SlideShare a Scribd company logo
1 of 86
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
CHỐNG ĐÔ LA HOÁ NỀN KINH TẾ
Ở VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Lê Văn Hinh
Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Anh Phương
Mã sinh viên : A11158
Chuyên ngành : Ngân hàng
HÀ NỘI - 2011
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp này là một kết quả học tập và nghiên cứu của em sau một
thời gian dài. Khóa luận được hoàn thành với sự cố gắng hết mình của bản thân và sự
giúp đỡ tận tình của thầy giáo Th.S Lê Văn Hinh - giảng viên bộ môn Kinh tế - Khoa
Quản lý - Đại học Thăng Long. Lời đầu tiên em muốn dành hết lòng biết ơn chân
thành đến thầy giáo Th.S Lê Văn Hinh, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá
trình viết khóa luận. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo Mai Thanh Thủy, cùng
tất cả các thầy cô giáo trong Bộ môn Kinh tế, Ban Giám hiệu trường Đại học Thăng
Long đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành bản khóa luận này.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả các thầy cô giáo.
Kính chúc các thầy cô giáo mạnh khoẻ, hạnh phúc.
Sinh viên
Vũ Thị Anh Phương
Thang Long University Library
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CÁC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN VỀ ĐÔ LA HÓA...................1
1.1. Các vấn đề cơ bản về tiền tệ............................................................................1
1.1.1. Các định nghĩa về tiền ...............................................................................1
1.1.2. Chức năng của tiền tệ................................................................................2
1.2. Lý thuyết lượng cầu tài sản.............................................................................5
1.3. Nhu cầu về tài sản ngoại tệ..............................................................................8
1.3.1. Xác định lợi tức tài sản..............................................................................8
1.3.2. Rủi ro và khả năng chuyển đổi..................................................................8
1.3.3. Điều kiện ngang bằng tiền lãi....................................................................9
1.4. Lý luận về đô la hóa ......................................................................................10
1.4.1. Khái niệm đô la hóa (tiếng Anh: dollarization ) ......................................10
1.4.2. Phân loại đô la hóa..................................................................................11
1.4.3. Nguyên nhân của tình trạng đô la hóa....................................................14
1.4.4. Tiêu chí đo lường mức độ đô la hóa ........................................................16
1.4.5. Những tác động của đô la hóa.................................................................17
1.5. Đô la hóa ở một số nước trên thế giới...........................................................22
1.5.1. Đô la hóa ở Panama ................................................................................22
1.5.2. Đô la hóa ở Brazil....................................................................................22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÔ LA HÓA TẠI VIỆT NAM..............................25
2.1. Kinh tế Việt Nam trong quá trình cải cách, hội nhập kinh tế quốc tế. .......25
2.1.1. Kinh tế Việt Nam qua một số chỉ tiêu phát triển......................................25
2.1.2. Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế...........................................................29
2.1.3. Đánh giá mức độ ổn định kinh tế vĩ mô...................................................33
2.2. Đánh giá sức mạnh của VND........................................................................34
2.3. Thực trạng đô la hóa ở Việt Nam .................................................................37
2.3.1. Đô la hóa tiền gửi ngân hàng (Huy động tiền gửi bằng ngoại tệ trong hệ
thống ngân hàng Việt Nam) ..............................................................................39
2.3.2. Đô la hóa tiền vay (Cấp tín dụng bằng ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng
ở Việt Nam)........................................................................................................42
2.4. Một số yếu tố tác động đến đô la hóa ở Việt Nam........................................46
2.4.1. Yếu tố vĩ mô..............................................................................................46
2.4.2. Yếu tố vi mô..............................................................................................51
2.4.3. Các yếu tố khác........................................................................................53
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA Ở VIỆT
NAM.........................................................................................................................57
3.1. Điều kiện tiên quyết cho chống đô la hóa.....................................................57
3.2. Định hướng cơ bản của NHNN và Chính phủ .............................................58
3.3. Các nhóm giải pháp giảm mức độ đô la hóa ở Việt Nam ............................59
3.3.1. Giải pháp liên quan đến chính sách tiền tệ .............................................59
3.3.2. Giải pháp liên quan đến chính sách tài khóa .........................................62
3.3.3. Giải pháp liên quan đến chính sách quản lý ngoại hối ...........................63
3.3.4. Giải pháp liên quan đến hoạt động kinh tế đối ngoại..............................67
3.3.5. Giải pháp liên quan đến hệ thống ngân hàng thương mại......................67
3.3.6. Giải pháp liên quan đến người dân và doanh nghiệp..............................69
3.4. Một số kiến nghị đối với NHNN Việt Nam và Chính phủ ...........................72
KẾT LUẬN..............................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................77
Thang Long University Library
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
CSTT Chính sách tiền tệ
FDI Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
FII Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
IMF Quỹ tiền tệ thế giới
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng Trung ương
USD Đô la Mỹ
VND Việt Nam đồng
WB Ngân hàng Thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ , CÔNG THỨC
Bảng
Bảng 1.1: Số lượng giá trong một nền kinh tế hiện vật ứng với số lượng giá trong
nền kinh tế tiền tệ. .......................................................................................3
Bảng 1.2: Đáp ứng lượng cầu về một tài sản trước các thay đổi về thu nhập hoặc
của cải, lợi tức dự tính, rủi ro và tính lỏng....................................................6
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân trên đầu người của Việt
Nam giai đoạn 1990-2010..........................................................................26
Bảng 2.2: Đóng góp của các yếu tố đầu vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam ...............28
Bảng 2.3: Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2000-2010 ...................30
Bảng 2.4: Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam giai đoạn 2001- 2010........................33
Bảng 2.5 : Biến động tỷ giá USD và VND giai đoạn 1998-2010................................35
Bảng 2.6 :Cơ cấu tiền gửi ngoại tệ trong tổng nguồn vốn huy động của hệ thống
ngân hàng ..................................................................................................40
Bảng 2.7 : Khối lượng tiền gửi bằng đồng USD (FCD)..............................................40
Bảng 2.8 : Tín dụng phân theo loại tiền......................................................................43
Bảng 2.9 : Thâm hụt Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2005-2010...............................50
Hình
Hình 2.1: Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 1990-2010. .............................27
Hình 2.2 : Vốn đầu tư phát triển qua các năm ............................................................29
Hình 2.3 : Biến động của CPI từ năm 1996 đến tháng 1/2010. ..................................37
Hình 2.4 : Diễn biến đô la hóa tiền gửi ngân hàng từ tháng 12/2006 đến tháng 2/2010. ..39
Hình 2.5: Đô la hóa các khoản vay ngân hàng từ tháng 12/2006 đến tháng 2/2010. ...42
Hình 2.6 : Nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai, tính theo % của GDP. ..............48
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
Tiền tệ là một phạm trù kinh tế gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh
tế hàng hóa thị trường. Nó có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-
xã hội của mỗi quốc gia cũng như trên phạm vi quốc tế.
Loài người đã trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau của lịch sử phát triển tiền
tệ. Từ hình thái tiền tệ sơ khai như vỏ sò, thuốc lá, chè muối hay những hàng hóa, vật
dụng quan trọng bậc nhất được quá trình lưu thông tách ra thành “hàng hóa đặc biệt”
để thực hiện chức năng của tiền tệ cho đến thời kỳ tiền tệ hiện đại với tiền bằng kim
loại hay tiền giấy gắn với sự ra đời và phát triển của nhà nước. Trong lịch sử hầu như
mỗi quốc gia đều có đồng tiền pháp định của riêng mình cùng với sự hình thành của
các nhà nước.
Đến nay, ta có thể hiểu tiền có thể là một vật hữu hình hay vô hình được xã hội
chấp nhận rộng rãi làm phương tiện thanh toán, chi trả việc mua bán hàng hóa và dịch
vụ. Các nhà kinh tế cho rằng, tiền tệ có ba chức năng cơ bản là đơn vị thanh toán, đơn
vị đo lường giá trị và là phương tiện dự trữ về mặt giá trị.
Cùng với quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển các quan hệ kinh tế, chính trị
và ngoại giao giữa các quốc gia, quan hệ về tiền tệ tương ứng cũng được mở rộng và
hình thành hệ thống tiền tệ quốc tế. Một đồng tiền có thể vượt ra ngoài phạm vi của
quốc gia này và được sử dụng ở quốc gia khác với những mức độ khác nhau và theo
những hình thức khác nhau. Tình trạng một đồng tiền nước ngoài (ngoại tệ) và thường
là đồng tiền mạnh thay thế toàn bộ hay một phần các chức năng tiền tệ của đồng bản tệ
(nội tệ) được các nhà kinh tế gọi là “ngoại tệ hóa”. Đặc biệt như đồng đô la Mỹ thâm
nhập vào nhiều quốc gia khác được người ta gọi là tình trạng đô la hóa hay
“dollarization”.
Thực tế cho thấy, tại Việt Nam, đồng đô la Mỹ đã nhiều năm nay được sử dụng
trong nước một cách khá phổ biến và có khuynh hướng gia tăng. Một số quan điểm
cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang bị đô la hóa ngày càng trầm trọng hơn và tình
trạng này đang gây nhiều bất lợi cho quản lý và ổn định chính sách tiền tệ và tỷ giá hối
đoái...Diễn biến thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái gần đây cho
thấy cần có nhiều nghiên cứu một cách khoa học và toàn diện về vấn đề này. Hiện tại,
Chính phủ và NHNN cũng đã và đang chủ trương đưa ra hệ thống các giải pháp chống
đô la hóa ở Việt Nam nhằm hướng tới định hướng trên lãnh thổ Việt Nam chỉ tiêu tiền
Việt Nam và nhằm tăng cường hiệu lực của chính sách tiền tệ hơn nữa. Giải pháp
chống đô la hóa hiện nay, theo chủ trương của Nhà nước cũng nhằm mục tiêu phần tập
trung ngoại tệ vào trong tay Nhà nươc, giảm tình trạng găm giữ ngoại tệ, tăng cường
dự trữ ngoại hối nhà nước ...
Trong bối cảnh như trên, sinh viên đã lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp chống
đô la hóa nền kinh tế ở Việt Nam” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu là đưa ra một số lý luận về đô la hóa, đánh giá thực trạng
đô la hóa ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra nguyên nhân, hậu quả và từ đó có một số kiến
nghị, giải pháp hạn chế tình trạng này trong thời gian tới.
Bố cục của khóa luận được chia làm ba phần chính:
Chương 1: Lý luận về đô la hóa và các lý thuyết có liên quan.
Chương 2: Thực trạng đô la hóa ở Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp chống đô la hoá.
Thang Long University Library
1
CHƯƠNG 1: CÁC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN VỀ ĐÔ LA HÓA
Như đã giới thiệu, tình trạng đô la hóa liên quan đến đồng tiền nước mà dân
chúng nắm giữ thay thế cho đồng nội tệ và nó phản ánh cầu về tài sản của xã hội. Do
đó, các lý thuyết có liên quan để nghiên cứu tình trạng đô la hóa là lý thuyết về tiền tệ,
lý thuyết về cầu tài sản ...
1.1. Các vấn đề cơ bản về tiền tệ
1.1.1. Các định nghĩa về tiền
Tiền là sản phẩm của quan hệ trao đổi hàng hóa. Từ lúc xuất hiện đến khi phát
triển thành một thực thể hoàn chỉnh, bản chất của tiền đã được hiểu không đồng nhất.
Tùy theo cách tiếp cận, nhìn ở những góc độ khác nhau về công dụng của tiền mà
nhiều nhà kinh tế học từ cổ điển, tân cổ điển đến hiện đại đã đưa ra những định nghĩa
về tiền theo quan điểm của riêng mình. [5, tr.20]
Căn cứ vào quá trình phát triển biện chứng của quan hệ trao đổi và tư duy logic
về bản chất của tiền, đã có nhiều định nghĩa về tiền như sau:
Định nghĩa 1:
Tiền là một hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung để đo giá trị
của các hàng hóa khác. [5, tr.23]
Theo định nghĩa này, công dụng của tiền mới dừng ở tiềm năng, chưa phải tiền
hiện thực. Vì vậy sau khi “đo giá trị”, quan hệ trao đổi được xác định và để thực hiện
được quan hệ này, thì bắt buộc tiền phải xuất hiện là một phương tiện hiện thực.
Nhưng không phải tất cả các quan hệ trao đổi, mặc dù đã được xác định, đều thực hiện
được. Mà chúng còn tùy thuộc bởi nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố quan trọng nhất là số
lượng giá trị cần thiết mà người mua tích lũy được. Vì vậy, một định nghĩa khác về
tiền được đưa ra là:
Định nghĩa 2:
Do các xã hội có sự mua bán rộng rãi không thể vượt qua được các cản trở
quá lớn của hình thức trao đổi hiện vật nên việc sử dụng một vật trung gian làm
phương tiện trao đổi được mọi người chấp nhận. Đó là tiền tệ. [8, tr 332]
Sự xuất hiện của tiền trong nền kinh tế thị trường đã chứng minh tiền là một
phạm trù kinh tế - lich sử, là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa. Tiền xuất hiện, phát
triển và tồn tại cùng với sự xuất hiện, phát triển và tồn tại của sản xuất và trao đổi hàng
hóa. Điều đó có nghĩa là ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó chắc chắn
2
phải có tiền. Quá trình này đã chứng minh rằng: “Cùng với sự chuyển hóa chung của
sản phẩm lao động thành hàng hóa, thì hàng hóa cũng chuyển hóa thành tiền”
Những luận giải ở trên cho thấy: như thế nào và vì sao mà hàng hóa lại trở
thành tiền. Đây chính là vấn đề khó khăn nhất khi nghiên cứu bản chất của tiền. Trước
khi đóng vai trò tiền, vàng đã là hàng hóa. Do đó hàng hóa tiền - vàng, cũng có đủ hai
thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. Nhưng là hàng hóa đặc biệt, tiền có giá trị sử
dụng đặc biệt. Đó là giá trị sử dụng xã hội. Về vấn đề này Các Mác đã chỉ ra: “Giá trị
sử dụng của hàng hóa bắt đầu từ lúc rút ra khỏi lưu thông còn giá trị sử dụng của tiền
với tư cách là phương tiện lưu thông lại chính là sự lưu thông của nó”. [1, tr.129]
Nền kinh tế hàng hóa là một thực thể đầy biến động. Nó tồn tại và phát triển bị
chi phối bởi nhiều quy luật khách quan. Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển
đến giai đoạn cao, nền kinh tế thị trường được hình thành theo đúng nghĩa của nó, thì
quá trình phi vật chất của tiền cũng đồng thời diễn ra theo một cách tương ứng. Nghĩa
là vai trò tiền của vàng theo xu hướng giảm thấp và vị trí kim loại quý vốn có của nó
tăng lên. Sự phát triển theo hai cực như trên ở vàng cũng đã diễn ra đối với các hàng
hóa là vật ngang giá chung trước vàng. Nghĩa là vai trò tiền của vàng và các hàng hóa
trước vàng chỉ có tính lịch sử. Đó là một quy luật trao đổi.
Ngày nay quan niệm về tiền đã có những thay đổi cơ bản. Thực tiễn cho thấy,
đóng vai trò tiền không chỉ có vàng mà các phương tiện có thể trao đổi được với hàng
hóa, dịch vụ đều được coi là tiền. Vì vậy:
Định nghĩa 3:
Tiền tệ là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận
hàng hóa, dịch vụ hoặc trong việc trả nợ. [4, tr.47]
Định nghĩa mới về tiền càng làm phong phú thêm bản chất của nó, đồng thời
mở ra hướng phát triển trong tương lai của các phương tiện trao đổi trong nền kinh tế
thị trường.
1.1.2. Chức năng của tiền tệ
Cũng như các hàng hóa khác, tiền-vàng có một số giá trị sử dụng. Nhưng “giá
trị sử dụng xã hội” là quan trọng nhất của tiền. Chính giá trị sử dụng này đã đưa vàng
lên vị trí hàng hóa đặc biệt. Làm rõ nội dung “giá trị sử dụng xã hội ” của tiền thì phải
khám phá chức năng của nó [5, tr.27]. Như vậy để hiểu đầy đủ bản chất của tiền thì
không có cách nào khác là phải đi từ việc phân tích các chức năng của tiền trong các
quan hệ trao đổi. Trong quan hệ trao đổi tiền thực hiện các chức năng sau đây:
Thang Long University Library
3
1.1.2.1.Chức năng thước đo giá trị
Tiền tệ là đơn vị đo lường giá trị, nghĩa là nó được dùng để đo lường giá trị các
hàng hóa, dịch vụ trước khi thực hiện trao đổi. Người ta đo giá trị của hàng hóa và
dịch vụ bằng tiền giống như người ta đo trọng lượng của một vật bằng kilogam, đo
chiều dài một vật bằng mét. Để thấy được vì sao chức năng này quan trọng, chúng ta
hãy so sánh quá trình trao đổi hiện vật với trao đổi hàng hóa có tiền làm môi giới trung
gian.
Trong quá trình trao đổi trực tiếp, có 3 mặt hàng đưa ra trao đổi: A, B,C thì
chúng ta chỉ cần biết 3 giá để có thể trao đổi các hàng hóa này với nhau. Đó là:
- Giá của hàng hóa A được tính bằng bao nhiêu hàng hóa B.
- Giá của hàng hóa A được tính bằng bao nhiêu hàng hóa C.
- Giá của hàng hóa C được tính bằng bao nhiêu hàng hóa B.
Tương tự, nếu có 10 mặt hàng đưa ra trao đổi, chúng ta phải cần biết 45 giá để
có thể trao đổi hàng này lấy một hàng hóa khác, với 100 mặt hàng chúng ta cần tới
4950 giá, và với 1000 mặt hàng chúng ta cần biết 499.500 giá (theo công thức tổng
quát tính số cặp khi có N phần tử = N (N-1)/2 ).
Nếu nền kinh tế có tiền tệ làm môi giới thì người ta định giá bằng đơn vị tiền tệ
cho tất cả hàng hóa đem trao đổi trên thị trường. Do vậy, có bao nhiêu hàng hóa đưa ra
trao đổi thì có bấy nhiêu giá cả. Có nghĩa là, nếu có 3 hàng hóa đưa ra trao đổi thì có 3
giá, có 10 hàng hóa trao đổi thì có 10 giá, có 1000 hàng hóa trao đổi thì có 1000 giá.
Vậy là, việc dùng tiền làm đơn vị đánh giá sẽ thuận lợi rất nhiều cho quá trình trao đổi
hàng hóa, giảm được chi phí trong trao đổi do giảm được số giá cần xem xét.
Bảng 1.1: Số lượng giá trong một nền kinh tế hiện vật ứng với số lượng giá
trong nền kinh tế tiền tệ. [9, tr.8]
Số mặt hàng trao
đổi
Số lượng giá trong nền kinh tế
hiện vật
Số lượng giá trong nền kinh tế
tiền tệ
3 3 3
10 45 10
100 4.950 100
1.000 499.500 1.000
10.000 49.995.000 10.000
4
1.1.2.2. Chức năng phương tiện trao đổi
Trong nền kinh tế, tiền tệ được dùng làm phương tiện trao đổi khi nó được dùng
để mua bán hàng hóa, dịch vụ, hoặc thanh toán các khoản nợ cả trong và ngoài nước.
Việc dùng tiền làm phương tiện trao đổi đã nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh
tế, bởi nó đã tiết kiệm được các chi phí quá lớn trong quá trình trao đổi trực tiếp hàng
đổi hàng, các chi phí giao dịch thường rất cao. Bởi vì, người mua, người bán phải tìm
được những người phù hợp với mình về nhu cầu trao đổi, thời gian trao đổi, không
gian trao đổi. Quá trình trao đổi chỉ được diễn ra khi có sự phù hợp đó.
Tiền tệ làm trung gian trong trao đổi đã hoàn toàn khắc phục được các hạn chế
đó của quá trình trao đổi trực tiếp. Người có hàng bán lấy tiền, sau đó sẽ mua được
hàng mà họ cần. Bởi vậy, người ta coi tiền như thứ dầu mỡ bôi trơn, cho phép nền
kinh tế hoạt động trôi chảy hơn, khuyến khích chuyên môn hóa và phân công lao động.
[9, tr.9]
1.1.2.3. Phương tiện dự trữ về mặt giá trị
Dự trữ giá trị là tích lũy một lượng giá trị nào đó bằng những phương tiện
chuyển tải giá trị, được xã hội thừa nhận.
Sau khi bán hàng, người sở hữu hàng hóa trở thành người sở hữu tiền. Nếu họ
không thực hiện ngay việc mua, thì lúc này tiền tạm ngừng lưu thông. Chúng tồn tại
dưới dạng “giá trị dự trữ”. Thực hiện chức năng “ dự trữ giá trị”, tiền và các phương
tiện chuyển tải giá trị nói chung, phải đảm bảo đầy đủ những yêu cầu sau đây:
 Giá trị dự trữ phải được thể hiện bằng những phương tiện chuyển tải giá trị hiện
thực. Nghĩa là các phương tiện này được lượng hóa: cân, đo, đong, đếm...được
chứ không phải là một lượng tiền “tưởng tượng”.
 Những phương tiện dự trữ giá trị được xã hội thừa nhận, các phương tiện này có
thể được pháp luật thừa nhận, cũng có thể được đảm bảo bằng thông lệ của địa
phương hay của quốc gia.
 Các phương tiện dự trữ giá trị đều mang tính thời gian. Vì vậy mà các chủ sở
hữu thường chọn những phương tiện chuyển tải giá trị phù hợp để đáp ứng nhu
cầu về thời gian mà mình mong muốn. Nếu dự trữ tương lai gần thì chủ sở hữu
thường sở hữu ngay các loại dấu hiệu giá trị hiện có. Nếu dự trữ cho tương lai
xa hơn, thì có thể sử dụng một số loại ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc vàng. Còn
nếu dự trữ dài hạn, chưa xác định cụ thể thời gian sử dụng, thì giá trị dự trữ này
mang mục đích “cất trữ”. Từ trước đến nay và trong tương lai xa, kim loại vàng
là phương tiện đáp ứng đầy đủ nhất mục đích này.
Thang Long University Library
5
Tiền thực hiện chức năng “dự trữ giá trị” thì tạm ngừng lưu thông. Nhưng nơi
dự trữ tiền lại là “kho” chứa phương tiện lưu thông và tự phát điều tiết số lượng
phương tiện lưu thông trong từng thời kỳ.
Tất nhiên, tiền không phải duy nhất là nơi chứa đựng giá trị, mà các tài sản
khác cũng là nơi chứa giá trị, như cổ phiếu, thương phiếu... Nhưng tiền là tài sản có
tính lỏng cao nhất, bởi nó là phương tiện trao đổi, nó không cần phải chuyển đổi thành
bất cứ cái gì khác khi với mục đích mua hàng hóa chi trả tiền dịch vụ. [5, tr.36]
1.2. Lý thuyết lượng cầu tài sản
Đô la hóa là một trong những vấn đề về tiền tệ. Chính vì vậy mà lý thuyết
lượng cầu tài sản của Frederic S. Mishkin được sử dụng như một công cụ hữu ích để
nghiên cứu về đô la hóa. Lý thuyết đã vạch ra tiêu chuẩn quan trọng khi quyết định
những tài sản nào đáng mua, đáng nắm giữ. Ngoài ra, nó còn giải thích vì sao người ta
đa dạng hoá tài sản mà không đặt trứng vào một giỏ. Lý luận này có thể là rất hữu ích
trong việc khảo sát hành vi nắm giữ tài sản bằng ngoại tệ (đô la) của công chúng.
Khi phải trả lời câu hỏi là có nên mua và nắm giữ một tài sản, hoặc nên mua
một tài sản này có lợi hơn mua tài sản khác, một cá nhân phải xem xét những yếu tố
sau:
 Của cải, toàn bộ những tiềm lực kinh tế hiện có cho cá nhân đó.
 Lợi tức dự tính của một tài sản này so với các lợi tức dự tính của những tài sản
thay thế.
 Mức độ không chắc chắn hoặc rủi ro đi kèm với lợi tức của một tài sản so với
các tài sản thay thế.
 Tính "lỏng" (thanh khoản) của một tài sản so với các tài sản thay thế, nghĩa là
nó có thể nhanh chóng và dễ dàng chuyển sang tiền mặt như thế nào.
Nội dung của lý thuyết lượng cầu tài sản: Khi giữ mọi yếu tố khác không đổi,
lượng cầu về một tài sản trước các thay đổi về thu nhập hay của cải, lợi tức dự tính, rủi
ro và tính lỏng sẽ phản ứng lại như sau:
6
Bảng 1.2: Đáp ứng lượng cầu về một tài sản trước các thay đổi về thu nhập
hoặc của cải, lợi tức dự tính, rủi ro và tính lỏng. [4, tr.140]
Thay đổi của biến số Thay đổi về lượng cầu
Của cải
Lợi tức so với tài sản khác
Rủi ro so với tài sản khác
Tính lỏng so với tài sản khác








Năm 1956, nhà kinh tế học nổi tiếng M. Friedman đã phát biểu trong bài báo
nổi tiếng “The Quantity Theory of money: A Restatement” rằng: “ Các chủ thể có nhu
cầu nắm giữ một lượng tiền (bao gồm tiền mặt và tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng,
tức khối tiền tệ M1)”. Nhu cầu này theo cách vận dụng của Friedman về lượng cầu tài
sản là một hàm của (a) các nguồn tài nguyên khả dụng (của cải) của các chủ thể và (b)
khả năng sinh lợi của tiền so với khả năng sinh lợi của các tài sản khác.
Trên cơ sở những lập luận đó, Friedman đã đưa ra mô hình hàm cầu tiền như sau:
M d
/ P = f( Yp, rb
– rm
, re
– rm
, e
- rm
)
+ - - -
Trong đó:
(i) Md /P: cầu tiền theo giá trị thực (đã loại trừ yếu tố tăng giá trị danh nghĩa)
(ii) Yp: Mức thu nhập thường xuyên (permanent income), một khái niệm mà M.
Friedman sử dụng như một cách đo lường của cải (về mặt kỹ thuật, được xem như là
hiện giá của các khoản thu nhập tương lai hoặc có thể mô tả như là thu nhập dài hạn
bình quân dự tính). Khái niệm thu nhập thường xuyên trở thành một giả thuyết quan
trọng của M. Friedman trong khi nghiên cứu về hàm tiêu dùng (A Theory of The
Consumption Function). Theo đó, tiêu dùng của cá nhân phụ thuộc vào thu nhập dài
hạn kỳ vọng chứ không phải là thu nhập hiện thời.
Khi sử dụng khái niệm thu nhập thường xuyên ở đây như là một đại lượng đo
lường của cải của các chủ thể và như một nhân tố quyết định đối với số cầu tiền, hàm ý
của Friedman là: vì thu nhập dài hạn ổn định, không phụ thuộc vào chu kỳ kinh doanh
Thang Long University Library
7
nên cầu tiền không dao động theo dao động của chu kỳ kinh doanh.
(iii) r
m
: Lợi tức dự tính kỳ vọng về tiền. Lợi tức này chịu ảnh hưởng bởi 2 nhân tố:
 Các lợi ích nhận được từ tiền gửi thanh toán bao gồm các dịch vụ được cung
ứng bởi trung gian thanh toán.
 Tiền lãi nhận được từ các dạng tài khoản tiền gửi thanh toán, nhất là các tài
khoản có tính chất hỗn hợp giữa tài khoản tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết
kiệm.
(iv) r
b
: Lợi tức dự tính (kỳ vọng) về trái phiếu.
(v) r
e
Lợi tức dự tính (kỳ vọng) về cổ phiếu thường.
(vi) e
: Tỷ lệ lạm phát dự tính ( kỳ vọng).
Các dấu (+) hoặc (–) ở dưới các số hạng để chỉ hàm cầu tiền tương quan thuận
(+) hoặc tương quan nghịch (–) với số hạng đó.
Như vậy, hàm cầu tiền của M. Friedman có hàm ý: Cầu tiền tương quan thuận
với mức thu nhập thường xuyên ( Yb ) và tương quan nghịch với 3 nhân tố:
 Chênh lệch giữa lợi tức dự tính về trái phiếu so với lợi tức dự tính về tiền ( rb –
rm ). Có ý nghĩa nếu chênh lệch này > 0, tức lợi tức dự tính của trái phiếu > lợi
tức dự tính của tiền, cầu tiền sẽ giảm.
 Chênh lệch giữa lợi tức dự tính về cổ phiếu so với lợi tức dự tính về tiền ( re –
rm ). Có ý nghĩa nếu chênh lệch này > 0, tức lợi tức dự tính của cổ phiếu > lợi
tức dự tính của tiền, cầu tiền sẽ giảm.
 Chênh lệch giữa tỷ lệ lạm phát dự tính so với lợi tức dự tính về tiền (e
– rm ).
Mỗi nhân tố nói trên thể hiện một sự so sánh giữa lợi ích của việc giữ tiền và
việc nắm giữ các tài sản thay thế (theo lý thuyết lượng cầu tài sản). Các tài sản thay thế
nói ở đây bao gồm: trái phiếu (nhân tố thứ nhất); cổ phiếu (nhân tố thứ 2); hàng hóa
(nhân tố thứ 3). Đối với hàng hóa, phân tích của M. Friedman dựa trên giả định: lợi tức
của hàng hóa trong điều kiện không có lạm phát là bằng 0, nhưng ảnh hưởng của lạm
phát sẽ làm cho hàng hóa tăng giá. Do đó, trong điều kiện tỷ lệ lạm phát lớn hơn lợi
ích của việc giữ tiền, người ta sẽ chọn tài sản thay thế là hàng hóa để đầu cơ thay vì
giữ tiền. Chẳng hạn, nếu tỷ lệ lạm phát là 12%/năm và lãi suất tiền gửi thanh toán là
8
4%/năm thì lợi ích tương đối của việc nắm giữ hàng hoá so với tiền là 12% - 4% = 8%.
Trong trường hợp này, cầu tiền sẽ giảm. [ 4, tr.666]
1.3. Nhu cầu về tài sản ngoại tệ
Lý thuyết về cầu tài sản bằng ngoại tệ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
nghiên cứu và giải thích đô la hóa nền kinh tế. Nếu giả thuyết rằng, với một mức tài
sản của dân chúng là một số xác định nào đó thì nhu cầu về một khoản tiền gửi ngoại
tệ bị ảnh hưởng bởi chính những yếu tố có tác động tới nhu cầu về các tài sản khác.
Trong các yếu tố đó, chúng ta sẽ chủ yếu xét đến giá trị tương lai của các khoản tiền
gửi, tính rủi ro và khả năng chuyển đổi của nó. Giá trị tương lai của một khoản tiền gửi
ngoại tệ phụ thuộc hai yếu tố: lãi suất mà nó đưa ra và thay đổi dự kiến trong tỷ giá
của đồng tiền so với các đồng tiền khác.
1.3.1. Xác định lợi tức tài sản
Do mục đích tiết kiệm là cung cấp phương tiện cho tiêu dùng trong tương lai,
nên mọi người quan tâm đến tỷ suất lợi tức của tài sản, tức là mức tăng phần trăm về
giá trị mà nó mang lại sau một khoảng thời gian nào đó.
Thông thường, chúng ta khó biết được một cách chắc chắn khoản lợi tức mà thực
tế tài sản sẽ đưa lại sau khi chúng ta mua tài sản đó. Do vậy, quyết định của chúng ta
phải dựa trên tỷ suất lợi tức dự kiến. Để tính được một tỷ suất lợi tức dự kiến trong một
thời kỳ nào đó, chúng ta phải đưa ra được một dự đoán tốt nhất về tổng giá trị của tài sản
vào cuối thời kỳ đó. Sự chênh lệch tính theo phần trăm giữa giá trị tương lai dự kiến và
giá của tài sản hiện nay bằng tỷ suất lợi tức tài sản dự kiến trong thời kỳ đó.
Tỷ suất lợi tức thực là tỷ suất lợi tức được tính thông qua việc đo giá trị tài sản
bằng một giỏ hàng hoá có tính đại diện cao nào đó mà người ấy thường xuyên mua.
Lợi tức thực tế này có ý nghĩa vì mục tiêu tối cao của tiết kiệm là tiêu dùng trong
tương lai, và chỉ có lợi tức thực tế mới biểu thị số hàng hoá, dịch vụ mà người để dành
có thể mua được trong tương lai để đổi lấy việc phải hy sinh tiêu dùng hiện tại (tức là
tiết kiệm).
Mặc dù người tiết kiệm quan tâm đến tỷ suất lợi tức thực dự kiến, tỷ suất lợi tức
được biểu hiện bằng tiền (tức là tỷ suất lợi tức danh nghĩa) vẫn có thể được sử dụng để
so sánh các tỷ suất lợi tức thực của các tài sản khác nhau.
1.3.2. Rủi ro và khả năng chuyển đổi
Nếu mọi điều kiện khác như nhau, các cá nhân sẽ thích giữ những tài sản đưa
lại tỷ suất lợi tức thực dự kiến cao nhất. Ngoài ra, người tiết kiệm còn quan tâm đến
Thang Long University Library
9
hai đặc điểm chính khác của tài sản: (i) sự rủi ro của nó, tức là khả năng biến động mà
nó tác động tới tình trạng của cải của người tiết kiệm; (ii) tính chuyển đổi, tức là mức
độ dễ dàng mà tài sản đó có thể được bán hoặc đổi lấy hàng hoá .
i. Sự rủi ro: Lợi tức thực tế của một tài sản có thể khác nhiều với mức mà người
tiết kiệm dự kiến khi mua tài sản này. Giả định người tiết kiệm không thích tính
bất định và không thích giữ những tài sản làm cho làm cho của cải của họ biến
động nhiều theo chiều hướng bất lợi. Một tài sản có tỷ suất lợi tức dự kiến cao
có thể không được những ngưòi tiết kiệm ưa thích nếu tỷ suất lợi tức được thực
hiện của nó biến động nhiều.
ii. Khả năng chuyển đổi: Các tài sản cũng khác nhau xét theo chi phí và tốc độ
mà người tiết kiệm có thể chuyển nhượng chúng. Những người tiết kiệm thích
giữ một ít tài sản dễ chuyển đổi phòng những chi tiêu không dự đoán trước có
thể buộc họ phải bán lỗ vốn những tài sản khó chuyển đổi hơn.
Như vậy, khi cân nhắc sẽ giữ bao nhiêu một loại tài sản nào đó, họ sẽ xem xét
khả năng chuyển đổi cũng như lợi tức dự kiến và tính rủi ro của tài sản đó.
1.3.3. Điều kiện ngang bằng tiền lãi
Điều kiện mà theo đó lợi tức dự kiến của các khoản tiền gửi của hai loại tiền bất
kỳ là tương đương khi được đo bằng một loại tiền, được gọi là điều kiện ngang bằng
tiền lãi.
Điều này có nghĩa là những người hiện thời nắm giữ các khoản tiền khác nhau
sẽ không có ý định chuyển sang nắm giữ loại tiền khác vì những tài sản này được
mong muốn như nhau.
Điều kiện này được thể hiện dưới dạng phương trình tỷ suất lợi tức dự kiến
ngang bằng:
Quy ước: EUSD/VND = X <=> 1 USD = X VND
RVND = RUSD +
Ee
USD/VND - EUSD/VND
EUSD/VND
RVND: Lãi suất của khoản tiền gửi VND (%/1năm)
RUSD: Lãi suất của khoản tiền gửi USD (%/1năm)
EUSD/VND: Tỷ giá hối đoái hiện tại giữa VND và USD
Ee
USD/VND: Tỷ giá hối đoái dự tính sẽ xẩy ra trong tương lai (tức là sẽ xẩy ra sau một
10
năm kể từ hôm nay)
Trên đây là mô hình cân bằng tiền lãi áp dụng đối với hai đồng tiền có hệ số tín
nhiệm tương đương. Đối với những khoản tiền gửi so sánh giữa một đồng tiền mạnh
và một đồng tiền yếu không có khả năng chuyển đổi thì phải tính đến hệ số tin cậy.
Đối với một đồng tiền yếu thì lãi suất của nó bao giờ cũng phải cao hơn lãi suất của
đồng tiền mạnh, có như vậy người dân mới sẵn sàng tạo tài sản bằng đồng tiền yếu chứ
không nhất thiết là đồng tiền mạnh. Mức chênh lệch đó chính là sự bù đắp rủi ro khi
thực hiện tạo tài sản bằng đồng tiền yếu hơn. Theo kinh nghiệm của các nước đang
phát triển thì giá trị mức độ bù đắp rủi ro dao động trong khoảng 5 - 10%.
Giả sử VND là đồng tiền yếu
USD là đồng tiền mạnh
k là mức độ uy tín của đồng USD so với VND
Khi đó ta có mô hình cân bằng tiền lãi:
RVND = RUSD +
Ee
USD/VND - EUSD/VND
EUSD/VND
+ k
Nếu lãi suất VND không đủ bù đắp cho yếu tố tâm lý dự đoán phá giá VND và
chỉ số tin cậy thì dân chúng sẽ thích cất trữ tài sản bằng USD hơn là VND, hay sẽ xuất
hiện sự chuyển dịch tiền gửi từ nội tệ sang ngoại tệ. [4, tr.597]
1.4. Lý luận về đô la hóa
Như lý thuyết về tiền tệ, lý thuyết về lượng cầu tài sản nêu trên đã đã chỉ ra
rằng, với mỗi một lượng tài sản thực tại một thời điểm xác định, dân chúng có nhu cầu
khác nhau về đồng tiền làm phương tiện định giá, cất trữ, thanh toán … Khi dân chúng
có nhu cầu về đồng tiền nước ngoài (đô la) và nắm giữ chúng hơn là đồng tiền trong
nước, quá trình đó gọi là đô la hóa. Như vậy tình trạng đô la hóa lại phản ánh ứng xử
của dân chúng trước các diễn biến bên ngoài, lợi ích kinh tế (lợi nhuận, tính thanh
khoản…) và nhu cầu về đảm bảo an toàn về tài sản…
1.4.1. Khái niệm đô la hóa (tiếng Anh: dollarization )
Thông thường mỗi một quốc gia đều có đồng tiền riêng của mình, thực hiện hầu
như đầy đủ các chức năng tiền tệ, trừ chức năng tiền tệ – thanh toán quốc tế, mà không
phải đồng tiền nào cũng làm được. Do các điều kiện chính trị- kinh tế- xã hội- lịch sử
cụ thể nên đô la Mỹ (USD), một loại ngoại tệ mạnh có phạm vi giao dịch rộng lớn nhất
thế giới, dần dần được sử dụng song hành với đồng nội tệ quốc gia, nó thay thế cho
Thang Long University Library
11
đồng bản tệ một số thậm chí thay thế toàn bộ các chức năng của tiền tệ theo thông lệ
chung tức là làm phương tiện thanh toán (thay thế tiện tệ) hoặc tích trữ ngoại tệ dưới
dạng tài sản (thay thế tài sản) hoặc là việc sử dụng đồng thời cả hai trường hợp đó. Có
thể hiểu nền kinh tế đó bị “ngoại tệ hoá” hay “đô la hóa”. Đã có rất nhiều bài báo,
công trình nghiên cứu nói về đô la hóa nhưng đến nay, định nghĩa, cách hiểu và chấp
nhận đô la hóa như thế nào vẫn chưa được đề cập một cách cụ thể và khoa học. Dưới
đây là một số khái niệm về đô la hóa của các nhà kinh tế và Quỹ tiền tệ thế giới IMF:
Khái niệm thông thường:
Đô la hóa là một vấn đề vĩ mô. Một nền kinh tế khi ngoại tệ được sử dụng một
cách rộng rãi thay thế cho đồng bản tệ trong toàn bộ hay một số chức năng của tiền tệ
thì theo thông lệ chung có thể hiểu nền kinh tế đó bị “đô la hóa”. [12, tr.11]
Như vậy, khi nền kinh tế bị đô la hóa, thì đồng bản tệ thực chất đang bị yếu đi
và kém hấp dẫn, không được ưa chuộng, thể hiện ở tiêu chí tỷ trọng ngoại tệ (USD)
trong tổng phương tiện thanh toán ngày càng lớn và đô la được sử dụng trong các giao
dịch thanh toán ngày càng nhiều.
Khái niệm theo tiêu chí của IMF:
Theo giải thích của một số chuyên gia của IMF, đô la hoá nền kinh tế đó là tình
trạng dân chúng (người dân cư trú ) nắm giữ một tỷ lệ có ý nghĩa trong cơ cấu tài sản
của họ dưới hình thức đồng đô la. Cũng theo nhận xét của IMF đó là đặc điểm chung
của các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi.
Theo tiêu chí của IMF đưa ra, một nền kinh tế được coi là có tình trạng đô la
hoá cao khi mà tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm từ 30% trở lên trong tổng khối
tiền tệ mở rộng (M2); bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền
gửi có kỳ hạn, và tiền gửi ngoại tệ. [ 16 ]
Như vậy, từ những định nghĩa theo các trường phái khác nhau và thực tiễn
ta có thể khái quát rằng đô la hoá là tình trạng một ngoại tệ (thường là các ngoại tệ
mạnh và có khả năng tự do chuyển đổi) được sử dụng thay thế đồng tiền nội tệ
trong một hay toàn bộ các chức năng của tiền tệ (lưu thông, thanh toán hay cất
trữ).
1.4.2. Phân loại đô la hóa
1.4.2.1. Căn cứ vào hình thức
Đô la hóa được thể hiện dưới 2 hình thức sau:
 Đô la hóa trực tiếp: Một quốc gia bị đô la hóa trực tiếp khi đồng đô la Mỹ
12
được sử dụng trong nước với tư cách đơn vị hạch toán, phương tiện trao đổi và
phương tiện dự trữ giá trị (đặc biệt dưới hình thức tiền gửi ngân hàng). [11]
 Đô la hóa gián tiếp: Một quốc gia phải tìm đến các hợp đồng ký kết bằng đô la
Mỹ để tài trợ cho các khoản nợ của mình trên thị trường trái phiếu chính phủ và
trái phiếu doanh nghiệp được gọi là bị đô la hóa gián tiếp. Việc chỉ số hóa các
hợp đồng nợ trong nước dựa trên đô la Mỹ cũng được coi là một hình thức đô la
hóa gián tiếp. [11]
1.4.2.2. Căn cứ vào tính chất
Tình trạng đô la hóa có thể mang tính chất hoàn toàn hoặc không hoàn toàn:
 Đô la hóa hoàn toàn: Trong trường hợp đô la hóa hoàn toàn thì đồng đô la Mỹ
là loại tiền tệ duy nhất được sử dụng. [11]
 Đô la hóa không hoàn toàn: Đồng đô la Mỹ được dùng làm đơn vị tiền tệ song
song với đồng nội tệ. [11]
1.4.2.3. Căn cứ vào phạm vi
Đô la hoá được phân ra làm 3 loại: đô la hoá không chính thức (unofficial
dollarization), đô la hoá bán chính thức (semiofficial dollarization), và đô la hoá chính
thức (official dollarization).
 Đô la hoá không chính thức: là trường hợp đồng đô la được sử dụng rộng rãi
trong nền kinh tế, mặc dù không được quốc gia đó chính thức thừa nhận. [16]
Thuật ngữ “Đô la hóa không chính thức” bao gồm cả các trường hợp nắm giữ
tài sản nước ngoài hợp pháp và không hợp pháp. Ví dụ: ở một số nước, việc giữ một
số tài sản ngoại tệ là hợp pháp, như các tài khoản bằng USD tại các ngân hàng trong
nước, nhưng lại không hợp pháp khi có tài khoản tại ngân hàng nước ngoài trừ khi
được cấp phép.
Đô la hoá không chính thức có thể bao gồm các loại sau:
+ Các trái phiếu ngoại tệ và các tài sản phi tiền tệ ở nước ngoài.
+ Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài.
+ Tiền gửi ngoại tệ ở các ngân hàng trong nước.
+ Trái phiếu hay các giấy tờ có giá cất trong túi.
Đô la hóa không chính thức được chia làm 3 giai đoạn:
Thang Long University Library
13
Các nhà kinh tế thường gọi giai đoạn đầu của đô la hóa không chính thức là giai
đoạn “thay thế tài sản”. Trong giai đoạn này, người dân giữ trái phiếu ngoại tệ và các
khoản tiền gửi ở nước ngoài như một phương tiện cất trữ nhằm tránh việc giảm giá trị
tài sản do lạm phát trong nước hay việc tịch thu tài sản xung công như một số nước đã
làm.
Giai đoạn thứ hai của Đô la hóa không chính thức được các nhà kinh tế gọi là
giai đoạn “thay thế tiền tệ”. Trong giai đoạn này, người dân giữ một khối lượng lớn
các trái phiếu ngoại tệ và tiền gửi ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng trong nước (nếu
được phép). Lúc này, ngoại tệ vừa thực hiện chức năng là phương tiện thanh toán, vừa
thực hiện chức năng cất trữ. Tiền lương, thuế, những chi tiêu hàng ngày như hàng tạp
phẩm hay các hóa đơn điện được thanh toán bằng nội tệ, nhưng với các tài sản có giá
trị lớn như ô tô và nhà cửa thì thường được trả bằng ngoại tệ.
Trong giai đoạn cuối của đô la hóa không chính thức, giá cả của hàng hóa được
tính bằng nội tệ nhưng mọi người thường liên tưởng đến ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái.
[19]
Đô la hóa không chính thức rất phổ biến ở các nước đang phát triển.
- Đô la hoá bán chính thức (đô la hóa từng phần): là những nước có hệ thống
lưu hành chính thức hai đồng tiền: đồng bản tệ và đồng nội tệ. Chính phủ các nước này
không chính thức công nhận đô la hóa bằng việc dùng đô la Mỹ (hoặc một ngoại tệ
mạnh khác) thay cho bản tệ, nhưng cho phép khu vực kinh tế bị đôla hóa tồn tại song
song với khu vực kinh tế sử dụng bản tệ. [16]
Biểu hiện của đô la hóa bán chính thức là việc dân chúng có thể gửi tiền ở ngân
hàng bằng ngoại tệ hoặc cất trữ đô la tiền mặt nhưng vẫn tiếp tục ưa thích nắm giữ và
thanh toán bằng đô la trong lĩnh vực mua bán hàng ngày. Đó như là một hành động
thay thế tài sản vì dân chúng luôn muốn đảm bảo an toàn cho tài sản của mình nhất là
trong tình trạng hệ thống tiền tệ chưa ổn định, lạm phát dễ xảy ra với đồng nội tệ. Lúc
này dân chúng có thể cất trữ tài sản của mình dưới nhiều hình thức: chứng khoán nước
ngoài hoặc bất cứ tài sản nào của nước ngoài, tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài, tiền gửi
ngoại tệ tại các ngân hàng trong nước hay ngoại tệ mặt (foreign bank note). Hành động
gửi tiền bằng ngoại tệ vào ngân hàng là một dạng đôla hóa nền kinh tế (đôla hóa tiền
gửi ở các ngân hàng trong nước).
Trên thế giới có khoảng 12 nước được IMF xếp là nước có đô la hóa bán chính
thức. Ở những nước này, đồng ngoại tệ là đồng tiền lưu hành hợp pháp, và thậm chí có
thể chiếm ưu thế trong các khoản tiền gửi ngân hàng, nhưng đóng vai trò thứ cấp trong
việc trả lương, thuế và những chi tiêu hàng ngày.
14
Tuy nhiên, không giống các nước có đô la hóa không chính thức, các nước có
đô la hóa bán chính thức vẫn duy trì NHTW hay một cơ quan tiền tệ có quyền hạn để
thực hiện chính sách tiền tệ của họ.
- Đô la hoá chính thức (hay còn gọi là đô la hoá hoàn toàn): Một quốc gia
bị đô la hóa chính thức khi quốc gia này cho phép một cách rõ ràng việc sử dụng đồng
đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ hợp pháp cho các giao dịch và hợp đồng tiền tệ. [11]
Nếu một quốc gia thực hiện đôla hóa chính thức có nghĩa là quốc gia đó đơn
phương lấy đôla Mỹ (hoặc một ngoại tệ mạnh nào đó) làm phương tiện thanh toán, tích
trữ tài sản, và đơn vị tính toán thay cho bản tệ (đồng tiền riêng của nước đó). Nghĩa là
đồng ngoại tệ không chỉ được sử dụng hợp pháp trong các hợp đồng giữa các bên tư
nhân, mà còn hợp pháp trong các khoản thanh toán của Chính phủ. Theo đó, toàn bộ
tài sản Có, tài sản Nợ, các hợp đồng giao dịch, giá cả hàng hóa và dịch vụ, tiền lương
sẽ, hoàn toàn (hoặc một phần), được niêm yết bằng (hoặc gán theo) đôla một cách
công khai hoặc ngầm định. Nếu đồng nội tệ còn tồn tại thì nó chỉ có vai trò thứ yếu và
thường chỉ là những đồng tiền xu hay các đồng tiền mệnh giá nhỏ. Thông thường các
nước chỉ áp dụng đô la hoá chính thức sau khi đã thất bại trong việc thực thi các
chương trình ổn định kinh tế và thường chỉ chọn một ngoại tệ làm đồng tiền hợp pháp.
Theo đánh giá của IMF năm 1998, 19 nước có mức độ đô la hoá cao với tỷ lệ
tiền gửi ngoại tệ/M2 lớn hơn 30%, bao gồm các nước: Argentina, Azerbaijian,
Belarus, Bolivia, Cambodia, Costa Rica, Croatia, Georgia, Guinea - Bissau, Laos,
Latvia, Mozambique, Nicaragua, Peru, Sao Tome, Principe, Tajikistan, Turkey và
Uruguay.
30 nước có mức độ đô la hoá vừa phải với tỷ lệ tiền gửi/M2 khoảng 16,4%,
bao gồm các nước: Albania, Armenia, Bulgaria, Cộng hoà Czech, Dominica,
Honduras, Hungary, Jamaica, Jordan, Lithuania, Macedonia, Malawi, Mexico,
Moldova, Mongolia, Pakistan, Philippines, Poland, Romania, Russia, Sierra Leone,
Cộng hoà Slovak, Trinidad, Tobago, Uganda, Ukraine, Uzbekistan, Việt Nam, Yemen
và Zambia.
1.4.3. Nguyên nhân của tình trạng đô la hóa
(i) Đô la hoá là hiện tượng phổ biến xẩy ra ở nhiều nước, đặc biệt là ở các nước
chậm phát triển.
Một nguyên nhân chính được nhiều người công nhận là do nhu cầu phòng
chống rủi ro các loại, trong đó có rủi ro lạm phát và đồng bản tệ bị mất giá so với
ngoại tệ, rủi ro sụp đổ của một thể chế tiền tệ, rủi ro gắn với sự yếu kém của các cơ
Thang Long University Library
15
quan chức năng của chính phủ mà vì đó chính phủ không thể đưa ra những cam kết về
ổn định và an toàn của của hệ thống và thể chế kinh tế.
Đô la hoá thường gặp khi một nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao, sức mua của
đồng bản tệ giảm sút thì người dân phải tìm các công cụ dự trữ giá trị khác, trong đó
có các đồng ngoại tệ có uy tín. Song song với chức năng làm phương tiện cất giữ giá
trị, dần dần đồng ngoại tệ sẽ cạnh tranh với đồng nội tệ trong chức năng làm phương
tiện thanh toán hay làm thước đo giá trị.
Tình trạng đô la hoá bao gồm cả ba chức năng thuộc tính của tiền tệ, đó là:
Chức năng làm phương tiện thước đo giá trị, chức năng làm phương tiện cất giữ, chức
năng làm phương tiện thanh toán. Với chức năng ban đầu làm phương tiên cất trữ giá
trị, dần dần đồng ngoại tệ sẽ cạnh tranh với đồng nội tệ làm phương tiện thanh toán
hay làm thước đo giá trị. [17]
(ii) Hiện tượng đô la hoá bắt nguồn từ cơ chế tiền tệ thế giới hiện đại
Đô la Mỹ là một đồng tiền mạnh, ổn định, được tự do chuyển đổi đã được lưu
hành khắp thế giới và từ đầu thế kỷ 20 đã dần thay thế vàng thực hiện vai trò tiền tệ
thế giới.
Ngoài đồng đô la Mỹ, còn có một số đồng tiền của các quốc gia khác cũng được
quốc tế hoá như: bảng Anh, mác Đức, yên Nhật, Franc Thuỵ Sỹ, euro của EU... nhưng
vị thế của các đồng tiền này trong giao lưu quốc tế không lớn; chỉ có đô la Mỹ là
chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 70% kim ngạch giao dịch thương mại thế giới). Cho
nên người ta thường gọi hiện tượng ngoại tệ hoá là "đô la hoá". [17]
(iii) Đô la hóa là kết quả của quá trình quốc tế hóa giao lưu thương mại
Trong điều kiện của thế giới ngày nay, hầu hết các nước đều thực thi cơ chế
kinh tế thị trường mở cửa; quá trình quốc tế hoá giao lưu thương mại, đầu tư và hợp
tác kinh tế ngày càng tác động trực tiếp vào nền kinh tế và tiền tệ của mỗi nước, nên
trong từng nước xuất hiện nhu cầu khách quan sử dụng đơn vị tiền tệ thế giới để thực
hiện một số chức năng của tiền tệ, song song với đồng bản tệ, Việt Nam ta cũng không
thoát khỏi xu thế chung đó. Đô la hoá ở đây có khi là nhu cầu, trở thành thói quen
thông lệ ở các nước, mặc dù mức độ ở từng nước là khác nhau. [17]
(iv) Đô la hóa phụ thuộc vào tình hình kinh tế xã hội của mỗi quốc gia
 Trình độ phát triển kinh tế cùng tính chất của nền kinh tế đó. Đô la hóa thường
rơi vào các nước có trình độ phát triển thấp, các nước đang phát triển, đang
trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
16
 Trình độ dân trí và tâm lý người dân.
 Trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng, nhất là hoạt động thanh toán. Rõ
ràng khi hệ thống ngân hàng còn non trẻ, hoạt động thanh toán chưa phát triển,
công nghệ thanh toán còn lạc hậu thì thường có tình trạng đô la hóa nền kinh tế.
 Chính sách tiền tệ và cơ chế quản lý ngoại hối, cùng mức độ đảm bảo tính
nghiêm minh của cơ chế quản lý. Nếu như đồng nội tệ ổn định, cơ chế quản lý
ngoại hối chặt chẽ thì tình trạng đô la hóa nền kinh tế rất khó xảy ra.
 Khả năng chuyển đổi của đồng tiền nội tệ - đồng tiền của quốc gia đó.
Những yếu tố nói ở trên mức độ càng thấp thì quốc gia đó sẽ có tình trạng đô
la hóa càng cao. [17]
1.4.4. Tiêu chí đo lường mức độ đô la hóa
Để nghiên cứu vấn đề này một cách cụ thể ta cần xem xét trên cả hai khía
cạnh sau:
 Lượng tiền mặt ngoại tệ trong lưu thông (DCC - dollar currency in circulation).
Đây chính là nhân tố chính của tình trạng đô la hóa ở một số nước.
Việc xác định chính xác lượng đô la này là rất khó, nhất là đối với các nước
đang phát triển và đang chuyển đổi khi mà tình trạng buôn lậu còn lớn chưa kiểm soát
được, bộ máy hải quan còn non kém và tuỳ tiện, luật pháp không nghiêm, tình trạng
tham nhũng đáng lo ngại. Do đó, chỉ có thể căn cứ vào các nguồn đô la Mỹ chuyển từ
nước ngoài vào trong nước qua con đường tư nhân như: thu nhập từ buôn lậu hay buôn
bán tiểu ngạch, kiều hối, quà biếu và quà tặng bằng đô la Mỹ, cá nhân mang trực tiếp
theo mình khi xuất cảnh có khai báo (trên mức quy định) và không khai báo (không tự
giác khai báo và dưới mức phải khai báo), các nguồn thu bằng đô la Mỹ ở trong nước,
như : dịch vụ du lịch với khách nước ngoài ... Bởi vậy, chủ yếu phải dựa vào quan sát,
thông tin dư luận, nhìn nhận các giao dịch thanh toán trong dân cư, nhất là các giao
dịch có giá trị lớn, như: mua bán bất động sản mua xe máy,...
Đặc biệt là người dân còn có tâm lý cất trữ đô la Mỹ trong nhà mà không phải
bất kỳ ai cũng sẵn sàng gửi vào ngân hàng, sử dụng USD trong thanh toán mua đất đai,
nhà ở, các cửa hàng, cửa hiệu, khách sạn nhà hàng, công ty du lịch và dịch vụ công
khai hay không công khai thu tiền của khách hàng bằng ngoại tệ...
- Lượng tiền gửi ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng (FCDs - foreign curency
depoits). Tiền gửi ngoại tệ chiếm một phần đáng kể trong khối tiền mở rộng (ở Việt
Nam là M2 tức tổng phương tiện thanh toán) của một số nước đang phát triển. Theo
Thang Long University Library
17
quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tiêu chí để đánh giá mức độ đô la hoá ở một quốc gia là tỷ lệ
tiền gửi ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán. Theo cách tính này, IMF cho rằng
nếu tỷ lệ này (FCDs/M2) lớn hơn 30% thì được đánh giá là có mức độ đô la hoá cao.
Trên thực tế, tỷ lệ FCDs/M2 bằng 15% - 20% là phổ biến ở những nước duy trì tiền
gửi ngoại tệ.
1.4.5. Những tác động của đô la hóa
Đô la hoá nền kinh tế có những mặt lợi và mặt hại nhất định của nó song
chúng ta phải nhận rõ cái lợi và cái hại để từ đó khai thác những mặt có lợi và hạn chế
những ảnh hưởng có hại đến nền kinh tế.
1.4.5.1. Những tác động tích cực
(i) Đô la hóa tạo một cái van giảm áp lực cho nền kinh tế trong thời kỳ lạm phát
cao, bị mất cân đối và các điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định. Đồng thời, do có
một lượng lớn đô la Mỹ trong hệ thống ngân hàng nên sẽ cung cấp cho các tác nhân
kinh tế một công cụ tự bảo vệ để chống lại lạm phát, và là phương tiện để mua hàng
hoá ở thị trường phi chính thức.
Tại các nước đô la hóa chính thức, bằng việc sử dụng đồng ngoại tệ, họ sẽ hạ
thấp được tỷ lệ lạm phát hiện tại và rủi ro lạm phát trong tương lai. Các nước này sẽ đảm
bảo duy trì được tỷ lệ lạm phát gần với mức lạm phát thấp ở các nước phát hành đồng
ngoại tệ. Khi đó, lạm phát thấp sẽ làm tăng sự an toàn với tài sản cá nhân, khuyến khích
tiết kiệm và cho vay dài hạn. Lạm phát thấp cũng giúp những người nghỉ hưu, những
người có thu nhập cố định, những người nghèo có tài khoản tại ngân hàng được đảm bảo
rằng khoản tiết kiệm của họ được duy trì giá trị. Hơn nữa, ở những nước này, NHTW sẽ
không còn khả năng phát hành nhiều tiền và không thể trông chờ vào nguồn phát hành
này để trang trải thâm hụt ngân sách nhà nước, kỷ luật về tiền tệ và ngân sách được thắt
chặt. Do vậy, các chương trình ngân sách sẽ mang tính tích cực hơn.
(ii) Tình trạng đô la hóa được cho là có tác dụng thúc đẩy phát triển ngành Ngân
hàng và nâng cao vai trò của nó trong nền kinh tế, phản ánh dưới góc độ tỷ trọng
tiền gửi trong hệ thống ngân hàng.
Điều này có được là do người gửi tiền thay vì chuyển tài sản của mình bằng
ngoại tệ ra nước ngoài trong bối cảnh rủi ro lạm phát cao nay được phép, và có thể yên
tâm, gửi tài sản (bằng ngoại tệ) của mình vào hệ thống ngân hàng trong nước và hưởng
lãi tính theo ngoại tệ mà không cần bận tâm đến lạm phát của đồng bản tệ. Nói cách
khác, đô la hóa giúp cung cấp “dinh dưỡng” nuôi sống hệ thống ngân hàng trong nước.
Tăng cường khả năng cho vay của ngân hàng và khả năng hội nhập quốc tế.
18
Với một lượng lớn ngoại tệ thu được từ tiền gửi tại ngân hàng, các ngân hàng sẽ có
điều kiện cho vay nền kinh tế bằng ngoại tệ. Qua đó, hạn chế việc phải vay nợ nước
ngoài và tăng khả năng kiểm soát của NHTW đối với luồng ngoại tệ. Đồng thời, các
ngân hàng cũng có điều kiện mở rộng các hoạt động đối ngoại, thúc đẩy quá trình hội
nhập của thị trường trong nước với thị trường quốc tế.
(iii) Đô la hóa giúp hạ thấp chi phí giao dịch:
 Đối với chi phí do chênh lệch tỷ giá: Đối với những nước đô la hoá chính thức
các chi phí như chênh lệch giữa tỉ giá mua và bán khi chuyển đổi từ đồng tiền
này sang đồng tiền khác bị xoá bỏ .Ví dụ, thông qua việc dùng USD, Mexico đã
giảm được một khối lượng đáng kể chi phí giao dịch thương mại với Nhật Bản,
vì khâu chuyển từ Peso sang USD đã được xóa bỏ.
 Chi phí dự phòng rủi ro tỷ giá: Chi phí này cũng không cần thiết, điều này giúp
thúc đẩy thương mại và đầu tư giũa các nước làm cho các nhà đầu tư quốc tế tin
tưởng hơn khi đầu tư vào nước đó .
 Chi phí kinh doanh của các ngân hàng: Các ngân hàng có thể hạ thấp lượng dự
trữ vì thế mà giảm đưọc chi phí kinh doanh việc tồn tại của hai đồng tiền buộc
các ngân hàng phải tiến hành danh mục đầu tư tách biệt giữa nội tệ và ngoại tệ .
(iv) Lãi suất thấp hơn khuyến khích nền kinh tế tăng trưởng.
Ở các nước đô la hoá chính thức người ta sẽ thực hiện so sánh và tiếp nhận
những đồng tiền nào có giá trị hơn, có mặt bằng lãi suất thấp hơn. Mặt bằng lãi suất
thấp sẽ cho phép tăng trưởng kinh tế cao hơn và sẽ tạo điều kiện thu hẹp khoảng cách
giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển và chênh lệch lãi suất đối với
vay nợ nước ngoài cũng thấp hơn nên các khoản vay nợ được trả dễ dàng. Do đó mà
những người ủng hộ việc đô la hoá cho rằng lãi suất thấp sẽ tạo điều kiện để kinh tế
tăng trưởng cao hơn .
(v) Đô la hoá ở mức độ rộng sẽ rút ngắn chênh lệch tỉ giá trên hai thị trường chính
thức và phi chính thức ngay trong nước.
Khi đó tỉ giá chính thức càng sát với tỉ giá trên thị trường phi chính thức, các
hoạt động càng có động cơ chuyển từ thị trường phi chính thức “bất hợp pháp” sang
thị trường chính thức “hợp pháp”.
(vi) Mức độ hội nhập quốc tế ngày một rộng hơn – tạo uy tín lớn trên thế giới.
Các nước thực hiện quá trình đô la hoá chính thức có thể loại bỏ rủi ro cán cân
thanh toán và những kiểm soát mua ngoại tệ, khuyến khích tự do thương mại và đầu tư
Thang Long University Library
19
quốc tế. Các nền kinh tế đô la hóa có thể được hưởng chênh lệch lãi suất đối với vay
nợ nước ngoài thấp hơn, chi ngân sách giảm xuống và thúc đẩy tăng trưởng, đầu tư.
Đô la hóa có thể giúp người ta dự đoán tỷ giá hối đoái dễ dàng hơn. Đối với
những nước áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi thuộc khu vực sử dụng đồng đô la sẽ giúp
cho họ giảm được những bất ổn trong mua bán và đầu tư quốc tế nảy sinh do biến
động tỷ giá giữa đồng nội tệ và các đồng tiền ngoài khu vực, làm giảm rủi ro tỷ giá
(người ta không còn phải lo đến việc bản tệ bị mất giá hay lên giá nữa), và do đó, thúc
đẩy thương mại quốc tế, điều này lại góp phần thúc đẩy tăng trưởng.
Đô la hóa cũng là một trong những giải pháp giúp giảm lạm phát, từ đó có thể
giảm lãi suất thực nền kinh tế và kích thích đầu tư, và do đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
1.4.5.2. Những tác động tiêu cực
Khi bị đô la hóa, nền kinh tế trong nước phụ thuộc rất lớn vào đồng đô la, đặc
biệt là hệ thống tài chính. Sự ổn định của hê thống tài chính cột chặt vào đồng đô la.
Điều này dẫn tới, một cuộc khủng hoảng kinh tế bên ngoài có thể ảnh hưởng nặng nề
tới hệ thống tài chính của nước có hệ thống tài chính dựa trên hai đồng tiền. Đôla hóa
sẽ làm cho các nước rất khó phản ứng thành công với các bất ổn, biến động từ bên
ngoài (vì đã mất đi một công cụ hữu hiệu chống sốc là chính sách tiền tệ). Điều này
làm cho các nền kinh tế đôla hóa dễ bị tổn thương bởi các cú sốc ngoại lai và thậm chí
còn làm giảm tăng trưởng.
Đối với chính sách tài khóa
 Đô la hóa làm yếu kém hoạt động và hiệu quả của chính sách tài khóa
+ Nó hạ thấp doanh thu từ việc phát hành tiền và làm trầm trọng hơn tác động
của lạm phát từ việc tài trợ thâm hụt ngân sách thông qua hệ thống ngân
hàng.
+ Đô la hóa cũng cho phép một bộ phận nhất định các hoạt động kinh tế trốn thuế.
+ Đô la hóa làm yếu kém hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước, xét về
khả năng tạo lợi nhuận cũng như đóng góp cho ngân sách, đặc biệt là các
doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp vì nó đã góp phần làm chệch hướng
sản xuất sang thị trường không chính thức.
 Chi phí lớn trong việc thu hồi nội tệ và đưa ngoại tệ vào lưu thông.
Đối với chính sách tiền tệ
– Đô la hóa làm giảm hiệu quả điều hành của CSTT. CSTT của NHTW không phát
20
huy được hiệu quả, bị mất tính độc lập và chịu ảnh hưởng nhiều bởi diễn biến kinh tế
quốc tế, nhất là khi xảy ra các cuộc khủng hoảng kinh tế, cụ thể:
+ Gây khó khăn trong việc dự đoán diễn biến tổng phương tiện thanh toán, qua đó
việc quyết định điều tiết lượng tiền cung ứng của NHNN kém chính xác và không kịp
thời. “Lượng tiền cung ứng (M2) về cơ bản chịu tác động bởi các hoạt động của
NHTW thông qua việc NHTW sử dụng các công cụ CSTT như nghiệp vụ thị trường
mở, tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc... Tuy nhiên, lượng tiền cung ứng còn chịu ảnh hưởng
của nhiều nhân tố không thuộc kiểm soát của NHTW, đó là nhân tố ảnh hưởng đến kết
quả của cán cân thanh toán, vì tài sản Có ngoại tệ ròng là kết quả của cán cân thanh
toán, và điều này hoàn toàn đúng với mọi nền kinh tế. Riêng đối với nền kinh tế bị đô
la hóa, lượng tiền cung ứng thay đổi do những nhân tố ngoài kiểm soát của NHTW là
kết quả của cán cân thanh toán còn chịu tác động bởi những thay đổi về tiền gửi ngoại
tệ huy động của các NHTM, mặc dù sự thay đổi về tiền gửi ngoại tệ cũng một phần
chịu tác động bởi thay đổi cán cân thanh toán, nhưng những thay đổi về xuất nhập
khẩu thì tác động trực tiếp đến tiền gửi ngoại tệ của doanh nghiệp tại NHTM, sự thay
đổi tiền gửi ngoại tệ của doanh nghiệp NHTW có thể dự báo được nhưng sự thay đổi
tiền gửi tiết kiệm của dân chúng thì khó dự báo. Mà sự tăng thêm của tiền gửi ngoại tệ
sẽ có tác động làm tăng M2 ngoài tầm kiểm soát của NHNN.” [11]
+ Vai trò điều tiết tiền tệ của NHNN thông qua các công cụ CSTT bị hạn chế: Nếu
như không có hiện tượng đô la hóa thì cứ 1 đồng của NHNN đưa ra lưu thông thì tạo
ra 2 đồng của M2, còn nếu có tiền gửi ngoại tệ trong M2 (tức nền kinh tế bị đô la hóa),
thì sự tăng của M2 không phải là 2 mà lớn hơn 2 tùy thuộc vào tỷ trọng ngoại tệ trong
M2. Đô la hóa có tác động trực tiếp đến hệ số tạo tiền, đô la hóa càng cao thì hệ số tạo
tiền càng lớn và mức chênh lệch giữa hệ số tạo tiền M2 với hệ số tạo tiền M2 - tiền gửi
ngoại tệ khoảng cách càng xa và hệ số tạo tiền không ổn định. Do vậy, điều hành
CSTT để đạt được mức tăng của M2 theo định hướng, thông qua sự tăng giảm tiền cơ
sở nhiều khi không đạt được kết quả như mong muốn. [11]
– Điều hành CSTT nhằm đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát thông qua mục tiêu
trung gian bị méo mó bởi đô la hóa. Trong một nền kinh tế bị đô la hóa cao, M2 tăng
lên do sự tăng lên của tiền gửi ngoại tệ, trong đó có sự tăng lên của tiền gửi tiết kiệm
ngoại tệ. Khi tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tăng mà M2 tăng thì mức độ tác động của
M2 đến lạm phát là yếu hơn khi M2 tăng bởi yếu tố tăng tín dụng và tăng tiền mặt
ngoài lưu thông. Như vậy, chọn lượng tiền cung ứng (MS) là mục tiêu trung gian trong
điều hành CSTT thời kỳ đô la hóa cao sẽ làm giảm hiệu quả điều hành CSTT. [11]
– Đô la hóa cao gắn liền với rủi ro cao trong việc giữ ổn định hệ thống ngân hàng,
qua đó việc điều hành CSTT nhằm đạt mục tiêu ổn định tiền tệ gặp trở ngại lớn. Đô la
Thang Long University Library
21
hóa cao thì tỷ lệ tiền gửi bằng ngoại tệ của dân chúng trong hệ thống ngân hàng sẽ lớn.
Khi dân chúng ồ ạt rút ngoại tệ, các NHTM sẽ gặp khó khăn lớn trong việc đáp ứng
nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ. Khi đó ngân hàng nhà nước của nước bị đô la hóa
cũng không thể hỗ trợ được vì không có chức năng phát hành đô la Mỹ. [11]
– Đô la hóa làm cho đồng nội tệ nhạy cảm hơn với các thay đổi từ bên ngoài, do
đó những cố gắng của chính sách tiền tệ nhằm tác động đến tổng cầu nền kinh tế thông
qua việc điều chỉnh lãi suất cho vay trở nên kém hiệu quả.
– Đô la hóa chính thức sẽ làm mất đi chức năng của NHTW là người cho vay cuối
cùng. Trong các nước đang phát triển chưa bị đô la hóa hoàn toàn, mặc dù các ngân
hàng có vốn tự có thấp, song công chúng vẫn tin tưởng vào sự an toàn đối với các
khoản tiền gửi của họ tại các ngân hàng. Nguyên nhân là do có sự bảo lãnh ngầm của
Nhà nước đối với các khoản tiền này. Điều này chỉ có thể làm được đối với đồng tiền
nội tệ, chứ không thể áp dụng được đối với đô la Mỹ. Đối với vác nước đô la hóa hoàn
toàn, khu vực ngân hàng sẽ trở nên bất ổn hơn trong trường hợp ngân hàng thương mại
bị phá sản và sẽ phải đóng cửa khi chức năng người cho vay cuối cùng của ngân hàng
trung ương đã bị mất.
Đối với chính sách tỷ giá
Đô la hoá tác động đến cơ chế truyền dẫn của tỷ giá hối đoái. Tác động khuếch
đại của phá giá tiền tệ sẽ trở nên yếu kém do phá giá tiền tệ chỉ tác động đến một bộ
phận nhỏ hơn tài sản có tính thanh khoản. Sự yếu kém của chính sách tỷ giá xuất hiện
bất kể có tồn tại hay không chênh lệch trên thị trường phi chính thức so với thị trường
chính thức. Đô la hóa có thể làm cho cầu tiền trong nước không ổn định, do người dân
có xu hướng chuyển từ đồng nội tệ sang đô la Mỹ, làm cho cầu của đồng đô la Mỹ
tăng mạnh gây sức ép đến tỷ giá.
Bên cạnh đó, nếu mặt bằng giá cả trong nước tăng nhanh hơn ở Mỹ thì hệ quả
đồng đô la sẽ tăng giá trị thực, khả năng cạnh tranh so với Mỹ (và các nước còn lại
trên thế giới giảm sút). Khi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế thực hiện phá
giá đồng tiền thì quốc gia bị đô la hoá sẽ không còn khả năng để bảo vệ sức cạnh tranh
của khu vực xuất khẩu thông qua việc điều chỉnh lại tỷ giá hối đoái. Ngân hàng không
có sức đề kháng trước những biến động về tỷ giá có thể dẫn đến khủng hoảng hệ thống
ngân hàng.
Rõ ràng lợi thế của việc tiếp nhận đồng đô la là có giá trị ổn định chỉ thực có
nếu như Mỹ là đối tác thương mại quan trọng nhất. Chừng nào không có được điều
kiện này thì luôn luôn xuất hiện nguy cơ sự lên giá của đồng đô la so với đồng EURO,
đồng JPYvà các đồng tiền khác sẽ làm giảm sút khả năng cạnh tranh của xuất khẩu
22
trong nước.
1.5. Đô la hóa ở một số nước trên thế giới
1.5.1. Đô la hóa ở Panama
Theo báo cáo thường niên của IMF có cung cấp danh sách đầy đủ thì Panama
là một ví dụ điển hình cho trường hợp bị đô la hóa chính thức. Quốc gia này đã từ bỏ
đồng tiền riêng của mình và sử dụng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ hợp pháp duy nhất.
Cán cân thanh toán là yếu tố quyết định thay đổi về cung tiền. Cán cân thanh toán
dương sẽ làm cung tiền tăng. Như vậy, Panama là quốc gia bị đô la hóa trực tiếp, hoàn
toàn và chính thức. Hình thức đô la hóa hoàn toàn và chính thức có thể sẽ là lựa chọn
tối ưu đối với một nền kinh tế quy mô tương đối nhỏ, có hoạt động giao thương mạnh
mẽ với khu vực đồng đô la Mỹ (với Mỹ hoặc với các quốc gia có đồng bản tệ được
neo vào đồng đô la Mỹ), và có khu vực tài chính liên hệ mật thiết với khu vực tài
chính của Mỹ ( ví dụ thông qua sự hiện diện tại địa phương của các tổ chức tài chính
Mỹ). Đối với những quốc gia như Panama, việc thiết lập và bảo vệ đồng tiền nội tệ có
thể sẽ phải đi kèm với những phí tổn khổng lồ, đặc biệt là lãi suất trong nước cao hơn
so với lãi suất của Mỹ. Việc sử dụng đồng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ trong nước
mang lại ảnh hưởng tích cực tới hệ thống và mức lãi suất thấp. Panama đã “vay mượn”
chất lượng cao của đồng đô la Mỹ với tư cách là đơn vị tiền tệ chủ yếu quốc tế.
Tuy nhiên, việc đô la hóa hoàn toàn và chính thức luôn đi kèm với những chi phí
kinh tế nhất định. Panama đã bỏ qua một nguồn tạo doanh thu từ thuế phát hành tiền.
Doanh thu quốc gia hàng năm từ nguồn thuế phát hành tiền này thường chiếm 1% - 1,5%
GDP. Ngoài ra, Panama không thể tự mình in tiền đô la Mỹ, có nghĩa là ở bất kỳ thời
điểm nào thì cung tiền tệ cũng hoàn toàn không có tính chất co giãn, và NHTW hoàn toàn
không thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng để hỗ trợ các ngân hàng trong nước
khi thiếu thanh khoản toàn hệ thống. Hệ quả là rủi ro hệ thống của thị trường tài chính
trong nước tăng cao. Tất cả các mức lãi suất cũng như mức rủi ro vỡ nợ tương ứng đều do
FED quyết định chứ không phải là do NHTW Panama. Do chu kỳ kinh doanh của Mỹ và
Panama có thể không trùng khớp nhau nên có thể xảy ra trường hợp lãi suất tăng vào
đúng thời điểm nền kinh tế trong nước đang cần một mức lãi suất thấp hơn.
1.5.2. Đô la hóa ở Brazil
Brazil là một ví dụ cho trường hợp đô la hóa không chính thức. Quốc gia này
trước đây từng ghi nợ quốc gia bằng đô la Mỹ (trái phiếu quốc tế) và sử dụng đô la Mỹ
làm loại tiền tham chiếu để điều chỉnh các chỉ số khác. Tuy nhiên, việc sử dụng đô la
Mỹ trong các giao dịch và hợp đồng tiền tệ trong nước luôn bị cấm. Brazil có thể coi là
một quốc gia bị đô la hóa gián tiếp, không chính thức và không hoàn toàn.
Thang Long University Library
23
Gần đây, Brazil đã hạn chế được một cách rất thành công tình trạng đô la hóa,
và trong vòng những năm qua Brazil đã gần như hòan toàn phi đô la hóa. Thành công
của Brazil là hệ quả tất yếu từ những nỗ lực được cân nhắc cẩn thận của quốc gia này
trong cuộc chiến chống đô la hóa:
 Đồng đô la Mỹ không được phép sử dụng ở Brazil, dù là để làm phương tiện
trao đổi, làm đơn vị hạch toán hay dự trữ giá trị. Kết quả là tất cả các tài khoản
ngân hàng đều bằng đồng Real - đồng nội tệ của Brazil.
 Tất cả các dòng vốn vào Brazil đều buộc phải chuyển đổi từ ngoại tệ (USD)
sang đồng Real. Mọi dòng tiền bằng ngoại tệ ra khỏi Brazil đều bị cấm.
 Các ngân hàng không cho vay bằng đô la Mỹ. Công ty tư nhân không được
phép phát hành trái phiếu bằng đồng đô la Mỹ.
Mặc dù vậy, trong rất nhiều năm, do hệ quả của một đồng nội tệ yếu kém (lạm
phát, thường xuyên bị phá giá), nên các trái phiếu chính phủ của Brazil buộc phải để
mệnh giá bằng đồng USD hoặc phải chỉ số hóa theo đồng USD. Vào năm 1999, một
chiến lược chống đô la hóa đã được triển khai:
 NHTW Brazil chuyển đổi từ chế độ neo giữ tỷ giá (gián tiếp) với đồng đô la
Mỹ sang chế độ định hướng lạm phát. Việc này cho phép sử dụng tỷ giá hối
đoái một cách năng động làm công cụ chống đô la hóa.
 Chính sách lãi suất được vận dụng một cách hết sức tích cực (mức lãi suất thực rất
cao) nhằm đưa đồng Real trở thành phương tiện dự trữ giá trị và chống lạm phát.
 Chính sách tài khóa hàng năm đem lại thặng dư ngân sách sơ cấp (thặng dư
ngân sách không bao gồm phần chi trả lãi cho dư nợ hiện hành của chính phủ)
là 4,5% để hỗ trợ cho những nỗ lực nói trên.
Tỷ lệ lãi suất cao và lạm phát thấp đã làm cho tài sản bằng đồng Real trở nên
vô cùng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. NHTW sử dụng biện pháp can
thiệp ngoại hối để kiểm soát chặt chẽ dòng tiền vào nhằm hạn chế việc đồng Real tăng
giá, nhưng vẫn duy trì được kỳ vọng của nhà đầu tư về một đồng Real mạnh. Hiện tại,
khi đã hoàn toàn phi đô la hóa, Brazil lên kế hoạch cho những bước đi cuối cùng nhắm
đến mục tiêu dần dần mở cửa để có được đồng real tự do chuyển đổi hoàn toàn trong
điều kiện đồng Real đã trở thành một đồng tiền chủ chốt trong khu vực.
Brazil là một ví dụ minh họa cho một chiến lược chống đô la hóa thành công,
rất đáng để các chuyên gia Việt Nam nghiên cứu kỹ.
24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Đô la hóa (dollarization) là hiện tượng một đồng ngoại tệ (thường là ngoại tệ
mạnh và có khả năng tự do chuyển đổi) được sử dụng thay thế đồng nội tệ trong một
hoặc một số chức năng tệ tiền tệ như thước đo giá trị, phương tiện trao đổi hay cất trữ.
Trong thực tế, đô la hóa là tình trạng phổ biến của các nước đang phát triển
hoặc các nước đang chuyển đổi. Những nước này thường có nền kinh tế kém ổn định,
tỉ lệ lạm phát cao, giá trị đồng nội tệ giảm liên tục, công chúng thích giữ các tài sản
bằng ngoại tệ nhằm tự phòng ngừa rủi ro giảm giá, phá giá của đồng nội tệ. Đô la hóa
cũng có những lợi ích kinh tế nhất định, như đô la hóa gắn chặt hơn nền kinh tế trong
nước với nền kinh tế quốc tế, mở ra cơ hội cạnh tranh với các thị trường này, giảm chi
phí in tiền cho NHTW. Tuy nhiên, đô la hóa cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến
nền kinh tế, nhất là khi nền kinh tế đang trong giai đoạn lạm phát cao thì nó sẽ góp
phần phá vỡ lòng tin đối với đồng bản tệ, nó là nhân tố tiềm ẩn gây ra sự yếu kém của
hệ thống ngân hàng, có thể gây ra những biến động mạnh trên bảng cân đối tiền tệ của
các NHTM. Vì vậy, trong nền kinh tế bị đô la hóa đòi hỏi chấp nhận những giải pháp
kiểm soát hoạt động ngân hàng thận trọng và nhất là đô la hóa làm cho điều hành
chính sách tiền tệ trong nước phụ thuộc nhiều vào CSTT của nước ngoài, việc điều
hành CSTT trở nên khó khăn hơn.
Như vậy, ta có thể kết luận rằng tình trạng đô la hóa không phải hoàn toàn có
lợi (tích cực), nhưng cũng không phải là hoàn toàn không có lợi (tiêu cực). Trong thực
tế, có tình trạng đô la hóa có thể là việc chủ động hay bị động của chính phủ... Chúng
ta không thể xóa bỏ hoàn toàn đô la hóa và phủ định sự tồn tại tất yếu của tình trạng
này tại những thời điểm nhất định và những mức độ đô la hóa nhất định.
Đối với một nền kinh tế, nếu tình trạng đô la hóa quá mức và được coi là không
có lợi (tiêu cực) cho nền kinh tế như là nguy cơ của sự mất ổn định tiền tệ, mất ổn định
kinh tế vĩ mô,...hay có nguy cơ dẫn đến các hiệu ứng tiêu cực khác… thì vấn đề cần
đặt ra là nên chống đô la hóa, kiểm soát tình trạng đô la hóa ở mức độ nhất định.
Thang Long University Library
25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÔ LA HÓA TẠI VIỆT NAM
Đô la hóa là hiện tượng phổ biến xảy ra ở nhiều nước, đặc biệt là ở các nước
đang phát triển và ở Việt nam không phải là một ngoại lệ. Lý thuyết đã chỉ ra rằng tình
trạng đô la hóa là một sự tồn tại tất yếu ở các nền kinh tế nhỏ có đồng bản tệ yếu, đặc
biệt trong điều kiện kinh tế vi mô bất ổn (như lạm phát gia tăng…). Đô la hóa cũng là
sản phẩm của quá trình mở cửa hội nhâp quốc tế của một số nền kinh tế đang chuyển
đổi. Đô la hóa phản ánh những ứng xử của dân chúng (bao gồm cả các tổ chức) trong
nền kinh tế thị trường khi tài sản (thu nhập, sự giầu có) gia tăng, phản ánh ứng xử của
dân chúng về lựa chọn tài sản trước tình hình kinh tế không thuận lợi hay rủi ro hơn
(như lạm phát hay đồng nội tệ mất giá…) hoặc lợi ích kinh tế giữa nắm giữ ngoại tệ và
nội tệ (như lãi suất,.. cơ hội đầu tư…)
Do đó, để đánh giá về đô la hóa nền kinh tế Việt Nam, khóa luận sẽ đi nghiên
cứu về kinh tế Việt Nam trong những năm qua trên một số phương diện có ảnh hưởng
đến tình hình đô la hóa nền kinh tế: (i) Tổng quan kinh tế Việt Nam trong quá trình cải
cách kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế và (ii) Tình hình ổn định kinh tế vĩ mô tác động
đến lòng tin vào đồng nội tệ (VND) của dân chúng và (iii) những yếu tố vi mô khác
tác động đến tình trạng đô la hóa tại Việt Nam.
2.1. Kinh tế Việt Nam trong quá trình cải cách, hội nhập kinh tế quốc tế.
2.1.1. Kinh tế Việt Nam qua một số chỉ tiêu phát triển
Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc “Đổi mới” kinh tế từ năm 1986. Chủ
trương đổi mới trong những năm qua được thực hiện khá nhất quán với ba trụ cột cơ
bản, đó là: (i) Chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ
chế thị trường, (ii) Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó khu vực dân doanh
đóng vai trò ngày càng quan trọng, (iii) Chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và
thế giới theo lộ trình khá thận trọng.
Kết quả của công cuộc đổi mới củaViệt Nam trong hơn 20 năm qua là khá ấn
tượng: Kinh tế tăng trưởng liên tục ở mức cao, tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn
1990-2010 là 7,2%; Thu nhập GDP bình quân trên đầu người tăng mạnh.
26
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân trên đầu người của
Việt Nam giai đoạn 1990-2010
Năm Quy mô dân số
(Nghìn người)
Quy mô GDP
(tỷ đồng)
Tốc độ tăng
trưởng (%)
GDP/người
1990 66.016,7 131.968 5,10 105
1995 71.995,5 195.568 9,54 288
2000 77.635,4 273.666 6,79 391
2003 80.902,4 336.242 7,26 492
2005 83.106,3 393.031 8,43 636
2006 84.136,8 425.373 8,17 723
2007 85.154,9 461.433 8,48 835
2008 86.116,0 490.181 6,18 1.047
2009 86.024,6 515.909 5,32 1.083
2010 88.256,3 550.887 6,78 1.168
(Nguồn: Tính toán từ số liệu Niên giám thống kê Việt Nam, WB và IMF)
Nếu năm 1990, GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ khoảng trên 100
USD, thì năm 2010, GDP bình quân ước tính đạt khoảng 1.200 USD/người (theo giá
hiện hành). Việt Nam đã thoát ra khỏi nhóm nước nghèo (nhóm nước có thu nhập thấp
nhất) và nằm trong nhóm các nước có thu nhập bình quân trung bình thấp. Tình trạng
đói nghèo giảm đi đáng kể. Mức độ nghèo giảm từ 58.1% năm 1993 xuống 16% năm
2006, và số người ở mức dưới tuyến nghèo giảm từ 20.2% dân số năm 2005 xuống
12.3% năm 2009. Về kinh tế đối ngoại, từ một nước nhập khẩu gạo, Việt Nam đã trở
thành nước hàng đầu trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu gạo (và một số nông sản
khác). Việt Nam cũng đã thu hút được lượng lớn dòng vốn ngoại (FDI, ODA, FII) và
lượng kiều hối chuyển về nước..
Thang Long University Library
27
Hình 2.1: Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 1990-2010. [13]
Nhìn vào hình 2.1, chúng ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng của các ngành nông-
lâm- ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều chậm lại. Trước năm 1997, tốc độ tăng
trưởng công nghiệp rất cao. Tuy nhiên sau đó đã giảm mạnh. Từ năm 2009, ngành
công nghiệp Việt Nam mới có dấu hiệu phục hồi song mức độ tăng trưởng của ngành
này vẫn thấp hơn nhiều so với thời kỳ những năm 90. Khu vực công nghiệp và xây
dựng 9 tháng năm 2010 tăng 7.29%, cao hơn mức 4.64% của cùng kỳ năm trước.
Trong 11 tháng đầu năm 2010, sản xuất công nghiệp tăng trưởng 13.8%, gần gấp đôi
so với mức tăng 7.3% cùng kỳ năm 2009. Ngành công nghiệp tăng mạnh như vậy là
nhờ có sự phục hồi của thị trường bất động sản, giá nguyên vật liệu xây dựng như xi
măng, sắt thép…giảm mạnh ở mức thấp, đồng thời có thêm nhiều nguồn vốn bổ sung
thực hiện các dự án đầu tư từ giải pháp kích cầu của Chính phủ.
Đà phục hồi cũng có thể nhận thấy ở ngành dịch vụ, với mức tăng trưởng trong
9 tháng đầu năm 2010 đạt 7.24%, cao hơn nhiều so với mức 5.9% của cùng kỳ năm
2009. Sự phục hồi mạnh mẽ của ngành dịch vụ còn nhờ vào kết quả khả quan của
ngành du lịch, thương mại và dịch vụ tài chính.
Trong khi đó, ngành nông nghiệp Việt Nam không có những thay đổi đáng kể.
Tính đến hết tháng 9/2010, tăng trưởng khu vực nông nghiệp cũng đạt 2.89%, so với
mức 1.58% của cùng kỳ năm 2009.
Đóng góp vào sự phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 2010, đặc
biệt là giai đoạn 2001 -2010, chúng ta có thể nhận thấy vai trò to lớn của chính sách
mở cửa và hội nhập quốc tế là trong việc huy động nguồn vốn bên ngoài cho đầu tư
phát triển, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy thương mại và tạo công ăn việc làm. Theo
đó, đóng góp của các yếu tố đầu vào trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong các giai
đoạn 1996 - 2000; 2001 - 2005; 2006 - 2010 có kết quả như sau: (Xem bảng 2.2)
28
Bảng 2.2: Đóng góp của các yếu tố đầu vào tăng trưởng kinh tế
Việt Nam
Thời kỳ 1996-2000 2001-2005 2006-2010
1. Đóng góp theo điểm phần trăm (%) 6,96 7,51 7,02
- Vốn 3,09 3,23 3,16
- Lao động 2,63 2,49 1,82
-TFP 1,24 1,79 2,03
2. Đóng góp theo tỷ lệ phần trăm (%) 100,00 100,00 100,00
- Vốn 64,28 55,40 51,16
- Lao động 17,90 20,80 19,90
-TFP 17,83 23,80 28,94
( Nguồn: Vụ DBTKTT 2010)
Vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế, chiếm tỷ
trọng trên 50%, mặc dù qua từng giai đoạn vai trò của yếu tố vốn trong tăng trưởng
kinh tế đã giảm dần từ mức 64,28% trong giai đoạn 1996 - 2000 xuống 55,4% trong
giai đoạn 2001 - 2005 và xuống mức 51,16% trong giai đoạn 2006 - 2010. Yếu tố năng
suất các nhân tố tổng hợp (TFP) mặc dù đã đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng
kinh tế Việt Nam nhưng với tốc độ chậm và vẫn giữ ở mức khiêm tốn 28,94% trong
giai đoạn 2006 - 2010. Trong khi đó, lợi thế lao động rẻ của Việt Nam ngày càng
giảm.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, quy mô vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
cũng gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn 2001 - 2010. Nếu như năm 2001 vốn đầu tư
phát triển toàn xã hội chỉ chiếm 35,4% GDP, thì đến năm 2010 con số này ước là
41,9% GDP (Hình 2.2). Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP cũng tăng lên rất nhanh trong giai đoạn
2001 - 2010, đặc biệt là giai đoạn 2006 - 2010, có năm tỷ lệ này đã trên 46,5%. Tỷ lệ
này đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ vốn đầu tư/GDP
thuộc diện cao nhất thế giới.
Thang Long University Library
29
Hình 2.2 : Vốn đầu tư phát triển qua các năm
( Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2010)
2.1.2. Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
Với chủ trương tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế của
Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng. Việt Nam là
thành viên quan trọng trong ASEAN, tích cực thực hiện các cam kết Khu vực mậu
dịch tự do ASEAN (AFTA), là thành viên tích cực của APEC, ASEM và nhiều tổ chức
kinh tế quốc tế khác. Hợp tác kinh tế của Việt Nam với các nền kinh tế lớn như Mỹ,
EU, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ ngày càng được củng cố và mở rộng, Việt
Nam đã ký hiệp định thương mại song phương với Mỹ, Hiệp định khung Đối tác và
Hợp tác toàn diện (PCA) với EU, hiệp định đối tác kinh tế toàn diện với Nhật Bản.
Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ với trên 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, đánh dấu sự
hội nhập toàn diện và đầy đủ của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu.
Tháng 1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương
mại Thế giới WTO. Cánh cửa mở ra thế giới của Việt Nam đã được mở toang, đưa nền
kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới với tốc độ nhanh hơn, mạnh hơn.
Với những bước hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu, nước
ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, gặt hái được không ít thành quả trên tất cả
các lĩnh vực xuất nhập khẩu, đầu tư, viện trợ phát triển đều tăng nhanh, góp phần phát
triển kinh tế - xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người dân, tranh thủ được vốn,
công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo được không ít nguồn nhân lực, phát huy vai
trò của đất nước trên trường quốc tế.
Nhờ quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư do hội nhập kinh tế mang lại mà
quy mô thương mại quốc tế của Việt Nam ngày càng gia tăng. Nền kinh tế Việt Nam
hiện có độ mở rất lớn, lên đến 140-150% (độ mở của nền kinh tế được đánh giá thông
30
qua hoạt động xuất nhập khẩu trên tổng sản phẩm quốc nội). Kim ngạch xuất nhập
khẩu của Việt Nam những năm gần đây khoảng 130-140 tỉ USD, trong khi GDP chỉ
trên dưới 100 tỉ USD. Giá trị xuất khẩu tăng lên không ngừng nghỉ với định hướng
phát triển nền kinh tế xuất khẩu. Giai đoạn 2001-2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam theo giá thực tế tăng liên tục với mức trung bình khoảng 20%/năm; riêng năm
2009, do khủng hoảng của nền kinh tế thế giới, đà tăng không còn nữa và giá trị xuất
khẩu sụt giảm khoảng 10%. Nhưng đến năm 2010 thì lại tăng mạnh 19%. Tính chung
trong cả giai đoạn 2001-2010 thì mức tăng xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt 17%/năm.
Đây quả là một con số ấn tượng.
Bảng 2.3: Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2000-2010
Năm Tỷ lệ nhập
siêu/XK
(%)
Tỷ lệ nhập
siêu/GDP
(%)
Tỷ lệ nhập
khẩu/GDP
(%)
Tỷ lệ xuất
khẩu/GDP
(%)
XNK/GDP
(%)
2000 8.0 3.68 49.88 46.19 96.07
2001 7.9 3.61 49.23 45.63 94.86
2002 18.2 8.66 56.25 47.60 103.85
2003 25.3 13.37 66.11 52.75 118.86
2004 20.7 12.09 70.48 58.39 128.86
2005 13.3 8.12 69.22 61.09 130.31
2006 12.7 8.33 73.80 65.47 139.27
2007 29.2 19.89 87.90 68.01 155.92
2008 28.8 20.12 90.07 69.95 160.02
2009 21.85 13.32 74.30 60.97 135.27
2010 17.3 11,85 67,87 79,15 147,02
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Tuy nhiên, nhập siêu của nền kinh tế cũng tăng lên mạnh mẽ với tốc độ chóng
mặt (Bảng 2.3), bình quân giai đoạn 2001-2010 là 45%, trong đó đáng kể nhất là năm
2002 (tăng 130%) và năm 2007 (tăng 129%) khi Việt Nam trở thành thành viên chính
thức của WTO. Giá trị nhập khẩu và xuất siêu năm 2009 giảm mạnh tương ứng ở mức
gần -15% và -29% do chính sách kích cầu nội địa trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế
Thang Long University Library
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam

More Related Content

What's hot

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...Nguyễn Công Huy
 
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.gamaham3
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng t...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...
Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...
Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài tập quản trị ngân hàng thương mại
Bài tập quản trị ngân hàng thương mạiBài tập quản trị ngân hàng thương mại
Bài tập quản trị ngân hàng thương mạiKhai Hoang Nguyen
 

What's hot (20)

Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANKĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân đội
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân độiLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân đội
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân đội
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh VượngSơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
 
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
 
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
 
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
 
Đề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAY
Đề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAYĐề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAY
Đề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAY
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng t...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng t...
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
 
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!
 
Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...
Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...
Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
 
Bài tập quản trị ngân hàng thương mại
Bài tập quản trị ngân hàng thương mạiBài tập quản trị ngân hàng thương mại
Bài tập quản trị ngân hàng thương mại
 
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOTĐề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Sacombank Hải Phòng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Sacombank Hải PhòngĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Sacombank Hải Phòng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Sacombank Hải Phòng
 

Viewers also liked

20. Пасожжа, Берасцейская зямля і Панямонне
20. Пасожжа, Берасцейская зямля і Панямонне20. Пасожжа, Берасцейская зямля і Панямонне
20. Пасожжа, Берасцейская зямля і ПанямоннеAnastasiyaF
 
Teleseminar secrets preview 2008 09 -- mindmap
Teleseminar secrets preview 2008 09 -- mindmapTeleseminar secrets preview 2008 09 -- mindmap
Teleseminar secrets preview 2008 09 -- mindmapJames Nance
 
Lindsey Reid Resume3
Lindsey Reid Resume3Lindsey Reid Resume3
Lindsey Reid Resume3Lindsey Reid
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần omnisysrem vn
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần omnisysrem vnGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần omnisysrem vn
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần omnisysrem vnhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
EU: Cyclic Hydrocarbons – Market Report. Analysis and Forecast to 2020
EU: Cyclic Hydrocarbons – Market Report. Analysis and Forecast to 2020EU: Cyclic Hydrocarbons – Market Report. Analysis and Forecast to 2020
EU: Cyclic Hydrocarbons – Market Report. Analysis and Forecast to 2020IndexBox Marketing
 
Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Viewers also liked (14)

20. Пасожжа, Берасцейская зямля і Панямонне
20. Пасожжа, Берасцейская зямля і Панямонне20. Пасожжа, Берасцейская зямля і Панямонне
20. Пасожжа, Берасцейская зямля і Панямонне
 
Rohan Ishan
Rohan IshanRohan Ishan
Rohan Ishan
 
Teleseminar secrets preview 2008 09 -- mindmap
Teleseminar secrets preview 2008 09 -- mindmapTeleseminar secrets preview 2008 09 -- mindmap
Teleseminar secrets preview 2008 09 -- mindmap
 
Lindsey Reid Resume3
Lindsey Reid Resume3Lindsey Reid Resume3
Lindsey Reid Resume3
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần omnisysrem vn
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần omnisysrem vnGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần omnisysrem vn
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần omnisysrem vn
 
6- Writing a SRS-Dec-2016
6- Writing a SRS-Dec-20166- Writing a SRS-Dec-2016
6- Writing a SRS-Dec-2016
 
Ν.4447/16
Ν.4447/16Ν.4447/16
Ν.4447/16
 
Primero e
Primero ePrimero e
Primero e
 
Hypersensitivities
HypersensitivitiesHypersensitivities
Hypersensitivities
 
EU: Cyclic Hydrocarbons – Market Report. Analysis and Forecast to 2020
EU: Cyclic Hydrocarbons – Market Report. Analysis and Forecast to 2020EU: Cyclic Hydrocarbons – Market Report. Analysis and Forecast to 2020
EU: Cyclic Hydrocarbons – Market Report. Analysis and Forecast to 2020
 
Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hòan thiện công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
21 dns linux_asoitson
21 dns linux_asoitson21 dns linux_asoitson
21 dns linux_asoitson
 
Aspek ekonomi
Aspek ekonomiAspek ekonomi
Aspek ekonomi
 
Las vocales
Las vocalesLas vocales
Las vocales
 

Similar to Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam

Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019phamhieu56
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ p...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ p...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ p...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ p...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài thực trạng quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp, H...
Đề tài  thực trạng quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp,  H...Đề tài  thực trạng quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp,  H...
Đề tài thực trạng quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp, H...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...Quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...Ngọc Hưng
 
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt NamLuận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...
Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...
Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...vietlod.com
 
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...NOT
 
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...
Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...
Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam (20)

Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
 
Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO
 Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO
Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO
 
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ p...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ p...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ p...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ p...
 
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại, 2018, HAY
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại, 2018, HAYĐề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại, 2018, HAY
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại, 2018, HAY
 
Đề tài thực trạng quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp, H...
Đề tài  thực trạng quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp,  H...Đề tài  thực trạng quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp,  H...
Đề tài thực trạng quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp, H...
 
Quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...Quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
 
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
 
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
 
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt NamLuận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...
Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...
Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...
 
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...
 
Đề tài cho vay trong điều kiện kinh tế không ổn định, 2018
Đề tài cho vay trong điều kiện kinh tế không ổn định,  2018Đề tài cho vay trong điều kiện kinh tế không ổn định,  2018
Đề tài cho vay trong điều kiện kinh tế không ổn định, 2018
 
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
 
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
 
Omo
OmoOmo
Omo
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...
Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...
Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...
 
20376
2037620376
20376
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG ĐÔ LA HOÁ NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn : Th.S Lê Văn Hinh Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Anh Phương Mã sinh viên : A11158 Chuyên ngành : Ngân hàng HÀ NỘI - 2011
  • 2. LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp này là một kết quả học tập và nghiên cứu của em sau một thời gian dài. Khóa luận được hoàn thành với sự cố gắng hết mình của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Th.S Lê Văn Hinh - giảng viên bộ môn Kinh tế - Khoa Quản lý - Đại học Thăng Long. Lời đầu tiên em muốn dành hết lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo Th.S Lê Văn Hinh, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình viết khóa luận. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo Mai Thanh Thủy, cùng tất cả các thầy cô giáo trong Bộ môn Kinh tế, Ban Giám hiệu trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành bản khóa luận này. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả các thầy cô giáo. Kính chúc các thầy cô giáo mạnh khoẻ, hạnh phúc. Sinh viên Vũ Thị Anh Phương Thang Long University Library
  • 3. MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CÁC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN VỀ ĐÔ LA HÓA...................1 1.1. Các vấn đề cơ bản về tiền tệ............................................................................1 1.1.1. Các định nghĩa về tiền ...............................................................................1 1.1.2. Chức năng của tiền tệ................................................................................2 1.2. Lý thuyết lượng cầu tài sản.............................................................................5 1.3. Nhu cầu về tài sản ngoại tệ..............................................................................8 1.3.1. Xác định lợi tức tài sản..............................................................................8 1.3.2. Rủi ro và khả năng chuyển đổi..................................................................8 1.3.3. Điều kiện ngang bằng tiền lãi....................................................................9 1.4. Lý luận về đô la hóa ......................................................................................10 1.4.1. Khái niệm đô la hóa (tiếng Anh: dollarization ) ......................................10 1.4.2. Phân loại đô la hóa..................................................................................11 1.4.3. Nguyên nhân của tình trạng đô la hóa....................................................14 1.4.4. Tiêu chí đo lường mức độ đô la hóa ........................................................16 1.4.5. Những tác động của đô la hóa.................................................................17 1.5. Đô la hóa ở một số nước trên thế giới...........................................................22 1.5.1. Đô la hóa ở Panama ................................................................................22 1.5.2. Đô la hóa ở Brazil....................................................................................22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÔ LA HÓA TẠI VIỆT NAM..............................25 2.1. Kinh tế Việt Nam trong quá trình cải cách, hội nhập kinh tế quốc tế. .......25 2.1.1. Kinh tế Việt Nam qua một số chỉ tiêu phát triển......................................25 2.1.2. Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế...........................................................29 2.1.3. Đánh giá mức độ ổn định kinh tế vĩ mô...................................................33 2.2. Đánh giá sức mạnh của VND........................................................................34 2.3. Thực trạng đô la hóa ở Việt Nam .................................................................37 2.3.1. Đô la hóa tiền gửi ngân hàng (Huy động tiền gửi bằng ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng Việt Nam) ..............................................................................39 2.3.2. Đô la hóa tiền vay (Cấp tín dụng bằng ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam)........................................................................................................42 2.4. Một số yếu tố tác động đến đô la hóa ở Việt Nam........................................46 2.4.1. Yếu tố vĩ mô..............................................................................................46 2.4.2. Yếu tố vi mô..............................................................................................51 2.4.3. Các yếu tố khác........................................................................................53
  • 4. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA Ở VIỆT NAM.........................................................................................................................57 3.1. Điều kiện tiên quyết cho chống đô la hóa.....................................................57 3.2. Định hướng cơ bản của NHNN và Chính phủ .............................................58 3.3. Các nhóm giải pháp giảm mức độ đô la hóa ở Việt Nam ............................59 3.3.1. Giải pháp liên quan đến chính sách tiền tệ .............................................59 3.3.2. Giải pháp liên quan đến chính sách tài khóa .........................................62 3.3.3. Giải pháp liên quan đến chính sách quản lý ngoại hối ...........................63 3.3.4. Giải pháp liên quan đến hoạt động kinh tế đối ngoại..............................67 3.3.5. Giải pháp liên quan đến hệ thống ngân hàng thương mại......................67 3.3.6. Giải pháp liên quan đến người dân và doanh nghiệp..............................69 3.4. Một số kiến nghị đối với NHNN Việt Nam và Chính phủ ...........................72 KẾT LUẬN..............................................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................77 Thang Long University Library
  • 5. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ CSTT Chính sách tiền tệ FDI Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FII Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài IMF Quỹ tiền tệ thế giới NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung ương USD Đô la Mỹ VND Việt Nam đồng WB Ngân hàng Thế giới
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ , CÔNG THỨC Bảng Bảng 1.1: Số lượng giá trong một nền kinh tế hiện vật ứng với số lượng giá trong nền kinh tế tiền tệ. .......................................................................................3 Bảng 1.2: Đáp ứng lượng cầu về một tài sản trước các thay đổi về thu nhập hoặc của cải, lợi tức dự tính, rủi ro và tính lỏng....................................................6 Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân trên đầu người của Việt Nam giai đoạn 1990-2010..........................................................................26 Bảng 2.2: Đóng góp của các yếu tố đầu vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam ...............28 Bảng 2.3: Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2000-2010 ...................30 Bảng 2.4: Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam giai đoạn 2001- 2010........................33 Bảng 2.5 : Biến động tỷ giá USD và VND giai đoạn 1998-2010................................35 Bảng 2.6 :Cơ cấu tiền gửi ngoại tệ trong tổng nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng ..................................................................................................40 Bảng 2.7 : Khối lượng tiền gửi bằng đồng USD (FCD)..............................................40 Bảng 2.8 : Tín dụng phân theo loại tiền......................................................................43 Bảng 2.9 : Thâm hụt Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2005-2010...............................50 Hình Hình 2.1: Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 1990-2010. .............................27 Hình 2.2 : Vốn đầu tư phát triển qua các năm ............................................................29 Hình 2.3 : Biến động của CPI từ năm 1996 đến tháng 1/2010. ..................................37 Hình 2.4 : Diễn biến đô la hóa tiền gửi ngân hàng từ tháng 12/2006 đến tháng 2/2010. ..39 Hình 2.5: Đô la hóa các khoản vay ngân hàng từ tháng 12/2006 đến tháng 2/2010. ...42 Hình 2.6 : Nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai, tính theo % của GDP. ..............48 Thang Long University Library
  • 7. LỜI MỞ ĐẦU Tiền tệ là một phạm trù kinh tế gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa thị trường. Nó có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia cũng như trên phạm vi quốc tế. Loài người đã trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau của lịch sử phát triển tiền tệ. Từ hình thái tiền tệ sơ khai như vỏ sò, thuốc lá, chè muối hay những hàng hóa, vật dụng quan trọng bậc nhất được quá trình lưu thông tách ra thành “hàng hóa đặc biệt” để thực hiện chức năng của tiền tệ cho đến thời kỳ tiền tệ hiện đại với tiền bằng kim loại hay tiền giấy gắn với sự ra đời và phát triển của nhà nước. Trong lịch sử hầu như mỗi quốc gia đều có đồng tiền pháp định của riêng mình cùng với sự hình thành của các nhà nước. Đến nay, ta có thể hiểu tiền có thể là một vật hữu hình hay vô hình được xã hội chấp nhận rộng rãi làm phương tiện thanh toán, chi trả việc mua bán hàng hóa và dịch vụ. Các nhà kinh tế cho rằng, tiền tệ có ba chức năng cơ bản là đơn vị thanh toán, đơn vị đo lường giá trị và là phương tiện dự trữ về mặt giá trị. Cùng với quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển các quan hệ kinh tế, chính trị và ngoại giao giữa các quốc gia, quan hệ về tiền tệ tương ứng cũng được mở rộng và hình thành hệ thống tiền tệ quốc tế. Một đồng tiền có thể vượt ra ngoài phạm vi của quốc gia này và được sử dụng ở quốc gia khác với những mức độ khác nhau và theo những hình thức khác nhau. Tình trạng một đồng tiền nước ngoài (ngoại tệ) và thường là đồng tiền mạnh thay thế toàn bộ hay một phần các chức năng tiền tệ của đồng bản tệ (nội tệ) được các nhà kinh tế gọi là “ngoại tệ hóa”. Đặc biệt như đồng đô la Mỹ thâm nhập vào nhiều quốc gia khác được người ta gọi là tình trạng đô la hóa hay “dollarization”. Thực tế cho thấy, tại Việt Nam, đồng đô la Mỹ đã nhiều năm nay được sử dụng trong nước một cách khá phổ biến và có khuynh hướng gia tăng. Một số quan điểm cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang bị đô la hóa ngày càng trầm trọng hơn và tình trạng này đang gây nhiều bất lợi cho quản lý và ổn định chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái...Diễn biến thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái gần đây cho thấy cần có nhiều nghiên cứu một cách khoa học và toàn diện về vấn đề này. Hiện tại, Chính phủ và NHNN cũng đã và đang chủ trương đưa ra hệ thống các giải pháp chống đô la hóa ở Việt Nam nhằm hướng tới định hướng trên lãnh thổ Việt Nam chỉ tiêu tiền Việt Nam và nhằm tăng cường hiệu lực của chính sách tiền tệ hơn nữa. Giải pháp chống đô la hóa hiện nay, theo chủ trương của Nhà nước cũng nhằm mục tiêu phần tập trung ngoại tệ vào trong tay Nhà nươc, giảm tình trạng găm giữ ngoại tệ, tăng cường
  • 8. dự trữ ngoại hối nhà nước ... Trong bối cảnh như trên, sinh viên đã lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở Việt Nam” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu là đưa ra một số lý luận về đô la hóa, đánh giá thực trạng đô la hóa ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra nguyên nhân, hậu quả và từ đó có một số kiến nghị, giải pháp hạn chế tình trạng này trong thời gian tới. Bố cục của khóa luận được chia làm ba phần chính: Chương 1: Lý luận về đô la hóa và các lý thuyết có liên quan. Chương 2: Thực trạng đô la hóa ở Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp chống đô la hoá. Thang Long University Library
  • 9. 1 CHƯƠNG 1: CÁC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN VỀ ĐÔ LA HÓA Như đã giới thiệu, tình trạng đô la hóa liên quan đến đồng tiền nước mà dân chúng nắm giữ thay thế cho đồng nội tệ và nó phản ánh cầu về tài sản của xã hội. Do đó, các lý thuyết có liên quan để nghiên cứu tình trạng đô la hóa là lý thuyết về tiền tệ, lý thuyết về cầu tài sản ... 1.1. Các vấn đề cơ bản về tiền tệ 1.1.1. Các định nghĩa về tiền Tiền là sản phẩm của quan hệ trao đổi hàng hóa. Từ lúc xuất hiện đến khi phát triển thành một thực thể hoàn chỉnh, bản chất của tiền đã được hiểu không đồng nhất. Tùy theo cách tiếp cận, nhìn ở những góc độ khác nhau về công dụng của tiền mà nhiều nhà kinh tế học từ cổ điển, tân cổ điển đến hiện đại đã đưa ra những định nghĩa về tiền theo quan điểm của riêng mình. [5, tr.20] Căn cứ vào quá trình phát triển biện chứng của quan hệ trao đổi và tư duy logic về bản chất của tiền, đã có nhiều định nghĩa về tiền như sau: Định nghĩa 1: Tiền là một hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung để đo giá trị của các hàng hóa khác. [5, tr.23] Theo định nghĩa này, công dụng của tiền mới dừng ở tiềm năng, chưa phải tiền hiện thực. Vì vậy sau khi “đo giá trị”, quan hệ trao đổi được xác định và để thực hiện được quan hệ này, thì bắt buộc tiền phải xuất hiện là một phương tiện hiện thực. Nhưng không phải tất cả các quan hệ trao đổi, mặc dù đã được xác định, đều thực hiện được. Mà chúng còn tùy thuộc bởi nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố quan trọng nhất là số lượng giá trị cần thiết mà người mua tích lũy được. Vì vậy, một định nghĩa khác về tiền được đưa ra là: Định nghĩa 2: Do các xã hội có sự mua bán rộng rãi không thể vượt qua được các cản trở quá lớn của hình thức trao đổi hiện vật nên việc sử dụng một vật trung gian làm phương tiện trao đổi được mọi người chấp nhận. Đó là tiền tệ. [8, tr 332] Sự xuất hiện của tiền trong nền kinh tế thị trường đã chứng minh tiền là một phạm trù kinh tế - lich sử, là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa. Tiền xuất hiện, phát triển và tồn tại cùng với sự xuất hiện, phát triển và tồn tại của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Điều đó có nghĩa là ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó chắc chắn
  • 10. 2 phải có tiền. Quá trình này đã chứng minh rằng: “Cùng với sự chuyển hóa chung của sản phẩm lao động thành hàng hóa, thì hàng hóa cũng chuyển hóa thành tiền” Những luận giải ở trên cho thấy: như thế nào và vì sao mà hàng hóa lại trở thành tiền. Đây chính là vấn đề khó khăn nhất khi nghiên cứu bản chất của tiền. Trước khi đóng vai trò tiền, vàng đã là hàng hóa. Do đó hàng hóa tiền - vàng, cũng có đủ hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. Nhưng là hàng hóa đặc biệt, tiền có giá trị sử dụng đặc biệt. Đó là giá trị sử dụng xã hội. Về vấn đề này Các Mác đã chỉ ra: “Giá trị sử dụng của hàng hóa bắt đầu từ lúc rút ra khỏi lưu thông còn giá trị sử dụng của tiền với tư cách là phương tiện lưu thông lại chính là sự lưu thông của nó”. [1, tr.129] Nền kinh tế hàng hóa là một thực thể đầy biến động. Nó tồn tại và phát triển bị chi phối bởi nhiều quy luật khách quan. Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển đến giai đoạn cao, nền kinh tế thị trường được hình thành theo đúng nghĩa của nó, thì quá trình phi vật chất của tiền cũng đồng thời diễn ra theo một cách tương ứng. Nghĩa là vai trò tiền của vàng theo xu hướng giảm thấp và vị trí kim loại quý vốn có của nó tăng lên. Sự phát triển theo hai cực như trên ở vàng cũng đã diễn ra đối với các hàng hóa là vật ngang giá chung trước vàng. Nghĩa là vai trò tiền của vàng và các hàng hóa trước vàng chỉ có tính lịch sử. Đó là một quy luật trao đổi. Ngày nay quan niệm về tiền đã có những thay đổi cơ bản. Thực tiễn cho thấy, đóng vai trò tiền không chỉ có vàng mà các phương tiện có thể trao đổi được với hàng hóa, dịch vụ đều được coi là tiền. Vì vậy: Định nghĩa 3: Tiền tệ là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hóa, dịch vụ hoặc trong việc trả nợ. [4, tr.47] Định nghĩa mới về tiền càng làm phong phú thêm bản chất của nó, đồng thời mở ra hướng phát triển trong tương lai của các phương tiện trao đổi trong nền kinh tế thị trường. 1.1.2. Chức năng của tiền tệ Cũng như các hàng hóa khác, tiền-vàng có một số giá trị sử dụng. Nhưng “giá trị sử dụng xã hội” là quan trọng nhất của tiền. Chính giá trị sử dụng này đã đưa vàng lên vị trí hàng hóa đặc biệt. Làm rõ nội dung “giá trị sử dụng xã hội ” của tiền thì phải khám phá chức năng của nó [5, tr.27]. Như vậy để hiểu đầy đủ bản chất của tiền thì không có cách nào khác là phải đi từ việc phân tích các chức năng của tiền trong các quan hệ trao đổi. Trong quan hệ trao đổi tiền thực hiện các chức năng sau đây: Thang Long University Library
  • 11. 3 1.1.2.1.Chức năng thước đo giá trị Tiền tệ là đơn vị đo lường giá trị, nghĩa là nó được dùng để đo lường giá trị các hàng hóa, dịch vụ trước khi thực hiện trao đổi. Người ta đo giá trị của hàng hóa và dịch vụ bằng tiền giống như người ta đo trọng lượng của một vật bằng kilogam, đo chiều dài một vật bằng mét. Để thấy được vì sao chức năng này quan trọng, chúng ta hãy so sánh quá trình trao đổi hiện vật với trao đổi hàng hóa có tiền làm môi giới trung gian. Trong quá trình trao đổi trực tiếp, có 3 mặt hàng đưa ra trao đổi: A, B,C thì chúng ta chỉ cần biết 3 giá để có thể trao đổi các hàng hóa này với nhau. Đó là: - Giá của hàng hóa A được tính bằng bao nhiêu hàng hóa B. - Giá của hàng hóa A được tính bằng bao nhiêu hàng hóa C. - Giá của hàng hóa C được tính bằng bao nhiêu hàng hóa B. Tương tự, nếu có 10 mặt hàng đưa ra trao đổi, chúng ta phải cần biết 45 giá để có thể trao đổi hàng này lấy một hàng hóa khác, với 100 mặt hàng chúng ta cần tới 4950 giá, và với 1000 mặt hàng chúng ta cần biết 499.500 giá (theo công thức tổng quát tính số cặp khi có N phần tử = N (N-1)/2 ). Nếu nền kinh tế có tiền tệ làm môi giới thì người ta định giá bằng đơn vị tiền tệ cho tất cả hàng hóa đem trao đổi trên thị trường. Do vậy, có bao nhiêu hàng hóa đưa ra trao đổi thì có bấy nhiêu giá cả. Có nghĩa là, nếu có 3 hàng hóa đưa ra trao đổi thì có 3 giá, có 10 hàng hóa trao đổi thì có 10 giá, có 1000 hàng hóa trao đổi thì có 1000 giá. Vậy là, việc dùng tiền làm đơn vị đánh giá sẽ thuận lợi rất nhiều cho quá trình trao đổi hàng hóa, giảm được chi phí trong trao đổi do giảm được số giá cần xem xét. Bảng 1.1: Số lượng giá trong một nền kinh tế hiện vật ứng với số lượng giá trong nền kinh tế tiền tệ. [9, tr.8] Số mặt hàng trao đổi Số lượng giá trong nền kinh tế hiện vật Số lượng giá trong nền kinh tế tiền tệ 3 3 3 10 45 10 100 4.950 100 1.000 499.500 1.000 10.000 49.995.000 10.000
  • 12. 4 1.1.2.2. Chức năng phương tiện trao đổi Trong nền kinh tế, tiền tệ được dùng làm phương tiện trao đổi khi nó được dùng để mua bán hàng hóa, dịch vụ, hoặc thanh toán các khoản nợ cả trong và ngoài nước. Việc dùng tiền làm phương tiện trao đổi đã nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, bởi nó đã tiết kiệm được các chi phí quá lớn trong quá trình trao đổi trực tiếp hàng đổi hàng, các chi phí giao dịch thường rất cao. Bởi vì, người mua, người bán phải tìm được những người phù hợp với mình về nhu cầu trao đổi, thời gian trao đổi, không gian trao đổi. Quá trình trao đổi chỉ được diễn ra khi có sự phù hợp đó. Tiền tệ làm trung gian trong trao đổi đã hoàn toàn khắc phục được các hạn chế đó của quá trình trao đổi trực tiếp. Người có hàng bán lấy tiền, sau đó sẽ mua được hàng mà họ cần. Bởi vậy, người ta coi tiền như thứ dầu mỡ bôi trơn, cho phép nền kinh tế hoạt động trôi chảy hơn, khuyến khích chuyên môn hóa và phân công lao động. [9, tr.9] 1.1.2.3. Phương tiện dự trữ về mặt giá trị Dự trữ giá trị là tích lũy một lượng giá trị nào đó bằng những phương tiện chuyển tải giá trị, được xã hội thừa nhận. Sau khi bán hàng, người sở hữu hàng hóa trở thành người sở hữu tiền. Nếu họ không thực hiện ngay việc mua, thì lúc này tiền tạm ngừng lưu thông. Chúng tồn tại dưới dạng “giá trị dự trữ”. Thực hiện chức năng “ dự trữ giá trị”, tiền và các phương tiện chuyển tải giá trị nói chung, phải đảm bảo đầy đủ những yêu cầu sau đây:  Giá trị dự trữ phải được thể hiện bằng những phương tiện chuyển tải giá trị hiện thực. Nghĩa là các phương tiện này được lượng hóa: cân, đo, đong, đếm...được chứ không phải là một lượng tiền “tưởng tượng”.  Những phương tiện dự trữ giá trị được xã hội thừa nhận, các phương tiện này có thể được pháp luật thừa nhận, cũng có thể được đảm bảo bằng thông lệ của địa phương hay của quốc gia.  Các phương tiện dự trữ giá trị đều mang tính thời gian. Vì vậy mà các chủ sở hữu thường chọn những phương tiện chuyển tải giá trị phù hợp để đáp ứng nhu cầu về thời gian mà mình mong muốn. Nếu dự trữ tương lai gần thì chủ sở hữu thường sở hữu ngay các loại dấu hiệu giá trị hiện có. Nếu dự trữ cho tương lai xa hơn, thì có thể sử dụng một số loại ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc vàng. Còn nếu dự trữ dài hạn, chưa xác định cụ thể thời gian sử dụng, thì giá trị dự trữ này mang mục đích “cất trữ”. Từ trước đến nay và trong tương lai xa, kim loại vàng là phương tiện đáp ứng đầy đủ nhất mục đích này. Thang Long University Library
  • 13. 5 Tiền thực hiện chức năng “dự trữ giá trị” thì tạm ngừng lưu thông. Nhưng nơi dự trữ tiền lại là “kho” chứa phương tiện lưu thông và tự phát điều tiết số lượng phương tiện lưu thông trong từng thời kỳ. Tất nhiên, tiền không phải duy nhất là nơi chứa đựng giá trị, mà các tài sản khác cũng là nơi chứa giá trị, như cổ phiếu, thương phiếu... Nhưng tiền là tài sản có tính lỏng cao nhất, bởi nó là phương tiện trao đổi, nó không cần phải chuyển đổi thành bất cứ cái gì khác khi với mục đích mua hàng hóa chi trả tiền dịch vụ. [5, tr.36] 1.2. Lý thuyết lượng cầu tài sản Đô la hóa là một trong những vấn đề về tiền tệ. Chính vì vậy mà lý thuyết lượng cầu tài sản của Frederic S. Mishkin được sử dụng như một công cụ hữu ích để nghiên cứu về đô la hóa. Lý thuyết đã vạch ra tiêu chuẩn quan trọng khi quyết định những tài sản nào đáng mua, đáng nắm giữ. Ngoài ra, nó còn giải thích vì sao người ta đa dạng hoá tài sản mà không đặt trứng vào một giỏ. Lý luận này có thể là rất hữu ích trong việc khảo sát hành vi nắm giữ tài sản bằng ngoại tệ (đô la) của công chúng. Khi phải trả lời câu hỏi là có nên mua và nắm giữ một tài sản, hoặc nên mua một tài sản này có lợi hơn mua tài sản khác, một cá nhân phải xem xét những yếu tố sau:  Của cải, toàn bộ những tiềm lực kinh tế hiện có cho cá nhân đó.  Lợi tức dự tính của một tài sản này so với các lợi tức dự tính của những tài sản thay thế.  Mức độ không chắc chắn hoặc rủi ro đi kèm với lợi tức của một tài sản so với các tài sản thay thế.  Tính "lỏng" (thanh khoản) của một tài sản so với các tài sản thay thế, nghĩa là nó có thể nhanh chóng và dễ dàng chuyển sang tiền mặt như thế nào. Nội dung của lý thuyết lượng cầu tài sản: Khi giữ mọi yếu tố khác không đổi, lượng cầu về một tài sản trước các thay đổi về thu nhập hay của cải, lợi tức dự tính, rủi ro và tính lỏng sẽ phản ứng lại như sau:
  • 14. 6 Bảng 1.2: Đáp ứng lượng cầu về một tài sản trước các thay đổi về thu nhập hoặc của cải, lợi tức dự tính, rủi ro và tính lỏng. [4, tr.140] Thay đổi của biến số Thay đổi về lượng cầu Của cải Lợi tức so với tài sản khác Rủi ro so với tài sản khác Tính lỏng so với tài sản khác         Năm 1956, nhà kinh tế học nổi tiếng M. Friedman đã phát biểu trong bài báo nổi tiếng “The Quantity Theory of money: A Restatement” rằng: “ Các chủ thể có nhu cầu nắm giữ một lượng tiền (bao gồm tiền mặt và tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng, tức khối tiền tệ M1)”. Nhu cầu này theo cách vận dụng của Friedman về lượng cầu tài sản là một hàm của (a) các nguồn tài nguyên khả dụng (của cải) của các chủ thể và (b) khả năng sinh lợi của tiền so với khả năng sinh lợi của các tài sản khác. Trên cơ sở những lập luận đó, Friedman đã đưa ra mô hình hàm cầu tiền như sau: M d / P = f( Yp, rb – rm , re – rm , e - rm ) + - - - Trong đó: (i) Md /P: cầu tiền theo giá trị thực (đã loại trừ yếu tố tăng giá trị danh nghĩa) (ii) Yp: Mức thu nhập thường xuyên (permanent income), một khái niệm mà M. Friedman sử dụng như một cách đo lường của cải (về mặt kỹ thuật, được xem như là hiện giá của các khoản thu nhập tương lai hoặc có thể mô tả như là thu nhập dài hạn bình quân dự tính). Khái niệm thu nhập thường xuyên trở thành một giả thuyết quan trọng của M. Friedman trong khi nghiên cứu về hàm tiêu dùng (A Theory of The Consumption Function). Theo đó, tiêu dùng của cá nhân phụ thuộc vào thu nhập dài hạn kỳ vọng chứ không phải là thu nhập hiện thời. Khi sử dụng khái niệm thu nhập thường xuyên ở đây như là một đại lượng đo lường của cải của các chủ thể và như một nhân tố quyết định đối với số cầu tiền, hàm ý của Friedman là: vì thu nhập dài hạn ổn định, không phụ thuộc vào chu kỳ kinh doanh Thang Long University Library
  • 15. 7 nên cầu tiền không dao động theo dao động của chu kỳ kinh doanh. (iii) r m : Lợi tức dự tính kỳ vọng về tiền. Lợi tức này chịu ảnh hưởng bởi 2 nhân tố:  Các lợi ích nhận được từ tiền gửi thanh toán bao gồm các dịch vụ được cung ứng bởi trung gian thanh toán.  Tiền lãi nhận được từ các dạng tài khoản tiền gửi thanh toán, nhất là các tài khoản có tính chất hỗn hợp giữa tài khoản tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm. (iv) r b : Lợi tức dự tính (kỳ vọng) về trái phiếu. (v) r e Lợi tức dự tính (kỳ vọng) về cổ phiếu thường. (vi) e : Tỷ lệ lạm phát dự tính ( kỳ vọng). Các dấu (+) hoặc (–) ở dưới các số hạng để chỉ hàm cầu tiền tương quan thuận (+) hoặc tương quan nghịch (–) với số hạng đó. Như vậy, hàm cầu tiền của M. Friedman có hàm ý: Cầu tiền tương quan thuận với mức thu nhập thường xuyên ( Yb ) và tương quan nghịch với 3 nhân tố:  Chênh lệch giữa lợi tức dự tính về trái phiếu so với lợi tức dự tính về tiền ( rb – rm ). Có ý nghĩa nếu chênh lệch này > 0, tức lợi tức dự tính của trái phiếu > lợi tức dự tính của tiền, cầu tiền sẽ giảm.  Chênh lệch giữa lợi tức dự tính về cổ phiếu so với lợi tức dự tính về tiền ( re – rm ). Có ý nghĩa nếu chênh lệch này > 0, tức lợi tức dự tính của cổ phiếu > lợi tức dự tính của tiền, cầu tiền sẽ giảm.  Chênh lệch giữa tỷ lệ lạm phát dự tính so với lợi tức dự tính về tiền (e – rm ). Mỗi nhân tố nói trên thể hiện một sự so sánh giữa lợi ích của việc giữ tiền và việc nắm giữ các tài sản thay thế (theo lý thuyết lượng cầu tài sản). Các tài sản thay thế nói ở đây bao gồm: trái phiếu (nhân tố thứ nhất); cổ phiếu (nhân tố thứ 2); hàng hóa (nhân tố thứ 3). Đối với hàng hóa, phân tích của M. Friedman dựa trên giả định: lợi tức của hàng hóa trong điều kiện không có lạm phát là bằng 0, nhưng ảnh hưởng của lạm phát sẽ làm cho hàng hóa tăng giá. Do đó, trong điều kiện tỷ lệ lạm phát lớn hơn lợi ích của việc giữ tiền, người ta sẽ chọn tài sản thay thế là hàng hóa để đầu cơ thay vì giữ tiền. Chẳng hạn, nếu tỷ lệ lạm phát là 12%/năm và lãi suất tiền gửi thanh toán là
  • 16. 8 4%/năm thì lợi ích tương đối của việc nắm giữ hàng hoá so với tiền là 12% - 4% = 8%. Trong trường hợp này, cầu tiền sẽ giảm. [ 4, tr.666] 1.3. Nhu cầu về tài sản ngoại tệ Lý thuyết về cầu tài sản bằng ngoại tệ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu và giải thích đô la hóa nền kinh tế. Nếu giả thuyết rằng, với một mức tài sản của dân chúng là một số xác định nào đó thì nhu cầu về một khoản tiền gửi ngoại tệ bị ảnh hưởng bởi chính những yếu tố có tác động tới nhu cầu về các tài sản khác. Trong các yếu tố đó, chúng ta sẽ chủ yếu xét đến giá trị tương lai của các khoản tiền gửi, tính rủi ro và khả năng chuyển đổi của nó. Giá trị tương lai của một khoản tiền gửi ngoại tệ phụ thuộc hai yếu tố: lãi suất mà nó đưa ra và thay đổi dự kiến trong tỷ giá của đồng tiền so với các đồng tiền khác. 1.3.1. Xác định lợi tức tài sản Do mục đích tiết kiệm là cung cấp phương tiện cho tiêu dùng trong tương lai, nên mọi người quan tâm đến tỷ suất lợi tức của tài sản, tức là mức tăng phần trăm về giá trị mà nó mang lại sau một khoảng thời gian nào đó. Thông thường, chúng ta khó biết được một cách chắc chắn khoản lợi tức mà thực tế tài sản sẽ đưa lại sau khi chúng ta mua tài sản đó. Do vậy, quyết định của chúng ta phải dựa trên tỷ suất lợi tức dự kiến. Để tính được một tỷ suất lợi tức dự kiến trong một thời kỳ nào đó, chúng ta phải đưa ra được một dự đoán tốt nhất về tổng giá trị của tài sản vào cuối thời kỳ đó. Sự chênh lệch tính theo phần trăm giữa giá trị tương lai dự kiến và giá của tài sản hiện nay bằng tỷ suất lợi tức tài sản dự kiến trong thời kỳ đó. Tỷ suất lợi tức thực là tỷ suất lợi tức được tính thông qua việc đo giá trị tài sản bằng một giỏ hàng hoá có tính đại diện cao nào đó mà người ấy thường xuyên mua. Lợi tức thực tế này có ý nghĩa vì mục tiêu tối cao của tiết kiệm là tiêu dùng trong tương lai, và chỉ có lợi tức thực tế mới biểu thị số hàng hoá, dịch vụ mà người để dành có thể mua được trong tương lai để đổi lấy việc phải hy sinh tiêu dùng hiện tại (tức là tiết kiệm). Mặc dù người tiết kiệm quan tâm đến tỷ suất lợi tức thực dự kiến, tỷ suất lợi tức được biểu hiện bằng tiền (tức là tỷ suất lợi tức danh nghĩa) vẫn có thể được sử dụng để so sánh các tỷ suất lợi tức thực của các tài sản khác nhau. 1.3.2. Rủi ro và khả năng chuyển đổi Nếu mọi điều kiện khác như nhau, các cá nhân sẽ thích giữ những tài sản đưa lại tỷ suất lợi tức thực dự kiến cao nhất. Ngoài ra, người tiết kiệm còn quan tâm đến Thang Long University Library
  • 17. 9 hai đặc điểm chính khác của tài sản: (i) sự rủi ro của nó, tức là khả năng biến động mà nó tác động tới tình trạng của cải của người tiết kiệm; (ii) tính chuyển đổi, tức là mức độ dễ dàng mà tài sản đó có thể được bán hoặc đổi lấy hàng hoá . i. Sự rủi ro: Lợi tức thực tế của một tài sản có thể khác nhiều với mức mà người tiết kiệm dự kiến khi mua tài sản này. Giả định người tiết kiệm không thích tính bất định và không thích giữ những tài sản làm cho làm cho của cải của họ biến động nhiều theo chiều hướng bất lợi. Một tài sản có tỷ suất lợi tức dự kiến cao có thể không được những ngưòi tiết kiệm ưa thích nếu tỷ suất lợi tức được thực hiện của nó biến động nhiều. ii. Khả năng chuyển đổi: Các tài sản cũng khác nhau xét theo chi phí và tốc độ mà người tiết kiệm có thể chuyển nhượng chúng. Những người tiết kiệm thích giữ một ít tài sản dễ chuyển đổi phòng những chi tiêu không dự đoán trước có thể buộc họ phải bán lỗ vốn những tài sản khó chuyển đổi hơn. Như vậy, khi cân nhắc sẽ giữ bao nhiêu một loại tài sản nào đó, họ sẽ xem xét khả năng chuyển đổi cũng như lợi tức dự kiến và tính rủi ro của tài sản đó. 1.3.3. Điều kiện ngang bằng tiền lãi Điều kiện mà theo đó lợi tức dự kiến của các khoản tiền gửi của hai loại tiền bất kỳ là tương đương khi được đo bằng một loại tiền, được gọi là điều kiện ngang bằng tiền lãi. Điều này có nghĩa là những người hiện thời nắm giữ các khoản tiền khác nhau sẽ không có ý định chuyển sang nắm giữ loại tiền khác vì những tài sản này được mong muốn như nhau. Điều kiện này được thể hiện dưới dạng phương trình tỷ suất lợi tức dự kiến ngang bằng: Quy ước: EUSD/VND = X <=> 1 USD = X VND RVND = RUSD + Ee USD/VND - EUSD/VND EUSD/VND RVND: Lãi suất của khoản tiền gửi VND (%/1năm) RUSD: Lãi suất của khoản tiền gửi USD (%/1năm) EUSD/VND: Tỷ giá hối đoái hiện tại giữa VND và USD Ee USD/VND: Tỷ giá hối đoái dự tính sẽ xẩy ra trong tương lai (tức là sẽ xẩy ra sau một
  • 18. 10 năm kể từ hôm nay) Trên đây là mô hình cân bằng tiền lãi áp dụng đối với hai đồng tiền có hệ số tín nhiệm tương đương. Đối với những khoản tiền gửi so sánh giữa một đồng tiền mạnh và một đồng tiền yếu không có khả năng chuyển đổi thì phải tính đến hệ số tin cậy. Đối với một đồng tiền yếu thì lãi suất của nó bao giờ cũng phải cao hơn lãi suất của đồng tiền mạnh, có như vậy người dân mới sẵn sàng tạo tài sản bằng đồng tiền yếu chứ không nhất thiết là đồng tiền mạnh. Mức chênh lệch đó chính là sự bù đắp rủi ro khi thực hiện tạo tài sản bằng đồng tiền yếu hơn. Theo kinh nghiệm của các nước đang phát triển thì giá trị mức độ bù đắp rủi ro dao động trong khoảng 5 - 10%. Giả sử VND là đồng tiền yếu USD là đồng tiền mạnh k là mức độ uy tín của đồng USD so với VND Khi đó ta có mô hình cân bằng tiền lãi: RVND = RUSD + Ee USD/VND - EUSD/VND EUSD/VND + k Nếu lãi suất VND không đủ bù đắp cho yếu tố tâm lý dự đoán phá giá VND và chỉ số tin cậy thì dân chúng sẽ thích cất trữ tài sản bằng USD hơn là VND, hay sẽ xuất hiện sự chuyển dịch tiền gửi từ nội tệ sang ngoại tệ. [4, tr.597] 1.4. Lý luận về đô la hóa Như lý thuyết về tiền tệ, lý thuyết về lượng cầu tài sản nêu trên đã đã chỉ ra rằng, với mỗi một lượng tài sản thực tại một thời điểm xác định, dân chúng có nhu cầu khác nhau về đồng tiền làm phương tiện định giá, cất trữ, thanh toán … Khi dân chúng có nhu cầu về đồng tiền nước ngoài (đô la) và nắm giữ chúng hơn là đồng tiền trong nước, quá trình đó gọi là đô la hóa. Như vậy tình trạng đô la hóa lại phản ánh ứng xử của dân chúng trước các diễn biến bên ngoài, lợi ích kinh tế (lợi nhuận, tính thanh khoản…) và nhu cầu về đảm bảo an toàn về tài sản… 1.4.1. Khái niệm đô la hóa (tiếng Anh: dollarization ) Thông thường mỗi một quốc gia đều có đồng tiền riêng của mình, thực hiện hầu như đầy đủ các chức năng tiền tệ, trừ chức năng tiền tệ – thanh toán quốc tế, mà không phải đồng tiền nào cũng làm được. Do các điều kiện chính trị- kinh tế- xã hội- lịch sử cụ thể nên đô la Mỹ (USD), một loại ngoại tệ mạnh có phạm vi giao dịch rộng lớn nhất thế giới, dần dần được sử dụng song hành với đồng nội tệ quốc gia, nó thay thế cho Thang Long University Library
  • 19. 11 đồng bản tệ một số thậm chí thay thế toàn bộ các chức năng của tiền tệ theo thông lệ chung tức là làm phương tiện thanh toán (thay thế tiện tệ) hoặc tích trữ ngoại tệ dưới dạng tài sản (thay thế tài sản) hoặc là việc sử dụng đồng thời cả hai trường hợp đó. Có thể hiểu nền kinh tế đó bị “ngoại tệ hoá” hay “đô la hóa”. Đã có rất nhiều bài báo, công trình nghiên cứu nói về đô la hóa nhưng đến nay, định nghĩa, cách hiểu và chấp nhận đô la hóa như thế nào vẫn chưa được đề cập một cách cụ thể và khoa học. Dưới đây là một số khái niệm về đô la hóa của các nhà kinh tế và Quỹ tiền tệ thế giới IMF: Khái niệm thông thường: Đô la hóa là một vấn đề vĩ mô. Một nền kinh tế khi ngoại tệ được sử dụng một cách rộng rãi thay thế cho đồng bản tệ trong toàn bộ hay một số chức năng của tiền tệ thì theo thông lệ chung có thể hiểu nền kinh tế đó bị “đô la hóa”. [12, tr.11] Như vậy, khi nền kinh tế bị đô la hóa, thì đồng bản tệ thực chất đang bị yếu đi và kém hấp dẫn, không được ưa chuộng, thể hiện ở tiêu chí tỷ trọng ngoại tệ (USD) trong tổng phương tiện thanh toán ngày càng lớn và đô la được sử dụng trong các giao dịch thanh toán ngày càng nhiều. Khái niệm theo tiêu chí của IMF: Theo giải thích của một số chuyên gia của IMF, đô la hoá nền kinh tế đó là tình trạng dân chúng (người dân cư trú ) nắm giữ một tỷ lệ có ý nghĩa trong cơ cấu tài sản của họ dưới hình thức đồng đô la. Cũng theo nhận xét của IMF đó là đặc điểm chung của các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi. Theo tiêu chí của IMF đưa ra, một nền kinh tế được coi là có tình trạng đô la hoá cao khi mà tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm từ 30% trở lên trong tổng khối tiền tệ mở rộng (M2); bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, và tiền gửi ngoại tệ. [ 16 ] Như vậy, từ những định nghĩa theo các trường phái khác nhau và thực tiễn ta có thể khái quát rằng đô la hoá là tình trạng một ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh và có khả năng tự do chuyển đổi) được sử dụng thay thế đồng tiền nội tệ trong một hay toàn bộ các chức năng của tiền tệ (lưu thông, thanh toán hay cất trữ). 1.4.2. Phân loại đô la hóa 1.4.2.1. Căn cứ vào hình thức Đô la hóa được thể hiện dưới 2 hình thức sau:  Đô la hóa trực tiếp: Một quốc gia bị đô la hóa trực tiếp khi đồng đô la Mỹ
  • 20. 12 được sử dụng trong nước với tư cách đơn vị hạch toán, phương tiện trao đổi và phương tiện dự trữ giá trị (đặc biệt dưới hình thức tiền gửi ngân hàng). [11]  Đô la hóa gián tiếp: Một quốc gia phải tìm đến các hợp đồng ký kết bằng đô la Mỹ để tài trợ cho các khoản nợ của mình trên thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp được gọi là bị đô la hóa gián tiếp. Việc chỉ số hóa các hợp đồng nợ trong nước dựa trên đô la Mỹ cũng được coi là một hình thức đô la hóa gián tiếp. [11] 1.4.2.2. Căn cứ vào tính chất Tình trạng đô la hóa có thể mang tính chất hoàn toàn hoặc không hoàn toàn:  Đô la hóa hoàn toàn: Trong trường hợp đô la hóa hoàn toàn thì đồng đô la Mỹ là loại tiền tệ duy nhất được sử dụng. [11]  Đô la hóa không hoàn toàn: Đồng đô la Mỹ được dùng làm đơn vị tiền tệ song song với đồng nội tệ. [11] 1.4.2.3. Căn cứ vào phạm vi Đô la hoá được phân ra làm 3 loại: đô la hoá không chính thức (unofficial dollarization), đô la hoá bán chính thức (semiofficial dollarization), và đô la hoá chính thức (official dollarization).  Đô la hoá không chính thức: là trường hợp đồng đô la được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế, mặc dù không được quốc gia đó chính thức thừa nhận. [16] Thuật ngữ “Đô la hóa không chính thức” bao gồm cả các trường hợp nắm giữ tài sản nước ngoài hợp pháp và không hợp pháp. Ví dụ: ở một số nước, việc giữ một số tài sản ngoại tệ là hợp pháp, như các tài khoản bằng USD tại các ngân hàng trong nước, nhưng lại không hợp pháp khi có tài khoản tại ngân hàng nước ngoài trừ khi được cấp phép. Đô la hoá không chính thức có thể bao gồm các loại sau: + Các trái phiếu ngoại tệ và các tài sản phi tiền tệ ở nước ngoài. + Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài. + Tiền gửi ngoại tệ ở các ngân hàng trong nước. + Trái phiếu hay các giấy tờ có giá cất trong túi. Đô la hóa không chính thức được chia làm 3 giai đoạn: Thang Long University Library
  • 21. 13 Các nhà kinh tế thường gọi giai đoạn đầu của đô la hóa không chính thức là giai đoạn “thay thế tài sản”. Trong giai đoạn này, người dân giữ trái phiếu ngoại tệ và các khoản tiền gửi ở nước ngoài như một phương tiện cất trữ nhằm tránh việc giảm giá trị tài sản do lạm phát trong nước hay việc tịch thu tài sản xung công như một số nước đã làm. Giai đoạn thứ hai của Đô la hóa không chính thức được các nhà kinh tế gọi là giai đoạn “thay thế tiền tệ”. Trong giai đoạn này, người dân giữ một khối lượng lớn các trái phiếu ngoại tệ và tiền gửi ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng trong nước (nếu được phép). Lúc này, ngoại tệ vừa thực hiện chức năng là phương tiện thanh toán, vừa thực hiện chức năng cất trữ. Tiền lương, thuế, những chi tiêu hàng ngày như hàng tạp phẩm hay các hóa đơn điện được thanh toán bằng nội tệ, nhưng với các tài sản có giá trị lớn như ô tô và nhà cửa thì thường được trả bằng ngoại tệ. Trong giai đoạn cuối của đô la hóa không chính thức, giá cả của hàng hóa được tính bằng nội tệ nhưng mọi người thường liên tưởng đến ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái. [19] Đô la hóa không chính thức rất phổ biến ở các nước đang phát triển. - Đô la hoá bán chính thức (đô la hóa từng phần): là những nước có hệ thống lưu hành chính thức hai đồng tiền: đồng bản tệ và đồng nội tệ. Chính phủ các nước này không chính thức công nhận đô la hóa bằng việc dùng đô la Mỹ (hoặc một ngoại tệ mạnh khác) thay cho bản tệ, nhưng cho phép khu vực kinh tế bị đôla hóa tồn tại song song với khu vực kinh tế sử dụng bản tệ. [16] Biểu hiện của đô la hóa bán chính thức là việc dân chúng có thể gửi tiền ở ngân hàng bằng ngoại tệ hoặc cất trữ đô la tiền mặt nhưng vẫn tiếp tục ưa thích nắm giữ và thanh toán bằng đô la trong lĩnh vực mua bán hàng ngày. Đó như là một hành động thay thế tài sản vì dân chúng luôn muốn đảm bảo an toàn cho tài sản của mình nhất là trong tình trạng hệ thống tiền tệ chưa ổn định, lạm phát dễ xảy ra với đồng nội tệ. Lúc này dân chúng có thể cất trữ tài sản của mình dưới nhiều hình thức: chứng khoán nước ngoài hoặc bất cứ tài sản nào của nước ngoài, tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài, tiền gửi ngoại tệ tại các ngân hàng trong nước hay ngoại tệ mặt (foreign bank note). Hành động gửi tiền bằng ngoại tệ vào ngân hàng là một dạng đôla hóa nền kinh tế (đôla hóa tiền gửi ở các ngân hàng trong nước). Trên thế giới có khoảng 12 nước được IMF xếp là nước có đô la hóa bán chính thức. Ở những nước này, đồng ngoại tệ là đồng tiền lưu hành hợp pháp, và thậm chí có thể chiếm ưu thế trong các khoản tiền gửi ngân hàng, nhưng đóng vai trò thứ cấp trong việc trả lương, thuế và những chi tiêu hàng ngày.
  • 22. 14 Tuy nhiên, không giống các nước có đô la hóa không chính thức, các nước có đô la hóa bán chính thức vẫn duy trì NHTW hay một cơ quan tiền tệ có quyền hạn để thực hiện chính sách tiền tệ của họ. - Đô la hoá chính thức (hay còn gọi là đô la hoá hoàn toàn): Một quốc gia bị đô la hóa chính thức khi quốc gia này cho phép một cách rõ ràng việc sử dụng đồng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ hợp pháp cho các giao dịch và hợp đồng tiền tệ. [11] Nếu một quốc gia thực hiện đôla hóa chính thức có nghĩa là quốc gia đó đơn phương lấy đôla Mỹ (hoặc một ngoại tệ mạnh nào đó) làm phương tiện thanh toán, tích trữ tài sản, và đơn vị tính toán thay cho bản tệ (đồng tiền riêng của nước đó). Nghĩa là đồng ngoại tệ không chỉ được sử dụng hợp pháp trong các hợp đồng giữa các bên tư nhân, mà còn hợp pháp trong các khoản thanh toán của Chính phủ. Theo đó, toàn bộ tài sản Có, tài sản Nợ, các hợp đồng giao dịch, giá cả hàng hóa và dịch vụ, tiền lương sẽ, hoàn toàn (hoặc một phần), được niêm yết bằng (hoặc gán theo) đôla một cách công khai hoặc ngầm định. Nếu đồng nội tệ còn tồn tại thì nó chỉ có vai trò thứ yếu và thường chỉ là những đồng tiền xu hay các đồng tiền mệnh giá nhỏ. Thông thường các nước chỉ áp dụng đô la hoá chính thức sau khi đã thất bại trong việc thực thi các chương trình ổn định kinh tế và thường chỉ chọn một ngoại tệ làm đồng tiền hợp pháp. Theo đánh giá của IMF năm 1998, 19 nước có mức độ đô la hoá cao với tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/M2 lớn hơn 30%, bao gồm các nước: Argentina, Azerbaijian, Belarus, Bolivia, Cambodia, Costa Rica, Croatia, Georgia, Guinea - Bissau, Laos, Latvia, Mozambique, Nicaragua, Peru, Sao Tome, Principe, Tajikistan, Turkey và Uruguay. 30 nước có mức độ đô la hoá vừa phải với tỷ lệ tiền gửi/M2 khoảng 16,4%, bao gồm các nước: Albania, Armenia, Bulgaria, Cộng hoà Czech, Dominica, Honduras, Hungary, Jamaica, Jordan, Lithuania, Macedonia, Malawi, Mexico, Moldova, Mongolia, Pakistan, Philippines, Poland, Romania, Russia, Sierra Leone, Cộng hoà Slovak, Trinidad, Tobago, Uganda, Ukraine, Uzbekistan, Việt Nam, Yemen và Zambia. 1.4.3. Nguyên nhân của tình trạng đô la hóa (i) Đô la hoá là hiện tượng phổ biến xẩy ra ở nhiều nước, đặc biệt là ở các nước chậm phát triển. Một nguyên nhân chính được nhiều người công nhận là do nhu cầu phòng chống rủi ro các loại, trong đó có rủi ro lạm phát và đồng bản tệ bị mất giá so với ngoại tệ, rủi ro sụp đổ của một thể chế tiền tệ, rủi ro gắn với sự yếu kém của các cơ Thang Long University Library
  • 23. 15 quan chức năng của chính phủ mà vì đó chính phủ không thể đưa ra những cam kết về ổn định và an toàn của của hệ thống và thể chế kinh tế. Đô la hoá thường gặp khi một nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao, sức mua của đồng bản tệ giảm sút thì người dân phải tìm các công cụ dự trữ giá trị khác, trong đó có các đồng ngoại tệ có uy tín. Song song với chức năng làm phương tiện cất giữ giá trị, dần dần đồng ngoại tệ sẽ cạnh tranh với đồng nội tệ trong chức năng làm phương tiện thanh toán hay làm thước đo giá trị. Tình trạng đô la hoá bao gồm cả ba chức năng thuộc tính của tiền tệ, đó là: Chức năng làm phương tiện thước đo giá trị, chức năng làm phương tiện cất giữ, chức năng làm phương tiện thanh toán. Với chức năng ban đầu làm phương tiên cất trữ giá trị, dần dần đồng ngoại tệ sẽ cạnh tranh với đồng nội tệ làm phương tiện thanh toán hay làm thước đo giá trị. [17] (ii) Hiện tượng đô la hoá bắt nguồn từ cơ chế tiền tệ thế giới hiện đại Đô la Mỹ là một đồng tiền mạnh, ổn định, được tự do chuyển đổi đã được lưu hành khắp thế giới và từ đầu thế kỷ 20 đã dần thay thế vàng thực hiện vai trò tiền tệ thế giới. Ngoài đồng đô la Mỹ, còn có một số đồng tiền của các quốc gia khác cũng được quốc tế hoá như: bảng Anh, mác Đức, yên Nhật, Franc Thuỵ Sỹ, euro của EU... nhưng vị thế của các đồng tiền này trong giao lưu quốc tế không lớn; chỉ có đô la Mỹ là chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 70% kim ngạch giao dịch thương mại thế giới). Cho nên người ta thường gọi hiện tượng ngoại tệ hoá là "đô la hoá". [17] (iii) Đô la hóa là kết quả của quá trình quốc tế hóa giao lưu thương mại Trong điều kiện của thế giới ngày nay, hầu hết các nước đều thực thi cơ chế kinh tế thị trường mở cửa; quá trình quốc tế hoá giao lưu thương mại, đầu tư và hợp tác kinh tế ngày càng tác động trực tiếp vào nền kinh tế và tiền tệ của mỗi nước, nên trong từng nước xuất hiện nhu cầu khách quan sử dụng đơn vị tiền tệ thế giới để thực hiện một số chức năng của tiền tệ, song song với đồng bản tệ, Việt Nam ta cũng không thoát khỏi xu thế chung đó. Đô la hoá ở đây có khi là nhu cầu, trở thành thói quen thông lệ ở các nước, mặc dù mức độ ở từng nước là khác nhau. [17] (iv) Đô la hóa phụ thuộc vào tình hình kinh tế xã hội của mỗi quốc gia  Trình độ phát triển kinh tế cùng tính chất của nền kinh tế đó. Đô la hóa thường rơi vào các nước có trình độ phát triển thấp, các nước đang phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
  • 24. 16  Trình độ dân trí và tâm lý người dân.  Trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng, nhất là hoạt động thanh toán. Rõ ràng khi hệ thống ngân hàng còn non trẻ, hoạt động thanh toán chưa phát triển, công nghệ thanh toán còn lạc hậu thì thường có tình trạng đô la hóa nền kinh tế.  Chính sách tiền tệ và cơ chế quản lý ngoại hối, cùng mức độ đảm bảo tính nghiêm minh của cơ chế quản lý. Nếu như đồng nội tệ ổn định, cơ chế quản lý ngoại hối chặt chẽ thì tình trạng đô la hóa nền kinh tế rất khó xảy ra.  Khả năng chuyển đổi của đồng tiền nội tệ - đồng tiền của quốc gia đó. Những yếu tố nói ở trên mức độ càng thấp thì quốc gia đó sẽ có tình trạng đô la hóa càng cao. [17] 1.4.4. Tiêu chí đo lường mức độ đô la hóa Để nghiên cứu vấn đề này một cách cụ thể ta cần xem xét trên cả hai khía cạnh sau:  Lượng tiền mặt ngoại tệ trong lưu thông (DCC - dollar currency in circulation). Đây chính là nhân tố chính của tình trạng đô la hóa ở một số nước. Việc xác định chính xác lượng đô la này là rất khó, nhất là đối với các nước đang phát triển và đang chuyển đổi khi mà tình trạng buôn lậu còn lớn chưa kiểm soát được, bộ máy hải quan còn non kém và tuỳ tiện, luật pháp không nghiêm, tình trạng tham nhũng đáng lo ngại. Do đó, chỉ có thể căn cứ vào các nguồn đô la Mỹ chuyển từ nước ngoài vào trong nước qua con đường tư nhân như: thu nhập từ buôn lậu hay buôn bán tiểu ngạch, kiều hối, quà biếu và quà tặng bằng đô la Mỹ, cá nhân mang trực tiếp theo mình khi xuất cảnh có khai báo (trên mức quy định) và không khai báo (không tự giác khai báo và dưới mức phải khai báo), các nguồn thu bằng đô la Mỹ ở trong nước, như : dịch vụ du lịch với khách nước ngoài ... Bởi vậy, chủ yếu phải dựa vào quan sát, thông tin dư luận, nhìn nhận các giao dịch thanh toán trong dân cư, nhất là các giao dịch có giá trị lớn, như: mua bán bất động sản mua xe máy,... Đặc biệt là người dân còn có tâm lý cất trữ đô la Mỹ trong nhà mà không phải bất kỳ ai cũng sẵn sàng gửi vào ngân hàng, sử dụng USD trong thanh toán mua đất đai, nhà ở, các cửa hàng, cửa hiệu, khách sạn nhà hàng, công ty du lịch và dịch vụ công khai hay không công khai thu tiền của khách hàng bằng ngoại tệ... - Lượng tiền gửi ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng (FCDs - foreign curency depoits). Tiền gửi ngoại tệ chiếm một phần đáng kể trong khối tiền mở rộng (ở Việt Nam là M2 tức tổng phương tiện thanh toán) của một số nước đang phát triển. Theo Thang Long University Library
  • 25. 17 quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tiêu chí để đánh giá mức độ đô la hoá ở một quốc gia là tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán. Theo cách tính này, IMF cho rằng nếu tỷ lệ này (FCDs/M2) lớn hơn 30% thì được đánh giá là có mức độ đô la hoá cao. Trên thực tế, tỷ lệ FCDs/M2 bằng 15% - 20% là phổ biến ở những nước duy trì tiền gửi ngoại tệ. 1.4.5. Những tác động của đô la hóa Đô la hoá nền kinh tế có những mặt lợi và mặt hại nhất định của nó song chúng ta phải nhận rõ cái lợi và cái hại để từ đó khai thác những mặt có lợi và hạn chế những ảnh hưởng có hại đến nền kinh tế. 1.4.5.1. Những tác động tích cực (i) Đô la hóa tạo một cái van giảm áp lực cho nền kinh tế trong thời kỳ lạm phát cao, bị mất cân đối và các điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định. Đồng thời, do có một lượng lớn đô la Mỹ trong hệ thống ngân hàng nên sẽ cung cấp cho các tác nhân kinh tế một công cụ tự bảo vệ để chống lại lạm phát, và là phương tiện để mua hàng hoá ở thị trường phi chính thức. Tại các nước đô la hóa chính thức, bằng việc sử dụng đồng ngoại tệ, họ sẽ hạ thấp được tỷ lệ lạm phát hiện tại và rủi ro lạm phát trong tương lai. Các nước này sẽ đảm bảo duy trì được tỷ lệ lạm phát gần với mức lạm phát thấp ở các nước phát hành đồng ngoại tệ. Khi đó, lạm phát thấp sẽ làm tăng sự an toàn với tài sản cá nhân, khuyến khích tiết kiệm và cho vay dài hạn. Lạm phát thấp cũng giúp những người nghỉ hưu, những người có thu nhập cố định, những người nghèo có tài khoản tại ngân hàng được đảm bảo rằng khoản tiết kiệm của họ được duy trì giá trị. Hơn nữa, ở những nước này, NHTW sẽ không còn khả năng phát hành nhiều tiền và không thể trông chờ vào nguồn phát hành này để trang trải thâm hụt ngân sách nhà nước, kỷ luật về tiền tệ và ngân sách được thắt chặt. Do vậy, các chương trình ngân sách sẽ mang tính tích cực hơn. (ii) Tình trạng đô la hóa được cho là có tác dụng thúc đẩy phát triển ngành Ngân hàng và nâng cao vai trò của nó trong nền kinh tế, phản ánh dưới góc độ tỷ trọng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng. Điều này có được là do người gửi tiền thay vì chuyển tài sản của mình bằng ngoại tệ ra nước ngoài trong bối cảnh rủi ro lạm phát cao nay được phép, và có thể yên tâm, gửi tài sản (bằng ngoại tệ) của mình vào hệ thống ngân hàng trong nước và hưởng lãi tính theo ngoại tệ mà không cần bận tâm đến lạm phát của đồng bản tệ. Nói cách khác, đô la hóa giúp cung cấp “dinh dưỡng” nuôi sống hệ thống ngân hàng trong nước. Tăng cường khả năng cho vay của ngân hàng và khả năng hội nhập quốc tế.
  • 26. 18 Với một lượng lớn ngoại tệ thu được từ tiền gửi tại ngân hàng, các ngân hàng sẽ có điều kiện cho vay nền kinh tế bằng ngoại tệ. Qua đó, hạn chế việc phải vay nợ nước ngoài và tăng khả năng kiểm soát của NHTW đối với luồng ngoại tệ. Đồng thời, các ngân hàng cũng có điều kiện mở rộng các hoạt động đối ngoại, thúc đẩy quá trình hội nhập của thị trường trong nước với thị trường quốc tế. (iii) Đô la hóa giúp hạ thấp chi phí giao dịch:  Đối với chi phí do chênh lệch tỷ giá: Đối với những nước đô la hoá chính thức các chi phí như chênh lệch giữa tỉ giá mua và bán khi chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác bị xoá bỏ .Ví dụ, thông qua việc dùng USD, Mexico đã giảm được một khối lượng đáng kể chi phí giao dịch thương mại với Nhật Bản, vì khâu chuyển từ Peso sang USD đã được xóa bỏ.  Chi phí dự phòng rủi ro tỷ giá: Chi phí này cũng không cần thiết, điều này giúp thúc đẩy thương mại và đầu tư giũa các nước làm cho các nhà đầu tư quốc tế tin tưởng hơn khi đầu tư vào nước đó .  Chi phí kinh doanh của các ngân hàng: Các ngân hàng có thể hạ thấp lượng dự trữ vì thế mà giảm đưọc chi phí kinh doanh việc tồn tại của hai đồng tiền buộc các ngân hàng phải tiến hành danh mục đầu tư tách biệt giữa nội tệ và ngoại tệ . (iv) Lãi suất thấp hơn khuyến khích nền kinh tế tăng trưởng. Ở các nước đô la hoá chính thức người ta sẽ thực hiện so sánh và tiếp nhận những đồng tiền nào có giá trị hơn, có mặt bằng lãi suất thấp hơn. Mặt bằng lãi suất thấp sẽ cho phép tăng trưởng kinh tế cao hơn và sẽ tạo điều kiện thu hẹp khoảng cách giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển và chênh lệch lãi suất đối với vay nợ nước ngoài cũng thấp hơn nên các khoản vay nợ được trả dễ dàng. Do đó mà những người ủng hộ việc đô la hoá cho rằng lãi suất thấp sẽ tạo điều kiện để kinh tế tăng trưởng cao hơn . (v) Đô la hoá ở mức độ rộng sẽ rút ngắn chênh lệch tỉ giá trên hai thị trường chính thức và phi chính thức ngay trong nước. Khi đó tỉ giá chính thức càng sát với tỉ giá trên thị trường phi chính thức, các hoạt động càng có động cơ chuyển từ thị trường phi chính thức “bất hợp pháp” sang thị trường chính thức “hợp pháp”. (vi) Mức độ hội nhập quốc tế ngày một rộng hơn – tạo uy tín lớn trên thế giới. Các nước thực hiện quá trình đô la hoá chính thức có thể loại bỏ rủi ro cán cân thanh toán và những kiểm soát mua ngoại tệ, khuyến khích tự do thương mại và đầu tư Thang Long University Library
  • 27. 19 quốc tế. Các nền kinh tế đô la hóa có thể được hưởng chênh lệch lãi suất đối với vay nợ nước ngoài thấp hơn, chi ngân sách giảm xuống và thúc đẩy tăng trưởng, đầu tư. Đô la hóa có thể giúp người ta dự đoán tỷ giá hối đoái dễ dàng hơn. Đối với những nước áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi thuộc khu vực sử dụng đồng đô la sẽ giúp cho họ giảm được những bất ổn trong mua bán và đầu tư quốc tế nảy sinh do biến động tỷ giá giữa đồng nội tệ và các đồng tiền ngoài khu vực, làm giảm rủi ro tỷ giá (người ta không còn phải lo đến việc bản tệ bị mất giá hay lên giá nữa), và do đó, thúc đẩy thương mại quốc tế, điều này lại góp phần thúc đẩy tăng trưởng. Đô la hóa cũng là một trong những giải pháp giúp giảm lạm phát, từ đó có thể giảm lãi suất thực nền kinh tế và kích thích đầu tư, và do đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 1.4.5.2. Những tác động tiêu cực Khi bị đô la hóa, nền kinh tế trong nước phụ thuộc rất lớn vào đồng đô la, đặc biệt là hệ thống tài chính. Sự ổn định của hê thống tài chính cột chặt vào đồng đô la. Điều này dẫn tới, một cuộc khủng hoảng kinh tế bên ngoài có thể ảnh hưởng nặng nề tới hệ thống tài chính của nước có hệ thống tài chính dựa trên hai đồng tiền. Đôla hóa sẽ làm cho các nước rất khó phản ứng thành công với các bất ổn, biến động từ bên ngoài (vì đã mất đi một công cụ hữu hiệu chống sốc là chính sách tiền tệ). Điều này làm cho các nền kinh tế đôla hóa dễ bị tổn thương bởi các cú sốc ngoại lai và thậm chí còn làm giảm tăng trưởng. Đối với chính sách tài khóa  Đô la hóa làm yếu kém hoạt động và hiệu quả của chính sách tài khóa + Nó hạ thấp doanh thu từ việc phát hành tiền và làm trầm trọng hơn tác động của lạm phát từ việc tài trợ thâm hụt ngân sách thông qua hệ thống ngân hàng. + Đô la hóa cũng cho phép một bộ phận nhất định các hoạt động kinh tế trốn thuế. + Đô la hóa làm yếu kém hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước, xét về khả năng tạo lợi nhuận cũng như đóng góp cho ngân sách, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp vì nó đã góp phần làm chệch hướng sản xuất sang thị trường không chính thức.  Chi phí lớn trong việc thu hồi nội tệ và đưa ngoại tệ vào lưu thông. Đối với chính sách tiền tệ – Đô la hóa làm giảm hiệu quả điều hành của CSTT. CSTT của NHTW không phát
  • 28. 20 huy được hiệu quả, bị mất tính độc lập và chịu ảnh hưởng nhiều bởi diễn biến kinh tế quốc tế, nhất là khi xảy ra các cuộc khủng hoảng kinh tế, cụ thể: + Gây khó khăn trong việc dự đoán diễn biến tổng phương tiện thanh toán, qua đó việc quyết định điều tiết lượng tiền cung ứng của NHNN kém chính xác và không kịp thời. “Lượng tiền cung ứng (M2) về cơ bản chịu tác động bởi các hoạt động của NHTW thông qua việc NHTW sử dụng các công cụ CSTT như nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc... Tuy nhiên, lượng tiền cung ứng còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố không thuộc kiểm soát của NHTW, đó là nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của cán cân thanh toán, vì tài sản Có ngoại tệ ròng là kết quả của cán cân thanh toán, và điều này hoàn toàn đúng với mọi nền kinh tế. Riêng đối với nền kinh tế bị đô la hóa, lượng tiền cung ứng thay đổi do những nhân tố ngoài kiểm soát của NHTW là kết quả của cán cân thanh toán còn chịu tác động bởi những thay đổi về tiền gửi ngoại tệ huy động của các NHTM, mặc dù sự thay đổi về tiền gửi ngoại tệ cũng một phần chịu tác động bởi thay đổi cán cân thanh toán, nhưng những thay đổi về xuất nhập khẩu thì tác động trực tiếp đến tiền gửi ngoại tệ của doanh nghiệp tại NHTM, sự thay đổi tiền gửi ngoại tệ của doanh nghiệp NHTW có thể dự báo được nhưng sự thay đổi tiền gửi tiết kiệm của dân chúng thì khó dự báo. Mà sự tăng thêm của tiền gửi ngoại tệ sẽ có tác động làm tăng M2 ngoài tầm kiểm soát của NHNN.” [11] + Vai trò điều tiết tiền tệ của NHNN thông qua các công cụ CSTT bị hạn chế: Nếu như không có hiện tượng đô la hóa thì cứ 1 đồng của NHNN đưa ra lưu thông thì tạo ra 2 đồng của M2, còn nếu có tiền gửi ngoại tệ trong M2 (tức nền kinh tế bị đô la hóa), thì sự tăng của M2 không phải là 2 mà lớn hơn 2 tùy thuộc vào tỷ trọng ngoại tệ trong M2. Đô la hóa có tác động trực tiếp đến hệ số tạo tiền, đô la hóa càng cao thì hệ số tạo tiền càng lớn và mức chênh lệch giữa hệ số tạo tiền M2 với hệ số tạo tiền M2 - tiền gửi ngoại tệ khoảng cách càng xa và hệ số tạo tiền không ổn định. Do vậy, điều hành CSTT để đạt được mức tăng của M2 theo định hướng, thông qua sự tăng giảm tiền cơ sở nhiều khi không đạt được kết quả như mong muốn. [11] – Điều hành CSTT nhằm đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát thông qua mục tiêu trung gian bị méo mó bởi đô la hóa. Trong một nền kinh tế bị đô la hóa cao, M2 tăng lên do sự tăng lên của tiền gửi ngoại tệ, trong đó có sự tăng lên của tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ. Khi tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tăng mà M2 tăng thì mức độ tác động của M2 đến lạm phát là yếu hơn khi M2 tăng bởi yếu tố tăng tín dụng và tăng tiền mặt ngoài lưu thông. Như vậy, chọn lượng tiền cung ứng (MS) là mục tiêu trung gian trong điều hành CSTT thời kỳ đô la hóa cao sẽ làm giảm hiệu quả điều hành CSTT. [11] – Đô la hóa cao gắn liền với rủi ro cao trong việc giữ ổn định hệ thống ngân hàng, qua đó việc điều hành CSTT nhằm đạt mục tiêu ổn định tiền tệ gặp trở ngại lớn. Đô la Thang Long University Library
  • 29. 21 hóa cao thì tỷ lệ tiền gửi bằng ngoại tệ của dân chúng trong hệ thống ngân hàng sẽ lớn. Khi dân chúng ồ ạt rút ngoại tệ, các NHTM sẽ gặp khó khăn lớn trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ. Khi đó ngân hàng nhà nước của nước bị đô la hóa cũng không thể hỗ trợ được vì không có chức năng phát hành đô la Mỹ. [11] – Đô la hóa làm cho đồng nội tệ nhạy cảm hơn với các thay đổi từ bên ngoài, do đó những cố gắng của chính sách tiền tệ nhằm tác động đến tổng cầu nền kinh tế thông qua việc điều chỉnh lãi suất cho vay trở nên kém hiệu quả. – Đô la hóa chính thức sẽ làm mất đi chức năng của NHTW là người cho vay cuối cùng. Trong các nước đang phát triển chưa bị đô la hóa hoàn toàn, mặc dù các ngân hàng có vốn tự có thấp, song công chúng vẫn tin tưởng vào sự an toàn đối với các khoản tiền gửi của họ tại các ngân hàng. Nguyên nhân là do có sự bảo lãnh ngầm của Nhà nước đối với các khoản tiền này. Điều này chỉ có thể làm được đối với đồng tiền nội tệ, chứ không thể áp dụng được đối với đô la Mỹ. Đối với vác nước đô la hóa hoàn toàn, khu vực ngân hàng sẽ trở nên bất ổn hơn trong trường hợp ngân hàng thương mại bị phá sản và sẽ phải đóng cửa khi chức năng người cho vay cuối cùng của ngân hàng trung ương đã bị mất. Đối với chính sách tỷ giá Đô la hoá tác động đến cơ chế truyền dẫn của tỷ giá hối đoái. Tác động khuếch đại của phá giá tiền tệ sẽ trở nên yếu kém do phá giá tiền tệ chỉ tác động đến một bộ phận nhỏ hơn tài sản có tính thanh khoản. Sự yếu kém của chính sách tỷ giá xuất hiện bất kể có tồn tại hay không chênh lệch trên thị trường phi chính thức so với thị trường chính thức. Đô la hóa có thể làm cho cầu tiền trong nước không ổn định, do người dân có xu hướng chuyển từ đồng nội tệ sang đô la Mỹ, làm cho cầu của đồng đô la Mỹ tăng mạnh gây sức ép đến tỷ giá. Bên cạnh đó, nếu mặt bằng giá cả trong nước tăng nhanh hơn ở Mỹ thì hệ quả đồng đô la sẽ tăng giá trị thực, khả năng cạnh tranh so với Mỹ (và các nước còn lại trên thế giới giảm sút). Khi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế thực hiện phá giá đồng tiền thì quốc gia bị đô la hoá sẽ không còn khả năng để bảo vệ sức cạnh tranh của khu vực xuất khẩu thông qua việc điều chỉnh lại tỷ giá hối đoái. Ngân hàng không có sức đề kháng trước những biến động về tỷ giá có thể dẫn đến khủng hoảng hệ thống ngân hàng. Rõ ràng lợi thế của việc tiếp nhận đồng đô la là có giá trị ổn định chỉ thực có nếu như Mỹ là đối tác thương mại quan trọng nhất. Chừng nào không có được điều kiện này thì luôn luôn xuất hiện nguy cơ sự lên giá của đồng đô la so với đồng EURO, đồng JPYvà các đồng tiền khác sẽ làm giảm sút khả năng cạnh tranh của xuất khẩu
  • 30. 22 trong nước. 1.5. Đô la hóa ở một số nước trên thế giới 1.5.1. Đô la hóa ở Panama Theo báo cáo thường niên của IMF có cung cấp danh sách đầy đủ thì Panama là một ví dụ điển hình cho trường hợp bị đô la hóa chính thức. Quốc gia này đã từ bỏ đồng tiền riêng của mình và sử dụng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ hợp pháp duy nhất. Cán cân thanh toán là yếu tố quyết định thay đổi về cung tiền. Cán cân thanh toán dương sẽ làm cung tiền tăng. Như vậy, Panama là quốc gia bị đô la hóa trực tiếp, hoàn toàn và chính thức. Hình thức đô la hóa hoàn toàn và chính thức có thể sẽ là lựa chọn tối ưu đối với một nền kinh tế quy mô tương đối nhỏ, có hoạt động giao thương mạnh mẽ với khu vực đồng đô la Mỹ (với Mỹ hoặc với các quốc gia có đồng bản tệ được neo vào đồng đô la Mỹ), và có khu vực tài chính liên hệ mật thiết với khu vực tài chính của Mỹ ( ví dụ thông qua sự hiện diện tại địa phương của các tổ chức tài chính Mỹ). Đối với những quốc gia như Panama, việc thiết lập và bảo vệ đồng tiền nội tệ có thể sẽ phải đi kèm với những phí tổn khổng lồ, đặc biệt là lãi suất trong nước cao hơn so với lãi suất của Mỹ. Việc sử dụng đồng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ trong nước mang lại ảnh hưởng tích cực tới hệ thống và mức lãi suất thấp. Panama đã “vay mượn” chất lượng cao của đồng đô la Mỹ với tư cách là đơn vị tiền tệ chủ yếu quốc tế. Tuy nhiên, việc đô la hóa hoàn toàn và chính thức luôn đi kèm với những chi phí kinh tế nhất định. Panama đã bỏ qua một nguồn tạo doanh thu từ thuế phát hành tiền. Doanh thu quốc gia hàng năm từ nguồn thuế phát hành tiền này thường chiếm 1% - 1,5% GDP. Ngoài ra, Panama không thể tự mình in tiền đô la Mỹ, có nghĩa là ở bất kỳ thời điểm nào thì cung tiền tệ cũng hoàn toàn không có tính chất co giãn, và NHTW hoàn toàn không thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng để hỗ trợ các ngân hàng trong nước khi thiếu thanh khoản toàn hệ thống. Hệ quả là rủi ro hệ thống của thị trường tài chính trong nước tăng cao. Tất cả các mức lãi suất cũng như mức rủi ro vỡ nợ tương ứng đều do FED quyết định chứ không phải là do NHTW Panama. Do chu kỳ kinh doanh của Mỹ và Panama có thể không trùng khớp nhau nên có thể xảy ra trường hợp lãi suất tăng vào đúng thời điểm nền kinh tế trong nước đang cần một mức lãi suất thấp hơn. 1.5.2. Đô la hóa ở Brazil Brazil là một ví dụ cho trường hợp đô la hóa không chính thức. Quốc gia này trước đây từng ghi nợ quốc gia bằng đô la Mỹ (trái phiếu quốc tế) và sử dụng đô la Mỹ làm loại tiền tham chiếu để điều chỉnh các chỉ số khác. Tuy nhiên, việc sử dụng đô la Mỹ trong các giao dịch và hợp đồng tiền tệ trong nước luôn bị cấm. Brazil có thể coi là một quốc gia bị đô la hóa gián tiếp, không chính thức và không hoàn toàn. Thang Long University Library
  • 31. 23 Gần đây, Brazil đã hạn chế được một cách rất thành công tình trạng đô la hóa, và trong vòng những năm qua Brazil đã gần như hòan toàn phi đô la hóa. Thành công của Brazil là hệ quả tất yếu từ những nỗ lực được cân nhắc cẩn thận của quốc gia này trong cuộc chiến chống đô la hóa:  Đồng đô la Mỹ không được phép sử dụng ở Brazil, dù là để làm phương tiện trao đổi, làm đơn vị hạch toán hay dự trữ giá trị. Kết quả là tất cả các tài khoản ngân hàng đều bằng đồng Real - đồng nội tệ của Brazil.  Tất cả các dòng vốn vào Brazil đều buộc phải chuyển đổi từ ngoại tệ (USD) sang đồng Real. Mọi dòng tiền bằng ngoại tệ ra khỏi Brazil đều bị cấm.  Các ngân hàng không cho vay bằng đô la Mỹ. Công ty tư nhân không được phép phát hành trái phiếu bằng đồng đô la Mỹ. Mặc dù vậy, trong rất nhiều năm, do hệ quả của một đồng nội tệ yếu kém (lạm phát, thường xuyên bị phá giá), nên các trái phiếu chính phủ của Brazil buộc phải để mệnh giá bằng đồng USD hoặc phải chỉ số hóa theo đồng USD. Vào năm 1999, một chiến lược chống đô la hóa đã được triển khai:  NHTW Brazil chuyển đổi từ chế độ neo giữ tỷ giá (gián tiếp) với đồng đô la Mỹ sang chế độ định hướng lạm phát. Việc này cho phép sử dụng tỷ giá hối đoái một cách năng động làm công cụ chống đô la hóa.  Chính sách lãi suất được vận dụng một cách hết sức tích cực (mức lãi suất thực rất cao) nhằm đưa đồng Real trở thành phương tiện dự trữ giá trị và chống lạm phát.  Chính sách tài khóa hàng năm đem lại thặng dư ngân sách sơ cấp (thặng dư ngân sách không bao gồm phần chi trả lãi cho dư nợ hiện hành của chính phủ) là 4,5% để hỗ trợ cho những nỗ lực nói trên. Tỷ lệ lãi suất cao và lạm phát thấp đã làm cho tài sản bằng đồng Real trở nên vô cùng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. NHTW sử dụng biện pháp can thiệp ngoại hối để kiểm soát chặt chẽ dòng tiền vào nhằm hạn chế việc đồng Real tăng giá, nhưng vẫn duy trì được kỳ vọng của nhà đầu tư về một đồng Real mạnh. Hiện tại, khi đã hoàn toàn phi đô la hóa, Brazil lên kế hoạch cho những bước đi cuối cùng nhắm đến mục tiêu dần dần mở cửa để có được đồng real tự do chuyển đổi hoàn toàn trong điều kiện đồng Real đã trở thành một đồng tiền chủ chốt trong khu vực. Brazil là một ví dụ minh họa cho một chiến lược chống đô la hóa thành công, rất đáng để các chuyên gia Việt Nam nghiên cứu kỹ.
  • 32. 24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Đô la hóa (dollarization) là hiện tượng một đồng ngoại tệ (thường là ngoại tệ mạnh và có khả năng tự do chuyển đổi) được sử dụng thay thế đồng nội tệ trong một hoặc một số chức năng tệ tiền tệ như thước đo giá trị, phương tiện trao đổi hay cất trữ. Trong thực tế, đô la hóa là tình trạng phổ biến của các nước đang phát triển hoặc các nước đang chuyển đổi. Những nước này thường có nền kinh tế kém ổn định, tỉ lệ lạm phát cao, giá trị đồng nội tệ giảm liên tục, công chúng thích giữ các tài sản bằng ngoại tệ nhằm tự phòng ngừa rủi ro giảm giá, phá giá của đồng nội tệ. Đô la hóa cũng có những lợi ích kinh tế nhất định, như đô la hóa gắn chặt hơn nền kinh tế trong nước với nền kinh tế quốc tế, mở ra cơ hội cạnh tranh với các thị trường này, giảm chi phí in tiền cho NHTW. Tuy nhiên, đô la hóa cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, nhất là khi nền kinh tế đang trong giai đoạn lạm phát cao thì nó sẽ góp phần phá vỡ lòng tin đối với đồng bản tệ, nó là nhân tố tiềm ẩn gây ra sự yếu kém của hệ thống ngân hàng, có thể gây ra những biến động mạnh trên bảng cân đối tiền tệ của các NHTM. Vì vậy, trong nền kinh tế bị đô la hóa đòi hỏi chấp nhận những giải pháp kiểm soát hoạt động ngân hàng thận trọng và nhất là đô la hóa làm cho điều hành chính sách tiền tệ trong nước phụ thuộc nhiều vào CSTT của nước ngoài, việc điều hành CSTT trở nên khó khăn hơn. Như vậy, ta có thể kết luận rằng tình trạng đô la hóa không phải hoàn toàn có lợi (tích cực), nhưng cũng không phải là hoàn toàn không có lợi (tiêu cực). Trong thực tế, có tình trạng đô la hóa có thể là việc chủ động hay bị động của chính phủ... Chúng ta không thể xóa bỏ hoàn toàn đô la hóa và phủ định sự tồn tại tất yếu của tình trạng này tại những thời điểm nhất định và những mức độ đô la hóa nhất định. Đối với một nền kinh tế, nếu tình trạng đô la hóa quá mức và được coi là không có lợi (tiêu cực) cho nền kinh tế như là nguy cơ của sự mất ổn định tiền tệ, mất ổn định kinh tế vĩ mô,...hay có nguy cơ dẫn đến các hiệu ứng tiêu cực khác… thì vấn đề cần đặt ra là nên chống đô la hóa, kiểm soát tình trạng đô la hóa ở mức độ nhất định. Thang Long University Library
  • 33. 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÔ LA HÓA TẠI VIỆT NAM Đô la hóa là hiện tượng phổ biến xảy ra ở nhiều nước, đặc biệt là ở các nước đang phát triển và ở Việt nam không phải là một ngoại lệ. Lý thuyết đã chỉ ra rằng tình trạng đô la hóa là một sự tồn tại tất yếu ở các nền kinh tế nhỏ có đồng bản tệ yếu, đặc biệt trong điều kiện kinh tế vi mô bất ổn (như lạm phát gia tăng…). Đô la hóa cũng là sản phẩm của quá trình mở cửa hội nhâp quốc tế của một số nền kinh tế đang chuyển đổi. Đô la hóa phản ánh những ứng xử của dân chúng (bao gồm cả các tổ chức) trong nền kinh tế thị trường khi tài sản (thu nhập, sự giầu có) gia tăng, phản ánh ứng xử của dân chúng về lựa chọn tài sản trước tình hình kinh tế không thuận lợi hay rủi ro hơn (như lạm phát hay đồng nội tệ mất giá…) hoặc lợi ích kinh tế giữa nắm giữ ngoại tệ và nội tệ (như lãi suất,.. cơ hội đầu tư…) Do đó, để đánh giá về đô la hóa nền kinh tế Việt Nam, khóa luận sẽ đi nghiên cứu về kinh tế Việt Nam trong những năm qua trên một số phương diện có ảnh hưởng đến tình hình đô la hóa nền kinh tế: (i) Tổng quan kinh tế Việt Nam trong quá trình cải cách kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế và (ii) Tình hình ổn định kinh tế vĩ mô tác động đến lòng tin vào đồng nội tệ (VND) của dân chúng và (iii) những yếu tố vi mô khác tác động đến tình trạng đô la hóa tại Việt Nam. 2.1. Kinh tế Việt Nam trong quá trình cải cách, hội nhập kinh tế quốc tế. 2.1.1. Kinh tế Việt Nam qua một số chỉ tiêu phát triển Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc “Đổi mới” kinh tế từ năm 1986. Chủ trương đổi mới trong những năm qua được thực hiện khá nhất quán với ba trụ cột cơ bản, đó là: (i) Chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường, (ii) Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó khu vực dân doanh đóng vai trò ngày càng quan trọng, (iii) Chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới theo lộ trình khá thận trọng. Kết quả của công cuộc đổi mới củaViệt Nam trong hơn 20 năm qua là khá ấn tượng: Kinh tế tăng trưởng liên tục ở mức cao, tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 1990-2010 là 7,2%; Thu nhập GDP bình quân trên đầu người tăng mạnh.
  • 34. 26 Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân trên đầu người của Việt Nam giai đoạn 1990-2010 Năm Quy mô dân số (Nghìn người) Quy mô GDP (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) GDP/người 1990 66.016,7 131.968 5,10 105 1995 71.995,5 195.568 9,54 288 2000 77.635,4 273.666 6,79 391 2003 80.902,4 336.242 7,26 492 2005 83.106,3 393.031 8,43 636 2006 84.136,8 425.373 8,17 723 2007 85.154,9 461.433 8,48 835 2008 86.116,0 490.181 6,18 1.047 2009 86.024,6 515.909 5,32 1.083 2010 88.256,3 550.887 6,78 1.168 (Nguồn: Tính toán từ số liệu Niên giám thống kê Việt Nam, WB và IMF) Nếu năm 1990, GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ khoảng trên 100 USD, thì năm 2010, GDP bình quân ước tính đạt khoảng 1.200 USD/người (theo giá hiện hành). Việt Nam đã thoát ra khỏi nhóm nước nghèo (nhóm nước có thu nhập thấp nhất) và nằm trong nhóm các nước có thu nhập bình quân trung bình thấp. Tình trạng đói nghèo giảm đi đáng kể. Mức độ nghèo giảm từ 58.1% năm 1993 xuống 16% năm 2006, và số người ở mức dưới tuyến nghèo giảm từ 20.2% dân số năm 2005 xuống 12.3% năm 2009. Về kinh tế đối ngoại, từ một nước nhập khẩu gạo, Việt Nam đã trở thành nước hàng đầu trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu gạo (và một số nông sản khác). Việt Nam cũng đã thu hút được lượng lớn dòng vốn ngoại (FDI, ODA, FII) và lượng kiều hối chuyển về nước.. Thang Long University Library
  • 35. 27 Hình 2.1: Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 1990-2010. [13] Nhìn vào hình 2.1, chúng ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng của các ngành nông- lâm- ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều chậm lại. Trước năm 1997, tốc độ tăng trưởng công nghiệp rất cao. Tuy nhiên sau đó đã giảm mạnh. Từ năm 2009, ngành công nghiệp Việt Nam mới có dấu hiệu phục hồi song mức độ tăng trưởng của ngành này vẫn thấp hơn nhiều so với thời kỳ những năm 90. Khu vực công nghiệp và xây dựng 9 tháng năm 2010 tăng 7.29%, cao hơn mức 4.64% của cùng kỳ năm trước. Trong 11 tháng đầu năm 2010, sản xuất công nghiệp tăng trưởng 13.8%, gần gấp đôi so với mức tăng 7.3% cùng kỳ năm 2009. Ngành công nghiệp tăng mạnh như vậy là nhờ có sự phục hồi của thị trường bất động sản, giá nguyên vật liệu xây dựng như xi măng, sắt thép…giảm mạnh ở mức thấp, đồng thời có thêm nhiều nguồn vốn bổ sung thực hiện các dự án đầu tư từ giải pháp kích cầu của Chính phủ. Đà phục hồi cũng có thể nhận thấy ở ngành dịch vụ, với mức tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm 2010 đạt 7.24%, cao hơn nhiều so với mức 5.9% của cùng kỳ năm 2009. Sự phục hồi mạnh mẽ của ngành dịch vụ còn nhờ vào kết quả khả quan của ngành du lịch, thương mại và dịch vụ tài chính. Trong khi đó, ngành nông nghiệp Việt Nam không có những thay đổi đáng kể. Tính đến hết tháng 9/2010, tăng trưởng khu vực nông nghiệp cũng đạt 2.89%, so với mức 1.58% của cùng kỳ năm 2009. Đóng góp vào sự phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 2010, đặc biệt là giai đoạn 2001 -2010, chúng ta có thể nhận thấy vai trò to lớn của chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế là trong việc huy động nguồn vốn bên ngoài cho đầu tư phát triển, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy thương mại và tạo công ăn việc làm. Theo đó, đóng góp của các yếu tố đầu vào trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong các giai đoạn 1996 - 2000; 2001 - 2005; 2006 - 2010 có kết quả như sau: (Xem bảng 2.2)
  • 36. 28 Bảng 2.2: Đóng góp của các yếu tố đầu vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam Thời kỳ 1996-2000 2001-2005 2006-2010 1. Đóng góp theo điểm phần trăm (%) 6,96 7,51 7,02 - Vốn 3,09 3,23 3,16 - Lao động 2,63 2,49 1,82 -TFP 1,24 1,79 2,03 2. Đóng góp theo tỷ lệ phần trăm (%) 100,00 100,00 100,00 - Vốn 64,28 55,40 51,16 - Lao động 17,90 20,80 19,90 -TFP 17,83 23,80 28,94 ( Nguồn: Vụ DBTKTT 2010) Vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế, chiếm tỷ trọng trên 50%, mặc dù qua từng giai đoạn vai trò của yếu tố vốn trong tăng trưởng kinh tế đã giảm dần từ mức 64,28% trong giai đoạn 1996 - 2000 xuống 55,4% trong giai đoạn 2001 - 2005 và xuống mức 51,16% trong giai đoạn 2006 - 2010. Yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) mặc dù đã đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhưng với tốc độ chậm và vẫn giữ ở mức khiêm tốn 28,94% trong giai đoạn 2006 - 2010. Trong khi đó, lợi thế lao động rẻ của Việt Nam ngày càng giảm. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, quy mô vốn đầu tư phát triển toàn xã hội cũng gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn 2001 - 2010. Nếu như năm 2001 vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chỉ chiếm 35,4% GDP, thì đến năm 2010 con số này ước là 41,9% GDP (Hình 2.2). Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP cũng tăng lên rất nhanh trong giai đoạn 2001 - 2010, đặc biệt là giai đoạn 2006 - 2010, có năm tỷ lệ này đã trên 46,5%. Tỷ lệ này đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ vốn đầu tư/GDP thuộc diện cao nhất thế giới. Thang Long University Library
  • 37. 29 Hình 2.2 : Vốn đầu tư phát triển qua các năm ( Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2010) 2.1.2. Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế Với chủ trương tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng. Việt Nam là thành viên quan trọng trong ASEAN, tích cực thực hiện các cam kết Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), là thành viên tích cực của APEC, ASEM và nhiều tổ chức kinh tế quốc tế khác. Hợp tác kinh tế của Việt Nam với các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ ngày càng được củng cố và mở rộng, Việt Nam đã ký hiệp định thương mại song phương với Mỹ, Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) với EU, hiệp định đối tác kinh tế toàn diện với Nhật Bản. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ với trên 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, đánh dấu sự hội nhập toàn diện và đầy đủ của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu. Tháng 1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Cánh cửa mở ra thế giới của Việt Nam đã được mở toang, đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới với tốc độ nhanh hơn, mạnh hơn. Với những bước hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu, nước ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, gặt hái được không ít thành quả trên tất cả các lĩnh vực xuất nhập khẩu, đầu tư, viện trợ phát triển đều tăng nhanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người dân, tranh thủ được vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo được không ít nguồn nhân lực, phát huy vai trò của đất nước trên trường quốc tế. Nhờ quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư do hội nhập kinh tế mang lại mà quy mô thương mại quốc tế của Việt Nam ngày càng gia tăng. Nền kinh tế Việt Nam hiện có độ mở rất lớn, lên đến 140-150% (độ mở của nền kinh tế được đánh giá thông
  • 38. 30 qua hoạt động xuất nhập khẩu trên tổng sản phẩm quốc nội). Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam những năm gần đây khoảng 130-140 tỉ USD, trong khi GDP chỉ trên dưới 100 tỉ USD. Giá trị xuất khẩu tăng lên không ngừng nghỉ với định hướng phát triển nền kinh tế xuất khẩu. Giai đoạn 2001-2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam theo giá thực tế tăng liên tục với mức trung bình khoảng 20%/năm; riêng năm 2009, do khủng hoảng của nền kinh tế thế giới, đà tăng không còn nữa và giá trị xuất khẩu sụt giảm khoảng 10%. Nhưng đến năm 2010 thì lại tăng mạnh 19%. Tính chung trong cả giai đoạn 2001-2010 thì mức tăng xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt 17%/năm. Đây quả là một con số ấn tượng. Bảng 2.3: Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2000-2010 Năm Tỷ lệ nhập siêu/XK (%) Tỷ lệ nhập siêu/GDP (%) Tỷ lệ nhập khẩu/GDP (%) Tỷ lệ xuất khẩu/GDP (%) XNK/GDP (%) 2000 8.0 3.68 49.88 46.19 96.07 2001 7.9 3.61 49.23 45.63 94.86 2002 18.2 8.66 56.25 47.60 103.85 2003 25.3 13.37 66.11 52.75 118.86 2004 20.7 12.09 70.48 58.39 128.86 2005 13.3 8.12 69.22 61.09 130.31 2006 12.7 8.33 73.80 65.47 139.27 2007 29.2 19.89 87.90 68.01 155.92 2008 28.8 20.12 90.07 69.95 160.02 2009 21.85 13.32 74.30 60.97 135.27 2010 17.3 11,85 67,87 79,15 147,02 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Tuy nhiên, nhập siêu của nền kinh tế cũng tăng lên mạnh mẽ với tốc độ chóng mặt (Bảng 2.3), bình quân giai đoạn 2001-2010 là 45%, trong đó đáng kể nhất là năm 2002 (tăng 130%) và năm 2007 (tăng 129%) khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Giá trị nhập khẩu và xuất siêu năm 2009 giảm mạnh tương ứng ở mức gần -15% và -29% do chính sách kích cầu nội địa trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế Thang Long University Library