SlideShare a Scribd company logo
1 of 66
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
HUỲNH ĐỨC TOÀN
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ÁP DỤNG
TẠI VIỆT NAM VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
HUỲNH ĐỨC TOÀN
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ÁP DỤNG
TẠI VIỆT NAM VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng (Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài: “Thực trạng chính sách tiền
tệ áp dụng tại Việt Nam và gợi ý giải pháp” là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trương Quang Thông.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn
Huỳnh Đức Toàn
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.........................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................1
1.3 Câu hỏi nghiên cứu............................................................................2
1.4 Phương pháp nghiên cứu...................................................................2
1.5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu......................................................2
1.6 Ý nghĩa đề tài ....................................................................................2
1.7 Kết cấu luận văn................................................................................3
Kết luận chương 1...................................................................................3
CHƯƠNG 2. VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VIỆT NAM ...............................4
2.1 Tổng quan kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam...............................4
2.1.1 Kinh tế thế giới...........................................................................4
2.1.2 Kinh tế Việt Nam.......................................................................6
2.2 Chính sách tiền tệ Việt Nam trong thời gian qua..............................8
2.3 Chính sách tiền tệ Việt Nam hiện nay.............................................10
Kết luận chương 2.................................................................................11
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................12
3.1 Tổng quan về chính sách tiền tệ......................................................12
3.1.1 Khái niệm về chính sách tiền tệ...............................................12
3.1.2 Một số loại chính sách tiền tệ ..................................................12
3.1.3 Mục tiêu của chính sách tiền tệ................................................13
3.1.4 Vai trò của chính sách tiền tệ...................................................14
3.1.5 Một số công cụ chính sách tiền tệ............................................15
3.1.6 Theo dõi cơ chế của chính sách tiền tệ ....................................18
3.1.7 Sự đánh đổi trong việc sử dụng chính sách tiền tệ...................19
3.2 Tổng quan học thuật........................................................................20
3.2.1 Các nghiên cứu tại nước ngoài.................................................20
3.2.2 Các nghiên cứu trong nước......................................................21
3.3 Chính sách tiền tệ của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam . 22
3.3.1 Chính sách tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED)....22
3.3.2 Chính sách tiền tệ của NHTW Châu Âu (ECB).......................24
3.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.........................................26
Kết luận chương 3 .................................................................................27
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT
NAM .....................................................................................................................28
4.1 Thực trạng chính sách tiền tệ tại Việt Nam.....................................28
4.2 Các xu hướng phát triển chính sách tiền tệ tại Việt Nam................31
4.3 Các công cụ thi hành chính sách tiền tệ ..........................................33
4.3.1 Nghiệp vụ thị trường mở..........................................................33
4.3.2Chính sách tiền tệ ổn định tỷ giá, tập trung kiềm chế lạm phát34
4.3.3 Chính sách tiền tệ tác động qua lãi suất...................................36
4.4 Đánh giá chính sách tiền tệ Việt Nam hiện nay..............................37
4.4.1 Thách thức................................................................................37
4.4.2 Hạn chế ....................................................................................38
4.5 Chính sách tiền tệ tại Việt Nam thời gian qua ................................38
4.5.1 Các mục tiêu, nhiệm vụ về chính sách tiền tệ theo Nghị quyết
của Chính phủ ...................................................................................38
4.5.2 Vai trò của chính sách tiền tệ đối với tăng trưởng kinh tế và
kiểm soát lạm phát ............................................................................40
4.5.3 Một số vấn đề rút ra về mô hình phát triển và kinh tế vĩ mô
trong thời gian tới..............................................................................41
Kết luận chương 4 .................................................................................42
CHƯƠNG 5. GỢI Ý GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM .....43
5.1 Gợi ý giải pháp về chính sách tiền tệ ..............................................43
5.1.1 Chính sách tiền tệ theo công cụ lãi suất...................................43
5.1.2 Về việc phối hợp các chính sách vĩ mô ...................................45
5.1.3 Phối hợp hiệu quả giữa các chính sách ....................................46
5.2 Lộ trình áp dụng chính sách tiền tệ theo mục tiêu lạm phát ...........49
5.3 Hàm ý chính sách tiền tệ áp dụng tại Việt Nam giai đoạn 2020 –
2025.......................................................................................................50
5.3.1 Hàm ý chính sách trong ngắn hạn............................................50
5.3.2 Hàm ý chính sách trong trung, dài hạn ....................................51
Kết luận chương 5 .................................................................................54
KẾT LUẬN.............................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết
tắt
Tên tiếng anh Giải thích từ nghĩa
CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng
CSTK Chính sách tài khóa
CSTT Chính sách tiền tệ
ECB European Central Bank Ngân hàng Trung ương châu Âu
FED FEDeral Reserve System Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng Trung ương
WB World Bank Ngân hàng Thế giới
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khu vực Đông Nam Á .....................5
Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP và CPI Việt Nam thời gian qua....................6
Biểu đồ 4.1. Tỷ giá USD/VNĐ giai đoạn 2008 - 2018...........................................34
Biểu đồ 4.2. Tăng trưởng GDP và lạm phát giai đoạn 2011-2018 .........................36
TÓM TẮT
Đề tài: “Thực trạng chính sách tiền tệ áp dụng tại Việt Nam và gợi ý giải
pháp”
Để nền kinh tế quốc gia phát triển ổn định, đòi hỏi sự điều hành linh hoạt của
Chính phủ, bằng các công cụ để điều tiết nền kinh tế vĩ mô ổn định, trong đó một
trong những công cụ quan trọng bậc nhất đó là chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ
và hệ thống các ngân hàng có tầm quan trọng đối với nền kinh tế được ví như hệ
thống mạch máu của cơ thể sống, đặc biệt đối với nền kinh tế thị trường đã hội nhập
sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Sự điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng
nhà nước để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế – như kiềm
chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng
trưởng kinh tế. Qua kết quả nghiên cứu, phân tích chính sách tiền tệ Việt Nam và
kinh nghiệm áp dụng chính sách tiền tệ tại một số quốc gia trên thế giới (như chính
sách của FED và ECB), có thể thấy rằng chính sách tiền tệ nói riêng là một trong
những công cụ quan trọng nhất của nhà nước để quản lý và điều hành nền kinh tế.
từ đó, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị giải pháp và hàm ý chính sách áp dụng
ở Việt Nam.
Từ khóa: Chính sách tiền tệ, Chính sách tài khóa, Kinh tế vĩ mô, Tài chính, Ngân
hàng.
ABSTRACT
Title: The reality monetary policy applied in Vietnam and proposed solution
In order for the national economy to develop stably, requires flexible
management of the Government, with the tools to regulate the macroeconomic
stability, in which one of the most important tools is monetary policy. Monetary
policy and the banking system of importance to the economy are like the
lifeblood of the living system, especially for the market economy that has been
deeply integrated into the world economy. gender. Governance of the monetary
policy of the state bank to achieve goals of stability and economic growth - such
as curbing inflation, maintaining a stable exchange rate, achieving full
employment or growth economy. Based on the results of research, analysis of
Vietnam's monetary policy and experience in applying monetary policy in some
countries in the world (such as FED and ECB policies), it can be seen that
monetary policy says specifically, one of the most important tools of the state
for managing and operating the economy. Since then, the author has made some
recommendations for solutions and policy suggestions for application in
Vietnam.
Keys: Monetary policy, Fiscal policy, Macroeconomics, Finance, Banking.
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế Việt Nam trong thời kỳ từ năm 2007 đến nay đã chịu nhiều tác động từ
kinh tế thế giới. Vì vậy, Chính phủ phải dùng các công cụ là các chính sách kinh tế
vĩ mô nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng để điều hành nền kinh tế đề kiềm
chế lạm phát, ổn định giá cả thị trường, đảm bảo phát triển bền vững và ổn định. Để
nền kinh tế quốc gia phát triển ổn định, đòi hỏi sự điều hành linh hoạt của Chính
phủ, bằng các công cụ để điều tiết nền kinh tế vĩ mô ổn định, trong đó một trong
những công cụ quan trọng bậc nhất đó là chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ và hệ
thống các ngân hàng có tầm quan trọng đối với nền kinh tế được ví như hệ thống
mạch máu của cơ thể sống, đặc biệt đối với nền kinh tế thị trường đã hội nhập sâu
rộng vào nền kinh tế thế giới. Sự điều hành chính sách tiền tệ của NHNN để đạt
được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế – như kiềm chế lạm phát, duy
trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế.
Chính sách tiền tệ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều tiết khối lượng
tiền lưu thông trong toàn bộ nền kinh tế. Thông qua CSTT NHTW có thể kiểm soát
được hệ thống tiền tệ để từ đó kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, ổn định sức mua của
đồng tiền và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặt khác CSTT còn là công cụ để kiểm
soát toàn bộ hệ thống các NHTM và các TCTD. Nhận thức được tầm quan trọng
của CSTT nhằm đưa ra những khuyến nghị, hàm ý giải pháp CSTT tại Việt Nam
nói chung và các tổ chức kinh tế nói riêng trong thời gian tới là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ đó, Tôi chọn nội dung “Thực trạng chính sách tiền tệ áp dụng tại Việt
Nam và gợi ý giải pháp” để làm mục tiêu nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu tổng quát
Trong phần luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu vào phân tích, đánh giá
tình hình chính sách tiền tệ tại Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó gợi ý một số
2
chính sách áp dụng tại Việt Nam trong thời gian tới.
 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách tiền tệ tại Việt Nam.
- Gợi ý một số chính sách tiền tệ áp dụng tại Việt Nam giai đoạn 2020-2025.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Diễn biến chính sách tiền tệ ở Việt Nam như thế nào?
- Giải pháp nào cho chính sách tiền tệ tại Việt Nam?
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh,
phân tích, đánh giá thực trạng chính sách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn 2014 –
2018.
Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các
báo cáo ngành của NHNN do chính tác giả tổng hợp và xử lý có chọn lọc và sử
dụng nhằm giúp luận văn có thể phân tích, đánh giá các vấn đề một cách khách
quan nhất trong luận văn này. Ngoài ra, tác giả còn tổng hợp nguồn số liệu từ các
kỷ yếu khoa học, tạp chí chuyên ngành,... và các Website liên quan khác cũng được
tác giả chọn lọc làm nguồn tham khảo cho luận văn.
1.5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: tác giả tập trung nghiên cứu vào chính sách tiền tệ tại
Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Phân tích, đánh giá chính sách tiền tệ Việt Nam và hàm ý
chính sách tiền tệ áp dụng tại Việt Nam trong giai đoạn 2020 – 2025.
 Đối tượng nghiên cứu:
Tập trung vào cơ chế chính sách tiền tệ áp dụng tại Việt Nam trong giai đoạn
2014 – 2018.
1.6 Ý nghĩa đề tài
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu này đưa ra một vài hạn chế về chính sách tiền tệ
tại Việt Nam vừa qua và hiện tại chính sách tiền tệ của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn
3
chế nhất định, có những giai đoạn thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt hay mở
rộng, chính sách tiền tệ cơ cấu hay chính sách tiền tệ chức năng nhằm đạt được mục
tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ là hướng tới ổn định, nâng cao khả năng khai
thác và phát triển nền kinh tế trong thời gian tới. Qua đó, tác giả nhằm gợi mở thêm
một số khuyến nghị về CSTT để có thể áp dụng linh hoạt hơn nhằm kiểm soát lạm
phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế phù hợp
hơn.
1.7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần danh mục tài liệu tham khảo, các phần phụ lục kèm theo. Kết cấu
của luận văn này bao gồm 05 chương:
- Chương 1. Giới thiệu đề tài
- Chương 2. Xác định vấn đề nghiên cứu
- Chương 3. Cơ sở lý luận
- Chương 4. Phân tích thực trạng chính sách tiền tệ tại Việt Nam
- Chương 5. Gợi ý giải pháp chính sách tiền tệ tại Việt Nam
Kết luận chương 1
Chương này tác giả đưa ra các vấn đề nghiên cứu cấp thiết, cũng như tầm quan
trong của CSTT trong mục tiêu phát triển nền kinh tế tại Việt Nam. Từ đó đề
xuất mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cho
luận văn.
4
CHƯƠNG 2
VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VIỆT NAM
2.1 Tổng quan kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam
2.1.1 Kinh tế thế giới
Năm 2018 là “một năm nhiều biến động với nền kinh tế thế giới. Kinh tế tăng
trưởng chậm lại, thương mại toàn cầu giảm do ảnh hưởng của chiến tranh thương
mại Mỹ - Trung, hai nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới. Những thay đổi chính sách
chủ chốt ở các nền kinh tế lớn (Anh, Pháp..) ảnh hưởng xấu đến thị trường tài chính
và hoạt động kinh tế trên toàn thế giới. Xu hướng tự do hóa thương mại đã bắt đầu
chậm lại. Các ngân hàng Trung ương (NHTW) lớn trên thế giới như FED, ECB,
BOJ. lên kế hoạch chấm dứt các biện pháp nới lỏng tiền tệ. Cục dự trữ liên bang Mỹ
(FED) đã tăng lãi suất 4 lần trong năm 2018 đưa lãi suất cơ bản lên mức 2.25%-
2.5% và có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất 2 lần trong năm 2019. NHTW Châu Âu
(ECB) đã ngừng hoàn toàn gói QE vào cuối tháng 12/2018, và thông báo chỉ duy trì
mức lãi suất thấp như hiện nay đến giữa năm 2019. NHTW Nhật Bản (BoJ) đã thu
hẹp quy mô chương trình mua tài sản, cụ thể là mua trái phiếu chính phủ Nhật
(JGB). Các động thái từ các NHTW cho thấy các chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ tiếp
tục được đưa ra trong năm 2019. Nguồn vốn chảy vào các hoạt động đầu tư, thị
trường chứng khoán sẽ bị hạn chế. Cùng với những diễn biến khó lường của chiến
tranh thương mại, xu hướng gia tăng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, giá năng lượng
đặc biệt là giá dầu giao động mạnh.. Năm 2019 dự báo kim ngạch thương mại toàn
cầu sẽ giảm xuống 4% từ mức 4.2%, tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2019 giảm
nhẹ xuống mức 2.9% (năm 2018 là 3%).
Theo diễn biến từ cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc từ đầu
năm 2018 diễn ra từ đầu năm 2018 đã làm chậm tốc độ phát triển của nền kinh tế
hai nước và tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu, chẳng hạn như:
- Đối với Kinh tế Mỹ:
Năm 2018 là năm kinh tế nước Mỹ tăng trưởng mạnh nhất trong vòng 4 năm.
GDP của Mỹ tăng lần lượt 4.2% và 3.5% (so với cùng kỳ năm 2017) trong quý II và
5
quý III năm 2018. Tăng trưởng GDP cả năm 2018 đạt 3.1%. Đây là mức tăng
trưởng tốt nhất của kinh tế Mỹ trong những năm gần đây. Tuy vậy, nhiều dấu hiệu
cho thấy cuộc chiến tranh thương mại sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước Mỹ
trong năm 2019. Những dấu hiệu cảnh báo sớm từ các cuộc khảo sát Chỉ số Thu
mua (PMI) và cảnh báo lợi nhuận giảm của FedEx đều báo hiệu cầu của nền kinh tế
giảm. Sự lạc quan của giới doanh nghiệp nhỏ về cải thiện kinh tế giảm xuống mức
thấp nhất trong 2 năm và các công ty kỳ vọng mức lợi nhuận thấp hơn trong năm
2019.
- Đối với kinh tế trung quốc
Năm 2018, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm xuống thấp nhất trong vòng 28
năm trở lại đây (từ năm 1990). Tăng trưởng GDP đạt 6.6%, dự báo tăng trưởng
GDP năm 2019 giảm xuống 6.2% do tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ
- Trung. Tăng trưởng tín dụng tại Trung Quốc tiếp tục bị kìm hãm bởi các khoản nợ
khổng lồ và cam kết giảm nợ trong trung và dài hạn của chính phủ.
- Đối vối kinh tế khu vực Đông Nam Á
Trong năm 2018, các nền kinh tế ở Đông Nam Á vẫn theo kịp đà tăng trưởng
của năm 2017. Philippines và Việt Nam vẫn là hai quốc gia có tốc độ tăng trưởng
cao nhất khu vực trên 7%”.
Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khu vực Đông Nam Á
ĐVT: %
Nguồn: Bloomberg Businessweek
6
2.1.2 Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc, cả ba khu vực sản xuất-cung-cầu của nền
kinh tế cùng song hành phát triển. Tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7.08% so với
năm 2017 - mức tăng cao nhất 11 năm qua. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xu
hướng giảm dần. Chỉ số CPI bình quân cả năm 2018 tăng 3.54%, hoàn thành mục
tiêu kiểm soát lạm phát Quốc hội đề ra. Trong 5 năm gần đây tốc độ tăng của chỉ số
CPI luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP, điều đó cho thấy những chính sách về
ưu tiên ổn định vĩ mô của chính phủ đã được phát huy tác dụng tốt trong thời kỳ
này.
Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP và CPI Việt Nam thời gian qua
ĐVT: %
Nguồn: Báo cáo vĩ mô năm 2018
Từ số liệu tại biểu đồ 2.2 cho thấy, tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất trong vòng
10 năm, cụ thể: Năm 2018, “GDP cả nước tăng 7.08%, là mức tăng cao nhất kể từ
năm 2008, vượt mục tiêu đề ra là 6.7%. Trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế
năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3.76%, đóng góp 8.7% vào
mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8.85%, đóng góp
48.6%; khu vực dịch vụ tăng 7.03%, đóng góp 42.7%. Xét về góc độ sử dụng GDP
năm 2018, tiêu dùng cuối cùng tăng 7.17% so với năm 2017; tích lũy tài sản tăng
8.22%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14.27%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
tăng 12.81%. Trong đó: (i) Về lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng
7
trưởng cao nhất trong 7 năm qua, khẳng định chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy
hiệu quả, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Cơ cấu cây
trồng được chuyển dịch theo hướng tích cực, giống lúa mới chất lượng cao đang
dần thay thế giống lúa truyền thống, phát triển mô hình theo tiêu chuẩn VietGap cho
giá trị kinh tế cao; (ii) Về lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo tiếp tục là điểm sáng đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế với
mức tăng cao 12.98%, tuy thấp hơn mức tăng của năm 2017 nhưng cao hơn nhiều
so với mức tăng các năm 2012-2016, đóng góp 2.55 điểm phần trăm vào mức tăng
trưởng chung; (iii) Về lĩnh vực dịch vụ năm 2018 tăng 7.03%, cao hơn mức tăng
các năm giai đoạn 2012-2016, trong đó các ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng
đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP như bán buôn, bán lẻ; hoạt động tài chính, ngân
hàng và bảo hiểm; dịch vụ lưu trú và ăn uống; vận tải, kho bãi.. đều đạt mức tăng
trưởng khá. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm nay đạt
4,395.7 nghìn tỷ đồng, tăng 11.7% so với năm 2017. Hoạt động du lịch trong năm
2018 đạt được kết quả ấn tượng với số khách quốc tế đến nước ta đạt mức kỷ lục
15.5 triệu lượt người, tăng 19.9% so với năm 2017 (tăng hơn 2.6 triệu lượt khách);
(iv) Về lĩnh vực xuất nhập khẩu thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và
dịch vụ năm 2018 so với GDP đạt 208.6%, điều này chứng tỏ Việt Nam khai thác
được thế mạnh của kinh tế trong nước đồng thời tranh thủ được thị trường thế giới.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2018 ước tính đạt 244.7 tỷ USD, tăng 13.8% so
với năm 2017 (vượt mục tiêu Chính phủ đề ra là tăng 8%-10%); Kim ngạch hàng
hoá nhập khẩu năm 2018 ước tính đạt 237.5 tỷ USD, tăng 11.5% so với năm trước,
Ước tính cả năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa thiết lập mức kỷ
lục mới với 482.2 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 7.2 tỷ USD, là
năm có giá trị xuất siêu lớn nhất từ trước đến nay, cao hơn rất nhiều mức xuất siêu
2.1 tỷ USD của năm 2017, vượt xa mục tiêu Quốc hội đề ra là tỷ lệ nhập siêu dưới
3%.
Về lạm phát bình quân cả năm ước khoảng 3.54%. Nhân tố tác động chủ yếu
đến lạm phát năm 2018 là thực phẩm và xăng dầu: giá thực phẩm tăng 6.67% so với
8
đầu năm (đóng góp 1.51 điểm%); nhóm giao thông tăng 7.3% so với đầu năm (đóng
góp 0.68 điểm%). Cung tiền, tín dụng đang dần được kiểm soát chặt chẽ để đảm
bảo mục tiêu ổn định vĩ mô. Tín dụng năm 2018 ước tăng 14-15%, thấp hơn 3-4
điểm% so với năm 2017. Tỷ lệ tín dụng/GDP khoảng 134%. Hệ số chênh lệch tín
dụng/GDP tăng 1.7 điểm % so với cùng kỳ năm 2017, mức tăng thấp nhất kể từ
năm 2015. Theo báo cáo từ các TCTD, tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ so với cuối năm 2017,
ở mức 2.4% (năm 2017: 2.5%). Dự phòng rủi ro tín dụng tăng khoảng 30.1% so với
cuối năm 2017. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng so với nợ xấu báo cáo cải thiện lên
mức 78.2% (năm 2017: 65.4%). Lãi suất tiền gửi bình quân tăng từ 5.11% năm
2017 lên 5.25% năm. Lãi suất cho vay bình quân khoảng 8.91% (năm 2017:
8.86%). Lãi suất có xu hướng tăng chủ yếu do: (1) kỳ vọng lạm phát tăng trong bối
cảnh giá hàng hóa thế giới biến động và (2) các TCTD cơ cấu lại nguồn vốn nhằm
đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong năm 2019 như tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài
hạn giảm xuống 40% và chuẩn bị tăng vốn cấp 2 theo Basel II. Tỷ giá USD/VND
tăng nhẹ. Tỷ giá trung tâm tăng khoảng 1.5% so với đầu năm, tỷ giá NHTM tăng
khoảng 2.8% và tỷ giá thị trường tự do tăng khoảng 3.5% so với đầu năm”.
2.2 Chính sách tiền tệ Việt Nam trong thời gian qua
Trong thời gian qua, trong bối cảnh bất ổn kinh tế vĩ mô và cùng với những khó
khăn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu vào năm 2008
gây ra. Để ổn định kinh tế vĩ mô, NHTW đã đưa ra nhiều chính sách lãi suất, tỷ giá
phù hợp, linh hoạt kết hợp các công cụ khác có liên quan, CSTT trong thời gian
qua, đặc biệt những năm trở lại đây đã phát huy và có tác động tích cực đến thị
trường tiền tệ, đến việc kìm giữ lạm phát và ổn định tiền đồng. Bên cạnh đó, với sự
biến động của giá vàng do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến vàng
trở thành kênh trú ẩn và đầu tư, đầu cơ trong suốt những năm đầu của giai đoạn
2008-2017, ảnh hưởng lớn đến thị trường tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô và giá trị
tiền đồng. Tuy nhiên, để đảm bảo và hạn chế tác động ảnh hưởng đến sự ổn định
của thị trường tiền tệ và ngoại hối, Chính phủ đã ban hành nghị định 24/2012/NĐ-
CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, các yếu tố thị trường: lãi
9
suất, tỷ giá và giá vàng diễn biến tích cực trong thời gian qua và luôn trong định
hướng chính sách của NHNN, của Chính phủ.
Hơn nữa, cùng với nhiều thách thức từ yếu tố khách quan, từ thị trường thế giới
và những khó khăn nội tại của nền kinh tế. Chính phủ và NHNN cũng đã đưa ra
định hướng và nhiều chính sách nhằm duy trì sản xuất, phục hồi và phát triển sản
xuất và kết quả là đem thành tựu đạt được giai đoạn này đã khẳng định hiệu quả của
chính sách tiền tệ. Cụ thể: (i) Thông qua việc hỗ trợ lãi suất, giảm lãi suất, áp dụng
trần lãi suất… tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh
doanh, hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng, mở rộng và phát triển. (ii)
Thực hiện chính sách tín dụng phù hợp như: áp dụng trần lãi suất cho vay ngắn hạn
tiền đồng đối với 5 nhóm ngành: xuất khẩu; nông nghiệp và nông thôn; doanh
nghiệp nhỏ và vừa; công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã
hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ việc
giảm chi phí lãi suất nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, gặp nhiều khó
khăn khi khủng hoảng xảy ra và lạm phát cao. Bên cạnh đó, việc áp dụng lãi suất
tiền gửi ngoại tệ 0% không chỉ nhằm từng bước thực hiện mục tiêu chống đô la hóa
và góp phần thực hiện hiệu quả CSTT mà còn hỗ trợ cho lĩnh vực xuất nhập khẩu
tăng trưởng và phát triển nhờ các chính sách ngoại hối (tín dụng ngoại tệ; lãi suất, tỷ
giá, mua bán ngoại tệ….) hợp lý để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất
nhập khẩu.
Mặt khác cơ chế chính sách của NHNN cũng định hướng cho các TCTD hoạt
động đáp ứng nhu cầu vốn, dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. Đồng thời đảm bảo
cho các TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả và tăng trưởng bền vững. Sau 10 năm,
hoạt động của các TCTD đã và đang có những chuyển biến tích cực trong tăng
trưởng và phát triển; nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh và chất lượng
quản trị điều hành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí đầu vào, giảm
chi phí đầu ra. Tăng thu nhập từ dịch vụ, hạn chế rủi ro từ hoạt động tín dụng. Đây
là kết quả quan trọng và mang đậm dấu ấn cơ chế chính sách của NHNN trong giai
đoạn vừa qua.
10
2.3 Chính sách tiền tệ Việt Nam hiện nay
Đứng trước những áp lực lớn, từ bên trong và ngoài nước. FED và hàng loạt các
NHTW áp dụng các chính sách thắt chặt tiền tệ và kiểm soát dòng di chuyển vốn
chặt chẽ hơn. Lãi suất của các NHTW bắt đầu được điều chỉnh tăng và điều này đã
tác động mạnh mẽ đối với tỷ giá hối đoái của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là
các nước mới nổi như là khu vực Đông Nam Á, châu Mỹ latinh.
Trong năm 2018, NHNN đã ban hành các chỉ thị về tổ chức thực hiện các nhiệm
vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2018, đảm bảo hoạt động các TCTD an toàn,
hiệu quả lần lượt, cụ thể là 01/CT-NHNN ngày 10/1/2018, chỉ thị số 04/CT-NHNN
ngày 02/8/2018. Trên cơ sở đó, NHNN đã triển khai đồng bộ các giải pháp CSTT
và hoạt động của các TCTD, phối hợp hài hòa với CSTK và các chính sách KTVM
khác nhằm kiểm soát hiệu quả lạm phát, ổn định KTVM, hỗ trợ tăng trưởng hợp lý
và đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD. Do đó, việc lựa chọn thắt chặt chính
sách tiền tệ không phải là dễ dàng, khi chính sách tiền tệ từ trước đến nay vẫn đóng
vai trò quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh mà hoạt động của
nền kinh tế nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng vẫn phụ thuộc rất lớn
vào nguồn vốn vay từ các TCTD.
Hơn nữa, cũng cần phải nhìn lại bối cảnh trước đây, đó là các NHTW lớn trên
thế giới đều theo đuổi hoặc có kế hoạch thắt chặt tiền tệ, từ FED cho đến ECB. Tuy
nhiên, tình hình hiện nay đã thay đổi, trong khi FED ngày càng cho thấy dấu hiệu
tạm dừng lộ trình tăng lãi suất và sớm kết thúc việc thu hẹp bảng cân đối kế toán,
thì ECB cam kết sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức thấp đến cuối năm nay và tiếp tục
duy trì các gói cho vay.
Định hướng thắt chặt tiền tệ trước đây của NHNN cũng diễn ra trong bối cảnh
áp lực lạm phát và tỷ giá rất lớn, có thể vượt mục tiêu kiểm soát đặt ra. Nhưng điều
đó đã không xảy ra, khi mà kết thúc năm 2018, lạm phát và tỷ giá đều cách xa mục
tiêu đề ra, trong khi diễn biến những tháng đầu năm nay cho thấy khả năng các biến
số trên sẽ tiếp tục được kiểm soát ổn định, với các yếu tố gây áp lực đã giảm đáng
kể so với giai đoạn trước.
11
Chính vì vậy, không loại trừ khả năng NHNN có thể áp dụng chính sách tiền tệ
linh hoạt hơn theo diễn biến thực tế, chứ không cố định vào những cam kết hay định
hướng đặt ra ban đầu theo quan điểm mà NHTW lớn nhất thế giới là FED đã nhiều
lần đưa ra.
Theo WB, nhìn chung, các khó khăn về kinh tế vĩ mô hiện nay ở Việt Nam một
phần xuất phát từ các nguyên nhân trong nước. Nhưng Chính phủ đã kịp thời
chuyển hướng ưu tiên sang ổn định kinh tế. Gói chính sách bình ổn kinh tế bao gồm
việc thắt chặt tiền tệ cắt giảm chi tiêu của Chính phủ, ngừng các dự án đầu tư công
kém hiệu quả, tạm dừng các dự án mới và cho phép áp dụng tỷ giá linh hoạt hơn…
Đến nay, đã có những dấu hiệu cho thấy, đang tỏ ra hiệu quả. Giá cả các mặt hàng
phi lương thực bắt đầu giảm so với những tháng trước; mức tăng nhập khẩu hàng
tháng cũng giảm trong thời gian qua; thị trường chứng khoán đã hạ nhiệt và có bằng
chứng cho thấy thị trường bất động sản cũng vậy. Điều này gợi ý về sự cần thiết
phải tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.
Kết luận chương 2
Trong phần chương 1 tác giả đã đưa ra phạm vi, đối tượng cũng như phương
pháp nghiên cứu về vấn đề CSTT Việt Nam trong thời gian. Tiếp theo đó, tác
giả tổng quan về tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam trong thời gian qua, từ
đó cho thấy với tốc độ tăng trưởng tích cực, giá hàng hóa cơ bản và lạm phát các
nước bắt đầu tăng, khiến cho các nước phát triển có xu hướng đưa ra mục tiêu
thực hiện CSTT thận trọng và chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra các dấu
hiệu cảnh báo, biểu hiện của vấn đề và xác định vấn đề cần nghiên cứu đến
CSTT Việt Nam, cũng như gợi ý giải pháp thực hiện năm 2020.
12
CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.1 Tổng quan về chính sách tiền tệ
3.1.1 Khái niệm về chính sách tiền tệ
Theo F.S. Mishkin (2001), định nghĩa về CSTT “là một trong các chính sách kinh
tế vĩ mô, trong đó NHTW thông qua các công cụ của mình thực hiện việc kiểm soát
và điều tiết khối lượng tiền cung ứng nhằm tác động tới các mục tiêu cơ bản của
nền kinh tế trên cơ sở đó đạt được những mục tiêu cuối cùng của mình là công ăn
việc làm cao, tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, ổn định lãi suất, ổn định thị trường
tài chính và ổn định tỷ giá hối đoái”.
Nguyễn Văn Tiến (2010), định nghĩa về CSTT “là chính sách kinh tế vĩ mô, thông
qua các công cụ của mình, NHTW chủ động thay đổi cung ứng tiền hoặc lãi suất
(lãi suất liên ngân hàng mục tiêu) nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đề
ra” (theo “Giáo trình kinh tế tiền tệ ngân hàng” của NXB thống kê).
Theo Điều 3, Luật Ngân hàng nhà nước năm 2010, định nghĩa CSTT “là các
quyết định về tiền tệ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục
tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng
các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra”.
Vũ Xuân Dũng (2012), định nghĩa về CSTT quốc gia “là tổng hòa những
phương thức mà NHTW thông qua các hoạt động của mình tác động đến khối lượng
tiền trong lưu thông, nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước trong một
thời kỳ nhất định”.
Chúng ta hiểu rằng, CSTT là một chính sách kinh tế vĩ mô mà trong đó NHTW
sử dụng các công cụ của CSTT để điều tiết và kiểm soát các điều kiện tiền tệ, tạo
nền tảng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và duy trì các mục tiêu xã hội hợp lý.
3.1.2 Một số loại chính sách tiền tệ
- CSTT theo nghĩa rộng “là chính sách làm tăng lượng cung ứng tiền tệ cho nền
kinh tế, do đó làm giảm lãi suất và mở rộng đầu tư, tiếp vốn cho các ngành để phát
13
triển sản xuất kinh doanh, làm tăng tổng cầu và giá trị sản lượng quốc gia. Chính
sách này thích hợp để chống suy thoái kinh tế và giảm thất nghiệp”.
- CSTT theo nghĩa hẹp “là chính sách giảm mức tăng trưởng lượng tiền cung ứng
cho nền kinh tế. Chính sách này được sử dụng khi tổng cầu cao, lạm phát đang đe
dọa nền kinh tế”.
- CSTT của NHTW “là tổng thể tất cả các biện pháp, công cụ mà NHTW sử dụng
nhằm điều tiết khối lượng tiền tệ, tín dụng, ổn định tiền tệ, góp phần đạt được các
mục tiêu kinh tế vĩ mô”.
- CSTT quốc gia “là tổng thể các biện pháp của Nhà nước pháp quyền nhằm cung
ứng đầy đủ các phương tiện thanh toán cho nền kinh tế, trên cơ sở đó không ngừng
ổn định giá trị đồng tiền quốc gia”.
Từ các loại CSTT trên cho thấy, việc lựa chọn CSTT theo xu hướng nào tùy
thuộc vào thực trạng nền kinh tế và nhu cầu về tiền trong từng giai đoạn cụ thể.
CSTT rất nhạy cảm và có vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô.
3.1.3 Mục tiêu của chính sách tiền tệ
 Mục tiêu tăng trưởng kinh tế
Do CSTT có thể ảnh hưởng đến của cải và chi tiêu của xã hội ở một quốc gia,
nên CSTT có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, muốn kinh tế tăng
trưởng, trước hết phải dựa trên sự ổn định kinh tế. Vì thế, CSTT phải tạo ra những
nền tảng cho ổn định kinh tế dựa trên ổn định tiền tệ trong nước, từ đó cải thiện tình
trạng cán cân thanh toán quốc tế và khẳng định vị thế của nền kinh tế trên thị trường
quốc tế.
 Mục tiêu ổn định giá cả
Mục tiêu ổn định giá cả “cho phép hệ thống tài chính hoạt động trơn tru, hiệu
quả thực hiện chức năng dẫn vốn từ khu vực có nguồn vốn nhàn rỗi sang khu vực
sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh”. Vì vậy, ổn định
giá cả “là một mục tiêu quan trọng của CSTT trong điều kiện kinh tế thị trường hiện
đại thường xuyên có lạm phát. Ổn định giá cả có tầm quan trọng trong định hướng
ổn định và phát triển kinh tế vĩ mô của các nền kinh tế”.
14
 Ổn định giá trị đồng tiền quốc gia
CSTT là chính sách tác động trực tiếp tới mức cung tiền tệ, do đó việc ổn định
giá trị đồng tiền là hết sức quan trọng. Giá trị của đồng tiền quốc gia bất ổn dẫn đến
người dân sẽ mất dần niềm tin vào đồng nội địa, các nhà đầu tư nước ngoài e ngại
rót vốn vào đầu tư trong nước. Chính vì vậy, NHTW thông qua CSTT có thể tác
động đến sự tăng giảm của giá trị tiền tệ phù hợp với tình hình kinh tế và các mục
tiêu đặt ra
 Ổn định tỷ giá hối đoái
Khi nền kinh tế hội nhập thì giao thương của một quốc gia với các nước khác
là điều tất yếu, nhu cầu mua bán hàng hóa và đầu tư giữa các nước dẫn đến việc
chuyển đổi tiền tệ giữa các nước với nhau. Khi biến động tỷ giá hối đoái sẽ ảnh
hưởng đến chi phí sản xuất, sức cạnh tranh về giá cả của hàng hóa trong nước với
hàng hóa nước ngoài. Do đó, việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái ở mức hợp lý phản ánh
cung cầu thực tế và bám sát với mục tiêu phát triển kinh tế trong những giai đoạn
nhất định.
3.1.4 Vai trò của chính sách tiền tệ
CSTT có vai trò quan trọng trong việc điều tiết khối lượng tiền lưu thông trong toàn
bộ nền kinh tế của một quốc gia. Thông qua CSTT, NHTW có thể kiểm soát hệ
thống tiền tệ để thông qua đó có thể kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, ổn định và thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Mặt khác, CSTT còn là công cụ để kiểm
soát toàn bộ hệ thống các NHTM và TCTD. Như vậy, chúng ta đã hiểu vai trò vô
cùng quan trọng của một quốc gia, cụ thể:
- Việc CSTT mở rộng hay thu hẹp có “ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng hiệu
quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ
thất nghiệp của nền kinh tế quốc gia”. Để có một tỷ lệ thất nghiệp giảm thì phải
chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên.
- Việc tăng trưởng kinh tế là “mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất của CSTT.
Sự tăng trưởng kinh tế thông qua hai yếu tố: Lãi suất và số cầu tổng quát. Khối
lượng tiền tệ tăng hay giảm đều có tác động mạnh đến lãi suất và số cầu tổng quát,
15
từ đó tác động đến sự gia tăng đầu tư sản xuất và cuối cùng là tác động lên tổng sản
lượng quốc gia, tức là tác động lên sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia đó”. Vì
vậy, CSTT phải nhằm vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng hay
giảm khối lượng tiền tệ thích hợp.
- Ổn định giá cả có vai trò “ý nghĩa quan trọng trong kinh tế vi mô và kinh tế vĩ
mô của một quốc gia”.
- Ổn định lãi suất, vì những biến động của lãi suất làm cho nền kinh tế của một
quốc gia bấp bênh và khó lập kế hoạch định hướng cho tương lai.
- Việc ổn định thị trường tài chính là mục tiêu rất quan trọng trong công tác điều
hành nền kinh tế của mỗi chính phủ, ổn định thị trường tài chính cũng được thúc
đẩy bởi sự ổn định lãi suất, bởi vì biến động trong lãi suất có thể gây nên sự mất ổn
định cho các tổ chức tài chính của một quốc gia.
3.1.5 Một số công cụ chính sách tiền tệ
 Công cụ trực tiếp
- Công cụ trực tiếp là “cách thức mà NHTW trực tiếp can thiệp vào mục tiêu giá
cả thông qua các qui định để tác động đến các chỉ tiêu trên bảng cân đối của
NHTM. Các công cụ trực tiếp này thường được sử dụng trong điều kiện thị trường
tiền tệ chưa phát triển, khả năng tác động thông qua thị trường của NHTW là còn
hạn chế”.
- Như vậy, công cụ trực tiếp là “các mệnh lệnh tác động trực tiếp vào khối lượng
cung tiền và lãi suất. Với cơ chế thị trường ngày càng phát triển và hoàn thiện, thì
các công cụ này hầu như không còn vai trò là công cụ CSTT nữa”. Một số công cụ
trực tiếp từng đã được các NHTW sử dụng bao gồm:
 Công cụ kiểm soát lãi suất, NHTW qui định “lãi suất cho vay hoặc tiền gửi
cụ thể, hoặc biên độ giao động, hoặc quy định trần trên, sàn dưới các mức
lãi suất đối với các NHTM khi tiến hành huy động và cho vay đối với nền
kinh tế”. Công cụ này thường được NHTW lựa chọn khi “không thể kiểm
soát lãi suất thị trường thông qua các phương tiện thị trường hoặc khi chọn
lãi suất dài hạn là mục tiêu chính sách”.
16
 Công cụ hạn mức tín dụng: NHTW qui định mức tăng trưởng tín dụng cho
từng NHTM căn cứ vào qui mô hoạt động của từng ngân hàng. Công cụ
này được áp dụng khi cơ chế truyền tải không chắc chắn.
 Công cụ gián tiếp
- Công cụ gián tiếp là “cách thức tác động thông qua thị trường dưới điều kiện
cung cầu về vốn, các công cụ này là nhằm vào bảng cân đối tiền tệ của NHTW.
Công cụ gián tiếp tác động trước hết vào mục tiêu hoạt động của CSTT, ví dụ: như
tổng dự trữ của các ngân hàng trung gian, lãi suất ngắn hạn trên thị trường liên ngân
hàng, hoặc lãi suất tín phiếu kho bạc, thông qua cơ chế thị trường mà tác động này
được truyền đến các mục tiêu trung gian là khối lượng cung ứng tiền và lãi suất thị
trường”. Bao gồm:
- Dự trữ bắt buộc: “là số tiền mà các NHTM phải duy trì trên tài khoản tiền gửi tại
NHTW, được xác định trên cơ sở tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tổng số dư tiền gửi của
NHTM trong một thời gian xác định”, các NHTM có “khả năng biến những khoản
tiền gửi ban đầu thành những khoản tiền gửi mới cho cả hệ thống, khả năng sinh ra
bội số tín dụng, tức là khả năng tạo tiền. Để khống chế khả năng này, NHTW buộc
các NHTM phải trích một phần tiền huy động được theo một tỷ lệ quy định gửi vào
NHTW không được hưởng lãi. Do đó cơ chế hoạt động của công cụ dự trữ bắt buộc
nhằm khống chế khả năng tạo tiền, hạn chế mức tăng bội số tín dụng của các
NHTM”.
Khi lạm phát xảy ra, NHTW “nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khả năng cho vay và
khả năng thanh toán của các ngân hàng bị thu hẹp (do số nhân tiền tệ giảm), khối
lượng tín dụng trong nền kinh tế giảm (cung tiền giảm) dẫn tới lãi suất tăng, đầu tư
giảm do đó tổng cầu giảm và làm cho giá giảm (tỷ lệ lạm phát giảm). Ngược lại,
nếu NHTW hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc tức là tăng khả năng tạo tiền, thì cung về
tín dụng của các NHTM cũng tăng lên, khối lượng tín dụng và khối lượng thanh
toán có xu hướng tăng, đồng thời tăng xu hướng mở rộng khối lượng tiền. Lý luận
tương tự như trên, thì việc tăng cung tiền sẽ dẫn tới tăng giá (tỷ lệ lạm phát tăng).
Như vậy, công cụ DTBB mang tính hành chính áp đặt trực tiếp, đầy quyền lực và
17
cực kỳ quan trọng để cắt cơn sốt lạm phát, khôi phục hoạt động kinh tế trong trường
hợp nền kinh tế phát triển chưa ổn định và khi các công cụ thị trường mở, tái chiết
khấu chưa đủ mạnh để có thể đảm trách điều hoà mức cung tiền tệ cho nền kinh tế.
Nhưng công cụ dự trữ bắt buộc quá nhạy cảm, vì chỉ thay đổi nhỏ trong tỷ lệ dự trữ
bắt buộc đã làm cho khối lượng tiền tăng lên rất lớn khó kiểm soát. Mặt khác, một
điều bất lợi nữa là khi sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để kiểm soát cung ứng tiền
tệ như việc tăng dự trữ bắt buộc, có thể gây nên vấn đề khả năng thanh khoản ngay
đối với một ngân hàng có dự trữ vượt mức quá thấp, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc
không ngừng cũng gây nên tình trạng không ổn định cho các ngân hàng. Chính vì
vậy, sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để kiểm soát cung tiền tệ, qua đó kiểm soát
lạm phát ít được sử dụng trên thế giới, đặc biệt là những nước phát triển, có nền
kinh tế ổn định”.
- Lãi suất: là một công cụ quan trọng của CSTT của một quốc gia. CSTT được áp
dụng “nhất quán trong một lãnh thổ và được NHNN điều hành chặt chẽ và mềm dẻo
tuỳ theo từng thời kỳ cho phù hợp với nhu cầu huy động vốn và cung ứng vốn”.
Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng “lãi suất tác động làm thay đổi cầu tiền tệ trong
dân cư, và làm thay đổi tỷ lệ lạm phát”.
- Thị trường mở, thông qua thị trường nay, NHTW có thể “tác động làm thay đổi
tiền cơ sở (B) thông qua nghiệp vụ OMO bằng cách mua hay bán ra các trái phiếu
chính phủ (TPCP)” và có thể “tiến hành mua TPCP từ một NHTM hay từ công
chúng làm cho tiền cơ sở (B) tăng một lượng đúng bằng giá trị trái phiếu được
NHTW mua vào, cho dù người bán trái phiếu cho Chính phủ để khoản tiền nhận
được dưới dạng tiền mặt hay tiền gửi”. Ngược lại, khi Chính phủ bán “TPCP cho
NHTM hay công chúng, một lượng tiền cơ sở sẽ được rút khỏi lưu thông, tiền cơ sở
giảm và cung ứng tiền giảm”. Tuy nhiên, trong điều kiện các “yếu tố khác không
đổi, hoạt động mua bán trái phiếu giữa các NHTM không làm thay đổi tiền cơ sở,
do đó không ảnh hưởng đến cung ứng tiền tệ”. Thị trường mở được “tiến hành theo
chủ ý của NHTW không vướng phải những chậm trễ về thủ tục hành chính, không
chịu ảnh hưởng của bất kỳ nhân tố nào nên rất linh hoạt và chính xác” và được xem
18
là “công cụ hữu hiệu nhất trong các công cụ của CSTT. Đây là thì trường diễn ra
hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau qua đó tác động lên tỷ giá”.
- Tỷ giá hối đoái là “tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó
vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiên quan hệ cung cầu ngoại hối
và là công cụ, là đòn bẩy “điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập
khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước của một quốc gia”. Chính sách
này “tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa,
tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ
của đất nước”. Về thực chất, tỷ giá không phải là “công cụ của CSTT vì tỷ giá
không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên, ở nhiều nước, đặc biệt
là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng
cho CSTT”.
3.1.6 Theo dõi cơ chế của chính sách tiền tệ
 Theo dõi các chỉ số liên quan đến tăng trưởng kinh tế
Việc theo dõi các chỉ số tăng trưởng kinh tế vì tăng trưởng kinh tế cao tạo ra một
nền kinh tế thịnh vượng hơn và tỷ lệ thất nghiệp thấp. Tổng sản phẩm trong nước
(GDP) đo lường tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một thời gian
cụ thể sẽ được theo dõi hàng tháng. Đây là chỉ số đại diện trực tiếp nhất cho sự tăng
trưởng kinh tế, nó thể hiện mức độ điều chỉnh sản xuất để đáp ứng với những thay
đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng đối với hàng hóa và dịch vụ.
Bên cạnh đó, cũng cần theo dõi thu nhập quốc gia (GNP), gồm tổng thu nhập
của các doanh nghiệp và các người lao động trong một khoảng thời giann cụ thể.
Một nhu cầu mạnh mẽ về hàng hóa, dịch vụ sẽ mang lại doanh thu lớn cho các công
ty. Từ đó, tổng thu nhập của người lao động sẽ tăng lên do các công ty sẽ thuê nhiều
nhân công hoặc tăng giờ làm để đáp ứng nhu cầu hàng hóa, dịch vụ.
Hơn nữa, tỷ lệ thất nghiệp cũng được quan tâm, vì một trong những mục tiêu
CSTT là duy trì một tỷ lệ thất nghiệp thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp thất không
hẳn lúc nào cũng chỉ ra mức độ tăng trưởng kinh tế: nó chỉ đo số lượng chứ không
phải là tính chất của các việc làm bị mất đi. Trong giai đoạn kinh tê suy yếu, tỷ lệ
19
này vẫn có thể thấp nếu như có nhiều công việc thuộc loại thu nhập thấp trong giai
đoạn này.
Một số chỉ tiêu khác như các chỉ số tăng trưởng trong các lĩnh vực cụ thể nền
kinh tế, bao gồm: các chỉ số công nghiệp, chỉ số bán lẻ và chỉ số về doanh số bất
động sản. Một chỉ số tổng hợp kết hợp nhiều chỉ số khác nhau để chỉ ra sự tăng
trưởng kinh tế trên các lĩnh vực. Ngoài còn có các chỉ tiêu phản ánh những điều
kiện kinh tế gần đây mà các NHTW cũng có thể sử dụng các chỉ tiêu dự báo (như
chỉ số niềm tin tiêu dùng) để dự báo tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
 Theo dõi các chỉ báo lạm phát
Thị trường tài chính theo dõi chặt chẽ hai chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu
dùng, vì chúng có thể được sử dụng để báo lạm phát, là yếu tố ảnh hưởng đến lãi
suất danh nghĩa và giá của một số chứng khoán.
Ngoài ra, còn có một số chỉ báo lạm phát khác như giá dầu, giá vàng, tiền
công,…do đó, sự tăng giá có thể là dấu hiệu kỳ vọng rằng lạm phát sẽ tăng. Trong
một số trường hợp, các chỉ báo tăng trưởng kinh tế cũng được sử dụng để dự báo
lạm phát. Cụ thể: việc phát hành các báo cáo tốt có thể làm người ta lo lắng rằng
nền kinh tế đang “nóng”, dẫn đến lạm phát do cầu kéo, điều này xảy ra khi chỉ tiêu
quá mức kéo mức giá lên. Mặc dù các báo cáo này cung cấp thông tin thuận lợi về
tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng lại bất lợi cho việc kiềm chế lạm phát. Các thị
trường tài chính có thể bị ảnh hưởng xấu bởi các báo cáo như thế, bởi các nhà đầu
tư có thể cho rằng NHTW sẽ phải tăng lãi suất để giảm đà lạm phát.
3.1.7 Sự đánh đổi trong việc sử dụng chính sách tiền tệ
CSTT mở rộng có thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong khi CSTT thắt chặt có thể
giảm lạm phát. Do đó, NHTW phải xác định xem vấn đề nào quan trọng hơn, thất
nghiệp hay lạm phát. NHTW cũng không thể giải quyết hai vấn đề cùng một lúc.
Tuy nhiên, trong thực tế NHTW không thể hoàn toàn loại bỏ một trong hai vấn đề,
mặc dù CSTT mở rộng có thể kích thích tăng trưởng kinh tế, nhưng vẫn không đảm
bảo rằng lao động phổ thông sẽ được thuê. Mặc dù CSTT thắt chặt có thể giảm lạm
phát do chỉ tiêu quá mức, nhưng nó vẫn không thể làm giảm lạm phát gây ra bởi các
20
yếu tố khác như việc thỏa thuận giữa các thành viên của nhóm lợi ích về lợi nhuận.
Nếu như lạm phát quá cao, NHTW có thể chấp nhận và có thể xem xét việc thực
hiện CSTT thắt chặt để làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khi tốc độ kinh tế
giảm, các nhà sản xuất có thể sẽ không tăng giá dễ dàng và vẫn duy trì lượng hàng
hóa bán được, do đó người lao động ít có nhu cầu và có ít khả năng thương lượng
về lương. Vì vậy, việc sử dụng CSTT thắt chặt để làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh
tế có thể làm giảm tỷ lệ lạm phát. Nhưng NHTW phải đánh đổi điều này với tỷ lệ
thất nghiệp sẽ tăng. Nền kinh tế có thể sẽ trở nên trì tuệ vì CSTT thắt chặt, doanh
thu có thể giảm, hàng tồn kho tăng và các công ty có thể làm cắt giảm lực lượng lao
động của mình và giảm sản xuất.
Tóm lại, CSTT của NHTW ảnh hướng đến nhiều bộ phận của nền kinh tế.
Những tác động của CSTT rất đa dạng với nhiều gốc độ khác nhau, như: các hộ gia
đình quan tâm theo dõi vì lãi suất cho vay mua xe và tài sản thế chấp của họ sẽ bị
ảnh hưởng bởi CSTT của NHTW; các doanh nghiệp quan tâm chi phí huy động vốn
từ các khoản vay và phát hành trái phiếu sẽ bị ảnh hưởng; một số tổ chức khác bị
ảnh hưởng nhiều hơn nếu doanh nghiệp của họ nhạy cảm hơn với biến động lãi
suất; các cơ quan bộ ngành quan tâm vì chi phí tài trợ cho thâm hụt ngân sách sẽ bị
ảnh hưởng.
3.2 Tổng quan học thuật
3.2.1 Các nghiên cứu tại nước ngoài
Các bài nghiên cứu trước đây cho thấy phần lớn những nghiên cứu thực nghiệm
không chỉ bắt nguồn từ mối quan hệ giữa CSTT, CSTK và các hoạt động thực tế,
mà còn từ các cuộc tranh luận về bản chất và tính hiệu quả của các chính sách, cũng
như phương thức để đạt được mục tiêu.
Theo tác giả Sim (1992) đã nghiên cứu và nhận thấy rằng “nhìn chung tỷ lệ thất
nghiệp không thể giải thích được quy mô và tác động của CSTT một cách toàn
diện”; Còn tác giả Bernanke và Gertler (1995) đưa ra các nghiên cứu cho thấy các
biến khó xử lý là những yếu tố phù hợp trong quá trình xây dựng chính sách. Biến
đầu tiên được xem xét là tổng quy mô của nền kinh tế đã được mở rộng và gia tăng
21
mức độ ảnh hưởng ra bên ngoài. Song song đó, thành công của CSTT còn phụ
thuộc vào mức độ đánh giá chính xác tác động lên tất cả các thành phần của nền
kinh tế. Theo Ronald Mangami (2011), những cam kết của NHTW Malawi trong
việc kiểm soát tốc độ gia tăng cung tiền trở thành chủ đề chính của các cuộc tranh
luận về CSTT khi những cam kết ấy bị chi phối bởi giá cả của tiền và các hoạt động
kinh tế. Nhưng tiền tệ có tính trung lập, nên những tác động của CSTT có thể làm
thay đổi GDP danh nghĩa hơn là GDP thực tế, ít nhất là trong dài hạn. Còn trong
ngắn hạn, CSTT có thể tạo sự giảm sút trong các hoạt động kinh tế, thông qua các
chính sách tác động đến các mục tiêu thay thế và sản lượng thực tế (Walsh, 2003).
3.2.2 Các nghiên cứu trong nước
Nguyễn Thị Kim Thanh (2013), tác giả nghiên cứu về CSTT và CSTK những
vấn đề phối hợp cần đặt ra, dựa trên khuôn khổ lý thuyết về mối quan hệ giữa CSTT
và CSTK để chỉ ra những điểm cần phối hợp trong quá trình điều hành CSTT và
CSTK của Việt Nam hiện nay nhằm góp phần thực hiện tốt Nghị quyết về phát triển
kinh tế-xã hội năm 2013 của Chính phủ.
Nguyễn Thị Hiếu (2015), tác giả nghiên cứu sự tác động của CSTT và CSTK
đến tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam, nghiên cứu sự tác
động của CSTT và CSTK đến tăng trưởng kinh tế trong khoảng thời gian từ quý
1/2002 đến quý 4/2014 và đồng thời đánh giá được tầm quan trọng của các chính
sách này đến sự ổn định của nền kinh tế. Qua đó, tác giả đưa ra những giải pháp để
nâng cao hiệu quả điều hành của hai chính sách này.
Nguyễn Thị Vân Anh (2018), tác giả nghiên cứu tác động CSTT đến kinh tế vĩ
mô Việt Nam giai đoạn 2005 – 2017, để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nêu trên, tác
giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về CSTT, tác động của CSTT đến kinh tế vĩ mô
cũng như thực trạng CSTT và tác động của CSTT đến kinh tế vĩ mô Việt Nam giai
đoạn 2005 - 2017. Từ đó tác giả đưa ra các kết luận, thảo luận chính sách và đề xuất
các khuyến nghị đối với CSTT góp phần ổn định kinh tế vĩ mô Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn 2025.
22
Nhìn chung, từ các nghiên cứu trên các tác giả cho rằng, để có thể thực hiện
CSTT của một quốc gia, NHTW phải xem xét một yếu tố rất quan trọng là chế độ tỷ
giá mà quốc gia đó đang theo đuổi thực hiện. Nếu chính sách tỷ giá hướng tới cố
định thì CSTT ít có tác dụng, ngược lại chế độ tỷ giá theo hướng thả nổi mới giúp
chính sách tiền tệ đạt được hiệu quả cao. Tuy nhiên, tại các quốc gia đang phát
triển, điều này không xảy ra, do mục tiêu của các Chính phủ là ổn định tỷ giá để tạo
ra môi trường đầu tư ổn định, giúp thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài. Điều đó có
thể khiến các quốc gia đang phát triển đánh đổi giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh
tế và ổn định tiền tệ.
3.3 Chính sách tiền tệ của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam
3.3.1 Chính sách tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED)
FED đóng vai trò NHTW của Hoa Kỳ, có vai trò quản lý các NHTM và đưa ra
CSTT quốc gia. Chính sách này ảnh hưởng đến lãi suất và các chỉ số kinh tế khác
và điều chỉnh cung tiền nhằm mục tiêu tạo việc làm và ổn định giá cả ở Hoa Kỳ.
FED hiện nay có 5 bộ phận chính: Các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực; Các
ngân hàng thành viên; Hội đồng thống đốc; Ủy ban thị trường mở liên bang
(FOMC) và Các ban cố vấn.
Các công cụ được FED sử dụng để điều tiết cung tiền, bao gồm:
- FED thiết lập lãi suất chính sách hay còn gọi là lãi suất mục tiêu. FED tạo ra
“kênh cho vay chiết khấu, lãi suất cho vay chiết khấu thấp hơn lãi suất cho vay thị
trường liên ngân hàng và hoạt động này đã bị kiểm soát rất nghiêm ngặt”. Lãi suất
của FED cho các “khoản vay ngắn hạn đối với các thể chế nhận tiền gửi được biết
đến như là lãi suất cho vay tín dụng sơ cấp và được xác định cao hơn lãi suất quỹ
liên bang”. Thông qua đó, các thể chế nhận tiền gửi dựa vào FED chỉ như một “sự
phòng bị cho các khoản vay, vì họ có khả năng vay được các khoản vay ngắn hạn từ
các thể chế nhận tiền gửi khác với mức lãi suất thấp hơn”.
- Đối với thị trường mở, FED quản trị thanh khoản trên thị trường và tập trung
hơn vào quản trị thanh khoản hàng ngày. Mức tăng “cung tiền mục tiêu” và mức
“lãi suất được xác định” và “các hành động cần có để thực thi CSTT” theo lệnh của
23
FOMC.
- Đối với dự trữ bắt buộc, các thể chế nhận tiền gửi phải “có một tỷ lệ dự trữ bắt
buộc”, là một phần “các tài khoản tiền gửi của họ cần phải được giữ lại như một
khoản dữ trữ cần thiết”. Tỷ lệ này được xác định bởi hội đồng thống đốc. Việc sử
dụng “tỷ lệ dự trữ bắt buộc với vai trò là một công cụ CSTT có thể gây ra những
xáo trộn bất ổn trong cung tiền”. Khả năng để lỡ “mức cung tiền mục tiêu” sẽ cao
hơn khi sử dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. FED thường dựa vào các “hoạt động thị
trường mở thay vì các điều chỉnh trong tỉ lệ dự trữ bắt buộc khi kiểm soát cung
tiền”.
Hơn nữa, trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008, FED có là vai trò cho vay, các
thể chế “nhận tiền gửi sử dụng thị trường quỹ liên bang chứ không phải cửa sổ chiết
khấu của FED để vay ngắn hạn”. Tuy nhiên, trong suốt cuộc khủng hoảng tín dụng
năm 2008, một số “thể chế nhận tiền gửi không thể vay được tiền trong thị trường
quỹ liên bang được phép vay tiền từ cửa sổ chiết khấu” của FED. Để đối phó với
cuộc khủng hoảng tín dụng, FED đã đưa ra “nhiều phương tiện khác nhau để cung
cấp các quỹ cho các thể chế tài chính và các tập đoàn khác”. Các phương tiện này
được tạo ra vì “các lo ngại về việc thiếu tính thanh khoản trong các thị trường tài
chính và nhằm mục đích đảm bảo rằng các hãng bền vững có thể dễ dàng tiếp cận
các nguồn tiền”, bao gồm: Công cụ hỗ trợ tín dụng cho các công ty chứng khoán
hàng đầu; Chương trình đấu giá cho vay kỳ hạn; Chương trình đấu giá cho vay
chứng khoán có kỳ hạn; Chương trình cấp vốn tín phiếu thương mại.
Hiện tại, FED có xu hướng là “thắt chặt CSTT ngược lại với xu hướng của nhiều
quốc gia khi mà tăng trưởng kinh tế của thế giới đang còn ở mức thấp, cụ thể: cuối
năm 2016, FOMC đã nâng lãi suất lần đầu tiên sau gần 1 thập kỷ, và sau đó tăng
thêm một lần nữa vào tháng 3/2017, trong tháng 6 năm 2017 FED tiếp tục tăng lãi
suất lần 3 trong 6 tháng lên mức 1-1,25%/năm”. Mỹ hiện là “nền kinh tế lớn nhất
thế giới, những gì xảy ra ở Mỹ gây tác động lớn đến các quốc gia còn lại của thế
giới”. Lãi suất của FED đưa ra là “lãi suất mà các ngân hàng Mỹ thanh toán cho
nhau cho các khoản vay qua đêm, nó lại đặt cơ sở cho lãi suất dài hạn trên khắp hệ
24
thống tài chính toàn cầu từ các khoản vay mua nhà và xe hơi đến các khoản vay
dành cho doanh nghiệp và nợ quốc gia”.
Đồng thời, Mỹ cũng tăng lãi suất vào “thời điểm nhiều nền kinh tế mới nổi đang
đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là những quốc gia dựa vào xuất khẩu các mặt
hàng cơ bản như dầu, kim loại, các mặt hàng nông sản…, nên các công ty và Chính
phủ có thể sẽ phải đối mặt với chi phí vay cao hơn tại thời điểm khi mà nguồn thu
từ khai khoáng và sản phẩm nông nghiệp cũng đang giảm”. Động thái này của FED
cho thấy “sự kết thúc của dòng tiền siêu rẻ, lạm phát sẽ bắt đầu tăng trở lại, tiết
kiệm sẽ lại tăng cao, ngân sách Chính phủ sẽ chịu áp lực khổng lồ, và căng thẳng
thương mại âm ỉ giữa Mỹ và Châu Âu sẽ bùng nổ vì đồng Euro sẽ giảm giá”.
Việc FED tăng lãi suất thể hiện “sự tin tưởng vào nền kinh tế Mỹ sau một đợt
phục hồi kéo dài và không đồng đều từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và
suy thoái kinh tế sâu. FED cho rằng nền kinh tế Mỹ đã có đủ tăng trưởng để đảm
bảo có thể từ từ hủy bỏ chính sách tín dụng rẻ”.
3.3.2 Chính sách tiền tệ của NHTW Châu Âu (ECB)
ECB là một trong những NHTW quan trọng nhất trên thế giới, chịu trách nhiệm
ban hành CSTT cho 15 nước thành viên trong khu vực Châu Âu. ECB được “độc
quyền ấn định các mức lãi suất cho khu vực Châu Âu. Mục tiêu cơ bản của ECB là
duy trì giá cả ổn định trong khu vực Châu Âu, nói cách khác là kiềm chế lạm phát
(mục tiêu hiện tại của ECB là giữ tỉ lệ lạm phát gần 2%)”.
ECB sử dụng một số công cụ trên “thị trường ngoại hối và thúc đẩy hoạt động
trôi chảy của hệ thống thanh toán ngân hàng và độc quyền phát hành đồng tiền
chung Châu Âu. Các nước thành viên được phép phát hành tiền xu Euro nhưng
lượng tiền phát hành phải được ECB cho phép trước. Trong chức năng duy trì ổn
định của hệ thống tài chính, ECB đã can thiệp vào cuộc khủng hoảng tín dụng dưới
chuẩn ở Mỹ 2007, bơm vào hệ thống tài chính hàng tỉ Euro”.
Theo ECB, CSTT tác động đến mục tiêu cuối cùng là lạm phát thông qua 4 kênh
gồm: Tỷ giá; Lãi suất thị trường và giá các loại tài sản; Kỳ vọng lạm phát và Khối
lượng tín dụng và lãi suất trong hệ thống NHTM. Theo cơ chế truyền dẫn CSTT của
25
ECB đối với khu vực đồng tiền chung Euro. Khi NHTW “thực thi thắt chặt CSTT
sẽ làm tăng lãi suất trên thị trường tiền tệ, làm giảm khối lượng tín dụng cấp ra nền
kinh tế, giảm giá các loại tài sản (gây ra hiệu ứng của cải và hiệu ứng thu nhập) làm
giảm cầu hàng hóa trong nước và làm giảm áp lực lạm phát. Mặt khác, giá cả hàng
hóa nhập khẩu trong giai đoạn này sẽ giảm do giá trị đồng nội tệ tăng giá. Qua kênh
kỳ vọng lạm phát sẽ làm giảm tốc độ tăng giá cả và người lao động có xu hướng
không đòi hỏi tăng lương. Như vậy, với sự giảm đi về giá cả và tiền lương, giá hàng
nhập khẩu giảm làm giảm áp lực lạm phát trong nền kinh tế”.
Bên cạnh đó, ECB thiết lập “các lãi suất chính sách chính, và lãi suất chính sách
chủ yếu được ECB sử dụng và lãi suất tái cấp vốn chủ yếu”. Theo đó, ECB sẽ hỗ trợ
“thanh khoản qua đêm với công cụ cho vay biên, với lãi suất bằng lãi suất tái cấp
vốn chủ yếu cộng thêm 100 điểm cơ sở. Và ECB sẽ nhận tiền gửi qua đêm thông
qua công cụ tiền gửi với lãi suất bằng lãi suất tái cấp vốn chủ yếu trừ đi 100 điểm cơ
sở. Như vậy, ECB đã thiết lập được một hàng lang lãi suất xung quanh lãi suất tái
cấp vốn chủ yếu, và lưu ý lãi suất tái cấp vốn chủ yếu là lãi suất chính sách chủ yếu
được ECB sử dụng. Với hàng lang lãi suất này, ECB đã tạo được trần lãi suất và sàn
lãi suất thị trường qua đêm. Thông qua điều hành thị trường mở, ECB cung cấp
thanh khoản hoặc hấp thụ thanh khoản từ thị trường. ECB sẽ mua lại những hợp
đồng tài trợ - hay còn gọi là công cụ cho vay thế chấp với quy trình như sau: Các
ngân hàng cần thanh khoản sẽ đưa ra các mức đấu thầu khác nhau dựa trên mức lãi
suất tối thiểu mà ECB đưa ra. Các ngân hàng có lãi suất đấu thầu cao nhất sẽ được
ECB cung cấp thanh khoản cho đến khi số tiền cố định được ấn định trước bởi ECB
để cung cấp thanh khoản cho thị trường không còn. Các ngân hàng nhận tiền và đổi
lại phải phải đưa ra những tài sản thế chấp cho ECB. Đến ngày đáo hạn đã được ấn
định trước, các ngân hàng trả lại số tiền và ECB sẽ đưa lại cho các ngân hàng các tài
sản đã nhận”.
ECB cũng yêu cầu “dự trữ tối thiểu và số tiền dự trữ tối thiểu là số tiền tối thiểu
các TCTD được yêu cầu bắt buộc phải duy trì tại NHTW với chức năng nhằm bình
ổn lãi suất trên thị trường tiền tệ”. ECB trả lãi cho các TCTD tại mức “lãi suất tái
26
cấp vốn chủ yếu trung bình cho khoản dự trữ trong suốt thời gian dự trữ. ECB cũng
quy định tỷ lệ phạt nếu một TCTD nào đó không đảm bảo được yêu cầu dự trữ”.
ECB tiến hành quản lý kỳ vọng lãi suất thông qua “những phương tiện truyền
đạt thông tin. Để thực hiện mục tiêu này, ECB sử dụng những công cụ truyền đạt
thông tin như sau: Đưa ra quyết định về lãi suất vào thứ 5 đầu tiên của tháng; Có
báo cáo về CSTT theo sau quyết định; Không phát hành biên bản cuộc họp về
CSTT; Họp báo hội nghị nhằm giải thích quyết định lãi suất, đặt câu hỏi và trả lời;
Dự báo định lượng được phát hành mỗi quý; Bản tin hàng tháng đưa tin tổng thể về
tình hình phát triển kinh tế và tiền tệ hiện tại; Phỏng vấn và những bài phát biểu chi
tiết hơn của những thành viên hội đồng quản trị ECB”.
3.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- Để thực hiện có hiệu quả CSTT quốc gia cần phải “ổn định giá trị đồng tiền biểu
hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, phải thực hiện nghiêm túc và coi đó mục tiêu quan
trọng không thể tự ý thay đổi trong việc thực hiện CSTT” của mình. Trong thực tế,
các NHTW cố gắng “đặt ra cho mình một khuôn khổ thực hiện CSTT phù hợp”. Để
thực hiện mục tiêu CSTT “hiệu quả và nền kinh tế vận hành tốt, NHNN Việt Nam
cần phải lựa chọn khuôn khổ cho CSTT”.
- Tách bạch rõ vai trò, các giải pháp cũng như tác động của CSTT và CSTK đến
“mục tiêu kiềm chế lạm phát và mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế”. Trên cơ sở đó,
“tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa CSTT, CSTK, chính sách thương mại và đầu
tư đến mục tiêu tổng thể là ổn định kinh tế vĩ mô”.
- Chủ động, linh hoạt, phối hợp đồng bộ các công cụ CSTT, tập trung từng bước
“hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công cụ lãi suất, điều hành lãi suất chủ động, linh
hoạt, tạo môi trường cho lãi suất điều hành có tác động thực tới lãi suất trên thị
trường, góp phần ổn định thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng, phù hợp với xu
thế hội nhập”.
- Cần theo dõi sát “diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ trong và ngoài nước,
tăng cường công tác phân tích, thống kê”. Công tác “phân tích và thống kê số liệu
cũng như việc tiến hành các nghiên cứu và điều tra là rất quan trọng, không chỉ dựa
27
trên các thống kê và nghiên cứu trong nước mà phải tiến hành cả ở nước ngoài và
trên toàn cầu, điều này đòi hỏi phải duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các NHTW và
các tổ chức quốc tế”.
- Cần có sự thống nhất về “mục tiêu chính sách, các công cụ chính sách và sự ưu
tiên về mục tiêu hay đánh đổi giữa các mục tiêu trong từng thời kỳ”. Điều này, đòi
hỏi phải “xác định cơ chế truyền tải CSTT, xác định được mối liên kết chuỗi”. Bên
cạnh đó, cũng cần “xác định được độ trễ trong truyền tải CSTT để thấy được một
cách đầy đủ tác động của CSTT đến thị trường tiền tệ, tài chính, đến tăng trưởng và
lạm phát”.
- Thiết lập hệ thống “cung cấp thông tin, thực hiện minh bạch đối với các kỳ vọng
chính sách cũng như trách nhiệm giải trình của các cơ quan hoạch định và thực thi
chính sách”. Phối hợp của các cơ quan truyền thông để “định hướng tâm lý thị
trường, hạn chế tâm lý bất lợi không đáng có, ảnh hưởng đến niềm tin của thị
trường vào chính sách vĩ mô nói chung và thực hiện mục tiêu CSTT nói riêng”.
Kết luận chương 3
Chương này tác giả trình bày các khái niệm, vai trò, các công cụ CSTT cũng như
làm rõ nội dung liên đến CSTT. Đồng thời tác giả đã khảo cứu các nghiên cứu trong
và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến CSTT và một số kinh nghiệm thực hiện
CSTT của một số nước trên thế giới. Từ đó, tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng
CSTT Việt Nam tại chương 4.
28
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI
VIỆT NAM
4.1 Thực trạng chính sách tiền tệ tại Việt Nam
CSTT Việt Nam do NHNN quyết định và ban hành nhằm ổn định kinh tế vĩ mô,
ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, sử dụng các biện pháp và
công cụ chính sách để thực hiện những mục tiêu đề ra. Trải qua các giai đoạn từ khi
bắt đầu mở cửa nền kinh tế (năm 1986), cho đến nay, Chính sách tiền tệ (CSTT) đã
được điều chỉnh linh hoạt, hoàn thiện, hoạt động hiểu quả. Kể từ khi Quốc hội thông
qua pháp lệnh NHNN và có hiệu lực vào 01/10/1998, CSTT đã xác định được rõ
mục tiêu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn phát triển, đáp ứng những yêu cầu trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, các công cụ của
CSTT cũng ngày càng linh hoạt và phối hợp với nhau hiệu quả hơn.
- Trong năm 2014, mục tiêu cụ thể của CSTT là: “Kiềm chế lạm phát, góp phần
ổn định và phát triển kinh tế”, việc lấy lạm phát làm mục tiêu chủ đạo của CSTT đã
bắt đầu được NHNN thực hiện từ năm 2012. Để thúc đẩy nền kinh tế mau chóng
phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng 2011–2012, NHNN đã thi hành CSTT mở rộng
bằng việc giảm mặt bằng lãi suất và tăng cung tiền, đồng thời hướng tới mục tiêu ổn
định giá cả. Tính đến cuối năm 2014, chỉ số giá tiêu dùng chỉ ở mức 4.09%, thấp
nhất trong vòng 10 năm qua. Bên cạnh đó, tỷ giá hối đoái cũng được giữ ổn định
khi chỉ tăng hơn 1% trong cả năm. Trong điều kiện đó, nền kinh tế đã đạt được tốc
độ phát triển cao, tăng trưởng GDP đạt mức 5.98%, vượt qua các dự đoán kỳ vọng.
Điều này cũng tạo tâm lý tốt cho nhà đầu tư, đặc biệt là khu vực tư nhân khi mức tín
dụng được sử dụng của khu vực này đạt tốc độ tăng trung bình 12% so với năm
2013. Con số này cũng đánh dấu sự thành công của việc tái cấu trúc hệ thống các tổ
chức tín dụng, vốn là một mục tiêu chính trong giai đoạn 2011–2015. Thành tựu
này đạt được không chỉ do yếu tố CSTT, nhưng không thể phủ nhận sự thành công
của NHNN trong việc thi hành CSTT linh hoạt và hiệu quả, đặc biệt khi coi lạm
29
phát là mục tiêu chủ đạo của CSTT, hướng CSTT Việt Nam theo hướng chính sách
lạm phát mục tiêu mà đa số các nước phát triển sử dụng.
- Kết thúc năm 2015 cũng là đánh dấu kết thúc kế hoạch phát phát triển kinh tế
– xã hội giai đoạn 2011–2015. Trong giai đoạn này, mục tiêu cụ thể của CSTT được
NHNN xác định là: “Điều hành chủ động và linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ
nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức
hợp lý, đảm bảo an toàn thanh khoản của các tổ chức tín dụng (TCTD). Điều hành
lãi suất và tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến
của lạm phát, bảo đảm giá trị đồng Việt Nam, tiếp tục khắc phục tình trạng đô la
hóa, vàng hóa trong nền kinh tế. Đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại
các TCTD. Tăng cường phối hợp với các chính sách vĩ mô khác”. Nhờ sự điều
chỉnh linh hoạt và hiệu quả của CSTT, tình hình kinh tế xã hội trong giai đoạn này
đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt trong những giai đoạn gần đây.
Năm 2015 tiếp tục là một năm thành công đối với NHNN trong việc điều hành
CSTT. Bằng việc tiếp tục kiên trì theo đuổi mục tiêu giảm lạm phát, ổn định giá cả,
năm 2015 đã ghi nhận mức lạm phát thấp dưới 1%. Bên cạnh đó, năm 2015 cũng
đánh dấu việc hoàn thành đề án tái cấu trúc hệ thống tín dụng, một trong những mục
tiêu chính của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn năm 2011–2015. Theo số
liệu thống kê của NHNN, tổng nợ xấu trong toàn hệ thống ngân hàng được đưa về
mức 2.72%, là tỷ lệ an toàn đạt mục tiêu giữ nợ xấu ở mức nhỏ hơn 3%. Thanh
khoản của hệ thống tín dụng cũng được cải thiện, tạo điều kiện cho NHNN giảm
mặt bằng lãi suất, tăng trưởng tín dụng cao đạt mức 18%. Tạo điều kiện cho nền
kinh tế phát triển, tăng trưởng GDP vượt các dự đoán kỳ vọng ở mức 6,68%.
- Trong giai đoạn 2016 - 2018, công tác phối hợp điều hành chính sách tiền tệ -
tài khóa luôn được nhấn mạnh tại các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ.
Công tác phối hợp giữa NHNN, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công
thương đã được triển khai đồng bộ, chặt chẽ từ cấp lãnh đạo đến các cấp tham mưu,
phối hợp chính sách và điều hành thị trường. Cụ thể, trong việc phối hợp kiểm soát
lạm phát thông qua Ban Chỉ đạo điều hành giá, NHNN đã điều hành đồng bộ các
30
công cụ Chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát cơ bản bình quân ổn định ở mức
thấp (2016: 1,83%; 2017: 1,41%; 2018: 1,48%), tạo dư địa cho việc điều chỉnh giá
các mặt hàng Nhà nước quản lý, đảm bảo kiểm soát lạm phát chung theo đúng mục
tiêu đề ra. Bên cạnh đó, NHNN đã điều hành linh hoạt để duy trì thanh khoản hệ
thống các TCTD ở mức phù hợp, nhằm giảm áp lực lãi suất cho vay đối với nền
kinh tế; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành trái phiếu Chính phủ
với kỳ hạn dài hơn và lãi suất thấp hơn. Thêm vào đó, CSTT phối hợp với CSTK để
ổn định tiền tệ, góp phần ổn định tỷ giá, một mặt giúp ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng
mặt khác hỗ trợ không làm tăng nghĩa vụ nợ nước ngoài của Chính phủ, góp phần
kiểm soát nợ công. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh đồng tiền một số
nước trong khu vực chúng ta bị mất giá mạnh trong 9 tháng đầu năm 2018 đe dọa
an toàn nợ nước ngoài, nợ công (như Indonesia, Philippines).
Trong bối cảnh việc phát hành Trái phiếu Chính phủ thuận lợi, tiền gửi kho bạc
tại hệ thống ngân hàng tăng, NHNN đã chủ động trao đổi, phối hợp và có các văn
bản đề nghị Bộ Tài chính phối hợp chuyển tiền gửi kho bạc từ hệ thống ngân hàng
thương mại về NHNN. Chính phủ cũng đã trực tiếp làm việc với lãnh đạo NHNN,
Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan có liên quan để chỉ đạo các nội dung có liên quan
đến việc phối hợp giữa CSTT và CSTK. Theo đó, Bộ Tài chính đã điều chuyển tiền
gửi Kho bạc nhà nước từ các Tổ chức tín dụng về NHNN, qua đó, hỗ trợ NHNN
kiểm soát tiền tệ và ổn định thị trường tiền tệ.
Song song đó, NHNN phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, đặc biệt là với Bộ
Tài chính trong làm việc với các tổ chức, đối tác quan hệ song phương, đa phương,
các tổ chức xếp hạng tín nhiệm để các tổ chức quốc tế có đánh giá khách quan về
kinh tế Việt Nam, tình hình điều hành vĩ mô của Chính phủ và các bộ, ngành, góp
phần minh bạch thông tin, đóng góp tốt vào quyết định nâng hạng tín nhiệm quốc
gia năm 2018. Điều này giúp củng cố lòng tin của nhà đầu tư đối với kinh tế Việt
Nam, đồng thời giảm chi phí vay nợ nước ngoài cho các doanh nghiệp trong nước.
Từ đó, kích thích nền kinh tế nước ta phát triển ổn định trong những năm qua.
31
4.2 Các xu hướng phát triển chính sách tiền tệ tại Việt Nam
Từ những năm 90 đến nay, hoạt động CSTT của NHNN Việt Nam mang nhiều
đặc trưng cho từng giai đoạn khác nhau trong quá trình từng bước tự do hoá tài
chính. Hoạt động ngân hàng ở giai đoạn từ cuối năm 2007 đến cuối năm 2009, có
dấu ấn khá điển hình của Việt Nam trong điều kiện kinh tế thế giới biến động mạnh.
Bởi từ cuối năm 2007, nền kinh tế Việt Nam đối mặt với nguy cơ lạm phát cao sau
một giai đoạn tăng trưởng nóng từ đầu năm 2006 đến cuối năm 2007. Vì vậy, tỷ lệ
lạm phát năm 2007 ở mức 12,69% và mức 22,3% vào tháng 6/2008 so với cùng kỳ
năm trước; Đặc biệt tỷ lệ này có xu hướng tiếp tục tăng cao nếu không có sự kiểm
soát kịp thời. Một công cụ khá mạnh đã được NHNN sử dụng trong giai đoạn này là
tác động đến tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng. Từ 16/1/2008, tỷ lệ dự
trữ bắt buộc được điều chỉnh tăng 1% tương ứng với từng nhóm sản phẩm huy
động, từng loại hình tổ chức tín dụng và đạt mức tối đa 11% cho nhóm huy động
không kỳ hạn. Đồng thời, NHNN cũng công bố lãi suất cơ bản, các Ngân hàng
Thương mại tự quyết định biểu lãi suất kinh doanh (cả huy động lẫn tín dụng) sao
cho lãi suất tín dụng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản. Lãi suất cơ bản được
điều chỉnh tăng liên tục từ cuối năm 2007, từ mức 8,25% đến 12% và đạt mức 14%
từ tháng 6/2008 và duy trì ở mức này đến tháng 12/2008. Song song với quản lý lãi
suất cơ bản, NHNN còn sử dụng công cụ liên quan đến chính sách chiết khấu, cũng
được điều chỉnh tăng tương ứng trong giai đoạn này. Ngoài ra, NHNN còn quy định
hạn mức tín dụng dưới hình thức quy định trần tăng trưởng tín dụng... Tóm lại, năm
2008 là một năm thắt chặt tiền tệ ở mức cao với hàng loạt công cụ được áp dụng.
Bước sang năm 2009, CSTT bước đầu được nới lỏng...
Trong giai đoạn 2014 - 2018, công tác phối hợp CSTT và CSTK luôn được
nhấn mạnh tại các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Công tác phối hợp
giữa NHNN, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công thương đã được triển
khai đồng bộ, chặt chẽ từ cấp lãnh đạo đến các cấp tham mưu, phối hợp chính sách
và thị trường. Cụ thể, trong việc phối hợp kiểm soát lạm phát thông qua Ban Chỉ
đạo kiểm soát giá, NHNN đã điều hành đồng bộ các công cụ CSTT để kiểm soát
32
lạm phát cơ bản bình quân ổn định ở mức thấp (2014: 1,84%; 2015: 0,6%; 2016:
1,83%; 2017: 1,41%; 2018: 1,48%), tạo dư địa cho việc điều chỉnh giá các mặt hàng
Nhà nước quản lý, đảm bảo kiểm soát lạm phát chung theo đúng mục tiêu đề
ra. Bên cạnh đó, NHNN đã điều hành linh hoạt để duy trì thanh khoản hệ thống các
TCTD ở mức phù hợp, nhằm giảm áp lực lãi suất cho vay đối với nền kinh tế; đồng
thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn dài
hơn và lãi suất thấp hơn. Thêm vào đó, CSTT phối hợp với CSTK để ổn định tiền
tệ, góp phần ổn định tỷ giá, một mặt giúp ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng mặt khác hỗ
trợ không làm tăng nghĩa vụ nợ nước ngoài của Chính phủ, góp phần kiểm soát nợ
công. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh đồng tiền một số nước trong khu
vực chúng ta bị mất giá mạnh trong năm 2018, đe dọa an toàn nợ nước ngoài, nợ
công (như Indonesia, Philippines).
Trong bối cảnh việc phát hành Trái phiếu Chính phủ thuận lợi, tiền gửi kho bạc
tại hệ thống ngân hàng tăng, NHNN đã chủ động trao đổi, phối hợp và có các văn
bản đề nghị Bộ Tài chính phối hợp chuyển tiền gửi kho bạc từ hệ thống ngân hàng
thương mại về NHNN. Chính phủ cũng đã trực tiếp làm việc với lãnh đạo NHNN,
Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan có liên quan để chỉ đạo các nội dung có liên quan
đến việc phối hợp giữa CSTT và CSTK. Theo đó, Bộ Tài chính đã điều chuyển tiền
gửi Kho bạc nhà nước từ các TCTD về NHNN, qua đó, hỗ trợ NHNN kiểm soát
tiền tệ và ổn định thị trường tiền tệ.
Song song đó, NHNN phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, đặc biệt là với Bộ
Tài chính trong làm việc với các tổ chức, đối tác quan hệ song phương, đa phương,
các tổ chức xếp hạng tín nhiệm để các tổ chức quốc tế có đánh giá khách quan về
kinh tế Việt Nam, tình hình điều hành vĩ mô của Chính phủ và các bộ, ngành, góp
phần minh bạch thông tin, đóng góp tốt vào quyết định nâng hạng tín nhiệm quốc
gia năm 2018. Điều này giúp củng cố lòng tin của nhà đầu tư đối với kinh tế Việt
Nam, đồng thời giảm chi phí vay nợ nước ngoài cho các doanh nghiệp trong nước.
Từ đó, kích thích nền kinh tế nước ta phát triển ổn định trong những năm qua.
33
4.3 Các công cụ thi hành chính sách tiền tệ
4.3.1 Nghiệp vụ thị trường mở
Thị trường mở được đưa vào vận hành ngày 12/07/2000 và đến năm 2004 mới
có 14 tổ chức tín dụng tham gia nghiệp vụ thị trường mở, khối lượng giao dịch mỗi
phiên tăng từ 82 tỷ đồng (năm 2000) lên 725 tỷ đồng (năm 2005), tỷ trọng doanh số
mua qua nghiệp vụ thị trường mở trong tổng doanh số hỗ trợ của NHNN qua các
kênh ngày càng tăng. Bên cạnh đó, ở giai đoạn này, NHNN thực hiện tái cấp vốn
cho các ngân hàng nhằm hỗ trợ vốn ngắn hạn cho các ngân hàng cùng với mở rộng
thị trường, số phiên giao dịch năm 2005 được tăng lên là 3 phiên/tuần. Tới năm
2008, có 401 phiên giao dịch diễn ra với tổng doanh số là 1,036 nghìn tỷ đồng. Năm
2011, để đạt một trong những mục tiêu của CSTT là tăng thanh khoản của hệ thống
tín dụng, NHNN đã hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng qua việc thực hiện
431 phiên mua có kỳ hạn giấy tờ với tổng doanh số 2,800 nghìn tỷ nhằm hỗ trợ
thanh khoản cho các tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng yêu cầu tăng thanh khoản của
hệ thống tín dụng, một trong những mục tiêu của CSTT giai đoạn này. Khi thanh
khoản hệ thống ổn định, số phiên và tổng doanh số giao dịch được điều chỉnh giảm
vào năm 2012. Năm 2014, khi nền kinh tế bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng sau khủng
hoảng, thị trường mở đóng vai trò quan trọng và hiệu quả trong việc giúp NHNN
kiểm soát lạm phát bằng việc mua lượng lớn ngoại tệ, sau đó sử dụng các biện pháp
để hút tiền về, nhằm ổn định tốc độ tăng trưởng cung tiền, một trong những nguyên
nhân dẫn đến lạm tăng cao. Đến năm 2015, kết thúc giai đoạn tái cấu trúc hệ thống
TCTD, thanh khoản trên toàn hệ thống đã được đảm bảo, nhu cầu vay vốn thấp từ
các ngân hàng ở mức thấp, NHNN đã phát hành một lượng lớn tín phiếu giúp điều
tiết lượng vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng cũng như điều tiết lượng tiền cơ sở,
bám sát mục tiêu kiềm chế và ổn định lạm phát. Trong giai đoạn 2014-2016, thực
tiễn điều hành nghiệp vụ thị trường mở cho thấy, NHNN đã giúp các NHTM gia
tăng lượng vốn khả dụng thông qua việc điều hành thị trường mở theo hướng chủ
yếu là chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn 7 ngày và 28 ngày. Lãi suất qua kênh này
cũng được giảm đáng kể, từ 7,8%/năm kỳ hạn 7 ngày xuống còn 6,5% - 6%/năm và
34
tương đối ổn định trong suốt thời gian qua. Lãi suất của kỳ hạn 28 ngày cũng giảm
xuống ở mức khoảng 6,5%/năm. Hoạt động thị trường mở ở nước ta được duy trì 2
phiên mỗi ngày, với khối lượng trúng thầu liên tục ở mức cao, khoảng 5.000 - 8.000
tỷ đồng, cao hơn so với trước kia. Trạng thái vốn ròng được thị trường xác định cho
thấy, NHNN Việt Nam đang bơm tiền vào nền kinh tế thông qua các NHTM. Đến
năm 2017, NHNN đã tổ chức 383 phiên giao dịch với 1.051lượt thành viên dự thầu.
Tổng doanh số bán ra đạt 642.686 tỷ đồng. Năm 2018, NHNN đã tổ chức 389 phiên
giao dịch với 1.077 lượt thành viên dự thầu. Tổng doanh số bán ra đạt 678.547 tỷ
đồng.
Việc dễ sử dụng và có thể phối hợp hài hòa với các công cụ khác của CSTT,
nghiệp vụ thị trường mở được coi là công cụ linh hoạt nhất của CSTT. Gần đây,
Thống đốc NHNN ban hành Thông tư số 42/2015/TT–NHNN quy định nghiệp vụ
thị trường mở thay thế cho một số Quyết định trước đó giúp hoàn thiện khung pháp
lý, thúc đẩy phát triển thị trường mở trở thành công cụ quan trọng trong điều hành
chính sách tiền tệ để điều tiết cung tiền hợp lý, ổn định tỷ giá…
4.3.2 Chính sách tiền tệ ổn định tỷ giá, tập trung kiềm chế lạm phát
Mặc dù tỷ giá năm 2018 có mức tăng khá cao so với các năm trước nhưng xét về
tổng thế, có thể nói năm 2018 vẫn là một năm thành công trong công tác điều hành
tỷ giá của NHNN. NHNN đã điều tiết tỷ giá tương đối nhịp nhàng thông qua hai
phương thức chính là cơ chế tỷ giá trung tâm và mua bán ngoại tệ linh hoạt.
Biểu đồ 4.1. Tỷ giá USD/VNĐ giai đoạn 2008 - 2018
Nguồn: Bloomberg
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam

More Related Content

Similar to Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam

Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfTác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfNuioKila
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước việt nam
Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước việt namPhát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước việt nam
Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...hoangnhuthinh
 
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...quoctrungtrans
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc t...
Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc t...Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc t...
Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc t...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam (20)

Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfTác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...
 
Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước việt nam
Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước việt namPhát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước việt nam
Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước việt nam
 
Cơ chế hoạt động của các ngân hàng thương mại sau cổ phần hóa
Cơ chế hoạt động của các ngân hàng thương mại sau cổ phần hóaCơ chế hoạt động của các ngân hàng thương mại sau cổ phần hóa
Cơ chế hoạt động của các ngân hàng thương mại sau cổ phần hóa
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
 
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
 
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
 
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
 
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAYLuận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Phát triển thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam
Luận văn: Phát triển thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt NamLuận văn: Phát triển thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam
Luận văn: Phát triển thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam
 
Luận văn: Cải tiến hoạt động tín dụng của Ngân hàng công thương Việt Nam tron...
Luận văn: Cải tiến hoạt động tín dụng của Ngân hàng công thương Việt Nam tron...Luận văn: Cải tiến hoạt động tín dụng của Ngân hàng công thương Việt Nam tron...
Luận văn: Cải tiến hoạt động tín dụng của Ngân hàng công thương Việt Nam tron...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tăng Trưởng Kinh TếLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tăng Trưởng Kinh Tế
 
Luận văn: Lãi suất trong tiến trình tự do hóa tài chính tình huống Việt Nam
Luận văn: Lãi suất trong tiến trình tự do hóa tài chính tình huống Việt NamLuận văn: Lãi suất trong tiến trình tự do hóa tài chính tình huống Việt Nam
Luận văn: Lãi suất trong tiến trình tự do hóa tài chính tình huống Việt Nam
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
 
Phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAY
Phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAYPhương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAY
Phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAY
 
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...
 
Đề tài: Chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ
Đề tài: Chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợĐề tài: Chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ
Đề tài: Chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ
 
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
 
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc t...
Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc t...Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc t...
Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc t...
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 

Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HUỲNH ĐỨC TOÀN THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HUỲNH ĐỨC TOÀN THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng (Hướng ứng dụng) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài: “Thực trạng chính sách tiền tệ áp dụng tại Việt Nam và gợi ý giải pháp” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trương Quang Thông. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Huỳnh Đức Toàn
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.........................................................................1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................1 1.3 Câu hỏi nghiên cứu............................................................................2 1.4 Phương pháp nghiên cứu...................................................................2 1.5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu......................................................2 1.6 Ý nghĩa đề tài ....................................................................................2 1.7 Kết cấu luận văn................................................................................3 Kết luận chương 1...................................................................................3 CHƯƠNG 2. VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VIỆT NAM ...............................4 2.1 Tổng quan kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam...............................4 2.1.1 Kinh tế thế giới...........................................................................4 2.1.2 Kinh tế Việt Nam.......................................................................6 2.2 Chính sách tiền tệ Việt Nam trong thời gian qua..............................8 2.3 Chính sách tiền tệ Việt Nam hiện nay.............................................10 Kết luận chương 2.................................................................................11 CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................12 3.1 Tổng quan về chính sách tiền tệ......................................................12 3.1.1 Khái niệm về chính sách tiền tệ...............................................12 3.1.2 Một số loại chính sách tiền tệ ..................................................12 3.1.3 Mục tiêu của chính sách tiền tệ................................................13
  • 5. 3.1.4 Vai trò của chính sách tiền tệ...................................................14 3.1.5 Một số công cụ chính sách tiền tệ............................................15 3.1.6 Theo dõi cơ chế của chính sách tiền tệ ....................................18 3.1.7 Sự đánh đổi trong việc sử dụng chính sách tiền tệ...................19 3.2 Tổng quan học thuật........................................................................20 3.2.1 Các nghiên cứu tại nước ngoài.................................................20 3.2.2 Các nghiên cứu trong nước......................................................21 3.3 Chính sách tiền tệ của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam . 22 3.3.1 Chính sách tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED)....22 3.3.2 Chính sách tiền tệ của NHTW Châu Âu (ECB).......................24 3.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.........................................26 Kết luận chương 3 .................................................................................27 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM .....................................................................................................................28 4.1 Thực trạng chính sách tiền tệ tại Việt Nam.....................................28 4.2 Các xu hướng phát triển chính sách tiền tệ tại Việt Nam................31 4.3 Các công cụ thi hành chính sách tiền tệ ..........................................33 4.3.1 Nghiệp vụ thị trường mở..........................................................33 4.3.2Chính sách tiền tệ ổn định tỷ giá, tập trung kiềm chế lạm phát34 4.3.3 Chính sách tiền tệ tác động qua lãi suất...................................36 4.4 Đánh giá chính sách tiền tệ Việt Nam hiện nay..............................37 4.4.1 Thách thức................................................................................37 4.4.2 Hạn chế ....................................................................................38 4.5 Chính sách tiền tệ tại Việt Nam thời gian qua ................................38 4.5.1 Các mục tiêu, nhiệm vụ về chính sách tiền tệ theo Nghị quyết của Chính phủ ...................................................................................38 4.5.2 Vai trò của chính sách tiền tệ đối với tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát ............................................................................40 4.5.3 Một số vấn đề rút ra về mô hình phát triển và kinh tế vĩ mô
  • 6. trong thời gian tới..............................................................................41 Kết luận chương 4 .................................................................................42 CHƯƠNG 5. GỢI Ý GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM .....43 5.1 Gợi ý giải pháp về chính sách tiền tệ ..............................................43 5.1.1 Chính sách tiền tệ theo công cụ lãi suất...................................43 5.1.2 Về việc phối hợp các chính sách vĩ mô ...................................45 5.1.3 Phối hợp hiệu quả giữa các chính sách ....................................46 5.2 Lộ trình áp dụng chính sách tiền tệ theo mục tiêu lạm phát ...........49 5.3 Hàm ý chính sách tiền tệ áp dụng tại Việt Nam giai đoạn 2020 – 2025.......................................................................................................50 5.3.1 Hàm ý chính sách trong ngắn hạn............................................50 5.3.2 Hàm ý chính sách trong trung, dài hạn ....................................51 Kết luận chương 5 .................................................................................54 KẾT LUẬN.............................................................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên tiếng anh Giải thích từ nghĩa CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng CSTK Chính sách tài khóa CSTT Chính sách tiền tệ ECB European Central Bank Ngân hàng Trung ương châu Âu FED FEDeral Reserve System Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung ương WB World Bank Ngân hàng Thế giới
  • 8. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khu vực Đông Nam Á .....................5 Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP và CPI Việt Nam thời gian qua....................6 Biểu đồ 4.1. Tỷ giá USD/VNĐ giai đoạn 2008 - 2018...........................................34 Biểu đồ 4.2. Tăng trưởng GDP và lạm phát giai đoạn 2011-2018 .........................36
  • 9. TÓM TẮT Đề tài: “Thực trạng chính sách tiền tệ áp dụng tại Việt Nam và gợi ý giải pháp” Để nền kinh tế quốc gia phát triển ổn định, đòi hỏi sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, bằng các công cụ để điều tiết nền kinh tế vĩ mô ổn định, trong đó một trong những công cụ quan trọng bậc nhất đó là chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ và hệ thống các ngân hàng có tầm quan trọng đối với nền kinh tế được ví như hệ thống mạch máu của cơ thể sống, đặc biệt đối với nền kinh tế thị trường đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Sự điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế – như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Qua kết quả nghiên cứu, phân tích chính sách tiền tệ Việt Nam và kinh nghiệm áp dụng chính sách tiền tệ tại một số quốc gia trên thế giới (như chính sách của FED và ECB), có thể thấy rằng chính sách tiền tệ nói riêng là một trong những công cụ quan trọng nhất của nhà nước để quản lý và điều hành nền kinh tế. từ đó, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị giải pháp và hàm ý chính sách áp dụng ở Việt Nam. Từ khóa: Chính sách tiền tệ, Chính sách tài khóa, Kinh tế vĩ mô, Tài chính, Ngân hàng.
  • 10. ABSTRACT Title: The reality monetary policy applied in Vietnam and proposed solution In order for the national economy to develop stably, requires flexible management of the Government, with the tools to regulate the macroeconomic stability, in which one of the most important tools is monetary policy. Monetary policy and the banking system of importance to the economy are like the lifeblood of the living system, especially for the market economy that has been deeply integrated into the world economy. gender. Governance of the monetary policy of the state bank to achieve goals of stability and economic growth - such as curbing inflation, maintaining a stable exchange rate, achieving full employment or growth economy. Based on the results of research, analysis of Vietnam's monetary policy and experience in applying monetary policy in some countries in the world (such as FED and ECB policies), it can be seen that monetary policy says specifically, one of the most important tools of the state for managing and operating the economy. Since then, the author has made some recommendations for solutions and policy suggestions for application in Vietnam. Keys: Monetary policy, Fiscal policy, Macroeconomics, Finance, Banking.
  • 11. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế Việt Nam trong thời kỳ từ năm 2007 đến nay đã chịu nhiều tác động từ kinh tế thế giới. Vì vậy, Chính phủ phải dùng các công cụ là các chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng để điều hành nền kinh tế đề kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả thị trường, đảm bảo phát triển bền vững và ổn định. Để nền kinh tế quốc gia phát triển ổn định, đòi hỏi sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, bằng các công cụ để điều tiết nền kinh tế vĩ mô ổn định, trong đó một trong những công cụ quan trọng bậc nhất đó là chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ và hệ thống các ngân hàng có tầm quan trọng đối với nền kinh tế được ví như hệ thống mạch máu của cơ thể sống, đặc biệt đối với nền kinh tế thị trường đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Sự điều hành chính sách tiền tệ của NHNN để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế – như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách tiền tệ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều tiết khối lượng tiền lưu thông trong toàn bộ nền kinh tế. Thông qua CSTT NHTW có thể kiểm soát được hệ thống tiền tệ để từ đó kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặt khác CSTT còn là công cụ để kiểm soát toàn bộ hệ thống các NHTM và các TCTD. Nhận thức được tầm quan trọng của CSTT nhằm đưa ra những khuyến nghị, hàm ý giải pháp CSTT tại Việt Nam nói chung và các tổ chức kinh tế nói riêng trong thời gian tới là hết sức cần thiết. Xuất phát từ đó, Tôi chọn nội dung “Thực trạng chính sách tiền tệ áp dụng tại Việt Nam và gợi ý giải pháp” để làm mục tiêu nghiên cứu. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu tổng quát Trong phần luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu vào phân tích, đánh giá tình hình chính sách tiền tệ tại Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó gợi ý một số
  • 12. 2 chính sách áp dụng tại Việt Nam trong thời gian tới.  Mục tiêu cụ thể - Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách tiền tệ tại Việt Nam. - Gợi ý một số chính sách tiền tệ áp dụng tại Việt Nam giai đoạn 2020-2025. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu - Diễn biến chính sách tiền tệ ở Việt Nam như thế nào? - Giải pháp nào cho chính sách tiền tệ tại Việt Nam? 1.4 Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích, đánh giá thực trạng chính sách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo ngành của NHNN do chính tác giả tổng hợp và xử lý có chọn lọc và sử dụng nhằm giúp luận văn có thể phân tích, đánh giá các vấn đề một cách khách quan nhất trong luận văn này. Ngoài ra, tác giả còn tổng hợp nguồn số liệu từ các kỷ yếu khoa học, tạp chí chuyên ngành,... và các Website liên quan khác cũng được tác giả chọn lọc làm nguồn tham khảo cho luận văn. 1.5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu  Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: tác giả tập trung nghiên cứu vào chính sách tiền tệ tại Việt Nam. - Phạm vi thời gian: Phân tích, đánh giá chính sách tiền tệ Việt Nam và hàm ý chính sách tiền tệ áp dụng tại Việt Nam trong giai đoạn 2020 – 2025.  Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào cơ chế chính sách tiền tệ áp dụng tại Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2018. 1.6 Ý nghĩa đề tài Về mặt thực tiễn, nghiên cứu này đưa ra một vài hạn chế về chính sách tiền tệ tại Việt Nam vừa qua và hiện tại chính sách tiền tệ của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn
  • 13. 3 chế nhất định, có những giai đoạn thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt hay mở rộng, chính sách tiền tệ cơ cấu hay chính sách tiền tệ chức năng nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ là hướng tới ổn định, nâng cao khả năng khai thác và phát triển nền kinh tế trong thời gian tới. Qua đó, tác giả nhằm gợi mở thêm một số khuyến nghị về CSTT để có thể áp dụng linh hoạt hơn nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế phù hợp hơn. 1.7 Kết cấu luận văn Ngoài phần danh mục tài liệu tham khảo, các phần phụ lục kèm theo. Kết cấu của luận văn này bao gồm 05 chương: - Chương 1. Giới thiệu đề tài - Chương 2. Xác định vấn đề nghiên cứu - Chương 3. Cơ sở lý luận - Chương 4. Phân tích thực trạng chính sách tiền tệ tại Việt Nam - Chương 5. Gợi ý giải pháp chính sách tiền tệ tại Việt Nam Kết luận chương 1 Chương này tác giả đưa ra các vấn đề nghiên cứu cấp thiết, cũng như tầm quan trong của CSTT trong mục tiêu phát triển nền kinh tế tại Việt Nam. Từ đó đề xuất mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cho luận văn.
  • 14. 4 CHƯƠNG 2 VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VIỆT NAM 2.1 Tổng quan kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam 2.1.1 Kinh tế thế giới Năm 2018 là “một năm nhiều biến động với nền kinh tế thế giới. Kinh tế tăng trưởng chậm lại, thương mại toàn cầu giảm do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, hai nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới. Những thay đổi chính sách chủ chốt ở các nền kinh tế lớn (Anh, Pháp..) ảnh hưởng xấu đến thị trường tài chính và hoạt động kinh tế trên toàn thế giới. Xu hướng tự do hóa thương mại đã bắt đầu chậm lại. Các ngân hàng Trung ương (NHTW) lớn trên thế giới như FED, ECB, BOJ. lên kế hoạch chấm dứt các biện pháp nới lỏng tiền tệ. Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất 4 lần trong năm 2018 đưa lãi suất cơ bản lên mức 2.25%- 2.5% và có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất 2 lần trong năm 2019. NHTW Châu Âu (ECB) đã ngừng hoàn toàn gói QE vào cuối tháng 12/2018, và thông báo chỉ duy trì mức lãi suất thấp như hiện nay đến giữa năm 2019. NHTW Nhật Bản (BoJ) đã thu hẹp quy mô chương trình mua tài sản, cụ thể là mua trái phiếu chính phủ Nhật (JGB). Các động thái từ các NHTW cho thấy các chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ tiếp tục được đưa ra trong năm 2019. Nguồn vốn chảy vào các hoạt động đầu tư, thị trường chứng khoán sẽ bị hạn chế. Cùng với những diễn biến khó lường của chiến tranh thương mại, xu hướng gia tăng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, giá năng lượng đặc biệt là giá dầu giao động mạnh.. Năm 2019 dự báo kim ngạch thương mại toàn cầu sẽ giảm xuống 4% từ mức 4.2%, tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2019 giảm nhẹ xuống mức 2.9% (năm 2018 là 3%). Theo diễn biến từ cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc từ đầu năm 2018 diễn ra từ đầu năm 2018 đã làm chậm tốc độ phát triển của nền kinh tế hai nước và tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu, chẳng hạn như: - Đối với Kinh tế Mỹ: Năm 2018 là năm kinh tế nước Mỹ tăng trưởng mạnh nhất trong vòng 4 năm. GDP của Mỹ tăng lần lượt 4.2% và 3.5% (so với cùng kỳ năm 2017) trong quý II và
  • 15. 5 quý III năm 2018. Tăng trưởng GDP cả năm 2018 đạt 3.1%. Đây là mức tăng trưởng tốt nhất của kinh tế Mỹ trong những năm gần đây. Tuy vậy, nhiều dấu hiệu cho thấy cuộc chiến tranh thương mại sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước Mỹ trong năm 2019. Những dấu hiệu cảnh báo sớm từ các cuộc khảo sát Chỉ số Thu mua (PMI) và cảnh báo lợi nhuận giảm của FedEx đều báo hiệu cầu của nền kinh tế giảm. Sự lạc quan của giới doanh nghiệp nhỏ về cải thiện kinh tế giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm và các công ty kỳ vọng mức lợi nhuận thấp hơn trong năm 2019. - Đối với kinh tế trung quốc Năm 2018, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm xuống thấp nhất trong vòng 28 năm trở lại đây (từ năm 1990). Tăng trưởng GDP đạt 6.6%, dự báo tăng trưởng GDP năm 2019 giảm xuống 6.2% do tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Tăng trưởng tín dụng tại Trung Quốc tiếp tục bị kìm hãm bởi các khoản nợ khổng lồ và cam kết giảm nợ trong trung và dài hạn của chính phủ. - Đối vối kinh tế khu vực Đông Nam Á Trong năm 2018, các nền kinh tế ở Đông Nam Á vẫn theo kịp đà tăng trưởng của năm 2017. Philippines và Việt Nam vẫn là hai quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực trên 7%”. Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khu vực Đông Nam Á ĐVT: % Nguồn: Bloomberg Businessweek
  • 16. 6 2.1.2 Kinh tế Việt Nam Kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc, cả ba khu vực sản xuất-cung-cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển. Tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7.08% so với năm 2017 - mức tăng cao nhất 11 năm qua. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng giảm dần. Chỉ số CPI bình quân cả năm 2018 tăng 3.54%, hoàn thành mục tiêu kiểm soát lạm phát Quốc hội đề ra. Trong 5 năm gần đây tốc độ tăng của chỉ số CPI luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP, điều đó cho thấy những chính sách về ưu tiên ổn định vĩ mô của chính phủ đã được phát huy tác dụng tốt trong thời kỳ này. Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP và CPI Việt Nam thời gian qua ĐVT: % Nguồn: Báo cáo vĩ mô năm 2018 Từ số liệu tại biểu đồ 2.2 cho thấy, tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất trong vòng 10 năm, cụ thể: Năm 2018, “GDP cả nước tăng 7.08%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008, vượt mục tiêu đề ra là 6.7%. Trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3.76%, đóng góp 8.7% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8.85%, đóng góp 48.6%; khu vực dịch vụ tăng 7.03%, đóng góp 42.7%. Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2018, tiêu dùng cuối cùng tăng 7.17% so với năm 2017; tích lũy tài sản tăng 8.22%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14.27%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 12.81%. Trong đó: (i) Về lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng
  • 17. 7 trưởng cao nhất trong 7 năm qua, khẳng định chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Cơ cấu cây trồng được chuyển dịch theo hướng tích cực, giống lúa mới chất lượng cao đang dần thay thế giống lúa truyền thống, phát triển mô hình theo tiêu chuẩn VietGap cho giá trị kinh tế cao; (ii) Về lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là điểm sáng đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế với mức tăng cao 12.98%, tuy thấp hơn mức tăng của năm 2017 nhưng cao hơn nhiều so với mức tăng các năm 2012-2016, đóng góp 2.55 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; (iii) Về lĩnh vực dịch vụ năm 2018 tăng 7.03%, cao hơn mức tăng các năm giai đoạn 2012-2016, trong đó các ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP như bán buôn, bán lẻ; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; dịch vụ lưu trú và ăn uống; vận tải, kho bãi.. đều đạt mức tăng trưởng khá. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm nay đạt 4,395.7 nghìn tỷ đồng, tăng 11.7% so với năm 2017. Hoạt động du lịch trong năm 2018 đạt được kết quả ấn tượng với số khách quốc tế đến nước ta đạt mức kỷ lục 15.5 triệu lượt người, tăng 19.9% so với năm 2017 (tăng hơn 2.6 triệu lượt khách); (iv) Về lĩnh vực xuất nhập khẩu thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ năm 2018 so với GDP đạt 208.6%, điều này chứng tỏ Việt Nam khai thác được thế mạnh của kinh tế trong nước đồng thời tranh thủ được thị trường thế giới. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2018 ước tính đạt 244.7 tỷ USD, tăng 13.8% so với năm 2017 (vượt mục tiêu Chính phủ đề ra là tăng 8%-10%); Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2018 ước tính đạt 237.5 tỷ USD, tăng 11.5% so với năm trước, Ước tính cả năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa thiết lập mức kỷ lục mới với 482.2 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 7.2 tỷ USD, là năm có giá trị xuất siêu lớn nhất từ trước đến nay, cao hơn rất nhiều mức xuất siêu 2.1 tỷ USD của năm 2017, vượt xa mục tiêu Quốc hội đề ra là tỷ lệ nhập siêu dưới 3%. Về lạm phát bình quân cả năm ước khoảng 3.54%. Nhân tố tác động chủ yếu đến lạm phát năm 2018 là thực phẩm và xăng dầu: giá thực phẩm tăng 6.67% so với
  • 18. 8 đầu năm (đóng góp 1.51 điểm%); nhóm giao thông tăng 7.3% so với đầu năm (đóng góp 0.68 điểm%). Cung tiền, tín dụng đang dần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo mục tiêu ổn định vĩ mô. Tín dụng năm 2018 ước tăng 14-15%, thấp hơn 3-4 điểm% so với năm 2017. Tỷ lệ tín dụng/GDP khoảng 134%. Hệ số chênh lệch tín dụng/GDP tăng 1.7 điểm % so với cùng kỳ năm 2017, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2015. Theo báo cáo từ các TCTD, tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ so với cuối năm 2017, ở mức 2.4% (năm 2017: 2.5%). Dự phòng rủi ro tín dụng tăng khoảng 30.1% so với cuối năm 2017. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng so với nợ xấu báo cáo cải thiện lên mức 78.2% (năm 2017: 65.4%). Lãi suất tiền gửi bình quân tăng từ 5.11% năm 2017 lên 5.25% năm. Lãi suất cho vay bình quân khoảng 8.91% (năm 2017: 8.86%). Lãi suất có xu hướng tăng chủ yếu do: (1) kỳ vọng lạm phát tăng trong bối cảnh giá hàng hóa thế giới biến động và (2) các TCTD cơ cấu lại nguồn vốn nhằm đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong năm 2019 như tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giảm xuống 40% và chuẩn bị tăng vốn cấp 2 theo Basel II. Tỷ giá USD/VND tăng nhẹ. Tỷ giá trung tâm tăng khoảng 1.5% so với đầu năm, tỷ giá NHTM tăng khoảng 2.8% và tỷ giá thị trường tự do tăng khoảng 3.5% so với đầu năm”. 2.2 Chính sách tiền tệ Việt Nam trong thời gian qua Trong thời gian qua, trong bối cảnh bất ổn kinh tế vĩ mô và cùng với những khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu vào năm 2008 gây ra. Để ổn định kinh tế vĩ mô, NHTW đã đưa ra nhiều chính sách lãi suất, tỷ giá phù hợp, linh hoạt kết hợp các công cụ khác có liên quan, CSTT trong thời gian qua, đặc biệt những năm trở lại đây đã phát huy và có tác động tích cực đến thị trường tiền tệ, đến việc kìm giữ lạm phát và ổn định tiền đồng. Bên cạnh đó, với sự biến động của giá vàng do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến vàng trở thành kênh trú ẩn và đầu tư, đầu cơ trong suốt những năm đầu của giai đoạn 2008-2017, ảnh hưởng lớn đến thị trường tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô và giá trị tiền đồng. Tuy nhiên, để đảm bảo và hạn chế tác động ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường tiền tệ và ngoại hối, Chính phủ đã ban hành nghị định 24/2012/NĐ- CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, các yếu tố thị trường: lãi
  • 19. 9 suất, tỷ giá và giá vàng diễn biến tích cực trong thời gian qua và luôn trong định hướng chính sách của NHNN, của Chính phủ. Hơn nữa, cùng với nhiều thách thức từ yếu tố khách quan, từ thị trường thế giới và những khó khăn nội tại của nền kinh tế. Chính phủ và NHNN cũng đã đưa ra định hướng và nhiều chính sách nhằm duy trì sản xuất, phục hồi và phát triển sản xuất và kết quả là đem thành tựu đạt được giai đoạn này đã khẳng định hiệu quả của chính sách tiền tệ. Cụ thể: (i) Thông qua việc hỗ trợ lãi suất, giảm lãi suất, áp dụng trần lãi suất… tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng, mở rộng và phát triển. (ii) Thực hiện chính sách tín dụng phù hợp như: áp dụng trần lãi suất cho vay ngắn hạn tiền đồng đối với 5 nhóm ngành: xuất khẩu; nông nghiệp và nông thôn; doanh nghiệp nhỏ và vừa; công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ việc giảm chi phí lãi suất nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, gặp nhiều khó khăn khi khủng hoảng xảy ra và lạm phát cao. Bên cạnh đó, việc áp dụng lãi suất tiền gửi ngoại tệ 0% không chỉ nhằm từng bước thực hiện mục tiêu chống đô la hóa và góp phần thực hiện hiệu quả CSTT mà còn hỗ trợ cho lĩnh vực xuất nhập khẩu tăng trưởng và phát triển nhờ các chính sách ngoại hối (tín dụng ngoại tệ; lãi suất, tỷ giá, mua bán ngoại tệ….) hợp lý để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu. Mặt khác cơ chế chính sách của NHNN cũng định hướng cho các TCTD hoạt động đáp ứng nhu cầu vốn, dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. Đồng thời đảm bảo cho các TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả và tăng trưởng bền vững. Sau 10 năm, hoạt động của các TCTD đã và đang có những chuyển biến tích cực trong tăng trưởng và phát triển; nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh và chất lượng quản trị điều hành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí đầu vào, giảm chi phí đầu ra. Tăng thu nhập từ dịch vụ, hạn chế rủi ro từ hoạt động tín dụng. Đây là kết quả quan trọng và mang đậm dấu ấn cơ chế chính sách của NHNN trong giai đoạn vừa qua.
  • 20. 10 2.3 Chính sách tiền tệ Việt Nam hiện nay Đứng trước những áp lực lớn, từ bên trong và ngoài nước. FED và hàng loạt các NHTW áp dụng các chính sách thắt chặt tiền tệ và kiểm soát dòng di chuyển vốn chặt chẽ hơn. Lãi suất của các NHTW bắt đầu được điều chỉnh tăng và điều này đã tác động mạnh mẽ đối với tỷ giá hối đoái của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước mới nổi như là khu vực Đông Nam Á, châu Mỹ latinh. Trong năm 2018, NHNN đã ban hành các chỉ thị về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2018, đảm bảo hoạt động các TCTD an toàn, hiệu quả lần lượt, cụ thể là 01/CT-NHNN ngày 10/1/2018, chỉ thị số 04/CT-NHNN ngày 02/8/2018. Trên cơ sở đó, NHNN đã triển khai đồng bộ các giải pháp CSTT và hoạt động của các TCTD, phối hợp hài hòa với CSTK và các chính sách KTVM khác nhằm kiểm soát hiệu quả lạm phát, ổn định KTVM, hỗ trợ tăng trưởng hợp lý và đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD. Do đó, việc lựa chọn thắt chặt chính sách tiền tệ không phải là dễ dàng, khi chính sách tiền tệ từ trước đến nay vẫn đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh mà hoạt động của nền kinh tế nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng vẫn phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn vay từ các TCTD. Hơn nữa, cũng cần phải nhìn lại bối cảnh trước đây, đó là các NHTW lớn trên thế giới đều theo đuổi hoặc có kế hoạch thắt chặt tiền tệ, từ FED cho đến ECB. Tuy nhiên, tình hình hiện nay đã thay đổi, trong khi FED ngày càng cho thấy dấu hiệu tạm dừng lộ trình tăng lãi suất và sớm kết thúc việc thu hẹp bảng cân đối kế toán, thì ECB cam kết sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức thấp đến cuối năm nay và tiếp tục duy trì các gói cho vay. Định hướng thắt chặt tiền tệ trước đây của NHNN cũng diễn ra trong bối cảnh áp lực lạm phát và tỷ giá rất lớn, có thể vượt mục tiêu kiểm soát đặt ra. Nhưng điều đó đã không xảy ra, khi mà kết thúc năm 2018, lạm phát và tỷ giá đều cách xa mục tiêu đề ra, trong khi diễn biến những tháng đầu năm nay cho thấy khả năng các biến số trên sẽ tiếp tục được kiểm soát ổn định, với các yếu tố gây áp lực đã giảm đáng kể so với giai đoạn trước.
  • 21. 11 Chính vì vậy, không loại trừ khả năng NHNN có thể áp dụng chính sách tiền tệ linh hoạt hơn theo diễn biến thực tế, chứ không cố định vào những cam kết hay định hướng đặt ra ban đầu theo quan điểm mà NHTW lớn nhất thế giới là FED đã nhiều lần đưa ra. Theo WB, nhìn chung, các khó khăn về kinh tế vĩ mô hiện nay ở Việt Nam một phần xuất phát từ các nguyên nhân trong nước. Nhưng Chính phủ đã kịp thời chuyển hướng ưu tiên sang ổn định kinh tế. Gói chính sách bình ổn kinh tế bao gồm việc thắt chặt tiền tệ cắt giảm chi tiêu của Chính phủ, ngừng các dự án đầu tư công kém hiệu quả, tạm dừng các dự án mới và cho phép áp dụng tỷ giá linh hoạt hơn… Đến nay, đã có những dấu hiệu cho thấy, đang tỏ ra hiệu quả. Giá cả các mặt hàng phi lương thực bắt đầu giảm so với những tháng trước; mức tăng nhập khẩu hàng tháng cũng giảm trong thời gian qua; thị trường chứng khoán đã hạ nhiệt và có bằng chứng cho thấy thị trường bất động sản cũng vậy. Điều này gợi ý về sự cần thiết phải tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ. Kết luận chương 2 Trong phần chương 1 tác giả đã đưa ra phạm vi, đối tượng cũng như phương pháp nghiên cứu về vấn đề CSTT Việt Nam trong thời gian. Tiếp theo đó, tác giả tổng quan về tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam trong thời gian qua, từ đó cho thấy với tốc độ tăng trưởng tích cực, giá hàng hóa cơ bản và lạm phát các nước bắt đầu tăng, khiến cho các nước phát triển có xu hướng đưa ra mục tiêu thực hiện CSTT thận trọng và chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra các dấu hiệu cảnh báo, biểu hiện của vấn đề và xác định vấn đề cần nghiên cứu đến CSTT Việt Nam, cũng như gợi ý giải pháp thực hiện năm 2020.
  • 22. 12 CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3.1 Tổng quan về chính sách tiền tệ 3.1.1 Khái niệm về chính sách tiền tệ Theo F.S. Mishkin (2001), định nghĩa về CSTT “là một trong các chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó NHTW thông qua các công cụ của mình thực hiện việc kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền cung ứng nhằm tác động tới các mục tiêu cơ bản của nền kinh tế trên cơ sở đó đạt được những mục tiêu cuối cùng của mình là công ăn việc làm cao, tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, ổn định lãi suất, ổn định thị trường tài chính và ổn định tỷ giá hối đoái”. Nguyễn Văn Tiến (2010), định nghĩa về CSTT “là chính sách kinh tế vĩ mô, thông qua các công cụ của mình, NHTW chủ động thay đổi cung ứng tiền hoặc lãi suất (lãi suất liên ngân hàng mục tiêu) nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra” (theo “Giáo trình kinh tế tiền tệ ngân hàng” của NXB thống kê). Theo Điều 3, Luật Ngân hàng nhà nước năm 2010, định nghĩa CSTT “là các quyết định về tiền tệ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra”. Vũ Xuân Dũng (2012), định nghĩa về CSTT quốc gia “là tổng hòa những phương thức mà NHTW thông qua các hoạt động của mình tác động đến khối lượng tiền trong lưu thông, nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước trong một thời kỳ nhất định”. Chúng ta hiểu rằng, CSTT là một chính sách kinh tế vĩ mô mà trong đó NHTW sử dụng các công cụ của CSTT để điều tiết và kiểm soát các điều kiện tiền tệ, tạo nền tảng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và duy trì các mục tiêu xã hội hợp lý. 3.1.2 Một số loại chính sách tiền tệ - CSTT theo nghĩa rộng “là chính sách làm tăng lượng cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế, do đó làm giảm lãi suất và mở rộng đầu tư, tiếp vốn cho các ngành để phát
  • 23. 13 triển sản xuất kinh doanh, làm tăng tổng cầu và giá trị sản lượng quốc gia. Chính sách này thích hợp để chống suy thoái kinh tế và giảm thất nghiệp”. - CSTT theo nghĩa hẹp “là chính sách giảm mức tăng trưởng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế. Chính sách này được sử dụng khi tổng cầu cao, lạm phát đang đe dọa nền kinh tế”. - CSTT của NHTW “là tổng thể tất cả các biện pháp, công cụ mà NHTW sử dụng nhằm điều tiết khối lượng tiền tệ, tín dụng, ổn định tiền tệ, góp phần đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô”. - CSTT quốc gia “là tổng thể các biện pháp của Nhà nước pháp quyền nhằm cung ứng đầy đủ các phương tiện thanh toán cho nền kinh tế, trên cơ sở đó không ngừng ổn định giá trị đồng tiền quốc gia”. Từ các loại CSTT trên cho thấy, việc lựa chọn CSTT theo xu hướng nào tùy thuộc vào thực trạng nền kinh tế và nhu cầu về tiền trong từng giai đoạn cụ thể. CSTT rất nhạy cảm và có vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô. 3.1.3 Mục tiêu của chính sách tiền tệ  Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Do CSTT có thể ảnh hưởng đến của cải và chi tiêu của xã hội ở một quốc gia, nên CSTT có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, muốn kinh tế tăng trưởng, trước hết phải dựa trên sự ổn định kinh tế. Vì thế, CSTT phải tạo ra những nền tảng cho ổn định kinh tế dựa trên ổn định tiền tệ trong nước, từ đó cải thiện tình trạng cán cân thanh toán quốc tế và khẳng định vị thế của nền kinh tế trên thị trường quốc tế.  Mục tiêu ổn định giá cả Mục tiêu ổn định giá cả “cho phép hệ thống tài chính hoạt động trơn tru, hiệu quả thực hiện chức năng dẫn vốn từ khu vực có nguồn vốn nhàn rỗi sang khu vực sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh”. Vì vậy, ổn định giá cả “là một mục tiêu quan trọng của CSTT trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại thường xuyên có lạm phát. Ổn định giá cả có tầm quan trọng trong định hướng ổn định và phát triển kinh tế vĩ mô của các nền kinh tế”.
  • 24. 14  Ổn định giá trị đồng tiền quốc gia CSTT là chính sách tác động trực tiếp tới mức cung tiền tệ, do đó việc ổn định giá trị đồng tiền là hết sức quan trọng. Giá trị của đồng tiền quốc gia bất ổn dẫn đến người dân sẽ mất dần niềm tin vào đồng nội địa, các nhà đầu tư nước ngoài e ngại rót vốn vào đầu tư trong nước. Chính vì vậy, NHTW thông qua CSTT có thể tác động đến sự tăng giảm của giá trị tiền tệ phù hợp với tình hình kinh tế và các mục tiêu đặt ra  Ổn định tỷ giá hối đoái Khi nền kinh tế hội nhập thì giao thương của một quốc gia với các nước khác là điều tất yếu, nhu cầu mua bán hàng hóa và đầu tư giữa các nước dẫn đến việc chuyển đổi tiền tệ giữa các nước với nhau. Khi biến động tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, sức cạnh tranh về giá cả của hàng hóa trong nước với hàng hóa nước ngoài. Do đó, việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái ở mức hợp lý phản ánh cung cầu thực tế và bám sát với mục tiêu phát triển kinh tế trong những giai đoạn nhất định. 3.1.4 Vai trò của chính sách tiền tệ CSTT có vai trò quan trọng trong việc điều tiết khối lượng tiền lưu thông trong toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia. Thông qua CSTT, NHTW có thể kiểm soát hệ thống tiền tệ để thông qua đó có thể kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Mặt khác, CSTT còn là công cụ để kiểm soát toàn bộ hệ thống các NHTM và TCTD. Như vậy, chúng ta đã hiểu vai trò vô cùng quan trọng của một quốc gia, cụ thể: - Việc CSTT mở rộng hay thu hẹp có “ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế quốc gia”. Để có một tỷ lệ thất nghiệp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên. - Việc tăng trưởng kinh tế là “mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất của CSTT. Sự tăng trưởng kinh tế thông qua hai yếu tố: Lãi suất và số cầu tổng quát. Khối lượng tiền tệ tăng hay giảm đều có tác động mạnh đến lãi suất và số cầu tổng quát,
  • 25. 15 từ đó tác động đến sự gia tăng đầu tư sản xuất và cuối cùng là tác động lên tổng sản lượng quốc gia, tức là tác động lên sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia đó”. Vì vậy, CSTT phải nhằm vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng hay giảm khối lượng tiền tệ thích hợp. - Ổn định giá cả có vai trò “ý nghĩa quan trọng trong kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô của một quốc gia”. - Ổn định lãi suất, vì những biến động của lãi suất làm cho nền kinh tế của một quốc gia bấp bênh và khó lập kế hoạch định hướng cho tương lai. - Việc ổn định thị trường tài chính là mục tiêu rất quan trọng trong công tác điều hành nền kinh tế của mỗi chính phủ, ổn định thị trường tài chính cũng được thúc đẩy bởi sự ổn định lãi suất, bởi vì biến động trong lãi suất có thể gây nên sự mất ổn định cho các tổ chức tài chính của một quốc gia. 3.1.5 Một số công cụ chính sách tiền tệ  Công cụ trực tiếp - Công cụ trực tiếp là “cách thức mà NHTW trực tiếp can thiệp vào mục tiêu giá cả thông qua các qui định để tác động đến các chỉ tiêu trên bảng cân đối của NHTM. Các công cụ trực tiếp này thường được sử dụng trong điều kiện thị trường tiền tệ chưa phát triển, khả năng tác động thông qua thị trường của NHTW là còn hạn chế”. - Như vậy, công cụ trực tiếp là “các mệnh lệnh tác động trực tiếp vào khối lượng cung tiền và lãi suất. Với cơ chế thị trường ngày càng phát triển và hoàn thiện, thì các công cụ này hầu như không còn vai trò là công cụ CSTT nữa”. Một số công cụ trực tiếp từng đã được các NHTW sử dụng bao gồm:  Công cụ kiểm soát lãi suất, NHTW qui định “lãi suất cho vay hoặc tiền gửi cụ thể, hoặc biên độ giao động, hoặc quy định trần trên, sàn dưới các mức lãi suất đối với các NHTM khi tiến hành huy động và cho vay đối với nền kinh tế”. Công cụ này thường được NHTW lựa chọn khi “không thể kiểm soát lãi suất thị trường thông qua các phương tiện thị trường hoặc khi chọn lãi suất dài hạn là mục tiêu chính sách”.
  • 26. 16  Công cụ hạn mức tín dụng: NHTW qui định mức tăng trưởng tín dụng cho từng NHTM căn cứ vào qui mô hoạt động của từng ngân hàng. Công cụ này được áp dụng khi cơ chế truyền tải không chắc chắn.  Công cụ gián tiếp - Công cụ gián tiếp là “cách thức tác động thông qua thị trường dưới điều kiện cung cầu về vốn, các công cụ này là nhằm vào bảng cân đối tiền tệ của NHTW. Công cụ gián tiếp tác động trước hết vào mục tiêu hoạt động của CSTT, ví dụ: như tổng dự trữ của các ngân hàng trung gian, lãi suất ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng, hoặc lãi suất tín phiếu kho bạc, thông qua cơ chế thị trường mà tác động này được truyền đến các mục tiêu trung gian là khối lượng cung ứng tiền và lãi suất thị trường”. Bao gồm: - Dự trữ bắt buộc: “là số tiền mà các NHTM phải duy trì trên tài khoản tiền gửi tại NHTW, được xác định trên cơ sở tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tổng số dư tiền gửi của NHTM trong một thời gian xác định”, các NHTM có “khả năng biến những khoản tiền gửi ban đầu thành những khoản tiền gửi mới cho cả hệ thống, khả năng sinh ra bội số tín dụng, tức là khả năng tạo tiền. Để khống chế khả năng này, NHTW buộc các NHTM phải trích một phần tiền huy động được theo một tỷ lệ quy định gửi vào NHTW không được hưởng lãi. Do đó cơ chế hoạt động của công cụ dự trữ bắt buộc nhằm khống chế khả năng tạo tiền, hạn chế mức tăng bội số tín dụng của các NHTM”. Khi lạm phát xảy ra, NHTW “nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khả năng cho vay và khả năng thanh toán của các ngân hàng bị thu hẹp (do số nhân tiền tệ giảm), khối lượng tín dụng trong nền kinh tế giảm (cung tiền giảm) dẫn tới lãi suất tăng, đầu tư giảm do đó tổng cầu giảm và làm cho giá giảm (tỷ lệ lạm phát giảm). Ngược lại, nếu NHTW hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc tức là tăng khả năng tạo tiền, thì cung về tín dụng của các NHTM cũng tăng lên, khối lượng tín dụng và khối lượng thanh toán có xu hướng tăng, đồng thời tăng xu hướng mở rộng khối lượng tiền. Lý luận tương tự như trên, thì việc tăng cung tiền sẽ dẫn tới tăng giá (tỷ lệ lạm phát tăng). Như vậy, công cụ DTBB mang tính hành chính áp đặt trực tiếp, đầy quyền lực và
  • 27. 17 cực kỳ quan trọng để cắt cơn sốt lạm phát, khôi phục hoạt động kinh tế trong trường hợp nền kinh tế phát triển chưa ổn định và khi các công cụ thị trường mở, tái chiết khấu chưa đủ mạnh để có thể đảm trách điều hoà mức cung tiền tệ cho nền kinh tế. Nhưng công cụ dự trữ bắt buộc quá nhạy cảm, vì chỉ thay đổi nhỏ trong tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã làm cho khối lượng tiền tăng lên rất lớn khó kiểm soát. Mặt khác, một điều bất lợi nữa là khi sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để kiểm soát cung ứng tiền tệ như việc tăng dự trữ bắt buộc, có thể gây nên vấn đề khả năng thanh khoản ngay đối với một ngân hàng có dự trữ vượt mức quá thấp, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc không ngừng cũng gây nên tình trạng không ổn định cho các ngân hàng. Chính vì vậy, sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để kiểm soát cung tiền tệ, qua đó kiểm soát lạm phát ít được sử dụng trên thế giới, đặc biệt là những nước phát triển, có nền kinh tế ổn định”. - Lãi suất: là một công cụ quan trọng của CSTT của một quốc gia. CSTT được áp dụng “nhất quán trong một lãnh thổ và được NHNN điều hành chặt chẽ và mềm dẻo tuỳ theo từng thời kỳ cho phù hợp với nhu cầu huy động vốn và cung ứng vốn”. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng “lãi suất tác động làm thay đổi cầu tiền tệ trong dân cư, và làm thay đổi tỷ lệ lạm phát”. - Thị trường mở, thông qua thị trường nay, NHTW có thể “tác động làm thay đổi tiền cơ sở (B) thông qua nghiệp vụ OMO bằng cách mua hay bán ra các trái phiếu chính phủ (TPCP)” và có thể “tiến hành mua TPCP từ một NHTM hay từ công chúng làm cho tiền cơ sở (B) tăng một lượng đúng bằng giá trị trái phiếu được NHTW mua vào, cho dù người bán trái phiếu cho Chính phủ để khoản tiền nhận được dưới dạng tiền mặt hay tiền gửi”. Ngược lại, khi Chính phủ bán “TPCP cho NHTM hay công chúng, một lượng tiền cơ sở sẽ được rút khỏi lưu thông, tiền cơ sở giảm và cung ứng tiền giảm”. Tuy nhiên, trong điều kiện các “yếu tố khác không đổi, hoạt động mua bán trái phiếu giữa các NHTM không làm thay đổi tiền cơ sở, do đó không ảnh hưởng đến cung ứng tiền tệ”. Thị trường mở được “tiến hành theo chủ ý của NHTW không vướng phải những chậm trễ về thủ tục hành chính, không chịu ảnh hưởng của bất kỳ nhân tố nào nên rất linh hoạt và chính xác” và được xem
  • 28. 18 là “công cụ hữu hiệu nhất trong các công cụ của CSTT. Đây là thì trường diễn ra hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau qua đó tác động lên tỷ giá”. - Tỷ giá hối đoái là “tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiên quan hệ cung cầu ngoại hối và là công cụ, là đòn bẩy “điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước của một quốc gia”. Chính sách này “tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất nước”. Về thực chất, tỷ giá không phải là “công cụ của CSTT vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên, ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho CSTT”. 3.1.6 Theo dõi cơ chế của chính sách tiền tệ  Theo dõi các chỉ số liên quan đến tăng trưởng kinh tế Việc theo dõi các chỉ số tăng trưởng kinh tế vì tăng trưởng kinh tế cao tạo ra một nền kinh tế thịnh vượng hơn và tỷ lệ thất nghiệp thấp. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đo lường tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một thời gian cụ thể sẽ được theo dõi hàng tháng. Đây là chỉ số đại diện trực tiếp nhất cho sự tăng trưởng kinh tế, nó thể hiện mức độ điều chỉnh sản xuất để đáp ứng với những thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng đối với hàng hóa và dịch vụ. Bên cạnh đó, cũng cần theo dõi thu nhập quốc gia (GNP), gồm tổng thu nhập của các doanh nghiệp và các người lao động trong một khoảng thời giann cụ thể. Một nhu cầu mạnh mẽ về hàng hóa, dịch vụ sẽ mang lại doanh thu lớn cho các công ty. Từ đó, tổng thu nhập của người lao động sẽ tăng lên do các công ty sẽ thuê nhiều nhân công hoặc tăng giờ làm để đáp ứng nhu cầu hàng hóa, dịch vụ. Hơn nữa, tỷ lệ thất nghiệp cũng được quan tâm, vì một trong những mục tiêu CSTT là duy trì một tỷ lệ thất nghiệp thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp thất không hẳn lúc nào cũng chỉ ra mức độ tăng trưởng kinh tế: nó chỉ đo số lượng chứ không phải là tính chất của các việc làm bị mất đi. Trong giai đoạn kinh tê suy yếu, tỷ lệ
  • 29. 19 này vẫn có thể thấp nếu như có nhiều công việc thuộc loại thu nhập thấp trong giai đoạn này. Một số chỉ tiêu khác như các chỉ số tăng trưởng trong các lĩnh vực cụ thể nền kinh tế, bao gồm: các chỉ số công nghiệp, chỉ số bán lẻ và chỉ số về doanh số bất động sản. Một chỉ số tổng hợp kết hợp nhiều chỉ số khác nhau để chỉ ra sự tăng trưởng kinh tế trên các lĩnh vực. Ngoài còn có các chỉ tiêu phản ánh những điều kiện kinh tế gần đây mà các NHTW cũng có thể sử dụng các chỉ tiêu dự báo (như chỉ số niềm tin tiêu dùng) để dự báo tăng trưởng kinh tế trong tương lai.  Theo dõi các chỉ báo lạm phát Thị trường tài chính theo dõi chặt chẽ hai chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng, vì chúng có thể được sử dụng để báo lạm phát, là yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất danh nghĩa và giá của một số chứng khoán. Ngoài ra, còn có một số chỉ báo lạm phát khác như giá dầu, giá vàng, tiền công,…do đó, sự tăng giá có thể là dấu hiệu kỳ vọng rằng lạm phát sẽ tăng. Trong một số trường hợp, các chỉ báo tăng trưởng kinh tế cũng được sử dụng để dự báo lạm phát. Cụ thể: việc phát hành các báo cáo tốt có thể làm người ta lo lắng rằng nền kinh tế đang “nóng”, dẫn đến lạm phát do cầu kéo, điều này xảy ra khi chỉ tiêu quá mức kéo mức giá lên. Mặc dù các báo cáo này cung cấp thông tin thuận lợi về tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng lại bất lợi cho việc kiềm chế lạm phát. Các thị trường tài chính có thể bị ảnh hưởng xấu bởi các báo cáo như thế, bởi các nhà đầu tư có thể cho rằng NHTW sẽ phải tăng lãi suất để giảm đà lạm phát. 3.1.7 Sự đánh đổi trong việc sử dụng chính sách tiền tệ CSTT mở rộng có thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong khi CSTT thắt chặt có thể giảm lạm phát. Do đó, NHTW phải xác định xem vấn đề nào quan trọng hơn, thất nghiệp hay lạm phát. NHTW cũng không thể giải quyết hai vấn đề cùng một lúc. Tuy nhiên, trong thực tế NHTW không thể hoàn toàn loại bỏ một trong hai vấn đề, mặc dù CSTT mở rộng có thể kích thích tăng trưởng kinh tế, nhưng vẫn không đảm bảo rằng lao động phổ thông sẽ được thuê. Mặc dù CSTT thắt chặt có thể giảm lạm phát do chỉ tiêu quá mức, nhưng nó vẫn không thể làm giảm lạm phát gây ra bởi các
  • 30. 20 yếu tố khác như việc thỏa thuận giữa các thành viên của nhóm lợi ích về lợi nhuận. Nếu như lạm phát quá cao, NHTW có thể chấp nhận và có thể xem xét việc thực hiện CSTT thắt chặt để làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khi tốc độ kinh tế giảm, các nhà sản xuất có thể sẽ không tăng giá dễ dàng và vẫn duy trì lượng hàng hóa bán được, do đó người lao động ít có nhu cầu và có ít khả năng thương lượng về lương. Vì vậy, việc sử dụng CSTT thắt chặt để làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể làm giảm tỷ lệ lạm phát. Nhưng NHTW phải đánh đổi điều này với tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng. Nền kinh tế có thể sẽ trở nên trì tuệ vì CSTT thắt chặt, doanh thu có thể giảm, hàng tồn kho tăng và các công ty có thể làm cắt giảm lực lượng lao động của mình và giảm sản xuất. Tóm lại, CSTT của NHTW ảnh hướng đến nhiều bộ phận của nền kinh tế. Những tác động của CSTT rất đa dạng với nhiều gốc độ khác nhau, như: các hộ gia đình quan tâm theo dõi vì lãi suất cho vay mua xe và tài sản thế chấp của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi CSTT của NHTW; các doanh nghiệp quan tâm chi phí huy động vốn từ các khoản vay và phát hành trái phiếu sẽ bị ảnh hưởng; một số tổ chức khác bị ảnh hưởng nhiều hơn nếu doanh nghiệp của họ nhạy cảm hơn với biến động lãi suất; các cơ quan bộ ngành quan tâm vì chi phí tài trợ cho thâm hụt ngân sách sẽ bị ảnh hưởng. 3.2 Tổng quan học thuật 3.2.1 Các nghiên cứu tại nước ngoài Các bài nghiên cứu trước đây cho thấy phần lớn những nghiên cứu thực nghiệm không chỉ bắt nguồn từ mối quan hệ giữa CSTT, CSTK và các hoạt động thực tế, mà còn từ các cuộc tranh luận về bản chất và tính hiệu quả của các chính sách, cũng như phương thức để đạt được mục tiêu. Theo tác giả Sim (1992) đã nghiên cứu và nhận thấy rằng “nhìn chung tỷ lệ thất nghiệp không thể giải thích được quy mô và tác động của CSTT một cách toàn diện”; Còn tác giả Bernanke và Gertler (1995) đưa ra các nghiên cứu cho thấy các biến khó xử lý là những yếu tố phù hợp trong quá trình xây dựng chính sách. Biến đầu tiên được xem xét là tổng quy mô của nền kinh tế đã được mở rộng và gia tăng
  • 31. 21 mức độ ảnh hưởng ra bên ngoài. Song song đó, thành công của CSTT còn phụ thuộc vào mức độ đánh giá chính xác tác động lên tất cả các thành phần của nền kinh tế. Theo Ronald Mangami (2011), những cam kết của NHTW Malawi trong việc kiểm soát tốc độ gia tăng cung tiền trở thành chủ đề chính của các cuộc tranh luận về CSTT khi những cam kết ấy bị chi phối bởi giá cả của tiền và các hoạt động kinh tế. Nhưng tiền tệ có tính trung lập, nên những tác động của CSTT có thể làm thay đổi GDP danh nghĩa hơn là GDP thực tế, ít nhất là trong dài hạn. Còn trong ngắn hạn, CSTT có thể tạo sự giảm sút trong các hoạt động kinh tế, thông qua các chính sách tác động đến các mục tiêu thay thế và sản lượng thực tế (Walsh, 2003). 3.2.2 Các nghiên cứu trong nước Nguyễn Thị Kim Thanh (2013), tác giả nghiên cứu về CSTT và CSTK những vấn đề phối hợp cần đặt ra, dựa trên khuôn khổ lý thuyết về mối quan hệ giữa CSTT và CSTK để chỉ ra những điểm cần phối hợp trong quá trình điều hành CSTT và CSTK của Việt Nam hiện nay nhằm góp phần thực hiện tốt Nghị quyết về phát triển kinh tế-xã hội năm 2013 của Chính phủ. Nguyễn Thị Hiếu (2015), tác giả nghiên cứu sự tác động của CSTT và CSTK đến tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam, nghiên cứu sự tác động của CSTT và CSTK đến tăng trưởng kinh tế trong khoảng thời gian từ quý 1/2002 đến quý 4/2014 và đồng thời đánh giá được tầm quan trọng của các chính sách này đến sự ổn định của nền kinh tế. Qua đó, tác giả đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả điều hành của hai chính sách này. Nguyễn Thị Vân Anh (2018), tác giả nghiên cứu tác động CSTT đến kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2005 – 2017, để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nêu trên, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về CSTT, tác động của CSTT đến kinh tế vĩ mô cũng như thực trạng CSTT và tác động của CSTT đến kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2005 - 2017. Từ đó tác giả đưa ra các kết luận, thảo luận chính sách và đề xuất các khuyến nghị đối với CSTT góp phần ổn định kinh tế vĩ mô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025.
  • 32. 22 Nhìn chung, từ các nghiên cứu trên các tác giả cho rằng, để có thể thực hiện CSTT của một quốc gia, NHTW phải xem xét một yếu tố rất quan trọng là chế độ tỷ giá mà quốc gia đó đang theo đuổi thực hiện. Nếu chính sách tỷ giá hướng tới cố định thì CSTT ít có tác dụng, ngược lại chế độ tỷ giá theo hướng thả nổi mới giúp chính sách tiền tệ đạt được hiệu quả cao. Tuy nhiên, tại các quốc gia đang phát triển, điều này không xảy ra, do mục tiêu của các Chính phủ là ổn định tỷ giá để tạo ra môi trường đầu tư ổn định, giúp thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài. Điều đó có thể khiến các quốc gia đang phát triển đánh đổi giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và ổn định tiền tệ. 3.3 Chính sách tiền tệ của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam 3.3.1 Chính sách tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) FED đóng vai trò NHTW của Hoa Kỳ, có vai trò quản lý các NHTM và đưa ra CSTT quốc gia. Chính sách này ảnh hưởng đến lãi suất và các chỉ số kinh tế khác và điều chỉnh cung tiền nhằm mục tiêu tạo việc làm và ổn định giá cả ở Hoa Kỳ. FED hiện nay có 5 bộ phận chính: Các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực; Các ngân hàng thành viên; Hội đồng thống đốc; Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) và Các ban cố vấn. Các công cụ được FED sử dụng để điều tiết cung tiền, bao gồm: - FED thiết lập lãi suất chính sách hay còn gọi là lãi suất mục tiêu. FED tạo ra “kênh cho vay chiết khấu, lãi suất cho vay chiết khấu thấp hơn lãi suất cho vay thị trường liên ngân hàng và hoạt động này đã bị kiểm soát rất nghiêm ngặt”. Lãi suất của FED cho các “khoản vay ngắn hạn đối với các thể chế nhận tiền gửi được biết đến như là lãi suất cho vay tín dụng sơ cấp và được xác định cao hơn lãi suất quỹ liên bang”. Thông qua đó, các thể chế nhận tiền gửi dựa vào FED chỉ như một “sự phòng bị cho các khoản vay, vì họ có khả năng vay được các khoản vay ngắn hạn từ các thể chế nhận tiền gửi khác với mức lãi suất thấp hơn”. - Đối với thị trường mở, FED quản trị thanh khoản trên thị trường và tập trung hơn vào quản trị thanh khoản hàng ngày. Mức tăng “cung tiền mục tiêu” và mức “lãi suất được xác định” và “các hành động cần có để thực thi CSTT” theo lệnh của
  • 33. 23 FOMC. - Đối với dự trữ bắt buộc, các thể chế nhận tiền gửi phải “có một tỷ lệ dự trữ bắt buộc”, là một phần “các tài khoản tiền gửi của họ cần phải được giữ lại như một khoản dữ trữ cần thiết”. Tỷ lệ này được xác định bởi hội đồng thống đốc. Việc sử dụng “tỷ lệ dự trữ bắt buộc với vai trò là một công cụ CSTT có thể gây ra những xáo trộn bất ổn trong cung tiền”. Khả năng để lỡ “mức cung tiền mục tiêu” sẽ cao hơn khi sử dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. FED thường dựa vào các “hoạt động thị trường mở thay vì các điều chỉnh trong tỉ lệ dự trữ bắt buộc khi kiểm soát cung tiền”. Hơn nữa, trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008, FED có là vai trò cho vay, các thể chế “nhận tiền gửi sử dụng thị trường quỹ liên bang chứ không phải cửa sổ chiết khấu của FED để vay ngắn hạn”. Tuy nhiên, trong suốt cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2008, một số “thể chế nhận tiền gửi không thể vay được tiền trong thị trường quỹ liên bang được phép vay tiền từ cửa sổ chiết khấu” của FED. Để đối phó với cuộc khủng hoảng tín dụng, FED đã đưa ra “nhiều phương tiện khác nhau để cung cấp các quỹ cho các thể chế tài chính và các tập đoàn khác”. Các phương tiện này được tạo ra vì “các lo ngại về việc thiếu tính thanh khoản trong các thị trường tài chính và nhằm mục đích đảm bảo rằng các hãng bền vững có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn tiền”, bao gồm: Công cụ hỗ trợ tín dụng cho các công ty chứng khoán hàng đầu; Chương trình đấu giá cho vay kỳ hạn; Chương trình đấu giá cho vay chứng khoán có kỳ hạn; Chương trình cấp vốn tín phiếu thương mại. Hiện tại, FED có xu hướng là “thắt chặt CSTT ngược lại với xu hướng của nhiều quốc gia khi mà tăng trưởng kinh tế của thế giới đang còn ở mức thấp, cụ thể: cuối năm 2016, FOMC đã nâng lãi suất lần đầu tiên sau gần 1 thập kỷ, và sau đó tăng thêm một lần nữa vào tháng 3/2017, trong tháng 6 năm 2017 FED tiếp tục tăng lãi suất lần 3 trong 6 tháng lên mức 1-1,25%/năm”. Mỹ hiện là “nền kinh tế lớn nhất thế giới, những gì xảy ra ở Mỹ gây tác động lớn đến các quốc gia còn lại của thế giới”. Lãi suất của FED đưa ra là “lãi suất mà các ngân hàng Mỹ thanh toán cho nhau cho các khoản vay qua đêm, nó lại đặt cơ sở cho lãi suất dài hạn trên khắp hệ
  • 34. 24 thống tài chính toàn cầu từ các khoản vay mua nhà và xe hơi đến các khoản vay dành cho doanh nghiệp và nợ quốc gia”. Đồng thời, Mỹ cũng tăng lãi suất vào “thời điểm nhiều nền kinh tế mới nổi đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là những quốc gia dựa vào xuất khẩu các mặt hàng cơ bản như dầu, kim loại, các mặt hàng nông sản…, nên các công ty và Chính phủ có thể sẽ phải đối mặt với chi phí vay cao hơn tại thời điểm khi mà nguồn thu từ khai khoáng và sản phẩm nông nghiệp cũng đang giảm”. Động thái này của FED cho thấy “sự kết thúc của dòng tiền siêu rẻ, lạm phát sẽ bắt đầu tăng trở lại, tiết kiệm sẽ lại tăng cao, ngân sách Chính phủ sẽ chịu áp lực khổng lồ, và căng thẳng thương mại âm ỉ giữa Mỹ và Châu Âu sẽ bùng nổ vì đồng Euro sẽ giảm giá”. Việc FED tăng lãi suất thể hiện “sự tin tưởng vào nền kinh tế Mỹ sau một đợt phục hồi kéo dài và không đồng đều từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế sâu. FED cho rằng nền kinh tế Mỹ đã có đủ tăng trưởng để đảm bảo có thể từ từ hủy bỏ chính sách tín dụng rẻ”. 3.3.2 Chính sách tiền tệ của NHTW Châu Âu (ECB) ECB là một trong những NHTW quan trọng nhất trên thế giới, chịu trách nhiệm ban hành CSTT cho 15 nước thành viên trong khu vực Châu Âu. ECB được “độc quyền ấn định các mức lãi suất cho khu vực Châu Âu. Mục tiêu cơ bản của ECB là duy trì giá cả ổn định trong khu vực Châu Âu, nói cách khác là kiềm chế lạm phát (mục tiêu hiện tại của ECB là giữ tỉ lệ lạm phát gần 2%)”. ECB sử dụng một số công cụ trên “thị trường ngoại hối và thúc đẩy hoạt động trôi chảy của hệ thống thanh toán ngân hàng và độc quyền phát hành đồng tiền chung Châu Âu. Các nước thành viên được phép phát hành tiền xu Euro nhưng lượng tiền phát hành phải được ECB cho phép trước. Trong chức năng duy trì ổn định của hệ thống tài chính, ECB đã can thiệp vào cuộc khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn ở Mỹ 2007, bơm vào hệ thống tài chính hàng tỉ Euro”. Theo ECB, CSTT tác động đến mục tiêu cuối cùng là lạm phát thông qua 4 kênh gồm: Tỷ giá; Lãi suất thị trường và giá các loại tài sản; Kỳ vọng lạm phát và Khối lượng tín dụng và lãi suất trong hệ thống NHTM. Theo cơ chế truyền dẫn CSTT của
  • 35. 25 ECB đối với khu vực đồng tiền chung Euro. Khi NHTW “thực thi thắt chặt CSTT sẽ làm tăng lãi suất trên thị trường tiền tệ, làm giảm khối lượng tín dụng cấp ra nền kinh tế, giảm giá các loại tài sản (gây ra hiệu ứng của cải và hiệu ứng thu nhập) làm giảm cầu hàng hóa trong nước và làm giảm áp lực lạm phát. Mặt khác, giá cả hàng hóa nhập khẩu trong giai đoạn này sẽ giảm do giá trị đồng nội tệ tăng giá. Qua kênh kỳ vọng lạm phát sẽ làm giảm tốc độ tăng giá cả và người lao động có xu hướng không đòi hỏi tăng lương. Như vậy, với sự giảm đi về giá cả và tiền lương, giá hàng nhập khẩu giảm làm giảm áp lực lạm phát trong nền kinh tế”. Bên cạnh đó, ECB thiết lập “các lãi suất chính sách chính, và lãi suất chính sách chủ yếu được ECB sử dụng và lãi suất tái cấp vốn chủ yếu”. Theo đó, ECB sẽ hỗ trợ “thanh khoản qua đêm với công cụ cho vay biên, với lãi suất bằng lãi suất tái cấp vốn chủ yếu cộng thêm 100 điểm cơ sở. Và ECB sẽ nhận tiền gửi qua đêm thông qua công cụ tiền gửi với lãi suất bằng lãi suất tái cấp vốn chủ yếu trừ đi 100 điểm cơ sở. Như vậy, ECB đã thiết lập được một hàng lang lãi suất xung quanh lãi suất tái cấp vốn chủ yếu, và lưu ý lãi suất tái cấp vốn chủ yếu là lãi suất chính sách chủ yếu được ECB sử dụng. Với hàng lang lãi suất này, ECB đã tạo được trần lãi suất và sàn lãi suất thị trường qua đêm. Thông qua điều hành thị trường mở, ECB cung cấp thanh khoản hoặc hấp thụ thanh khoản từ thị trường. ECB sẽ mua lại những hợp đồng tài trợ - hay còn gọi là công cụ cho vay thế chấp với quy trình như sau: Các ngân hàng cần thanh khoản sẽ đưa ra các mức đấu thầu khác nhau dựa trên mức lãi suất tối thiểu mà ECB đưa ra. Các ngân hàng có lãi suất đấu thầu cao nhất sẽ được ECB cung cấp thanh khoản cho đến khi số tiền cố định được ấn định trước bởi ECB để cung cấp thanh khoản cho thị trường không còn. Các ngân hàng nhận tiền và đổi lại phải phải đưa ra những tài sản thế chấp cho ECB. Đến ngày đáo hạn đã được ấn định trước, các ngân hàng trả lại số tiền và ECB sẽ đưa lại cho các ngân hàng các tài sản đã nhận”. ECB cũng yêu cầu “dự trữ tối thiểu và số tiền dự trữ tối thiểu là số tiền tối thiểu các TCTD được yêu cầu bắt buộc phải duy trì tại NHTW với chức năng nhằm bình ổn lãi suất trên thị trường tiền tệ”. ECB trả lãi cho các TCTD tại mức “lãi suất tái
  • 36. 26 cấp vốn chủ yếu trung bình cho khoản dự trữ trong suốt thời gian dự trữ. ECB cũng quy định tỷ lệ phạt nếu một TCTD nào đó không đảm bảo được yêu cầu dự trữ”. ECB tiến hành quản lý kỳ vọng lãi suất thông qua “những phương tiện truyền đạt thông tin. Để thực hiện mục tiêu này, ECB sử dụng những công cụ truyền đạt thông tin như sau: Đưa ra quyết định về lãi suất vào thứ 5 đầu tiên của tháng; Có báo cáo về CSTT theo sau quyết định; Không phát hành biên bản cuộc họp về CSTT; Họp báo hội nghị nhằm giải thích quyết định lãi suất, đặt câu hỏi và trả lời; Dự báo định lượng được phát hành mỗi quý; Bản tin hàng tháng đưa tin tổng thể về tình hình phát triển kinh tế và tiền tệ hiện tại; Phỏng vấn và những bài phát biểu chi tiết hơn của những thành viên hội đồng quản trị ECB”. 3.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - Để thực hiện có hiệu quả CSTT quốc gia cần phải “ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, phải thực hiện nghiêm túc và coi đó mục tiêu quan trọng không thể tự ý thay đổi trong việc thực hiện CSTT” của mình. Trong thực tế, các NHTW cố gắng “đặt ra cho mình một khuôn khổ thực hiện CSTT phù hợp”. Để thực hiện mục tiêu CSTT “hiệu quả và nền kinh tế vận hành tốt, NHNN Việt Nam cần phải lựa chọn khuôn khổ cho CSTT”. - Tách bạch rõ vai trò, các giải pháp cũng như tác động của CSTT và CSTK đến “mục tiêu kiềm chế lạm phát và mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế”. Trên cơ sở đó, “tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa CSTT, CSTK, chính sách thương mại và đầu tư đến mục tiêu tổng thể là ổn định kinh tế vĩ mô”. - Chủ động, linh hoạt, phối hợp đồng bộ các công cụ CSTT, tập trung từng bước “hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công cụ lãi suất, điều hành lãi suất chủ động, linh hoạt, tạo môi trường cho lãi suất điều hành có tác động thực tới lãi suất trên thị trường, góp phần ổn định thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng, phù hợp với xu thế hội nhập”. - Cần theo dõi sát “diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ trong và ngoài nước, tăng cường công tác phân tích, thống kê”. Công tác “phân tích và thống kê số liệu cũng như việc tiến hành các nghiên cứu và điều tra là rất quan trọng, không chỉ dựa
  • 37. 27 trên các thống kê và nghiên cứu trong nước mà phải tiến hành cả ở nước ngoài và trên toàn cầu, điều này đòi hỏi phải duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các NHTW và các tổ chức quốc tế”. - Cần có sự thống nhất về “mục tiêu chính sách, các công cụ chính sách và sự ưu tiên về mục tiêu hay đánh đổi giữa các mục tiêu trong từng thời kỳ”. Điều này, đòi hỏi phải “xác định cơ chế truyền tải CSTT, xác định được mối liên kết chuỗi”. Bên cạnh đó, cũng cần “xác định được độ trễ trong truyền tải CSTT để thấy được một cách đầy đủ tác động của CSTT đến thị trường tiền tệ, tài chính, đến tăng trưởng và lạm phát”. - Thiết lập hệ thống “cung cấp thông tin, thực hiện minh bạch đối với các kỳ vọng chính sách cũng như trách nhiệm giải trình của các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách”. Phối hợp của các cơ quan truyền thông để “định hướng tâm lý thị trường, hạn chế tâm lý bất lợi không đáng có, ảnh hưởng đến niềm tin của thị trường vào chính sách vĩ mô nói chung và thực hiện mục tiêu CSTT nói riêng”. Kết luận chương 3 Chương này tác giả trình bày các khái niệm, vai trò, các công cụ CSTT cũng như làm rõ nội dung liên đến CSTT. Đồng thời tác giả đã khảo cứu các nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến CSTT và một số kinh nghiệm thực hiện CSTT của một số nước trên thế giới. Từ đó, tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng CSTT Việt Nam tại chương 4.
  • 38. 28 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM 4.1 Thực trạng chính sách tiền tệ tại Việt Nam CSTT Việt Nam do NHNN quyết định và ban hành nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, sử dụng các biện pháp và công cụ chính sách để thực hiện những mục tiêu đề ra. Trải qua các giai đoạn từ khi bắt đầu mở cửa nền kinh tế (năm 1986), cho đến nay, Chính sách tiền tệ (CSTT) đã được điều chỉnh linh hoạt, hoàn thiện, hoạt động hiểu quả. Kể từ khi Quốc hội thông qua pháp lệnh NHNN và có hiệu lực vào 01/10/1998, CSTT đã xác định được rõ mục tiêu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn phát triển, đáp ứng những yêu cầu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, các công cụ của CSTT cũng ngày càng linh hoạt và phối hợp với nhau hiệu quả hơn. - Trong năm 2014, mục tiêu cụ thể của CSTT là: “Kiềm chế lạm phát, góp phần ổn định và phát triển kinh tế”, việc lấy lạm phát làm mục tiêu chủ đạo của CSTT đã bắt đầu được NHNN thực hiện từ năm 2012. Để thúc đẩy nền kinh tế mau chóng phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng 2011–2012, NHNN đã thi hành CSTT mở rộng bằng việc giảm mặt bằng lãi suất và tăng cung tiền, đồng thời hướng tới mục tiêu ổn định giá cả. Tính đến cuối năm 2014, chỉ số giá tiêu dùng chỉ ở mức 4.09%, thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Bên cạnh đó, tỷ giá hối đoái cũng được giữ ổn định khi chỉ tăng hơn 1% trong cả năm. Trong điều kiện đó, nền kinh tế đã đạt được tốc độ phát triển cao, tăng trưởng GDP đạt mức 5.98%, vượt qua các dự đoán kỳ vọng. Điều này cũng tạo tâm lý tốt cho nhà đầu tư, đặc biệt là khu vực tư nhân khi mức tín dụng được sử dụng của khu vực này đạt tốc độ tăng trung bình 12% so với năm 2013. Con số này cũng đánh dấu sự thành công của việc tái cấu trúc hệ thống các tổ chức tín dụng, vốn là một mục tiêu chính trong giai đoạn 2011–2015. Thành tựu này đạt được không chỉ do yếu tố CSTT, nhưng không thể phủ nhận sự thành công của NHNN trong việc thi hành CSTT linh hoạt và hiệu quả, đặc biệt khi coi lạm
  • 39. 29 phát là mục tiêu chủ đạo của CSTT, hướng CSTT Việt Nam theo hướng chính sách lạm phát mục tiêu mà đa số các nước phát triển sử dụng. - Kết thúc năm 2015 cũng là đánh dấu kết thúc kế hoạch phát phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011–2015. Trong giai đoạn này, mục tiêu cụ thể của CSTT được NHNN xác định là: “Điều hành chủ động và linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo an toàn thanh khoản của các tổ chức tín dụng (TCTD). Điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát, bảo đảm giá trị đồng Việt Nam, tiếp tục khắc phục tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế. Đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại các TCTD. Tăng cường phối hợp với các chính sách vĩ mô khác”. Nhờ sự điều chỉnh linh hoạt và hiệu quả của CSTT, tình hình kinh tế xã hội trong giai đoạn này đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt trong những giai đoạn gần đây. Năm 2015 tiếp tục là một năm thành công đối với NHNN trong việc điều hành CSTT. Bằng việc tiếp tục kiên trì theo đuổi mục tiêu giảm lạm phát, ổn định giá cả, năm 2015 đã ghi nhận mức lạm phát thấp dưới 1%. Bên cạnh đó, năm 2015 cũng đánh dấu việc hoàn thành đề án tái cấu trúc hệ thống tín dụng, một trong những mục tiêu chính của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn năm 2011–2015. Theo số liệu thống kê của NHNN, tổng nợ xấu trong toàn hệ thống ngân hàng được đưa về mức 2.72%, là tỷ lệ an toàn đạt mục tiêu giữ nợ xấu ở mức nhỏ hơn 3%. Thanh khoản của hệ thống tín dụng cũng được cải thiện, tạo điều kiện cho NHNN giảm mặt bằng lãi suất, tăng trưởng tín dụng cao đạt mức 18%. Tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, tăng trưởng GDP vượt các dự đoán kỳ vọng ở mức 6,68%. - Trong giai đoạn 2016 - 2018, công tác phối hợp điều hành chính sách tiền tệ - tài khóa luôn được nhấn mạnh tại các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Công tác phối hợp giữa NHNN, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công thương đã được triển khai đồng bộ, chặt chẽ từ cấp lãnh đạo đến các cấp tham mưu, phối hợp chính sách và điều hành thị trường. Cụ thể, trong việc phối hợp kiểm soát lạm phát thông qua Ban Chỉ đạo điều hành giá, NHNN đã điều hành đồng bộ các
  • 40. 30 công cụ Chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát cơ bản bình quân ổn định ở mức thấp (2016: 1,83%; 2017: 1,41%; 2018: 1,48%), tạo dư địa cho việc điều chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước quản lý, đảm bảo kiểm soát lạm phát chung theo đúng mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, NHNN đã điều hành linh hoạt để duy trì thanh khoản hệ thống các TCTD ở mức phù hợp, nhằm giảm áp lực lãi suất cho vay đối với nền kinh tế; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn dài hơn và lãi suất thấp hơn. Thêm vào đó, CSTT phối hợp với CSTK để ổn định tiền tệ, góp phần ổn định tỷ giá, một mặt giúp ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng mặt khác hỗ trợ không làm tăng nghĩa vụ nợ nước ngoài của Chính phủ, góp phần kiểm soát nợ công. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh đồng tiền một số nước trong khu vực chúng ta bị mất giá mạnh trong 9 tháng đầu năm 2018 đe dọa an toàn nợ nước ngoài, nợ công (như Indonesia, Philippines). Trong bối cảnh việc phát hành Trái phiếu Chính phủ thuận lợi, tiền gửi kho bạc tại hệ thống ngân hàng tăng, NHNN đã chủ động trao đổi, phối hợp và có các văn bản đề nghị Bộ Tài chính phối hợp chuyển tiền gửi kho bạc từ hệ thống ngân hàng thương mại về NHNN. Chính phủ cũng đã trực tiếp làm việc với lãnh đạo NHNN, Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan có liên quan để chỉ đạo các nội dung có liên quan đến việc phối hợp giữa CSTT và CSTK. Theo đó, Bộ Tài chính đã điều chuyển tiền gửi Kho bạc nhà nước từ các Tổ chức tín dụng về NHNN, qua đó, hỗ trợ NHNN kiểm soát tiền tệ và ổn định thị trường tiền tệ. Song song đó, NHNN phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, đặc biệt là với Bộ Tài chính trong làm việc với các tổ chức, đối tác quan hệ song phương, đa phương, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm để các tổ chức quốc tế có đánh giá khách quan về kinh tế Việt Nam, tình hình điều hành vĩ mô của Chính phủ và các bộ, ngành, góp phần minh bạch thông tin, đóng góp tốt vào quyết định nâng hạng tín nhiệm quốc gia năm 2018. Điều này giúp củng cố lòng tin của nhà đầu tư đối với kinh tế Việt Nam, đồng thời giảm chi phí vay nợ nước ngoài cho các doanh nghiệp trong nước. Từ đó, kích thích nền kinh tế nước ta phát triển ổn định trong những năm qua.
  • 41. 31 4.2 Các xu hướng phát triển chính sách tiền tệ tại Việt Nam Từ những năm 90 đến nay, hoạt động CSTT của NHNN Việt Nam mang nhiều đặc trưng cho từng giai đoạn khác nhau trong quá trình từng bước tự do hoá tài chính. Hoạt động ngân hàng ở giai đoạn từ cuối năm 2007 đến cuối năm 2009, có dấu ấn khá điển hình của Việt Nam trong điều kiện kinh tế thế giới biến động mạnh. Bởi từ cuối năm 2007, nền kinh tế Việt Nam đối mặt với nguy cơ lạm phát cao sau một giai đoạn tăng trưởng nóng từ đầu năm 2006 đến cuối năm 2007. Vì vậy, tỷ lệ lạm phát năm 2007 ở mức 12,69% và mức 22,3% vào tháng 6/2008 so với cùng kỳ năm trước; Đặc biệt tỷ lệ này có xu hướng tiếp tục tăng cao nếu không có sự kiểm soát kịp thời. Một công cụ khá mạnh đã được NHNN sử dụng trong giai đoạn này là tác động đến tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng. Từ 16/1/2008, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được điều chỉnh tăng 1% tương ứng với từng nhóm sản phẩm huy động, từng loại hình tổ chức tín dụng và đạt mức tối đa 11% cho nhóm huy động không kỳ hạn. Đồng thời, NHNN cũng công bố lãi suất cơ bản, các Ngân hàng Thương mại tự quyết định biểu lãi suất kinh doanh (cả huy động lẫn tín dụng) sao cho lãi suất tín dụng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản. Lãi suất cơ bản được điều chỉnh tăng liên tục từ cuối năm 2007, từ mức 8,25% đến 12% và đạt mức 14% từ tháng 6/2008 và duy trì ở mức này đến tháng 12/2008. Song song với quản lý lãi suất cơ bản, NHNN còn sử dụng công cụ liên quan đến chính sách chiết khấu, cũng được điều chỉnh tăng tương ứng trong giai đoạn này. Ngoài ra, NHNN còn quy định hạn mức tín dụng dưới hình thức quy định trần tăng trưởng tín dụng... Tóm lại, năm 2008 là một năm thắt chặt tiền tệ ở mức cao với hàng loạt công cụ được áp dụng. Bước sang năm 2009, CSTT bước đầu được nới lỏng... Trong giai đoạn 2014 - 2018, công tác phối hợp CSTT và CSTK luôn được nhấn mạnh tại các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Công tác phối hợp giữa NHNN, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công thương đã được triển khai đồng bộ, chặt chẽ từ cấp lãnh đạo đến các cấp tham mưu, phối hợp chính sách và thị trường. Cụ thể, trong việc phối hợp kiểm soát lạm phát thông qua Ban Chỉ đạo kiểm soát giá, NHNN đã điều hành đồng bộ các công cụ CSTT để kiểm soát
  • 42. 32 lạm phát cơ bản bình quân ổn định ở mức thấp (2014: 1,84%; 2015: 0,6%; 2016: 1,83%; 2017: 1,41%; 2018: 1,48%), tạo dư địa cho việc điều chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước quản lý, đảm bảo kiểm soát lạm phát chung theo đúng mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, NHNN đã điều hành linh hoạt để duy trì thanh khoản hệ thống các TCTD ở mức phù hợp, nhằm giảm áp lực lãi suất cho vay đối với nền kinh tế; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn dài hơn và lãi suất thấp hơn. Thêm vào đó, CSTT phối hợp với CSTK để ổn định tiền tệ, góp phần ổn định tỷ giá, một mặt giúp ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng mặt khác hỗ trợ không làm tăng nghĩa vụ nợ nước ngoài của Chính phủ, góp phần kiểm soát nợ công. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh đồng tiền một số nước trong khu vực chúng ta bị mất giá mạnh trong năm 2018, đe dọa an toàn nợ nước ngoài, nợ công (như Indonesia, Philippines). Trong bối cảnh việc phát hành Trái phiếu Chính phủ thuận lợi, tiền gửi kho bạc tại hệ thống ngân hàng tăng, NHNN đã chủ động trao đổi, phối hợp và có các văn bản đề nghị Bộ Tài chính phối hợp chuyển tiền gửi kho bạc từ hệ thống ngân hàng thương mại về NHNN. Chính phủ cũng đã trực tiếp làm việc với lãnh đạo NHNN, Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan có liên quan để chỉ đạo các nội dung có liên quan đến việc phối hợp giữa CSTT và CSTK. Theo đó, Bộ Tài chính đã điều chuyển tiền gửi Kho bạc nhà nước từ các TCTD về NHNN, qua đó, hỗ trợ NHNN kiểm soát tiền tệ và ổn định thị trường tiền tệ. Song song đó, NHNN phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, đặc biệt là với Bộ Tài chính trong làm việc với các tổ chức, đối tác quan hệ song phương, đa phương, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm để các tổ chức quốc tế có đánh giá khách quan về kinh tế Việt Nam, tình hình điều hành vĩ mô của Chính phủ và các bộ, ngành, góp phần minh bạch thông tin, đóng góp tốt vào quyết định nâng hạng tín nhiệm quốc gia năm 2018. Điều này giúp củng cố lòng tin của nhà đầu tư đối với kinh tế Việt Nam, đồng thời giảm chi phí vay nợ nước ngoài cho các doanh nghiệp trong nước. Từ đó, kích thích nền kinh tế nước ta phát triển ổn định trong những năm qua.
  • 43. 33 4.3 Các công cụ thi hành chính sách tiền tệ 4.3.1 Nghiệp vụ thị trường mở Thị trường mở được đưa vào vận hành ngày 12/07/2000 và đến năm 2004 mới có 14 tổ chức tín dụng tham gia nghiệp vụ thị trường mở, khối lượng giao dịch mỗi phiên tăng từ 82 tỷ đồng (năm 2000) lên 725 tỷ đồng (năm 2005), tỷ trọng doanh số mua qua nghiệp vụ thị trường mở trong tổng doanh số hỗ trợ của NHNN qua các kênh ngày càng tăng. Bên cạnh đó, ở giai đoạn này, NHNN thực hiện tái cấp vốn cho các ngân hàng nhằm hỗ trợ vốn ngắn hạn cho các ngân hàng cùng với mở rộng thị trường, số phiên giao dịch năm 2005 được tăng lên là 3 phiên/tuần. Tới năm 2008, có 401 phiên giao dịch diễn ra với tổng doanh số là 1,036 nghìn tỷ đồng. Năm 2011, để đạt một trong những mục tiêu của CSTT là tăng thanh khoản của hệ thống tín dụng, NHNN đã hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng qua việc thực hiện 431 phiên mua có kỳ hạn giấy tờ với tổng doanh số 2,800 nghìn tỷ nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng yêu cầu tăng thanh khoản của hệ thống tín dụng, một trong những mục tiêu của CSTT giai đoạn này. Khi thanh khoản hệ thống ổn định, số phiên và tổng doanh số giao dịch được điều chỉnh giảm vào năm 2012. Năm 2014, khi nền kinh tế bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng sau khủng hoảng, thị trường mở đóng vai trò quan trọng và hiệu quả trong việc giúp NHNN kiểm soát lạm phát bằng việc mua lượng lớn ngoại tệ, sau đó sử dụng các biện pháp để hút tiền về, nhằm ổn định tốc độ tăng trưởng cung tiền, một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm tăng cao. Đến năm 2015, kết thúc giai đoạn tái cấu trúc hệ thống TCTD, thanh khoản trên toàn hệ thống đã được đảm bảo, nhu cầu vay vốn thấp từ các ngân hàng ở mức thấp, NHNN đã phát hành một lượng lớn tín phiếu giúp điều tiết lượng vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng cũng như điều tiết lượng tiền cơ sở, bám sát mục tiêu kiềm chế và ổn định lạm phát. Trong giai đoạn 2014-2016, thực tiễn điều hành nghiệp vụ thị trường mở cho thấy, NHNN đã giúp các NHTM gia tăng lượng vốn khả dụng thông qua việc điều hành thị trường mở theo hướng chủ yếu là chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn 7 ngày và 28 ngày. Lãi suất qua kênh này cũng được giảm đáng kể, từ 7,8%/năm kỳ hạn 7 ngày xuống còn 6,5% - 6%/năm và
  • 44. 34 tương đối ổn định trong suốt thời gian qua. Lãi suất của kỳ hạn 28 ngày cũng giảm xuống ở mức khoảng 6,5%/năm. Hoạt động thị trường mở ở nước ta được duy trì 2 phiên mỗi ngày, với khối lượng trúng thầu liên tục ở mức cao, khoảng 5.000 - 8.000 tỷ đồng, cao hơn so với trước kia. Trạng thái vốn ròng được thị trường xác định cho thấy, NHNN Việt Nam đang bơm tiền vào nền kinh tế thông qua các NHTM. Đến năm 2017, NHNN đã tổ chức 383 phiên giao dịch với 1.051lượt thành viên dự thầu. Tổng doanh số bán ra đạt 642.686 tỷ đồng. Năm 2018, NHNN đã tổ chức 389 phiên giao dịch với 1.077 lượt thành viên dự thầu. Tổng doanh số bán ra đạt 678.547 tỷ đồng. Việc dễ sử dụng và có thể phối hợp hài hòa với các công cụ khác của CSTT, nghiệp vụ thị trường mở được coi là công cụ linh hoạt nhất của CSTT. Gần đây, Thống đốc NHNN ban hành Thông tư số 42/2015/TT–NHNN quy định nghiệp vụ thị trường mở thay thế cho một số Quyết định trước đó giúp hoàn thiện khung pháp lý, thúc đẩy phát triển thị trường mở trở thành công cụ quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ để điều tiết cung tiền hợp lý, ổn định tỷ giá… 4.3.2 Chính sách tiền tệ ổn định tỷ giá, tập trung kiềm chế lạm phát Mặc dù tỷ giá năm 2018 có mức tăng khá cao so với các năm trước nhưng xét về tổng thế, có thể nói năm 2018 vẫn là một năm thành công trong công tác điều hành tỷ giá của NHNN. NHNN đã điều tiết tỷ giá tương đối nhịp nhàng thông qua hai phương thức chính là cơ chế tỷ giá trung tâm và mua bán ngoại tệ linh hoạt. Biểu đồ 4.1. Tỷ giá USD/VNĐ giai đoạn 2008 - 2018 Nguồn: Bloomberg