SlideShare a Scribd company logo
1 of 56
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG ĐA KHOA
MÃ SỐ: 51720501
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA
BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ
HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI
KHOA KHÁM BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2017
Cần Thơ, năm 2017
SINH VIÊN THỰC HIỆN
NGUYỄN HỒNG GẤM
MSSV: 13D720501007
LỚP: ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG 8
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths. NGUYỄN THỊ HỒNG NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG ĐA KHOA
MÃ SỐ: 51720501
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA
BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ
HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI
KHOA KHÁM BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2017
Cần Thơ, năm 2017
SINH VIÊN THỰC HIỆN
NGUYỄN HỒNG GẤM
MSSV: 13D720501007
LỚP: ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG 8
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths. NGUYỄN THỊ HỒNG NGUYÊN
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tiểu luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng đa khoa niên khóa 2013 – 2017
em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Tây Đô cùng toàn thể quý thầy cô đã giảng dạy,
truyền thụ cho em những kiến thức bổ ích trong suốt 4 năm học vừa qua.
Ban Chủ Nhiệm, quý thầy cô trong khoa Dược – Điều Dưỡng.
Thư viện Trường Đại học Tây Đô.
Các cán bộ nhân viên Khoa khám Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Cần Thơ đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp em trong quá trình thực hiện và hoàn thành tiểu luận tốt
nghiệp này.
Đặc biệt em xin gửi lời cám ơn chân thành, sâu sắc nhất đến cô Nguyễn Thị Hồng
Nguyên – người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện tiểu
luận.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã dành nhiều tình cảm
động viên và tạo điều kiện thuận lợi giúp em trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành tiểu luận.
Cuối cùng xin cảm ơn tất cả các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đã đồng ý tham gia vào cuộc
khảo sát để em có được những số liệu khách quan và chính xác nhất cho tiểu luận này.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hồng Gấm
ii
LỜI CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả thu
thập được trong tiểu luận là trung thực. Đề tài của tôi chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Sinh viên
Nguyễn Hồng Gấm
iii
TÓM TẮT
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) là bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ
nhỏ dưới 5 tuổi, trong đó chủ yếu do viêm phổi. Tỉ lệ mắc bệnh cao và là một trong
những nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở trẻ em tại các nước đang phát triển. Dù
hiện nay chương trình phòng chống NKHHCT đã được triển khai áp dụng và mở rộng
ở nước ta từ năm 1984. Nhưng hàng năm, NKHHCT vẫn còn là nguyên nhân có số lần
mắc và tử vong khá cao ở trẻ em dưới 5 tuổi. Nhận thức ra tầm quan trọng của bệnh
NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi, chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Khảo sát kiến thức, thực hành của bà mẹ về chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở
trẻ dưới 5 tuổi tại Khoa khám Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Cần Thơ năm 2017”
với các mục tiêu hướng tới là: “Tìm hiểu kiến thức của bà mẹ về Nhiễm khuẩn hô hấp
cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi” và “Tìm hiểu thực hành của bà mẹ về chăm sóc Nhiễm
khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi”.
Với phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang tại Khoa khám, Bệnh viện Nhi Đồng
Thành phố Cần Thơ, năm 2017 với 50 mẫu ngẫu nhiên đơn. Đượ các kết quả như sau:
Có 68% bà mẹ đã được nghe về bệnh NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi. Có 74% bà mẹ
nhận biết được biểu hiện trẻ khi mắc bệnh NKHHCT. Có 78% bà mẹ đồng ý rằng
bệnh NHHCT là bệnh viêm phổi. Khi nhà có trẻ dưới 5 tuổi bị mắc NKHHCT có 84%
bà mẹ đưa trẻ đi bệnh viện khám. Có 74% bà mẹ thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống
khi trẻ mắc bệnh NKHHCT. Có 62% bà mẹ biết cần phải làm gì để phòng ngừa
NKHHCT cho trẻ dưới 5 tuổi. Có 96% bà mẹ cho rằng cán bộ y tế là nguồn thông tin
đáng tin cậy để có thể tin và làm theo trong việc phòng ngừa cũng như chăm sóc trẻ bị
NKHHCT.
Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành chăm
sóc bệnh NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi. Từ kết quả nghiên cứu này sẽ có kế hoạch giáo
dục sức khỏe phù hợp cho các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành
phố Cần Thơ về nhận biết, phòng tránh và chăm sóc trẻ khi mắc NKHHCT cũng như
công tác truyền thông giáo dục trong cộng đồng.
iv
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
LỜI CAM KẾT KẾT QUẢ ......................................................................................... ii
TÓM TẮT .................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iv
DANH SÁCH BẢNG.....................................................................................................v
DANH SÁCH HÌNH......................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................ vii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
2.1. DỊCH TỄ BỆNH NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5
TUỔI................................................................................................................................3
2.2. BỆNH NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH.....................................................5
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRẺ
NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH CỦA BÀ MẸ ................................................10
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................14
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................................14
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................14
3.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ...................................................................20
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN......................................21
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................................21
4.2. BÀN LUẬN..........................................................................................................30
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................38
5.1. KẾT LUẬN ..........................................................................................................38
5.2. KIẾN NGHỊ..........................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................40
PHỤ LỤC .....................................................................................................................44
v
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2. 1. Phác đồ xử trí trẻ NKHHCT từ 2 tháng đến 5 tuổi........................................7
Bảng 2. 2. Phác đồ xử trí từ trẻ NKHHCT 0 – 2 tháng tuổi............................................8
Bảng 2. 3. Phác đồ xử trí trẻ bị viêm họng......................................................................9
Bảng 2. 4. Phác đồ xử trí trẻ bị viêm tai..........................................................................9
Bảng 4. 1. Kiến thức về bệnh NKHHCT....................................................................................25
Bảng 4. 2. Kiến thức dấu hiệu và biểu hiện bệnh NKHHCT................................................26
Bảng 4. 3. Thực hành của bà mẹ về chăm sóc khi trẻ mắc bệnh NKHHCT.....................27
Bảng 4. 4. Kiến thức phòng ngừa bệnh NKHHCT..................................................................29
Bảng 4. 5. Nguồn cung cấp thông tin ..........................................................................................30
vi
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 4. 1. Phân bố theo tuổi mẹ ....................................................................................21
Hình 4. 2. Phân bố theo tuổi trẻ.....................................................................................21
Hình 4. 3. Phân bố theo giới tính trẻ .............................................................................22
Hình 4. 4. Phân bố theo địa dư ......................................................................................22
Hình 4. 5. Phân bố theo dân tộc.....................................................................................23
Hình 4. 6. Phân bố theo tôn giáo ...................................................................................23
Hình 4. 7. Phân bố theo trình độ học vấn......................................................................24
Hình 4. 8. Phân bố theo nghề nghiệp.............................................................................24
Hình 4. 9. Phân bố theo số con trong gia đình ..............................................................25
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NKHHCT Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
NKHHC Nhiễm khuẩn hô hấp cấp
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
1
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) ở trẻ em, đã và đang là một trong những
vấn đề mang tính chất toàn cầu, thu hút sự quan tâm của mọi quốc gia, là một trong
những vấn đề mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) quan tâm. NKHHCT là bệnh thường
gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh còn cao và là một trong ba
nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở trẻ em tại các nước đang phát triển [5]. Trong các
nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em thì NKHHCT chiếm hàng đầu (37,6%), tiếp đến là
tiêu hóa (26,4%), bệnh máu (4,3% ), tim mạch (4,2%) và thận (1,7%) , số còn lại là do
các nguyên nhân khác.
Theo số liệu của WHO (1990), trên toàn thế giới, hàng năm có khoảng 14 triệu trẻ em
dưới 5 tuổi chết (95% ở các nước đang phát triển), trong đó có 4 triệu trẻ em chết vì
NKHHCT [6], [7]. Tại hội nghị Tham khảo Quốc tế về chống Nhiễm khuẩn hô hấp
cấp tính lần thứ nhất tổ chức tại Washington năm 1991, cho biết hàng năm trên thế
giới có khoảng 4,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi đã chết vì NKHHCT, trong đó chủ yếu do
viêm phổi. Đến tháng 7 năm 1997, hội nghị quốc tế của WHO tại Canberra đã tổng kết
là tử vong do NKHHCT dưới chiếm 19% tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi [4]. Viêm phổi
đã gây tử vong 920136 trẻ em dưới 5 tuổi vào năm 2015, chiếm 16% tổng số ca tử
vong trẻ em dưới 5 tuổi. Viêm phổi gây ảnh hưởng đến trẻ em và gia đình ở mọi nơi,
nhưng phổ biến nhất ở Nam Á và vùng cận Sahara ở châu Phi [32]. Tại khu vực Đông
Nam Á, tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp vẫn là nguyên nhân cao nhất (25%) trong các
nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em, tiếp theo là tiêu chảy (14%) và chết sơ sinh (32%)
kết hợp với các bệnh khác, còn lại là các nguyên nhân khác. Theo số liệu WHO, mỗi
trẻ trung bình trong 1 năm mắc NKHHCT từ 4 – 9 lần/năm, trong đó có 10% mắc
viêm phổi nặng, ước tính trên toàn cầu mỗi năm có khoảng 2 tỉ lượt trẻ mắc
NKHHCT, trong đó có khoảng 40 triệu lượt là viêm phổi. [19]
Tại các bệnh viện, số lượng bệnh nhân đến khám vì NKHHCT chiếm tỷ lệ 1/3 so với
các bệnh khác. Theo thống kê của các bệnh viện ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
trẻ đến khám vì bệnh hô hấp nhiều gấp 4,4 lần so với bệnh tiêu hóa. Tại 1 xã thuộc
đồng bằng Bắc Bộ có 8000 dân, trong đó có 1000 trẻ em dưới 5 tuổi, hàng năm có
1600 – 1800 lần trẻ mắc NKHHCT. Ở Việt Nam, tỷ lệ tử vong do NKHHCT ở trẻ em
chiếm 1/3 (30 – 35% so với tử vong chung). [5]
Như các bệnh khác ở trẻ nhỏ, vai trò của người chăm sóc trẻ, thường là người mẹ có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc nhận biết và xử trí bệnh cho trẻ. Trẻ mắc bệnh
NKHHCT chỉ có thể điều trị sớm nếu người mẹ có đầy đủ kiến thức để nhận biết sớm
các dấu hiệu bệnh, biết cách chăm sóc trẻ. Khi trẻ bệnh nặng, người mẹ cũng cần phải
biết các dấu hiệu bệnh nặng hoặc nguy hiểm để đưa trẻ đến cơ sở y tế tránh dẫn đến
2
những hậu quả xấu và tử vong. Nhận thức ra tầm quan trọng của bệnh NKHHCT ở trẻ
em dưới 5 tuổi, chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát kiến
thức, thực hành của bà mẹ về chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới
5 tuổi tại Khoa khám Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Cần Thơ năm 2017” với 2
mục tiêu sau:
1. Tìm hiểu kiến thức của bà mẹ về Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi.
2. Tìm hiểu thực hành của bà mẹ về chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ
dưới 5 tuổi.
3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. DỊCH TỄ BỆNH NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI
5 TUỔI
2.1.1. Trên thế giới
NKHHCT có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là viêm phổi. Theo số liệu của WHO (1990),
trên toàn thế giới, hàng năm có khoảng 14 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết (95% ở các
nước đang phát triển), trong đó có 4 triệu trẻ em chết vì NKHHCT [6], [7]. Nhìn
chung, tại các nước đang phát triển, NKHHCT là nguyên nhân mắc bệnh hàng đầu ở
trẻ em dưới 5 tuổi, là nguyên nhân đến khám bệnh cũng như vào điều trị hàng đầu tại
các tuyến y tế và cũng là nguyên nhân tử vong làm trẻ chết nhiều nhất. Thật vậy,
nguyên nhân ước tính 12,8 triệu tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, 1990: NKHHCT 33,4% (4,3
triệu), tiêu chảy 24,8% (3,2 triệu), nguyên nhân khác 41,8% (5,4 triệu). Theo số liệu
của WHO năm 2000 thì các nguyên nhân chính gây tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi
trên toàn cầu là: do suy dinh dưỡng 54%, do tử vong chu sinh 22%, do viêm phổi 20%,
do tiêu chảy 12%, do sốt rét 8%, do sởi 5%, do HIV/AIDS 4% và do các nguyên nhân
khác 29% [4]. Năm 2001, có 3 triệu trẻ chết do NKHHCT, chiếm 19 – 20% số tử vong
dưới 5 tuổi trên toàn cầu [19]. Trong năm 2000 – 2003, sáu nguyên nhân gây ra 73%
trong số 10,6 triệu người chết mỗi năm ở trẻ em dưới 5 tuổi: viêm phổi (19%), tiêu
chảy (18%), sốt rét (8%), nhiễm khuẩn huyết (10%), sanh non (10%) và ngạt lúc sinh
(8%). Bốn loại bệnh truyền nhiễm chiếm hơn một nửa (54%) tất cả các ca tử vong trẻ
em [28]. Năm 2006, WHO ước tính 20% số trẻ tử vong là do nhiễm trùng hô hấp dưới
cấp tính trong đó 90% do viêm phổi [11]. Năm 2015, viêm phổi lấy đi tính mạng của
gần 1 triệu trẻ em – tức là cứ khoảng 35 giây lại có một em tử vong, nhiều hơn con số
tử vong do các bệnh sốt rét, lao, sởi và AIDS cộng lại. Gần 34 triệu trẻ em bị tử vong
vì viêm phổi và tiêu chảy từ năm 2000. Nếu không có sự đầu tư nhiều hơn vào các
biện pháp phòng ngừa và điều trị cơ bản, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF ước
tính rằng sẽ có thêm 24 triệu trẻ em nữa sẽ bị tử vong vì viêm phổi và tiêu chảy cho
đến năm 2030. [26]
NKHHCT chiếm 30 – 35% tổng số các bệnh. Bệnh có tỉ lệ mắc khá cao ở các nước
đang phát triển. Theo số liệu của Wajula (1991) tỉ lệ đến khám vì NKHHCT ở
Ethiopia là 25,5%, ở Batda – Iraq là 39,3%, ở Sao Paulo – Brazil là 41,8%, ở London
– Anh là 30,5%, ở Herston – Australia là 34% [7]. Theo hội nghị quốc tế của WHO
(1997), tỉ lệ mới mắc viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi hàng năm là 3% ở nước đã phát triển
và 7 – 18% ở nước đang phát triển [4]. Số trẻ vào bệnh viện điều trị vì NKHHCT ở
Daka – Bangladest là 35,8%, ở Rangun – Mianma 31,5%, ở Ixlamabat – Pakistan là
33,6% và ở Nadola – Zambia là 34%.
4
NKHHCT không những có tỷ lệ mắc cao mà còn bị mắc nhiều lần trong 1 năm. Tại
hội nghị Washington (năm 1991) những số liệu sau đây đã được thông báo là số lần
viêm phổi mỗi năm trong 100 trẻ ở Gadchiroli là 13,0, ở Basse – Gambia 17,0, ở
Magagua – Kenia 18,0, ở Bangkok – Thái Lan là 7,0. Trong khi đó ở Chapel Hill –
Hoa Kỳ là 3,6 và tại Seattle – Hoa Kỳ là 3,0. [6]
Viêm phổi là nguyên nhân lớn nhất gây tử vong trẻ em trên thế giới, giết chết 1,8 triệu
trẻ em dưới năm tuổi mỗi năm, trong đó hơn 98% là ở 68 bước đang phát triển. Giám
đốc Điều hành của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF, Ann M. Veneman, cho
biết: “Viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, giết chết trên
4000 trẻ em mỗi ngày”. [33]
Với tỷ lệ mắc và tử vong cao như vậy NKHHCT sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế gia
đình cũng như là gánh nặng cho hệ thống y tế và kinh tế đất nước vì phải tốn những
khoản chi phí lớn cho việc chăm sóc, điều trị trẻ.
2.1.2. Tại Việt Nam
Theo nghiên cứu được đăng tải gần đây trên tạp chí Lancet, 5 nguyên nhân chính gây tử
vong trẻ em là tử vong sơ sinh (44%), viêm phổi (13%), tiêu chảy (9%), sốt rét (7%) và
tai nạn thương tích (5%). Cũng theo nghiên cứu này, 4 nguyên nhân chính gây tử vong ở
trẻ sơ sinh là đẻ non (15%), ngạt (11%), nhiễm khuẩn nặng (7%) và dị tật bẩm sinh
(4%). [2]
Ở Việt Nam, NKHHCT ở trẻ em là bệnh đứng hàng đầu về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử
vong. Tại Bệnh viện Nhi Đồng I – Thành phố Hồ Chí Minh (1981 – 1983) số trẻ vào
điều trị NKHHCT chiếm 23,3%, số tử vong là 15,9% (so với tử vong chung). Tại Bệnh
viện Phú Xuyên (Hà Tây) trong 2 năm 1981 – 1982 số trẻ vào viện điều trị vì
NKHHCT là 46%, tử vong do NKHHCT chiếm 42,3% so với tử vong chung. Một điều
tra tiến hành ở 5 tỉnh phía Nam cho biết số trẻ mắc NKHHCT là 47%, tỷ lệ tử vong do
NKHHCT chiếm 40,8% so với tử vong chung. Tại 18 xã vùng đồng bằng sông Hồng
qua điều tra của Viện lao và bệnh phổi cho thấy tử vong do NKHHCT chiếm 38,5% so
với tử vong chung (đứng hàng đầu). [6]
NKHHCT phổ biến ở thành thị hơn là nông thôn, tỉ lệ mắc bệnh ở các nước ta tăng lên
vào tháng 4, 5 và tháng 9, 10 (Viện lao và Bệnh Phổi 1984). Nguyên nhân có thể do
yếu tố ấm nóng, gió mùa Việt Nam. Trung bình 1 xã 8000 dân có 1000 trẻ dưới 5 tuổi,
hàng năm sẽ có khoảng 1600 – 1800 lượt mắc NKHHCT, trong đó khoảng 400 – 450
lượt là viêm phổi và khoảng 40 – 50 lượt viêm phổi nặng. Bệnh viện St. Paul (Hà Nội)
từ 1987 – 1989: Số trẻ đến khám do bệnh hô hấp là 37416, do bệnh tiêu hóa 8481. Số
vào điều trị do bệnh hô hấp là 6115, do bệnh tiêu hóa 2287. Số tử vong do bệnh hô hấp
là 530, do bệnh tiêu hóa là 52. Tỉ lệ tử vong trong điều trị do bệnh hô hấp là 8,6%, do
5
bệnh tiêu hóa là 2,5%. T.P. Hồ Chí Minh (1991): số trẻ đến khám do bệnh hô hấp là
138020, do bệnh tiêu chảy 31092. Số vào viện do bệnh hô hấp là 24258, do bệnh tiêu
chảy 12182 (theo Bs. Nguyễn Thành Nhơn) [4]. Trong năm 2000, tổng số bệnh nhi
nhập vào Bệnh viện Nhi Đồng 2 là 43093 trong đó có 19557 bệnh nhi bị NKHHC,
chiếm tỉ lệ 45,3%, đứng đầu trong tỉ lệ nhập viện. [11]
Theo nghiên cứu của Đào Minh Tuấn (năm 2010) về thực trạng khám và điều trị
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp (NKHHC) tại Khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Trung ương, cho
thấy trẻ NKHHC đến khám chiếm 55,97% tổng số trẻ đến khám bệnh nói chung. Đại
đa số trẻ đến khám ở lứa tuổi 2 tháng đến 5 tuổi (92,31%) với tỉ lệ viêm tiểu phế quản,
viêm phế quản phổi và nhiễm trùng đường hô hấp trên chiếm ưu thế. Tại phòng khám có
79,51% trẻ NKHHC được sử dụng kháng sinh, có 4,62% trẻ NKHHC phải nhập viện.
[8]
Nghiên cứu của Đặng Văn Tuấn về tình hình NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Phú
Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế năm 2017 cho thấy số lần trẻ mắc
NKHHCT/năm: 4 – 6 lần chiếm tỷ lệ cao nhất là 48%, tiếp theo là 1 – 3 lần chiếm 36%
và trên 6 lần là 16%. [9]
Viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong cao nhất. Theo GS. Nguyễn Đình Hường tử
vong do viêm phổi là 2,8%, chiếm 33% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân ở nước
ta. Tại Bệnh viện Nhi Đồng I, viêm phổi có tỉ lệ nhập viện cao đứng thứ hai sau tiêu
chảy cấp. Năm 2004, viêm phổi chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số bệnh lý hô hấp:
45%. [11]
2.2. BỆNH NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH
2.2.1. Đại cương về NKHHCT
2.2.1.1. Khái niệm về NKHHCT
Hệ hô hấp bao gồm từ mũi xuống họng, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi – có
chức năng thu nhận không khí từ bên ngoài vào để cung cấp oxy cho cơ thể, đồng thời
thải khí cacbonic ra ngoài. Vì thế, bộ máy hô hấp đóng vai trò quan trọng trong cơ thể
sống. Người ta có thể nhịn ăn trong vài ngày, nhưng không thể nhịn thở được dù chỉ
trong vài phút. Khi bị NKHHC, nghĩa là trẻ bị viêm nhiễm ở bất cứ phần nào của
đường hô hấp như: bị viêm nhiễm ở mũi họng, thanh quản, khí quản, phế quản; trong
đó đặc biệt viêm phổi là bệnh nguy hiểm nhất. Tai cũng là một bộ phận của đường hô
hấp và thông với họng, vì vậy những bệnh viêm nhiễm ở tai cũng được xếp vào các
bệnh NKHHCT. [12]
2.2.1.2. Định nghĩa NKHHCT
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) là một nhóm bệnh do vi khuẩn hoặc virus
gây nên những tổn thương viêm cấp tính ở một phần hay toàn bộ hệ thống đường hô
6
hấp kể từ tai, mũi, họng cho đến phổi, màng phổi [7]. Thời gian bị bệnh không quá 30
ngày, ngoài trừ viêm tai giữa cấp là 14 ngày. [4]
2.2.2. Nguyên nhân gây NKHHCT
Virus là nguyên nhân chủ yếu gây NKHHCT ở trẻ em (60 – 70%).Vì phần lớn các
virus có ái lực đường hô hấp. Khả năng lây lan của virus rất dễ dàng, tỷ lệ người lành
mang virus cao và khả năng miễn dịch đối với virus yếu và ngắn.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu ban đầu của Viện Bảo vệ sức khỏe trẻ em và khoa Nhi
Bệnh viện Bạch Mai, phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ cho thấy virus gây bệnh
NKHHCT ở trẻ em đứng hàng đầu là virus hợp bào hô hấp (Respiratory Syncitial
virus). Sau đó là các loại virus cúm, á cúm và adenovirus.
Vi khuẩn còn là nguyên nhân quan trọng gây NKHHCT ở trẻ em, đặc biệt là các nước
đang phát triển. Các loại vi khuẩn thường gặp xếp thứ tự như sau: Haemophilus
influenza, Streptococcus pneumonia, Moracella catarrhalis, Staphylococcus aureus,
Chlamydia trachomatis và các loại vi khuẩn khác. [5]
2.2.3. Các yếu tố nguy cơ gây NKHHCT
 Tuổi: tuổi càng nhỏ càng dễ bị NKHHCT, thường gặp chủ yếu ở trẻ dưới 3 tuổi.
 Yếu tố dinh dưỡng, bệnh tật: NKHHCT hay gặp ở trẻ suy dinh dưỡng, đẻ non,
không được bú sữa mẹ, tim bẩm sinh,…
 Môi trường: môi trường vệ sinh kém, nhà ở chật chội, ẩm thấp, nhiều bụi, nhiều
khói (thuốc lá, bếp than,…).
 Thời tiết: bệnh thường gặp vào mùa đông xuân, thời tiết lạnh, thay đổi độ ẩm và
chuyển mùa (tháng 4 – 5 và tháng 9 – 10).
 Cơ địa: những trẻ có cơ địa dị ứng, thể tạng tiết dịch,…
 Ngoài các yếu tố trên, thiếu vitamin A cũng là những điều kiên làm trẻ dễ mắc
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Thiếu vitamin A làm giảm đáp ứng miễn dịch của
cơ thể và giảm khả năng biêt hoá của các tổ chức biểu mô dễ gây sừng hoá niêm
mạc, đặc biêt là niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hoá, do đó trẻ dễ bị
NKHHCT. [5], [7]
2.2.4. Phân loại NKHHCT và dấu hiệu chính của bệnh
2.2.4.1. Phân loại theo vị trí giải phẫu (vị trí tổn thương)
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp được phân loại là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (URIs)
hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới (LRIs). Đường hô hấp trên bao gồm đường dẫn
khí quản từ lỗ mũi đến dây thanh trong thanh quản, bao gồm xoang và tai giữa. Đường
hô hấp dưới bao gồm sự tiếp tục của đường thở từ khí quản và phế quản đến các phế
quản và phế nang. NKHHC không chỉ giới hạn ở đường hô hấp mà còn có thể ảnh
7
hưởng đến gia tăng sự nhiễm khuẩn hoặc các độc tố vi khuẩn, viêm và giảm chức năng
phổi. [31]
Nhiễm khuẩn hô hấp trên bao gồm ho, cảm lạnh, viêm tai giữa, viêm mũi – họng
(trong đó có viêm VA, viêm amidan…) phần lớn các trường hợp NKHHCT ở trẻ em là
nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (70 – 80%) và thường là nhẹ. Nhiễm khuẩn hô hấp
dưới ít gặp hơn nhưng thường là nặng bao gồm các trường hợp viêm thanh quản, khí
quản, phế quản, tiểu phế quản và viêm phổi – màng phổi. [6]
2.2.4.2. Phân loại theo mức độ nặng nhẹ
Thực tế hay dùng để đánh giá xử trí kịp thời các trường hợp NKHHCT.
NKHHCT ở trẻ em có thể có nhiều dấu hiệu lâm sàng như sốt, khó thở, ho, đau họng,
chảy nước mũi, đau tai, nhịp thở nhanh, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, thở
khò khè, thở rít, tím tái… Nhưng theo WHO thì có thể dựa vào các dấu hiệu cơ bản
như ho, thở nhanh, rút lõm lồng ngực và một số dấu hiệu nguy hiểm khác để phân loại
xử trí theo mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Bảng 2. 1.Phác đồ xử trí trẻ NKHHCT từ 2 tháng đến 5 tuổi. [4], [6]
Dấu hiệu Không uống
được.
Co giật.
Ngủ li bì khó
đánh thức.
Thở rít khi nằm
yên.
Suy dinh dưỡng
nặng
Dấu hiệu rút
lõm lồng ngực
Thở nhanh
(50 lần/phút trở
lên đối với trẻ
từ 2 – 12
tháng, 40
lần/phút trở lên
với trẻ 1 – 5
tuổi)
Không rút lõm
lồng ngực
Không thở
nhanh
Xếp loại Bệnh rất nặng Viêm phổi
nặng
Viêm phổi Không viêm
phổi (Ho hoặc
cảm lạnh)
Xử trí Chuyển ngay đi
bệnh viện. Tiêm
ngay một liều
kháng sinh.
Dùng thuốc hạ
nhiệt (nếu có
sốt).
Điều trị thở sò
sè (nếu có).
Gửi ngay đi
gửi bệnh viện .
Tiêm ngay một
liều kháng
sinh.
Dùng thuốc hạ
nhiệt (nếu có
sốt).
Điều trị thở
Chăm sóc tại
nhà.
Cho một liều
kháng sinh.
Điều trị sốt
(nếu có).
Điều trị khò
khè (nếu có).
Theo dõi sát 2
Nếu ho trên 30
ngày thì cần
đến bệnh viện
khám tìm
nguyên nhân
xử trí.
Điều trị viêm
tai, viêm họng
nếu có.
8
Nếu ở vùng sốt
rét : thì cho
thuốc chống sốt
rét
khò khè (nếu
có).
Nếu không có
điều kiện
chuyển tuyến
trên, có thể
điều trị bằng
kháng sinh và
theo dõi sát.
ngày điều trị
(hoặc sớm hơn
nếu tình trạng
xấu) cần đánh
giá lại
Khám và chữa
bệnh khác.
Điều trị sốt và
khò khè nếu
có.
Hướng dẫn
chăm sóc tại
nhà
Sau 2 ngày điều trị với kháng sinh cần đánh giá lại. Nếu:
Dấu hiệu Tình trạng xấu hơn
Không uống được
Rút lõm lồng ngực
Các dấu hiệu nguy
hiểm khác
Như cũ
Không tiến triển tốt
Khá hơn
Thở chậm hơn
Giảm sốt
Ăn uống tốt hơn
Xử trí Gửi cấp cứu đi bệnh
viện
Đổi kháng sinh hoặc
đi bệnh viện
Cho đủ kháng sinh 5
– 7 ngày
Bảng 2. 2. Phác đồ xử trí từ trẻ NKHHCT 0-2 tháng tuổi. [4], [6]
Dấu hiệu Bú kém hoặc bỏ bú
Co giật
Ngủ li bì khó đánh thức
Thở rít khi nằm yên
Khò khè
Sốt hoặc hạ thân nhiệt
Rút lõm lồng ngực
mạnh
Thở nhanh (từ 60
lần/phút trở lên)
Không rút lõm lồng
ngực mạnh
Không thở nhanh
(dưới 60 lần/phút)
Xếp loại Bệnh rất nặng Viêm phổi nặng Không viêm phổi
(Ho, cảm lạnh)
Xử trí Gửi cấp cứu đi bệnh
viện
Giữ ấm cho trẻ
Cho liều kháng sinh
đầu tiên
Gửi cấp cứu đi bệnh
viện
Giữ ấm cho trẻ
Cho liều kháng sinh
đầu
Nếu chưa có điều
kiện gửi đi bệnh
viện phải điều trị
kháng sinh và theo
Hướng dẫn bà mẹ
chăm sóc và theo
dõi tại nhà
Giữ ấm cho trẻ
Cho trẻ bú mẹ nhiều
lần
Lau sạch mũi
Đưa trẻ đến bệnh
viện, Nếu:
9
dõi sát + Khó thở hơn
+ Thở nhanh hơn
+ Bú kém
+ Trẻ mệt hơn
Bảng 2. 3. Phác đồ xử trí trẻ bị viêm họng. [4], [6]
Dấu hiệu Không uống được Hạch cổ nổi to, đau
Chất xuất tiết trắng ở họng
Xếp loại Áp xe họng Viêm họng liên cầu
Xử trí Gửi đi bệnh viện
Cho một liều kháng sinh đầu
trước khi gửi đi bệnh viện
Điều trị sốt (nếu có)
Cho Paracetamol (khi đau)
Cho 1 kháng sinh điều trị viêm
họng liên cầu
Cho thuốc làm dịu đau họng
Điều trị sốt (nếu có)
Cho Paracetamol (khi đau)
Bảng 2. 4. Phác đồ xử trí trẻ bị viêm tai. [4], [6]
Dấu hiệu Sưng đau sau
tai
Ấn vùng sau
tai đau
Chảy mủ tai dưới
2 tuần
Đau tai hay Lắc
đầu
Màng nhĩ đỏ,
không di động
(soi tai)
Chảy mũ tai
trên 2 tuần
Mủ thối
Chảy mủ tai
trên 2 tuần
Mủ nhầy
Xếp loại Viêm tai
xương chum
Viêm tai giữ cấp Viêm tai giữa
mạn có biến
chứng
Viêm tai giữa
mạn
Xử trí Gửi đi bệnh
viện cấp cứu
Cho liều kháng
sinh đầu
Cho
Paracetamol
(nếu đau)
Cho 1 kháng sinh
uống
Làm khô tai bằng
quấn loa kèn
Đánh giá lại sau 5
ngày điều trị
Điều trị sốt (nếu
có)
ChoParacetamol
(nếu đau)
Gửi đi bệnh
viện khám
chuyên khoa
Làm khô tai
bằng loa kèn
Điều trị sốt
(nếu có)
Cho
Paracetamol
(nếu đau)
Làm khô tai
bằng loa kèn
Điều trị sốt
(nếu có)
Cho
Paracetamol
(nếu đau)
10
2.2.5. Phòng bệnh
Để giảm tỷ lệ tử vong và mắc bệnh NKHHCT ở trẻ em, cần tiến hành các biện pháp
phòng bệnh sau:
 Đảm bảo nuôi trẻ bằng sữa mẹ, cho trẻ bú mẹ sau khi đẻ càng sớm, càng tốt, ăn
sam một cách khoa học đảm bảo chế độ dinh dưỡng, đủ vitamin, đặc biệt là
Vitamin A.
 Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.
 Vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, không đun bếp trong nhà, không hút thuốc
trong phòng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
 Giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh và khi thay đổi thời tiết.
 Phát hiện sớm và xử trí kịp thời các trường hợp NKHHCT theo phác đồ.
 Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho bà mẹ về cách thực hiện, xử trí và chăm sóc
trẻ khi bị NKHHCT. [5], [7]
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CHĂM SÓC
TRẺ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH CỦA BÀ MẸ
2.3.1. Trên thế giới
Tại một cuộc nghiên cứu ở miền tây Nepal, năm 2006, của Chandrashekhar T
Sreeramareddy và et al., cho thấy rằng kiến thức nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm
về NKHHCT của các bà mẹ còn rất thấp. Không có bà mẹ nào biết đầy đủ các dấu
hiệu nguy hiểm của bệnh, 3,4% bà mẹ không biết bất cứ dấu hiệu nguy hiểm nào, 51%
bà mẹ chỉ biết dấu hiệu sốt, 45,2% bà mẹ biết trẻ bệnh nặng hơn, 42,5% bà mẹ biết trẻ
uống kém, 29,5% bà mẹ biết trẻ không uống được hoặc bỏ bú, 28,4% bà mẹ biết trẻ
thở nhanh và 22,3% biết trẻ khó thở. Đồng thời thấy rằng 56,8% bà mẹ chăm sóc kịp
thời, 26,4% bà mẹ chăm sóc hợp lý. Tổng hợp lại chỉ có 11,3% bà mẹ có chăm sóc vừa
hợp lý và vừa kịp thời. [29]
Một nghiên cứu có 500 trẻ em dưới 5 tuổi về tỷ lệ NKHHC và các yếu tố liên quan ở
khu vực thành thị và nông thôn của huyện Kancheepuram, Nam Ấn Độ của
Dhananjaya Sharma và et al., (năm 2010), cho thấy tỷ lệ NKHHCT là 27%, có 49,4%
ở nhóm tuổi 1 – 4 sau đó là trẻ sơ sinh chiếm 39,6%. Trẻ nam chiếm 51,4% và trẻ nữ
chiếm 48,6%. Đa số là các gia đình có đạo Hindu (96%). NKHHCT được nhận thấy
nhiều hơn trong số các tầng lớp xã hội thấp (79,3%), khoảng 42,8% các bà mẹ được
giáo dục đến trường trung học, trong khi 30% không có bằng cấp chính thức, những
người ở nhà kutcha (52,6%), nhà ở quá tải (63,7%), sử dụng khói để nấu ăn (67,4%),
thông khí (70,4%), tiền sử hút thuốc của bố mẹ (55,6%), trẻ sinh nhẹ cân (54,8%) và
trẻ suy dinh dưỡng (57,8%). [30]
11
Một nghiên cứu cắt ngang về sự phổ biến nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi
thuộc huyện Meerut, Ấn Độ của Goel K và et al., (năm 2012) cho thấy tỷ lệ NKHHCT
được tìm thấy là 52%. Tổng cộng có 234 trường hợp NKHHCT đã được tìm thấy trong
quá trình nghiên cứu. Số lượng các đợt NKHHCT trung bình là 2,25 lần mỗi trẻ một
năm. Theo giới tính, 53,84% là nam và 46,15% là nữ. Các trường hợp NKHHCT được
ghi nhận ở nhóm tuổi từ 1 – 4 (46,15%) và ở nhóm tuổi này là 45,24% là nam và
47,22% là nữ. Tỷ lệ NKHHCT ở trẻ em có tình trạng kinh tế xã hội thấp (35,89%), mẹ
mù chữ (49,14%), điều kiện quá tải (70,94%), không thông thoáng (74,35%) và sử
dụng chullah khói (56,83%), suy dinh dưỡng (26,49%), khói thuốc lá (78,20%). [27]
2.3.2. Tại Việt Nam
Nghiên cứu 393 bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh,
Thành phố Hồ Chí Minh (năm 2005), của Phạm Ngọc Hà, cho thấy tỷ lệ bà mẹ có kiến
thức chung đúng về bệnh NKHHCT là 7,9% rất thấp, bà mẹ biết về dấu hiệu bệnh là
42% trong đó sốt, ho biết khá cao, còn dấu hiệu khó thở các bà mẹ biết rất ít. Bà mẹ
biết các bệnh NKHHCT rất cao chiếm 98,2%. Biết các dấu hiệu viêm phổi 48,6%. Biết
chọn nơi khám bệnh 98%, còn một số ít tự mua thuốc uống. Biết cách cho ăn khi trẻ bị
NKHHCT chiếm 75,8%. Biết cách làm khô mủ tai đạt 63,4%. Biết cách phòng ngừa
NKHHCT đạt thấp 31,8%. Nhưng trong các biện pháp phòng bệnh thì giữ ấm trẻ khi
trời lạnh được các bà mẹ biết đến nhiều nhất 74%, biện pháp cho bú sữa mẹ biết đến ít
nhất 22,5%, uống nhiều nước hơn bình thường khi trẻ bị sốt, ho, yêu cầu thành viên
không hút thuốc lá trong nhà 88,3%, cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ 94,1%, tiêm chủng
đúng quy định 97,2%. Làm sạch mũi bằng giấy thấm đạt ở mức độ dưới trung bình là
47,5%. [24]
Nghiên cứu của Trần Đỗ Hùng, Nguyễn Thị Đài Trang về kiến thức chăm sóc của bà
mẹ có con bị viêm phổi tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ (từ tháng 12/2012 đến tháng
3/2013), kết quả cho thấy các bà mẹ nhận biết các dấu hiệu viêm phổi chủ yếu là: ho
77%, thở khò khè, thở rít 69%, sốt 30%, khó thở 20%, thở nhanh 13%, tím tái 4%, rút
lõm lồng ngực 1%, bỏ bú 1%. Có 96% bà mẹ biết rằng nếu trẻ bị viêm phổi thường
xuyên kèm theo không ăn uống được thì sẽ bị sụt cân có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
Có 64% bà mẹ biết rằng nên cho trẻ ăn uống hoặc bú bình thường hoặc nhiều hơn khi
trẻ bị viêm phổi, 60% bà mẹ biết nên cho trẻ ăn loại thức ăn như bình thường hoặc bổ
dưỡng hơn khi trẻ bị bệnh, có 61% các bà mẹ biết nên cho trẻ uống nước trái cây hoặc
uống thêm sữa khi trẻ bị bệnh viêm phổi. Có 97% bà mẹ cho rằng cần thiết phải theo
dõi các dấu hiệu bệnh nặng khi trẻ bị ho cảm. Có 64% bà mẹ sẽ dùng thuốc ho tây y để
làm giảm ho cho trẻ, chỉ có khoảng 7% bà mẹ dùng các loại thuốc giảm ho đông y. Có
29% bà mẹ biết nên lau sạch mũi cho trẻ khi trẻ sổ mũi để làm thông thoáng mũi. Kiến
12
thức về phòng bệnh cho trẻ: giữ ấm cơ thể cho trẻ khi trời lạnh 87%, tránh tiếp xúc với
những người bị ho 74%, tránh tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, lông súc vật là 52%
và có 32% bà mẹ nghĩ có thể phòng bệnh cho trẻ bằng cách bú sữa mẹ, không để trẻ bị
suy dinh dưỡng. [16]
Năm 2011, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thơm về tình hình NKHHC ở trẻ dưới 5 tuổi
tại xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội cho thấy hiểu biết của bà mẹ về
dấu hiệu NKHHCT thường gặp là: Đối với các dấu hiệu ho, hắt hơi sổ mũi tỷ lệ các bà
mẹ biết chiếm 77,2% và 79,3%, các bà mẹ không biết chiếm tỷ lệ rất nhỏ 1,3%. Đối
với dấu hiệu thở nhanh, thở rít các bà mẹ có biết chiếm 60,9% và 63%. Riêng dấu hiệu
rút lõm lồng ngực thì tỷ lệ các bà mẹ biết chiếm 22% và tỷ lệ các bà mẹ không biết là
76,4%. Hiểu biết của bà mẹ về dấu hiệu bệnh nặng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay
chiếm tỷ lệ cao nhất từ khoảng 57,8% đến 74,1%, số bà mẹ không biết chiếm tỷ lệ từ
17,9% đến 30,8%. Hiểu biết của các bà mẹ về biện pháp xử trí bệnh là 76,2% bà mẹ
đưa con đến trạm y tế, 32,4% tự mua thuốc về nhà chữa, 6,7% đến khám thầy lang,
1,3% ở nhà không xử lý gì. Hiểu biết của bà mẹ trong việc chăm sóc trẻ tại nhà chiếm
cao với tỷ lệ bà mẹ có thái độ đồng ý từ 73,3% đến 80,8%. [23]
Nghiên cứu của Lý Thị Chi Mai, Huỳnh Thanh Liêm (năm 2012) về tình hình mắc
bệnh NKHHCT và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Châu Thành
tỉnh Trà Vinh cho thấy: Tỷ lệ NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi trong 2 tuần là 36,5%. Tỷ lệ
NKHHCT ở nhóm trẻ suy dinh dưỡng là 50%. Tỷ lệ NKHHCT ở nhóm trẻ không suy
dinh dưỡng là 35,5%. Các bà mẹ có kiến thức đúng về NKHHCT thì con của họ mắc
bệnh (31,2%), thấp hơn con của các bà mẹ có kiến thức không đầy đủ (47,9%). [13]
Năm 2012, nghiên cứu của Hoàng Văn Thìn, Đàm Thị Tuyết về thực trạng NKHHCT
ở trẻ dưới 5 tuổi tại 2 xã huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang cho thấy tỷ lệ trẻ mắc
NKHHCT ở địa điểm nghiên cứu còn cao (39,5%), trong đó tỷ lệ không viêm phổi: Ho
hoặc cảm lạnh (33,3%), viêm phổi và viêm phế quản (5,6%), viêm phổi nặng (0,6%).
[10]
Năm 2012, Nguyễn Thị Thùy Hương, Lê Hoàng Ninh có một nghiên cứu về kiến thức,
thái độ, thực hành về phòng chống NKHHCT của bà mẹ có con dưới 5 tuổi nhập viện
tại Khoa nhi Bệnh viện Ninh Phước, Ninh Thuận cho thấy kiến thức đúng về phòng
chống NKHHCT là 65,3%, thái độ đúng là 96,35%, thực hành đúng là 44,3%. Nguồn
thông tin bà mẹ tiếp cận nhiều nhất là truyền hình (79,45%), nguồn thông tin được tin
cậy nhất là cán bộ Y tế (68,04%). Bà mẹ có kiến thức đúng có khả năng thực hành
đúng gấp 1,71 lần bà mẹ có kiến thức không đúng. [20]
Năm 2014, một nghiên cứu của Nguyễn Xuân Lành và cộng sự về kiến thức, sự nhận
biết của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi về bệnh viêm phổi và các yếu tố liên quan cho
13
thấy tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về bệnh viêm phổi là 57,1%. Trong đó bà mẹ có
kiến thức đúng về khái niệm bệnh viêm phổi chiếm 67,1%, nguyên nhân viêm phổi
chiếm 57,6%, các yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm phổi chiếm 54,8%, tác hại của viêm
phổi được bà mẹ biết đến với tỷ lệ cao nhất 71,9%, phòng ngừa bệnh viêm phổi chiếm
63,8%, xử lý khi trẻ bệnh viêm phổi chiếm 54,8%. Tỷ lệ bà mẹ có nhận biết đúng về
các dấu hiệu của bệnh viêm phổi là 65,7%. [21]
Nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn và cộng sự (năm 2016) về kiến thức, thái độ và
thực hành về NKHHCT của bà mẹ có con dưới 5 tuổi nhập viện tại Khoa nhi Bệnh
viện Trung Ương Thái Nguyên cho thấy trong 385 bà mẹ được khảo sát có biết đúng
dấu hiệu NKHHCT chiếm 45,7 %. Chỉ có 17,1% bà mẹ biết đúng dấu hiệu cần đưa trẻ
đi khám ngay và biết đúng dấu hiệu bệnh nặng hơn chiếm 14,0%. 100% bà mẹ có thái
độ đúng về biện pháp phòng ngừa. Thực hành đúng về phòng ngừa NKHHCT chiếm
88,8%. 50,1% bà mẹ thực hành đúng về chọn nơi khám bệnh khi trẻ mắc NKHHCT.
Thực hành đúng về chăm sóc khi trẻ mắc bệnh chiếm 21,8%. Kiến thức, thái độ và
thực hành có mối liên quan với tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp của bà mẹ, dân tộc.
[22]
Theo Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ năm 2014 của Tổng cục Thống
kê, dấu hiệu phổ biến nhất để đưa trẻ tới cơ sở y tế là “khi trẻ bị sốt cao hơn” (90,8%).
Chỉ có 4,8% cho rằng khi trẻ thở nhanh hơn và 25,5% cho rằng khi trẻ khó thở là cần
đưa ngay tới cơ sở y tế. Tỷ lệ mẹ nhận biết ít nhất một trong hai dấu hiệu nguy hiểm
của viêm phổi cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (38,8%) và thấp nhất ở Đồng bằng
sông Cửu Long (22,2%). Khả năng nhận biết này này tăng theo trình độ học vấn của
người mẹ, 18,4% ở nhóm bà mẹ không có bằng cấp so với 32,5% ở nhóm trung học
chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học trở lên. Nhận thức về các dấu hiệu nguy hiểm của
bệnh viêm phổi có xu hướng tăng lên theo nhóm mức sống, của các bà mẹ Kinh/Hoa
(29,3%) cao hơn các bà mẹ nhóm dân tộc thiểu số (23,7%). Điều thú vị là 55,2% số
phụ nữ được hỏi đã nêu ra các dấu hiệu khác cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế (ngoài 9
dấu hiệu đã cho). [25]
14
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những trẻ dưới 5 tuổi và các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đến
khám và được chẩn đoán NKHHCT tại Khoa khám của Bệnh viện Nhi Đồng Thành
phố Cần Thơ.
3.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu
 Các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đến khám đưa trẻ đến và được chẩn đoán NKHHCT.
 Bà mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu.
3.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
 Bà mẹ có khiếm khuyết khả năng nghe nói.
 Bà mẹ có con trên 5 tuổi.
 Bà mẹ bị rối loạn tâm thần.
 Bà mẹ không đồng ý tham gia nghiên cứu.
3.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
 Địa điểm: Khoa khám của Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Cần Thơ.
 Thời gian: 27/03/2017 – 10/04/2017.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
3.2.2. Cỡ mẫu: 50 mẫu
3.2.3. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn
3.2.4. Nội dung nghiên cứu
3.2.4.1. Đặc điểm chung về đối tượng:
 Tuổi mẹ: Được tính theo năm sinh dương lịch và chia thành các nhóm sau:
+ < 20 tuổi.
+ Từ 20 – 35 tuổi.
+ > 35 tuổi.
 Tuổi trẻ: Được tính theo năm sinh dương lịch và chia thành các nhóm:
+ ≤ 1 tuổi.
+ Từ 1 – 2 tuổi.
+ Từ 2 – 3 tuổi.
+ Từ 3 – 4 tuổi.
+ Từ 4 – 5 tuổi.
15
 Giới tính trẻ:
+ Nam.
+ Nữ.
 Địa dư: Nơi đang sinh sống.
+ Nông thôn.
+ Thành thị.
 Dân tộc:
+ Kinh.
+ Hoa.
+ Khmer.
+ Khác: Chăm, Ê đê, H’mông,…
 Tôn giáo:
+ Không tôn giáo.
+ Phật.
+ Thiên chúa.
+ Khác: Hòa Hảo, Cao Đài,…
 Trình độ học vấn:
+ Không biết chữ.
+ Tiểu học.
+ ≤ THPT.
+ > THPT.
 Nghề nghiệp: Nghề đem lại thu nhập chính hay công việc chính.
+ Cán bộ - Công chức (làm việc cho nhà nước hay doanh nghiệp).
+ Công nhân.
+ Nông dân (làm ruộng, làm rẫy, làm vườn, nuôi tôm,…).
+ Buôn bán.
+ Nội trợ (chỉ làm những công việc trong nhà)
+ Khác: Thợ may, uốn tóc, làm thuê,…
 Số con trong gia đình: Số con đang còn sống.
+ 01 con.
+ 02 con.
+ 03 con.
+ > 03 con.
 Nguồn thông tin đáng tin cậy để tin và làm theo trong việc phòng ngừa và chăm
sóc trẻ bị NKHHCT:
+ Cán bộ y tế.
16
+ Phương tiện thông tin (loa phát thanh, tivi, báo chí,…).
+ Bạn bè, người thân.
+ Khác: Góc truyền thông giáo dục sức khỏe tại địa phương, cộng tác viên,…
3.2.4.2. Kiến thức của bà mẹ về NKHHCT:
 Từng nghe về bệnh NKHHCT ở trẻ em:
+ Có.
+ Không.
 Nguyên nhân gây ra bệnh NKHHCT ở trẻ:
+ Có.
+ Không.
 Phân loại NKHHCT:
+ Có.
+ Không.
 Nguy cơ làm trẻ dễ mắc bệnh:
+ Suy dinh dưỡng.
+ Khói thuốc lá.
+ Trẻ không được bú sữa mẹ.
+ Thiếu vitamin A.
+ Thời tiết lạnh.
+ Không biết.
 Biểu hiện trẻ khi mắc bệnh NKHHCT:
+ Có.
+ Không.
 Dấu hiệu nguy hiểm toàn thân của bệnh NKHHCT:
+ Không uống được hoặc bỏ bú (Không uống được là khi trẻ không uống được tí
nào).
+ Nôn tất cả mọi thứ (Nôn tất cả mọi thức là trẻ nôn liên tiếp không giữ lại được tí
thức ăn nào trong dạ dày).
+ Co giật.
+ Ngủ li bì khó đánh thức (Ngủ li bì khó đánh thức là khi trẻ ngủ mê không đánh
thức được hoặc trẻ có thể ngủ lại ngay khi bà mẹ lay dậy, vỗ tay mạnh).
+ Không biết.
 Dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay:
+ Co giật, ngủ li bì khó đánh thức.
+ Nôn tất cả mọi thứ (Nôn tất cả mọi thức là trẻ nôn liên tiếp không giữ lại được tí
thức ăn nào trong dạ dày).
17
+ Rút lõm lồng ngực (Dấu rút lõm lồng ngực là dấu thấy được ở thì hít vào, là phần
dưới lồng ngực lõm vào khi hít vào. Dấu rút lồng ngực xảy ra khi phải gắng sức để
hít vào).
+ Thở rít khi nằm yên (Tiếng thở rít là một tiếng thở thô ráp được tạo ra khi trẻ thở
vào. Muốn nghe rõ tiếng này phải để sát tai vào miệng trẻ).
+ Không biết.
 Cách xác định trẻ thở nhanh:
+ Có.
+ Không.
 Cách kiểm tra trẻ bị rút lõm lồng ngực:
+ Có.
+ Không.
 Bệnh NKHHCT:
+ Cảm ho.
+ Viêm mũi.
+ Viêm họng – Amidan.
+ Viêm tai giữa.
+ Viêm phổi.
+ Không biết.
 Bệnh NKHHCT tính ở trẻ dưới 5 tuổi là nguy hiểm:
+ Có.
+ Không.
+ Không biết.
 Bệnh NKHHCT có lây lan:
+ Có.
+ Không.
+ Không biết.
3.2.4.3. Thực hành của bà mẹ về chăm sóc NKHHCT
 Xử trí khi nhà có trẻ mắc NKHHCT:
+ Để trẻ tự hết.
+ Ra quầy thuốc mua thuốc về cho trẻ uống.
+ Đưa trẻ đến trạm y tế.
+ Đưa trẻ đến bác sĩ tư.
+ Đưa trẻ đến bệnh viện khám.
Nếu bà mẹ chọn “Đưa trẻ đến trạm y tế” và “Đưa trẻ đến bệnh viện khám”là “Đúng”.
18
 Xử trí khi trẻ sốt nhẹ và ho:
+ Cho uống nước cây lá trong vườn.
+ Mua thuốc tây cho trẻ uống.
+ Không cho trẻ uống thuốc chỉ theo dõi.
+ Đưa khám bác sĩ tư.
Nếu bà mẹ chọn “Đưa khám bác sĩ tư” là “Đúng”.
 Khi trẻ ho hoặc cảm lạnh, đưa trẻ đi bệnh viện ngay khi:
+ Trẻ khó thở hơn.
+ Trẻ thở nhanh hơn.
+ Trẻ bú kém hơn (Bú kém là trẻ bú ít đi chỉ bằng một nữa lượng sữa thường ngày.
Bà mẹ có thể đánh giá thay đổi lượng sữa bú dựa vào thời gian trẻ bú).
+ Trẻ mệt hơn.
+ Không biết.
 Đánh giá lại tình trạng bệnh của trẻ sau 2 ngày được điều trị bằng kháng sinh:
+ Có.
+ Không.
 Thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống khi trẻ mắc bệnh NKHHCT:
+ Có.
+ Không.
 Khi trẻ bị NKHHCT, cho trẻ ăn:
+ Cho trẻ ăn ít hơn bình thường.
+ Cho trẻ ăn bình thường.
+ Cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường, không kiêng cử.
+ Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng (thịt, cá, trứng, sữa,…).
Nếu bà mẹ chọn “Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng (thịt, cá, trứng, sữa,…)” là
“Đúng”.
 Khi trẻ bị NKHHCT, cho trẻ uống nước hoặc bú mẹ:
+ Cho uống nước hoặc bú mẹ bình thường.
+ Uống nước hoặc bú mẹ ít hơn bình thường.
+ Uống nước hoặc bú mẹ nhiều hơn bình thường bổ sung thêm nước trái cây.
Nếu bà mẹ chọn “Uống nước hoặc bú mẹ nhiều hơn bình thường bổ sung thêm nước
trái cây” là “Đúng”.
 Làm sạch mũi khi trẻ bị sổ mũi:
+ Hút mũi bằng miệng.
+ Se mũi bằng giấy thấm hoặc vải mềm hoặc bằng khăn.
+ Không làm gì cả.
19
+ Khác: Xoa dầu lên mũi, nhỏ thuốc hoặc nước vào mũi trẻ,…
Nếu bà mẹ chọn “ Se mũi bằng giấy thấm hoặc vải mềm hoạc bằng khăn” là “Đúng”.
 Làm sạch mủ tai khi trẻ chảy mủ tai:
+ Lau bằng khăn.
+ Quấn giấy thấm thành loa kèn để se tai.
+ Khác: Dùng các loại thuốc nhỏ tai trẻ, để bông gòn bịt kín tai trẻ,…
+ Không biết làm gì.
Nếu bà mẹ chọn “Quấn giấy thấm thành loa kèn để se tai” là “Đúng”.
 Phòng ngừa NKHHCT cho trẻ dưới 5 tuổi:
+ Có.
+ Không.
 Trẻ được tiêm chủng đầy đủ có phòng tránh được bệnh NKHHCT:
+ Có.
+ Không.
+ Không biết.
 Để phòng ngừa bệnh NKHHCT, cần phải làm:
+ Giữ ấm cổ và ngực cho trẻ khi lạnh.
+ Cho trẻ tránh khói bụi, khói thuốc lá.
+ Cho trẻ bú sữa mẹ.
+ Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ.
+ Không biết.
3.2.5. Phương pháp thu thập và đánh giá số liệu
 Thu thập số liệu bằng bộ câu hỏi đã được soạn sẵn.
 Trước khi tiến hành khảo sát, các cộng tác viên sẽ được tập huấn kỹ, nhằm tránh
sai sót trong quá trình phỏng vấn.
 Phỏng vấn trực tiếp đối tượng, cộng tác viên ghi chép trong quá trình phỏng vấn.
3.2.6. Phương pháp kiểm soát sai số
 Trước khi tiến hành phỏng vấn các câu hỏi trong phiếu thu thập thông tin, cần tổ
chức tập huấn cho các cộng tác viên thu thập số liệu nhằm tránh sai sót trong quá
trình phỏng vấn. Bộ câu hỏi được sử dụng điều tra thử ở những đối tượng tương tự
sau đó được chỉnh sửa hoàn chỉnh và đưa vào nghiên cứu chính thức.
 Các thông tin đưa ra cho đối tượng chọn lựa cần phải đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu, dễ
trả lời đúng.
 Khi đối tượng được chọn nhưng phỏng vấn không được vì lí do nào đó thì sẽ chọn
đối tượng khác vào mẫu nghiên cứu.
20
3.2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
 Kiểm tra tính hoàn tất, tính chính xác, tính phù hợp thông tin.
 Những phiếu không hoàn tất, không phù hợp sẽ được phỏng vấn lại hoặc loại bỏ.
 Nhập số liệu, xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm Microsoft excel 2010.
3.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
 Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đều đã được giải thích cụ thể về nội
dung và mục đích nghiên cứu để đối tượng tham gia tự nguyện và cung cấp thông
tin chính xác.
 Đảm bảo quyền lợi và sức khỏe, nêu cao tinh thần tự nguyện tham gia nghiên cứu
không ép buộc hay lợi dụng.
 Đảm bảo trung thực và khách quan trong nghiên cứu.
 Đảm bảo thông tin cho người nghiên cứu. Thông tin thu thập chỉ phục vụ cho quá
trình nghiên cứu, không sử dụng cho mục đích khác.
21
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.1. Đặc điểm chung
Hình 4. 1. Phân bố theo tuổi mẹ
Nhận xét: Tỷ lệ các bà mẹ ở độ tuổi từ 20 – 35 tuổi, > 35 tuổi và < 20 tuổi có con mắc
NKHHCT lần lượt chiếm 94%, 6% và 0%.
Hình 4. 2. Phân bố theo tuổi trẻ
Nhận xét: Tỷ lệ trẻ mắc bệnh NKHHCT cao nhất là nhóm từ 1 – 2 tuổi chiếm 36%, ở
nhóm ≤ 1 tuổi chiếm 26%, nhóm từ 2 – 3 tuổi và từ 3 – 4 tuổi có tỷ lệ ngang bằng
nhau là 16%, và nhóm trẻ từ 4 – 5 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất với 6%.
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
< 20 tuổi Từ 20 – 35 tuổi > 35 tuổi
0%
94%
6%
0
5
10
15
20
25
30
35
40
≤ 1 tuổi Từ 1 – 2 tuổi Từ 2 – 3 tuổi Từ 3 – 4 tuổi Từ 4 – 5 tuổi
26%
36%
16% 16%
6%
22
Hình 4. 3. Phân bố theo giới tính trẻ
Nhận xét: Tỷ lệ bà mẹ có con mắc NKHHCT là trẻ nam chiếm 56%, trẻ nữ chiếm
44%.
Hình 4. 4. Phân bố theo địa dư
Nhận xét: Tỷ lệ bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc bệnh NKHHCT ở thành thị cao hơn
nông thôn với tỷ lệ lần lượt là 54% và 46%.
0
10
20
30
40
50
60
Nam Nữ
56%
44%
42
44
46
48
50
52
54
Nông thôn Thành thị
46%
54%
23
Hình 4. 5. Phân bố theo dân tộc
Nhận xét: Tỷ lệ bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc bệnh NKHHCT là người dân tộc Kinh
chiếm 68%, dân tộc Hoa và dân tộc Khmer chiếm tỷ lệ tương đương nhau là 16%.
Hình 4. 6. Phân bố theo tôn giáo
Nhận xét: Bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc bệnh NKHHCT chiếm tỷ lệ cao nhất là 34%
là người không tôn giáo, bà mẹ thuộc Thiên chúa giáo chiếm 32%, Phật giáo là 28%
và các tôn giáo khác chiếm 6%.
0
10
20
30
40
50
60
70
Kinh Hoa Khmer Khác
68%
16% 16%
0%
0
5
10
15
20
25
30
35
Không tôn giáo Phật Thiên chúa Khác
34%
28%
32%
6%
24
Hình 4. 7. Phân bố theo trình độ học vấn
Nhận xét: Bà mẹ có con mắc NKHHCT có trình độ học vấn ≤ THPT chiếm tỷ lệ cao
nhất với 46%, > THPT chiếm 40%, Tiểu học chiếm 12% và không biết chữ chiếm 2%.
Hình 4. 8. Phân bố theo nghề nghiệp
Nhận xét: Bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc NKHHCT có nghề nghiệp là Cán bộ - Công
chức chiếm 34%, Công nhân 4%, Nông dân 8%, Buôn bán 14%, Nội trợ 28% và Khác
12%.
Không biết chữ
Tiểu học
≤ THPT
> THPT
2%
12%
46%
40%
Cán bộ - Công chức
Công nhân
Nông dân
Buôn bán
Nội trợ
Khác
34%
4%
8%
14%
28%
12%
25
Hình 4. 9. Phân bố theo số con trong gia đình
Nhận xét: Bà mẹ có con mắc NKHHCT có 01 con trong gia đình chiếm tỷ lệ 36%, có
02 con trong gia đình chiếm 44%, có 03 trong gia đình chiếm 18% và > 03 con chiếm
2%.
4.1.2. Kiến thức của bà mẹ về NKHHCT
Bảng 4. 1. Kiến thức về bệnh NKHHCT
Nội dung Tiêu chí Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Từng nghe về bệnh
NKHHCT ở trẻ em
Có
Không
34
16
68
32
Nguyên nhân gây ra bệnh
NKHHCT
Có
Không
10
40
20
80
Phân loại bệnh NKHHCT
Có
Không
15
35
30
70
Nguy cơ làm trẻ dễ mắc
bệnh NKHHCT
Suy dinh dưỡng
Khói thuốc lá
Trẻ không được bú sữa
mẹ
Thiếu vitamin A
Thời tiết lạnh
Không biết
29
34
15
10
45
5
58
68
30
20
90
10
Nhận xét: Qua bảng kết quả trên cho thấy có 68% bà mẹ đã từng nghe về bệnh
NKHHCT ở trẻ em và có 32% bà mẹ chưa từng được nghe về căn bệnh này. Tuy
nhiên, có tới 80% bà mẹ không biết nguyên nhân gây ra bệnh NKHHCT ở trẻ, còn lại
01 con
02 con
03 con
> 03 con
36%
44%
18%
2%
26
20% bà mẹ biết được nguyên nhân gây ra bệnh NKHHCT. Có 70% bà mẹ không biết
phân loại bệnh NKHHCT và 30% bà mẹ biết được phân loại của bệnh.
Theo các bà mẹ, thì nguy cơ làm trẻ dễ mắc bệnh NKHHCT hàng đầu và chiếm tỷ lệ
cao nhất là thời tiết lạnh với 90%, 68% là do khói thuốc lá, 58% là do suy dinh dưỡng,
30% là trẻ không được bú sữa mẹ, 20% là do trẻ thiếu vitamin A và 10% bà mẹ không
biết được nguy cơ làm trẻ dễ mắc bệnh.
Bảng 4. 2. Kiến thức dấu hiệu và biểu hiện bệnh NKHHCT
Nội dung Tiêu chí Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Biểu hiện trẻ khi mắc
bệnh NKHHCT
Có
Không
37
13
74
26
Dấu hiệu nguy hiểm toàn
thân của bệnh NKHHCT
Không uống được hoặc
bỏ bú
Nôn tất cả mọi thứ
Co giật
Ngủ li bì khó đánh thức
Không biết
6
13
21
14
29
12
26
42
28
58
Dấu hiệu nguy hiểm cần
đưa trẻ đến bệnh viện
ngay
Co giật, ngủ li bì khó
đánh thức
Nôn tất cả mọi thứ
Rút lõm lồng ngực
Thở rít khi nằm yên
Không biết
41
45
12
12
0
82
90
24
24
0
Cách xác định trẻ thở
nhanh
Có
Không
28
22
56
44
Cách kiểm tra trẻ bị rút
lõm lồng ngực
Có
Không
13
37
26
74
Bệnh NKHHCT
Cảm ho
Viêm mũi
Viêm họng – Amidan
Viêm tai giữa
Viêm phổi
Không biết
20
26
29
18
39
8
40
52
58
36
78
16
Bệnh NKHHCT ở trẻ
dưới 5 tuổi là nguy hiểm
Có
Không
Không biết
29
0
21
58
0
42
27
Bệnh NKHHCT có lây
lan
Có
Không
Không biết
40
7
3
80
14
6
Nhận xét: Qua khảo sát của chúng tôi cho thấy 74% bà mẹ nhận biết được biểu hiện
trẻ khi mắc bệnh NKHHCT, 26% bà mẹ không biết các biểu hiện khi bệnh của trẻ. Có
58% bà mẹ không biết được các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân của bệnh NKHHCT,
42% bà mẹ cho rằng co giật là dấu hiệu nguy hiểm toàn thân, 28% bà mẹ cho rằng là
ngủ li bì khó đánh thức, 26% là nôn tất cả mọi thứ và 12% là không uống được hoặc
bỏ bú. Khi khảo sát dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay, thì có 90% bà
mẹ cho rằng khi trẻ nôn tất cả mọi thứ, 82% khi trẻ bị co giật, ngủ lì bì khó đánh thức,
24% khi trẻ bị rút lõm lồng ngực, 24% khi trẻ thở rít khi nằm yên, và không có ai là
không biết.
Trong 50 bà mẹ có con mắc bệnh NKHHCT, thì có 56% bà mẹ biết được cách xác
định khi trẻ thở nhanh và 44% bà mẹ không biết cách xác đinh. Có 74% bà mẹ không
biết cách kiểm tra trẻ bị rút lõm lồng ngực và 26% bà mẹ biết cách kiểm tra trẻ bị rút
lõm lồng ngực. Có 78% bà mẹ đồng ý rằng bệnh NHHCT là bệnh viêm phổi, 58% là
viêm họng – amidan, 52% là viêm mũi, 40% là cảm ho, 36% là viêm tai giữa, và 16%
bà mẹ không biết NKHHCT là bệnh gì. Có 58% bà mẹ nghĩ rằng bệnh NKHHCT ở trẻ
dưới 5 tuổi là nguy hiểm, 42% bà mẹ không biết có nguy hiểm hay không, và không ai
nghĩ rằng bệnh NKHHCT là không nguy hiểm. 80% bà mẹ có nghĩ rằng bệnh
NKHHCT có lây lan, 14% bệnh không lây lan và 6% bà mẹ không biết bệnh có lây lan
hay không.
4.1.3. Thực hành của bà mẹ về chăm sóc NKHHCT
Bảng 4. 3. Thực hành của bà mẹ về chăm sóc khi trẻ mắc bệnh NKHHCT
Nội dung Tiêu chí Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Xử trí khi nhà có trẻ mắc
NKHHCT
Để trẻ tự hết
Ra quầy thuốc mua thuốc
về cho trẻ uống
Đưa trẻ đến trạm y tế
Đưa trẻ đến bác sĩ tư
Đưa trẻ đến bệnh viện
khám
0
2
25
14
42
0
4
50
28
84
Xử trí khi trẻ sốt nhẹ và
ho
Cho uống nước cây lá
trong vườn
Mua thuốc tây cho trẻ
uống
10
32
20
64
28
Không cho trẻ uống thuốc
chỉ theo dõi
Đưa khám bác sĩ tư
0
31
0
62
Khi trẻ ho hoặc cảm lạnh,
đưa trẻ đi bệnh viện ngay
khi
Trẻ khó thở hơn
Trẻ thở nhanh hơn
Trẻ bú kém hơn
Trẻ mệt hơn
Không biết
28
20
6
48
2
56
40
12
96
4
Đánh giá lại tình trạng
bệnh của trẻ sau 2 ngày
điều trị bằng kháng sinh
Có
Không
30
20
60
40
Thay đổi chế độ sinh hoạt,
ăn uống khi trẻ mắc bệnh
NKHHCT
Có
Không
37
13
74
26
Khi trẻ bị NKHHCT, cho
trẻ ăn
Cho trẻ ăn ít hơn bình
thường
Cho trẻ ăn bình thường
Cho trẻ ăn nhiều hơn bình
thường, không kiêng cử
Cho trẻ ăn đầy đủ các chất
dinh dưỡng (thịt, cá,
trứng, sữa,…)
2
16
6
26
4
32
12
52
Khi trẻ bị NKHHCT, cho
trẻ uống nước hoặc bú mẹ
Cho uống nước hoặc bú
mẹ bình thường
Uống nước hoặc bú mẹ ít
hơn bình thường
Uống nước hoặc bú mẹ
nhiều hơn bình thường bổ
sung thêm nước trái cây
16
2
32
32
4
64
Làm sạch mũi khi trẻ bị
sổ mũi
Hút mũi bằng miệng
Se mũi bằng giấy thấm
hoặc vải mềm hoặc bằng
khăn
Không làm gì cả
Khác
12
38
0
0
24
76
0
0
Lau bằng khăn 8 16
29
Làm sạch mủ tai khi trẻ
chảy mủ tai
Quấn giấy thấm thành loa
kèn để se tai
Khác
Không biết làm gì
28
1
13
56
2
26
Nhận xét: Qua kết quả trong bảng trên cho thấy khi nhà có trẻ dưới 5 tuổi bị
NKHHCT có 84% bà mẹ đưa trẻ đi bệnh viện khám, 50% bà mẹ đưa trẻ đến trạm y tế,
28% bà mẹ đưa trẻ đến bác sĩ tư, 4% bà mẹ ra quầy thuốc mua thuốc về cho trẻ uống,
và không ai để trẻ tự hết khi trẻ mắc bệnh. Khi trẻ sốt nhẹ và ho, có 64% bà mẹ mua
thuốc tây cho trẻ uống, 62% bà mẹ đưa trẻ đi khám bác sĩ tư, 20% bà mẹ cho uống
nước cây lá trong vườn và không ai không cho trẻ uống thuốc chỉ theo dõi. Khi trẻ ho
hoặc cảm lạnh, bà mẹ đưa trẻ đi bệnh viện ngay khi trẻ mệt hơn chiếm 96%, trẻ khó
thở hơn 56%, trẻ thở nhanh hơn 40%, trẻ bú kém hơn 12% và 4% bà mẹ không biết
đưa trẻ đi bệnh viện ngay khi nào.
Có 60% bà mẹ biết đánh giá lại tình trạng bệnh của trẻ sau 2 ngày được điều trị bằng
kháng sinh và 40% bà mẹ không biết đánh giá. Có 74% bà mẹ thay đổi chế độ sinh
hoạt, ăn uống khi trẻ mắc bệnh NKHHCT và 26% bà mẹ không thay đổi gì cả. Khi trẻ
bị NKHHCT, có 52% bà mẹ cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng (thịt, cá, trứng,
sữa,…), 32% bà mẹ cho trẻ ăn bình thường, 12% bà mẹ cho trẻ ăn nhiều hơn bình
thường, không kiêng cử, 4% bà mẹ cho trẻ ăn ít hơn bình thường. Khi trẻ NKHHCT,
bà mẹ uống nước hoặc bú mẹ nhiều hơn bình thường bổ sung thêm nước trái cây
chiếm 64%, 32% bà mẹ cho trẻ uống nước hoặc bú mẹ bình thường và 4% bà mẹ cho
trẻ uống nước hoặc bú mẹ ít hơn bình thường. Khi trẻ bị sổ mũi, bà mẹ làm sạch mũi
trẻ bằng cách se mũi bằng giấy thấm hoặc vải mềm hoặc bằng khăn chiếm 76%, hút
mũi bằng miệng chiếm 24%. Khi trẻ bị chảy mủ tai, có 56% bà mẹ quấn giấy thấm
thành loa kèn để se tai cho trẻ, 26% bà mẹ không biết làm gì, 16% bà mẹ lau bằng
khăn, và 2% bà mẹ sử dụng biện pháp khác.
Bảng 4. 4. Kiến thức phòng ngừa bệnh NKHHCT
Nội dung Tiêu chí Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Phòng ngừa NKHHCT
cho trẻ dưới 5 tuổi
Có
Không
31
19
62
38
Trẻ được tiêm chủng đầy
đủ có phòng tránh được
bệnh NKHHCT
Có
Không
Không biết
33
2
15
66
4
30
Để phòng ngừa bệnh
Giữ ấm cổ và ngực cho
trẻ khi lạnh
Cho trẻ tránh khói bụi,
50
45
100
90
30
NKHHCT, cần phải làm khói thuốc lá
Cho trẻ bú sữa mẹ
Tiêm chủng đầy đủ cho
trẻ
Không biết
20
34
0
40
68
0
Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy có 62% bà mẹ biết cần phải làm gì để phòng ngừa
NKHHCT cho trẻ dưới 5 tuổi và 38% bà mẹ không biết phải làm gì. Có 66% bà mẹ
nghĩ rằng nếu trẻ được tiêm chủng đầy đủ có thể phòng tránh được bệnh NKHHCT, có
4% bà mẹ lại cho rằng tiêm chủng không thể phòng tránh được bệnh và có 30% bà mẹ
không biết là tiêm chủng có phòng tránh được bệnh NKHHCT hay không.
Theo khảo sát của chúng tôi, thì có 100% bà mẹ đồng ý cách giữ ấm cổ và ngực cho
trẻ khi lạnh để có thể phòng ngừa bệnh NKHHCT, tiếp theo là các cách như cho trẻ
tránh khói bụi, khói thuốc lá, tiêm chủng đầy đủ cho trẻ và cho trẻ bú sữa mẹ lần lượt
chiếm 90%, 68% và 40%.
Bảng 4. 5. Nguồn cung cấp thông tin
Tiêu chí Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Cán bộ y tế
Phương tiện thông tin (loa
phát thanh, tivi, báo chí,…)
Bạn bè, người thân
Khác
48
27
6
1
96
54
12
2
Nhận xét: Qua kết quả trên bảng cho thấy, có 96% bà mẹ cho rằng cán bộ y tế là
nguồn thông tin đáng tin cậy để có thể tin và làm theo trong việc phòng ngừa cũng như
chăm sóc trẻ bị NKHHCT, có 54% bà mẹ nghĩ rằng là phương tiện thông tin (loa phát
thanh, tivi, báo chí,…), 12% bà mẹ cho là từ bạn bè, người thân và có 2% bà mẹ chọn
nguồn cung cấp thông tin khác.
4.2. BÀN LUẬN
4.2.1. Đặc điểm chung
* Phân bố theo tuổi mẹ:
Qua kết quả nghiên cứu ở hình 4.1, cho thấy tỷ lệ bà mẹ ở độ tuổi từ 20 – 35 tuổi có
con dưới 5 tuổi mắc NKHHCT chiếm cao nhất với 94%.
Khác với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, kết quả nghiên cứu 219 bà mẹ có con dưới
5 tuổi của Nguyễn Thị Thùy Hương, Lê Hoàng Ninh (năm 2012) cho thấy tỷ lệ bà mẹ
nhỏ hơn 25 tuổi chiếm 14,6%, từ 25 – 29 tuổi chiếm 33,3%, từ 30 – 34 tuổi chiếm
31,5%, và lớn hơn hoặc bằng 35 tuổi chiếm 20,6% [20]. Nghiên cứu của Phạm Ngọc
Hà (năm 2005) cho thấy bà mẹ nhỏ hơn hoặc bằng 25 tuổi chiếm 31,6%, từ 26 – 30
31
tuổi chiếm 34,1%, lớn hơn 30 tuổi chiếm 34,4% [24]. Kết quả nghiên cứu của chúng
tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thơm (năm 2012) với tỷ lệ bà mẹ có
con mắc NKHHCT ở độ tuổi từ 20 – 35 chiếm 62,7%. [23]
* Phân bố theo tuổi trẻ:
Qua kết quả nghiên cứu của hình 4.2, cho thấy trong 50 trẻ mắc bệnh NKHHCT thì ở
độ tuổi từ 1 – 2 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 36% và trẻ từ 4 – 5 tuổi chiếm thấp nhất
với 6%.
Nghiên cứu của Lý Thị Chi Mai, Huỳnh Thanh Liêm (năm 2012) cho thấy tỷ lệ mắc
NKHHCT ở trẻ dưới 1 tuổi chiếm 1,2%, trẻ 1 – 3 tuổi chiếm tỷ lệ hơn 19,5% [13] kết
quả này thấp hơn kết quả chúng tôi nghiên cứu được nhóm nhỏ hơn hoặc bằng 1 tuổi
chiếm 26%, nhóm từ 1 – 2 tuổi chiếm 36% và nhóm từ 2 – 3 tuổi chiếm 16%. Theo
Đặng Văn Tuấn (năm 2007) cho thấy tuổi mắc bệnh NKHHCT cao nhất là nhóm trẻ
nhỏ hơn hoặc bằng 1 tuổi với tỷ lệ chiếm 44,92%, nhóm tuổi 2 – 3 tuổi bị NKHHCT
chiếm 34,86% [9] kết quả nghiên cứu này cao hơn kết quả của chúng tôi nghiên cứu
được.
Qua các nghiên cứu đã trình bày trên chứng tỏ rằng, tuổi càng nhỏ, tỷ lệ mắc bệnh
càng cao, đặc biệt là dưới 1 tuổi. Thật vậy, chức năng hàng rào của niêm mạc mũi ở trẻ
nhỏ còn yếu do khả năng sát trùng với niên dịch còn kém, trẻ dễ bị viêm nhiễm mũi
họng. Mặt khác thanh, khí, phế quản ở trẻ em là lòng tương đối hẹp, tổ chức đàn hồi ít
phát triển, vòng sụn mềm, dễ biến dạng, niêm mạc có nhiều mạch máu. Kéo theo nữa
thời kỳ bắt đầu ăn dặm trong khi đó hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh so với trẻ lớn
hơn nên tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT ở nhóm nhỏ hơn hoặc bằng 1 tuổi khá cao là điều hợp
lý. [11]
* Phân bố theo giới tính trẻ:
Qua kết quả nghiên cứu của hình 4.3 cho thấy trong 50 trường hợp trẻ dưới 5 tuổi mắc
NKHHCT thì trẻ nam chiếm 56%, trẻ nữ chiếm 44%.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Đặng Văn
Tuấn (năm 2007) với tỷ lệ mắc NKHHCT ở nam cao hơn ở nữ lần lượt là 57,3% và
42,7% [9] và cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Hoàng Văn Thìn, Đàm Thị Tuyết
(năm 2012) với tỷ lệ mắc NKHHCT ở nam chiếm 40,9% và nữ là 38,1%. [10]
Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Dân số, tỷ lệ giới tính trẻ được sinh trên cả nước
hiện chênh lệch rất lớn với 112,8 nam/100 nữ [14]. Điều này phù hợp với thông kê của
Tổng cục Dân số và cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc NKHHCT giữa trẻ
nam và trẻ nữ.
32
* Phân bố theo địa dư:
Qua kết quả của hình 4.4, cho thấy bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc NKHHCT ở thành
thị chiếm tỷ lệ 54% và ở nông thôn chiếm 46%.
Theo số liệu thống kê của những nghiên cứu gần đây cho thấy tại TP. HCM và các
thành phố lớn, có 89% mẫu không khí không đáp ứng đủ yêu cầu sức khỏe theo tiêu
chuẩn quốc tế. Bác sĩ nhi khoa Trương Hoàng Quý – Phòng khám Family Medical
Practice nhấn mạnh: “Tình trạng ô nhiễm cao do ùn tắc giao thông, khói bụi từ các
công trường đang đem lại những tác hại lớn hơn những gì một lá phổi nhỏ có thể chịu
đựng được. Tại các vùng nông thôn, mặc dù chất lượng chăm sóc y tế còn nhiều hạn
chế nhưng chúng tôi nhận thấy những bệnh về hô hấp tại các địa phương này là không
đáng kể, do mức độ ô nhiễm thấp góp phần mang lại không khí thông thoáng hơn cho
trẻ” [18]. Điều này cho thấy tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh NKHHCT ở thành thị nhiều
hơn nông thôn là điều đương nhiên.
* Phân bố theo dân tộc:
Qua kết quả hình 4.5 cho thấy bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc bệnh NKHHCT là người
dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất với 68%, là người Hoa chiếm 16% và người Khmer
chiếm 16%.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bà mẹ có con mắc NKHHCT là người Kinh
chiếm 68% cao hơn kết quả nghiên cứu của Lý Thị Chi Mai, Huỳnh Thanh Liêm (năm
2012) cho thấy tỷ lệ bà mẹ có con mắc NKHHCT là người Kinh chiếm 29,8%. [13]
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2011, dân số vùng đồng bằng sông Cửu Long
là 17325167 người, chiếm 19,8% dân số cả nước. Trong đó chủ yếu là người Việt
(Kinh) chiếm 90%, người Khmer chiếm 6% và người Hoa chiếm 2%. Nên kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bà mẹ có con mắc NKHHCT là người dân tộc Kinh
chiếm tỷ lệ cao hoàn toàn phù hợp với vấn đề phân bố dân tộc ở vùng đồng bằng sông
Cửu Long.[17]
* Phân bố theo tôn giáo:
Qua kết quả hình 4.6, cho thấy trong 50 trường hợp bà mẹ có con mắc NKHHCT dưới
5 tuổi thì có 34% bà mẹ là người không tôn giáo, 32% thuộc Thiên chúa giáo, 28%
thuộc Phật giáo và các tôn giáo khác chiếm 6% .
Theo kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 của Tổng
cục Thống kê Việt Nam, thì toàn quốc có 15651467 người xác nhận mình theo một tôn
giáo nào đó. Theo điều tra chính thức của Chính phủ thì có 81,69% dân số không tôn
giáo, 7,93% Phật giáo, 6,62% Công giáo (Thiên chúa giáo), 1,67% Hòa Hảo, 1,01%
Cao Đài, 0,86% Tin Lành và 0,22% thuộc tôn giáo khác. [1]
33
Tỉnh Cần Thơ có 5 tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo
với tổng số tín đồ 5 tôn giáo chiếm 32,93% dân số của tỉnh. [15]
Vì vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bà mẹ có con mắc NKHHCT
thuộc thành phần tôn giáo hoàn toàn phù hợp với kết quả điều tra chính thức của
Chính phủ.
* Phân bố theo trình độ học vấn:
Qua kết quả hình 4.7, cho thấy bà mẹ có con mắc NKHHCT có trình độ học vấn nhỏ
hơn hoặc bằng THPT chiếm tỷ lệ cao nhất với 46%, lớn hơn THPT chiếm 40%, tiểu
học chiếm 12% và không biết chữ chiếm 2%.
Theo nghiên cứu của Đặng Văn Tuấn (năm 2007) cho thấy bà mẹ có con mắc
NKHHCT có trình độ học vấn THCS, THPT là 69,1% và bà mẹ mù chữ, tiểu học
chiếm 30,9% [9]. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Thùy Hương, Lê Hoàng Ninh
(năm 2012) cho thấy phần lớn bà mẹ có trình độ học vấn ở các lớp cấp II chiếm
42,5%, cấp III 8,7% [20]. Nghiên cứu của Phạm Ngọc Hà (năm 2005) bà mẹ có trình
độ học vấn ở cấp II chiếm 61,3% và cấp III chiếm 13,7% đều cao hơn hơn kết quả của
chúng tôi nghiên cứu được. [24]
Với tỷ lệ của các nghiên cứu trên cho thấy, bà mẹ có trình độ học vấn thấp còn khá
con, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp thu các nguồn thông tin về bệnh cũng như
chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ.
* Phân bố theo nghề nghiệp:
Qua kết quả hình 4.8, bà mẹ có con mắc NKHHCT làm nghề Cán bộ - công chức
chiếm 34%, Nội trợ 28%, Buôn bán 14%, Công nhân 12%, Nông dân 8% và Khác là
4%.
Theo Nguyễn Thị Thùy Hương, Lê Hoàng Ninh (năm 2012), bà mẹ có con mắc
NKHHCT là nông dân chiếm 76,3% [20], nghiên cứu của Nguyễn Thị Thơm (năm
2012) thấy bà mẹ có con mắc NKHHCT là nông dân, làm ruộng chiếm 64,4% [23] và
nghiên cứu của Phạm Ngọc Hà (năm 2005) bà mẹ có nghề là làm ruộng rẫy, nội trợ
chiếm 52,5% [24] cao hơn so với kết quả chũng tôi nghiên cứu được là nông dân
chiếm 8%, nội trợ 28%.
* Phân bố theo số con trong gia đình:
Qua kết quả nghiên cứu của hình 4.9, cho thấy bà mẹ có con mắc NKHHCT có 02 con
trong gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất với 44%, có 01 con chiếm 36%, có 03 con chiếm
18% và lớn hơn 3 con chiếm 2%
Nghiên cứu của Phạm Ngọc Hà (năm 2005) cho thấy gia đình có 2 con trở lên có trẻ
mắc NKKHHCT chiếm 52,9% [24] cao hơn kết quả chúng tôi nghiên cứu được. Tuy
nhiên, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Hương, Lê Hoàng Ninh (năm 2012) gia đình
34
có hơn 2 con chiếm 30% [20] và nghiên cứu của Đặng Văn Tuấn (năm 2007) số con
trong gia đình hơn 2 con chiếm 36,2% [9] thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi.
Qua các kết quả của chúng tôi nghiên cứu được, đa số gia đình nhiều con sẽ có con
mắc NKHHCT chiếm tỉ lệ ít hơn. Vì hầu hết các bà mẹ có hơn 02 con sẽ có kiến thức
chăm sóc trẻ nhiều hơn bà mẹ lần đầu có con.
4.2.2. Kiến thức của bà mẹ về NKHHCT
* Kiến thức về bệnh NKHHCT:
Qua kết quả bảng 4.1, cho thấy có 68% bà mẹ đã từng nghe về bệnh NKHHCT ở trẻ
em, có 70% bà mẹ không biết phân loại bệnh NKHHCT, có tới 80% bà mẹ không biết
nguyên nhân gây ra bệnh NKHHCT ở trẻ. Nguy cơ làm trẻ dễ mắc bệnh NKHHCT
hàng đầu và chiếm tỷ lệ cao nhất là thời tiết lạnh với 90%, 68% là do khói thuốc lá,
58% là do suy dinh dưỡng, 30% là trẻ không được bú sữa mẹ, 20% là do trẻ thiếu
vitamin A.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn và cs (năm 2016) phần lớn bà mẹ biết về
bệnh NKHHCT chiếm tỷ lệ 93,2% [22]. Kết quả này cao hơn kết quả chúng tôi nghiên
cứu được có 68% bà mẹ từng nghe, biết về NKHHCT.
* Kiến thức dấu hiệu và biểu hiện bệnh NKHHCT:
Qua bảng 4.2, cho thấy có tới 74% bà mẹ không biết cách kiểm tra trẻ bị rút lõm lồng
ngực. Trong khi đó, dấu hiệu rút lõm lồng ngực là một trong những dấu hiệu nguy
hiểm cần được nhận biết ngay. Do đó, cần tập trung quan tâm để giáo dục sức khỏe
cho bà mẹ về dấu hiệu này để có thể kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện và tránh những
biến chứng xấu.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn và cs (năm 2016), viêm phổi được bà mẹ
nhắc đến nhiều nhất chiếm tỷ lệ 86% cao hơn nghiên cứu của chúng tôi là bà mẹ nghĩ
NKHHCT là viêm phổi chiếm 78%. Tuy nhiên vẫn còn 6,8% bà mẹ không biết bệnh
nào trong nhóm bệnh NKHHCT lại thấp hơn của chúng tôi là có 16% bà mẹ không
biết NKHHCT là bệnh gì. 92,7% bà mẹ biết ho là dấu hiệu trẻ mắc NKHHCT, tiếp đến
dấu hiệu sốt chiếm 76,1%. Dấu hiệu cần đưa trẻ khám ngay được bà mẹ nói đến là khó
thở chiếm tỷ lệ 84,4%, bà mẹ cho rằng trẻ co giật là bệnh của trẻ nặng hơn chiếm
nhiều nhất 58,7% [22] cao hơn nghiên cứu chúng tôi là chỉ có 42 % bà mẹ nghĩ co giật
là dấu hiệu bệnh nặng. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thơm (năm 2012), đối với dấu
hiệu ho, hắt hơi sổ mũi tỷ lệ bà mẹ đồng ý chiếm tỷ lệ cao77,2% và 79,3%; dấu hiệu
thở nhanh, thở rít chiếm lần lượt 60,9% và 63,0% cao hơn nghiên cứu chúng tôi là dấu
hiệu thở rít chỉ chiếm 24%; dấu hiệu rút lõm lồng ngực chiếm 22% thấp hơn kết quả
chúng tôi nghiên cứu dấu hiệu rút lõm lồng ngực có 24% [23]. Nghiên cứu của Phạm
Ngọc Hà (năm 2005), bà mẹ biết triệu chứng sốt là 71%, triệu chứng ho 51,4%, dấu
35
hiệu khó thở 39,2 %; biết được các bệnh của NHHCT, cảm ho là 61,6% , viêm họng –
viêm amidan 26,7%, chảy nước mũi 26,3%, viêm phổi 25,2 % cao hơn nghiên cứu của
chúng tôi lần lượt là 40%, 58%, 52% và 78%. [24]
4.2.3. Thực hành của bà mẹ về chăm sóc NKHHCT
* Thực hành của bà mẹ về chăm sóc khi trẻ mắc bệnh NKHHCT:
Theo nghiên cứu của Phạm Ngọc Hà (năm 2005) khi trẻ bị bệnh NKHHCT đa số các
bà mẹ biết chọn đúng nơi để khám bệnh cho trẻ như bệnh viện 65,1%, trạm y tế
31,6%, bác sĩ tư 23,5%, còn 1 số ít tự mua thuốc 4,3%, đi thầy thuốc đông y 0,5%,
khác 0,3% thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi bà mẹ đưa trẻ khám bệnh viện, trạm y
tế, bác sĩ tư lần lượt là 84%, 50%, và 28%. Khi trẻ bị bệnh NKHHCT, bà mẹ biết cần
cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng 58,8% cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi là 52%,
không kiêng cử 11,2%, ăn như thường ngày 20,9% thấp hơn nghiên cứu chúng tôi là
ăn bình thường chiếm 32%, ăn ít hơn thường ngày 3,1%, khác 0,3%. Khi trẻ bị chảy
mũi, các bà mẹ biết cách làm sạch mũi bằng cách se mũi bằng giấy thấm 53,2% thấp
hơn nghiên cứu của chúng tôi se mũi bằng giấy thấm chiếm 76%, còn lau mũi bằng
khăn và hút mũi bằng miệng chiếm 46,8%. Khi trẻ bị chảy mủ tai biết sâu kèn bằng
giấy thấm chiếm 63,4% cao hơn nghiên cứu của chúng tôi là 56%, lau bằng khăn và
làm khác chiếm 36,6%. [24]
Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn và cs (năm 2016) số bà mẹ đồng ý đưa trẻ
đến cơ sở y tế khi mắc bệnh chiếm 88,3% cao hơn nghiên cứu chúng tôi. Phần lớn bà
mẹ đồng ý cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng chiếm 90,6%. Phần lớn bà mẹ đồng ý rằng
cần sự hướng dẫn của nhân viên y tế chiếm 96,6% nhất là hiệu thuốc tây chiếm 49,9%,
trạm y tế hoặc bệnh viện chiếm 31,4%, đi khám bác sĩ tư chiếm 18,7%. Số bà mẹ cho
trẻ uống nước nhiều hơn bình thường khi sốt hoặc ho chiếm 62,3%. Tuy nhiên vẫn còn
1,3% số bà mẹ cho trẻ uống ít hơn bình thường. Khi trẻ ho, 27,8% bà mẹ sử dụng siro
ho tây y để giảm ho, bà mẹ sử dụng thuốc ho dân gian chiếm 27,5%, sử dụng kháng
sinh chiếm 42,5% Phần lớn bà mẹ dùng khăn lau mũi chiếm 71,2%, dùng giấy thấm
sâu kèn chiếm 21,8%, dùng miệng hút mũi chiếm 2,1%, không làm gì chiếm 4,9%
thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi là se mũi bằng giấy thấm hoặc vải mềm hoặc bằng
khăn, hút mũi bằng miệng lần lượt 76% và 24%. [22]
Qua kết quả nghiên cứu của bảng 4.3, cho thấy có 84% bà mẹ đưa trẻ đi bệnh viện
khám, 50% bà mẹ đưa trẻ đi trạm y tế khám khi trẻ mắc NKHHCT. Đây là điều rất tốt
vì đa số các bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc NKHHCT có trình độ học vấn nhỏ hơn hoặc
bằng THPT đã có kiến thức khoa học thường thức nên đã chọn đúng nơi khám bệnh
cho trẻ, các trẻ này được thăm khám và điều trị đúng nhưng còn một số ít bà mẹ chưa
hiểu rõ sự nguy hiểm của bệnh NKHHCT cũng như việc mua thuốc tây (64%) hoặc
36
cho trẻ uống nước cây lá trong vườn (20%) khi trẻ bệnh là điểm cần quan tâm để tuyên
truyền giáo dục sức khỏe cộng đồng cho các bà mẹ.
Về dinh dưỡng cho trẻ lúc mắc bệnh NKHHCT, đa số bà mẹ cho trẻ ăn đầy đủ các
chất dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao với 52%, nhưng có 32% bà mẹ cho trẻ ăn bình thường
và 12% bà mẹ cho trẻ ăn không kiêng cử. Thường khi trẻ bệnh, các bà mẹ thường
kiêng cử thức ăn như dầu, mỡ, tôm, cua vì các bà mẹ cho rằng ăn các thức ăn đó làm
cho trẻ ho nhiều hơn, các bà mẹ chưa hiểu được trong lúc bệnh cần phải cho ăn đầy đủ
dinh dưỡng để trẻ mau hồi phục. Bà mẹ cần cho trẻ ăn nhiều lần, mỗi lần ăn ít và đầy
đủ dinh dưỡng để đảm bảo cho trẻ đạt được nhu cầu năng lượng hàng ngày. Đây cũng
là vấn đề cần quan tâm trong vấn đề giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ.
Trong lúc trẻ bệnh NKHHCT thì hầu hết trẻ đều chảy mũi, nghẹt mũi sẽ làm trẻ khó
chịu và sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ, do đó bà mẹ cần biết cách làm sạch
mũi để giúp trẻ dễ chịu, ăn uống dễ dàng hơn, nhất là các trẻ còn bú. Trong nghiên cứu
này thì đa số các bà mẹ biết làm sạch mũi cho trẻ bằng se mũi bằng giấy thấm hoặc vải
mềm hoặc bằng khăn đạt được 76%. Việc làm sạch mủ tai bằng cách quấn giấy thấm
thành loa kèn để se tại, các bà mẹ đạt được 56%, số còn lại chỉ lau bằng khăn, không
biết làm gì hoặc làm phương pháp khác. Nhiễm khuẩn ở tai thường là nguyên nhân
khiến trẻ ốm dai dẳng. Đôi khi nhiễm khuẩn ở tai có thể lan sang phần xương chũm
hoặc tới não gây viêm màng não. Nhiễm khuẩn ở tai cũng là nguyên nhân gây điếc cho
trẻ em làm cản trở việc sinh hoạt và học tập cho trẻ sau này. Vì vậy, việc phát hiện kịp
thời để xử lý đúng những trẻ bị bệnh ở tai sẽ hạn chế được các nguy cơ trên. Do đó các
bà mẹ cần biết dùng giấy thấm sâu kèn để làm khô tai cho trẻ.
* Kiến thức phòng ngừa bệnh NKHHCT:
Theo nghiên cứu của Phạm Ngọc Hà (năm 2015), biện pháp dự phòng NKHHCT, các
bà mẹ biết giữ ấm cổ và ngực khi thời tiết lạnh chiếm tỷ lệ 74%, tránh khói bụi 32,8%,
tránh khói thuốc là 28,5%, cho bú mẹ đầy đủ 22,9%, tiêm chủng đúng quy định 44,3%
[24] thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi về các biện pháp phòng ngừa NKHHCT
thì có 100% bà mẹ đồng ý cách giữ ấm cổ và ngực cho trẻ khi lạnh, tiếp theo là các
cách như cho trẻ tránh khói bụi, khói thuốc lá, tiêm chủng đầy đủ cho trẻ và cho trẻ bú
sữa mẹ lần lượt chiếm 90%, 68% và 40%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn và
cs (năm 2016) có 70,4% bà mẹ có kiến thức đúng về các biện pháp phòng ngừa
NKHHCT [22].
Qua kết quả bảng 4.4, cho thấy có 62% bà mẹ biết cần phải làm gì để phòng ngừa
NKHHCT cho trẻ dưới 5 tuổi trong đó có 100% bà mẹ đồng ý cách giữ ấm cổ và ngực
cho trẻ khi lạnh để có thể phòng ngừa bệnh NKHHCT, tiếp theo là các cách như cho
trẻ tránh khói bụi, khói thuốc lá, tiêm chủng đầy đủ cho trẻ và cho trẻ bú sữa mẹ lần
37
lượt chiếm 90%, 68% và 40%. Có 66% bà mẹ nghĩ rằng nếu trẻ được tiêm chủng đầy
đủ có thể phòng tránh được bệnh NKHHCT tuy nhiên vẫn còn một số ít bà mẹ cho
rằng tiêm chủng dầy đủ không thể phòng tránh được bệnh NKHHCT. Một số bà mẹ
cho rằng trẻ tiêm chủng sau đó dễ bị nóng và ho nhưng không biết rằng tiêm chủng rất
có lợi ích vì ngừa được nhiều bệnh và trẻ ít bệnh tật, có thể phát triển và tăng sức đề
kháng chống được một số bệnh nhiễm khuẩn.. Cho trẻ bú sữa mẹ để có thể phòng
ngừa bệnh NKHHCT chỉ đạt được 20%, vì một số bà mẹ cho rằng bú sữa mẹ chỉ giúp
trẻ phát triển chứ không biết rằng sữa mẹ ngoài chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển còn
có một lượng kháng thể để giúp trẻ chống lại bệnh tật trong đó có bệnh NKHHCT.
* Nguồn cung cấp thông tin:
Qua kết quả nghiên cứu của bảng 4.5, cho thấy có 96% bà mẹ cho rằng cán bộ y tế là
nguồn thông tin đáng tin cậy để có thể tin và làm theo trong việc phòng ngừa cũng như
chăm sóc trẻ bị NKHHCT, có 54% bà mẹ nghĩ rằng là phương tiện thông tin (loa phát
thanh, tivi, báo chí,…), 12% bà mẹ cho là từ bạn bè, người thân.
Theo nghiên cứu của Phạm Ngọc Hà (2005) hầu hết các bà mẹ được thông tin về bệnh
NKHHCT chiếm tỷ lệ 90,3%. Nguồn thông tin được bà mẹ nghe nhiều nhất là từ cán
bộ y tế 64,5%, kế đến là ti vi 46,8%, là báo chí 16,6%. Nguồn thông tin có ảnh hưởng
tốt đối với bà mẹ là từ nhân viên y tế 71%, kế đến là ti vi 38,7% và báo chí 13% thấp
hơn so với kết quả chúng tôi nghiên cứu được là cán bộ y tế chiếm 96%, phương tiện
thông tin chiếm 54%. [24]
38
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Từ những kết quả thu được trong nghiên cứu này, chúng tôi có kết luận như sau:
5.1.1. Kiến thức của bà mẹ về NKHHCT
 Có 68% bà mẹ đã được nghe về bệnh NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tuy nhiên,
chỉ có 20% bà mẹ biết nguyên nhân gây ra bệnh NKHHCT và 30% bà mẹ biết
phân loại bệnh NKHHCT.
 Nguy cơ làm trẻ dễ mắc bệnh NKHHCT hàng đầu và chiếm tỷ lệ cao nhất là thời
tiết lạnh với 90%, 68% là do khói thuốc lá, 58% là do suy dinh dưỡng, 30% là trẻ
không được bú sữa mẹ, 20% là do trẻ thiếu vitamin A.
 Có 74% bà mẹ nhận biết được biểu hiện trẻ khi mắc bệnh NKHHCT. Dấu hiệu
nguy hiểm toàn thân của bệnh NKHHCT: 42% bà mẹ cho rằng là co giật, 28% là
ngủ li bì khó đánh thức, 26% là nôn tất cả mọi thứ và 12% là không uống được
hoặc bỏ bú.
 Dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay, thì có 90% bà mẹ cho rằng
khi trẻ nôn tất cả mọi thứ, 82% khi trẻ bị co giật, ngủ lì bì khó đánh thức, 24% khi
trẻ bị rút lõm lồng ngưc, 24% khi trẻ thở rít khi nằm yên.
 Có 56% bà mẹ biết được cách xác định khi trẻ thở nhanh và 26% bà mẹ biết cách
kiểm tra trẻ bị rút lõm lồng ngực.
 Có 78% bà mẹ đồng ý rằng bệnh NHHCT là bệnh viêm phổi, 58% là viêm họng –
amidan, 52% là viêm mũi, 40% là cảm ho, 36% là viêm tai giữa.
 Có 58% bà mẹ nghĩ rằng bệnh NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi là rất nguy hiểm và có
80% bà mẹ có nghĩ rằng bệnh NKHHCT có lây lan.
5.1.2. Thực hành của bà mẹ về chăm sóc NKHHCT
 Khi nhà có trẻ dưới 5 tuổi bị mắc NKHHCT có 84% bà mẹ đưa trẻ đi bệnh viện
khám, 50% bà mẹ đưa trẻ đến trạm y tế.
 Khi trẻ ho hoặc cảm lạnh, bà mẹ đưa trẻ đi bệnh viện ngay khi trẻ mệt hơn chiếm
96%, trẻ khó thở hơn 56%, trẻ thở nhanh hơn 40%, trẻ bú kém hơn 12%.
 Có 60% bà mẹ biết đánh giá lại tình trạng bệnh của trẻ sau 2 ngày được điều trị
bằng kháng sinh.
 Có 74% bà mẹ thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống khi trẻ mắc bệnh NKHHCT. Khi
trẻ bị NKHHCT, có 52% bà mẹ cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng (thịt, cá,
trứng, sữa,…). Khi trẻ NKHHCT, bà mẹ cho trẻ uống nước hoặc bú mẹ nhiều hơn
bình thường bổ sung thêm nước trái cây chiếm 64%.
39
 Khi trẻ bị sổ mũi, bà mẹ làm sạch mũi trẻ bằng cách se mũi bằng giấy thấm hoặc
vải mềm hoặc bằng khăn chiếm 76%. Khi trẻ bị chảy mủ tai, có 56% bà mẹ quấn
giấy thấm thành loa kèn để se tai cho trẻ.
 Có 62% bà mẹ biết cần phải làm gì để phòng ngừa NKHHCT cho trẻ dưới 5 tuổi.
66% bà mẹ biết tiêm chủng đầy đủ có thể phòng tránh được bệnh NKHHCT.
 Có 100% bà mẹ đồng ý cách giữ ấm cổ và ngực cho trẻ khi lạnh để có thể phòng
ngừa bệnh NKHHCT, tiếp theo là các cách như cho trẻ tránh khói bụi, khói thuốc
lá, tiêm chủng đầy đủ cho trẻ và cho trẻ bú sữa mẹ lần lượt chiếm 90%, 68% và
40%.
 Có 96% bà mẹ cho rằng cán bộ y tế là nguồn thông tin đáng tin cậy để có thể tin
và làm theo trong việc phòng ngừa cũng như chăm sóc trẻ bị NKHHCT.
5.2. KIẾN NGHỊ
Từ những điều kết luận trên, chúng tôi xin được nêu lên một số kiến nghị sau:
 Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm
chuyển tải những kiến thức cần thiết về chương trình NKHHCT trong quá trình
chăm sóc trẻ.
 Thường xuyên bồi dưỡng và đào tạo lại cho nhân viên y tế về các kiến thức và
công tác phòng chống NKHHCT.
 Cán bộ y tế tại các tuyến cơ sở cần giáo dục sức khỏe, cung cấp các kiến thức về
bệnh cũng như các dấu hiệu nhận biết, chăm sóc và phòng ngừa bệnh NKHHCT
cho các bà mẹ để họ thay đổi các hành vi không có lợi trong vấn đề chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ.
 Những chương trình giáo dục sức khỏe đặc biệt là giáo dục về bệnh NKHHCT cần
tập trung tác động vào các bà mẹ trẻ, các bà mẹ ít con, trình độ học vấn thấp, sống
thành thị cũng như nông thôn.
 Nội dung giáo dục sức khỏe về NKHHCT cần được soạn thảo đơn giản, dễ hiểu,
dễ nhớ và được chuyển tải đến các bà mẹ có con dưới 5 tuổi nói riêng và nhân dân
nói chung bằng nhiều kênh thông tin, chú trọng ở phương pháp truyền thông bằng
trực quan qua các tranh ảnh, áp phích, video, …và công tác tư vấn trực tiếp với các
bà mẹ.
Đề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp
Đề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp
Đề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp
Đề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp
Đề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp
Đề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp
Đề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp
Đề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp

More Related Content

What's hot

21.1.2014 lập kế hoạch y tế
21.1.2014 lập kế hoạch y tế21.1.2014 lập kế hoạch y tế
21.1.2014 lập kế hoạch y tếGia Hue Dinh
 
NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚI
NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚINHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚI
NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚISoM
 
Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata
Hướng dẫn nhập số liệu với EpidataHướng dẫn nhập số liệu với Epidata
Hướng dẫn nhập số liệu với Epidataphongnq
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EMSoM
 
Tai Lieu Huong Dan Sang Loc Truoc Sinh
Tai Lieu Huong Dan Sang Loc Truoc SinhTai Lieu Huong Dan Sang Loc Truoc Sinh
Tai Lieu Huong Dan Sang Loc Truoc Sinhthanh cong
 
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huếyoungunoistalented1995
 
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ emChẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ emBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOATHỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOASoM
 
Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtenstein
Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtensteinKết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtenstein
Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtensteinTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
VIÊM PHỔI
VIÊM PHỔIVIÊM PHỔI
VIÊM PHỔISoM
 
SUY THAI TRONG CHUYỂN DẠ
SUY THAI TRONG CHUYỂN DẠSUY THAI TRONG CHUYỂN DẠ
SUY THAI TRONG CHUYỂN DẠSoM
 
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU  Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU  Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...TBFTTH
 
1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án)
1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án) 1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án)
1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án) nataliej4
 
ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA N...
ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA N...ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA N...
ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA N...nataliej4
 
Xác định vấn đề ưu tiên trong nghiên
Xác định vấn đề ưu tiên trong nghiênXác định vấn đề ưu tiên trong nghiên
Xác định vấn đề ưu tiên trong nghiênPhap Tran
 
THIẾU MÁU PHÂN LOẠI VÀ ĐIỀU TRỊ
THIẾU MÁU PHÂN LOẠI VÀ ĐIỀU TRỊTHIẾU MÁU PHÂN LOẠI VÀ ĐIỀU TRỊ
THIẾU MÁU PHÂN LOẠI VÀ ĐIỀU TRỊSoM
 

What's hot (20)

Đề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi
Đề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổiĐề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi
Đề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi
 
21.1.2014 lập kế hoạch y tế
21.1.2014 lập kế hoạch y tế21.1.2014 lập kế hoạch y tế
21.1.2014 lập kế hoạch y tế
 
NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚI
NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚINHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚI
NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚI
 
Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata
Hướng dẫn nhập số liệu với EpidataHướng dẫn nhập số liệu với Epidata
Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
 
Tai Lieu Huong Dan Sang Loc Truoc Sinh
Tai Lieu Huong Dan Sang Loc Truoc SinhTai Lieu Huong Dan Sang Loc Truoc Sinh
Tai Lieu Huong Dan Sang Loc Truoc Sinh
 
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
 
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ emChẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
 
Viêm Phổi
Viêm PhổiViêm Phổi
Viêm Phổi
 
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOATHỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
 
Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtenstein
Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtensteinKết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtenstein
Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtenstein
 
VIÊM PHỔI
VIÊM PHỔIVIÊM PHỔI
VIÊM PHỔI
 
SUY THAI TRONG CHUYỂN DẠ
SUY THAI TRONG CHUYỂN DẠSUY THAI TRONG CHUYỂN DẠ
SUY THAI TRONG CHUYỂN DẠ
 
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU  Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU  Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...
 
1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án)
1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án) 1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án)
1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án)
 
ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA N...
ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA N...ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA N...
ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA N...
 
Luận án: Đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Luận án: Đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràngLuận án: Đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Luận án: Đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
 
Xác định vấn đề ưu tiên trong nghiên
Xác định vấn đề ưu tiên trong nghiênXác định vấn đề ưu tiên trong nghiên
Xác định vấn đề ưu tiên trong nghiên
 
THIẾU MÁU PHÂN LOẠI VÀ ĐIỀU TRỊ
THIẾU MÁU PHÂN LOẠI VÀ ĐIỀU TRỊTHIẾU MÁU PHÂN LOẠI VÀ ĐIỀU TRỊ
THIẾU MÁU PHÂN LOẠI VÀ ĐIỀU TRỊ
 
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAYLuận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
 

Similar to Đề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp

Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ t...
 Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ t... Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ t...
Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ t...hieu anh
 
Đề tài: Kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...hieu anh
 
Khảo sát kiến thức thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
 Khảo sát kiến thức thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ... Khảo sát kiến thức thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
Khảo sát kiến thức thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...hieu anh
 
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc môngThực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mônghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em, 9đ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...nataliej4
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp (20)

Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ t...
 Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ t... Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ t...
Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ t...
 
Đề tài: Kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi - Gửi miễn phí qu...
 
Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
 
Khảo sát kiến thức thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
 Khảo sát kiến thức thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ... Khảo sát kiến thức thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
Khảo sát kiến thức thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
 
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc môngThực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
 
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...
 
Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc, HAY
Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc, HAYPhòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc, HAY
Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc, HAY
 
Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docx
Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docxTiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docx
Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docx
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
 
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình ĐịnhLuận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
 
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ emĐề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em
 
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em, 9đ - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Khảo sát nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên
Đề tài: Khảo sát nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viênĐề tài: Khảo sát nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên
Đề tài: Khảo sát nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên
 
Đề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAY
Đề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAYĐề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAY
Đề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAY
 
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...
 
Luận án: Chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV
Luận án: Chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARVLuận án: Chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV
Luận án: Chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV
 
Đề tài: Thực trạng chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV n...
Đề tài: Thực trạng chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV n...Đề tài: Thực trạng chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV n...
Đề tài: Thực trạng chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV n...
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 

Recently uploaded (20)

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 

Đề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG ĐA KHOA MÃ SỐ: 51720501 KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI KHOA KHÁM BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2017 Cần Thơ, năm 2017 SINH VIÊN THỰC HIỆN NGUYỄN HỒNG GẤM MSSV: 13D720501007 LỚP: ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG 8 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ths. NGUYỄN THỊ HỒNG NGUYÊN
  • 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG ĐA KHOA MÃ SỐ: 51720501 KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI KHOA KHÁM BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2017 Cần Thơ, năm 2017 SINH VIÊN THỰC HIỆN NGUYỄN HỒNG GẤM MSSV: 13D720501007 LỚP: ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG 8 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ths. NGUYỄN THỊ HỒNG NGUYÊN
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tiểu luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng đa khoa niên khóa 2013 – 2017 em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: Ban Giám Hiệu Trường Đại học Tây Đô cùng toàn thể quý thầy cô đã giảng dạy, truyền thụ cho em những kiến thức bổ ích trong suốt 4 năm học vừa qua. Ban Chủ Nhiệm, quý thầy cô trong khoa Dược – Điều Dưỡng. Thư viện Trường Đại học Tây Đô. Các cán bộ nhân viên Khoa khám Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em trong quá trình thực hiện và hoàn thành tiểu luận tốt nghiệp này. Đặc biệt em xin gửi lời cám ơn chân thành, sâu sắc nhất đến cô Nguyễn Thị Hồng Nguyên – người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện tiểu luận. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã dành nhiều tình cảm động viên và tạo điều kiện thuận lợi giúp em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành tiểu luận. Cuối cùng xin cảm ơn tất cả các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đã đồng ý tham gia vào cuộc khảo sát để em có được những số liệu khách quan và chính xác nhất cho tiểu luận này. Sinh viên thực hiện Nguyễn Hồng Gấm
  • 4. ii LỜI CAM KẾT KẾT QUẢ Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả thu thập được trong tiểu luận là trung thực. Đề tài của tôi chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Sinh viên Nguyễn Hồng Gấm
  • 5. iii TÓM TẮT Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) là bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, trong đó chủ yếu do viêm phổi. Tỉ lệ mắc bệnh cao và là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở trẻ em tại các nước đang phát triển. Dù hiện nay chương trình phòng chống NKHHCT đã được triển khai áp dụng và mở rộng ở nước ta từ năm 1984. Nhưng hàng năm, NKHHCT vẫn còn là nguyên nhân có số lần mắc và tử vong khá cao ở trẻ em dưới 5 tuổi. Nhận thức ra tầm quan trọng của bệnh NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi, chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát kiến thức, thực hành của bà mẹ về chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại Khoa khám Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Cần Thơ năm 2017” với các mục tiêu hướng tới là: “Tìm hiểu kiến thức của bà mẹ về Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi” và “Tìm hiểu thực hành của bà mẹ về chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi”. Với phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang tại Khoa khám, Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Cần Thơ, năm 2017 với 50 mẫu ngẫu nhiên đơn. Đượ các kết quả như sau: Có 68% bà mẹ đã được nghe về bệnh NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi. Có 74% bà mẹ nhận biết được biểu hiện trẻ khi mắc bệnh NKHHCT. Có 78% bà mẹ đồng ý rằng bệnh NHHCT là bệnh viêm phổi. Khi nhà có trẻ dưới 5 tuổi bị mắc NKHHCT có 84% bà mẹ đưa trẻ đi bệnh viện khám. Có 74% bà mẹ thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống khi trẻ mắc bệnh NKHHCT. Có 62% bà mẹ biết cần phải làm gì để phòng ngừa NKHHCT cho trẻ dưới 5 tuổi. Có 96% bà mẹ cho rằng cán bộ y tế là nguồn thông tin đáng tin cậy để có thể tin và làm theo trong việc phòng ngừa cũng như chăm sóc trẻ bị NKHHCT. Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành chăm sóc bệnh NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi. Từ kết quả nghiên cứu này sẽ có kế hoạch giáo dục sức khỏe phù hợp cho các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Cần Thơ về nhận biết, phòng tránh và chăm sóc trẻ khi mắc NKHHCT cũng như công tác truyền thông giáo dục trong cộng đồng.
  • 6. iv MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i LỜI CAM KẾT KẾT QUẢ ......................................................................................... ii TÓM TẮT .................................................................................................................... iii MỤC LỤC .....................................................................................................................iv DANH SÁCH BẢNG.....................................................................................................v DANH SÁCH HÌNH......................................................................................................v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................ vii CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................1 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3 2.1. DỊCH TỄ BỆNH NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI................................................................................................................................3 2.2. BỆNH NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH.....................................................5 2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRẺ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH CỦA BÀ MẸ ................................................10 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................14 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................................14 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................14 3.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ...................................................................20 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN......................................21 4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................................21 4.2. BÀN LUẬN..........................................................................................................30 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................38 5.1. KẾT LUẬN ..........................................................................................................38 5.2. KIẾN NGHỊ..........................................................................................................39 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................40 PHỤ LỤC .....................................................................................................................44
  • 7. v DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2. 1. Phác đồ xử trí trẻ NKHHCT từ 2 tháng đến 5 tuổi........................................7 Bảng 2. 2. Phác đồ xử trí từ trẻ NKHHCT 0 – 2 tháng tuổi............................................8 Bảng 2. 3. Phác đồ xử trí trẻ bị viêm họng......................................................................9 Bảng 2. 4. Phác đồ xử trí trẻ bị viêm tai..........................................................................9 Bảng 4. 1. Kiến thức về bệnh NKHHCT....................................................................................25 Bảng 4. 2. Kiến thức dấu hiệu và biểu hiện bệnh NKHHCT................................................26 Bảng 4. 3. Thực hành của bà mẹ về chăm sóc khi trẻ mắc bệnh NKHHCT.....................27 Bảng 4. 4. Kiến thức phòng ngừa bệnh NKHHCT..................................................................29 Bảng 4. 5. Nguồn cung cấp thông tin ..........................................................................................30
  • 8. vi DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 4. 1. Phân bố theo tuổi mẹ ....................................................................................21 Hình 4. 2. Phân bố theo tuổi trẻ.....................................................................................21 Hình 4. 3. Phân bố theo giới tính trẻ .............................................................................22 Hình 4. 4. Phân bố theo địa dư ......................................................................................22 Hình 4. 5. Phân bố theo dân tộc.....................................................................................23 Hình 4. 6. Phân bố theo tôn giáo ...................................................................................23 Hình 4. 7. Phân bố theo trình độ học vấn......................................................................24 Hình 4. 8. Phân bố theo nghề nghiệp.............................................................................24 Hình 4. 9. Phân bố theo số con trong gia đình ..............................................................25
  • 9. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NKHHCT Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính NKHHC Nhiễm khuẩn hô hấp cấp WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
  • 10. 1 CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) ở trẻ em, đã và đang là một trong những vấn đề mang tính chất toàn cầu, thu hút sự quan tâm của mọi quốc gia, là một trong những vấn đề mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) quan tâm. NKHHCT là bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh còn cao và là một trong ba nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở trẻ em tại các nước đang phát triển [5]. Trong các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em thì NKHHCT chiếm hàng đầu (37,6%), tiếp đến là tiêu hóa (26,4%), bệnh máu (4,3% ), tim mạch (4,2%) và thận (1,7%) , số còn lại là do các nguyên nhân khác. Theo số liệu của WHO (1990), trên toàn thế giới, hàng năm có khoảng 14 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết (95% ở các nước đang phát triển), trong đó có 4 triệu trẻ em chết vì NKHHCT [6], [7]. Tại hội nghị Tham khảo Quốc tế về chống Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính lần thứ nhất tổ chức tại Washington năm 1991, cho biết hàng năm trên thế giới có khoảng 4,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi đã chết vì NKHHCT, trong đó chủ yếu do viêm phổi. Đến tháng 7 năm 1997, hội nghị quốc tế của WHO tại Canberra đã tổng kết là tử vong do NKHHCT dưới chiếm 19% tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi [4]. Viêm phổi đã gây tử vong 920136 trẻ em dưới 5 tuổi vào năm 2015, chiếm 16% tổng số ca tử vong trẻ em dưới 5 tuổi. Viêm phổi gây ảnh hưởng đến trẻ em và gia đình ở mọi nơi, nhưng phổ biến nhất ở Nam Á và vùng cận Sahara ở châu Phi [32]. Tại khu vực Đông Nam Á, tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp vẫn là nguyên nhân cao nhất (25%) trong các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em, tiếp theo là tiêu chảy (14%) và chết sơ sinh (32%) kết hợp với các bệnh khác, còn lại là các nguyên nhân khác. Theo số liệu WHO, mỗi trẻ trung bình trong 1 năm mắc NKHHCT từ 4 – 9 lần/năm, trong đó có 10% mắc viêm phổi nặng, ước tính trên toàn cầu mỗi năm có khoảng 2 tỉ lượt trẻ mắc NKHHCT, trong đó có khoảng 40 triệu lượt là viêm phổi. [19] Tại các bệnh viện, số lượng bệnh nhân đến khám vì NKHHCT chiếm tỷ lệ 1/3 so với các bệnh khác. Theo thống kê của các bệnh viện ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trẻ đến khám vì bệnh hô hấp nhiều gấp 4,4 lần so với bệnh tiêu hóa. Tại 1 xã thuộc đồng bằng Bắc Bộ có 8000 dân, trong đó có 1000 trẻ em dưới 5 tuổi, hàng năm có 1600 – 1800 lần trẻ mắc NKHHCT. Ở Việt Nam, tỷ lệ tử vong do NKHHCT ở trẻ em chiếm 1/3 (30 – 35% so với tử vong chung). [5] Như các bệnh khác ở trẻ nhỏ, vai trò của người chăm sóc trẻ, thường là người mẹ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nhận biết và xử trí bệnh cho trẻ. Trẻ mắc bệnh NKHHCT chỉ có thể điều trị sớm nếu người mẹ có đầy đủ kiến thức để nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh, biết cách chăm sóc trẻ. Khi trẻ bệnh nặng, người mẹ cũng cần phải biết các dấu hiệu bệnh nặng hoặc nguy hiểm để đưa trẻ đến cơ sở y tế tránh dẫn đến
  • 11. 2 những hậu quả xấu và tử vong. Nhận thức ra tầm quan trọng của bệnh NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi, chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát kiến thức, thực hành của bà mẹ về chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại Khoa khám Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Cần Thơ năm 2017” với 2 mục tiêu sau: 1. Tìm hiểu kiến thức của bà mẹ về Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi. 2. Tìm hiểu thực hành của bà mẹ về chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi.
  • 12. 3 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. DỊCH TỄ BỆNH NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI 2.1.1. Trên thế giới NKHHCT có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là viêm phổi. Theo số liệu của WHO (1990), trên toàn thế giới, hàng năm có khoảng 14 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết (95% ở các nước đang phát triển), trong đó có 4 triệu trẻ em chết vì NKHHCT [6], [7]. Nhìn chung, tại các nước đang phát triển, NKHHCT là nguyên nhân mắc bệnh hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi, là nguyên nhân đến khám bệnh cũng như vào điều trị hàng đầu tại các tuyến y tế và cũng là nguyên nhân tử vong làm trẻ chết nhiều nhất. Thật vậy, nguyên nhân ước tính 12,8 triệu tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, 1990: NKHHCT 33,4% (4,3 triệu), tiêu chảy 24,8% (3,2 triệu), nguyên nhân khác 41,8% (5,4 triệu). Theo số liệu của WHO năm 2000 thì các nguyên nhân chính gây tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu là: do suy dinh dưỡng 54%, do tử vong chu sinh 22%, do viêm phổi 20%, do tiêu chảy 12%, do sốt rét 8%, do sởi 5%, do HIV/AIDS 4% và do các nguyên nhân khác 29% [4]. Năm 2001, có 3 triệu trẻ chết do NKHHCT, chiếm 19 – 20% số tử vong dưới 5 tuổi trên toàn cầu [19]. Trong năm 2000 – 2003, sáu nguyên nhân gây ra 73% trong số 10,6 triệu người chết mỗi năm ở trẻ em dưới 5 tuổi: viêm phổi (19%), tiêu chảy (18%), sốt rét (8%), nhiễm khuẩn huyết (10%), sanh non (10%) và ngạt lúc sinh (8%). Bốn loại bệnh truyền nhiễm chiếm hơn một nửa (54%) tất cả các ca tử vong trẻ em [28]. Năm 2006, WHO ước tính 20% số trẻ tử vong là do nhiễm trùng hô hấp dưới cấp tính trong đó 90% do viêm phổi [11]. Năm 2015, viêm phổi lấy đi tính mạng của gần 1 triệu trẻ em – tức là cứ khoảng 35 giây lại có một em tử vong, nhiều hơn con số tử vong do các bệnh sốt rét, lao, sởi và AIDS cộng lại. Gần 34 triệu trẻ em bị tử vong vì viêm phổi và tiêu chảy từ năm 2000. Nếu không có sự đầu tư nhiều hơn vào các biện pháp phòng ngừa và điều trị cơ bản, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF ước tính rằng sẽ có thêm 24 triệu trẻ em nữa sẽ bị tử vong vì viêm phổi và tiêu chảy cho đến năm 2030. [26] NKHHCT chiếm 30 – 35% tổng số các bệnh. Bệnh có tỉ lệ mắc khá cao ở các nước đang phát triển. Theo số liệu của Wajula (1991) tỉ lệ đến khám vì NKHHCT ở Ethiopia là 25,5%, ở Batda – Iraq là 39,3%, ở Sao Paulo – Brazil là 41,8%, ở London – Anh là 30,5%, ở Herston – Australia là 34% [7]. Theo hội nghị quốc tế của WHO (1997), tỉ lệ mới mắc viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi hàng năm là 3% ở nước đã phát triển và 7 – 18% ở nước đang phát triển [4]. Số trẻ vào bệnh viện điều trị vì NKHHCT ở Daka – Bangladest là 35,8%, ở Rangun – Mianma 31,5%, ở Ixlamabat – Pakistan là 33,6% và ở Nadola – Zambia là 34%.
  • 13. 4 NKHHCT không những có tỷ lệ mắc cao mà còn bị mắc nhiều lần trong 1 năm. Tại hội nghị Washington (năm 1991) những số liệu sau đây đã được thông báo là số lần viêm phổi mỗi năm trong 100 trẻ ở Gadchiroli là 13,0, ở Basse – Gambia 17,0, ở Magagua – Kenia 18,0, ở Bangkok – Thái Lan là 7,0. Trong khi đó ở Chapel Hill – Hoa Kỳ là 3,6 và tại Seattle – Hoa Kỳ là 3,0. [6] Viêm phổi là nguyên nhân lớn nhất gây tử vong trẻ em trên thế giới, giết chết 1,8 triệu trẻ em dưới năm tuổi mỗi năm, trong đó hơn 98% là ở 68 bước đang phát triển. Giám đốc Điều hành của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF, Ann M. Veneman, cho biết: “Viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, giết chết trên 4000 trẻ em mỗi ngày”. [33] Với tỷ lệ mắc và tử vong cao như vậy NKHHCT sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế gia đình cũng như là gánh nặng cho hệ thống y tế và kinh tế đất nước vì phải tốn những khoản chi phí lớn cho việc chăm sóc, điều trị trẻ. 2.1.2. Tại Việt Nam Theo nghiên cứu được đăng tải gần đây trên tạp chí Lancet, 5 nguyên nhân chính gây tử vong trẻ em là tử vong sơ sinh (44%), viêm phổi (13%), tiêu chảy (9%), sốt rét (7%) và tai nạn thương tích (5%). Cũng theo nghiên cứu này, 4 nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sơ sinh là đẻ non (15%), ngạt (11%), nhiễm khuẩn nặng (7%) và dị tật bẩm sinh (4%). [2] Ở Việt Nam, NKHHCT ở trẻ em là bệnh đứng hàng đầu về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong. Tại Bệnh viện Nhi Đồng I – Thành phố Hồ Chí Minh (1981 – 1983) số trẻ vào điều trị NKHHCT chiếm 23,3%, số tử vong là 15,9% (so với tử vong chung). Tại Bệnh viện Phú Xuyên (Hà Tây) trong 2 năm 1981 – 1982 số trẻ vào viện điều trị vì NKHHCT là 46%, tử vong do NKHHCT chiếm 42,3% so với tử vong chung. Một điều tra tiến hành ở 5 tỉnh phía Nam cho biết số trẻ mắc NKHHCT là 47%, tỷ lệ tử vong do NKHHCT chiếm 40,8% so với tử vong chung. Tại 18 xã vùng đồng bằng sông Hồng qua điều tra của Viện lao và bệnh phổi cho thấy tử vong do NKHHCT chiếm 38,5% so với tử vong chung (đứng hàng đầu). [6] NKHHCT phổ biến ở thành thị hơn là nông thôn, tỉ lệ mắc bệnh ở các nước ta tăng lên vào tháng 4, 5 và tháng 9, 10 (Viện lao và Bệnh Phổi 1984). Nguyên nhân có thể do yếu tố ấm nóng, gió mùa Việt Nam. Trung bình 1 xã 8000 dân có 1000 trẻ dưới 5 tuổi, hàng năm sẽ có khoảng 1600 – 1800 lượt mắc NKHHCT, trong đó khoảng 400 – 450 lượt là viêm phổi và khoảng 40 – 50 lượt viêm phổi nặng. Bệnh viện St. Paul (Hà Nội) từ 1987 – 1989: Số trẻ đến khám do bệnh hô hấp là 37416, do bệnh tiêu hóa 8481. Số vào điều trị do bệnh hô hấp là 6115, do bệnh tiêu hóa 2287. Số tử vong do bệnh hô hấp là 530, do bệnh tiêu hóa là 52. Tỉ lệ tử vong trong điều trị do bệnh hô hấp là 8,6%, do
  • 14. 5 bệnh tiêu hóa là 2,5%. T.P. Hồ Chí Minh (1991): số trẻ đến khám do bệnh hô hấp là 138020, do bệnh tiêu chảy 31092. Số vào viện do bệnh hô hấp là 24258, do bệnh tiêu chảy 12182 (theo Bs. Nguyễn Thành Nhơn) [4]. Trong năm 2000, tổng số bệnh nhi nhập vào Bệnh viện Nhi Đồng 2 là 43093 trong đó có 19557 bệnh nhi bị NKHHC, chiếm tỉ lệ 45,3%, đứng đầu trong tỉ lệ nhập viện. [11] Theo nghiên cứu của Đào Minh Tuấn (năm 2010) về thực trạng khám và điều trị Nhiễm khuẩn hô hấp cấp (NKHHC) tại Khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Trung ương, cho thấy trẻ NKHHC đến khám chiếm 55,97% tổng số trẻ đến khám bệnh nói chung. Đại đa số trẻ đến khám ở lứa tuổi 2 tháng đến 5 tuổi (92,31%) với tỉ lệ viêm tiểu phế quản, viêm phế quản phổi và nhiễm trùng đường hô hấp trên chiếm ưu thế. Tại phòng khám có 79,51% trẻ NKHHC được sử dụng kháng sinh, có 4,62% trẻ NKHHC phải nhập viện. [8] Nghiên cứu của Đặng Văn Tuấn về tình hình NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế năm 2017 cho thấy số lần trẻ mắc NKHHCT/năm: 4 – 6 lần chiếm tỷ lệ cao nhất là 48%, tiếp theo là 1 – 3 lần chiếm 36% và trên 6 lần là 16%. [9] Viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong cao nhất. Theo GS. Nguyễn Đình Hường tử vong do viêm phổi là 2,8%, chiếm 33% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân ở nước ta. Tại Bệnh viện Nhi Đồng I, viêm phổi có tỉ lệ nhập viện cao đứng thứ hai sau tiêu chảy cấp. Năm 2004, viêm phổi chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số bệnh lý hô hấp: 45%. [11] 2.2. BỆNH NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH 2.2.1. Đại cương về NKHHCT 2.2.1.1. Khái niệm về NKHHCT Hệ hô hấp bao gồm từ mũi xuống họng, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi – có chức năng thu nhận không khí từ bên ngoài vào để cung cấp oxy cho cơ thể, đồng thời thải khí cacbonic ra ngoài. Vì thế, bộ máy hô hấp đóng vai trò quan trọng trong cơ thể sống. Người ta có thể nhịn ăn trong vài ngày, nhưng không thể nhịn thở được dù chỉ trong vài phút. Khi bị NKHHC, nghĩa là trẻ bị viêm nhiễm ở bất cứ phần nào của đường hô hấp như: bị viêm nhiễm ở mũi họng, thanh quản, khí quản, phế quản; trong đó đặc biệt viêm phổi là bệnh nguy hiểm nhất. Tai cũng là một bộ phận của đường hô hấp và thông với họng, vì vậy những bệnh viêm nhiễm ở tai cũng được xếp vào các bệnh NKHHCT. [12] 2.2.1.2. Định nghĩa NKHHCT Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) là một nhóm bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây nên những tổn thương viêm cấp tính ở một phần hay toàn bộ hệ thống đường hô
  • 15. 6 hấp kể từ tai, mũi, họng cho đến phổi, màng phổi [7]. Thời gian bị bệnh không quá 30 ngày, ngoài trừ viêm tai giữa cấp là 14 ngày. [4] 2.2.2. Nguyên nhân gây NKHHCT Virus là nguyên nhân chủ yếu gây NKHHCT ở trẻ em (60 – 70%).Vì phần lớn các virus có ái lực đường hô hấp. Khả năng lây lan của virus rất dễ dàng, tỷ lệ người lành mang virus cao và khả năng miễn dịch đối với virus yếu và ngắn. Ở Việt Nam, các nghiên cứu ban đầu của Viện Bảo vệ sức khỏe trẻ em và khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ cho thấy virus gây bệnh NKHHCT ở trẻ em đứng hàng đầu là virus hợp bào hô hấp (Respiratory Syncitial virus). Sau đó là các loại virus cúm, á cúm và adenovirus. Vi khuẩn còn là nguyên nhân quan trọng gây NKHHCT ở trẻ em, đặc biệt là các nước đang phát triển. Các loại vi khuẩn thường gặp xếp thứ tự như sau: Haemophilus influenza, Streptococcus pneumonia, Moracella catarrhalis, Staphylococcus aureus, Chlamydia trachomatis và các loại vi khuẩn khác. [5] 2.2.3. Các yếu tố nguy cơ gây NKHHCT  Tuổi: tuổi càng nhỏ càng dễ bị NKHHCT, thường gặp chủ yếu ở trẻ dưới 3 tuổi.  Yếu tố dinh dưỡng, bệnh tật: NKHHCT hay gặp ở trẻ suy dinh dưỡng, đẻ non, không được bú sữa mẹ, tim bẩm sinh,…  Môi trường: môi trường vệ sinh kém, nhà ở chật chội, ẩm thấp, nhiều bụi, nhiều khói (thuốc lá, bếp than,…).  Thời tiết: bệnh thường gặp vào mùa đông xuân, thời tiết lạnh, thay đổi độ ẩm và chuyển mùa (tháng 4 – 5 và tháng 9 – 10).  Cơ địa: những trẻ có cơ địa dị ứng, thể tạng tiết dịch,…  Ngoài các yếu tố trên, thiếu vitamin A cũng là những điều kiên làm trẻ dễ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Thiếu vitamin A làm giảm đáp ứng miễn dịch của cơ thể và giảm khả năng biêt hoá của các tổ chức biểu mô dễ gây sừng hoá niêm mạc, đặc biêt là niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hoá, do đó trẻ dễ bị NKHHCT. [5], [7] 2.2.4. Phân loại NKHHCT và dấu hiệu chính của bệnh 2.2.4.1. Phân loại theo vị trí giải phẫu (vị trí tổn thương) Nhiễm khuẩn hô hấp cấp được phân loại là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (URIs) hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới (LRIs). Đường hô hấp trên bao gồm đường dẫn khí quản từ lỗ mũi đến dây thanh trong thanh quản, bao gồm xoang và tai giữa. Đường hô hấp dưới bao gồm sự tiếp tục của đường thở từ khí quản và phế quản đến các phế quản và phế nang. NKHHC không chỉ giới hạn ở đường hô hấp mà còn có thể ảnh
  • 16. 7 hưởng đến gia tăng sự nhiễm khuẩn hoặc các độc tố vi khuẩn, viêm và giảm chức năng phổi. [31] Nhiễm khuẩn hô hấp trên bao gồm ho, cảm lạnh, viêm tai giữa, viêm mũi – họng (trong đó có viêm VA, viêm amidan…) phần lớn các trường hợp NKHHCT ở trẻ em là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (70 – 80%) và thường là nhẹ. Nhiễm khuẩn hô hấp dưới ít gặp hơn nhưng thường là nặng bao gồm các trường hợp viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và viêm phổi – màng phổi. [6] 2.2.4.2. Phân loại theo mức độ nặng nhẹ Thực tế hay dùng để đánh giá xử trí kịp thời các trường hợp NKHHCT. NKHHCT ở trẻ em có thể có nhiều dấu hiệu lâm sàng như sốt, khó thở, ho, đau họng, chảy nước mũi, đau tai, nhịp thở nhanh, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, thở khò khè, thở rít, tím tái… Nhưng theo WHO thì có thể dựa vào các dấu hiệu cơ bản như ho, thở nhanh, rút lõm lồng ngực và một số dấu hiệu nguy hiểm khác để phân loại xử trí theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Bảng 2. 1.Phác đồ xử trí trẻ NKHHCT từ 2 tháng đến 5 tuổi. [4], [6] Dấu hiệu Không uống được. Co giật. Ngủ li bì khó đánh thức. Thở rít khi nằm yên. Suy dinh dưỡng nặng Dấu hiệu rút lõm lồng ngực Thở nhanh (50 lần/phút trở lên đối với trẻ từ 2 – 12 tháng, 40 lần/phút trở lên với trẻ 1 – 5 tuổi) Không rút lõm lồng ngực Không thở nhanh Xếp loại Bệnh rất nặng Viêm phổi nặng Viêm phổi Không viêm phổi (Ho hoặc cảm lạnh) Xử trí Chuyển ngay đi bệnh viện. Tiêm ngay một liều kháng sinh. Dùng thuốc hạ nhiệt (nếu có sốt). Điều trị thở sò sè (nếu có). Gửi ngay đi gửi bệnh viện . Tiêm ngay một liều kháng sinh. Dùng thuốc hạ nhiệt (nếu có sốt). Điều trị thở Chăm sóc tại nhà. Cho một liều kháng sinh. Điều trị sốt (nếu có). Điều trị khò khè (nếu có). Theo dõi sát 2 Nếu ho trên 30 ngày thì cần đến bệnh viện khám tìm nguyên nhân xử trí. Điều trị viêm tai, viêm họng nếu có.
  • 17. 8 Nếu ở vùng sốt rét : thì cho thuốc chống sốt rét khò khè (nếu có). Nếu không có điều kiện chuyển tuyến trên, có thể điều trị bằng kháng sinh và theo dõi sát. ngày điều trị (hoặc sớm hơn nếu tình trạng xấu) cần đánh giá lại Khám và chữa bệnh khác. Điều trị sốt và khò khè nếu có. Hướng dẫn chăm sóc tại nhà Sau 2 ngày điều trị với kháng sinh cần đánh giá lại. Nếu: Dấu hiệu Tình trạng xấu hơn Không uống được Rút lõm lồng ngực Các dấu hiệu nguy hiểm khác Như cũ Không tiến triển tốt Khá hơn Thở chậm hơn Giảm sốt Ăn uống tốt hơn Xử trí Gửi cấp cứu đi bệnh viện Đổi kháng sinh hoặc đi bệnh viện Cho đủ kháng sinh 5 – 7 ngày Bảng 2. 2. Phác đồ xử trí từ trẻ NKHHCT 0-2 tháng tuổi. [4], [6] Dấu hiệu Bú kém hoặc bỏ bú Co giật Ngủ li bì khó đánh thức Thở rít khi nằm yên Khò khè Sốt hoặc hạ thân nhiệt Rút lõm lồng ngực mạnh Thở nhanh (từ 60 lần/phút trở lên) Không rút lõm lồng ngực mạnh Không thở nhanh (dưới 60 lần/phút) Xếp loại Bệnh rất nặng Viêm phổi nặng Không viêm phổi (Ho, cảm lạnh) Xử trí Gửi cấp cứu đi bệnh viện Giữ ấm cho trẻ Cho liều kháng sinh đầu tiên Gửi cấp cứu đi bệnh viện Giữ ấm cho trẻ Cho liều kháng sinh đầu Nếu chưa có điều kiện gửi đi bệnh viện phải điều trị kháng sinh và theo Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc và theo dõi tại nhà Giữ ấm cho trẻ Cho trẻ bú mẹ nhiều lần Lau sạch mũi Đưa trẻ đến bệnh viện, Nếu:
  • 18. 9 dõi sát + Khó thở hơn + Thở nhanh hơn + Bú kém + Trẻ mệt hơn Bảng 2. 3. Phác đồ xử trí trẻ bị viêm họng. [4], [6] Dấu hiệu Không uống được Hạch cổ nổi to, đau Chất xuất tiết trắng ở họng Xếp loại Áp xe họng Viêm họng liên cầu Xử trí Gửi đi bệnh viện Cho một liều kháng sinh đầu trước khi gửi đi bệnh viện Điều trị sốt (nếu có) Cho Paracetamol (khi đau) Cho 1 kháng sinh điều trị viêm họng liên cầu Cho thuốc làm dịu đau họng Điều trị sốt (nếu có) Cho Paracetamol (khi đau) Bảng 2. 4. Phác đồ xử trí trẻ bị viêm tai. [4], [6] Dấu hiệu Sưng đau sau tai Ấn vùng sau tai đau Chảy mủ tai dưới 2 tuần Đau tai hay Lắc đầu Màng nhĩ đỏ, không di động (soi tai) Chảy mũ tai trên 2 tuần Mủ thối Chảy mủ tai trên 2 tuần Mủ nhầy Xếp loại Viêm tai xương chum Viêm tai giữ cấp Viêm tai giữa mạn có biến chứng Viêm tai giữa mạn Xử trí Gửi đi bệnh viện cấp cứu Cho liều kháng sinh đầu Cho Paracetamol (nếu đau) Cho 1 kháng sinh uống Làm khô tai bằng quấn loa kèn Đánh giá lại sau 5 ngày điều trị Điều trị sốt (nếu có) ChoParacetamol (nếu đau) Gửi đi bệnh viện khám chuyên khoa Làm khô tai bằng loa kèn Điều trị sốt (nếu có) Cho Paracetamol (nếu đau) Làm khô tai bằng loa kèn Điều trị sốt (nếu có) Cho Paracetamol (nếu đau)
  • 19. 10 2.2.5. Phòng bệnh Để giảm tỷ lệ tử vong và mắc bệnh NKHHCT ở trẻ em, cần tiến hành các biện pháp phòng bệnh sau:  Đảm bảo nuôi trẻ bằng sữa mẹ, cho trẻ bú mẹ sau khi đẻ càng sớm, càng tốt, ăn sam một cách khoa học đảm bảo chế độ dinh dưỡng, đủ vitamin, đặc biệt là Vitamin A.  Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.  Vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, không đun bếp trong nhà, không hút thuốc trong phòng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.  Giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh và khi thay đổi thời tiết.  Phát hiện sớm và xử trí kịp thời các trường hợp NKHHCT theo phác đồ.  Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho bà mẹ về cách thực hiện, xử trí và chăm sóc trẻ khi bị NKHHCT. [5], [7] 2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRẺ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH CỦA BÀ MẸ 2.3.1. Trên thế giới Tại một cuộc nghiên cứu ở miền tây Nepal, năm 2006, của Chandrashekhar T Sreeramareddy và et al., cho thấy rằng kiến thức nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm về NKHHCT của các bà mẹ còn rất thấp. Không có bà mẹ nào biết đầy đủ các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh, 3,4% bà mẹ không biết bất cứ dấu hiệu nguy hiểm nào, 51% bà mẹ chỉ biết dấu hiệu sốt, 45,2% bà mẹ biết trẻ bệnh nặng hơn, 42,5% bà mẹ biết trẻ uống kém, 29,5% bà mẹ biết trẻ không uống được hoặc bỏ bú, 28,4% bà mẹ biết trẻ thở nhanh và 22,3% biết trẻ khó thở. Đồng thời thấy rằng 56,8% bà mẹ chăm sóc kịp thời, 26,4% bà mẹ chăm sóc hợp lý. Tổng hợp lại chỉ có 11,3% bà mẹ có chăm sóc vừa hợp lý và vừa kịp thời. [29] Một nghiên cứu có 500 trẻ em dưới 5 tuổi về tỷ lệ NKHHC và các yếu tố liên quan ở khu vực thành thị và nông thôn của huyện Kancheepuram, Nam Ấn Độ của Dhananjaya Sharma và et al., (năm 2010), cho thấy tỷ lệ NKHHCT là 27%, có 49,4% ở nhóm tuổi 1 – 4 sau đó là trẻ sơ sinh chiếm 39,6%. Trẻ nam chiếm 51,4% và trẻ nữ chiếm 48,6%. Đa số là các gia đình có đạo Hindu (96%). NKHHCT được nhận thấy nhiều hơn trong số các tầng lớp xã hội thấp (79,3%), khoảng 42,8% các bà mẹ được giáo dục đến trường trung học, trong khi 30% không có bằng cấp chính thức, những người ở nhà kutcha (52,6%), nhà ở quá tải (63,7%), sử dụng khói để nấu ăn (67,4%), thông khí (70,4%), tiền sử hút thuốc của bố mẹ (55,6%), trẻ sinh nhẹ cân (54,8%) và trẻ suy dinh dưỡng (57,8%). [30]
  • 20. 11 Một nghiên cứu cắt ngang về sự phổ biến nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi thuộc huyện Meerut, Ấn Độ của Goel K và et al., (năm 2012) cho thấy tỷ lệ NKHHCT được tìm thấy là 52%. Tổng cộng có 234 trường hợp NKHHCT đã được tìm thấy trong quá trình nghiên cứu. Số lượng các đợt NKHHCT trung bình là 2,25 lần mỗi trẻ một năm. Theo giới tính, 53,84% là nam và 46,15% là nữ. Các trường hợp NKHHCT được ghi nhận ở nhóm tuổi từ 1 – 4 (46,15%) và ở nhóm tuổi này là 45,24% là nam và 47,22% là nữ. Tỷ lệ NKHHCT ở trẻ em có tình trạng kinh tế xã hội thấp (35,89%), mẹ mù chữ (49,14%), điều kiện quá tải (70,94%), không thông thoáng (74,35%) và sử dụng chullah khói (56,83%), suy dinh dưỡng (26,49%), khói thuốc lá (78,20%). [27] 2.3.2. Tại Việt Nam Nghiên cứu 393 bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh (năm 2005), của Phạm Ngọc Hà, cho thấy tỷ lệ bà mẹ có kiến thức chung đúng về bệnh NKHHCT là 7,9% rất thấp, bà mẹ biết về dấu hiệu bệnh là 42% trong đó sốt, ho biết khá cao, còn dấu hiệu khó thở các bà mẹ biết rất ít. Bà mẹ biết các bệnh NKHHCT rất cao chiếm 98,2%. Biết các dấu hiệu viêm phổi 48,6%. Biết chọn nơi khám bệnh 98%, còn một số ít tự mua thuốc uống. Biết cách cho ăn khi trẻ bị NKHHCT chiếm 75,8%. Biết cách làm khô mủ tai đạt 63,4%. Biết cách phòng ngừa NKHHCT đạt thấp 31,8%. Nhưng trong các biện pháp phòng bệnh thì giữ ấm trẻ khi trời lạnh được các bà mẹ biết đến nhiều nhất 74%, biện pháp cho bú sữa mẹ biết đến ít nhất 22,5%, uống nhiều nước hơn bình thường khi trẻ bị sốt, ho, yêu cầu thành viên không hút thuốc lá trong nhà 88,3%, cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ 94,1%, tiêm chủng đúng quy định 97,2%. Làm sạch mũi bằng giấy thấm đạt ở mức độ dưới trung bình là 47,5%. [24] Nghiên cứu của Trần Đỗ Hùng, Nguyễn Thị Đài Trang về kiến thức chăm sóc của bà mẹ có con bị viêm phổi tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ (từ tháng 12/2012 đến tháng 3/2013), kết quả cho thấy các bà mẹ nhận biết các dấu hiệu viêm phổi chủ yếu là: ho 77%, thở khò khè, thở rít 69%, sốt 30%, khó thở 20%, thở nhanh 13%, tím tái 4%, rút lõm lồng ngực 1%, bỏ bú 1%. Có 96% bà mẹ biết rằng nếu trẻ bị viêm phổi thường xuyên kèm theo không ăn uống được thì sẽ bị sụt cân có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Có 64% bà mẹ biết rằng nên cho trẻ ăn uống hoặc bú bình thường hoặc nhiều hơn khi trẻ bị viêm phổi, 60% bà mẹ biết nên cho trẻ ăn loại thức ăn như bình thường hoặc bổ dưỡng hơn khi trẻ bị bệnh, có 61% các bà mẹ biết nên cho trẻ uống nước trái cây hoặc uống thêm sữa khi trẻ bị bệnh viêm phổi. Có 97% bà mẹ cho rằng cần thiết phải theo dõi các dấu hiệu bệnh nặng khi trẻ bị ho cảm. Có 64% bà mẹ sẽ dùng thuốc ho tây y để làm giảm ho cho trẻ, chỉ có khoảng 7% bà mẹ dùng các loại thuốc giảm ho đông y. Có 29% bà mẹ biết nên lau sạch mũi cho trẻ khi trẻ sổ mũi để làm thông thoáng mũi. Kiến
  • 21. 12 thức về phòng bệnh cho trẻ: giữ ấm cơ thể cho trẻ khi trời lạnh 87%, tránh tiếp xúc với những người bị ho 74%, tránh tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, lông súc vật là 52% và có 32% bà mẹ nghĩ có thể phòng bệnh cho trẻ bằng cách bú sữa mẹ, không để trẻ bị suy dinh dưỡng. [16] Năm 2011, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thơm về tình hình NKHHC ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội cho thấy hiểu biết của bà mẹ về dấu hiệu NKHHCT thường gặp là: Đối với các dấu hiệu ho, hắt hơi sổ mũi tỷ lệ các bà mẹ biết chiếm 77,2% và 79,3%, các bà mẹ không biết chiếm tỷ lệ rất nhỏ 1,3%. Đối với dấu hiệu thở nhanh, thở rít các bà mẹ có biết chiếm 60,9% và 63%. Riêng dấu hiệu rút lõm lồng ngực thì tỷ lệ các bà mẹ biết chiếm 22% và tỷ lệ các bà mẹ không biết là 76,4%. Hiểu biết của bà mẹ về dấu hiệu bệnh nặng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay chiếm tỷ lệ cao nhất từ khoảng 57,8% đến 74,1%, số bà mẹ không biết chiếm tỷ lệ từ 17,9% đến 30,8%. Hiểu biết của các bà mẹ về biện pháp xử trí bệnh là 76,2% bà mẹ đưa con đến trạm y tế, 32,4% tự mua thuốc về nhà chữa, 6,7% đến khám thầy lang, 1,3% ở nhà không xử lý gì. Hiểu biết của bà mẹ trong việc chăm sóc trẻ tại nhà chiếm cao với tỷ lệ bà mẹ có thái độ đồng ý từ 73,3% đến 80,8%. [23] Nghiên cứu của Lý Thị Chi Mai, Huỳnh Thanh Liêm (năm 2012) về tình hình mắc bệnh NKHHCT và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh cho thấy: Tỷ lệ NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi trong 2 tuần là 36,5%. Tỷ lệ NKHHCT ở nhóm trẻ suy dinh dưỡng là 50%. Tỷ lệ NKHHCT ở nhóm trẻ không suy dinh dưỡng là 35,5%. Các bà mẹ có kiến thức đúng về NKHHCT thì con của họ mắc bệnh (31,2%), thấp hơn con của các bà mẹ có kiến thức không đầy đủ (47,9%). [13] Năm 2012, nghiên cứu của Hoàng Văn Thìn, Đàm Thị Tuyết về thực trạng NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi tại 2 xã huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang cho thấy tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT ở địa điểm nghiên cứu còn cao (39,5%), trong đó tỷ lệ không viêm phổi: Ho hoặc cảm lạnh (33,3%), viêm phổi và viêm phế quản (5,6%), viêm phổi nặng (0,6%). [10] Năm 2012, Nguyễn Thị Thùy Hương, Lê Hoàng Ninh có một nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống NKHHCT của bà mẹ có con dưới 5 tuổi nhập viện tại Khoa nhi Bệnh viện Ninh Phước, Ninh Thuận cho thấy kiến thức đúng về phòng chống NKHHCT là 65,3%, thái độ đúng là 96,35%, thực hành đúng là 44,3%. Nguồn thông tin bà mẹ tiếp cận nhiều nhất là truyền hình (79,45%), nguồn thông tin được tin cậy nhất là cán bộ Y tế (68,04%). Bà mẹ có kiến thức đúng có khả năng thực hành đúng gấp 1,71 lần bà mẹ có kiến thức không đúng. [20] Năm 2014, một nghiên cứu của Nguyễn Xuân Lành và cộng sự về kiến thức, sự nhận biết của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi về bệnh viêm phổi và các yếu tố liên quan cho
  • 22. 13 thấy tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về bệnh viêm phổi là 57,1%. Trong đó bà mẹ có kiến thức đúng về khái niệm bệnh viêm phổi chiếm 67,1%, nguyên nhân viêm phổi chiếm 57,6%, các yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm phổi chiếm 54,8%, tác hại của viêm phổi được bà mẹ biết đến với tỷ lệ cao nhất 71,9%, phòng ngừa bệnh viêm phổi chiếm 63,8%, xử lý khi trẻ bệnh viêm phổi chiếm 54,8%. Tỷ lệ bà mẹ có nhận biết đúng về các dấu hiệu của bệnh viêm phổi là 65,7%. [21] Nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn và cộng sự (năm 2016) về kiến thức, thái độ và thực hành về NKHHCT của bà mẹ có con dưới 5 tuổi nhập viện tại Khoa nhi Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên cho thấy trong 385 bà mẹ được khảo sát có biết đúng dấu hiệu NKHHCT chiếm 45,7 %. Chỉ có 17,1% bà mẹ biết đúng dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám ngay và biết đúng dấu hiệu bệnh nặng hơn chiếm 14,0%. 100% bà mẹ có thái độ đúng về biện pháp phòng ngừa. Thực hành đúng về phòng ngừa NKHHCT chiếm 88,8%. 50,1% bà mẹ thực hành đúng về chọn nơi khám bệnh khi trẻ mắc NKHHCT. Thực hành đúng về chăm sóc khi trẻ mắc bệnh chiếm 21,8%. Kiến thức, thái độ và thực hành có mối liên quan với tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp của bà mẹ, dân tộc. [22] Theo Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ năm 2014 của Tổng cục Thống kê, dấu hiệu phổ biến nhất để đưa trẻ tới cơ sở y tế là “khi trẻ bị sốt cao hơn” (90,8%). Chỉ có 4,8% cho rằng khi trẻ thở nhanh hơn và 25,5% cho rằng khi trẻ khó thở là cần đưa ngay tới cơ sở y tế. Tỷ lệ mẹ nhận biết ít nhất một trong hai dấu hiệu nguy hiểm của viêm phổi cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (38,8%) và thấp nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (22,2%). Khả năng nhận biết này này tăng theo trình độ học vấn của người mẹ, 18,4% ở nhóm bà mẹ không có bằng cấp so với 32,5% ở nhóm trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học trở lên. Nhận thức về các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh viêm phổi có xu hướng tăng lên theo nhóm mức sống, của các bà mẹ Kinh/Hoa (29,3%) cao hơn các bà mẹ nhóm dân tộc thiểu số (23,7%). Điều thú vị là 55,2% số phụ nữ được hỏi đã nêu ra các dấu hiệu khác cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế (ngoài 9 dấu hiệu đã cho). [25]
  • 23. 14 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những trẻ dưới 5 tuổi và các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đến khám và được chẩn đoán NKHHCT tại Khoa khám của Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Cần Thơ. 3.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu  Các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đến khám đưa trẻ đến và được chẩn đoán NKHHCT.  Bà mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu. 3.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ  Bà mẹ có khiếm khuyết khả năng nghe nói.  Bà mẹ có con trên 5 tuổi.  Bà mẹ bị rối loạn tâm thần.  Bà mẹ không đồng ý tham gia nghiên cứu. 3.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu  Địa điểm: Khoa khám của Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Cần Thơ.  Thời gian: 27/03/2017 – 10/04/2017. 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang 3.2.2. Cỡ mẫu: 50 mẫu 3.2.3. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn 3.2.4. Nội dung nghiên cứu 3.2.4.1. Đặc điểm chung về đối tượng:  Tuổi mẹ: Được tính theo năm sinh dương lịch và chia thành các nhóm sau: + < 20 tuổi. + Từ 20 – 35 tuổi. + > 35 tuổi.  Tuổi trẻ: Được tính theo năm sinh dương lịch và chia thành các nhóm: + ≤ 1 tuổi. + Từ 1 – 2 tuổi. + Từ 2 – 3 tuổi. + Từ 3 – 4 tuổi. + Từ 4 – 5 tuổi.
  • 24. 15  Giới tính trẻ: + Nam. + Nữ.  Địa dư: Nơi đang sinh sống. + Nông thôn. + Thành thị.  Dân tộc: + Kinh. + Hoa. + Khmer. + Khác: Chăm, Ê đê, H’mông,…  Tôn giáo: + Không tôn giáo. + Phật. + Thiên chúa. + Khác: Hòa Hảo, Cao Đài,…  Trình độ học vấn: + Không biết chữ. + Tiểu học. + ≤ THPT. + > THPT.  Nghề nghiệp: Nghề đem lại thu nhập chính hay công việc chính. + Cán bộ - Công chức (làm việc cho nhà nước hay doanh nghiệp). + Công nhân. + Nông dân (làm ruộng, làm rẫy, làm vườn, nuôi tôm,…). + Buôn bán. + Nội trợ (chỉ làm những công việc trong nhà) + Khác: Thợ may, uốn tóc, làm thuê,…  Số con trong gia đình: Số con đang còn sống. + 01 con. + 02 con. + 03 con. + > 03 con.  Nguồn thông tin đáng tin cậy để tin và làm theo trong việc phòng ngừa và chăm sóc trẻ bị NKHHCT: + Cán bộ y tế.
  • 25. 16 + Phương tiện thông tin (loa phát thanh, tivi, báo chí,…). + Bạn bè, người thân. + Khác: Góc truyền thông giáo dục sức khỏe tại địa phương, cộng tác viên,… 3.2.4.2. Kiến thức của bà mẹ về NKHHCT:  Từng nghe về bệnh NKHHCT ở trẻ em: + Có. + Không.  Nguyên nhân gây ra bệnh NKHHCT ở trẻ: + Có. + Không.  Phân loại NKHHCT: + Có. + Không.  Nguy cơ làm trẻ dễ mắc bệnh: + Suy dinh dưỡng. + Khói thuốc lá. + Trẻ không được bú sữa mẹ. + Thiếu vitamin A. + Thời tiết lạnh. + Không biết.  Biểu hiện trẻ khi mắc bệnh NKHHCT: + Có. + Không.  Dấu hiệu nguy hiểm toàn thân của bệnh NKHHCT: + Không uống được hoặc bỏ bú (Không uống được là khi trẻ không uống được tí nào). + Nôn tất cả mọi thứ (Nôn tất cả mọi thức là trẻ nôn liên tiếp không giữ lại được tí thức ăn nào trong dạ dày). + Co giật. + Ngủ li bì khó đánh thức (Ngủ li bì khó đánh thức là khi trẻ ngủ mê không đánh thức được hoặc trẻ có thể ngủ lại ngay khi bà mẹ lay dậy, vỗ tay mạnh). + Không biết.  Dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay: + Co giật, ngủ li bì khó đánh thức. + Nôn tất cả mọi thứ (Nôn tất cả mọi thức là trẻ nôn liên tiếp không giữ lại được tí thức ăn nào trong dạ dày).
  • 26. 17 + Rút lõm lồng ngực (Dấu rút lõm lồng ngực là dấu thấy được ở thì hít vào, là phần dưới lồng ngực lõm vào khi hít vào. Dấu rút lồng ngực xảy ra khi phải gắng sức để hít vào). + Thở rít khi nằm yên (Tiếng thở rít là một tiếng thở thô ráp được tạo ra khi trẻ thở vào. Muốn nghe rõ tiếng này phải để sát tai vào miệng trẻ). + Không biết.  Cách xác định trẻ thở nhanh: + Có. + Không.  Cách kiểm tra trẻ bị rút lõm lồng ngực: + Có. + Không.  Bệnh NKHHCT: + Cảm ho. + Viêm mũi. + Viêm họng – Amidan. + Viêm tai giữa. + Viêm phổi. + Không biết.  Bệnh NKHHCT tính ở trẻ dưới 5 tuổi là nguy hiểm: + Có. + Không. + Không biết.  Bệnh NKHHCT có lây lan: + Có. + Không. + Không biết. 3.2.4.3. Thực hành của bà mẹ về chăm sóc NKHHCT  Xử trí khi nhà có trẻ mắc NKHHCT: + Để trẻ tự hết. + Ra quầy thuốc mua thuốc về cho trẻ uống. + Đưa trẻ đến trạm y tế. + Đưa trẻ đến bác sĩ tư. + Đưa trẻ đến bệnh viện khám. Nếu bà mẹ chọn “Đưa trẻ đến trạm y tế” và “Đưa trẻ đến bệnh viện khám”là “Đúng”.
  • 27. 18  Xử trí khi trẻ sốt nhẹ và ho: + Cho uống nước cây lá trong vườn. + Mua thuốc tây cho trẻ uống. + Không cho trẻ uống thuốc chỉ theo dõi. + Đưa khám bác sĩ tư. Nếu bà mẹ chọn “Đưa khám bác sĩ tư” là “Đúng”.  Khi trẻ ho hoặc cảm lạnh, đưa trẻ đi bệnh viện ngay khi: + Trẻ khó thở hơn. + Trẻ thở nhanh hơn. + Trẻ bú kém hơn (Bú kém là trẻ bú ít đi chỉ bằng một nữa lượng sữa thường ngày. Bà mẹ có thể đánh giá thay đổi lượng sữa bú dựa vào thời gian trẻ bú). + Trẻ mệt hơn. + Không biết.  Đánh giá lại tình trạng bệnh của trẻ sau 2 ngày được điều trị bằng kháng sinh: + Có. + Không.  Thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống khi trẻ mắc bệnh NKHHCT: + Có. + Không.  Khi trẻ bị NKHHCT, cho trẻ ăn: + Cho trẻ ăn ít hơn bình thường. + Cho trẻ ăn bình thường. + Cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường, không kiêng cử. + Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng (thịt, cá, trứng, sữa,…). Nếu bà mẹ chọn “Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng (thịt, cá, trứng, sữa,…)” là “Đúng”.  Khi trẻ bị NKHHCT, cho trẻ uống nước hoặc bú mẹ: + Cho uống nước hoặc bú mẹ bình thường. + Uống nước hoặc bú mẹ ít hơn bình thường. + Uống nước hoặc bú mẹ nhiều hơn bình thường bổ sung thêm nước trái cây. Nếu bà mẹ chọn “Uống nước hoặc bú mẹ nhiều hơn bình thường bổ sung thêm nước trái cây” là “Đúng”.  Làm sạch mũi khi trẻ bị sổ mũi: + Hút mũi bằng miệng. + Se mũi bằng giấy thấm hoặc vải mềm hoặc bằng khăn. + Không làm gì cả.
  • 28. 19 + Khác: Xoa dầu lên mũi, nhỏ thuốc hoặc nước vào mũi trẻ,… Nếu bà mẹ chọn “ Se mũi bằng giấy thấm hoặc vải mềm hoạc bằng khăn” là “Đúng”.  Làm sạch mủ tai khi trẻ chảy mủ tai: + Lau bằng khăn. + Quấn giấy thấm thành loa kèn để se tai. + Khác: Dùng các loại thuốc nhỏ tai trẻ, để bông gòn bịt kín tai trẻ,… + Không biết làm gì. Nếu bà mẹ chọn “Quấn giấy thấm thành loa kèn để se tai” là “Đúng”.  Phòng ngừa NKHHCT cho trẻ dưới 5 tuổi: + Có. + Không.  Trẻ được tiêm chủng đầy đủ có phòng tránh được bệnh NKHHCT: + Có. + Không. + Không biết.  Để phòng ngừa bệnh NKHHCT, cần phải làm: + Giữ ấm cổ và ngực cho trẻ khi lạnh. + Cho trẻ tránh khói bụi, khói thuốc lá. + Cho trẻ bú sữa mẹ. + Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ. + Không biết. 3.2.5. Phương pháp thu thập và đánh giá số liệu  Thu thập số liệu bằng bộ câu hỏi đã được soạn sẵn.  Trước khi tiến hành khảo sát, các cộng tác viên sẽ được tập huấn kỹ, nhằm tránh sai sót trong quá trình phỏng vấn.  Phỏng vấn trực tiếp đối tượng, cộng tác viên ghi chép trong quá trình phỏng vấn. 3.2.6. Phương pháp kiểm soát sai số  Trước khi tiến hành phỏng vấn các câu hỏi trong phiếu thu thập thông tin, cần tổ chức tập huấn cho các cộng tác viên thu thập số liệu nhằm tránh sai sót trong quá trình phỏng vấn. Bộ câu hỏi được sử dụng điều tra thử ở những đối tượng tương tự sau đó được chỉnh sửa hoàn chỉnh và đưa vào nghiên cứu chính thức.  Các thông tin đưa ra cho đối tượng chọn lựa cần phải đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu, dễ trả lời đúng.  Khi đối tượng được chọn nhưng phỏng vấn không được vì lí do nào đó thì sẽ chọn đối tượng khác vào mẫu nghiên cứu.
  • 29. 20 3.2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu  Kiểm tra tính hoàn tất, tính chính xác, tính phù hợp thông tin.  Những phiếu không hoàn tất, không phù hợp sẽ được phỏng vấn lại hoặc loại bỏ.  Nhập số liệu, xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm Microsoft excel 2010. 3.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU  Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đều đã được giải thích cụ thể về nội dung và mục đích nghiên cứu để đối tượng tham gia tự nguyện và cung cấp thông tin chính xác.  Đảm bảo quyền lợi và sức khỏe, nêu cao tinh thần tự nguyện tham gia nghiên cứu không ép buộc hay lợi dụng.  Đảm bảo trung thực và khách quan trong nghiên cứu.  Đảm bảo thông tin cho người nghiên cứu. Thông tin thu thập chỉ phục vụ cho quá trình nghiên cứu, không sử dụng cho mục đích khác.
  • 30. 21 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1.1. Đặc điểm chung Hình 4. 1. Phân bố theo tuổi mẹ Nhận xét: Tỷ lệ các bà mẹ ở độ tuổi từ 20 – 35 tuổi, > 35 tuổi và < 20 tuổi có con mắc NKHHCT lần lượt chiếm 94%, 6% và 0%. Hình 4. 2. Phân bố theo tuổi trẻ Nhận xét: Tỷ lệ trẻ mắc bệnh NKHHCT cao nhất là nhóm từ 1 – 2 tuổi chiếm 36%, ở nhóm ≤ 1 tuổi chiếm 26%, nhóm từ 2 – 3 tuổi và từ 3 – 4 tuổi có tỷ lệ ngang bằng nhau là 16%, và nhóm trẻ từ 4 – 5 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất với 6%. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 < 20 tuổi Từ 20 – 35 tuổi > 35 tuổi 0% 94% 6% 0 5 10 15 20 25 30 35 40 ≤ 1 tuổi Từ 1 – 2 tuổi Từ 2 – 3 tuổi Từ 3 – 4 tuổi Từ 4 – 5 tuổi 26% 36% 16% 16% 6%
  • 31. 22 Hình 4. 3. Phân bố theo giới tính trẻ Nhận xét: Tỷ lệ bà mẹ có con mắc NKHHCT là trẻ nam chiếm 56%, trẻ nữ chiếm 44%. Hình 4. 4. Phân bố theo địa dư Nhận xét: Tỷ lệ bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc bệnh NKHHCT ở thành thị cao hơn nông thôn với tỷ lệ lần lượt là 54% và 46%. 0 10 20 30 40 50 60 Nam Nữ 56% 44% 42 44 46 48 50 52 54 Nông thôn Thành thị 46% 54%
  • 32. 23 Hình 4. 5. Phân bố theo dân tộc Nhận xét: Tỷ lệ bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc bệnh NKHHCT là người dân tộc Kinh chiếm 68%, dân tộc Hoa và dân tộc Khmer chiếm tỷ lệ tương đương nhau là 16%. Hình 4. 6. Phân bố theo tôn giáo Nhận xét: Bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc bệnh NKHHCT chiếm tỷ lệ cao nhất là 34% là người không tôn giáo, bà mẹ thuộc Thiên chúa giáo chiếm 32%, Phật giáo là 28% và các tôn giáo khác chiếm 6%. 0 10 20 30 40 50 60 70 Kinh Hoa Khmer Khác 68% 16% 16% 0% 0 5 10 15 20 25 30 35 Không tôn giáo Phật Thiên chúa Khác 34% 28% 32% 6%
  • 33. 24 Hình 4. 7. Phân bố theo trình độ học vấn Nhận xét: Bà mẹ có con mắc NKHHCT có trình độ học vấn ≤ THPT chiếm tỷ lệ cao nhất với 46%, > THPT chiếm 40%, Tiểu học chiếm 12% và không biết chữ chiếm 2%. Hình 4. 8. Phân bố theo nghề nghiệp Nhận xét: Bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc NKHHCT có nghề nghiệp là Cán bộ - Công chức chiếm 34%, Công nhân 4%, Nông dân 8%, Buôn bán 14%, Nội trợ 28% và Khác 12%. Không biết chữ Tiểu học ≤ THPT > THPT 2% 12% 46% 40% Cán bộ - Công chức Công nhân Nông dân Buôn bán Nội trợ Khác 34% 4% 8% 14% 28% 12%
  • 34. 25 Hình 4. 9. Phân bố theo số con trong gia đình Nhận xét: Bà mẹ có con mắc NKHHCT có 01 con trong gia đình chiếm tỷ lệ 36%, có 02 con trong gia đình chiếm 44%, có 03 trong gia đình chiếm 18% và > 03 con chiếm 2%. 4.1.2. Kiến thức của bà mẹ về NKHHCT Bảng 4. 1. Kiến thức về bệnh NKHHCT Nội dung Tiêu chí Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Từng nghe về bệnh NKHHCT ở trẻ em Có Không 34 16 68 32 Nguyên nhân gây ra bệnh NKHHCT Có Không 10 40 20 80 Phân loại bệnh NKHHCT Có Không 15 35 30 70 Nguy cơ làm trẻ dễ mắc bệnh NKHHCT Suy dinh dưỡng Khói thuốc lá Trẻ không được bú sữa mẹ Thiếu vitamin A Thời tiết lạnh Không biết 29 34 15 10 45 5 58 68 30 20 90 10 Nhận xét: Qua bảng kết quả trên cho thấy có 68% bà mẹ đã từng nghe về bệnh NKHHCT ở trẻ em và có 32% bà mẹ chưa từng được nghe về căn bệnh này. Tuy nhiên, có tới 80% bà mẹ không biết nguyên nhân gây ra bệnh NKHHCT ở trẻ, còn lại 01 con 02 con 03 con > 03 con 36% 44% 18% 2%
  • 35. 26 20% bà mẹ biết được nguyên nhân gây ra bệnh NKHHCT. Có 70% bà mẹ không biết phân loại bệnh NKHHCT và 30% bà mẹ biết được phân loại của bệnh. Theo các bà mẹ, thì nguy cơ làm trẻ dễ mắc bệnh NKHHCT hàng đầu và chiếm tỷ lệ cao nhất là thời tiết lạnh với 90%, 68% là do khói thuốc lá, 58% là do suy dinh dưỡng, 30% là trẻ không được bú sữa mẹ, 20% là do trẻ thiếu vitamin A và 10% bà mẹ không biết được nguy cơ làm trẻ dễ mắc bệnh. Bảng 4. 2. Kiến thức dấu hiệu và biểu hiện bệnh NKHHCT Nội dung Tiêu chí Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Biểu hiện trẻ khi mắc bệnh NKHHCT Có Không 37 13 74 26 Dấu hiệu nguy hiểm toàn thân của bệnh NKHHCT Không uống được hoặc bỏ bú Nôn tất cả mọi thứ Co giật Ngủ li bì khó đánh thức Không biết 6 13 21 14 29 12 26 42 28 58 Dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay Co giật, ngủ li bì khó đánh thức Nôn tất cả mọi thứ Rút lõm lồng ngực Thở rít khi nằm yên Không biết 41 45 12 12 0 82 90 24 24 0 Cách xác định trẻ thở nhanh Có Không 28 22 56 44 Cách kiểm tra trẻ bị rút lõm lồng ngực Có Không 13 37 26 74 Bệnh NKHHCT Cảm ho Viêm mũi Viêm họng – Amidan Viêm tai giữa Viêm phổi Không biết 20 26 29 18 39 8 40 52 58 36 78 16 Bệnh NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi là nguy hiểm Có Không Không biết 29 0 21 58 0 42
  • 36. 27 Bệnh NKHHCT có lây lan Có Không Không biết 40 7 3 80 14 6 Nhận xét: Qua khảo sát của chúng tôi cho thấy 74% bà mẹ nhận biết được biểu hiện trẻ khi mắc bệnh NKHHCT, 26% bà mẹ không biết các biểu hiện khi bệnh của trẻ. Có 58% bà mẹ không biết được các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân của bệnh NKHHCT, 42% bà mẹ cho rằng co giật là dấu hiệu nguy hiểm toàn thân, 28% bà mẹ cho rằng là ngủ li bì khó đánh thức, 26% là nôn tất cả mọi thứ và 12% là không uống được hoặc bỏ bú. Khi khảo sát dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay, thì có 90% bà mẹ cho rằng khi trẻ nôn tất cả mọi thứ, 82% khi trẻ bị co giật, ngủ lì bì khó đánh thức, 24% khi trẻ bị rút lõm lồng ngực, 24% khi trẻ thở rít khi nằm yên, và không có ai là không biết. Trong 50 bà mẹ có con mắc bệnh NKHHCT, thì có 56% bà mẹ biết được cách xác định khi trẻ thở nhanh và 44% bà mẹ không biết cách xác đinh. Có 74% bà mẹ không biết cách kiểm tra trẻ bị rút lõm lồng ngực và 26% bà mẹ biết cách kiểm tra trẻ bị rút lõm lồng ngực. Có 78% bà mẹ đồng ý rằng bệnh NHHCT là bệnh viêm phổi, 58% là viêm họng – amidan, 52% là viêm mũi, 40% là cảm ho, 36% là viêm tai giữa, và 16% bà mẹ không biết NKHHCT là bệnh gì. Có 58% bà mẹ nghĩ rằng bệnh NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi là nguy hiểm, 42% bà mẹ không biết có nguy hiểm hay không, và không ai nghĩ rằng bệnh NKHHCT là không nguy hiểm. 80% bà mẹ có nghĩ rằng bệnh NKHHCT có lây lan, 14% bệnh không lây lan và 6% bà mẹ không biết bệnh có lây lan hay không. 4.1.3. Thực hành của bà mẹ về chăm sóc NKHHCT Bảng 4. 3. Thực hành của bà mẹ về chăm sóc khi trẻ mắc bệnh NKHHCT Nội dung Tiêu chí Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Xử trí khi nhà có trẻ mắc NKHHCT Để trẻ tự hết Ra quầy thuốc mua thuốc về cho trẻ uống Đưa trẻ đến trạm y tế Đưa trẻ đến bác sĩ tư Đưa trẻ đến bệnh viện khám 0 2 25 14 42 0 4 50 28 84 Xử trí khi trẻ sốt nhẹ và ho Cho uống nước cây lá trong vườn Mua thuốc tây cho trẻ uống 10 32 20 64
  • 37. 28 Không cho trẻ uống thuốc chỉ theo dõi Đưa khám bác sĩ tư 0 31 0 62 Khi trẻ ho hoặc cảm lạnh, đưa trẻ đi bệnh viện ngay khi Trẻ khó thở hơn Trẻ thở nhanh hơn Trẻ bú kém hơn Trẻ mệt hơn Không biết 28 20 6 48 2 56 40 12 96 4 Đánh giá lại tình trạng bệnh của trẻ sau 2 ngày điều trị bằng kháng sinh Có Không 30 20 60 40 Thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống khi trẻ mắc bệnh NKHHCT Có Không 37 13 74 26 Khi trẻ bị NKHHCT, cho trẻ ăn Cho trẻ ăn ít hơn bình thường Cho trẻ ăn bình thường Cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường, không kiêng cử Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng (thịt, cá, trứng, sữa,…) 2 16 6 26 4 32 12 52 Khi trẻ bị NKHHCT, cho trẻ uống nước hoặc bú mẹ Cho uống nước hoặc bú mẹ bình thường Uống nước hoặc bú mẹ ít hơn bình thường Uống nước hoặc bú mẹ nhiều hơn bình thường bổ sung thêm nước trái cây 16 2 32 32 4 64 Làm sạch mũi khi trẻ bị sổ mũi Hút mũi bằng miệng Se mũi bằng giấy thấm hoặc vải mềm hoặc bằng khăn Không làm gì cả Khác 12 38 0 0 24 76 0 0 Lau bằng khăn 8 16
  • 38. 29 Làm sạch mủ tai khi trẻ chảy mủ tai Quấn giấy thấm thành loa kèn để se tai Khác Không biết làm gì 28 1 13 56 2 26 Nhận xét: Qua kết quả trong bảng trên cho thấy khi nhà có trẻ dưới 5 tuổi bị NKHHCT có 84% bà mẹ đưa trẻ đi bệnh viện khám, 50% bà mẹ đưa trẻ đến trạm y tế, 28% bà mẹ đưa trẻ đến bác sĩ tư, 4% bà mẹ ra quầy thuốc mua thuốc về cho trẻ uống, và không ai để trẻ tự hết khi trẻ mắc bệnh. Khi trẻ sốt nhẹ và ho, có 64% bà mẹ mua thuốc tây cho trẻ uống, 62% bà mẹ đưa trẻ đi khám bác sĩ tư, 20% bà mẹ cho uống nước cây lá trong vườn và không ai không cho trẻ uống thuốc chỉ theo dõi. Khi trẻ ho hoặc cảm lạnh, bà mẹ đưa trẻ đi bệnh viện ngay khi trẻ mệt hơn chiếm 96%, trẻ khó thở hơn 56%, trẻ thở nhanh hơn 40%, trẻ bú kém hơn 12% và 4% bà mẹ không biết đưa trẻ đi bệnh viện ngay khi nào. Có 60% bà mẹ biết đánh giá lại tình trạng bệnh của trẻ sau 2 ngày được điều trị bằng kháng sinh và 40% bà mẹ không biết đánh giá. Có 74% bà mẹ thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống khi trẻ mắc bệnh NKHHCT và 26% bà mẹ không thay đổi gì cả. Khi trẻ bị NKHHCT, có 52% bà mẹ cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng (thịt, cá, trứng, sữa,…), 32% bà mẹ cho trẻ ăn bình thường, 12% bà mẹ cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường, không kiêng cử, 4% bà mẹ cho trẻ ăn ít hơn bình thường. Khi trẻ NKHHCT, bà mẹ uống nước hoặc bú mẹ nhiều hơn bình thường bổ sung thêm nước trái cây chiếm 64%, 32% bà mẹ cho trẻ uống nước hoặc bú mẹ bình thường và 4% bà mẹ cho trẻ uống nước hoặc bú mẹ ít hơn bình thường. Khi trẻ bị sổ mũi, bà mẹ làm sạch mũi trẻ bằng cách se mũi bằng giấy thấm hoặc vải mềm hoặc bằng khăn chiếm 76%, hút mũi bằng miệng chiếm 24%. Khi trẻ bị chảy mủ tai, có 56% bà mẹ quấn giấy thấm thành loa kèn để se tai cho trẻ, 26% bà mẹ không biết làm gì, 16% bà mẹ lau bằng khăn, và 2% bà mẹ sử dụng biện pháp khác. Bảng 4. 4. Kiến thức phòng ngừa bệnh NKHHCT Nội dung Tiêu chí Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Phòng ngừa NKHHCT cho trẻ dưới 5 tuổi Có Không 31 19 62 38 Trẻ được tiêm chủng đầy đủ có phòng tránh được bệnh NKHHCT Có Không Không biết 33 2 15 66 4 30 Để phòng ngừa bệnh Giữ ấm cổ và ngực cho trẻ khi lạnh Cho trẻ tránh khói bụi, 50 45 100 90
  • 39. 30 NKHHCT, cần phải làm khói thuốc lá Cho trẻ bú sữa mẹ Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ Không biết 20 34 0 40 68 0 Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy có 62% bà mẹ biết cần phải làm gì để phòng ngừa NKHHCT cho trẻ dưới 5 tuổi và 38% bà mẹ không biết phải làm gì. Có 66% bà mẹ nghĩ rằng nếu trẻ được tiêm chủng đầy đủ có thể phòng tránh được bệnh NKHHCT, có 4% bà mẹ lại cho rằng tiêm chủng không thể phòng tránh được bệnh và có 30% bà mẹ không biết là tiêm chủng có phòng tránh được bệnh NKHHCT hay không. Theo khảo sát của chúng tôi, thì có 100% bà mẹ đồng ý cách giữ ấm cổ và ngực cho trẻ khi lạnh để có thể phòng ngừa bệnh NKHHCT, tiếp theo là các cách như cho trẻ tránh khói bụi, khói thuốc lá, tiêm chủng đầy đủ cho trẻ và cho trẻ bú sữa mẹ lần lượt chiếm 90%, 68% và 40%. Bảng 4. 5. Nguồn cung cấp thông tin Tiêu chí Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Cán bộ y tế Phương tiện thông tin (loa phát thanh, tivi, báo chí,…) Bạn bè, người thân Khác 48 27 6 1 96 54 12 2 Nhận xét: Qua kết quả trên bảng cho thấy, có 96% bà mẹ cho rằng cán bộ y tế là nguồn thông tin đáng tin cậy để có thể tin và làm theo trong việc phòng ngừa cũng như chăm sóc trẻ bị NKHHCT, có 54% bà mẹ nghĩ rằng là phương tiện thông tin (loa phát thanh, tivi, báo chí,…), 12% bà mẹ cho là từ bạn bè, người thân và có 2% bà mẹ chọn nguồn cung cấp thông tin khác. 4.2. BÀN LUẬN 4.2.1. Đặc điểm chung * Phân bố theo tuổi mẹ: Qua kết quả nghiên cứu ở hình 4.1, cho thấy tỷ lệ bà mẹ ở độ tuổi từ 20 – 35 tuổi có con dưới 5 tuổi mắc NKHHCT chiếm cao nhất với 94%. Khác với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, kết quả nghiên cứu 219 bà mẹ có con dưới 5 tuổi của Nguyễn Thị Thùy Hương, Lê Hoàng Ninh (năm 2012) cho thấy tỷ lệ bà mẹ nhỏ hơn 25 tuổi chiếm 14,6%, từ 25 – 29 tuổi chiếm 33,3%, từ 30 – 34 tuổi chiếm 31,5%, và lớn hơn hoặc bằng 35 tuổi chiếm 20,6% [20]. Nghiên cứu của Phạm Ngọc Hà (năm 2005) cho thấy bà mẹ nhỏ hơn hoặc bằng 25 tuổi chiếm 31,6%, từ 26 – 30
  • 40. 31 tuổi chiếm 34,1%, lớn hơn 30 tuổi chiếm 34,4% [24]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thơm (năm 2012) với tỷ lệ bà mẹ có con mắc NKHHCT ở độ tuổi từ 20 – 35 chiếm 62,7%. [23] * Phân bố theo tuổi trẻ: Qua kết quả nghiên cứu của hình 4.2, cho thấy trong 50 trẻ mắc bệnh NKHHCT thì ở độ tuổi từ 1 – 2 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 36% và trẻ từ 4 – 5 tuổi chiếm thấp nhất với 6%. Nghiên cứu của Lý Thị Chi Mai, Huỳnh Thanh Liêm (năm 2012) cho thấy tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ dưới 1 tuổi chiếm 1,2%, trẻ 1 – 3 tuổi chiếm tỷ lệ hơn 19,5% [13] kết quả này thấp hơn kết quả chúng tôi nghiên cứu được nhóm nhỏ hơn hoặc bằng 1 tuổi chiếm 26%, nhóm từ 1 – 2 tuổi chiếm 36% và nhóm từ 2 – 3 tuổi chiếm 16%. Theo Đặng Văn Tuấn (năm 2007) cho thấy tuổi mắc bệnh NKHHCT cao nhất là nhóm trẻ nhỏ hơn hoặc bằng 1 tuổi với tỷ lệ chiếm 44,92%, nhóm tuổi 2 – 3 tuổi bị NKHHCT chiếm 34,86% [9] kết quả nghiên cứu này cao hơn kết quả của chúng tôi nghiên cứu được. Qua các nghiên cứu đã trình bày trên chứng tỏ rằng, tuổi càng nhỏ, tỷ lệ mắc bệnh càng cao, đặc biệt là dưới 1 tuổi. Thật vậy, chức năng hàng rào của niêm mạc mũi ở trẻ nhỏ còn yếu do khả năng sát trùng với niên dịch còn kém, trẻ dễ bị viêm nhiễm mũi họng. Mặt khác thanh, khí, phế quản ở trẻ em là lòng tương đối hẹp, tổ chức đàn hồi ít phát triển, vòng sụn mềm, dễ biến dạng, niêm mạc có nhiều mạch máu. Kéo theo nữa thời kỳ bắt đầu ăn dặm trong khi đó hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh so với trẻ lớn hơn nên tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT ở nhóm nhỏ hơn hoặc bằng 1 tuổi khá cao là điều hợp lý. [11] * Phân bố theo giới tính trẻ: Qua kết quả nghiên cứu của hình 4.3 cho thấy trong 50 trường hợp trẻ dưới 5 tuổi mắc NKHHCT thì trẻ nam chiếm 56%, trẻ nữ chiếm 44%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Đặng Văn Tuấn (năm 2007) với tỷ lệ mắc NKHHCT ở nam cao hơn ở nữ lần lượt là 57,3% và 42,7% [9] và cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Hoàng Văn Thìn, Đàm Thị Tuyết (năm 2012) với tỷ lệ mắc NKHHCT ở nam chiếm 40,9% và nữ là 38,1%. [10] Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Dân số, tỷ lệ giới tính trẻ được sinh trên cả nước hiện chênh lệch rất lớn với 112,8 nam/100 nữ [14]. Điều này phù hợp với thông kê của Tổng cục Dân số và cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc NKHHCT giữa trẻ nam và trẻ nữ.
  • 41. 32 * Phân bố theo địa dư: Qua kết quả của hình 4.4, cho thấy bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc NKHHCT ở thành thị chiếm tỷ lệ 54% và ở nông thôn chiếm 46%. Theo số liệu thống kê của những nghiên cứu gần đây cho thấy tại TP. HCM và các thành phố lớn, có 89% mẫu không khí không đáp ứng đủ yêu cầu sức khỏe theo tiêu chuẩn quốc tế. Bác sĩ nhi khoa Trương Hoàng Quý – Phòng khám Family Medical Practice nhấn mạnh: “Tình trạng ô nhiễm cao do ùn tắc giao thông, khói bụi từ các công trường đang đem lại những tác hại lớn hơn những gì một lá phổi nhỏ có thể chịu đựng được. Tại các vùng nông thôn, mặc dù chất lượng chăm sóc y tế còn nhiều hạn chế nhưng chúng tôi nhận thấy những bệnh về hô hấp tại các địa phương này là không đáng kể, do mức độ ô nhiễm thấp góp phần mang lại không khí thông thoáng hơn cho trẻ” [18]. Điều này cho thấy tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh NKHHCT ở thành thị nhiều hơn nông thôn là điều đương nhiên. * Phân bố theo dân tộc: Qua kết quả hình 4.5 cho thấy bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc bệnh NKHHCT là người dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất với 68%, là người Hoa chiếm 16% và người Khmer chiếm 16%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bà mẹ có con mắc NKHHCT là người Kinh chiếm 68% cao hơn kết quả nghiên cứu của Lý Thị Chi Mai, Huỳnh Thanh Liêm (năm 2012) cho thấy tỷ lệ bà mẹ có con mắc NKHHCT là người Kinh chiếm 29,8%. [13] Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2011, dân số vùng đồng bằng sông Cửu Long là 17325167 người, chiếm 19,8% dân số cả nước. Trong đó chủ yếu là người Việt (Kinh) chiếm 90%, người Khmer chiếm 6% và người Hoa chiếm 2%. Nên kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bà mẹ có con mắc NKHHCT là người dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao hoàn toàn phù hợp với vấn đề phân bố dân tộc ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.[17] * Phân bố theo tôn giáo: Qua kết quả hình 4.6, cho thấy trong 50 trường hợp bà mẹ có con mắc NKHHCT dưới 5 tuổi thì có 34% bà mẹ là người không tôn giáo, 32% thuộc Thiên chúa giáo, 28% thuộc Phật giáo và các tôn giáo khác chiếm 6% . Theo kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 của Tổng cục Thống kê Việt Nam, thì toàn quốc có 15651467 người xác nhận mình theo một tôn giáo nào đó. Theo điều tra chính thức của Chính phủ thì có 81,69% dân số không tôn giáo, 7,93% Phật giáo, 6,62% Công giáo (Thiên chúa giáo), 1,67% Hòa Hảo, 1,01% Cao Đài, 0,86% Tin Lành và 0,22% thuộc tôn giáo khác. [1]
  • 42. 33 Tỉnh Cần Thơ có 5 tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo với tổng số tín đồ 5 tôn giáo chiếm 32,93% dân số của tỉnh. [15] Vì vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bà mẹ có con mắc NKHHCT thuộc thành phần tôn giáo hoàn toàn phù hợp với kết quả điều tra chính thức của Chính phủ. * Phân bố theo trình độ học vấn: Qua kết quả hình 4.7, cho thấy bà mẹ có con mắc NKHHCT có trình độ học vấn nhỏ hơn hoặc bằng THPT chiếm tỷ lệ cao nhất với 46%, lớn hơn THPT chiếm 40%, tiểu học chiếm 12% và không biết chữ chiếm 2%. Theo nghiên cứu của Đặng Văn Tuấn (năm 2007) cho thấy bà mẹ có con mắc NKHHCT có trình độ học vấn THCS, THPT là 69,1% và bà mẹ mù chữ, tiểu học chiếm 30,9% [9]. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Thùy Hương, Lê Hoàng Ninh (năm 2012) cho thấy phần lớn bà mẹ có trình độ học vấn ở các lớp cấp II chiếm 42,5%, cấp III 8,7% [20]. Nghiên cứu của Phạm Ngọc Hà (năm 2005) bà mẹ có trình độ học vấn ở cấp II chiếm 61,3% và cấp III chiếm 13,7% đều cao hơn hơn kết quả của chúng tôi nghiên cứu được. [24] Với tỷ lệ của các nghiên cứu trên cho thấy, bà mẹ có trình độ học vấn thấp còn khá con, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp thu các nguồn thông tin về bệnh cũng như chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ. * Phân bố theo nghề nghiệp: Qua kết quả hình 4.8, bà mẹ có con mắc NKHHCT làm nghề Cán bộ - công chức chiếm 34%, Nội trợ 28%, Buôn bán 14%, Công nhân 12%, Nông dân 8% và Khác là 4%. Theo Nguyễn Thị Thùy Hương, Lê Hoàng Ninh (năm 2012), bà mẹ có con mắc NKHHCT là nông dân chiếm 76,3% [20], nghiên cứu của Nguyễn Thị Thơm (năm 2012) thấy bà mẹ có con mắc NKHHCT là nông dân, làm ruộng chiếm 64,4% [23] và nghiên cứu của Phạm Ngọc Hà (năm 2005) bà mẹ có nghề là làm ruộng rẫy, nội trợ chiếm 52,5% [24] cao hơn so với kết quả chũng tôi nghiên cứu được là nông dân chiếm 8%, nội trợ 28%. * Phân bố theo số con trong gia đình: Qua kết quả nghiên cứu của hình 4.9, cho thấy bà mẹ có con mắc NKHHCT có 02 con trong gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất với 44%, có 01 con chiếm 36%, có 03 con chiếm 18% và lớn hơn 3 con chiếm 2% Nghiên cứu của Phạm Ngọc Hà (năm 2005) cho thấy gia đình có 2 con trở lên có trẻ mắc NKKHHCT chiếm 52,9% [24] cao hơn kết quả chúng tôi nghiên cứu được. Tuy nhiên, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Hương, Lê Hoàng Ninh (năm 2012) gia đình
  • 43. 34 có hơn 2 con chiếm 30% [20] và nghiên cứu của Đặng Văn Tuấn (năm 2007) số con trong gia đình hơn 2 con chiếm 36,2% [9] thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi. Qua các kết quả của chúng tôi nghiên cứu được, đa số gia đình nhiều con sẽ có con mắc NKHHCT chiếm tỉ lệ ít hơn. Vì hầu hết các bà mẹ có hơn 02 con sẽ có kiến thức chăm sóc trẻ nhiều hơn bà mẹ lần đầu có con. 4.2.2. Kiến thức của bà mẹ về NKHHCT * Kiến thức về bệnh NKHHCT: Qua kết quả bảng 4.1, cho thấy có 68% bà mẹ đã từng nghe về bệnh NKHHCT ở trẻ em, có 70% bà mẹ không biết phân loại bệnh NKHHCT, có tới 80% bà mẹ không biết nguyên nhân gây ra bệnh NKHHCT ở trẻ. Nguy cơ làm trẻ dễ mắc bệnh NKHHCT hàng đầu và chiếm tỷ lệ cao nhất là thời tiết lạnh với 90%, 68% là do khói thuốc lá, 58% là do suy dinh dưỡng, 30% là trẻ không được bú sữa mẹ, 20% là do trẻ thiếu vitamin A. Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn và cs (năm 2016) phần lớn bà mẹ biết về bệnh NKHHCT chiếm tỷ lệ 93,2% [22]. Kết quả này cao hơn kết quả chúng tôi nghiên cứu được có 68% bà mẹ từng nghe, biết về NKHHCT. * Kiến thức dấu hiệu và biểu hiện bệnh NKHHCT: Qua bảng 4.2, cho thấy có tới 74% bà mẹ không biết cách kiểm tra trẻ bị rút lõm lồng ngực. Trong khi đó, dấu hiệu rút lõm lồng ngực là một trong những dấu hiệu nguy hiểm cần được nhận biết ngay. Do đó, cần tập trung quan tâm để giáo dục sức khỏe cho bà mẹ về dấu hiệu này để có thể kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện và tránh những biến chứng xấu. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn và cs (năm 2016), viêm phổi được bà mẹ nhắc đến nhiều nhất chiếm tỷ lệ 86% cao hơn nghiên cứu của chúng tôi là bà mẹ nghĩ NKHHCT là viêm phổi chiếm 78%. Tuy nhiên vẫn còn 6,8% bà mẹ không biết bệnh nào trong nhóm bệnh NKHHCT lại thấp hơn của chúng tôi là có 16% bà mẹ không biết NKHHCT là bệnh gì. 92,7% bà mẹ biết ho là dấu hiệu trẻ mắc NKHHCT, tiếp đến dấu hiệu sốt chiếm 76,1%. Dấu hiệu cần đưa trẻ khám ngay được bà mẹ nói đến là khó thở chiếm tỷ lệ 84,4%, bà mẹ cho rằng trẻ co giật là bệnh của trẻ nặng hơn chiếm nhiều nhất 58,7% [22] cao hơn nghiên cứu chúng tôi là chỉ có 42 % bà mẹ nghĩ co giật là dấu hiệu bệnh nặng. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thơm (năm 2012), đối với dấu hiệu ho, hắt hơi sổ mũi tỷ lệ bà mẹ đồng ý chiếm tỷ lệ cao77,2% và 79,3%; dấu hiệu thở nhanh, thở rít chiếm lần lượt 60,9% và 63,0% cao hơn nghiên cứu chúng tôi là dấu hiệu thở rít chỉ chiếm 24%; dấu hiệu rút lõm lồng ngực chiếm 22% thấp hơn kết quả chúng tôi nghiên cứu dấu hiệu rút lõm lồng ngực có 24% [23]. Nghiên cứu của Phạm Ngọc Hà (năm 2005), bà mẹ biết triệu chứng sốt là 71%, triệu chứng ho 51,4%, dấu
  • 44. 35 hiệu khó thở 39,2 %; biết được các bệnh của NHHCT, cảm ho là 61,6% , viêm họng – viêm amidan 26,7%, chảy nước mũi 26,3%, viêm phổi 25,2 % cao hơn nghiên cứu của chúng tôi lần lượt là 40%, 58%, 52% và 78%. [24] 4.2.3. Thực hành của bà mẹ về chăm sóc NKHHCT * Thực hành của bà mẹ về chăm sóc khi trẻ mắc bệnh NKHHCT: Theo nghiên cứu của Phạm Ngọc Hà (năm 2005) khi trẻ bị bệnh NKHHCT đa số các bà mẹ biết chọn đúng nơi để khám bệnh cho trẻ như bệnh viện 65,1%, trạm y tế 31,6%, bác sĩ tư 23,5%, còn 1 số ít tự mua thuốc 4,3%, đi thầy thuốc đông y 0,5%, khác 0,3% thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi bà mẹ đưa trẻ khám bệnh viện, trạm y tế, bác sĩ tư lần lượt là 84%, 50%, và 28%. Khi trẻ bị bệnh NKHHCT, bà mẹ biết cần cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng 58,8% cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi là 52%, không kiêng cử 11,2%, ăn như thường ngày 20,9% thấp hơn nghiên cứu chúng tôi là ăn bình thường chiếm 32%, ăn ít hơn thường ngày 3,1%, khác 0,3%. Khi trẻ bị chảy mũi, các bà mẹ biết cách làm sạch mũi bằng cách se mũi bằng giấy thấm 53,2% thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi se mũi bằng giấy thấm chiếm 76%, còn lau mũi bằng khăn và hút mũi bằng miệng chiếm 46,8%. Khi trẻ bị chảy mủ tai biết sâu kèn bằng giấy thấm chiếm 63,4% cao hơn nghiên cứu của chúng tôi là 56%, lau bằng khăn và làm khác chiếm 36,6%. [24] Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn và cs (năm 2016) số bà mẹ đồng ý đưa trẻ đến cơ sở y tế khi mắc bệnh chiếm 88,3% cao hơn nghiên cứu chúng tôi. Phần lớn bà mẹ đồng ý cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng chiếm 90,6%. Phần lớn bà mẹ đồng ý rằng cần sự hướng dẫn của nhân viên y tế chiếm 96,6% nhất là hiệu thuốc tây chiếm 49,9%, trạm y tế hoặc bệnh viện chiếm 31,4%, đi khám bác sĩ tư chiếm 18,7%. Số bà mẹ cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường khi sốt hoặc ho chiếm 62,3%. Tuy nhiên vẫn còn 1,3% số bà mẹ cho trẻ uống ít hơn bình thường. Khi trẻ ho, 27,8% bà mẹ sử dụng siro ho tây y để giảm ho, bà mẹ sử dụng thuốc ho dân gian chiếm 27,5%, sử dụng kháng sinh chiếm 42,5% Phần lớn bà mẹ dùng khăn lau mũi chiếm 71,2%, dùng giấy thấm sâu kèn chiếm 21,8%, dùng miệng hút mũi chiếm 2,1%, không làm gì chiếm 4,9% thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi là se mũi bằng giấy thấm hoặc vải mềm hoặc bằng khăn, hút mũi bằng miệng lần lượt 76% và 24%. [22] Qua kết quả nghiên cứu của bảng 4.3, cho thấy có 84% bà mẹ đưa trẻ đi bệnh viện khám, 50% bà mẹ đưa trẻ đi trạm y tế khám khi trẻ mắc NKHHCT. Đây là điều rất tốt vì đa số các bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc NKHHCT có trình độ học vấn nhỏ hơn hoặc bằng THPT đã có kiến thức khoa học thường thức nên đã chọn đúng nơi khám bệnh cho trẻ, các trẻ này được thăm khám và điều trị đúng nhưng còn một số ít bà mẹ chưa hiểu rõ sự nguy hiểm của bệnh NKHHCT cũng như việc mua thuốc tây (64%) hoặc
  • 45. 36 cho trẻ uống nước cây lá trong vườn (20%) khi trẻ bệnh là điểm cần quan tâm để tuyên truyền giáo dục sức khỏe cộng đồng cho các bà mẹ. Về dinh dưỡng cho trẻ lúc mắc bệnh NKHHCT, đa số bà mẹ cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao với 52%, nhưng có 32% bà mẹ cho trẻ ăn bình thường và 12% bà mẹ cho trẻ ăn không kiêng cử. Thường khi trẻ bệnh, các bà mẹ thường kiêng cử thức ăn như dầu, mỡ, tôm, cua vì các bà mẹ cho rằng ăn các thức ăn đó làm cho trẻ ho nhiều hơn, các bà mẹ chưa hiểu được trong lúc bệnh cần phải cho ăn đầy đủ dinh dưỡng để trẻ mau hồi phục. Bà mẹ cần cho trẻ ăn nhiều lần, mỗi lần ăn ít và đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo cho trẻ đạt được nhu cầu năng lượng hàng ngày. Đây cũng là vấn đề cần quan tâm trong vấn đề giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ. Trong lúc trẻ bệnh NKHHCT thì hầu hết trẻ đều chảy mũi, nghẹt mũi sẽ làm trẻ khó chịu và sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ, do đó bà mẹ cần biết cách làm sạch mũi để giúp trẻ dễ chịu, ăn uống dễ dàng hơn, nhất là các trẻ còn bú. Trong nghiên cứu này thì đa số các bà mẹ biết làm sạch mũi cho trẻ bằng se mũi bằng giấy thấm hoặc vải mềm hoặc bằng khăn đạt được 76%. Việc làm sạch mủ tai bằng cách quấn giấy thấm thành loa kèn để se tại, các bà mẹ đạt được 56%, số còn lại chỉ lau bằng khăn, không biết làm gì hoặc làm phương pháp khác. Nhiễm khuẩn ở tai thường là nguyên nhân khiến trẻ ốm dai dẳng. Đôi khi nhiễm khuẩn ở tai có thể lan sang phần xương chũm hoặc tới não gây viêm màng não. Nhiễm khuẩn ở tai cũng là nguyên nhân gây điếc cho trẻ em làm cản trở việc sinh hoạt và học tập cho trẻ sau này. Vì vậy, việc phát hiện kịp thời để xử lý đúng những trẻ bị bệnh ở tai sẽ hạn chế được các nguy cơ trên. Do đó các bà mẹ cần biết dùng giấy thấm sâu kèn để làm khô tai cho trẻ. * Kiến thức phòng ngừa bệnh NKHHCT: Theo nghiên cứu của Phạm Ngọc Hà (năm 2015), biện pháp dự phòng NKHHCT, các bà mẹ biết giữ ấm cổ và ngực khi thời tiết lạnh chiếm tỷ lệ 74%, tránh khói bụi 32,8%, tránh khói thuốc là 28,5%, cho bú mẹ đầy đủ 22,9%, tiêm chủng đúng quy định 44,3% [24] thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi về các biện pháp phòng ngừa NKHHCT thì có 100% bà mẹ đồng ý cách giữ ấm cổ và ngực cho trẻ khi lạnh, tiếp theo là các cách như cho trẻ tránh khói bụi, khói thuốc lá, tiêm chủng đầy đủ cho trẻ và cho trẻ bú sữa mẹ lần lượt chiếm 90%, 68% và 40%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn và cs (năm 2016) có 70,4% bà mẹ có kiến thức đúng về các biện pháp phòng ngừa NKHHCT [22]. Qua kết quả bảng 4.4, cho thấy có 62% bà mẹ biết cần phải làm gì để phòng ngừa NKHHCT cho trẻ dưới 5 tuổi trong đó có 100% bà mẹ đồng ý cách giữ ấm cổ và ngực cho trẻ khi lạnh để có thể phòng ngừa bệnh NKHHCT, tiếp theo là các cách như cho trẻ tránh khói bụi, khói thuốc lá, tiêm chủng đầy đủ cho trẻ và cho trẻ bú sữa mẹ lần
  • 46. 37 lượt chiếm 90%, 68% và 40%. Có 66% bà mẹ nghĩ rằng nếu trẻ được tiêm chủng đầy đủ có thể phòng tránh được bệnh NKHHCT tuy nhiên vẫn còn một số ít bà mẹ cho rằng tiêm chủng dầy đủ không thể phòng tránh được bệnh NKHHCT. Một số bà mẹ cho rằng trẻ tiêm chủng sau đó dễ bị nóng và ho nhưng không biết rằng tiêm chủng rất có lợi ích vì ngừa được nhiều bệnh và trẻ ít bệnh tật, có thể phát triển và tăng sức đề kháng chống được một số bệnh nhiễm khuẩn.. Cho trẻ bú sữa mẹ để có thể phòng ngừa bệnh NKHHCT chỉ đạt được 20%, vì một số bà mẹ cho rằng bú sữa mẹ chỉ giúp trẻ phát triển chứ không biết rằng sữa mẹ ngoài chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển còn có một lượng kháng thể để giúp trẻ chống lại bệnh tật trong đó có bệnh NKHHCT. * Nguồn cung cấp thông tin: Qua kết quả nghiên cứu của bảng 4.5, cho thấy có 96% bà mẹ cho rằng cán bộ y tế là nguồn thông tin đáng tin cậy để có thể tin và làm theo trong việc phòng ngừa cũng như chăm sóc trẻ bị NKHHCT, có 54% bà mẹ nghĩ rằng là phương tiện thông tin (loa phát thanh, tivi, báo chí,…), 12% bà mẹ cho là từ bạn bè, người thân. Theo nghiên cứu của Phạm Ngọc Hà (2005) hầu hết các bà mẹ được thông tin về bệnh NKHHCT chiếm tỷ lệ 90,3%. Nguồn thông tin được bà mẹ nghe nhiều nhất là từ cán bộ y tế 64,5%, kế đến là ti vi 46,8%, là báo chí 16,6%. Nguồn thông tin có ảnh hưởng tốt đối với bà mẹ là từ nhân viên y tế 71%, kế đến là ti vi 38,7% và báo chí 13% thấp hơn so với kết quả chúng tôi nghiên cứu được là cán bộ y tế chiếm 96%, phương tiện thông tin chiếm 54%. [24]
  • 47. 38 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN Từ những kết quả thu được trong nghiên cứu này, chúng tôi có kết luận như sau: 5.1.1. Kiến thức của bà mẹ về NKHHCT  Có 68% bà mẹ đã được nghe về bệnh NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, chỉ có 20% bà mẹ biết nguyên nhân gây ra bệnh NKHHCT và 30% bà mẹ biết phân loại bệnh NKHHCT.  Nguy cơ làm trẻ dễ mắc bệnh NKHHCT hàng đầu và chiếm tỷ lệ cao nhất là thời tiết lạnh với 90%, 68% là do khói thuốc lá, 58% là do suy dinh dưỡng, 30% là trẻ không được bú sữa mẹ, 20% là do trẻ thiếu vitamin A.  Có 74% bà mẹ nhận biết được biểu hiện trẻ khi mắc bệnh NKHHCT. Dấu hiệu nguy hiểm toàn thân của bệnh NKHHCT: 42% bà mẹ cho rằng là co giật, 28% là ngủ li bì khó đánh thức, 26% là nôn tất cả mọi thứ và 12% là không uống được hoặc bỏ bú.  Dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay, thì có 90% bà mẹ cho rằng khi trẻ nôn tất cả mọi thứ, 82% khi trẻ bị co giật, ngủ lì bì khó đánh thức, 24% khi trẻ bị rút lõm lồng ngưc, 24% khi trẻ thở rít khi nằm yên.  Có 56% bà mẹ biết được cách xác định khi trẻ thở nhanh và 26% bà mẹ biết cách kiểm tra trẻ bị rút lõm lồng ngực.  Có 78% bà mẹ đồng ý rằng bệnh NHHCT là bệnh viêm phổi, 58% là viêm họng – amidan, 52% là viêm mũi, 40% là cảm ho, 36% là viêm tai giữa.  Có 58% bà mẹ nghĩ rằng bệnh NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi là rất nguy hiểm và có 80% bà mẹ có nghĩ rằng bệnh NKHHCT có lây lan. 5.1.2. Thực hành của bà mẹ về chăm sóc NKHHCT  Khi nhà có trẻ dưới 5 tuổi bị mắc NKHHCT có 84% bà mẹ đưa trẻ đi bệnh viện khám, 50% bà mẹ đưa trẻ đến trạm y tế.  Khi trẻ ho hoặc cảm lạnh, bà mẹ đưa trẻ đi bệnh viện ngay khi trẻ mệt hơn chiếm 96%, trẻ khó thở hơn 56%, trẻ thở nhanh hơn 40%, trẻ bú kém hơn 12%.  Có 60% bà mẹ biết đánh giá lại tình trạng bệnh của trẻ sau 2 ngày được điều trị bằng kháng sinh.  Có 74% bà mẹ thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống khi trẻ mắc bệnh NKHHCT. Khi trẻ bị NKHHCT, có 52% bà mẹ cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng (thịt, cá, trứng, sữa,…). Khi trẻ NKHHCT, bà mẹ cho trẻ uống nước hoặc bú mẹ nhiều hơn bình thường bổ sung thêm nước trái cây chiếm 64%.
  • 48. 39  Khi trẻ bị sổ mũi, bà mẹ làm sạch mũi trẻ bằng cách se mũi bằng giấy thấm hoặc vải mềm hoặc bằng khăn chiếm 76%. Khi trẻ bị chảy mủ tai, có 56% bà mẹ quấn giấy thấm thành loa kèn để se tai cho trẻ.  Có 62% bà mẹ biết cần phải làm gì để phòng ngừa NKHHCT cho trẻ dưới 5 tuổi. 66% bà mẹ biết tiêm chủng đầy đủ có thể phòng tránh được bệnh NKHHCT.  Có 100% bà mẹ đồng ý cách giữ ấm cổ và ngực cho trẻ khi lạnh để có thể phòng ngừa bệnh NKHHCT, tiếp theo là các cách như cho trẻ tránh khói bụi, khói thuốc lá, tiêm chủng đầy đủ cho trẻ và cho trẻ bú sữa mẹ lần lượt chiếm 90%, 68% và 40%.  Có 96% bà mẹ cho rằng cán bộ y tế là nguồn thông tin đáng tin cậy để có thể tin và làm theo trong việc phòng ngừa cũng như chăm sóc trẻ bị NKHHCT. 5.2. KIẾN NGHỊ Từ những điều kết luận trên, chúng tôi xin được nêu lên một số kiến nghị sau:  Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm chuyển tải những kiến thức cần thiết về chương trình NKHHCT trong quá trình chăm sóc trẻ.  Thường xuyên bồi dưỡng và đào tạo lại cho nhân viên y tế về các kiến thức và công tác phòng chống NKHHCT.  Cán bộ y tế tại các tuyến cơ sở cần giáo dục sức khỏe, cung cấp các kiến thức về bệnh cũng như các dấu hiệu nhận biết, chăm sóc và phòng ngừa bệnh NKHHCT cho các bà mẹ để họ thay đổi các hành vi không có lợi trong vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.  Những chương trình giáo dục sức khỏe đặc biệt là giáo dục về bệnh NKHHCT cần tập trung tác động vào các bà mẹ trẻ, các bà mẹ ít con, trình độ học vấn thấp, sống thành thị cũng như nông thôn.  Nội dung giáo dục sức khỏe về NKHHCT cần được soạn thảo đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ và được chuyển tải đến các bà mẹ có con dưới 5 tuổi nói riêng và nhân dân nói chung bằng nhiều kênh thông tin, chú trọng ở phương pháp truyền thông bằng trực quan qua các tranh ảnh, áp phích, video, …và công tác tư vấn trực tiếp với các bà mẹ.