SlideShare a Scribd company logo
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Để tăng năng suất và sản lượng cây trồng thì các yếu tố như giống, phân bón, kỹ thuật
canh tác,... đóng vai trò quan trọng, trong đó phân bón được xem là nhân tố chính. Tuy nhiên,
việc lạm dụng sử dụng phân hóa học lâu dài sẽ dẫn đến đầu tư chi phí cao, nông dân thu được
lợi nhuận thấp, đồng thời gây phát thải khí N2O càng nhiều. Mặt khác, sự dư thừa phân hóa
học gây ô nhiễm môi trường đất, nước và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vấn đề tăng vụ
trong sản xuất làm cho nhiều diện tích đất canh tác bị ô nhiễm, độ phì nhiêu và sức sản xuất
của đất sẽ giảm, gây hiện tượng suy thoái dinh dưỡng.
Nghiên cứu tìm ra những biện pháp canh tác hiệu quả mà vẫn giữ được năng suất cao,
đồng thời cải thiện độ phì nhiêu của đất và an toàn cho môi trường là rất cần thiết. Bên cạnh
việc tìm ra những giống cây trồng mới có năng suất cao, thì người ta khuyến cáo sử dụng
phân hữu cơ, biện pháp này có thể tận dụng được tất cả những phế phẩm trong sản xuất nông
nghiệp để làm phân hữu cơ như rơm rạ, phân chuồng, tàn dư thực vật… Sử dụng phân hữu cơ
giúp giảm lượng phân hóa học, cải thiện tốt độ phì nhiêu đất. Phân hữu cơ không những làm
tăng năng suất cây trồng mà còn có khả năng làm tăng hiệu lực của phân hóa học, cải tạo và
nâng cao độ phì của đất.
Vì vậy, việc nghiên cứu và ứng dụng bón phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học trong
sản xuất nông nghiệp nhằm hạn chế phân bón hóa học, góp phần bảo vệ môi trường và xây
dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững. Điều này thật sự rất cần thiết và có ý nghĩa to
lớn trong sản xuất nông nghiệp. Ở Thừa Thiên Huế nói riêng và miền Trung nói chung, việc
ứng dụng phân hữu cơ và các sản phẩm sinh học chưa được rộng rãi, thậm chí còn rất hạn chế
trong bối cảnh biến đổi khí hậu hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững và an toàn.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân hữu
cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc tại Thừa Thiên Huế” được
thực hiện nhằm chọn được công thức phân bón có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho
đất, cây trồng và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lạc tại Thừa Thiên Huế.
2. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
 Mục đích của đề tài
Xác định được ảnh hưởng của phân hữu cơ với các chế phẩm sinh học đến cây lạc, làm
cơ sở cho việc xây dựng quy trình kỹ thuật hợp lý nhằm nâng cao năng suất lạc và phát triển
sản xuất lạc bền vững theo hướng sinh học.
 Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được hiệu quả sử dụng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và
Pseudomonas cho cây lạc trên đất cát ven biển và đất xám bạc màu nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất lạc tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
 Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp các dẫn liệu khoa học về hiệu quả sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm
Trichoderma và Pseudomonas đến sinh trưởng, phát triển, năng suất lạc và hiệu quả sản xuất
lạc trên đất cát ven biển và đất xám bạc màu.
2
- Là nguồn tài liệu tham khảo, thông tin mới làm cơ sở cho việc sử dụng chế phẩm sinh
học cho cây lạc trên đất cát ven biển và đất xám bạc màu.
 Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần ứng dụng phân hữu cơ và chế phẩm sinh học có ích trong sản xuất nông
nghiệp bền vững.
- Những kết quả nghiên cứu của đề tài đạt được sẽ là những tiến bộ khoa học mới làm
cơ sở sản xuất lạc bền vững theo hướng sinh học ở Thừa Thiên Huế và các địa phương khác.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas
cho cây lạc trong chậu trên đất cát ven biển và đất xám bạc màu tại nhà lưới Khoa Nông học,
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế để xác định các công thức có tiềm năng cho sinh
trưởng và năng suất, nhằm có cơ sở tiếp tục nghiên cứu trong điều kiện đồng ruộng. Thời gian
tiến hành thí nghiệm trong nhà lưới từ tháng 01 - 04 năm 2013.
- Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và
Pseudomonas cho cây lạc trong điều kiện đồng ruộng. Các thí nghiệm đồng ruộng được bắt
đầu tiến hành từ tháng 12/2013 đến tháng 10/2015 (bao gồm 4 vụ liên tục: Đông Xuân 2013-
2014, Hè Thu 2014; Đông Xuân 2014-2015 và Hè Thu 2015). Đề tài tập trung nghiên cứu
hiệu quả sử dụng phân hữu cơ và chế phẩm sinh học đến sinh trưởng phát triển, các chỉ tiêu
sinh lý, khả năng phòng trừ sâu bệnh, năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc.
- Mô hình ứng dụng phân hữu cơ và chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas được tiến
hành từ tháng 12/2015 đến tháng 6/2016.
- Thí nghiệm đồng ruộng và mô hình được thực hiện trên hai loại đất: đất cát ven biển
tại xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế và đất xám bạc màu tại phường
Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Kết quả nghiên cứu đã xác định được công thức bón phân hữu cơ với chế phẩm
Trichoderma và Pseudomonas tốt nhất cho cây lạc trên 2 loại đất trồng lạc phổ biến tại Thừa
Thiên Huế. Đất cát ven biển, công thức VI (02 tấn phân hữu cơ + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60
kg K2O + 400 kg vôi + Trichoderma và Pseudomonas với tỷ lệ 50:50) và đất xám bạc màu,
công thức V (02 tấn phân hữu cơ + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi +
Trichoderma và Pseudomonas với tỷ lệ 30:70).
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng phân hữu
cơ với chế phẩm sinh học đến việc cải tạo sinh tính và tính chất hóa học trên đất cát ven biển
và đất xám bạc màu tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Vai trò của cây lạc
1.1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây lạc
1.1.3. Các loại phân hữu cơ chủ yếu sử dụng trong sản xuất nông nghiệp
1.1.3.1 Phân hữu cơ truyền thống (phân hữu cơ nhà nông)
1.1.3.2. Phân hữu cơ công nghiệp
1.1.3.3. Vai trò của phân hữu cơ
1.1.3.4. Giá trị sử dụng của phân hữu cơ
1.1.4. Nấm Trichoderma
1.1.4.1. Đặc điểm của nấm Trichoderma
1.1.4.2. Vai trò của nấm Trichoderma
1.1.4.3. Cơ chế tác động của nấm Trichoderma
1.1.5. Vi khuẩn Pseudomonas
1.1.5.1. Đặc điểm của vi khuẩn Pseudomonas
1.1.5.2. Vai trò của vi khuẩn Pseudomonas
1.1.5.3. Cơ chế tác động của vi khuẩn Pseudomonas
1.1.6. Đặc điểm của đất cát ven biển và đất xám bạc màu
1.1.6.1. Đất cát ven biển (Haplic Arenosols)
1.1.6.2. Đất xám bạc màu (Haplic Acrisols)
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới, ở Việt nam và Thừa Thiên Huế
1.2.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
1.2.1.2. Tình hình sản xuất lạc ở trong nước
1.2.1.3. Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế
1.2.2. Tình hình sử dụng phân hữu cơ tại Việt Nam
1.3. Các kết quả nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài
1.3.1. Các nghiên cứu về phân hữu cơ trên thế giới và Việt Nam
1.3.1.1. Trên thế giới
1.3.1.2. Ở Việt Nam
1.3.2. Các nghiên cứu sử dụng chế phẩm của nấm Trichoderma trong trồng trọt trên thế
giới và Việt Nam
1.3.2.1. Trên thế giới
1.3.2.2. Ở Việt Nam
1.3.3. Các nghiên cứu sử dụng chế phẩm của Pseudomonas trong trồng trọt trên thế giới
và Việt Nam
1.3.3.1. Trên thế giới
1.3.3.2. Ở Việt Nam
1.3.4. Nghiên cứu sử dụng phối hợp chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas trong trồng
trọt trên thế giới và Việt Nam
4
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đất thí nghiệm
Nghiên cứu được tiến hành trên hai loại đất: đất cát ven biển (Haplic Arenosols) và đất
xám bạc màu (Haplic Acrisols) tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.1.2. Giống lạc thí nghiệm
Giống lạc được sử dụng trong thí nghiệm là L14, giống được gieo trồng khá phổ biến
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Hạt giống đạt cấp giống xác nhận, do Công ty cổ
phần giống cây trồng - vật nuôi Thừa Thiên Huế cung ứng.
2.1.3. Phân bón
Thí nghiệm sử dụng các loại phân bón như sau:
* Phân hữu cơ:
- Phân hữu cơ Bokashi (nguồn từ PGS.TS. Trần Thị Thu Hà, bộ môn Bảo vệ thực vật,
khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế).
- Phân hóa học: Phân đạm urê (46% N); Phân lân supe (16% P2O5); Phân kaliclorua
(60% K2O).
- Phân chuồng (phân lợn): ủ hoai mục do người dân tự sản xuất theo phương pháp
truyền thống (C: 25%, N: 0,89%, P2O5: 0,42%, K2O: 0,45%).
- Vôi bột: vôi nghiền từ vỏ ốc, vỏ sò hến. Đây là dạng vôi bón đang được sử dụng phổ
biến tại địa phương (50% CaO).
- Chế phẩm sinh học của nấm đối kháng Trichoderma sp. PC6 với mật độ 108
CFU/g
(Lê Đình Hường và cs, 2012) và vi khuẩn Pseudomonas putida 214 D với mật độ 108
CFU/g
(Trần Thị Thu Hà, 2007; Trần Thị Thu Hà, 2012). Do Bộ môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông
học, Trường Đại học Nông Lâm Huế cung cấp.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và
Pseudomonas đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây lạc ở thí nghiệm trong chậu.
Nội dung 2: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và
Pseudomonas cho cây lạc ở thí nghiệm đồng ruộng trên đất cát ven biển và đất xám bạc màu
tại Thừa Thiên Huế.
Nội dung 3: Triển khai mô hình sử dụng chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas cho
cây lạc trên đất cát ven biển và đất xám bạc màu tại Thừa Thiên Huế.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thí nghiệm trong chậu ở nhà lưới
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 3 lần nhắc lại. Tất cả các chỉ
tiêu nghiên cứu về sinh trưởng, phát triển và năng suất được thực hiện theo quy chuẩn VN 01-
57: 2011/BNN&PTNT.
- Thí nghiệm được bố trí ở chậu xi măng (cao 40 cm, đường kính chậu: 30 cm). Mỗi
công thức gồm 9 chậu, tổng số chậu/1 loại đất: 63.
5
- Các công thức có bón phân hữu cơ với liều lượng 100g/ chậu. Chế phẩm được xử lý
hạt giống với liều lượng 20g chế phẩm/1kg hạt giống, trộn đều hạt giống với chế phẩm và để
khoảng 30 phút gieo hạt vào chậu thí nghiệm.
Công
thức
Ký hiệu Thành phần của các công thức thí nghiệm
I ĐC 1 Phân chuồng của địa phương + Phân hóa học (ĐC 1)
II ĐC 2 Phân hữu cơ Bokashi + Phân hóa học (ĐC 2)
III T(100) ĐC 2 + Trichoderma (100%)
IV P(100) ĐC 2 + Pseudomonas (100%)
V TP(30:70) ĐC 2 + Trichoderma + Pseudomonas 30:70
VI TP(50:50) ĐC 2 + Trichoderma + Pseudomonas 50:50
VII TP(70:30) ĐC 2 + Trichoderma + Pseudomonas 70:30
2.3.2. Thí nghiệm đồng ruộng
Từ kết quả nghiên cứu trong chậu, chúng tôi chọn ra 4 công thức triển vọng nhất để tiếp
tục nghiên cứu ngoài đồng ruộng.
Bố trí thí nghiệm ở điều kiện tự nhiên ngoài đồng ruộng với các công thức thí nghiệm
đơn lẻ và kết hợp ở 02 địa điểm nghiên cứu tại Thừa Thiên Huế.
Tổng số thí nghiệm đã tiến hành trên 2 loại đất ở 2 địa điểm là: 08 thí nghiệm (thí
nghiệm vụ Đông Xuân 2013 - 2014, vụ Hè Thu 2014, vụ Đông Xuân 2014 - 2015, vụ Hè Thu
2015).
Thí nghiệm gồm 6 công thức (I, II, III, IV, V, VI), được bố trí theo phương pháp khối
hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), với 3 lần nhắc lại (a, b, c), diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20 m2
.
Công
thức
Ký hiệu
Thành phần của các công thức thí nghiệm
I ĐC 1 Phân chuồng của địa phương + Phân hóa học (ĐC 1)
II ĐC 2 Phân hữu cơ Bokashi + Phân hóa học (ĐC 2)
III T(100) ĐC 2 + Xử lý chế phẩm Trichoderma (100%)
IV P(100) ĐC 2 + Xử lý chế phẩm Pseudomonas (100%)
V TP(30:70) ĐC 2 + Xử lý kết hợp Trichoderma + Pseudomonas tỷ lệ 30:70
VI TP(50:50) ĐC 2 + Xử lý kết hợp Trichoderma + Pseudomonas tỷ lệ 50:50
2.3.3. Xây dựng mô hình
Xây dựng mô hình trình diễn về sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và
Pseudomonas cho cây lạc tại Thừa Thiên Huế.
Công
thức
Ký hiệu
Thành phần của các công thức mô hình
Đất cát ven biển
I ĐC 1 Phân chuồng của địa phương + Phân hóa học (ĐC 1)
II ĐC 2 Phân hữu cơ Bokashi + Phân hóa học (ĐC 2)
III TP(50:50) ĐC 2 + Xử lý kết hợp Trichoderma + Pseudomonas tỷ lệ 50:50
Đất xám bạc màu
I ĐC 1 Phân chuồng của địa phương + Phân hóa học (ĐC 1)
II ĐC 2 Phân hữu cơ Bokashi + Phân hóa học (ĐC 2)
III TP(30:70) ĐC 2 + Xử lý kết hợp Trichoderma + Pseudomonas tỷ lệ 30:70
Dựa trên kết quả tốt nhất qua 4 vụ của 4 thí nghiệm trên 2 loại đất, tiến hành xây dựng
mô hình sản xuất lạc với các công thức như sau:
6
Đất cát ven biển, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế công thức tốt
nhất là công thức VI (ĐC2 + chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas với tỷ lệ phối hợp là
50:50)
Đất xám bạc màu, tại phường Tứ Hạ, Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế công
thức tốt nhất là công thức V (ĐC2 + chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas với tỷ lệ phối
hợp là 30:70)
Mô hình được bố trí theo kiểu ô lớn không lặp lại, có đối chứng. Quy mô của mô hình
tại mỗi điểm trình diễn là 2.000m2
/công thức/mô hình/.
Thời gian thực hiện: Vụ Đông Xuân 2015 - 2016.
2.3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.4.1. Thí nghiệm trong chậu ở nhà lưới
2.3.4.2. Thí nghiệm đồng ruộng
2.3.4.3. Thí nghiệm mô hình
Tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu về sinh trưởng, phát triển và năng suất được thực hiện
theo quy chuẩn VN 01-57: 2011/BNN&PTNT.
2.3.5. Phương pháp phân tích đất và vi sinh vật đất
* Phương pháp phân tích đất
- pHKCl: Phương pháp pH meter
- Chất hữu cơ (OM): Phương pháp Thiurin (TCVN 4050-85).
- Đạm tổng số: Phương pháp Kjendahl (TCVN 6498-1999).
- Lân tổng số: Phương pháp so màu trên quang phổ kế (TCVN 4052-1985).
- Kali tổng số: Phương pháp quang kế ngọn lửa (TCVN 4053-1985).
- Kali trao đổi: Phương pháp quang kế ngọn lửa (TCVN 8662-2011).
* Phương pháp phân tích vi sinh vật đất
- Vi sinh vật tổng số (TCVN 4884:2005).
- Vi sinh vật phân giải xenlulo (TCVN 6168:2002).
- Vi sinh vật phân giải lân khó tan (TCVN 6167:1996).
- Nấm sợi (TCVN 4884:2005).
- Xạ khuẩn (TCVN 4884:2005).
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu đo đếm từ các thí nghiệm được tổng hợp và xử lý thống kê bao gồm: giá trị
trung bình, ANOVA, LSD0.05 bằng phần mềm Excel và Statistix 10.0.
7
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG PHÂN HỮU CƠ VỚI CHẾ PHẨM
TRICHODERMA VÀ PSEUDOMONAS ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ
NĂNG SUẤT CÂY LẠC THÍ NGHIỆM TRONG CHẬU
3.1.1. Sinh trưởng, phát triển của cây lạc
3.1.1.1. Chiều cao thân chính của cây lạc
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến
chiều cao thân chính của cây lạc
(ĐVT: cm)
Công Ký hiệu Kỳ điều tra
thức 15/1/2013 21/1/2013 27/1/2013 02/2/2013 08/2/2013 14/2/2013 20/2/2013
Đất cát ven biển
I ĐC 1 2,47b
3,68c
5,31c
7,08c
9,32b
13,07c
16,70c
II ĐC 2 2,68ab
4,73bc
6,86bc
8,59b
11,38ab
15,16b
18,60bc
III T(100) 2,72ab
5,59a
7,83ab
9,99ab
12,54ab
17,46ab
21,91ab
IV P(100) 2,88ab
5,91a
8,39a
9,97ab
12,43ab
16,58ab
21,13ab
V TP(30:70) 2,99ab
5,11ab
7,91ab
10,08a
14,03a
17,77ab
21,37ab
VI TP(50:50) 3,29a
5,79a
8,17a
10,91a
14,19a
18,28a
22,90a
VII TP(70:30) 2,68ab
5,22ab
7,38ab
9,23ab
11,48ab
15,67 b
20,11ab
Đất xám bạc màu
I ĐC1 2,16b
4,99bc
6,64ab
7,81c
10,57c
12,92d
15,93d
II ĐC2 2,18b
4,99bc
6,57ab
7,87c
10,81c
13,50bc
16,46bc
III T(100) 2,23ab
5,01ab
6,71ab
8,33ab
11,29ab
14,10ab
17,06c
IV P(100) 2,22ab
5,03ab
6,64ab
8,44ab
11,50ab
14,50ab
17,39b
V TP(30:70) 2,27ab
5,02ab
6,67ab
8,67ab
11,84ab
14,78ab
18,14a
VI TP(50:50) 2,38a
5,46a
7,09a
8,91a
12,10a
15,09a
17,78b
VII TP(70:30) 2,23ab
5,01bc
6,77ab
7,76c
10,89c
13,81bc
16,77bc
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng 1 cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức
P < 0,05
Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến chiều cao
thân chính của cây lạc thí nghiệm trong chậu thể hiện rõ nhất ở công thức VI (TP 50:50) trên
đất cát ven biển và công thức V (TP 30:70) trên đất xám bạc màu; điều này có thể do hoạt
động của vi sinh vật trong chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đã thúc đẩy sinh trưởng
của cây lạc.
3.1.1.2. Số lá của cây lạc
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến sự
phát triển số lá trên cây lạc
(ĐVT: lá)
Công
Ký hiệu
Kỳ điều tra
thức 15/1/2013 21/1/2013 27/1/2013 02/2/2013 08/2/2013 14/2/2013 20/2/2013
Đất cát ven biển
I ĐC 1 2,33a
6,44b
11,44b
15,78bc
19,56bc
23,11d
28,11b
II ĐC 2 2,56a
7,78bc
13,11bc
16,89b
20,67b
23,67d
27,56b
III T(100) 2,89a
8,22ab
13,78bc
16,56b
20,67b
27,89bc
33,67a
IV P(100) 2,89a
8,11ab
13,89bc
17,00b
20,89b
26,33cd
34,22a
V TP(30:70) 2,89a
8,22ab
14,22ab
17,67ab
20,78b
27,11c
33,56a
VI TP(50:50) 2,89a
8,44ab
15,33a
19,67a
25,00a
30,89a
36,11a
VII TP(70:30) 2,89a
8,67ab
14,00ab
16,89b
20,56b
28,33ab
34,78a
8
Công
Ký hiệu
Kỳ điều tra
thức 15/1/2013 21/1/2013 27/1/2013 02/2/2013 08/2/2013 14/2/2013 20/2/2013
Đất xám bạc màu
I ĐC1 3,22a
11,78b
18,56b
22,78c
27,00c
30,11c
34,00c
II ĐC2 3,22a
13,00bc
20,22bc
24,11c
28,56b
32,22b
36,00bc
III T(100) 3,67a
14,00ab
21,56ab
24,56bc
29,00b
32,33b
36,11bc
IV P(100) 3,56a
13,67bc
21,00bc
24,89bc
29,00b
32,89b
36,89bc
V TP(30:70) 3,89a
14,44a
23,22a
27,67a
32,67a
36,33a
40,11a
VI TP(50:50) 3,67a
13,78bc
20,78bc
24,56bc
29,22b
33,56b
38,44ab
VII TP(70:30) 3,56a
13,56bc
21,56ab
25,22bc
30,11ab
32,89b
38,67ab
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng 1 cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức
P < 0,05
Phân hữu cơ và chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas có ảnh hưởng đến số lá trên
cây của giống lạc L14 nhưng ảnh hưởng không rõ nét ở tất cả các kỳ theo dõi trên cả 2 loại
đất. Sự ảnh hưởng rõ hơn ở 2 kỳ theo dõi cuối cùng, đặc biệt ở công thức V (TP 30:70) và
công thức VI (TP 50:50).
3.1.1.3. Chiều dài cành cấp 1 của cây lạc
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến
chiều dài cành cấp 1 của cây lạc
(ĐVT: cm)
Công Ký hiệu Kỳ điều tra
thức 15/1/2013 21/1/2013 27/1/2013 02/2/2013 08/2/2013 14/2/2013
Đất cát ven biển
I ĐC 1 2,97b
4,50c
6,56bc
9,48c
13,39d
17,40c
II ĐC 2 3,24ab
5,44abc
7,64ab
13,61ab
18,91b
23,19ab
III T(100) 2,88b
4,84bc
6,88b
11,48bc
17,72bc
22,06b
IV P(100) 3,59a
5,91ab
8,01ab
13,14ab
18,31b
21,79b
V TP(30:70) 3,14ab
5,86ab
8,49a
13,12ab
19,08a
23,54a
VI TP(50:50) 3,51a
6,48a
8,68a
14,50a
19,57a
23,47a
VII TP(70:30) 3,37a
5,86ab
7,94ab
12,34bc
18,28b
22,38b
Đất xám bạc màu
I ĐC1 2,20c
4,41bc
7,02b
12,72c
16,91d
20,16c
II ĐC2 2,47b
4,46bc
7,07b
12,74c
17,09cd
20,68c
III T(100) 2,61b
4,46bc
7,10ab
12,82bc
17,31bc
21,20b
IV P(100) 2,64b
4,47bc
7,14ab
12,81bc
17,30bc
21,39b
V TP(30:70) 2,88a
4,72a
7,36a
13,18a
17,83a
22,37a
VI TP(50:50) 2,64b
4,61ab
7,27ab
13,03ab
17,60ab
21,12b
VII TP(70:30) 2,69b
4,61ab
7,29ab
13,08ab
17,06cd
20,58 c
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng 1 cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức
P < 0,05
Phân hữu cơ và chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas có ảnh hưởng đến chiều dài
cành cấp 1 của cây lạc trên cả 2 loại đất. Hầu hết các công thức sử dụng phân hữu cơ và chế
phẩm Trichoderma và Pseudomonas đều có chiều dài cành cấp 1 lớn hơn so với các công
thức đối chứng. Đặc biệt, chiều dài cành cấp 1 thể hiện sự vượt trội rõ nhất ở công thức VI
(TP 50:50) trên đất cát ven biển và công thức V (TP 30:70) trên đất xám bạc màu.
9
3.1.1.4. Sự ra hoa của cây lạc
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến sự ra
hoa của cây lạc
Công thức Ký hiệu Tổng số hoa
(hoa)
Số hoa hữu hiệu
(hoa)
Tỷ lệ hoa hữu hiệu
(%)
Đất cát ven biển
I ĐC 1 23,11b
12,56cd
54,35
II ĐC 2 27,56ab
17,45bc
63,32
III T(100) 30,78a
19,22b
62,44
IV P(100) 31,56a
18,46 bc
58,49
V TP(30:70) 30,67a
20,58b
67,10
VI TP(50:50) 32,78a
22,80a
69,55
VII TP(70:30) 28,67ab
18,19bc
63,44
Đất xám bạc màu
I ĐC1 24,33c
12,47e
51,25
II ĐC2 29,67b
15,00d
50,56
III T(100) 31,44ab
19,03c
60,53
IV P(100) 30,44ab
19,01c
62,45
V TP(30:70) 32,78ab
22,00a
67,11
VI TP(50:50) 31,00ab
19,19c
61,90
VII TP(70:30) 38,33a
20,37b
53,14
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng 1 cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức
P < 0,05
Phân hữu cơ và chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas có ảnh hưởng đến sự ra hoa
của giống lạc L14 trên cả đất cát ven biển và đất xám bạc màu, cụ thể: hầu hết các công thức
sử dụng phân hữu cơ và chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas ở dạng đơn lẻ hay kết hợp
đều có tổng số hoa, cũng như số hoa hữu hiệu và tỷ lệ hoa hữu hiệu tăng lên so với các công
thức đối chứng, riêng công thức VII (TP 70:30) không có sự khác biệt so với công thức ĐC 2.
3.1.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến các
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc
Công
thức
Ký hiệu
Tổng số
quả/cây (quả)
Số quả
chắc/cây (quả)
P100 quả
(g)
Năng suất cá thể
(g/cây)
Đất cát ven biển
I ĐC 1 12,87c
10,13c
133,33a
4,91d
II ĐC 2 15,07ab
11,97ab
133,37a
6,14b
III T(100) 13,83b
10,60c
133,33a
5,42c
IV P(100) 14,20b
11,56ab
133,21a
6,22b
V TP(30:70) 15,40ab
11,27b
133,84a
6,27b
VI TP(50:50) 17,20a
13,60a
134,21a
6,97a
VII TP(70:30) 12,63c
10,60c
133,20a
5,10cd
Đất xám bạc màu
I ĐC1 11,93bc
10,60c
121,33b
4,48d
II ĐC2 12,40 b
11,53 ab
122,66 ab
4,78c
III T(100) 13,53ab
11,53ab
122,33ab
4,77c
IV P(100) 13,66ab
11,73ab
124,33ab
5,14b
V TP(30:70) 14,66a
12,20a
128,00 a
5,56a
VI TP(50:50) 13,25ab
11,35ab
125,31a
5,10b
VII TP(70:30) 12,60b
10,73c
124,66ab
4,88bc
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng 1 cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức
P < 0,05
10
Thí nghiệm trong chậu cho thấy phân hữu cơ và chế phẩm Trichoderma, Pseudomonas
có ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất cũng như năng suất cá thể của giống lạc
L14. Trên đất cát ven biển ảnh hưởng rõ nhất ở công thức V (TP 30:70) và đất xám bạc màu
là công thức VI (TP 50:50).
Đối với đất cát ven biển, khi sử dụng phân hữu cơ và chế phẩm trong điều kiện nhà
lưới, năng suất cá thể đã gia tăng có ý nghĩa ở công thức VI (6,97 g/cây), so với cả 2 công
thức đối chứng cũng như các công thức thí nghiệm. Các công thức IV (sử dụng phân hữu cơ
và chế phẩm ở dạng đơn lẻ (P 100) và công thức V sử dụng phân hữu cơ và chế phẩm ở dạng
kết hợp với tỷ lệ TP (30:70) cho năng suất cá thể lớn hơn ĐC 1 và sai khác thống kê có ý
nghĩa. Công thức III và VII cho năng suất cá thể thấp, tương đương với ĐC 1 (4,91 g/cây).
Đối với đất xám bạc màu, năng suất cá thể của các công thức IV, V và VI tăng có ý
nghĩa thống kê so với cả 2 công thức đối chứng. Trong đó, công thức V có năng suất cá thể
đạt cao nhất (5,56 g/cây), tiếp đến là công thức IV (5,14 g/cây) và công thức VI đạt 5,10
g/cây. Công thức III và công thức VII có năng suất cá thể tương đương với công thức ĐC 2
(4,48 g/cây) và sai khác không có ý nghĩa.
3.1.3. Vi sinh vật trong đất thí nghiệm
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến sự
phát triển của vi sinh vật đất trước và sau thí nghiệm
Nhóm vi sinh
vật đất
Trước
thí
Sau thí nghiệm
I II III IV V VI VII
nghiệm
ĐC 1 ĐC 2
T
(100)
P
(100)
TP
(30:70)
TP
(50:50)
TP
(70:30)
Đất cát ven biển
Vi sinh vật tổng số
(108
CFU/g đất)
28,20 30,33 34,47 51,20 46,53 46,07 53,00 30,47
Nấm sợi (105
CFU/g đất) 20,73 23,73 33,93 35,33 42,40 48,13 50,40 45,27
Xạ khuẩn (104
CFU/g đất) 32,80 36,67 45,87 43,67 41,40 45,93 47,47 40,60
Vi sinh vật phân giải xenluloza
(104
CFU/g đất)
17,47 21,26 35,67 44,40 38,60 32,26 47,13 33,53
Vi sinh vật phân giải lân khó
tan (104
CFU/g đất)
16,40 18,60 44,40 30,53 48,93 43,00 54,47 31,13
Đất xám bạc màu
Vi sinh vật tổng số
(108
CFU/g đất)
18,33 22,67 37,47 43,40 53,60 58,53 53,73 50,80
Nấm sợi (105
CFU/g đất) 15,53 19,00 27,07 37,33 36,80 43,86 43,40 39,67
Xạ khuẩn (104
CFU/g đất) 14,00 14,73 29,13 37,80 41,53 43,73 40,07 40,13
Vi sinh vật phân giải xenluloza
(104
CFU/g đất)
23,47 29,50 48,73 53,47 54,73 55,67 51,06 46,53
Vi sinh vật phân giải lân khó
tan (104
CFU/g đất)
13,87 14,87 46,13 53,87 47,66 50,00 50,60 47,87
Khi sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc trong
chậu đã có tác dụng kích thích sự phát triển của vi sinh vật đất trên cả 2 loại đất, đất cát ven
biển và đất xám bạc màu.
Đối với đất cát ven biển, vi sinh vật tổng số trước thí nghiệm là 28,20×108
CFU/g đất,
sau thí nghiệm các công thức III, IV, V và VI có vi sinh vật tổng số tăng rõ nhất, dao động
trong khoảng từ 46,07 - 53,00×108
CFU/g đất, riêng công thức VII không có sự khác biệt
nhiều so với 2 công thức đối chứng. Các chỉ tiêu khác như nấm sợi, xạ khuẩn, vi sinh vật phân
giải xenluloza, vi sinh vật phân giải lân khó tan cũng cho kết quả tương tự.
Đối với đất xám bạc màu, vi sinh vật trong đất ở các công thức sau thí nghiệm đều tăng
lên đáng kể so với trước thí nghiệm. Vi sinh vật tổng số trước thí nghiệm là 18,33×108
CFU/g
11
đất, sau thí nghiệm đều tăng, tất cả các công thức đều có vi sinh vật tổng số tăng rõ, đặc biệt ở
công thức V (TP 30:70) và công thức VI (TP 50:50). Sau thí nghiệm có vi sinh vật tổng số
dao động trong khoảng 43,40 - 58,53×108
CFU/g đất, có sự khác biệt nhiều so với 2 công
thức đối chứng cũng như trước thí nghiệm. Các chỉ tiêu khác như nấm sợi, xạ khuẩn, vi sinh
vật phân giải xenluloza, vi sinh vật phân giải lân khó tan cũng cho kết quả tương tự.
3.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ VỚI CHẾ PHẨM TRICHODERMA VÀ
PSEUDOMONAS CHO CÂY LẠC TRÊN ĐỒNG RUỘNG Ở ĐẤT CÁT VEN BIỂN
VÀ ĐẤT XÁM BẠC MÀU TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.2.1. Sinh trưởng, phát triển của cây lạc
3.2.1.1. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây
lạc
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến tỷ lệ
mọc mầm và thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lạc
(ĐVT: ngày)
Công Chỉ tiêu
Ký hiệu
Tỷ lệ
mọc
mầm
(%)
Thời gian từ gieo đến... (ngày)
thức Mọc
mầm
(10%)
Mọc
mầm
(70%)
Phân cành
C1 đầu tiên
Bắt đầu
ra hoa
Ra
hoa
rộ
Kết
thúc
ra hoa
Thu
hoạch
Đất cát ven biển (Quảng Lợi, Quảng Điền)
Vụ Đông Xuân (2013 - 2015)
I ĐC1 71,20 7 10 12 32 39 58 100
II ĐC2 72,40 7 10 12 32 40 58 100
III T(100) 76,90 7 10 12 32 39 59 100
IV P(100) 74,50 7 10 12 32 39 59 100
V TP(30:70) 83,45 7 10 12 32 39 59 100
VI TP(50:50) 87,95 7 10 12 32 39 60 100
Vụ Hè Thu (2014 và 2015)
I ĐC1 69,79 6 7 12 25 30 51 94
II ĐC2 68,35 6 8 13 26 30 51 93
III T(100) 64,30 6 8 13 26 30 51 94
IV P(100) 61,10 6 8 13 26 30 51 94
V TP(30:70) 62,25 6 8 13 26 30 51 94
VI TP(50:50) 76,34 5 7 12 25 29 51 94
Đất xám bạc màu (Tứ Hạ, Hương Trà)
Vụ Đông Xuân (2013 - 2015)
I ĐC1 72,36 9 13 18 32 46 57 99
II ĐC2 70,86 9 13 19 33 47 60 101
III T(100) 71,23 9 13 19 33 47 59 101
IV P(100) 67,27 9 13 19 34 48 59 102
V TP(30:70) 71,71 9 13 19 34 48 60 102
VI TP(50:50) 78,84 9 13 18 33 47 58 100
Vụ Hè Thu (2014 và 2015)
I ĐC1 68,27 7 10 14 28 38 53 96
II ĐC2 57,44 8 11 15 29 40 53 96
III T(100) 49,11 8 10 15 28 39 54 95
IV P(100) 56,17 8 10 15 29 39 54 96
V TP(30:70) 59,06 8 10 15 29 39 53 96
VI TP(50:50) 65,46 7 10 14 28 39 53 96
Ghi chú:
- Vụ Đông Xuân là số liệu trung bình của vụ Đông Xuân 2013-2014 và vụ Đông Xuân
2014-2015
- Vụ Hè Thu là số liệu trung bình của vụ Hè Thu 2014 và vụ Hè Thu 2015
12
Qua theo dõi số liệu về tỷ lệ mọc mầm và thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh
trưởng và phát triển của cây lạc tại các công thức phân bón khác nhau trên đất cát biển và đất
xám bạc màu chúng tôi rút ra kết luận là: Sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và
Pseudomonas có ảnh hưởng đến tỷ lệ mọc mầm nhưng chưa có ảnh hưởng lớn đến thời gian
hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng và phát triển cũng như tổng thời gian sinh trưởng của
cây lạc.
3.2.1.2. Chiều cao thân chính của cây lạc
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến
chiều cao thân chính của cây lạc
(ĐVT: cm)
Công Chỉ tiêu
Ký hiệu
Giai đoạn sinh trưởng
thức 3 - 4
lá thật
Phân cành
cấp 1 đầu tiên
Bắt đầu
ra hoa
Ra
hoa rộ
Kết thúc
ra hoa
Thu
hoạch
Đất cát ven biển (Quảng Lợi, Quảng Điền)
Vụ Đông Xuân (2013 - 2015)
I ĐC1 2,72c
4,03b
10,31a
21,35c
32,51c
39,64b
II ĐC2 3,11ab
5,22a
11,42a
22,35bc
33,60bc
41,54ab
III T(100) 3,17a
5,25a
11,44a
25,26ab
36,27ab
43,54a
IV P(100) 3,08ab
5,12a
11,53a
24,63ab
35,30abc
42,46ab
V TP(30:70) 3,15ab
5,29a
11,50a
25,35a
36,07ab
44,22a
VI TP(50:50) 3,00b
5,11a
10,99a
26,03a
37,32a
43,96a
Vụ Hè Thu (2014 và 2015)
I ĐC1 2,47a
3,57a
8,27ab
12,85a
24,45a
51,24a
II ĐC2 2,48a
3,57a
8,30ab
13,29a
24,16a
47,24a
III T(100) 2,51a
3,51a
7,67c
12,30a
24,79a
51,56a
IV P(100) 2,53a
3,65a
8,17bc
12,64a
24,12a
50,00a
V TP(30:70) 2,52a
3,59a
7,83bc
12,77a
23,21a
49,83a
VI TP(50:50) 2,50a
3,69a
8,77a
13,23a
24,26a
47,97a
Đất xám bạc màu (Tứ Hạ, Hương Trà)
Vụ Đông Xuân (2013 - 2015)
I ĐC1 2,96b
4,51a
9,36b
16,65b
23,59b
29,85b
II ĐC2 3,28a
4,49a
10,03ab
19,63a
26,54a
31,65a
III T(100) 3,34a
4,43a
9,02b
17,51ab
23,93b
29,62b
IV P(100) 3,15ab
4,41a
9,98ab
19,62a
25,60a
31,11ab
V TP(30:70) 3,33a
4,35a
10,02ab
19,73a
26,07a
32,09a
VI TP(50:50) 3,17a
4,41a
10,87a
19,23a
25,09ab
32,15a
Vụ Hè Thu (2014 và 2015)
I ĐC1 2,36a
4,01a
8,68a
12,30a
17,24a
44,00a
II ĐC2 2,28a
4,00a
9,23a
12,70a
16,92a
45,59a
III T(100) 2,40a
4,07a
9,23a
12,30a
16,76a
46,59a
IV P(100) 2,23b
4,11a
9,23a
12,75a
17,29a
46,74a
V TP(30:70) 2,40a
4,01a
9,23a
12,73a
16,76a
46,59a
VI TP(50:50) 2,23b
4,11a
9,01a
12,75a
17,29a
46,74a
Ghi chú:
- Vụ Đông Xuân là số liệu trung bình của vụ Đông Xuân 2013-2014 và vụ Đông Xuân
2014-2015
- Vụ Hè Thu là số liệu trung bình của vụ Hè Thu 2014 và vụ Hè Thu 2015
- Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột và trong một vụ biểu thị sự sai khác có ý
nghĩa ở mức P < 0,05.
13
Phân hữu cơ và chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đã có ảnh hưởng đến chiều
cao thân chính của cây lạc trên cả 2 loại đất trong vụ Đông Xuân. Các công thức sử dụng
phân hữu cơ và 2 loại chế phẩm ở dạng kết hợp, trên đất cát ven biển là công thức V
(TP50:50) và trên đất xám bạc màu là công thức VI (TP30:70) đều có chiều cao thân chính
cao hơn công thức đối chứng.
3.2.1.3. Số lá trên thân chính của cây lạc
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến số lá
trên thân chính của cây lạc
(ĐVT: lá)
Công Chỉ tiêu
Ký hiệu
Giai đoạn sinh trưởng
thức 3 - 4
lá thật
Phân cành
cấp 1
Bắt đầu
ra hoa
Ra
hoa rộ
Kết thúc
ra hoa
Thu
hoạch
Đất cát ven biển (Quảng Lợi, Quảng Điền)
Vụ Đông Xuân (2013 - 2015)
I ĐC1 3,10b
4,60a
6,67a
9,15a
13,10a
11,62a
II ĐC2 3,27a
4,60a
6,65a
9,17a
13,20a
11,95a
III T(100) 3,23ab
4,65a
6,70a
9,20a
13,20a
11,77a
IV P(100) 3,23ab
4,65a
6,67a
9,23a
13,13a
11,75a
V TP(30:70) 3,27a
4,60a
6,72a
9,22a
13,20a
12,05a
VI TP(50:50) 3,37a
4,65a
6,77a
9,27a
13,20a
12,10a
Vụ Hè Thu (2014 và 2015)
I ĐC1 3,15a
4,42a
5,67a
7,37a
9,26c
10,84d
II ĐC2 3,17a
4,37a
5,64a
7,27a
10,68a
10,94cd
III T(100) 3,17a
4,40a
5,64a
7,15a
10,58a
11,45bcd
IV P(100) 3,14a
4,40a
5,50a
7,18a
10,02b
12,22a
V TP(30:70) 3,12a
4,25a
5,47a
7,45a
10,67a
12,15ab
VI TP(50:50) 3,17a
4,33a
5,74a
7,45a
10,62a
11,67abc
Đất xám bạc màu (Tứ Hạ, Hương Trà)
Vụ Đông Xuân (2013 - 2015)
I ĐC1 3,31ab
4,63a
6,27ab
9,21a
12,50c
8,31a
II ĐC2 3,20b
4,60a
6,06b
9,32a
13,16b
8,09a
III T(100) 3,20b
4,66a
5,83b
9,37a
13,49ab
8,62a
IV P(100) 3,24ab
4,57a
6,02b
9,54a
13,50ab
8,66a
V TP(30:70) 3,20b
4,54a
5,88b
9,57a
13,35b
8,62a
VI TP(50:50) 3,35a
4,71a
6,68a
9,60a
13,71a
8,86a
Vụ Hè Thu (2014 và 2015)
I ĐC1 3,25a
4,49a
6,15a
8,20c
11,39b
8,90c
II ĐC2 3,25a
4,52a
6,10a
8,47bc
11,69a
9,87b
III T(100) 3,18a
4,58a
6,19a
9,07 a
12,19a
10,80a
IV P(100) 3,22a
4,60a
6,30a
8,62abc
12,05a
9,74b
V TP(30:70) 3,20a
4,45a
6,09a
8,58abc
11,87a
10,12ab
VI TP(50:50) 3,24a
4,57a
6,17a
9,05ab
12,12a
10,07ab
Ghi chú:
- Vụ Đông Xuân là số liệu trung bình của vụ Đông Xuân 2013-2014 và vụ Đông Xuân
2014-2015
- Vụ Hè Thu là số liệu trung bình của vụ Hè Thu 2014 và vụ Hè Thu 2015
- Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột và trong một vụ biểu thị sự sai khác có ý
nghĩa ở mức P < 0,05.
Nhìn chung, trên đất xám bạc màu số lá trên thân chính ở công thức ĐC1 qua các giai
đoạn là thấp nhất, các công thức bón phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và
14
Pseudomonas ở dạng đơn lẻ có số lá trên thân chính đạt mức trung bình, các công thức bón
phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas ở dạng kết hợp có số lá trên thân
chính đạt cao hơn và thể hiện rõ nhất ở vụ Hè Thu.
3.2.1.4. Sự phát triển cành của cây lạc
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến khả
năng phân cành và chiều dài cành cấp 1 của cây lạc
Công
thức
Chỉ tiêu
Ký hiệu
Số cành
cấp 1/cây
(cành)
Số cành
cấp 2/cây
(cành)
Tổng số
cành/cây
(cành)
Chiều dài cành
cấp 1 đầu tiên
(cm)
Đất cát ven biển (Quảng Lợi, Quảng Điền)
Vụ Đông Xuân (2013 - 2015)
I ĐC1 4,72a
3,07a
7,79a
40,95b
II ĐC2 4,55a
3,15a
7,70a
42,76a
III T(100) 4,60a
3,14a
7,74a
42,79a
IV P(100) 4,62a
3,02a
7,64a
41,15b
V TP(30:70) 4,60a
3,10a
7,70a
42,91a
VI TP(50:50) 4,75a
3,07a
7,82a
44,10a
Vụ Hè Thu (2014 và 2015)
I ĐC1 4,49a
2,35c
6,84c
53,32a
II ĐC2 4,59a
2,85bc
7,44bc
50,18a
III T(100) 4,70a
3,42ab
8,12ab
53,99a
IV P(100) 4,80a
3,27ab
8,07ab
53,30a
V TP(30:70) 4,67a
2,82bc
7,49abc
54,29a
VI TP(50:50) 4,90a
3,59a
8,49a
53,18a
Đất xám bạc màu (Tứ Hạ, Hương Trà)
Vụ Đông Xuân (2013 - 2015)
I ĐC1 3,80a
2,95b
6,75a
32,54c
II ĐC2 4,03a
3,70a
7,73a
37,08a
III T(100) 4,07a
3,55ab
7,62a
33,57bc
IV P(100) 4,00a
3,42ab
7,42a
34,57abc
V TP(30:70) 3,95a
3,48ab
7,43a
36,21ab
VI TP(50:50) 4,03a
3,17ab
7,20a
36,09ab
Vụ Hè Thu (2014 và 2015)
I ĐC1 3,84c
0,70c
4,54e
42,49b
II ĐC2 4,49ab
0,92c
5,40d
47,84a
III T(100) 4,60a
1,87a
6,47a
48,55a
IV P(100) 4,57ab
1,49b
6,05b
50,28a
V TP(30:70) 4,35b
1,35b
5,70c
51,23a
VI TP(50:50) 4,60a
1,40b
6,00b
51,54a
Ghi chú:
- Vụ Đông Xuân là số liệu trung bình của vụ Đông Xuân 2013-2014 và vụ Đông Xuân
2014-2015
- Vụ Hè Thu là số liệu trung bình của vụ Hè Thu 2014 và vụ Hè Thu 2015
- Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột và trong một vụ biểu thị sự sai khác có ý
nghĩa ở mức P < 0,05
Bón phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas không có ảnh hưởng đến
tổng số cành trên cây nhưng ảnh hưởng đến chiều dài cành cấp 1 đầu tiên của cây lạc trên đất
cát ven biển và đất xám bạc màu.
15
3.2.1.5. Sự ra hoa của cây lạc
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến sự
ra hoa của cây lạc
Công thức Chỉ tiêu
Ký hiệu
Tổng thời
gian ra hoa
(ngày)
Số hoa 10
ngày đầu
(hoa)
Số hoa
20 ngày
đầu (hoa)
Tổng số
hoa/cây
(hoa)
Số hoa
hữu hiệu
(hoa)
Tỷ lệ hoa
hữu hiệu
(%)
Đất cát ven biển (Quảng Lợi, Quảng Điền)
Vụ Đông Xuân (2013 - 2015)
I ĐC1 24 24,10ab
46,17ab
50,52a
12,82b
25,38
II ĐC2 25 23,05b
42,22c
48,10c
13,90ab
29,17
III T(100) 25 23,52b
43,88bc
48,92bc
13,62ab
27,84
IV P(100) 25 24,34ab
44,47bc
49,27bc
14,24ab
26,75
V TP(30:70) 25 24,47ab
46,08ab
50,88ab
13,35b
26,24
VI TP(50:50) 26 25,27a
47,45a
52,23a
15,79a
30,23
Vụ Hè Thu (2014 và 2015)
I ĐC1 24 24,58ab
52,77ab
55,12ab
10,52a
19,09
II ĐC2 24 21,55b
45,97b
48,19b
9,39a
19,49
III T(100) 25 22,00b
50,93ab
53,52ab
12,09a
22,59
IV P(100) 24 22,03b
53,44a
56,62a
12,74a
22,50
V TP(30:70) 24 23,85ab
48,47ab
51,28ab
11,10a
21,65
VI TP(50:50) 23 26,35a
51,23ab
57,20a
11,75a
20,54
Đất xám bạc màu (Tứ Hạ, Hương Trà)
Vụ Đông Xuân (2013 - 2015)
I ĐC1 25 12,96c
26,05d
45,56b
16,71b
36,68
II ĐC2 28 15,45a
31,95ab
44,61a
17,97ab
40,27
III T(100) 27 14,20abc
29,80c
40,99b
17,78ab
43,38
IV P(100) 27 13,48bc
22,70e
40,00b
17,75ab
44,37
V TP(30:70) 27 15,18ab
33,54a
39,95a
18,15a
45,44
VI TP(50:50) 26 15,99a
31,34bc
39,90a
16,94ab
42,44
Vụ Hè Thu (2014 và 2015)
I ĐC1 24 17,29d
27,12c
33,99bc
6,82b
20,06
II ĐC2 25 17,55cd
30,74b
32,20c
9,47a
29,41
III T(100) 25 22,90a
33,90a
38,89a
10,85a
27,90
IV P(100) 25 19,52bc
30,55b
36,05b
9,57a
26,55
V TP(30:70) 24 20,60b
30,14b
33,80bc
10,03a
29,67
VI TP(50:50) 24 19,37bc
29,09bc
33,19c
8,98a
27,06
Ghi chú:
- Vụ Đông Xuân là số liệu trung bình của vụ Đông Xuân 2013-2014 và vụ Đông Xuân
2014-2015
- Vụ Hè Thu là số liệu trung bình của vụ Hè Thu 2014 và vụ Hè Thu 2015
- Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột và trong một vụ biểu thị sự sai khác có ý
nghĩa ở mức P < 0,05
Bón phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas không ảnh hưởng nhiều
đến tổng thời gian ra hoa của lạc nhưng ảnh hưởng đến tổng số hoa, số hoa hữu hiệu và tỷ lệ
hoa hữu hiệu qua các vụ trồng trên đất cát ven biển và đất xám bạc màu.
16
3.2.2. Một số chỉ tiêu sinh lý của cây lạc
3.2.2.1. Khối lượng chất tươi và chất khô của cây lạc
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến
khối lượng chất tươi và chất khô của cây lạc
Công
thức
Chỉ tiêu
Ký hiệu
Khối lượng chất tươi ở các giai
đoạn STPT (g/cây)
Khối lượng chất khô ở các giai
đoạn STPT (g/cây)
Bắt đầu
ra hoa
Kết thúc
ra hoa
Thu
hoạch
Bắt đầu
ra hoa
Kết thúc
ra hoa
Thu
hoạch
Đất cát ven biển (Quảng Lợi, Quảng Điền)
Vụ Đông Xuân (2013 - 2015)
I ĐC1 33,05c
106,75bc
244,57c
5,92bc
27,20a
64,53d
II ĐC2 33,05c
104,00c
207,10e
5,71c
26,49a
62,01d
III T(100) 33,60bc
108,24bc
234,15d
6,33b
29,21a
68,66c
IV P(100) 35,39ab
112,73ab
285,13b
6,95a
28,30a
78,82b
V TP(30:70) 29,52d
92,00d
248,51c
5,80c
24,88a
70,88c
VI TP(50:50) 36,66a
118,05a
303,50a
7,30a
31,71a
86,31a
Vụ Hè Thu (2014 và 2015)
I ĐC1 16,84a
58,52a
147,18ab
3,44a
12,69a
33,70a
II ĐC2 16,67a
52,91a
153,51ab
2,59c
11,49a
39,33a
III T(100) 16,08a
50,93a
166,60ab
3,45a
11,49a
42,96a
IV P(100) 16,75a
54,75a
177,50a
3,54a
12,22a
44,16a
V TP(30:70) 15,71a
53,81a
157,98ab
3,24b
11,70a
36,07a
VI TP(50:50) 16,53a
53,98a
149,93ab
3,45a
12,96a
42,09a
Đất xám bạc màu (Tứ Hạ, Hương Trà)
Vụ Đông Xuân (2013 - 2015)
I ĐC1 27,43c
84,30d
283,57b
4,13d
22,57b
36,94c
II ĐC2 28,10bc
85,21cd
288,64ab
4,62bc
26,20ab
38,78b
III T(100) 29,04bc
87,31c
226,45d
4,59c
25,31ab
37,34bc
IV P(100) 28,81bc
87,54c
230,13d
4,54c
26,08ab
37,84bc
V TP(30:70) 29,59ab
94,22b
270,60c
4,89ab
29,72a
41,38a
VI TP(50:50) 31,33a
100,13a
296,29a
5,01a
30,02a
42,20a
Vụ Hè Thu (2014 và 2015)
I ĐC1 10,80ab
18,52a
95,74a
2,79b
6,23b
25,76d
II ĐC2 10,33b
19,29a
102,70a
2,85ab
6,17b
31,62bc
III T(100) 12,49ab
19,18a
131,68a
3,17a
5,31c
42,99a
IV P(100) 12,39ab
18,67a
110,66a
2,98ab
6,45ab
31,42c
V TP(30:70) 12,77a
20,76a
119,66a
2,93ab
6,43ab
36,18b
VI TP(50:50) 12,72a
20,84a
125,04a
2,97ab
6,74a
31,30c
Ghi chú:
- Vụ Đông Xuân là số liệu trung bình của vụ Đông Xuân 2013-2014 và vụ Đông Xuân
2014-2015
- Vụ Hè Thu là số liệu trung bình của vụ Hè Thu 2014 và vụ Hè Thu 2015
- Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột và trong một vụ biểu thị sự sai khác có ý
nghĩa ở mức P < 0,05
17
Phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đã có ảnh hưởng đến khối
lượng chất tươi và chất khô của cây lạc trên đất cát ven biển và đất xám bạc màu trong cả 2
vụ và vụ Đông Xuân ảnh hưởng rõ hơn vụ Hè Thu
3.2.2.2. Số lượng và khối lượng nốt sần của cây lạc
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến số
lượng và khối lượng nốt sần của cây lạc
Công
thức
Chỉ tiêu
Ký hiệu
Số lượng nốt sần ở các giai đoạn
sinh trưởng phát triển (nốt/cây)
Khối lượng nốt sần ở các giai đoạn
sinh trưởng phát triển (g/cây)
Bắt đầu
ra hoa
Kết thúc
ra hoa
Thu
hoạch
Bắt đầu
ra hoa
Kết thúc
ra hoa
Thu
hoạch
Đất cát ven biển (Quảng Lợi, Quảng Điền)
Vụ Đông Xuân (2013 - 2015)
I ĐC1 53,89a
148,34a
155,39a
0,10b
0,22bc
0,78b
II ĐC2 65,95a
158,50d
146,33c
0,12a
0,17d
0,58c
III T(100) 67,38a
129,84c
173,28b
0,11ab
0,20c
0,72b
IV P(100) 63,11a
101,61b
114,06ab
0,11ab
0,23ab
0,78b
V TP(30:70) 86,17a
117,78ab
124,73ab
0,12a
0,23ab
0,74b
VI TP(50:50) 85,56a
124,22c
157,06a
0,12a
0,25a
0,99a
Vụ Hè Thu (2014 và 2015)
I ĐC1 41,73c
124,67a
127,00a
0,06b
0,16a
0,53a
II ĐC2 49,22b
95,06c
170,72b
0,06b
0,11b
0,46b
III T(100) 57,61a
114,06ab
121,61a
0,06b
0,13ab
0,47ab
IV P(100) 47,61b
105,39ab
161,11c
0,06b
0,13ab
0,47ab
V TP(30:70) 57,61a
110,56bc
163,33ab
0,06b
0,12b
0,46b
VI TP(50:50) 58,99a
93,28ab
177,24d
0,08a
0,13ab
0,63ab
Đất xám bạc màu (Tứ Hạ, Hương Trà)
Vụ Đông Xuân (2013 - 2015)
I ĐC1 53,17b
102,56bc
96,40cd
0,82a
0,62d
1,45cd
II ĐC2 35,78d
111,00ab
108,09bc
0,60b
0,80c
1,55b
III T(100) 64,35a
94,22c
114,94ab
0,85a
0,71cd
1,64b
IV P(100) 38,67d
82,50d
87,54d
0,63b
1,18b
1,44d
V TP(30:70) 35,28d
116,50a
126,59a
0,63b
1,43a
1,76a
VI TP(50:50) 44,73c
92,28cd
113,86ab
0,68b
0,76cd
1,54bc
Vụ Hè Thu (2014 và 2015)
I ĐC1 28,78cd
50,90b
123,78b
0,42b
0,65a
0,94b
II ĐC2 31,24ab
52,61ab
130,90b
0,44ab
0,68a
0,90b
III T(100) 27,17d
47,11b
136,06b
0,42b
0,66a
0,85b
IV P(100) 28,89cd
50,61b
135,67b
0,42b
0,66a
0,86b
V TP(30:70) 29,89bc
51,67b
135,73b
0,42b
0,69a
0,90b
VI TP(50:50) 33,22a
57,79a
163,72a
0,47a
0,73a
1,08a
Ghi chú:
- Vụ Đông Xuân là số liệu trung bình của vụ Đông Xuân 2013-2014 và vụ Đông Xuân
2014-2015
- Vụ Hè Thu là số liệu trung bình của vụ Hè Thu 2014 và vụ Hè Thu 2015
- Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột và trong một vụ biểu thị sự sai khác có ý
nghĩa ở mức P < 0,05.
Từ kết quả theo dõi về số lượng và khối lượng nốt sần qua các vụ trồng trên đất cát ven
biển, chúng tôi thấy rằng việc sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và
Pseudomonas ở dạng riêng lẻ chưa thấy sự ảnh hưởng rõ đến số lượng và khối lượng nốt sần
nhưng sử dụng kết hợp 2 chế phẩm thì có ảnh hưởng rõ hơn. Các công thức có sử dụng kết
18
hợp chế phẩm đều có tác dụng làm tăng số lượng và khối lượng nốt sần, đặc biệt ở giai đoạn
thu hoạch. Trên đất xám bạc màu, chúng tôi nhận thấy sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm
Trichoderma và Pseudomonas có ảnh hưởng đến số lượng và khối lượng nốt sần qua các vụ
trồng, đặc biệt được thể hiện rất rõ ở vụ Đông Xuân.
3.2.3. Hiệu quả phòng trừ sâu bệnh hại của cây lạc
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến tình
hình sâu, bệnh hại của cây lạc
Công Ký hiệu Sâu (con/m2
) Tỷ lệ bệnh (%)
thức Sâu
xám
Sâu
xanh
Sâu
khoang
Héo rũ gốc
mốc đen
Héo rũ gốc
mốc trắng
Đất cát ven biển (Quảng Lợi, Quảng Điền)
Vụ Đông Xuân (2013 - 2015)
I ĐC1 3,00 3,00 1,00 9,33 1,34
II ĐC2 3,17 3,17 1,17 11,00 0,84
III T(100) 2,34 2,67 0,67 13,17 5,17
IV P(100) 1,67 3,00 1,17 13,34 1,34
V TP(30:70) 0,67 2,00 0,67 10,84 0,50
VI TP(50:50) 3,17 1,17 1,00 5,94 0,67
Vụ Hè Thu (2014 và 2015)
I ĐC1 0,50 4,00 0,17 1,25 1,10
II ĐC2 0,34 2,00 0,67 1,15 0,76
III T(100) 0,50 3,00 1,34 0,93 1,59
IV P(100) 0,67 2,84 0,17 1,32 1,27
V TP(30:70) 0,17 1,67 0,67 1,30 0,53
VI TP(50:50) 0,34 3,34 0,34 0,39 0,36
Đất xám bạc màu (Tứ Hạ, Hương Trà)
Vụ Đông Xuân (2013 - 2015)
I ĐC1 4,58 6,22 5,51 4,53 2,27
II ĐC2 4,85 6,17 5,14 3,87 1,51
III T(100) 5,04 5,93 5,00 4,34 1,38
IV P(100) 4,90 6,07 4,91 5,32 1,55
V TP(30:70) 4,89 5,12 3,59 2,16 0,76
VI TP(50:50) 4,76 4,11 3,18 3,77 0,51
Vụ Hè Thu (2014 và 2015)
I ĐC1 1,34 5,00 - 2,04 1,17
II ĐC2 1,17 5,50 - 2,43 1,06
III T(100) 1,34 5,00 - 2,11 1,08
IV P(100) 1,67 4,50 - 2,01 0,90
V TP(30:70) 1,84 4,00 - 1,43 0,61
VI TP(50:50) 1,17 7,00 - 1,59 0,52
Ghi chú:
- Vụ Đông Xuân là số liệu trung bình của vụ Đông Xuân 2013-2014 và vụ Đông Xuân
2014-2015
- Vụ Hè Thu là số liệu trung bình của vụ Hè Thu 2014 và vụ Hè Thu 2015
Qua kết quả theo dõi tình hình sâu bệnh hại qua các vụ trồng trên đất xám bạc màu cũng
như trên đất cát ven biển tại các công thức phân bón khác nhau bước đầu cho kết quả tốt. Bón
phân hữu cơ với chế phẩm có tác dụng rõ trong việc phòng trừ sâu bệnh hại trên lạc, đặc biệt
đối với bệnh hại ở công thức VI (02 tấn phân hữu cơ Bokashi + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg
K2O + 400 kg vôi + chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas tỷ lệ 50:50) trên đất cát ven biển
19
và công thức V (02 tấn phân hữu cơ Bokashi + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg
vôi + chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas tỷ lệ 30:70) trên đất xám bạc màu cho hiệu quả
phòng trừ đạt cao nhất.
3.2.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến các
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc
Công
thức
Ký hiệu Tổng số
quả/cây
(quả)
Tổng số quả
chắc/cây
(quả)
P100
quả
(gam)
Năng suất
lý thuyết
(tạ/ha)
Năng suất
thực thu
(tạ/ha)
NSTT so với
ĐC (%)
ĐC1 ĐC2
Đất cát ven biển (Quảng Lợi, Quảng Điền)
Vụ Đông Xuân (2013 - 2015)
I ĐC1 16,09a
12,82b
156,62ab
49,56b
23,34b
- 2,23
II ĐC2 16,92a
13,90ab
148,15b
51,46b
22,83b
-2,19 -
III T(100) 16,15a
13,62ab
164,91a
56,53ab
23,54b
0,86 3,11
IV P(100) 17,35a
14,24ab
159,68ab
56,26ab
23,65b
1,33 3,59
V TP(30:70) 16,77a
13,35b
150,41b
49,93b
25,84ab
10,71 13,18
VI TP(50:50) 18,28a
15,79a
166,13a
64,92a
27,25a
16,75 19,36
Vụ Hè Thu (2014 và 2015)
I ĐC1 16,49a
10,52a
130,38a
33,94a
11,66b
- 1,04
II ĐC2 15,62a
9,39 a
131,32a
30,44a
11,54b
-1,03
III T(100) 19,83a
12,09a
121,47ab
36,70a
12,73ab
9,18 10,31
IV P(100) 19,80a
12,74a
126,75ab
40,13a
12,84ab
10,12 11,27
V TP(30:70) 18,13a
11,10a
119,04b
32,83a
12,91ab
10,72 11,87
VI TP(50:50) 16,87a
11,75a
125,39ab
36,57a
15,95a
36,79 38,21
Đất xám bạc màu (Tứ Hạ, Hương Trà)
Vụ Đông Xuân (2013 - 2015)
I ĐC1 28,40a
16,71b
129,59d
53,60d
21,25bc
- 1,92
II ĐC2 29,15a
17,97ab
136,69cd
60,79bc
20,85bc
-1,88 -
III T(100) 31,39a
17,78ab
140,38bc
61,71abc
22,26b
4,75 6,76
IV P(100) 22,80b
17,75ab
145,91ab
64,13ab
22,16b
4,28 6,28
V TP(30:70) 29,99a
18,15a
148,16a
66,53a
26,45a
24,47 26,86
VI TP(50:50) 30,13a
16,94ab
134,95cd
56,63cd
22,96b
8,05 10,12
Vụ Hè Thu (2014 và 2015)
I ĐC1 13,89d
6,82b
125,57bc
21,21c
11,25bc
- 3,69
II ĐC2 20,30b
9,47a
121,70bc
28,50b
10,85bc
-3,56 -
III T(100) 23,55a
10,85a
129,10b
34,64a
12,31b
9,42 13,46
IV P(100) 19,30bc
9,57a
119,66c
28,25b
12,00b
6,67 10,60
V TP(30:70) 17,82c
10,03a
124,27bc
30,90ab
14,39a
27,91 32,63
VI TP(50:50) 18,09c
8,98a
142,86a
31,74ab
13,15ab
16,89 21,20
Ghi chú:
- Vụ Đông Xuân là số liệu trung bình của vụ Đông Xuân 2013-2014 và vụ Đông Xuân
2014-2015
- Vụ Hè Thu là số liệu trung bình của vụ Hè Thu 2014 và vụ Hè Thu 2015
- Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột và trong một vụ biểu thị sự sai khác có ý
nghĩa ở mức P < 0,05.
Qua 4 vụ nghiên cứu về hiệu quả của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và
Pseudomonas đến năng suất lạc trên cả 2 loại đất đều cho thấy năng suất đạt cao nhất ở công
thức sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm ở dạng kết hợp. Đất cát ven biển, công thức VI (02
tấn phân hữu cơ Bokashi + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi + Xử lý chế
20
phẩm Trichoderma và Pseudomonas với tỷ lệ 50:50) đạt năng suất cao nhất (27,25 tạ/ha trong
vụ Đông Xuân và 15,95 tạ/ha trong Hè Thu). Đất xám bạc màu, công thức V (02 tấn phân hữu
cơ Bokashi + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi + Xử lý kết hợp Trichoderma
+ Pseudomonas tỷ lệ 30:70) đạt năng suất thực thu cao nhất (26,45 tạ/ha trong vụ Đông Xuân
và 14,39 tạ/ha trong Hè Thu).
3.2.5. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc tại Thừa Thiên Huế
Bảng 3.16. Hiệu quả kinh tế của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas
trong sản xuất lạc
Công
thức
Chỉ tiêu
Ký hiệu
Tổng chi
(đồng/ha)
Tổng thu
(đồng/ha)
Lợi nhuận
(đồng/ha)
VCR
(lần)
Đất cát ven biển (Quảng Lợi, Quảng Điền)
Vụ Đông Xuân (2013 - 2015)
I ĐC1 25.726.000 58.350.000 32.624.000 2,3
II ĐC2 21.726.000 57.075.000 35.349.000 2,6
III T(100) 21.950.000 58.850.000 36.900.000 2,7
IV P(100) 21.950.000 59.125.000 37.175.000 2,7
V TP(30:70) 21.950.000 64.600.000 42.650.000 2,9
VI TP(50:50) 21.950.000 68.125.000 46.175.000 3,1
Vụ Hè Thu (2014 và 2015)
I ĐC1 25.726.000 29.150.000 3.424.000 1,1
II ĐC2 21.726.000 28.850.000 7.124.000 1,3
III T(100) 21.950.000 31.825.000 9.875.000 1,4
IV P(100) 21.950.000 32.100.000 10.150.000 1,5
V TP(30:70) 21.950.000 32.275.000 10.325.000 1,5
VI TP(50:50) 21.950.000 39.875.000 17.925.000 1,8
Đất xám bạc màu (Tứ Hạ, Hương Trà)
Vụ Đông Xuân (2013 - 2015)
I ĐC1 25.726.000 53.125.000 27.399.000 2,1
II ĐC2 21.726.000 52.125.000 30.399.000 2,4
III T(100) 21.950.000 55.650.000 33.700.000 2,5
IV P(100) 21.950.000 55.400.000 33.450.000 2,5
V TP(30:70) 21.950.000 66.125.000 44.175.000 3,0
VI TP(50:50) 21.950.000 57.400.000 35.450.000 2,6
Vụ Hè Thu (2014 và 2015)
I ĐC1 25.726.000 28.125.000 2.399.000 1,1
II ĐC2 21.726.000 27.125.000 5.399.000 1,2
III T(100) 21.950.000 30.775.000 8.825.000 1,4
IV P(100) 21.950.000 30.000.000 8.050.000 1,4
V TP(30:70) 21.950.000 35.975.000 14.025.000 1,6
VI TP(50:50) 21.950.000 32.875.000 10.925.000 1,5
Kết quả nghiên cứu về hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc ở 2 điểm nghiên cứu cho
thấy, đối với đất cát ven biển, công thức VI (02 tấn phân hữu cơ Bokashi + 40 kg N + 60 kg
P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi + 50% Trichoderma và 50% Pseudomonas) và đối với đất
xám bạc màu, công thức V (02 tấn phân hữu cơ Bokashi + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O
+ 400 kg vôi + 30% Trichoderma và 70% Pseudomonas) đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong
21
cả 2 vụ trồng. Vụ Đông Xuân có VCR trồng trọt > 3,0 lần và vụ Hè Thu có VCR trồng trọt >
1,6 lần.
3.2.6. Đánh giá hiệu quả sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và
Pseudomonas đến vi sinh vật tổng số trong đất và các chỉ tiêu hóa tính của đất
Bảng 3.17. Kết quả phân tích vi sinh vật tổng số và các chỉ tiêu hóa tính của đất
Công
thức
Chỉ tiêu
Ký hiệu
VSV tổng số
(CFU×108
/g đất)
OM
(%)
pHKCl N
(%)
P2O5
(%)
K2O
(%)
K+
(lđl/100g)
Đất cát ven biển (Quảng Lợi, Quảng Điền)
Trước TN 16,83 0,83 5,56 0,04 0,03 0,04 0,08
Vụ Đông Xuân (2013 - 2015)
I ĐC1 30,53 1,33 5,84 0,05 0,04 0,05 0,14
II ĐC2 32,07 1,31 5,52 0,05 0,03 0,05 0,13
III T(100) 32,04 1,09 6,07 0,05 0,03 0,05 0,15
IV P(100) 32,42 1,21 5,74 0,05 0,03 0,05 0,16
V TP(30:70) 34,43 1,40 6,13 0,06 0,04 0,05 0,16
VI TP(50:50) 35,83 1,41 5,73 0,07 0,04 0,04 0,19
Vụ Hè Thu (2014 và 2015)
I ĐC1 20,76 1,31 5,87 0,05 0,04 0,05 0,14
II ĐC2 21,75 1,33 5,48 0,05 0,04 0,04 0,15
III T(100) 21,06 1,10 5,97 0,05 0,04 0,05 0,15
IV P(100) 22,27 1,22 5,78 0,04 0,04 0,05 0,16
V TP(30:70) 24,86 1,41 6,02 0,05 0,04 0,05 0,19
VI TP(50:50) 27,07 1,52 5,80 0,06 0,04 0,05 0,20
Đất xám bạc màu (Tứ Hạ, Hương Trà)
Trước TN 19,10 0,68 4,61 0,05 0,03 0,11 0,07
Vụ Đông Xuân (2013 - 2015)
I ĐC1 31,53 1,17 4,44 0,06 0,03 0,11 0,10
II ĐC2 31,91 1,14 4,65 0,06 0,04 0,14 0,16
III T(100) 33,48 1,19 4,29 0,05 0,04 0,12 0,13
IV P(100) 34,57 1,19 4,18 0,05 0,04 0,11 0,13
V TP(30:70) 35,95 1,29 4,72 0,06 0,04 0,13 0,17
VI TP(50:50) 37,03 1,22 4,42 0,06 0,04 0,13 0,16
Vụ Hè Thu (2014 và 2015)
I ĐC1 22,73 1,17 4,44 0,06 0,04 0,12 0,10
II ĐC2 22,30 1,14 4,60 0,05 0,04 0,13 0,17
III T(100) 24,00 1,17 4,29 0,05 0,04 0,12 0,14
IV P(100) 25,25 1,17 4,28 0,05 0,04 0,12 0,13
V TP(30:70) 29,20 1,26 4,51 0,07 0,04 0,13 0,16
VI TP(50:50) 28,27 1,33 4,53 0,06 0,04 0,14 0,16
Ghi chú: CFU (Colony Forming Unit): Đơn vị hình thành khuẩn lạc
Kết quả bón phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc trên
đất cát ven biển và đất xám bạc màu ở Thừa Thiên Huế đã có tác dụng cải thiện tốt một số
tính chất hóa học của đất như tăng hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng N tổng số và đặc biệt là
lượng kali trao đổi.
22
3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TẠI MÔ HÌNH ỨNG DỤNG PHÂN HỮU CƠ VỚI CHẾ
PHẨM TRICHODERMA VÀ PSEUDOMONAS CHO CÂY LẠC TRÊN ĐẤT CÁT VEN
BIỂN VÀ ĐẤT XÁM BẠC MÀU TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.3.1. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc ở các mô hình
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến các
chỉ tiêu nông học và năng suất lạc ở các mô hình
Công Chỉ tiêu
Ký hiệu
TGST
(ngày)
Chiều cao
thân chính
(cm)
Số cành
cấp 1
(cành)
Chiều dài
cành cấp 1
(cm)
Tỷ lệ hoa
hữu hiệu
(%)
NSTT
(tạ/ha)
NSTT so với
ĐC (%)
thức ĐC1 ĐC2
Đất cát ven biển
I ĐC1 101 43,60 4,63 46,46 24,89 29,27 - 5,63
II ĐC2 100 37,13 4,70 40,56 26,68 27,71 -5,33 -
III TP(50:50) 99 37,36 5,93 41,53 29,58 33,94 15,95 22,48
Đất xám bạc màu
I ĐC1 102 24,33 4,80 28,46 23,61 27,00 - 2,39
II ĐC2 101 26,76 4,40 28,46 20,44 26,37 -2,33 -
III TP(30:70) 100 27,73 5,87 37,52 22,35 32,12 18,96 21,81
Kết quả theo dõi năng suất thực thu tại các mô hình cho thấy, năng suất thực thu giữa
các công thức ở đất cát ven biển dao động từ 27,71 - 33,94 tạ/ha. Trong đó công thức III (02
tấn phân hữu cơ Bokashi + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi + 50 %
Trichoderma + 50 % Pseudomonas) có năng suất thực thu đạt cao nhất (33,94 tạ/ha), công
thức I (ĐC1) và công thức II (ĐC2) có năng suất thực thu thấp hơn, tương ứng là 29,27 tạ/ha
và 27,71 tạ/ha. Ở đất xám bạc màu, năng suất thực thu dao động từ 26,37 - 32,12 tạ/ha, công
thức có năng suất thực thu đạt cao nhất là công thức III (02 tấn phân hữu cơ Bokashi + 40 kg
N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi + 30% Trichoderma + 70% Pseudomonas) với
32,12 tạ/ha và thấp nhất là công thức II (26,37 tạ/ha).
3.3.2. Tình hình sâu bệnh hại lạc trên các mô hình
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến khả
năng chống chịu sâu, bệnh hại tại các mô hình
Công thức Ký hiệu Sâu hại (con/m2
) Bệnh hại (%)
Sâu xám Sâu khoang Sâu xanh Héo rũ mốc gốc đen
Đất cát ven biển
I ĐC1 2,67 13,33 5,33 4,61
II ĐC2 1,67 12,67 3,00 4,22
III TP(50:50) 0,67 8,00 1,33 1,73
Đất xám bạc màu
I ĐC1 2,00 14,67 5,00 4,60
II ĐC2 2,67 13,00 2,67 3,53
III TP(30:70) 0,33 7,00 1,67 1,75
Kết quả mô hình sản xuất trên diện rộng cũng cho thấy các công thức sử dụng phân
hữu cơ với chế phẩm sinh học Trichoderma và Pseudomona ở dạng phối hợp (công thức III)
có tỷ lệ sâu và bệnh hại thấp, đặc biệt là bệnh hại thấp hơn so với công thức chỉ sử dụng phân
chuồng và phân hóa học (ĐC 1) cũng như công thức chỉ sử dụng phân hữu cơ và phân hóa
học, không sử dụng chế phẩm (ĐC 2).
23
3.3.3. Hiệu quả kinh tế của các mô hình ứng dụng phân hữu cơ với chế phẩm
Trichoderma và Pseudomonas trong sản xuất lạc tại Thừa Thiên Huế
Bảng 3.20. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và
Pseudomonas cho cây lạc tại Thừa Thiên Huế
Công
thức
Chỉ tiêu
Ký hiệu
Tổng chi
(đồng/ha)
Tổng thu
(đồng/ha)
Lợi nhuận
(đồng/ha)
VCR (lần)
Đất cát ven biển
I ĐC1 25.726.000 73.175.000 47.449.000 2,84
II ĐC2 21.726.000 69.275.000 47.549.000 3,19
II TP(50:50) 21.950.000 84.850.000 62.900.000 3,87
Đất xám bạc màu
I ĐC1 25.726.000 67.500.000 41.774.000 2,62
II ĐC2 21.726.000 65.925.000 44.199.000 3,03
III TP(30:70) 21.950.000 80.300.000 58.350.000 3,66
Ghi chú: Giá bán lạc khô 25.000 đồng/kg (thời điểm tháng 5/2016)
Kết quả mô hình ứng dụng trên diện rộng tại 2 điểm nghiên cứu một lần nữa khẳng định
công thức bón 02 tấn phân hữu cơ Bokashi + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi
+ Trichoderma và Pseudomonas với tỷ lệ 50:50 trên đất cát ven biển và công thức bón 02 tấn
phân hữu cơ Bokashi + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi + Trichoderma và
Pseudomonas với tỷ lệ 30:70 trên đất xám bạc màu là các công thức tốt nhất giúp cây lạc sinh
trưởng, phát triển tốt hơn, ít nhiễm sâu bệnh, năng suất thực thu và hiệu quả kinh tế đạt cao
hơn so với các công thức của mô hình đối chứng.
24
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
4.1.1. Thí nghiệm trong chậu
Bón phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas có ảnh hưởng đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất lạc trong chậu trên cả 2 loại đất thí nghiệm.
- Đất cát ven biển, công thức VI (TP 50:50) đạt năng suất cá thể cao nhất (6,97 g/cây).
Các công thức có năng suất cá thể tương đương với đối chứng 2 là công thức công thức IV
(6,22 g/cây) và công thức V (6,27 g/cây), công thức đối chứng 2 đạt 6,14 g/cây.
- Đất xám bạc màu, công thức V (TP 30:70) đạt năng suất cá thể cao nhất (5,56 g/cây),
tiếp theo là công thức VI (5,10 g/cây) và công thức IV (5,14 g/cây). Các công thức có năng
suất cá thể tương đương với đối chứng 2 là công thức III (4,77 g/cây), công thức VII (4,88
g/cây) và công thức đối chứng 2 đạt 4,78 g/cây.
4.1.2. Thí nghiệm ngoài đồng ruộng
- Đất cát ven biển, công thức VI (TP50:50) đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất
trong cả 2 vụ. Vụ Đông Xuân, năng suất đạt 27,25 tạ/ha và hiệu quả kinh tế đạt 46.175.000
đồng/ha. Vụ Hè Thu năng suất đạt 15,95 tạ/ha và hiệu quả kinh tế đạt 17.925.000 đồng/ha.
Trong khi, đối chứng 2 có năng suất đạt 22,83 tạ/ha và 11,54 tạ/ha, hiệu quả kinh tế đạt
35.349.000 đồng/ha và 7.124.000 đồng/ha lần lượt trong 2 vụ.
- Đất cát xám bạc màu, công thức V (TP30:70) đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao
nhất trong cả 2 vụ. Vụ Đông Xuân, năng suất đạt 26,45 tạ/ha và hiệu quả kinh tế đạt
44.175.000 đồng/ha. Vụ Hè Thu năng suất đạt 14,39 tạ/ha và hiệu quả kinh tế đạt 14.025.000
đồng/ha. Trong khi, đối chứng 2 có năng suất đạt 20,85 tạ/ha và 10,85 tạ/ha, hiệu quả kinh tế
đạt 30.399.000 đồng/ha và 5.399.000 đồng/ha lần lượt trong 2 vụ.
- Sử dụng phân hữu cơ và chế phẩm sinh học cho cây lạc trên đất cát ven biển ở Quảng
Lợi và đất xám bạc màu ở Tứ Hạ, Thừa Thiên Huế đã có tác dụng cải thiện tốt một số tính
chất hóa học của đất như tăng hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng N tổng số và đặc biệt là
lượng kali trao đổi.
4.1.3. Mô hình sản xuất
Mô hình ứng dụng kết quả nghiên cứu tại 2 địa điểm đều cho thấy cây lạc sinh trưởng,
phát triển tốt hơn, ít nhiễm sâu bệnh, năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao hơn so với các mô
hình đối chứng. Mô hình trên đất cát ven biển, có lợi nhuận đạt 62.900.000 đồng/ha và VCR
trồng trọt đạt 3,87 lần. Mô hình trên đất xám bạc màu, có lợi nhuận đạt 58.350.000 đồng/ha
và VCR trồng trọt đạt 3,66 lần.
Đề tài thực hiện 1 thí nghiệm trong chậu, 8 thí nghiệm ngoài đồng ruộng qua 4 vụ sản
xuất và nhân rộng kết quả tốt nhất tại các mô hình trình diễn tại 2 địa điểm nghiên cứu đã
khẳng định công thức bón 02 tấn phân hữu cơ Bokashi + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O
+ 400 kg vôi + Trichoderma và Pseudomonas với tỷ lệ 50:50 trên đất cát ven biển và công
thức 02 tấn phân hữu cơ Bokashi + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi +
Trichoderma và Pseudomonas với tỷ lệ 30:70 trên đất xám bạc màu là 2 công thức tốt nhất
cho cây lạc về sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh hại, các chỉ tiêu sinh lý,
năng suất, hiệu quả kinh tế cũng như một số chỉ tiêu sinh tính và hóa tính trên đất cát ven biển
và đất xám bạc màu tại Thừa Thiên Huế.
4.2. Đề nghị
- Phân hữu cơ Bokashi với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas của đề tài được
đánh giá hiệu quả sử dụng trên giống lạc L14 ở đất cát ven biển và đất xám bạc màu tại Thừa
Thiên Huế. Để có thể sử dụng rộng rãi, cần tiếp tục triển khai các thí nghiệm đồng ruộng đối
với các giống lạc khác ở các địa phương khác nhau.
- Nghiên cứu thêm về ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ và chế phẩm sinh học đến
phẩm chất lạc để có kết luận đầy đủ hơn.
25
INTRODUCTION
1. PROPERTIES OF THE STUDY
To increase productivity and yield, factors such as seeds, fertilizers, cultivation
techniques, ... play an important role, in which fertilizer is considered the main factor.
However, the long-term use of chemical fertilizers leads to high costs of investment,
which results in lower profits for farmers, as well as higher N2O emissions. On the
other hand, the excess of chemical fertilizers pollutes the soil, water and human
health. The problem of crop production increases the area of cultivated land is
polluted, the fertility and productivity of the land will reduce, causing nutrition
degradation.
Research to find effective farming practices that retain high productivity while
improving soil fertility and environmental safety are essential. In addition to finding
new high yielding cultivars, organic fertilizers are recommended, which can take
advantage of all agricultural waste to produce organic fertilizer such as straw,
manure, residue ... Using organic fertilizer to reduce the amount of chemical fertilizer,
improving soil fertility. Organic fertilizers not only increase crop yields, but also
increase the effectiveness of chemical fertilizers, improve soil fertility and
productivity.
Therefore, the research and application of organic fertilizers and biological
products in agricultural production to reduce chemical fertilizer, contribute to
environmental protection and building a sustainable agriculture. This is very
necessary and has great significance in agricultural production. Thua Thien Hue and
central Vietnam as well, the application of organic fertilizers and biological products
has not been popularized, even very limited in the context of the climate change
towards sustainable agriculture and safe.
Based on the above issues, the topic of "Research on the effectiveness of using
organic fertilizer with Trichoderma and Pseudomonas in groundnut in Thua Thien
Hue" was conducted to select the fertilizer formula that can supply good nutrients for
soil, plants and contributing in improvement economic efficiency of groundnut
production in Thua Thien Hue.
2. PURPOSE AND OBJECTIVES
 The purpose of the research
To determine the effect of organic fertilizer on bio-products to groundnuts, which
will be the basis for the elaboration of appropriate technical processes to improve
groundnut yields and develop groundnut production following by the bio-sustainable.
26
 Objectives of the research
Evaluate the using efficiency of organic fertilizer with Trichoderma and
Pseudomonas preparations for groundnut in the coastal sandy and infertile soils to
improve groundnut production efficiency in Thua Thien Hue province.
3. PRACTICAL AND SCIENTIFIC SIGNIFICATION OF THE STUDY
 Scientific signification
- Providing scientific data on the effectiveness of using organic fertilizer with
Trichoderma and Pseudomonas preparations on growth, development, groundnut
yield and groundnut production efficiency on coastal sandys and infertile soil.
- As a reference source, new information as the basis for the use of biological
products for groundnut on coastal sandy and dedgraded soil.
 Practical signification
- Contributing in application of organic fertilizers and bio-products useful in
sustainable agriculture.
- The research results of the project will be new scientific advances to base bio-
based groundnut production in Thua Thien Hue and other localities.
4. SCOPE OF THE STUDY
- Research on the effect of organic fertilizer on Trichoderma and Pseudomonas
in pots in coastal sandy and gray-on-dedgraded soil at the Faculty of Agronomy,
University of Agriculture and Forestry, Hue University. The result of the pots
experiment to determine the potential formula for growth and yield in oder to develop
further research in the field conditions. Time conducting of the net house experiment
from January to April, 2013.
- The research on the effectiveness of using organic fertilizer with Trichoderma
and Pseudomonas for groundnut in the field conditions. The field experiments are
conducted from December 2013 to October 2015 (including 4 consecutive crops:
Winter-Spring 2013-2014, Summer-Autumn 2014, Winter-Spring 2014-2015 and
Summer-Autumn 2015). The research focused on the efficiency of using organic
fertilizer and bio-product to growth and development, physiological criteria, pest and
disease control, yield and economic efficiency in groundnut production.
- The application models on organic fertilizer with Trichoderma and
Pseudomonas preparation are conducted from December 2015 to June 2016.
- Field experiments and models were conducted on two types of soil: Coastal
sandys in Quang Loi commune, Quang Dien district, Thua Thien Hue province, and
dedgraded soil in Tu Ha ward, Huong Tra town, Thua Thien Hue province.
5. NEW CONTRIBUTIONS OF THE STUDY
27
- The results of the study identified the best formula of organic fertilizer with
Trichoderma and Pseudomonas preparations for groundnut in two popular soils of
groundnut cultivars in Thua Thien Hue. Coastal sandy, formula VI (02 tons Bokashi
organic fertilizer + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg lime + Trichoderma
and Pseudomonas at 50:50) and dedgraded soil, formula V (02 tons Bokashi organic
fertilizer + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg lime + Trichoderma and
Pseudomonas at 30:70).
- The research results of the study evaluated the effect of using organic fertilizer
with bio-products to improve the bio-chemical and character of the coastal sandy and
dedgraded soil in Thua Thien Hue province.
28
CHAPTER 1
OVERVIEW OF THE STUDY
1.1. THEORY FUNDAMENT OF THE STUDY
1.1.1. Role of the groundnut
1.1.2. Nutrition demand of the groundnuts
1.1.3. Main organic fertilizers are used in agricultural production
1.1.3.1 Traditional organic fertilizers (organic manure)
1.1.3.2. Organic compost
1.1.3.3. The role of the organic fertilizers
1.1.3.4. Use value of the organic fertilizer
1.1.4. Mushroom Trichoderma
1.1.4.1. Characteristics of Trichoderma
1.1.4.2. The role of Trichoderma
1.1.4.3. Action mechanism of Trichoderma
1.1.5. Pseudomonas bacteria
1.1.5.1. Characteristics of Pseudomonas bacteria
1.1.5.2. The role of Pseudomonas bacteria
1.1.5.3. Action mechanism of Pseudomonas bacteria
1.1.6. Characteristics of coastal sandys and dedgraded soils
1.1.6.1. Coastal sandy (Haplic Arenosols)
1.1.6.2. Dedgraded soil (Haplic Acrisols)
1.2. PRACTICAL FUNDAMENT OF THE STUDY
1.2.1. Production situation of groundnut in the world, Vietnam and Thua Thien
Hue
1.2.1.1. Production situation of the groundnut in the world
1.2.1.2. Production situation of the groundnut in Vietnam
29
1.2.1.3. Production situation of the groundnut in Thua Thien Hue
1.2.2. Situation of using organic fertilizer in Vietnam
1.3. RESEARCH RESULTS RELATED TO THE STUDY
1.3.1. Research results on organic fertilizer in the world and Vietnam
1.3.1.1. Research results on organic fertilizer in the world
1.3.1.2. Research results on organic fertilizer in Vietnam
1.3.2. Research results on using Trichoderma for crop cultivation in the world
and Vietnam
1.3.2.1. Research results on using Trichoderma for crop cultivation in the world
1.3.2.2. . Research results on using Trichoderma for crop cultivation in Vietnam
1.3.3. Research results on using Pseudomonas for crops cultivation in the
world and Vietnam
1.3.3.1. Research results on using Pseudomonas for crops cultivation in the world
1.3.3.2. Research results on using Pseudomonas for crops cultivationi in Vietnam
1.3.4. Research results on combination of Trichoderma and Pseudomonas in
crops cultivation in the world and Vietnam
30
CHAPTER 2
SUBJECTS, CONTENTS AND METHODOLOGY
2.1. RESEARCH SUBJECTS
2.1.1. Experimental soil
The study was conducted on two types of the soils: Coastal sandy and
dedgraded soil in Thua Thien Hue province.
2.1.2. Groundnut variety
The groundnut variety used in the experiment is L14 variety, which is widely
cultivated in Thua Thien Hue province. The certified seed is supplied by the Thua
Thien Hue Plant Variety and Seed Company.
2.1.3. Fertilizer
Study used the following fertilizers:
- Bokashi organic fertilizer (from Prof. Dr. Tran Thi Thu Ha, Department of Plant
Protection, Faculty of Agriculture, Hue University of Agriculture and Forestry).
- Chemical fertilizers such as urea of nitrogen (46%N), super of phosphorus
(16%P2O5) and chloride of potassium (60% K2O).
- Manure (pig manure): composted by farmers follow traditional method (C:
25%, N: 0,89%, P2O5: 0,42%, K2O: 0,45%).
- Powdered lime: mashed lime from shell of snail, arca. This is a form of lime
used popularly in the production (50% CaO).
- Biological product of Trichoderma sp. PC6 with density of 108 CFU/g (Le Dinh
Huong et al., 2012) and bacterial Pseudomonas putida 214 D with a density of 108
CFU/g (Tran Thi Thu Ha, 2007, Tran Thi Thu Ha, 2012). Department of Plant
Protection, Department of Agriculture, Hue University of Agriculture and Forestry.
2.2. RESEARCH CONTENTS
Content 1: Study on effects of organic fertilizer on Trichoderma and
Pseudomonas on growth, development and yield of the groundnut in the pot
experiments.
Content 2: Study on the effectiveness of using organic fertilizer with
Trichoderma and Pseudomonas for the groundnut in the field experiments on
dedgraded soil and coastal sandy in Thua Thien Hue.
31
Content 3: Development of Trichoderma and Pseudomonas models for the
groundnut on coastal sandy and dedgraded soil in Thua Thien Hue.
2.3. RESEARCH METHODOLOGY
2.3.1. Pot experiment in net house
The pot experiments was arranged Completely Randomized Design (CRD) with
3 replications. All study parameters on growth, development and productivity are
implemented in accordance with Vietnamese standard 01-57: 2011/BNN&PTNT.
- The pot experiment was arranged in a cement pot (40 cm high, pot diameter:
30 cm). Each recipe consists of 9 pots, total pots per type of land: 63.
- The formula is applied organic fertilizer with a dose of 100g on the pot. The
seedlings were treated with 20 g of the compositions per kg of seed, mixed seed with
the composition and allowed to sit for 30 minutes in a laboratory pot.
Treatments Symbols The component of the treatments
I C1 Local manure + Chemical fertilizer (Control 1)
II C2 Bokashi organic fertilizer + Chemical fertilizer (Control 2)
III T(100) Control 2 + Trichoderma (100%)
IV P(100) Control 2 + Pseudomonas (100%)
V TP(30:70) Control 2 + Trichoderma + Pseudomonas 30:70
VI TP(50:50) Control 2 + Trichoderma + Pseudomonas 50:50
VII TP(70:30) Control 2 + Trichoderma + Pseudomonas 70:30
2.3.2. Field experiments
From the results of pot research, we selected four most promising treatments to
continue study in the field condition.
Field experiments were conducted in natural conditions with individual and
combination experiments in two study sites in Thua Thien Hue.
The total of field experiments on two types of soils in two locations were 08
experiments (experiments of winter-spring 2013 - 2014, experiments of summer-
autumn 2014, experiments of winter-spring 2014 - 2015 and experiments of summer-
autumn 2015).
The experiment consists of 6 treatments (I, II, III, IV, V, VI), arranged in
the Randomized Complete Block Design (RCBD) with 3 replicates (a, b, c), each plot
area is 20 m2.
32
Treatments Symbols The component of the treatments
I C1 Local manure + Chemical fertilizer (Control 1)
II C2 Bokashi organic fertilizer + Chemical fertilizer (Control 2)
III T(100) Control 2 + Trichoderma (100%)
IV P(100) Control 2 + Pseudomonas (100%)
V TP(30:70) Control 2 + Trichoderma + Pseudomonas 30:70
VI TP(50:50) Control 2 + Trichoderma + Pseudomonas 50:50
2.3.3. Production model
Model demonstration of using organic fertilizer with Trichoderma and
Pseudomonas for groundnut in Thua Thien Hue.
Treatments Symbols The component of the treatments
Coastal sandy
I C1 Local manure + Chemical fertilizer (Control 1)
II C2 Bokashi organic fertilizer + Chemical fertilizer (Control 2)
III TP(50:50) Control 2 + Trichoderma + Pseudomonas 50:50
Dedgraded soil
I C1 Local manure + Chemical fertilizer (Control 1)
II C2 Bokashi organic fertilizer + Chemical fertilizer (Control 2)
III TP(30:70) Control 2 + Trichoderma + Pseudomonas 30:70
Coastal sandy and dedgraded soil
Based on the best results of 4 cropping seasons of 4 field experiments on two
types of soils, we chosen the best treament and built the model groundnut production
as follows:
Coastal sandy in Quang Loi commune, Quang Dien district, Thua Thien Hue
province. The best treament is VI (C2 + Trichoderma and Pseudomonas with a
combined ratio of 50:50)
Dedgraded soil in Tu Ha ward, Huong Tra town, Thua Thien Hue province. The
best treament is V (C2 + Trichoderma and Pseudomonas with the combination ratio
of 30:70).
33
The model is arranged in the large plot, non- replications, have the control. The
scale of the model at the each demonstration site is 2000 m2/treatment/model.
Duration time of doing model: Winter-Spring crop 2015 - 2016.
2.3.4. Research indicators and methods of monitoring research indicators
2.3.4.1. Pot experiment in net house
2.3.4.2. Field experiments
2.3.4.3. Model experiments
All study parameters on growth, development and productivity are implemented
in accordance by Vietnamese standard 01-57: 2011/BNN&PTNT
2.3.5. Soil and soil microbial analysis methods
* Soil analysis method
- pHKCl: pH meter method
- Organic matter (OM): Thiurin method (TCVN 4050-85).
- Total protein: Kjendahl method (TCVN 6498-1999).
- Total morphology: Colorimetric method on spectrometer (TCVN 4052-1985).
- Potassium total: Flame photometric method (TCVN 4053-1985).
- Kali exchange: Flame photometer method (TCVN 8662-2011).
* Methods of soil microbial analysis
- Total microorganism (TCVN 4884: 2005).
- Microorganisms that degrade cellulose (TCVN 6168: 2002).
- Microorganisms dissolve difficult to dissolve (TCVN 6167: 1996).
- Fiber fungus (TCVN 4884: 2005).
- Radiation (TCVN 4884: 2005).
2.3.6. Data analysis methods
Data average, ANOVA, LSD0,05 of the study were synthesized and analyzed by
the Excel 2007 và Statistix 10.0 program.
34
CHAPTER 3
RESULTS AND DISCUSSION
3.1. STUDY RESULTS ON AFFECT OF ORGANIC FERTILIZER WITH
TRICHODERMA AND PSEUDOMONAS PREPARATIONS TO GROWTH,
DEVELOPMENT AND YIELD OF THE GROUDNUT IN POT EXPERIMENT
3.1.1. Growth and development of the groundnut
3.1.1.1. Main height plant of the groundnut
Table 3.1. Effects of organic fertilizer with Trichoderma and Pseudomonas
composition to main height plant of the groundnut
(Unit: cm)
Treat Symbols Investigation periods
ments 15/1/2013 21/1/2013 27/1/2013 02/2/2013 08/2/2013 14/2/2013 20/2/2013
Coastal sandy
I C1 2,47b
3,68c
5,31c
7,08c
9,32b
13,07c
16,70c
II C2 2,68ab
4,73bc
6,86bc
8,59b
11,38ab
15,16b
18,60bc
III T(100) 2,72ab
5,59a
7,83ab
9,99ab
12,54ab
17,46ab
21,91ab
IV P(100) 2,88ab
5,91a
8,39a
9,97ab
12,43ab
16,58ab
21,13ab
V TP(30:70) 2,99ab
5,11ab
7,91ab
10,08a
14,03a
17,77ab
21,37ab
VI TP(50:50) 3,29a
5,79a
8,17a
10,91a
14,19a
18,28a
22,90a
VII TP(70:30) 2,68ab
5,22ab
7,38ab
9,23ab
11,48ab
15,67 b
20,11ab
Dedgraded soil
I C1 2,16b
4,99bc
6,64ab
7,81c
10,57c
12,92d
15,93d
II C2 2,18b
4,99bc
6,57ab
7,87c
10,81c
13,50bc
16,46bc
III T(100) 2,23ab
5,01ab
6,71ab
8,33ab
11,29ab
14,10ab
17,06c
IV P(100) 2,22ab
5,03ab
6,64ab
8,44ab
11,50ab
14,50ab
17,39b
V TP(30:70) 2,27ab
5,02ab
6,67ab
8,67ab
11,84ab
14,78ab
18,14a
VI TP(50:50) 2,38a
5,46a
7,09a
8,91a
12,10a
15,09a
17,78b
VII TP(70:30) 2,23ab
5,01bc
6,77ab
7,76c
10,89c
13,81bc
16,77bc
Note: Different letters in the same column indicate significant differences at P
<0.05
35
The effect of organic compost on Trichoderma and Pseudomonas compositions
on the height of the trunk of potted experimental groundnut is most evident in formula
VI (TP 50:50) on coastal sandy and formula V (TP 30:70) on the dedgraded soil; This
may be due to the activity of microorganisms in Trichoderma and Pseudomonas
preparations that promote the growth of groundnut.
3.1.1.2. Number of leaves of groundnut
Table 3.2. Effects of organic compost on Trichoderma and Pseudomonas on growth
of groundnut leaves
(Unit: leaves)
Treat
Symbols
Investigation periods
ments 15/1/201
3
21/1/201
3
27/1/201
3
02/2/201
3
08/2/201
3
14/2/201
3
20/2/201
3
Coastal sandy
I C1 2,33a 6,44b 11,44b 15,78bc 19,56bc 23,11d 28,11b
II C2 2,56a 7,78bc 13,11bc 16,89b 20,67b 23,67d 27,56b
III T(100) 2,89a 8,22ab 13,78bc 16,56b 20,67b 27,89bc 33,67a
IV P(100) 2,89a 8,11ab 13,89bc 17,00b 20,89b 26,33cd 34,22a
V TP(30:70) 2,89a 8,22ab 14,22ab 17,67ab 20,78b 27,11c 33,56a
VI TP(50:50) 2,89a 8,44ab 15,33a 19,67a 25,00a 30,89a 36,11a
VII TP(70:30) 2,89a 8,67ab 14,00ab 16,89b 20,56b 28,33ab 34,78a
Dedgraded soil
I C1 3,22a 11,78b 18,56b 22,78c 27,00c 30,11c 34,00c
II C2 3,22a 13,00bc 20,22bc 24,11c 28,56b 32,22b 36,00bc
III T(100) 3,67a 14,00ab 21,56ab 24,56bc 29,00b 32,33b 36,11bc
IV P(100) 3,56a 13,67bc 21,00bc 24,89bc 29,00b 32,89b 36,89bc
V TP(30:70) 3,89a 14,44a 23,22a 27,67a 32,67a 36,33a 40,11a
VI TP(50:50) 3,67a 13,78bc 20,78bc 24,56bc 29,22b 33,56b 38,44ab
VII TP(70:30) 3,56a 13,56bc 21,56ab 25,22bc 30,11ab 32,89b 38,67ab
Note: Different letters in the same column indicate significant differences at P
<0.05
36
Organic fertilizers and Trichoderma and Pseudomonas compositions have an
effect on the number of leaves on the L14 groundnut plant, but the effect is not clear
at all monitoring periods on both soil types. The effect is more pronounced in the last
two monitoring sessions, especially in formula V (TP 30:70) and formula VI (TP
50:50).
3.1.1.3. The length of the first stems of the groundnut
Table 3.3. Effects of organic fertilizer with Trichoderma and Pseudomonas
composition on the length of stems of groundnut
(Unit: cm)
Treat Symbols Investigation periods
ments 15/1/2013 21/1/2013 27/1/2013 02/2/2013 08/2/2013 14/2/2013
Coastal sandy
I C1 2,97b 4,50c 6,56bc 9,48c 13,39d 17,40c
II C2 3,24ab 5,44abc 7,64ab 13,61ab 18,91b 23,19ab
III T(100) 2,88b 4,84bc 6,88b 11,48bc 17,72bc 22,06b
IV P(100) 3,59a 5,91ab 8,01ab 13,14ab 18,31b 21,79b
V TP(30:70) 3,14ab 5,86ab 8,49a 13,12ab 19,08a 23,54a
VI TP(50:50) 3,51a 6,48a 8,68a 14,50a 19,57a 23,47a
VII TP(70:30) 3,37a 5,86ab 7,94ab 12,34bc 18,28b 22,38b
Dedgraded soil
I C1 2,20c 4,41bc 7,02b 12,72c 16,91d 20,16c
II C2 2,47b 4,46bc 7,07b 12,74c 17,09cd 20,68c
III T(100) 2,61b 4,46bc 7,10ab 12,82bc 17,31bc 21,20b
IV P(100) 2,64b 4,47bc 7,14ab 12,81bc 17,30bc 21,39b
V TP(30:70) 2,88a 4,72a 7,36a 13,18a 17,83a 22,37a
VI TP(50:50) 2,64b 4,61ab 7,27ab 13,03ab 17,60ab 21,12b
VII TP(70:30) 2,69b 4,61ab 7,29ab 13,08ab 17,06cd 20,58 c
Note: Different letters in the same column indicate significant differences at P <0.05
Organic fertilizers and Trichoderma and Pseudomonas influences on the length of the
first branch of groundnut on both soil types. Most formulas using organic fertilizers and
Trichoderma and Pseudomonas formulations have a greater length than the control formulas.
37
In particular, the length of the first branch shows the most remarkable in formula VI (TP
50:50) on coastal sandy and the formula V (TP 30:70) on the dedgraded soil.
3.1.1.4. Flowering of groundnut
Organic fertilizers and Trichoderma and Pseudomonas influences the flowering of L14
groundnuts on dedgraded soil and coastal sandys, in particular: most organic formulas and
Trichoderma and Pseudomonas in singular or combination form has a total number of
flowers, as well as effective flower number and flower efficiency increase compared with the
control formula, alone formula VII (TP 70:30) has no difference.
Table 3.4. Effects of organic fertilizer with Trichoderma and Pseudomonas on flowering of
the groundnut
Treatments Symbols Total number of
flowers
(flower)
Effective flowers
(flower)
Effective flower ratio
(%)
Coastal sandy
I ĐC 1 23,11b
12,56cd
54,35
II ĐC 2 27,56ab
17,45bc
63,32
III T(100) 30,78a
19,22b
62,44
IV P(100) 31,56a
18,46 bc
58,49
V TP(30:70) 30,67a
20,58b
67,10
VI TP(50:50) 32,78a
22,80a
69,55
VII TP(70:30) 28,67ab
18,19bc
63,44
Dedgraded soil
I C1 24,33c
12,47e
51,25
II C2 29,67b
15,00d
50,56
III T(100) 31,44ab
19,03c
60,53
IV P(100) 30,44ab
19,01c
62,45
V TP(30:70) 32,78ab
22,00a
67,11
VI TP(50:50) 31,00ab
19,19c
61,90
VII TP(70:30) 38,33a
20,37b
53,14
Note: Different letters in the same column indicate significant differences at P <0.05
3.1.2. Yield and yield components of the groundnut
Table 3.5. Effect of organic fertilizer with Trichoderma and Pseudomonas compositions on
yield and yield components of the groundnut
Treatments Symbols
Total fruit per
plant (fruit)
The number
of fill fruit per
plant (fruit)
P100 fruit
(g)
Individual
productivity
(g/plant)
Coastal sandy
I Đ1 12,87c
10,13c
133,33a
4,91d
38
II Đ2 15,07ab
11,97ab
133,37a
6,14b
III T(100) 13,83b
10,60c
133,33a
5,42c
IV P(100) 14,20b
11,56ab
133,21a
6,22b
V TP(30:70) 15,40ab
11,27b
133,84a
6,27b
VI TP(50:50) 17,20a
13,60a
134,21a
6,97a
VII TP(70:30) 12,63c
10,60c
133,20a
5,10cd
Dedgraded soil
I C1 11,93bc
10,60c
121,33b
4,48d
II C2 12,40 b
11,53 ab
122,66 ab
4,78c
III T(100) 13,53ab
11,53ab
122,33ab
4,77c
IV P(100) 13,66ab
11,73ab
124,33ab
5,14b
V TP(30:70) 14,66a
12,20a
128,00 a
5,56a
VI TP(50:50) 13,25ab
11,35ab
125,31a
5,10b
VII TP(70:30) 12,60b
10,73c
124,66ab
4,88bc
Note: Different letters in the same column indicate significant differences at P <0.05
Pot experiment showed that organic fertilizer and Trichoderma and Pseudomonas
influenced factors of productivity and yield of L14. On coastal sandys the most obvious effect
is in formula V (TP 30:70) and the dedgraded soil is formula VI (TP 50:50).
For coastal sandys, when using organic fertilizers and inoculants under net house
conditions, individual yields were significantly increased in formula VI (6,97 g/plant),
compared with both treatments control as well as experimental formulas. Formulations IV
(using organic and inorganic formulations (P 100) and formula V using organic fertilizer and
compost in combination with TP (30:70) for fish yield formula III and VII showed a low
yield, similar to control 1 (4,91 g/plant).
For dedgraded soils, the individual yields of treatments IV, V and VI increased
statistically significantly compared to both control treatments. In particular, formula V had
highest yield (5,56 g/plant), followed by formula IV (5,14 g/plant) and formula VI (5,10
g/plant). formula III and VII had individual yields equivalent to the control formula 2 (4,48
g/plant) and no significant difference.
3.1.3. Microorganisms in experimental soil
Table 3.6. Effects of organic compost on Trichoderma and Pseudomonas on the development
of soil microorganisms before and after experiment
Group of soil
microorganisms
Before the
experiment
After the experiment
I II III IV V VI VII
C1 C2
T
(100)
P
(100)
TP
(30:70)
TP
(50:50)
TP
(70:30)
39
Coastal sandy
Total microorganism
(108
CFU/g soil)
28,20 30,33 34,47 51,20 46,53 46,07 53,00 30,47
Flax fiber (105
CFU/g soil)
20,73 23,73 33,93 35,33 42,40 48,13 50,40 45,27
Actinomycetes (104
CFU/g soil)
32,80 36,67 45,87 43,67 41,40 45,93 47,47 40,60
Microorganisms dissolve
cellulose (104
CFU/g soil)
17,47 21,26 35,67 44,40 38,60 32,26 47,13 33,53
Microorganisms dissolve
phosphorus hardly (104
CFU/g soil)
16,40 18,60 44,40 30,53 48,93 43,00 54,47 31,13
Dedgraded soil
Total microorganism
(108
CFU/g soil)
18,33 22,67 37,47 43,40 53,60 58,53 53,73 50,80
Flax fiber (105
CFU/g soil)
15,53 19,00 27,07 37,33 36,80 43,86 43,40 39,67
Actinomycetes (104
CFU/g soil)
14,00 14,73 29,13 37,80 41,53 43,73 40,07 40,13
Microorganisms dissolve
cellulose (104
CFU/g soil)
23,47 29,50 48,73 53,47 54,73 55,67 51,06 46,53
Microorganisms dissolve
phosphorus hardly (104
CFU/g soil)
13,87 14,87 46,13 53,87 47,66 50,00 50,60 47,87
The use of organic fertilizer with Trichoderma and Pseudomonas for potted
groundnuts stimulated the growth of soil microorganisms on both soil types, coastal
sandys and dedgraded soil.
For coastal sandy, total microorganism before experiment was 28,20 × 108
CFU/g soil, after experiment III, IV, V and VI showed the highest total microorganism,
knives In the range of 46,07 - 53,00 × 108 CFU/g soil, the formula VII alone does not
differ much from the control formula. Other indicators such as fiber fungus, microbial
degradation, cellulosic microorganisms, dissolved phosphorus dissolved in the same
result.
For the dedgraded soil, soil microorganisms in the treatments after the experiment
increased significantly compared to the previous experiment. Total microorganism
before experiment was 18,33 × 108 CFU/g soil, after all experiments, all treatments
had total microorganism increased, especially in formula V (TP 30: 70) and formula
VI (TP 50:50). After the experiment, the total microorganisms ranged from 43,40 to
58,53 × 108 CFU/g soil, which was significantly different from the control and control
treatments. Other indicators such as fiber fungus, microbial degradation, cellulosic
microorganisms, dissolved phosphorus dissolved in the same result.
40
3.2. USING EFFECIENCY OF ORGANIC FERTILIZER WITH TRICHODERMA AND
PSEUDOMONAS ON GROUNDNUT IN THE COASTAL SANDY AND DEDGRADED
SOIL OF THUA THIEN HUE PROVINCE
3.2.1. Growth and development of groundnut
3.2.1.1. Rate of germination and time to complete the growth and development
stages of the groundnut
Table 3.7. Effects of organic fertilizer with Trichoderma and Pseudomonas
composition on germination rate and time of complete growth and development
stages of the groundnut
(Unit: day)
Treatment
s
Targets
Symbols
Rate of
sproutin
g (%)
Days after sowing (day)
Grow
(10%)
Grow
(70%)
First level
branches
Begins to
flower
Bloss
oming
Finishe
d
flowers
Harvest
Coastal sandy (Quang Loi, Quang Dien)
Winter-spring (2013 - 2015)
I C1 71,20 7 10 12 32 39 58 100
II C2 72,40 7 10 12 32 40 58 100
III T(100) 76,90 7 10 12 32 39 59 100
IV P(100) 74,50 7 10 12 32 39 59 100
V TP(30:70) 83,45 7 10 12 32 39 59 100
VI TP(50:50) 87,95 7 10 12 32 39 60 100
Summer-autumn (2014 và 2015)
I C1 69,79 6 7 12 25 30 51 94
II C2 68,35 6 8 13 26 30 51 93
III T(100) 64,30 6 8 13 26 30 51 94
IV P(100) 61,10 6 8 13 26 30 51 94
V TP(30:70) 62,25 6 8 13 26 30 51 94
VI TP(50:50) 76,34 5 7 12 25 29 51 94
Dedgraded soil (Tu Ha, Huong Tra)
41
Treatment
s
Targets
Symbols
Rate of
sproutin
g (%)
Days after sowing (day)
Grow
(10%)
Grow
(70%)
First level
branches
Begins to
flower
Bloss
oming
Finishe
d
flowers
Harvest
Winter-spring (2013 - 2015)
I C1 72,36 9 13 18 32 46 57 99
II C2 70,86 9 13 19 33 47 60 101
III T(100) 71,23 9 13 19 33 47 59 101
IV P(100) 67,27 9 13 19 34 48 59 102
V TP(30:70) 71,71 9 13 19 34 48 60 102
VI TP(50:50) 78,84 9 13 18 33 47 58 100
Summer-autumn (2014 và 2015)
I C1 68,27 7 10 14 28 38 53 96
II C2 57,44 8 11 15 29 40 53 96
III T(100) 49,11 8 10 15 28 39 54 95
IV P(100) 56,17 8 10 15 29 39 54 96
V TP(30:70) 59,06 8 10 15 29 39 53 96
VI TP(50:50) 65,46 7 10 14 28 39 53 96
Note:
- Winter-spring crop is the average of Winter-Spring crop in 2013-2014 and
Winter-Spring crop 2014-2015
- The summer-autumn crop is the average of the Summer-Autumn 2014 and
Summer-Autumn 2015
By monitoring data on germination rate and time to complete the growth and
development stages of groundnut in different fertilizer formulas on coastal sandys
and dedgraded soil, we conclude that The use of organic fertilizer with Trichoderma
and Pseudomonas influenced the rate of sprouting, but did not significantly affect the
time to complete the growth and development stages as well as the total growth time
of the groundnut.
3.2.1.2. Main height plant of the groundnut
42
Table 3.8. Effects of organic fertilizer with Trichoderma and Pseudomonas
composition on the height plant of the groundnut
(Unit: cm)
Treat
m
Targets
Symbols
Growth stages
ents 3 - 4
real leaves
First level
branches
Begins to
flower
Blossomin
g
Finished
flowers
Harvest
Coastal sandy (Quang Loi, Quang Dien)
Winter-spring (2013 - 2015)
I C1 2,72c
4,03b
10,31a
21,35c
32,51c
39,64b
II C2 3,11ab
5,22a
11,42a
22,35bc
33,60bc
41,54ab
III T(100) 3,17a
5,25a
11,44a
25,26ab
36,27ab
43,54a
IV P(100) 3,08ab
5,12a
11,53a
24,63ab
35,30abc
42,46ab
V TP(30:70) 3,15ab
5,29a
11,50a
25,35a
36,07ab
44,22a
VI TP(50:50) 3,00b
5,11a
10,99a
26,03a
37,32a
43,96a
Summer-autumn (2014 và 2015)
I C1 2,47a
3,57a
8,27ab
12,85a
24,45a
51,24a
II C2 2,48a
3,57a
8,30ab
13,29a
24,16a
47,24a
III T(100) 2,51a
3,51a
7,67c
12,30a
24,79a
51,56a
IV P(100) 2,53a
3,65a
8,17bc
12,64a
24,12a
50,00a
V TP(30:70) 2,52a
3,59a
7,83bc
12,77a
23,21a
49,83a
VI TP(50:50) 2,50a
3,69a
8,77a
13,23a
24,26a
47,97a
Dedgraded soil (Tu Ha, Huong Tra)
Winter-spring (2013 - 2015)
I C1 2,96b
4,51a
9,36b
16,65b
23,59b
29,85b
II C2 3,28a
4,49a
10,03ab
19,63a
26,54a
31,65a
III T(100) 3,34a
4,43a
9,02b
17,51ab
23,93b
29,62b
IV P(100) 3,15ab
4,41a
9,98ab
19,62a
25,60a
31,11ab
V TP(30:70) 3,33a
4,35a
10,02ab
19,73a
26,07a
32,09a
43
Treat
m
Targets
Symbols
Growth stages
ents 3 - 4
real leaves
First level
branches
Begins to
flower
Blossomin
g
Finished
flowers
Harvest
VI TP(50:50) 3,17a
4,41a
10,87a
19,23a
25,09ab
32,15a
Summer-autumn (2014 và 2015)
I C1 2,36a
4,01a
8,68a
12,30a
17,24a
44,00a
II C2 2,28a
4,00a
9,23a
12,70a
16,92a
45,59a
III T(100) 2,40a
4,07a
9,23a
12,30a
16,76a
46,59a
IV P(100) 2,23b
4,11a
9,23a
12,75a
17,29a
46,74a
V TP(30:70) 2,40a
4,01a
9,23a
12,73a
16,76a
46,59a
VI TP(50:50) 2,23b
4,11a
9,01a
12,75a
17,29a
46,74a
Note:
- Winter-spring crop is the average of Winter-Spring crop in 2013-2014 and
Winter-Spring crop 2014-2015
- The summer-autumn crop is the average of the Summer-Autumn 2014 and
Summer-Autumn 2015
- Different letters in the same column and in one case indicate a significant
difference at P <0.05.
Organic fertilizers and Trichoderma and Pseudomonas influenced the height of
the groundnut on both types of soil during Winter-Spring crop. Formulas using
organic fertilizers and two composted formulas, on coastal sandy, formula V (TP50:
50) and dedgraded soil are formula VI (TP30: 70). Higher body height than control
formula.
3.2.1.3. Number of leaves on the main stem of the groundnut
Table 3.9. Effect of organic fertilizer with Trichoderma and Pseudomonas
composition on leaf number of the groundnut
(Unit: leaves)
Treat
m
Targets
Symbols
Growth stages
ents 3 - 4
real leaves
First level
branches
Begins to
flower
Blossomin
g
Finished
flowers
Harvest
44
Treat
m
Targets
Symbols
Growth stages
ents 3 - 4
real leaves
First level
branches
Begins to
flower
Blossomin
g
Finished
flowers
Harvest
Coastal sandy (Quang Loi, Quang Dien)
Winter-spring (2013 - 2015)
I C1 3,10b 4,60a 6,67a 9,15a 13,10a 11,62a
II C2 3,27a 4,60a 6,65a 9,17a 13,20a 11,95a
III T(100) 3,23ab 4,65a 6,70a 9,20a 13,20a 11,77a
IV P(100) 3,23ab 4,65a 6,67a 9,23a 13,13a 11,75a
V TP(30:70) 3,27a 4,60a 6,72a 9,22a 13,20a 12,05a
VI TP(50:50) 3,37a 4,65a 6,77a 9,27a 13,20a 12,10a
Summer-autumn (2014 và 2015)
I C1 3,15a 4,42a 5,67a 7,37a 9,26c 10,84d
II C2 3,17a 4,37a 5,64a 7,27a 10,68a 10,94cd
III T(100) 3,17a 4,40a 5,64a 7,15a 10,58a 11,45bcd
IV P(100) 3,14a 4,40a 5,50a 7,18a 10,02b 12,22a
V TP(30:70) 3,12a 4,25a 5,47a 7,45a 10,67a 12,15ab
VI TP(50:50) 3,17a 4,33a 5,74a 7,45a 10,62a 11,67abc
Dedgraded soil (Tu Ha, Huong Tra)
Winter-spring (2013 - 2015)
I C1 3,31ab 4,63a 6,27ab 9,21a 12,50c 8,31a
II C2 3,20b 4,60a 6,06b 9,32a 13,16b 8,09a
III T(100) 3,20b 4,66a 5,83b 9,37a 13,49ab 8,62a
IV P(100) 3,24ab 4,57a 6,02b 9,54a 13,50ab 8,66a
V TP(30:70) 3,20b 4,54a 5,88b 9,57a 13,35b 8,62a
VI TP(50:50) 3,35a 4,71a 6,68a 9,60a 13,71a 8,86a
Summer-autumn (2014 và 2015)
Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc
Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc
Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc
Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc
Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc
Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc
Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc
Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc
Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc
Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc
Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc
Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc
Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc
Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc
Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc
Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc
Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc

More Related Content

What's hot

LY TRÍCH VÀ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẠC HÀ (MENTHA ARVENS...
 LY TRÍCH VÀ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN  HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẠC HÀ  (MENTHA ARVENS... LY TRÍCH VÀ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN  HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẠC HÀ  (MENTHA ARVENS...
LY TRÍCH VÀ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẠC HÀ (MENTHA ARVENS...
Ton Day
 
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHƯNG CẤT TINH DẦU GỪNG VÀ ỨNG DỤNG PHỤ PHẨM CỦA QUÁ TRÌ...
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHƯNG CẤT TINH DẦU GỪNG VÀ ỨNG DỤNG PHỤ PHẨM CỦA QUÁ TRÌ...NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHƯNG CẤT TINH DẦU GỪNG VÀ ỨNG DỤNG PHỤ PHẨM CỦA QUÁ TRÌ...
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHƯNG CẤT TINH DẦU GỪNG VÀ ỨNG DỤNG PHỤ PHẨM CỦA QUÁ TRÌ...
nataliej4
 
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHƯNG CẤT TINH DẦU GỪNG VÀ ỨNG DỤNG PHỤ PHẨM CỦA QUÁ TRÌ...
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHƯNG CẤT TINH DẦU GỪNG VÀ ỨNG DỤNG PHỤ PHẨM CỦA QUÁ TRÌ...NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHƯNG CẤT TINH DẦU GỪNG VÀ ỨNG DỤNG PHỤ PHẨM CỦA QUÁ TRÌ...
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHƯNG CẤT TINH DẦU GỪNG VÀ ỨNG DỤNG PHỤ PHẨM CỦA QUÁ TRÌ...
nataliej4
 
Đề tài: Chế tạo hạt gel chitin kích thước nhỏ từ vỏ cua, HOT, 9đ
Đề tài: Chế tạo hạt gel chitin kích thước nhỏ từ vỏ cua, HOT, 9đĐề tài: Chế tạo hạt gel chitin kích thước nhỏ từ vỏ cua, HOT, 9đ
Đề tài: Chế tạo hạt gel chitin kích thước nhỏ từ vỏ cua, HOT, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu củ gừng (zing...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu củ gừng (zing...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu củ gừng (zing...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu củ gừng (zing...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu công nghệ trích ly tinh dầu từ lá tía tô
Nghiên cứu công nghệ trích ly tinh dầu từ lá tía tôNghiên cứu công nghệ trích ly tinh dầu từ lá tía tô
Nghiên cứu công nghệ trích ly tinh dầu từ lá tía tô
ndthien23
 
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích...
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích...Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích...
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăng
Đề tài: Thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăngĐề tài: Thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăng
Đề tài: Thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vị
Nghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vịNghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vị
Nghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vị
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu thành phần hóa học vỏ quả măng cụt xanh 6733353
Nghiên cứu thành phần hóa học vỏ quả măng cụt xanh 6733353Nghiên cứu thành phần hóa học vỏ quả măng cụt xanh 6733353
Nghiên cứu thành phần hóa học vỏ quả măng cụt xanh 6733353
jackjohn45
 
Phân lập và nuôi trồng giống nấm linh chi trong điều kiện bán tự nhiên
Phân lập và nuôi trồng giống nấm linh chi trong điều kiện bán tự nhiênPhân lập và nuôi trồng giống nấm linh chi trong điều kiện bán tự nhiên
Phân lập và nuôi trồng giống nấm linh chi trong điều kiện bán tự nhiên
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của cây Mũi mác
Thành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của cây Mũi mácThành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của cây Mũi mác
Thành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của cây Mũi mác
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenol
Luận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenolLuận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenol
Luận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenol
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
MÔ PHỎNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ETHANOL CỦA NHÀ MÁY BIOETHANOL DUNG QUẤT d6895f1e
MÔ PHỎNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ETHANOL CỦA NHÀ MÁY BIOETHANOL DUNG QUẤT d6895f1eMÔ PHỎNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ETHANOL CỦA NHÀ MÁY BIOETHANOL DUNG QUẤT d6895f1e
MÔ PHỎNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ETHANOL CỦA NHÀ MÁY BIOETHANOL DUNG QUẤT d6895f1e
nataliej4
 
Pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tĩn...
Pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tĩn...Pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tĩn...
Pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tĩn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Quocphong Nguyen
 
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quyNghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Chế biến yaourt trái cây từ sữa bò tươi, HAY
Đề tài: Chế biến yaourt trái cây từ sữa bò tươi, HAYĐề tài: Chế biến yaourt trái cây từ sữa bò tươi, HAY
Đề tài: Chế biến yaourt trái cây từ sữa bò tươi, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn và kháng oxy hóa của cao chiết ethanol 70% từ ...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn và kháng oxy hóa của cao chiết ethanol 70% từ ...đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn và kháng oxy hóa của cao chiết ethanol 70% từ ...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn và kháng oxy hóa của cao chiết ethanol 70% từ ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

LY TRÍCH VÀ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẠC HÀ (MENTHA ARVENS...
 LY TRÍCH VÀ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN  HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẠC HÀ  (MENTHA ARVENS... LY TRÍCH VÀ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN  HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẠC HÀ  (MENTHA ARVENS...
LY TRÍCH VÀ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẠC HÀ (MENTHA ARVENS...
 
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHƯNG CẤT TINH DẦU GỪNG VÀ ỨNG DỤNG PHỤ PHẨM CỦA QUÁ TRÌ...
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHƯNG CẤT TINH DẦU GỪNG VÀ ỨNG DỤNG PHỤ PHẨM CỦA QUÁ TRÌ...NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHƯNG CẤT TINH DẦU GỪNG VÀ ỨNG DỤNG PHỤ PHẨM CỦA QUÁ TRÌ...
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHƯNG CẤT TINH DẦU GỪNG VÀ ỨNG DỤNG PHỤ PHẨM CỦA QUÁ TRÌ...
 
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHƯNG CẤT TINH DẦU GỪNG VÀ ỨNG DỤNG PHỤ PHẨM CỦA QUÁ TRÌ...
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHƯNG CẤT TINH DẦU GỪNG VÀ ỨNG DỤNG PHỤ PHẨM CỦA QUÁ TRÌ...NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHƯNG CẤT TINH DẦU GỪNG VÀ ỨNG DỤNG PHỤ PHẨM CỦA QUÁ TRÌ...
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHƯNG CẤT TINH DẦU GỪNG VÀ ỨNG DỤNG PHỤ PHẨM CỦA QUÁ TRÌ...
 
Đề tài: Chế tạo hạt gel chitin kích thước nhỏ từ vỏ cua, HOT, 9đ
Đề tài: Chế tạo hạt gel chitin kích thước nhỏ từ vỏ cua, HOT, 9đĐề tài: Chế tạo hạt gel chitin kích thước nhỏ từ vỏ cua, HOT, 9đ
Đề tài: Chế tạo hạt gel chitin kích thước nhỏ từ vỏ cua, HOT, 9đ
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu củ gừng (zing...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu củ gừng (zing...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu củ gừng (zing...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu củ gừng (zing...
 
Nghiên cứu công nghệ trích ly tinh dầu từ lá tía tô
Nghiên cứu công nghệ trích ly tinh dầu từ lá tía tôNghiên cứu công nghệ trích ly tinh dầu từ lá tía tô
Nghiên cứu công nghệ trích ly tinh dầu từ lá tía tô
 
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích...
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích...Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích...
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích...
 
Đề tài: Thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăng
Đề tài: Thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăngĐề tài: Thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăng
Đề tài: Thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăng
 
Nghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vị
Nghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vịNghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vị
Nghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vị
 
Nghiên cứu thành phần hóa học vỏ quả măng cụt xanh 6733353
Nghiên cứu thành phần hóa học vỏ quả măng cụt xanh 6733353Nghiên cứu thành phần hóa học vỏ quả măng cụt xanh 6733353
Nghiên cứu thành phần hóa học vỏ quả măng cụt xanh 6733353
 
Phân lập và nuôi trồng giống nấm linh chi trong điều kiện bán tự nhiên
Phân lập và nuôi trồng giống nấm linh chi trong điều kiện bán tự nhiênPhân lập và nuôi trồng giống nấm linh chi trong điều kiện bán tự nhiên
Phân lập và nuôi trồng giống nấm linh chi trong điều kiện bán tự nhiên
 
Thành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của cây Mũi mác
Thành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của cây Mũi mácThành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của cây Mũi mác
Thành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của cây Mũi mác
 
Luận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenol
Luận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenolLuận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenol
Luận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenol
 
MÔ PHỎNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ETHANOL CỦA NHÀ MÁY BIOETHANOL DUNG QUẤT d6895f1e
MÔ PHỎNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ETHANOL CỦA NHÀ MÁY BIOETHANOL DUNG QUẤT d6895f1eMÔ PHỎNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ETHANOL CỦA NHÀ MÁY BIOETHANOL DUNG QUẤT d6895f1e
MÔ PHỎNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ETHANOL CỦA NHÀ MÁY BIOETHANOL DUNG QUẤT d6895f1e
 
Pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tĩn...
Pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tĩn...Pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tĩn...
Pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tĩn...
 
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
 
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quyNghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
 
Đề tài: Chế biến yaourt trái cây từ sữa bò tươi, HAY
Đề tài: Chế biến yaourt trái cây từ sữa bò tươi, HAYĐề tài: Chế biến yaourt trái cây từ sữa bò tươi, HAY
Đề tài: Chế biến yaourt trái cây từ sữa bò tươi, HAY
 
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn và kháng oxy hóa của cao chiết ethanol 70% từ ...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn và kháng oxy hóa của cao chiết ethanol 70% từ ...đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn và kháng oxy hóa của cao chiết ethanol 70% từ ...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn và kháng oxy hóa của cao chiết ethanol 70% từ ...
 

Similar to Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc

Công tác đào tạo hệ vừa làm vừa học của ĐH Nông Lâm Thái Nguyên
Công tác đào tạo hệ vừa làm vừa học của ĐH Nông Lâm Thái NguyênCông tác đào tạo hệ vừa làm vừa học của ĐH Nông Lâm Thái Nguyên
Công tác đào tạo hệ vừa làm vừa học của ĐH Nông Lâm Thái Nguyên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas
Sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và PseudomonasSử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas
Sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Giáo trình nông nghiệp hữu cơ - Nguyễn Đức Nhuận;Nguyễn Thế Đặng;Nguyễn Tuấn ...
Giáo trình nông nghiệp hữu cơ - Nguyễn Đức Nhuận;Nguyễn Thế Đặng;Nguyễn Tuấn ...Giáo trình nông nghiệp hữu cơ - Nguyễn Đức Nhuận;Nguyễn Thế Đặng;Nguyễn Tuấn ...
Giáo trình nông nghiệp hữu cơ - Nguyễn Đức Nhuận;Nguyễn Thế Đặng;Nguyễn Tuấn ...
Man_Ebook
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...
nataliej4
 
Đề tài xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây dầu mè, ĐIỂM 8
Đề tài xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây dầu mè, ĐIỂM 8Đề tài xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây dầu mè, ĐIỂM 8
Đề tài xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây dầu mè, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Huong dan viet de cuong chon giong san
Huong dan viet de cuong chon giong sanHuong dan viet de cuong chon giong san
Huong dan viet de cuong chon giong san
FOODCROPS
 
1338022181 bai khoa luan 25.5
1338022181 bai khoa luan 25.51338022181 bai khoa luan 25.5
1338022181 bai khoa luan 25.5Canh Dong Xanh
 
Dd9 sq1w5q527. ttn son- xu ly rom ra bang trichoderma (final)_pst
Dd9 sq1w5q527. ttn son- xu ly rom ra bang trichoderma (final)_pstDd9 sq1w5q527. ttn son- xu ly rom ra bang trichoderma (final)_pst
Dd9 sq1w5q527. ttn son- xu ly rom ra bang trichoderma (final)_pst
nhung valer
 
Luận án: Kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái NguyênLuận án: Kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdfGiáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
Man_Ebook
 
THỬ NGHIỆM TRỒNG RONG NHO (Caulerpa lentillifera) TRONG BỂ VỚI CÁC DẠNG RONG ...
THỬ NGHIỆM TRỒNG RONG NHO (Caulerpa lentillifera) TRONG BỂ VỚI CÁC DẠNG RONG ...THỬ NGHIỆM TRỒNG RONG NHO (Caulerpa lentillifera) TRONG BỂ VỚI CÁC DẠNG RONG ...
THỬ NGHIỆM TRỒNG RONG NHO (Caulerpa lentillifera) TRONG BỂ VỚI CÁC DẠNG RONG ...
Trần Trung
 
Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su
Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao suLuận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su
Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Chọn giống cây trồng (Giáo trình Cao học nông nghiệp) - Hoàng Tuyết Minh;Mai ...
Chọn giống cây trồng (Giáo trình Cao học nông nghiệp) - Hoàng Tuyết Minh;Mai ...Chọn giống cây trồng (Giáo trình Cao học nông nghiệp) - Hoàng Tuyết Minh;Mai ...
Chọn giống cây trồng (Giáo trình Cao học nông nghiệp) - Hoàng Tuyết Minh;Mai ...
Man_Ebook
 
2017. Hoàng Kim. Sắn Phú Yên
2017. Hoàng Kim. Sắn Phú Yên2017. Hoàng Kim. Sắn Phú Yên
2017. Hoàng Kim. Sắn Phú Yên
FOODCROPS
 
Nghiên cứu hiện trạng và hiệu quả kinh tế - môi trường mô hình sản xuất lúa t...
Nghiên cứu hiện trạng và hiệu quả kinh tế - môi trường mô hình sản xuất lúa t...Nghiên cứu hiện trạng và hiệu quả kinh tế - môi trường mô hình sản xuất lúa t...
Nghiên cứu hiện trạng và hiệu quả kinh tế - môi trường mô hình sản xuất lúa t...
Nhuoc Tran
 
Giáo trình trồng trọt đại cương - Đặng Văn Minh;Đỗ Tuấn Khiêm;Nguyễn Ngọc Nôn...
Giáo trình trồng trọt đại cương - Đặng Văn Minh;Đỗ Tuấn Khiêm;Nguyễn Ngọc Nôn...Giáo trình trồng trọt đại cương - Đặng Văn Minh;Đỗ Tuấn Khiêm;Nguyễn Ngọc Nôn...
Giáo trình trồng trọt đại cương - Đặng Văn Minh;Đỗ Tuấn Khiêm;Nguyễn Ngọc Nôn...
Man_Ebook
 
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát ảnh hưởng của một số loại phân bón lên tính chất đất và sự sinh trưở...
Khảo sát ảnh hưởng của một số loại phân bón lên tính chất đất và sự sinh trưở...Khảo sát ảnh hưởng của một số loại phân bón lên tính chất đất và sự sinh trưở...
Khảo sát ảnh hưởng của một số loại phân bón lên tính chất đất và sự sinh trưở...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kỹ thuật đối với nguồn thực liệu tạo quả không hạt cây có múi, HAY
Kỹ thuật đối với nguồn thực liệu tạo quả không hạt cây có múi, HAYKỹ thuật đối với nguồn thực liệu tạo quả không hạt cây có múi, HAY
Kỹ thuật đối với nguồn thực liệu tạo quả không hạt cây có múi, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc (20)

Công tác đào tạo hệ vừa làm vừa học của ĐH Nông Lâm Thái Nguyên
Công tác đào tạo hệ vừa làm vừa học của ĐH Nông Lâm Thái NguyênCông tác đào tạo hệ vừa làm vừa học của ĐH Nông Lâm Thái Nguyên
Công tác đào tạo hệ vừa làm vừa học của ĐH Nông Lâm Thái Nguyên
 
Sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas
Sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và PseudomonasSử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas
Sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas
 
Bao cao
Bao caoBao cao
Bao cao
 
Giáo trình nông nghiệp hữu cơ - Nguyễn Đức Nhuận;Nguyễn Thế Đặng;Nguyễn Tuấn ...
Giáo trình nông nghiệp hữu cơ - Nguyễn Đức Nhuận;Nguyễn Thế Đặng;Nguyễn Tuấn ...Giáo trình nông nghiệp hữu cơ - Nguyễn Đức Nhuận;Nguyễn Thế Đặng;Nguyễn Tuấn ...
Giáo trình nông nghiệp hữu cơ - Nguyễn Đức Nhuận;Nguyễn Thế Đặng;Nguyễn Tuấn ...
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...
 
Đề tài xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây dầu mè, ĐIỂM 8
Đề tài xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây dầu mè, ĐIỂM 8Đề tài xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây dầu mè, ĐIỂM 8
Đề tài xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây dầu mè, ĐIỂM 8
 
Huong dan viet de cuong chon giong san
Huong dan viet de cuong chon giong sanHuong dan viet de cuong chon giong san
Huong dan viet de cuong chon giong san
 
1338022181 bai khoa luan 25.5
1338022181 bai khoa luan 25.51338022181 bai khoa luan 25.5
1338022181 bai khoa luan 25.5
 
Dd9 sq1w5q527. ttn son- xu ly rom ra bang trichoderma (final)_pst
Dd9 sq1w5q527. ttn son- xu ly rom ra bang trichoderma (final)_pstDd9 sq1w5q527. ttn son- xu ly rom ra bang trichoderma (final)_pst
Dd9 sq1w5q527. ttn son- xu ly rom ra bang trichoderma (final)_pst
 
Luận án: Kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái NguyênLuận án: Kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
 
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdfGiáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
 
THỬ NGHIỆM TRỒNG RONG NHO (Caulerpa lentillifera) TRONG BỂ VỚI CÁC DẠNG RONG ...
THỬ NGHIỆM TRỒNG RONG NHO (Caulerpa lentillifera) TRONG BỂ VỚI CÁC DẠNG RONG ...THỬ NGHIỆM TRỒNG RONG NHO (Caulerpa lentillifera) TRONG BỂ VỚI CÁC DẠNG RONG ...
THỬ NGHIỆM TRỒNG RONG NHO (Caulerpa lentillifera) TRONG BỂ VỚI CÁC DẠNG RONG ...
 
Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su
Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao suLuận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su
Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su
 
Chọn giống cây trồng (Giáo trình Cao học nông nghiệp) - Hoàng Tuyết Minh;Mai ...
Chọn giống cây trồng (Giáo trình Cao học nông nghiệp) - Hoàng Tuyết Minh;Mai ...Chọn giống cây trồng (Giáo trình Cao học nông nghiệp) - Hoàng Tuyết Minh;Mai ...
Chọn giống cây trồng (Giáo trình Cao học nông nghiệp) - Hoàng Tuyết Minh;Mai ...
 
2017. Hoàng Kim. Sắn Phú Yên
2017. Hoàng Kim. Sắn Phú Yên2017. Hoàng Kim. Sắn Phú Yên
2017. Hoàng Kim. Sắn Phú Yên
 
Nghiên cứu hiện trạng và hiệu quả kinh tế - môi trường mô hình sản xuất lúa t...
Nghiên cứu hiện trạng và hiệu quả kinh tế - môi trường mô hình sản xuất lúa t...Nghiên cứu hiện trạng và hiệu quả kinh tế - môi trường mô hình sản xuất lúa t...
Nghiên cứu hiện trạng và hiệu quả kinh tế - môi trường mô hình sản xuất lúa t...
 
Giáo trình trồng trọt đại cương - Đặng Văn Minh;Đỗ Tuấn Khiêm;Nguyễn Ngọc Nôn...
Giáo trình trồng trọt đại cương - Đặng Văn Minh;Đỗ Tuấn Khiêm;Nguyễn Ngọc Nôn...Giáo trình trồng trọt đại cương - Đặng Văn Minh;Đỗ Tuấn Khiêm;Nguyễn Ngọc Nôn...
Giáo trình trồng trọt đại cương - Đặng Văn Minh;Đỗ Tuấn Khiêm;Nguyễn Ngọc Nôn...
 
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...
 
Khảo sát ảnh hưởng của một số loại phân bón lên tính chất đất và sự sinh trưở...
Khảo sát ảnh hưởng của một số loại phân bón lên tính chất đất và sự sinh trưở...Khảo sát ảnh hưởng của một số loại phân bón lên tính chất đất và sự sinh trưở...
Khảo sát ảnh hưởng của một số loại phân bón lên tính chất đất và sự sinh trưở...
 
Kỹ thuật đối với nguồn thực liệu tạo quả không hạt cây có múi, HAY
Kỹ thuật đối với nguồn thực liệu tạo quả không hạt cây có múi, HAYKỹ thuật đối với nguồn thực liệu tạo quả không hạt cây có múi, HAY
Kỹ thuật đối với nguồn thực liệu tạo quả không hạt cây có múi, HAY
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (11)

DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 

Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc

  • 1. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Để tăng năng suất và sản lượng cây trồng thì các yếu tố như giống, phân bón, kỹ thuật canh tác,... đóng vai trò quan trọng, trong đó phân bón được xem là nhân tố chính. Tuy nhiên, việc lạm dụng sử dụng phân hóa học lâu dài sẽ dẫn đến đầu tư chi phí cao, nông dân thu được lợi nhuận thấp, đồng thời gây phát thải khí N2O càng nhiều. Mặt khác, sự dư thừa phân hóa học gây ô nhiễm môi trường đất, nước và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vấn đề tăng vụ trong sản xuất làm cho nhiều diện tích đất canh tác bị ô nhiễm, độ phì nhiêu và sức sản xuất của đất sẽ giảm, gây hiện tượng suy thoái dinh dưỡng. Nghiên cứu tìm ra những biện pháp canh tác hiệu quả mà vẫn giữ được năng suất cao, đồng thời cải thiện độ phì nhiêu của đất và an toàn cho môi trường là rất cần thiết. Bên cạnh việc tìm ra những giống cây trồng mới có năng suất cao, thì người ta khuyến cáo sử dụng phân hữu cơ, biện pháp này có thể tận dụng được tất cả những phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp để làm phân hữu cơ như rơm rạ, phân chuồng, tàn dư thực vật… Sử dụng phân hữu cơ giúp giảm lượng phân hóa học, cải thiện tốt độ phì nhiêu đất. Phân hữu cơ không những làm tăng năng suất cây trồng mà còn có khả năng làm tăng hiệu lực của phân hóa học, cải tạo và nâng cao độ phì của đất. Vì vậy, việc nghiên cứu và ứng dụng bón phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp nhằm hạn chế phân bón hóa học, góp phần bảo vệ môi trường và xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững. Điều này thật sự rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn trong sản xuất nông nghiệp. Ở Thừa Thiên Huế nói riêng và miền Trung nói chung, việc ứng dụng phân hữu cơ và các sản phẩm sinh học chưa được rộng rãi, thậm chí còn rất hạn chế trong bối cảnh biến đổi khí hậu hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững và an toàn. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc tại Thừa Thiên Huế” được thực hiện nhằm chọn được công thức phân bón có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, cây trồng và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lạc tại Thừa Thiên Huế. 2. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU ĐỀ TÀI  Mục đích của đề tài Xác định được ảnh hưởng của phân hữu cơ với các chế phẩm sinh học đến cây lạc, làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình kỹ thuật hợp lý nhằm nâng cao năng suất lạc và phát triển sản xuất lạc bền vững theo hướng sinh học.  Mục tiêu của đề tài Đánh giá được hiệu quả sử dụng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc trên đất cát ven biển và đất xám bạc màu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc tại tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN  Ý nghĩa khoa học - Cung cấp các dẫn liệu khoa học về hiệu quả sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến sinh trưởng, phát triển, năng suất lạc và hiệu quả sản xuất lạc trên đất cát ven biển và đất xám bạc màu.
  • 2. 2 - Là nguồn tài liệu tham khảo, thông tin mới làm cơ sở cho việc sử dụng chế phẩm sinh học cho cây lạc trên đất cát ven biển và đất xám bạc màu.  Ý nghĩa thực tiễn - Góp phần ứng dụng phân hữu cơ và chế phẩm sinh học có ích trong sản xuất nông nghiệp bền vững. - Những kết quả nghiên cứu của đề tài đạt được sẽ là những tiến bộ khoa học mới làm cơ sở sản xuất lạc bền vững theo hướng sinh học ở Thừa Thiên Huế và các địa phương khác. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc trong chậu trên đất cát ven biển và đất xám bạc màu tại nhà lưới Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế để xác định các công thức có tiềm năng cho sinh trưởng và năng suất, nhằm có cơ sở tiếp tục nghiên cứu trong điều kiện đồng ruộng. Thời gian tiến hành thí nghiệm trong nhà lưới từ tháng 01 - 04 năm 2013. - Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc trong điều kiện đồng ruộng. Các thí nghiệm đồng ruộng được bắt đầu tiến hành từ tháng 12/2013 đến tháng 10/2015 (bao gồm 4 vụ liên tục: Đông Xuân 2013- 2014, Hè Thu 2014; Đông Xuân 2014-2015 và Hè Thu 2015). Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân hữu cơ và chế phẩm sinh học đến sinh trưởng phát triển, các chỉ tiêu sinh lý, khả năng phòng trừ sâu bệnh, năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc. - Mô hình ứng dụng phân hữu cơ và chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas được tiến hành từ tháng 12/2015 đến tháng 6/2016. - Thí nghiệm đồng ruộng và mô hình được thực hiện trên hai loại đất: đất cát ven biển tại xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế và đất xám bạc màu tại phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Kết quả nghiên cứu đã xác định được công thức bón phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas tốt nhất cho cây lạc trên 2 loại đất trồng lạc phổ biến tại Thừa Thiên Huế. Đất cát ven biển, công thức VI (02 tấn phân hữu cơ + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi + Trichoderma và Pseudomonas với tỷ lệ 50:50) và đất xám bạc màu, công thức V (02 tấn phân hữu cơ + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi + Trichoderma và Pseudomonas với tỷ lệ 30:70). - Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm sinh học đến việc cải tạo sinh tính và tính chất hóa học trên đất cát ven biển và đất xám bạc màu tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • 3. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Vai trò của cây lạc 1.1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây lạc 1.1.3. Các loại phân hữu cơ chủ yếu sử dụng trong sản xuất nông nghiệp 1.1.3.1 Phân hữu cơ truyền thống (phân hữu cơ nhà nông) 1.1.3.2. Phân hữu cơ công nghiệp 1.1.3.3. Vai trò của phân hữu cơ 1.1.3.4. Giá trị sử dụng của phân hữu cơ 1.1.4. Nấm Trichoderma 1.1.4.1. Đặc điểm của nấm Trichoderma 1.1.4.2. Vai trò của nấm Trichoderma 1.1.4.3. Cơ chế tác động của nấm Trichoderma 1.1.5. Vi khuẩn Pseudomonas 1.1.5.1. Đặc điểm của vi khuẩn Pseudomonas 1.1.5.2. Vai trò của vi khuẩn Pseudomonas 1.1.5.3. Cơ chế tác động của vi khuẩn Pseudomonas 1.1.6. Đặc điểm của đất cát ven biển và đất xám bạc màu 1.1.6.1. Đất cát ven biển (Haplic Arenosols) 1.1.6.2. Đất xám bạc màu (Haplic Acrisols) 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới, ở Việt nam và Thừa Thiên Huế 1.2.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới 1.2.1.2. Tình hình sản xuất lạc ở trong nước 1.2.1.3. Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế 1.2.2. Tình hình sử dụng phân hữu cơ tại Việt Nam 1.3. Các kết quả nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài 1.3.1. Các nghiên cứu về phân hữu cơ trên thế giới và Việt Nam 1.3.1.1. Trên thế giới 1.3.1.2. Ở Việt Nam 1.3.2. Các nghiên cứu sử dụng chế phẩm của nấm Trichoderma trong trồng trọt trên thế giới và Việt Nam 1.3.2.1. Trên thế giới 1.3.2.2. Ở Việt Nam 1.3.3. Các nghiên cứu sử dụng chế phẩm của Pseudomonas trong trồng trọt trên thế giới và Việt Nam 1.3.3.1. Trên thế giới 1.3.3.2. Ở Việt Nam 1.3.4. Nghiên cứu sử dụng phối hợp chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas trong trồng trọt trên thế giới và Việt Nam
  • 4. 4 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đất thí nghiệm Nghiên cứu được tiến hành trên hai loại đất: đất cát ven biển (Haplic Arenosols) và đất xám bạc màu (Haplic Acrisols) tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.1.2. Giống lạc thí nghiệm Giống lạc được sử dụng trong thí nghiệm là L14, giống được gieo trồng khá phổ biến trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Hạt giống đạt cấp giống xác nhận, do Công ty cổ phần giống cây trồng - vật nuôi Thừa Thiên Huế cung ứng. 2.1.3. Phân bón Thí nghiệm sử dụng các loại phân bón như sau: * Phân hữu cơ: - Phân hữu cơ Bokashi (nguồn từ PGS.TS. Trần Thị Thu Hà, bộ môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế). - Phân hóa học: Phân đạm urê (46% N); Phân lân supe (16% P2O5); Phân kaliclorua (60% K2O). - Phân chuồng (phân lợn): ủ hoai mục do người dân tự sản xuất theo phương pháp truyền thống (C: 25%, N: 0,89%, P2O5: 0,42%, K2O: 0,45%). - Vôi bột: vôi nghiền từ vỏ ốc, vỏ sò hến. Đây là dạng vôi bón đang được sử dụng phổ biến tại địa phương (50% CaO). - Chế phẩm sinh học của nấm đối kháng Trichoderma sp. PC6 với mật độ 108 CFU/g (Lê Đình Hường và cs, 2012) và vi khuẩn Pseudomonas putida 214 D với mật độ 108 CFU/g (Trần Thị Thu Hà, 2007; Trần Thị Thu Hà, 2012). Do Bộ môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế cung cấp. 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây lạc ở thí nghiệm trong chậu. Nội dung 2: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc ở thí nghiệm đồng ruộng trên đất cát ven biển và đất xám bạc màu tại Thừa Thiên Huế. Nội dung 3: Triển khai mô hình sử dụng chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc trên đất cát ven biển và đất xám bạc màu tại Thừa Thiên Huế. 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Thí nghiệm trong chậu ở nhà lưới Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 3 lần nhắc lại. Tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu về sinh trưởng, phát triển và năng suất được thực hiện theo quy chuẩn VN 01- 57: 2011/BNN&PTNT. - Thí nghiệm được bố trí ở chậu xi măng (cao 40 cm, đường kính chậu: 30 cm). Mỗi công thức gồm 9 chậu, tổng số chậu/1 loại đất: 63.
  • 5. 5 - Các công thức có bón phân hữu cơ với liều lượng 100g/ chậu. Chế phẩm được xử lý hạt giống với liều lượng 20g chế phẩm/1kg hạt giống, trộn đều hạt giống với chế phẩm và để khoảng 30 phút gieo hạt vào chậu thí nghiệm. Công thức Ký hiệu Thành phần của các công thức thí nghiệm I ĐC 1 Phân chuồng của địa phương + Phân hóa học (ĐC 1) II ĐC 2 Phân hữu cơ Bokashi + Phân hóa học (ĐC 2) III T(100) ĐC 2 + Trichoderma (100%) IV P(100) ĐC 2 + Pseudomonas (100%) V TP(30:70) ĐC 2 + Trichoderma + Pseudomonas 30:70 VI TP(50:50) ĐC 2 + Trichoderma + Pseudomonas 50:50 VII TP(70:30) ĐC 2 + Trichoderma + Pseudomonas 70:30 2.3.2. Thí nghiệm đồng ruộng Từ kết quả nghiên cứu trong chậu, chúng tôi chọn ra 4 công thức triển vọng nhất để tiếp tục nghiên cứu ngoài đồng ruộng. Bố trí thí nghiệm ở điều kiện tự nhiên ngoài đồng ruộng với các công thức thí nghiệm đơn lẻ và kết hợp ở 02 địa điểm nghiên cứu tại Thừa Thiên Huế. Tổng số thí nghiệm đã tiến hành trên 2 loại đất ở 2 địa điểm là: 08 thí nghiệm (thí nghiệm vụ Đông Xuân 2013 - 2014, vụ Hè Thu 2014, vụ Đông Xuân 2014 - 2015, vụ Hè Thu 2015). Thí nghiệm gồm 6 công thức (I, II, III, IV, V, VI), được bố trí theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), với 3 lần nhắc lại (a, b, c), diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20 m2 . Công thức Ký hiệu Thành phần của các công thức thí nghiệm I ĐC 1 Phân chuồng của địa phương + Phân hóa học (ĐC 1) II ĐC 2 Phân hữu cơ Bokashi + Phân hóa học (ĐC 2) III T(100) ĐC 2 + Xử lý chế phẩm Trichoderma (100%) IV P(100) ĐC 2 + Xử lý chế phẩm Pseudomonas (100%) V TP(30:70) ĐC 2 + Xử lý kết hợp Trichoderma + Pseudomonas tỷ lệ 30:70 VI TP(50:50) ĐC 2 + Xử lý kết hợp Trichoderma + Pseudomonas tỷ lệ 50:50 2.3.3. Xây dựng mô hình Xây dựng mô hình trình diễn về sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc tại Thừa Thiên Huế. Công thức Ký hiệu Thành phần của các công thức mô hình Đất cát ven biển I ĐC 1 Phân chuồng của địa phương + Phân hóa học (ĐC 1) II ĐC 2 Phân hữu cơ Bokashi + Phân hóa học (ĐC 2) III TP(50:50) ĐC 2 + Xử lý kết hợp Trichoderma + Pseudomonas tỷ lệ 50:50 Đất xám bạc màu I ĐC 1 Phân chuồng của địa phương + Phân hóa học (ĐC 1) II ĐC 2 Phân hữu cơ Bokashi + Phân hóa học (ĐC 2) III TP(30:70) ĐC 2 + Xử lý kết hợp Trichoderma + Pseudomonas tỷ lệ 30:70 Dựa trên kết quả tốt nhất qua 4 vụ của 4 thí nghiệm trên 2 loại đất, tiến hành xây dựng mô hình sản xuất lạc với các công thức như sau:
  • 6. 6 Đất cát ven biển, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế công thức tốt nhất là công thức VI (ĐC2 + chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas với tỷ lệ phối hợp là 50:50) Đất xám bạc màu, tại phường Tứ Hạ, Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế công thức tốt nhất là công thức V (ĐC2 + chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas với tỷ lệ phối hợp là 30:70) Mô hình được bố trí theo kiểu ô lớn không lặp lại, có đối chứng. Quy mô của mô hình tại mỗi điểm trình diễn là 2.000m2 /công thức/mô hình/. Thời gian thực hiện: Vụ Đông Xuân 2015 - 2016. 2.3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu 2.3.4.1. Thí nghiệm trong chậu ở nhà lưới 2.3.4.2. Thí nghiệm đồng ruộng 2.3.4.3. Thí nghiệm mô hình Tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu về sinh trưởng, phát triển và năng suất được thực hiện theo quy chuẩn VN 01-57: 2011/BNN&PTNT. 2.3.5. Phương pháp phân tích đất và vi sinh vật đất * Phương pháp phân tích đất - pHKCl: Phương pháp pH meter - Chất hữu cơ (OM): Phương pháp Thiurin (TCVN 4050-85). - Đạm tổng số: Phương pháp Kjendahl (TCVN 6498-1999). - Lân tổng số: Phương pháp so màu trên quang phổ kế (TCVN 4052-1985). - Kali tổng số: Phương pháp quang kế ngọn lửa (TCVN 4053-1985). - Kali trao đổi: Phương pháp quang kế ngọn lửa (TCVN 8662-2011). * Phương pháp phân tích vi sinh vật đất - Vi sinh vật tổng số (TCVN 4884:2005). - Vi sinh vật phân giải xenlulo (TCVN 6168:2002). - Vi sinh vật phân giải lân khó tan (TCVN 6167:1996). - Nấm sợi (TCVN 4884:2005). - Xạ khuẩn (TCVN 4884:2005). 2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu đo đếm từ các thí nghiệm được tổng hợp và xử lý thống kê bao gồm: giá trị trung bình, ANOVA, LSD0.05 bằng phần mềm Excel và Statistix 10.0.
  • 7. 7 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG PHÂN HỮU CƠ VỚI CHẾ PHẨM TRICHODERMA VÀ PSEUDOMONAS ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÂY LẠC THÍ NGHIỆM TRONG CHẬU 3.1.1. Sinh trưởng, phát triển của cây lạc 3.1.1.1. Chiều cao thân chính của cây lạc Bảng 3.1. Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến chiều cao thân chính của cây lạc (ĐVT: cm) Công Ký hiệu Kỳ điều tra thức 15/1/2013 21/1/2013 27/1/2013 02/2/2013 08/2/2013 14/2/2013 20/2/2013 Đất cát ven biển I ĐC 1 2,47b 3,68c 5,31c 7,08c 9,32b 13,07c 16,70c II ĐC 2 2,68ab 4,73bc 6,86bc 8,59b 11,38ab 15,16b 18,60bc III T(100) 2,72ab 5,59a 7,83ab 9,99ab 12,54ab 17,46ab 21,91ab IV P(100) 2,88ab 5,91a 8,39a 9,97ab 12,43ab 16,58ab 21,13ab V TP(30:70) 2,99ab 5,11ab 7,91ab 10,08a 14,03a 17,77ab 21,37ab VI TP(50:50) 3,29a 5,79a 8,17a 10,91a 14,19a 18,28a 22,90a VII TP(70:30) 2,68ab 5,22ab 7,38ab 9,23ab 11,48ab 15,67 b 20,11ab Đất xám bạc màu I ĐC1 2,16b 4,99bc 6,64ab 7,81c 10,57c 12,92d 15,93d II ĐC2 2,18b 4,99bc 6,57ab 7,87c 10,81c 13,50bc 16,46bc III T(100) 2,23ab 5,01ab 6,71ab 8,33ab 11,29ab 14,10ab 17,06c IV P(100) 2,22ab 5,03ab 6,64ab 8,44ab 11,50ab 14,50ab 17,39b V TP(30:70) 2,27ab 5,02ab 6,67ab 8,67ab 11,84ab 14,78ab 18,14a VI TP(50:50) 2,38a 5,46a 7,09a 8,91a 12,10a 15,09a 17,78b VII TP(70:30) 2,23ab 5,01bc 6,77ab 7,76c 10,89c 13,81bc 16,77bc Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng 1 cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05 Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến chiều cao thân chính của cây lạc thí nghiệm trong chậu thể hiện rõ nhất ở công thức VI (TP 50:50) trên đất cát ven biển và công thức V (TP 30:70) trên đất xám bạc màu; điều này có thể do hoạt động của vi sinh vật trong chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đã thúc đẩy sinh trưởng của cây lạc. 3.1.1.2. Số lá của cây lạc Bảng 3.2. Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến sự phát triển số lá trên cây lạc (ĐVT: lá) Công Ký hiệu Kỳ điều tra thức 15/1/2013 21/1/2013 27/1/2013 02/2/2013 08/2/2013 14/2/2013 20/2/2013 Đất cát ven biển I ĐC 1 2,33a 6,44b 11,44b 15,78bc 19,56bc 23,11d 28,11b II ĐC 2 2,56a 7,78bc 13,11bc 16,89b 20,67b 23,67d 27,56b III T(100) 2,89a 8,22ab 13,78bc 16,56b 20,67b 27,89bc 33,67a IV P(100) 2,89a 8,11ab 13,89bc 17,00b 20,89b 26,33cd 34,22a V TP(30:70) 2,89a 8,22ab 14,22ab 17,67ab 20,78b 27,11c 33,56a VI TP(50:50) 2,89a 8,44ab 15,33a 19,67a 25,00a 30,89a 36,11a VII TP(70:30) 2,89a 8,67ab 14,00ab 16,89b 20,56b 28,33ab 34,78a
  • 8. 8 Công Ký hiệu Kỳ điều tra thức 15/1/2013 21/1/2013 27/1/2013 02/2/2013 08/2/2013 14/2/2013 20/2/2013 Đất xám bạc màu I ĐC1 3,22a 11,78b 18,56b 22,78c 27,00c 30,11c 34,00c II ĐC2 3,22a 13,00bc 20,22bc 24,11c 28,56b 32,22b 36,00bc III T(100) 3,67a 14,00ab 21,56ab 24,56bc 29,00b 32,33b 36,11bc IV P(100) 3,56a 13,67bc 21,00bc 24,89bc 29,00b 32,89b 36,89bc V TP(30:70) 3,89a 14,44a 23,22a 27,67a 32,67a 36,33a 40,11a VI TP(50:50) 3,67a 13,78bc 20,78bc 24,56bc 29,22b 33,56b 38,44ab VII TP(70:30) 3,56a 13,56bc 21,56ab 25,22bc 30,11ab 32,89b 38,67ab Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng 1 cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05 Phân hữu cơ và chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas có ảnh hưởng đến số lá trên cây của giống lạc L14 nhưng ảnh hưởng không rõ nét ở tất cả các kỳ theo dõi trên cả 2 loại đất. Sự ảnh hưởng rõ hơn ở 2 kỳ theo dõi cuối cùng, đặc biệt ở công thức V (TP 30:70) và công thức VI (TP 50:50). 3.1.1.3. Chiều dài cành cấp 1 của cây lạc Bảng 3.3. Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến chiều dài cành cấp 1 của cây lạc (ĐVT: cm) Công Ký hiệu Kỳ điều tra thức 15/1/2013 21/1/2013 27/1/2013 02/2/2013 08/2/2013 14/2/2013 Đất cát ven biển I ĐC 1 2,97b 4,50c 6,56bc 9,48c 13,39d 17,40c II ĐC 2 3,24ab 5,44abc 7,64ab 13,61ab 18,91b 23,19ab III T(100) 2,88b 4,84bc 6,88b 11,48bc 17,72bc 22,06b IV P(100) 3,59a 5,91ab 8,01ab 13,14ab 18,31b 21,79b V TP(30:70) 3,14ab 5,86ab 8,49a 13,12ab 19,08a 23,54a VI TP(50:50) 3,51a 6,48a 8,68a 14,50a 19,57a 23,47a VII TP(70:30) 3,37a 5,86ab 7,94ab 12,34bc 18,28b 22,38b Đất xám bạc màu I ĐC1 2,20c 4,41bc 7,02b 12,72c 16,91d 20,16c II ĐC2 2,47b 4,46bc 7,07b 12,74c 17,09cd 20,68c III T(100) 2,61b 4,46bc 7,10ab 12,82bc 17,31bc 21,20b IV P(100) 2,64b 4,47bc 7,14ab 12,81bc 17,30bc 21,39b V TP(30:70) 2,88a 4,72a 7,36a 13,18a 17,83a 22,37a VI TP(50:50) 2,64b 4,61ab 7,27ab 13,03ab 17,60ab 21,12b VII TP(70:30) 2,69b 4,61ab 7,29ab 13,08ab 17,06cd 20,58 c Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng 1 cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05 Phân hữu cơ và chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas có ảnh hưởng đến chiều dài cành cấp 1 của cây lạc trên cả 2 loại đất. Hầu hết các công thức sử dụng phân hữu cơ và chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đều có chiều dài cành cấp 1 lớn hơn so với các công thức đối chứng. Đặc biệt, chiều dài cành cấp 1 thể hiện sự vượt trội rõ nhất ở công thức VI (TP 50:50) trên đất cát ven biển và công thức V (TP 30:70) trên đất xám bạc màu.
  • 9. 9 3.1.1.4. Sự ra hoa của cây lạc Bảng 3.4. Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến sự ra hoa của cây lạc Công thức Ký hiệu Tổng số hoa (hoa) Số hoa hữu hiệu (hoa) Tỷ lệ hoa hữu hiệu (%) Đất cát ven biển I ĐC 1 23,11b 12,56cd 54,35 II ĐC 2 27,56ab 17,45bc 63,32 III T(100) 30,78a 19,22b 62,44 IV P(100) 31,56a 18,46 bc 58,49 V TP(30:70) 30,67a 20,58b 67,10 VI TP(50:50) 32,78a 22,80a 69,55 VII TP(70:30) 28,67ab 18,19bc 63,44 Đất xám bạc màu I ĐC1 24,33c 12,47e 51,25 II ĐC2 29,67b 15,00d 50,56 III T(100) 31,44ab 19,03c 60,53 IV P(100) 30,44ab 19,01c 62,45 V TP(30:70) 32,78ab 22,00a 67,11 VI TP(50:50) 31,00ab 19,19c 61,90 VII TP(70:30) 38,33a 20,37b 53,14 Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng 1 cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05 Phân hữu cơ và chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas có ảnh hưởng đến sự ra hoa của giống lạc L14 trên cả đất cát ven biển và đất xám bạc màu, cụ thể: hầu hết các công thức sử dụng phân hữu cơ và chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas ở dạng đơn lẻ hay kết hợp đều có tổng số hoa, cũng như số hoa hữu hiệu và tỷ lệ hoa hữu hiệu tăng lên so với các công thức đối chứng, riêng công thức VII (TP 70:30) không có sự khác biệt so với công thức ĐC 2. 3.1.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc Bảng 3.5. Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc Công thức Ký hiệu Tổng số quả/cây (quả) Số quả chắc/cây (quả) P100 quả (g) Năng suất cá thể (g/cây) Đất cát ven biển I ĐC 1 12,87c 10,13c 133,33a 4,91d II ĐC 2 15,07ab 11,97ab 133,37a 6,14b III T(100) 13,83b 10,60c 133,33a 5,42c IV P(100) 14,20b 11,56ab 133,21a 6,22b V TP(30:70) 15,40ab 11,27b 133,84a 6,27b VI TP(50:50) 17,20a 13,60a 134,21a 6,97a VII TP(70:30) 12,63c 10,60c 133,20a 5,10cd Đất xám bạc màu I ĐC1 11,93bc 10,60c 121,33b 4,48d II ĐC2 12,40 b 11,53 ab 122,66 ab 4,78c III T(100) 13,53ab 11,53ab 122,33ab 4,77c IV P(100) 13,66ab 11,73ab 124,33ab 5,14b V TP(30:70) 14,66a 12,20a 128,00 a 5,56a VI TP(50:50) 13,25ab 11,35ab 125,31a 5,10b VII TP(70:30) 12,60b 10,73c 124,66ab 4,88bc Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng 1 cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05
  • 10. 10 Thí nghiệm trong chậu cho thấy phân hữu cơ và chế phẩm Trichoderma, Pseudomonas có ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất cũng như năng suất cá thể của giống lạc L14. Trên đất cát ven biển ảnh hưởng rõ nhất ở công thức V (TP 30:70) và đất xám bạc màu là công thức VI (TP 50:50). Đối với đất cát ven biển, khi sử dụng phân hữu cơ và chế phẩm trong điều kiện nhà lưới, năng suất cá thể đã gia tăng có ý nghĩa ở công thức VI (6,97 g/cây), so với cả 2 công thức đối chứng cũng như các công thức thí nghiệm. Các công thức IV (sử dụng phân hữu cơ và chế phẩm ở dạng đơn lẻ (P 100) và công thức V sử dụng phân hữu cơ và chế phẩm ở dạng kết hợp với tỷ lệ TP (30:70) cho năng suất cá thể lớn hơn ĐC 1 và sai khác thống kê có ý nghĩa. Công thức III và VII cho năng suất cá thể thấp, tương đương với ĐC 1 (4,91 g/cây). Đối với đất xám bạc màu, năng suất cá thể của các công thức IV, V và VI tăng có ý nghĩa thống kê so với cả 2 công thức đối chứng. Trong đó, công thức V có năng suất cá thể đạt cao nhất (5,56 g/cây), tiếp đến là công thức IV (5,14 g/cây) và công thức VI đạt 5,10 g/cây. Công thức III và công thức VII có năng suất cá thể tương đương với công thức ĐC 2 (4,48 g/cây) và sai khác không có ý nghĩa. 3.1.3. Vi sinh vật trong đất thí nghiệm Bảng 3.6. Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến sự phát triển của vi sinh vật đất trước và sau thí nghiệm Nhóm vi sinh vật đất Trước thí Sau thí nghiệm I II III IV V VI VII nghiệm ĐC 1 ĐC 2 T (100) P (100) TP (30:70) TP (50:50) TP (70:30) Đất cát ven biển Vi sinh vật tổng số (108 CFU/g đất) 28,20 30,33 34,47 51,20 46,53 46,07 53,00 30,47 Nấm sợi (105 CFU/g đất) 20,73 23,73 33,93 35,33 42,40 48,13 50,40 45,27 Xạ khuẩn (104 CFU/g đất) 32,80 36,67 45,87 43,67 41,40 45,93 47,47 40,60 Vi sinh vật phân giải xenluloza (104 CFU/g đất) 17,47 21,26 35,67 44,40 38,60 32,26 47,13 33,53 Vi sinh vật phân giải lân khó tan (104 CFU/g đất) 16,40 18,60 44,40 30,53 48,93 43,00 54,47 31,13 Đất xám bạc màu Vi sinh vật tổng số (108 CFU/g đất) 18,33 22,67 37,47 43,40 53,60 58,53 53,73 50,80 Nấm sợi (105 CFU/g đất) 15,53 19,00 27,07 37,33 36,80 43,86 43,40 39,67 Xạ khuẩn (104 CFU/g đất) 14,00 14,73 29,13 37,80 41,53 43,73 40,07 40,13 Vi sinh vật phân giải xenluloza (104 CFU/g đất) 23,47 29,50 48,73 53,47 54,73 55,67 51,06 46,53 Vi sinh vật phân giải lân khó tan (104 CFU/g đất) 13,87 14,87 46,13 53,87 47,66 50,00 50,60 47,87 Khi sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc trong chậu đã có tác dụng kích thích sự phát triển của vi sinh vật đất trên cả 2 loại đất, đất cát ven biển và đất xám bạc màu. Đối với đất cát ven biển, vi sinh vật tổng số trước thí nghiệm là 28,20×108 CFU/g đất, sau thí nghiệm các công thức III, IV, V và VI có vi sinh vật tổng số tăng rõ nhất, dao động trong khoảng từ 46,07 - 53,00×108 CFU/g đất, riêng công thức VII không có sự khác biệt nhiều so với 2 công thức đối chứng. Các chỉ tiêu khác như nấm sợi, xạ khuẩn, vi sinh vật phân giải xenluloza, vi sinh vật phân giải lân khó tan cũng cho kết quả tương tự. Đối với đất xám bạc màu, vi sinh vật trong đất ở các công thức sau thí nghiệm đều tăng lên đáng kể so với trước thí nghiệm. Vi sinh vật tổng số trước thí nghiệm là 18,33×108 CFU/g
  • 11. 11 đất, sau thí nghiệm đều tăng, tất cả các công thức đều có vi sinh vật tổng số tăng rõ, đặc biệt ở công thức V (TP 30:70) và công thức VI (TP 50:50). Sau thí nghiệm có vi sinh vật tổng số dao động trong khoảng 43,40 - 58,53×108 CFU/g đất, có sự khác biệt nhiều so với 2 công thức đối chứng cũng như trước thí nghiệm. Các chỉ tiêu khác như nấm sợi, xạ khuẩn, vi sinh vật phân giải xenluloza, vi sinh vật phân giải lân khó tan cũng cho kết quả tương tự. 3.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ VỚI CHẾ PHẨM TRICHODERMA VÀ PSEUDOMONAS CHO CÂY LẠC TRÊN ĐỒNG RUỘNG Ở ĐẤT CÁT VEN BIỂN VÀ ĐẤT XÁM BẠC MÀU TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.2.1. Sinh trưởng, phát triển của cây lạc 3.2.1.1. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lạc Bảng 3.7. Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến tỷ lệ mọc mầm và thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lạc (ĐVT: ngày) Công Chỉ tiêu Ký hiệu Tỷ lệ mọc mầm (%) Thời gian từ gieo đến... (ngày) thức Mọc mầm (10%) Mọc mầm (70%) Phân cành C1 đầu tiên Bắt đầu ra hoa Ra hoa rộ Kết thúc ra hoa Thu hoạch Đất cát ven biển (Quảng Lợi, Quảng Điền) Vụ Đông Xuân (2013 - 2015) I ĐC1 71,20 7 10 12 32 39 58 100 II ĐC2 72,40 7 10 12 32 40 58 100 III T(100) 76,90 7 10 12 32 39 59 100 IV P(100) 74,50 7 10 12 32 39 59 100 V TP(30:70) 83,45 7 10 12 32 39 59 100 VI TP(50:50) 87,95 7 10 12 32 39 60 100 Vụ Hè Thu (2014 và 2015) I ĐC1 69,79 6 7 12 25 30 51 94 II ĐC2 68,35 6 8 13 26 30 51 93 III T(100) 64,30 6 8 13 26 30 51 94 IV P(100) 61,10 6 8 13 26 30 51 94 V TP(30:70) 62,25 6 8 13 26 30 51 94 VI TP(50:50) 76,34 5 7 12 25 29 51 94 Đất xám bạc màu (Tứ Hạ, Hương Trà) Vụ Đông Xuân (2013 - 2015) I ĐC1 72,36 9 13 18 32 46 57 99 II ĐC2 70,86 9 13 19 33 47 60 101 III T(100) 71,23 9 13 19 33 47 59 101 IV P(100) 67,27 9 13 19 34 48 59 102 V TP(30:70) 71,71 9 13 19 34 48 60 102 VI TP(50:50) 78,84 9 13 18 33 47 58 100 Vụ Hè Thu (2014 và 2015) I ĐC1 68,27 7 10 14 28 38 53 96 II ĐC2 57,44 8 11 15 29 40 53 96 III T(100) 49,11 8 10 15 28 39 54 95 IV P(100) 56,17 8 10 15 29 39 54 96 V TP(30:70) 59,06 8 10 15 29 39 53 96 VI TP(50:50) 65,46 7 10 14 28 39 53 96 Ghi chú: - Vụ Đông Xuân là số liệu trung bình của vụ Đông Xuân 2013-2014 và vụ Đông Xuân 2014-2015 - Vụ Hè Thu là số liệu trung bình của vụ Hè Thu 2014 và vụ Hè Thu 2015
  • 12. 12 Qua theo dõi số liệu về tỷ lệ mọc mầm và thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lạc tại các công thức phân bón khác nhau trên đất cát biển và đất xám bạc màu chúng tôi rút ra kết luận là: Sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas có ảnh hưởng đến tỷ lệ mọc mầm nhưng chưa có ảnh hưởng lớn đến thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng và phát triển cũng như tổng thời gian sinh trưởng của cây lạc. 3.2.1.2. Chiều cao thân chính của cây lạc Bảng 3.8. Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến chiều cao thân chính của cây lạc (ĐVT: cm) Công Chỉ tiêu Ký hiệu Giai đoạn sinh trưởng thức 3 - 4 lá thật Phân cành cấp 1 đầu tiên Bắt đầu ra hoa Ra hoa rộ Kết thúc ra hoa Thu hoạch Đất cát ven biển (Quảng Lợi, Quảng Điền) Vụ Đông Xuân (2013 - 2015) I ĐC1 2,72c 4,03b 10,31a 21,35c 32,51c 39,64b II ĐC2 3,11ab 5,22a 11,42a 22,35bc 33,60bc 41,54ab III T(100) 3,17a 5,25a 11,44a 25,26ab 36,27ab 43,54a IV P(100) 3,08ab 5,12a 11,53a 24,63ab 35,30abc 42,46ab V TP(30:70) 3,15ab 5,29a 11,50a 25,35a 36,07ab 44,22a VI TP(50:50) 3,00b 5,11a 10,99a 26,03a 37,32a 43,96a Vụ Hè Thu (2014 và 2015) I ĐC1 2,47a 3,57a 8,27ab 12,85a 24,45a 51,24a II ĐC2 2,48a 3,57a 8,30ab 13,29a 24,16a 47,24a III T(100) 2,51a 3,51a 7,67c 12,30a 24,79a 51,56a IV P(100) 2,53a 3,65a 8,17bc 12,64a 24,12a 50,00a V TP(30:70) 2,52a 3,59a 7,83bc 12,77a 23,21a 49,83a VI TP(50:50) 2,50a 3,69a 8,77a 13,23a 24,26a 47,97a Đất xám bạc màu (Tứ Hạ, Hương Trà) Vụ Đông Xuân (2013 - 2015) I ĐC1 2,96b 4,51a 9,36b 16,65b 23,59b 29,85b II ĐC2 3,28a 4,49a 10,03ab 19,63a 26,54a 31,65a III T(100) 3,34a 4,43a 9,02b 17,51ab 23,93b 29,62b IV P(100) 3,15ab 4,41a 9,98ab 19,62a 25,60a 31,11ab V TP(30:70) 3,33a 4,35a 10,02ab 19,73a 26,07a 32,09a VI TP(50:50) 3,17a 4,41a 10,87a 19,23a 25,09ab 32,15a Vụ Hè Thu (2014 và 2015) I ĐC1 2,36a 4,01a 8,68a 12,30a 17,24a 44,00a II ĐC2 2,28a 4,00a 9,23a 12,70a 16,92a 45,59a III T(100) 2,40a 4,07a 9,23a 12,30a 16,76a 46,59a IV P(100) 2,23b 4,11a 9,23a 12,75a 17,29a 46,74a V TP(30:70) 2,40a 4,01a 9,23a 12,73a 16,76a 46,59a VI TP(50:50) 2,23b 4,11a 9,01a 12,75a 17,29a 46,74a Ghi chú: - Vụ Đông Xuân là số liệu trung bình của vụ Đông Xuân 2013-2014 và vụ Đông Xuân 2014-2015 - Vụ Hè Thu là số liệu trung bình của vụ Hè Thu 2014 và vụ Hè Thu 2015 - Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột và trong một vụ biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05.
  • 13. 13 Phân hữu cơ và chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đã có ảnh hưởng đến chiều cao thân chính của cây lạc trên cả 2 loại đất trong vụ Đông Xuân. Các công thức sử dụng phân hữu cơ và 2 loại chế phẩm ở dạng kết hợp, trên đất cát ven biển là công thức V (TP50:50) và trên đất xám bạc màu là công thức VI (TP30:70) đều có chiều cao thân chính cao hơn công thức đối chứng. 3.2.1.3. Số lá trên thân chính của cây lạc Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến số lá trên thân chính của cây lạc (ĐVT: lá) Công Chỉ tiêu Ký hiệu Giai đoạn sinh trưởng thức 3 - 4 lá thật Phân cành cấp 1 Bắt đầu ra hoa Ra hoa rộ Kết thúc ra hoa Thu hoạch Đất cát ven biển (Quảng Lợi, Quảng Điền) Vụ Đông Xuân (2013 - 2015) I ĐC1 3,10b 4,60a 6,67a 9,15a 13,10a 11,62a II ĐC2 3,27a 4,60a 6,65a 9,17a 13,20a 11,95a III T(100) 3,23ab 4,65a 6,70a 9,20a 13,20a 11,77a IV P(100) 3,23ab 4,65a 6,67a 9,23a 13,13a 11,75a V TP(30:70) 3,27a 4,60a 6,72a 9,22a 13,20a 12,05a VI TP(50:50) 3,37a 4,65a 6,77a 9,27a 13,20a 12,10a Vụ Hè Thu (2014 và 2015) I ĐC1 3,15a 4,42a 5,67a 7,37a 9,26c 10,84d II ĐC2 3,17a 4,37a 5,64a 7,27a 10,68a 10,94cd III T(100) 3,17a 4,40a 5,64a 7,15a 10,58a 11,45bcd IV P(100) 3,14a 4,40a 5,50a 7,18a 10,02b 12,22a V TP(30:70) 3,12a 4,25a 5,47a 7,45a 10,67a 12,15ab VI TP(50:50) 3,17a 4,33a 5,74a 7,45a 10,62a 11,67abc Đất xám bạc màu (Tứ Hạ, Hương Trà) Vụ Đông Xuân (2013 - 2015) I ĐC1 3,31ab 4,63a 6,27ab 9,21a 12,50c 8,31a II ĐC2 3,20b 4,60a 6,06b 9,32a 13,16b 8,09a III T(100) 3,20b 4,66a 5,83b 9,37a 13,49ab 8,62a IV P(100) 3,24ab 4,57a 6,02b 9,54a 13,50ab 8,66a V TP(30:70) 3,20b 4,54a 5,88b 9,57a 13,35b 8,62a VI TP(50:50) 3,35a 4,71a 6,68a 9,60a 13,71a 8,86a Vụ Hè Thu (2014 và 2015) I ĐC1 3,25a 4,49a 6,15a 8,20c 11,39b 8,90c II ĐC2 3,25a 4,52a 6,10a 8,47bc 11,69a 9,87b III T(100) 3,18a 4,58a 6,19a 9,07 a 12,19a 10,80a IV P(100) 3,22a 4,60a 6,30a 8,62abc 12,05a 9,74b V TP(30:70) 3,20a 4,45a 6,09a 8,58abc 11,87a 10,12ab VI TP(50:50) 3,24a 4,57a 6,17a 9,05ab 12,12a 10,07ab Ghi chú: - Vụ Đông Xuân là số liệu trung bình của vụ Đông Xuân 2013-2014 và vụ Đông Xuân 2014-2015 - Vụ Hè Thu là số liệu trung bình của vụ Hè Thu 2014 và vụ Hè Thu 2015 - Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột và trong một vụ biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05. Nhìn chung, trên đất xám bạc màu số lá trên thân chính ở công thức ĐC1 qua các giai đoạn là thấp nhất, các công thức bón phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và
  • 14. 14 Pseudomonas ở dạng đơn lẻ có số lá trên thân chính đạt mức trung bình, các công thức bón phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas ở dạng kết hợp có số lá trên thân chính đạt cao hơn và thể hiện rõ nhất ở vụ Hè Thu. 3.2.1.4. Sự phát triển cành của cây lạc Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến khả năng phân cành và chiều dài cành cấp 1 của cây lạc Công thức Chỉ tiêu Ký hiệu Số cành cấp 1/cây (cành) Số cành cấp 2/cây (cành) Tổng số cành/cây (cành) Chiều dài cành cấp 1 đầu tiên (cm) Đất cát ven biển (Quảng Lợi, Quảng Điền) Vụ Đông Xuân (2013 - 2015) I ĐC1 4,72a 3,07a 7,79a 40,95b II ĐC2 4,55a 3,15a 7,70a 42,76a III T(100) 4,60a 3,14a 7,74a 42,79a IV P(100) 4,62a 3,02a 7,64a 41,15b V TP(30:70) 4,60a 3,10a 7,70a 42,91a VI TP(50:50) 4,75a 3,07a 7,82a 44,10a Vụ Hè Thu (2014 và 2015) I ĐC1 4,49a 2,35c 6,84c 53,32a II ĐC2 4,59a 2,85bc 7,44bc 50,18a III T(100) 4,70a 3,42ab 8,12ab 53,99a IV P(100) 4,80a 3,27ab 8,07ab 53,30a V TP(30:70) 4,67a 2,82bc 7,49abc 54,29a VI TP(50:50) 4,90a 3,59a 8,49a 53,18a Đất xám bạc màu (Tứ Hạ, Hương Trà) Vụ Đông Xuân (2013 - 2015) I ĐC1 3,80a 2,95b 6,75a 32,54c II ĐC2 4,03a 3,70a 7,73a 37,08a III T(100) 4,07a 3,55ab 7,62a 33,57bc IV P(100) 4,00a 3,42ab 7,42a 34,57abc V TP(30:70) 3,95a 3,48ab 7,43a 36,21ab VI TP(50:50) 4,03a 3,17ab 7,20a 36,09ab Vụ Hè Thu (2014 và 2015) I ĐC1 3,84c 0,70c 4,54e 42,49b II ĐC2 4,49ab 0,92c 5,40d 47,84a III T(100) 4,60a 1,87a 6,47a 48,55a IV P(100) 4,57ab 1,49b 6,05b 50,28a V TP(30:70) 4,35b 1,35b 5,70c 51,23a VI TP(50:50) 4,60a 1,40b 6,00b 51,54a Ghi chú: - Vụ Đông Xuân là số liệu trung bình của vụ Đông Xuân 2013-2014 và vụ Đông Xuân 2014-2015 - Vụ Hè Thu là số liệu trung bình của vụ Hè Thu 2014 và vụ Hè Thu 2015 - Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột và trong một vụ biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05 Bón phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas không có ảnh hưởng đến tổng số cành trên cây nhưng ảnh hưởng đến chiều dài cành cấp 1 đầu tiên của cây lạc trên đất cát ven biển và đất xám bạc màu.
  • 15. 15 3.2.1.5. Sự ra hoa của cây lạc Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến sự ra hoa của cây lạc Công thức Chỉ tiêu Ký hiệu Tổng thời gian ra hoa (ngày) Số hoa 10 ngày đầu (hoa) Số hoa 20 ngày đầu (hoa) Tổng số hoa/cây (hoa) Số hoa hữu hiệu (hoa) Tỷ lệ hoa hữu hiệu (%) Đất cát ven biển (Quảng Lợi, Quảng Điền) Vụ Đông Xuân (2013 - 2015) I ĐC1 24 24,10ab 46,17ab 50,52a 12,82b 25,38 II ĐC2 25 23,05b 42,22c 48,10c 13,90ab 29,17 III T(100) 25 23,52b 43,88bc 48,92bc 13,62ab 27,84 IV P(100) 25 24,34ab 44,47bc 49,27bc 14,24ab 26,75 V TP(30:70) 25 24,47ab 46,08ab 50,88ab 13,35b 26,24 VI TP(50:50) 26 25,27a 47,45a 52,23a 15,79a 30,23 Vụ Hè Thu (2014 và 2015) I ĐC1 24 24,58ab 52,77ab 55,12ab 10,52a 19,09 II ĐC2 24 21,55b 45,97b 48,19b 9,39a 19,49 III T(100) 25 22,00b 50,93ab 53,52ab 12,09a 22,59 IV P(100) 24 22,03b 53,44a 56,62a 12,74a 22,50 V TP(30:70) 24 23,85ab 48,47ab 51,28ab 11,10a 21,65 VI TP(50:50) 23 26,35a 51,23ab 57,20a 11,75a 20,54 Đất xám bạc màu (Tứ Hạ, Hương Trà) Vụ Đông Xuân (2013 - 2015) I ĐC1 25 12,96c 26,05d 45,56b 16,71b 36,68 II ĐC2 28 15,45a 31,95ab 44,61a 17,97ab 40,27 III T(100) 27 14,20abc 29,80c 40,99b 17,78ab 43,38 IV P(100) 27 13,48bc 22,70e 40,00b 17,75ab 44,37 V TP(30:70) 27 15,18ab 33,54a 39,95a 18,15a 45,44 VI TP(50:50) 26 15,99a 31,34bc 39,90a 16,94ab 42,44 Vụ Hè Thu (2014 và 2015) I ĐC1 24 17,29d 27,12c 33,99bc 6,82b 20,06 II ĐC2 25 17,55cd 30,74b 32,20c 9,47a 29,41 III T(100) 25 22,90a 33,90a 38,89a 10,85a 27,90 IV P(100) 25 19,52bc 30,55b 36,05b 9,57a 26,55 V TP(30:70) 24 20,60b 30,14b 33,80bc 10,03a 29,67 VI TP(50:50) 24 19,37bc 29,09bc 33,19c 8,98a 27,06 Ghi chú: - Vụ Đông Xuân là số liệu trung bình của vụ Đông Xuân 2013-2014 và vụ Đông Xuân 2014-2015 - Vụ Hè Thu là số liệu trung bình của vụ Hè Thu 2014 và vụ Hè Thu 2015 - Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột và trong một vụ biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05 Bón phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas không ảnh hưởng nhiều đến tổng thời gian ra hoa của lạc nhưng ảnh hưởng đến tổng số hoa, số hoa hữu hiệu và tỷ lệ hoa hữu hiệu qua các vụ trồng trên đất cát ven biển và đất xám bạc màu.
  • 16. 16 3.2.2. Một số chỉ tiêu sinh lý của cây lạc 3.2.2.1. Khối lượng chất tươi và chất khô của cây lạc Bảng 3.12. Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến khối lượng chất tươi và chất khô của cây lạc Công thức Chỉ tiêu Ký hiệu Khối lượng chất tươi ở các giai đoạn STPT (g/cây) Khối lượng chất khô ở các giai đoạn STPT (g/cây) Bắt đầu ra hoa Kết thúc ra hoa Thu hoạch Bắt đầu ra hoa Kết thúc ra hoa Thu hoạch Đất cát ven biển (Quảng Lợi, Quảng Điền) Vụ Đông Xuân (2013 - 2015) I ĐC1 33,05c 106,75bc 244,57c 5,92bc 27,20a 64,53d II ĐC2 33,05c 104,00c 207,10e 5,71c 26,49a 62,01d III T(100) 33,60bc 108,24bc 234,15d 6,33b 29,21a 68,66c IV P(100) 35,39ab 112,73ab 285,13b 6,95a 28,30a 78,82b V TP(30:70) 29,52d 92,00d 248,51c 5,80c 24,88a 70,88c VI TP(50:50) 36,66a 118,05a 303,50a 7,30a 31,71a 86,31a Vụ Hè Thu (2014 và 2015) I ĐC1 16,84a 58,52a 147,18ab 3,44a 12,69a 33,70a II ĐC2 16,67a 52,91a 153,51ab 2,59c 11,49a 39,33a III T(100) 16,08a 50,93a 166,60ab 3,45a 11,49a 42,96a IV P(100) 16,75a 54,75a 177,50a 3,54a 12,22a 44,16a V TP(30:70) 15,71a 53,81a 157,98ab 3,24b 11,70a 36,07a VI TP(50:50) 16,53a 53,98a 149,93ab 3,45a 12,96a 42,09a Đất xám bạc màu (Tứ Hạ, Hương Trà) Vụ Đông Xuân (2013 - 2015) I ĐC1 27,43c 84,30d 283,57b 4,13d 22,57b 36,94c II ĐC2 28,10bc 85,21cd 288,64ab 4,62bc 26,20ab 38,78b III T(100) 29,04bc 87,31c 226,45d 4,59c 25,31ab 37,34bc IV P(100) 28,81bc 87,54c 230,13d 4,54c 26,08ab 37,84bc V TP(30:70) 29,59ab 94,22b 270,60c 4,89ab 29,72a 41,38a VI TP(50:50) 31,33a 100,13a 296,29a 5,01a 30,02a 42,20a Vụ Hè Thu (2014 và 2015) I ĐC1 10,80ab 18,52a 95,74a 2,79b 6,23b 25,76d II ĐC2 10,33b 19,29a 102,70a 2,85ab 6,17b 31,62bc III T(100) 12,49ab 19,18a 131,68a 3,17a 5,31c 42,99a IV P(100) 12,39ab 18,67a 110,66a 2,98ab 6,45ab 31,42c V TP(30:70) 12,77a 20,76a 119,66a 2,93ab 6,43ab 36,18b VI TP(50:50) 12,72a 20,84a 125,04a 2,97ab 6,74a 31,30c Ghi chú: - Vụ Đông Xuân là số liệu trung bình của vụ Đông Xuân 2013-2014 và vụ Đông Xuân 2014-2015 - Vụ Hè Thu là số liệu trung bình của vụ Hè Thu 2014 và vụ Hè Thu 2015 - Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột và trong một vụ biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05
  • 17. 17 Phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đã có ảnh hưởng đến khối lượng chất tươi và chất khô của cây lạc trên đất cát ven biển và đất xám bạc màu trong cả 2 vụ và vụ Đông Xuân ảnh hưởng rõ hơn vụ Hè Thu 3.2.2.2. Số lượng và khối lượng nốt sần của cây lạc Bảng 3.13. Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến số lượng và khối lượng nốt sần của cây lạc Công thức Chỉ tiêu Ký hiệu Số lượng nốt sần ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển (nốt/cây) Khối lượng nốt sần ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển (g/cây) Bắt đầu ra hoa Kết thúc ra hoa Thu hoạch Bắt đầu ra hoa Kết thúc ra hoa Thu hoạch Đất cát ven biển (Quảng Lợi, Quảng Điền) Vụ Đông Xuân (2013 - 2015) I ĐC1 53,89a 148,34a 155,39a 0,10b 0,22bc 0,78b II ĐC2 65,95a 158,50d 146,33c 0,12a 0,17d 0,58c III T(100) 67,38a 129,84c 173,28b 0,11ab 0,20c 0,72b IV P(100) 63,11a 101,61b 114,06ab 0,11ab 0,23ab 0,78b V TP(30:70) 86,17a 117,78ab 124,73ab 0,12a 0,23ab 0,74b VI TP(50:50) 85,56a 124,22c 157,06a 0,12a 0,25a 0,99a Vụ Hè Thu (2014 và 2015) I ĐC1 41,73c 124,67a 127,00a 0,06b 0,16a 0,53a II ĐC2 49,22b 95,06c 170,72b 0,06b 0,11b 0,46b III T(100) 57,61a 114,06ab 121,61a 0,06b 0,13ab 0,47ab IV P(100) 47,61b 105,39ab 161,11c 0,06b 0,13ab 0,47ab V TP(30:70) 57,61a 110,56bc 163,33ab 0,06b 0,12b 0,46b VI TP(50:50) 58,99a 93,28ab 177,24d 0,08a 0,13ab 0,63ab Đất xám bạc màu (Tứ Hạ, Hương Trà) Vụ Đông Xuân (2013 - 2015) I ĐC1 53,17b 102,56bc 96,40cd 0,82a 0,62d 1,45cd II ĐC2 35,78d 111,00ab 108,09bc 0,60b 0,80c 1,55b III T(100) 64,35a 94,22c 114,94ab 0,85a 0,71cd 1,64b IV P(100) 38,67d 82,50d 87,54d 0,63b 1,18b 1,44d V TP(30:70) 35,28d 116,50a 126,59a 0,63b 1,43a 1,76a VI TP(50:50) 44,73c 92,28cd 113,86ab 0,68b 0,76cd 1,54bc Vụ Hè Thu (2014 và 2015) I ĐC1 28,78cd 50,90b 123,78b 0,42b 0,65a 0,94b II ĐC2 31,24ab 52,61ab 130,90b 0,44ab 0,68a 0,90b III T(100) 27,17d 47,11b 136,06b 0,42b 0,66a 0,85b IV P(100) 28,89cd 50,61b 135,67b 0,42b 0,66a 0,86b V TP(30:70) 29,89bc 51,67b 135,73b 0,42b 0,69a 0,90b VI TP(50:50) 33,22a 57,79a 163,72a 0,47a 0,73a 1,08a Ghi chú: - Vụ Đông Xuân là số liệu trung bình của vụ Đông Xuân 2013-2014 và vụ Đông Xuân 2014-2015 - Vụ Hè Thu là số liệu trung bình của vụ Hè Thu 2014 và vụ Hè Thu 2015 - Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột và trong một vụ biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05. Từ kết quả theo dõi về số lượng và khối lượng nốt sần qua các vụ trồng trên đất cát ven biển, chúng tôi thấy rằng việc sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas ở dạng riêng lẻ chưa thấy sự ảnh hưởng rõ đến số lượng và khối lượng nốt sần nhưng sử dụng kết hợp 2 chế phẩm thì có ảnh hưởng rõ hơn. Các công thức có sử dụng kết
  • 18. 18 hợp chế phẩm đều có tác dụng làm tăng số lượng và khối lượng nốt sần, đặc biệt ở giai đoạn thu hoạch. Trên đất xám bạc màu, chúng tôi nhận thấy sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas có ảnh hưởng đến số lượng và khối lượng nốt sần qua các vụ trồng, đặc biệt được thể hiện rất rõ ở vụ Đông Xuân. 3.2.3. Hiệu quả phòng trừ sâu bệnh hại của cây lạc Bảng 3.14. Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến tình hình sâu, bệnh hại của cây lạc Công Ký hiệu Sâu (con/m2 ) Tỷ lệ bệnh (%) thức Sâu xám Sâu xanh Sâu khoang Héo rũ gốc mốc đen Héo rũ gốc mốc trắng Đất cát ven biển (Quảng Lợi, Quảng Điền) Vụ Đông Xuân (2013 - 2015) I ĐC1 3,00 3,00 1,00 9,33 1,34 II ĐC2 3,17 3,17 1,17 11,00 0,84 III T(100) 2,34 2,67 0,67 13,17 5,17 IV P(100) 1,67 3,00 1,17 13,34 1,34 V TP(30:70) 0,67 2,00 0,67 10,84 0,50 VI TP(50:50) 3,17 1,17 1,00 5,94 0,67 Vụ Hè Thu (2014 và 2015) I ĐC1 0,50 4,00 0,17 1,25 1,10 II ĐC2 0,34 2,00 0,67 1,15 0,76 III T(100) 0,50 3,00 1,34 0,93 1,59 IV P(100) 0,67 2,84 0,17 1,32 1,27 V TP(30:70) 0,17 1,67 0,67 1,30 0,53 VI TP(50:50) 0,34 3,34 0,34 0,39 0,36 Đất xám bạc màu (Tứ Hạ, Hương Trà) Vụ Đông Xuân (2013 - 2015) I ĐC1 4,58 6,22 5,51 4,53 2,27 II ĐC2 4,85 6,17 5,14 3,87 1,51 III T(100) 5,04 5,93 5,00 4,34 1,38 IV P(100) 4,90 6,07 4,91 5,32 1,55 V TP(30:70) 4,89 5,12 3,59 2,16 0,76 VI TP(50:50) 4,76 4,11 3,18 3,77 0,51 Vụ Hè Thu (2014 và 2015) I ĐC1 1,34 5,00 - 2,04 1,17 II ĐC2 1,17 5,50 - 2,43 1,06 III T(100) 1,34 5,00 - 2,11 1,08 IV P(100) 1,67 4,50 - 2,01 0,90 V TP(30:70) 1,84 4,00 - 1,43 0,61 VI TP(50:50) 1,17 7,00 - 1,59 0,52 Ghi chú: - Vụ Đông Xuân là số liệu trung bình của vụ Đông Xuân 2013-2014 và vụ Đông Xuân 2014-2015 - Vụ Hè Thu là số liệu trung bình của vụ Hè Thu 2014 và vụ Hè Thu 2015 Qua kết quả theo dõi tình hình sâu bệnh hại qua các vụ trồng trên đất xám bạc màu cũng như trên đất cát ven biển tại các công thức phân bón khác nhau bước đầu cho kết quả tốt. Bón phân hữu cơ với chế phẩm có tác dụng rõ trong việc phòng trừ sâu bệnh hại trên lạc, đặc biệt đối với bệnh hại ở công thức VI (02 tấn phân hữu cơ Bokashi + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi + chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas tỷ lệ 50:50) trên đất cát ven biển
  • 19. 19 và công thức V (02 tấn phân hữu cơ Bokashi + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi + chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas tỷ lệ 30:70) trên đất xám bạc màu cho hiệu quả phòng trừ đạt cao nhất. 3.2.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc Bảng 3.15. Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc Công thức Ký hiệu Tổng số quả/cây (quả) Tổng số quả chắc/cây (quả) P100 quả (gam) Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha) NSTT so với ĐC (%) ĐC1 ĐC2 Đất cát ven biển (Quảng Lợi, Quảng Điền) Vụ Đông Xuân (2013 - 2015) I ĐC1 16,09a 12,82b 156,62ab 49,56b 23,34b - 2,23 II ĐC2 16,92a 13,90ab 148,15b 51,46b 22,83b -2,19 - III T(100) 16,15a 13,62ab 164,91a 56,53ab 23,54b 0,86 3,11 IV P(100) 17,35a 14,24ab 159,68ab 56,26ab 23,65b 1,33 3,59 V TP(30:70) 16,77a 13,35b 150,41b 49,93b 25,84ab 10,71 13,18 VI TP(50:50) 18,28a 15,79a 166,13a 64,92a 27,25a 16,75 19,36 Vụ Hè Thu (2014 và 2015) I ĐC1 16,49a 10,52a 130,38a 33,94a 11,66b - 1,04 II ĐC2 15,62a 9,39 a 131,32a 30,44a 11,54b -1,03 III T(100) 19,83a 12,09a 121,47ab 36,70a 12,73ab 9,18 10,31 IV P(100) 19,80a 12,74a 126,75ab 40,13a 12,84ab 10,12 11,27 V TP(30:70) 18,13a 11,10a 119,04b 32,83a 12,91ab 10,72 11,87 VI TP(50:50) 16,87a 11,75a 125,39ab 36,57a 15,95a 36,79 38,21 Đất xám bạc màu (Tứ Hạ, Hương Trà) Vụ Đông Xuân (2013 - 2015) I ĐC1 28,40a 16,71b 129,59d 53,60d 21,25bc - 1,92 II ĐC2 29,15a 17,97ab 136,69cd 60,79bc 20,85bc -1,88 - III T(100) 31,39a 17,78ab 140,38bc 61,71abc 22,26b 4,75 6,76 IV P(100) 22,80b 17,75ab 145,91ab 64,13ab 22,16b 4,28 6,28 V TP(30:70) 29,99a 18,15a 148,16a 66,53a 26,45a 24,47 26,86 VI TP(50:50) 30,13a 16,94ab 134,95cd 56,63cd 22,96b 8,05 10,12 Vụ Hè Thu (2014 và 2015) I ĐC1 13,89d 6,82b 125,57bc 21,21c 11,25bc - 3,69 II ĐC2 20,30b 9,47a 121,70bc 28,50b 10,85bc -3,56 - III T(100) 23,55a 10,85a 129,10b 34,64a 12,31b 9,42 13,46 IV P(100) 19,30bc 9,57a 119,66c 28,25b 12,00b 6,67 10,60 V TP(30:70) 17,82c 10,03a 124,27bc 30,90ab 14,39a 27,91 32,63 VI TP(50:50) 18,09c 8,98a 142,86a 31,74ab 13,15ab 16,89 21,20 Ghi chú: - Vụ Đông Xuân là số liệu trung bình của vụ Đông Xuân 2013-2014 và vụ Đông Xuân 2014-2015 - Vụ Hè Thu là số liệu trung bình của vụ Hè Thu 2014 và vụ Hè Thu 2015 - Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột và trong một vụ biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05. Qua 4 vụ nghiên cứu về hiệu quả của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến năng suất lạc trên cả 2 loại đất đều cho thấy năng suất đạt cao nhất ở công thức sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm ở dạng kết hợp. Đất cát ven biển, công thức VI (02 tấn phân hữu cơ Bokashi + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi + Xử lý chế
  • 20. 20 phẩm Trichoderma và Pseudomonas với tỷ lệ 50:50) đạt năng suất cao nhất (27,25 tạ/ha trong vụ Đông Xuân và 15,95 tạ/ha trong Hè Thu). Đất xám bạc màu, công thức V (02 tấn phân hữu cơ Bokashi + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi + Xử lý kết hợp Trichoderma + Pseudomonas tỷ lệ 30:70) đạt năng suất thực thu cao nhất (26,45 tạ/ha trong vụ Đông Xuân và 14,39 tạ/ha trong Hè Thu). 3.2.5. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc tại Thừa Thiên Huế Bảng 3.16. Hiệu quả kinh tế của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas trong sản xuất lạc Công thức Chỉ tiêu Ký hiệu Tổng chi (đồng/ha) Tổng thu (đồng/ha) Lợi nhuận (đồng/ha) VCR (lần) Đất cát ven biển (Quảng Lợi, Quảng Điền) Vụ Đông Xuân (2013 - 2015) I ĐC1 25.726.000 58.350.000 32.624.000 2,3 II ĐC2 21.726.000 57.075.000 35.349.000 2,6 III T(100) 21.950.000 58.850.000 36.900.000 2,7 IV P(100) 21.950.000 59.125.000 37.175.000 2,7 V TP(30:70) 21.950.000 64.600.000 42.650.000 2,9 VI TP(50:50) 21.950.000 68.125.000 46.175.000 3,1 Vụ Hè Thu (2014 và 2015) I ĐC1 25.726.000 29.150.000 3.424.000 1,1 II ĐC2 21.726.000 28.850.000 7.124.000 1,3 III T(100) 21.950.000 31.825.000 9.875.000 1,4 IV P(100) 21.950.000 32.100.000 10.150.000 1,5 V TP(30:70) 21.950.000 32.275.000 10.325.000 1,5 VI TP(50:50) 21.950.000 39.875.000 17.925.000 1,8 Đất xám bạc màu (Tứ Hạ, Hương Trà) Vụ Đông Xuân (2013 - 2015) I ĐC1 25.726.000 53.125.000 27.399.000 2,1 II ĐC2 21.726.000 52.125.000 30.399.000 2,4 III T(100) 21.950.000 55.650.000 33.700.000 2,5 IV P(100) 21.950.000 55.400.000 33.450.000 2,5 V TP(30:70) 21.950.000 66.125.000 44.175.000 3,0 VI TP(50:50) 21.950.000 57.400.000 35.450.000 2,6 Vụ Hè Thu (2014 và 2015) I ĐC1 25.726.000 28.125.000 2.399.000 1,1 II ĐC2 21.726.000 27.125.000 5.399.000 1,2 III T(100) 21.950.000 30.775.000 8.825.000 1,4 IV P(100) 21.950.000 30.000.000 8.050.000 1,4 V TP(30:70) 21.950.000 35.975.000 14.025.000 1,6 VI TP(50:50) 21.950.000 32.875.000 10.925.000 1,5 Kết quả nghiên cứu về hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc ở 2 điểm nghiên cứu cho thấy, đối với đất cát ven biển, công thức VI (02 tấn phân hữu cơ Bokashi + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi + 50% Trichoderma và 50% Pseudomonas) và đối với đất xám bạc màu, công thức V (02 tấn phân hữu cơ Bokashi + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi + 30% Trichoderma và 70% Pseudomonas) đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong
  • 21. 21 cả 2 vụ trồng. Vụ Đông Xuân có VCR trồng trọt > 3,0 lần và vụ Hè Thu có VCR trồng trọt > 1,6 lần. 3.2.6. Đánh giá hiệu quả sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến vi sinh vật tổng số trong đất và các chỉ tiêu hóa tính của đất Bảng 3.17. Kết quả phân tích vi sinh vật tổng số và các chỉ tiêu hóa tính của đất Công thức Chỉ tiêu Ký hiệu VSV tổng số (CFU×108 /g đất) OM (%) pHKCl N (%) P2O5 (%) K2O (%) K+ (lđl/100g) Đất cát ven biển (Quảng Lợi, Quảng Điền) Trước TN 16,83 0,83 5,56 0,04 0,03 0,04 0,08 Vụ Đông Xuân (2013 - 2015) I ĐC1 30,53 1,33 5,84 0,05 0,04 0,05 0,14 II ĐC2 32,07 1,31 5,52 0,05 0,03 0,05 0,13 III T(100) 32,04 1,09 6,07 0,05 0,03 0,05 0,15 IV P(100) 32,42 1,21 5,74 0,05 0,03 0,05 0,16 V TP(30:70) 34,43 1,40 6,13 0,06 0,04 0,05 0,16 VI TP(50:50) 35,83 1,41 5,73 0,07 0,04 0,04 0,19 Vụ Hè Thu (2014 và 2015) I ĐC1 20,76 1,31 5,87 0,05 0,04 0,05 0,14 II ĐC2 21,75 1,33 5,48 0,05 0,04 0,04 0,15 III T(100) 21,06 1,10 5,97 0,05 0,04 0,05 0,15 IV P(100) 22,27 1,22 5,78 0,04 0,04 0,05 0,16 V TP(30:70) 24,86 1,41 6,02 0,05 0,04 0,05 0,19 VI TP(50:50) 27,07 1,52 5,80 0,06 0,04 0,05 0,20 Đất xám bạc màu (Tứ Hạ, Hương Trà) Trước TN 19,10 0,68 4,61 0,05 0,03 0,11 0,07 Vụ Đông Xuân (2013 - 2015) I ĐC1 31,53 1,17 4,44 0,06 0,03 0,11 0,10 II ĐC2 31,91 1,14 4,65 0,06 0,04 0,14 0,16 III T(100) 33,48 1,19 4,29 0,05 0,04 0,12 0,13 IV P(100) 34,57 1,19 4,18 0,05 0,04 0,11 0,13 V TP(30:70) 35,95 1,29 4,72 0,06 0,04 0,13 0,17 VI TP(50:50) 37,03 1,22 4,42 0,06 0,04 0,13 0,16 Vụ Hè Thu (2014 và 2015) I ĐC1 22,73 1,17 4,44 0,06 0,04 0,12 0,10 II ĐC2 22,30 1,14 4,60 0,05 0,04 0,13 0,17 III T(100) 24,00 1,17 4,29 0,05 0,04 0,12 0,14 IV P(100) 25,25 1,17 4,28 0,05 0,04 0,12 0,13 V TP(30:70) 29,20 1,26 4,51 0,07 0,04 0,13 0,16 VI TP(50:50) 28,27 1,33 4,53 0,06 0,04 0,14 0,16 Ghi chú: CFU (Colony Forming Unit): Đơn vị hình thành khuẩn lạc Kết quả bón phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc trên đất cát ven biển và đất xám bạc màu ở Thừa Thiên Huế đã có tác dụng cải thiện tốt một số tính chất hóa học của đất như tăng hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng N tổng số và đặc biệt là lượng kali trao đổi.
  • 22. 22 3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TẠI MÔ HÌNH ỨNG DỤNG PHÂN HỮU CƠ VỚI CHẾ PHẨM TRICHODERMA VÀ PSEUDOMONAS CHO CÂY LẠC TRÊN ĐẤT CÁT VEN BIỂN VÀ ĐẤT XÁM BẠC MÀU TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.3.1. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc ở các mô hình Bảng 3.18. Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến các chỉ tiêu nông học và năng suất lạc ở các mô hình Công Chỉ tiêu Ký hiệu TGST (ngày) Chiều cao thân chính (cm) Số cành cấp 1 (cành) Chiều dài cành cấp 1 (cm) Tỷ lệ hoa hữu hiệu (%) NSTT (tạ/ha) NSTT so với ĐC (%) thức ĐC1 ĐC2 Đất cát ven biển I ĐC1 101 43,60 4,63 46,46 24,89 29,27 - 5,63 II ĐC2 100 37,13 4,70 40,56 26,68 27,71 -5,33 - III TP(50:50) 99 37,36 5,93 41,53 29,58 33,94 15,95 22,48 Đất xám bạc màu I ĐC1 102 24,33 4,80 28,46 23,61 27,00 - 2,39 II ĐC2 101 26,76 4,40 28,46 20,44 26,37 -2,33 - III TP(30:70) 100 27,73 5,87 37,52 22,35 32,12 18,96 21,81 Kết quả theo dõi năng suất thực thu tại các mô hình cho thấy, năng suất thực thu giữa các công thức ở đất cát ven biển dao động từ 27,71 - 33,94 tạ/ha. Trong đó công thức III (02 tấn phân hữu cơ Bokashi + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi + 50 % Trichoderma + 50 % Pseudomonas) có năng suất thực thu đạt cao nhất (33,94 tạ/ha), công thức I (ĐC1) và công thức II (ĐC2) có năng suất thực thu thấp hơn, tương ứng là 29,27 tạ/ha và 27,71 tạ/ha. Ở đất xám bạc màu, năng suất thực thu dao động từ 26,37 - 32,12 tạ/ha, công thức có năng suất thực thu đạt cao nhất là công thức III (02 tấn phân hữu cơ Bokashi + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi + 30% Trichoderma + 70% Pseudomonas) với 32,12 tạ/ha và thấp nhất là công thức II (26,37 tạ/ha). 3.3.2. Tình hình sâu bệnh hại lạc trên các mô hình Bảng 3.19. Ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến khả năng chống chịu sâu, bệnh hại tại các mô hình Công thức Ký hiệu Sâu hại (con/m2 ) Bệnh hại (%) Sâu xám Sâu khoang Sâu xanh Héo rũ mốc gốc đen Đất cát ven biển I ĐC1 2,67 13,33 5,33 4,61 II ĐC2 1,67 12,67 3,00 4,22 III TP(50:50) 0,67 8,00 1,33 1,73 Đất xám bạc màu I ĐC1 2,00 14,67 5,00 4,60 II ĐC2 2,67 13,00 2,67 3,53 III TP(30:70) 0,33 7,00 1,67 1,75 Kết quả mô hình sản xuất trên diện rộng cũng cho thấy các công thức sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm sinh học Trichoderma và Pseudomona ở dạng phối hợp (công thức III) có tỷ lệ sâu và bệnh hại thấp, đặc biệt là bệnh hại thấp hơn so với công thức chỉ sử dụng phân chuồng và phân hóa học (ĐC 1) cũng như công thức chỉ sử dụng phân hữu cơ và phân hóa học, không sử dụng chế phẩm (ĐC 2).
  • 23. 23 3.3.3. Hiệu quả kinh tế của các mô hình ứng dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas trong sản xuất lạc tại Thừa Thiên Huế Bảng 3.20. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc tại Thừa Thiên Huế Công thức Chỉ tiêu Ký hiệu Tổng chi (đồng/ha) Tổng thu (đồng/ha) Lợi nhuận (đồng/ha) VCR (lần) Đất cát ven biển I ĐC1 25.726.000 73.175.000 47.449.000 2,84 II ĐC2 21.726.000 69.275.000 47.549.000 3,19 II TP(50:50) 21.950.000 84.850.000 62.900.000 3,87 Đất xám bạc màu I ĐC1 25.726.000 67.500.000 41.774.000 2,62 II ĐC2 21.726.000 65.925.000 44.199.000 3,03 III TP(30:70) 21.950.000 80.300.000 58.350.000 3,66 Ghi chú: Giá bán lạc khô 25.000 đồng/kg (thời điểm tháng 5/2016) Kết quả mô hình ứng dụng trên diện rộng tại 2 điểm nghiên cứu một lần nữa khẳng định công thức bón 02 tấn phân hữu cơ Bokashi + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi + Trichoderma và Pseudomonas với tỷ lệ 50:50 trên đất cát ven biển và công thức bón 02 tấn phân hữu cơ Bokashi + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi + Trichoderma và Pseudomonas với tỷ lệ 30:70 trên đất xám bạc màu là các công thức tốt nhất giúp cây lạc sinh trưởng, phát triển tốt hơn, ít nhiễm sâu bệnh, năng suất thực thu và hiệu quả kinh tế đạt cao hơn so với các công thức của mô hình đối chứng.
  • 24. 24 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận 4.1.1. Thí nghiệm trong chậu Bón phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc trong chậu trên cả 2 loại đất thí nghiệm. - Đất cát ven biển, công thức VI (TP 50:50) đạt năng suất cá thể cao nhất (6,97 g/cây). Các công thức có năng suất cá thể tương đương với đối chứng 2 là công thức công thức IV (6,22 g/cây) và công thức V (6,27 g/cây), công thức đối chứng 2 đạt 6,14 g/cây. - Đất xám bạc màu, công thức V (TP 30:70) đạt năng suất cá thể cao nhất (5,56 g/cây), tiếp theo là công thức VI (5,10 g/cây) và công thức IV (5,14 g/cây). Các công thức có năng suất cá thể tương đương với đối chứng 2 là công thức III (4,77 g/cây), công thức VII (4,88 g/cây) và công thức đối chứng 2 đạt 4,78 g/cây. 4.1.2. Thí nghiệm ngoài đồng ruộng - Đất cát ven biển, công thức VI (TP50:50) đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất trong cả 2 vụ. Vụ Đông Xuân, năng suất đạt 27,25 tạ/ha và hiệu quả kinh tế đạt 46.175.000 đồng/ha. Vụ Hè Thu năng suất đạt 15,95 tạ/ha và hiệu quả kinh tế đạt 17.925.000 đồng/ha. Trong khi, đối chứng 2 có năng suất đạt 22,83 tạ/ha và 11,54 tạ/ha, hiệu quả kinh tế đạt 35.349.000 đồng/ha và 7.124.000 đồng/ha lần lượt trong 2 vụ. - Đất cát xám bạc màu, công thức V (TP30:70) đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất trong cả 2 vụ. Vụ Đông Xuân, năng suất đạt 26,45 tạ/ha và hiệu quả kinh tế đạt 44.175.000 đồng/ha. Vụ Hè Thu năng suất đạt 14,39 tạ/ha và hiệu quả kinh tế đạt 14.025.000 đồng/ha. Trong khi, đối chứng 2 có năng suất đạt 20,85 tạ/ha và 10,85 tạ/ha, hiệu quả kinh tế đạt 30.399.000 đồng/ha và 5.399.000 đồng/ha lần lượt trong 2 vụ. - Sử dụng phân hữu cơ và chế phẩm sinh học cho cây lạc trên đất cát ven biển ở Quảng Lợi và đất xám bạc màu ở Tứ Hạ, Thừa Thiên Huế đã có tác dụng cải thiện tốt một số tính chất hóa học của đất như tăng hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng N tổng số và đặc biệt là lượng kali trao đổi. 4.1.3. Mô hình sản xuất Mô hình ứng dụng kết quả nghiên cứu tại 2 địa điểm đều cho thấy cây lạc sinh trưởng, phát triển tốt hơn, ít nhiễm sâu bệnh, năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao hơn so với các mô hình đối chứng. Mô hình trên đất cát ven biển, có lợi nhuận đạt 62.900.000 đồng/ha và VCR trồng trọt đạt 3,87 lần. Mô hình trên đất xám bạc màu, có lợi nhuận đạt 58.350.000 đồng/ha và VCR trồng trọt đạt 3,66 lần. Đề tài thực hiện 1 thí nghiệm trong chậu, 8 thí nghiệm ngoài đồng ruộng qua 4 vụ sản xuất và nhân rộng kết quả tốt nhất tại các mô hình trình diễn tại 2 địa điểm nghiên cứu đã khẳng định công thức bón 02 tấn phân hữu cơ Bokashi + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi + Trichoderma và Pseudomonas với tỷ lệ 50:50 trên đất cát ven biển và công thức 02 tấn phân hữu cơ Bokashi + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi + Trichoderma và Pseudomonas với tỷ lệ 30:70 trên đất xám bạc màu là 2 công thức tốt nhất cho cây lạc về sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh hại, các chỉ tiêu sinh lý, năng suất, hiệu quả kinh tế cũng như một số chỉ tiêu sinh tính và hóa tính trên đất cát ven biển và đất xám bạc màu tại Thừa Thiên Huế. 4.2. Đề nghị - Phân hữu cơ Bokashi với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas của đề tài được đánh giá hiệu quả sử dụng trên giống lạc L14 ở đất cát ven biển và đất xám bạc màu tại Thừa Thiên Huế. Để có thể sử dụng rộng rãi, cần tiếp tục triển khai các thí nghiệm đồng ruộng đối với các giống lạc khác ở các địa phương khác nhau. - Nghiên cứu thêm về ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ và chế phẩm sinh học đến phẩm chất lạc để có kết luận đầy đủ hơn.
  • 25. 25 INTRODUCTION 1. PROPERTIES OF THE STUDY To increase productivity and yield, factors such as seeds, fertilizers, cultivation techniques, ... play an important role, in which fertilizer is considered the main factor. However, the long-term use of chemical fertilizers leads to high costs of investment, which results in lower profits for farmers, as well as higher N2O emissions. On the other hand, the excess of chemical fertilizers pollutes the soil, water and human health. The problem of crop production increases the area of cultivated land is polluted, the fertility and productivity of the land will reduce, causing nutrition degradation. Research to find effective farming practices that retain high productivity while improving soil fertility and environmental safety are essential. In addition to finding new high yielding cultivars, organic fertilizers are recommended, which can take advantage of all agricultural waste to produce organic fertilizer such as straw, manure, residue ... Using organic fertilizer to reduce the amount of chemical fertilizer, improving soil fertility. Organic fertilizers not only increase crop yields, but also increase the effectiveness of chemical fertilizers, improve soil fertility and productivity. Therefore, the research and application of organic fertilizers and biological products in agricultural production to reduce chemical fertilizer, contribute to environmental protection and building a sustainable agriculture. This is very necessary and has great significance in agricultural production. Thua Thien Hue and central Vietnam as well, the application of organic fertilizers and biological products has not been popularized, even very limited in the context of the climate change towards sustainable agriculture and safe. Based on the above issues, the topic of "Research on the effectiveness of using organic fertilizer with Trichoderma and Pseudomonas in groundnut in Thua Thien Hue" was conducted to select the fertilizer formula that can supply good nutrients for soil, plants and contributing in improvement economic efficiency of groundnut production in Thua Thien Hue. 2. PURPOSE AND OBJECTIVES  The purpose of the research To determine the effect of organic fertilizer on bio-products to groundnuts, which will be the basis for the elaboration of appropriate technical processes to improve groundnut yields and develop groundnut production following by the bio-sustainable.
  • 26. 26  Objectives of the research Evaluate the using efficiency of organic fertilizer with Trichoderma and Pseudomonas preparations for groundnut in the coastal sandy and infertile soils to improve groundnut production efficiency in Thua Thien Hue province. 3. PRACTICAL AND SCIENTIFIC SIGNIFICATION OF THE STUDY  Scientific signification - Providing scientific data on the effectiveness of using organic fertilizer with Trichoderma and Pseudomonas preparations on growth, development, groundnut yield and groundnut production efficiency on coastal sandys and infertile soil. - As a reference source, new information as the basis for the use of biological products for groundnut on coastal sandy and dedgraded soil.  Practical signification - Contributing in application of organic fertilizers and bio-products useful in sustainable agriculture. - The research results of the project will be new scientific advances to base bio- based groundnut production in Thua Thien Hue and other localities. 4. SCOPE OF THE STUDY - Research on the effect of organic fertilizer on Trichoderma and Pseudomonas in pots in coastal sandy and gray-on-dedgraded soil at the Faculty of Agronomy, University of Agriculture and Forestry, Hue University. The result of the pots experiment to determine the potential formula for growth and yield in oder to develop further research in the field conditions. Time conducting of the net house experiment from January to April, 2013. - The research on the effectiveness of using organic fertilizer with Trichoderma and Pseudomonas for groundnut in the field conditions. The field experiments are conducted from December 2013 to October 2015 (including 4 consecutive crops: Winter-Spring 2013-2014, Summer-Autumn 2014, Winter-Spring 2014-2015 and Summer-Autumn 2015). The research focused on the efficiency of using organic fertilizer and bio-product to growth and development, physiological criteria, pest and disease control, yield and economic efficiency in groundnut production. - The application models on organic fertilizer with Trichoderma and Pseudomonas preparation are conducted from December 2015 to June 2016. - Field experiments and models were conducted on two types of soil: Coastal sandys in Quang Loi commune, Quang Dien district, Thua Thien Hue province, and dedgraded soil in Tu Ha ward, Huong Tra town, Thua Thien Hue province. 5. NEW CONTRIBUTIONS OF THE STUDY
  • 27. 27 - The results of the study identified the best formula of organic fertilizer with Trichoderma and Pseudomonas preparations for groundnut in two popular soils of groundnut cultivars in Thua Thien Hue. Coastal sandy, formula VI (02 tons Bokashi organic fertilizer + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg lime + Trichoderma and Pseudomonas at 50:50) and dedgraded soil, formula V (02 tons Bokashi organic fertilizer + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg lime + Trichoderma and Pseudomonas at 30:70). - The research results of the study evaluated the effect of using organic fertilizer with bio-products to improve the bio-chemical and character of the coastal sandy and dedgraded soil in Thua Thien Hue province.
  • 28. 28 CHAPTER 1 OVERVIEW OF THE STUDY 1.1. THEORY FUNDAMENT OF THE STUDY 1.1.1. Role of the groundnut 1.1.2. Nutrition demand of the groundnuts 1.1.3. Main organic fertilizers are used in agricultural production 1.1.3.1 Traditional organic fertilizers (organic manure) 1.1.3.2. Organic compost 1.1.3.3. The role of the organic fertilizers 1.1.3.4. Use value of the organic fertilizer 1.1.4. Mushroom Trichoderma 1.1.4.1. Characteristics of Trichoderma 1.1.4.2. The role of Trichoderma 1.1.4.3. Action mechanism of Trichoderma 1.1.5. Pseudomonas bacteria 1.1.5.1. Characteristics of Pseudomonas bacteria 1.1.5.2. The role of Pseudomonas bacteria 1.1.5.3. Action mechanism of Pseudomonas bacteria 1.1.6. Characteristics of coastal sandys and dedgraded soils 1.1.6.1. Coastal sandy (Haplic Arenosols) 1.1.6.2. Dedgraded soil (Haplic Acrisols) 1.2. PRACTICAL FUNDAMENT OF THE STUDY 1.2.1. Production situation of groundnut in the world, Vietnam and Thua Thien Hue 1.2.1.1. Production situation of the groundnut in the world 1.2.1.2. Production situation of the groundnut in Vietnam
  • 29. 29 1.2.1.3. Production situation of the groundnut in Thua Thien Hue 1.2.2. Situation of using organic fertilizer in Vietnam 1.3. RESEARCH RESULTS RELATED TO THE STUDY 1.3.1. Research results on organic fertilizer in the world and Vietnam 1.3.1.1. Research results on organic fertilizer in the world 1.3.1.2. Research results on organic fertilizer in Vietnam 1.3.2. Research results on using Trichoderma for crop cultivation in the world and Vietnam 1.3.2.1. Research results on using Trichoderma for crop cultivation in the world 1.3.2.2. . Research results on using Trichoderma for crop cultivation in Vietnam 1.3.3. Research results on using Pseudomonas for crops cultivation in the world and Vietnam 1.3.3.1. Research results on using Pseudomonas for crops cultivation in the world 1.3.3.2. Research results on using Pseudomonas for crops cultivationi in Vietnam 1.3.4. Research results on combination of Trichoderma and Pseudomonas in crops cultivation in the world and Vietnam
  • 30. 30 CHAPTER 2 SUBJECTS, CONTENTS AND METHODOLOGY 2.1. RESEARCH SUBJECTS 2.1.1. Experimental soil The study was conducted on two types of the soils: Coastal sandy and dedgraded soil in Thua Thien Hue province. 2.1.2. Groundnut variety The groundnut variety used in the experiment is L14 variety, which is widely cultivated in Thua Thien Hue province. The certified seed is supplied by the Thua Thien Hue Plant Variety and Seed Company. 2.1.3. Fertilizer Study used the following fertilizers: - Bokashi organic fertilizer (from Prof. Dr. Tran Thi Thu Ha, Department of Plant Protection, Faculty of Agriculture, Hue University of Agriculture and Forestry). - Chemical fertilizers such as urea of nitrogen (46%N), super of phosphorus (16%P2O5) and chloride of potassium (60% K2O). - Manure (pig manure): composted by farmers follow traditional method (C: 25%, N: 0,89%, P2O5: 0,42%, K2O: 0,45%). - Powdered lime: mashed lime from shell of snail, arca. This is a form of lime used popularly in the production (50% CaO). - Biological product of Trichoderma sp. PC6 with density of 108 CFU/g (Le Dinh Huong et al., 2012) and bacterial Pseudomonas putida 214 D with a density of 108 CFU/g (Tran Thi Thu Ha, 2007, Tran Thi Thu Ha, 2012). Department of Plant Protection, Department of Agriculture, Hue University of Agriculture and Forestry. 2.2. RESEARCH CONTENTS Content 1: Study on effects of organic fertilizer on Trichoderma and Pseudomonas on growth, development and yield of the groundnut in the pot experiments. Content 2: Study on the effectiveness of using organic fertilizer with Trichoderma and Pseudomonas for the groundnut in the field experiments on dedgraded soil and coastal sandy in Thua Thien Hue.
  • 31. 31 Content 3: Development of Trichoderma and Pseudomonas models for the groundnut on coastal sandy and dedgraded soil in Thua Thien Hue. 2.3. RESEARCH METHODOLOGY 2.3.1. Pot experiment in net house The pot experiments was arranged Completely Randomized Design (CRD) with 3 replications. All study parameters on growth, development and productivity are implemented in accordance with Vietnamese standard 01-57: 2011/BNN&PTNT. - The pot experiment was arranged in a cement pot (40 cm high, pot diameter: 30 cm). Each recipe consists of 9 pots, total pots per type of land: 63. - The formula is applied organic fertilizer with a dose of 100g on the pot. The seedlings were treated with 20 g of the compositions per kg of seed, mixed seed with the composition and allowed to sit for 30 minutes in a laboratory pot. Treatments Symbols The component of the treatments I C1 Local manure + Chemical fertilizer (Control 1) II C2 Bokashi organic fertilizer + Chemical fertilizer (Control 2) III T(100) Control 2 + Trichoderma (100%) IV P(100) Control 2 + Pseudomonas (100%) V TP(30:70) Control 2 + Trichoderma + Pseudomonas 30:70 VI TP(50:50) Control 2 + Trichoderma + Pseudomonas 50:50 VII TP(70:30) Control 2 + Trichoderma + Pseudomonas 70:30 2.3.2. Field experiments From the results of pot research, we selected four most promising treatments to continue study in the field condition. Field experiments were conducted in natural conditions with individual and combination experiments in two study sites in Thua Thien Hue. The total of field experiments on two types of soils in two locations were 08 experiments (experiments of winter-spring 2013 - 2014, experiments of summer- autumn 2014, experiments of winter-spring 2014 - 2015 and experiments of summer- autumn 2015). The experiment consists of 6 treatments (I, II, III, IV, V, VI), arranged in the Randomized Complete Block Design (RCBD) with 3 replicates (a, b, c), each plot area is 20 m2.
  • 32. 32 Treatments Symbols The component of the treatments I C1 Local manure + Chemical fertilizer (Control 1) II C2 Bokashi organic fertilizer + Chemical fertilizer (Control 2) III T(100) Control 2 + Trichoderma (100%) IV P(100) Control 2 + Pseudomonas (100%) V TP(30:70) Control 2 + Trichoderma + Pseudomonas 30:70 VI TP(50:50) Control 2 + Trichoderma + Pseudomonas 50:50 2.3.3. Production model Model demonstration of using organic fertilizer with Trichoderma and Pseudomonas for groundnut in Thua Thien Hue. Treatments Symbols The component of the treatments Coastal sandy I C1 Local manure + Chemical fertilizer (Control 1) II C2 Bokashi organic fertilizer + Chemical fertilizer (Control 2) III TP(50:50) Control 2 + Trichoderma + Pseudomonas 50:50 Dedgraded soil I C1 Local manure + Chemical fertilizer (Control 1) II C2 Bokashi organic fertilizer + Chemical fertilizer (Control 2) III TP(30:70) Control 2 + Trichoderma + Pseudomonas 30:70 Coastal sandy and dedgraded soil Based on the best results of 4 cropping seasons of 4 field experiments on two types of soils, we chosen the best treament and built the model groundnut production as follows: Coastal sandy in Quang Loi commune, Quang Dien district, Thua Thien Hue province. The best treament is VI (C2 + Trichoderma and Pseudomonas with a combined ratio of 50:50) Dedgraded soil in Tu Ha ward, Huong Tra town, Thua Thien Hue province. The best treament is V (C2 + Trichoderma and Pseudomonas with the combination ratio of 30:70).
  • 33. 33 The model is arranged in the large plot, non- replications, have the control. The scale of the model at the each demonstration site is 2000 m2/treatment/model. Duration time of doing model: Winter-Spring crop 2015 - 2016. 2.3.4. Research indicators and methods of monitoring research indicators 2.3.4.1. Pot experiment in net house 2.3.4.2. Field experiments 2.3.4.3. Model experiments All study parameters on growth, development and productivity are implemented in accordance by Vietnamese standard 01-57: 2011/BNN&PTNT 2.3.5. Soil and soil microbial analysis methods * Soil analysis method - pHKCl: pH meter method - Organic matter (OM): Thiurin method (TCVN 4050-85). - Total protein: Kjendahl method (TCVN 6498-1999). - Total morphology: Colorimetric method on spectrometer (TCVN 4052-1985). - Potassium total: Flame photometric method (TCVN 4053-1985). - Kali exchange: Flame photometer method (TCVN 8662-2011). * Methods of soil microbial analysis - Total microorganism (TCVN 4884: 2005). - Microorganisms that degrade cellulose (TCVN 6168: 2002). - Microorganisms dissolve difficult to dissolve (TCVN 6167: 1996). - Fiber fungus (TCVN 4884: 2005). - Radiation (TCVN 4884: 2005). 2.3.6. Data analysis methods Data average, ANOVA, LSD0,05 of the study were synthesized and analyzed by the Excel 2007 và Statistix 10.0 program.
  • 34. 34 CHAPTER 3 RESULTS AND DISCUSSION 3.1. STUDY RESULTS ON AFFECT OF ORGANIC FERTILIZER WITH TRICHODERMA AND PSEUDOMONAS PREPARATIONS TO GROWTH, DEVELOPMENT AND YIELD OF THE GROUDNUT IN POT EXPERIMENT 3.1.1. Growth and development of the groundnut 3.1.1.1. Main height plant of the groundnut Table 3.1. Effects of organic fertilizer with Trichoderma and Pseudomonas composition to main height plant of the groundnut (Unit: cm) Treat Symbols Investigation periods ments 15/1/2013 21/1/2013 27/1/2013 02/2/2013 08/2/2013 14/2/2013 20/2/2013 Coastal sandy I C1 2,47b 3,68c 5,31c 7,08c 9,32b 13,07c 16,70c II C2 2,68ab 4,73bc 6,86bc 8,59b 11,38ab 15,16b 18,60bc III T(100) 2,72ab 5,59a 7,83ab 9,99ab 12,54ab 17,46ab 21,91ab IV P(100) 2,88ab 5,91a 8,39a 9,97ab 12,43ab 16,58ab 21,13ab V TP(30:70) 2,99ab 5,11ab 7,91ab 10,08a 14,03a 17,77ab 21,37ab VI TP(50:50) 3,29a 5,79a 8,17a 10,91a 14,19a 18,28a 22,90a VII TP(70:30) 2,68ab 5,22ab 7,38ab 9,23ab 11,48ab 15,67 b 20,11ab Dedgraded soil I C1 2,16b 4,99bc 6,64ab 7,81c 10,57c 12,92d 15,93d II C2 2,18b 4,99bc 6,57ab 7,87c 10,81c 13,50bc 16,46bc III T(100) 2,23ab 5,01ab 6,71ab 8,33ab 11,29ab 14,10ab 17,06c IV P(100) 2,22ab 5,03ab 6,64ab 8,44ab 11,50ab 14,50ab 17,39b V TP(30:70) 2,27ab 5,02ab 6,67ab 8,67ab 11,84ab 14,78ab 18,14a VI TP(50:50) 2,38a 5,46a 7,09a 8,91a 12,10a 15,09a 17,78b VII TP(70:30) 2,23ab 5,01bc 6,77ab 7,76c 10,89c 13,81bc 16,77bc Note: Different letters in the same column indicate significant differences at P <0.05
  • 35. 35 The effect of organic compost on Trichoderma and Pseudomonas compositions on the height of the trunk of potted experimental groundnut is most evident in formula VI (TP 50:50) on coastal sandy and formula V (TP 30:70) on the dedgraded soil; This may be due to the activity of microorganisms in Trichoderma and Pseudomonas preparations that promote the growth of groundnut. 3.1.1.2. Number of leaves of groundnut Table 3.2. Effects of organic compost on Trichoderma and Pseudomonas on growth of groundnut leaves (Unit: leaves) Treat Symbols Investigation periods ments 15/1/201 3 21/1/201 3 27/1/201 3 02/2/201 3 08/2/201 3 14/2/201 3 20/2/201 3 Coastal sandy I C1 2,33a 6,44b 11,44b 15,78bc 19,56bc 23,11d 28,11b II C2 2,56a 7,78bc 13,11bc 16,89b 20,67b 23,67d 27,56b III T(100) 2,89a 8,22ab 13,78bc 16,56b 20,67b 27,89bc 33,67a IV P(100) 2,89a 8,11ab 13,89bc 17,00b 20,89b 26,33cd 34,22a V TP(30:70) 2,89a 8,22ab 14,22ab 17,67ab 20,78b 27,11c 33,56a VI TP(50:50) 2,89a 8,44ab 15,33a 19,67a 25,00a 30,89a 36,11a VII TP(70:30) 2,89a 8,67ab 14,00ab 16,89b 20,56b 28,33ab 34,78a Dedgraded soil I C1 3,22a 11,78b 18,56b 22,78c 27,00c 30,11c 34,00c II C2 3,22a 13,00bc 20,22bc 24,11c 28,56b 32,22b 36,00bc III T(100) 3,67a 14,00ab 21,56ab 24,56bc 29,00b 32,33b 36,11bc IV P(100) 3,56a 13,67bc 21,00bc 24,89bc 29,00b 32,89b 36,89bc V TP(30:70) 3,89a 14,44a 23,22a 27,67a 32,67a 36,33a 40,11a VI TP(50:50) 3,67a 13,78bc 20,78bc 24,56bc 29,22b 33,56b 38,44ab VII TP(70:30) 3,56a 13,56bc 21,56ab 25,22bc 30,11ab 32,89b 38,67ab Note: Different letters in the same column indicate significant differences at P <0.05
  • 36. 36 Organic fertilizers and Trichoderma and Pseudomonas compositions have an effect on the number of leaves on the L14 groundnut plant, but the effect is not clear at all monitoring periods on both soil types. The effect is more pronounced in the last two monitoring sessions, especially in formula V (TP 30:70) and formula VI (TP 50:50). 3.1.1.3. The length of the first stems of the groundnut Table 3.3. Effects of organic fertilizer with Trichoderma and Pseudomonas composition on the length of stems of groundnut (Unit: cm) Treat Symbols Investigation periods ments 15/1/2013 21/1/2013 27/1/2013 02/2/2013 08/2/2013 14/2/2013 Coastal sandy I C1 2,97b 4,50c 6,56bc 9,48c 13,39d 17,40c II C2 3,24ab 5,44abc 7,64ab 13,61ab 18,91b 23,19ab III T(100) 2,88b 4,84bc 6,88b 11,48bc 17,72bc 22,06b IV P(100) 3,59a 5,91ab 8,01ab 13,14ab 18,31b 21,79b V TP(30:70) 3,14ab 5,86ab 8,49a 13,12ab 19,08a 23,54a VI TP(50:50) 3,51a 6,48a 8,68a 14,50a 19,57a 23,47a VII TP(70:30) 3,37a 5,86ab 7,94ab 12,34bc 18,28b 22,38b Dedgraded soil I C1 2,20c 4,41bc 7,02b 12,72c 16,91d 20,16c II C2 2,47b 4,46bc 7,07b 12,74c 17,09cd 20,68c III T(100) 2,61b 4,46bc 7,10ab 12,82bc 17,31bc 21,20b IV P(100) 2,64b 4,47bc 7,14ab 12,81bc 17,30bc 21,39b V TP(30:70) 2,88a 4,72a 7,36a 13,18a 17,83a 22,37a VI TP(50:50) 2,64b 4,61ab 7,27ab 13,03ab 17,60ab 21,12b VII TP(70:30) 2,69b 4,61ab 7,29ab 13,08ab 17,06cd 20,58 c Note: Different letters in the same column indicate significant differences at P <0.05 Organic fertilizers and Trichoderma and Pseudomonas influences on the length of the first branch of groundnut on both soil types. Most formulas using organic fertilizers and Trichoderma and Pseudomonas formulations have a greater length than the control formulas.
  • 37. 37 In particular, the length of the first branch shows the most remarkable in formula VI (TP 50:50) on coastal sandy and the formula V (TP 30:70) on the dedgraded soil. 3.1.1.4. Flowering of groundnut Organic fertilizers and Trichoderma and Pseudomonas influences the flowering of L14 groundnuts on dedgraded soil and coastal sandys, in particular: most organic formulas and Trichoderma and Pseudomonas in singular or combination form has a total number of flowers, as well as effective flower number and flower efficiency increase compared with the control formula, alone formula VII (TP 70:30) has no difference. Table 3.4. Effects of organic fertilizer with Trichoderma and Pseudomonas on flowering of the groundnut Treatments Symbols Total number of flowers (flower) Effective flowers (flower) Effective flower ratio (%) Coastal sandy I ĐC 1 23,11b 12,56cd 54,35 II ĐC 2 27,56ab 17,45bc 63,32 III T(100) 30,78a 19,22b 62,44 IV P(100) 31,56a 18,46 bc 58,49 V TP(30:70) 30,67a 20,58b 67,10 VI TP(50:50) 32,78a 22,80a 69,55 VII TP(70:30) 28,67ab 18,19bc 63,44 Dedgraded soil I C1 24,33c 12,47e 51,25 II C2 29,67b 15,00d 50,56 III T(100) 31,44ab 19,03c 60,53 IV P(100) 30,44ab 19,01c 62,45 V TP(30:70) 32,78ab 22,00a 67,11 VI TP(50:50) 31,00ab 19,19c 61,90 VII TP(70:30) 38,33a 20,37b 53,14 Note: Different letters in the same column indicate significant differences at P <0.05 3.1.2. Yield and yield components of the groundnut Table 3.5. Effect of organic fertilizer with Trichoderma and Pseudomonas compositions on yield and yield components of the groundnut Treatments Symbols Total fruit per plant (fruit) The number of fill fruit per plant (fruit) P100 fruit (g) Individual productivity (g/plant) Coastal sandy I Đ1 12,87c 10,13c 133,33a 4,91d
  • 38. 38 II Đ2 15,07ab 11,97ab 133,37a 6,14b III T(100) 13,83b 10,60c 133,33a 5,42c IV P(100) 14,20b 11,56ab 133,21a 6,22b V TP(30:70) 15,40ab 11,27b 133,84a 6,27b VI TP(50:50) 17,20a 13,60a 134,21a 6,97a VII TP(70:30) 12,63c 10,60c 133,20a 5,10cd Dedgraded soil I C1 11,93bc 10,60c 121,33b 4,48d II C2 12,40 b 11,53 ab 122,66 ab 4,78c III T(100) 13,53ab 11,53ab 122,33ab 4,77c IV P(100) 13,66ab 11,73ab 124,33ab 5,14b V TP(30:70) 14,66a 12,20a 128,00 a 5,56a VI TP(50:50) 13,25ab 11,35ab 125,31a 5,10b VII TP(70:30) 12,60b 10,73c 124,66ab 4,88bc Note: Different letters in the same column indicate significant differences at P <0.05 Pot experiment showed that organic fertilizer and Trichoderma and Pseudomonas influenced factors of productivity and yield of L14. On coastal sandys the most obvious effect is in formula V (TP 30:70) and the dedgraded soil is formula VI (TP 50:50). For coastal sandys, when using organic fertilizers and inoculants under net house conditions, individual yields were significantly increased in formula VI (6,97 g/plant), compared with both treatments control as well as experimental formulas. Formulations IV (using organic and inorganic formulations (P 100) and formula V using organic fertilizer and compost in combination with TP (30:70) for fish yield formula III and VII showed a low yield, similar to control 1 (4,91 g/plant). For dedgraded soils, the individual yields of treatments IV, V and VI increased statistically significantly compared to both control treatments. In particular, formula V had highest yield (5,56 g/plant), followed by formula IV (5,14 g/plant) and formula VI (5,10 g/plant). formula III and VII had individual yields equivalent to the control formula 2 (4,48 g/plant) and no significant difference. 3.1.3. Microorganisms in experimental soil Table 3.6. Effects of organic compost on Trichoderma and Pseudomonas on the development of soil microorganisms before and after experiment Group of soil microorganisms Before the experiment After the experiment I II III IV V VI VII C1 C2 T (100) P (100) TP (30:70) TP (50:50) TP (70:30)
  • 39. 39 Coastal sandy Total microorganism (108 CFU/g soil) 28,20 30,33 34,47 51,20 46,53 46,07 53,00 30,47 Flax fiber (105 CFU/g soil) 20,73 23,73 33,93 35,33 42,40 48,13 50,40 45,27 Actinomycetes (104 CFU/g soil) 32,80 36,67 45,87 43,67 41,40 45,93 47,47 40,60 Microorganisms dissolve cellulose (104 CFU/g soil) 17,47 21,26 35,67 44,40 38,60 32,26 47,13 33,53 Microorganisms dissolve phosphorus hardly (104 CFU/g soil) 16,40 18,60 44,40 30,53 48,93 43,00 54,47 31,13 Dedgraded soil Total microorganism (108 CFU/g soil) 18,33 22,67 37,47 43,40 53,60 58,53 53,73 50,80 Flax fiber (105 CFU/g soil) 15,53 19,00 27,07 37,33 36,80 43,86 43,40 39,67 Actinomycetes (104 CFU/g soil) 14,00 14,73 29,13 37,80 41,53 43,73 40,07 40,13 Microorganisms dissolve cellulose (104 CFU/g soil) 23,47 29,50 48,73 53,47 54,73 55,67 51,06 46,53 Microorganisms dissolve phosphorus hardly (104 CFU/g soil) 13,87 14,87 46,13 53,87 47,66 50,00 50,60 47,87 The use of organic fertilizer with Trichoderma and Pseudomonas for potted groundnuts stimulated the growth of soil microorganisms on both soil types, coastal sandys and dedgraded soil. For coastal sandy, total microorganism before experiment was 28,20 × 108 CFU/g soil, after experiment III, IV, V and VI showed the highest total microorganism, knives In the range of 46,07 - 53,00 × 108 CFU/g soil, the formula VII alone does not differ much from the control formula. Other indicators such as fiber fungus, microbial degradation, cellulosic microorganisms, dissolved phosphorus dissolved in the same result. For the dedgraded soil, soil microorganisms in the treatments after the experiment increased significantly compared to the previous experiment. Total microorganism before experiment was 18,33 × 108 CFU/g soil, after all experiments, all treatments had total microorganism increased, especially in formula V (TP 30: 70) and formula VI (TP 50:50). After the experiment, the total microorganisms ranged from 43,40 to 58,53 × 108 CFU/g soil, which was significantly different from the control and control treatments. Other indicators such as fiber fungus, microbial degradation, cellulosic microorganisms, dissolved phosphorus dissolved in the same result.
  • 40. 40 3.2. USING EFFECIENCY OF ORGANIC FERTILIZER WITH TRICHODERMA AND PSEUDOMONAS ON GROUNDNUT IN THE COASTAL SANDY AND DEDGRADED SOIL OF THUA THIEN HUE PROVINCE 3.2.1. Growth and development of groundnut 3.2.1.1. Rate of germination and time to complete the growth and development stages of the groundnut Table 3.7. Effects of organic fertilizer with Trichoderma and Pseudomonas composition on germination rate and time of complete growth and development stages of the groundnut (Unit: day) Treatment s Targets Symbols Rate of sproutin g (%) Days after sowing (day) Grow (10%) Grow (70%) First level branches Begins to flower Bloss oming Finishe d flowers Harvest Coastal sandy (Quang Loi, Quang Dien) Winter-spring (2013 - 2015) I C1 71,20 7 10 12 32 39 58 100 II C2 72,40 7 10 12 32 40 58 100 III T(100) 76,90 7 10 12 32 39 59 100 IV P(100) 74,50 7 10 12 32 39 59 100 V TP(30:70) 83,45 7 10 12 32 39 59 100 VI TP(50:50) 87,95 7 10 12 32 39 60 100 Summer-autumn (2014 và 2015) I C1 69,79 6 7 12 25 30 51 94 II C2 68,35 6 8 13 26 30 51 93 III T(100) 64,30 6 8 13 26 30 51 94 IV P(100) 61,10 6 8 13 26 30 51 94 V TP(30:70) 62,25 6 8 13 26 30 51 94 VI TP(50:50) 76,34 5 7 12 25 29 51 94 Dedgraded soil (Tu Ha, Huong Tra)
  • 41. 41 Treatment s Targets Symbols Rate of sproutin g (%) Days after sowing (day) Grow (10%) Grow (70%) First level branches Begins to flower Bloss oming Finishe d flowers Harvest Winter-spring (2013 - 2015) I C1 72,36 9 13 18 32 46 57 99 II C2 70,86 9 13 19 33 47 60 101 III T(100) 71,23 9 13 19 33 47 59 101 IV P(100) 67,27 9 13 19 34 48 59 102 V TP(30:70) 71,71 9 13 19 34 48 60 102 VI TP(50:50) 78,84 9 13 18 33 47 58 100 Summer-autumn (2014 và 2015) I C1 68,27 7 10 14 28 38 53 96 II C2 57,44 8 11 15 29 40 53 96 III T(100) 49,11 8 10 15 28 39 54 95 IV P(100) 56,17 8 10 15 29 39 54 96 V TP(30:70) 59,06 8 10 15 29 39 53 96 VI TP(50:50) 65,46 7 10 14 28 39 53 96 Note: - Winter-spring crop is the average of Winter-Spring crop in 2013-2014 and Winter-Spring crop 2014-2015 - The summer-autumn crop is the average of the Summer-Autumn 2014 and Summer-Autumn 2015 By monitoring data on germination rate and time to complete the growth and development stages of groundnut in different fertilizer formulas on coastal sandys and dedgraded soil, we conclude that The use of organic fertilizer with Trichoderma and Pseudomonas influenced the rate of sprouting, but did not significantly affect the time to complete the growth and development stages as well as the total growth time of the groundnut. 3.2.1.2. Main height plant of the groundnut
  • 42. 42 Table 3.8. Effects of organic fertilizer with Trichoderma and Pseudomonas composition on the height plant of the groundnut (Unit: cm) Treat m Targets Symbols Growth stages ents 3 - 4 real leaves First level branches Begins to flower Blossomin g Finished flowers Harvest Coastal sandy (Quang Loi, Quang Dien) Winter-spring (2013 - 2015) I C1 2,72c 4,03b 10,31a 21,35c 32,51c 39,64b II C2 3,11ab 5,22a 11,42a 22,35bc 33,60bc 41,54ab III T(100) 3,17a 5,25a 11,44a 25,26ab 36,27ab 43,54a IV P(100) 3,08ab 5,12a 11,53a 24,63ab 35,30abc 42,46ab V TP(30:70) 3,15ab 5,29a 11,50a 25,35a 36,07ab 44,22a VI TP(50:50) 3,00b 5,11a 10,99a 26,03a 37,32a 43,96a Summer-autumn (2014 và 2015) I C1 2,47a 3,57a 8,27ab 12,85a 24,45a 51,24a II C2 2,48a 3,57a 8,30ab 13,29a 24,16a 47,24a III T(100) 2,51a 3,51a 7,67c 12,30a 24,79a 51,56a IV P(100) 2,53a 3,65a 8,17bc 12,64a 24,12a 50,00a V TP(30:70) 2,52a 3,59a 7,83bc 12,77a 23,21a 49,83a VI TP(50:50) 2,50a 3,69a 8,77a 13,23a 24,26a 47,97a Dedgraded soil (Tu Ha, Huong Tra) Winter-spring (2013 - 2015) I C1 2,96b 4,51a 9,36b 16,65b 23,59b 29,85b II C2 3,28a 4,49a 10,03ab 19,63a 26,54a 31,65a III T(100) 3,34a 4,43a 9,02b 17,51ab 23,93b 29,62b IV P(100) 3,15ab 4,41a 9,98ab 19,62a 25,60a 31,11ab V TP(30:70) 3,33a 4,35a 10,02ab 19,73a 26,07a 32,09a
  • 43. 43 Treat m Targets Symbols Growth stages ents 3 - 4 real leaves First level branches Begins to flower Blossomin g Finished flowers Harvest VI TP(50:50) 3,17a 4,41a 10,87a 19,23a 25,09ab 32,15a Summer-autumn (2014 và 2015) I C1 2,36a 4,01a 8,68a 12,30a 17,24a 44,00a II C2 2,28a 4,00a 9,23a 12,70a 16,92a 45,59a III T(100) 2,40a 4,07a 9,23a 12,30a 16,76a 46,59a IV P(100) 2,23b 4,11a 9,23a 12,75a 17,29a 46,74a V TP(30:70) 2,40a 4,01a 9,23a 12,73a 16,76a 46,59a VI TP(50:50) 2,23b 4,11a 9,01a 12,75a 17,29a 46,74a Note: - Winter-spring crop is the average of Winter-Spring crop in 2013-2014 and Winter-Spring crop 2014-2015 - The summer-autumn crop is the average of the Summer-Autumn 2014 and Summer-Autumn 2015 - Different letters in the same column and in one case indicate a significant difference at P <0.05. Organic fertilizers and Trichoderma and Pseudomonas influenced the height of the groundnut on both types of soil during Winter-Spring crop. Formulas using organic fertilizers and two composted formulas, on coastal sandy, formula V (TP50: 50) and dedgraded soil are formula VI (TP30: 70). Higher body height than control formula. 3.2.1.3. Number of leaves on the main stem of the groundnut Table 3.9. Effect of organic fertilizer with Trichoderma and Pseudomonas composition on leaf number of the groundnut (Unit: leaves) Treat m Targets Symbols Growth stages ents 3 - 4 real leaves First level branches Begins to flower Blossomin g Finished flowers Harvest
  • 44. 44 Treat m Targets Symbols Growth stages ents 3 - 4 real leaves First level branches Begins to flower Blossomin g Finished flowers Harvest Coastal sandy (Quang Loi, Quang Dien) Winter-spring (2013 - 2015) I C1 3,10b 4,60a 6,67a 9,15a 13,10a 11,62a II C2 3,27a 4,60a 6,65a 9,17a 13,20a 11,95a III T(100) 3,23ab 4,65a 6,70a 9,20a 13,20a 11,77a IV P(100) 3,23ab 4,65a 6,67a 9,23a 13,13a 11,75a V TP(30:70) 3,27a 4,60a 6,72a 9,22a 13,20a 12,05a VI TP(50:50) 3,37a 4,65a 6,77a 9,27a 13,20a 12,10a Summer-autumn (2014 và 2015) I C1 3,15a 4,42a 5,67a 7,37a 9,26c 10,84d II C2 3,17a 4,37a 5,64a 7,27a 10,68a 10,94cd III T(100) 3,17a 4,40a 5,64a 7,15a 10,58a 11,45bcd IV P(100) 3,14a 4,40a 5,50a 7,18a 10,02b 12,22a V TP(30:70) 3,12a 4,25a 5,47a 7,45a 10,67a 12,15ab VI TP(50:50) 3,17a 4,33a 5,74a 7,45a 10,62a 11,67abc Dedgraded soil (Tu Ha, Huong Tra) Winter-spring (2013 - 2015) I C1 3,31ab 4,63a 6,27ab 9,21a 12,50c 8,31a II C2 3,20b 4,60a 6,06b 9,32a 13,16b 8,09a III T(100) 3,20b 4,66a 5,83b 9,37a 13,49ab 8,62a IV P(100) 3,24ab 4,57a 6,02b 9,54a 13,50ab 8,66a V TP(30:70) 3,20b 4,54a 5,88b 9,57a 13,35b 8,62a VI TP(50:50) 3,35a 4,71a 6,68a 9,60a 13,71a 8,86a Summer-autumn (2014 và 2015)