SlideShare a Scribd company logo
1 of 173
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
------------------------
BÙI THỊ THƠM
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỨC PROTEIN THÍCH HỢP
TRÊN CƠ SỞ CÂN BẰNG MỘT SỐ AXIT AMIN TRONG
THỨC ĂN CHO LỢN NGOẠI NUÔI THỊT
Chuyên ngành: Chăn nuôi động vật
Mã số: 62 62 40 01
LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP
Tập thể thầy hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Trần Văn Phùng
2. PGS.TS. Hoàng Toàn Thắng
Thái Nguyên - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận án
đã sử dụng một số thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, các thông tin
này đều đƣợc trích dẫn rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và
chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào hoặc chƣa đƣợc ai công bố trong
bất kỳ một công trình nghiên cứu nào.
Tác giả
Bùi Thị Thơm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án, NCS xin trân trọng cảm ơn sự tạo điều kiện
của: Ban Giám đốc, Ban Sau đại học - Đại học Thái Nguyên, Ban Giám
hiệu, Viện Khoa học sự sống, Khoa Sau đại học, Phòng Đào tạo, Bộ môn
Chăn nuôi động vật, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y của Trƣờng Đại
học Nông lâm, Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Đại Minh, trại lợn Hƣờng
Cƣơng và một số trang trại chăn nuôi lợn thuộc thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS.
Trần Văn Phùng, PGS.TS. Hoàng Toàn Thắng đã giành nhiều công sức, tận
tình hƣớng dẫn NCS thực hiện thành công công trình nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn: Các thầy, cô giáo chuyên ngành của Trƣờng
Đại học Nông lâm - Đại học Thái nguyên, Viện Chăn nuôi Quốc gia, Trƣờng
Đại học nông nghiệp Hà Nội, Đại học Hùng Vƣơng đã tạo mọi điều kiện
giúp đỡ, động viên NCS hoàn thành chƣơng trình nghiên cứu của mình.
Xin cảm ơn các em sinh viên khóa 34, 35, 36, 37, 38 Khoa Chăn nuôi
thú y đã tham gia cùng NCS thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp cùng những ngƣời thân
trong gia đình đã đồng lòng cổ vũ, động viên và là điểm tựa tinh thần, vật
chất cho NCS trong suốt thời gian hoàn thiện đề tài nghiên cứu này.
NCS. Bùi Thị Thơm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
3. Ý nghĩa của đề tài......................................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa thực tiễn đề tài............................................................................ 2
3.2. Ý nghĩa khoa học..................................................................................... 3
4. Những đóng góp mới của luận án ................................................................. 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.1.1. Cơ sở khoa học về tiêu hoá và hấp thu protein của lợn........................ 4
1.1.2. Sự chuyển hóa protein và axit amin trong cơ thể lợn.......................... 10
1.1.3. Nhu cầu và biện pháp cân đối protein, axit amin của lợn ................... 15
1.1.4. Protein lý tưởng trong khẩu phần ăn cho lợn thịt ............................... 18
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc.............................................. 25
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................ 25
1.2.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài ....................................................... 30
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ...................................................................................................................................39
2.1. Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu ................................... 39
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 39
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................... 39
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: ........................................................................ 39
2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 39
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 40
2.3.1. Nội dung 1: Nghiên cứu xác định ảnh hưởng của tỷ lệ protein và một số
axit amin thiết yếu trong thức ăn hỗn hợp đến kết quả chăn nuôi lợn thịt..... 40
2.3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu mối quan hệ giữa các tỷ lệ protein khác nhau có
cân đối axit amin đến đào thải nitơ và lưu huỳnh trong phân, nước tiểu..............42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv
2.3.3. Nội dung 3: Lựa chọn khẩu phần có hiệu quả tốt nhất đưa ra khảo
nghiệm trong sản xuất tại một số trang trại lợn ở Thái Nguyên.................... 45
2.3.4. Phương pháp phân tích thành phần hoá học, hàm lượng axit amin của
thức ăn và thịt lợn ........................................................................................ 46
2.3.5. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định.................................... 48
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 51
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................... 52
3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của tỷ lệ protein và một số axit amin thiết
yếu đến kết quả chăn nuôi lợn ngoại thƣơng phẩm .................................. …..52
3.1.1. Ảnh hưởng tỷ lệ protein và axit amin thiết yếu đến sinh trưởng của lợn..52
3.1.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ protein và axit amin đến hiệu
quả sử dụng thức ăn cho lợn thí nghiệm....................................................... 64
3.1.3. Kết quả khảo sát thành phần thân thịt xẻ và thành phần hoá học của
thịt lợn thí nghiệm ........................................................................................ 89
3.1.4 Tổng hợp chung về thí nghiệm ảnh hưởng của tỷ lệ protein và axit amin
đến kết quả chăn nuôi lợn lai 4 giống ngoại thương phẩm ......................... 100
3.2. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa các tỷ lệ protein khác nhau có cân
đối một số axit amin thiết yếu trong thức ăn hỗn hợp với đào thải nitơ, lƣu
huỳnh trong phân và nƣớc tiểu...................................................................... 101
3.3. Tổng hợp, đánh giá xếp loại chung để lựa chọn khẩu phần hợp lý trong
chăn nuôi lợn thịt 4 giống ngoại ……………………………………..……..99
3.4. Kết quả ứng dụng trong sản xuất ……………………………………..101
3.4.1. Sinh trưởng của lợn thử nghiệm……………………………..………102
3.4.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn của hai công thức nuôi thử nghiệm….....103
3.4.3. Kết quả đo nồng độ khí thải chuồng nuôi……………...…………….104
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................................... 106
Kết luận: ....................................................................................................... 106
Tồn tại: .......................................................................................................... 106
Đề nghị:......................................................................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................109
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
ARC (Agriculture Research Council): Hội đồng nghiên cứu
nông nghiệp (Anh)
Ash Khoáng tổng số
Cys Cystine
CS Cộng sự
Cr Crom
CT Công thức
CP Thức ăn hỗn hợp của Công ty CP
CF Xơ thô
D Duroc
DE Năng lƣợng tiêu hóa
ĐC Đối chứng
EE Lipit thô
FAO Food and Agricultural Organization of the United
National (Tổ chức Nông nghiệp và Lƣơng thực Liên
hợp quốc
FCR (Food Conversion Ratio): Tiêu tốn thức ăn
g Gam
Kcal Kilo calo
kg Kilogam
KL Khối lƣợng
Lys Lysine
L Landrace
m mét
Met Methionine
ME Năng lƣợng trao đổi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
vi
N Nitơ
NCS Nghiên cứu sinh
NRC (National Rearch Council): Hội đồng nghiên cứu Quốc gia
(Hoa kỳ)
Pie Pietrain
Pb Chì
ppb Part per billion (một phần tỷ)
ppm part per million (một phần triệu)
PrTS Protein tổng số
TA Thức ăn
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
TN Thí nghiệm
Thr Threonine
Tryp Tryptophan
S Lƣu huỳnh
SAA Axit amin chứa lƣu huỳnh
SCA (Standing Committee on Agriculture): Ủy ban thƣờng vụ về
nông nghiệp
USA Hiệp chủng quốc Hoa kỳ (Mỹ)
VSV Vi sinh vật
VCK Vật chất khô
VFA (Volatile fatty acids): Axit béo bay hơi
Y Yorshire
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Bảng Nội dung Trang
3.1. Sinh trƣởng tích lũy của lợn thí nghiệm qua các kỳ cân 53
3.2
Phƣơng trình hồi quy giữa khối lƣợng lợn (Y, kg/con) và tỷ lệ
protein trong khẩu phần (X,%)
55
3.3
Phƣơng trình hồi quy giữa khối lƣợng lợn (Y, kg/con) và tỷ lệ các
axit amin tính theo lysine trong khẩu phần (X, g/kg thức ăn)
58
3.4 Sinh trƣởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (gam/con/ngày) 62
3.5 Lƣợng thức ăn tiêu thụ của lợn thí nghiệm (kg/con/ngày) 65
3.6 Tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lƣợng của lợn thí nghiệm kg) 68
3.7
Mối tƣơng quan giữa tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lƣợng của lợn
thí nghiệm (Y, kg) với tỷ lệ protein trong khẩu phần (X, %)
71
3.8
Mối tƣơng quan giữa tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lƣợng của lợn
thí nghiệm (Y, kg)với mức axit amin trong khẩu phần (X, gam)
72
3.9 Tiêu tốn năng lƣợng / 1kg tăng khối lƣợng lợn thí nghiệm 73
3.10 Tiêu tốn protein / 1kg tăng khối lƣợng lợn thí nghiệm (g) 75
3.11 Tiêu tốn lysine / 1kg tăng khối lƣợng lợn thí nghiệm 77
3.12 Chi phí thức ăn/1kg tăng khối lƣợng của lợn thí nghiệm 79
3.13
Phƣơng trình tƣơng quan giữa chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng
của lợn thí nghiệm (Y, đồng) với tỷ lệ protein của khẩu phần (X, %)
81
3.14
Phƣơng trình tƣơng quan giữa chi phí thức ăn / kg tăng khối lƣợng
của lợn thí nghiệm (Y, đồng) với mức axit amin trong khẩu phần (X,
g/kg TA)
82
3.15 Một số chỉ tiêu thân thịt xẻ ở lợn giai đoạn sinh trƣởng 84
3.16 Một số chỉ tiêu thân thịt xẻ ở thịt lợn giai đoạn vỗ béo 86
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
viii
3.17
Kết quả phân tích thành phần hoá học của thịt lợn thí nghiệm giai
đoạn sinh trƣởng
88
3.18 Kết quả phân tích thành phần hoá học của thịt giai đoạn vỗ béo 89
3.19
Kết quả theo dõi về lƣợng nitơ và lƣu huỳnh thải ra trong phân và
nƣớc tiểu của lợn thí nghiệm
92
3.20
Phƣơng trình tƣơng quan giữa lƣợng nitơ thải ra qua phân, nƣớc tiểu
(Y,g/con/ngày) và tỷ lệ protein trong khẩu phần (X, %)
94
3.21 Phƣơng trình tƣơng quan giữa lƣợng nitơ thải ra qua phân, nƣớc tiểu 95
3.22
Phƣơng trình tƣơng quan giữa lƣợng lƣu huỳnh thải ra qua phân và
nƣớc tiểu (Y,g/con/ngày) và tỷ lệ protein trong khẩu phần (X,(%)
97
3.23
Phƣơng trình tƣơng quan giữa lƣợng lƣu huỳnh thải ra qua phân (Y,
g/con/ngày) và mức axit amin tính theo lysine (X, g/kg thức ăn)
98
3.24
Kết quả xếp loại ảnh hƣởng khẩu phần có tỷ lệ protein và mức axit
amin khác nhau đến sinh trƣởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, năng
suất chất lƣợng thịt và ảnh hƣởng đến môi trƣờng
100
3.25 Sinh trƣởng tích lũy của lợn nuôi thử nghiệm (kg/con) 102
3.26 Sinh trƣởng tuyệt đối của lợn nuôi thử nghiệm (g/con/ngày) 102
3.27 Hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn nuôi thử nghiệm 103
3.28 Nồng độ khí thải trong chuồng nuôi (mg/m3
) 104
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
Sơ đồ Nội dung Trang
2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 41
2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 43
2.3 Sơ đồ thử nghiệm triển khai trên thực tế sản xuất 45
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình Nội dung Trang
3.1
Đồ thị sinh trƣởng tích lũy của lợn ở thí nghiệm có cùng
mức protein 18% nhƣng có mức axit amin khác nhau
59
3.2
Đồ thị sinh trƣởng tích lũy của lợn ở thí nghiệm có cùng
mức protein 17%, nhƣng có mức axit amin khác nhau
60
3.3
Đồ thị sinh trƣởng tích lũy của lợn ở thí nghiệm có cùng
mức protein 16% nhƣng có mức axit amin khác nhau
60
3.4 Biểu đồ sinh trƣởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 63
3.5 Biểu đồ tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng của lợn TN 69
3.6 Biểu đồ chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng của lợn TN 80
3.7
Biểu đồ một số chỉ tiêu thân thịt của lợn TN giai đoạn
sinh trƣởng
85
3.8 Biểu đồ một số chỉ tiêu thân thịt của lợn TN giai đoạn vỗ béo 87
3.9 Biểu đồ lƣợng nitơ thải ra qua phân và nƣớc tiểu 93
3.10 Biểu đồ lƣợng lƣu huỳnh thải ra qua phân và nƣớc tiểu 96
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nƣớc ta, chăn nuôi lợn là một nghề quan trọng cung cấp nguồn thực phẩm có
giá trị dinh dƣỡng cao phục vụ đời sống con ngƣời. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu
thịt lợn cho tiêu dùng trong và ngoài nƣớc, bên cạnh việc phát triển chăn nuôi các
giống lợn địa phƣơng, lợn lai (giữa đực ngoại với cái nội) thì xu hƣớng nuôi các
giống lợn ngoại, đặc biệt lợn lai có 4-5 máu ngoại đang đƣợc các trang trại chăn
nuôi quy mô vừa và lớn quan tâm, ngày càng phát triển. Lợn ngoại có đặc tính sinh
trƣởng nhanh và cho tỷ lệ thịt nạc cao, phù hợp với phƣơng thức nuôi thâm canh.
Đồng thời với giải pháp về giống thì thức ăn dinh dƣỡng cũng đã và đang đƣợc tích
cực nghiên cứu, áp dụng, đặc biệt là các nghiên cứu về nhu cầu protein và axit
amin thích hợp cho lợn nhằm giảm chi phí đầu vào, mà vẫn đảm bảo tăng trƣởng
và chất lƣợng thịt.
Quan điểm dinh dƣỡng hiện đại cho rằng nhu cầu về protein của lợn chính là
nhu cầu về các axit amin. Nếu cung cấp không đủ các axit amin thiết yếu trong
khẩu phần ăn cho lợn sẽ dẫn đến sinh trƣởng giảm, ảnh hƣởng đến khả năng sản
xuất và hiệu quả kinh tế. Nếu khẩu phần ăn cho lợn đƣợc cung cấp đủ hoặc thừa
lƣợng protein nhƣng không cân đối về tỷ lệ các axit amin thiết yếu sẽ làm tăng việc
đào thải nitơ qua phân và nƣớc tiểu gây ô nhiễm môi trƣờng. Hiện nay các chất thải
chăn nuôi là một trong những mối đe dọa đối với sức khỏe con ngƣời và cộng
đồng. Các chất thải không đƣợc xử lý sẽ gây ô nhiễm không khí (khí độc nhƣ NH3,
SO2 NO3
-
, H2S), đồng thời còn gây ô nhiễm nguồn nƣớc và đất. Do vậy, giảm mức
protein trong thức ăn cùng với việc bổ sung thêm các axit amin tổng hợp đang là
một trong những giải pháp tốt, vừa giải quyết vấn đề nhu cầu dinh dƣỡng axit amin
cho lợn, vừa giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trƣờng từ chất thải chăn nuôi.
Khi tính toán nhu cầu protein trong khẩu phần ăn cho lợn, thông thƣờng
ngƣời ta chỉ dựa trên những kết quả nghiên cứu về nhu cầu protein hoặc áp dụng
tiêu chuẩn đã công bố về nhu cầu của một số loại axit amin chủ yếu nhƣ lysine,
methionine, mà chƣa có đầy đủ các cơ sở để tính toán nhu cầu của các loại axit
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
amin thiết yếu khác. Để đáp ứng nhu cầu axit amin cho lợn, hầu hết ngƣời chăn
nuôi và các hãng sản xuất thức ăn đều áp dụng các công thức phối hợp có tỷ lệ
protein cao, mà chƣa tính hết đến sự lãng phí do thừa axit amin trong khẩu phần từ
đó dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng do lƣợng nitơ và lƣu huỳnh trong chất thải chăn
nuôi gây ra. Mặt khác, trên thực tế đơn giá của các loại thức ăn giàu protein có
nguồn gốc động thực vật nhƣ khô đậu tƣơng, bột cá ... thƣờng cao, làm tăng chi phí
đầu vào trong chăn nuôi lợn. Do đó, cần thiết phải xác định nhu cầu về các axit
amin thiết yếu cho lợn, nhằm giảm một cách hợp lý lƣợng protein trong thức ăn,
nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn và hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn. Với sự
tiến bộ của khoa học kỹ thuật, hiện nay một số axit amin đã có thể đƣợc sản xuất
bằng phƣơng pháp công nghiệp với giá thành hạ. Các trang trại chăn nuôi đã có
điều kiện để ứng dụng, bổ sung các axit amin thiết yếu nhằm cung cấp đủ nhu cầu
axit amin trong khẩu phần ăn, từ đó tiết kiệm đƣợc thức ăn giàu protein, giảm thiểu
ô nhiễm môi trƣờng, mà vẫn đảm bảo sinh trƣởng tốt cho lợn. Xuất phát từ những
lý do trên, nghiên cứu sinh tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xác định mức
protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại
nuôi thịt”
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định đƣợc khẩu phần ăn có tỷ lệ protein hợp lý trên cơ sở cân đối một
số axit amin thiết yếu là lysine, methionine và threonine nhằm nâng cao khả năng
sinh trƣởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và giảm thiểu lƣợng nitơ, lƣu huỳnh thải ra
qua phân, nƣớc tiểu cho lợn lai 4 giống ngoại nuôi thịt.
- Xây dựng đƣợc một số công thức thức ăn trên nền nguyên liệu địa phƣơng
có tỷ lệ protein và axit amin thích hợp đảm bảo hiệu quả chăn nuôi lợn lai nuôi thịt
4 giống ngoại và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng .
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa thực tiễn đề tài
Đề tài đƣa ra 2 công thức thức ăn có tỷ lệ protein thích hợp đƣợc cân đối một
số axit amin tổng hợp (lysine, methionine và threonine) cho lợn thịt giống ngoại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
Các công thức thức ăn đảm bảo lợn sinh trƣởng tốt, không những tiết kiệm thức ăn
giàu protein, mà còn giảm ô nhiễm môi trƣờng, đã đƣợc ứng dụng sản xuất công
nghiệp tại Công ty thức ăn chăn nuôi Đại Minh – thị xã Sông Công Thái Nguyên và
đƣợc ứng dụng tại các cơ sở chăn nuôi tập trung của khu vực tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thêm dữ liệu khoa học chứng minh
tính hiệu quả của việc sử dụng axit amin tổng hợp để cân đối khẩu phần theo
nguyên tắc "protein lý tƣởng" nhằm giảm tỷ lệ protein tổng số mà vẫn đảm bảo hiệu
quả chăn nuôi và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Xác định đƣợc tỷ lệ protein và một số axit amin thiết yếu trong thức ăn hỗn
hợp trên nền nguyên liệu địa phƣơng cho lợn lai 4 giống ngoại nuôi thịt đảm bảo tốc
độ sinh trƣởng, tỷ lệ nạc cao và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt.
- Ứng dụng khẩu phần có tỷ lệ protein và axit amin hợp lý cho lợn lai 4
giống ngoại đảm bảo hiệu quả chăn nuôi và làm giảm thiểu mức thải nitơ và lƣu
huỳnh trong phân và nƣớc tiểu, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học về tiêu hoá và hấp thu protein của lợn
1.1.1.1. Đặc điểm cơ bản về sinh lý tiêu hoá của lợn
Lợn là loài gia súc có cấu trúc dạ dày đơn. Môi trƣờng dạ dày có axit (pH =
2,0-2,5) do dịch vị tiết ra. pH dịch vị thấp phù hợp điều kiện hoạt động của pepsin
để phân giải protein thành các sản phẩm trung gian nhƣ albumoz, pepton và một
lƣợng nhỏ axit amin (Nguyễn Xuân Tịnh và cs, 1996 [28]). Ruột non của lợn chứa
dịch tụy, dịch ruột và dịch mật, có môi trƣờng kiềm tính với pH trong khoảng 7,8 –
8,7 trong đó chỉ có dịch tụy và dịch ruột chứa đủ các enzyme tiêu hóa triệt để các
chất dinh dƣỡng trong thức ăn. Nhờ vậy, ruột non là bộ phận của cơ quan tiêu hóa
chứa đầy đủ enzyme thủy phân các chất dinh dƣỡng trong thức ăn thành chất dinh
dƣỡng đơn giản nhất mà cơ thể hấp thu trực tiếp qua thành ruột vào máu. Trong tất
cả các chất dinh dƣỡng thì protein là đại phân tử có cấu tạo phức tạp nhất nên phức
hệ enzyme thủy phân protein (gọi chung proteinaza) cũng hết sức phức tạp và đƣợc
chia làm các nhóm khác nhau tùy theo khả năng và mức độ phân giải của từng
enzyme, trong đó: Nhóm 1 gồm các enzyme pepsin của dịch vị, trypsin và
kimotrypsin của dịch tụy, erepxin của dịch ruột, nhóm này thủy phân protein thành
các peptit ngắn 6-8 axit amin. Nhóm 2 là nhóm enzyme phân giải peptit. Nhóm 3 là
nhóm enzyme thủy phân protein của tổ chức liên kết nhƣ elastaza thủy phân elastin.
Nhóm 4 là nhóm enzyme thủy phân protein nhân tế bào (Hoàng Toàn Thắng và Cao
Văn, (2006) [39]. Dịch mật không chứa enzyme tiêu hóa, nhƣng nó hỗ trợ các hoạt
động tiêu hóa và hấp thu, nhất là tiêu hóa mỡ.
Ruột non có cấu tạo đặc biệt, thích ứng cao với tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
Dọc niêm mạc ruột có các tuyến ruột phát triển tiết dịch ruột theo kiểu toàn tiết, tức
là các tế bào tuyến chứa đầy enzyme từ niêm mạc ruột bong ra theo chu kỳ rơi
thẳng vào xoang ruột tạo ra nguồn nitơ nội sinh. Đây là một đặc điểm gây ảnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
hƣởng tới tính chính xác trong các kết quả thử mức tiêu hóa protein ở lợn mà ta
không thể loại trừ.
Ở ruột già của lợn có hệ vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng và kết tràng
có khả năng phân giải chất xơ. Ruột già không tiết enzyme, mà chỉ tiếp tục phân
giải thức ăn nhờ enzyme ở ruột non. Tỷ lệ tiêu hóa này cao hay thấp phụ thuộc vào
thời gian lƣu thức ăn ở ruột già (12 - 16 giờ). Tính trung bình có 14% chất xơ, 12%
protein và 9% mỡ còn lại trong dƣỡng chất đƣợc tiêu hóa ở ruột già. Hoạt động chủ
yếu của ruột già là sự lên men chất xơ do tác động của hệ vi sinh vật ở manh tràng,
kết tràng và hoạt động phân hủy protein thừa trong thức ăn bởi các vi khuẩn gây
thối tạo thành các chất độc crezon, fenol, indol, scatol. Các chất độc này đƣợc hấp
thu vào máu và giải độc ở gan. Nếu quá nhiều sẽ gây tình trạng ngộ độc đƣờng tiêu
hóa làm cho lợn bị ỉa chảy, chất thải có mùi thối khó chịu, làm ô nhiễm môi trƣờng
bởi các chất khí SO2, H2S.
Nhƣ vậy, trong mọi trƣờng hợp sự lên men bởi vi sinh vật ruột già ở manh
tràng, kết tràng lợn đều tạo ra sinh khối vi sinh vật thải ra ngoài theo phân và nguồn
nitơ này cùng với nitơ thừa trong thức ăn gây ra sai số đáng kể trong việc xác định
tỷ lệ tiêu hóa thực của nitơ trong thức ăn ăn vào. Điều này bắt buộc các nhà dinh
dƣỡng học phải nghiên cứu loại trừ trong các phƣơng pháp thí nghiêm thử mức tiêu
hóa (Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn, 2006 [39]). Hoạt động tiêu hóa của lợn vào
ban ngày thƣờng lớn hơn ban đêm và thời gian thức ăn lƣu lại trong đƣờng tiêu hóa
ở lợn khoảng 24 giờ. Tuy nhiên, có một phần nhỏ thức ăn sẽ thải trong khoảng 4-5
ngày (Trần Văn Phùng và cs, 2004 [24]).
1.1.1.2. Tiêu hóa, hấp thu và sử dụng protein trong cơ thể lợn
Trƣớc hết, protein sẽ đƣợc phức hệ enzyme proteaza trong dạ dày và ruột
non phân giải tới dạng sản phẩm cuối cùng là axit amin. Tiếp theo các axit amin này
đƣợc hấp thu qua vách nhung mao ruột vào máu để về gan và tới các mô bào cơ thể
tham gia các phản ứng tổng hợp protein đặc trƣng trong các mô bào, trong đó phần
lớn là protein của mô bào cơ vân cấu thành mô nạc trong sản phẩm thịt lợn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
Các nghiên cứu cho thấy sự hấp thu axit amin xảy ra ở đoạn cuối tá tràng,
đoạn đầu của không tràng và hồi tràng. Các axit amin từ xoang ruột đi vào tế bào
bằng phƣơng pháp khuyếch tán qua các vi kênh của nhung mao sau đó nhờ hệ thống
vật tải chuyển vào tế bào theo cơ chế vận chuyển tích cực ngƣợc chiều bậc thang
nồng độ và điện thế (Nguyễn Tài Lƣơng, 1981)[17].
- Hiệu suất hấp thu và sử dụng protein chịu ảnh hƣởng của một số yếu tố nhƣ:
+ Nồng độ axit amin: Khi nồng độ axit amin trong ruột tƣơng ứng ở máu thì
tốc độ hấp thu cao nhất.
+ Cơ thể hấp thu axit amin với tỷ lệ cân đối theo một tƣơng quan nhất định
giữa các loại axit amin. Loại nào vƣợt quá mức tƣơng quan đó thì cơ thể không hấp
thu và thải ra ngoài. Điều này có ý nghĩa khi phối hợp thức ăn phải cân đối tỷ lệ axit
amin cho phù hợp.
+ Tính chọn lọc trong quá trình hấp thu: Do sự hấp thu đƣợc điều tiết bằng
thần kinh và hormon nên những axit amin nào hấp thu vào cơ thể, mà đƣợc sử dụng
ngay, thì hấp thu nhanh. Ví dụ: Methionine hấp thu nhanh gấp 3 lần Cystein; L-
histidine hấp thu nhanh gấp 6 lần so với D-histidine.
+ Ảnh hƣởng của vitamin: Các vitamin B1, B6 cần thiết cho quá trình trao đổi
chất của trung tâm gắn nối và chất vận chuyển, khi thiếu những vitamin này sự hấp
thu bị trở ngại.
+ Ảnh hƣởng của đƣờng: Trong 4 trung tâm gắn nối vận chuyển axit amin và
đƣờng có một trung tâm chung cho cả 2 loại cơ chất nên nếu đƣờng ruột có nồng độ
glucose, galactose cao thì gây ức chế hấp thu leucine (Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn,
2006 [39]).
- Những nhân tố ảnh hƣởng tới chức năng tiêu hóa ở lợn:
+ Ảnh hƣởng của giống, di truyền: Bản chất di truyền của loài, giống, cá thể
cũng ảnh hƣởng tới hiệu suất tiêu hóa hấp thu và sử dụng protein trong cơ thể lợn.
Điều này có liên quan tới kiểu trao đổi chất hình thành trong quá trình thích nghi
của loài, giống lợn tới điều kiện thức ăn trong lịch sử hình thành giống. Ở lợn
hƣớng nạc khả năng tiêu hóa, hấp thu sử dụng protein cao hơn lợn hƣớng mỡ, thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
hiện ở khả năng phân tiết và hoạt tính các enzyme thủy phân protein trong dịch tụy
và dịch ruột của lợn. Đây là một đặc tính đã đƣợc quan tâm chọn lọc qua sự ổn định
sinh lý tiêu hóa, khi tăng lƣợng protein khẩu phần, để thúc đẩy tăng trƣởng phần nạc
trong thịt lợn.
+ Ảnh hƣởng của chế độ thức ăn và kỹ thuật cho ăn:
* Chế độ ăn và kỹ thuật cho ăn cũng ảnh hƣởng tới lƣợng dịch tiết ra.
Corring và Saucier, 1972 (dẫn theo Trần Cừ, 1987 [3]) đã thí nghiệm cho lợn ăn các
mức protein khác nhau cho thấy rằng, lƣợng tiết dịch cũng nhƣ hoạt tính của men
kimosine tăng rõ rệt. Từ đó các tác giả cho rằng có sự thích ứng của enzyme trong
dịch tuỵ với sự thay đổi của chế độ dinh dƣỡng nói chung và chế độ dinh dƣỡng
protein nói riêng. Còn Grossman, 1942 và Rebout, 1966 (dẫn theo Trần Cừ, 1987 [3])
cho rằng enzyme kimosine đáp ứng đƣợc tất cả sự thay đổi về thành phần protein của
thức ăn theo chiều hƣớng thích ứng với sự tăng mức protein khẩu phần, hàm lƣợng
protein của khẩu phần càng cao, hoạt tính của enzyme càng tăng mạnh. Qua đó,
chúng tôi có thể nhận xét rằng, quá trình chọn lọc đặc tính di truyền về tăng trọng
phần nạc của lợn gắn liền với sự thay đổi hoạt tính của enzyme trong những điều kiện
tƣơng thích để phù hợp với sự gia tăng hàm lƣợng protein trong khẩu phần.
* Chế độ ăn và kỹ thuật cho ăn ảnh hƣởng tới hoạt tính enzyme tiêu hóa: Về
ảnh hƣởng này Teletnep, 1960 (Dẫn theo Trần Cừ, 1987 [3]) đã nghiên cứu hoạt
động tiết enzyme tiêu hóa của tuyến tụy và thấy hoạt lực men proteaza phụ thuộc
vào cƣờng độ tiết của tuyến tuỵ và thành phần khẩu phần. Với loại khẩu phần đƣợc
cân bằng tốt về thành phần dinh dƣỡng tƣơng ứng với khối lƣợng cơ thể và tuổi của
lợn, thì lƣợng trypsine biến động rất ít.
* Mặt khác chế độ ăn và kỹ thuật cho ăn ảnh hƣởng đến quá trình tiêu hóa:
Điều này chính là ảnh hƣởng đến hiệu quả tiêu hóa protein trong dạ dày lợn, ảnh
hƣởng của tỷ lệ giữa gluxit và chất chứa nitơ trong khẩu phần ăn. Năm 1979, Trần
Cừ khi nghiên cứu ảnh hƣởng của khẩu phần cùng mức protein đến sự tiêu hoá nitơ
ở ruột non của lợn, đã thấy rằng, khẩu phần có các loại thức ăn khác nhau thì hàm
lƣợng các dạng nitơ trong nhũ chấp ruột là khác nhau. Điều này ảnh hƣởng trực tiếp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
đến khả năng hấp thu, sử dụng nitơ ở đƣờng tiêu hoá. Vì thế, nó đòi hỏi sự nghiên
cứu về các mức protein khác nhau, trên cở sở giữ ổn định hàm lƣợng và tỷ lệ một số
axit amin thiết yếu.
+ Ảnh hƣởng của thành phần dinh dƣỡng trong khẩu phần tới khả năng tiêu
hóa ở lợn: Thành phần dinh dƣỡng của khẩu phần xét theo quan điểm hiện đại là sự
cân đối chung về số lƣợng và chất lƣợng của các chất dinh dƣỡng nhƣ năng lƣợng,
protein, axit amin, khoáng, vitamin, tinh bột, mỡ với một tỷ lệ thích hợp, nhằm đảm
bảo cho hiệu quả tiêu hoá chung và lợi dụng thức ăn cao trong đó có tiêu hóa
protein góp phần giảm giá thành và chi phí thức ăn. Trong các quan hệ cân bằng
giữa các thành phần dinh dƣỡng, ngƣời ta thƣờng quan tâm nhất đến quan hệ
protein/năng lƣợng; axit amin/năng lƣợng, hàm lƣợng chất xơ tối đa.... Sự cân đối
dinh dƣỡng trong khẩu phần đƣợc xây dựng cho các đối tƣợng lợn và đƣa thành tiêu
chuẩn ăn. Trần Cừ (1987)[3] đã chứng minh rằng mức độ dinh dƣỡng thấp hơn tiêu
chuẩn làm giảm tăng trọng 16,70%, còn mức dinh dƣỡng cao hơn tiêu chuẩn làm
tăng trọng tăng thêm 17,80%.
* Ở lợn mức protein của thức ăn ảnh hƣởng lớn đến sự tiêu hóa nói chung và
từ đó ảnh hƣởng quyết định đến sự tăng trọng. Năm 1976, Trần Cừ nghiên cứu 2
mức 14 và 20% protein trong khẩu phần lợn đến sự tiêu hóa và sử dụng thức ăn đã
cho biết mức 20% cho kết quả nồng độ các dạng nitơ trong nhũ chấp ở ruột non cao
hơn hẳn mức 14% (Trần Cừ, 1987 [3]). Nhiều thí nghiệm theo hƣớng này, đã đƣợc
các tác giả tiến hành và khẳng định mức protein trong thức ăn ảnh hƣởng lớn tới
khả năng tiêu hóa. Mức protein trong thức ăn cũng nhƣ các loại protein khác cũng
ảnh hƣởng rất khác nhau tới sự tiết dịch vị, dịch tụy và tiêu hóa thức ăn nói chung
trong đƣờng tiêu hóa của lợn.
* Ảnh hƣởng của axit amin đến sự tiêu hóa của lợn: Ảnh hƣởng của protein
tới tiêu hóa thực chất là ảnh hƣởng của axit amin cấu thành protein. Nếu protein có
chất lƣợng tốt chứa đầy đủ và cân đối axit amin thiết yếu thì sự tiêu hóa hấp thu
protein sẽ đạt hiệu quả rất cao. Thiếu bất kỳ loại axit amin thiết yếu nào cũng ảnh
hƣởng xấu tới sự sinh trƣởng của lợn nhất là thiếu lysine. Do có sự chuyển hóa lẫn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
nhau của các axit amin trong cơ thể mà sự có mặt đầy đủ của các axit không thay
thế có thể làm giảm bớt nhu cầu axit amin không thay thế. Khi vắng một hoặc
không đầy đủ chủng loại axit amin thiết yếu cần thiết, không chỉ ảnh hƣởng nghiêm
trọng đến sử dụng các axit amin khác, làm sinh trƣởng ngừng trệ, thể trọng giảm,
mà còn ảnh hƣởng đến tiêu hóa và hiệu quả sử dụng toàn bộ khẩu phần.
+ Ảnh hƣởng của tuổi tới sự tiêu hóa của lợn: Tuổi gắn liền với quy luật sinh
trƣởng của lợn, đây là sự phát triển đồng bộ cả về lƣợng và chất, cả về cấu tạo và
chức năng của các cơ quan, bộ phận hệ thống tiêu hóa nói riêng và toàn bộ cơ thể
nói chung. Ngƣời ta đã khảo sát rất kỹ sự phát triển cơ quan tiêu hóa của lợn ở các
lứa tuổi khác nhau. Ví dụ dạ dày lợn con mới đẻ có dung tích 25ml đến tuổi trƣởng
thành đạt 3,5 - 4 lít. Sự biến đổi đƣờng tiêu hóa rõ rệt theo tuổi nhất ở lợn con để
thích ứng với sự tiêu hóa thức ăn giai đoạn sau cai sữa. Trong đó hoạt tính và hàm
lƣợng các enzyme thủy phân protein ở tuyến tụy lợn tăng nhanh theo thời gian và
ổn định ở giai đoạn tuổi mà con vật đang sinh trƣởng mạnh, để tiêu hóa tốt protein
trong khẩu phần cho tích lũy. Khi tuổi tăng lên thì lƣợng dịch tụy và hàm lƣợng
enzyme cũng tăng lên, hoạt tính thủy phân tinh bột của amilaza tăng 24%, của
lipaza tăng 1,9 lần, nhƣng hoạt tính trypsin hơi giảm đi. Sự giảm hoạt tính trypsin
liên quan tới sự tổng hợp protein trong tế bào giảm, còn lipaza thì tăng hoạt tính vì
cần có sự tích lũy mỡ của lợn ở giai đoạn vỗ béo (Trần Cừ, 1987 [3]).
Sự biến động của phân tiết và hoạt tính enzyme phân giải protein theo tuổi đã
cho thấy đây là cơ sở sinh lý học của các biện pháp giảm tỷ lệ protein khẩu phần
của lợn theo tuổi nhằm không chỉ đảm bảo nhu cầu cho sinh trƣởng, mà còn tiết
kiệm protein và giảm những ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng, do sự dƣ thừa protein
trong khẩu phần gây ra.
+ Ảnh hƣởng của mức năng lƣợng/protein hay axit amin/protein: Mọi quá
trình tổng hợp chất hữu cơ trong mô bào, trong đó có protein, đều cần tới năng
lƣợng ở dạng “Công hóa học”, đây là sự chuyển dạng hóa năng từ vật chất hữu cơ
cũ sang vật chất hữu cơ mới, để tái cấu trúc, để tích lũy vật chất trong tế bào.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
10
Không chỉ ảnh hƣởng bởi protein, mà sự tƣơng quan năng lƣợng/protein hay
năng lƣợng/axit amin trong khẩu phần, cũng ảnh hƣởng đến việc sử dụng thức ăn
của con vật. Ngƣời ta biểu thị mối quan hệ này bằng số gam protein hoặc cụ thể hơn
là số gam axit amin/1000 Kcal ME. Các quan hệ dinh dƣỡng này cũng đã đƣợc tiêu
chuẩn hoá để đảm bảo nhu cầu năng lƣợng cho sự tổng hợp và tích luỹ protein trong
thịt nạc. Nếu thiếu năng lƣợng sẽ dẫn đến việc cơ thể phải huy động protein để lấy
năng lƣợng, gây ra sự lãng phí không cần thiết. Một trong những ảnh hƣởng của
thành phần dinh dƣỡng tới khả năng tiêu hoá của protein và axit amin trong khẩu
phần là sự cân bằng giữa các axit amin trong protein ăn vào. Nếu trong thức ăn có
tỷ lệ hợp lý giữa các loại axit amin sẽ làm giảm nhu cầu protein của lợn. Khẩu phần
chứa đầy đủ và cân đối các axit amin thiết yếu, phù hợp với nhu cầu của lợn thịt ở
từng giai đoạn sinh trƣởng sẽ là cơ sở của việc nghiên cứu giảm mức protein tổng
số trong khẩu phần một cách hợp lý, nhằm tiết kiệm thức ăn đạm.
Các tiêu chuẩn cụ thể của axit amin trong khẩu phần, cũng nhƣ tỷ lệ thích
hợp giữa chúng tính theo lysine, có sự khác nhau giữa các nghiên cứu. Vấn đề đặt ra
là khi cân đối axit amin ở các mức cao, thấp khác nhau để xem xét tỷ lệ protein tổng
số phù hợp trong khẩu phần ảnh hƣởng thế nào đến sinh trƣởng và hiệu suất tiêu
hoá protein, axit amin thì điều cần thiết phải bố trí thí nghiệm thử mức tiêu hoá để
đánh giá cụ thể thông qua phân tích thành phần hoá học của thức ăn ăn vào và
lƣợng thải ra trong phân.
* Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của mức gluxit, mỡ, khoáng, vitamin trong
khẩu phần cũng đƣợc nhiều tác giả tiến hành để xác định sự ảnh hƣởng của chúng
tới khả năng tiêu hóa của lợn (Aherue, 1969; Kozor, 1971; Khocrin, 1967.... (Dẫn
theo Trần Cừ, 1987 [3]).
1.1.2. Sự chuyển hóa protein và axit amin trong cơ thể lợn
Sau khi hấp thu qua thành ruột vào máu protein hay thực chất là các axit amin
sẽ đƣợc vận chuyển đến gan và các tổ chức mô bào để đáp ứng cho các quá trình sinh
tổng hợp protein trong mô bào. Sự chuyển hóa protein trong cơ thể gồm 2 quá trình
đồng hóa và dị hóa. Hai quá trình này luôn cân bằng nhau làm cho thành phần hóa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
11
học của cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng động. Tuy nhiên, bệnh tật hay tuổi tác có
thể làm ảnh hƣởng đến sự cân bằng này. Trong chuyển hóa, có sự phân giải các chất
hóa học để giải phóng ra năng lƣợng chứa trong phân tử. Năng lƣợng này đƣợc sử
dụng để tổng hợp chất hữu cơ mới, để sinh công khi co cơ, để vận chuyển tích cực
các chất qua màng tế bào và duy trì các cấu trúc, chức năng bình thƣờng của tế bào,
để dẫn truyền các xung động thần kinh.
1.1.2.1. Vai trò protein trong cơ thể:
Protein là thành phần cấu trúc chủ yếu của tế bào động vật, nhiều chất đóng
vai trò quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể nhƣ sắc tố hô hấp Hb để vận
chuyển khí, fibrinogen tham gia vào phản ứng đông máu, các enzyme xúc tác trao đổi
chất, actin và miozin để co cơ...Protein huyết tƣơng là albumin tạo ra áp suất thể keo
trong máu để duy trì ổn định nội mô, globulin là kháng thể trong máu liên quan tới
phản ứng miễn dịch bảo vệ cơ thể. Nhiều hormon điều hòa hoạt động chức năng là
protein, cơ cấu di truyền trong nhân tế bào là loại protein phức tạp nhất nằm ở
nhiễm sắc thể và gen. Trong quá trình chuyển hóa, protein cũng có thể oxy hóa để
cung cấp năng lƣợng cho hoạt động sống, nhất là khi năng lƣợng chủ yếu từ nguồn
lipit và gluxit đƣợc cung cấp không đủ. Vì thế, trong chăn nuôi cần phải cung cấp
đủ protein trong khẩu phần và có mức năng lƣợng hợp lý, để đạt năng suất cao với
các sản phẩm thịt, trứng, sữa. Protein có tính đặc hiệu rất cao, vì thế cơ thể chỉ sử
dụng nguồn axit amin thủy phân từ thức ăn trong đƣờng tiêu hóa để tổng hợp
protein đặc trƣng của mình.
1.1.2.2. Sự chuyển hóa protein:
Sự chuyển hóa protein (tổng hợp và phân giải) trong cơ thể gắn liền với sự
chuyển hóa các axit amin đƣợc thực hiện qua các phản ứng khử amin, chuyển amin,
khử cacboxyl. Enzyme xúc tác cho các phản ứng chuyển hóa amin có trung tâm hoạt
động gắn liền với các vitamin B1, B3 và B6. Vì vậy, sự đáp ứng đầy đủ nhu cầu vitamin
này trong khẩu phần là sự đảm bảo tốt nhất cho các phản ứng chuyển hóa protein.
+ Phản ứng khử amin thƣờng xuyên xảy ra với các axit amin sinh ra trong
phản ứng dị hóa phân giải protein một cách bắt buộc hoặc với các axit amin dƣ thừa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
không đƣợc sử dụng trong quá trình tổng hợp. Kết quả của phản ứng khử amin là
nhóm NH2 đƣợc tách ra ở dạng NH3 và một axit amin mới đƣợc hình thành – axit
xetonic. NH3 sau đó sẽ đƣợc tổng hợp thành ure ở gan và thải ra ngoài qua đƣờng
nƣớc tiểu. Ở lợn sinh trƣởng hàm lƣợng ure nƣớc tiểu khá cao và là một nguồn chất
thải gây ô nhiễm môi trƣờng. Phân tử axit xetonic tạo ra trong phản ứng sẽ đƣợc
chuyển hóa tiếp tục theo các hƣớng: Oxi hóa hoàn toàn cho năng lƣợng và chất thải
CO2 + H2O; là cơ chất tiếp nhận nhóm NH2 trong phản ứng chuyển amin để tạo axit
amin mới; sinh đƣờng glucoza mới.
+ Phản ứng chuyển amin: Trong phản ứng chuyển amin nhóm NH2 từ axit
amin này đƣợc chuyển cho một chất nhận là axit xetonic để tạo axit amin mới và tạo
một axit xetonic mới nhờ enzym transaminaza có nhóm ghép là vitamin B6. Đây là
loại phản ứng để tạo ra các axit amin không thiết yếu trong cơ thể lợn nói riêng,
động vật nói chung.
+ Phản ứng khử cacboxyl là phản ứng phổ biến trong tế bào để sản sinh các
amin tƣơng ứng nhờ tác dụng xúc tác của enzyme decacboxylaza có nhóm ghép là
vitamin B6. Ví dụ: sự khử cacboxyl của histidin tạo ra histamin. Nhờ các phản ứng
chuyển hóa axit amin, mà protein trong cơ thể không ngừng đƣợc đổi mới thể hiện
tính chất sống của protein nhƣ một đặc trƣng sống cao nhất của động vật nói chung.
1.1.2.3. Cân bằng nitơ và mức nitơ trong thức ăn:
Để đánh giá sự chuyển hóa protein trong cơ thể, ngƣời ta thƣờng đề cập tới
trị số cân bằng nitơ, nghĩa là sự tƣơng quan giữa lƣợng nitơ hấp thu từ sự tiêu hóa
protein trong khẩu phần và lƣợng nitơ mà cơ thể bài tiết ra ngoài qua nƣớc tiểu và
mồ hôi. Hàm lƣợng nitơ trong các loại protein khác nhau thì khác nhau và biến
động từ 14-19 %, trung bình 16%, nghĩa là trong 100 g protein có 16 g nitơ hay cứ
1g nitơ ứng với 6,25 g protein. Từ đó có thể xác định lƣợng protein chuyển hóa
bằng cách nhân lƣợng nitơ thoát ra với 6,25 (hệ số protein).
Nếu lƣợng nitơ thoát ra ở nƣớc tiểu cân bằng với nitơ hấp thu đƣợc từ thức
ăn, thì trƣờng hợp này gọi là cân bằng nitơ bằng không. Nếu lƣợng nitơ hấp thu vào
cơ thể nhiều hơn lƣợng thải ra qua nƣớc tiểu thì gọi là cân bằng nitơ dƣơng, ngƣợc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
13
lại là cân bằng nitơ âm. Thƣờng cân bằng nitơ gặp ở cơ thể trƣởng thành, cơ thể
nhận đầy đủ nhu cầu protein duy trì. Trƣờng hợp cân bằng nitơ âm gặp khi lợn đói
protein, bị đau ốm, sốt cao..., trƣờng hợp cân bằng nitơ dƣơng gặp khi cơ thể đang
sinh trƣởng mạnh, sử dụng hormon kích thích sinh trƣởng làm tăng đồng hóa. Trong
cơ thể trƣởng thành không có sự tích lũy protein, mà chỉ có sự đổi mới protein theo
nguyên tắc cân bằng nitơ, để giữ ổn định cơ thể. Mức độ cân bằng nitơ không phải
là bất biến, mà nó luôn xác lập mới trạng thái cân bằng để có sự thích nghi với sự
tăng giảm protein trong khẩu phần. Nếu mức protein khẩu phần quá thấp sẽ gây cân
bằng nitơ âm làm cơ thể thiếu protein. Vì vậy, muốn duy trì cân bằng nitơ ta phải
cung cấp một mức protein tối thiểu gọi là mức duy trì, ở lợn bình quân là 1 g/ 1kg
khối lƣợng cơ thể trong 24 giờ (Trần Văn Phùng và cs, 2004 [24]).
1.1.2.4. Sự chuyển hóa của các axit amin chứa lưu huỳnh:
Các axit amin chứa lƣu huỳnh trong cơ thể lợn là methionine và cystin, trong
đó methionine là axit amin thiết yếu có vai trò rất riêng. Đây chính là nguồn cung
cấp lƣu huỳnh cho nhu cầu của cơ thể lợn thịt có hiệu quả nhất. Lƣu huỳnh từ
nguồn cung cấp này dƣờng nhƣ đủ để đáp ứng nhu cầu của lợn nhằm tổng hợp các
chất có chứa lƣu huỳnh trong cơ thể. Việc bổ sung thêm lƣu huỳnh vô cơ vào khẩu
phần có tỷ lệ protein thấp không có hiệu quả (Trần Cừ, 1987 [3]). Từ nguồn lƣu
huỳnh trong các axit amin, nó tham gia vào thành phần cấu tạo của các sinh chất
của cơ thể nhƣ taurine, glutation, hormon insulin, vitamin B1, thiamin, biotin (B4)...
đây hầu hết đều là các chất xúc tác sinh học điều hòa trao đổi chất, điều hòa đƣờng
huyết. Lƣu huỳnh trong các hợp chất này thƣờng ở dạng liên kết disulfit (-S-S-) để
tạo thành cấu trúc bậc 3 của protein với chức năng sinh học mới. Từ các axit amin
chứa lƣu huỳnh, chúng tham gia chủ yếu vào việc tạo thành các protein của các mô
liên kết và tập trung với tỷ lệ cao ở keratin trong lông, da, sừng, móng. Một phần rất
nhỏ lƣu huỳnh nằm ở dạng vô cơ trong các muối sulfat, sulfit (SO4
-2
, SO3
-2
) của
huyết tƣơng, phần lƣu huỳnh vô cơ dƣ thừa đƣợc thải ra theo nƣớc tiểu. Trong cơ
thể, lƣu huỳnh tham gia nhiều chức năng sinh lý, ngoài vai trò cấu tạo các axit amin
methionine, cystin và các chất ở trên, lƣu huỳnh còn tham gia vào chức năng đông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
14
máu và vận chuyển năng lƣợng. Ngoài ra, những thành phần chứa lƣu huỳnh khác
có chức năng chống độc, nó kết hợp với các chất độc ở ruột già từ sự phân huỷ
protein thừa đƣợc hấp thu vào máu, về gan để tạo thành các chất không độc thải ra
ngoài qua nƣớc tiểu. Dạng đào thải lƣu huỳnh trong phân chủ yếu ở dạng vô cơ
trong các khí thải H2S, SO2 sinh ra do hoạt động của vi khuẩn gây thối phân hủy axit
amin chứa lƣu huỳnh còn dƣ thừa trong thức ăn. Mặt khác, lƣu huỳnh đƣợc tích luỹ
trong thận, trong lách một thời gian dài, đồng thời, trong cơ thể diễn ra một quá trình
oxy hoá lƣu huỳnh để bài tiết ra dƣới dạng sulfat. Nguồn sulfat nƣớc tiểu thƣờng ở
dạng kết hợp với phenol đƣợc tạo thành do sự phân giải axit amin chứa lƣu huỳnh
thừa trong thức ăn ở ruột già hoặc sulfat của thức ăn. Lƣu huỳnh sulfit (SO3
-2
) đƣợc
tạo ra do sự phân giải axit amin chứa lƣu huỳnh có vai trò tham gia của đồng (Cu2+
)
và bị oxy hoá trong máu. Vì vậy, cơ thể có thể chuyển một lƣợng sulfit thành sulfat
để thải ra qua nƣớc tiểu. Tuy các nghiên cứu về nhu cầu và chuyển hoá của lƣu huỳnh
trong cơ thể chƣa nhiều, nhƣng với những thông tin đƣa ra trên cho chúng ta một
cách nhìn tổng quát về chỉ tiêu hàm lƣợng lƣu huỳnh thải ra trong phân và nƣớc tiểu
trong thí nghiệm thử mức tiêu hóa, kiểm tra hàm lƣợng các chất thải ra môi trƣờng từ
cơ thể lợn.
Nhƣ vậy, giá trị sử dụng protein phụ thuộc vào thành phần, số lƣợng axit
amin chứa trong đó và khác nhau tuỳ loại protein. Để nâng cao hiệu quả sử dụng
protein trong khẩu phần, cần phối hợp nhiều loại protein với nhau, kể cả việc bổ
sung thêm các axit amin tổng hợp. Để đảm bảo sự cân bằng giữa hai quá trình tổng
hợp và phân huỷ protein thì cần cung cấp lƣợng protein tối thiểu trong khẩu phần
gọi là mức protein duy trì, mức này ở lợn thịt vào khoảng 1 gam protein/kg khối
lƣợng/24 giờ. Tuy nhiên, chúng ta đã biết rằng, nhu cầu protein của lợn thịt thực
chất là nhu cầu các axit amin. Để đáp ứng đƣợc nhu cầu các axit amin thì phải cung
cấp đủ lƣợng protein chất lƣợng cao hoặc cung cấp protein hỗn hợp để có sự bù đắp
lẫn nhau về các axit amin. Ngoài ra, ngƣời ta cũng có thể bổ sung chính xác axit
amin tổng hợp để bù đắp sự thiếu hụt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
15
1.1.3. Nhu cầu và biện pháp cân đối protein, axit amin của lợn
1.1.3.1. Nhu cầu protein và axit amin của lợn sinh trưởng
Lợn sinh trƣởng hƣớng nạc cần 10 axit amin thiết yếu: lysine, methionine,
threonie, tryptophan, phenylalanine, arginine, leucine, izoleucin, valine và histidin.
Sự thiếu hụt bất cứ một axit amin nào trong số 10 axit amin thiết yếu này cũng sẽ
hạn chế năng suất ở lợn. Trong đó: Lysine là axit amin có khả năng thiếu hụt nhất
trong phần lớn các khẩu phần từ nhiều loại nguyên liệu. Có 2 nguyên nhân: thứ
nhất, lysine là axit amin có hàm lƣợng nhiều nhất trong số các axit amin cấu thành
protein của cơ thể và thứ hai, khẩu phần có phần lớn nguyên liệu là các hạt ngũ cốc,
có hàm lƣợng lysine rất thấp.
Quá trình tích luỹ protein bị ảnh hƣởng bởi thiếu hụt của các axit amin trong
khẩu phần. Cole và cs (1992)[71] cho rằng với các giống lợn khác nhau, có tính
biệt, khối lƣợng cơ thể, hoặc sinh trƣởng khác nhau thì nhu cầu về protein khác
nhau, nhƣng về mặt chất lƣợng (thành phần các axit amin) của protein đó không
khác nhau. Kết luận này dựa trên một thực tế là chúng ta khó có thể phân biệt đƣợc
mẫu cấu trúc của các axit amin của protein tế bào thịt của các loại lợn có khối lƣợng
khác nhau. Điều này cho thấy, nếu chúng ta biết đƣợc tỷ lệ của các axit amin của
loại lợn này thì có thể áp dụng cho các loại lợn khác, giống lợn khác. Một vấn đề
khác, nếu protein của khẩu phần thiếu một hoặc nhiều axit amin thiết yếu thì quá
trình tích luỹ protein chỉ đƣợc cải thiện khi bổ sung thêm những axit amin này. Còn
nếu nhƣ protein của khẩu phần thiếu các axit amin không thiết yếu thì quá trình tích
luỹ protein sẽ đƣợc cải thiện bởi việc bổ sung bất kỳ axit amin nào. Sau đây là một
số hƣớng dẫn về nhu cầu protein và axit amin cho lợn ngoại sinh trƣởng:
Theo hƣớng dẫn của Nhật Bản,1993 (dẫn theo Viện Chăn nuôi Quốc Gia,
2001 [53]) nhu cầu cho lợn thịt có khối lƣợng 30-70kg thì mức protein 15 %; lysine
0,75 %; threonine 0,45 %; tryptophan 0,11 % và lợn thịt có khối lƣợng 70 -110 kg
có các thông số tƣơng ứng là 13 % protein, lysine 0,56 %; threonine 0,34 % và
tryptophan 0,08 %.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
16
NRC (1998)[109] cũng đƣa ra nhu cầu cho lợn thịt giai đoạn 20-50 kg là
3265 Kcal ME /kg , 18 % protein thô, 83 g lysine, 22 g methionine, 52g threonine,
15 g tryptophan; ở giai đoạn 50-80 kg thì cần 3265 kcal ME /kg , 15,5 % protein
thô, 66 g lysine, 18 g methionine, 43 g threonine, 12 g tryptophan và giai đoạn 80-
120 kg thì cần có 3265 kcal ME /kg , 13,2 % protein thô, 52 g lysine, 14 g
methionine, 34 g threonine, 10 g tryptophan.
Sự thiếu hụt và dƣ thừa axit amin ở lợn: Khi cung cấp protein và axit amin
cho lợn không cân đối, thì lợn có dấu hiệu ăn ít, lƣợng thức ăn ăn vào giảm, thức ăn
thừa nhiều, lợn chậm lớn, hiệu quả kinh tế thấp. Tuy nhiên, ở giống lợn ngoại thì có
thể cung cấp lƣợng protein ăn vào cao, mà ít có biểu hiện bệnh tật đáng kể, ngoại
trừ đôi khi có thể bị ỉa chảy nhẹ, nhƣng nếu cho ăn lƣợng protein vƣợt quá 25 % đối
với lợn choai vỗ béo là lãng phí, gây ô nhiễm môi trƣờng, giảm hiệu quả sử dụng
thức ăn. Nghiên cứu của Edmond và Baker (1987)[72], Brudevoid và Southern
(1994)[64] nếu bổ sung quá nhiều axit amin tinh thể nhƣ arginine, leucine,
methionine có thể làm giảm lƣợng thức ăn ăn vào và giảm tốc độ sinh trƣởng. mặt
khác lợn ăn quá nhiều một loại axit amin riêng lẻ có thể gây nhiều triệu chứng xấu
nhƣ tính độc, tính đối kháng hay tính mất cân bằng. Ngoài ra, nếu sự cân bằng trong
quan hệ tỷ lệ giữa các axit amin nhất là axit amin không thay thế trong khẩu phần
không cân đối, do cung cấp thừa một hay nhiều axit amin và làm tăng thêm nhu cầu
về axit amin khác. Nhƣ vậy, nếu cung cấp thừa protein so với nhu cầu thì không
những làm giảm hiệu suất sử dụng năng lƣợng thô trong thức ăn của lợn, mà còn
tăng lƣợng amoniac gây ô nhiễm môi trƣờng (NRC,1989)[109]. Nếu chúng ta rút
bớt lƣợng axit amin vƣợt quá khỏi khẩu phần, thì lợn sẽ nhanh chóng trở lại bình
thƣờng. Bikker và cs 1994a [61] cho biết sự thay đổi hàm lƣợng một số axit amin
trong các cơ quan nội tạng, có thể do mức năng lƣợng và protein ăn vào có ảnh
hƣởng đến khối lƣợng máu vào cơ quan.
1.1.3.2. Biện pháp cân đối nhu cầu protein, axit amin trong khẩu phần
Một khẩu phần của lợn có số lƣợng và chất lƣợng protein cao thể hiện ở các
chỉ tiêu: Lợn có tốc độ sinh trƣởng nhanh; hệ số chuyển hoá thức ăn thấp hơn; tích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
17
luỹ thịt nạc ; tỷ lệ thịt nạc/mỡ ; tích luỹ nitơ cao hơn; quá trình tổng hợp urê; nồng
độ urê trong máu; tỷ lệ oxy hoá axit amin thấp hơn. Vì thế, để khẩu phần có số
lƣợng và chất lƣợng protein cao, cần phải có biện pháp cân đối protein đó chính là
việc cân đối axit amin trong khẩu phần dựa trên nhu cầu của lợn ở từng giai đoạn
nuôi. Tuy nhiên, việc cân bằng dinh dƣỡng protein và axit amin, tùy thuộc vào các
nguyên nhân khác nhau, mà có biện pháp cân đối khác nhau.
- Nếu khẩu phần mất cân đối axit amin, mà bổ sung thêm protein sẽ khắc phục
đƣợc thiếu hụt một phần các axit amin, nhƣng có thể dẫn đến quá thừa một số axit
amin khác. Vì thế phƣơng pháp này ít hiệu quả kinh tế, gây lãng phí thức ăn, chỉ số
FCR cao và chỉ dùng trong chăn nuôi gia đình, khi thức ăn địa phƣơng nhiều và giá rẻ.
- Biện pháp sử dụng tỷ lệ protein thô trong khẩu phần cao cũng sẽ đáp ứng
đƣợc đủ nhu cầu dinh dƣỡng cho lợn nhƣng sẽ dẫn đến đào thải một số chất thải gây
lãng phí thức ăn và ô nhiễm môi trƣờng.
- Biện pháp phối hợp khẩu phần sử dụng nhiều nguyên liệu cũng sẽ cân đối
các chất dinh dƣỡng, trong đó có axit amin đáp ứng đƣợc nhu cầu cho lợn. Tuy nhiên,
biện pháp này trong sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn trong việc thu mua và đánh
giá chất lƣợng nguyên liệu (Đỗ Hữu Phƣơng, 2004 [27). Hiện nay, trong sản xuất
ngƣời ta đƣa ra loại thức ăn đậm đặc, kèm theo là hƣớng dẫn phối trộn với nguyên
liệu theo một tỷ lệ thích hợp, để đạt tỷ lệ cân đối a xit amin trong khẩu phần.
- Biện pháp bổ sung axit amin tổng hợp hiện nay đang đƣợc sử dụng khá
rộng rãi. Các axit amin giới hạn đƣợc sản xuất bằng chế phẩm tổng hợp hóa học
hoặc vi sinh vật học dƣới dạng DL- axit amin và L- axit amin. Về mặt dinh dƣỡng
thì các axit amin tổng hợp có thể khác với các axit amin đƣợc giải phóng từ protein
thức ăn trong quá trình tiêu hóa, nhƣng các loại axit amin này có thể đáp ứng đƣợc
nhu cầu, tạo điều kiện dễ dàng cho việc sản xuất một khối lƣợng thức ăn lớn có giá
trị cao. Nhƣ vậy, để xác định nhu cầu dinh dƣỡng cân đối cho lợn thì phải xác định
đƣợc tỷ lệ các axit amin của protein lý tƣởng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
18
1.1.4. Protein lý tưởng trong khẩu phần ăn cho lợn thịt
1.1.4.1. Khái niệm protein lý tưởng và giới hạn axit amin thiết yếu
- Protein lý tƣởng có chứa tất cả các axit amin đúng bằng tỷ lệ mà lợn yêu
cầu, cũng có nghĩa rằng giá trị sinh vật học của protein lý tƣởng là cao nhất
(100%). Protein lý tƣởng là protein tổng số của khẩu phần, mà thành phần axit
amin của nó có tỷ lệ cân đối phù hợp với nhu cầu tổng hợp để cấu thành một cơ
quan, tổ chức cơ thể hay một chức năng sinh lý (nhƣ duy trì, tăng trƣởng mô nạc,
mang thai và tiết sữa). Khi cân bằng axit amin trong protein lý tƣởng ngƣời ta chọn
lysine làm tham chiếu: hàm lƣợng lysine đƣợc coi là 100, tỷ lệ các axit amin khác
xác định theo % của lysine. Bởi vì lysine là yếu tố hạn chế thứ nhất trong khẩu phần
thực tế, có nhu cầu cao hơn các axit amin thiết yếu khác và không tham gia các
chức năng khác ngoài chức năng sinh tổng hợp protein. Axit amin thƣờng xác định
ở dạng lợi dụng đƣợc (axit amin tiêu hóa hoặc tiêu hóa hồi tràng). Học viện Kỹ
thuật chăn nuôi lợn của Pháp (1992) ([dẫn theo Vũ Duy Giảng, 2011 [6]) đã cho
biết mẫu cân bằng axit amin tiêu hóa trong protein lý tƣởng của lợn đang sinh
trƣởng là: lysine 100 %, methionine 30 %, Met+Cystine 60 %, threonine 65 % và
tryptophan 18 %. Bikker và cs (1994a)[61] cũng đƣa ra nhu cầu lysine cho lợn thịt
giai đoạn sinh trƣởng từ 6,5 - 7,5 g lysine/100g protein cơ thể. Trong đó cystine có
thể chiếm tới 50 % nhu cầu của các axit amin có chứa lƣu huỳnh và tyrosine chiếm
50 % nhu cầu axit amin có chứa mạch vòng. Vì cystein có thể đƣợc tạo ra trong cơ
thể từ methionine, còn tyrosin từ phenylalanine. Do đó, các tác giả đã đề xuất hệ số
chuyển đổi: 1,25 methionine = 1 cystine. Trong thực tế không có bất kỳ một loại
nguyên liệu thức ăn nào, mà protein của nó đƣợc coi là lý tƣởng, nguyên nhân là do
hàm lƣợng các axit amin thiết yếu trong thức ăn luôn thấp hơn so với nhu cầu động
vật. Chỉ có trứng với giá trị sinh vật học 100 % và sữa mẹ nói chung đƣợc coi là
“protein lý tƣởng” trong đó có sữa lợn nái là thức ăn tốt nhất cho lợn con. Để xây
dựng các mô hình protein lý tƣởng trong thức ăn nuôi động vật, ngƣời ta đƣa ra khái
niệm axit amin giới hạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
19
- Axit amin thiết yếu giới hạn là những axit amin thiết yếu có trong thức ăn ở
mức thấp hơn nhu cầu động vật, làm cho hiệu quả sử dụng protein của thức ăn giảm
đi. Mức độ giới hạn của mỗi axit amin không phải do số lƣợng nó ít hay nhiều so
với các axit amin khác, mà là do ít hay nhiều so với nhu cầu của cơ thể gia súc.
Khái niệm axit amin giới hạn không phải là bất biến và cố định với mọi loại thức
ăn, mà nó thay đổi theo loại hình khẩu phần, thí dụ ở loại hình khẩu phần ngô +
đậu tƣơng cho lợn thì lysine là axit amin giới hạn thứ nhất, methionine là axit amin
giới hạn thứ hai. Để khắc phục sự giới hạn này trong khẩu phần ngƣời ta phải bổ
sung loại thức ăn có hàm lƣợng axit amin giới hạn cao hơn để bù đắp thiếu hụt hoặc
dùng axit amin tổng hợp để bổ sung vào khẩu phần làm cho tỷ lệ axit amin trong
khẩu phần càng sát với tỷ lệ của mẫu protein lý tƣởng thì càng tốt.
- Quan hệ axit amin thiết yếu và không thiết yếu: Về vấn đề này Russell và cs
(1987)[117] cho rằng nhu cầu về tỷ lệ giữa axit amin thiết yếu với axit amin không
thiết yếu là 50:50, tỷ lệ này càng quan trọng hơn đối với các khẩu phần có mức
protein thấp. Có thể tăng tỷ lệ giữa axit amin thiết yếu và không thiết yếu lên 70:30,
mà không làm giảm khả năng sử dụng nitơ ở lợn và các axit amin thiết yếu bị khử
amin đƣợc sử dụng có hiệu quả cho sự tổng hợp các axit amin không thiết yếu.
- Để xác định đƣợc chính xác tỷ lệ axit amin trong mô hình “protein lý tƣởng”
của thức ăn, ngƣời ta dựa vào tỷ lệ tiêu hóa của axit amin. Vì thế, đánh giá chất
lƣợng protein là vấn đề đƣợc nhiều tác giả quan tâm.
1.1.4.2. Các phương pháp xác định chất lượng protein
- Hệ số hiệu quả của protein :
Osbunn và Mendel (1919)(dẫn theoTừ Quang Hiển và cs, (2000)[9]) đƣa ra
công thức xác định PER cho động vật sinh trƣởng nhƣ sau:
Hệ số hiệu quả của protein (PER) =
Tăng khối lƣợng của động vật (g,kg)
Protein động vật ăn đƣợc (g,kg)
Hệ số hiệu quả của protein càng lớn thì protein thức ăn càng tốt. Tuy nhiên,
phƣơng pháp này bị ảnh hƣởng bởi các nhân tố: Tỷ lệ protein trong thức ăn, sự cân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
20
đối axit amin trong protein, hàm lƣợng các vật chất dinh dƣỡng khác trong khẩu
phần và các yếu tố, giống, tuổi, tính biệt, nhiệt độ, độ ẩm... tới hiệu quả protein.
- Phương pháp thí nghiệm cân bằng nitơ: Thí nghiệm do Thomas và Mitchel
(1924) tiến hành để nghiên cứu chất lƣợng protein thông qua khái niệm ”Giá trị
sinh vật học của protein” (Dẫn theo Từ Quang Hiển và cs, 2000 [9]) với công thức
tính nhƣ sau:
GP (%) =
N tích lũy trong cơ thể
x 100
N tiêu hóa
Giá trị sinh vật học của protein (GP) thay đổi theo từng loại protein, nó phụ
thuộc vào sự cân đối về số lƣợng và tỷ lệ các axit amin thiết yếu trong protein. Theo
cách đánh giá này, protein động vật có giá trị cao hơn protein thực vật và để nâng
cao giá trị của protein trong khẩu phần, ngƣời ta phải dùng nhiều nguồn protein
khác nhau hoặc bổ sung axit amin tổng hợp để cân đối axit amin trong khẩu phần.
Đây là phƣơng pháp có độ chính xác cao, tuy nhiên vẫn bị ảnh hƣởng bởi nitơ trao
đổi và nitơ nội sinh, vì chúng không phải cố định. Trong các phƣơng pháp cân bằng
nitơ , muốn xác định nitơ tiêu hóa cần phải tiến hành thí nghiệm thử mức tiêu hóa
protein qua 2 phƣơng pháp nhƣ sau:
- Thử mức tiêu hóa protein bằng phƣơng pháp thu phân và nƣớc tiểu:
Đây là phƣơng pháp nghiên cứu phòng thí nghiệm để đánh giá khả năng tiêu hóa
protein của thức ăn ăn vào.
Nguyên tắc: Trƣớc hết phân tích thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm
(trong đó có protein). Khi cho lợn ăn, dùng oxyt crom (Cr203) (có màu xanh đặc
trưng và chất này không bị biến đổi về cấu trúc hóa học) trộn vào thức ăn để đánh
dấu khi phân bắt đầu đƣợc thải ra từ đƣờng tiêu hóa. Thu mẫu phân để xác định các
chất dinh dƣỡng còn lại trong phân, sau đó đem so sánh với số liệu phân tích thức
ăn, sau đó tính đƣợc tỷ lệ tiêu hóa protein nói riêng cũng nhƣ bất kỳ một chất dinh
dƣỡng nào đƣợc ăn vào.
Ưu, nhược điểm: Phƣơng pháp này đƣợc nhiều nhà khoa học đã và đang tiến
hành xác định tỷ lệ tiêu hóa protein, axit amin trong thức ăn. Tuy nhiên phƣơng
pháp còn có những hạn chế nhất định làm ảnh hƣởng tới tính chính xác của kết quả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
21
nghiên cứu xác định tỷ lệ tiêu hóa thực của protein và axit amin. Bởi vì ở ruột non
luôn có các hoạt động trao đổi chất diễn ra trên lớp nhung mao ruột non, các hoạt
động này làm sản sinh ra các chất tiết có chứa nitơ nhƣ: tế bào niêm mạc bong ra,
các enzyme…tạo ra nguồn nitơ nội sinh tới 30g/ngày đêm (Trần Văn Phùng, 2004
[25]). Mặt khác quá trình lên men vi sinh vật ở manh, kết tràng của lợn song hành
với nó là quá trình phân hủy protein thừa gây thối, tạo sản phẩm độc nhƣ phenol,
cresol, scatol, SO2, H2S... và tạo ra nguồn sinh khối vi sinh vật thải ra theo phân làm
tăng lƣợng nitơ trong phân. Từ đó trong phân có chứa 2 nguồn nitơ không thể biết
chính xác số lƣợng. Do vậy tỷ lệ tiêu hóa xác định đƣợc luôn thấp hơn tỷ lệ tiêu hóa
thực tế và gọi là tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến.
- Phƣơng pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng: Là phƣơng pháp đƣợc cải
tiến để loại trừ bớt sai số do ảnh hƣởng của nitơ vi sinh ở đại tràng. Kết quả tỷ lệ
tiêu hóa thu đƣợc tiếp cận gần hơn với tỷ lệ tiêu hóa thực nhƣng phải loại trừ nitơ
nội sinh. Tỷ lệ tiêu hóa thực là tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng đã đƣợc hiệu chỉnh cho các
axit amin nội sinh.
Nguyên tắc: Chọn lợn có khối lƣợng thích hợp 30-35 kg, tiến hành phẫu
thuật đặt cầu nối hồi tràng. Phân tích hóa học thức ăn ăn vào và thu chất thải từ hồi
tràng qua cầu nối để phân tích lƣợng dinh dƣỡng còn lại, từ đó tính đƣợc kết quả
tƣơng tự nhƣ phƣơng pháp trên.
Ưu, nhược điểm: Phƣơng pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng loại trừ đƣợc
ảnh hƣởng của sinh khối vi sinh vật ruột già có độ chính xác cao, nhƣng tiến hành
khá phức tạp. Phƣơng pháp đòi hỏi phải có tay nghề làm phẫu thuật, việc chăm sóc
sau mổ phải chu đáo để bảo vệ sức khỏe lợn thí nghiệm và không ảnh hƣởng tới
hoạt động tiêu hóa bình thƣờng. Hơn nữa đòi hỏi chất lƣợng của ống dò phải đƣợc
sản xuất bằng vật liệu tốt, không gây phản ứng kích ứng cho vết mổ dễ liền sẹo. Tuy
nhiên, phƣơng pháp này cũng không loại trừ đƣợc tỷ lệ nitơ nội sinh và nitơ trong
protein thừa của thức ăn bị vi khuẩn phân hủy gây thối là bao nhiêu. Vì thế tùy theo
điều kiện thực tế mà 2 phƣơng pháp thu phân hay thu chất thải hồi tràng vẫn đƣợc
nhiều tác giả sử dụng trong các nghiên cứu tiêu hóa hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
22
- Hiện nay, ngƣời ta áp dụng nguyên tắc xây dựng mẫu cân bằng axit amin lý
tƣởng dựa vào mẫu cân bằng axit amin của sữa và có mẫu cân bằng axit amin gần
giống với mẫu cân bằng axit amin của cơ thể cũng nhƣ protein tích lũy trong mô
nạc của cơ thể trong thời kỳ sinh trƣởng. Từ nguyên tắc này, các tác giả: ARC
(1981)[56]; Fuller và cs (1989)[77]; Wang (1989)[125]; Chung và Baker
(1992a)[69]; Cole (1992)[71] đã nghiên cứu theo mô hình "protein lý tƣởng" dựa
trên mối quan hệ với lysine đƣợc coi là 100%. Qua thực nghiệm, các tác giả đƣa
đến thống nhất chung các axit amin thiết yếu trong mẫu protein lý tƣởng của lợn
sinh trƣởng là (%):
Lysine: 100 Methionine 26 Phenylalanine 49
Threonine: 65 Isoleucine: 50 Tryptophan: 19
Methionine + Cysteine: 55 Leucine: 100 Arginine: 42
Phenylalanine+Tyrosine: 100 Histidine: 33 Valine: 70
Mặt khác, việc xây dựng mẫu cân bằng axit amin lý tƣởng cần xác định chặt
chẽ và toàn diện nhu cầu lysine của lợn ở từng giai đoạn sinh trƣởng. Nhu cầu
lysine giảm khi khối lƣợng lợn tăng lên, ngoài ra nhu cầu lysine còn phụ thuộc vào
tiềm năng di truyền của con giống, tính biệt, mùa vụ và mối quan hệ giữa lysine với
năng lƣợng.
Nhƣ vậy, xác định đƣợc mẫu protein lý tƣởng sẽ giảm đƣợc protein tổng số
của khẩu phần, tăng tốc độ sinh trƣởng, giảm chi phí thức ăn/kg khối lƣợng và giảm
lƣợng nitơ thải tiết ở phân, nƣớc tiểu, hạn chế ô nhiễm môi trƣờng. “Protein lý
tƣởng” là một chỉ tiêu quan trọng giúp các chuyên gia dinh dƣỡng kiểm soát protein
tổng số, năng suất sản xuất, giá thành thức ăn và ô nhiễm môi trƣờng. Tuy nhiên
cần chú ý sử dụng các axit amin trong mẫu protein lý tƣởng ở dạng lợi dụng đƣợc,
tốt nhất là các axit amin tiêu hóa hồi tràng.
1.1.4.3. Cơ sở khoa học của việc giảm tỷ lệ protein trong thức ăn trên cơ sở sử dụng
các axit amin tổng hợp
Hiện nay, xu hƣớng sử dụng khẩu phần ăn giảm mức protein thô có bổ sung
các axit amin tổng hợp đang đƣợc nghiên cứu nhiều trên thế giới trên cơ sở tuân thủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
23
các nguyên tắc cơ bản: Thứ nhất, chỉ sử dụng axit amin tổng hợp khi axit amin còn
thiếu trong thức ăn. Thứ hai, việc bổ sung axit amin thiết yếu thứ hai sẽ không hiệu
quả nếu axit amin thiết yếu thứ nhất không đủ, thậm chí còn gây hậu quả xấu. Đối
với lợn thứ tự của axit amin thiết yếu thứ nhất, nhì và ba trong khẩu phần gồm:
Ngô, đậu tƣơng là lysine, threonine và tryptophan. Tuy nhiên, khi tiếp tục giảm
lƣợng protein trong khẩu phần có bổ sung đủ lysine, chúng ta thấy sinh trƣởng của
lợn vẫn bị giảm. Đó là do các axit amin thiết yếu khác đã bị thiếu khi giảm tỷ lệ
protein thức ăn. Chúng ta có thể khắc phục hiện tƣợng này bằng việc bổ sung thêm
threonine, tryptophan và methionine tổng hợp cùng với lysine. Vấn đề này đƣợc
chứng minh của nhiều tác giả nhƣ: Kim và cs (1983)[93;94], Kirchgessner và cs
(1985)[133], Izquierdo và cs (1988) [89], Schutte và cs (1988)[118], Friesen và cs
(1994)[75], Fuller (1991)[78], Loughmiller và cs (1998) [104], Fuller (1994)[79],
Lee và cs (1998) [100], Guzik và cs (2002)[84].
Việc bổ sung axit amin tổng hợp đảm bảo cân đối axit amin sẽ giúp cải thiện
chất lƣợng protein trong khẩu phần. Đối với khẩu phần có tỷ lệ protein thô giảm đi
nhƣng vẫn cân đối các axit amin trong protein trong mô hình protein lý tƣởng cho
lợn thì hiệu quả protein tăng lên, mức nitơ đào thải ra môi trƣờng sẽ giảm đi. Tuy
nhiên, đối với khẩu phần có mức protein thấp thì chỉ bổ sung lysine không gây trở
ngại lớn, do giá tiền của lysine không cao. Nhƣng khi chúng ta giảm mức protein
trong khẩu phần nhiều hơn thì phải bổ sung nhiều axit amin khác ngoài lysine nhƣ
methionine, threonine và tryptophan thì chi phí thức ăn sẽ tăng lên, do giá của
methionine, threonine và đặc biệt tryptophan còn khá cao.
Ƣu điểm nổi bật của việc sử dụng khẩu phần có mức protein thấp nhƣng
đƣợc bổ sung thêm axit amin tổng hợp cho lợn là sự tác động tích cực đến môi
trƣờng và đang là xu hƣớng tốt nhất để giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải nitơ
trong chăn nuôi lợn. Các nghiên cứu ở trƣờng Đại học Kentucky đã chứng minh
đƣợc rằng, việc đào thải nitơ đã giảm từ 15-20 % khi giảm đi 2 % protein tổng số
của khẩu phần có bổ sung thêm lysine và lƣợng nitơ thải giảm đi 30-35 % khi giảm
4 % protein tổng số và bổ sung thêm 4 axit amin. Hàm lƣợng amoniac và các khí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
thải khác từ phân cũng giảm đáng kể khi sử dụng khẩu phần có mức protein thấp
đƣợc bổ sung thêm các axit amin tổng hợp.
1.1.4.4. Vấn đề sản xuất và ứng dụng axit amin tổng hợp trong chăn nuôi lợn
Việc sản xuất và sử dụng các axit amin tổng hợp làm thức ăn cho gia súc đã
diễn ra trong khoảng 40 năm nay. Ngày nay, các axit amin nhƣ L-lysine HCl, L-
threonine và L-tryptophan đều đƣợc sản xuất bằng phƣơng pháp lên men; DL.
Methionine chỉ sản xuất bằng con đƣờng hóa học. Bằng việc đƣa glucose hoặc đƣờng
và các chất dinh dƣỡng khác (nhƣ muối ammonium sulfate, chất cung cấp nitơ,
khoáng và vitamine) vào môi trƣờng nuôi cấy các chủng vi sinh vật đặc trƣng cho
việc sản xuất từng axit amin ngƣời ta thu đƣợc các axit amin trong môi trƣờng nuôi
cấy. Từ môi trƣờng nuôi cấy, các axit amin đƣợc tách chiết bằng thiết bị trao đổi ion.
Năng suất lên men của từng chủng vi sinh vật là yếu tố quan trọng nhất trong việc
sản xuất các axit amin. Hiện nay, năng suất lên men L-lysine HCl từ glucose và
đƣờng đã đạt trên dƣới 50 %. Một số các axit amin thiết yếu khác cũng đã và đang
đƣợc nghiên cứu sản xuất và đƣa vào sử dụng.
- Sử dụng axit amin tổng hợp trong sản xuất thức ăn chăn nuôi:
Lysine là axit amin đƣợc sử dụng nhiều nhất để bổ sung vào khẩu phần nuôi
lợn thịt vì hàm lƣợng của lysine trong trong cơ và các tế bào khác vào khoảng 7 %.
Hơn nữa hầu hết các loại thức ăn cung cấp cho lợn đều có hàm lƣợng lysine thấp,
đặc biệt là các loại thức ăn ngũ cốc, chỉ đáp ứng 1/4 - 1/3 nhu cầu lysine của lợn. Vì
thế khi sử dụng các hạt ngũ cốc làm thức ăn cho lợn, chúng ta phải sử dụng thêm
các loại thức ăn protein có hàm lƣợng lysine cao (nhƣ khô đậu tƣơng, bột cá…)
hoặc bổ sung lysine để cung cấp đủ nhu cầu lysine cho lợn. Chín loại axit amin thiết
yếu còn lại thƣờng ít thiếu hụt, bởi vì chúng thƣờng đƣợc cung cấp một lƣợng tƣơng
đối khi chúng ta bổ sung protein nhằm cung cấp đủ lysine. Hay nói một cách khác,
khi ta sử dụng protein nhằm đảm bảo đủ nhu cầu của lysine thì cũng đã cung cấp đủ
nhu cầu của các axit amin khác. Vấn đề này, cũng đã đƣợc các tác giả nhƣ Bùi Đức
Lũng và cs (1995)[20], Vũ Duy Giảng và cs (1999)[7], Lƣu Hữu Mãnh (1999)[21],
Viện Chăn nuôi Quốc Gia (2001) [53] nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
Ngành công nghiệp chăn nuôi gia súc có thể nhƣ là ngành công nghiệp sản
xuất thức ăn protein chất lƣợng cao (thịt, sữa) từ những nguồn protein có chất lƣợng
kém hơn. Để đáp ứng nhu cầu protein thịt, sữa cho con ngƣời, điều cần thiết là phải
cải thiện hiệu quả chuyển đổi protein từ thức ăn sang thịt. Các axit amin tổng hợp,
trong đó có lysine, đóng vai trò rất quan trọng để cải thiện hiệu quả sản xuất protein
động vật và góp phần làm tăng khả năng cung cấp protein cho nhu cầu của con
ngƣời. Ngƣời ta xác định đƣợc hiệu quả của việc sử dụng lysine là:
50 kg đậu tƣơng = 48,5 kg ngô + 1,5 kg L-lysine HCl.
Khi áp dụng công thức thay thế này, mức protein tổng số trong thức ăn giảm đi
2 %. Sự quy đổi cho thấy khi sử dụng 1 tấn L-lysine HCl có thể thay thế đƣợc cho 33
tấn đậu tƣơng. Hàng năm trên toàn thế giới sử dụng khoảng 550.000 tấn L-lysine HCl,
nhƣ vậy đã tiết kiệm đƣợc 18 triệu tấn đậu tƣơng, gần bằng một nửa sản lƣợng đậu
tƣơng của nƣớc Mỹ (38 triệu tấn/năm) là nƣớc sản xuất đậu tƣơng lớn trên thế giới.
- Viễn cảnh của việc sử dụng axit amin tổng hợp trong sản xuất thức ăn cho lợn:
Việc cải thiện hiệu quả sử dụng protein của thức ăn chăn nuôi bằng việc bổ
sung axit amin tổng hợp ngày càng trở nên quan trọng trong việc bảo đảm nguồn
cung cấp protein cho nhu cầu con ngƣời và bảo vệ môi trƣờng. Ngoài 4 loại axit
amin tổng hợp đã đƣợc sản xuất và áp dụng trên thực tế, các loại axit amin tổng hợp
tiếp theo nhƣ isoleucine, valine và arginine cũng sẽ đƣợc sản xuất và áp dụng trong
tƣơng lai. Khi đó ý nghĩa của việc sử dụng các axit amin tổng hợp trong chăn nuôi
lợn sẽ càng rõ rệt hơn, con ngƣời vừa có đủ nguồn protein chất lƣợng cao, vừa tiết
kiệm thức ăn và bảo vệ đƣợc nguồn tài nguyên đất và môi trƣờng sống.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu về dinh dƣỡng nói chung và nhu cầu protein, axit amin cho
lợn thịt nói riêng đã đƣợc các nhà khoa học trong nƣớc nghiên cứu, ứng dụng từ khá
sớm để có cơ sở khoa học đề xuất nhu cầu ăn cho lợn nội. Tuy nhiên với lợn giống
ngoại thì nƣớc ta mới chỉ nhập về nuôi để sản xuất con lai kinh tế với lợn nội từ
những năm 1970 - 1980 của thế kỷ trƣớc. Nhu cầu protein, axit amin cho lợn lai đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
đƣợc xác định (theo TCVN-1547,1994 (dẫn theo Viện Quốc Gia 2001 [53]) nhƣ sau:
Giai đoạn 20-50 kg năng lƣợng trao đổi là 2900 Kcal, 15 % protein thô, 0,7 g lysine
và 0,4 g methionine/ kg thức ăn, còn ở giai đoạn 50-90 kg thì mức năng lƣợng trao
đổi là 2900 Kcal, 12 % protein thô, 0,6 g lysine và 0,3 g methionie/kg thức ăn. Đối
với lợn ngoại thuần: Chúng ta sử dụng hầu hết các thông số của nƣớc ngoài. Từ
những năm 90 của thế kỷ 20 trở lại đây, trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, nƣớc
ta đã nhập thuần chủng nhiều giống lợn của các nƣớc để nuôi thuần theo hƣớng
chuyên nạc. Bên cạnh việc kế thừa các nghiên cứu về nhu cầu ăn cho những giống
lợn này theo tiêu chuẩn nguyên gốc, các nhà khoa học Việt Nam cũng đã tiến hành
một số nghiên cứu về nhu cầu dinh dƣỡng cho lợn ngoại nhập để phù hợp với các
điều kiện Việt Nam. Các nghiên cứu đó tập hợp theo một số hƣớng chính nhƣ sau:
- Kết quả nghiên cứu về mức protein, axit amin hợp lý:
Nguyễn Nghi và Lê Thanh Hải (1995) [23] đã thí nghiệm trên 68 lợn lai đực
Duroc x cái (Yorkshire x Landrace), với 2 mức protein 16 và 18 % trên cùng mức 0,8
% lysine ở giai đoạn 20-55 kg; ở giai đoạn 56-90 kg mức protein giảm tƣơng ứng ở 2
lô là 14 và 16 %, lysine giảm còn 0,7 %. Kết quả thấy 2 lô lợn có mức tăng trọng
không khác nhau ở cả 2 giai đoạn nhƣng chi phí thức ăn/ kg tăng khối lƣợng ở lô có
tỷ lệ protein cao sẽ thấp hơn.
Cũng về vấn đề này, Nguyễn Bạch Trà và cộng sự (1995)[48] khi nghiên cứu
bổ sung L-Lyzine và DL-Methionine vào khẩu phần lợn thịt giống ngoại có mức
protein khẩu phần cao hơn 1 và 2 % so với hƣớng dẫn của NRC (1998)[109]. Kết
quả cho thấy rằng không ảnh hƣởng tới tăng khối lƣợng mà chỉ làm thay đổi hệ số
chuyển đổi thức ăn ở các thí nghiệm. Bổ sung 2 axit amin trên có tác dụng tốt đến
phẩm chất thịt, tỷ lệ tiêu hóa protein ở các nhóm có bổ sung axit amin cao hơn
nhóm không bổ sung là 1,3 %.
- Kết quả nghiên cứu về mức axit amin /năng lượng:
Nguyễn Ngọc Hùng và cs (2000)[11] đã tiến hành thí nghiệm trên 48 lợn
ngoại (Yorkshire) nuôi thịt và xác định đƣợc tỷ lệ lysine/ năng lƣợng thích hợp cho
lợn Yorkshire là 0,65 - 0,55 g/MJDE tƣơng ứng cho hai giai đoạn nuôi là 20 – 50 kg
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
27
và 50 - 80 kg. Tác giả cũng xác định đƣợc mức năng lƣợng trong khẩu phần cho lợn
ngoại là 14 - 13 MJDE/ kg thức ăn tƣơng ứng cho hai giai đoạn nuôi ở trên.
Trên giống lợn Yorkshire nuôi thịt ở 2 giai đoạn sinh trƣởng và vỗ béo, tác
giả Vũ Thị Lan Phƣơng và cs (2001)[28] đã xác định tỷ lệ lysine/năng lƣợng thích
hợp. Kết quả cho thấy: Ở giai đoạn lợn từ 1 - 8 tuần với mức lysine là 0,65 gam/MJ
DE đã làm giảm đáng kể tiêu tốn thức ăn (0,3 kg) so với mức 0,95g/MJ DE. Ở giai
đoạn từ 8 - 16 tuần với mức lysine là 0,55 g/MJ DE và mức năng lƣợng là 12,50 MJ
DE/kg thức ăn cho khả năng thu nhận thức ăn và tăng trọng cao nhất (tƣơng ứng
2,31 kg/con/ngày, 680 g/con/ngày), nhƣng ở mức lysine là 0,75 g/MJ và mức năng
lƣợng 12,50 MJ/kg thức ăn thì có kết quả thấp nhất về các chỉ tiêu trên (1,96
kg/con/ngày và 585 g/con/ngày). Các tỷ lệ lysine/năng lƣợng khác nhau không ảnh
hƣởng rõ rệt đến các chỉ tiêu phẩm chất thịt nhƣ tỷ lệ nạc, mỡ, xƣơng da và tỷ lệ thịt
xẻ. Các tác giả cũng xác định đƣợc khẩu phần ăn có năng lƣợng là 13,5 - 12,5 MJ
DE với tỷ lệ lysine/ MJ DE từ 0,65 - 0,55 g/MJ tƣơng ứng với hai giai đoạn sinh
trƣởng và vỗ béo có hiệu quả kinh tế cao nhất.
Trần Quốc Việt và cs (2001)[55] cho biết tỷ lệ lysine/năng lƣợng (g/MJDE) ở
lợn lai sau cai sữa đực Yorkshire x cái (Yorkshire x Móng Cái) tƣơng ứng ở 1,0g
lysine/ 3400, 3200, 3000 Kcal /kg ME; 0,9 g lysine/ 3400, 3200, 3000 Kcal /kg ME;
0,8g lysine/ 3400, 3200, 3000 Kcal /kg ME thì khẩu phần là 3200 Kcal /kg ME, 19
% protein, 1,26 % lysine, 0,75 % methionine+cystine, 0,81 % threonine and 0,22 %
tryptophan đã cải thiện tăng trƣởng và giảm chi phí thức ăn.
- Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ tiêu hóa protein và axit amin:
Lê Khắc Huy (1995)[13] đã nghiên cứu hàm lƣợng và tỷ lệ tiêu hoá của
protein và axit amin trong một số khẩu phần của lợn thịt (ngô, mì). Tác giả cho biết
hàm lƣợng axit amin giới hạn (lysine, methionine, threonine) trong các loại nguyên
liệu này thấp, nhƣng axit amin chứa lƣu huỳnh (methionine +cystine) ở ngô hạt và hạt
mì cao (4,07 g/16 g N ở mì và 4,37 g/16 N ở ngô) hơn các axit amin thiết yếu khác.
Tỷ lệ tiêu hóa của các axit amin trên biến động từ 75,5- 92,4 % (trừ lysine: 76,32 %)
tƣơng đƣơng với tỷ lệ tiêu hóa của protein (từ 79,4 - 85,68 %) hoặc cao hơn và cùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
28
một loại axit amin, nhƣng ở các loại thức ăn khác nhau, lại có tỷ lệ tiêu hóa khác
nhau, điều đó dẫn tới chất lƣợng của axit amin có sự phụ thuộc và tính chất thức ăn
chứa axit amin đó.
Trần Quốc Việt và cs (2001)[54] đã xác định tỷ lệ tiêu hóa protein bằng
phƣơng pháp thu phân với chất chỉ thị oxyt crom. Thí nghiệm với 3 mức protein 17-
16-15/15-14-13 % tƣơng ứng 2 giai đoạn 20-50 kg và 50-100kg của lợn thịt giống
ngoại, để xác định tỷ lệ tiêu hóa protein. Kết quả cho thấy ở giai đoạn 20-50 kg tỷ lệ
tiêu hóa protein tƣơng ứng 3 mức là là 75,67 % - 77,54 % - 78,82 %. Ở giai đoạn 50-
100kg tỷ lệ tiêu hóa protein đạt đƣợc là 85,81 % - 86,03 % - 86,22 %. Nhƣ vậy khi
giảm mức protein thô trong khẩu phần đã làm tăng tỷ lệ tiêu hóa protein và tăng 1%
thì tỷ lệ tiêu hóa protein tăng lên từ 0,19 % - 1,87 % tƣơng ứng với giai đoạn tuổi.
Hồ Trung Thông (2006)[50] đã nghiên cứu ảnh hƣởng của mức protein ăn
vào đến tỷ lệ tiêu hóa protein và các con đƣờng đào thải nitơ của lợn lai 3 giống con
đực Pietrain x cái (Duroc x Landrace). Trong thí nghiệm thu phân và nƣớc tiểu tác
giả cho biết, khi tăng protein trong thức ăn từ 4,58 % - 30,02 % (tính theo vật chất
khô) thì tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến protein tăng dần và có khuynh hƣớng đạt giá trị cực
đại. Do đó, cần phối hợp khẩu phần có hàm lƣợng protein không thấp hơn 14 %. Tỷ
lệ tiêu hóa protein đƣợc tính theo tỷ lệ tiêu hóa tiêu chuẩn là tỷ lệ tiêu hóa sau khi
đã trừ lƣợng nitơ nội sinh và tỷ lệ tiêu hóa tiêu chuẩn không phụ thuộc lƣợng
protein ăn vào. Lƣợng nitơ đào thải qua phân và qua nƣớc tiểu tăng lên khi lƣợng
protein ăn vào tăng, tuy vậy, tổng nitơ đào thải tăng chủ yếu là do tăng lƣợng nitơ
đào thải qua nƣớc tiểu.
Trong một nghiên cứu khác, Hồ Trung Thông (2009) [51], các lợn đực thiến
của tổ hợp lợn lai 3 máu đực Pietrain x cái (Duroc x Landrace) có khối lƣợng 43,67
kg/con đƣợc bố trí nuôi trong cũi theo tiêu chuẩn thí nghiệm cân bằng nitơ. Lợn ăn
khẩu phần có tỷ lệ protein tăng dần từ 4,58 % đến 30,02 % tính theo vật chất khô.
Kết quả cho thấy, tỷ lệ tiêu hóa toàn phần đối với protein tổng số tăng từ 76,8 %
đến 90 % và tổng lƣợng nitơ đào thải theo phân, nƣớc tiểu tăng theo mức tăng
protein, lƣợng nitơ ở nƣớc tiểu nhiều hơn nitơ thải ra qua phân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
29
- Các vấn đề nghiên cứu khác: Ngoài các nghiên cứu trên thì ảnh hƣởng của
mức protein tới hiệu quả nuôi dƣỡng và giảm ô nhiễm môi trƣờng cũng đƣợc quan
tâm nghiên cứu. Nguyen Thi Loc và cs (2001)[110] đã bổ sung DL-methionine
trong khẩu phần ăn bột sắn cho lợn lai F1 (Móng Cái x Landrace) ở 3 mức khác
nhau 0,1; 0,2 và 0,3 % DL-methionine. Kết quả tƣơng ứng tăng tỷ lệ DL-
methionine thì sinh trƣởng và hiệu quả sử dụng thức ăn đƣợc cải thiện.
Lã Văn Kính và cs (2003)[14] cho biết khẩu phần ở lợn sinh trƣởng
(Yorkshire x Landace x Duroc) thì cần 3450 Kcal /kg ME, 22 % protein, 1,5 %
lysine, 0,84 % methionie + cystine, 0,92 % threonine và 0,26 % tryptophan (28-42
ngày tuổi) và 3300 Kcal /kg ME, 20% protein, 1,35 % lysine, 0,74 %
methionie+cystine, 0,82 % threonine và 0,24 % tryptophan (42-56 ngày tuổi) thì
tƣơng ứng cải thiện sinh trƣởng và chi phí thức ăn đáng kể 10 % đến 7 %.
Năm 2008, Lê Đình Phùng [26] đã nghiên cứu ảnh hƣởng của 3 mức protein
thô (12 %, 15 % và 18 %) trong khẩu phần đến hàm lƣợng các hợp chất chứa lƣu
huỳnh(S), indole, phenol và axit béo bay hơi (VFA) (acetic acid + propinoic acid +
butyric acid + iso-butyric acid + iso-pentanoic acid) trong phân của lợn sinh trƣởng
có khối lƣợng bình quân 36,5 kg. Kết quả cho thấy, khi giảm hàm lƣợng protein thô
trong khẩu phần thức ăn từ 18 % xuống 12 % đã làm giảm các hàm lƣợng các chất
indole, phenol và các hợp chất chứa lƣu huỳnh (methyl sulphide, carbon disulphide,
ethanethiol) trong phân của lợn. Ngoài ra, còn giảm hàm lƣợng methyl sulphide,
carbon disulphide, ethanethiol, phenol, indole, 3-methyl indole, 4-ethyl phenol, N
tổng số và pH trong phân lợn. Thí nghiệm này cũng kết luận rằng giảm thiểu hàm
lƣợng protein thô trong khẩu phần thức ăn ở lợn là giải pháp giảm lƣợng chất có
chứa S, indole, phenol và VFA mạch nhánh trong phân, từ đó giảm tác động xấu
của chăn nuôi lợn, đặc biệt là chăn nuôi lợn thâm canh đến môi trƣờng và sức khỏe
con ngƣời cũng nhƣ vật nuôi.
Lê Đức Ngoan (2008)[102] đã tính toán và cân đối mức các axit amin thiết
yếu: Lysine - methionine +cystine – threonine – tryptophan – valine –
phenylalanine + tyrosine – histidine – isoleucine – leucine / kg thức ăn hỗn hợp với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
30
các số liệu tƣơng ứng là: 100-86 -70- 22-86-125- 25- 78 -124 g/kg sẽ cho hiệu quả
chăn nuôi cao, hạn chế đào thải nitơ ra môi trƣờng.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản... lợn hƣớng nạc có năng suất cao, nuôi
thâm canh công nghiệp đã đƣợc đầu tƣ đồng bộ tất cả các khâu từ hệ thống nghiên
cứu về giống tới nhu cầu dinh dƣỡng, hệ thống chuồng trại tới các vấn đề thú y và
nuôi dƣỡng... Các nghiên cứu này đã là tiền đề cho ngành chăn nuôi lợn hƣớng nạc
thực sự trở thành một ngành sản xuất protein chất lƣợng cao là thịt lợn từ các nguồn
protein có chất lƣợng thấp hơn. Trong lĩnh vực nghiên cứu dinh dƣỡng cho lợn
hƣớng nạc, các vấn đề nghiên cứu cụ thể nhƣ: Xác định nhu cầu tối ƣu protein thô
trong khẩu phần theo từng giai đoạn phát triển, nghiên cứu về nhu cầu năng lƣợng,
mối quan hệ phù hợp axit amin/ năng lƣợng, cân bằng tối ƣu các axit amin thiết yếu
trong khẩu phần cũng nhƣ các loại hình khẩu phần có hiệu quả cao, cùng nhiều vấn
đề nghiên cứu khác đã đƣợc các nhà khoa học quan tâm giải quyết. Ở đây xin trình
bày một số kết quả nghiên cứu liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài.
1.2.2.1. Nhu cầu protein và các axit amin cho lợn sinh trưởng
Một thí nghiệm kéo dài 47 ngày trên lợn sinh trƣởng ở IRTA- Tây Ban Nha
cho biết khẩu phần có thể giảm protein thô từ 19 % xuống 15 % ở giai đoạn từ 0-26
ngày và từ 19 % xuống 14 % ở giai đoạn 26-47 ngày (khẩu phần đã cân đối đáp ứng
nhu cầu axit amin thiết yếu) nhƣng không làm ảnh hƣởng xấu đến năng suất sản
xuất ở lợn. Tuy nhiên, nếu giảm protein thô xuống 12 % thì sinh trƣởng giảm, chi
phí tăng lên với P< 0,05 (Dẫn theo Vũ Duy Giảng, 2011[6]).
Đối với nhu cầu tryptophan, Wang và Fuller (1989)[125]; Fuller và cs
(1989)[77] cho biết: Ƣớc tính nhu cầu tryptophan bằng 18-19 % so với lysine. Đến
năm 1990, cũng chính họ kết luận nhu cầu đó bằng 20 %. Kirchgessner và Roth
(1985)[133]; Schutte và cs (1988)[118] lại cho rằng nhu cầu tryptophan bằng 15 %
lysine tổng số, giống với khuyến cáo của ARC (1981) [56].
Guzik và cs (2005a)[85] đã xác định nhu cầu của tryptophan cho lợn sinh
trƣởng đƣợc cho ăn khẩu phần ngô, khô đậu tƣơng và đậu Canada. Đối với lợn có
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...
Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...
Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (19)

Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtz
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtzNâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtz
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtz
 
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
 
Luận văn: Chủng vi sinh vật để xử lý nước thải giàu Nitơ Photpho
Luận văn: Chủng vi sinh vật để xử lý nước thải giàu Nitơ PhotphoLuận văn: Chủng vi sinh vật để xử lý nước thải giàu Nitơ Photpho
Luận văn: Chủng vi sinh vật để xử lý nước thải giàu Nitơ Photpho
 
Nghiên Cứu Sử Dụng Vật Liệu ECO-BIO-BLOCK (EBB) Cải Tiến Xử Lý Nước Thải Bệnh...
Nghiên Cứu Sử Dụng Vật Liệu ECO-BIO-BLOCK (EBB) Cải Tiến Xử Lý Nước Thải Bệnh...Nghiên Cứu Sử Dụng Vật Liệu ECO-BIO-BLOCK (EBB) Cải Tiến Xử Lý Nước Thải Bệnh...
Nghiên Cứu Sử Dụng Vật Liệu ECO-BIO-BLOCK (EBB) Cải Tiến Xử Lý Nước Thải Bệnh...
 
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOTĐặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
 
Luận án: Sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn
Luận án: Sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toànLuận án: Sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn
Luận án: Sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn
 
Luận án: Hệ thống nhân giống vi thủy canh cây hoa cúc trắng
Luận án: Hệ thống nhân giống vi thủy canh cây hoa cúc trắngLuận án: Hệ thống nhân giống vi thủy canh cây hoa cúc trắng
Luận án: Hệ thống nhân giống vi thủy canh cây hoa cúc trắng
 
Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...
Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...
Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
Khảo sát thành phần hóa học của cây hương nhu tía
Khảo sát thành phần hóa học của cây hương nhu tíaKhảo sát thành phần hóa học của cây hương nhu tía
Khảo sát thành phần hóa học của cây hương nhu tía
 
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
 
Thành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của cây Mũi mác
Thành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của cây Mũi mácThành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của cây Mũi mác
Thành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của cây Mũi mác
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiếnLuận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
 
Đặc điểm và phòng trị bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn
Đặc điểm và phòng trị bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợnĐặc điểm và phòng trị bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn
Đặc điểm và phòng trị bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn
 
Tình Hình Nhiễm Bệnh Đường Hô Hấp Trên Đàn Lợn Nuôi Tại Trại Lợn Tân Thái - Đ...
Tình Hình Nhiễm Bệnh Đường Hô Hấp Trên Đàn Lợn Nuôi Tại Trại Lợn Tân Thái - Đ...Tình Hình Nhiễm Bệnh Đường Hô Hấp Trên Đàn Lợn Nuôi Tại Trại Lợn Tân Thái - Đ...
Tình Hình Nhiễm Bệnh Đường Hô Hấp Trên Đàn Lợn Nuôi Tại Trại Lợn Tân Thái - Đ...
 
Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...
Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...
Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...
 
Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc
Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạcSử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc
Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc
 
Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...
Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...
Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...
 
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tốLuận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
 

Similar to Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt

Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...
Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...
Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...
Thảo Nguyễn
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...
Man_Ebook
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Man_Ebook
 

Similar to Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt (20)

Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...
Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...
Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
 
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
 
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
 
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
 
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
 
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩ
 
Nghiên Cứu Sử Dụng Multi - Enzymevà Probiotic Trong Nuôi Dưỡng Lợn Con Sau Ca...
Nghiên Cứu Sử Dụng Multi - Enzymevà Probiotic Trong Nuôi Dưỡng Lợn Con Sau Ca...Nghiên Cứu Sử Dụng Multi - Enzymevà Probiotic Trong Nuôi Dưỡng Lợn Con Sau Ca...
Nghiên Cứu Sử Dụng Multi - Enzymevà Probiotic Trong Nuôi Dưỡng Lợn Con Sau Ca...
 
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
 
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên HuếLuận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
 
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
 
Xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn cho lợn, HAY
Xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn cho lợn, HAYXác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn cho lợn, HAY
Xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn cho lợn, HAY
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...
 
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...
Luận án:  Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...Luận án:  Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...
 
Luận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAY
Luận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAYLuận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAY
Luận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAY
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
 
Đề tài phòng hội chứng tiêu chảy của lợn thịt, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phòng hội chứng tiêu chảy của lợn thịt, HAY, ĐIỂM 8Đề tài phòng hội chứng tiêu chảy của lợn thịt, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phòng hội chứng tiêu chảy của lợn thịt, HAY, ĐIỂM 8
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Recently uploaded (20)

TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 

Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ------------------------ BÙI THỊ THƠM NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỨC PROTEIN THÍCH HỢP TRÊN CƠ SỞ CÂN BẰNG MỘT SỐ AXIT AMIN TRONG THỨC ĂN CHO LỢN NGOẠI NUÔI THỊT Chuyên ngành: Chăn nuôi động vật Mã số: 62 62 40 01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP Tập thể thầy hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Văn Phùng 2. PGS.TS. Hoàng Toàn Thắng Thái Nguyên - 2011
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận án đã sử dụng một số thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, các thông tin này đều đƣợc trích dẫn rõ nguồn gốc. Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào hoặc chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào. Tác giả Bùi Thị Thơm
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án, NCS xin trân trọng cảm ơn sự tạo điều kiện của: Ban Giám đốc, Ban Sau đại học - Đại học Thái Nguyên, Ban Giám hiệu, Viện Khoa học sự sống, Khoa Sau đại học, Phòng Đào tạo, Bộ môn Chăn nuôi động vật, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y của Trƣờng Đại học Nông lâm, Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Đại Minh, trại lợn Hƣờng Cƣơng và một số trang trại chăn nuôi lợn thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Trần Văn Phùng, PGS.TS. Hoàng Toàn Thắng đã giành nhiều công sức, tận tình hƣớng dẫn NCS thực hiện thành công công trình nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn: Các thầy, cô giáo chuyên ngành của Trƣờng Đại học Nông lâm - Đại học Thái nguyên, Viện Chăn nuôi Quốc gia, Trƣờng Đại học nông nghiệp Hà Nội, Đại học Hùng Vƣơng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên NCS hoàn thành chƣơng trình nghiên cứu của mình. Xin cảm ơn các em sinh viên khóa 34, 35, 36, 37, 38 Khoa Chăn nuôi thú y đã tham gia cùng NCS thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp cùng những ngƣời thân trong gia đình đã đồng lòng cổ vũ, động viên và là điểm tựa tinh thần, vật chất cho NCS trong suốt thời gian hoàn thiện đề tài nghiên cứu này. NCS. Bùi Thị Thơm
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2 3. Ý nghĩa của đề tài......................................................................................... 2 3.1. Ý nghĩa thực tiễn đề tài............................................................................ 2 3.2. Ý nghĩa khoa học..................................................................................... 3 4. Những đóng góp mới của luận án ................................................................. 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4 1.1.1. Cơ sở khoa học về tiêu hoá và hấp thu protein của lợn........................ 4 1.1.2. Sự chuyển hóa protein và axit amin trong cơ thể lợn.......................... 10 1.1.3. Nhu cầu và biện pháp cân đối protein, axit amin của lợn ................... 15 1.1.4. Protein lý tưởng trong khẩu phần ăn cho lợn thịt ............................... 18 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc.............................................. 25 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................ 25 1.2.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài ....................................................... 30 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................................................................39 2.1. Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu ................................... 39 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 39 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................... 39 2.1.3. Thời gian nghiên cứu: ........................................................................ 39 2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 39 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 40 2.3.1. Nội dung 1: Nghiên cứu xác định ảnh hưởng của tỷ lệ protein và một số axit amin thiết yếu trong thức ăn hỗn hợp đến kết quả chăn nuôi lợn thịt..... 40 2.3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu mối quan hệ giữa các tỷ lệ protein khác nhau có cân đối axit amin đến đào thải nitơ và lưu huỳnh trong phân, nước tiểu..............42
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn iv 2.3.3. Nội dung 3: Lựa chọn khẩu phần có hiệu quả tốt nhất đưa ra khảo nghiệm trong sản xuất tại một số trang trại lợn ở Thái Nguyên.................... 45 2.3.4. Phương pháp phân tích thành phần hoá học, hàm lượng axit amin của thức ăn và thịt lợn ........................................................................................ 46 2.3.5. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định.................................... 48 2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 51 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................... 52 3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của tỷ lệ protein và một số axit amin thiết yếu đến kết quả chăn nuôi lợn ngoại thƣơng phẩm .................................. …..52 3.1.1. Ảnh hưởng tỷ lệ protein và axit amin thiết yếu đến sinh trưởng của lợn..52 3.1.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ protein và axit amin đến hiệu quả sử dụng thức ăn cho lợn thí nghiệm....................................................... 64 3.1.3. Kết quả khảo sát thành phần thân thịt xẻ và thành phần hoá học của thịt lợn thí nghiệm ........................................................................................ 89 3.1.4 Tổng hợp chung về thí nghiệm ảnh hưởng của tỷ lệ protein và axit amin đến kết quả chăn nuôi lợn lai 4 giống ngoại thương phẩm ......................... 100 3.2. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa các tỷ lệ protein khác nhau có cân đối một số axit amin thiết yếu trong thức ăn hỗn hợp với đào thải nitơ, lƣu huỳnh trong phân và nƣớc tiểu...................................................................... 101 3.3. Tổng hợp, đánh giá xếp loại chung để lựa chọn khẩu phần hợp lý trong chăn nuôi lợn thịt 4 giống ngoại ……………………………………..……..99 3.4. Kết quả ứng dụng trong sản xuất ……………………………………..101 3.4.1. Sinh trưởng của lợn thử nghiệm……………………………..………102 3.4.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn của hai công thức nuôi thử nghiệm….....103 3.4.3. Kết quả đo nồng độ khí thải chuồng nuôi……………...…………….104 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................................... 106 Kết luận: ....................................................................................................... 106 Tồn tại: .......................................................................................................... 106 Đề nghị:......................................................................................................... 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................109
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ARC (Agriculture Research Council): Hội đồng nghiên cứu nông nghiệp (Anh) Ash Khoáng tổng số Cys Cystine CS Cộng sự Cr Crom CT Công thức CP Thức ăn hỗn hợp của Công ty CP CF Xơ thô D Duroc DE Năng lƣợng tiêu hóa ĐC Đối chứng EE Lipit thô FAO Food and Agricultural Organization of the United National (Tổ chức Nông nghiệp và Lƣơng thực Liên hợp quốc FCR (Food Conversion Ratio): Tiêu tốn thức ăn g Gam Kcal Kilo calo kg Kilogam KL Khối lƣợng Lys Lysine L Landrace m mét Met Methionine ME Năng lƣợng trao đổi
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn vi N Nitơ NCS Nghiên cứu sinh NRC (National Rearch Council): Hội đồng nghiên cứu Quốc gia (Hoa kỳ) Pie Pietrain Pb Chì ppb Part per billion (một phần tỷ) ppm part per million (một phần triệu) PrTS Protein tổng số TA Thức ăn TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TCCP Tiêu chuẩn cho phép TN Thí nghiệm Thr Threonine Tryp Tryptophan S Lƣu huỳnh SAA Axit amin chứa lƣu huỳnh SCA (Standing Committee on Agriculture): Ủy ban thƣờng vụ về nông nghiệp USA Hiệp chủng quốc Hoa kỳ (Mỹ) VSV Vi sinh vật VCK Vật chất khô VFA (Volatile fatty acids): Axit béo bay hơi Y Yorshire
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM Bảng Nội dung Trang 3.1. Sinh trƣởng tích lũy của lợn thí nghiệm qua các kỳ cân 53 3.2 Phƣơng trình hồi quy giữa khối lƣợng lợn (Y, kg/con) và tỷ lệ protein trong khẩu phần (X,%) 55 3.3 Phƣơng trình hồi quy giữa khối lƣợng lợn (Y, kg/con) và tỷ lệ các axit amin tính theo lysine trong khẩu phần (X, g/kg thức ăn) 58 3.4 Sinh trƣởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (gam/con/ngày) 62 3.5 Lƣợng thức ăn tiêu thụ của lợn thí nghiệm (kg/con/ngày) 65 3.6 Tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lƣợng của lợn thí nghiệm kg) 68 3.7 Mối tƣơng quan giữa tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lƣợng của lợn thí nghiệm (Y, kg) với tỷ lệ protein trong khẩu phần (X, %) 71 3.8 Mối tƣơng quan giữa tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lƣợng của lợn thí nghiệm (Y, kg)với mức axit amin trong khẩu phần (X, gam) 72 3.9 Tiêu tốn năng lƣợng / 1kg tăng khối lƣợng lợn thí nghiệm 73 3.10 Tiêu tốn protein / 1kg tăng khối lƣợng lợn thí nghiệm (g) 75 3.11 Tiêu tốn lysine / 1kg tăng khối lƣợng lợn thí nghiệm 77 3.12 Chi phí thức ăn/1kg tăng khối lƣợng của lợn thí nghiệm 79 3.13 Phƣơng trình tƣơng quan giữa chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng của lợn thí nghiệm (Y, đồng) với tỷ lệ protein của khẩu phần (X, %) 81 3.14 Phƣơng trình tƣơng quan giữa chi phí thức ăn / kg tăng khối lƣợng của lợn thí nghiệm (Y, đồng) với mức axit amin trong khẩu phần (X, g/kg TA) 82 3.15 Một số chỉ tiêu thân thịt xẻ ở lợn giai đoạn sinh trƣởng 84 3.16 Một số chỉ tiêu thân thịt xẻ ở thịt lợn giai đoạn vỗ béo 86
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn viii 3.17 Kết quả phân tích thành phần hoá học của thịt lợn thí nghiệm giai đoạn sinh trƣởng 88 3.18 Kết quả phân tích thành phần hoá học của thịt giai đoạn vỗ béo 89 3.19 Kết quả theo dõi về lƣợng nitơ và lƣu huỳnh thải ra trong phân và nƣớc tiểu của lợn thí nghiệm 92 3.20 Phƣơng trình tƣơng quan giữa lƣợng nitơ thải ra qua phân, nƣớc tiểu (Y,g/con/ngày) và tỷ lệ protein trong khẩu phần (X, %) 94 3.21 Phƣơng trình tƣơng quan giữa lƣợng nitơ thải ra qua phân, nƣớc tiểu 95 3.22 Phƣơng trình tƣơng quan giữa lƣợng lƣu huỳnh thải ra qua phân và nƣớc tiểu (Y,g/con/ngày) và tỷ lệ protein trong khẩu phần (X,(%) 97 3.23 Phƣơng trình tƣơng quan giữa lƣợng lƣu huỳnh thải ra qua phân (Y, g/con/ngày) và mức axit amin tính theo lysine (X, g/kg thức ăn) 98 3.24 Kết quả xếp loại ảnh hƣởng khẩu phần có tỷ lệ protein và mức axit amin khác nhau đến sinh trƣởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, năng suất chất lƣợng thịt và ảnh hƣởng đến môi trƣờng 100 3.25 Sinh trƣởng tích lũy của lợn nuôi thử nghiệm (kg/con) 102 3.26 Sinh trƣởng tuyệt đối của lợn nuôi thử nghiệm (g/con/ngày) 102 3.27 Hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn nuôi thử nghiệm 103 3.28 Nồng độ khí thải trong chuồng nuôi (mg/m3 ) 104
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM Sơ đồ Nội dung Trang 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 41 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 43 2.3 Sơ đồ thử nghiệm triển khai trên thực tế sản xuất 45 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình Nội dung Trang 3.1 Đồ thị sinh trƣởng tích lũy của lợn ở thí nghiệm có cùng mức protein 18% nhƣng có mức axit amin khác nhau 59 3.2 Đồ thị sinh trƣởng tích lũy của lợn ở thí nghiệm có cùng mức protein 17%, nhƣng có mức axit amin khác nhau 60 3.3 Đồ thị sinh trƣởng tích lũy của lợn ở thí nghiệm có cùng mức protein 16% nhƣng có mức axit amin khác nhau 60 3.4 Biểu đồ sinh trƣởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 63 3.5 Biểu đồ tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng của lợn TN 69 3.6 Biểu đồ chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng của lợn TN 80 3.7 Biểu đồ một số chỉ tiêu thân thịt của lợn TN giai đoạn sinh trƣởng 85 3.8 Biểu đồ một số chỉ tiêu thân thịt của lợn TN giai đoạn vỗ béo 87 3.9 Biểu đồ lƣợng nitơ thải ra qua phân và nƣớc tiểu 93 3.10 Biểu đồ lƣợng lƣu huỳnh thải ra qua phân và nƣớc tiểu 96
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nƣớc ta, chăn nuôi lợn là một nghề quan trọng cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị dinh dƣỡng cao phục vụ đời sống con ngƣời. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu thịt lợn cho tiêu dùng trong và ngoài nƣớc, bên cạnh việc phát triển chăn nuôi các giống lợn địa phƣơng, lợn lai (giữa đực ngoại với cái nội) thì xu hƣớng nuôi các giống lợn ngoại, đặc biệt lợn lai có 4-5 máu ngoại đang đƣợc các trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn quan tâm, ngày càng phát triển. Lợn ngoại có đặc tính sinh trƣởng nhanh và cho tỷ lệ thịt nạc cao, phù hợp với phƣơng thức nuôi thâm canh. Đồng thời với giải pháp về giống thì thức ăn dinh dƣỡng cũng đã và đang đƣợc tích cực nghiên cứu, áp dụng, đặc biệt là các nghiên cứu về nhu cầu protein và axit amin thích hợp cho lợn nhằm giảm chi phí đầu vào, mà vẫn đảm bảo tăng trƣởng và chất lƣợng thịt. Quan điểm dinh dƣỡng hiện đại cho rằng nhu cầu về protein của lợn chính là nhu cầu về các axit amin. Nếu cung cấp không đủ các axit amin thiết yếu trong khẩu phần ăn cho lợn sẽ dẫn đến sinh trƣởng giảm, ảnh hƣởng đến khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế. Nếu khẩu phần ăn cho lợn đƣợc cung cấp đủ hoặc thừa lƣợng protein nhƣng không cân đối về tỷ lệ các axit amin thiết yếu sẽ làm tăng việc đào thải nitơ qua phân và nƣớc tiểu gây ô nhiễm môi trƣờng. Hiện nay các chất thải chăn nuôi là một trong những mối đe dọa đối với sức khỏe con ngƣời và cộng đồng. Các chất thải không đƣợc xử lý sẽ gây ô nhiễm không khí (khí độc nhƣ NH3, SO2 NO3 - , H2S), đồng thời còn gây ô nhiễm nguồn nƣớc và đất. Do vậy, giảm mức protein trong thức ăn cùng với việc bổ sung thêm các axit amin tổng hợp đang là một trong những giải pháp tốt, vừa giải quyết vấn đề nhu cầu dinh dƣỡng axit amin cho lợn, vừa giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trƣờng từ chất thải chăn nuôi. Khi tính toán nhu cầu protein trong khẩu phần ăn cho lợn, thông thƣờng ngƣời ta chỉ dựa trên những kết quả nghiên cứu về nhu cầu protein hoặc áp dụng tiêu chuẩn đã công bố về nhu cầu của một số loại axit amin chủ yếu nhƣ lysine, methionine, mà chƣa có đầy đủ các cơ sở để tính toán nhu cầu của các loại axit
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 amin thiết yếu khác. Để đáp ứng nhu cầu axit amin cho lợn, hầu hết ngƣời chăn nuôi và các hãng sản xuất thức ăn đều áp dụng các công thức phối hợp có tỷ lệ protein cao, mà chƣa tính hết đến sự lãng phí do thừa axit amin trong khẩu phần từ đó dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng do lƣợng nitơ và lƣu huỳnh trong chất thải chăn nuôi gây ra. Mặt khác, trên thực tế đơn giá của các loại thức ăn giàu protein có nguồn gốc động thực vật nhƣ khô đậu tƣơng, bột cá ... thƣờng cao, làm tăng chi phí đầu vào trong chăn nuôi lợn. Do đó, cần thiết phải xác định nhu cầu về các axit amin thiết yếu cho lợn, nhằm giảm một cách hợp lý lƣợng protein trong thức ăn, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn và hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, hiện nay một số axit amin đã có thể đƣợc sản xuất bằng phƣơng pháp công nghiệp với giá thành hạ. Các trang trại chăn nuôi đã có điều kiện để ứng dụng, bổ sung các axit amin thiết yếu nhằm cung cấp đủ nhu cầu axit amin trong khẩu phần ăn, từ đó tiết kiệm đƣợc thức ăn giàu protein, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, mà vẫn đảm bảo sinh trƣởng tốt cho lợn. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt” 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định đƣợc khẩu phần ăn có tỷ lệ protein hợp lý trên cơ sở cân đối một số axit amin thiết yếu là lysine, methionine và threonine nhằm nâng cao khả năng sinh trƣởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và giảm thiểu lƣợng nitơ, lƣu huỳnh thải ra qua phân, nƣớc tiểu cho lợn lai 4 giống ngoại nuôi thịt. - Xây dựng đƣợc một số công thức thức ăn trên nền nguyên liệu địa phƣơng có tỷ lệ protein và axit amin thích hợp đảm bảo hiệu quả chăn nuôi lợn lai nuôi thịt 4 giống ngoại và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng . 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa thực tiễn đề tài Đề tài đƣa ra 2 công thức thức ăn có tỷ lệ protein thích hợp đƣợc cân đối một số axit amin tổng hợp (lysine, methionine và threonine) cho lợn thịt giống ngoại.
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Các công thức thức ăn đảm bảo lợn sinh trƣởng tốt, không những tiết kiệm thức ăn giàu protein, mà còn giảm ô nhiễm môi trƣờng, đã đƣợc ứng dụng sản xuất công nghiệp tại Công ty thức ăn chăn nuôi Đại Minh – thị xã Sông Công Thái Nguyên và đƣợc ứng dụng tại các cơ sở chăn nuôi tập trung của khu vực tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thêm dữ liệu khoa học chứng minh tính hiệu quả của việc sử dụng axit amin tổng hợp để cân đối khẩu phần theo nguyên tắc "protein lý tƣởng" nhằm giảm tỷ lệ protein tổng số mà vẫn đảm bảo hiệu quả chăn nuôi và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. 4. Những đóng góp mới của luận án - Xác định đƣợc tỷ lệ protein và một số axit amin thiết yếu trong thức ăn hỗn hợp trên nền nguyên liệu địa phƣơng cho lợn lai 4 giống ngoại nuôi thịt đảm bảo tốc độ sinh trƣởng, tỷ lệ nạc cao và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt. - Ứng dụng khẩu phần có tỷ lệ protein và axit amin hợp lý cho lợn lai 4 giống ngoại đảm bảo hiệu quả chăn nuôi và làm giảm thiểu mức thải nitơ và lƣu huỳnh trong phân và nƣớc tiểu, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trƣờng.
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Cơ sở khoa học về tiêu hoá và hấp thu protein của lợn 1.1.1.1. Đặc điểm cơ bản về sinh lý tiêu hoá của lợn Lợn là loài gia súc có cấu trúc dạ dày đơn. Môi trƣờng dạ dày có axit (pH = 2,0-2,5) do dịch vị tiết ra. pH dịch vị thấp phù hợp điều kiện hoạt động của pepsin để phân giải protein thành các sản phẩm trung gian nhƣ albumoz, pepton và một lƣợng nhỏ axit amin (Nguyễn Xuân Tịnh và cs, 1996 [28]). Ruột non của lợn chứa dịch tụy, dịch ruột và dịch mật, có môi trƣờng kiềm tính với pH trong khoảng 7,8 – 8,7 trong đó chỉ có dịch tụy và dịch ruột chứa đủ các enzyme tiêu hóa triệt để các chất dinh dƣỡng trong thức ăn. Nhờ vậy, ruột non là bộ phận của cơ quan tiêu hóa chứa đầy đủ enzyme thủy phân các chất dinh dƣỡng trong thức ăn thành chất dinh dƣỡng đơn giản nhất mà cơ thể hấp thu trực tiếp qua thành ruột vào máu. Trong tất cả các chất dinh dƣỡng thì protein là đại phân tử có cấu tạo phức tạp nhất nên phức hệ enzyme thủy phân protein (gọi chung proteinaza) cũng hết sức phức tạp và đƣợc chia làm các nhóm khác nhau tùy theo khả năng và mức độ phân giải của từng enzyme, trong đó: Nhóm 1 gồm các enzyme pepsin của dịch vị, trypsin và kimotrypsin của dịch tụy, erepxin của dịch ruột, nhóm này thủy phân protein thành các peptit ngắn 6-8 axit amin. Nhóm 2 là nhóm enzyme phân giải peptit. Nhóm 3 là nhóm enzyme thủy phân protein của tổ chức liên kết nhƣ elastaza thủy phân elastin. Nhóm 4 là nhóm enzyme thủy phân protein nhân tế bào (Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn, (2006) [39]. Dịch mật không chứa enzyme tiêu hóa, nhƣng nó hỗ trợ các hoạt động tiêu hóa và hấp thu, nhất là tiêu hóa mỡ. Ruột non có cấu tạo đặc biệt, thích ứng cao với tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Dọc niêm mạc ruột có các tuyến ruột phát triển tiết dịch ruột theo kiểu toàn tiết, tức là các tế bào tuyến chứa đầy enzyme từ niêm mạc ruột bong ra theo chu kỳ rơi thẳng vào xoang ruột tạo ra nguồn nitơ nội sinh. Đây là một đặc điểm gây ảnh
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 hƣởng tới tính chính xác trong các kết quả thử mức tiêu hóa protein ở lợn mà ta không thể loại trừ. Ở ruột già của lợn có hệ vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng và kết tràng có khả năng phân giải chất xơ. Ruột già không tiết enzyme, mà chỉ tiếp tục phân giải thức ăn nhờ enzyme ở ruột non. Tỷ lệ tiêu hóa này cao hay thấp phụ thuộc vào thời gian lƣu thức ăn ở ruột già (12 - 16 giờ). Tính trung bình có 14% chất xơ, 12% protein và 9% mỡ còn lại trong dƣỡng chất đƣợc tiêu hóa ở ruột già. Hoạt động chủ yếu của ruột già là sự lên men chất xơ do tác động của hệ vi sinh vật ở manh tràng, kết tràng và hoạt động phân hủy protein thừa trong thức ăn bởi các vi khuẩn gây thối tạo thành các chất độc crezon, fenol, indol, scatol. Các chất độc này đƣợc hấp thu vào máu và giải độc ở gan. Nếu quá nhiều sẽ gây tình trạng ngộ độc đƣờng tiêu hóa làm cho lợn bị ỉa chảy, chất thải có mùi thối khó chịu, làm ô nhiễm môi trƣờng bởi các chất khí SO2, H2S. Nhƣ vậy, trong mọi trƣờng hợp sự lên men bởi vi sinh vật ruột già ở manh tràng, kết tràng lợn đều tạo ra sinh khối vi sinh vật thải ra ngoài theo phân và nguồn nitơ này cùng với nitơ thừa trong thức ăn gây ra sai số đáng kể trong việc xác định tỷ lệ tiêu hóa thực của nitơ trong thức ăn ăn vào. Điều này bắt buộc các nhà dinh dƣỡng học phải nghiên cứu loại trừ trong các phƣơng pháp thí nghiêm thử mức tiêu hóa (Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn, 2006 [39]). Hoạt động tiêu hóa của lợn vào ban ngày thƣờng lớn hơn ban đêm và thời gian thức ăn lƣu lại trong đƣờng tiêu hóa ở lợn khoảng 24 giờ. Tuy nhiên, có một phần nhỏ thức ăn sẽ thải trong khoảng 4-5 ngày (Trần Văn Phùng và cs, 2004 [24]). 1.1.1.2. Tiêu hóa, hấp thu và sử dụng protein trong cơ thể lợn Trƣớc hết, protein sẽ đƣợc phức hệ enzyme proteaza trong dạ dày và ruột non phân giải tới dạng sản phẩm cuối cùng là axit amin. Tiếp theo các axit amin này đƣợc hấp thu qua vách nhung mao ruột vào máu để về gan và tới các mô bào cơ thể tham gia các phản ứng tổng hợp protein đặc trƣng trong các mô bào, trong đó phần lớn là protein của mô bào cơ vân cấu thành mô nạc trong sản phẩm thịt lợn.
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Các nghiên cứu cho thấy sự hấp thu axit amin xảy ra ở đoạn cuối tá tràng, đoạn đầu của không tràng và hồi tràng. Các axit amin từ xoang ruột đi vào tế bào bằng phƣơng pháp khuyếch tán qua các vi kênh của nhung mao sau đó nhờ hệ thống vật tải chuyển vào tế bào theo cơ chế vận chuyển tích cực ngƣợc chiều bậc thang nồng độ và điện thế (Nguyễn Tài Lƣơng, 1981)[17]. - Hiệu suất hấp thu và sử dụng protein chịu ảnh hƣởng của một số yếu tố nhƣ: + Nồng độ axit amin: Khi nồng độ axit amin trong ruột tƣơng ứng ở máu thì tốc độ hấp thu cao nhất. + Cơ thể hấp thu axit amin với tỷ lệ cân đối theo một tƣơng quan nhất định giữa các loại axit amin. Loại nào vƣợt quá mức tƣơng quan đó thì cơ thể không hấp thu và thải ra ngoài. Điều này có ý nghĩa khi phối hợp thức ăn phải cân đối tỷ lệ axit amin cho phù hợp. + Tính chọn lọc trong quá trình hấp thu: Do sự hấp thu đƣợc điều tiết bằng thần kinh và hormon nên những axit amin nào hấp thu vào cơ thể, mà đƣợc sử dụng ngay, thì hấp thu nhanh. Ví dụ: Methionine hấp thu nhanh gấp 3 lần Cystein; L- histidine hấp thu nhanh gấp 6 lần so với D-histidine. + Ảnh hƣởng của vitamin: Các vitamin B1, B6 cần thiết cho quá trình trao đổi chất của trung tâm gắn nối và chất vận chuyển, khi thiếu những vitamin này sự hấp thu bị trở ngại. + Ảnh hƣởng của đƣờng: Trong 4 trung tâm gắn nối vận chuyển axit amin và đƣờng có một trung tâm chung cho cả 2 loại cơ chất nên nếu đƣờng ruột có nồng độ glucose, galactose cao thì gây ức chế hấp thu leucine (Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn, 2006 [39]). - Những nhân tố ảnh hƣởng tới chức năng tiêu hóa ở lợn: + Ảnh hƣởng của giống, di truyền: Bản chất di truyền của loài, giống, cá thể cũng ảnh hƣởng tới hiệu suất tiêu hóa hấp thu và sử dụng protein trong cơ thể lợn. Điều này có liên quan tới kiểu trao đổi chất hình thành trong quá trình thích nghi của loài, giống lợn tới điều kiện thức ăn trong lịch sử hình thành giống. Ở lợn hƣớng nạc khả năng tiêu hóa, hấp thu sử dụng protein cao hơn lợn hƣớng mỡ, thể
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 hiện ở khả năng phân tiết và hoạt tính các enzyme thủy phân protein trong dịch tụy và dịch ruột của lợn. Đây là một đặc tính đã đƣợc quan tâm chọn lọc qua sự ổn định sinh lý tiêu hóa, khi tăng lƣợng protein khẩu phần, để thúc đẩy tăng trƣởng phần nạc trong thịt lợn. + Ảnh hƣởng của chế độ thức ăn và kỹ thuật cho ăn: * Chế độ ăn và kỹ thuật cho ăn cũng ảnh hƣởng tới lƣợng dịch tiết ra. Corring và Saucier, 1972 (dẫn theo Trần Cừ, 1987 [3]) đã thí nghiệm cho lợn ăn các mức protein khác nhau cho thấy rằng, lƣợng tiết dịch cũng nhƣ hoạt tính của men kimosine tăng rõ rệt. Từ đó các tác giả cho rằng có sự thích ứng của enzyme trong dịch tuỵ với sự thay đổi của chế độ dinh dƣỡng nói chung và chế độ dinh dƣỡng protein nói riêng. Còn Grossman, 1942 và Rebout, 1966 (dẫn theo Trần Cừ, 1987 [3]) cho rằng enzyme kimosine đáp ứng đƣợc tất cả sự thay đổi về thành phần protein của thức ăn theo chiều hƣớng thích ứng với sự tăng mức protein khẩu phần, hàm lƣợng protein của khẩu phần càng cao, hoạt tính của enzyme càng tăng mạnh. Qua đó, chúng tôi có thể nhận xét rằng, quá trình chọn lọc đặc tính di truyền về tăng trọng phần nạc của lợn gắn liền với sự thay đổi hoạt tính của enzyme trong những điều kiện tƣơng thích để phù hợp với sự gia tăng hàm lƣợng protein trong khẩu phần. * Chế độ ăn và kỹ thuật cho ăn ảnh hƣởng tới hoạt tính enzyme tiêu hóa: Về ảnh hƣởng này Teletnep, 1960 (Dẫn theo Trần Cừ, 1987 [3]) đã nghiên cứu hoạt động tiết enzyme tiêu hóa của tuyến tụy và thấy hoạt lực men proteaza phụ thuộc vào cƣờng độ tiết của tuyến tuỵ và thành phần khẩu phần. Với loại khẩu phần đƣợc cân bằng tốt về thành phần dinh dƣỡng tƣơng ứng với khối lƣợng cơ thể và tuổi của lợn, thì lƣợng trypsine biến động rất ít. * Mặt khác chế độ ăn và kỹ thuật cho ăn ảnh hƣởng đến quá trình tiêu hóa: Điều này chính là ảnh hƣởng đến hiệu quả tiêu hóa protein trong dạ dày lợn, ảnh hƣởng của tỷ lệ giữa gluxit và chất chứa nitơ trong khẩu phần ăn. Năm 1979, Trần Cừ khi nghiên cứu ảnh hƣởng của khẩu phần cùng mức protein đến sự tiêu hoá nitơ ở ruột non của lợn, đã thấy rằng, khẩu phần có các loại thức ăn khác nhau thì hàm lƣợng các dạng nitơ trong nhũ chấp ruột là khác nhau. Điều này ảnh hƣởng trực tiếp
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 đến khả năng hấp thu, sử dụng nitơ ở đƣờng tiêu hoá. Vì thế, nó đòi hỏi sự nghiên cứu về các mức protein khác nhau, trên cở sở giữ ổn định hàm lƣợng và tỷ lệ một số axit amin thiết yếu. + Ảnh hƣởng của thành phần dinh dƣỡng trong khẩu phần tới khả năng tiêu hóa ở lợn: Thành phần dinh dƣỡng của khẩu phần xét theo quan điểm hiện đại là sự cân đối chung về số lƣợng và chất lƣợng của các chất dinh dƣỡng nhƣ năng lƣợng, protein, axit amin, khoáng, vitamin, tinh bột, mỡ với một tỷ lệ thích hợp, nhằm đảm bảo cho hiệu quả tiêu hoá chung và lợi dụng thức ăn cao trong đó có tiêu hóa protein góp phần giảm giá thành và chi phí thức ăn. Trong các quan hệ cân bằng giữa các thành phần dinh dƣỡng, ngƣời ta thƣờng quan tâm nhất đến quan hệ protein/năng lƣợng; axit amin/năng lƣợng, hàm lƣợng chất xơ tối đa.... Sự cân đối dinh dƣỡng trong khẩu phần đƣợc xây dựng cho các đối tƣợng lợn và đƣa thành tiêu chuẩn ăn. Trần Cừ (1987)[3] đã chứng minh rằng mức độ dinh dƣỡng thấp hơn tiêu chuẩn làm giảm tăng trọng 16,70%, còn mức dinh dƣỡng cao hơn tiêu chuẩn làm tăng trọng tăng thêm 17,80%. * Ở lợn mức protein của thức ăn ảnh hƣởng lớn đến sự tiêu hóa nói chung và từ đó ảnh hƣởng quyết định đến sự tăng trọng. Năm 1976, Trần Cừ nghiên cứu 2 mức 14 và 20% protein trong khẩu phần lợn đến sự tiêu hóa và sử dụng thức ăn đã cho biết mức 20% cho kết quả nồng độ các dạng nitơ trong nhũ chấp ở ruột non cao hơn hẳn mức 14% (Trần Cừ, 1987 [3]). Nhiều thí nghiệm theo hƣớng này, đã đƣợc các tác giả tiến hành và khẳng định mức protein trong thức ăn ảnh hƣởng lớn tới khả năng tiêu hóa. Mức protein trong thức ăn cũng nhƣ các loại protein khác cũng ảnh hƣởng rất khác nhau tới sự tiết dịch vị, dịch tụy và tiêu hóa thức ăn nói chung trong đƣờng tiêu hóa của lợn. * Ảnh hƣởng của axit amin đến sự tiêu hóa của lợn: Ảnh hƣởng của protein tới tiêu hóa thực chất là ảnh hƣởng của axit amin cấu thành protein. Nếu protein có chất lƣợng tốt chứa đầy đủ và cân đối axit amin thiết yếu thì sự tiêu hóa hấp thu protein sẽ đạt hiệu quả rất cao. Thiếu bất kỳ loại axit amin thiết yếu nào cũng ảnh hƣởng xấu tới sự sinh trƣởng của lợn nhất là thiếu lysine. Do có sự chuyển hóa lẫn
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 nhau của các axit amin trong cơ thể mà sự có mặt đầy đủ của các axit không thay thế có thể làm giảm bớt nhu cầu axit amin không thay thế. Khi vắng một hoặc không đầy đủ chủng loại axit amin thiết yếu cần thiết, không chỉ ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sử dụng các axit amin khác, làm sinh trƣởng ngừng trệ, thể trọng giảm, mà còn ảnh hƣởng đến tiêu hóa và hiệu quả sử dụng toàn bộ khẩu phần. + Ảnh hƣởng của tuổi tới sự tiêu hóa của lợn: Tuổi gắn liền với quy luật sinh trƣởng của lợn, đây là sự phát triển đồng bộ cả về lƣợng và chất, cả về cấu tạo và chức năng của các cơ quan, bộ phận hệ thống tiêu hóa nói riêng và toàn bộ cơ thể nói chung. Ngƣời ta đã khảo sát rất kỹ sự phát triển cơ quan tiêu hóa của lợn ở các lứa tuổi khác nhau. Ví dụ dạ dày lợn con mới đẻ có dung tích 25ml đến tuổi trƣởng thành đạt 3,5 - 4 lít. Sự biến đổi đƣờng tiêu hóa rõ rệt theo tuổi nhất ở lợn con để thích ứng với sự tiêu hóa thức ăn giai đoạn sau cai sữa. Trong đó hoạt tính và hàm lƣợng các enzyme thủy phân protein ở tuyến tụy lợn tăng nhanh theo thời gian và ổn định ở giai đoạn tuổi mà con vật đang sinh trƣởng mạnh, để tiêu hóa tốt protein trong khẩu phần cho tích lũy. Khi tuổi tăng lên thì lƣợng dịch tụy và hàm lƣợng enzyme cũng tăng lên, hoạt tính thủy phân tinh bột của amilaza tăng 24%, của lipaza tăng 1,9 lần, nhƣng hoạt tính trypsin hơi giảm đi. Sự giảm hoạt tính trypsin liên quan tới sự tổng hợp protein trong tế bào giảm, còn lipaza thì tăng hoạt tính vì cần có sự tích lũy mỡ của lợn ở giai đoạn vỗ béo (Trần Cừ, 1987 [3]). Sự biến động của phân tiết và hoạt tính enzyme phân giải protein theo tuổi đã cho thấy đây là cơ sở sinh lý học của các biện pháp giảm tỷ lệ protein khẩu phần của lợn theo tuổi nhằm không chỉ đảm bảo nhu cầu cho sinh trƣởng, mà còn tiết kiệm protein và giảm những ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng, do sự dƣ thừa protein trong khẩu phần gây ra. + Ảnh hƣởng của mức năng lƣợng/protein hay axit amin/protein: Mọi quá trình tổng hợp chất hữu cơ trong mô bào, trong đó có protein, đều cần tới năng lƣợng ở dạng “Công hóa học”, đây là sự chuyển dạng hóa năng từ vật chất hữu cơ cũ sang vật chất hữu cơ mới, để tái cấu trúc, để tích lũy vật chất trong tế bào.
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Không chỉ ảnh hƣởng bởi protein, mà sự tƣơng quan năng lƣợng/protein hay năng lƣợng/axit amin trong khẩu phần, cũng ảnh hƣởng đến việc sử dụng thức ăn của con vật. Ngƣời ta biểu thị mối quan hệ này bằng số gam protein hoặc cụ thể hơn là số gam axit amin/1000 Kcal ME. Các quan hệ dinh dƣỡng này cũng đã đƣợc tiêu chuẩn hoá để đảm bảo nhu cầu năng lƣợng cho sự tổng hợp và tích luỹ protein trong thịt nạc. Nếu thiếu năng lƣợng sẽ dẫn đến việc cơ thể phải huy động protein để lấy năng lƣợng, gây ra sự lãng phí không cần thiết. Một trong những ảnh hƣởng của thành phần dinh dƣỡng tới khả năng tiêu hoá của protein và axit amin trong khẩu phần là sự cân bằng giữa các axit amin trong protein ăn vào. Nếu trong thức ăn có tỷ lệ hợp lý giữa các loại axit amin sẽ làm giảm nhu cầu protein của lợn. Khẩu phần chứa đầy đủ và cân đối các axit amin thiết yếu, phù hợp với nhu cầu của lợn thịt ở từng giai đoạn sinh trƣởng sẽ là cơ sở của việc nghiên cứu giảm mức protein tổng số trong khẩu phần một cách hợp lý, nhằm tiết kiệm thức ăn đạm. Các tiêu chuẩn cụ thể của axit amin trong khẩu phần, cũng nhƣ tỷ lệ thích hợp giữa chúng tính theo lysine, có sự khác nhau giữa các nghiên cứu. Vấn đề đặt ra là khi cân đối axit amin ở các mức cao, thấp khác nhau để xem xét tỷ lệ protein tổng số phù hợp trong khẩu phần ảnh hƣởng thế nào đến sinh trƣởng và hiệu suất tiêu hoá protein, axit amin thì điều cần thiết phải bố trí thí nghiệm thử mức tiêu hoá để đánh giá cụ thể thông qua phân tích thành phần hoá học của thức ăn ăn vào và lƣợng thải ra trong phân. * Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của mức gluxit, mỡ, khoáng, vitamin trong khẩu phần cũng đƣợc nhiều tác giả tiến hành để xác định sự ảnh hƣởng của chúng tới khả năng tiêu hóa của lợn (Aherue, 1969; Kozor, 1971; Khocrin, 1967.... (Dẫn theo Trần Cừ, 1987 [3]). 1.1.2. Sự chuyển hóa protein và axit amin trong cơ thể lợn Sau khi hấp thu qua thành ruột vào máu protein hay thực chất là các axit amin sẽ đƣợc vận chuyển đến gan và các tổ chức mô bào để đáp ứng cho các quá trình sinh tổng hợp protein trong mô bào. Sự chuyển hóa protein trong cơ thể gồm 2 quá trình đồng hóa và dị hóa. Hai quá trình này luôn cân bằng nhau làm cho thành phần hóa
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 học của cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng động. Tuy nhiên, bệnh tật hay tuổi tác có thể làm ảnh hƣởng đến sự cân bằng này. Trong chuyển hóa, có sự phân giải các chất hóa học để giải phóng ra năng lƣợng chứa trong phân tử. Năng lƣợng này đƣợc sử dụng để tổng hợp chất hữu cơ mới, để sinh công khi co cơ, để vận chuyển tích cực các chất qua màng tế bào và duy trì các cấu trúc, chức năng bình thƣờng của tế bào, để dẫn truyền các xung động thần kinh. 1.1.2.1. Vai trò protein trong cơ thể: Protein là thành phần cấu trúc chủ yếu của tế bào động vật, nhiều chất đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể nhƣ sắc tố hô hấp Hb để vận chuyển khí, fibrinogen tham gia vào phản ứng đông máu, các enzyme xúc tác trao đổi chất, actin và miozin để co cơ...Protein huyết tƣơng là albumin tạo ra áp suất thể keo trong máu để duy trì ổn định nội mô, globulin là kháng thể trong máu liên quan tới phản ứng miễn dịch bảo vệ cơ thể. Nhiều hormon điều hòa hoạt động chức năng là protein, cơ cấu di truyền trong nhân tế bào là loại protein phức tạp nhất nằm ở nhiễm sắc thể và gen. Trong quá trình chuyển hóa, protein cũng có thể oxy hóa để cung cấp năng lƣợng cho hoạt động sống, nhất là khi năng lƣợng chủ yếu từ nguồn lipit và gluxit đƣợc cung cấp không đủ. Vì thế, trong chăn nuôi cần phải cung cấp đủ protein trong khẩu phần và có mức năng lƣợng hợp lý, để đạt năng suất cao với các sản phẩm thịt, trứng, sữa. Protein có tính đặc hiệu rất cao, vì thế cơ thể chỉ sử dụng nguồn axit amin thủy phân từ thức ăn trong đƣờng tiêu hóa để tổng hợp protein đặc trƣng của mình. 1.1.2.2. Sự chuyển hóa protein: Sự chuyển hóa protein (tổng hợp và phân giải) trong cơ thể gắn liền với sự chuyển hóa các axit amin đƣợc thực hiện qua các phản ứng khử amin, chuyển amin, khử cacboxyl. Enzyme xúc tác cho các phản ứng chuyển hóa amin có trung tâm hoạt động gắn liền với các vitamin B1, B3 và B6. Vì vậy, sự đáp ứng đầy đủ nhu cầu vitamin này trong khẩu phần là sự đảm bảo tốt nhất cho các phản ứng chuyển hóa protein. + Phản ứng khử amin thƣờng xuyên xảy ra với các axit amin sinh ra trong phản ứng dị hóa phân giải protein một cách bắt buộc hoặc với các axit amin dƣ thừa
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 không đƣợc sử dụng trong quá trình tổng hợp. Kết quả của phản ứng khử amin là nhóm NH2 đƣợc tách ra ở dạng NH3 và một axit amin mới đƣợc hình thành – axit xetonic. NH3 sau đó sẽ đƣợc tổng hợp thành ure ở gan và thải ra ngoài qua đƣờng nƣớc tiểu. Ở lợn sinh trƣởng hàm lƣợng ure nƣớc tiểu khá cao và là một nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng. Phân tử axit xetonic tạo ra trong phản ứng sẽ đƣợc chuyển hóa tiếp tục theo các hƣớng: Oxi hóa hoàn toàn cho năng lƣợng và chất thải CO2 + H2O; là cơ chất tiếp nhận nhóm NH2 trong phản ứng chuyển amin để tạo axit amin mới; sinh đƣờng glucoza mới. + Phản ứng chuyển amin: Trong phản ứng chuyển amin nhóm NH2 từ axit amin này đƣợc chuyển cho một chất nhận là axit xetonic để tạo axit amin mới và tạo một axit xetonic mới nhờ enzym transaminaza có nhóm ghép là vitamin B6. Đây là loại phản ứng để tạo ra các axit amin không thiết yếu trong cơ thể lợn nói riêng, động vật nói chung. + Phản ứng khử cacboxyl là phản ứng phổ biến trong tế bào để sản sinh các amin tƣơng ứng nhờ tác dụng xúc tác của enzyme decacboxylaza có nhóm ghép là vitamin B6. Ví dụ: sự khử cacboxyl của histidin tạo ra histamin. Nhờ các phản ứng chuyển hóa axit amin, mà protein trong cơ thể không ngừng đƣợc đổi mới thể hiện tính chất sống của protein nhƣ một đặc trƣng sống cao nhất của động vật nói chung. 1.1.2.3. Cân bằng nitơ và mức nitơ trong thức ăn: Để đánh giá sự chuyển hóa protein trong cơ thể, ngƣời ta thƣờng đề cập tới trị số cân bằng nitơ, nghĩa là sự tƣơng quan giữa lƣợng nitơ hấp thu từ sự tiêu hóa protein trong khẩu phần và lƣợng nitơ mà cơ thể bài tiết ra ngoài qua nƣớc tiểu và mồ hôi. Hàm lƣợng nitơ trong các loại protein khác nhau thì khác nhau và biến động từ 14-19 %, trung bình 16%, nghĩa là trong 100 g protein có 16 g nitơ hay cứ 1g nitơ ứng với 6,25 g protein. Từ đó có thể xác định lƣợng protein chuyển hóa bằng cách nhân lƣợng nitơ thoát ra với 6,25 (hệ số protein). Nếu lƣợng nitơ thoát ra ở nƣớc tiểu cân bằng với nitơ hấp thu đƣợc từ thức ăn, thì trƣờng hợp này gọi là cân bằng nitơ bằng không. Nếu lƣợng nitơ hấp thu vào cơ thể nhiều hơn lƣợng thải ra qua nƣớc tiểu thì gọi là cân bằng nitơ dƣơng, ngƣợc
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 lại là cân bằng nitơ âm. Thƣờng cân bằng nitơ gặp ở cơ thể trƣởng thành, cơ thể nhận đầy đủ nhu cầu protein duy trì. Trƣờng hợp cân bằng nitơ âm gặp khi lợn đói protein, bị đau ốm, sốt cao..., trƣờng hợp cân bằng nitơ dƣơng gặp khi cơ thể đang sinh trƣởng mạnh, sử dụng hormon kích thích sinh trƣởng làm tăng đồng hóa. Trong cơ thể trƣởng thành không có sự tích lũy protein, mà chỉ có sự đổi mới protein theo nguyên tắc cân bằng nitơ, để giữ ổn định cơ thể. Mức độ cân bằng nitơ không phải là bất biến, mà nó luôn xác lập mới trạng thái cân bằng để có sự thích nghi với sự tăng giảm protein trong khẩu phần. Nếu mức protein khẩu phần quá thấp sẽ gây cân bằng nitơ âm làm cơ thể thiếu protein. Vì vậy, muốn duy trì cân bằng nitơ ta phải cung cấp một mức protein tối thiểu gọi là mức duy trì, ở lợn bình quân là 1 g/ 1kg khối lƣợng cơ thể trong 24 giờ (Trần Văn Phùng và cs, 2004 [24]). 1.1.2.4. Sự chuyển hóa của các axit amin chứa lưu huỳnh: Các axit amin chứa lƣu huỳnh trong cơ thể lợn là methionine và cystin, trong đó methionine là axit amin thiết yếu có vai trò rất riêng. Đây chính là nguồn cung cấp lƣu huỳnh cho nhu cầu của cơ thể lợn thịt có hiệu quả nhất. Lƣu huỳnh từ nguồn cung cấp này dƣờng nhƣ đủ để đáp ứng nhu cầu của lợn nhằm tổng hợp các chất có chứa lƣu huỳnh trong cơ thể. Việc bổ sung thêm lƣu huỳnh vô cơ vào khẩu phần có tỷ lệ protein thấp không có hiệu quả (Trần Cừ, 1987 [3]). Từ nguồn lƣu huỳnh trong các axit amin, nó tham gia vào thành phần cấu tạo của các sinh chất của cơ thể nhƣ taurine, glutation, hormon insulin, vitamin B1, thiamin, biotin (B4)... đây hầu hết đều là các chất xúc tác sinh học điều hòa trao đổi chất, điều hòa đƣờng huyết. Lƣu huỳnh trong các hợp chất này thƣờng ở dạng liên kết disulfit (-S-S-) để tạo thành cấu trúc bậc 3 của protein với chức năng sinh học mới. Từ các axit amin chứa lƣu huỳnh, chúng tham gia chủ yếu vào việc tạo thành các protein của các mô liên kết và tập trung với tỷ lệ cao ở keratin trong lông, da, sừng, móng. Một phần rất nhỏ lƣu huỳnh nằm ở dạng vô cơ trong các muối sulfat, sulfit (SO4 -2 , SO3 -2 ) của huyết tƣơng, phần lƣu huỳnh vô cơ dƣ thừa đƣợc thải ra theo nƣớc tiểu. Trong cơ thể, lƣu huỳnh tham gia nhiều chức năng sinh lý, ngoài vai trò cấu tạo các axit amin methionine, cystin và các chất ở trên, lƣu huỳnh còn tham gia vào chức năng đông
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 máu và vận chuyển năng lƣợng. Ngoài ra, những thành phần chứa lƣu huỳnh khác có chức năng chống độc, nó kết hợp với các chất độc ở ruột già từ sự phân huỷ protein thừa đƣợc hấp thu vào máu, về gan để tạo thành các chất không độc thải ra ngoài qua nƣớc tiểu. Dạng đào thải lƣu huỳnh trong phân chủ yếu ở dạng vô cơ trong các khí thải H2S, SO2 sinh ra do hoạt động của vi khuẩn gây thối phân hủy axit amin chứa lƣu huỳnh còn dƣ thừa trong thức ăn. Mặt khác, lƣu huỳnh đƣợc tích luỹ trong thận, trong lách một thời gian dài, đồng thời, trong cơ thể diễn ra một quá trình oxy hoá lƣu huỳnh để bài tiết ra dƣới dạng sulfat. Nguồn sulfat nƣớc tiểu thƣờng ở dạng kết hợp với phenol đƣợc tạo thành do sự phân giải axit amin chứa lƣu huỳnh thừa trong thức ăn ở ruột già hoặc sulfat của thức ăn. Lƣu huỳnh sulfit (SO3 -2 ) đƣợc tạo ra do sự phân giải axit amin chứa lƣu huỳnh có vai trò tham gia của đồng (Cu2+ ) và bị oxy hoá trong máu. Vì vậy, cơ thể có thể chuyển một lƣợng sulfit thành sulfat để thải ra qua nƣớc tiểu. Tuy các nghiên cứu về nhu cầu và chuyển hoá của lƣu huỳnh trong cơ thể chƣa nhiều, nhƣng với những thông tin đƣa ra trên cho chúng ta một cách nhìn tổng quát về chỉ tiêu hàm lƣợng lƣu huỳnh thải ra trong phân và nƣớc tiểu trong thí nghiệm thử mức tiêu hóa, kiểm tra hàm lƣợng các chất thải ra môi trƣờng từ cơ thể lợn. Nhƣ vậy, giá trị sử dụng protein phụ thuộc vào thành phần, số lƣợng axit amin chứa trong đó và khác nhau tuỳ loại protein. Để nâng cao hiệu quả sử dụng protein trong khẩu phần, cần phối hợp nhiều loại protein với nhau, kể cả việc bổ sung thêm các axit amin tổng hợp. Để đảm bảo sự cân bằng giữa hai quá trình tổng hợp và phân huỷ protein thì cần cung cấp lƣợng protein tối thiểu trong khẩu phần gọi là mức protein duy trì, mức này ở lợn thịt vào khoảng 1 gam protein/kg khối lƣợng/24 giờ. Tuy nhiên, chúng ta đã biết rằng, nhu cầu protein của lợn thịt thực chất là nhu cầu các axit amin. Để đáp ứng đƣợc nhu cầu các axit amin thì phải cung cấp đủ lƣợng protein chất lƣợng cao hoặc cung cấp protein hỗn hợp để có sự bù đắp lẫn nhau về các axit amin. Ngoài ra, ngƣời ta cũng có thể bổ sung chính xác axit amin tổng hợp để bù đắp sự thiếu hụt.
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 1.1.3. Nhu cầu và biện pháp cân đối protein, axit amin của lợn 1.1.3.1. Nhu cầu protein và axit amin của lợn sinh trưởng Lợn sinh trƣởng hƣớng nạc cần 10 axit amin thiết yếu: lysine, methionine, threonie, tryptophan, phenylalanine, arginine, leucine, izoleucin, valine và histidin. Sự thiếu hụt bất cứ một axit amin nào trong số 10 axit amin thiết yếu này cũng sẽ hạn chế năng suất ở lợn. Trong đó: Lysine là axit amin có khả năng thiếu hụt nhất trong phần lớn các khẩu phần từ nhiều loại nguyên liệu. Có 2 nguyên nhân: thứ nhất, lysine là axit amin có hàm lƣợng nhiều nhất trong số các axit amin cấu thành protein của cơ thể và thứ hai, khẩu phần có phần lớn nguyên liệu là các hạt ngũ cốc, có hàm lƣợng lysine rất thấp. Quá trình tích luỹ protein bị ảnh hƣởng bởi thiếu hụt của các axit amin trong khẩu phần. Cole và cs (1992)[71] cho rằng với các giống lợn khác nhau, có tính biệt, khối lƣợng cơ thể, hoặc sinh trƣởng khác nhau thì nhu cầu về protein khác nhau, nhƣng về mặt chất lƣợng (thành phần các axit amin) của protein đó không khác nhau. Kết luận này dựa trên một thực tế là chúng ta khó có thể phân biệt đƣợc mẫu cấu trúc của các axit amin của protein tế bào thịt của các loại lợn có khối lƣợng khác nhau. Điều này cho thấy, nếu chúng ta biết đƣợc tỷ lệ của các axit amin của loại lợn này thì có thể áp dụng cho các loại lợn khác, giống lợn khác. Một vấn đề khác, nếu protein của khẩu phần thiếu một hoặc nhiều axit amin thiết yếu thì quá trình tích luỹ protein chỉ đƣợc cải thiện khi bổ sung thêm những axit amin này. Còn nếu nhƣ protein của khẩu phần thiếu các axit amin không thiết yếu thì quá trình tích luỹ protein sẽ đƣợc cải thiện bởi việc bổ sung bất kỳ axit amin nào. Sau đây là một số hƣớng dẫn về nhu cầu protein và axit amin cho lợn ngoại sinh trƣởng: Theo hƣớng dẫn của Nhật Bản,1993 (dẫn theo Viện Chăn nuôi Quốc Gia, 2001 [53]) nhu cầu cho lợn thịt có khối lƣợng 30-70kg thì mức protein 15 %; lysine 0,75 %; threonine 0,45 %; tryptophan 0,11 % và lợn thịt có khối lƣợng 70 -110 kg có các thông số tƣơng ứng là 13 % protein, lysine 0,56 %; threonine 0,34 % và tryptophan 0,08 %.
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 NRC (1998)[109] cũng đƣa ra nhu cầu cho lợn thịt giai đoạn 20-50 kg là 3265 Kcal ME /kg , 18 % protein thô, 83 g lysine, 22 g methionine, 52g threonine, 15 g tryptophan; ở giai đoạn 50-80 kg thì cần 3265 kcal ME /kg , 15,5 % protein thô, 66 g lysine, 18 g methionine, 43 g threonine, 12 g tryptophan và giai đoạn 80- 120 kg thì cần có 3265 kcal ME /kg , 13,2 % protein thô, 52 g lysine, 14 g methionine, 34 g threonine, 10 g tryptophan. Sự thiếu hụt và dƣ thừa axit amin ở lợn: Khi cung cấp protein và axit amin cho lợn không cân đối, thì lợn có dấu hiệu ăn ít, lƣợng thức ăn ăn vào giảm, thức ăn thừa nhiều, lợn chậm lớn, hiệu quả kinh tế thấp. Tuy nhiên, ở giống lợn ngoại thì có thể cung cấp lƣợng protein ăn vào cao, mà ít có biểu hiện bệnh tật đáng kể, ngoại trừ đôi khi có thể bị ỉa chảy nhẹ, nhƣng nếu cho ăn lƣợng protein vƣợt quá 25 % đối với lợn choai vỗ béo là lãng phí, gây ô nhiễm môi trƣờng, giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. Nghiên cứu của Edmond và Baker (1987)[72], Brudevoid và Southern (1994)[64] nếu bổ sung quá nhiều axit amin tinh thể nhƣ arginine, leucine, methionine có thể làm giảm lƣợng thức ăn ăn vào và giảm tốc độ sinh trƣởng. mặt khác lợn ăn quá nhiều một loại axit amin riêng lẻ có thể gây nhiều triệu chứng xấu nhƣ tính độc, tính đối kháng hay tính mất cân bằng. Ngoài ra, nếu sự cân bằng trong quan hệ tỷ lệ giữa các axit amin nhất là axit amin không thay thế trong khẩu phần không cân đối, do cung cấp thừa một hay nhiều axit amin và làm tăng thêm nhu cầu về axit amin khác. Nhƣ vậy, nếu cung cấp thừa protein so với nhu cầu thì không những làm giảm hiệu suất sử dụng năng lƣợng thô trong thức ăn của lợn, mà còn tăng lƣợng amoniac gây ô nhiễm môi trƣờng (NRC,1989)[109]. Nếu chúng ta rút bớt lƣợng axit amin vƣợt quá khỏi khẩu phần, thì lợn sẽ nhanh chóng trở lại bình thƣờng. Bikker và cs 1994a [61] cho biết sự thay đổi hàm lƣợng một số axit amin trong các cơ quan nội tạng, có thể do mức năng lƣợng và protein ăn vào có ảnh hƣởng đến khối lƣợng máu vào cơ quan. 1.1.3.2. Biện pháp cân đối nhu cầu protein, axit amin trong khẩu phần Một khẩu phần của lợn có số lƣợng và chất lƣợng protein cao thể hiện ở các chỉ tiêu: Lợn có tốc độ sinh trƣởng nhanh; hệ số chuyển hoá thức ăn thấp hơn; tích
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 luỹ thịt nạc ; tỷ lệ thịt nạc/mỡ ; tích luỹ nitơ cao hơn; quá trình tổng hợp urê; nồng độ urê trong máu; tỷ lệ oxy hoá axit amin thấp hơn. Vì thế, để khẩu phần có số lƣợng và chất lƣợng protein cao, cần phải có biện pháp cân đối protein đó chính là việc cân đối axit amin trong khẩu phần dựa trên nhu cầu của lợn ở từng giai đoạn nuôi. Tuy nhiên, việc cân bằng dinh dƣỡng protein và axit amin, tùy thuộc vào các nguyên nhân khác nhau, mà có biện pháp cân đối khác nhau. - Nếu khẩu phần mất cân đối axit amin, mà bổ sung thêm protein sẽ khắc phục đƣợc thiếu hụt một phần các axit amin, nhƣng có thể dẫn đến quá thừa một số axit amin khác. Vì thế phƣơng pháp này ít hiệu quả kinh tế, gây lãng phí thức ăn, chỉ số FCR cao và chỉ dùng trong chăn nuôi gia đình, khi thức ăn địa phƣơng nhiều và giá rẻ. - Biện pháp sử dụng tỷ lệ protein thô trong khẩu phần cao cũng sẽ đáp ứng đƣợc đủ nhu cầu dinh dƣỡng cho lợn nhƣng sẽ dẫn đến đào thải một số chất thải gây lãng phí thức ăn và ô nhiễm môi trƣờng. - Biện pháp phối hợp khẩu phần sử dụng nhiều nguyên liệu cũng sẽ cân đối các chất dinh dƣỡng, trong đó có axit amin đáp ứng đƣợc nhu cầu cho lợn. Tuy nhiên, biện pháp này trong sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn trong việc thu mua và đánh giá chất lƣợng nguyên liệu (Đỗ Hữu Phƣơng, 2004 [27). Hiện nay, trong sản xuất ngƣời ta đƣa ra loại thức ăn đậm đặc, kèm theo là hƣớng dẫn phối trộn với nguyên liệu theo một tỷ lệ thích hợp, để đạt tỷ lệ cân đối a xit amin trong khẩu phần. - Biện pháp bổ sung axit amin tổng hợp hiện nay đang đƣợc sử dụng khá rộng rãi. Các axit amin giới hạn đƣợc sản xuất bằng chế phẩm tổng hợp hóa học hoặc vi sinh vật học dƣới dạng DL- axit amin và L- axit amin. Về mặt dinh dƣỡng thì các axit amin tổng hợp có thể khác với các axit amin đƣợc giải phóng từ protein thức ăn trong quá trình tiêu hóa, nhƣng các loại axit amin này có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu, tạo điều kiện dễ dàng cho việc sản xuất một khối lƣợng thức ăn lớn có giá trị cao. Nhƣ vậy, để xác định nhu cầu dinh dƣỡng cân đối cho lợn thì phải xác định đƣợc tỷ lệ các axit amin của protein lý tƣởng.
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 1.1.4. Protein lý tưởng trong khẩu phần ăn cho lợn thịt 1.1.4.1. Khái niệm protein lý tưởng và giới hạn axit amin thiết yếu - Protein lý tƣởng có chứa tất cả các axit amin đúng bằng tỷ lệ mà lợn yêu cầu, cũng có nghĩa rằng giá trị sinh vật học của protein lý tƣởng là cao nhất (100%). Protein lý tƣởng là protein tổng số của khẩu phần, mà thành phần axit amin của nó có tỷ lệ cân đối phù hợp với nhu cầu tổng hợp để cấu thành một cơ quan, tổ chức cơ thể hay một chức năng sinh lý (nhƣ duy trì, tăng trƣởng mô nạc, mang thai và tiết sữa). Khi cân bằng axit amin trong protein lý tƣởng ngƣời ta chọn lysine làm tham chiếu: hàm lƣợng lysine đƣợc coi là 100, tỷ lệ các axit amin khác xác định theo % của lysine. Bởi vì lysine là yếu tố hạn chế thứ nhất trong khẩu phần thực tế, có nhu cầu cao hơn các axit amin thiết yếu khác và không tham gia các chức năng khác ngoài chức năng sinh tổng hợp protein. Axit amin thƣờng xác định ở dạng lợi dụng đƣợc (axit amin tiêu hóa hoặc tiêu hóa hồi tràng). Học viện Kỹ thuật chăn nuôi lợn của Pháp (1992) ([dẫn theo Vũ Duy Giảng, 2011 [6]) đã cho biết mẫu cân bằng axit amin tiêu hóa trong protein lý tƣởng của lợn đang sinh trƣởng là: lysine 100 %, methionine 30 %, Met+Cystine 60 %, threonine 65 % và tryptophan 18 %. Bikker và cs (1994a)[61] cũng đƣa ra nhu cầu lysine cho lợn thịt giai đoạn sinh trƣởng từ 6,5 - 7,5 g lysine/100g protein cơ thể. Trong đó cystine có thể chiếm tới 50 % nhu cầu của các axit amin có chứa lƣu huỳnh và tyrosine chiếm 50 % nhu cầu axit amin có chứa mạch vòng. Vì cystein có thể đƣợc tạo ra trong cơ thể từ methionine, còn tyrosin từ phenylalanine. Do đó, các tác giả đã đề xuất hệ số chuyển đổi: 1,25 methionine = 1 cystine. Trong thực tế không có bất kỳ một loại nguyên liệu thức ăn nào, mà protein của nó đƣợc coi là lý tƣởng, nguyên nhân là do hàm lƣợng các axit amin thiết yếu trong thức ăn luôn thấp hơn so với nhu cầu động vật. Chỉ có trứng với giá trị sinh vật học 100 % và sữa mẹ nói chung đƣợc coi là “protein lý tƣởng” trong đó có sữa lợn nái là thức ăn tốt nhất cho lợn con. Để xây dựng các mô hình protein lý tƣởng trong thức ăn nuôi động vật, ngƣời ta đƣa ra khái niệm axit amin giới hạn.
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 - Axit amin thiết yếu giới hạn là những axit amin thiết yếu có trong thức ăn ở mức thấp hơn nhu cầu động vật, làm cho hiệu quả sử dụng protein của thức ăn giảm đi. Mức độ giới hạn của mỗi axit amin không phải do số lƣợng nó ít hay nhiều so với các axit amin khác, mà là do ít hay nhiều so với nhu cầu của cơ thể gia súc. Khái niệm axit amin giới hạn không phải là bất biến và cố định với mọi loại thức ăn, mà nó thay đổi theo loại hình khẩu phần, thí dụ ở loại hình khẩu phần ngô + đậu tƣơng cho lợn thì lysine là axit amin giới hạn thứ nhất, methionine là axit amin giới hạn thứ hai. Để khắc phục sự giới hạn này trong khẩu phần ngƣời ta phải bổ sung loại thức ăn có hàm lƣợng axit amin giới hạn cao hơn để bù đắp thiếu hụt hoặc dùng axit amin tổng hợp để bổ sung vào khẩu phần làm cho tỷ lệ axit amin trong khẩu phần càng sát với tỷ lệ của mẫu protein lý tƣởng thì càng tốt. - Quan hệ axit amin thiết yếu và không thiết yếu: Về vấn đề này Russell và cs (1987)[117] cho rằng nhu cầu về tỷ lệ giữa axit amin thiết yếu với axit amin không thiết yếu là 50:50, tỷ lệ này càng quan trọng hơn đối với các khẩu phần có mức protein thấp. Có thể tăng tỷ lệ giữa axit amin thiết yếu và không thiết yếu lên 70:30, mà không làm giảm khả năng sử dụng nitơ ở lợn và các axit amin thiết yếu bị khử amin đƣợc sử dụng có hiệu quả cho sự tổng hợp các axit amin không thiết yếu. - Để xác định đƣợc chính xác tỷ lệ axit amin trong mô hình “protein lý tƣởng” của thức ăn, ngƣời ta dựa vào tỷ lệ tiêu hóa của axit amin. Vì thế, đánh giá chất lƣợng protein là vấn đề đƣợc nhiều tác giả quan tâm. 1.1.4.2. Các phương pháp xác định chất lượng protein - Hệ số hiệu quả của protein : Osbunn và Mendel (1919)(dẫn theoTừ Quang Hiển và cs, (2000)[9]) đƣa ra công thức xác định PER cho động vật sinh trƣởng nhƣ sau: Hệ số hiệu quả của protein (PER) = Tăng khối lƣợng của động vật (g,kg) Protein động vật ăn đƣợc (g,kg) Hệ số hiệu quả của protein càng lớn thì protein thức ăn càng tốt. Tuy nhiên, phƣơng pháp này bị ảnh hƣởng bởi các nhân tố: Tỷ lệ protein trong thức ăn, sự cân
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 đối axit amin trong protein, hàm lƣợng các vật chất dinh dƣỡng khác trong khẩu phần và các yếu tố, giống, tuổi, tính biệt, nhiệt độ, độ ẩm... tới hiệu quả protein. - Phương pháp thí nghiệm cân bằng nitơ: Thí nghiệm do Thomas và Mitchel (1924) tiến hành để nghiên cứu chất lƣợng protein thông qua khái niệm ”Giá trị sinh vật học của protein” (Dẫn theo Từ Quang Hiển và cs, 2000 [9]) với công thức tính nhƣ sau: GP (%) = N tích lũy trong cơ thể x 100 N tiêu hóa Giá trị sinh vật học của protein (GP) thay đổi theo từng loại protein, nó phụ thuộc vào sự cân đối về số lƣợng và tỷ lệ các axit amin thiết yếu trong protein. Theo cách đánh giá này, protein động vật có giá trị cao hơn protein thực vật và để nâng cao giá trị của protein trong khẩu phần, ngƣời ta phải dùng nhiều nguồn protein khác nhau hoặc bổ sung axit amin tổng hợp để cân đối axit amin trong khẩu phần. Đây là phƣơng pháp có độ chính xác cao, tuy nhiên vẫn bị ảnh hƣởng bởi nitơ trao đổi và nitơ nội sinh, vì chúng không phải cố định. Trong các phƣơng pháp cân bằng nitơ , muốn xác định nitơ tiêu hóa cần phải tiến hành thí nghiệm thử mức tiêu hóa protein qua 2 phƣơng pháp nhƣ sau: - Thử mức tiêu hóa protein bằng phƣơng pháp thu phân và nƣớc tiểu: Đây là phƣơng pháp nghiên cứu phòng thí nghiệm để đánh giá khả năng tiêu hóa protein của thức ăn ăn vào. Nguyên tắc: Trƣớc hết phân tích thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm (trong đó có protein). Khi cho lợn ăn, dùng oxyt crom (Cr203) (có màu xanh đặc trưng và chất này không bị biến đổi về cấu trúc hóa học) trộn vào thức ăn để đánh dấu khi phân bắt đầu đƣợc thải ra từ đƣờng tiêu hóa. Thu mẫu phân để xác định các chất dinh dƣỡng còn lại trong phân, sau đó đem so sánh với số liệu phân tích thức ăn, sau đó tính đƣợc tỷ lệ tiêu hóa protein nói riêng cũng nhƣ bất kỳ một chất dinh dƣỡng nào đƣợc ăn vào. Ưu, nhược điểm: Phƣơng pháp này đƣợc nhiều nhà khoa học đã và đang tiến hành xác định tỷ lệ tiêu hóa protein, axit amin trong thức ăn. Tuy nhiên phƣơng pháp còn có những hạn chế nhất định làm ảnh hƣởng tới tính chính xác của kết quả
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 nghiên cứu xác định tỷ lệ tiêu hóa thực của protein và axit amin. Bởi vì ở ruột non luôn có các hoạt động trao đổi chất diễn ra trên lớp nhung mao ruột non, các hoạt động này làm sản sinh ra các chất tiết có chứa nitơ nhƣ: tế bào niêm mạc bong ra, các enzyme…tạo ra nguồn nitơ nội sinh tới 30g/ngày đêm (Trần Văn Phùng, 2004 [25]). Mặt khác quá trình lên men vi sinh vật ở manh, kết tràng của lợn song hành với nó là quá trình phân hủy protein thừa gây thối, tạo sản phẩm độc nhƣ phenol, cresol, scatol, SO2, H2S... và tạo ra nguồn sinh khối vi sinh vật thải ra theo phân làm tăng lƣợng nitơ trong phân. Từ đó trong phân có chứa 2 nguồn nitơ không thể biết chính xác số lƣợng. Do vậy tỷ lệ tiêu hóa xác định đƣợc luôn thấp hơn tỷ lệ tiêu hóa thực tế và gọi là tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến. - Phƣơng pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng: Là phƣơng pháp đƣợc cải tiến để loại trừ bớt sai số do ảnh hƣởng của nitơ vi sinh ở đại tràng. Kết quả tỷ lệ tiêu hóa thu đƣợc tiếp cận gần hơn với tỷ lệ tiêu hóa thực nhƣng phải loại trừ nitơ nội sinh. Tỷ lệ tiêu hóa thực là tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng đã đƣợc hiệu chỉnh cho các axit amin nội sinh. Nguyên tắc: Chọn lợn có khối lƣợng thích hợp 30-35 kg, tiến hành phẫu thuật đặt cầu nối hồi tràng. Phân tích hóa học thức ăn ăn vào và thu chất thải từ hồi tràng qua cầu nối để phân tích lƣợng dinh dƣỡng còn lại, từ đó tính đƣợc kết quả tƣơng tự nhƣ phƣơng pháp trên. Ưu, nhược điểm: Phƣơng pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng loại trừ đƣợc ảnh hƣởng của sinh khối vi sinh vật ruột già có độ chính xác cao, nhƣng tiến hành khá phức tạp. Phƣơng pháp đòi hỏi phải có tay nghề làm phẫu thuật, việc chăm sóc sau mổ phải chu đáo để bảo vệ sức khỏe lợn thí nghiệm và không ảnh hƣởng tới hoạt động tiêu hóa bình thƣờng. Hơn nữa đòi hỏi chất lƣợng của ống dò phải đƣợc sản xuất bằng vật liệu tốt, không gây phản ứng kích ứng cho vết mổ dễ liền sẹo. Tuy nhiên, phƣơng pháp này cũng không loại trừ đƣợc tỷ lệ nitơ nội sinh và nitơ trong protein thừa của thức ăn bị vi khuẩn phân hủy gây thối là bao nhiêu. Vì thế tùy theo điều kiện thực tế mà 2 phƣơng pháp thu phân hay thu chất thải hồi tràng vẫn đƣợc nhiều tác giả sử dụng trong các nghiên cứu tiêu hóa hiện nay.
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 - Hiện nay, ngƣời ta áp dụng nguyên tắc xây dựng mẫu cân bằng axit amin lý tƣởng dựa vào mẫu cân bằng axit amin của sữa và có mẫu cân bằng axit amin gần giống với mẫu cân bằng axit amin của cơ thể cũng nhƣ protein tích lũy trong mô nạc của cơ thể trong thời kỳ sinh trƣởng. Từ nguyên tắc này, các tác giả: ARC (1981)[56]; Fuller và cs (1989)[77]; Wang (1989)[125]; Chung và Baker (1992a)[69]; Cole (1992)[71] đã nghiên cứu theo mô hình "protein lý tƣởng" dựa trên mối quan hệ với lysine đƣợc coi là 100%. Qua thực nghiệm, các tác giả đƣa đến thống nhất chung các axit amin thiết yếu trong mẫu protein lý tƣởng của lợn sinh trƣởng là (%): Lysine: 100 Methionine 26 Phenylalanine 49 Threonine: 65 Isoleucine: 50 Tryptophan: 19 Methionine + Cysteine: 55 Leucine: 100 Arginine: 42 Phenylalanine+Tyrosine: 100 Histidine: 33 Valine: 70 Mặt khác, việc xây dựng mẫu cân bằng axit amin lý tƣởng cần xác định chặt chẽ và toàn diện nhu cầu lysine của lợn ở từng giai đoạn sinh trƣởng. Nhu cầu lysine giảm khi khối lƣợng lợn tăng lên, ngoài ra nhu cầu lysine còn phụ thuộc vào tiềm năng di truyền của con giống, tính biệt, mùa vụ và mối quan hệ giữa lysine với năng lƣợng. Nhƣ vậy, xác định đƣợc mẫu protein lý tƣởng sẽ giảm đƣợc protein tổng số của khẩu phần, tăng tốc độ sinh trƣởng, giảm chi phí thức ăn/kg khối lƣợng và giảm lƣợng nitơ thải tiết ở phân, nƣớc tiểu, hạn chế ô nhiễm môi trƣờng. “Protein lý tƣởng” là một chỉ tiêu quan trọng giúp các chuyên gia dinh dƣỡng kiểm soát protein tổng số, năng suất sản xuất, giá thành thức ăn và ô nhiễm môi trƣờng. Tuy nhiên cần chú ý sử dụng các axit amin trong mẫu protein lý tƣởng ở dạng lợi dụng đƣợc, tốt nhất là các axit amin tiêu hóa hồi tràng. 1.1.4.3. Cơ sở khoa học của việc giảm tỷ lệ protein trong thức ăn trên cơ sở sử dụng các axit amin tổng hợp Hiện nay, xu hƣớng sử dụng khẩu phần ăn giảm mức protein thô có bổ sung các axit amin tổng hợp đang đƣợc nghiên cứu nhiều trên thế giới trên cơ sở tuân thủ
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 các nguyên tắc cơ bản: Thứ nhất, chỉ sử dụng axit amin tổng hợp khi axit amin còn thiếu trong thức ăn. Thứ hai, việc bổ sung axit amin thiết yếu thứ hai sẽ không hiệu quả nếu axit amin thiết yếu thứ nhất không đủ, thậm chí còn gây hậu quả xấu. Đối với lợn thứ tự của axit amin thiết yếu thứ nhất, nhì và ba trong khẩu phần gồm: Ngô, đậu tƣơng là lysine, threonine và tryptophan. Tuy nhiên, khi tiếp tục giảm lƣợng protein trong khẩu phần có bổ sung đủ lysine, chúng ta thấy sinh trƣởng của lợn vẫn bị giảm. Đó là do các axit amin thiết yếu khác đã bị thiếu khi giảm tỷ lệ protein thức ăn. Chúng ta có thể khắc phục hiện tƣợng này bằng việc bổ sung thêm threonine, tryptophan và methionine tổng hợp cùng với lysine. Vấn đề này đƣợc chứng minh của nhiều tác giả nhƣ: Kim và cs (1983)[93;94], Kirchgessner và cs (1985)[133], Izquierdo và cs (1988) [89], Schutte và cs (1988)[118], Friesen và cs (1994)[75], Fuller (1991)[78], Loughmiller và cs (1998) [104], Fuller (1994)[79], Lee và cs (1998) [100], Guzik và cs (2002)[84]. Việc bổ sung axit amin tổng hợp đảm bảo cân đối axit amin sẽ giúp cải thiện chất lƣợng protein trong khẩu phần. Đối với khẩu phần có tỷ lệ protein thô giảm đi nhƣng vẫn cân đối các axit amin trong protein trong mô hình protein lý tƣởng cho lợn thì hiệu quả protein tăng lên, mức nitơ đào thải ra môi trƣờng sẽ giảm đi. Tuy nhiên, đối với khẩu phần có mức protein thấp thì chỉ bổ sung lysine không gây trở ngại lớn, do giá tiền của lysine không cao. Nhƣng khi chúng ta giảm mức protein trong khẩu phần nhiều hơn thì phải bổ sung nhiều axit amin khác ngoài lysine nhƣ methionine, threonine và tryptophan thì chi phí thức ăn sẽ tăng lên, do giá của methionine, threonine và đặc biệt tryptophan còn khá cao. Ƣu điểm nổi bật của việc sử dụng khẩu phần có mức protein thấp nhƣng đƣợc bổ sung thêm axit amin tổng hợp cho lợn là sự tác động tích cực đến môi trƣờng và đang là xu hƣớng tốt nhất để giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải nitơ trong chăn nuôi lợn. Các nghiên cứu ở trƣờng Đại học Kentucky đã chứng minh đƣợc rằng, việc đào thải nitơ đã giảm từ 15-20 % khi giảm đi 2 % protein tổng số của khẩu phần có bổ sung thêm lysine và lƣợng nitơ thải giảm đi 30-35 % khi giảm 4 % protein tổng số và bổ sung thêm 4 axit amin. Hàm lƣợng amoniac và các khí
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 thải khác từ phân cũng giảm đáng kể khi sử dụng khẩu phần có mức protein thấp đƣợc bổ sung thêm các axit amin tổng hợp. 1.1.4.4. Vấn đề sản xuất và ứng dụng axit amin tổng hợp trong chăn nuôi lợn Việc sản xuất và sử dụng các axit amin tổng hợp làm thức ăn cho gia súc đã diễn ra trong khoảng 40 năm nay. Ngày nay, các axit amin nhƣ L-lysine HCl, L- threonine và L-tryptophan đều đƣợc sản xuất bằng phƣơng pháp lên men; DL. Methionine chỉ sản xuất bằng con đƣờng hóa học. Bằng việc đƣa glucose hoặc đƣờng và các chất dinh dƣỡng khác (nhƣ muối ammonium sulfate, chất cung cấp nitơ, khoáng và vitamine) vào môi trƣờng nuôi cấy các chủng vi sinh vật đặc trƣng cho việc sản xuất từng axit amin ngƣời ta thu đƣợc các axit amin trong môi trƣờng nuôi cấy. Từ môi trƣờng nuôi cấy, các axit amin đƣợc tách chiết bằng thiết bị trao đổi ion. Năng suất lên men của từng chủng vi sinh vật là yếu tố quan trọng nhất trong việc sản xuất các axit amin. Hiện nay, năng suất lên men L-lysine HCl từ glucose và đƣờng đã đạt trên dƣới 50 %. Một số các axit amin thiết yếu khác cũng đã và đang đƣợc nghiên cứu sản xuất và đƣa vào sử dụng. - Sử dụng axit amin tổng hợp trong sản xuất thức ăn chăn nuôi: Lysine là axit amin đƣợc sử dụng nhiều nhất để bổ sung vào khẩu phần nuôi lợn thịt vì hàm lƣợng của lysine trong trong cơ và các tế bào khác vào khoảng 7 %. Hơn nữa hầu hết các loại thức ăn cung cấp cho lợn đều có hàm lƣợng lysine thấp, đặc biệt là các loại thức ăn ngũ cốc, chỉ đáp ứng 1/4 - 1/3 nhu cầu lysine của lợn. Vì thế khi sử dụng các hạt ngũ cốc làm thức ăn cho lợn, chúng ta phải sử dụng thêm các loại thức ăn protein có hàm lƣợng lysine cao (nhƣ khô đậu tƣơng, bột cá…) hoặc bổ sung lysine để cung cấp đủ nhu cầu lysine cho lợn. Chín loại axit amin thiết yếu còn lại thƣờng ít thiếu hụt, bởi vì chúng thƣờng đƣợc cung cấp một lƣợng tƣơng đối khi chúng ta bổ sung protein nhằm cung cấp đủ lysine. Hay nói một cách khác, khi ta sử dụng protein nhằm đảm bảo đủ nhu cầu của lysine thì cũng đã cung cấp đủ nhu cầu của các axit amin khác. Vấn đề này, cũng đã đƣợc các tác giả nhƣ Bùi Đức Lũng và cs (1995)[20], Vũ Duy Giảng và cs (1999)[7], Lƣu Hữu Mãnh (1999)[21], Viện Chăn nuôi Quốc Gia (2001) [53] nghiên cứu.
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 Ngành công nghiệp chăn nuôi gia súc có thể nhƣ là ngành công nghiệp sản xuất thức ăn protein chất lƣợng cao (thịt, sữa) từ những nguồn protein có chất lƣợng kém hơn. Để đáp ứng nhu cầu protein thịt, sữa cho con ngƣời, điều cần thiết là phải cải thiện hiệu quả chuyển đổi protein từ thức ăn sang thịt. Các axit amin tổng hợp, trong đó có lysine, đóng vai trò rất quan trọng để cải thiện hiệu quả sản xuất protein động vật và góp phần làm tăng khả năng cung cấp protein cho nhu cầu của con ngƣời. Ngƣời ta xác định đƣợc hiệu quả của việc sử dụng lysine là: 50 kg đậu tƣơng = 48,5 kg ngô + 1,5 kg L-lysine HCl. Khi áp dụng công thức thay thế này, mức protein tổng số trong thức ăn giảm đi 2 %. Sự quy đổi cho thấy khi sử dụng 1 tấn L-lysine HCl có thể thay thế đƣợc cho 33 tấn đậu tƣơng. Hàng năm trên toàn thế giới sử dụng khoảng 550.000 tấn L-lysine HCl, nhƣ vậy đã tiết kiệm đƣợc 18 triệu tấn đậu tƣơng, gần bằng một nửa sản lƣợng đậu tƣơng của nƣớc Mỹ (38 triệu tấn/năm) là nƣớc sản xuất đậu tƣơng lớn trên thế giới. - Viễn cảnh của việc sử dụng axit amin tổng hợp trong sản xuất thức ăn cho lợn: Việc cải thiện hiệu quả sử dụng protein của thức ăn chăn nuôi bằng việc bổ sung axit amin tổng hợp ngày càng trở nên quan trọng trong việc bảo đảm nguồn cung cấp protein cho nhu cầu con ngƣời và bảo vệ môi trƣờng. Ngoài 4 loại axit amin tổng hợp đã đƣợc sản xuất và áp dụng trên thực tế, các loại axit amin tổng hợp tiếp theo nhƣ isoleucine, valine và arginine cũng sẽ đƣợc sản xuất và áp dụng trong tƣơng lai. Khi đó ý nghĩa của việc sử dụng các axit amin tổng hợp trong chăn nuôi lợn sẽ càng rõ rệt hơn, con ngƣời vừa có đủ nguồn protein chất lƣợng cao, vừa tiết kiệm thức ăn và bảo vệ đƣợc nguồn tài nguyên đất và môi trƣờng sống. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Các nghiên cứu về dinh dƣỡng nói chung và nhu cầu protein, axit amin cho lợn thịt nói riêng đã đƣợc các nhà khoa học trong nƣớc nghiên cứu, ứng dụng từ khá sớm để có cơ sở khoa học đề xuất nhu cầu ăn cho lợn nội. Tuy nhiên với lợn giống ngoại thì nƣớc ta mới chỉ nhập về nuôi để sản xuất con lai kinh tế với lợn nội từ những năm 1970 - 1980 của thế kỷ trƣớc. Nhu cầu protein, axit amin cho lợn lai đã
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 đƣợc xác định (theo TCVN-1547,1994 (dẫn theo Viện Quốc Gia 2001 [53]) nhƣ sau: Giai đoạn 20-50 kg năng lƣợng trao đổi là 2900 Kcal, 15 % protein thô, 0,7 g lysine và 0,4 g methionine/ kg thức ăn, còn ở giai đoạn 50-90 kg thì mức năng lƣợng trao đổi là 2900 Kcal, 12 % protein thô, 0,6 g lysine và 0,3 g methionie/kg thức ăn. Đối với lợn ngoại thuần: Chúng ta sử dụng hầu hết các thông số của nƣớc ngoài. Từ những năm 90 của thế kỷ 20 trở lại đây, trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, nƣớc ta đã nhập thuần chủng nhiều giống lợn của các nƣớc để nuôi thuần theo hƣớng chuyên nạc. Bên cạnh việc kế thừa các nghiên cứu về nhu cầu ăn cho những giống lợn này theo tiêu chuẩn nguyên gốc, các nhà khoa học Việt Nam cũng đã tiến hành một số nghiên cứu về nhu cầu dinh dƣỡng cho lợn ngoại nhập để phù hợp với các điều kiện Việt Nam. Các nghiên cứu đó tập hợp theo một số hƣớng chính nhƣ sau: - Kết quả nghiên cứu về mức protein, axit amin hợp lý: Nguyễn Nghi và Lê Thanh Hải (1995) [23] đã thí nghiệm trên 68 lợn lai đực Duroc x cái (Yorkshire x Landrace), với 2 mức protein 16 và 18 % trên cùng mức 0,8 % lysine ở giai đoạn 20-55 kg; ở giai đoạn 56-90 kg mức protein giảm tƣơng ứng ở 2 lô là 14 và 16 %, lysine giảm còn 0,7 %. Kết quả thấy 2 lô lợn có mức tăng trọng không khác nhau ở cả 2 giai đoạn nhƣng chi phí thức ăn/ kg tăng khối lƣợng ở lô có tỷ lệ protein cao sẽ thấp hơn. Cũng về vấn đề này, Nguyễn Bạch Trà và cộng sự (1995)[48] khi nghiên cứu bổ sung L-Lyzine và DL-Methionine vào khẩu phần lợn thịt giống ngoại có mức protein khẩu phần cao hơn 1 và 2 % so với hƣớng dẫn của NRC (1998)[109]. Kết quả cho thấy rằng không ảnh hƣởng tới tăng khối lƣợng mà chỉ làm thay đổi hệ số chuyển đổi thức ăn ở các thí nghiệm. Bổ sung 2 axit amin trên có tác dụng tốt đến phẩm chất thịt, tỷ lệ tiêu hóa protein ở các nhóm có bổ sung axit amin cao hơn nhóm không bổ sung là 1,3 %. - Kết quả nghiên cứu về mức axit amin /năng lượng: Nguyễn Ngọc Hùng và cs (2000)[11] đã tiến hành thí nghiệm trên 48 lợn ngoại (Yorkshire) nuôi thịt và xác định đƣợc tỷ lệ lysine/ năng lƣợng thích hợp cho lợn Yorkshire là 0,65 - 0,55 g/MJDE tƣơng ứng cho hai giai đoạn nuôi là 20 – 50 kg
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 và 50 - 80 kg. Tác giả cũng xác định đƣợc mức năng lƣợng trong khẩu phần cho lợn ngoại là 14 - 13 MJDE/ kg thức ăn tƣơng ứng cho hai giai đoạn nuôi ở trên. Trên giống lợn Yorkshire nuôi thịt ở 2 giai đoạn sinh trƣởng và vỗ béo, tác giả Vũ Thị Lan Phƣơng và cs (2001)[28] đã xác định tỷ lệ lysine/năng lƣợng thích hợp. Kết quả cho thấy: Ở giai đoạn lợn từ 1 - 8 tuần với mức lysine là 0,65 gam/MJ DE đã làm giảm đáng kể tiêu tốn thức ăn (0,3 kg) so với mức 0,95g/MJ DE. Ở giai đoạn từ 8 - 16 tuần với mức lysine là 0,55 g/MJ DE và mức năng lƣợng là 12,50 MJ DE/kg thức ăn cho khả năng thu nhận thức ăn và tăng trọng cao nhất (tƣơng ứng 2,31 kg/con/ngày, 680 g/con/ngày), nhƣng ở mức lysine là 0,75 g/MJ và mức năng lƣợng 12,50 MJ/kg thức ăn thì có kết quả thấp nhất về các chỉ tiêu trên (1,96 kg/con/ngày và 585 g/con/ngày). Các tỷ lệ lysine/năng lƣợng khác nhau không ảnh hƣởng rõ rệt đến các chỉ tiêu phẩm chất thịt nhƣ tỷ lệ nạc, mỡ, xƣơng da và tỷ lệ thịt xẻ. Các tác giả cũng xác định đƣợc khẩu phần ăn có năng lƣợng là 13,5 - 12,5 MJ DE với tỷ lệ lysine/ MJ DE từ 0,65 - 0,55 g/MJ tƣơng ứng với hai giai đoạn sinh trƣởng và vỗ béo có hiệu quả kinh tế cao nhất. Trần Quốc Việt và cs (2001)[55] cho biết tỷ lệ lysine/năng lƣợng (g/MJDE) ở lợn lai sau cai sữa đực Yorkshire x cái (Yorkshire x Móng Cái) tƣơng ứng ở 1,0g lysine/ 3400, 3200, 3000 Kcal /kg ME; 0,9 g lysine/ 3400, 3200, 3000 Kcal /kg ME; 0,8g lysine/ 3400, 3200, 3000 Kcal /kg ME thì khẩu phần là 3200 Kcal /kg ME, 19 % protein, 1,26 % lysine, 0,75 % methionine+cystine, 0,81 % threonine and 0,22 % tryptophan đã cải thiện tăng trƣởng và giảm chi phí thức ăn. - Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ tiêu hóa protein và axit amin: Lê Khắc Huy (1995)[13] đã nghiên cứu hàm lƣợng và tỷ lệ tiêu hoá của protein và axit amin trong một số khẩu phần của lợn thịt (ngô, mì). Tác giả cho biết hàm lƣợng axit amin giới hạn (lysine, methionine, threonine) trong các loại nguyên liệu này thấp, nhƣng axit amin chứa lƣu huỳnh (methionine +cystine) ở ngô hạt và hạt mì cao (4,07 g/16 g N ở mì và 4,37 g/16 N ở ngô) hơn các axit amin thiết yếu khác. Tỷ lệ tiêu hóa của các axit amin trên biến động từ 75,5- 92,4 % (trừ lysine: 76,32 %) tƣơng đƣơng với tỷ lệ tiêu hóa của protein (từ 79,4 - 85,68 %) hoặc cao hơn và cùng
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 một loại axit amin, nhƣng ở các loại thức ăn khác nhau, lại có tỷ lệ tiêu hóa khác nhau, điều đó dẫn tới chất lƣợng của axit amin có sự phụ thuộc và tính chất thức ăn chứa axit amin đó. Trần Quốc Việt và cs (2001)[54] đã xác định tỷ lệ tiêu hóa protein bằng phƣơng pháp thu phân với chất chỉ thị oxyt crom. Thí nghiệm với 3 mức protein 17- 16-15/15-14-13 % tƣơng ứng 2 giai đoạn 20-50 kg và 50-100kg của lợn thịt giống ngoại, để xác định tỷ lệ tiêu hóa protein. Kết quả cho thấy ở giai đoạn 20-50 kg tỷ lệ tiêu hóa protein tƣơng ứng 3 mức là là 75,67 % - 77,54 % - 78,82 %. Ở giai đoạn 50- 100kg tỷ lệ tiêu hóa protein đạt đƣợc là 85,81 % - 86,03 % - 86,22 %. Nhƣ vậy khi giảm mức protein thô trong khẩu phần đã làm tăng tỷ lệ tiêu hóa protein và tăng 1% thì tỷ lệ tiêu hóa protein tăng lên từ 0,19 % - 1,87 % tƣơng ứng với giai đoạn tuổi. Hồ Trung Thông (2006)[50] đã nghiên cứu ảnh hƣởng của mức protein ăn vào đến tỷ lệ tiêu hóa protein và các con đƣờng đào thải nitơ của lợn lai 3 giống con đực Pietrain x cái (Duroc x Landrace). Trong thí nghiệm thu phân và nƣớc tiểu tác giả cho biết, khi tăng protein trong thức ăn từ 4,58 % - 30,02 % (tính theo vật chất khô) thì tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến protein tăng dần và có khuynh hƣớng đạt giá trị cực đại. Do đó, cần phối hợp khẩu phần có hàm lƣợng protein không thấp hơn 14 %. Tỷ lệ tiêu hóa protein đƣợc tính theo tỷ lệ tiêu hóa tiêu chuẩn là tỷ lệ tiêu hóa sau khi đã trừ lƣợng nitơ nội sinh và tỷ lệ tiêu hóa tiêu chuẩn không phụ thuộc lƣợng protein ăn vào. Lƣợng nitơ đào thải qua phân và qua nƣớc tiểu tăng lên khi lƣợng protein ăn vào tăng, tuy vậy, tổng nitơ đào thải tăng chủ yếu là do tăng lƣợng nitơ đào thải qua nƣớc tiểu. Trong một nghiên cứu khác, Hồ Trung Thông (2009) [51], các lợn đực thiến của tổ hợp lợn lai 3 máu đực Pietrain x cái (Duroc x Landrace) có khối lƣợng 43,67 kg/con đƣợc bố trí nuôi trong cũi theo tiêu chuẩn thí nghiệm cân bằng nitơ. Lợn ăn khẩu phần có tỷ lệ protein tăng dần từ 4,58 % đến 30,02 % tính theo vật chất khô. Kết quả cho thấy, tỷ lệ tiêu hóa toàn phần đối với protein tổng số tăng từ 76,8 % đến 90 % và tổng lƣợng nitơ đào thải theo phân, nƣớc tiểu tăng theo mức tăng protein, lƣợng nitơ ở nƣớc tiểu nhiều hơn nitơ thải ra qua phân.
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 - Các vấn đề nghiên cứu khác: Ngoài các nghiên cứu trên thì ảnh hƣởng của mức protein tới hiệu quả nuôi dƣỡng và giảm ô nhiễm môi trƣờng cũng đƣợc quan tâm nghiên cứu. Nguyen Thi Loc và cs (2001)[110] đã bổ sung DL-methionine trong khẩu phần ăn bột sắn cho lợn lai F1 (Móng Cái x Landrace) ở 3 mức khác nhau 0,1; 0,2 và 0,3 % DL-methionine. Kết quả tƣơng ứng tăng tỷ lệ DL- methionine thì sinh trƣởng và hiệu quả sử dụng thức ăn đƣợc cải thiện. Lã Văn Kính và cs (2003)[14] cho biết khẩu phần ở lợn sinh trƣởng (Yorkshire x Landace x Duroc) thì cần 3450 Kcal /kg ME, 22 % protein, 1,5 % lysine, 0,84 % methionie + cystine, 0,92 % threonine và 0,26 % tryptophan (28-42 ngày tuổi) và 3300 Kcal /kg ME, 20% protein, 1,35 % lysine, 0,74 % methionie+cystine, 0,82 % threonine và 0,24 % tryptophan (42-56 ngày tuổi) thì tƣơng ứng cải thiện sinh trƣởng và chi phí thức ăn đáng kể 10 % đến 7 %. Năm 2008, Lê Đình Phùng [26] đã nghiên cứu ảnh hƣởng của 3 mức protein thô (12 %, 15 % và 18 %) trong khẩu phần đến hàm lƣợng các hợp chất chứa lƣu huỳnh(S), indole, phenol và axit béo bay hơi (VFA) (acetic acid + propinoic acid + butyric acid + iso-butyric acid + iso-pentanoic acid) trong phân của lợn sinh trƣởng có khối lƣợng bình quân 36,5 kg. Kết quả cho thấy, khi giảm hàm lƣợng protein thô trong khẩu phần thức ăn từ 18 % xuống 12 % đã làm giảm các hàm lƣợng các chất indole, phenol và các hợp chất chứa lƣu huỳnh (methyl sulphide, carbon disulphide, ethanethiol) trong phân của lợn. Ngoài ra, còn giảm hàm lƣợng methyl sulphide, carbon disulphide, ethanethiol, phenol, indole, 3-methyl indole, 4-ethyl phenol, N tổng số và pH trong phân lợn. Thí nghiệm này cũng kết luận rằng giảm thiểu hàm lƣợng protein thô trong khẩu phần thức ăn ở lợn là giải pháp giảm lƣợng chất có chứa S, indole, phenol và VFA mạch nhánh trong phân, từ đó giảm tác động xấu của chăn nuôi lợn, đặc biệt là chăn nuôi lợn thâm canh đến môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời cũng nhƣ vật nuôi. Lê Đức Ngoan (2008)[102] đã tính toán và cân đối mức các axit amin thiết yếu: Lysine - methionine +cystine – threonine – tryptophan – valine – phenylalanine + tyrosine – histidine – isoleucine – leucine / kg thức ăn hỗn hợp với
  • 40. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 các số liệu tƣơng ứng là: 100-86 -70- 22-86-125- 25- 78 -124 g/kg sẽ cho hiệu quả chăn nuôi cao, hạn chế đào thải nitơ ra môi trƣờng. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài Ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản... lợn hƣớng nạc có năng suất cao, nuôi thâm canh công nghiệp đã đƣợc đầu tƣ đồng bộ tất cả các khâu từ hệ thống nghiên cứu về giống tới nhu cầu dinh dƣỡng, hệ thống chuồng trại tới các vấn đề thú y và nuôi dƣỡng... Các nghiên cứu này đã là tiền đề cho ngành chăn nuôi lợn hƣớng nạc thực sự trở thành một ngành sản xuất protein chất lƣợng cao là thịt lợn từ các nguồn protein có chất lƣợng thấp hơn. Trong lĩnh vực nghiên cứu dinh dƣỡng cho lợn hƣớng nạc, các vấn đề nghiên cứu cụ thể nhƣ: Xác định nhu cầu tối ƣu protein thô trong khẩu phần theo từng giai đoạn phát triển, nghiên cứu về nhu cầu năng lƣợng, mối quan hệ phù hợp axit amin/ năng lƣợng, cân bằng tối ƣu các axit amin thiết yếu trong khẩu phần cũng nhƣ các loại hình khẩu phần có hiệu quả cao, cùng nhiều vấn đề nghiên cứu khác đã đƣợc các nhà khoa học quan tâm giải quyết. Ở đây xin trình bày một số kết quả nghiên cứu liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài. 1.2.2.1. Nhu cầu protein và các axit amin cho lợn sinh trưởng Một thí nghiệm kéo dài 47 ngày trên lợn sinh trƣởng ở IRTA- Tây Ban Nha cho biết khẩu phần có thể giảm protein thô từ 19 % xuống 15 % ở giai đoạn từ 0-26 ngày và từ 19 % xuống 14 % ở giai đoạn 26-47 ngày (khẩu phần đã cân đối đáp ứng nhu cầu axit amin thiết yếu) nhƣng không làm ảnh hƣởng xấu đến năng suất sản xuất ở lợn. Tuy nhiên, nếu giảm protein thô xuống 12 % thì sinh trƣởng giảm, chi phí tăng lên với P< 0,05 (Dẫn theo Vũ Duy Giảng, 2011[6]). Đối với nhu cầu tryptophan, Wang và Fuller (1989)[125]; Fuller và cs (1989)[77] cho biết: Ƣớc tính nhu cầu tryptophan bằng 18-19 % so với lysine. Đến năm 1990, cũng chính họ kết luận nhu cầu đó bằng 20 %. Kirchgessner và Roth (1985)[133]; Schutte và cs (1988)[118] lại cho rằng nhu cầu tryptophan bằng 15 % lysine tổng số, giống với khuyến cáo của ARC (1981) [56]. Guzik và cs (2005a)[85] đã xác định nhu cầu của tryptophan cho lợn sinh trƣởng đƣợc cho ăn khẩu phần ngô, khô đậu tƣơng và đậu Canada. Đối với lợn có