SlideShare a Scribd company logo
1 of 81
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
PHAN THỊ MAI LAN
ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở CÁC ĐỐI
TƯỢNG ĐƯỢC QUẢN LÝ TẠI BAN BẢO VỆ, CHĂM SÓC
SỨC KHỎE CÁN BỘ TỈNH CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
THÁI NGUYÊN - 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
PHAN THỊ MAI LAN
ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở CÁC ĐỐI
TƯỢNG ĐƯỢC QUẢN LÝ TẠI BAN BẢO VỆ, CHĂM SÓC
SỨC KHỎE CÁN BỘ TỈNH CAO BẰNG
Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số: 8720107
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRỊNH XUÂN TRÁNG
THÁI NGUYÊN - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kì
hình thức nào.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019
Tác giả
Phan Thị Mai Lan
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận văn thạc sỹ Nội khoa, tôi được sự giúp
đỡ tận tình của các Thầy, Cô, bạn bè và gia đình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên,
phòng Đào tạo - bộ phận đào tạo sau đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, các Cô trong bộ môn Nội đã truyền
thụ cho tôi những kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi
hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trịnh Xuân
Tráng, người thầy đã chỉ bảo rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành
luận văn.
Tôi xin cảm ơn chân thành đến Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
tỉnh Cao Bằng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, những người đã luôn cổ vũ, động viên
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Sau cùng tôi xin dành tình cảm và lòng biết ơn vô hạn tới gia đình đã
luôn bên tôi những lúc thuận lợi cũng như khó khăn trong quá trình học tập và
hoàn thành luận văn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019
Tác giả
Phan Thị Mai Lan
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BMI Body mass index: Chỉ số khối cơ thể
BVSKCB Bảo vệ sức khỏe cán bộ
ĐTĐ Đái tháo đường
EGIR European Group for Study of Insulin Resistance: Nhóm nghiên
cứu kháng insulin của châu Âu
HA Huyết áp
HATT Huyết áp tâm thu
HATTr Huyết áp tâm trương.
HCCH Metabolic syndrome: Hội chứng chuyển hóa
HDL-C High Density Lipoprotein cholesterol: Lipoprotein tỉ trọng cao
IDF International Diabetes Federation: Liên đoàn Đái tháo đường
Quốc tế
JNC Joint National Committee: Uỷ ban tăng huyết áp quốc tế của Hoa
Kỳ
LDL-C Low Density Lipoprotein cholesterol: Lipoprotein tỉ trọng thấp
NCEP -
ATP III
National Cholesterol Education Program, Adult Treatment Panel
III (Chương trình giáo dục Cholesterol của Hoa Kỳ, kênh điều
trị dành cho người trưởng thành)
TBMMN Tai biến mạch máu não
TG Triglyceride
THA Tăng huyết áp
RLGMLĐ Rối loạn glucose máu lúc đói
VE Vòng eo
VM Vòng mông
WHO World Health Organization: Tổ chức Y tế Thế giới
WHR Waist hip ratio: Tỉ lệ vòng bụng/vòng mông
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN............................................................................... 3
1.1. Một số đặc điểm hội chứng chuyển hóa .................................................. 3
1.2. Một số yếu tố liên quan đến HCCH .................................................... 12
1.3. Tình hình mắc hội chứng chuyển hóa trên thế giới và ở Việt Nam......... 16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 20
2.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................20
2.3. Thời gian nghiên cứu..........................................................................20
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20
2.5. Chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................. 21
2.6. Phương pháp thu thập số liệu................................................................... 22
2.7. Một số tiêu chuẩn được áp dụng trong nghiên cứu.................................. 27
2.8. Phương tiện nghiên cứu .......................................................................... 28
2.9. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu................................................... 29
2.10. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................... 30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 32
3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu.................................................... 32
3.2. Một số yếu tố liên quan với hội chứng rối loạn chuyển hóa.................... 36
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................. 43
4.1. Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại Ban bảo
vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Cao Bằng................................................. 43
4.2. Một số yếu tố liên quan với hội chứng rối loạn chuyển hóa.................... 48
KẾT LUẬN..................................................................................................... 58
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn xác định béo bụng theo vòng eo của IDF – 2005........ 7
Bảng 2.1. Đánh giá BMI áp dụng cho người châu Á...................................... 27
Bảng 2.2. Phân độ THA của Hội tim mạch Việt Nam năm 2018................... 28
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới .................. 32
Bảng 3.2. Giá trị một số chỉ tiêu nhân trắc của đối tượng nghiên cứu ở hai giới
......................................................................................................................... 33
Bảng 3.3. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo BMI..................................... 34
Bảng 3.4. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo phân độ THA của Hội tim mạch
Việt Nam năm 2018 ........................................................................................ 34
Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa theo giới .................................... 35
Bảng 3.6.Tỷ lệ mắc các yếu tố chẩn đoán Hội chứng chuyển hóa xếp theo
nhóm tuổi......................................................................................................... 35
Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc từng yếu tố chẩn đoán HCCH theo giới ........................ 36
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa chỉ số BMI và hội chứng chuyển hóa .............. 36
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa giới và hội chứng chuyển hóa.......................... 37
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa độ tuổi và hội chứng chuyển hóa................... 37
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa mức độ hoạt động thể lực với HCCH ........... 38
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa hút thuốc lá với HCCH ................................. 38
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa stress với HCCH ........................................... 39
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa thói quen ăn mặn với HCCH.........................
......................................................................................................................... 39
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thói quen ăn nhiều đạm với HCCH............... 40
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa tiền sử tăng huyết áp với HCCH................... 40
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tiền sử đái tháo đường với HCCH ................ 41
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa tiền sử gan nhiễm mỡ với HCCH ................. 41
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tiền sử bệnh tim mạch với HCCH................. 42
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tiền sử tai biến mạch máu não với HCCH.... 42
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Cơ chế vận chuyển glucose trong kháng insulin ............................ 10
Biểu đồ 3.1. Phân loại đối tượng nghiên cứu theo giới .................................. 32
Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc............................... 33
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng chuyển hóa là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng
được quan tâm nhất trong thiên niên kỷ XXI. Theo Hiệp hội đái tháo đường thế
giới (IDF) HCCH là một tập hợp các yếu tố nguy cơ tim mạch như béo phì
bụng, kháng Insulin, rối loạn lipid máu, dung nạp glucose bất thường và tăng
huyết áp, ảnh hưởng đến chất lượng sống của con người và tốn kém đáng kể
ngân sách về y tế toàn dân của nhiều nước trên thế giới [33], [42]. Hội chứng
chuyển hóa ngày càng tăng trên thế giới, tỷ lệ này ở các nước phát triển khá cao
và đang có xu hướng gia tăng báo động ở các nước đang phát triển cùng với sự
phát triển của kinh tế xã hội [77].
Trên thế giới có khá nhiều những nghiên cứu về HCCH như ở châu Âu,
tỷ lệ HCCH trong cộng đồng khoảng 24% dân số song nếu chỉ tính ở lứa tuổi
trên 50 thì tỷ lệ đó là 40% [85]. Tại Hoa Kỳ theo tiêu chuẩn NCEP - ATP III
thì tỷ lệ hội chứng chuyển hóa ở nam là 22,8% và nữ là 22,6%. Còn trên đối
tượng là cán bộ nhân viên trong trường đại học Putra Maylaysia thì tỷ lệ HCCH
cũng theo NCEP - ATP III là 33,5% [60].
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyên Văn Thành và cộng sự tại Bạc Liêu
nhận thấy tỷ lệ HCCH ở đối tượng cán bộ tỉnh ủy quản lý chiếm 24% [31]. Còn
theo Trang Mộng Hải Yến (2014) nghiên cứu ở đối tượng cán bộ tỉnh ủy quản
lý tại Long An, HCCH chiếm 30,34% [39]. Nghiên cứu của Nguyễn Cảnh Phú
và CS (2012) cho thấy tỷ lệ cán bộ hưu trí bị HCCH trên địa bàn tỉnh Nghệ An
là 35,1% [14].
Nhiều nghiên cứu cho thấy người mắc HCCH thường có nguy cơ bị tai
biến tim mạch gấp 3 lần và có nguy cơ tử vong gấp 2 lần, nguy cơ phát triển
đái tháo đường (ĐTĐ) gấp 5 lần so với những người không bị hội chứng này
[1]. Có nhiều yếu tố góp phần vào HCCH như thói quen ăn uống, chế độ sinh
hoạt, lối sống tĩnh tại,… việc kiểm soát được các yếu tố góp phần làm giảm
nguy cơ bị HCCH.
2
Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ ( BVCSSKCB) Cao Bằng là nơi
khám, chữa bệnh, theo dõi và quản lý sức khỏe các cán bộ trung cao cấp trên
địa bàn đặc biệt là đối tượng cán bộ hưu trí trong tỉnh. Họ là những người khi
còn công tác luôn phải làm việc trong tình trạng áp lực, cường độ lao động trí
óc cao, dinh dưỡng không hợp lý, ít hoạt động thể lực…từ đó hình thành những
nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa cao.
Nghiên cứu đặc điểm HCCH ở đối tượng cán bộ hưu là việc làm rất quan
trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhằm phòng chống một số
bệnh liên quan đến HCCH, từ đó đưa ra giải pháp và kiến nghị phù hợp và hiệu
quả trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ hưu. Chính vì vậy
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở
các đối tượng được quản lý tại Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh
Cao Bằng” với 02 mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được
quản lý tại Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Cao Bằng.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan với đặc điểm của hội chứng chuyển
hóa ở các đối tượng trên.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số đặc điểm hội chứng chuyển hóa
1.1.1. Khái niệm hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa không phải là một bệnh lý xa lạ. Tulp Nicolaes
và cộng sự (1593 - 1674) ghi nhận mối liên quan giữa tăng lipid máu, béo phì
và khuynh hướng chảy máu. Eskil Kylin (1920), người Thụy Điển đề xuất một
hội chứng bao gồm “Tăng huyết áp, tăng glucose và tăng acid uric” và
Maranon, người Tây Ban Nha sau đó cũng đề cập. Vague (1947) cho rằng béo
phì dạng nam là loại béo phì thường phối hợp với những rối loạn chuyển hóa
đó là ĐTĐ type 2 và bệnh tim mạch. Gerald Reaven (1988) giới thiệu lại khái
niệm hội chứng X bao gồm các yếu tố nguy cơ như THA, bất thường dung
nạp glucose, tăng triglyceride (TG), giảm HDL-Cholesterol. Sau đó Stout đề
nghị hội chứng đề kháng insulin vì muốn nhấn mạnh đề kháng insulin là
nguyên nhân trực tiếp trong bệnh mạch vành (BMV) và nguyên nhân của các
tiêu chí trong hội chứng [90].
Các chuyên gia ĐTĐ tại Áo đã đặt tên hội chứng là CHAOS: Coronary
heart disease, Hypertension and Hyperlipidemia, Adult-onset diabetes,
Obesity, Stroke. Sau này có những bất thường chuyển hóa khác được quy cho
nhiều hội chứng như béo phì, Microlbumine niệu (MAU), bất thường về tiêu
sợi huyết và rối loạn đông máu. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như tăng acid
uric máu, gia tăng khuếch tán ngược Na+
- Lithium, gia tăng PAI -1
(Plasminogen activator inhibitor-1).
- Nhiều thuật ngữ đồng nghĩa HCCH bao gồm:
- Hội chứng chuyển hóa (Metabolic Syndrome).
- Hội chứng X chuyển hóa (Metabolic X Syndrome).
- Hội chứng đa chuyển hóa (Plurimetabolic Syndrome).
- Hội chứng rối loạn chuyển hóa (Dysmetabolic Syndrome).
4
- Hội chứng kháng insulin (Insuline Resistance Syndrome).
- Hội chứng Reaven (Reaven Syndrome).
- Tứ chứng chết người (Deadly Quarter)
- Tăng huyết áp có rối loạn lipid máu (Dyslipidemic Hypertension).
Đến năm 1998, Tổ chức Y tế Thế giới đã tổng kết hội thảo của chuyên
gia thế giới và thống nhất gọi hội chứng này là Hội chứng chuyển hóa
(Metabolism syndrom) và đề nghị HCCH như một công cụ cho đánh giá thực
hành lâm sàng và nghiên cứu. Hội chứng chuyển hóa được định nghĩa là một
nhóm các rối loạn liên quan đến chuyển hóa bao gồm rối loạn lipid máu, béo
trung tâm, tăng huyết áp, rối loạn glucose máu khi đói [41].
1.1.2. Các dấu hiệu của Hội chứng chuyển hóa [33]
Hội chứng chuyển hóa bao gồm một nhóm các yếu tố nguy cơ tập hợp
lại trên một người bệnh:
- Tình trạng béo bụng: biểu hiện qua số đo vòng eo.
- Rối loạn lipid máu: là tình trạng rối loạn các chất béo trong máu như
triglycerid máu cao, HDL-C máu thấp, LDL-C cao, tạo nên mảng xơ vữa ở
thành động mạch.
- Tăng huyết áp: được định nghĩa là khi huyết áp (huyết áp tâm thu
và/hoặc huyết áp tâm trương) cao hơn mức bình thường. (Theo Tổ chức Y tế
Thế giới, tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg và/hoặc huyết áp
tâm trương từ 90 mmHg đối với người trưởng thành, và khi huyết áp tâm thu
hoặc huyết áp tâm trương ≥ 95th
percentile đối với trẻ em).
- Tình trạng kháng insulin hoặc không dung nạp đường: là tình trạng cơ
thể không thể sử dụng đường và insulin một cách hiệu quả. Khi thức ăn hấp thụ
vào máu, chúng sẽ được biến chế thành đường (glucose). Đây là một loại đường
đơn và cũng là nhiên liệu chính cung cấp cho mỗi tế bào trong cơ thể. Tuy
nhiên, để hấp thụ đường từ máu vào bên trong tế bào, cơ thể cần một chất gọi
là insulin. Insulin được sản xuất từ tế bào beta của tuyến tụy và được coi là chìa
5
khóa mở những ổ khóa trên thành của tế bào. Một khi những cánh cửa này mở
rộng, đường (Glucose) sẽ đi vào tế bào để nuôi dưỡng cơ thể. Kháng insulin
xảy ra khi những “ổ khóa” (insulin receptors) bị “rỉ sét” hoặc những “chìa khóa”
(insulin) bị “bẻ gẫy”. Cơ thể bây giờ, phải chế ra nhiều insulin hơn để đáp ứng
với một môi trường mới. Nói một cách dễ hiểu, thay vì chỉ cần một chìa khóa
để mở một cánh cửa, bây giờ cơ thể cần nhiều chìa khóa hơn để “chỉ” mở một
cánh cửa. Ban đầu cơ thể còn đủ khả năng sản xuất insulin cần thiết. Lâu dần,
càng ngày càng nhiều “ổ khóa” bị hư hỏng hơn. Tụy tạng không còn sức thích
ứng nữa. Trong máu tuy số lượng insulin rất cao, nhưng vẫn không đủ để mở
những ổ khóa đã mỗi ngày một hư hại hơn. Thiếu insulin, đường không vào
trong tế bào được dẫn đến mức đường trong máu tăng dần.
- Tình trạng tiền đông máu: tăng fibrinogen và chất ức chế hoạt hóa
plasminogen -1 (PAI-1) cao trong máu. Bình thường, trong cơ thể, máu lưu
thông trong lòng mạch ở trạng thái thể dịch nhờ sự cân bằng giữa hệ thống hoạt
hoá và ức chế đông máu. Khi xảy ra một tổn thương mạch máu, các yếu tố đông
máu (trong đó có fibrinogen) sẽ cùng với nội mạc mạch máu và tiểu cầu phối
hợp xảy ra một loạt các phản ứng để tạo nút cầm máu là cục đông tại vị trí tổn
thương. Hệ thống kiểm soát đông máu sẽ đảm bảo sao cho cục đông không lan
rộng mà chỉ khu trú và đủ để cầm máu ở vị trí tổn thương. Tình trạng tăng đông
máu xảy ra khi mất cân bằng giữa hệ thống hoạt hoá và ức chế đông máu do
tăng hoạt hoá đông máu hoặc do giảm ức chế đông máu, tiêu sợi huyết dẫn đến
cục máu đông lan rộng quá giới hạn cần thiết, gây tắc nghẽn mạch.
- Tình trạng tiền viêm: Protein phản ứng C (CRP) tăng cao trong máu.
Protein phản ứng C (C reactive protein - CRP) là một glycoprotein được gan
sản xuất có đặc điểm là kết tủa với polysaccharid C của phế cầu. Bình thường,
không thấy protein này trong máu. Tình trạng viêm cấp với phá huỷ mô trong
cơ thể gây giải phóng các interleukin 1 và 6 sẽ kích thích sản xuất protein này
và gây tăng nhanh nồng độ protein phản ứng C trong huyết thanh. Khi tình
6
trạng viêm cấp kết thúc, protein phản ứng C (CRP) nhanh chóng mất đi. Vì vậy,
protein C phản ứng được coi như một chỉ dấu phản ánh sự hoạt hóa phản ứng
viêm hệ thống.
1.1.3. Các tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH ở người trưởng thành
Chẩn đoán hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn của WHO (1999): [41].
Theo WHO thì HCCH được xác định khi có tăng glucose máu khi đói
(glucose máu ≥ 6,1 mmol/l) hoặc insulin tăng cao trong máu hoặc đã được chẩn
đoán đái tháo đường cộng với ít nhất 2 trong các yếu tố sau:
- Béo phì (BMI ≥ 30 hoặc tỷ số VE/VM > 0,9 đối với nam và > 0,85 đối
với nữ).
- Rối loạn lipid máu: triglyceride ≥ 1,7 mmol/l hoặc HDL - C < 0,9
mmol/l đối với nam và < 1,0 mmol/l đối với nữ.
- Huyết áp ≥ 140/90 mmHg hoặc đã được chẩn đoán tăng huyết áp.
- Microalbumin niệu: tốc độ bài tiết ≥ 20 µg/phút .
Chẩn đoán HCCH theo NCEP - ATP III (2001): [95]
Hội chứng chuyển hóa được xác định theo tiêu chuẩn của chương
trình giáo dục cholesterol quốc gia Mỹ, kênh điều trị cho người lớn (NCEP -
ATP III - National Cholesterol Education Program Adult Treatment Panel III)
khi có từ 3 trong 5 yếu tố:
- Rối loạn Glucose máu khi đói (Glucose máu ≥ 5,6 mmol/l).
- Béo bụng (vòng eo >102 đối với nam và > 88 cm đối với nữ).
- Triglycerid máu cao ( ≥ 1,7 mmol/l).
- HDL - C thấp (< 1mmol/l ở nam và < 1,3 mmol/l ở nữ).
- Huyết áp ≥ 130/85 mmHg.
Chẩn đoán HCCH theo Nhóm tư vấn kháng Insuin châu Âu
(EGIR - 2003): [45]
Bắt buộc phải có tăng Insulin máu cộng thêm với 2 yếu tố khác:
- Vòng eo ≥ 94 cm đối với nam và ≥ 80 cm đối với nữ.
7
- Tryglicerid máu ≥ 2,0 mmol/L hoặc HDL cholesterol < 1,0 mmol/L
hoặc đang điều trị rối loạn lipid máu.
- Huyết áp tâm thu ≥ 140 hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg hoặc
đang dùng thuốc huyết áp.
- Glucoza máu lúc đói ≥ 6,1 mmol/l.
Chẩn đoán HCCH theo IDF ( 2005): [87]
IDF đã đưa ra một tiêu chuẩn về HCCH trong đó điều kiện tiên quyết là
béo bụng cộng với từ 2 yếu tố trở lên trong 4 yếu tố:
- Glucose máu khi đói cao ( 5,6 mmol/l); hoặc đã được chẩn đoán và
điều trị đái tháo đường typ 2 trước đó.
- Triglycerid máu cao ( 1,7 mmol/l); hoặc đã được chẩn đoán, điều trị
các rối loạn lipid bằng thuốc.
- HDL - C thấp ( <1mmol/l ở nam và <1,3 mmol/l ở nữ); hoặc đã điều trị
các rối loạn lipid máu bằng thuốc.
- Huyết áp 130/85 mmHg hoặc đã được chẩn đoán cao huyết áp.
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn xác định béo bụng theo vòng eo của IDF - 2005
Nhóm các quốc gia Số đo xác định béo bụng (cm)
Châu Âu Nam ≥ 94
Nữ ≥ 80
Các nước Nam Á và Trung Quốc Nam ≥ 94
Nữ ≥ 80
Nhật Bản Nam ≥ 90
Nữ ≥ 85
Nam Trung Mỹ Giống tiêu chuẩn Nam Á
Người châu Phi khu vực Sahara Giống tiêu chuẩn châu Âu
Vùng Trung Đông và Địa Trung Hải Giống tiêu chuẩn châu Âu
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh HCCH
Cho đến nay cơ chế bệnh sinh của HCCH còn chưa được hiểu biết đầy đủ,
nhưng béo phì (nhất là béo bụng), kháng insulin, rối loạn lipid máu, sự bất
thường glucose máu và THA là những biểu hiện cơ bản của HCCH.
8
* Béo phì và phân phối mỡ bất thường
Béo bụng liên quan các yếu tố nguy cơ chuyển hoá gồm: Tăng nồng độ
apolipoprotein B huyết thanh, tăng LDL – C và tăng khả năng PAI – 1 với tình
trạng suy giảm tiêu sợi huyết [74]. HCCH không những chỉ ảnh hưởng tới béo
toàn thân mà còn đối với những người có trọng lượng bình thường song có tăng
chu vi vòng bụng hay còn gọi là béo bụng (béo trung tâm). Cơ chế bệnh sinh
và tương tác giữa các yếu tố tạo ra HCCH chưa sáng tỏ song kháng insulin được
coi là giả thuyết có cơ sở nhất về cơ chế của hội chứng [90]. Kết quả từ những
đối tượng không bị ĐTĐ của nghiên cứu Framingham Offspring kháng insulin
không phải là yếu tố duy nhất và độc lập tạo ra HCCH. Béo bụng có liên quan
rất rõ với kháng insulin. Người ta nhận thấy giữa độ dày lớp mỡ dưới da bụng
và kháng insulin có mối liên quan tuyến tính thuận với nhau [54].
ATP III coi béo phì như một yếu tố chính làm tăng hội chứng chuyển
hóa, ít nhất là khía cạnh dịch tễ. Béo phì còn là yếu tố thuận lợi góp phần làm
tăng huyết áp, tăng nồng độ cholesterol máu, hạ thấp nồng độ HDL-cholesterol,
làm tăng nồng độ glucose máu. Tất cả những yếu tố này kết hợp lại làm tăng
nguy cơ bệnh lý tim mạch.
Trong các thể loại béo phì, thể béo bụng có liên quan với hội chứng
chuyển hóa chặt chẽ hơn cả. Các mô mỡ dư thừa là nguồn phóng thích vào
tuần hoàn các acide béo không este hóa (NEFA: nonesterified fatty acid) các
cytokin; PAI-1 (plasiminogen activator inhibitor-1) và adiponectin. Các yếu
tố này đã làm tăng sự đề kháng insulin, tăng tạo khả năng gây viêm của lớp
tế bào nội mô mạch máu, tạo thuận lợi cho mảng xơ vữa hình thành và phát
triển [55], [56].
* Kháng insulin
Tế bào β đảo tụy là nơi tiết ra insulin và insulin lưu hành trong máu đến
các tế bào đích truyền tín hiệu và thực hiện nhiệm vụ của mình, insulin là
hormone đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa carbonhydrat với cơ chất
9
chính là glucose, vì vậy khi có bất thường về insulin sẽ gây lên các rối loạn
trong chuyển hóa carbonhydrat. “Kháng insulin là một tình trạng (của tế bào,
cơ quan, hay cơ thể) cần một lượng insulin nhiều hơn bình thường để đạt được
đáp ứng sinh học bình thường” [36].
Insulin truyền tín hiệu bằng cách gắn vào các receptor đặc hiệu trên màng
tế bào, các thụ thể này thuộc nhóm tyrosine kinase receptor, giống như receptor
cho các yếu tố tăng trưởng. Các receptor hoạt động nhờ sự kết hợp của 2 tiểu
đơn vị. Các thông tin của insulin sẽ không bị thay đổi khi chúng được truyền
qua các receptor đặc hiệu nhưng cũng có thể thay đổi khi truyền tin qua các
receptor được hình thành bởi 1 tiểu đơn vị của thụ thể insulin và 1 tiểu đơn vị
của các yếu tố phát triển giống insulin (IGF1). Insulin có ái lực với receptor đặc
hiệu cao gấp 100 đến 150 lần so với các receptor của IGF1, chính vì vậy ở nồng
độ insulin sinh lý thì sự gắn của insulin với thụ thể IGF1 sẽ không có ý nghĩa
[67].
Sự gắn insulin và receptor của màng tế bào là hiện tượng truyền tín hiệu
để thực hiện quá trình phosphoryl hóa và dephosphoryl hóa, 4 loại protein từ
IRS1 đến IRS4 được phát hiện trong cấu trúc của receptor insulin. Tín hiệu của
insulin được đưa vào tế bào khi quá trình phosphoryl hóa ở receptor được thực
hiện [73], [94]. Có 2 cách truyền tín hiệu của insulin vào tế bào: [67], [78], [94].
+ Cách 1: Thông quá các chất truyền tin: AKT/PKB
+ Cách 2: Thông qua các Protein tín hiệu: Ras/Raf/MAP
Kháng insulin có thể do giảm hiệu quả của chất truyền tin, các protein
tín hiệu chính. Sự giảm này làm xáo trộn quá trình truyền tín hiệu của insulin
dẫn đến kết quả là kháng insulin ở tế bào đích. Tùy thuộc vào khiếm khuyết tín
hiệu của insulin do giảm hiệu quả của chất truyền tin, protein tín hiệu dẫn đến
sự đề kháng insulin sẽ ở các mức độ khác nhau [49], [88].
Sự truyền tín hiệu của insulin gây nên quá trình chuyển glucose vào tế
bào và sự vận chuyển glucose qua các chất vận chuyển từ nội bào tới màng
10
plasma trên bề mặt [59], [67]. Có ít nhất 12 loại protein vận chuyển khác nhau ở
các loại tế bào khác nhau [64]. GLUT - 4 là chất vận chuyển glucose thông qua
insulin gặp ở hầu hết các loại tế bào (tế bào gan, não, cơ, mỡ …). GLUT-1 gặp
nhiều ở tế bào não, GLUT - 2 gặp nhiều ở tế bào gan, GLUT-3 gặp chủ yếu ở
đường tiêu hóa. Một số nghiên cứu trên tế bào cơ, mỡ cho thấy sự khiếm khuyết
gây kháng insulin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có liên quan đến chất vận chuyển
glucose GLUT - 4 trong con đường vận chuyển glucose phụ thuộc insulin.
Hình 1.1. Cơ chế vận chuyển glucose trong kháng insulin
Nguồn: Diabetes in cardiovascular Disease 2013
* Rối loạn lipid máu
Tăng acid béo tự do sẽ làm tăng nồng độ insulin trong máu và gây nhiễm
độc mỡ tế bào beta tụy làm tế bào này sẽ chết nhanh hơn so với chết theo
chương trình. Khi acid béo tự do và TG tích luỹ trong tế bào beta tụy làm tăng
tổng hợp NO gây ra rối loạn chức năng tế bào và hậu quả của hiện tượng này
làm các tế bào beta tụy bị tổn thương, giảm số lượng tế bào beta tụy sẽ làm mất
khả năng duy trì tiết insulin. Khi sự kháng insulin được thiết lập, có sự giải
phóng acid béo đến gan làm tăng quá trình tổng hợp TG, tuy nhiên dưới điều
kiện insulin ngăn cản sự tăng bài tiết LDL-C vào tuần hoàn, đồng thời
Protein vận
chuyển
GLUT4
Protein vận
chuyển
GLUT4
Kích hoạt hệ thống
vận chuyển
Thiếu hụt hệ thống
vận chuyển
Tín hiệu insulin
thông qua PI3
kinase, PDK1
AKT/PKB
Tín hiệu
insulin thông
qua PI3
kinase, PDK1
AKT/PKB
Recetor
tiếp nhận
insulin
11
lipoprotein lipase cũng được tiết ra ở các mô ngoại vi. Sự tăng TG là yếu tố
quan trọng biểu hiện sự kháng insulin và là một trong những tiêu chuẩn chẩn
đoán của HCCH. Ngoài ra, còn có sự rối loạn một loại lipoprotein nữa trong
HCCH, đó là sự giảm HDL-C do rối loạn của cholesterol ester transferase. Vì
vậy, sự kết hợp tăng TG và giảm HDL-C có mối liên quan mật thiết đến HCCH.
Do đó trong chẩn đoán HCCH các nghiên cứu thường lấy TG và HDL-C làm
tiêu chuẩn chấn đoán HCCH [7], [25], [66], [75].
* Sự bất thường glucose máu
Sự bất thường glucose máu [gồm ĐTĐ typ 2, RLGMLĐ và giảm dung nạp
glucose] có mối liên quan mật thiết đến cơ chế bệnh sinh trong HCCH. Nhiều
nghiên cứu thấy rằng có nối liên quan giữa RLGMLĐ với sự đề kháng insulin ở
người, động vật có vú, và cả loài gặm nhấm. Ở những người được dự đoán là sẽ
tiến triển thành ĐTĐ typ 2 thì sự đề kháng insulin, rối loạn chức năng tế bào beta
tụy là những nguyên nhân của sự bất thường glucose máu này. Có sự phối hợp
giữa RLGMLĐ và giảm dung nạp glucose máu với nguy cơ bệnh tim mạch và
tiến triển thành ĐTĐ typ 2. Trong đó, có vai trò tích luỹ chất AGE (advanced
glycation end products) kết hợp với tăng đường máu có mối liên quan đến bệnh
tim mạch bằng sự tác động lên thụ cảm thể AGE ở thành động mạch gây ra một
phản ứng viêm làm tăng sinh tế bào và hình thành mảng vữa xơ động mạch. Sự
tác động của AGEs được giải thích theo cơ chế sau: AGEs tác động trực tiếp như
một cytokine với thành mạch máu bằng cách gắn kết với proteoglycans của tế
bào nội mạc thành mạch và tạo ra một phản ứng viêm [2], [91].
* Tăng huyết áp
Mặc dù mối liên quan giữa sự đề kháng insullin với huyết áp ở nhiều
nghiên cứu vẫn còn chưa được thống nhất trong cơ chế bệnh sinh của HCCH.
Một số nghiên cứu còn thấy sự hạn chế của mối liên quan giữa kháng insulin với
bệnh tim mạch. Tuy nhiên, cơ chế bệnh sinh hiện nay cho rằng mối liên quan giữa
kháng insulin với huyết áp được giải thích là do tăng hoạt động của hệ thần kinh
12
giao cảm, làm tăng hoạt động tế bào cơ trơn thành mạch, tăng vận chuyển ion Ca++
và tăng sự giữ muối trong lòng mạch. Sự tăng hoạt động thần kinh giao cảm cũng
có nghĩa là tăng sự kích thích của adrenergic receptor hay có mối liên quan giữa
sự kích thích beta adrenergic receptor với đề kháng insulin [29], [63], [93].
1.2. Một số yếu tố liên quan đến HCCH
1.2.1. Khẩu phần ăn và thói quen ăn uống.
Chế độ ăn có mối liên hệ mật thiết với HCCH. Khi chế độ ăn không cân
đối, dư thừa năng lượng sẽ dẫn đến vượt quá nhu cầu của cơ thể làm cơ thể tích
lũy quá mức. Việc tích lũy này diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cơ thể mất cân
bằng, hệ thống chống nhiễm mỡ của cơ thể sẽ mất khả năng tự cân bằng. Khi
đó lượng triacylglycerol sẽ lắng đọng và tích lũy dần dần tại các mô không phải
mô mỡ [83].
Các nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ cần ăn dư 70 calo mỗi ngày sẽ dẫn tới
tăng cân trong khi cơ thể chúng ta không nhận ra đặc biệt là khi ăn những thức
ăn giàu năng lượng. Các thức ăn giàu chất béo sẽ làm cho người ta trở nên ngon
miệng, dẫn đến việc ăn thừa mà không biết. Mỡ động vật có đậm độ năng lượng
cao gấp 2 lần đường, lại cần ít calo để tích lũy dưới dạng triglycerid. Vì vậy
khẩu phần nhiều mỡ dễ dẫn đến thừa calo và tăng cân.
Ngoài ra, các chất sinh năng lượng có trong thức ăn như protid, lipid,
glucid khi vào cơ thể đều có thể chuyển hóa thành chất béo dự trữ. Như vậy
một khẩu phần ăn không chỉ nhiều lipid mới gây béo mà ăn quá thừa các thức
ăn khác như bột, đường, đồ ngọt... đều có thể gây béo. Các thói quen ăn nhiều
vào bữa tối, ăn nhiều bữa, ăn thức ăn nhiều năng lượng, thích ăn xào rán đã
được chứng minh trong một số nghiên cứu trên đối tượng người trưởng thành
bị thừa cân, béo phì [14], [20], [16].
Khi chế độ ăn cung cấp năng lượng vượt quá nhu cầu, nếp sống làm việc
tĩnh tại, ít tiêu hao năng lượng sẽ làm cân nặng của cơ thể tăng lên [68]. Như vậy
HCCH sẽ có xu hướng gia tăng cùng với sự gia tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì. Mặt
13
khác, theo Hales và Barker, những người bị suy dinh dưỡng lúc nhỏ mà khi trưởng
thành bị béo phì thì khả năng mắc HCCH rất lớn [46]. Trong khi đó Việt Nam lại
là một đất nước trải qua nhiều năm chiến tranh, là nước đang phát triển, năm 2009
có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi là 29,3%; suy dinh dưỡng
nhẹ 17,5%; suy dinh dưỡng gày còm 7,1% [37].
Vì vậy nguy cơ mắc HCCH ở người béo phì ở Việt Nam là rất cao. Tuy
nhiên HCCH vẫn có thể xuất hiện ở cả người có cân nặng bình thường. Một số
nghiên cứu dịch tễ cho thấy chế độ ăn nhiều quả chín, rau và nhiều chất xơ làm
giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính.
1.2.2. Hoạt động thể lực
Nghiên cứu của Kruk J (2007), và một số nghiên cứu dịch tễ học chỉ ra
rằng: hoạt động thể lực có thể ngăn ngừa sự phát triển của các bệnh tim mạch
và ung thư [69]. Nghề nghiệp là một trong những yếu tố liên quan đến hoạt
động thể lực. Nghiên cứu gần đây của Lê Bạch Mai (2008) cho thấy, có sự
phân bố dịch tễ học về thừa cân, béo phì giữa các nhóm nghề nghiệp ở người
trưởng thành. Nhóm cán bộ làm văn phòng có tỷ lệ cao nhất (34,6%), thấp nhất
ở nhóm làm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (11,8%). Tư thế lao động
cũng ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng. So sánh với nhóm họat động đứng,
đi lại trong nhà, người làm những công việc ở tư thế ngồi tăng 20% nguy cơ
thừa cân - béo phì. Nghiên cứu của Zeitina LJ (2006) cho thấy, khoảng cách đi
lại gần như không có liên quan đến thừa cân - béo phì. Tuy nhiên người sử dụng
phương tiện cơ giới làm phương tiện di chuyển giao thông liên quan đến thừa
cân - béo phì cao hơn 70% so với người đi bộ hoặc đạp xe đạp [58].
Theo nghiên cứu của Trương Tuyết Mai và Nguyễn Thị Lâm (2014) cho
thấy đối tượng thừa cân, béo phì có hoạt động tích cực là rất thấp, hầu hết các
đối tượng có thời gian hoạt động tĩnh tại cao [21].
Như vậy, cùng với yếu tố ăn uống, sự gia tăng tỷ lệ béo phì và các rối
loạn chuyển hóa thường đi song song với giảm hoạt động thể lực trong lối sống
14
tĩnh tại. Do đó, việc thay đổi lối sống năng động, tăng cường hoạt động thể lực
trong lối sống sẽ làm giảm tỷ lệ mắc HCCH và các rối loạn liên quan khác. Nên
hoạt động thể lực thường xuyên với cường độ thích hợp để duy trì sức khỏe tốt,
nhất là những người có công việc tĩnh tại, ít hoạt động thể lực.
Các yếu tố về gen: Ngày nay, người ta đã biết hội chứng chuyển hóa là
hậu quả tương tác giữa bệnh lý gen và yếu tố môi trường. Những phát hiện của
Stride và Hattersley năm 2002 đã nói lên tính phức tạp, đa dạng của các tổn
thương gen trong hội chứng chuyển hóa [3].
1.2.3. Yếu tố kinh tế xã hội
Ở các nước phát triển, khi thiếu ăn không còn phổ biến nữa thì tỷ lệ béo
phì lại cao hơn ở tầng lớp nghèo, ít học hơn so với các tầng lớp trên và béo phì
tồn tại song song với thiếu dinh dưỡng, gặp nhiều ở đô thị hơn ở nông thôn
[61]. Tại châu Âu, bệnh béo phì và các bệnh liên quan được phổ biến trong
nhóm người có tình trạng kinh tế và xã hội thấp. Nhóm người có thu nhập trên,
có xu hướng tiêu thụ nhiều thịt, chất béo và chất bột đường, còn những người
có thu nhập cao thì tiêu thụ nhiều trái cây và rau quả. Ngoài ra những người
nghèo thường có ít điều kiện vào phòng tập thể dục - thể thao được trang bị
nhiều tiện nghi. Bệnh béo phì ở giới trẻ thường xuyên tiếp tục tăng cao, nó
mang lại cho xã hội một gánh nặng lớn về người khuyết tật và tử vong, cũng
như những thách thức về kinh tế [62].
1.2.4. Tuổi
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tuổi là một yếu tố liên quan đến HCCH.
Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa tăng theo tuổi. Tỷ lệ này tăng nhanh ở lứa
tuổi trung niên. Nghiên cứu National Health anh Nutrition Examaination
Survey III (NHANES III, 1988 đến 1994) khi đánh giá 8814 người trưởng thành
ở Mỹ cho thấy: tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn ATP III - 2001
ở lứa tuổi 20 đến 29 là 6,7% đã tăng vọt lên 43,5% ở lứa tuổi 60 đến 69, và
42% ở lứa tuổi trên 70), tỷ lệ chung là 22% [53].
15
1.2.5. Giới
Nhiều tác giả cho rằng béo trung tâm là một yếu tố quan trọng cấu thành
hội chứng chuyển hóa. Béo trung tâm lại thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, vì
thế hội chứng chuyển hóa cũng gặp ở nam nhiều hơn. Nhận xét này đã được
chứng minh bởi nhiều nghiên cứu. Wilson PW, D'Agostino RB, Parise H,
Sullivan L, Meigs JB, 2005 khi nghiên cứu hội chứng chuyển hóa theo tiêu
chuẩn ATP III cập nhật năm 2005 báo trước sự xuất hiện của bệnh tim mạch
và đái tháo đường cho thấy, tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa là 26,8% đối với
nam và 25% đối với nữ ở 3323 người có tuổi từ 22 đến 81 không mắc bệnh
tim mạch và đái tháo đường tại thời điểm nghiên cứu [96].
1.2.6. Hút thuốc lá và bia rượu
Thuốc lá và bia rượu là những thói quen có ảnh hưởng không nhỏ tới rối
loạn dinh dưỡng Lipid cung như tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa. Nhiều nghiên
cứu cho thấy: mối liên quan chặt chẽ giữa hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia với
việc gia tăng tỷ lệ hội chứng chuyển hóa. Điều này có thể lý giải một phần nguyên
nhân tỷ lệ mắc bệnh của nam giới trong một số cộng đồng khác nhau thường cao
hơn ở nữ giới. Hút thuốc lá là nguồn sản sinh ra các gốc tự do, tăng độ kết dính
tiểu cầu và làm giảm HDL-C [61].
Rượu làm tăng triglycerid máu đáng kể trên các bệnh nhân có tăng
tryglycerid nguyên phát hay thứ phát. Rượu được chuyển thành triglycerid, gây
ra tình trạng nhiễm mỡ và tăng sản xuất Lipoprotein tỷ trọng thấp(VLDL) từ
gan. Ở một số người bệnh, do cơ chế thích ứng làm tăng thanh thải triglycerid
nên hàm lượng tryglycerid vẫn bình thường. Khi cơ chế thích ứng bị tổn thương
do uống rượu kéo dài sẽ gây tăng rất nhiều tryglycerid [50].
Tổ chức Y tế thế giới đã định nghĩa đối tượng được coi là lạm dụng
rượu khi lượng rượu tiêu thụ trên 3 đơn vị/ngày đối với nam và trên 2 đơn
vị/ngày đối với nữ (1 đơn vị rượu tương đương 10g etanol) [27].
16
1.3. Tình hình mắc hội chứng chuyển hóa trên thế giới và ở Việt Nam
* Trên thế giới
Tổ chức Y tế thế giới coi béo phì là đợt sóng đầu tiên của một nhóm bệnh
rối loạn chuyển hóa ở các nước đã và đang phát triển. Người ta gọi đó là “Hội
chứng thế giới mới” (New world syndrome) gây nên các gánh nặng về kinh tế
- xã hội và chăm sóc sức khỏe ở các nước nghèo. Đi liền với thừa cân, béo phì
là các bệnh mạn tính khi bước vào độ tuổi trưởng thành. Đó là biểu hiện của
HCCH ở các mức độ, trong đó có vai trò quan trọng của yếu tố dinh dưỡng.
HCCH như là một vấn đề thời sự được quan tâm do sự gia tăng về tần suất
trong dân số chung cũng như ở một số đối tượng nguy cơ cao như tăng huyết
áp, béo phì, phụ nữ mạn kinh, đái tháo đường [15], [27]. Người ta ước tính có
khoảng 20-25% người trưởng thành trên thế giới mắc hội chứng chuyển hóa và
những người này có nguy cơ tử vong cao hơn gấp 2 lần và nguy cơ bị cơn đau
tim hay đột qụy tăng gấp 3 lần và nguy cơ bị đái tháo đường cao gấp 5 lần [22].
Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về HCCH. Theo tiêu chuẩn của
NCEP thì HCCH được ước tính là 24% người trưởng thành ở Mỹ, trong đó tỷ
lệ này nguời có dộ tuổi trên 50 chiếm tới 44%. Với định nghĩa của WHO,
HCCH có mặt ở 5-22% phụ nữ tuổi từ 40-45 [95], [57].
Một nghiên cứu cắt ngang ở Venezuela đã nghiên cứu ở đối tượng từ 20
tuổi trở lên cho biết tỷ lệ mắc HCCH theo NCEP là 31,2% trong đó tỷ lệ này ở
nam cao hơn ở nữ. Tỷ lệ mắc HCCH cũng tăng theo tuổi cùng mức độ béo phì.
Tỷ lệ này có sự khác biệt giữa các nhóm đàn ông chủng tộc khác nhau, đàn ông
da đỏ có tỷ lệ mắc thấp nhất (17%) so với người da đen (27,2%) và người da
trắng (33,3%) nhưng không có sự khác biệt giữa các nhóm phụ nữ. Các yếu tố
HDL - C (65,3%), béo bụng (42,9%) và yếu tố huyết áp (38,1%) là thường gặp
nhất trong HCCH. Cách sống không lành mạnh cũng làm tăng nguy cơ của hội
chứng này [44].
17
Nghiên cứu tại Hồng Kông đã xác định tỷ lệ HCCH ở các đối tượng trong
độ tuổi lao động theo ba tiêu chuẩn chẩn đoán của WHO, NCEP và EGIR cho
thấy tỷ lệ mắc HCCH dao động từ 8,9% đến 13,4% tùy theo tiêu chuẩn chẩn
đoán [71].
Một nghiên cứu khác ở Hồng Kông, theo định nghĩa của NCEP đã xác
định tỷ lệ mắc HCCH tăng từ 3,1% ở lứa tuổi 25-29 đến 41% ở độ tuổi trên 70.
Còn tỷ lệ mắc chung trong nghiên cứu sau khi điều chỉnh tuổi và giới theo định
nghĩa béo phì đối với người chấu Á là 21,2% [68].
Nghiên cứu trên dân cư thành thị ở Ấn Độ sử dụng tiêu chuẩn của NCEP
thì tỷ lệ HCCH là 41,1%, trong đó yếu tố HDL-C thấp chiếm tỷ lệ cao nhất
(65,5%), sau đó là yếu tố huyết áp (55,4%), thấp nhất là yếu tố rối loạn glucose
máu khi đói (26,7%) [84].
Nghiên cứu của Heng KS và cộng sự (2013) trên đối tượng là đội ngũ
nhân viên trường Đại học Putra Malaysia từ 20 đến 65 tuổi cho biết tỷ lệ HCCH
của nhóm đối tượng này theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Harmonised, IDF và
NCEP ATP III lần lượt là 38,3%, 38,8% và 33,5%.
Tỷ lệ HCCH tăng theo nhóm tuổi, ở nam cao hơn ở nữ ở dưới độ tuổi 50
nhưng trên độ tuổi 50 tỷ lệ này ở nữ lại cao hơn ở nam [60]. Trước đó một
nghiên cứu khác cũng tại Malaysia của Mohamud và cộng sự (2012) cho tỷ lệ
HCCH ở người dân Malaysia theo tiêu chuẩn Harmonised, IDF và NCEP ATP
III lần lượt là 42,5%, 37,2% và 34,3% [81].
* Tại Việt Nam
Cùng với xu hướng chung của thế giới và khu vực, Việt Nam đang bước
vào thời kì hiện đại hóa, công nghiệp hóa, kinh tế đang có bước tăng trưởng
nhanh, đời sống xã hội đã được cải thiện và tăng lên, đây là điều kiện thuận lợi
để HCCH xuất hiện đặc biệt là đối tượng cán bộ công chức.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Linh ở người cao tuổi có gan
nhiễm mỡ không do rượu cho thấy tỷ lệ HCCH là 42,5% [17].
18
Theo nghiên cứu của Nguyên Văn Thành và cộng sự ở đối tượng cán bộ
thuộc diện quản lý của ban BVCSSKCB tỉnh Bạc Liêu cho thấy kết quả HCCH
chiếm tỷ lệ 24% trong đó ở nhóm tuổi < 60 là 29,4%, ở nhóm tuổi ≥ 60 là
20,9%, nam chiếm tỷ lệ 21,8% nữ chiếm 32% [31].
Nghiên cứu của Trang Mộng Hải Yên và cộng sự năm 2014 ở đối tượng
cán bộ tỉnh ủy quản lý tại Long An cho thấy HCCH chiếm 30,34%, nhóm tuổi
50 - <60 chiếm 65,96% và 89,39% cán bộ bị thừa cân béo phì. Tình trạng thừa
cân béo phì làm tăng nguy cơ mắc HCCH lên 12,14 lần, và có chỉ số WHR tăng
sẽ có nguy cơ mắc HCCH tăng gấp 4,57 lần [39].
Nghiên cứu của Lê Nguyễn Trung Đức Sơn và cộng sự năm 2000 đã chỉ
ra tỷ lệ HCCH ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh là 12%, có liên quan đến
tuổi, tỷ lệ phần trăm mỡ và nghề nghiệp [92].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Trung Thu năm 2015 cho thấy tỷ lệ mắc
HCCH ở người trung niên bị tiền đái tháo đường là 46,7% (41,5% ở nam và
49,8% ở nữ) [32].
Năm 2007, Nguyễn Hữu Toản và cộng sự đã công bố nghiên cứu về
tình trạng dinh dưỡng của cán bộ công chức tại Thành phố Hồ Chí Minh
trên tạp chí Y học thực hành. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ béo
phì của cán bộ công nhân viên bệnh viện Chợ Rẫy chiếm 32,5% và tỷ lệ
này không hề thua kém bất kỳ một quốc gia nào trong khu vực như Malaysia
(21%), Singapore (30,44%), thậm chí ngang với các nước công nghiệp như Đức
(47,3%), Anh (31,5%), Mỹ (44,4%). Mức độ thừa cân béo phì liên quan đến
tốc độ phát triển bệnh tim mạch và làm tăng tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch,
đặc biệt là ở những người trẻ và béo bụng [29].
Kết quả nghiên cứu của Trần Văn Huy cho biết tỷ lệ mắc HCCH ở người
trưởng thành tại Khánh Hòa là 15,7% theo định nghĩa của NCEP - ATP III,
trong đó độ tuổi > 54 có tỷ lệ cao nhất là 21,5% và yếu tố HDL - C thấp gặp
nhiều nhất là 37% [33].
19
Nghiên cứu của Nguyễn Viết Quỳnh Thư và cộng sự năm 2007 trên 504
nhân viên y tế cho biết tỷ lệ mắc HCCH ở nhân viên ngành y tế thành phố Hồ
Chí Minh theo tiêu chuẩn IDF (International Diabetes Federation) và ATP III
lần lượt là 22% và 13% [35].
Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Việt, Tạ Văn Bình và cộng sự nghiên cứu
về HCCH ở khu vực nội thành Hà Nội trong 2 năm 2008 – 2009 trên 550 đối
tượng của 4 quận nội thành Hà Nội theo tiêu chuẩn IDF 2005 chiến 28,9% trong
đó nữ cao hơn nam có ý nghĩa thống kê [38].
Năm 2012, nghiên cứu của Nguyễn Cảnh Phú trên cán bộ hưu trí tỉnh
Nghệ An cho biết tỷ lệ mắc HCCH theo ATP III là 35,1%, chủ yếu gặp ở nữ
chiếm 70,1% cao gấp 2,5 lần ở nam chỉ chiếm 29,9% [24].
Một nghiên cứu khác của Võ Thị Dễ trên tạp chí Y học thực hành năm
2013 nghiên cứu về tần suất và đặc điểm HCCH trong cộng đồng tỉnh Long
An năm 2010 cho thấy tỷ lệ mắc HCCH theo IDF, NCEP ATP III và NCEP
ATP III điều chỉnh lần lượt là 10,4%; 12,4% và 17,2%. Tỷ lệ mắc HCCH tăng
dần theo tuổi [10].
20
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 183 cán bộ hưu trí diện BVCSSK đang được quản lý sức khỏe tại
Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe tỉnh Cao Bằng.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Đang bị bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng
- Bệnh nhân mắc bệnh ác tính hay suy tim, suy gan, suy thận nặng
- Bệnh nhân mắc các bệnh ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose và lipid
máu: Thận hư nhiễm mỡ, Cushing, to đầu chi...
- Bệnh nhân đang dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose,
lipid máu: corticoid, thuốc ức chế miễn dịch...
- Những cán bộ không sẵn sàng tham gia nghiên cứu và không có khả năng
cung cấp thông tin sau khi đã giải thích mục đích nghiên cứu.
- Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu muốn bỏ cuộc có thể chấm dứt
trong bất kỳ thời gian nào.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại phòng khám Ban bảo vệ, chăm sóc sức
khỏe cán bộ tỉnh Cao Bằng.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 08/2018 đến tháng 2/2019.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang.
2.4.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
- Cỡ mẫu: Cán bộ diện BVSKCB được khám lâm sàng, cận lâm sàng.
Chọn toàn bộ các bệnh nhân có HCCH và không có HCCH không phân biệt
giới tính đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
21
- Phương pháp chọn mẫu
Áp dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích: chọn toàn bộ các cán bộ
diện BVCSSK thực hiện khám sức khỏe định kỳ trong thời gian nghiên cứu.
2.5. Chỉ tiêu nghiên cứu
2.5.1. Một số thông số chung
+Tuổi
+ Giới
+ Dân tộc
+ Các yếu tố nguy cơ ( ăn mặn, ăn nhiều đạm, ít hoạt động thể lực)
+ Tiền sử tăng huyết áp
+ Tiền sử đái tháo đường
+ Tiền sử tim mạch
+ Tiền sử gan nhiễm mỡ
+ Tiền sử tai biến mạch máu não
+ Tiền sử và/ hoặc đang sử dụng rượu
+ Tiền sử và/ hoặc đang hút thuốc
2.5.2. Chỉ tiêu lâm sàng
+ Chỉ số huyết áp HATT
+ Chỉ số HATTr
+ Cân nặng
+ Chiều cao
+ Chỉ số vòng eo
+ Chỉ số vòng mông
+ Chỉ số BMI
+ Chỉ số WHR
2.5.3. Chỉ tiêu cận lâm sàng
* Xét nghiệm máu:
22
+ Định lượng cholesterol
+ Định lượng triglyceride
+ Định lượng HDL-C
+ Định lượng glucose máu lúc đói
+ Định lượng Ure
+ Định lượng Creatinin
2.6. Phương pháp thu thập số liệu
- Lập danh sách cán bộ đang được quản lý, chăm sóc sức khỏe tại Ban
BVCSSK tỉnh Cao Bằng.
- Chuẩn bị dụng cụ đo chiều cao cân nặng, vòng eo, vòng mông; tập huấn
cho cán bộ y tế thực hiện đo.
2.6.1. Hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng
Tất cả các cán bộ thoả mãn tiêu chuẩn trên đều được hỏi bệnh, thăm khám
theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất. Xác định các thông tin về:
- Tuổi đời, giới, dân tộc.
- Khám lâm sàng: toàn thân, đo HA, khám tim, phổi...
* Phỏng vấn các hành vi nguy cơ
Các hành vi nguy cơ ( hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn mặn, hoạt động thể
lực) thu thập bằng cách phỏng vấn các đối tượng. Kỹ năng phỏng vấn của cán
bộ y tế bảo đảm tính chính xác của thông tin, nên phải được tập huấn kỹ.
- Đánh giá thói quen hút thuốc lá: Bằng cách hỏi đối tượng xem họ có hút
thuốc không, thời gian bắt đầu hút, số lượng hút hiện tại và trước kia. Cũng chú
ý cả việc hút thuốc thụ động, hút thuốc lào và nhai thuốc lào khi ăn trầu. Người
có thói quen hút thuốc lá: là người thường xuyên, liên tục, ngày nào cũng hút,
mỗi ngày ít nhất là 10 điếu thuốc lá.
- Thói quen uống rượu: khai thác đầy đủ thông tin về loại rượu thường
uống, số lượng, tần suất sử dụng. Sử dụng đơn vị uống chuẩn để tính lượng
ethanol đã uống. Đơn vị uống chuẩn là lượng đồ uống có rượu bao gồm 10
23
gram rượu nguyên chất (ethanol). Đó là lượng rượu mà một người bình thường
có thể chuyển hoá được trong một giờ.
Cách tính một đơn vị uống chuẩn ở các loại đồ uống có rượu:
+ Bia 6-12%
+ Rượu vang 15-17%
+ Rượu ngọt 20-25%
+ Rượu trắng 40-45%
285 ml
120 ml
60 ml
30 ml
Uống rượu an toàn:
+ Với nam giới: dưới 04 đơn vị uống chuẩn / ngày
+ Với nữ giới: dưới 02 đơn vị uống chuẩn / ngày
+ Một tuần có 2 ngày không uống rượu
- Khẩu phần ăn: chủ yếu quan tâm đến thói quen ăn mặn, lượng rau xanh,
quả chín.
Thói quen ăn mặn khá phổ biến trong chế biến thức ăn hàng ngày và sử
dụng muối, nước mắm, bột canh để chấm thức ăn. Việc đánh giá tương đối khó
khăn, do đó chủ yếu thông qua phỏng vấn đối tượng. Người có thói quen ăn
mặn: là người ăn thích ăn mặn hơn người trong gia đình (ăn mặn liên tục từ 4 -
7 ngày/tuần).
Để lượng hoá được rau xanh, quả chín ta dùng đơn vị chuẩn tương đương
với 80 gram rau xanh, quả chín (1/2 bát con rau xanh; 01 quả kích thước trung
bình các loại quả: táo Trung Quốc, lê, cam, dứa; 03 quả chuối; 01 cốc nước quả
tươi hoặc sinh tố...). Ngày điều tra là các ngày trong tuần kể cả những ngày mà
bữa ăn có thể được cải thiện hơn ngày thường (ngày nghỉ...).
- Đánh giá về hoạt động thể chất bao gồm về loại công việc, phương tiện
đi lại, thể thao, vui chơi giải trí thường xuyên của các đối tượng trong 12 tháng
qua.
+ Hoạt động nặng: đào đất, cày ruộng, tập tạ, chạy nhanh, khuân vác, gánh
đất, cưa xẻ, chạy đường dài, thể thao gắng sức, đạp xe ≥ 16 km/giờ ...
24
+ Hoạt động vừa: làm ruộng, đạp xe, đi bộ vừa phải, lau chùi nhà cửa, bơi
lội, leo cầu thang, chơi cầu lông, bóng chuyền, công nhân điện nước ...
+ Hoạt động nhẹ: tập thể dục nhẹ, đi bộ chậm, tập dưỡng sinh, bán hàng,
làm thủ công, làm vườn cắt hoa/tỉa cành, cán bộ văn phòng...
+ Nghỉ hoặc không hoạt động: xem tivi, đọc sách báo, ngồi/nằm nghỉ thư
giãn...
2.6.2. Đo huyết áp
Đo HA bằng máy HA kế đồng hồ được kiểm chuẩn và đo lại bằng HA kế
cột thuỷ ngân LPK2 sản xuất tại Nhật Bản.
- Các điều kiện về đối tượng khi đo HA:
+ Không được hoạt động mạnh trước khi đo 1 giờ.
+ Nghỉ ngơi, thoải mái ít nhất 5-10 phút trước khi đo HA.
+ Không uống cà phê, các loại đồ uống có cafein 30 phút trước khi đo,
không uống rượu trước khi đo.
+ Không hút thuốc lá 30 phút trước khi đo.
+ Không dùng các loại kích thích giao cảm ngoại lai (như: thuốc chống
ngạt mũi, thuốc nhỏ mắt làm giãn đồng tử).
+ Khi đo đối tượng cần được yên tĩnh, dễ chịu, thoải mái, không lạnh,
không mót tiểu, không tức giận hoặc xúc động.
- Tư thế đối tượng: ngồi trên ghế, lưng được nâng thẳng, tay để trần và nâng
ngang tim.
- Đo 2 lần cách nhau hai phút rồi lấy trung bình của hai lần đo. Nếu 2 lần đo
chênh lệch >10mHg thì đo lần 3 và lấy số trung bình của lần đo thứ 2 và thứ 3.
- Một số lỗi thường gặp khi đo HA: không biết đối tượng đã uống cafein
trong vòng 30 phút trước đó hay không, không đo đúng tư thế, không đo HA 2
lần hoặc đo lại ngay dưới 1 phút, làm tròn số khi đọc kết quả.
25
Khai thác tiền sử bệnh tật liên quan đến HCCH: Tăng huyết áp, ĐTĐ,
gout, rối loạn lipid máu, tiền sử gia đình (bố, mẹ, anh chị em ruột mắc các bệnh
liên quan đến HCCH).
2.6.3. Đo chiều cao, cân nặng, vòng eo, vòng mông
Đo VE, vòng mông theo phương pháp đo nhân trắc học thông thường
bằng thước dây không giãn FIGURE FINDER, độ chính xác tính bằng mm. Đo
chiều cao bằng thước gắn vào cân SMIC độ chính xác tính bằng cm. Cân nặng:
dùng cân SMIC sản xuất tại Trung Quốc, độ chính xác tính bằng 0,1kg.
Các mốc đo:
+ Cân nặng: Dùng cân SMIC sản xuất tại Trung Quốc, độ chính xác tính
bằng 0,1kg. Trọng lượng cơ thể được ghi theo kg với một số lẻ. Cân đối tượng:
khi cân chỉ mặc quần áo gọn nhất và trừ bớt cân nặng quần áo khi tính kết quả.
Đối tượng được đứng giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng lượng
phân bố đều cả hai chân. Cân được đặt ở vị trí ổn định và bằng phẳng.
+ Vòng eo: Đo vòng eo bằng thước dây không co giãn, kết quả được ghi
theo cm với một số lẻ. Vòng eo đo tương ứng với điểm giữa ở bờ dưới xương
sườn cuối với bờ trên mào chậu trên đường nách giữa.
+ Đo vòng mông: Ở mức nhô nhất phía sau mấu chuyển lớn xương đùi
chiếu ngang gò mu. Nếu khó xác định, để đối tượng cử động khớp háng rồi sờ
vào mấu chuyển lớn để xác định mấu chuyển. Khi đó, đối tượng đứng thẳng,
cơ mông chùng, bỏ hết vật dụng trong túi quần để đo chính xác từng mm.
+ Đo chiều cao: Chiều cao được ghi theo cm và 1 số lẻ. Đối tượng bỏ
giầy, dép, đi chân không, đứng quay lưng vào thước đo. Gót chân, mông, vai,
chẩm theo một đường thẳng áp sát vào thước đo đứng, mắt nhìn thẳng theo một
đường thẳng nằm ngang. Hai tay buông thõng hai bên mình. Kéo thước từ dưới
lên, khi áp sát đến đỉnh đầu nhìn vào thước đọc kết quả.
+ Cân nặng: Đặt cân ở vị trí ổn định trên một mặt phẳng, đối tượng chỉ
mặc quần áo mỏng, không đi giầy dép, không đội mũ hoặc cầm một vật gì.
26
Chỉnh cân ở vị trí thăng bằng. Đối tượng đứng trên bàn cân, tay buông thõng,
nhìn thẳng về phía trước. Ghi số đo trên bàn cân chính xác tới từng mức 0,1kg.
Tất cả các số đo nhân trắc đều được đo 2 lần và ghi vào hồ sơ.
2.6.4. Các kỹ thuật xét nghiệm
* Sinh hóa: Định lượng nồng độ glucose, cholesterol, HDL-C, TG, ure
và creatinin máu lúc đói:
Định lượng nồng độ glucose, choleaterol, HDL-C và TG máu lúc đói được
tiến hành tại phòng xét nghiệm Hóa sinh - Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán
bộ tỉnh Cao Bằng bằng phương pháp enzyme trên máy hoá sinh bán tự động của
Hoa Kỳ. Các mẫu xét nghiệm được lấy máu tĩnh mạch lúc đói vào buổi sáng (qua
1 đêm không ăn cách xa bữa ăn ít nhất 8 giờ).
* Điện tâm đồ:
- Sử dụng máy ghi điện tâm đồ (ECG) 3 cần của Nhật.
- Ghi trên 12 chuyển đạo thông dụng, 3 chuyển đạo mẫu (DI, DII, DIII), 3
chuyển đạo đơn cực chi (aVR, aVL, aVF), 6 chuyển đạo trước tim (V1, V2, V3,
V4, V5, V6).
- Máy chạy tốc độ 25 mm/s, test mV là biên độ N (10 mm/V) hoặc N/2
khi biên độ vượt quá giới hạn.
- Đọc kết quả điện tâm đồ: Do bác sỹ chuyên khoa thực hiện.
- Xác định tần số tim, trục điện tim, góc anpha, các sóng điện tim, đoạn
ST, sóng T, tình trạng dầy thất, block nhánh, rối loạn nhịp tim...
- Chẩn đoán dầy thất trái trên ĐTĐ: Chỉ số Sokolow - Lyon:
SV1 + RV5/RV6 > 35 mm
- Tình trạng thiếu máu cơ tim.
- Xác định nhồi máu cơ tim:
+ Dấu hiệu “trực tiếp”: sóng Q hoặc QS, ST chênh lên, T(-)
+ Dấu hiệu “gián tiếp”: ST chênh xuống, T(+).
+ Xác định vị trí của nhồi máu cơ tim trên điện tâm đồ: Trước bên, trước
vách, trước vách rộng, sau dưới, dưới nội tâm mạc.
27
2.7. Một số tiêu chuẩn được áp dụng trong nghiên cứu
* Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
- Chỉ số khối cơ thể BMI: Chỉ số khối cơ thể BMI (kg/m2) được tính
bằng tỷ lệ cân nặng (CN) tính theo kg chia cho chiều cao (CC) bình
phương tính theo mét:
Tính chỉ số khối cơ thể (BMI: Body Mass Index).
Trọng lượng cơ thể ( kg)
BMI ( Kg/m2
) =
[ Chiều cao cơ thể ( m)]2
Bảng 2.1: Đánh giá BMI áp dụng cho người châu Á
Phân loại BMI (kg/m2
)
Thiếu cân < 18,5
Bình thường 18,5 – 22,9
Dư cân 23 – 24,9
Béo độ 1 25 – 29,9
Béo độ 2 ≥ 30
*Tiêu chuẩn đánh giá vòng eo, chỉ số WHR
Theo WHO áp dụng VE cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương (2000):
- Bình thường: < 90 cm (nam); < 80 cm (nữ).
- Béo bụng khi: Vòng bụng nam ≥ 90 cm.
Vòng bụng nữ ≥ 80 cm.
- Chỉ số vòng bụng/ vòng mông (WHR: Waist Hip Ratio).
Áp dụng công thức Vague. P ( 1991):
Vòng bụng ( cm)
WHR =
Vòng mông ( cm)
Tăng chỉ số WHR được tính khi: WHR ≥ 0,95 (nam); WHR ≥ 0,85 (nữ).
28
* Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp
Theo chương trình phòng chống một số bệnh không lây nhiễm của Bộ Y tế
Việt Nam việc phân loại THA được quy định như sau:
Bảng 2.2. Phân độ THA của Hội tim mạch Việt Nam năm 2018
Phân loại THA HATT (mmHg) HATTr (mmHg)
HA tối ưu < 120 < 80
HA bình thường < 130 < 85
HA bình thường cao 130-139 85-89
THA độ 1 ( nhẹ) 140-159 90-99
THA độ 2 ( trung bình) 160-179 100-109
THA độ 3 ( nặng) ≥ 180 ≥ 110
THA tâm thu đơn độc ≥ 140 < 90
Tiền tăng huyết áp: Kết hợp HA bình thường và Bình thường cao, nghĩa là HATT từ
120- 139 mmHg và HATTr từ 80-90 mmHg.
* Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa được xác định dựa theo tiêu chuẩn của tổ chức
NCEP ATP III, có điều chỉnh tiêu chuẩn đánh giá béo bụng đối với người Châu
Á. HCCH được xác định khi có từ 3 yếu tố trở lên trong 5 yếu tố [30]:
- Béo bụng (vòng eo ≥ 90 cm đối với nam và ≥ 80 cm đối với nữ)
- Rối loạn Glucose máu khi đói (Glucose máu ≥ 5,6 mmol/l).
- Triglycerid máu cao (≥ 1,7 mmol/l).
- HDL - C thấp (< 1mmol/l ở nam và < 1,3 mmol/l ở nữ).
- Huyết áp ≥ 130/85 mmHg.
2.8. Phương tiện nghiên cứu
- Mẫu bệnh án nghiên cứu - Cân bàn
- Máy đo huyết áp - Thước đọc điện tim
- Ống nghe - Compa 2 đầu nhọn
- Thước dây - Máy điện tâm đồ
29
- Týp đựng máu
- Cân SMIC của trung Quốc, có gắn thước đo chiều cao. Độ chính xác tính
bằng 0,1kg và 1mm được kiểm tra độ chính xác của cân và chiều cao. (thường
2 lần trong ngày là đầu mỗi buổi đo).
- Thước dây nhựa không giãn FIGURE FINDER, độ chính xác tới 1mm
và được đối chiếu chuẩn đúng với thước chuẩn kim loại Thuỵ Sỹ vào đầu mỗi
buổi đo.
- HA kế cột thuỷ ngân LPK2 sản xuất tại Nhật Bản; băng cuốn dành cho
người bình thường (chiều dài x chiều rộng: 12 x 26 cm) và người lớn quá khổ
(chiều dài x chiều rộng: 12 x 40 cm).
- Máy điện tim 3 cần Fukuda 7102 của Nhật Bản, thước đọc điện tim, compa
2 đầu nhọn
- Máy xét nghiệm hoá sinh máu được tiến hành trên máy xét nghiệm sinh
hoá tự động tại Nhà điều dưỡng thuộc Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh
Cao Bằng.
* Sai số và cách khống chế sai số.
Sai số:
- Do cân đo không chính xác.
- Do nhập và xử lý số liệu.
Cách khống chế sai số:
- Sau mỗi ngày kiểm tra lại số liệu thu thập.
- Chuẩn hóa kỹ thuật đo chiều cao, trọng lượng cơ thể, vòng eo và
phương pháp ghi chép.
2.9. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Làm sạch số liệu trước khi nhập vào máy tính.
- Các số liệu thu thập, làm sạch; được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1.
Số liệu của nghiên cứu được xử lý theo các thuật toán thống kê y học trên
30
máy vi tính bằng chương trình phần mềm SPSS 22.0. Tỷ suất chênh OR (Odd
- ratio), OR > 1 là có yếu tố nguy cơ.
+ Tính tỷ lệ phần trăm.
+ Nhận định sự khác biệt (có ý nghĩa thống kê) khi: P < 0,05.
2.10. Đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu sẽ thực hiện khi được Hội đồng đạo đức trường Đại học Y
Dược Thái Nguyên thông qua.
- Đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ mục tiêu và phương pháp nghiên
cứu, tự nguyện tham gia vào nghiên cứu và có quyền rút khỏi nghiên cứu mà
không cần giải thích.
- Các thông tin về đối tượng nghiên cứu được đảm bảo giữ bí mật.
- Kết quả thông tin thu thập được chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu
nhằm đưa ra khuyến cáo cho cộng đồng để kiểm soát các yếu tố nguy cơ.
31
SƠ ĐỒ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Đối tượng NC
Khám
Phỏng vấn Xét nghiệm
Tổng hợp
Xác định HCCH theo
NCEP - ATP III
Kiến nghị
Không có HCCH
Có HCCH
So sánh
32
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ 3.1. Phân loại đối tượng nghiên cứu theo giới
Nhận xét: Tỉ lệ nam giới trong nghiên cứu chiếm 75,9%, cao hơn tỉ lệ nữ
giới chiếm 24,1%.
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới
Giới
Nhóm tuổi
Nam Nữ Tổng số
n % n % n %
50 - 59 5 2,7 14 7,7 19 10,4
60 - 69 70 38,3 15 8,2 85 46,5
70 - 79 48 26,2 12 6,5 60 32,7
≥ 80 16 8,7 3 1,7 19 10,4
Tổng số 139 75,9 44 24,1 183 100,0
Nhận xét: Số đối tượng nghiên cứu trong độ tuổi từ 60-69 chiếm cao
nhất (46,5%); tiếp theo đó là nhóm tuổi từ 70-79 (32,7%), số đối tượng thuộc
nhóm tuổi từ 50 - 59 và nhóm ≥ 80 chiếm 10,4%.
75.9
24.1
Nam
Nữ
33
Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc
Nhận xét: Phần lớn đối tượng nghiên cứu là người dân tộc Tày (70%);
số đối tượng nghiên cứu là người dân tộc Kinh chiếm 17,5%, Nùng chiếm
11,4% và các dân tộc khác chiếm 1,1%.
Bảng 3.2. Giá trị một số chỉ tiêu nhân trắc của đối tượng nghiên cứu
ở hai giới
Chỉ số nhân trắc
Nam
(X±SD)
Nữ
(X±SD)
Cân nặng (kg) 63,9±8,9 56,0±10,3
Chiều cao (cm) 162,3±5,6 153,9±4,6
BMI (kg/m2
) 24,2±2,9 23,6±3,8
Vòng eo (cm) 86,3±6,9 76,9±6,4
Vòng mông (cm) 94,3±4,3 94,3±4,1
Chỉ số vòng bụng/vòng mông (WHR) 0,91±0,06 0,82±0,67
Nhận xét: Cân nặng, chiều cao, BMI, vòng eo trung bình, vòng mông và
chỉ số WHR của cán bộ nam lần lượt là 63,9±8,9 kg, 162,3±5,6 cm, 24,2±2,9
kg/m2
, 86,3±6,9 cm, 94,3±4,3 cm, 94,3±4,3. Nhìn chung các chỉ số nhân trắc
ở nam cao hơn ở nữ.
17.5%
70.0%
11.4%
1.1%
0.0%
10.0%
20.0%
30.0%
40.0%
50.0%
60.0%
70.0%
80.0%
Kinh Tày Nùng Khác
34
Bảng 3.3. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo BMI
BMI
Nam (n ) Nữ (n ) Tổng (n )
n % n % n %
Thiếu cân 5 2,7 2 1,1 7 3,8
Bình thường 42 22,9 17 9,3 59 32,2
Thừa cân 43 23,5 12 6,6 55 30,1
Béo phì 49 26,8 13 7,1 62 33,9
Tổng 139 75,9 44 24,1 183 100,0
(Thiếu cân: BMI < 18,5, Bình thường: 18,5 ≤ BMI < 23;
Thừa cân: 23 ≤ BMI < 25; Béo phì: BMI ≥ 25).
Nhận xét: Qua kết quả bảng 3.4 tỷ lệ nhóm BMI béo phì chiếm cao nhất
33,9%, tiếp theo là nhóm BMI bình thường chiếm 32,2%, nhóm BMI thừa cân
chiếm 30,1%, nhóm BMI thiếu cân chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,8%.
Bảng 3.4. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo phân độ THA của Hội tim
mạch Việt Nam năm 2018
Phân độ
Nam (n ) Nữ (n ) Tổng (n )
n % n % n %
Bình thường 6 3,3 5 2,7 11 6,0
Tiền THA 52 28,4 24 13,1 76 41,5
THA độ I 59 32,2 10 5,5 69 37,7
THA độ II 22 12,1 5 2,7 27 14,8
Tổng 139 76,0 44 24,0 183 100,0
(Tiền tăng huyết áp: Kết hợp HA bình thường và Bình thường cao, nghĩa
là HATT từ 120- 139 mmHg và HATTr từ 80-90 mmHg.)
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân tiền THA chiếm cao nhất 41,5%, tiếp theo
là nhóm bệnh nhân THA độ I chiếm 37,7%, nhóm THA độ II chiếm 14,8%,
nhóm HA bình thường chiếm 6,0%.
35
Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa theo giới
HCCH
Nam
n(%)
Nữ
n(%)
Chung
n(%)
Có HCCH 47 (33,8%) 8 (18,2%) 55 (30,1%)
Không có HCCH 92 (66,2%) 36 (81,8%) 128 (69,9%)
p < 0,05
Nhận xét: Tỷ lệ mắc HCCH của nhóm đối tượng nghiên cứu chiếm
30,05%. Trong đó tỷ lệ mắc HCCH ở nam cao hơn nữ (nam 33,8%; nữ 18,2%),
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.
Bảng 3.6.Tỷ lệ mắc các yếu tố chẩn đoán Hội chứng chuyển hóa xếp theo
nhóm tuổi
Nhóm tuổi
Yếu tố chẩn đoán
0 1 2 ≥ 3
n % n % n % n %
50 - 59 1 5,3 6 31,6 8 42,1 4 21,1
60 - 69 4 4,7 22 25,9 27 31,8 32 37,6
70 - 79 7 11,7 25 41,7 13 21,7 15 25,0
≥ 80 2 10,5 5 26,3 8 42,1 4 21,1
Tổng 14 7,7 58 31,7 56 30,6 55 30,1
Nhận xét: Tỷ lệ cán bộ hưu thuộc ban BVCSSK được chẩn đoán là có
HCCH theo tiêu chuẩn NCEP - ATP III (có từ 3 yếu tố trở lên) là 30,1%. Tỷ lệ
không mắc yếu tố nào chiếm 7,7%, mắc 1 yếu tố chẩn đoán chiếm 31,7%, mắc
2 yếu tố chẩn đoán chiếm 30,6%.
Tỷ lệ mắc HCCH cao nhất ở nhóm tuổi từ 60 – 69 chiếm 37,6%, thấp
nhất ở hai nhóm tuổi từ 50 -59 và ≥ 80 tuổi chiếm 21,1%.
Với tỷ lệ mắc 2 yếu tố chẩn đoán HCCH thì cao nhất là nhóm tuổi từ 50 - 59
và ≥ 80 tuổi chiếm 42,1%, tiếp theo là nhóm 60 -69 tuổi chiếm 31,8%, thấp
nhất là nhóm từ 70 - 79 tuổi chiếm 21,7%.
36
Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc từng yếu tố chẩn đoán HCCH theo giới
Yếu tố
Nam Nữ Tổng
n % n % n %
Béo bụng * 58 41,7 21 47,7 79 43,2
Rối loạn glucose máu* 37 26,6 6 13,6 43 23,5
Yếu tố triglycerid* 31 22,3 8 18,2 39 21,3
Yếu tố HDL - C* 31 22,3 14 31,8 45 24,6
Yếu tố huyết áp* 112 80,6 27 61,4 139 76,0
* Sự khác biệt giữa nam và nữ có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
Nhận xét: Trong các yếu tố chẩn đoán HCCH, yếu tố huyết áp chiếm tỷ
lệ cao nhất 76%, tiếp theo là yếu tố béo bụng chiếm 43,2%, thấp nhất là yếu tố
Triglycerid chiếm 21,3%. Tỷ lệ tăng huyết áp ở nam cao hơn nữ ( nam 80,6%,
nữ 61,4%), tỷ lệ rối loạn glucose máu, yếu tố triglycerid ở nam (26,6%; 22,3%;
) cao hơn nữ (13,6%; 18,2%), tỷ lệ béo bụng, yếu tố HDL-C ở nữ (47,7%;
31,8%) cao hơn nam ( 41,7%; 22,3%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<
0,05.
3.2. Một số yếu tố liên quan với hội chứng rối loạn chuyển hóa
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa chỉ số BMI và hội chứng chuyển hóa
BMI
HCCH
n(%)
OR 95% CI p
BMI ≥ 23kg/m2
46(39,3) 4,1 1,9-9,1 0,00
BMI < 23kg/m2
9(13,6)
Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng có BMI ≥ 23 có nguy cơ mắc HCCH cao
gấp 4,1 lần so với đối tượng có BMI < 23 có ý nghĩa thống kê với p <
0,01.
37
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa giới và hội chứng chuyển hóa
Giới
HCCH
n(%)
OR 95%CI P
Nam (n=139) 47(33,8) 2,3 0,9-5,3 0,049
Nữ (n=44) 8(18,2)
Nhận xét : Tỷ lệ mắc HCCH theo tiêu chuẩn NCEP - ATP III nam
và nữ lần lượt là 33,8% và 18,2%, nam có nguy cơ cao gấp 2,3 lần so với
nữ với p < 0,05.
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa độ tuổi và hội chứng chuyển hóa
HCCH
Độ tuổi
Có HCCH Không HCCH p
50 - 59 4(21,1) 15(78,9)
0,21
60 - 69 32(37,6) 53(62,4)
70 - 79 15(25,0) 45(75,0)
≥ 80 4(21,1) 15(78,9)
Tổng cộng 55(30,1) 128(69,9)
Nhận xét: Tỷ lệ mắc HCCH cao nhất ở độ tuổi 60 - 69 (37,6%), 70-79
(25%), 50-59 và ≥ 80 (21,1%). Mối liên quan giữa độ tuổi và HCCH chưa có ý
nghĩa thống kê, p>0,05.
38
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa mức độ hoạt động thể lực với HCCH
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân không mắc HCCH có hoạt động thể lực chiếm
56,4% cao hơn tỷ lệ có hoạt động thể lực mắc HCCH 43,6% có ý nghĩa thống
kê p < 0,001; với tỉ suất chênh OR = 3,1 (Cl: 1,6-5,9).
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa hút thuốc lá với HCCH
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân không có HCCH có hút thuốc (52,1%) cao
hơn tỷ lệ có HCCH có hút thuốc (47,9%) có ý nghĩa thống kê p < 0,002; với tỉ
suất chênh OR = 2,96 (Cl: 1,5-5,9).
Ít vận động
HCCH
Có
(n,%)
Không
(n,%)
Có 34(43,6) 44(56,4)
Không 21(20,0) 84(80,0)
OR(CI95%), p 3,1(1,6-5,9), p=0,001
Hút thuốc lá
HCCH
Có
(n,%)
Không
(n,%)
Có 23(47,9) 25(52,1)
Không 32(23,7) 103(76,3)
OR(CI95%), p 2,96(1,5-5,9), p=0,002
39
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa stress với HCCH
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân không có HCCH không có stress (66,7%) cao
hơn tỷ lệ có HCCH có stress (33,3%) không có ý nghĩa thống kê p > 0,05.
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa thói quen ăn mặn với HCCH
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân không có HCCH có ăn mặn (62,0%) cao hơn
tỷ lệ có HCCH có ăn mặn (38%) không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Stress
HCCH
Có
(n,%)
Không
(n,%)
Có 22(33,3) 44(66,7)
Không 33(28,2) 84(71,8)
OR(CI95%), p 1,3(0,7-2,4), p=0,467
Ăn mặn
HCCH
Có
(n,%)
Không
(n,%)
Có 27(38,0) 44(62,0)
Không 28(25,0) 84(75,0)
OR(CI95%), p 1,8(0,96-3,5), p=0,061
40
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thói quen ăn nhiều đạm với HCCH
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân không có HCCH có ăn nhiều đạm (61,4%)
cao hơn tỷ lệ có HCCH có ăn nhiều đạm (38,6%) không có ý nghĩa thống kê
với p > 0,05.
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa tiền sử tăng huyết áp với HCCH
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có HCCH cóTHA (54,3%) cao hơn tỷ lệ
không có HCCH có THA (45,7%) có ý nghĩa thống kê p < 0,05; với tỉ suất
chênh OR = 4,2 (Cl: 2,1-8,6).
Ăn nhiều đạm
HCCH
Có
(n,%)
Không
(n,%)
Có 22(38,6) 35(61,4)
Không 33(26,2) 93(73,8)
OR(CI95%), p 1,8(0,9-3,4), p=0,09
Tiền sử tăng huyết áp
HCCH
Có
(n,%)
Không
(n,%)
Có 25(54,3) 21(45,7)
Không 30(21,9) 107(78,1)
OR(CI95%), p 4,2(2,1-8,6), p=0,000
41
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tiền sử đái tháo đường với HCCH
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có HCCH có tiền sử ĐTĐ (52,2%) cao hơn
tỷ lệ không có HCCH có tiền sử ĐTĐ (47,8%) có ý nghĩa thống kê p < 0,05;
với tỉ suất chênh OR = 2,9 (Cl: 1,2 - 7,2).
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa tiền sử gan nhiễm mỡ với HCCH
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân không có HCCH có tiền sử gan nhiễm mỡ
(54,5%) cao hơn tỷ lệ có HCCH có tiền sử gan nhiễm mỡ (45,5%) có ý nghĩa
thống kê p < 0,05; với tỉ suất chênh OR = 2,5 (Cl: 1,2-5,0).
Tiền sử đái tháo đường
HCCH
Có
(n,%)
Không
(n,%)
Có 12(52,2) 11(47,8)
Không 43(26,9) 117(73,1)
OR(CI95%), p 2,9(1,2-7,2), p=0,013
Tiền sử gan nhiễm mỡ
HCCH
Có
(n,%)
Không
(n,%)
Có 20(45,5) 24(54,5)
Không 35(25,2) 104(74,8)
OR(CI95%), p 2,5(1,2-5,0), p=0,011
42
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tiền sử bệnh tim mạch với HCCH
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân không có HCCH có tiền sử tim mạch (68,2%)
cao hơn tỷ lệ có HCCH có tiền sử tim mạch (31,8%) không có ý nghĩa thống
kê p > 0,05.
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tiền sử tai biến mạch máu não với HCCH
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có HCCH có tiền sử tai biến (57,1%) cao hơn
tỷ lệ không có HCCH có tiền sử tai biến (42,9%) có ý nghĩa thống kê p < 0,001;
với tỉ suất chênh OR = 3,5 (Cl: 1,1 - 10,5).
Tiền sử tim mạch
HCCH
Có
(n,%)
Không
(n,%)
Có 7(31,8) 15(68,2)
Không 48(29,8) 113(70,2)
OR(CI95%), p 1,1(0,4-2,9), p=0,847
Tiền sử TBMMN
HCCH
Có
(n,%)
Không
(n,%)
Có 8(57,1) 6(42,9)
Không 47(27,8) 122(72,2)
OR(CI95%), p 3,5(1,1-10,5), p=0,02
43
Chương 4
BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên 183 cán bộ chủ yếu là cán
bộ hưu trí ở đang được quản lý sức khỏe tại Ban bảo vệ sức khỏe tỉnh Cao
Bằng. Đây là đối tượng cần phải được quan tâm nghiên cứu vì ở họ có nhiều
yếu tố nguy cơ của các bệnh lý tim mạch, thần kinh, những bệnh lý nếu xảy ra
sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh, là gánh nặng cho gia đình và xã
hội. Nghiên cứu của chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
4.1. Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại Ban
bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Cao Bằng.
4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở biểu đồ 3.1 cho thấy, đối tượng
nghiên cứu chủ yếu là nam giới chiếm 75,9%; nữ giới chiếm 24,1%. Tỷ lệ mắc
HCCH theo giới cũng khác nhau theo các nghiên cứu khác nhau, kết quả của
chúng tôi cũng phù hợp so với các nghiên của Trang Mộng Hải Yến, tác giả
tiến hành nghiên cứu trên 379 cán bộ diện tỉnh ủy quản lý tại Long An, kết quả
cho thấy nam giới chiếm 87,07% và nữ giới chỉ chiếm 12,93% [39]. Tuy nhiên,
theo nghiên cứu của nhóm tác giả ở Hàn Quốc thì lệ mắc HCCH ở nam và nữ
gần tương đương nhau [72]. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Cảnh
Phú trên đối tượng cán bộ hưu trí tỉnh Nghệ An năm 2012 cho thấy tỷ lệ nữ giới
chiếm 57,1% cao hơn so với nam giới chiếm 42,9%; tuy nhiên sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê [24]. Kết quả này cũng tương tự với kết quả nghiên
cứu của tác giả Ngô Đình Châu năm 2010 [8].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, số đối tượng nghiên cứu trong độ tuổi
từ 60 - 69 chiếm cao nhất (46,5%); tiếp theo đó là nhóm tuổi từ 70 - 79 (32,7%),
nhóm tuổi từ 50 - 59 và nhóm ≥ 80 chiếm tỷ lệ thấp nhất là 10,4%. Trong kết
quả của Nguyễn Văn Thành (2013), độ tuổi 60 - 69 cũng chiếm tỷ lệ cao nhất
trong số đối tượng nghiên cứu, tuy nhiên thấp hơn so với của chúng tôi (25,3%).
44
Tỷ lệ độ tuổi 60 - 69 của nghiên cứu này thấp vì nghiên cứu của tác giả có số
lượng lớn n= 683 và độ tuổi rộng từ dưới 40 tuổi đến trên 80 tuổi [31]. Tuy
nhiên trong nghiên cứu của Trang Mộng Hải Yến thì số lượng cán bộ mắc
HCCH chiếm tỷ lệ cao ở độ tuổi 50 - 60 (65,96%), còn độ tuổi 60 - 70 có tỷ lệ
thấp (1,06%) [39]. Trong một nghiên cứu về mối liên quan giữa HCCH với
tuổi, tác giả Alexander CM (2003) cũng nhận thấy lứa tuổi 50 - 60 tỷ lệ HCCH
theo tiêu chuẩn NCEP - ATP III là 43,5%, nhóm tuổi 60 - 70 tỷ lệ > 50% [43].
Nghiên cứu HCCH ở người trưởng thành, tuổi trung niên tại Hàn Quốc, thì tỷ
lệ HCCH thay đổi theo tuổi: nhóm tuổi 40 - 49 có 21,15%, nhóm tuổi 50 - 59
có 16,3%, nhóm tuổi 60 - 69 có 16,95% và nhóm >70 tuổi là 12,8%. Trong các
nghiên cứu trên dân số chung thì tỷ lệ HCCH cũng tăng dần theo lứa tuổi và
tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi >60 [70].
Phần lớn đối tượng nghiên cứu là người dân tộc Tày (70%); số đối tượng
nghiên cứu là người dân tộc Kinh chiếm 17,5%, Nùng chiếm 11,4% và các dân
tộc khác chiếm 1,1%.Tỷ lệ mắc HCCH khác nhau ở các nhóm dân tộc phụ
thuộc vào yếu tố phân bố sinh sống dân tộc theo vùng miền, ở Cao Bằng thì tỷ
lệ dân tộc Tày chiếm chủ yếu.
Ngày nay, tỷ lệ thừa cân và béo phì đang gia tăng đến mức báo động ở
các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, ở thành phố cũng như
ở những vùng nông thôn. Béo là kết quả của lối sống ít vận động và chế độ ăn
quá nhiều năng lượng hàng ngày. Nhiều nghiên cứu đều thống nhất rằng, béo
là thang điểm cao nhất trong sự đề kháng insulin, THA, sự bất thường glucosse
máu, rối loạn lipid máu và nó có mối liên quan mật thiết đến sự tiến triển của
bệnh tim mạch. Trong kết quả nghiên cứu cho thấy cân nặng, chiều cao, BMI,
vòng eo trung bình, vòng mông và chỉ số WHR của cán bộ nam lần lượt là 63,9
± 8,9 kg ; 162,3 ± 5,6cm ;24,2 ± 2,9 kg/m2
; 86,3 ± 6,9 cm ; 94,3 ± 4,3 cm ;
94,3 ± 4,3. Nhìn chung các chỉ số nhân trắc ở nam cao hơn ở nữ. Các chỉ số
45
nhân trắc trong nghiên cứu của chúng cũng tương so với các nghiên cứu về
HCCH ở người lớn tuổi [30].
Trong nghiên cứu của chúng tôi: nhóm béo phì chiếm tỷ lệ cao nhất
(33,9%), các nhóm còn lại tỷ lệ giảm dần là bình thường (32,2%), thừa cân
(30,1%) và thiếu cân (3,8%); nhóm nam giới có tỷ lệ BMI cao hơn so với nữ
giới. Theo nghiên cứu của Lê Nguyễn Trung Đức Sơn (2001) phát hiện thấy
béo bụng và tỷ lệ mỡ cơ thể cao ở người Việt Nam ngay cả khi BMI bình
thường, đồng thời thấy nữ giới ở Việt Nam tỷ lệ béo trung tâm cao hơn nam
giới. Trần Thị Hồng Loan và CS (2004) thấy ở người phương Tây mỡ cơ thể
và vòng bụng thường chỉ tăng khi tăng chỉ số BMI tăng cao, trong khi ở người
Việt Nam BMI bình thường đã có béo bụng với tỷ lệ béo bụng là 33,3% ở người
có chỉ số BMI bình thường [28].
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.4 cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân tiền THA chiếm
cao nhất 41,5%, tiếp theo là nhóm bệnh nhân THA độ I chiếm 37,7%, nhóm
THA độ II chiếm 14,8%, nhóm HA bình thường chiếm 6,0%. Theo tác giả Đỗ
Thị Phương Hà cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp tại Việt Nam đang gia tăng một
cách nhanh chóng. Theo tổng điều tra toàn quốc về yếu tố nguy cơ bệnh không
lây nhiễm ở Việt Nam năm 2015, có 18,9% người trưởng thành trong độ tuổi
từ 18 đến 69 tuổi bị tăng huyết áp; tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm tuổi từ 30 đến 69
tuổi là 30,6% [12] [6]. Điều này có thể giải thích do đối tượng nghiên cứu của
chúng tôi từ 50 tuổi trở lên, trong đó chỉ có 10,4% từ 50 đến 59 tuổi, còn lại
chủ yếu là từ 60 tuổi trở lên (89,6%); Theo báo cáo chung tổng quan ngành y
tế năm 2016 sau khi tổng hợp kết quả một số nghiên cứu về tỷ lệ mắc tăng huyết
áp ở người cao tuổi Việt Nam cho thấy tỷ lệ mắc tăng huyết áp thường cao hơn
tỷ lệ người cao tuổi đã được chẩn đoán trước và tự khai bệnh, do nhiều người
mắc tăng huyết áp chưa được chẩn đoán. Tuy nhiên, so sánh năm 2001 với năm
2015, tỷ lệ người cao tuổi biết là mắc tăng huyết áp đã tăng đáng kể. Tỷ lệ
mắc tăng huyết áp tăng theo tuổi. Hầu hết các nghiên cứu về tăng huyết áp ở
46
người cao tuổi ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ gần 50%, tức là khoảng một nửa số
người cao tuổi mắc bệnh tăng huyết áp đang cần quản lý bệnh hằng ngày [5].
4.1.2 Đặc điểm hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng
được quan tâm nhất trong thiên niên kỷ XXI. Hội chứng chuyển hóa ngày càng
tăng trên thế giới, tỷ lệ này ở các nước phát triển khá cao và đang có xu hướng
gia tăng báo động ở các nước đang phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế
xã hội [77]. Theo hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF) hội chứng chuyển hóa
là tập hợp những yếu tố nguy cơ của hại đại dịch lớn đó là bệnh tim mạch và đái
tháo đường type 2 ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống con người và tốn kém
đàng kể ngân sách về y tế toàn dân của nhiều nước trên thế giới.
Chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn NCEP - ATP III để chẩn đoán HCCH trong
nhóm đối tượng nghiên cứu. Theo tiêu chuẩn này thì chỉ cần có từ 3 tiêu chuẩn
trở lên trong 5 tiêu chuẩn là béo bụng, huyết áp, glucose lúc đói, tăng
triglycerid, giảm HDL - C là đủ để chẩn đoán HCCH. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy tỷ lệ cán bộ hưu thuộc ban BVCSSK được chẩn đoán là có
HCCH theo tiêu chuẩn NCEP - ATP III (có từ 3 yếu tố trở lên) là 30,1%. Tỷ lệ
không mắc yếu tố nào chiếm 7,7%, mắc 1 yếu tố chẩn đoán chiếm 31,7%, mắc
2 yếu tố chẩn đoán chiếm 30,6%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương
tự với các nghiên cứu trong và ngoài nước.
Trong nghiên cứu của chúng tôi thu được kết quả tỷ lệ mắc HCCH là
30,05%. Tỷ lệ mắc HCCH ở nam giới cao hơn ở nữ giới ( nam 33,8%; nữ
18,2%). Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về HCCH. Theo tiêu chuẩn
của NCEP thì HCCH được ước tính là 24% người trưởng thành ở Mỹ, trong đó
tỷ lệ này nguời có dộ tuổi trên 50 chiếm tới 44%. Với định nghĩa của WHO,
HCCH có mặt ở 5 - 22% phụ nữ tuổi từ 40 - 45 [95], [57]. Một nghiên cứu cắt
ngang ở Venezuela đã nghiên cứu ở đối tượng từ 20 tuổi trở lên cho biết tỷ lệ
mắc HCCH theo NCEP là 31,2% trong đó tỷ lệ này ở nam cao hơn ở nữ. Tỷ lệ
47
mắc HCCH cũng tăng theo tuổi cùng mức độ béo phì. Tỷ lệ này có sự khác biệt
giữa các nhóm đàn ông chủng tộc khác nhau, đàn ông da đỏ có tỷ lệ mắc thấp
nhất (17%) so với người da đen (27,2%) và người da trắng (33,3%) nhưng
không có sự khác biệt giữa các nhóm phụ nữ. Các yếu tố HDL - C (65,3%), béo
bụng (42,9%) và yếu tố huyết áp (38,1%) là thường gặp nhất trong HCCH.
Cách sống không lành mạnh cũng làm tăng nguy cơ của hội chứng này [44].
Nghiên cứu của Heng KS và cộng sự (2013) trên đối tượng là đội ngũ
nhân viên trường Đại học Putra Malaysia từ 20 đến 65 tuổi cho biết tỷ lệ HCCH
của nhóm đối tượng này theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Harmonised, IDF và
NCEP ATP III lần lượt là 38,3%, 38,8% và 33,5% [60]. Trước đó một nghiên
cứu khác cũng tại Malaysia của Mohamud và cộng sự (2012) cho tỷ lệ HCCH
ở người dân Malaysia theo tiêu chuẩn Harmonised, IDF và NCEP ATP III lần
lượt là 42,5%, 37,2% và 34,3% [81].
Theo nghiên cứu của Nguyên Văn Thành và cộng sự ở đối tượng cán bộ
thuộc diện quản lý của ban BVCSSKCB tỉnh Bạc Liêu cho thấy kết quả HCCH
chiếm tỷ lệ 24% trong đó ở nhóm tuổi < 60 là 29,4%, ở nhóm tuổi ≥ 60 là
20,9%, nam chiếm tỷ lệ 21,8% nữ chiếm 32% [31].
Nghiên cứu của Trang Mộng Hải Yến và cộng sự năm 2014 ở đối tượng
cán bộ tỉnh ủy quản lý tại Long An cho thấy HCCH chiếm 30,34%, nhóm tuổi
50 - <60 chiếm 65,96% và 89,39% cán bộ bị thừa cân béo phì. Tình trạng thừa
cân béo phì làm tăng nguy cơ mắc HCCH lên 12,14 lần, và có chỉ số WHR tăng
sẽ có nguy cơ mắc HCCH tăng gấp 4,57 lần [39].
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Trung Thu, Trần Quang Bình
trên 368 người bị tiền đái tháo đường từ 40 đến 64 tuổi tại tỉnh Hà Nam cho
thấy tỉ lệ mắc HCCH trên người bị tiền đái tháo đường lên tới 46,7% [32]. Theo
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Cảnh Phú cho thấy tỷ lệ kết hợp 3 yếu tố trong
HCCH chiếm tỷ lệ cao nhất là 63,1%; kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên
cứu của chúng tôi, điều này có thể giải thích do sự khác nhau về phạm vi nghiên
48
cứu do tác giả Nguyễn Cảnh Phú tiến hành nghiên cứu trên nhóm đối tượng cán
bộ hưu trí [24]. Bên cạnh đó theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Thủy
trên 500 cán bộ công chức, viên chức thuộc các cơ quan đóng trên địa bàn thị
xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ năm 2012 cho thấy tỷ lệ mắc HCCH là 13,2% [34]
thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi và một số nghiên cứu khác;
có thể do đối tượng nghiên cứu ở đây có độ tuổi dưới 60 tuổi, còn trong nghiên
cứu của chúng tôi từ trên 50 tuổi.
Theo tác giả Lê Hữu Lợi, Nguyễn Văn Sang và cộng sự nghiên cứu đặc
điểm HCCH và một số yếu tố liên quan ở 95 bệnh nhân là cán bộ trung cao
thuộc diện Ban thường vụ Tỉnh ủy quản lý tại tỉnh Kon Tum cho thấy tỷ lệ mắc
HCCH là 27,36% [18].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy, tỷ lệ mắc HCCH cao
nhất ở nhóm tuổi từ 60 - 69 chiếm 37,6%, thấp nhất ở hai nhóm tuổi từ 50 - 59
và ≥ 80 tuổi chiếm 21,1%. Với tỷ lệ mắc 2 yếu tố chẩn đoán HCCH thì cao nhất
là nhóm tuổi từ 50 - 59 và ≥ 80 tuổi chiếm 42,1%, tiếp theo là nhóm 60 -69 tuổi
chiếm 31,8%, thấp nhất là nhóm từ 70 - 79 tuổi chiếm 21,7%. Trong các yếu tố
chẩn đoán HCCH, yếu tố huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất 76%, tiếp theo là yếu
tố béo bụng chiếm 43,2%, thấp nhất là yếu tố Triglycerid chiếm 21,3%. Tỷ lệ
tăng huyết áp ở nam cao hơn nữ ( nam 80,6%, nữ 61,4%), tỷ lệ rối loạn glucose
máu, yếu tố triglycerid ở nam (26,6%; 22,3%; ) cao hơn nữ (13,6%; 18,2%), tỷ
lệ béo bụng, yếu tố HDL-C ở nữ (47,7%; 31,8%) cao hơn nam ( 41,7%; 22,3%).
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.
4.2. Một số yếu tố liên quan với hội chứng rối loạn chuyển hóa
* BMI
Chỉ số BMI được khuyến cáo như là một phương pháp đánh giá thừa cân,
béo phì ở người lớn và được sử dụng trong nhiều nghiên cứu. Theo Tổ chức Y
tế thế giới năm 2000, các ngưỡng giá trị của BMI của người châu Á trưởng
thành để chẩn đoán thừa cân là BMI ≥ 23 và béo phì BMI ≥ 25. Kết quả ở bảng
49
3.8 cho thấy tỷ lệ đối tượng có BMI ≥ 23 có nguy cơ mắc HCCH cao gấp 4,1
lần so với đối tượng có BMI < 23 và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với
p < 0,001. Đi liền với thừa cân, béo phì là các bệnh mạn tính khi bước vào độ
tuổi trưởng thành. Đó là biểu hiện của HCCH ở các mức độ, trong đó có vai trò
quan trọng của yếu tố dinh dưỡng. HCCH như là một vấn đề thời sự được quan
tâm do sự gia tăng về tần suất trong dân số chung cũng như ở một số đối tượng
nguy cơ cao như tăng huyết áp, béo phì, phụ nữ mạn kinh, đái tháo đường [15],
[27]. Hiểu biết về mối liên quan giữa béo phì và hội chứng chuyển hóa ngày
càng rõ ràng nhờ phát hiện nhiều sản phẩm giải phòng từ tế bào mỡ. Khi béo
phì, các chất này được giải phóng một lượng bất thường và mỗi chất đều có
liên quan đến nguyên nhân của một trong những yếu tố nguy cơ chuyển hóa.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Ngô Đình Châu cho thấy, tỷ lệ HCCH cao nhất
ở các đối tượng có BMI > 28 chiếm 88,1% tiếp đến là BMI từ 26,8 đến 28 với
tỷ lệ mắc HCCH là 75,8% và BMI từ 25 đến 26,7 là 67,7% sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p<0,05 [8]. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Hữu
Dàng cho thấy ở nhóm người mắc HCCH có chỉ số BMI là 22,63 ± 3,08 cao
hơn so với nhóm không mắc HCCH (20,88 ± 4,53) [9]. Kết quả nghiên cứu của
tác giả Đỗ Văn Lương, Nguyễn Đỗ Huy và cộng sự cũng cho thấy nhóm thừa
cân béo phì có nguy cơ mắc HCCH cao gấp 2,92 lần so với nhóm có BMI bình
thường và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001 [19]. Bên cạnh đó Hội
chứng chuyển hóa ở người có chỉ số khối cơ thể (BMI) bình thường chưa được
quan tâm nghiên cứu nhiều. Một nghiên cứu ở những người có BMI bình
thường tại Hà Nam cho thấy có tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hoá là 12,3% [4].
*Giới
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ mắc HCCH theo tiêu
chuẩn NCEP - ATP III nam và nữ lần lượt là 33,8% và 18,2%, nam có nguy cơ
cao gấp 2,3 lần so với nữ với p < 0,05. Wilson PW, D'Agostino RB, Parise H,
Sullivan L, Meigs JB khi nghiên cứu hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ

More Related Content

What's hot

Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wasselKết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wasselTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...
Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...
Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu tần suất và các yếu tố nguy cơ của tăng áp l...
Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu tần suất và các yếu tố nguy cơ của tăng áp l...Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu tần suất và các yếu tố nguy cơ của tăng áp l...
Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu tần suất và các yếu tố nguy cơ của tăng áp l...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Homocysteine huyết tương ở bệnh nhân bệnh động mạch vành điều trị tại khoa nộ...
Homocysteine huyết tương ở bệnh nhân bệnh động mạch vành điều trị tại khoa nộ...Homocysteine huyết tương ở bệnh nhân bệnh động mạch vành điều trị tại khoa nộ...
Homocysteine huyết tương ở bệnh nhân bệnh động mạch vành điều trị tại khoa nộ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứ
Khảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứKhảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứ
Khảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứNguyen Khue
 
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, ...
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, ...Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, ...
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sốngKết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sốngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả điều trị bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương ph...
Kết quả điều trị bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương ph...Kết quả điều trị bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương ph...
Kết quả điều trị bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến suy thận cấp ở...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến suy thận cấp ở...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến suy thận cấp ở...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến suy thận cấp ở...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ não
Nồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ nãoNồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ não
Nồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ nãoTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (19)

Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wasselKết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
 
Luận văn: Sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, 9đ
Luận văn: Sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, 9đLuận văn: Sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, 9đ
Luận văn: Sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, 9đ
 
Luận án: Phẫu thuật nội soi qua ổ phúc mạc điều trị thoát vị bẹn
Luận án: Phẫu thuật nội soi qua ổ phúc mạc điều trị thoát vị bẹnLuận án: Phẫu thuật nội soi qua ổ phúc mạc điều trị thoát vị bẹn
Luận án: Phẫu thuật nội soi qua ổ phúc mạc điều trị thoát vị bẹn
 
Biểu hiện tim với mục tiêu theo ESC-EASD ở bệnh nhân đái tháo đường
Biểu hiện tim với mục tiêu theo ESC-EASD ở bệnh nhân đái tháo đườngBiểu hiện tim với mục tiêu theo ESC-EASD ở bệnh nhân đái tháo đường
Biểu hiện tim với mục tiêu theo ESC-EASD ở bệnh nhân đái tháo đường
 
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
 
Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...
Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...
Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...
 
Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu tần suất và các yếu tố nguy cơ của tăng áp l...
Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu tần suất và các yếu tố nguy cơ của tăng áp l...Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu tần suất và các yếu tố nguy cơ của tăng áp l...
Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu tần suất và các yếu tố nguy cơ của tăng áp l...
 
luan van doc tinh cua odium benzoate, propyl gallate, Tartrazine, amaranth, m...
luan van doc tinh cua odium benzoate, propyl gallate, Tartrazine, amaranth, m...luan van doc tinh cua odium benzoate, propyl gallate, Tartrazine, amaranth, m...
luan van doc tinh cua odium benzoate, propyl gallate, Tartrazine, amaranth, m...
 
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
 
luan an anh huong cua chat kich khang len mot so gen o te bao nghe den
luan an anh huong cua chat kich khang len mot so gen o te bao nghe denluan an anh huong cua chat kich khang len mot so gen o te bao nghe den
luan an anh huong cua chat kich khang len mot so gen o te bao nghe den
 
Homocysteine huyết tương ở bệnh nhân bệnh động mạch vành điều trị tại khoa nộ...
Homocysteine huyết tương ở bệnh nhân bệnh động mạch vành điều trị tại khoa nộ...Homocysteine huyết tương ở bệnh nhân bệnh động mạch vành điều trị tại khoa nộ...
Homocysteine huyết tương ở bệnh nhân bệnh động mạch vành điều trị tại khoa nộ...
 
Khảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứ
Khảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứKhảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứ
Khảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứ
 
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, ...
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, ...Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, ...
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, ...
 
Luận án: Tình trạng đông cầm máu ở bệnh đái tháo đường type 2
Luận án: Tình trạng đông cầm máu ở bệnh đái tháo đường type 2Luận án: Tình trạng đông cầm máu ở bệnh đái tháo đường type 2
Luận án: Tình trạng đông cầm máu ở bệnh đái tháo đường type 2
 
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sốngKết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
 
Đề tài: Thành phần hóa học enzym α-glucosidase của cao hexan
Đề tài: Thành phần hóa học enzym α-glucosidase của cao hexanĐề tài: Thành phần hóa học enzym α-glucosidase của cao hexan
Đề tài: Thành phần hóa học enzym α-glucosidase của cao hexan
 
Kết quả điều trị bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương ph...
Kết quả điều trị bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương ph...Kết quả điều trị bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương ph...
Kết quả điều trị bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương ph...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến suy thận cấp ở...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến suy thận cấp ở...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến suy thận cấp ở...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến suy thận cấp ở...
 
Nồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ não
Nồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ nãoNồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ não
Nồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ não
 

Similar to đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ

đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu nãođặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu nãoTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nồng độ LH trong tiên lượng điều trị kích thích phóng noãn bệnh nhân vô sinh
Nồng độ LH trong tiên lượng điều trị kích thích phóng noãn bệnh nhân vô sinhNồng độ LH trong tiên lượng điều trị kích thích phóng noãn bệnh nhân vô sinh
Nồng độ LH trong tiên lượng điều trị kích thích phóng noãn bệnh nhân vô sinhDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nghiên cứu sự biến đổi, giá trị của nồng độ LH trong tiên lượng điều ...
Đề tài: Nghiên cứu sự biến đổi, giá trị của nồng độ LH trong tiên lượng điều ...Đề tài: Nghiên cứu sự biến đổi, giá trị của nồng độ LH trong tiên lượng điều ...
Đề tài: Nghiên cứu sự biến đổi, giá trị của nồng độ LH trong tiên lượng điều ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại ...
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại ...Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại ...
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn loãng xương mẫu.pdf
Luận văn loãng xương mẫu.pdfLuận văn loãng xương mẫu.pdf
Luận văn loãng xương mẫu.pdfTonPhng10
 
Nồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
Nồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnhNồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
Nồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnhDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...
Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...
Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...hieu anh
 
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ (20)

đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu nãođặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
 
Nồng độ LH trong tiên lượng điều trị kích thích phóng noãn bệnh nhân vô sinh
Nồng độ LH trong tiên lượng điều trị kích thích phóng noãn bệnh nhân vô sinhNồng độ LH trong tiên lượng điều trị kích thích phóng noãn bệnh nhân vô sinh
Nồng độ LH trong tiên lượng điều trị kích thích phóng noãn bệnh nhân vô sinh
 
Đề tài: Nghiên cứu sự biến đổi, giá trị của nồng độ LH trong tiên lượng điều ...
Đề tài: Nghiên cứu sự biến đổi, giá trị của nồng độ LH trong tiên lượng điều ...Đề tài: Nghiên cứu sự biến đổi, giá trị của nồng độ LH trong tiên lượng điều ...
Đề tài: Nghiên cứu sự biến đổi, giá trị của nồng độ LH trong tiên lượng điều ...
 
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại ...
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại ...Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại ...
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại ...
 
Luận văn loãng xương mẫu.pdf
Luận văn loãng xương mẫu.pdfLuận văn loãng xương mẫu.pdf
Luận văn loãng xương mẫu.pdf
 
Luận án: Yếu tố nguy cơ loãng xương ở phụ nữ trên 45 tuổi béo phì
Luận án: Yếu tố nguy cơ loãng xương ở phụ nữ trên 45 tuổi béo phìLuận án: Yếu tố nguy cơ loãng xương ở phụ nữ trên 45 tuổi béo phì
Luận án: Yếu tố nguy cơ loãng xương ở phụ nữ trên 45 tuổi béo phì
 
Đề tài: Nghiên cứu mật độ xương, kháng insulin và các yếu tố nguy cơ loãng xư...
Đề tài: Nghiên cứu mật độ xương, kháng insulin và các yếu tố nguy cơ loãng xư...Đề tài: Nghiên cứu mật độ xương, kháng insulin và các yếu tố nguy cơ loãng xư...
Đề tài: Nghiên cứu mật độ xương, kháng insulin và các yếu tố nguy cơ loãng xư...
 
Luận án: Mật độ xương, kháng insulin và các yếu tố nguy cơ loãng xương
Luận án: Mật độ xương, kháng insulin và các yếu tố nguy cơ loãng xươngLuận án: Mật độ xương, kháng insulin và các yếu tố nguy cơ loãng xương
Luận án: Mật độ xương, kháng insulin và các yếu tố nguy cơ loãng xương
 
Nồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
Nồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnhNồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
Nồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
 
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
 
Luận án: Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin trên đối tượng thừa cân
Luận án: Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin trên đối tượng thừa cânLuận án: Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin trên đối tượng thừa cân
Luận án: Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin trên đối tượng thừa cân
 
Luận án: Nồng độ leptin, adiponectin ở người thừa cân - béo phì
Luận án: Nồng độ leptin, adiponectin ở người thừa cân - béo phìLuận án: Nồng độ leptin, adiponectin ở người thừa cân - béo phì
Luận án: Nồng độ leptin, adiponectin ở người thừa cân - béo phì
 
Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...
Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...
Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...
 
Luận án: Dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh COPD và hen
Luận án: Dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh COPD và henLuận án: Dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh COPD và hen
Luận án: Dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh COPD và hen
 
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...
 
Luận văn: Bài tập khí công dưỡng sin người cao tuổi tại Hà Nội
Luận văn: Bài tập khí công dưỡng sin người cao tuổi tại Hà NộiLuận văn: Bài tập khí công dưỡng sin người cao tuổi tại Hà Nội
Luận văn: Bài tập khí công dưỡng sin người cao tuổi tại Hà Nội
 
Nồng độ leptin, adiponectin huyết tương, tỷ leptin/adiponectin ở người béo phì
Nồng độ leptin, adiponectin huyết tương, tỷ leptin/adiponectin ở người béo phìNồng độ leptin, adiponectin huyết tương, tỷ leptin/adiponectin ở người béo phì
Nồng độ leptin, adiponectin huyết tương, tỷ leptin/adiponectin ở người béo phì
 
Luận văn: Điều trị bệnh lý bàn chân do đái tháo đường typ 2, HAY
Luận văn: Điều trị bệnh lý bàn chân do đái tháo đường typ 2, HAYLuận văn: Điều trị bệnh lý bàn chân do đái tháo đường typ 2, HAY
Luận văn: Điều trị bệnh lý bàn chân do đái tháo đường typ 2, HAY
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
 
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 

đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC PHAN THỊ MAI LAN ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC QUẢN LÝ TẠI BAN BẢO VỆ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE CÁN BỘ TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC THÁI NGUYÊN - 2019
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC PHAN THỊ MAI LAN ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC QUẢN LÝ TẠI BAN BẢO VỆ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE CÁN BỘ TỈNH CAO BẰNG Chuyên ngành: Nội khoa Mã số: 8720107 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRỊNH XUÂN TRÁNG THÁI NGUYÊN - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kì hình thức nào. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019 Tác giả Phan Thị Mai Lan
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận văn thạc sỹ Nội khoa, tôi được sự giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô, bạn bè và gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên, phòng Đào tạo - bộ phận đào tạo sau đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, các Cô trong bộ môn Nội đã truyền thụ cho tôi những kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trịnh Xuân Tráng, người thầy đã chỉ bảo rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn chân thành đến Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Cao Bằng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, những người đã luôn cổ vũ, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Sau cùng tôi xin dành tình cảm và lòng biết ơn vô hạn tới gia đình đã luôn bên tôi những lúc thuận lợi cũng như khó khăn trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019 Tác giả Phan Thị Mai Lan
  • 5. CÁC CHỮ VIẾT TẮT BMI Body mass index: Chỉ số khối cơ thể BVSKCB Bảo vệ sức khỏe cán bộ ĐTĐ Đái tháo đường EGIR European Group for Study of Insulin Resistance: Nhóm nghiên cứu kháng insulin của châu Âu HA Huyết áp HATT Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trương. HCCH Metabolic syndrome: Hội chứng chuyển hóa HDL-C High Density Lipoprotein cholesterol: Lipoprotein tỉ trọng cao IDF International Diabetes Federation: Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế JNC Joint National Committee: Uỷ ban tăng huyết áp quốc tế của Hoa Kỳ LDL-C Low Density Lipoprotein cholesterol: Lipoprotein tỉ trọng thấp NCEP - ATP III National Cholesterol Education Program, Adult Treatment Panel III (Chương trình giáo dục Cholesterol của Hoa Kỳ, kênh điều trị dành cho người trưởng thành) TBMMN Tai biến mạch máu não TG Triglyceride THA Tăng huyết áp RLGMLĐ Rối loạn glucose máu lúc đói VE Vòng eo VM Vòng mông WHO World Health Organization: Tổ chức Y tế Thế giới WHR Waist hip ratio: Tỉ lệ vòng bụng/vòng mông
  • 6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN............................................................................... 3 1.1. Một số đặc điểm hội chứng chuyển hóa .................................................. 3 1.2. Một số yếu tố liên quan đến HCCH .................................................... 12 1.3. Tình hình mắc hội chứng chuyển hóa trên thế giới và ở Việt Nam......... 16 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 20 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 20 2.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................20 2.3. Thời gian nghiên cứu..........................................................................20 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20 2.5. Chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................. 21 2.6. Phương pháp thu thập số liệu................................................................... 22 2.7. Một số tiêu chuẩn được áp dụng trong nghiên cứu.................................. 27 2.8. Phương tiện nghiên cứu .......................................................................... 28 2.9. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu................................................... 29 2.10. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................... 30 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 32 3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu.................................................... 32 3.2. Một số yếu tố liên quan với hội chứng rối loạn chuyển hóa.................... 36 Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................. 43 4.1. Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Cao Bằng................................................. 43 4.2. Một số yếu tố liên quan với hội chứng rối loạn chuyển hóa.................... 48 KẾT LUẬN..................................................................................................... 58 KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tiêu chuẩn xác định béo bụng theo vòng eo của IDF – 2005........ 7 Bảng 2.1. Đánh giá BMI áp dụng cho người châu Á...................................... 27 Bảng 2.2. Phân độ THA của Hội tim mạch Việt Nam năm 2018................... 28 Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới .................. 32 Bảng 3.2. Giá trị một số chỉ tiêu nhân trắc của đối tượng nghiên cứu ở hai giới ......................................................................................................................... 33 Bảng 3.3. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo BMI..................................... 34 Bảng 3.4. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo phân độ THA của Hội tim mạch Việt Nam năm 2018 ........................................................................................ 34 Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa theo giới .................................... 35 Bảng 3.6.Tỷ lệ mắc các yếu tố chẩn đoán Hội chứng chuyển hóa xếp theo nhóm tuổi......................................................................................................... 35 Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc từng yếu tố chẩn đoán HCCH theo giới ........................ 36 Bảng 3.8. Mối liên quan giữa chỉ số BMI và hội chứng chuyển hóa .............. 36 Bảng 3.9. Mối liên quan giữa giới và hội chứng chuyển hóa.......................... 37 Bảng 3.10. Mối liên quan giữa độ tuổi và hội chứng chuyển hóa................... 37 Bảng 3.11. Mối liên quan giữa mức độ hoạt động thể lực với HCCH ........... 38 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa hút thuốc lá với HCCH ................................. 38 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa stress với HCCH ........................................... 39 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa thói quen ăn mặn với HCCH......................... ......................................................................................................................... 39 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thói quen ăn nhiều đạm với HCCH............... 40 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa tiền sử tăng huyết áp với HCCH................... 40 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tiền sử đái tháo đường với HCCH ................ 41 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa tiền sử gan nhiễm mỡ với HCCH ................. 41 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tiền sử bệnh tim mạch với HCCH................. 42 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tiền sử tai biến mạch máu não với HCCH.... 42
  • 8. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Cơ chế vận chuyển glucose trong kháng insulin ............................ 10 Biểu đồ 3.1. Phân loại đối tượng nghiên cứu theo giới .................................. 32 Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc............................... 33
  • 9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng chuyển hóa là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng được quan tâm nhất trong thiên niên kỷ XXI. Theo Hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF) HCCH là một tập hợp các yếu tố nguy cơ tim mạch như béo phì bụng, kháng Insulin, rối loạn lipid máu, dung nạp glucose bất thường và tăng huyết áp, ảnh hưởng đến chất lượng sống của con người và tốn kém đáng kể ngân sách về y tế toàn dân của nhiều nước trên thế giới [33], [42]. Hội chứng chuyển hóa ngày càng tăng trên thế giới, tỷ lệ này ở các nước phát triển khá cao và đang có xu hướng gia tăng báo động ở các nước đang phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội [77]. Trên thế giới có khá nhiều những nghiên cứu về HCCH như ở châu Âu, tỷ lệ HCCH trong cộng đồng khoảng 24% dân số song nếu chỉ tính ở lứa tuổi trên 50 thì tỷ lệ đó là 40% [85]. Tại Hoa Kỳ theo tiêu chuẩn NCEP - ATP III thì tỷ lệ hội chứng chuyển hóa ở nam là 22,8% và nữ là 22,6%. Còn trên đối tượng là cán bộ nhân viên trong trường đại học Putra Maylaysia thì tỷ lệ HCCH cũng theo NCEP - ATP III là 33,5% [60]. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyên Văn Thành và cộng sự tại Bạc Liêu nhận thấy tỷ lệ HCCH ở đối tượng cán bộ tỉnh ủy quản lý chiếm 24% [31]. Còn theo Trang Mộng Hải Yến (2014) nghiên cứu ở đối tượng cán bộ tỉnh ủy quản lý tại Long An, HCCH chiếm 30,34% [39]. Nghiên cứu của Nguyễn Cảnh Phú và CS (2012) cho thấy tỷ lệ cán bộ hưu trí bị HCCH trên địa bàn tỉnh Nghệ An là 35,1% [14]. Nhiều nghiên cứu cho thấy người mắc HCCH thường có nguy cơ bị tai biến tim mạch gấp 3 lần và có nguy cơ tử vong gấp 2 lần, nguy cơ phát triển đái tháo đường (ĐTĐ) gấp 5 lần so với những người không bị hội chứng này [1]. Có nhiều yếu tố góp phần vào HCCH như thói quen ăn uống, chế độ sinh hoạt, lối sống tĩnh tại,… việc kiểm soát được các yếu tố góp phần làm giảm nguy cơ bị HCCH.
  • 10. 2 Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ ( BVCSSKCB) Cao Bằng là nơi khám, chữa bệnh, theo dõi và quản lý sức khỏe các cán bộ trung cao cấp trên địa bàn đặc biệt là đối tượng cán bộ hưu trí trong tỉnh. Họ là những người khi còn công tác luôn phải làm việc trong tình trạng áp lực, cường độ lao động trí óc cao, dinh dưỡng không hợp lý, ít hoạt động thể lực…từ đó hình thành những nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa cao. Nghiên cứu đặc điểm HCCH ở đối tượng cán bộ hưu là việc làm rất quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhằm phòng chống một số bệnh liên quan đến HCCH, từ đó đưa ra giải pháp và kiến nghị phù hợp và hiệu quả trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ hưu. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Cao Bằng” với 02 mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Cao Bằng. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan với đặc điểm của hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng trên.
  • 11. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Một số đặc điểm hội chứng chuyển hóa 1.1.1. Khái niệm hội chứng chuyển hóa Hội chứng chuyển hóa không phải là một bệnh lý xa lạ. Tulp Nicolaes và cộng sự (1593 - 1674) ghi nhận mối liên quan giữa tăng lipid máu, béo phì và khuynh hướng chảy máu. Eskil Kylin (1920), người Thụy Điển đề xuất một hội chứng bao gồm “Tăng huyết áp, tăng glucose và tăng acid uric” và Maranon, người Tây Ban Nha sau đó cũng đề cập. Vague (1947) cho rằng béo phì dạng nam là loại béo phì thường phối hợp với những rối loạn chuyển hóa đó là ĐTĐ type 2 và bệnh tim mạch. Gerald Reaven (1988) giới thiệu lại khái niệm hội chứng X bao gồm các yếu tố nguy cơ như THA, bất thường dung nạp glucose, tăng triglyceride (TG), giảm HDL-Cholesterol. Sau đó Stout đề nghị hội chứng đề kháng insulin vì muốn nhấn mạnh đề kháng insulin là nguyên nhân trực tiếp trong bệnh mạch vành (BMV) và nguyên nhân của các tiêu chí trong hội chứng [90]. Các chuyên gia ĐTĐ tại Áo đã đặt tên hội chứng là CHAOS: Coronary heart disease, Hypertension and Hyperlipidemia, Adult-onset diabetes, Obesity, Stroke. Sau này có những bất thường chuyển hóa khác được quy cho nhiều hội chứng như béo phì, Microlbumine niệu (MAU), bất thường về tiêu sợi huyết và rối loạn đông máu. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như tăng acid uric máu, gia tăng khuếch tán ngược Na+ - Lithium, gia tăng PAI -1 (Plasminogen activator inhibitor-1). - Nhiều thuật ngữ đồng nghĩa HCCH bao gồm: - Hội chứng chuyển hóa (Metabolic Syndrome). - Hội chứng X chuyển hóa (Metabolic X Syndrome). - Hội chứng đa chuyển hóa (Plurimetabolic Syndrome). - Hội chứng rối loạn chuyển hóa (Dysmetabolic Syndrome).
  • 12. 4 - Hội chứng kháng insulin (Insuline Resistance Syndrome). - Hội chứng Reaven (Reaven Syndrome). - Tứ chứng chết người (Deadly Quarter) - Tăng huyết áp có rối loạn lipid máu (Dyslipidemic Hypertension). Đến năm 1998, Tổ chức Y tế Thế giới đã tổng kết hội thảo của chuyên gia thế giới và thống nhất gọi hội chứng này là Hội chứng chuyển hóa (Metabolism syndrom) và đề nghị HCCH như một công cụ cho đánh giá thực hành lâm sàng và nghiên cứu. Hội chứng chuyển hóa được định nghĩa là một nhóm các rối loạn liên quan đến chuyển hóa bao gồm rối loạn lipid máu, béo trung tâm, tăng huyết áp, rối loạn glucose máu khi đói [41]. 1.1.2. Các dấu hiệu của Hội chứng chuyển hóa [33] Hội chứng chuyển hóa bao gồm một nhóm các yếu tố nguy cơ tập hợp lại trên một người bệnh: - Tình trạng béo bụng: biểu hiện qua số đo vòng eo. - Rối loạn lipid máu: là tình trạng rối loạn các chất béo trong máu như triglycerid máu cao, HDL-C máu thấp, LDL-C cao, tạo nên mảng xơ vữa ở thành động mạch. - Tăng huyết áp: được định nghĩa là khi huyết áp (huyết áp tâm thu và/hoặc huyết áp tâm trương) cao hơn mức bình thường. (Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg đối với người trưởng thành, và khi huyết áp tâm thu hoặc huyết áp tâm trương ≥ 95th percentile đối với trẻ em). - Tình trạng kháng insulin hoặc không dung nạp đường: là tình trạng cơ thể không thể sử dụng đường và insulin một cách hiệu quả. Khi thức ăn hấp thụ vào máu, chúng sẽ được biến chế thành đường (glucose). Đây là một loại đường đơn và cũng là nhiên liệu chính cung cấp cho mỗi tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, để hấp thụ đường từ máu vào bên trong tế bào, cơ thể cần một chất gọi là insulin. Insulin được sản xuất từ tế bào beta của tuyến tụy và được coi là chìa
  • 13. 5 khóa mở những ổ khóa trên thành của tế bào. Một khi những cánh cửa này mở rộng, đường (Glucose) sẽ đi vào tế bào để nuôi dưỡng cơ thể. Kháng insulin xảy ra khi những “ổ khóa” (insulin receptors) bị “rỉ sét” hoặc những “chìa khóa” (insulin) bị “bẻ gẫy”. Cơ thể bây giờ, phải chế ra nhiều insulin hơn để đáp ứng với một môi trường mới. Nói một cách dễ hiểu, thay vì chỉ cần một chìa khóa để mở một cánh cửa, bây giờ cơ thể cần nhiều chìa khóa hơn để “chỉ” mở một cánh cửa. Ban đầu cơ thể còn đủ khả năng sản xuất insulin cần thiết. Lâu dần, càng ngày càng nhiều “ổ khóa” bị hư hỏng hơn. Tụy tạng không còn sức thích ứng nữa. Trong máu tuy số lượng insulin rất cao, nhưng vẫn không đủ để mở những ổ khóa đã mỗi ngày một hư hại hơn. Thiếu insulin, đường không vào trong tế bào được dẫn đến mức đường trong máu tăng dần. - Tình trạng tiền đông máu: tăng fibrinogen và chất ức chế hoạt hóa plasminogen -1 (PAI-1) cao trong máu. Bình thường, trong cơ thể, máu lưu thông trong lòng mạch ở trạng thái thể dịch nhờ sự cân bằng giữa hệ thống hoạt hoá và ức chế đông máu. Khi xảy ra một tổn thương mạch máu, các yếu tố đông máu (trong đó có fibrinogen) sẽ cùng với nội mạc mạch máu và tiểu cầu phối hợp xảy ra một loạt các phản ứng để tạo nút cầm máu là cục đông tại vị trí tổn thương. Hệ thống kiểm soát đông máu sẽ đảm bảo sao cho cục đông không lan rộng mà chỉ khu trú và đủ để cầm máu ở vị trí tổn thương. Tình trạng tăng đông máu xảy ra khi mất cân bằng giữa hệ thống hoạt hoá và ức chế đông máu do tăng hoạt hoá đông máu hoặc do giảm ức chế đông máu, tiêu sợi huyết dẫn đến cục máu đông lan rộng quá giới hạn cần thiết, gây tắc nghẽn mạch. - Tình trạng tiền viêm: Protein phản ứng C (CRP) tăng cao trong máu. Protein phản ứng C (C reactive protein - CRP) là một glycoprotein được gan sản xuất có đặc điểm là kết tủa với polysaccharid C của phế cầu. Bình thường, không thấy protein này trong máu. Tình trạng viêm cấp với phá huỷ mô trong cơ thể gây giải phóng các interleukin 1 và 6 sẽ kích thích sản xuất protein này và gây tăng nhanh nồng độ protein phản ứng C trong huyết thanh. Khi tình
  • 14. 6 trạng viêm cấp kết thúc, protein phản ứng C (CRP) nhanh chóng mất đi. Vì vậy, protein C phản ứng được coi như một chỉ dấu phản ánh sự hoạt hóa phản ứng viêm hệ thống. 1.1.3. Các tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH ở người trưởng thành Chẩn đoán hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn của WHO (1999): [41]. Theo WHO thì HCCH được xác định khi có tăng glucose máu khi đói (glucose máu ≥ 6,1 mmol/l) hoặc insulin tăng cao trong máu hoặc đã được chẩn đoán đái tháo đường cộng với ít nhất 2 trong các yếu tố sau: - Béo phì (BMI ≥ 30 hoặc tỷ số VE/VM > 0,9 đối với nam và > 0,85 đối với nữ). - Rối loạn lipid máu: triglyceride ≥ 1,7 mmol/l hoặc HDL - C < 0,9 mmol/l đối với nam và < 1,0 mmol/l đối với nữ. - Huyết áp ≥ 140/90 mmHg hoặc đã được chẩn đoán tăng huyết áp. - Microalbumin niệu: tốc độ bài tiết ≥ 20 µg/phút . Chẩn đoán HCCH theo NCEP - ATP III (2001): [95] Hội chứng chuyển hóa được xác định theo tiêu chuẩn của chương trình giáo dục cholesterol quốc gia Mỹ, kênh điều trị cho người lớn (NCEP - ATP III - National Cholesterol Education Program Adult Treatment Panel III) khi có từ 3 trong 5 yếu tố: - Rối loạn Glucose máu khi đói (Glucose máu ≥ 5,6 mmol/l). - Béo bụng (vòng eo >102 đối với nam và > 88 cm đối với nữ). - Triglycerid máu cao ( ≥ 1,7 mmol/l). - HDL - C thấp (< 1mmol/l ở nam và < 1,3 mmol/l ở nữ). - Huyết áp ≥ 130/85 mmHg. Chẩn đoán HCCH theo Nhóm tư vấn kháng Insuin châu Âu (EGIR - 2003): [45] Bắt buộc phải có tăng Insulin máu cộng thêm với 2 yếu tố khác: - Vòng eo ≥ 94 cm đối với nam và ≥ 80 cm đối với nữ.
  • 15. 7 - Tryglicerid máu ≥ 2,0 mmol/L hoặc HDL cholesterol < 1,0 mmol/L hoặc đang điều trị rối loạn lipid máu. - Huyết áp tâm thu ≥ 140 hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg hoặc đang dùng thuốc huyết áp. - Glucoza máu lúc đói ≥ 6,1 mmol/l. Chẩn đoán HCCH theo IDF ( 2005): [87] IDF đã đưa ra một tiêu chuẩn về HCCH trong đó điều kiện tiên quyết là béo bụng cộng với từ 2 yếu tố trở lên trong 4 yếu tố: - Glucose máu khi đói cao ( 5,6 mmol/l); hoặc đã được chẩn đoán và điều trị đái tháo đường typ 2 trước đó. - Triglycerid máu cao ( 1,7 mmol/l); hoặc đã được chẩn đoán, điều trị các rối loạn lipid bằng thuốc. - HDL - C thấp ( <1mmol/l ở nam và <1,3 mmol/l ở nữ); hoặc đã điều trị các rối loạn lipid máu bằng thuốc. - Huyết áp 130/85 mmHg hoặc đã được chẩn đoán cao huyết áp. Bảng 1.1. Tiêu chuẩn xác định béo bụng theo vòng eo của IDF - 2005 Nhóm các quốc gia Số đo xác định béo bụng (cm) Châu Âu Nam ≥ 94 Nữ ≥ 80 Các nước Nam Á và Trung Quốc Nam ≥ 94 Nữ ≥ 80 Nhật Bản Nam ≥ 90 Nữ ≥ 85 Nam Trung Mỹ Giống tiêu chuẩn Nam Á Người châu Phi khu vực Sahara Giống tiêu chuẩn châu Âu Vùng Trung Đông và Địa Trung Hải Giống tiêu chuẩn châu Âu 1.1.4. Cơ chế bệnh sinh HCCH Cho đến nay cơ chế bệnh sinh của HCCH còn chưa được hiểu biết đầy đủ, nhưng béo phì (nhất là béo bụng), kháng insulin, rối loạn lipid máu, sự bất thường glucose máu và THA là những biểu hiện cơ bản của HCCH.
  • 16. 8 * Béo phì và phân phối mỡ bất thường Béo bụng liên quan các yếu tố nguy cơ chuyển hoá gồm: Tăng nồng độ apolipoprotein B huyết thanh, tăng LDL – C và tăng khả năng PAI – 1 với tình trạng suy giảm tiêu sợi huyết [74]. HCCH không những chỉ ảnh hưởng tới béo toàn thân mà còn đối với những người có trọng lượng bình thường song có tăng chu vi vòng bụng hay còn gọi là béo bụng (béo trung tâm). Cơ chế bệnh sinh và tương tác giữa các yếu tố tạo ra HCCH chưa sáng tỏ song kháng insulin được coi là giả thuyết có cơ sở nhất về cơ chế của hội chứng [90]. Kết quả từ những đối tượng không bị ĐTĐ của nghiên cứu Framingham Offspring kháng insulin không phải là yếu tố duy nhất và độc lập tạo ra HCCH. Béo bụng có liên quan rất rõ với kháng insulin. Người ta nhận thấy giữa độ dày lớp mỡ dưới da bụng và kháng insulin có mối liên quan tuyến tính thuận với nhau [54]. ATP III coi béo phì như một yếu tố chính làm tăng hội chứng chuyển hóa, ít nhất là khía cạnh dịch tễ. Béo phì còn là yếu tố thuận lợi góp phần làm tăng huyết áp, tăng nồng độ cholesterol máu, hạ thấp nồng độ HDL-cholesterol, làm tăng nồng độ glucose máu. Tất cả những yếu tố này kết hợp lại làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch. Trong các thể loại béo phì, thể béo bụng có liên quan với hội chứng chuyển hóa chặt chẽ hơn cả. Các mô mỡ dư thừa là nguồn phóng thích vào tuần hoàn các acide béo không este hóa (NEFA: nonesterified fatty acid) các cytokin; PAI-1 (plasiminogen activator inhibitor-1) và adiponectin. Các yếu tố này đã làm tăng sự đề kháng insulin, tăng tạo khả năng gây viêm của lớp tế bào nội mô mạch máu, tạo thuận lợi cho mảng xơ vữa hình thành và phát triển [55], [56]. * Kháng insulin Tế bào β đảo tụy là nơi tiết ra insulin và insulin lưu hành trong máu đến các tế bào đích truyền tín hiệu và thực hiện nhiệm vụ của mình, insulin là hormone đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa carbonhydrat với cơ chất
  • 17. 9 chính là glucose, vì vậy khi có bất thường về insulin sẽ gây lên các rối loạn trong chuyển hóa carbonhydrat. “Kháng insulin là một tình trạng (của tế bào, cơ quan, hay cơ thể) cần một lượng insulin nhiều hơn bình thường để đạt được đáp ứng sinh học bình thường” [36]. Insulin truyền tín hiệu bằng cách gắn vào các receptor đặc hiệu trên màng tế bào, các thụ thể này thuộc nhóm tyrosine kinase receptor, giống như receptor cho các yếu tố tăng trưởng. Các receptor hoạt động nhờ sự kết hợp của 2 tiểu đơn vị. Các thông tin của insulin sẽ không bị thay đổi khi chúng được truyền qua các receptor đặc hiệu nhưng cũng có thể thay đổi khi truyền tin qua các receptor được hình thành bởi 1 tiểu đơn vị của thụ thể insulin và 1 tiểu đơn vị của các yếu tố phát triển giống insulin (IGF1). Insulin có ái lực với receptor đặc hiệu cao gấp 100 đến 150 lần so với các receptor của IGF1, chính vì vậy ở nồng độ insulin sinh lý thì sự gắn của insulin với thụ thể IGF1 sẽ không có ý nghĩa [67]. Sự gắn insulin và receptor của màng tế bào là hiện tượng truyền tín hiệu để thực hiện quá trình phosphoryl hóa và dephosphoryl hóa, 4 loại protein từ IRS1 đến IRS4 được phát hiện trong cấu trúc của receptor insulin. Tín hiệu của insulin được đưa vào tế bào khi quá trình phosphoryl hóa ở receptor được thực hiện [73], [94]. Có 2 cách truyền tín hiệu của insulin vào tế bào: [67], [78], [94]. + Cách 1: Thông quá các chất truyền tin: AKT/PKB + Cách 2: Thông qua các Protein tín hiệu: Ras/Raf/MAP Kháng insulin có thể do giảm hiệu quả của chất truyền tin, các protein tín hiệu chính. Sự giảm này làm xáo trộn quá trình truyền tín hiệu của insulin dẫn đến kết quả là kháng insulin ở tế bào đích. Tùy thuộc vào khiếm khuyết tín hiệu của insulin do giảm hiệu quả của chất truyền tin, protein tín hiệu dẫn đến sự đề kháng insulin sẽ ở các mức độ khác nhau [49], [88]. Sự truyền tín hiệu của insulin gây nên quá trình chuyển glucose vào tế bào và sự vận chuyển glucose qua các chất vận chuyển từ nội bào tới màng
  • 18. 10 plasma trên bề mặt [59], [67]. Có ít nhất 12 loại protein vận chuyển khác nhau ở các loại tế bào khác nhau [64]. GLUT - 4 là chất vận chuyển glucose thông qua insulin gặp ở hầu hết các loại tế bào (tế bào gan, não, cơ, mỡ …). GLUT-1 gặp nhiều ở tế bào não, GLUT - 2 gặp nhiều ở tế bào gan, GLUT-3 gặp chủ yếu ở đường tiêu hóa. Một số nghiên cứu trên tế bào cơ, mỡ cho thấy sự khiếm khuyết gây kháng insulin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có liên quan đến chất vận chuyển glucose GLUT - 4 trong con đường vận chuyển glucose phụ thuộc insulin. Hình 1.1. Cơ chế vận chuyển glucose trong kháng insulin Nguồn: Diabetes in cardiovascular Disease 2013 * Rối loạn lipid máu Tăng acid béo tự do sẽ làm tăng nồng độ insulin trong máu và gây nhiễm độc mỡ tế bào beta tụy làm tế bào này sẽ chết nhanh hơn so với chết theo chương trình. Khi acid béo tự do và TG tích luỹ trong tế bào beta tụy làm tăng tổng hợp NO gây ra rối loạn chức năng tế bào và hậu quả của hiện tượng này làm các tế bào beta tụy bị tổn thương, giảm số lượng tế bào beta tụy sẽ làm mất khả năng duy trì tiết insulin. Khi sự kháng insulin được thiết lập, có sự giải phóng acid béo đến gan làm tăng quá trình tổng hợp TG, tuy nhiên dưới điều kiện insulin ngăn cản sự tăng bài tiết LDL-C vào tuần hoàn, đồng thời Protein vận chuyển GLUT4 Protein vận chuyển GLUT4 Kích hoạt hệ thống vận chuyển Thiếu hụt hệ thống vận chuyển Tín hiệu insulin thông qua PI3 kinase, PDK1 AKT/PKB Tín hiệu insulin thông qua PI3 kinase, PDK1 AKT/PKB Recetor tiếp nhận insulin
  • 19. 11 lipoprotein lipase cũng được tiết ra ở các mô ngoại vi. Sự tăng TG là yếu tố quan trọng biểu hiện sự kháng insulin và là một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán của HCCH. Ngoài ra, còn có sự rối loạn một loại lipoprotein nữa trong HCCH, đó là sự giảm HDL-C do rối loạn của cholesterol ester transferase. Vì vậy, sự kết hợp tăng TG và giảm HDL-C có mối liên quan mật thiết đến HCCH. Do đó trong chẩn đoán HCCH các nghiên cứu thường lấy TG và HDL-C làm tiêu chuẩn chấn đoán HCCH [7], [25], [66], [75]. * Sự bất thường glucose máu Sự bất thường glucose máu [gồm ĐTĐ typ 2, RLGMLĐ và giảm dung nạp glucose] có mối liên quan mật thiết đến cơ chế bệnh sinh trong HCCH. Nhiều nghiên cứu thấy rằng có nối liên quan giữa RLGMLĐ với sự đề kháng insulin ở người, động vật có vú, và cả loài gặm nhấm. Ở những người được dự đoán là sẽ tiến triển thành ĐTĐ typ 2 thì sự đề kháng insulin, rối loạn chức năng tế bào beta tụy là những nguyên nhân của sự bất thường glucose máu này. Có sự phối hợp giữa RLGMLĐ và giảm dung nạp glucose máu với nguy cơ bệnh tim mạch và tiến triển thành ĐTĐ typ 2. Trong đó, có vai trò tích luỹ chất AGE (advanced glycation end products) kết hợp với tăng đường máu có mối liên quan đến bệnh tim mạch bằng sự tác động lên thụ cảm thể AGE ở thành động mạch gây ra một phản ứng viêm làm tăng sinh tế bào và hình thành mảng vữa xơ động mạch. Sự tác động của AGEs được giải thích theo cơ chế sau: AGEs tác động trực tiếp như một cytokine với thành mạch máu bằng cách gắn kết với proteoglycans của tế bào nội mạc thành mạch và tạo ra một phản ứng viêm [2], [91]. * Tăng huyết áp Mặc dù mối liên quan giữa sự đề kháng insullin với huyết áp ở nhiều nghiên cứu vẫn còn chưa được thống nhất trong cơ chế bệnh sinh của HCCH. Một số nghiên cứu còn thấy sự hạn chế của mối liên quan giữa kháng insulin với bệnh tim mạch. Tuy nhiên, cơ chế bệnh sinh hiện nay cho rằng mối liên quan giữa kháng insulin với huyết áp được giải thích là do tăng hoạt động của hệ thần kinh
  • 20. 12 giao cảm, làm tăng hoạt động tế bào cơ trơn thành mạch, tăng vận chuyển ion Ca++ và tăng sự giữ muối trong lòng mạch. Sự tăng hoạt động thần kinh giao cảm cũng có nghĩa là tăng sự kích thích của adrenergic receptor hay có mối liên quan giữa sự kích thích beta adrenergic receptor với đề kháng insulin [29], [63], [93]. 1.2. Một số yếu tố liên quan đến HCCH 1.2.1. Khẩu phần ăn và thói quen ăn uống. Chế độ ăn có mối liên hệ mật thiết với HCCH. Khi chế độ ăn không cân đối, dư thừa năng lượng sẽ dẫn đến vượt quá nhu cầu của cơ thể làm cơ thể tích lũy quá mức. Việc tích lũy này diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cơ thể mất cân bằng, hệ thống chống nhiễm mỡ của cơ thể sẽ mất khả năng tự cân bằng. Khi đó lượng triacylglycerol sẽ lắng đọng và tích lũy dần dần tại các mô không phải mô mỡ [83]. Các nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ cần ăn dư 70 calo mỗi ngày sẽ dẫn tới tăng cân trong khi cơ thể chúng ta không nhận ra đặc biệt là khi ăn những thức ăn giàu năng lượng. Các thức ăn giàu chất béo sẽ làm cho người ta trở nên ngon miệng, dẫn đến việc ăn thừa mà không biết. Mỡ động vật có đậm độ năng lượng cao gấp 2 lần đường, lại cần ít calo để tích lũy dưới dạng triglycerid. Vì vậy khẩu phần nhiều mỡ dễ dẫn đến thừa calo và tăng cân. Ngoài ra, các chất sinh năng lượng có trong thức ăn như protid, lipid, glucid khi vào cơ thể đều có thể chuyển hóa thành chất béo dự trữ. Như vậy một khẩu phần ăn không chỉ nhiều lipid mới gây béo mà ăn quá thừa các thức ăn khác như bột, đường, đồ ngọt... đều có thể gây béo. Các thói quen ăn nhiều vào bữa tối, ăn nhiều bữa, ăn thức ăn nhiều năng lượng, thích ăn xào rán đã được chứng minh trong một số nghiên cứu trên đối tượng người trưởng thành bị thừa cân, béo phì [14], [20], [16]. Khi chế độ ăn cung cấp năng lượng vượt quá nhu cầu, nếp sống làm việc tĩnh tại, ít tiêu hao năng lượng sẽ làm cân nặng của cơ thể tăng lên [68]. Như vậy HCCH sẽ có xu hướng gia tăng cùng với sự gia tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì. Mặt
  • 21. 13 khác, theo Hales và Barker, những người bị suy dinh dưỡng lúc nhỏ mà khi trưởng thành bị béo phì thì khả năng mắc HCCH rất lớn [46]. Trong khi đó Việt Nam lại là một đất nước trải qua nhiều năm chiến tranh, là nước đang phát triển, năm 2009 có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi là 29,3%; suy dinh dưỡng nhẹ 17,5%; suy dinh dưỡng gày còm 7,1% [37]. Vì vậy nguy cơ mắc HCCH ở người béo phì ở Việt Nam là rất cao. Tuy nhiên HCCH vẫn có thể xuất hiện ở cả người có cân nặng bình thường. Một số nghiên cứu dịch tễ cho thấy chế độ ăn nhiều quả chín, rau và nhiều chất xơ làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính. 1.2.2. Hoạt động thể lực Nghiên cứu của Kruk J (2007), và một số nghiên cứu dịch tễ học chỉ ra rằng: hoạt động thể lực có thể ngăn ngừa sự phát triển của các bệnh tim mạch và ung thư [69]. Nghề nghiệp là một trong những yếu tố liên quan đến hoạt động thể lực. Nghiên cứu gần đây của Lê Bạch Mai (2008) cho thấy, có sự phân bố dịch tễ học về thừa cân, béo phì giữa các nhóm nghề nghiệp ở người trưởng thành. Nhóm cán bộ làm văn phòng có tỷ lệ cao nhất (34,6%), thấp nhất ở nhóm làm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (11,8%). Tư thế lao động cũng ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng. So sánh với nhóm họat động đứng, đi lại trong nhà, người làm những công việc ở tư thế ngồi tăng 20% nguy cơ thừa cân - béo phì. Nghiên cứu của Zeitina LJ (2006) cho thấy, khoảng cách đi lại gần như không có liên quan đến thừa cân - béo phì. Tuy nhiên người sử dụng phương tiện cơ giới làm phương tiện di chuyển giao thông liên quan đến thừa cân - béo phì cao hơn 70% so với người đi bộ hoặc đạp xe đạp [58]. Theo nghiên cứu của Trương Tuyết Mai và Nguyễn Thị Lâm (2014) cho thấy đối tượng thừa cân, béo phì có hoạt động tích cực là rất thấp, hầu hết các đối tượng có thời gian hoạt động tĩnh tại cao [21]. Như vậy, cùng với yếu tố ăn uống, sự gia tăng tỷ lệ béo phì và các rối loạn chuyển hóa thường đi song song với giảm hoạt động thể lực trong lối sống
  • 22. 14 tĩnh tại. Do đó, việc thay đổi lối sống năng động, tăng cường hoạt động thể lực trong lối sống sẽ làm giảm tỷ lệ mắc HCCH và các rối loạn liên quan khác. Nên hoạt động thể lực thường xuyên với cường độ thích hợp để duy trì sức khỏe tốt, nhất là những người có công việc tĩnh tại, ít hoạt động thể lực. Các yếu tố về gen: Ngày nay, người ta đã biết hội chứng chuyển hóa là hậu quả tương tác giữa bệnh lý gen và yếu tố môi trường. Những phát hiện của Stride và Hattersley năm 2002 đã nói lên tính phức tạp, đa dạng của các tổn thương gen trong hội chứng chuyển hóa [3]. 1.2.3. Yếu tố kinh tế xã hội Ở các nước phát triển, khi thiếu ăn không còn phổ biến nữa thì tỷ lệ béo phì lại cao hơn ở tầng lớp nghèo, ít học hơn so với các tầng lớp trên và béo phì tồn tại song song với thiếu dinh dưỡng, gặp nhiều ở đô thị hơn ở nông thôn [61]. Tại châu Âu, bệnh béo phì và các bệnh liên quan được phổ biến trong nhóm người có tình trạng kinh tế và xã hội thấp. Nhóm người có thu nhập trên, có xu hướng tiêu thụ nhiều thịt, chất béo và chất bột đường, còn những người có thu nhập cao thì tiêu thụ nhiều trái cây và rau quả. Ngoài ra những người nghèo thường có ít điều kiện vào phòng tập thể dục - thể thao được trang bị nhiều tiện nghi. Bệnh béo phì ở giới trẻ thường xuyên tiếp tục tăng cao, nó mang lại cho xã hội một gánh nặng lớn về người khuyết tật và tử vong, cũng như những thách thức về kinh tế [62]. 1.2.4. Tuổi Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tuổi là một yếu tố liên quan đến HCCH. Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa tăng theo tuổi. Tỷ lệ này tăng nhanh ở lứa tuổi trung niên. Nghiên cứu National Health anh Nutrition Examaination Survey III (NHANES III, 1988 đến 1994) khi đánh giá 8814 người trưởng thành ở Mỹ cho thấy: tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn ATP III - 2001 ở lứa tuổi 20 đến 29 là 6,7% đã tăng vọt lên 43,5% ở lứa tuổi 60 đến 69, và 42% ở lứa tuổi trên 70), tỷ lệ chung là 22% [53].
  • 23. 15 1.2.5. Giới Nhiều tác giả cho rằng béo trung tâm là một yếu tố quan trọng cấu thành hội chứng chuyển hóa. Béo trung tâm lại thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, vì thế hội chứng chuyển hóa cũng gặp ở nam nhiều hơn. Nhận xét này đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu. Wilson PW, D'Agostino RB, Parise H, Sullivan L, Meigs JB, 2005 khi nghiên cứu hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn ATP III cập nhật năm 2005 báo trước sự xuất hiện của bệnh tim mạch và đái tháo đường cho thấy, tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa là 26,8% đối với nam và 25% đối với nữ ở 3323 người có tuổi từ 22 đến 81 không mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường tại thời điểm nghiên cứu [96]. 1.2.6. Hút thuốc lá và bia rượu Thuốc lá và bia rượu là những thói quen có ảnh hưởng không nhỏ tới rối loạn dinh dưỡng Lipid cung như tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa. Nhiều nghiên cứu cho thấy: mối liên quan chặt chẽ giữa hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia với việc gia tăng tỷ lệ hội chứng chuyển hóa. Điều này có thể lý giải một phần nguyên nhân tỷ lệ mắc bệnh của nam giới trong một số cộng đồng khác nhau thường cao hơn ở nữ giới. Hút thuốc lá là nguồn sản sinh ra các gốc tự do, tăng độ kết dính tiểu cầu và làm giảm HDL-C [61]. Rượu làm tăng triglycerid máu đáng kể trên các bệnh nhân có tăng tryglycerid nguyên phát hay thứ phát. Rượu được chuyển thành triglycerid, gây ra tình trạng nhiễm mỡ và tăng sản xuất Lipoprotein tỷ trọng thấp(VLDL) từ gan. Ở một số người bệnh, do cơ chế thích ứng làm tăng thanh thải triglycerid nên hàm lượng tryglycerid vẫn bình thường. Khi cơ chế thích ứng bị tổn thương do uống rượu kéo dài sẽ gây tăng rất nhiều tryglycerid [50]. Tổ chức Y tế thế giới đã định nghĩa đối tượng được coi là lạm dụng rượu khi lượng rượu tiêu thụ trên 3 đơn vị/ngày đối với nam và trên 2 đơn vị/ngày đối với nữ (1 đơn vị rượu tương đương 10g etanol) [27].
  • 24. 16 1.3. Tình hình mắc hội chứng chuyển hóa trên thế giới và ở Việt Nam * Trên thế giới Tổ chức Y tế thế giới coi béo phì là đợt sóng đầu tiên của một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa ở các nước đã và đang phát triển. Người ta gọi đó là “Hội chứng thế giới mới” (New world syndrome) gây nên các gánh nặng về kinh tế - xã hội và chăm sóc sức khỏe ở các nước nghèo. Đi liền với thừa cân, béo phì là các bệnh mạn tính khi bước vào độ tuổi trưởng thành. Đó là biểu hiện của HCCH ở các mức độ, trong đó có vai trò quan trọng của yếu tố dinh dưỡng. HCCH như là một vấn đề thời sự được quan tâm do sự gia tăng về tần suất trong dân số chung cũng như ở một số đối tượng nguy cơ cao như tăng huyết áp, béo phì, phụ nữ mạn kinh, đái tháo đường [15], [27]. Người ta ước tính có khoảng 20-25% người trưởng thành trên thế giới mắc hội chứng chuyển hóa và những người này có nguy cơ tử vong cao hơn gấp 2 lần và nguy cơ bị cơn đau tim hay đột qụy tăng gấp 3 lần và nguy cơ bị đái tháo đường cao gấp 5 lần [22]. Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về HCCH. Theo tiêu chuẩn của NCEP thì HCCH được ước tính là 24% người trưởng thành ở Mỹ, trong đó tỷ lệ này nguời có dộ tuổi trên 50 chiếm tới 44%. Với định nghĩa của WHO, HCCH có mặt ở 5-22% phụ nữ tuổi từ 40-45 [95], [57]. Một nghiên cứu cắt ngang ở Venezuela đã nghiên cứu ở đối tượng từ 20 tuổi trở lên cho biết tỷ lệ mắc HCCH theo NCEP là 31,2% trong đó tỷ lệ này ở nam cao hơn ở nữ. Tỷ lệ mắc HCCH cũng tăng theo tuổi cùng mức độ béo phì. Tỷ lệ này có sự khác biệt giữa các nhóm đàn ông chủng tộc khác nhau, đàn ông da đỏ có tỷ lệ mắc thấp nhất (17%) so với người da đen (27,2%) và người da trắng (33,3%) nhưng không có sự khác biệt giữa các nhóm phụ nữ. Các yếu tố HDL - C (65,3%), béo bụng (42,9%) và yếu tố huyết áp (38,1%) là thường gặp nhất trong HCCH. Cách sống không lành mạnh cũng làm tăng nguy cơ của hội chứng này [44].
  • 25. 17 Nghiên cứu tại Hồng Kông đã xác định tỷ lệ HCCH ở các đối tượng trong độ tuổi lao động theo ba tiêu chuẩn chẩn đoán của WHO, NCEP và EGIR cho thấy tỷ lệ mắc HCCH dao động từ 8,9% đến 13,4% tùy theo tiêu chuẩn chẩn đoán [71]. Một nghiên cứu khác ở Hồng Kông, theo định nghĩa của NCEP đã xác định tỷ lệ mắc HCCH tăng từ 3,1% ở lứa tuổi 25-29 đến 41% ở độ tuổi trên 70. Còn tỷ lệ mắc chung trong nghiên cứu sau khi điều chỉnh tuổi và giới theo định nghĩa béo phì đối với người chấu Á là 21,2% [68]. Nghiên cứu trên dân cư thành thị ở Ấn Độ sử dụng tiêu chuẩn của NCEP thì tỷ lệ HCCH là 41,1%, trong đó yếu tố HDL-C thấp chiếm tỷ lệ cao nhất (65,5%), sau đó là yếu tố huyết áp (55,4%), thấp nhất là yếu tố rối loạn glucose máu khi đói (26,7%) [84]. Nghiên cứu của Heng KS và cộng sự (2013) trên đối tượng là đội ngũ nhân viên trường Đại học Putra Malaysia từ 20 đến 65 tuổi cho biết tỷ lệ HCCH của nhóm đối tượng này theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Harmonised, IDF và NCEP ATP III lần lượt là 38,3%, 38,8% và 33,5%. Tỷ lệ HCCH tăng theo nhóm tuổi, ở nam cao hơn ở nữ ở dưới độ tuổi 50 nhưng trên độ tuổi 50 tỷ lệ này ở nữ lại cao hơn ở nam [60]. Trước đó một nghiên cứu khác cũng tại Malaysia của Mohamud và cộng sự (2012) cho tỷ lệ HCCH ở người dân Malaysia theo tiêu chuẩn Harmonised, IDF và NCEP ATP III lần lượt là 42,5%, 37,2% và 34,3% [81]. * Tại Việt Nam Cùng với xu hướng chung của thế giới và khu vực, Việt Nam đang bước vào thời kì hiện đại hóa, công nghiệp hóa, kinh tế đang có bước tăng trưởng nhanh, đời sống xã hội đã được cải thiện và tăng lên, đây là điều kiện thuận lợi để HCCH xuất hiện đặc biệt là đối tượng cán bộ công chức. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Linh ở người cao tuổi có gan nhiễm mỡ không do rượu cho thấy tỷ lệ HCCH là 42,5% [17].
  • 26. 18 Theo nghiên cứu của Nguyên Văn Thành và cộng sự ở đối tượng cán bộ thuộc diện quản lý của ban BVCSSKCB tỉnh Bạc Liêu cho thấy kết quả HCCH chiếm tỷ lệ 24% trong đó ở nhóm tuổi < 60 là 29,4%, ở nhóm tuổi ≥ 60 là 20,9%, nam chiếm tỷ lệ 21,8% nữ chiếm 32% [31]. Nghiên cứu của Trang Mộng Hải Yên và cộng sự năm 2014 ở đối tượng cán bộ tỉnh ủy quản lý tại Long An cho thấy HCCH chiếm 30,34%, nhóm tuổi 50 - <60 chiếm 65,96% và 89,39% cán bộ bị thừa cân béo phì. Tình trạng thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ mắc HCCH lên 12,14 lần, và có chỉ số WHR tăng sẽ có nguy cơ mắc HCCH tăng gấp 4,57 lần [39]. Nghiên cứu của Lê Nguyễn Trung Đức Sơn và cộng sự năm 2000 đã chỉ ra tỷ lệ HCCH ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh là 12%, có liên quan đến tuổi, tỷ lệ phần trăm mỡ và nghề nghiệp [92]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Trung Thu năm 2015 cho thấy tỷ lệ mắc HCCH ở người trung niên bị tiền đái tháo đường là 46,7% (41,5% ở nam và 49,8% ở nữ) [32]. Năm 2007, Nguyễn Hữu Toản và cộng sự đã công bố nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của cán bộ công chức tại Thành phố Hồ Chí Minh trên tạp chí Y học thực hành. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ béo phì của cán bộ công nhân viên bệnh viện Chợ Rẫy chiếm 32,5% và tỷ lệ này không hề thua kém bất kỳ một quốc gia nào trong khu vực như Malaysia (21%), Singapore (30,44%), thậm chí ngang với các nước công nghiệp như Đức (47,3%), Anh (31,5%), Mỹ (44,4%). Mức độ thừa cân béo phì liên quan đến tốc độ phát triển bệnh tim mạch và làm tăng tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch, đặc biệt là ở những người trẻ và béo bụng [29]. Kết quả nghiên cứu của Trần Văn Huy cho biết tỷ lệ mắc HCCH ở người trưởng thành tại Khánh Hòa là 15,7% theo định nghĩa của NCEP - ATP III, trong đó độ tuổi > 54 có tỷ lệ cao nhất là 21,5% và yếu tố HDL - C thấp gặp nhiều nhất là 37% [33].
  • 27. 19 Nghiên cứu của Nguyễn Viết Quỳnh Thư và cộng sự năm 2007 trên 504 nhân viên y tế cho biết tỷ lệ mắc HCCH ở nhân viên ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh theo tiêu chuẩn IDF (International Diabetes Federation) và ATP III lần lượt là 22% và 13% [35]. Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Việt, Tạ Văn Bình và cộng sự nghiên cứu về HCCH ở khu vực nội thành Hà Nội trong 2 năm 2008 – 2009 trên 550 đối tượng của 4 quận nội thành Hà Nội theo tiêu chuẩn IDF 2005 chiến 28,9% trong đó nữ cao hơn nam có ý nghĩa thống kê [38]. Năm 2012, nghiên cứu của Nguyễn Cảnh Phú trên cán bộ hưu trí tỉnh Nghệ An cho biết tỷ lệ mắc HCCH theo ATP III là 35,1%, chủ yếu gặp ở nữ chiếm 70,1% cao gấp 2,5 lần ở nam chỉ chiếm 29,9% [24]. Một nghiên cứu khác của Võ Thị Dễ trên tạp chí Y học thực hành năm 2013 nghiên cứu về tần suất và đặc điểm HCCH trong cộng đồng tỉnh Long An năm 2010 cho thấy tỷ lệ mắc HCCH theo IDF, NCEP ATP III và NCEP ATP III điều chỉnh lần lượt là 10,4%; 12,4% và 17,2%. Tỷ lệ mắc HCCH tăng dần theo tuổi [10].
  • 28. 20 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Gồm 183 cán bộ hưu trí diện BVCSSK đang được quản lý sức khỏe tại Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe tỉnh Cao Bằng. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Đang bị bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng - Bệnh nhân mắc bệnh ác tính hay suy tim, suy gan, suy thận nặng - Bệnh nhân mắc các bệnh ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose và lipid máu: Thận hư nhiễm mỡ, Cushing, to đầu chi... - Bệnh nhân đang dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose, lipid máu: corticoid, thuốc ức chế miễn dịch... - Những cán bộ không sẵn sàng tham gia nghiên cứu và không có khả năng cung cấp thông tin sau khi đã giải thích mục đích nghiên cứu. - Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu muốn bỏ cuộc có thể chấm dứt trong bất kỳ thời gian nào. 2.2. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại phòng khám Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Cao Bằng. 2.3. Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 08/2018 đến tháng 2/2019. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang. 2.4.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu - Cỡ mẫu: Cán bộ diện BVSKCB được khám lâm sàng, cận lâm sàng. Chọn toàn bộ các bệnh nhân có HCCH và không có HCCH không phân biệt giới tính đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
  • 29. 21 - Phương pháp chọn mẫu Áp dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích: chọn toàn bộ các cán bộ diện BVCSSK thực hiện khám sức khỏe định kỳ trong thời gian nghiên cứu. 2.5. Chỉ tiêu nghiên cứu 2.5.1. Một số thông số chung +Tuổi + Giới + Dân tộc + Các yếu tố nguy cơ ( ăn mặn, ăn nhiều đạm, ít hoạt động thể lực) + Tiền sử tăng huyết áp + Tiền sử đái tháo đường + Tiền sử tim mạch + Tiền sử gan nhiễm mỡ + Tiền sử tai biến mạch máu não + Tiền sử và/ hoặc đang sử dụng rượu + Tiền sử và/ hoặc đang hút thuốc 2.5.2. Chỉ tiêu lâm sàng + Chỉ số huyết áp HATT + Chỉ số HATTr + Cân nặng + Chiều cao + Chỉ số vòng eo + Chỉ số vòng mông + Chỉ số BMI + Chỉ số WHR 2.5.3. Chỉ tiêu cận lâm sàng * Xét nghiệm máu:
  • 30. 22 + Định lượng cholesterol + Định lượng triglyceride + Định lượng HDL-C + Định lượng glucose máu lúc đói + Định lượng Ure + Định lượng Creatinin 2.6. Phương pháp thu thập số liệu - Lập danh sách cán bộ đang được quản lý, chăm sóc sức khỏe tại Ban BVCSSK tỉnh Cao Bằng. - Chuẩn bị dụng cụ đo chiều cao cân nặng, vòng eo, vòng mông; tập huấn cho cán bộ y tế thực hiện đo. 2.6.1. Hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng Tất cả các cán bộ thoả mãn tiêu chuẩn trên đều được hỏi bệnh, thăm khám theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất. Xác định các thông tin về: - Tuổi đời, giới, dân tộc. - Khám lâm sàng: toàn thân, đo HA, khám tim, phổi... * Phỏng vấn các hành vi nguy cơ Các hành vi nguy cơ ( hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn mặn, hoạt động thể lực) thu thập bằng cách phỏng vấn các đối tượng. Kỹ năng phỏng vấn của cán bộ y tế bảo đảm tính chính xác của thông tin, nên phải được tập huấn kỹ. - Đánh giá thói quen hút thuốc lá: Bằng cách hỏi đối tượng xem họ có hút thuốc không, thời gian bắt đầu hút, số lượng hút hiện tại và trước kia. Cũng chú ý cả việc hút thuốc thụ động, hút thuốc lào và nhai thuốc lào khi ăn trầu. Người có thói quen hút thuốc lá: là người thường xuyên, liên tục, ngày nào cũng hút, mỗi ngày ít nhất là 10 điếu thuốc lá. - Thói quen uống rượu: khai thác đầy đủ thông tin về loại rượu thường uống, số lượng, tần suất sử dụng. Sử dụng đơn vị uống chuẩn để tính lượng ethanol đã uống. Đơn vị uống chuẩn là lượng đồ uống có rượu bao gồm 10
  • 31. 23 gram rượu nguyên chất (ethanol). Đó là lượng rượu mà một người bình thường có thể chuyển hoá được trong một giờ. Cách tính một đơn vị uống chuẩn ở các loại đồ uống có rượu: + Bia 6-12% + Rượu vang 15-17% + Rượu ngọt 20-25% + Rượu trắng 40-45% 285 ml 120 ml 60 ml 30 ml Uống rượu an toàn: + Với nam giới: dưới 04 đơn vị uống chuẩn / ngày + Với nữ giới: dưới 02 đơn vị uống chuẩn / ngày + Một tuần có 2 ngày không uống rượu - Khẩu phần ăn: chủ yếu quan tâm đến thói quen ăn mặn, lượng rau xanh, quả chín. Thói quen ăn mặn khá phổ biến trong chế biến thức ăn hàng ngày và sử dụng muối, nước mắm, bột canh để chấm thức ăn. Việc đánh giá tương đối khó khăn, do đó chủ yếu thông qua phỏng vấn đối tượng. Người có thói quen ăn mặn: là người ăn thích ăn mặn hơn người trong gia đình (ăn mặn liên tục từ 4 - 7 ngày/tuần). Để lượng hoá được rau xanh, quả chín ta dùng đơn vị chuẩn tương đương với 80 gram rau xanh, quả chín (1/2 bát con rau xanh; 01 quả kích thước trung bình các loại quả: táo Trung Quốc, lê, cam, dứa; 03 quả chuối; 01 cốc nước quả tươi hoặc sinh tố...). Ngày điều tra là các ngày trong tuần kể cả những ngày mà bữa ăn có thể được cải thiện hơn ngày thường (ngày nghỉ...). - Đánh giá về hoạt động thể chất bao gồm về loại công việc, phương tiện đi lại, thể thao, vui chơi giải trí thường xuyên của các đối tượng trong 12 tháng qua. + Hoạt động nặng: đào đất, cày ruộng, tập tạ, chạy nhanh, khuân vác, gánh đất, cưa xẻ, chạy đường dài, thể thao gắng sức, đạp xe ≥ 16 km/giờ ...
  • 32. 24 + Hoạt động vừa: làm ruộng, đạp xe, đi bộ vừa phải, lau chùi nhà cửa, bơi lội, leo cầu thang, chơi cầu lông, bóng chuyền, công nhân điện nước ... + Hoạt động nhẹ: tập thể dục nhẹ, đi bộ chậm, tập dưỡng sinh, bán hàng, làm thủ công, làm vườn cắt hoa/tỉa cành, cán bộ văn phòng... + Nghỉ hoặc không hoạt động: xem tivi, đọc sách báo, ngồi/nằm nghỉ thư giãn... 2.6.2. Đo huyết áp Đo HA bằng máy HA kế đồng hồ được kiểm chuẩn và đo lại bằng HA kế cột thuỷ ngân LPK2 sản xuất tại Nhật Bản. - Các điều kiện về đối tượng khi đo HA: + Không được hoạt động mạnh trước khi đo 1 giờ. + Nghỉ ngơi, thoải mái ít nhất 5-10 phút trước khi đo HA. + Không uống cà phê, các loại đồ uống có cafein 30 phút trước khi đo, không uống rượu trước khi đo. + Không hút thuốc lá 30 phút trước khi đo. + Không dùng các loại kích thích giao cảm ngoại lai (như: thuốc chống ngạt mũi, thuốc nhỏ mắt làm giãn đồng tử). + Khi đo đối tượng cần được yên tĩnh, dễ chịu, thoải mái, không lạnh, không mót tiểu, không tức giận hoặc xúc động. - Tư thế đối tượng: ngồi trên ghế, lưng được nâng thẳng, tay để trần và nâng ngang tim. - Đo 2 lần cách nhau hai phút rồi lấy trung bình của hai lần đo. Nếu 2 lần đo chênh lệch >10mHg thì đo lần 3 và lấy số trung bình của lần đo thứ 2 và thứ 3. - Một số lỗi thường gặp khi đo HA: không biết đối tượng đã uống cafein trong vòng 30 phút trước đó hay không, không đo đúng tư thế, không đo HA 2 lần hoặc đo lại ngay dưới 1 phút, làm tròn số khi đọc kết quả.
  • 33. 25 Khai thác tiền sử bệnh tật liên quan đến HCCH: Tăng huyết áp, ĐTĐ, gout, rối loạn lipid máu, tiền sử gia đình (bố, mẹ, anh chị em ruột mắc các bệnh liên quan đến HCCH). 2.6.3. Đo chiều cao, cân nặng, vòng eo, vòng mông Đo VE, vòng mông theo phương pháp đo nhân trắc học thông thường bằng thước dây không giãn FIGURE FINDER, độ chính xác tính bằng mm. Đo chiều cao bằng thước gắn vào cân SMIC độ chính xác tính bằng cm. Cân nặng: dùng cân SMIC sản xuất tại Trung Quốc, độ chính xác tính bằng 0,1kg. Các mốc đo: + Cân nặng: Dùng cân SMIC sản xuất tại Trung Quốc, độ chính xác tính bằng 0,1kg. Trọng lượng cơ thể được ghi theo kg với một số lẻ. Cân đối tượng: khi cân chỉ mặc quần áo gọn nhất và trừ bớt cân nặng quần áo khi tính kết quả. Đối tượng được đứng giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng lượng phân bố đều cả hai chân. Cân được đặt ở vị trí ổn định và bằng phẳng. + Vòng eo: Đo vòng eo bằng thước dây không co giãn, kết quả được ghi theo cm với một số lẻ. Vòng eo đo tương ứng với điểm giữa ở bờ dưới xương sườn cuối với bờ trên mào chậu trên đường nách giữa. + Đo vòng mông: Ở mức nhô nhất phía sau mấu chuyển lớn xương đùi chiếu ngang gò mu. Nếu khó xác định, để đối tượng cử động khớp háng rồi sờ vào mấu chuyển lớn để xác định mấu chuyển. Khi đó, đối tượng đứng thẳng, cơ mông chùng, bỏ hết vật dụng trong túi quần để đo chính xác từng mm. + Đo chiều cao: Chiều cao được ghi theo cm và 1 số lẻ. Đối tượng bỏ giầy, dép, đi chân không, đứng quay lưng vào thước đo. Gót chân, mông, vai, chẩm theo một đường thẳng áp sát vào thước đo đứng, mắt nhìn thẳng theo một đường thẳng nằm ngang. Hai tay buông thõng hai bên mình. Kéo thước từ dưới lên, khi áp sát đến đỉnh đầu nhìn vào thước đọc kết quả. + Cân nặng: Đặt cân ở vị trí ổn định trên một mặt phẳng, đối tượng chỉ mặc quần áo mỏng, không đi giầy dép, không đội mũ hoặc cầm một vật gì.
  • 34. 26 Chỉnh cân ở vị trí thăng bằng. Đối tượng đứng trên bàn cân, tay buông thõng, nhìn thẳng về phía trước. Ghi số đo trên bàn cân chính xác tới từng mức 0,1kg. Tất cả các số đo nhân trắc đều được đo 2 lần và ghi vào hồ sơ. 2.6.4. Các kỹ thuật xét nghiệm * Sinh hóa: Định lượng nồng độ glucose, cholesterol, HDL-C, TG, ure và creatinin máu lúc đói: Định lượng nồng độ glucose, choleaterol, HDL-C và TG máu lúc đói được tiến hành tại phòng xét nghiệm Hóa sinh - Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Cao Bằng bằng phương pháp enzyme trên máy hoá sinh bán tự động của Hoa Kỳ. Các mẫu xét nghiệm được lấy máu tĩnh mạch lúc đói vào buổi sáng (qua 1 đêm không ăn cách xa bữa ăn ít nhất 8 giờ). * Điện tâm đồ: - Sử dụng máy ghi điện tâm đồ (ECG) 3 cần của Nhật. - Ghi trên 12 chuyển đạo thông dụng, 3 chuyển đạo mẫu (DI, DII, DIII), 3 chuyển đạo đơn cực chi (aVR, aVL, aVF), 6 chuyển đạo trước tim (V1, V2, V3, V4, V5, V6). - Máy chạy tốc độ 25 mm/s, test mV là biên độ N (10 mm/V) hoặc N/2 khi biên độ vượt quá giới hạn. - Đọc kết quả điện tâm đồ: Do bác sỹ chuyên khoa thực hiện. - Xác định tần số tim, trục điện tim, góc anpha, các sóng điện tim, đoạn ST, sóng T, tình trạng dầy thất, block nhánh, rối loạn nhịp tim... - Chẩn đoán dầy thất trái trên ĐTĐ: Chỉ số Sokolow - Lyon: SV1 + RV5/RV6 > 35 mm - Tình trạng thiếu máu cơ tim. - Xác định nhồi máu cơ tim: + Dấu hiệu “trực tiếp”: sóng Q hoặc QS, ST chênh lên, T(-) + Dấu hiệu “gián tiếp”: ST chênh xuống, T(+). + Xác định vị trí của nhồi máu cơ tim trên điện tâm đồ: Trước bên, trước vách, trước vách rộng, sau dưới, dưới nội tâm mạc.
  • 35. 27 2.7. Một số tiêu chuẩn được áp dụng trong nghiên cứu * Đánh giá tình trạng dinh dưỡng - Chỉ số khối cơ thể BMI: Chỉ số khối cơ thể BMI (kg/m2) được tính bằng tỷ lệ cân nặng (CN) tính theo kg chia cho chiều cao (CC) bình phương tính theo mét: Tính chỉ số khối cơ thể (BMI: Body Mass Index). Trọng lượng cơ thể ( kg) BMI ( Kg/m2 ) = [ Chiều cao cơ thể ( m)]2 Bảng 2.1: Đánh giá BMI áp dụng cho người châu Á Phân loại BMI (kg/m2 ) Thiếu cân < 18,5 Bình thường 18,5 – 22,9 Dư cân 23 – 24,9 Béo độ 1 25 – 29,9 Béo độ 2 ≥ 30 *Tiêu chuẩn đánh giá vòng eo, chỉ số WHR Theo WHO áp dụng VE cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương (2000): - Bình thường: < 90 cm (nam); < 80 cm (nữ). - Béo bụng khi: Vòng bụng nam ≥ 90 cm. Vòng bụng nữ ≥ 80 cm. - Chỉ số vòng bụng/ vòng mông (WHR: Waist Hip Ratio). Áp dụng công thức Vague. P ( 1991): Vòng bụng ( cm) WHR = Vòng mông ( cm) Tăng chỉ số WHR được tính khi: WHR ≥ 0,95 (nam); WHR ≥ 0,85 (nữ).
  • 36. 28 * Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp Theo chương trình phòng chống một số bệnh không lây nhiễm của Bộ Y tế Việt Nam việc phân loại THA được quy định như sau: Bảng 2.2. Phân độ THA của Hội tim mạch Việt Nam năm 2018 Phân loại THA HATT (mmHg) HATTr (mmHg) HA tối ưu < 120 < 80 HA bình thường < 130 < 85 HA bình thường cao 130-139 85-89 THA độ 1 ( nhẹ) 140-159 90-99 THA độ 2 ( trung bình) 160-179 100-109 THA độ 3 ( nặng) ≥ 180 ≥ 110 THA tâm thu đơn độc ≥ 140 < 90 Tiền tăng huyết áp: Kết hợp HA bình thường và Bình thường cao, nghĩa là HATT từ 120- 139 mmHg và HATTr từ 80-90 mmHg. * Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa Hội chứng chuyển hóa được xác định dựa theo tiêu chuẩn của tổ chức NCEP ATP III, có điều chỉnh tiêu chuẩn đánh giá béo bụng đối với người Châu Á. HCCH được xác định khi có từ 3 yếu tố trở lên trong 5 yếu tố [30]: - Béo bụng (vòng eo ≥ 90 cm đối với nam và ≥ 80 cm đối với nữ) - Rối loạn Glucose máu khi đói (Glucose máu ≥ 5,6 mmol/l). - Triglycerid máu cao (≥ 1,7 mmol/l). - HDL - C thấp (< 1mmol/l ở nam và < 1,3 mmol/l ở nữ). - Huyết áp ≥ 130/85 mmHg. 2.8. Phương tiện nghiên cứu - Mẫu bệnh án nghiên cứu - Cân bàn - Máy đo huyết áp - Thước đọc điện tim - Ống nghe - Compa 2 đầu nhọn - Thước dây - Máy điện tâm đồ
  • 37. 29 - Týp đựng máu - Cân SMIC của trung Quốc, có gắn thước đo chiều cao. Độ chính xác tính bằng 0,1kg và 1mm được kiểm tra độ chính xác của cân và chiều cao. (thường 2 lần trong ngày là đầu mỗi buổi đo). - Thước dây nhựa không giãn FIGURE FINDER, độ chính xác tới 1mm và được đối chiếu chuẩn đúng với thước chuẩn kim loại Thuỵ Sỹ vào đầu mỗi buổi đo. - HA kế cột thuỷ ngân LPK2 sản xuất tại Nhật Bản; băng cuốn dành cho người bình thường (chiều dài x chiều rộng: 12 x 26 cm) và người lớn quá khổ (chiều dài x chiều rộng: 12 x 40 cm). - Máy điện tim 3 cần Fukuda 7102 của Nhật Bản, thước đọc điện tim, compa 2 đầu nhọn - Máy xét nghiệm hoá sinh máu được tiến hành trên máy xét nghiệm sinh hoá tự động tại Nhà điều dưỡng thuộc Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Cao Bằng. * Sai số và cách khống chế sai số. Sai số: - Do cân đo không chính xác. - Do nhập và xử lý số liệu. Cách khống chế sai số: - Sau mỗi ngày kiểm tra lại số liệu thu thập. - Chuẩn hóa kỹ thuật đo chiều cao, trọng lượng cơ thể, vòng eo và phương pháp ghi chép. 2.9. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu - Làm sạch số liệu trước khi nhập vào máy tính. - Các số liệu thu thập, làm sạch; được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1. Số liệu của nghiên cứu được xử lý theo các thuật toán thống kê y học trên
  • 38. 30 máy vi tính bằng chương trình phần mềm SPSS 22.0. Tỷ suất chênh OR (Odd - ratio), OR > 1 là có yếu tố nguy cơ. + Tính tỷ lệ phần trăm. + Nhận định sự khác biệt (có ý nghĩa thống kê) khi: P < 0,05. 2.10. Đạo đức nghiên cứu - Nghiên cứu sẽ thực hiện khi được Hội đồng đạo đức trường Đại học Y Dược Thái Nguyên thông qua. - Đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ mục tiêu và phương pháp nghiên cứu, tự nguyện tham gia vào nghiên cứu và có quyền rút khỏi nghiên cứu mà không cần giải thích. - Các thông tin về đối tượng nghiên cứu được đảm bảo giữ bí mật. - Kết quả thông tin thu thập được chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu nhằm đưa ra khuyến cáo cho cộng đồng để kiểm soát các yếu tố nguy cơ.
  • 39. 31 SƠ ĐỒ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Đối tượng NC Khám Phỏng vấn Xét nghiệm Tổng hợp Xác định HCCH theo NCEP - ATP III Kiến nghị Không có HCCH Có HCCH So sánh
  • 40. 32 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu Biểu đồ 3.1. Phân loại đối tượng nghiên cứu theo giới Nhận xét: Tỉ lệ nam giới trong nghiên cứu chiếm 75,9%, cao hơn tỉ lệ nữ giới chiếm 24,1%. Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới Giới Nhóm tuổi Nam Nữ Tổng số n % n % n % 50 - 59 5 2,7 14 7,7 19 10,4 60 - 69 70 38,3 15 8,2 85 46,5 70 - 79 48 26,2 12 6,5 60 32,7 ≥ 80 16 8,7 3 1,7 19 10,4 Tổng số 139 75,9 44 24,1 183 100,0 Nhận xét: Số đối tượng nghiên cứu trong độ tuổi từ 60-69 chiếm cao nhất (46,5%); tiếp theo đó là nhóm tuổi từ 70-79 (32,7%), số đối tượng thuộc nhóm tuổi từ 50 - 59 và nhóm ≥ 80 chiếm 10,4%. 75.9 24.1 Nam Nữ
  • 41. 33 Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc Nhận xét: Phần lớn đối tượng nghiên cứu là người dân tộc Tày (70%); số đối tượng nghiên cứu là người dân tộc Kinh chiếm 17,5%, Nùng chiếm 11,4% và các dân tộc khác chiếm 1,1%. Bảng 3.2. Giá trị một số chỉ tiêu nhân trắc của đối tượng nghiên cứu ở hai giới Chỉ số nhân trắc Nam (X±SD) Nữ (X±SD) Cân nặng (kg) 63,9±8,9 56,0±10,3 Chiều cao (cm) 162,3±5,6 153,9±4,6 BMI (kg/m2 ) 24,2±2,9 23,6±3,8 Vòng eo (cm) 86,3±6,9 76,9±6,4 Vòng mông (cm) 94,3±4,3 94,3±4,1 Chỉ số vòng bụng/vòng mông (WHR) 0,91±0,06 0,82±0,67 Nhận xét: Cân nặng, chiều cao, BMI, vòng eo trung bình, vòng mông và chỉ số WHR của cán bộ nam lần lượt là 63,9±8,9 kg, 162,3±5,6 cm, 24,2±2,9 kg/m2 , 86,3±6,9 cm, 94,3±4,3 cm, 94,3±4,3. Nhìn chung các chỉ số nhân trắc ở nam cao hơn ở nữ. 17.5% 70.0% 11.4% 1.1% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% Kinh Tày Nùng Khác
  • 42. 34 Bảng 3.3. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo BMI BMI Nam (n ) Nữ (n ) Tổng (n ) n % n % n % Thiếu cân 5 2,7 2 1,1 7 3,8 Bình thường 42 22,9 17 9,3 59 32,2 Thừa cân 43 23,5 12 6,6 55 30,1 Béo phì 49 26,8 13 7,1 62 33,9 Tổng 139 75,9 44 24,1 183 100,0 (Thiếu cân: BMI < 18,5, Bình thường: 18,5 ≤ BMI < 23; Thừa cân: 23 ≤ BMI < 25; Béo phì: BMI ≥ 25). Nhận xét: Qua kết quả bảng 3.4 tỷ lệ nhóm BMI béo phì chiếm cao nhất 33,9%, tiếp theo là nhóm BMI bình thường chiếm 32,2%, nhóm BMI thừa cân chiếm 30,1%, nhóm BMI thiếu cân chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,8%. Bảng 3.4. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo phân độ THA của Hội tim mạch Việt Nam năm 2018 Phân độ Nam (n ) Nữ (n ) Tổng (n ) n % n % n % Bình thường 6 3,3 5 2,7 11 6,0 Tiền THA 52 28,4 24 13,1 76 41,5 THA độ I 59 32,2 10 5,5 69 37,7 THA độ II 22 12,1 5 2,7 27 14,8 Tổng 139 76,0 44 24,0 183 100,0 (Tiền tăng huyết áp: Kết hợp HA bình thường và Bình thường cao, nghĩa là HATT từ 120- 139 mmHg và HATTr từ 80-90 mmHg.) Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân tiền THA chiếm cao nhất 41,5%, tiếp theo là nhóm bệnh nhân THA độ I chiếm 37,7%, nhóm THA độ II chiếm 14,8%, nhóm HA bình thường chiếm 6,0%.
  • 43. 35 Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa theo giới HCCH Nam n(%) Nữ n(%) Chung n(%) Có HCCH 47 (33,8%) 8 (18,2%) 55 (30,1%) Không có HCCH 92 (66,2%) 36 (81,8%) 128 (69,9%) p < 0,05 Nhận xét: Tỷ lệ mắc HCCH của nhóm đối tượng nghiên cứu chiếm 30,05%. Trong đó tỷ lệ mắc HCCH ở nam cao hơn nữ (nam 33,8%; nữ 18,2%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Bảng 3.6.Tỷ lệ mắc các yếu tố chẩn đoán Hội chứng chuyển hóa xếp theo nhóm tuổi Nhóm tuổi Yếu tố chẩn đoán 0 1 2 ≥ 3 n % n % n % n % 50 - 59 1 5,3 6 31,6 8 42,1 4 21,1 60 - 69 4 4,7 22 25,9 27 31,8 32 37,6 70 - 79 7 11,7 25 41,7 13 21,7 15 25,0 ≥ 80 2 10,5 5 26,3 8 42,1 4 21,1 Tổng 14 7,7 58 31,7 56 30,6 55 30,1 Nhận xét: Tỷ lệ cán bộ hưu thuộc ban BVCSSK được chẩn đoán là có HCCH theo tiêu chuẩn NCEP - ATP III (có từ 3 yếu tố trở lên) là 30,1%. Tỷ lệ không mắc yếu tố nào chiếm 7,7%, mắc 1 yếu tố chẩn đoán chiếm 31,7%, mắc 2 yếu tố chẩn đoán chiếm 30,6%. Tỷ lệ mắc HCCH cao nhất ở nhóm tuổi từ 60 – 69 chiếm 37,6%, thấp nhất ở hai nhóm tuổi từ 50 -59 và ≥ 80 tuổi chiếm 21,1%. Với tỷ lệ mắc 2 yếu tố chẩn đoán HCCH thì cao nhất là nhóm tuổi từ 50 - 59 và ≥ 80 tuổi chiếm 42,1%, tiếp theo là nhóm 60 -69 tuổi chiếm 31,8%, thấp nhất là nhóm từ 70 - 79 tuổi chiếm 21,7%.
  • 44. 36 Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc từng yếu tố chẩn đoán HCCH theo giới Yếu tố Nam Nữ Tổng n % n % n % Béo bụng * 58 41,7 21 47,7 79 43,2 Rối loạn glucose máu* 37 26,6 6 13,6 43 23,5 Yếu tố triglycerid* 31 22,3 8 18,2 39 21,3 Yếu tố HDL - C* 31 22,3 14 31,8 45 24,6 Yếu tố huyết áp* 112 80,6 27 61,4 139 76,0 * Sự khác biệt giữa nam và nữ có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Nhận xét: Trong các yếu tố chẩn đoán HCCH, yếu tố huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất 76%, tiếp theo là yếu tố béo bụng chiếm 43,2%, thấp nhất là yếu tố Triglycerid chiếm 21,3%. Tỷ lệ tăng huyết áp ở nam cao hơn nữ ( nam 80,6%, nữ 61,4%), tỷ lệ rối loạn glucose máu, yếu tố triglycerid ở nam (26,6%; 22,3%; ) cao hơn nữ (13,6%; 18,2%), tỷ lệ béo bụng, yếu tố HDL-C ở nữ (47,7%; 31,8%) cao hơn nam ( 41,7%; 22,3%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. 3.2. Một số yếu tố liên quan với hội chứng rối loạn chuyển hóa Bảng 3.8. Mối liên quan giữa chỉ số BMI và hội chứng chuyển hóa BMI HCCH n(%) OR 95% CI p BMI ≥ 23kg/m2 46(39,3) 4,1 1,9-9,1 0,00 BMI < 23kg/m2 9(13,6) Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng có BMI ≥ 23 có nguy cơ mắc HCCH cao gấp 4,1 lần so với đối tượng có BMI < 23 có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.
  • 45. 37 Bảng 3.9. Mối liên quan giữa giới và hội chứng chuyển hóa Giới HCCH n(%) OR 95%CI P Nam (n=139) 47(33,8) 2,3 0,9-5,3 0,049 Nữ (n=44) 8(18,2) Nhận xét : Tỷ lệ mắc HCCH theo tiêu chuẩn NCEP - ATP III nam và nữ lần lượt là 33,8% và 18,2%, nam có nguy cơ cao gấp 2,3 lần so với nữ với p < 0,05. Bảng 3.10. Mối liên quan giữa độ tuổi và hội chứng chuyển hóa HCCH Độ tuổi Có HCCH Không HCCH p 50 - 59 4(21,1) 15(78,9) 0,21 60 - 69 32(37,6) 53(62,4) 70 - 79 15(25,0) 45(75,0) ≥ 80 4(21,1) 15(78,9) Tổng cộng 55(30,1) 128(69,9) Nhận xét: Tỷ lệ mắc HCCH cao nhất ở độ tuổi 60 - 69 (37,6%), 70-79 (25%), 50-59 và ≥ 80 (21,1%). Mối liên quan giữa độ tuổi và HCCH chưa có ý nghĩa thống kê, p>0,05.
  • 46. 38 Bảng 3.11. Mối liên quan giữa mức độ hoạt động thể lực với HCCH Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân không mắc HCCH có hoạt động thể lực chiếm 56,4% cao hơn tỷ lệ có hoạt động thể lực mắc HCCH 43,6% có ý nghĩa thống kê p < 0,001; với tỉ suất chênh OR = 3,1 (Cl: 1,6-5,9). Bảng 3.12. Mối liên quan giữa hút thuốc lá với HCCH Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân không có HCCH có hút thuốc (52,1%) cao hơn tỷ lệ có HCCH có hút thuốc (47,9%) có ý nghĩa thống kê p < 0,002; với tỉ suất chênh OR = 2,96 (Cl: 1,5-5,9). Ít vận động HCCH Có (n,%) Không (n,%) Có 34(43,6) 44(56,4) Không 21(20,0) 84(80,0) OR(CI95%), p 3,1(1,6-5,9), p=0,001 Hút thuốc lá HCCH Có (n,%) Không (n,%) Có 23(47,9) 25(52,1) Không 32(23,7) 103(76,3) OR(CI95%), p 2,96(1,5-5,9), p=0,002
  • 47. 39 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa stress với HCCH Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân không có HCCH không có stress (66,7%) cao hơn tỷ lệ có HCCH có stress (33,3%) không có ý nghĩa thống kê p > 0,05. Bảng 3.14. Mối liên quan giữa thói quen ăn mặn với HCCH Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân không có HCCH có ăn mặn (62,0%) cao hơn tỷ lệ có HCCH có ăn mặn (38%) không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Stress HCCH Có (n,%) Không (n,%) Có 22(33,3) 44(66,7) Không 33(28,2) 84(71,8) OR(CI95%), p 1,3(0,7-2,4), p=0,467 Ăn mặn HCCH Có (n,%) Không (n,%) Có 27(38,0) 44(62,0) Không 28(25,0) 84(75,0) OR(CI95%), p 1,8(0,96-3,5), p=0,061
  • 48. 40 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thói quen ăn nhiều đạm với HCCH Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân không có HCCH có ăn nhiều đạm (61,4%) cao hơn tỷ lệ có HCCH có ăn nhiều đạm (38,6%) không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Bảng 3.16. Mối liên quan giữa tiền sử tăng huyết áp với HCCH Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có HCCH cóTHA (54,3%) cao hơn tỷ lệ không có HCCH có THA (45,7%) có ý nghĩa thống kê p < 0,05; với tỉ suất chênh OR = 4,2 (Cl: 2,1-8,6). Ăn nhiều đạm HCCH Có (n,%) Không (n,%) Có 22(38,6) 35(61,4) Không 33(26,2) 93(73,8) OR(CI95%), p 1,8(0,9-3,4), p=0,09 Tiền sử tăng huyết áp HCCH Có (n,%) Không (n,%) Có 25(54,3) 21(45,7) Không 30(21,9) 107(78,1) OR(CI95%), p 4,2(2,1-8,6), p=0,000
  • 49. 41 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tiền sử đái tháo đường với HCCH Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có HCCH có tiền sử ĐTĐ (52,2%) cao hơn tỷ lệ không có HCCH có tiền sử ĐTĐ (47,8%) có ý nghĩa thống kê p < 0,05; với tỉ suất chênh OR = 2,9 (Cl: 1,2 - 7,2). Bảng 3.18. Mối liên quan giữa tiền sử gan nhiễm mỡ với HCCH Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân không có HCCH có tiền sử gan nhiễm mỡ (54,5%) cao hơn tỷ lệ có HCCH có tiền sử gan nhiễm mỡ (45,5%) có ý nghĩa thống kê p < 0,05; với tỉ suất chênh OR = 2,5 (Cl: 1,2-5,0). Tiền sử đái tháo đường HCCH Có (n,%) Không (n,%) Có 12(52,2) 11(47,8) Không 43(26,9) 117(73,1) OR(CI95%), p 2,9(1,2-7,2), p=0,013 Tiền sử gan nhiễm mỡ HCCH Có (n,%) Không (n,%) Có 20(45,5) 24(54,5) Không 35(25,2) 104(74,8) OR(CI95%), p 2,5(1,2-5,0), p=0,011
  • 50. 42 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tiền sử bệnh tim mạch với HCCH Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân không có HCCH có tiền sử tim mạch (68,2%) cao hơn tỷ lệ có HCCH có tiền sử tim mạch (31,8%) không có ý nghĩa thống kê p > 0,05. Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tiền sử tai biến mạch máu não với HCCH Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có HCCH có tiền sử tai biến (57,1%) cao hơn tỷ lệ không có HCCH có tiền sử tai biến (42,9%) có ý nghĩa thống kê p < 0,001; với tỉ suất chênh OR = 3,5 (Cl: 1,1 - 10,5). Tiền sử tim mạch HCCH Có (n,%) Không (n,%) Có 7(31,8) 15(68,2) Không 48(29,8) 113(70,2) OR(CI95%), p 1,1(0,4-2,9), p=0,847 Tiền sử TBMMN HCCH Có (n,%) Không (n,%) Có 8(57,1) 6(42,9) Không 47(27,8) 122(72,2) OR(CI95%), p 3,5(1,1-10,5), p=0,02
  • 51. 43 Chương 4 BÀN LUẬN Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên 183 cán bộ chủ yếu là cán bộ hưu trí ở đang được quản lý sức khỏe tại Ban bảo vệ sức khỏe tỉnh Cao Bằng. Đây là đối tượng cần phải được quan tâm nghiên cứu vì ở họ có nhiều yếu tố nguy cơ của các bệnh lý tim mạch, thần kinh, những bệnh lý nếu xảy ra sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nghiên cứu của chúng tôi đã thu được kết quả như sau: 4.1. Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Cao Bằng. 4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở biểu đồ 3.1 cho thấy, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nam giới chiếm 75,9%; nữ giới chiếm 24,1%. Tỷ lệ mắc HCCH theo giới cũng khác nhau theo các nghiên cứu khác nhau, kết quả của chúng tôi cũng phù hợp so với các nghiên của Trang Mộng Hải Yến, tác giả tiến hành nghiên cứu trên 379 cán bộ diện tỉnh ủy quản lý tại Long An, kết quả cho thấy nam giới chiếm 87,07% và nữ giới chỉ chiếm 12,93% [39]. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của nhóm tác giả ở Hàn Quốc thì lệ mắc HCCH ở nam và nữ gần tương đương nhau [72]. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Cảnh Phú trên đối tượng cán bộ hưu trí tỉnh Nghệ An năm 2012 cho thấy tỷ lệ nữ giới chiếm 57,1% cao hơn so với nam giới chiếm 42,9%; tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê [24]. Kết quả này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của tác giả Ngô Đình Châu năm 2010 [8]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, số đối tượng nghiên cứu trong độ tuổi từ 60 - 69 chiếm cao nhất (46,5%); tiếp theo đó là nhóm tuổi từ 70 - 79 (32,7%), nhóm tuổi từ 50 - 59 và nhóm ≥ 80 chiếm tỷ lệ thấp nhất là 10,4%. Trong kết quả của Nguyễn Văn Thành (2013), độ tuổi 60 - 69 cũng chiếm tỷ lệ cao nhất trong số đối tượng nghiên cứu, tuy nhiên thấp hơn so với của chúng tôi (25,3%).
  • 52. 44 Tỷ lệ độ tuổi 60 - 69 của nghiên cứu này thấp vì nghiên cứu của tác giả có số lượng lớn n= 683 và độ tuổi rộng từ dưới 40 tuổi đến trên 80 tuổi [31]. Tuy nhiên trong nghiên cứu của Trang Mộng Hải Yến thì số lượng cán bộ mắc HCCH chiếm tỷ lệ cao ở độ tuổi 50 - 60 (65,96%), còn độ tuổi 60 - 70 có tỷ lệ thấp (1,06%) [39]. Trong một nghiên cứu về mối liên quan giữa HCCH với tuổi, tác giả Alexander CM (2003) cũng nhận thấy lứa tuổi 50 - 60 tỷ lệ HCCH theo tiêu chuẩn NCEP - ATP III là 43,5%, nhóm tuổi 60 - 70 tỷ lệ > 50% [43]. Nghiên cứu HCCH ở người trưởng thành, tuổi trung niên tại Hàn Quốc, thì tỷ lệ HCCH thay đổi theo tuổi: nhóm tuổi 40 - 49 có 21,15%, nhóm tuổi 50 - 59 có 16,3%, nhóm tuổi 60 - 69 có 16,95% và nhóm >70 tuổi là 12,8%. Trong các nghiên cứu trên dân số chung thì tỷ lệ HCCH cũng tăng dần theo lứa tuổi và tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi >60 [70]. Phần lớn đối tượng nghiên cứu là người dân tộc Tày (70%); số đối tượng nghiên cứu là người dân tộc Kinh chiếm 17,5%, Nùng chiếm 11,4% và các dân tộc khác chiếm 1,1%.Tỷ lệ mắc HCCH khác nhau ở các nhóm dân tộc phụ thuộc vào yếu tố phân bố sinh sống dân tộc theo vùng miền, ở Cao Bằng thì tỷ lệ dân tộc Tày chiếm chủ yếu. Ngày nay, tỷ lệ thừa cân và béo phì đang gia tăng đến mức báo động ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, ở thành phố cũng như ở những vùng nông thôn. Béo là kết quả của lối sống ít vận động và chế độ ăn quá nhiều năng lượng hàng ngày. Nhiều nghiên cứu đều thống nhất rằng, béo là thang điểm cao nhất trong sự đề kháng insulin, THA, sự bất thường glucosse máu, rối loạn lipid máu và nó có mối liên quan mật thiết đến sự tiến triển của bệnh tim mạch. Trong kết quả nghiên cứu cho thấy cân nặng, chiều cao, BMI, vòng eo trung bình, vòng mông và chỉ số WHR của cán bộ nam lần lượt là 63,9 ± 8,9 kg ; 162,3 ± 5,6cm ;24,2 ± 2,9 kg/m2 ; 86,3 ± 6,9 cm ; 94,3 ± 4,3 cm ; 94,3 ± 4,3. Nhìn chung các chỉ số nhân trắc ở nam cao hơn ở nữ. Các chỉ số
  • 53. 45 nhân trắc trong nghiên cứu của chúng cũng tương so với các nghiên cứu về HCCH ở người lớn tuổi [30]. Trong nghiên cứu của chúng tôi: nhóm béo phì chiếm tỷ lệ cao nhất (33,9%), các nhóm còn lại tỷ lệ giảm dần là bình thường (32,2%), thừa cân (30,1%) và thiếu cân (3,8%); nhóm nam giới có tỷ lệ BMI cao hơn so với nữ giới. Theo nghiên cứu của Lê Nguyễn Trung Đức Sơn (2001) phát hiện thấy béo bụng và tỷ lệ mỡ cơ thể cao ở người Việt Nam ngay cả khi BMI bình thường, đồng thời thấy nữ giới ở Việt Nam tỷ lệ béo trung tâm cao hơn nam giới. Trần Thị Hồng Loan và CS (2004) thấy ở người phương Tây mỡ cơ thể và vòng bụng thường chỉ tăng khi tăng chỉ số BMI tăng cao, trong khi ở người Việt Nam BMI bình thường đã có béo bụng với tỷ lệ béo bụng là 33,3% ở người có chỉ số BMI bình thường [28]. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.4 cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân tiền THA chiếm cao nhất 41,5%, tiếp theo là nhóm bệnh nhân THA độ I chiếm 37,7%, nhóm THA độ II chiếm 14,8%, nhóm HA bình thường chiếm 6,0%. Theo tác giả Đỗ Thị Phương Hà cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp tại Việt Nam đang gia tăng một cách nhanh chóng. Theo tổng điều tra toàn quốc về yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam năm 2015, có 18,9% người trưởng thành trong độ tuổi từ 18 đến 69 tuổi bị tăng huyết áp; tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm tuổi từ 30 đến 69 tuổi là 30,6% [12] [6]. Điều này có thể giải thích do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi từ 50 tuổi trở lên, trong đó chỉ có 10,4% từ 50 đến 59 tuổi, còn lại chủ yếu là từ 60 tuổi trở lên (89,6%); Theo báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016 sau khi tổng hợp kết quả một số nghiên cứu về tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở người cao tuổi Việt Nam cho thấy tỷ lệ mắc tăng huyết áp thường cao hơn tỷ lệ người cao tuổi đã được chẩn đoán trước và tự khai bệnh, do nhiều người mắc tăng huyết áp chưa được chẩn đoán. Tuy nhiên, so sánh năm 2001 với năm 2015, tỷ lệ người cao tuổi biết là mắc tăng huyết áp đã tăng đáng kể. Tỷ lệ mắc tăng huyết áp tăng theo tuổi. Hầu hết các nghiên cứu về tăng huyết áp ở
  • 54. 46 người cao tuổi ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ gần 50%, tức là khoảng một nửa số người cao tuổi mắc bệnh tăng huyết áp đang cần quản lý bệnh hằng ngày [5]. 4.1.2 Đặc điểm hội chứng chuyển hóa Hội chứng chuyển hóa là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng được quan tâm nhất trong thiên niên kỷ XXI. Hội chứng chuyển hóa ngày càng tăng trên thế giới, tỷ lệ này ở các nước phát triển khá cao và đang có xu hướng gia tăng báo động ở các nước đang phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội [77]. Theo hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF) hội chứng chuyển hóa là tập hợp những yếu tố nguy cơ của hại đại dịch lớn đó là bệnh tim mạch và đái tháo đường type 2 ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống con người và tốn kém đàng kể ngân sách về y tế toàn dân của nhiều nước trên thế giới. Chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn NCEP - ATP III để chẩn đoán HCCH trong nhóm đối tượng nghiên cứu. Theo tiêu chuẩn này thì chỉ cần có từ 3 tiêu chuẩn trở lên trong 5 tiêu chuẩn là béo bụng, huyết áp, glucose lúc đói, tăng triglycerid, giảm HDL - C là đủ để chẩn đoán HCCH. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ cán bộ hưu thuộc ban BVCSSK được chẩn đoán là có HCCH theo tiêu chuẩn NCEP - ATP III (có từ 3 yếu tố trở lên) là 30,1%. Tỷ lệ không mắc yếu tố nào chiếm 7,7%, mắc 1 yếu tố chẩn đoán chiếm 31,7%, mắc 2 yếu tố chẩn đoán chiếm 30,6%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với các nghiên cứu trong và ngoài nước. Trong nghiên cứu của chúng tôi thu được kết quả tỷ lệ mắc HCCH là 30,05%. Tỷ lệ mắc HCCH ở nam giới cao hơn ở nữ giới ( nam 33,8%; nữ 18,2%). Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về HCCH. Theo tiêu chuẩn của NCEP thì HCCH được ước tính là 24% người trưởng thành ở Mỹ, trong đó tỷ lệ này nguời có dộ tuổi trên 50 chiếm tới 44%. Với định nghĩa của WHO, HCCH có mặt ở 5 - 22% phụ nữ tuổi từ 40 - 45 [95], [57]. Một nghiên cứu cắt ngang ở Venezuela đã nghiên cứu ở đối tượng từ 20 tuổi trở lên cho biết tỷ lệ mắc HCCH theo NCEP là 31,2% trong đó tỷ lệ này ở nam cao hơn ở nữ. Tỷ lệ
  • 55. 47 mắc HCCH cũng tăng theo tuổi cùng mức độ béo phì. Tỷ lệ này có sự khác biệt giữa các nhóm đàn ông chủng tộc khác nhau, đàn ông da đỏ có tỷ lệ mắc thấp nhất (17%) so với người da đen (27,2%) và người da trắng (33,3%) nhưng không có sự khác biệt giữa các nhóm phụ nữ. Các yếu tố HDL - C (65,3%), béo bụng (42,9%) và yếu tố huyết áp (38,1%) là thường gặp nhất trong HCCH. Cách sống không lành mạnh cũng làm tăng nguy cơ của hội chứng này [44]. Nghiên cứu của Heng KS và cộng sự (2013) trên đối tượng là đội ngũ nhân viên trường Đại học Putra Malaysia từ 20 đến 65 tuổi cho biết tỷ lệ HCCH của nhóm đối tượng này theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Harmonised, IDF và NCEP ATP III lần lượt là 38,3%, 38,8% và 33,5% [60]. Trước đó một nghiên cứu khác cũng tại Malaysia của Mohamud và cộng sự (2012) cho tỷ lệ HCCH ở người dân Malaysia theo tiêu chuẩn Harmonised, IDF và NCEP ATP III lần lượt là 42,5%, 37,2% và 34,3% [81]. Theo nghiên cứu của Nguyên Văn Thành và cộng sự ở đối tượng cán bộ thuộc diện quản lý của ban BVCSSKCB tỉnh Bạc Liêu cho thấy kết quả HCCH chiếm tỷ lệ 24% trong đó ở nhóm tuổi < 60 là 29,4%, ở nhóm tuổi ≥ 60 là 20,9%, nam chiếm tỷ lệ 21,8% nữ chiếm 32% [31]. Nghiên cứu của Trang Mộng Hải Yến và cộng sự năm 2014 ở đối tượng cán bộ tỉnh ủy quản lý tại Long An cho thấy HCCH chiếm 30,34%, nhóm tuổi 50 - <60 chiếm 65,96% và 89,39% cán bộ bị thừa cân béo phì. Tình trạng thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ mắc HCCH lên 12,14 lần, và có chỉ số WHR tăng sẽ có nguy cơ mắc HCCH tăng gấp 4,57 lần [39]. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Trung Thu, Trần Quang Bình trên 368 người bị tiền đái tháo đường từ 40 đến 64 tuổi tại tỉnh Hà Nam cho thấy tỉ lệ mắc HCCH trên người bị tiền đái tháo đường lên tới 46,7% [32]. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Cảnh Phú cho thấy tỷ lệ kết hợp 3 yếu tố trong HCCH chiếm tỷ lệ cao nhất là 63,1%; kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, điều này có thể giải thích do sự khác nhau về phạm vi nghiên
  • 56. 48 cứu do tác giả Nguyễn Cảnh Phú tiến hành nghiên cứu trên nhóm đối tượng cán bộ hưu trí [24]. Bên cạnh đó theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Thủy trên 500 cán bộ công chức, viên chức thuộc các cơ quan đóng trên địa bàn thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ năm 2012 cho thấy tỷ lệ mắc HCCH là 13,2% [34] thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi và một số nghiên cứu khác; có thể do đối tượng nghiên cứu ở đây có độ tuổi dưới 60 tuổi, còn trong nghiên cứu của chúng tôi từ trên 50 tuổi. Theo tác giả Lê Hữu Lợi, Nguyễn Văn Sang và cộng sự nghiên cứu đặc điểm HCCH và một số yếu tố liên quan ở 95 bệnh nhân là cán bộ trung cao thuộc diện Ban thường vụ Tỉnh ủy quản lý tại tỉnh Kon Tum cho thấy tỷ lệ mắc HCCH là 27,36% [18]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy, tỷ lệ mắc HCCH cao nhất ở nhóm tuổi từ 60 - 69 chiếm 37,6%, thấp nhất ở hai nhóm tuổi từ 50 - 59 và ≥ 80 tuổi chiếm 21,1%. Với tỷ lệ mắc 2 yếu tố chẩn đoán HCCH thì cao nhất là nhóm tuổi từ 50 - 59 và ≥ 80 tuổi chiếm 42,1%, tiếp theo là nhóm 60 -69 tuổi chiếm 31,8%, thấp nhất là nhóm từ 70 - 79 tuổi chiếm 21,7%. Trong các yếu tố chẩn đoán HCCH, yếu tố huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất 76%, tiếp theo là yếu tố béo bụng chiếm 43,2%, thấp nhất là yếu tố Triglycerid chiếm 21,3%. Tỷ lệ tăng huyết áp ở nam cao hơn nữ ( nam 80,6%, nữ 61,4%), tỷ lệ rối loạn glucose máu, yếu tố triglycerid ở nam (26,6%; 22,3%; ) cao hơn nữ (13,6%; 18,2%), tỷ lệ béo bụng, yếu tố HDL-C ở nữ (47,7%; 31,8%) cao hơn nam ( 41,7%; 22,3%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. 4.2. Một số yếu tố liên quan với hội chứng rối loạn chuyển hóa * BMI Chỉ số BMI được khuyến cáo như là một phương pháp đánh giá thừa cân, béo phì ở người lớn và được sử dụng trong nhiều nghiên cứu. Theo Tổ chức Y tế thế giới năm 2000, các ngưỡng giá trị của BMI của người châu Á trưởng thành để chẩn đoán thừa cân là BMI ≥ 23 và béo phì BMI ≥ 25. Kết quả ở bảng
  • 57. 49 3.8 cho thấy tỷ lệ đối tượng có BMI ≥ 23 có nguy cơ mắc HCCH cao gấp 4,1 lần so với đối tượng có BMI < 23 và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Đi liền với thừa cân, béo phì là các bệnh mạn tính khi bước vào độ tuổi trưởng thành. Đó là biểu hiện của HCCH ở các mức độ, trong đó có vai trò quan trọng của yếu tố dinh dưỡng. HCCH như là một vấn đề thời sự được quan tâm do sự gia tăng về tần suất trong dân số chung cũng như ở một số đối tượng nguy cơ cao như tăng huyết áp, béo phì, phụ nữ mạn kinh, đái tháo đường [15], [27]. Hiểu biết về mối liên quan giữa béo phì và hội chứng chuyển hóa ngày càng rõ ràng nhờ phát hiện nhiều sản phẩm giải phòng từ tế bào mỡ. Khi béo phì, các chất này được giải phóng một lượng bất thường và mỗi chất đều có liên quan đến nguyên nhân của một trong những yếu tố nguy cơ chuyển hóa. Kết quả nghiên cứu của tác giả Ngô Đình Châu cho thấy, tỷ lệ HCCH cao nhất ở các đối tượng có BMI > 28 chiếm 88,1% tiếp đến là BMI từ 26,8 đến 28 với tỷ lệ mắc HCCH là 75,8% và BMI từ 25 đến 26,7 là 67,7% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 [8]. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Hữu Dàng cho thấy ở nhóm người mắc HCCH có chỉ số BMI là 22,63 ± 3,08 cao hơn so với nhóm không mắc HCCH (20,88 ± 4,53) [9]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Văn Lương, Nguyễn Đỗ Huy và cộng sự cũng cho thấy nhóm thừa cân béo phì có nguy cơ mắc HCCH cao gấp 2,92 lần so với nhóm có BMI bình thường và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001 [19]. Bên cạnh đó Hội chứng chuyển hóa ở người có chỉ số khối cơ thể (BMI) bình thường chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. Một nghiên cứu ở những người có BMI bình thường tại Hà Nam cho thấy có tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hoá là 12,3% [4]. *Giới Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ mắc HCCH theo tiêu chuẩn NCEP - ATP III nam và nữ lần lượt là 33,8% và 18,2%, nam có nguy cơ cao gấp 2,3 lần so với nữ với p < 0,05. Wilson PW, D'Agostino RB, Parise H, Sullivan L, Meigs JB khi nghiên cứu hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn