SlideShare a Scribd company logo
1 of 95
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
………/……… .…../……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRẦN THỊ THÙY LINH
HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS THÁI THANH HÀ
THỪA THIÊN HUẾ, NĂM 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng Thƣơng
mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế là
công trình nghiên cứu độc lập, do tác giả thực hiện.
Các số liệu minh họa trong Luận văn là trung thực, có trích dẫn cụ thể.
Những kết quả tổng kết được từ Luận văn chưa được sử dụng hay công bố
ở bất kỳ công trình nào khác.
Học viên
Trần Thị Thùy Linh
Lời cảm ơn
Suốt hai năm học tập và rèn luyện dưới mái trường mang tên
Học viện Hành chính, nhờ sự chî bâo tận tình cûa các thæy cô,
tôi đã thu thập được những kiến thức bổ ích trong sách vỡ lẫn kinh
nghiệm sống thực tiễn. Với lòng biết ơn såu sắc, tôi xin chån thành
câm ơn PGS.TS. Thái Thanh Hà, người thæy đã hết
lòng chî bâo và định hướng khoa học để tôi có thể hoàn thành khóa
luận này.
Tôi cüng xin chån thành câm ơn các thæy cô giáo khoa Sau
đäi học Học viện Hành chính đã động viên, täo điều kiện cho tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin được ngô lời câm ơn đến các anh chị đồng nghiệp
đang công tác täi Ngån hàng Thương mäi Cổ phæn Công
Thương Việt Nam - chi nhánh Huế täo điều kiện, giúp đỡ tôi
thu thập những tư liệu quý báu täi Ngån hàng.
Træn Thị Thùy Linh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ......................................................... 4
3.1. Mục đích............................................................................................. 4
3.2. Nhiệm vụ............................................................................................ 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ....................................... 4
4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 4
4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 5
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn ..................................................... 5
5.1. Phương pháp luận .............................................................................. 5
5.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn................................................. 5
6.1. Ý nghĩa lý luận................................................................................... 5
6.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................ 5
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 6
CHƢƠNG 1:CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐNTẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI .................................................................................. 7
1.1. Tổng quan về huy động vốn tại Ngân hàng thương mại........................ 7
1.1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại.............................................. 7
1.1.2. Khái niệm động vốn......................................................................11
1.1.3. Vai trò của huy động vốn..............................................................12
1.1.4. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại .............13
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của Ngân hàng thương mại15
1.2.1. Các nhân tố chủ quan....................................................................15
1.2.2. Các nhân tố khách quan ................................................................17
1.3. So sánh các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ..................19
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM - CHI
NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ .....................................................................22
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế ........22
2.2. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam-
Chi nhánh Thừa Thiên Huế.........................................................................22
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................23
2.2.2. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt
Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế............................................................24
2.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ
phần Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế.....................29
2.3. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công
thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế ...........................................37
2.3.1. Đánh giá chỉ tiêu quy mô huy động vốn thông qua tốc độ tăng
trưởng huy động vốn...............................................................................37
2.3.2. Đánh giá cơ cấu huy động vốn......................................................40
2.3.3. Chi phí huy động vốn....................................................................48
2.3.4. Đánh giá tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn....50
2.4. Đánh giá chung ....................................................................................51
2.4.1. Những kết quả đạt được................................................................51
2.4.2. Những hạn chế ..............................................................................54
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế..................................................55
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT
NAM- CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ.................................................60
3.1. Phương hướng phát triển huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ
phần Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế.........................60
3.2. Hệ thống các giải pháp.........................................................................62
3.2.1. Giải pháp về hoạch định và thực hiện chiến lược huy động vốn..62
3.2.2. Giải pháp về đội ngũ bán hàng, cán bộ công tác làm huy động vốn...63
3.2.3. Giải pháp về xây dựng chuẩn mực giao dịch mang đậm bản sắc văn
hóa Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam-Chi nhánh
Thừa Thiên Huế.......................................................................................63
3.2.4. Giải pháp về huy động vốn thông qua áp dụng hiệu quả chính sách
chăm sóc khách hàng ..............................................................................66
3.2.5. Giải pháp huy động vốn thông qua chính sách maketting............70
3.2.6. Giải pháp mở rộng huy động vốn thông qua phát triển hiệu quả
mạng lưới phòng giao dịch .....................................................................73
3.2.7. Giải pháp huy động vốn liên quan đến lãi suất huy động vốn......74
3.2.8. Giáp pháp phát triển các dịch vụ ngân hàng hỗ trợ cho việc huy động
vốn...........................................................................................................75
3.3. Kiến nghị..............................................................................................78
3.3.1. Đối với Ngân hàng nhà nước........................................................79
3.3.2. Đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.....................81
3.3.3 Kiến nghị với chính phủ.................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN....................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT
ATM : Máy rút tiền tự động
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BCTC : Báo cáo tài chính
BCĐKT : Bảng cân đối kế toán
BCKQHĐKD: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BCKQKD : Báo cáo kết quả kinh doanh
BCLCTT : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
CAR : Hệ số chỉ ra tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
CN : Chi nhánh
DN : Doanh nghiệp
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
DPRR : Dự phòng rủi ro
NH : Ngân hàng
NHNN : Ngân hàng nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
NIM : Thu nhập ròng từ lãi cận biên
NNIM : Thu nhập ròng ngoài lãi cận biên
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ : Tài sản cố định
TSLĐ : Tài sản lưu động
VCB : Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
VCB Huế : Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Chi nhánh Huế
VCSH : Vốn chủ sở hữu
ROA : Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
ROE : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
SXKD : Sản xuất kinh doanh
WB : World bank - Ngân hàng thế giới
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG, BlỂU
Hình 2.1. Mô hình tổ chức của Vietinbank-CN Huế.............................................28
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại Vietinbank-CN Huế..................................30
Bảng 2.2 Tình hình cho vay tại Vietinbank-CN Huế ...........................................32
Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh NH TMCP CT VN CN TT Huế
(Từ năm 2014-2016)..............................................................................36
Bảng 2.4. Biến động huy động vốn theo cơ cấu của NH TMCP CT VN CN TT
Huế (Từ năm 2014-2016)......................................................................37
Bảng 2.5. Vốn huy động của CN Huế (Từ năm 2014-2016).................................39
Bảng 2.6. Cơ cấu nguồn vốn huy động chia theo đối tượng của VietinBank Huế
(Từ năm 2014-2016)..............................................................................42
Bảng 2.8. Bảng cơ cấu nguồn vổn huy động theo thời gỉan tại CN Huế (Từ năm
2014 - 2016) ..........................................................................................44
Bảng 2.9. Bảng cơ cấu nguồn vến huy động theo kỳ hạn tại VietinBank Huế (Từ
năm 2014-2016).....................................................................................46
Bảng 2.10. Chi phí huy động vốn bình quân (Từ năm 2014-2016).........................49
Bảng 2.11. Tình hình thu nhập từ vốn huy động (Từ năm 2014-2016)...................50
Bảng 2.12. So sánh nguồn và dư nợ (Từ năm 2014-2016)......................................51
Biểu đồ 2.1.Cơ cấu tiền gửi phân theo loại tiền tệ....................................................41
Biểu đồ 2.2.Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng huy động .........................................42
Biểu đồ 2.3.Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian...........................................44
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn .............................................46
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự nghiệp đổi mới và đi lên của đất nước thì không thể phủ nhận vai
trò đóng góp của các Ngân hàng thương mại. Bởi vì Ngân hàng thương mại là nơi
cung cấp vốn cho nền kinh tế. Trong khi đó vốn là một trong những yếu tố đầu vào
cơ bản của quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, là mạch máu
xuyên suốt và quan trọng đầu tiên cho bất cứ doanh nghiệp nào muốn hoạt động và
tồn tại. Chúng ta cần khẳng định rằng không thể thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã
hội của nhà nước, cũng như các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp nếu như
không có vốn. Đối với VietinBank Huế thương mại với tư cách là một doanh
nghiệp, một định chế tài chính trung gian hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ thì vốn lại
có một vai trò hết sức quan trọng. Cùng với sự ra đời của hàng loạt các nhà máy,
doanh nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp thì hoạt động của ngân hàng cũng
không kém phần náo nhiệt. Việc gia nhập WTO, đối với lĩnh vực tài chính thì các
hình thức hoạt động của ngân hàng trở nên sôi động và có tính cạnh tranh, đặc biệt
giữa ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài như: BIDV, Vietinbank, HSBC,
Standard Chartered Bank, ACB, VB bank, Sacombank, Mbbank… Hòa chung với
xu thế phát triển chung, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
(Vietinbank) được đánh giá là con chim đầu đàn của hệ thống ngân hàng thương
mại cổ phần. Vietinbank luôn chú trọng việc nâng cao nguồn nhân lực, mở rộng
mạng lưới hoạt động và hiện đại hóa chi nhánh ngân hàng. Với chiến lược xây dựng
Vietinbank thành một ngân hàng hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam, toàn thể
lãnh đạo và cán bộ nhân viên của Vietinbank nói chung và Vietinbank chi nhánh
Thừa Thiên Huế nói riêng đã phấn đấu và đổi mới không ngừng để gia tăng giá trị
khách hàng, cổ đông và các nhà đầu tư.
Là một chi nhánh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam,
Ngân hàng cổ phần Công thương Việt Nam-chi nhánh Thừa Thiên Huế đã đạt được
thành quả đáng kể trong mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng hoạt động kinh
2
doanh. Tuy nhiên, thực tiễn đang đặt ra những thách thức mới ở phía trước như: do
ảnh hưởng của tình hình kinh tế- xã hội địa phương, những khó khăn từ môi trường
kinh tế Vì mô, từ nội tại của mình, sự cạnh tranh ngày càng gia tăng của các tổ chức
tín dụng, các định chế tài chính và trần lãi suất cho vay ngày càng giảm xuống thì
hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt
Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế cần áp dụng những giải pháp thích ứng nào để
nâng cao hiệu quả là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Là một cán bộ công tác tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt
Nam-chi nhánh Thừa Thiên Huế, trong những năm gần vấn đề làm thế nào để tiếp
tục giữ vững và mở rộng nguồn vốn huy động tại chi nhánh trong tình hình cạnh
tranh gay gắt, phức tạp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang là những trăn trở
không chỉ của Ban Lãnh đạo mà của từng cán bộ, nhân viên của Ngân hàng thương
mại cổ phân Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Vì vậy sau khi
tham gia chương trình đào tạo cao học, chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng ở Học
viện Hành chính Quốc gia, bản thân đã được tiếp cận kiến thức về chuyên ngành
một cách chuyên sâu và đúc kết được nhiều kinh nghiệm cả về lý luận và thực tiễn.
Chính vì vậy em đã mạnh dạn chọn đề tài “Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Làm thế nào để huy động vốn tại VietinBank Huế thương mại đã và đang là
vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý quan tâm nhằm tìm ra những giải
pháp tích cực nhấttrong việc giữ vững và mở rộng nguồn vốn.Đến nay đã có nhiều
công trình nghiên cứu ở những cấp độ khác nhau được công bố thể hiện qua sách
chuyên khảo, các đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn. Một số công trình
nghiên cứu tiêu biểu như:
- Giáo trình Ngân hàng thương mại của PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2009) Nhà
xuất bản thông kế đã trình bàv tổng quan về ngân hàng thương mại, nguồn vốn và
quản lý nguồn vốn tại ngân hàng thương mại…
3
- Cuốn sách Nghiệp vụ ngân hàng thương mại của PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn
chủ biên giúp người đọc nhìn nhận những đóng góp cũng như những mặt còn yếu
kém của hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng tới nền
kinh tế Việt Nam (VN), từ đó đưa ra những khuyến nghị và giải pháp nhằm đối mặt
với những thách thức của quá trình hội nhập kinh tế thế giới hiện nay.
- Luận án tiến sĩ kinh tế “Giải pháp đa dạng các hình thức huy động vốn và sử
dụng vốn của Ngân hàng thương mại công thương Việt Nam” của Nghiên cứu
sinhNguyễn Văn Thạnh (2001) đã hệ thống hóa các hình thức huy động vốn và sử
dụng vốn của VietinBank Huế thương mại trong nền kinh tế thị trường, đánh giá
mối quan hệ, tác động cũng như ảnh hưởng giữa huy động vốn và sử dụng vốn trên
cơ sở kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt
Nam. Từ việc phân tích các hình thức huy động và sử dụng vốn của Ngân hàng
thương mại cổ phân Công thương Việt Nam để chỉ ra được những mặt mạnh và
những tồn tại của huy động vốn.
- Luận văn thạc sỹ kinh tế “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Công thương Việt Nam-Chi nhánh Huế” của học viên Phạm
Thị Thanh Thủv (2009) đã nêu lên những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ huy động vốn
và hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại, các nhân tố tác động đến huy
động vốn, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng huy động vốn thông qua việc phân tích
quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động, đồng thời đề cập đến một số chỉ tiêu liên
quan đến chi phí huy động vốn.
- Luận văn thạc sỹ tài chính - ngân hàng “Huy động vốn tại Ngân hàng thương
mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam-Chi nhánh Phú Xuân, Thừa Thiên Huế”
của học viên Đào Duy Hồng Anh (2015). Công trình này đã đưa ra những vấn đề cơ
bản về vốn và huy động vốn, từ thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng
thương mại cổ phần công thương Việt Nam đã đưa ra được một số giải pháp đối với
VietinBank Huế thương mại nói chung và ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam-
chi nhánh Phú Xuân, Thừa Thiên Huế nói riêng.
4
Bên cạnh đó, tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam – Chi
nhánh Thừa Thiên Huế đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến huy động
vốn và mỗi công trình đều tiếp cận ở mỗi giác độ, thời gian và không giankhác nhau.
Vì vậy, học viên đã mạnh dạn tiếp tục nghiên cứu đề tài “Huy động vốn tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế”.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại, luận
văn nghiên cứuđánh giá thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương
mại cổ phần công thương Việt Nam- Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Từ đó mạnh
dạnđề xuất một số giải pháp huy động vốn tại của Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa
Thiên Huế nói riêng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
3.2. Nhiệm vụ
+ Hệ thống hoá có bổ sung hoàn thiện và chỉnh sửa những cơ sở lý luận về huy
động vốn tại Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
+Phân tích,đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Qua đó rút ra những nhận xét
về kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập, từ đó tìm ranguyên nhân của công tác
huy động vốn.
+ Trên cơ sở lý luận và tham chiếu lý luận của VietinBank Huế thương mại
khác đề xuất hệ thống giải pháp nhằm huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế phù hợp với đặc điểm và điều kiện
của địa phương.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1.Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận vănlà huy động vốn tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế.
5
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu công tác huy động vốn tại Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế.
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi hoạt động của Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế với thời gian khảo sát thực
tế từ 2014-2016 và đề xuất giải pháp hoàn thiện cho năm 2017 và các năm tiếp theo.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phƣơng pháp luận
Luận văn tiếp cận đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp duy vật biện chứng
và các quan điểm của Đảng và Nhà nước trong cơ chế quản lý nhà nước về hệ thống
VietinBank Huế thương mại ở Việt Nam.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp hệ thống các phương pháp nghiên cứu cơ bản như sau:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Hệ thống các khái niệm và luận điểm làm cơ sở cho việc nghiên cứu trong
thực tiễn được hình thành thông qua quá trình thu thập kiến thức từ các công trình
nghiên cứu và các tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước.
+ Phương pháp thống kê toán học
Trên cơ sở thu thập, tổng hợp, trình bàv số liệu và tính toán các yếu tố ảnh
hưởng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán để
đề xuất các giải pháp cho hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn hệ thống hoá những vấn đề lý luận về công tác huy động vốn của
VietinBank Huế thương mại, từ đó, góp phần làm rõ và bổ sung một số vấn đề lý
luận trong chuyên ngành tài chính-ngân hàng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng việc huy động vốn tại Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam-chi nhánh Thừa Thiên huế đã chỉ ra được những kết
6
quả đạt được, những hạn chế, đặc biệt là nguyên nhân của nó làm cơ sở thực tiễn
cho việc đề xuất các phương pháp và hệ thống các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt
động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa
Thiên Huế phù hợp với định hướng và tình hình kinh doanh của chi nhánh cũng như
phù hợp với điều kiện ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu về môn học Quản
trị Ngân hàng thương mại trong chuyên ngành đào tạo đại học, cao học về Tài
chính-Ngân hàng mà trực tiếp ở đây là hoạt động huy động vốn ở Ngân hàng
thương mại.
- Luận văn có giá trị tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách thực tế mà
trực tiếp là Ban Giám đốc, cán bộ, nhân viên VietinBank Huế thương mại nói
chung và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung chính
của luận văn bao gồm 3 chương cụ thể như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về huy động vốn của Ngân hàng thương mại.
Chƣơng 2:Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế.
Chƣơng 3: Phương hướng và giải pháp huy động vốn Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế
7
Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về huy động vốn tại Ngân hàng thƣơng mại
1.1.1. Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại
1.1.1.1. Khái niệm
Luật số 02/1997/QH10 Luật các tổ chức tín dụng Viêt Nam khẳng định:
“Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn
bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan” (Điều 10 Luật các tổ
chức tín dụng). Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy
định của Luật Các Tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để hoạt
động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử
dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cungứng các dịch vụ thanh toán. Như vậy, ngân
hàng thương mại chính là một doanh nghiệp, nhưng đối tượng kinh doanh của ngân
hàng thương mại là tiền tệ.
1.1.1.2. Các nghiệp vụ cơ bản
Nghiệp vụ huy động vốn
Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng ngàycàng mở rộng sẽ tạo uy tín cho
ngân hàng ngàycàng cao. Do đó các NHTM phải căn cứ vào chiến lược, mục tiêu
phát triển kinh tế của đất nước, của địa phương, từ đó đưa ra các loại hình huy động
vốn phù hợp nhất. Đây là một nghiệp vụ cơ bản và quan trọng, ảnh hưởng tới chất
lượng hoạt động của ngân hàng. Nghiệp vụ huy động vốn cụ thể bao gồm các
nghiệp vụ sau:
a. Nghiệp vụ tiền gửi
Đây là nghiệp vụ phản ánh hoạt động Ngân hàng nhận các khoản tiền gửi từ
các doanh nghiệp vào để thanh toán hoặc với mục đích bảo quản tài sản.
Ngoài ra, NHTM cũng có thể huy động các khoản tiền nhàn rỗi trong dân
chúng gửi vào ngân hàng với mục đích bảo quản hoặc hưởng lãi trên số tiền gửi.
8
b. Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá:
Các NHTM phần lớn sử dụng nghiệp vụ này để thu hút các khoản vốn có tính
thời hạn tương đối dài vàổn định, nhằm đảm bảo khả năng đầu tư, khả năng cung
cấp đủ các khoản tín dụng mang tính trung và dài hạn vào nền kinh tế. Hơn nữa,
nghiệp vụ này còn giúp các NHTM giảm thiểu rủi ro và tăng cường tính ổn định
vốn trong hoạt động kinh doanh.
c. Nghiệp vụ đi vay:
Nghiệp vụ đi vay được các NHTM sử dụng thường xuyên nhằm mục đích tạo
vốn kinh doanh cho mình bằng việc vay các tổ chức tín dụng trên thị trường tiền tệ
và vay ngân hàng Nhà nước dưới các hình thức tái chiết khấu hayvay có đảm bảo...
Trong đó các khoản vay từ ngân hàng Nhà nước chủ yếu nhằm tạo sự cân đối trong
điều hành vốn của bản thân NHTM khi mà nó không tự cân đối được nguồn vốn.
d. Nghiệp vụ huy động vốn khác:
Ngoài ba nghiệp vụ huy động vốn cơ bản kể trên, NHTM còn có thể tạo vốn kinh
doanh cho mình thông qua việc nhận làm đại lý hay uỷ thác vốn cho các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước. Đây là khoản vốn huy động không thường xuyên của
NHTM, thường để nhận được khoản vốn này đòi hỏi VietinBank Huế phải lập ra các
dự án cho từng đối tượng hoặc nhóm đối tượng phù hợp với đối tượng các khoản vay.
Nghiệp vụ sử dụng vốn
Đây là nghiệp vụ phản ánh quá trình sử dụng vốn của NHTM vào các mục
đích khác nhau nhằm đảm bảo an toàn kinh doanh cũng như tìm kiếm lợi nhuận.
Nghiệp vụ tài sản có bao gồm các nghiệp vụ cụ thể sau:
a.Nghiệp vụ ngân quỹ:
Nghiệp vụ này phản ánh các khoản vốn của NHTM được dùng vào với mục
đích nhằm đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán hiện thời cũng như khả năng
thanh toán nhanh của NHTM và thực hiện quy định về dự trữ bắt buộc do ngân
hàng Nhà nước đề ra.
b.Nghiệp vụ cho vay:
Đây có thể nói là nghiệp vụ quan trọng bậc nhất trong hoạt động quản lý tài
sản có của NHTM. Nghiệp vụ này đóng góp phần lớn lợi nhuận trong quá trình hoạt
9
động kinh doanh của các ngân hàng. Thông qua nghiệp vụ này mà ngân hàng cung
cấp các khoản tín dụng ngắn, trung và dài hạn cho các thành phần trong nền kinh tế,
thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
c.Nghiệp vụ đầu tư tài chính:
Bên cạnh nghiệp vụ tín dụng, các NHTM còn dùng số vốn huy động được từ
dân cư, từ các tổ chức kinh tế - xã hội để đầu tư vào nền kinh tế dưới các hình thức
như: hùn vốn, góp vốn, kinh doanh chứng khoán trên thị trường...và trực tiếp thu lợi
nhuận trên các khoản đầu tư đó.
Nghiệp vụ khác
Là trung gian tài chính, ngân hàng có rất nhiều lợi thế. Một trong những lợi thế
đó là ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hóa và dịch
vụ. Để thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra cho
khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc, ủv nhiệm chi, nhờ
thu, các loại thẻ cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử… Mặt khác, các NHTM còn
tiến hành môi giới, mua, bán chứng khoán cho khách hàng và làm đại lý phát hành
chứng khoán cho các công ty. Ngoài ra ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ ủv thác
như ủv thác cho vay, ủv thác đầu tư, ủv thác cấp phát, ủv thác giải ngân và thu hộ.
Như vậy, các nghiệp vụ trên nếu thực hiện tốt sẽ đảm bảo cho ngân hàng tồn tại và
phát triển vững mạnh trong môi trường cạnh tranh ngàycànggay gắtnhư hiện nay, vì
các nghiệp vụ trên có mối liên hệ chặt chẽ thường xuyên tác động qua lại với nhau.
Nguồn vốn huy động ảnh hưởng tới quyết định sử dụng vốn, ngược lại nhu cầu sử
dụng vốn ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu của nguồn vốn huy động. Các nghiệp vụ
trung gian tạo thêm thu nhập cho ngân hàng nhưng mục đích chính là thu hút khách
hàng, qua đó tạo điều kiện cho việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả.
1.1.1.3 Vai trò của ngân hàng thƣơng mại
Trong thời gian gần đây, tình hình diễn biến lãi suất, tín dụng, giá vàng, ngoại
hối và đặc biệt là hoạt động của VietinBank Huế thương mại đang thu hút sự quan
tâm lớn của dư luận và giới kinh doanh. Chính vì điều đó, ngân hàng thương mại
thông qua việc thực hiện chức năng, vai trò của mình nhất là chức năng trung gian
tín dụng đã trở thành một bộ phận thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Sự đóng góp này
thể hiện như sau:
10
Thứ nhất, ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế để đầu tư
vào sản xuất kinh doanh và các nhu cầu chi tiêu khác. Hiện nay, với vai trò cầu nối,
ngân hàng thương mại đứng ra huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi ở mọi tổ
chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế bằng cơ chế tiền gửi có kỳ hạn và không có
kì hạn, rồi tái phân phối cho nền kinh tế quốc dân, đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho
quá trình tái sản xuất.
Thứ hai, ngân hàng thương mại hỗ trợ Nhà nước trong điều tiết Vì mô nền kinh
tế. VietinBank Huế thương mại thực hiện đúng chức năng của mình để hướng tới
mục tiêu lợi nhuận cho chính ngân hàng đồng thời đã góp phần thực hiện các mục
tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia như ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, tạo việc
làm và tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng thương mại ngàycàng phát huy được vai trò
công cụ đòn bẩv của nó trong việc thực thi chính sách tiền tệ tín dụng, thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo như những mục tiêu đã hoạch định. Chẳng hạn,
việc xoá bỏ cơ chế lãi suất “trần”, “sàn”, thực hiện cơ chế lãi suất cơ bản, rồi chuyển
sang cơ chế lãi suất thoả thuận đã giúp cho các tổchức tín dụng linh hoạt hơn trong
điều hành lãi suất, ưu đãi cho vay lãi suất thấp hơn, khuyến khích xuất khẩu, góp
phần thực hiện mục tiêu hướng mạnh về xuất khẩu như chính sách đã đề ra.
Thứ ba, ngân hàng thương mại góp phần phân bổ, điều hoà vốn giữa các
ngành, các vùng trong nền kinh tế quốc dân, do đó tạo nên sự phát triển nhanh, các
vùng trong một nước Để tạo đồng đều cân bằng về vốn giữa các ngành, vùng trong
nền kinh tế, ngân hàng thương mại sẽ đứng ra thực hiện chức năng của mình, thu
hút vốn thừa ở các ngành, vùng có nhiều nguồn vốn nhàn rỗi chuyển sang các
ngành, vùng đang có nhu cầu sử dụng vốn.
Thứ tư, ngân hàng thương mại góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp và là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường. Tín dụng ngân hàng là
nguồn vốn chủ yếu bổ sung vốn lưu động (ngắn hạn) cho các tổ chức kinh tế mua
nguyên vật liệu để tiến hành sản xuất kinh doanh và hoạt động ngân hàng đã góp
phần làm biến đổi các điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các chủ thể kinh
11
tế theo hương tối ưu, nhất là đảm bảo các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” qua một hệ
thống đồng bộ về vốn.
Thứ năm, ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các nước, thúc đẩy phát triển
ngoại thương, công nghiệp và các ngành có liên quan. Cùng với xu hướng hội nhập,
khu vực hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, các quốc gia trên thế giới
không ngừng mở rộng giao lưu buôn bán hợp tác tương trợ lẫn nhau. Thông qua các
hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại tê, quan hệ tín dụng với ngân hàng nước
ngoài, hệ thống ngân hàng đã thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính trong nước
phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế.
Tóm lại, ngân hàng thương mại có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế hiện
nay. Ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình hình thành, phát triển, chuyển
dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, làmcho nền kinh tế
tăng trưởng mạnh, từ đó tạo động lực thúc đẩyquy mô tín dụng ngân hàng, giảm bớt
rủi ro xảv ra. Điều nàycần được nhận thức và quán triệt xuyên suốt trong quá trình
hoạch định chính sách về vốn, phương thức và cơ chế hoạt động củaVietinBank
Huế thương mại.
1.1.2. Khái niệm động vốn
1.1.2.1. Khái niệm
Huy động vốn là việc các NHTM động viên các nguồn vốn trong xã hội để
phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình. Nó đóng vai trò rất quan trọng đối với
tất cả lĩnh vực trong nền kinh tế thông qua việc cung cấp các điều kiện thuận lợi cho
việc gửi tiền nhàn rỗicủa dâncư và các tổ chức kinh tế
Vốn huy động của NHTM là giá trị tiền tệ mà ngân hàng tạo lập được thông
qua nghiệp vụ huy động vốn, đi vay, vốn tự có và các nghiệp vụ khác nhằm đáp ứng
nhu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Biểu hiện của vốn trong kinh doanh
ngân hàng chủ yếu là tiền. Thực chất vốn của ngân hàng là một bộ phận của thu
nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dung,
người chủ sở hữu của chúng gửi và Ngân hàng với mục đích thanh toán, tiết kiệm
hay đầu tư. Nói cách khác họ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn cho Ngân hàng, để
12
Ngân hàng trả lại cho họ một khoản thu nhập còn quyền sở hữu khoản tiền này vẫn
thuộc về người ký thác.
Như vậy, Ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung vốn và phân phối lại dưới
hình thức tiền tệ làm tăng quá trình luân chuyển vốn kích thích mọi hoạt động kinh
tế phát triển. Đồng thời, chính các hoạt động đó lại quyết định sự tồn tại và phát
triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
1.1.3. Vai trò của huy động vốn
Nguồn vốn huy động có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh
của ngân hàng thương mại. Trong tổng nguồn vốn tự có chỉ chiếm vai trò rất nhỏ,
còn lại phần lớn là vốn huy động từ bên ngoài. Vai trò của vốn huy động được thể
hiện qua các mặt sau:
Thứ nhất, Vốn huy động là cơ sở để VietinBank Huế tổ chức hoạt động kinh
doanh của mình. Vốn là điều kiện tiên quyết về mặt pháp lý mà VietinBank Huế cần
phải đảm bảo theo luật pháp. Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì vốn
vừa là phương tiện kinh doanh vừa là đối tượng kinh doanh. Ngân hàng huy động
được vốn lớn sẽ chứng tỏ được khả năng tài chính của mình, tại nền tảng vững chắc
cho hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, vốn huy động quyết định quy mô tín dụng, khả năng sinh lời cũng
như các hoạt động khác của NHTM. Một ngân hàng có vốn huy động lớn sẽ có
nhiều cơ hội để cho vay và có nhiều khả năng thu được nhiều lợi nhuận từ lãi tiền
vay. Đồng thời ngân hàng có thể phát triển nghiệp vụ thanh toán thông qua nhiều
hình thức huy động từ đó giảm bớt chi phí huy động vốn và thu phí thanh toán. Bên
cạnh đó ngân hàng còn có thể giảm chi phí tăng hiểu quả sử dụng vốn nhờ quy mô
và phạm vi khi vốn tiền gửi lớn.
Thứ ba, vốn huy động giúp ngân hàng mở rộng quy mô và đa dạng hoá hoạt
động kinh doanh. Trong khi cạnh tranh giữa VietinBank Huế ngàycànggay gắt như
hiện nay thì đa dạng hoá hoạt động kinh doanh là điều kiện tiên quyết cho sự phát
triển. Nhờ nguồn vốn lớn bên cạnh các hoạt động kinh doanh truyềnthống như tín
dụng, đầu tư chứng khoán... ngân hàng có thể phát triển nghiệp vụ thanh toán qua
13
các hình thức như thẻ, séc,... Việc đa dạng hoá hoạt động kinh doanh giúp ngân
hàng có thể phân tán rủi ro, mở rộng phạm vi ra các vùng miền. Có thể nói rằng vốn
huy động quyết định việc mở rộng ngân hàng cả về chiều rộng, cả về chiều sâu.
Thứ tư, vốn huy động quyết định khả năng cạnh tranh của các NHTM. Ngàynay
cạnh tranh giữa VietinBank Huế ngàycàng trở nên gay gắt đặc biệt thông qua lãi suất
phí dịch vụ và chất lượng sản phẩm. Khi có nguồn vốn dồi dào ngân hàng sẽ có điều
kiện đầu tư công nghệ qua đó nâng cao sức cạnh tranh so với ngân hàng khác.
1.1.4. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại
1.1.4.1. Huy động tiền gửi
a. Tiền gửi không kì hạn:
Là khoản tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp hoặc cá nhân, đây là khoản tiền
mà khách hàng gửi vào ngân hàng nhờ ngân hàng giữ hộ và thanh toán hộ. Khoản
tiền gửi này không có kỳ hạn xác định, người gửi có thể rút ra bất kỳ lúc nào do đó lãi
suất thường thấp. Tiền gửi không kỳ hạn là một trong những nguồn vốn biến động
nhiều nhất và ngân hàng khó có thể dự báo về quy mô tiền gửi không kỳ hạn có thể
huy động được. Hình thức này chủ yếu là mở cho các doanh nghiệp. Bởi vì, các
doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng mục đích chính không phải để nhận lãi mà là để
hưởng các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp; đó là các dịch vụ thanh toán, ngân quỹ,
thu chi hộ,...
Do tính chất không ổn định của nó nên ngân hàng chỉ được sử dụng một tỷ lệ
phần trăm nhất định nào đó của lượng tiền gửi không kỳ hạn nhận được, và ngân
hàng muốn sử dụng thì phải dự tính về sự ổn định tương đối của lượng tiền này. Do
vậy, quản lý tiền gửi không kỳ hạn là một phần quan trọng của quản lý dự trữ trong
các ngân hàng.
b. Tiền gửi có kì hạn:
Đây là loại tiền gửi trong đó đã có sự thoả thuận giữa người gửi tiền và Ngân
hàng về số lượng, kỳ hạn, lãi suất.. Do có sự xác định rõ ràng về kỳ hạn, nên nguồn
tiền gửi có kỳ hạn là nguồn tiền có sự ổn định cao, ngân hàng có thể sử dụng để cho
vay với thời hạn tương ứng hoặc có thể chuyển đổi một phần tiền gửi ngắn hạn để
cho vay trung dài hạn. Chính vì vậy, mức lãi suất đối với loại tiền gửi này thường
14
cao hơn và linh hoạt nhiều lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Bởi vì mục đích chính của
việc gửi tiền vào ngân hàng là tiền lãi.
c. Tiền gửi tiết kiệm:
Tiền gửi tiết kiệm là tiền gửi của cá nhân gửi vào tài khoản, tiền gửi tiết kiệm
được xác định trên thẻ tiết kiệm, sổ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quyđịnh của tổ
chức nhận tiền gửi tiếp kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo
hiểm tiền gửi. Mục đích cuản người gửi tiền là để hưởng lãi và để tích luỹ, do vậy
tài khoản tiền gửi tiết kiệm không được dùng để phát hành séc hay thực hiện các
khoản thanh toán khác ngoại trừ người gửi tiền đề nghị trích tài khoản tiền gửi để
trả nợ vayhay chuyển sang một tài khoản khác của chính chủ tài khoản.
1.1.4.2. Huy động vốn bằng phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ
có giá trị khác
Các NHTM có thể phát hành các loại công cụ nợ ra thị trường để huy động
vốn như: chứng chỉ tiền gửi ngân hàng có mệnh giá lớn, trái phiếu, kỳ phiếu....
Trong đó, việc huy động vốn bằng các công cụ nợ ngắn hạn (gồm có chứng chỉ tiền
gửi, giấy thoả thuận mua lại...) lại có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý tài sản
nợ bên cạnh việc huy động vốn, bởi vì nó có thể được sử dụng mọi lúc khi cần thiết.
Mức lãi suất được trả cho loại công cụ nợ ngắn hạn này thường được quy định bằng
cách thỏa thuận trực tiếp giữa ngân hàng và người gửi tiền hoặc được quy định ở
mức mà người gửi có thể chấp nhận được. Có thể nói, những người mua chứng chỉ
tiền gửi này rất nhạv cảm với những biến động của lãi suất trên thị trường. Do vậy,
để có thể làm chủ được nguồn vốn này đòi hỏi các NHTM phải đưa ra mức lãi suất
cao hơn so với mức lãi suất của các loại chứng chỉ tiền gửi khác hoặc cũng có thể
cao hơn cả mức lãi suất của trái phiếu
1.1.4.3. Huy động vốn bằng hình thức vay vốn
a. Vay từ ngân hàng Trung ương
Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều cho phép NHTM và các tổ chức tài chính
khác trong nước mình được phép vay tiền từ NHTƯ trong những trường hợp cấp
thiết như: thâm hụt ngân sách hoặc quá kẹt về vốn. Tuy nhiên để giữ ổn định giá trị
15
đồng bản tệ cũng như ngăn chặn sự lạm dụng của các NHTM trong việc vay vốn,
NHTƯ thường không muốn cho các NHTM vay quá nhiều, khi đó NHTƯ có thể
nâng mức lãi suất chiết khấu, lãi suất phạt lên cao hoặc đưa ra những điều kiện vay
mà hiếm NHTM nào có thể chịu được.
b. Vay từ các tổ chức tín dụng khác
Trong quá trình hoạt động của mình có những lúc NHTM phải đối đầu với
những tình huống khó khăn về tài chính như: thiếu hụt dự trữ bắt buộc, mất khả
năng thanh toán những khoản tiền lớn... và để tránh nguy cơ mất khách hàng, bảo
đảm uy tín cho Ngân hàng thì giải pháp tốt nhất là đi vay. NHTM có thể đi vay từ
nhiều nguồn khác nhau và một trong số đó là đi vay từ các tổ chức tín dụng khác
trên thị trường liên ngân hàng hay thị trường tiền tệ trong và ngoài nước. Việc vay
mượn vốn giữa các NHTM, giữa NHTM với các tổ chức tín dụng khác được diễn ra
liên tục trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nó hình thành nên
một loại tài sản nợ khá thường xuyên trong bảng cân đối tài sản. Mặt khác nó còn
đảm bảo cho ngân hàng có những mối quan hệ tốt với VietinBank Huế khác trong
cùng hệ thống, đồng thời tạo ra cơ hội cho VietinBank Huế giúp đỡ lẫn nhau trong
quá trình kinh doanh.
1.1.4.4. Các nguồn huy động khác
Ngoài các hình thức huy động vốn trên, NHTM cũng có thể sử dụng những hình
thức huy động vốn khác từ nền kinh tế thông qua các hoạt động uỷ thác về các dịch vụ xã
hội như: dịch vụ câu lạc bộ… hoặc đứng ra làm dịch vụ đại lý phát hành chứng khoán cho
các công ty, làm trung gian thanh toán…qua đó ngân hàng có thể sử dụng một lượng vốn
tạm thời nhàn rỗi đáng kể trong quá trình thu hộ hoặc chi hộ khách hàng.
1.2. Những nhân tố ảnh hƣởng đến huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại
1.2.1. Các nhân tố chủ quan
1.2.1.1. Chiến lƣợc kinh doanh của NHTM
Xây dựng được một chiến lược marketing hoàn chỉnh sẽ tăng khả năng sing
lợi trong kinh doanh cũng như tăng cường huy động vốn của ngân hàng. Hoạt động
Marketing ngân hàng sẽ có tác dụng gây sự chú ý cho khách hàng về hình ảnh của
16
ngân hàng để khách hàng có sự so sánh và chọn lựa trước khi quyết định tham gia
giao dịch với ngân hàng. Mặt khác, không phải ai cũng thông hiểu hết mọi thủ tục,
thể lệ gửi tiền cũng như các chính sách khuyến khích, ưu đãi mà họ được hưởng,
đặc biệt là đối với những khách hàng do trình độ học vấn chưa cao và với những
khách hàng mới lần đầu đến ngân hàng gửi tiền. Với hoạt động Marketing ngân
hàng, thông qua các bảng niêm vết đầy đủ, công khai các tiện ích dễ hiểu sẽ tạo cho
khách hàng tâm lý thoải mái dễ chịu và không cảm thấy cực nhọc khó khăn về thủ
tục khi gửi tiền. Hơn nữa, nó sẽ giúp cho khác hàng tìm thấy được một cơ hội hấp
dẫn để gửi tiền cho ngân hàng. Tạo điều kiện cho ngân hàng có thể tiếp xúc và duy
trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
1.2.1.2. Uy tín của khách hàng
Người dân thường chọn những ngân hàng có uy tín tốt và công nghệ hiện đại để
gửi tiền hay sử dụng các dịch vụ với mong muốn an toàn và tiện lợi nhất, thậm trí họ
còn phải chịu lãi tiền gửi thấp hơn ngân hàng khác. Các tổ chức tín dụng sẽ chấp nhận
cho vay ngân hàng có danh tiếng, uy tín tốt, luôn kinh doanh có lãi vì họ có khả năng
trả được nợ đúng hạn, do đó không làm gián đoạn đến việc sử dụng vốn của tổ chức
mình. Vì vậy, VietinBank Huế cần chú trọng hơn nữa đến nâng cao uy tín, hoạt động
lâu dài thông qua quy mô hoạtđộng, trình độ quản lý, công nghệ, tài sản của ngân
hàng… Hoạt động huy động vốn của ngân hàng ngày càng có sự cạnh tranh mạnh mẽ
không chỉ giữa các NHTM trong nước mà trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế
giới, hệ thống các NHTM Việt Nam còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các ngân
hàng có nhiều kinh nghiệm và tiềm lực trên toàn thế giới. Công nghệ ngân hàng cũng
là một nhân tố không kém phần quan trọng quyết định thành công hay thất bại trong
hoạt động huy động vốn của NHTM. Công nghệ ngân hàng liên quan trực tiếp đến các
mặt hoạt động như thanh toán, giao dịch, kế toán… Để có thể cạnh tranh trên thị
trường huy động vốn VietinBank Huế phải không ngừng đổi mới công nghệ, áp dụng
những công nghệ ngân hàng tiên tiến vào hoạt động giao dịch thanh toán nhanh với
khách hàng. Đối với một ngân hàng có công nghệ tiên tiến thì chất lượng phục vụ thỏa
mãn nhu cầu khách hàng tốt sẽ huy động được nhiều vốn hơn.
17
1.2.1.3. Chính sách lãi suất
Lãi suất là mối quan tâm hàng đầu khi một cá nhân hoặc một tổ chức kinh tế
nào đó muốn gửi tiền vào ngân hàng. Bởi vì người có tiền muốn đem gửi Ngân
hàng, trước tiên họ so sánh lãi suất huy động nơi nào cao hơn, kế đến mới là vấn
đề an toàn tiền gửi cho họ cũng như các dịch vụ tiện ích mà họ được hưởng. Nếu
khách hàng đánh giá VietinBank Huế có cùng một hệ số an toàn và các dịch vụ
tiện ích như nhau thì họ sẽ chọn Ngân hàng nào có lãi suất huy động cao hơn để
gửi. Điều này hoàn toàn hợp lý vì trong nền kinh tế, lĩnh vực có lợi cao bao giờ
cũng thu hút được nhiều người tham gia đầu tư, và người tham gia đầu tư luôn
muốn làm thế nào để mình thu được lợi nhuận cao nhất. Hơn nữa, lãi suất còn là
yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô của nguồn vốn huy động. Thế nhưng,
không phải lãi suất huy động nào cũng giống nhau, thông thường lãi suất tiết kiệm
có ảnh hưởng nhiều hơn cả. Người dân thường quan tâm đến lãi suất tiết kiệm để
so sánh nó với tỷ lệ trượt giá của đồng tiền và khả năng sinh lợi của dòng tiền đầu
tư vào tiết kiệm so với đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản... từ đó đưa ra
quyết định có nên gửi vào ngân hàng hay không, gửi bao nhiều và gửi theo hình
thức nào. Ngược lại, đối với các tổ chức kinh tế thì lãi suất huy động lại có ảnh
hưởng ít hơn vì phần lớn các doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng đều với mục
đích thanh toán là chính. Để thực hiện cơ chế lãi suất huy động hợp lý tức là vừa
thu hút được vốn, vừa đảm bảo sức cạnh tranh thì các NHTM phải thường xuyên
theo dõi thống kê tình hình biến động lãi suất trên thị trường và ngay trên địa bàn
hoạt động để có các quyết định điều chỉnh kịp thời phù hợp với mặt bằng lãi suất
trên thị trường và đặc điểm riêng của mỗi ngân hàng. Bên cạnh đó ngân hàng cũng
cần quan tâm đến lãi suất kho bạc, bởi vì trên thực tế kho bạc thường phát hành tín
phiếu trả lãi cao hơn lãi suất huy động của ngân hàng thương mại.
1.2.2. Các nhân tố khách quan
1.2.2.1.Tình hình kinh tế xã hội
Yếu tố này ảnh hưởng chung đến việc huy động và khơi thông nguồn vốn của
cả nền kinh tế trong đó có nguồn vốn của NHTM. Như ta đã biết mức độ tăng
18
trưởng của nền kinh tế quyết định đến thu nhập của các tổ chức cá nhân. Chính vì
vậy một nền kinh tế càng phát triển thì thu nhập của các tổ chức cá nhân càng lớn.
Điều đó có nghĩa là sẽ có một khoản tiền nhàn rỗi đưa vào tích luỹ bằng cách gửi
vào ngân hàng. Đây là yếu tố quyết định đến khả năng huy động vốn của ngân hàng.
Ngoài ra với một nền kinh tế phát triển thì công nghệ ngân hàng được hiện đại hoá,
người dân có thói quen sử dụng các lợi ích do các NHTM cung ứng, các nghiệp vụ
thanh toán chủ yếu qua ngân hàng, ngân hàng thu được càng nhiều khoản vốn,
chiếm dụng được vốn trong thanh toán. Lạm phát là một yếu tố kinh tế ảnh hưởng
rất lớn đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Người gửi tiền vào ngân hàng hy
vọng rằng họ sẽ thu được khoản tiền lãi nhất định, lạm phát cao hoặc biến động có
thể làm trượt giá đồng tiền và họ sẽ chuyển các tài khoản của họ sang hình thái khác
có tính ổn định hơn về giá trị. Bên cạnh đó các yếu tố như thu nhập của dân cư, mức
chi tiêu cũng là các nhân tố ảnh hưởng tới huy động vốn của ngân hàng.
1.2.2.2.Môi trƣờng pháp lí và chính sách kinh tế của nhà nƣớc
Ngân hàng thương mại là tổ chức chịu sự tác động lớn nhất bởi các chính sách
của Nhà nước. Ngân hàng thương mại xây dựng các chiến lược kinh doanh cho
riêng mình phải dựa trên cơ sở tuân thủ pháp luật và chính kinh tế Vì mô của nhà
nước như chính sách tiết kiệm… Ngân hàng nhà nước điều hành chính sách tiền tệ
theo hướng nâng cao năng lực, vai trò hiệu quả và theo sát thị trường, phối hợp chặt
chẽ với các chính sách kinh tế vì mô khác thì mới tạo điều kiện và thúc đẩy phát
triển các thị trường tiền tệ cũng như hoạt động của hệ thống ngân hàng. Mặt khác
việc xây dựng một môi trường pháp lí lành mạnh thông thoáng cũng là một nhân tố
quan trọng góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động huy động và sử dụng vốn của
các ngân hàng. Tình hình chính trị ổn định hay bất ổn, chính sách ngoại giao mở
rộng hay thắt chặt và các quan hệ hợp tác song phương, đa phương đều ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng thương mại trong đó có công tác huy động
vốn. Chính trị ổn định, chính sách ngoại giao mở rộng kích thích đầu tư nước ngoài,
tăng cường quan hệ hợp tác với các nước có nền kinh tế phát triển tạo cơ hội thiết
lập quan hệ với các tổ chức tài chính lớn như IMF, WB, ADB, ngân hàng đầu tư
Bắc Âu, quỹ OPEC… từ đó đem lại cho ngân hàng nhiều thời cơ và thách thức.
19
1.2.2.3. Môi trƣờng văn hóa xã hội
Các yếu tố thói quen, tập quán, tâm lý cũng ảnh hưởng phần nào đến hoạt
động huy động vốn. Chính vì vậy, VietinBank Huế cần quan tâm đến các hoạt động
marketing, quảng cáo, tuyên truyền giúp người dân hiểu đúng và hiểu sâu hơn nữa
về vai trò và chức năng của ngân hàng.
1.3. So sánh các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Với tiềm lực tài chính mạnh trong nhóm những NHTM Nhà nước chi phối,
Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển (BIDV - mã BID), Ngân hàng TMCP Công
thương (Vietinbank - mã CTG) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank -
mã VCB) luôn là đầu tàu về quy mô, về thị phần tín dụng và huy động vốn,…
Sau khi tiếp nhận MHB vào ngày 25/5, BIDV đã đi trước một bước so với hai
“đối thủ” còn lại và thừa hưởng về mọi phương diện trong khi Vietinbank vẫn chưa
chính thức cộng gộp PGBank và Vietcombank vẫn đang trong hành trình tìm đối tác.
Cụ thể, xét về yếu tố tổng tài sản, trong 6 tháng đầu năm, trong top ngân hàng
TMCP Nhà nước, duy nhất trường hợp của Vietcombank có tổng tài sản giảm nhẹ
0,08%. Trong khi đó, BIDV có tổng tài sản tăng 11,45% lên 724.814 tỷ đồng, do
nhận sáp nhập từ MHB.
Hiện tổng tài sản Agribank vẫn ở vị trí thứ nhất toàn hệ thống ngân hàng với
con số là 762.869 tỷ đồng. Tiếp đến là BIDV, Vietinbank và đứng sau cùng vẫn là
Vietcombank.
20
Về vốn điều lệ, mặc dù chưa tính thêm số vốn điều lệ của PGBank, Vietinbank
vẫn là NHTM lớn nhất Việt Nam hiện nay. Tiếp đó là BIDV, sau khi sáp nhập với
MHB, vốn điều lệ đã tăng từ 28.112 tỷ đồng lên hơn 31.481 tỷ đồng. Theo sau là
Agribank với vốn điều lệ 29.605 tỷ đồng và kế đến là Vietcombank với vốn điều lệ
26.650 tỷ đồng.
Về lợi nhuận, cả 3 ngân hàng luôn dẫn đầu toàn ngành. Trong nửa đầu năm
nay, lợi nhuận trước thuế của BIDV đạt 3.149 tỷ đồng, tăng 27,8%. Lợi nhuận sau
thuế đạt 2.509 tỷ đồng, tăng 28,7% so với kết quả cùng kỳ năm trước và hoàn thành
được 41,9% kế hoạch.
Tại Vietinbank, tổng lợi nhuận trước thuế và sau thuế của ngân hàng lần lượt đạt
3.878 tỷ đồng và 3.035 tỷ đồng, tăng không đáng kể so với cùng kỳ năm trước, nhưng
cũng đã hoàn thành được 53% kế hoạch lợi nhuận đề ra đầu năm (7.300 tỷ đồng).
Năm 2015, Vietcombank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 5.900 tỷ đồng.
Sau 6 tháng, Vietcombank đã hoàn thành 53% kế hoạch năm với con số lợi nhuận
đạt được 3.150 tỷ đồng.
Năm nay, các ngân hàng hầu như đều giữ lại nửa non lợi nhuận để trích lập dự
phòng rủi ro. BIDV cũng đã phải bỏ ra 3.565 tỷ đồng, chiếm 53% tổng số lợi nhuận
trước dự phòng. Chi phí dự phòng của Vietcombank cũng ở mức 3.346 tỷ đồng,
"ngốn" 51,5% lợi nhuận. Tại Vietinbank, tỷ lệ này nhỏ hơn, chiếm gần 40% lãi
nhưng vẫn ở mức cao 2.536 tỷ đồng.
21
Đáng chú ý, nợ xấu tăng cao, đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn. Số nợ xấu
của BIDV tính đến thời điểm ngày 30/6/2015 tăng vọt lên 14.206 tỷ đồng, tăng 56%
so với đầu năm, chiếm 2,74% trên tổng dư nợ. Nợ dưới tiêu chuẩn tăng 47% và nợ
có khả năng mất vốn tăng 80%.
Trước đó, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT BIDV cũng đã phát biểu rằng
sau sáp nhập nợ xấu có thể gia tăng nhưng nếu có thì chắc chắn đến ngày 31/12 nợ
xấu ngân hàng sẽ ở mức dưới 3%.
Về chất lượng nợ tại Vietinbank, tổng số nợ xấu sau 6 tháng tăng lên 6.977 tỷ
đồng, chiếm 1,45% trên tổng dự nợ, tăng so với mức 1,1% đầu năm. Trong đó đáng
chú ý nợ có khả năng mất vốn tăng 88% từ 2.084 lên 3.923 tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ xấu tại Vietcombank cũng tăng lên 2,48% trong đó nợ có khả năng
mất vốn tăng 27% so với cuối năm 2014.
Về nhân sự trong 6 tháng đầu năm, số lượng nhân sự tại BIDV tăng gần 20%,
tăng thêm 3.800 người. Sở dĩ nhân sự ngân hàng này tăng mạnh vì thời gian qua,
BIDV đã nhận sáp nhập ngân hàng MHB. Vietcombank tăng 2,12% tương đương
tăng 299 người và Vietinbank tăng 46 người, tỷ lệ tăng 0,23%.
Hiện tại, BIDV đang là ngân hàng có số nhân viên cao nhất với 22.952 người.
Xếp sau đó lần lượt là Vietinbank và Vietcombank. Tuy nhiên xét về thu nhập bình
quân thì nhân viên BIDV có thu nhập bình quân giảm nhiều nhất (7,6%), lý do một
phần nhận sáp nhập ngân hàng MHB, số lượng nhân sự tăng mạnh trong khi chi phí
cho nhân viên gia tăng không nhiều.
Nhìn chung so với mặt bằng toàn ngành, ba “đại gia” trên đều được tiếng trả
lương hậu hĩnh.
22
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM-
CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế
Tổng thu ngân sách năm 2016 ước đạt 5.856,5 tỷ đồng, bằng 104,0% dự toán
năm và tăng 11,98% so cùng kỳ năm trước. Trong đó:
- Thu nội địa ước đạt 5.026,5 tỷ đồng, bằng 100,9% dự toán, tăng 11,1% so cùng kỳ
năm trước. Trong thu nội địa, thu doanh nghiệp Nhà nước ước đạt 420 tỷ đồng,
bằng 82,3% dự toán, giảm 10,67%; thu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
1.900 tỷ đồng, bằng 106,6% dự toán, tăng 25,78%; thu thuế công, thương nghiệp và
dịch vụ ngoài Nhà nước 870 tỷ đồng, bằng 90,7% dự toán, tăng 6,35%; thuế thu
nhập cá nhân 197 tỷ đồng, bằng 103,7% dự toán, tăng 5,79%; thuế bảo vệ môi
trường 442 tỷ đồng, bằng 110,5% dự toán, tăng 57,82%.
- Thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt tăng cao so với
dự toán, đạt 420 tỷ đồng, bằng 152,7% dự toán và tăng 36,19% so cùng kỳ năm
trước, nguyên nhân chủ yếu là nhờ thực hiện cải cách hành chính, rút ngắn thời gian
thông quan hàng hóa; đẩy mạnh công tác thu ngân sách nhà nước qua ngân hàng tạo
thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu; đặc biệt một số dự án đầu tư lớn như dự án
đầu tư sản xuất vỏ lon nhôm, dăm gỗ xuất khẩu có các mặt hàng chịu thuế tăng cao,
chủ yếu là nhập máy móc, linh kiện thiết bị từ nước ngoài về sản xuất nên đã góp
phần làm tăng thu trong năm qua.
Tổng chi ngân sách địa phương năm 2016 ước đạt 8.088,1 tỷ đồng, bằng 101,58%
dự toán, trong đó chi đầu tư phát triển 2.155,2 tỷ đồng, bằng 100,8% dự toán; chi sự
nghiệp kinh tế 577 tỷ đồng, bằng 102,18% dự toán; chi sự nghiệp giáo dục đào tạo
2.499,2 tỷ đồng, bằng 104,83% dự toán; chi sự nghiệp y tế 445,1 tỷ đồng, bằng
102,82% dự toán; chi quản lý Nhà nước 1.014,6 tỷ đồng, bằng 103,05% dự toán.
Ngân hàng: Tổng nguồn vốn huy động đến cuối năm 2016 ước đạt 35.400 tỷ đồng,
23
tăng 20,1% so với đầu năm; trong đó huy động bằng đồng Việt Nam đạt 34.515 tỷ
đồng, tăng 22,4%, chiếm 97,5% trong tổng nguồn vốn huy động.
Tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn đến cuối năm 2016 ước đạt 33.340 tỷ đồng, tăng
17,7% so với đầu năm; trong đó dư nợ cho vay bằng VND đạt 31.406 tỷ đồng, tăng
17,1%, chiếm 94,2% trong tổng dư nợ; dư nợ cho vay ngắn hạn 10.969 tỷ đồng,
tăng 10,4%, chiếm 32,9%.
Về lãi suất, các chi nhánh Tổ chức tín dụng trên địa bàn duy trì mức lãi suất huy
động và cho vay ổn định, cụ thể:
Lãi suất huy động không có kỳ hạn hoặc có kỳ hạn dưới 1 tháng phổ biến ở mức
0,8% - 1%/năm; kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng ở mức 4% - 5,5%/năm; từ 6 tháng
đến dưới 12 tháng ở mức 5,5% - 6,5%/năm; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên phổ biến ở
mức 6,5% - 7,2%/năm. Lãi suất huy động ngoại tệ phổ biến bằng mức trần do
NHNN quy định là 0%/năm đối với tổ chức và cá nhân.
Lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên phổ biến ở mức 6% - 7%/ năm đối với ngắn
hạn; trung và dài hạn ở mức 8% - 10%/năm.
Lãi suất cho vay các lĩnh vực SXKD thông thường phổ biến ở mức 6,8% -
9%/năm đối với vay ngắn hạn; ở mức 9% - 11%/năm đối với trung, dài hạn. Lãi
suất cho vay ngoại tệ phổ biến ở mức 2,8% - 6,0%/năm; trong đó lãi suất cho vay
ngắn hạn phổ biến ở mức 2,8% - 5,0%/năm; cho vay trung, dài hạn 5,1% -
6,0%/năm.
2.2. Khái quát về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam-Chi
nhánh Thừa Thiên Huế
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tháng 8/1988, thực hiện nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI về việc
triển khai công tác đổi mới nền kinh tế từ chế độ quan liêu bao cấp sang cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, hệ thống ngân hàng đã
từng bước phân cấp cụ thể, NHTM được tách khỏi NHNN về mặt chức năng và
nhiệm vụ hoạt động. Ngân hàng Công Thương Bình Trị Thiên ra đời trong hoàn
cảnh đó và đặt trụ sở tại 2 Lê Quý Đôn, TP.Huế, có 02 Chi nhánh tại Đông Hà và
24
Đồng Hới. Tất cả hoạt động kinh doanh đều chịu sự chỉ đạo của NHNN tỉnh và
NHCT Việt Nam.
Tháng 7/1989, do sự phân chia ranh giới tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh:
Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, chi nhánh NHCT tỉnh Bình Trị Thiên
chuyển đổi thành chi nhánh NHCT tỉnh Thừa Thiên Huế theo quyết định 217/42
của Hội đồng bộ trưởng. Kể từ đó, NHCT tỉnh Thừa Thiên Huế luôn hoạt động độc
lập, tự chủ trên cơ sở pháp lệnh Ngân hàng.
Đến năm 2002, NHCT Thừa Thiên Huế mở một Chi nhánh cấp 2 tại Phú Bài,
một quầv giao dịch tại Thuận An và nhiều quỹ tiết kiệm khác.
Năm 2006 Chi nhánh cấp 2 tại Phú Bài đã tách riêng thành Chi nhánh trực
thuộc NHCT Việt Nam. Năm 2008, các quầv giao dịch và quỹ tiết tiệm đã trởthành
các phòng giao ở những vị trí trọng điểm trên địa bàn Thành phố Huế.
Năm 2008 cũng là năm Ngân hàng Công thương Việt Nam chính thức được
phê duyệt cổ phần hóa và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần, đổi tên
thành Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Theo đó, Chi nhánh Ngân hàng
Công thương Thừa Thiên Huế đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế (Vietinbank-CN Huế).
Vietinbank - CN Huế chịu sự điều hành của NHTMCPCTYN qua các văn bản,
thể chế, và thực hiện quy định về việc báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh định
kỳ, thường xuyên. Tuân thủ chính sách, chế độ của ngân hàng đảm bảo nguyên tắc
tập trung thống nhất trên toàn hệ thống.
Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới đất nước và Tỉnh nhà,
NHCT tỉnh Thừa Thiên Huế đã dần khẳng định vị thế là một NHTM có uy tín và
tầm cỡ trên địa bàn tỉnh, góp phần thực thi các chính sách tiền tệ của Nhà nước
nhằm kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, ổn định và phát triển kinh tế. Không bằng lòng
với những gì hiện có, ngân hàng luôn cố gắng củng cố và nâng cao hơn nữa chất
lượng dịch vụ và sản phẩm nhằm phục vụ khách hàng ngàycàng tốt hơn, đủ sức
cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
2.2.2. Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt
25
Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế
Vietinbank - CN Huế được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng, vừa
đảm bảo tính linh hoạt trong quản lý đồng thời vừa thiết kiệm được thời gian trong
quản lv và điều hành hoạt động. Cơ cấu tổ chức gồm: Ban Giám đốc và 16 phòng, tổ.
Ban Giám đốc: Gồm Giám đốc và 03 Phó Giám đốc. Giám đốc là người lãnh
đạo cao nhất và phụ trách chung về các hoạt động của Chi nhánh đồng thời phụ
trách Phòng tổng hợp và một số khách hàng lớn của Phòng Khách hàng doanh
nghiệp. 01 Phó Giám đốc phụ trách các phòng: Phòng Khách hàng doanh nghiệp,
Phòng giao dịch Gia Hội, Phòng Giao dịch Hương Trà, Phòng giao dịch Tâv Lộc.
01 Phó Giám đốc phụ trách các phòng: Phòng Bán lẻ, Phòng giao dịch Thuận An,
Phòng giao dịch Thuận Thành, Phòng giao dịch Duy Tân, Phòng giao dịch Nguyễn
Hoàng, Phòng giao dịch Đống Đa, Phòng giao dịch Nguyễn Huệ. 01 Phó Giám đốc
phụ trách các phòng: Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng kế toán, Phòng tiền tệ kho
quỹ, Tổ thông tin điện toán.
Phòng Khách hàng doanh nghiệp:Đây là phòng mũi nhọn trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng. Nhiệm vụ:
+ Quan hệ khách hàng: tìm kiếm, tiếp thị khách hàng mới, thiết lập, chăm sóc,
duy trì quan hệ thường xuyên với KHDN, chào bán toàn bộ sản phẩm huy động
vốnvà bán chéo sản phẩm huy động vốnngân hàng, khai thác tối đa mọi lợi ích
mang lại từ khách hàng.
+ Thẩm định tín dụng: thẩm định, tái thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản
bảo đảm của khách hàng.
+ Tài trợ thương mại: tiếp thị, tư vấn, bán các sản phẩm tài trợ thương mại đối
với khách hàng (bảo lãnh, LC, chiết khấu, bao thanh toán.v.v) và đề xuất các giải
pháp tài trợ thương mại cho khách hàng
+ Quản lý nợ: theo dõi đôn đốc thu hồi nợ, phối hợp với bộ phận có nhiệm vụ
xử lý nợ để thực hiện các biện pháp xử lý nợ theo quy định.
Phòng Bán l : Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá
nhân để huy động vốn bằng VND và ngoại tệ đồng thời thực hiện các nghiệp vụ liên
26
quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện
hành và hướng dẫn của NHTMCPCTYN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và
chào bán các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng là cá nhân. Nghiên cứu thị trường
và triển khai các sản phẩm bán lẻ, marketing đến khách hàng.
Phòng Kế toán: Là phòng nghiệp vụ có chức năng thực hiện các nghiệp vụ về
kế toán, cân đối vốn kinh doanh để xác định số vốn cần điều chuyển đi hay đến và
thanh toán thông qua tiền gửi dân cư, tiền vay của các tổ chức kinh tế, thực hiện
thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán bù trừ luôn đảm bảo an toàn. Với thái
độ ân cần, phong cách giao dịch văn minh, lịch sự, chu đáo nên thu hút ngàv càng
nhiều khách hàng đến giao dịch. Hoạt động kế toán luôn đảm bảo thanh toán thuận
lợi, an toàn, kịp thời, chính xác, khách hàng tin cậv. Đồng thời phòng kế toán còn
kết hợp với các phòng ban chuyên môn trong việc quản lv tài sản, theo dõi chặt chẽ
các kv hạn nợ, tính và thu lãi đúng, đủ và kịp thời.
Phòng Tổng hợp: Tham mưu cho Ban lãnh đạo Chi nhánh trong công tác lập,
xây dựng, giao kế hoạch, tổng hợp báo cáo tại ngân hàng, xử lý nợ có vấn đề; thực
hiện công tác quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng
Phòng Tổ chức Hành chính: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức
cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo, thi đua của Chi nhánh theo đúng chủ trương
chính sách của Nhà nước và quy định của NHTMCPCTYN. Thực hiện công tác
quản trị văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh, các công tác về xây dựng cơ bản,
đảm bảo an ninh, an toàn tài sản trong toàn Chi nhánh.
Tổ Thông tin Điện toán: Là bộ phận chuyên môn thực hiện công tác quản lý,
bảo trì, bảo dưỡng hệ thống thông tin, máv tính, đường truyển đảm bảo hoạt động
thông suốt. Sửa chữa kịp thời các hỏng hóc và các sự cố phát sinh.
Phòng Tiền tệ Kho qu : Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác quản lý an
toàn kho quỹ theo quy định: quản lý an toàn toàn bộ tiền mặt, giấy tờ có giá, ấn chỉ
quan trọng, hồ sơ tài sản bảo đảm… của ngân hàng tại nơi giao dịch, kho bảo quản
và trên đường vận chuyển. Quản lý điều hành tiền mặt theo định hướng tiết kiệm,
27
hiệu quả và đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng.
Các phòng giao dịch: Với mạng lưới hoạt động rộng khắp trên địa bàn thành
phố Huế,các huyện và thị xã các phòng giao dịch là các điểm ngân hàng bán lẻ của
Chi nhánh. Trong đó có 09 phòng giao dịch và trụ sở chính thực hiện đầv đủ chức
năng bao gồm cho vay như Thuận An, Nguyễn Huệ, An Dương Vương, Tâv Lộc,
Gia Hội, Hương Trà, không cho vay : Duy Tân, Thuận Thành, Nguyễn Hoàng
Có thể tóm tắt cơ cấu tổ chức của Vietinbank-CN Huế theo sơ đồ sau:
28
Ngu n Ph ng Tổ chức hành ch nh – VietinbankHuê)
Hình 2.1. Mô hình tổ chức của Vietinbank-CN Huế
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng
Kế
toán
Phòn
g
Tiền
tệ kho
quỹ
Phòng
tổng
hợp
Phòng
khách
hàng
doanh
nghiệ
p
PGD
Tâv
Lộc
Phòng
Tổ
chức
hành
chính
PGD
Gia
Hội
Phòng
Bán lẻ
Tổ
điện
toán
PGD
Thuận
An
PG
D
Duv
Tân
PGD
Thuậ
n
Thàn
h
PHÓ GIÁM ĐỐC
PGD
Hươn
g Trà
29
2.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
Công thƣơng Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế
2.2.3.1. Về công tác huy động vốn
Thị trường tiền tệ những năm qua diễn biến phức tạp và còn nhiều khó khăn,
đặc biệt là trong công tác huy động vốn. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho vay cũng như
dự trữ thanh khoản, VietinBank Huế không ngừng gia tăng cạnh tranh mạnh mẽ
trong huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhiều ngân hàng chấp nhận lỗ
hoặc hòa vốn trong huy động. Tuyvậy, VietinBank Huế vẫn đảm bảo được khả năng
thanh khoản và đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của toàn ngân hàng. Nguồn vốn huy
động không ngừng tăng trưởng qua các năm. Cụ thể
30
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại Vietinbank-CN Huế
Đơn vị tỷ đ ng
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
So sánh
2015/2014 2016/2015
+/- % +/- %
Số dư huy động vốn bình quân 2.917 3.249 4.160 332 11,38 911 28,03
Số dư huy động vốn cuối kỳ 2.825 3.465 4.248 640 22,65 783 22,59
Cơ cấu huy động vốn
Theo kỳ hạn
Không kỳ hạn 513 869 884 356 69,39 15 1.726
Có kỳ hạn 2.312 2.596 3.364 284 12,28 768 29,58
Theo đối tượng khách hàng
Tổ chức kinh tế 1.316 1.080 1.034 -236 17,93 -282 26,11
Dân cư 1.505 2.385 3.214 880 58,47 829 34,75
Theo loại tiền
VNĐ 2.587 3.177 4.081 590 22,80 904 28,45
Ngoại tệquy VNĐ 234 288 167 54 23,07 -121 42,01
Ngu n Ph ng Tổng hợp Vietinbank-CN Huế)
31
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, Vietinbank-CN Huế vẫn đảm bảo duy trì
hoạt động huy động vốn ổn định, có hiệu quả đảm bảo khả năng thanh khoản, chủ
động về vốn và nguồn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Nhìn chung dư nợ
bình quân tăng trưởng đều qua các năm ở mức từ 11-28%. Cuối năm 2015 tổng
nguồn vốn huy động đạt 3.465 tỷ đồng, tăng 22,65% so với năm trước. Cuối năm
2016 tổng nguồn vốn huy động đạt 4.248 tỷ đồng tăng 22,59% so với năm 2015.
Điều này tạo cơ sở để phát triển các hoạt động của ngân hàng như cho vay, thanh
toán, ngoại hối.v.v. Để có được sự tăng trương ổn định này Vietinbank-CN Huế
luôn hướng đến khách hàng với những chính sách chăm sóc khách hàng tận tình,
chu đáo cũng như áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn để có thể duy trì
và lôi kéo khách hàng trong công tác huy động vốn.
Cơ cấu vốn huy động cũng thay đổi theo hướng tích cực, phù hợp với sự phát
triển của VietinBank-CN Huế đó là hướng tới cá nhân hay nói cách khác là chi
nhánh đang định hướng phát triển mảng bán lẻ, một trong những thị trường tiềm
năng và hiện tại chi nhánh vẫn chưa phát triển tương xứng với quy mô. Qua các
năm, bằng các hình thức như huy động tiết kiệm dự thưởng, các chương trình bốc
thăm trúng quà tặng, phát hành kỳ phiếu… Vietinbank-CN Huế đã tích cực đẩy
mạnh công tác huy động vốn.
Tỷ trọng tiền gửi dân cư có xu hướng tăng qua các năm, đến năm 2015 chiếm
58,47% tổng số dư huy động vốn, đây là kênh huy động vốn ổn định mà nhiều
NHTM đang hướng đến.
Về kỳ hạn, số dư tiền gửi có kỳ hạn tăng dần cả về giá trị lẫn tỷ trọng trên tổng
số dư huy động vốn, đem lại hiệu quả lợi nhuận cao hơn số dư tiền gửi không kỳ
hạn.Sự gia tăng trong lĩnh vực huy động vốn của Vietinbank-CN Huế thể hiện sự
phát triển nhanh chóng cả về quy mô huy động vốn và số lượng khách hàng tại ngân
hàng.
32
2.2.3.2. Về công tác tín dụng
Bảng 2.2 Tình hình cho vay tại Vietinbank-CN Huế
Đơn vị: tỷ đ ng
Chỉ tiêu
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
So Sánh
2015/2014 2016/2015
+/- % +/- %
Tổng dư nợ 2.031 3.216 3.861 1.185 58,34 645 20,05
Dư nợ theo đối tượng khách hàng
KHDN 1.710 2.845 3.019 1.135 66,37 174 6,11
KH cá nhân 321 371 842 50 15,57 471 126,95
Dư nợ theo loại tiền
VNĐ 1.641 2.917 3.391 1.276 77,75 474 16,24
Vay ngoại tệ quy VNĐ 390 299 470 -91 -23,33 171 57,19
Dư nợ theo thời gian
Cho vay ngắn hạn 974 812 690 -162 -16,63 -122 -15.02
Cho vay trung dài hạn 1,057 2,404 3.171 1,347 127,43 767 31,90
Dư nợ theo TSBĐ
Cho vay có TSBĐ 1.833 2.847 3.389 1.014 55,32 542 29,56
Cho vay không có TSBĐ 198 369 472 171 86,36 103 27,91
Ph ng tổng hợp Vietinbank - Huế)
Năm 2014 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế cũng như các NHTM.
Đứng trước thách thức đó, Chi nhánh đã triển khai nhiều chương trình đồng hành, hỗ
trợ cho DN và cá nhân với nguồn vốn rẻ. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng đã luôn sâu
sát, nắm rõ tình hình khách hàng để đưa ra những phương án tín dụng hiệu quả. Do
đó dư nợ cho vay của Chi nhánh năm 2015 đạt 3.216 tỷ đồng, tăng gần 58,34% so với
năm 2014.
Sang năm 2016, tình hình kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn còn chậm.
VietinBank Huế vẫn quyết tâm nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới, phát triển khách
hàng cũ, triển khai hiệu quả các chương trình cho vay ưu đãi lãi suất đi kèm phương
châm hoạt động “An toàn và hiệu quả”. Dư nợ năm 2016 tăng 20,05% so với năm
33
2015. Trong năm, Chi nhánh đã phát triển được 50 khách hàng doanh nghiệp tiền
vay mới và gần 700 khách hàng cá nhân mới. Trong đó có những phòng đạt mức
tăng trưởng tốt như Phòng Bán lẻ, PGD Gia Hội, PGD Tâv Lộc.
Trong cơ cấu dư nợ cho vay, dư nợ của khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ
trọng cao hơn 90% tổng dư nợ và có xu hướng giảm dần. Dư nợ khách hàng cá
nhân tăng vượt bậc cả về giá trị lẫn tỷ trọng trên tổng dư nợ từ năm 2014-2016, đến
năm 2016 dư nợ khách hàng cá nhân chiếm 16% tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh.
Hiện nay Vietinbank-CN Huế đang định hướng phát triển thị trường ngân hàng bán
lẻ, tăng trưởng cho vay các DN nhỏ và siêu nhỏ để hạn chế rủi ro khi nhiều DN lớn
lâm vào tình trạng khó khăn .
Về cơ cấu dư nợ theo loại tiền thì dư nợ VND chiếm tỷ trọng cao trung bình
khoảng 75% tổng dư nợ, dư nợ ngoại tệ (EUR và USD) chiếm tỷ trọng thấp hơn
nhưng có xu hướng giảm trong năm 2016. Việc duy trì tỷ lệ vay ngoại tệ trong tổng
dư nợ cho thấy Chi nhánh đã thu hút được các DN xuất nhập khẩu và theo định
hướng phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Việc lôi kéo được các đơn vị xuất nhập khẩu
vay vốn tại Chi nhánh một phần tăng dư nợ, bên cạnh đó còn giúp Chi nhánh phát
triển các dịch vụ khác như thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, thanh toán
LC,...Tuy nhiên trong năm 2016 do tình hình biến động mạnh của tỷ giá và nguồn thu
từ ngoại tệ của đơn vị có sự giảm sút nên tỷ lệ dư nợ vay ngoại tệ có giảm mạnh.
Xét về kỳ hạn cho vay, cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư
nợ của Chi nhánh và có xu hướng giảm ở mức khoảng gần 55% tổng dư nợ, cho vay
ngắn hạn chiếm tỷ trọng ít hơn và giảm dần qua các năm. Điều này cho thấy trong 3
năm qua, dư nợ cho vay của Chi nhánh tăng trưởng ổn định mặc dù trong điều kiện
nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, Chi nhánh luôn đảm bảo được tăng trưởng
nguồn vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong hoạt động cho vay, tài sản đảm bảo luôn đi đôi với khoản vay, và đảm
bảo cho nghĩa vụ trả nợ món vay đó. Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo chiếm
khoảng 90%. Việc cho vay tín chấp không có tài sản đảm bảo chủ yếu là vay tiêu
dùng cán bộ công nhân viên, hoặc những đơn vị truyềnthống có quan hệ lâu dài với
Vietinbank, có tình hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, tài chính lành mạnh.
34
2.2.3.3. Chuyển tiền và kiều hối
Thu phí chuyển tiền đạt 3.083 triệu đồng, tăng 23% so với năm 2015 và là
khoản phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu phí dịch vụ của chi nhánh.
Tổng doanh số chi trả kiều hối của chi nhánh đạt 7.409 ngàn USD, thu ph từ
hoạt động kiều hối đạt hơn 350 triệu đ ng.
2.2.3.4. Tài trợ thƣơng mại và kinh doanh ngoại tệ
Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 80.277 ngàn USD, đạt 89% kế hoạch
năm. Thu phí dịch vụ TTTM đạt 1.584 triệu đồng.
Doanh số mua bán ngoại tệ tại chi nhánh là hơn 137 triệu USD, đạt 228% kế
hoạch năm. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt gần 2,1 tỷ đồng.
2.2.3.5. Tiền tệ kho qu
Trong 3 năm qua, cán bộ ngân quỹ tại Vietinbank-CN Huế đã phát huy cao
tinh thần trách nhiệm, tổ chức thu/chi khoa học, đảm bảo an toàn tuyệt đối, không
để xảv ra mất mát tài sản; quản lý tốt tài sản thế chấp và chứng từ có giá. Hoạt động
ngân quỹ cũng đã tính toán, định lượng mức tồn quỹ hàng ngày hợp lý, góp phần
tăng điều hòa tiền mặt trong hệ thống. Doanh số thu tiền mặt 7.621 tỷ đồng, doanh
số chi tiền mặt 7.607 tỷ đồng. Trong năm 2016, cán bộ thủ quỹ chi nhánh đã phát
hiện và trả lại tiền thừa cho khách hàng tổng số món 385, trả lại số tiền thừa 569
triệu đồng. Trong đó, điển hình là cán bộ Trần Thị Xuân Thủv có số món trả tiền
thừa cao nhất 110 món, cán bộ Nguyễn Thị Ngọc Nhung trả lại tiền thừa cho khách
số tiền cao nhất 143 triệu đồng.
2.2.3.6. Công tác phát triển th và dịch vụ ngân hàng điện tử
+ Trong năm 2016, Chi nhánh đã tiến hành lắp đặt 98 máy POS, đạt 85% kế
hoạch giao. Doanh số thanh toán thẻ thực hiện năm 2016 là 401.684 triệu đồng, đạt
87% kế hoạch giao, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2015.
+ Phát hành thẻ ghi nợ nội địa: năm 2016 chi nhánh đã phát hành 28.635 thẻ
E-partner, đạt 114% so với kế hoạch năm. Song song với tăng trưởng về số lượng
thẻ phát hành mới, nguồn vốn huy động từ tài khoản ATM cũng tăng lên, đến
31/12/2014 đạt 129 tỷ đồng, đạt 107% kế hoạch năm, thu dịch vụ thẻ đạt gần 6 tỷ
35
đồng. Phát hành thẻ ghi nợ quốc tế là 263 thẻ. Phát hành thẻ tín dụng quốc tế là
2.146 thẻ, đạt 90% kế hoạch năm.
+Hoạt động ngân hàng điện tử: một số sản phẩm mới đang được triển khai
như: Dịch vụ thu mạng viễn thông, viện phí…
2.2.3.7. Các công tác khác
Công tác quản trị hệ thống, tin học
- Thường xuyênduy trì đảm bảo hệ thống truyềnthông hoạt động liên tục phục
vụ tốt hoạt động giao dịch với khách hàng và nội bộ; luôn khắc phục kịp thời sự cố
truyềnthông tại chi nhánh và các PGD. Triển khai có hiệu quả hệ thống Core
Banking, tuân thủ tuyệt đối qui trình, không để xảv ra vi phạm về chính sách an
toàn thông tin tại chi nhánh, làm tốt công tác quản trị nười sử dụng.
- Thực hiện tốt công tác bảo trì định kỳ các thiết bị CNTT nâng độ bền của
thiết bị tin học, sửa chữa và tận dụng những linh kiện thay thế sẵn có nhằm tiết
kiệm chi phí cho chi nhánh..
Tổ chức cán bộ và đào tạo
Công tác tuyển dụng, luân chuyển, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ được thực
hiện theo đúng quy định của NHTMCPCTYN, chú trọng cán bộ trẻ, có trình độ để
đảm bảo tính kế thừa, tạo nguồn lãnh đạo trong dài hạn. Tổ chức thi nghiệp vụ,
đánh giá đúng năng lực cán bộ. Trong năm đã cử các cán bộ đi học các lớp nghiệp
vụ do NHTMCPCTYN tổ chức, đánh giá, sắp xếp lao động phù hợp trình độ
chuyên môn nghiệp vụ.
Trong năm 2016, chi nhánh đã tuyển dụng mới 15 cán bộ mới, tiếp nhận 02
cán bộ chuyển công tác trong cùng hệ thống và từ Ngân hàng Martinebank đến; 04
cán bộ nghỉ việc theo chế độ, 02 cán bộ nghỉ hữu, 01 cán bộ chấm dứt HĐLĐ theo
nguyện vọng cá nhân của NLĐ, và 01 cán bộ chuyển công tác đến NHNN tỉnh Thừa
Thiên Huế làm việc; 06 cán bộ chuyển công tác đến phòng hỗ trợ trực thuộc trung
ương phụ trách khu vực miền trung.
- Thực hiện rà soát, sắp xếp, bố trí nhân sự phù hợp, đáp ứng vêu cầu của công tác
chuyển đổi mô hình giao dịch mới Core Banking theo chỉ đạo của NH TMCP CT VN.
36
Công tác phát triển mạng lưới
Khởi công xây dựng trụ sở mới tại 02 Lê Quý Đôn, Phường Phú Hội, Thành
phố Huế vào ngày 09 tháng 01 năm 2016 với kiến trúc nhà kính 15 tầng xứng tầm
VietinBank nhằm thuận lợi phục vụ cho khách hàng và cở sở vật chất đầy đủ tiện
nghi thích ứng mô hình kinh doanh mới của chi nhánh.
Tháng 09 năm 2016 vừa qua đã chuyển địa điểm giao dịch và đổi tên PGD
Đống Đa tại 36 Đống Đa, phường Phú Nhuận thành PGD An Dương Vương có địa
chỉ 62 An Dương Vương phường An Cựu thành phố Huế.
Lợi nhuận hạch toán nội bộ năm 2016 của VietinBank Huế đạt 64 tỷ đồng, tăng
31,98% so với cùng kỳ năm trước và đạt 131,98% kế hoạch NH TMCP CT Việt Nam
giao phó. Với chất lượng cao và sự minh bạch trên tất cả các mặt của hoạt động, có thể
nói, lợi nhuận NH TMCP CT TT Huế đạt được là lợi nhuận "bền vững, minh bạch".
Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh NH TMCP CT VN CN TT Huế
(Từ năm 2014-2016)
Đơn vị tỷ đ ng
Chỉ tiêu 2014 2015 2016
2015 so với 2014 2016 so với 2015
Số tiền
Sosánh
(%)
Sổ tiền
Sosánh
(%)
l.Tổng thu 458.611 492.821 510.531 34.210 107,46 17.710 103,59
2.Tổng chi 416.092 443.962 446.048 27.870 106,69 2.086 100,47
3.Lãi 42.519 48.859 64.483 6.340 114,91 15.624 131,98
Ngu n Ph ng tổng hợp VietinBank Huế
Thành quả cao trên là kết quả của sự năng động, đoàn kết, lòng quyết tâm và
sự cố gắng không mệt mỏi của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh trong
những năm qua. Bên cạnh tăng cường huy động vốn và sử dụng nội tệ, hoạt động
mua bán ngoại tệ và các nghiệp vụ thanh toán quốc tế cũng có mức tăng trưởng khá
cao và sản phẩm mới đã được nghiên cứu và đưa vào dụng như: Hệ thống rút tiền tự
động, dự án thẻ auto debit... song song với mở rộng hoạt động kinh doanh.
37
Lợi nhuận tăng lên hàng năm, tốc độ tăng trưởng ở mức cao, phản ánh nỗ lực
của ngân hàng trong điều cạnh tranh khốc liệt giữa VietinBank Huế như hiện nay.
NH TMCP CT VN chi nhánh TT Huế ngàycàng khẳng định được uy tín của mình
với khách hàng cũng như các tổ chức tín dụng khác.
2.3. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng
Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế
2.3.1. Đánh giá chỉ tiêu quy mô huy động vốn thông qua tốc độ tăng trƣởng
huy động vốn
2.3.1.1 Tốc độ tăng trƣởng
Công tác huy động vốn trên địa bàn NHCT VN CN TT Huế, có nhiều ngân
hàng, tổ chức phi ngân hàng cùng hoạt động cạnh tranh khuyết liệt do vậy nguồn
vốn của NHCT VN CN TT Huế có xu hướng giảm qua các năm.
Bảng 2.4.Biến động huy động vốn theo cơ cấu của NH TMCP CT VN CN
TT Huế(Từ năm 2014-2016)
Đơn vị tỷ đ ng
Chỉ tiêu
2014 2015 2016
Tổng
số
Tổng số
Tỷ lệ tăng
trƣởng (%)
Tổng số
Tỷ lệ tăng
trƣởng (%)
Tổng huy động 2,821 3,465 11,06 4,248 22,6
I.Phân loại theo đối tượng
1.Tiền gửi Doanh nghiệp 1.316 1.080 -17,93 1.034 -4.2
1.1VNĐ 1.061 679 -35,90 667 -1.67
Ngoại tệ quy VNĐ 34 117 244,11 16 -86,32
1.2 Không kỳ hạn 426 835 96 870 4,19
1.3 Có kỳ hạn 890 245 -72,47 164 -33,06
2. Tiền gửi dân cư 1.185 1.883 58,90 2.804 48,91
2.1VNĐ 985 1.712 73,80 2.653 54,96
Ngoại tệ quy VNĐ 200 171 -14,5 151 -11,69
2.2 Không kỳ hạn 87 34 -60.92 14 -58,82
Có kỳ hạn 1.098 1.849 68,39 2.790 50,89
3.Tiền gửi khác 310 502 61,93 410 -18,32
Ngu n Ph ng tổng hợp VietinBank Huế
38
Trước sự cạnh tranh gay gắt của VietinBank Huế thương mại khác, để giữ
vững và tăng cường huy động vốn, VietinBank Huế đã chủ động triển khai mạnh
mẽ nhiều biện pháp thu hút vốn như : áp dụng đa dạng các hình thức tiền gửi kỳ hạn
với lãi suất linh hoạt theo số tiền và kỳ hạn gửi tiền; triển khai đầy đủ các sản phẩm
huy động vốn VNĐ và ngoại tệ để khách hàng lựa chọn; mở rộng đối tượng huy
động vốn là TCTD phi ngân hàng; TCKT khác; các quỹ công đoàn...Triển khai kịp
thời các đợt phát hành kỳ phiếu, tiết kiệm dự thưởng kèm quà khuyến mãi. Chủ
động quảng cáo và đẩy mạnh công tác tiếp thị khách hàng.
Cụ thể qua bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn VietinBank Huế tăng qua các
năm. Nếu như năm 2014 tổng nguồn vốn huy động đạt 2.821 tỷ đồng, thì năm 2015
đạt 3.465 tỷ đồng tăng 644 tỷ đồng so với năm2014,năm 2016 đạt 4.248 tỷ đồng
tăng 783 tỷ đồng so với năm 2015, điều này cho thấy mức độ tăng trưởng của chi
nhánh là khá tốt. Có được sự tăng trưởng vượt bậc đó là thương hiệu của
Vietinbank, bên cạnh đó ngân hàng đã có chính sách marketing lôi kéo và chăm sóc
khách hàng cá nhân rất tốt. Mặc dù trong những năm 2014 – 2016 có tỷ lệ lạm phát
cao, công chúng thay vi gửi tiền vào ngân hàng đã đem đầu tư vào nhiều kênh khác
đem lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Ngoài ra VietinBank Huế khác trên cùng địa bàn
liên tục gia tăng lãi suất huy động trong khi lãi suất huy động vốn của NHCT VN
luôn duy trì ở mức thấp theo quy định của NHNN nhưng tốc độ gia tăng khách hàng
càng năm càng mạnh. Tuy có nhiều biến động bất thường như vậy, nhưng
VietinBank Huế chủ động khai thác nguồn vốn bằng nhiều hình thức phong phú từ
mọi thành phần kinh tế.
Xét tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn theo đối tượng huy động thấy rằng
nguồn vốn huy động từ đối tượng khách hàng là doanh nghiệp giảm mạnh 236 tỷ
đồng tương ứng 17,93% năm 2014-2015.Nguyên nhân nguồn vốn doanh nghiệp
giảm mạnh như vậy, do thị phần khách hàng doanh nghiệp chủ yếu là các công ty
xây dựng, các doanh nghiệp phân phối bia huda… hiện nay thị trường này đang bị
đóng băng ở thành phố Huế. Nhưng đến năm 2016 thì Ban lãnh đạo Chi nhánh cùng
các chiến binh Phòng Khách hàng Doanh nghiệp đã không ngừng nỗ lực phấn đấu
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT

More Related Content

What's hot

Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...Nguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
 
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân HàngTrọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
 
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tậpBáo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
 
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAYLuận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
 
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAYĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Báo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAY
Báo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAYBáo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAY
Báo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAY
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng VietinbankĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank
 
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
 
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOTĐề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
 

Similar to Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT

Đề tài thực trạng quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp, H...
Đề tài  thực trạng quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp,  H...Đề tài  thực trạng quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp,  H...
Đề tài thực trạng quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp, H...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...Quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
[VIETNAMESE THESIS] Solutions to limit risks in international payment at Saig...
[VIETNAMESE THESIS] Solutions to limit risks in international payment at Saig...[VIETNAMESE THESIS] Solutions to limit risks in international payment at Saig...
[VIETNAMESE THESIS] Solutions to limit risks in international payment at Saig...Giang Vu Hoang
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...NOT
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...NOT
 
Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại
 Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại  Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại
Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại Luanvantot.com 0934.573.149
 
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp tại ngân hà...
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp tại ngân hà...Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp tại ngân hà...
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp tại ngân hà...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn cao học Ngân Hàng
Luận văn cao học Ngân HàngLuận văn cao học Ngân Hàng
Luận văn cao học Ngân HàngNguyễn Công Huy
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial Bank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial BankLuận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial Bank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial BankViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Đề tài: Hoàn thiện marketing trong hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân,...
Đề tài: Hoàn thiện marketing trong hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân,...Đề tài: Hoàn thiện marketing trong hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân,...
Đề tài: Hoàn thiện marketing trong hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân,...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT (20)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZA...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZA...ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZA...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZA...
 
Đề tài thực trạng quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp, H...
Đề tài  thực trạng quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp,  H...Đề tài  thực trạng quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp,  H...
Đề tài thực trạng quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp, H...
 
Quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...Quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
 
[VIETNAMESE THESIS] Solutions to limit risks in international payment at Saig...
[VIETNAMESE THESIS] Solutions to limit risks in international payment at Saig...[VIETNAMESE THESIS] Solutions to limit risks in international payment at Saig...
[VIETNAMESE THESIS] Solutions to limit risks in international payment at Saig...
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
 
Đề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAY
Đề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAYĐề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAY
Đề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAY
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
 
Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại
 Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại  Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại
Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại
 
Đề tài mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế, ĐIỂM 8
Đề tài mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế,  ĐIỂM 8Đề tài mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế,  ĐIỂM 8
Đề tài mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế, ĐIỂM 8
 
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp tại ngân hà...
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp tại ngân hà...Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp tại ngân hà...
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp tại ngân hà...
 
20352
2035220352
20352
 
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
 
20170
2017020170
20170
 
Luận văn cao học Ngân Hàng
Luận văn cao học Ngân HàngLuận văn cao học Ngân Hàng
Luận văn cao học Ngân Hàng
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial Bank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial BankLuận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial Bank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial Bank
 
Đề tài: Hoàn thiện marketing trong hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân,...
Đề tài: Hoàn thiện marketing trong hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân,...Đề tài: Hoàn thiện marketing trong hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân,...
Đề tài: Hoàn thiện marketing trong hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân,...
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà NộiĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
 
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
 
Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO
 Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO
Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhBookoTime
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 

Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………/……… .…../…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ THÙY LINH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS THÁI THANH HÀ THỪA THIÊN HUẾ, NĂM 2016
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế là công trình nghiên cứu độc lập, do tác giả thực hiện. Các số liệu minh họa trong Luận văn là trung thực, có trích dẫn cụ thể. Những kết quả tổng kết được từ Luận văn chưa được sử dụng hay công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Học viên Trần Thị Thùy Linh
  • 3. Lời cảm ơn Suốt hai năm học tập và rèn luyện dưới mái trường mang tên Học viện Hành chính, nhờ sự chî bâo tận tình cûa các thæy cô, tôi đã thu thập được những kiến thức bổ ích trong sách vỡ lẫn kinh nghiệm sống thực tiễn. Với lòng biết ơn såu sắc, tôi xin chån thành câm ơn PGS.TS. Thái Thanh Hà, người thæy đã hết lòng chî bâo và định hướng khoa học để tôi có thể hoàn thành khóa luận này. Tôi cüng xin chån thành câm ơn các thæy cô giáo khoa Sau đäi học Học viện Hành chính đã động viên, täo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin được ngô lời câm ơn đến các anh chị đồng nghiệp đang công tác täi Ngån hàng Thương mäi Cổ phæn Công Thương Việt Nam - chi nhánh Huế täo điều kiện, giúp đỡ tôi thu thập những tư liệu quý báu täi Ngån hàng. Træn Thị Thùy Linh
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ......................................................... 4 3.1. Mục đích............................................................................................. 4 3.2. Nhiệm vụ............................................................................................ 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ....................................... 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 5 5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn ..................................................... 5 5.1. Phương pháp luận .............................................................................. 5 5.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn................................................. 5 6.1. Ý nghĩa lý luận................................................................................... 5 6.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................ 5 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 6 CHƢƠNG 1:CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐNTẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .................................................................................. 7 1.1. Tổng quan về huy động vốn tại Ngân hàng thương mại........................ 7 1.1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại.............................................. 7 1.1.2. Khái niệm động vốn......................................................................11 1.1.3. Vai trò của huy động vốn..............................................................12 1.1.4. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại .............13 1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của Ngân hàng thương mại15 1.2.1. Các nhân tố chủ quan....................................................................15 1.2.2. Các nhân tố khách quan ................................................................17 1.3. So sánh các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ..................19
  • 5. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ .....................................................................22 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế ........22 2.2. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Thừa Thiên Huế.........................................................................22 2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................23 2.2.2. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế............................................................24 2.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế.....................29 2.3. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế ...........................................37 2.3.1. Đánh giá chỉ tiêu quy mô huy động vốn thông qua tốc độ tăng trưởng huy động vốn...............................................................................37 2.3.2. Đánh giá cơ cấu huy động vốn......................................................40 2.3.3. Chi phí huy động vốn....................................................................48 2.3.4. Đánh giá tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn....50 2.4. Đánh giá chung ....................................................................................51 2.4.1. Những kết quả đạt được................................................................51 2.4.2. Những hạn chế ..............................................................................54 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế..................................................55 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ.................................................60 3.1. Phương hướng phát triển huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế.........................60
  • 6. 3.2. Hệ thống các giải pháp.........................................................................62 3.2.1. Giải pháp về hoạch định và thực hiện chiến lược huy động vốn..62 3.2.2. Giải pháp về đội ngũ bán hàng, cán bộ công tác làm huy động vốn...63 3.2.3. Giải pháp về xây dựng chuẩn mực giao dịch mang đậm bản sắc văn hóa Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế.......................................................................................63 3.2.4. Giải pháp về huy động vốn thông qua áp dụng hiệu quả chính sách chăm sóc khách hàng ..............................................................................66 3.2.5. Giải pháp huy động vốn thông qua chính sách maketting............70 3.2.6. Giải pháp mở rộng huy động vốn thông qua phát triển hiệu quả mạng lưới phòng giao dịch .....................................................................73 3.2.7. Giải pháp huy động vốn liên quan đến lãi suất huy động vốn......74 3.2.8. Giáp pháp phát triển các dịch vụ ngân hàng hỗ trợ cho việc huy động vốn...........................................................................................................75 3.3. Kiến nghị..............................................................................................78 3.3.1. Đối với Ngân hàng nhà nước........................................................79 3.3.2. Đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.....................81 3.3.3 Kiến nghị với chính phủ.................Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN....................................................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 7. DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT ATM : Máy rút tiền tự động BHXH : Bảo hiểm xã hội BCTC : Báo cáo tài chính BCĐKT : Bảng cân đối kế toán BCKQHĐKD: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCKQKD : Báo cáo kết quả kinh doanh BCLCTT : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ CAR : Hệ số chỉ ra tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CN : Chi nhánh DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DPRR : Dự phòng rủi ro NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NIM : Thu nhập ròng từ lãi cận biên NNIM : Thu nhập ròng ngoài lãi cận biên TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ : Tài sản cố định TSLĐ : Tài sản lưu động VCB : Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam VCB Huế : Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Huế VCSH : Vốn chủ sở hữu ROA : Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ROE : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu SXKD : Sản xuất kinh doanh WB : World bank - Ngân hàng thế giới
  • 8. DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG, BlỂU Hình 2.1. Mô hình tổ chức của Vietinbank-CN Huế.............................................28 Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại Vietinbank-CN Huế..................................30 Bảng 2.2 Tình hình cho vay tại Vietinbank-CN Huế ...........................................32 Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh NH TMCP CT VN CN TT Huế (Từ năm 2014-2016)..............................................................................36 Bảng 2.4. Biến động huy động vốn theo cơ cấu của NH TMCP CT VN CN TT Huế (Từ năm 2014-2016)......................................................................37 Bảng 2.5. Vốn huy động của CN Huế (Từ năm 2014-2016).................................39 Bảng 2.6. Cơ cấu nguồn vốn huy động chia theo đối tượng của VietinBank Huế (Từ năm 2014-2016)..............................................................................42 Bảng 2.8. Bảng cơ cấu nguồn vổn huy động theo thời gỉan tại CN Huế (Từ năm 2014 - 2016) ..........................................................................................44 Bảng 2.9. Bảng cơ cấu nguồn vến huy động theo kỳ hạn tại VietinBank Huế (Từ năm 2014-2016).....................................................................................46 Bảng 2.10. Chi phí huy động vốn bình quân (Từ năm 2014-2016).........................49 Bảng 2.11. Tình hình thu nhập từ vốn huy động (Từ năm 2014-2016)...................50 Bảng 2.12. So sánh nguồn và dư nợ (Từ năm 2014-2016)......................................51 Biểu đồ 2.1.Cơ cấu tiền gửi phân theo loại tiền tệ....................................................41 Biểu đồ 2.2.Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng huy động .........................................42 Biểu đồ 2.3.Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian...........................................44 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn .............................................46
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự nghiệp đổi mới và đi lên của đất nước thì không thể phủ nhận vai trò đóng góp của các Ngân hàng thương mại. Bởi vì Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế. Trong khi đó vốn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, là mạch máu xuyên suốt và quan trọng đầu tiên cho bất cứ doanh nghiệp nào muốn hoạt động và tồn tại. Chúng ta cần khẳng định rằng không thể thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội của nhà nước, cũng như các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp nếu như không có vốn. Đối với VietinBank Huế thương mại với tư cách là một doanh nghiệp, một định chế tài chính trung gian hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ thì vốn lại có một vai trò hết sức quan trọng. Cùng với sự ra đời của hàng loạt các nhà máy, doanh nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp thì hoạt động của ngân hàng cũng không kém phần náo nhiệt. Việc gia nhập WTO, đối với lĩnh vực tài chính thì các hình thức hoạt động của ngân hàng trở nên sôi động và có tính cạnh tranh, đặc biệt giữa ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài như: BIDV, Vietinbank, HSBC, Standard Chartered Bank, ACB, VB bank, Sacombank, Mbbank… Hòa chung với xu thế phát triển chung, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) được đánh giá là con chim đầu đàn của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần. Vietinbank luôn chú trọng việc nâng cao nguồn nhân lực, mở rộng mạng lưới hoạt động và hiện đại hóa chi nhánh ngân hàng. Với chiến lược xây dựng Vietinbank thành một ngân hàng hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam, toàn thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên của Vietinbank nói chung và Vietinbank chi nhánh Thừa Thiên Huế nói riêng đã phấn đấu và đổi mới không ngừng để gia tăng giá trị khách hàng, cổ đông và các nhà đầu tư. Là một chi nhánh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng cổ phần Công thương Việt Nam-chi nhánh Thừa Thiên Huế đã đạt được thành quả đáng kể trong mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng hoạt động kinh
  • 10. 2 doanh. Tuy nhiên, thực tiễn đang đặt ra những thách thức mới ở phía trước như: do ảnh hưởng của tình hình kinh tế- xã hội địa phương, những khó khăn từ môi trường kinh tế Vì mô, từ nội tại của mình, sự cạnh tranh ngày càng gia tăng của các tổ chức tín dụng, các định chế tài chính và trần lãi suất cho vay ngày càng giảm xuống thì hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế cần áp dụng những giải pháp thích ứng nào để nâng cao hiệu quả là vấn đề cấp thiết hiện nay. Là một cán bộ công tác tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam-chi nhánh Thừa Thiên Huế, trong những năm gần vấn đề làm thế nào để tiếp tục giữ vững và mở rộng nguồn vốn huy động tại chi nhánh trong tình hình cạnh tranh gay gắt, phức tạp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang là những trăn trở không chỉ của Ban Lãnh đạo mà của từng cán bộ, nhân viên của Ngân hàng thương mại cổ phân Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Vì vậy sau khi tham gia chương trình đào tạo cao học, chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng ở Học viện Hành chính Quốc gia, bản thân đã được tiếp cận kiến thức về chuyên ngành một cách chuyên sâu và đúc kết được nhiều kinh nghiệm cả về lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy em đã mạnh dạn chọn đề tài “Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Làm thế nào để huy động vốn tại VietinBank Huế thương mại đã và đang là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý quan tâm nhằm tìm ra những giải pháp tích cực nhấttrong việc giữ vững và mở rộng nguồn vốn.Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu ở những cấp độ khác nhau được công bố thể hiện qua sách chuyên khảo, các đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: - Giáo trình Ngân hàng thương mại của PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2009) Nhà xuất bản thông kế đã trình bàv tổng quan về ngân hàng thương mại, nguồn vốn và quản lý nguồn vốn tại ngân hàng thương mại…
  • 11. 3 - Cuốn sách Nghiệp vụ ngân hàng thương mại của PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn chủ biên giúp người đọc nhìn nhận những đóng góp cũng như những mặt còn yếu kém của hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng tới nền kinh tế Việt Nam (VN), từ đó đưa ra những khuyến nghị và giải pháp nhằm đối mặt với những thách thức của quá trình hội nhập kinh tế thế giới hiện nay. - Luận án tiến sĩ kinh tế “Giải pháp đa dạng các hình thức huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng thương mại công thương Việt Nam” của Nghiên cứu sinhNguyễn Văn Thạnh (2001) đã hệ thống hóa các hình thức huy động vốn và sử dụng vốn của VietinBank Huế thương mại trong nền kinh tế thị trường, đánh giá mối quan hệ, tác động cũng như ảnh hưởng giữa huy động vốn và sử dụng vốn trên cơ sở kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Từ việc phân tích các hình thức huy động và sử dụng vốn của Ngân hàng thương mại cổ phân Công thương Việt Nam để chỉ ra được những mặt mạnh và những tồn tại của huy động vốn. - Luận văn thạc sỹ kinh tế “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam-Chi nhánh Huế” của học viên Phạm Thị Thanh Thủv (2009) đã nêu lên những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ huy động vốn và hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại, các nhân tố tác động đến huy động vốn, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng huy động vốn thông qua việc phân tích quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động, đồng thời đề cập đến một số chỉ tiêu liên quan đến chi phí huy động vốn. - Luận văn thạc sỹ tài chính - ngân hàng “Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam-Chi nhánh Phú Xuân, Thừa Thiên Huế” của học viên Đào Duy Hồng Anh (2015). Công trình này đã đưa ra những vấn đề cơ bản về vốn và huy động vốn, từ thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam đã đưa ra được một số giải pháp đối với VietinBank Huế thương mại nói chung và ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Phú Xuân, Thừa Thiên Huế nói riêng.
  • 12. 4 Bên cạnh đó, tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến huy động vốn và mỗi công trình đều tiếp cận ở mỗi giác độ, thời gian và không giankhác nhau. Vì vậy, học viên đã mạnh dạn tiếp tục nghiên cứu đề tài “Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế”. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại, luận văn nghiên cứuđánh giá thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam- Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Từ đó mạnh dạnđề xuất một số giải pháp huy động vốn tại của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế nói riêng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. 3.2. Nhiệm vụ + Hệ thống hoá có bổ sung hoàn thiện và chỉnh sửa những cơ sở lý luận về huy động vốn tại Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. +Phân tích,đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Qua đó rút ra những nhận xét về kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập, từ đó tìm ranguyên nhân của công tác huy động vốn. + Trên cơ sở lý luận và tham chiếu lý luận của VietinBank Huế thương mại khác đề xuất hệ thống giải pháp nhằm huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế phù hợp với đặc điểm và điều kiện của địa phương. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1.Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận vănlà huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế.
  • 13. 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận văn nghiên cứu công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế. - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế với thời gian khảo sát thực tế từ 2014-2016 và đề xuất giải pháp hoàn thiện cho năm 2017 và các năm tiếp theo. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phƣơng pháp luận Luận văn tiếp cận đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp duy vật biện chứng và các quan điểm của Đảng và Nhà nước trong cơ chế quản lý nhà nước về hệ thống VietinBank Huế thương mại ở Việt Nam. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phối hợp hệ thống các phương pháp nghiên cứu cơ bản như sau: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu Hệ thống các khái niệm và luận điểm làm cơ sở cho việc nghiên cứu trong thực tiễn được hình thành thông qua quá trình thu thập kiến thức từ các công trình nghiên cứu và các tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước. + Phương pháp thống kê toán học Trên cơ sở thu thập, tổng hợp, trình bàv số liệu và tính toán các yếu tố ảnh hưởng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán để đề xuất các giải pháp cho hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn hệ thống hoá những vấn đề lý luận về công tác huy động vốn của VietinBank Huế thương mại, từ đó, góp phần làm rõ và bổ sung một số vấn đề lý luận trong chuyên ngành tài chính-ngân hàng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng việc huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-chi nhánh Thừa Thiên huế đã chỉ ra được những kết
  • 14. 6 quả đạt được, những hạn chế, đặc biệt là nguyên nhân của nó làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các phương pháp và hệ thống các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế phù hợp với định hướng và tình hình kinh doanh của chi nhánh cũng như phù hợp với điều kiện ở tỉnh Thừa Thiên Huế. - Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu về môn học Quản trị Ngân hàng thương mại trong chuyên ngành đào tạo đại học, cao học về Tài chính-Ngân hàng mà trực tiếp ở đây là hoạt động huy động vốn ở Ngân hàng thương mại. - Luận văn có giá trị tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách thực tế mà trực tiếp là Ban Giám đốc, cán bộ, nhân viên VietinBank Huế thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương cụ thể như sau: Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về huy động vốn của Ngân hàng thương mại. Chƣơng 2:Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Chƣơng 3: Phương hướng và giải pháp huy động vốn Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế
  • 15. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về huy động vốn tại Ngân hàng thƣơng mại 1.1.1. Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại 1.1.1.1. Khái niệm Luật số 02/1997/QH10 Luật các tổ chức tín dụng Viêt Nam khẳng định: “Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan” (Điều 10 Luật các tổ chức tín dụng). Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Các Tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cungứng các dịch vụ thanh toán. Như vậy, ngân hàng thương mại chính là một doanh nghiệp, nhưng đối tượng kinh doanh của ngân hàng thương mại là tiền tệ. 1.1.1.2. Các nghiệp vụ cơ bản Nghiệp vụ huy động vốn Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng ngàycàng mở rộng sẽ tạo uy tín cho ngân hàng ngàycàng cao. Do đó các NHTM phải căn cứ vào chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, của địa phương, từ đó đưa ra các loại hình huy động vốn phù hợp nhất. Đây là một nghiệp vụ cơ bản và quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Nghiệp vụ huy động vốn cụ thể bao gồm các nghiệp vụ sau: a. Nghiệp vụ tiền gửi Đây là nghiệp vụ phản ánh hoạt động Ngân hàng nhận các khoản tiền gửi từ các doanh nghiệp vào để thanh toán hoặc với mục đích bảo quản tài sản. Ngoài ra, NHTM cũng có thể huy động các khoản tiền nhàn rỗi trong dân chúng gửi vào ngân hàng với mục đích bảo quản hoặc hưởng lãi trên số tiền gửi.
  • 16. 8 b. Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá: Các NHTM phần lớn sử dụng nghiệp vụ này để thu hút các khoản vốn có tính thời hạn tương đối dài vàổn định, nhằm đảm bảo khả năng đầu tư, khả năng cung cấp đủ các khoản tín dụng mang tính trung và dài hạn vào nền kinh tế. Hơn nữa, nghiệp vụ này còn giúp các NHTM giảm thiểu rủi ro và tăng cường tính ổn định vốn trong hoạt động kinh doanh. c. Nghiệp vụ đi vay: Nghiệp vụ đi vay được các NHTM sử dụng thường xuyên nhằm mục đích tạo vốn kinh doanh cho mình bằng việc vay các tổ chức tín dụng trên thị trường tiền tệ và vay ngân hàng Nhà nước dưới các hình thức tái chiết khấu hayvay có đảm bảo... Trong đó các khoản vay từ ngân hàng Nhà nước chủ yếu nhằm tạo sự cân đối trong điều hành vốn của bản thân NHTM khi mà nó không tự cân đối được nguồn vốn. d. Nghiệp vụ huy động vốn khác: Ngoài ba nghiệp vụ huy động vốn cơ bản kể trên, NHTM còn có thể tạo vốn kinh doanh cho mình thông qua việc nhận làm đại lý hay uỷ thác vốn cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đây là khoản vốn huy động không thường xuyên của NHTM, thường để nhận được khoản vốn này đòi hỏi VietinBank Huế phải lập ra các dự án cho từng đối tượng hoặc nhóm đối tượng phù hợp với đối tượng các khoản vay. Nghiệp vụ sử dụng vốn Đây là nghiệp vụ phản ánh quá trình sử dụng vốn của NHTM vào các mục đích khác nhau nhằm đảm bảo an toàn kinh doanh cũng như tìm kiếm lợi nhuận. Nghiệp vụ tài sản có bao gồm các nghiệp vụ cụ thể sau: a.Nghiệp vụ ngân quỹ: Nghiệp vụ này phản ánh các khoản vốn của NHTM được dùng vào với mục đích nhằm đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán hiện thời cũng như khả năng thanh toán nhanh của NHTM và thực hiện quy định về dự trữ bắt buộc do ngân hàng Nhà nước đề ra. b.Nghiệp vụ cho vay: Đây có thể nói là nghiệp vụ quan trọng bậc nhất trong hoạt động quản lý tài sản có của NHTM. Nghiệp vụ này đóng góp phần lớn lợi nhuận trong quá trình hoạt
  • 17. 9 động kinh doanh của các ngân hàng. Thông qua nghiệp vụ này mà ngân hàng cung cấp các khoản tín dụng ngắn, trung và dài hạn cho các thành phần trong nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. c.Nghiệp vụ đầu tư tài chính: Bên cạnh nghiệp vụ tín dụng, các NHTM còn dùng số vốn huy động được từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế - xã hội để đầu tư vào nền kinh tế dưới các hình thức như: hùn vốn, góp vốn, kinh doanh chứng khoán trên thị trường...và trực tiếp thu lợi nhuận trên các khoản đầu tư đó. Nghiệp vụ khác Là trung gian tài chính, ngân hàng có rất nhiều lợi thế. Một trong những lợi thế đó là ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hóa và dịch vụ. Để thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc, ủv nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử… Mặt khác, các NHTM còn tiến hành môi giới, mua, bán chứng khoán cho khách hàng và làm đại lý phát hành chứng khoán cho các công ty. Ngoài ra ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ ủv thác như ủv thác cho vay, ủv thác đầu tư, ủv thác cấp phát, ủv thác giải ngân và thu hộ. Như vậy, các nghiệp vụ trên nếu thực hiện tốt sẽ đảm bảo cho ngân hàng tồn tại và phát triển vững mạnh trong môi trường cạnh tranh ngàycànggay gắtnhư hiện nay, vì các nghiệp vụ trên có mối liên hệ chặt chẽ thường xuyên tác động qua lại với nhau. Nguồn vốn huy động ảnh hưởng tới quyết định sử dụng vốn, ngược lại nhu cầu sử dụng vốn ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu của nguồn vốn huy động. Các nghiệp vụ trung gian tạo thêm thu nhập cho ngân hàng nhưng mục đích chính là thu hút khách hàng, qua đó tạo điều kiện cho việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả. 1.1.1.3 Vai trò của ngân hàng thƣơng mại Trong thời gian gần đây, tình hình diễn biến lãi suất, tín dụng, giá vàng, ngoại hối và đặc biệt là hoạt động của VietinBank Huế thương mại đang thu hút sự quan tâm lớn của dư luận và giới kinh doanh. Chính vì điều đó, ngân hàng thương mại thông qua việc thực hiện chức năng, vai trò của mình nhất là chức năng trung gian tín dụng đã trở thành một bộ phận thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Sự đóng góp này thể hiện như sau:
  • 18. 10 Thứ nhất, ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế để đầu tư vào sản xuất kinh doanh và các nhu cầu chi tiêu khác. Hiện nay, với vai trò cầu nối, ngân hàng thương mại đứng ra huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi ở mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế bằng cơ chế tiền gửi có kỳ hạn và không có kì hạn, rồi tái phân phối cho nền kinh tế quốc dân, đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho quá trình tái sản xuất. Thứ hai, ngân hàng thương mại hỗ trợ Nhà nước trong điều tiết Vì mô nền kinh tế. VietinBank Huế thương mại thực hiện đúng chức năng của mình để hướng tới mục tiêu lợi nhuận cho chính ngân hàng đồng thời đã góp phần thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia như ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng thương mại ngàycàng phát huy được vai trò công cụ đòn bẩv của nó trong việc thực thi chính sách tiền tệ tín dụng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo như những mục tiêu đã hoạch định. Chẳng hạn, việc xoá bỏ cơ chế lãi suất “trần”, “sàn”, thực hiện cơ chế lãi suất cơ bản, rồi chuyển sang cơ chế lãi suất thoả thuận đã giúp cho các tổchức tín dụng linh hoạt hơn trong điều hành lãi suất, ưu đãi cho vay lãi suất thấp hơn, khuyến khích xuất khẩu, góp phần thực hiện mục tiêu hướng mạnh về xuất khẩu như chính sách đã đề ra. Thứ ba, ngân hàng thương mại góp phần phân bổ, điều hoà vốn giữa các ngành, các vùng trong nền kinh tế quốc dân, do đó tạo nên sự phát triển nhanh, các vùng trong một nước Để tạo đồng đều cân bằng về vốn giữa các ngành, vùng trong nền kinh tế, ngân hàng thương mại sẽ đứng ra thực hiện chức năng của mình, thu hút vốn thừa ở các ngành, vùng có nhiều nguồn vốn nhàn rỗi chuyển sang các ngành, vùng đang có nhu cầu sử dụng vốn. Thứ tư, ngân hàng thương mại góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường. Tín dụng ngân hàng là nguồn vốn chủ yếu bổ sung vốn lưu động (ngắn hạn) cho các tổ chức kinh tế mua nguyên vật liệu để tiến hành sản xuất kinh doanh và hoạt động ngân hàng đã góp phần làm biến đổi các điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các chủ thể kinh
  • 19. 11 tế theo hương tối ưu, nhất là đảm bảo các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” qua một hệ thống đồng bộ về vốn. Thứ năm, ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các nước, thúc đẩy phát triển ngoại thương, công nghiệp và các ngành có liên quan. Cùng với xu hướng hội nhập, khu vực hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, các quốc gia trên thế giới không ngừng mở rộng giao lưu buôn bán hợp tác tương trợ lẫn nhau. Thông qua các hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại tê, quan hệ tín dụng với ngân hàng nước ngoài, hệ thống ngân hàng đã thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế. Tóm lại, ngân hàng thương mại có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế hiện nay. Ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình hình thành, phát triển, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, làmcho nền kinh tế tăng trưởng mạnh, từ đó tạo động lực thúc đẩyquy mô tín dụng ngân hàng, giảm bớt rủi ro xảv ra. Điều nàycần được nhận thức và quán triệt xuyên suốt trong quá trình hoạch định chính sách về vốn, phương thức và cơ chế hoạt động củaVietinBank Huế thương mại. 1.1.2. Khái niệm động vốn 1.1.2.1. Khái niệm Huy động vốn là việc các NHTM động viên các nguồn vốn trong xã hội để phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình. Nó đóng vai trò rất quan trọng đối với tất cả lĩnh vực trong nền kinh tế thông qua việc cung cấp các điều kiện thuận lợi cho việc gửi tiền nhàn rỗicủa dâncư và các tổ chức kinh tế Vốn huy động của NHTM là giá trị tiền tệ mà ngân hàng tạo lập được thông qua nghiệp vụ huy động vốn, đi vay, vốn tự có và các nghiệp vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Biểu hiện của vốn trong kinh doanh ngân hàng chủ yếu là tiền. Thực chất vốn của ngân hàng là một bộ phận của thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dung, người chủ sở hữu của chúng gửi và Ngân hàng với mục đích thanh toán, tiết kiệm hay đầu tư. Nói cách khác họ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn cho Ngân hàng, để
  • 20. 12 Ngân hàng trả lại cho họ một khoản thu nhập còn quyền sở hữu khoản tiền này vẫn thuộc về người ký thác. Như vậy, Ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung vốn và phân phối lại dưới hình thức tiền tệ làm tăng quá trình luân chuyển vốn kích thích mọi hoạt động kinh tế phát triển. Đồng thời, chính các hoạt động đó lại quyết định sự tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 1.1.3. Vai trò của huy động vốn Nguồn vốn huy động có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Trong tổng nguồn vốn tự có chỉ chiếm vai trò rất nhỏ, còn lại phần lớn là vốn huy động từ bên ngoài. Vai trò của vốn huy động được thể hiện qua các mặt sau: Thứ nhất, Vốn huy động là cơ sở để VietinBank Huế tổ chức hoạt động kinh doanh của mình. Vốn là điều kiện tiên quyết về mặt pháp lý mà VietinBank Huế cần phải đảm bảo theo luật pháp. Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì vốn vừa là phương tiện kinh doanh vừa là đối tượng kinh doanh. Ngân hàng huy động được vốn lớn sẽ chứng tỏ được khả năng tài chính của mình, tại nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh. Thứ hai, vốn huy động quyết định quy mô tín dụng, khả năng sinh lời cũng như các hoạt động khác của NHTM. Một ngân hàng có vốn huy động lớn sẽ có nhiều cơ hội để cho vay và có nhiều khả năng thu được nhiều lợi nhuận từ lãi tiền vay. Đồng thời ngân hàng có thể phát triển nghiệp vụ thanh toán thông qua nhiều hình thức huy động từ đó giảm bớt chi phí huy động vốn và thu phí thanh toán. Bên cạnh đó ngân hàng còn có thể giảm chi phí tăng hiểu quả sử dụng vốn nhờ quy mô và phạm vi khi vốn tiền gửi lớn. Thứ ba, vốn huy động giúp ngân hàng mở rộng quy mô và đa dạng hoá hoạt động kinh doanh. Trong khi cạnh tranh giữa VietinBank Huế ngàycànggay gắt như hiện nay thì đa dạng hoá hoạt động kinh doanh là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển. Nhờ nguồn vốn lớn bên cạnh các hoạt động kinh doanh truyềnthống như tín dụng, đầu tư chứng khoán... ngân hàng có thể phát triển nghiệp vụ thanh toán qua
  • 21. 13 các hình thức như thẻ, séc,... Việc đa dạng hoá hoạt động kinh doanh giúp ngân hàng có thể phân tán rủi ro, mở rộng phạm vi ra các vùng miền. Có thể nói rằng vốn huy động quyết định việc mở rộng ngân hàng cả về chiều rộng, cả về chiều sâu. Thứ tư, vốn huy động quyết định khả năng cạnh tranh của các NHTM. Ngàynay cạnh tranh giữa VietinBank Huế ngàycàng trở nên gay gắt đặc biệt thông qua lãi suất phí dịch vụ và chất lượng sản phẩm. Khi có nguồn vốn dồi dào ngân hàng sẽ có điều kiện đầu tư công nghệ qua đó nâng cao sức cạnh tranh so với ngân hàng khác. 1.1.4. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại 1.1.4.1. Huy động tiền gửi a. Tiền gửi không kì hạn: Là khoản tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp hoặc cá nhân, đây là khoản tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng nhờ ngân hàng giữ hộ và thanh toán hộ. Khoản tiền gửi này không có kỳ hạn xác định, người gửi có thể rút ra bất kỳ lúc nào do đó lãi suất thường thấp. Tiền gửi không kỳ hạn là một trong những nguồn vốn biến động nhiều nhất và ngân hàng khó có thể dự báo về quy mô tiền gửi không kỳ hạn có thể huy động được. Hình thức này chủ yếu là mở cho các doanh nghiệp. Bởi vì, các doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng mục đích chính không phải để nhận lãi mà là để hưởng các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp; đó là các dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, thu chi hộ,... Do tính chất không ổn định của nó nên ngân hàng chỉ được sử dụng một tỷ lệ phần trăm nhất định nào đó của lượng tiền gửi không kỳ hạn nhận được, và ngân hàng muốn sử dụng thì phải dự tính về sự ổn định tương đối của lượng tiền này. Do vậy, quản lý tiền gửi không kỳ hạn là một phần quan trọng của quản lý dự trữ trong các ngân hàng. b. Tiền gửi có kì hạn: Đây là loại tiền gửi trong đó đã có sự thoả thuận giữa người gửi tiền và Ngân hàng về số lượng, kỳ hạn, lãi suất.. Do có sự xác định rõ ràng về kỳ hạn, nên nguồn tiền gửi có kỳ hạn là nguồn tiền có sự ổn định cao, ngân hàng có thể sử dụng để cho vay với thời hạn tương ứng hoặc có thể chuyển đổi một phần tiền gửi ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Chính vì vậy, mức lãi suất đối với loại tiền gửi này thường
  • 22. 14 cao hơn và linh hoạt nhiều lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Bởi vì mục đích chính của việc gửi tiền vào ngân hàng là tiền lãi. c. Tiền gửi tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm là tiền gửi của cá nhân gửi vào tài khoản, tiền gửi tiết kiệm được xác định trên thẻ tiết kiệm, sổ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quyđịnh của tổ chức nhận tiền gửi tiếp kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Mục đích cuản người gửi tiền là để hưởng lãi và để tích luỹ, do vậy tài khoản tiền gửi tiết kiệm không được dùng để phát hành séc hay thực hiện các khoản thanh toán khác ngoại trừ người gửi tiền đề nghị trích tài khoản tiền gửi để trả nợ vayhay chuyển sang một tài khoản khác của chính chủ tài khoản. 1.1.4.2. Huy động vốn bằng phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá trị khác Các NHTM có thể phát hành các loại công cụ nợ ra thị trường để huy động vốn như: chứng chỉ tiền gửi ngân hàng có mệnh giá lớn, trái phiếu, kỳ phiếu.... Trong đó, việc huy động vốn bằng các công cụ nợ ngắn hạn (gồm có chứng chỉ tiền gửi, giấy thoả thuận mua lại...) lại có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý tài sản nợ bên cạnh việc huy động vốn, bởi vì nó có thể được sử dụng mọi lúc khi cần thiết. Mức lãi suất được trả cho loại công cụ nợ ngắn hạn này thường được quy định bằng cách thỏa thuận trực tiếp giữa ngân hàng và người gửi tiền hoặc được quy định ở mức mà người gửi có thể chấp nhận được. Có thể nói, những người mua chứng chỉ tiền gửi này rất nhạv cảm với những biến động của lãi suất trên thị trường. Do vậy, để có thể làm chủ được nguồn vốn này đòi hỏi các NHTM phải đưa ra mức lãi suất cao hơn so với mức lãi suất của các loại chứng chỉ tiền gửi khác hoặc cũng có thể cao hơn cả mức lãi suất của trái phiếu 1.1.4.3. Huy động vốn bằng hình thức vay vốn a. Vay từ ngân hàng Trung ương Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều cho phép NHTM và các tổ chức tài chính khác trong nước mình được phép vay tiền từ NHTƯ trong những trường hợp cấp thiết như: thâm hụt ngân sách hoặc quá kẹt về vốn. Tuy nhiên để giữ ổn định giá trị
  • 23. 15 đồng bản tệ cũng như ngăn chặn sự lạm dụng của các NHTM trong việc vay vốn, NHTƯ thường không muốn cho các NHTM vay quá nhiều, khi đó NHTƯ có thể nâng mức lãi suất chiết khấu, lãi suất phạt lên cao hoặc đưa ra những điều kiện vay mà hiếm NHTM nào có thể chịu được. b. Vay từ các tổ chức tín dụng khác Trong quá trình hoạt động của mình có những lúc NHTM phải đối đầu với những tình huống khó khăn về tài chính như: thiếu hụt dự trữ bắt buộc, mất khả năng thanh toán những khoản tiền lớn... và để tránh nguy cơ mất khách hàng, bảo đảm uy tín cho Ngân hàng thì giải pháp tốt nhất là đi vay. NHTM có thể đi vay từ nhiều nguồn khác nhau và một trong số đó là đi vay từ các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng hay thị trường tiền tệ trong và ngoài nước. Việc vay mượn vốn giữa các NHTM, giữa NHTM với các tổ chức tín dụng khác được diễn ra liên tục trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nó hình thành nên một loại tài sản nợ khá thường xuyên trong bảng cân đối tài sản. Mặt khác nó còn đảm bảo cho ngân hàng có những mối quan hệ tốt với VietinBank Huế khác trong cùng hệ thống, đồng thời tạo ra cơ hội cho VietinBank Huế giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình kinh doanh. 1.1.4.4. Các nguồn huy động khác Ngoài các hình thức huy động vốn trên, NHTM cũng có thể sử dụng những hình thức huy động vốn khác từ nền kinh tế thông qua các hoạt động uỷ thác về các dịch vụ xã hội như: dịch vụ câu lạc bộ… hoặc đứng ra làm dịch vụ đại lý phát hành chứng khoán cho các công ty, làm trung gian thanh toán…qua đó ngân hàng có thể sử dụng một lượng vốn tạm thời nhàn rỗi đáng kể trong quá trình thu hộ hoặc chi hộ khách hàng. 1.2. Những nhân tố ảnh hƣởng đến huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại 1.2.1. Các nhân tố chủ quan 1.2.1.1. Chiến lƣợc kinh doanh của NHTM Xây dựng được một chiến lược marketing hoàn chỉnh sẽ tăng khả năng sing lợi trong kinh doanh cũng như tăng cường huy động vốn của ngân hàng. Hoạt động Marketing ngân hàng sẽ có tác dụng gây sự chú ý cho khách hàng về hình ảnh của
  • 24. 16 ngân hàng để khách hàng có sự so sánh và chọn lựa trước khi quyết định tham gia giao dịch với ngân hàng. Mặt khác, không phải ai cũng thông hiểu hết mọi thủ tục, thể lệ gửi tiền cũng như các chính sách khuyến khích, ưu đãi mà họ được hưởng, đặc biệt là đối với những khách hàng do trình độ học vấn chưa cao và với những khách hàng mới lần đầu đến ngân hàng gửi tiền. Với hoạt động Marketing ngân hàng, thông qua các bảng niêm vết đầy đủ, công khai các tiện ích dễ hiểu sẽ tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái dễ chịu và không cảm thấy cực nhọc khó khăn về thủ tục khi gửi tiền. Hơn nữa, nó sẽ giúp cho khác hàng tìm thấy được một cơ hội hấp dẫn để gửi tiền cho ngân hàng. Tạo điều kiện cho ngân hàng có thể tiếp xúc và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng. 1.2.1.2. Uy tín của khách hàng Người dân thường chọn những ngân hàng có uy tín tốt và công nghệ hiện đại để gửi tiền hay sử dụng các dịch vụ với mong muốn an toàn và tiện lợi nhất, thậm trí họ còn phải chịu lãi tiền gửi thấp hơn ngân hàng khác. Các tổ chức tín dụng sẽ chấp nhận cho vay ngân hàng có danh tiếng, uy tín tốt, luôn kinh doanh có lãi vì họ có khả năng trả được nợ đúng hạn, do đó không làm gián đoạn đến việc sử dụng vốn của tổ chức mình. Vì vậy, VietinBank Huế cần chú trọng hơn nữa đến nâng cao uy tín, hoạt động lâu dài thông qua quy mô hoạtđộng, trình độ quản lý, công nghệ, tài sản của ngân hàng… Hoạt động huy động vốn của ngân hàng ngày càng có sự cạnh tranh mạnh mẽ không chỉ giữa các NHTM trong nước mà trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, hệ thống các NHTM Việt Nam còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng có nhiều kinh nghiệm và tiềm lực trên toàn thế giới. Công nghệ ngân hàng cũng là một nhân tố không kém phần quan trọng quyết định thành công hay thất bại trong hoạt động huy động vốn của NHTM. Công nghệ ngân hàng liên quan trực tiếp đến các mặt hoạt động như thanh toán, giao dịch, kế toán… Để có thể cạnh tranh trên thị trường huy động vốn VietinBank Huế phải không ngừng đổi mới công nghệ, áp dụng những công nghệ ngân hàng tiên tiến vào hoạt động giao dịch thanh toán nhanh với khách hàng. Đối với một ngân hàng có công nghệ tiên tiến thì chất lượng phục vụ thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt sẽ huy động được nhiều vốn hơn.
  • 25. 17 1.2.1.3. Chính sách lãi suất Lãi suất là mối quan tâm hàng đầu khi một cá nhân hoặc một tổ chức kinh tế nào đó muốn gửi tiền vào ngân hàng. Bởi vì người có tiền muốn đem gửi Ngân hàng, trước tiên họ so sánh lãi suất huy động nơi nào cao hơn, kế đến mới là vấn đề an toàn tiền gửi cho họ cũng như các dịch vụ tiện ích mà họ được hưởng. Nếu khách hàng đánh giá VietinBank Huế có cùng một hệ số an toàn và các dịch vụ tiện ích như nhau thì họ sẽ chọn Ngân hàng nào có lãi suất huy động cao hơn để gửi. Điều này hoàn toàn hợp lý vì trong nền kinh tế, lĩnh vực có lợi cao bao giờ cũng thu hút được nhiều người tham gia đầu tư, và người tham gia đầu tư luôn muốn làm thế nào để mình thu được lợi nhuận cao nhất. Hơn nữa, lãi suất còn là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô của nguồn vốn huy động. Thế nhưng, không phải lãi suất huy động nào cũng giống nhau, thông thường lãi suất tiết kiệm có ảnh hưởng nhiều hơn cả. Người dân thường quan tâm đến lãi suất tiết kiệm để so sánh nó với tỷ lệ trượt giá của đồng tiền và khả năng sinh lợi của dòng tiền đầu tư vào tiết kiệm so với đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản... từ đó đưa ra quyết định có nên gửi vào ngân hàng hay không, gửi bao nhiều và gửi theo hình thức nào. Ngược lại, đối với các tổ chức kinh tế thì lãi suất huy động lại có ảnh hưởng ít hơn vì phần lớn các doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng đều với mục đích thanh toán là chính. Để thực hiện cơ chế lãi suất huy động hợp lý tức là vừa thu hút được vốn, vừa đảm bảo sức cạnh tranh thì các NHTM phải thường xuyên theo dõi thống kê tình hình biến động lãi suất trên thị trường và ngay trên địa bàn hoạt động để có các quyết định điều chỉnh kịp thời phù hợp với mặt bằng lãi suất trên thị trường và đặc điểm riêng của mỗi ngân hàng. Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần quan tâm đến lãi suất kho bạc, bởi vì trên thực tế kho bạc thường phát hành tín phiếu trả lãi cao hơn lãi suất huy động của ngân hàng thương mại. 1.2.2. Các nhân tố khách quan 1.2.2.1.Tình hình kinh tế xã hội Yếu tố này ảnh hưởng chung đến việc huy động và khơi thông nguồn vốn của cả nền kinh tế trong đó có nguồn vốn của NHTM. Như ta đã biết mức độ tăng
  • 26. 18 trưởng của nền kinh tế quyết định đến thu nhập của các tổ chức cá nhân. Chính vì vậy một nền kinh tế càng phát triển thì thu nhập của các tổ chức cá nhân càng lớn. Điều đó có nghĩa là sẽ có một khoản tiền nhàn rỗi đưa vào tích luỹ bằng cách gửi vào ngân hàng. Đây là yếu tố quyết định đến khả năng huy động vốn của ngân hàng. Ngoài ra với một nền kinh tế phát triển thì công nghệ ngân hàng được hiện đại hoá, người dân có thói quen sử dụng các lợi ích do các NHTM cung ứng, các nghiệp vụ thanh toán chủ yếu qua ngân hàng, ngân hàng thu được càng nhiều khoản vốn, chiếm dụng được vốn trong thanh toán. Lạm phát là một yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Người gửi tiền vào ngân hàng hy vọng rằng họ sẽ thu được khoản tiền lãi nhất định, lạm phát cao hoặc biến động có thể làm trượt giá đồng tiền và họ sẽ chuyển các tài khoản của họ sang hình thái khác có tính ổn định hơn về giá trị. Bên cạnh đó các yếu tố như thu nhập của dân cư, mức chi tiêu cũng là các nhân tố ảnh hưởng tới huy động vốn của ngân hàng. 1.2.2.2.Môi trƣờng pháp lí và chính sách kinh tế của nhà nƣớc Ngân hàng thương mại là tổ chức chịu sự tác động lớn nhất bởi các chính sách của Nhà nước. Ngân hàng thương mại xây dựng các chiến lược kinh doanh cho riêng mình phải dựa trên cơ sở tuân thủ pháp luật và chính kinh tế Vì mô của nhà nước như chính sách tiết kiệm… Ngân hàng nhà nước điều hành chính sách tiền tệ theo hướng nâng cao năng lực, vai trò hiệu quả và theo sát thị trường, phối hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế vì mô khác thì mới tạo điều kiện và thúc đẩy phát triển các thị trường tiền tệ cũng như hoạt động của hệ thống ngân hàng. Mặt khác việc xây dựng một môi trường pháp lí lành mạnh thông thoáng cũng là một nhân tố quan trọng góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động huy động và sử dụng vốn của các ngân hàng. Tình hình chính trị ổn định hay bất ổn, chính sách ngoại giao mở rộng hay thắt chặt và các quan hệ hợp tác song phương, đa phương đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng thương mại trong đó có công tác huy động vốn. Chính trị ổn định, chính sách ngoại giao mở rộng kích thích đầu tư nước ngoài, tăng cường quan hệ hợp tác với các nước có nền kinh tế phát triển tạo cơ hội thiết lập quan hệ với các tổ chức tài chính lớn như IMF, WB, ADB, ngân hàng đầu tư Bắc Âu, quỹ OPEC… từ đó đem lại cho ngân hàng nhiều thời cơ và thách thức.
  • 27. 19 1.2.2.3. Môi trƣờng văn hóa xã hội Các yếu tố thói quen, tập quán, tâm lý cũng ảnh hưởng phần nào đến hoạt động huy động vốn. Chính vì vậy, VietinBank Huế cần quan tâm đến các hoạt động marketing, quảng cáo, tuyên truyền giúp người dân hiểu đúng và hiểu sâu hơn nữa về vai trò và chức năng của ngân hàng. 1.3. So sánh các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Với tiềm lực tài chính mạnh trong nhóm những NHTM Nhà nước chi phối, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển (BIDV - mã BID), Ngân hàng TMCP Công thương (Vietinbank - mã CTG) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank - mã VCB) luôn là đầu tàu về quy mô, về thị phần tín dụng và huy động vốn,… Sau khi tiếp nhận MHB vào ngày 25/5, BIDV đã đi trước một bước so với hai “đối thủ” còn lại và thừa hưởng về mọi phương diện trong khi Vietinbank vẫn chưa chính thức cộng gộp PGBank và Vietcombank vẫn đang trong hành trình tìm đối tác. Cụ thể, xét về yếu tố tổng tài sản, trong 6 tháng đầu năm, trong top ngân hàng TMCP Nhà nước, duy nhất trường hợp của Vietcombank có tổng tài sản giảm nhẹ 0,08%. Trong khi đó, BIDV có tổng tài sản tăng 11,45% lên 724.814 tỷ đồng, do nhận sáp nhập từ MHB. Hiện tổng tài sản Agribank vẫn ở vị trí thứ nhất toàn hệ thống ngân hàng với con số là 762.869 tỷ đồng. Tiếp đến là BIDV, Vietinbank và đứng sau cùng vẫn là Vietcombank.
  • 28. 20 Về vốn điều lệ, mặc dù chưa tính thêm số vốn điều lệ của PGBank, Vietinbank vẫn là NHTM lớn nhất Việt Nam hiện nay. Tiếp đó là BIDV, sau khi sáp nhập với MHB, vốn điều lệ đã tăng từ 28.112 tỷ đồng lên hơn 31.481 tỷ đồng. Theo sau là Agribank với vốn điều lệ 29.605 tỷ đồng và kế đến là Vietcombank với vốn điều lệ 26.650 tỷ đồng. Về lợi nhuận, cả 3 ngân hàng luôn dẫn đầu toàn ngành. Trong nửa đầu năm nay, lợi nhuận trước thuế của BIDV đạt 3.149 tỷ đồng, tăng 27,8%. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.509 tỷ đồng, tăng 28,7% so với kết quả cùng kỳ năm trước và hoàn thành được 41,9% kế hoạch. Tại Vietinbank, tổng lợi nhuận trước thuế và sau thuế của ngân hàng lần lượt đạt 3.878 tỷ đồng và 3.035 tỷ đồng, tăng không đáng kể so với cùng kỳ năm trước, nhưng cũng đã hoàn thành được 53% kế hoạch lợi nhuận đề ra đầu năm (7.300 tỷ đồng). Năm 2015, Vietcombank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 5.900 tỷ đồng. Sau 6 tháng, Vietcombank đã hoàn thành 53% kế hoạch năm với con số lợi nhuận đạt được 3.150 tỷ đồng. Năm nay, các ngân hàng hầu như đều giữ lại nửa non lợi nhuận để trích lập dự phòng rủi ro. BIDV cũng đã phải bỏ ra 3.565 tỷ đồng, chiếm 53% tổng số lợi nhuận trước dự phòng. Chi phí dự phòng của Vietcombank cũng ở mức 3.346 tỷ đồng, "ngốn" 51,5% lợi nhuận. Tại Vietinbank, tỷ lệ này nhỏ hơn, chiếm gần 40% lãi nhưng vẫn ở mức cao 2.536 tỷ đồng.
  • 29. 21 Đáng chú ý, nợ xấu tăng cao, đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn. Số nợ xấu của BIDV tính đến thời điểm ngày 30/6/2015 tăng vọt lên 14.206 tỷ đồng, tăng 56% so với đầu năm, chiếm 2,74% trên tổng dư nợ. Nợ dưới tiêu chuẩn tăng 47% và nợ có khả năng mất vốn tăng 80%. Trước đó, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT BIDV cũng đã phát biểu rằng sau sáp nhập nợ xấu có thể gia tăng nhưng nếu có thì chắc chắn đến ngày 31/12 nợ xấu ngân hàng sẽ ở mức dưới 3%. Về chất lượng nợ tại Vietinbank, tổng số nợ xấu sau 6 tháng tăng lên 6.977 tỷ đồng, chiếm 1,45% trên tổng dự nợ, tăng so với mức 1,1% đầu năm. Trong đó đáng chú ý nợ có khả năng mất vốn tăng 88% từ 2.084 lên 3.923 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tại Vietcombank cũng tăng lên 2,48% trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng 27% so với cuối năm 2014. Về nhân sự trong 6 tháng đầu năm, số lượng nhân sự tại BIDV tăng gần 20%, tăng thêm 3.800 người. Sở dĩ nhân sự ngân hàng này tăng mạnh vì thời gian qua, BIDV đã nhận sáp nhập ngân hàng MHB. Vietcombank tăng 2,12% tương đương tăng 299 người và Vietinbank tăng 46 người, tỷ lệ tăng 0,23%. Hiện tại, BIDV đang là ngân hàng có số nhân viên cao nhất với 22.952 người. Xếp sau đó lần lượt là Vietinbank và Vietcombank. Tuy nhiên xét về thu nhập bình quân thì nhân viên BIDV có thu nhập bình quân giảm nhiều nhất (7,6%), lý do một phần nhận sáp nhập ngân hàng MHB, số lượng nhân sự tăng mạnh trong khi chi phí cho nhân viên gia tăng không nhiều. Nhìn chung so với mặt bằng toàn ngành, ba “đại gia” trên đều được tiếng trả lương hậu hĩnh.
  • 30. 22 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế Tổng thu ngân sách năm 2016 ước đạt 5.856,5 tỷ đồng, bằng 104,0% dự toán năm và tăng 11,98% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: - Thu nội địa ước đạt 5.026,5 tỷ đồng, bằng 100,9% dự toán, tăng 11,1% so cùng kỳ năm trước. Trong thu nội địa, thu doanh nghiệp Nhà nước ước đạt 420 tỷ đồng, bằng 82,3% dự toán, giảm 10,67%; thu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1.900 tỷ đồng, bằng 106,6% dự toán, tăng 25,78%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước 870 tỷ đồng, bằng 90,7% dự toán, tăng 6,35%; thuế thu nhập cá nhân 197 tỷ đồng, bằng 103,7% dự toán, tăng 5,79%; thuế bảo vệ môi trường 442 tỷ đồng, bằng 110,5% dự toán, tăng 57,82%. - Thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt tăng cao so với dự toán, đạt 420 tỷ đồng, bằng 152,7% dự toán và tăng 36,19% so cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chủ yếu là nhờ thực hiện cải cách hành chính, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa; đẩy mạnh công tác thu ngân sách nhà nước qua ngân hàng tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu; đặc biệt một số dự án đầu tư lớn như dự án đầu tư sản xuất vỏ lon nhôm, dăm gỗ xuất khẩu có các mặt hàng chịu thuế tăng cao, chủ yếu là nhập máy móc, linh kiện thiết bị từ nước ngoài về sản xuất nên đã góp phần làm tăng thu trong năm qua. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2016 ước đạt 8.088,1 tỷ đồng, bằng 101,58% dự toán, trong đó chi đầu tư phát triển 2.155,2 tỷ đồng, bằng 100,8% dự toán; chi sự nghiệp kinh tế 577 tỷ đồng, bằng 102,18% dự toán; chi sự nghiệp giáo dục đào tạo 2.499,2 tỷ đồng, bằng 104,83% dự toán; chi sự nghiệp y tế 445,1 tỷ đồng, bằng 102,82% dự toán; chi quản lý Nhà nước 1.014,6 tỷ đồng, bằng 103,05% dự toán. Ngân hàng: Tổng nguồn vốn huy động đến cuối năm 2016 ước đạt 35.400 tỷ đồng,
  • 31. 23 tăng 20,1% so với đầu năm; trong đó huy động bằng đồng Việt Nam đạt 34.515 tỷ đồng, tăng 22,4%, chiếm 97,5% trong tổng nguồn vốn huy động. Tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn đến cuối năm 2016 ước đạt 33.340 tỷ đồng, tăng 17,7% so với đầu năm; trong đó dư nợ cho vay bằng VND đạt 31.406 tỷ đồng, tăng 17,1%, chiếm 94,2% trong tổng dư nợ; dư nợ cho vay ngắn hạn 10.969 tỷ đồng, tăng 10,4%, chiếm 32,9%. Về lãi suất, các chi nhánh Tổ chức tín dụng trên địa bàn duy trì mức lãi suất huy động và cho vay ổn định, cụ thể: Lãi suất huy động không có kỳ hạn hoặc có kỳ hạn dưới 1 tháng phổ biến ở mức 0,8% - 1%/năm; kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng ở mức 4% - 5,5%/năm; từ 6 tháng đến dưới 12 tháng ở mức 5,5% - 6,5%/năm; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên phổ biến ở mức 6,5% - 7,2%/năm. Lãi suất huy động ngoại tệ phổ biến bằng mức trần do NHNN quy định là 0%/năm đối với tổ chức và cá nhân. Lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên phổ biến ở mức 6% - 7%/ năm đối với ngắn hạn; trung và dài hạn ở mức 8% - 10%/năm. Lãi suất cho vay các lĩnh vực SXKD thông thường phổ biến ở mức 6,8% - 9%/năm đối với vay ngắn hạn; ở mức 9% - 11%/năm đối với trung, dài hạn. Lãi suất cho vay ngoại tệ phổ biến ở mức 2,8% - 6,0%/năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 2,8% - 5,0%/năm; cho vay trung, dài hạn 5,1% - 6,0%/năm. 2.2. Khái quát về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tháng 8/1988, thực hiện nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI về việc triển khai công tác đổi mới nền kinh tế từ chế độ quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, hệ thống ngân hàng đã từng bước phân cấp cụ thể, NHTM được tách khỏi NHNN về mặt chức năng và nhiệm vụ hoạt động. Ngân hàng Công Thương Bình Trị Thiên ra đời trong hoàn cảnh đó và đặt trụ sở tại 2 Lê Quý Đôn, TP.Huế, có 02 Chi nhánh tại Đông Hà và
  • 32. 24 Đồng Hới. Tất cả hoạt động kinh doanh đều chịu sự chỉ đạo của NHNN tỉnh và NHCT Việt Nam. Tháng 7/1989, do sự phân chia ranh giới tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, chi nhánh NHCT tỉnh Bình Trị Thiên chuyển đổi thành chi nhánh NHCT tỉnh Thừa Thiên Huế theo quyết định 217/42 của Hội đồng bộ trưởng. Kể từ đó, NHCT tỉnh Thừa Thiên Huế luôn hoạt động độc lập, tự chủ trên cơ sở pháp lệnh Ngân hàng. Đến năm 2002, NHCT Thừa Thiên Huế mở một Chi nhánh cấp 2 tại Phú Bài, một quầv giao dịch tại Thuận An và nhiều quỹ tiết kiệm khác. Năm 2006 Chi nhánh cấp 2 tại Phú Bài đã tách riêng thành Chi nhánh trực thuộc NHCT Việt Nam. Năm 2008, các quầv giao dịch và quỹ tiết tiệm đã trởthành các phòng giao ở những vị trí trọng điểm trên địa bàn Thành phố Huế. Năm 2008 cũng là năm Ngân hàng Công thương Việt Nam chính thức được phê duyệt cổ phần hóa và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần, đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Theo đó, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thừa Thiên Huế đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế (Vietinbank-CN Huế). Vietinbank - CN Huế chịu sự điều hành của NHTMCPCTYN qua các văn bản, thể chế, và thực hiện quy định về việc báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh định kỳ, thường xuyên. Tuân thủ chính sách, chế độ của ngân hàng đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất trên toàn hệ thống. Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới đất nước và Tỉnh nhà, NHCT tỉnh Thừa Thiên Huế đã dần khẳng định vị thế là một NHTM có uy tín và tầm cỡ trên địa bàn tỉnh, góp phần thực thi các chính sách tiền tệ của Nhà nước nhằm kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, ổn định và phát triển kinh tế. Không bằng lòng với những gì hiện có, ngân hàng luôn cố gắng củng cố và nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ và sản phẩm nhằm phục vụ khách hàng ngàycàng tốt hơn, đủ sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 2.2.2. Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt
  • 33. 25 Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế Vietinbank - CN Huế được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng, vừa đảm bảo tính linh hoạt trong quản lý đồng thời vừa thiết kiệm được thời gian trong quản lv và điều hành hoạt động. Cơ cấu tổ chức gồm: Ban Giám đốc và 16 phòng, tổ. Ban Giám đốc: Gồm Giám đốc và 03 Phó Giám đốc. Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất và phụ trách chung về các hoạt động của Chi nhánh đồng thời phụ trách Phòng tổng hợp và một số khách hàng lớn của Phòng Khách hàng doanh nghiệp. 01 Phó Giám đốc phụ trách các phòng: Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng giao dịch Gia Hội, Phòng Giao dịch Hương Trà, Phòng giao dịch Tâv Lộc. 01 Phó Giám đốc phụ trách các phòng: Phòng Bán lẻ, Phòng giao dịch Thuận An, Phòng giao dịch Thuận Thành, Phòng giao dịch Duy Tân, Phòng giao dịch Nguyễn Hoàng, Phòng giao dịch Đống Đa, Phòng giao dịch Nguyễn Huệ. 01 Phó Giám đốc phụ trách các phòng: Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng kế toán, Phòng tiền tệ kho quỹ, Tổ thông tin điện toán. Phòng Khách hàng doanh nghiệp:Đây là phòng mũi nhọn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhiệm vụ: + Quan hệ khách hàng: tìm kiếm, tiếp thị khách hàng mới, thiết lập, chăm sóc, duy trì quan hệ thường xuyên với KHDN, chào bán toàn bộ sản phẩm huy động vốnvà bán chéo sản phẩm huy động vốnngân hàng, khai thác tối đa mọi lợi ích mang lại từ khách hàng. + Thẩm định tín dụng: thẩm định, tái thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản bảo đảm của khách hàng. + Tài trợ thương mại: tiếp thị, tư vấn, bán các sản phẩm tài trợ thương mại đối với khách hàng (bảo lãnh, LC, chiết khấu, bao thanh toán.v.v) và đề xuất các giải pháp tài trợ thương mại cho khách hàng + Quản lý nợ: theo dõi đôn đốc thu hồi nợ, phối hợp với bộ phận có nhiệm vụ xử lý nợ để thực hiện các biện pháp xử lý nợ theo quy định. Phòng Bán l : Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân để huy động vốn bằng VND và ngoại tệ đồng thời thực hiện các nghiệp vụ liên
  • 34. 26 quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHTMCPCTYN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và chào bán các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng là cá nhân. Nghiên cứu thị trường và triển khai các sản phẩm bán lẻ, marketing đến khách hàng. Phòng Kế toán: Là phòng nghiệp vụ có chức năng thực hiện các nghiệp vụ về kế toán, cân đối vốn kinh doanh để xác định số vốn cần điều chuyển đi hay đến và thanh toán thông qua tiền gửi dân cư, tiền vay của các tổ chức kinh tế, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán bù trừ luôn đảm bảo an toàn. Với thái độ ân cần, phong cách giao dịch văn minh, lịch sự, chu đáo nên thu hút ngàv càng nhiều khách hàng đến giao dịch. Hoạt động kế toán luôn đảm bảo thanh toán thuận lợi, an toàn, kịp thời, chính xác, khách hàng tin cậv. Đồng thời phòng kế toán còn kết hợp với các phòng ban chuyên môn trong việc quản lv tài sản, theo dõi chặt chẽ các kv hạn nợ, tính và thu lãi đúng, đủ và kịp thời. Phòng Tổng hợp: Tham mưu cho Ban lãnh đạo Chi nhánh trong công tác lập, xây dựng, giao kế hoạch, tổng hợp báo cáo tại ngân hàng, xử lý nợ có vấn đề; thực hiện công tác quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng Phòng Tổ chức Hành chính: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo, thi đua của Chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHTMCPCTYN. Thực hiện công tác quản trị văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh, các công tác về xây dựng cơ bản, đảm bảo an ninh, an toàn tài sản trong toàn Chi nhánh. Tổ Thông tin Điện toán: Là bộ phận chuyên môn thực hiện công tác quản lý, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống thông tin, máv tính, đường truyển đảm bảo hoạt động thông suốt. Sửa chữa kịp thời các hỏng hóc và các sự cố phát sinh. Phòng Tiền tệ Kho qu : Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác quản lý an toàn kho quỹ theo quy định: quản lý an toàn toàn bộ tiền mặt, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, hồ sơ tài sản bảo đảm… của ngân hàng tại nơi giao dịch, kho bảo quản và trên đường vận chuyển. Quản lý điều hành tiền mặt theo định hướng tiết kiệm,
  • 35. 27 hiệu quả và đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng. Các phòng giao dịch: Với mạng lưới hoạt động rộng khắp trên địa bàn thành phố Huế,các huyện và thị xã các phòng giao dịch là các điểm ngân hàng bán lẻ của Chi nhánh. Trong đó có 09 phòng giao dịch và trụ sở chính thực hiện đầv đủ chức năng bao gồm cho vay như Thuận An, Nguyễn Huệ, An Dương Vương, Tâv Lộc, Gia Hội, Hương Trà, không cho vay : Duy Tân, Thuận Thành, Nguyễn Hoàng Có thể tóm tắt cơ cấu tổ chức của Vietinbank-CN Huế theo sơ đồ sau:
  • 36. 28 Ngu n Ph ng Tổ chức hành ch nh – VietinbankHuê) Hình 2.1. Mô hình tổ chức của Vietinbank-CN Huế GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Kế toán Phòn g Tiền tệ kho quỹ Phòng tổng hợp Phòng khách hàng doanh nghiệ p PGD Tâv Lộc Phòng Tổ chức hành chính PGD Gia Hội Phòng Bán lẻ Tổ điện toán PGD Thuận An PG D Duv Tân PGD Thuậ n Thàn h PHÓ GIÁM ĐỐC PGD Hươn g Trà
  • 37. 29 2.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.2.3.1. Về công tác huy động vốn Thị trường tiền tệ những năm qua diễn biến phức tạp và còn nhiều khó khăn, đặc biệt là trong công tác huy động vốn. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho vay cũng như dự trữ thanh khoản, VietinBank Huế không ngừng gia tăng cạnh tranh mạnh mẽ trong huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhiều ngân hàng chấp nhận lỗ hoặc hòa vốn trong huy động. Tuyvậy, VietinBank Huế vẫn đảm bảo được khả năng thanh khoản và đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của toàn ngân hàng. Nguồn vốn huy động không ngừng tăng trưởng qua các năm. Cụ thể
  • 38. 30 Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại Vietinbank-CN Huế Đơn vị tỷ đ ng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 2016/2015 +/- % +/- % Số dư huy động vốn bình quân 2.917 3.249 4.160 332 11,38 911 28,03 Số dư huy động vốn cuối kỳ 2.825 3.465 4.248 640 22,65 783 22,59 Cơ cấu huy động vốn Theo kỳ hạn Không kỳ hạn 513 869 884 356 69,39 15 1.726 Có kỳ hạn 2.312 2.596 3.364 284 12,28 768 29,58 Theo đối tượng khách hàng Tổ chức kinh tế 1.316 1.080 1.034 -236 17,93 -282 26,11 Dân cư 1.505 2.385 3.214 880 58,47 829 34,75 Theo loại tiền VNĐ 2.587 3.177 4.081 590 22,80 904 28,45 Ngoại tệquy VNĐ 234 288 167 54 23,07 -121 42,01 Ngu n Ph ng Tổng hợp Vietinbank-CN Huế)
  • 39. 31 Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, Vietinbank-CN Huế vẫn đảm bảo duy trì hoạt động huy động vốn ổn định, có hiệu quả đảm bảo khả năng thanh khoản, chủ động về vốn và nguồn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Nhìn chung dư nợ bình quân tăng trưởng đều qua các năm ở mức từ 11-28%. Cuối năm 2015 tổng nguồn vốn huy động đạt 3.465 tỷ đồng, tăng 22,65% so với năm trước. Cuối năm 2016 tổng nguồn vốn huy động đạt 4.248 tỷ đồng tăng 22,59% so với năm 2015. Điều này tạo cơ sở để phát triển các hoạt động của ngân hàng như cho vay, thanh toán, ngoại hối.v.v. Để có được sự tăng trương ổn định này Vietinbank-CN Huế luôn hướng đến khách hàng với những chính sách chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo cũng như áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn để có thể duy trì và lôi kéo khách hàng trong công tác huy động vốn. Cơ cấu vốn huy động cũng thay đổi theo hướng tích cực, phù hợp với sự phát triển của VietinBank-CN Huế đó là hướng tới cá nhân hay nói cách khác là chi nhánh đang định hướng phát triển mảng bán lẻ, một trong những thị trường tiềm năng và hiện tại chi nhánh vẫn chưa phát triển tương xứng với quy mô. Qua các năm, bằng các hình thức như huy động tiết kiệm dự thưởng, các chương trình bốc thăm trúng quà tặng, phát hành kỳ phiếu… Vietinbank-CN Huế đã tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn. Tỷ trọng tiền gửi dân cư có xu hướng tăng qua các năm, đến năm 2015 chiếm 58,47% tổng số dư huy động vốn, đây là kênh huy động vốn ổn định mà nhiều NHTM đang hướng đến. Về kỳ hạn, số dư tiền gửi có kỳ hạn tăng dần cả về giá trị lẫn tỷ trọng trên tổng số dư huy động vốn, đem lại hiệu quả lợi nhuận cao hơn số dư tiền gửi không kỳ hạn.Sự gia tăng trong lĩnh vực huy động vốn của Vietinbank-CN Huế thể hiện sự phát triển nhanh chóng cả về quy mô huy động vốn và số lượng khách hàng tại ngân hàng.
  • 40. 32 2.2.3.2. Về công tác tín dụng Bảng 2.2 Tình hình cho vay tại Vietinbank-CN Huế Đơn vị: tỷ đ ng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So Sánh 2015/2014 2016/2015 +/- % +/- % Tổng dư nợ 2.031 3.216 3.861 1.185 58,34 645 20,05 Dư nợ theo đối tượng khách hàng KHDN 1.710 2.845 3.019 1.135 66,37 174 6,11 KH cá nhân 321 371 842 50 15,57 471 126,95 Dư nợ theo loại tiền VNĐ 1.641 2.917 3.391 1.276 77,75 474 16,24 Vay ngoại tệ quy VNĐ 390 299 470 -91 -23,33 171 57,19 Dư nợ theo thời gian Cho vay ngắn hạn 974 812 690 -162 -16,63 -122 -15.02 Cho vay trung dài hạn 1,057 2,404 3.171 1,347 127,43 767 31,90 Dư nợ theo TSBĐ Cho vay có TSBĐ 1.833 2.847 3.389 1.014 55,32 542 29,56 Cho vay không có TSBĐ 198 369 472 171 86,36 103 27,91 Ph ng tổng hợp Vietinbank - Huế) Năm 2014 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế cũng như các NHTM. Đứng trước thách thức đó, Chi nhánh đã triển khai nhiều chương trình đồng hành, hỗ trợ cho DN và cá nhân với nguồn vốn rẻ. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng đã luôn sâu sát, nắm rõ tình hình khách hàng để đưa ra những phương án tín dụng hiệu quả. Do đó dư nợ cho vay của Chi nhánh năm 2015 đạt 3.216 tỷ đồng, tăng gần 58,34% so với năm 2014. Sang năm 2016, tình hình kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn còn chậm. VietinBank Huế vẫn quyết tâm nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới, phát triển khách hàng cũ, triển khai hiệu quả các chương trình cho vay ưu đãi lãi suất đi kèm phương châm hoạt động “An toàn và hiệu quả”. Dư nợ năm 2016 tăng 20,05% so với năm
  • 41. 33 2015. Trong năm, Chi nhánh đã phát triển được 50 khách hàng doanh nghiệp tiền vay mới và gần 700 khách hàng cá nhân mới. Trong đó có những phòng đạt mức tăng trưởng tốt như Phòng Bán lẻ, PGD Gia Hội, PGD Tâv Lộc. Trong cơ cấu dư nợ cho vay, dư nợ của khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn 90% tổng dư nợ và có xu hướng giảm dần. Dư nợ khách hàng cá nhân tăng vượt bậc cả về giá trị lẫn tỷ trọng trên tổng dư nợ từ năm 2014-2016, đến năm 2016 dư nợ khách hàng cá nhân chiếm 16% tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh. Hiện nay Vietinbank-CN Huế đang định hướng phát triển thị trường ngân hàng bán lẻ, tăng trưởng cho vay các DN nhỏ và siêu nhỏ để hạn chế rủi ro khi nhiều DN lớn lâm vào tình trạng khó khăn . Về cơ cấu dư nợ theo loại tiền thì dư nợ VND chiếm tỷ trọng cao trung bình khoảng 75% tổng dư nợ, dư nợ ngoại tệ (EUR và USD) chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng có xu hướng giảm trong năm 2016. Việc duy trì tỷ lệ vay ngoại tệ trong tổng dư nợ cho thấy Chi nhánh đã thu hút được các DN xuất nhập khẩu và theo định hướng phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Việc lôi kéo được các đơn vị xuất nhập khẩu vay vốn tại Chi nhánh một phần tăng dư nợ, bên cạnh đó còn giúp Chi nhánh phát triển các dịch vụ khác như thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, thanh toán LC,...Tuy nhiên trong năm 2016 do tình hình biến động mạnh của tỷ giá và nguồn thu từ ngoại tệ của đơn vị có sự giảm sút nên tỷ lệ dư nợ vay ngoại tệ có giảm mạnh. Xét về kỳ hạn cho vay, cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của Chi nhánh và có xu hướng giảm ở mức khoảng gần 55% tổng dư nợ, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng ít hơn và giảm dần qua các năm. Điều này cho thấy trong 3 năm qua, dư nợ cho vay của Chi nhánh tăng trưởng ổn định mặc dù trong điều kiện nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, Chi nhánh luôn đảm bảo được tăng trưởng nguồn vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động cho vay, tài sản đảm bảo luôn đi đôi với khoản vay, và đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ món vay đó. Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo chiếm khoảng 90%. Việc cho vay tín chấp không có tài sản đảm bảo chủ yếu là vay tiêu dùng cán bộ công nhân viên, hoặc những đơn vị truyềnthống có quan hệ lâu dài với Vietinbank, có tình hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, tài chính lành mạnh.
  • 42. 34 2.2.3.3. Chuyển tiền và kiều hối Thu phí chuyển tiền đạt 3.083 triệu đồng, tăng 23% so với năm 2015 và là khoản phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu phí dịch vụ của chi nhánh. Tổng doanh số chi trả kiều hối của chi nhánh đạt 7.409 ngàn USD, thu ph từ hoạt động kiều hối đạt hơn 350 triệu đ ng. 2.2.3.4. Tài trợ thƣơng mại và kinh doanh ngoại tệ Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 80.277 ngàn USD, đạt 89% kế hoạch năm. Thu phí dịch vụ TTTM đạt 1.584 triệu đồng. Doanh số mua bán ngoại tệ tại chi nhánh là hơn 137 triệu USD, đạt 228% kế hoạch năm. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt gần 2,1 tỷ đồng. 2.2.3.5. Tiền tệ kho qu Trong 3 năm qua, cán bộ ngân quỹ tại Vietinbank-CN Huế đã phát huy cao tinh thần trách nhiệm, tổ chức thu/chi khoa học, đảm bảo an toàn tuyệt đối, không để xảv ra mất mát tài sản; quản lý tốt tài sản thế chấp và chứng từ có giá. Hoạt động ngân quỹ cũng đã tính toán, định lượng mức tồn quỹ hàng ngày hợp lý, góp phần tăng điều hòa tiền mặt trong hệ thống. Doanh số thu tiền mặt 7.621 tỷ đồng, doanh số chi tiền mặt 7.607 tỷ đồng. Trong năm 2016, cán bộ thủ quỹ chi nhánh đã phát hiện và trả lại tiền thừa cho khách hàng tổng số món 385, trả lại số tiền thừa 569 triệu đồng. Trong đó, điển hình là cán bộ Trần Thị Xuân Thủv có số món trả tiền thừa cao nhất 110 món, cán bộ Nguyễn Thị Ngọc Nhung trả lại tiền thừa cho khách số tiền cao nhất 143 triệu đồng. 2.2.3.6. Công tác phát triển th và dịch vụ ngân hàng điện tử + Trong năm 2016, Chi nhánh đã tiến hành lắp đặt 98 máy POS, đạt 85% kế hoạch giao. Doanh số thanh toán thẻ thực hiện năm 2016 là 401.684 triệu đồng, đạt 87% kế hoạch giao, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2015. + Phát hành thẻ ghi nợ nội địa: năm 2016 chi nhánh đã phát hành 28.635 thẻ E-partner, đạt 114% so với kế hoạch năm. Song song với tăng trưởng về số lượng thẻ phát hành mới, nguồn vốn huy động từ tài khoản ATM cũng tăng lên, đến 31/12/2014 đạt 129 tỷ đồng, đạt 107% kế hoạch năm, thu dịch vụ thẻ đạt gần 6 tỷ
  • 43. 35 đồng. Phát hành thẻ ghi nợ quốc tế là 263 thẻ. Phát hành thẻ tín dụng quốc tế là 2.146 thẻ, đạt 90% kế hoạch năm. +Hoạt động ngân hàng điện tử: một số sản phẩm mới đang được triển khai như: Dịch vụ thu mạng viễn thông, viện phí… 2.2.3.7. Các công tác khác Công tác quản trị hệ thống, tin học - Thường xuyênduy trì đảm bảo hệ thống truyềnthông hoạt động liên tục phục vụ tốt hoạt động giao dịch với khách hàng và nội bộ; luôn khắc phục kịp thời sự cố truyềnthông tại chi nhánh và các PGD. Triển khai có hiệu quả hệ thống Core Banking, tuân thủ tuyệt đối qui trình, không để xảv ra vi phạm về chính sách an toàn thông tin tại chi nhánh, làm tốt công tác quản trị nười sử dụng. - Thực hiện tốt công tác bảo trì định kỳ các thiết bị CNTT nâng độ bền của thiết bị tin học, sửa chữa và tận dụng những linh kiện thay thế sẵn có nhằm tiết kiệm chi phí cho chi nhánh.. Tổ chức cán bộ và đào tạo Công tác tuyển dụng, luân chuyển, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ được thực hiện theo đúng quy định của NHTMCPCTYN, chú trọng cán bộ trẻ, có trình độ để đảm bảo tính kế thừa, tạo nguồn lãnh đạo trong dài hạn. Tổ chức thi nghiệp vụ, đánh giá đúng năng lực cán bộ. Trong năm đã cử các cán bộ đi học các lớp nghiệp vụ do NHTMCPCTYN tổ chức, đánh giá, sắp xếp lao động phù hợp trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trong năm 2016, chi nhánh đã tuyển dụng mới 15 cán bộ mới, tiếp nhận 02 cán bộ chuyển công tác trong cùng hệ thống và từ Ngân hàng Martinebank đến; 04 cán bộ nghỉ việc theo chế độ, 02 cán bộ nghỉ hữu, 01 cán bộ chấm dứt HĐLĐ theo nguyện vọng cá nhân của NLĐ, và 01 cán bộ chuyển công tác đến NHNN tỉnh Thừa Thiên Huế làm việc; 06 cán bộ chuyển công tác đến phòng hỗ trợ trực thuộc trung ương phụ trách khu vực miền trung. - Thực hiện rà soát, sắp xếp, bố trí nhân sự phù hợp, đáp ứng vêu cầu của công tác chuyển đổi mô hình giao dịch mới Core Banking theo chỉ đạo của NH TMCP CT VN.
  • 44. 36 Công tác phát triển mạng lưới Khởi công xây dựng trụ sở mới tại 02 Lê Quý Đôn, Phường Phú Hội, Thành phố Huế vào ngày 09 tháng 01 năm 2016 với kiến trúc nhà kính 15 tầng xứng tầm VietinBank nhằm thuận lợi phục vụ cho khách hàng và cở sở vật chất đầy đủ tiện nghi thích ứng mô hình kinh doanh mới của chi nhánh. Tháng 09 năm 2016 vừa qua đã chuyển địa điểm giao dịch và đổi tên PGD Đống Đa tại 36 Đống Đa, phường Phú Nhuận thành PGD An Dương Vương có địa chỉ 62 An Dương Vương phường An Cựu thành phố Huế. Lợi nhuận hạch toán nội bộ năm 2016 của VietinBank Huế đạt 64 tỷ đồng, tăng 31,98% so với cùng kỳ năm trước và đạt 131,98% kế hoạch NH TMCP CT Việt Nam giao phó. Với chất lượng cao và sự minh bạch trên tất cả các mặt của hoạt động, có thể nói, lợi nhuận NH TMCP CT TT Huế đạt được là lợi nhuận "bền vững, minh bạch". Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh NH TMCP CT VN CN TT Huế (Từ năm 2014-2016) Đơn vị tỷ đ ng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015 so với 2014 2016 so với 2015 Số tiền Sosánh (%) Sổ tiền Sosánh (%) l.Tổng thu 458.611 492.821 510.531 34.210 107,46 17.710 103,59 2.Tổng chi 416.092 443.962 446.048 27.870 106,69 2.086 100,47 3.Lãi 42.519 48.859 64.483 6.340 114,91 15.624 131,98 Ngu n Ph ng tổng hợp VietinBank Huế Thành quả cao trên là kết quả của sự năng động, đoàn kết, lòng quyết tâm và sự cố gắng không mệt mỏi của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh trong những năm qua. Bên cạnh tăng cường huy động vốn và sử dụng nội tệ, hoạt động mua bán ngoại tệ và các nghiệp vụ thanh toán quốc tế cũng có mức tăng trưởng khá cao và sản phẩm mới đã được nghiên cứu và đưa vào dụng như: Hệ thống rút tiền tự động, dự án thẻ auto debit... song song với mở rộng hoạt động kinh doanh.
  • 45. 37 Lợi nhuận tăng lên hàng năm, tốc độ tăng trưởng ở mức cao, phản ánh nỗ lực của ngân hàng trong điều cạnh tranh khốc liệt giữa VietinBank Huế như hiện nay. NH TMCP CT VN chi nhánh TT Huế ngàycàng khẳng định được uy tín của mình với khách hàng cũng như các tổ chức tín dụng khác. 2.3. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.3.1. Đánh giá chỉ tiêu quy mô huy động vốn thông qua tốc độ tăng trƣởng huy động vốn 2.3.1.1 Tốc độ tăng trƣởng Công tác huy động vốn trên địa bàn NHCT VN CN TT Huế, có nhiều ngân hàng, tổ chức phi ngân hàng cùng hoạt động cạnh tranh khuyết liệt do vậy nguồn vốn của NHCT VN CN TT Huế có xu hướng giảm qua các năm. Bảng 2.4.Biến động huy động vốn theo cơ cấu của NH TMCP CT VN CN TT Huế(Từ năm 2014-2016) Đơn vị tỷ đ ng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Tổng số Tổng số Tỷ lệ tăng trƣởng (%) Tổng số Tỷ lệ tăng trƣởng (%) Tổng huy động 2,821 3,465 11,06 4,248 22,6 I.Phân loại theo đối tượng 1.Tiền gửi Doanh nghiệp 1.316 1.080 -17,93 1.034 -4.2 1.1VNĐ 1.061 679 -35,90 667 -1.67 Ngoại tệ quy VNĐ 34 117 244,11 16 -86,32 1.2 Không kỳ hạn 426 835 96 870 4,19 1.3 Có kỳ hạn 890 245 -72,47 164 -33,06 2. Tiền gửi dân cư 1.185 1.883 58,90 2.804 48,91 2.1VNĐ 985 1.712 73,80 2.653 54,96 Ngoại tệ quy VNĐ 200 171 -14,5 151 -11,69 2.2 Không kỳ hạn 87 34 -60.92 14 -58,82 Có kỳ hạn 1.098 1.849 68,39 2.790 50,89 3.Tiền gửi khác 310 502 61,93 410 -18,32 Ngu n Ph ng tổng hợp VietinBank Huế
  • 46. 38 Trước sự cạnh tranh gay gắt của VietinBank Huế thương mại khác, để giữ vững và tăng cường huy động vốn, VietinBank Huế đã chủ động triển khai mạnh mẽ nhiều biện pháp thu hút vốn như : áp dụng đa dạng các hình thức tiền gửi kỳ hạn với lãi suất linh hoạt theo số tiền và kỳ hạn gửi tiền; triển khai đầy đủ các sản phẩm huy động vốn VNĐ và ngoại tệ để khách hàng lựa chọn; mở rộng đối tượng huy động vốn là TCTD phi ngân hàng; TCKT khác; các quỹ công đoàn...Triển khai kịp thời các đợt phát hành kỳ phiếu, tiết kiệm dự thưởng kèm quà khuyến mãi. Chủ động quảng cáo và đẩy mạnh công tác tiếp thị khách hàng. Cụ thể qua bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn VietinBank Huế tăng qua các năm. Nếu như năm 2014 tổng nguồn vốn huy động đạt 2.821 tỷ đồng, thì năm 2015 đạt 3.465 tỷ đồng tăng 644 tỷ đồng so với năm2014,năm 2016 đạt 4.248 tỷ đồng tăng 783 tỷ đồng so với năm 2015, điều này cho thấy mức độ tăng trưởng của chi nhánh là khá tốt. Có được sự tăng trưởng vượt bậc đó là thương hiệu của Vietinbank, bên cạnh đó ngân hàng đã có chính sách marketing lôi kéo và chăm sóc khách hàng cá nhân rất tốt. Mặc dù trong những năm 2014 – 2016 có tỷ lệ lạm phát cao, công chúng thay vi gửi tiền vào ngân hàng đã đem đầu tư vào nhiều kênh khác đem lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Ngoài ra VietinBank Huế khác trên cùng địa bàn liên tục gia tăng lãi suất huy động trong khi lãi suất huy động vốn của NHCT VN luôn duy trì ở mức thấp theo quy định của NHNN nhưng tốc độ gia tăng khách hàng càng năm càng mạnh. Tuy có nhiều biến động bất thường như vậy, nhưng VietinBank Huế chủ động khai thác nguồn vốn bằng nhiều hình thức phong phú từ mọi thành phần kinh tế. Xét tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn theo đối tượng huy động thấy rằng nguồn vốn huy động từ đối tượng khách hàng là doanh nghiệp giảm mạnh 236 tỷ đồng tương ứng 17,93% năm 2014-2015.Nguyên nhân nguồn vốn doanh nghiệp giảm mạnh như vậy, do thị phần khách hàng doanh nghiệp chủ yếu là các công ty xây dựng, các doanh nghiệp phân phối bia huda… hiện nay thị trường này đang bị đóng băng ở thành phố Huế. Nhưng đến năm 2016 thì Ban lãnh đạo Chi nhánh cùng các chiến binh Phòng Khách hàng Doanh nghiệp đã không ngừng nỗ lực phấn đấu