ...The Impact Of Alternative Wetting And Drying Technique Adoption On Technical ...
The Impact Of Alternative Wetting And Drying Technique Adoption On Technical ...
 
Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng.doc
Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng.docMối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng.doc
Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng.doc
 
Luận Văn The Solution To Enhance Time Management Skill At Expeditors Vietnam.doc
Luận Văn The Solution To Enhance Time Management Skill At Expeditors Vietnam.docLuận Văn The Solution To Enhance Time Management Skill At Expeditors Vietnam.doc
Luận Văn The Solution To Enhance Time Management Skill At Expeditors Vietnam.doc
 
Ineffective Leadership Style In Sale Department At Cadivi Company.doc
Ineffective Leadership Style In Sale Department At Cadivi Company.docIneffective Leadership Style In Sale Department At Cadivi Company.doc
Ineffective Leadership Style In Sale Department At Cadivi Company.doc
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty Kfc.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty Kfc.docGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty Kfc.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty Kfc.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.docLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.doc
 
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải...
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải...Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải...
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...
 
Economics and Environmental Implications of Carbon Taxation in Malaysia.doc
Economics and Environmental Implications of Carbon Taxation in Malaysia.docEconomics and Environmental Implications of Carbon Taxation in Malaysia.doc
Economics and Environmental Implications of Carbon Taxation in Malaysia.doc
 
Ảnh Hưởng Phát Triển Tài Chính Đến Giảm Nghèo Ở Các Nước Đang Phát Triển.doc
Ảnh Hưởng Phát Triển Tài Chính Đến Giảm Nghèo Ở Các Nước Đang Phát Triển.docẢnh Hưởng Phát Triển Tài Chính Đến Giảm Nghèo Ở Các Nước Đang Phát Triển.doc
Ảnh Hưởng Phát Triển Tài Chính Đến Giảm Nghèo Ở Các Nước Đang Phát Triển.doc
 
Luận Văn Tự chủ tài chính ở các đơn vị Y tế công lập tỉnh Phú Yên.doc
Luận Văn Tự chủ tài chính ở các đơn vị Y tế công lập tỉnh Phú Yên.docLuận Văn Tự chủ tài chính ở các đơn vị Y tế công lập tỉnh Phú Yên.doc
Luận Văn Tự chủ tài chính ở các đơn vị Y tế công lập tỉnh Phú Yên.doc
 
Shadow Economy In The Relationship With Fdi, Institutional Quality, And Incom...
Shadow Economy In The Relationship With Fdi, Institutional Quality, And Incom...Shadow Economy In The Relationship With Fdi, Institutional Quality, And Incom...
Shadow Economy In The Relationship With Fdi, Institutional Quality, And Incom...
 
Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Và Công Nghệ Thông Tin Đến Hiệu Quả Q...
Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Và Công Nghệ Thông Tin Đến Hiệu Quả Q...Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Và Công Nghệ Thông Tin Đến Hiệu Quả Q...
Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Và Công Nghệ Thông Tin Đến Hiệu Quả Q...
 
Các Giải Pháp Phát Triển Năng Lực Động Công Ty Baiksan Việt Nam Đến Năm 2022.doc
Các Giải Pháp Phát Triển Năng Lực Động Công Ty Baiksan Việt Nam Đến Năm 2022.docCác Giải Pháp Phát Triển Năng Lực Động Công Ty Baiksan Việt Nam Đến Năm 2022.doc
Các Giải Pháp Phát Triển Năng Lực Động Công Ty Baiksan Việt Nam Đến Năm 2022.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Hoạt Động Trao Quyền.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Hoạt Động Trao Quyền.docLuận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Hoạt Động Trao Quyền.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Hoạt Động Trao Quyền.doc
 
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
 

Recently uploaded

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Recently uploaded (20)

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN TRẦN TUẤN KHOA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN TRẦN TUẤN KHOA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TÂN PHƯỚC
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn nghiên cứu với nội dung “Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm hay nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Thành phố Hồ Chí Minh, 2018 NGUYỄN TRẦN TUẤN KHOA
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................4 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU............................................1 1.1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ....................................................................................3 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................3 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................3 1.6 KẾT CẤU LUẬN VĂN........................................................................................4 1.7 Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI.................................................................4 1.8 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..........................................................................................................6 2.1 GIỚI THIỆU CHƯƠNG.......................................................................................6 2.2 NỀN TẢNG LÝ THUYẾT CỦA CẤU TRÚC VỐN...........................................6 2.2.1 Khái niệm cấu trúc vốn (Capital Structure)............................................6 2.2.2 Khái niệm cấu trúc vốn tối ưu (Optimal Capital Structure)...................8 2.2.3 Theo quan điểm truyền thống (Lý thuyết cổ điển) .................................9 2.2.4 Lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (Mô hình MM).........9 2.2.5 Thuyết chi phí trung gian......................................................................11 2.2.6 Mô hình cấu trúc vốn tối ưu (Lý thuyết cân bằng) ..............................13 2.2.7 Thuyết trật tự phân hạng (Thông tin bất cân xứng). ............................14 2.2.8 Thuyết điều chỉnh thị trường................................................................15 2.2.9 Thuyết hệ thống quản lý.......................................................................17
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.3 LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN.....................................18 2.3.1 Nghiên cứu của Moniac Octavia & R. Brown (2008) .........................18 2.3.2 Nghiên cứu của R. Gropp & F. Heider (2009).....................................20 2.3.3 Nghiên cứu của Cebry Calayan (2010)................................................21 2.3.4 Đánh giá về ưu và nhược điểm của các nghiên cứu có liên quan........23 TÓM TẮT CHƯƠNG 2............................................................................................24 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ..................................................................................25 3.1 THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ...............................................................................................................25 3.2 THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ LIÊN QUAN LỢI NHUẬN NHTM. 27 3.3 THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI........................32 3.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC NHTM .........35 3.5 THỰC TRẠNG VỀ QUY MÔ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.....38 3.6 THỰC TRẠNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐINH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...........................................................................................................................39 TÓM TẮT CHƯƠNG 3............................................................................................41 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................................................................42 4.1 MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM ..............................................................................42 4.1.1 Biến phụ thuộc (M. Heider & R. Gropp) ..............................................42 4.1.2 Biến độc lập...........................................................................................43 4.2 DỮ LIỆU MẪU ..................................................................................................45 4.3 PHƯƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH VÀ ƯỚC LƯỢNG...........................................45 4.3.1 Nội dung phân tích dữ liệu....................................................................45 4.3.2 Phương pháp kiểm định ........................................................................46 4.3.3 Phương pháp ước lượng hồi quy...........................................................49 4.4 PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ GIỮA CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH ....52
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4.5 KIỂM ĐỊNH SỰ TƯƠNG QUAN CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH VÀ ĐA CỘNG TUYẾN.........................................................................................................54 4.6 KIỂM ĐỊNH LỰA CHỌN MÔ HÌNH ...............................................................55 4.7 KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THIẾT ĐỊNH LƯỢNG ...............................................57 4.7.1 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi phần dư trên dữ liệu bảng - Greene (2000).................................................................................................57 4.7.2 Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư trên dữ liệu bảng– Wooldridge (2002) và Drukker (2003) ..........................................................58 4.8 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY ...................................................................58 4.8.1 Kết quả hổi quy.....................................................................................58 4.8.2 Phân tích kết quả thực nghiệm..............................................................61 TÓM TẮT CHƯƠNG 4............................................................................................68 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................69 5.1 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................69 5.1.1 Kết luận .................................................................................................69 5.1.2 Định hướng phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam ........................69 5.1.3 Kiến nghị...............................................................................................72 5.2 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI....................................................................................76 5.3 ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT CSH: Chủ sở hữu ĐBTC: Đòn bẩy tài chính FA: Tài sản cố định GDP: Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội INF: Lạm phát LEV: Đòn bẩy tài chính LNST: Lợi nhuận sau thuế MH: Mô hình NH: Ngân hàng NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHTM: Ngân hàng Thương mại ROA: Tỷ suất sinh lời trên tài sản ROE: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu SIZE: Quy mô STT: Số thứ tự TMCP : Thương mại cổ phần VCSH: Vốn chủ sở hữu VN: Việt Nam
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ BẢNG Bảng 2.1: Kết quả thực nghiệm của Octavia và Brown (2008) Bảng 2.2: Kết quả thực nghiệm của Gropp & Heider (2009) Bảng 2.3: Kết quả thực nghiệm của Çağlayan và Şak (2010) Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát Việt Nam giai đoạn 2006- 2016 Bảng 4.1: Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình Bảng 4.2: Ma trận tương quan tuyến tính đơn giữa các cặp biến Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai Bảng 4.4: Kết quả kiểm định lựa chọn Pooled và FEM Bảng 4.5: Kết quả kiểm định lựa chọn Pooled và REM Bảng 4.6: Kết quả kiểm định lựa chọn FEM và REM Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi của các mô hình Bảng 4.8: Kết quả kiểm tra tự tương quan phần dư các mô hình Bảng 4.9: Kết quả hồi quy BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Đòn bẩy tài chính từ giai đoạn 2006 đến 2016 Biểu đồ 3.2: Tình hình lợi nhuận NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2016 Biểu đồ 3.3: Đồ thị tổng tài sản các ngân hàng giai đoạn 2006 đến 2016 Biểu đồ 3.4: Đồ thị tài sản cố định giai đoạn 2006 đến 2016
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Lý thuyết nổi tiếng của Modigliani và Milner (1958) đã kết luận rằng việc lựa chọn cấu trúc vốn như thế nào thì sẽ không có tác động gì đến giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên lý thuyết đó được kết luận khi nghiên cứu dựa trên những giả định của thị trường vốn hiệu quả và hoàn hảo, thực tế thì thị trường vẫn tồn tại nhiều khuyết điểm nhất là ở thị trường các nước đang phát triển. Các nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành trong thời gian tiếp theo chỉ ra rằng trong thực tế thị trường vẫn còn nhiều rào cản và cấu trúc vốn tác động ít nhiều đến giá trị của doanh nghiệp. Và cấu trúc vốn là một trong những vấn đề quan trọng trong lý thuyết về tài chính doanh nghiệp nói chung (Caglayan và Sak, 2010). Ngoài ra, vì tính chất đặt biệt của định chế tài chính trung gian này và chức năng kinh doanh tiền tệ, hơn nữa các khoản nợ của các ngân hàng có vẻ mang tính khác biệt so với các tổ chức phi tài chính khác (Caglayan và Sak. 2010). Ngân hàng có chức năng là trung gian tài chính nhằm phân phối nguồn vốn cho các ngành nghề sản xuất kinh doanh trong toàn xã hội, nền hoạt động của nó đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Cũng chính vì lý do đó, hoạt động của ngân hàng cũng chịu sự quản lý chặt chẽ bởi các quy định pháp lý. Vì vậy trong các nghiên cứu thực nghiệm thường loại trừ loại hình này ra khỏi các mẫu nghiên cứu. Cuộc khủng tài chính năm 2007- 2008 bắt nguồn từ nước Mỹ được xem là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử từ trước đến nay. Hậu quả của nó là nhiều tổ chức tài chính lớn trên thế giới bị phá sản hoặc phải nhờ đến chính phủ để tái cấu trúc lại (JP Morgan, Lehman Brothers…), việc cho vay dưới mức đã thúc đẩy cuộc khủng hoảng này, qua đó buộc chúng ta phải nhìn nhận về việc nghiên cứu cấu trúc vốn tối ưu giúp cho các ngân hàng có thế kiểm soát được rủi ro và nâng cao được hiệu quả hoạt động. Để làm được điều đó các ngân hàng phải xác định được
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2 chính xác các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn và mức độ tác động của nó đến cấu trúc vốn của các ngân hàng. Như vậy, từ các lý do đã nêu trên cho ta thấy được tính cấp thiết của việc nghiên cứu cấu trúc vốn của ngân hàng, đặc biệt là cấu trúc vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam. Xuất phát từ tính cấp thiết trên, tác giả đã lựa chọn và quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam”. Ngành ngân hàng có quan hệ mật thiết với nền kinh tế, nó chịu ảnh hưởng nặng nề khi nền kinh tế gặp khó khăn, trong những năm gần đây vấn đề ngân hàng mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn và tài sản là đề tài được tranh cãi nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên hầu hết các công trình nghiên cứu trên thế giới về cấu trúc vốn chỉ giới hạn trong các doanh nghiệp phi tài chính và chỉ có một số ít liên quan đến lĩnh vực Ngân hàng. Ở Việt Nam chỉ có 1 số ít các công trình nghiên cứu liên quan đến cấu trúc vốn của các ngân hàng như nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn tại hệ thống NHTM tại Việt Nam” Võ Lê Hoài Giang (2013) hay nghiên cứu của Nguyễn Quốc Tuấn (2016) “ Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh tại các NHTM tại Việt Nam”, trong khi nó là đầu mối lưu thông cho mọi hoạt động tiền tệ. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu đề tài là khám phá những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Qua đó đề xuất mô hình và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở các NHTM Việt Nam. Tiến hành nhận định về cấu trúc vốn và các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của Ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ đó, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các ngân hàng thương mại, đưa ra các hàm ý chính sách về quản lý
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3 cấu trúc vốn và các giải pháp xây dựng cấu trúc vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Nhằm đạt được các mục tiêu đã nêu ở trên, bài nghiên cứu sẽ làm rõ câu hỏi nghiên cứu sau: Tồn tại hay không tác động của các yếu tố nội tại như rủi ro tài sản, lợi nhuận, tài sản cố định, giá thị trường ngân hàng, quy mô ngân hàng; và yếu tố vĩ mô tăng trưởng kinh tế, lạm phát đến cấu trúc vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam? 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu là tập trung vào các ngân hàng thương mại niêm yết Việt Nam, dựa trên cơ sở thu thập các báo cáo từ ngân hàng nhà nước Việt Nam, cũng như báo cáo được kiểm toán của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2016. 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phân tích định tính kết hợp với mô hình nghiên cứu định lượng, sử dụng phương pháp thống kê, hệ thống hóa dữ liệu và so sánh các dữ liệu được thu thập. Ứng dụng mô hình kinh tế lượng để kiểm định cấu trúc vốn và các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Sử dụng các phương pháp GMM nhằm kiểm soát phương sai thay đổi, tự tương quan và nội sinh đảm bảo ước lượng vững và hiệu quả. Sử dụng chương trình Stata 13 cũng như Microsoft Excel để hỗ trợ việc tính toán và xử lý dữ liệu nghiên cứu.
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4 1.6 KẾT CẤU LUẬN VĂN Luận văn gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn của Ngân hàng Thương mại. Chương 3: Thực trạng cấu trúc vốn của các Ngân hàng Thương mại Việt nam. Chương 4: Phương pháp và kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. 1.7 Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI. Đề tài hệ thống phân tích những yếu tố tác động và kiểm định chiều hướng tác động của các nhân tố này đến cấu trúc vốn của ngân hàng thông qua việc kế thừa, tổng hợp chọn lọc các kết quả của các công trình nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới. Đề tài đi sâu khám phá, phân tích tác động của các nhân tố đã được đề cập trong phân cơ sở lý thuyết có chọn lọc lại để phù hợp với điều kiện nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại niêm yết Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm, kiểm định mô hình giả thuyết nghiên cứu, đề tài đưa ra một số nhận định về cấu trúc vốn ngân hàng. Đồng thời, đề tài này cũng đề xuất một số giải pháp cho các nhà quản trị Tài chính - Ngân hàng trong việc lựa chọn cấu trúc vốn của tổ chức. 1.8 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Về mặt lý luận, đề tài hệ thống, phân tích những nhân tố tác động và kiểm định chiều hướng tác động của các nhân tố này đến cấu trúc vốn ngân hàng thông qua việc kế thừa, tổng hợp và chọn lọc các kết quả của những công trình nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và trong nước.
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5 Về mặt thực tiễn, đề tài đi sâu khám phá, phân tích tác động của các nhân tố đã được đề cập trong phần cơ sở lý thuyết có chọn lọc lại để phù hợp với điều kiện của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm, kiểm định mô hình giả thuyết nghiên cứu, đề tài đưa ra một số nhận định về cấu trúc vốn ngân hàng. Đồng thời, đề tài cũng đề xuất một số giải pháp cho các nhà quản trị tài chính – ngân hàng trong việc lựa chọn cấu trúc vốn của tổ chức. Thêm vào đó, các nhà lãnh đạo và quản trị ngân hàng cũng có cái nhìn đúng đắn hơn, sâu sắc hơn và có thể trả lời được câu hỏi: liệu rằng có hay không có những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn ngân hàng và tầm quan trọng của chúng như thế nào; lẽ dĩ nhiên, từ đó sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc nâng cao năng lực quản trị, làm chuyên nghiệp hóa, lành mạnh hóa cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1 GIỚI THIỆU CHƯƠNG Tiếp theo chương 1, ta sẽ đi tìm hiểu và phân tích về quá trình phát triển, tình hình hoạt động và rủi ro của ngành ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2016, đồng thời, ta sẽ phân tích mô tả thực trạng cấu trúc vốn, các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn và mối tương quan giữa các nhân tố và cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước để bước đầu nhận định những nhân tố có thể tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mai. Tạo cơ sở lý thuyết để tìm ra mô hình và mối quan hệ thực nghiệm cho các phần tiếp theo. 2.2 NỀN TẢNG LÝ THUYẾT CỦA CẤU TRÚC VỐN 2.2.1 Khái niệm cấu trúc vốn (Capital Structure) Trong khí các lý thuyết về cấu trúc vốn rất da dạng, muôn màu muôn vẻ thì các nghiên cứu thực nghiệm trong thời gian gần đây lại có vẻ ít nghiên cứu hơn về cấu trúc vốn này. Và Rajan và Zingales (1995) đã chỉ ra một vấn đề được cho là nhức nhối: Liệu chúng ta có biết gì về cấu trúc vốn? Trong khi đó, Brounen và cộng sự (2005) đã có kết luận rằng: Từ các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã được tiến hành, có vẻ như những điều mà chúng ta biết chỉ là một phần bề nổi bên trên nào đó của tảng băng cấu trúc vốn mà thôi. Xét về mặt lý thuyết, cấu trúc vốn (Capital Structure) được hiểu như là một thuật ngữ nhằm mô tả phương pháp và nguồn gốc tạo thành nên nguồn vốn để doanh nghiệp có thể dùng để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ và các tài sản khác nhằm hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, cấu trúc vốn còn được định nghĩa chính là sự kết hợp của nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường được sử dụng để tài trợ cho các quyết định đầu tư của doanh nghiệp (Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2007).
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 7 Ngoài ra, trong lĩnh vực tài chính, Brounen và cộng sự (2005) đã định nghĩa rằng: Cấu trúc vốn được đề cập đến như các phương thức mà một công ty hay doanh nghiệp bất kỳ tài trợ cho nguồn vốn được huy động thông qua việc kết hợp các loại vốn ngắn hạn và dài hạn (bao gồm vốn chủ sở hữu, nợ và chứng khoán). Bên cạnh đó, một số lý thuyết học thuật trong những năm gần đây cũng cho rằng cấu trúc vốn có thể được hiểu như là một thành phần của đòn bẩy tài chính hoặc “cấu trúc” (structure) nợ phải trả của doanh nghiệp và được giải thích cho những biến động về tỷ lệ nợ phải trả trên toàn doanh nghiệp (Çağlayan và Şak, 2010). Thêm vào đó, những nghiên cứu trước đây nghiên cứu của Gropp và Heider (2009), Octavia và Brown (2008), v.v… đã sử dụng biến đại diện cho cấu trúc vốn ngân hàng và biến phụ thuộc là biến đòn bẩy tài chính. Về mặt lý thuyết, đòn bẩy tài chính (Financial Leverage) là khái niệm được biết đến như là có liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực dùng để tài trợ (vay nợ). Nó thể hiện tỷ lệ tổng khoản nợ của doanh nghiệp trong cơ cấu của nguồn vốn. Đòn bẩy tài chính phát sinh khi doanh nghiệp có quyết định vay nợ để tài trợ cho tài sản của mình. Việc này chỉ diễn ra khi doanh nghiệp có nhu cầu vốn cho đầu tư tăng cao trong khi nguồn tự tài trợ đã không đủ khả năng đảm bảo tài trợ (vốn chủ sở hữu). Thông thường, tất cả các loại hình doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng chỉ sử dụng đòn bẩy khi có thể chắc chắn rằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao hơn lãi suất đi vay. Hơn nữa, Có hai tác động khi sử dụng đòn bẩy tài chính. Thứ nhất, doanh nghiệp phải tăng thu nhập từ hoạt động kinh doanh để chi trả chi phí tài chính cố định (gốc vay và lãi vay). Thứ hai, khi doanh thu đã đạt đến điểm hòa vốn thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ gia tăng nhanh chóng ứng với mỗi phần thu nhập từ hoạt động tăng thêm này. Đây cũng chính là lợi ích và kỳ vọng của các doanh nghiệp khi lựa chọn sử dụng đòn bẩy tài chính trong cái bánh huy động vốn của mình. Như vậy, tóm tắt lại, nghiên cứu về cấu trúc vốn chính là đi vào nghiên cứu về cách thức lựa chọn tỷ lệ phù hợp giữa vốn chủ sở hữu và nợ với mục tiêu là tối
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 8 đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Hay nói một cách chính xác hơn thì việc đi xác định cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng thương mại (hiện hữu trên thế giới và cả Việt Nam) nói riêng là đi xác định mức độ đòn bẩy tài chính phù hợp trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Lẽ dĩ nhiên, biến “đòn bẩy tài chính” (L) cũng chính là biến phụ thuộc được lựa chọn trong mô hình nghiên cứu “các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam” được đề cập trong đề tài này. 2.2.2 Khái niệm cấu trúc vốn tối ưu (Optimal Capital Structure) Cấu trúc vốn tối ưu là một thuật ngữ chỉ về cấu trúc vốn mà trong đó cấu trúc nợ trên vốn chủ sở hữu được xác định dưới dạng tốt nhất cho một doanh nghiệp, khi mà chi phí sử dụng vốn bình quân nhỏ nhất và giá trị doanh nghiệp đạt được lớn nhất. Một cách lý tưởng, cấu trúc vốn tối ưu là một hỗn hợp nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường cho phép tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp. Với một cấu trúc vốn có chi phí sử dụng vốn bình quân được tối thiểu hóa, tổng giá trị các chứng khoán của doanh nghiệp (và, vì vậy, giá trị của doanh nghiệp) được tối đa hóa. Do đó, cấu trúc vốn có chi phí sử dụng vốn tối thiểu được gọi là cấu trúc vốn tối ưu (Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2007). Về mặt học thuật, chi phí vốn thấp nhất đến từ các khoản vay nợ thường. Tuy nhiên, các chi phí vay phát sinh và rủi ro cũng dần tăng theo khi doanh nghiệp có xu hướng càng vay thêm nhiều nợ. Lúc đó, cấu trúc vốn tối ưu được hiểu như là một sự cân bằng lý tưởng giữa vốn chủ sở hữu và nợ vay nhằm làm giảm chi phí sử dụng vốn một cách tối thiểu cho các tổ chức, doanh nghiệp, ngân hàng hay công ty. Ngoài ra, tỷ lệ nợ ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp cũng cần được xem xét khi kiểm định về cấu trúc vốn của doanh nghiệp và hướng đến cấu trúc vốn tối ưu. Nó cung cấp một cái nhìn sâu sắc hơn, rõ ràng hơn không chỉ về các rủi ro bên ngoài mà còn về các rủi ro tiềm ẩn bên trong. Chính vì vậy, xác định cấu trúc vốn
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9 tối ưu là một vấn đề đang được đặt ra không chỉ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà còn cho các nhà quản trị trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. 2.2.3 Theo quan điểm truyền thống (Lý thuyết cổ điển) Quan điểm về cấu trúc vốn truyền thống cho rằng khi một doanh nghiệp bắt đầu vay mượn, thuận lợi vượt trội hơn bất lợi. Chi phí nợ thấp, kết hợp với thuận lợi về thuế sẽ khiến WACC (Chi phí vốn bình quân gia quyền) giảm khi nợ tăng. Tuy vậy, khi tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và nợ vay tăng, tác động của tỷ lệ nợ vay so với tổng vốn buộc các chủ sở hữu tăng lợi tức yêu cầu của họ (nghĩa là chi phí vốn chủ sở hữu tăng). Ở mức tỷ lệ vốn nợ và vốn chủ sở hữu cao, chi phí nợ cũng tăng bởi vì khả năng doanh nghiệp không trả được nợ là cao hơn (nguy cơ phá sản cao hơn). Vì vậy, ở mức tỷ số giữa vốn nợ và vốn chủ sở hữu cao hơn, WACC sẽ tăng. Vấn đề chính của quan điểm truyền thống là không có một lý thuyết cơ sở thể hiện chi phí vốn chủ sở hữu nên tăng bao nhiêu do tỷ lệ giữa vốn nợ và vốn chủ sở hữu hay chi phí nợ nên tăng bao nhiêu do nguy cơ vỡ nợ. 2.2.4 Lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (Mô hình MM) Trái ngược với quan điểm truyền thống, Modilligani và Miller (1958) đã nghiên cứu xem chi phí vốn tăng hay giảm khi một doanh nghiệp tăng hay giảm vay nợ. Để chứng minh một lý thuyết khả thi, Modilligani và Miller (MM) đã đưa ra một số những giả định đơn giản hoá rất phổ biến trong lý thuyết về tài chính: họ giả định là thị trường vốn là hoàn hảo, vì vậy sẽ không có các chi phí giao dịch và tỷ lệ vay giống như tỷ lệ cho vay và bằng với tỷ lệ vay miễn phí; việc đánh thuế được bỏ qua và nguy cơ được tính hoàn toàn bằng tính không ổn định của các luồng tiền. Nếu thị trường vốn là hoàn hảo, MM tranh luận rằng thế thì các doanh nghiệp có cơ hội kinh doanh giống nhau và tiền lãi mong đợi hàng năm giống nhau phải có tổng giá trị giống nhau bất chấp cấu trúc vốn bởi vì giá trị của một doanh
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 10 nghiệp phải phụ thuộc vào giá trị hiện tại của các hoạt động của nó, không phải dựa trên cách thức cấp vốn. Từ đây, có thể rút ra rằng nếu tất cả những công ty như vậy có tiền lời mong đợi giống nhau và giá trị giống nhau cũng phải có WACC giống nhau ở mọi mức độ tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu. Mặc dù những giả định về thị trường vốn hoàn hảo là không có thực, tuy nhiên, có 2 giả thiết cần được nhấn mạnh và chúng có tác động đáng kể đến kết quả: 1. Giả định là không có việc đánh thuế: đây là vấn đề quan trọng và một trong những thuận lợi then chốt của nợ là việc giảm nhẹ thuế cho những chi tiêu tiền lãi. 2. Nguy cơ trong lý thuyết của MM được tính toán hoàn toàn bởi tính biến đổi của các luồng tiền. Họ bỏ qua khả năng các luồng tiền có thể dừng vì vỡ nợ. Đây là một vấn đề đáng kể khác với lý thuyết này nếu nợ cao. Đưa ra các giả định này có nghĩa chỉ có một thuận lợi của việc vay tiền (nợ rẻ hơn và ít rủi ro cho nhà đầu tư) và một bất lợi (chi phí vốn chủ sở hữu tăng cùng với nợ vì tỷ lệ vốn vay so với tổng vốn) Modigliani và Miler chỉ ra là những tác động này cân bằng một cách chính xác. Việc sử dụng nợ mang đến cho chủ sở hữu tỷ suất lợi tức cao hơn, nhưng lợi tức cao hơn này chính xác là những gì họ bù đắp cho nguy cơ tăng lên từ tỷ lệ vốn vay so với tổng vốn. Với các giả thuyết trên, dẫn đến các phương trình cho lý thuyết của MM Vg = Vu: Tổng giá trị của doanh nghiệp sử dụng nợ bằng tổng giá trị của doanh nghiệp không sử dụng nợ. Năm 1963, Modilligani và Miller đưa ra một nghiên cứu tiếp theo với việc loại bỏ giả thiết về thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo MM, với thuế thu nhập doanh nghiệp, việc sử dụng nợ sẽ làm tăng giá trị của doanh nghiệp. Vì chi phí lãi vay là chi phí hợp lý được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, do đó mà một phần thu nhập của doanh nghiệp có sử dụng nợ được chuyển được chuyển cho các
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 11 nhà đầu tư theo phương trình: Vg = Vu + T.D: giá trị của doanh nghiệp sử dụng nợ bằng giá trị của doanh nghiệp không sử dụng nợ cộng với khoản lợi từ việc sử dụng nợ. Trong đó, D là tổng số nợ sử dụng, T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, T.D là khoản lợi từ việc sử dụng nợ. Như vậy, theo mô hình thuế MM (1963) cấu trúc vốn có liên quan đến giá trị của doanh nghiệp. Sử dụng nợ càng cao thì giá trị doanh nghiệp càng tăng và gia tăng đến tối đa khi doanh nghiệp được tài trợ 100% nợ. 2.2.5 Thuyết chi phí trung gian Theo quan điểm của thuyêt quan hệ trung gian, cầu trúc vốn có thể ảnh hưởng đến các vấn đề trung gian và các vấn đề trung gian có lẽ cũng ảnh hưởng đến quyết định cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Thuyết này đưa ra hai giả thuyết có tác động và liên quan chặt chẽ lẫn nhau. Đó là cấu trúc vốn ảnh hưởng như thế nào đến các vấn đề trung gian và ngược lại, các vấn đề trung gian có ảnh hưởng ra sao đến cấu trúc vốn. Cấu trúc vốn ảnh hưởng đến các vấn đề trung gian Giả thuyết này cho rằng lượng tiền mặt nhàn rỗi có thể gây nên vấn đề trung gian. Chính vì thế, sự gia tăng trong mức độ vay nợ cho các doanh nghiệp với lưu lượng tiền mặt tự do chắc chắn sẽ bớt đi các vấn đề trung gian vì nó làm cho các chủ sở hữu phải xuất ra một khoản tiền mặt lớn vượt mức. Thuyết quan hệ trung gian chỉ ra rằng tạo lợi nhuận từ tiền cho vay ngoài khoản trợ cấp do đánh thuế. Các doanh nghiệp với các vấn đề trung gian lớn và có nhiều tiềm năng (quyền sở hữu vốn đầu tư thấp bởi hội đồng quản trị, sự bù đắp của các thành viên hội đồng quản trị, các công ty có quỹ tiền mặt khá thấp) sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận cho các cổ đông từ việc tăng tiền vay nợ. Chính vì vậy đã nảy sinh tranh cãi giữa nhà quản trị và các cổ đông hiện hữu của doanh nghiệp. Khi vay nợ để đầu tư vào một dự án một cách có hiệu quả thì các nhà quản trị sẽ không được hưởng toàn bộ lợi nhuận từ hoạt động của dự án đó nhưng họ phải gánh chịu toàn bộ chi phí vay nợ phát sinh cho toàn bộ dự án này để làm tăng lợi nhuận này.
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 12 Dự báo: Tăng tiền cho vay sẽ làm giảm lưu lượng tiền mặt nhàn rỗi. Giảm lưu lượng tiền nhàn rỗi sẽ làm giảm những sự đầu tư có NPV âm Viêc giảm những dự án đầu tư có NPV âm sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp (đặc biệt đối với các doanh nghiệp lớn có nhiều tiền mặt). Điểm mấu chốt là các hoạt động liên quan đến vay mượn được xem như điểm cốt yếu liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, nó yêu cầu ban quản trị phải vận hành doanh nghiệp một cách có hiệu quả nhằm tránh những kết quả không tốt dẫn đến không thể chi trả các khoản lãi cho các khoản nợ của doanh nghiệp, thêm vào đó, nó còn yêu cầu ban quản trị phải tham gia đóng góp vào lượng tiền mặt nhàn rỗi đó. Vì vậy, nảy sinh mâu thuẫn giữa các chủ nợ và các nhà quản lý khi các chủ nợ e sợ các khoản vốn cho vay của mình có khả năng không thể thu hồi khi kết quả kinh doanh không tốt do trách nhiệm hữu hạn của doanh nghiệp trong các khoản đầu tư. Do đó, các chủ nợ có thể đưa ra các điều khoản nhắm để hạn chế và kiểm soát trong hợp đồng vay. Các bằng chứng thực nghiệm phù hợp với luận điểm của thuyết này như sau: Tỷ giá hối đoái tăng (giảm) theo tác dụng đòn bẩy sẽ làm tăng (giảm) giá trị cổ phiếu. Các doanh nghiệp có tiền mặt lớn sẽ có tỷ lệ D/A cao hơn (D/A: Nợ/Tài sản) Vấn đề trung gian ảnh hưởng đến cấu trúc vốn Giả thuyết của vấn đề này nằm ở việc lựa chon một cấu trúc vốn tốt nhất của ban quản lý đối với việc chọn một tỷ lệ vay nợ thấp cho doanh nghiệp nhằm giảm thiểu khả năng phá sản bởi trình trạng thanh khoản của họ. Dự đoán: Các doanh nghiệp sẽ có nguy cơ phá sản bởi vấn đề trung gian và mức độ tác động của đòn bẩy sẽ bị ảnh hưởng bởi mức độ giám sát của ban quản trị (các hội đồng quản trị tích cực/độc lập, các nhà đầu tư tích cực) và sự khuyến khích sẽ được tạo ra cho ban quản trị.
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 13 Bằng chứng thực nghiệm phù hợp với thuyết này ở điểm sau: Nhìn chung, các doanh nghiệp có lực đòn bẩy thấp. Tỷ giá hối đoái tăng (giảm) theo tác dụng đòn bẩy sẽ làm tăng (giảm) giá trị. 2.2.6 Mô hình cấu trúc vốn tối ưu (Lý thuyết cân bằng) Trong thị trường hoàn hảo và hiệu quả, Modilligani và Miler (1958) chứng minh rằng cấu trúc vốn là không phù hợp. Tuy nhiên, cũng theo mô hình MM (1963), việc thuế suất cao hơn vào lợi nhuận của doanh nghiệp cho thấy vay nợ nhiều hơn. Còn DeAngelo và Masulis (1980) thì cho rằng việc trợ cấp thuế cao hơn cho thấy vay nợ ít hơn. Mô hình MM giả định tiền lãi thu được mong đợi từ việc đầu tư trong hàng năm là không đổi nên dẫn đến giá trị của doanh nghiệp là như nhau cho dù cấu trúc vốn như thế nào đi nữa. Nếu trong thực tế tiền lãi dự đoán đang ở xu hướng giảm xuống thì sử dụng nhiều nợ vay sẽ có tác động tiêu cực và có thể dẫn doanh nghiệp đến chỗ kiệt quệ và phá sản. Trong quá trình phá sản sẽ phát sinh các khoản chi phí như chi phí pháp lý và chi phí hành chính, và các khoản thiệt hại của doanh nghiệp phải gánh chịu từ phá sản làm cho các nhà quản trị bỏ qua các các cơ hội đầu tư vào các dự án có khả năng sinh lời (Myers, 1977). Các chi phí đó gọi là chi phí kiệt quệ tài chính. Khi các chi phí kiệt quệ tài chính cao cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao hơn nợ trong cấu trúc vốn. Thuyết chi phí trung gian thì cho thấy các vấn đề trung gian có thể là nguyên nhân cho nhiều hay ít nợ hơn. Quá nhiều vốn cổ phần có thể dẫn đến dòng tiền mặt tự do và mâu thuẫn về lãi, lợi ích giữa các chủ sở hữu và các nhà quản lý (Jensen, 1986). Vay nợ quá nhiều có thể dẫn đến việc thế chấp nhiều tài sản của doanh nghiệp và mâu thuẫn lợi ích giữa các chủ nợ và các nhà quản lý (Fama và Miller, 1972; Jensen và Meckling, 1976). Đối với mâu thuẫn giữa chủ sở hữu và nhà quản trị, mâu thuẫn phát sinh khi người quản trị không sở hữu toàn bộ vốn chủ sở hữu.
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 14 Khi đó, họ không được hưởng toàn bộ lợi nhuận từ hoạt động đầu tư mà họ lại phải gánh chịu toàn bộ chi phí từ hoạt động đầu tư đó. Vì vậy, đã phát sinh các chi phí trung gian để giám sát hoạt động và hạn chế các hành vi không như mong muốn. Đối với mâu thuẫn giữa chủ nợ và nhà quản lý phát sinh khi các chủ nợ lo sợ các khoản vốn cho vay của mình không thể thu hồi khi kết quả đầu tư không tốt do trách nhiệm hữu hạn của các khoản đầu tư. Vì vậy, phát sinh các khoản chi phí trung gian của nhà quản lý dưới hình thức chi phí nợ vay cao nhằm giám sát các doanh nghiệp phải tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng vay. Ngoài ra, các điều khoản trong hợp đồng vay cũng hạn chế nhiều lợi ích của doanh nghiệp. Thuyết cân bằng xác định cấu trúc vốn tối ưu bằng cách thêm vào mô hình Modilligani và Miler (1958) các yếu tố phi hoàn hảo khác nhau, bao gồm thuế, chi phí kiệt quệ tài chính và chi phí trung gian, song vẫn không mất đi các giả định tính hiệu quả của thị trường và thông tin hoàn hảo. Như vậy, tác động tổng hợp 3 yếu tố: thuế, chi phí kiệt quệ tài chính và chi phí trung gian khi sử dụng nợ vay với những tác động ngược chiều nhau hình thành lý thuyết cấu trúc tài chính tối ưu. Nhìn chung, việc đưa chi phí kiệt quệ tài chính và chi phí trung gian vào mô hình Modilligani Miler (1968) và mô hình Modilligani và Miler (1958) đã dẫn đến lý thuyết cân bằng về cấu trúc vốn. Những mô hình này cũng đều thừa nhận một cấu trúc vốn tối ưu. 2.2.7 Thuyết trật tự phân hạng (Thông tin bất cân xứng). Thuyết trật tự phân hạng thị trường được nghiên cứu khởi đầu bởi Myers và Majluf (1984) dự đoán không có một cấu trúc nợ trên vốn cổ phần mục tiêu rõ ràng. Giả thuyết được đặt ra là ban quản trị dự đoán về hoạt động tương lai của doanh nghiệp chính xác hơn các nhà đầu tư bên ngoài có thể thu thập được (thông tin không cân xứng) và việc đưa ra quyết định đầu tư có lẽ cho biết mức độ kiến thức của nhà quản lý và sự không chắc chắn về lượng tiền mặt tương lai.
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 15 Khi ban quản trị có sự tin tưởng cổ phiếu được đinh giá cao hơn là định giá thấp, họ có thể phát hành chứng khoán (để huy động nguồn vốn bên ngoài). Vì thế, khi doanh nghiệp có xu hướng hướng đến thị trường vốn bên ngoài, những thị trường này chấp nhận cổ phiếu được định giá cao hơn là định giá thấp, và vì vậy, hoạt động này sẽ truyển tải những thông tin không thuận lợi cho các nhà đầu tư. Kết quả là ban quản trị sẽ nỗ lực để tránh đi vào các thị trường vốn (nguồn tài chính bên ngoài). Nếu ban quản trị đi theo những thị trường vốn này, có khả năng họ phát sinh nợ nhiều hơn nếu như họ tin là cổ phiếu của họ được đánh giá thấp và sẽ sinh ra vốn cổ phần nếu như họ cho rằng cổ phiếu của họ được đánh giá cao. Vì vậy, phát hành cổ phần từ việc bán cổ phiếu sẽ có thể sẽ truyển tải nhiều thông tin không thuận lợi hơn là tìm kiếm từ nguồn đi vay. Điều này khiến các nhà quản trị có xu hướng quan tâm nguồn tài trợ từ cho vay hơn là vốn cổ phần từ việc phát hành cổ phiếu. Những quyết định về cấu trúc vốn doanh nghiệp sẽ không dựa vào tỷ lệ Nợ/Tài sản tối ưu mà được quyết định từ việc phân hạng các thị trường. Đầu tiên, các nhà quản trị sẽ dự định sử dụng nguồn vốn nội bộ tự có, tiếp theo có thể tiến hành vay nợ, và cuối cùng là phát hành vốn cổ phần. Trọng tâm của thuyết này là không tập trung vào cấu trúc vốn tối ưu như những học thuyết trước nhưng lại tập trung vào quyết định tài chính trong tương lai. Tỷ lệ Nợ/Tài sản = f {hoạt động kinh doanh, nhu cầu đầu tư} Như vậy, Myers và Majluf cho rằng sẽ không có một cấu trúc vốn tối ưu với các doanh nghiệp. 2.2.8 Thuyết điều chỉnh thị trường. Thuyết điều chỉnh thị trường cho rằng cấu trúc vốn được dựa trên điều chỉnh thị trường là lời giải thích tự nhiên nhất. Thuyết này đơn giản là cấu trúc vốn phát triển như một kết quả liên tiếp của những nỗ lực trước đây nhằm điều chỉnh thị trường cổ phiếu.
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16 Có 2 mô hình điều chỉnh thị trường cổ phiếu dẫn đến mô hình cấu trúc vốn. Thứ nhất là mô hình của Myers và Majluf (1984) với các nhà quản lý và các nhà đầu tư đầy lý trí và các chi phí lựa chọn bất lợi khác nhau giữa các doanh nghiệp và khoảng thời gian khác nhau. Lucas và McDonald (1990) và Korajczyk, Lucas, và McDonald (1992) nghiên cứu lựa chọn bất lợi khác nhau theo khoảng thời gian khác nhau. Phù hợp với những chuyện này, Korajczyk và những người khác (1991) nhận thấy rằng các doanh nghiệp có xu hướng thông báo việc phát hành cổ phiếu theo sau việc đăng tin, như thế sẽ làm giảm đi tính phi đối xứng của thông tin. Hơn nữa, Bayless và Chaplinsky (1996) nhận thấy việc phát hành cổ phiếu tập trung vào giai đoạn ảnh hưởng của thông báo nhỏ hơn. Nếu các chi phí phát sinh từ cấu trúc vốn tối ưu nhỏ so với dao động cuối cùng trong chi phí phát hành, những dao động trước đây trong tỷ lệ giá cả thị trường so với giá cả trên sổ sách sau đó có tác động lâu dài. Mô hình thứ hai của điều chỉnh thị trường cổ phiếu có liên quan đến các nhà đầu tư không đủ lý trí (hay các nhà quản lý) và định giá sai trong các khoản thời gian khác nhau (hay sự am hiểu về định giá sai). Các nhà quản lý phát hành cổ phiếu khi họ tin rằng giá trị của nó thấp và mua lại cổ phiếu khi họ tin rằng giá trị của nó cao. Ngược lại giá cả thị trường so với giá cả trên sổ sách được biết rất rõ là có quan hệ với tiền lãi cổ phiếu tương lai, và các giá trị tuyệt đối của giá cả thị trường so với giá cả trên sổ sách được liên kết với những mong đợi quá xa của các nhà đầu tư. Nếu các nhà quản lý vẫn cố khai những mong đợi quá xa như vậy, việc phát hành cổ phiếu thực tế sẽ có liên quan tích cực với giá cả thị trường so với giá cả trên sổ sách, đây là một trường hợp theo lối kinh nghiệm. Nếu không có cấu trúc vốn tối ưu, các nhà quản lý sẽ không cần thay đổi quyết định khi mà các doanh nghiệp có vẻ như được đánh giá đúng và giá trị cổ phiếu là bình thường, bỏ qua các dao động tạm thời trong giá cả thị trường so với giá cả trên sổ sách nhằm có những ảnh hưởng vĩnh viễn lên nợ. Mô hình điều chỉnh thị trường thứ 2 không yêu cầu thị trường phải thực sự không hiệu quả. Nó không đòi hỏi các nhà quản lý phải dự báo
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17 thành công lãi của cổ phiếu. Đơn giản giả thuyết cho rằng các nhà quản lý tin rằng họ có thể điều chỉnh được thị trường. Theo thuyết này, các doanh nghiệp nợ thấp có xu hướng tăng nguồn vốn khi giá trị tiền của họ cao, và ngược lại những doanh nghiệp nợ cao có xu hướng tăng nguồn vốn khi giá trị tiền của họ thấp. Phần lớn cấu trúc vốn là kết quả liên tiếp của những nỗ lực điều chỉnh thị trường cổ phiếu. Trong thuyết này, không có cấu trúc vốn tối ưu, vì thế mà các quyết định tài chính điều chỉnh thị trường chỉ nhiều lên thành kết quả cấu trúc vốn theo thời gian. 2.2.9 Thuyết hệ thống quản lý Trong thuyết cấu trúc vốn được đưa ra dựa trên các hệ thống quản lý của Zwiebel (1996), giá trị tiền cao và cơ hội đầu tư thuận lợi tạo điều kiện dễ dàng cho nguồn vốn cổ phần, nhưng cũng chính vào lúc đó các nhà quản lý trở nên bảo thủ. Họ có thể từ chối gia tăng nợ để tạo ra tính cân bằng cho các giai đoạn sau. Điều này có khả năng làm điều chỉnh thị trường chứ không phải là thị trường khác biệt khi các nhà quản trị tiến hành phát hành cổ phiếu khi giá trị tiền cao và sau đó không cân bằng lại giá trị. Các nhà quản trị vẫn không cố tình khai thác một cách triệt để các nhà đầu tư mới. Chính xác hơn là, họ chỉ khai thác các nhà đầu tư hiện hữu từ trước đến giờ mà không có sự cân đối lại. Các nhà nghiên cứu lý thuyết thuần túy bắt đầu nghiên cứu bằng cách chứng minh từ thị trường hoàn hảo nơi không có thuế và các chi phí rủi ro phá sản, sự gia tăng của rủi ro lên Vốn chủ sở hữu sẽ được bù đắp bằng cách gia tăng tỷ suất sinh lời kỳ vọng, do đó đòn bẩy tài chính được xem như không có ảnh hưởng gì đến giá trị doanh nghiệp. Sau đó, các nhà kinh tế học sẽ bỏ bớt các giả định không có thuế, không có chi phí phá sản để chứng minh rằng quyết định cấu trúc vốn có liên quan nhất tới sự cân bằng giữa việc tận dụng lá chắn thuế của nợ vay với việc gia tăng rủi ro phá sản. Ở mức thấp của việc vay nợ chủ yếu là lợi ích từ lá chắn thuế. Nhưng khi quá lạm dụng lá chắn thuế, sử dụng nợ vay nhiều thì nguy cơ phá sản gia tăng và giá trị doanh nghiệp giảm.
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 18 Đến nay, các nhà nghiên cứu cấu trúc vốn đã rút ra 2 lợi ích: nó giúp chúng ta có được cách hiểu thấu đáo hơn về quyết định tài chính, và nó đã chứng tỏ sự hữu ích trong việc hiểu và diễn giải sự gia tăng trong việc tái cấu trúc vốn 2.3 LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN. 2.3.1 Nghiên cứu của Moniac Octavia & R. Brown (2008) Trong nghiên cứu của Gropp và Heider (2009) đã thực hiện kiểm định thực nghiệm về cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại ở những đất nước phát triển (Hoa Kỳ và Châu Âu), đề tài nghiên cứu của Octavia và Brown (2008) lại có xu hướng nghiêng về kiểm định thực nghiệm các ngân hàng tại những quốc gia đang phát triển. Trong các nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng mẫu khảo sát với thời gian là từ năm 1996 đến thời điểm cuối là năm 2005. Dữ liệu nghiên cứu thực nghiệm được các tác giả thu thập từ các nguồn báo cáo tài chính của ngân hàng khác nhau. Sau khi bỏ qua các ngân hàng không thích hợp và không có đủ dữ liệu ra khỏi cỡ mẫu, kết quả cuối cùng, các tác giả đã đưa ra được 56 ngân hàng thương mại niêm yết đến từ 10 quốc gia đang phát triển (Cộng hòa Liên bang Brazil, Ấn Độ, Jordan, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, Pakistan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, và Zimbabwe) trong khoảng thời gian 9 năm từ 1996 đến 2005. Đồng thời, các tác giả đã tiến hành kiểm định thực nghiệm để xem liệu rằng có các yếu tố tác động ảnh hưởng đến cấu trúc vốn có phải là yếu tố quan trọng tại những nước đang phát triển được nghiên cứu hay không. Kết quả là Octavia và Brown đã tìm thấy được bằng chứng cho thấy được tầm quan trọng và mối quan hệ có thể giải thích của các biến độc lập ở các quốc gia này. Ngoài ra, hai tác giả cũng tìm ra rằng kết quả thực nghiệm của các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại dường như có khác biệt giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường tác động đến biến đòn bẩy tài chính. Hơn nữa, chiều hướng tác động được tìm ra trong nghiên cứu này của các biến có vẻ như không giống với sự tương quan đã được kỳ vọng ban đầu. Hơn nữa, nghiên cứu này cũng đưa ra kết luận rằng ở đâu
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 19 đó có một số bằng chứng thuyết phục đã hỗ trợ cho kỳ vọng ảnh hưởng khá quan trọng của các nhân tố vĩ mô trong việc xác định cấu trúc vốn ngân hàng (có ý nghĩa thống kê). Ngoài ra, trong kết quả kiểm định thực nghiệm này, Octavia và Brown (2008) còn chỉ ra rằng các khu vực tư nhân ở các quốc gia đang phát triển dường như đóng một vai trò quan trọng hơn khi xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc lựa chọn cơ cấu vốn so với các quốc gia phát triển. Như vậy, trong khi Gropp và Heider (2009) đã không tìm thấy được bằng chứng nào để giải thích cho sự khác biệt hoàn toàn giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường của các ngân hàng thương mại niêm yết tại những quốc gia phát triển, thì nghiên cứu của Octavia và Brown (2008) đã hỗ trợ được bằng chứng cho luận điểm có sự khác biệt như đã nêu ở trên (mẫu nghiên cứu là các ngân hàng tại các quốc gia đang phát triển). Về mô hình kiểm định, các tác giả đã tiến hành kiểm định năm nhân tố: Quy mô (Size), Lợi nhuận (Prof), Tỷ số giá trị thị trường so với giá trị sổ sách (MTB), Tài sản thế chấp (Coll), và Cổ tức (Div). Qua kết quả nghiên cứu (bảng 1.5), Octavia và Brown (2008) đã tìm thấy chứng cứ cho thấy biến Quy mô (Size) có tác động đồng biến đến đòn bẩy tài chính (theo giá trị sổ sách). Trái ngược lại, biến Lợi nhuận (Prof) có tác động nghịch biến đến đòn bẩy tài chính (theo giá trị sổ sách). Kết quả này khá tương đồng với chứng cứ thực nghiệm của Gropp và Heider (2009).
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 20 Bảng 2.1: Kết quả thực nghiệm của Octavia và Brown (2008) Kết quả hồi quy Gropp và Heider (2009) BIẾN ĐỘC LẬP Đòn bẩy Đòn bẩy Đòn bẩy Đòn bẩy tài chính tài chính tài chính tài chính (Theo giá (Theo giá (Theo giá (Theo giá trị sổ trị thị trị thị trị sổ sách) sách) trường) trường) Size Quy mô 0.020** 0.030** 0.006 0.006 Profits Lợi nhuận - 0.156* - 0.041 -0.210 -0.298 Market- Tỷ số giá trị thị - to-book trường so với 0.084** -0.066 -0.560 0.301*** ratio giá trị sổ sách Collatera Tài sản thế - 0.000 0.032 l chấp 0.000*** 0.020 Dividend Cổ tức 0.008*** - 0.008 -0.009 -0.019 s Số quan sát 318 318 2415 2415 R2 hiệu chỉnh (Adjusted R2 ) 0.772 0.757 0.32 0.71 * biểu thị biến quan sát tại mức ý nghĩa 10% **biểu thị biến quan sát tại mức ý nghĩa 5% ***biểu thị biến quan sát tại mức ý nghĩa 1% 2.3.2 Nghiên cứu của R. Gropp & F. Heider (2009) Công trình nghiên cứu của Gropp và Heider (2009) đã kiểm định các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn ngân hàng của các nước phát triển bằng cách sử dụng những dữ liệu đã thu thập được từ 200 ngân hàng lớn tại đất nước Hoa Kỳ và Châu Âu trong khoảng thời gian kể từ năm 1991 đến mốc thời điểm cuối là năm 2004. Các tác giả đã nghiên cứu những tác động của 6 biến độc lập là: Tỷ số giá trị thị trường so với giá trị sổ sách (Market-to-book ratio), Lợi nhuận (Profits), Quy mô
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 21 (Size), Tài sản thế chấp (Collateral), Cổ tức (Dividends), và Rủi ro (Risk). Đồng thời, các tác giả cũng đã sử dụng biến đại diện cho cấu trúc vốn ngân hàng là biến Đòn bẩy tài chính. Biến phụ thuộc này được tính theo hai cách: một là giá trị sổ sách (Book Leverage) và hai là giá trị thị trường (Market Leverage) Công trình nghiên cứu này đã khám phá ra rằng hầu hết các ngân hàng dường như đã lựa chọn cấu trúc vốn tối ưu của họ theo cùng một cách tương tự như các công ty. Thêm vào đó, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của họ cũng đã chứng minh cho quan điểm: thực sự có tồn tại hiện hữu những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng (tương đồng như các doanh nghiệp phi tài chính). Tóm lại, những chứng cứ phát hiện của Gropp và Heider (2009) được thể hiện trong bảng 2.3.2 bên dưới: Bảng 2.2: Kết quả thực nghiệm của Gropp & Heider (2009) Biến độc lâp Các quốc gia phát triển Tất cả các Các ngân hàng Các ngân hàng ở ngân hàng ở Hoa Kỳ Châu Á Market to Tỷ số giá trị - + - book ratio thị trường so với sổ sách Profits Lợi nhuận - - - Size Quy mô + + + Collateral Tài sản thế + + + chấp Dividends Cổ tức - - - Risk Rủi ro - - - 2.3.3 Nghiên cứu của Cebry Calayan (2010) Công trình nghiên cứu của Çağlayan và Şak (2010) đã tiến hành kiểm định về cấu trúc vốn của các ngân hàng dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết và kết quả thực nghiệm của các doanh nghiệp, tổ chức phi tài chính bằng cách sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng. Các tác giả thực hiện khám phá và kiểm tra xem liệu rằng các nền tảng lý thuyết khoa học về cấu trúc vốn có thể lý giải cho sự lựa chọn cấu trúc vốn của các ngân hàng hay không, và liệu rằng chiều hướng tác động có tương tự nhau giữa các lý thuyết kỳ vọng và kết quả thực nghiệm, hay là phải chăng
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 22 có bằng chứng thuyết phục cho thấy đâu đó một vài sự khác biệt. Câu hỏi được đặt ra và công trình nghiên cứu tiến hành thực hiện tìm kiếm chứng cứ. Trong phần giới thiệu mở đầu của bài nghiên cứu, các tác giả đã tiến hành hệ thống lại những kỳ vọng khác nhau về mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến đòn bẩy tài chính trong ba lý thuyết: một là Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (The Trade-off Theory), hai là Lý thuyết trật tự phân hạng (The Pecking-order Theory), và ba là Lý thuyết về chi phí đại diện (The Agency Theory) thể hiện qua bảng 1.3. Về thời gian nghiên cứu của mẫu dữ liệu, các tác giả đã xác định và phân chia ra hai giai đoạn thời gian khác nhau để khảo cứu sự khác biệt các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng tại đất nước Thổ Nhĩ Kỳ: một là thời gian sau cuộc khủng hoảng tài chính (1992 – 2000) và hai là thời gian thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế (2001 – 2007). Bảng 2.3: Kết quả thực nghiệm của Çağlayan và Şak (2010) THỜI GIAN MẪU NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘC LẬP Giai đoạn Cả 2 giai đoạn Giai đoạn 1 2 (1992-2007) (1992-2000) (2001- 2007) SIZE Quy mô + + + MTB Tỷ số giá trị thị trường so + + + với giá trị sổ sách PROF Lợi nhuận - - - TANG Tài sản cố định - - - Dấu cộng "+" thể hiện mối quan hệ đồng biến giữa biến độc lập và biến ĐBTC Dấu trừ "-" thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa biến độc lập và biến ĐBTC Kết quả cuối cùng, công trình nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng thuyết phục về các biến Quy mô (SIZE) và Tỷ số giá trị thị trường trên sổ sách (Market to book – MTB) có mối quan hệ đồng biến với biến Đòn bẩy tài chính (Book Leverage
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 23 – BL). Và trái ngược lại, hai biến Tài sản cố định (Tangibility – TANG) và Lợi nhuận (Profitability – PROF) có mối quan hệ nghịch biến với biến Đòn bẩy tài chính ở riêng mỗi giai đoạn khảo cứu (giai đoạn một là 1992-2000 và giai đoạn hai là 2001-2007). Bên cạnh đó, kết quả cũng có bằng chứng tương tự khi kiểm định chung cho cả hai giai đoạn (1992-2007) (được hệ thống lại trong bảng 1.4). Ngoài ra, thêm vào phần kết của nghiên cứu, các phân tích dữ liệu cũng cho thấy một số bằng chứng về kỳ vọng của lý thuyết trật tự phân hạng (The Pecking-order Theory) trong mẫu nghiên cứu của các ngân hàng tại quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ 2.3.4 Đánh giá về ưu và nhược điểm của các nghiên cứu có liên quan Nhìn chung, những phát hiện của những nghiên cứu này đã góp phần hướng đến một sự hiểu biết sâu hơn, hoàn thiện hơn về hành vi tài chính của các NHTM tại các quốc gia có mức độ phát triển khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng mỗi quốc gia có một nền kinh tế và chính trị riêng biệt dẫn đến các cơ sở dữ liệu có độ tin cậy ở những mức độ khác nhau (đặc biệt là những nguồn dữ liệu tốt) có thể tạo nên rào cản chính trong bài nghiên cứu khi phân tích về cấu trúc vốn. Chính vì thế, cần có nhiều nghiên cứu xa thêm, sâu thêm với những nguồn dữ liệu phong phú hơn, đa dạng hơn để kiểm định lại các nhân tố này; đồng thời bổ sung thêm sự thiếu hụt các nhân tố khác có thể ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty tại nước (mà bài nghiên cứu vẫn còn chưa đề cập đến). Qua các lý thuyết và các nghiên cứu của các tác giải ở trên ta thấy rằng mô hình của Gropp & Heider (2007) với thời gian nghiên cứu dài và các biến nghiên cứu là phù hợp, kết quả thực nghiệm đáng tin cậy và có thể tìm được nguồn dữ liệu đáng tin cậy cho nghiên cứu về cấu trúc vốn của các NHTM ở Việt Nam. Tác giả sẽ vận dụng linh hoạt mô hình nghiên cứu của tác giả này đề áp dụng cho bài nghiên cứu về cấu trúc vốn ở Việt Nam như trình bày ở chương 4 bài nghiên cứu này.
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 24 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Qua chương 2, ta đã lần lượt đi tìm hiểu và phân tích về quá trình phát triển, tình hình hoạt động và rủi ro của ngành ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2016. Đồng thời, ta cũng đã phân tích mô tả thực trạng cấu trúc vốn, các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn và mối tương quan giữa các nhân tố và cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả ban đầu, ta có nhận định sau: Tài sản cố định (TANG), Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), và Lạm phát (INF) có tác động ngược chiều đến Đòn bẩy tài chính (L). Ngược lại, Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROE), Rủi ro trên tài sản (RISK) và Quy mô (SIZE) có tác động thuận chiều đến Đòn bẩy tài chính. Với các kết quả sơ khởi ban đầu đạt được trên đây, đến chương tiếp theo, ta sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng để nhận định rõ hơn về mức độ và chiều hướng tác động thực sự của các nhân tố này đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 25 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 3.1 THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NHTM Qua phần Mô tả thống kê và đồ thị biểu diễn biến đòn bẩy tài chính (L), kết quả cho ta thấy rằng đòn bẩy tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2016 bình quân là 91,85%. Trong đó, tỷ lệ đòn bẩy cao nhất là 92.88% và thấp nhất là 89.66%. Biểu đồ 3.1: Đòn bẩy tài chính từ giai đoạn 2006 đến 2016 (Nguồn: số liệu người nghiên cứu thu thập) Nếu nhìn lướt qua Đồ thị Thống kê bình quân các nhân tố trong giai đoạn khảo cứu, ta có cảm giác rằng đòn bẩy tài chính trung bình qua các năm có tăng nhưng cũng có giảm. Tuy nhiên, dường như mức chênh nhau qua từng năm không nhiều (ngoại trừ hai năm 2007 và 2009 biên độ dao động khá đáng kể so với các năm trước). Cụ thể, đòn bẩy tài chính bình quân qua các năm như sau: 2006 là 92.88%; 2007 là 90.16%; 2008 là 89.66%; 2009 là 90.86%; 2010 là 92.71%; 2011 là 92.85%; và 2012 là 92.16%. Trong đó, tỷ lệ sử dụng đòn bẩy có xu hướng giảm trong những năm 2007 và 2008. Trái ngược lại, đòn bẩy tài chính lại gia tăng ở hai
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 26 năm 2010 (1.85%) và 2011 (13.9%) lần lượt so với năm 2008 và 2009. Như vậy, việc gia tăng sử dụng nhiều nợ hơn trong cấu trúc vốn của các ngân hàng cao nhất là vào năm 2011 (vượt đến 3.85%) so với năm 2007, và giảm cao nhất là năm 2008 (sụp giảm 1.53%) so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, xét về cơ cấu tổng nợ phải trả, có vẻ như các ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng nợ dài hạn nhanh hơn là nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu nhìn tổng quát thì ta lại nhận ra rằng dường như lát bánh nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng tương đối cao hơn so với lát bánh nợ dài hạn trong tổng nguồn huy động nợ từ bên ngoài. Hay nói đúng hơn, các ngân hàng thương mại Việt Nam thường thiên về duy trì đòn bẩy tài chính ngắn hạn hơn là dài hạn. Quả thực, vấn đề này có thể xuất phát từ hiệu ứng dây chuyền về huy động nguồn vốn tiết kiệm từ các khách hàng38 Có lẽ là vì lo sợ rủi ro, vì đắng đo sự mất giá, vì cân nhắc lợi nhuận biến động, v.v…mà họ thường ưa thích lựa chọn những kỳ hạn gửi tiền ngắn hạn hơn là duy trì một kỳ hạn quá dài với nhiều biến cố khôn lường không mong muốn sẽ xảy ra. Suy cho cùng, dù bản chất căn nguyên như thế nào đi chăng nữa thì đây cũng chính là sở thích gửi tiền của các tầng lớp dân cư trong xã hội và cũng là thực trạng điển hình khi duy trì tỷ trọng đòn bẩy tài chính ngắn hạn tương đối cao hơn so với dài hạn của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong những thời điểm nóng sốt như hiện nay. Nhìn chung, xét về toàn cục, có vẻ như tỷ lệ đòn bẩy tài chính bình quân qua các năm đều có xu hướng tăng lên (nhiều hơn là giảm xuống) khi ngành ngân hàng ngày càng hiện đại, phổ biến và phát triển (Vào năm 2006, các ngân hàng có đòn bẩy tài chính là 92.88%. Qua 10 năm sau, vào năm 2016, tỷ lệ này cũng ở mức tương tự 92.82% so với trước khủng hoảng tài chính năm 2006. Tổng kết lại, ta có thể nói rằng: Sau thời gian khủng hoảng kinh tế thế giới các ngân hàng thương mại tại Việt Nam dường như đang trở lại về chiều hướng cấu
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 27 trúc vốn thâm dụng nợ cao (và cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp phi tài chính). 3.2 THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ LIÊN QUAN LỢI NHUẬN NHTM. Năm 2006, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam là 2.8%. Đến năm 2007, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao 5.98%. Bắt đầu từ năm 2008, dưới tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 4.54%, chỉ số lạm phát lên tới 23%, nhập siêu cao năm 2009, nguồn vốn đầu tư nước ngoài chững lại. Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát Việt Nam giai đoạn 2006-2016 Tốc độ tăng trưởng Tỷ lệ lạm Năm kinh tế phát 2006 5.80 8.28 2007 5.98 7.39 2008 4.54 8.30 2009 4.29 23.12 2010 5.31 7.05 2011 5.12 8.86 2012 4.12 18.68 2013 4.31 9.09 2014 4.85 6.59 2015 5.55 4.09 2016 6.21 2.66 (Nguồn: Ngân hàng thế giới) Từ năm 2010, nền kinh tế dần hồi phục sau khủng hoảng, tình hình kinh tế Việt Nam cũng được cải thiện. Để khắc phục tình trạng suy giảm kinh tế, kích cầu đầu tư và tiêu dùng trong khuôn khổ chính sách khẩn cấp chung của Chính Phủ,
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 28 NHNN đã nới lỏng chính sách tiền tệ, cùng lúc đó chính phủ đưa ra biện pháp kích thích tài khóa khiến nhu cầu vay tăng cao. Nền kinh tế Việt Nam đã khá thành công khi đạt được mức tăng trưởng tương đối cao so với các nước trong khu vực (5,3%) trong khi vẫn giữ được lạm phát ở mức ổn định (7%). Tuy nhiên, chính các biện pháp nới lỏng đó đã dẫn đến hiện tượng lạm phát cao năm 2010-2011 cũng như hiện tượng bong bóng chứng khoán, bong bóng bất động sản đã kéo nền kinh tế chậm phục hồi. Từ năm 2010, theo Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, mục tiêu kinh tế - xã hội của năm 2010 là phấn đấu phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng, ngăn chặn lạm phát cao trở lại, tăng khả năng bảo đảm an sinh xã hội. Trong bối cảnh khó khăn nền kinh tế thế giới, với sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, Việt Nam đã duy trì được mức tăng trưởng GDP đạt 4-5%, các ngành công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu tăng so với 2009. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn tiềm ẩn những khó khăn nội tại, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, hiệu quả đầu tư thấp, nhập siêu có xu hướng tăng, dự trữ ngoại tệ thấp, lạm phát tăng cao (năm 2012 đến 18%). Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP đưa ra 6 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Nhờ sự triển khai đồng bộ các giải pháp, đến hết quý IV/2011, kinh tế vĩ mô đã có chuyển biến khả quan hơn: GDP duy trì mức tăng trưởng ổn định, lạm phát tăng chậm lại; thâm hụt cán cân thương mại thu hẹp, tỷ giá ổn định. Đến năm 2014 tốc độ tăng trưởng nền kinh tế tăng 4.85%, mức cao nhất kể từ năm 2011 đến nay. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,49%, cao hơn mức 2,64% của năm 2013. Khu vực công nghiệp và xây dựng có bước tăng đột phá đáng kể và đạt 7,4%, mức cao nhất trong 3 năm gần đây. Tuy nhiên, khu vực dịch vụ lại chỉ tăng 5,96%, thấp hơn mức 6,56% của năm trước. Những con số này cho thấy tăng trưởng GDP của Việt Nam đang dần thoát đáy. Điểm tích cực đáng ghi nhận khác là kim ngạch xuất nhập khẩu trong năm 2014 tiếp tục tăng mạnh. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu đạt 150 tỷ USD tăng đến 13,6%, trong đó, riêng khu vực FDI
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 29 không tính dầu thô tăng 16,67%, cao hơn khu vực kinh tế trong nước là 10,4%. Còn nhập khẩu đạt 148 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm trước. Như vậy, năm 2014 Việt Nam xuất siêu tới 2 tỷ USD. Đây là mức xuất siêu cao nhất từ trước đến nay. Một số tín hiệu tích cực khác đối với nền kinh tế là lạm phát năm 2014 gần như được kiểm soát hoàn toàn. Chỉ số CPI cả năm chỉ tăng 1,84%, đây là mức thấp nhất kể từ năm 2002 đến nay. Trong các nhóm hàng ngoại trừ giáo dục tăng 8,24%, còn lại hầu hết các nhóm hàng hóa khác đều tăng khá thấp. Đồng tiền của Việt Nam trong năm 2014 khá ổn định. Tỷ giá tiền đồng so với đô la Mỹ có vài đợt biến động nhỏ nhưng không đáng kể và nằm trong giới hạn cam kết của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong khi đó, hầu hết các đồng tiền trên thế giới đều mất giá khá mạnh so với đồng đô la. Tuy nhiên, việc tiền đồng mất giá ít hơn các đồng tiền khác cũng làm giảm tính cạnh tranh của những mặt hàng sản xuất trong nước. Lãi suất được xem là một trong những điểm sáng của nền kinh tế trong năm 2014. Hiện nay, lãi suất huy động và cho vay gần như thấp nhất từ trước đến nay. Việc lãi suất giảm và ngân hàng mở rộng “hầu bao” góp phần làm chi phí tài chính doanh nghiệp giảm và nhiều doanh nghiệp hồi sinh khi tiếp cận được nguồn vốn. Cùng với lãi suất giảm, điểm tích cực khác về tài chính là tính hệ thống ngân hàng trong năm qua khá ổn định. VAMC đóng vài trò khá tích cực trong việc mua lại nợ xấu của các ngân hàng. Về môi trường pháp luật, các luật như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đã được Quốc hội thông qua trong năm. Những luật này đều có nhiều tiến bộ so với trước. Luật Nhà ở mở rộng đối tượng là doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài có thể mua, sở hữu nhà tại Việt Nam. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo ra một “luồng gió mới” trên thị trường bất động sản. Luật Doanh nghiệp có sự thay đổi cơ bản trong “tư duy” khi chuyển từ việc “xin cho” sang việc được làm “những điều pháp luật không cấm”. Điều này được kỳ vọng sẽ “cởi trói” cho doanh nghiệp rộng đường phát triển hơn. Tinh thần cải cách hành
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 30 chính của nhà làm luật thông qua việc đơn giản hóa các thủ tục; minh bạch hóa tài liệu, giấy tờ cần thiết; rút ngắn và định rõ thời hạn xử lý hồ sơ cũng được thể hiện khá rõ trong những luật này. Đây là những thay đổi quan trọng giúp tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp có thể hoạt động tốt hơn. Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2014, ông Võ Đại Lược nhận định: “Tái cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam chậm chạp vì đổi mới thể chế quá chậm, các nhóm lợi ích vẫn chi phối được chính sách và sự phân bổ các nguồn lực… Trong khi chỉ có thể gia tăng nội lực khi có chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân”. Kinh tế năm 2015 diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu có những bất ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các nhân tố khó lường. Triển vọng kinh tế khu vực Eurozone chưa thật lạc quan. Thương mại toàn cầu sụt giảm do tổng cầu yếu. Kinh tế thế giới chưa lấy lại được đà tăng trưởng và phục hồi chậm. Giá dầu thô giảm mạnh dẫn đến giá cả hàng hóa có xu hướng giảm nhanh, ảnh hưởng đến các nước xuất khẩu. Sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu với việc giảm giá đồng Nhân dân tệ và tăng trưởng sụt giảm của kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh tới kinh tế thế giới. Ở trong nước, giá cả trên thị trường thế giới biến động, nhất là giá dầu giảm gây áp lực đến cân đối ngân sách Nhà nước, nhưng đồng thời là yếu tố thuận lợi cho việc giảm chi phí đầu vào, phát triển sản xuất và kích thích tiêu dùng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 5.55% và mức lạm phát được kiểm soát ở mức 4%. Bên cạnh đó, một nguy cơ tiềm ẩn khác chính là vấn đề nợ xấu, đây cũng là vấn đề đáng lo lắng đối với ngân hàng thương mại. Nợ xấu khó có khả năng thu hồi từ các khoản cho vay những tập đoàn lớn như Vinashin, Vinalines… Hàng trăm nghìn tỷ đồng đổ vào đầu tư cở sở hạ tầng với giá thành cao, chất lượng thấp và không tạo ra hiệu quả tương xứng cho kinh tế. Theo Thống đốc NHNN báo cáo trước Quốc hội, có thời điểm nợ xấu lên đến khoảng 500.000 tỷ đồng, tức gần 20% tổng dư nợ tín dụng. Hiện nợ xấu theo số liệu báo cáo của các ngân hàng đang ở mức dưới 4%. Tuy nhiên, thực tế nếu tính đúng, tính đủ, nhiều chuyên gia và tổ
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 31 chức quốc tế cho rằng không dưới 10%, thậm chí có thể cao hơn rất nhiều. Như vậy, việc giải quyết nợ xấu là một vấn đề không dễ dàng và cần nhiều thời gian. Kinh tế Việt Nam đã trải qua năm 2016 với nhiều khó khăn trước những biến động lớn của nền kinh tế toàn cầu. Kinh tế thế giới, đặc biệt tại các nước phát triển, ẩn chứa nhiều yếu tố bất định. Nổi bật nhất trong số đó là sự kiện nước Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) sau một cuộc trưng cầu dân ý (Brexit) và chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi tháng 11/2016. Bên cạnh đó, chính sách nới lỏng tiền tệ của Nhật Bản không đạt được như kỳ vọng khiến nước này chìm sâu hơn vào vòng xoáy giảm phát. Kinh tế châu Âu không có nhiều cải thiện so với năm 2015; lạm phát duy trì ở mức thấp, vấn đề về việc làm cũng không có nhiều chuyển biến. Ngược lại, Trung Quốc và một số nước đang phát triển lại có sự tăng trưởng tương đối ổn định. Kinh tế Trung Quốc đang dần dịch chuyển đúng hướng theo chiến lược tái cân bằng mà chính phủ nước này đề ra. Trong khi đó, các tổ chức quốc tế cũng đưa ra những đánh giá lạc quan về triển vọng của các nước nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn tiếp theo. Thị trường hàng hóa thế giới có sự thay đổi ngược chiều giữa một số loại hàng hóa cơ bản, trong khi tài sản biến động mạnh theo những sự kiện trong năm. Giá các mặt hàng năng lượng phục hồi ổn định trong khi giá các loại lương thực chính biến động mạnh trong năm 2016. Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, nền kinh tế Việt Nam đã bộc lộ những dấu hiệu cho thấy tính dễ bị tổn thương trước các cú sốc. Tăng trưởng kinh tế của 2 quý đầu năm 2016 lần lượt là 5,48% và 5,78% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù, được phục hồi trong nửa cuối năm nhưng tăng trưởng kinh tế cả năm chỉ đạt 6,21%, thấp hơn mức 6,68% năm 2015 và mục tiêu 6,3% mà Chính phủ đặt ra trong phiên họp thường kỳ tháng 9/2016.
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 32 Tính tới cuối năm, chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,74% so với tháng 12/2015. Trong khi đó, lạm phát lõi vẫn duy trì trong khoảng 1,7-1,9% trong cả năm 2016, điều này khiến khoảng cách giữa lạm phát và lạm phát lõi ngày càng được nới rộng. Điều này cho thấy, sự gia tăng mạnh trong chỉ số giá các nhóm hàng lương thực - thực phẩm, năng lượng và do Nhà nước quản lý. Mặc dù, suy giảm trong những tháng giữa năm, chỉ số giá các mặt hàng lương thực thế giới do Ngân hàng Thế giới tính toán vẫn tăng từ 85,95 điểm cuối năm 2015 lên mức 93,15 điểm trong tháng 11/2016. Đi cùng xu hướng này, chỉ số giá nhóm hàng lương thực và thực phẩm của Việt Nam trong tháng 12 lần lượt tăng 2,57% và 3,34% (so với cùng kỳ năm trước), so với mức tăng -1,65% và 1,47% tương ứng của hai nhóm hàng này cùng kỳ năm 2015. 3.3 THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Đánh giá lợi nhuận của ngân hàng qua các chỉ số đo lường lợi nhuận, số liệu cho thấy hai chỉ số ROA, ROE, NIM có sự biến động giống nhau trong giai đoạn 2006-2016. Sau năm 2006 tăng trưởng nóng, sang năm 2007, cùng gánh chịu các tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, thị trường chứng khoán sụt giảm, tốc độ tăng trưởng tiền gửi, tài sản suy giảm, đặc biệt là sự sụt giảm thu nhập ngoài lãi làm ROA trung bình của khối các ngân hàng niêm yết giảm xuống còn 1,3% (năm 2007) và ROE trung bình giảm xuống mức 12.5% (năm 2007), NIM trung bình 2.3%. Biểu đồ thể hiện biến động các chỉ tiêu lợi nhuận được trình bày dưới đây.
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 33 Biểu đồ 3.2: Tình hình lợi nhuận NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2016 (Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM) Đến năm 2008, trước áp lưc suy giảm kinh tế của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Ngân hàng nhà nước đã có những nỗ lực trong việc điều hành chính sách tiền tệ, và chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất đã giúp cho lượng tiền gửi cũng như thu nhập ngoài lãi tăng, trong khi đó chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm mạnh góp phần làm cho ROA và ROE trung bình của khối ngân hàng niêm yết tăng nhẹ lần lượt là 2.5% ROA trung bình và 15.6% đối với ROE trung bình 2,6% NIM. Năm 2010, thị trường chứng khoán, tỷ giá, lãi suất… có những biến động theo chiều hướng phức tạp khiến thu nhập ngoài lãi giảm. Tuy tốc độ tăng trưởng GDP đã tăng trở lại nhưng sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Không những thế, áp lực tăng vốn điều lệ theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ban hành ngày 22/11/2006 đã làm vốn chủ sở hữu các ngân hàng niêm yết tăng quá nhanh nhưng hiệu quả sử dụng vốn chưa cao kết hợp với dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh trở lại, tất cả dẫn đến ROA và ROE và NIM có xu hướng giảm. ROA trung bình của chín ngân hàng niêm yết giảm xuống. Năm 2011 tiếp tục là một năm khó khăn với ngành ngân hàng với những diễn biến kinh tế vĩ mô phức tạp. Tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động vốn đều
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 34 giảm, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh nhưng thu nhập lãi tăng cao nhờ cho vay các ngân hàng thiếu thanh khoản thông qua thị trường liên ngân hàng và chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động giảm. Nhờ đó, hai chỉ số đánh giá khả năng sinh lời của khối ngân hàng niêm yết đều tăng, ROA tăng lên mức 1.19%, ROE lên mức 16,31%. Trong 4 năm gần đây giai đoạn 2012-2016, do chịu ảnh hưởng từ khó khăn kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Các ngân hàng phải đối mặt với tình trạng chất lượng các khoản tín dụng đi xuống, hậu quả của tăng trưởng tín dụng nóng những năm trước đó. Lợi nhuận của một số ngân hàng sụt giảm cùng sự tăng lên của chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đã khiến cho các chỉ tiêu sinh lời ROA, ROE và NIM trong 4 năm gần đây có xu hướng giảm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng tiếp tục giảm trong khi tốc độ tăng trưởng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng tiếp tục làm khả năng sinh lời của các ngân hàng giảm. Năm 2014, dù thu nhập lãi thuần đã có sự gia tăng trở lại, nhưng do thu nhập ngoài lãi giảm, cộng với tình hình nợ xấu khiến cho các ngân hàng phải tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và làm giảm các chỉ số đánh giá khả năng sinh lời. Hầu hết các ngân hàng Việt Nam thừa nhận trích lập dự phòng rủi ro đang là hạng mục tiêu tốn chi phí lớn, trong bối cảnh nợ xấu tăng khi các ngân hàng phải thực hiện phân loại nợ sát hơn nhằm thực hiện Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Một nguyên nhân nữa cũng tác động lớn tới lợi nhuận ngân hàng đó là xu hướng giảm của lãi suất do áp lực cạnh tranh cao. Với áp lực cạnh tranh, các ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay để kích thích tăng trưởng tín dụng. Dù thời gian qua, một số ngân hàng đã giảm lãi suất huy động nhằm tiết giảm chi phí và tạo cơ sở cho việc giảm lãi suất cho vay nhưng việc giảm lãi suất cho vay vẫn sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận ngân hàng. Nguyên nhân là do lãi suất cho vay thường giảm nhanh hơn lãi suất huy động do khoản vay mới đã phải áp dụng mức lãi suất mới, nhưng huy động có kỳ hạn thì không thể điều chỉnh được lãi suất. Tăng cường dự phòng rủi ro dẫn đến giảm lợi
  • 43. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 35 nhuận là thực tế trong nhiều báo cáo kết quả kinh doanh của hầu hết các ngân hàng niêm yết trong năm 2014. Bức tranh lợi nhuận ngân hàng năm 2015 có điểm chung là lợi nhuận ngân hàng khởi sắc hơn những năm trước do tin dụng tăng trưởng mạnh. Hầu hết các ngân hàng đều vượt quota 13% mà Ngân hàng Nhà nước giao hồi đầu năm. Duy nhất có trường hơn Eximbank là tăng trưởng tín dụng âm 2,73%. Dù vậy, mức tăng trưởng âm này cũng giảm so với mức âm hơn 4% trong năm 2014. Chính nhờ tín dụng tăng trưởng mạnh mà nợ xấu của hầu hết các ngân hàng đều giảm. Dù hoạt động ngân hàng khởi sắc, nhưng gam màu tối trong bức tranh lợi nhuận ngân hàng năm nay chính là trích lập dự phòng rủi ro. Trích lập dự phòng rủi ro tăng vọt đã bào mòn lợi nhuận của nhiều ông lớn ngân hàng. Trong năm 2016 mảng sáng của về tình hình lợi nhuận chính là việc hầu hết các nhà băng đều báo lợi nhuận tăng trưởng so với năm trước. Tuy vậy, vẫn còn những mảng màu tối khi cả tỷ lệ và quy mô nợ xấu đều tăng trong khi trích lập dự phòng tiếp tục là gánh nặng đối với ngân hàng Nhìn chung, giai đoạn sau năm 2008 là giai đoạn khó khăn của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Dù các ngân hàng niêm yết đã cố gắng tăng trưởng tín dụng, gia tăng thu nhập nhưng khả năng sinh lời của ngân hàng vẫn giảm vì đặc điểm của thị trường tài chính Việt Nam, tính cạnh tranh ngày càng cao của ngành ngân hàng và quan trọng nhất là những nguyên nhân đến từ nội tại hoạt động của ngân hàng như nợ xấu, chi phí hoạt động cao…Một số ngân hàng hoạt động không hiệu quả đã phải sáp nhập hoặc tái cơ cấu để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn, và bài toán về tái cơ cấu vẫn sẽ tiếp tục diễn ra trong giai đoạn tiếp theo sự chỉ đạo quyết liệt của NHNN nhằm tạo lập một hệ thống ngân hàng có sức mạnh tài chính bền vững, đủ sức cạnh tranh và hội nhập quốc tế. 3.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC NHTM. Quy mô các ngân hàng không đồng đều là một thực trạng trong các ngân hàng. Trong khi các NHTMCP mà nhà nước sở hữu vốn chủ yếu có quy mô lớn về