SlideShare a Scribd company logo
1 of 96
iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
-
-----------------------------
BÙI DUY HƢNG
THỰC TRẠNG BỆNH VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ,
THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƢỚI 5 TUỔI
VỀ PHÕNG CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
- 2014
v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
-
-----------------------------
BÙI DUY HƢNG
THỰC TRẠNG BỆNH VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ,
THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƢỚI 5 TUỔI
VỀ PHÕNG CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
: Y HỌC DỰ PHÕNG
Mã số: 60.72.01.63
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HẠC VĂN VINH
- 2014
vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi, các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa công bố
dƣới bất kỳ hình thức nào.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2014
Học viên
Bùi Duy Hưng
vii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Y tế Công cộng trƣờng Đại học
Y- Dƣợc - Đại học Thái Nguyên.
- Ban Giám hiệu trƣờng, Phòng Đào tạo, Bộ môn Y học Cộng đồng
Trƣờng Cao Đẳng Y Tế Thái Nguyên
- Trung Tâm Y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên và Trung tâm Y tế huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu để
hoàn thành luận văn đúng thời hạn.
Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, công tác và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Hạc Văn Vinh - người
Thầy đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, góp ý, sửa chữa giúp tôi hoàn thành
luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo, Trường Đại học Y- Dược
Thái Nguyên đã giảng dạy, nhiệt tình chỉ bảo giúp tôi có được những kiến thức
cơ sở và kiến thức chuyên ngành.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Thầy, Cô trong hội
đồng bảo vệ đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho luận văn. Cảm ơn các
đồng nghiệp, bạn bè đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Với tình cảm thân thƣơng nhất, tôi xin dành cho những ngƣời thƣơng
yêu trong toàn thể gia đình, nơi đã tạo điều kiện tốt nhất, là điểm tựa, nguồn
động viên tinh thần giúp tôi thêm niềm tin và nghị lực trong suốt quá trình
học tập và thực hiện nghiên cứu này.
Thái Nguyên, 2014
Học viên
Bùi Duy Hưng
viii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DTTS : Dân tộc thiểu số
KAP : Kiến thức, thái độ, thực hành
TCM : Tay chân miệng
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TT - GDSK : -
TTYTDP :
TYT :
VSDT TW :
WHO :
ix
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN................................................................................. 3
1.1. Đặc điểm chung của bệnh tay chân miệng................................................. 3
.............. 9
1.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng tới tình hình dịch bệnh tay chân miệng ở Việt
Nam .........................................................................................................14
1.4. Một số Khảo sát về kiến thức, thái độ và thực hành của các bà mẹ về
bệnh tay chân miệng................................................................................17
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................24
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu...............................................................................24
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu................................................................24
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu..........................................................................25
2.4. Tiêu chuẩn đánh giá .................................................................................28
2.5. Phƣơng pháp thu thập thông tin...............................................................32
2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu........................................................................32
2.7. Sai số gặp phải .........................................................................................33
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu........................................................................33
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................34
chân miệng tại Thái Nguyên năm 2011 - 2013 ......34
3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dƣới 5 tuổi về phòng
chống bệnh tay chân miệng.....................................................................39
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ..................................................................................48
4.1. 2011 - 2013...............48
4.2. Kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ có con < 5 tuổi về phòng
chống bệnh tay chân miệng tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ..........54
x
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN.....................................................................................................62
KIẾN NGHỊ.....................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................65
Phụ lục 1..............................................................................................................
Phụ lục 2..............................................................................................................
Phụ lục 3..............................................................................................................
Phụ lục 4..............................................................................................................
Phụ lục 5..............................................................................................................
xi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DANH MỤC BẢNG
2011 - 2013 .....................................................................................34
Bảng 3.2. Phân bố tổng số ca bệnh theo tháng trong 3 năm 2011-2013 ........35
trong 3 năm 2011 - ..................36
3 năm 2011 – 2013 theo địa dƣ .............37
Bảng 3.5 2013 ..........................37
Bảng 3.6. Phân độ lâm sàng bệnh TCM trong năm 2013...............................38
Bảng 3.7. 2013 ....38
Bảng 3.8 c bệnh TCM trong năm 2013.........39
....................40
a đối tƣợng tham gia nghiên cứu.........41
.............42
..........................43
Bảng 3.13. Kiến thức của bà mẹ về bệnh tay chân miệng (n = 472)..............44
Bảng 3.14. Thái độ của bà mẹ về bệnh tay chân miệng (n=472)....................45
Bảng 3.15. Thực hành của bà mẹ về bệnh TCM (n = 472).............................46
ức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con............47
.................................................47
xii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố ca bệnh TCM 3 năm 2011-2013 .......35
Biểu đồ 3.2. Phân bố ca bệnh tay chân miệng theo giới 3 năm (2011-2013)......36
Biểu đồ 3.3. Phân nhóm tuổi của đối tƣợng nghiên cứu.................................39
Biểu đồ 3.4. Đặc điểm dân tộc của đối tƣợng nghiên cứu..............................40
Biểu đồ 3.5. Đặc điểm kinh tế gia đình của đối tƣợng tham gia nghiên cứu..41
.....47
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay nhân loại đang phải đối mặt với sự diễn biến phức tạp của các
bệnh dịch truyền nhiễm, đặc biệt ở các nƣớc đang phát triển, bao gồm cả bệnh
dịch mới xuất hiện cũng nhƣ bệnh dịch cũ quay trở lại, cụ thể là các bệnh gây
dịch nguy hiểm nhƣ: cúm A(H5N1), cúm A(H1N1), HIV/AIDS, Ebola, sốt
xuất huyết, tay chân miệng... [1], [7]. Một trong những bệnh thƣờng gặp ở trẻ
nhỏ, có khả năng phát triển thành dịch lớn, gây ra nhiều hậu quả về kinh tế-xã
hội đó chính là bệnh tay chân miệng. Đây là một bệnh nhiễm virus cấp tính do
nhóm Enterovirus gây ra, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm nhƣ viêm
não- màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và thậm chí dẫn tới tử vong nếu
không đƣợc phát hiện sớm và xử lý kịp thời [12].
Theo Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization - WHO) thì
bệnh tay chân miệng đã xảy ra tại nhiều nƣớc trên thế giới, nhƣng bệnh tập
trung chủ yếu và đe doạ sức khoẻ trẻ em tại các nƣớc khu vực Châu Á - Thái
Bình Dƣơng [70]. Từ năm 2008 – 2012, ở Trung Quốc đã có 7.200.092
trƣờng hợp mắc tay chân miệng với tỷ lệ mắc mới hàng năm là 1,2/1.000
trẻ/năm; tập trung chủ yếu ở trẻ từ 12 – 36 tháng [73]. Vụ dịch tại Đài Loan
năm 1998 đƣợc coi là vụ đại dịch lớn với 129.106 trƣờng hợp mắc tay chân
miệng, 405 trƣờng hợp nặng và 78 trƣờng hợp tử vong; giai đoạn 1998-2005
thì bệnh tay chân miệng đã trở thành một bệnh phổ biến ở Đài Loan và bùng
phát hai vụ dịch nhỏ vào năm 2000 và 2001 [54], [56], [70]. Theo nhận định
của Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dƣơng, đã xuất hiện những
vụ dịch tay chân miệng lan rộng ở một số nƣớc châu Á bao gồm Úc, Brunei,
Trung Quốc, Nhật Bản, Malaisia, Hàn Quốc, Singapore và Việt Nam [70].
Tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng đã và đang là vấn đề y tế quan
trọng [11]. Theo báo cáo của Bộ Y tế, bệnh tay chân miệng gặp rải rác quanh
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
năm ở hầu hết các địa phƣơng trong cả nƣớc. Trong năm 2012 cả nƣớc có
157.654 ca mắc, 45 ca tử vong và 3 tháng đầu năm 2013, cả nƣớc ghi nhận
hơn 14.260 trƣờng hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 63/63 tỉnh/thành phố
trong đó có 4 trƣờng hợp tử vong [6].
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, cửa ngõ giao lƣu kinh tế - xã hội
giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; điều kiện sống,
điều kiện vệ sinh và trình độ nhận thức của ngƣời dân còn chƣa cao [18]. Đặc
biệt là kiến thức nuôi dƣỡng chăm sóc trẻ cũng nhƣ hiểu biết của các bà mẹ
về bệnh tay chân miệng còn hạn chế. Đây là một trong những điều kiện thuận
lợi cho sự bùng phát dịch bệnh tay chân miệng và khó khăn cho công tác
phòng chống bệnh dịch. Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên,
dịch bệnh tay chân miệng bùng phát tại Thái Nguyên từ năm 2011 với 236 ca
mắc tay chân miệng đƣợc giám sát và tiếp tục xuất hiện trong các năm tiếp
theo [48].
Vấn đề đặt ra là thực trạng và xu hƣớng bệnh tay chân miệng ở
Thái Nguyên nhƣ thế nào? Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành của bà
mẹ có con dƣới 5 tuổi về bệnh tay chân miệng ra sao? Đây thực sự là thông
tin có giá trị thực tiễn để giúp ngành y tế tỉnh Thái Nguyên dùng làm cơ sở
khoa học chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống dịch tay chân miệng
trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên, góp phần ngăn chặn dịch xảy ra và bùng phát
trong cộng đồng, chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực
trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về
phòng chống bệnh tay chân miệng tại tỉnh Thái Nguyên” với mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng bệnh tay chân miệng tại tỉnh Thái Nguyên năm
2011- 2013
2. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ có con dưới 5
tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm chung của bệnh tay chân miệng
1.1.1. Khái niệm bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền
theo đƣờng tiêu hoá, thƣờng gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn.
Biểu hiện chính là tổn thƣơng da, niêm mạc dƣới dạng phỏng nƣớc ở các vị trí
đặc biệt nhƣ niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh
có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nhƣ viêm não - màng não, viêm cơ
tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không đƣợc phát hiện sớm và xử trí
kịp thời [13].
1.1.2. Tác nhân gây bệnh tay chân miệng
thuộc nhóm vi rút đƣờng ruột (Enterovirus)
gây ra. Các Enterovirus có khả năng gây bệnh TCM trong nhóm này gồm:
virus Coxsackies, Echo và các virus đƣờng ruột khác, trong đó hay gặp là
virus đƣờng ruột týp 71 (Enterovirus 71 - EV71) và Coxsackies A16. EV71 là
virus gây bệnh mà có thể gây các biến chứng nặng; thậm chí dẫn đến tử vong
[27]. Các virus đƣờng ruột khác thƣờng gây bệnh nhẹ. Virus có thể tồn tại
nhiều ngày ở điều kiện bình thƣờng và nhiều tuần ở nhiệt độ 40
C. Tia cực tím,
nhiệt độ cao, các chất diệt trùng nhƣ formaldehyt, các dung dịch khử trùng có
chứa Clo hoạt tính có thể diệt virus [4].
1.1.3. Nguồn bệnh, thời kỳ lây truyền và đường lây truyền bệnh
- Nguồn bệnh: là ngƣời mắc bệnh, ngƣời mang virus không triệu chứng.
- Thời kỳ lây truyền: vài ngày trƣớc khi phát bệnh, mạnh nhất trong tuần
đầu của bệnh và có thể kéo dài vài tuần sau đó, thậm chí sau khi bệnh nhân
hết triệu chứng. Virus có thể thải qua phân trong vòng từ 2 - 4 tuần, cá biệt có
thể tới 12 tuần sau khi nhiễm. Virus cũng tồn tại, nhân lên ở đƣờng hô hấp
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trên và đào thải qua dịch tiết từ hầu họng trong vòng 2 tuần. Virus cũng có
nhiều trong dịch tiết từ các nốt phỏng nƣớc, vết loét của bệnh nhân.
- Đường lây truyền: Bệnh TCM lây qua đƣờng tiêu hoá: thức ăn, nƣớc
uống, bàn tay của trẻ hoặc của ngƣời chăm sóc trẻ, các đồ dùng đặc biệt là đồ
chơi và vật dụng sinh hoạt hàng ngày nhƣ chén, bát, đĩa, thìa, cốc bị nhiễm
virus từ phân hoặc dịch nốt phỏng, vết loét hoặc dịch tiết đƣờng hô hấp, nƣớc
bọt. Ngoài ra bệnh cũng có thể lây truyền do tiếp xúc trực tiếp ngƣời - ngƣời
qua các dịch tiết đƣờng hô hấp, hạt nƣớc bọt [4], [7].
1.1.4. Tính cảm nhiễm với virus gây bệnh tay chân miệng
Mọi ngƣời đều có thể cảm nhiễm với virus gây bệnh nhƣng không phải
tất cả những ngƣời nhiễm virus đều có biểu hiện bệnh. Bệnh có thể gặp ở mọi
lứa tuổi nhƣng thƣờng gặp ở trẻ dƣới 5 tuổi, đặc biệt ở nhóm dƣới 3 tuổi [34].
Ngƣời lớn ít bị mắc bệnh có thể do đã có kháng thể từ những lần bị nhiễm
hoặc mắc bệnh trƣớc đây [4]. Hiện nay bệnh TCM chƣa có vắc xin phòng
bệnh và chƣa có thuốc điều trị đặc hiệu [8], [66].
1.1.5. Chẩn đoán bệnh tay chân miệng
Theo Quyết định số: 1003/QĐ-BYT về việc Ban hành hƣớng dẫn chẩn
đoán, điều trị bệnh TCM [13], việc chẩn đoán xác định bệnh TCM dựa vào:
1.1.5.1. Triệu chứng lâm sàng
- Giai đoạn ủ bệnh: 3 - 7 ngày.
- Giai đoạn khởi phát: Từ 1 - 2 ngày với các triệu chứng nhƣ sốt nhẹ, mệt
mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
- Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3 - 10 ngày với các triệu chứng
điển hình của bệnh:
+ Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nƣớc đƣờng kính 2 - 3 mm ở niêm
mạc miệng, lợi, lƣỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nƣớc bọt.
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Phát ban dạng phỏng nƣớc: ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông;
tồn tại trong thời gian ngắn (dƣới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất
hiếm khi loét hay bội nhiễm.
+ Sốt nhẹ.
+ Nôn. (Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng).
+ Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp (nếu có) thƣờng xuất hiện sớm
từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.
- Giai đoạn lui bệnh: thƣờng từ 3 - 5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu
không có biến chứng.
1.1.5.2. Các thể lâm sàng:
- Thể tối cấp: bệnh diễn tiến rất nhanh có các biến chứng nặng nhƣ suy
tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê dẫn đến tử vong trong vòng 24 - 48 giờ.
- Thể cấp tính với bốn giai đoạn điển hình nhƣ trên.
- Thể không điển hình: dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét
miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát
ban và loét miệng.
1.1.5.3. Cận lâm sàng
- Các xét nghiệm cơ bản
+ Công thức máu: bạch cầu thƣờng trong giới hạn bình thƣờng. Bạch cầu
tăng trên 16.000/mm3 hay đƣờng huyết tăng > 160 mg% (8,9 mmol/L)
thƣờng liên quan đến biến chứng.
+ Protein C phản ứng (CRP) trong giới hạn bình thƣờng (< 10 mg/L).
+ Đƣờng huyết, điện giải đồ, X quang phổi đối với các trƣờng hợp có
biến chứng từ độ 2b.
- Xét nghiệm phát hiện virus (nếu có điều kiện) từ độ 2b trở lên hoặc cần
chẩn đoán phân biệt: lấy bệnh phẩm hầu họng, phỏng nƣớc, trực tràng, dịch
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
não tuỷ để thực hiện xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập virus chẩn đoán xác
định nguyên nhân [13].
1.1.6. Điều trị bệnh tay chân miệng
Theo Quyết định số: 1003/QĐ-BYT về việc Ban hành hƣớng dẫn chẩn
đoán, điều trị bệnh tay chân miệng [13].
1.1.6.1. Nguyên tắc điều trị
- Hiện nay chƣa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ (không
dùng kháng sinh khi không có bội nhiễm).
- Theo dõi sát, phát hiện sớm, phân độ đúng và điều trị phù hợp.
- Trƣờng hợp nặng phải đảm bảo xử trí theo nguyên tắc hồi sức cấp cứu
- Bảo đảm dinh dƣỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng.
1.1.6.2. Phân tuyến điều trị
- Trạm y tế xã và phòng khám tƣ nhân
+ Khám và điều trị ngoại trú bệnh tay chân miệng độ 1
+ Chuyển tuyến: đối với bệnh TCM độ 2a trở lên hoặc độ 1 với trẻ dƣới
12 tháng hoặc có bệnh phối hợp kèm theo.
- Bệnh viện huyện, bệnh viện tƣ nhân.
+ Khám, điều trị bệnh tay chân miệng độ 1 và 2a.
+ Chuyển tuyến: đối với bệnh tay chân miệng độ 2b trở lên hoặc độ 2a
có bệnh phối hợp kèm theo.
- Bệnh viện đa khoa; Đa khoa khu vực; Chuyên khoa Nhi tuyến tỉnh.
+ Khám, điều trị bệnh tay chân miệng tất cả các độ.
+ Chuyển tuyến: đối với bệnh TCM độ 3,4 khi không có đủ điều kiện hồi
sức tích cực, đảm bảo chuyển tuyến an toàn.
- Bệnh viện Nhi, Truyền nhiễm và các bệnh viện đƣợc Bộ Y tế phân
công là bệnh viện tuyến cuối của các khu vực: khám, điều trị bệnh TCM ở tất
cả các mức độ bệnh.
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.1.7. Phòng bệnh và xử lý trường hợp bệnh/ổ dịch bệnh
1.1.7.1. Phòng bệnh tay chân miệng
Theo Quyết định Số: 1003/QĐ-BYT về việc Ban hành Hƣớng dẫn chẩn
đoán, điều trị bệnh TCM [13].
- Nguyên tắc phòng bệnh
+ Hiện chƣa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu
+ Áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa đối với bệnh
lây qua đƣờng tiêu hoá, chú ý tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.
- Phòng bệnh tại các cơ sở y tế
+ Cách ly theo nhóm bệnh
+ Nhân viên y tế: đảm bảo nguyên tắc tiệt trùng trƣớc, trong và sau khi
chăm sóc bệnh nhân.
+ Khử khuẩn bề mặt, giƣờng bệnh, buồng bệnh bằng Cloramin B 2%
+ Xử lý chất thải, quần áo, khăn trải giƣờng của bệnh nhân và dụng cụ
chăm sóc sử dụng lại theo quy trình.
- Phòng bệnh ở cộng đồng
+ Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng
+ Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn
+ Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn
+ Cách ly trẻ bệnh tại nhà khi trẻ bị bệnh/khi có ổ dịch
1.1.7.2. Các biện pháp xử lý trường hợp bệnh/ổ dịch bệnh:
Phải tiến hành xử lý ngay bệnh/ổ dịch bệnh trong vòng 48 giờ khi phát hiện
- Các biện pháp chung để xử lý trƣờng hợp bệnh/ổ dịch bệnh
+ Sở Y tế tham mƣu cho Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
tiếp chỉ đạo, huy động nguồn lực và các ban, ngành, đoàn thể triển khai các
biện pháp phòng, chống dịch tại địa phƣơng [42].
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Quản lý và điều trị bệnh nhân sớm theo hƣớng dẫn chẩn đoán, điều trị
bệnh TCM ban hành kèm theo Quyết định số 1003/QĐ-BYT ngày 30/3/2012
của bộ trƣởng Bộ Y tế để hạn chế tối đa biến chứng nặng và tử vong [13].
+ Tăng cƣờng giám sát, phòng chống bệnh tay chân miệng theo quyết
định số 581/QĐ-BYT ngày 24/2/2012 của Bộ trƣởng Bộ Y tế [12].
+ Củng cố hệ thống giám sát và báo cáo dịch tại tất cả các tuyến [15].
+ Tuyên truyền tới từng hộ gia đình, đặc biệt là bà mẹ, ngƣời chăm sóc
trẻ tại các hộ gia đình có trẻ dƣới 5 tuổi, giáo viên các trƣờng học, nhà trẻ,
mẫu giáo, lãnh đạo chính quyền, đoàn thể tại địa phƣơng về bệnh tay chân
miệng và các biện pháp phòng chống bằng nhiều hình thức nhƣ họp tổ dân
phố, họp dân, tập huấn, hƣớng dẫn tại chỗ, tờ rơi, loa đài, phát thanh, báo chí,
truyền hình [2], [24].
+ Tổ chức các đội tự quản tại chỗ (phối hợp ban, ngành, đoàn thể) để
hàng ngày kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch
tại từng hộ gia đình, đặc biệt gia đình bệnh nhân và những gia đình có trẻ em
dƣới 5 tuổi [8].
- Xử lý bệnh/ổ dịch bệnh tại hộ gia đình và cộng đồng
+ Phạm vi xử lý
Ca tản phát: nhà bệnh nhân
Ổ dịch: nhà bệnh nhân và các gia đình có trẻ em dƣới 5 tuổi trong
bán 100 mét tính từ nhà bệnh nhân
- Các biện pháp cụ thể
+ Thực hiện triệt để các biện pháp chung.
+ Nếu bệnh nhân đƣợc điều trị tại nhà theo quy định thì phải đƣợc cách
ly ít nhật 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh. Hƣớng dẫn ngƣời nhà theo dõi bệnh
nhân, khi thấy có các biểu hiện biến chứng thần kinh hoặc tim mạch thì phải
đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Đảm bảo có đủ xà phòng rửa tay tại hộ gia đình.
+ Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín, uống chín.
+ Hƣớng dẫn hộ gia đình tự theo dõi sức khoẻ các thành viên trong gia
đình, đặc biệt trẻ em dƣới 5 tuổi, nếu phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc
bệnh phải thông báo ngay cho cơ quan y tế.
+ Khuyến cáo những thành viên trong hộ gia đình bệnh nhân không nên
tiếp xúc, chăm sóc trẻ em khác và không tham gia chế biến thức ăn phục vụ
các bữa ăn tập thể [72].
- Xử lý tại nhà trẻ, mẫu giáo
+ Thực hiện triệt để các biện pháp chung.
+ Trẻ mắc bệnh không đến lớp ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh và
chỉ đến lớp khi hết loét miệng và các phỏng nƣớc.
+ Đảm bảo có xà phòng rửa tay tại từng lớp học.
+ Cô nuôi dạy trẻ/thầy cô giáo cần theo dõi tình trạng sức khoẻ cho trẻ
hàng ngày. Khi phát hiện có trẻ nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo cho gia
đình và cán bộ y tế để xử lý kịp thời.
+ Tuỳ tình hình và mức độ nghiêm trọng của dịch, cơ quan y tế địa phƣơng
tham mƣu cho cấp có thẩm quyền tại địa phƣơng quyết định việc đóng cửa lớp
học/trƣờng học/nhà trẻ, mẫu giáo. Thời gian đóng cửa lớp học/trƣờng học/nhà
trẻ, mẫu giáo là 10 ngày kể từ ngày khởi phát của ca bệnh cuối cùng.
1.2
1.2.1. Tình hình dịch bệnh tay chân miệng trên thế giới
Coxsakie virus lần đầu tiên đƣợc phân lập trong phân ngƣời tại thị trấn
Coxsakie, New York, năm 1948 bởi G.DallDorf. Enterovirus typ 71 là một
trong các virus đƣờng ruột mới cũng gây bệnh tay chân miệng. EV71 lần đầu
tiên phân lập đƣợc ở một trẻ em viêm màng não tại California năm 1969 [28],
[57]. Năm 1974 trƣờng hợp này đã đƣợc thông báo. Vào những năm sau đó
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
EV71 cũng đƣợc phân lập ra ở nhiều nƣớc nhƣ Mỹ, Úc, Thụy Điển, Nhật [69].
Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh TCM là coxsackievirus A16, Enterovirus
71 là nguyên nhân phổ biến đứng hàng thứ 2 gây bệnh TCM trên ngƣời.
Trong khu vực Tây Thái Bình Dƣơng, bệnh đã lan rộng ra nhiều quốc gia,
bao gồm: Úc, Brunei, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Mông Cổ, Hàn Quốc,
Đài Loan, Singapore và Việt Nam [21]. Bệnh TCM do các chủng Enterovirus
khác thƣờng ở thể nhẹ ít có biến chứng, do EV71 nguy hiểm hơn và thƣờng
gây các biến chứng thần kinh nặng và có thể dẫn đến tử vong [10]. Nhiều
nghiên cứu chỉ ra rằng, tác nhân gây bệnh TCM là EV71 có liên quan đến các
biến chứng về thần kinh nhƣ: viêm não, viêm thân não, viêm não tuỷ, viêm
màng não,... Các biến chứng tim mạch và hô hấp nhƣ: viêm cơ tim, phù phổi
cấp do thần kinh, tăng huyết áp, suy tim, truỵ mạch. Bệnh nhân chuyển sang
diễn biến nặng và rất dễ dẫn đến tử vong [20], [61]. Tỷ lệ mắc bệnh tay chân
miệng do nhiễm nhóm virus nguy hiểm EV71 đang gia tăng và lây truyền ở
nhiều khu vực [21].
Tại Đài Loan: năm 1998 có 129.106 trƣờng hợp mắc TCM, trong đó có
405 (0,3%) trƣờng hợp nặng (hầu hết trẻ nhỏ hơn 5 tuổi), có 78 trƣờng hợp
nặng tử vong (19,6%), trong số tử vong có đến 71 trẻ (91%) 5 tuổi hoặc nhỏ
hơn. EV71 đƣợc tìm thấy ở 44 trong số 59 trƣờng hợp nặng (75%), trong số
đó có 34/37 (92%) tử vong do EV71 [28], [36], [68].
Tại Singapore năm 2000: trong tổng số 175 bệnh nhân TCM cho thấy kết
quả 138 bệnh nhân (78,8%) là trẻ dƣới 4 tuổi; 12 bệnh nhân (6,9%) là trẻ trên
10 tuổi. Bệnh nhân nhiều tuổi nhất là 71 tuổi, trong tổng số 175 bệnh nhân, tỷ
số mắc theo giới nam/nữ =1,7/1 [62]. Cũng tại Singapore năm 2006 trong
3.000 bệnh nhân có khoảng 80% số mắc là trẻ em dƣới 5 tuổi, mặc dù hầu hết
ngƣời lớn khoẻ mạnh đều có hệ thống miễn dịch chống lại sự xâm nhập của vi
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
rút, nhƣng những ngƣời bị suy giảm miễn dịch, ngƣời già có hệ miễn dịch yếu
vẫn có thể mắc bệnh.
Năm 2003 tại các tỉnh phía Tây Bengal - Ấn Độ đã xảy ra vụ dịch TCM
và theo thống kê của Nilendu Sarma có 38 trẻ phải nhập viện [64]. Trong năm
2006, ở Ấn Độ bùng phát một ổ dịch tại Kuching, Sarawak với 07 trẻ tử vong
và nhiều trƣờng hợp mắc bệnh TCM.
Năm 2008: một đợt bùng phát dịch ở Trung Quốc, bắt đầu từ tháng ba tại
Phụ Dƣơng, An Huy, dẫn đến 25.000 ngƣời mắc bệnh, và 42 ngƣời chết, vào
ngày 16 tháng 5 [21]. Nhiều đợt dịch tƣơng tự cũng đƣợc đƣa tin ở Singapore
(hơn 2.600 ca vào ngày 20 tháng 4 năm 2008), Việt Nam (2.300 trƣờng hợp,
11 ca tử vong), Mông Cổ (1.600 trƣờng hợp), và Brunei (1.053 trƣờng hợp từ
tháng 6 - tháng 8/2008). Tại Trung Quốc, trong 3 tháng đầu năm 2009 đã ghi
nhận 41.846 ca mắc bệnh TCM trong đó có 18 trƣờng hợp tử vong. Bệnh chủ
yếu xảy ra ở trẻ em dƣới 5 tuổi [21].
Năm 2010: tại Trung Quốc, một ổ dịch tay chân miệng xảy ra tại miền
nam Trung Quốc ở Khu tự trị tỉnh Quảng Tây cũng nhƣ Quảng Đông, Hà
Nam, Hà Bắc và Sơn Đông. Cho đến tháng ba có 70.756 trẻ em bị mắc bệnh
và 40 ngƣời chết vì căn bệnh [21], [75].
Liên tục trong các năm từ 2010 - 2013 đó dịch bệnh xảy ra ở nhiều quốc
gia nhƣ: Việt Nam, Campuchia… khiến cho hàng triệu ngƣời mắc bệnh và
hàng nghìn trƣờng hợp tử vong gây thiệt hại to lớn về kinh tế xã hội [21].
1.2.2. Tình hình dịch bệnh tay chân miệng tại Việt Nam
Tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng đƣợc ghi nhận từ năm 2003 ở thành
phố Hồ Chí Minh [36], [63]. Năm 2005, nghiên cứu hợp tác giữa bệnh viện
Nhi Đồng 1 - Viện Pasteur TPHCM - Đại học Sarawak - bệnh viện Sibu
(Malaysia) và đại học Sydney (Úc) cho thấy, trong số 764 bệnh nhân đƣợc
chẩn đoán mắc bệnh TCM, có tới 411 trƣờng hợp xét nghiệm phân lập đƣợc
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tác nhân gây bệnh là virus (53,8%). Bao gồm: 216 trƣờng hợp do
Coxsackievirus A16 (52,6%); 173 trƣờng hợp Enterovirus 71(42,1%) và 22
trƣờng hợp virus đƣờng ruột khác (5,3%). Bệnh TCM có thể xảy ra ở tất cả
các lứa tuổi, tuy nhiên bệnh thƣờng xảy ra ở trẻ dƣới 10 tuổi, cao nhất ở trẻ 1
đến 2 tuổi, theo số liệu thống kê của Bệnh Viện Nhi Đồng 1, TP.HCM trong
năm 2005 trẻ 1 đến 2 tuổi chiếm 71,5% [50].
Trong các năm từ 2008- 2010 mỗi năm phía Nam ghi nhận khoảng
10.000 ca bệnh. Bệnh TCM chính thức đƣợc đƣa vào hệ thống báo cáo
thƣờng quy của Bộ Y tế từ năm 2011. Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng,
Bộ Y tế năm 2011, cả nƣớc ghi nhận 112.370 trƣờng hợp mắc bệnh tay chân
miệng tại 63 tỉnh thành. Số ca tử vong là 169. Khu vực phía nam chiếm 60%
số ca mắc và 85,8% số ca tử vong tay chân miệng của cả nƣớc, theo thống kê
số liệu bệnh TCM tính đến tuần 37 của năm 2011, số trƣờng hợp tử vong ở
nam giới chiếm 71,3%, trẻ dƣới 3 tuổi chiếm 79,6% [36].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Vũ Minh Thƣ về “đặc điểm dịch tễ, lâm
sàng, chủng virus của bệnh nhân tay chân miệng nặng tại bệnh viện Nhi
Đồng, Đồng Nai từ 3/1-15/5/2012” cho thấy: 100% bệnh nhi TCM nặng trong
cuộc khảo sát dƣới 4 tuổi, thì có 72,9% bệnh nhi dƣới 2 tuổi [45].
Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Trần Nhƣ Dƣơng, Ngô Huy Tú, Vũ
Đình Thiểm: toàn bộ ca bệnh tay chân miệng theo đúng định nghĩa ca bệnh
của Bộ Y tế ghi nhận trong hệ thống giám sát thƣờng xuyên năm 2011 của
khu vực miền Bắc đều đƣợc đƣa vào nghiên cứu. Kết quả cho thấy đã ghi
nhận 20.529 trƣờng hợp mắc bệnh với 3 trƣờng hợp tử vong. Ca bệnh xuất
hiện ở tất cả các tỉnh, thành phố miền Bắc, trong đó Hải Phòng, Thanh Hoá,
Hà Nội, Hoà Bình và Ninh Bình là những tỉnh, thành phố có số mắc cao nhất
với trên 1.000 trƣờng hợp/tỉnh [23]. Các trƣờng hợp mắc bệnh xuất hiện ở
nhiều nhóm tuổi nhƣng tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi dƣới 5, trong đó nhóm
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tuổi 1 - 4 có tỷ lệ mắc cao nhất (chiếm 82,5%). Bệnh phân bố ở cả 2 giới
(nam 59 %; nữ 41 %).
Nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Bích Loan và cộng sự cho thấy trong 71
ca bệnh TCM thì giới nam chiếm 67,6% [38]. Các ca bệnh chủ yếu là ở thể
nhẹ (phân độ lâm sàng 1 và 2a), trong đó phân độ 1 chiếm đa số (89,5%);
phân độ 2a chiếm (9,8%); các độ lâm sàng nặng (2b, 3, 4) chiếm tỷ lệ rất thấp
dƣới 1%. Tác nhân gây bệnh đƣợc phát hiện gồm EV71 chiếm 41%; tác nhân
CA16 và CA6 chiếm tỉ lệ lần lƣợt là 5% và 4%; các virus đƣờng ruột chƣa
phân loại chiếm 50% [23].
Đến năm 2012 cả nƣớc có 157.654 ngƣời mắc bệnh TCM, 45 ngƣời tử
vong, trong đó: khu vực Miền Bắc ghi nhận 44.185 ca mắc (tỷ lệ mắc
111,0/100.00 dân); Miền Trung ghi nhận 17.889 ca (tỷ lệ mắc 151,9/100.00
dân); Miền Nam ghi nhận 88.294 ca (tỷ lệ mắc 261,1/100.00 dân); Tây Nguyên
ghi nhận 7.286 ca (tỷ lệ mắc 177,9/100.00 dân) [14]. Ba tháng đầu năm 2013, cả
nƣớc có 14.260 ngƣời mắc bệnh, 4 ngƣời tử vong do bệnh TCM [6]. Trong năm
2012 số ca số 10 loại bệnh có số ngƣời mắc cao nhất năm 2012, bệnh tay chân
miệng (157.654) đứng thứ hai so với bệnh tiêu chảy (725.810). Tỷ lệ ngƣời
mắc bệnh và tử vong cao nhất tập trung ở các tỉnh phía nam, theo báo cáo của
Viện Pasteur TP. HCM, tại các tỉnh phía Nam, số bệnh nhân TCM tăng trong
2 đợt: từ tháng 3 - 5 và tháng 9-12 hàng năm. Năm 2011 và 2012 tỷ lệ tử vong
ở khu vực phía nam cao gấp hơn hai lần so với mức chung của cả nƣớc [5].
Theo viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, trong năm 2012 nếu tính số ca mắc trên
100.000 dân thì Bình Dƣơng có tỷ lệ mắc cao nhất nƣớc (với 143/100.000
dân), tiếp theo là Bà Rịa - Vũng Tàu (136/100.000 dân), và Thành phố Hồ Chí
Minh (79/100.000 dân).
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.2.3. Tại tỉnh Thái Nguyên
Dịch bệnh tay chân miệng bắt đầu xuất hiện tại Thái Nguyên từ tháng 7
năm 2011; đến hết tháng 12/2011, toàn tỉnh Thái Nguyên có 236 trƣờng hợp
mắc bệnh tay chân miệng đƣợc giám sát. Bệnh nhanh chóng lây lan ra cộng đồng,
năm 2012 trên địa bàn tỉnh ghi nhận 647 trƣờng hợp mắc đƣợc giám sát. Dịch
bệnh xuất hiện tại 147/181 xã/phƣờng của 9/9 huyện thành trong đó có nhiều ổ
dịch với hàng chục ca mắc bệnh tại các trƣờng mầm non, nhà trẻ; hàng trăm
trƣờng hợp đƣợc khám và điều trị tại các cơ sở y tế. Năm 2012, trong 9 huyện thành
của tỉnh Thái Nguyên: khu vực có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là Huyện Đại Từ; khu
vực có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất là huyện Đồng Hỷ và huyện Định Hoá. Tất cả các
trƣờng hợp mắc bệnh đƣợc giám sát không có trƣờng hợp nào tử vong [49].
Năm 2013 dịch bệnh tay chân miệng tiếp tục diễn biến phức tạp hầu hết
trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên hiện tại chƣa có thống kê báo cáo đầy đủ, chi tiết
về dịch bệnh TCM trên địa bàn trong những năm qua và trong năm 2013.
1.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng tới tình hình dịch bệnh tay chân miệng ở
Việt Nam
1.3.1. Điều kiện địa lý, xã hội, kinh tế
- Địa lý: Việt Nam là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam, có khí
hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm trên 20o
C, độ ẩm cao
(>80%), lƣợng mƣa nhiều (1200mm – 1500mm). Đây là điều kiện thuận lợi
cho các vi khuẩn, virus phát triển dẫn đến các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm,
đặc biệt là bệnh tay chân miệng.
- Xã hội: Việt Nam là một nƣớc có dân số đông, mật độ dân số cao, đặc
biệt là ở các vùng đồng bằng, đô thị. Mật độ dân số tăng làm tăng lây truyền
trực tiếp của các bệnh nhiễm trùng và làm ảnh hƣởng đến các yếu tố sinh thái.
Đô thị hoá liên quan chặt chẽ tới các thay đổi về cấu trúc xã hội, tăng di biến
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
động dân số, ảnh hƣởng đến việc cung cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng, dẫn
đến tăng những bệnh tiêu hoá, bệnh do vectơ truyền [43].
- Kinh tế: tuy trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt đƣợc
nhiều thành tựu đáng kể, tốc độ tăng trƣởng cao, nhƣng do còn phải đầu tƣ
vào nhiều mặt nên kinh phí dành cho công tác phòng chống bệnh chân tay
miệng còn hạn chế, ảnh hƣởng đến hiệu quả của công tác phòng dịch.
1.3.2. Công tác tổ chức phòng chống dịch
Các hoạt động phòng, chống bệnh đã đƣợc triển khai ở địa phƣơng
nhƣng chƣa triệt để nên tình hình dịch bệnh giảm chậm. Các kế hoạch triển
khai phòng chống bệnh TCM chƣa đƣợc thực hiện có hiệu quả, kinh phí dành
cho việc triển khai các hoạt động phòng chống dịch còn hạn hẹp...[14].
Chính quyền địa phƣơng các cấp tỉnh, huyện, xã tại một số tỉnh chƣa
thực sự quan tâm đến công tác phòng chống dịch TCM: chƣa đầu tƣ kinh phí
cho công tác phòng chống dịch bệnh, giao phó chủ yếu cho ngành y tế, sự
tham gia của các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng chống bệnh TCM
tại các địa phƣơng chƣa đƣợc tích cực [14].
Công tác tuyên truyền chƣa đến đƣợc đối tƣợng đích là những ngƣời
chăm trẻ ở các hộ gia đình có trẻ nhỏ dƣới 5 tuổi; hành vi vệ sinh cá nhân, vệ
sinh cho trẻ của các bậc cha mẹ và ngƣời chăm sóc trẻ chuyển biến chậm [6].
Nội dung thông điệp truyền thông trên các phƣơng tiện thông tin đại
chúng, báo chí còn mang tính phiến diện tại các cơ sở điều trị, chƣa chú ý đến
tuyên truyền thay đổi hành vi của ngƣời dân tại cộng đồng; không cổ vũ, lôi
kéo đƣợc toàn dân tham gia phong trào phòng chống dịch TCM [14].
Việc xử lý ổ dịch còn gặp nhiều khó khăn do tác nhân gây bệnh là virus
đƣờng ruột nên không có biện pháp xử lý dịch bệnh đặc hiệu, việc xác định
nguồn lây là ngƣời lành mang trùng khó khăn. Công tác điều trị bệnh nhân
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đôi khi gặp nhiều khó khăn do quá tải ở các bệnh viện tuyến trung ƣơng, khoa
nhi, khoa truyền nhiễm tại các bệnh viện tuyến tỉnh [14].
1.3.3. Hành vi phòng chống bệnh tay chân miệng
Không rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ, không thực hành đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không cách ly trẻ khi có bệnh dịch hay không
đƣa trẻ đi khám tại cơ sở y tế khi có biểu hiện bệnh, không tham gia công tác
vệ sinh môi trƣờng nơi sinh sống... Là những hành vi thuận lợi cho sự bùng
phát dịch bệnh TCM [14], [43].
1.3.3.1. Khái niệm hành vi của con người
Hành vi của con ngƣời là một hành động, hay là tập hợp phức tạp của
nhiều hành động, mà những hành động này lại chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu
tố bên trong và bên ngoài, chủ quan cũng nhƣ khách quan. Ví dụ: hành vi
mớm thức ăn cho trẻ, hành vi phóng uế hoặc vứt rác thải bừa bãi hoặc không
chịu đƣa con đi tiêm chủng tại trạm y tế… [3].
1.3.3.2. Hành vi sức khoẻ
Hành vi sức khoẻ là hành vi của cá nhân, gia đình, cộng đồng tạo ra các
yếu tố tác động trực tiếp, hoặc gián tiếp đến sức khoẻ của chính họ, có thể có
lợi hoặc có hại cho sức khoẻ [3].
1.3.3.3. Thành phần chủ yếu của hành vi
Hành vi sức khoẻ của con ngƣời chủ yếu thể hiện ở các thành phần nhƣ
kiến thức, thái độ và thực hành. Muốn làm thay đổi hành vi sức khoẻ của đối
tƣợng giáo dục sức khoẻ thì truyền thông giáo dục sức khoẻ (TT-GDSK) phải
tác động vào các thành phần kể trên, nhƣng tuỳ từng mục tiêu cụ thể mà cần
tác động vào thành phần nào là chủ yếu [3], [29], [52].
Các yếu tố qui định nên hành vi của con ngƣời có thể tóm tắt nhƣ sau:
- Kiến thức (Knowledge – K): Kiến thức hay hiểu biết của mỗi ngƣời
đƣợc tích luỹ dần qua quá trình học tập và kinh nghiệm thu đƣợc trong cuộc
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
sống. Các kiến thức về bệnh tật, sức khoẻ và bảo vệ, nâng cao sức khoẻ là
điều kiện cần thiết để mọi ngƣời có cơ sở thực hành các hành vi sức khoẻ lành
mạnh [32], [44]. Sự hiểu biết của cá nhân/cộng đồng về bệnh TCM là cơ sở
để mọi ngƣời tham gia thực hành phòng chống bệnh dịch TCM.
- Thái độ (Attitude – A): Thái độ đƣợc coi là trạng thái chuẩn bị của cơ
thể để đáp ứng với những tình huống hay hoàn cảnh cụ thể. Thái độ phản ánh
những điều ngƣời ta thích hoặc không thích, mong muốn hay không mong
muốn, đồng ý hay không đồng ý.... Thái độ thƣờng bắt nguồn từ kiến thức,
niềm tin và kinh nghiệm thu đƣợc trong cuộc sống, đồng thời thái độ cũng
chịu ảnh hƣởng của những ngƣời xung quanh [44]. Thái độ đúng đắn sẽ dẫn
tới thực hành đúng đắn, ví dụ: nếu ngƣời dân trọng cộng đồng có thái độ đúng
về bệnh TCM thì họ sẽ tham gia các hoạt động phòng chống bệnh TCM [3].
- Về thực hành (Practice - P): Xuất phát từ những hiểu biết, có kiến thức
và thái độ sẽ dẫn đến những hành động của đối tƣợng. Kiến thức và thái độ
đúng sẽ có hành động đúng và ngƣợc lại [39].
Kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của ngƣời dân nói chung và của bà
mẹ có con dƣới 5 tuổi nói riêng sẽ góp phần tạo nên sức khoẻ tốt hoặc gây
bệnh ở các nhóm ngƣời thuộc các lứa tuổi khác nhau sống trong các cộng
đồng xã hội khác nhau [52]. Nếu ngƣời dân trong cộng đồng, đặc biệt là bà
mẹ có con dƣới 5 tuổi có KAP tốt về phòng chống bệnh TCM sẽ góp phần rất
lớn trong công tác phòng chống dịch bệnh TCM.
1.4. Một số Khảo sát về kiến thức, thái độ và thực hành của các bà mẹ về
bệnh tay chân miệng
1.4.1. Khảo sát về kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ/người chăm
sóc trẻ về bệnh tay chân miệng trên thế giới
Kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) về phòng chống bệnh TCM là một
trong những yếu tố có liên quan chặt chẽ đến dự phòng bệnh TCM, đặc biệt
18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải toàn bộ bà mẹ/ngƣời chăm
sóc trẻ đều có KAP tốt về vấn đề này. Nghiên cứu về kiến thức, thái độ đối
với bệnh do EV71 gây ra tại Đài Loan (2010) trên 690 ông bố/bà mẹ và 104
cô giáo ở nhà trẻ mầm non cho thấy: tỷ lệ trả lời đúng về các biểu hiện nhiễm
EV71 là 31,9% ở các ông bố/bà mẹ và 26% ở giáo viên; tỷ lệ ông bố/bà mẹ và
cô giáo cho rằng có thuốc đặc hiệu kháng lại EV71 là khoảng 50%, nhƣng
trên thực tế là không có; tỷ lệ biết mùa phát bệnh ở các ông bố/bà mẹ và cô
giáo là 82,3% và 69,2% (theo thứ tự). Tỷ lệ cô giáo và ông bố/bà mẹ đồng ý
rằng trẻ nên ở nhà khi mắc EV71 là 91,3% và 72,2%; tỷ lệ cô giáo và ông
bố/bà mẹ cho rằng mắc EV71 là rất nguy hiểm chiếm 68% và 82% [74].
Nghiên cứu về KAP dự phòng bệnh TCM ở ngƣời chăm sóc trẻ dƣới 5
tuổi ở Bangkok cho kết quả: 50,4% ngƣời chăm sóc trẻ có kiến thức kém,
45,9% có kiến thức trung bình và 3,7% có kiến thức tốt. Tỷ lệ ngƣời chăm sóc
trẻ có thái độ trung bình là 68,2% và thái độ tốt là 31,8%. Tỷ lệ ngƣời chăm
sóc trẻ có thực hành chung tốt về phòng chống bệnh TCM ở mức độ kém là
0,2%; mức độ trung bình là 39,5% và mức độ tốt là 60,3% [53]. Một nghiên
cứu khác về hành vi dự phòng EV71 trên 675 ngƣời chăm sóc trẻ dƣới 5 tuổi
tại Đài Loan cho thấy 82% ngƣời tham gia nghiên cứu trả lời đúng các câu
hỏi về kiến thức đối với bệnh do EV71 gây ra [60].
Nghiên cứu về KAP phòng chống bệnh TCM ở những ngƣời thăm và
chăm sóc trẻ tại Khoa Nhi, bệnh viện Tengku Ampuan Afzan, Malaysia cho
thấy: hơn một nửa (53,1%) đối tƣợng tham gia nghiên cứu biết về dấu hiệu và
biểu hiện bệnh TCM; 56,3% đồng ý rằng bệnh TCM có thể gây tử vong;
40,6% tin tƣởng rằng TCM lây qua tiếp xúc thông thƣờng; 93,8% đồng ý đi
khám chữa bệnh tại cơ sở y tế khi có biểu hiện bệnh và 65,6% đồng ý rằng vệ
sinh sạch sẽ sẽ phòng đƣợc bệnh TCM [65].
19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.4.2. Khảo sát về kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ/người chăm
sóc trẻ về bệnh tay chân miệng tại Việt Nam
Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng- Bộ y tế về: tình hình bệnh tay
chân miệng tại Việt Nam, ngày 04-05/4/2013 cho thấy: tỷ lệ ngƣời dân hiểu
sai và không biết về bệnh này khá cao (37,8% và 31,3%); hành vi vệ sinh cá
nhân, vệ sinh cho trẻ của các bậc cha mẹ và ngƣời chăm sóc trẻ chuyển biến
chậm (22,8% ngƣời dân không biết các biện pháp phòng bệnh TCM) [6].
Theo Trần Đỗ Hùng, Dƣơng Thị Thuỳ Trang (2013), "Khảo sát kiến
thức chăm sóc bệnh nhi TCM của các bà mẹ tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ"
cho thấy: phần lớn các bà mẹ đều đã đƣợc nghe về bệnh trƣớc đó nhƣng chỉ là
tên bệnh chứ không rõ các yếu tố nguy cơ, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
bệnh. Cụ thể có đến 119 bà mẹ (99,2%) đã nghe nói về bệnh (nguồn thông tin
chủ yếu là ti vi là 71,7%, loa phát thanh chiếm tỷ 31,7%), trong đó 85% bà
mẹ biết TCM là bệnh gì; 38,3% biết thời điểm xảy ra bệnh và 93,3% biết
nhóm tuổi dễ mắc bệnh [33].
Cũng theo Theo Trần Đỗ Hùng, Dƣơng Thị Thuỳ Trang [33]. Khi
nghiên cứu về kiến thức của 119 bà mẹ có con dƣới 5 tuổi cho thấy:
- Kiến thức về cách lây truyền: 56,7% bà mẹ không biết virus là nguyên
nhân gây ra bệnh. 94,2% bà mẹ đều biết rằng tay chân miệng dễ lây nhƣng chỉ
có 69,2% các bà mẹ biết đƣờng lây truyền bệnh.
- Kiến thức về phát hiện bệnh: Có 99,2% bà mẹ đều cho rằng tay chân
miệng là bệnh nguy hiểm nhƣng chỉ có 64,2% biết biến chứng. Có 80,8% bà
mẹ biết dấu hiệu phát hiện bệnh và 65% biết các triệu chứng nguy hiểm cần
đƣa trẻ đến bệnh viện
- Kiến thức về cách chăm sóc nếu trẻ bệnh: 87,5% các bà mẹ biết cách
xử trí nếu trẻ mắc bệnh. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức tốt về chăm sóc bóng nƣớc,
20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
sốt và vết loét miệng tƣơng ứng là: 99,2%; 53,3% và 62,5%; 37,5% bà mẹ
còn kiêng cữ và 22,9% không cách ly khi trẻ bệnh
- Về kiến thức về cách phòng bệnh: Đa số các bà mẹ không biết TCM
chƣa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine phòng bệnh, với tỷ lệ tƣơng ứng là
60,8% và 54,2%; 63,3% bà mẹ biết các biện pháp giảm nguy cơ lây nhiễm
cho trẻ.
Theo Đặng Thị Thuý Phƣơng (2011), “ Khảo sát kiến thức, hành vi của
các bà mẹ về bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm
2009- 2010” cho kết quả: 88,5% bà mẹ đã từng nghe về bệnh; 63,8% các bà
mẹ có ít nhất 1 phƣơng tiện nghe nhìn trong đó tivi chiếm đến 96,4%; có đến
77,7% chƣa có kiến thức đúng về bệnh; chỉ có 26,2% các bà mẹ biết thời
điểm xảy ra bệnh [41]. Đối với kiến thức phòng chống TCM: Kiến thức về
cách lây truyền ( thấy 89,2% bà mẹ cho rằng bệnh có thể lây nhiễm và 29,2%
biết nguyên nhân gây bệnh); Kiến thức phát hiện bệnh (các bà mẹ biết biến
chứng của bệnh là 70,8%) và Kiến thức về cách chăm sóc nếu trẻ bệnh (có
61,5% các bà mẹ có hành vi không tốt trong vấn đề chăm sóc khi trẻ bệnh).
Về hành vi của các bà mẹ: 91,5% các bà mẹ đã xử trí tốt bóng nƣớc cho trẻ,
51,5% chăm sóc tốt loét miệng, 91,5% chăm sóc đúng khi trẻ sốt và 62,3% bà
mẹ vẫn cho trẻ sinh hoạt bình thƣờng trong gia đình, 17,7% bà mẹ tiếp tục
cho trẻ đi nhà trẻ hay tiếp xúc với những trẻ khác khi trẻ đang bị bệnh [41].
Theo kết quà nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tri Khoa (2012), "Kiến
thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dƣới
5 tuổi tai Quận 11, TP. HCM năm 2012" [37]. Trong 401 bà mẹ có con
dƣới 5 tuổi đƣợc phỏng vấn cho thấy:
- Đa số đối tƣợng trong mẫu nghiên cứu có độ tuổi 34 tuổi, dân tộc kinh,
có trình độ cấp 2 và cấp 3 và số con của bà mẹ là một con. Nghề nghiệp của
bà mẹ đa số là nội trợ.
21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Nguồn thông tin tiếp cận: phổ biến là báo, tivi, radio, internet là 82,3%,
nguồn thông tin về bệnh TCM từ nhân viên y tế chiếm 70,3%.
- Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức chung đúng về phòng chống tay chân miệng
chiếm 39,4%
- Tỷ lệ bà mẹ có thái độ chung đúng trong việc phòng chống bệnh tay
chân miệng chiếm tỷ lệ 71,1%
- Tỷ lệ bà mẹ có thực hành chung đúng trong việc phòng chống bệnh
TCM còn hạn chế (39,4%).
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Tuyền (2012) về "Kiến thức, thái độ,
thực hành về bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dƣới 5 tuổi ở các trƣờng
mẫu giáo tại phƣờng Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng năm 2012”
[51] trên 385 bà mẹ có con dƣới 5 tuổi cho kết quả:
- Tỷ lệ nguồn thông tin các bà mẹ nhận đƣợc nhiều nhất là từ tivi (91,2%),
chiếm tỷ lệ thấp nhất là từ internet (10,7%).
- Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức chung đúng về bệnh tay chân miệng là 49,6%.
Trong đó, kiến thức đúng về nguồn lây bệnh tay chân miệng chiếm tỷ lệ cao
nhất 92,7%.
- Tỷ lệ bà mẹ có thái độ chung đúng về bệnh tay chân miệng là 96,4%.
Trong đó, thái độ đúng về thuốc chích phòng ngừa bệnh tay chân miệng chiếm
cao nhất 99,7%.
- Tỷ lệ bà mẹ có thực hành chung đúng về bệnh TCM là 58,7%. Thực
hành quan sát khi trẻ sốt để phân biệt bệnh TCM chiếm cao nhất 97,7%
Theo Phạm Vũ Bích Ngọc (2010) khi nghiên cứu về "Kiến thức, thái độ,
thực hành về bệnh tay chân miệng của các bà mẹ có con dƣới 5 tuổi tại
phƣờng Tam Hiệp, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai năm 2010" [40] cho
kết quả sau:
22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức chung đúng về phòng bệnh TCM là 34,0%.
Trong đó, kiến thức đúng về lứa tuổi dễ mắc bệnh TCM chiếm tỷ lệ cao nhất 86,5%.
- Tỷ lệ bà mẹ có thái độ chung đúng về phòng bệnh TCM là 87,8%.
Trong đó, thái độ đúng về việc che miệng khi ho, hắt hơi chiếm tỷ lệ cao nhất
100,0%.
- Tỷ lệ bà mẹ có thực hành chung đúng về phòng bệnh TCM là 28,9%.
Trong đó, thực hành đúng hƣớng dẫn trẻ rửa tay chiếm tỷ lệ cao nhất 96,3%.
* Tóm lại:
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm mới nổi và đang là thách
thức đối với nhiều nƣớc trên thế giới, bệnh tay chân miệng đã và đang đe dọa
tính mạng, sức khỏe trẻ em ở các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là khu vực Châu
Á. Từ năm 2009 đến nay bệnh có xu hƣớng liên tục tăng và duy trì ở mức cao
ngay tại một số nƣớc có nền kinh tế phát triển nhƣ Nhật Bản, Singapore, Hàn
Quốc, Trung Quốc…Tại Việt Nam, trƣớc năm 2011 bệnh tay chân miệng
không thuộc nhóm bệnh phải báo cáo, nhƣng từ năm 2011- 2013 dịch bệnh
xảy ra với diễn biến phức tạp hơn. Năm 2011, cả nƣớc ghi nhận 112.370
trƣờng hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 63 tỉnh thành, số ca tử vong là 169.
Năm 2012 cả nƣớc có 157.654 ngƣời mắc bệnh tay chân miệng, 45 ngƣời tử
vong. Ba tháng đầu năm 2013, cả nƣớc có 14.260 trƣờng hợp mắc, 4 trƣờng
hợp tử vong do bệnh tay chân miệng.
Tại Thái Nguyên, năm 2011 ghi nhận 236 trƣờng hợp mắc tay chân
miệng đƣợc giám sát. Năm 2012 có 647 trƣờng hợp mắc, dịch bệnh xuất hiện
tại 147/181 xã/phƣờng của 9/9 huyện thành. Năm 2013 dịch bệnh tay chân
miệng tiếp tục diễn biến phức tạp hầu hết trên địa bàn tỉnh.
Một số yếu tố ảnh hƣởng đến tình hình dịch bệnh tay chân miệng ở Việt
Nam bao gồm: điều kiện địa lý, xã hội, kinh tế; công tác tổ chức phòng chống
dịch; hành vi phòng chống bệnh tay chân miệng của ngƣời dân. Theo nhận
23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
định của Cục Y tế dự phòng thì tỷ lệ ngƣời dân hiểu sai và không biết về bệnh
tay chân miệng khá cao (37,8% và 31,3%); hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh
cho trẻ của các bậc cha mẹ và ngƣời chăm sóc trẻ chuyển biến chậm (22,8%
ngƣời dân không biết các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng), đặc biệt đối
với vùng trung du, miền núi. Kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của ngƣời
dân nói chung và của bà mẹ có con dƣới 5 tuổi nói riêng sẽ góp phần tạo nên
sức khoẻ tốt hoặc gây bệnh ở các nhóm ngƣời thuộc các lứa tuổi khác nhau
sống trong các cộng đồng xã hội khác nhau. Nếu ngƣời dân trong cộng đồng,
đặc biệt là bà mẹ có con dƣới 5 tuổi có KAP tốt về phòng chống bệnh tay
chân miệng sẽ góp phần rất lớn trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Thái Nguyên là một địa bàn trung du, miền núi. Điều kiện sống, trình độ
nhận thức của đa số ngƣời dân chƣa cao, đây cũng là một trong những khó
khăn rất lớn cho công tác phòng chống bệnh tay chân miệng. Việc tiến hành
khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành của các bà mẹ có con dƣới 5 tuổi và
ngƣời chăm sóc trẻ về phòng chống bệnh tay chân miệng là rất cần thiết. Đây
thực sự là thông tin có giá trị thực tiễn để giúp ngành y tế tỉnh Thái Nguyên
dùng làm cơ sở khoa học chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống dịch tay
chân miệng trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên, góp phần ngăn chặn dịch xảy ra
và bùng phát trong cộng đồng.
24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Sổ sách báo cáo giám sát về các trƣờng hợp mắc bệnh tay chân miệng
hàng ngày, tuần, tháng, năm 2011 - 2013.
- Bà mẹ có con dƣới 5 tuổi tại 3 xã thuộc địa bàn nghiên cứu.
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
- Trung tâm y tế dự phòng (TTYTDP) tỉnh Thái Nguyên.
- Các xã đƣợc lựa chọn (Bình Thuận, Tiên Hội và Hoàng Nông) tại
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
2.2.2. Lý do chọn địa điểm nghiên cứu
- Chọn Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên vì: Trung tâm y tế dự
phòng là đơn vị y tế thƣờng xuyên cập nhật, thống kê báo cáo giám sát về các
trƣờng hợp mắc bệnh tay chân miệng hàng tuần, tháng, năm trong địa bàn
toàn tỉnh theo đúng quy định của Bộ Y tế.
- Chọn địa bàn là huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên để đánh giá KAP các
bà mẹ có con dƣới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng vì: trong 9
huyện/thành của tỉnh Thái Nguyên, thì huyện Đại Từ là huện có tỷ lệ mắc
bệnh tay chân miệng cao nhất. Mặt khác Đại từ là một huyện miền núi sát với
Thành phố Thái Nguyên (cách 20 km), nằm trên đƣờng quốc lộ đi Tuyên
Quang, vì thế khi có dịch bệnh xảy ra sẽ rất nhanh chóng lan xuống Thành
phố hoặc sang Tuyên Quang và ngƣợc lại huyện Đại từ cũng có thể bị dịch
bệnh từ nơi khác tràn sang.
2.2.3. Thời gian nghiên cứu
Tháng 1/2014 - 7/2014
25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu [26]
a) Cỡ mẫu [26], [58]
- Mẫu điều tra tỷ lệ mắc bệnh: hồi cứu toàn bộ những trƣờng hợp mắc bệnh
và tử vong đƣợc báo cáo về bệnh TCM tại tỉnh Thái Nguyên từ năm 2011-2013.
- Mẫu điều tra KAP của bà mẹ về phòng chống bệnh TCM:
Đối với nghiên cứu thực trạng KAP của bà mẹ có con dƣới 5 tuổi sử
dụng công thức tính cỡ mẫu dành cho nghiên cứu mô tả.
2
2
)
1
( .
2
d
q
p
Z
n
Z2
(1 – α/2): hệ số tin cậy, Z2
(1 – α/2)= 1,96 với α = 0,05 tƣơng ứng với độ
tin cậy là 95%;
p: Tỉ lệ ƣớc lƣợng: chọn p = 0,3886 (Nghiên cứu của tác giả Trần
Thị Anh Đào và cộng sự (2014) cho tỷ lệ thực hành đúng về phòng
bệnh TCM của bà mẹ có con dƣới 5 tuổi ở Đồng Nai là 38,86%
[19]; q = 1- p = 0,6114 (61,14%);
, ƣớc tính d = 0,045;
Thay vào kết quả tính đƣợc cỡ mẫu n = 450, lấy thêm 5% đề phòng
các trƣờng hợp không tham gia nghiên cứu, làm tròn, n = 472.
b) Cách chọn mẫu
* Tiêu chí chọn mẫu
- Tiêu chí chọn vào: bà mẹ có con dƣới 5 tuổi cƣ trú tại địa điểm nghiên
cứu; đồng ý tham gia nghiên cứu; có khả năng nghe, hiểu và trả lời đƣợc bộ
câu hỏi phỏng vấn
26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Tiêu chí loại ra: bà mẹ không đồng ý tham gia nghiên cứu; bà mẹ vắng
mặt trong lần phỏng vấn đầu tiên và lần quay lại phỏng vấn sau đó; bà mẹ
bệnh tâm thần/bệnh khác mà không trả lời đƣợc phỏng vấn
* Chọn xã: chọn chủ đích 3 xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
(01 xã thuộc trung tâm huyện – xã Bình Thuận; 01 xã gần trung tâm huyện –
xã Tiên Hội và 01 xã xa trung tâm huyện – xã Hoàng Nông. Tiêu chí chọn
chủ đích là chọn xã có số trƣờng hợp mắc cao nhất và là xã đại diện cho 3 khu
vực (thuộc trung tâm, gần trung tâm và xa trung tâm) của huyện Đại từ, tỉnh
Thái Nguyên.
* Chọn bà mẹ có con dưới 5 tuổi: chọn bà mẹ có con dƣới 5 tuổi tại 3
xã theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống: Lập danh sách bà mẹ
có con dƣới 5 tuổi tại các xã, tính hệ số k cho từng xã (2 xã lấy 157 bà mẹ và
1 xã lấy 158 bà mẹ), tiến hành phỏng vấn bà mẹ theo danh sách đƣợc chọn.
Cụ thể nhƣ sau:
 Xã Bình Thuận: có 575 bà mẹ có con dƣới 5 tuổi, hệ số kBình Thuận =
3; chọn ngẫu nhiên hệ thống 158 bà mẹ tham gia nghiên cứu.
 Xã Tiên Hội: có 554 bà mẹ có con dƣới 5 tuổi, hệ số kTiên Hội = 3;
chọn ngẫu nhiên hệ thống 157 bà mẹ tham gia nghiên cứu.
 Xã Bình Thuận: có 376 bà mẹ có con dƣới 5 tuổi, hệ số khoàng Nông
= 2; chọn ngẫu nhiên hệ thống 157 bà mẹ tham gia nghiên cứu.
2.3.3. Chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.3.1. Nhóm chỉ tiêu về tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh TCM tại Tỉnh Thái
Nguyên từ 29/07/2011 đến 31/12/2013.
- Ca bệnh tay chân miệng theo năm 2011 - 2013.
- C .
- Ca bệnh tay chân miệng theo tuổi.
- Ca bệnh tay chân miệng theo giới tính.
27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Ca bệnh tay chân miệng theo địa dƣ.
- .
- Phân độ lâm sàng bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng.
- .
- .
2.3.3.2. Nhóm chỉ tiêu về KAP của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống
bệnh tay chân miệng
* Đặc điểm đối tượng nghiên cứu:
Tuổi; dân tộc; trình độ học vấn; nghề nghiệp; kinh tế; Truyền thông
phòng chống bệnh TCM.
* Kiến thức của bà mẹ về:
- Tác nhân nhân gây bệnh tay chân miệng
- Nguồn lây bệnh tay chân miệng
- Đ
- P tay chân miệng
- N tay chân miệng
- Lứa tuổi dễ mắc bệnh tay chân miệng
- B
- B
-
- B vệ sinh
* Thái độ của bà mẹ về:
- Bệnh TCM có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ em
- g bệnh TCM
-
(xà phòng…)
28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
-
lau sàn nhà, vật dụng
-
- Cần thiết phát hiện sớm trẻ bị bệnh để điều trị kịp thời
- Cần thiết điều trị kịp thời để phòng biến chứng của bệnh
- Không nên điều bệnh TCM bằng thuốc nam
-
-
- Cần thiết huy động sự tham gia của cộng đồng để phòng chống bệnh
* Thực hành của bà mẹ về:
- Rửa tay bằng xà phòng của ngƣời chăm sóc trẻ
-
- Vệ sinh vật dụng ăn uống bằng cách tráng nƣớc sôi
- ;
- Ngăn không cho trẻ mút tay, ngậm đồ chơi;
- Ngâm rửa đồ chơi của trẻ bằng xà phòng ít nhất 1 tuần 1 lần;
- Vệ sinh nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt bằng các chất tẩy rửa thông thƣờng
1-2 lần/tuần
-
- c với trẻ khác bị bệnh
- Đƣa con đi khám và điều trị tại cơ sở y tế khi nghi ngờ có dấu hiệu
bệnh tay chân miệng
2.4. Tiêu chuẩn đánh giá
2.4.1. Định nghĩa ca bệnh lâm sàng [12]
Là những trƣờng hợp có sốt, ban chủ yếu dạng phỏng nƣớc ở lòng bàn
tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông, miệng, có thể kèm theo loét ở miệng.
29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.4.2. Định nghĩa ca bệnh xác định [12]
Là ca bệnh lâm sàng có xét nghiệm dƣơng tính với vi rút đƣờng ruột gây
bệnh tay chân miệng.
2.4.3. Phân độ lâm sàng bệnh tay chân miệng [12]
2.4.3.1. Độ1: chỉ loét miệng và/hoặc tổn thƣơng da.
2.4.3.2. Độ 2: đƣợc phân thành độ 2a và 2b.
- Độ 2a: có một trong các dấu hiệu sau:
+ Bệnh sử có giật mình dƣới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám
+ Sốt trên 2 ngày, sốt trên 390
C, nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khúc vô cớ.
- Độ 2b: có dấu hiệu thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2
Nhóm 1: Có một trong các biểu hiện Nhóm 2: Có một trong các biểu hiện
+ Giật mình ghi nhận lúc khám.
+ Đã có giật mình ≥ 2 lần/30 phút.
+ Bệnh sử có giật mình kèm theo
một dấu hiệu sau:
 Ngủ gà
 Mạch nhanh (>150 lần/phút)
 Sốt cao ≥ 39
o
C không đáp ứng với
thuốc hạ sốt
+ Thất điều: run chi, run ngƣời, ngồi
không vững, đi loạng choạng.
+ Rung giật nhãn cầu, lác mắt.
+ Yếu chi hoặc liệt chi.
+ Liệt thần kinh sọ: nuốt sặc, thay
đổi giọng nói…
2.4.3.3. Độ 3: có các dấu hiệu sau:
- Mạch nhanh > 170 lần/phút (khi trẻ nằm yên, không sốt).
- Một số trƣờng hợp có thể mạch chậm (dấu hiệu rất nặng).
- Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú.
- Huyết áp tăng: (Huyết áp tâm thu: trẻ dƣới 1 tuổi 110 mmHg, trẻ từ
1 - 2 tuổi ≥ 115 mmHg, trẻ trên 2 tuổi ≥ 120 mmHg).
- Thở nhanh, thở bất thƣờng: cơn ngƣng thở, thở bụng, thở nông, rút lõm
ngực, khò khè, thở rớt thanh quản.
30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Rối loạn tri giác (Glasgow < 10 điểm).
- Tăng trƣơng lực cơ.
2.4.3.4. Độ 4: có một trong các dấu hiệu sau:
- Sốc
- Phù phổi cấp: khó thở, tím tái, ran ẩm tăng nhanh hai phế trƣờng, sùi
bọt hồng, chụp phổi: hình mờ cánh bƣớm
- Tím tái, SpO2 < 92%; ngƣng thở; thở nấc
2.4.4. Phân loại ổ dịch tay chân miệng [12]
- Trường hợp bệnh tản phát: là các trƣờng hợp bệnh tay chân miệng đơn
lẻ không phát hiện liên quan về dịch tễ (đƣờng lây và nguồn lây) với các
trƣờng hợp khác.
- Ổ dịch: một nơi (thôn/ấp/bản/tổ dân phố/cụm dân cƣ/đơn vị/ trƣờng
học) đƣợc gọi là ổ dịch khi ghi nhận từ 02 trƣờng hợp bệnh (lâm sàng hoặc
xác định) trở lên khởi phát trong vòng 7 ngày có liên quan dịch tễ với nhau. Ổ
dịch đƣợc xác định là kết thúc khi sau 14 ngày không ghi nhận trƣờng hợp
mắc mới kể từ ngày khởi phát của trƣờng hợp mắc bệnh.
2.4.5. Thu thập, vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm xét nghiệm [12]
- Đối tượng lấy mẫu
+ Một số trƣờng hợp mắc bệnh đầu tiên tại địa phƣơng
+ Các bệnh nhân có độ lâm sàng từ 2b trở lên
+ Các chỉ định lấy mẫu khác theo yêu cầu thực tế của các Viện Vệ sinh
dịch tễ, Viện Pasteur.
- Loại bệnh phẩm:
Mẫu phân: nếu không lấy đƣợc mẫu phân thì lấy dịch ngoáy họng.
31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Kỹ thuật lấy mẫu
+ Kỹ thuật lấy mẫu phân: lấy mẫu càng sớm càng tốt, trong vòng 14
ngày kể từ ngày khởi phát. Lấy khoảng bằng đầu ngón tay cái, cho vào ống
hoặc lọ nhựa sạch, vặn chặt nắp.
+ Kỹ thuật lấy dịch ngoáy họng: Lấy mẫu càng sớm càng tốt, trong vòng 7
ngày kể từ ngày khởi phát
Dùng một tăm bông ngoáy xung quanh thành họng bệnh nhân, cần miết
mạnh tăm bông vào thành họng để lấy đƣợc nhiều niêm dịch họng.
Cho tăm bông vào ống nghiệm có sẵn môi trƣờng vận chuyển, bẻ phần
tăm còn thừa, vặn chặt nắp.
- Bảo quản và vận chuyển mẫu:
Bảo quản ở nhiệt độ 4o
C đến 8o
C và chuyển mẫu đến phòng xét nghiệm
trong vòng 3 ngày. Nếu không chuyển đƣợc ngay, phải bảo quản ở nhiệt độ
âm 20o
C. Không làm đông, tan băng bệnh phẩm nhiều lần.
2.4.6. Tiêu chuẩn chấm điểm và phân loại mức độ KAP
Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dƣới
5 tuổi với tổng số 30 câu hỏi (10 câu hỏi đánh giá kiến thức; 10 câu hỏi đánh
giá thái độ và 10 câu hỏi đánh giá thực hành).
Các câu hỏi/chỉ tiêu (Phần 2.3.3.2.) đƣợc lƣợng hóa bằng cách cho điểm.
Phần câu hỏi đánh giá kiến thức và thực hành của những bà mẹ có con dƣới 5
tuổi: mỗi câu trả lời đúng/biết cho 01 điểm, trả lời sai hoặc không đủ ý thì cho
0 điểm (Phụ lục 5). Các câu hỏi đánh giá thái độ của những bà mẹ có con
dƣới 5 tuổi: mỗi câu trả lời đồng ý (đúng) cho 01 điểm, nếu trả lời không
đồng ý (sai) hoặc không có ý kiến thì cho 0 điểm (Phụ lục 5). Tiếp theo tính
tổng điểm cho từng biến: kiến thức, thái độ, thực hành. Sau đó phân loại theo
3 mức (Phụ lục 5):
32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
≥ 80% (8 - 10 điểm)
60 - < 80% (6 - 7 điểm)
< 60% (< 6 điểm)
: Tốt
: Mức độ trung bình
: Mức độ kém
2.5. Phƣơng pháp thu thập thông tin
- Hồi cứu số liệu sẵn có từ các báo cáo giám sát về tình hình mắc bệnh
TCM từ 29/07/2011 đến 31/12/2013.
- Thu thập thông tin theo mẫu phiếu điều tra trực tiếp tại địa điểm nghiên cứu.
- Phỏng vấn trực tiếp bà mẹ có con dƣới 5 tuổi về bệnh TCM dựa trên bộ
câu hỏi đã đƣợc chuẩn bị.
- Kiểm soát sai lệch thông tin khi điều tra KAP các bà mẹ có con dƣới 5
tuổi tại địa bàn nghiên cứu:
+ Thiết kế bộ câu hỏi đúng mục tiêu, rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu
+ Khảo sát thử 21 bộ câu hỏi trƣớc khi lấy mẫu nghiên cứu
+ Kiểm tra tính hoàn tất của từng bộ câu hỏi ngay sau phỏng vấn
+ Các điều tra viên đƣợc tập huấn kỹ trƣớc khi lấy mẫu nghiên cứu
+ Khi tiến hành thu thập số liệu tại cộng đồng phải đến đúng đối tƣợng
cần phỏng vấn
+ Đào tạo ngƣời nhập số liệu chuẩn xác và kiểm tra lại số liệu sau khi nhập
2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu đƣợc thu thập, mã hoá và nhập liệu bằng phần mềm Epidata
3.1; Excel. Số liệu đƣợc xử lý trên phần mềm Excel và SPSS 16.0 với các
thuật toán thống kê y học.
Tỷ lệ mắc bệnh đƣợc tính trên 100.000 dân.
KAP của bà mẹ có con < 5 tuổi về bệnh TCM đƣợc tính dựa vào tỷ lệ
phần % và phân loại theo mức độ (tốt, trung bình, kém).
33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.7. Sai số gặp phải
Nghiên cứu này thu thập số liệu hồi cứu về các bệnh truyền nhiễm nên có
thể bỏ sót các trƣờng hợp mắc bệnh nhƣng không đƣợc báo cáo. Một số thông
tin về ngƣời bệnh có thể không đầy đủ do không đƣợc ghi chép trong biểu
mẫu giám sát. Các bà mẹ có con dƣới 5 tuổi vẫn tham gia trả lời phiếu điều
tra nhƣng một số bà mẹ có thể không hợp tác, dẫn đến thông tin ít giá trị.
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu
Quá trình thu thập số liệu từ hồ sơ lƣu trữ đƣợc sự đồng ý của ban lãnh
đạo và trƣởng khoa kiểm soát dịch bệnh của TTYT DP tỉnh Thái Nguyên.
Quá trình phỏng vấn các bà mẹ trên địa bàn nghiên cứu sẽ đƣợc thông
báo rõ mục đích của nghiên cứu, đối tƣợng có thể từ chối không tham gia
phỏng vấn. Đảm bảo chắc chắn rằng: không ảnh hƣởng đến sức khỏe, kinh tế
và cuộc sống gia đình của ngƣời tham gia phỏng vấn.
Tất cả các thông tin cá nhân về ngƣời trả lời phỏng vấn, cung cấp thông
tin cho nghiên cứu đƣợc mã hoá để giữ bí mật.
Các số liệu đảm bảo tính khách quan, trung thực. Kết quả nghiên cứu sẽ
có giá trị thực tiễn trong công tác phòng chống dịch bệnh tại địa phƣơng.
34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2011 - 2013
Ca bệnh lâm sàng tay chân miệng đầu tiên đ
.
2011 - 2013 (tính trên 100.000 dân)
Năm Dân số
Mắc bệnh Tử vong
SL TL/100.000 SL TL/100.000
2011 1.144.144 236 20,6 0 0
2012 1.168.636 647 55,3 0 0
2013 1.179.095 396 33,6 0 0
Nhận xét:
2013. Trong cả 3 năm,
.
35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Biểu đồ 3.1. Phân bố ca bệnh TCM 3 năm 2011-2013
Nhận xét: năm 2011 bệnh xuất hiện đỉnh ở tháng 8 là 93 ca chiếm
3
45,9 %.
Bảng 3.2. Phân bố tổng số ca bệnh theo tháng trong 3 năm 2011-2013
Số ca mắc Tỷ lệ (%)
1 8 0.6
2 13 1,0
3 134 10,5
4 281 22,0
5 223 17,4
6 25 1,95
7 29 2,26
8 171 13,4
9 271 21.2
10 66 5,16
11 51 4,0
12 7 0,54
Tổng 3 năm 1279 100
36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nhận xét: trong cả 3 năm 2011- 2013, bệnh TCM rải rác quanh năm với
số lƣợng mắc là 1279 ca, có 2 đỉnh dịch là tháng 4 gồm 281 ca chiếm 22% và
tháng 9 gồm 271 ca chiếm 21,2%.
trong 3 năm 2011 -
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
SL (%) SL (%) SL (%)
≤ 5tuổi 229 97,0 632 97,7 359 90,7
6 -14 tuổi 6 2,5 15 2,3 35 8,8
≥ 15 tuổi 1 0,4 0 0,0 2 0,5
236 100,0 647 100,0 396 100,0
Nhận xét: trong 3 năm, bệnh tay chân miệng chủ yếu gặp ở trẻ em dƣới 5
tuổi (90,0 - 97,7% - .
58.1
41.9
58.4
41.6
60.1
39.9
0
20
40
60
80
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm
Tỷ lệ (%)
Nam
Nữ
Biểu đồ 3.2. Phân bố ca bệnh tay chân miệng theo giới 3 năm (2011-2013)
Nhận xét: trong 3 năm, bệnh tay chân miệng
39,9%.
37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3 năm 2011 – 2013
theo địa dư 100.000 dân)
Địa dƣ
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
SL
(%)
SL
(%)
SL
(%)
Thành phố 93 36,1 188 71,2 36 13,5
TX.Sông Công 11 22,3 26 48,0 32 58,7
Phú Bình 12 8,3 98 67,1 23 15,6
Phổ Yên 15 10,2 22 14,6 87 57,3
Đồng Hỷ 5 4,5 7 6,2 10 8,7
Đại Từ 67 39,4 165 96,1 105 60,2
Phú Lƣơng 23 21,2 92 84,2 80 72,5
Định Hóa 1 1,1 1 1,1 10 10,8
Võ Nhai 9 13,6 48 71,3 13 19,2
Nhận xét:
.
Bảng 3.5 2013
Số ca mắc (n= 396) Tỷ lệ (%)
154 38,9
163 41,16
37 9,34
42 10.6
Tổng cộng 396 100,0
: ổ dịch cộng đồng chiếm 41,16%, dịch tản phát chiếm 38,9%,
có 9,34% ổ dịch xảy ra tại trƣờng học, còn lại 10,6% không xác định đƣợc
ổ dịch
38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.6. Phân độ lâm sàng bệnh TCM trong năm 2013
Độ lâm sàng Số ca mắc (n= 396) Tỷ lệ (%)
1 387 97,73
2a 9 2,27
2b 0 0
3 0 0
4 0 0
Tổng cộng 396 100,0
Nhận xét: trong tổng số 396 ca bệnh TCM, có 97,73% ca bệnh TCM là
độ 1, còn lại 2,27% ca bệnh TCM là độ 2a
Bảng 3.7. 2013
Số ca mắc (n= 396) Tỷ lệ (%)
4 1,01
392 98,09
Tổng cộng 396 100,0
: trong tổng số 396 ca bệnh TCM, chỉ có 1,01% số ca bệnh
TCM đƣợc xác định bằng xét nghiệm 98,09
.
39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.8 TCM trong năm 2013
SL Tỷ lệ (%)
216 54,5
/phƣờng 88 22,2
n 33 8,3
42 10,6
Cơ sở y tế khác 17 4,4
Tổng cộng 396 100,0
: bệnh nhân mắc bệnh TCM chủ yếu điều trị tại nhà (54,5%),
tiếp theo là điều trị tại trạm y tế xã (22,2%) và tại bệnh viện đa khoa tỉnh
(10,6%), thấp nhất là điều trị tại các cơ sở y tế tƣ nhân, trạm quân y với 4,4%.
3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dƣới 5 tuổi về phòng
chống bệnh tay chân miệng
3.2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
20.1
42.8
24.8
12.3
0
20
40
60
< 25 25 - 29 30 - 34 ≥ 35 Tuổi
Tỷ lệ (%)
Biểu đồ 3.3. Phân nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: p
- ,tiếp theo là bà mẹ thuộc nhóm tuổi 30 – 34 (24,8%)
và thấp nhất là nhóm bà mẹ ≥ 35 tuổi (12,3%).
40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
26.3
73.7 Kinh
Thiểu số
Biểu đồ 3.4. Đặc điểm dân tộc của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: đa
cứu là ngƣời dân tộc kinh, tỷ lệ bà mẹ dân tộc thiểu số chiếm 26,3%.
Số lƣợng Tỷ lệ (%)
24 5,0
67 14,2
Trung học cơ sở 183 38,8
Trung học phổ thông 125 26,5
59 12,5
Đại học trở lên 14 3,0
Tổng 472 100,0
Nhận xét: tỷ lệ bà mẹ tham gia nghiên cứu có
học cơ sở chiếm cao nhất (38,8%); tiếp theo là tỷ lệ bà mẹ có trình độ học vấn
trung học phổ thông (26,5%); và thấp nhất là tỷ lệ bà mẹ có trình độ học vấn
đại học trở lên (3,0%).
41
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bản
Nghề nghiệp Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Nội trợ 48 10,2
Nghề nông 274 58,1
Công nhân 68 14,4
Buôn bán 33 7,0
49 10,4
Tổng 472 100,0
Nhận xét: h
; tiếp theo là công nhân (14,4%) và thấp nhất là nghề buôn bán (7,0%).
25.4
74.6
Nghèo
Không nghèo
Biểu đồ 3.5. Đặc điểm kinh tế gia đình của đối tượng tham gia nghiên cứu
Nhận xét: phần lớn (74,6%) bà mẹ tham gia nghiên cứu thuộc nhóm hộ
gia đình đủ ăn; tỷ lệ bà mẹ thuộc hộ nghèo chiếm gần 1/3 tổng số đối tƣợng
tham gia nghiên cứu.
42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Cán bộ trạm Y tế 289 61,2
Nhân viên y tế thôn bản 214 45,3
Trƣởng thôn/ tổ trƣởng dân phố 67 14,2
Sách báo, đài, ti vi, internet 318 67,4
Tài liệu truyền thông (tờ rơi, tranh ảnh...) 95 20,1
Bạn bè, ngƣời thân, hàng xóm 151 32,0
Tổng 472 100,0
Nhận xét:
(61,2%).
43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hông tin về bệnh TCM
SL (n=472) Tỷ lệ (%)
Không cần cung cấp thông tin 81 17,2
391 82,8
263 55,7
ách thức lây truyền bệnh 208 44,1
264 55,9
225 47,7
256 54,2
266 56,4
Cán bộ trạm Y tế 197 41,7
Nhân viên y tế thôn bản 50 10,6
Trƣởng thôn/ tổ trƣởng dân phố 7 1,5
Sách báo, đài, ti vi, internet 155 32,8
Tài liệu truyền thông (tờ rơi, tranh ảnh...) 36 7,6
Bạn bè, ngƣời thân, hàng xóm 27 5,7
Tổng 472 100,0
Nhận xét:
, trong đó: (55,7%), cách thức lây
(44,1%) (55,9%), biến chứng (47,7%), cách xử trí
(54,2%) (56,4%) các bà
mẹ cho rằng 41,7%, tiếp đó (Sách báo, đài,
ti vi, internet) là 32,8%.
44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.2.2. Đánh giá KAP bà mẹ có con dưới 5 tuổi về bệnh tay chân miệng
Bảng 3.13. Kiến thức của bà mẹ về bệnh tay chân miệng (n = 472)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Tác nhân nhân gây bệnh TCM 122 25,8 350 74,2
Nguồn lây bệnh TCM 296 62,7 176 37,3
109 23,1 363 76,9
84 17,8 388 82,2
90 19,1 382 80,9
Lứa tuổi dễ mắc bệnh TCM 326 69,1 146 30,9
118 25,0 354 75,0
193 40,9 279 59,1
211 44,7 261 55,3
vệ sinh để 433 91,7 39 8,3
Nhận xét: tƣơng đối nguồn lây
bệnh tay chân miệng (62,7%), lứa tuổi dễ mắc bệnh tay chân miệng
đặc biệt là tay chân miệng chiếm
tay chân miệng
(76,9%) (82,2%)
(80,9%) (75,0%)
(59,1%) (55,3%).
45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.14. Thái độ của bà mẹ về bệnh tay chân miệng (n=472)
Thái độ của bà mẹ về
Đồng ý Không đồng ý
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Bệnh tay chân miệng là một bệnh có thể gây
nguy hiểm đến tính mạng của trẻ em
301 63,8 171 36,2
việc rửa tay bằng xà phòng là biện pháp có
hiệu quả để phòng chống bệnh TCM
399 84,5 73 15,5
việc thƣờng xuyên sử dụng dung dịch khử
khuẩn để ngâm rửa đồ chơi của trẻ là cần thiết
351 74,4 121 25,6
việc thƣờng xuyên sử dụng dung dịch khử
khuẩn để lau sàn nhà và các vật dụng trong
nhà là cần thiết
376 79,7 96 20,3
Không cho nên đƣa học
tay chân miệng
311 65,9 161 34,1
việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời là cần thiết
để phòng biến chứng của bệnh TCM
406 86,0 66 14,0
Không nên điều bệnh TCM bằng thuốc nam 228 48,3 244 51,7
tay chân miệng
411 87,1 61 12,9
phòng bệnh tay chân
miệng nếu có vacxin
410 86,9 62 13,1
Sự tham gia của cộng đồng là cần thiết để
phòng chống bệnh tay chân miệng
397 84,1 75 15,9
Nhận xét: h những tham gia phỏng vấn
(đồng ý) tay chân miệng. Đặc biêt là thái độ đ
tay chân miệng chiếm tỷ lệ (87,1%)
cho rằng nên điều trị bệnh tay chân miệng
khá cao (51,7%).
46
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.15. Thực hành của bà mẹ về bệnh TCM (n = 472)
Thực hành của bà mẹ về
Có/Đúng
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Thƣờng xuyên rửa tay của ngƣời chăm sóc trẻ
bằng xà phòng
53 11,2 419 88,8
134 28,4 338 71,6
Thƣờng xuyên vệ sinh vật dụng ăn uống bằng
cách tráng nƣớc sôi
307 65,0 165 35,0
180 38,1 292 61,9
Ngăn không cho trẻ mút tay, ngậm đồ chơi 347 73,5 125 26,5
Thƣờng xuyên rửa đồ chơi của trẻ bằng xà
phòng ít nhất 1 tuần 1 lần
222 47,0 250 53,0
Thƣờng xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ dùng sinh
hoạt bằng các chất tẩy rửa thông thƣờng 1-2
lần/tuần
345 73,1 127 26,9
322 68,2 150 31,8
339 71,8 133 28,2
Đƣa trẻ đi khám và điều trị khi nghi ngờ có dấu
hiệu bệnh TCM
431 91,3 41 8,7
Nhận xét: m
của trẻ bằng xà phòng ít nhất 1 tuần 1 lần.
47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
, thái độ, thực hành của bà mẹ có con
KAP Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Kiến thức
Tốt 16 3,4
Trung bình 84 17,8
Kém 372 78,8
Thái độ
Tốt 307 65,0
Trung bình 84 17,8
Kém 81 17,2
Thực hành
Tốt 66 14,0
Trung bình 205 43,4
Kém 201 42,6
Tổng 472 100,0
Nhận xét: Kiến th
.
Nhận xét: c
kiến thức,
thái độ, thực hành ng 3.
KAP
Tỷ lệ (%)
48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 4:
BÀN LUẬN
4.1. 2011 - 2013
Năm 2011 ghi nhận 236 trƣờng hợp mắc bệnh tay chân miệng, tỷ lệ
mắc là 20,6/100.000 dân. Năm 2012 trong địa bàn toàn tỉnh ghi nhận 647
trƣờng hợp bệnh TCM, tỷ lệ mắc là 55,3/100.000 dân và năm 2013 trong địa
bàn toàn tỉnh Thái Nguyên ghi nhận 396 trƣờng hợp bệnh TCM, tỷ lệ mắc là
33,6/100.000 dân. Trong 3 năm không có trƣờng hợp nào tử vong. Do có thể
có nhiều yếu tố tác động nên tỷ lệ mắc tay chân miệng có xu hƣớng giảm năm
2013 so với năm 2012. Tỷ lệ mắc tay chân miệng chung trong 3 năm của
chúng tôi là 36,6/100.000 dân; kết quả này thấp hơn nhiều so kết quả nghiên
cứu dịch tễ học bệnh TCM ở Trung Quốc giai đoạn 2008 – 2012 với tổng số
7.200.092 trƣờng hợp mắc TCM với tỷ lệ mắc mới hàng năm là 120/100.000
dân/năm; tập trung chủ yếu ở trẻ từ 12 – 36 tháng [73]. Trong 3 năm 2011 - 2013,
tỷ lệ mắc TCM ở Thái Nguyên thấp hơn tỉ lệ mắc chung của cả nƣớc
(176,1/100.000 dân); Khu vực Miền Bắc (111,0/100.000 dân); Miền Nam
(261,1/100.000 dân); Miền Trung (151,9/100.000 dân) và Tây Nguyên
(177,1/100.000 dân) [6]. Tỷ lệ mắc bệnh TCM của tỉnh Thái Nguyên năm
2012 cũng thấp hơn nhiều so với tỉnh Cao Bằng (218,14/100.000 dân) [24] và
Hải Phòng (314,87/100.000 dân) [35]. Một trong những lý do giải thích cho
sự khác biệt của các kết quả trên đây theo chúng tôi là do địa bàn nghiên cứu.
Điều này đã đƣợc khẳng định qua nghiên cứu của tác giả Xing W. và cộng sự
(2014) hay tác giả Jin-feng Wang và cộng sự (2011) đều công bố rằng sự xuất
hiện/bùng phát bệnh TCM có liên quan đến yếu tố địa lý [67], [73].
Khảo sát thời điểm mắc bệnh TCM trong 3 năm 2011- 2013 tại tỉnh
Thái Nguyên cho thấy: bệnh TCM rải rác quanh năm, với số lƣợng mắc trong
49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3 năm là 1279 ca, có 2 đỉnh dịch là tháng 4 gồm 281 ca chiếm 22% và tháng 9
gồm 271 ca chiếm 21,2%. Theo báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm
2013 cũng cho thấy trong năm 2012, tình hình dịch bệnh TCM trên địa bàn cả
nƣớc rải rác quanh năm; số mắc thƣờng tăng từ tháng 3 đến tháng 5 và tháng
9 đến tháng 12; xuất hiện 2 đỉnh dịch vào tháng 4 và tháng 9 [6], [16], [17].
Theo nghiên cứu của tác giả Trần Ngọc Hữu (2012) về "Đặc điểm dịch
tễ học của bệnh tay chân miệng ở 20 tỉnh thành phía nam giai đoạn 2005-
2011" cho thấy: trong giai đoạn 2008-2010, bênh TCM quanh năm với 2 đỉnh
dịch. Đỉnh thứ nhất trong khoảng từ tháng 5- 6, đỉnh thứ hai trong khoảng
tháng 9-10 và năm 2011 dịch chỉ có một đỉnh vào tháng 9, tháng 10 [36]. Kết
quả khảo sát theo thời gian của chúng tôi cũng tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của
tác tác giả Nguyễn Thị Hải Hà (2012) cho thấy: bệnh TCM bắt đầu xuất hiện
vào mùa hè, mùa Thu - Đông bệnh phát triển mạnh (từ tháng 9-12) [25]. Kết
quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Đinh Việt
Hoàng (2012) tại Hòa Bình với kết quả: bệnh gặp rải rác quanh năm nhƣng
tập trung chủ yếu vào tháng 9, tháng 10 [30]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Thị Kim Tiến và cộng sự năm 2011 tại khu vực phía Nam giai đoạn 2008-
2010 cho kết quả: bệnh tăng cao vào các tháng cuối năm từ tháng 9 đến tháng
11 [46]. Tuy nhiên kết quả của chúng tôi không giống với nghiên cứu của tác
giả Đỗ Mạnh Hùng, Trần Minh Nhƣ Nguyện (2011) về “Nghiên cứu đặc điểm
dịch tễ học và một số yếu tố liên quan đến bệnh TCM tại khu vực miền
Trung, năm 2008-2009” cho thấy thời gian mắc bệnh TCM cao hơn vào tháng
3 và tháng 5 [31].
Trong nghiên cứu của chúng tôi tại tỉnh Thái Nguyên cho thấy dịch
bệnh tay chân miệng tăng cao vào tháng 4 - 5 (tƣơng ứng với đầu mùa hè) và
tháng 8 - 9 (tƣơng ứng với mùa thu). Theo tác giả Nguyễn Thành Đông và Hà
Văn Nhƣ (2011) thì bệnh TCM có thể xuất hiện quanh năm nhƣng số mắc
50
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tăng cao vào những tháng đầu mùa hè và đầu mùa thu [21]. Kết quả nghiên
cứu ở Trung Quốc giai đoạn 2008 – 2012 cũng cho thấy có 02 đỉnh dịch bệnh
TCM đó là vào tháng 5 và tháng 9 – 10 hàng năm [73]. Có thể lý giải tỷ lệ
mắc bệnh TCM theo thời gian nhƣ sau: Mùa hè nhiệt độ cao, nắng nóng thất
thƣờng kèm theo mƣa là điều kiện lý tƣởng cho mầm bệnh phát triển, nắng
nóng cộng oi bức và mƣa cũng làm con ngƣời thấy mệt mỏi, đặc biệt ở trẻ em
sức đề kháng còn kém, dễ cảm nhiễm với virus. Theo WPRO, bệnh xuất hiện
quanh năm nhƣng số ca tăng cao vào mùa mƣa [71]. Mùa thu - đông là điều
kiện thuận lợi cho virus phát triển, nên các ca bệnh tăng đột biến hơn, mặt
khác tháng 9 là thời điểm nhập học, nhiều trẻ tập trung tại các trƣờng có thể
tạo cơ hội cho bệnh lây lan. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với nhận định
của các nghiên cứu trên thế giới khi cho kết quả sự xuất hiện của bệnh TCM
có liên quan đến sự thay đổi thời tiết theo mùa [67], [73].
Mặc dù bệnh tay chân miệng thƣờng xuất hiện vào những tháng đầu
mùa hè và mùa thu, nhƣng bệnh TCM là một bệnh thƣờng xuyên tái phát, tần
suất rải rác quanh năm, diễn biến vẫn chƣa theo quy luật rõ ràng, do đó cần
tích cực theo dõi giám sát chặt chẽ để có những dự báo dịch bệnh phù hợp và
khoa học góp phần phòng chống dịch bệnh cho nhân dân [9], [12].
Độ tuổi mắc bệnh chủ yếu là ở trẻ em dƣới 5 tuổi (năm 2011chiếm
97,0%, năm 2012 chiếm 97,7% và năm 2013 chiếm 90,7%). Điều này hoàn
toàn phù hợp với đặc điểm dịch tễ học của bệnh. Trẻ em là đối tƣợng có sức
đề kháng yếu, mặt khác trẻ em dƣới 5 tuổi là lứa tuổi mầm non, thƣờng xuyên
tiếp xúc với nhiều ngƣời, đồng thời trẻ ăn bán trú tại trƣờng, vì vậy nguy cơ
lây truyền bệnh là rất cao. Theo nghiên cứu của tác giả Lê
(2013) cho thấy: tổng số ca mắc TCM năm 2012 tại
Hải Phòng là 6.768 ca với tỷ lệ 314,87/100.000 dân trong đó trẻ dƣới 5 tuổi
chiếm 99,25% [35]. Theo tác giả Lục Phi Giang (2013) nghiên cứu tại Cao
51
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bằng thì bệnh TCM chủ yếu gặp ở trẻ dƣới 5 tuổi (79,6%) [24]. Nghiên cứu
của tác giả Li Wei Ang và cộng sự (2009) cũng cho kết quả phù hợp với
nghiên cứu của chúng tôi đó là: tỷ lệ mắc bệnh tay chân miệng cao nhất ở
nhóm tuổi 0 - 4 tuổi [59]. Đây chính là bằng chứng rõ ràng cho thấy bệnh
TCM có ảnh hƣởng rất lớn đến lứa tuổi trẻ em dƣới 5 tuổi; qua đó dịch bệnh
không chỉ gây ra những gánh nặng về y tế mà còn gây những tổn hại rất lớn
về mặt xã hội. Do đó cần có sự quan tâm thích đáng của Đảng, Nhà nƣớc,
Ngành y tế và toàn xã hội trong công cuộc phòng chống dịch bệnh này.
Về mặt giới tính bệnh nhân mắc TCM, kết quả nghiên cứu của tác giả
Chen K.T tại Đài Loan (2008) cho thấy: tỷ lệ bệnh nhân nam nhiều hơn nữ
với tỉ số nam/nữ là 1,41/1 [55]. Nghiên cứu của tác giả Li Wei Ang và cộng
sự (2009) cũng cho kết quả tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn nữ [59]. Nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Thị Kim Tiến và cộng sự (2011) về bệnh TCM ở khu vực
phía Nam giai đoạn 2008-2010 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nam (61,43%) cao
hơn nữ (38,57%) [46]. Kết quả ng
nữ với 58,58% và 41,42% (theo thứ tự) [35]. Nghiên cứu tại Cao Bằng (2013)
của tác giả Lục Phi Giang cũng cho kết quả nam có xu hƣớng mắc bệnh cao
hơn so với nữ ) [24]. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu nêu trên. Trong
nghiên cứu của chúng tôi tại tỉnh Thái Nguyên từ năm 2011 đến 2013 thì số
ca mắc bệnh TCM ở trẻ trai cao hơn trẻ gái, cụ thể các năm (2011: trai =
58,1%; gái = 41,9%. 2012: trai = 58,4%; gái = 41,6%. 2013: trai = 60,1%; gái
= 39,9%). Lý giải điều này theo chúng tôi có thể một phần do các bé trai
thƣờng có tính hiếu động, hay tìm hiểu và nghịch ngợm hơn so với bé gái;
bên cạnh đó với tâm lý con trai thƣờng sẽ khỏe mạnh hơn nên các ông bố/bà
52
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
mẹ sẽ ít để ý chăm sóc vệ sinh và thƣờng xuyên để trẻ tìm hiểu môi trƣờng
xung quanh cũng nhƣ chơi với bạn nhiều hơn.
2012 (84,2/100.000 dân) và 2013 (72,5/100.000
2012 (6,2/100.000 dân) và 2013 (8,7/100.000 dân). Sự phân bố tỷ lệ mắc bệnh
theo địa dƣ phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ điều kiện kinh tế, tập quán của
ngƣời dân cũng nhƣ điều kiện chăm sóc y tế và hiệu quả của công tác phòng
chống dịch tại địa phƣơng. Tuy số trƣờng hợp mắc khá cao nhƣng không có
trƣờng hợp nào tử vong do bệnh TCM. Mặc dù đã có những bằng chứng khoa
học cho việc khác nhau về tỷ lệ bệnh hay sự xuất hiện/bùng phát bệnh TCM
giữa các vùng địa lý khác nhau [67], [73]. Tuy nhiên ngay trên địa bàn trung
du miền núi Thái Nguyên đã có những sự khác biệt không nhỏ về tỷ lệ mắc
bệnh giữa các huyện thành (Bảng 3.4); với sự tƣơng đồng về địa lý của một số
huyện nhƣng tỷ lệ mắc bệnh cũng vẫn khác nhau, đây chính là một câu hỏi
đang bỏ ngỏ cần có những nghiên cứu cụ thể về các yếu tố khác có thể liên
quan đến bệnh TCM nhƣ công tác phòng chống dịch hay hành vi dự phòng
TCM của ngƣời chăm sóc trẻ trên các địa bàn nói trên.
Cũ
, cuối năm 2011 ghi nhận 236 ca bệnh TCM, tỷ lệ mắc là 20,6/100.000
dân. Đến năm 2012 dịch bệnh xuất hiện tại 147/181 xã/phƣờng của 9/9 huyện
thành trong đó có nhiều ổ dịch với hàng chục ca mắc bệnh tại các trƣờng mầm
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng
Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng

More Related Content

What's hot

ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓCĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓCSoM
 
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGBỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGSoM
 
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOATHỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOASoM
 
Khám phản xạ
Khám phản xạKhám phản xạ
Khám phản xạDr NgocSâm
 
THOÁT VỊ BẸN - ĐÙI
THOÁT VỊ BẸN - ĐÙITHOÁT VỊ BẸN - ĐÙI
THOÁT VỊ BẸN - ĐÙISoM
 
SỎI ỐNG MẬT CHỦ
SỎI ỐNG MẬT CHỦSỎI ỐNG MẬT CHỦ
SỎI ỐNG MẬT CHỦSoM
 
Lao phổi
Lao phổiLao phổi
Lao phổiSoM
 
SỎI TÚI MẬT
SỎI TÚI MẬTSỎI TÚI MẬT
SỎI TÚI MẬTSoM
 
Tràn dịch màng phổi
Tràn dịch màng phổiTràn dịch màng phổi
Tràn dịch màng phổiHùng Lê
 
KHÁM PHỤ KHOA
KHÁM PHỤ KHOAKHÁM PHỤ KHOA
KHÁM PHỤ KHOASoM
 
TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM
TIÊU CHẢY Ở TRẺ EMTIÊU CHẢY Ở TRẺ EM
TIÊU CHẢY Ở TRẺ EMSoM
 
BỆNH ÁN MẪU NHIỄM TRÙNG TIỂU
BỆNH ÁN MẪU NHIỄM TRÙNG TIỂUBỆNH ÁN MẪU NHIỄM TRÙNG TIỂU
BỆNH ÁN MẪU NHIỄM TRÙNG TIỂUSoM
 
BỆNH TRĨ
BỆNH TRĨBỆNH TRĨ
BỆNH TRĨSoM
 
SỎI NIỆU DR HOÀNG
SỎI NIỆU DR HOÀNGSỎI NIỆU DR HOÀNG
SỎI NIỆU DR HOÀNGSoM
 
nhồi máu cơ tim thất phải chống chỉ định nitroglycerin
nhồi máu cơ tim thất phải chống chỉ định nitroglycerinnhồi máu cơ tim thất phải chống chỉ định nitroglycerin
nhồi máu cơ tim thất phải chống chỉ định nitroglycerinTBFTTH
 
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGBỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGSoM
 

What's hot (20)

ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓCĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
 
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGBỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOATHỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
 
Viêm phổi trẻ em
Viêm phổi trẻ em Viêm phổi trẻ em
Viêm phổi trẻ em
 
Khám phản xạ
Khám phản xạKhám phản xạ
Khám phản xạ
 
THOÁT VỊ BẸN - ĐÙI
THOÁT VỊ BẸN - ĐÙITHOÁT VỊ BẸN - ĐÙI
THOÁT VỊ BẸN - ĐÙI
 
Một số luận văn liên quan Đẻ non
Một số luận văn liên quan Đẻ nonMột số luận văn liên quan Đẻ non
Một số luận văn liên quan Đẻ non
 
Cách làm bệnh án nội khoa
Cách làm bệnh án nội khoaCách làm bệnh án nội khoa
Cách làm bệnh án nội khoa
 
SỎI ỐNG MẬT CHỦ
SỎI ỐNG MẬT CHỦSỎI ỐNG MẬT CHỦ
SỎI ỐNG MẬT CHỦ
 
Lao phổi
Lao phổiLao phổi
Lao phổi
 
SỎI TÚI MẬT
SỎI TÚI MẬTSỎI TÚI MẬT
SỎI TÚI MẬT
 
Tràn dịch màng phổi
Tràn dịch màng phổiTràn dịch màng phổi
Tràn dịch màng phổi
 
KHÁM PHỤ KHOA
KHÁM PHỤ KHOAKHÁM PHỤ KHOA
KHÁM PHỤ KHOA
 
TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM
TIÊU CHẢY Ở TRẺ EMTIÊU CHẢY Ở TRẺ EM
TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM
 
BỆNH ÁN MẪU NHIỄM TRÙNG TIỂU
BỆNH ÁN MẪU NHIỄM TRÙNG TIỂUBỆNH ÁN MẪU NHIỄM TRÙNG TIỂU
BỆNH ÁN MẪU NHIỄM TRÙNG TIỂU
 
BỆNH TRĨ
BỆNH TRĨBỆNH TRĨ
BỆNH TRĨ
 
SỎI NIỆU DR HOÀNG
SỎI NIỆU DR HOÀNGSỎI NIỆU DR HOÀNG
SỎI NIỆU DR HOÀNG
 
nhồi máu cơ tim thất phải chống chỉ định nitroglycerin
nhồi máu cơ tim thất phải chống chỉ định nitroglycerinnhồi máu cơ tim thất phải chống chỉ định nitroglycerin
nhồi máu cơ tim thất phải chống chỉ định nitroglycerin
 
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGBỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 
Lách to_Trần Khuê Tú_Y09B
Lách to_Trần Khuê Tú_Y09BLách to_Trần Khuê Tú_Y09B
Lách to_Trần Khuê Tú_Y09B
 

Similar to Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng

đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm gan b mạn tính có h be ag ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm gan b mạn tính có h be ag ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm gan b mạn tính có h be ag ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm gan b mạn tính có h be ag ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá kết quả điều trị hỗ trợ bệnh tiêu chảy cấp bằng thuốc kháng tiết đườ...
đáNh giá kết quả điều trị hỗ trợ bệnh tiêu chảy cấp bằng thuốc kháng tiết đườ...đáNh giá kết quả điều trị hỗ trợ bệnh tiêu chảy cấp bằng thuốc kháng tiết đườ...
đáNh giá kết quả điều trị hỗ trợ bệnh tiêu chảy cấp bằng thuốc kháng tiết đườ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng...
đáNh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng...đáNh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng...
đáNh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángNghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phầnđáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phầnTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn sơ sinh tại khoa nhi bệnh viện đa khoa trung ...
Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn sơ sinh tại khoa nhi bệnh viện đa khoa trung ...Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn sơ sinh tại khoa nhi bệnh viện đa khoa trung ...
Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn sơ sinh tại khoa nhi bệnh viện đa khoa trung ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện Việt n...
Đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện Việt n...Đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện Việt n...
Đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện Việt n...hieu anh
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aidsNghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aidshttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chèHành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chèTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ...
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ...Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ...
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu thực trạng đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ được khám thai tại bệnh...
Nghiên cứu thực trạng đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ được khám thai tại bệnh...Nghiên cứu thực trạng đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ được khám thai tại bệnh...
Nghiên cứu thực trạng đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ được khám thai tại bệnh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng (20)

đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm gan b mạn tính có h be ag ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm gan b mạn tính có h be ag ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm gan b mạn tính có h be ag ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm gan b mạn tính có h be ag ...
 
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...
 
đáNh giá kết quả điều trị hỗ trợ bệnh tiêu chảy cấp bằng thuốc kháng tiết đườ...
đáNh giá kết quả điều trị hỗ trợ bệnh tiêu chảy cấp bằng thuốc kháng tiết đườ...đáNh giá kết quả điều trị hỗ trợ bệnh tiêu chảy cấp bằng thuốc kháng tiết đườ...
đáNh giá kết quả điều trị hỗ trợ bệnh tiêu chảy cấp bằng thuốc kháng tiết đườ...
 
đáNh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng...
đáNh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng...đáNh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng...
đáNh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng...
 
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAYLuận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
 
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángNghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phầnđáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
 
Luận án: Dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người Mông
Luận án: Dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người MôngLuận án: Dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người Mông
Luận án: Dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người Mông
 
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
 
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...
 
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
 
Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn sơ sinh tại khoa nhi bệnh viện đa khoa trung ...
Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn sơ sinh tại khoa nhi bệnh viện đa khoa trung ...Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn sơ sinh tại khoa nhi bệnh viện đa khoa trung ...
Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn sơ sinh tại khoa nhi bệnh viện đa khoa trung ...
 
Đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện Việt n...
Đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện Việt n...Đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện Việt n...
Đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện Việt n...
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aidsNghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
 
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chèHành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
 
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ...
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ...Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ...
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ...
 
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
 
Nghiên cứu thực trạng đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ được khám thai tại bệnh...
Nghiên cứu thực trạng đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ được khám thai tại bệnh...Nghiên cứu thực trạng đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ được khám thai tại bệnh...
Nghiên cứu thực trạng đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ được khám thai tại bệnh...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng

  • 1. iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN - ----------------------------- BÙI DUY HƢNG THỰC TRẠNG BỆNH VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƢỚI 5 TUỔI VỀ PHÕNG CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC - 2014
  • 2. v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN - ----------------------------- BÙI DUY HƢNG THỰC TRẠNG BỆNH VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƢỚI 5 TUỔI VỀ PHÕNG CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN : Y HỌC DỰ PHÕNG Mã số: 60.72.01.63 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HẠC VĂN VINH - 2014
  • 3. vi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa công bố dƣới bất kỳ hình thức nào. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2014 Học viên Bùi Duy Hưng
  • 4. vii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: - Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Y tế Công cộng trƣờng Đại học Y- Dƣợc - Đại học Thái Nguyên. - Ban Giám hiệu trƣờng, Phòng Đào tạo, Bộ môn Y học Cộng đồng Trƣờng Cao Đẳng Y Tế Thái Nguyên - Trung Tâm Y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên và Trung tâm Y tế huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu để hoàn thành luận văn đúng thời hạn. Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, công tác và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Hạc Văn Vinh - người Thầy đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, góp ý, sửa chữa giúp tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo, Trường Đại học Y- Dược Thái Nguyên đã giảng dạy, nhiệt tình chỉ bảo giúp tôi có được những kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Thầy, Cô trong hội đồng bảo vệ đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho luận văn. Cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Với tình cảm thân thƣơng nhất, tôi xin dành cho những ngƣời thƣơng yêu trong toàn thể gia đình, nơi đã tạo điều kiện tốt nhất, là điểm tựa, nguồn động viên tinh thần giúp tôi thêm niềm tin và nghị lực trong suốt quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu này. Thái Nguyên, 2014 Học viên Bùi Duy Hưng
  • 5. viii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ DTTS : Dân tộc thiểu số KAP : Kiến thức, thái độ, thực hành TCM : Tay chân miệng THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TT - GDSK : - TTYTDP : TYT : VSDT TW : WHO :
  • 6. ix Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN................................................................................. 3 1.1. Đặc điểm chung của bệnh tay chân miệng................................................. 3 .............. 9 1.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng tới tình hình dịch bệnh tay chân miệng ở Việt Nam .........................................................................................................14 1.4. Một số Khảo sát về kiến thức, thái độ và thực hành của các bà mẹ về bệnh tay chân miệng................................................................................17 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................24 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu...............................................................................24 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu................................................................24 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu..........................................................................25 2.4. Tiêu chuẩn đánh giá .................................................................................28 2.5. Phƣơng pháp thu thập thông tin...............................................................32 2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu........................................................................32 2.7. Sai số gặp phải .........................................................................................33 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu........................................................................33 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................34 chân miệng tại Thái Nguyên năm 2011 - 2013 ......34 3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dƣới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng.....................................................................39 Chƣơng 4: BÀN LUẬN ..................................................................................48 4.1. 2011 - 2013...............48 4.2. Kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ có con < 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ..........54
  • 7. x Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ KẾT LUẬN.....................................................................................................62 KIẾN NGHỊ.....................................................................................................64 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................65 Phụ lục 1.............................................................................................................. Phụ lục 2.............................................................................................................. Phụ lục 3.............................................................................................................. Phụ lục 4.............................................................................................................. Phụ lục 5..............................................................................................................
  • 8. xi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ DANH MỤC BẢNG 2011 - 2013 .....................................................................................34 Bảng 3.2. Phân bố tổng số ca bệnh theo tháng trong 3 năm 2011-2013 ........35 trong 3 năm 2011 - ..................36 3 năm 2011 – 2013 theo địa dƣ .............37 Bảng 3.5 2013 ..........................37 Bảng 3.6. Phân độ lâm sàng bệnh TCM trong năm 2013...............................38 Bảng 3.7. 2013 ....38 Bảng 3.8 c bệnh TCM trong năm 2013.........39 ....................40 a đối tƣợng tham gia nghiên cứu.........41 .............42 ..........................43 Bảng 3.13. Kiến thức của bà mẹ về bệnh tay chân miệng (n = 472)..............44 Bảng 3.14. Thái độ của bà mẹ về bệnh tay chân miệng (n=472)....................45 Bảng 3.15. Thực hành của bà mẹ về bệnh TCM (n = 472).............................46 ức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con............47 .................................................47
  • 9. xii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố ca bệnh TCM 3 năm 2011-2013 .......35 Biểu đồ 3.2. Phân bố ca bệnh tay chân miệng theo giới 3 năm (2011-2013)......36 Biểu đồ 3.3. Phân nhóm tuổi của đối tƣợng nghiên cứu.................................39 Biểu đồ 3.4. Đặc điểm dân tộc của đối tƣợng nghiên cứu..............................40 Biểu đồ 3.5. Đặc điểm kinh tế gia đình của đối tƣợng tham gia nghiên cứu..41 .....47
  • 10. 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay nhân loại đang phải đối mặt với sự diễn biến phức tạp của các bệnh dịch truyền nhiễm, đặc biệt ở các nƣớc đang phát triển, bao gồm cả bệnh dịch mới xuất hiện cũng nhƣ bệnh dịch cũ quay trở lại, cụ thể là các bệnh gây dịch nguy hiểm nhƣ: cúm A(H5N1), cúm A(H1N1), HIV/AIDS, Ebola, sốt xuất huyết, tay chân miệng... [1], [7]. Một trong những bệnh thƣờng gặp ở trẻ nhỏ, có khả năng phát triển thành dịch lớn, gây ra nhiều hậu quả về kinh tế-xã hội đó chính là bệnh tay chân miệng. Đây là một bệnh nhiễm virus cấp tính do nhóm Enterovirus gây ra, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm nhƣ viêm não- màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và thậm chí dẫn tới tử vong nếu không đƣợc phát hiện sớm và xử lý kịp thời [12]. Theo Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization - WHO) thì bệnh tay chân miệng đã xảy ra tại nhiều nƣớc trên thế giới, nhƣng bệnh tập trung chủ yếu và đe doạ sức khoẻ trẻ em tại các nƣớc khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng [70]. Từ năm 2008 – 2012, ở Trung Quốc đã có 7.200.092 trƣờng hợp mắc tay chân miệng với tỷ lệ mắc mới hàng năm là 1,2/1.000 trẻ/năm; tập trung chủ yếu ở trẻ từ 12 – 36 tháng [73]. Vụ dịch tại Đài Loan năm 1998 đƣợc coi là vụ đại dịch lớn với 129.106 trƣờng hợp mắc tay chân miệng, 405 trƣờng hợp nặng và 78 trƣờng hợp tử vong; giai đoạn 1998-2005 thì bệnh tay chân miệng đã trở thành một bệnh phổ biến ở Đài Loan và bùng phát hai vụ dịch nhỏ vào năm 2000 và 2001 [54], [56], [70]. Theo nhận định của Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dƣơng, đã xuất hiện những vụ dịch tay chân miệng lan rộng ở một số nƣớc châu Á bao gồm Úc, Brunei, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaisia, Hàn Quốc, Singapore và Việt Nam [70]. Tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng đã và đang là vấn đề y tế quan trọng [11]. Theo báo cáo của Bộ Y tế, bệnh tay chân miệng gặp rải rác quanh
  • 11. 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ năm ở hầu hết các địa phƣơng trong cả nƣớc. Trong năm 2012 cả nƣớc có 157.654 ca mắc, 45 ca tử vong và 3 tháng đầu năm 2013, cả nƣớc ghi nhận hơn 14.260 trƣờng hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 63/63 tỉnh/thành phố trong đó có 4 trƣờng hợp tử vong [6]. Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, cửa ngõ giao lƣu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; điều kiện sống, điều kiện vệ sinh và trình độ nhận thức của ngƣời dân còn chƣa cao [18]. Đặc biệt là kiến thức nuôi dƣỡng chăm sóc trẻ cũng nhƣ hiểu biết của các bà mẹ về bệnh tay chân miệng còn hạn chế. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho sự bùng phát dịch bệnh tay chân miệng và khó khăn cho công tác phòng chống bệnh dịch. Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên, dịch bệnh tay chân miệng bùng phát tại Thái Nguyên từ năm 2011 với 236 ca mắc tay chân miệng đƣợc giám sát và tiếp tục xuất hiện trong các năm tiếp theo [48]. Vấn đề đặt ra là thực trạng và xu hƣớng bệnh tay chân miệng ở Thái Nguyên nhƣ thế nào? Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ có con dƣới 5 tuổi về bệnh tay chân miệng ra sao? Đây thực sự là thông tin có giá trị thực tiễn để giúp ngành y tế tỉnh Thái Nguyên dùng làm cơ sở khoa học chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống dịch tay chân miệng trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên, góp phần ngăn chặn dịch xảy ra và bùng phát trong cộng đồng, chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng tại tỉnh Thái Nguyên” với mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng bệnh tay chân miệng tại tỉnh Thái Nguyên năm 2011- 2013 2. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
  • 12. 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Đặc điểm chung của bệnh tay chân miệng 1.1.1. Khái niệm bệnh tay chân miệng Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đƣờng tiêu hoá, thƣờng gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Biểu hiện chính là tổn thƣơng da, niêm mạc dƣới dạng phỏng nƣớc ở các vị trí đặc biệt nhƣ niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nhƣ viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không đƣợc phát hiện sớm và xử trí kịp thời [13]. 1.1.2. Tác nhân gây bệnh tay chân miệng thuộc nhóm vi rút đƣờng ruột (Enterovirus) gây ra. Các Enterovirus có khả năng gây bệnh TCM trong nhóm này gồm: virus Coxsackies, Echo và các virus đƣờng ruột khác, trong đó hay gặp là virus đƣờng ruột týp 71 (Enterovirus 71 - EV71) và Coxsackies A16. EV71 là virus gây bệnh mà có thể gây các biến chứng nặng; thậm chí dẫn đến tử vong [27]. Các virus đƣờng ruột khác thƣờng gây bệnh nhẹ. Virus có thể tồn tại nhiều ngày ở điều kiện bình thƣờng và nhiều tuần ở nhiệt độ 40 C. Tia cực tím, nhiệt độ cao, các chất diệt trùng nhƣ formaldehyt, các dung dịch khử trùng có chứa Clo hoạt tính có thể diệt virus [4]. 1.1.3. Nguồn bệnh, thời kỳ lây truyền và đường lây truyền bệnh - Nguồn bệnh: là ngƣời mắc bệnh, ngƣời mang virus không triệu chứng. - Thời kỳ lây truyền: vài ngày trƣớc khi phát bệnh, mạnh nhất trong tuần đầu của bệnh và có thể kéo dài vài tuần sau đó, thậm chí sau khi bệnh nhân hết triệu chứng. Virus có thể thải qua phân trong vòng từ 2 - 4 tuần, cá biệt có thể tới 12 tuần sau khi nhiễm. Virus cũng tồn tại, nhân lên ở đƣờng hô hấp
  • 13. 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ trên và đào thải qua dịch tiết từ hầu họng trong vòng 2 tuần. Virus cũng có nhiều trong dịch tiết từ các nốt phỏng nƣớc, vết loét của bệnh nhân. - Đường lây truyền: Bệnh TCM lây qua đƣờng tiêu hoá: thức ăn, nƣớc uống, bàn tay của trẻ hoặc của ngƣời chăm sóc trẻ, các đồ dùng đặc biệt là đồ chơi và vật dụng sinh hoạt hàng ngày nhƣ chén, bát, đĩa, thìa, cốc bị nhiễm virus từ phân hoặc dịch nốt phỏng, vết loét hoặc dịch tiết đƣờng hô hấp, nƣớc bọt. Ngoài ra bệnh cũng có thể lây truyền do tiếp xúc trực tiếp ngƣời - ngƣời qua các dịch tiết đƣờng hô hấp, hạt nƣớc bọt [4], [7]. 1.1.4. Tính cảm nhiễm với virus gây bệnh tay chân miệng Mọi ngƣời đều có thể cảm nhiễm với virus gây bệnh nhƣng không phải tất cả những ngƣời nhiễm virus đều có biểu hiện bệnh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhƣng thƣờng gặp ở trẻ dƣới 5 tuổi, đặc biệt ở nhóm dƣới 3 tuổi [34]. Ngƣời lớn ít bị mắc bệnh có thể do đã có kháng thể từ những lần bị nhiễm hoặc mắc bệnh trƣớc đây [4]. Hiện nay bệnh TCM chƣa có vắc xin phòng bệnh và chƣa có thuốc điều trị đặc hiệu [8], [66]. 1.1.5. Chẩn đoán bệnh tay chân miệng Theo Quyết định số: 1003/QĐ-BYT về việc Ban hành hƣớng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh TCM [13], việc chẩn đoán xác định bệnh TCM dựa vào: 1.1.5.1. Triệu chứng lâm sàng - Giai đoạn ủ bệnh: 3 - 7 ngày. - Giai đoạn khởi phát: Từ 1 - 2 ngày với các triệu chứng nhƣ sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. - Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3 - 10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh: + Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nƣớc đƣờng kính 2 - 3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lƣỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nƣớc bọt.
  • 14. 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Phát ban dạng phỏng nƣớc: ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dƣới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm. + Sốt nhẹ. + Nôn. (Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng). + Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp (nếu có) thƣờng xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh. - Giai đoạn lui bệnh: thƣờng từ 3 - 5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng. 1.1.5.2. Các thể lâm sàng: - Thể tối cấp: bệnh diễn tiến rất nhanh có các biến chứng nặng nhƣ suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê dẫn đến tử vong trong vòng 24 - 48 giờ. - Thể cấp tính với bốn giai đoạn điển hình nhƣ trên. - Thể không điển hình: dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng. 1.1.5.3. Cận lâm sàng - Các xét nghiệm cơ bản + Công thức máu: bạch cầu thƣờng trong giới hạn bình thƣờng. Bạch cầu tăng trên 16.000/mm3 hay đƣờng huyết tăng > 160 mg% (8,9 mmol/L) thƣờng liên quan đến biến chứng. + Protein C phản ứng (CRP) trong giới hạn bình thƣờng (< 10 mg/L). + Đƣờng huyết, điện giải đồ, X quang phổi đối với các trƣờng hợp có biến chứng từ độ 2b. - Xét nghiệm phát hiện virus (nếu có điều kiện) từ độ 2b trở lên hoặc cần chẩn đoán phân biệt: lấy bệnh phẩm hầu họng, phỏng nƣớc, trực tràng, dịch
  • 15. 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ não tuỷ để thực hiện xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập virus chẩn đoán xác định nguyên nhân [13]. 1.1.6. Điều trị bệnh tay chân miệng Theo Quyết định số: 1003/QĐ-BYT về việc Ban hành hƣớng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng [13]. 1.1.6.1. Nguyên tắc điều trị - Hiện nay chƣa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ (không dùng kháng sinh khi không có bội nhiễm). - Theo dõi sát, phát hiện sớm, phân độ đúng và điều trị phù hợp. - Trƣờng hợp nặng phải đảm bảo xử trí theo nguyên tắc hồi sức cấp cứu - Bảo đảm dinh dƣỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng. 1.1.6.2. Phân tuyến điều trị - Trạm y tế xã và phòng khám tƣ nhân + Khám và điều trị ngoại trú bệnh tay chân miệng độ 1 + Chuyển tuyến: đối với bệnh TCM độ 2a trở lên hoặc độ 1 với trẻ dƣới 12 tháng hoặc có bệnh phối hợp kèm theo. - Bệnh viện huyện, bệnh viện tƣ nhân. + Khám, điều trị bệnh tay chân miệng độ 1 và 2a. + Chuyển tuyến: đối với bệnh tay chân miệng độ 2b trở lên hoặc độ 2a có bệnh phối hợp kèm theo. - Bệnh viện đa khoa; Đa khoa khu vực; Chuyên khoa Nhi tuyến tỉnh. + Khám, điều trị bệnh tay chân miệng tất cả các độ. + Chuyển tuyến: đối với bệnh TCM độ 3,4 khi không có đủ điều kiện hồi sức tích cực, đảm bảo chuyển tuyến an toàn. - Bệnh viện Nhi, Truyền nhiễm và các bệnh viện đƣợc Bộ Y tế phân công là bệnh viện tuyến cuối của các khu vực: khám, điều trị bệnh TCM ở tất cả các mức độ bệnh.
  • 16. 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.1.7. Phòng bệnh và xử lý trường hợp bệnh/ổ dịch bệnh 1.1.7.1. Phòng bệnh tay chân miệng Theo Quyết định Số: 1003/QĐ-BYT về việc Ban hành Hƣớng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh TCM [13]. - Nguyên tắc phòng bệnh + Hiện chƣa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu + Áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa đối với bệnh lây qua đƣờng tiêu hoá, chú ý tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây. - Phòng bệnh tại các cơ sở y tế + Cách ly theo nhóm bệnh + Nhân viên y tế: đảm bảo nguyên tắc tiệt trùng trƣớc, trong và sau khi chăm sóc bệnh nhân. + Khử khuẩn bề mặt, giƣờng bệnh, buồng bệnh bằng Cloramin B 2% + Xử lý chất thải, quần áo, khăn trải giƣờng của bệnh nhân và dụng cụ chăm sóc sử dụng lại theo quy trình. - Phòng bệnh ở cộng đồng + Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng + Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn + Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn + Cách ly trẻ bệnh tại nhà khi trẻ bị bệnh/khi có ổ dịch 1.1.7.2. Các biện pháp xử lý trường hợp bệnh/ổ dịch bệnh: Phải tiến hành xử lý ngay bệnh/ổ dịch bệnh trong vòng 48 giờ khi phát hiện - Các biện pháp chung để xử lý trƣờng hợp bệnh/ổ dịch bệnh + Sở Y tế tham mƣu cho Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực tiếp chỉ đạo, huy động nguồn lực và các ban, ngành, đoàn thể triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tại địa phƣơng [42].
  • 17. 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Quản lý và điều trị bệnh nhân sớm theo hƣớng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh TCM ban hành kèm theo Quyết định số 1003/QĐ-BYT ngày 30/3/2012 của bộ trƣởng Bộ Y tế để hạn chế tối đa biến chứng nặng và tử vong [13]. + Tăng cƣờng giám sát, phòng chống bệnh tay chân miệng theo quyết định số 581/QĐ-BYT ngày 24/2/2012 của Bộ trƣởng Bộ Y tế [12]. + Củng cố hệ thống giám sát và báo cáo dịch tại tất cả các tuyến [15]. + Tuyên truyền tới từng hộ gia đình, đặc biệt là bà mẹ, ngƣời chăm sóc trẻ tại các hộ gia đình có trẻ dƣới 5 tuổi, giáo viên các trƣờng học, nhà trẻ, mẫu giáo, lãnh đạo chính quyền, đoàn thể tại địa phƣơng về bệnh tay chân miệng và các biện pháp phòng chống bằng nhiều hình thức nhƣ họp tổ dân phố, họp dân, tập huấn, hƣớng dẫn tại chỗ, tờ rơi, loa đài, phát thanh, báo chí, truyền hình [2], [24]. + Tổ chức các đội tự quản tại chỗ (phối hợp ban, ngành, đoàn thể) để hàng ngày kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại từng hộ gia đình, đặc biệt gia đình bệnh nhân và những gia đình có trẻ em dƣới 5 tuổi [8]. - Xử lý bệnh/ổ dịch bệnh tại hộ gia đình và cộng đồng + Phạm vi xử lý Ca tản phát: nhà bệnh nhân Ổ dịch: nhà bệnh nhân và các gia đình có trẻ em dƣới 5 tuổi trong bán 100 mét tính từ nhà bệnh nhân - Các biện pháp cụ thể + Thực hiện triệt để các biện pháp chung. + Nếu bệnh nhân đƣợc điều trị tại nhà theo quy định thì phải đƣợc cách ly ít nhật 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh. Hƣớng dẫn ngƣời nhà theo dõi bệnh nhân, khi thấy có các biểu hiện biến chứng thần kinh hoặc tim mạch thì phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
  • 18. 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Đảm bảo có đủ xà phòng rửa tay tại hộ gia đình. + Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín, uống chín. + Hƣớng dẫn hộ gia đình tự theo dõi sức khoẻ các thành viên trong gia đình, đặc biệt trẻ em dƣới 5 tuổi, nếu phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cơ quan y tế. + Khuyến cáo những thành viên trong hộ gia đình bệnh nhân không nên tiếp xúc, chăm sóc trẻ em khác và không tham gia chế biến thức ăn phục vụ các bữa ăn tập thể [72]. - Xử lý tại nhà trẻ, mẫu giáo + Thực hiện triệt để các biện pháp chung. + Trẻ mắc bệnh không đến lớp ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh và chỉ đến lớp khi hết loét miệng và các phỏng nƣớc. + Đảm bảo có xà phòng rửa tay tại từng lớp học. + Cô nuôi dạy trẻ/thầy cô giáo cần theo dõi tình trạng sức khoẻ cho trẻ hàng ngày. Khi phát hiện có trẻ nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo cho gia đình và cán bộ y tế để xử lý kịp thời. + Tuỳ tình hình và mức độ nghiêm trọng của dịch, cơ quan y tế địa phƣơng tham mƣu cho cấp có thẩm quyền tại địa phƣơng quyết định việc đóng cửa lớp học/trƣờng học/nhà trẻ, mẫu giáo. Thời gian đóng cửa lớp học/trƣờng học/nhà trẻ, mẫu giáo là 10 ngày kể từ ngày khởi phát của ca bệnh cuối cùng. 1.2 1.2.1. Tình hình dịch bệnh tay chân miệng trên thế giới Coxsakie virus lần đầu tiên đƣợc phân lập trong phân ngƣời tại thị trấn Coxsakie, New York, năm 1948 bởi G.DallDorf. Enterovirus typ 71 là một trong các virus đƣờng ruột mới cũng gây bệnh tay chân miệng. EV71 lần đầu tiên phân lập đƣợc ở một trẻ em viêm màng não tại California năm 1969 [28], [57]. Năm 1974 trƣờng hợp này đã đƣợc thông báo. Vào những năm sau đó
  • 19. 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ EV71 cũng đƣợc phân lập ra ở nhiều nƣớc nhƣ Mỹ, Úc, Thụy Điển, Nhật [69]. Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh TCM là coxsackievirus A16, Enterovirus 71 là nguyên nhân phổ biến đứng hàng thứ 2 gây bệnh TCM trên ngƣời. Trong khu vực Tây Thái Bình Dƣơng, bệnh đã lan rộng ra nhiều quốc gia, bao gồm: Úc, Brunei, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Mông Cổ, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và Việt Nam [21]. Bệnh TCM do các chủng Enterovirus khác thƣờng ở thể nhẹ ít có biến chứng, do EV71 nguy hiểm hơn và thƣờng gây các biến chứng thần kinh nặng và có thể dẫn đến tử vong [10]. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tác nhân gây bệnh TCM là EV71 có liên quan đến các biến chứng về thần kinh nhƣ: viêm não, viêm thân não, viêm não tuỷ, viêm màng não,... Các biến chứng tim mạch và hô hấp nhƣ: viêm cơ tim, phù phổi cấp do thần kinh, tăng huyết áp, suy tim, truỵ mạch. Bệnh nhân chuyển sang diễn biến nặng và rất dễ dẫn đến tử vong [20], [61]. Tỷ lệ mắc bệnh tay chân miệng do nhiễm nhóm virus nguy hiểm EV71 đang gia tăng và lây truyền ở nhiều khu vực [21]. Tại Đài Loan: năm 1998 có 129.106 trƣờng hợp mắc TCM, trong đó có 405 (0,3%) trƣờng hợp nặng (hầu hết trẻ nhỏ hơn 5 tuổi), có 78 trƣờng hợp nặng tử vong (19,6%), trong số tử vong có đến 71 trẻ (91%) 5 tuổi hoặc nhỏ hơn. EV71 đƣợc tìm thấy ở 44 trong số 59 trƣờng hợp nặng (75%), trong số đó có 34/37 (92%) tử vong do EV71 [28], [36], [68]. Tại Singapore năm 2000: trong tổng số 175 bệnh nhân TCM cho thấy kết quả 138 bệnh nhân (78,8%) là trẻ dƣới 4 tuổi; 12 bệnh nhân (6,9%) là trẻ trên 10 tuổi. Bệnh nhân nhiều tuổi nhất là 71 tuổi, trong tổng số 175 bệnh nhân, tỷ số mắc theo giới nam/nữ =1,7/1 [62]. Cũng tại Singapore năm 2006 trong 3.000 bệnh nhân có khoảng 80% số mắc là trẻ em dƣới 5 tuổi, mặc dù hầu hết ngƣời lớn khoẻ mạnh đều có hệ thống miễn dịch chống lại sự xâm nhập của vi
  • 20. 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ rút, nhƣng những ngƣời bị suy giảm miễn dịch, ngƣời già có hệ miễn dịch yếu vẫn có thể mắc bệnh. Năm 2003 tại các tỉnh phía Tây Bengal - Ấn Độ đã xảy ra vụ dịch TCM và theo thống kê của Nilendu Sarma có 38 trẻ phải nhập viện [64]. Trong năm 2006, ở Ấn Độ bùng phát một ổ dịch tại Kuching, Sarawak với 07 trẻ tử vong và nhiều trƣờng hợp mắc bệnh TCM. Năm 2008: một đợt bùng phát dịch ở Trung Quốc, bắt đầu từ tháng ba tại Phụ Dƣơng, An Huy, dẫn đến 25.000 ngƣời mắc bệnh, và 42 ngƣời chết, vào ngày 16 tháng 5 [21]. Nhiều đợt dịch tƣơng tự cũng đƣợc đƣa tin ở Singapore (hơn 2.600 ca vào ngày 20 tháng 4 năm 2008), Việt Nam (2.300 trƣờng hợp, 11 ca tử vong), Mông Cổ (1.600 trƣờng hợp), và Brunei (1.053 trƣờng hợp từ tháng 6 - tháng 8/2008). Tại Trung Quốc, trong 3 tháng đầu năm 2009 đã ghi nhận 41.846 ca mắc bệnh TCM trong đó có 18 trƣờng hợp tử vong. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em dƣới 5 tuổi [21]. Năm 2010: tại Trung Quốc, một ổ dịch tay chân miệng xảy ra tại miền nam Trung Quốc ở Khu tự trị tỉnh Quảng Tây cũng nhƣ Quảng Đông, Hà Nam, Hà Bắc và Sơn Đông. Cho đến tháng ba có 70.756 trẻ em bị mắc bệnh và 40 ngƣời chết vì căn bệnh [21], [75]. Liên tục trong các năm từ 2010 - 2013 đó dịch bệnh xảy ra ở nhiều quốc gia nhƣ: Việt Nam, Campuchia… khiến cho hàng triệu ngƣời mắc bệnh và hàng nghìn trƣờng hợp tử vong gây thiệt hại to lớn về kinh tế xã hội [21]. 1.2.2. Tình hình dịch bệnh tay chân miệng tại Việt Nam Tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng đƣợc ghi nhận từ năm 2003 ở thành phố Hồ Chí Minh [36], [63]. Năm 2005, nghiên cứu hợp tác giữa bệnh viện Nhi Đồng 1 - Viện Pasteur TPHCM - Đại học Sarawak - bệnh viện Sibu (Malaysia) và đại học Sydney (Úc) cho thấy, trong số 764 bệnh nhân đƣợc chẩn đoán mắc bệnh TCM, có tới 411 trƣờng hợp xét nghiệm phân lập đƣợc
  • 21. 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tác nhân gây bệnh là virus (53,8%). Bao gồm: 216 trƣờng hợp do Coxsackievirus A16 (52,6%); 173 trƣờng hợp Enterovirus 71(42,1%) và 22 trƣờng hợp virus đƣờng ruột khác (5,3%). Bệnh TCM có thể xảy ra ở tất cả các lứa tuổi, tuy nhiên bệnh thƣờng xảy ra ở trẻ dƣới 10 tuổi, cao nhất ở trẻ 1 đến 2 tuổi, theo số liệu thống kê của Bệnh Viện Nhi Đồng 1, TP.HCM trong năm 2005 trẻ 1 đến 2 tuổi chiếm 71,5% [50]. Trong các năm từ 2008- 2010 mỗi năm phía Nam ghi nhận khoảng 10.000 ca bệnh. Bệnh TCM chính thức đƣợc đƣa vào hệ thống báo cáo thƣờng quy của Bộ Y tế từ năm 2011. Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế năm 2011, cả nƣớc ghi nhận 112.370 trƣờng hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 63 tỉnh thành. Số ca tử vong là 169. Khu vực phía nam chiếm 60% số ca mắc và 85,8% số ca tử vong tay chân miệng của cả nƣớc, theo thống kê số liệu bệnh TCM tính đến tuần 37 của năm 2011, số trƣờng hợp tử vong ở nam giới chiếm 71,3%, trẻ dƣới 3 tuổi chiếm 79,6% [36]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Vũ Minh Thƣ về “đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, chủng virus của bệnh nhân tay chân miệng nặng tại bệnh viện Nhi Đồng, Đồng Nai từ 3/1-15/5/2012” cho thấy: 100% bệnh nhi TCM nặng trong cuộc khảo sát dƣới 4 tuổi, thì có 72,9% bệnh nhi dƣới 2 tuổi [45]. Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Trần Nhƣ Dƣơng, Ngô Huy Tú, Vũ Đình Thiểm: toàn bộ ca bệnh tay chân miệng theo đúng định nghĩa ca bệnh của Bộ Y tế ghi nhận trong hệ thống giám sát thƣờng xuyên năm 2011 của khu vực miền Bắc đều đƣợc đƣa vào nghiên cứu. Kết quả cho thấy đã ghi nhận 20.529 trƣờng hợp mắc bệnh với 3 trƣờng hợp tử vong. Ca bệnh xuất hiện ở tất cả các tỉnh, thành phố miền Bắc, trong đó Hải Phòng, Thanh Hoá, Hà Nội, Hoà Bình và Ninh Bình là những tỉnh, thành phố có số mắc cao nhất với trên 1.000 trƣờng hợp/tỉnh [23]. Các trƣờng hợp mắc bệnh xuất hiện ở nhiều nhóm tuổi nhƣng tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi dƣới 5, trong đó nhóm
  • 22. 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tuổi 1 - 4 có tỷ lệ mắc cao nhất (chiếm 82,5%). Bệnh phân bố ở cả 2 giới (nam 59 %; nữ 41 %). Nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Bích Loan và cộng sự cho thấy trong 71 ca bệnh TCM thì giới nam chiếm 67,6% [38]. Các ca bệnh chủ yếu là ở thể nhẹ (phân độ lâm sàng 1 và 2a), trong đó phân độ 1 chiếm đa số (89,5%); phân độ 2a chiếm (9,8%); các độ lâm sàng nặng (2b, 3, 4) chiếm tỷ lệ rất thấp dƣới 1%. Tác nhân gây bệnh đƣợc phát hiện gồm EV71 chiếm 41%; tác nhân CA16 và CA6 chiếm tỉ lệ lần lƣợt là 5% và 4%; các virus đƣờng ruột chƣa phân loại chiếm 50% [23]. Đến năm 2012 cả nƣớc có 157.654 ngƣời mắc bệnh TCM, 45 ngƣời tử vong, trong đó: khu vực Miền Bắc ghi nhận 44.185 ca mắc (tỷ lệ mắc 111,0/100.00 dân); Miền Trung ghi nhận 17.889 ca (tỷ lệ mắc 151,9/100.00 dân); Miền Nam ghi nhận 88.294 ca (tỷ lệ mắc 261,1/100.00 dân); Tây Nguyên ghi nhận 7.286 ca (tỷ lệ mắc 177,9/100.00 dân) [14]. Ba tháng đầu năm 2013, cả nƣớc có 14.260 ngƣời mắc bệnh, 4 ngƣời tử vong do bệnh TCM [6]. Trong năm 2012 số ca số 10 loại bệnh có số ngƣời mắc cao nhất năm 2012, bệnh tay chân miệng (157.654) đứng thứ hai so với bệnh tiêu chảy (725.810). Tỷ lệ ngƣời mắc bệnh và tử vong cao nhất tập trung ở các tỉnh phía nam, theo báo cáo của Viện Pasteur TP. HCM, tại các tỉnh phía Nam, số bệnh nhân TCM tăng trong 2 đợt: từ tháng 3 - 5 và tháng 9-12 hàng năm. Năm 2011 và 2012 tỷ lệ tử vong ở khu vực phía nam cao gấp hơn hai lần so với mức chung của cả nƣớc [5]. Theo viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, trong năm 2012 nếu tính số ca mắc trên 100.000 dân thì Bình Dƣơng có tỷ lệ mắc cao nhất nƣớc (với 143/100.000 dân), tiếp theo là Bà Rịa - Vũng Tàu (136/100.000 dân), và Thành phố Hồ Chí Minh (79/100.000 dân).
  • 23. 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.2.3. Tại tỉnh Thái Nguyên Dịch bệnh tay chân miệng bắt đầu xuất hiện tại Thái Nguyên từ tháng 7 năm 2011; đến hết tháng 12/2011, toàn tỉnh Thái Nguyên có 236 trƣờng hợp mắc bệnh tay chân miệng đƣợc giám sát. Bệnh nhanh chóng lây lan ra cộng đồng, năm 2012 trên địa bàn tỉnh ghi nhận 647 trƣờng hợp mắc đƣợc giám sát. Dịch bệnh xuất hiện tại 147/181 xã/phƣờng của 9/9 huyện thành trong đó có nhiều ổ dịch với hàng chục ca mắc bệnh tại các trƣờng mầm non, nhà trẻ; hàng trăm trƣờng hợp đƣợc khám và điều trị tại các cơ sở y tế. Năm 2012, trong 9 huyện thành của tỉnh Thái Nguyên: khu vực có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là Huyện Đại Từ; khu vực có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất là huyện Đồng Hỷ và huyện Định Hoá. Tất cả các trƣờng hợp mắc bệnh đƣợc giám sát không có trƣờng hợp nào tử vong [49]. Năm 2013 dịch bệnh tay chân miệng tiếp tục diễn biến phức tạp hầu hết trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên hiện tại chƣa có thống kê báo cáo đầy đủ, chi tiết về dịch bệnh TCM trên địa bàn trong những năm qua và trong năm 2013. 1.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng tới tình hình dịch bệnh tay chân miệng ở Việt Nam 1.3.1. Điều kiện địa lý, xã hội, kinh tế - Địa lý: Việt Nam là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam, có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm trên 20o C, độ ẩm cao (>80%), lƣợng mƣa nhiều (1200mm – 1500mm). Đây là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus phát triển dẫn đến các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là bệnh tay chân miệng. - Xã hội: Việt Nam là một nƣớc có dân số đông, mật độ dân số cao, đặc biệt là ở các vùng đồng bằng, đô thị. Mật độ dân số tăng làm tăng lây truyền trực tiếp của các bệnh nhiễm trùng và làm ảnh hƣởng đến các yếu tố sinh thái. Đô thị hoá liên quan chặt chẽ tới các thay đổi về cấu trúc xã hội, tăng di biến
  • 24. 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ động dân số, ảnh hƣởng đến việc cung cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng, dẫn đến tăng những bệnh tiêu hoá, bệnh do vectơ truyền [43]. - Kinh tế: tuy trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể, tốc độ tăng trƣởng cao, nhƣng do còn phải đầu tƣ vào nhiều mặt nên kinh phí dành cho công tác phòng chống bệnh chân tay miệng còn hạn chế, ảnh hƣởng đến hiệu quả của công tác phòng dịch. 1.3.2. Công tác tổ chức phòng chống dịch Các hoạt động phòng, chống bệnh đã đƣợc triển khai ở địa phƣơng nhƣng chƣa triệt để nên tình hình dịch bệnh giảm chậm. Các kế hoạch triển khai phòng chống bệnh TCM chƣa đƣợc thực hiện có hiệu quả, kinh phí dành cho việc triển khai các hoạt động phòng chống dịch còn hạn hẹp...[14]. Chính quyền địa phƣơng các cấp tỉnh, huyện, xã tại một số tỉnh chƣa thực sự quan tâm đến công tác phòng chống dịch TCM: chƣa đầu tƣ kinh phí cho công tác phòng chống dịch bệnh, giao phó chủ yếu cho ngành y tế, sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng chống bệnh TCM tại các địa phƣơng chƣa đƣợc tích cực [14]. Công tác tuyên truyền chƣa đến đƣợc đối tƣợng đích là những ngƣời chăm trẻ ở các hộ gia đình có trẻ nhỏ dƣới 5 tuổi; hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh cho trẻ của các bậc cha mẹ và ngƣời chăm sóc trẻ chuyển biến chậm [6]. Nội dung thông điệp truyền thông trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, báo chí còn mang tính phiến diện tại các cơ sở điều trị, chƣa chú ý đến tuyên truyền thay đổi hành vi của ngƣời dân tại cộng đồng; không cổ vũ, lôi kéo đƣợc toàn dân tham gia phong trào phòng chống dịch TCM [14]. Việc xử lý ổ dịch còn gặp nhiều khó khăn do tác nhân gây bệnh là virus đƣờng ruột nên không có biện pháp xử lý dịch bệnh đặc hiệu, việc xác định nguồn lây là ngƣời lành mang trùng khó khăn. Công tác điều trị bệnh nhân
  • 25. 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đôi khi gặp nhiều khó khăn do quá tải ở các bệnh viện tuyến trung ƣơng, khoa nhi, khoa truyền nhiễm tại các bệnh viện tuyến tỉnh [14]. 1.3.3. Hành vi phòng chống bệnh tay chân miệng Không rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ, không thực hành đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không cách ly trẻ khi có bệnh dịch hay không đƣa trẻ đi khám tại cơ sở y tế khi có biểu hiện bệnh, không tham gia công tác vệ sinh môi trƣờng nơi sinh sống... Là những hành vi thuận lợi cho sự bùng phát dịch bệnh TCM [14], [43]. 1.3.3.1. Khái niệm hành vi của con người Hành vi của con ngƣời là một hành động, hay là tập hợp phức tạp của nhiều hành động, mà những hành động này lại chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, chủ quan cũng nhƣ khách quan. Ví dụ: hành vi mớm thức ăn cho trẻ, hành vi phóng uế hoặc vứt rác thải bừa bãi hoặc không chịu đƣa con đi tiêm chủng tại trạm y tế… [3]. 1.3.3.2. Hành vi sức khoẻ Hành vi sức khoẻ là hành vi của cá nhân, gia đình, cộng đồng tạo ra các yếu tố tác động trực tiếp, hoặc gián tiếp đến sức khoẻ của chính họ, có thể có lợi hoặc có hại cho sức khoẻ [3]. 1.3.3.3. Thành phần chủ yếu của hành vi Hành vi sức khoẻ của con ngƣời chủ yếu thể hiện ở các thành phần nhƣ kiến thức, thái độ và thực hành. Muốn làm thay đổi hành vi sức khoẻ của đối tƣợng giáo dục sức khoẻ thì truyền thông giáo dục sức khoẻ (TT-GDSK) phải tác động vào các thành phần kể trên, nhƣng tuỳ từng mục tiêu cụ thể mà cần tác động vào thành phần nào là chủ yếu [3], [29], [52]. Các yếu tố qui định nên hành vi của con ngƣời có thể tóm tắt nhƣ sau: - Kiến thức (Knowledge – K): Kiến thức hay hiểu biết của mỗi ngƣời đƣợc tích luỹ dần qua quá trình học tập và kinh nghiệm thu đƣợc trong cuộc
  • 26. 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ sống. Các kiến thức về bệnh tật, sức khoẻ và bảo vệ, nâng cao sức khoẻ là điều kiện cần thiết để mọi ngƣời có cơ sở thực hành các hành vi sức khoẻ lành mạnh [32], [44]. Sự hiểu biết của cá nhân/cộng đồng về bệnh TCM là cơ sở để mọi ngƣời tham gia thực hành phòng chống bệnh dịch TCM. - Thái độ (Attitude – A): Thái độ đƣợc coi là trạng thái chuẩn bị của cơ thể để đáp ứng với những tình huống hay hoàn cảnh cụ thể. Thái độ phản ánh những điều ngƣời ta thích hoặc không thích, mong muốn hay không mong muốn, đồng ý hay không đồng ý.... Thái độ thƣờng bắt nguồn từ kiến thức, niềm tin và kinh nghiệm thu đƣợc trong cuộc sống, đồng thời thái độ cũng chịu ảnh hƣởng của những ngƣời xung quanh [44]. Thái độ đúng đắn sẽ dẫn tới thực hành đúng đắn, ví dụ: nếu ngƣời dân trọng cộng đồng có thái độ đúng về bệnh TCM thì họ sẽ tham gia các hoạt động phòng chống bệnh TCM [3]. - Về thực hành (Practice - P): Xuất phát từ những hiểu biết, có kiến thức và thái độ sẽ dẫn đến những hành động của đối tƣợng. Kiến thức và thái độ đúng sẽ có hành động đúng và ngƣợc lại [39]. Kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của ngƣời dân nói chung và của bà mẹ có con dƣới 5 tuổi nói riêng sẽ góp phần tạo nên sức khoẻ tốt hoặc gây bệnh ở các nhóm ngƣời thuộc các lứa tuổi khác nhau sống trong các cộng đồng xã hội khác nhau [52]. Nếu ngƣời dân trong cộng đồng, đặc biệt là bà mẹ có con dƣới 5 tuổi có KAP tốt về phòng chống bệnh TCM sẽ góp phần rất lớn trong công tác phòng chống dịch bệnh TCM. 1.4. Một số Khảo sát về kiến thức, thái độ và thực hành của các bà mẹ về bệnh tay chân miệng 1.4.1. Khảo sát về kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ/người chăm sóc trẻ về bệnh tay chân miệng trên thế giới Kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) về phòng chống bệnh TCM là một trong những yếu tố có liên quan chặt chẽ đến dự phòng bệnh TCM, đặc biệt
  • 27. 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải toàn bộ bà mẹ/ngƣời chăm sóc trẻ đều có KAP tốt về vấn đề này. Nghiên cứu về kiến thức, thái độ đối với bệnh do EV71 gây ra tại Đài Loan (2010) trên 690 ông bố/bà mẹ và 104 cô giáo ở nhà trẻ mầm non cho thấy: tỷ lệ trả lời đúng về các biểu hiện nhiễm EV71 là 31,9% ở các ông bố/bà mẹ và 26% ở giáo viên; tỷ lệ ông bố/bà mẹ và cô giáo cho rằng có thuốc đặc hiệu kháng lại EV71 là khoảng 50%, nhƣng trên thực tế là không có; tỷ lệ biết mùa phát bệnh ở các ông bố/bà mẹ và cô giáo là 82,3% và 69,2% (theo thứ tự). Tỷ lệ cô giáo và ông bố/bà mẹ đồng ý rằng trẻ nên ở nhà khi mắc EV71 là 91,3% và 72,2%; tỷ lệ cô giáo và ông bố/bà mẹ cho rằng mắc EV71 là rất nguy hiểm chiếm 68% và 82% [74]. Nghiên cứu về KAP dự phòng bệnh TCM ở ngƣời chăm sóc trẻ dƣới 5 tuổi ở Bangkok cho kết quả: 50,4% ngƣời chăm sóc trẻ có kiến thức kém, 45,9% có kiến thức trung bình và 3,7% có kiến thức tốt. Tỷ lệ ngƣời chăm sóc trẻ có thái độ trung bình là 68,2% và thái độ tốt là 31,8%. Tỷ lệ ngƣời chăm sóc trẻ có thực hành chung tốt về phòng chống bệnh TCM ở mức độ kém là 0,2%; mức độ trung bình là 39,5% và mức độ tốt là 60,3% [53]. Một nghiên cứu khác về hành vi dự phòng EV71 trên 675 ngƣời chăm sóc trẻ dƣới 5 tuổi tại Đài Loan cho thấy 82% ngƣời tham gia nghiên cứu trả lời đúng các câu hỏi về kiến thức đối với bệnh do EV71 gây ra [60]. Nghiên cứu về KAP phòng chống bệnh TCM ở những ngƣời thăm và chăm sóc trẻ tại Khoa Nhi, bệnh viện Tengku Ampuan Afzan, Malaysia cho thấy: hơn một nửa (53,1%) đối tƣợng tham gia nghiên cứu biết về dấu hiệu và biểu hiện bệnh TCM; 56,3% đồng ý rằng bệnh TCM có thể gây tử vong; 40,6% tin tƣởng rằng TCM lây qua tiếp xúc thông thƣờng; 93,8% đồng ý đi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế khi có biểu hiện bệnh và 65,6% đồng ý rằng vệ sinh sạch sẽ sẽ phòng đƣợc bệnh TCM [65].
  • 28. 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.4.2. Khảo sát về kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ/người chăm sóc trẻ về bệnh tay chân miệng tại Việt Nam Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng- Bộ y tế về: tình hình bệnh tay chân miệng tại Việt Nam, ngày 04-05/4/2013 cho thấy: tỷ lệ ngƣời dân hiểu sai và không biết về bệnh này khá cao (37,8% và 31,3%); hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh cho trẻ của các bậc cha mẹ và ngƣời chăm sóc trẻ chuyển biến chậm (22,8% ngƣời dân không biết các biện pháp phòng bệnh TCM) [6]. Theo Trần Đỗ Hùng, Dƣơng Thị Thuỳ Trang (2013), "Khảo sát kiến thức chăm sóc bệnh nhi TCM của các bà mẹ tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ" cho thấy: phần lớn các bà mẹ đều đã đƣợc nghe về bệnh trƣớc đó nhƣng chỉ là tên bệnh chứ không rõ các yếu tố nguy cơ, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh. Cụ thể có đến 119 bà mẹ (99,2%) đã nghe nói về bệnh (nguồn thông tin chủ yếu là ti vi là 71,7%, loa phát thanh chiếm tỷ 31,7%), trong đó 85% bà mẹ biết TCM là bệnh gì; 38,3% biết thời điểm xảy ra bệnh và 93,3% biết nhóm tuổi dễ mắc bệnh [33]. Cũng theo Theo Trần Đỗ Hùng, Dƣơng Thị Thuỳ Trang [33]. Khi nghiên cứu về kiến thức của 119 bà mẹ có con dƣới 5 tuổi cho thấy: - Kiến thức về cách lây truyền: 56,7% bà mẹ không biết virus là nguyên nhân gây ra bệnh. 94,2% bà mẹ đều biết rằng tay chân miệng dễ lây nhƣng chỉ có 69,2% các bà mẹ biết đƣờng lây truyền bệnh. - Kiến thức về phát hiện bệnh: Có 99,2% bà mẹ đều cho rằng tay chân miệng là bệnh nguy hiểm nhƣng chỉ có 64,2% biết biến chứng. Có 80,8% bà mẹ biết dấu hiệu phát hiện bệnh và 65% biết các triệu chứng nguy hiểm cần đƣa trẻ đến bệnh viện - Kiến thức về cách chăm sóc nếu trẻ bệnh: 87,5% các bà mẹ biết cách xử trí nếu trẻ mắc bệnh. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức tốt về chăm sóc bóng nƣớc,
  • 29. 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ sốt và vết loét miệng tƣơng ứng là: 99,2%; 53,3% và 62,5%; 37,5% bà mẹ còn kiêng cữ và 22,9% không cách ly khi trẻ bệnh - Về kiến thức về cách phòng bệnh: Đa số các bà mẹ không biết TCM chƣa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine phòng bệnh, với tỷ lệ tƣơng ứng là 60,8% và 54,2%; 63,3% bà mẹ biết các biện pháp giảm nguy cơ lây nhiễm cho trẻ. Theo Đặng Thị Thuý Phƣơng (2011), “ Khảo sát kiến thức, hành vi của các bà mẹ về bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2009- 2010” cho kết quả: 88,5% bà mẹ đã từng nghe về bệnh; 63,8% các bà mẹ có ít nhất 1 phƣơng tiện nghe nhìn trong đó tivi chiếm đến 96,4%; có đến 77,7% chƣa có kiến thức đúng về bệnh; chỉ có 26,2% các bà mẹ biết thời điểm xảy ra bệnh [41]. Đối với kiến thức phòng chống TCM: Kiến thức về cách lây truyền ( thấy 89,2% bà mẹ cho rằng bệnh có thể lây nhiễm và 29,2% biết nguyên nhân gây bệnh); Kiến thức phát hiện bệnh (các bà mẹ biết biến chứng của bệnh là 70,8%) và Kiến thức về cách chăm sóc nếu trẻ bệnh (có 61,5% các bà mẹ có hành vi không tốt trong vấn đề chăm sóc khi trẻ bệnh). Về hành vi của các bà mẹ: 91,5% các bà mẹ đã xử trí tốt bóng nƣớc cho trẻ, 51,5% chăm sóc tốt loét miệng, 91,5% chăm sóc đúng khi trẻ sốt và 62,3% bà mẹ vẫn cho trẻ sinh hoạt bình thƣờng trong gia đình, 17,7% bà mẹ tiếp tục cho trẻ đi nhà trẻ hay tiếp xúc với những trẻ khác khi trẻ đang bị bệnh [41]. Theo kết quà nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tri Khoa (2012), "Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dƣới 5 tuổi tai Quận 11, TP. HCM năm 2012" [37]. Trong 401 bà mẹ có con dƣới 5 tuổi đƣợc phỏng vấn cho thấy: - Đa số đối tƣợng trong mẫu nghiên cứu có độ tuổi 34 tuổi, dân tộc kinh, có trình độ cấp 2 và cấp 3 và số con của bà mẹ là một con. Nghề nghiệp của bà mẹ đa số là nội trợ.
  • 30. 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Nguồn thông tin tiếp cận: phổ biến là báo, tivi, radio, internet là 82,3%, nguồn thông tin về bệnh TCM từ nhân viên y tế chiếm 70,3%. - Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức chung đúng về phòng chống tay chân miệng chiếm 39,4% - Tỷ lệ bà mẹ có thái độ chung đúng trong việc phòng chống bệnh tay chân miệng chiếm tỷ lệ 71,1% - Tỷ lệ bà mẹ có thực hành chung đúng trong việc phòng chống bệnh TCM còn hạn chế (39,4%). Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Tuyền (2012) về "Kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dƣới 5 tuổi ở các trƣờng mẫu giáo tại phƣờng Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng năm 2012” [51] trên 385 bà mẹ có con dƣới 5 tuổi cho kết quả: - Tỷ lệ nguồn thông tin các bà mẹ nhận đƣợc nhiều nhất là từ tivi (91,2%), chiếm tỷ lệ thấp nhất là từ internet (10,7%). - Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức chung đúng về bệnh tay chân miệng là 49,6%. Trong đó, kiến thức đúng về nguồn lây bệnh tay chân miệng chiếm tỷ lệ cao nhất 92,7%. - Tỷ lệ bà mẹ có thái độ chung đúng về bệnh tay chân miệng là 96,4%. Trong đó, thái độ đúng về thuốc chích phòng ngừa bệnh tay chân miệng chiếm cao nhất 99,7%. - Tỷ lệ bà mẹ có thực hành chung đúng về bệnh TCM là 58,7%. Thực hành quan sát khi trẻ sốt để phân biệt bệnh TCM chiếm cao nhất 97,7% Theo Phạm Vũ Bích Ngọc (2010) khi nghiên cứu về "Kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh tay chân miệng của các bà mẹ có con dƣới 5 tuổi tại phƣờng Tam Hiệp, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai năm 2010" [40] cho kết quả sau:
  • 31. 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức chung đúng về phòng bệnh TCM là 34,0%. Trong đó, kiến thức đúng về lứa tuổi dễ mắc bệnh TCM chiếm tỷ lệ cao nhất 86,5%. - Tỷ lệ bà mẹ có thái độ chung đúng về phòng bệnh TCM là 87,8%. Trong đó, thái độ đúng về việc che miệng khi ho, hắt hơi chiếm tỷ lệ cao nhất 100,0%. - Tỷ lệ bà mẹ có thực hành chung đúng về phòng bệnh TCM là 28,9%. Trong đó, thực hành đúng hƣớng dẫn trẻ rửa tay chiếm tỷ lệ cao nhất 96,3%. * Tóm lại: Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm mới nổi và đang là thách thức đối với nhiều nƣớc trên thế giới, bệnh tay chân miệng đã và đang đe dọa tính mạng, sức khỏe trẻ em ở các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á. Từ năm 2009 đến nay bệnh có xu hƣớng liên tục tăng và duy trì ở mức cao ngay tại một số nƣớc có nền kinh tế phát triển nhƣ Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc…Tại Việt Nam, trƣớc năm 2011 bệnh tay chân miệng không thuộc nhóm bệnh phải báo cáo, nhƣng từ năm 2011- 2013 dịch bệnh xảy ra với diễn biến phức tạp hơn. Năm 2011, cả nƣớc ghi nhận 112.370 trƣờng hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 63 tỉnh thành, số ca tử vong là 169. Năm 2012 cả nƣớc có 157.654 ngƣời mắc bệnh tay chân miệng, 45 ngƣời tử vong. Ba tháng đầu năm 2013, cả nƣớc có 14.260 trƣờng hợp mắc, 4 trƣờng hợp tử vong do bệnh tay chân miệng. Tại Thái Nguyên, năm 2011 ghi nhận 236 trƣờng hợp mắc tay chân miệng đƣợc giám sát. Năm 2012 có 647 trƣờng hợp mắc, dịch bệnh xuất hiện tại 147/181 xã/phƣờng của 9/9 huyện thành. Năm 2013 dịch bệnh tay chân miệng tiếp tục diễn biến phức tạp hầu hết trên địa bàn tỉnh. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến tình hình dịch bệnh tay chân miệng ở Việt Nam bao gồm: điều kiện địa lý, xã hội, kinh tế; công tác tổ chức phòng chống dịch; hành vi phòng chống bệnh tay chân miệng của ngƣời dân. Theo nhận
  • 32. 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ định của Cục Y tế dự phòng thì tỷ lệ ngƣời dân hiểu sai và không biết về bệnh tay chân miệng khá cao (37,8% và 31,3%); hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh cho trẻ của các bậc cha mẹ và ngƣời chăm sóc trẻ chuyển biến chậm (22,8% ngƣời dân không biết các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng), đặc biệt đối với vùng trung du, miền núi. Kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của ngƣời dân nói chung và của bà mẹ có con dƣới 5 tuổi nói riêng sẽ góp phần tạo nên sức khoẻ tốt hoặc gây bệnh ở các nhóm ngƣời thuộc các lứa tuổi khác nhau sống trong các cộng đồng xã hội khác nhau. Nếu ngƣời dân trong cộng đồng, đặc biệt là bà mẹ có con dƣới 5 tuổi có KAP tốt về phòng chống bệnh tay chân miệng sẽ góp phần rất lớn trong công tác phòng chống dịch bệnh. Thái Nguyên là một địa bàn trung du, miền núi. Điều kiện sống, trình độ nhận thức của đa số ngƣời dân chƣa cao, đây cũng là một trong những khó khăn rất lớn cho công tác phòng chống bệnh tay chân miệng. Việc tiến hành khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành của các bà mẹ có con dƣới 5 tuổi và ngƣời chăm sóc trẻ về phòng chống bệnh tay chân miệng là rất cần thiết. Đây thực sự là thông tin có giá trị thực tiễn để giúp ngành y tế tỉnh Thái Nguyên dùng làm cơ sở khoa học chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống dịch tay chân miệng trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên, góp phần ngăn chặn dịch xảy ra và bùng phát trong cộng đồng.
  • 33. 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Sổ sách báo cáo giám sát về các trƣờng hợp mắc bệnh tay chân miệng hàng ngày, tuần, tháng, năm 2011 - 2013. - Bà mẹ có con dƣới 5 tuổi tại 3 xã thuộc địa bàn nghiên cứu. 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu - Trung tâm y tế dự phòng (TTYTDP) tỉnh Thái Nguyên. - Các xã đƣợc lựa chọn (Bình Thuận, Tiên Hội và Hoàng Nông) tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 2.2.2. Lý do chọn địa điểm nghiên cứu - Chọn Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên vì: Trung tâm y tế dự phòng là đơn vị y tế thƣờng xuyên cập nhật, thống kê báo cáo giám sát về các trƣờng hợp mắc bệnh tay chân miệng hàng tuần, tháng, năm trong địa bàn toàn tỉnh theo đúng quy định của Bộ Y tế. - Chọn địa bàn là huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên để đánh giá KAP các bà mẹ có con dƣới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng vì: trong 9 huyện/thành của tỉnh Thái Nguyên, thì huyện Đại Từ là huện có tỷ lệ mắc bệnh tay chân miệng cao nhất. Mặt khác Đại từ là một huyện miền núi sát với Thành phố Thái Nguyên (cách 20 km), nằm trên đƣờng quốc lộ đi Tuyên Quang, vì thế khi có dịch bệnh xảy ra sẽ rất nhanh chóng lan xuống Thành phố hoặc sang Tuyên Quang và ngƣợc lại huyện Đại từ cũng có thể bị dịch bệnh từ nơi khác tràn sang. 2.2.3. Thời gian nghiên cứu Tháng 1/2014 - 7/2014
  • 34. 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang. 2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu [26] a) Cỡ mẫu [26], [58] - Mẫu điều tra tỷ lệ mắc bệnh: hồi cứu toàn bộ những trƣờng hợp mắc bệnh và tử vong đƣợc báo cáo về bệnh TCM tại tỉnh Thái Nguyên từ năm 2011-2013. - Mẫu điều tra KAP của bà mẹ về phòng chống bệnh TCM: Đối với nghiên cứu thực trạng KAP của bà mẹ có con dƣới 5 tuổi sử dụng công thức tính cỡ mẫu dành cho nghiên cứu mô tả. 2 2 ) 1 ( . 2 d q p Z n Z2 (1 – α/2): hệ số tin cậy, Z2 (1 – α/2)= 1,96 với α = 0,05 tƣơng ứng với độ tin cậy là 95%; p: Tỉ lệ ƣớc lƣợng: chọn p = 0,3886 (Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Anh Đào và cộng sự (2014) cho tỷ lệ thực hành đúng về phòng bệnh TCM của bà mẹ có con dƣới 5 tuổi ở Đồng Nai là 38,86% [19]; q = 1- p = 0,6114 (61,14%); , ƣớc tính d = 0,045; Thay vào kết quả tính đƣợc cỡ mẫu n = 450, lấy thêm 5% đề phòng các trƣờng hợp không tham gia nghiên cứu, làm tròn, n = 472. b) Cách chọn mẫu * Tiêu chí chọn mẫu - Tiêu chí chọn vào: bà mẹ có con dƣới 5 tuổi cƣ trú tại địa điểm nghiên cứu; đồng ý tham gia nghiên cứu; có khả năng nghe, hiểu và trả lời đƣợc bộ câu hỏi phỏng vấn
  • 35. 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Tiêu chí loại ra: bà mẹ không đồng ý tham gia nghiên cứu; bà mẹ vắng mặt trong lần phỏng vấn đầu tiên và lần quay lại phỏng vấn sau đó; bà mẹ bệnh tâm thần/bệnh khác mà không trả lời đƣợc phỏng vấn * Chọn xã: chọn chủ đích 3 xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (01 xã thuộc trung tâm huyện – xã Bình Thuận; 01 xã gần trung tâm huyện – xã Tiên Hội và 01 xã xa trung tâm huyện – xã Hoàng Nông. Tiêu chí chọn chủ đích là chọn xã có số trƣờng hợp mắc cao nhất và là xã đại diện cho 3 khu vực (thuộc trung tâm, gần trung tâm và xa trung tâm) của huyện Đại từ, tỉnh Thái Nguyên. * Chọn bà mẹ có con dưới 5 tuổi: chọn bà mẹ có con dƣới 5 tuổi tại 3 xã theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống: Lập danh sách bà mẹ có con dƣới 5 tuổi tại các xã, tính hệ số k cho từng xã (2 xã lấy 157 bà mẹ và 1 xã lấy 158 bà mẹ), tiến hành phỏng vấn bà mẹ theo danh sách đƣợc chọn. Cụ thể nhƣ sau:  Xã Bình Thuận: có 575 bà mẹ có con dƣới 5 tuổi, hệ số kBình Thuận = 3; chọn ngẫu nhiên hệ thống 158 bà mẹ tham gia nghiên cứu.  Xã Tiên Hội: có 554 bà mẹ có con dƣới 5 tuổi, hệ số kTiên Hội = 3; chọn ngẫu nhiên hệ thống 157 bà mẹ tham gia nghiên cứu.  Xã Bình Thuận: có 376 bà mẹ có con dƣới 5 tuổi, hệ số khoàng Nông = 2; chọn ngẫu nhiên hệ thống 157 bà mẹ tham gia nghiên cứu. 2.3.3. Chỉ tiêu nghiên cứu 2.3.3.1. Nhóm chỉ tiêu về tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh TCM tại Tỉnh Thái Nguyên từ 29/07/2011 đến 31/12/2013. - Ca bệnh tay chân miệng theo năm 2011 - 2013. - C . - Ca bệnh tay chân miệng theo tuổi. - Ca bệnh tay chân miệng theo giới tính.
  • 36. 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Ca bệnh tay chân miệng theo địa dƣ. - . - Phân độ lâm sàng bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng. - . - . 2.3.3.2. Nhóm chỉ tiêu về KAP của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng * Đặc điểm đối tượng nghiên cứu: Tuổi; dân tộc; trình độ học vấn; nghề nghiệp; kinh tế; Truyền thông phòng chống bệnh TCM. * Kiến thức của bà mẹ về: - Tác nhân nhân gây bệnh tay chân miệng - Nguồn lây bệnh tay chân miệng - Đ - P tay chân miệng - N tay chân miệng - Lứa tuổi dễ mắc bệnh tay chân miệng - B - B - - B vệ sinh * Thái độ của bà mẹ về: - Bệnh TCM có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ em - g bệnh TCM - (xà phòng…)
  • 37. 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - lau sàn nhà, vật dụng - - Cần thiết phát hiện sớm trẻ bị bệnh để điều trị kịp thời - Cần thiết điều trị kịp thời để phòng biến chứng của bệnh - Không nên điều bệnh TCM bằng thuốc nam - - - Cần thiết huy động sự tham gia của cộng đồng để phòng chống bệnh * Thực hành của bà mẹ về: - Rửa tay bằng xà phòng của ngƣời chăm sóc trẻ - - Vệ sinh vật dụng ăn uống bằng cách tráng nƣớc sôi - ; - Ngăn không cho trẻ mút tay, ngậm đồ chơi; - Ngâm rửa đồ chơi của trẻ bằng xà phòng ít nhất 1 tuần 1 lần; - Vệ sinh nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt bằng các chất tẩy rửa thông thƣờng 1-2 lần/tuần - - c với trẻ khác bị bệnh - Đƣa con đi khám và điều trị tại cơ sở y tế khi nghi ngờ có dấu hiệu bệnh tay chân miệng 2.4. Tiêu chuẩn đánh giá 2.4.1. Định nghĩa ca bệnh lâm sàng [12] Là những trƣờng hợp có sốt, ban chủ yếu dạng phỏng nƣớc ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông, miệng, có thể kèm theo loét ở miệng.
  • 38. 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2.4.2. Định nghĩa ca bệnh xác định [12] Là ca bệnh lâm sàng có xét nghiệm dƣơng tính với vi rút đƣờng ruột gây bệnh tay chân miệng. 2.4.3. Phân độ lâm sàng bệnh tay chân miệng [12] 2.4.3.1. Độ1: chỉ loét miệng và/hoặc tổn thƣơng da. 2.4.3.2. Độ 2: đƣợc phân thành độ 2a và 2b. - Độ 2a: có một trong các dấu hiệu sau: + Bệnh sử có giật mình dƣới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám + Sốt trên 2 ngày, sốt trên 390 C, nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khúc vô cớ. - Độ 2b: có dấu hiệu thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2 Nhóm 1: Có một trong các biểu hiện Nhóm 2: Có một trong các biểu hiện + Giật mình ghi nhận lúc khám. + Đã có giật mình ≥ 2 lần/30 phút. + Bệnh sử có giật mình kèm theo một dấu hiệu sau:  Ngủ gà  Mạch nhanh (>150 lần/phút)  Sốt cao ≥ 39 o C không đáp ứng với thuốc hạ sốt + Thất điều: run chi, run ngƣời, ngồi không vững, đi loạng choạng. + Rung giật nhãn cầu, lác mắt. + Yếu chi hoặc liệt chi. + Liệt thần kinh sọ: nuốt sặc, thay đổi giọng nói… 2.4.3.3. Độ 3: có các dấu hiệu sau: - Mạch nhanh > 170 lần/phút (khi trẻ nằm yên, không sốt). - Một số trƣờng hợp có thể mạch chậm (dấu hiệu rất nặng). - Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú. - Huyết áp tăng: (Huyết áp tâm thu: trẻ dƣới 1 tuổi 110 mmHg, trẻ từ 1 - 2 tuổi ≥ 115 mmHg, trẻ trên 2 tuổi ≥ 120 mmHg). - Thở nhanh, thở bất thƣờng: cơn ngƣng thở, thở bụng, thở nông, rút lõm ngực, khò khè, thở rớt thanh quản.
  • 39. 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Rối loạn tri giác (Glasgow < 10 điểm). - Tăng trƣơng lực cơ. 2.4.3.4. Độ 4: có một trong các dấu hiệu sau: - Sốc - Phù phổi cấp: khó thở, tím tái, ran ẩm tăng nhanh hai phế trƣờng, sùi bọt hồng, chụp phổi: hình mờ cánh bƣớm - Tím tái, SpO2 < 92%; ngƣng thở; thở nấc 2.4.4. Phân loại ổ dịch tay chân miệng [12] - Trường hợp bệnh tản phát: là các trƣờng hợp bệnh tay chân miệng đơn lẻ không phát hiện liên quan về dịch tễ (đƣờng lây và nguồn lây) với các trƣờng hợp khác. - Ổ dịch: một nơi (thôn/ấp/bản/tổ dân phố/cụm dân cƣ/đơn vị/ trƣờng học) đƣợc gọi là ổ dịch khi ghi nhận từ 02 trƣờng hợp bệnh (lâm sàng hoặc xác định) trở lên khởi phát trong vòng 7 ngày có liên quan dịch tễ với nhau. Ổ dịch đƣợc xác định là kết thúc khi sau 14 ngày không ghi nhận trƣờng hợp mắc mới kể từ ngày khởi phát của trƣờng hợp mắc bệnh. 2.4.5. Thu thập, vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm xét nghiệm [12] - Đối tượng lấy mẫu + Một số trƣờng hợp mắc bệnh đầu tiên tại địa phƣơng + Các bệnh nhân có độ lâm sàng từ 2b trở lên + Các chỉ định lấy mẫu khác theo yêu cầu thực tế của các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur. - Loại bệnh phẩm: Mẫu phân: nếu không lấy đƣợc mẫu phân thì lấy dịch ngoáy họng.
  • 40. 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Kỹ thuật lấy mẫu + Kỹ thuật lấy mẫu phân: lấy mẫu càng sớm càng tốt, trong vòng 14 ngày kể từ ngày khởi phát. Lấy khoảng bằng đầu ngón tay cái, cho vào ống hoặc lọ nhựa sạch, vặn chặt nắp. + Kỹ thuật lấy dịch ngoáy họng: Lấy mẫu càng sớm càng tốt, trong vòng 7 ngày kể từ ngày khởi phát Dùng một tăm bông ngoáy xung quanh thành họng bệnh nhân, cần miết mạnh tăm bông vào thành họng để lấy đƣợc nhiều niêm dịch họng. Cho tăm bông vào ống nghiệm có sẵn môi trƣờng vận chuyển, bẻ phần tăm còn thừa, vặn chặt nắp. - Bảo quản và vận chuyển mẫu: Bảo quản ở nhiệt độ 4o C đến 8o C và chuyển mẫu đến phòng xét nghiệm trong vòng 3 ngày. Nếu không chuyển đƣợc ngay, phải bảo quản ở nhiệt độ âm 20o C. Không làm đông, tan băng bệnh phẩm nhiều lần. 2.4.6. Tiêu chuẩn chấm điểm và phân loại mức độ KAP Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dƣới 5 tuổi với tổng số 30 câu hỏi (10 câu hỏi đánh giá kiến thức; 10 câu hỏi đánh giá thái độ và 10 câu hỏi đánh giá thực hành). Các câu hỏi/chỉ tiêu (Phần 2.3.3.2.) đƣợc lƣợng hóa bằng cách cho điểm. Phần câu hỏi đánh giá kiến thức và thực hành của những bà mẹ có con dƣới 5 tuổi: mỗi câu trả lời đúng/biết cho 01 điểm, trả lời sai hoặc không đủ ý thì cho 0 điểm (Phụ lục 5). Các câu hỏi đánh giá thái độ của những bà mẹ có con dƣới 5 tuổi: mỗi câu trả lời đồng ý (đúng) cho 01 điểm, nếu trả lời không đồng ý (sai) hoặc không có ý kiến thì cho 0 điểm (Phụ lục 5). Tiếp theo tính tổng điểm cho từng biến: kiến thức, thái độ, thực hành. Sau đó phân loại theo 3 mức (Phụ lục 5):
  • 41. 32 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ≥ 80% (8 - 10 điểm) 60 - < 80% (6 - 7 điểm) < 60% (< 6 điểm) : Tốt : Mức độ trung bình : Mức độ kém 2.5. Phƣơng pháp thu thập thông tin - Hồi cứu số liệu sẵn có từ các báo cáo giám sát về tình hình mắc bệnh TCM từ 29/07/2011 đến 31/12/2013. - Thu thập thông tin theo mẫu phiếu điều tra trực tiếp tại địa điểm nghiên cứu. - Phỏng vấn trực tiếp bà mẹ có con dƣới 5 tuổi về bệnh TCM dựa trên bộ câu hỏi đã đƣợc chuẩn bị. - Kiểm soát sai lệch thông tin khi điều tra KAP các bà mẹ có con dƣới 5 tuổi tại địa bàn nghiên cứu: + Thiết kế bộ câu hỏi đúng mục tiêu, rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu + Khảo sát thử 21 bộ câu hỏi trƣớc khi lấy mẫu nghiên cứu + Kiểm tra tính hoàn tất của từng bộ câu hỏi ngay sau phỏng vấn + Các điều tra viên đƣợc tập huấn kỹ trƣớc khi lấy mẫu nghiên cứu + Khi tiến hành thu thập số liệu tại cộng đồng phải đến đúng đối tƣợng cần phỏng vấn + Đào tạo ngƣời nhập số liệu chuẩn xác và kiểm tra lại số liệu sau khi nhập 2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu Số liệu đƣợc thu thập, mã hoá và nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1; Excel. Số liệu đƣợc xử lý trên phần mềm Excel và SPSS 16.0 với các thuật toán thống kê y học. Tỷ lệ mắc bệnh đƣợc tính trên 100.000 dân. KAP của bà mẹ có con < 5 tuổi về bệnh TCM đƣợc tính dựa vào tỷ lệ phần % và phân loại theo mức độ (tốt, trung bình, kém).
  • 42. 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2.7. Sai số gặp phải Nghiên cứu này thu thập số liệu hồi cứu về các bệnh truyền nhiễm nên có thể bỏ sót các trƣờng hợp mắc bệnh nhƣng không đƣợc báo cáo. Một số thông tin về ngƣời bệnh có thể không đầy đủ do không đƣợc ghi chép trong biểu mẫu giám sát. Các bà mẹ có con dƣới 5 tuổi vẫn tham gia trả lời phiếu điều tra nhƣng một số bà mẹ có thể không hợp tác, dẫn đến thông tin ít giá trị. 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu Quá trình thu thập số liệu từ hồ sơ lƣu trữ đƣợc sự đồng ý của ban lãnh đạo và trƣởng khoa kiểm soát dịch bệnh của TTYT DP tỉnh Thái Nguyên. Quá trình phỏng vấn các bà mẹ trên địa bàn nghiên cứu sẽ đƣợc thông báo rõ mục đích của nghiên cứu, đối tƣợng có thể từ chối không tham gia phỏng vấn. Đảm bảo chắc chắn rằng: không ảnh hƣởng đến sức khỏe, kinh tế và cuộc sống gia đình của ngƣời tham gia phỏng vấn. Tất cả các thông tin cá nhân về ngƣời trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin cho nghiên cứu đƣợc mã hoá để giữ bí mật. Các số liệu đảm bảo tính khách quan, trung thực. Kết quả nghiên cứu sẽ có giá trị thực tiễn trong công tác phòng chống dịch bệnh tại địa phƣơng.
  • 43. 34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2011 - 2013 Ca bệnh lâm sàng tay chân miệng đầu tiên đ . 2011 - 2013 (tính trên 100.000 dân) Năm Dân số Mắc bệnh Tử vong SL TL/100.000 SL TL/100.000 2011 1.144.144 236 20,6 0 0 2012 1.168.636 647 55,3 0 0 2013 1.179.095 396 33,6 0 0 Nhận xét: 2013. Trong cả 3 năm, .
  • 44. 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Biểu đồ 3.1. Phân bố ca bệnh TCM 3 năm 2011-2013 Nhận xét: năm 2011 bệnh xuất hiện đỉnh ở tháng 8 là 93 ca chiếm 3 45,9 %. Bảng 3.2. Phân bố tổng số ca bệnh theo tháng trong 3 năm 2011-2013 Số ca mắc Tỷ lệ (%) 1 8 0.6 2 13 1,0 3 134 10,5 4 281 22,0 5 223 17,4 6 25 1,95 7 29 2,26 8 171 13,4 9 271 21.2 10 66 5,16 11 51 4,0 12 7 0,54 Tổng 3 năm 1279 100
  • 45. 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Nhận xét: trong cả 3 năm 2011- 2013, bệnh TCM rải rác quanh năm với số lƣợng mắc là 1279 ca, có 2 đỉnh dịch là tháng 4 gồm 281 ca chiếm 22% và tháng 9 gồm 271 ca chiếm 21,2%. trong 3 năm 2011 - Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 SL (%) SL (%) SL (%) ≤ 5tuổi 229 97,0 632 97,7 359 90,7 6 -14 tuổi 6 2,5 15 2,3 35 8,8 ≥ 15 tuổi 1 0,4 0 0,0 2 0,5 236 100,0 647 100,0 396 100,0 Nhận xét: trong 3 năm, bệnh tay chân miệng chủ yếu gặp ở trẻ em dƣới 5 tuổi (90,0 - 97,7% - . 58.1 41.9 58.4 41.6 60.1 39.9 0 20 40 60 80 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm Tỷ lệ (%) Nam Nữ Biểu đồ 3.2. Phân bố ca bệnh tay chân miệng theo giới 3 năm (2011-2013) Nhận xét: trong 3 năm, bệnh tay chân miệng 39,9%.
  • 46. 37 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 năm 2011 – 2013 theo địa dư 100.000 dân) Địa dƣ Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 SL (%) SL (%) SL (%) Thành phố 93 36,1 188 71,2 36 13,5 TX.Sông Công 11 22,3 26 48,0 32 58,7 Phú Bình 12 8,3 98 67,1 23 15,6 Phổ Yên 15 10,2 22 14,6 87 57,3 Đồng Hỷ 5 4,5 7 6,2 10 8,7 Đại Từ 67 39,4 165 96,1 105 60,2 Phú Lƣơng 23 21,2 92 84,2 80 72,5 Định Hóa 1 1,1 1 1,1 10 10,8 Võ Nhai 9 13,6 48 71,3 13 19,2 Nhận xét: . Bảng 3.5 2013 Số ca mắc (n= 396) Tỷ lệ (%) 154 38,9 163 41,16 37 9,34 42 10.6 Tổng cộng 396 100,0 : ổ dịch cộng đồng chiếm 41,16%, dịch tản phát chiếm 38,9%, có 9,34% ổ dịch xảy ra tại trƣờng học, còn lại 10,6% không xác định đƣợc ổ dịch
  • 47. 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bảng 3.6. Phân độ lâm sàng bệnh TCM trong năm 2013 Độ lâm sàng Số ca mắc (n= 396) Tỷ lệ (%) 1 387 97,73 2a 9 2,27 2b 0 0 3 0 0 4 0 0 Tổng cộng 396 100,0 Nhận xét: trong tổng số 396 ca bệnh TCM, có 97,73% ca bệnh TCM là độ 1, còn lại 2,27% ca bệnh TCM là độ 2a Bảng 3.7. 2013 Số ca mắc (n= 396) Tỷ lệ (%) 4 1,01 392 98,09 Tổng cộng 396 100,0 : trong tổng số 396 ca bệnh TCM, chỉ có 1,01% số ca bệnh TCM đƣợc xác định bằng xét nghiệm 98,09 .
  • 48. 39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bảng 3.8 TCM trong năm 2013 SL Tỷ lệ (%) 216 54,5 /phƣờng 88 22,2 n 33 8,3 42 10,6 Cơ sở y tế khác 17 4,4 Tổng cộng 396 100,0 : bệnh nhân mắc bệnh TCM chủ yếu điều trị tại nhà (54,5%), tiếp theo là điều trị tại trạm y tế xã (22,2%) và tại bệnh viện đa khoa tỉnh (10,6%), thấp nhất là điều trị tại các cơ sở y tế tƣ nhân, trạm quân y với 4,4%. 3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dƣới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng 3.2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 20.1 42.8 24.8 12.3 0 20 40 60 < 25 25 - 29 30 - 34 ≥ 35 Tuổi Tỷ lệ (%) Biểu đồ 3.3. Phân nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu Nhận xét: p - ,tiếp theo là bà mẹ thuộc nhóm tuổi 30 – 34 (24,8%) và thấp nhất là nhóm bà mẹ ≥ 35 tuổi (12,3%).
  • 49. 40 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 26.3 73.7 Kinh Thiểu số Biểu đồ 3.4. Đặc điểm dân tộc của đối tượng nghiên cứu Nhận xét: đa cứu là ngƣời dân tộc kinh, tỷ lệ bà mẹ dân tộc thiểu số chiếm 26,3%. Số lƣợng Tỷ lệ (%) 24 5,0 67 14,2 Trung học cơ sở 183 38,8 Trung học phổ thông 125 26,5 59 12,5 Đại học trở lên 14 3,0 Tổng 472 100,0 Nhận xét: tỷ lệ bà mẹ tham gia nghiên cứu có học cơ sở chiếm cao nhất (38,8%); tiếp theo là tỷ lệ bà mẹ có trình độ học vấn trung học phổ thông (26,5%); và thấp nhất là tỷ lệ bà mẹ có trình độ học vấn đại học trở lên (3,0%).
  • 50. 41 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bản Nghề nghiệp Số lƣợng Tỷ lệ (%) Nội trợ 48 10,2 Nghề nông 274 58,1 Công nhân 68 14,4 Buôn bán 33 7,0 49 10,4 Tổng 472 100,0 Nhận xét: h ; tiếp theo là công nhân (14,4%) và thấp nhất là nghề buôn bán (7,0%). 25.4 74.6 Nghèo Không nghèo Biểu đồ 3.5. Đặc điểm kinh tế gia đình của đối tượng tham gia nghiên cứu Nhận xét: phần lớn (74,6%) bà mẹ tham gia nghiên cứu thuộc nhóm hộ gia đình đủ ăn; tỷ lệ bà mẹ thuộc hộ nghèo chiếm gần 1/3 tổng số đối tƣợng tham gia nghiên cứu.
  • 51. 42 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Số lƣợng Tỷ lệ (%) Cán bộ trạm Y tế 289 61,2 Nhân viên y tế thôn bản 214 45,3 Trƣởng thôn/ tổ trƣởng dân phố 67 14,2 Sách báo, đài, ti vi, internet 318 67,4 Tài liệu truyền thông (tờ rơi, tranh ảnh...) 95 20,1 Bạn bè, ngƣời thân, hàng xóm 151 32,0 Tổng 472 100,0 Nhận xét: (61,2%).
  • 52. 43 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hông tin về bệnh TCM SL (n=472) Tỷ lệ (%) Không cần cung cấp thông tin 81 17,2 391 82,8 263 55,7 ách thức lây truyền bệnh 208 44,1 264 55,9 225 47,7 256 54,2 266 56,4 Cán bộ trạm Y tế 197 41,7 Nhân viên y tế thôn bản 50 10,6 Trƣởng thôn/ tổ trƣởng dân phố 7 1,5 Sách báo, đài, ti vi, internet 155 32,8 Tài liệu truyền thông (tờ rơi, tranh ảnh...) 36 7,6 Bạn bè, ngƣời thân, hàng xóm 27 5,7 Tổng 472 100,0 Nhận xét: , trong đó: (55,7%), cách thức lây (44,1%) (55,9%), biến chứng (47,7%), cách xử trí (54,2%) (56,4%) các bà mẹ cho rằng 41,7%, tiếp đó (Sách báo, đài, ti vi, internet) là 32,8%.
  • 53. 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.2.2. Đánh giá KAP bà mẹ có con dưới 5 tuổi về bệnh tay chân miệng Bảng 3.13. Kiến thức của bà mẹ về bệnh tay chân miệng (n = 472) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Tác nhân nhân gây bệnh TCM 122 25,8 350 74,2 Nguồn lây bệnh TCM 296 62,7 176 37,3 109 23,1 363 76,9 84 17,8 388 82,2 90 19,1 382 80,9 Lứa tuổi dễ mắc bệnh TCM 326 69,1 146 30,9 118 25,0 354 75,0 193 40,9 279 59,1 211 44,7 261 55,3 vệ sinh để 433 91,7 39 8,3 Nhận xét: tƣơng đối nguồn lây bệnh tay chân miệng (62,7%), lứa tuổi dễ mắc bệnh tay chân miệng đặc biệt là tay chân miệng chiếm tay chân miệng (76,9%) (82,2%) (80,9%) (75,0%) (59,1%) (55,3%).
  • 54. 45 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bảng 3.14. Thái độ của bà mẹ về bệnh tay chân miệng (n=472) Thái độ của bà mẹ về Đồng ý Không đồng ý Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Bệnh tay chân miệng là một bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ em 301 63,8 171 36,2 việc rửa tay bằng xà phòng là biện pháp có hiệu quả để phòng chống bệnh TCM 399 84,5 73 15,5 việc thƣờng xuyên sử dụng dung dịch khử khuẩn để ngâm rửa đồ chơi của trẻ là cần thiết 351 74,4 121 25,6 việc thƣờng xuyên sử dụng dung dịch khử khuẩn để lau sàn nhà và các vật dụng trong nhà là cần thiết 376 79,7 96 20,3 Không cho nên đƣa học tay chân miệng 311 65,9 161 34,1 việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời là cần thiết để phòng biến chứng của bệnh TCM 406 86,0 66 14,0 Không nên điều bệnh TCM bằng thuốc nam 228 48,3 244 51,7 tay chân miệng 411 87,1 61 12,9 phòng bệnh tay chân miệng nếu có vacxin 410 86,9 62 13,1 Sự tham gia của cộng đồng là cần thiết để phòng chống bệnh tay chân miệng 397 84,1 75 15,9 Nhận xét: h những tham gia phỏng vấn (đồng ý) tay chân miệng. Đặc biêt là thái độ đ tay chân miệng chiếm tỷ lệ (87,1%) cho rằng nên điều trị bệnh tay chân miệng khá cao (51,7%).
  • 55. 46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bảng 3.15. Thực hành của bà mẹ về bệnh TCM (n = 472) Thực hành của bà mẹ về Có/Đúng Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Thƣờng xuyên rửa tay của ngƣời chăm sóc trẻ bằng xà phòng 53 11,2 419 88,8 134 28,4 338 71,6 Thƣờng xuyên vệ sinh vật dụng ăn uống bằng cách tráng nƣớc sôi 307 65,0 165 35,0 180 38,1 292 61,9 Ngăn không cho trẻ mút tay, ngậm đồ chơi 347 73,5 125 26,5 Thƣờng xuyên rửa đồ chơi của trẻ bằng xà phòng ít nhất 1 tuần 1 lần 222 47,0 250 53,0 Thƣờng xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt bằng các chất tẩy rửa thông thƣờng 1-2 lần/tuần 345 73,1 127 26,9 322 68,2 150 31,8 339 71,8 133 28,2 Đƣa trẻ đi khám và điều trị khi nghi ngờ có dấu hiệu bệnh TCM 431 91,3 41 8,7 Nhận xét: m của trẻ bằng xà phòng ít nhất 1 tuần 1 lần.
  • 56. 47 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ , thái độ, thực hành của bà mẹ có con KAP Số lƣợng Tỷ lệ (%) Kiến thức Tốt 16 3,4 Trung bình 84 17,8 Kém 372 78,8 Thái độ Tốt 307 65,0 Trung bình 84 17,8 Kém 81 17,2 Thực hành Tốt 66 14,0 Trung bình 205 43,4 Kém 201 42,6 Tổng 472 100,0 Nhận xét: Kiến th . Nhận xét: c kiến thức, thái độ, thực hành ng 3. KAP Tỷ lệ (%)
  • 57. 48 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chƣơng 4: BÀN LUẬN 4.1. 2011 - 2013 Năm 2011 ghi nhận 236 trƣờng hợp mắc bệnh tay chân miệng, tỷ lệ mắc là 20,6/100.000 dân. Năm 2012 trong địa bàn toàn tỉnh ghi nhận 647 trƣờng hợp bệnh TCM, tỷ lệ mắc là 55,3/100.000 dân và năm 2013 trong địa bàn toàn tỉnh Thái Nguyên ghi nhận 396 trƣờng hợp bệnh TCM, tỷ lệ mắc là 33,6/100.000 dân. Trong 3 năm không có trƣờng hợp nào tử vong. Do có thể có nhiều yếu tố tác động nên tỷ lệ mắc tay chân miệng có xu hƣớng giảm năm 2013 so với năm 2012. Tỷ lệ mắc tay chân miệng chung trong 3 năm của chúng tôi là 36,6/100.000 dân; kết quả này thấp hơn nhiều so kết quả nghiên cứu dịch tễ học bệnh TCM ở Trung Quốc giai đoạn 2008 – 2012 với tổng số 7.200.092 trƣờng hợp mắc TCM với tỷ lệ mắc mới hàng năm là 120/100.000 dân/năm; tập trung chủ yếu ở trẻ từ 12 – 36 tháng [73]. Trong 3 năm 2011 - 2013, tỷ lệ mắc TCM ở Thái Nguyên thấp hơn tỉ lệ mắc chung của cả nƣớc (176,1/100.000 dân); Khu vực Miền Bắc (111,0/100.000 dân); Miền Nam (261,1/100.000 dân); Miền Trung (151,9/100.000 dân) và Tây Nguyên (177,1/100.000 dân) [6]. Tỷ lệ mắc bệnh TCM của tỉnh Thái Nguyên năm 2012 cũng thấp hơn nhiều so với tỉnh Cao Bằng (218,14/100.000 dân) [24] và Hải Phòng (314,87/100.000 dân) [35]. Một trong những lý do giải thích cho sự khác biệt của các kết quả trên đây theo chúng tôi là do địa bàn nghiên cứu. Điều này đã đƣợc khẳng định qua nghiên cứu của tác giả Xing W. và cộng sự (2014) hay tác giả Jin-feng Wang và cộng sự (2011) đều công bố rằng sự xuất hiện/bùng phát bệnh TCM có liên quan đến yếu tố địa lý [67], [73]. Khảo sát thời điểm mắc bệnh TCM trong 3 năm 2011- 2013 tại tỉnh Thái Nguyên cho thấy: bệnh TCM rải rác quanh năm, với số lƣợng mắc trong
  • 58. 49 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 năm là 1279 ca, có 2 đỉnh dịch là tháng 4 gồm 281 ca chiếm 22% và tháng 9 gồm 271 ca chiếm 21,2%. Theo báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2013 cũng cho thấy trong năm 2012, tình hình dịch bệnh TCM trên địa bàn cả nƣớc rải rác quanh năm; số mắc thƣờng tăng từ tháng 3 đến tháng 5 và tháng 9 đến tháng 12; xuất hiện 2 đỉnh dịch vào tháng 4 và tháng 9 [6], [16], [17]. Theo nghiên cứu của tác giả Trần Ngọc Hữu (2012) về "Đặc điểm dịch tễ học của bệnh tay chân miệng ở 20 tỉnh thành phía nam giai đoạn 2005- 2011" cho thấy: trong giai đoạn 2008-2010, bênh TCM quanh năm với 2 đỉnh dịch. Đỉnh thứ nhất trong khoảng từ tháng 5- 6, đỉnh thứ hai trong khoảng tháng 9-10 và năm 2011 dịch chỉ có một đỉnh vào tháng 9, tháng 10 [36]. Kết quả khảo sát theo thời gian của chúng tôi cũng tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của tác tác giả Nguyễn Thị Hải Hà (2012) cho thấy: bệnh TCM bắt đầu xuất hiện vào mùa hè, mùa Thu - Đông bệnh phát triển mạnh (từ tháng 9-12) [25]. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Đinh Việt Hoàng (2012) tại Hòa Bình với kết quả: bệnh gặp rải rác quanh năm nhƣng tập trung chủ yếu vào tháng 9, tháng 10 [30]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Tiến và cộng sự năm 2011 tại khu vực phía Nam giai đoạn 2008- 2010 cho kết quả: bệnh tăng cao vào các tháng cuối năm từ tháng 9 đến tháng 11 [46]. Tuy nhiên kết quả của chúng tôi không giống với nghiên cứu của tác giả Đỗ Mạnh Hùng, Trần Minh Nhƣ Nguyện (2011) về “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và một số yếu tố liên quan đến bệnh TCM tại khu vực miền Trung, năm 2008-2009” cho thấy thời gian mắc bệnh TCM cao hơn vào tháng 3 và tháng 5 [31]. Trong nghiên cứu của chúng tôi tại tỉnh Thái Nguyên cho thấy dịch bệnh tay chân miệng tăng cao vào tháng 4 - 5 (tƣơng ứng với đầu mùa hè) và tháng 8 - 9 (tƣơng ứng với mùa thu). Theo tác giả Nguyễn Thành Đông và Hà Văn Nhƣ (2011) thì bệnh TCM có thể xuất hiện quanh năm nhƣng số mắc
  • 59. 50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tăng cao vào những tháng đầu mùa hè và đầu mùa thu [21]. Kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc giai đoạn 2008 – 2012 cũng cho thấy có 02 đỉnh dịch bệnh TCM đó là vào tháng 5 và tháng 9 – 10 hàng năm [73]. Có thể lý giải tỷ lệ mắc bệnh TCM theo thời gian nhƣ sau: Mùa hè nhiệt độ cao, nắng nóng thất thƣờng kèm theo mƣa là điều kiện lý tƣởng cho mầm bệnh phát triển, nắng nóng cộng oi bức và mƣa cũng làm con ngƣời thấy mệt mỏi, đặc biệt ở trẻ em sức đề kháng còn kém, dễ cảm nhiễm với virus. Theo WPRO, bệnh xuất hiện quanh năm nhƣng số ca tăng cao vào mùa mƣa [71]. Mùa thu - đông là điều kiện thuận lợi cho virus phát triển, nên các ca bệnh tăng đột biến hơn, mặt khác tháng 9 là thời điểm nhập học, nhiều trẻ tập trung tại các trƣờng có thể tạo cơ hội cho bệnh lây lan. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với nhận định của các nghiên cứu trên thế giới khi cho kết quả sự xuất hiện của bệnh TCM có liên quan đến sự thay đổi thời tiết theo mùa [67], [73]. Mặc dù bệnh tay chân miệng thƣờng xuất hiện vào những tháng đầu mùa hè và mùa thu, nhƣng bệnh TCM là một bệnh thƣờng xuyên tái phát, tần suất rải rác quanh năm, diễn biến vẫn chƣa theo quy luật rõ ràng, do đó cần tích cực theo dõi giám sát chặt chẽ để có những dự báo dịch bệnh phù hợp và khoa học góp phần phòng chống dịch bệnh cho nhân dân [9], [12]. Độ tuổi mắc bệnh chủ yếu là ở trẻ em dƣới 5 tuổi (năm 2011chiếm 97,0%, năm 2012 chiếm 97,7% và năm 2013 chiếm 90,7%). Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm dịch tễ học của bệnh. Trẻ em là đối tƣợng có sức đề kháng yếu, mặt khác trẻ em dƣới 5 tuổi là lứa tuổi mầm non, thƣờng xuyên tiếp xúc với nhiều ngƣời, đồng thời trẻ ăn bán trú tại trƣờng, vì vậy nguy cơ lây truyền bệnh là rất cao. Theo nghiên cứu của tác giả Lê (2013) cho thấy: tổng số ca mắc TCM năm 2012 tại Hải Phòng là 6.768 ca với tỷ lệ 314,87/100.000 dân trong đó trẻ dƣới 5 tuổi chiếm 99,25% [35]. Theo tác giả Lục Phi Giang (2013) nghiên cứu tại Cao
  • 60. 51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bằng thì bệnh TCM chủ yếu gặp ở trẻ dƣới 5 tuổi (79,6%) [24]. Nghiên cứu của tác giả Li Wei Ang và cộng sự (2009) cũng cho kết quả phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi đó là: tỷ lệ mắc bệnh tay chân miệng cao nhất ở nhóm tuổi 0 - 4 tuổi [59]. Đây chính là bằng chứng rõ ràng cho thấy bệnh TCM có ảnh hƣởng rất lớn đến lứa tuổi trẻ em dƣới 5 tuổi; qua đó dịch bệnh không chỉ gây ra những gánh nặng về y tế mà còn gây những tổn hại rất lớn về mặt xã hội. Do đó cần có sự quan tâm thích đáng của Đảng, Nhà nƣớc, Ngành y tế và toàn xã hội trong công cuộc phòng chống dịch bệnh này. Về mặt giới tính bệnh nhân mắc TCM, kết quả nghiên cứu của tác giả Chen K.T tại Đài Loan (2008) cho thấy: tỷ lệ bệnh nhân nam nhiều hơn nữ với tỉ số nam/nữ là 1,41/1 [55]. Nghiên cứu của tác giả Li Wei Ang và cộng sự (2009) cũng cho kết quả tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn nữ [59]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Tiến và cộng sự (2011) về bệnh TCM ở khu vực phía Nam giai đoạn 2008-2010 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nam (61,43%) cao hơn nữ (38,57%) [46]. Kết quả ng nữ với 58,58% và 41,42% (theo thứ tự) [35]. Nghiên cứu tại Cao Bằng (2013) của tác giả Lục Phi Giang cũng cho kết quả nam có xu hƣớng mắc bệnh cao hơn so với nữ ) [24]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu nêu trên. Trong nghiên cứu của chúng tôi tại tỉnh Thái Nguyên từ năm 2011 đến 2013 thì số ca mắc bệnh TCM ở trẻ trai cao hơn trẻ gái, cụ thể các năm (2011: trai = 58,1%; gái = 41,9%. 2012: trai = 58,4%; gái = 41,6%. 2013: trai = 60,1%; gái = 39,9%). Lý giải điều này theo chúng tôi có thể một phần do các bé trai thƣờng có tính hiếu động, hay tìm hiểu và nghịch ngợm hơn so với bé gái; bên cạnh đó với tâm lý con trai thƣờng sẽ khỏe mạnh hơn nên các ông bố/bà
  • 61. 52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ mẹ sẽ ít để ý chăm sóc vệ sinh và thƣờng xuyên để trẻ tìm hiểu môi trƣờng xung quanh cũng nhƣ chơi với bạn nhiều hơn. 2012 (84,2/100.000 dân) và 2013 (72,5/100.000 2012 (6,2/100.000 dân) và 2013 (8,7/100.000 dân). Sự phân bố tỷ lệ mắc bệnh theo địa dƣ phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ điều kiện kinh tế, tập quán của ngƣời dân cũng nhƣ điều kiện chăm sóc y tế và hiệu quả của công tác phòng chống dịch tại địa phƣơng. Tuy số trƣờng hợp mắc khá cao nhƣng không có trƣờng hợp nào tử vong do bệnh TCM. Mặc dù đã có những bằng chứng khoa học cho việc khác nhau về tỷ lệ bệnh hay sự xuất hiện/bùng phát bệnh TCM giữa các vùng địa lý khác nhau [67], [73]. Tuy nhiên ngay trên địa bàn trung du miền núi Thái Nguyên đã có những sự khác biệt không nhỏ về tỷ lệ mắc bệnh giữa các huyện thành (Bảng 3.4); với sự tƣơng đồng về địa lý của một số huyện nhƣng tỷ lệ mắc bệnh cũng vẫn khác nhau, đây chính là một câu hỏi đang bỏ ngỏ cần có những nghiên cứu cụ thể về các yếu tố khác có thể liên quan đến bệnh TCM nhƣ công tác phòng chống dịch hay hành vi dự phòng TCM của ngƣời chăm sóc trẻ trên các địa bàn nói trên. Cũ , cuối năm 2011 ghi nhận 236 ca bệnh TCM, tỷ lệ mắc là 20,6/100.000 dân. Đến năm 2012 dịch bệnh xuất hiện tại 147/181 xã/phƣờng của 9/9 huyện thành trong đó có nhiều ổ dịch với hàng chục ca mắc bệnh tại các trƣờng mầm