SlideShare a Scribd company logo
1 of 71
Download to read offline
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------
NGUYỄN VĂN PHÁP
Tên chuyên đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG
VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN LỢN NÁI SINH SẢN VÀ
LỢN CON THEO MẸ TẠI TRANG TRẠI NGUYỄN VĂN HIỆP
XÃ TÂN KIM HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2017 - 2021
Thái Nguyên, năm 2021
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------
NGUYỄN VĂN PHÁP
Tên chuyên đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG
VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN LỢN NÁI SINH SẢN VÀ
LỢN CON THEO MẸ TẠI TRANG TRẠI NGUYỄN VĂN HIỆP
XÃ TÂN KIM HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Lớp: K49 - CNTY - N01
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2017 - 2021
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Đặng Xuân Bình
Thái Nguyên, năm 2021
i
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và làm đề tài tốt nghiệp, đến nay khóa luận tốt
nghiệp của em đã hoàn thành, để đạt được những kết quả trên, ngoài sự nỗ lực
cố gắng của bản thân, em còn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiệu thuận lợi
nhất từ BGH Nhà trường, các thầy cô giáo, cán bộ viên chức trong trường và
khoa Chăn nuôi Thú y. Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới: Ban Giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ
nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa
đã tận tình dạy bảo và giúp đỡ chúng em trong toàn khoá học.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn
PGS.TS. Đặng Xuân Bình đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt
khóa luận này.
Qua đây em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình cô chú:
Nguyễn Văn Hiệp chủ trang trại lợn, cán bộ kỹ thuật và các anh, chị công
nhân tại trang trại lợn Hiệp Thịnh xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập vừa qua.
Đồng thời, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè
những người đã hết lòng động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để em
hoàn thành báo cáo tốt nghiệp của mình.
Trong quá trình viết khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em
kính mong sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô để khóa luận của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 2 tháng 6 năm 2021
Sinh viên
Nguyễn Văn Pháp
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................i
MỤC LỤC.........................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG........................................................................................iv
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ........................................................... 1
1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 1
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập............................................................................. 3
2.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. 3
2.1.2. Giao thông, thủy lợi ................................................................................ 4
2.1.3. Điều kiện khí hậu .................................................................................... 5
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của trại............................................................................ 6
2.1.5. Cơ sở vật chất của trại............................................................................. 6
2.1.6. Thuận lợi và khó khăn của trại................................................................ 8
2.2. Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề ...................................................... 8
2.2.1. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái ................................................... 8
2.2.2. Những hiểu biết về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ và lợn
nái nuôi con.....................................................................................................12
2.2.3. Những hiểu biết về phòng, trị bệnh cho vật nuôi..................................20
2.2.4. Những hiểu biết về những bệnh gặp tại cơ sở.......................................24
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước......................................33
2.3.1. Các nghiên cứu trong nước ...................................................................33
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .........................................................35
iii
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....37
3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................37
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ...............................................................37
3.3. Nội dung tiến hành...................................................................................37
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện....................................................37
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi..............................................................................37
3.4.2. Phương pháp thực hiện..........................................................................38
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................46
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢ0 LUẬN..........................................................47
4.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn tại trại trong 3 năm (2019- 2021).......47
4.2. Quy trình kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn tại cơ sở ................48
4.2.1. Số lượng lợn nái được giao chăm sóc nuôi dưỡng tại trại....................48
4.2.2. Quy trình kỹ thuật đỡ đẻ cho đàn lợn nái tại trại ..................................49
4.2.3. Tình hinh sản xuất của đàn lợn nái của trại từ tháng 12 năm 2020 đến
tháng 5 năm 2021............................................................................................50
4.3. Thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại cơ sở............................51
4.3.1. Quy trình vệ sinh phòng bệnh cho đàn lợn tại trại................................51
4.3.2. Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn tại trại.......................53
4.3.3. Tình hình mắc bệnh của đàn lợn nái sinh sản tại trại...........................54
4.3.4. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con tại trại ........................................55
4.3.5. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại cơ sở ......................56
4.5. Kết quả điều trị một số bệnh cho đàn lợn con tại trại ..............................57
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................60
5.1. Kết luận ....................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................61
PHỤ LỤC. MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CHUYÊN ĐỀ
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Khẩu phần ăn cho đàn lợn tại trại...................................................39
Bảng 3.2. Lịch tiêm phòng vắc xin của trại ....................................................41
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn của trại lợn Nguyễn Văn Hiệp qua 3 năm 2019 - 2021.....47
Bảng 4.2. Số lượng lợn nái, lợn con trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại
qua 6 tháng thực tập........................................................................48
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện quy trình đỡ lợn đẻ tại trại.................................49
Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái từ tháng 12 năm
2020 đến tháng 5 năm 2021............................................................50
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại....................................52
Bảng 4.6. Kết quả tiêm vắc xin, thuốc phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn
con tại cơ sở ...................................................................................53
Bảng 4.7. Kết quả chẩn đoán bệnh trên đàn lợn nái sinh sản của trại ............54
Bảng 4.8. Kết quả chẩn đoán bệnh trên đàn lợn con nuôi của trại .................55
Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản của trại..................56
Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn con của trại.............................58
Bảng 4.11. Kết quả thực hiện các thao tác kỹ thuật trên lợn con ...................59
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, với mục đích hạ giá thành sản phẩm, tăng
khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa đồng thời đáp ứng nhu cầu xuất
khẩu thịt lợn, mô hình chăn nuôi lợn theo hướng tập trung quy mô trang trại
đang được áp dụng trên cả nước. Muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao thì
chúng ta cần đẩy mạnh các biện pháp kỹ thuật như: Giống, thức ăn, kỹ thuật
chăm sóc nuôi dưỡng... Đặc biệt chú trọng đến công tác giống, giống tốt thì
vật nuôi mới tăng trọng nhanh, khả năng tận dụng thức ăn tốt, thích nghi và
chống chịu bệnh cao.
Để cung cấp giống cho nhu cầu chăn nuôi của các trang trại thì việc
phát triển đàn lợn nái sinh sản cần đặc biệt được quan tâm. Tuy nhiên, một
trong những nguyên nhân làm hạn chế khả năng sinh sản của lợn nái hiện nay
đang nuôi ở các trang trại là bệnh còn xảy ra rất nhiều, do khả năng thích nghi
của những giống lợn nái ngoại với khí hậu nước ta còn kém, đặc biệt là bệnh
ở cơ quan sinh dục như: đẻ khó, viêm tử cung, viêm vú, ít sữa và mất sữa, sảy
thai truyền nhiễm... Các bệnh này do nhiều yếu tố như điều kiện vệ sinh,
chăm sóc nuôi dưỡng kém, thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh, do vi
khuẩn, virus gây nên... Chính vì vậy mà việc chăm sóc và tìm hiểu về bệnh ở
cơ quan sinh sản của đàn lợn nái là việc cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu thực
tiễn trên chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực hiện quy trình
chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn
con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục tiêu
2
- Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại.
- Thực hiện quy trình chăm sóc lợn nái và lợn con.
- Nhận biết các loại thức ăn dành cho lợn nái sinh và lợn con, khẩu
phần ăn và cách cho lợn nái ăn qua từng giai đoạn mang thai.
- Tìm hiểu các bệnh hay xảy ra đối với lợn nái sinh sản và lợn con để
đưa ra phương pháp phòng trị bệnh hiệu quả nhất.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại trang trại.
- Áp dụng được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái và lợn
con nuôi tại trại.
- Xác định được tình hình nhiễm bệnh trên đàn nái và lợn con và thực
hiện quy trình điều trị bệnh.
3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập
2.1.1. Vị trí địa lý
Trang trại Nguyễn Văn Hiệp thuộc xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh
Thái Nguyên có vị trí cách trung tâm huyện Phú Bình 5km. Huyện Phú Bình
có 20 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Hương Sơn (huyện lỵ) và 19
xã: Bàn Đạt, Bảo Lý, Dương Thành, Đào Xá, Điềm Thụy, Hà Châu, Kha Sơn,
Lương Phú, Nga My, Nhã Lộng, Tân Đức, Tân Hòa, Tân Khánh, Tân Kim,
Tân Thành, Thanh Ninh, Thường Đình, Úc Kỳ, Xuân Phương.
Phú Bình là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên.Huyện Phú Bình nằm
ở phía nam của tỉnh,trung tânm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26
km,cách thị xã Bắc Ninh 50 km .Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 249,36
km2.Dân số năm 2008 là 146.086 người ,mật độ dân số586 người/km2
Huyện Phú Bình giáp với huyện Đông Hỷ về phía bắc,giáp với thành phố
Thái Nguyên và huyện Phổ Yên về phía tây .Phía đông và nam giáp tỉnh Bắc
Giang(các huyện Hiệp Hoà, Tân Yên và Yên
Địa hình của Phú Bình thuộc nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng và nhóm
cảnh quan hình thái địa hình gò đồi.Nhóm cảh quan địa hình đồng bằng,kiểu
đồng bằng alubi ,rìa đồng bằng Bắc Bộ,với độ cao địa hình 10-15 cm.Kiểu địa
hình đồng bằng xem lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cỗ có diện tích lớn hơn
,độ cao địa hình vào khoảng 20-30 cm và phân bố sông cầu .
Vị Trí của xã Tân Kim được xác định:
- Xã Tân Kim nằm ở phía đông bắc huyện Phú Bình,có vị trí địa lý:
.Phía đông giáp xã Tân Thành.
Phía tây giáp xã Bảo Lý và xã Tân Tha
Phía nam giáp thị trấn Hương Sơn và các xã Tân Hoà, Xuân Phương
4
Xã Tân Kim có diện tích 21,65 km2,dân số năm 1999 là 6,743 người
,mật độ dân số đạt 311 người/km
Xã Tân Kim được thành lập vào cuối tháng 8 năm 1953 sinh sống ở 17
xóm trên địa bàn .Toàn xã có 10 dân tộc (Kinh ,tày ,nùng ,dao,hoa,sán
dìu,ngái ,mường ,cao lan,mông) cùng chung sống và phân bố không đồng đều
ở các xóm trên địa bàn xã.Nhân sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông
nghiệp,thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 39 triệu đồng/người
/năm.Tỷ lệ hộ nghèo ,cận nghèo còn cao so với mặt bằng của huyện,hằng
nămthực hiện công tác giảm nghèo bền vững thường xuyên được quan tâm
.Đến nay tỷ lệ hộ nghèo chiếm 8,915%,hộ cận nghèo chiếm 20,9%.
Cơ cấu kinh tế của xã là chăn nuôi trông trọt và trồng rừng , có khoảng 15%
hộ kinh doanh nghành tiều thủ công nghiệp . Đảng bộ xã có 350 đảng . Hội
đồng nhân dân xã có 26 đại biều ,UBND xã có 21 cán bộ công chức ,viên
chức , không có cán bộ hợp đồng lao động ,trong cán bộ xã có trình độ thạc sỹ
:01 đồng chí , đại học :12 đồng chí ,trung cấp:08 đồng chí
Cán bộ và nhân dân xã Tân Kim đã nỗ lực chung sức ,chung tay quyết tâm
phấn đấu xây dựng NTM và kết quả được UBND tỉnh Thái Nguyên công
nhận xã Tân Kim đạt chuẩn NTM năm 2019.
Về giáo dục ,đến năm 2020, trên địa bàn xã có 3 trường học gồm :01 Trường
Mầm non ,01 Trường Tiểu học Tân Kim và 01 Trường trung học cớ sở Tân
Kim. Trường tiểu học Tân Kim được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ
I.Trường Mầm non được công nhận đạt chuẩn quốc gia .Trường THCS Tân
Kim được công nhận đạt chuẩn quốc gia
2.1.2. Giao thông, thủy lợi
- Hệ thống giao thông: Đã được UBND xã Tân Kim đã được nâng cấp sữa
chữa , thuận lợi cho việc giao thông . Tuyến đường từ huyện về đã đc nâng
cấp, xây dựng hệ thống thoát nước, xây thêm các cầu dân sinh . Hệ thống điện
5
đã được ổn định không xảy ra tình trạng mất định , cúp điện do điện yếu vào
buổi tối.
- Hệ thống thủy lợi: Xã Tân Kim có khá nhiều hồ nước và ngòi (sông
nhỏ), phân bố ở xóm Kim Đĩnh, làng Châu, Bạch Thạch, làng Trại. Hồ lớn
nhất nằm ở làng Kim Đĩnh diện tích mặt hồ 40ha có nhiều tiềm năng về khai
thác thủy sản, và nông nghiệp cung cấp nước tưới tiêu cho một diện tích lớn
đất nông nghiệp, hiện nay Hồ Kim Đĩnh đang là một dự án xây dựng khu nghỉ
dưỡng sinh thái.
2.1.3. Điều kiện khí hậu
- Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, nhưng do địa hình nên khí
hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt:
+ Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai.
+ Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam
huyện Võ Nhai.
+ Vùng ấm gồm: Thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị
xã Phổ Yên và các huyện Đồng Hỷ, Phú Bình, Đại Từ.
- Nhiệt độ trung bình của Thái Nguyên là 25°C; chênh lệch giữa tháng
nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Tại
thành phố Thái Nguyên, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từng được ghi nhận lần
lượt là 41,5°C và 3°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750
giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên
chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10
đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao
nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên
thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.
6
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của trại
Trang trại có cơ cấu tổ chức như sau:
- Quản lý trang trại gồm 01 người.
- 01 kỹ thuật trại.
- 06 công nhân chính.
- 03 sinh viên thuộc trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- 01 sinh viên Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
2.1.5. Cơ sở vật chất của trại
Trại được xây dựng từ năm 2015 được ký kết hợp đồng là trang trại gia
công cho công ty Dabaco, kết thúc hợp đồng sau 4 năm, trang trại tiếp tục
chăn nuôi dưới hình thức doanh nghiệp nhỏ. Quy mô trang trại có diện tích
vào khoảng 3ha, trong đó có khoảng 2.5ha dùng để sử dụng mục đích kinh tế,
chuồng nuôi được xây dựng trên nền đất san phẳng cứng cáp gồm: 1 chuồng
bầu, 1 chuồng cách ly, 3 chuồng đẻ, 1 chuồng cai sữa, 1 ao cá lớn, 1 chuồng
gà và các đồi cây ăn quả bòng và na. Xung quanh có hàng rào che chắn và
bao phủ.
Khu vực sản xuất của trung tâm được đặt trên một khu vực cao, dễ
thoát nước và được tách biệt với khu dân cư xung quanh. Cổng vào và nơi sản
xuất có hố sát trùng để ngăn ngừa dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào.
Chuồng nuôi được xây dựng theo hướng Đông Nam đảm bảo thoáng mát về
mùa hè, ấm áp về mùa đông và xây dựng theo kiểu mái chuồng xuôi 2 bên
tránh hiện tượng ứ đọng nước, chuồng bầu có 7 dãy trong đó mỗi dãy có 74 ô,
với dãy đầu và cuối của chuồng bầu có ô rộng để nhốt lợn đực và để phục vụ
lúc thử lợn nái lên giống và cũng là ô để điều trị với cá thể lợn mắc bệnh
nặng, các dãy chuồng bầu được thiết kế các ô chuồng có sàn, mỗi chuồng đều
có lối đi ở giữa. Nằm phía trên chuồng bầu là chuồng cách ly với 5 ô rộng
24m2
/ô chuồng với nhiều mục đích sử dụng như nuôi nái hậu bị, nuôi đực hậu
7
bị, chăm sóc lợn bệnh, nuôi lợn thịt. Dưới chuồng bầu là chuồng lợn nái đẻ có
3 chuồng nối tiếp nhau với mỗi chuồng gồm hai dãy mỗi dãy là 36 ô. Cuối
cùng là chuồng cai sữa lợn con nằm cạnh chuồng đẻ thứ ba là nơi nuôi lợn
con cai sữa. Có 1 kho để cám ở đầu cổng vào trại.
Các ô chuồng thường được thiết kế theo kiểu sàn bằng bê tông. Các
chuồng nuôi đều được lắp đặt điện chiếu sáng, hệ thống dẫn nước tự động, có
hệ thống làm mát, hút mùi bằng quạt công nghiệp ở cuối mỗi chuồng và một
hệ thống dàn mát ở đầu chuồng. Mùa đông có hệ thống bóng đèn hồng ngoại
để sưởi ấm, ở chuồng đẻ còn dàn mát, ở các chuồng được che lại và mở ra khi
nhiệt độ môi trường không quá lạnh. Hệ thống nước sạch được lấy từ giếng
khoan về bể chứa rồi được dẫn đến các chuồng để cung cấp nước uống tự
động cho lợn, hệ thống máy bơm nước hoạt động liên tục để cung cấp nước
cho trang trại. Nước tắm cho lợn và rửa chuồng hàng ngày được bơm trực tiếp
máy bơm được thiết kế riêng.
Hệ thống điện: Hệ thống điện lưới riêng biệt với 1 trạm hạ thế riêng,
ngoài ra trại còn 1 máy phát điện dự phòng.
Các cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ khác: Trong phòng kỹ thuật được
trang bị tương đối đầy đủ dụng cụ chăn nuôi thú y thông dụng như: Xilanh,
panh, dao mổ, kim tiêm, kìm bấm số tai, kìm cắt đuôi, máy mài nanh, bình
phun thuốc sát trùng và tủ thuốc thú y và tủ lạnh bảo quản vắc xin, thùng
đựng vắc xin.
Khu nhà ăn, nhà ở của công nhân được xây phía trên chuồng bầu cách
chuồng bầu 20m, nơi ở của nhân viên gọn gàng sạch sẽ với 5 phòng ở, 1 nhà
bếp, 5 nhà vệ sinh để phục vụ sinh hoạt hàng ngày của công nhân viên trong
trang trại.
Nhà kho là nơi chứa thức ăn hàng ngày cho lợn, nhà kho được xây
dựng ở gần cổng vào để hạn chế và kiểm soát được dịch bệnh khi xe chở cám
8
của công ty đến giao cám, trại xây dựng 3 bể chứa nước phục vụ cho việc sinh
hoạt của công nhân.
- Trong khu vực sản xuất, trại có xây dựng một phòng làm nơi pha chế
và bảo quản tinh dịch lợn đực giống.
2.1.6. Thuận lợi và khó khăn của trại
- Thuận lợi:
+ Trại được xây dựng cách xa khu dân cư, xung quanh là đồi núi bao
bọc, nên hạn chế được dịch bệnh và không làm ảnh hưởng đến các hộ dân
xung quanh.
+ Trại cách trục đường giao thông chính nối huyện Phú Bình khoảng
7km, nên rất thuận lợi về giao thông.
+ Đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân của trại có năng lực,
năng động, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc.
+ Trại được xây dựng theo mô hình công nghiệp, trang thiết bị hiện đại,
do đó rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp hiện nay.
- Khó khăn:
+ Trại đang trong quá trình hoàn thiện nên còn một số hạn chế về quy
mô, các trang thiết bị còn hạn chế.
+ Dịch bệnh diễn biến phức tạp nên chi phí dành cho phòng và chữa
bệnh lớn, làm ảnh hưởng đến thu nhập của trại.
+ Giá thức ăn chăn nuôi thay đổi liên tục gây ảnh hưởng không nhỏ tới
chăn nuôi của trang trại.
+ Đầu tư cho công tác xử lý nước thải của trại còn nhiều khó khăn.
2.2. Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề
2.2.1. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái
2.2.1.1. Sự thành thục về tính và thể vóc
- Sự thành thục về tính:
9
Tuổi thành thục về tính là tuổi mà con vật bắt đầu có phản xạ tính dục
và có khả năng sinh sản. Khi gia súc đã thành thục về tính, bộ máy sinh dục
đã phát triển hoàn thiện, con vật bắt đầu xuất hiện các phản xạ về sinh dục.
Con cái có hiện tượng động dục, con đực có phản xạ giao phối.
Sự thành thục về tính của lợn sớm hay muộn phụ thuộc vào: Giống, chế
độ chăm sóc, nuôi dưỡng, khí hậu, chuồng trại...
+ Giống: Các giống khác nhau thì thành thục về tính cũng khác nhau:
những giống thuần hóa sớm hơn thì tính thành thục sớm hơn những giống
thuần hóa muộn, những giống có tầm vóc nhỏ thường thành thục sớm hơn
những giống có tầm vóc lớn.
Theo Phạm Hữu Doanh (2003) [3], tuổi động dục đầu tiên ở lợn nội (Ỉ,
Móng Cái) rất sớm từ 4 - 5 tháng khi khối lượng đạt từ 20 - 25kg. Ở lợn nái
lai tuổi động dục lần đầu muộn hơn so với lợn nội thuần, ở lợn lai F1 (có sẵn
máu nội) động dục bắt đầu lúc 6 tháng tuổi khi khối lượng cơ thể đạt 50 -
55kg. Ở lợn ngoại động dục muộn hơn so với lợn lai, tức là lúc động dục 6 - 7
tháng khi lợn có khối lượng 60 - 80kg. Tuỳ theo giống, điều kiện chăm sóc
nuôi dưỡng và quản lý mà có tuổi động dục lần đầu khác nhau. Lợn Ỉ, Móng
Cái có tuổi động dục lần đầu vào 4 - 5 tháng tuổi (121 - 158 ngày tuổi) các
giống lợn ngoại (Yorkshire, Landrace) có tuổi động dục lần đầu muộn hơn từ
7 - 8 tháng tuổi.
- Chế độ dinh dưỡng: Theo John Nichl (1992) [17] chế độ dinh dưỡng
ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính của lợn cái. Thường những lợn
được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt thì tuổi thành thục về tính sớm hơn những
lợn được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng kém, lợn nái được nuôi trong điều
kiện dinh dưỡng tốt sẽ thành thục ở độ tuổi trung bình 188,5 ngày (6 tháng
tuổi) với khối lượng cơ thể là 80kg và nếu hạn chế thức ăn thì sự thành thục
về tính sẽ xuất hiện lúc 234,8 ngày (trên 7 tháng tuổi) và khối lượng cơ thể là
10
48,4kg. Dinh dưỡng thiếu làm chậm sự thành thục về tính là do sự tác động
xấu lên tuyến yên và sự tiết kích tố hướng dục, nếu thừa dinh dưỡng cũng ảnh
hưởng không tốt tới sự thành thục là do sự tích luỹ mỡ xung quanh buồng
trứng và cơ quan sinh dục làm giảm chức năng bình thường của chúng, mặt
khác do béo quá ảnh hưởng tới các hormon oestrogen và progesterone trong
máu làm cho hàm lượng oestrogen và progesterone trong trong cơ thể không
đạt mức cần thiết để thúc đẩy sự thành thục.
- Mùa vụ và thời kỳ chiếu sáng: Theo Dwane R.Zimmeman
Edepurkhiser (1992) [5] mùa vụ và thời kỳ chiếu sáng là yếu tố ảnh hưởng rõ
rệt tới tuổi động dục. Mùa hè lợn nái hậu bị thành thục chậm hơn so với mùa
thu - đông, điều đó có thể do ảnh hưởng của nhiệt độ trong chuồng nuôi gắn
liền với mức tăng trọng thấp trong các tháng nóng bức. Những con được chăn
thả tự do thì xuất hiện thành thục sớm hơn những con nuôi nhốt trong chuồng
14 ngày (mùa xuân) và 17 ngày (mùa thu). Mùa đông, thời gian chiếu sáng
trong ngày thấp hơn so với các mùa khác trong năm, bóng tối còn làm chậm
tuổi thành thục về tính so với những biến động ánh sáng tự nhiên hoặc ánh
sáng nhân tạo 12 giờ mỗi ngày.
- Tuổi thành thục về tính của gia súc:
Tuổi thành thục về tính thường sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc,
nghĩa là sau khi con vật đã thành thục về tính thì vẫn tiếp tục sinh trưởng lớn
lên. Đây là đặc điểm cần chú ý trong chăn nuôi. Theo Phạm Hữu Doanh
(2003) [3], không nên cho phối giống ở lần động dục đầu tiên vì ở thời kỳ này
cơ thể lợn chưa phát triển đầy đủ, chưa tích tụ được chất dinh dưỡng nuôi
thai, trứng chưa chín một cách hoàn chỉnh. Để đạt được hiệu quả sinh sản tốt
và duy trì con cái lâu bền cần bỏ qua 1 - 2 chu kỳ động dục lần đầu rồi mới
cho phối giống.
- Sự thành thục về thể vóc:
11
Theo Nguyễn Đức Hùng và cs (2003) [8], tuổi thành thục về thể vóc là
tuổi có sự phát triển về ngoại hình và thể chất đạt mức độ hoàn chỉnh, tầm vóc
ổn định. Tuổi thành thục về thể vóc thường chậm hơn so với tuổi thành thục
về tính. Thành thục về tính được đánh dấu bằng hiện tượng động dục lần đầu
tiên. Lúc này sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể vẫn còn tiếp tục, trong
giai đoạn lợn thành thục về tính mà ta cho giao phối ngay sẽ không tốt, vì lợn
mẹ có thể thụ thai nhưng cơ thể mẹ chưa đảm bảo cho bào thai phát triển tốt,
nên chất lượng đời con kém, đồng thời cơ quan sinh dục, đặc biệt là xương
chậu vẫn còn hẹp dễ gây hiện tượng khó đẻ. Điều này ảnh hưởng đến năng
suất sinh sản của lợn nái sau này. Do đó không nên cho phối giống quá sớm.
Đối với lợn cái nội khi được 7 - 8 tháng tuổi khối lượng đạt 40 - 50 kg nên
cho phối, đối với lợn ngoại khi được 8 - 9 tháng tuổi, khối lượng đạt 100 -
110kg mới nên cho phối.
2.2.1.2. Chu kỳ động dục
Chu kỳ động dục là một quá trình sinh lý phức tạp sau khi toàn bộ cơ
thể đã phát triển hoàn hảo, cơ quan sinh dục không có bào thai và không có
hiện tượng bệnh lý thì bên trong buồng trứng có quá trình phát triển của noãn
bao, noãn bao thành thục, trứng chín và thải trứng. Song song với quá trình
thải trứng thì toàn bộ cơ thể nói chung đặc biệt là cơ quan sinh dục có hàng
loạt các biến đổi về hình thái cấu tạo và chức năng sinh lý. Tất cả các biến đổi
đó được lặp đi, lặp lại có tính chất chu kỳ nên gọi là chu kỳ tính.
Theo Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993) [22], chu kỳ tính của
lợn nái thường diễn ra trong phạm vi 19 - 21 ngày. Thời gian động dục
thường kéo dài khoảng 3 - 4 ngày (lợn nội) hoặc 4 - 5 ngày (lợn lai, lợn
ngoại), và được chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn trước khi chịu đực (bắt đầu),
giai đoạn chịu đực (phối giống), giai đoạn sau chịu đực (kết thúc).
+ Giai đoạn trước khi chịu đực: Lợn nái kêu rít, âm hộ xung huyết,
12
chưa cho phối và lợn chưa chịu đực. Thời gian rụng trứng khi có hiện tượng
trên đối với lợn ngoại và lợn nái lai là 35 - 40h, với lợn nội là 25 - 30h.
+ Giai đoạn chịu đực: Lợn kém ăn, mê ì, lợn đứng yên khi ấn tay lên
lưng gần mông, âm hộ giảm độ sưng, nước nhờn chảy ra, dính, đục, đứng yên
khi có đực đến gần và cho đực nhảy. Giai đoạn này kéo dài 2 ngày, nếu được
phối giống lợn sẽ thụ thai, lợn nội có thời gian ngắn hơn 28 - 30h.
+ Giai đoạn sau chịu đực: Lợn trở lại bình thường, âm hộ giảm độ nở,
đuôi cụp và không chịu đực.
- Thời điểm phối giống thích hợp
Theo Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993) [22], trứng rụng tồn tại
trong tử cung 2 - 3h và tinh trùng sống trong âm đạo lợn cái 30 - 48h. Thời
điểm phối giống thích hợp nhất đối với lợn nái ngoại và lợn nái lai cho phối
vào chiều ngày thứ 3 và sáng ngày thứ 4, tính từ lúc bắt đầu động dục. Đối
với lợn nái nội hơn một ngày vào cuối ngày thứ 2 và sáng ngày thứ 3 do thời
gian động dục ở lợn nái nội ngắn hơn. Thời điểm phối giống có ảnh hưởng
đến tỷ lệ đậu thai và sai con. Phối sớm hoặc phối chậm đều đạt kết quả kém
nên cho nhảy kép hoặc thụ tinh nhân tạo kép vào thời điểm tối ưu.
2.2.2. Những hiểu biết về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ và
lợn nái nuôi con
2.2.2.1.Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái đẻ
Mục đích chăn nuôi lợn nái đẻ và đảm bảo cho lợn đẻ an toàn, lợn con
có tỷ lệ sống cao, lợn mẹ có sức khỏe tốt, đủ khả năng tiết sữa nuôi con.
Chính vì vậy quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng có vai trò rất quan trọng và ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe lợn mẹ và lợn con.
- Quy trình nuôi dưỡng
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [20], thức ăn dùng cho lợn nái đẻ
phải là những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa. Không cho lợn
13
nái ăn thức ăn có hệ số choán cao gây chèn ép thai sinh ra đẻ non, đẻ khó,
hoặc ép thai chết ngạt. Một tuần trước khi lợn đẻ phải căn cứ vào tình trạng
sức khỏe cụ thể của lợn nái để có kế hoạch giảm dần lượng thức ăn. Đối với
những lợn nái có sức khỏe tốt thì một tuần trước khi đẻ giảm 1/3 lượng thức
ăn, đẻ trước 2 - 3 ngày giảm 1/2 lượng thức ăn. Đối với những lợn nái có sức
khỏe yếu thì không giảm lượng thức ăn mà giảm dung tích của thức ăn bằng
cách tăng cường cho ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa. Những ngày lợn đẻ phải
căn cứ vào thể trạng của lợn nái, sự phát dục của bầu vú mà quyết định chế độ
dinh dưỡng cho hợp lý. Ngày lợn nái cắn ổ đẻ, cho lợn nái ăn ít thức ăn tinh
(0,5kg) hoặc không cho thức ăn tinh nhưng uống nước tự do. Ngày lợn nái đẻ
có thể không cho lợn nái ăn mà chỉ có uống nước ấm có pha muối hoặc ăn
cháo loãng. Sau khi đẻ 2 - 3 ngày không cho lợn nái ăn nhiều một cách đột
ngột mà tăng từ từ đến ngày thứ 4 - 5 thì cho ăn đủ tiêu chuẩn. Thức ăn cần
chế biến tốt, dung tích nhỏ, có mùi vị thơm ngon để kích thích tính thèm ăn
cho lợn nái.
- Quy trình chăm sóc:
Việc chăm sóc lợn nái mẹ có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp
đến năng suất và sức khỏe của cả lợn mẹ và lợn con. Theo Trần Văn Phùng và
cs (2004) [20], cần phải theo dõi thường xuyên sức khỏe lợn mẹ, quan sát bầu
vú, thân nhiệt lợn mẹ liên tục trong 3 ngày đầu sau khi đẻ để phát hiện các
trường hợp bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời. Trước khi lợn đẻ 10 -
15 ngày cần chuẩn bị đầy đủ chuồng đẻ. Tẩy rửa vệ sinh, khử trùng toàn bộ ô
chuồng, nền chuồng, sàn chuồng dùng cho lợn con và lợn mẹ. Yêu cầu
chuồng phải khô ráo, ấm áp, sạch sẽ, có đầy đủ ánh sáng. Sau khi vệ sinh tiêu
độc nên để trống chuồng từ 3 - 5 ngày trước khi lợn nái vào đẻ. Trước khi đẻ
1 tuần, cần vệ sinh lợn nái sạch sẽ, lợn nái được lau rửa sạch sẽ đất hoặc phân
bám dính trên người, dùng khăn thấm nước xà phòng lau sạch bầu vú và âm
14
hộ. Làm như vậy tránh được nguy cơ lợn con mới sinh bị nhiễm khuẩn do tiếp
xúc trực tiếp với lợn mẹ có vi khuẩn gây bệnh. Sau khi vệ sinh sạch sẽ cho
lợn nái, chúng ta chuyển nhẹ nhàng từ chuồng chửa sang chuồng đẻ để lợn
quen dần với chuồng mới.
Trong quá trình chăm sóc lợn nái đẻ, công việc cần thiết và rất quan
trọng đó là việc chuẩn bị ô úm lợn cho lợn con ô úm rất quan trọng đối với
lợn con, nó có tác dụng phòng ngừa lợn mẹ đè chết lợn con, đặc biệt những
ngày đầu mới sinh lợn con còn yếu ớt, mà lợn mẹ mới đẻ xong sức khỏe còn
rất yếu chưa hồi phục. Ô úm tạo điều kiện để khống chế nhiệt độ thích hợp
cho lợn con, đặc biệt là lợn con đẻ vào những tháng mùa đông. Ngoài ra, ô
úm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập ăn sớm cho lợn con (để máng ăn vào ô
úm cho lợn con lúc 7 - 10 ngày tuổi) mà không bị lợn mẹ húc đẩy và ăn thức
ăn của lợn con. Vào ngày dự kiến đẻ của lợn nái, cần chuẩn bị xong ô úm cho
lợn con. Kích thước ô úm: 1,2m x 1,5m. Ô úm được cọ rửa sạch, phun khử
trùng và để trống từ 3 - 5 ngày trước khi đón lợn con sơ sinh.
2.2.2.2. Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con
- Quá trình nuôi dưỡng
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [20], thức ăn cho lợn nái nuôi con
phải là những thức ăn có ảnh hưởng tốt đến sản lượng và chất lượng sữa. Đó
là các loại thức ăn xanh non như các loại rau xanh, các loại củ quả như bí đỏ,
cà rốt, đu đủ. Thức ăn tinh tốt như gạo tấm, cám gạo, bột mỳ, các loại thức ăn
bổ sung đạm động, đạm thực vật, các loại khoáng, vitamin... Không cho lợn
nái nuôi con ăn các loại thức ăn thối mốc, biến chất, hư hỏng. Thức ăn hỗn
hợp cho lợn nái nuôi con dùng trong chăn nuôi công nghiệp phải đảm bảo đủ
protein, năng lượng và các thành phần vitamin, khoáng theo đúng tiêu chuẩn
quy định như năng lượng trao đổi 3100kcal, protein 15%, Ca từ 0,9 - 1,0%,
phospho 0,7%.
15
Lượng thức ăn cho lợn nái nuôi con cũng đóng vai trò quan trọng và
ảnh hưởng trưc tiếp đến sinh trưởng và khả năng điều tiết sữa của lợn mẹ,
chính vì vậy ta cần phải có một khẩu phần ăn hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng
cho lợn mẹ. Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [20], trong quá trình nuôi
con, lợn nái được cho ăn như sau:
- Đối với lợn nái ngoại:
+ Ngày cắn ổ đẻ: cho lợn nái ăn ít thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (0,5kg)
hoặc không cho ăn, nhưng cho uống nước tự do.
+ Sau ngày đẻ thứ 1, 2 và 3 cho ăn thức ăn hỗn hợp với lượng thức ăn
từ 1- 2 - 3kg tương ứng.
+ Ngày nuôi con thứ 4 đến ngày thứ 7: cho ăn 4kg thức ăn hỗn
hợp/nái/ngày.
+ Từ ngày thứ 8 đến cai sữa cho ăn theo công thức: Lượng thức
ăn/nái/ngày = 2kg + (số con x 0,35kg/con).
+ Số bữa ăn trên ngày: 2 (sáng và chiều).
+ Nếu lợn mẹ gầy thì cho ăn thêm 0,5kg, lợn mẹ béo thì giảm 0,5kg
thức ăn/ngày.
+ Ngoài ra cho lợn nái ăn từ 1 - 2kg rau xanh/ ngày sau bữa ăn tinh
(nếu có rau xanh).
+ Một ngày trước ngày cai sữa lượng thức ăn của lợn mẹ giảm đi 20 - 30%.
+ Ngày cai sữa cho lợn mẹ nhịn ăn, hạn chế uống nước.
- Quy trình chăm sóc
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [20], vận động tắm nắng là điều
kiện tốt giúp cho lợn nái nhanh phục hồi sức khỏe và nâng cao sản lượng sữa
của lợn mẹ. Do vậy sau khi lợn đẻ được từ 3 - 7 ngày, trong điều kiện chăn
nuôi có sân vận động, nếu thời tiết tốt thì có thể cho lợn nái vận động, thời
gian vận động lúc đầu là 30 phút/ngày, sau tăng dần số giờ vận động lên.
16
Trong chăn nuôi công nghiệp, hầu hết lợn nái nuôi con đều bị nhốt trong các
cũi đẻ, không được vận động, vì vậy cần phải chú ý đến thành phần dinh
dưỡng của thức ăn, đặc biệt các chất khoáng và vitamin.
Ngoài ra yêu cầu đối với chuồng trại của lợn nái nuôi con là phải đảm
bảo luôn khô ráo, sạch sẽ, không ẩm ướt, vì vậy hàng ngày phải vệ sinh
chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ. Theo Trần Văn Phùng và cs (2004)
[20], chuồng lợn nái nuôi con phải có ô úm lợn con và ngăn tập ăn sớm cho
lợn con. Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp là 18 – 20o
C, độ ẩm 70 - 75%.
2.2.2.3. Quy trình phối giống cho lợn nái và lấy tinh lợn đực
 Quy trình phối giống cho lợn nái
- Xác định thời điểm phối giống cho lợn nái:
Để đảm bảo cho kết quả phối giống được tốt, người chăn nuôi cần kiểm
tra chính xác thời điểm chịu đực của lợn nái, tốt nhất nên kiểm tra ngày hai
lần sáng sớm và chiều tối. Nếu lợn nái mà lên giống trước 5 ngày thì nên phối
giống chậm sau 12 giờ.
Nếu lợn nái cai sữa phối giống chậm 5 ngày, khi kiểm tra thấy lên
giống thì phối ngay, sau đó phối chậm lại 12 giờ.
Nếu lợn nái hậu bị hay lợn phối giống không thành công, khi kiểm tra
thấy chịu đực thì cho phối giống ngay.
- Kỹ thuật phối giống:
Dùng que phối giống một lần đã được hấp tiệt trùng, cho chất bôi trơn
vào phía đầu que rồi đưa vào từ từ chếch góc 450
và hướng lên trên. Xoáy nhẹ
theo chiều ngược kim đồng hồ, khi ta có cảm giác qua cổ tử cung thì có thể
bơm tinh.
Có thể ngồi cả lên lưng lợn nái và mặt quay về phía sau.
Lợn nái khi chịu đực sẽ tự hút tinh, tuy nhiên khi ta đặt liều tinh quá
cao tinh sẽ vào nhanh nhưng dễ bị trào ra ngoài.
17
- Thời gian phối giống cho lợn nái:
Thời gian phối giống thao tác tốt nhất trong vòng 10 - 15 phút.
Nên phối giống cho lợn nái vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát, thời
gian cách nhau 12 giờ.
- Khai thác tinh lợn đực, pha tinh
Lấy tinh là biện pháp tạo ra kích thích khiến lợn đực bắn tinh giúp ta
thu được tinh dịch.
Khi lấy tinh không được gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe lợn đực,
lượng tinh lấy ra phải sạch, mật độ tinh trùng phải cao, hoạt lực tốt, không
gây sốc với tinh trùng.
Trước khi lấy tinh phải pha môi trường (nước cất pha với môi trường
dạng bộ) và nâng môi trường ở nhiệt độ 37o
C trong vòng 30 phút.
1. Các bước lấy tinh
- Đưa lợn đực giống vào nơi lấy tinh
- Đeo găng tay cao su mềm vô trùng
- Khi đực giống nhảy và ôm giá nhảy, người lấy tinh nhẹ nhàng nắm
lấy bao dương vật và mát xa để dương vật thò ra
- Khi dương vật thò ra, nắm lấy đầu xoắn dương vật kéo lệch ra khỏi
giá nhảy
- Kích thích lợn đực xuất tinh
- Hứng lấy toàn bộ tinh dịch (bỏ chất phân tiết ban đầu và keo phèn)
- Đậy cốc hứng tinh, ghi số liệu đực giống
- Rửa sạch giá nhảy, phòng lấy tinh và các dụng cụ khác
- Vệ sinh cá nhân và thay quần áo
2. Hiểu rõ các bước trong quá trình xuất tinh.
- Giai đoạn đầu tiên: lúc này mật độ tinh trùng rất thấp nên không hứng lấy.
- Phần tinh dịch trong: lấy một phần.
18
- Phần đậm đặc (giống như sữa): cố gắng hứng lấy thật nhiều.
- Phần tinh dịch trong: hứng lấy một phần.
- Phần cuối cùng: không hứng lấy.
Mục tiêu khi lấy tinh là phải lấy phần tinh dịch đậm đặc. Tuy nhiên trên
thực tế rất khó phân biệt giai đoạn tinh đậm đặc và giai đoạn tinh dịch trong.
Vì vậy trường hợp này người ta thường lấy luôn hai phần trên, và làm cho
cảm giác có lượng tinh dịch nhiều hơn. Giai đoạn đầu và cuối thường cho ra
các chất dạng gel nhỏ bằng hạt gạo, vì vậy ta nên để các miếng lọc trên cốc
đựng tinh nhằm loại bỏ các chất này.
3. Trong quá trình lấy tinh, nắm phần đầu dương vật hướng xuống phía
dưới. Thao tác cẩn thận không để phần dịch của bao quy đầu ảnh hưởng tới
tinh dịch và tinh trùng.
Để tránh được vấn đề này cần nắm phần đầu dương vật xuống phía
dưới trong quá trình lấy tinh. Trước khi lấy tinh phải vệ sinh sạch phần bao
quy đầu. Nếu ta không thực hiện các bước này thì tinh dịch thường có màu
vàng, kết quả là tỷ lệ sống của tinh trùng bị giảm nhiều.
4. Thời gian lấy tinh khoảng từ 3 - 5 phút là vừa đủ. Nếu trước khi lợn
đực bắn hết tinh mà bỏ tay ra khỏi dương vật là không được, không nên bỏ
tay ra khỏi dương vật sau khi phần tinh đậm đặc được bắn ra. Mỗi lần lấy tinh
cố gắng cho lợn xuất tinh được 3 lần. Để lấy được phần tinh dịch tốt nhất ta
phải tuân thủ khoảng cách mỗi lần lấy tinh ít nhất 3 - 4 ngày và cho ăn đầy đủ
chất để cân bằng hormon.
5. Mỗi lần sau khi lấy tinh xong tiêm ADE (8ml) cho lợn đực để trợ sức
trợ lực cho lợn và cần vệ sinh chỗ lấy tinh và giá nhảy. Khu vực lấy tinh và
giá nhảy nếu sử dụng cho nhiều con thì cần vệ sinh sạch sẽ duy trì trạng thái
vô trùng, vệ sinh nước khu vực sàn. Phần gel tinh xuất sau cùng nếu để khô sẽ
19
rất khó vệ sinh.
Lượng tinh dịch lợn xuất bình quân khoảng 250ml so với các loại gia
súc khác lớn hơn rất nhiều. Thành phần tinh dịch đa số là chất đạm, nên trong
khẩu phần ăn phải cung cấp nhiều chất đạm. Mật độ khai thác ảnh hưởng rất
lớn tới chất lượng tinh trùng, mật độ khai thác thích hợp là 4 ngày/lần.
- Khi lấy tinh cần lưu ý một số điều sau:
+ Khi di chuyển lợn đực và lúc lợn lên giá tránh gây kích động, chú ý
các biện pháp an toàn lao động.
+ Các dụng cụ dùng khi lấy tinh cần tiêu độc, tránh bụi rơi vào.
+ Vệ sinh sạch sẽ khu vực bao quy đầu, cạo lông khu vực này.
+ Chú ý không gây thương tích cho dương vật lợn.
+ Trường hợp sử dụng âm đạo giả chỉ sử dụng một lần.
+ Duy trì nhiệt độ và độ sáng thích hợp cho khu vực lấy tinh.
Mỗi lần lấy tinh cần lấy đến khi lợn xuất tinh hoàn toàn.
- Pha tinh
Các dụng cụ pha tinh cần được khử bằng nhiệt độ thường là hấp hơi
trong 15 phút ở nhiệt độ cao.
Khi pha tinh cần đảm bảo nhiệt độ môi trường và nhiệt độ tinh (37o
C)
không chênh lệch nhau quá 1o
C
Pha tinh với môi trường theo một tỷ lệ nhất định thường là 1:4 (1 tinh 4
môi trường)
Khi đổ môi trường với tinh và cho tinh vào túi đựng tinh cần rót nhẹ
nhàng tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh
Đối với phần tinh mà không dùng hết trong ngày thì cần được đưa vào
tủ bảo quản tinh để tránh tinh chết không sử dụng được
Chuẩn bị lợn nái trước khi cho phối giống:
Khi đã xác định được thời điểm chịu đực của lợn nái trước khi phối
20
giống, chúng ta cần làm công tác vệ sinh: rửa sạch cơ quan sinh dục và vùng
xung quanh, dùng nước sạch rửa sạch cơ quan sinh dục trong và dùng bông
lau khô.
Đưa nái vào ô cạnh lợn đực (kẹp đực) để công tác phối giống được
thuận lợi.
2.2.3. Những hiểu biết về phòng, trị bệnh cho vật nuôi
2.2.3.1. Phòng bệnh
Với phương châm ‘‘Phòng bệnh hơn chữa bệnh’’‚ nên khâu phòng bệnh
được đặt lên hàng đầu, nếu phòng bệnh tốt thì có thể hạn chế hoặc ngăn chặn
được bệnh xảy ra. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp được đưa lên hàng đầu,
xoay quanh các yếu tố môi trường, mầm bệnh, vật chủ. Do vậy, việc phòng và
trị bệnh phải được thực hiện cùng nhau để hạn chế tối đa dịch bệnh.
- Phòng bệnh bằng vệ sinh và chăm sóc nuôi dưỡng tốt:
Theo Nguyễn Ngọc Phụng [19] bệnh xuất hiện trong một đàn lợn
thường do nguyên nhân phức tạp, có thể là bệnh truyền nhiễm hoặc không
truyền nhiễm hoặc có sự kết hợp cả hai. Có rất nhiều biện pháp đã được đưa
ra áp dụng nhằm kiểm soát các khả năng xảy ra bệnh tật trên đàn lợn. Phần
lớn các biện pháp này đều nhằm làm giảm khả năng lan truyền các tác nhân
gây bệnh và nâng cao sức đề kháng của đàn lợn.
Theo Lê Văn Tạo và cs (1993)[ 24] vi khuẩn E.coli gây bệnh ở lợn là vi
khuẩn tồn tại trong môi trường, đường tiêu hoá của vật chủ. Khi môi trường
quá ô nhiễm do vê ̣sinh chuồng trại kém, nước uống thức ăn bi ̣nhiễm vi
khuẩn, điều kiện ngoại cảnh thay đổi, lợn giảm sức đề kháng dễ bi ̣cảm nhiễm
E.coli, bệnh sẽ nổ ra vì vậy mà khâu vê ̣sinh, chăm sóc có một ý nghĩa to lớn
trong phòng bệnh. Trong chăn nuôi việc đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật là
điều rất cần thiết, chăm sóc nuôi dưỡng tốt sẽ tạo ra những gia súc khoẻ
mạnh, có khả năng chống đỡ bệnh tật tốt và ngược lại. Ô chuồng lợn nái phải
21
được vê ̣sinh tiêu độc trước khi vào đẻ. Nhiệt đô ̣trong chuồng phải đảm bảo
27 - 30°C đối với lợn sơ sinh và 28 - 30°C với lợn cai sữa. Chuồng phải luôn
khô ráo, không thấm ướt. Việc giữ gìn chuồng trại sạch sẽ kín, ấm áp vào mùa
đông và đầu xuân. Nên dùng các thiết bị sưởi điện hoặc đèn hồng ngoại trong
những ngày thời tiết lạnh ẩm để đề phòng bệnh lợn con phân trắng mang lại
hiệu quả cao trong chăn nuôi.
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [20] từ 3 - 5 ngày trước dự kiến đẻ,
ô chuồng lợn nái đã được cọ rửa sạch, phun khử trùng bằng hóa chất như
Crezin 5% hoặc bằng loại hóa chất khác nhằm tiêu độc khử trùng chuồng lợn
nái trước khi đẻ.
- Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi
Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thoáng
mát mùa hè, ấm áp mùa đông, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh.
Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi bằng phương pháp: Rửa sạch, xả vôi để
khô sau đó phun sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng và trống chuồng ít
nhất 7 ngày với vật nuôi thương phẩm, 10 ngày đối với vật nuôi sinh sản. Với
những chuồng nuôi có vật nuôi bị bệnh truyền nhiễm, cần phải vệ sinh tổng
thể và triệt để: Sau khi đưa hết vật nuôi ra khỏi chuồng, xử lý theo hướng dẫn
của thú y, cần phun sát trùng kỹ (pha dung dịch sát trùng và phun theo hướng
dẫn khi chống dịch) toàn bộ chuồng nuôi từ mái, các dụng cụ và môi trường
xung quanh, để khô và dọn, rửa. Các chất thải rắn trong chăn nuôi cần thu
gom để đốt hoặc ủ sinh học, chất thải lỏng, nước rửa chuồng cần thu gom để
xử lý, không thải trực tiếp ra ngoài môi trường. Cần phun sát trùng 1 - 2
lần/tuần trong suốt thời gian trống chuồng, ít nhất trong 10 ngày. Các thiết bị,
dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô, sát trùng và đưa vào kho bảo quản.
Vệ sinh và phun sát trùng xung quanh chuồng nuôi.
- Phòng bệnh bằng vắc xin:
22
Phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu
quả nhất.
Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012) [7] vắc xin là một
chế phẩm sinh học mà trong đó chứa chính mầm bệnh cần phòng cho một
bệnh truyền nhiễm nào đó (mầm bệnh này có thể là vi khuẩn, virus, độc tố
hay vật liệu di truyền như ARN, ADN…) đã được làm giảm độc lực hay vô
độc bằng các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hay phương pháp sinh học
phân tử (vắc xin thế hệ mới, vắc xin công nghệ gen). Lúc đó chúng không còn
khả năng gây bệnh cho đối tượng sử dụng, nhưng khi đưa vào cơ thể động vật
nó sẽ gây ra đáp ứng miễm dịch làm cho động vật có miễn dịch chống lại sự
xâm nhiễm gây bệnh của mầm bệnh tương ứng.
Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh
ngay mà phải sau 7 - 21 ngày (tuỳ theo từng loại vắc xin) mới có miễn dịch.
2.2.3.2. Điều trị bệnh
Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012) [7] nguyên tắc để
điều trị bệnh là:
+ Toàn diện: Phải phối hợp nhiều biện pháp như hộ lý, dinh dưỡng,
dùng thuốc.
+ Điều trị sớm trên cơ sở chẩn đoán đúng bệnh để dễ lành bệnh và hạn
chế lây lan.
+ Diệt căn bệnh là chủ yếu kết hợp chữa triệu chứng.
+ Tiêu diệt mầm bệnh phải đi đôi với tăng cường sức đề kháng của cơ
thể, làm cho cơ thể tự nó chống lại mầm bệnh thì bệnh mới chóng khỏi, ít bị
tái phát và biến chứng, miễn dịch mới lâu bền.
+ Phải có quan điểm khi chữa bệnh, chỉ nên chữa những gia súc có thể
chữa lành mà không giảm sức kéo và sản phẩm. Nếu chữa kéo dài, tốn kém
vượt quá giá trị gia súc thì không nên chữa.
23
+ Những bệnh rất nguy hiểm cho người mà không có thuốc chữa thì
không nên chữa.
Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012) [7] các biện pháp
chữa bệnh truyền nhiễm là:
+ Hộ lý: Cho gia súc ốm nghỉ ngơi, nhốt riêng ở chuồng có điều kiện
vệ sinh tốt (thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh). Theo dõi thân nhiệt, nhịp tim, hô
hấp, phân, nước tiểu. Phát hiện sớm những biến chuyển của bệnh để kịp thời
đối phó. Cho gia súc ăn uống thức ăn tốt và thích hợp với tính chất của bệnh.
+ Dùng kháng huyết thanh: Chủ yếu dùng chữa bệnh đặc hiệu vì vậy
thường được dùng trong ổ dịch, chữa cho gia súc đã mắc bệnh. Chữa bệnh
bằng kháng huyết thanh là đưa vào cơ thể những kháng thể chuẩn bị sẵn, có tác
dụng trung hòa mầm bệnh hoặc độc tố của chúng (huyết thanh kháng độc tố).
+ Dùng hóa dược: Phần lớn hóa dược được dùng để chữa triệu chứng,
một số hóa dược dùng chữa nguyên nhân vì có tác dụng đặc hiệu đến mầm
bệnh. Dùng hóa dược chữa bệnh phải tác động mạnh và sớm, vì nhiều loài vi
khuẩn có thể thích ứng với liều lượng nhỏ. Chúng có thể chống lại thuốc và
tính chất quen thuộc được truyền cho những thế hệ sau. Khi cần, có thể phối
hợp nhiều loại hóa dược để tăng hiệu quả điều trị, vì nếu một loại thuốc chưa
có tác dụng đến mầm bệnh thì có loại thuốc khác tác dụng tốt hơn.
+ Dùng kháng sinh: Kháng sinh là những thuốc đặc hiệu có tác dụng
ngăn cản sự sinh sản của vi khuẩn hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên sử dụng
kháng sinh có thể gây nhiều tai biến do thuốc có tính độc, do phản ứng dị ứng,
do một lúc tiêu diệt nhiều vi khuẩn làm giải phóng một lượng lớn độc tố, làm
giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể. Việc dùng kháng sinh bừa bãi còn gây
nên hiện tượng kháng thuốc, làm giảm thấp tác dụng chữa bệnh của kháng
sinh. Vì vậy, khi dùng thuốc cần theo những nguyên tắc sau đây:
- Phải chẩn đoán đúng bệnh để dùng đúng thuốc, dùng sai thuốc sẽ
24
chữa không khỏi bệnh mà làm cho việc chẩn đoán bệnh về sau gặp khó khăn.
- Chọn loại kháng sinh có tác dụng tốt nhất đối với mầm bệnh đã xác
định. Dùng liều cao ngay từ đầu, những lần sau có thể giảm liều lượng.
- Không nên vội vàng thay đổi kháng sinh mà phải chờ một thời gian để
phát huy tác dụng của kháng sinh.
- Phải dùng phối hợp nhiều loại kháng sinh để làm giảm liều lượng và
độc tính của từng loại, làm diện tác động đến vi khuẩn rộng hơn, tăng tác
dụng điều trị và hạn chế hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc.
- Phải tăng cường sức đề kháng của cơ thể gia súc như nuôi dưỡng tốt,
dùng thêm các vitamin, tiêm nước sinh lý để trợ sức trợ lực cho vật nuôi…
2.2.4. Những hiểu biết về những bệnh gặp tại cơ sở
2.2.4.1. Bệnh viêm tử cung
Bệnh viêm tử cung xảy ra trên các giống nội ngoại khác nhau. Lợn nái
đẻ ít lứa, nhiều lứa hay đang nuôi con đều có thể mắc bệnh, song tỷ lệ mắc
bệnh phụ thuộc vào yếu tố vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng, các khu động thực
vật ở mỗi vùng khác nhau. Khi gia súc sinh, đẻ nhất là trong trường hợp đẻ
khó phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ, niêm mạc tử cung bị xây xát, bị tổn
thương, vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm. Mặt khác, một số bệnh
truyền nhiễm như sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, bệnh lao... thường
gây ra viêm tử cung (Đỗ Quốc Tuấn, 2005) [23].
- Hậu quả: Theo Lê Văn Năm (1999) [16] viêm tử cung là một trong
những yếu tố gây vô sinh và rối loạn chức năng của cơ quan sinh dục vì quá
trình viêm ở trong dạ con cản trở sự di chuyển của tinh trùng tạo ra độc tố có
hại cho tinh trùng như: Spermilosin (độc tố làm tiêu tinh trùng), các loại độc
tố làm tiêu tinh trùng, các dạng đại thực bào tích cực gây bất lợi cho tinh
trùng. Ngoài ra, nếu có thụ thai được thì phôi ở trong môi trường bất lợi như
thế cũng sẽ bị chết non. Quá trình viêm sinh ra trong quá trình có chửa là do
25
biến đổi bệnh lý trong cấu trúc của niêm mạc (teo niêm mạc, sẹo niêm mạc,
thoái hóa niêm mạc...) dẫn đến phá vỡ hàng rào bảo vệ giữa bào thai và dạ
con nên qua các chỗ tổn thương vi khuẩn cũng như các độc tố mà chúng tiết
ra làm cho bào thai phát triển không bình thường.
- Nguyên nhân
Bệnh viêm tử cung ở lợn thường xảy ra sau khi đẻ, có thể xảy ra ở lợn
nái sau khi phối giống, rất ít khi xảy ra ở những lợn nái hậu bị. Bệnh do
những nguyên nhân chính sau:
Trong quá trình chửa, lợn nái chửa ăn nhiều chất dinh dưỡng, ít vận
động hoặc nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như: Leptospirosis (lợn nghệ),
Brucellosis (sảy thai truyền nhiễm và một số bệnh nhiễm khuẩn khác... Làm
cho cơ thể lợn nái yếu dẫn đến việc khó đẻ, hay sảy thai, thai chết lưu gây
viêm tử cung. Trong quá trình đẻ, điều kiện vệ sinh kém, sự can thiệp của
người đỡ đẻ không đúng kỹ thuật thú y, nhau thai bị sót là nguyên nhân dẫn
đến viêm dạ con (Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ, 2004) [14].
Có thể việc dùng tay móc thai khi lợn đang đẻ có thể rút ngắn thời gian
xổ thai của lợn mẹ là nguyên nhân chính gây ra viêm tử cung ở đàn nái nuôi
theo mô hình trang trại hiện nay.
- Triệu chứng
Sản dịch của lợn nái bình thường kéo dài trong vòng 4 - 5 ngày cá biệt
tới 6 - 7 ngày, sản dịch có màu sắc hơi đỏ do lẫn máu, sau chuyển dần sang
vàng hay trắng và trong, không có màu đen và mùi hôi thối. Trong trường hợp
có viêm thì sản sinh dịch có thể có màu đen hôi thối, mùi tanh rất khó chịu
(Nguyễn Thanh Sơn,Nguyễn Quế Côi (2006) [21].
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [12] bệnh viêm tử cung ở lợn nái
được chia làm hai thể:
26
+ Thể cấp tính: Con vật sốt 41- 42°C trong vài ngày đầu, âm môn sưng
tấy đỏ, dịch chảy ra từ âm đạo có màu trắng đục đôi khi có màu máu lờ đờ.
+ Thể mãn tính: Không sốt, âm môn không sưng tấy đỏ nhưng vẫn có
dịch nhầy màu trắng đục tiết ra từ âm đạo, dịch nhầy thường không tiết ra liên
tục mà theo từng đợt kéo dài vài ngày đến một tuần. Lợn thường thụ tinh
không có kết quả hoặc khi thụ thai sẽ bị tiêu thai vì quá trình viêm nhiễm
niêm mạc âm đạo lan sang thai làm chết thai.
Nguyễn Xuân Bình (1996) [1] cho biết: Sau khi đẻ 1 - 10 ngày nái ăn ít
sốt cao 40 - 41°C thường sốt ở buổi chiều 15 - 17 giờ, ở âm hộ chảy nước đục
trắng mùi hôi tanh, (sốt theo quy luật lên xuống) sáng sốt nhẹ 39 - 39,5°C,
chiều sốt cao 40 - 41°C.
- Các thể viêm tử cung:
+ Viêm nội mạc tử cung: Đó là quá trình viêm xảy ra ở trong lớp niêm
mạc tử cung. Đây là thể viêm nhẹ nhất trong các thể viêm tử cung.
+ Viêm cơ tử cung: Đó là quá trình viêm xảy ra ở lớp cơ tử cung, có
nghĩa là quá trình viêm đã xuyên qua lớp niêm mạc của tử cung đi vào phá
hủy tầng giữa. Đây là thể viêm tương đối nặng.
+ Viêm tương mạc tử cung: Là quá trình viêm xảy ra ở lớp ngoài cùng,
là thể viêm nặng nhất (Nguyễn Văn Thanh và cs, 2004) [25].
- Chẩn đoán: Dựa vào những triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh,
ngoài ra ta thấy lợn nái có những biểu hiện mất sữa, âm đạo có những dịch
tiết không bình thường, âm đạo sẽ thấy những miếng nhau thai sót hoặc thai
chết lưu ở tử cung mùi hôi đặc biệt (Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ,
2004) [14].
Theo Nguyễn Hữu Ninh (1986) [15] khi kiểm tra qua trực tràng có thể
cảm nhận thấy một hoặc hai sừng tử cung sưng to, thành tử cung dày, khi sờ
vào phản ứng co lại của sừng tử cung yếu. Nếu trong tử cung có tích nước
27
thẩm xuất thì sờ vào thấy có vỗ sóng.
- Điều trị:
Để điều trị tốt bệnh viêm tử cung cần phải theo dõi, phát hiện kịp thời
và chẩn đoán chính xác.
Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (1995) [11] đã điều trị bệnh viêm tử
cung theo phác đồ điều trị như sau:
- Tiêm thuốc điều trị:
Penicillin bột/lọ: dùng 200.000 UI/kg TT dùng liên tục 3 - 4 ngày (lợn
bệnh cấp tính), 6 - 8 ngày (lợn bệnh mãn tính).
Kanamycin (streptomycin) bột/lọ: 15 - 20 mg/kg TT dùng phối hợp với
penicillin theo thời gian trên.
- Dùng các loại thuốc nâng cao thể trạng: vitamin B1, vitamin C, cafein.
- Hộ lý: Giữ sạch sẽ chuồng trại và bãi chăn thả trong quá trình điều trị.
Dùng PGF2α hoặc các dẫn xuất của nó tiêm dưới da 2 ml (25 mg/tiêm
một lần), lugol 200 ml (neomycin 12 mg/kg TT) thụt tử cung, ampicillin 3-5g
tiêm bắp hoặc tĩnh mạch tai, ngày một lần. Liệu trình điều trị 3 - 5 ngày nhất
(Nguyễn Văn Thanh và cs, 2004) [25].
Theo Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004) [14] dùng oxytocin
20 - 40 UI/nái/ngày để dạ con co bóp, tống thai, các chất ứ bẩn, dịch viêm ra
ngoài. Thụt rửa âm đạo, tử cung bằng han-Iodine 5%. Dùng kháng sinh liên
tục trong 3 - 5 ngày:
Gennofcoli: 1-1,5 ml/10 kg TT
Gentamycin 4%: 1 ml/6 kg TT
Lincomycin 10%: 1 ml/10 kg TT
Dùng thuốc bổ, trợ lực kết hợp với các kháng sinh: vitamin A.D.E,
multivit-forte, bcomplex...
28
2.2.4.2. Bệnh viêm vú
Viêm vú là quá trình viêm xảy ra trong mô của vú. Bệnh có thể xảy ra ở
trong một hoặc nhiều vú ở dạng viêm tiết dịch cata và viêm mủ.
- Nguyên nhân:
Các bệnh viêm vú ở lợn nái thường phát sinh nhiều nhất khi không tuân
thủ các nguyên tắc vệ sinh trong việc nuôi lợn chửa và cho con bú. Đặc biệt là
mùa hè thường có những điều kiện thuận lợi để tích lũy các vi khuẩn gây
bệnh trong cơ sở chăn nuôi.
Theo White (2013) [33] nguyên nhân chủ yếu gây viêm vú cấp tính do
các loại vi khuẩn: E. coli, Klebsiella, đôi khi Pseudomonas nhiễm qua núm vú
từ phân và nền chuồng. Vì vậy, việc vệ sinh chuồng trại và núm vú đóng vai
trò quan trọng trong phòng bệnh.
Theo Trịnh Văn Thịnh (1985) [27] thì bệnh thường xảy ra khi lợn nái
được nuôi dưỡng quá mức hoặc khi đẻ vú quá căng, bệnh dễ phát sinh khi
ngăn chuồng đẻ không được sát trùng. Tác nhân gây bệnh thường là E.coli,
Aerobacter serogenes, thường là nhiễm do thiếu vệ sinh khi đẻ.
Do lợn mẹ bị tổn thương bộ phận sinh dục như âm hộ, âm đạo, tử cung,
vú và bầu vú... tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể gây
viêm nhiễm tại chỗ và vào máu gây nhiễm trùng huyết và viêm vú. Lợn mẹ
tiết nhiều sữa (do ăn quá nhiều chất đạm) nhưng lợn con không bú hết làm
cho sữa bị ứ đọng tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, lợn mẹ
đẻ ít con nên có nhiều vú bị thừa hoặc lợn mẹ chỉ cho con bú một bên...
Những vú không được lợn con bú sẽ bị căng sữa dẫn đến viêm vú.
Ngoài những nguyên nhân trên thì Trương Lăng và Xuân Giao (2002)
[9] còn bổ sung thêm nguyên nhân gây bệnh, đó là do lợn con mới đẻ có răng
nanh không bấm nên bú làm sây sát vú mẹ, tạo điều kiện cho vi trùng xâm
nhập. Chuồng lạnh quá, nóng quá, thức ăn khó tiêu hóa cũng làm ảnh hưởng
đến cảm nhiễm vi trùng.
29
- Cơ chế sinh bệnh: Trong điều kiện chuồng trại, vệ sinh môi trường,
khu vực chăn nuôi kém, vi khuẩn có thể xâm nhập qua ống dẫn sữa ở đầu vú
hoặc theo đường máu từ các vết trầy, vết thương bị nhiễm trùng khác trên cơ
thể để gây bệnh. Lợn nái tốt sữa, lợn con bú không hết làm sữa ứ đọng trong
bầu vú là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Triệu chứng:
Viêm vú ở lợn nái thường xảy ra ở những ngày đầu tiên sau khi đẻ,
cũng có thể xảy ra ở thời kỳ mang thai và sau khi tách con. Bệnh có thể xảy ra
ở dạng cấp tính, mãn tính và cận mãn tính. Bầu vú bị viêm sưng, sung huyết,
khi sờ thấy nóng và đau. Sữa của bầu vú viêm loãng, đôi khi có màu hồng
hoặc có cục casein như bã đậu. Nái ốm ăn ít, yếu, nhiệt độ tăng.
+ Viêm tiết dịch đặc trưng quá trình viêm ở mô liên kết của tuyến vú,
sữa thay đổi. Khi bị viêm tiết dịch cata, quá trình viêm lan đến niêm mạc
khoang vú, đường tiết sữa và dẫn sữa. Trong trường hợp này sữa loãng chứa
nhiều cục casein. Viêm mủ đặc trưng chảy mủ khi vắt sữa, gốc vú viêm cứng
hoặc có nhiều hạch di động khi sờ.
+ Khi bị viêm dạng cấp tính, vú bị viêm một bầu hoặc vài bầu vú bị
viêm sờ thấy cứng, đau, sưng, thành phần sữa thay đổi. Tình trạng này kéo dài
khoảng 4 ngày. Lợn con chết khoảng 30 - 100% do thiếu sữa và bú sữa nhiễm
trùng gây tiêu chảy. Dạng viêm vú kéo dài 7 - 21 ngày sau khi đẻ, triệu chứng
giống như viêm cấp tính nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Khi bị viêm mãn tính
trong vú sẽ phát triển tăng sinh các mô liên kết, thông thường những chỗ này
về sau sẽ phát triển thành các ổ áp xe (Lê Văn Năm, 1999) [16].
- Theo White (2013) [33] biểu hiện rõ tại vú viêm với các đặc điểm: vú
căng cứng, nóng đỏ, có biểu hiện đau khi sờ nắn, không xuống sữa, nếu vắt
mạnh sữa chảy ra có nhiều lợn cợn lẫn máu; sau 1 - 2 ngày thấy có mủ, lợn
mẹ giảm ăn hay bỏ ăn, sốt cao 40 - 41,5o
C. Tùy số lượng vú bị viêm mà lợn
30
nái có biểu hiện khác nhau. Nếu do nhiễm trùng trực tiếp vào bầu vú, thì đa số
trường hợp chỉ một vài bầu vú bị viêm. Tuy vậy, lợn nái cũng lười cho con
bú, lợn con thiếu sữa nên liên tục đòi bú, kêu rít, đồng thời do bú sữa bị viêm,
gây nhiễm trùng đường ruột, lợn con bị tiêu chảy.
Theo Trương Lăng và Xuân Giao (2002) [9] thì sau khi đẻ 1 - 2 ngày
thấy vú sưng đỏ, lợn mẹ ăn ít hoặc bỏ ăn. Vú viêm không cho sữa, đầu vú
sưng nóng, sờ lợn có biểu hiện đau, không cho con bú, đàn con thiếu sữa gầy
yếu nhanh chóng và kêu rít nhiều. Sốt cao 40 - 42°C, sữa vú viêm chứa mủ
màu xanh, lợn cợn, lắc có vẩn đục, để ra gió có mùi hôi. Nếu không điều trị
kịp thời vú sẽ cứng gây viêm kinh niên không cho sữa. Khi viêm, ban đầu chỉ
một vú viêm, không chữa trị sẽ lây lan sang vú khác.
Sau khi đẻ 2 ngày xuất hiện những vú sưng thường thấy đối xứng giữa
hai hàng vú, sờ có cảm giác nóng, ấn vào nái có phản ứng đau. Nếu viêm
nặng thì nái bỏ ăn, không cho con bú, sốt 40,5 - 42°C, vắt ở những vú viêm
thấy vón cục. Vú viêm lây sang các vú khác rất nhanh, nếu điều trị không kịp
thời nái sẽ bị mất sữa và sơ hóa nang tuyến mất khả năng tạo sữa.
- Chẩn đoán:
Dựa trên triệu chứng lâm sàng như lợn nái cho con bú rồi nằm úp vú,
lợn con không no đòi bú thêm chạy lộn xộn, kêu la đòi bú. Lợn con gầy, da
lông không mượt, chậm lớn, có con ốm, ỉa chảy... Quan sát bầu vú sưng hồng,
sờ thấy nóng hơi cứng, khi vắt thường không thấy sữa, chỉ thấy những dịch
hay những giọt sữa đặc như bã đậu. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm người
ta dùng phương pháp thử Bromua (để xác định pH), phương pháp tìm bạch
cầu và phương pháp phân lập vi khuẩn.
- Điều trị:
Trong nhiều trường hợp viêm vú do nhiều nguyên nhân gây ra nên việc
điều trị cần phải tiến hành kết hợp giữa kháng sinh và phong bế giảm đau.
31
Trương Lăng và Xuân Giao (2002) [9] điều trị viêm vú bằng cách: Rửa
và chườm nước đá vào đầu vú để viêm giảm sưng, giảm sốt. Ngày hai lần xoa
bóp nhẹ cho vú mềm dần, mỗi ngày vắt cạn sữa vú viêm 4 - 5 lần để tránh lây
lan sang vú khác. Cho lợn uống Sulphat Magie với liều nhẹ 20 - 30 g/con. Vú
viêm chưa có mủ chỉ trị 2 - 3 ngày sẽ mềm trở lại, lợn hết bệnh và cho sữa
bình thường. Nếu 2 - 3 ngày không khỏi phải dùng:
Penicillin: 10.000 UI/kg TT
Streptomycin: 10 mg/kg TT
Mỗi ngày tiêm một lần tiêm quanh vú bị viêm cho tới khi hết. Tiêm
dung dịch tetramycin vào vú viêm theo lỗ sữa sau khi đã vắt cạn sữa viêm.
Theo Nguyễn Huy Hoàng (1996) [6] có thể điều trị viêm vú bằng cách
kết hợp điều trị toàn thân và điều trị cục bộ:
+ Điều trị toàn thân: Tiêm thuốc Septotryl (hoặc sulphamid) 1 ml/10 -
15 kg TT ngày 1 lần, liên tục 3 - 5 ngày hoặc benzyl penicillin (hoặc
ampicillin) 2 - 3 triệu UI/nái 120 kg TT tiêm bắp 2 lần, tiêm đến khi khỏi
bệnh, nên tiêm kèm với vitamin C 1000 g/nái.
+ Điều trị tại vú viêm: Dùng ống hút để hút sữa chứa viêm mủ, máu,
hút lúc lợn mẹ cho con bú lúc đó mới có sữa. Tiêm kháng sinh vào vú
100.000 UI Penicillin cho 1 vú, vị trí tiêm giữa hai gốc vú hoặc tiêm tại vú
với kim thật nhỏ, không bơm mạnh mà vừa se vừa ấn sâu khoảng 1cm bơm
thuốc là được.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Như Pho (2002) [18] thì việc tăng cường
điều kiện vệ sinh đến hội chứng MMA như là thực hiện tốt việc sát trùng nái
sinh sản, chọn thuốc sát trùng phổ rộng, pha thuốc đúng với khuyến cáo, để
trống chuồng 3 ngày trước khi cho nái vào sinh. Vệ sinh thân thể nái như tắm
xịt toàn thân, nhất là vùng thân sau và bốn móng trước khi cho vào chuồng
sinh, sử dụng bao tay đã sát trùng khi can thiệp đẻ khó, sử dụng đúng mức
dụng cụ thụt rửa tử cung, tiêm oxytocin 10 UI/nái thụt rửa tử cung 1 lần/ngày
32
trong 3 ngày liên tục. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc hội chứng MMA giảm rõ rệt
(ở lô thí nghiệm là 16,6%; ở lô đối chứng là 33,3%).
Trương Lăng và Xuân Giao (2002) [9] cho biết: Trước khi lợn đẻ tắm
lau sạch cho lợn nái, đẻ xong rửa sạch bằng nước ấm hai chân sau, hai hàng
vú và những nơi bẩn, bấm nanh cho lợn con, cố định đầu vú và trực cho lợn
con bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Giảm bớt chất lượng đạm và số lượng
khẩu phần thức ăn trước khi đẻ một ngày và sau khi đẻ vài ba ngày.
2.2.4.2. Hiện tượng đẻ khó
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2016) [28] cho biết: lợn nái rặn nhiều
lần, thời gian lâu mà không đẻ được, cơn co bóp rặn đẻ thưa dần, lợn nái mệt
mỏi khó chịu, nước ối tiết nhiều và có lẫn máu (màu hồng nhạt). Có trường
hợp lợn nái đẻ được một con rồi nhưng vẫn đẻ khó ở con tiếp theo. Khi thò
tay vào thấy thai nằm ngay xương chậu nhưng do đẻ ngược thai (quay lưng
ra), do xương chậu hẹp nhưng bào thai quá to.
Lợn nái bị viêm niêm mạc tử cung nên sau khi đẻ nhau không ra hết, can
thiệp vội vàng, thô bạo, không đúng kỹ thuật nên nhau bị đứt và sót lại. Lợn nái
quá già, đẻ nhiều đuối sức, tử cung co bóp kém không đẩy được nhau ra.
-Nguyên nhân:
Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh (2010) [26] cho biết sau khi đẻ tử
cung co bóp yếu trong thời gian mang thai nhất là giai đoạn cuối con vật không
được vận động thỏa đáng. Trong thức ăn thiếu các chất khoáng, nhất là Ca và P.
Hoặc tử cung bị sa liệt, con vật quá gầy yếu hoặc quá béo, chửa quá nhiều thai,
thai quá to, khó đẻ, nước ối quá nhiều làm tử cung giãn nở quá mức.
+ Kế phát sau các bệnh khó đẻ khác.
+ Nhau mẹ và nhau con dính lại với nhau do con vật mắc các bệnh
truyền nhiễm đặc biệt bệnh Brucellalosis (sảy thai truyền nhiễm), hoặc do cấu
tạo của nhau.
33
- Triệu chứng: Căn cứ vào mức độ sót nhau người ta chia ra làm 2 loại:
+ Sót nhau hoàn toàn: Toàn bộ nhau thai nằm lại trong tử cung. Khi
mắc thường là có một phần treo lơ lửng ở mép âm môn.
+ Sót nhau không hoàn toàn: Ở động vật đơn thai một phần màng nhau
còn dính lại trong tử cung con mẹ. Đối với động vật đa thai một số nhau ra
ngoài, một số nhau còn sót lại trong tử cung con mẹ.
Biện pháp khắc phục
+ Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái đúng quy trình kỹ thuật, đáp ứng nhu
cầu chuồng trại, vận động, thức ăn và dinh dưỡng.
+ Can thiệp kịp thời (ngay khi phát hiện ra lợn mẹ có những dấu hiệu
bệnh, không để quá muộn), đúng kỹ thuật (không quá mạnh tay, tránh những
tổn thương, sót nhau).
+ Tiêm thuốc oxytocin dưới da để kích thích co bóp tử cung đẩy nhau
ra hết.
+ Sau khi nhau ra, dùng thuốc tím nồng độ 0,1% hoặc nước muối 0,9%
để rửa tử cung trong ba ngày liên tục.
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước
2.3.1. Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam đã có những nghiên cứu về bệnh sinh sản trên lợn nái.
Bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, nó
không chỉ làm giảm sức sinh sản của lợn nái mà còn có thể làm cho nái mất
khả năng sinh sản, chậm sinh hay làm giảm khả năng sống sót của lợn con.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [10], bệnh viêm tử cung do vi khuẩn
Streptococcus và Colibacilus nhiễm qua cuống rốn của lợn con sang lợn mẹ
do đẻ khó, sát nhau, sảy thai hay qua dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây
xát tạo các ổ viêm nhiễm trong tử cung, âm đạo.
Theo Nguyễn Xuân Bình (2000) [2], ở những nái bị viêm tử cung
thường biểu hiện sốt theo quy luật sáng, chiều (sáng sốt nhẹ, chiều sốt nặng).
34
Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [4], khi gia súc bị bệnh viêm tử
cung ở thể viêm cơ, viêm tương mạc thì không nên tiến hành thụt rửa bằng
các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng, cơ tử cung co
bóp yếu, các chất bẩn không được đẩy ra ngoài, lưu trong đó làm cho bệnh
nặng thêm. Tác giả đề nghị nên dùng Oxytocin kết hợp PGF2α hoặc kết hợp
với kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ.
Theo Phạm Hữu Doanh (2003) [3], trước khi đẻ lau, xoa vú và tắm cho
nái. Cho con đẻ đầu tiên bú ngay sau đẻ 1h, cắt nanh lợn con. Tiêm kháng
sinh: Penicillin 1,5 - 2 triệu đơn vị với 10ml nước cất tiêm quanh vú. Nếu
nhiều vú bị viêm thì pha loãng liều thuốc trên với 20 ml nước cất, tiêm xung
quanh các vú viêm. Tiêm trong 3 ngày liên tục.
Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [4], bệnh viêm đường sinh dục ở
lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50%, trong đó viêm cơ quan bên ngoài ít, chiếm tỷ
lệ 20%, còn lại 80% là viêm tử cung.
Viêm tử cung là một quá bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản
sau đẻ. Quá trình viêm hủy các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử
cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất
khả năng sinh sản ở gia súc cái. Trong quá trình mang thai lợn ăn nhiều chất
dinh dưỡng, ít vận động hoặc bị nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như: Bệnh
xoắn khuẩn (Leptospirosis), bệnh sảy thai truyền nhiễm (Brucellosis) và một
số bệnh truyền nhiễm khác làm cơ thể lợn nái yếu dần dẫn đến lợn sảy thai, đẻ
non, thai chết lưu từ đó dẫn đến viêm tử cung (Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn
Hữu Vũ, 2004) [14].
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm tử cung của nái là do: Thiếu về
dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý, vệ sinh, tiểu khí hậu chuồng nuôi, tuổi, lứa đẻ,
tình trạng sức khỏe, kích dục tố, nhiễm trùng sau khi sinh. Nhiễm vi khuẩn
Staphylococcus, Streptococcus do các nguyên nhân như: Lợn con có răng nanh
35
làm xây xát vú mẹ, tạo điều kiện vi trùng xâm nhập. Lợn nái nhiều sữa con bú
không hết làm sữa ứ đọng tạo môi trường cho vi trùng sinh sản gây viêm vú.
Lợn nái cho con bú một hàng vú, hàng còn lại căng sữa quá nên viêm.
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển, các
nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện
pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy
nhiên vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết,
đặc biệt là bệnh viêm đường sinh dục. Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên
cứu về bệnh viêm đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người
chăn nuôi lợn nái hạn chế được bệnh này. Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh viêm
đường sinh dục trên đàn lợn nái sinh sản vẫn rất cao.
Theo Shrestha (2012) [32] hội chứng MMA gây chết khoảng 2% lợn nái
nhưng tỷ lệ chết ở lợn con lên tới 80% do đói, ỉa chảy... Nguyên nhân: (a) do
dinh dưỡng: cho nái ăn quá nhiều trong thời gian mang thai, nái quá béo; thay
đổi thức ăn đột ngột, hàm lượng vitamin E và Ca trong khẩu phần ăn thấp,
thiếu xơ và nước uống; (b) do quản lý chăm sóc: nái ít được vận động, lợn nái
không được vệ sinh, vô trùng trước khi đẻ, không được quan tâm khi đẻ, thời
gian đẻ kéo dài; (c) do chuồng trại: chật chội, nền chuồng không bằng phẳng,
nhiệt độ môi trường cao, bầu vú lợn quánóng do đặt đèn sưởi không thích hợp;
(d) do bản thân lợn nái: đẻ nhiều con, dạ con lớn và nhão. Chẩn đoán lâm sàng:
lợn sốt (40 - 410
C), bỏ ăn, táo bón, bầu vú sưng cục bộ, nóng, đau.
Theo Urban và cs (1983) [31], các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung có
nguồn gốc từ nước tiểu, các tác giả đã phân lập vi khuẩn từ mẫu nước tiểu lợn
nái sắp sinh thường có chứa các vi khuẩn E.coli, Staphylococcus aureus,
Streptococcus spp. Tuy nhiên, các nghiên cứu của các tác giả khác lại ghi
nhận các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung là các vi khuẩn cơ hội thuộc nhóm
36
vi sinh vật hiếu khí có mặt ở nền chuồng, lúc lợn nái sinh cổ tử cung mở, vi
khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Theo Smith và cs (1995) [29], Taylor (1995)
[30], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan
trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Khi mổ khám những
lợn vô sinh đã xác định được nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%, lợn
nái đẻ lứa đầu là 32,1%, lợn nái cơ bản có những biến đổi bệnh lý: Viêm vòi
tử cung có mủ.
Ở Pháp đã nghiên cứu và kết luận: Điều trị bệnh viêm vú trong thời kỳ
cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú. Nó phải được
tiến hành sớm và đạt kết quả, xác định nguyên nhân không chỉ dựa vào triệu
chứng lâm sàng mà phải tính đến các chỉ tiêu chăn nuôi và có thể dựa vào các
kết quả của 30 phòng thí nghiệm. Sự hiểu biết đầy đủ các phương pháp điều
trị, nhất là về dược lực học và dược động học cho phép đáp ứng tốt hơn cách
điều trị.
37
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Trang trại lợn Hiệp Thịnh, xã Tân Kim, huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian: Từ ngày 14/12/2020 đến ngày 02/06/2021.
3.3. Nội dung tiến hành
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại.
- Tham gia các công tác nuôi dưỡng và chăm sóc đàn lợn.
- Thực hiện biện pháp phòng bệnh cho đàn lợn.
- Tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con.
- Tham gia các công tác thú y khác như: thiến lợn đực, đỡ lợn đẻ,…
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi
- Tình hình chăn nuôi của trại lợn Nguyễn Văn Hiệp , xã Tân Kim ,
huyện Phú Bình , tỉnh Thái Nguyên
- Số lượng lợn nái và lợn con trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại.
- Kết quả thực hiện quy trình đỡ đẻ cho đàn lợn nái tại trại.
- Một số chỉ tiêu về số lượng con của đàn lợn nái tại trại trong 6 tháng
thực tập.
- Kết quả thực hiện vệ sinh khử trùng chuồng trại.
- Kết quả phòng bệnh hàng năm cho đàn lợn của trại.
- Kết quả chẩn đoán bệnh trên đàn lợn nái của trại.
- Kết quả chẩn đoán bệnh trên đàn lợn con của trại.
- Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản của trại.
38
- Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn con của trại.
- Kết quả thực hiện một số công tác khác tại trại.
3.4.2. Phương pháp thực hiện
3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại.
- Để đánh giá tình hình chăn nuôi của trại chúng em tiến hành điều tra
thông tin từ chủ trang trại và tra cứu sổ sách ghi chép của trại từ năm 2019
đến năm 2021
- Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái
sinh sản nuôi tại trại: thực hiện việc chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn theo quy
trình của trại dưới sự giám sát của cán bộ kỹ thuật.
- Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn thông qua chẩn đoán
lâm sàng dưới sự hướng dẫn của chủ trại.
3.4.2.2. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc đàn lợn của trại
Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 - 10
ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp và rửa
sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô
chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn ăn 3 kg/ngày,
chia làm 2 bữa sáng, chiều.
Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 5 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống
0,5 kg/con/bữa. Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 5
kg/con/ngày chia làm hai bữa sáng, chiều mỗi bữa tăng lên 0,5 kg. Đối với nái
nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên 7
kg/con/ngày.
39
Bảng 3.1. Khẩu phần ăn cho đàn lợn tại trại
Đối tượng Giai đoạn Chế độ ăn/ngày (kg)
Lợn nái mang thai
Chửa kỳ 2 (từ 85 - 111ngày) 1,5 - 2,0
Từ ngày 111 - 113 1,0 - 1,5
Ngày đẻ 0 - 0,5
Lợn nái nuôi con
Ngày đầu tiên 0 - 1,0
Ngày thứ 2 sau đẻ 2
Ngày thứ 3 sau đẻ 3
Ngày thứ 4 sau đẻ 4
Ngày thứ 5 trở đi 5
Ngày cai sữa 0 - 0,5
Lợn con theo mẹ Tập ăn từ 3 ngày tuổi Tự do
(Nguồn: kỹ thuật trại lợn Nguyễn Văn Hiệp)
- Điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng từ 25 – 28ºC là thích hợp nhất.
- Cho lợn mẹ uống nước tự do.
3.4.2.3. Quy trình đỡ đẻ cho lợn
Kĩ thuật đỡ đẻ cho lợn con được em thực hiện như sau:
- Sau khi lợn mẹ đẻ, lấy lợn con từ trong chuồng ra.
- Vuốt hết dịch vùng đầu và mặt. Vỗ nhẹ vào thân để kích thích hô hấp.
- Vuốt hết màng bọc và nhớt ở phần thân và chân lợn. Dùng khăn lau
khô người lợn, lợn con phải khô và sạch trước khi cắt dây rốn.
- Cầm lợn con và dây buộc rốn, thắt dây rốn ở vị trí cách cuống rốn 2,5
cm, dùng kéo cắt phần bên ngoài nút thắt một đoạn bằng ½ bên trong nút
buộc khoảng 1,5 cm. Sát trùng dây rốn, vùng cuống rốn bằng cồn iod.
- Cho lợn con vào lồng úm tº = 28 – 33ºC
- Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ, lót thảm cho lợn
con ra bú.
- Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết,
lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.
40
3.4.2.4. Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn nái tại trại.
• Quy trình vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan
trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh
trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi
cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, em
đã thực hiện tốt các công việc như:
+ Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc công nhân cũng như sinh
viên chúng em tất cả đều tắm sát trùng sạch sẽ mặc quần áo lao động, đi ủng
rồi mới vào chuồng.
+ Việc đầu tiên vào chuồng là cào phân tránh lợn mẹ nằm đè phân.
+ Tra cám cho lợn mẹ ăn.
+ Bắt nhốt lợn con vào ô úm rồi lau sàn nhựa.
+ Rắc vôi lối đi giữa, xung quanh chuồng.
+ Thu phân vào bao và quét dọn sạch sẽ quanh chuồng.
+ Xịt gầm, rửa máng.
Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ và được tiêu độc bằng thuốc sát
trùng Ommicide 2 lần hằng ngày, pha với tỷ lệ 320 ml/1000 lít nước.
- Hàng ngày chúng em tiến hành thu gom phân thải, rửa chuồng, quét
lối đi lại giữa các dãy chuồng.
- Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi, phun thuốc diệt
muỗi, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng nhằm
đảm bảo vệ sinh chuồng trại.
- Đối với chuồng đẻ: Ở các chuồng nái đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được
chuyển sang chuồng nái chửa. Sau khi lợn con được xuất bán, tham gia tháo
dỡ các tấm đan chuồng mang ra ngâm ở bể sát trùng bằng dung dịch NaOH
10%, ngâm trong 1 ngày, sau đó cọ sạch mang phơi khô. Ô chuồng và khung
41
chuồng cũng được cọ sạch bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng
khoảng 5%. Gầm chuồng cũng được tiêu độc khử trùng sạch sẽ. Để khô rồi
tiến hành lắp các tấm đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ vào.
Do trại thỉnh thoảng có công nhân và người dân đến thăm quan nên
việc thực hiện phun thuốc sát trùng quanh chuồng được tăng cường.
Mỗi ngày tại cơ sở thực hiện sát trùng 2 lần (sáng sát trùng trong
chuồng trại chiều sát trùng trong và quang chuồng trại), vào thứ 3 thứ 5 chủ
nhật trên tuần thực hiên rắc vôi chuồng trại.
• Quy trình tiêm phòng
Bảng 3.2. Lịch tiêm phòng vắc xin của trại
Loại lợn Tuần tuổi Bệnh được phòng Vắc xin
Lợn nái
Mang thai tuần thứ 10 Dịch tả Coglapest
Mang thai tuần thứ 12 LMLM Aftopor
Lợn con
2 – 3 ngày
Thiếu sắt
Fe – B12 –
HDH
Cầu trùng Toltrazuril
10 – 14 ngày Suyễn MycoplasmaVac
16 – 18 ngày Còi cọc Circo
22 – 24 ngày Tiêu chảy, hô hấp Linco Spex
(Nguồn: kỹ thuật trại lợn Nguyễn Văn Hiệp)
3.4.2.5. Chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái và lợn con tại trại
Để điều trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh
kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ
lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy,
hàng ngày em và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả
các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm.
42
* Bệnh viêm tử cung
- Triệu chứng: Lợn đẻ 2 - 3 ngày, sốt nhẹ, giảm ăn hay bỏ ăn, âm môn sưng
tấy đỏ có dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, màu trắng đục hoặc màu phớt vàng.
- Chẩn đoán: Lợn nái bị bệnh viêm tử cung ở thể cấp tính ở lợn nái.
- Điều trị: Dùng các loại thuốc sau để điều trị:
+ Thuốc tím 1/1000 pha loãng với nước + Penicillin thụt rửa 2
lần/ngày, 2 ngày liên tục.
+ Hitamox LA: 1 ml/10 - 15 kgTT/2 ngày.
+ Oxytoxin: 2 ml/con
+ Analgin: 1 ml/10 kg TT
+ Vitamin B1: 5 ml/30 kg TT
Tiêm bắp, điều trị trong 3 ngày.
* Hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ
- Triệu chứng:
+ Lợn con lười bú, phân lỏng, tanh, có màu vàng, nôn mửa lợn con sút
cân nhanh do mất nước.
+ Lợn con thích nằm lên người mẹ.
- Điều trị:
Tiêm atropin hoặc nor 100 1 ml/8 - 10 kgTT.
Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.
* Hội chứng hô hấp ở lợn con
- Triệu chứng: Lợn gầy còm lông xù, thở thể bụng có khi ngồi thở như
chó, bụng hóp lại. Lợn bị bệnh không tranh bú với các con khác được nên
ngày càng gầy yếu hơn.
- Chẩn đoán: Hội chứng hô hấp ở lợn con.
- Điều trị: Tiêm Pendistrep: 1 ml/10 kgTT/ngày
Nếu lợn có hiện tượng ho nhiều, thở gấp thì tiêm Bromhexine: 2 ml/con.
43
3.4.2.6. Các công tác khác
* Kỹ thuật can thiệp lợn đẻ khó
- Một số biểu hiện lợn đẻ khó:
+ Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ.
+ Lợn rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh, đuôi cong lên do
lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do trọng lượng lợn con quá to hoặc do
ngôi thai bị ngược nên không ra ngoài được.
+ Mắt của lợn mẹ trở nên rất đỏ do quá trình rặn đẻ liên tục.
+ Lợn mẹ trở nên kiệt sức: thở nhanh, yếu ớt do quá trình rặn đẻ nhiều
nên kiệt sức.
• Cách can thiệp lợn đẻ khó:
+ Dùng nước sát trùng vệ sinh âm hộ và mông lợn. Sát trùng tay, bôi
gen bôi trơn.
+ Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài.
- Sử dụng thuốc kích thích lợn đẻ.
+ Sử dụng oxytoxin
Lợn lứa 5 - 6 trở lên tiêm tùy trường hợp. Nếu trong quá trình đẻ lợn
mẹ kiệt sức, rặn kém, khi đẻ được 5 - 6 con trở lên thì cho phép tiêm
oxytoxin.
Lợn hậu bị sức khỏe yếu, lợn sức khỏe yếu, lợn già tiêm tùy trường hợp.
Liều lượng: 2 ml/con
* Thao tác bấm số tai, mài nanh, cắt đuôi, cho uống cầu trùng và
tiêm chế phẩm Fe - Dextran - B12 cho lợn con
Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt hơn, cứng cáp hơn sẽ được tiến
hành mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi, cho uống cầu trùng, tiêm kháng sinh và
chế phẩm Fe - Dextran - B12. Thường thì chế phẩm Fe - Dextran - B12 sẽ
được tiêm vào 3 ngày tuổi sau khi lợn con sinh với liều lượng 2 ml/con,
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.pdf
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.pdf
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.pdf
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.pdf
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.pdf
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.pdf
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.pdf
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.pdf
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.pdf
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.pdf
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.pdf
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.pdf
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.pdf
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.pdf
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.pdf
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.pdf
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.pdf
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.pdf
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.pdf
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.pdf
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.pdf
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.pdf

More Related Content

Similar to Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.pdf

Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...Man_Ebook
 
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...nataliej4
 
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...nataliej4
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...Man_Ebook
 
Đánh Giá Tình Hình Mắc Hội Chứng Tiêu Chảy Ở Lợn Con Từ Sơ Sinh Đến 60 Ngày T...
Đánh Giá Tình Hình Mắc Hội Chứng Tiêu Chảy Ở Lợn Con Từ Sơ Sinh Đến 60 Ngày T...Đánh Giá Tình Hình Mắc Hội Chứng Tiêu Chảy Ở Lợn Con Từ Sơ Sinh Đến 60 Ngày T...
Đánh Giá Tình Hình Mắc Hội Chứng Tiêu Chảy Ở Lợn Con Từ Sơ Sinh Đến 60 Ngày T...nataliej4
 
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tình Hình Nhiễm Bệnh Đường Hô Hấp Trên Đàn Lợn Nuôi Tại Trại Lợn Tân Thái - Đ...
Tình Hình Nhiễm Bệnh Đường Hô Hấp Trên Đàn Lợn Nuôi Tại Trại Lợn Tân Thái - Đ...Tình Hình Nhiễm Bệnh Đường Hô Hấp Trên Đàn Lợn Nuôi Tại Trại Lợn Tân Thái - Đ...
Tình Hình Nhiễm Bệnh Đường Hô Hấp Trên Đàn Lợn Nuôi Tại Trại Lợn Tân Thái - Đ...nataliej4
 
đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số giống táo tại trường đại học nông lâ...
đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số giống táo tại trường đại học nông lâ...đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số giống táo tại trường đại học nông lâ...
đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số giống táo tại trường đại học nông lâ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nghiên Cứu Sử Dụng Multi - Enzymevà Probiotic Trong Nuôi Dưỡng Lợn Con Sau Ca...
Nghiên Cứu Sử Dụng Multi - Enzymevà Probiotic Trong Nuôi Dưỡng Lợn Con Sau Ca...Nghiên Cứu Sử Dụng Multi - Enzymevà Probiotic Trong Nuôi Dưỡng Lợn Con Sau Ca...
Nghiên Cứu Sử Dụng Multi - Enzymevà Probiotic Trong Nuôi Dưỡng Lợn Con Sau Ca...nataliej4
 
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Man_Ebook
 

Similar to Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.pdf (20)

Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...
 
Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...
Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...
Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...
 
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
 
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
 
Đề tài phòng hội chứng tiêu chảy của lợn thịt, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phòng hội chứng tiêu chảy của lợn thịt, HAY, ĐIỂM 8Đề tài phòng hội chứng tiêu chảy của lợn thịt, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phòng hội chứng tiêu chảy của lợn thịt, HAY, ĐIỂM 8
 
Đề tài ảnh hưởng của việc tập ăn sớm cho lợn con, ĐIỂM 8
Đề tài ảnh hưởng của việc tập ăn sớm cho lợn con, ĐIỂM 8Đề tài ảnh hưởng của việc tập ăn sớm cho lợn con, ĐIỂM 8
Đề tài ảnh hưởng của việc tập ăn sớm cho lợn con, ĐIỂM 8
 
Đề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAO
Đề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAOĐề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAO
Đề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAO
 
Đánh Giá Tình Hình Mắc Hội Chứng Tiêu Chảy Ở Lợn Con Từ Sơ Sinh Đến 60 Ngày T...
Đánh Giá Tình Hình Mắc Hội Chứng Tiêu Chảy Ở Lợn Con Từ Sơ Sinh Đến 60 Ngày T...Đánh Giá Tình Hình Mắc Hội Chứng Tiêu Chảy Ở Lợn Con Từ Sơ Sinh Đến 60 Ngày T...
Đánh Giá Tình Hình Mắc Hội Chứng Tiêu Chảy Ở Lợn Con Từ Sơ Sinh Đến 60 Ngày T...
 
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
 
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
 
Tình Hình Nhiễm Bệnh Đường Hô Hấp Trên Đàn Lợn Nuôi Tại Trại Lợn Tân Thái - Đ...
Tình Hình Nhiễm Bệnh Đường Hô Hấp Trên Đàn Lợn Nuôi Tại Trại Lợn Tân Thái - Đ...Tình Hình Nhiễm Bệnh Đường Hô Hấp Trên Đàn Lợn Nuôi Tại Trại Lợn Tân Thái - Đ...
Tình Hình Nhiễm Bệnh Đường Hô Hấp Trên Đàn Lợn Nuôi Tại Trại Lợn Tân Thái - Đ...
 
đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số giống táo tại trường đại học nông lâ...
đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số giống táo tại trường đại học nông lâ...đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số giống táo tại trường đại học nông lâ...
đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số giống táo tại trường đại học nông lâ...
 
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
 
Thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầm, HAY
Thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầm, HAYThực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầm, HAY
Thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầm, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...
 
Nghiên Cứu Sử Dụng Multi - Enzymevà Probiotic Trong Nuôi Dưỡng Lợn Con Sau Ca...
Nghiên Cứu Sử Dụng Multi - Enzymevà Probiotic Trong Nuôi Dưỡng Lợn Con Sau Ca...Nghiên Cứu Sử Dụng Multi - Enzymevà Probiotic Trong Nuôi Dưỡng Lợn Con Sau Ca...
Nghiên Cứu Sử Dụng Multi - Enzymevà Probiotic Trong Nuôi Dưỡng Lợn Con Sau Ca...
 
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
 
Đề tài: Nghiên cứu tình hình nhiễm bệnh CRD trên gà thịt lông màu và biện phá...
Đề tài: Nghiên cứu tình hình nhiễm bệnh CRD trên gà thịt lông màu và biện phá...Đề tài: Nghiên cứu tình hình nhiễm bệnh CRD trên gà thịt lông màu và biện phá...
Đề tài: Nghiên cứu tình hình nhiễm bệnh CRD trên gà thịt lông màu và biện phá...
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 

Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- NGUYỄN VĂN PHÁP Tên chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRANG TRẠI NGUYỄN VĂN HIỆP XÃ TÂN KIM HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2017 - 2021 Thái Nguyên, năm 2021
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- NGUYỄN VĂN PHÁP Tên chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRANG TRẠI NGUYỄN VĂN HIỆP XÃ TÂN KIM HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Lớp: K49 - CNTY - N01 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2017 - 2021 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Đặng Xuân Bình Thái Nguyên, năm 2021
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và làm đề tài tốt nghiệp, đến nay khóa luận tốt nghiệp của em đã hoàn thành, để đạt được những kết quả trên, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, em còn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiệu thuận lợi nhất từ BGH Nhà trường, các thầy cô giáo, cán bộ viên chức trong trường và khoa Chăn nuôi Thú y. Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới: Ban Giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa đã tận tình dạy bảo và giúp đỡ chúng em trong toàn khoá học. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Đặng Xuân Bình đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận này. Qua đây em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình cô chú: Nguyễn Văn Hiệp chủ trang trại lợn, cán bộ kỹ thuật và các anh, chị công nhân tại trang trại lợn Hiệp Thịnh xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập vừa qua. Đồng thời, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè những người đã hết lòng động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp của mình. Trong quá trình viết khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 2 tháng 6 năm 2021 Sinh viên Nguyễn Văn Pháp
  • 4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................i MỤC LỤC.........................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG........................................................................................iv Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ........................................................... 1 1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 1 1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập............................................................................. 3 2.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. 3 2.1.2. Giao thông, thủy lợi ................................................................................ 4 2.1.3. Điều kiện khí hậu .................................................................................... 5 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của trại............................................................................ 6 2.1.5. Cơ sở vật chất của trại............................................................................. 6 2.1.6. Thuận lợi và khó khăn của trại................................................................ 8 2.2. Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề ...................................................... 8 2.2.1. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái ................................................... 8 2.2.2. Những hiểu biết về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ và lợn nái nuôi con.....................................................................................................12 2.2.3. Những hiểu biết về phòng, trị bệnh cho vật nuôi..................................20 2.2.4. Những hiểu biết về những bệnh gặp tại cơ sở.......................................24 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước......................................33 2.3.1. Các nghiên cứu trong nước ...................................................................33 2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .........................................................35
  • 5. iii Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....37 3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................37 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ...............................................................37 3.3. Nội dung tiến hành...................................................................................37 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện....................................................37 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi..............................................................................37 3.4.2. Phương pháp thực hiện..........................................................................38 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................46 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢ0 LUẬN..........................................................47 4.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn tại trại trong 3 năm (2019- 2021).......47 4.2. Quy trình kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn tại cơ sở ................48 4.2.1. Số lượng lợn nái được giao chăm sóc nuôi dưỡng tại trại....................48 4.2.2. Quy trình kỹ thuật đỡ đẻ cho đàn lợn nái tại trại ..................................49 4.2.3. Tình hinh sản xuất của đàn lợn nái của trại từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021............................................................................................50 4.3. Thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại cơ sở............................51 4.3.1. Quy trình vệ sinh phòng bệnh cho đàn lợn tại trại................................51 4.3.2. Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn tại trại.......................53 4.3.3. Tình hình mắc bệnh của đàn lợn nái sinh sản tại trại...........................54 4.3.4. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con tại trại ........................................55 4.3.5. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại cơ sở ......................56 4.5. Kết quả điều trị một số bệnh cho đàn lợn con tại trại ..............................57 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................60 5.1. Kết luận ....................................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................61 PHỤ LỤC. MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CHUYÊN ĐỀ
  • 6. iv DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Khẩu phần ăn cho đàn lợn tại trại...................................................39 Bảng 3.2. Lịch tiêm phòng vắc xin của trại ....................................................41 Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn của trại lợn Nguyễn Văn Hiệp qua 3 năm 2019 - 2021.....47 Bảng 4.2. Số lượng lợn nái, lợn con trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập........................................................................48 Bảng 4.3. Kết quả thực hiện quy trình đỡ lợn đẻ tại trại.................................49 Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021............................................................50 Bảng 4.5. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại....................................52 Bảng 4.6. Kết quả tiêm vắc xin, thuốc phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con tại cơ sở ...................................................................................53 Bảng 4.7. Kết quả chẩn đoán bệnh trên đàn lợn nái sinh sản của trại ............54 Bảng 4.8. Kết quả chẩn đoán bệnh trên đàn lợn con nuôi của trại .................55 Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản của trại..................56 Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn con của trại.............................58 Bảng 4.11. Kết quả thực hiện các thao tác kỹ thuật trên lợn con ...................59
  • 7. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, với mục đích hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa đồng thời đáp ứng nhu cầu xuất khẩu thịt lợn, mô hình chăn nuôi lợn theo hướng tập trung quy mô trang trại đang được áp dụng trên cả nước. Muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao thì chúng ta cần đẩy mạnh các biện pháp kỹ thuật như: Giống, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng... Đặc biệt chú trọng đến công tác giống, giống tốt thì vật nuôi mới tăng trọng nhanh, khả năng tận dụng thức ăn tốt, thích nghi và chống chịu bệnh cao. Để cung cấp giống cho nhu cầu chăn nuôi của các trang trại thì việc phát triển đàn lợn nái sinh sản cần đặc biệt được quan tâm. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân làm hạn chế khả năng sinh sản của lợn nái hiện nay đang nuôi ở các trang trại là bệnh còn xảy ra rất nhiều, do khả năng thích nghi của những giống lợn nái ngoại với khí hậu nước ta còn kém, đặc biệt là bệnh ở cơ quan sinh dục như: đẻ khó, viêm tử cung, viêm vú, ít sữa và mất sữa, sảy thai truyền nhiễm... Các bệnh này do nhiều yếu tố như điều kiện vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng kém, thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh, do vi khuẩn, virus gây nên... Chính vì vậy mà việc chăm sóc và tìm hiểu về bệnh ở cơ quan sinh sản của đàn lợn nái là việc cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục tiêu
  • 8. 2 - Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại. - Thực hiện quy trình chăm sóc lợn nái và lợn con. - Nhận biết các loại thức ăn dành cho lợn nái sinh và lợn con, khẩu phần ăn và cách cho lợn nái ăn qua từng giai đoạn mang thai. - Tìm hiểu các bệnh hay xảy ra đối với lợn nái sinh sản và lợn con để đưa ra phương pháp phòng trị bệnh hiệu quả nhất. 1.2.2. Yêu cầu - Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại trang trại. - Áp dụng được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái và lợn con nuôi tại trại. - Xác định được tình hình nhiễm bệnh trên đàn nái và lợn con và thực hiện quy trình điều trị bệnh.
  • 9. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập 2.1.1. Vị trí địa lý Trang trại Nguyễn Văn Hiệp thuộc xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên có vị trí cách trung tâm huyện Phú Bình 5km. Huyện Phú Bình có 20 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Hương Sơn (huyện lỵ) và 19 xã: Bàn Đạt, Bảo Lý, Dương Thành, Đào Xá, Điềm Thụy, Hà Châu, Kha Sơn, Lương Phú, Nga My, Nhã Lộng, Tân Đức, Tân Hòa, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Thanh Ninh, Thường Đình, Úc Kỳ, Xuân Phương. Phú Bình là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên.Huyện Phú Bình nằm ở phía nam của tỉnh,trung tânm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km,cách thị xã Bắc Ninh 50 km .Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 249,36 km2.Dân số năm 2008 là 146.086 người ,mật độ dân số586 người/km2 Huyện Phú Bình giáp với huyện Đông Hỷ về phía bắc,giáp với thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ Yên về phía tây .Phía đông và nam giáp tỉnh Bắc Giang(các huyện Hiệp Hoà, Tân Yên và Yên Địa hình của Phú Bình thuộc nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng và nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi.Nhóm cảh quan địa hình đồng bằng,kiểu đồng bằng alubi ,rìa đồng bằng Bắc Bộ,với độ cao địa hình 10-15 cm.Kiểu địa hình đồng bằng xem lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cỗ có diện tích lớn hơn ,độ cao địa hình vào khoảng 20-30 cm và phân bố sông cầu . Vị Trí của xã Tân Kim được xác định: - Xã Tân Kim nằm ở phía đông bắc huyện Phú Bình,có vị trí địa lý: .Phía đông giáp xã Tân Thành. Phía tây giáp xã Bảo Lý và xã Tân Tha Phía nam giáp thị trấn Hương Sơn và các xã Tân Hoà, Xuân Phương
  • 10. 4 Xã Tân Kim có diện tích 21,65 km2,dân số năm 1999 là 6,743 người ,mật độ dân số đạt 311 người/km Xã Tân Kim được thành lập vào cuối tháng 8 năm 1953 sinh sống ở 17 xóm trên địa bàn .Toàn xã có 10 dân tộc (Kinh ,tày ,nùng ,dao,hoa,sán dìu,ngái ,mường ,cao lan,mông) cùng chung sống và phân bố không đồng đều ở các xóm trên địa bàn xã.Nhân sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp,thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 39 triệu đồng/người /năm.Tỷ lệ hộ nghèo ,cận nghèo còn cao so với mặt bằng của huyện,hằng nămthực hiện công tác giảm nghèo bền vững thường xuyên được quan tâm .Đến nay tỷ lệ hộ nghèo chiếm 8,915%,hộ cận nghèo chiếm 20,9%. Cơ cấu kinh tế của xã là chăn nuôi trông trọt và trồng rừng , có khoảng 15% hộ kinh doanh nghành tiều thủ công nghiệp . Đảng bộ xã có 350 đảng . Hội đồng nhân dân xã có 26 đại biều ,UBND xã có 21 cán bộ công chức ,viên chức , không có cán bộ hợp đồng lao động ,trong cán bộ xã có trình độ thạc sỹ :01 đồng chí , đại học :12 đồng chí ,trung cấp:08 đồng chí Cán bộ và nhân dân xã Tân Kim đã nỗ lực chung sức ,chung tay quyết tâm phấn đấu xây dựng NTM và kết quả được UBND tỉnh Thái Nguyên công nhận xã Tân Kim đạt chuẩn NTM năm 2019. Về giáo dục ,đến năm 2020, trên địa bàn xã có 3 trường học gồm :01 Trường Mầm non ,01 Trường Tiểu học Tân Kim và 01 Trường trung học cớ sở Tân Kim. Trường tiểu học Tân Kim được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ I.Trường Mầm non được công nhận đạt chuẩn quốc gia .Trường THCS Tân Kim được công nhận đạt chuẩn quốc gia 2.1.2. Giao thông, thủy lợi - Hệ thống giao thông: Đã được UBND xã Tân Kim đã được nâng cấp sữa chữa , thuận lợi cho việc giao thông . Tuyến đường từ huyện về đã đc nâng cấp, xây dựng hệ thống thoát nước, xây thêm các cầu dân sinh . Hệ thống điện
  • 11. 5 đã được ổn định không xảy ra tình trạng mất định , cúp điện do điện yếu vào buổi tối. - Hệ thống thủy lợi: Xã Tân Kim có khá nhiều hồ nước và ngòi (sông nhỏ), phân bố ở xóm Kim Đĩnh, làng Châu, Bạch Thạch, làng Trại. Hồ lớn nhất nằm ở làng Kim Đĩnh diện tích mặt hồ 40ha có nhiều tiềm năng về khai thác thủy sản, và nông nghiệp cung cấp nước tưới tiêu cho một diện tích lớn đất nông nghiệp, hiện nay Hồ Kim Đĩnh đang là một dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng sinh thái. 2.1.3. Điều kiện khí hậu - Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, nhưng do địa hình nên khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: + Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai. + Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai. + Vùng ấm gồm: Thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên và các huyện Đồng Hỷ, Phú Bình, Đại Từ. - Nhiệt độ trung bình của Thái Nguyên là 25°C; chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Tại thành phố Thái Nguyên, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từng được ghi nhận lần lượt là 41,5°C và 3°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.
  • 12. 6 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của trại Trang trại có cơ cấu tổ chức như sau: - Quản lý trang trại gồm 01 người. - 01 kỹ thuật trại. - 06 công nhân chính. - 03 sinh viên thuộc trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - 01 sinh viên Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam 2.1.5. Cơ sở vật chất của trại Trại được xây dựng từ năm 2015 được ký kết hợp đồng là trang trại gia công cho công ty Dabaco, kết thúc hợp đồng sau 4 năm, trang trại tiếp tục chăn nuôi dưới hình thức doanh nghiệp nhỏ. Quy mô trang trại có diện tích vào khoảng 3ha, trong đó có khoảng 2.5ha dùng để sử dụng mục đích kinh tế, chuồng nuôi được xây dựng trên nền đất san phẳng cứng cáp gồm: 1 chuồng bầu, 1 chuồng cách ly, 3 chuồng đẻ, 1 chuồng cai sữa, 1 ao cá lớn, 1 chuồng gà và các đồi cây ăn quả bòng và na. Xung quanh có hàng rào che chắn và bao phủ. Khu vực sản xuất của trung tâm được đặt trên một khu vực cao, dễ thoát nước và được tách biệt với khu dân cư xung quanh. Cổng vào và nơi sản xuất có hố sát trùng để ngăn ngừa dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào. Chuồng nuôi được xây dựng theo hướng Đông Nam đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông và xây dựng theo kiểu mái chuồng xuôi 2 bên tránh hiện tượng ứ đọng nước, chuồng bầu có 7 dãy trong đó mỗi dãy có 74 ô, với dãy đầu và cuối của chuồng bầu có ô rộng để nhốt lợn đực và để phục vụ lúc thử lợn nái lên giống và cũng là ô để điều trị với cá thể lợn mắc bệnh nặng, các dãy chuồng bầu được thiết kế các ô chuồng có sàn, mỗi chuồng đều có lối đi ở giữa. Nằm phía trên chuồng bầu là chuồng cách ly với 5 ô rộng 24m2 /ô chuồng với nhiều mục đích sử dụng như nuôi nái hậu bị, nuôi đực hậu
  • 13. 7 bị, chăm sóc lợn bệnh, nuôi lợn thịt. Dưới chuồng bầu là chuồng lợn nái đẻ có 3 chuồng nối tiếp nhau với mỗi chuồng gồm hai dãy mỗi dãy là 36 ô. Cuối cùng là chuồng cai sữa lợn con nằm cạnh chuồng đẻ thứ ba là nơi nuôi lợn con cai sữa. Có 1 kho để cám ở đầu cổng vào trại. Các ô chuồng thường được thiết kế theo kiểu sàn bằng bê tông. Các chuồng nuôi đều được lắp đặt điện chiếu sáng, hệ thống dẫn nước tự động, có hệ thống làm mát, hút mùi bằng quạt công nghiệp ở cuối mỗi chuồng và một hệ thống dàn mát ở đầu chuồng. Mùa đông có hệ thống bóng đèn hồng ngoại để sưởi ấm, ở chuồng đẻ còn dàn mát, ở các chuồng được che lại và mở ra khi nhiệt độ môi trường không quá lạnh. Hệ thống nước sạch được lấy từ giếng khoan về bể chứa rồi được dẫn đến các chuồng để cung cấp nước uống tự động cho lợn, hệ thống máy bơm nước hoạt động liên tục để cung cấp nước cho trang trại. Nước tắm cho lợn và rửa chuồng hàng ngày được bơm trực tiếp máy bơm được thiết kế riêng. Hệ thống điện: Hệ thống điện lưới riêng biệt với 1 trạm hạ thế riêng, ngoài ra trại còn 1 máy phát điện dự phòng. Các cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ khác: Trong phòng kỹ thuật được trang bị tương đối đầy đủ dụng cụ chăn nuôi thú y thông dụng như: Xilanh, panh, dao mổ, kim tiêm, kìm bấm số tai, kìm cắt đuôi, máy mài nanh, bình phun thuốc sát trùng và tủ thuốc thú y và tủ lạnh bảo quản vắc xin, thùng đựng vắc xin. Khu nhà ăn, nhà ở của công nhân được xây phía trên chuồng bầu cách chuồng bầu 20m, nơi ở của nhân viên gọn gàng sạch sẽ với 5 phòng ở, 1 nhà bếp, 5 nhà vệ sinh để phục vụ sinh hoạt hàng ngày của công nhân viên trong trang trại. Nhà kho là nơi chứa thức ăn hàng ngày cho lợn, nhà kho được xây dựng ở gần cổng vào để hạn chế và kiểm soát được dịch bệnh khi xe chở cám
  • 14. 8 của công ty đến giao cám, trại xây dựng 3 bể chứa nước phục vụ cho việc sinh hoạt của công nhân. - Trong khu vực sản xuất, trại có xây dựng một phòng làm nơi pha chế và bảo quản tinh dịch lợn đực giống. 2.1.6. Thuận lợi và khó khăn của trại - Thuận lợi: + Trại được xây dựng cách xa khu dân cư, xung quanh là đồi núi bao bọc, nên hạn chế được dịch bệnh và không làm ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh. + Trại cách trục đường giao thông chính nối huyện Phú Bình khoảng 7km, nên rất thuận lợi về giao thông. + Đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân của trại có năng lực, năng động, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc. + Trại được xây dựng theo mô hình công nghiệp, trang thiết bị hiện đại, do đó rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp hiện nay. - Khó khăn: + Trại đang trong quá trình hoàn thiện nên còn một số hạn chế về quy mô, các trang thiết bị còn hạn chế. + Dịch bệnh diễn biến phức tạp nên chi phí dành cho phòng và chữa bệnh lớn, làm ảnh hưởng đến thu nhập của trại. + Giá thức ăn chăn nuôi thay đổi liên tục gây ảnh hưởng không nhỏ tới chăn nuôi của trang trại. + Đầu tư cho công tác xử lý nước thải của trại còn nhiều khó khăn. 2.2. Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề 2.2.1. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái 2.2.1.1. Sự thành thục về tính và thể vóc - Sự thành thục về tính:
  • 15. 9 Tuổi thành thục về tính là tuổi mà con vật bắt đầu có phản xạ tính dục và có khả năng sinh sản. Khi gia súc đã thành thục về tính, bộ máy sinh dục đã phát triển hoàn thiện, con vật bắt đầu xuất hiện các phản xạ về sinh dục. Con cái có hiện tượng động dục, con đực có phản xạ giao phối. Sự thành thục về tính của lợn sớm hay muộn phụ thuộc vào: Giống, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, khí hậu, chuồng trại... + Giống: Các giống khác nhau thì thành thục về tính cũng khác nhau: những giống thuần hóa sớm hơn thì tính thành thục sớm hơn những giống thuần hóa muộn, những giống có tầm vóc nhỏ thường thành thục sớm hơn những giống có tầm vóc lớn. Theo Phạm Hữu Doanh (2003) [3], tuổi động dục đầu tiên ở lợn nội (Ỉ, Móng Cái) rất sớm từ 4 - 5 tháng khi khối lượng đạt từ 20 - 25kg. Ở lợn nái lai tuổi động dục lần đầu muộn hơn so với lợn nội thuần, ở lợn lai F1 (có sẵn máu nội) động dục bắt đầu lúc 6 tháng tuổi khi khối lượng cơ thể đạt 50 - 55kg. Ở lợn ngoại động dục muộn hơn so với lợn lai, tức là lúc động dục 6 - 7 tháng khi lợn có khối lượng 60 - 80kg. Tuỳ theo giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý mà có tuổi động dục lần đầu khác nhau. Lợn Ỉ, Móng Cái có tuổi động dục lần đầu vào 4 - 5 tháng tuổi (121 - 158 ngày tuổi) các giống lợn ngoại (Yorkshire, Landrace) có tuổi động dục lần đầu muộn hơn từ 7 - 8 tháng tuổi. - Chế độ dinh dưỡng: Theo John Nichl (1992) [17] chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính của lợn cái. Thường những lợn được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt thì tuổi thành thục về tính sớm hơn những lợn được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng kém, lợn nái được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng tốt sẽ thành thục ở độ tuổi trung bình 188,5 ngày (6 tháng tuổi) với khối lượng cơ thể là 80kg và nếu hạn chế thức ăn thì sự thành thục về tính sẽ xuất hiện lúc 234,8 ngày (trên 7 tháng tuổi) và khối lượng cơ thể là
  • 16. 10 48,4kg. Dinh dưỡng thiếu làm chậm sự thành thục về tính là do sự tác động xấu lên tuyến yên và sự tiết kích tố hướng dục, nếu thừa dinh dưỡng cũng ảnh hưởng không tốt tới sự thành thục là do sự tích luỹ mỡ xung quanh buồng trứng và cơ quan sinh dục làm giảm chức năng bình thường của chúng, mặt khác do béo quá ảnh hưởng tới các hormon oestrogen và progesterone trong máu làm cho hàm lượng oestrogen và progesterone trong trong cơ thể không đạt mức cần thiết để thúc đẩy sự thành thục. - Mùa vụ và thời kỳ chiếu sáng: Theo Dwane R.Zimmeman Edepurkhiser (1992) [5] mùa vụ và thời kỳ chiếu sáng là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt tới tuổi động dục. Mùa hè lợn nái hậu bị thành thục chậm hơn so với mùa thu - đông, điều đó có thể do ảnh hưởng của nhiệt độ trong chuồng nuôi gắn liền với mức tăng trọng thấp trong các tháng nóng bức. Những con được chăn thả tự do thì xuất hiện thành thục sớm hơn những con nuôi nhốt trong chuồng 14 ngày (mùa xuân) và 17 ngày (mùa thu). Mùa đông, thời gian chiếu sáng trong ngày thấp hơn so với các mùa khác trong năm, bóng tối còn làm chậm tuổi thành thục về tính so với những biến động ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo 12 giờ mỗi ngày. - Tuổi thành thục về tính của gia súc: Tuổi thành thục về tính thường sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc, nghĩa là sau khi con vật đã thành thục về tính thì vẫn tiếp tục sinh trưởng lớn lên. Đây là đặc điểm cần chú ý trong chăn nuôi. Theo Phạm Hữu Doanh (2003) [3], không nên cho phối giống ở lần động dục đầu tiên vì ở thời kỳ này cơ thể lợn chưa phát triển đầy đủ, chưa tích tụ được chất dinh dưỡng nuôi thai, trứng chưa chín một cách hoàn chỉnh. Để đạt được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con cái lâu bền cần bỏ qua 1 - 2 chu kỳ động dục lần đầu rồi mới cho phối giống. - Sự thành thục về thể vóc:
  • 17. 11 Theo Nguyễn Đức Hùng và cs (2003) [8], tuổi thành thục về thể vóc là tuổi có sự phát triển về ngoại hình và thể chất đạt mức độ hoàn chỉnh, tầm vóc ổn định. Tuổi thành thục về thể vóc thường chậm hơn so với tuổi thành thục về tính. Thành thục về tính được đánh dấu bằng hiện tượng động dục lần đầu tiên. Lúc này sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể vẫn còn tiếp tục, trong giai đoạn lợn thành thục về tính mà ta cho giao phối ngay sẽ không tốt, vì lợn mẹ có thể thụ thai nhưng cơ thể mẹ chưa đảm bảo cho bào thai phát triển tốt, nên chất lượng đời con kém, đồng thời cơ quan sinh dục, đặc biệt là xương chậu vẫn còn hẹp dễ gây hiện tượng khó đẻ. Điều này ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái sau này. Do đó không nên cho phối giống quá sớm. Đối với lợn cái nội khi được 7 - 8 tháng tuổi khối lượng đạt 40 - 50 kg nên cho phối, đối với lợn ngoại khi được 8 - 9 tháng tuổi, khối lượng đạt 100 - 110kg mới nên cho phối. 2.2.1.2. Chu kỳ động dục Chu kỳ động dục là một quá trình sinh lý phức tạp sau khi toàn bộ cơ thể đã phát triển hoàn hảo, cơ quan sinh dục không có bào thai và không có hiện tượng bệnh lý thì bên trong buồng trứng có quá trình phát triển của noãn bao, noãn bao thành thục, trứng chín và thải trứng. Song song với quá trình thải trứng thì toàn bộ cơ thể nói chung đặc biệt là cơ quan sinh dục có hàng loạt các biến đổi về hình thái cấu tạo và chức năng sinh lý. Tất cả các biến đổi đó được lặp đi, lặp lại có tính chất chu kỳ nên gọi là chu kỳ tính. Theo Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993) [22], chu kỳ tính của lợn nái thường diễn ra trong phạm vi 19 - 21 ngày. Thời gian động dục thường kéo dài khoảng 3 - 4 ngày (lợn nội) hoặc 4 - 5 ngày (lợn lai, lợn ngoại), và được chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn trước khi chịu đực (bắt đầu), giai đoạn chịu đực (phối giống), giai đoạn sau chịu đực (kết thúc). + Giai đoạn trước khi chịu đực: Lợn nái kêu rít, âm hộ xung huyết,
  • 18. 12 chưa cho phối và lợn chưa chịu đực. Thời gian rụng trứng khi có hiện tượng trên đối với lợn ngoại và lợn nái lai là 35 - 40h, với lợn nội là 25 - 30h. + Giai đoạn chịu đực: Lợn kém ăn, mê ì, lợn đứng yên khi ấn tay lên lưng gần mông, âm hộ giảm độ sưng, nước nhờn chảy ra, dính, đục, đứng yên khi có đực đến gần và cho đực nhảy. Giai đoạn này kéo dài 2 ngày, nếu được phối giống lợn sẽ thụ thai, lợn nội có thời gian ngắn hơn 28 - 30h. + Giai đoạn sau chịu đực: Lợn trở lại bình thường, âm hộ giảm độ nở, đuôi cụp và không chịu đực. - Thời điểm phối giống thích hợp Theo Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993) [22], trứng rụng tồn tại trong tử cung 2 - 3h và tinh trùng sống trong âm đạo lợn cái 30 - 48h. Thời điểm phối giống thích hợp nhất đối với lợn nái ngoại và lợn nái lai cho phối vào chiều ngày thứ 3 và sáng ngày thứ 4, tính từ lúc bắt đầu động dục. Đối với lợn nái nội hơn một ngày vào cuối ngày thứ 2 và sáng ngày thứ 3 do thời gian động dục ở lợn nái nội ngắn hơn. Thời điểm phối giống có ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu thai và sai con. Phối sớm hoặc phối chậm đều đạt kết quả kém nên cho nhảy kép hoặc thụ tinh nhân tạo kép vào thời điểm tối ưu. 2.2.2. Những hiểu biết về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ và lợn nái nuôi con 2.2.2.1.Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái đẻ Mục đích chăn nuôi lợn nái đẻ và đảm bảo cho lợn đẻ an toàn, lợn con có tỷ lệ sống cao, lợn mẹ có sức khỏe tốt, đủ khả năng tiết sữa nuôi con. Chính vì vậy quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe lợn mẹ và lợn con. - Quy trình nuôi dưỡng Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [20], thức ăn dùng cho lợn nái đẻ phải là những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa. Không cho lợn
  • 19. 13 nái ăn thức ăn có hệ số choán cao gây chèn ép thai sinh ra đẻ non, đẻ khó, hoặc ép thai chết ngạt. Một tuần trước khi lợn đẻ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe cụ thể của lợn nái để có kế hoạch giảm dần lượng thức ăn. Đối với những lợn nái có sức khỏe tốt thì một tuần trước khi đẻ giảm 1/3 lượng thức ăn, đẻ trước 2 - 3 ngày giảm 1/2 lượng thức ăn. Đối với những lợn nái có sức khỏe yếu thì không giảm lượng thức ăn mà giảm dung tích của thức ăn bằng cách tăng cường cho ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa. Những ngày lợn đẻ phải căn cứ vào thể trạng của lợn nái, sự phát dục của bầu vú mà quyết định chế độ dinh dưỡng cho hợp lý. Ngày lợn nái cắn ổ đẻ, cho lợn nái ăn ít thức ăn tinh (0,5kg) hoặc không cho thức ăn tinh nhưng uống nước tự do. Ngày lợn nái đẻ có thể không cho lợn nái ăn mà chỉ có uống nước ấm có pha muối hoặc ăn cháo loãng. Sau khi đẻ 2 - 3 ngày không cho lợn nái ăn nhiều một cách đột ngột mà tăng từ từ đến ngày thứ 4 - 5 thì cho ăn đủ tiêu chuẩn. Thức ăn cần chế biến tốt, dung tích nhỏ, có mùi vị thơm ngon để kích thích tính thèm ăn cho lợn nái. - Quy trình chăm sóc: Việc chăm sóc lợn nái mẹ có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sức khỏe của cả lợn mẹ và lợn con. Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [20], cần phải theo dõi thường xuyên sức khỏe lợn mẹ, quan sát bầu vú, thân nhiệt lợn mẹ liên tục trong 3 ngày đầu sau khi đẻ để phát hiện các trường hợp bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời. Trước khi lợn đẻ 10 - 15 ngày cần chuẩn bị đầy đủ chuồng đẻ. Tẩy rửa vệ sinh, khử trùng toàn bộ ô chuồng, nền chuồng, sàn chuồng dùng cho lợn con và lợn mẹ. Yêu cầu chuồng phải khô ráo, ấm áp, sạch sẽ, có đầy đủ ánh sáng. Sau khi vệ sinh tiêu độc nên để trống chuồng từ 3 - 5 ngày trước khi lợn nái vào đẻ. Trước khi đẻ 1 tuần, cần vệ sinh lợn nái sạch sẽ, lợn nái được lau rửa sạch sẽ đất hoặc phân bám dính trên người, dùng khăn thấm nước xà phòng lau sạch bầu vú và âm
  • 20. 14 hộ. Làm như vậy tránh được nguy cơ lợn con mới sinh bị nhiễm khuẩn do tiếp xúc trực tiếp với lợn mẹ có vi khuẩn gây bệnh. Sau khi vệ sinh sạch sẽ cho lợn nái, chúng ta chuyển nhẹ nhàng từ chuồng chửa sang chuồng đẻ để lợn quen dần với chuồng mới. Trong quá trình chăm sóc lợn nái đẻ, công việc cần thiết và rất quan trọng đó là việc chuẩn bị ô úm lợn cho lợn con ô úm rất quan trọng đối với lợn con, nó có tác dụng phòng ngừa lợn mẹ đè chết lợn con, đặc biệt những ngày đầu mới sinh lợn con còn yếu ớt, mà lợn mẹ mới đẻ xong sức khỏe còn rất yếu chưa hồi phục. Ô úm tạo điều kiện để khống chế nhiệt độ thích hợp cho lợn con, đặc biệt là lợn con đẻ vào những tháng mùa đông. Ngoài ra, ô úm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập ăn sớm cho lợn con (để máng ăn vào ô úm cho lợn con lúc 7 - 10 ngày tuổi) mà không bị lợn mẹ húc đẩy và ăn thức ăn của lợn con. Vào ngày dự kiến đẻ của lợn nái, cần chuẩn bị xong ô úm cho lợn con. Kích thước ô úm: 1,2m x 1,5m. Ô úm được cọ rửa sạch, phun khử trùng và để trống từ 3 - 5 ngày trước khi đón lợn con sơ sinh. 2.2.2.2. Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con - Quá trình nuôi dưỡng Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [20], thức ăn cho lợn nái nuôi con phải là những thức ăn có ảnh hưởng tốt đến sản lượng và chất lượng sữa. Đó là các loại thức ăn xanh non như các loại rau xanh, các loại củ quả như bí đỏ, cà rốt, đu đủ. Thức ăn tinh tốt như gạo tấm, cám gạo, bột mỳ, các loại thức ăn bổ sung đạm động, đạm thực vật, các loại khoáng, vitamin... Không cho lợn nái nuôi con ăn các loại thức ăn thối mốc, biến chất, hư hỏng. Thức ăn hỗn hợp cho lợn nái nuôi con dùng trong chăn nuôi công nghiệp phải đảm bảo đủ protein, năng lượng và các thành phần vitamin, khoáng theo đúng tiêu chuẩn quy định như năng lượng trao đổi 3100kcal, protein 15%, Ca từ 0,9 - 1,0%, phospho 0,7%.
  • 21. 15 Lượng thức ăn cho lợn nái nuôi con cũng đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng trưc tiếp đến sinh trưởng và khả năng điều tiết sữa của lợn mẹ, chính vì vậy ta cần phải có một khẩu phần ăn hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng cho lợn mẹ. Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [20], trong quá trình nuôi con, lợn nái được cho ăn như sau: - Đối với lợn nái ngoại: + Ngày cắn ổ đẻ: cho lợn nái ăn ít thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (0,5kg) hoặc không cho ăn, nhưng cho uống nước tự do. + Sau ngày đẻ thứ 1, 2 và 3 cho ăn thức ăn hỗn hợp với lượng thức ăn từ 1- 2 - 3kg tương ứng. + Ngày nuôi con thứ 4 đến ngày thứ 7: cho ăn 4kg thức ăn hỗn hợp/nái/ngày. + Từ ngày thứ 8 đến cai sữa cho ăn theo công thức: Lượng thức ăn/nái/ngày = 2kg + (số con x 0,35kg/con). + Số bữa ăn trên ngày: 2 (sáng và chiều). + Nếu lợn mẹ gầy thì cho ăn thêm 0,5kg, lợn mẹ béo thì giảm 0,5kg thức ăn/ngày. + Ngoài ra cho lợn nái ăn từ 1 - 2kg rau xanh/ ngày sau bữa ăn tinh (nếu có rau xanh). + Một ngày trước ngày cai sữa lượng thức ăn của lợn mẹ giảm đi 20 - 30%. + Ngày cai sữa cho lợn mẹ nhịn ăn, hạn chế uống nước. - Quy trình chăm sóc Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [20], vận động tắm nắng là điều kiện tốt giúp cho lợn nái nhanh phục hồi sức khỏe và nâng cao sản lượng sữa của lợn mẹ. Do vậy sau khi lợn đẻ được từ 3 - 7 ngày, trong điều kiện chăn nuôi có sân vận động, nếu thời tiết tốt thì có thể cho lợn nái vận động, thời gian vận động lúc đầu là 30 phút/ngày, sau tăng dần số giờ vận động lên.
  • 22. 16 Trong chăn nuôi công nghiệp, hầu hết lợn nái nuôi con đều bị nhốt trong các cũi đẻ, không được vận động, vì vậy cần phải chú ý đến thành phần dinh dưỡng của thức ăn, đặc biệt các chất khoáng và vitamin. Ngoài ra yêu cầu đối với chuồng trại của lợn nái nuôi con là phải đảm bảo luôn khô ráo, sạch sẽ, không ẩm ướt, vì vậy hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ. Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [20], chuồng lợn nái nuôi con phải có ô úm lợn con và ngăn tập ăn sớm cho lợn con. Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp là 18 – 20o C, độ ẩm 70 - 75%. 2.2.2.3. Quy trình phối giống cho lợn nái và lấy tinh lợn đực  Quy trình phối giống cho lợn nái - Xác định thời điểm phối giống cho lợn nái: Để đảm bảo cho kết quả phối giống được tốt, người chăn nuôi cần kiểm tra chính xác thời điểm chịu đực của lợn nái, tốt nhất nên kiểm tra ngày hai lần sáng sớm và chiều tối. Nếu lợn nái mà lên giống trước 5 ngày thì nên phối giống chậm sau 12 giờ. Nếu lợn nái cai sữa phối giống chậm 5 ngày, khi kiểm tra thấy lên giống thì phối ngay, sau đó phối chậm lại 12 giờ. Nếu lợn nái hậu bị hay lợn phối giống không thành công, khi kiểm tra thấy chịu đực thì cho phối giống ngay. - Kỹ thuật phối giống: Dùng que phối giống một lần đã được hấp tiệt trùng, cho chất bôi trơn vào phía đầu que rồi đưa vào từ từ chếch góc 450 và hướng lên trên. Xoáy nhẹ theo chiều ngược kim đồng hồ, khi ta có cảm giác qua cổ tử cung thì có thể bơm tinh. Có thể ngồi cả lên lưng lợn nái và mặt quay về phía sau. Lợn nái khi chịu đực sẽ tự hút tinh, tuy nhiên khi ta đặt liều tinh quá cao tinh sẽ vào nhanh nhưng dễ bị trào ra ngoài.
  • 23. 17 - Thời gian phối giống cho lợn nái: Thời gian phối giống thao tác tốt nhất trong vòng 10 - 15 phút. Nên phối giống cho lợn nái vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát, thời gian cách nhau 12 giờ. - Khai thác tinh lợn đực, pha tinh Lấy tinh là biện pháp tạo ra kích thích khiến lợn đực bắn tinh giúp ta thu được tinh dịch. Khi lấy tinh không được gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe lợn đực, lượng tinh lấy ra phải sạch, mật độ tinh trùng phải cao, hoạt lực tốt, không gây sốc với tinh trùng. Trước khi lấy tinh phải pha môi trường (nước cất pha với môi trường dạng bộ) và nâng môi trường ở nhiệt độ 37o C trong vòng 30 phút. 1. Các bước lấy tinh - Đưa lợn đực giống vào nơi lấy tinh - Đeo găng tay cao su mềm vô trùng - Khi đực giống nhảy và ôm giá nhảy, người lấy tinh nhẹ nhàng nắm lấy bao dương vật và mát xa để dương vật thò ra - Khi dương vật thò ra, nắm lấy đầu xoắn dương vật kéo lệch ra khỏi giá nhảy - Kích thích lợn đực xuất tinh - Hứng lấy toàn bộ tinh dịch (bỏ chất phân tiết ban đầu và keo phèn) - Đậy cốc hứng tinh, ghi số liệu đực giống - Rửa sạch giá nhảy, phòng lấy tinh và các dụng cụ khác - Vệ sinh cá nhân và thay quần áo 2. Hiểu rõ các bước trong quá trình xuất tinh. - Giai đoạn đầu tiên: lúc này mật độ tinh trùng rất thấp nên không hứng lấy. - Phần tinh dịch trong: lấy một phần.
  • 24. 18 - Phần đậm đặc (giống như sữa): cố gắng hứng lấy thật nhiều. - Phần tinh dịch trong: hứng lấy một phần. - Phần cuối cùng: không hứng lấy. Mục tiêu khi lấy tinh là phải lấy phần tinh dịch đậm đặc. Tuy nhiên trên thực tế rất khó phân biệt giai đoạn tinh đậm đặc và giai đoạn tinh dịch trong. Vì vậy trường hợp này người ta thường lấy luôn hai phần trên, và làm cho cảm giác có lượng tinh dịch nhiều hơn. Giai đoạn đầu và cuối thường cho ra các chất dạng gel nhỏ bằng hạt gạo, vì vậy ta nên để các miếng lọc trên cốc đựng tinh nhằm loại bỏ các chất này. 3. Trong quá trình lấy tinh, nắm phần đầu dương vật hướng xuống phía dưới. Thao tác cẩn thận không để phần dịch của bao quy đầu ảnh hưởng tới tinh dịch và tinh trùng. Để tránh được vấn đề này cần nắm phần đầu dương vật xuống phía dưới trong quá trình lấy tinh. Trước khi lấy tinh phải vệ sinh sạch phần bao quy đầu. Nếu ta không thực hiện các bước này thì tinh dịch thường có màu vàng, kết quả là tỷ lệ sống của tinh trùng bị giảm nhiều. 4. Thời gian lấy tinh khoảng từ 3 - 5 phút là vừa đủ. Nếu trước khi lợn đực bắn hết tinh mà bỏ tay ra khỏi dương vật là không được, không nên bỏ tay ra khỏi dương vật sau khi phần tinh đậm đặc được bắn ra. Mỗi lần lấy tinh cố gắng cho lợn xuất tinh được 3 lần. Để lấy được phần tinh dịch tốt nhất ta phải tuân thủ khoảng cách mỗi lần lấy tinh ít nhất 3 - 4 ngày và cho ăn đầy đủ chất để cân bằng hormon. 5. Mỗi lần sau khi lấy tinh xong tiêm ADE (8ml) cho lợn đực để trợ sức trợ lực cho lợn và cần vệ sinh chỗ lấy tinh và giá nhảy. Khu vực lấy tinh và giá nhảy nếu sử dụng cho nhiều con thì cần vệ sinh sạch sẽ duy trì trạng thái vô trùng, vệ sinh nước khu vực sàn. Phần gel tinh xuất sau cùng nếu để khô sẽ
  • 25. 19 rất khó vệ sinh. Lượng tinh dịch lợn xuất bình quân khoảng 250ml so với các loại gia súc khác lớn hơn rất nhiều. Thành phần tinh dịch đa số là chất đạm, nên trong khẩu phần ăn phải cung cấp nhiều chất đạm. Mật độ khai thác ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tinh trùng, mật độ khai thác thích hợp là 4 ngày/lần. - Khi lấy tinh cần lưu ý một số điều sau: + Khi di chuyển lợn đực và lúc lợn lên giá tránh gây kích động, chú ý các biện pháp an toàn lao động. + Các dụng cụ dùng khi lấy tinh cần tiêu độc, tránh bụi rơi vào. + Vệ sinh sạch sẽ khu vực bao quy đầu, cạo lông khu vực này. + Chú ý không gây thương tích cho dương vật lợn. + Trường hợp sử dụng âm đạo giả chỉ sử dụng một lần. + Duy trì nhiệt độ và độ sáng thích hợp cho khu vực lấy tinh. Mỗi lần lấy tinh cần lấy đến khi lợn xuất tinh hoàn toàn. - Pha tinh Các dụng cụ pha tinh cần được khử bằng nhiệt độ thường là hấp hơi trong 15 phút ở nhiệt độ cao. Khi pha tinh cần đảm bảo nhiệt độ môi trường và nhiệt độ tinh (37o C) không chênh lệch nhau quá 1o C Pha tinh với môi trường theo một tỷ lệ nhất định thường là 1:4 (1 tinh 4 môi trường) Khi đổ môi trường với tinh và cho tinh vào túi đựng tinh cần rót nhẹ nhàng tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh Đối với phần tinh mà không dùng hết trong ngày thì cần được đưa vào tủ bảo quản tinh để tránh tinh chết không sử dụng được Chuẩn bị lợn nái trước khi cho phối giống: Khi đã xác định được thời điểm chịu đực của lợn nái trước khi phối
  • 26. 20 giống, chúng ta cần làm công tác vệ sinh: rửa sạch cơ quan sinh dục và vùng xung quanh, dùng nước sạch rửa sạch cơ quan sinh dục trong và dùng bông lau khô. Đưa nái vào ô cạnh lợn đực (kẹp đực) để công tác phối giống được thuận lợi. 2.2.3. Những hiểu biết về phòng, trị bệnh cho vật nuôi 2.2.3.1. Phòng bệnh Với phương châm ‘‘Phòng bệnh hơn chữa bệnh’’‚ nên khâu phòng bệnh được đặt lên hàng đầu, nếu phòng bệnh tốt thì có thể hạn chế hoặc ngăn chặn được bệnh xảy ra. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp được đưa lên hàng đầu, xoay quanh các yếu tố môi trường, mầm bệnh, vật chủ. Do vậy, việc phòng và trị bệnh phải được thực hiện cùng nhau để hạn chế tối đa dịch bệnh. - Phòng bệnh bằng vệ sinh và chăm sóc nuôi dưỡng tốt: Theo Nguyễn Ngọc Phụng [19] bệnh xuất hiện trong một đàn lợn thường do nguyên nhân phức tạp, có thể là bệnh truyền nhiễm hoặc không truyền nhiễm hoặc có sự kết hợp cả hai. Có rất nhiều biện pháp đã được đưa ra áp dụng nhằm kiểm soát các khả năng xảy ra bệnh tật trên đàn lợn. Phần lớn các biện pháp này đều nhằm làm giảm khả năng lan truyền các tác nhân gây bệnh và nâng cao sức đề kháng của đàn lợn. Theo Lê Văn Tạo và cs (1993)[ 24] vi khuẩn E.coli gây bệnh ở lợn là vi khuẩn tồn tại trong môi trường, đường tiêu hoá của vật chủ. Khi môi trường quá ô nhiễm do vê ̣sinh chuồng trại kém, nước uống thức ăn bi ̣nhiễm vi khuẩn, điều kiện ngoại cảnh thay đổi, lợn giảm sức đề kháng dễ bi ̣cảm nhiễm E.coli, bệnh sẽ nổ ra vì vậy mà khâu vê ̣sinh, chăm sóc có một ý nghĩa to lớn trong phòng bệnh. Trong chăn nuôi việc đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật là điều rất cần thiết, chăm sóc nuôi dưỡng tốt sẽ tạo ra những gia súc khoẻ mạnh, có khả năng chống đỡ bệnh tật tốt và ngược lại. Ô chuồng lợn nái phải
  • 27. 21 được vê ̣sinh tiêu độc trước khi vào đẻ. Nhiệt đô ̣trong chuồng phải đảm bảo 27 - 30°C đối với lợn sơ sinh và 28 - 30°C với lợn cai sữa. Chuồng phải luôn khô ráo, không thấm ướt. Việc giữ gìn chuồng trại sạch sẽ kín, ấm áp vào mùa đông và đầu xuân. Nên dùng các thiết bị sưởi điện hoặc đèn hồng ngoại trong những ngày thời tiết lạnh ẩm để đề phòng bệnh lợn con phân trắng mang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi. Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [20] từ 3 - 5 ngày trước dự kiến đẻ, ô chuồng lợn nái đã được cọ rửa sạch, phun khử trùng bằng hóa chất như Crezin 5% hoặc bằng loại hóa chất khác nhằm tiêu độc khử trùng chuồng lợn nái trước khi đẻ. - Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh. Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi bằng phương pháp: Rửa sạch, xả vôi để khô sau đó phun sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng và trống chuồng ít nhất 7 ngày với vật nuôi thương phẩm, 10 ngày đối với vật nuôi sinh sản. Với những chuồng nuôi có vật nuôi bị bệnh truyền nhiễm, cần phải vệ sinh tổng thể và triệt để: Sau khi đưa hết vật nuôi ra khỏi chuồng, xử lý theo hướng dẫn của thú y, cần phun sát trùng kỹ (pha dung dịch sát trùng và phun theo hướng dẫn khi chống dịch) toàn bộ chuồng nuôi từ mái, các dụng cụ và môi trường xung quanh, để khô và dọn, rửa. Các chất thải rắn trong chăn nuôi cần thu gom để đốt hoặc ủ sinh học, chất thải lỏng, nước rửa chuồng cần thu gom để xử lý, không thải trực tiếp ra ngoài môi trường. Cần phun sát trùng 1 - 2 lần/tuần trong suốt thời gian trống chuồng, ít nhất trong 10 ngày. Các thiết bị, dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô, sát trùng và đưa vào kho bảo quản. Vệ sinh và phun sát trùng xung quanh chuồng nuôi. - Phòng bệnh bằng vắc xin:
  • 28. 22 Phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất. Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012) [7] vắc xin là một chế phẩm sinh học mà trong đó chứa chính mầm bệnh cần phòng cho một bệnh truyền nhiễm nào đó (mầm bệnh này có thể là vi khuẩn, virus, độc tố hay vật liệu di truyền như ARN, ADN…) đã được làm giảm độc lực hay vô độc bằng các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hay phương pháp sinh học phân tử (vắc xin thế hệ mới, vắc xin công nghệ gen). Lúc đó chúng không còn khả năng gây bệnh cho đối tượng sử dụng, nhưng khi đưa vào cơ thể động vật nó sẽ gây ra đáp ứng miễm dịch làm cho động vật có miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm gây bệnh của mầm bệnh tương ứng. Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh ngay mà phải sau 7 - 21 ngày (tuỳ theo từng loại vắc xin) mới có miễn dịch. 2.2.3.2. Điều trị bệnh Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012) [7] nguyên tắc để điều trị bệnh là: + Toàn diện: Phải phối hợp nhiều biện pháp như hộ lý, dinh dưỡng, dùng thuốc. + Điều trị sớm trên cơ sở chẩn đoán đúng bệnh để dễ lành bệnh và hạn chế lây lan. + Diệt căn bệnh là chủ yếu kết hợp chữa triệu chứng. + Tiêu diệt mầm bệnh phải đi đôi với tăng cường sức đề kháng của cơ thể, làm cho cơ thể tự nó chống lại mầm bệnh thì bệnh mới chóng khỏi, ít bị tái phát và biến chứng, miễn dịch mới lâu bền. + Phải có quan điểm khi chữa bệnh, chỉ nên chữa những gia súc có thể chữa lành mà không giảm sức kéo và sản phẩm. Nếu chữa kéo dài, tốn kém vượt quá giá trị gia súc thì không nên chữa.
  • 29. 23 + Những bệnh rất nguy hiểm cho người mà không có thuốc chữa thì không nên chữa. Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012) [7] các biện pháp chữa bệnh truyền nhiễm là: + Hộ lý: Cho gia súc ốm nghỉ ngơi, nhốt riêng ở chuồng có điều kiện vệ sinh tốt (thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh). Theo dõi thân nhiệt, nhịp tim, hô hấp, phân, nước tiểu. Phát hiện sớm những biến chuyển của bệnh để kịp thời đối phó. Cho gia súc ăn uống thức ăn tốt và thích hợp với tính chất của bệnh. + Dùng kháng huyết thanh: Chủ yếu dùng chữa bệnh đặc hiệu vì vậy thường được dùng trong ổ dịch, chữa cho gia súc đã mắc bệnh. Chữa bệnh bằng kháng huyết thanh là đưa vào cơ thể những kháng thể chuẩn bị sẵn, có tác dụng trung hòa mầm bệnh hoặc độc tố của chúng (huyết thanh kháng độc tố). + Dùng hóa dược: Phần lớn hóa dược được dùng để chữa triệu chứng, một số hóa dược dùng chữa nguyên nhân vì có tác dụng đặc hiệu đến mầm bệnh. Dùng hóa dược chữa bệnh phải tác động mạnh và sớm, vì nhiều loài vi khuẩn có thể thích ứng với liều lượng nhỏ. Chúng có thể chống lại thuốc và tính chất quen thuộc được truyền cho những thế hệ sau. Khi cần, có thể phối hợp nhiều loại hóa dược để tăng hiệu quả điều trị, vì nếu một loại thuốc chưa có tác dụng đến mầm bệnh thì có loại thuốc khác tác dụng tốt hơn. + Dùng kháng sinh: Kháng sinh là những thuốc đặc hiệu có tác dụng ngăn cản sự sinh sản của vi khuẩn hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên sử dụng kháng sinh có thể gây nhiều tai biến do thuốc có tính độc, do phản ứng dị ứng, do một lúc tiêu diệt nhiều vi khuẩn làm giải phóng một lượng lớn độc tố, làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể. Việc dùng kháng sinh bừa bãi còn gây nên hiện tượng kháng thuốc, làm giảm thấp tác dụng chữa bệnh của kháng sinh. Vì vậy, khi dùng thuốc cần theo những nguyên tắc sau đây: - Phải chẩn đoán đúng bệnh để dùng đúng thuốc, dùng sai thuốc sẽ
  • 30. 24 chữa không khỏi bệnh mà làm cho việc chẩn đoán bệnh về sau gặp khó khăn. - Chọn loại kháng sinh có tác dụng tốt nhất đối với mầm bệnh đã xác định. Dùng liều cao ngay từ đầu, những lần sau có thể giảm liều lượng. - Không nên vội vàng thay đổi kháng sinh mà phải chờ một thời gian để phát huy tác dụng của kháng sinh. - Phải dùng phối hợp nhiều loại kháng sinh để làm giảm liều lượng và độc tính của từng loại, làm diện tác động đến vi khuẩn rộng hơn, tăng tác dụng điều trị và hạn chế hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc. - Phải tăng cường sức đề kháng của cơ thể gia súc như nuôi dưỡng tốt, dùng thêm các vitamin, tiêm nước sinh lý để trợ sức trợ lực cho vật nuôi… 2.2.4. Những hiểu biết về những bệnh gặp tại cơ sở 2.2.4.1. Bệnh viêm tử cung Bệnh viêm tử cung xảy ra trên các giống nội ngoại khác nhau. Lợn nái đẻ ít lứa, nhiều lứa hay đang nuôi con đều có thể mắc bệnh, song tỷ lệ mắc bệnh phụ thuộc vào yếu tố vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng, các khu động thực vật ở mỗi vùng khác nhau. Khi gia súc sinh, đẻ nhất là trong trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ, niêm mạc tử cung bị xây xát, bị tổn thương, vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm. Mặt khác, một số bệnh truyền nhiễm như sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, bệnh lao... thường gây ra viêm tử cung (Đỗ Quốc Tuấn, 2005) [23]. - Hậu quả: Theo Lê Văn Năm (1999) [16] viêm tử cung là một trong những yếu tố gây vô sinh và rối loạn chức năng của cơ quan sinh dục vì quá trình viêm ở trong dạ con cản trở sự di chuyển của tinh trùng tạo ra độc tố có hại cho tinh trùng như: Spermilosin (độc tố làm tiêu tinh trùng), các loại độc tố làm tiêu tinh trùng, các dạng đại thực bào tích cực gây bất lợi cho tinh trùng. Ngoài ra, nếu có thụ thai được thì phôi ở trong môi trường bất lợi như thế cũng sẽ bị chết non. Quá trình viêm sinh ra trong quá trình có chửa là do
  • 31. 25 biến đổi bệnh lý trong cấu trúc của niêm mạc (teo niêm mạc, sẹo niêm mạc, thoái hóa niêm mạc...) dẫn đến phá vỡ hàng rào bảo vệ giữa bào thai và dạ con nên qua các chỗ tổn thương vi khuẩn cũng như các độc tố mà chúng tiết ra làm cho bào thai phát triển không bình thường. - Nguyên nhân Bệnh viêm tử cung ở lợn thường xảy ra sau khi đẻ, có thể xảy ra ở lợn nái sau khi phối giống, rất ít khi xảy ra ở những lợn nái hậu bị. Bệnh do những nguyên nhân chính sau: Trong quá trình chửa, lợn nái chửa ăn nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động hoặc nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như: Leptospirosis (lợn nghệ), Brucellosis (sảy thai truyền nhiễm và một số bệnh nhiễm khuẩn khác... Làm cho cơ thể lợn nái yếu dẫn đến việc khó đẻ, hay sảy thai, thai chết lưu gây viêm tử cung. Trong quá trình đẻ, điều kiện vệ sinh kém, sự can thiệp của người đỡ đẻ không đúng kỹ thuật thú y, nhau thai bị sót là nguyên nhân dẫn đến viêm dạ con (Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ, 2004) [14]. Có thể việc dùng tay móc thai khi lợn đang đẻ có thể rút ngắn thời gian xổ thai của lợn mẹ là nguyên nhân chính gây ra viêm tử cung ở đàn nái nuôi theo mô hình trang trại hiện nay. - Triệu chứng Sản dịch của lợn nái bình thường kéo dài trong vòng 4 - 5 ngày cá biệt tới 6 - 7 ngày, sản dịch có màu sắc hơi đỏ do lẫn máu, sau chuyển dần sang vàng hay trắng và trong, không có màu đen và mùi hôi thối. Trong trường hợp có viêm thì sản sinh dịch có thể có màu đen hôi thối, mùi tanh rất khó chịu (Nguyễn Thanh Sơn,Nguyễn Quế Côi (2006) [21]. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [12] bệnh viêm tử cung ở lợn nái được chia làm hai thể:
  • 32. 26 + Thể cấp tính: Con vật sốt 41- 42°C trong vài ngày đầu, âm môn sưng tấy đỏ, dịch chảy ra từ âm đạo có màu trắng đục đôi khi có màu máu lờ đờ. + Thể mãn tính: Không sốt, âm môn không sưng tấy đỏ nhưng vẫn có dịch nhầy màu trắng đục tiết ra từ âm đạo, dịch nhầy thường không tiết ra liên tục mà theo từng đợt kéo dài vài ngày đến một tuần. Lợn thường thụ tinh không có kết quả hoặc khi thụ thai sẽ bị tiêu thai vì quá trình viêm nhiễm niêm mạc âm đạo lan sang thai làm chết thai. Nguyễn Xuân Bình (1996) [1] cho biết: Sau khi đẻ 1 - 10 ngày nái ăn ít sốt cao 40 - 41°C thường sốt ở buổi chiều 15 - 17 giờ, ở âm hộ chảy nước đục trắng mùi hôi tanh, (sốt theo quy luật lên xuống) sáng sốt nhẹ 39 - 39,5°C, chiều sốt cao 40 - 41°C. - Các thể viêm tử cung: + Viêm nội mạc tử cung: Đó là quá trình viêm xảy ra ở trong lớp niêm mạc tử cung. Đây là thể viêm nhẹ nhất trong các thể viêm tử cung. + Viêm cơ tử cung: Đó là quá trình viêm xảy ra ở lớp cơ tử cung, có nghĩa là quá trình viêm đã xuyên qua lớp niêm mạc của tử cung đi vào phá hủy tầng giữa. Đây là thể viêm tương đối nặng. + Viêm tương mạc tử cung: Là quá trình viêm xảy ra ở lớp ngoài cùng, là thể viêm nặng nhất (Nguyễn Văn Thanh và cs, 2004) [25]. - Chẩn đoán: Dựa vào những triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh, ngoài ra ta thấy lợn nái có những biểu hiện mất sữa, âm đạo có những dịch tiết không bình thường, âm đạo sẽ thấy những miếng nhau thai sót hoặc thai chết lưu ở tử cung mùi hôi đặc biệt (Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ, 2004) [14]. Theo Nguyễn Hữu Ninh (1986) [15] khi kiểm tra qua trực tràng có thể cảm nhận thấy một hoặc hai sừng tử cung sưng to, thành tử cung dày, khi sờ vào phản ứng co lại của sừng tử cung yếu. Nếu trong tử cung có tích nước
  • 33. 27 thẩm xuất thì sờ vào thấy có vỗ sóng. - Điều trị: Để điều trị tốt bệnh viêm tử cung cần phải theo dõi, phát hiện kịp thời và chẩn đoán chính xác. Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (1995) [11] đã điều trị bệnh viêm tử cung theo phác đồ điều trị như sau: - Tiêm thuốc điều trị: Penicillin bột/lọ: dùng 200.000 UI/kg TT dùng liên tục 3 - 4 ngày (lợn bệnh cấp tính), 6 - 8 ngày (lợn bệnh mãn tính). Kanamycin (streptomycin) bột/lọ: 15 - 20 mg/kg TT dùng phối hợp với penicillin theo thời gian trên. - Dùng các loại thuốc nâng cao thể trạng: vitamin B1, vitamin C, cafein. - Hộ lý: Giữ sạch sẽ chuồng trại và bãi chăn thả trong quá trình điều trị. Dùng PGF2α hoặc các dẫn xuất của nó tiêm dưới da 2 ml (25 mg/tiêm một lần), lugol 200 ml (neomycin 12 mg/kg TT) thụt tử cung, ampicillin 3-5g tiêm bắp hoặc tĩnh mạch tai, ngày một lần. Liệu trình điều trị 3 - 5 ngày nhất (Nguyễn Văn Thanh và cs, 2004) [25]. Theo Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004) [14] dùng oxytocin 20 - 40 UI/nái/ngày để dạ con co bóp, tống thai, các chất ứ bẩn, dịch viêm ra ngoài. Thụt rửa âm đạo, tử cung bằng han-Iodine 5%. Dùng kháng sinh liên tục trong 3 - 5 ngày: Gennofcoli: 1-1,5 ml/10 kg TT Gentamycin 4%: 1 ml/6 kg TT Lincomycin 10%: 1 ml/10 kg TT Dùng thuốc bổ, trợ lực kết hợp với các kháng sinh: vitamin A.D.E, multivit-forte, bcomplex...
  • 34. 28 2.2.4.2. Bệnh viêm vú Viêm vú là quá trình viêm xảy ra trong mô của vú. Bệnh có thể xảy ra ở trong một hoặc nhiều vú ở dạng viêm tiết dịch cata và viêm mủ. - Nguyên nhân: Các bệnh viêm vú ở lợn nái thường phát sinh nhiều nhất khi không tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh trong việc nuôi lợn chửa và cho con bú. Đặc biệt là mùa hè thường có những điều kiện thuận lợi để tích lũy các vi khuẩn gây bệnh trong cơ sở chăn nuôi. Theo White (2013) [33] nguyên nhân chủ yếu gây viêm vú cấp tính do các loại vi khuẩn: E. coli, Klebsiella, đôi khi Pseudomonas nhiễm qua núm vú từ phân và nền chuồng. Vì vậy, việc vệ sinh chuồng trại và núm vú đóng vai trò quan trọng trong phòng bệnh. Theo Trịnh Văn Thịnh (1985) [27] thì bệnh thường xảy ra khi lợn nái được nuôi dưỡng quá mức hoặc khi đẻ vú quá căng, bệnh dễ phát sinh khi ngăn chuồng đẻ không được sát trùng. Tác nhân gây bệnh thường là E.coli, Aerobacter serogenes, thường là nhiễm do thiếu vệ sinh khi đẻ. Do lợn mẹ bị tổn thương bộ phận sinh dục như âm hộ, âm đạo, tử cung, vú và bầu vú... tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm tại chỗ và vào máu gây nhiễm trùng huyết và viêm vú. Lợn mẹ tiết nhiều sữa (do ăn quá nhiều chất đạm) nhưng lợn con không bú hết làm cho sữa bị ứ đọng tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, lợn mẹ đẻ ít con nên có nhiều vú bị thừa hoặc lợn mẹ chỉ cho con bú một bên... Những vú không được lợn con bú sẽ bị căng sữa dẫn đến viêm vú. Ngoài những nguyên nhân trên thì Trương Lăng và Xuân Giao (2002) [9] còn bổ sung thêm nguyên nhân gây bệnh, đó là do lợn con mới đẻ có răng nanh không bấm nên bú làm sây sát vú mẹ, tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập. Chuồng lạnh quá, nóng quá, thức ăn khó tiêu hóa cũng làm ảnh hưởng đến cảm nhiễm vi trùng.
  • 35. 29 - Cơ chế sinh bệnh: Trong điều kiện chuồng trại, vệ sinh môi trường, khu vực chăn nuôi kém, vi khuẩn có thể xâm nhập qua ống dẫn sữa ở đầu vú hoặc theo đường máu từ các vết trầy, vết thương bị nhiễm trùng khác trên cơ thể để gây bệnh. Lợn nái tốt sữa, lợn con bú không hết làm sữa ứ đọng trong bầu vú là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. - Triệu chứng: Viêm vú ở lợn nái thường xảy ra ở những ngày đầu tiên sau khi đẻ, cũng có thể xảy ra ở thời kỳ mang thai và sau khi tách con. Bệnh có thể xảy ra ở dạng cấp tính, mãn tính và cận mãn tính. Bầu vú bị viêm sưng, sung huyết, khi sờ thấy nóng và đau. Sữa của bầu vú viêm loãng, đôi khi có màu hồng hoặc có cục casein như bã đậu. Nái ốm ăn ít, yếu, nhiệt độ tăng. + Viêm tiết dịch đặc trưng quá trình viêm ở mô liên kết của tuyến vú, sữa thay đổi. Khi bị viêm tiết dịch cata, quá trình viêm lan đến niêm mạc khoang vú, đường tiết sữa và dẫn sữa. Trong trường hợp này sữa loãng chứa nhiều cục casein. Viêm mủ đặc trưng chảy mủ khi vắt sữa, gốc vú viêm cứng hoặc có nhiều hạch di động khi sờ. + Khi bị viêm dạng cấp tính, vú bị viêm một bầu hoặc vài bầu vú bị viêm sờ thấy cứng, đau, sưng, thành phần sữa thay đổi. Tình trạng này kéo dài khoảng 4 ngày. Lợn con chết khoảng 30 - 100% do thiếu sữa và bú sữa nhiễm trùng gây tiêu chảy. Dạng viêm vú kéo dài 7 - 21 ngày sau khi đẻ, triệu chứng giống như viêm cấp tính nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Khi bị viêm mãn tính trong vú sẽ phát triển tăng sinh các mô liên kết, thông thường những chỗ này về sau sẽ phát triển thành các ổ áp xe (Lê Văn Năm, 1999) [16]. - Theo White (2013) [33] biểu hiện rõ tại vú viêm với các đặc điểm: vú căng cứng, nóng đỏ, có biểu hiện đau khi sờ nắn, không xuống sữa, nếu vắt mạnh sữa chảy ra có nhiều lợn cợn lẫn máu; sau 1 - 2 ngày thấy có mủ, lợn mẹ giảm ăn hay bỏ ăn, sốt cao 40 - 41,5o C. Tùy số lượng vú bị viêm mà lợn
  • 36. 30 nái có biểu hiện khác nhau. Nếu do nhiễm trùng trực tiếp vào bầu vú, thì đa số trường hợp chỉ một vài bầu vú bị viêm. Tuy vậy, lợn nái cũng lười cho con bú, lợn con thiếu sữa nên liên tục đòi bú, kêu rít, đồng thời do bú sữa bị viêm, gây nhiễm trùng đường ruột, lợn con bị tiêu chảy. Theo Trương Lăng và Xuân Giao (2002) [9] thì sau khi đẻ 1 - 2 ngày thấy vú sưng đỏ, lợn mẹ ăn ít hoặc bỏ ăn. Vú viêm không cho sữa, đầu vú sưng nóng, sờ lợn có biểu hiện đau, không cho con bú, đàn con thiếu sữa gầy yếu nhanh chóng và kêu rít nhiều. Sốt cao 40 - 42°C, sữa vú viêm chứa mủ màu xanh, lợn cợn, lắc có vẩn đục, để ra gió có mùi hôi. Nếu không điều trị kịp thời vú sẽ cứng gây viêm kinh niên không cho sữa. Khi viêm, ban đầu chỉ một vú viêm, không chữa trị sẽ lây lan sang vú khác. Sau khi đẻ 2 ngày xuất hiện những vú sưng thường thấy đối xứng giữa hai hàng vú, sờ có cảm giác nóng, ấn vào nái có phản ứng đau. Nếu viêm nặng thì nái bỏ ăn, không cho con bú, sốt 40,5 - 42°C, vắt ở những vú viêm thấy vón cục. Vú viêm lây sang các vú khác rất nhanh, nếu điều trị không kịp thời nái sẽ bị mất sữa và sơ hóa nang tuyến mất khả năng tạo sữa. - Chẩn đoán: Dựa trên triệu chứng lâm sàng như lợn nái cho con bú rồi nằm úp vú, lợn con không no đòi bú thêm chạy lộn xộn, kêu la đòi bú. Lợn con gầy, da lông không mượt, chậm lớn, có con ốm, ỉa chảy... Quan sát bầu vú sưng hồng, sờ thấy nóng hơi cứng, khi vắt thường không thấy sữa, chỉ thấy những dịch hay những giọt sữa đặc như bã đậu. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm người ta dùng phương pháp thử Bromua (để xác định pH), phương pháp tìm bạch cầu và phương pháp phân lập vi khuẩn. - Điều trị: Trong nhiều trường hợp viêm vú do nhiều nguyên nhân gây ra nên việc điều trị cần phải tiến hành kết hợp giữa kháng sinh và phong bế giảm đau.
  • 37. 31 Trương Lăng và Xuân Giao (2002) [9] điều trị viêm vú bằng cách: Rửa và chườm nước đá vào đầu vú để viêm giảm sưng, giảm sốt. Ngày hai lần xoa bóp nhẹ cho vú mềm dần, mỗi ngày vắt cạn sữa vú viêm 4 - 5 lần để tránh lây lan sang vú khác. Cho lợn uống Sulphat Magie với liều nhẹ 20 - 30 g/con. Vú viêm chưa có mủ chỉ trị 2 - 3 ngày sẽ mềm trở lại, lợn hết bệnh và cho sữa bình thường. Nếu 2 - 3 ngày không khỏi phải dùng: Penicillin: 10.000 UI/kg TT Streptomycin: 10 mg/kg TT Mỗi ngày tiêm một lần tiêm quanh vú bị viêm cho tới khi hết. Tiêm dung dịch tetramycin vào vú viêm theo lỗ sữa sau khi đã vắt cạn sữa viêm. Theo Nguyễn Huy Hoàng (1996) [6] có thể điều trị viêm vú bằng cách kết hợp điều trị toàn thân và điều trị cục bộ: + Điều trị toàn thân: Tiêm thuốc Septotryl (hoặc sulphamid) 1 ml/10 - 15 kg TT ngày 1 lần, liên tục 3 - 5 ngày hoặc benzyl penicillin (hoặc ampicillin) 2 - 3 triệu UI/nái 120 kg TT tiêm bắp 2 lần, tiêm đến khi khỏi bệnh, nên tiêm kèm với vitamin C 1000 g/nái. + Điều trị tại vú viêm: Dùng ống hút để hút sữa chứa viêm mủ, máu, hút lúc lợn mẹ cho con bú lúc đó mới có sữa. Tiêm kháng sinh vào vú 100.000 UI Penicillin cho 1 vú, vị trí tiêm giữa hai gốc vú hoặc tiêm tại vú với kim thật nhỏ, không bơm mạnh mà vừa se vừa ấn sâu khoảng 1cm bơm thuốc là được. Theo nghiên cứu của Nguyễn Như Pho (2002) [18] thì việc tăng cường điều kiện vệ sinh đến hội chứng MMA như là thực hiện tốt việc sát trùng nái sinh sản, chọn thuốc sát trùng phổ rộng, pha thuốc đúng với khuyến cáo, để trống chuồng 3 ngày trước khi cho nái vào sinh. Vệ sinh thân thể nái như tắm xịt toàn thân, nhất là vùng thân sau và bốn móng trước khi cho vào chuồng sinh, sử dụng bao tay đã sát trùng khi can thiệp đẻ khó, sử dụng đúng mức dụng cụ thụt rửa tử cung, tiêm oxytocin 10 UI/nái thụt rửa tử cung 1 lần/ngày
  • 38. 32 trong 3 ngày liên tục. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc hội chứng MMA giảm rõ rệt (ở lô thí nghiệm là 16,6%; ở lô đối chứng là 33,3%). Trương Lăng và Xuân Giao (2002) [9] cho biết: Trước khi lợn đẻ tắm lau sạch cho lợn nái, đẻ xong rửa sạch bằng nước ấm hai chân sau, hai hàng vú và những nơi bẩn, bấm nanh cho lợn con, cố định đầu vú và trực cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Giảm bớt chất lượng đạm và số lượng khẩu phần thức ăn trước khi đẻ một ngày và sau khi đẻ vài ba ngày. 2.2.4.2. Hiện tượng đẻ khó Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2016) [28] cho biết: lợn nái rặn nhiều lần, thời gian lâu mà không đẻ được, cơn co bóp rặn đẻ thưa dần, lợn nái mệt mỏi khó chịu, nước ối tiết nhiều và có lẫn máu (màu hồng nhạt). Có trường hợp lợn nái đẻ được một con rồi nhưng vẫn đẻ khó ở con tiếp theo. Khi thò tay vào thấy thai nằm ngay xương chậu nhưng do đẻ ngược thai (quay lưng ra), do xương chậu hẹp nhưng bào thai quá to. Lợn nái bị viêm niêm mạc tử cung nên sau khi đẻ nhau không ra hết, can thiệp vội vàng, thô bạo, không đúng kỹ thuật nên nhau bị đứt và sót lại. Lợn nái quá già, đẻ nhiều đuối sức, tử cung co bóp kém không đẩy được nhau ra. -Nguyên nhân: Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh (2010) [26] cho biết sau khi đẻ tử cung co bóp yếu trong thời gian mang thai nhất là giai đoạn cuối con vật không được vận động thỏa đáng. Trong thức ăn thiếu các chất khoáng, nhất là Ca và P. Hoặc tử cung bị sa liệt, con vật quá gầy yếu hoặc quá béo, chửa quá nhiều thai, thai quá to, khó đẻ, nước ối quá nhiều làm tử cung giãn nở quá mức. + Kế phát sau các bệnh khó đẻ khác. + Nhau mẹ và nhau con dính lại với nhau do con vật mắc các bệnh truyền nhiễm đặc biệt bệnh Brucellalosis (sảy thai truyền nhiễm), hoặc do cấu tạo của nhau.
  • 39. 33 - Triệu chứng: Căn cứ vào mức độ sót nhau người ta chia ra làm 2 loại: + Sót nhau hoàn toàn: Toàn bộ nhau thai nằm lại trong tử cung. Khi mắc thường là có một phần treo lơ lửng ở mép âm môn. + Sót nhau không hoàn toàn: Ở động vật đơn thai một phần màng nhau còn dính lại trong tử cung con mẹ. Đối với động vật đa thai một số nhau ra ngoài, một số nhau còn sót lại trong tử cung con mẹ. Biện pháp khắc phục + Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái đúng quy trình kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu chuồng trại, vận động, thức ăn và dinh dưỡng. + Can thiệp kịp thời (ngay khi phát hiện ra lợn mẹ có những dấu hiệu bệnh, không để quá muộn), đúng kỹ thuật (không quá mạnh tay, tránh những tổn thương, sót nhau). + Tiêm thuốc oxytocin dưới da để kích thích co bóp tử cung đẩy nhau ra hết. + Sau khi nhau ra, dùng thuốc tím nồng độ 0,1% hoặc nước muối 0,9% để rửa tử cung trong ba ngày liên tục. 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước 2.3.1. Các nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam đã có những nghiên cứu về bệnh sinh sản trên lợn nái. Bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, nó không chỉ làm giảm sức sinh sản của lợn nái mà còn có thể làm cho nái mất khả năng sinh sản, chậm sinh hay làm giảm khả năng sống sót của lợn con. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [10], bệnh viêm tử cung do vi khuẩn Streptococcus và Colibacilus nhiễm qua cuống rốn của lợn con sang lợn mẹ do đẻ khó, sát nhau, sảy thai hay qua dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát tạo các ổ viêm nhiễm trong tử cung, âm đạo. Theo Nguyễn Xuân Bình (2000) [2], ở những nái bị viêm tử cung thường biểu hiện sốt theo quy luật sáng, chiều (sáng sốt nhẹ, chiều sốt nặng).
  • 40. 34 Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [4], khi gia súc bị bệnh viêm tử cung ở thể viêm cơ, viêm tương mạc thì không nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng, cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn không được đẩy ra ngoài, lưu trong đó làm cho bệnh nặng thêm. Tác giả đề nghị nên dùng Oxytocin kết hợp PGF2α hoặc kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ. Theo Phạm Hữu Doanh (2003) [3], trước khi đẻ lau, xoa vú và tắm cho nái. Cho con đẻ đầu tiên bú ngay sau đẻ 1h, cắt nanh lợn con. Tiêm kháng sinh: Penicillin 1,5 - 2 triệu đơn vị với 10ml nước cất tiêm quanh vú. Nếu nhiều vú bị viêm thì pha loãng liều thuốc trên với 20 ml nước cất, tiêm xung quanh các vú viêm. Tiêm trong 3 ngày liên tục. Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [4], bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50%, trong đó viêm cơ quan bên ngoài ít, chiếm tỷ lệ 20%, còn lại 80% là viêm tử cung. Viêm tử cung là một quá bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm hủy các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái. Trong quá trình mang thai lợn ăn nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động hoặc bị nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như: Bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis), bệnh sảy thai truyền nhiễm (Brucellosis) và một số bệnh truyền nhiễm khác làm cơ thể lợn nái yếu dần dẫn đến lợn sảy thai, đẻ non, thai chết lưu từ đó dẫn đến viêm tử cung (Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ, 2004) [14]. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm tử cung của nái là do: Thiếu về dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý, vệ sinh, tiểu khí hậu chuồng nuôi, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, kích dục tố, nhiễm trùng sau khi sinh. Nhiễm vi khuẩn Staphylococcus, Streptococcus do các nguyên nhân như: Lợn con có răng nanh
  • 41. 35 làm xây xát vú mẹ, tạo điều kiện vi trùng xâm nhập. Lợn nái nhiều sữa con bú không hết làm sữa ứ đọng tạo môi trường cho vi trùng sinh sản gây viêm vú. Lợn nái cho con bú một hàng vú, hàng còn lại căng sữa quá nên viêm. 2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc biệt là bệnh viêm đường sinh dục. Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái hạn chế được bệnh này. Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh viêm đường sinh dục trên đàn lợn nái sinh sản vẫn rất cao. Theo Shrestha (2012) [32] hội chứng MMA gây chết khoảng 2% lợn nái nhưng tỷ lệ chết ở lợn con lên tới 80% do đói, ỉa chảy... Nguyên nhân: (a) do dinh dưỡng: cho nái ăn quá nhiều trong thời gian mang thai, nái quá béo; thay đổi thức ăn đột ngột, hàm lượng vitamin E và Ca trong khẩu phần ăn thấp, thiếu xơ và nước uống; (b) do quản lý chăm sóc: nái ít được vận động, lợn nái không được vệ sinh, vô trùng trước khi đẻ, không được quan tâm khi đẻ, thời gian đẻ kéo dài; (c) do chuồng trại: chật chội, nền chuồng không bằng phẳng, nhiệt độ môi trường cao, bầu vú lợn quánóng do đặt đèn sưởi không thích hợp; (d) do bản thân lợn nái: đẻ nhiều con, dạ con lớn và nhão. Chẩn đoán lâm sàng: lợn sốt (40 - 410 C), bỏ ăn, táo bón, bầu vú sưng cục bộ, nóng, đau. Theo Urban và cs (1983) [31], các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung có nguồn gốc từ nước tiểu, các tác giả đã phân lập vi khuẩn từ mẫu nước tiểu lợn nái sắp sinh thường có chứa các vi khuẩn E.coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus spp. Tuy nhiên, các nghiên cứu của các tác giả khác lại ghi nhận các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung là các vi khuẩn cơ hội thuộc nhóm
  • 42. 36 vi sinh vật hiếu khí có mặt ở nền chuồng, lúc lợn nái sinh cổ tử cung mở, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Theo Smith và cs (1995) [29], Taylor (1995) [30], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Khi mổ khám những lợn vô sinh đã xác định được nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%, lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1%, lợn nái cơ bản có những biến đổi bệnh lý: Viêm vòi tử cung có mủ. Ở Pháp đã nghiên cứu và kết luận: Điều trị bệnh viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú. Nó phải được tiến hành sớm và đạt kết quả, xác định nguyên nhân không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà phải tính đến các chỉ tiêu chăn nuôi và có thể dựa vào các kết quả của 30 phòng thí nghiệm. Sự hiểu biết đầy đủ các phương pháp điều trị, nhất là về dược lực học và dược động học cho phép đáp ứng tốt hơn cách điều trị.
  • 43. 37 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Trang trại lợn Hiệp Thịnh, xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian: Từ ngày 14/12/2020 đến ngày 02/06/2021. 3.3. Nội dung tiến hành - Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại. - Tham gia các công tác nuôi dưỡng và chăm sóc đàn lợn. - Thực hiện biện pháp phòng bệnh cho đàn lợn. - Tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con. - Tham gia các công tác thú y khác như: thiến lợn đực, đỡ lợn đẻ,… 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi - Tình hình chăn nuôi của trại lợn Nguyễn Văn Hiệp , xã Tân Kim , huyện Phú Bình , tỉnh Thái Nguyên - Số lượng lợn nái và lợn con trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại. - Kết quả thực hiện quy trình đỡ đẻ cho đàn lợn nái tại trại. - Một số chỉ tiêu về số lượng con của đàn lợn nái tại trại trong 6 tháng thực tập. - Kết quả thực hiện vệ sinh khử trùng chuồng trại. - Kết quả phòng bệnh hàng năm cho đàn lợn của trại. - Kết quả chẩn đoán bệnh trên đàn lợn nái của trại. - Kết quả chẩn đoán bệnh trên đàn lợn con của trại. - Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản của trại.
  • 44. 38 - Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn con của trại. - Kết quả thực hiện một số công tác khác tại trại. 3.4.2. Phương pháp thực hiện 3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại. - Để đánh giá tình hình chăn nuôi của trại chúng em tiến hành điều tra thông tin từ chủ trang trại và tra cứu sổ sách ghi chép của trại từ năm 2019 đến năm 2021 - Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại: thực hiện việc chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn theo quy trình của trại dưới sự giám sát của cán bộ kỹ thuật. - Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn thông qua chẩn đoán lâm sàng dưới sự hướng dẫn của chủ trại. 3.4.2.2. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc đàn lợn của trại Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 - 10 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp và rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn ăn 3 kg/ngày, chia làm 2 bữa sáng, chiều. Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 5 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống 0,5 kg/con/bữa. Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 5 kg/con/ngày chia làm hai bữa sáng, chiều mỗi bữa tăng lên 0,5 kg. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên 7 kg/con/ngày.
  • 45. 39 Bảng 3.1. Khẩu phần ăn cho đàn lợn tại trại Đối tượng Giai đoạn Chế độ ăn/ngày (kg) Lợn nái mang thai Chửa kỳ 2 (từ 85 - 111ngày) 1,5 - 2,0 Từ ngày 111 - 113 1,0 - 1,5 Ngày đẻ 0 - 0,5 Lợn nái nuôi con Ngày đầu tiên 0 - 1,0 Ngày thứ 2 sau đẻ 2 Ngày thứ 3 sau đẻ 3 Ngày thứ 4 sau đẻ 4 Ngày thứ 5 trở đi 5 Ngày cai sữa 0 - 0,5 Lợn con theo mẹ Tập ăn từ 3 ngày tuổi Tự do (Nguồn: kỹ thuật trại lợn Nguyễn Văn Hiệp) - Điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng từ 25 – 28ºC là thích hợp nhất. - Cho lợn mẹ uống nước tự do. 3.4.2.3. Quy trình đỡ đẻ cho lợn Kĩ thuật đỡ đẻ cho lợn con được em thực hiện như sau: - Sau khi lợn mẹ đẻ, lấy lợn con từ trong chuồng ra. - Vuốt hết dịch vùng đầu và mặt. Vỗ nhẹ vào thân để kích thích hô hấp. - Vuốt hết màng bọc và nhớt ở phần thân và chân lợn. Dùng khăn lau khô người lợn, lợn con phải khô và sạch trước khi cắt dây rốn. - Cầm lợn con và dây buộc rốn, thắt dây rốn ở vị trí cách cuống rốn 2,5 cm, dùng kéo cắt phần bên ngoài nút thắt một đoạn bằng ½ bên trong nút buộc khoảng 1,5 cm. Sát trùng dây rốn, vùng cuống rốn bằng cồn iod. - Cho lợn con vào lồng úm tº = 28 – 33ºC - Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ, lót thảm cho lợn con ra bú. - Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.
  • 46. 40 3.4.2.4. Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn nái tại trại. • Quy trình vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, em đã thực hiện tốt các công việc như: + Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc công nhân cũng như sinh viên chúng em tất cả đều tắm sát trùng sạch sẽ mặc quần áo lao động, đi ủng rồi mới vào chuồng. + Việc đầu tiên vào chuồng là cào phân tránh lợn mẹ nằm đè phân. + Tra cám cho lợn mẹ ăn. + Bắt nhốt lợn con vào ô úm rồi lau sàn nhựa. + Rắc vôi lối đi giữa, xung quanh chuồng. + Thu phân vào bao và quét dọn sạch sẽ quanh chuồng. + Xịt gầm, rửa máng. Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ và được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Ommicide 2 lần hằng ngày, pha với tỷ lệ 320 ml/1000 lít nước. - Hàng ngày chúng em tiến hành thu gom phân thải, rửa chuồng, quét lối đi lại giữa các dãy chuồng. - Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi, phun thuốc diệt muỗi, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại. - Đối với chuồng đẻ: Ở các chuồng nái đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển sang chuồng nái chửa. Sau khi lợn con được xuất bán, tham gia tháo dỡ các tấm đan chuồng mang ra ngâm ở bể sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 1 ngày, sau đó cọ sạch mang phơi khô. Ô chuồng và khung
  • 47. 41 chuồng cũng được cọ sạch bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng khoảng 5%. Gầm chuồng cũng được tiêu độc khử trùng sạch sẽ. Để khô rồi tiến hành lắp các tấm đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ vào. Do trại thỉnh thoảng có công nhân và người dân đến thăm quan nên việc thực hiện phun thuốc sát trùng quanh chuồng được tăng cường. Mỗi ngày tại cơ sở thực hiện sát trùng 2 lần (sáng sát trùng trong chuồng trại chiều sát trùng trong và quang chuồng trại), vào thứ 3 thứ 5 chủ nhật trên tuần thực hiên rắc vôi chuồng trại. • Quy trình tiêm phòng Bảng 3.2. Lịch tiêm phòng vắc xin của trại Loại lợn Tuần tuổi Bệnh được phòng Vắc xin Lợn nái Mang thai tuần thứ 10 Dịch tả Coglapest Mang thai tuần thứ 12 LMLM Aftopor Lợn con 2 – 3 ngày Thiếu sắt Fe – B12 – HDH Cầu trùng Toltrazuril 10 – 14 ngày Suyễn MycoplasmaVac 16 – 18 ngày Còi cọc Circo 22 – 24 ngày Tiêu chảy, hô hấp Linco Spex (Nguồn: kỹ thuật trại lợn Nguyễn Văn Hiệp) 3.4.2.5. Chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái và lợn con tại trại Để điều trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày em và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm.
  • 48. 42 * Bệnh viêm tử cung - Triệu chứng: Lợn đẻ 2 - 3 ngày, sốt nhẹ, giảm ăn hay bỏ ăn, âm môn sưng tấy đỏ có dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, màu trắng đục hoặc màu phớt vàng. - Chẩn đoán: Lợn nái bị bệnh viêm tử cung ở thể cấp tính ở lợn nái. - Điều trị: Dùng các loại thuốc sau để điều trị: + Thuốc tím 1/1000 pha loãng với nước + Penicillin thụt rửa 2 lần/ngày, 2 ngày liên tục. + Hitamox LA: 1 ml/10 - 15 kgTT/2 ngày. + Oxytoxin: 2 ml/con + Analgin: 1 ml/10 kg TT + Vitamin B1: 5 ml/30 kg TT Tiêm bắp, điều trị trong 3 ngày. * Hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ - Triệu chứng: + Lợn con lười bú, phân lỏng, tanh, có màu vàng, nôn mửa lợn con sút cân nhanh do mất nước. + Lợn con thích nằm lên người mẹ. - Điều trị: Tiêm atropin hoặc nor 100 1 ml/8 - 10 kgTT. Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày. * Hội chứng hô hấp ở lợn con - Triệu chứng: Lợn gầy còm lông xù, thở thể bụng có khi ngồi thở như chó, bụng hóp lại. Lợn bị bệnh không tranh bú với các con khác được nên ngày càng gầy yếu hơn. - Chẩn đoán: Hội chứng hô hấp ở lợn con. - Điều trị: Tiêm Pendistrep: 1 ml/10 kgTT/ngày Nếu lợn có hiện tượng ho nhiều, thở gấp thì tiêm Bromhexine: 2 ml/con.
  • 49. 43 3.4.2.6. Các công tác khác * Kỹ thuật can thiệp lợn đẻ khó - Một số biểu hiện lợn đẻ khó: + Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ. + Lợn rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh, đuôi cong lên do lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do trọng lượng lợn con quá to hoặc do ngôi thai bị ngược nên không ra ngoài được. + Mắt của lợn mẹ trở nên rất đỏ do quá trình rặn đẻ liên tục. + Lợn mẹ trở nên kiệt sức: thở nhanh, yếu ớt do quá trình rặn đẻ nhiều nên kiệt sức. • Cách can thiệp lợn đẻ khó: + Dùng nước sát trùng vệ sinh âm hộ và mông lợn. Sát trùng tay, bôi gen bôi trơn. + Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài. - Sử dụng thuốc kích thích lợn đẻ. + Sử dụng oxytoxin Lợn lứa 5 - 6 trở lên tiêm tùy trường hợp. Nếu trong quá trình đẻ lợn mẹ kiệt sức, rặn kém, khi đẻ được 5 - 6 con trở lên thì cho phép tiêm oxytoxin. Lợn hậu bị sức khỏe yếu, lợn sức khỏe yếu, lợn già tiêm tùy trường hợp. Liều lượng: 2 ml/con * Thao tác bấm số tai, mài nanh, cắt đuôi, cho uống cầu trùng và tiêm chế phẩm Fe - Dextran - B12 cho lợn con Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt hơn, cứng cáp hơn sẽ được tiến hành mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi, cho uống cầu trùng, tiêm kháng sinh và chế phẩm Fe - Dextran - B12. Thường thì chế phẩm Fe - Dextran - B12 sẽ được tiêm vào 3 ngày tuổi sau khi lợn con sinh với liều lượng 2 ml/con,