SlideShare a Scribd company logo
1 of 109
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
NGUYỄN THỊ KIỀU LOAN
CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ
TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN VIỆT NAM
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
NGUYỄN THỊ KIỀU LOAN
CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ
TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN VIỆT NAM
Ngành: Tài chính – Ngân Hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN HUY HOÀNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến tăng
trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Huy Hoàng.
Các kết quả nghiên cứu được thể hiện trong nội dung luận văn là hoàn
toàn trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm 2016
Tác giả
Nguyễn Thị Kiều Loan
MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ KÝ HIỆU, VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC PHỤ LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU.............................1
1.1 Lý do chọn đề tài: ......................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................1
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:..........................................................................2
1.5 Phương pháp nghiên cứu:.........................................................................................2
1.6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu: ................................................................................3
1.7 Bố cục của nghiên cứu:.............................................................................................3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN .......................................................................4
2.1 Tổng quan về tăng trưởng tín dụng:...................................................................4
2.1.1 Khái niệm tín dụng, bản chất và nguyên tắc của tín dụng:.........................4
2.1.2 Tín dụng ngân hàng, đặc điểm và phân loại:...............................................5
2.1.3 Tổng quan về tăng trưởng tín dụng:..............................................................8
2.1.3.1 Khái niệm tăng trưởng tín dụng: .................................................................8
2.1.3.2 Một số chỉ tiêu đo lường tăng trưởng tín dụng:.........................................9
2.1.3.3 Vai trò của tăng trưởng tín dụng ...............................................................10
2.1.3.4 Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng:
..................................................................................................................13
2.1.4 Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại:..............................................14
2.1.4.1 Khái niệm rủi ro tín dụng:.......................................................................14
2.1.4.2 Sự cần thiết phải phòng ngừa rủi ro tín dụng........................................14
2.1.4.3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng:.................15
2.2 Các nhân tố kinh tế tác động đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng
thương mại cổ phần:....................................................................................................16
2.2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố kinh tế tác động đến tăng
trưởng tín dụng trong nước và thế giới:..................................................................16
2.2.1.1 Nghiên cứu của Kai Guo and Vahram Stepanyan ................................16
2.2.1.2 Nghiên cứu của Kashif Imran:................................................................19
2.2.1.3 Nghiên cứu của ThS. Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến: ............21
2.2.2 Các nhân tố kinh tế tác động đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng
thương mại cổ phần: .................................................................................................23
2.2.2.1 Tăng trưởng tiền gửi:................................................................................23
2.2.2.2 Tổng sản phẩm quốc nội:........................................................................24
2.2.2.3 Lãi suất cho vay........................................................................................26
2.2.2.4 Tỷ giá hoái đoái bình quân liên ngân hàng: ..........................................29
2.2.2.5 Lạm phát:...................................................................................................31
2.2.2.6 Cung tiền M2 (tổng phương tiện thanh toán):......................................33
Kết luận chương 2: ..................................................................................................36
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MỐI LIÊN HỆ CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ
MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM.....................................................................37
3.1 Thực trạng tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần
Việt Nam.........................................................................................................................37
3.1.1 Thực trạng tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần
Việt Nam năm 2009-2012: .......................................................................................38
3.1.2 Thực trạng tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần
Việt Nam năm 2013-2015: .......................................................................................44
3.2 Thực trạng tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng tín dụng
tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.......................................................48
3.2.1 Tăng trưởng tiền gửi: ....................................................................................49
3.2.2 Tổng sản phẩm quốc nội:..............................................................................51
3.2.3 Lãi suất cho vay bình quân:..........................................................................53
3.2.4 Tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng:.................................................55
3.2.5 Lạm phát:........................................................................................................57
3.2.6 Cung tiền M2 (Tổng phương tiện thanh toán)............................................59
Kết luận chương 3: ..................................................................................................62
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................63
4.1 Phương pháp nghiên cứu:.......................................................................................63
4.1.1 Phương pháp thu thập số liệu:.....................................................................63
4.1.2 Mô hình nghiên cứu:.....................................................................................66
4.1.3 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm: ...............................................................67
4.2 Kết quả phân tích thực nghiệm:.............................................................................68
4.2.1 Mô tả thống kê nghiên cứu: ..........................................................................68
4.2.2 Kiểm định nghiên cứu:..................................................................................71
4.2.2.1 Kiểm định hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình: ...................71
4.2.2.2 Kiểm định nghiệm đơn vị (kiểm định tính dừng ADF):........................72
4.2.2.3 Mô hình OLS: ..............................................................................................73
4.2.2.4 Kiểm tra phương sai sai số thay đổi bằng kiểm định White:................74
4.2.2.5 Kiểm định ngẫu nhiên theo phân phối chuẩn...........................................74
4.2.2.6 Kiểm định tự tương quan: Kiểm định Glejer: .........................................74
4.2.2.7 Kiểm định giả thiết: ...................................................................................76
Kết luận chương 4: ..................................................................................................78
CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ..............................................................79
5.1 Kiến nghị nhằm tạo điều kiện mội trường góp phần tăng trưởng tín dụng: .....79
5.1.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước:.....................................................79
5.1.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Thương Mại:................................................81
5.2 Kiến nghị nhằm hoàn thiện các nhân tố kinh tế vĩ mô và góp phần tăng trưởng
tín dụng ............................................................................................................................83
5.2.1 Kiến nghị nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.................................................83
5.2.1.1 Kích cầu tiêu dùng trong nước: .................................................................83
5.2.1.2 Tiết giảm chi phí sản xuất, tăng năng xuất lao động, chất lượng sản
phẩm: 84
5.2.1.3 Khai thác thị trường xuất khẩu mới:.........................................................84
5.2.1.4 Tăng cường đầu tư công có hiệu quả........................................................85
5.2.2 Tích cực thực hiện các biện pháp tăng huy động vốn:..............................85
5.2.3 Kiến nghị đối với tỷ giá hối đoái..................................................................86
Kết luận chương 5: ..................................................................................................87
KẾT LUẬN.................................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng việt
CG Credit Growth Tăng trưởng tín dụng
CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng
CSTT Chính sách tiền tệ
DG Deposit Growth Tăng trưởng tiền gửi
EMES Eupro and Middle East Section Các nước Châu Âu và Trung Đông
ER Exchange Rate Tỷ giá hối đoái
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GFSR Global Financial Stability Report Báo cáo ổn định tài chính toàn cầu
GNP Gross national product Tổng sản phẩm quốc gia
IFS International Financial Statistics Thống kê tài chính quốc tế
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
LR Lending Rate Lãi suất cho vay
NHNN Ngân hàng Nhà Nước
NHTM Ngân hàng Thương mại
NHTMCP Ngân hàng Thương mại cổ phần
NHTMNN Ngân hàng Thương mại Nhà Nước
TCTD Tổ chức tín dụng
TCTK Tổng cục tống kê
TTTD Tăng trưởng tín dụng
WEO World Economic Outlook Triển vọng kinh tế thế giới
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Các thương vụ sắp xếp lại hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011-2015......63
Bảng 4.2 : Bảng các biến số kinh tế vĩ mô tác động đến tăng trưởng tín dụng..........65
Bảng 4.3: Giả thiết của mô hình.......................................................................................67
Bảng 4.4: Mô tả thống kê các biến..................................................................................68
Bảng 4.5: Ma trận Correlation Matrix và kiểm định đa cộng tuyến............................71
Bảng 4.6: Kiểm tra tính dừng cho chuỗi dữ liệu giai đoạn Quý 1-2009 đến quý
3-2015.................................................................................................................................72
Bảng 4.7: Mô hình hồi quy OLS......................................................................................73
Bảng 4.8: Kiểm tra phương sai sai số thay đổi..............................................................74
Bảng 4.9: Kiểm định ngẫu nhiên theo phân phối chuẩn................................................74
Bảng 4.10: Kiểm định Glejer...........................................................................................74
Bảng 4.11: Khắc phục tự tương quan bằng phương pháp Newey and West..............75
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định giả thiết ..........................................................................76
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2009-2015.................................37
Biểu đồ 3.2: Tăng trường tín dụng hàng tháng so với cuối năm..................................47
Biểu đồ 3.3: Tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng tiền ................................................49
Biểu đồ 3.4: Tăng trưởng tín dụng và tổng sản phẩm quốc nội...................................51
Biểu đồ 3.5: Tăng trưởng tín dụng và lãi suất cho vay bình quân...............................53
Biểu đồ 3.6: Tăng trưởng tín dụng và tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng.......55
Biểu đồ 3.7: Tăng trưởng tín dụng và lạm phát .............................................................57
Biểu đồ 3.8: Tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán M2 và lạm phát
...................................................................................................................................59
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh sách Ngân hàng TMCP được sử dụng trong nghiên cứu
Phụ lục 2: Số liệu thu thập theo năm
Phụ lục 3: Số liệu thu thập theo quý
Phụ lục 4: Kiểm định đa cộng tuyến
Phụ lục 5: Kiểm tra tính dừng cho chuỗi dữ liệu giai đoạn Quý 1-2009 đến quý 3-
2015
Phụ lục 6: Mô hình hồi quy OLS
Phụ lục 7: Bảng Kiểm tra phương sai sai số thay đổi
Phụ lục 8: Bảng kiểm định Glejer
Phụ lục 9: Hồi quy khắc phục tự tương quan bằng phương pháp Newey and West
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng cho phát triển
kinh tế, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển. Tín dụng ngân hàng tăng trưởng
lành mạnh là điều kiện tiền đề quan trọng giúp cho các doanh nghiệp mở rộng sản
xuất, gia tăng sản lượng, từ đó thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng. Đồng thời,
khi cơ cấu tín dụng được hình thành phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội, phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của NHTM có tác động
tích cực, thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt
động ngân hàng và tạo tiền đề cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Và ngược lại,
khi tín dụng bị suy giảm và rủi ro tín dụng có xu hướng gia tăng, cơ cấu tín dụng
không phù hợp sẽ là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang rơi vào tình trạng khó khăn,
thậm chí là suy thoái hoặc khủng hoảng. Là một trong những công cụ của chính
sách tiền tệ, tăng trưởng tín dụng là sự biểu hiện của chính sách tiền tệ nới lỏng hay
thắt chặt. Sự gia tăng tín dụng sẽ có tác động làm tăng cung tiền, qua đó làm thay
đổi mức tăng trưởng kinh tế. Với vai trò quan trọng của tăng trưởng tín dụng đến
nền kinh tế, việc tìm ra nguyên nhân tác động đến tăng trưởng tín dụng để từ đó đưa
ra những kiến nghị, đường lối, chính sách thích hợp nhằm có những định hướng đối
với tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Có rất nhiều
nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của tăng trưởng tín dụng, và một trong
những nguyên nhân quan trọng là các nhân tố kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy, tác giả
quyết định lựa chọn đề tài: “Các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến tăng trưởng tín
dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu :
Mục tiêu của bài nghiên cứu này là kiểm định các nhân tố kinh tế vĩ mô tác
động đến tăng trưởng tín dụng (TTTD) của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần
(NHTMCP) Việt Nam thông qua cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu của những tác
2
giả trong và ngoài nước, cùng với kết quả hồi quy, tác giả đề xuất những giải pháp
cũng như những kiến nghị giúp tăng tăng trưởng tín dụng tại các NHTM Việt Nam.
Nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi:
- Những nhân tố kinh tế vĩ mô nào tác động đến tăng trưởng tín dụng của các
NHTMCP Việt Nam giai đọan Quý I 2009 – Quý III 2015?
- Mức độ và chiều hướng tác động của các nhân tố này đến tăng trưởng tín
dụng như thế nào?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về tác động của các biến kinh tế vĩ
mô (biến độc lập): lãi suất cho vay, tỷ giá hối đoái, tổng sản phẩm quốc nội, lạm
phát, tăng trưởng tiền gửi, cung tiền M2 (tổng phương tiện thanh toán) lên biến tăng
trưởng tín dụng (biến phụ thuộc).
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Đề tài nghiên cứu dựa trên nguồn số liệu thu thập từ báo cáo tài chính các
NHTMCP Việt Nam và các số liệu kinh tế vĩ mô trong giai đoạn Quý I 2009 đến
Quý III 2015 đối với các, đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam chịu sự tác động
của khủng hỏang kinh tế toàn cầu năm 2008 và trong giai đoạn phục hồi.
+ Chỉ nghiên cứu các yếu tố kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế Việt Nam
1.5 Phương pháp nghiên cứu:
Bài viết sử dụng phương pháp định lượng bằng cách sử dụng mô hình hồi
quy đa biến để phân tích các mối liên hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô với biến tăng
trưởng tín dụng thông qua chuỗi dữ liệu thời gian.
Đề tài nghiên cứu dựa trên nguồn số liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo tài
chính theo quý được các NHTMCP công bố, các số liệu về kinh tế vĩ mô được tổng
hợp từ Ngân hàng Nhà Nước, Quỹ tiền tệ Quốc Tế (IMF), Tổng cục thống kê.
3
1.6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu:
* Về phương diện học thuật: Đề tài tóm tắt và củng cố lại những kiến thức
nền tảng về tín dụng ngân hàng, các nhân tố kinh tế vĩ mô, tác động của các nhân tố
vĩ mô đến tăng trưởng và ý nghĩa của tăng trưởng tín dụng trong nền kinh tế.
* Về phương diện thực tiễn: Giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quát về
thực trạng tăng tín dụng ngân hàng Việt Nam và các nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến
tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Từ đó có những giải pháp cụ thể để các ngân
hàng thương mại cổ phần, cũng như các nhà điều hành có những chính sách thích
hợp.
1.7 Bố cục của nghiên cứu:
Đề tài bao gồm các nội dung chính như sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan lý luận
Chương 3: Thực trạng nội dung nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kiến nghị và kết luận
4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN
2.1 Tổng quan về tăng trưởng tín dụng:
Theo tài liệu nghiên cứu của các nhà sử học và kinh tế học, hoạt động vay mượn
đã tồn tại trong khoảng thời gian 2000 – 1500 năm trước công nguyên. Thậm chí,
hoạt động tín dụng xuất hiện trước sự ra đời của các ngân hàng.[1]. Thuật ngữ “tín
dụng” credit, kpegum, xuất phát gốc từ La tinh crediltum tức là sự tin tưởng, tín
nhiệm. Theo ngôn ngữ Việt Nam đó là sự vay mượn theo sự tin tưởng, tín nhiệm
giữa các bên.
2.1.1 Khái niệm tín dụng, bản chất và nguyên tắc của tín dụng:
2.1.1.1 Khái niệm tín dụng:
Lịch sử phát triển cho thấy, tín dụng là một phạm trù kinh tế và cũng là một
sản phẩm của nền sản xuất hàng hoá. Nó tồn tại song song và phát triển cùng với
nền kinh tế hàng hoá và là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát
triển lên những giai đoạn cao hơn. Tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế -
xã hội, đã có nhiều khái niệm khác nhau về tín dụng được đưa ra. Song khái quát lại
có thể hiểu tín dụng theo khái niệm cơ bản sau:
Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giao dịch giữa hai
chủ thể, trong đó một bên chuyển giao một lượng giá trị sang cho bên kia được sử
dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận được phải cam kết hoàn trả
theo thời hạn đã thoả thuận.
Mối quan hệ giao dịch này thể hiện các nội dung sau:
- Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định.
Giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hoặc dưới hình thái hiện vật như: hàng hoá,
máy móc, thiết bị, bất động sản.
- Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau
khi hết thời hạn sử dụng theo thoả thuận, người đi vay phải hoàn trả cho người cho
vay.
5
- Giá trị hoàn trả thông thường lớn hơn giá trị lúc cho vay ban đầu hay nói
cách khác người đi vay phải trả thêm phần lợi tức (lãi vay).
Tóm lại, tín dụng là phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ sử dụng vốn lẫn
nhau giữa các chủ thể trong nền kinh tế trên nguyên tắc hoàn trả cả vốn lẫn lãi.
2.1.1.2 Bản chất và nguyên tắc của tín dụng:
Về bản chất của tín dụng, hoạt động này mang các dấu hiệu đặc trưng như sau:
- Quan hệ tín dụng thiết lập trên cơ sở tin tưởng và tín nhiệm. Chủ thể tham
gia vào quan hệ này gồm ít nhất là 2 bên: bên cho vay và bên đi vay.
- Tín dụng là quan hệ chuyển giao để sử dụng có thời hạn.
- Hình thức pháp lý của hoạt động vay mượn giữa các bên được thể hiện
thông qua hợp đồng vay tài sản, thông thường, tài sản này được biểu hiện dưới dạng
một lượng tiền tệ nhất định. Như vậy, đối tượng của quan hệ tín dụng là vốn tiền tệ,
trong một số trường hợp khác có thể là tài sản (tín dụng thuê mua).
-Vốn là một “hàng hóa” đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Các quan hệ
tín dụng phát sinh từ nhu cầu về vốn của nền kinh tế.
Tín dụng phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản:
-Nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích
-Nguyên tắc hạn chế rủi ro, khắc phục tổn thất.
-Nguyên tắc hoàn trả vốn và lãi
-Nguyên tắc cho vay phải bảo đảm
2.1.2 Tín dụng ngân hàng, đặc điểm và phân loại:
2.1.2.1 Tín dụng ngân hàng :
Theo Nguyễn Minh Kiều (2007) “Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển
nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất
định với một khoản chi phí nhất định.
Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung:
- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người chủ sở hữu sang cho
người sử dụng;
6
- Sự chuyển nhượng này có thời hạn hay mang tính chất tạm thời;
- Sự chuyển nhượng này kèm theo chi phí.”
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng còn bên
kia là các tác nhân và thể nhân khác trong nề kinh tế.
Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ vay mượn giữa ngân hàng với tất cả các
cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp khác trong xã hội. Nó không phải là quan hệ
dịch chuyển vốn trực tiếp từ nơi tạm thời thừa sang nơi tạm thời thiếu mà là quan hệ
dịch chuyển vốn gián tiếp thông qua một tổ chức trung gian, đó là ngân hàng. Tín
dụng ngân hàng cũng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng, đó là quan hệ vay
mượn có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyển
nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn và là quan hệ bình đẳng cả 2 bên cùng có lợi.
2.1.2.2 Đặc điểm tín dụng ngân hàng:
Tín dụng ngân hàng thực hiện cho vay dưới hình thức tiền tệ: cho vay bằng tiền
tệ là loại hình tín dụng phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nền kinh
tế quốc dân.
Tín dụng ngân hàng cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phần trong
xã hội chứ không phải hoàn toàn là vốn thuộc sở hữu của chính mình như tín dụng
nặng lãi hay tín dụng thương mại.
Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng độc lập tương đối với
sự vận động và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội. Có những trường hợp mà
nhu cầu tín dụng ngân hàng gia tăng nhưng sản xuất và lưu thông hàng hoá không
tăng, nhất là trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, sản xuất và lưu thông hàng hoá bị
co hẹp nhưng nhu cầu tín dụng vẫn gia tăng để chống tình trạng phá sản. Ngược lại
trong thời kỳ kinh tế hưng thịnh, các doanh nghiệp mở mang sản xuất, hàng hoá lưu
chuyển tăng mạnh nhưng tín dụng ngân hàng lại không đáp ứng kịp. Đây là một
hiện tượng rất bình thường của nền kinh tế.
7
Hơn nữa tín dụng ngân hàng còn có một số ưu điểm nổi bật so với các hình thức
khác là:
- Tín dụng ngân hàng có thể thoả mãn một cách tối đa nhu cầu về vốn của
các tác nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế vì nó có thể huy động nguồn vốn
bằng tiền nhàn rỗi trong xã hội dưới nhiều hình thức và khối lượng lớn.
- Tín dụng ngân hàng có thời hạn cho vay phong phú, có thể cho vay ngắn
hạn, trung hạn và dài hạn do ngân hàng có thể điều chỉnh giữa các nguồn vốn với
nhau để đáp ứng nhu cầu về thời hạn vay.
- Tín dụng ngân hàng có phạm vi lớn vì nguồn vốn bằng tiền là thích hợp với
mọi đối tượng trong nền kinh tế, do đó nó có thể cho nhiều đối tượng vay.
2.1.2.3 Phân loại tín dụng ngân hàng:
Có rất nhiều cách phân loại tín dụng ngân hàng dựa vào các căn cứ khác nhau
tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên người ta thường phân loại theo một số tiêu
thức sau:
+ Theo thời gian sử dụng vốn vay, tín dụng được phân thành 3 loại sau:
*Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường được
sử dụng vào nghiệp vụ thanh toán, cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu
động của các doanh nghiệp hay cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của cá
nhân.
*Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được dùng để cho vay vốn
phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây
dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.
*Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để
cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.
Thường thì tín dụng trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định
và một phần vốn tối thiểu cho hoạt động sản xuất.
+ Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, tín dụng ngân hàng chia thành 2
loại:
8
* Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng được cung cấp
cho các doanh nghiệp để họ tiến hành sản xuất và kinh doanh.
* Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được cấp phát cho cá nhân để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng. Loại tín dụng này thường được dùng để mua sắm nhà cửa, xe cộ,
các thiết bị gia đình... Tín dụng tiêu dùng ngày càng có xu hướng tăng lên.
+ Căn cứ vào tính chất đảm bảo của các khoản cho vay, có các loại tín dụng
sau:
* Tín dụng có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra
đều có tài sản tương đương thế chấp, có các hình thức như: cầm cố, thế chấp, chiết
khấu và bảo lãnh.
* Tín dụng không có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay
phát ra không cần tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào tín chấp. Loại hình này thường
được áp dụng với khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài và sòng phẳng với
ngân hàng, khách hàng này phải có tình hình tài chính lành mạnh và có uy tín đối
với ngân hàng như trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc lẫn lãi, có dự án sản xuất kinh
doanh khả thi, có khả năng hoàn trả nợ...
Trong nền kinh tế thị trường việc phân loại tín dụng ngân hàng theo các tiêu
thức trên chỉ có ý nghĩa tương đối. Khi các hình thức tín dụng càng đa dạng thì cách
phân loại càng chi tiết. Phân loại tín dụng giúp cho việc nghiên cứu sự vận động của
vốn tín dụng trong từng loại hình cho vay và là cơ sở để so sánh, đánh giá hiệu quả
kinh tế của chúng.
2.1.3 Tổng quan về tăng trưởng tín dụng:
2.1.3.1 Khái niệm tăng trưởng tín dụng:
Theo Nguyễn Văn Tiến (2013), tăng trưởng tín dụng là việc các NHTM sử
dụng các chính sách nhằm tăng nguồn vốn huy động, đáp ứng cho việc cấp tín
dụng, chiết khấu, đầu tư vào những đối tượng là các tổ chức kinh tế, cá nhân… có
nhu cầu vay vốn, từng bước nâng cao lợi nhuận, thị phần và thương hiệu trên thị
trường.
9
Tăng trưởng tín dụng ngân hàng được hiểu là sự tăng lên của các khoảnn tín
dụng do hệ thống ngân hàng cấp cho các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức khác
trong nền kinh tế. Đây là điều rất cần thiết để có thể đáp ứng nhu cầu về vốn ngày
càng tăng trong quá trình phát triển của toàn xã hội.
2.1.3.2 Một số chỉ tiêu đo lường tăng trưởng tín dụng:
Tăng trưởng tín dụng ngân hàng được xác định cả về quy mô và tốc độ tăng
trưởng.
- Quy mô tăng trưởng: Được xác định thông qua con số tuyệt đối bằng cách
tính chênh lệch giữa tổng giá trị của các khoản tín dụng do hệ thống ngân hàng cấp
trong kỳ tính toán so với kỳ trước, nó phản ánh mức mức độ tăng trưởng tín dụng
nhiều hay ít tính và được tính theo công thức:
Quy mô tăng trưởng kỳ t = Tổng giá trị các khoản tín dụng do hệ thống ngân
hàng cấp trong kỳ t - Tổng giá trị các khoản tín dụng do hệ thống ngân hàng cấp
trong kỳ t -1.
- Tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của ký tính toán so với kỳ
trước được xác định thông qua con số tương đối nhằm phản ánh mức độ tăng trưởng
là nhanh hay chậm, và được tính theo các công thức:
+ Tốc độ tăng dư nợ tín dụng: phản ánh tốc độ tăng dư nợ của NHTM.
Nếu dư nợ kỳ sau cao hơn kỳ trước, NHTM đã giải quyết nhu cầu vốn cho nền kinh
tế, phù hợp với xu hướng tăng trưởng kinh tế và ngược lại.
Tốc độ tăng dư nợ tín dụng = [(Dư nợ tín dụng kỳ này – Dư nợ tín
dụng kỳ trước)/ Dư nợ tín dụng kỳ trước]
+ Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay:
Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh
khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín
10
dụng của ngân hàng (tương tự như chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, nhưng bao gồm toàn
bộ dư nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dư nợ cho vay trong năm đã
thu hồi)
Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có
hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm
khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.
Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay = [(Doanh số cho vay năm nay –
Doanh số cho vay năm trước)/ Doanh số cho vay năm trước]
+ Tốc độ tăng huy động vốn: phản ánh quy mô và tốc độ huy động của
NHTM. Nếu kỳ sau cao hơn kỳ trước, tốc độ huy động tăng, quy mô hoạt động mở
rộng; ngược lại là giảm tốc độ huy động, quy mô bị thu hẹp.
Tốc độ tăng huy động vốn =[(Vốn huy động kỳ này – Vốn huy động kỳ
trước)/Vốn huy động kỳ trước]
+ Cơ cấu tín dụng: phản ánh tỷ lệ cấp tín dụng theo đối tượng, kỳ hạn
hoặc ngành nghề. Cơ cấu tín dụng giúp ngân hàng tính toán được các chỉ tiêu đảm
bảo an toàn về tín dụng, thanh khoản hoặc điều chỉnh hướng cho vay theo chiến
lược phát triển của ngân hàng hay chính sách điều tiết của NHNN.
Tỷ lệ cơ cấu tín dụng = (Dư nợ tín dụng theo đối tượng/kỳ hạn/ngành
nghề) / Tổng dư nợ tín dụng
2.1.3.3 Vai trò của tăng trưởng tín dụng :
Trong các hình thức tín dụng thì tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụng
vô cùng quan trọng, nó là một quan hệ tín dụng chủ yếu, cung cấp phần lớn nhu cầu
tín dụng cho các doanh nghiệp, các thể nhân khác trong nền kinh tế. Với công nghệ
ngân hàng hiện nay, tín dụng ngân hàng càng trở thành một hình thức tín dụng
không thể thiếu ở cả trong nước và quốc tế và đóng vai trò là một mối quan hệ kinh
tế, có những tác động nhất định đến hoạt động kinh tế biểu hiện qua tốc độ tăng
trưởng tín dụng.
11
Tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng cho phát triển
kinh tế, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển. Vì thế tăng trưởng tín dụng là biểu
hiện của lực lượng sản xuất xã hội phát triển. Theo Richard Duncan (2011) cho rằng
“điều quan trọng nhất để hiểu về nền kinh tế trong thời đại trọng tiền ngày nay là
tăng trưởng tín dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”. Tín dụng ngân hàng tăng trưởng
lành mạnh là điều kiện tiền đề quan trọng giúp cho các doanh nghiệp mở rộng sản
xuất, gia tăng sản lượng, từ đó thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng. Đồng thời,
khi cơ cấu tín dụng được hình thành phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội, phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của NHTM có tác động
tích cực, thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt
động ngân hàng và tạo tiền đề cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Và ngược lại,
khi tín dụng bị suy giảm và tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng, cơ cấu tín dụng
không phù hợp sẽ là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang rơi vào tình trạng khó khăn,
thậm chí là suy thoái hoặc khủng hoảng. Theo Moritz Schularick và Alan M.Taylor
(2009) cho rằng tăng trưởng tín dụng là tiền đề để tiên đoán khả năng một cuộc
khủng hoảng tài chính xảy ra trong tương lai.
Tăng trưởng tín dụng mở rộng cầu nối giữa cung và cầu về vốn trong nền
kinh tế: Trong xã hội luôn có một số người thừa vốn cần đầu tư và một số người
thiếu vốn muốn đi vay. Song những người này khó có thể gặp nhau, hoặc có thể gặp
nhau thì chi phí tất cao và không kịp thời. Hoạt động tín dụng của các ngân hàng
thương mại đã thỏa mãn những lo lắng của những người có vốn và đáp ứng nhu cầu
của người cần vốn, có nghĩa là các NHTM đứng ra là trung gian nhận tiền gửi tất cả
các thành phần kinh tế và cho vay lại các đơn vị, cá nhân trong nền kinh tế. Vì vậy
hoạt động tín dụng ngày càng mạnh thì càng mở rộng cầu nối giữa cung và cầu về
vốn trong nền kinh tế.
Tăng trưởng tín dụng là công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy quá trình tập trung và
điều hòa vốn trong nền kinh tế: Nhờ hoạt động tín dụng đã góp phần cung ứng và
điều hòa vốn trong từng doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế, tạo cho quá trình sản
12
xuất được tiến hành một cách trôi chảy, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cố định, vốn
lưu động, bổ sung tăng cường củng cố tài sản cố định là cho quá trình sản xuất được
tuần hòan, thúc đẩy sản xuất lưu thông, tăng tốc độ chu chuyển vốn tiền tệ trong xã
hội, góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho
nền kinh tế phát triển bền vững.
Tăng trưởng tín dụng góp phần thúc đẩy củng cố chế độ hạch toán kế toán:
Thông qua hoạt động tín dụng mà cụ thể là cho vay, ngân hàng có thể kiểm soát
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp làm cho người vay càng có ý thức hơn
trong cơ chế quản lý tài chính, quản lý dòng vốn, qua đó tăng cường củng cố chế độ
hạch toán kế toán thêm vững chắc.
Tăng trưởng tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa, lưu
chuyển tiền tệ, điều tiết khối lượng trong lưu thông và kiềm soát lạm phát: Thông
qua hoạt động tín dụng, khối lượng tiền tệ trong lưu thông sẽ tăng lên khi thực hiện
hoạt động cho vay và ngược lại sẽ giảm xuống khi thực hiện hoạt động thu nợ, do
đó góp phần điều tiết khối lượng tiền trong toàn bộ nền kinh tế. Ngân hàng sử dụng
công cụ lãi suất, hạn mức tín dụng để làm thay đổi khối lượng tiền vay, từ đó điều
tiết được khối lượng tiền trong nền kinh tế và kiểm soát được lạm phát. Thông qua
hoạt động tín dụng các NHTM, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể biết được
phạm vi, phương hướng đầu tư hiệu quả vào các ngành kinh tế từ đó có chính sách
tiền tệ thích hợp.
Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện để phát triển kinh tế với các nước: Thông
qua các hình thức như nhận ủy thác đầu tư, mở và thanh toán thư tín dụng, bảo lãnh
hàng hóa cuất nhập khẩu, chuyển tiền nhanh đi các nơi… tín dụng ngân hàng đã
trực tiếp tham gia trong quan hệ thanh toán quốc tế, các hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa, tài trợ cho các hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, đầu tư chiều sâu, đổi
mới công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong nước, thú đẩy sản
xuất trong nước phát triển nhằm phục vụ tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu góp
phần tăng trưởng kinh tế và mở ra sự giao lưu giữa nước ta với các nước khác trên
thế giới.
13
dụng:
2.1.3.4 Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và hiệu quả hoạt động tín
Tăng trưởng tín dụng có chất lượng là đặc trưng biểu hiện thành phát triển
bền vững ngân hàng. Từ ngữ bền vững ở đây không phải là duy trì tốc độ tăng
trưởng cao và lâu dài về thời gian, mà sự phát triển bền vững ngành ngân hàng phải
bao toàn và phát triển ba nguồn lực: vốn, nhân lực và công nghệ, trong đó nhân lực
và công nghệ đặc biệt được quan tâm vì nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển
của một ngân hàng.
Tăng trưởng tín dụng có chất lượng cao sẽ dẫn đến hiệu quả hoạt động tín
dụng cao, điều đó cho thấy tăng trưởng tín dụng có chất lượng cao và hiệu quả hoạt
động tín dụng có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Nói cách khác,
tốc độ tăng trưởng tín dụng của một ngân hàng phải đạt đến một giới hạn dựa theo
yếu tố nguồn lực và điều kiện kinh tế cụ thể của ngân hàng đó. Nếu tăng trưởng tín
dụng vượt quá tầm kiểm soát của ngân hàng sẽ dẫn đến tình trạng ngân hàng đó có
thể sẽ mất khả năng thanh toán, chất lượng tín dụng giảm sút, từ đó dẫn đến hiệu
quả hoạt động tín dụng kém, thậm chí thua lỗ.
Để đảm bảo tăng trưởng tín dụng có chất lượng thì các nhà quản trị ngân
hàng phải có biện pháp quản trị rủi ro phù hợp trên cơ sở nhận định và lượng hóa
những loại rủi ro có thể gặp trong hoạt động tín dụng của mình.
Ngoài ra, nguồn vốn dùng để cho vay chủ yếu là nguồn vốn huy động từ các
thành phần kinh tế, do đó việc cấp tín dụng phải đảm bảo an toàn thu hồi được cả
vốn lẫn lãi đúng thời hạn, muốn vậy việc sử dụng vốn phải đảm bảo đúng mục đích
và đúng quy định về cấp tín dụng của NHNN thì nguồn vốn cho vay mới đảm bảo
an toàn. Nghĩa là, việc tăng trưởng tín dụng phải hiệu quả và an toàn mới đảm bảo
là tín dụng có chất lượng.
Như vậy, mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với chất lượng tín dụng,
hiệu quả tín dụng và an toàn trong hoạt động tín dụng luôn là mối quan hệ biện
chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Các ngân hàng luôn đặt cho mình một mục tiêu
phải tăng trưởng tín dụng, đồng thời phải luôn đảm bảo chất lượng tín dụng để có
14
hiệu quả cao, mà muốn có hiệu quả thì tín dụng phải đảm bảo an toàn vốn cho vay.
Để thực hiện mục tiêu trên thì các nhà quản trị ngân hàng cần phải có những biện
pháp quản trị rủi ro hiệu quả, có như vậy thì tăng trưởng tín dụng mới hiệu quả và
bền vững.
2.1.4 Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại:
2.1.4.1 Khái niệm rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do
khách hàng vay hoặc một đối tác không hay không thể thực hiện nghĩa vụ đã thỏa
thuận dẫn đến việc các khoản cho vay hay các khoản phải thu của ngân hảng giảm
giá trị hoặc không thu hồi được.
2.1.4.2 Sự cần thiết phải phòng ngừa rủi ro tín dụng:
 Đối với bản thân Ngân hàng.
Các nhà kinh tế thường gọi Ngân hàng là “ngành kinh doanh rủi ro”. Thực tế
đã chứng minh không một ngành nào mà khả năng dẫn đến rủi ro lại lớn như trong
lĩnh vực kinh doanh tiền tệ- tín dụng. Ngân hàng phải gánh chịu những rủi ro không
những do nguyên nhân chủ quan của mình, mà còn phải gánh chịu những rủi ro
khách hàng gây ra. Vì vậy “rủi ro tín dụng của Ngân hàng không những là cấp số
cộng mà có thể là cấp số nhân rủi ro của nền kinh tế”.
Khi rủi ro xảy ra, trước tiên lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng sẽ bị ảnh
hưởng. Nếu rủi ro xảy ra ở mức độ nhỏ thì Ngân hàng có thể bù đắp bằng khoản dự
phòng rủi ro (ghi vào chi phí) và bằng vốn tự có, tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng trực
tiếp tới khả năng mở rộng kinh doanh của Ngân hàng. Nghiêm trọng hơn, nếu rủi ro
xảy ra ở mức độ lớn, nguồn vốn của Ngân hàng không đủ bù đắp, vốn khả dụng bị
thiếu, lòng tin của khách hàng giảm tất nhiên sẽ dẫn tới phá sản Ngân hàng. Vì vậy
việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là một việc làm cần thiết đối với các
NHTM.
15
 Đối với nền kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng liên quan
đến rất nhiều các thành phần kinh tế từ cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế cho
tới các tổ chức tín dụng khác. Vì vậy, kết quả kinh doanh của Ngân hàng phản ánh
kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế và đương nhiên nó phụ thuộc rất lớn
vào tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và khách hàng.
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng không thể có kết quả tốt khi hoạt động kinh
doanh của nền kinh tế chưa tốt hay nói cách khác hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng sẽ có nhiều rủi ro khi hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro. Rủi ro xảy ra dẫn tới
tình trạng mất ổn định trên thị trường tiền tệ, gây khó khăn cho các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh, làm ảnh hưởng tiêu cực đối với mnền kinh tế và đời sống xã
hội. Do đó, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng không những là vấn đề sống còn
với Ngân hàng mà còn là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế góp phần vào sự ổn định
và phát triển của toàn xã hội.
2.1.4.3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng:
Đối với ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại
nguồn lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng nhưng nó cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều
rủi ro. Tăng trưởng tín dụng luôn đi kèm với rủi ro tín dụng, mà rủi ro tín dụng có
thể dẫn đến những tác hại xấu, có khi dẫn đến sụp đỗ ngân hàng. Vì vậy, muốn tín
dụng tăng trưởng cao mà chất lượng tí dụng vẫn tốt thì ngân hàng phải luôn tìm
kiếm các biện pháp nhằm kiểm soát, hạn chế rủi ro, đặc biệt là hạn chế rủi ro tín
dụng trong hoạt động kinh doanh. Để ngăn ngừa và hạn chế tổn thất cho ngân hàng,
nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của NHTM, quản lý rủi ro tín dụng là
thật sự cần thiết. Tuy nhiên, cần xác định rằng, rủi ro tín dụng là bạn đường trong
kinh doanh ngân hàng, chỉ có thể đề phòng, hạn chế chứ không thể loại trừ. Để hạn
chế rủi ro tín dụng, các NHTM cần phải áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn
ngưa phát sinh rủi ro đồng thời có các biện pháp thích hợp để hạn chế tổn thất khi
rủi ro xảy ra.
16
2.2 Các nhân tố kinh tế tác động đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng
thương mại cổ phần:
2.2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố kinh tế tác động đến tăng
trưởng tín dụng trong nước và thế giới:
2.2.1.1 Nghiên cứu của Kai Guo and Vahram Stepanyan:
Nghiên cứu của Kai Guo and Vahram Stepanyan về “Determinants of Bank
Credit in Emerging Market Economies” được đăng trên IMF Working Paper vào
tháng 3/2011.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Trong bài nghiên cứu, các tác giả sử dụng hàng loạt dữ liệu quý được lấy từ
IMF: Thống kê tài chính quốc tế (IFS), Triển vọng kinh tế thế giới (WEO), và Báo
cáo ổn định tài chính toàn cầu (báo cáo GFSR). Các dữ liệu kéo dài một khoảng
thời gian từ quý I năm 2001 đến quý II năm 2010 của trước và sau cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và bao gồm 38 quốc gia: Argentina, Brazil,
Bulgaria, Chile, Trung Quốc, Colombia, Costa Rica, Croatia, Cộng hòa Séc, Ai
Cập, El Salvador, Estonia, Georgia, Guatemala, Hungary, Indonesia, Israel,
Jamaica, Jordan, Hàn Quốc, Latvia, Lithuania, Malaysia, Mexico, Morocco,
Panama , Peru, Philippines, Ba Lan, Romania, Nga , Serbia, Nam Phi, Thái Lan,
Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Venezuela và Việt Nam.
Các tác giả đã phân tích những tác động của các biến kinh tế vĩ mô đến tăng
trưởng tín dụng ngân hàng qua hai giai đoạn trước và sau cuộc khủng hoảng trong
mõi quốc gia. Sau đó các tác giả thảo luận và đưa ra các chính sách phù hợp.
Các biến kinh tế vĩ mô được sử dụng trong bài nghiên cứu: tốc độ tăng
trưởng tiền gửi, lạm phát, tăng trưởng GDP, lãi suất huy động, tỷ giá hối đoái, nợ
xấu, lãi suất của Cục dự trữ Liên Bang Mỹ (Fed), cung tiền M2 và nợ nước ngoài.
Các biến kinh tế vĩ mô này được sử dụng như là những biến độc lập, biến tăng
trưởng tín dụng được sử dụng như biến phụ thuộc.
17
 Mô hình nghiên cứu:
Mô hình hồi quy được sử dụng để kiểm tra các mối quan hệ giữa tăng
trưởng tín dụng với các yếu tố kinh tế vĩ mô như sau:
Credit Growthi,t = β0 + β1(Shdepoi,t-4 x deposit Growthi, t) + β2(Shforeignliai, t-4 x
Non – resident Liability Growthi,t) + β3πi,t + β4Gi,t-1 + β5Deposit ratei,t-1 + β5Fed
fund Rate Changei,t + FEi + €I,t
+ Credit Growth : tỷ lệ tăng trưởng tín dụng( biến phụ thuộc)
+ Deposit Growth: tốc độ tăng trưởng tiền gửi, Người ta mong chờ rằng tăng
trưởng huy động sẽ dẫn đến tăng trưởng tín dụng vì các ngân hàng sẽ có vốn để cho
vay nhiều hơn
+ Non – resident Liability Growth : Tốc độ tăng trưởng của các khoản nợ
không cư trú
+ Π :lạm phát, tăng trưởng tín dụng nói chung bị ảnh hưởng bởi lạm phát, tác
giả sử dụng lạm phát như là một biến kiểm soát. Ngoài ra, nó cũng có thể thông báo
cho chúng tôi biết lạm phát là gây bất lợi cho tăng trưởng tín dụng tư nhân thực sự
hay không.
+ G : lấy độ trễ Tăng trưởng GDP, tăng trưởng GDP đo lường sức khỏe tổng
thể của nền kinh tế, và do đó có thể phản ánh các nhu cầu tín dụng. Tốc độ tăng
trưởng GDP cao thì tăng trưởng tín dụng cao. Tác giả sử dụng độ trễ tăng trưởng
GDP trong hồi quy để tránh các vấn đề của quan hệ nhân quả ngược lại, tăng trưởng
tín dụng cụ thể là cao dẫn đến tăng trưởng GDP cao hơn.
+ Deposit rate : lãi suất huy động có lấy độ trễ. Chính sách tiền tệ thắt chặt
dẫn đến tăng trưởng tín dụng chậm. Bởi vì có thường sẽ có độ trễ của chính sách
tiền tệ có hiệu lực và có thể có những vấn đề quan hệ nhân quả ngược, tác giả sử
dụng có độ trễ lãi suất huy động để thay thế.
18
+ Fed fund Rate Change: Thay đổi trong tỷ lệ quỹ liên bang Mỹ, Việc hạ
thấp tỷ lệ quỹ liên bang Mỹ, các điều kiện thanh khoản toàn cầu nới lỏng hơn, và
tăng trưởng tín dụng trong nước vì thế cao hơn.
 Kết quả nghiên cứu:
Bài viết làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu bằng cách điều tra dữ liệu 10 năm
của các nước đang phát triển trước và sau khủng hoảng, kết quả nghiên cứu cho
thấy tăng trưởng huy động và nợ nước ngòai tác động tích cực đến tăng trưởng tín
dụng, tăng trưởng kinh tế mạnh làm tăng nhu cầu tín dụng và dẫn đến tăng trưởng
tín dụng cao, lạm phát cao là bất lợi cho tăng trưởng tín dụng, sự nới lỏng chính
sách tiền tệ cao dẫn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng, lãi suất huy động cao là
biểu hiện của chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho tăng trưởng tín dụng giảm, còn tỷ
giá chỉ có tác động đến tăng trưởng tín dụng cho đồng nội tệ so với ngoại tệ chứ
không phản ánh toàn bộ tăng trưởng tín dụng.
 Một số bài học được rút ra từ bài nghiên cứu:
Vốn nước ngoài là một nguồn lợi rất tốt để tăng trưởng tín dụng trong nền
kinh tế mới nổi (EMES). Các nước phụ thuộc nhiều hơn vào vay nước ngoài để tài
trợ tín dụng trong nước, đặc biệt là một số nước có nền kinh tế mới nổi châu Âu, nói
chung dựa vào những kinh nghiệm cho thấy trong khi các nước mà ít dựa vay nước
ngoài, ví dụ EMES ở Mỹ Latinh và châu Á, tình hình tốt hơn nhiều trong suốt
khủng hoảng, còn các nước phụ thuộc vào vốn nước ngoài để tài trợ có thể chứng
minh dễ bị tổn thương trước các cú sốc bên ngoài. Do đó, các chính sách vĩ mô thận
trọng cần phải đặc biệt cảnh giác để vốn của nước ngoài thúc đẩy sự bùng nổ tín
dụng, nhưng có thể đảo ngược lại rất nhanh chóng.
Thứ hai, xây dựng một cơ sở tiền gửi trong nước mạnh mẽ có thể là một chìa
khóa cho tăng trưởng tín dụng bền vững và ổn định.
Thứ ba, tăng trưởng huy động mạnh mẽ và lạm phát thấp là có lợi cho tăng
trưởng tín dụng. Do đó, chính sách nhằm cải thiện huy động và lạm phát thấp có thể
thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và do đó tăng cường hơn nữa hoạt động kinh tế.
19
Cuối cùng nhưng không kém, một lĩnh vực ngân hàng với một Bảng cân đối
khỏe mạnh không chỉ ổn định tài chính, mà còn tăng trưởng tín dụng.
2.2.1.2 Nghiên cứu của Kashif Imran:
Nghiên cứu của Kashif Imran thuộc Viện Quản trị Kinh doanh (IBA),
Karachi trường Đại học Karachi, Karachi, Mohammed Nishat, PhD về
“Determinants of Bank Credit in Pakistan: A Supply Side Approach”
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu này xác định các yếu tố giải thích tín dụng ngân hàng cho các
doanh nghiệp trong thay đổi môi trường tài chính. Sự tăng trưởng tín dụng ngân
hàng cho khu vực tư nhân được sử dụng như là biến phụ thuộc trong khi tăng
trưởng của các khoản nợ từ nước ngoài, tăng trưởng trong tiền gửi trong nước, tỷ
giá thị trường tiền tệ, M2 theo tỷ lệ phần trăm của GDP, tăng trưởng kinh tế thực tế,
lạm phát và tỷ giá hối đoái được xác định là biến giải thích chính để giải thích hành
vi của tín dụng ngân hàng .. Với sự tập trung lớn về mặt cung nghiên cứu này sử
dụng kinh tế lượng ARDL. Phương pháp sử dụng dữ liệu hàng năm từ giai đoạn
1971-2009 cho Pakistan.
 Dữ liệu và Mô hình nghiên cứu:
Các nghiên cứu này điều tra các yếu tố quyết định đến tín dụng ngân hàng
trong trường hợp của một nền kinh tế mới nổi như Pakistan. Các dữ liệu hàng năm
được sử dụng để phân tích kinh tế, kéo dài thời gian bốn mươi năm kể từ năm 1971
đến năm 2010. Các dữ liệu thu được từ các nguồn khác nhau ví dụ: Thống kê của
Ngân hàng Pakistan, Chỉ số Phát triển Thế giới (WDI) và Thống kê Tài chính Quốc
tế (IFS).
Các mô hình được sử dụng trong nghiên cứu này là như sau:
PCt = β0 + β1FLt + β2DDt + β3CPIt + β4GDPt + β5ERt + β6MMRt + β7M2t + μt …
ở đây:
PC là tín dụng cá nhân,
FL là nợ nước ngoài,
20
DD là tiền gửi trong nước,
CPI là chỉ số giá tiêu dùng,
GDP là GDP thực,
ER là tỷ giá hối đoái,
MMR là tỷ giá thị trường tiền tệ,
M2 là M2 theo tỷ lệ phần trăm của GDP và μt là sai số.
Tất cả các biến được lấy ở dạng logarit tự nhiên.
 Kết quả nghiên cứu:
Các kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng các khoản nợ nước ngoài, tiền gửi trong
nước, tăng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái, và điều kiện tiền tệ có tác động đáng kể
vào ngân hàng tín dụng cho khu vực tư nhân ở Pakistan, đặc biệt là trong thời gian
dài. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát và lãi suất thị trường tiền tệ không ảnh hưởng đến
tín dụng cá nhân. Hơn nữa, trong ngắn hạn các khoản tiền gửi trong nước không ảnh
hưởng đến tín dụng tư nhân. Lý do có thể là các ngân hàng không cho vay phát
hành ngay lập tức từ số tiền hiện gửi mà dùng bởi tài khoản chủ sở hữu.
Các kết quả cũng suy ra rằng sức khỏe tài chính và khả năng thanh khoản
của các ngân hàng đóng vai trò quan trọng và quan trọng trong việc xác định các
khoản vay. Một nền kinh tế mạnh được đo lường bằng GDP, đó là động cơ thúc đẩy
yếu tố để các ngân hàng có tác động đáng kể về mặt thống kê về việc ban hành
nhiều tín dụng cho các doanh nghiệp tư nhân. Kết quả cũng cho thấy mối quan hệ
lâu dài là ổn định và bất kỳ việc mất cân bằng được hình thành trong thời gian ngắn
sẽ là tạm thời và được điều chỉnh trong một thời gian với một tốc độ cao 53,5 %
mỗi năm. Nghiên cứu này không phân biệt về mặt thống kê hành vi của tín dụng
ngân hàng trong phi tài chính (1971-1989) và thời kỳ cải cách tài chính (1990-2008)
ở Pakistan.
21
2.2.1.3 Nghiên cứu của ThS. Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến:
Nghiên cứu của ThS. Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến về : Các nhân
tố tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng tại Việt Nam năm 2011:
Bằng chứng định lượng.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Bộ số liệu được sử dụng nghiên cứu trong bài viết nghiên cứu đến
nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng của NHTM là tập hợp của 84 ngân
hàng, trong đó có 5 NHTM nhà nước, 16 NHTM nước ngoài hoạt động tại thị
trường Việt Nam. Số liệu do các tác giả tính toán và tổng hợp từ các báo cáo tài
chính của các ngân hàng trên. Số liệu được lấy theo theo 3 mốc thời gian là quý 1,
quý 2, quý 3 năm 2011.Các biến được sử dụng trong bài nghiên cứu này là tốc độ
tăng trưởng tín dụng, tốc độ tăng trưởng huy động vốn, thanh khoản ngân hàng, tỷ
suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu(ROE), NHTM Nhà Nước, NHTM cổ phần.
 Mô hình nghiên cứu:
Các tác giả đưa những giả định được đề cập vào một mô hình hồi qui có sử
dụng biến giả (biến NHTM Nhà Nước: nhận giá trị 1 nếu là NHTM Nhà Nước,
ngược lại nhận giá trị 0, biến Ngân Hàng Nước Ngoài: nhận giá trị 1 nếu là Ngân
Hàng Nước Ngoài, ngược lại nhận giá trị 0) để kiểm định tác động của các biến độc
lập lên biến phụ thuộc như sau:
Cg = c+ 𝛽1 sate + β2 foreign + β 3 deposit + β4 liquidity + β5 roe + β6 spread + ε
22
Biến Ý nghĩa Mối quan hệ
kỳ vọng
CG( biến phụ
thuộc)
Tốc độ tăng trưởng tín dụng so với đầu năm 2011(bao
gồm hoạt động cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cho thuê
tài chính)
C Hằng số
STATE Biến giả: 1 nếu là NHTMNN, ngược lại nhận giá trị 0 +
FOREIGN
Biến giả: 1 Nếu là ngân hàng nước ngoài, ngược lại nhận
giá trị 0
-
DEPOSIT
Tốc độ tăng trưởng vốn huy động so với đầu năm 2011
(tiền gửi và giấy tờ có giá)
+
LIQUIDITY
Thanh khoản của ngân hàng (Thanh khoản chung/Vốn
huy động), Thanh khoản chung bao gồm tiền mặt và
những tài sản có tính lỏng cao
+
ROE Lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu +
SPREAD
Chênh lệch giữa lãi suất bình quân cho vay và lãi suất
bình quân huy động
-
 Kết quả nghiên cứu:
Kết quả thực nghiệm cho thấy khi tốc độ huy động vốn, khả năng thanh
khoản đều tăng, các ngân hàng sẽ sẵn lòng trong việc cho khách hàng vay làm tăng
tốc độ tăng trưởng tín dụng. Và ngược lại, khi chênh lệch lãi suất bình quân tăng thì
lại làm giảm tốc độ tăng trưởng bình quân. Còn việc đưa biến giả vào là không
có ý nghĩa khi ngân hàng được xét dù là NHTMNN hay ngân hàng nước ngoài
thì đều chịu tác động giống như nhau.
23
2.2.2 Các nhân tố kinh tế tác động đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng
thương mại cổ phần:
2.2.2.1 Tăng trưởng tiền gửi:
* Khái niệm :
Theo Nguyễn Minh Kiều (2007), “Hoạt động huy động vốn là một trong
những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Hoạt động
này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp
tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Nhìn vào bảng cân đối
tài sản của ngân hàng thương mại, chúng ta thấy rằng nghiệp vụ huy động vốn được
phản ánh bên phần tài sản Nợ. Do vậy, huy động vốn còn được gọi là nghiệp vụ tài
sản Nợ.
Theo nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 của Chính Phủ về tổ chức
và hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm cụ thể hóa việc thi hành Luật các Tổ
chức tín dụng, ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau
đây:
+ Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới
các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
+ Phát hành các chứng chỉ tiền gửi , trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy
động vốn của tổ chức , cá nhân tong nước và ngoài nước khi được Thống đốc Ngân
hàng Nhà Nước chấp thuận…
+ Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và các tổ
chức tín dụng nước ngoài.
+ Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà Nước theo quy định của Luật Ngân
Hàng Nhà Nước Việt Nam.”
Trong các hình thức huy động vốn trên thì huy động vốn qua tài khoản tiền
gửi là hình thức huy động vốn cổ điển và mang tính đặc thù riêng có của Ngân hàng
thương mại.
24
 Tác động của tăng trưởng tiền gửi tới tăng trưởng tín dụng:
Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực
hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Không có nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng
thương mại sẽ không đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình trong đó có hoạt
động cho vay.
Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn
vốn của Ngân Hàng Thương Mại, nguồn vốn huy động này chủ yếu được sử dụng
để cho vay mà hoạt động cho vay đem lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng điều đó
chứng tỏ nguồn vốn huy động có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với từng
NHTM, đồng thời nếu quy mô của nguồn vốn huy động của NHTM lớn sẽ tạo điều
kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh cho
ngân hàng. Ngoài ra việc huy động vốn sẽ kiểm soát được khối lượng tiền gửi vào
ngân hàng góp phần ổn định tiền tệ.
Bản chất của ngân hàng là huy động để cho vay. Hoạt động cho vay của ngân
hàng ngày càng được tăng cường, số lượng và chất lượng cho vay càng lớn khi mà
nguồn vốn của ngân hàng càng lớn mạnh. Khi nguồn vốn của ngân hàng tăng
trưởng đều đặn, hợp lý thì ngân hàng có thêm nhiều tiền cho khách hàng vay, điều
đó có nghĩa là hoạt động cho vay của ngân hàng được mở rộng, lượng cung tiền cho
nền kinh tế tăng. Ngược lại khi lượng vốn huy động ít thì các Ngân hàng Thương
Mại không có nhiều tiền để cho khách hàng vay, lượng cung tiền trên thị trường
gỉam. Kết quả nghiên cứu của Kai Guo and Vahram Stepanyan (2011) và Kashif
Imran (2011) cũng cho thấy rằng tăng trưởng huy động có tác động tích cực đến
tăng trưởng tín dụng. Như vậy tăng trưởng huy động và tăng trưởng tín dụng có mối
quan hệ cùng chiều.
2.2.2.2 Tổng sản phẩm quốc nội:
 Khái niệm:
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm cuối
cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ của một nước, tính trong khoảng thời gian nhất
định, thường là một năm.
25
 Cách tính GDP:
Mức hoạt động của một nền kinh tế được tính theo ba cách, GDP là một trong
các chỉ tiêu thể hiện mức hoạt động đó, nên nó cũng được tính theo 3 phương pháp:
+ Theo giá sản xuất hay sản lượng:
Theo phương pháp giá trị gia tăng, thì GDP được tập hợp tất cả các giá trị
tăng thêm của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất thường là một năm.
Giá trị gia tăng là khoản chênh lệch giữa giá trị sản lượng đầu ra của một
doanh nghiệp với khoản mua vào về nguyên nhiên vật liệu mua của các doanh
nghiệp khác mà được sử dụng hết trong quá trình sản xuất ra sản phẩm đó.
+ Theo dòng chi tiêu, xác định tổng cầu hay tổng chi tiêu trong nước:
Phương pháp này đo lường GDP bằng cách thu thập các dữ liệu về chi tiêu cho tiêu
dùng (C), đầu tư (I), chi tiêu của chính phủ về hàng hóa dịch vụ (G) và xuất khẩu
ròng (NX)
Do giá trị tổng sản lượng hàng hóa dịch vụ của nền kinh tế (Y) phải bằng
tổng chi tiêu để mua lượng hàng hóa và dịch vụ đó nên tổng chi tiêu bằng GDP.
+ Theo dòng thu nhập, xác định tổng thu nhập chi trả cho các yếu tố sản
xuất: Phương pháp này tính GDP theo chi phí các yếu tố đầu vào của sản xuất mà
các hàng kinh doanh phải thanh toán, tiền trả lãi vốn vay, tiền thuê nhà xưởng, tài
sản, tiền thanh toán tiền công, tiền lương, lợi nhuận thu được khi tham gia kinh
doanh, thu để bù đáp giá trị máy móc thiết bị, tài sản cố định đã hao mòn trong quá
trình sản xuất.
 Tác động của GDP đến tăng trưởng tín dụng:
Tăng trưởng kinh tế, biểu thị thông qua GDP tăng, thể hiện bằng sự tăng lên
về số lượng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăng
trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo. Tăng trưởng
kinh tế nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với mọi quốc gia trên con đường
vượt lên khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng. Tăng trưởng kinh
26
tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống
của cộng đồng được cải thiện. Khi nền kinh tế tăng trưởng cho thấy các doanh
nghiệp đang hoạt động hiệu quả, hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra có thị trường tiêu
thụ sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp tái sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh
từ đó phát sinh nhu cầu vay vốn. Điều này thúc đẩy gia tăng tốc độ tăng trưởng tín
dụng. Ngược lại khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, GDP giảm, đa số các doanh
nghiệp kinh doanh không hiệu quả, hàng hóa bị tồn động không bán được, các
khoản nợ vay trước đó ở các ngân hàng khó có khả năng trả đúng hạn từ đó gây ra
nợ xấu, dư nợ tín dụng giảm đi. Như vậy, GDP có tác động cùng chiều với tăng
trưởng tín dụng. Một hệ thống tài chính vững mạnh là điều cần thiết cho sự tăng
trưởng kinh tế, bên cạnh đó nền kinh tế phát triển sẽ hỗ trợ hệ thống tín dụng, do đó
đây là một quá trình 2 chiều. Kinh doanh tốt, tăng trưởng kinh tế, nhu cầu về cho
vay vốn tăng dẫn đến tăng trưởng tín dụng và ngược lại. (Kashif Imran, 2011)
2.2.2.3 Lãi suất cho vay:
 Khái niệm lãi suất:
Theo quan điểm của K.Marx: “Lãi suất là phần giá trị thặng dư được tạo ra
do kết quả bóc lột lao động làm thuê bị tư bản – chủ ngân hàng chiếm đoạt”.
Quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại cho rằng: “Lãi suất chính là sự
trả công cho số tiền vay, là phần thưởng cho “sở thích chi tiêu tư bản”. Lãi suất do
đó còn được gọi là sự trả công cho sự chia lìa với của cải, tiền tệ.” (J.M. Keynes).
Tóm lại, lãi suất được hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng - giá cả
của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ
hoặc các dạng thức tài sản khác nhau. Khi đến hạn, người đi vay sẽ phải trả cho
người cho vay một khoản tiền dôi ra ngoài số tiền vốn gọi là tiền lãi. Tỷ lệ phần
trăm của số tiền lãi trên số tiền vốn gọi là lãi suất (World Bank).
Lãi suất là giá cả mà người đi vay phải trả cho việc sử dụng vốn của người cho
vay trong một khoảng thời gian nhất định. (Sử Đình Thành và Vũ Thị Minh Hằng,
2008.
27
 Phân loại lãi suất:
- Căn cứ vào các loại hình tín dụng:
Lãi suất được chia làm 4 loại: tín dụng thương mại, tín dụng nhà nước, tín
dụng tiêu dùng, tín dụng ngân hàng.
+ Lãi suất tín dụng thương mại: áp dụng khi các doanh nghiệp cho vay dưới
hình thức mua bán chịu hàng hóa, lãi suất này được tính bao hàm trong một giá cả
hàng hóa bán chịu.
+ Lãi suất tín dụng Nhà Nước: được áp dụng khi Nhà Nước đi vay của các
chủ thể khác nhau trong xã hội dưới hình thức phát hành tín phiếu hoặc trái phiếu,
+ Lãi suất tín dụng tiêu dùng: áp dụng khi doanh nghiệp cho người lao động
vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Mức lãi suất tín dụng tiêu dùng thường cao
hơn lãi suất tín dụng ngân hàng và lãi suất tín dụng ngân hàng Nhà Nước.
+ Lãi suất tín dụng ngân hàng:
Lãi suất tiền gửi: là lãi suất cho các khoản tiền gửi. Nó được áp dụng để tính
tiền lãi phải trả cho người gửi tiền. Lãi suất tiền gửi có nhiều mức khác nhau tùy
thuộc vào thời hạn gửi, quy mô tiền gửi.
Lãi suất tiền vay: là lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng do việc
sử dụng vốn vay của ngân hàng. Nó được áp dụng để tính lãi tiền vay mà khách
hàng phải trả ngân hàng.
Lãi suất chiết khấu: áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình
thức chiết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá trị ngắn hạn chưa đến hạn thanh
toán của các khách hàng.
Lãi suất tái chiết khấu: Áp dụng khi ngân hàng TW tái cấp vốn cho các ngân
hàng dưới hình thức chiết khấu lại nhiều thương phiếu hoặc giấy tờ có giá trị ngắn
hạn chưa đến hạn của các ngân hàng.
Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau
vay trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất liên ngân hàng thường được ấn định vào
buổi sáng (còn gọi là lãi suất hàng ngày) nó được hình thành bởi quan hệ cung cầu
28
trên TW của các tổ chức tín dụng và chịu sự chi phối bởi lãi suất tái cấp vốn của
Ngân hàng TW.
Lãi suất cơ bản: là lãi suất được các ngân hàng sử dụng làm cơ sở để ấn định
mức lãi suất kinh doanh của mình. Ở Việt Nam luật Ngân Hàng Nhà Nước hiện nay
qui định” lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân Hàng Nhà Nước công bố làm cơ sở cho
các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh”.
 Mối quan hệ giữa lãi suất và tăng trưởng tín dụng:
Lãi suất là nhân tố quan trọng quyết định kết quả hoạt đông kinh doanh của
các NHTM. Lãi suất ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt đông của NHTM thông qua hai
nghiệp vụ chính là huy động và cho vay. Với lãi suất thấp, NHTM sẽ không thu hút
được tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp và cư dân, NHTM sẽ không đủ vốn để đáp ứng
nhu cầu vay vốn của khách hàng do nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và cư dân sẽ
tăng do chi phí vay vốn giảm. Với lãi suất cao tăng sẽ thu hút được tiền nhàn rỗi của
doanh nghiệp và cư dân nhưng nhu cầu vay vốn mới của doanh nghiệp sẽ giảm do
chi phí vay vốn cao, tỷ suất sinh lợi đạt được thấp, bên cạnh đó lãi suất huy động
cao là biểu hiện của chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho tăng trưởng tín dụng giảm
(Kai Guo and Vahram Stepanyan (2011)) . Vì vậy lãi suất có mối quan hệ nghịch
biến với tăng trưởng tín dụng.
Khi lãi suất trên thị trường không còn hấp dẫn, đặc biệt là khi tốc độ lạm phát
ở mức cao như hiện nay, bản thân kì vọng của dân chúng cũng thấp đi, chủ yếu họ
sẽ tìm cách đầu cơ hay tích trữ vàng. Hàng hóa sản xuất ra bán cũng trở nên chậm
chạp hơn, các doanh nghiệp ít nhu cầu buộc NHTM phải đẩy lãi suất đầu ra cao hơn
để bù đắp phần nào lượng khách hàng đang suy giảm và không đủ điều kiện được
vay. Điều đó dẫn đến chênh lệch lãi suất bình quân tỷ lệ nghịch với tốc độ tăng
trưởng tín dụng nền kinh tế.
29
2.2.2.4 Tỷ giá hoái đoái bình quân liên ngân hàng:
 Khái niệm tỷ giá hối đoái:
Trong nền kinh tế hàng hóa hiện đại, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều
có đồng tiền riêng khác nhau cả về hình thức lẫn giá trị và đều tham gia ngày càng
tích cực vào đời sống kinh tế xã hội quốc tế theo trình độ phát triển và vị thế của
quốc gia mình. Trong quá trình tham gia các hoạt động thương mại, đầu tư, vay
mượn và trao đổi quốc tế… các nước, các tổ chức, cá nhân, các đối tác phải thanh
toán với nhau thông qua các đồng tiền của các bên được chuyển đổi, tính toán theo
một tương quan tỷ lệ nhất định.
Vì vậy, tùy thuộc vào từng góc độ nghiên cứu, xem xét mà tỷ giá hối đoái có
thể được định nghĩa theo 2 cách sau:
+ Định nghĩa 1: Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện
bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia.
Theo định nghĩa này, tỷ giá hối đoái được coi là giá cả của một loai hàng hóa đặc
biệt- hàng hóa tiền tệ.
Ví dụ: 1 USD = 15.450 VND
+ Định nghĩa 2 : Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với
nhau mà trong thời đại này sự so sánh đó là sự so sánh sức mua của tiền tệ.
 Phân loại và vai trò của tỷ giá hối đoái:
- Căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá, có thể chia làm tỷ giá chính thức và
tỷ giá thị trường.
Tỷ giá chính thức là tỷ giá do Ngân hàng trung ương của nước đó xác định.
Trên cơ sở của tỷ giá này các NHTM và các TCTD sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại
tệ giao ngay, có kỳ hạn, hoán đổi.
Tỷ giá thị trường là tỷ giá được hình thành trên có sở quan hệ cung cầu trên
thị trường hối đoái.
- Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán, có thể chia làm tỷ giá giao ngay và tỷ giá có
kỳ hạn.
30
Tỷ giá giao ngay (SPOT) là tỷ giá do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm
giao dịch hoặc do hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo trong biểu độ do ngân
hàng nhà nước quy định.
Tỷ giá giao dịch kỳ hạn (FORWARDS) là tỷ giá giao dịch do tổ chức tín
dụng tự tính toán và thỏa thuận với nhau nhưng phải đảm bảo trong biên độ qui
định về tỷ giá kỳ hạn hiện hành của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm ký hợp
đồng.
- Căn cứ vào giá trị của tỷ giá, có thể chia làm tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá của một loại tiền tệ được biểu hiện theo
giá hiện tại, không tính đến bất kỳ ảnh hưởng nào của lạm phát.
Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá có tính đến tác động của lạm phát và sức mua
trong một cặp tiền tệ phản ảnh giá cả hàng hóa tương quan có thể bán ra nước ngoài
và hàng tiêu thụ trong nước. Tỷ giá này đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tế
của nước đó.
- Căn cứ vào thời điểm mua/bán ngoại hối, có thể phân biệt tỷ giá mua và tỷ
giá bán của ngân hàng.
Tỷ giá mua là tỷ giá của ngân hàng mua ngoại hối vào. Tỷ giá bán là tỷ giá
của ngân hàng bán ngoại hối ra. Tỷ giá mua bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán và
khoản chênh lệch đó là lợi nhuận kinh doanh ngoại hối của ngân hàng.
Thông thường thì ngân hàng không công bố tất cả tỷ giá của các hợp đồng đã
ký kết trong một ngày mà chỉ công bố tỷ giá của hợp đồng ký kết cuối cùng trong
ngày đó, người ta gọi đó là tỷ giá đóng của. Tỷ giá đóng cửa được coi là chỉ tiêu chủ
yếu về tình hình biến động của tỷ giá trong ngày hôm đó. Tỷ giá được công bố vào
đầu giờ của đầu ngày giao dịch được gọi là tỷ giá mở cửa.
 Tác động tỷ giá hối đoái đến tăng trưởng tín dụng:
Tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ là quan trọng đối với một quốc gia vì trước
tiên nó tác động trực tiếp tới giá cả hàng xuất nhập khẩu của chính quốc gia đó. Một
sự giảm giá của nội tệ so với ngoại tệ, tức tỷ giá tăng, giá cả hàng hoá xuất khẩu
tính bằng ngoại tệ sẽ giảm, làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế, dẫn đến
31
lượng xuất khẩu tăng, kích thích sản xuất hàng hóa trong nước, doanh nghiệp xuất
khẩu có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Điều này làm gia tăng nhu
cầu vay vốn và tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng. Mặt khác, khi tỷ giá tăng
sẽ có ảnh hưởng trực tiếp ngay lên giá cả nhập khẩu, qua thời gian, lượng nhập khẩu
sẽ giảm do giá cả nhập khẩu tăng, làm cho chi phí đầu vào tăng, từ đó ảnh hưởng
đến doanh số, lợi nhuận giảm, quy mô sản xuất kinh doanh thu hẹp lại và lẽ dĩ nhiên
nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp này giảm dần và ảnh hưởng đến tăng trưởng
tín dụng. Như vậy cho thấy tác động của tỷ giá hối đoái đến tăng trưởng tín dụng là
tăng hay giảm thì chưa thể kết luận.
2.2.2.5 Lạm phát:
 Khái niệm :
Theo kinh tế học , lạm phát (inflation) là sự tăng lên theo thời gian của mức
giá chung của nền kinh tế. Định nghĩa cũng ngụ ý rằng lạm phát không phải là hiện
tượng giá của một vài hàng hóa hay nhóm hàng hóa nào đó tăng lên. Và nó cũng
không phải là hiện tượng giá cả chung tăng lên một lần. Nếu sự tăng lên một lần của
giá cả thì hiện tượng chỉ dừng lại là một cú sốc về giá chứ chưa phải là lạm phát.
Lạm phát là sự tăng giá liên tục theo thời gian.
Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị của thị trường hay giảm sức
mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá
tiền tệ.
 Xác định lạm phát:
Lạm phát được đo bằng chỉ số giá cả :
+ Chỉ số giá được sử dụng rộng rãi nhất là chỉ số giá cả hàng tiều dung CPI
(Consumer Price Index). CPI tính chi phí của một giỏ hàng tiêu dùng và dịch vụ
trên thị trường. Để tính CPI , ta dựa vào tỷ trọng của phần chi cho từng mặt trong
tổng chi tiêu cho tiêu dung của thời kì có lạm phát.
+ Một chỉ số nữa thường được sử dụng là chỉ số giá cả sản xuất (PPI:
Producer Price Index), đây là chỉ số giá bán buôn. PPI dùng để tính giá cả trong lần
bán đầu tiên do người sản xuất ấn định
32
Ip = ∑ip.d
Ip: chỉ số giá của từng loại nhóm hàng
d: tỷ trọng mức tiêu dung của từng loại hàng
+ Ngoài 2 chỉ số trên, chỉ số GNP cũng được sử dụng. Đây chính là chỉ số
giảm phát, chỉ số giá cả cho toàn bộ GNP:
Chỉ số lạm phát = GDP danh nghĩa/ GDP thực
 Tác động của lạm phát đến tăng trưởng tín dụng:
Lạm phát là một trong những yếu tố có tác động tích cực lẫn tiêu cực với tốc
độ tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều kênh khác nhau với mức độ ảnh hưởng tổng
thể khác nhau, phụ thuộc đáng kể vào cơ cấu thể chế (cả nhà nước và tư nhân) của
nền kinh tế, phụ thuộc vào khả năng thích nghi với mức lạm phát hiện hành và khả
năng dự báo lạm phát. Do đó, lạm phát vừa phải được xem là giúp tăng trưởng kinh
tế thông qua khuyến khích huy động vốn và tăng tính linh hoạt tỷ giá. Tỷ lệ lạm
phát thấp có thể giúp bôi trơn thị trường hàng hóa, lao động và tăng tính linh hoạt
tương đối đối với giá cả.
Nếu giá cả (kể cả tiền lương và giá cả của các nhân tố khác) giảm xuống
với tính linh hoạt thấp và nếu các ngành sản xuất khác nhau có mức cầu và năng
suất tăng không đồng đều thì giá cả sẽ tăng nhẹ có thể tạo ra một mức độ linh hoạt
giá cả tương đối lớn cần thiết cho sự phân bổ hiệu qủa các nguồn lực. Tỷ lệ lạm
phát thấp và ổn định sẽ tạo ra một trong những động lực mạnh nhất để giúp nền
kinh tế đạt được mức tăng trưởng ổn định, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
hiệu quả, nhu cầu vốn tín dụng của các doanh nghiệp tăng, từ đó tác động tích cực
đến tăng trưởng tín dụng. Ngoài ra, khi lạm phát tăng cao, tiền mất giá, người dân
không mặn mà gửi tiền vào ngân hàng, từ đó lượng vốn tín dụng cung ứng cho nền
kinh tế cũng giả, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng. Như vậy, lạm phát
và tăng trưởng tín dụng mối quan hệ ngược chiều nhau. ( Trần Ngọc Thơ, 2011).
33
2.2.2.6 Cung tiền M2 (tổng phương tiện thanh toán):
 Khái niệm:
Mức cung tiền tệ là lượng tiền được cung ứng nhằm thoả mãn các nhu cầu
thanh toán và dự trữ của các chủ thể trong nền kinh tế. Mức cung tiền phải tương
ứng với mức cầu về tiền tệ. Sự thiếu hụt hay dư thừa của cung tiền tệ so với cầu đều
có thể dẫn tới những tác động không tốt cho nền kinh tế.
Điều quan trọng khi nghiên cứu về mức cung tiền tệ là xác định thành phần
của lượng tiền cung ứng. Tức là, xác định những cái gì được coi là tiền trong nền
kinh tế và do vậy sẽ được đưa vào phạm vi đo lượng tiền. Việc xác định này về mặt
lý thuyết căn cứ vào định nghĩa về tiền tệ, tức là bất cứ cái gì được thừa nhận chung
là phương tiện thanh toán cho hàng hoá, dịch vụ hay các khoản nợ thì đều được coi
là tiền.
 Các phép đo cung tiền:
Phép đo M0 (còn gọi là phép đo lượng tiền mặt) bao gồm:
Tiền mặt (Cash - ký hiệu là C): là bộ phận tiền giấy do ngân hàng trung
ương phát hành lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng. Nó bằng lượng tiền giấy do
ngân hàng trung ương phát hành trừ đi lượng tiền giấy do các ngân hàng (kể cả
ngân hàng trung ương) nắm giữ.
Phép đo M1 (còn gọi là phép đo lượng tiền giao dịch) bao gồm:
 M0
 Tiền gửi không kỳ hạn (Demand deposit - ký hiệu DD): gồm những
khoản tiền gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào theo yêu cầu, có thể tồn tại dưới tài khoản
phát séc hoặc không phát séc.
Đây là bộ phận tiền được sử dụng cho các giao dịch thường xuyên và là đối
tượng kiểm soát trước hết của ngân hàng trung ương các nước.
Phép đo M2, bao gồm:
 M1
 Tiền gửi tiết kiệm (Saving deposit - SD)
 Tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng (Time deposit - TD)
34
M2 kém linh hoạt hơn M1 nhưng sự kiểm soát M2 là quan trọng vì tiền gửi
tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng là lượng tiền giao dịch tiềm năng. Hơn
nữa, giữa chúng và M1 thường xuyên có sự chuyển hoá lẫn nhau.
Phép đo M3 thêm vào những loại tài sản kém lỏng hơn, bao gồm:
 M2
 Các loại tiền gửi ở các định chế tài chính khác (ngoài ngân hàng)
Và cuối cùng là phép đo rộng nhất L bao gồm:
 M3
 Các chứng khoán có giá: tín phiếu kho bạc, thương phiếu, chấp phiếu
ngân hàng...
Vì trình độ phát triển của thị trường tài chính không giống nhau giữa các
nước và thay đổi theo thời gian nên thành phần của các phép đo nêu ở trên có thể
khác nhau giữa các quốc gia và thay đổi theo thời gian. Việc lựa chọn ra một phép
đo lượng tiền chính thức trong thực tế sẽ căn cứ vào việc phép đo lượng tiền nào
giúp thực hiện được tốt nhất việc dự báo các biến số kinh tế mà tiền tệ có ảnh hưởng
nhiều như tỉ lệ lạm phát, chu kỳ kinh doanh. Trên thực tế các quốc gia thường sử
dụng phép đo M1 hoặc M2. Việt Nam chúng ta sử dụng phép đo M2.
 Tác động của M2 đến tăng trưởng tín dụng:
Trong các tình huống kinh tế bình thường, nếu cung tiền tăng nhanh hơn sản
lượng thực tế sẽ gây ra lạm phát. Trong nền kinh tế khủng hoảng (gặp bẫy thanh
khoản), mối tương quan "bị phá vỡ" bởi một sự suy giảm của tốc độ chu chuyển
tiền tệ. Điều đó giải thích tại sao trong nền kinh tế suy thoái các Ngân hàng Trung
ương có thể tăng cung tiền mà không gây lạm phát.
Chính sách tiền tệ mở rộng:
Nếu lượng cung tiền mở rộng sẽ dẫn đến một sự gia tăng trong tiêu dùng
hàng hóa cũng như làm gia tăng việc sử dụng các tài sản tài chính. Khi lượng cung
tiền tăng, thanh khoản vượt trội sẽ ảnh hưởng đến Tăng trưởng tín dụng khá mạnh
do tác động của chính sách tiền tệ tương đối nhanh và trực tiếp. Chính sách mở rộng
tiền tệ làm giảm lãi suất của nền kinh tế, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và cư
35
dân sẽ tăng do chi phí vay vốn giảm, vì vậy tăng trưởng tín dụng tăng lên. Tuy
nhiên cung tiền tăng làm cho lạm phát tăng, lạm phát tăng ảnh hưởng tiêu cực đến
tăng trưởng tín dụng.
Chính sách tiền tệ thắt chặt:
Lãi suất cao hơn do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt thường có tác
động xấu cho tăng trưởng tín dụng vì khi lãi suất cao các doanh nghiệp và cư dân sẽ
hạn chế vay vốn vì chi phí vay vốn tăng, từ dó tăng trường tín dụng giảm.
Tuy nhiên chính sách tiền tệ thắt chặt thì cung tiền giảm và làm cho lạm phát
giảm, lạm phát giảm lại tác đông tích cực đến tăng trưởng tín dụng
Như vậy quan hệ cơ bản giữa lượng cung tiền và tăng trưởng tín dụng vẫn
chưa xác định rõ ràng là cùng chiều hay ngược chiều thông qua các chính sách tiền
tệ.
36
Kết luận chương 2:
Trong chương 2, tác giả đã đưa bằng chứng lý thuyết và những nghiên cứu
thực nghiệm trên thế giới và tại Việt Nam để chỉ ra được mối tương quan giữa các
nhân tố: tăng trưởng tiền gửi, GDP, lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, cung tiền M2
với tăng trưởng tín dụng. Trong đó, tăng trưởng huy động, tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) có mối tương quan thuận với tăng trưởng tín dụng, lạm phát và lãi suất có
mối tương quan nghịch với tăng trưởng tín dụng, riêng về tỷ giá hối đoái, mối tương
quan với tăng trưởng tín dụng là thuận hay nghịch tùy thuộc vào đặc thù của các
quốc gia khác nhau. Theo đó, trong một giai đoạn nào đó đối với một đất nước nhập
siêu và không thu hút được nhiều dòng vốn đầu tư nước ngoài thì mối tương quan là
nghịch, còn đối với một đất nước xuất siêu và thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư
từ nước ngoài thì mối tương quan này là thuận. Đối với nhân tố cung tiền M2 có
mối tương quan thuận hay nghịch với tăng trưởng tín dụng tùy thuộc vào tình hình
kinh tế và thời gian áp dụng chính sách tiền tệ. Trong các tình huống kinh tế bình
thường, nếu cung tiền tăng nhanh hơn sản lượng thực tế sẽ gây ra lạm phát, khi đó
cung tiền M2 có mối tương quan nghịch với tăng trưởng tin dụng. Trong nền kinh tế
khủng hoảng (gặp bẫy thanh khoản), mối tương quan "bị phá vỡ" bởi một sự suy
giảm của tốc độ chu chuyển tiền tệ. Điều đó giải thích tại sao trong nền kinh tế suy
thoái các Ngân hàng Trung ương có thể tăng cung tiền mà không gây lạm phát. Khi
đó cung tiền M2 có mối tương quan thuận với tăng trưởng tín dụng.
37
40 %
37.73
35
30
27.65
25
20
18
15
10.9
10 12.52
14.16
8.85
5
0
2009 2010 2011 2012 2013 2014
năm
2015
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MỐI LIÊN HỆ CÁC NHÂN TỐ
KINH TẾ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
3.1 Thực trạng tăng trưởng tíndụng của các ngân hàng thương mại cổ phần
Việt Nam:
Đơn vị tính:%
Nguồn NHNN
Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2009-2015
Tại Việt Nam, sau khi tăng trưởng rất mạnh trong giai đoạn 2009-2011, tốc
độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng bị giảm mạnh từ năm 2012, tăng trưởng tín dụng
năm 2012 và 2013 lần lượt đạt 8,85% (thấp hơn mức mục tiêu khoảng 15 -17%) và
12,51%. Thêm vào đó, hiệu quả tín dụng đối với nền kinh tế suy giảm nghiêm
trọng, tỷ lệ nợ xấu rất cao với con số trên 10% trong thời gian vừa qua. Cơ cấu tín
dụng chưa đáp ứng được nhu cầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu
ngành. Thực trạng tín dụng như vậy dẫn đến những khó khăn của nền kinh tế như:
tổng cầu giảm mạnh, siết chặt tài khóa, tiền tệ, tình hình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp bị đình trệ, tồn kho cao. Đến lượt nó, tình trạng tín dụng như vậy lại
làm cho những khó khăn của nền kinh tế càng thêm chồng chất khi mà tăng trưởng
GDP năm 2013 chỉ là 5,42% không đạt mục tiêu đề ra. Đến cuối năm 2015, nền
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM

More Related Content

Similar to Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM

Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Khi Sử Dụng Dịch Vụ Thẻ Ghi Nợ Quốc Tế Tạ...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Khi Sử Dụng Dịch Vụ Thẻ Ghi Nợ Quốc Tế Tạ...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Khi Sử Dụng Dịch Vụ Thẻ Ghi Nợ Quốc Tế Tạ...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Khi Sử Dụng Dịch Vụ Thẻ Ghi Nợ Quốc Tế Tạ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfMan_Ebook
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...
Luận Văn  Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...Luận Văn  Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Xu Hướng Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Xu Hướng Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Của Các Doanh NghiệpLuận Văn Xu Hướng Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Xu Hướng Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Của Các Doanh NghiệpViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
HỨA VƯƠNG DUY BÌNH - LUẬN ÁN UFM 2020.pdf
HỨA VƯƠNG DUY BÌNH - LUẬN ÁN UFM 2020.pdfHỨA VƯƠNG DUY BÌNH - LUẬN ÁN UFM 2020.pdf
HỨA VƯƠNG DUY BÌNH - LUẬN ÁN UFM 2020.pdfDuy Bình Hứa Vương
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Sự Thỏa Mãn Công Việc Đến Sự Gắn Kết Tình Cảm Của Công...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Sự Thỏa Mãn Công Việc Đến Sự Gắn Kết Tình Cảm Của Công...Luận Văn Ảnh Hưởng Của Sự Thỏa Mãn Công Việc Đến Sự Gắn Kết Tình Cảm Của Công...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Sự Thỏa Mãn Công Việc Đến Sự Gắn Kết Tình Cảm Của Công...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...jackjohn45
 
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch GiaLuận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch GiaHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Trình Bày Trê...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Trình Bày Trê...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Trình Bày Trê...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Trình Bày Trê...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương MạiGiải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương MạiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẢI MIỄ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẢI MIỄ...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẢI MIỄ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẢI MIỄ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...NOT
 

Similar to Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM (20)

Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Khi Sử Dụng Dịch Vụ Thẻ Ghi Nợ Quốc Tế Tạ...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Khi Sử Dụng Dịch Vụ Thẻ Ghi Nợ Quốc Tế Tạ...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Khi Sử Dụng Dịch Vụ Thẻ Ghi Nợ Quốc Tế Tạ...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Khi Sử Dụng Dịch Vụ Thẻ Ghi Nợ Quốc Tế Tạ...
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...
Luận Văn  Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...Luận Văn  Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...
 
Luận Văn Xu Hướng Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Xu Hướng Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Của Các Doanh NghiệpLuận Văn Xu Hướng Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Xu Hướng Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Của Các Doanh Nghiệp
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...
 
HỨA VƯƠNG DUY BÌNH - LUẬN ÁN UFM 2020.pdf
HỨA VƯƠNG DUY BÌNH - LUẬN ÁN UFM 2020.pdfHỨA VƯƠNG DUY BÌNH - LUẬN ÁN UFM 2020.pdf
HỨA VƯƠNG DUY BÌNH - LUẬN ÁN UFM 2020.pdf
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Sự Thỏa Mãn Công Việc Đến Sự Gắn Kết Tình Cảm Của Công...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Sự Thỏa Mãn Công Việc Đến Sự Gắn Kết Tình Cảm Của Công...Luận Văn Ảnh Hưởng Của Sự Thỏa Mãn Công Việc Đến Sự Gắn Kết Tình Cảm Của Công...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Sự Thỏa Mãn Công Việc Đến Sự Gắn Kết Tình Cảm Của Công...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công TyCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
 
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch GiaLuận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Trình Bày Trê...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Trình Bày Trê...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Trình Bày Trê...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Trình Bày Trê...
 
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương MạiGiải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT...
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẢI MIỄ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẢI MIỄ...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẢI MIỄ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẢI MIỄ...
 
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562 (20)

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
 
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
 
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
 
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
 
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương MạiLuận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
 
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
 
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công TyLuận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn HóaLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
 
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
 
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh ViênLuận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
 
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
 

Recently uploaded

cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 

Recently uploaded (20)

cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 

Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ KIỀU LOAN CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- NĂM 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ KIỀU LOAN CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Ngành: Tài chính – Ngân Hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN HUY HOÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- NĂM 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Huy Hoàng. Các kết quả nghiên cứu được thể hiện trong nội dung luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm 2016 Tác giả Nguyễn Thị Kiều Loan
  • 4. MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ KÝ HIỆU, VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC PHỤ LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU.............................1 1.1 Lý do chọn đề tài: ......................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................1 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:..........................................................................2 1.5 Phương pháp nghiên cứu:.........................................................................................2 1.6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu: ................................................................................3 1.7 Bố cục của nghiên cứu:.............................................................................................3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN .......................................................................4 2.1 Tổng quan về tăng trưởng tín dụng:...................................................................4 2.1.1 Khái niệm tín dụng, bản chất và nguyên tắc của tín dụng:.........................4 2.1.2 Tín dụng ngân hàng, đặc điểm và phân loại:...............................................5 2.1.3 Tổng quan về tăng trưởng tín dụng:..............................................................8 2.1.3.1 Khái niệm tăng trưởng tín dụng: .................................................................8 2.1.3.2 Một số chỉ tiêu đo lường tăng trưởng tín dụng:.........................................9 2.1.3.3 Vai trò của tăng trưởng tín dụng ...............................................................10 2.1.3.4 Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng: ..................................................................................................................13 2.1.4 Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại:..............................................14 2.1.4.1 Khái niệm rủi ro tín dụng:.......................................................................14
  • 5. 2.1.4.2 Sự cần thiết phải phòng ngừa rủi ro tín dụng........................................14 2.1.4.3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng:.................15 2.2 Các nhân tố kinh tế tác động đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần:....................................................................................................16 2.2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố kinh tế tác động đến tăng trưởng tín dụng trong nước và thế giới:..................................................................16 2.2.1.1 Nghiên cứu của Kai Guo and Vahram Stepanyan ................................16 2.2.1.2 Nghiên cứu của Kashif Imran:................................................................19 2.2.1.3 Nghiên cứu của ThS. Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến: ............21 2.2.2 Các nhân tố kinh tế tác động đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần: .................................................................................................23 2.2.2.1 Tăng trưởng tiền gửi:................................................................................23 2.2.2.2 Tổng sản phẩm quốc nội:........................................................................24 2.2.2.3 Lãi suất cho vay........................................................................................26 2.2.2.4 Tỷ giá hoái đoái bình quân liên ngân hàng: ..........................................29 2.2.2.5 Lạm phát:...................................................................................................31 2.2.2.6 Cung tiền M2 (tổng phương tiện thanh toán):......................................33 Kết luận chương 2: ..................................................................................................36 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MỐI LIÊN HỆ CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM.....................................................................37 3.1 Thực trạng tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.........................................................................................................................37 3.1.1 Thực trạng tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam năm 2009-2012: .......................................................................................38 3.1.2 Thực trạng tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam năm 2013-2015: .......................................................................................44 3.2 Thực trạng tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.......................................................48 3.2.1 Tăng trưởng tiền gửi: ....................................................................................49 3.2.2 Tổng sản phẩm quốc nội:..............................................................................51
  • 6. 3.2.3 Lãi suất cho vay bình quân:..........................................................................53 3.2.4 Tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng:.................................................55 3.2.5 Lạm phát:........................................................................................................57 3.2.6 Cung tiền M2 (Tổng phương tiện thanh toán)............................................59 Kết luận chương 3: ..................................................................................................62 CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................63 4.1 Phương pháp nghiên cứu:.......................................................................................63 4.1.1 Phương pháp thu thập số liệu:.....................................................................63 4.1.2 Mô hình nghiên cứu:.....................................................................................66 4.1.3 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm: ...............................................................67 4.2 Kết quả phân tích thực nghiệm:.............................................................................68 4.2.1 Mô tả thống kê nghiên cứu: ..........................................................................68 4.2.2 Kiểm định nghiên cứu:..................................................................................71 4.2.2.1 Kiểm định hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình: ...................71 4.2.2.2 Kiểm định nghiệm đơn vị (kiểm định tính dừng ADF):........................72 4.2.2.3 Mô hình OLS: ..............................................................................................73 4.2.2.4 Kiểm tra phương sai sai số thay đổi bằng kiểm định White:................74 4.2.2.5 Kiểm định ngẫu nhiên theo phân phối chuẩn...........................................74 4.2.2.6 Kiểm định tự tương quan: Kiểm định Glejer: .........................................74 4.2.2.7 Kiểm định giả thiết: ...................................................................................76 Kết luận chương 4: ..................................................................................................78 CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ..............................................................79 5.1 Kiến nghị nhằm tạo điều kiện mội trường góp phần tăng trưởng tín dụng: .....79 5.1.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước:.....................................................79 5.1.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Thương Mại:................................................81 5.2 Kiến nghị nhằm hoàn thiện các nhân tố kinh tế vĩ mô và góp phần tăng trưởng tín dụng ............................................................................................................................83 5.2.1 Kiến nghị nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.................................................83 5.2.1.1 Kích cầu tiêu dùng trong nước: .................................................................83
  • 7. 5.2.1.2 Tiết giảm chi phí sản xuất, tăng năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm: 84 5.2.1.3 Khai thác thị trường xuất khẩu mới:.........................................................84 5.2.1.4 Tăng cường đầu tư công có hiệu quả........................................................85 5.2.2 Tích cực thực hiện các biện pháp tăng huy động vốn:..............................85 5.2.3 Kiến nghị đối với tỷ giá hối đoái..................................................................86 Kết luận chương 5: ..................................................................................................87 KẾT LUẬN.................................................................................................................88 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng việt CG Credit Growth Tăng trưởng tín dụng CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng CSTT Chính sách tiền tệ DG Deposit Growth Tăng trưởng tiền gửi EMES Eupro and Middle East Section Các nước Châu Âu và Trung Đông ER Exchange Rate Tỷ giá hối đoái GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GFSR Global Financial Stability Report Báo cáo ổn định tài chính toàn cầu GNP Gross national product Tổng sản phẩm quốc gia IFS International Financial Statistics Thống kê tài chính quốc tế IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế LR Lending Rate Lãi suất cho vay NHNN Ngân hàng Nhà Nước NHTM Ngân hàng Thương mại NHTMCP Ngân hàng Thương mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng Thương mại Nhà Nước TCTD Tổ chức tín dụng TCTK Tổng cục tống kê TTTD Tăng trưởng tín dụng WEO World Economic Outlook Triển vọng kinh tế thế giới
  • 9. DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Các thương vụ sắp xếp lại hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011-2015......63 Bảng 4.2 : Bảng các biến số kinh tế vĩ mô tác động đến tăng trưởng tín dụng..........65 Bảng 4.3: Giả thiết của mô hình.......................................................................................67 Bảng 4.4: Mô tả thống kê các biến..................................................................................68 Bảng 4.5: Ma trận Correlation Matrix và kiểm định đa cộng tuyến............................71 Bảng 4.6: Kiểm tra tính dừng cho chuỗi dữ liệu giai đoạn Quý 1-2009 đến quý 3-2015.................................................................................................................................72 Bảng 4.7: Mô hình hồi quy OLS......................................................................................73 Bảng 4.8: Kiểm tra phương sai sai số thay đổi..............................................................74 Bảng 4.9: Kiểm định ngẫu nhiên theo phân phối chuẩn................................................74 Bảng 4.10: Kiểm định Glejer...........................................................................................74 Bảng 4.11: Khắc phục tự tương quan bằng phương pháp Newey and West..............75 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định giả thiết ..........................................................................76
  • 10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2009-2015.................................37 Biểu đồ 3.2: Tăng trường tín dụng hàng tháng so với cuối năm..................................47 Biểu đồ 3.3: Tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng tiền ................................................49 Biểu đồ 3.4: Tăng trưởng tín dụng và tổng sản phẩm quốc nội...................................51 Biểu đồ 3.5: Tăng trưởng tín dụng và lãi suất cho vay bình quân...............................53 Biểu đồ 3.6: Tăng trưởng tín dụng và tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng.......55 Biểu đồ 3.7: Tăng trưởng tín dụng và lạm phát .............................................................57 Biểu đồ 3.8: Tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán M2 và lạm phát ...................................................................................................................................59
  • 11. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh sách Ngân hàng TMCP được sử dụng trong nghiên cứu Phụ lục 2: Số liệu thu thập theo năm Phụ lục 3: Số liệu thu thập theo quý Phụ lục 4: Kiểm định đa cộng tuyến Phụ lục 5: Kiểm tra tính dừng cho chuỗi dữ liệu giai đoạn Quý 1-2009 đến quý 3- 2015 Phụ lục 6: Mô hình hồi quy OLS Phụ lục 7: Bảng Kiểm tra phương sai sai số thay đổi Phụ lục 8: Bảng kiểm định Glejer Phụ lục 9: Hồi quy khắc phục tự tương quan bằng phương pháp Newey and West
  • 12. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài: Tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển. Tín dụng ngân hàng tăng trưởng lành mạnh là điều kiện tiền đề quan trọng giúp cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, gia tăng sản lượng, từ đó thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng. Đồng thời, khi cơ cấu tín dụng được hình thành phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của NHTM có tác động tích cực, thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng và tạo tiền đề cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Và ngược lại, khi tín dụng bị suy giảm và rủi ro tín dụng có xu hướng gia tăng, cơ cấu tín dụng không phù hợp sẽ là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí là suy thoái hoặc khủng hoảng. Là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ, tăng trưởng tín dụng là sự biểu hiện của chính sách tiền tệ nới lỏng hay thắt chặt. Sự gia tăng tín dụng sẽ có tác động làm tăng cung tiền, qua đó làm thay đổi mức tăng trưởng kinh tế. Với vai trò quan trọng của tăng trưởng tín dụng đến nền kinh tế, việc tìm ra nguyên nhân tác động đến tăng trưởng tín dụng để từ đó đưa ra những kiến nghị, đường lối, chính sách thích hợp nhằm có những định hướng đối với tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của tăng trưởng tín dụng, và một trong những nguyên nhân quan trọng là các nhân tố kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu : Mục tiêu của bài nghiên cứu này là kiểm định các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến tăng trưởng tín dụng (TTTD) của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần (NHTMCP) Việt Nam thông qua cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu của những tác
  • 13. 2 giả trong và ngoài nước, cùng với kết quả hồi quy, tác giả đề xuất những giải pháp cũng như những kiến nghị giúp tăng tăng trưởng tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi: - Những nhân tố kinh tế vĩ mô nào tác động đến tăng trưởng tín dụng của các NHTMCP Việt Nam giai đọan Quý I 2009 – Quý III 2015? - Mức độ và chiều hướng tác động của các nhân tố này đến tăng trưởng tín dụng như thế nào? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về tác động của các biến kinh tế vĩ mô (biến độc lập): lãi suất cho vay, tỷ giá hối đoái, tổng sản phẩm quốc nội, lạm phát, tăng trưởng tiền gửi, cung tiền M2 (tổng phương tiện thanh toán) lên biến tăng trưởng tín dụng (biến phụ thuộc). - Phạm vi nghiên cứu: + Đề tài nghiên cứu dựa trên nguồn số liệu thu thập từ báo cáo tài chính các NHTMCP Việt Nam và các số liệu kinh tế vĩ mô trong giai đoạn Quý I 2009 đến Quý III 2015 đối với các, đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam chịu sự tác động của khủng hỏang kinh tế toàn cầu năm 2008 và trong giai đoạn phục hồi. + Chỉ nghiên cứu các yếu tố kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế Việt Nam 1.5 Phương pháp nghiên cứu: Bài viết sử dụng phương pháp định lượng bằng cách sử dụng mô hình hồi quy đa biến để phân tích các mối liên hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô với biến tăng trưởng tín dụng thông qua chuỗi dữ liệu thời gian. Đề tài nghiên cứu dựa trên nguồn số liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo tài chính theo quý được các NHTMCP công bố, các số liệu về kinh tế vĩ mô được tổng hợp từ Ngân hàng Nhà Nước, Quỹ tiền tệ Quốc Tế (IMF), Tổng cục thống kê.
  • 14. 3 1.6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu: * Về phương diện học thuật: Đề tài tóm tắt và củng cố lại những kiến thức nền tảng về tín dụng ngân hàng, các nhân tố kinh tế vĩ mô, tác động của các nhân tố vĩ mô đến tăng trưởng và ý nghĩa của tăng trưởng tín dụng trong nền kinh tế. * Về phương diện thực tiễn: Giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quát về thực trạng tăng tín dụng ngân hàng Việt Nam và các nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Từ đó có những giải pháp cụ thể để các ngân hàng thương mại cổ phần, cũng như các nhà điều hành có những chính sách thích hợp. 1.7 Bố cục của nghiên cứu: Đề tài bao gồm các nội dung chính như sau: Chương 1: Giới thiệu tổng quan nghiên cứu Chương 2: Tổng quan lý luận Chương 3: Thực trạng nội dung nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Kiến nghị và kết luận
  • 15. 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN 2.1 Tổng quan về tăng trưởng tín dụng: Theo tài liệu nghiên cứu của các nhà sử học và kinh tế học, hoạt động vay mượn đã tồn tại trong khoảng thời gian 2000 – 1500 năm trước công nguyên. Thậm chí, hoạt động tín dụng xuất hiện trước sự ra đời của các ngân hàng.[1]. Thuật ngữ “tín dụng” credit, kpegum, xuất phát gốc từ La tinh crediltum tức là sự tin tưởng, tín nhiệm. Theo ngôn ngữ Việt Nam đó là sự vay mượn theo sự tin tưởng, tín nhiệm giữa các bên. 2.1.1 Khái niệm tín dụng, bản chất và nguyên tắc của tín dụng: 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng: Lịch sử phát triển cho thấy, tín dụng là một phạm trù kinh tế và cũng là một sản phẩm của nền sản xuất hàng hoá. Nó tồn tại song song và phát triển cùng với nền kinh tế hàng hoá và là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển lên những giai đoạn cao hơn. Tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội, đã có nhiều khái niệm khác nhau về tín dụng được đưa ra. Song khái quát lại có thể hiểu tín dụng theo khái niệm cơ bản sau: Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao một lượng giá trị sang cho bên kia được sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận được phải cam kết hoàn trả theo thời hạn đã thoả thuận. Mối quan hệ giao dịch này thể hiện các nội dung sau: - Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định. Giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hoặc dưới hình thái hiện vật như: hàng hoá, máy móc, thiết bị, bất động sản. - Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau khi hết thời hạn sử dụng theo thoả thuận, người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay.
  • 16. 5 - Giá trị hoàn trả thông thường lớn hơn giá trị lúc cho vay ban đầu hay nói cách khác người đi vay phải trả thêm phần lợi tức (lãi vay). Tóm lại, tín dụng là phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các chủ thể trong nền kinh tế trên nguyên tắc hoàn trả cả vốn lẫn lãi. 2.1.1.2 Bản chất và nguyên tắc của tín dụng: Về bản chất của tín dụng, hoạt động này mang các dấu hiệu đặc trưng như sau: - Quan hệ tín dụng thiết lập trên cơ sở tin tưởng và tín nhiệm. Chủ thể tham gia vào quan hệ này gồm ít nhất là 2 bên: bên cho vay và bên đi vay. - Tín dụng là quan hệ chuyển giao để sử dụng có thời hạn. - Hình thức pháp lý của hoạt động vay mượn giữa các bên được thể hiện thông qua hợp đồng vay tài sản, thông thường, tài sản này được biểu hiện dưới dạng một lượng tiền tệ nhất định. Như vậy, đối tượng của quan hệ tín dụng là vốn tiền tệ, trong một số trường hợp khác có thể là tài sản (tín dụng thuê mua). -Vốn là một “hàng hóa” đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Các quan hệ tín dụng phát sinh từ nhu cầu về vốn của nền kinh tế. Tín dụng phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản: -Nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích -Nguyên tắc hạn chế rủi ro, khắc phục tổn thất. -Nguyên tắc hoàn trả vốn và lãi -Nguyên tắc cho vay phải bảo đảm 2.1.2 Tín dụng ngân hàng, đặc điểm và phân loại: 2.1.2.1 Tín dụng ngân hàng : Theo Nguyễn Minh Kiều (2007) “Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung: - Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người chủ sở hữu sang cho người sử dụng;
  • 17. 6 - Sự chuyển nhượng này có thời hạn hay mang tính chất tạm thời; - Sự chuyển nhượng này kèm theo chi phí.” Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng còn bên kia là các tác nhân và thể nhân khác trong nề kinh tế. Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ vay mượn giữa ngân hàng với tất cả các cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp khác trong xã hội. Nó không phải là quan hệ dịch chuyển vốn trực tiếp từ nơi tạm thời thừa sang nơi tạm thời thiếu mà là quan hệ dịch chuyển vốn gián tiếp thông qua một tổ chức trung gian, đó là ngân hàng. Tín dụng ngân hàng cũng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng, đó là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn và là quan hệ bình đẳng cả 2 bên cùng có lợi. 2.1.2.2 Đặc điểm tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng thực hiện cho vay dưới hình thức tiền tệ: cho vay bằng tiền tệ là loại hình tín dụng phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nền kinh tế quốc dân. Tín dụng ngân hàng cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phần trong xã hội chứ không phải hoàn toàn là vốn thuộc sở hữu của chính mình như tín dụng nặng lãi hay tín dụng thương mại. Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng độc lập tương đối với sự vận động và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội. Có những trường hợp mà nhu cầu tín dụng ngân hàng gia tăng nhưng sản xuất và lưu thông hàng hoá không tăng, nhất là trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, sản xuất và lưu thông hàng hoá bị co hẹp nhưng nhu cầu tín dụng vẫn gia tăng để chống tình trạng phá sản. Ngược lại trong thời kỳ kinh tế hưng thịnh, các doanh nghiệp mở mang sản xuất, hàng hoá lưu chuyển tăng mạnh nhưng tín dụng ngân hàng lại không đáp ứng kịp. Đây là một hiện tượng rất bình thường của nền kinh tế.
  • 18. 7 Hơn nữa tín dụng ngân hàng còn có một số ưu điểm nổi bật so với các hình thức khác là: - Tín dụng ngân hàng có thể thoả mãn một cách tối đa nhu cầu về vốn của các tác nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế vì nó có thể huy động nguồn vốn bằng tiền nhàn rỗi trong xã hội dưới nhiều hình thức và khối lượng lớn. - Tín dụng ngân hàng có thời hạn cho vay phong phú, có thể cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn do ngân hàng có thể điều chỉnh giữa các nguồn vốn với nhau để đáp ứng nhu cầu về thời hạn vay. - Tín dụng ngân hàng có phạm vi lớn vì nguồn vốn bằng tiền là thích hợp với mọi đối tượng trong nền kinh tế, do đó nó có thể cho nhiều đối tượng vay. 2.1.2.3 Phân loại tín dụng ngân hàng: Có rất nhiều cách phân loại tín dụng ngân hàng dựa vào các căn cứ khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên người ta thường phân loại theo một số tiêu thức sau: + Theo thời gian sử dụng vốn vay, tín dụng được phân thành 3 loại sau: *Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường được sử dụng vào nghiệp vụ thanh toán, cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các doanh nghiệp hay cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân. *Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được dùng để cho vay vốn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. *Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. Thường thì tín dụng trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và một phần vốn tối thiểu cho hoạt động sản xuất. + Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, tín dụng ngân hàng chia thành 2 loại:
  • 19. 8 * Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng được cung cấp cho các doanh nghiệp để họ tiến hành sản xuất và kinh doanh. * Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Loại tín dụng này thường được dùng để mua sắm nhà cửa, xe cộ, các thiết bị gia đình... Tín dụng tiêu dùng ngày càng có xu hướng tăng lên. + Căn cứ vào tính chất đảm bảo của các khoản cho vay, có các loại tín dụng sau: * Tín dụng có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra đều có tài sản tương đương thế chấp, có các hình thức như: cầm cố, thế chấp, chiết khấu và bảo lãnh. * Tín dụng không có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra không cần tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào tín chấp. Loại hình này thường được áp dụng với khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài và sòng phẳng với ngân hàng, khách hàng này phải có tình hình tài chính lành mạnh và có uy tín đối với ngân hàng như trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc lẫn lãi, có dự án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả nợ... Trong nền kinh tế thị trường việc phân loại tín dụng ngân hàng theo các tiêu thức trên chỉ có ý nghĩa tương đối. Khi các hình thức tín dụng càng đa dạng thì cách phân loại càng chi tiết. Phân loại tín dụng giúp cho việc nghiên cứu sự vận động của vốn tín dụng trong từng loại hình cho vay và là cơ sở để so sánh, đánh giá hiệu quả kinh tế của chúng. 2.1.3 Tổng quan về tăng trưởng tín dụng: 2.1.3.1 Khái niệm tăng trưởng tín dụng: Theo Nguyễn Văn Tiến (2013), tăng trưởng tín dụng là việc các NHTM sử dụng các chính sách nhằm tăng nguồn vốn huy động, đáp ứng cho việc cấp tín dụng, chiết khấu, đầu tư vào những đối tượng là các tổ chức kinh tế, cá nhân… có nhu cầu vay vốn, từng bước nâng cao lợi nhuận, thị phần và thương hiệu trên thị trường.
  • 20. 9 Tăng trưởng tín dụng ngân hàng được hiểu là sự tăng lên của các khoảnn tín dụng do hệ thống ngân hàng cấp cho các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức khác trong nền kinh tế. Đây là điều rất cần thiết để có thể đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng tăng trong quá trình phát triển của toàn xã hội. 2.1.3.2 Một số chỉ tiêu đo lường tăng trưởng tín dụng: Tăng trưởng tín dụng ngân hàng được xác định cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng. - Quy mô tăng trưởng: Được xác định thông qua con số tuyệt đối bằng cách tính chênh lệch giữa tổng giá trị của các khoản tín dụng do hệ thống ngân hàng cấp trong kỳ tính toán so với kỳ trước, nó phản ánh mức mức độ tăng trưởng tín dụng nhiều hay ít tính và được tính theo công thức: Quy mô tăng trưởng kỳ t = Tổng giá trị các khoản tín dụng do hệ thống ngân hàng cấp trong kỳ t - Tổng giá trị các khoản tín dụng do hệ thống ngân hàng cấp trong kỳ t -1. - Tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của ký tính toán so với kỳ trước được xác định thông qua con số tương đối nhằm phản ánh mức độ tăng trưởng là nhanh hay chậm, và được tính theo các công thức: + Tốc độ tăng dư nợ tín dụng: phản ánh tốc độ tăng dư nợ của NHTM. Nếu dư nợ kỳ sau cao hơn kỳ trước, NHTM đã giải quyết nhu cầu vốn cho nền kinh tế, phù hợp với xu hướng tăng trưởng kinh tế và ngược lại. Tốc độ tăng dư nợ tín dụng = [(Dư nợ tín dụng kỳ này – Dư nợ tín dụng kỳ trước)/ Dư nợ tín dụng kỳ trước] + Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay: Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín
  • 21. 10 dụng của ngân hàng (tương tự như chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, nhưng bao gồm toàn bộ dư nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dư nợ cho vay trong năm đã thu hồi) Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay = [(Doanh số cho vay năm nay – Doanh số cho vay năm trước)/ Doanh số cho vay năm trước] + Tốc độ tăng huy động vốn: phản ánh quy mô và tốc độ huy động của NHTM. Nếu kỳ sau cao hơn kỳ trước, tốc độ huy động tăng, quy mô hoạt động mở rộng; ngược lại là giảm tốc độ huy động, quy mô bị thu hẹp. Tốc độ tăng huy động vốn =[(Vốn huy động kỳ này – Vốn huy động kỳ trước)/Vốn huy động kỳ trước] + Cơ cấu tín dụng: phản ánh tỷ lệ cấp tín dụng theo đối tượng, kỳ hạn hoặc ngành nghề. Cơ cấu tín dụng giúp ngân hàng tính toán được các chỉ tiêu đảm bảo an toàn về tín dụng, thanh khoản hoặc điều chỉnh hướng cho vay theo chiến lược phát triển của ngân hàng hay chính sách điều tiết của NHNN. Tỷ lệ cơ cấu tín dụng = (Dư nợ tín dụng theo đối tượng/kỳ hạn/ngành nghề) / Tổng dư nợ tín dụng 2.1.3.3 Vai trò của tăng trưởng tín dụng : Trong các hình thức tín dụng thì tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụng vô cùng quan trọng, nó là một quan hệ tín dụng chủ yếu, cung cấp phần lớn nhu cầu tín dụng cho các doanh nghiệp, các thể nhân khác trong nền kinh tế. Với công nghệ ngân hàng hiện nay, tín dụng ngân hàng càng trở thành một hình thức tín dụng không thể thiếu ở cả trong nước và quốc tế và đóng vai trò là một mối quan hệ kinh tế, có những tác động nhất định đến hoạt động kinh tế biểu hiện qua tốc độ tăng trưởng tín dụng.
  • 22. 11 Tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển. Vì thế tăng trưởng tín dụng là biểu hiện của lực lượng sản xuất xã hội phát triển. Theo Richard Duncan (2011) cho rằng “điều quan trọng nhất để hiểu về nền kinh tế trong thời đại trọng tiền ngày nay là tăng trưởng tín dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”. Tín dụng ngân hàng tăng trưởng lành mạnh là điều kiện tiền đề quan trọng giúp cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, gia tăng sản lượng, từ đó thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng. Đồng thời, khi cơ cấu tín dụng được hình thành phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của NHTM có tác động tích cực, thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng và tạo tiền đề cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Và ngược lại, khi tín dụng bị suy giảm và tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng, cơ cấu tín dụng không phù hợp sẽ là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí là suy thoái hoặc khủng hoảng. Theo Moritz Schularick và Alan M.Taylor (2009) cho rằng tăng trưởng tín dụng là tiền đề để tiên đoán khả năng một cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra trong tương lai. Tăng trưởng tín dụng mở rộng cầu nối giữa cung và cầu về vốn trong nền kinh tế: Trong xã hội luôn có một số người thừa vốn cần đầu tư và một số người thiếu vốn muốn đi vay. Song những người này khó có thể gặp nhau, hoặc có thể gặp nhau thì chi phí tất cao và không kịp thời. Hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại đã thỏa mãn những lo lắng của những người có vốn và đáp ứng nhu cầu của người cần vốn, có nghĩa là các NHTM đứng ra là trung gian nhận tiền gửi tất cả các thành phần kinh tế và cho vay lại các đơn vị, cá nhân trong nền kinh tế. Vì vậy hoạt động tín dụng ngày càng mạnh thì càng mở rộng cầu nối giữa cung và cầu về vốn trong nền kinh tế. Tăng trưởng tín dụng là công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn trong nền kinh tế: Nhờ hoạt động tín dụng đã góp phần cung ứng và điều hòa vốn trong từng doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế, tạo cho quá trình sản
  • 23. 12 xuất được tiến hành một cách trôi chảy, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cố định, vốn lưu động, bổ sung tăng cường củng cố tài sản cố định là cho quá trình sản xuất được tuần hòan, thúc đẩy sản xuất lưu thông, tăng tốc độ chu chuyển vốn tiền tệ trong xã hội, góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển bền vững. Tăng trưởng tín dụng góp phần thúc đẩy củng cố chế độ hạch toán kế toán: Thông qua hoạt động tín dụng mà cụ thể là cho vay, ngân hàng có thể kiểm soát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp làm cho người vay càng có ý thức hơn trong cơ chế quản lý tài chính, quản lý dòng vốn, qua đó tăng cường củng cố chế độ hạch toán kế toán thêm vững chắc. Tăng trưởng tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa, lưu chuyển tiền tệ, điều tiết khối lượng trong lưu thông và kiềm soát lạm phát: Thông qua hoạt động tín dụng, khối lượng tiền tệ trong lưu thông sẽ tăng lên khi thực hiện hoạt động cho vay và ngược lại sẽ giảm xuống khi thực hiện hoạt động thu nợ, do đó góp phần điều tiết khối lượng tiền trong toàn bộ nền kinh tế. Ngân hàng sử dụng công cụ lãi suất, hạn mức tín dụng để làm thay đổi khối lượng tiền vay, từ đó điều tiết được khối lượng tiền trong nền kinh tế và kiểm soát được lạm phát. Thông qua hoạt động tín dụng các NHTM, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể biết được phạm vi, phương hướng đầu tư hiệu quả vào các ngành kinh tế từ đó có chính sách tiền tệ thích hợp. Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện để phát triển kinh tế với các nước: Thông qua các hình thức như nhận ủy thác đầu tư, mở và thanh toán thư tín dụng, bảo lãnh hàng hóa cuất nhập khẩu, chuyển tiền nhanh đi các nơi… tín dụng ngân hàng đã trực tiếp tham gia trong quan hệ thanh toán quốc tế, các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, tài trợ cho các hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong nước, thú đẩy sản xuất trong nước phát triển nhằm phục vụ tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu góp phần tăng trưởng kinh tế và mở ra sự giao lưu giữa nước ta với các nước khác trên thế giới.
  • 24. 13 dụng: 2.1.3.4 Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và hiệu quả hoạt động tín Tăng trưởng tín dụng có chất lượng là đặc trưng biểu hiện thành phát triển bền vững ngân hàng. Từ ngữ bền vững ở đây không phải là duy trì tốc độ tăng trưởng cao và lâu dài về thời gian, mà sự phát triển bền vững ngành ngân hàng phải bao toàn và phát triển ba nguồn lực: vốn, nhân lực và công nghệ, trong đó nhân lực và công nghệ đặc biệt được quan tâm vì nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng có chất lượng cao sẽ dẫn đến hiệu quả hoạt động tín dụng cao, điều đó cho thấy tăng trưởng tín dụng có chất lượng cao và hiệu quả hoạt động tín dụng có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Nói cách khác, tốc độ tăng trưởng tín dụng của một ngân hàng phải đạt đến một giới hạn dựa theo yếu tố nguồn lực và điều kiện kinh tế cụ thể của ngân hàng đó. Nếu tăng trưởng tín dụng vượt quá tầm kiểm soát của ngân hàng sẽ dẫn đến tình trạng ngân hàng đó có thể sẽ mất khả năng thanh toán, chất lượng tín dụng giảm sút, từ đó dẫn đến hiệu quả hoạt động tín dụng kém, thậm chí thua lỗ. Để đảm bảo tăng trưởng tín dụng có chất lượng thì các nhà quản trị ngân hàng phải có biện pháp quản trị rủi ro phù hợp trên cơ sở nhận định và lượng hóa những loại rủi ro có thể gặp trong hoạt động tín dụng của mình. Ngoài ra, nguồn vốn dùng để cho vay chủ yếu là nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế, do đó việc cấp tín dụng phải đảm bảo an toàn thu hồi được cả vốn lẫn lãi đúng thời hạn, muốn vậy việc sử dụng vốn phải đảm bảo đúng mục đích và đúng quy định về cấp tín dụng của NHNN thì nguồn vốn cho vay mới đảm bảo an toàn. Nghĩa là, việc tăng trưởng tín dụng phải hiệu quả và an toàn mới đảm bảo là tín dụng có chất lượng. Như vậy, mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với chất lượng tín dụng, hiệu quả tín dụng và an toàn trong hoạt động tín dụng luôn là mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Các ngân hàng luôn đặt cho mình một mục tiêu phải tăng trưởng tín dụng, đồng thời phải luôn đảm bảo chất lượng tín dụng để có
  • 25. 14 hiệu quả cao, mà muốn có hiệu quả thì tín dụng phải đảm bảo an toàn vốn cho vay. Để thực hiện mục tiêu trên thì các nhà quản trị ngân hàng cần phải có những biện pháp quản trị rủi ro hiệu quả, có như vậy thì tăng trưởng tín dụng mới hiệu quả và bền vững. 2.1.4 Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại: 2.1.4.1 Khái niệm rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay hoặc một đối tác không hay không thể thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận dẫn đến việc các khoản cho vay hay các khoản phải thu của ngân hảng giảm giá trị hoặc không thu hồi được. 2.1.4.2 Sự cần thiết phải phòng ngừa rủi ro tín dụng:  Đối với bản thân Ngân hàng. Các nhà kinh tế thường gọi Ngân hàng là “ngành kinh doanh rủi ro”. Thực tế đã chứng minh không một ngành nào mà khả năng dẫn đến rủi ro lại lớn như trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ- tín dụng. Ngân hàng phải gánh chịu những rủi ro không những do nguyên nhân chủ quan của mình, mà còn phải gánh chịu những rủi ro khách hàng gây ra. Vì vậy “rủi ro tín dụng của Ngân hàng không những là cấp số cộng mà có thể là cấp số nhân rủi ro của nền kinh tế”. Khi rủi ro xảy ra, trước tiên lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu rủi ro xảy ra ở mức độ nhỏ thì Ngân hàng có thể bù đắp bằng khoản dự phòng rủi ro (ghi vào chi phí) và bằng vốn tự có, tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng mở rộng kinh doanh của Ngân hàng. Nghiêm trọng hơn, nếu rủi ro xảy ra ở mức độ lớn, nguồn vốn của Ngân hàng không đủ bù đắp, vốn khả dụng bị thiếu, lòng tin của khách hàng giảm tất nhiên sẽ dẫn tới phá sản Ngân hàng. Vì vậy việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là một việc làm cần thiết đối với các NHTM.
  • 26. 15  Đối với nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng liên quan đến rất nhiều các thành phần kinh tế từ cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế cho tới các tổ chức tín dụng khác. Vì vậy, kết quả kinh doanh của Ngân hàng phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế và đương nhiên nó phụ thuộc rất lớn vào tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và khách hàng. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng không thể có kết quả tốt khi hoạt động kinh doanh của nền kinh tế chưa tốt hay nói cách khác hoạt động kinh doanh của Ngân hàng sẽ có nhiều rủi ro khi hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro. Rủi ro xảy ra dẫn tới tình trạng mất ổn định trên thị trường tiền tệ, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, làm ảnh hưởng tiêu cực đối với mnền kinh tế và đời sống xã hội. Do đó, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng không những là vấn đề sống còn với Ngân hàng mà còn là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội. 2.1.4.3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng: Đối với ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng nhưng nó cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tăng trưởng tín dụng luôn đi kèm với rủi ro tín dụng, mà rủi ro tín dụng có thể dẫn đến những tác hại xấu, có khi dẫn đến sụp đỗ ngân hàng. Vì vậy, muốn tín dụng tăng trưởng cao mà chất lượng tí dụng vẫn tốt thì ngân hàng phải luôn tìm kiếm các biện pháp nhằm kiểm soát, hạn chế rủi ro, đặc biệt là hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh. Để ngăn ngừa và hạn chế tổn thất cho ngân hàng, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của NHTM, quản lý rủi ro tín dụng là thật sự cần thiết. Tuy nhiên, cần xác định rằng, rủi ro tín dụng là bạn đường trong kinh doanh ngân hàng, chỉ có thể đề phòng, hạn chế chứ không thể loại trừ. Để hạn chế rủi ro tín dụng, các NHTM cần phải áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn ngưa phát sinh rủi ro đồng thời có các biện pháp thích hợp để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra.
  • 27. 16 2.2 Các nhân tố kinh tế tác động đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần: 2.2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố kinh tế tác động đến tăng trưởng tín dụng trong nước và thế giới: 2.2.1.1 Nghiên cứu của Kai Guo and Vahram Stepanyan: Nghiên cứu của Kai Guo and Vahram Stepanyan về “Determinants of Bank Credit in Emerging Market Economies” được đăng trên IMF Working Paper vào tháng 3/2011.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Trong bài nghiên cứu, các tác giả sử dụng hàng loạt dữ liệu quý được lấy từ IMF: Thống kê tài chính quốc tế (IFS), Triển vọng kinh tế thế giới (WEO), và Báo cáo ổn định tài chính toàn cầu (báo cáo GFSR). Các dữ liệu kéo dài một khoảng thời gian từ quý I năm 2001 đến quý II năm 2010 của trước và sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và bao gồm 38 quốc gia: Argentina, Brazil, Bulgaria, Chile, Trung Quốc, Colombia, Costa Rica, Croatia, Cộng hòa Séc, Ai Cập, El Salvador, Estonia, Georgia, Guatemala, Hungary, Indonesia, Israel, Jamaica, Jordan, Hàn Quốc, Latvia, Lithuania, Malaysia, Mexico, Morocco, Panama , Peru, Philippines, Ba Lan, Romania, Nga , Serbia, Nam Phi, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Venezuela và Việt Nam. Các tác giả đã phân tích những tác động của các biến kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng qua hai giai đoạn trước và sau cuộc khủng hoảng trong mõi quốc gia. Sau đó các tác giả thảo luận và đưa ra các chính sách phù hợp. Các biến kinh tế vĩ mô được sử dụng trong bài nghiên cứu: tốc độ tăng trưởng tiền gửi, lạm phát, tăng trưởng GDP, lãi suất huy động, tỷ giá hối đoái, nợ xấu, lãi suất của Cục dự trữ Liên Bang Mỹ (Fed), cung tiền M2 và nợ nước ngoài. Các biến kinh tế vĩ mô này được sử dụng như là những biến độc lập, biến tăng trưởng tín dụng được sử dụng như biến phụ thuộc.
  • 28. 17  Mô hình nghiên cứu: Mô hình hồi quy được sử dụng để kiểm tra các mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với các yếu tố kinh tế vĩ mô như sau: Credit Growthi,t = β0 + β1(Shdepoi,t-4 x deposit Growthi, t) + β2(Shforeignliai, t-4 x Non – resident Liability Growthi,t) + β3πi,t + β4Gi,t-1 + β5Deposit ratei,t-1 + β5Fed fund Rate Changei,t + FEi + €I,t + Credit Growth : tỷ lệ tăng trưởng tín dụng( biến phụ thuộc) + Deposit Growth: tốc độ tăng trưởng tiền gửi, Người ta mong chờ rằng tăng trưởng huy động sẽ dẫn đến tăng trưởng tín dụng vì các ngân hàng sẽ có vốn để cho vay nhiều hơn + Non – resident Liability Growth : Tốc độ tăng trưởng của các khoản nợ không cư trú + Π :lạm phát, tăng trưởng tín dụng nói chung bị ảnh hưởng bởi lạm phát, tác giả sử dụng lạm phát như là một biến kiểm soát. Ngoài ra, nó cũng có thể thông báo cho chúng tôi biết lạm phát là gây bất lợi cho tăng trưởng tín dụng tư nhân thực sự hay không. + G : lấy độ trễ Tăng trưởng GDP, tăng trưởng GDP đo lường sức khỏe tổng thể của nền kinh tế, và do đó có thể phản ánh các nhu cầu tín dụng. Tốc độ tăng trưởng GDP cao thì tăng trưởng tín dụng cao. Tác giả sử dụng độ trễ tăng trưởng GDP trong hồi quy để tránh các vấn đề của quan hệ nhân quả ngược lại, tăng trưởng tín dụng cụ thể là cao dẫn đến tăng trưởng GDP cao hơn. + Deposit rate : lãi suất huy động có lấy độ trễ. Chính sách tiền tệ thắt chặt dẫn đến tăng trưởng tín dụng chậm. Bởi vì có thường sẽ có độ trễ của chính sách tiền tệ có hiệu lực và có thể có những vấn đề quan hệ nhân quả ngược, tác giả sử dụng có độ trễ lãi suất huy động để thay thế.
  • 29. 18 + Fed fund Rate Change: Thay đổi trong tỷ lệ quỹ liên bang Mỹ, Việc hạ thấp tỷ lệ quỹ liên bang Mỹ, các điều kiện thanh khoản toàn cầu nới lỏng hơn, và tăng trưởng tín dụng trong nước vì thế cao hơn.  Kết quả nghiên cứu: Bài viết làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu bằng cách điều tra dữ liệu 10 năm của các nước đang phát triển trước và sau khủng hoảng, kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng huy động và nợ nước ngòai tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng kinh tế mạnh làm tăng nhu cầu tín dụng và dẫn đến tăng trưởng tín dụng cao, lạm phát cao là bất lợi cho tăng trưởng tín dụng, sự nới lỏng chính sách tiền tệ cao dẫn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng, lãi suất huy động cao là biểu hiện của chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho tăng trưởng tín dụng giảm, còn tỷ giá chỉ có tác động đến tăng trưởng tín dụng cho đồng nội tệ so với ngoại tệ chứ không phản ánh toàn bộ tăng trưởng tín dụng.  Một số bài học được rút ra từ bài nghiên cứu: Vốn nước ngoài là một nguồn lợi rất tốt để tăng trưởng tín dụng trong nền kinh tế mới nổi (EMES). Các nước phụ thuộc nhiều hơn vào vay nước ngoài để tài trợ tín dụng trong nước, đặc biệt là một số nước có nền kinh tế mới nổi châu Âu, nói chung dựa vào những kinh nghiệm cho thấy trong khi các nước mà ít dựa vay nước ngoài, ví dụ EMES ở Mỹ Latinh và châu Á, tình hình tốt hơn nhiều trong suốt khủng hoảng, còn các nước phụ thuộc vào vốn nước ngoài để tài trợ có thể chứng minh dễ bị tổn thương trước các cú sốc bên ngoài. Do đó, các chính sách vĩ mô thận trọng cần phải đặc biệt cảnh giác để vốn của nước ngoài thúc đẩy sự bùng nổ tín dụng, nhưng có thể đảo ngược lại rất nhanh chóng. Thứ hai, xây dựng một cơ sở tiền gửi trong nước mạnh mẽ có thể là một chìa khóa cho tăng trưởng tín dụng bền vững và ổn định. Thứ ba, tăng trưởng huy động mạnh mẽ và lạm phát thấp là có lợi cho tăng trưởng tín dụng. Do đó, chính sách nhằm cải thiện huy động và lạm phát thấp có thể thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và do đó tăng cường hơn nữa hoạt động kinh tế.
  • 30. 19 Cuối cùng nhưng không kém, một lĩnh vực ngân hàng với một Bảng cân đối khỏe mạnh không chỉ ổn định tài chính, mà còn tăng trưởng tín dụng. 2.2.1.2 Nghiên cứu của Kashif Imran: Nghiên cứu của Kashif Imran thuộc Viện Quản trị Kinh doanh (IBA), Karachi trường Đại học Karachi, Karachi, Mohammed Nishat, PhD về “Determinants of Bank Credit in Pakistan: A Supply Side Approach”  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu này xác định các yếu tố giải thích tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp trong thay đổi môi trường tài chính. Sự tăng trưởng tín dụng ngân hàng cho khu vực tư nhân được sử dụng như là biến phụ thuộc trong khi tăng trưởng của các khoản nợ từ nước ngoài, tăng trưởng trong tiền gửi trong nước, tỷ giá thị trường tiền tệ, M2 theo tỷ lệ phần trăm của GDP, tăng trưởng kinh tế thực tế, lạm phát và tỷ giá hối đoái được xác định là biến giải thích chính để giải thích hành vi của tín dụng ngân hàng .. Với sự tập trung lớn về mặt cung nghiên cứu này sử dụng kinh tế lượng ARDL. Phương pháp sử dụng dữ liệu hàng năm từ giai đoạn 1971-2009 cho Pakistan.  Dữ liệu và Mô hình nghiên cứu: Các nghiên cứu này điều tra các yếu tố quyết định đến tín dụng ngân hàng trong trường hợp của một nền kinh tế mới nổi như Pakistan. Các dữ liệu hàng năm được sử dụng để phân tích kinh tế, kéo dài thời gian bốn mươi năm kể từ năm 1971 đến năm 2010. Các dữ liệu thu được từ các nguồn khác nhau ví dụ: Thống kê của Ngân hàng Pakistan, Chỉ số Phát triển Thế giới (WDI) và Thống kê Tài chính Quốc tế (IFS). Các mô hình được sử dụng trong nghiên cứu này là như sau: PCt = β0 + β1FLt + β2DDt + β3CPIt + β4GDPt + β5ERt + β6MMRt + β7M2t + μt … ở đây: PC là tín dụng cá nhân, FL là nợ nước ngoài,
  • 31. 20 DD là tiền gửi trong nước, CPI là chỉ số giá tiêu dùng, GDP là GDP thực, ER là tỷ giá hối đoái, MMR là tỷ giá thị trường tiền tệ, M2 là M2 theo tỷ lệ phần trăm của GDP và μt là sai số. Tất cả các biến được lấy ở dạng logarit tự nhiên.  Kết quả nghiên cứu: Các kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng các khoản nợ nước ngoài, tiền gửi trong nước, tăng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái, và điều kiện tiền tệ có tác động đáng kể vào ngân hàng tín dụng cho khu vực tư nhân ở Pakistan, đặc biệt là trong thời gian dài. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát và lãi suất thị trường tiền tệ không ảnh hưởng đến tín dụng cá nhân. Hơn nữa, trong ngắn hạn các khoản tiền gửi trong nước không ảnh hưởng đến tín dụng tư nhân. Lý do có thể là các ngân hàng không cho vay phát hành ngay lập tức từ số tiền hiện gửi mà dùng bởi tài khoản chủ sở hữu. Các kết quả cũng suy ra rằng sức khỏe tài chính và khả năng thanh khoản của các ngân hàng đóng vai trò quan trọng và quan trọng trong việc xác định các khoản vay. Một nền kinh tế mạnh được đo lường bằng GDP, đó là động cơ thúc đẩy yếu tố để các ngân hàng có tác động đáng kể về mặt thống kê về việc ban hành nhiều tín dụng cho các doanh nghiệp tư nhân. Kết quả cũng cho thấy mối quan hệ lâu dài là ổn định và bất kỳ việc mất cân bằng được hình thành trong thời gian ngắn sẽ là tạm thời và được điều chỉnh trong một thời gian với một tốc độ cao 53,5 % mỗi năm. Nghiên cứu này không phân biệt về mặt thống kê hành vi của tín dụng ngân hàng trong phi tài chính (1971-1989) và thời kỳ cải cách tài chính (1990-2008) ở Pakistan.
  • 32. 21 2.2.1.3 Nghiên cứu của ThS. Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến: Nghiên cứu của ThS. Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến về : Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng tại Việt Nam năm 2011: Bằng chứng định lượng.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Bộ số liệu được sử dụng nghiên cứu trong bài viết nghiên cứu đến nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng của NHTM là tập hợp của 84 ngân hàng, trong đó có 5 NHTM nhà nước, 16 NHTM nước ngoài hoạt động tại thị trường Việt Nam. Số liệu do các tác giả tính toán và tổng hợp từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng trên. Số liệu được lấy theo theo 3 mốc thời gian là quý 1, quý 2, quý 3 năm 2011.Các biến được sử dụng trong bài nghiên cứu này là tốc độ tăng trưởng tín dụng, tốc độ tăng trưởng huy động vốn, thanh khoản ngân hàng, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu(ROE), NHTM Nhà Nước, NHTM cổ phần.  Mô hình nghiên cứu: Các tác giả đưa những giả định được đề cập vào một mô hình hồi qui có sử dụng biến giả (biến NHTM Nhà Nước: nhận giá trị 1 nếu là NHTM Nhà Nước, ngược lại nhận giá trị 0, biến Ngân Hàng Nước Ngoài: nhận giá trị 1 nếu là Ngân Hàng Nước Ngoài, ngược lại nhận giá trị 0) để kiểm định tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc như sau: Cg = c+ 𝛽1 sate + β2 foreign + β 3 deposit + β4 liquidity + β5 roe + β6 spread + ε
  • 33. 22 Biến Ý nghĩa Mối quan hệ kỳ vọng CG( biến phụ thuộc) Tốc độ tăng trưởng tín dụng so với đầu năm 2011(bao gồm hoạt động cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cho thuê tài chính) C Hằng số STATE Biến giả: 1 nếu là NHTMNN, ngược lại nhận giá trị 0 + FOREIGN Biến giả: 1 Nếu là ngân hàng nước ngoài, ngược lại nhận giá trị 0 - DEPOSIT Tốc độ tăng trưởng vốn huy động so với đầu năm 2011 (tiền gửi và giấy tờ có giá) + LIQUIDITY Thanh khoản của ngân hàng (Thanh khoản chung/Vốn huy động), Thanh khoản chung bao gồm tiền mặt và những tài sản có tính lỏng cao + ROE Lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu + SPREAD Chênh lệch giữa lãi suất bình quân cho vay và lãi suất bình quân huy động -  Kết quả nghiên cứu: Kết quả thực nghiệm cho thấy khi tốc độ huy động vốn, khả năng thanh khoản đều tăng, các ngân hàng sẽ sẵn lòng trong việc cho khách hàng vay làm tăng tốc độ tăng trưởng tín dụng. Và ngược lại, khi chênh lệch lãi suất bình quân tăng thì lại làm giảm tốc độ tăng trưởng bình quân. Còn việc đưa biến giả vào là không có ý nghĩa khi ngân hàng được xét dù là NHTMNN hay ngân hàng nước ngoài thì đều chịu tác động giống như nhau.
  • 34. 23 2.2.2 Các nhân tố kinh tế tác động đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần: 2.2.2.1 Tăng trưởng tiền gửi: * Khái niệm : Theo Nguyễn Minh Kiều (2007), “Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Nhìn vào bảng cân đối tài sản của ngân hàng thương mại, chúng ta thấy rằng nghiệp vụ huy động vốn được phản ánh bên phần tài sản Nợ. Do vậy, huy động vốn còn được gọi là nghiệp vụ tài sản Nợ. Theo nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm cụ thể hóa việc thi hành Luật các Tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau đây: + Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. + Phát hành các chứng chỉ tiền gửi , trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức , cá nhân tong nước và ngoài nước khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước chấp thuận… + Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và các tổ chức tín dụng nước ngoài. + Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà Nước theo quy định của Luật Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.” Trong các hình thức huy động vốn trên thì huy động vốn qua tài khoản tiền gửi là hình thức huy động vốn cổ điển và mang tính đặc thù riêng có của Ngân hàng thương mại.
  • 35. 24  Tác động của tăng trưởng tiền gửi tới tăng trưởng tín dụng: Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Không có nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng thương mại sẽ không đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình trong đó có hoạt động cho vay. Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của Ngân Hàng Thương Mại, nguồn vốn huy động này chủ yếu được sử dụng để cho vay mà hoạt động cho vay đem lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng điều đó chứng tỏ nguồn vốn huy động có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với từng NHTM, đồng thời nếu quy mô của nguồn vốn huy động của NHTM lớn sẽ tạo điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh cho ngân hàng. Ngoài ra việc huy động vốn sẽ kiểm soát được khối lượng tiền gửi vào ngân hàng góp phần ổn định tiền tệ. Bản chất của ngân hàng là huy động để cho vay. Hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng được tăng cường, số lượng và chất lượng cho vay càng lớn khi mà nguồn vốn của ngân hàng càng lớn mạnh. Khi nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng đều đặn, hợp lý thì ngân hàng có thêm nhiều tiền cho khách hàng vay, điều đó có nghĩa là hoạt động cho vay của ngân hàng được mở rộng, lượng cung tiền cho nền kinh tế tăng. Ngược lại khi lượng vốn huy động ít thì các Ngân hàng Thương Mại không có nhiều tiền để cho khách hàng vay, lượng cung tiền trên thị trường gỉam. Kết quả nghiên cứu của Kai Guo and Vahram Stepanyan (2011) và Kashif Imran (2011) cũng cho thấy rằng tăng trưởng huy động có tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng. Như vậy tăng trưởng huy động và tăng trưởng tín dụng có mối quan hệ cùng chiều. 2.2.2.2 Tổng sản phẩm quốc nội:  Khái niệm: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ của một nước, tính trong khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
  • 36. 25  Cách tính GDP: Mức hoạt động của một nền kinh tế được tính theo ba cách, GDP là một trong các chỉ tiêu thể hiện mức hoạt động đó, nên nó cũng được tính theo 3 phương pháp: + Theo giá sản xuất hay sản lượng: Theo phương pháp giá trị gia tăng, thì GDP được tập hợp tất cả các giá trị tăng thêm của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất thường là một năm. Giá trị gia tăng là khoản chênh lệch giữa giá trị sản lượng đầu ra của một doanh nghiệp với khoản mua vào về nguyên nhiên vật liệu mua của các doanh nghiệp khác mà được sử dụng hết trong quá trình sản xuất ra sản phẩm đó. + Theo dòng chi tiêu, xác định tổng cầu hay tổng chi tiêu trong nước: Phương pháp này đo lường GDP bằng cách thu thập các dữ liệu về chi tiêu cho tiêu dùng (C), đầu tư (I), chi tiêu của chính phủ về hàng hóa dịch vụ (G) và xuất khẩu ròng (NX) Do giá trị tổng sản lượng hàng hóa dịch vụ của nền kinh tế (Y) phải bằng tổng chi tiêu để mua lượng hàng hóa và dịch vụ đó nên tổng chi tiêu bằng GDP. + Theo dòng thu nhập, xác định tổng thu nhập chi trả cho các yếu tố sản xuất: Phương pháp này tính GDP theo chi phí các yếu tố đầu vào của sản xuất mà các hàng kinh doanh phải thanh toán, tiền trả lãi vốn vay, tiền thuê nhà xưởng, tài sản, tiền thanh toán tiền công, tiền lương, lợi nhuận thu được khi tham gia kinh doanh, thu để bù đáp giá trị máy móc thiết bị, tài sản cố định đã hao mòn trong quá trình sản xuất.  Tác động của GDP đến tăng trưởng tín dụng: Tăng trưởng kinh tế, biểu thị thông qua GDP tăng, thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo. Tăng trưởng kinh tế nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với mọi quốc gia trên con đường vượt lên khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng. Tăng trưởng kinh
  • 37. 26 tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện. Khi nền kinh tế tăng trưởng cho thấy các doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra có thị trường tiêu thụ sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp tái sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh từ đó phát sinh nhu cầu vay vốn. Điều này thúc đẩy gia tăng tốc độ tăng trưởng tín dụng. Ngược lại khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, GDP giảm, đa số các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, hàng hóa bị tồn động không bán được, các khoản nợ vay trước đó ở các ngân hàng khó có khả năng trả đúng hạn từ đó gây ra nợ xấu, dư nợ tín dụng giảm đi. Như vậy, GDP có tác động cùng chiều với tăng trưởng tín dụng. Một hệ thống tài chính vững mạnh là điều cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế, bên cạnh đó nền kinh tế phát triển sẽ hỗ trợ hệ thống tín dụng, do đó đây là một quá trình 2 chiều. Kinh doanh tốt, tăng trưởng kinh tế, nhu cầu về cho vay vốn tăng dẫn đến tăng trưởng tín dụng và ngược lại. (Kashif Imran, 2011) 2.2.2.3 Lãi suất cho vay:  Khái niệm lãi suất: Theo quan điểm của K.Marx: “Lãi suất là phần giá trị thặng dư được tạo ra do kết quả bóc lột lao động làm thuê bị tư bản – chủ ngân hàng chiếm đoạt”. Quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại cho rằng: “Lãi suất chính là sự trả công cho số tiền vay, là phần thưởng cho “sở thích chi tiêu tư bản”. Lãi suất do đó còn được gọi là sự trả công cho sự chia lìa với của cải, tiền tệ.” (J.M. Keynes). Tóm lại, lãi suất được hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng - giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng thức tài sản khác nhau. Khi đến hạn, người đi vay sẽ phải trả cho người cho vay một khoản tiền dôi ra ngoài số tiền vốn gọi là tiền lãi. Tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi trên số tiền vốn gọi là lãi suất (World Bank). Lãi suất là giá cả mà người đi vay phải trả cho việc sử dụng vốn của người cho vay trong một khoảng thời gian nhất định. (Sử Đình Thành và Vũ Thị Minh Hằng, 2008.
  • 38. 27  Phân loại lãi suất: - Căn cứ vào các loại hình tín dụng: Lãi suất được chia làm 4 loại: tín dụng thương mại, tín dụng nhà nước, tín dụng tiêu dùng, tín dụng ngân hàng. + Lãi suất tín dụng thương mại: áp dụng khi các doanh nghiệp cho vay dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa, lãi suất này được tính bao hàm trong một giá cả hàng hóa bán chịu. + Lãi suất tín dụng Nhà Nước: được áp dụng khi Nhà Nước đi vay của các chủ thể khác nhau trong xã hội dưới hình thức phát hành tín phiếu hoặc trái phiếu, + Lãi suất tín dụng tiêu dùng: áp dụng khi doanh nghiệp cho người lao động vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Mức lãi suất tín dụng tiêu dùng thường cao hơn lãi suất tín dụng ngân hàng và lãi suất tín dụng ngân hàng Nhà Nước. + Lãi suất tín dụng ngân hàng: Lãi suất tiền gửi: là lãi suất cho các khoản tiền gửi. Nó được áp dụng để tính tiền lãi phải trả cho người gửi tiền. Lãi suất tiền gửi có nhiều mức khác nhau tùy thuộc vào thời hạn gửi, quy mô tiền gửi. Lãi suất tiền vay: là lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng do việc sử dụng vốn vay của ngân hàng. Nó được áp dụng để tính lãi tiền vay mà khách hàng phải trả ngân hàng. Lãi suất chiết khấu: áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá trị ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán của các khách hàng. Lãi suất tái chiết khấu: Áp dụng khi ngân hàng TW tái cấp vốn cho các ngân hàng dưới hình thức chiết khấu lại nhiều thương phiếu hoặc giấy tờ có giá trị ngắn hạn chưa đến hạn của các ngân hàng. Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất liên ngân hàng thường được ấn định vào buổi sáng (còn gọi là lãi suất hàng ngày) nó được hình thành bởi quan hệ cung cầu
  • 39. 28 trên TW của các tổ chức tín dụng và chịu sự chi phối bởi lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng TW. Lãi suất cơ bản: là lãi suất được các ngân hàng sử dụng làm cơ sở để ấn định mức lãi suất kinh doanh của mình. Ở Việt Nam luật Ngân Hàng Nhà Nước hiện nay qui định” lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân Hàng Nhà Nước công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh”.  Mối quan hệ giữa lãi suất và tăng trưởng tín dụng: Lãi suất là nhân tố quan trọng quyết định kết quả hoạt đông kinh doanh của các NHTM. Lãi suất ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt đông của NHTM thông qua hai nghiệp vụ chính là huy động và cho vay. Với lãi suất thấp, NHTM sẽ không thu hút được tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp và cư dân, NHTM sẽ không đủ vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng do nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và cư dân sẽ tăng do chi phí vay vốn giảm. Với lãi suất cao tăng sẽ thu hút được tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp và cư dân nhưng nhu cầu vay vốn mới của doanh nghiệp sẽ giảm do chi phí vay vốn cao, tỷ suất sinh lợi đạt được thấp, bên cạnh đó lãi suất huy động cao là biểu hiện của chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho tăng trưởng tín dụng giảm (Kai Guo and Vahram Stepanyan (2011)) . Vì vậy lãi suất có mối quan hệ nghịch biến với tăng trưởng tín dụng. Khi lãi suất trên thị trường không còn hấp dẫn, đặc biệt là khi tốc độ lạm phát ở mức cao như hiện nay, bản thân kì vọng của dân chúng cũng thấp đi, chủ yếu họ sẽ tìm cách đầu cơ hay tích trữ vàng. Hàng hóa sản xuất ra bán cũng trở nên chậm chạp hơn, các doanh nghiệp ít nhu cầu buộc NHTM phải đẩy lãi suất đầu ra cao hơn để bù đắp phần nào lượng khách hàng đang suy giảm và không đủ điều kiện được vay. Điều đó dẫn đến chênh lệch lãi suất bình quân tỷ lệ nghịch với tốc độ tăng trưởng tín dụng nền kinh tế.
  • 40. 29 2.2.2.4 Tỷ giá hoái đoái bình quân liên ngân hàng:  Khái niệm tỷ giá hối đoái: Trong nền kinh tế hàng hóa hiện đại, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng khác nhau cả về hình thức lẫn giá trị và đều tham gia ngày càng tích cực vào đời sống kinh tế xã hội quốc tế theo trình độ phát triển và vị thế của quốc gia mình. Trong quá trình tham gia các hoạt động thương mại, đầu tư, vay mượn và trao đổi quốc tế… các nước, các tổ chức, cá nhân, các đối tác phải thanh toán với nhau thông qua các đồng tiền của các bên được chuyển đổi, tính toán theo một tương quan tỷ lệ nhất định. Vì vậy, tùy thuộc vào từng góc độ nghiên cứu, xem xét mà tỷ giá hối đoái có thể được định nghĩa theo 2 cách sau: + Định nghĩa 1: Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia. Theo định nghĩa này, tỷ giá hối đoái được coi là giá cả của một loai hàng hóa đặc biệt- hàng hóa tiền tệ. Ví dụ: 1 USD = 15.450 VND + Định nghĩa 2 : Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau mà trong thời đại này sự so sánh đó là sự so sánh sức mua của tiền tệ.  Phân loại và vai trò của tỷ giá hối đoái: - Căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá, có thể chia làm tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường. Tỷ giá chính thức là tỷ giá do Ngân hàng trung ương của nước đó xác định. Trên cơ sở của tỷ giá này các NHTM và các TCTD sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn, hoán đổi. Tỷ giá thị trường là tỷ giá được hình thành trên có sở quan hệ cung cầu trên thị trường hối đoái. - Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán, có thể chia làm tỷ giá giao ngay và tỷ giá có kỳ hạn.
  • 41. 30 Tỷ giá giao ngay (SPOT) là tỷ giá do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo trong biểu độ do ngân hàng nhà nước quy định. Tỷ giá giao dịch kỳ hạn (FORWARDS) là tỷ giá giao dịch do tổ chức tín dụng tự tính toán và thỏa thuận với nhau nhưng phải đảm bảo trong biên độ qui định về tỷ giá kỳ hạn hiện hành của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm ký hợp đồng. - Căn cứ vào giá trị của tỷ giá, có thể chia làm tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá của một loại tiền tệ được biểu hiện theo giá hiện tại, không tính đến bất kỳ ảnh hưởng nào của lạm phát. Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá có tính đến tác động của lạm phát và sức mua trong một cặp tiền tệ phản ảnh giá cả hàng hóa tương quan có thể bán ra nước ngoài và hàng tiêu thụ trong nước. Tỷ giá này đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của nước đó. - Căn cứ vào thời điểm mua/bán ngoại hối, có thể phân biệt tỷ giá mua và tỷ giá bán của ngân hàng. Tỷ giá mua là tỷ giá của ngân hàng mua ngoại hối vào. Tỷ giá bán là tỷ giá của ngân hàng bán ngoại hối ra. Tỷ giá mua bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán và khoản chênh lệch đó là lợi nhuận kinh doanh ngoại hối của ngân hàng. Thông thường thì ngân hàng không công bố tất cả tỷ giá của các hợp đồng đã ký kết trong một ngày mà chỉ công bố tỷ giá của hợp đồng ký kết cuối cùng trong ngày đó, người ta gọi đó là tỷ giá đóng của. Tỷ giá đóng cửa được coi là chỉ tiêu chủ yếu về tình hình biến động của tỷ giá trong ngày hôm đó. Tỷ giá được công bố vào đầu giờ của đầu ngày giao dịch được gọi là tỷ giá mở cửa.  Tác động tỷ giá hối đoái đến tăng trưởng tín dụng: Tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ là quan trọng đối với một quốc gia vì trước tiên nó tác động trực tiếp tới giá cả hàng xuất nhập khẩu của chính quốc gia đó. Một sự giảm giá của nội tệ so với ngoại tệ, tức tỷ giá tăng, giá cả hàng hoá xuất khẩu tính bằng ngoại tệ sẽ giảm, làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế, dẫn đến
  • 42. 31 lượng xuất khẩu tăng, kích thích sản xuất hàng hóa trong nước, doanh nghiệp xuất khẩu có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Điều này làm gia tăng nhu cầu vay vốn và tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng. Mặt khác, khi tỷ giá tăng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp ngay lên giá cả nhập khẩu, qua thời gian, lượng nhập khẩu sẽ giảm do giá cả nhập khẩu tăng, làm cho chi phí đầu vào tăng, từ đó ảnh hưởng đến doanh số, lợi nhuận giảm, quy mô sản xuất kinh doanh thu hẹp lại và lẽ dĩ nhiên nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp này giảm dần và ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng. Như vậy cho thấy tác động của tỷ giá hối đoái đến tăng trưởng tín dụng là tăng hay giảm thì chưa thể kết luận. 2.2.2.5 Lạm phát:  Khái niệm : Theo kinh tế học , lạm phát (inflation) là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Định nghĩa cũng ngụ ý rằng lạm phát không phải là hiện tượng giá của một vài hàng hóa hay nhóm hàng hóa nào đó tăng lên. Và nó cũng không phải là hiện tượng giá cả chung tăng lên một lần. Nếu sự tăng lên một lần của giá cả thì hiện tượng chỉ dừng lại là một cú sốc về giá chứ chưa phải là lạm phát. Lạm phát là sự tăng giá liên tục theo thời gian. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị của thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ.  Xác định lạm phát: Lạm phát được đo bằng chỉ số giá cả : + Chỉ số giá được sử dụng rộng rãi nhất là chỉ số giá cả hàng tiều dung CPI (Consumer Price Index). CPI tính chi phí của một giỏ hàng tiêu dùng và dịch vụ trên thị trường. Để tính CPI , ta dựa vào tỷ trọng của phần chi cho từng mặt trong tổng chi tiêu cho tiêu dung của thời kì có lạm phát. + Một chỉ số nữa thường được sử dụng là chỉ số giá cả sản xuất (PPI: Producer Price Index), đây là chỉ số giá bán buôn. PPI dùng để tính giá cả trong lần bán đầu tiên do người sản xuất ấn định
  • 43. 32 Ip = ∑ip.d Ip: chỉ số giá của từng loại nhóm hàng d: tỷ trọng mức tiêu dung của từng loại hàng + Ngoài 2 chỉ số trên, chỉ số GNP cũng được sử dụng. Đây chính là chỉ số giảm phát, chỉ số giá cả cho toàn bộ GNP: Chỉ số lạm phát = GDP danh nghĩa/ GDP thực  Tác động của lạm phát đến tăng trưởng tín dụng: Lạm phát là một trong những yếu tố có tác động tích cực lẫn tiêu cực với tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều kênh khác nhau với mức độ ảnh hưởng tổng thể khác nhau, phụ thuộc đáng kể vào cơ cấu thể chế (cả nhà nước và tư nhân) của nền kinh tế, phụ thuộc vào khả năng thích nghi với mức lạm phát hiện hành và khả năng dự báo lạm phát. Do đó, lạm phát vừa phải được xem là giúp tăng trưởng kinh tế thông qua khuyến khích huy động vốn và tăng tính linh hoạt tỷ giá. Tỷ lệ lạm phát thấp có thể giúp bôi trơn thị trường hàng hóa, lao động và tăng tính linh hoạt tương đối đối với giá cả. Nếu giá cả (kể cả tiền lương và giá cả của các nhân tố khác) giảm xuống với tính linh hoạt thấp và nếu các ngành sản xuất khác nhau có mức cầu và năng suất tăng không đồng đều thì giá cả sẽ tăng nhẹ có thể tạo ra một mức độ linh hoạt giá cả tương đối lớn cần thiết cho sự phân bổ hiệu qủa các nguồn lực. Tỷ lệ lạm phát thấp và ổn định sẽ tạo ra một trong những động lực mạnh nhất để giúp nền kinh tế đạt được mức tăng trưởng ổn định, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả, nhu cầu vốn tín dụng của các doanh nghiệp tăng, từ đó tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng. Ngoài ra, khi lạm phát tăng cao, tiền mất giá, người dân không mặn mà gửi tiền vào ngân hàng, từ đó lượng vốn tín dụng cung ứng cho nền kinh tế cũng giả, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng. Như vậy, lạm phát và tăng trưởng tín dụng mối quan hệ ngược chiều nhau. ( Trần Ngọc Thơ, 2011).
  • 44. 33 2.2.2.6 Cung tiền M2 (tổng phương tiện thanh toán):  Khái niệm: Mức cung tiền tệ là lượng tiền được cung ứng nhằm thoả mãn các nhu cầu thanh toán và dự trữ của các chủ thể trong nền kinh tế. Mức cung tiền phải tương ứng với mức cầu về tiền tệ. Sự thiếu hụt hay dư thừa của cung tiền tệ so với cầu đều có thể dẫn tới những tác động không tốt cho nền kinh tế. Điều quan trọng khi nghiên cứu về mức cung tiền tệ là xác định thành phần của lượng tiền cung ứng. Tức là, xác định những cái gì được coi là tiền trong nền kinh tế và do vậy sẽ được đưa vào phạm vi đo lượng tiền. Việc xác định này về mặt lý thuyết căn cứ vào định nghĩa về tiền tệ, tức là bất cứ cái gì được thừa nhận chung là phương tiện thanh toán cho hàng hoá, dịch vụ hay các khoản nợ thì đều được coi là tiền.  Các phép đo cung tiền: Phép đo M0 (còn gọi là phép đo lượng tiền mặt) bao gồm: Tiền mặt (Cash - ký hiệu là C): là bộ phận tiền giấy do ngân hàng trung ương phát hành lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng. Nó bằng lượng tiền giấy do ngân hàng trung ương phát hành trừ đi lượng tiền giấy do các ngân hàng (kể cả ngân hàng trung ương) nắm giữ. Phép đo M1 (còn gọi là phép đo lượng tiền giao dịch) bao gồm:  M0  Tiền gửi không kỳ hạn (Demand deposit - ký hiệu DD): gồm những khoản tiền gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào theo yêu cầu, có thể tồn tại dưới tài khoản phát séc hoặc không phát séc. Đây là bộ phận tiền được sử dụng cho các giao dịch thường xuyên và là đối tượng kiểm soát trước hết của ngân hàng trung ương các nước. Phép đo M2, bao gồm:  M1  Tiền gửi tiết kiệm (Saving deposit - SD)  Tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng (Time deposit - TD)
  • 45. 34 M2 kém linh hoạt hơn M1 nhưng sự kiểm soát M2 là quan trọng vì tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng là lượng tiền giao dịch tiềm năng. Hơn nữa, giữa chúng và M1 thường xuyên có sự chuyển hoá lẫn nhau. Phép đo M3 thêm vào những loại tài sản kém lỏng hơn, bao gồm:  M2  Các loại tiền gửi ở các định chế tài chính khác (ngoài ngân hàng) Và cuối cùng là phép đo rộng nhất L bao gồm:  M3  Các chứng khoán có giá: tín phiếu kho bạc, thương phiếu, chấp phiếu ngân hàng... Vì trình độ phát triển của thị trường tài chính không giống nhau giữa các nước và thay đổi theo thời gian nên thành phần của các phép đo nêu ở trên có thể khác nhau giữa các quốc gia và thay đổi theo thời gian. Việc lựa chọn ra một phép đo lượng tiền chính thức trong thực tế sẽ căn cứ vào việc phép đo lượng tiền nào giúp thực hiện được tốt nhất việc dự báo các biến số kinh tế mà tiền tệ có ảnh hưởng nhiều như tỉ lệ lạm phát, chu kỳ kinh doanh. Trên thực tế các quốc gia thường sử dụng phép đo M1 hoặc M2. Việt Nam chúng ta sử dụng phép đo M2.  Tác động của M2 đến tăng trưởng tín dụng: Trong các tình huống kinh tế bình thường, nếu cung tiền tăng nhanh hơn sản lượng thực tế sẽ gây ra lạm phát. Trong nền kinh tế khủng hoảng (gặp bẫy thanh khoản), mối tương quan "bị phá vỡ" bởi một sự suy giảm của tốc độ chu chuyển tiền tệ. Điều đó giải thích tại sao trong nền kinh tế suy thoái các Ngân hàng Trung ương có thể tăng cung tiền mà không gây lạm phát. Chính sách tiền tệ mở rộng: Nếu lượng cung tiền mở rộng sẽ dẫn đến một sự gia tăng trong tiêu dùng hàng hóa cũng như làm gia tăng việc sử dụng các tài sản tài chính. Khi lượng cung tiền tăng, thanh khoản vượt trội sẽ ảnh hưởng đến Tăng trưởng tín dụng khá mạnh do tác động của chính sách tiền tệ tương đối nhanh và trực tiếp. Chính sách mở rộng tiền tệ làm giảm lãi suất của nền kinh tế, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và cư
  • 46. 35 dân sẽ tăng do chi phí vay vốn giảm, vì vậy tăng trưởng tín dụng tăng lên. Tuy nhiên cung tiền tăng làm cho lạm phát tăng, lạm phát tăng ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng. Chính sách tiền tệ thắt chặt: Lãi suất cao hơn do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt thường có tác động xấu cho tăng trưởng tín dụng vì khi lãi suất cao các doanh nghiệp và cư dân sẽ hạn chế vay vốn vì chi phí vay vốn tăng, từ dó tăng trường tín dụng giảm. Tuy nhiên chính sách tiền tệ thắt chặt thì cung tiền giảm và làm cho lạm phát giảm, lạm phát giảm lại tác đông tích cực đến tăng trưởng tín dụng Như vậy quan hệ cơ bản giữa lượng cung tiền và tăng trưởng tín dụng vẫn chưa xác định rõ ràng là cùng chiều hay ngược chiều thông qua các chính sách tiền tệ.
  • 47. 36 Kết luận chương 2: Trong chương 2, tác giả đã đưa bằng chứng lý thuyết và những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và tại Việt Nam để chỉ ra được mối tương quan giữa các nhân tố: tăng trưởng tiền gửi, GDP, lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, cung tiền M2 với tăng trưởng tín dụng. Trong đó, tăng trưởng huy động, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có mối tương quan thuận với tăng trưởng tín dụng, lạm phát và lãi suất có mối tương quan nghịch với tăng trưởng tín dụng, riêng về tỷ giá hối đoái, mối tương quan với tăng trưởng tín dụng là thuận hay nghịch tùy thuộc vào đặc thù của các quốc gia khác nhau. Theo đó, trong một giai đoạn nào đó đối với một đất nước nhập siêu và không thu hút được nhiều dòng vốn đầu tư nước ngoài thì mối tương quan là nghịch, còn đối với một đất nước xuất siêu và thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài thì mối tương quan này là thuận. Đối với nhân tố cung tiền M2 có mối tương quan thuận hay nghịch với tăng trưởng tín dụng tùy thuộc vào tình hình kinh tế và thời gian áp dụng chính sách tiền tệ. Trong các tình huống kinh tế bình thường, nếu cung tiền tăng nhanh hơn sản lượng thực tế sẽ gây ra lạm phát, khi đó cung tiền M2 có mối tương quan nghịch với tăng trưởng tin dụng. Trong nền kinh tế khủng hoảng (gặp bẫy thanh khoản), mối tương quan "bị phá vỡ" bởi một sự suy giảm của tốc độ chu chuyển tiền tệ. Điều đó giải thích tại sao trong nền kinh tế suy thoái các Ngân hàng Trung ương có thể tăng cung tiền mà không gây lạm phát. Khi đó cung tiền M2 có mối tương quan thuận với tăng trưởng tín dụng.
  • 48. 37 40 % 37.73 35 30 27.65 25 20 18 15 10.9 10 12.52 14.16 8.85 5 0 2009 2010 2011 2012 2013 2014 năm 2015 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MỐI LIÊN HỆ CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 3.1 Thực trạng tăng trưởng tíndụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam: Đơn vị tính:% Nguồn NHNN Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2009-2015 Tại Việt Nam, sau khi tăng trưởng rất mạnh trong giai đoạn 2009-2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng bị giảm mạnh từ năm 2012, tăng trưởng tín dụng năm 2012 và 2013 lần lượt đạt 8,85% (thấp hơn mức mục tiêu khoảng 15 -17%) và 12,51%. Thêm vào đó, hiệu quả tín dụng đối với nền kinh tế suy giảm nghiêm trọng, tỷ lệ nợ xấu rất cao với con số trên 10% trong thời gian vừa qua. Cơ cấu tín dụng chưa đáp ứng được nhu cầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành. Thực trạng tín dụng như vậy dẫn đến những khó khăn của nền kinh tế như: tổng cầu giảm mạnh, siết chặt tài khóa, tiền tệ, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ, tồn kho cao. Đến lượt nó, tình trạng tín dụng như vậy lại làm cho những khó khăn của nền kinh tế càng thêm chồng chất khi mà tăng trưởng GDP năm 2013 chỉ là 5,42% không đạt mục tiêu đề ra. Đến cuối năm 2015, nền