SlideShare a Scribd company logo
1 of 135
xv
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐÀM THỊ TUYẾT
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP
ĐỐI VỚI NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Thái Nguyên - 2010
xiv
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐÀM THỊ TUYẾT
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP
ĐỐI VỚI NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế
Mã số: 62.72.73.15
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Thành Trung
2. GS.TS. Trương Việt Dũng
Thái Nguyên - 2010
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận án là trung thực và
chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2010
NGHIÊN CỨU SINH
Đàm Thị Tuyết
ii
LỜI CẢM ƠN
* Tôi xin trân trọng cảm ơn tới:
- Ban Giám đốc, Ban sau đại học - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo
điều kiện tốt nhất cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
- Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, các phòng ban chức năng Trường Đại
học Y - Dược đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập.
- Ban chủ nhiệm và toàn thể cán bộ nhân viên Khoa Vi sinh - Bệnh viện Đa
khoa Trung ương Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận án.
- Bộ môn Y xã hội học, Bộ môn Nhi, Bộ môn Sức khoẻ nghề nghiệp cùng
toàn cán bộ, giảng viên, kỹ thuật viên khoa Y tế công cộng đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án.
* Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
- Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thành Trung - Phó Hiệu Trưởng Trường Đại
học Y - Dược Thái Nguyên - Giám đốc bệnh viện ĐKTWTN, người thầy đã trực
tiếp, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
- Giáo sư, Tiến sỹ Trương Việt Dũng - Vụ Trưởng vụ Khoa học và Đào tạo - Bộ
Y tế, người thầy đã trực tiếp, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong nghiên cứu và hoàn thành
luận án này.
- Phó giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Khải Lập – Trưởng bộ môn Dịch tễ, Phó giáo
sư, Tiến sỹ Đỗ Văn Hàm – Trưởng bộ môn Sức khoẻ nghề nghiệp ; Phó giáo sư,
Tiến sỹ Đàm Khải Hoàn – Trưởng bộ môn Y học Cộng đồng Trường Đại học Y –
Dược Thái Nguyên đã giúp đỡ và chỉ dẫn cho tôi những ý kiến qúy báu trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
* Để góp phần vào sự thành công của luận án. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Ban Giám đốc sở Y tế tỉnh Bắc Kạn, Phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện
Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, chính quyền địa phương, cán bộ y tế xã, nhân viên y tế
thôn bản và nhân dân các xã: Quảng Chu, Yên Đĩnh, Như Cố, Bình Văn, Thanh Bình,
Nông Hạ, Hoà Mục đã giúp tôi trong quá trình thực hiện luận án tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo điều
kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong quá trình nghiên cứu luận án.
Xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2010
Nghiên cứu sinh
Đàm Thị Tuyết
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan .......................................................................................................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................................................................................................................................ii
Mục lục .........................................................................................................................................................................................................................................iii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ................................................................................................................................ vi
Danh mục các bảng..............................................................................................................................................................................................viii
Danh mục các biểu đồ ........................................................................................................................................................................................ xi
Danh mục các hình ...............................................................................................................................................................................................xii
Danh mục sơ đồ .........................................................................................................................................................................................................xiii
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................................................................... 3
1.1. Tình hình bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp ..............................................................................................................3
1.1.1. Tình hình mắc bệnh và tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp trên Thế
giới .......................................................................................................................................................................................................................3
1.1.2. Tình hình mắc bệnh và tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tại Việt
Nam ....................................................................................................................................................................................................................5
1.2. Căn nguyên và các yếu tố nguy cơ của bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp................6
1.2.1. Trên Thế giới...........................................................................................................................................................................................6
1.2.2. Tại Việt Nam...................................................................................................................................................................................... 11
1.3. Một số giải pháp can thiệp phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp được
thực hiện trên Thế giới và Việt Nam ................................................................................................................. 14
1.3.1. Tình hình trên Thế giới...................................................................................................................................................... 14
1.3.2. Tình hình tại Việt Nam .................................................................................................................................................... 17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................. 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................................................................................... 21
2.1.1. Nghiên cứu mô tả ...................................................................................................................................................................... 21
2.1.2. Nghiên cứu can thiệp ........................................................................................................................................................... 21
iv
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................................................................................ 21
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................................................................................................ 21
2.2.2. Thời gian nghiên cứu .......................................................................................................................................................... 21
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................................................................ 22
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................................................................................... 22
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................................................................................... 24
2.3.3. Chỉ số nghiên cứu ..................................................................................................................................................................... 27
2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................................................................ 31
2.4. Nội dung can thiệp.................................................................................................................................................................................. 32
2.4.1. Chuẩn bị cộng đồng ............................................................................................................................................................... 32
2.4.2. Triển khai truyền thông - giáo dục sức khoẻ tại cộng đồng ................................ 33
2.4.3. Triển khai theo dõi dọc tình hình mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp của
trẻ tại cộng đồng .................................................................................................................................................................................. 33
2.4.4. Can thiệp dự phòng bằng uống thuốc tăng cường miễn dịch
(Broncho - Vaxom)........................................................................................................................................................................... 34
2.4.5. Triển khai theo dõi dọc trẻ mắc NKHHC đến trạm y tế xã .................................. 34
2.4.6. Giám sát các hoạt động can thiệp ................................................................................................................... 35
2.4.7. Đánh giá sau can thiệp ...................................................................................................................................................... 35
2.5. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................................................................................................ 36
2.6. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu ...................................................................................................................... 36
2.7. Phương pháp xử lý hạn chế sai số ............................................................................................................................... 37
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................................................................. 40
3.1. Thông tin chung về địa điểm nghiên cứu ........................................................................................................ 40
3.2. Một số đặc điểm dịch tễ nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tại
địa điểm nghiên cứu ...................................................................................................................................................................... 42
3.3. Căn nguyên và yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp ................. 47
3.3.1. Kết quả cấy dịch tỵ hầu ở trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tại khu vực
nghiên cứu ..................................................................................................................................................................................................... 47
3.3.2. Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp............................................. 48
v
3.4. Hiệu quả can thiệp phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ ................................ 51
3.4.1. Kết quả thực hiện hoạt động can thiệp tại cộng đồng .................................................... 51
3.4.2. Hiệu quả của biện pháp can thiệp ................................................................................................................... 52
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .............................................................................................................................................................................. 77
4.1. Thực trạng NKHHC trẻ em dưới 5 tuổi tại Chợ Mới, Bắc Kạn ................................. 77
4.1.1. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp chung ....................................................................................... 77
4.1.2. Thực trạng vi khí hậu tại Chợ Mới, Bắc Kạn................................................................................ 79
4.1.3. Thực trạng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp ............................................................. 81
4.2. Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp.......................................................... 82
4.3. Hiệu quả của can thiệp cộng đồng phòng chống NKHHC ở trẻ em ................... 87
4.3.1. Mô hình can thiệp phòng chống NKHHC ở trẻ em .......................................................... 87
4.3.2. Hiệu quả của can thiệp phòng chống NKHHC........................................................................... 95
KẾT LUẬN ....................................................................................................................................................................................................................... 105
1. Một số đặc điểm dịch tễ nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tại
huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn trước can thiệp ............................................................................. 105
2. Yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp ..................................................................... 105
3. Hiệu quả của biện pháp can thiệp đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp tại
cộng đồng .................................................................................................................................................................................................... 105
KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................................................................................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ALRI : Nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp
(Acute lower Respiratory infection)
ARI : Nhiễm khuẩn hô hấp cấp
(Acute Respiratory infection)
BVĐKTW : Bệnh viện đa khoa trung ương
CAP : Viêm phổi mắc phải cộng đồng
(Community Acquired Pneumonia)
CBCC : Cán bộ công chức
CBYT : Cán bộ y tế
CSSKBĐ : Chăm sóc sức khỏe ban đầu
CSYT : Cơ sở y tế
CT : Can thiệp
CYO : Năm quan sát trẻ (Child – years of observation)
ĐC : Đối chứng
IMCI : Lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh
(Intergrated management of childhood illness)
KAP : Kiến thức, thái độ, thực hành
( Knowledge, Attitude, Practice)
KVP : Không viêm phổi
LĐTB – XH : Lao động thương binh xã hội
NC : Nghiên cứu
NCS : Nghiên cứu sinh
NKHH : Nhiễm khuẩn hô hấp
NKHHC : Nhiễm khuẩn hô hấp cấp
NKHHCT : Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
NVYTTB : Nhân viên y tế thôn bản
vii
OR : Tỷ suất chênh
(Odds Ratio)
PL : Phụ lục
RLLN : Rút lõm lồng ngực
RVS : Virus hợp bào hô hấp
( Respiratory Syncytial Vius)
SARS : Hội chứng hô hấp cấp tính
( Severe Acute Respiratory Syndrome)
SCT : Sau can thiệp
SĐK : Số đăng ký
T0
Webb : Nhiệt độ hiệu dụng
TCT : Trước can thiệp
TCYTTG : Tổ chức y tế Thế giới
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
Tm : Nhiệt độ thấp nhất tháng
TT – GDSK : Truyền thông giáo dục sức khỏe
Ttb : Nhiệt độ trung bình
Tx : Nhiệt độ cao nhất tháng
TYTX : Trạm y tế xã
UNICEF : Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc
(United Nations Chidren’
s Fund)
URTI : Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
(Upper Respiratory Tract Infection)
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
: ( World health Organization)
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp (khung lô gíc của vấn đề nghiên cứu) .......................................... 37
Bảng 3.1. Tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội tại khu vực nghiên cứu ...................................... 40
Bảng 3.2. Vi khí hậu nhà ở trong nhà và ngoài nhà tại khu vực nghiên cứu ................... 41
Bảng 3.3. Phân loại vi khí hậu theo mùa tại địa điểm nghiên cứu (n = 100) ....... 41
Bảng 3.4. Phân bố tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em theo các nhóm tuổi ......... 42
Bảng 3.5. Phân bố tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em theo giới............................................ 42
Bảng 3.6. Phân bố tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em theo từng nhóm dân
tộc............................................................................................................................................................................................................................... 43
Bảng 3.7. Phân bố tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em theo học vấn mẹ................... 44
Bảng 3.8. Phân bố tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em theo nghề nghiệp mẹ.... 45
Bảng 3.9. Phân bố tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em theo tình trạng vệ
sinh nhà ở ..................................................................................................................................................................................................... 45
Bảng 3.10. Phân bố tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em theo tuổi của mẹ ............ 46
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của người mẹ với nhiễm
khuẩn hô hấp dưới cấp ........................................................................................................................................................... 48
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa điều kiện vệ sinh nhà ở với nhiễm khuẩn hô
hấp dưới cấp.............................................................................................................................................................................................. 48
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa thời gian cai sữa và tình trạng tiêm chủng của
trẻ với nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp.............................................................................................................. 49
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa kiến thức chăm sóc trẻ của bà mẹ với nhiễm
khuẩn hô hấp dưới cấp ......................................................................................................................................................... 49
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thực hành của mẹ với nhiễm khuẩn hô hấp
dưới cấp .......................................................................................................................................................................................................... 50
Bảng 3.16. Đánh giá các yếu tố liên quan theo mô hình hồi quy logistic....................... 51
Bảng 3.17. Kết quả của can thiệp đối với tình trạng tiêm chủng của trẻ.......................... 52
Bảng 3.18. Kết quả của can thiệp đối với tình trạng cai sữa của trẻ........................................ 53
ix
Bảng 3.19. Kết quả của can thiệp đối với điều kiện vệ sinh nhà ở............................................. 53
Bảng 3.20. Kết quả của can thiệp đến hiểu biết dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp
cấp của bà mẹ.......................................................................................................................................................................................... 54
Bảng 3.21. Kết quả của can thiệp đến thay đổi kiến thức về nhiễm khuẩn hô
hấp cấp của bà mẹ............................................................................................................................................................................ 55
Bảng 3.22. Kết quả của can thiệp đến thay đổi hiểu biết dấu hiệu bất thường
cần đưa trẻ đến trạm y tế của bà mẹ ................................................................................................................ 56
Bảng 3.23. Hiệu quả của can thiệp đến thay đổi kiến thức của các bà mẹ. ................ 57
Bảng 3.24. Kết quả của can thiệp đến chăm sóc trẻ tại nhà của bà mẹ. .................................. 60
Bảng 3.25. Kết quả thay đổi về sử dụng dịch vụ chữa bệnh của bà mẹ ........................... 61
Bảng 3.26. Tác động của can thiệp đến thực hành cặp nhiệt độ của bà mẹ .................... 62
Bảng 3.27. Tác động của can thiệp đến thực hành xử trí sốt của bà mẹ. ....................... 62
Bảng 3.28. Hiệu quả của can thiệp đến thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ ............ 63
Bảng 3.29. Mật độ mới mắc của đợt nhiễm khuẩn hô hấp theo năm ................................... 64
Bảng 3.30. Mật độ mới mắc của trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp theo năm ........................ 64
Bảng 3.31. Mật độ mới mắc của đợt nhiễm khuẩn hô hấp cấp theo dân tộc .......... 65
Bảng 3.32. Mật độ trẻ mới mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp theo dân tộc ......................... 66
Bảng 3.33. Kết quả can thiệp đến số đợt mắc bệnh trung bình ở trẻ trước và
sau khi dùng Broncho-Vaxom.................................................................................................................................... 68
Bảng 3.34. Kết quả can thiệp đến số đợt mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ
trước và sau khi dùng Broncho-Vaxom....................................................................................................... 68
Bảng 3.35. Kết quả can thiệp đến tình hình mắc bệnh ở trẻ trước và sau khi
dùng Broncho-Vaxom.............................................................................................................................................................. 69
Bảng 3.36. Tác động của can thiệp đến sử dụng thuốc kháng sinh ở trẻ trước
và sau khi dùng Broncho-Vaxom ........................................................................................................................ 69
Bảng 3.37. Tình hình trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp đến trạm y tế xã....................... 70
Bảng 3.38. Tình hình xử trí nhiễm khuấn hô hấp cấp ở tuyến xã................................................ 70
Bảng 3.39. Kết quả của can thiệp đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp dưới của
trẻ theo nhóm tuổi .......................................................................................................................................................................... 71
x
Bảng 3.40. Hiệu quả của biện pháp can thiệp đối với tình hình mắc nhiễm
khuẩn hô hấp cấp của trẻ .................................................................................................................................................. 72
Bảng 4.1. Nhiệt độ trung bình, thấp nhất, cao nhất tháng tại huyện Chợ Mới ... 80
Bảng 4.2. So sánh tỷ lệ đợt mắc mới viêm phổi tại cộng đồng với tác giả khác.96
Bảng 4.3. Tỷ lệ mới mắc ARI ở điều tra cơ bản ban đầu và 6 tháng theo dõi
sau can thiệp.............................................................................................................................................................................................. 97
Bảng 4.4. So sánh tỷ lệ trẻ mắc viêm phổi tại cộng đồng với tác giả khác.................. 98
xi
DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ theo dân tộc ................................................ 43
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ theo vùng ..................................................... 44
Biểu đồ 3.3. Phân bố vi khuẩn gây bệnh ............................................................................................................................. 47
Biểu đồ 3.4. Thái độ của bà mẹ đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp ........................................... 50
Biểu đồ 3.5. Thái độ của bà mẹ đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp trước và sau
can thiệp ......................................................................................................................................................................................................... 58
Biểu đồ 3.6. Thái độ của bà mẹ đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp sau can thiệp
ở nhóm can thiệp và nhóm chứng......................................................................................................................... 59
Biểu đồ 3.7. Đợt mắc không viêm phổi: Ho hoặc cảm lạnh của trẻ theo mùa .... 67
Biểu đồ 3.8. Đợt mắc viêm phổi ; viêm phổi nặng của trẻ theo mùa...................................... 67
xii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Phân bố tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi theo nguyên nhân của 6 vùng
trên Thế giới............................................................................................................................................................................................3
Hình 2.1. Bản đồ địa điểm nghiên cứu - huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn......................... 21
xiii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Tổ chức nghiên cứu mô tả thực trạng và phân tích tình hình nhiễm
khuẩn hô hấp cấp dưới với yếu tố liên quan............................................................................ 22
Sơ đồ 2.2. Mô hình đánh giá sau can thiệp...................................................................................................................... 23
Sơ đồ 2.3. Mô hình theo dõi dọc mắc nhiễm khuẩn hô hấp của trẻ ....................................... 23
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp là bệnh phổ biến có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong
cao ở trẻ em, đặc biệt do viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại các nước đang phát
triển [38], [44], [48], [61], [143]. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi trẻ
trung bình trong 1 năm mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp từ 4 - 9 lần, ước tính trên toàn
cầu mỗi năm có khoảng 2 tỷ lượt trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp, trong đó
khoảng 40 triệu lượt là viêm phổi [32], [26].
Tại Việt Nam, hiện nay có khoảng 8 triệu trẻ dưới 5 tuổi. Như vậy ước tính
mỗi năm sẽ có từ 32 đến 40 triệu lượt trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp và từ 22
đến 24 nghìn trẻ tử vong do viêm phổi [67]. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em tại
cộng đồng hiện nay chiếm khoảng 39,7 %, bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp có thể
mắc nhiều lần trong 1 năm, vì vậy nó còn là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng
đến ngày công lao động của các bà mẹ [68]. Ở Những vùng khó khăn, vùng sâu,
vùng xa viêm phổi vẫn là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở trẻ em, khoảng
90 % trường hợp tử vong do viêm phổi là ở nhóm trẻ dưới 2 tháng tuổi [32].
Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp có thể được phân loại theo các cách khác nhau
và biểu hiện bệnh cũng ở các mức độ khác nhau. Mức độ nhẹ, chăm sóc trẻ tại
nhà, nếu nặng cần phải được điều trị tại cơ sở y tế, nếu không đưa trẻ đến cơ sở
y tế kịp thời có thể sẽ dẫn đến tử vong [61]. Tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi bị
nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở các nước đang phát triển cao gấp 10 lần so với các
nước công nghiệp phát triển.
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp nói chung và viêm phổi nói
riêng ở nước ta cũng như các nước đang phát triển chủ yếu do virus, vi khuẩn,
lao phổi trẻ em, nấm. [17], [54], [67]. Ngoài ra do tác động của các yếu tố nguy
cơ như ô nhiễm môi trường, nhà ở chật trội, khói bếp, khói thuốc lá, trẻ đẻ nhẹ
cân, suy dinh dưỡng, tiêu chảy, thay đổi khí hậu đều làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và
mức độ nặng của bệnh. Cán bộ y tế chưa thực hiện đúng cách xử trí khi trẻ mắc
nhiễm khuẩn hô hấp cấp theo phác đồ quy định, đặc biệt là sử dụng thuốc kháng
sinh. Hiểu biết về các dấu hiệu, cách chăm sóc nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em
của cộng đồng nói chung và bà mẹ có con nhỏ dưới 5 tuổi nói riêng còn hạn
chế, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa.
2
Vì vậy, thực hiện tốt phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em sẽ giảm
được tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, từ đó sẽ giảm
kinh phí chi trả về thuốc, dịch vụ y tế, giảm sự quá tải vào điều trị tại các bệnh
viện. Đồng thời, kết quả phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp sẽ góp phần làm
giảm thời gian bà mẹ phải nghỉ việc để chăm sóc trẻ ốm. Xuất phát từ những
vấn đề trên, Thế giới cũng như Việt Nam đã xem xét, đề xuất các giải pháp can
thiệp. Để tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp đòi hỏi nhiều ngành, nhiều cấp
phối hợp với ngành y tế cùng với sự tham gia tích cực của nhân dân tại các cơ
sở cộng đồng. Nâng cao khả năng xử trí trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp theo
phác đồ của cán bộ y tế tuyến cơ sở và sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý cho các
trường hợp trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Nâng cao sự hiểu biết của các bà
mẹ và người chăm sóc trẻ đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em thông qua
cán bộ y tế xã và nhân viên y tế thôn bản, đồng thời phát hiện được các yếu tố
nguy cơ gây bệnh để có biện pháp phòng bệnh hữu hiệu đối với căn bệnh
này.Thực hiện tốt phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em sẽ góp phần vào
phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhân dân nói
chung và cho trẻ em nói riêng, tham gia tích cực vào việc thực hiện luật Bảo vệ
sức khoẻ trẻ em [31], [15], [61].
Vấn đề đặt ra hiện nay, tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em ở khu vực
miền núi, vùng cao, dân tộc thiểu số là bao nhiêu? Các yếu tố liên quan đến
nhiễm khuẩn hô hấp cấp là gì? Giải pháp nào phù hợp với cộng đồng dân tộc
miền núi để giảm thiểu vấn đề đó? Còn ít nghiên cứu đề cập đến. Vì vậy chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can
thiệp đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới,
tỉnh Bắc Kạn” nhằm 3 mục tiêu sau:
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi
tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp.
3. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp đối với nhiễm khuẩn hô hấp
cấp tại cộng đồng.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp
1.1.1. Tình hình mắc bệnh và tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp trên thế giới
Hiện nay tại các nước đang phát triển, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô
hấp vẫn là nguyên nhân mắc bệnh và tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi,
chủ yếu do viêm phổi. Viêm phổi mắc phải cộng đồng là một nhiễm khuẩn
nặng và phổ biến xảy ra ở tất cả trẻ em trên toàn thế giới. Ở các nước đang phát
triển, theo số liệu của Tổ chức y tế Thế giới (TCYTTG), mỗi trẻ em trung bình
trong 1 năm mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp (NKHHC) từ 4 - 9 lần. Ước tính trên
toàn cầu mỗi năm có khoảng 2 tỷ lượt trẻ mắc NKHHC chiếm 19-20 % số tử
vong dưới 5 tuổi trên toàn cầu. Tại khu vực Đông Nam Á tử vong do nhiễm
khuẩn hô hấp vẫn là nguyên nhân cao nhất (25 %) trong các nguyên nhân gây
tử vong ở trẻ, tiếp theo là tiêu chảy (14 %) và sơ sinh (32 %) kết hợp với các
bệnh khác, còn lại là các nguyên nhân khác [32], [145].
Hình 2.1. Phân bố tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi theo nguyên nhân của 6 vùng
trên Thế giới (WHO – 3/2000, Afr=Châu Phi; Amr=Châu Mỹ; Emr=Trung
Cận Đông; Eur=Châu Âu; Sear=Đông Nam Á; Wpr=Tây Thái Bình Dương
(Nguồn số liệu từ Lancet [89])
4
Theo Ruan I. (2005), ước lượng tỷ lệ viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi trên
phạm vi toàn cầu trong các nghiên cứu dọc dựa vào cộng đồng cho thấy: Tỷ lệ
mới mắc các đợt viêm phổi ở các nước đang phát triển là 0,29 đợt/năm/trẻ. Ở các
nước phát triển là 0,026 đợt/ năm/trẻ và trên 95 % các đợt viêm phổi ở trẻ em
trên thế giới xảy ra ở các nước đang phát triển [127]. Năm 2004, Michael
Ostapchuk và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tình hình viêm phổi mắc phải ở
cộng đồng thuộc Châu Âu và Bắc Mỹ. Tác giả đã đưa ra thuật ngữ “viêm phổi
mắc phải cộng đồng - Community Acquired Pneumonia” (CAP) đề cập tới một
loại viêm phổi xảy ra ở một người trước đó khoẻ mạnh, người mắc phải bệnh này
ở bên ngoài bệnh viện. CAP là một trong những nhiễm khuẩn phổ biến và nặng
nhất ở trẻ em với số mới mắc hàng năm là từ 34 - 40 ca trên 1000 trẻ ở Châu Âu
và Bắc Mỹ [109], [114], [145]. Mặc dù tử vong do CAP là hiếm gặp ở các nước
công nghiệp phát triển nhưng lại là bệnh phổ biến nhất ở trẻ dưới 5 tuổi. Ở các
nước đang phát triển không những tỷ lệ mắc bệnh này cao mà còn gây tử vong
cao [115]. Nhiễm khuẩn hô hấp dưới là một trong những nguyên nhân tử vong
hàng đầu ở trẻ tại các nước đang phát triển [114]. Nghiên cứu của Baqui A. H và
cộng sự (2007) ở Bangladesh cho thấy, tỷ lệ nhập viện ở trẻ dưới 2 tuổi là cao
hơn so với trẻ lớn tuổi, và khoảng 25 % các trường hợp tử vong ở trẻ < 5 tuổi và
khoảng 40 % tử vong ở trẻ nhỏ liên quan với nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp [82].
Nghiên cứu của Garces-Sanchez M. D. (2005) về tỷ lệ viêm phổi mắc phải
cộng đồng ở Valencia, Tây ban Nha là 30,3 ca/1000 trẻ tuổi < 5 tuổi/ năm và tỷ
lệ nhập viện là 7,03 ca/1000 trẻ < 5 tuổi/năm [103]. Năm 2005, David Burgner
và cộng sự đã tìm hiểu về tình hình viêm phổi ở trẻ em của Australia, cho thấy
viêm phổi ở trẻ em là 5-8/1000 năm – trẻ. Viêm phổi là nguyên nhân chính dẫn
đến nhập viện ở trẻ dưới 5 tuổi [97]. Varinder Singh (2005) đã đề cập đến gánh
nặng viêm phổi ở trẻ em Châu Á và cho rằng viêm phổi là nguyên nhân gây tử
vong khoảng 2 triệu trẻ em mỗi năm trên toàn thế giới (20 % trong tất cả tử vong
ở trẻ), gần 70 % trong số các trường hợp tử vong xảy ra ở Châu Phi và Đông
Nam Châu Á. Hầu hết các nước ở Châu Phi và Châu Á, trẻ em bị viêm phổi cao
gấp từ 2-20 lần so với trẻ em ở Hoa Kỳ [134]. Yaron Shoham (2005) đã tiến hành
một nghiên cứu về viêm phổi mắc phải cộng đồng ở trẻ em Miền Nam Israel,
nhằm đánh giá gánh nặng của CAP lên trẻ em và gia đình của chúng bao gồm chi
phí và giảm chất lượng sống, tác giả đưa ra nhận định: Viêm phổi mắc phải cộng
đồng vẫn còn là một bệnh nặng và phổ biến ở trẻ, nó có ảnh hưởng rất lớn đối với
xã hội, gây ra gánh nặng cho cả người bệnh và gia đình của họ bao gồm chi phí,
nghỉ việc và giảm chất lượng sống [133], [145].
5
1.1.2. Tình hình mắc bệnh và tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tại Việt Nam
Hiện nay, viêm phổi vẫn là nguyên nhân tử vong cao nhất (31,3 %) trong
tổng số các nguyên nhân gây tử vong trẻ em, cao gấp 6 lần so với tử vong do
tiêu chảy (5,1 %). Trong số trẻ tử vong do viêm phổi, chỉ có 52 % trẻ được
chăm sóc trước khi tử vong. Nguyên nhân trẻ không được chăm sóc y tế trước
khi tử vong hoặc tử vong trước 24 giờ tại bệnh viện cao là vì các bà mẹ không
phát hiện được dấu hiệu của bệnh, hoặc khi trẻ mắc bệnh không được chữa trị
đúng đắn, đến khi bệnh nặng chuyển đi bệnh viện thì bệnh đã quá nặng [32].
Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Hữu Kỳ (2003) đã tiến hành nghiên cứu
tình hình và một số yếu tố nguy cơ chủ yếu của NKHHC trẻ em dưới 5 tuổi tại
Thủy Dương - Hương Thủy- Thừa thiên Huế cho thấy: Tỷ lệ mắc NKHHC tại
cộng đồng ở đây còn cao (39,7 %), vượt trội hơn so với các bệnh khác cùng
thời điểm nghiên cứu và tăng cao ở nhóm trẻ dưới 1 tuổi, tỷ lệ NKHHC ở trẻ
dưới 1 tuổi là 53,3 % ; 2 đến 3 tuổi là 35,9 % và 4 đến 5 tuổi là 28,3 %. Tần
suất mắc NKHHC cao nhất từ 4 - 6 lần/năm chiếm 47,5 %, từ 3 lần trở
xuống/năm chiếm 36,4 %, trên 6 lần/năm chiếm 16,1 % [68].
Theo Niên giám thống kê Y tế năm 2007 cho thấy, viêm phổi đứng đầu
trong 10 bệnh mắc cao nhất trong toàn quốc [29].
Năm 2007, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi trung ương, Dự án NKHHC trẻ
em đã tổ chức Hội thảo “Triển khai kế hoạch hoạt động dự án NKHHC trẻ em
các tỉnh trọng điểm năm 2007 và giai đoạn 2007 – 2010” cho thấy tình hình
mắc NKHHC ở trẻ của các tỉnh miền núi là cao nhất (62,8 %), sau đó đến các
tỉnh miền Trung (42,9 %), Đồng bằng tỷ lệ mắc bệnh ít hơn (34,8 %). Còn đối
với tình hình tử vong ở trẻ do NKHHC thì ở miền núi (0,28 0
/00) cao hơn so với
đồng bằng (0,06 0
/00) và miền Trung (0 0
/00) [8].
Theo báo cáo tại Hà Giang (2007): Tỷ lệ trẻ mắc NKHHC ở đây còn cao,
chiếm 70,13 % [64], ở Lai Châu, tỷ lệ trẻ mắc NKHHC được điều trị còn thấp,
mới chỉ đạt 58,8 % [65], Điện Biên (2007) chỉ tiêu về phòng chống NKHHC trẻ
em đạt thấp hơn so với kế hoạch, chỉ đạt được 55,3 % [63]. Theo báo cáo của
trung tâm phòng chống bệnh xã hội, tỉnh Bắc Kạn năm 2007 cho biết, chương
trình phòng chống NKHHC (ARI) mới chuyển về trung tâm phòng chống bệnh
xã hội, trước đó chương trình ARI thuộc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh sau một
thời gian dài vì không có kinh phí nên mạng lưới không hoạt động, hệ thống
thống kê báo cáo không được duy trì, chỉ có khoảng 20 % NVYTTB biết về dấu
hiệu, cách phòng và xử trí đối với bệnh NKHHC [73]. Cũng năm 2007 Sở y tế
6
tỉnh Cao Bằng và Yên Bái báo cáo tình hình hoạt động của một số chương trình
như: Tiêm chủng mở rộng, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống Lao, phòng
chống phong, bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng, phòng chống sốt rét, phòng
chống suy dinh dưỡng trẻ em, phòng chống sốt xuất huyết, nhưng không đề cập
đến tình hình mắc bệnh NKHHC của trẻ và cho rằng, do không có kinh phí hoạt
động [62], [66]. Theo thông tin của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Cao Bằng cho
thấy, đầu tháng 5 đến tháng 6 năm 2007 đã xảy ra dịch viêm đường hô hấp cấp
ở trẻ tại xã Vị Quang, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng với tổng số 185 trẻ
mắc trong đó có 111 trẻ dưới 5 tuổi và tử vong 5 trẻ [74]. Báo cáo của tỉnh Phú
Thọ về tình hình mắc NKHHC của trẻ dưới 5 tuổi năm 2006 cho thấy: Trẻ tử
vong do viêm phổi chiếm 1/4 trong số trẻ tử vong [6]. Tại huyện Bình Lục, tỉnh
Hà Nam, bệnh NKHHC ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn là bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất
so với tất cả các bệnh mắc ở trẻ em, với tần số mắc trung bình/năm/trẻ được
phát hiện khám và điều trị ở tuyến cơ sở khoảng 2,3 đến 2,7 lần và bệnh này
cũng là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở trẻ em, chủ yếu là trẻ dưới 1 tuổi [1].
Tóm lại: Qua một số nghiên cứu ở trên Thế giới và Việt Nam cho chúng ta
thấy, tình hình mắc và tử vong do NKHHC ở trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang
phát triển còn cao. Tuy nhiên còn ít nghiên cứu đề cập đến tình hình mắc bệnh
và tử vong do NKHHC ở trẻ em dân tộc thiểu số, khu vực miền núi.Vì thế đây
là vấn đề cần quan tâm nghiên cứu và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giảm
tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em.
1.2. Căn nguyên và các yếu tố nguy cơ của bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp
1.2.1. Trên Thế giới
1.2.1.1. Căn nguyên gây bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp
Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm khuẩn hô hấp dưới ở trẻ em
và là nguyên nhân hàng đầu của trẻ vào viện và tử vong [85]. Virus là nguyên
nhân gây nhiễm khuẩn hô hấp phải nhập viện điều trị chiếm tới 47,2 % [121].
Các loại virus thường gặp là: Virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, á cúm và
Adenovirus trong đó virus RSV là tác nhân gây bệnh quan trọng nhất đối với
nhiễm khuẩn hô hấp dưới [95], [88], [139], [140], [146]. Ở các nước đang phát
triển, vi khuẩn đóng một vai trò quan trọng trong việc gây mắc NKHHC, các vi
khuẩn chủ yếu là phế cầu và H. influenzae [34], [139].
Kenneth Mcintosh MD (2002) nghiên cứu tại cộng đồng về bệnh viêm
phổi mắc phải ở trẻ em, cho rằng vai trò của các vi khuẩn được coi như là
nguyên nhân gây viêm phổi nặng ở các nước đang phát triển. Những vi khuẩn
7
được coi là nguyên nhân chính gây viêm phổi nặng ở trẻ em, bao gồm Streptococcus
pneumoniae, Staphylococcus aureus, Haemophylus influenzae [109], Nizami S. Q.
(2006) ở Parkistan, Baqui A. H. và cộng sự ở Bangladesh (2007) và một số nghiên
cứu khác trên thế giới cũng cho kết quả tương tự [82], [97], [107], [120], [122].
Virus nguy hiểm gần đây đối với trẻ nhỏ đó là H5N1, gây nên hội chứng hô
hấp cấp tính (SARS) nặng là một bệnh đường hô hấp gây tử vong cao, do một
loại virus thuộc chủng Coronavirus gây nên, sau thời kỳ ủ bệnh từ 4 đến 5 ngày
(dao động từ 2- 14 ngày). Bệnh có biểu hiện sốt cao và có các hội chứng giống
cúm không đặc hiệu như là đau đầu, mệt mỏi và đau mình mẩy. Một số bệnh
nhân có các triệu chứng đường hô hấp nhẹ như ho khan, tiêu chảy, rét run, khó
thở, có thể có viêm phổi không điển hình và tiến triển nặng tới suy hô hấp và tử
vong [138].
1.2.1.2. Yếu tố nguy cơ đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây NKHHC ở trẻ em đó là: Môi trường tự nhiên - xã
hội, hệ thống y tế, kiến thức - thái độ - thực hành (KAP) của bà mẹ và yếu tố sinh học.
* Môi trường tự nhiên - xã hội và hệ thống y tế.
Một số nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ tới nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp
của trẻ em ở các nước đang phát triển đã đưa ra một số yếu tố như sau:
- Yếu tố kinh tế xã hội:
+ Thu nhập: Yếu tố liên quan tới nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp (Acute
Lower Respiratory Infection- ALRI) là rất khác nhau giữa các nước. Mặc dù trẻ
em dưới 5 tuổi ở trên toàn thế giới đều có số đợt NKHHC (Acute Respiratory
Infection - ARI) xấp xỉ nhau (khoảng 5 đợt cho một trẻ trong một năm). Số trẻ
mới mắc viêm phổi hàng năm ở các nước công nghiệp phát triển dao động từ 3
% đến 4 % và ở các nước đang phát triển là 10 % đến 20 %. Sự khác biệt cũng
thấy rõ ngay trong một thành phố hoặc trong một nước. Ở khu vực phía Nam
Brazil, tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp đối với trẻ ở các gia đình
có thu nhập dưới 50 USD một tháng là 12/1000 trẻ; 16 % trong số những đứa
trẻ này vào viện bị nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp xảy ra ở trẻ dưới 20 tháng
tuổi. Trong số trên 600 trẻ, thu nhập gia đình trên 300 USD một tháng, không
có một trường hợp tử vong nào do viêm phổi và chỉ 2 % vào viện vì bị nhiễm
khuẩn hô hấp dưới cấp. Một vài nghiên cứu khác cũng ở Brazil, Ba Lan, cho
thấy trẻ em sống trong gia đình có điều kiện kinh tế thấp thì có nguy cơ nhiễm
khuẩn hô hấp dưới nặng hơn [92], [117], [123].
8
+ Trình độ học vấn của bố, mẹ: Trình độ học vấn thấp của bố, mẹ có liên
quan tới sự gia tăng vào viện và tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp của
trẻ [92], [118].
- Yếu tố môi trường: Yếu tố nguy cơ môi trường được nghiên cứu nhiều
nhất bao gồm phơi nhiễm với khói bụi, nhà ở chật chội đông đúc và nhiệt độ thấp.
+ Ô nhiễm do các chất đốt trong gia đình: Người ta dự tính rằng ở các
nước đang phát triển, 30 % các hộ gia đình ở thành phố và 90 % các hộ gia đình
ở vùng nông thôn sử dụng củi gỗ, rơm rạ và chất thải động vật như là nguồn đốt
chính cho đun nấu, sưởi ấm và nồng độ các chất ô nhiễm trong nhà cao gấp 20
lần so với các nước công nghiệp phát triển. Trẻ em người Mỹ gốc bản địa dưới
2 tuổi phơi nhiễm với lò sưởi đốt bằng củi, có nguy cơ viêm phổi cao gấp 5 lần
so với trẻ cùng tuổi và cùng giới ở những gia đình không dùng lò sưởi này [92].
Nghiên cứu của Jonathan Grigg (2007) về việc đốt các nhiên liệu để nấu ăn và
sưởi ấm trong nhà ở các nước đang phát triển cho thấy, có mối liên quan giữa ô
nhiễm không khí trong nhà ở và gia tăng mắc bệnh đối với nhiễm khuẩn hô hấp
dưới cấp ở trẻ [106]. Nghiên cứu của Jame Kilabuko H. and Satoshi Nakai
(2007) và nghiên cứu của Khin Myat Tun ở Myanmar (2005), cho thấy các nhiên
liệu đốt bằng khí sinh học (gỗ, rác thải nông nghiệp) là nguồn năng lượng chính
của các nước đang phát triển và ảnh hưởng đến NKHHC ở trẻ nhỏ [110], [116].
+ Khói thuốc lá: Mối liên quan giữa khói thuốc và bệnh đường hô hấp ở
trẻ được khẳng định trong nhiều nghiên cứu. Con của người hút thuốc lá có tỷ
lệ mắc bệnh hô hấp cao gấp 1,5 đến 2 lần so với con của những người không
hút thuốc lá. Theo dõi trên 4500 trẻ em Brazil trong 2 năm đầu sau khi sinh chỉ
ra rằng: có sự gia tăng 50 % vào viện do nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp ở trẻ mà
cả bố và mẹ đều hút thuốc so với trẻ mà bố, mẹ không hút thuốc. Một nghiên
cứu khác ở vùng đông bắc Brazil, cho thấy trong số những trẻ vào viện vì viêm
phổi thì trẻ sống trong gia đình có người nghiện thuốc lá chiếm 48 % [92],
[105], [117], [119].
+ Chật trội, đông đúc: Chật trội, đông đúc thường khá phổ biến ở các nước
đang phát triển, đã được khẳng định có liên quan tới các bệnh đường hô hấp. Sự
liên quan chặt chẽ giữa mắc nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp với chật chội, đông
đúc, số người và số con dưới 5 tuổi trong gia đình. Nghiên cứu ở Brazil và một
số nghiên cứu khác cho thấy: gia đình có từ 3 con dưới 5 tuổi trở lên có nguy cơ
tử vong do viêm phổi cao gấp từ 2 đến 5 lần so với gia đình có ít con. [91],
[92], [118], [145].
9
+ Phơi nhiễm với lạnh và ẩm ướt: Nghiên cứu của Simoni M. năm
2005 (Italia) trong 20.016 trẻ cho thấy, nhà ẩm ướt có liên quan đến bệnh
hô hấp của trẻ [132].
- Yếu tố dinh dưỡng: Các yếu tố dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tới nhiễm
khuẩn hô hấp dưới cấp bao gồm cân nặng lúc sinh, tình trạng dinh dưỡng, sữa
mẹ, nồng độ vitamin A và các vi chất dinh dưỡng khác [92], [104], [118].
Nghiên cứu của Wayse (2004), ở Ấn Độ cho thấy thiếu hụt vitamin D và nuôi
con không hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4 tháng đầu là yếu tố nguy cơ đối với
ALRI nặng ở trẻ [142].
+ Cân nặng sơ sinh thấp: Một nghiên cứu ở Anh đã chỉ ra rằng: trẻ em có
cân nặng sơ sinh thấp có nguy cơ mắc NKHHC cao gấp 2 lần trong những năm
đầu sau khi sinh. Kết quả các nghiên cứu đều cho thấy sự gia tăng nguy cơ
tương đối dao động từ 1,5 lần đến 8 lần đối với trẻ có cân nặng sơ sinh thấp.
Trẻ đẻ thiếu tháng và trẻ có cân nặng thấp trong thời kỳ mang thai ở Brazil
cũng có nguy cơ vào viện tương tự vì viêm phổi trong 1, 2 năm đầu sau khi
sinh. Những kết quả trên đã đưa tới kết luận là trẻ em có cân nặng sơ sinh thấp
sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi nặng cao hơn [92], [130], [118].
+ Thiếu sữa mẹ: Một nghiên cứu đã cung cấp thông tin về tử vong đặc
hiệu do nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp liên quan tới trẻ nuôi bằng sữa mẹ, những
trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 3,6 lần so
với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ. Nghiên cứu về sự liên quan giữa sữa mẹ và vào
viện do viêm phổi ở Trung Quốc, Brazil, Canada và Argentina đều chỉ ra rằng trẻ
em không được nuôi bằng sữa mẹ có nguy cơ vào viện cao gấp từ 1,5 đến 4 lần
[92], [130].
Một số tác giả trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu tổng hợp các yếu tố
nguy cơ trên cùng một nhóm cộng đồng: Nghiên cứu của Baker R. J. (2006) cho
thấy, phơi nhiễm với nhiên liệu đốt cháy trong nhà ở do sưởi ấm, nấu ăn, hút
thuốc lá trong gia đình thì tỷ lệ trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp thường gặp
với tần số nhiều hơn so với những trẻ sống trong nhà không có các yếu tố trên
[80]. Nghiên cứu của Broor S. và cộng sự năm 2001 (ở Ấn Độ), phân tích hồi
quy logistic thấy rằng trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, nhiễm khuẩn hô hấp
trên ở mẹ, nhiễm khuẩn hô hấp ở con cái trong nhà, tiêm chủng không đầy đủ
theo tuổi và tiền sử nhiễm khuẩn hô hấp dưới trong gia đình là yếu tố đóng góp
có ý nghĩa của nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp ở trẻ dưới 5 tuổi. Giới tính của trẻ,
tuổi của bố, mẹ, trình độ học vấn của bố, mẹ, số con trong gia đình, loại nhà ở
10
không phải là yếu tố nguy cơ liên quan tới bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp
[87]. Vì vậy việc xác định các yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp
có thể giúp cho giảm gánh nặng bệnh tật.
Nghiên cứu của Macedo S. E. năm 2007 (Phía nam Brazil) và một số tác giả
khác cho thấy, các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh gồm: Giới nam, trẻ dưới 6
tháng tuổi, nhà đông người, trình độ học vấn của người mẹ, thu nhập của gia
đình, tình trạng nhà ở không tốt, không nuôi con bằng sữa mẹ, bà mẹ hút thuốc,
là các yếu tố liên quan đến NKHHC ở trẻ dưới 1 tuổi [92], [113], [117], [123].
* Yếu tố về kiến thức - thái độ - thực hành (KAP) của bà mẹ.
Năm 2006, Chan G. và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu kiến thức, thái độ,
thực hành về sử dụng kháng sinh của các bà mẹ đối với nhiễm khuẩn hô hấp
trên (URTI) ở trẻ em tại Malaysia cho thấy, gần 68 % các bà mẹ trong số họ tin
tưởng rằng kháng sinh rất có ích trong điều trị cảm cúm thông thường, 69 % có
ích cho ho và 76 % có ích cho sốt. Nghiên cứu này chỉ ra rằng các cha mẹ
thường nhận thức sai lệch về sử dụng kháng sinh đối với URTI cấp ở trẻ. Vì
vậy việc nâng cao trình độ học vấn của các ông bố, bà mẹ có thể làm giảm kê
đơn kháng sinh không cần thiết và việc kháng kháng sinh ở cộng đồng [93].
Nghiên cứu của Kauchali S. năm 2004 để đánh giá khả năng nhận biết về
bệnh hô hấp và xác định niềm tin, thái độ, thực hành về NKHHC của các bà mẹ
ở vùng nông thôn Nam Phi cho thấy, nhận thức về nguyên nhân gây bệnh là rất
khác nhau giữa các bà mẹ. Bà mẹ thường sử dụng thuốc đông y điều trị thay thế
cho thuốc tây y, miễn cưỡng khi tìm kiếm sự chăm sóc y tế và sử dụng kháng
sinh không thích hợp. Tác giả đã chỉ ra rằng: Nhận thức của các bà mẹ về
NKHHC còn rất yếu. Vì vậy rất cần thiết kế chiến lược truyền thông giáo dục
sức khoẻ (TT- GDSK) cho các nhân viên y tế về bệnh hô hấp để các bà mẹ tìm
kiếm kịp thời dịch vụ chăm sóc y tế cho con khi bị bệnh hô hấp, chăm sóc hỗ
trợ tại nhà và tuân thủ quy trình sử dụng kháng sinh [108].
* Yếu tố sinh học.
- Giới tính.Trong một số nghiên cứu dựa vào cộng đồng, người ta thấy tỷ
lệ trẻ trai dường như thường hay mắc ALRI cao hơn trẻ gái [82], [92].
- Tuổi. Nghiên cứu chỉ rõ rằng mắc NKHHC nói chung tuơng đối ổn định
trong nhóm trẻ từ 1 đến 5 tuổi, tử vong tập trung ở nhóm trẻ nhỏ. Thực tế,
khoảng một nửa các trường hợp tử vong do bệnh đường hô hấp ở trẻ dưới 5 tuổi
xảy ra chủ yếu ở trẻ 6 tháng đầu sau khi sinh [92].
11
1.2.2. Tại Việt Nam
1.2.2.1. Căn nguyên gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp
Tại Việt Nam, các nghiên cứu cũng cho kết quả tương tự với các nghiên
cứu trên thế giới. Phần lớn NKHHC ở trẻ em là do virus gây ra. Các virus này
có ái lực với đường hô hấp, khả năng lây lan của virus rất dễ dàng, tỷ lệ người
lành mang virus cao, khả năng miễn dịch với virus ngắn và yếu. Các loại virus
thường gặp gây bệnh NKHHC là virus hợp bào hô hấp, virus cúm, á cúm,
adenovirus, rhinovirus, virus đường ruột [52], [16], [61].
Việt Nam là nước đang phát triển, vi khuẩn vẫn đóng vai trò quan trọng
trong việc gây bệnh NKHHC ở trẻ em. Các vi khuẩn thường gặp là phế cầu
(Streptococcus pneumoniae), Haemophilus influenzae, Clamydia, Mycoplasma,
tụ cầu, liên cầu, vi khuẩn đường ruột...và các vi khuẩn khác. Viêm phổi do
Clamydia hay gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Viêm phổi do Pneumocystis có thể
gặp ở trẻ suy dinh dưỡng và trẻ bị HIV/AIDS. Vi khuẩn có thể có sẵn trong
mũi, họng gặp điều kiện thuận lợi có thể gây bệnh hoặc vi khuẩn từ ngoài xâm
nhập vào đường hô hấp, nó gây bệnh trên cơ sở sức đề kháng của cơ thể bị giảm
sút. [26], [52], [56], [16], [61], [67], [69], [71]. Nghiên cứu của Trần Thị Biển
(1997) và Phan Lê Thanh Hương (2004) cho thấy, vi khuẩn gây bệnh NKHHC chủ
yếu là Staphylococcus aureus, Streplococcus pneumonia, Haemophilus influenzae
[11], [50].
Ngoài các nguyên nhân như virus, vi khuẩn, nấm... thì bệnh Lao cũng là
căn nguyên gây nên viêm phổi ở trẻ em [37], [53], [54], [55].
Loại virus nguy hiểm gần đây đối với con người nói chung và trẻ nhỏ nói
riêng đó là H5N1 và H1N1. Đặc điểm của virus H5N1 là bệnh diễn biến nặng, tiến
triển nhanh, khi mắc bệnh thường có các biểu hiện sốt, có các triệu chứng hô
hấp và có yếu tố dịch tễ, không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông
thường và có tỷ lệ tử vong cao [30]. Đối với H1N1 có khả năng lây lan rất
nhanh, khi mắc bệnh này bệnh nhân thường có triệu chứng cúm như ho, sốt,
đau đầu,viêm mũi, viêm phổi, bệnh tiến triển nhanh, không hỗ trợ kịp thời có
thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong [40].
1.2.2.2. Yếu tố nguy cơ đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp
Ở Việt Nam, mặc dù tử vong do viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi đã có
chiều hướng giảm, nhưng ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa viêm phổi
vẫn là nguyên nhân cao nhất trong tử vong trẻ em và các yếu tố nguy cơ cũng
tương tự như nghiên cứu trên thế giới.
12
* Yếu tố về sinh học, môi trường tự nhiên - xã hội
Do trẻ càng nhỏ tuổi càng dễ bị NKHHC, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.
Cân nặng lúc sinh thấp, đẻ non, hoặc suy dinh dưỡng bào thai, trẻ suy dinh
dưỡng, còi xương, thiếu vitaminA hay nhà ở chật chội, ẩm thấp, ảnh hưởng
khói bếp, khói thuốc lá trong nhà có thể làm tỷ lệ mắc bệnh NKHHC tăng lên rõ
rệt. Thời tiết khí hậu thay đổi: NKHHC thường gặp nhiều về mùa Đông - Xuân
và những tháng chuyển mùa. Ngoài ra, CBYT chưa thực hiện xử trí đúng trẻ
mắc NKHHC theo phác đồ quy định, đặc biệt là sử dụng thuốc kháng sinh.
Hiểu biết về các dấu hiệu, cách chăm sóc NKHHC trẻ em của cộng đồng nói
chung và bà mẹ có con nhỏ dưới 5 tuổi nói riêng còn hạn chế, do đó các bà mẹ
hoặc người chăm sóc trẻ phát hiện các dấu hiệu của bệnh chậm nên khi chuyển
đến cơ sở y tế trẻ đã trong tình trạng bệnh rất nặng, nhiều bà mẹ tự ý dùng
thuốc kháng sinh cho trẻ mà không có chỉ định của CBYT [32], [61]. Nghiên
cứu về nguyên nhân tử vong của trẻ do viêm phổi ở vùng Đồng Bằng Sông
Hồng cho thấy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tử vong của trẻ như điều kiện
kinh tế, xã hội, phong tục tập quán, dân trí... Nhưng chủ yếu là trẻ không đến cơ
sở y tế kịp thời, trẻ đến cơ sở y tế nhưng không được điều trị đúng đắn. Kết quả
nghiên cứu đã cho thấy 5,6 % trường hợp đến trạm y tế trong tình trạng bệnh rất
nguy kịch, 39,5 % đến khi bệnh đã nặng, chỉ có 28,8 % bệnh còn nhẹ khi mới
mắc. Điều đáng lưu ý là 26,1 % trẻ chết tại nhà, không được điều trị hoặc gia
đình tự chữa [67].
Nguyễn Thanh Hà (2002): Nghiên cứu nguy cơ dinh dưỡng liên quan đến
NKHHC ở trẻ em dưới một tuổi và một số giải pháp can thiệp ở một số xã
thuộc tỉnh Hà Tây, Hải Hưng, Hà Nội, đã đưa ra kết luận: Trẻ không được bú
sữa mẹ, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ có cân nặng khi sinh thấp, có nguy cơ bị nhiễm
khuẩn hô hấp cao gấp 1,6 đến 2 lần (p < 0,01) so với trẻ bình thường [41].
Nghiên cứu của Hà Văn Thiệu và cộng sự (2003) về một số yếu tố nguy
cơ chủ yếu đến NKHHC ở trẻ dưới 5 tuổi ở Thừa Thiên Huế, cho thấy, phơi
nhiễm khói thuốc lá, suy dinh dưỡng, thiếu sữa mẹ, ăn sam sớm, nghèo đói...là
các yếu tố nguy cơ đến NKHHC của trẻ (p < 0,05) [68].
Năm 2002, Hàn Trung Điền: Nghiên cứu NKHHC ở trẻ dưới 1 tuổi tại
cộng đồng và tác động của TT - GDSK tại Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quảng Trị. Kết quả
cho thấy: Nhóm trẻ nuôi không hoàn toàn bằng sữa mẹ có tỷ lệ lượt mắc viêm
phổi (22,8 %) cao hơn nhóm nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ (19,7 %) với (p< 0,05).
Khả năng nhận biết dấu hiệu NKHHC của bà mẹ còn hạn chế. Đa số bà mẹ chỉ
13
biết dấu hiệu ho, sốt, mệt mỏi, dấu hiệu thở nhanh, khó thở còn ít được bà mẹ
biết. Nguyên nhân cơ bản là do bà mẹ không được truyền thông, ít được tiếp
cận thông tin, nhiều bà mẹ tự mua kháng sinh để chữa cho trẻ và không biết cho
con uống thêm nước khi con mắc NKHHC, một số bà mẹ chỉ đưa trẻ mắc
NKHHC đến cơ sở y tế (CSYT) khi tự chữa tại nhà không khỏi. Giới tính của trẻ,
trình độ học vấn của mẹ, nghề nghiệp của mẹ, số con trong gia đình và tuổi của mẹ
chưa thấy có mối liên quan đến NKHHC của trẻ, với p > 0,05) [36].
* Yếu tố về hệ thống y tế
Năm 2007, theo báo cáo của một số tỉnh như: Hà Tĩnh, Bắc Giang, Phú
Thọ, Hà Nam, Đã Nẵng cho biết, trong thời gian dài chương trình phòng chống
NKHHC trẻ em hầu như không hoạt động, không có kinh phí, không cung ứng
thuốc và trang thiết bị, không đào tạo, tập huấn được cho CBYT xã, NVYTTB
về kiến thức, kỹ năng xử trí trẻ NKHHC và kỹ năng TT - GDSK, sử dụng
kháng sinh không đúng trong điều trị tại các cơ sở y tế (trẻ ho, sốt đơn thuần
còn dùng kháng sinh nhiều), không tổ chức giám sát, vì vậy huấn luyện tại chỗ
hầu như không thực hiện được. Người nuôi trẻ thiếu hiểu biết về bệnh tật và
cách nuôi dưỡng trẻ khi bị bệnh. Đặc biệt thói quen dùng kháng sinh khi trẻ chỉ
có ho, sốt đơn thuần hoặc đau họng là rất phổ biến. Nhiều khi các bà mẹ tự ý
mua thuốc điều trị cho con, không tuân theo hướng dẫn của CBYT [2], [3], [4], [5],
[7], [9], [10].
* Yếu tố về kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của bà mẹ
Lê Thị Nga và cộng sự (1995) tiến hành điều tra kiến thức các bà mẹ dân
tộc Sán Dìu, H’
Mông về bệnh NKHHC trẻ em tại xã Nam Hòa - Đồng Hỷ -
Thái Nguyên và Cán Tỷ- Quản Bạ - Hà Giang đã đánh giá thực trạng kiến thức
của các bà mẹ về bệnh nhiễm khuẩn hô hấp nhìn chung còn hạn chế, đặc biệt
các bà mẹ dân tộc H’
Mông có kiến thức kém hơn các bà mẹ dân tộc Sán Dìu cụ
thể là: Không biết xử trí khi trẻ bị ho đơn thuần: 65,85 % (H’
Mông) so với 60,4 %
(Sán Dìu), không biết các dấu hiệu sớm của viêm phổi: 100 % (H’
Mông) so với
55,06 % (Sán Dìu), không biết được sự nguy hiểm của viêm phổi: 94,31%
(H’
Mông) so với 55,06 % (Sán Dìu), không biết sử dụng kháng sinh khi trẻ bị
viêm phổi: 91,13 % (H’
Mông) so với 58,99 % (Sán Dìu), không biết các triệu chứng
cần thiết để đưa trẻ đến viện: 100 % (H’
Mông) so với 37,64 % (Sán Dìu) [57].
14
Nguyễn Thị Thanh Hương và cộng sự (2008): Nghiên cứu thực hành chăm sóc
tại nhà trẻ dưới 5 tuổi bị NKHHC của các bà mẹ tại huyện Quảng Trạch, Quảng
Bình cho thấy, tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức tốt về NKHHC còn thấp (34 %) [49].
Tóm lại: Các nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam đã đề cập đến một
số yếu tố nguy cơ dẫn đến NKHHC như: Môi trường tự nhiên xã hội, hệ
thống y tế, kiến thức; thái độ; thực hành của bà mẹ và yếu tố sinh học.
Nhưng ở khu vực miền núi còn ít nghiên cứu đề cập đến, đây cũng là vấn đề
mà chúng tôi cần suy nghĩ và quan tâm.
1.3. Một số giải pháp can thiệp phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp được
thực hiện trên Thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình trên Thế giới
1.3.1.1. Nhóm can thiệp tác động vào hành vi của các bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ
Năm 2004, Kauchali S. đã tiến hành điều tra về kiến thức của các bà mẹ
về NKHHC ở trẻ em dưới 5 tuổi ở vùng nông thôn Nam Phi, kết quả cho thấy,
các bà mẹ thiếu kiến thức về chăm sóc trẻ, vì vậy, cần thiết phải xây dựng kế
hoạch can thiệp bằng TT- GDSK, nâng cao khả năng tìm kiếm kịp thời dịch vụ
y tế cho con khi bị bệnh hô hấp, chăm sóc hỗ trợ tại nhà và tuân thủ quy trình
sử dụng kháng sinh nhằm giảm tỷ lệ NKHHC ở trẻ nhỏ [108].
Năm 2008, Luque J. S. và cộng sự đã tiến hành xác định các yếu tố hành vi
tìm kiếm dịch vụ y tế của người chăm sóc trẻ đối với trẻ bị NKHHC. Kết quả cho
thấy, những người chăm sóc trẻ thường thiếu hiểu biết về các dấu hiệu nhiễm
khuẩn hô hấp dưới nặng. Vì vậy các tác giả đưa ra khuyến cáo rằng các chiến
dịch về y tế công cộng cần được tiến hành tại các hộ gia đình thích hợp hơn để
nâng cao hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế đối với trẻ bị NKHHC [112]. Nghiên cứu
của Vitolo M. R. ở Brazil (2008) về đánh giá hiệu quả của tư vấn tại nhà đối với
bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ và ăn sam trong việc giảm các triệu chứng hô hấp ở
trẻ dưới 12 tháng cho thấy, nguy cơ mắc các triệu chứng hô hấp ở nhóm can
thiệp là 41 %, thấp hơn so với nhóm chứng, số cần được điều trị thấp hơn ở
nhóm can thiệp (6,1 %), tần suất mắc bệnh ở nhóm can thiệp ít hơn và nuôi con
bằng sữa mẹ nhiều hơn, ăn sam muộn cũng nhiều hơn và tỷ lệ sử dụng thuốc
kháng sinh thấp hơn ở nhóm can thiệp. Kết quả đã chỉ rõ rằng chương trình giáo
dục dinh dưỡng trong năm đầu sau khi trẻ mới ra đời có ảnh hưởng rất lớn đến
giảm các bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ [141].
Năm 2004, Philippa Madge và Butler C. đã phát triển can thiệp bằng giáo
dục sức khỏe đối với các bệnh hô hấp ở trẻ em cho thấy, giáo dục sức khỏe đã
15
giúp cho các gia đình có kiến thức, thái độ, niềm tin cần thiết cũng như các kỹ
năng để quản lý điều trị bệnh có hiệu quả [124], [90].
Nghiên cứu của Razon Y. và cộng sự (2005) về ảnh hưởng của can thiệp
bằng giáo dục sức khoẻ với việc kê đơn thuốc kháng sinh đối với nhiễm khuẩn
hô hấp trên ở trẻ. Nghiên cứu trước - sau được tiến hành ở 5 trung tâm y tế ở
Israel cho thấy, việc sử dụng kháng sinh đối với NKHHC trên giảm từ 13,8 %
xuống còn 11,5 % (p< 0.05). Tác giả nhận định rằng, can thiệp bằng giáo dục
sức khoẻ có thể cải tiến được thực hành kê đơn thuốc kháng sinh đối với trẻ bị
nhiễm khuẩn hô hấp và giảm sử dụng kháng sinh không cần thiết [126].
1.3.1.2. Nhóm tác động vào hệ thống y tế chăm sóc trẻ
- Lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh (IMCI), biện pháp can thiệp được đưa ra
gần đây của Tổ chức Y tế khu vực Châu Mỹ trong việc nâng cao sức khỏe của
trẻ. Vấn đề lồng ghép các chiến lược quản lý điều trị bệnh vào một giải pháp là
rất quan trọng trong việc dự phòng và khống chế bệnh ở trẻ nhỏ. Chiến lược
IMCI cũng bao gồm phòng bệnh và hoạt động nâng cao sức khỏe. Như vậy,
việc kiểm soát bệnh hô hấp ở trẻ dưới 5 tuổi là một trong những thành phần chủ
yếu của chiến lược IMCI. Áp dụng chiến lược IMCI tạo điều kiện dễ dàng cho
việc xác định tất cả trẻ có bất kỳ một dấu hiệu nào của nhiễm khuẩn hô hấp,
đánh giá và phân loại chúng về tình trạng nặng của bệnh và liệu pháp điều trị.
Nó cho phép phân biệt giữa trẻ cần vào viện điều trị, trẻ cần sử dụng kháng sinh
và trẻ có thể chỉ cần chăm sóc tại nhà, nâng cao kiến thức cho các ông bố, bà
mẹ về chăm sóc trẻ tại nhà và về các dấu hiệu cảnh báo sớm việc tìm kiếm sự
giúp đỡ từ nhân viên y tế [83]. Kết quả nghiên cứu năm 2001 của Ali M. và
cộng sự về ảnh hưởng của việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe lên tử
vong do nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp ở trẻ em vùng nông thôn Bangladesh đã
chỉ ra rằng: Tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp là thấp hơn trong
khu vực có chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp dựa vào cộng
đồng so với vùng không có. Vậy, lợi ích của chương trình kiểm soát nhiễm
khuẩn hô hấp dưới cấp dựa vào cộng đồng, nâng cao việc tiếp cận đối với dịch
vụ y tế nên được triển khai áp dụng ở các khu vực nông thôn khác ở
Bangladesh, nhằm giảm tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp [78].
Nghiên cứu can thiệp sớm chỉ ra rằng, việc quản lý điều trị bệnh tại cộng
đồng bởi các nhân viên y tế có ảnh hưởng rất lớn đến tử vong do viêm phổi.
Phân tích gộp về viêm phổi dựa vào cộng đồng ước tính thấy giảm 20 % tử
vong ở trẻ < 1 tuổi và giảm 24 % tử vong trẻ dưới 5 tuổi do mọi nguyên nhân.
16
Nhân viên y tế cộng đồng có thể quản lý điều trị viêm phổi không biến chứng ở
tại cộng đồng.Việc quản lý bệnh mà họ tiến hành bao gồm phân loại NKHHC
dựa trên dấu hiệu tăng nhịp thở, rút lõm lồng ngực, điều trị viêm phổi bằng
kháng sinh đối với các ca nhẹ, chuyển viện các ca bệnh nặng tới các cơ sở điều
trị thích hợp [144]. Sylla A. (2007) đã tiến hành đánh giá chất lượng quản lý
theo dõi điều trị của nhân viên y tế có trình độ thấp ở 4 huyện của Senegal sau
một năm theo dõi. Tác giả đưa ra nhận định: Nhân viên y tế trình độ thấp được
đào tạo lại có thể áp dụng theo tiêu chuẩn đánh giá của WHO. Họ có thể giúp
đỡ việc chăm sóc có liên quan tới trẻ bị ARI ở cộng đồng. Tuy nhiên cần phải
nhấn mạnh rằng nhân viên y tế cộng đồng phải nhận biết được các dấu hiệu
bệnh nặng sớm và theo dõi các ca nặng [137].
Nghiên cứu của David R. và cộng sự (2008) đã đề cập đến quản lý điều trị
viêm phổi tại cộng đồng. Điều tra của các chuyên gia ở 57 nước thuộc Châu Phi
và Châu Á, có tỷ lệ trẻ tử vong cao nhất để đánh giá các chính sách y tế hiện
hành, can thiệp và lập kế hoạch quản lý điều trị các ca viêm phổi tại cộng đồng
cho thấy, quản lý điều trị các ca viêm phổi tại cộng đồng bởi các nhân viên y tế
làm việc tại cộng đồng là một chiến lược có tính khả thi và hiệu quả, nhất là đối
với các vùng mà người dân khó tiếp cận đối với các dịch vụ y tế [98].
1.3.1.3. Nhóm tác động vào môi trường tự nhiên - xã hội
Thông tin về các yếu tố nguy cơ, cùng với tính khả thi và xem xét chi phí
là rất cần thiết cho chiến lược dự phòng viêm phổi. Các yếu tố nguy cơ về mặt
nhân khẩu học như là tuổi, giới có thể là quan trọng trong việc xác định nhóm
nguy cơ cao, tuy nhiên không thể kiểm nghiệm bằng biện pháp can thiệp. Yếu
tố kinh tế xã hội cũng là yếu tố quyết định chiếm tỷ lệ lớn gánh nặng của
NKHHC, tuy nhiên những biện pháp can thiệp chống lại các yếu tố như thu
nhập thấp, trình độ học vấn thấp nằm ngoài sự kiểm soát của ngành y tế. Trong
các yếu tố môi trường như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, chật chội, đông
đúc có liên quan chặt chẽ với mắc bệnh đường hô hấp ở trẻ. Biện pháp can thiệp
có tính khả thi và hiệu quả nhất để giảm NKHHC là chiến dịch chống hút thuốc
lá và cải tiến các lò đốt, tăng khả năng tiếp cận của người nghèo đối với nhiên
liệu sạch, cải thiện điều kiện nhà ở [119].
1.3.1.4. Nhóm yếu tố sinh học
Năm 2004, Michael Ostapchuk M. D. và một số tác giả khác đã tiến hành
nghiên cứu viêm phổi mắc phải cộng đồng ở trẻ em cho thấy, gây miễn dịch
17
cho trẻ là biện pháp dự phòng có hiệu quả nhất đối với viêm phổi ở trẻ em. Viện
Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo cần phải gây miễn dịch cho tất cả trẻ từ
6 tháng đến 23 tháng tuổi và đây là biện pháp có tính khả thi và kinh tế nhất
[83], [109], [114]. Sunil Sazawal và một số tác giả đã nghiên cứu về tình hình
mắc NKHHC, đã đưa ra nhận định: Việc bổ sung kẽm trong khẩu phần ăn đã
làm giảm một cách có ý nghĩa tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở trẻ trước tuổi đi
học. Ảnh hưởng của bổ sung dầu gan cá tuyết và vitamin - chất khoáng lên
nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em cho thấy, thuốc dung nạp tốt, được các ông bố, bà
mẹ chấp nhận và giảm số lần đi đến khám bác sĩ. Dùng viên tỏi "allicor" có
hiệu quả trong việc dự phòng không đặc hiệu đối với bệnh NKHHC ở trẻ em và
không có tác dụng phụ. Sử dụng nước súc miệng Tomicid trong dự phòng
NKHHC do liên cầu ở nhóm trẻ trước tuổi đi học sẽ làm giảm tỷ lệ NKHHC ở
trẻ [79], [86]. [111], [135]. Sutanto A (2002), nghiên cứu tỷ lệ mới mắc
NKHHC và tử vong ở trẻ dưới 2 tuổi ở Indonesia cho thấy, tỷ lệ mới mắc viêm
phổi là cao ở vùng này. Việc can thiệp vào cộng đồng này tốt nhất là sử dụng
vacxin để phòng viêm phổi và gia tăng khả năng tiếp cận của trẻ đối với hệ
thống chăm sóc y tế [136].
Năm 2006, Del-Rio-Navarro B. E. và cộng sự đã tiến hành xác định hiệu
quả và tính an toàn của các thuốc kích thích miễn dịch trong dự phòng NKHHC
trẻ em. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, thuốc kích thích miễn dịch làm giảm tỷ lệ
mới mắc NKHHC ở trẻ em tới 40 %, tính an toàn của thuốc tốt [99].
Năm 2005, Zielnik-Jurkiewicz B. và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của
Broncho-Vaxom trong dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp tái phát ở trẻ em. Kết quả
cho thấy, trẻ được điều trị bằng Broncho-Vaxom, tần số mắc bệnh giảm một
cách có ý nghĩa và thời gian mắc bệnh ngắn hơn so với nhóm chứng. Nghiên
cứu đã chỉ rõ rằng điều trị bằng Broncho-Vaxom có hiệu quả cao trong dự
phòng nhiễm khuẩn hô hấp tái phát ở trẻ [147].
1.3.2. Tình hình tại Việt Nam
1.3.2.1. Nhóm tác động đến hành vi của bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ
Năm 2002, Hàn Trung Điền nghiên cứu NKHHC ở trẻ dưới 1 tuổi tại
cộng đồng và tác động của TT - GDSK tại địa bàn một số xã của các tỉnh
Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quảng Trị. Kết quả cho thấy, kiến thức và thực hành
của bà mẹ đối với NKHHC sau can thiệp đã được cải thiện so với trước can
thiệp và so với nhóm chứng [36].
18
Năm 2003, Đàm Khải Hoàn và cộng sự đã tiến hành thử nghiệm mô hình
giáo viên < cắm bản > tham gia TT- GDSK sinh sản cho phụ nữ ở các bản vùng
cao huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, kết quả cho thấy kiến thức và thái độ
của người dân về chăm sóc bà mẹ trước sinh sau can thiệp tăng hơn so với trước
can thiệp và nhóm chứng với p<0,01 [46].
1.3.2.2. Nhóm can thiệp tác động đến hệ thống y tế
Chăm sóc sức khỏe ban đầu là biện pháp đầu tiên để đạt được “sức khỏe
cho mọi người”, điều đó liên quan rất nhiều đến việc nâng cao sức khỏe và giáo
dục sức khỏe. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Chuẩn
quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001 – 2010” đã chỉ rõ: 100 % cán bộ trạm y tế và
NVYTTB được bồi dưỡng kiến thức và có kỹ năng cơ bản về TT- GDSK. Thực
hiện tư vấn và TT- GDSK lồng ghép tại trạm y tế, cộng đồng và gia đình, giáo
dục sức khỏe qua hệ thống loa truyền thanh xã, tổ chức tham gia phối hợp với
các buổi họp cộng đồng tại thôn, bản để TT-GDSK cho nhân dân, ... [24], [25],
[70]. Để giảm tỉ lệ mắc bệnh, tỉ lệ tử vong, mức độ nặng và tàn phế do bệnh tật,
góp phần cải thiện sự phát triển của trẻ em. Chiến lược lồng ghép chăm sóc trẻ
bệnh (viết tắt là IMCI - Integrated Management of Childhood Illness Strategy)
do TCYTTG (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phát động.
Chiến lược hiện đang được triển khai ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới,
bao gồm cả các biện pháp can thiệp điều trị và can thiệp dự phòng đó là: Cải
thiện kỹ năng xử trí trẻ bệnh của cán bộ y tế và cải thiện hoạt động chăm sóc
sức khỏe tại gia đình và cộng đồng [27], [28]. Quá trình phân loại và xử trí trẻ
bệnh theo IMCI ở tuyến y tế cơ sở bao gồm: Đánh giá, phân loại và xác định
điều trị để chuyển đi bệnh viện điều trị, khuyến khích cha mẹ tham gia một cách
tích cực vào việc điều trị trẻ. Chỉ dẫn cho bà mẹ cách cho trẻ uống thuốc và
điều trị nhiễm khuẩn tại chỗ, tham vấn cho gia đình về cách điều trị tại nhà,
cách cho ăn, uống và khi nào cần đưa trẻ đến khám lại [31], [22], [23], [35].
Bộ y tế khuyến cáo giải pháp thực hiện như: Củng cố hệ thống tổ chức từ
tuyến trung ương đến tỉnh, huyện và xã, các tuyến có ban điều hành hoặc ban
chỉ đạo để triển khai các hoạt động có chất lượng và hiệu quả [31]. Nâng cao
năng lực cho cán bộ y tế trong hệ thống quản lý, chuyên môn kỹ thuật từ tuyến
trung ương đến tuyến tỉnh, khả năng xử trí NKHHC cho cán bộ y tế ở tuyến xã,
phường theo phác đồ như: Kỹ năng đánh giá, phân loại, xử trí NKHHC, cung
cấp các phương tiện trang thiết bị tối thiểu, tài liệu, phác đồ về chuyên môn và
19
thuốc để phục vụ chẩn đoán và điều trị cho trẻ em ở tuyến xã và huyện, giám
sát, lượng giá hoạt động phòng chống NKHHC [31], [61].
Năm 2007, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi trung ương đề xuất một số các
giải pháp, hoạt động cụ thể cho phòng chống NKHHC như sau:
Đảm bảo đủ kinh phí cho các mặt hoạt động của chương trình như: Đào
tạo, giám sát, truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, nâng cao kiến thức cho cán
bộ y tế cơ sở bằng cách tăng cường đào tạo tập huấn, hội thảo, tư vấn cho các
bà mẹ nuôi con tại nhà khi trẻ bị bệnh, đồng thời nâng cao kỹ năng truyền thông
cho NVYTTB để thực hiện truyền thông có chất lượng và hiệu quả. Duy trì
công tác kiểm tra giám sát thường xuyên và kiểm tra giám sát định kỳ, từ đó
giúp đỡ y tế cơ sở giải quyết các vấn đề còn tồn tại, tháo gỡ những khó khăn
vướng mắc gặp phải. Huy động các tổ chức chính quyền, các ban ngành đoàn
thể, đặc biệt là Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên tham gia hoạt động chương trình,
nhằm hạ thấp tình trạng trẻ mắc bệnh và mắc bệnh nặng, giảm tỷ lệ tử vong một
cách thấp nhất [2], [3] [4], [5], [7].
1.3.2.3. Nhóm tác động đến môi trường tự nhiên – xã hội
Kết quả hoạt động của mô hình huy động cộng đồng cải thiện hành vi vệ
sinh môi trường cho người dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cho thấy, có sự thay đổi hành vi vệ sinh môi trường như
kiến thức tăng 63 %, thái độ tăng 33,2 %, thực hành tăng 14,5 %. Sau can thiệp có sự
thay đổi rõ rệt, nhất là tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh tăng 26,5 % [45].
1.3.2.4. Yếu tố sinh học
Năm 2007, Nguyễn Tiến Dũng, Lê Thị Hoàn và cộng sự nghiên cứu hiệu
quả và tính an toàn của Broncho-Vaxom trong dự phòng NKHHC ở trẻ em trên
địa bàn Hà Nội, kết quả cho thấy, nhóm dùng thuốc Broncho-Vaxom có số đợt
mắc NKHHC trung bình là 2,1± 1,28 thấp hơn so với nhóm chứng là 4,5 ± 1,83
(p<0,01). Số đợt mắc NKHHC ở nhóm dùng thuốc giảm được 52,6 % so với
nhóm chứng. Số đợt mắc NKHHC trên trung bình ở nhóm dùng thuốc là 1,8 ± 1,12,
thấp hơn so với nhóm chứng là 3,3 ± 1,57 và tỷ lệ giảm được là 45,4 % (p < 0,05).
Tương tự như vậy, số đợt mắc NKHHC dưới ở nhóm dùng thuốc là 0,3 ± 0,76
so với nhóm chứng là 1,2 ± 1,16 (p < 0,01) và tỷ lệ giảm được là 75,0 %. Trong
nhóm dùng thuốc có tới 13,4 % bệnh nhi không bị một đợt NKHHC nào, còn ở
nhóm chứng không có trường hợp nào là không bị bệnh trong 6 tháng theo dõi.
Có 26,7 % trẻ được dùng Broncho- Vaxom không phải dùng thuốc kháng sinh
20
trong 6 tháng. Ngược lại ở nhóm chứng thì 100 % phải dùng kháng sinh. Số đợt
phải sử dụng kháng sinh trung bình ở nhóm dùng thuốc chỉ là 1,8 ± 1,12, giảm
rõ rệt so với nhóm chứng là 3,4 ± 1,54 (p < 0,01). Như vậy tỷ lệ giảm kháng
sinh tương ứng là 69,7 % và trong các trường hợp sử dụng Broncho- Vaxom,
không có một trường hợp nào có tác dụng không mong muốn. Kết quả nghiên
cứu đã chỉ rõ Broncho- Vaxom có tác dụng làm giảm tần xuất mắc NKHHC và
nhu cầu sử dụng kháng sinh ở các trẻ bị NKHHC tái phát nhiều lần, thuốc an
toàn và dung nạp tốt [39].
Tóm lại: Để giảm tỷ lệ mắc và tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, Thế giới và Việt
nam đã tập trung vào các giải pháp như: Chính sách, nâng cao năng lực cho cán
bộ y tế và NVYTTB, huy động cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe trẻ em nói
chung và phòng chống bệnh NKHHC nói riêng, Vì vậy cần vận dụng huy động
cộng đồng, quản lý và điều trị NKHHC dựa vào cộng đồng vào nghiên cứu ở
khu vực miền núi, vùng cao, người dân tộc thiểu số và đây cũng là tiền đề để
chúng tôi nghiên cứu sau này.
21
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Nghiên cứu mô tả
Trẻ dưới 5 tuổi, bà mẹ có con dưới 5 tuổi, hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi.
2.1.2. Nghiên cứu can thiệp
Trẻ dưới 5 tuổi, bà mẹ có con dưới 5 tuổi, hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi,
lãnh đạo cộng đồng, cán bộ y tế xã và nhân viên y tế thôn bản.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Hình 2.1. Bản đồ địa điểm nghiên cứu – huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
- Tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Chợ Mới là một huyện miền núi
vùng cao, dân số huyện là 36.193 người, gồm 16 xã, có 9 dân tộc sinh sống:
Kinh, Tày, Nùng, Dao, H'Mông, Hoa, Sán chí, Cao lan, Mường... Trong đó dân
tộc thiểu số chiếm khoảng 80 % dân số toàn huyện.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12 năm 2006 đến tháng 1 năm 2009
và được chia làm hai giai đoạn:
22
* Giai đoạn 1: Điều tra trước can thiệp (TCT): Tháng 12 năm 2006: Điều
tra cắt ngang để tìm hiểu thực trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp và một số yếu tố
liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp ở trẻ dưới 5 tuổi.
* Giai đoạn 2: Can thiệp (CT): Từ tháng 1/2007 đến tháng 12/2008 và
đánh giá sau can thiệp (SCT): Tháng 1/2009.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
2.3.1.1. Thiết kế nghiên cứu mô tả (giai đoạn 1): Áp dụng phương pháp nghiên
cứu mô tả dịch tễ học với thiết kế mô tả cắt ngang có phân tích
Tiến hành mô tả theo phương pháp khám lâm sàng để đánh giá thực trạng
NKHHC và phân tích một số chỉ số: Điều kiện vệ sinh nhà ở, tiêm chủng, cai
sữa của trẻ, kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của bà mẹ tại cộng đồng để xác
định một số yếu tố có liên quan đến NKHH dưới cấp.
Sơ đồ 2.1. Tổ chức nghiên cứu mô tả thực trạng và phân tích tình hình
nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp với yếu tố liên quan
- Trẻ được chọn vào nghiên cứu
- Bà mẹ, hộ gia đình của trẻ trong diện nghiên cứu
Điều tra cắt ngang
- Thực trạng vi khí hậu, vi khuẩn gây bệnh
- Xác định thực trạng NKHHC
- Thực trạng một số yếu tố: Kinh tế, học
vấn mẹ, điều kiện vệ sinh nhà ở, KAP của
bà mẹ, tiêm chủng, cai sữa của trẻ.
Nghiên cứu
ngang, mô tả
Nhóm trẻ mắc
NKHH dưới cấp
Nhóm trẻ không mắc
NKHH dưới cấp
Phân tích
Nhóm có yếu
tố liên quan
Nhóm không
có yếu tố liên
quan
Nhóm có yếu
tố liên quan
Nhóm không
có yếu tố liên
quan
ơ
So sánh
23
2.3.1.2. Thiết kế nghiên cứu can thiệp (giai đoạn 2): Can thiệp trước - sau, có
nhóm chứng
Sơ đồ 2.2. Mô hình đánh giá sau can thiệp
Thăm hộ
gia đình
Thăm hộ
gia đình
Thăm hộ
gia đình
Thăm hộ
gia đình
Thăm hộ
gia đình
(lần cuối)
Can thiệp
2 tuần 2 tuần 2 tuần . . .
Thời gian 24 tháng
Sơ đồ 2.3. Mô hình theo dõi dọc mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ
Nhóm
can thiệp
Nhóm đối
chứng
Nhóm
can thiệp
Nhóm đối
chứng
So sánh sau can thiệp
So sánh trước can thiệp
Bắt đầu thăm hộ gia đình của nhóm can thiệp (1)
Đánh giá hiệu quả
- KAP của bà mẹ
- Các yếu tố liên quan
- Các tỷ lệ mắc NKHHC
NGHIÊN CỨU
CAN THIỆP
So sánh trước - sau
24
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu
2.3.2.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu mô tả
* Cỡ mẫu nghiên cứu mô tả, được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho ước
lượng một tỷ lệ trong quần thể [47].
( )
( )
2
21
2
p 1 p
n Z
p.
α−
−
=
ε
Trong đó: n: cỡ mẫu cần có; Z (1- α/2): Hệ số giới hạn tin cậy với α= 0,05
( )1 1,96
2
Z α− =
- Cỡ mẫu mô tả cho trẻ:
p: Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp = 39,7 % [68].
q: 1- p = 0,603
ε: Sai số mong muốn, độ chính xác tương đối, chọn ε = 7,5 % của tỷ lệ p
Thay vào công thức ta có: n = 1038 trẻ
Cỡ mẫu tối thiểu cần đạt trong nghiên cứu mô tả là 1038 trẻ. Thực tế chúng tôi
điều tra được 1152 trẻ. Như vậy tổng số mẫu trong nghiên cứu mô tả là 1152 trẻ.
- Cỡ mẫu mô tả cho bà mẹ:
Điều tra toàn bộ các bà mẹ của trẻ dưới 5 tuổi trong diện điều tra
- Cỡ mẫu mô tả cho hộ gia đình:
Điều tra toàn bộ các hộ gia đình của trẻ dưới 5 tuổi trong diện điều tra
- Cỡ mẫu mô tả xét nghiệm vi khuẩn:
P: Tỷ lệ trẻ mắc NKHHC, xét nghiệm có Haemophilus influenzae=47 % [50]
q: 1- p = 0,53
ε: Sai số mong muốn, độ chính xác tương đối, chọn ε = 25 % của tỷ lệ p
Thay vào công thức ta có: n= 70 trẻ
Cỡ mẫu tối thiểu cần đạt cho xét nghiệm vi khuẩn ở trẻ là 70 trẻ. Thực tế
chúng tôi xét nghiệm toàn bộ trẻ mắc NKHHC tại xã Nông Hạ, kết quả thu
được là 71 trẻ.
* Cỡ mẫu đo vi khí hậu ở hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi, được tính theo
công thức cỡ mẫu cho ước tính một giá trị trung bình trong quần thể [47].
( )
2
2
21
2
S
n Z
X.
α−
=
ε
Trong đó: ( )1 1,96
2
− =Z α
25
X : Nhiệt độ trung bình trong nhà = 29,110
C; s: Độ lệch chuẩn = 1,41 [42]
ε: Mức sai lệch tương đối giữa tham số mẫu và tham số quần thể, chọn ε = 0,01
Thay vào công thức ta có: n = 90 hộ gia đình
Cỡ mẫu tối thiểu cần đạt cho đo vi khí hậu là 90 hộ. Thực tế chúng tôi đo
được 100 hộ gia đình.
* Kỹ thuật chọn mẫu:
Chọn mẫu chủ đích: Huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Ước tính trung bình mỗi xã có khoảng 150 trẻ dưới 5 tuổi. Với cỡ mẫu tối
thiểu 1038 trẻ, từ đó chọn 8 xã vào nghiên cứu theo phương pháp ngẫu nhiên
đơn, trong đó 2 xã đặc biệt khó khăn là Như Cố, Bình Văn và 6 xã miền núi:
Quảng Chu, Yên Đĩnh, Thanh Bình, Nông Hạ, cao Kỳ, Hòa Mục [75]
- Chọn xã nghiên cứu theo cách:
Lập danh sách các xã trong toàn huyện và chia làm 2 nhóm: Nhóm các xã
vùng đặc biệt khó khăn (khu vực III: 7 xã ), và nhóm các xã miền núi (khu vực II: 9 xã):
Do nguồn lực hạn chế, vì vậy chỉ có thể chọn ngẫu nhiên 2 xã thuộc vùng đặc
biệt khó khăn vào nghiên cứu và 6 xã miền núi. Chọn ngẫu nhiên bằng phương
pháp bốc thăm, kết quả gồm: Các xã đặc biệt khó khăn (Như cố, Bình Văn), các
xã miền núi (Quảng Chu, Yên Đĩnh, Thanh Bình, Nông Hạ, Cao Kỳ, Hòa Mục).
- Cách chọn mẫu trẻ vào nghiên cứu: Lập danh sách trẻ dưới 5 tuổi trong 8
xã nghiên cứu, thông qua sổ theo dõi của trạm y tế, tổng số có 1275 trẻ. Nhóm
nghiên cứu tiến hành điều tra dựa theo danh sách trên, kết quả thu được 1152
trẻ vào diện nghiên cứu (chiếm 90,4 % theo danh sách), những trường hợp còn
lại không điều tra được do vắng mặt, hoặc sai lệch thông tin theo danh sách.
- Cách chọn mẫu hộ gia đình đo vi khí hậu: Chọn chủ đích 2 xã trong 8 xã
nghiên cứu (Nông Hạ và Thanh Bình) để nghiên cứu. Lập danh sách các hộ gia
đình có trẻ dưới 5 tuổi của 2 xã, tổng số có 318 hộ, cỡ mẫu cần nghiên cứu là
90 hộ, vậy khoảng cách mẫu: k = 318: 90 = 3,5 hộ --> Kết quả thu được 100 hộ
gia đình vào diện nghiên cứu theo khoảng cách mẫu (dựa vào danh sách cứ
cách 3 hộ gia đình thì lấy 1 hộ vào nghiên cứu).
2.3.2.2. Phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp
* Cỡ mẫu can thiệp được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho kiểm định
sự khác nhau giữa 2 tỷ lệ [47].
( )
( ) ( )
( )
1 1 2 22
, 2
1 2
1 1p p p p
n Z
P P
− + −
=
−
α β
26
- Cỡ mẫu can thiệp cho bà mẹ:
Kết quả nghiên cứu giai đoạn 1 của đề tài cho thấy:
p1: Tỷ lệ bà mẹ hiểu biết dấu hiệu thở nhanh trước can thiệp là 29,8 %
p2: Tỷ lệ bà mẹ hiểu biết dấu hiệu thở nhanh sau can thiệp, mong muốn là 39 %
Vậy: p1 = 0,298 ; p2 = 0,39
q1 = 1- p1: Tỷ lệ bà mẹ không hiểu biết được dấu hiệu thở nhanh trước can thiệp
q1 = 1- 0, 298 = 0,702
q2 = 1- p2: Tỷ lệ bà mẹ không hiểu biết được dấu hiệu thở nhanh sau can thiệp
q2 = 1- 0,39 = 0.61
α: xác suất sai lầm loại 1
ß: xác suất sai lầm loại 2
2
( , )
Z α β
: Tra từ bảng ứng với giá trị α, ß [47]: α = 0.05, ß = 0,10 thì 2
( , )
Z α β
= 10,5
Thay vào công thức ta có: n = 554 bà mẹ.
Như vậy để đảm bảo tính đạo đức trong nghiên cứu, chúng tôi sẽ tiến hành
can thiệp toàn bộ các bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở 4 xã can thiệp.
- Cỡ mẫu can thiệp cho trẻ dưới 5 tuổi:
Kết quả nghiên cứu giai đoạn 1 của đề tài cho thấy:
p1: Tỷ lệ trẻ NKHHC trước can thiệp là 40,2 %
p2: Tỷ lệ trẻ NKHHC sau can thiệp mong muốn là 30 %
Vậy: Vậy: p1 = 0,402 ; p2 = 0,30
q1 = 1- p1: Tỷ lệ trẻ không mắc NKHHC trước can thiệp
q1 = 1- 0,402 = 0,598
q2 = 1- p2: Tỷ lệ trẻ không mắc NKHHC sau can thiệp
q2 = 1- 0,30 = 0,70
2
( , )
Z α β
: Tra từ bảng ứng với giá trị α, ß [47]: α = 0.05, ß = 0,10 thì 2
( , )
Z α β
= 10,5
Thay số vào ta có: n = 455 trẻ
Như vậy để đảm bảo tính đạo đức trong nghiên cứu, chúng tôi sẽ tiến hành
can thiệp toàn bộ trẻ dưới 5 tuổi ở 4 xã can thiệp.
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY

More Related Content

What's hot

Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt namNghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt namBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thực hành cộng đồng II 2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II   2016 - ctumpThực hành cộng đồng II   2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II 2016 - ctumpalexandreminho
 
Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số score
Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số scoreSàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số score
Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số scoreTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄMDỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄMSoM
 
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc môngThực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mônghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Chăm sóc bn tăng huyết áp
Chăm sóc bn tăng huyết ápChăm sóc bn tăng huyết áp
Chăm sóc bn tăng huyết ápebookedu
 
khao sat dieu tra dich te hoc
khao sat dieu tra dich te hockhao sat dieu tra dich te hoc
khao sat dieu tra dich te hocThanh Liem Vo
 
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU  Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU  Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...TBFTTH
 
1. Điều trị Đái tháo đường - ADA - 2023.pdf
1. Điều trị Đái tháo đường - ADA - 2023.pdf1. Điều trị Đái tháo đường - ADA - 2023.pdf
1. Điều trị Đái tháo đường - ADA - 2023.pdfThanhPham321538
 
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồngCông tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồngTrường Bảo
 
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Nguyen Khue
 
SÀNG LỌC
SÀNG LỌCSÀNG LỌC
SÀNG LỌCSoM
 
Thuc trang nhiem khuan benh vien va mot so yeu to lien quan tai benh vien da ...
Thuc trang nhiem khuan benh vien va mot so yeu to lien quan tai benh vien da ...Thuc trang nhiem khuan benh vien va mot so yeu to lien quan tai benh vien da ...
Thuc trang nhiem khuan benh vien va mot so yeu to lien quan tai benh vien da ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...Nguyen Khue
 
Dich tễ học Bệnh lây qua đường hô hấp
Dich tễ học Bệnh lây qua đường hô hấpDich tễ học Bệnh lây qua đường hô hấp
Dich tễ học Bệnh lây qua đường hô hấpHợp Bách
 

What's hot (20)

Đề tài: Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinh
Đề tài: Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinhĐề tài: Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinh
Đề tài: Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinh
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
 
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt namNghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
 
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...
 
Thực hành cộng đồng II 2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II   2016 - ctumpThực hành cộng đồng II   2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II 2016 - ctump
 
Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số score
Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số scoreSàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số score
Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số score
 
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAYĐề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
 
Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc, HAY
Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc, HAYPhòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc, HAY
Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc, HAY
 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄMDỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
 
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc môngThực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
 
Chăm sóc bn tăng huyết áp
Chăm sóc bn tăng huyết ápChăm sóc bn tăng huyết áp
Chăm sóc bn tăng huyết áp
 
khao sat dieu tra dich te hoc
khao sat dieu tra dich te hockhao sat dieu tra dich te hoc
khao sat dieu tra dich te hoc
 
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU  Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU  Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...
 
1. Điều trị Đái tháo đường - ADA - 2023.pdf
1. Điều trị Đái tháo đường - ADA - 2023.pdf1. Điều trị Đái tháo đường - ADA - 2023.pdf
1. Điều trị Đái tháo đường - ADA - 2023.pdf
 
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồngCông tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
 
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
 
SÀNG LỌC
SÀNG LỌCSÀNG LỌC
SÀNG LỌC
 
Thuc trang nhiem khuan benh vien va mot so yeu to lien quan tai benh vien da ...
Thuc trang nhiem khuan benh vien va mot so yeu to lien quan tai benh vien da ...Thuc trang nhiem khuan benh vien va mot so yeu to lien quan tai benh vien da ...
Thuc trang nhiem khuan benh vien va mot so yeu to lien quan tai benh vien da ...
 
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
 
Dich tễ học Bệnh lây qua đường hô hấp
Dich tễ học Bệnh lây qua đường hô hấpDich tễ học Bệnh lây qua đường hô hấp
Dich tễ học Bệnh lây qua đường hô hấp
 

Similar to Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY

đáNh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng...
đáNh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng...đáNh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng...
đáNh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Nghiên cứu tình trạng đông cầm máu ở người cao tuổi bị bệnh đái tháo ...
Đề tài: Nghiên cứu tình trạng đông cầm máu ở người cao tuổi bị bệnh đái tháo ...Đề tài: Nghiên cứu tình trạng đông cầm máu ở người cao tuổi bị bệnh đái tháo ...
Đề tài: Nghiên cứu tình trạng đông cầm máu ở người cao tuổi bị bệnh đái tháo ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô...
Đề tài: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô...Đề tài: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô...
Đề tài: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu m...
Luận án: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu m...Luận án: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu m...
Luận án: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu m...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phầnđáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phầnTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...nataliej4
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wasselKết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wasselTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng...Man_Ebook
 
Đề tài: Nghiên cứu phát hiện kháng thể bất thường bằng bộ panel hồng cầu của ...
Đề tài: Nghiên cứu phát hiện kháng thể bất thường bằng bộ panel hồng cầu của ...Đề tài: Nghiên cứu phát hiện kháng thể bất thường bằng bộ panel hồng cầu của ...
Đề tài: Nghiên cứu phát hiện kháng thể bất thường bằng bộ panel hồng cầu của ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

Similar to Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY (20)

đáNh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng...
đáNh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng...đáNh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng...
đáNh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng...
 
Đề tài: Nghiên cứu tình trạng đông cầm máu ở người cao tuổi bị bệnh đái tháo ...
Đề tài: Nghiên cứu tình trạng đông cầm máu ở người cao tuổi bị bệnh đái tháo ...Đề tài: Nghiên cứu tình trạng đông cầm máu ở người cao tuổi bị bệnh đái tháo ...
Đề tài: Nghiên cứu tình trạng đông cầm máu ở người cao tuổi bị bệnh đái tháo ...
 
Luận án: Tình trạng đông cầm máu ở bệnh đái tháo đường type 2
Luận án: Tình trạng đông cầm máu ở bệnh đái tháo đường type 2Luận án: Tình trạng đông cầm máu ở bệnh đái tháo đường type 2
Luận án: Tình trạng đông cầm máu ở bệnh đái tháo đường type 2
 
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả và tính an toàn của mifepriston phối hợp với miso...
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả và tính an toàn của mifepriston phối hợp với miso...Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả và tính an toàn của mifepriston phối hợp với miso...
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả và tính an toàn của mifepriston phối hợp với miso...
 
Kiệu quả và an toàn của mifepriston với misoprostol để kết thúc thai nghén
Kiệu quả và an toàn của mifepriston với misoprostol để kết thúc thai nghénKiệu quả và an toàn của mifepriston với misoprostol để kết thúc thai nghén
Kiệu quả và an toàn của mifepriston với misoprostol để kết thúc thai nghén
 
Đề tài: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô...
Đề tài: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô...Đề tài: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô...
Đề tài: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô...
 
Luận án: Yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung, HAY
Luận án: Yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung, HAYLuận án: Yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung, HAY
Luận án: Yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung, HAY
 
Luận án: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu m...
Luận án: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu m...Luận án: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu m...
Luận án: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu m...
 
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phầnđáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
 
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...
 
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành Y học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành Y học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành Y học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành Y học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
 
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wasselKết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng...
 
Luận án: Phát hiện kháng thể bất thường bằng bộ panel hồng cầu
Luận án: Phát hiện kháng thể bất thường bằng bộ panel hồng cầuLuận án: Phát hiện kháng thể bất thường bằng bộ panel hồng cầu
Luận án: Phát hiện kháng thể bất thường bằng bộ panel hồng cầu
 
Đề tài: Nghiên cứu phát hiện kháng thể bất thường bằng bộ panel hồng cầu của ...
Đề tài: Nghiên cứu phát hiện kháng thể bất thường bằng bộ panel hồng cầu của ...Đề tài: Nghiên cứu phát hiện kháng thể bất thường bằng bộ panel hồng cầu của ...
Đề tài: Nghiên cứu phát hiện kháng thể bất thường bằng bộ panel hồng cầu của ...
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
 
Phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng phương pháp Abol - Enein
Phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng phương pháp Abol - EneinPhẫu thuật tạo hình bàng quang bằng phương pháp Abol - Enein
Phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng phương pháp Abol - Enein
 
Đề tài: Qui trình phẫu thuật tạo hình bàng quang theo phương pháp Abol - Enei...
Đề tài: Qui trình phẫu thuật tạo hình bàng quang theo phương pháp Abol - Enei...Đề tài: Qui trình phẫu thuật tạo hình bàng quang theo phương pháp Abol - Enei...
Đề tài: Qui trình phẫu thuật tạo hình bàng quang theo phương pháp Abol - Enei...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY

  • 1. xv BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐÀM THỊ TUYẾT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP ĐỐI VỚI NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Thái Nguyên - 2010
  • 2. xiv BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐÀM THỊ TUYẾT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP ĐỐI VỚI NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế Mã số: 62.72.73.15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thành Trung 2. GS.TS. Trương Việt Dũng Thái Nguyên - 2010
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận án là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2010 NGHIÊN CỨU SINH Đàm Thị Tuyết
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN * Tôi xin trân trọng cảm ơn tới: - Ban Giám đốc, Ban sau đại học - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. - Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, các phòng ban chức năng Trường Đại học Y - Dược đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập. - Ban chủ nhiệm và toàn thể cán bộ nhân viên Khoa Vi sinh - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận án. - Bộ môn Y xã hội học, Bộ môn Nhi, Bộ môn Sức khoẻ nghề nghiệp cùng toàn cán bộ, giảng viên, kỹ thuật viên khoa Y tế công cộng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. * Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: - Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thành Trung - Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên - Giám đốc bệnh viện ĐKTWTN, người thầy đã trực tiếp, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong nghiên cứu và hoàn thành luận án này. - Giáo sư, Tiến sỹ Trương Việt Dũng - Vụ Trưởng vụ Khoa học và Đào tạo - Bộ Y tế, người thầy đã trực tiếp, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong nghiên cứu và hoàn thành luận án này. - Phó giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Khải Lập – Trưởng bộ môn Dịch tễ, Phó giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Văn Hàm – Trưởng bộ môn Sức khoẻ nghề nghiệp ; Phó giáo sư, Tiến sỹ Đàm Khải Hoàn – Trưởng bộ môn Y học Cộng đồng Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên đã giúp đỡ và chỉ dẫn cho tôi những ý kiến qúy báu trong quá trình học tập và nghiên cứu. * Để góp phần vào sự thành công của luận án. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: - Ban Giám đốc sở Y tế tỉnh Bắc Kạn, Phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, chính quyền địa phương, cán bộ y tế xã, nhân viên y tế thôn bản và nhân dân các xã: Quảng Chu, Yên Đĩnh, Như Cố, Bình Văn, Thanh Bình, Nông Hạ, Hoà Mục đã giúp tôi trong quá trình thực hiện luận án tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong quá trình nghiên cứu luận án. Xin chân thành cảm ơn. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2010 Nghiên cứu sinh Đàm Thị Tuyết
  • 5. iii MỤC LỤC Lời cam đoan .......................................................................................................................................................................................................................... i Lời cảm ơn ................................................................................................................................................................................................................................ii Mục lục .........................................................................................................................................................................................................................................iii Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ................................................................................................................................ vi Danh mục các bảng..............................................................................................................................................................................................viii Danh mục các biểu đồ ........................................................................................................................................................................................ xi Danh mục các hình ...............................................................................................................................................................................................xii Danh mục sơ đồ .........................................................................................................................................................................................................xiii ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................................................................... 3 1.1. Tình hình bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp ..............................................................................................................3 1.1.1. Tình hình mắc bệnh và tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp trên Thế giới .......................................................................................................................................................................................................................3 1.1.2. Tình hình mắc bệnh và tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tại Việt Nam ....................................................................................................................................................................................................................5 1.2. Căn nguyên và các yếu tố nguy cơ của bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp................6 1.2.1. Trên Thế giới...........................................................................................................................................................................................6 1.2.2. Tại Việt Nam...................................................................................................................................................................................... 11 1.3. Một số giải pháp can thiệp phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp được thực hiện trên Thế giới và Việt Nam ................................................................................................................. 14 1.3.1. Tình hình trên Thế giới...................................................................................................................................................... 14 1.3.2. Tình hình tại Việt Nam .................................................................................................................................................... 17 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................. 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................................................................................... 21 2.1.1. Nghiên cứu mô tả ...................................................................................................................................................................... 21 2.1.2. Nghiên cứu can thiệp ........................................................................................................................................................... 21
  • 6. iv 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................................................................................ 21 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................................................................................................ 21 2.2.2. Thời gian nghiên cứu .......................................................................................................................................................... 21 2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................................................................ 22 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................................................................................... 22 2.3.2. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................................................................................... 24 2.3.3. Chỉ số nghiên cứu ..................................................................................................................................................................... 27 2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................................................................ 31 2.4. Nội dung can thiệp.................................................................................................................................................................................. 32 2.4.1. Chuẩn bị cộng đồng ............................................................................................................................................................... 32 2.4.2. Triển khai truyền thông - giáo dục sức khoẻ tại cộng đồng ................................ 33 2.4.3. Triển khai theo dõi dọc tình hình mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ tại cộng đồng .................................................................................................................................................................................. 33 2.4.4. Can thiệp dự phòng bằng uống thuốc tăng cường miễn dịch (Broncho - Vaxom)........................................................................................................................................................................... 34 2.4.5. Triển khai theo dõi dọc trẻ mắc NKHHC đến trạm y tế xã .................................. 34 2.4.6. Giám sát các hoạt động can thiệp ................................................................................................................... 35 2.4.7. Đánh giá sau can thiệp ...................................................................................................................................................... 35 2.5. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................................................................................................ 36 2.6. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu ...................................................................................................................... 36 2.7. Phương pháp xử lý hạn chế sai số ............................................................................................................................... 37 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................................................................. 40 3.1. Thông tin chung về địa điểm nghiên cứu ........................................................................................................ 40 3.2. Một số đặc điểm dịch tễ nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tại địa điểm nghiên cứu ...................................................................................................................................................................... 42 3.3. Căn nguyên và yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp ................. 47 3.3.1. Kết quả cấy dịch tỵ hầu ở trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tại khu vực nghiên cứu ..................................................................................................................................................................................................... 47 3.3.2. Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp............................................. 48
  • 7. v 3.4. Hiệu quả can thiệp phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ ................................ 51 3.4.1. Kết quả thực hiện hoạt động can thiệp tại cộng đồng .................................................... 51 3.4.2. Hiệu quả của biện pháp can thiệp ................................................................................................................... 52 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .............................................................................................................................................................................. 77 4.1. Thực trạng NKHHC trẻ em dưới 5 tuổi tại Chợ Mới, Bắc Kạn ................................. 77 4.1.1. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp chung ....................................................................................... 77 4.1.2. Thực trạng vi khí hậu tại Chợ Mới, Bắc Kạn................................................................................ 79 4.1.3. Thực trạng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp ............................................................. 81 4.2. Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp.......................................................... 82 4.3. Hiệu quả của can thiệp cộng đồng phòng chống NKHHC ở trẻ em ................... 87 4.3.1. Mô hình can thiệp phòng chống NKHHC ở trẻ em .......................................................... 87 4.3.2. Hiệu quả của can thiệp phòng chống NKHHC........................................................................... 95 KẾT LUẬN ....................................................................................................................................................................................................................... 105 1. Một số đặc điểm dịch tễ nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn trước can thiệp ............................................................................. 105 2. Yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp ..................................................................... 105 3. Hiệu quả của biện pháp can thiệp đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp tại cộng đồng .................................................................................................................................................................................................... 105 KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................................................................................................................... 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 8. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ALRI : Nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp (Acute lower Respiratory infection) ARI : Nhiễm khuẩn hô hấp cấp (Acute Respiratory infection) BVĐKTW : Bệnh viện đa khoa trung ương CAP : Viêm phổi mắc phải cộng đồng (Community Acquired Pneumonia) CBCC : Cán bộ công chức CBYT : Cán bộ y tế CSSKBĐ : Chăm sóc sức khỏe ban đầu CSYT : Cơ sở y tế CT : Can thiệp CYO : Năm quan sát trẻ (Child – years of observation) ĐC : Đối chứng IMCI : Lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh (Intergrated management of childhood illness) KAP : Kiến thức, thái độ, thực hành ( Knowledge, Attitude, Practice) KVP : Không viêm phổi LĐTB – XH : Lao động thương binh xã hội NC : Nghiên cứu NCS : Nghiên cứu sinh NKHH : Nhiễm khuẩn hô hấp NKHHC : Nhiễm khuẩn hô hấp cấp NKHHCT : Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính NVYTTB : Nhân viên y tế thôn bản
  • 9. vii OR : Tỷ suất chênh (Odds Ratio) PL : Phụ lục RLLN : Rút lõm lồng ngực RVS : Virus hợp bào hô hấp ( Respiratory Syncytial Vius) SARS : Hội chứng hô hấp cấp tính ( Severe Acute Respiratory Syndrome) SCT : Sau can thiệp SĐK : Số đăng ký T0 Webb : Nhiệt độ hiệu dụng TCT : Trước can thiệp TCYTTG : Tổ chức y tế Thế giới THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông Tm : Nhiệt độ thấp nhất tháng TT – GDSK : Truyền thông giáo dục sức khỏe Ttb : Nhiệt độ trung bình Tx : Nhiệt độ cao nhất tháng TYTX : Trạm y tế xã UNICEF : Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc (United Nations Chidren’ s Fund) URTI : Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (Upper Respiratory Tract Infection) WHO Tổ chức Y tế Thế giới : ( World health Organization)
  • 10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng tổng hợp (khung lô gíc của vấn đề nghiên cứu) .......................................... 37 Bảng 3.1. Tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội tại khu vực nghiên cứu ...................................... 40 Bảng 3.2. Vi khí hậu nhà ở trong nhà và ngoài nhà tại khu vực nghiên cứu ................... 41 Bảng 3.3. Phân loại vi khí hậu theo mùa tại địa điểm nghiên cứu (n = 100) ....... 41 Bảng 3.4. Phân bố tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em theo các nhóm tuổi ......... 42 Bảng 3.5. Phân bố tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em theo giới............................................ 42 Bảng 3.6. Phân bố tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em theo từng nhóm dân tộc............................................................................................................................................................................................................................... 43 Bảng 3.7. Phân bố tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em theo học vấn mẹ................... 44 Bảng 3.8. Phân bố tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em theo nghề nghiệp mẹ.... 45 Bảng 3.9. Phân bố tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em theo tình trạng vệ sinh nhà ở ..................................................................................................................................................................................................... 45 Bảng 3.10. Phân bố tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em theo tuổi của mẹ ............ 46 Bảng 3.11. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của người mẹ với nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp ........................................................................................................................................................... 48 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa điều kiện vệ sinh nhà ở với nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp.............................................................................................................................................................................................. 48 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa thời gian cai sữa và tình trạng tiêm chủng của trẻ với nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp.............................................................................................................. 49 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa kiến thức chăm sóc trẻ của bà mẹ với nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp ......................................................................................................................................................... 49 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thực hành của mẹ với nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp .......................................................................................................................................................................................................... 50 Bảng 3.16. Đánh giá các yếu tố liên quan theo mô hình hồi quy logistic....................... 51 Bảng 3.17. Kết quả của can thiệp đối với tình trạng tiêm chủng của trẻ.......................... 52 Bảng 3.18. Kết quả của can thiệp đối với tình trạng cai sữa của trẻ........................................ 53
  • 11. ix Bảng 3.19. Kết quả của can thiệp đối với điều kiện vệ sinh nhà ở............................................. 53 Bảng 3.20. Kết quả của can thiệp đến hiểu biết dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp cấp của bà mẹ.......................................................................................................................................................................................... 54 Bảng 3.21. Kết quả của can thiệp đến thay đổi kiến thức về nhiễm khuẩn hô hấp cấp của bà mẹ............................................................................................................................................................................ 55 Bảng 3.22. Kết quả của can thiệp đến thay đổi hiểu biết dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến trạm y tế của bà mẹ ................................................................................................................ 56 Bảng 3.23. Hiệu quả của can thiệp đến thay đổi kiến thức của các bà mẹ. ................ 57 Bảng 3.24. Kết quả của can thiệp đến chăm sóc trẻ tại nhà của bà mẹ. .................................. 60 Bảng 3.25. Kết quả thay đổi về sử dụng dịch vụ chữa bệnh của bà mẹ ........................... 61 Bảng 3.26. Tác động của can thiệp đến thực hành cặp nhiệt độ của bà mẹ .................... 62 Bảng 3.27. Tác động của can thiệp đến thực hành xử trí sốt của bà mẹ. ....................... 62 Bảng 3.28. Hiệu quả của can thiệp đến thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ ............ 63 Bảng 3.29. Mật độ mới mắc của đợt nhiễm khuẩn hô hấp theo năm ................................... 64 Bảng 3.30. Mật độ mới mắc của trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp theo năm ........................ 64 Bảng 3.31. Mật độ mới mắc của đợt nhiễm khuẩn hô hấp cấp theo dân tộc .......... 65 Bảng 3.32. Mật độ trẻ mới mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp theo dân tộc ......................... 66 Bảng 3.33. Kết quả can thiệp đến số đợt mắc bệnh trung bình ở trẻ trước và sau khi dùng Broncho-Vaxom.................................................................................................................................... 68 Bảng 3.34. Kết quả can thiệp đến số đợt mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ trước và sau khi dùng Broncho-Vaxom....................................................................................................... 68 Bảng 3.35. Kết quả can thiệp đến tình hình mắc bệnh ở trẻ trước và sau khi dùng Broncho-Vaxom.............................................................................................................................................................. 69 Bảng 3.36. Tác động của can thiệp đến sử dụng thuốc kháng sinh ở trẻ trước và sau khi dùng Broncho-Vaxom ........................................................................................................................ 69 Bảng 3.37. Tình hình trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp đến trạm y tế xã....................... 70 Bảng 3.38. Tình hình xử trí nhiễm khuấn hô hấp cấp ở tuyến xã................................................ 70 Bảng 3.39. Kết quả của can thiệp đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp dưới của trẻ theo nhóm tuổi .......................................................................................................................................................................... 71
  • 12. x Bảng 3.40. Hiệu quả của biện pháp can thiệp đối với tình hình mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ .................................................................................................................................................. 72 Bảng 4.1. Nhiệt độ trung bình, thấp nhất, cao nhất tháng tại huyện Chợ Mới ... 80 Bảng 4.2. So sánh tỷ lệ đợt mắc mới viêm phổi tại cộng đồng với tác giả khác.96 Bảng 4.3. Tỷ lệ mới mắc ARI ở điều tra cơ bản ban đầu và 6 tháng theo dõi sau can thiệp.............................................................................................................................................................................................. 97 Bảng 4.4. So sánh tỷ lệ trẻ mắc viêm phổi tại cộng đồng với tác giả khác.................. 98
  • 13. xi DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ theo dân tộc ................................................ 43 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ theo vùng ..................................................... 44 Biểu đồ 3.3. Phân bố vi khuẩn gây bệnh ............................................................................................................................. 47 Biểu đồ 3.4. Thái độ của bà mẹ đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp ........................................... 50 Biểu đồ 3.5. Thái độ của bà mẹ đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp trước và sau can thiệp ......................................................................................................................................................................................................... 58 Biểu đồ 3.6. Thái độ của bà mẹ đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp sau can thiệp ở nhóm can thiệp và nhóm chứng......................................................................................................................... 59 Biểu đồ 3.7. Đợt mắc không viêm phổi: Ho hoặc cảm lạnh của trẻ theo mùa .... 67 Biểu đồ 3.8. Đợt mắc viêm phổi ; viêm phổi nặng của trẻ theo mùa...................................... 67
  • 14. xii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Phân bố tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi theo nguyên nhân của 6 vùng trên Thế giới............................................................................................................................................................................................3 Hình 2.1. Bản đồ địa điểm nghiên cứu - huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn......................... 21
  • 15. xiii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Tổ chức nghiên cứu mô tả thực trạng và phân tích tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp dưới với yếu tố liên quan............................................................................ 22 Sơ đồ 2.2. Mô hình đánh giá sau can thiệp...................................................................................................................... 23 Sơ đồ 2.3. Mô hình theo dõi dọc mắc nhiễm khuẩn hô hấp của trẻ ....................................... 23
  • 16. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn hô hấp cấp là bệnh phổ biến có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao ở trẻ em, đặc biệt do viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại các nước đang phát triển [38], [44], [48], [61], [143]. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi trẻ trung bình trong 1 năm mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp từ 4 - 9 lần, ước tính trên toàn cầu mỗi năm có khoảng 2 tỷ lượt trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp, trong đó khoảng 40 triệu lượt là viêm phổi [32], [26]. Tại Việt Nam, hiện nay có khoảng 8 triệu trẻ dưới 5 tuổi. Như vậy ước tính mỗi năm sẽ có từ 32 đến 40 triệu lượt trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp và từ 22 đến 24 nghìn trẻ tử vong do viêm phổi [67]. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em tại cộng đồng hiện nay chiếm khoảng 39,7 %, bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp có thể mắc nhiều lần trong 1 năm, vì vậy nó còn là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến ngày công lao động của các bà mẹ [68]. Ở Những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa viêm phổi vẫn là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở trẻ em, khoảng 90 % trường hợp tử vong do viêm phổi là ở nhóm trẻ dưới 2 tháng tuổi [32]. Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp có thể được phân loại theo các cách khác nhau và biểu hiện bệnh cũng ở các mức độ khác nhau. Mức độ nhẹ, chăm sóc trẻ tại nhà, nếu nặng cần phải được điều trị tại cơ sở y tế, nếu không đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời có thể sẽ dẫn đến tử vong [61]. Tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở các nước đang phát triển cao gấp 10 lần so với các nước công nghiệp phát triển. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp nói chung và viêm phổi nói riêng ở nước ta cũng như các nước đang phát triển chủ yếu do virus, vi khuẩn, lao phổi trẻ em, nấm. [17], [54], [67]. Ngoài ra do tác động của các yếu tố nguy cơ như ô nhiễm môi trường, nhà ở chật trội, khói bếp, khói thuốc lá, trẻ đẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, tiêu chảy, thay đổi khí hậu đều làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và mức độ nặng của bệnh. Cán bộ y tế chưa thực hiện đúng cách xử trí khi trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp theo phác đồ quy định, đặc biệt là sử dụng thuốc kháng sinh. Hiểu biết về các dấu hiệu, cách chăm sóc nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em của cộng đồng nói chung và bà mẹ có con nhỏ dưới 5 tuổi nói riêng còn hạn chế, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa.
  • 17. 2 Vì vậy, thực hiện tốt phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em sẽ giảm được tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, từ đó sẽ giảm kinh phí chi trả về thuốc, dịch vụ y tế, giảm sự quá tải vào điều trị tại các bệnh viện. Đồng thời, kết quả phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp sẽ góp phần làm giảm thời gian bà mẹ phải nghỉ việc để chăm sóc trẻ ốm. Xuất phát từ những vấn đề trên, Thế giới cũng như Việt Nam đã xem xét, đề xuất các giải pháp can thiệp. Để tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp đòi hỏi nhiều ngành, nhiều cấp phối hợp với ngành y tế cùng với sự tham gia tích cực của nhân dân tại các cơ sở cộng đồng. Nâng cao khả năng xử trí trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp theo phác đồ của cán bộ y tế tuyến cơ sở và sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý cho các trường hợp trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Nâng cao sự hiểu biết của các bà mẹ và người chăm sóc trẻ đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em thông qua cán bộ y tế xã và nhân viên y tế thôn bản, đồng thời phát hiện được các yếu tố nguy cơ gây bệnh để có biện pháp phòng bệnh hữu hiệu đối với căn bệnh này.Thực hiện tốt phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em sẽ góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhân dân nói chung và cho trẻ em nói riêng, tham gia tích cực vào việc thực hiện luật Bảo vệ sức khoẻ trẻ em [31], [15], [61]. Vấn đề đặt ra hiện nay, tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em ở khu vực miền núi, vùng cao, dân tộc thiểu số là bao nhiêu? Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp là gì? Giải pháp nào phù hợp với cộng đồng dân tộc miền núi để giảm thiểu vấn đề đó? Còn ít nghiên cứu đề cập đến. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn” nhằm 3 mục tiêu sau: 1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp. 3. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp tại cộng đồng.
  • 18. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp 1.1.1. Tình hình mắc bệnh và tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp trên thế giới Hiện nay tại các nước đang phát triển, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp vẫn là nguyên nhân mắc bệnh và tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi, chủ yếu do viêm phổi. Viêm phổi mắc phải cộng đồng là một nhiễm khuẩn nặng và phổ biến xảy ra ở tất cả trẻ em trên toàn thế giới. Ở các nước đang phát triển, theo số liệu của Tổ chức y tế Thế giới (TCYTTG), mỗi trẻ em trung bình trong 1 năm mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp (NKHHC) từ 4 - 9 lần. Ước tính trên toàn cầu mỗi năm có khoảng 2 tỷ lượt trẻ mắc NKHHC chiếm 19-20 % số tử vong dưới 5 tuổi trên toàn cầu. Tại khu vực Đông Nam Á tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp vẫn là nguyên nhân cao nhất (25 %) trong các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ, tiếp theo là tiêu chảy (14 %) và sơ sinh (32 %) kết hợp với các bệnh khác, còn lại là các nguyên nhân khác [32], [145]. Hình 2.1. Phân bố tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi theo nguyên nhân của 6 vùng trên Thế giới (WHO – 3/2000, Afr=Châu Phi; Amr=Châu Mỹ; Emr=Trung Cận Đông; Eur=Châu Âu; Sear=Đông Nam Á; Wpr=Tây Thái Bình Dương (Nguồn số liệu từ Lancet [89])
  • 19. 4 Theo Ruan I. (2005), ước lượng tỷ lệ viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi trên phạm vi toàn cầu trong các nghiên cứu dọc dựa vào cộng đồng cho thấy: Tỷ lệ mới mắc các đợt viêm phổi ở các nước đang phát triển là 0,29 đợt/năm/trẻ. Ở các nước phát triển là 0,026 đợt/ năm/trẻ và trên 95 % các đợt viêm phổi ở trẻ em trên thế giới xảy ra ở các nước đang phát triển [127]. Năm 2004, Michael Ostapchuk và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tình hình viêm phổi mắc phải ở cộng đồng thuộc Châu Âu và Bắc Mỹ. Tác giả đã đưa ra thuật ngữ “viêm phổi mắc phải cộng đồng - Community Acquired Pneumonia” (CAP) đề cập tới một loại viêm phổi xảy ra ở một người trước đó khoẻ mạnh, người mắc phải bệnh này ở bên ngoài bệnh viện. CAP là một trong những nhiễm khuẩn phổ biến và nặng nhất ở trẻ em với số mới mắc hàng năm là từ 34 - 40 ca trên 1000 trẻ ở Châu Âu và Bắc Mỹ [109], [114], [145]. Mặc dù tử vong do CAP là hiếm gặp ở các nước công nghiệp phát triển nhưng lại là bệnh phổ biến nhất ở trẻ dưới 5 tuổi. Ở các nước đang phát triển không những tỷ lệ mắc bệnh này cao mà còn gây tử vong cao [115]. Nhiễm khuẩn hô hấp dưới là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ tại các nước đang phát triển [114]. Nghiên cứu của Baqui A. H và cộng sự (2007) ở Bangladesh cho thấy, tỷ lệ nhập viện ở trẻ dưới 2 tuổi là cao hơn so với trẻ lớn tuổi, và khoảng 25 % các trường hợp tử vong ở trẻ < 5 tuổi và khoảng 40 % tử vong ở trẻ nhỏ liên quan với nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp [82]. Nghiên cứu của Garces-Sanchez M. D. (2005) về tỷ lệ viêm phổi mắc phải cộng đồng ở Valencia, Tây ban Nha là 30,3 ca/1000 trẻ tuổi < 5 tuổi/ năm và tỷ lệ nhập viện là 7,03 ca/1000 trẻ < 5 tuổi/năm [103]. Năm 2005, David Burgner và cộng sự đã tìm hiểu về tình hình viêm phổi ở trẻ em của Australia, cho thấy viêm phổi ở trẻ em là 5-8/1000 năm – trẻ. Viêm phổi là nguyên nhân chính dẫn đến nhập viện ở trẻ dưới 5 tuổi [97]. Varinder Singh (2005) đã đề cập đến gánh nặng viêm phổi ở trẻ em Châu Á và cho rằng viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong khoảng 2 triệu trẻ em mỗi năm trên toàn thế giới (20 % trong tất cả tử vong ở trẻ), gần 70 % trong số các trường hợp tử vong xảy ra ở Châu Phi và Đông Nam Châu Á. Hầu hết các nước ở Châu Phi và Châu Á, trẻ em bị viêm phổi cao gấp từ 2-20 lần so với trẻ em ở Hoa Kỳ [134]. Yaron Shoham (2005) đã tiến hành một nghiên cứu về viêm phổi mắc phải cộng đồng ở trẻ em Miền Nam Israel, nhằm đánh giá gánh nặng của CAP lên trẻ em và gia đình của chúng bao gồm chi phí và giảm chất lượng sống, tác giả đưa ra nhận định: Viêm phổi mắc phải cộng đồng vẫn còn là một bệnh nặng và phổ biến ở trẻ, nó có ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội, gây ra gánh nặng cho cả người bệnh và gia đình của họ bao gồm chi phí, nghỉ việc và giảm chất lượng sống [133], [145].
  • 20. 5 1.1.2. Tình hình mắc bệnh và tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tại Việt Nam Hiện nay, viêm phổi vẫn là nguyên nhân tử vong cao nhất (31,3 %) trong tổng số các nguyên nhân gây tử vong trẻ em, cao gấp 6 lần so với tử vong do tiêu chảy (5,1 %). Trong số trẻ tử vong do viêm phổi, chỉ có 52 % trẻ được chăm sóc trước khi tử vong. Nguyên nhân trẻ không được chăm sóc y tế trước khi tử vong hoặc tử vong trước 24 giờ tại bệnh viện cao là vì các bà mẹ không phát hiện được dấu hiệu của bệnh, hoặc khi trẻ mắc bệnh không được chữa trị đúng đắn, đến khi bệnh nặng chuyển đi bệnh viện thì bệnh đã quá nặng [32]. Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Hữu Kỳ (2003) đã tiến hành nghiên cứu tình hình và một số yếu tố nguy cơ chủ yếu của NKHHC trẻ em dưới 5 tuổi tại Thủy Dương - Hương Thủy- Thừa thiên Huế cho thấy: Tỷ lệ mắc NKHHC tại cộng đồng ở đây còn cao (39,7 %), vượt trội hơn so với các bệnh khác cùng thời điểm nghiên cứu và tăng cao ở nhóm trẻ dưới 1 tuổi, tỷ lệ NKHHC ở trẻ dưới 1 tuổi là 53,3 % ; 2 đến 3 tuổi là 35,9 % và 4 đến 5 tuổi là 28,3 %. Tần suất mắc NKHHC cao nhất từ 4 - 6 lần/năm chiếm 47,5 %, từ 3 lần trở xuống/năm chiếm 36,4 %, trên 6 lần/năm chiếm 16,1 % [68]. Theo Niên giám thống kê Y tế năm 2007 cho thấy, viêm phổi đứng đầu trong 10 bệnh mắc cao nhất trong toàn quốc [29]. Năm 2007, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi trung ương, Dự án NKHHC trẻ em đã tổ chức Hội thảo “Triển khai kế hoạch hoạt động dự án NKHHC trẻ em các tỉnh trọng điểm năm 2007 và giai đoạn 2007 – 2010” cho thấy tình hình mắc NKHHC ở trẻ của các tỉnh miền núi là cao nhất (62,8 %), sau đó đến các tỉnh miền Trung (42,9 %), Đồng bằng tỷ lệ mắc bệnh ít hơn (34,8 %). Còn đối với tình hình tử vong ở trẻ do NKHHC thì ở miền núi (0,28 0 /00) cao hơn so với đồng bằng (0,06 0 /00) và miền Trung (0 0 /00) [8]. Theo báo cáo tại Hà Giang (2007): Tỷ lệ trẻ mắc NKHHC ở đây còn cao, chiếm 70,13 % [64], ở Lai Châu, tỷ lệ trẻ mắc NKHHC được điều trị còn thấp, mới chỉ đạt 58,8 % [65], Điện Biên (2007) chỉ tiêu về phòng chống NKHHC trẻ em đạt thấp hơn so với kế hoạch, chỉ đạt được 55,3 % [63]. Theo báo cáo của trung tâm phòng chống bệnh xã hội, tỉnh Bắc Kạn năm 2007 cho biết, chương trình phòng chống NKHHC (ARI) mới chuyển về trung tâm phòng chống bệnh xã hội, trước đó chương trình ARI thuộc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh sau một thời gian dài vì không có kinh phí nên mạng lưới không hoạt động, hệ thống thống kê báo cáo không được duy trì, chỉ có khoảng 20 % NVYTTB biết về dấu hiệu, cách phòng và xử trí đối với bệnh NKHHC [73]. Cũng năm 2007 Sở y tế
  • 21. 6 tỉnh Cao Bằng và Yên Bái báo cáo tình hình hoạt động của một số chương trình như: Tiêm chủng mở rộng, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống Lao, phòng chống phong, bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng, phòng chống sốt rét, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, phòng chống sốt xuất huyết, nhưng không đề cập đến tình hình mắc bệnh NKHHC của trẻ và cho rằng, do không có kinh phí hoạt động [62], [66]. Theo thông tin của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Cao Bằng cho thấy, đầu tháng 5 đến tháng 6 năm 2007 đã xảy ra dịch viêm đường hô hấp cấp ở trẻ tại xã Vị Quang, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng với tổng số 185 trẻ mắc trong đó có 111 trẻ dưới 5 tuổi và tử vong 5 trẻ [74]. Báo cáo của tỉnh Phú Thọ về tình hình mắc NKHHC của trẻ dưới 5 tuổi năm 2006 cho thấy: Trẻ tử vong do viêm phổi chiếm 1/4 trong số trẻ tử vong [6]. Tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, bệnh NKHHC ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn là bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất so với tất cả các bệnh mắc ở trẻ em, với tần số mắc trung bình/năm/trẻ được phát hiện khám và điều trị ở tuyến cơ sở khoảng 2,3 đến 2,7 lần và bệnh này cũng là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở trẻ em, chủ yếu là trẻ dưới 1 tuổi [1]. Tóm lại: Qua một số nghiên cứu ở trên Thế giới và Việt Nam cho chúng ta thấy, tình hình mắc và tử vong do NKHHC ở trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển còn cao. Tuy nhiên còn ít nghiên cứu đề cập đến tình hình mắc bệnh và tử vong do NKHHC ở trẻ em dân tộc thiểu số, khu vực miền núi.Vì thế đây là vấn đề cần quan tâm nghiên cứu và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giảm tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em. 1.2. Căn nguyên và các yếu tố nguy cơ của bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp 1.2.1. Trên Thế giới 1.2.1.1. Căn nguyên gây bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm khuẩn hô hấp dưới ở trẻ em và là nguyên nhân hàng đầu của trẻ vào viện và tử vong [85]. Virus là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn hô hấp phải nhập viện điều trị chiếm tới 47,2 % [121]. Các loại virus thường gặp là: Virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, á cúm và Adenovirus trong đó virus RSV là tác nhân gây bệnh quan trọng nhất đối với nhiễm khuẩn hô hấp dưới [95], [88], [139], [140], [146]. Ở các nước đang phát triển, vi khuẩn đóng một vai trò quan trọng trong việc gây mắc NKHHC, các vi khuẩn chủ yếu là phế cầu và H. influenzae [34], [139]. Kenneth Mcintosh MD (2002) nghiên cứu tại cộng đồng về bệnh viêm phổi mắc phải ở trẻ em, cho rằng vai trò của các vi khuẩn được coi như là nguyên nhân gây viêm phổi nặng ở các nước đang phát triển. Những vi khuẩn
  • 22. 7 được coi là nguyên nhân chính gây viêm phổi nặng ở trẻ em, bao gồm Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, Haemophylus influenzae [109], Nizami S. Q. (2006) ở Parkistan, Baqui A. H. và cộng sự ở Bangladesh (2007) và một số nghiên cứu khác trên thế giới cũng cho kết quả tương tự [82], [97], [107], [120], [122]. Virus nguy hiểm gần đây đối với trẻ nhỏ đó là H5N1, gây nên hội chứng hô hấp cấp tính (SARS) nặng là một bệnh đường hô hấp gây tử vong cao, do một loại virus thuộc chủng Coronavirus gây nên, sau thời kỳ ủ bệnh từ 4 đến 5 ngày (dao động từ 2- 14 ngày). Bệnh có biểu hiện sốt cao và có các hội chứng giống cúm không đặc hiệu như là đau đầu, mệt mỏi và đau mình mẩy. Một số bệnh nhân có các triệu chứng đường hô hấp nhẹ như ho khan, tiêu chảy, rét run, khó thở, có thể có viêm phổi không điển hình và tiến triển nặng tới suy hô hấp và tử vong [138]. 1.2.1.2. Yếu tố nguy cơ đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp Có nhiều yếu tố nguy cơ gây NKHHC ở trẻ em đó là: Môi trường tự nhiên - xã hội, hệ thống y tế, kiến thức - thái độ - thực hành (KAP) của bà mẹ và yếu tố sinh học. * Môi trường tự nhiên - xã hội và hệ thống y tế. Một số nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ tới nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp của trẻ em ở các nước đang phát triển đã đưa ra một số yếu tố như sau: - Yếu tố kinh tế xã hội: + Thu nhập: Yếu tố liên quan tới nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp (Acute Lower Respiratory Infection- ALRI) là rất khác nhau giữa các nước. Mặc dù trẻ em dưới 5 tuổi ở trên toàn thế giới đều có số đợt NKHHC (Acute Respiratory Infection - ARI) xấp xỉ nhau (khoảng 5 đợt cho một trẻ trong một năm). Số trẻ mới mắc viêm phổi hàng năm ở các nước công nghiệp phát triển dao động từ 3 % đến 4 % và ở các nước đang phát triển là 10 % đến 20 %. Sự khác biệt cũng thấy rõ ngay trong một thành phố hoặc trong một nước. Ở khu vực phía Nam Brazil, tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp đối với trẻ ở các gia đình có thu nhập dưới 50 USD một tháng là 12/1000 trẻ; 16 % trong số những đứa trẻ này vào viện bị nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp xảy ra ở trẻ dưới 20 tháng tuổi. Trong số trên 600 trẻ, thu nhập gia đình trên 300 USD một tháng, không có một trường hợp tử vong nào do viêm phổi và chỉ 2 % vào viện vì bị nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp. Một vài nghiên cứu khác cũng ở Brazil, Ba Lan, cho thấy trẻ em sống trong gia đình có điều kiện kinh tế thấp thì có nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp dưới nặng hơn [92], [117], [123].
  • 23. 8 + Trình độ học vấn của bố, mẹ: Trình độ học vấn thấp của bố, mẹ có liên quan tới sự gia tăng vào viện và tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp của trẻ [92], [118]. - Yếu tố môi trường: Yếu tố nguy cơ môi trường được nghiên cứu nhiều nhất bao gồm phơi nhiễm với khói bụi, nhà ở chật chội đông đúc và nhiệt độ thấp. + Ô nhiễm do các chất đốt trong gia đình: Người ta dự tính rằng ở các nước đang phát triển, 30 % các hộ gia đình ở thành phố và 90 % các hộ gia đình ở vùng nông thôn sử dụng củi gỗ, rơm rạ và chất thải động vật như là nguồn đốt chính cho đun nấu, sưởi ấm và nồng độ các chất ô nhiễm trong nhà cao gấp 20 lần so với các nước công nghiệp phát triển. Trẻ em người Mỹ gốc bản địa dưới 2 tuổi phơi nhiễm với lò sưởi đốt bằng củi, có nguy cơ viêm phổi cao gấp 5 lần so với trẻ cùng tuổi và cùng giới ở những gia đình không dùng lò sưởi này [92]. Nghiên cứu của Jonathan Grigg (2007) về việc đốt các nhiên liệu để nấu ăn và sưởi ấm trong nhà ở các nước đang phát triển cho thấy, có mối liên quan giữa ô nhiễm không khí trong nhà ở và gia tăng mắc bệnh đối với nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp ở trẻ [106]. Nghiên cứu của Jame Kilabuko H. and Satoshi Nakai (2007) và nghiên cứu của Khin Myat Tun ở Myanmar (2005), cho thấy các nhiên liệu đốt bằng khí sinh học (gỗ, rác thải nông nghiệp) là nguồn năng lượng chính của các nước đang phát triển và ảnh hưởng đến NKHHC ở trẻ nhỏ [110], [116]. + Khói thuốc lá: Mối liên quan giữa khói thuốc và bệnh đường hô hấp ở trẻ được khẳng định trong nhiều nghiên cứu. Con của người hút thuốc lá có tỷ lệ mắc bệnh hô hấp cao gấp 1,5 đến 2 lần so với con của những người không hút thuốc lá. Theo dõi trên 4500 trẻ em Brazil trong 2 năm đầu sau khi sinh chỉ ra rằng: có sự gia tăng 50 % vào viện do nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp ở trẻ mà cả bố và mẹ đều hút thuốc so với trẻ mà bố, mẹ không hút thuốc. Một nghiên cứu khác ở vùng đông bắc Brazil, cho thấy trong số những trẻ vào viện vì viêm phổi thì trẻ sống trong gia đình có người nghiện thuốc lá chiếm 48 % [92], [105], [117], [119]. + Chật trội, đông đúc: Chật trội, đông đúc thường khá phổ biến ở các nước đang phát triển, đã được khẳng định có liên quan tới các bệnh đường hô hấp. Sự liên quan chặt chẽ giữa mắc nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp với chật chội, đông đúc, số người và số con dưới 5 tuổi trong gia đình. Nghiên cứu ở Brazil và một số nghiên cứu khác cho thấy: gia đình có từ 3 con dưới 5 tuổi trở lên có nguy cơ tử vong do viêm phổi cao gấp từ 2 đến 5 lần so với gia đình có ít con. [91], [92], [118], [145].
  • 24. 9 + Phơi nhiễm với lạnh và ẩm ướt: Nghiên cứu của Simoni M. năm 2005 (Italia) trong 20.016 trẻ cho thấy, nhà ẩm ướt có liên quan đến bệnh hô hấp của trẻ [132]. - Yếu tố dinh dưỡng: Các yếu tố dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tới nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp bao gồm cân nặng lúc sinh, tình trạng dinh dưỡng, sữa mẹ, nồng độ vitamin A và các vi chất dinh dưỡng khác [92], [104], [118]. Nghiên cứu của Wayse (2004), ở Ấn Độ cho thấy thiếu hụt vitamin D và nuôi con không hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4 tháng đầu là yếu tố nguy cơ đối với ALRI nặng ở trẻ [142]. + Cân nặng sơ sinh thấp: Một nghiên cứu ở Anh đã chỉ ra rằng: trẻ em có cân nặng sơ sinh thấp có nguy cơ mắc NKHHC cao gấp 2 lần trong những năm đầu sau khi sinh. Kết quả các nghiên cứu đều cho thấy sự gia tăng nguy cơ tương đối dao động từ 1,5 lần đến 8 lần đối với trẻ có cân nặng sơ sinh thấp. Trẻ đẻ thiếu tháng và trẻ có cân nặng thấp trong thời kỳ mang thai ở Brazil cũng có nguy cơ vào viện tương tự vì viêm phổi trong 1, 2 năm đầu sau khi sinh. Những kết quả trên đã đưa tới kết luận là trẻ em có cân nặng sơ sinh thấp sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi nặng cao hơn [92], [130], [118]. + Thiếu sữa mẹ: Một nghiên cứu đã cung cấp thông tin về tử vong đặc hiệu do nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp liên quan tới trẻ nuôi bằng sữa mẹ, những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 3,6 lần so với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ. Nghiên cứu về sự liên quan giữa sữa mẹ và vào viện do viêm phổi ở Trung Quốc, Brazil, Canada và Argentina đều chỉ ra rằng trẻ em không được nuôi bằng sữa mẹ có nguy cơ vào viện cao gấp từ 1,5 đến 4 lần [92], [130]. Một số tác giả trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu tổng hợp các yếu tố nguy cơ trên cùng một nhóm cộng đồng: Nghiên cứu của Baker R. J. (2006) cho thấy, phơi nhiễm với nhiên liệu đốt cháy trong nhà ở do sưởi ấm, nấu ăn, hút thuốc lá trong gia đình thì tỷ lệ trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp thường gặp với tần số nhiều hơn so với những trẻ sống trong nhà không có các yếu tố trên [80]. Nghiên cứu của Broor S. và cộng sự năm 2001 (ở Ấn Độ), phân tích hồi quy logistic thấy rằng trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, nhiễm khuẩn hô hấp trên ở mẹ, nhiễm khuẩn hô hấp ở con cái trong nhà, tiêm chủng không đầy đủ theo tuổi và tiền sử nhiễm khuẩn hô hấp dưới trong gia đình là yếu tố đóng góp có ý nghĩa của nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp ở trẻ dưới 5 tuổi. Giới tính của trẻ, tuổi của bố, mẹ, trình độ học vấn của bố, mẹ, số con trong gia đình, loại nhà ở
  • 25. 10 không phải là yếu tố nguy cơ liên quan tới bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp [87]. Vì vậy việc xác định các yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp có thể giúp cho giảm gánh nặng bệnh tật. Nghiên cứu của Macedo S. E. năm 2007 (Phía nam Brazil) và một số tác giả khác cho thấy, các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh gồm: Giới nam, trẻ dưới 6 tháng tuổi, nhà đông người, trình độ học vấn của người mẹ, thu nhập của gia đình, tình trạng nhà ở không tốt, không nuôi con bằng sữa mẹ, bà mẹ hút thuốc, là các yếu tố liên quan đến NKHHC ở trẻ dưới 1 tuổi [92], [113], [117], [123]. * Yếu tố về kiến thức - thái độ - thực hành (KAP) của bà mẹ. Năm 2006, Chan G. và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về sử dụng kháng sinh của các bà mẹ đối với nhiễm khuẩn hô hấp trên (URTI) ở trẻ em tại Malaysia cho thấy, gần 68 % các bà mẹ trong số họ tin tưởng rằng kháng sinh rất có ích trong điều trị cảm cúm thông thường, 69 % có ích cho ho và 76 % có ích cho sốt. Nghiên cứu này chỉ ra rằng các cha mẹ thường nhận thức sai lệch về sử dụng kháng sinh đối với URTI cấp ở trẻ. Vì vậy việc nâng cao trình độ học vấn của các ông bố, bà mẹ có thể làm giảm kê đơn kháng sinh không cần thiết và việc kháng kháng sinh ở cộng đồng [93]. Nghiên cứu của Kauchali S. năm 2004 để đánh giá khả năng nhận biết về bệnh hô hấp và xác định niềm tin, thái độ, thực hành về NKHHC của các bà mẹ ở vùng nông thôn Nam Phi cho thấy, nhận thức về nguyên nhân gây bệnh là rất khác nhau giữa các bà mẹ. Bà mẹ thường sử dụng thuốc đông y điều trị thay thế cho thuốc tây y, miễn cưỡng khi tìm kiếm sự chăm sóc y tế và sử dụng kháng sinh không thích hợp. Tác giả đã chỉ ra rằng: Nhận thức của các bà mẹ về NKHHC còn rất yếu. Vì vậy rất cần thiết kế chiến lược truyền thông giáo dục sức khoẻ (TT- GDSK) cho các nhân viên y tế về bệnh hô hấp để các bà mẹ tìm kiếm kịp thời dịch vụ chăm sóc y tế cho con khi bị bệnh hô hấp, chăm sóc hỗ trợ tại nhà và tuân thủ quy trình sử dụng kháng sinh [108]. * Yếu tố sinh học. - Giới tính.Trong một số nghiên cứu dựa vào cộng đồng, người ta thấy tỷ lệ trẻ trai dường như thường hay mắc ALRI cao hơn trẻ gái [82], [92]. - Tuổi. Nghiên cứu chỉ rõ rằng mắc NKHHC nói chung tuơng đối ổn định trong nhóm trẻ từ 1 đến 5 tuổi, tử vong tập trung ở nhóm trẻ nhỏ. Thực tế, khoảng một nửa các trường hợp tử vong do bệnh đường hô hấp ở trẻ dưới 5 tuổi xảy ra chủ yếu ở trẻ 6 tháng đầu sau khi sinh [92].
  • 26. 11 1.2.2. Tại Việt Nam 1.2.2.1. Căn nguyên gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp Tại Việt Nam, các nghiên cứu cũng cho kết quả tương tự với các nghiên cứu trên thế giới. Phần lớn NKHHC ở trẻ em là do virus gây ra. Các virus này có ái lực với đường hô hấp, khả năng lây lan của virus rất dễ dàng, tỷ lệ người lành mang virus cao, khả năng miễn dịch với virus ngắn và yếu. Các loại virus thường gặp gây bệnh NKHHC là virus hợp bào hô hấp, virus cúm, á cúm, adenovirus, rhinovirus, virus đường ruột [52], [16], [61]. Việt Nam là nước đang phát triển, vi khuẩn vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc gây bệnh NKHHC ở trẻ em. Các vi khuẩn thường gặp là phế cầu (Streptococcus pneumoniae), Haemophilus influenzae, Clamydia, Mycoplasma, tụ cầu, liên cầu, vi khuẩn đường ruột...và các vi khuẩn khác. Viêm phổi do Clamydia hay gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Viêm phổi do Pneumocystis có thể gặp ở trẻ suy dinh dưỡng và trẻ bị HIV/AIDS. Vi khuẩn có thể có sẵn trong mũi, họng gặp điều kiện thuận lợi có thể gây bệnh hoặc vi khuẩn từ ngoài xâm nhập vào đường hô hấp, nó gây bệnh trên cơ sở sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút. [26], [52], [56], [16], [61], [67], [69], [71]. Nghiên cứu của Trần Thị Biển (1997) và Phan Lê Thanh Hương (2004) cho thấy, vi khuẩn gây bệnh NKHHC chủ yếu là Staphylococcus aureus, Streplococcus pneumonia, Haemophilus influenzae [11], [50]. Ngoài các nguyên nhân như virus, vi khuẩn, nấm... thì bệnh Lao cũng là căn nguyên gây nên viêm phổi ở trẻ em [37], [53], [54], [55]. Loại virus nguy hiểm gần đây đối với con người nói chung và trẻ nhỏ nói riêng đó là H5N1 và H1N1. Đặc điểm của virus H5N1 là bệnh diễn biến nặng, tiến triển nhanh, khi mắc bệnh thường có các biểu hiện sốt, có các triệu chứng hô hấp và có yếu tố dịch tễ, không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường và có tỷ lệ tử vong cao [30]. Đối với H1N1 có khả năng lây lan rất nhanh, khi mắc bệnh này bệnh nhân thường có triệu chứng cúm như ho, sốt, đau đầu,viêm mũi, viêm phổi, bệnh tiến triển nhanh, không hỗ trợ kịp thời có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong [40]. 1.2.2.2. Yếu tố nguy cơ đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp Ở Việt Nam, mặc dù tử vong do viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi đã có chiều hướng giảm, nhưng ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa viêm phổi vẫn là nguyên nhân cao nhất trong tử vong trẻ em và các yếu tố nguy cơ cũng tương tự như nghiên cứu trên thế giới.
  • 27. 12 * Yếu tố về sinh học, môi trường tự nhiên - xã hội Do trẻ càng nhỏ tuổi càng dễ bị NKHHC, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Cân nặng lúc sinh thấp, đẻ non, hoặc suy dinh dưỡng bào thai, trẻ suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu vitaminA hay nhà ở chật chội, ẩm thấp, ảnh hưởng khói bếp, khói thuốc lá trong nhà có thể làm tỷ lệ mắc bệnh NKHHC tăng lên rõ rệt. Thời tiết khí hậu thay đổi: NKHHC thường gặp nhiều về mùa Đông - Xuân và những tháng chuyển mùa. Ngoài ra, CBYT chưa thực hiện xử trí đúng trẻ mắc NKHHC theo phác đồ quy định, đặc biệt là sử dụng thuốc kháng sinh. Hiểu biết về các dấu hiệu, cách chăm sóc NKHHC trẻ em của cộng đồng nói chung và bà mẹ có con nhỏ dưới 5 tuổi nói riêng còn hạn chế, do đó các bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ phát hiện các dấu hiệu của bệnh chậm nên khi chuyển đến cơ sở y tế trẻ đã trong tình trạng bệnh rất nặng, nhiều bà mẹ tự ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ mà không có chỉ định của CBYT [32], [61]. Nghiên cứu về nguyên nhân tử vong của trẻ do viêm phổi ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng cho thấy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tử vong của trẻ như điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục tập quán, dân trí... Nhưng chủ yếu là trẻ không đến cơ sở y tế kịp thời, trẻ đến cơ sở y tế nhưng không được điều trị đúng đắn. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy 5,6 % trường hợp đến trạm y tế trong tình trạng bệnh rất nguy kịch, 39,5 % đến khi bệnh đã nặng, chỉ có 28,8 % bệnh còn nhẹ khi mới mắc. Điều đáng lưu ý là 26,1 % trẻ chết tại nhà, không được điều trị hoặc gia đình tự chữa [67]. Nguyễn Thanh Hà (2002): Nghiên cứu nguy cơ dinh dưỡng liên quan đến NKHHC ở trẻ em dưới một tuổi và một số giải pháp can thiệp ở một số xã thuộc tỉnh Hà Tây, Hải Hưng, Hà Nội, đã đưa ra kết luận: Trẻ không được bú sữa mẹ, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ có cân nặng khi sinh thấp, có nguy cơ bị nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp 1,6 đến 2 lần (p < 0,01) so với trẻ bình thường [41]. Nghiên cứu của Hà Văn Thiệu và cộng sự (2003) về một số yếu tố nguy cơ chủ yếu đến NKHHC ở trẻ dưới 5 tuổi ở Thừa Thiên Huế, cho thấy, phơi nhiễm khói thuốc lá, suy dinh dưỡng, thiếu sữa mẹ, ăn sam sớm, nghèo đói...là các yếu tố nguy cơ đến NKHHC của trẻ (p < 0,05) [68]. Năm 2002, Hàn Trung Điền: Nghiên cứu NKHHC ở trẻ dưới 1 tuổi tại cộng đồng và tác động của TT - GDSK tại Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quảng Trị. Kết quả cho thấy: Nhóm trẻ nuôi không hoàn toàn bằng sữa mẹ có tỷ lệ lượt mắc viêm phổi (22,8 %) cao hơn nhóm nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ (19,7 %) với (p< 0,05). Khả năng nhận biết dấu hiệu NKHHC của bà mẹ còn hạn chế. Đa số bà mẹ chỉ
  • 28. 13 biết dấu hiệu ho, sốt, mệt mỏi, dấu hiệu thở nhanh, khó thở còn ít được bà mẹ biết. Nguyên nhân cơ bản là do bà mẹ không được truyền thông, ít được tiếp cận thông tin, nhiều bà mẹ tự mua kháng sinh để chữa cho trẻ và không biết cho con uống thêm nước khi con mắc NKHHC, một số bà mẹ chỉ đưa trẻ mắc NKHHC đến cơ sở y tế (CSYT) khi tự chữa tại nhà không khỏi. Giới tính của trẻ, trình độ học vấn của mẹ, nghề nghiệp của mẹ, số con trong gia đình và tuổi của mẹ chưa thấy có mối liên quan đến NKHHC của trẻ, với p > 0,05) [36]. * Yếu tố về hệ thống y tế Năm 2007, theo báo cáo của một số tỉnh như: Hà Tĩnh, Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Nam, Đã Nẵng cho biết, trong thời gian dài chương trình phòng chống NKHHC trẻ em hầu như không hoạt động, không có kinh phí, không cung ứng thuốc và trang thiết bị, không đào tạo, tập huấn được cho CBYT xã, NVYTTB về kiến thức, kỹ năng xử trí trẻ NKHHC và kỹ năng TT - GDSK, sử dụng kháng sinh không đúng trong điều trị tại các cơ sở y tế (trẻ ho, sốt đơn thuần còn dùng kháng sinh nhiều), không tổ chức giám sát, vì vậy huấn luyện tại chỗ hầu như không thực hiện được. Người nuôi trẻ thiếu hiểu biết về bệnh tật và cách nuôi dưỡng trẻ khi bị bệnh. Đặc biệt thói quen dùng kháng sinh khi trẻ chỉ có ho, sốt đơn thuần hoặc đau họng là rất phổ biến. Nhiều khi các bà mẹ tự ý mua thuốc điều trị cho con, không tuân theo hướng dẫn của CBYT [2], [3], [4], [5], [7], [9], [10]. * Yếu tố về kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của bà mẹ Lê Thị Nga và cộng sự (1995) tiến hành điều tra kiến thức các bà mẹ dân tộc Sán Dìu, H’ Mông về bệnh NKHHC trẻ em tại xã Nam Hòa - Đồng Hỷ - Thái Nguyên và Cán Tỷ- Quản Bạ - Hà Giang đã đánh giá thực trạng kiến thức của các bà mẹ về bệnh nhiễm khuẩn hô hấp nhìn chung còn hạn chế, đặc biệt các bà mẹ dân tộc H’ Mông có kiến thức kém hơn các bà mẹ dân tộc Sán Dìu cụ thể là: Không biết xử trí khi trẻ bị ho đơn thuần: 65,85 % (H’ Mông) so với 60,4 % (Sán Dìu), không biết các dấu hiệu sớm của viêm phổi: 100 % (H’ Mông) so với 55,06 % (Sán Dìu), không biết được sự nguy hiểm của viêm phổi: 94,31% (H’ Mông) so với 55,06 % (Sán Dìu), không biết sử dụng kháng sinh khi trẻ bị viêm phổi: 91,13 % (H’ Mông) so với 58,99 % (Sán Dìu), không biết các triệu chứng cần thiết để đưa trẻ đến viện: 100 % (H’ Mông) so với 37,64 % (Sán Dìu) [57].
  • 29. 14 Nguyễn Thị Thanh Hương và cộng sự (2008): Nghiên cứu thực hành chăm sóc tại nhà trẻ dưới 5 tuổi bị NKHHC của các bà mẹ tại huyện Quảng Trạch, Quảng Bình cho thấy, tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức tốt về NKHHC còn thấp (34 %) [49]. Tóm lại: Các nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam đã đề cập đến một số yếu tố nguy cơ dẫn đến NKHHC như: Môi trường tự nhiên xã hội, hệ thống y tế, kiến thức; thái độ; thực hành của bà mẹ và yếu tố sinh học. Nhưng ở khu vực miền núi còn ít nghiên cứu đề cập đến, đây cũng là vấn đề mà chúng tôi cần suy nghĩ và quan tâm. 1.3. Một số giải pháp can thiệp phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp được thực hiện trên Thế giới và Việt Nam 1.3.1. Tình hình trên Thế giới 1.3.1.1. Nhóm can thiệp tác động vào hành vi của các bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ Năm 2004, Kauchali S. đã tiến hành điều tra về kiến thức của các bà mẹ về NKHHC ở trẻ em dưới 5 tuổi ở vùng nông thôn Nam Phi, kết quả cho thấy, các bà mẹ thiếu kiến thức về chăm sóc trẻ, vì vậy, cần thiết phải xây dựng kế hoạch can thiệp bằng TT- GDSK, nâng cao khả năng tìm kiếm kịp thời dịch vụ y tế cho con khi bị bệnh hô hấp, chăm sóc hỗ trợ tại nhà và tuân thủ quy trình sử dụng kháng sinh nhằm giảm tỷ lệ NKHHC ở trẻ nhỏ [108]. Năm 2008, Luque J. S. và cộng sự đã tiến hành xác định các yếu tố hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế của người chăm sóc trẻ đối với trẻ bị NKHHC. Kết quả cho thấy, những người chăm sóc trẻ thường thiếu hiểu biết về các dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp dưới nặng. Vì vậy các tác giả đưa ra khuyến cáo rằng các chiến dịch về y tế công cộng cần được tiến hành tại các hộ gia đình thích hợp hơn để nâng cao hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế đối với trẻ bị NKHHC [112]. Nghiên cứu của Vitolo M. R. ở Brazil (2008) về đánh giá hiệu quả của tư vấn tại nhà đối với bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ và ăn sam trong việc giảm các triệu chứng hô hấp ở trẻ dưới 12 tháng cho thấy, nguy cơ mắc các triệu chứng hô hấp ở nhóm can thiệp là 41 %, thấp hơn so với nhóm chứng, số cần được điều trị thấp hơn ở nhóm can thiệp (6,1 %), tần suất mắc bệnh ở nhóm can thiệp ít hơn và nuôi con bằng sữa mẹ nhiều hơn, ăn sam muộn cũng nhiều hơn và tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh thấp hơn ở nhóm can thiệp. Kết quả đã chỉ rõ rằng chương trình giáo dục dinh dưỡng trong năm đầu sau khi trẻ mới ra đời có ảnh hưởng rất lớn đến giảm các bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ [141]. Năm 2004, Philippa Madge và Butler C. đã phát triển can thiệp bằng giáo dục sức khỏe đối với các bệnh hô hấp ở trẻ em cho thấy, giáo dục sức khỏe đã
  • 30. 15 giúp cho các gia đình có kiến thức, thái độ, niềm tin cần thiết cũng như các kỹ năng để quản lý điều trị bệnh có hiệu quả [124], [90]. Nghiên cứu của Razon Y. và cộng sự (2005) về ảnh hưởng của can thiệp bằng giáo dục sức khoẻ với việc kê đơn thuốc kháng sinh đối với nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ. Nghiên cứu trước - sau được tiến hành ở 5 trung tâm y tế ở Israel cho thấy, việc sử dụng kháng sinh đối với NKHHC trên giảm từ 13,8 % xuống còn 11,5 % (p< 0.05). Tác giả nhận định rằng, can thiệp bằng giáo dục sức khoẻ có thể cải tiến được thực hành kê đơn thuốc kháng sinh đối với trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp và giảm sử dụng kháng sinh không cần thiết [126]. 1.3.1.2. Nhóm tác động vào hệ thống y tế chăm sóc trẻ - Lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh (IMCI), biện pháp can thiệp được đưa ra gần đây của Tổ chức Y tế khu vực Châu Mỹ trong việc nâng cao sức khỏe của trẻ. Vấn đề lồng ghép các chiến lược quản lý điều trị bệnh vào một giải pháp là rất quan trọng trong việc dự phòng và khống chế bệnh ở trẻ nhỏ. Chiến lược IMCI cũng bao gồm phòng bệnh và hoạt động nâng cao sức khỏe. Như vậy, việc kiểm soát bệnh hô hấp ở trẻ dưới 5 tuổi là một trong những thành phần chủ yếu của chiến lược IMCI. Áp dụng chiến lược IMCI tạo điều kiện dễ dàng cho việc xác định tất cả trẻ có bất kỳ một dấu hiệu nào của nhiễm khuẩn hô hấp, đánh giá và phân loại chúng về tình trạng nặng của bệnh và liệu pháp điều trị. Nó cho phép phân biệt giữa trẻ cần vào viện điều trị, trẻ cần sử dụng kháng sinh và trẻ có thể chỉ cần chăm sóc tại nhà, nâng cao kiến thức cho các ông bố, bà mẹ về chăm sóc trẻ tại nhà và về các dấu hiệu cảnh báo sớm việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhân viên y tế [83]. Kết quả nghiên cứu năm 2001 của Ali M. và cộng sự về ảnh hưởng của việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe lên tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp ở trẻ em vùng nông thôn Bangladesh đã chỉ ra rằng: Tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp là thấp hơn trong khu vực có chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp dựa vào cộng đồng so với vùng không có. Vậy, lợi ích của chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp dựa vào cộng đồng, nâng cao việc tiếp cận đối với dịch vụ y tế nên được triển khai áp dụng ở các khu vực nông thôn khác ở Bangladesh, nhằm giảm tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp [78]. Nghiên cứu can thiệp sớm chỉ ra rằng, việc quản lý điều trị bệnh tại cộng đồng bởi các nhân viên y tế có ảnh hưởng rất lớn đến tử vong do viêm phổi. Phân tích gộp về viêm phổi dựa vào cộng đồng ước tính thấy giảm 20 % tử vong ở trẻ < 1 tuổi và giảm 24 % tử vong trẻ dưới 5 tuổi do mọi nguyên nhân.
  • 31. 16 Nhân viên y tế cộng đồng có thể quản lý điều trị viêm phổi không biến chứng ở tại cộng đồng.Việc quản lý bệnh mà họ tiến hành bao gồm phân loại NKHHC dựa trên dấu hiệu tăng nhịp thở, rút lõm lồng ngực, điều trị viêm phổi bằng kháng sinh đối với các ca nhẹ, chuyển viện các ca bệnh nặng tới các cơ sở điều trị thích hợp [144]. Sylla A. (2007) đã tiến hành đánh giá chất lượng quản lý theo dõi điều trị của nhân viên y tế có trình độ thấp ở 4 huyện của Senegal sau một năm theo dõi. Tác giả đưa ra nhận định: Nhân viên y tế trình độ thấp được đào tạo lại có thể áp dụng theo tiêu chuẩn đánh giá của WHO. Họ có thể giúp đỡ việc chăm sóc có liên quan tới trẻ bị ARI ở cộng đồng. Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng nhân viên y tế cộng đồng phải nhận biết được các dấu hiệu bệnh nặng sớm và theo dõi các ca nặng [137]. Nghiên cứu của David R. và cộng sự (2008) đã đề cập đến quản lý điều trị viêm phổi tại cộng đồng. Điều tra của các chuyên gia ở 57 nước thuộc Châu Phi và Châu Á, có tỷ lệ trẻ tử vong cao nhất để đánh giá các chính sách y tế hiện hành, can thiệp và lập kế hoạch quản lý điều trị các ca viêm phổi tại cộng đồng cho thấy, quản lý điều trị các ca viêm phổi tại cộng đồng bởi các nhân viên y tế làm việc tại cộng đồng là một chiến lược có tính khả thi và hiệu quả, nhất là đối với các vùng mà người dân khó tiếp cận đối với các dịch vụ y tế [98]. 1.3.1.3. Nhóm tác động vào môi trường tự nhiên - xã hội Thông tin về các yếu tố nguy cơ, cùng với tính khả thi và xem xét chi phí là rất cần thiết cho chiến lược dự phòng viêm phổi. Các yếu tố nguy cơ về mặt nhân khẩu học như là tuổi, giới có thể là quan trọng trong việc xác định nhóm nguy cơ cao, tuy nhiên không thể kiểm nghiệm bằng biện pháp can thiệp. Yếu tố kinh tế xã hội cũng là yếu tố quyết định chiếm tỷ lệ lớn gánh nặng của NKHHC, tuy nhiên những biện pháp can thiệp chống lại các yếu tố như thu nhập thấp, trình độ học vấn thấp nằm ngoài sự kiểm soát của ngành y tế. Trong các yếu tố môi trường như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, chật chội, đông đúc có liên quan chặt chẽ với mắc bệnh đường hô hấp ở trẻ. Biện pháp can thiệp có tính khả thi và hiệu quả nhất để giảm NKHHC là chiến dịch chống hút thuốc lá và cải tiến các lò đốt, tăng khả năng tiếp cận của người nghèo đối với nhiên liệu sạch, cải thiện điều kiện nhà ở [119]. 1.3.1.4. Nhóm yếu tố sinh học Năm 2004, Michael Ostapchuk M. D. và một số tác giả khác đã tiến hành nghiên cứu viêm phổi mắc phải cộng đồng ở trẻ em cho thấy, gây miễn dịch
  • 32. 17 cho trẻ là biện pháp dự phòng có hiệu quả nhất đối với viêm phổi ở trẻ em. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo cần phải gây miễn dịch cho tất cả trẻ từ 6 tháng đến 23 tháng tuổi và đây là biện pháp có tính khả thi và kinh tế nhất [83], [109], [114]. Sunil Sazawal và một số tác giả đã nghiên cứu về tình hình mắc NKHHC, đã đưa ra nhận định: Việc bổ sung kẽm trong khẩu phần ăn đã làm giảm một cách có ý nghĩa tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở trẻ trước tuổi đi học. Ảnh hưởng của bổ sung dầu gan cá tuyết và vitamin - chất khoáng lên nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em cho thấy, thuốc dung nạp tốt, được các ông bố, bà mẹ chấp nhận và giảm số lần đi đến khám bác sĩ. Dùng viên tỏi "allicor" có hiệu quả trong việc dự phòng không đặc hiệu đối với bệnh NKHHC ở trẻ em và không có tác dụng phụ. Sử dụng nước súc miệng Tomicid trong dự phòng NKHHC do liên cầu ở nhóm trẻ trước tuổi đi học sẽ làm giảm tỷ lệ NKHHC ở trẻ [79], [86]. [111], [135]. Sutanto A (2002), nghiên cứu tỷ lệ mới mắc NKHHC và tử vong ở trẻ dưới 2 tuổi ở Indonesia cho thấy, tỷ lệ mới mắc viêm phổi là cao ở vùng này. Việc can thiệp vào cộng đồng này tốt nhất là sử dụng vacxin để phòng viêm phổi và gia tăng khả năng tiếp cận của trẻ đối với hệ thống chăm sóc y tế [136]. Năm 2006, Del-Rio-Navarro B. E. và cộng sự đã tiến hành xác định hiệu quả và tính an toàn của các thuốc kích thích miễn dịch trong dự phòng NKHHC trẻ em. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, thuốc kích thích miễn dịch làm giảm tỷ lệ mới mắc NKHHC ở trẻ em tới 40 %, tính an toàn của thuốc tốt [99]. Năm 2005, Zielnik-Jurkiewicz B. và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của Broncho-Vaxom trong dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp tái phát ở trẻ em. Kết quả cho thấy, trẻ được điều trị bằng Broncho-Vaxom, tần số mắc bệnh giảm một cách có ý nghĩa và thời gian mắc bệnh ngắn hơn so với nhóm chứng. Nghiên cứu đã chỉ rõ rằng điều trị bằng Broncho-Vaxom có hiệu quả cao trong dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp tái phát ở trẻ [147]. 1.3.2. Tình hình tại Việt Nam 1.3.2.1. Nhóm tác động đến hành vi của bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ Năm 2002, Hàn Trung Điền nghiên cứu NKHHC ở trẻ dưới 1 tuổi tại cộng đồng và tác động của TT - GDSK tại địa bàn một số xã của các tỉnh Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quảng Trị. Kết quả cho thấy, kiến thức và thực hành của bà mẹ đối với NKHHC sau can thiệp đã được cải thiện so với trước can thiệp và so với nhóm chứng [36].
  • 33. 18 Năm 2003, Đàm Khải Hoàn và cộng sự đã tiến hành thử nghiệm mô hình giáo viên < cắm bản > tham gia TT- GDSK sinh sản cho phụ nữ ở các bản vùng cao huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, kết quả cho thấy kiến thức và thái độ của người dân về chăm sóc bà mẹ trước sinh sau can thiệp tăng hơn so với trước can thiệp và nhóm chứng với p<0,01 [46]. 1.3.2.2. Nhóm can thiệp tác động đến hệ thống y tế Chăm sóc sức khỏe ban đầu là biện pháp đầu tiên để đạt được “sức khỏe cho mọi người”, điều đó liên quan rất nhiều đến việc nâng cao sức khỏe và giáo dục sức khỏe. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001 – 2010” đã chỉ rõ: 100 % cán bộ trạm y tế và NVYTTB được bồi dưỡng kiến thức và có kỹ năng cơ bản về TT- GDSK. Thực hiện tư vấn và TT- GDSK lồng ghép tại trạm y tế, cộng đồng và gia đình, giáo dục sức khỏe qua hệ thống loa truyền thanh xã, tổ chức tham gia phối hợp với các buổi họp cộng đồng tại thôn, bản để TT-GDSK cho nhân dân, ... [24], [25], [70]. Để giảm tỉ lệ mắc bệnh, tỉ lệ tử vong, mức độ nặng và tàn phế do bệnh tật, góp phần cải thiện sự phát triển của trẻ em. Chiến lược lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh (viết tắt là IMCI - Integrated Management of Childhood Illness Strategy) do TCYTTG (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phát động. Chiến lược hiện đang được triển khai ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả các biện pháp can thiệp điều trị và can thiệp dự phòng đó là: Cải thiện kỹ năng xử trí trẻ bệnh của cán bộ y tế và cải thiện hoạt động chăm sóc sức khỏe tại gia đình và cộng đồng [27], [28]. Quá trình phân loại và xử trí trẻ bệnh theo IMCI ở tuyến y tế cơ sở bao gồm: Đánh giá, phân loại và xác định điều trị để chuyển đi bệnh viện điều trị, khuyến khích cha mẹ tham gia một cách tích cực vào việc điều trị trẻ. Chỉ dẫn cho bà mẹ cách cho trẻ uống thuốc và điều trị nhiễm khuẩn tại chỗ, tham vấn cho gia đình về cách điều trị tại nhà, cách cho ăn, uống và khi nào cần đưa trẻ đến khám lại [31], [22], [23], [35]. Bộ y tế khuyến cáo giải pháp thực hiện như: Củng cố hệ thống tổ chức từ tuyến trung ương đến tỉnh, huyện và xã, các tuyến có ban điều hành hoặc ban chỉ đạo để triển khai các hoạt động có chất lượng và hiệu quả [31]. Nâng cao năng lực cho cán bộ y tế trong hệ thống quản lý, chuyên môn kỹ thuật từ tuyến trung ương đến tuyến tỉnh, khả năng xử trí NKHHC cho cán bộ y tế ở tuyến xã, phường theo phác đồ như: Kỹ năng đánh giá, phân loại, xử trí NKHHC, cung cấp các phương tiện trang thiết bị tối thiểu, tài liệu, phác đồ về chuyên môn và
  • 34. 19 thuốc để phục vụ chẩn đoán và điều trị cho trẻ em ở tuyến xã và huyện, giám sát, lượng giá hoạt động phòng chống NKHHC [31], [61]. Năm 2007, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi trung ương đề xuất một số các giải pháp, hoạt động cụ thể cho phòng chống NKHHC như sau: Đảm bảo đủ kinh phí cho các mặt hoạt động của chương trình như: Đào tạo, giám sát, truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, nâng cao kiến thức cho cán bộ y tế cơ sở bằng cách tăng cường đào tạo tập huấn, hội thảo, tư vấn cho các bà mẹ nuôi con tại nhà khi trẻ bị bệnh, đồng thời nâng cao kỹ năng truyền thông cho NVYTTB để thực hiện truyền thông có chất lượng và hiệu quả. Duy trì công tác kiểm tra giám sát thường xuyên và kiểm tra giám sát định kỳ, từ đó giúp đỡ y tế cơ sở giải quyết các vấn đề còn tồn tại, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc gặp phải. Huy động các tổ chức chính quyền, các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên tham gia hoạt động chương trình, nhằm hạ thấp tình trạng trẻ mắc bệnh và mắc bệnh nặng, giảm tỷ lệ tử vong một cách thấp nhất [2], [3] [4], [5], [7]. 1.3.2.3. Nhóm tác động đến môi trường tự nhiên – xã hội Kết quả hoạt động của mô hình huy động cộng đồng cải thiện hành vi vệ sinh môi trường cho người dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cho thấy, có sự thay đổi hành vi vệ sinh môi trường như kiến thức tăng 63 %, thái độ tăng 33,2 %, thực hành tăng 14,5 %. Sau can thiệp có sự thay đổi rõ rệt, nhất là tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh tăng 26,5 % [45]. 1.3.2.4. Yếu tố sinh học Năm 2007, Nguyễn Tiến Dũng, Lê Thị Hoàn và cộng sự nghiên cứu hiệu quả và tính an toàn của Broncho-Vaxom trong dự phòng NKHHC ở trẻ em trên địa bàn Hà Nội, kết quả cho thấy, nhóm dùng thuốc Broncho-Vaxom có số đợt mắc NKHHC trung bình là 2,1± 1,28 thấp hơn so với nhóm chứng là 4,5 ± 1,83 (p<0,01). Số đợt mắc NKHHC ở nhóm dùng thuốc giảm được 52,6 % so với nhóm chứng. Số đợt mắc NKHHC trên trung bình ở nhóm dùng thuốc là 1,8 ± 1,12, thấp hơn so với nhóm chứng là 3,3 ± 1,57 và tỷ lệ giảm được là 45,4 % (p < 0,05). Tương tự như vậy, số đợt mắc NKHHC dưới ở nhóm dùng thuốc là 0,3 ± 0,76 so với nhóm chứng là 1,2 ± 1,16 (p < 0,01) và tỷ lệ giảm được là 75,0 %. Trong nhóm dùng thuốc có tới 13,4 % bệnh nhi không bị một đợt NKHHC nào, còn ở nhóm chứng không có trường hợp nào là không bị bệnh trong 6 tháng theo dõi. Có 26,7 % trẻ được dùng Broncho- Vaxom không phải dùng thuốc kháng sinh
  • 35. 20 trong 6 tháng. Ngược lại ở nhóm chứng thì 100 % phải dùng kháng sinh. Số đợt phải sử dụng kháng sinh trung bình ở nhóm dùng thuốc chỉ là 1,8 ± 1,12, giảm rõ rệt so với nhóm chứng là 3,4 ± 1,54 (p < 0,01). Như vậy tỷ lệ giảm kháng sinh tương ứng là 69,7 % và trong các trường hợp sử dụng Broncho- Vaxom, không có một trường hợp nào có tác dụng không mong muốn. Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ Broncho- Vaxom có tác dụng làm giảm tần xuất mắc NKHHC và nhu cầu sử dụng kháng sinh ở các trẻ bị NKHHC tái phát nhiều lần, thuốc an toàn và dung nạp tốt [39]. Tóm lại: Để giảm tỷ lệ mắc và tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, Thế giới và Việt nam đã tập trung vào các giải pháp như: Chính sách, nâng cao năng lực cho cán bộ y tế và NVYTTB, huy động cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe trẻ em nói chung và phòng chống bệnh NKHHC nói riêng, Vì vậy cần vận dụng huy động cộng đồng, quản lý và điều trị NKHHC dựa vào cộng đồng vào nghiên cứu ở khu vực miền núi, vùng cao, người dân tộc thiểu số và đây cũng là tiền đề để chúng tôi nghiên cứu sau này.
  • 36. 21 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Nghiên cứu mô tả Trẻ dưới 5 tuổi, bà mẹ có con dưới 5 tuổi, hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi. 2.1.2. Nghiên cứu can thiệp Trẻ dưới 5 tuổi, bà mẹ có con dưới 5 tuổi, hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi, lãnh đạo cộng đồng, cán bộ y tế xã và nhân viên y tế thôn bản. 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu Hình 2.1. Bản đồ địa điểm nghiên cứu – huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn - Tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Chợ Mới là một huyện miền núi vùng cao, dân số huyện là 36.193 người, gồm 16 xã, có 9 dân tộc sinh sống: Kinh, Tày, Nùng, Dao, H'Mông, Hoa, Sán chí, Cao lan, Mường... Trong đó dân tộc thiểu số chiếm khoảng 80 % dân số toàn huyện. 2.2.2. Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12 năm 2006 đến tháng 1 năm 2009 và được chia làm hai giai đoạn:
  • 37. 22 * Giai đoạn 1: Điều tra trước can thiệp (TCT): Tháng 12 năm 2006: Điều tra cắt ngang để tìm hiểu thực trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp và một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp ở trẻ dưới 5 tuổi. * Giai đoạn 2: Can thiệp (CT): Từ tháng 1/2007 đến tháng 12/2008 và đánh giá sau can thiệp (SCT): Tháng 1/2009. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 2.3.1.1. Thiết kế nghiên cứu mô tả (giai đoạn 1): Áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả dịch tễ học với thiết kế mô tả cắt ngang có phân tích Tiến hành mô tả theo phương pháp khám lâm sàng để đánh giá thực trạng NKHHC và phân tích một số chỉ số: Điều kiện vệ sinh nhà ở, tiêm chủng, cai sữa của trẻ, kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của bà mẹ tại cộng đồng để xác định một số yếu tố có liên quan đến NKHH dưới cấp. Sơ đồ 2.1. Tổ chức nghiên cứu mô tả thực trạng và phân tích tình hình nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp với yếu tố liên quan - Trẻ được chọn vào nghiên cứu - Bà mẹ, hộ gia đình của trẻ trong diện nghiên cứu Điều tra cắt ngang - Thực trạng vi khí hậu, vi khuẩn gây bệnh - Xác định thực trạng NKHHC - Thực trạng một số yếu tố: Kinh tế, học vấn mẹ, điều kiện vệ sinh nhà ở, KAP của bà mẹ, tiêm chủng, cai sữa của trẻ. Nghiên cứu ngang, mô tả Nhóm trẻ mắc NKHH dưới cấp Nhóm trẻ không mắc NKHH dưới cấp Phân tích Nhóm có yếu tố liên quan Nhóm không có yếu tố liên quan Nhóm có yếu tố liên quan Nhóm không có yếu tố liên quan ơ So sánh
  • 38. 23 2.3.1.2. Thiết kế nghiên cứu can thiệp (giai đoạn 2): Can thiệp trước - sau, có nhóm chứng Sơ đồ 2.2. Mô hình đánh giá sau can thiệp Thăm hộ gia đình Thăm hộ gia đình Thăm hộ gia đình Thăm hộ gia đình Thăm hộ gia đình (lần cuối) Can thiệp 2 tuần 2 tuần 2 tuần . . . Thời gian 24 tháng Sơ đồ 2.3. Mô hình theo dõi dọc mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ Nhóm can thiệp Nhóm đối chứng Nhóm can thiệp Nhóm đối chứng So sánh sau can thiệp So sánh trước can thiệp Bắt đầu thăm hộ gia đình của nhóm can thiệp (1) Đánh giá hiệu quả - KAP của bà mẹ - Các yếu tố liên quan - Các tỷ lệ mắc NKHHC NGHIÊN CỨU CAN THIỆP So sánh trước - sau
  • 39. 24 2.3.2. Phương pháp chọn mẫu 2.3.2.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu mô tả * Cỡ mẫu nghiên cứu mô tả, được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho ước lượng một tỷ lệ trong quần thể [47]. ( ) ( ) 2 21 2 p 1 p n Z p. α− − = ε Trong đó: n: cỡ mẫu cần có; Z (1- α/2): Hệ số giới hạn tin cậy với α= 0,05 ( )1 1,96 2 Z α− = - Cỡ mẫu mô tả cho trẻ: p: Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp = 39,7 % [68]. q: 1- p = 0,603 ε: Sai số mong muốn, độ chính xác tương đối, chọn ε = 7,5 % của tỷ lệ p Thay vào công thức ta có: n = 1038 trẻ Cỡ mẫu tối thiểu cần đạt trong nghiên cứu mô tả là 1038 trẻ. Thực tế chúng tôi điều tra được 1152 trẻ. Như vậy tổng số mẫu trong nghiên cứu mô tả là 1152 trẻ. - Cỡ mẫu mô tả cho bà mẹ: Điều tra toàn bộ các bà mẹ của trẻ dưới 5 tuổi trong diện điều tra - Cỡ mẫu mô tả cho hộ gia đình: Điều tra toàn bộ các hộ gia đình của trẻ dưới 5 tuổi trong diện điều tra - Cỡ mẫu mô tả xét nghiệm vi khuẩn: P: Tỷ lệ trẻ mắc NKHHC, xét nghiệm có Haemophilus influenzae=47 % [50] q: 1- p = 0,53 ε: Sai số mong muốn, độ chính xác tương đối, chọn ε = 25 % của tỷ lệ p Thay vào công thức ta có: n= 70 trẻ Cỡ mẫu tối thiểu cần đạt cho xét nghiệm vi khuẩn ở trẻ là 70 trẻ. Thực tế chúng tôi xét nghiệm toàn bộ trẻ mắc NKHHC tại xã Nông Hạ, kết quả thu được là 71 trẻ. * Cỡ mẫu đo vi khí hậu ở hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi, được tính theo công thức cỡ mẫu cho ước tính một giá trị trung bình trong quần thể [47]. ( ) 2 2 21 2 S n Z X. α− = ε Trong đó: ( )1 1,96 2 − =Z α
  • 40. 25 X : Nhiệt độ trung bình trong nhà = 29,110 C; s: Độ lệch chuẩn = 1,41 [42] ε: Mức sai lệch tương đối giữa tham số mẫu và tham số quần thể, chọn ε = 0,01 Thay vào công thức ta có: n = 90 hộ gia đình Cỡ mẫu tối thiểu cần đạt cho đo vi khí hậu là 90 hộ. Thực tế chúng tôi đo được 100 hộ gia đình. * Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu chủ đích: Huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Ước tính trung bình mỗi xã có khoảng 150 trẻ dưới 5 tuổi. Với cỡ mẫu tối thiểu 1038 trẻ, từ đó chọn 8 xã vào nghiên cứu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn, trong đó 2 xã đặc biệt khó khăn là Như Cố, Bình Văn và 6 xã miền núi: Quảng Chu, Yên Đĩnh, Thanh Bình, Nông Hạ, cao Kỳ, Hòa Mục [75] - Chọn xã nghiên cứu theo cách: Lập danh sách các xã trong toàn huyện và chia làm 2 nhóm: Nhóm các xã vùng đặc biệt khó khăn (khu vực III: 7 xã ), và nhóm các xã miền núi (khu vực II: 9 xã): Do nguồn lực hạn chế, vì vậy chỉ có thể chọn ngẫu nhiên 2 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn vào nghiên cứu và 6 xã miền núi. Chọn ngẫu nhiên bằng phương pháp bốc thăm, kết quả gồm: Các xã đặc biệt khó khăn (Như cố, Bình Văn), các xã miền núi (Quảng Chu, Yên Đĩnh, Thanh Bình, Nông Hạ, Cao Kỳ, Hòa Mục). - Cách chọn mẫu trẻ vào nghiên cứu: Lập danh sách trẻ dưới 5 tuổi trong 8 xã nghiên cứu, thông qua sổ theo dõi của trạm y tế, tổng số có 1275 trẻ. Nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra dựa theo danh sách trên, kết quả thu được 1152 trẻ vào diện nghiên cứu (chiếm 90,4 % theo danh sách), những trường hợp còn lại không điều tra được do vắng mặt, hoặc sai lệch thông tin theo danh sách. - Cách chọn mẫu hộ gia đình đo vi khí hậu: Chọn chủ đích 2 xã trong 8 xã nghiên cứu (Nông Hạ và Thanh Bình) để nghiên cứu. Lập danh sách các hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi của 2 xã, tổng số có 318 hộ, cỡ mẫu cần nghiên cứu là 90 hộ, vậy khoảng cách mẫu: k = 318: 90 = 3,5 hộ --> Kết quả thu được 100 hộ gia đình vào diện nghiên cứu theo khoảng cách mẫu (dựa vào danh sách cứ cách 3 hộ gia đình thì lấy 1 hộ vào nghiên cứu). 2.3.2.2. Phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp * Cỡ mẫu can thiệp được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho kiểm định sự khác nhau giữa 2 tỷ lệ [47]. ( ) ( ) ( ) ( ) 1 1 2 22 , 2 1 2 1 1p p p p n Z P P − + − = − α β
  • 41. 26 - Cỡ mẫu can thiệp cho bà mẹ: Kết quả nghiên cứu giai đoạn 1 của đề tài cho thấy: p1: Tỷ lệ bà mẹ hiểu biết dấu hiệu thở nhanh trước can thiệp là 29,8 % p2: Tỷ lệ bà mẹ hiểu biết dấu hiệu thở nhanh sau can thiệp, mong muốn là 39 % Vậy: p1 = 0,298 ; p2 = 0,39 q1 = 1- p1: Tỷ lệ bà mẹ không hiểu biết được dấu hiệu thở nhanh trước can thiệp q1 = 1- 0, 298 = 0,702 q2 = 1- p2: Tỷ lệ bà mẹ không hiểu biết được dấu hiệu thở nhanh sau can thiệp q2 = 1- 0,39 = 0.61 α: xác suất sai lầm loại 1 ß: xác suất sai lầm loại 2 2 ( , ) Z α β : Tra từ bảng ứng với giá trị α, ß [47]: α = 0.05, ß = 0,10 thì 2 ( , ) Z α β = 10,5 Thay vào công thức ta có: n = 554 bà mẹ. Như vậy để đảm bảo tính đạo đức trong nghiên cứu, chúng tôi sẽ tiến hành can thiệp toàn bộ các bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở 4 xã can thiệp. - Cỡ mẫu can thiệp cho trẻ dưới 5 tuổi: Kết quả nghiên cứu giai đoạn 1 của đề tài cho thấy: p1: Tỷ lệ trẻ NKHHC trước can thiệp là 40,2 % p2: Tỷ lệ trẻ NKHHC sau can thiệp mong muốn là 30 % Vậy: Vậy: p1 = 0,402 ; p2 = 0,30 q1 = 1- p1: Tỷ lệ trẻ không mắc NKHHC trước can thiệp q1 = 1- 0,402 = 0,598 q2 = 1- p2: Tỷ lệ trẻ không mắc NKHHC sau can thiệp q2 = 1- 0,30 = 0,70 2 ( , ) Z α β : Tra từ bảng ứng với giá trị α, ß [47]: α = 0.05, ß = 0,10 thì 2 ( , ) Z α β = 10,5 Thay số vào ta có: n = 455 trẻ Như vậy để đảm bảo tính đạo đức trong nghiên cứu, chúng tôi sẽ tiến hành can thiệp toàn bộ trẻ dưới 5 tuổi ở 4 xã can thiệp.