SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
Download to read offline
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------------------------------
HOÀNG TIẾN CÔNG
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI NẤM ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO TẠI KHU
BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÂY YÊN TỬ, HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Thái Nguyên, năm 2010
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------------------------------
HOÀNG TIẾN CÔNG
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI NẤM ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO
TẠI KHU
BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÂY YÊN TỬ, HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH
BẮC GIANG
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60 62 60
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. PHẠM QUANG THU
Thái Nguyên, năm 2010
3
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo cao học chuyên ngành Lâm học khoá
16 năm 2008–2010. Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành phần loài
nấm Đông trùng hạ thảo tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, huyện Sơn
Động, tỉnh Bắc Giang”.
Trong quá trình thực hiện bản luận văn này, tôi đã luôn nhận được sự giúp
đỡ quý báu của các đơn vị, tổ chức; các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các đồng
nghiệp và các bạn học viên cùng lớp. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành đến các cơ quan và cá nhân:
- Ban Giám hiệu nhà trường, Khoa Sau Đại học và các thầy, cô giáo trong
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; Ban Lãnh đạo Viện và tập thể cán bộ
Phòng Nghiên cứu Bảo vệ thực vật rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam; Ban Quản lý Khu bảo tồn và đồng bào khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên
Tây Yên Tử; Lãnh đạo và đồng nghiệp Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang...
- Đặc biệt, cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Phạm
Quang Thu – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, người đã trực tiếp hướng
dẫn khoa học giúp tôi hoàn thành bản luận văn này.
Do hạn chế về nhân lực, tài chính, thời gian và các điều kiện nghiên cứu,
cũng như năng lực của bản thân nên bản luận văn này không tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy rất mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của
các thầy, cô giáo, các nhà khoa học và đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2010
Tác giả
Hoàng Tiến Công
4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu và
kết quả trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa hề được sử dụng để bảo
vệ ở một học vị nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các
thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc./.
Tác giả
Hoàng Tiến Công
i
5
MỤC LỤC
Nội dung Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................ii
MỤC LỤC.........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ........................................................vii
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU......................5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu......................................................................5
1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu..................................................................16
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................26
2.1. Nội dung nghiên cứu..................................................................................26
2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................26
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................34
3.1. Kết quả điều tra thu mẫu và giám định nấm Đông trùng hạ thảo tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, Sơn Động, Bắc Giang..................34
3.1.1. Thành phần loài nấm ĐTHT của khu vực nghiên cứu............................34
3.1.2. Mô tả đặc điểm hình thái các loài nấm tại Khu BTTN Tây Yên Tử.......35
3.2. Đánh giá đa dạng sinh học các loài nấm Đông trùng hạ thảo tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử........................................................48
3.2.1. Đa dạng về thành phần loài, tần suất xuất hiện.......................................48
3.2.2. Đa dạng về phân bố.................................................................................50
3.2.3. Đa dạng về ký chủ ..................................................................................60
3.2.4. Đa dạng về giá trị sử dụng và giá trị dược liệu.......................................63
3.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài nấm Isaria tenuipes.....................64
3.3.1. Phân lập thuần khiết nấm........................................................................64
3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ không khí đến sự sinh trưởng
của hệ sợi nấm Isaria tenuipes ...............................................................65
3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sự sinh trưởng
6
của hệ sợi nấm Isaria tenuipes ...............................................................66
3.3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của pH môi trường đến sự sinh trưởng
của hệ sợi nấm Isaria tenuipes ...............................................................68
3.3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng tới sinh trưởng
của hệ sợi Isaria tenuipes .......................................................................69
3.4. Đề xuất hướng bảo tồn, phát triển và khai thác, sử dụng một số
loài nấm quý...............................................................................................71
3.4.1. Nguyên tắc quản lý và bảo tồn................................................................72
3.4.2. Các giải pháp cụ thể................................................................................73
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................77
Kết luận.............................................................................................................77
Tồn tại...............................................................................................................77
Khuyến nghị......................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................79
7
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A. Akanthomyces
BTTN Bảo tồn thiên nhiên
C. Cordyceps
ĐTHT Đông trùng hạ thảo
I. Isaria
M. Metarrhizium
SL Số lượng
T. Torrubiella
8
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT NỘI DUNG TRANG
Bảng 1-1. Chi tiết dân số, dân tộc thuộc Khu BTTN Tây Yên Tử 21
Bảng 1-2. Nghề nghiệp và số hộ nghèo Khu BTTN Tây Yên Tử 22
Bảng 3-1. Phân loại thành phần loài nấm Đông trùng hạ thảo
thu được tại Khu BTTN Tây Yên Tử
34
Bảng 3-2. Tổng hợp số lượng thành phần loài và tần suất xuất hiện của
nấm ĐTHT thu được tại khu vực nghiên cứu
49
Bảng 3-3. Tổng hợp phân bố theo loại hình rừng của các
loài nấm ĐTHT thu được tại khu vực nghiên cứu
51
Bảng 3-4. Tổng hợp phân bố theo độ cao của các loài nấm
Đông trùng hạ thảo thu được tại khu vực nghiên cứu
54
Bảng 3-5. Tổng hợp phân bố theo độ tàn che của các
loài nấm ĐTHT thu được tại khu vực nghiên cứu
57
Bảng 3-6. Tổng hợp số lượng nấm ĐTHT thu được theo thời gian 59
Bảng 3-7. Tổng hợp số lượng, tỷ lệ thành phần Bộ côn trùng ký chủ
của các loài nấm ĐTHT thu được tại Khu BTTN Tây Yên Tử
61
Bảng 3-8. Bảng xác định loài nấm ĐTHT ký sinh trên bộ côn trùng ký
chủ, thu được tại Khu BTTN Tây Yên Tử
62
Bảng 3-9. Phân loại giá trị sử dụng của các loài nấm ĐTHT thu được tại
Khu BTTN Tây Yên Tử
63
Bảng 3-10. Sinh trưởng của hệ sợi nấm dưới ảnh hưởng của nhiệt độ
không khí
66
Bảng 3-11. Sinh trưởng của hệ sợi nấm dưới ảnh hưởng của độ ẩm không
khí
67
Bảng 3-12. Sinh trưởng của hệ sợi nấm dưới ảnh hưởng của pH môi
trường
69
Bảng 3-13. Sinh trưởng của hệ sợi nấm dưới ảnh hưởng của môi trường
dinh dưỡng
70
9
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
TT NỘI DUNG TRANG
Hình 1a: Mẫu nấm Bauveria sp. 36
Hình 1b: Bào tử nấm Bauveria sp. 36
Hình 2a: Mẫu nấm Beauveria bassiana 37
Hình 2b: Bào tử nấm Beauveria bassiana 37
Hình 3a: Mẫu nấm Metarhizium anisopliae 37
Hình 3b: Bào tử nấm Metarhizium anisopliae 37
Hình 4a: Mẫu nấm Akanthomyces novoguineensis 38
Hình 4b: Bào tử nấm Akanthomyces novoguineensis 38
Hình 5a: Mẫu nấm Cordyceps oxycephala 39
Hình 5b: Chi tiết thể quả nấm Cordyceps oxycephala 39
Hình 6a: Mẫu nấm Cordyceps nutans còn non 41
Hình 6b: Mẫu nấm Cordyceps nutans trưởng thành. 41
Hình 7a: Mẫu nấm Cordyceps sphecocephala 42
Hình 7b: Chi tiết thể quả nấm Cordyceps sphecocephala 42
Hình 8a: Mẫu nấm Cordyceps stylophora 43
Hình 8b: Bào tử nấm Cordyceps stylophora 43
Hình 9a: Mẫu nấm Cordyceps myrmecophila 44
Hình 9b: Chi tiết thể quả nấm Cordyceps myrmecophila 44
Hình 10: Mẫu nấm Torrubiella minutissima 45
Hình
11a:
Mẫu nấm Isaria takamizusanensis 46
Hình 11b: Bào tử nấm Isaria takamizusanensis 46
Hình
12a:
Mẫu nấm Isaria tenuipes 47
Hình 12b: Bào tử nấm Isaria tenuipes 47
10
Hình 13: Mẫu nấm Gibellula sp. 48
Hình 14: Biểu đồ tần suất xuất hiện của các loài nấm ĐTHT thu được 50
Hình 15: Biểu đồ nấm ĐTHT thu được theo loại hình rừng 52
Hình 16: Biểu đồ phân bố nấm ĐTHT thu được theo độ cao 55
Hình 17. Biểu đồ phân bố nấm ĐTHT thu được theo độ tàn che 58
Hình 18. Biểu đồ tỷ lệ % thành phần côn trùng ký chủ của các loài
nấm ĐTHT thu được
61
Hình 19: Đặc điểm của hệ sợi nấm Isaria tenuipes dưới ảnh hưởng
của nhiệt độ không khí
65
Hình 20: Đặc điểm của hệ sợi nấm Isaria tenuipes dưới ảnh hưởng
của độ ẩm không khí
67
Hình 21: Đặc điểm của hệ sợi nấm Isaria tenuipes dưới ảnh hưởng
của pH môi trường
68
Hình 22: Đặc điểm của hệ sợi nấm Isaria tenuipes dưới ảnh hưởng
của môi trường dinh dưỡng
70
11
MỞ ĐẦU
* Đặt vấn đề
Nấm là một mắt xích quan trọng, có liên quan đến chu trình tuần hoàn vật
chất, chuyển hoá năng lượng của hệ sinh thái, ngoài ra nấm còn có vai trò lớn
trong nền kinh tế, xã hội và đời sống của con người. Nấm phân bố trên toàn thế
giới và phát triển ở nhiều dạng môi trường sống khác nhau, kể cả sa mạc. Đa
phần các nấm đều không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, chúng sống phần
lớn ở trong đất, chất mùn, xác sinh vật chết, cộng sinh hoặc kí sinh trên cơ thể
động, thực vật và nấm khác. Cùng với vi khuẩn, nấm là sinh vật phân hủy chính
ở hầu hết hệ sinh thái trên cạn và có cả dưới nước, bởi vậy nên chúng có vai trò
quan trọng các chu trình sinh địa hóa và ở nhiều lưới thức ăn.
Ngoài các loại nấm có hại, nấm bệnh và nấm có độc tố, nhiều loài nấm
còn lại có vai trò rất lớn đối với đời sống con người. Chúng được ứng dụng rất
rộng rãi trong đời sống lẫn sản xuất, nhiều loài được sử dụng trong công nghệ
thực phẩm, sử dụng làm thức ăn hoặc trong quá trình lên men. Ngoài ra nấm còn
được dùng để sản xuất chất kháng sinh, hoóc môn trong y học và nhiều loại
enzym. Một số loại nấm được sử dụng để kích thích hoặc trong các nghi lễ
truyền thống với vai trò tác động lên trí tuệ và hành vi của con người. Nhiều loại
nấm đã được sử dụng trong y học truyền thống hàng ngàn năm nay. Những loại
nấm như nấm múa, nấm Hương (Đông cô), nấm Chaga, nấm Linh chi, nấm Phục
linh, nấm Đông trùng hạ thảo (ĐTHT)... đã được tập trung nghiên cứu bởi khả
năng chống ung thư, chống virus và tăng cường hệ miễn dịch. Trong các loài
nấm đã được sử dụng trong y học, thì loài nấm Đông trùng hạ thảo với loài đại
diện Cordyceps sinensis, được coi là một dược liệu quý hiếm và đã được sử dụng
ở Trung Quốc từ lâu.
Nấm Đông trùng hạ thảo (còn gọi là Đông trùng thảo, Trùng thảo hay Hạ
thảo đông trùng) là các loài nấm ký sinh trên sâu non, nhộng hoặc sâu trưởng
thành của một số loài côn trùng. Vào mùa đông, sâu non, sâu trưởng thành của
12
một số loài nằm dưới đất hoặc ở trên mặt đất, bị nấm ký sinh côn trùng xâm
nhiễm và sử dụng các chất trong cơ thể côn trùng làm thức ăn, làm cho côn trùng
chết. Giai đoạn này nhiệt độ và ẩm độ không khí thấp, nấm ký sinh ở dạng hệ
sợi. Đến mùa hè, nhiệt độ và ẩm độ không khí cao, nấm chuyển giai đoạn, hình
thành thể quả và nhú lên khỏi mặt đất nhưng gốc vẫn dính liền vào thân sâu. Vì
mùa đông nấm ký sinh trên sâu, mùa hạ mọc thành cây nấm nên có tên là Đông
trùng hạ thảo, người ta thường đào lấy cả xác sâu và nấm để làm thuốc. Theo
đông y Trung Quốc, nấm Đông trùng hạ thảo có tác dụng chữa nhiều bệnh như
bệnh về phổi, về thận, đổ mồ hôi trộm, đau lưng, yếu sinh lý…[2].
Tại Việt Nam, những nghiên cứu về thành phần loài nấm Đông trùng hạ
thảo được công bố vào năm 1996 và 2001, có 03 loài nấm thuộc chi Cordyceps,
đó là Cordyceps sinensis, Cordyceps militaris và Cordyceps sabrolifera (Trịnh
Tam Kiệt, 2001) và 03 loài mới được phát hiện cho khu hệ nấm Việt Nam đó là
Cordyceps nutans, Cordyceps gunnii (Phạm Quang Thu, 2009) và Cordyceps
talaomontana (Phạm Quang Thu và Nguyễn Mạnh Hà, 2010) [3, 4, 8]. Về thành
phần hóa học và giá trị dược liệu chưa được nghiên cứu nhiều, từ các nguồn tài
liệu khác nhau, các nhà khoa học đã khẳng định nấm Đông trùng hạ thảo là một
dược liệu quý và hiếm. Nhiều bài thuốc có giá trị liên quan đến Đông trùng hạ
thảo đã được lưu truyền để chữa các bệnh nan y và tăng cường sức khỏe. Từ
những thông tin nêu trên, việc nghiên cứu hệ thống về nấm Đông trùng hạ thảo ở
Việt Nam là rất cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Tây Yên Tử thuộc địa phận tỉnh Bắc
Giang, được đánh giá là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên tiêu biểu [6].
Ngoài hệ động vật và các loài cây gỗ lớn phong phú, ở đây còn có nguồn dược
liệu quí như ba kích, nấm linh chi, nấm đông trùng hạ thảo…..Về loài nấm Đông
trùng hạ thảo tại Khu BTTN Tây Yên Tử, năm 2001 Trịnh Tam Kiệt và các đồng
sự có ghi nhận về phân bố trên địa bàn; năm 2009, Phạm Quang Thu công bố về
phát hiện loài nấm ĐTHT Cordyceps nutans Pat trên khu vực này [8]. Nhưng
13
những nghiên cứu đó chưa nêu được hết về thành phần loài, đặc điểm sinh học
cũng như giá trị dược liệu, giá trị kinh tế mà nguồn dược liệu này có thể đem lại
cho đồng bào sinh sống quanh vùng…
Với mong muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào việc xây
dựng danh mục nguồn gen các loài nấm Đông trùng hạ thảo, bảo tồn đa dạng
sinh học và đề xuất biện pháp bảo tồn phát triển, sử dụng bền vững nguồn dược
liệu quí trong nước. Mở ra một hướng đi mới trong việc phát triển kinh tế, xã
hội của địa phương, của đồng bào dân tộc thiểu số sống ven Khu BTTN Tây Yên
Tử.
Được sự cho phép của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và sự
hướng dẫn của PGS. TS. Phạm Quang Thu – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam. Tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần loài nấm Đông
trùng hạ thảo tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc
Giang”.
* Mục tiêu, đối tượng, giới hạn nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài
- Mục tiêu của đề tài
+ Xác định được thành phần loài, một số đặc điểm sinh học cơ bản nấm Đông
trùng hạ thảo tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, Sơn Động, Bắc Giang.
+ Đề xuất biện pháp bảo tồn phát triển, sử dụng bền vững nguồn được liệu quí
trên địa bàn Khu BTTN Tây Yên Tử huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại nấm ĐTHT tại Khu bảo tồn
thiên nhiên Tây Yên Tử.
- Giới hạn nghiên cứu
14
+Về địa điểm: Đề tài chỉ nghiên cứu trên địa phận Khu BTTN Tây Yên Tử
thuộc huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
+Về đối tượng nghiên cứu: Thành phần các loại nấm ĐTHT trên địa phận Khu
BTTN Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Nghiên cứu đặc điểm sinh
học trong nuôi cấy thuần khiết chỉ tiến hành với loài nấm có giá trị dược liệu cao
Isaria tenuipes.
+Về nội dung nghiên cứu: Chỉ tập trung nghiên cứu về thành phần loài, đặc
điểm sinh học, sinh thái loài nấm ĐTHT và đề xuất một số biện pháp quản lý,
bảo vệ và phát triển nguồn nấm này.
- Ý nghĩa của đề tài
+ Ý nghĩa khoa học: xác định được sự phân bố các loài nấm Đông trùng hạ thảo
tại nước ta; xác định được thành phần loài cũng như đặc điểm sinh thái học của
các loài nấm Đông trùng hạ thảo trên địa bàn Khu BTTN Tây Yên Tử.
+ Ý nghĩa thực tiễn: bổ sung vào danh mục nguồn gen các loài nấm Đông trùng
hạ thảo tại nước ta; đề xuất biện pháp bảo tồn phát triển, sử dụng bền vững
nguồn dược liệu quí trong nước; tìm ra hướng đi mới trong việc phát triển kinh
tế, xã hội của địa phương, của đồng bào dân tộc thiểu số sống ven Khu BTTN
Tây Yên Tử.
15
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
1.1.1.1. Nghiên cứu về phân loại, thành phần loài nấm Đông trùng hạ thảo
Các loài nấm ký sinh côn trùng chủ yếu thuộc họ Cordycipitaceae. Dựa
trên đặc điểm hình thái cũng như đặc điểm về cấu trúc phân tử, các loài nấm
thuộc họ này bao gồm các chi chủ yếu là: Cordyceps, Elaphocordyceps,
Metacordyceps và Ophiocordyceps (Gi-Ho Sung et al. 2007). Chi nấm
Cordyceps đã được thu mẫu và định loại trên 400 loài khác nhau ở các vùng
khác nhau trên toàn thế giới [13].
Mao X.L. (2000) đã mô tả đặc điểm hình thái, công dụng và ảnh minh họa
cho 13 loài nấm thuộc chi Cordyceps phân bố ở Trung Quốc, đó là các loài:
Cordyceps barnesii Thwaites, Cordyceps capiata (Holmsk.:Fr.) Link.,
Cordyceps crassispora Zang, Yang et Li, Cordyceps gunii (Berk.) Berk.,
Cordyceps hawkesii Gray, Cordyceps kyushuensis Kobayasi, Cordyceps
martialis Gray, C. militaris (L.:Fr.) Link., C. nutans Pat., C. ophioglossoides
(Ehrenb.) Link., C. sinensis (Berk.) Sacc., C. sobolifera (Hill.) Berk. Et Br.,
Cordyceps tubeculata (Leb.) Maire [22].
Sung Jae Mo (2000) đã mô tả đặc điểm hình thái và hình ảnh của 25 loài
nấm thuộc chi Cordyceps phân bố ở Hàn Quốc, bao gồm các loài sau: Cordyceps
adaesanensis, C. agriota Kawamura, C. bifisispora, C. crassispora, C.
discoideocapiata, C. formicarum, C. gemiculata, C. gracilis, C. heteropoda, C.
ishikariensis, C. kyushuensis, C. martialis, C. militaris, C. nutans, C.
ochraceostromata, C. ophioglossoides, C. oxycephala, C. pentatoni, C. pruinosa,
C. rosea, C. scarabaeicola, C. sinensis, C. sphecocephala, C. tricentri, C.
yongmoonensis [27].
16
Tại Nhật Bản, Tsuguo Hongo và Masana Izawa (1994) đã mô tả và giới
thiệu bằng hình ảnh 33 loài nấm Đông trùng hạ thảo thuộc chi Cordyceps, đó là
các loài: Cordyceps agriota, C. longissima, C. yakushimensis, C. sobolifera, C.
heteropoda, C. tricentri, C. coccidiicola, C. nutans, C. pruinosa, C. crinalis, C.
militaris, C. takaomontana, C. neovolkiana, C. nakazawai, C. purpureostromata,
C. ferruginosa, C. nigripoda, C. roseostromata, C. annullata, C. clavata, C.
atrovirens, C. gracilioides, C. michiganensis., C. subssesilis, C. stylophora, C.
macularis, C. discoideocapitata, C. sphecocephala, C. japonensis, C. japonica,
C. ophioglossoides, C. capita, C. intermedia f. michinoluensis [28].
Như vậy, thành phần loài nấm Đông trùng hạ thảo khá phong phú ở trên
các vùng sinh thái khác nhau và có nhiều loài có phạm vi phân bố rộng, có nhiều
loài có đặc điểm phân bố đặc hữu cho từng vùng.
1.1.1.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học của nấm Đông trùng hạ thảo:
Trong các loài nấm Đông trùng hạ thảo, loài nấm Cordyceps sinensis,
Cordyceps militaris và một số loài khác được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn cả
về phân loại, thành phần hóa học và giá trị dược liệu. Các phân tích hoá học cho
thấy trong sinh khối (biomass) của Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris có 17
a xít amin khác nhau, D-mannitol, lipit và nhiều nguyên tố khoáng (Se, Zn,
Cu...). Quan trọng hơn là trong sinh khối có nhiều chất có hoạt tính sinh học, mà
các nhà khoa học phát hiện được nhờ các tiến bộ của ngành hoá học các hợp chất
tự nhiên. Theo số liệu của Viện sinh thái ứng dụng thuộc Viện Hàn lâm khoa học
Trung Quốc, thành phần hóa học của thể quả nấm Cordyceps militaris như sau:
+ Protein chiếm 40,69%
+ Các loại vitamin: vitamin A (34,7 mg/gam), vitamin B1 (13,0 mg/gam),
vitamin B6 (62,2 mg/gam), vitamin B12 (70,3 mg/gam), vitamin B3 (42,9
mg/gam);
+ Các nguyên tố khoáng: Se (0,44 ppm), Zn (130,0 ppm), Cu (29,15 ppm),
17
+ Hợp chất hóa học và nhóm hợp chất quan trọng: cordycepin (1,52%),
cordycepic axit (11,8%), polychaccarit (30%),
Hợp chất cordycepin là một hợp chất quan trọng, quyết định phẩm chất,
chất lượng của nấm Đông trùng hạ thảo (Mina Masuda et al., 2005). Cordycepin
(3’-deoxyadenosine) là một dạng nucleotide có hoạt tính sinh học phổ rộng,
thường được chuyển đổi thành 5’-mono, di và triphosphate, hợp chất này ức chế
sự hoạt động của quá trình sinh tổng hợp mới của các tế bào ung thư [21].
Những nghiên cứu của Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ tập trung chủ yếu vào
tuyển chọn và nâng cao hàm lượng cordycepin trong thể quả hoặc trong dịch
nuôi cấy hệ sợi. Khi nuôi cấy hệ sợi trên môi trường lỏng, nấm đã sản sinh ra
cordycepin, hàm lượng đạt 26,8 mg/lít. Nếu cung cấp đủ lượng oxy cho quá trình
nuôi cấy, hàm lượng này được tăng lên nhiều từ 114,8 đến 167,5 mg/lít (Xian-
Bing Mao và Jian-Jiang Zhong, 2004). Tuy nhiên sản lượng cordycepin thu được
từ thể quả nấm phụ thuộc vào khối lượng theo thể tích dung môi chiết xuất, thời
gian chiết xuất và nồng độ của cồn làm dung môi [31]. Sản lượng đạt cực đại khi
sử dụng cồn có nồng độ 20,21%, thời gian chiết xuất là 101,88 phút, khối lượng
dung môi là 33,13 ml/gam thể quả nấm (Jiang-Feng Song et al., 2007) [16].
Như vậy qua phần phân tích ở trên, hợp chất cordycepin là một hợp chất
quan trọng, quyết định phẩm chất, chất lượng của nấm Đông trùng hạ thảo.
1.1.1.3. Nghiên cứu về giá trị dược liệu của nấm Đông trùng hạ thảo
Theo các ghi chép về đông dược cổ, tên “Đông Trùng Hạ Thảo” được ghi
chép là vị thuốc lần đầu trong cuốn bản thảo cương mục đời Minh của Lý Thời
Trân. Dược tính theo Đông Y là vị ngọt, tính ấm, hơi độc. Nó nhập vào kinh Phế
và kinh Thận. Tác dụng là bổ hư, kích phát nguyên khí, trừ ho, hoá đàm. Do đó,
nó trị khó thở và ho do chứng đàm thấp; trị khó thở do hư nhược, ho do lao tổn,
ho ra máu, đổ mồ hôi tự nhiên hay ra trộm về đêm; trị dương nuy hay bất lực
tình dục và di tinh; trị đau thắt lưng và đầu gối, bổ hư trong thời gian bình phục
một cơn bệnh…Vì vậy, các sách y học cổ truyền của Trung Quốc từ xa xưa luôn
18
coi Đông trùng hạ thảo là vị thuốc có tác dụng “Bổ phế ích can, bổ tinh điền tuỷ,
chỉ huyết hoá đàm”, “Bổ phế ích thận, hộ dưỡng tạng phủ”, “Tư âm tráng
dương, khư bệnh kiện thân”; là loại thuốc “Tư bổ dược thiện”, có thể chữa được
“Bách hư bách tổn”. ..
Cũng theo y học Trung Quốc, nấm Đông trùng hạ thảo đã được dùng để
điều trị thành công các chứng rối loạn lipit máu, viêm phế quản mạn, hen phế
quản, viêm thận mạn tính, suy thận, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, viêm mũi dị
ứng, viêm gan B mạn tính, ung thư phổi và thiểu năng sinh dục. Tại Viện nghiên
cứu nội tiết Thượng Hải (Trung Quốc), nấm Đông trùng hạ thảo đã được dùng
để chữa liệt dương có hiệu quả tốt.
Những năm gần đây, rất nhiều tính chất dược lý của loài nấm này được
nghiên cứu một cánh khoa học và đã được công bố trên các tạp chí chuyên
ngành, được thể hiện thông qua một số công trình tiêu biểu như sau:
Nan J.X. và đồng tác giả (2001), chứng minh nấm Đông trùng hạ thảo
Cordyceps militaris có hiệu quả để chữa trị bệnh rối loạn chức năng gan [24].
Tác dụng chống ung thư được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên
cứu của các tác giả ở nhiều quốc gia trên thế giới. Dịch chiết từ thể quả
Cordyceps militaris có tác dụng chống ung thư, hiệu quả đối với hai loại tế bào
màng trong tĩnh mạch rốn là HT1080 và B16-F10 do có khả năng chống lại sự
tạo thành các mạch máu mới bằng cách giảm sự biểu hiện của bFGF, một trong
những nhân tố kích thích quá trình này. Do có vai trò kìm hãm quá trình tạo
thành các mạch máu mà có thể ngăn chặn được quá trình di căn và sự phát triển
của tế bào ung thư (Yoo H.S et al., 2004) [32]. Dịch chiết nấm Đông trùng hạ
thảo có tác dụng kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư vú, ung thư phổi (Ahn
Y.J. et al., 2001). Dịch chiết bằng nước ấm nấm Cordyceps militaris có tác dụng
kìm hãm sự phát triển của dòng tế bào ung thư máu ở người bằng cách gây ra
hiện tượng tự chết của các tế bào thông qua sự hoạt hoá enzym caspase-3 (Lee
H. et al., 2006)[19]. Thí nghiệm của Kim G.Y. và đồng tác giả (2006) cũng cho
19
kết quả tương tự với khả năng điều trị ung thư máu của dịch chiết từ nấm
Cordyceps militaris[17]. Các nhà khoa học cũng đã sử dụng dịch chiết từ loài
nấm này để thử nghiệm trên các dòng tế bào bình thường và các dòng tế bào ung
thư. Kết quả cho thấy hai dòng tế bào K562 (tế bào ung thư máu-leukemia) và
Du145 (tế bào ung thư tuyến tiền liệt-prostate carcinoma) bị ức chế mạnh bởi
dịch chiết bằng dung môi butanol.
Chống lão hoá, chống các chứng viêm tấy được thể hiện trong công trình
nghiên cứu của Won S.Y và Park E.H. (2005)[30]. Ahn Y.J. và đồng tác giả
(2000) cho rằng nấm Đông trùng hạ thảo có tác dụng chống viêm nhiễm kìm
hãm sự phát triển của một số virut, vi khuẩn và nấm[11]. Ngoài ra nấm Đông
trùng hạ thảo Cordyceps militaris còn có tác dụng kìm hãm sự oxy hoá của lipit,
lipoprotein và lipoprotein tỷ trọng thấp (Klaunig J.E và Kamendulis L.M.,
2004)[18].
Một ví dụ cụ thế về hiệu quả của Đông trùng hạ thảo: vào những năm đầu
thập niên 80 của thế kỷ 20, ba nữ vận động viên điền kinh Trung Hoa đã đạt 3 kỷ
lục thế giới mới suốt trong các kỳ thi ở các cự ly 1.500m, 3.000m và 10.000m
nhờ có sử dụng Đông trùng hạ thảo. Huấn luyện viên Ma Zunren của 3 nữ vận
động viên này khẳng định, Đông trùng hạ thảo giúp cho sự tập luyện của các vận
động viên thêm mạnh mẽ và dẻo dai, đồng thời làm giảm nhanh căng thẳng
(stress). Sau những thành công vang dội của vận động viên Trung Hoa, trên các
đấu trường quốc tế trong thực đơn ăn uống có thêm nấm Đông trùng hạ thảo. Từ
đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, các nước phương Tây mà tiêu biểu là Hoa Kỳ
đã quan tâm và có những nghiên cứu về loại nấm này.
1.1.1.4. Nghiên cứu về nuôi trồng thể quả trên giá thể và nuôi cấy sinh khối
hệ sợi
Nuôi trồng thể quả nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris và các
loài Paecilomyces spp. (giai đoạn vô tính của các loài nấm thuộc chi Cordyceps),
được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và
20
Mỹ...Tại Trung Quốc có các trang trại lớn chuyên nuôi trồng loài nấm này ở các
tỉnh: Thượng Hải, Quảng Châu, Chiết Giang, An Huy, Giang Tô.... Chỉ tính một
trang trại nuôi trồng loài nấm này tại Kaiping, Quảng Châu, sản lượng một năm
thu được 100.000 kg sản phẩm. Sản phẩm nấm Đông trùng hạ thảo từ nuôi trồng
nhân tạo đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước phương Tây và
mang lại lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp và người nuôi trồng nấm (Li Cui et
al., 2008) [20]. Tại Thái Lan, Patcharaporn Wongsa và đồng tác giả (2005), đã
nghiên cứu phân lập và sự sinh trưởng của hệ sợi và hình thành bào tử chồi của
nấm Cordyceps unilateralis ký sinh kiến. Môi trường PDA (Potato Dextrose
Agar), PYEG (Peptone Yeast Extract Glucose), CSA (Carrot extract Sucrose
Agar) và môi trường MEA (Malt Extract Agar) được dùng để phân lập và nuôi
cấy hệ sợi [25].
Jae Sung Kim và đồng tác giả (2006), tại Hàn Quốc, đã sử dụng nhộng
tằm để nuôi trồng thể quả nấm Cordyceps militaris [15]. Nhộng tằm được đựng
trong trong các lọ nuôi cấy, khử trùng ở 1210
C trong thời gian 90 phút, để nguội,
cấy giống nấm, 20 ngày sợi nấm ăn kín toàn bộ giá thể, trong điều kiện nhiệt độ
20-250
C, cường độ ánh sáng 500-700 lux đã hình thành mầm thể quả. Nuôi cấy
thu sinh khối hệ sợi cũng được các tác giả tiến hành trên môi trường dinh dưỡng
lỏng với thành phần như sau: 40 g/lít đường glucose, 10 g/lít cao nấm men, 0.5
g/lít KH2PO4, 0.5 g/lít K2HPO4:3H2O, và 0.5 g/lít MgSO4.7H2O.
Hai loài Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. và Cordyceps militaris (L. ex
Fr.) Link. được tập trung nghiên cứu nuôi trồng thể quả và nuôi cấy sinh khối hệ
sợi nhiều nhất (Russell R., Paterson M., 2008) [26]. Duck-Hyun Cho và đồng tác
giả (2000), tại Hàn Quốc, đã tiến hành nghiên cứu sự sinh trưởng của hệ sợi của
3 chủng ký hiệu là CHO-7208; CHO-7845; CHO-7846 của loài Cordyceps
militaris trên môi trường dinh dưỡng và quá trình hình thành thể quả nấm
Cordyceps militaris với giá thể là sâu non loài Allomyrina dichotoma Linnaeus.
Kết quả cho thấy sự sinh trưởng của hệ sợi của các chủng khác nhau là khác
21
nhau trong nuôi cấy thuần khiết. Chỉ có 2 chủng CHO-7208 và CHO-7846 hình
thành thể quả khi sử dụng sâu non Allomyrina dichotoma Linnaeus làm giá thể.
Chiều dài của thể quả đạt 51-56 mm sau 27 ngày nuôi cấy [12].
Tại thành phố Hayward, bang California, Mỹ, Công ty công nghệ sinh học
BIOKEN đã nuôi trồng quy mô công nghiệp loài nấm Cordyceps militaris. Sản
phẩm được tiêu thụ trong nước và thị trường quốc tế.
Hiện nay việc sử dụng trở nên rộng rãi hơn khi người Trung Hoa bắt đầu
nuôi cấy trên nền gạo để cung cấp sản phẩm với nhiều dạng sử dụng: bột khô,
thuốc nước hoặc ly trích trong rượu và lên men sợi nấm.
1.1.1.5. Thị trường và giá
Wang Youwei (2007), công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ Baoli,
Laoning, Trung Quốc phân tích về thị trường thực phẩm chức năng và nấm
Cordyceps militaris cho rằng: Tình hình kinh tế xã hội và mức sống của người
dân trên toàn thế giới đã được cải thiện nên thị trường thực phẩm chữa bệnh có
tiềm năng rất lớn [29]. Giá trị sản xuất các mặt hàng thực phẩm chữa bệnh đạt 70
tỷ nhân dân tệ ở Trung Quốc năm 2004. Nhật bản đạt mỗi năm 3,6 tỷ USD trong
những năm 1990. Mỹ đạt mỗi năm 3,5 tỷ USD trong những năm 1990. Các sản
phẩm thực phẩm chức năng và thuốc từ Cordyceps militaris chiếm thị phần lớn.
Một số ví dụ về giá sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu Cordyceps
militaris như sau: sản phẩm viên nang Ultraceps được sản xuất từ Cordyceps của
công ty Zeolite với giá 41,95 USD/lọ, 90 viên/lọ, 650 mg/viên. Cordygen5 với
giá 19,95 USD/lọ 90 viên.
Tại một của hàng Đông dược có uy tín ở Côn Minh, Trung Quốc, giá cho
5g đông trùng hạ thảo lên tới gần 500 nhân dân tệ (khoảng 1 triệu đồng Việt
Nam, năm 2005).
Gần đây, một Công ty trách nhiệm hữu hạn thuộc Sở nghiên cứu kỹ thuật
Sinh vật Trùng Khánh (Trung Quốc) đã nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện
22
đại tinh chế được Đông trùng hạ thảo từ thiên nhiên mà vẫn giữ nguyên được
những tính năng của nó tạo ra viên nang Trùng thảo tinh. Trong đó, mỗi viên
nang chứa 100% Đông trùng hạ thảo tinh chất. Viên nang có tác dụng rất tốt, đặc
biệt trong dưỡng tinh cho nam giới, giúp nâng cao sức đề kháng và tăng cường
miễn dịch của cơ thể, giúp cải thiện tuần hoàn máu, bổ thận, hỗ trợ trong điều trị
một số bệnh về tim mạch, về đường hô hấp và đường tiêu hóa. Hiện nay, sản
phẩm Viên nang Trùng thảo tinh đã có mặt ở Việt Nam.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
1.1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài nấm ký sinh côn trùng và nấm Đông
trùng hạ thảo
Những năm gần đây, trước sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, các loài
nấm ký sinh côn trùng như Beauveria bassiana, Metarhizium anisopliae... đã
được nghiên cứu về những vấn đề khác nhau như điều tra thành phần loài, loài
sâu bị ký sinh, phân lập và nuôi cấy trong phòng thí nghiệm và đặc biệt là nhân
sinh khối, tạo chế phẩm để phòng trừ một số loài sâu hại đối với cây nông
nghiệp và cây lâm nghiệp. Phân lập và sử dụng nấm Beauveria để phòng trừ mọt
hại nông sản (Lê Doãn Diên et al., 1994) [1]. Nghiên cứu sản xuất với quy mô
công nghiệp và thử nghiệm trên diện rộng chế phẩm nấm ký sinh côn trùng
Beauveria và Metarhizium được thể hiện nhiều trong các công trình nghiên cứu
của (Phạm Thị Thùy et al., 1994) [9].
Nghiên cứu về thành phần loài: Trịnh Tam Kiệt (1996), Trịnh Tam Kiệt và
đồng tác giả (2001) đã nêu danh mục các loài nấm Đông trùng hạ thảo có ở Việt
Nam thuộc họ Clavicipitaceae có 3 loài thuộc chi Cordyceps đó là Cordyceps
martialis Speg., Cordyceps sinensis (Berk) Sacc. và loài Cordyceps sobolifera
(Hill) Berk & Br. Các tác giả đã ghi nhận nấm Đông trùng hạ thảo có phân bố ở
các tỉnh của Việt Nam như: Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc
Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Ninh Bình,
23
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Lâm Đồng, Khánh Hòa,
Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh [3, 4]. Năm 2009, Phạm Quang Thu đã phát
hiện thêm hai loài nấm Đông trùng hạ thảo mới cho khu hệ nấm ở Việt Nam có
phân bố ở Bắc Giang và Vĩnh Phúc, đó là loài nấm: Cordyceps nutans và
Cordyceps gunnii [8]. Năm 2010, Phạm Quang Thu và Nguyễn Mạnh Hà phát
hiện thêm loài nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps talaomontana, đưa tổng số
loài nấm Đông trùng hạ thảo được phát hiện ở Việt Nam lên 6 loài.
1.1.2.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học và giá trị dược liệu của nấm
Đông trùng hạ thảo
Đỗ Tất Lợi (1977) cho rằng Đông trùng hạ thảo là một vị thuốc bổ, dùng
để chữa trị thần kinh suy nhược, chữa ho, ho lao, bổ tinh khí, chữa đau lưng, bổ
thận. Liều dùng 6-12 gam với hình thức ngâm rượu [5].
Nguyễn Lân Dũng, Dương Văn Hợp và Nguyễn Thế Hải (2005) đã tổng
quan các tài liệu nghiên cứu của Trung Quốc, Hàn Quốc và tài liệu ở các nước
phương Tây về giá trị dược liệu của loài nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps
militaris và Cordyceps sinensis. Các loài nấm này có thể dùng để chữa trị 25 loại
bệnh khác nhau nên các tác giả đã gọi nấm Đông trùng hạ thảo là thần dược [2].
Nguyễn Khánh Toàn (2008) đưa ra một số bài thuốc có nấm Đông trùng
hạ thảo như sau [10]:
* Rượu trùng hạ thảo nhân sâm: Đông trùng hạ thảo và nhân sâm lượng
bằng nhau, ngâm trong rượu tốt, mỗi ngày uống một chén nhỏ. Công dụng: bổ
thận, tráng dương dùng cho người bị suy nhược, liệt dương.
* Canh đông trùng hùng áp: Đông trùng hạ thảo 10g, vịt đực 1 con, rượu
trắng, gừng tươi, hạt tiêu, gia vị vừa đủ. Vịt làm thịt rồi bỏ Đông trùng hạ thảo
vào trong bụng, hầm nhừ, cho gia vị, ăn thịt, uống nước, mỗi tuần một lần. Công
dụng: bổ hư, trợ dương dùng cho người bị liệt dương, suy giảm ham muốn tình
dục.
24
1.1.2.3. Nghiên cứu về nuôi trồng thể quả
Trần Văn Mão (2002) đã nêu sơ bộ về môi trường nhân giống, kỹ thuật
nuôi trồng thể quả và nuôi cấy sinh khối hệ sợi nấm Cordyceps sinensis [7]. Tuy
nhiên, những thông tin này đều tập hợp từ các nguồn tài liệu tham khảo của
Trung Quốc.
Trong 02 năm qua (2008-2009) tại viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam,
Phạm Quang Thu tiến hành nghiên cứu nuôi trồng thể quả nấm Đông trùng hạ
thảo trong phòng thí nghiệm. Thí nghiệm với nhiều loại giá thể khác nhau để tìm
ra được công thức hiệu quả nhất để có thể nhân rộng việc nuôi cấy nhân tạo loài
nấm này tại Việt Nam.
1.1.3. Nhận xét đánh giá từ các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước
Từ phần tổng quan tài liệu những nghiên cứu về Đông trùng hạ thảo ở
ngoài nước và trong nước cho thấy: nấm Đông trùng hạ thảo là một loài nấm có
giá trị dược liệu quý, chữa trị được nhiều loài bệnh nan y như ung thư, kháng
khuẩn, chống oxy hóa và các bệnh về yếu sinh lý….. Cùng với các thảo dược
khác, việc nghiên cứu về giá trị dược liệu và sử dụng nấm Đông trùng hạ thảo
trong lâm sàng đã mở ra một hướng đi mới trong việc điều trị bệnh cho con
người. Cuộc sống hiện đại ngày nay đã khác rất nhiều so với trước, bên cạnh sự
phát triển của kinh tế và khoa học kỹ thuật, y học cũng ngày càng tiến bộ. Nhưng
sự lạm dụng thuốc Tây trong điều trị và sự sử dụng thuốc chưa đúng cách có thể
kéo theo hệ luỵ rất nhiều bệnh xuất hiện như: bệnh tiểu đường, bệnh dạ dày,
viêm gan, suy thận, đau xương khớp, phong thấp…đặc biệt là ở những người cao
tuổi. Để giảm tránh những tác dụng phụ do điều trị thuốc Tây dài ngày, đặc biệt
là việc sử dụng thuốc Tây đối với người cao tuổi dễ sinh phản ứng phụ hơn do
tuổi đã cao, hệ miễn dịch suy giảm và các cơ quan nội tạng cũng suy yếu, ngày
càng nhiều sản phẩm đông y và dược thảo được nghiên cứu để sử dụng điều trị
bệnh, bồi bổ sức khoẻ và tăng sinh lực…
25
Nghiên cứu về thành phần loài, giá trị dược liệu và nuôi trồng thể quả
được tiến hành nghiên cứu với trình độ cao ở nhiều nước trên thế giới và đạt
được kết quả tốt. Thực tế cho thấy tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ, kỹ thuật
nuôi trồng loài nấm này đã đạt được trình độ cao và được thực hiện trên quy mô
công nghiệp. Chỉ tính một trang nuôi trồng loài nấm này tại Kaiping, Quảng
Châu, sản lượng một năm thu được 100.000 kg sản phẩm. Sản phẩm nấm Đông
trùng hạ thảo từ nuôi trồng nhân tạo đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới kể cả
các nước phương Tây và mang lại lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp và người
nuôi trồng nấm. Nhiệt độ không khí 20-250
C, cường độ ánh sáng 500-700 lux là
những điều kiện tốt nhất để nuôi trồng thể quả trên giá thể nhân tạo.
Qua các nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy rằng nước ta nằm
trong vị trí địa lý có dải phân bố của nấm Đông trùng hạ thảo. Các nghiên cứu về
nấm Đông trùng hạ thảo đã được một số nhà khoa học quan tâm, bước đầu đã có
những công bố về thành phần loài, về phân bố và đặc điểm sinh thái học, giá trị
dược... Nhưng những nghiên cứu chưa nhiều, chưa đánh giá hết hiện trạng về
thành phần loài, số lượng, phân bố cụ thể, cũng như tiềm năng giá trị dược liệu
của các loài Đông trùng hạ thảo tại nước ta. Từ đó cũng chưa đưa ra được những
khuyến cáo trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng trên các địa phương của nước
ta có xuất hiện loài nấm quí này.
Nhằm góp phần giải quyết những vấn đề còn tồn tại nêu trên, đề tài
“Nghiên cứu thành phần loài nấm Đông trùng hạ thảo tại Khu bảo tồn thiên
nhiên Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang” đặt ra là rất cần thiết và có
ý nghĩa cả về khoa học lẫn thực tiễn. Trước hết, góp phần xây dựng danh mục
nguồn gen các loài nấm Đông trùng hạ thảo, bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất
biện pháp bảo tồn phát triển, sử dựng bền vững nguồn dược liệu quí này ở trong
nước. Đây cũng chính là lý do mà tôi lựa chọn đề tài này, để thực hiện trong
khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ khoa học nông nghiệp, chuyên
ngành Lâm học.
26
1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.2.1. Quá trình hình thành Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử
Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, được đánh giá là một trong những
khu bảo tồn thiên nhiên tiêu biểu nhất không chỉ của Bắc Giang mà còn điển
hình cho cả vùng đông bắc Việt Nam [6]. Với nguồn tài nguyên nước phong
phú, Khu BTTN Tây Yên Tử có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nước cho
sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, sinh hoạt của người dân trong vùng và các vùng
phụ cận. Ngoài ra, với những khu rừng nguyên sinh tiêu biểu và hệ thống động,
thực vật phong phú, đây không chỉ là điểm bảo tồn, nghiên cứu sinh vật mà còn
là khu du lịch sinh thái hấp dẫn dành cho du khách muốn khám phá thiên nhiên.
Được thành lập theo Quyết định số 82/2002/QĐ-UBND ngày 24/5/2002
của UBND tỉnh Bắc Giang. Với tổng diện tích là 24.810,10 ha, trong đó: diện
tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 6.022,5 ha; diện tích phục hồi sinh thái là
7.000,2 ha; diện tích dịch vụ hành chính là 22ha; diện tích vùng đệm là 11.765,4
ha; vai trò chính của Khu BTTN Tây Yên Tử là:
- Bảo vệ nguồn gen và tính đa dạng sinh học của khu hệ động, thực vật
rừng nhiệt đới của vùng Đông Bắc -Việt Nam;
- Nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh
doanh nghề rừng;
- Tăng cường vai trò phòng hộ, duy trì và điều hoà nguồn nước, bảo vệ
môi trường, góp phần ổn định đời sống nhân dân xung quanh Khu bảo tồn thiên
nhiên, phát triển du lịch sinh thái và bảo vệ di tích lịch sử văn hoá.
Trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang, cơ cầu tổ chức, bộ máy
Khu BTTN Tây Yên Tử gồm: Ban lãnh đạo; Bộ phận kỹ thuật; Bộ phận hành
chính dịch vụ; Cơ động pháp chế; Hạt Kiểm lâm.
Trụ sở Ban Quản lý Khu bảo tồn đặt Thị trấn Thanh Sơn, cách thị trấn An
Châu, huyện Sơn Động 25 km về phía Đông Nam.
27
1.2.2. Đặc điểm tự nhiên
1.2.2.1. Vị trí địa lý
Do điều chỉnh địa giới hành chính xã theo Nghị định số 05/NĐ-CP ngày
06/11/2008 của Chính phủ, xã Tuấn Mậu và Thị trấn Thanh Sơn được chia tách
từ 02 xã: Thanh Luận, Thanh Sơn. Nên hiện nay, Khu bảo tồn thiên nhiên Tây
Yên Tử nằm trên địa phận của 04 xã: xã An Lạc, xã Thanh Luận, xã Tuấn Mậu
huyện Sơn Động; xã Lục Sơn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Nằm trong tọa độ địa lý: từ 210
9’ -
210
13’ Vĩ độ Bắc; từ 1060
33’ – 1070
2’
Kinh độ Đông.
Ranh giới và giáp ranh của khu bảo tồn: diện tích thuộc 03 xã của huyện
Sơn Động, phía Tây và Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phần còn lại giáp các xã Dương
Hưu, Long Sơn, Thị trấn Thanh Sơn. Phần diện tích trên xã Lục Sơn giáp với xã
Trường Sơn huyện Lục Nam, phía Đông và phía Nam giáp tỉnh Quảng Ninh và
Hải Dương.
1.2.2.2. Địa hình và thổ nhưỡng
a. Địa hình
Khu BTTN Tây Yên Tử, chịu ảnh hưởng của cánh cung Đông Triều và
được bao bọc bởi dãy Yên Tử, có đỉnh Yên Tử cao nhất là 1068 m so với mực
nước biển. Địa hình thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc; độ dốc lớn, chia cắt
phức tạp với nhiều vách đá dựng đứng; độ dốc trung bình từ 200
- 350
, độ dốc
thấp nhất từ <150
- 250
và độ dốc cao nhất giáp với tỉnh Quảng Ninh từ 350
-400
.
b. Thổ nhưỡng
Đất trong khu vực nghiên cứu có nhiều loại khác nhau như đất mùn trên
núi cao, đất đỏ vàng trên núi thấp và núi trung bình có thành phần cơ giới thịt
nhẹ, thịt trung bình tầng đất từ trung bình đến dày, được hình thành trên đá trầm
tích, gồm các loại đá mẹ chính: Sa thạch, Phiến thạch sét, Sa phiến thạch, Cuội
28
kết và Phù sa cổ thuộc kỷ đệ tứ. Tuy nhiên, chiếm diện tích chủ yếu là 2 loại đất
sau:
- Đất Feralit trên núi phân bố ở độ cao 300m trở lên, hầu hết đất còn thực
vật che phủ, tầng đất trung bình và dày với thành phần cơ giới là thịt nhẹ và
trung bình, đất tơi xốp, hàm lượng mùn, dinh dưỡng khá.
- Đất Feralit điển hình, phân bố ở độ cao 200-300m, tầng đất dày và trung
bình, thành phần cơ giới là thịt trung bình, hàm lượng dinh dưỡng trung bình và
nghèo. Loại đất này phân bố tương đối phổ biến, tập trung chủ yếu ở khu Tây
Bắc khu bảo tồn, thường đã trải qua thời kỳ canh tác và gặp ở những diện tích
rừng phục hồi.
1.2.2.3. Khí hậu và thủy văn
a. Khí hậu
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và mưa nhiều; nhiệt độ trung bình
hàng năm là 230
C (Trung bình tháng cao nhất là 28,50
C; thấp nhất là 15,80
C).
Lượng mưa trung bình năm là 1.483,3 mm; trung bình tháng cao nhất 291,9 mm,
thấp nhất là 31,2 mm. Tổng số ngày mưa là 120 ngày, tập trung vào các tháng
5,6,7,8. Độ ẩm không khí bình quân là 82%, trong đó: độ ẩm cao nhất là 85%,
thấp nhất là 79%.
- Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 1.050 mm, trung bình tháng cao
nhất là 114,5mm; thấp nhất 69,2mm; thường bốc hơi mạnh trong các tháng 5,6,7.
Nhìn chung lượng bốc hơi thường thấp hơn lượng mưa, nên mùa khô ít hạn.
- Sương mù thường xuất hiện vào các tháng 1, 2, 9, 10, 11,12; thỉnh
thoảng có sương muối gây thiệt hại cho trồng trọt và chăn nuôi. Khu vực chịu
ảnh hưởng của 2 loại gió mùa: Gió mùa đông bắc thường xuất hiện vào mùa
đông kèm theo mưa phùn và giá lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau); Gió
mùa đông nam từ tháng 4 đến tháng 10 thường nóng và xuất hiện giông bão kèm
29
theo mưa to đến rất to. Song do xa biển lại được dãy Yên Tử che chắn nên mức
độ thiệt hại do bão gây ra không lớn.
b. Thuỷ văn
Khu BTTN Tây Yên Tử thuộc lưu vực Yên Tử Tây, lưu vực này có 7 con
suối lớn: Đồng Rì, Bài, Nước Ninh, Nước Vàng, Đá Ngang, Khe Đin và Khe Rỗ.
Đây là những con suối thuộc thượng nguồn sông Lục Nam. Do lưu vực còn
nhiều rừng nên 7 con suối trên có nước quanh năm, là nguồn cung cấp nước cho
các xã thuộc địa phần Khu bảo tồn và các vùng phụ cận đảm bảo sinh hoạt, sản
xuất cho nhân dân địa phương và các vùng phụ cận. Đóng vai trò quan trọng
trong việc điều tiết nước đảm bảo giao thông đường thủy và sinh hoạt, sản xuất
cho nhân dân sinh sống dọc hai bên bờ hệ thống sông Lục Nam.
1.2.2.4. Nguồn tài nguyên rừng và những kết quả hoạt động chủ yếu
a. Nguồn tài nguyên rừng
Theo kết quả điều tra sơ bộ xây dựng dự án Khu BTTN Tây Yên Tử đã
thống kê được:
- Thực vật đặc hữu và quý hiếm: trên địa phận rừng Tây Yên Tử có tới
728 loài thực vật thuộc 189 chi của 86 họ. Trong đó có hàng chục loài thực vật
đặc hữu, quý hiếm như: Pơ mu, Thông tre, Đinh, Lim, Sến mật, Gụ, Lát hoa,
Trầm hương, Ba kích, Sa nhân.....
- Động vật đặc hữu và quý hiếm: Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử có
226 loài động vật rừng, thuộc 81 họ của 24 bộ. Trong đó có hàng chục loài động
vật đặc hữu, quý hiếm được xếp trong sách đỏ Việt Nam đang có nguy cơ tuyệt
chủng, như: Cu li nhỏ, Voọc đen má trắng, Sói lửa, Gấu ngựa, Khỉ vàng, Hươu
vàng, Gà tiền mặt vàng, Gà lôi trắng, Rùa vàng, Rắn hổ mang chúa. Gần đây qua
nghiên cứu mới phát hiện thêm các loài động vật đặc biệt quý hiếm như: Cá cóc
sần Việt Nam, Ếch Yên Tử.
30
b. Những kết quả hoạt động chủ yếu của Khu BTTN Tây Yên Tử
Trong những năm qua trên địa phận Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử
đã triển khai nhiều hoạt động, trong đó có thể kể tới:
- Công tác quản lý bảo vệ rừng: Ban quản lý khu bảo tồn đã khoán công
tác bảo vệ rừng cho 5 tổ đội chuyên trách và nhóm hộ, hộ gia đình. Từ năm
2002, đã tiến hành khoanh nuôi, phục hồi tái sinh được trên 200 ha rừng. Về
công tác tuyên truyền bảo vệ rừng: Phối hợp với trung tâm giáo dục thiên nhiên
năm 2008 mở 2 lớp tuyên truyền cho cộng đồng người dân sinh sống ở ven rừng,
phối hợp với các trường phổ thông cơ sở tổ chức các cuộc thi tìm hiểu luật bảo
vệ và phát triển rừng.
- Công tác bảo tồn và nghiên cứu khoa học: Đã thử nghiệm nuôi nhốt
thành công 2 loài động vật hoang dã: Lợn rừng và Nhím. Sưu tập và trồng thành
vườn rừng các loài cây quý hiếm, đặc hữu với diện tích 10 ha; vườn cây thuốc
nam với diện tích 2 ha. Luôn có các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài
nghiên cứu khoa học, điều tra động thực vật rừng trong khu bảo tồn, bước đầu đã
tìm ra 02 loài đặc hữu là Cá cóc sần và Ếch Đồng Thông. Hiện nay, Khu bảo tồn
đã xây dựng khu nuôi nhốt cứu hộ động vật hoang dã với diện tích là 1,3 ha.
- Hoạt động du lịch sinh thái và tuyên truyền giáo dục môi trường: đã xây
dựng các tuyến du lịch sinh thái trong khu bảo tồn. Hàng năm, có hàng ngàn lượt
người trong và ngoài nước đến khu bảo tồn tham quan, du lịch sinh thái. Nhiều
nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đã đến nghiên cứu và xây dựng dự án đầu tư du
lịch song vẫn chưa được thực hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau.
1.2.3. Đặc điểm xã hội
1.2.3.1. Đặc điểm và phân bố dân cư
Theo kết quả điều tra gần nhất (ngày 01/4/2009) của Cục Thống kê tỉnh
Bắc Giang, tổng dân số các xã trên địa phận Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên
Tử là 14.369 người, thuộc 3.396 hộ, chi tiết theo bảng 1-1.
31
Bảng 1-1. Chi tiết dân số, dân tộc thuộc Khu BTTN Tây Yên Tử
Tổng dân số
Chia ra các thành phần dân tộc
(người)
TT Xã
Số hộ
Số
khẩu
Người
DTTS
Kinh Dao Tày
Cao
lan
Sán
chí
Dân
tộc
khác
1 An Lạc 754 3.117 2.624 493 1 2.188 81 310 44
2
Thanh
Luận 570 2.415 68 2.347 8 42 3 0 15
3 Tuấn Mậu 443 1.884 572 1.312 560 2 2 2 6
4 Lục Sơn: 1.629 6.953 3.535 3.418 2.215 47 1.241 0 32
Tổng 3.396 14.369 6.799 7.570 2.784 2.279 1.327 312 97
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang)
Sự phân bố dân cư, thành phần dân tộc trong khu vực nghiên cứu không
đồng đều. Người dân tộc thiểu số chiếm 47,32% tổng dân số trong khu vực,
trong đó tập trung chủ yêu ở 2 xã: An Lạc, Lục Sơn. Đa số nhân dân trong vùng
(trong đó hầu hết là người dân tộc thiểu số), sinh sống ven các cánh rừng, xa
trung tâm xã; điều kiện cuộc sống còn nhiều khó khăn, nguồn nước sinh hoạt chủ
yếu từ các khe, suối; còn một số thôn bản chưa được sử dụng điện lưới quốc gia.
1.2.3.2. Hiện trạng sản xuất
Trước đây, do cuộc sống du canh du cư, đời sống của đồng bào quanh
vùng chủ yếu là nhờ vào nương rẫy cho nên việc chặt phá rừng, đốt nương làm
rẫy diễn ra triền miên, đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, nguồn tài nguyên bị cạn
kiệt, tỷ lệ đất trống đồi núi trọc tăng lên. Một phần lớn diện tích đất rừng đã bị
thoái hoá nghiêm trọng do hậu quả của hoạt động nương rẫy trong một thời gian
dài. Tuy nhiên, từ năm 1998 đến nay nhờ sự đầu tư của Nhà nước thông qua các
chương trình, dự án, chính sách như: chương trình 135, chính sách 134, chính
sách trợ giá-trợ cước, các chính sách về nông lâm nghiệp… Nhân dân trong vùng
đã được nhận khoán bảo vệ và trồng rừng mới phủ xanh đất trống đồi núi trọc
32
nên diện tích rừng đã tăng đáng kể. Cùng với các chính sách hỗ trợ về kinh tế-xã
hội, chính sách tín dụng, các chính sách về giống và kỹ thuật đã giúp cho các hộ
gia đình có thêm thu nhập từ rừng, tự vươn lên xoá đói giảm nghèo. Tỷ lệ hộ
nghèo giảm từ hơn 70% năm 2005 xuống còn hơn 40% năm 2009, nhưng nhìn
chung, đời sống của nhân dân trong vùng còn nhiều khó khăn; thu nhập của đa
số nhân dân trong vùng chủ yếu dựa vào nông, lâm nghiệp. Chi tiết về nghề
nghiệp và số hộ nghèo của người dân trong Khu BTTN Tây Yên Tử, được trình
bày ở bảng 1-2.
Bảng 1-2. Nghề nghiệp và số hộ nghèo Khu BTTN Tây Yên Tử
TT Chỉ tiêu thống kê
An
Lạc
(hộ)
Thanh
Luận
(hộ)
Tuấn
Mậu
(hộ)
Lục
Sơn
(hộ)
Tổng
(hộ)
Tỷ lệ
(%)
I Tổng số hộ 754 570 443 1.629 3.396 100,0
- Số hộ nghèo 355 295 207 565 1.422 41,87
II Nghề nghiệp 754 570 443 1.629 3.396 100,0
1 Nông, lâm nghiệp 717 497 373 1.542 3.129 92,14
2
Công nghiệp,
TTCN 11 5 7 4 27 0,80
3 Xây dựng 3 2 2 12 19 0,56
4 Thương mại 14 52 57 38 161 4,74
5 Vận tải 7 3 3 7 20 0,59
6 Khác 2 11 1 26 40 1,18
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang)
Hiện nay trên địa bàn thôn Đồng Rì, xã Thanh Luận đang diễn ra hoạt động
của Nhà máy Nhiệt điện Sơn Động, được khởi công xây dựng từ cuối năm 2005
và bắt đầu phát điện từ cuối năm 2008. Đây là một nhà máy có qui mô lớn, với
số cán bộ, công nhân làm việc thời điểm đông nhất lên tới hàng ngàn người. Đã
góp phần thúc đẩy hoạt động dịch vụ xung quanh Nhà máy nhiệt điện phát triển
mạnh mẽ. Một bộ phận dân cư có vốn, kỹ thuật thì buôn bán, làm công nhân,
33
dịch vụ nhưng phần lớn vẫn sống nhờ vào rừng. Với các hoạt động phổ biến cho
sự mưu sinh hàng ngày của nhiều người dân sống ven rừng, như: khai thác gỗ,
củi trái phép; khai thác lâm sản khác như măng, cây thuốc, mật ong, lấy nứa, cây
cảnh; săn bắt động vật hoang dã; chăn thả gia súc quá mức dưới tán rừng… đã
gây ảnh hưởng không nhỏ tới tài nguyên rừng và cảnh quan khu bảo tồn.
1.2.3.3. Cơ sở hạ tầng và y tế, văn hóa - giáo dục
a. Cơ sở hạ tầng
- Về giao thông, trên địa bàn huyện Sơn Động có hai đường quốc lộ là
đường 279 và đường 289 chạy qua địa bàn các xã trong huyện và 4 xã thuộc khu
vực Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử. Đây là những tuyến đường giao thông
chính cho việc đi lại, buôn bán, giao lưu hàng hóa giữa các xã trong huyện và
với các huyện, tỉnh bạn. Riêng tuyến đường 289 hiện đang trong thời gian thi
công, lại có nhiều khe, suối cắt ngang nên việc đi lại còn gặp nhiều khó khăn,
nhất là vào mùa mưa lũ.
Ngoài ra, các đường lâm nghiệp trong khu bảo tồn, các đường liên thôn
bản được đầu tư cải tạo và mở mới nhờ các dự án đầu tư của Nhà nước, đã cải
thiện đáng kể trong việc lưu thông, vận chuyển, trao đổi hàng hóa của đồng bào
trong vùng.
- Nhờ có các chính sách đầu tư của nhà nước nên 3/4 xã (trừ xã Tuấn Mậu
mới được chia tách cuối năm 2008 nên đang trong giai đoạn đầu tư, xây dựng)
đều có trụ sở UBND được kiên cố hóa; hệ thống hồ, đập và kênh mương dần
được xây dựng và kiên cố hóa, tuy chưa đáp ứng được 100% nhu cầu. Nhưng đã
đảm bảo chủ động cung cấp nước tưới tiêu cho một số diện tích cấy lúa và hoa
mầu trên địa bàn.
-Điện sinh hoạt: Hệ thống điện lưới sinh hoạt đã kéo đến tận các thôn của
các xã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể dùng thắp sáng và sử dụng
34
các phương tiện thông tin. Tuy nhiên, còn nhiều hộ gia đình ở một vài thôn bản
xa xôi, nhỏ lẻ, xa đường trục chính nên chưa thể kéo và mắc điện về nhà.
b. Y tế, Văn hóa – Giáo dục
- Về Giáo dục: các trường Tiểu học và THCS tại trung tâm các xã đều
được kiên cố hóa; các lớp cắm bản được mở và dần được xây dựng kiên cố, tạo
điều kiện thuận lợi cho con em trong vùng đến lớp đúng độ tuổi qui định. Cùng
với các xã trên phạm vi toàn tỉnh, 4 xã trong phạm vi Khu bảo tồn Tây Yên Tử
đã hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học và THCS.
- Về văn hóa: 100% các xã có Bưu điện văn hóa xã, tại các thôn, bản đều
có Nhà văn hóa, trong đó có nhiều thôn, bản đã mở được hệ thống tủ sách. Tạo
điều kiện thuận lợi việc giao lưu, học hỏi, tiếp cận khoa học kỹ thuật phục vụ sản
xuất của người dân.
- Về Y tế: 100% trạm y tế các xã có Bác sĩ, số lượng Y sĩ có trình độ
chuyên môn, tại hầu khắp các thôn, bản của các xã đều có cán bộ y tế thôn bản.
Nhưng do trang thiết bị, thuốc men còn thiếu nên chưa đáp ứng được nhu cầu
khám chữa bệnh; công tác phòng ngừa dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu
cho người dân còn hạn chế.
1.2.4. Nhận xét về khu vực nghiên cứu
Thông qua những đặc điểm cơ bản của khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên
Tây Yên Tử ở trên có thể thấy rằng:
- Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử là một khu bảo tồn còn tương đối
nguyên vẹn, với quần thể sinh vật đa dạng và tài nguyên rừng phong phú. Các
điều kiện tự nhiên và các nhân tố sinh thái của khu vực phù hợp với sự sinh
trưởng, phát triển của nhiều loài sinh vật khác nhau, trong đó có các loài nấm.
Đây là những kho dữ liệu và cơ sở quan trọng cho công tác bảo tồn, nghiên cứu
về tài nguyên rừng.
35
- Dân số sống trong khu vực bao gồm nhiều dân tộc khác nhau, mỗi dân
tộc có một bản sắc văn hoá riêng trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng.
Trong đó có những phong tục truyền thống tích cực, cần phải được bảo tồn và
phát huy. Với những giá trị văn hóa đặc sắc, các nghề truyền thống riêng có của
các dân tộc thiểu số trong khu vực sẽ là một trong những tiềm năng của du lịch
sinh thái và nhân văn của khu vực.
-Đời sống của người dân trong khu bảo tồn còn phụ thuộc khá lớn vào
nông lâm nghiệp, do đó tạo nên áp lực khá lớn vào rừng. Vì vậy, để giải quyết
vấn đề bảo tồn, phát triển rừng và đảm bảo cải thiện cuộc sống cho người dân là
việc làm cấp thiết của chính quyền địa phương và Ban quản lý khu bảo tồn.
- Trong khu vực các xã thuộc địa phận khu bảo tồn, có sự hoạt động của
Nhà máy nhiệt điện, cộng với diện tích đất lâm nghiệp lớn, khu bảo tồn đa dạng.
Đây là những điều kiện thuận lợi trong việc định hướng phát triển kinh tế, sản
xuất hàng hóa, dịch vụ, thương mại và du lịch. Qua đó góp phần giúp cho nhân
dân trong vùng xóa đói, giảm nghèo bền vững.
36
CHƯƠNG II
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, đề tài đặt ra các nội dung nghiên cứu
sau đây:
2.1.1. Điều tra thu mẫu và giám định nấm ĐTHT tại Khu BTTN Tây Yên
Tử, Sơn Động, Bắc Giang
2.1.2. Đánh giá đa dạng sinh học các loài nấm ĐTHT tại Khu BTTN Tây
Yên Tử
- Đa dạng về thành phần loài, tần xuất xuất hiện;
- Đa dạng về phân bố;
- Đa dạng về ký chủ;
- Đa dạng về giá trị dược liệu.
2.1.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài nấm Isaria tenuipes
- Phân lập và đặc điểm của hệ sợi trong nuôi cấy thuần khiết;
- Ảnh hưởng của nhiêt độ không khí đến sự sinh trưởng của hệ sợi;
- Ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sự sinh trưởng của hệ sợi;
- Ảnh hưởng của pH môi trường đến sự sinh trưởng của hệ sợi;
- Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến sự sinh trưởng của hệ sợi.
2.1.4. Đề xuất hướng bảo tồn, khai thác, sử dụng và phát triển một số loài
nấm quý
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Quan điểm và cách tiếp cận trong nghiên cứu
- Ngành nấm nói chung, các loài nấm ĐTHT nói riêng rất đa dạng và phong phú,
vì vậy đề tài lấy quan điểm lịch sử và thực tiễn áp dụng trong nghiên cứu. Việc
37
kế thừa các tài liệu nghiên cứu đã được công bố có một tầm quan trọng đặc biệt,
để tiết kiệm và tránh sự chồng chéo trong nghiên cứu.
- Căn cứ vào mục tiêu đặt ra, thông qua nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh
thái và giá trị sử dụng của các loài nấm ĐTHT trong khu vực, làm cơ sở cho việc
đưa ra những giải pháp quản lý, khai thác. Chú trọng đến việc đề ra hướng bảo
vệ, sử dụng và khai thác một số loài nấm quí. Nhưng vẫn đảm bảo giá trị đa dạng
sinh học, quản lý bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có mà vẫn đáp
ứng được nhu cầu của người dân địa phương trong sự phát triển theo hướng có
lợi. Đặt vấn đề ưu tiên sử dụng bền vững nguồn dược liệu quí trong khu vực
nghiên cứu là nguyên tắc quan trọng khi đưa ra các giải pháp quản lý.
- Đa dạng các loài nấm ĐTHT là sự thích ứng giữa các loài nấm với điều kiện
ngoại cảnh, đa dạng côn trùng và tác động của con người. Vì vậy nghiên cứu
phải dựa vào sinh cảnh hiện có, các đặc điểm sinh vật học của loài và những thay
đổi về sinh thái môi trường để xem xét.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu chung
Đề tài áp dụng phương pháp kế thừa về số liệu, phương pháp điều tra, các
nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của nấm ĐTHT; giám định và phân lập nấm
trong phòng thí nghiệm; tổng hợp, sử lý số liệu, vẽ biểu đồ trên phần mềm Exel.
2.2.3. Công tác chuẩn bị
- Thu thập số liệu chung về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội các
xã nằm trong phạm vi khu vực nghiên cứu; các tài liệu, báo cáo, các nghiên cứu
khoa học.... về Khu BTTN Tây Yên Tử ; các tài liệu về nấm ĐTHT và những
vấn đề có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
- Chuẩn bị bản đồ, máy ảnh, máy định vị và các dụng cụ phục vụ cho điều tra và
thu hái nấm.
- Nắm và phân loại các trạng thái, loại hình rừng hiện có trong khu vực nghiên
cứu.
38
- Xác định hệ thống tuyến, địa điểm điều tra, trên cơ sở các tài liệu về đặc điểm
sinh vật học, sinh thái học của nấm như: mùa vụ sinh trưởng; vị trí nấm thường
mọc, độ cao, độ ẩm, độ tàn che…
2.2.4. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.2.4.1. Điều tra thu mẫu và giám định nấm ĐTHT tại Khu BTTN Tây Yên
Tử, Sơn Động, Bắc Giang
- Điều tra ngoại nghiệp: Điều tra được tiến hành định kỳ vào các tháng từ 4 -9,
tập trung vào các tháng mùa mưa. Khảo sát thu mẫu được thực hiện trên các
tuyến điều tra ngoài thực địa qua các dạng địa hình, các dạng thực bì trong khu
vực nghiên cứu. Các tuyến điều tra được thiết kế đi men theo rìa suối, dọc theo
khe, suối cạn và đường mòn hoặc theo dông núi từ dưới thấp lên cao và ngược
lại. Trên tuyến điều tra cứ 20m - 30m tiến hành 1 điểm điều tra, hoặc phát hiện
địa điểm có điều kiện thuận lợi cho nấm ĐTHT phát triển thì tiến hành khoanh
vùng và điều tra tỷ mỷ. Tại các điểm điều tra tiến hành điều tra kỹ phía dưới thân
cây đổ, dưới lớp lá mục và các khoảng đất trống trong rừng. Phát hiện được mẫu
nấm tiến hành đào thu mẫu nấm kể cả côn trùng bị ký sinh còn dính; đánh số
hiệu, chụp ảnh, đo đếm kích thước, mô tả đặc điểm hình thái của nấm, côn trùng
bị ký sinh và các đặc điểm của địa điểm thu mẫu…. Các thông tin được ghi vào
biểu sau:
Biểu ghi chép mẫu nấm thu hái ngoài tự nhiên
Người thu hái:..........................................................................................
Ngày thu hái:............................................Nơi hái:....................................
Điểm điều tra số…………………………
Địa hình (độ cao, hướng phơi, độ dốc):...................................................
Tuyến điều tra số:………………………….
Sinh cảnh địa điểm: Loại rừng, loài cây chính, ven đường, khe suối....
Đặc điểm hình thái Sinh thái
Thân nấm
TT
Tên nấm thu
hái
Số
hiệu Hình
dạng
Kích
thước
Kích
thước,
mầu sắc
thể quả
Giá thể mọc
(trên đất,
trên cây…)
Hình thái mọc
(mọc cụm,
đám, rải rác,
mọc tán xạ)
Côn
trùng bị
ký sinh
39
Mẫu nấm sau khi thu hái, được bọc trong giấy khô, mềm, tránh không làm
tổn thương đến nấm và đưa về phòng thí nghiệm để giám định, nghiên cứu đặc
điểm giải phẫu, bào tử và phân lập thuần khiết nấm.
- Mô tả và giám định mẫu nấm thu hái: Giám định mẫu dựa trên đặc điểm
hình thái, giải phẫu, đối chiếu, so sánh với chuyên khảo về Cordyceps của Gi-Ho
Sung et al. (2007), Sung Jae Mo (2000), Mao X.L.(2000) và Tsuguo Hongo và
Masana Izawa (1994). Một số loài quan trọng việc giám định có thể được thực
hiện bằng phương pháp sinh học phân tử, dựa trên phân đoạn 18S ARN ribosom.
2.2.4.2. Đánh giá đa dạng sinh học các loài nấm ĐTHT tại Khu BTTN Tây
Yên Tử
- Đa dạng về thành phần loài, tần suất xuất hiện: Các loài nấm thu được trong
khu vực điều tra được phân tích đánh giá theo % số loài thuộc các chi nấm. Tần
suất xuất hiện của loài nấm Đông trùng hạ thảo được chia làm 3 cấp: rất phổ biến
(ký hiệu +++), khá phổ biến (ký hiệu ++) và ít phổ biến (ký hiệu +), được tính
toán thông qua độ bắt gặp. Độ bắt gặp (Pi) được xác định bằng tỷ lệ % của loài
nấm Đông trùng hạ thảo đó xuất hiện, theo công thức tính như sau:
100
.
M
N
Pi = ; Trong đó:
Pi = Độ bắt gặp loài i;
N = Số lượng mẫu của loài nấm đông trùng hạ thảo i cần tính;
M = Tổng số lượng mẫu nấm thu được;
Căn cứ vào giá trị của Pi để phân thành 3 cấp độ bắt gặp như sau:
+ Loài ít phổ biến: Pi < 10% ký hiệu là +
+ Loài khá phổ biến: 10% ≤ Pi ≤ 30% ký hiệu là ++
+ Loài rất phổ biến: Pi > 30% ký hiệu là +++
40
Từ số liệu thu được, lập bảng biểu thống kê và vẽ các biểu đồ minh hoạ
kết quả nghiên cứu.
- Đa dạng về phân bố: Phân bố của các loài nấm được thống kê theo đai độ cao,
loại hình rừng, độ tàn che và thời gian phát sinh trong năm đối với các loài nấm
Đông trùng hạ thảo.
- Đa dạng về ký chủ: Do côn trùng bị nấm ký sinh có thể ở giai đoạn sâu non,
nhộng và sâu trưởng thành và thường bị biến dạng về hình thái nên việc giám
định thường gặp nhiều khó khăn. Căn cứ vào đặc điểm hình thái của các loài côn
trùng bị nấm ký sinh, đối chiếu với các chuyên khảo về các loài côn trùng thuộc
bộ Cánh vảy (Lepidoptera), bộ Cánh cứng (Coleoptera), Bộ cánh đều
(Homoptera), bộ cánh Thẳng (Orthoptera) và Bộ Cánh không đều
(Hemiptera)…. Xác định côn trùng bị ký sinh đến bộ (order), trong trường hợp
mẫu còn nguyên vẹn có thể xác định đến giống (genus) hoặc đến loài (species).
- Đa dạng về giá trị dược liệu: Giá trị sử dụng và giá trị dược liệu của nấm trên
cơ sở tổng quan tài liệu của các tác giả Mao X.L., 2000 ….
2.2.4.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài nấm Isaria tenuipes
- Trang thiết bị, vật tư để nghiên cứu:
+ Dụng cụ để phân lập: Đèn cồn, que cấy nấm, hộp petri, ống nghiệm,
bông, băng cuốn hộp Petri, dao, bút ghi thủy tinh…
+ Máy móc để nghiên cứu: Tủ cấy nấm, tủ định ôn, tủ lạnh, tủ sấy, bếp
điện, nồi hấp, máy ảnh, kính hiển vi….
- Phân lập thuần khiết nấm: Phân lập thuần khiết nấm từ thể quả thu được trên
môi trường phân lập nấm ĐTHT là môi trường PDA (Potato Dextrose Agar).
Môi trường sau khi pha xong được hấp khử trùng ở 121o
C trong thời gian 20
phút sau đó được đổ vào các hộp lồng vô trùng. Chọn mô nấm tươi mới, non
không bị sâu bệnh. Dùng cồn 70% rửa bề mặt nấm, tách lấy mô nấm bên trong
thể quả cấy vào môi trường dinh dưỡng; sau khi cấy xong cất giữ mẫu trong tủ
41
định ôn ở nhiệt độ 25o
C. Chọn sợi nấm không bị tạp nhiễm mọc ra từ mô nấm
cấy truyền sang môi trường dinh dưỡng mới. Sau khi tách sợi nấm khoảng 2- 3
lần, sợi nấm không bị nhiễm khuẩn, nấm tạp, và sợi nấm mọc đồng nhất thì ta
được sợi nấm thuần khiết.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ không khí đến sự sinh trưởng của hệ
sợi nấm
Môi trường thí nghiệm là PDA. Môi trường được hấp khử trùng ở nhiệt độ
121°C, áp suất tương đương với 1atm trong 30 phút, Đổ các môi trường vào 5
hộp lồng đã được khử trùng dày 3 -5 mm. Sau ít nhất là 2 giờ thạch khô, cứng rồi
cấy vào chính giữa mỗi hộp lồng một điểm giống nấm đúng bằng que cấy, băng
hộp lồng lại và để trong tủ định ôn có nhiệt độ khác nhau: 150
C, 200
C, 250
C,
300
C và 350
C. Tiến hành theo dõi chụp ảnh, mô tả các đặc điểm của hệ sợi và đo
tốc độ sinh trưởng của hệ sợi nấm, tiến hành đo lần đầu tiên sau 5 ngày bắt đầu
cấy, tiếp sau đó là đo sau 10 ngày và đo sau 15 ngày. Độ dầy của hệ sợi được
đánh giá theo Schwantes năm 1971.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sự sinh trưởng của hệ sợi
nấm
Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp của Booth C. Tạo độ ẩm
không khí khác nhau trong bình kín thông qua nồng độ NaCl, cụ thể là pha NaCl
với nồng độ như sau:
NaCl (g/1lít H2O) 0 8 16 24 32 40
RH (%) 100 95 90 85 80 75
Dung dịch pha xong đổ vào bình hút ẩm loại lớn, đậy nắp lại để ở phòng
thí nghiệm trong tối có nhiệt độ không khí khoảng 23 - 27°C. Sau 48 giờ trong
các bình hút ẩm khác nhau sẽ có độ ẩm không khí khác nhau, phụ thuộc nồng độ
NaCl. Khi nồng độ NaCl càng lớn thì tạo độ ẩm khômg khí càng lớn. Môi trường
thạch khoai tây sau khi hấp khử trùng, được đổ vào các hộp lồng đã được khử
trùng thông qua hấp sấy và đổ một lớp môi trường PDA dày 3- 5 mm. Cấy giống
42
nấm đã được phân lập vào chính giữa hộp lồng với lượng bằng nhau bằng que
cấy. Đặt các hộp lồng vào các bình hút ẩm có độ ẩm không khí khác nhau đó
với mỗi bình làm 5 hộp lồng. Tiến hành theo dõi chụp ảnh, mô tả các đặc điểm
của hệ sợi và đo tốc độ sinh trưởng của hệ sợi nấm, tiến hành đo lần đầu tiên sau
5 ngày bắt đầu cấy, tiếp sau đó là đo sau 10 ngày và đo sau 15 ngày. Độ dầy của
hệ sợi được đánh giá theo Schwantes năm 1971.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của pH môi trường đến sự sinh trưởng của hệ sợi
nấm
Phương pháp được tiến hành như sau: môi trường gốc nuôi cấy nấm là
PDA. Môi trường gốc có pH = 6, dùng HCl 10% để điều chỉnh mức pH của môi
trường là 4,0; 5,0, dùng NaOH để điều chỉnh pH môi trường theo các mức 7,0;
8,0. Sau đó nút miệng bình tam giác bằng bông sạch và quấn giấy báo phía trên.
Môi trường được hấp khử trùng ở nhiệt độ 121°C, áp suất tương đương với 1atm
trong 30 phút, Đổ các môi trường có các mức pH khác nhau đó vào 5 hộp lồng
đã được khử trùng dày 3 -5 mm. Sau ít nhất là 2 giờ thạch khô, cứng rồi cấy vào
chính giữa mỗi hộp lồng một điểm giống nấm đúng bằng que cấy, băng hộp lồng
lại và để trong tủ định ôn có nhiệt độ 25.0°C ± 1. Tiến hành theo dõi chụp ảnh,
mô tả các đặc điểm của hệ sợi và đo tốc độ sinh trưởng của hệ sợi nấm, tiến hành
đo lần đầu tiên sau 5 ngày bắt đầu cấy, tiếp sau đó là đo sau 10 ngày và đo sau
15 ngày. Độ dầy của hệ sợi được đánh giá theo Schwantes năm 1971.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng tới sinh trưởng của hệ
sợi
Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng ảnh hưởng tới
sinh trưởng của hệ sợi trong nuôi cấy thuần khiết được thực hiện với 3 loại môi
trường dinh dưỡng khác nhau: môi trường PDA, môi trường PDA bổ sung 10%
pepton và môi trường PDA bổ sung 10% bột nhộng tằm. Môi trường được hấp
khử trùng ở nhiệt độ 121°C, áp suất tương đương với 1atm trong 30 phút. Đổ các
môi trường vào 5 hộp lồng đã được khử trùng dày 3 -5 mm. Sau ít nhất là 2 giờ
43
thạch khô, cứng rồi cấy vào chính giữa mỗi hộp lồng một điểm giống nấm đúng
bằng que cấy, băng hộp lồng lại và để trong tủ định ôn có nhiệt độ 25°C ± 1.
Tiến hành theo dõi chụp ảnh, mô tả các đặc điểm của hệ sợi và đo tốc độ sinh
trưởng của hệ sợi nấm, tiến hành đo lần đầu tiên sau 5 ngày bắt đầu cấy, tiếp sau
đó là đo sau 10 ngày và đo sau 15 ngày. Độ dầy của hệ sợi được đánh giá theo
Schwantes năm 1971.
2.2.4.4. Đề xuất hướng bảo tồn, khai thác, sử dụng và phát triển một số loài
nấm quý
Đề xuất hướng bảo tồn, khai thác, sử dụng và phát triển nấm ĐTHT được
căn cứ vào kết quả nghiên cứu về đặc điểm phân bố, giá trị dược liệu và đặc
điểm sinh học của các loài nấm. Đề xuất trên cơ sở phát triển bền vững và sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng.
44
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả điều tra thu mẫu và giám định nấm Đông trùng hạ thảo tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, Sơn Động, Bắc Giang
3.1.1. Thành phần loài nấm ĐTHT của khu vực nghiên cứu
Trong thời gian điều tra từ tháng 6-9/2009 và tháng 4-5/2010 tại Khu bảo
tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, tác giả đã thu hái được 101 mẫu nấm ĐTHT. Các
mẫu nấm được đánh số, ký hiệu theo thứ tự từ TYT01 đến TYT101. Kết quả sau
khi giám định, phân loại và thống kê thành phần loài, được trình bày ở bảng 3-1.
Bảng 3-1. Phân loại thành phần loài nấm Đông trùng hạ thảo thu được tại
Khu BTTN Tây Yên Tử
Tên khoa học
TT
Đơn vị
phân
loại
Teleomorphs
(Thể hữu tính)
Anamorphs
(Thể vô tính)
Ngành ASCOMYCOTA
Lớp Sordariomycetes
Bộ Hypocreales
* Họ Cordycipitaceae
* Chi Beauveria
1 Bauveria sp.
2 Beauveria bassiana Vuill.
* Chi Metarhizium
3 Metarrhizium anisopliae
(Metch.) Sor
* Chi Akanthomyces
4 Akanthomyces novoguineensi
Samson & Brady
* Chi Cordyceps
5 Cordyceps oxycephala Penz.
& Sacc
45
6 Cordyceps nutans Pat.
7 Cordyceps sphecocephala
Berk. & M.A. Curtis
8 Cordyceps stylophora Berk. &
Broome
9 Cordyceps myrmecophila
Cesati, Bot. Zeit
* Chi Torrubiella
10 Torrubiella minutissima
Y. Kobayashi & Shimizu
* Chi Isaria
11 Isaria takamizusanensis
Kobayasi
12 Isaria tenuipes Peck
* Chi Gibellula
13 Gibellula sp.
Từ bảng 3-1 trên cho thấy, thành phần loài nấm ĐTHT thu được trên địa
bàn Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử khá đa dạng. Với 7 chi nấm khác nhau,
trong đó: có 2 chi với 6 loài thuộc thể hữu tính; 5 chi với 7 loài thuộc thể vô tính.
Trong số 13 loài nấm ĐTHT thu được, có 6 loài lần đầu tiên được phát hiện và
mô tả tại Việt Nam như: Cordyceps sphecocephala, Cordyceps stylophora;
Akanthomyces novoguineensis, Torrubiella minutissima, Gibellula sp, Isaria
takamizusanensis.
3.1.2. Mô tả đặc điểm hình thái các loài nấm tại Khu BTTN Tây Yên Tử
3.1.2.1. Nấm Bạch cương Bauveria sp.
Thu hái được 10 mẫu, được đánh số và ký hiệu từ: TYT01, TYT04-
TYT06, TYT09, TYT30, TYT76, TYT77, TYT90, TYT96;
- Đặc điểm hình thái, giải phẫu (Hình 1a, 1b): thân nấm là những sợi mảnh,
ngắn, mầu trắng, mọc thành đám hoặc những đụn nhỏ bao phủ trên thân ký chủ.
Bào tử hình tròn sắp xếp theo dạng chuỗi, xen lẫn bào tử hình hạt gạo thuôn dài.
46
- Ký chủ: Nấm Bauveria sp. được tìm thấy, ký sinh trên nhiều loài côn trùng
khác nhau như: Cánh cam, cầu cấu, thuộc Bộ Cánh cứng Coleoptera; trên loài
gián thuộc Bộ Gián Blattodea/Blattoptera; trên loài nhện, thuộc Bộ Nhện
Araneina; trên loài bướm, thuộc Bộ Cánh vẩy Lepidoptera.
Hình 1a: Mẫu nấm Bauveria sp. Hình 1b: Bào tử nấm Bauveria sp.
- Phân bố: Nấm được tìm thấy ở cả rừng trồng và rừng tự nhiên, tại nhiều độ
cao, sinh cảnh, độ ẩm và độ tàn che khác nhau. Các mẫu ký chủ của nấm thường
nằm nổi trên lớp thảm mục, lá khô của rừng.
3.1.2.2. Nấm Bạch cương Beauveria bassiana Vuill.
Thu hái được 2 mẫu, được đánh số và ký hiệu: TYT03, TYT101;
- Đặc điểm hình thái, giải phẫu (Hình 2a, 2b):
Nấm Beauveria bassiana là những sợi mảnh, bông, mầu trắng, mọc thành
từng đụn nhỏ bao phủ lốm đốm trên đầu, thân, chân và cánh ký chủ. Bào tử có
dạng hình trứng, gắn kết đan xen tạo thành các chuỗi và mảng như mắt lưới.
- Ký chủ: Nấm Beauveria bassiana, ký sinh trên ong tò vò lớn thuộc bộ Cánh
màng Hymenoptera, trên ve sầu thuộc bộ Cánh bằng Hemiptera.
47
Hình 2a: Mẫu nấm Beauveria bassiana Hình 2b: Bào tử nấm Beauveria
bassiana
- Phân bố: Nấm được tìm thấy trên cả rừng trồng và rừng tự nhiên; ở độ cao
dưới 700m; ở nhiều độ ẩm và độ tàn che khác nhau; trên lớp lá khô ven đường
mòn, độ ẩm trung bình; sinh cảnh rừng hỗn giao cây gỗ xen nứa, vầu.
3.1.2.3. Nấm Lục cương Metarhizium anisopliae (Metch.) Sor
Thu hái được 3 mẫu, được đánh số và ký hiệu: TYT02, TYT28, TYT60;
- Đặc điểm hình thái, giải phẫu (Hình 3a, 3b): Nấm Metarrhizium anisopliae
là những sợi mảnh, mầu xanh, gốc nấm xen chút trắng, mọc bao phủ quanh thân
ký chủ. Bào tử có hình hạt gạo, thuôn dài và hình cầu; sắp xếp hỗn độn, nửa
phân tán, nửa dạng chuỗi.
Hình 3a: Mẫu nấm Metarhizium
anisopliae
Hình 3b: Bào tử nấm Metarhizium
anisopliae
- Ký chủ: Nấm ký sinh trên loài Bọ hung lớn thuộc bộ Cánh cứng Coleoptera và
trên loài gián thuộc Bộ Gián Blattodea.
48
- Phân bố: Nấm tìm thấy trên cả rừng trồng và rừng tự nhiên; ở độ cao dưới
700m; ở nhiều sinh cảnh, độ ẩm và độ tàn che khác nhau. Khi được tìm thấy, các
mẫu ký chủ của nấm thường nằm nổi trên lớp thảm mục, lá khô của rừng.
3.1.2.4. Nấm Akanthomyces novoguineensis Samson & Brady
Thu hái được 7 mẫu, được đánh số và ký hiệu từ: TYT07, TYT81,
TYT86, TYT91, TYT94, TYT97, TYT98;
- Đặc điểm hình thái, giải phẫu (Hình 4a, 4b):
Nấm có mầu trắng, mọc thành nhiều sợi tua tủa quanh chiều ngang của
thân con rệp tạo thành một vòng tròn, với số lượng nhiều nhất là 20 sợi nấm trên
một ký chủ. Toàn bộ sợi nấm mầu trắng, sợi dài nhất là 18mm, gốc sợi nấm có
đường kính trung bình từ 1-2mm; cây nấm có hình thuôn nhọn, xung quanh thân
nấm bao phủ những lớp bông trắng rất nhỏ, mảnh. Bào tử nấm dạng hình ống,
dài, sắp xếp theo một hướng gần như song song.
- Ký chủ: Nấm Akanthomyces novoguineensis, ký sinh trên mình con rệp, thuộc
Bộ Nhện Araneina. Rệp mầu nâu hồng, hình bầu dục dẹt; cá thể lớn nhất thu
được dài 10mm, rộng 7mm, đầu nhỏ, ngắn, có nhiều chân.
Hình 4a: Mẫu nấm Akanthomyces
novoguineensis
Hình 4b: Bào tử nấm Akanthomyces
novoguineensis
- Phân bố: Nấm Akanthomyces novoguineensis được tìm thấy trên rừng tự
nhiên; ở nhiều địa điểm có sinh cảnh, độ ẩm, độ cao, độ tàn che khác nhau; nấm
Tải bản FULL (93 trang): https://bit.ly/3fR6Q9n
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
49
thường được tìm thấy khi ký chủ rệp dính trên mặt lá khô. Có một điểm đặc biệt
là khi được tìm thấy, dù đã mọc rất nhiều nấm xung quanh thân, nhưng một vài
cá thể rệp vẫn còn sống, chân và râu vẫn ngo ngoe, động đậy mặc dù rệp không
thể di chuyển được.
3.1.2.5. Nấm Cordyceps oxycephala Penz. & Sacc
Thu hái được 12 mẫu, được đánh số và ký hiệu từ: TYT08, TYT31,
TYT33-TYT 40, TYT55, TYT63.
- Đặc điểm hình thái, giải phẫu (Hình 5a, 5b):
Nấm mọc lên từ phần đốt ngực trước và phần đầu của con ong, với số
lượng trên mỗi một con ong là từ 1-3 cây. Nấm có mầu vàng, chiều dài từ 60 –
130mm, chiều ngang thân nấm từ 1-2,5mm, đoạn gốc cây nấm (phần cơ chất -
Stroma) có mầu vàng nhạt hơi trắng; thể quả màu vàng, hình ống, thuôn ngắn,
chiều dài thể quả chiếm từ 1/6 đến 1/4 chiều dài của cả cây nấm, chiều ngang
của thể quả từ 1,5-2,5mm.
Bào tử nấm dạng hạt gạo thuôn dài, nhọn về hai đầu, gắn kết với nhau
thành chuỗi; khoảng 5 chuỗi bào tử bện với nhau như dây thừng tạo thành túi
bào tử hình trụ. Túi bào tử rất dễ vỡ và phân tán thành những bào tử nhỏ.
- Ký chủ: Nấm Cordyceps oxycephala được tìm thấy, ký sinh trên các loài Ong
thuộc Bộ Cánh màng Hymenoptera.
Hình 5a: Mẫu nấm Cordyceps
oxycephala
Hình 5b: Chi tiết thể quả nấm
Cordyceps oxycephala
Tải bản FULL (93 trang): https://bit.ly/3fR6Q9n
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
50
- Phân bố: Nấm Cordyceps oxycephala được tìm thấy trên rừng tự nhiên; ở độ
cao từ 500 trở lên, độ ẩm cao, độ tàn che chủ yếu từ 0,7-0,8; sinh cảnh gồm:
rừng gỗ lá rộng trám, chẹo, ngát; tầng thảm mục từ trung bình trở lên, nhiều lá
khô. Nấm mọc lên khỏi lớp thảm mục rừng, phần thể quả nổi trên lớp lá khô,
thảm mục, ký chủ của nấm nằm ngay dưới lớp thảm mục rừng.
3.1.2.6. Nấm Cordyceps nutans Pat [8].
Thu hái được 51 mẫu, được đánh số và ký hiệu từ: TYT10-TYT22,
TYT27, TYT29, TYT41-TYT44, TYT47-TYT51, TYT54, TYT56-TYT59,
TYT64-TYT68, TYT70, TYT72, TYT74, TYT75, TYT78, TYT82-TYT85,
TYT87-TYT89, TYT92, TYT93, TYT95, TYT99,TYT100;
- Đặc điểm hình thái, giải phẫu (Hình 6a, 6b):
Nấm Cordyceps nutans Pat được mọc từ phần đầu, ngực và phần cuối của
bụng bọ xít, trong các mẫu được tìm thấy, nấm chủ yếu mọc lên từ phần đầu và
ngực của bọ xít. Nấm khi còn non hình thuôn nhọn hoặc hình lưỡi liềm, khi già
hình chùy; cuống của nấm màu nâu hơi đen; phần hình chùy và phần trên có màu
đỏ da cam đặc trưng, chiếm từ 1/6 đến 1/4 chiều dài của cả cây nấm. Số lượng
nấm trên một con bọ xít có từ 1-4, nấm trưởng thành thu được có chiều dài từ
60-180mm, chiều ngang phần thân nấm 2-2,5mm, phần thể quả hình chùy có
chiều ngang từ 2,5-4mm.
Trên phần sinh sản màu đỏ da cam chứa thể quả dạng chai, chìm sâu, vách
không màu, mọc xiên, cổ cong, miệng thể quả vẫn nhìn thấy trên thể hình chùy.
Kích thước của thể quả 550-810 x 130-210µm.
Túi bào tử hình trụ, kích thước chiều dài 760-780 µm, đường kính 7-8 µm.
Mỗi túi bào tử chứa 8 bào tử. Bào tử túi rất dễ gãy thành những đoạn nhỏ được
gọi là “đoạn bào tử”. Đoạn bào tử hình trụ hoặc hình tang trống, hơi phình to ở
đoạn giữa, hai đầu bằng. Kích thước 9-14,8 x 1,5-2,0µm.
3565691

More Related Content

What's hot

Nhân Giống Vô Tính In Vitro Cây Hoa Cẩm Chướng - Dianthus Sinensis L._0831571...
Nhân Giống Vô Tính In Vitro Cây Hoa Cẩm Chướng - Dianthus Sinensis L._0831571...Nhân Giống Vô Tính In Vitro Cây Hoa Cẩm Chướng - Dianthus Sinensis L._0831571...
Nhân Giống Vô Tính In Vitro Cây Hoa Cẩm Chướng - Dianthus Sinensis L._0831571...PinkHandmade
 
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Xác định thời gian thu hoạch sâu chết để thu nhận virus npv trên sâu khoang ă...
Xác định thời gian thu hoạch sâu chết để thu nhận virus npv trên sâu khoang ă...Xác định thời gian thu hoạch sâu chết để thu nhận virus npv trên sâu khoang ă...
Xác định thời gian thu hoạch sâu chết để thu nhận virus npv trên sâu khoang ă...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xác định thành phần nấm bệnh và giám định vi khuẩn pantoea stewartii gây bệnh...
Xác định thành phần nấm bệnh và giám định vi khuẩn pantoea stewartii gây bệnh...Xác định thành phần nấm bệnh và giám định vi khuẩn pantoea stewartii gây bệnh...
Xác định thành phần nấm bệnh và giám định vi khuẩn pantoea stewartii gây bệnh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật: chế phẩm vi nấm OMETAR
Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật: chế phẩm vi nấm OMETARChế phẩm sinh học bảo vệ thực vật: chế phẩm vi nấm OMETAR
Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật: chế phẩm vi nấm OMETARbomxuan868
 
1338022181 bai khoa luan 25.5
1338022181 bai khoa luan 25.51338022181 bai khoa luan 25.5
1338022181 bai khoa luan 25.5Canh Dong Xanh
 
Khảo sát điều kiện nuôi cấy nấm men Rhodotorula sp trên môi trường bán rắn
Khảo sát điều kiện nuôi cấy nấm men Rhodotorula sp trên môi trường bán rắnKhảo sát điều kiện nuôi cấy nấm men Rhodotorula sp trên môi trường bán rắn
Khảo sát điều kiện nuôi cấy nấm men Rhodotorula sp trên môi trường bán rắnhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
tài liệu kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám
tài liệu kỹ thuật trồng nấm bào ngư xámtài liệu kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám
tài liệu kỹ thuật trồng nấm bào ngư xámTrang Trại Nấm CNV
 
Nghien cuu nuoi cay te bao cay nghe den va khao sat kha nang tich luy mot so ...
Nghien cuu nuoi cay te bao cay nghe den va khao sat kha nang tich luy mot so ...Nghien cuu nuoi cay te bao cay nghe den va khao sat kha nang tich luy mot so ...
Nghien cuu nuoi cay te bao cay nghe den va khao sat kha nang tich luy mot so ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúc
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúcKỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúc
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúcHạnh Hiền
 
Nghiên cứu thành phần loài, tính gây bệnh và khả năng phòng chống nấm colleto...
Nghiên cứu thành phần loài, tính gây bệnh và khả năng phòng chống nấm colleto...Nghiên cứu thành phần loài, tính gây bệnh và khả năng phòng chống nấm colleto...
Nghiên cứu thành phần loài, tính gây bệnh và khả năng phòng chống nấm colleto...Man_Ebook
 
Chuong 2 nguyen lieu va quy trinh san xuat che pham enzyme
Chuong 2 nguyen lieu va quy trinh san xuat che pham enzymeChuong 2 nguyen lieu va quy trinh san xuat che pham enzyme
Chuong 2 nguyen lieu va quy trinh san xuat che pham enzymeNguyen Thanh Tu Collection
 
ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...
ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...
ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...Thanh Hoa
 
Mai vi sinh 11111
Mai vi sinh 11111Mai vi sinh 11111
Mai vi sinh 11111Bá Mai
 

What's hot (20)

Bản dịch nhóm 9
Bản dịch  nhóm 9Bản dịch  nhóm 9
Bản dịch nhóm 9
 
Nhân Giống Vô Tính In Vitro Cây Hoa Cẩm Chướng - Dianthus Sinensis L._0831571...
Nhân Giống Vô Tính In Vitro Cây Hoa Cẩm Chướng - Dianthus Sinensis L._0831571...Nhân Giống Vô Tính In Vitro Cây Hoa Cẩm Chướng - Dianthus Sinensis L._0831571...
Nhân Giống Vô Tính In Vitro Cây Hoa Cẩm Chướng - Dianthus Sinensis L._0831571...
 
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
 
Xác định thời gian thu hoạch sâu chết để thu nhận virus npv trên sâu khoang ă...
Xác định thời gian thu hoạch sâu chết để thu nhận virus npv trên sâu khoang ă...Xác định thời gian thu hoạch sâu chết để thu nhận virus npv trên sâu khoang ă...
Xác định thời gian thu hoạch sâu chết để thu nhận virus npv trên sâu khoang ă...
 
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, HAY
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, HAYNghiên cứu thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, HAY
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, HAY
 
Xác định thành phần nấm bệnh và giám định vi khuẩn pantoea stewartii gây bệnh...
Xác định thành phần nấm bệnh và giám định vi khuẩn pantoea stewartii gây bệnh...Xác định thành phần nấm bệnh và giám định vi khuẩn pantoea stewartii gây bệnh...
Xác định thành phần nấm bệnh và giám định vi khuẩn pantoea stewartii gây bệnh...
 
Contrungnongnghiep
ContrungnongnghiepContrungnongnghiep
Contrungnongnghiep
 
Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật: chế phẩm vi nấm OMETAR
Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật: chế phẩm vi nấm OMETARChế phẩm sinh học bảo vệ thực vật: chế phẩm vi nấm OMETAR
Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật: chế phẩm vi nấm OMETAR
 
1338022181 bai khoa luan 25.5
1338022181 bai khoa luan 25.51338022181 bai khoa luan 25.5
1338022181 bai khoa luan 25.5
 
Bai vsvud thuyet trinh
Bai vsvud thuyet trinhBai vsvud thuyet trinh
Bai vsvud thuyet trinh
 
Khảo sát điều kiện nuôi cấy nấm men Rhodotorula sp trên môi trường bán rắn
Khảo sát điều kiện nuôi cấy nấm men Rhodotorula sp trên môi trường bán rắnKhảo sát điều kiện nuôi cấy nấm men Rhodotorula sp trên môi trường bán rắn
Khảo sát điều kiện nuôi cấy nấm men Rhodotorula sp trên môi trường bán rắn
 
tài liệu kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám
tài liệu kỹ thuật trồng nấm bào ngư xámtài liệu kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám
tài liệu kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám
 
Nghien cuu nuoi cay te bao cay nghe den va khao sat kha nang tich luy mot so ...
Nghien cuu nuoi cay te bao cay nghe den va khao sat kha nang tich luy mot so ...Nghien cuu nuoi cay te bao cay nghe den va khao sat kha nang tich luy mot so ...
Nghien cuu nuoi cay te bao cay nghe den va khao sat kha nang tich luy mot so ...
 
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúc
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúcKỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúc
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúc
 
Nghiên cứu thành phần loài, tính gây bệnh và khả năng phòng chống nấm colleto...
Nghiên cứu thành phần loài, tính gây bệnh và khả năng phòng chống nấm colleto...Nghiên cứu thành phần loài, tính gây bệnh và khả năng phòng chống nấm colleto...
Nghiên cứu thành phần loài, tính gây bệnh và khả năng phòng chống nấm colleto...
 
Chuong 2 nguyen lieu va quy trinh san xuat che pham enzyme
Chuong 2 nguyen lieu va quy trinh san xuat che pham enzymeChuong 2 nguyen lieu va quy trinh san xuat che pham enzyme
Chuong 2 nguyen lieu va quy trinh san xuat che pham enzyme
 
ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...
ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...
ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...
 
Vi khuẩn quang hợp Phototrophic Bacteria để xử lí chất hữu cơ
Vi khuẩn quang hợp Phototrophic Bacteria để xử lí chất hữu cơVi khuẩn quang hợp Phototrophic Bacteria để xử lí chất hữu cơ
Vi khuẩn quang hợp Phototrophic Bacteria để xử lí chất hữu cơ
 
Chế phẩm bt
Chế phẩm btChế phẩm bt
Chế phẩm bt
 
Mai vi sinh 11111
Mai vi sinh 11111Mai vi sinh 11111
Mai vi sinh 11111
 

Similar to Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Tây Yên Tử, Huyện Sơn Động, Tỉnh Bắc Giang

Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...nataliej4
 
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...nataliej4
 
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Quocphong Nguyen
 
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích vai trò của gốc methionine trong cấu trúc nhân tố phiên mã ở cây đậ...
Phân tích vai trò của gốc methionine trong cấu trúc nhân tố phiên mã ở cây đậ...Phân tích vai trò của gốc methionine trong cấu trúc nhân tố phiên mã ở cây đậ...
Phân tích vai trò của gốc methionine trong cấu trúc nhân tố phiên mã ở cây đậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...
Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...
Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩssuser499fca
 

Similar to Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Tây Yên Tử, Huyện Sơn Động, Tỉnh Bắc Giang (20)

Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
 
Luận án: Đặc điểm sinh học của rệp sáp bột hồng hại sắn, HAY
Luận án: Đặc điểm sinh học của rệp sáp bột hồng hại sắn, HAYLuận án: Đặc điểm sinh học của rệp sáp bột hồng hại sắn, HAY
Luận án: Đặc điểm sinh học của rệp sáp bột hồng hại sắn, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
 
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
Luận án: Nghiên cứu sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ
 
Luận án: Ảnh hưởng của kích dục tố đến sinh sản của cầy vòi hương
Luận án: Ảnh hưởng của kích dục tố đến sinh sản của cầy vòi hươngLuận án: Ảnh hưởng của kích dục tố đến sinh sản của cầy vòi hương
Luận án: Ảnh hưởng của kích dục tố đến sinh sản của cầy vòi hương
 
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
 
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng NamLuận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng NamLuận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
 
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
 
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
 
Luận văn: Sự tăng trưởng in vitro của mầm lúa ngập úng, HAY
Luận văn: Sự tăng trưởng in vitro của mầm lúa ngập úng, HAYLuận văn: Sự tăng trưởng in vitro của mầm lúa ngập úng, HAY
Luận văn: Sự tăng trưởng in vitro của mầm lúa ngập úng, HAY
 
Phân tích vai trò của gốc methionine trong cấu trúc nhân tố phiên mã ở cây đậ...
Phân tích vai trò của gốc methionine trong cấu trúc nhân tố phiên mã ở cây đậ...Phân tích vai trò của gốc methionine trong cấu trúc nhân tố phiên mã ở cây đậ...
Phân tích vai trò của gốc methionine trong cấu trúc nhân tố phiên mã ở cây đậ...
 
Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...
Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...
Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...
 
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
 
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
 
Luận án: Phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)
Luận án: Phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)Luận án: Phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)
Luận án: Phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)
 
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tốLuận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
 
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩ
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Tây Yên Tử, Huyện Sơn Động, Tỉnh Bắc Giang

  • 1. 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------------------------------------- HOÀNG TIẾN CÔNG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI NẤM ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÂY YÊN TỬ, HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Thái Nguyên, năm 2010
  • 2. 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------------------------------------- HOÀNG TIẾN CÔNG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI NẤM ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÂY YÊN TỬ, HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60 62 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. PHẠM QUANG THU Thái Nguyên, năm 2010
  • 3. 3 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo cao học chuyên ngành Lâm học khoá 16 năm 2008–2010. Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành phần loài nấm Đông trùng hạ thảo tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”. Trong quá trình thực hiện bản luận văn này, tôi đã luôn nhận được sự giúp đỡ quý báu của các đơn vị, tổ chức; các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các đồng nghiệp và các bạn học viên cùng lớp. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các cơ quan và cá nhân: - Ban Giám hiệu nhà trường, Khoa Sau Đại học và các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; Ban Lãnh đạo Viện và tập thể cán bộ Phòng Nghiên cứu Bảo vệ thực vật rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; Ban Quản lý Khu bảo tồn và đồng bào khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử; Lãnh đạo và đồng nghiệp Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang... - Đặc biệt, cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Phạm Quang Thu – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học giúp tôi hoàn thành bản luận văn này. Do hạn chế về nhân lực, tài chính, thời gian và các điều kiện nghiên cứu, cũng như năng lực của bản thân nên bản luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học và đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 10 năm 2010 Tác giả Hoàng Tiến Công
  • 4. 4 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu và kết quả trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa hề được sử dụng để bảo vệ ở một học vị nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Tác giả Hoàng Tiến Công i
  • 5. 5 MỤC LỤC Nội dung Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CẢM ƠN......................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................ii MỤC LỤC.........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................vi DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ........................................................vii MỞ ĐẦU.............................................................................................................1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU......................5 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu......................................................................5 1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu..................................................................16 CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................26 2.1. Nội dung nghiên cứu..................................................................................26 2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................26 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................34 3.1. Kết quả điều tra thu mẫu và giám định nấm Đông trùng hạ thảo tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, Sơn Động, Bắc Giang..................34 3.1.1. Thành phần loài nấm ĐTHT của khu vực nghiên cứu............................34 3.1.2. Mô tả đặc điểm hình thái các loài nấm tại Khu BTTN Tây Yên Tử.......35 3.2. Đánh giá đa dạng sinh học các loài nấm Đông trùng hạ thảo tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử........................................................48 3.2.1. Đa dạng về thành phần loài, tần suất xuất hiện.......................................48 3.2.2. Đa dạng về phân bố.................................................................................50 3.2.3. Đa dạng về ký chủ ..................................................................................60 3.2.4. Đa dạng về giá trị sử dụng và giá trị dược liệu.......................................63 3.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài nấm Isaria tenuipes.....................64 3.3.1. Phân lập thuần khiết nấm........................................................................64 3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ không khí đến sự sinh trưởng của hệ sợi nấm Isaria tenuipes ...............................................................65 3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sự sinh trưởng
  • 6. 6 của hệ sợi nấm Isaria tenuipes ...............................................................66 3.3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của pH môi trường đến sự sinh trưởng của hệ sợi nấm Isaria tenuipes ...............................................................68 3.3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng tới sinh trưởng của hệ sợi Isaria tenuipes .......................................................................69 3.4. Đề xuất hướng bảo tồn, phát triển và khai thác, sử dụng một số loài nấm quý...............................................................................................71 3.4.1. Nguyên tắc quản lý và bảo tồn................................................................72 3.4.2. Các giải pháp cụ thể................................................................................73 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................77 Kết luận.............................................................................................................77 Tồn tại...............................................................................................................77 Khuyến nghị......................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................79
  • 7. 7 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT A. Akanthomyces BTTN Bảo tồn thiên nhiên C. Cordyceps ĐTHT Đông trùng hạ thảo I. Isaria M. Metarrhizium SL Số lượng T. Torrubiella
  • 8. 8 DANH MỤC CÁC BẢNG TT NỘI DUNG TRANG Bảng 1-1. Chi tiết dân số, dân tộc thuộc Khu BTTN Tây Yên Tử 21 Bảng 1-2. Nghề nghiệp và số hộ nghèo Khu BTTN Tây Yên Tử 22 Bảng 3-1. Phân loại thành phần loài nấm Đông trùng hạ thảo thu được tại Khu BTTN Tây Yên Tử 34 Bảng 3-2. Tổng hợp số lượng thành phần loài và tần suất xuất hiện của nấm ĐTHT thu được tại khu vực nghiên cứu 49 Bảng 3-3. Tổng hợp phân bố theo loại hình rừng của các loài nấm ĐTHT thu được tại khu vực nghiên cứu 51 Bảng 3-4. Tổng hợp phân bố theo độ cao của các loài nấm Đông trùng hạ thảo thu được tại khu vực nghiên cứu 54 Bảng 3-5. Tổng hợp phân bố theo độ tàn che của các loài nấm ĐTHT thu được tại khu vực nghiên cứu 57 Bảng 3-6. Tổng hợp số lượng nấm ĐTHT thu được theo thời gian 59 Bảng 3-7. Tổng hợp số lượng, tỷ lệ thành phần Bộ côn trùng ký chủ của các loài nấm ĐTHT thu được tại Khu BTTN Tây Yên Tử 61 Bảng 3-8. Bảng xác định loài nấm ĐTHT ký sinh trên bộ côn trùng ký chủ, thu được tại Khu BTTN Tây Yên Tử 62 Bảng 3-9. Phân loại giá trị sử dụng của các loài nấm ĐTHT thu được tại Khu BTTN Tây Yên Tử 63 Bảng 3-10. Sinh trưởng của hệ sợi nấm dưới ảnh hưởng của nhiệt độ không khí 66 Bảng 3-11. Sinh trưởng của hệ sợi nấm dưới ảnh hưởng của độ ẩm không khí 67 Bảng 3-12. Sinh trưởng của hệ sợi nấm dưới ảnh hưởng của pH môi trường 69 Bảng 3-13. Sinh trưởng của hệ sợi nấm dưới ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng 70
  • 9. 9 DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ TT NỘI DUNG TRANG Hình 1a: Mẫu nấm Bauveria sp. 36 Hình 1b: Bào tử nấm Bauveria sp. 36 Hình 2a: Mẫu nấm Beauveria bassiana 37 Hình 2b: Bào tử nấm Beauveria bassiana 37 Hình 3a: Mẫu nấm Metarhizium anisopliae 37 Hình 3b: Bào tử nấm Metarhizium anisopliae 37 Hình 4a: Mẫu nấm Akanthomyces novoguineensis 38 Hình 4b: Bào tử nấm Akanthomyces novoguineensis 38 Hình 5a: Mẫu nấm Cordyceps oxycephala 39 Hình 5b: Chi tiết thể quả nấm Cordyceps oxycephala 39 Hình 6a: Mẫu nấm Cordyceps nutans còn non 41 Hình 6b: Mẫu nấm Cordyceps nutans trưởng thành. 41 Hình 7a: Mẫu nấm Cordyceps sphecocephala 42 Hình 7b: Chi tiết thể quả nấm Cordyceps sphecocephala 42 Hình 8a: Mẫu nấm Cordyceps stylophora 43 Hình 8b: Bào tử nấm Cordyceps stylophora 43 Hình 9a: Mẫu nấm Cordyceps myrmecophila 44 Hình 9b: Chi tiết thể quả nấm Cordyceps myrmecophila 44 Hình 10: Mẫu nấm Torrubiella minutissima 45 Hình 11a: Mẫu nấm Isaria takamizusanensis 46 Hình 11b: Bào tử nấm Isaria takamizusanensis 46 Hình 12a: Mẫu nấm Isaria tenuipes 47 Hình 12b: Bào tử nấm Isaria tenuipes 47
  • 10. 10 Hình 13: Mẫu nấm Gibellula sp. 48 Hình 14: Biểu đồ tần suất xuất hiện của các loài nấm ĐTHT thu được 50 Hình 15: Biểu đồ nấm ĐTHT thu được theo loại hình rừng 52 Hình 16: Biểu đồ phân bố nấm ĐTHT thu được theo độ cao 55 Hình 17. Biểu đồ phân bố nấm ĐTHT thu được theo độ tàn che 58 Hình 18. Biểu đồ tỷ lệ % thành phần côn trùng ký chủ của các loài nấm ĐTHT thu được 61 Hình 19: Đặc điểm của hệ sợi nấm Isaria tenuipes dưới ảnh hưởng của nhiệt độ không khí 65 Hình 20: Đặc điểm của hệ sợi nấm Isaria tenuipes dưới ảnh hưởng của độ ẩm không khí 67 Hình 21: Đặc điểm của hệ sợi nấm Isaria tenuipes dưới ảnh hưởng của pH môi trường 68 Hình 22: Đặc điểm của hệ sợi nấm Isaria tenuipes dưới ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng 70
  • 11. 11 MỞ ĐẦU * Đặt vấn đề Nấm là một mắt xích quan trọng, có liên quan đến chu trình tuần hoàn vật chất, chuyển hoá năng lượng của hệ sinh thái, ngoài ra nấm còn có vai trò lớn trong nền kinh tế, xã hội và đời sống của con người. Nấm phân bố trên toàn thế giới và phát triển ở nhiều dạng môi trường sống khác nhau, kể cả sa mạc. Đa phần các nấm đều không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, chúng sống phần lớn ở trong đất, chất mùn, xác sinh vật chết, cộng sinh hoặc kí sinh trên cơ thể động, thực vật và nấm khác. Cùng với vi khuẩn, nấm là sinh vật phân hủy chính ở hầu hết hệ sinh thái trên cạn và có cả dưới nước, bởi vậy nên chúng có vai trò quan trọng các chu trình sinh địa hóa và ở nhiều lưới thức ăn. Ngoài các loại nấm có hại, nấm bệnh và nấm có độc tố, nhiều loài nấm còn lại có vai trò rất lớn đối với đời sống con người. Chúng được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống lẫn sản xuất, nhiều loài được sử dụng trong công nghệ thực phẩm, sử dụng làm thức ăn hoặc trong quá trình lên men. Ngoài ra nấm còn được dùng để sản xuất chất kháng sinh, hoóc môn trong y học và nhiều loại enzym. Một số loại nấm được sử dụng để kích thích hoặc trong các nghi lễ truyền thống với vai trò tác động lên trí tuệ và hành vi của con người. Nhiều loại nấm đã được sử dụng trong y học truyền thống hàng ngàn năm nay. Những loại nấm như nấm múa, nấm Hương (Đông cô), nấm Chaga, nấm Linh chi, nấm Phục linh, nấm Đông trùng hạ thảo (ĐTHT)... đã được tập trung nghiên cứu bởi khả năng chống ung thư, chống virus và tăng cường hệ miễn dịch. Trong các loài nấm đã được sử dụng trong y học, thì loài nấm Đông trùng hạ thảo với loài đại diện Cordyceps sinensis, được coi là một dược liệu quý hiếm và đã được sử dụng ở Trung Quốc từ lâu. Nấm Đông trùng hạ thảo (còn gọi là Đông trùng thảo, Trùng thảo hay Hạ thảo đông trùng) là các loài nấm ký sinh trên sâu non, nhộng hoặc sâu trưởng thành của một số loài côn trùng. Vào mùa đông, sâu non, sâu trưởng thành của
  • 12. 12 một số loài nằm dưới đất hoặc ở trên mặt đất, bị nấm ký sinh côn trùng xâm nhiễm và sử dụng các chất trong cơ thể côn trùng làm thức ăn, làm cho côn trùng chết. Giai đoạn này nhiệt độ và ẩm độ không khí thấp, nấm ký sinh ở dạng hệ sợi. Đến mùa hè, nhiệt độ và ẩm độ không khí cao, nấm chuyển giai đoạn, hình thành thể quả và nhú lên khỏi mặt đất nhưng gốc vẫn dính liền vào thân sâu. Vì mùa đông nấm ký sinh trên sâu, mùa hạ mọc thành cây nấm nên có tên là Đông trùng hạ thảo, người ta thường đào lấy cả xác sâu và nấm để làm thuốc. Theo đông y Trung Quốc, nấm Đông trùng hạ thảo có tác dụng chữa nhiều bệnh như bệnh về phổi, về thận, đổ mồ hôi trộm, đau lưng, yếu sinh lý…[2]. Tại Việt Nam, những nghiên cứu về thành phần loài nấm Đông trùng hạ thảo được công bố vào năm 1996 và 2001, có 03 loài nấm thuộc chi Cordyceps, đó là Cordyceps sinensis, Cordyceps militaris và Cordyceps sabrolifera (Trịnh Tam Kiệt, 2001) và 03 loài mới được phát hiện cho khu hệ nấm Việt Nam đó là Cordyceps nutans, Cordyceps gunnii (Phạm Quang Thu, 2009) và Cordyceps talaomontana (Phạm Quang Thu và Nguyễn Mạnh Hà, 2010) [3, 4, 8]. Về thành phần hóa học và giá trị dược liệu chưa được nghiên cứu nhiều, từ các nguồn tài liệu khác nhau, các nhà khoa học đã khẳng định nấm Đông trùng hạ thảo là một dược liệu quý và hiếm. Nhiều bài thuốc có giá trị liên quan đến Đông trùng hạ thảo đã được lưu truyền để chữa các bệnh nan y và tăng cường sức khỏe. Từ những thông tin nêu trên, việc nghiên cứu hệ thống về nấm Đông trùng hạ thảo ở Việt Nam là rất cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Tây Yên Tử thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang, được đánh giá là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên tiêu biểu [6]. Ngoài hệ động vật và các loài cây gỗ lớn phong phú, ở đây còn có nguồn dược liệu quí như ba kích, nấm linh chi, nấm đông trùng hạ thảo…..Về loài nấm Đông trùng hạ thảo tại Khu BTTN Tây Yên Tử, năm 2001 Trịnh Tam Kiệt và các đồng sự có ghi nhận về phân bố trên địa bàn; năm 2009, Phạm Quang Thu công bố về phát hiện loài nấm ĐTHT Cordyceps nutans Pat trên khu vực này [8]. Nhưng
  • 13. 13 những nghiên cứu đó chưa nêu được hết về thành phần loài, đặc điểm sinh học cũng như giá trị dược liệu, giá trị kinh tế mà nguồn dược liệu này có thể đem lại cho đồng bào sinh sống quanh vùng… Với mong muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào việc xây dựng danh mục nguồn gen các loài nấm Đông trùng hạ thảo, bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất biện pháp bảo tồn phát triển, sử dụng bền vững nguồn dược liệu quí trong nước. Mở ra một hướng đi mới trong việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, của đồng bào dân tộc thiểu số sống ven Khu BTTN Tây Yên Tử. Được sự cho phép của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và sự hướng dẫn của PGS. TS. Phạm Quang Thu – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần loài nấm Đông trùng hạ thảo tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”. * Mục tiêu, đối tượng, giới hạn nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài - Mục tiêu của đề tài + Xác định được thành phần loài, một số đặc điểm sinh học cơ bản nấm Đông trùng hạ thảo tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, Sơn Động, Bắc Giang. + Đề xuất biện pháp bảo tồn phát triển, sử dụng bền vững nguồn được liệu quí trên địa bàn Khu BTTN Tây Yên Tử huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại nấm ĐTHT tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử. - Giới hạn nghiên cứu
  • 14. 14 +Về địa điểm: Đề tài chỉ nghiên cứu trên địa phận Khu BTTN Tây Yên Tử thuộc huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. +Về đối tượng nghiên cứu: Thành phần các loại nấm ĐTHT trên địa phận Khu BTTN Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Nghiên cứu đặc điểm sinh học trong nuôi cấy thuần khiết chỉ tiến hành với loài nấm có giá trị dược liệu cao Isaria tenuipes. +Về nội dung nghiên cứu: Chỉ tập trung nghiên cứu về thành phần loài, đặc điểm sinh học, sinh thái loài nấm ĐTHT và đề xuất một số biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn nấm này. - Ý nghĩa của đề tài + Ý nghĩa khoa học: xác định được sự phân bố các loài nấm Đông trùng hạ thảo tại nước ta; xác định được thành phần loài cũng như đặc điểm sinh thái học của các loài nấm Đông trùng hạ thảo trên địa bàn Khu BTTN Tây Yên Tử. + Ý nghĩa thực tiễn: bổ sung vào danh mục nguồn gen các loài nấm Đông trùng hạ thảo tại nước ta; đề xuất biện pháp bảo tồn phát triển, sử dụng bền vững nguồn dược liệu quí trong nước; tìm ra hướng đi mới trong việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, của đồng bào dân tộc thiểu số sống ven Khu BTTN Tây Yên Tử.
  • 15. 15 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước 1.1.1.1. Nghiên cứu về phân loại, thành phần loài nấm Đông trùng hạ thảo Các loài nấm ký sinh côn trùng chủ yếu thuộc họ Cordycipitaceae. Dựa trên đặc điểm hình thái cũng như đặc điểm về cấu trúc phân tử, các loài nấm thuộc họ này bao gồm các chi chủ yếu là: Cordyceps, Elaphocordyceps, Metacordyceps và Ophiocordyceps (Gi-Ho Sung et al. 2007). Chi nấm Cordyceps đã được thu mẫu và định loại trên 400 loài khác nhau ở các vùng khác nhau trên toàn thế giới [13]. Mao X.L. (2000) đã mô tả đặc điểm hình thái, công dụng và ảnh minh họa cho 13 loài nấm thuộc chi Cordyceps phân bố ở Trung Quốc, đó là các loài: Cordyceps barnesii Thwaites, Cordyceps capiata (Holmsk.:Fr.) Link., Cordyceps crassispora Zang, Yang et Li, Cordyceps gunii (Berk.) Berk., Cordyceps hawkesii Gray, Cordyceps kyushuensis Kobayasi, Cordyceps martialis Gray, C. militaris (L.:Fr.) Link., C. nutans Pat., C. ophioglossoides (Ehrenb.) Link., C. sinensis (Berk.) Sacc., C. sobolifera (Hill.) Berk. Et Br., Cordyceps tubeculata (Leb.) Maire [22]. Sung Jae Mo (2000) đã mô tả đặc điểm hình thái và hình ảnh của 25 loài nấm thuộc chi Cordyceps phân bố ở Hàn Quốc, bao gồm các loài sau: Cordyceps adaesanensis, C. agriota Kawamura, C. bifisispora, C. crassispora, C. discoideocapiata, C. formicarum, C. gemiculata, C. gracilis, C. heteropoda, C. ishikariensis, C. kyushuensis, C. martialis, C. militaris, C. nutans, C. ochraceostromata, C. ophioglossoides, C. oxycephala, C. pentatoni, C. pruinosa, C. rosea, C. scarabaeicola, C. sinensis, C. sphecocephala, C. tricentri, C. yongmoonensis [27].
  • 16. 16 Tại Nhật Bản, Tsuguo Hongo và Masana Izawa (1994) đã mô tả và giới thiệu bằng hình ảnh 33 loài nấm Đông trùng hạ thảo thuộc chi Cordyceps, đó là các loài: Cordyceps agriota, C. longissima, C. yakushimensis, C. sobolifera, C. heteropoda, C. tricentri, C. coccidiicola, C. nutans, C. pruinosa, C. crinalis, C. militaris, C. takaomontana, C. neovolkiana, C. nakazawai, C. purpureostromata, C. ferruginosa, C. nigripoda, C. roseostromata, C. annullata, C. clavata, C. atrovirens, C. gracilioides, C. michiganensis., C. subssesilis, C. stylophora, C. macularis, C. discoideocapitata, C. sphecocephala, C. japonensis, C. japonica, C. ophioglossoides, C. capita, C. intermedia f. michinoluensis [28]. Như vậy, thành phần loài nấm Đông trùng hạ thảo khá phong phú ở trên các vùng sinh thái khác nhau và có nhiều loài có phạm vi phân bố rộng, có nhiều loài có đặc điểm phân bố đặc hữu cho từng vùng. 1.1.1.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học của nấm Đông trùng hạ thảo: Trong các loài nấm Đông trùng hạ thảo, loài nấm Cordyceps sinensis, Cordyceps militaris và một số loài khác được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn cả về phân loại, thành phần hóa học và giá trị dược liệu. Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối (biomass) của Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris có 17 a xít amin khác nhau, D-mannitol, lipit và nhiều nguyên tố khoáng (Se, Zn, Cu...). Quan trọng hơn là trong sinh khối có nhiều chất có hoạt tính sinh học, mà các nhà khoa học phát hiện được nhờ các tiến bộ của ngành hoá học các hợp chất tự nhiên. Theo số liệu của Viện sinh thái ứng dụng thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, thành phần hóa học của thể quả nấm Cordyceps militaris như sau: + Protein chiếm 40,69% + Các loại vitamin: vitamin A (34,7 mg/gam), vitamin B1 (13,0 mg/gam), vitamin B6 (62,2 mg/gam), vitamin B12 (70,3 mg/gam), vitamin B3 (42,9 mg/gam); + Các nguyên tố khoáng: Se (0,44 ppm), Zn (130,0 ppm), Cu (29,15 ppm),
  • 17. 17 + Hợp chất hóa học và nhóm hợp chất quan trọng: cordycepin (1,52%), cordycepic axit (11,8%), polychaccarit (30%), Hợp chất cordycepin là một hợp chất quan trọng, quyết định phẩm chất, chất lượng của nấm Đông trùng hạ thảo (Mina Masuda et al., 2005). Cordycepin (3’-deoxyadenosine) là một dạng nucleotide có hoạt tính sinh học phổ rộng, thường được chuyển đổi thành 5’-mono, di và triphosphate, hợp chất này ức chế sự hoạt động của quá trình sinh tổng hợp mới của các tế bào ung thư [21]. Những nghiên cứu của Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ tập trung chủ yếu vào tuyển chọn và nâng cao hàm lượng cordycepin trong thể quả hoặc trong dịch nuôi cấy hệ sợi. Khi nuôi cấy hệ sợi trên môi trường lỏng, nấm đã sản sinh ra cordycepin, hàm lượng đạt 26,8 mg/lít. Nếu cung cấp đủ lượng oxy cho quá trình nuôi cấy, hàm lượng này được tăng lên nhiều từ 114,8 đến 167,5 mg/lít (Xian- Bing Mao và Jian-Jiang Zhong, 2004). Tuy nhiên sản lượng cordycepin thu được từ thể quả nấm phụ thuộc vào khối lượng theo thể tích dung môi chiết xuất, thời gian chiết xuất và nồng độ của cồn làm dung môi [31]. Sản lượng đạt cực đại khi sử dụng cồn có nồng độ 20,21%, thời gian chiết xuất là 101,88 phút, khối lượng dung môi là 33,13 ml/gam thể quả nấm (Jiang-Feng Song et al., 2007) [16]. Như vậy qua phần phân tích ở trên, hợp chất cordycepin là một hợp chất quan trọng, quyết định phẩm chất, chất lượng của nấm Đông trùng hạ thảo. 1.1.1.3. Nghiên cứu về giá trị dược liệu của nấm Đông trùng hạ thảo Theo các ghi chép về đông dược cổ, tên “Đông Trùng Hạ Thảo” được ghi chép là vị thuốc lần đầu trong cuốn bản thảo cương mục đời Minh của Lý Thời Trân. Dược tính theo Đông Y là vị ngọt, tính ấm, hơi độc. Nó nhập vào kinh Phế và kinh Thận. Tác dụng là bổ hư, kích phát nguyên khí, trừ ho, hoá đàm. Do đó, nó trị khó thở và ho do chứng đàm thấp; trị khó thở do hư nhược, ho do lao tổn, ho ra máu, đổ mồ hôi tự nhiên hay ra trộm về đêm; trị dương nuy hay bất lực tình dục và di tinh; trị đau thắt lưng và đầu gối, bổ hư trong thời gian bình phục một cơn bệnh…Vì vậy, các sách y học cổ truyền của Trung Quốc từ xa xưa luôn
  • 18. 18 coi Đông trùng hạ thảo là vị thuốc có tác dụng “Bổ phế ích can, bổ tinh điền tuỷ, chỉ huyết hoá đàm”, “Bổ phế ích thận, hộ dưỡng tạng phủ”, “Tư âm tráng dương, khư bệnh kiện thân”; là loại thuốc “Tư bổ dược thiện”, có thể chữa được “Bách hư bách tổn”. .. Cũng theo y học Trung Quốc, nấm Đông trùng hạ thảo đã được dùng để điều trị thành công các chứng rối loạn lipit máu, viêm phế quản mạn, hen phế quản, viêm thận mạn tính, suy thận, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, viêm mũi dị ứng, viêm gan B mạn tính, ung thư phổi và thiểu năng sinh dục. Tại Viện nghiên cứu nội tiết Thượng Hải (Trung Quốc), nấm Đông trùng hạ thảo đã được dùng để chữa liệt dương có hiệu quả tốt. Những năm gần đây, rất nhiều tính chất dược lý của loài nấm này được nghiên cứu một cánh khoa học và đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành, được thể hiện thông qua một số công trình tiêu biểu như sau: Nan J.X. và đồng tác giả (2001), chứng minh nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris có hiệu quả để chữa trị bệnh rối loạn chức năng gan [24]. Tác dụng chống ung thư được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả ở nhiều quốc gia trên thế giới. Dịch chiết từ thể quả Cordyceps militaris có tác dụng chống ung thư, hiệu quả đối với hai loại tế bào màng trong tĩnh mạch rốn là HT1080 và B16-F10 do có khả năng chống lại sự tạo thành các mạch máu mới bằng cách giảm sự biểu hiện của bFGF, một trong những nhân tố kích thích quá trình này. Do có vai trò kìm hãm quá trình tạo thành các mạch máu mà có thể ngăn chặn được quá trình di căn và sự phát triển của tế bào ung thư (Yoo H.S et al., 2004) [32]. Dịch chiết nấm Đông trùng hạ thảo có tác dụng kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư vú, ung thư phổi (Ahn Y.J. et al., 2001). Dịch chiết bằng nước ấm nấm Cordyceps militaris có tác dụng kìm hãm sự phát triển của dòng tế bào ung thư máu ở người bằng cách gây ra hiện tượng tự chết của các tế bào thông qua sự hoạt hoá enzym caspase-3 (Lee H. et al., 2006)[19]. Thí nghiệm của Kim G.Y. và đồng tác giả (2006) cũng cho
  • 19. 19 kết quả tương tự với khả năng điều trị ung thư máu của dịch chiết từ nấm Cordyceps militaris[17]. Các nhà khoa học cũng đã sử dụng dịch chiết từ loài nấm này để thử nghiệm trên các dòng tế bào bình thường và các dòng tế bào ung thư. Kết quả cho thấy hai dòng tế bào K562 (tế bào ung thư máu-leukemia) và Du145 (tế bào ung thư tuyến tiền liệt-prostate carcinoma) bị ức chế mạnh bởi dịch chiết bằng dung môi butanol. Chống lão hoá, chống các chứng viêm tấy được thể hiện trong công trình nghiên cứu của Won S.Y và Park E.H. (2005)[30]. Ahn Y.J. và đồng tác giả (2000) cho rằng nấm Đông trùng hạ thảo có tác dụng chống viêm nhiễm kìm hãm sự phát triển của một số virut, vi khuẩn và nấm[11]. Ngoài ra nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris còn có tác dụng kìm hãm sự oxy hoá của lipit, lipoprotein và lipoprotein tỷ trọng thấp (Klaunig J.E và Kamendulis L.M., 2004)[18]. Một ví dụ cụ thế về hiệu quả của Đông trùng hạ thảo: vào những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ 20, ba nữ vận động viên điền kinh Trung Hoa đã đạt 3 kỷ lục thế giới mới suốt trong các kỳ thi ở các cự ly 1.500m, 3.000m và 10.000m nhờ có sử dụng Đông trùng hạ thảo. Huấn luyện viên Ma Zunren của 3 nữ vận động viên này khẳng định, Đông trùng hạ thảo giúp cho sự tập luyện của các vận động viên thêm mạnh mẽ và dẻo dai, đồng thời làm giảm nhanh căng thẳng (stress). Sau những thành công vang dội của vận động viên Trung Hoa, trên các đấu trường quốc tế trong thực đơn ăn uống có thêm nấm Đông trùng hạ thảo. Từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, các nước phương Tây mà tiêu biểu là Hoa Kỳ đã quan tâm và có những nghiên cứu về loại nấm này. 1.1.1.4. Nghiên cứu về nuôi trồng thể quả trên giá thể và nuôi cấy sinh khối hệ sợi Nuôi trồng thể quả nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris và các loài Paecilomyces spp. (giai đoạn vô tính của các loài nấm thuộc chi Cordyceps), được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và
  • 20. 20 Mỹ...Tại Trung Quốc có các trang trại lớn chuyên nuôi trồng loài nấm này ở các tỉnh: Thượng Hải, Quảng Châu, Chiết Giang, An Huy, Giang Tô.... Chỉ tính một trang trại nuôi trồng loài nấm này tại Kaiping, Quảng Châu, sản lượng một năm thu được 100.000 kg sản phẩm. Sản phẩm nấm Đông trùng hạ thảo từ nuôi trồng nhân tạo đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước phương Tây và mang lại lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp và người nuôi trồng nấm (Li Cui et al., 2008) [20]. Tại Thái Lan, Patcharaporn Wongsa và đồng tác giả (2005), đã nghiên cứu phân lập và sự sinh trưởng của hệ sợi và hình thành bào tử chồi của nấm Cordyceps unilateralis ký sinh kiến. Môi trường PDA (Potato Dextrose Agar), PYEG (Peptone Yeast Extract Glucose), CSA (Carrot extract Sucrose Agar) và môi trường MEA (Malt Extract Agar) được dùng để phân lập và nuôi cấy hệ sợi [25]. Jae Sung Kim và đồng tác giả (2006), tại Hàn Quốc, đã sử dụng nhộng tằm để nuôi trồng thể quả nấm Cordyceps militaris [15]. Nhộng tằm được đựng trong trong các lọ nuôi cấy, khử trùng ở 1210 C trong thời gian 90 phút, để nguội, cấy giống nấm, 20 ngày sợi nấm ăn kín toàn bộ giá thể, trong điều kiện nhiệt độ 20-250 C, cường độ ánh sáng 500-700 lux đã hình thành mầm thể quả. Nuôi cấy thu sinh khối hệ sợi cũng được các tác giả tiến hành trên môi trường dinh dưỡng lỏng với thành phần như sau: 40 g/lít đường glucose, 10 g/lít cao nấm men, 0.5 g/lít KH2PO4, 0.5 g/lít K2HPO4:3H2O, và 0.5 g/lít MgSO4.7H2O. Hai loài Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. và Cordyceps militaris (L. ex Fr.) Link. được tập trung nghiên cứu nuôi trồng thể quả và nuôi cấy sinh khối hệ sợi nhiều nhất (Russell R., Paterson M., 2008) [26]. Duck-Hyun Cho và đồng tác giả (2000), tại Hàn Quốc, đã tiến hành nghiên cứu sự sinh trưởng của hệ sợi của 3 chủng ký hiệu là CHO-7208; CHO-7845; CHO-7846 của loài Cordyceps militaris trên môi trường dinh dưỡng và quá trình hình thành thể quả nấm Cordyceps militaris với giá thể là sâu non loài Allomyrina dichotoma Linnaeus. Kết quả cho thấy sự sinh trưởng của hệ sợi của các chủng khác nhau là khác
  • 21. 21 nhau trong nuôi cấy thuần khiết. Chỉ có 2 chủng CHO-7208 và CHO-7846 hình thành thể quả khi sử dụng sâu non Allomyrina dichotoma Linnaeus làm giá thể. Chiều dài của thể quả đạt 51-56 mm sau 27 ngày nuôi cấy [12]. Tại thành phố Hayward, bang California, Mỹ, Công ty công nghệ sinh học BIOKEN đã nuôi trồng quy mô công nghiệp loài nấm Cordyceps militaris. Sản phẩm được tiêu thụ trong nước và thị trường quốc tế. Hiện nay việc sử dụng trở nên rộng rãi hơn khi người Trung Hoa bắt đầu nuôi cấy trên nền gạo để cung cấp sản phẩm với nhiều dạng sử dụng: bột khô, thuốc nước hoặc ly trích trong rượu và lên men sợi nấm. 1.1.1.5. Thị trường và giá Wang Youwei (2007), công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ Baoli, Laoning, Trung Quốc phân tích về thị trường thực phẩm chức năng và nấm Cordyceps militaris cho rằng: Tình hình kinh tế xã hội và mức sống của người dân trên toàn thế giới đã được cải thiện nên thị trường thực phẩm chữa bệnh có tiềm năng rất lớn [29]. Giá trị sản xuất các mặt hàng thực phẩm chữa bệnh đạt 70 tỷ nhân dân tệ ở Trung Quốc năm 2004. Nhật bản đạt mỗi năm 3,6 tỷ USD trong những năm 1990. Mỹ đạt mỗi năm 3,5 tỷ USD trong những năm 1990. Các sản phẩm thực phẩm chức năng và thuốc từ Cordyceps militaris chiếm thị phần lớn. Một số ví dụ về giá sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu Cordyceps militaris như sau: sản phẩm viên nang Ultraceps được sản xuất từ Cordyceps của công ty Zeolite với giá 41,95 USD/lọ, 90 viên/lọ, 650 mg/viên. Cordygen5 với giá 19,95 USD/lọ 90 viên. Tại một của hàng Đông dược có uy tín ở Côn Minh, Trung Quốc, giá cho 5g đông trùng hạ thảo lên tới gần 500 nhân dân tệ (khoảng 1 triệu đồng Việt Nam, năm 2005). Gần đây, một Công ty trách nhiệm hữu hạn thuộc Sở nghiên cứu kỹ thuật Sinh vật Trùng Khánh (Trung Quốc) đã nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện
  • 22. 22 đại tinh chế được Đông trùng hạ thảo từ thiên nhiên mà vẫn giữ nguyên được những tính năng của nó tạo ra viên nang Trùng thảo tinh. Trong đó, mỗi viên nang chứa 100% Đông trùng hạ thảo tinh chất. Viên nang có tác dụng rất tốt, đặc biệt trong dưỡng tinh cho nam giới, giúp nâng cao sức đề kháng và tăng cường miễn dịch của cơ thể, giúp cải thiện tuần hoàn máu, bổ thận, hỗ trợ trong điều trị một số bệnh về tim mạch, về đường hô hấp và đường tiêu hóa. Hiện nay, sản phẩm Viên nang Trùng thảo tinh đã có mặt ở Việt Nam. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 1.1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài nấm ký sinh côn trùng và nấm Đông trùng hạ thảo Những năm gần đây, trước sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, các loài nấm ký sinh côn trùng như Beauveria bassiana, Metarhizium anisopliae... đã được nghiên cứu về những vấn đề khác nhau như điều tra thành phần loài, loài sâu bị ký sinh, phân lập và nuôi cấy trong phòng thí nghiệm và đặc biệt là nhân sinh khối, tạo chế phẩm để phòng trừ một số loài sâu hại đối với cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp. Phân lập và sử dụng nấm Beauveria để phòng trừ mọt hại nông sản (Lê Doãn Diên et al., 1994) [1]. Nghiên cứu sản xuất với quy mô công nghiệp và thử nghiệm trên diện rộng chế phẩm nấm ký sinh côn trùng Beauveria và Metarhizium được thể hiện nhiều trong các công trình nghiên cứu của (Phạm Thị Thùy et al., 1994) [9]. Nghiên cứu về thành phần loài: Trịnh Tam Kiệt (1996), Trịnh Tam Kiệt và đồng tác giả (2001) đã nêu danh mục các loài nấm Đông trùng hạ thảo có ở Việt Nam thuộc họ Clavicipitaceae có 3 loài thuộc chi Cordyceps đó là Cordyceps martialis Speg., Cordyceps sinensis (Berk) Sacc. và loài Cordyceps sobolifera (Hill) Berk & Br. Các tác giả đã ghi nhận nấm Đông trùng hạ thảo có phân bố ở các tỉnh của Việt Nam như: Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Ninh Bình,
  • 23. 23 Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh [3, 4]. Năm 2009, Phạm Quang Thu đã phát hiện thêm hai loài nấm Đông trùng hạ thảo mới cho khu hệ nấm ở Việt Nam có phân bố ở Bắc Giang và Vĩnh Phúc, đó là loài nấm: Cordyceps nutans và Cordyceps gunnii [8]. Năm 2010, Phạm Quang Thu và Nguyễn Mạnh Hà phát hiện thêm loài nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps talaomontana, đưa tổng số loài nấm Đông trùng hạ thảo được phát hiện ở Việt Nam lên 6 loài. 1.1.2.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học và giá trị dược liệu của nấm Đông trùng hạ thảo Đỗ Tất Lợi (1977) cho rằng Đông trùng hạ thảo là một vị thuốc bổ, dùng để chữa trị thần kinh suy nhược, chữa ho, ho lao, bổ tinh khí, chữa đau lưng, bổ thận. Liều dùng 6-12 gam với hình thức ngâm rượu [5]. Nguyễn Lân Dũng, Dương Văn Hợp và Nguyễn Thế Hải (2005) đã tổng quan các tài liệu nghiên cứu của Trung Quốc, Hàn Quốc và tài liệu ở các nước phương Tây về giá trị dược liệu của loài nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris và Cordyceps sinensis. Các loài nấm này có thể dùng để chữa trị 25 loại bệnh khác nhau nên các tác giả đã gọi nấm Đông trùng hạ thảo là thần dược [2]. Nguyễn Khánh Toàn (2008) đưa ra một số bài thuốc có nấm Đông trùng hạ thảo như sau [10]: * Rượu trùng hạ thảo nhân sâm: Đông trùng hạ thảo và nhân sâm lượng bằng nhau, ngâm trong rượu tốt, mỗi ngày uống một chén nhỏ. Công dụng: bổ thận, tráng dương dùng cho người bị suy nhược, liệt dương. * Canh đông trùng hùng áp: Đông trùng hạ thảo 10g, vịt đực 1 con, rượu trắng, gừng tươi, hạt tiêu, gia vị vừa đủ. Vịt làm thịt rồi bỏ Đông trùng hạ thảo vào trong bụng, hầm nhừ, cho gia vị, ăn thịt, uống nước, mỗi tuần một lần. Công dụng: bổ hư, trợ dương dùng cho người bị liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục.
  • 24. 24 1.1.2.3. Nghiên cứu về nuôi trồng thể quả Trần Văn Mão (2002) đã nêu sơ bộ về môi trường nhân giống, kỹ thuật nuôi trồng thể quả và nuôi cấy sinh khối hệ sợi nấm Cordyceps sinensis [7]. Tuy nhiên, những thông tin này đều tập hợp từ các nguồn tài liệu tham khảo của Trung Quốc. Trong 02 năm qua (2008-2009) tại viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Phạm Quang Thu tiến hành nghiên cứu nuôi trồng thể quả nấm Đông trùng hạ thảo trong phòng thí nghiệm. Thí nghiệm với nhiều loại giá thể khác nhau để tìm ra được công thức hiệu quả nhất để có thể nhân rộng việc nuôi cấy nhân tạo loài nấm này tại Việt Nam. 1.1.3. Nhận xét đánh giá từ các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước Từ phần tổng quan tài liệu những nghiên cứu về Đông trùng hạ thảo ở ngoài nước và trong nước cho thấy: nấm Đông trùng hạ thảo là một loài nấm có giá trị dược liệu quý, chữa trị được nhiều loài bệnh nan y như ung thư, kháng khuẩn, chống oxy hóa và các bệnh về yếu sinh lý….. Cùng với các thảo dược khác, việc nghiên cứu về giá trị dược liệu và sử dụng nấm Đông trùng hạ thảo trong lâm sàng đã mở ra một hướng đi mới trong việc điều trị bệnh cho con người. Cuộc sống hiện đại ngày nay đã khác rất nhiều so với trước, bên cạnh sự phát triển của kinh tế và khoa học kỹ thuật, y học cũng ngày càng tiến bộ. Nhưng sự lạm dụng thuốc Tây trong điều trị và sự sử dụng thuốc chưa đúng cách có thể kéo theo hệ luỵ rất nhiều bệnh xuất hiện như: bệnh tiểu đường, bệnh dạ dày, viêm gan, suy thận, đau xương khớp, phong thấp…đặc biệt là ở những người cao tuổi. Để giảm tránh những tác dụng phụ do điều trị thuốc Tây dài ngày, đặc biệt là việc sử dụng thuốc Tây đối với người cao tuổi dễ sinh phản ứng phụ hơn do tuổi đã cao, hệ miễn dịch suy giảm và các cơ quan nội tạng cũng suy yếu, ngày càng nhiều sản phẩm đông y và dược thảo được nghiên cứu để sử dụng điều trị bệnh, bồi bổ sức khoẻ và tăng sinh lực…
  • 25. 25 Nghiên cứu về thành phần loài, giá trị dược liệu và nuôi trồng thể quả được tiến hành nghiên cứu với trình độ cao ở nhiều nước trên thế giới và đạt được kết quả tốt. Thực tế cho thấy tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ, kỹ thuật nuôi trồng loài nấm này đã đạt được trình độ cao và được thực hiện trên quy mô công nghiệp. Chỉ tính một trang nuôi trồng loài nấm này tại Kaiping, Quảng Châu, sản lượng một năm thu được 100.000 kg sản phẩm. Sản phẩm nấm Đông trùng hạ thảo từ nuôi trồng nhân tạo đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới kể cả các nước phương Tây và mang lại lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp và người nuôi trồng nấm. Nhiệt độ không khí 20-250 C, cường độ ánh sáng 500-700 lux là những điều kiện tốt nhất để nuôi trồng thể quả trên giá thể nhân tạo. Qua các nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy rằng nước ta nằm trong vị trí địa lý có dải phân bố của nấm Đông trùng hạ thảo. Các nghiên cứu về nấm Đông trùng hạ thảo đã được một số nhà khoa học quan tâm, bước đầu đã có những công bố về thành phần loài, về phân bố và đặc điểm sinh thái học, giá trị dược... Nhưng những nghiên cứu chưa nhiều, chưa đánh giá hết hiện trạng về thành phần loài, số lượng, phân bố cụ thể, cũng như tiềm năng giá trị dược liệu của các loài Đông trùng hạ thảo tại nước ta. Từ đó cũng chưa đưa ra được những khuyến cáo trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng trên các địa phương của nước ta có xuất hiện loài nấm quí này. Nhằm góp phần giải quyết những vấn đề còn tồn tại nêu trên, đề tài “Nghiên cứu thành phần loài nấm Đông trùng hạ thảo tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang” đặt ra là rất cần thiết và có ý nghĩa cả về khoa học lẫn thực tiễn. Trước hết, góp phần xây dựng danh mục nguồn gen các loài nấm Đông trùng hạ thảo, bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất biện pháp bảo tồn phát triển, sử dựng bền vững nguồn dược liệu quí này ở trong nước. Đây cũng chính là lý do mà tôi lựa chọn đề tài này, để thực hiện trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ khoa học nông nghiệp, chuyên ngành Lâm học.
  • 26. 26 1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu 1.2.1. Quá trình hình thành Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, được đánh giá là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên tiêu biểu nhất không chỉ của Bắc Giang mà còn điển hình cho cả vùng đông bắc Việt Nam [6]. Với nguồn tài nguyên nước phong phú, Khu BTTN Tây Yên Tử có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nước cho sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, sinh hoạt của người dân trong vùng và các vùng phụ cận. Ngoài ra, với những khu rừng nguyên sinh tiêu biểu và hệ thống động, thực vật phong phú, đây không chỉ là điểm bảo tồn, nghiên cứu sinh vật mà còn là khu du lịch sinh thái hấp dẫn dành cho du khách muốn khám phá thiên nhiên. Được thành lập theo Quyết định số 82/2002/QĐ-UBND ngày 24/5/2002 của UBND tỉnh Bắc Giang. Với tổng diện tích là 24.810,10 ha, trong đó: diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 6.022,5 ha; diện tích phục hồi sinh thái là 7.000,2 ha; diện tích dịch vụ hành chính là 22ha; diện tích vùng đệm là 11.765,4 ha; vai trò chính của Khu BTTN Tây Yên Tử là: - Bảo vệ nguồn gen và tính đa dạng sinh học của khu hệ động, thực vật rừng nhiệt đới của vùng Đông Bắc -Việt Nam; - Nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh nghề rừng; - Tăng cường vai trò phòng hộ, duy trì và điều hoà nguồn nước, bảo vệ môi trường, góp phần ổn định đời sống nhân dân xung quanh Khu bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch sinh thái và bảo vệ di tích lịch sử văn hoá. Trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang, cơ cầu tổ chức, bộ máy Khu BTTN Tây Yên Tử gồm: Ban lãnh đạo; Bộ phận kỹ thuật; Bộ phận hành chính dịch vụ; Cơ động pháp chế; Hạt Kiểm lâm. Trụ sở Ban Quản lý Khu bảo tồn đặt Thị trấn Thanh Sơn, cách thị trấn An Châu, huyện Sơn Động 25 km về phía Đông Nam.
  • 27. 27 1.2.2. Đặc điểm tự nhiên 1.2.2.1. Vị trí địa lý Do điều chỉnh địa giới hành chính xã theo Nghị định số 05/NĐ-CP ngày 06/11/2008 của Chính phủ, xã Tuấn Mậu và Thị trấn Thanh Sơn được chia tách từ 02 xã: Thanh Luận, Thanh Sơn. Nên hiện nay, Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử nằm trên địa phận của 04 xã: xã An Lạc, xã Thanh Luận, xã Tuấn Mậu huyện Sơn Động; xã Lục Sơn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Nằm trong tọa độ địa lý: từ 210 9’ - 210 13’ Vĩ độ Bắc; từ 1060 33’ – 1070 2’ Kinh độ Đông. Ranh giới và giáp ranh của khu bảo tồn: diện tích thuộc 03 xã của huyện Sơn Động, phía Tây và Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phần còn lại giáp các xã Dương Hưu, Long Sơn, Thị trấn Thanh Sơn. Phần diện tích trên xã Lục Sơn giáp với xã Trường Sơn huyện Lục Nam, phía Đông và phía Nam giáp tỉnh Quảng Ninh và Hải Dương. 1.2.2.2. Địa hình và thổ nhưỡng a. Địa hình Khu BTTN Tây Yên Tử, chịu ảnh hưởng của cánh cung Đông Triều và được bao bọc bởi dãy Yên Tử, có đỉnh Yên Tử cao nhất là 1068 m so với mực nước biển. Địa hình thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc; độ dốc lớn, chia cắt phức tạp với nhiều vách đá dựng đứng; độ dốc trung bình từ 200 - 350 , độ dốc thấp nhất từ <150 - 250 và độ dốc cao nhất giáp với tỉnh Quảng Ninh từ 350 -400 . b. Thổ nhưỡng Đất trong khu vực nghiên cứu có nhiều loại khác nhau như đất mùn trên núi cao, đất đỏ vàng trên núi thấp và núi trung bình có thành phần cơ giới thịt nhẹ, thịt trung bình tầng đất từ trung bình đến dày, được hình thành trên đá trầm tích, gồm các loại đá mẹ chính: Sa thạch, Phiến thạch sét, Sa phiến thạch, Cuội
  • 28. 28 kết và Phù sa cổ thuộc kỷ đệ tứ. Tuy nhiên, chiếm diện tích chủ yếu là 2 loại đất sau: - Đất Feralit trên núi phân bố ở độ cao 300m trở lên, hầu hết đất còn thực vật che phủ, tầng đất trung bình và dày với thành phần cơ giới là thịt nhẹ và trung bình, đất tơi xốp, hàm lượng mùn, dinh dưỡng khá. - Đất Feralit điển hình, phân bố ở độ cao 200-300m, tầng đất dày và trung bình, thành phần cơ giới là thịt trung bình, hàm lượng dinh dưỡng trung bình và nghèo. Loại đất này phân bố tương đối phổ biến, tập trung chủ yếu ở khu Tây Bắc khu bảo tồn, thường đã trải qua thời kỳ canh tác và gặp ở những diện tích rừng phục hồi. 1.2.2.3. Khí hậu và thủy văn a. Khí hậu - Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và mưa nhiều; nhiệt độ trung bình hàng năm là 230 C (Trung bình tháng cao nhất là 28,50 C; thấp nhất là 15,80 C). Lượng mưa trung bình năm là 1.483,3 mm; trung bình tháng cao nhất 291,9 mm, thấp nhất là 31,2 mm. Tổng số ngày mưa là 120 ngày, tập trung vào các tháng 5,6,7,8. Độ ẩm không khí bình quân là 82%, trong đó: độ ẩm cao nhất là 85%, thấp nhất là 79%. - Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 1.050 mm, trung bình tháng cao nhất là 114,5mm; thấp nhất 69,2mm; thường bốc hơi mạnh trong các tháng 5,6,7. Nhìn chung lượng bốc hơi thường thấp hơn lượng mưa, nên mùa khô ít hạn. - Sương mù thường xuất hiện vào các tháng 1, 2, 9, 10, 11,12; thỉnh thoảng có sương muối gây thiệt hại cho trồng trọt và chăn nuôi. Khu vực chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa: Gió mùa đông bắc thường xuất hiện vào mùa đông kèm theo mưa phùn và giá lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau); Gió mùa đông nam từ tháng 4 đến tháng 10 thường nóng và xuất hiện giông bão kèm
  • 29. 29 theo mưa to đến rất to. Song do xa biển lại được dãy Yên Tử che chắn nên mức độ thiệt hại do bão gây ra không lớn. b. Thuỷ văn Khu BTTN Tây Yên Tử thuộc lưu vực Yên Tử Tây, lưu vực này có 7 con suối lớn: Đồng Rì, Bài, Nước Ninh, Nước Vàng, Đá Ngang, Khe Đin và Khe Rỗ. Đây là những con suối thuộc thượng nguồn sông Lục Nam. Do lưu vực còn nhiều rừng nên 7 con suối trên có nước quanh năm, là nguồn cung cấp nước cho các xã thuộc địa phần Khu bảo tồn và các vùng phụ cận đảm bảo sinh hoạt, sản xuất cho nhân dân địa phương và các vùng phụ cận. Đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nước đảm bảo giao thông đường thủy và sinh hoạt, sản xuất cho nhân dân sinh sống dọc hai bên bờ hệ thống sông Lục Nam. 1.2.2.4. Nguồn tài nguyên rừng và những kết quả hoạt động chủ yếu a. Nguồn tài nguyên rừng Theo kết quả điều tra sơ bộ xây dựng dự án Khu BTTN Tây Yên Tử đã thống kê được: - Thực vật đặc hữu và quý hiếm: trên địa phận rừng Tây Yên Tử có tới 728 loài thực vật thuộc 189 chi của 86 họ. Trong đó có hàng chục loài thực vật đặc hữu, quý hiếm như: Pơ mu, Thông tre, Đinh, Lim, Sến mật, Gụ, Lát hoa, Trầm hương, Ba kích, Sa nhân..... - Động vật đặc hữu và quý hiếm: Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử có 226 loài động vật rừng, thuộc 81 họ của 24 bộ. Trong đó có hàng chục loài động vật đặc hữu, quý hiếm được xếp trong sách đỏ Việt Nam đang có nguy cơ tuyệt chủng, như: Cu li nhỏ, Voọc đen má trắng, Sói lửa, Gấu ngựa, Khỉ vàng, Hươu vàng, Gà tiền mặt vàng, Gà lôi trắng, Rùa vàng, Rắn hổ mang chúa. Gần đây qua nghiên cứu mới phát hiện thêm các loài động vật đặc biệt quý hiếm như: Cá cóc sần Việt Nam, Ếch Yên Tử.
  • 30. 30 b. Những kết quả hoạt động chủ yếu của Khu BTTN Tây Yên Tử Trong những năm qua trên địa phận Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử đã triển khai nhiều hoạt động, trong đó có thể kể tới: - Công tác quản lý bảo vệ rừng: Ban quản lý khu bảo tồn đã khoán công tác bảo vệ rừng cho 5 tổ đội chuyên trách và nhóm hộ, hộ gia đình. Từ năm 2002, đã tiến hành khoanh nuôi, phục hồi tái sinh được trên 200 ha rừng. Về công tác tuyên truyền bảo vệ rừng: Phối hợp với trung tâm giáo dục thiên nhiên năm 2008 mở 2 lớp tuyên truyền cho cộng đồng người dân sinh sống ở ven rừng, phối hợp với các trường phổ thông cơ sở tổ chức các cuộc thi tìm hiểu luật bảo vệ và phát triển rừng. - Công tác bảo tồn và nghiên cứu khoa học: Đã thử nghiệm nuôi nhốt thành công 2 loài động vật hoang dã: Lợn rừng và Nhím. Sưu tập và trồng thành vườn rừng các loài cây quý hiếm, đặc hữu với diện tích 10 ha; vườn cây thuốc nam với diện tích 2 ha. Luôn có các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài nghiên cứu khoa học, điều tra động thực vật rừng trong khu bảo tồn, bước đầu đã tìm ra 02 loài đặc hữu là Cá cóc sần và Ếch Đồng Thông. Hiện nay, Khu bảo tồn đã xây dựng khu nuôi nhốt cứu hộ động vật hoang dã với diện tích là 1,3 ha. - Hoạt động du lịch sinh thái và tuyên truyền giáo dục môi trường: đã xây dựng các tuyến du lịch sinh thái trong khu bảo tồn. Hàng năm, có hàng ngàn lượt người trong và ngoài nước đến khu bảo tồn tham quan, du lịch sinh thái. Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đã đến nghiên cứu và xây dựng dự án đầu tư du lịch song vẫn chưa được thực hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. 1.2.3. Đặc điểm xã hội 1.2.3.1. Đặc điểm và phân bố dân cư Theo kết quả điều tra gần nhất (ngày 01/4/2009) của Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, tổng dân số các xã trên địa phận Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử là 14.369 người, thuộc 3.396 hộ, chi tiết theo bảng 1-1.
  • 31. 31 Bảng 1-1. Chi tiết dân số, dân tộc thuộc Khu BTTN Tây Yên Tử Tổng dân số Chia ra các thành phần dân tộc (người) TT Xã Số hộ Số khẩu Người DTTS Kinh Dao Tày Cao lan Sán chí Dân tộc khác 1 An Lạc 754 3.117 2.624 493 1 2.188 81 310 44 2 Thanh Luận 570 2.415 68 2.347 8 42 3 0 15 3 Tuấn Mậu 443 1.884 572 1.312 560 2 2 2 6 4 Lục Sơn: 1.629 6.953 3.535 3.418 2.215 47 1.241 0 32 Tổng 3.396 14.369 6.799 7.570 2.784 2.279 1.327 312 97 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang) Sự phân bố dân cư, thành phần dân tộc trong khu vực nghiên cứu không đồng đều. Người dân tộc thiểu số chiếm 47,32% tổng dân số trong khu vực, trong đó tập trung chủ yêu ở 2 xã: An Lạc, Lục Sơn. Đa số nhân dân trong vùng (trong đó hầu hết là người dân tộc thiểu số), sinh sống ven các cánh rừng, xa trung tâm xã; điều kiện cuộc sống còn nhiều khó khăn, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu từ các khe, suối; còn một số thôn bản chưa được sử dụng điện lưới quốc gia. 1.2.3.2. Hiện trạng sản xuất Trước đây, do cuộc sống du canh du cư, đời sống của đồng bào quanh vùng chủ yếu là nhờ vào nương rẫy cho nên việc chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy diễn ra triền miên, đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, nguồn tài nguyên bị cạn kiệt, tỷ lệ đất trống đồi núi trọc tăng lên. Một phần lớn diện tích đất rừng đã bị thoái hoá nghiêm trọng do hậu quả của hoạt động nương rẫy trong một thời gian dài. Tuy nhiên, từ năm 1998 đến nay nhờ sự đầu tư của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, chính sách như: chương trình 135, chính sách 134, chính sách trợ giá-trợ cước, các chính sách về nông lâm nghiệp… Nhân dân trong vùng đã được nhận khoán bảo vệ và trồng rừng mới phủ xanh đất trống đồi núi trọc
  • 32. 32 nên diện tích rừng đã tăng đáng kể. Cùng với các chính sách hỗ trợ về kinh tế-xã hội, chính sách tín dụng, các chính sách về giống và kỹ thuật đã giúp cho các hộ gia đình có thêm thu nhập từ rừng, tự vươn lên xoá đói giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ hơn 70% năm 2005 xuống còn hơn 40% năm 2009, nhưng nhìn chung, đời sống của nhân dân trong vùng còn nhiều khó khăn; thu nhập của đa số nhân dân trong vùng chủ yếu dựa vào nông, lâm nghiệp. Chi tiết về nghề nghiệp và số hộ nghèo của người dân trong Khu BTTN Tây Yên Tử, được trình bày ở bảng 1-2. Bảng 1-2. Nghề nghiệp và số hộ nghèo Khu BTTN Tây Yên Tử TT Chỉ tiêu thống kê An Lạc (hộ) Thanh Luận (hộ) Tuấn Mậu (hộ) Lục Sơn (hộ) Tổng (hộ) Tỷ lệ (%) I Tổng số hộ 754 570 443 1.629 3.396 100,0 - Số hộ nghèo 355 295 207 565 1.422 41,87 II Nghề nghiệp 754 570 443 1.629 3.396 100,0 1 Nông, lâm nghiệp 717 497 373 1.542 3.129 92,14 2 Công nghiệp, TTCN 11 5 7 4 27 0,80 3 Xây dựng 3 2 2 12 19 0,56 4 Thương mại 14 52 57 38 161 4,74 5 Vận tải 7 3 3 7 20 0,59 6 Khác 2 11 1 26 40 1,18 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang) Hiện nay trên địa bàn thôn Đồng Rì, xã Thanh Luận đang diễn ra hoạt động của Nhà máy Nhiệt điện Sơn Động, được khởi công xây dựng từ cuối năm 2005 và bắt đầu phát điện từ cuối năm 2008. Đây là một nhà máy có qui mô lớn, với số cán bộ, công nhân làm việc thời điểm đông nhất lên tới hàng ngàn người. Đã góp phần thúc đẩy hoạt động dịch vụ xung quanh Nhà máy nhiệt điện phát triển mạnh mẽ. Một bộ phận dân cư có vốn, kỹ thuật thì buôn bán, làm công nhân,
  • 33. 33 dịch vụ nhưng phần lớn vẫn sống nhờ vào rừng. Với các hoạt động phổ biến cho sự mưu sinh hàng ngày của nhiều người dân sống ven rừng, như: khai thác gỗ, củi trái phép; khai thác lâm sản khác như măng, cây thuốc, mật ong, lấy nứa, cây cảnh; săn bắt động vật hoang dã; chăn thả gia súc quá mức dưới tán rừng… đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới tài nguyên rừng và cảnh quan khu bảo tồn. 1.2.3.3. Cơ sở hạ tầng và y tế, văn hóa - giáo dục a. Cơ sở hạ tầng - Về giao thông, trên địa bàn huyện Sơn Động có hai đường quốc lộ là đường 279 và đường 289 chạy qua địa bàn các xã trong huyện và 4 xã thuộc khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử. Đây là những tuyến đường giao thông chính cho việc đi lại, buôn bán, giao lưu hàng hóa giữa các xã trong huyện và với các huyện, tỉnh bạn. Riêng tuyến đường 289 hiện đang trong thời gian thi công, lại có nhiều khe, suối cắt ngang nên việc đi lại còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa lũ. Ngoài ra, các đường lâm nghiệp trong khu bảo tồn, các đường liên thôn bản được đầu tư cải tạo và mở mới nhờ các dự án đầu tư của Nhà nước, đã cải thiện đáng kể trong việc lưu thông, vận chuyển, trao đổi hàng hóa của đồng bào trong vùng. - Nhờ có các chính sách đầu tư của nhà nước nên 3/4 xã (trừ xã Tuấn Mậu mới được chia tách cuối năm 2008 nên đang trong giai đoạn đầu tư, xây dựng) đều có trụ sở UBND được kiên cố hóa; hệ thống hồ, đập và kênh mương dần được xây dựng và kiên cố hóa, tuy chưa đáp ứng được 100% nhu cầu. Nhưng đã đảm bảo chủ động cung cấp nước tưới tiêu cho một số diện tích cấy lúa và hoa mầu trên địa bàn. -Điện sinh hoạt: Hệ thống điện lưới sinh hoạt đã kéo đến tận các thôn của các xã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể dùng thắp sáng và sử dụng
  • 34. 34 các phương tiện thông tin. Tuy nhiên, còn nhiều hộ gia đình ở một vài thôn bản xa xôi, nhỏ lẻ, xa đường trục chính nên chưa thể kéo và mắc điện về nhà. b. Y tế, Văn hóa – Giáo dục - Về Giáo dục: các trường Tiểu học và THCS tại trung tâm các xã đều được kiên cố hóa; các lớp cắm bản được mở và dần được xây dựng kiên cố, tạo điều kiện thuận lợi cho con em trong vùng đến lớp đúng độ tuổi qui định. Cùng với các xã trên phạm vi toàn tỉnh, 4 xã trong phạm vi Khu bảo tồn Tây Yên Tử đã hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học và THCS. - Về văn hóa: 100% các xã có Bưu điện văn hóa xã, tại các thôn, bản đều có Nhà văn hóa, trong đó có nhiều thôn, bản đã mở được hệ thống tủ sách. Tạo điều kiện thuận lợi việc giao lưu, học hỏi, tiếp cận khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất của người dân. - Về Y tế: 100% trạm y tế các xã có Bác sĩ, số lượng Y sĩ có trình độ chuyên môn, tại hầu khắp các thôn, bản của các xã đều có cán bộ y tế thôn bản. Nhưng do trang thiết bị, thuốc men còn thiếu nên chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh; công tác phòng ngừa dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân còn hạn chế. 1.2.4. Nhận xét về khu vực nghiên cứu Thông qua những đặc điểm cơ bản của khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử ở trên có thể thấy rằng: - Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử là một khu bảo tồn còn tương đối nguyên vẹn, với quần thể sinh vật đa dạng và tài nguyên rừng phong phú. Các điều kiện tự nhiên và các nhân tố sinh thái của khu vực phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của nhiều loài sinh vật khác nhau, trong đó có các loài nấm. Đây là những kho dữ liệu và cơ sở quan trọng cho công tác bảo tồn, nghiên cứu về tài nguyên rừng.
  • 35. 35 - Dân số sống trong khu vực bao gồm nhiều dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc có một bản sắc văn hoá riêng trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng. Trong đó có những phong tục truyền thống tích cực, cần phải được bảo tồn và phát huy. Với những giá trị văn hóa đặc sắc, các nghề truyền thống riêng có của các dân tộc thiểu số trong khu vực sẽ là một trong những tiềm năng của du lịch sinh thái và nhân văn của khu vực. -Đời sống của người dân trong khu bảo tồn còn phụ thuộc khá lớn vào nông lâm nghiệp, do đó tạo nên áp lực khá lớn vào rừng. Vì vậy, để giải quyết vấn đề bảo tồn, phát triển rừng và đảm bảo cải thiện cuộc sống cho người dân là việc làm cấp thiết của chính quyền địa phương và Ban quản lý khu bảo tồn. - Trong khu vực các xã thuộc địa phận khu bảo tồn, có sự hoạt động của Nhà máy nhiệt điện, cộng với diện tích đất lâm nghiệp lớn, khu bảo tồn đa dạng. Đây là những điều kiện thuận lợi trong việc định hướng phát triển kinh tế, sản xuất hàng hóa, dịch vụ, thương mại và du lịch. Qua đó góp phần giúp cho nhân dân trong vùng xóa đói, giảm nghèo bền vững.
  • 36. 36 CHƯƠNG II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nêu trên, đề tài đặt ra các nội dung nghiên cứu sau đây: 2.1.1. Điều tra thu mẫu và giám định nấm ĐTHT tại Khu BTTN Tây Yên Tử, Sơn Động, Bắc Giang 2.1.2. Đánh giá đa dạng sinh học các loài nấm ĐTHT tại Khu BTTN Tây Yên Tử - Đa dạng về thành phần loài, tần xuất xuất hiện; - Đa dạng về phân bố; - Đa dạng về ký chủ; - Đa dạng về giá trị dược liệu. 2.1.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài nấm Isaria tenuipes - Phân lập và đặc điểm của hệ sợi trong nuôi cấy thuần khiết; - Ảnh hưởng của nhiêt độ không khí đến sự sinh trưởng của hệ sợi; - Ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sự sinh trưởng của hệ sợi; - Ảnh hưởng của pH môi trường đến sự sinh trưởng của hệ sợi; - Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến sự sinh trưởng của hệ sợi. 2.1.4. Đề xuất hướng bảo tồn, khai thác, sử dụng và phát triển một số loài nấm quý 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Quan điểm và cách tiếp cận trong nghiên cứu - Ngành nấm nói chung, các loài nấm ĐTHT nói riêng rất đa dạng và phong phú, vì vậy đề tài lấy quan điểm lịch sử và thực tiễn áp dụng trong nghiên cứu. Việc
  • 37. 37 kế thừa các tài liệu nghiên cứu đã được công bố có một tầm quan trọng đặc biệt, để tiết kiệm và tránh sự chồng chéo trong nghiên cứu. - Căn cứ vào mục tiêu đặt ra, thông qua nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và giá trị sử dụng của các loài nấm ĐTHT trong khu vực, làm cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp quản lý, khai thác. Chú trọng đến việc đề ra hướng bảo vệ, sử dụng và khai thác một số loài nấm quí. Nhưng vẫn đảm bảo giá trị đa dạng sinh học, quản lý bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương trong sự phát triển theo hướng có lợi. Đặt vấn đề ưu tiên sử dụng bền vững nguồn dược liệu quí trong khu vực nghiên cứu là nguyên tắc quan trọng khi đưa ra các giải pháp quản lý. - Đa dạng các loài nấm ĐTHT là sự thích ứng giữa các loài nấm với điều kiện ngoại cảnh, đa dạng côn trùng và tác động của con người. Vì vậy nghiên cứu phải dựa vào sinh cảnh hiện có, các đặc điểm sinh vật học của loài và những thay đổi về sinh thái môi trường để xem xét. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu chung Đề tài áp dụng phương pháp kế thừa về số liệu, phương pháp điều tra, các nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của nấm ĐTHT; giám định và phân lập nấm trong phòng thí nghiệm; tổng hợp, sử lý số liệu, vẽ biểu đồ trên phần mềm Exel. 2.2.3. Công tác chuẩn bị - Thu thập số liệu chung về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội các xã nằm trong phạm vi khu vực nghiên cứu; các tài liệu, báo cáo, các nghiên cứu khoa học.... về Khu BTTN Tây Yên Tử ; các tài liệu về nấm ĐTHT và những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. - Chuẩn bị bản đồ, máy ảnh, máy định vị và các dụng cụ phục vụ cho điều tra và thu hái nấm. - Nắm và phân loại các trạng thái, loại hình rừng hiện có trong khu vực nghiên cứu.
  • 38. 38 - Xác định hệ thống tuyến, địa điểm điều tra, trên cơ sở các tài liệu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của nấm như: mùa vụ sinh trưởng; vị trí nấm thường mọc, độ cao, độ ẩm, độ tàn che… 2.2.4. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 2.2.4.1. Điều tra thu mẫu và giám định nấm ĐTHT tại Khu BTTN Tây Yên Tử, Sơn Động, Bắc Giang - Điều tra ngoại nghiệp: Điều tra được tiến hành định kỳ vào các tháng từ 4 -9, tập trung vào các tháng mùa mưa. Khảo sát thu mẫu được thực hiện trên các tuyến điều tra ngoài thực địa qua các dạng địa hình, các dạng thực bì trong khu vực nghiên cứu. Các tuyến điều tra được thiết kế đi men theo rìa suối, dọc theo khe, suối cạn và đường mòn hoặc theo dông núi từ dưới thấp lên cao và ngược lại. Trên tuyến điều tra cứ 20m - 30m tiến hành 1 điểm điều tra, hoặc phát hiện địa điểm có điều kiện thuận lợi cho nấm ĐTHT phát triển thì tiến hành khoanh vùng và điều tra tỷ mỷ. Tại các điểm điều tra tiến hành điều tra kỹ phía dưới thân cây đổ, dưới lớp lá mục và các khoảng đất trống trong rừng. Phát hiện được mẫu nấm tiến hành đào thu mẫu nấm kể cả côn trùng bị ký sinh còn dính; đánh số hiệu, chụp ảnh, đo đếm kích thước, mô tả đặc điểm hình thái của nấm, côn trùng bị ký sinh và các đặc điểm của địa điểm thu mẫu…. Các thông tin được ghi vào biểu sau: Biểu ghi chép mẫu nấm thu hái ngoài tự nhiên Người thu hái:.......................................................................................... Ngày thu hái:............................................Nơi hái:.................................... Điểm điều tra số………………………… Địa hình (độ cao, hướng phơi, độ dốc):................................................... Tuyến điều tra số:…………………………. Sinh cảnh địa điểm: Loại rừng, loài cây chính, ven đường, khe suối.... Đặc điểm hình thái Sinh thái Thân nấm TT Tên nấm thu hái Số hiệu Hình dạng Kích thước Kích thước, mầu sắc thể quả Giá thể mọc (trên đất, trên cây…) Hình thái mọc (mọc cụm, đám, rải rác, mọc tán xạ) Côn trùng bị ký sinh
  • 39. 39 Mẫu nấm sau khi thu hái, được bọc trong giấy khô, mềm, tránh không làm tổn thương đến nấm và đưa về phòng thí nghiệm để giám định, nghiên cứu đặc điểm giải phẫu, bào tử và phân lập thuần khiết nấm. - Mô tả và giám định mẫu nấm thu hái: Giám định mẫu dựa trên đặc điểm hình thái, giải phẫu, đối chiếu, so sánh với chuyên khảo về Cordyceps của Gi-Ho Sung et al. (2007), Sung Jae Mo (2000), Mao X.L.(2000) và Tsuguo Hongo và Masana Izawa (1994). Một số loài quan trọng việc giám định có thể được thực hiện bằng phương pháp sinh học phân tử, dựa trên phân đoạn 18S ARN ribosom. 2.2.4.2. Đánh giá đa dạng sinh học các loài nấm ĐTHT tại Khu BTTN Tây Yên Tử - Đa dạng về thành phần loài, tần suất xuất hiện: Các loài nấm thu được trong khu vực điều tra được phân tích đánh giá theo % số loài thuộc các chi nấm. Tần suất xuất hiện của loài nấm Đông trùng hạ thảo được chia làm 3 cấp: rất phổ biến (ký hiệu +++), khá phổ biến (ký hiệu ++) và ít phổ biến (ký hiệu +), được tính toán thông qua độ bắt gặp. Độ bắt gặp (Pi) được xác định bằng tỷ lệ % của loài nấm Đông trùng hạ thảo đó xuất hiện, theo công thức tính như sau: 100 . M N Pi = ; Trong đó: Pi = Độ bắt gặp loài i; N = Số lượng mẫu của loài nấm đông trùng hạ thảo i cần tính; M = Tổng số lượng mẫu nấm thu được; Căn cứ vào giá trị của Pi để phân thành 3 cấp độ bắt gặp như sau: + Loài ít phổ biến: Pi < 10% ký hiệu là + + Loài khá phổ biến: 10% ≤ Pi ≤ 30% ký hiệu là ++ + Loài rất phổ biến: Pi > 30% ký hiệu là +++
  • 40. 40 Từ số liệu thu được, lập bảng biểu thống kê và vẽ các biểu đồ minh hoạ kết quả nghiên cứu. - Đa dạng về phân bố: Phân bố của các loài nấm được thống kê theo đai độ cao, loại hình rừng, độ tàn che và thời gian phát sinh trong năm đối với các loài nấm Đông trùng hạ thảo. - Đa dạng về ký chủ: Do côn trùng bị nấm ký sinh có thể ở giai đoạn sâu non, nhộng và sâu trưởng thành và thường bị biến dạng về hình thái nên việc giám định thường gặp nhiều khó khăn. Căn cứ vào đặc điểm hình thái của các loài côn trùng bị nấm ký sinh, đối chiếu với các chuyên khảo về các loài côn trùng thuộc bộ Cánh vảy (Lepidoptera), bộ Cánh cứng (Coleoptera), Bộ cánh đều (Homoptera), bộ cánh Thẳng (Orthoptera) và Bộ Cánh không đều (Hemiptera)…. Xác định côn trùng bị ký sinh đến bộ (order), trong trường hợp mẫu còn nguyên vẹn có thể xác định đến giống (genus) hoặc đến loài (species). - Đa dạng về giá trị dược liệu: Giá trị sử dụng và giá trị dược liệu của nấm trên cơ sở tổng quan tài liệu của các tác giả Mao X.L., 2000 …. 2.2.4.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài nấm Isaria tenuipes - Trang thiết bị, vật tư để nghiên cứu: + Dụng cụ để phân lập: Đèn cồn, que cấy nấm, hộp petri, ống nghiệm, bông, băng cuốn hộp Petri, dao, bút ghi thủy tinh… + Máy móc để nghiên cứu: Tủ cấy nấm, tủ định ôn, tủ lạnh, tủ sấy, bếp điện, nồi hấp, máy ảnh, kính hiển vi…. - Phân lập thuần khiết nấm: Phân lập thuần khiết nấm từ thể quả thu được trên môi trường phân lập nấm ĐTHT là môi trường PDA (Potato Dextrose Agar). Môi trường sau khi pha xong được hấp khử trùng ở 121o C trong thời gian 20 phút sau đó được đổ vào các hộp lồng vô trùng. Chọn mô nấm tươi mới, non không bị sâu bệnh. Dùng cồn 70% rửa bề mặt nấm, tách lấy mô nấm bên trong thể quả cấy vào môi trường dinh dưỡng; sau khi cấy xong cất giữ mẫu trong tủ
  • 41. 41 định ôn ở nhiệt độ 25o C. Chọn sợi nấm không bị tạp nhiễm mọc ra từ mô nấm cấy truyền sang môi trường dinh dưỡng mới. Sau khi tách sợi nấm khoảng 2- 3 lần, sợi nấm không bị nhiễm khuẩn, nấm tạp, và sợi nấm mọc đồng nhất thì ta được sợi nấm thuần khiết. - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ không khí đến sự sinh trưởng của hệ sợi nấm Môi trường thí nghiệm là PDA. Môi trường được hấp khử trùng ở nhiệt độ 121°C, áp suất tương đương với 1atm trong 30 phút, Đổ các môi trường vào 5 hộp lồng đã được khử trùng dày 3 -5 mm. Sau ít nhất là 2 giờ thạch khô, cứng rồi cấy vào chính giữa mỗi hộp lồng một điểm giống nấm đúng bằng que cấy, băng hộp lồng lại và để trong tủ định ôn có nhiệt độ khác nhau: 150 C, 200 C, 250 C, 300 C và 350 C. Tiến hành theo dõi chụp ảnh, mô tả các đặc điểm của hệ sợi và đo tốc độ sinh trưởng của hệ sợi nấm, tiến hành đo lần đầu tiên sau 5 ngày bắt đầu cấy, tiếp sau đó là đo sau 10 ngày và đo sau 15 ngày. Độ dầy của hệ sợi được đánh giá theo Schwantes năm 1971. - Nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sự sinh trưởng của hệ sợi nấm Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp của Booth C. Tạo độ ẩm không khí khác nhau trong bình kín thông qua nồng độ NaCl, cụ thể là pha NaCl với nồng độ như sau: NaCl (g/1lít H2O) 0 8 16 24 32 40 RH (%) 100 95 90 85 80 75 Dung dịch pha xong đổ vào bình hút ẩm loại lớn, đậy nắp lại để ở phòng thí nghiệm trong tối có nhiệt độ không khí khoảng 23 - 27°C. Sau 48 giờ trong các bình hút ẩm khác nhau sẽ có độ ẩm không khí khác nhau, phụ thuộc nồng độ NaCl. Khi nồng độ NaCl càng lớn thì tạo độ ẩm khômg khí càng lớn. Môi trường thạch khoai tây sau khi hấp khử trùng, được đổ vào các hộp lồng đã được khử trùng thông qua hấp sấy và đổ một lớp môi trường PDA dày 3- 5 mm. Cấy giống
  • 42. 42 nấm đã được phân lập vào chính giữa hộp lồng với lượng bằng nhau bằng que cấy. Đặt các hộp lồng vào các bình hút ẩm có độ ẩm không khí khác nhau đó với mỗi bình làm 5 hộp lồng. Tiến hành theo dõi chụp ảnh, mô tả các đặc điểm của hệ sợi và đo tốc độ sinh trưởng của hệ sợi nấm, tiến hành đo lần đầu tiên sau 5 ngày bắt đầu cấy, tiếp sau đó là đo sau 10 ngày và đo sau 15 ngày. Độ dầy của hệ sợi được đánh giá theo Schwantes năm 1971. - Nghiên cứu ảnh hưởng của pH môi trường đến sự sinh trưởng của hệ sợi nấm Phương pháp được tiến hành như sau: môi trường gốc nuôi cấy nấm là PDA. Môi trường gốc có pH = 6, dùng HCl 10% để điều chỉnh mức pH của môi trường là 4,0; 5,0, dùng NaOH để điều chỉnh pH môi trường theo các mức 7,0; 8,0. Sau đó nút miệng bình tam giác bằng bông sạch và quấn giấy báo phía trên. Môi trường được hấp khử trùng ở nhiệt độ 121°C, áp suất tương đương với 1atm trong 30 phút, Đổ các môi trường có các mức pH khác nhau đó vào 5 hộp lồng đã được khử trùng dày 3 -5 mm. Sau ít nhất là 2 giờ thạch khô, cứng rồi cấy vào chính giữa mỗi hộp lồng một điểm giống nấm đúng bằng que cấy, băng hộp lồng lại và để trong tủ định ôn có nhiệt độ 25.0°C ± 1. Tiến hành theo dõi chụp ảnh, mô tả các đặc điểm của hệ sợi và đo tốc độ sinh trưởng của hệ sợi nấm, tiến hành đo lần đầu tiên sau 5 ngày bắt đầu cấy, tiếp sau đó là đo sau 10 ngày và đo sau 15 ngày. Độ dầy của hệ sợi được đánh giá theo Schwantes năm 1971. - Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng tới sinh trưởng của hệ sợi Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng ảnh hưởng tới sinh trưởng của hệ sợi trong nuôi cấy thuần khiết được thực hiện với 3 loại môi trường dinh dưỡng khác nhau: môi trường PDA, môi trường PDA bổ sung 10% pepton và môi trường PDA bổ sung 10% bột nhộng tằm. Môi trường được hấp khử trùng ở nhiệt độ 121°C, áp suất tương đương với 1atm trong 30 phút. Đổ các môi trường vào 5 hộp lồng đã được khử trùng dày 3 -5 mm. Sau ít nhất là 2 giờ
  • 43. 43 thạch khô, cứng rồi cấy vào chính giữa mỗi hộp lồng một điểm giống nấm đúng bằng que cấy, băng hộp lồng lại và để trong tủ định ôn có nhiệt độ 25°C ± 1. Tiến hành theo dõi chụp ảnh, mô tả các đặc điểm của hệ sợi và đo tốc độ sinh trưởng của hệ sợi nấm, tiến hành đo lần đầu tiên sau 5 ngày bắt đầu cấy, tiếp sau đó là đo sau 10 ngày và đo sau 15 ngày. Độ dầy của hệ sợi được đánh giá theo Schwantes năm 1971. 2.2.4.4. Đề xuất hướng bảo tồn, khai thác, sử dụng và phát triển một số loài nấm quý Đề xuất hướng bảo tồn, khai thác, sử dụng và phát triển nấm ĐTHT được căn cứ vào kết quả nghiên cứu về đặc điểm phân bố, giá trị dược liệu và đặc điểm sinh học của các loài nấm. Đề xuất trên cơ sở phát triển bền vững và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng.
  • 44. 44 CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả điều tra thu mẫu và giám định nấm Đông trùng hạ thảo tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, Sơn Động, Bắc Giang 3.1.1. Thành phần loài nấm ĐTHT của khu vực nghiên cứu Trong thời gian điều tra từ tháng 6-9/2009 và tháng 4-5/2010 tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, tác giả đã thu hái được 101 mẫu nấm ĐTHT. Các mẫu nấm được đánh số, ký hiệu theo thứ tự từ TYT01 đến TYT101. Kết quả sau khi giám định, phân loại và thống kê thành phần loài, được trình bày ở bảng 3-1. Bảng 3-1. Phân loại thành phần loài nấm Đông trùng hạ thảo thu được tại Khu BTTN Tây Yên Tử Tên khoa học TT Đơn vị phân loại Teleomorphs (Thể hữu tính) Anamorphs (Thể vô tính) Ngành ASCOMYCOTA Lớp Sordariomycetes Bộ Hypocreales * Họ Cordycipitaceae * Chi Beauveria 1 Bauveria sp. 2 Beauveria bassiana Vuill. * Chi Metarhizium 3 Metarrhizium anisopliae (Metch.) Sor * Chi Akanthomyces 4 Akanthomyces novoguineensi Samson & Brady * Chi Cordyceps 5 Cordyceps oxycephala Penz. & Sacc
  • 45. 45 6 Cordyceps nutans Pat. 7 Cordyceps sphecocephala Berk. & M.A. Curtis 8 Cordyceps stylophora Berk. & Broome 9 Cordyceps myrmecophila Cesati, Bot. Zeit * Chi Torrubiella 10 Torrubiella minutissima Y. Kobayashi & Shimizu * Chi Isaria 11 Isaria takamizusanensis Kobayasi 12 Isaria tenuipes Peck * Chi Gibellula 13 Gibellula sp. Từ bảng 3-1 trên cho thấy, thành phần loài nấm ĐTHT thu được trên địa bàn Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử khá đa dạng. Với 7 chi nấm khác nhau, trong đó: có 2 chi với 6 loài thuộc thể hữu tính; 5 chi với 7 loài thuộc thể vô tính. Trong số 13 loài nấm ĐTHT thu được, có 6 loài lần đầu tiên được phát hiện và mô tả tại Việt Nam như: Cordyceps sphecocephala, Cordyceps stylophora; Akanthomyces novoguineensis, Torrubiella minutissima, Gibellula sp, Isaria takamizusanensis. 3.1.2. Mô tả đặc điểm hình thái các loài nấm tại Khu BTTN Tây Yên Tử 3.1.2.1. Nấm Bạch cương Bauveria sp. Thu hái được 10 mẫu, được đánh số và ký hiệu từ: TYT01, TYT04- TYT06, TYT09, TYT30, TYT76, TYT77, TYT90, TYT96; - Đặc điểm hình thái, giải phẫu (Hình 1a, 1b): thân nấm là những sợi mảnh, ngắn, mầu trắng, mọc thành đám hoặc những đụn nhỏ bao phủ trên thân ký chủ. Bào tử hình tròn sắp xếp theo dạng chuỗi, xen lẫn bào tử hình hạt gạo thuôn dài.
  • 46. 46 - Ký chủ: Nấm Bauveria sp. được tìm thấy, ký sinh trên nhiều loài côn trùng khác nhau như: Cánh cam, cầu cấu, thuộc Bộ Cánh cứng Coleoptera; trên loài gián thuộc Bộ Gián Blattodea/Blattoptera; trên loài nhện, thuộc Bộ Nhện Araneina; trên loài bướm, thuộc Bộ Cánh vẩy Lepidoptera. Hình 1a: Mẫu nấm Bauveria sp. Hình 1b: Bào tử nấm Bauveria sp. - Phân bố: Nấm được tìm thấy ở cả rừng trồng và rừng tự nhiên, tại nhiều độ cao, sinh cảnh, độ ẩm và độ tàn che khác nhau. Các mẫu ký chủ của nấm thường nằm nổi trên lớp thảm mục, lá khô của rừng. 3.1.2.2. Nấm Bạch cương Beauveria bassiana Vuill. Thu hái được 2 mẫu, được đánh số và ký hiệu: TYT03, TYT101; - Đặc điểm hình thái, giải phẫu (Hình 2a, 2b): Nấm Beauveria bassiana là những sợi mảnh, bông, mầu trắng, mọc thành từng đụn nhỏ bao phủ lốm đốm trên đầu, thân, chân và cánh ký chủ. Bào tử có dạng hình trứng, gắn kết đan xen tạo thành các chuỗi và mảng như mắt lưới. - Ký chủ: Nấm Beauveria bassiana, ký sinh trên ong tò vò lớn thuộc bộ Cánh màng Hymenoptera, trên ve sầu thuộc bộ Cánh bằng Hemiptera.
  • 47. 47 Hình 2a: Mẫu nấm Beauveria bassiana Hình 2b: Bào tử nấm Beauveria bassiana - Phân bố: Nấm được tìm thấy trên cả rừng trồng và rừng tự nhiên; ở độ cao dưới 700m; ở nhiều độ ẩm và độ tàn che khác nhau; trên lớp lá khô ven đường mòn, độ ẩm trung bình; sinh cảnh rừng hỗn giao cây gỗ xen nứa, vầu. 3.1.2.3. Nấm Lục cương Metarhizium anisopliae (Metch.) Sor Thu hái được 3 mẫu, được đánh số và ký hiệu: TYT02, TYT28, TYT60; - Đặc điểm hình thái, giải phẫu (Hình 3a, 3b): Nấm Metarrhizium anisopliae là những sợi mảnh, mầu xanh, gốc nấm xen chút trắng, mọc bao phủ quanh thân ký chủ. Bào tử có hình hạt gạo, thuôn dài và hình cầu; sắp xếp hỗn độn, nửa phân tán, nửa dạng chuỗi. Hình 3a: Mẫu nấm Metarhizium anisopliae Hình 3b: Bào tử nấm Metarhizium anisopliae - Ký chủ: Nấm ký sinh trên loài Bọ hung lớn thuộc bộ Cánh cứng Coleoptera và trên loài gián thuộc Bộ Gián Blattodea.
  • 48. 48 - Phân bố: Nấm tìm thấy trên cả rừng trồng và rừng tự nhiên; ở độ cao dưới 700m; ở nhiều sinh cảnh, độ ẩm và độ tàn che khác nhau. Khi được tìm thấy, các mẫu ký chủ của nấm thường nằm nổi trên lớp thảm mục, lá khô của rừng. 3.1.2.4. Nấm Akanthomyces novoguineensis Samson & Brady Thu hái được 7 mẫu, được đánh số và ký hiệu từ: TYT07, TYT81, TYT86, TYT91, TYT94, TYT97, TYT98; - Đặc điểm hình thái, giải phẫu (Hình 4a, 4b): Nấm có mầu trắng, mọc thành nhiều sợi tua tủa quanh chiều ngang của thân con rệp tạo thành một vòng tròn, với số lượng nhiều nhất là 20 sợi nấm trên một ký chủ. Toàn bộ sợi nấm mầu trắng, sợi dài nhất là 18mm, gốc sợi nấm có đường kính trung bình từ 1-2mm; cây nấm có hình thuôn nhọn, xung quanh thân nấm bao phủ những lớp bông trắng rất nhỏ, mảnh. Bào tử nấm dạng hình ống, dài, sắp xếp theo một hướng gần như song song. - Ký chủ: Nấm Akanthomyces novoguineensis, ký sinh trên mình con rệp, thuộc Bộ Nhện Araneina. Rệp mầu nâu hồng, hình bầu dục dẹt; cá thể lớn nhất thu được dài 10mm, rộng 7mm, đầu nhỏ, ngắn, có nhiều chân. Hình 4a: Mẫu nấm Akanthomyces novoguineensis Hình 4b: Bào tử nấm Akanthomyces novoguineensis - Phân bố: Nấm Akanthomyces novoguineensis được tìm thấy trên rừng tự nhiên; ở nhiều địa điểm có sinh cảnh, độ ẩm, độ cao, độ tàn che khác nhau; nấm Tải bản FULL (93 trang): https://bit.ly/3fR6Q9n Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 49. 49 thường được tìm thấy khi ký chủ rệp dính trên mặt lá khô. Có một điểm đặc biệt là khi được tìm thấy, dù đã mọc rất nhiều nấm xung quanh thân, nhưng một vài cá thể rệp vẫn còn sống, chân và râu vẫn ngo ngoe, động đậy mặc dù rệp không thể di chuyển được. 3.1.2.5. Nấm Cordyceps oxycephala Penz. & Sacc Thu hái được 12 mẫu, được đánh số và ký hiệu từ: TYT08, TYT31, TYT33-TYT 40, TYT55, TYT63. - Đặc điểm hình thái, giải phẫu (Hình 5a, 5b): Nấm mọc lên từ phần đốt ngực trước và phần đầu của con ong, với số lượng trên mỗi một con ong là từ 1-3 cây. Nấm có mầu vàng, chiều dài từ 60 – 130mm, chiều ngang thân nấm từ 1-2,5mm, đoạn gốc cây nấm (phần cơ chất - Stroma) có mầu vàng nhạt hơi trắng; thể quả màu vàng, hình ống, thuôn ngắn, chiều dài thể quả chiếm từ 1/6 đến 1/4 chiều dài của cả cây nấm, chiều ngang của thể quả từ 1,5-2,5mm. Bào tử nấm dạng hạt gạo thuôn dài, nhọn về hai đầu, gắn kết với nhau thành chuỗi; khoảng 5 chuỗi bào tử bện với nhau như dây thừng tạo thành túi bào tử hình trụ. Túi bào tử rất dễ vỡ và phân tán thành những bào tử nhỏ. - Ký chủ: Nấm Cordyceps oxycephala được tìm thấy, ký sinh trên các loài Ong thuộc Bộ Cánh màng Hymenoptera. Hình 5a: Mẫu nấm Cordyceps oxycephala Hình 5b: Chi tiết thể quả nấm Cordyceps oxycephala Tải bản FULL (93 trang): https://bit.ly/3fR6Q9n Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 50. 50 - Phân bố: Nấm Cordyceps oxycephala được tìm thấy trên rừng tự nhiên; ở độ cao từ 500 trở lên, độ ẩm cao, độ tàn che chủ yếu từ 0,7-0,8; sinh cảnh gồm: rừng gỗ lá rộng trám, chẹo, ngát; tầng thảm mục từ trung bình trở lên, nhiều lá khô. Nấm mọc lên khỏi lớp thảm mục rừng, phần thể quả nổi trên lớp lá khô, thảm mục, ký chủ của nấm nằm ngay dưới lớp thảm mục rừng. 3.1.2.6. Nấm Cordyceps nutans Pat [8]. Thu hái được 51 mẫu, được đánh số và ký hiệu từ: TYT10-TYT22, TYT27, TYT29, TYT41-TYT44, TYT47-TYT51, TYT54, TYT56-TYT59, TYT64-TYT68, TYT70, TYT72, TYT74, TYT75, TYT78, TYT82-TYT85, TYT87-TYT89, TYT92, TYT93, TYT95, TYT99,TYT100; - Đặc điểm hình thái, giải phẫu (Hình 6a, 6b): Nấm Cordyceps nutans Pat được mọc từ phần đầu, ngực và phần cuối của bụng bọ xít, trong các mẫu được tìm thấy, nấm chủ yếu mọc lên từ phần đầu và ngực của bọ xít. Nấm khi còn non hình thuôn nhọn hoặc hình lưỡi liềm, khi già hình chùy; cuống của nấm màu nâu hơi đen; phần hình chùy và phần trên có màu đỏ da cam đặc trưng, chiếm từ 1/6 đến 1/4 chiều dài của cả cây nấm. Số lượng nấm trên một con bọ xít có từ 1-4, nấm trưởng thành thu được có chiều dài từ 60-180mm, chiều ngang phần thân nấm 2-2,5mm, phần thể quả hình chùy có chiều ngang từ 2,5-4mm. Trên phần sinh sản màu đỏ da cam chứa thể quả dạng chai, chìm sâu, vách không màu, mọc xiên, cổ cong, miệng thể quả vẫn nhìn thấy trên thể hình chùy. Kích thước của thể quả 550-810 x 130-210µm. Túi bào tử hình trụ, kích thước chiều dài 760-780 µm, đường kính 7-8 µm. Mỗi túi bào tử chứa 8 bào tử. Bào tử túi rất dễ gãy thành những đoạn nhỏ được gọi là “đoạn bào tử”. Đoạn bào tử hình trụ hoặc hình tang trống, hơi phình to ở đoạn giữa, hai đầu bằng. Kích thước 9-14,8 x 1,5-2,0µm. 3565691