SlideShare a Scribd company logo
1 of 159
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NCS. PHẠM THỊ TRANG1
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TỶ LỆ NHIỄM
VÀ CHẾ TẠO KIT CHẨN ĐOÁN BỆNH TIÊN MAO TRÙNG
(TRYPANOSOMIASIS) Ở ĐÀN TRÂU
TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y
THÁI NGUYÊN - NĂM 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NCS. PHẠM THỊ TRANG
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TỶ LỆ NHIỄM
VÀ CHẾ TẠO KIT CHẨN ĐOÁN BỆNH TIÊN MAO TRÙNG
(TRYPANOSOMIASIS) Ở ĐÀN TRÂU
TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
Ngành: Ký sinh trùng và vi sinh vật học thú y
Mã số: 9640104
LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan
2. PGS. TS. Phạm Công Hoạt
THÁI NGUYÊN - NĂM 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong
bất kỳ một luận án nào khác. Mọi thông tin trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu và
hoàn thành Luận án đều đã được cảm ơn.
TÁC GIẢ
Phạm Thị Trang
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan và PGS. TS. Phạm Công Hoạt - những Nhà khoa
học đã hướng dẫn, chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành Luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện to lớn về cơ sở vật chất,
nhân lực, vật lực của Ban Giám đốc, Ban Đào tạo - Đại học Thái Nguyên; Đảng ủy,
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi thú y, Bộ môn
Bệnh động vật, Bộ môn Dược lý & Vệ sinh an toàn thực phẩm Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, tập thể cán bộ giảng dạy, các học viên cao học Trần Nhật
Thắng, Nguyễn Thị Thu Hiền, Hoàng Thị Hồng Hạnh và sinh viên các khóa 39, 40,
41, 42 Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Phạm Thị Tâm cùng các cán bộ giảng
viên, học viên và sinh viên Khoa Công nghệ sinh học, Viện Đại học Mở - Hà Nội đã
tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian triển khai đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Chi cục Thú y tỉnh Tuyên Quang, các Trạm Thú y và
cán bộ, nhân dân địa phương của các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên và Chiêm
Hóa - tỉnh Tuyên Quang đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi vô cùng biết ơn các thành viên trong gia đình và bạn bè đã luôn ở bên tôi,
giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
Luận án.
Thái nguyên, ngày tháng năm 2017
NGHIÊN CỨU SINH
Phạm Thị Trang
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i
MỤC LỤC.................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT...................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................ viii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài...............................................................................................3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................3
4. Những đóng góp mới của đề tài...........................................................................3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................4
1.1.1. Bệnh tiên mao trùng ở động vật............................................................................. 4
1.1.2. Kỹ thuật sinh học phân tử trong sản xuất kháng nguyên của tiên mao trùng
T. evansi ..........................................................................................................................12
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.....................................................20
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.........................................................................20
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....................................................................24
1.3. Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang............35
1.3.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................................35
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................................36
Chƣơng 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............38
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu.....................................................38
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................38
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................38
2.1.3. Vật liệu nghiên cứu...............................................................................................38
2.2. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................43
2.2.1. Nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng trên đàn trâu ở tỉnh Tuyên
Quang và áp dụng phác đồ điều trị.................................................................................43
iv
2.2.2. Nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm Kit CATT trong chẩn đoán bệnh tiên
mao trùng cho đàn trâu của tỉnh Tuyên Quang.............................................................44
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................45
2.3.1. Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng trên đàn trâu của tỉnh
Tuyên Quang và áp dụng phác đồ điều trị.....................................................................45
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu chế tạo Kit chẩn đoán bệnh.......................................51
2.4. Phương pháp xử lý số liệu ..............................................................................64
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................65
3.1. Tình hình nhiễm tiên mao trùng trên đàn trâu ở 4 huyện thuộc tỉnh Tuyên
Quang và áp dụng phác đồ điều trị hiệu quả .........................................................65
3.1.1. Tỷlệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu tại 4 huyện thuộc tỉnh Tuyên Quang.................65
3.1.2. Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng theo lứa tuổi trâu tại tỉnh Tuyên Quang................67
3.1.3. Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo tính biệt.................................................71
3.1.4. Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo mùa vụ..................................................72
3.1.5. Kết quả xác định loài tiên mao trùng gây bệnh trên đàn trâu của tỉnh
Tuyên Quang..................................................................................................................75
3.1.6. Áp dụng phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng cho đàn trâu của tỉnh
Tuyên Quang..................................................................................................................80
3.2. Nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm Kit CATT trong chẩn đoán bệnh tiên
mao trùng cho đàn trâu của tỉnh Tuyên Quang......................................................83
3.2.1. Kết quả tách dòng và xác định trình tự gen mã hóa kháng nguyên bề mặt
RoTAT 1.2 của T. evansi................................................................................................83
3.2.2. Kết quả biểu hiện gen mã hóa kháng nguyên bề mặt của T. evansi..................95
3.2.3. Kết quả nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm Kit CATT trong chẩn đoán bệnh
tiên mao trùng................................................................................................................108
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................................................131
1. Kết luận............................................................................................................131
2. Đề nghị.............................................................................................................132
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................133
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI................148
v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ADN: Acide Deoxyribo Nucleic
bp: base pair
CATT: Card Agglutination Test for Trypanosomiasis
CBB: Coomassie Brilliant Blue
DMSO: Di Methyl Sulfoxide
EDTA: Ethylene Diamine Tetra Acetic acid
IPTG: Isopropyl β-D-1-thiogalactopyranoside
ISG: Invanant Surface Glycoprotein
kb: kilobase
kDa: kiloDalton
LB: Luria Bertani
OD: Optical Density
PBS: Phosphat Buffered Saline
PCA: Plate Count Agar
PCR: Polymerase Chain Reaction
PMSF: Phenyl Methyl Sulfonyl Fluoride
PVDF: Poly Vinylidene Di Fluoride
RT - PCR: Reverse Transcription Polymerase Chain Reaction
SDS: Sodium Dodecyl Sulfat
SDS - PAGE: Sodium Dodecyl Sulfate Poly Acrylamide Gel Electrophoresis
spp.: Species pluralis
TEA: Tris - axit acetic - EDTA
TMB: Tetra Methyl Benzidine
VAT: Variable Antigen Type
VSG: Variant Surface Glycoprotein
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần gel Tricine - SDS ...................................................................41
Bảng 2.2. Các cặp mồi sử dụng trong nghiên cứu .....................................................42
Bảng 2.3. Thành phần và chu trình nhiệt phản ứng PCR...........................................48
Bảng 2.4. Thành phần phản ứng PCR khuếch đại đoạn gen mã hóa kháng
nguyên RoTAT 1.2 .....................................................................................54
Bảng 2.5. Thành phần phản ứng Klewnov cắt đầu bằng sản phẩm PCR................54
Bảng 2.6. Thành phần phản ứng lai tạo vector tái tổ hợp ..........................................55
Bảng 2.7. Thành phần phản ứng kiểm tra sự mang gen của vector tái tổ hợp
bằng phản ứng PCR với cặp mồi F1.2 và R1.2 ..........................................57
Bảng 2.8. Thành phần phản ứng ghép nối gen ngoại lai vào vector biểu hiện..........58
Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu tại 4 huyện thuộc tỉnh Tuyên Quang........65
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng theo tuổi trâu .................................................68
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo tính biệt .......................................71
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo mùa trong năm............................72
Bảng 3.5. Danh sách chuỗi gen 18S của Trypanosoma evansi sử dụng so sánh
và phân tích trong nghiên cứu ....................................................................78
Bảng 3.6. Kết quả áp dụng phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng trên diện hẹp........80
Bảng 3.7. Thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng trên diện rộng.............82
Bảng3.8.Bảngtổnghợpkếtquảsosánhtrìnhtự xác định với các trình tự trên NCBI .......92
Bảng 3.9. Kết quả xác định mật độ hạt latex và nồng độ kháng nguyên để tạo
phức hợp kháng nguyên - hạt latex...........................................................111
Bảng 3.10. Kết quả xác định nhiệt độ và thời gian để tạo phức hợp kháng
nguyên - hạt latex......................................................................................112
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của chất nhuộm màu đến khả năng ngưng kết kháng
nguyên - kháng thể....................................................................................113
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của nhiệt độ và chất ức chế phân giải protein đến kháng
nguyên tái tổ hợp RoTAT 1.2...................................................................115
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của nhiệt độ và chất ổn định protein đến kháng nguyên
tái tổ hợp RoTAT 1.2................................................................................117
vii
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của nhiệt độ và chất diệt khuẩn đến kháng nguyên tái tổ
hợp RoTAT 1.2.........................................................................................118
Bảng 3.15. Xác định độ pha loãng kháng thể, thời gian và nhiệt độ phản ứng .......121
Bảng 3.16. Kết quả phản ứng sử dụng Kit CATT phát hiện kháng thể kháng ........125
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ bảo quản đến độ nhạy của
phản ứng khi sử dụng Kit CATT..............................................................127
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ bảo quản đến độ đặc hiệu của
Kit CATT chế tạo .....................................................................................127
Bảng 3.19. So sánh kết quả chẩn đoán bệnh tiên mao trùng của Kit CATT với
kỹ thuật ELISA và phương pháp tiêm truyền chuột.................................128
Bảng 3.20. So sánh hiệu quả sử dụng Kit CATT với kỹ thuật ELISA và phương
pháp tiêm truyền chuột .............................................................................129
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cấu trúc của tiên mao trùng T. evansi.........................................................4
Hình 1.2. Phương thức truyền lây tiên mao trùng T. evansi .......................................5
Hình 1.3. Sơ đồ vector pCR 2.1 ................................................................................17
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu tách dòng và biểu hiện gen mã hóa kháng nguyên
bề mặt của T. evansi.................................................................................51
Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm Kit CATT từ kháng nguyên
tái tổ hợp của T. evansi ............................................................................52
Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu tại 4 huyện thuộc tỉnh
Tuyên Quang............................................................................................66
Hình 3.2. Đồ thị biến động nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo lứa tuổi.....................68
Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo tính biệt ..........................71
Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo mùa trong năm ...............73
Hình 3.5. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR gen 18S của các mẫu Trypanosoma
spp. trên thạch agarose 1% ......................................................................75
Hình 3.6. Hình ảnh chuyển nạp sản phẩm PCR của mẫu Tev-CH-VN; Tev-
HY-VN; Tev-SD-VN và Tev-YS-VN vào tế bào E. coli chủng
DH5α-T....................................................................................................76
Hình 3.7. Điện di kiểm tra sản phẩm cắt ADN plasmid tái tổ hợp mang gen
18S bằng enzyme EcoRI..........................................................................77
Hình 3.8. Cây phả hệ dựa trên trình tự nucleotide chuỗi gen 18S rRNA của các
mẫu Tev-CH-VN; Tev-HY-VN; Tev-SD-VN và Tev-YS-VN
nghiên cứu với các mẫu Trypanosoma evansi đã được đăng ký trong
Ngân hàng gen .........................................................................................79
Hình 3.9. Kết quả điện di ADN tổng số....................................................................83
Hình 3.10. Kết quả điện di sản phẩm PCR của mẫu ADN tổng số ..........................84
Hình 3.11. Kết quả tinh sạch sản phẩm PCR............................................................85
Hình 3.12. Sơ đồ thiết kế vector tái tổ hợp pJET1.2 - RoTAT 1.2...........................87
ix
Hình 3.13. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn biến nạp trên môi trường LB có
ampicillin, chất chỉ thị màu X-gal, chất cảm ứng IPTG..........................88
Hình 3.14. Kết quả tách chiết ADN plasmid pJET1.2 - RoTAT 1.2........................89
Hình 3.15. Kết quả kiểm tra plasmid tái tổ hợp bằng phản ứng PCR.......................90
Hình 3.16. Kết quả kiểm tra pJET1.2 - RoTAT 1.2-1 bằng EcoRI và SalI..............91
Hình 3.17. Trình tự nucleotide và axit amin suy diễn của đoạn gen đích
RoTAT 1.2 ...............................................................................................92
Hình 3.18. Kết quả tinh sạch sản phẩm cắt bằng hai enzyme EcoRI và SalI .......... 94
Hình 3.19. Kết quả biến nạp plasmid tái tổ hợp pET22 - RoTAT 1.2 vào tế bào
vi khuẩn E. coli BL21 .............................................................................95
Hình 3.20. Kết quả tách chiết ADN plasmid pET22 - RoTAT 1.2...........................95
Hình 3.21. Sản phẩm PCR kiểm tra plasmid tái tổ hợp pET22 - RoTAT 1.2 ..........96
Hình 3.22. Kết quả cắt kiểm tra plasmid tái tổ hợp pET22 - RoTAT 1.2.................97
Hình 3.23. Kết quả điện di Tricine-SDS PAGE các dòng plasmid tái tổ hợp ........99
Hình 3.24. Phản ứng western blot kiểm tra tính đặc hiệu của protein RoTAT 1.2........ 99
Hình 3.25. Mức độ biểu hiện kháng nguyên RoTAT 1.2 theo thời gian cảm ứng.......100
Hình 3.26. Mức độ biểu hiện kháng nguyên RoTAT 1.2 ở các nhiệt độ nuôi cấy.......101
Hình 3.27. Mức độ biểu hiện kháng nguyên RoTAT 1.2 ở các giá trị OD khác nhau ..102
Hình 3.28. Mức độ biểu hiện kháng nguyên RoTAT 1.2 ở các giá trị pH khác nhau....103
Hình 3.29. Mức độ biểu hiện kháng nguyên RoTAT 1.2 ở các nồng độ kháng
sinh ampicillin bổ sung khác nhau.........................................................104
Hình 3.30. Kết quả khảo sát nồng độ chất cảm ứng IPTG ở các nồng độ khác nhau ...105
Hình 3.31. Kết quả khảo sát thời gian cảm ứng......................................................106
Hình 3.32. Kết quả khảo sát nhiệt độ cảm ứng......................................................107
Hình 3.33. Quy trình sản xuất Kit CATT ..............................................................109
Hình 3.34. Đánh giá hiệu quả kết hợp kháng nguyên - kháng thể dựa trên
thang điểm từ âm tính (-), nghi ngờ (+/-) và dương tính (1+) - (4+) ....110
Hình 3.35. Quy trình chẩn đoán bệnh tiên mao trùng bằng Kit CATT và
phương pháp tiêm truyền chuột .............................................................129
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bệnh tiên mao trùng là bệnh phổ biến ở nhiều loài gia súc như trâu, bò, dê,
ngựa, hươu, lạc đà… Elshafie E. I. và cs. (2013) [54], Kocher A. và cs. (2015) [66],
Tehseen S. và cs. (2015) [116] cho biết, bệnh do Trypanosoma evansi (T. evansi) -
ký sinh trùng đường máu, thuộc giới động vật nguyên sinh Protozoa, lớp trùng roi
Flagellata, giống Trypanosoma gây nên. Bệnh thấy ở hầu hết các nước châu Phi,
Nam Mỹ và châu Á. Ở Việt Nam, bệnh tiên mao trùng thấy phổ biến ở khắp các
vùng, miền.
Alves F. M. và cs. (2011) [35] cho biết, bệnh tiên mao trùng do đơn bào T.
evansi gây ra, nếu chẩn đoán và điều trị không kịp thời gia súc có thể chết, gây thiệt
hại lớn cho người chăn nuôi. Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải tìm ra
một phương pháp chẩn đoán bệnh nhanh, độ chính xác cao, chi phí thấp, dễ dàng áp
dụng trên phạm vi rộng để có thể điều trị kịp thời, giảm tỷ lệ chết do bệnh gây ra.
Hiện nay, nước ta đã sử dụng nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh tiên mao
trùng như phương pháp phát hiện tiên mao trùng trực tiếp, phương pháp tập trung
tiên mao trùng, phương pháp tiêm truyền động vật thí nghiệm, chẩn đoán huyết
thanh học, chẩn đoán sinh học phân tử. Trong đó, phương pháp soi tươi và phương
pháp nhuộm tiêu bản máu khô thường khó phát hiện tiên mao trùng; phương pháp
tiêm truyền chuột nhắt trắng cho kết quả chính xác, song cần nhiều thời gian mới có
kết quả; phương pháp sinh học phân tử có độ chính xác cao nhưng cần có trang thiết
bị hiện đại mới thực hiện được; phương pháp chẩn đoán huyết thanh học được
đánh giá là có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, cho kết quả nhanh và có khả năng
chẩn đoán với số lượng mẫu lớn trong thời gian ngắn.
Các phương pháp chẩn đoán huyết thanh học bệnh tiên mao trùng được thực
hiện dựa trên nguyên tắc dùng các phản ứng huyết thanh học đặc hiệu để phát hiện
kháng thể hoặc kháng nguyên tiên mao trùng. Tuy vậy, kháng nguyên bề mặt của
tiên mao trùng lại rất đa dạng với nhiều epitope biến đổi khác nhau. Việc lựa chọn
một epitope kháng nguyên có tính ổn định và tính đặc hiệu với nhiều serotype của
2
tiên mao trùng là công việc cần thiết để đảm bảo phương pháp chẩn đoán có độ
nhạy và đặc hiệu cao.
Theo nghiên cứu của Vương Thị Lan Phương (2004) [28], Abou El Naga T. và
cs. (2012) [33], kháng nguyên RoTAT 1.2 có mặt ở hầu hết các VAT (Variable
Antigen Type - kháng nguyên biến đổi) của T. evansi. Urakawa T. và cs. (2001)
[121], Phạm Thị Tâm và cs. (2013) [29] cho biết, Kit chẩn đoán chế tạo từ kháng
nguyên tái tổ hợp có độ nhạy, độ đặc hiệu cao hơn. Nguyễn Thị Kim Lan và cs.
(2015) [18] cho biết, kháng nguyên này được chế tạo bằng công nghệ gen cho khả
năng phát hiện đặc hiệu tiên mao trùng đạt trên 98%.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc có địa hình đồi núi, khí hậu nhiệt
đới gió mùa, thời tiết nóng ẩm, thích hợp cho ruồi trâu, mòng - vật môi giới phát triển,
hút máu và truyền bệnh tiên mao trùng từ trâu, bò bệnh sang trâu, bò khỏe. Đây là một
trong những tỉnh nằm trong vùng dịch tự nhiên, trâu, bò thường mắc ở thể mạn tính, có
biểu hiện lâm sàng không rõ rệt nên rất khó phát hiện và phòng chống bệnh. Hàng năm,
trâu, bò bị ốm và chết khá nhiều trong vụ Đông - Xuân, khi thời tiết giá lạnh và thức ăn
khan hiếm. Cơ sở hạ tầng phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gia súc
tại địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, dẫn tới hệ quả là bệnh tiên mao trùng trở nên
phổ biến hơn, nghiêm trọng hơn và gây thiệt hại lớn hơn.
Những phân tích ở trên đã cho thấy, mức độ phổ biến cũng như những tác
hại do bệnh tiên mao trùng gây ra trên đàn gia súc nói chung và đàn trâu nói riêng ở
nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh trung du miền núi, trong đó, có tỉnh Tuyên Quang. Vì
vậy, việc nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm, chế tạo kit chẩn đoán và xác định phác
đồ điều trị hiệu quả bệnh tiên mao trùng cho đàn trâu của tỉnh Tuyên Quang là hết
sức cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, để có cơ sở khoa học xây dựng
quy trình chẩn đoán, quy trình phòng trị bệnh tiên mao trùng hiệu quả cho đàn trâu
ở tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi đã thực hiện đề tài: "Nghiên cứu xác định tỷ lệ
nhiễm và chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng (Trypanosomiasis) ở đàn
trâu tại tỉnh Tuyên Quang".
3
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được tỷ lệ nhiễm, định danh loài tiên mao trùng gây bệnh và áp
dụng phác đồ điều trị hiệu quả cho đàn trâu của tỉnh Tuyên Quang.
- Chế tạo được Kit CATT chẩn đoán bệnh tiên mao trùng có độ nhạy và độ
đặc hiệu cao.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về tỷ lệ nhiễm, nghiên cứu chế
tạo Kit chẩn đoán và biện pháp phòng chống bệnh tiên mao trùng hiệu quả trên đàn
trâu của tỉnh Tuyên Quang.
Sản xuất kháng nguyên tái tổ hợp phục vụ chế tạo Kit chẩn đoán là hướng
nghiên cứu công nghệ cao khẳng định việc làm chủ công nghệ, sản phẩm của công
nghệ cao đã và đang được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất tại Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Chế tạo được Kit từ kháng nguyên tái tổ hợp RoTAT 1.2 của loài T. evansi
phục vụ công tác chẩn đoán bệnh nhanh và kịp thời, áp dụng phác đồ điều trị bệnh
hiệu quả, từ đó góp phần nâng cao số lượng và chất lượng đàn trâu, cải thiện đời
sống cho người chăn nuôi.
4. Những đóng góp mới của đề tài
Chế tạo được các bộ Kit từ kháng nguyên tái tổ hợp RoTAT 1.2 của loài T.
evansi, Kit có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, có thể áp dụng chẩn đoán nhanh bệnh
tiên mao trùng ở các địa phương.
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Bệnh tiên mao trùng ở động vật
1.1.1.1. Căn bệnh
Bệnh tiên mao trùng - Trypanosomiasis - là bệnh do ký sinh trùng đơn bào
Protozoa, lớp trùng roi Flagellata gây ra. Có nhiều loài thuộc giống Trypanosoma
như: Trypanosoma brucei, Trypanosoma cruzi, Trypanosoma evansi, Trypanosoma
congolense, Trypanosoma gambiense, Trypanosoma vivax, Trypanosoma simiae…
có khả năng gây bệnh cho người và động vật (Kumar A. và cs., 1991 [69]). Ở Việt
Nam, bệnh tiên mao trùng do loài đơn bào Trypanosoma evansi (T. evansi) gây ra.
Tiên mao trùng T. evansi có hình thoi, dài 18 - 34 m. Giữa thân tiên mao
trùng có một nhân, phía cuối cơ thể có một roi, roi này chạy dọc theo thân và tạo
thành nhiều màng rung động, cuối cùng roi lơ lửng ở phần đầu và thành roi tự do
(Nguyễn Thị Kim Lan, 2011 [12]).
Kinetoplast
Màng rung
Nhân
Roi tự do
Hình 1.1. Cấu trúc của tiên mao trùng T. evansi
(Nguồn: Desquesnes M., 2004 [48])
5
1.1.1.2. Vật chủ và vật môi giới truyền bệnh tiên mao trùng
Trong tự nhiên, tiên mao trùng ký sinh ở hầu hết các loài thú nuôi và thú
hoang, thấy phổ biến hơn ở trâu, bò, ngựa, trâu bò rừng, hươu, nai, hổ, báo, sư tử, chó,
mèo, lạc đà, voi, thỏ, chuột cống, chuột lang, chuột bạch..., không ký sinh ở người
(Phạm Sỹ Lăng và cs., 2008 [22], Hasan M. U. và cs., 2006 [63], Youssif F. và cs.,
2008 [128]).
Sự lây truyền bệnh tiên mao trùng từ trâu, bò ốm sang trâu, bò khỏe là nhờ
các loài ruồi hút máu (thuộc họ phụ Stomoxydinae) và các loài mòng hút máu
(thuộc họ Tabanidae). Sự lây truyền này chỉ mang tính chất cơ học. Như vậy, ruồi
và mòng hút máu là những vật môi giới truyền bệnh tiên mao trùng quan trọng.
Đây là một trong những cơ sở khoa học để xây dựng biện pháp phòng và tránh lây
lan bệnh tiên mao trùng hiệu quả (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012 [13]; Baldacchino
F. và cs., 2014 [36]).
Hình 1.2. Phƣơng thức truyền lây tiên mao trùng T. evansi
(Nguồn: Desquesnes M. và cs., 2004 [48])
1.1.1.3. Dịch tễ học bệnh tiên mao trùng
Bệnh tiên mao trùng phân bố rất rộng, từ phía Tây sang phía Đông bán cầu. Ở
châu Phi, T. evansi hiện diện tại tất cả các quốc gia có lạc đà, từ Senegal (15° Bắc)
6
đến Kenya (xích đạo), trên vành đai Glossina. T. evansi được tìm thấy không chỉ ở
Mauritania, Morocco, Algeria, Tunisia, Libya, Ai Cập, Sudan, Eritrea và Ethiopia,
mà còn ở khu vực phía bắc của Mali, Burkina Faso, Niger, Nigeria, Chad, Somalia,
Kenya. Ngày nay, phân bố địa lý của bệnh liên tục từ khu vực phía bắc của châu
Phi, qua Trung Đông đến khu vực Đông Nam Á. Bệnh phổ biến ở trâu, bò và ngựa
các nước nhiệt đới ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ (Haridy F. M. và cs., 2011 [62],
Sumbria D. và cs., 2014 [110]).
Ở Việt Nam, bệnh tiên mao trùng đã được phát hiện thấy phổ biến ở hầu hết
các vùng sinh thái khác nhau như miền núi, trung du, đồng bằng và ven biển (Phạm
Sỹ Lăng và cs., 2008 [22]).
Mùa phát bệnh có liên quan chặt chẽ với mùa côn trùng hoạt động, thường
vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm (Phan Địch Lân và cs., 2002 [23]).
1.1.1.4. Đặc điểm gây bệnh của T. evansi
Khi ruồi, mòng đốt, hút máu và truyền tiên mao trùng vào gia súc, tiên
mao trùng xâm nhập vào da, tạo nên các vết viêm trên mặt da.
Độc tố của tiên mao trùng tác động tới bộ máy tiêu hoá, gây rối loạn tiêu
hoá, làm con vật ỉa chảy. Hội chứng tiêu chảy thường xảy ra khi xuất hiện tiên mao
trùng trong máu con vật bệnh.
Khi sống trong huyết tương vật chủ, tiên mao trùng sử dụng protein huyết
tương, làm giảm áp lực keo trong máu, nước sẽ từ máu thẩm thấu qua thành mạch quản
vào gian bào của tổ chức gây hiện tượng thủy thũng. Ngoài ra, khi tiên mao trùng sinh
sản nhiều trong máu có thể làm tắc các mạch máu nhỏ và các mao mạch, làm tăng tính
thấm thành mạch, dần dần tạo ra các ổ thuỷ thũng chất keo vàng dưới da.
Sau khi xâm nhập vào máu ký chủ, tiên mao trùng sinh sản theo cấp số nhân.
Số lượng tiên mao trùng nhiều thì lượng độc tố cũng tăng lên, tác động vào trung
khu điều hòa nhiệt làm cho con vật sốt. Khi động vật sốt cao là lúc trong máu có
nhiều tiên mao trùng phát triển.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2008) [22], trâu, bò bị bệnh tiên mao trùng thể
hiện các triệu chứng lâm sàng chủ yếu như: sốt cao và gián đoạn, có biểu hiện rối
loạn thần kinh, thủy thũng dưới da, gầy yếu, suy nhược, thiếu máu, viêm kết mạc và
giác mạc mắt. Một số trâu, bò bệnh bị ỉa chảy nặng, phân lỏng màu vàng, sau
7
chuyển màu xám, có lẫn bọt và chất nhầy. Các đợt ỉa chảy tiếp theo những cơn sốt
cách quãng.
Trâu, bò bị bệnh mạn tính thường kéo dài, cơ thể suy yếu, liệt hai chân sau,
nằm tư thế quỳ và không đi lại được. Mặc dù nằm liệt nhưng vẫn ăn và nhai lại cho
đến khi sắp chết. Triệu chứng viêm giác mạc và kết mạc mắt thấy ở hầu hết trâu, bò
mắc bệnh: mắt có dử trắng hay vàng, chảy liên tục, nếu nặng thì mắt sưng, đỏ ngầu.
Khi khỏi bệnh, mắt có màng trắng như cùi nhãn kéo che kín giác mạc.
Con vật mắc bệnh tiên mao trùng khi chết gầy xơ xác, mổ khám thấy có những
biến đổi bệnh tích đại thể rõ rệt ở hệ tuần hoàn và hô hấp: tim nhão, xoang bao tim tích
nước vàng; phổi sung huyết và tụ máu từng đám; gan sưng to, nhạt màu; lách sưng,
mềm nhũn và nhạt màu; hạch lâm ba sưng và tụ máu trong hạch; cơ nhão, màu nhợt
nhạt, nhát cắt rỉ nước; xoang ngực và xoang bụng tích dịch màu vàng nhạt.
1.1.1.5. Chẩn đoán bệnh tiên mao trùng
Việc chẩn đoán bệnh tiên mao trùng tương đối khó khăn vì căn bệnh có khi
có ở mạch máu ngoại vi, có khi không. Do đó, cần phải chẩn đoán bằng nhiều
phương pháp khác nhau:
* Phương pháp chẩn đoán lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng của bệnh tiên mao trùng không phải lúc nào cũng phát
hiện được. Chính vì vậy, việc chẩn đoán qua triệu chứng lâm sàng ở trâu, bò có độ
chính xác không cao. Vì vậy, ngoài chẩn đoán qua các triệu chứng lâm sàng, cần
phải tiến hành các phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm để có kết quả chẩn
đoán chính xác.
* Phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm
Việc phát hiện tiên mao trùng được thực hiện trên các mẫu máu, có thể xét
nghiệm các mẫu máu này bằng hình thức soi tươi, cố định, nhuộm giemsa và một số
phương pháp huyết thanh học khác (Desquesnes M., 2004) [48]. Cụ thể như sau:
- Phương pháp phát hiện tiên mao trùng
Để phát hiện tiên mao trùng, có thể áp dụng phương pháp soi tươi máu
(Direct smear); phương pháp nhuộm giemsa tiêu bản máu khô (Romanovsky);
phương pháp tập trung tiên mao trùng.
8
- Phương pháp tiêm truyền động vật thí nghiệm
Đây là phương pháp phổ biến, hiệu quả, chính xác và thường được ứng dụng
nhiều trong chẩn đoán bệnh tiên mao trùng. Ở phương pháp này, người ta tiêm
truyền máu của động vật cần chẩn đoán cho động vật thí nghiệm (thường dùng
chuột nhắt trắng). Sau đó, hàng ngày kiểm tra máu của động vật đã được tiêm
truyền để phát hiện tiên mao trùng. Nếu trong máu động vật này có tiên mao trùng
thì kết luận động vật cần chẩn đoán bị nhiễm bệnh và ngược lại.
Theo Lê Ngọc Mỹ (1994) [26], phương pháp tiêm truyền động vật thí
nghiệm là phương pháp chẩn đoán chính xác, nhưng nhược điểm của phương pháp
này là khi cần chẩn đoán nhanh, với số lượng mẫu nhiều trong khoảng thời gian
ngắn thì phương pháp này không thể đáp ứng được.
- Phương pháp chẩn đoán huyết thanh học
Khi tiên mao trùng ký sinh, cơ thể vật chủ sản sinh ra kháng thể đặc hiệu
chống lại tiên mao trùng. Những phương pháp sau cho phép phát hiện kháng thể
kháng tiên mao trùng trong máu vật chủ:
Phản ứng ngưng kết trên bản nhựa (CATT/T. evansi: Card Agglutination
Test for Trypanosomiasis)
Đây là phương pháp ngưng kết trực tiếp giữa kháng nguyên và kháng thể
trên bản nhựa, được dùng để phát hiện kháng thể trong máu động vật nhiễm bệnh.
Phương pháp CATT có ưu điểm cho kết quả nhanh chóng, dễ thực hiện,
đặc biệt có thể áp dụng trong điều kiện thực địa thiếu các dụng cụ chẩn đoán
chuyên biệt.
Nguyên lý của phương pháp: kháng nguyên tiên mao trùng đã được nhuộm
màu sẽ kết hợp với kháng thể có trong huyết thanh của động vật nhiễm bệnh, tạo
thành những đám kết tủa li ti màu xanh, đó là phản ứng dương tính. Nếu động vật
không nhiễm bệnh, trong máu không có kháng thể đặc hiệu, phản ứng kết hợp
kháng nguyên - kháng thể không xảy ra và không có các đám kết tủa, đó là phản
ứng âm tính.
9
Phương pháp ngưng kết trên phiến kính (SAT: Slide Agglutination Test)
Phương pháp ngưng kết trên phiến kính là phản ứng giữa kháng nguyên tiên
mao trùng sống có sẵn, với kháng thể có trong huyết thanh của động vật nghi
nhiễm. Phương pháp này đơn giản, dễ tiến hành và có thể áp dụng trên diện rộng.
Tuy nhiên phải thường xuyên lưu giữ giống tiên mao trùng để có tiên mao trùng
sống thực hiện phản ứng này.
Phương pháp LATEX (Latex Agglutination Test)
Phương pháp LATEX được dùng để phát hiện kháng thể có trong huyết
thanh của gia súc mắc bệnh tiên mao trùng.
Nguyên lý: Đây là phản ứng dùng kháng nguyên gắn hạt latex, khi gặp kháng
thể đặc hiệu, kháng nguyên và kháng thể sẽ kết hợp với nhau thành đám lớn mà mắt
thường có thể quan sát được. Khi cho kháng nguyên trộn với kháng thể đặc hiệu
tương ứng, phản ứng ngưng kết sẽ xảy ra. Kháng nguyên và kháng thể kết hợp với
nhau qua cầu nối kháng thể đặc hiệu. Do mỗi cầu nối với kháng nguyên dưới hình
thức mạng lưới nhiều chiều, tạo nên những đám ngưng kết biểu hiện bằng những
đám lấm tấm hoặc lổn nhổn như những hạt cát hoặc những cụm bông lơ lửng. Nhờ
có hạt latex gắn vào kháng nguyên, hiện tượng ngưng kết này trở nên dễ dàng quan
sát hơn.
Phương pháp kháng thể huỳnh quang gián tiếp IFAT (Indirect Fluorescent
Antibody Test)
Trong nhiều trường hợp, để phát hiện phức hợp kháng nguyên - kháng thể,
cần phải sử dụng một số kỹ thuật miễn dịch mới nhìn thấy được. Phương pháp
kháng thể huỳnh quang gián tiếp IFAT dùng kháng kháng thể đã được nhuộm chất
phát huỳnh quang để phát hiện kháng nguyên cần chẩn đoán. Trong phương pháp
này có ba thành phần tham gia là kháng nguyên cần chẩn đoán, kháng thể đặc hiệu
và kháng kháng thể đã gắn chất phát huỳnh quang. Do đó, phương pháp này còn
được gọi là phương pháp hai lớp.
Phương pháp ELISA (Enzyme Linked Immunosorbent Assay)
Phương pháp ELISA là một trong những phương pháp hiện đại được ứng
dụng để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng. Phương pháp này đang được sử dụng rộng
10
rãi ở các nước trên thế giới. Thuy N. T. và cs. (2012) [118] cho biết, sử dụng phản
ứng ELISA có khả năng phát hiện trâu nhiễm T. evansi với độ nhạy, độ đặc hiệu và
độ ổn định cao.
Nguyên lý: Trong phương pháp này, người ta dùng kháng thể hoặc kháng thể
kháng globulin (kháng kháng thể) có mang một enzyme (phosphatase hoặc
peroxydase) được gắn lên mảnh Fc, cho kết hợp trực tiếp hoặc gián tiếp với kháng
nguyên. Sau đó, cho cơ chất sinh màu vào, cơ chất sẽ kết hợp với enzyme và bị phân
hủy tạo nên màu. So sánh với màu của quang phổ kế sẽ định lượng được mức độ của
phản ứng.
- Phương pháp phát hiện ADN của tiên mao trùng bằng phản ứng PCR
(Polymerase Chain Reaction)
PCR được xem là phương pháp hiện đại nhất, được ứng dụng để chẩn
đoán bệnh tiên mao trùng trong những năm gần đây.
Nguyên lý: dựa vào phản ứng chuỗi polymerase để xác định sự có mặt ADN
của tiên mao trùng trong máu động vật nhiễm bệnh.
1.1.1.6. Phòng bệnh tiên mao trùng cho gia súc
Theo Tổ chức Thú y thế giới OIE (2012) [84], chưa có vắc xin đặc hiệu để
phòng bệnh tiên mao trùng cho gia súc. Vấn đề phòng bệnh tiên mao trùng thường
được thực hiện bằng các phương pháp sau đây:
* Biện pháp phòng đối với vật chủ
Để phòng bệnh tiên mao trùng, cần thực hiện các biện pháp tổng hợp. Ở
những vùng có bệnh, vào mùa ruồi trâu và mòng hoạt động, cần kiểm tra máu cho
toàn bộ gia súc. Nếu có bệnh hoặc nghi có bệnh thì cần cách ly và điều trị kịp thời.
Khi có bệnh xảy ra, phải báo cáo chính quyền và các cơ quan thú y để công bố dịch.
Có thể phòng bằng thuốc: dùng thuốc trypamidium, liều 0,5 mg/kgTT, pha thành
dung dịch 1 - 2%, tiêm bắp thịt làm nhiều điểm để phòng bệnh tiên mao trùng
(Nguyễn Thị Kim Lan, 2012 [13]).
11
Ngoài ra, để tránh lây lan bệnh, cần thường xuyên kiểm tra và kịp thời phát
hiện gia súc nhiễm tiên mao trùng. Ở vùng có động vật nhiễm bệnh và những vùng
lân cận, nên nuôi nhốt gia súc trong chuồng có lưới để ngăn côn trùng vào hút máu
và truyền bệnh cho những động vật khác (Barros A. T. M. và Foil L. D., 2007 [41]).
* Biện pháp diệt ruồi, mòng - vật môi giới truyền bệnh
Để bắt ruồi, mòng hút máu truyền bệnh, hiện nay người ta đã chế tạo được
một số loại bẫy bắt ruồi, mòng có hiệu quả, như bẫy Nzi, bẫy Vavoua, bẫy Malaise,
bẫy Manitoba. Các loại bẫy này thường được sử dụng với chất kích thích, thu hút
thị giác, khứu giác của ruồi, mòng như dioxid carbon, octenol, amoniac để dễ dàng
cho việc tiêu diệt chúng. Các loại bẫy này nên được để ở những nơi tập trung nhiều
ruồi, mòng như ở chuồng nhốt gia súc, nơi nước tù đọng (Hall M. J. và Wall R.,
2004 [61]).
Mặt khác, người ta có thể diệt ruồi, mòng bằng biện pháp sinh học. Các nhà
khoa học đã nghiên cứu sử dụng các loài ong và côn trùng ký sinh, có khả năng gây
hại, tiêu diệt ruồi, mòng; phân lập và sử dụng một số loài vi khuẩn gây bệnh trên
ruồi, mòng để tiêu diệt chúng; dùng tia phóng xạ nhằm gây đột biến gen ở ruồi,
mòng, làm mất khả năng sinh sản, ngăn chặn sự phát triển của chúng.
Ngoài ra, có thể dùng các hoá dược tiêu diệt ruồi, mòng bằng cách tắm hoặc
phun vào các vùng của cơ thể gia súc như chân trước, chân sau, đầu và bụng - là
những nơi ruồi, mòng tấn công gia súc nhiều nhất. Không nên sử dụng những thuốc
này cho gia súc vào mùa mưa, vì các thuốc này có thể bị nước mưa rửa trôi, làm
giảm tác dụng của thuốc.
Mặc dù vậy, các biện pháp trên mới chỉ hạn chế được một phần sự phát triển
của ruồi, mòng. Để đạt hiệu quả tốt hơn, cần tiến hành kết hợp đồng thời nhiều biện
pháp trên phạm vi rộng.
1.1.1.7. Điều trị bệnh
Nhiều loại hóa dược đã được sử dụng để điều trị bệnh tiên mao trùng cho gia
súc. Naganin, novarsenobenzol, trypamidium, berenil (azidin)... là những loại hóa
dược đã được sử dụng trong nhiều năm ở nước ta nhưng cho kết quả không ổn định.
Vì vậy, muốn nâng cao biện pháp điều trị bệnh tiên mao trùng cần điều trị bệnh
12
bằng biện pháp tổng hợp, vừa chú ý chăm sóc con vật ốm, vừa dùng một trong
những thuốc đặc hiệu mới thu được kết quả tốt (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012 [13]).
1.1.2. Kỹ thuật sinh học phân tử trong sản xuất kháng nguyên của tiên mao
trùng T. evansi
1.1.2.1. Kháng nguyên của T. evansi
Kháng nguyên bề mặt của loài T. evansi gây bệnh tiên mao trùng có khả năng
biến dị cao. Chính vì vậy, việc chẩn đoán gia súc bị nhiễm bệnh bằng các phương
pháp truyền thống sẽ gặp nhiều khó khăn. Paim F. C. và cs. (2011) [86] cho biết,
kháng nguyên của T. evansi được chia làm hai loại: kháng nguyên biến đổi và kháng
nguyên không biến đổi.
* Kháng nguyên biến đổi
Mỗi T. evansi có một số lượng lớn gen mã hóa cho các protein bề mặt nên
khả năng biến đổi của chúng rất cao. Trong khi hệ thống miễn dịch của vật chủ
chưa kịp sản xuất ra kháng thể thì các thế hệ mới của T. evansi đã xuất hiện và hoàn
toàn có khả năng chống lại đáp ứng miễn dịch của vật chủ. Từ phát hiện này, người
ta đã tập trung nghiên cứu cơ chế phân tử về khả năng ức chế hay kích hoạt các gen
này để áp dụng cho công tác phòng chống bệnh tiên mao trùng hiệu quả.
Nghiên cứu về miễn dịch học, Pays E. và cs. (2006) [89], Paim F. C. và cs.
(2011) [86] có đồng quan điểm, tiên mao trùng có khả năng biến đổi kháng nguyên
bề mặt để né tránh đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của vật chủ. Tuy nhiên, sự biến đổi
này đã có ngay ở pha đầu tiên của quá trình nhiễm (trước khi xuất hiện đáp ứng
miễn dịch của cơ thể vật chủ). Chính vì thế, việc biến đổi này của tiên mao trùng
không gặp phải trở ngại do chưa có sự chống đỡ và bảo vệ của hệ thống miễn dịch
của vật chủ.
Tiên mao trùng tồn tại và nhân lên trong dịch ngoại bào của vật chủ, đặc biệt
là trong máu. Do đó, chúng phải đối mặt với hệ miễn dịch của vật chủ, áp lực chọn
lọc đã khiến chúng thiết lập cơ chế để chống lại sự tác động bởi hệ miễn dịch của
vật chủ.
13
Khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ, tiên mao trùng sẽ phải chống lại kháng thể
đặc hiệu. Sau khi vào cơ thể vật chủ, không phải bao giờ tiên mao trùng cũng gây
rối loạn cho ký chủ. Trên quan điểm miễn dịch, tiên mao trùng chỉ gây bệnh được
nếu chúng hòa nhập với vật chủ đến mức không còn được xem là phần tử lạ. Tiên
mao trùng có thể sẽ bị tiêu diệt nếu phân tử kháng nguyên bề mặt VSG (Variant
Surface Glycoprotein - Glycoprotein bề mặt biến đổi) bị kết hợp bởi kháng thể đặc
hiệu. Điều này chính là nguyên nhân thúc đẩy tiên mao trùng hoạt hoá gen để biến
đổi kháng nguyên bề mặt, nhằm né tránh sự kết hợp của kháng thể đặc hiệu do cơ
thể vật chủ sản sinh ra.
Phạm Đức Chương và cs. (2007) [3] cho biết, phần lớn ký sinh trùng thuộc
động vật nguyên sinh đều có các cơ chế để tránh khỏi tác dụng đáp ứng miễn dịch
của cơ thể vật chủ. Các cơ chế này gồm: tác động ức chế đáp ứng miễn dịch của vật
chủ; thay đổi để trở thành không có tính kháng nguyên, làm cho cơ thể vật chủ
không sinh kháng thể chống lại ký sinh trùng khi chúng xâm nhập vào cơ thể; phát
triển khả năng biến đổi kháng nguyên bề mặt, vô hiệu hóa tác dụng của kháng thể
đặc hiệu. Tiên mao trùng có thể che giấu kháng nguyên của nó bằng cách náu mình
dưới các kháng nguyên của ký chủ (ví dụ, chúng được bao bọc bởi một lớp protein
huyết thanh của ký chủ). Vì vậy, khi vào cơ thể, chúng không bị cơ thể vật chủ xem
là phần tử lạ nên không có đáp ứng miễn dịch chống lại chúng.
Các VSG được mã hoá là nhờ tiên mao trùng có các gen chuyên biệt. Từ kho
chứa hàng nghìn gen khác nhau, một gen VSG được hoạt hoá một cách chọn lọc để
tổng hợp ra một loại kháng nguyên VSG mới. Khi các phân tử kháng nguyên VSG
được thay đổi hoàn toàn bằng các phân tử VSG mới thì kháng thể đặc hiệu lúc trước
đã không còn tác dụng đối với kháng nguyên mới này nữa, và nhờ đó tiên mao trùng
tiếp tục phát triển được trong cơ thể vật chủ. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến
việc tiên mao trùng có thể tồn tại trong máu ký chủ lâu dài và bệnh thường xảy ra ở
thể mãn tính (Urakawa T. và cs., 2001 [121], Nguyễn Thị Kim Lan và cs., 2008 [11],
Nguyễn Bá Hiên và Trần Thị Lan Hương, 2009 [8]).
Kháng nguyên của tiên mao trùng có thể biến đổi theo hai cách. Cách thứ
nhất: sử dụng lần lượt các điểm biểu hiện (Expression Side - Điểm biểu hiện) khác
nhau. Trong bộ gen của tiên mao trùng tồn tại một số lớn gen VSG, các gen có các cơ
14
chế sắp xếp khác nhau. Do vậy, tiên mao trùng có nhiều VSG khác nhau. Các điểm
biểu hiện khác nhau sẽ mang các gen VSG khác nhau, sự luân phiên này dẫn đến sự
thay đổi các kiểu kháng nguyên. Cơ chế trên quan sát được chủ yếu ở giai đoạn đầu
của quá trình cảm nhiễm, do ở giai đoạn đầu này chưa có đáp ứng miễn dịch của vật
chủ đối với VSG. Cách thứ hai: tập hợp lại các đoạn ADN khác nhau để tái tổ hợp
gen hoặc chuyển đổi gen. Việc tái tổ hợp này cho phép thay thế hoàn toàn hoặc từng
phần gen. Như vậy, một gen hoạt hoá được thay thế bằng bản sao chép của một gen
khác đã biến đổi một phần hoặc hoàn toàn (Phạm Đức Chương và cs., 2007 [3],
Urakawa T. và cs., 2001 [121]).
* Kháng nguyên không biến đổi (kháng nguyên ổn định)
Ở màng nguyên sinh chất tế bào, tiên mao trùng T. evansi có ba loại kháng
nguyên không biến đổi: ISG 65, ISG 75 và ISG 100 (ISG: Invanant Surface
Glycoprotein). Các loại kháng nguyên này không kết hợp với kháng thể của vật chủ.
Trên bề mặt tế bào của tiên mao trùng có khoảng 30 loại kháng nguyên khác
nhau. Trong số tất cả các kháng nguyên bề mặt này, chỉ có kháng nguyên RoTAT
1.2 không bị biến đổi, độ ổn định cao. Kháng nguyên RoTAT 1.2 có mặt ở hầu hết
các VAT (Variable Antigen Type) của T. evansi. Kháng nguyên RoTAT 1.2 là
kháng nguyên bề mặt chính của T. evansi. Nó xuất hiện sớm, ngay sau khi ký
sinh trùng xuất hiện, đồng thời không gây phản ứng chéo với kháng thể đặc
hiệu của các loài ký sinh trùng khác (Abou El Naga T. và cs., 2012 [33]). Đây là
kháng nguyên có thể sử dụng để tạo kháng thể đặc hiệu, hoặc trực tiếp ứng dụng
trong các phương pháp chẩn đoán phát hiện kháng thể kháng tiên mao trùng T.
evansi. Để sản xuất kháng nguyên này, phải ứng dụng kỹ thuật gen, thực hiện qua
các bước tách dòng gen mã hóa kháng nguyên bề mặt và biểu hiện gen, tinh sạch
kháng nguyên.
1.1.2.2. Kỹ thuật tách dòng gen
Tách dòng gen còn được gọi với nhiều tên khác nhau: tạo dòng gen, nhân
dòng gen, phân lập gen…
Tách dòng gen là tập hợp các kỹ thuật nhằm phân lập và tách một gen, một
đoạn ADN cần thiết (ADN insert) để đưa vào tế bào chủ, tạo điều kiện thích hợp để
15
các tế bào chủ phân chia, tạo nên vô số các tế bào cùng mang một đoạn ADN cần
thiết giống nhau, tạo nên một dòng tế bào tái tổ hợp mang gen cần tách dòng.
Khuất Hữu Thanh (2006) [31] cho biết, tách dòng gen có thể được thực hiện
theo nhiều phương pháp khác nhau. Các phương pháp tách dòng gen chủ yếu được
sử dụng nhiều trong công nghệ sinh học phân tử là tách dòng in vitro (tách dòng
thực nghiệm) và tách dòng in sillico (tách dòng ảo).
Tách dòng in vitro (tách dòng thực nghiệm) là tách dòng gen được thực hiện
từ các mẫu sinh học (mô tế bào, lông, tóc, dịch sinh học…) mang các gen cần tách
dòng hoặc tổng hợp nhân tạo đoạn gen cần tách dòng. Tách dòng in vitro gồm các
phương pháp khác nhau, có thể tách dòng từ ADN, tách dòng từ ARN hoặc tách
dòng trên cơ sở trình tự các axit amin trong chuỗi polypeptide…
Tách dòng in sillico (tách dòng ảo) là sự tổng hợp, phân tích các kết quả tách
dòng gen in vitro, trên cơ sở thông tin từ các ngân hàng dữ liệu để lựa chọn một
đoạn ADN hoặc một gen cần thiết nào đó. Kết quả tách dòng in silico cho phép lựa
chọn phương án thiết kế vectơ tái tổ hợp có hiệu quả, dự đoán trước kết quả tách
dòng, hiệu quả biểu hiện gen cũng như mức độ thành công của thực nghiệm.
* Vector tách dòng
Vector tách dòng còn gọi là phương tiện vận chuyển gen. Vector tách dòng
thường là các phân tử ADN có kích thước nhỏ, cho phép cài (gắn) các gen cần
thiết, có khả năng tái bản không phụ thuộc vào sự phân chia của tế bào. Vector
tách dòng phải có khả năng tồn tại trong tế bào vật chủ qua nhiều thế hệ, ít gây
biến đổi bộ gen của tế bào vật chủ. Các vector tách dòng phải mang các gen tín
hiệu để dễ dàng nhận biết các tế bào mang vector tái tổ hợp.
Mục đích của việc tách dòng là để thu nhận được gen hay một trình tự ADN
tinh sạch với hàm lượng lớn.
Vector tách dòng có 3 đặc tính cơ bản, đó là: có khả năng xâm nhập vào tế
bào; có điểm mở đầu để tái bản, tức là có khả năng tái bản tích cực, không phụ
thuộc vào sự sao chép của bộ gen tế bào chủ; các thể biến nạp phải dễ dàng được
chọn lọc và sinh trưởng tốt trên môi trường thạch. Khả năng chọn lọc được mã hóa
16
bởi các gen chọn lọc, thường có đặc tính kháng với chất kháng sinh (Khuất Hữu
Thanh, 2006 [31]).
Ngoài ra, vector tách dòng sẽ được xem là càng mạnh khi có thêm các ưu
điểm sau đây: có kích thước nhỏ để có thể thu nhận được tối đa lượng ADN, dễ xâm
nhập vào tế bào chủ và sao chép nhanh; tồn tại được qua nhiều thế hệ trong tế bào
chủ và ít gây xáo trộn đối với quá trình trao đổi chất của tế bào chủ; mang các vị trí
nhận biết duy nhất của nhiều loại enzyme giới hạn, và vị trí đó nằm trong các gen
chọn lọc. Trong số các loại vector hiện có thì plasmid được sử dụng phổ biến nhất
do dễ dàng nhân lên trong tế bào chủ và có kích thước nhỏ (1 - 200 kb). Các thế hệ
plasmid ngày càng được cải tiến và mang các đặc tính mới, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc tách dòng.
- Các loại vector tách dòng
Khuất Hữu Thanh (2003) [30] cho biết, mỗi loại vector tách dòng có những
ưu, nhược điểm nhất định. Tùy thuộc kích thước của gen cần tách dòng và đặc điểm
của loại tế bào chủ để chọn loại vector tách dòng thích hợp.
Vector tách dòng có bản chất là plasmid
Plasmid là những phân tử ADN có kích thước nhỏ (2 - 5 kb) dạng vòng, nằm
trong nguyên sinh chất của tế bào vi khuẩn, nấm men...Một số loại vector tách dòng
thường được sử dụng như pCR 2.1, pBR322, pSC101...
Plasmid pCR 2.1 là vector tách dòng đang được sử dụng phổ biến, có hiệu
quả cao, với ưu điểm nổi bật là có thể gắn trực tiếp sản phẩm pCR vào vector đã
được cắt mở vòng do có sẵn hai đầu dính, mỗi đầu có một bazơ Timin.
Vector pCR 2.1 có kích thước 3,9 kb, mang điểm khởi đầu tái bản của plasmid
pUC nên có khả năng nhân lên với số lượng rất lớn trong tế bào vi khuẩn E. coli.
Vector được thiết kế có gắn một operon chuyển hóa đường lactoza là operon - lac.
Sau vị trí promoter là đoạn LacZα mã hóa cho 146 axit amin đầu tiên của
enzyme β - galactosidase, là vùng cắt gắn đa vị được thiết kế trên đoạn này với 17
vị trí cắt cho các enzyme giới hạn: EcoRI, HindIII, NsiI, KpnI, SacI, BamHI, SpeI,
BstXI, EcoRV, NotI, AvaI, PaeR7I, XhoI, XbaI, ApaI. Trong đó, EcoRI và BstXI có
17
2 vị trí cắt, các enzyme còn lại chỉ có 1 vị trí cắt. Với vị trí của vùng cắt đa điểm
như vậy, sản phẩm β - galactosidase có thể được tạo ra (nếu vector không được
dính đoạn ADN ngoại lai, khuẩn lạc màu xanh) hoặc không được tạo ra (nếu vector
được dính đoạn ADN ngoại lai và khuẩn lạc có màu trắng trên môi trường thạch).
Dựa vào dấu chuẩn đó, người ta có thể lựa chọn được những tế bào mang vector tái
tổ hợp với tần suất cao.
Một ưu điểm nữa của pCR 2.1 là nó mang promoter của thực khuẩn thể T và
các vị trí gắn mồi xuôi và ngược của thực khuẩn thể M13, nhờ đó có thể phiên mã
được đoạn ARN antisense và đọc trình tự đoạn ADN.
Ngoài ra, vector pCR 2.1 có chứa gen kháng kháng sinh ampicillin và
kanamycin, nhờ đó mà có thể sinh trưởng bình thường trên môi trường có chứa
ampicillin hoặc kanamycin với nồng độ ức chế tối thiểu.
Hình 1.3. Sơ đồ vector pCR 2.1
18
Vector tách dòng là phage
Các phage sử dụng làm vector tách dòng hiện nay phần lớn đều bắt nguồn từ
phage cosADN. Phage cosADN là phage mạch kép, kích thước 48.502 bp. Sử dụng
phage làm vector tách dòng hiệu quả với tế bào chủ prokaryote và eukaryote (các
plasmid sử dụng với tế bào eukaryote thường không có kết quả). Ví dụ: các loại
phage M13, phage EMBL4, phage GEM...
Vector tách dòng là cosmid
Cosmid là vector nhân tạo, ghép nối từ một plasmid với đoạn trình tự cos của
phage. Trình tự cos điều khiển sự gắn kết ADN của phage vào phần đầu của phage.
Vector tách dòng là cosmid cho phép cài gắn đoạn ADN có kích thước 40 - 50 kb.
Vector tách dòng là phagemid
Phagemid là các cloning vector được cấu tạo trên cơ sở của vector tách
dòng plasmid pBR322 được gắn thêm đoạn khởi đầu tái bản (Ori) của phage fl,
một đoạn có chứa promoter của phage T3, T7 và polycloning site - vị trí đa tách
dòng. Điển hình cho phagemid là nhóm plasmid bluescript, là loại plasmid mạnh
được sử dụng nhiều trong công nghệ ADN tái tổ hợp.
1.1.2.3. Kỹ thuật biểu hiện gen
Trong tế bào sống, biểu hiện gen được hiểu là quá trình sinh tổng hợp protein
trong mối liên hệ: ADN → ARN → protein, protein là sản phẩm cuối cùng của quá
trình này. Trong kỹ thuật di truyền, biểu hiện gen là hiện tượng protein của gen
ngoại lai được tổng hợp trong tế bào chủ.
Vector biểu hiện gen là những vector tách dòng mang các promoter mạnh, cho
phép biểu hiện đồng thời cả gen chỉ thị và gen tách dòng, tạo nên các protein lai.
Một vector biểu hiện gen gồm các thành phần chủ yếu: promoter mạnh, trình
tự sao chép, vị trí khởi đầu phiên mã, vị trí bám của riboxom, tín hiệu kết thúc dịch
mã, các trình tự cắt nối và các gen chỉ thị.
Các hệ thống biểu hiện gen
Biểu hiện gen tái tổ hợp là kỹ thuật quan trọng quyết định tính thành bại của
kỹ thuật gen. Hiện nay, có 4 hệ thường được sử dụng biểu hiện gen là Escherichia
coli, Baculovirus, nấm men (Saccharomyces cerevisiae, Pichia pastoris) và tế bào
19
động vật. Tuy nhiên, vi khuẩn E. coli và nấm men là hai hệ biểu hiện chính hiện
đang được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu và ứng dụng (Đái Duy Ban và Lữ Thị
Cẩm Vân, 1994 [1]).
Biểu hiện gen trong tế bào vi khuẩn
Vi khuẩn E. coli là tế bào chủ được ưa chuộng nhất trong biểu hiện gen, do
mang nhiều ưu điểm hơn so với các tế bào khác. Vi khuẩn E. coli có tốc độ sinh
trưởng nhanh, khả năng biểu hiện protein tái tổ hợp mạnh, chỉ sau khoảng 8 giờ
nuôi cấy ở điều kiện thích hợp đã có sản phẩm protein tái tổ hợp, khả năng tạo ra
sản phẩm gen cao từ 50 - 500 mg/lít dịch nuôi cấy.
Biểu hiện gen trong tế bào vi khuẩn E. coli có thể làm giảm các chi phí
cho công nghệ và hóa chất nên giá thành sản phẩm hạ. Cấu trúc bộ gen E. coli và
các đặc điểm di truyền đã được biết tương đối đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi khi
biểu hiện protein tái tổ hợp ở E. coli. Tế bào E. coli có thể biểu hiện tốt các loại
protein không biến đổi cấu trúc phân tử sau khi dịch mã và không có quá trình
glycosyl hóa.
Có rất nhiều chủng vi khuẩn E. coli được sử dụng trong biểu hiện gen, trong
đó chủng E. coli BL21 là một trong những chủng E. coli được sử dụng rộng rãi để
biểu hiện các loại gen khác nhau.
Theo Khuất Hữu Thanh (2006) [31], ngoài những ưu điểm trên, việc sử
dụng vi khuẩn E. coli trong biểu hiện gen cũng có những hạn chế nhất định. Các
gen mã hóa các loại protein có kích thước lớn hơn 50 kDa, protein giàu cystein
(ví dụ như gen mã hóa plasminogen) hoặc những sản phẩm protein có sự hình
thành liên kết disunfua (S - S) rất khó biểu hiện gen trên vi khuẩn E. coli. Một số
chủng vi khuẩn E. coli có thể gây bệnh hoặc có thể tạo độc tố khi biểu hiện gen
của sinh vật bậc cao.
Biểu hiện gen trong tế bào nấm men
Nấm men là nhóm tế bào chủ cũng được sử dụng rộng rãi trong biểu hiện gen
của sinh vật bậc cao. Nấm men có nhiều ưu điểm như: cho phép sử dụng cả hai loại
vector biểu hiện trong prokaryote và trong eukaryote; có thể biểu hiện protein kích
thước lớn 50 kDa; có cấu trúc bộ gen đã được nghiên cứu đầy đủ và không gây bệnh
cho sinh vật bậc cao.
20
Nấm men có khả năng tạo sản phẩm nhanh, chỉ sau khoảng 8 giờ nuôi cấy đã
có sản phẩm protein tái tổ hợp, hiệu suất biểu hiện gen khá cao (50 - 5000 mg/lít
dịch nuôi cấy).
Các vector biểu hiện trong tế bào nấm men thường có promoter AOX (gen
alcohol oxidase) rất mạnh, có khả năng kiểm soát gen cần biểu hiện cao. Biểu hiện
gen trong tế bào nấm men có thể thực hiện các phản ứng glycosyl hóa chính xác,
phản ứng cắt chuỗi tín hiệu hoặc thay đổi cấu trúc protein sau dịch mã (Khuất Hữu
Thanh, 2003 [30]).
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
* Những nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng
Kiểm tra máu của 73 trâu ở xã Tả Thanh Oai - Thanh trì - Hà Nội bằng
phương pháp tiêm truyền chuột bạch, Nguyễn Quốc Doanh và cs. (1996) [4] đã phát
hiện 13 trâu có T. evansi trong máu, chiếm 17,80%. Tác giả cũng đã kiểm tra mẫu
máu của 83 trâu ở xã Phấn Mễ bằng phương pháp Card - test, phát hiện 25 trâu
nhiễm bệnh, chiếm 30,12%.
Hà Viết Lượng (1998) [25] cho biết, tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở bò tại các
tỉnh miền Trung là 8,99%.
Nguyễn Quốc Doanh và Phạm Sỹ Lăng (2001) [5] đã kiểm tra 670 mẫu máu
rắn và 90 mẫu máu ba ba, thấy tỷ lệ nhiễm T. evansi trung bình là 7,89%.
Phan Văn Chinh (2006) [2] cho biết, tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng trên trâu, bò
tại một số tỉnh miền Trung cao nhất ở 4 - 8 năm tuổi (ở trâu là 12,71%, ở bò là
5,77%), thấp nhất là trâu, bò dưới 3 năm tuổi (ở trâu: 6,92% và ở bò: 2,31%).
Nguyen Q. D. và cs. (2013) [79] đã xét nghiệm 585 mẫu huyết thanh trâu thu
thập được tại Thái Nguyên và Cao Bằng, kết quả cho thấy: có 131 mẫu dương tính
với tiên mao trùng, chiếm tỷ lệ 22,4%. Trong đó, trâu dưới 3 năm tuổi có tỷ lệ
nhiễm thấp nhất.
Thu thập 484 mẫu huyết thanh trâu ở 5 tỉnh miền Bắc Việt Nam để xác định
tỷ lệ nhiễm T. evansi bằng phản ứng CATT và ELISA, Nguyen T. T. và cs. (2014)
[80] đã phát hiện được 27,1% số mẫu dương tính với T. evansi.
21
Kiểm tra mẫu máu một số loài gia súc của các tỉnh Thái Nguyên, Hòa Bình,
Lạng Sơn, Lai Châu, Khánh Hòa và Tây Ninh, Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2014)
[15] cho biết, tỷ lệ nhiễm T. evansi của các loại gia súc ở các tỉnh không giống
nhau. Tỷ lệ nhiễm T. evansi cao nhất ở trâu (15,58%), sau đó đến bò (12,94%),
ngựa (10,26%), dê (9,52%) và thấp nhất là ở lợn (0,99%).
Một nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2014) [16] cho thấy,
các chủng T. evansi phân lập từ các loài gia súc khác nhau (trâu, bò, dê, ngựa, lợn)
đều có khả năng gây nhiễm chéo cho nhau. Tuy nhiên, thời gian xuất hiện T. evansi
trong máu, tỷ lệ gia súc xuất hiện T. evansi và các triệu chứng lâm sàng của từng
loại gia súc khác nhau, phụ thuộc vào nguồn gốc phân lập T. evansi và loại gia súc
được gây nhiễm.
Van Vinh Chau N. và cs. (2016) [122] cho biết, đã phát hiện một phụ nữ 38
tuổi ở miền Nam, Việt Nam có các triệu chứng sốt, nhức đầu và đau khớp. Kiểm tra
huyết thanh học cho thấy, người này đã nhiễm T. evansi. Theo kết quả điều tra, các
tác giả dự đoán khả năng bệnh nhân đã bị nhiễm qua vết thương khi tiếp xúc với thịt
bò bị nhiễm T. evansi.
* Những nghiên cứu về vật môi giới truyền bệnh tiên mao trùng
Kết quả nghiên cứu của Bùi Quý Huy (2006) [10] cho thấy: thời gian xâm
nhập của tiên mao trùng vào ruồi, mòng càng lâu thì tỷ lệ gây bệnh càng giảm, điều
này có thể do thời gian càng lâu thì số lượng và độc lực của T. evansi trong ruồi,
mòng càng giảm dần.
Phan Văn Chinh (2006) [2] đã nghiên cứu ở các tỉnh miền Trung và cho biết,
mòng thường chỉ hoạt động khoảng 9 tháng trong một năm. Ruồi Stomoxys
calcitrans hoạt động quanh năm, từ tháng 1 đến tháng 12, đạt cao điểm từ tháng 5
đến tháng 8. Đây là điều kiện sinh thái thuận lợi cho các loài ruồi, mòng phát triển,
hút máu súc vật và truyền tiên mao trùng. Vì vậy, theo tác giả mùa lây lan bệnh
thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm.
Trong tổng số 1.801 cá thể ruồi, mòng thu thập tại Thái Nguyên, Lạng Sơn,
Lai Châu và Hòa Bình, Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2014) [15] đã xác định được
815 cá thể là loài ruồi Stomoxys calcitrans, chiếm 45,25%; 399 cá thể là loài mòng
Tabanus kiangsuensis, chiếm 22,15% và 587 cá thể là loài mòng Tabanus rubidus,
chiếm 32,59%.
22
* Những nghiên cứu về đặc điểm gây bệnh của T. evansi trên trâu, bò
Phạm Sỹ Lăng và Tô Long Thành (2006) [21] cho biết, trâu, bò bị bệnh ở thể
mạn tính thường suy yếu, liệt hai chân sau, nằm tư thế quỳ và không đi lại được.
Mặc dù nằm liệt nhưng vẫn ăn và nhai lại cho đến khi sắp chết.
Theo dõi trâu gây nhiễm và trâu mắc bệnh tiên mao trùng tự nhiên ở thể cấp
và mạn tính, Phan Văn Chinh (2006) [2] cho biết: không có sự khác biệt về triệu
chứng và bệnh tích ở số trâu này. Trâu bị bệnh tiên mao trùng có số lượng hồng cầu
giảm, số lượng bạch cầu tăng cao hơn so với trâu khỏe.
Đỗ Thị Vân Giang (2014) [6] cho biết, trâu mắc bệnh tiên mao trùng thường
có các triệu chứng: sốt lên xuống, trung bình từ 3 đến 8 ngày xuất hiện một đợt sốt;
mắt sưng, chảy nước mắt, mắt có dử đặc; gầy yếu, lông khô xù; thủy thũng dưới
hàm, ngực và bụng. Ở trâu gây nhiễm: số lượng hồng cầu giảm; số lượng bạch cầu
và tiểu cầu tăng.
* Những nghiên cứu về phương pháp chẩn đoán bệnh tiên mao trùng
Phạm Sỹ Lăng (1982) [20] đã chẩn đoán bệnh tiên mao trùng bằng phản ứng
ngưng kết trên phiến kính (SAT). Phản ứng xảy ra giữa kháng nguyên tiên mao
trùng với kháng thể có trong máu động vật nghi nhiễm. Tác giả cho thấy, phương
pháp này có độ chính xác là 70 - 80%.
Lê Ngọc Mỹ (1994) [26] đã bước đầu chế kháng nguyên tiên mao trùng và ứng
dụng để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng cho gia súc.
Bằng phản ứng ELISA, Lê Ngọc Mỹ (2002) [27] đã kiểm tra tỷ lệ nhiễm tiên
mao trùng ở trâu Việt Nam. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm tương đối cao (53,33%),
trong đó, trâu ở các tỉnh vùng đồng bằng có tỷ lệ nhiễm thấp hơn so với trâu ở vùng
núi và trung du.
Vương Thị Lan Phương (2004) [28] đã nghiên cứu và cho thấy, T. evansi gây
bệnh cho đàn trâu, bò ở Việt Nam có sự biến đổi lớn về kháng nguyên bề mặt. Tuy
nhiên, sau khi giải trình tự các gen quy định tính kháng nguyên, tác giả nhận thấy, trong
tất cả các loại kháng nguyên bề mặt của tiên mao trùng, chỉ có kháng nguyên RoTAT 1.2
không bị biến đổi, có độ ổn định cao. Tác giả đã tinh chế kháng nguyên của loài T.
evansi để dùng trong phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp, ứng dụng để chẩn đoán
bệnh tiên mao trùng. Kết quả: phản ứng có độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
23
Áp dụng phương pháp ELISA để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở trâu, bò
tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, Trần Đức Hạnh và cs. (2009) [7] cho biết:
trong 239 mẫu huyết thanh trâu kiểm tra có 36 mẫu dương tính, chiếm 15,06%; có
43 mẫu trong 246 mẫu huyết thanh bò kiểm tra dương tính, chiếm 17,48%.
Phạm Thị Tâm và cs. (2013) [29] đã nghiên cứu thiết lập phản ứng ELISA để
chẩn đoán bệnh tiên mao trùng cho trâu, bò ở Việt Nam. Kết quả cho thấy, độ nhạy
của phản ứng là 97,96%, độ đặc hiệu là 98,68%.
Nguyễn Mạnh Hùng và cs. (2015) [9] đã nghiên cứu chế tạo Kit Latex chẩn
đoán nhanh bệnh tiên mao trùng do T. evansi gây ra.
Sau khi chế tạo thành công bộ Kit TUAF - CATT từ kháng nguyên tái tổ hợp
RoTAT 1.2, Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2015) [18] đã tiến hành thử nghiệm, đánh
giá tình hình nhiễm T. evansi trên 1.570 mẫu huyết thanh trâu, bò, dê và ngựa tại 4
tỉnh Thái Nguyên, Lai Châu, Lạng Sơn và Hòa Bình trong năm 2013 và 2014. Kết
quả thử nghiệm cho thấy, Kit TUAF - CATT cho kết quả đồng dương tính với biện
pháp tiêm truyền chuột bạch là 98,24%. Như vậy, Kit TUAF - CATT phát hiện gia
súc mắc bệnh tiên mao trùng tương đương với phương pháp tiêm truyền chuột bạch.
Nguyen T. T. và cs. (2015) [81] đã sử dụng kháng nguyên tái tổ hợp TeGM6-4r
trong phản ứng sắc ký miễn dịch ICT để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng. Kết quả cho
thấy, phản ứng có thể phát hiện 100% mẫu huyết thanh trâu, bò bị nhiễm T. evansi ở thực
địa và tương đồng với kết quả xét nghiệm bằng phản ứng ELISA.
* Những nghiên cứu về biện pháp phòng, trị bệnh tiên mao trùng
Phạm Sỹ Lăng và cs. (2008) [22] đã nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp
phòng chống bệnh tiên mao trùng cho trâu, bò như sau: hàng năm, định kỳ kiểm tra
máu để phát hiện tiên mao trùng ở trâu, bò và điều trị vào thời kỳ trâu, bò nghỉ cày
kéo (vào khoảng tháng 4 và tháng 8); áp dụng các biện pháp phòng, chống vật môi
giới truyền bệnh; tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng và sử dụng hợp lý để nâng cao
sức đề kháng cho trâu, bò.
Phan Địch Lân (2004) [24] đã sử dụng novarsenobenzol liều 10 mg/kgTT 2
lần, cách nhau 2 ngày. Kết quả cho thấy, thuốc có hiệu lực điều trị đạt 80%, tỷ lệ an
toàn đạt 80 - 82%.
24
Phạm Sỹ Lăng và cs. (2008) [22] đã sử dụng naganin liều 10 mg/kgTT, pha
với dung dịch nước muối sinh lý hoặc nước cất thành dung dịch 10%, tiêm tĩnh
mạch để điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu, bò. Thuốc có hiệu quả điều trị cao và
an toàn với gia súc.
Nguyen Q. D. và cs. (2013) [79] đã sử dụng trypamidium và berenil điều trị
bệnh tiên mao trùng cho trâu ở tỉnh Thái Nguyên và Cao Bằng. Kết quả cho thấy, cả
hai loại thuốc đều có tác dụng điều trị tốt, trong đó, berenil đạt hiệu quả 100%.
Qua kết quả thử nghiệm khả năng mẫn cảm của tiên mao trùng với 4 loại
thuốc trypanosoma, azidin, trypamidium samorin, diminavet trong điều kiện in vivo
và in vitro, Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2013) [14] cho biết, tiên mao trùng mẫn
cảm nhất với trypamidium samorin, sau đó là diminavet, rồi đến azidin và ít mẫn
cảm nhất với trypanosoma. Kết quả thử nghiệm trên trâu ở diện hẹp và diện rộng
cho thấy, phác đồ sử dụng thuốc trypamidium samorin kết hợp với truyền dung dịch
nước muối sinh lý, vitamin C, vitamin B1 sau khi tiêm cafein trợ tim 30 - 45 phút
cho trâu, bò cho hiệu quả điều trị bệnh cao nhất, tỷ lệ khỏi đạt 100% và rất an toàn
đối với trâu, bò.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
* Những nghiên cứu về tình hình nhiễm tiên mao trùng
Goossens B. và cs. (2006) [58] đã nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở
bò thuộc khu vực Mafia Island (Tanzania) và cho biết: trong 970 mẫu đã phát hiện
0,8% có tiên mao trùng trong máu.
Tại Ethiopia, Sinshaw A. và cs. (2006) [105] đã nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm
T. vivax ở bò. Kết quả cho thấy: bò nhiễm 6,1%, trong đó, mùa mưa nhiễm 9,6%,
mùa khô nhiễm 3,6%. Tác giả cũng đã phát hiện 1/122 mẫu máu cừu có tiên mao
trùng, chiếm 0,81%; đối với dê, có 1/676 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ là 0,14%.
Simukoko H. và cs. (2007) [101] đã nghiên cứu tình hình nhiễm tiên mao trùng
ở khu vực Đông Zambia và cho biết: trong tổng số 1.526 mẫu huyết thanh thu thập và
kiểm tra, phát hiện được 14,4% số mẫu có kháng thể kháng tiên mao trùng. Trong đó,
tỷ lệ nhiễm T. congolense chiếm tới 96%, nhiễm T. vivax là 2% và T. brucei là 2%.
25
Desquesnes M. và cs. (2009) [49] cho biết, hình thái tiên mao trùng khi ở
trong vòi ruồi, mòng biến đổi theo thời gian: từ 1 - 34 giờ, tiên mao trùng có hình
thái, kích thước bình thường; 35 - 45 giờ: tiên mao trùng có hình dạng thay đổi,
tăng kích thước chiều rộng và thô dần; 46 - 53 giờ, tiên mao trùng trương to, duỗi
thẳng, mất khả năng di động và ngừng hẳn hoạt động. Như vậy, khoảng thời gian từ
khi tiên mao trùng vào vòi hút của ruồi, mòng đến 45 giờ là thời gian tiên mao trùng
còn khả năng gây bệnh cho động vật nhiều nhất.
Theo Alan Gunn và Sarah J. P. (2012) [34], T. evansi không có giai đoạn
phát triển ở trong bất kỳ một ký chủ trung gian nào. T. evansi sinh sản bằng hình
thức trực phân ở trong cơ thể động vật máu nóng. Tác giả cho biết, T. evansi có một
giai đoạn sống trong cơ thể ruồi, mòng nhưng không sinh sản và phát triển. Nhờ
ruồi, mòng mà tiên mao trùng được truyền từ động vật này sang động vật khác và
làm cho bệnh lây lan.
Kiểm tra 1.664 mẫu máu của các loài gặm nhấm ở Lào, Campuchia và Thái
Lan, Milocco C. và cs. (2012) [75] cho biết, chỉ có 21/1.664 mẫu (1,26%) dương
tính với tiên mao trùng.
Mcinnes L. M. và cs. (2012) [74] cho biết, trong 179 mẫu máu trâu thu thập
ở 3 tỉnh của Philippine có 140 mẫu nhiễm T. evansi.
Eberhardt A. T. và cs. (2014) [51] đã nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm tiên mao
trùng T. evansi trong các mẫu thu thập được từ 60 chuột ở vùng Esteros del Iberá
thuộc tỉnh Corrientes, Argentina. Kết quả cho thấy, tỷ nhiễm T. evansi là 10%.
Fereig R. M. và cs. (2017) [55] đã áp dụng phản ứng ELISA để xác định sự
lưu hành của Babesia bovis, Babesia bigemina, T. evansi và Anaplasma marginale
ở miền nam Ai Cập. Kết quả cho thấy, trong tổng số 301 mẫu huyết thanh gia súc,
có 27 mẫu dương tính với Babesia bovis, 100 mẫu dương tính với Babesia
bigemina, 127 mẫu dương tính với T. evansi và 25 mẫu dương tính với Anaplasma
marginale.
Campigotto G. và cs. (2017) [44] đã tiến hành 2 thử nghiệm nhằm nghiên cứu
sự lây truyền T. evansi qua đường sinh dục và truyền từ mẹ sang con. Kết quả cho thấy,
T. evansi không lây truyền qua đường sinh dục mà chỉ lây truyền từ mẹ sang con.
26
* Những nghiên cứu về đặc điểm gây bệnh của T. evansi trên trâu, bò
Tình trạng thiếu máu được thể hiện rõ trong bệnh do T. evansi gây ra. Theo
Tamarit A. và cs. (2010) [113], tiên mao trùng làm số lượng hồng cầu và hàm lượng
huyết sắc tố giảm, số lượng bạch cầu tăng, thành phần bạch cầu thay đổi: bạch cầu
lymphô, bạch cầu ái toan tăng nhưng bạch cầu trung tính giảm, protein tổng số và
albumin giảm rõ rệt.
Da Silva A. S. và cs. (2011) [45] cho biết, các dấu hiệu lâm sàng về thần
kinh và vận động thường xuất hiện ở động vật bị nhiễm T. evansi.
Theo Defontis M. và cs. (2012) [47], khi lên cơn sốt, những trâu, bò mắc
bệnh ở thể cấp tính có thể có biểu hiện điên loạn, mắt đỏ ngầu, lao đầu vào tường,
chạy vòng quanh kêu rống lên. Trường hợp nhẹ thấy trâu, bò run rẩy từng cơn, mắt
trợn ngược rồi đổ ngã vật xuống, sùi bọt mép giống như bị cảm nắng.
Da Silva A. S. và cs. (2012) [46] cho rằng, ở trâu, bò bệnh, triệu chứng phù
thũng dưới da thường thấy ở vùng thấp của cơ thể như ở bốn chân (từ khớp khuỷu
trở xuống), phần yếm, ngực, bộ phận sinh dục và đôi khi còn thấy ở trên các mô
mặt, mi mắt và tai của con vật.
Verdillo J. C. và cs. (2012) [124] đã nghiên cứu và so sánh sự khác nhau
giữa khả năng gây bệnh của 3 chủng T. evansi phân lập ở Luzon, Visayas và
Mindanao Philippines. Kết quả cho thấy, cả 3 chủng đều gây ra các tổn thương
giống nhau ở gan, lá lách, phổi và triệu chứng lâm sàng như nhau ở các trâu
nhiễm bệnh.
Pascucci I. và cs. (2013) [88] đã nghiên cứu và thấy, ở thể bệnh cấp tính,
trâu, bò thường gầy sút nhanh, chỉ sau 7 - 14 ngày từ khi phát bệnh, con vật đã gầy
rộc, mắt trũng sâu. Nếu bệnh kéo dài thì con vật gầy xơ xác, lông dựng ngược, da
khô nhăn nheo, niêm mạc mắt nhợt nhạt, lông dễ rụng, dần dần suy nhược cơ thể
nặng, mất khả năng cày kéo và sinh sản. Trong thực tế, có khoảng 3% trâu bệnh ở
thể ẩn vẫn béo khoẻ, làm việc bình thường khi được chăm sóc nuôi dưỡng tốt.
Pandey V. và cs. (2015) [87] đã xét nghiệm mẫu máu của 5 trâu cái khỏe và
10 trâu cái bị nhiễm T. evansi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở trâu nhiễm bệnh có
sự giảm đáng kể hemoglobin, đại thực bào và tăng enzyme superoxide dismutase
(SOD), catalase (CAT), aspartate transaminase (AST) so với trâu khỏe mạnh.
27
Misra K. K. và cs. (2016) [76] cho biết, T. evansi thường gây ra các triệu
chứng thần kinh. Động vật nhiễm bệnh thường có một số triệu chứng tương tự như
bệnh sốt rét ở người.
Singh S. K. và cs. (2016) [104] cho biết, ở trâu nhiễm T. evansi, hoạt tính của
cholinesterase thấp hơn đáng kể so với trâu khỏe mạnh. Điều này có liên quan đến
sự rối loạn thần kinh ở trâu khi bị nhiễm bệnh này.
Wada Y. A. và cs. (2016) [126] đã nghiên cứu và thấy, bệnh do T. brucei và
T. evansi có thể gây ra những tổn thương ở tinh hoàn, giảm tinh trùng và là nguyên
nhân quan trọng gây vô sinh ở những gia súc đực.
Theo kết quả nghiên cứu của Ogundele F. A. và cs. (2016) [83], T. evansi ký
sinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sinh sản của các gia súc đực.
Shaapan R. M. (2016) [97] đã nghiên cứu một số bệnh phổ biến gây sảy thai
và cho biết, một số trường hợp sảy thai đã được ghi nhận ở trâu bị nhiễm T. evansi.
Đặc biệt, tại Ấn Độ đã phát hiện một trường hợp người nhiễm T. evansi bị sảy thai.
Theo Baldissera M. D. và cs. (2016) [38], T. evansi có khả năng gây peroxid
hóa lipid trong mô thận, làm thay đổi tình trạng oxy hóa và gây nên các tình trạng
bệnh lý ở thận của động vật nhiễm bệnh.
Kết quả nghiên cứu của Krishnamoorthy P. và cs. (2016) [67] cho thấy:
những thay đổi mô bệnh học chủ yếu xảy ra ở gan, thận, lá lách và tim, không có
biến đổi ở tinh hoàn và cơ bụng của động vật gây nhiễm T. evansi.
* Những nghiên cứu về phương pháp chẩn đoán bệnh tiên mao trùng
Ngaira J. M. và cs. (2003) [77] đã dùng phương pháp CATT và phương pháp
Suratex để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở lạc đà tại Kenya. Kết quả cho thấy, độ
nhạy của phương pháp CATT là 68,6% và của phương pháp Suratex là 58,8%; độ đặc
hiệu của cả 2 phương pháp đều là 100%.
Để đánh giá độ nhạy của các phương pháp chẩn đoán bệnh tiên mao trùng,
trong năm 2002 - 2003, Singh N. K. và cs. (2004) [102] đã tiến hành kiểm tra 217
mẫu máu lạc đà ở Tây Rajasthan (Ấn Độ) bằng các phương pháp PCR, Ag - ELISA
(ELISA kháng nguyên), TBS (Stained thin Blood Smear - tiêu bản máu nhuộm theo
28
phương pháp giọt mỏng) và WBF (Wet Blood Film - tiêu bản máu tươi). Kết quả
của nghiên cứu cho thấy, độ nhạy của phương pháp PCR là 100%; Ag - ELISA là
56,75%; TBS là 27,02% và WBF là 24,32%.
Hilali M. và cs. (2004) [64] cũng đã sử dụng phương pháp CATT để kiểm tra
200 mẫu máu trâu thu thập từ các lò giết mổ. Kết quả phát hiện được 48 mẫu dương
tính với T. evansi (chiếm 24%).
Njiru Z. K. và cs. (2004) [82] đã thu thập 549 mẫu máu lạc đà tại Kenya để
xác định tỷ lệ nhiễm T. evansi và xét nghiệm bằng 3 phương pháp PCR, CATT và
ly tâm microhematocrit (MHCT). Kết quả cho thấy, phương pháp ly tâm MHCT chỉ
phát hiện được 5,3% số mẫu dương tính; phương pháp PCR phát hiện được 26,6%
số mẫu dương tính và phương pháp CATT phát hiện được 45,9% số mẫu dương
tính với T. evansi.
Holland W. G. và cs. (2005) [65] đã so sánh khả năng phát hiện T. evansi của
các phương pháp chẩn đoán. Kết quả thấy, phương pháp PCR cho tỷ lệ dương tính
là 78,2%, phương pháp tiêm truyền chuột là 74%.
Thekisoe O. M. và cs. (2005) [117] đã so sánh độ nhạy của một số phương
pháp phát hiện T. evansi. Kết quả cho thấy, phương pháp PCR, TBS và MHCT có
độ nhạy lần lượt là 33%, 38% và 24%. Tất cả các phương pháp đều có độ đặc hiệu
đạt trên 60%.
Theo kết quả nghiên cứu của Fernandez D. và cs. (2009) [56], phương pháp
PCR phát hiện T. evansi có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao.
Sharma P. và cs. (2012) [99] đã sử dụng phương pháp PCR và các phương
pháp thông thường để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng cho 80 bò và 29 trâu ở
Ludhiana (Ấn Độ). Bằng các phương pháp thông thường phát hiện 2,5% số bò và
3,45% số trâu dương tính với T. evansi. Bằng phương pháp PCR, phát hiện 12,5%
số bò và 13,79% số trâu nhiễm đơn bào này.
Theo Takeet M. I. và cs. (2012) [112], bằng phương pháp phát hiện tiên mao
trùng trực tiếp trong 411 mẫu máu động vật thu thập tại Nigeria, có 15,1% số mẫu
dương tính với T. brucei, T. congolense hoặc T. vivax. Bằng phương pháp PCR,
phát hiện 63,7% số mẫu dương tính với ít nhất một trong bốn loài T. brucei,
T. congolense, T. evansi và T. vivax.
29
Berlin D. và cs. (2012) [42] đã chẩn đoán bệnh tiên mao trùng bằng Kit
CATT, phát hiện được 9/139 (chiếm 6,5%) mẫu huyết thanh ngựa ở khu vực Biển
Arava và 5/122 (chiếm 4,1%) mẫu thu thập ở khu vực Biển Chết nhiễm tiên mao
trùng T. evansi.
Elshafie E. I. và cs. (2012) [53] đã sử dụng phương pháp CATT để xác định
tỷ lệ nhiễm Trypanosoma spp. trong 527 mẫu máu ngựa từ tám bang ở bán đảo
Malaysia. Kết quả đã phát hiện được 13,90% số mẫu huyết thanh dương tính.
Theo Singh N. K. và cs. (2012) [103], kiểm tra bằng phương pháp huyết
thanh học và phương pháp nhuộm giemsa, trong tổng số 703 bò thu thập tại Punjab,
Ấn Độ, có 22,9% (161/703) bò bị nhiễm tiên mao trùng T. evansi.
Elhaig M. M. và cs. (2013) [52] cho biết, bằng phương pháp nhuộm giemsa
phát hiện 12/100 mẫu máu lạc đà thu thập tại Ismailia (Ấn Độ) dương tính với T.
evansi. Bằng phương pháp PCR đã phát hiện 46/100 mẫu dương tính với T. evansi.
Kundu K. và cs. (2013) [69] đã áp dụng phương pháp ELISA để chẩn đoán
bệnh tiên mao trùng ở trâu. Kết quả cho thấy, phương pháp này có độ đặc hiệu đạt
89,15% và độ nhạy là 100%.
Villareal M. V. và cs. (2013) [124] đã sử dụng phương pháp PCR phân tích
79 mẫu huyết thanh thu thập từ các ổ dịch để đánh giá mức độ phổ biến và đa dạng
sinh học của các các chủng T. evansi. Kết quả cho thấy, có sự tương đồng cao 99 -
100% và khoảng cách di truyền tương đối nhỏ giữa các chủng T. evansi phân lập từ
Philippine, Thái Lan và Ai Cập.
Yadav S. C. và cs. (2014) [127] đã sử dụng phản ứng ELISA để xác định hiệu
giá kháng thể của những con vật nhiễm T. evansi. Kết quả cho thấy, hiệu giá kháng thể
đạt cao nhất ở ngày thứ 10 đến 14 sau khi nhiễm, bắt đầu giảm dần từ ngày thứ 17, đến
ngày thứ 180 gần như không có kháng thể trong máu tất cả các động vật thí nghiệm.
Sengupta P. P. và cs. (2014) [100] đã xét nghiệm các mẫu huyết thanh trâu,
bò, lạc đà và ngựa thu thập từ các bang khác nhau của Ấn Độ bằng phản ứng
ELISA. Kết quả cho thấy, phản ứng có độ nhạy là 95,6%, độ đặc hiệu là 98,0%.
30
Sumbria D. và cs. (2014) [110] đã tiến hành kiểm tra mẫu huyết thanh của
169 ngựa ở Ấn Độ bằng phương pháp ngưng kết trên phiến kính và phát hiện được
16 mẫu dương tính.
Roge S. và cs. (2014) [94] đã sử dụng phương pháp rLATEX và CATT để
xét nghiệm 1.717 mẫu huyết thanh trâu, bò, lạc đà, ngựa, chó và cừu. Kết quả cho
thấy, độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp rLATEX lần lượt là 84,2% và
97,7%, của phương pháp CATT là 84,0% và 89,4%.
Birhanu H. và cs. (2015) [43] đã sử dụng kháng nguyên tái tổ hợp RoTat 1.2
trong phản ứng miễn dịch Surra Sero K-SeT và phản ứng CATT để chẩn đoán bệnh
tiên mao trùng trên mẫu huyết thanh của 806 trâu, bò, ngựa, lạc đà, chó và cừu. Kết
quả cho thấy, phản ứng Surra Sero K-SeT có độ đặc hiệu là 94,8%, độ nhạy là
98,1%, phản ứng CATT có độ đặc hiệu là 98,3% và độ nhạy là 84,4%.
Tehseen S. và cs. (2015) [116] đã nghiên cứu tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng trên
đàn lạc đà của 3 huyện ở sa mạc Cholistan. Kết quả cho thấy, trong 1.005 mẫu máu
lạc đà, tỷ lệ phát hiện của phương pháp nhuộm giemsa là 0,7%; của phương pháp
CATT là 47,7% và của phương pháp ELISA là 44,2%.
Sudan V. và cs. (2015) [109] đã áp dụng phương pháp duplex PCR để phát
hiện đồng thời T. evansi và Theileria annulata ở các mẫu huyết thanh trâu và kết
luận, phương pháp này có khả năng phát hiện cả hai loài trên với độ nhạy và độ đặc
hiệu cao.
Sharma A. và cs. (2015) [98] đã kiểm tra 219 mẫu huyết thanh trâu, bò và
cho biết, phương pháp duplex PCR có độ nhạy 100% và độ đặc hiệu là 92,66%.
Bằng phản ứng ELISA gián tiếp, Sivajothi S. và cs. (2016) [107] đã phát
hiện thấy tỷ lệ nhiễm T. evansi ở 320 bò và 382 trâu tại Andhra Pradesh lần lượt là
36,12% và 31,87%.
Sazmand A. và cs. (2016) [96] đã xét nghiệm 200 mẫu máu ngoại vi thu thập
từ lạc đà ở miền Trung và Đông Nam Iran. Bằng phương pháp nhuộm giemsa và
phương pháp PCR, tác giả đã phát hiện được cả 2 loại ký sinh trùng là Theileria
annulata và T. evansi.
31
Ligi M. và cs. (2016) [71] đã sử dụng phản ứng ELISA để xét nghiệm 1.230
mẫu huyết thanh trâu, bò, lạc đà, ngựa và lừa. Kết quả cho thấy, độ nhạy của phản
ứng là 95,8% và độ đặc hiệu là 94,4%.
Rudramurthy G. R. và cs. (2017) [95] đã sử dụng phương pháp ELISA để xét
nghiệm tỷ lệ nhiễm loài T. evansi của 1.192 mẫu huyết thanh trâu, bò, lừa, ngựa và
lạc đà. Tác giả đã xác định được, phương pháp này có độ nhạy là 98,8%, độ đặc
hiệu là 99,2%.
Gaur R. S. và cs. (2017) [57] đã áp dụng kỹ thuật sinh học phân tử xác
định và khuếch đại các gen bề mặt biến thể (VSG), oligopeptidase B, cysteine
protease của T. evansi, kết quả này là cơ sở cho việc nghiên cứu các phương
pháp chẩn đoán mới.
* Những nghiên cứu về phòng, trị bệnh tiên mao trùng
Theo Penketh P. G. và cs. (1990) [90], các chất methylate như
streptozotocin, procarbazine, N-methyl-N-nitrosourea, dimethyl sulfate, 1,2-
dimethylhydrazine, 1,2-bis (sulfonyl) -1-methylhydrazines có hiệu lực khá cao
trong điều trị bệnh tiên mao trùng.
Tuntasuvan D. và cs. (2003) [120] đã điều trị cho tất cả số ngựa và la bị bệnh
tiên mao trùng tại 5 trại chăn nuôi ở Khonkaen (Thái Lan) bằng diminazene
aceturate, tiêm bắp với liều 3,5 mg/kgTT. Kết quả cho thấy, ngựa khỏi bệnh sau 7
ngày, la khỏi bệnh sau 14 ngày điều trị.
Laha R. và Sasmal N. K. (2008) [70] đã điều trị cho ngựa mắc bệnh tiên mao
trùng ở một trang trại tại khu vực phía Đông Ấn Độ bằng quinapyramine sulphate và
quinapyramine chloride. Sau 2,5 tháng điều trị, kiểm tra thấy có một số ngựa tái
nhiễm bệnh.
Sau khi thử nghiệm hiệu lực điều trị của thuốc cymelarsan trên dê bị bệnh
tiên mao trùng, Gutierrez C. và cs. (2008) [60] cho biết, cymelarsan là loại thuốc an
toàn với liều 0,5 mg/kgTT hoặc cao hơn.
Theo Tamarit A. và cs. (2010) [113], điều trị bệnh tiên mao trùng bằng
cymelarsan với liều 0,5 mg/kgTT cho ngựa, lừa, lạc đà. Sau đó kiểm tra lại máu của
các động vật này đều cho kết quả âm tính với T. evansi.
32
Tonin A. A. và cs. (2011) [119] đã tiến hành nghiên cứu tác dụng của thuốc
diminazene aceturate kết hợp với selenite natri và vitamin E trong điều trị bệnh do
tiên mao trùng. Kết quả cho thấy: vitamin E không làm tăng hiệu quả điều trị T.
evansi khi kết hợp với diminazene aceturate.
Desquesnes M. và cs. (2011) [50] đã sử dụng melasomin hydroclorua liều
0,5 mg/kg TT điều trị bệnh do T. evansi gây ra trên bò sữa ở Thái Lan. Kết quả cho
thấy, thuốc có hiệu lực điều trị cao.
Oliveira C. B. và cs. (2014) [85] đã tiến hành thử nghiệm in vitro và in vivo
để đánh giá hiệu quả điều trị T. evansi của diminazene aceturate. Thử nghiệm thuốc
trong các ống nghiệm chứa T. evansi với các mức liều 0,25; 0,5; 1; 2 và 3 μg/ml, kết
quả cho thấy, sau khi cho thuốc vào ống nghiệm 1 đến 3 giờ, tỷ lệ T. evansi bị chết
là cao nhất. Thử nghiệm in vivo ở những con vật được điều trị bằng diminazene
aceturate với liều 3,5 mg/kg cũng cho hiệu quả tương tự.
Yadav S. C. và cs. (2014) [127] đã sử dụng quinapyramine methyl sulphate
phối hợp với biện pháp chăm sóc, quản lý tốt để điều trị cho tám ngựa bị bệnh do
tiên mao trùng. Kiểm tra máu bằng phản ứng ELISA, sau điều trị không phát hiện
thấy tiên mao trùng trong máu của số ngựa trên trong khoảng thời gian từ 3 đến 180
ngày sau điều trị.
Sutcliffe O. B. và cs. (2014) [111] đã nghiên cứu và thiết lập tiêu chuẩn kiểm
soát chất lượng các loại thuốc điều trị bệnh tiên mao trùng trên thị trường. Tác giả
khuyến cáo: không phối hợp homidium bromua và clorua trong điều trị vì các chất
này có thể gây ung thư ở người và động vật.
Gressler L. T. và cs. (2015) [59] đã thực hiện các thử nghiệm điều trị in vivo
trên động vật nhiễm T. evansi. Điều trị bằng curcumin tự do (CURC) liều 10 mg/kg
và curcummin đóng trong nang nano lipid (C-LNCs) liều 10 mg/kg trong 6 ngày.
Kết quả cho thấy, các phương pháp điều trị này làm giảm đáng kể lượng tiên mao
trùng trong máu động vật nhiễm bệnh. Curcummin đóng trong nang nano lipid (C-
LNCs) có hiệu quả cao hơn so với curcumin tự do.
Phân tích 55 mẫu thuốc điều trị tiên mao trùng (36 mẫu là diminazene
diaceturate và 16 mẫu là isometamidium chloride hydrochloride), Tchamdja E. và
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (17)

Luận án: Phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, HAY
Luận án: Phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, HAYLuận án: Phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, HAY
Luận án: Phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, HAY
 
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
 
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
 
địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...
địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...
địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...
 
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đLuận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
 
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
 
Tổng hợp một số hợp chất chứa dị vòng 2–thioxo–1,3–thiazoliđin–4–on, dẫn xuất...
Tổng hợp một số hợp chất chứa dị vòng 2–thioxo–1,3–thiazoliđin–4–on, dẫn xuất...Tổng hợp một số hợp chất chứa dị vòng 2–thioxo–1,3–thiazoliđin–4–on, dẫn xuất...
Tổng hợp một số hợp chất chứa dị vòng 2–thioxo–1,3–thiazoliđin–4–on, dẫn xuất...
 
Ức chế vi khuẩn gây bệnh mụn trứng cá Propionibacterium acnes
Ức chế vi khuẩn gây bệnh mụn trứng cá Propionibacterium acnesỨc chế vi khuẩn gây bệnh mụn trứng cá Propionibacterium acnes
Ức chế vi khuẩn gây bệnh mụn trứng cá Propionibacterium acnes
 
Mô bệnh học, hoá mô miễn dịch của hội chứng Stevens - Johnson và Lyell
Mô bệnh học, hoá mô miễn dịch của hội chứng Stevens - Johnson và LyellMô bệnh học, hoá mô miễn dịch của hội chứng Stevens - Johnson và Lyell
Mô bệnh học, hoá mô miễn dịch của hội chứng Stevens - Johnson và Lyell
 
Biện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa kháng rầy lưng trắng ở Huế
Biện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa kháng rầy lưng trắng ở HuếBiện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa kháng rầy lưng trắng ở Huế
Biện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa kháng rầy lưng trắng ở Huế
 
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyênđáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
 
Luận văn: Nghiên cứu tác dụng kiểu androgen của cây Sâm cau
Luận văn: Nghiên cứu tác dụng kiểu androgen của cây Sâm cauLuận văn: Nghiên cứu tác dụng kiểu androgen của cây Sâm cau
Luận văn: Nghiên cứu tác dụng kiểu androgen của cây Sâm cau
 
Khảo sát hiệu lực diệt sâu và khả năng sinh sản của hai chủng tuyến trùng s –...
Khảo sát hiệu lực diệt sâu và khả năng sinh sản của hai chủng tuyến trùng s –...Khảo sát hiệu lực diệt sâu và khả năng sinh sản của hai chủng tuyến trùng s –...
Khảo sát hiệu lực diệt sâu và khả năng sinh sản của hai chủng tuyến trùng s –...
 
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
 
Kết quả điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da đường hầm nhỏ
Kết quả điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da đường hầm nhỏKết quả điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da đường hầm nhỏ
Kết quả điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da đường hầm nhỏ
 
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đLuận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
 
Nghiên cứu tỷ lệ kháng Clarithromycin, Levofloxacin của Helicobacter pylori
Nghiên cứu tỷ lệ kháng Clarithromycin, Levofloxacin của Helicobacter pyloriNghiên cứu tỷ lệ kháng Clarithromycin, Levofloxacin của Helicobacter pylori
Nghiên cứu tỷ lệ kháng Clarithromycin, Levofloxacin của Helicobacter pylori
 

Similar to Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu

Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...
Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...
Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...
Thảo Nguyễn
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu (20)

Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...
Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...
Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...
 
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtz
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtzNâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtz
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtz
 
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩ
 
Đặc điểm kháng kháng sinh ở các chủng salmonella đa kháng, HAY
Đặc điểm kháng kháng sinh ở các chủng salmonella đa kháng, HAYĐặc điểm kháng kháng sinh ở các chủng salmonella đa kháng, HAY
Đặc điểm kháng kháng sinh ở các chủng salmonella đa kháng, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mô bệnh học và hoá mô miễ...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mô bệnh học và hoá mô miễ...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mô bệnh học và hoá mô miễ...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mô bệnh học và hoá mô miễ...
 
Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...
Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...
Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...
 
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình ĐịnhLuận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột tôm giàu protein từ phụ phẩm tôm.pdf
Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột tôm giàu protein từ phụ phẩm tôm.pdfNghiên cứu công nghệ sản xuất bột tôm giàu protein từ phụ phẩm tôm.pdf
Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột tôm giàu protein từ phụ phẩm tôm.pdf
 
Đột biến, biểu hiện gen EGFR ở bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến phổi - Gửi miễ...
Đột biến, biểu hiện gen EGFR ở bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến phổi - Gửi miễ...Đột biến, biểu hiện gen EGFR ở bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến phổi - Gửi miễ...
Đột biến, biểu hiện gen EGFR ở bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến phổi - Gửi miễ...
 
Luận án: Nghiên cứu đột biến, mức độ biểu hiện gen EGFR và tình trạng methyl ...
Luận án: Nghiên cứu đột biến, mức độ biểu hiện gen EGFR và tình trạng methyl ...Luận án: Nghiên cứu đột biến, mức độ biểu hiện gen EGFR và tình trạng methyl ...
Luận án: Nghiên cứu đột biến, mức độ biểu hiện gen EGFR và tình trạng methyl ...
 
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...
Luận án:  Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...Luận án:  Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...
 
Nghiên cứu rám má trên phụ nữ có thai và một số biện pháp can thiệp
Nghiên cứu rám má trên phụ nữ có thai và một số biện pháp can thiệpNghiên cứu rám má trên phụ nữ có thai và một số biện pháp can thiệp
Nghiên cứu rám má trên phụ nữ có thai và một số biện pháp can thiệp
 
Luận án: Nghiên cứu rám má trên phụ nữ có thai và biện pháp, HAY
Luận án: Nghiên cứu rám má trên phụ nữ có thai và biện pháp, HAYLuận án: Nghiên cứu rám má trên phụ nữ có thai và biện pháp, HAY
Luận án: Nghiên cứu rám má trên phụ nữ có thai và biện pháp, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu rám má trên phụ nữ có thai và một số biện pháp can thiệp
Đề tài: Nghiên cứu rám má trên phụ nữ có thai và một số biện pháp can thiệpĐề tài: Nghiên cứu rám má trên phụ nữ có thai và một số biện pháp can thiệp
Đề tài: Nghiên cứu rám má trên phụ nữ có thai và một số biện pháp can thiệp
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định lượng nồng độ EBV-...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định lượng nồng độ EBV-...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định lượng nồng độ EBV-...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định lượng nồng độ EBV-...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Recently uploaded (20)

TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 

Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NCS. PHẠM THỊ TRANG1 NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TỶ LỆ NHIỄM VÀ CHẾ TẠO KIT CHẨN ĐOÁN BỆNH TIÊN MAO TRÙNG (TRYPANOSOMIASIS) Ở ĐÀN TRÂU TẠI TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y THÁI NGUYÊN - NĂM 2017
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NCS. PHẠM THỊ TRANG NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TỶ LỆ NHIỄM VÀ CHẾ TẠO KIT CHẨN ĐOÁN BỆNH TIÊN MAO TRÙNG (TRYPANOSOMIASIS) Ở ĐÀN TRÂU TẠI TỈNH TUYÊN QUANG Ngành: Ký sinh trùng và vi sinh vật học thú y Mã số: 9640104 LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan 2. PGS. TS. Phạm Công Hoạt THÁI NGUYÊN - NĂM 2017
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ một luận án nào khác. Mọi thông tin trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành Luận án đều đã được cảm ơn. TÁC GIẢ Phạm Thị Trang
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan và PGS. TS. Phạm Công Hoạt - những Nhà khoa học đã hướng dẫn, chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện to lớn về cơ sở vật chất, nhân lực, vật lực của Ban Giám đốc, Ban Đào tạo - Đại học Thái Nguyên; Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi thú y, Bộ môn Bệnh động vật, Bộ môn Dược lý & Vệ sinh an toàn thực phẩm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tập thể cán bộ giảng dạy, các học viên cao học Trần Nhật Thắng, Nguyễn Thị Thu Hiền, Hoàng Thị Hồng Hạnh và sinh viên các khóa 39, 40, 41, 42 Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Phạm Thị Tâm cùng các cán bộ giảng viên, học viên và sinh viên Khoa Công nghệ sinh học, Viện Đại học Mở - Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian triển khai đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn Chi cục Thú y tỉnh Tuyên Quang, các Trạm Thú y và cán bộ, nhân dân địa phương của các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên và Chiêm Hóa - tỉnh Tuyên Quang đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi vô cùng biết ơn các thành viên trong gia đình và bạn bè đã luôn ở bên tôi, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Thái nguyên, ngày tháng năm 2017 NGHIÊN CỨU SINH Phạm Thị Trang
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i MỤC LỤC.................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT...................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................vi DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................ viii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài...............................................................................................3 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................3 4. Những đóng góp mới của đề tài...........................................................................3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................4 1.1.1. Bệnh tiên mao trùng ở động vật............................................................................. 4 1.1.2. Kỹ thuật sinh học phân tử trong sản xuất kháng nguyên của tiên mao trùng T. evansi ..........................................................................................................................12 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.....................................................20 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.........................................................................20 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....................................................................24 1.3. Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang............35 1.3.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................................35 1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................................36 Chƣơng 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............38 2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu.....................................................38 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................38 2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................38 2.1.3. Vật liệu nghiên cứu...............................................................................................38 2.2. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................43 2.2.1. Nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng trên đàn trâu ở tỉnh Tuyên Quang và áp dụng phác đồ điều trị.................................................................................43
  • 6. iv 2.2.2. Nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm Kit CATT trong chẩn đoán bệnh tiên mao trùng cho đàn trâu của tỉnh Tuyên Quang.............................................................44 2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................45 2.3.1. Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng trên đàn trâu của tỉnh Tuyên Quang và áp dụng phác đồ điều trị.....................................................................45 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu chế tạo Kit chẩn đoán bệnh.......................................51 2.4. Phương pháp xử lý số liệu ..............................................................................64 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................65 3.1. Tình hình nhiễm tiên mao trùng trên đàn trâu ở 4 huyện thuộc tỉnh Tuyên Quang và áp dụng phác đồ điều trị hiệu quả .........................................................65 3.1.1. Tỷlệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu tại 4 huyện thuộc tỉnh Tuyên Quang.................65 3.1.2. Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng theo lứa tuổi trâu tại tỉnh Tuyên Quang................67 3.1.3. Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo tính biệt.................................................71 3.1.4. Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo mùa vụ..................................................72 3.1.5. Kết quả xác định loài tiên mao trùng gây bệnh trên đàn trâu của tỉnh Tuyên Quang..................................................................................................................75 3.1.6. Áp dụng phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng cho đàn trâu của tỉnh Tuyên Quang..................................................................................................................80 3.2. Nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm Kit CATT trong chẩn đoán bệnh tiên mao trùng cho đàn trâu của tỉnh Tuyên Quang......................................................83 3.2.1. Kết quả tách dòng và xác định trình tự gen mã hóa kháng nguyên bề mặt RoTAT 1.2 của T. evansi................................................................................................83 3.2.2. Kết quả biểu hiện gen mã hóa kháng nguyên bề mặt của T. evansi..................95 3.2.3. Kết quả nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm Kit CATT trong chẩn đoán bệnh tiên mao trùng................................................................................................................108 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................................................131 1. Kết luận............................................................................................................131 2. Đề nghị.............................................................................................................132 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................133 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI................148
  • 7. v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ADN: Acide Deoxyribo Nucleic bp: base pair CATT: Card Agglutination Test for Trypanosomiasis CBB: Coomassie Brilliant Blue DMSO: Di Methyl Sulfoxide EDTA: Ethylene Diamine Tetra Acetic acid IPTG: Isopropyl β-D-1-thiogalactopyranoside ISG: Invanant Surface Glycoprotein kb: kilobase kDa: kiloDalton LB: Luria Bertani OD: Optical Density PBS: Phosphat Buffered Saline PCA: Plate Count Agar PCR: Polymerase Chain Reaction PMSF: Phenyl Methyl Sulfonyl Fluoride PVDF: Poly Vinylidene Di Fluoride RT - PCR: Reverse Transcription Polymerase Chain Reaction SDS: Sodium Dodecyl Sulfat SDS - PAGE: Sodium Dodecyl Sulfate Poly Acrylamide Gel Electrophoresis spp.: Species pluralis TEA: Tris - axit acetic - EDTA TMB: Tetra Methyl Benzidine VAT: Variable Antigen Type VSG: Variant Surface Glycoprotein
  • 8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thành phần gel Tricine - SDS ...................................................................41 Bảng 2.2. Các cặp mồi sử dụng trong nghiên cứu .....................................................42 Bảng 2.3. Thành phần và chu trình nhiệt phản ứng PCR...........................................48 Bảng 2.4. Thành phần phản ứng PCR khuếch đại đoạn gen mã hóa kháng nguyên RoTAT 1.2 .....................................................................................54 Bảng 2.5. Thành phần phản ứng Klewnov cắt đầu bằng sản phẩm PCR................54 Bảng 2.6. Thành phần phản ứng lai tạo vector tái tổ hợp ..........................................55 Bảng 2.7. Thành phần phản ứng kiểm tra sự mang gen của vector tái tổ hợp bằng phản ứng PCR với cặp mồi F1.2 và R1.2 ..........................................57 Bảng 2.8. Thành phần phản ứng ghép nối gen ngoại lai vào vector biểu hiện..........58 Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu tại 4 huyện thuộc tỉnh Tuyên Quang........65 Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng theo tuổi trâu .................................................68 Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo tính biệt .......................................71 Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo mùa trong năm............................72 Bảng 3.5. Danh sách chuỗi gen 18S của Trypanosoma evansi sử dụng so sánh và phân tích trong nghiên cứu ....................................................................78 Bảng 3.6. Kết quả áp dụng phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng trên diện hẹp........80 Bảng 3.7. Thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng trên diện rộng.............82 Bảng3.8.Bảngtổnghợpkếtquảsosánhtrìnhtự xác định với các trình tự trên NCBI .......92 Bảng 3.9. Kết quả xác định mật độ hạt latex và nồng độ kháng nguyên để tạo phức hợp kháng nguyên - hạt latex...........................................................111 Bảng 3.10. Kết quả xác định nhiệt độ và thời gian để tạo phức hợp kháng nguyên - hạt latex......................................................................................112 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của chất nhuộm màu đến khả năng ngưng kết kháng nguyên - kháng thể....................................................................................113 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của nhiệt độ và chất ức chế phân giải protein đến kháng nguyên tái tổ hợp RoTAT 1.2...................................................................115 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của nhiệt độ và chất ổn định protein đến kháng nguyên tái tổ hợp RoTAT 1.2................................................................................117
  • 9. vii Bảng 3.14. Ảnh hưởng của nhiệt độ và chất diệt khuẩn đến kháng nguyên tái tổ hợp RoTAT 1.2.........................................................................................118 Bảng 3.15. Xác định độ pha loãng kháng thể, thời gian và nhiệt độ phản ứng .......121 Bảng 3.16. Kết quả phản ứng sử dụng Kit CATT phát hiện kháng thể kháng ........125 Bảng 3.17. Ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ bảo quản đến độ nhạy của phản ứng khi sử dụng Kit CATT..............................................................127 Bảng 3.18. Ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ bảo quản đến độ đặc hiệu của Kit CATT chế tạo .....................................................................................127 Bảng 3.19. So sánh kết quả chẩn đoán bệnh tiên mao trùng của Kit CATT với kỹ thuật ELISA và phương pháp tiêm truyền chuột.................................128 Bảng 3.20. So sánh hiệu quả sử dụng Kit CATT với kỹ thuật ELISA và phương pháp tiêm truyền chuột .............................................................................129
  • 10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Cấu trúc của tiên mao trùng T. evansi.........................................................4 Hình 1.2. Phương thức truyền lây tiên mao trùng T. evansi .......................................5 Hình 1.3. Sơ đồ vector pCR 2.1 ................................................................................17 Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu tách dòng và biểu hiện gen mã hóa kháng nguyên bề mặt của T. evansi.................................................................................51 Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm Kit CATT từ kháng nguyên tái tổ hợp của T. evansi ............................................................................52 Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu tại 4 huyện thuộc tỉnh Tuyên Quang............................................................................................66 Hình 3.2. Đồ thị biến động nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo lứa tuổi.....................68 Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo tính biệt ..........................71 Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo mùa trong năm ...............73 Hình 3.5. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR gen 18S của các mẫu Trypanosoma spp. trên thạch agarose 1% ......................................................................75 Hình 3.6. Hình ảnh chuyển nạp sản phẩm PCR của mẫu Tev-CH-VN; Tev- HY-VN; Tev-SD-VN và Tev-YS-VN vào tế bào E. coli chủng DH5α-T....................................................................................................76 Hình 3.7. Điện di kiểm tra sản phẩm cắt ADN plasmid tái tổ hợp mang gen 18S bằng enzyme EcoRI..........................................................................77 Hình 3.8. Cây phả hệ dựa trên trình tự nucleotide chuỗi gen 18S rRNA của các mẫu Tev-CH-VN; Tev-HY-VN; Tev-SD-VN và Tev-YS-VN nghiên cứu với các mẫu Trypanosoma evansi đã được đăng ký trong Ngân hàng gen .........................................................................................79 Hình 3.9. Kết quả điện di ADN tổng số....................................................................83 Hình 3.10. Kết quả điện di sản phẩm PCR của mẫu ADN tổng số ..........................84 Hình 3.11. Kết quả tinh sạch sản phẩm PCR............................................................85 Hình 3.12. Sơ đồ thiết kế vector tái tổ hợp pJET1.2 - RoTAT 1.2...........................87
  • 11. ix Hình 3.13. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn biến nạp trên môi trường LB có ampicillin, chất chỉ thị màu X-gal, chất cảm ứng IPTG..........................88 Hình 3.14. Kết quả tách chiết ADN plasmid pJET1.2 - RoTAT 1.2........................89 Hình 3.15. Kết quả kiểm tra plasmid tái tổ hợp bằng phản ứng PCR.......................90 Hình 3.16. Kết quả kiểm tra pJET1.2 - RoTAT 1.2-1 bằng EcoRI và SalI..............91 Hình 3.17. Trình tự nucleotide và axit amin suy diễn của đoạn gen đích RoTAT 1.2 ...............................................................................................92 Hình 3.18. Kết quả tinh sạch sản phẩm cắt bằng hai enzyme EcoRI và SalI .......... 94 Hình 3.19. Kết quả biến nạp plasmid tái tổ hợp pET22 - RoTAT 1.2 vào tế bào vi khuẩn E. coli BL21 .............................................................................95 Hình 3.20. Kết quả tách chiết ADN plasmid pET22 - RoTAT 1.2...........................95 Hình 3.21. Sản phẩm PCR kiểm tra plasmid tái tổ hợp pET22 - RoTAT 1.2 ..........96 Hình 3.22. Kết quả cắt kiểm tra plasmid tái tổ hợp pET22 - RoTAT 1.2.................97 Hình 3.23. Kết quả điện di Tricine-SDS PAGE các dòng plasmid tái tổ hợp ........99 Hình 3.24. Phản ứng western blot kiểm tra tính đặc hiệu của protein RoTAT 1.2........ 99 Hình 3.25. Mức độ biểu hiện kháng nguyên RoTAT 1.2 theo thời gian cảm ứng.......100 Hình 3.26. Mức độ biểu hiện kháng nguyên RoTAT 1.2 ở các nhiệt độ nuôi cấy.......101 Hình 3.27. Mức độ biểu hiện kháng nguyên RoTAT 1.2 ở các giá trị OD khác nhau ..102 Hình 3.28. Mức độ biểu hiện kháng nguyên RoTAT 1.2 ở các giá trị pH khác nhau....103 Hình 3.29. Mức độ biểu hiện kháng nguyên RoTAT 1.2 ở các nồng độ kháng sinh ampicillin bổ sung khác nhau.........................................................104 Hình 3.30. Kết quả khảo sát nồng độ chất cảm ứng IPTG ở các nồng độ khác nhau ...105 Hình 3.31. Kết quả khảo sát thời gian cảm ứng......................................................106 Hình 3.32. Kết quả khảo sát nhiệt độ cảm ứng......................................................107 Hình 3.33. Quy trình sản xuất Kit CATT ..............................................................109 Hình 3.34. Đánh giá hiệu quả kết hợp kháng nguyên - kháng thể dựa trên thang điểm từ âm tính (-), nghi ngờ (+/-) và dương tính (1+) - (4+) ....110 Hình 3.35. Quy trình chẩn đoán bệnh tiên mao trùng bằng Kit CATT và phương pháp tiêm truyền chuột .............................................................129
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bệnh tiên mao trùng là bệnh phổ biến ở nhiều loài gia súc như trâu, bò, dê, ngựa, hươu, lạc đà… Elshafie E. I. và cs. (2013) [54], Kocher A. và cs. (2015) [66], Tehseen S. và cs. (2015) [116] cho biết, bệnh do Trypanosoma evansi (T. evansi) - ký sinh trùng đường máu, thuộc giới động vật nguyên sinh Protozoa, lớp trùng roi Flagellata, giống Trypanosoma gây nên. Bệnh thấy ở hầu hết các nước châu Phi, Nam Mỹ và châu Á. Ở Việt Nam, bệnh tiên mao trùng thấy phổ biến ở khắp các vùng, miền. Alves F. M. và cs. (2011) [35] cho biết, bệnh tiên mao trùng do đơn bào T. evansi gây ra, nếu chẩn đoán và điều trị không kịp thời gia súc có thể chết, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải tìm ra một phương pháp chẩn đoán bệnh nhanh, độ chính xác cao, chi phí thấp, dễ dàng áp dụng trên phạm vi rộng để có thể điều trị kịp thời, giảm tỷ lệ chết do bệnh gây ra. Hiện nay, nước ta đã sử dụng nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh tiên mao trùng như phương pháp phát hiện tiên mao trùng trực tiếp, phương pháp tập trung tiên mao trùng, phương pháp tiêm truyền động vật thí nghiệm, chẩn đoán huyết thanh học, chẩn đoán sinh học phân tử. Trong đó, phương pháp soi tươi và phương pháp nhuộm tiêu bản máu khô thường khó phát hiện tiên mao trùng; phương pháp tiêm truyền chuột nhắt trắng cho kết quả chính xác, song cần nhiều thời gian mới có kết quả; phương pháp sinh học phân tử có độ chính xác cao nhưng cần có trang thiết bị hiện đại mới thực hiện được; phương pháp chẩn đoán huyết thanh học được đánh giá là có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, cho kết quả nhanh và có khả năng chẩn đoán với số lượng mẫu lớn trong thời gian ngắn. Các phương pháp chẩn đoán huyết thanh học bệnh tiên mao trùng được thực hiện dựa trên nguyên tắc dùng các phản ứng huyết thanh học đặc hiệu để phát hiện kháng thể hoặc kháng nguyên tiên mao trùng. Tuy vậy, kháng nguyên bề mặt của tiên mao trùng lại rất đa dạng với nhiều epitope biến đổi khác nhau. Việc lựa chọn một epitope kháng nguyên có tính ổn định và tính đặc hiệu với nhiều serotype của
  • 13. 2 tiên mao trùng là công việc cần thiết để đảm bảo phương pháp chẩn đoán có độ nhạy và đặc hiệu cao. Theo nghiên cứu của Vương Thị Lan Phương (2004) [28], Abou El Naga T. và cs. (2012) [33], kháng nguyên RoTAT 1.2 có mặt ở hầu hết các VAT (Variable Antigen Type - kháng nguyên biến đổi) của T. evansi. Urakawa T. và cs. (2001) [121], Phạm Thị Tâm và cs. (2013) [29] cho biết, Kit chẩn đoán chế tạo từ kháng nguyên tái tổ hợp có độ nhạy, độ đặc hiệu cao hơn. Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2015) [18] cho biết, kháng nguyên này được chế tạo bằng công nghệ gen cho khả năng phát hiện đặc hiệu tiên mao trùng đạt trên 98%. Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc có địa hình đồi núi, khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết nóng ẩm, thích hợp cho ruồi trâu, mòng - vật môi giới phát triển, hút máu và truyền bệnh tiên mao trùng từ trâu, bò bệnh sang trâu, bò khỏe. Đây là một trong những tỉnh nằm trong vùng dịch tự nhiên, trâu, bò thường mắc ở thể mạn tính, có biểu hiện lâm sàng không rõ rệt nên rất khó phát hiện và phòng chống bệnh. Hàng năm, trâu, bò bị ốm và chết khá nhiều trong vụ Đông - Xuân, khi thời tiết giá lạnh và thức ăn khan hiếm. Cơ sở hạ tầng phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gia súc tại địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, dẫn tới hệ quả là bệnh tiên mao trùng trở nên phổ biến hơn, nghiêm trọng hơn và gây thiệt hại lớn hơn. Những phân tích ở trên đã cho thấy, mức độ phổ biến cũng như những tác hại do bệnh tiên mao trùng gây ra trên đàn gia súc nói chung và đàn trâu nói riêng ở nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh trung du miền núi, trong đó, có tỉnh Tuyên Quang. Vì vậy, việc nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm, chế tạo kit chẩn đoán và xác định phác đồ điều trị hiệu quả bệnh tiên mao trùng cho đàn trâu của tỉnh Tuyên Quang là hết sức cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, để có cơ sở khoa học xây dựng quy trình chẩn đoán, quy trình phòng trị bệnh tiên mao trùng hiệu quả cho đàn trâu ở tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi đã thực hiện đề tài: "Nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm và chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng (Trypanosomiasis) ở đàn trâu tại tỉnh Tuyên Quang".
  • 14. 3 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định được tỷ lệ nhiễm, định danh loài tiên mao trùng gây bệnh và áp dụng phác đồ điều trị hiệu quả cho đàn trâu của tỉnh Tuyên Quang. - Chế tạo được Kit CATT chẩn đoán bệnh tiên mao trùng có độ nhạy và độ đặc hiệu cao. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về tỷ lệ nhiễm, nghiên cứu chế tạo Kit chẩn đoán và biện pháp phòng chống bệnh tiên mao trùng hiệu quả trên đàn trâu của tỉnh Tuyên Quang. Sản xuất kháng nguyên tái tổ hợp phục vụ chế tạo Kit chẩn đoán là hướng nghiên cứu công nghệ cao khẳng định việc làm chủ công nghệ, sản phẩm của công nghệ cao đã và đang được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất tại Việt Nam. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Chế tạo được Kit từ kháng nguyên tái tổ hợp RoTAT 1.2 của loài T. evansi phục vụ công tác chẩn đoán bệnh nhanh và kịp thời, áp dụng phác đồ điều trị bệnh hiệu quả, từ đó góp phần nâng cao số lượng và chất lượng đàn trâu, cải thiện đời sống cho người chăn nuôi. 4. Những đóng góp mới của đề tài Chế tạo được các bộ Kit từ kháng nguyên tái tổ hợp RoTAT 1.2 của loài T. evansi, Kit có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, có thể áp dụng chẩn đoán nhanh bệnh tiên mao trùng ở các địa phương.
  • 15. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Bệnh tiên mao trùng ở động vật 1.1.1.1. Căn bệnh Bệnh tiên mao trùng - Trypanosomiasis - là bệnh do ký sinh trùng đơn bào Protozoa, lớp trùng roi Flagellata gây ra. Có nhiều loài thuộc giống Trypanosoma như: Trypanosoma brucei, Trypanosoma cruzi, Trypanosoma evansi, Trypanosoma congolense, Trypanosoma gambiense, Trypanosoma vivax, Trypanosoma simiae… có khả năng gây bệnh cho người và động vật (Kumar A. và cs., 1991 [69]). Ở Việt Nam, bệnh tiên mao trùng do loài đơn bào Trypanosoma evansi (T. evansi) gây ra. Tiên mao trùng T. evansi có hình thoi, dài 18 - 34 m. Giữa thân tiên mao trùng có một nhân, phía cuối cơ thể có một roi, roi này chạy dọc theo thân và tạo thành nhiều màng rung động, cuối cùng roi lơ lửng ở phần đầu và thành roi tự do (Nguyễn Thị Kim Lan, 2011 [12]). Kinetoplast Màng rung Nhân Roi tự do Hình 1.1. Cấu trúc của tiên mao trùng T. evansi (Nguồn: Desquesnes M., 2004 [48])
  • 16. 5 1.1.1.2. Vật chủ và vật môi giới truyền bệnh tiên mao trùng Trong tự nhiên, tiên mao trùng ký sinh ở hầu hết các loài thú nuôi và thú hoang, thấy phổ biến hơn ở trâu, bò, ngựa, trâu bò rừng, hươu, nai, hổ, báo, sư tử, chó, mèo, lạc đà, voi, thỏ, chuột cống, chuột lang, chuột bạch..., không ký sinh ở người (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2008 [22], Hasan M. U. và cs., 2006 [63], Youssif F. và cs., 2008 [128]). Sự lây truyền bệnh tiên mao trùng từ trâu, bò ốm sang trâu, bò khỏe là nhờ các loài ruồi hút máu (thuộc họ phụ Stomoxydinae) và các loài mòng hút máu (thuộc họ Tabanidae). Sự lây truyền này chỉ mang tính chất cơ học. Như vậy, ruồi và mòng hút máu là những vật môi giới truyền bệnh tiên mao trùng quan trọng. Đây là một trong những cơ sở khoa học để xây dựng biện pháp phòng và tránh lây lan bệnh tiên mao trùng hiệu quả (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012 [13]; Baldacchino F. và cs., 2014 [36]). Hình 1.2. Phƣơng thức truyền lây tiên mao trùng T. evansi (Nguồn: Desquesnes M. và cs., 2004 [48]) 1.1.1.3. Dịch tễ học bệnh tiên mao trùng Bệnh tiên mao trùng phân bố rất rộng, từ phía Tây sang phía Đông bán cầu. Ở châu Phi, T. evansi hiện diện tại tất cả các quốc gia có lạc đà, từ Senegal (15° Bắc)
  • 17. 6 đến Kenya (xích đạo), trên vành đai Glossina. T. evansi được tìm thấy không chỉ ở Mauritania, Morocco, Algeria, Tunisia, Libya, Ai Cập, Sudan, Eritrea và Ethiopia, mà còn ở khu vực phía bắc của Mali, Burkina Faso, Niger, Nigeria, Chad, Somalia, Kenya. Ngày nay, phân bố địa lý của bệnh liên tục từ khu vực phía bắc của châu Phi, qua Trung Đông đến khu vực Đông Nam Á. Bệnh phổ biến ở trâu, bò và ngựa các nước nhiệt đới ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ (Haridy F. M. và cs., 2011 [62], Sumbria D. và cs., 2014 [110]). Ở Việt Nam, bệnh tiên mao trùng đã được phát hiện thấy phổ biến ở hầu hết các vùng sinh thái khác nhau như miền núi, trung du, đồng bằng và ven biển (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2008 [22]). Mùa phát bệnh có liên quan chặt chẽ với mùa côn trùng hoạt động, thường vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm (Phan Địch Lân và cs., 2002 [23]). 1.1.1.4. Đặc điểm gây bệnh của T. evansi Khi ruồi, mòng đốt, hút máu và truyền tiên mao trùng vào gia súc, tiên mao trùng xâm nhập vào da, tạo nên các vết viêm trên mặt da. Độc tố của tiên mao trùng tác động tới bộ máy tiêu hoá, gây rối loạn tiêu hoá, làm con vật ỉa chảy. Hội chứng tiêu chảy thường xảy ra khi xuất hiện tiên mao trùng trong máu con vật bệnh. Khi sống trong huyết tương vật chủ, tiên mao trùng sử dụng protein huyết tương, làm giảm áp lực keo trong máu, nước sẽ từ máu thẩm thấu qua thành mạch quản vào gian bào của tổ chức gây hiện tượng thủy thũng. Ngoài ra, khi tiên mao trùng sinh sản nhiều trong máu có thể làm tắc các mạch máu nhỏ và các mao mạch, làm tăng tính thấm thành mạch, dần dần tạo ra các ổ thuỷ thũng chất keo vàng dưới da. Sau khi xâm nhập vào máu ký chủ, tiên mao trùng sinh sản theo cấp số nhân. Số lượng tiên mao trùng nhiều thì lượng độc tố cũng tăng lên, tác động vào trung khu điều hòa nhiệt làm cho con vật sốt. Khi động vật sốt cao là lúc trong máu có nhiều tiên mao trùng phát triển. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2008) [22], trâu, bò bị bệnh tiên mao trùng thể hiện các triệu chứng lâm sàng chủ yếu như: sốt cao và gián đoạn, có biểu hiện rối loạn thần kinh, thủy thũng dưới da, gầy yếu, suy nhược, thiếu máu, viêm kết mạc và giác mạc mắt. Một số trâu, bò bệnh bị ỉa chảy nặng, phân lỏng màu vàng, sau
  • 18. 7 chuyển màu xám, có lẫn bọt và chất nhầy. Các đợt ỉa chảy tiếp theo những cơn sốt cách quãng. Trâu, bò bị bệnh mạn tính thường kéo dài, cơ thể suy yếu, liệt hai chân sau, nằm tư thế quỳ và không đi lại được. Mặc dù nằm liệt nhưng vẫn ăn và nhai lại cho đến khi sắp chết. Triệu chứng viêm giác mạc và kết mạc mắt thấy ở hầu hết trâu, bò mắc bệnh: mắt có dử trắng hay vàng, chảy liên tục, nếu nặng thì mắt sưng, đỏ ngầu. Khi khỏi bệnh, mắt có màng trắng như cùi nhãn kéo che kín giác mạc. Con vật mắc bệnh tiên mao trùng khi chết gầy xơ xác, mổ khám thấy có những biến đổi bệnh tích đại thể rõ rệt ở hệ tuần hoàn và hô hấp: tim nhão, xoang bao tim tích nước vàng; phổi sung huyết và tụ máu từng đám; gan sưng to, nhạt màu; lách sưng, mềm nhũn và nhạt màu; hạch lâm ba sưng và tụ máu trong hạch; cơ nhão, màu nhợt nhạt, nhát cắt rỉ nước; xoang ngực và xoang bụng tích dịch màu vàng nhạt. 1.1.1.5. Chẩn đoán bệnh tiên mao trùng Việc chẩn đoán bệnh tiên mao trùng tương đối khó khăn vì căn bệnh có khi có ở mạch máu ngoại vi, có khi không. Do đó, cần phải chẩn đoán bằng nhiều phương pháp khác nhau: * Phương pháp chẩn đoán lâm sàng Biểu hiện lâm sàng của bệnh tiên mao trùng không phải lúc nào cũng phát hiện được. Chính vì vậy, việc chẩn đoán qua triệu chứng lâm sàng ở trâu, bò có độ chính xác không cao. Vì vậy, ngoài chẩn đoán qua các triệu chứng lâm sàng, cần phải tiến hành các phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm để có kết quả chẩn đoán chính xác. * Phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm Việc phát hiện tiên mao trùng được thực hiện trên các mẫu máu, có thể xét nghiệm các mẫu máu này bằng hình thức soi tươi, cố định, nhuộm giemsa và một số phương pháp huyết thanh học khác (Desquesnes M., 2004) [48]. Cụ thể như sau: - Phương pháp phát hiện tiên mao trùng Để phát hiện tiên mao trùng, có thể áp dụng phương pháp soi tươi máu (Direct smear); phương pháp nhuộm giemsa tiêu bản máu khô (Romanovsky); phương pháp tập trung tiên mao trùng.
  • 19. 8 - Phương pháp tiêm truyền động vật thí nghiệm Đây là phương pháp phổ biến, hiệu quả, chính xác và thường được ứng dụng nhiều trong chẩn đoán bệnh tiên mao trùng. Ở phương pháp này, người ta tiêm truyền máu của động vật cần chẩn đoán cho động vật thí nghiệm (thường dùng chuột nhắt trắng). Sau đó, hàng ngày kiểm tra máu của động vật đã được tiêm truyền để phát hiện tiên mao trùng. Nếu trong máu động vật này có tiên mao trùng thì kết luận động vật cần chẩn đoán bị nhiễm bệnh và ngược lại. Theo Lê Ngọc Mỹ (1994) [26], phương pháp tiêm truyền động vật thí nghiệm là phương pháp chẩn đoán chính xác, nhưng nhược điểm của phương pháp này là khi cần chẩn đoán nhanh, với số lượng mẫu nhiều trong khoảng thời gian ngắn thì phương pháp này không thể đáp ứng được. - Phương pháp chẩn đoán huyết thanh học Khi tiên mao trùng ký sinh, cơ thể vật chủ sản sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lại tiên mao trùng. Những phương pháp sau cho phép phát hiện kháng thể kháng tiên mao trùng trong máu vật chủ: Phản ứng ngưng kết trên bản nhựa (CATT/T. evansi: Card Agglutination Test for Trypanosomiasis) Đây là phương pháp ngưng kết trực tiếp giữa kháng nguyên và kháng thể trên bản nhựa, được dùng để phát hiện kháng thể trong máu động vật nhiễm bệnh. Phương pháp CATT có ưu điểm cho kết quả nhanh chóng, dễ thực hiện, đặc biệt có thể áp dụng trong điều kiện thực địa thiếu các dụng cụ chẩn đoán chuyên biệt. Nguyên lý của phương pháp: kháng nguyên tiên mao trùng đã được nhuộm màu sẽ kết hợp với kháng thể có trong huyết thanh của động vật nhiễm bệnh, tạo thành những đám kết tủa li ti màu xanh, đó là phản ứng dương tính. Nếu động vật không nhiễm bệnh, trong máu không có kháng thể đặc hiệu, phản ứng kết hợp kháng nguyên - kháng thể không xảy ra và không có các đám kết tủa, đó là phản ứng âm tính.
  • 20. 9 Phương pháp ngưng kết trên phiến kính (SAT: Slide Agglutination Test) Phương pháp ngưng kết trên phiến kính là phản ứng giữa kháng nguyên tiên mao trùng sống có sẵn, với kháng thể có trong huyết thanh của động vật nghi nhiễm. Phương pháp này đơn giản, dễ tiến hành và có thể áp dụng trên diện rộng. Tuy nhiên phải thường xuyên lưu giữ giống tiên mao trùng để có tiên mao trùng sống thực hiện phản ứng này. Phương pháp LATEX (Latex Agglutination Test) Phương pháp LATEX được dùng để phát hiện kháng thể có trong huyết thanh của gia súc mắc bệnh tiên mao trùng. Nguyên lý: Đây là phản ứng dùng kháng nguyên gắn hạt latex, khi gặp kháng thể đặc hiệu, kháng nguyên và kháng thể sẽ kết hợp với nhau thành đám lớn mà mắt thường có thể quan sát được. Khi cho kháng nguyên trộn với kháng thể đặc hiệu tương ứng, phản ứng ngưng kết sẽ xảy ra. Kháng nguyên và kháng thể kết hợp với nhau qua cầu nối kháng thể đặc hiệu. Do mỗi cầu nối với kháng nguyên dưới hình thức mạng lưới nhiều chiều, tạo nên những đám ngưng kết biểu hiện bằng những đám lấm tấm hoặc lổn nhổn như những hạt cát hoặc những cụm bông lơ lửng. Nhờ có hạt latex gắn vào kháng nguyên, hiện tượng ngưng kết này trở nên dễ dàng quan sát hơn. Phương pháp kháng thể huỳnh quang gián tiếp IFAT (Indirect Fluorescent Antibody Test) Trong nhiều trường hợp, để phát hiện phức hợp kháng nguyên - kháng thể, cần phải sử dụng một số kỹ thuật miễn dịch mới nhìn thấy được. Phương pháp kháng thể huỳnh quang gián tiếp IFAT dùng kháng kháng thể đã được nhuộm chất phát huỳnh quang để phát hiện kháng nguyên cần chẩn đoán. Trong phương pháp này có ba thành phần tham gia là kháng nguyên cần chẩn đoán, kháng thể đặc hiệu và kháng kháng thể đã gắn chất phát huỳnh quang. Do đó, phương pháp này còn được gọi là phương pháp hai lớp. Phương pháp ELISA (Enzyme Linked Immunosorbent Assay) Phương pháp ELISA là một trong những phương pháp hiện đại được ứng dụng để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng. Phương pháp này đang được sử dụng rộng
  • 21. 10 rãi ở các nước trên thế giới. Thuy N. T. và cs. (2012) [118] cho biết, sử dụng phản ứng ELISA có khả năng phát hiện trâu nhiễm T. evansi với độ nhạy, độ đặc hiệu và độ ổn định cao. Nguyên lý: Trong phương pháp này, người ta dùng kháng thể hoặc kháng thể kháng globulin (kháng kháng thể) có mang một enzyme (phosphatase hoặc peroxydase) được gắn lên mảnh Fc, cho kết hợp trực tiếp hoặc gián tiếp với kháng nguyên. Sau đó, cho cơ chất sinh màu vào, cơ chất sẽ kết hợp với enzyme và bị phân hủy tạo nên màu. So sánh với màu của quang phổ kế sẽ định lượng được mức độ của phản ứng. - Phương pháp phát hiện ADN của tiên mao trùng bằng phản ứng PCR (Polymerase Chain Reaction) PCR được xem là phương pháp hiện đại nhất, được ứng dụng để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng trong những năm gần đây. Nguyên lý: dựa vào phản ứng chuỗi polymerase để xác định sự có mặt ADN của tiên mao trùng trong máu động vật nhiễm bệnh. 1.1.1.6. Phòng bệnh tiên mao trùng cho gia súc Theo Tổ chức Thú y thế giới OIE (2012) [84], chưa có vắc xin đặc hiệu để phòng bệnh tiên mao trùng cho gia súc. Vấn đề phòng bệnh tiên mao trùng thường được thực hiện bằng các phương pháp sau đây: * Biện pháp phòng đối với vật chủ Để phòng bệnh tiên mao trùng, cần thực hiện các biện pháp tổng hợp. Ở những vùng có bệnh, vào mùa ruồi trâu và mòng hoạt động, cần kiểm tra máu cho toàn bộ gia súc. Nếu có bệnh hoặc nghi có bệnh thì cần cách ly và điều trị kịp thời. Khi có bệnh xảy ra, phải báo cáo chính quyền và các cơ quan thú y để công bố dịch. Có thể phòng bằng thuốc: dùng thuốc trypamidium, liều 0,5 mg/kgTT, pha thành dung dịch 1 - 2%, tiêm bắp thịt làm nhiều điểm để phòng bệnh tiên mao trùng (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012 [13]).
  • 22. 11 Ngoài ra, để tránh lây lan bệnh, cần thường xuyên kiểm tra và kịp thời phát hiện gia súc nhiễm tiên mao trùng. Ở vùng có động vật nhiễm bệnh và những vùng lân cận, nên nuôi nhốt gia súc trong chuồng có lưới để ngăn côn trùng vào hút máu và truyền bệnh cho những động vật khác (Barros A. T. M. và Foil L. D., 2007 [41]). * Biện pháp diệt ruồi, mòng - vật môi giới truyền bệnh Để bắt ruồi, mòng hút máu truyền bệnh, hiện nay người ta đã chế tạo được một số loại bẫy bắt ruồi, mòng có hiệu quả, như bẫy Nzi, bẫy Vavoua, bẫy Malaise, bẫy Manitoba. Các loại bẫy này thường được sử dụng với chất kích thích, thu hút thị giác, khứu giác của ruồi, mòng như dioxid carbon, octenol, amoniac để dễ dàng cho việc tiêu diệt chúng. Các loại bẫy này nên được để ở những nơi tập trung nhiều ruồi, mòng như ở chuồng nhốt gia súc, nơi nước tù đọng (Hall M. J. và Wall R., 2004 [61]). Mặt khác, người ta có thể diệt ruồi, mòng bằng biện pháp sinh học. Các nhà khoa học đã nghiên cứu sử dụng các loài ong và côn trùng ký sinh, có khả năng gây hại, tiêu diệt ruồi, mòng; phân lập và sử dụng một số loài vi khuẩn gây bệnh trên ruồi, mòng để tiêu diệt chúng; dùng tia phóng xạ nhằm gây đột biến gen ở ruồi, mòng, làm mất khả năng sinh sản, ngăn chặn sự phát triển của chúng. Ngoài ra, có thể dùng các hoá dược tiêu diệt ruồi, mòng bằng cách tắm hoặc phun vào các vùng của cơ thể gia súc như chân trước, chân sau, đầu và bụng - là những nơi ruồi, mòng tấn công gia súc nhiều nhất. Không nên sử dụng những thuốc này cho gia súc vào mùa mưa, vì các thuốc này có thể bị nước mưa rửa trôi, làm giảm tác dụng của thuốc. Mặc dù vậy, các biện pháp trên mới chỉ hạn chế được một phần sự phát triển của ruồi, mòng. Để đạt hiệu quả tốt hơn, cần tiến hành kết hợp đồng thời nhiều biện pháp trên phạm vi rộng. 1.1.1.7. Điều trị bệnh Nhiều loại hóa dược đã được sử dụng để điều trị bệnh tiên mao trùng cho gia súc. Naganin, novarsenobenzol, trypamidium, berenil (azidin)... là những loại hóa dược đã được sử dụng trong nhiều năm ở nước ta nhưng cho kết quả không ổn định. Vì vậy, muốn nâng cao biện pháp điều trị bệnh tiên mao trùng cần điều trị bệnh
  • 23. 12 bằng biện pháp tổng hợp, vừa chú ý chăm sóc con vật ốm, vừa dùng một trong những thuốc đặc hiệu mới thu được kết quả tốt (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012 [13]). 1.1.2. Kỹ thuật sinh học phân tử trong sản xuất kháng nguyên của tiên mao trùng T. evansi 1.1.2.1. Kháng nguyên của T. evansi Kháng nguyên bề mặt của loài T. evansi gây bệnh tiên mao trùng có khả năng biến dị cao. Chính vì vậy, việc chẩn đoán gia súc bị nhiễm bệnh bằng các phương pháp truyền thống sẽ gặp nhiều khó khăn. Paim F. C. và cs. (2011) [86] cho biết, kháng nguyên của T. evansi được chia làm hai loại: kháng nguyên biến đổi và kháng nguyên không biến đổi. * Kháng nguyên biến đổi Mỗi T. evansi có một số lượng lớn gen mã hóa cho các protein bề mặt nên khả năng biến đổi của chúng rất cao. Trong khi hệ thống miễn dịch của vật chủ chưa kịp sản xuất ra kháng thể thì các thế hệ mới của T. evansi đã xuất hiện và hoàn toàn có khả năng chống lại đáp ứng miễn dịch của vật chủ. Từ phát hiện này, người ta đã tập trung nghiên cứu cơ chế phân tử về khả năng ức chế hay kích hoạt các gen này để áp dụng cho công tác phòng chống bệnh tiên mao trùng hiệu quả. Nghiên cứu về miễn dịch học, Pays E. và cs. (2006) [89], Paim F. C. và cs. (2011) [86] có đồng quan điểm, tiên mao trùng có khả năng biến đổi kháng nguyên bề mặt để né tránh đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của vật chủ. Tuy nhiên, sự biến đổi này đã có ngay ở pha đầu tiên của quá trình nhiễm (trước khi xuất hiện đáp ứng miễn dịch của cơ thể vật chủ). Chính vì thế, việc biến đổi này của tiên mao trùng không gặp phải trở ngại do chưa có sự chống đỡ và bảo vệ của hệ thống miễn dịch của vật chủ. Tiên mao trùng tồn tại và nhân lên trong dịch ngoại bào của vật chủ, đặc biệt là trong máu. Do đó, chúng phải đối mặt với hệ miễn dịch của vật chủ, áp lực chọn lọc đã khiến chúng thiết lập cơ chế để chống lại sự tác động bởi hệ miễn dịch của vật chủ.
  • 24. 13 Khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ, tiên mao trùng sẽ phải chống lại kháng thể đặc hiệu. Sau khi vào cơ thể vật chủ, không phải bao giờ tiên mao trùng cũng gây rối loạn cho ký chủ. Trên quan điểm miễn dịch, tiên mao trùng chỉ gây bệnh được nếu chúng hòa nhập với vật chủ đến mức không còn được xem là phần tử lạ. Tiên mao trùng có thể sẽ bị tiêu diệt nếu phân tử kháng nguyên bề mặt VSG (Variant Surface Glycoprotein - Glycoprotein bề mặt biến đổi) bị kết hợp bởi kháng thể đặc hiệu. Điều này chính là nguyên nhân thúc đẩy tiên mao trùng hoạt hoá gen để biến đổi kháng nguyên bề mặt, nhằm né tránh sự kết hợp của kháng thể đặc hiệu do cơ thể vật chủ sản sinh ra. Phạm Đức Chương và cs. (2007) [3] cho biết, phần lớn ký sinh trùng thuộc động vật nguyên sinh đều có các cơ chế để tránh khỏi tác dụng đáp ứng miễn dịch của cơ thể vật chủ. Các cơ chế này gồm: tác động ức chế đáp ứng miễn dịch của vật chủ; thay đổi để trở thành không có tính kháng nguyên, làm cho cơ thể vật chủ không sinh kháng thể chống lại ký sinh trùng khi chúng xâm nhập vào cơ thể; phát triển khả năng biến đổi kháng nguyên bề mặt, vô hiệu hóa tác dụng của kháng thể đặc hiệu. Tiên mao trùng có thể che giấu kháng nguyên của nó bằng cách náu mình dưới các kháng nguyên của ký chủ (ví dụ, chúng được bao bọc bởi một lớp protein huyết thanh của ký chủ). Vì vậy, khi vào cơ thể, chúng không bị cơ thể vật chủ xem là phần tử lạ nên không có đáp ứng miễn dịch chống lại chúng. Các VSG được mã hoá là nhờ tiên mao trùng có các gen chuyên biệt. Từ kho chứa hàng nghìn gen khác nhau, một gen VSG được hoạt hoá một cách chọn lọc để tổng hợp ra một loại kháng nguyên VSG mới. Khi các phân tử kháng nguyên VSG được thay đổi hoàn toàn bằng các phân tử VSG mới thì kháng thể đặc hiệu lúc trước đã không còn tác dụng đối với kháng nguyên mới này nữa, và nhờ đó tiên mao trùng tiếp tục phát triển được trong cơ thể vật chủ. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc tiên mao trùng có thể tồn tại trong máu ký chủ lâu dài và bệnh thường xảy ra ở thể mãn tính (Urakawa T. và cs., 2001 [121], Nguyễn Thị Kim Lan và cs., 2008 [11], Nguyễn Bá Hiên và Trần Thị Lan Hương, 2009 [8]). Kháng nguyên của tiên mao trùng có thể biến đổi theo hai cách. Cách thứ nhất: sử dụng lần lượt các điểm biểu hiện (Expression Side - Điểm biểu hiện) khác nhau. Trong bộ gen của tiên mao trùng tồn tại một số lớn gen VSG, các gen có các cơ
  • 25. 14 chế sắp xếp khác nhau. Do vậy, tiên mao trùng có nhiều VSG khác nhau. Các điểm biểu hiện khác nhau sẽ mang các gen VSG khác nhau, sự luân phiên này dẫn đến sự thay đổi các kiểu kháng nguyên. Cơ chế trên quan sát được chủ yếu ở giai đoạn đầu của quá trình cảm nhiễm, do ở giai đoạn đầu này chưa có đáp ứng miễn dịch của vật chủ đối với VSG. Cách thứ hai: tập hợp lại các đoạn ADN khác nhau để tái tổ hợp gen hoặc chuyển đổi gen. Việc tái tổ hợp này cho phép thay thế hoàn toàn hoặc từng phần gen. Như vậy, một gen hoạt hoá được thay thế bằng bản sao chép của một gen khác đã biến đổi một phần hoặc hoàn toàn (Phạm Đức Chương và cs., 2007 [3], Urakawa T. và cs., 2001 [121]). * Kháng nguyên không biến đổi (kháng nguyên ổn định) Ở màng nguyên sinh chất tế bào, tiên mao trùng T. evansi có ba loại kháng nguyên không biến đổi: ISG 65, ISG 75 và ISG 100 (ISG: Invanant Surface Glycoprotein). Các loại kháng nguyên này không kết hợp với kháng thể của vật chủ. Trên bề mặt tế bào của tiên mao trùng có khoảng 30 loại kháng nguyên khác nhau. Trong số tất cả các kháng nguyên bề mặt này, chỉ có kháng nguyên RoTAT 1.2 không bị biến đổi, độ ổn định cao. Kháng nguyên RoTAT 1.2 có mặt ở hầu hết các VAT (Variable Antigen Type) của T. evansi. Kháng nguyên RoTAT 1.2 là kháng nguyên bề mặt chính của T. evansi. Nó xuất hiện sớm, ngay sau khi ký sinh trùng xuất hiện, đồng thời không gây phản ứng chéo với kháng thể đặc hiệu của các loài ký sinh trùng khác (Abou El Naga T. và cs., 2012 [33]). Đây là kháng nguyên có thể sử dụng để tạo kháng thể đặc hiệu, hoặc trực tiếp ứng dụng trong các phương pháp chẩn đoán phát hiện kháng thể kháng tiên mao trùng T. evansi. Để sản xuất kháng nguyên này, phải ứng dụng kỹ thuật gen, thực hiện qua các bước tách dòng gen mã hóa kháng nguyên bề mặt và biểu hiện gen, tinh sạch kháng nguyên. 1.1.2.2. Kỹ thuật tách dòng gen Tách dòng gen còn được gọi với nhiều tên khác nhau: tạo dòng gen, nhân dòng gen, phân lập gen… Tách dòng gen là tập hợp các kỹ thuật nhằm phân lập và tách một gen, một đoạn ADN cần thiết (ADN insert) để đưa vào tế bào chủ, tạo điều kiện thích hợp để
  • 26. 15 các tế bào chủ phân chia, tạo nên vô số các tế bào cùng mang một đoạn ADN cần thiết giống nhau, tạo nên một dòng tế bào tái tổ hợp mang gen cần tách dòng. Khuất Hữu Thanh (2006) [31] cho biết, tách dòng gen có thể được thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau. Các phương pháp tách dòng gen chủ yếu được sử dụng nhiều trong công nghệ sinh học phân tử là tách dòng in vitro (tách dòng thực nghiệm) và tách dòng in sillico (tách dòng ảo). Tách dòng in vitro (tách dòng thực nghiệm) là tách dòng gen được thực hiện từ các mẫu sinh học (mô tế bào, lông, tóc, dịch sinh học…) mang các gen cần tách dòng hoặc tổng hợp nhân tạo đoạn gen cần tách dòng. Tách dòng in vitro gồm các phương pháp khác nhau, có thể tách dòng từ ADN, tách dòng từ ARN hoặc tách dòng trên cơ sở trình tự các axit amin trong chuỗi polypeptide… Tách dòng in sillico (tách dòng ảo) là sự tổng hợp, phân tích các kết quả tách dòng gen in vitro, trên cơ sở thông tin từ các ngân hàng dữ liệu để lựa chọn một đoạn ADN hoặc một gen cần thiết nào đó. Kết quả tách dòng in silico cho phép lựa chọn phương án thiết kế vectơ tái tổ hợp có hiệu quả, dự đoán trước kết quả tách dòng, hiệu quả biểu hiện gen cũng như mức độ thành công của thực nghiệm. * Vector tách dòng Vector tách dòng còn gọi là phương tiện vận chuyển gen. Vector tách dòng thường là các phân tử ADN có kích thước nhỏ, cho phép cài (gắn) các gen cần thiết, có khả năng tái bản không phụ thuộc vào sự phân chia của tế bào. Vector tách dòng phải có khả năng tồn tại trong tế bào vật chủ qua nhiều thế hệ, ít gây biến đổi bộ gen của tế bào vật chủ. Các vector tách dòng phải mang các gen tín hiệu để dễ dàng nhận biết các tế bào mang vector tái tổ hợp. Mục đích của việc tách dòng là để thu nhận được gen hay một trình tự ADN tinh sạch với hàm lượng lớn. Vector tách dòng có 3 đặc tính cơ bản, đó là: có khả năng xâm nhập vào tế bào; có điểm mở đầu để tái bản, tức là có khả năng tái bản tích cực, không phụ thuộc vào sự sao chép của bộ gen tế bào chủ; các thể biến nạp phải dễ dàng được chọn lọc và sinh trưởng tốt trên môi trường thạch. Khả năng chọn lọc được mã hóa
  • 27. 16 bởi các gen chọn lọc, thường có đặc tính kháng với chất kháng sinh (Khuất Hữu Thanh, 2006 [31]). Ngoài ra, vector tách dòng sẽ được xem là càng mạnh khi có thêm các ưu điểm sau đây: có kích thước nhỏ để có thể thu nhận được tối đa lượng ADN, dễ xâm nhập vào tế bào chủ và sao chép nhanh; tồn tại được qua nhiều thế hệ trong tế bào chủ và ít gây xáo trộn đối với quá trình trao đổi chất của tế bào chủ; mang các vị trí nhận biết duy nhất của nhiều loại enzyme giới hạn, và vị trí đó nằm trong các gen chọn lọc. Trong số các loại vector hiện có thì plasmid được sử dụng phổ biến nhất do dễ dàng nhân lên trong tế bào chủ và có kích thước nhỏ (1 - 200 kb). Các thế hệ plasmid ngày càng được cải tiến và mang các đặc tính mới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tách dòng. - Các loại vector tách dòng Khuất Hữu Thanh (2003) [30] cho biết, mỗi loại vector tách dòng có những ưu, nhược điểm nhất định. Tùy thuộc kích thước của gen cần tách dòng và đặc điểm của loại tế bào chủ để chọn loại vector tách dòng thích hợp. Vector tách dòng có bản chất là plasmid Plasmid là những phân tử ADN có kích thước nhỏ (2 - 5 kb) dạng vòng, nằm trong nguyên sinh chất của tế bào vi khuẩn, nấm men...Một số loại vector tách dòng thường được sử dụng như pCR 2.1, pBR322, pSC101... Plasmid pCR 2.1 là vector tách dòng đang được sử dụng phổ biến, có hiệu quả cao, với ưu điểm nổi bật là có thể gắn trực tiếp sản phẩm pCR vào vector đã được cắt mở vòng do có sẵn hai đầu dính, mỗi đầu có một bazơ Timin. Vector pCR 2.1 có kích thước 3,9 kb, mang điểm khởi đầu tái bản của plasmid pUC nên có khả năng nhân lên với số lượng rất lớn trong tế bào vi khuẩn E. coli. Vector được thiết kế có gắn một operon chuyển hóa đường lactoza là operon - lac. Sau vị trí promoter là đoạn LacZα mã hóa cho 146 axit amin đầu tiên của enzyme β - galactosidase, là vùng cắt gắn đa vị được thiết kế trên đoạn này với 17 vị trí cắt cho các enzyme giới hạn: EcoRI, HindIII, NsiI, KpnI, SacI, BamHI, SpeI, BstXI, EcoRV, NotI, AvaI, PaeR7I, XhoI, XbaI, ApaI. Trong đó, EcoRI và BstXI có
  • 28. 17 2 vị trí cắt, các enzyme còn lại chỉ có 1 vị trí cắt. Với vị trí của vùng cắt đa điểm như vậy, sản phẩm β - galactosidase có thể được tạo ra (nếu vector không được dính đoạn ADN ngoại lai, khuẩn lạc màu xanh) hoặc không được tạo ra (nếu vector được dính đoạn ADN ngoại lai và khuẩn lạc có màu trắng trên môi trường thạch). Dựa vào dấu chuẩn đó, người ta có thể lựa chọn được những tế bào mang vector tái tổ hợp với tần suất cao. Một ưu điểm nữa của pCR 2.1 là nó mang promoter của thực khuẩn thể T và các vị trí gắn mồi xuôi và ngược của thực khuẩn thể M13, nhờ đó có thể phiên mã được đoạn ARN antisense và đọc trình tự đoạn ADN. Ngoài ra, vector pCR 2.1 có chứa gen kháng kháng sinh ampicillin và kanamycin, nhờ đó mà có thể sinh trưởng bình thường trên môi trường có chứa ampicillin hoặc kanamycin với nồng độ ức chế tối thiểu. Hình 1.3. Sơ đồ vector pCR 2.1
  • 29. 18 Vector tách dòng là phage Các phage sử dụng làm vector tách dòng hiện nay phần lớn đều bắt nguồn từ phage cosADN. Phage cosADN là phage mạch kép, kích thước 48.502 bp. Sử dụng phage làm vector tách dòng hiệu quả với tế bào chủ prokaryote và eukaryote (các plasmid sử dụng với tế bào eukaryote thường không có kết quả). Ví dụ: các loại phage M13, phage EMBL4, phage GEM... Vector tách dòng là cosmid Cosmid là vector nhân tạo, ghép nối từ một plasmid với đoạn trình tự cos của phage. Trình tự cos điều khiển sự gắn kết ADN của phage vào phần đầu của phage. Vector tách dòng là cosmid cho phép cài gắn đoạn ADN có kích thước 40 - 50 kb. Vector tách dòng là phagemid Phagemid là các cloning vector được cấu tạo trên cơ sở của vector tách dòng plasmid pBR322 được gắn thêm đoạn khởi đầu tái bản (Ori) của phage fl, một đoạn có chứa promoter của phage T3, T7 và polycloning site - vị trí đa tách dòng. Điển hình cho phagemid là nhóm plasmid bluescript, là loại plasmid mạnh được sử dụng nhiều trong công nghệ ADN tái tổ hợp. 1.1.2.3. Kỹ thuật biểu hiện gen Trong tế bào sống, biểu hiện gen được hiểu là quá trình sinh tổng hợp protein trong mối liên hệ: ADN → ARN → protein, protein là sản phẩm cuối cùng của quá trình này. Trong kỹ thuật di truyền, biểu hiện gen là hiện tượng protein của gen ngoại lai được tổng hợp trong tế bào chủ. Vector biểu hiện gen là những vector tách dòng mang các promoter mạnh, cho phép biểu hiện đồng thời cả gen chỉ thị và gen tách dòng, tạo nên các protein lai. Một vector biểu hiện gen gồm các thành phần chủ yếu: promoter mạnh, trình tự sao chép, vị trí khởi đầu phiên mã, vị trí bám của riboxom, tín hiệu kết thúc dịch mã, các trình tự cắt nối và các gen chỉ thị. Các hệ thống biểu hiện gen Biểu hiện gen tái tổ hợp là kỹ thuật quan trọng quyết định tính thành bại của kỹ thuật gen. Hiện nay, có 4 hệ thường được sử dụng biểu hiện gen là Escherichia coli, Baculovirus, nấm men (Saccharomyces cerevisiae, Pichia pastoris) và tế bào
  • 30. 19 động vật. Tuy nhiên, vi khuẩn E. coli và nấm men là hai hệ biểu hiện chính hiện đang được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu và ứng dụng (Đái Duy Ban và Lữ Thị Cẩm Vân, 1994 [1]). Biểu hiện gen trong tế bào vi khuẩn Vi khuẩn E. coli là tế bào chủ được ưa chuộng nhất trong biểu hiện gen, do mang nhiều ưu điểm hơn so với các tế bào khác. Vi khuẩn E. coli có tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng biểu hiện protein tái tổ hợp mạnh, chỉ sau khoảng 8 giờ nuôi cấy ở điều kiện thích hợp đã có sản phẩm protein tái tổ hợp, khả năng tạo ra sản phẩm gen cao từ 50 - 500 mg/lít dịch nuôi cấy. Biểu hiện gen trong tế bào vi khuẩn E. coli có thể làm giảm các chi phí cho công nghệ và hóa chất nên giá thành sản phẩm hạ. Cấu trúc bộ gen E. coli và các đặc điểm di truyền đã được biết tương đối đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi khi biểu hiện protein tái tổ hợp ở E. coli. Tế bào E. coli có thể biểu hiện tốt các loại protein không biến đổi cấu trúc phân tử sau khi dịch mã và không có quá trình glycosyl hóa. Có rất nhiều chủng vi khuẩn E. coli được sử dụng trong biểu hiện gen, trong đó chủng E. coli BL21 là một trong những chủng E. coli được sử dụng rộng rãi để biểu hiện các loại gen khác nhau. Theo Khuất Hữu Thanh (2006) [31], ngoài những ưu điểm trên, việc sử dụng vi khuẩn E. coli trong biểu hiện gen cũng có những hạn chế nhất định. Các gen mã hóa các loại protein có kích thước lớn hơn 50 kDa, protein giàu cystein (ví dụ như gen mã hóa plasminogen) hoặc những sản phẩm protein có sự hình thành liên kết disunfua (S - S) rất khó biểu hiện gen trên vi khuẩn E. coli. Một số chủng vi khuẩn E. coli có thể gây bệnh hoặc có thể tạo độc tố khi biểu hiện gen của sinh vật bậc cao. Biểu hiện gen trong tế bào nấm men Nấm men là nhóm tế bào chủ cũng được sử dụng rộng rãi trong biểu hiện gen của sinh vật bậc cao. Nấm men có nhiều ưu điểm như: cho phép sử dụng cả hai loại vector biểu hiện trong prokaryote và trong eukaryote; có thể biểu hiện protein kích thước lớn 50 kDa; có cấu trúc bộ gen đã được nghiên cứu đầy đủ và không gây bệnh cho sinh vật bậc cao.
  • 31. 20 Nấm men có khả năng tạo sản phẩm nhanh, chỉ sau khoảng 8 giờ nuôi cấy đã có sản phẩm protein tái tổ hợp, hiệu suất biểu hiện gen khá cao (50 - 5000 mg/lít dịch nuôi cấy). Các vector biểu hiện trong tế bào nấm men thường có promoter AOX (gen alcohol oxidase) rất mạnh, có khả năng kiểm soát gen cần biểu hiện cao. Biểu hiện gen trong tế bào nấm men có thể thực hiện các phản ứng glycosyl hóa chính xác, phản ứng cắt chuỗi tín hiệu hoặc thay đổi cấu trúc protein sau dịch mã (Khuất Hữu Thanh, 2003 [30]). 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước * Những nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng Kiểm tra máu của 73 trâu ở xã Tả Thanh Oai - Thanh trì - Hà Nội bằng phương pháp tiêm truyền chuột bạch, Nguyễn Quốc Doanh và cs. (1996) [4] đã phát hiện 13 trâu có T. evansi trong máu, chiếm 17,80%. Tác giả cũng đã kiểm tra mẫu máu của 83 trâu ở xã Phấn Mễ bằng phương pháp Card - test, phát hiện 25 trâu nhiễm bệnh, chiếm 30,12%. Hà Viết Lượng (1998) [25] cho biết, tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở bò tại các tỉnh miền Trung là 8,99%. Nguyễn Quốc Doanh và Phạm Sỹ Lăng (2001) [5] đã kiểm tra 670 mẫu máu rắn và 90 mẫu máu ba ba, thấy tỷ lệ nhiễm T. evansi trung bình là 7,89%. Phan Văn Chinh (2006) [2] cho biết, tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng trên trâu, bò tại một số tỉnh miền Trung cao nhất ở 4 - 8 năm tuổi (ở trâu là 12,71%, ở bò là 5,77%), thấp nhất là trâu, bò dưới 3 năm tuổi (ở trâu: 6,92% và ở bò: 2,31%). Nguyen Q. D. và cs. (2013) [79] đã xét nghiệm 585 mẫu huyết thanh trâu thu thập được tại Thái Nguyên và Cao Bằng, kết quả cho thấy: có 131 mẫu dương tính với tiên mao trùng, chiếm tỷ lệ 22,4%. Trong đó, trâu dưới 3 năm tuổi có tỷ lệ nhiễm thấp nhất. Thu thập 484 mẫu huyết thanh trâu ở 5 tỉnh miền Bắc Việt Nam để xác định tỷ lệ nhiễm T. evansi bằng phản ứng CATT và ELISA, Nguyen T. T. và cs. (2014) [80] đã phát hiện được 27,1% số mẫu dương tính với T. evansi.
  • 32. 21 Kiểm tra mẫu máu một số loài gia súc của các tỉnh Thái Nguyên, Hòa Bình, Lạng Sơn, Lai Châu, Khánh Hòa và Tây Ninh, Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2014) [15] cho biết, tỷ lệ nhiễm T. evansi của các loại gia súc ở các tỉnh không giống nhau. Tỷ lệ nhiễm T. evansi cao nhất ở trâu (15,58%), sau đó đến bò (12,94%), ngựa (10,26%), dê (9,52%) và thấp nhất là ở lợn (0,99%). Một nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2014) [16] cho thấy, các chủng T. evansi phân lập từ các loài gia súc khác nhau (trâu, bò, dê, ngựa, lợn) đều có khả năng gây nhiễm chéo cho nhau. Tuy nhiên, thời gian xuất hiện T. evansi trong máu, tỷ lệ gia súc xuất hiện T. evansi và các triệu chứng lâm sàng của từng loại gia súc khác nhau, phụ thuộc vào nguồn gốc phân lập T. evansi và loại gia súc được gây nhiễm. Van Vinh Chau N. và cs. (2016) [122] cho biết, đã phát hiện một phụ nữ 38 tuổi ở miền Nam, Việt Nam có các triệu chứng sốt, nhức đầu và đau khớp. Kiểm tra huyết thanh học cho thấy, người này đã nhiễm T. evansi. Theo kết quả điều tra, các tác giả dự đoán khả năng bệnh nhân đã bị nhiễm qua vết thương khi tiếp xúc với thịt bò bị nhiễm T. evansi. * Những nghiên cứu về vật môi giới truyền bệnh tiên mao trùng Kết quả nghiên cứu của Bùi Quý Huy (2006) [10] cho thấy: thời gian xâm nhập của tiên mao trùng vào ruồi, mòng càng lâu thì tỷ lệ gây bệnh càng giảm, điều này có thể do thời gian càng lâu thì số lượng và độc lực của T. evansi trong ruồi, mòng càng giảm dần. Phan Văn Chinh (2006) [2] đã nghiên cứu ở các tỉnh miền Trung và cho biết, mòng thường chỉ hoạt động khoảng 9 tháng trong một năm. Ruồi Stomoxys calcitrans hoạt động quanh năm, từ tháng 1 đến tháng 12, đạt cao điểm từ tháng 5 đến tháng 8. Đây là điều kiện sinh thái thuận lợi cho các loài ruồi, mòng phát triển, hút máu súc vật và truyền tiên mao trùng. Vì vậy, theo tác giả mùa lây lan bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Trong tổng số 1.801 cá thể ruồi, mòng thu thập tại Thái Nguyên, Lạng Sơn, Lai Châu và Hòa Bình, Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2014) [15] đã xác định được 815 cá thể là loài ruồi Stomoxys calcitrans, chiếm 45,25%; 399 cá thể là loài mòng Tabanus kiangsuensis, chiếm 22,15% và 587 cá thể là loài mòng Tabanus rubidus, chiếm 32,59%.
  • 33. 22 * Những nghiên cứu về đặc điểm gây bệnh của T. evansi trên trâu, bò Phạm Sỹ Lăng và Tô Long Thành (2006) [21] cho biết, trâu, bò bị bệnh ở thể mạn tính thường suy yếu, liệt hai chân sau, nằm tư thế quỳ và không đi lại được. Mặc dù nằm liệt nhưng vẫn ăn và nhai lại cho đến khi sắp chết. Theo dõi trâu gây nhiễm và trâu mắc bệnh tiên mao trùng tự nhiên ở thể cấp và mạn tính, Phan Văn Chinh (2006) [2] cho biết: không có sự khác biệt về triệu chứng và bệnh tích ở số trâu này. Trâu bị bệnh tiên mao trùng có số lượng hồng cầu giảm, số lượng bạch cầu tăng cao hơn so với trâu khỏe. Đỗ Thị Vân Giang (2014) [6] cho biết, trâu mắc bệnh tiên mao trùng thường có các triệu chứng: sốt lên xuống, trung bình từ 3 đến 8 ngày xuất hiện một đợt sốt; mắt sưng, chảy nước mắt, mắt có dử đặc; gầy yếu, lông khô xù; thủy thũng dưới hàm, ngực và bụng. Ở trâu gây nhiễm: số lượng hồng cầu giảm; số lượng bạch cầu và tiểu cầu tăng. * Những nghiên cứu về phương pháp chẩn đoán bệnh tiên mao trùng Phạm Sỹ Lăng (1982) [20] đã chẩn đoán bệnh tiên mao trùng bằng phản ứng ngưng kết trên phiến kính (SAT). Phản ứng xảy ra giữa kháng nguyên tiên mao trùng với kháng thể có trong máu động vật nghi nhiễm. Tác giả cho thấy, phương pháp này có độ chính xác là 70 - 80%. Lê Ngọc Mỹ (1994) [26] đã bước đầu chế kháng nguyên tiên mao trùng và ứng dụng để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng cho gia súc. Bằng phản ứng ELISA, Lê Ngọc Mỹ (2002) [27] đã kiểm tra tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu Việt Nam. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm tương đối cao (53,33%), trong đó, trâu ở các tỉnh vùng đồng bằng có tỷ lệ nhiễm thấp hơn so với trâu ở vùng núi và trung du. Vương Thị Lan Phương (2004) [28] đã nghiên cứu và cho thấy, T. evansi gây bệnh cho đàn trâu, bò ở Việt Nam có sự biến đổi lớn về kháng nguyên bề mặt. Tuy nhiên, sau khi giải trình tự các gen quy định tính kháng nguyên, tác giả nhận thấy, trong tất cả các loại kháng nguyên bề mặt của tiên mao trùng, chỉ có kháng nguyên RoTAT 1.2 không bị biến đổi, có độ ổn định cao. Tác giả đã tinh chế kháng nguyên của loài T. evansi để dùng trong phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp, ứng dụng để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng. Kết quả: phản ứng có độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
  • 34. 23 Áp dụng phương pháp ELISA để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở trâu, bò tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, Trần Đức Hạnh và cs. (2009) [7] cho biết: trong 239 mẫu huyết thanh trâu kiểm tra có 36 mẫu dương tính, chiếm 15,06%; có 43 mẫu trong 246 mẫu huyết thanh bò kiểm tra dương tính, chiếm 17,48%. Phạm Thị Tâm và cs. (2013) [29] đã nghiên cứu thiết lập phản ứng ELISA để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng cho trâu, bò ở Việt Nam. Kết quả cho thấy, độ nhạy của phản ứng là 97,96%, độ đặc hiệu là 98,68%. Nguyễn Mạnh Hùng và cs. (2015) [9] đã nghiên cứu chế tạo Kit Latex chẩn đoán nhanh bệnh tiên mao trùng do T. evansi gây ra. Sau khi chế tạo thành công bộ Kit TUAF - CATT từ kháng nguyên tái tổ hợp RoTAT 1.2, Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2015) [18] đã tiến hành thử nghiệm, đánh giá tình hình nhiễm T. evansi trên 1.570 mẫu huyết thanh trâu, bò, dê và ngựa tại 4 tỉnh Thái Nguyên, Lai Châu, Lạng Sơn và Hòa Bình trong năm 2013 và 2014. Kết quả thử nghiệm cho thấy, Kit TUAF - CATT cho kết quả đồng dương tính với biện pháp tiêm truyền chuột bạch là 98,24%. Như vậy, Kit TUAF - CATT phát hiện gia súc mắc bệnh tiên mao trùng tương đương với phương pháp tiêm truyền chuột bạch. Nguyen T. T. và cs. (2015) [81] đã sử dụng kháng nguyên tái tổ hợp TeGM6-4r trong phản ứng sắc ký miễn dịch ICT để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng. Kết quả cho thấy, phản ứng có thể phát hiện 100% mẫu huyết thanh trâu, bò bị nhiễm T. evansi ở thực địa và tương đồng với kết quả xét nghiệm bằng phản ứng ELISA. * Những nghiên cứu về biện pháp phòng, trị bệnh tiên mao trùng Phạm Sỹ Lăng và cs. (2008) [22] đã nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp phòng chống bệnh tiên mao trùng cho trâu, bò như sau: hàng năm, định kỳ kiểm tra máu để phát hiện tiên mao trùng ở trâu, bò và điều trị vào thời kỳ trâu, bò nghỉ cày kéo (vào khoảng tháng 4 và tháng 8); áp dụng các biện pháp phòng, chống vật môi giới truyền bệnh; tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng và sử dụng hợp lý để nâng cao sức đề kháng cho trâu, bò. Phan Địch Lân (2004) [24] đã sử dụng novarsenobenzol liều 10 mg/kgTT 2 lần, cách nhau 2 ngày. Kết quả cho thấy, thuốc có hiệu lực điều trị đạt 80%, tỷ lệ an toàn đạt 80 - 82%.
  • 35. 24 Phạm Sỹ Lăng và cs. (2008) [22] đã sử dụng naganin liều 10 mg/kgTT, pha với dung dịch nước muối sinh lý hoặc nước cất thành dung dịch 10%, tiêm tĩnh mạch để điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu, bò. Thuốc có hiệu quả điều trị cao và an toàn với gia súc. Nguyen Q. D. và cs. (2013) [79] đã sử dụng trypamidium và berenil điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu ở tỉnh Thái Nguyên và Cao Bằng. Kết quả cho thấy, cả hai loại thuốc đều có tác dụng điều trị tốt, trong đó, berenil đạt hiệu quả 100%. Qua kết quả thử nghiệm khả năng mẫn cảm của tiên mao trùng với 4 loại thuốc trypanosoma, azidin, trypamidium samorin, diminavet trong điều kiện in vivo và in vitro, Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2013) [14] cho biết, tiên mao trùng mẫn cảm nhất với trypamidium samorin, sau đó là diminavet, rồi đến azidin và ít mẫn cảm nhất với trypanosoma. Kết quả thử nghiệm trên trâu ở diện hẹp và diện rộng cho thấy, phác đồ sử dụng thuốc trypamidium samorin kết hợp với truyền dung dịch nước muối sinh lý, vitamin C, vitamin B1 sau khi tiêm cafein trợ tim 30 - 45 phút cho trâu, bò cho hiệu quả điều trị bệnh cao nhất, tỷ lệ khỏi đạt 100% và rất an toàn đối với trâu, bò. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài * Những nghiên cứu về tình hình nhiễm tiên mao trùng Goossens B. và cs. (2006) [58] đã nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở bò thuộc khu vực Mafia Island (Tanzania) và cho biết: trong 970 mẫu đã phát hiện 0,8% có tiên mao trùng trong máu. Tại Ethiopia, Sinshaw A. và cs. (2006) [105] đã nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm T. vivax ở bò. Kết quả cho thấy: bò nhiễm 6,1%, trong đó, mùa mưa nhiễm 9,6%, mùa khô nhiễm 3,6%. Tác giả cũng đã phát hiện 1/122 mẫu máu cừu có tiên mao trùng, chiếm 0,81%; đối với dê, có 1/676 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ là 0,14%. Simukoko H. và cs. (2007) [101] đã nghiên cứu tình hình nhiễm tiên mao trùng ở khu vực Đông Zambia và cho biết: trong tổng số 1.526 mẫu huyết thanh thu thập và kiểm tra, phát hiện được 14,4% số mẫu có kháng thể kháng tiên mao trùng. Trong đó, tỷ lệ nhiễm T. congolense chiếm tới 96%, nhiễm T. vivax là 2% và T. brucei là 2%.
  • 36. 25 Desquesnes M. và cs. (2009) [49] cho biết, hình thái tiên mao trùng khi ở trong vòi ruồi, mòng biến đổi theo thời gian: từ 1 - 34 giờ, tiên mao trùng có hình thái, kích thước bình thường; 35 - 45 giờ: tiên mao trùng có hình dạng thay đổi, tăng kích thước chiều rộng và thô dần; 46 - 53 giờ, tiên mao trùng trương to, duỗi thẳng, mất khả năng di động và ngừng hẳn hoạt động. Như vậy, khoảng thời gian từ khi tiên mao trùng vào vòi hút của ruồi, mòng đến 45 giờ là thời gian tiên mao trùng còn khả năng gây bệnh cho động vật nhiều nhất. Theo Alan Gunn và Sarah J. P. (2012) [34], T. evansi không có giai đoạn phát triển ở trong bất kỳ một ký chủ trung gian nào. T. evansi sinh sản bằng hình thức trực phân ở trong cơ thể động vật máu nóng. Tác giả cho biết, T. evansi có một giai đoạn sống trong cơ thể ruồi, mòng nhưng không sinh sản và phát triển. Nhờ ruồi, mòng mà tiên mao trùng được truyền từ động vật này sang động vật khác và làm cho bệnh lây lan. Kiểm tra 1.664 mẫu máu của các loài gặm nhấm ở Lào, Campuchia và Thái Lan, Milocco C. và cs. (2012) [75] cho biết, chỉ có 21/1.664 mẫu (1,26%) dương tính với tiên mao trùng. Mcinnes L. M. và cs. (2012) [74] cho biết, trong 179 mẫu máu trâu thu thập ở 3 tỉnh của Philippine có 140 mẫu nhiễm T. evansi. Eberhardt A. T. và cs. (2014) [51] đã nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng T. evansi trong các mẫu thu thập được từ 60 chuột ở vùng Esteros del Iberá thuộc tỉnh Corrientes, Argentina. Kết quả cho thấy, tỷ nhiễm T. evansi là 10%. Fereig R. M. và cs. (2017) [55] đã áp dụng phản ứng ELISA để xác định sự lưu hành của Babesia bovis, Babesia bigemina, T. evansi và Anaplasma marginale ở miền nam Ai Cập. Kết quả cho thấy, trong tổng số 301 mẫu huyết thanh gia súc, có 27 mẫu dương tính với Babesia bovis, 100 mẫu dương tính với Babesia bigemina, 127 mẫu dương tính với T. evansi và 25 mẫu dương tính với Anaplasma marginale. Campigotto G. và cs. (2017) [44] đã tiến hành 2 thử nghiệm nhằm nghiên cứu sự lây truyền T. evansi qua đường sinh dục và truyền từ mẹ sang con. Kết quả cho thấy, T. evansi không lây truyền qua đường sinh dục mà chỉ lây truyền từ mẹ sang con.
  • 37. 26 * Những nghiên cứu về đặc điểm gây bệnh của T. evansi trên trâu, bò Tình trạng thiếu máu được thể hiện rõ trong bệnh do T. evansi gây ra. Theo Tamarit A. và cs. (2010) [113], tiên mao trùng làm số lượng hồng cầu và hàm lượng huyết sắc tố giảm, số lượng bạch cầu tăng, thành phần bạch cầu thay đổi: bạch cầu lymphô, bạch cầu ái toan tăng nhưng bạch cầu trung tính giảm, protein tổng số và albumin giảm rõ rệt. Da Silva A. S. và cs. (2011) [45] cho biết, các dấu hiệu lâm sàng về thần kinh và vận động thường xuất hiện ở động vật bị nhiễm T. evansi. Theo Defontis M. và cs. (2012) [47], khi lên cơn sốt, những trâu, bò mắc bệnh ở thể cấp tính có thể có biểu hiện điên loạn, mắt đỏ ngầu, lao đầu vào tường, chạy vòng quanh kêu rống lên. Trường hợp nhẹ thấy trâu, bò run rẩy từng cơn, mắt trợn ngược rồi đổ ngã vật xuống, sùi bọt mép giống như bị cảm nắng. Da Silva A. S. và cs. (2012) [46] cho rằng, ở trâu, bò bệnh, triệu chứng phù thũng dưới da thường thấy ở vùng thấp của cơ thể như ở bốn chân (từ khớp khuỷu trở xuống), phần yếm, ngực, bộ phận sinh dục và đôi khi còn thấy ở trên các mô mặt, mi mắt và tai của con vật. Verdillo J. C. và cs. (2012) [124] đã nghiên cứu và so sánh sự khác nhau giữa khả năng gây bệnh của 3 chủng T. evansi phân lập ở Luzon, Visayas và Mindanao Philippines. Kết quả cho thấy, cả 3 chủng đều gây ra các tổn thương giống nhau ở gan, lá lách, phổi và triệu chứng lâm sàng như nhau ở các trâu nhiễm bệnh. Pascucci I. và cs. (2013) [88] đã nghiên cứu và thấy, ở thể bệnh cấp tính, trâu, bò thường gầy sút nhanh, chỉ sau 7 - 14 ngày từ khi phát bệnh, con vật đã gầy rộc, mắt trũng sâu. Nếu bệnh kéo dài thì con vật gầy xơ xác, lông dựng ngược, da khô nhăn nheo, niêm mạc mắt nhợt nhạt, lông dễ rụng, dần dần suy nhược cơ thể nặng, mất khả năng cày kéo và sinh sản. Trong thực tế, có khoảng 3% trâu bệnh ở thể ẩn vẫn béo khoẻ, làm việc bình thường khi được chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Pandey V. và cs. (2015) [87] đã xét nghiệm mẫu máu của 5 trâu cái khỏe và 10 trâu cái bị nhiễm T. evansi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở trâu nhiễm bệnh có sự giảm đáng kể hemoglobin, đại thực bào và tăng enzyme superoxide dismutase (SOD), catalase (CAT), aspartate transaminase (AST) so với trâu khỏe mạnh.
  • 38. 27 Misra K. K. và cs. (2016) [76] cho biết, T. evansi thường gây ra các triệu chứng thần kinh. Động vật nhiễm bệnh thường có một số triệu chứng tương tự như bệnh sốt rét ở người. Singh S. K. và cs. (2016) [104] cho biết, ở trâu nhiễm T. evansi, hoạt tính của cholinesterase thấp hơn đáng kể so với trâu khỏe mạnh. Điều này có liên quan đến sự rối loạn thần kinh ở trâu khi bị nhiễm bệnh này. Wada Y. A. và cs. (2016) [126] đã nghiên cứu và thấy, bệnh do T. brucei và T. evansi có thể gây ra những tổn thương ở tinh hoàn, giảm tinh trùng và là nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở những gia súc đực. Theo kết quả nghiên cứu của Ogundele F. A. và cs. (2016) [83], T. evansi ký sinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sinh sản của các gia súc đực. Shaapan R. M. (2016) [97] đã nghiên cứu một số bệnh phổ biến gây sảy thai và cho biết, một số trường hợp sảy thai đã được ghi nhận ở trâu bị nhiễm T. evansi. Đặc biệt, tại Ấn Độ đã phát hiện một trường hợp người nhiễm T. evansi bị sảy thai. Theo Baldissera M. D. và cs. (2016) [38], T. evansi có khả năng gây peroxid hóa lipid trong mô thận, làm thay đổi tình trạng oxy hóa và gây nên các tình trạng bệnh lý ở thận của động vật nhiễm bệnh. Kết quả nghiên cứu của Krishnamoorthy P. và cs. (2016) [67] cho thấy: những thay đổi mô bệnh học chủ yếu xảy ra ở gan, thận, lá lách và tim, không có biến đổi ở tinh hoàn và cơ bụng của động vật gây nhiễm T. evansi. * Những nghiên cứu về phương pháp chẩn đoán bệnh tiên mao trùng Ngaira J. M. và cs. (2003) [77] đã dùng phương pháp CATT và phương pháp Suratex để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở lạc đà tại Kenya. Kết quả cho thấy, độ nhạy của phương pháp CATT là 68,6% và của phương pháp Suratex là 58,8%; độ đặc hiệu của cả 2 phương pháp đều là 100%. Để đánh giá độ nhạy của các phương pháp chẩn đoán bệnh tiên mao trùng, trong năm 2002 - 2003, Singh N. K. và cs. (2004) [102] đã tiến hành kiểm tra 217 mẫu máu lạc đà ở Tây Rajasthan (Ấn Độ) bằng các phương pháp PCR, Ag - ELISA (ELISA kháng nguyên), TBS (Stained thin Blood Smear - tiêu bản máu nhuộm theo
  • 39. 28 phương pháp giọt mỏng) và WBF (Wet Blood Film - tiêu bản máu tươi). Kết quả của nghiên cứu cho thấy, độ nhạy của phương pháp PCR là 100%; Ag - ELISA là 56,75%; TBS là 27,02% và WBF là 24,32%. Hilali M. và cs. (2004) [64] cũng đã sử dụng phương pháp CATT để kiểm tra 200 mẫu máu trâu thu thập từ các lò giết mổ. Kết quả phát hiện được 48 mẫu dương tính với T. evansi (chiếm 24%). Njiru Z. K. và cs. (2004) [82] đã thu thập 549 mẫu máu lạc đà tại Kenya để xác định tỷ lệ nhiễm T. evansi và xét nghiệm bằng 3 phương pháp PCR, CATT và ly tâm microhematocrit (MHCT). Kết quả cho thấy, phương pháp ly tâm MHCT chỉ phát hiện được 5,3% số mẫu dương tính; phương pháp PCR phát hiện được 26,6% số mẫu dương tính và phương pháp CATT phát hiện được 45,9% số mẫu dương tính với T. evansi. Holland W. G. và cs. (2005) [65] đã so sánh khả năng phát hiện T. evansi của các phương pháp chẩn đoán. Kết quả thấy, phương pháp PCR cho tỷ lệ dương tính là 78,2%, phương pháp tiêm truyền chuột là 74%. Thekisoe O. M. và cs. (2005) [117] đã so sánh độ nhạy của một số phương pháp phát hiện T. evansi. Kết quả cho thấy, phương pháp PCR, TBS và MHCT có độ nhạy lần lượt là 33%, 38% và 24%. Tất cả các phương pháp đều có độ đặc hiệu đạt trên 60%. Theo kết quả nghiên cứu của Fernandez D. và cs. (2009) [56], phương pháp PCR phát hiện T. evansi có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao. Sharma P. và cs. (2012) [99] đã sử dụng phương pháp PCR và các phương pháp thông thường để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng cho 80 bò và 29 trâu ở Ludhiana (Ấn Độ). Bằng các phương pháp thông thường phát hiện 2,5% số bò và 3,45% số trâu dương tính với T. evansi. Bằng phương pháp PCR, phát hiện 12,5% số bò và 13,79% số trâu nhiễm đơn bào này. Theo Takeet M. I. và cs. (2012) [112], bằng phương pháp phát hiện tiên mao trùng trực tiếp trong 411 mẫu máu động vật thu thập tại Nigeria, có 15,1% số mẫu dương tính với T. brucei, T. congolense hoặc T. vivax. Bằng phương pháp PCR, phát hiện 63,7% số mẫu dương tính với ít nhất một trong bốn loài T. brucei, T. congolense, T. evansi và T. vivax.
  • 40. 29 Berlin D. và cs. (2012) [42] đã chẩn đoán bệnh tiên mao trùng bằng Kit CATT, phát hiện được 9/139 (chiếm 6,5%) mẫu huyết thanh ngựa ở khu vực Biển Arava và 5/122 (chiếm 4,1%) mẫu thu thập ở khu vực Biển Chết nhiễm tiên mao trùng T. evansi. Elshafie E. I. và cs. (2012) [53] đã sử dụng phương pháp CATT để xác định tỷ lệ nhiễm Trypanosoma spp. trong 527 mẫu máu ngựa từ tám bang ở bán đảo Malaysia. Kết quả đã phát hiện được 13,90% số mẫu huyết thanh dương tính. Theo Singh N. K. và cs. (2012) [103], kiểm tra bằng phương pháp huyết thanh học và phương pháp nhuộm giemsa, trong tổng số 703 bò thu thập tại Punjab, Ấn Độ, có 22,9% (161/703) bò bị nhiễm tiên mao trùng T. evansi. Elhaig M. M. và cs. (2013) [52] cho biết, bằng phương pháp nhuộm giemsa phát hiện 12/100 mẫu máu lạc đà thu thập tại Ismailia (Ấn Độ) dương tính với T. evansi. Bằng phương pháp PCR đã phát hiện 46/100 mẫu dương tính với T. evansi. Kundu K. và cs. (2013) [69] đã áp dụng phương pháp ELISA để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở trâu. Kết quả cho thấy, phương pháp này có độ đặc hiệu đạt 89,15% và độ nhạy là 100%. Villareal M. V. và cs. (2013) [124] đã sử dụng phương pháp PCR phân tích 79 mẫu huyết thanh thu thập từ các ổ dịch để đánh giá mức độ phổ biến và đa dạng sinh học của các các chủng T. evansi. Kết quả cho thấy, có sự tương đồng cao 99 - 100% và khoảng cách di truyền tương đối nhỏ giữa các chủng T. evansi phân lập từ Philippine, Thái Lan và Ai Cập. Yadav S. C. và cs. (2014) [127] đã sử dụng phản ứng ELISA để xác định hiệu giá kháng thể của những con vật nhiễm T. evansi. Kết quả cho thấy, hiệu giá kháng thể đạt cao nhất ở ngày thứ 10 đến 14 sau khi nhiễm, bắt đầu giảm dần từ ngày thứ 17, đến ngày thứ 180 gần như không có kháng thể trong máu tất cả các động vật thí nghiệm. Sengupta P. P. và cs. (2014) [100] đã xét nghiệm các mẫu huyết thanh trâu, bò, lạc đà và ngựa thu thập từ các bang khác nhau của Ấn Độ bằng phản ứng ELISA. Kết quả cho thấy, phản ứng có độ nhạy là 95,6%, độ đặc hiệu là 98,0%.
  • 41. 30 Sumbria D. và cs. (2014) [110] đã tiến hành kiểm tra mẫu huyết thanh của 169 ngựa ở Ấn Độ bằng phương pháp ngưng kết trên phiến kính và phát hiện được 16 mẫu dương tính. Roge S. và cs. (2014) [94] đã sử dụng phương pháp rLATEX và CATT để xét nghiệm 1.717 mẫu huyết thanh trâu, bò, lạc đà, ngựa, chó và cừu. Kết quả cho thấy, độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp rLATEX lần lượt là 84,2% và 97,7%, của phương pháp CATT là 84,0% và 89,4%. Birhanu H. và cs. (2015) [43] đã sử dụng kháng nguyên tái tổ hợp RoTat 1.2 trong phản ứng miễn dịch Surra Sero K-SeT và phản ứng CATT để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng trên mẫu huyết thanh của 806 trâu, bò, ngựa, lạc đà, chó và cừu. Kết quả cho thấy, phản ứng Surra Sero K-SeT có độ đặc hiệu là 94,8%, độ nhạy là 98,1%, phản ứng CATT có độ đặc hiệu là 98,3% và độ nhạy là 84,4%. Tehseen S. và cs. (2015) [116] đã nghiên cứu tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng trên đàn lạc đà của 3 huyện ở sa mạc Cholistan. Kết quả cho thấy, trong 1.005 mẫu máu lạc đà, tỷ lệ phát hiện của phương pháp nhuộm giemsa là 0,7%; của phương pháp CATT là 47,7% và của phương pháp ELISA là 44,2%. Sudan V. và cs. (2015) [109] đã áp dụng phương pháp duplex PCR để phát hiện đồng thời T. evansi và Theileria annulata ở các mẫu huyết thanh trâu và kết luận, phương pháp này có khả năng phát hiện cả hai loài trên với độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Sharma A. và cs. (2015) [98] đã kiểm tra 219 mẫu huyết thanh trâu, bò và cho biết, phương pháp duplex PCR có độ nhạy 100% và độ đặc hiệu là 92,66%. Bằng phản ứng ELISA gián tiếp, Sivajothi S. và cs. (2016) [107] đã phát hiện thấy tỷ lệ nhiễm T. evansi ở 320 bò và 382 trâu tại Andhra Pradesh lần lượt là 36,12% và 31,87%. Sazmand A. và cs. (2016) [96] đã xét nghiệm 200 mẫu máu ngoại vi thu thập từ lạc đà ở miền Trung và Đông Nam Iran. Bằng phương pháp nhuộm giemsa và phương pháp PCR, tác giả đã phát hiện được cả 2 loại ký sinh trùng là Theileria annulata và T. evansi.
  • 42. 31 Ligi M. và cs. (2016) [71] đã sử dụng phản ứng ELISA để xét nghiệm 1.230 mẫu huyết thanh trâu, bò, lạc đà, ngựa và lừa. Kết quả cho thấy, độ nhạy của phản ứng là 95,8% và độ đặc hiệu là 94,4%. Rudramurthy G. R. và cs. (2017) [95] đã sử dụng phương pháp ELISA để xét nghiệm tỷ lệ nhiễm loài T. evansi của 1.192 mẫu huyết thanh trâu, bò, lừa, ngựa và lạc đà. Tác giả đã xác định được, phương pháp này có độ nhạy là 98,8%, độ đặc hiệu là 99,2%. Gaur R. S. và cs. (2017) [57] đã áp dụng kỹ thuật sinh học phân tử xác định và khuếch đại các gen bề mặt biến thể (VSG), oligopeptidase B, cysteine protease của T. evansi, kết quả này là cơ sở cho việc nghiên cứu các phương pháp chẩn đoán mới. * Những nghiên cứu về phòng, trị bệnh tiên mao trùng Theo Penketh P. G. và cs. (1990) [90], các chất methylate như streptozotocin, procarbazine, N-methyl-N-nitrosourea, dimethyl sulfate, 1,2- dimethylhydrazine, 1,2-bis (sulfonyl) -1-methylhydrazines có hiệu lực khá cao trong điều trị bệnh tiên mao trùng. Tuntasuvan D. và cs. (2003) [120] đã điều trị cho tất cả số ngựa và la bị bệnh tiên mao trùng tại 5 trại chăn nuôi ở Khonkaen (Thái Lan) bằng diminazene aceturate, tiêm bắp với liều 3,5 mg/kgTT. Kết quả cho thấy, ngựa khỏi bệnh sau 7 ngày, la khỏi bệnh sau 14 ngày điều trị. Laha R. và Sasmal N. K. (2008) [70] đã điều trị cho ngựa mắc bệnh tiên mao trùng ở một trang trại tại khu vực phía Đông Ấn Độ bằng quinapyramine sulphate và quinapyramine chloride. Sau 2,5 tháng điều trị, kiểm tra thấy có một số ngựa tái nhiễm bệnh. Sau khi thử nghiệm hiệu lực điều trị của thuốc cymelarsan trên dê bị bệnh tiên mao trùng, Gutierrez C. và cs. (2008) [60] cho biết, cymelarsan là loại thuốc an toàn với liều 0,5 mg/kgTT hoặc cao hơn. Theo Tamarit A. và cs. (2010) [113], điều trị bệnh tiên mao trùng bằng cymelarsan với liều 0,5 mg/kgTT cho ngựa, lừa, lạc đà. Sau đó kiểm tra lại máu của các động vật này đều cho kết quả âm tính với T. evansi.
  • 43. 32 Tonin A. A. và cs. (2011) [119] đã tiến hành nghiên cứu tác dụng của thuốc diminazene aceturate kết hợp với selenite natri và vitamin E trong điều trị bệnh do tiên mao trùng. Kết quả cho thấy: vitamin E không làm tăng hiệu quả điều trị T. evansi khi kết hợp với diminazene aceturate. Desquesnes M. và cs. (2011) [50] đã sử dụng melasomin hydroclorua liều 0,5 mg/kg TT điều trị bệnh do T. evansi gây ra trên bò sữa ở Thái Lan. Kết quả cho thấy, thuốc có hiệu lực điều trị cao. Oliveira C. B. và cs. (2014) [85] đã tiến hành thử nghiệm in vitro và in vivo để đánh giá hiệu quả điều trị T. evansi của diminazene aceturate. Thử nghiệm thuốc trong các ống nghiệm chứa T. evansi với các mức liều 0,25; 0,5; 1; 2 và 3 μg/ml, kết quả cho thấy, sau khi cho thuốc vào ống nghiệm 1 đến 3 giờ, tỷ lệ T. evansi bị chết là cao nhất. Thử nghiệm in vivo ở những con vật được điều trị bằng diminazene aceturate với liều 3,5 mg/kg cũng cho hiệu quả tương tự. Yadav S. C. và cs. (2014) [127] đã sử dụng quinapyramine methyl sulphate phối hợp với biện pháp chăm sóc, quản lý tốt để điều trị cho tám ngựa bị bệnh do tiên mao trùng. Kiểm tra máu bằng phản ứng ELISA, sau điều trị không phát hiện thấy tiên mao trùng trong máu của số ngựa trên trong khoảng thời gian từ 3 đến 180 ngày sau điều trị. Sutcliffe O. B. và cs. (2014) [111] đã nghiên cứu và thiết lập tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng các loại thuốc điều trị bệnh tiên mao trùng trên thị trường. Tác giả khuyến cáo: không phối hợp homidium bromua và clorua trong điều trị vì các chất này có thể gây ung thư ở người và động vật. Gressler L. T. và cs. (2015) [59] đã thực hiện các thử nghiệm điều trị in vivo trên động vật nhiễm T. evansi. Điều trị bằng curcumin tự do (CURC) liều 10 mg/kg và curcummin đóng trong nang nano lipid (C-LNCs) liều 10 mg/kg trong 6 ngày. Kết quả cho thấy, các phương pháp điều trị này làm giảm đáng kể lượng tiên mao trùng trong máu động vật nhiễm bệnh. Curcummin đóng trong nang nano lipid (C- LNCs) có hiệu quả cao hơn so với curcumin tự do. Phân tích 55 mẫu thuốc điều trị tiên mao trùng (36 mẫu là diminazene diaceturate và 16 mẫu là isometamidium chloride hydrochloride), Tchamdja E. và