SlideShare a Scribd company logo
1 of 41
Download to read offline
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH MỞ TP. HCM
KHOA TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG
BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: “LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP”
Khoa: Tài Chính- Ngân Hàng
Lớp: TN9D
SVTH: Nhóm TN9A
GVHD: TS Nguyễn Trung Trực
Năm Học: 2010- 2011
Tp. HCM, ngày 25/11/2010
2
DANH SÁCH NHÓM
TÊN MSSV
3
Nhận xét của GVHD
..................................................................................................................
.....................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
4
LỜI NÓI ĐẦU
Lạm phát ở Việt Nam đang nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm về vai trò
của nó đối với sự tăng trưởng kinh tế. Sau hơn một thập kỷ lạm phát ở mức vừa
phải, hiện nay lạm phát ở nước ta đang ở mức cao, đặc biệt là năm 2007 và 2008
và nó đã và đang là “kẻ phá hoại” có tác động xấu đến các hoạt đông kinh tế. Nó
như một căn bệnh của nền kinh tế thị trường, nó là một vấn đề hết sức phức tạp
đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian và trí tuệ mới có thể mong muốn đạt kết quả khả
quan. Cùng với sự phát triển đa dạng và phong phú của nền kinh tế, và nguyên
nhân của lạm phát cũng ngày càng phức tạp. Trong sự nghiệp phát triển thị trường
ở nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước, việc
nghiên cứu về lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát có
vai trò to lớn góp phần vào sự phát triển đất nước.
Vì vây, chúng em chọn đề tài “ Lạm Phát ở Việt Nam: Thực Trạng Và Giải
Pháp” để có thể nghiên cứu kỹ hơn về lạm phát ở Việt Nam và qua đó chúng em
có thể rút ra các biện pháp khắc phục nhằm giảm lạm phát trong thời kỳ kinh tế
mở và phát triển một cách đồng bộ ở Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót, chúng em
kính mong sự góp ý chân thành của thầy cô và bạn đọc để đề tài nghiên cứu được
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
5
MỤC LỤC
Phần 1. Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm về lạm phát ................................................................................. 6
1.2 Phân loại lạm phát ....................................................................................... 6
1.2.1 Phân loại theo mức độ của tỷ lệ lạm phát hay dựa theo định lượng ........... 6
1.2.2 Căn cứ vào định tính ................................................................................. 7
1.2.3 Thiểu phát ................................................................................................ 7
1.3 Đo lường lạm phát....................................................................................... 8
1.3.1 Chỉ số giá tiêu dùng.................................................................................. 8
1.3.2 Chỉ số giảm phát theo GDP (Id)................................................................ 9
1.3.3 Chỉ số giá sản xuất .................................................................................. 10
1.3.4 Chỉ số giá sinh hoạt ................................................................................ 10
1.3.5 Chỉ số giá bán buôn................................................................................ 10
1.4 Các nguyên nhân gây ra lạm phát .............................................................. 10
1.4.1 Lạm phát do cầu kéo............................................................................... 10
1.4.2 Lạm phát do chi phí đẩy ......................................................................... 11
1.4.3 Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ..................................................... 13
1.5 Tác động của lạm phát............................................................................... 13
Phần 2. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam
2.1 Lạm phát việt nam qua các giai đoạn......................................................... 15
2.1.1 Giai đoạn đất nước việt nam đang bị thực dân và đế quốc đô hộ............. 15
2.1.2 Giai đoạn từ năm 1976- 1980 ................................................................. 15
2.1.3 Giai đoạn từ 1981- 1988........................................................................ 16
2.1.4 Giai đoạn 1988-1995 .............................................................................. 17
2.1.5 Giai đoạn 1995-2005 .............................................................................. 17
6
2.1.6 Giai đoạn 2006 đến nay.......................................................................... 21
2.1.6.1 Giai đoạn lạm phát tăng nhanh ............................................................ 21
2.1.6.2 Giai đoạn giảm lạm phát (3 tháng cuối năm 2008)............................... 24
2.1.6.3 Lạm phát năm 2009............................................................................. 24
2.1.6.4 Năm 2010............................................................................................ 25
2.2 Tác động của lạm phát đến các biến số vĩ mô............................................ 26
2.2.1 Tăng trưởng kinh tế ................................................................................ 26
2.2.2 Tỉ lệ thất nghiệp...................................................................................... 29
2.3 Các chính sách của nhà nước trong giai đoạn hiện nay .............................. 31
2.3.1 Năm 2007............................................................................................... 31
2.3.2 Năm 2008............................................................................................... 33
2.3.3 Năm 2009............................................................................................... 40
Phần 3. Giải pháp kiềm chế lạm phát
3.1 Những biện pháp cấp bách ........................................................................ 43
3.1.1 Biện pháp về chính sách tài khóa............................................................ 43
3.1.2 Biện pháp thắt chặt tiền tệ ...................................................................... 43
3.1.3 Biện pháp kiềm chế giá cả ...................................................................... 44
3.1.4 Biện pháp đóng băng lương và giá để kiềm chế giá ................................ 44
3.1.5 Biện pháp cải cách tiền tệ....................................................................... 44
3.2 Những biện pháp chiến lược...................................................................... 44
3.2.1 Xây dựng và thực hiên chiến lược phát triển kinh tế phù hợp ................. 44
3.2.2 Thực hiê ̣n chiến lược thi ̣trường ca ̣nh tranh hoàn toàn ............................ 45
3.2.3 Dùng lạm phát để chống lạm phát........................................................... 45
Tài liệu tham khảo...................................................................................... 46
7
Phần 1. Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm về lạm phát
Ban đầu chưa có một đi ̣nh nghĩa thống nhất về la ̣m phát, vì vậy đã có nhiều
quan điểm khác nhau của các nhà kinh tế học như:
 Theo Karl-Marx : “La ̣m phát là sự phát hành tiền mă ̣t quá mứ c cần thiết.”
 V.LLenine: “La ̣m phát là sự thừ a ứ tiền giấy trong lưu thông.”
 Miltan Friedman: “La ̣m phát bao giờ ở đâu bao giờ cũng là một hiện tượng
cử a tiền tê ̣.”
 R.Dornbusch và Fisher: “La ̣m phát là tình tra ̣ng mứ c giá chung của nền
kinh tế tăng lên.”
Các khái niệm trên đều dựa trên đă ̣c trưng :
 Lượng tiền lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá.
 Mứ c giá cả chung tăng lên.
Vâ ̣y la ̣m phát: “Là một pha ̣m trù kinh tế khách quan phát sinh từ chế độlưu
thông tiền giấy. Là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm
cho chúng bi ̣mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt”.
1.2 Phân loại lạm phát
1.2.1 Phân loại theo mức độ của tỷ lệ lạm phát hay dựa theo định lượng
 Lạm phát vừa phải: Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng châ ̣m
ở dưới mứ c một con số hằng năm (dưới 10% một năm). Hiện ở phần lớn các nước
TBCN phát triển đang có lạm phát vừa phải.
 Lạm phát phi mã: Lạm phát phi mã xảy ra khi giả cả bắt đầu tăng với tỷ lệ
hai hoặc ba con số như 20%, 100% hoặc 200%... một năm.
 Siêu lạm phát: Xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng gấp nhiều lần ở mức 3 con
số hằng năm trở lên.
Ví dụ: Lạm phát ở Zimbabwe
8
Zimbabwe Inflation rate
Year Inflation rate
2003 400%
2004 450%
2005 700%
2006 900%
2007 7892%
2008 200000%
1.2.2 Căn cứ vào định tính
Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng:
 Lạm phát cân bằng: Tăng tương ứng với thu nhập thực tế của người lao
động, tăng phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do
đó không gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người lao động và đến nền
kinh tế nói chung.
 Lạm phát không cân bằng: Tăng không tương ứng với thu nhập của người
lao động.Trên thực tế loại lạm phát này cũng thường hay xảy ra.
Lạm phát dự đoán trước được và lạm phát bất thường:
 Lạm phát dự đoán trước: là loại lạm phát xảy ra hàng năm trong một thời
kì tương đối dài và tỷ lệ lạm phát ổn định đều đặn. Loại lạm phát này có thể dự
đoán trước được tỷ lệ của nó trong các năm tiếp theo. Về mặt tâm lý, người dân đã
quen với tình trạng lạm phát đó và đã có sự chuẩn bị trước. Do đó không gây ảnh
hưởng đến đời sống, đến kinh tế.
 Lạm phát bất thường: Xảy ra đột biến mà có thể từ trước chưa xuất hiện.
Loại lạm phát này ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống người dân vì họ chưa kịp thích
nghi. Từ đó mà loại lạm phát này sẽ gây ra biến động đối với nền kinh tế và niềm
tin của nhân dân vào chính quyền có phần giảm sút .
1.2.3 Thiểu phát
9
Thiểu phát: Trong kinh tế học là lạm phát ở tỉ lệ rất thấp, đây là một vấn nạn
trong quản lý kinh tế vĩ mô. Ở việt nam, nhiều người thường nhầm lẫn thiểu phát
với giảm phát (sự suy giảm liên tục của mức giá chung của các hàng hóa và dịch
vụ hay sự gia tăng sức mua trong nước của đồng nội tệ). Không có tiêu chí chính
xác tỉ lệ lạm phát bao nhiêu phần trăm trở xuống thì được coi là thiểu phát. Một số
tài liệu kinh tế học cho rằng tỉ lệ lạm phát ở mức 3- 4 phần trăm một năm trở
xuống được coi là thiểu phát. Tuy nhiên, ở những nước mà cơ quan quản lý tiền tệ
(ngân hàng trung ương) rất không ưa lạm phát như Đức và Nhật Bản thì tỉ lệ lạm
phát 3- 4 phần trăm một năm được coi là trung bình, chứ chưa phải thấp đến mức
được coi là thiểu phát. Ở Việt Nam thời kỳ 2002- 2003, tỉ lệ lạm phát ở mức 3- 4
phần trăm một năm, nhưng nhiều nhà kinh tế học Việt Nam cho rằng đây là thiểu
phát.
1.3 Đo lường lạm phát
Tỷ lệ lạm phát: được tính bằng phần trăm thay đổi của mức giá chung.
Trong đó:
 t : tỷ lệ lạm phát thời kỳ t
 Pt: mức giá của thời kỳ t
 Pt-1: mức giá của thời kì trước đó
Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất tỉ lệ lạm phát, vì giá trị của nó
biểu hiện qua các chỉ số phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa
trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực
hiện. Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm:
1.3.1 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI-Consumer Price Index ): là chỉ số đo lường
thông dụng nhất, cơ bản nhất, đo giá cả của một sự lựa chọn các hàng hóa hay
được mua bởi "người tiêu dùng thông thường".
x100%
1-Pt
1-Pt-Pt
t
10
Chú ý: Trong khi tính toán thì phải chọn 1 số nhóm hàng tiêu dùng mang tính
chất đại diện từ đó khảo sát biến động giá.
Trong đó:
 CPIt: Chỉ số giá tiêu dùng của năm t
 Pi
t
và Pi
0
là mức giá của sản phẩm i trong năm t và năm 0
 Qi
0
là sản lượng sản phẩm i trong năm 0
 Năm 0 là năm gốc
Ví dụ:
Ngân sách cho:
 60% thực phẩm;
 20% cho y tế;
 20% cho giáo dục
 Giá thực phẩm tăng 8%,
 Y tế tăng 7%,
 Giáo dục tăng 5%
CPI năm: (108×0,6) + (107×0,2) + (105×0,2) = 107
(tỉ lệ lạm phát là 7%)
1.3.2 Chỉ số giảm phát theo GDP (Id): phản ánh sự thay đổi của mức giá trung
bình của tất cả hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở năm hiện hành (năm t) so với năm
gốc.
Id của năm t được tính theo công thức:
Trong đó:
 GDPdn: GDP danh nghĩa năm t
 GDPt: GDP thực năm t
 Qi
t
: khối lượng sản phẩm i được sản xuất ở năm t
 Pi
t
: đơn giá sản phẩm loại i ở năm t
 Pi
o
: đơn giá sản phẩm i ở năm gốc
100*0





qipi
qipi
CPI o
ot
t
 100*
GDPt
GDPdn
Id 100*




to
tt
qipi
qipi
11
So sánh CPI và Id ta thấy có 3 điểm khác nhau:
 Thứ nhất, Id phản ánh mức giá trung bình của tất cả hàng hóa và dịch vụ
được sản xuất ra trong nền kinh tế; còn CPI phản ánh giá của những hàng
hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng mua.
 Thứ hai, Id phản ánh giá của những hàng hóa sản xuất trong nước, do đó
khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng lên, chỉ phản ánh trong CPI, không được
tính trong Id.
 Thứ ba, CPI được tính bằng cách sử dụng giỏ hàng hóa cố định, trong khi
Id được tính bằng cách sử dụng giỏ hàng hóa thay đổi theo thời gian.
Cả hai đều có nhược điểm là CPI có xu hướng đánh giá quá cao sự tăng giá sinh
hoạt trong khi Id lại có xu hướng đánh giá quá thấp sự tăng giá sinh hoạt.
1.3.3 Chỉ số giá sản xuất (PPI- Production Price Index): đo mức giá mà các nhà
sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó
khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị
nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã
thanh toán.
1.3.4 Chỉ số giá sinh hoạt (CLI- Cost of Living Index): là sự tăng trên lý thuyết
trong giá cả sinh hoạt của một cá nhân, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
được giả định một cách xấp xỉ.
1.3.5 Chỉ số giá bán buôn (WPI - Wholesale Price Index) : đo sự thay đổi trong
giá cả của một sự lựa chọn các hàng hóa bán buôn (thông thường là trước khi bán
có thuế). Chỉ số này rất giống với PPI.
1.4 Các nguyên nhân gây ra lạm phát
1.4.1 Lạm phát do cầu kéo (Demand-Pull Inflation)
Diễn ra do tổng cầu AD tăng nhanh hơn tiềm năng sản xuất của một quốc gia,
sẽ gây ra sự tăng giá cả và lạm phát xảy ra.
12
Hình 1
 Sản lượng tăng tới Y1
 Giá tăng từ PO tới P1 (từ PO đến P1 là lạm phát- Hình 1)
Lạm phát được coi là do sự tồn tại của mức cầu quá cao.
AD tăng có thể do:
 Khu vực tư nhân lạc quan về nền kinh tế, nên tiêu dùng tự định và đầu tư tự
định tăng lên.
 Chính phủ tăng chi tiêu.
 Ngân hàng trung ương tăng lượng cung tiền.
 Người nước tăng mua hàng hóa và dịch vụ trong nước.
 Kết quả đường tổng cầu AD sẽ dịch chuyển sang phải, trong ngắn hạn sẽ
làm cho sản lượng tăng lên, đồng thời mức giá chung tăng lên.
1.4.2 Lạm phát do chi phí đẩy (Cost- Pull Inflation)
Xuất phát từ sự sụt giảm trong tổng cung, mà nguyên nhân là do chi phí sản
xuất của nền kinh tế tăng lên.
Đường tổng cung dịch chuyển sang trái từ ASO sang AS1. Kết quả sản lượng sụt
giảm từ YO xuống Y1, mức giá sẽ tăng từ PO lên P1, nền kinh tế vừa suy thoái vừa
lạm phát (Hình 2).
13
Hình 2
Các nhân tố làm tăng chi phí:
 Chi phí tiền lương : Tiền lương gia tăng do áp lực từ công đoàn, từ chính
sách điều chỉnh lương của chính phủ làm tiền lương tăng lên vượt mức tăng
năng suất lao động là nguyên nhân đẩy chi phí tăng.
 Lợi nhuâ ̣n : Nếu doanh nghiê ̣p có quyền lưc thi ̣trường (độc quyền, nhóm
độc quyền) có thể đẩy giá tăng lên để kiếm lợi nhuâ ̣n cao hơn .
 Nhâ ̣p khẩu la ̣m phát :Trong nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp phải
nhâ ̣p một lượng không nhỏ nguyên nhiên liê ̣u (NVL) từ nước ngoài nếu chi
phí NVL tăng do nhiều nguyên nhân không thuộc sự kiểm soát trong nước
khi đó doanh nghiê ̣p phải chấp nhân mua NVL với giá cao.
Chi phi NVL tăng cao có thể do các nguyên nhân sau:
 Tỉ giá hối đoái: Nếu đồng nội tê ̣bi ̣mất giá thì hàng hóa trong nước sẽ rẻ
hơn so với ở nước ngoài. Khi đó, xuất khẩu sẽ có lợi hơn nhâ ̣p khẩu vì thế
làm chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu tăng cao.
 Thay đổi giá cả hàng hóa: Khi giá cả hàng hóa thế giới tăng thì các doanh
nghiê ̣p trong nước phải đối mă ̣t với chi phí cao hơn nếu sử dụng hàng hóa
này làm NVL để sản xuất kinh doanh .
14
 Những cú sốc từ bên ngoài: Các cuộc khủng hoảng về nguyên liệu, vâ ̣t liê ̣u
chính như dầu mỏ, sắt thép ,than đá,…làm chi phí sản xuất tăng.
 Sự thiếu hụt các nguồn tài nguyên cũng đẩy giá cả tăng khi bi ̣khai thác ca ̣n
kiê ̣t.
1.4.3 Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ (Monetary- Theory Inflation)
Những nhà kinh tế thuộc trường phái tiền tệ cho rằng lạm phát là do lượng cung
tiền thừa quá nhiều trong lưu thông gây ra và được giải thích bằng phương trình
sau:
M*V=P*Y
Trong đó:
 M: lượng cung tiền danh nghĩa
 V: tốc độ lưu thông tiền tệ
 P: chỉ số giá
 Y: sản lượng thực
Với giả thiết V và Y không đổi nên chỉ số giá phụ thuộc vào lượng cung tiền
danh nghĩa, khi cung tiền tăng thì mức giá cũng tăng theo cùng tỉ lệ, lạm phát xảy
ra.
Thuyết này chỉ đúng khi V và Y không đổi.
1.5 Tác động của lạm phát.
Lạm phát có sự ảnh hưởng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội tùy
theo mứ c độcủa nó.
Tác động tích cực : Khi la ̣m phát ở mứ c độvừ a phải có tác dụng thúc đẩy kinh
tế. Lạm phát ở mức này thường được chính phủ duy trì như một chất xúc tác
cho nền kinh tế.
Tác động tiêu cưc :
 Phân phối la ̣i thu nhâ ̣p và của cải: Khi la ̣m phát xảy ra những người có tài
sản ,vay nợlà có lợi vì giá của tài sản nói chung tăng lên còn giá tri ̣đồng tiền
bị giảm xuống. Ngược la ̣i những người làm công ăn lương, cho vay, gử i tiền
bị thiệt hại.
15
 Tác động đến kinh tế và viê ̣c làm: Lạm phát ở mức cao làm nền kinh tế bị
bất ổn, hàng hóa chở nên đắt đỏ dãn đến tình trạng đầu cơ tích trữ tăng tỉ giá
hối đoái, hoạt động tín dụng rơi vào khủng hoảng nguồn tiền gử i sụt giảm
nhanh chóng.
Ngoài ra lạm phát còn tác động đến tỉ lệ thất nghiệp: khi la ̣m phát tăng thì thất
nghiê ̣p giảm xuống và ngược la ̣i.
16
Phần 2. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam
2.1 Lạm phát Việt Nam qua các giai đoạn.
2.1.1 Giai đoạn đất nước việt nam đang bị thực dân và đế quốc đô hộ.
 Thời kì 1938- 1945: Ngân hàng đông dương cấu kết với chính quyền thực
dân pháp đã lạm phát đồng tiền đông dương để vơ vét của cải nhân dân Việt Nam
đem về pháp đóng góp cho cuộc chiến tranh chống phát xít Đức và sau đó để nuôi
mấy chục vạn quân nhận bán đông dương làm chiếc cầu an toàn đánh Đông Nam
Á. Hậu quả nặng nề của lạm phát nhân dân Việt Nam phải gánh chịu giá sinh hoạt
từ 1939- 1945 bình quân 25 lần.
 Thời kì 1946- 1954: chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa do chủ tịch Hồ
Chí Minh sáng lập và lãnh đạo đã phát hành đồng tài chính thay đồng đông dương
và sau đó là đồng ngân hàng để huy động sức người, sức của toàn dân tiến hành
cuộc kháng chiến 9 năm đánh đuổi quân xâm lược Pháp, kết quả giải phóng hoàn
toàn nửa đất nước.
 Thời kì 1955- 1965: chính phủ tay sai Mỹ kế tiếp nhau ở miền nam Việt
Nam liên tục lạm phát đồng tiền miền nam để bù dắp lại cuộc chiến tranh chống
lại phong trào giải phóng dân tộc ở miền nam. Mặc dù được chính phủ Mỹ đổ vào
Việt Nam một khối lượng hàng viện trợ khổng lồ, giá trị hàng trăm tỷ USD cũng
không thể bù đắp lại chi phí.
 Thời kì 1965- 1975: ở miền bắc Việt Nam, chính phủ Việt Nam dân chủ
cộng hòa phải tiến hành một cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, chống chiến
tranh phá hoại của Mỹ tai miền bắc, giải phõng miền nam thống nhất đất nước đã
phát hành số tiền (gấp 3 lần tiền lưu thông của năm 1965 ở miên bắc) để huy động
lực lượng toàn dân, đánh thắng quân xâm lược Mỹ và tay sai ở cả hai miền, nhưng
nhờ có sự viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa
(XHCN) anh em đã hạn chế được lạm phát trong thời kì này.
2.1.2 Giai đoạn từ năm 1976-1980
17
Là giai đoạn được coi là không có lạm phát theo quan niệm kinh tế chính trị
phổ biến trong các nước XHCN đương thời và không được phản ánh trong các
thống kê chính thức.Tuy nhiên, trên thực tế ở Việt Nam khi đó vẫn có lạm phát,
thể hiện ở sự khan hiếm hàng hoá, dịch vụ và sự giảm sút của chúng, đồng thời
được ghi nhận trong sự diễn biến gia tăng giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng
trên thị trường xã hội trên dưới 20% trên một năm và đó là lạm phát của nền kinh
tế kém phát triển và đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế, nơi độc quyền nhà
nước còn mang đậm tính chất phi kinh tế và được dung dưỡng bởi các chỉ thị của
nhà nước và tồn tại thống trị phổ biến trong tất cả các lĩnh vực. Vào thời kỳ này
khu vực kinh tế Nhà Nước chiếm khoảng 85 - 87% vốn cố định, 95% lao động
lành nghề mà chỉ tạo ra 30 – 37% tổng sản phẩm xã hội. Trong khi đó khu vực
kinh tế tư nhân chỉ chiếm 13,2% sức lao động xã hội và suốt thời kỳ dài trước năm
1986 bị nhiều sức ép kiềm chế , xong lại sản xuất ra tới 32 – 43% tổng sản phẩm
xã hội và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất so với khu vực kinh tế quốc doanh và hợp
tác xã. Mặt khác lạm phát ở Việt Nam diễn ra trong suốt nền kinh tế đóng cửa phụ
thuộc nhiều vào nguồn viện trợ bên ngoài.Trên thực tế, trước năm 1988 không có
đầu tư trực tiếp của nước ngoàI vào Việt Nam. Các biên giới đều bị khép lại với
chế độ xuất nhập cảnh cũng như lưu thông hàng hoá rất nghiêm ngặt, phiền phức.
Cơ cấu chủ yếu có tính hướng nội, khép kín, thay thế hàng nhập khẩu và không
khuyết khích xuất khẩu. Cùng với chính sách định hướng phát triển và đầu tư có
nhiều bất cập, nên cơ cấu kinh tế Việt Nam bị mất cân đối và không hợp lý
nghiêm trọng giữa công nghiệp – nông nghiệp, công nghiệp nặng - công nghiệp
nhẹ, nhất là ngành sản xuất hàng tiêu dùng, giữa sản xuất – dịch vụ. Đó là nguyên
nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hoá, dịch vụ, tăng chi phí sản xuất, thiếu
hụt ngân sách chiền miên, tăng mức cung tiền không tuân theo quy luật lưu thông
tiền tệ …và do đó gây ra lạm phát .
2.1.3 Giai đoạn 1981- 1988
Thời kỳ từ năm 1981 đến năm 1988: là thời kỳ lạm phát chuyển từ dạng “ẩn”
sang dạng “mở”. Thực tế cho thấy rằng từ năm 1981 đến năm 1988 chỉ số tăng giá
18
đều trên 100% một năm. Vào năm 1983 và 1984 đã giảm xuống, nhưng năm 1986
đã tăng vọt tới mức cao nhất là 557% sau đó có giảm. Như vậy, mức lạm phát cao
và không ổn định. Song vấn đề lạm phát chưa được thừa nhận trong các văn kiện
chính thức. Vấn đề này chỉ được quy vào sử lý các khía cạnh “giá - lương- tiền”,
mà lại chủ yếu bằng các giải pháp hành chính, như xem xét và đIều chỉnh đơn giản
giá cả trong khu vực thị trường có tổ chức những năm 1981,1983,1987, và “bù vào
giá lương” năm 1985…Đây là thời kì xuất hiện siêu lạm phát với 3 chữ số kéo dài
suốt 3 năm 1986-1988, và đạt đỉnh cao nhất trong lịch sử kinh tế hiện đại nước ta
suốt nửa thế kỉ nay.
2.1.4 Giai đoạn 1988-1995
Liên tục từ năm 1988, mọi nỗ lực của chính phủ được tập trung vào kiềm
chế, đẩy lùi lạm phát từ mức 3 chữ số xuống còn 1 chữ số. Đây là kết quả của quá
trình đổi mới và phát triển kinh tế ở Việt Nam. Trong khi lạm phát được kéo
xuống thì kinh tế vẫn tăng trưởng cao và khá ổn định, bình quân hàng năm tăng 7–
8%.
Bảng 1: Tăng trưởng kinh tế và lạm phát (tỷ lệ %)
Năm 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995
Tăng
trưởng
5.1 8.0 5.1 6.0 8.6 8.1 8.8 9.5
Lạm
phát
410.9 34.8 67.2 67.4 17.2 5.2 14.4 12.7
2.1.5 Giai đoạn 1995-2005
Số liệu của Tổng cục Thống kê về chỉ số giá tiêu dùng các năm từ 1996 đến
năm 2005, nhìn trên đồ thị giống như như đường cong có đáy là năm 2000 và 2
đỉnh lần lượt là 1996 và 2005.
19
Hình 3: Lạm phát giai đoạn 1995-2007, tính theo chỉ số giá tiêu dùng tháng 12
mỗi năm so với tháng 12 năm trước. (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Trong giai đọan 1996 đến 2005, giá tiêu dùng chung đã tăng 51%. Như vậy,
sau 10 năm giá tiêu dùng tăng 51% thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập bình quân
đầu người của hộ gia đình; theo số liệu Tổng cục Thống kê thu nhập bình quân
đầu người năm 2004 (484,4 nghìn đồng) tăng 64,2% so với năm 1999 (295,0
nghìn đồng). Điều đó chứng tỏ đời sống của người dân được cải thiện.
Bảng 2: Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam từ 1995 đến 2005
( Nguồn: Tổng cục Thống kê)
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
96-
05
Chỉ số
giá tiêu
dùng
1,127 1,045 1,036 1,092 1,001 0,994 1,008 1,04 1,03 1,095 1,084 1,51
Lương
thực
1,206 1,002 1,004 1,231 0,921 0,921 1,060 1,026 1,029 1,143 1,078 1,45
Thực
phẩm
1,193 1,163 1,021 1,086 1,005 0,993 1,002 1,079 1,029 1,171 1,12 1,88
Đồ uống và
thuốc lá
1,193 1,160 1,021 1,053 1,026 1,003 1,011 1,036 1,035 1,036 1,049 1,51
20
May
mặc,giày
dép, mũ
nón
1,078 1,032 1,032 1,023 1,019 1,004 1,008 1,011 1,034 1,041 1,05 1,28
Nhà ở và
Vật liệu
xây dựng
1,167 0,963 1,028 1,017 1,025 1,047 1,008 1,071 1,041 1,074 1,098 1,43
Thiết bị
và đồ
dùng gia
đình
1,053 1,012 1,042 1,025 1,035 1,023 1,009 1,008 1,019 1,036 1,048 1,29
Dược
phẩm, y
tế
1,011 0,998 1,016 1,087 1,041 1,036 0,998 1,005 1,209 1,091 1,049 1,65
Phương
tiện đi
lại, bưu
điện
1,05 1,032 1,08 1,03 1,016 1,019 0,953 1,017 0,98 1,059 1,091 1,30
Giáo
dục
1,117 0,993 1,027 1,096 1,038 1,041 1,036 1,012 1,049 0,982 1,05 1,37
Văn hóa,
thể, giải
trí
1,117 0,993 1,027 1,013 1,019 1,009 1,002 0,99 0,987 1,022 1,027 1,09
Hàng hóa
và dịch
vụ khác
1,098 1,085 1,087 1,04 1,031 1,041 1,014 1,02 1,043 1,052 1,06 1,58
Chỉ số
giá vàng
0,976 1,025 0,934 1,007 0,998 0,983 1,050 1,194 1,266 1,117 1,113 1,87
Chỉ số
giá đô la
Mỹ
0,994 1,012 1,142 1,096 1,011 1,034 1,038 1,021 1,202 1,004 1,009 1,71
Phân tích biến động giá cả theo 10 nhóm hàng xếp theo thứ tự nhóm có tốc độ
tăng giá cao nhất đến thấp nhất như sau:
 Nhóm thực phẩm tăng 88%,
 Nhóm dược phẩm và dịch vụ y tế tăng 65%,
 Đồ uống và thuốc lá tăng 51%,
 Lương thực tăng 45%,
 Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 43%,
 Giáo dục tăng 37%,
21
 Phương tiện đi lại, bưu điện tăng 30%,
 Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 29%,
 May mặc, giày dép, mũ nón tăng 28%,
 Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 58%
Ta nhận thấy trong 10 nhóm hàng trên, nhóm hàng thực phẩm và nhóm hàng
dược phẩm và dịch vụ y tế có tốc độ tăng cao nhất. Điều này có nghĩa là đời sống
của nhóm người nghèo mà thu nhập của họ chủ yếu dùng mua thực phẩm không
được cải thiện bao nhiêu.
Và bắt đầu từ năm 2001, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu dựa vào các ngành thâm
dụng lao động đó là công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp với kim ngạch xuất
khẩu tăng với tỷ lệ cao, cùng với nó là chỉ số gía tiêu dùng cũng có tăng cao.
Bảng 3: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 1995-2005
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Hàng công nghiệp
nặng và khóang sản
(%) 25,3 28,7 28,0 27,9 31,0 37,2 34,9 31,8 32,2 36,4 33,8
Hàng công nghiệp
nhẹ và TTCN (%) 28,5 28,9 36,7 36,6 36,3 33.8 35,7 40,6 42,7 41,0 40,3
Bảng 4: Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 1995-2005
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Tư liệu sản
xuất chiếm (%) 84,8 89,9 91,5 93,6 94,7 93,8 92,1 92,1 92,2 93,3 94,3
Xét yếu tố giá hàng nhập khẩu ảnh hưởng đến tình hình lạm phát, ta thấy các
năm 1998, 1999, 2001, 2002 giá hàng nhập khẩu giảm trùng với tình hình giảm
lạm phát các năm 1999, 2000. Các năm sau giá nhập khẩu tăng lên thì chỉ số giá
tiêu dùng cũng tăng tương ứng.
22
Như vậy, mối tương quan giữa chỉ số giá nhập khẩu và chỉ số giá tiêu dùng là
khá chắc chắn.
Trong giai đọan 1996 đến 2005, chỉ số giá nhập khẩu tăng 18,8%; trong khi đó
chỉ số giá tiêu dùng tăng 51%. Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng tăng, ngòai yếu tố do
giá hàng nhập khẩu, còn do xuất khẩu, do cung tiền và các yếu tố khác…
Bảng 5: Chỉ số giá hàng nhập khẩu từ 1995 đến 2005
( Nguồn: Tổng cục Thống kê)
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
96-
05
Chỉ số
chung 1,073 1,048 1,035 0,98 0,901 1,034 0,983 0,999 1,034 1,096 1,078 1,18
Hàng tiêu
dùng nhập
khẩu 1,065 1,025 1,031 0,973 0,953 0,965 0,976 0,978 1,011 1,008 1,022 0,94
Tư liệu sản
xuất nhập
khẩu 1,075 1,054 1,036 0,982 0,901 1,049 0,984 1,002 1,038 1,126 1,095 1,27
2.1.6 Giai đoạn 2006 đến nay
2.1.6.1 Giai đoạn lạm phát tăng nhanh
Dấu hiệu lạm phát đã xuất hiện từ tháng 6 năm 2007 khi CPI tháng 6 tăng
vọt lên 1%, trái hẳn với thông lệ giá cả hơn một thập kỉ qua. Tín hiệu này đã được
ghi nhận và xử lý kịp thời. Tuy nhiên do không phân tích đúng nguyên nhân của
lạm phát, thêm vào đó việc triển khai thực hiện không nghiêm túc nên mặc dù tăng
trưởng kinh tế cả năm 2007 ở mức cao trên 8.5%, song lạm phát cũng ở mức kỷ
lục 12.63%. Nếu so sánh với mức lạm phát của một số nước trong khu vực và trên
thế giới như Trung Quốc: 6,5%; Indonesia: 6,59%; Mỹ: 4,08%; Thái Lan: 3,21%;
Khu vực đồng Euro: 3,07%; Nhật Bản: 0,7% thì lạm phát của Việt Nam có phần
cao hơn.
Nửa đầu năm 2008, lạm phát liên tục leo thang và vượt qua mọi qui luật đã
hình thành hàng chục năm nay, buộc Việt Nam phải điều chỉnh chính sách từ ưu
tiên tăng trưởng kinh tế sang kiềm chế lạm phát.
23
Một câu hỏi đặt ra là cùng một bối cảnh thế giới như nhau, tại sao các nước
khác như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia lại có mức lạm phát thấp hơn so với
lạm phát của Việt Nam? Cụ thể:
Hình 4. Bức tranh lạm phát của một số nước châu Á (Tính đến tháng 6/2008)
Chỉ sau 6 tháng, Tổng cục thống kê công bố công bố chỉ số CPI đã lên tới
26.8% so với tháng 6 năm 2007 và 18.44% so với cuối năm 2007. Riêng nhóm
hàng lương thực, thực phẩm tăng tương ứng tới 74.3%. Điều này đã phá vỡ mọi dự
tính của chúng ta về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Càng nghiêm trọng
hơn khi Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 60% dân số và lực lượng lao
động là nông dân. Sự phụ thuộc của nền kinh tế nói chung và của giá cả thị trường
nói riêng vào những biến động trong khu vực sản xuất lương thực, thực phẩm của
nước ta còn rất lớn, mặc dù tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP giảm xuống chỉ
còn 20%.
Thông thường những tháng gần tết giá cả tăng nhanh. Nhưng năm 2008 đặc
biệt hơn vì qua tết Mậu tý mà giá cả vẫn ở mức cao trái ngược với qui luật vận
động của giá cả trong thời gian gần đây.
Sau hơn 1 thập kỉ từ năm 1992, “bóng ma” lạm phát dường như đang quay
trở lại và đe dọa những thành quả kinh tế xã hội mà nước ta đạt được.
0%
2%
4%
6%
8%
10%
12%
14%
16%
18%
4.80% 5%
7.50% 7.70%
8.70% 8.96%
11.40%
12.75%
17.18%
24
Trong những tháng đầu năm vật giá leo thang từng tháng. Giá cả tăng liên
tục đã đẩy mức lạm phát tháng sau cao hơn tháng trước. So với tháng 12 (2007),
CPI tháng 1 (2008) tăng 2.4%, sang tháng 2 tăng vọt lên 6%, tháng 3 là 9.2%. Đến
tháng 4 chỉ số CPI đã lên tới 2 con số (11.6%) và tháng 5 lại tăng đột ngột tới
16%. Đỉnh điểm lạm phát đã đến mức 3.91% vào tháng 5 (2008), trùng với thời
điểm giá gạo trên thị trường quốc tế ở mức 1000 USD/ tấn, khủng hoảng lương
thực đã trở thành mối đe dọa toàn cầu. Ngay cả ở một cường quốc xuất khẩu gạo
như Việt Nam mà tin đồn thiếu gạo đã làm rất nhiều người dân hoang mang, lo
lắng sẽ quay về nạn đói khủng khiếp năm 1945. Còn các cơ quan chức năng nhà
nước do dự báo sai lệch nên yêu cầu các doanh nghiệp ngừng xuất khẩu mặc dù
giá lúa gạo đang rất cao, làm thiệt hại lớn cho người dân.
GDP nửa đầu năm chỉ tăng 6.5% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều
so với mức tăng cùng kỳ một số năm gần đây. Xuất hiện những cơn “sốt ảo” USD,
vàng, gạo, thép, vật liệu xây dựng,…Thâm hụt thương mại tăng vọt (gần 50% tổng
kim ngạch xuất khẩu). Thị trường chứng khoán thiết lập đáy mới chỉ bằng khoảng
¼ đỉnh cao nhất là 1173 điểm, đánh mất toàn bộ điểm tích lũy được 3 năm qua.
Giá vàng có thời điểm lên đến xấp xỉ 20 triệu VND/ lượng, tỷ giá hối đoái trên thị
trường đã từng vượt mốc 19000 VND/ USD….
Nền kinh tế Việt Nam cuối tháng 5 đầu tháng 6 mấp mé bờ vực khủng
hoảng với những “bong bóng” khổng lồ chực chờ nổ tung trên thị trường tài chính
tiền tệ, thị trường tín dụng ngân hàng, thị trường bất động sản.
Các tháng 6,7,8 chỉ số CPI đã lên cao chóng mặt lần lượt là 18.4%, 19.8% và
21.7%.
Chỉ sau 3 quý đầu năm, CPI đã vượt mức 20%, đạt được mức kỷ lục từ 17
năm qua.
Hình 5. Chỉ số giá tiêu dùng trong 10 tháng đầu năm 2008
(Nguồn: www.tuoitre.com.vn)
25
Điều đó cũng góp phần đẩy nhanh tốc độ mất giá của đồng tiền: sau 3 năm
(tính đến tháng 9/ 2008) đồng tiền đã mất giá 48.5% so với kỳ gốc 2005.
2.1.6.2 Giai đoạn giảm lạm phát (3 tháng cuối năm 2008)
Sang tháng 10,11,12 liên tiếp 3 tháng giá nhiều loại hàng hóa đã chựng lại
và giảm xuống. CPI cũng giảm, tốc độ tăng trưởng kinh tế tháng âm: -0.19 (tháng
10), -0.76 (tháng 11), -0.66 (tháng 12). Tỷ lệ lạm phát từ 20.05% vào thời điểm
tháng 9 chỉ còn 19.86% so với tháng 12 (2007), làm dịu cơn lạm phát của Việt
Nam. Nguyên nhân là do những tháng đầu năm giá mặt hàng lương thực, thực
phẩm tăng nhanh; hàng phi lương thực thực phẩm mặc dù chậm nhưng vẫn tăng
giá. Đến cuối năm hàng lương thực - thực phẩm dường như không tăng nữa và đồ
thị là một đường nằm ngang. Trong khi đó giá hàng hóa phi lương thực - thực
phẩm giảm nhanh nên tốc độ tăng giá chung giảm xuống. Bên cạnh đó là nhờ
những biện pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ đã phát huy tác dụng chẳng hạn
như Nghị quyết số 10/2008/ NQ- CP ngày 17/4/2008 về các biện pháp kiềm chế
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững
với 8 nhóm giải pháp…..
Cúng ta đã chủ trương đúng khi giảm tốc độ tăng trưởng và tập trung vào
chống lạm phát. Thành công nhờ hệ thống chống lạm phát bảo đảm tính trọn gói,
sát với nguyên nhân. Đặc biệt chúng ta có sức mạnh khi tập hợp, huy động cả hệ
thống chính trị, cả dân tộc và các doanh nghiệp tham gia chống lạm phát.
2.1.6.3 Lạm phát năm 2009
26
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12-
2009 tăng 1,38% so với tháng trước.
Như vậy, CPI của cả năm 2009 dừng ở mức 6,88%, đúng mục tiêu của
Chính phủ đề ra là kiểm soát lạm phát dưới hai con số.
Tăng giá mạnh nhất là nhóm giao thông: 2,47%, tiếp theo là nhóm hàng ăn
và dịch vụ ăn uống: 2,06%. Trong nhóm này, riêng mặt hàng thực phẩm tăng đột
biến: 6,88%. Đứng thứ 3 là nhóm nhà ở - vật liệu xây dựng, tăng 1,40%. Các
nhóm hàng hóa còn lại đều tăng 1% hoặc thấp hơn. Tăng giá ít nhất là nhóm thiết
bị đồ dùng gia đình: 0,25%.
Chỉ số giá USD và vàng biến động mạnh. Giá vàng chỉ tăng thêm 0,49%
trong tháng 12 nhưng cả năm 2009 đã tăng đến 9,16%. Chỉ số giá USD tháng 12
tăng 3,19% khiến mức tăng cả năm lên đến 9,17%.
2.1.6.4 Năm 2010
Tháng 11 chỉ số giá tiêu dùng CPI tại TP.HCM là 1,73% còn tại Hà Nội là
1,93%, ước tính cả nước vào khoảng 1,86%. Như vậy chỉ số CPI 11 tháng đã lên
đến 9,4% và dự tính cả năm CPI sẽ ở mức hai con số. Tổng cục Thống kê cho biết,
nguyên nhân chính đẩy chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 tăng là do chỉ số giá nhóm
hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng mạnh tới 3,45% so với tháng trước. Bên cạnh đó,
giá lương thực cũng tăng tới 6,02%; thực phẩm tăng 3,27%; ăn uống ngoài gia
đình tăng 1,19%. Một số mặt hàng khác như thép, xi măng, gas tăng giá nên đưa
chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,74%. Nhóm hàng hóa dịch vụ
khác tăng 0,99%. CPI nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,9% là do tháng
này vẫn nằm trong giai đoạn chuyển mùa, nhu cầu các sản phẩm thời trang tăng
hơn. Trong khi nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,94% . Chỉ số giá vàng tháng 11 tăng
8,67%, USD tăng 3% so với tháng trước.
Trong năm 2010, giá tăng do nhiều nguyên nhân do chi phí giáo dục tăng,
giá lương thực thế giới tăng kéo giá lương thực trong nước tăng 16%. Ngoài ra giá
xăng dầu thế giới tăng cũng làm nhóm chi phí giao thông vận chuyển tăng.
27
Nền kinh tế Việt Nam hiện có độ mở cửa rất lớn, lên đến 140- 150%. Độ
mở cửa nền kinh tế được đánh giá thông qua hoạt động xuất nhập khẩu trên tổng
sản phẩm quốc nội. Kim ngạch xuất khẩu việt nam những năm gần đây khoảng
130- 140 tỉ USD, trong khi GDP chỉ trên 100 tỉ USD. Với độ mở cửa lớn như vậy,
yếu tố giá trong nước phụ thuộc rất nhiều vào giá hàng hóa trên thế giới. Năm
2010, kinh tế thế giới phục hồi, giá nguyên vật liệu tăng làm giá trong nước tăng
theo: giá dầu thô năm 2009 là 60USD/thùng, năm 2010 tren 80USD/thùng.
Nhìn chung giá tăng là do chi phí chứ không phải tiền được bơm ra quá
nhiều, thực tế ngân hàng nhà nước đã và đang thực hiện chính sách thát chặt tiền
tệ đề chống lạm phát và bảo vệ sức mua của VND.
2.2 Tác đông củ a la ̣m đến các biến số vĩ mô
2.2.1 Tăngtrưở ng kinh tế
Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam cũng
phù hợp với lý thuyết và kết quả kiểm nghiệm trên thế giới. Ở mức lạm phát thấp
(thường là một chữ số) thì lạm phát không có tác động tiêu cực lên tăng trưởng. Ở
mức lạm phát thấp, gia tăng lạm phát thường gắn liền với tăng trưởng cao hơn
(giai đoạn 1992-2007). Tuy nhiên, khi lạm phát đạt đến một ngưỡng cao nhất định,
thì lạm phát bắt đầu tác động tiêu cực lên tăng trưởng.
Theo quan điểm của ông Lê Đức Thuý, nguyên Thống đốc ngân hàng nhà
nước (NHNN) khi phát biểu quan điểm này trước Quốc hội: “Tôi cho rằng một
nền kinh tế phát triển bền vững thì lạm phát ở mức thấp hơn tăng trưởng 1-2%.
Chẳng hạn GDP năm 2006 là 8% thì lạm phát là 6-7%”. Theo PGS., TS. Nguyễn
Ái Đoàn, quan điểm này không có cơ sở lý thuyết rõ ràng, không được khẳng định
về mặt lý thuyết, đó là cách phát biểu mang tính ứng dụng trong những điều kiện
nhất định; trên thực tế, luận điểm này đã trở thành nền tảng cho việc thực thi chính
sách tiền tệ nới lỏng kéo dài ở Việt Nam và hệ quả tất yếu là lạm phát ở mức báo
động; theo đó, quan điểm về một tỉ lệ lạm phát tốt nhất là tỉ lệ lạm phát nhỏ hơn
tốc độ tăng trưởng, thực chất chỉ là một cách phát biểu sai lệch, pha trộn giữa một
mức lạm phát mong muốn 1-3% và một mức lạm phát vừa phải còn kiểm soát
28
được, tức là lạm phát dưới hai chữ số đã biến thành mức lạm phát tốt nhất (2);
tương đồng với phân tích trên của PGS., TS. Đoàn, Ông Nguyễn Văn Phúc,
Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, cũng cho rằng: không có cơ sở khoa
học, không có lý thuyết nào đề cập, không có nghiên cứu kiểm nghiệm; ngưỡng
tác động tiêu cực của lạm phát không phải là bằng tốc độ tăng GDP.
Quan điểm về lạm phát theo ông Lê Đức Thuý “Ngay ở nước ta, trong điều
kiện bình thường, không ít nhà khoa học đã đề nghị tôi đẩy lạm phát lên cao hơn
để thúc đẩy tăng trưởng. Thậm chí họ cho rằng, nếu Việt Nam muốn tăng trưởng
cao thì lạm phát hai chữ số là bình thường. Nhưng với tôi, chừng nào còn được
giao nhiệm vụ này, sẽ tiếp tục theo đuổi quan điểm giữ cho lạm phát nằm trong
tầm kiểm soát, và tốc độ lạm phát tốt nhất là không vượt quá tốc độ tăng trưởng”.
Việc muốn tăng cung tiền, chấp nhận lạm phát là hệ quả trực tiếp của quan điểm
về lạm phát như: lạm phát, tăng cung tiền là tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế; có sự
đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng, chấp nhận lạm phát để tăng trưởng; hai
quan điểm này tuy khác nhau nhưng có tác động bổ sung cho nhau và làm cho các
nhà hoạch định chính sách tin rằng lạm phát có lợi hơn là có hại cho nền kinh tế
(đặc biệt tỉ lệ lạm phát dưới hai chữ số), lạm phát tăng cung tiền để thêm vốn đầu
tư từ ngân sách là giải pháp tốt nhất để đạt mức tăng trưởng nhanh. Cùng quan
điểm tăng cung tiền là tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế, ý kiến của ông Vũ Ngọc
Nhung cho rằng “Lạm phát tạo vốn lớn và cực rẻ cho phát triển kinh tế, vốn phát
hành tiền chỉ tốn chi phí in tiền nên cực rẻ”; hoặc “Lạm phát giúp ngân sách vay
ngân hàng nhiều hơn để chi cho sản xuất, tăng thu nhập của người dân”. Các nhà
kinh tế cho rằng tỉ lệ lạm phát cao, tác động tiêu cực đến sản lượng sản xuất của
nền kinh tế thông qua các kênh như đầu tư, tín dụng, tiêu dùng; người cho vay
không có động lực để cho vay vì lãi suất cho vay thường âm trong thời kỳ này và
cho vay thời hạn càng dài càng bị lỗ, với chi phí huy động vốn cao, đẩy lãi suất
cho vay cao, các doanh nghiệp dù thiếu vốn cũng rất e ngại vay vốn vì làm chi phí
tăng cao, hệ quả là kênh tín dụng bị thu hẹp; những kết quả thực tế theo công bố
của NHNN cho thấy dư nợ tín dụng 10 tháng đầu năm 2008 chỉ tăng hơn 19,6%,
29
thấp hơn mức tăng 37,73% so với cùng kỳ năm 2007; tỉ lệ lạm phát cao làm cho
thu nhập hộ gia đình giảm, chỉ số lạm phát đến tháng 10/2008 là 22,14% cũng có
nghĩa với việc giảm hơn 22% thu nhập so với cuối năm 2007. Mọi người phải tiết
kiệm chi tiêu dẫn đến giảm tiêu dùng; các nhà đầu tư tiềm năng sẽ giảm đầu tư vì
độ rủi ro cao và hậu quả là làm giảm sản lượng sản xuất của nền kinh tế.
Như vậy, việc sử dụng lạm phát cao để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thực
chất đây là liệu pháp “sốc” với mong muốn tăng trưởng nhanh để đạt được thành
tích mong muốn, nhưng hậu quả tiêu cực gây ra cho nền kinh tế và ảnh hưởng đến
đời sống của dân cư, nhất là tầng lớp nghèo, thu nhập thấp bị tác động nhiều nhất.
Các nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng, đây là giải pháp thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế nhanh, nhưng kém bền vững; hay còn gọi đó là giải pháp tăng trưởng
“bong bóng”. Vì vậy, trong thời gian qua, đã có nhiều ý kiến cần thay đổi quan
điểm về lạm phát như ông Lê Xuân Nghĩa và ông Vũ Quang Việt để đưa nền kinh
tế Việt Nam phát triển bền vững.
Lạm phát của Việt Nam gia tăng trong mấy năm gần đây, phải chăng cũng
có chịu ảnh hưởng bởi sự gia tăng sản lượng vượt mức tiềm năng? Theo đánh giá
của quỹ tiền tệ Thế Giới (IMF)- (2006) về các nguyên nhân làm tăng lạm phát ở
Việt Nam, bắt đầu từ năm 2005, có dấu hiệu bởi sự gia tăng sản lượng vượt mức
tiềm năng (những năm trước đó mối quan hệ này là không nhất quán và không rõ
nét).
Một trong những điều kiện để nền kinh tế tăng trưởng một cách bền vững
đó là sự ổn định sức mua của đồng tiền; đây là một trong những nhiệm vụ luôn
luôn đặt lên hàng đầu ở tất cả các quốc gia trên thế giới được ghi vào Hiến pháp và
Luật Ngân hàng Trung Ương (NHTƯ) của các nước, trong đó Luật NHNN Việt
Nam đã ghi rõ: “Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh
tế- tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng
cao đời sống của nhân dân”.
30
Xu hướng các nước phát triển chọn giải pháp tăng trưởng kinh tế thực chất,
đó là dựa trên cơ sở giá cả ổn định ở mức thấp. Căn cứ biện luận cho giải pháp này
là: Trong nền kinh tế thị trường, lạm phát ổn định thì tính dự báo được nâng cao.
Điều đó giúp các nhà đầu tư có thể xây dựng được các phương án đầu tư hiệu quả.
Đối với người tiêu dùng thì chi tiêu yên tâm, họ không phải lo cân nhắc các mặt
hàng khác để thay thế do giá tăng. Tất cả điều đó đã góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế thực chất. Hiện nay, các nước phát triển chọn mức lạm phát gần 2%
là mức tối ưu cho tăng trưởng. Tuy nhiên, cũng phải hiểu rằng, lạm phát ổn định
chỉ là điều kiện đủ cho tăng trưởng kinh tế, còn điều kiện cần cho tăng trưởng phải
là vấn đề của Chính phủ trong việc phát triển nguồn lực, vốn và công nghệ kỹ
thuật...
Đối với Việt Nam mức lạm phát nào là tối ưu cho tăng trưởng kinh tế? Các
ngưỡng cùng với các phân tích nêu trên có thể cung cấp một mức chuẩn cho Việt
Nam, với một thực tế rằng, các doanh nghiệp Việt Nam và người tiêu dùng không
thích một mức lạm phát cao và không ổn định. Mức lạm phát chuẩn của Việt Nam
có thể gần với mức lạm phát của các nước Đông Nam Á. Nghiên cứu bước đầu
của IMF (2006) về mức độ lạm phát ở Việt Nam với các nước Đông Nam Á cũng
đã chỉ ra rằng, mức lạm phát tối ưu cho tăng trưởng kinh tế ở các nước vùng Đông
Nam Á, trong đó có Việt Nam khoảng 3,6%.
Một thực tế rằng, các kết quả nghiên cứu về ngưỡng lạm phát tốt cho tăng
trưởng đều không đưa ra với mức tăng trưởng kinh tế là bao nhiêu. Đây là câu hỏi
quan trọng cho Việt Nam, bởi vì lạm phát mục tiêu được đưa ra trong mối quan hệ
với tăng trưởng kinh tế.
Qua phân tích số liệu trong hơn 20 năm qua, dường như mối quan hệ giữa
lạm phát và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam cũng tuân theo quy luật chung.
2.2.2 Tỉ lệ thất nghiệp
 Tỷ lệ Lạm phát của:
Năm 2004: 9,5 %
Năm 2005: 8,4 %
Năm 2006: 6,6 %
Năm 2007: 12,63%
Năm 2008: 19,89%
Năm 2009: 6,52%
31
 Tỷ lệ thất nghiệp của :
Năm 2004 : 6,5%
Năm 2005: 5,6-5.8%
Năm 2006: 5%
Năm 2007: 4,2%
Năm 2008: 4,6%
Năm 2009 : 4,66%
Chúng ta đều biết rằng để kiềm chế lạm phát Nhà nước sẽ thực hiện chính
sách tiền tệ thắt chặt, tức là giảm mức cung tiền và tăng lãi suất , nhưng phải chấp
nhận tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. Nhưng thực tế , thì lý thuyết đó chỉ phù hợp trong
1 thời gian ngắn.
Trong dài hạn, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên phụ thuộc vào thuộc tính thị
trường lao động còn tỷ lệ lạm phát phụ thuộc trước hết vào sự gia tăng cung tiền ,
do đó lạm phát và thất nghiệp không liên quan nhiều đến nhau. Lúc này các chính
sách tác động tới Tổng cầu chỉ ảnh hưởng tới các biến danh nghĩa ( mức giá, tỷ lệ
lạm phát), mà không có ý nghĩa với các biến thực tế ( sản lượng , tỷ lệ thất
nghiệp).
Năm 2005, lực lượng lao động tại VN có việc làm là 43,46 triệu người,
chiếm 97,9% lực lượng lao động cả nước.Tỉ lệ tăng trưởng việc làm 2,67%; cơ cấu
việc làm tiếp tục chuyển dịch tích cực: Lao động trong khu vực dịch vụ chiếm
25,33%; công nghiệp và xây dựng chiếm 17,88%; nông nghiệp chiếm 56,79%…
Lao động qua đào tạo chiếm khoảng 25%, trong đó 19% qua đào tạo nghề.
Theo đánh giá chung, thực trạng và xu thế phát triển lao động-việc là giai đoạn
2001-2005 của nước ta có nhiều chuyển biến tích cực về đào tạo, giải quyết việc
làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị, tăng tỷ lệ thời gian lao động được
sử dụng ở khu vực nông thôn, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu lao động …
Thực tế các DN trong các khu công nghiệp đã phải cắt giảm lao động do suy giảm
kinh tế nhưng không phải tất cả những lao động này đều rơi vào tình trạng thất
nghiệp mà phần lớn họ về quê tìm việc làm mới, có thể không phù hợp nhưng vẫn
có thu nhập, dù thấp.
32
Chính phủ đã có những giải pháp chống suy giảm kinh tế, duy trì tăng
trưởng và bảo đảm an sinh xã hội; giải pháp kích cầu đầu tư, tiêu dùng , hoàn thiện
bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ lao động tìm việc, nâng cao chất lượng lao động,
cắt giảm thuế tiêu thụ, , chú trọng đầu tư cho giáo dục, đào tạo nghề cho bà con ở
vùng nông thôn, mở rộng xuất khẩu lao động, hạn chế tăng dân số.......để thúc đẩy
sản xuất phát triển trở lại ,tạo việc làm cho người lao động.
2.3 Các chính sách của nhà nước trong giai đoạn hiện nay
2.3.1 Năm 2007
Trong bối cảnh lạm phát đặc biệt tăng nhanh vào tháng 6 năm 2007 ( chỉ số
giá CPI vọt lên mức xấp xỉ 1%, trái với thông lệ giá cả hơn một thập kỷ qua ). Tín
hiệu về lạm phát này đã được chính phủ thu nhận kịp thời và xử lý thông qua các
chỉ thị :
 Ngày 01/8/2007 Thủ tướng chính phủ ban hành chỉ thị số 18/2007/CT-TTg
về một số biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng thị trường.
Thủ tướng yêu cầu: rà soát các chính sách điều hành tiền tệ để có biện pháp
thích hợp kiểm soát được mức tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và mức
huy động tín dụng; thực hiện các biện pháp nghiệp vụ thị trường mở để điều tiết
lượng tiền trong lưu thông ở mức hợp lý; giữ bình ổn tỷ giá hối đoái, các lãi suất
chủ đạo của đồng tiền Việt Nam, không để xảy ra những đột biến trên thị trường
tiền tệ…
Rà soát, tập trung vốn đầu tư cho các dự án quan trọng; kiên quyết thực
hiện việc điều chỉnh vốn của các công trình triển khai chậm (chưa mang lại hiệu
quả ngay) cho các dự án có nhu cầu cấp thiết cần sớm đưa vào sử dụng và phát
huy hiệu quả cao. Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tháo gỡ kịp
thời những vướng mắc về cơ chế, chính sách để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và
giải ngân các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, tín
dụng nhà nước và nguồn vốn ODA, nhất là giải ngân các công trình đầu tư thuộc
lĩnh vực giao thông vận tải và nông nghiệp; thực hiện việc ứng vốn cho các dự án
đang vướng mắc về thủ tục thanh toán theo tiến độ thực hiện… Tiếp tục triển khai
33
thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý, giám sát hoạt động của thị trường
chứng khoán và điều hòa cung cầu chứng khoán, tạo điều kiện để thị trường chứng
khoán phát triển ổn định, bền vững; chọn những công ty có uy tín để phát hành cổ
phiếu thu hút tiền lưu thông cho sản xuất… Tăng cường công tác quản lý thị
trường, chống gian lận thương mại; kiểm tra chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn
đã công bố gắn với kiểm tra niêm yết giá, đăng ký giá và bán hàng theo giá niêm
yết…
 Ngày 31/10, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 23/2007/CT-TTg về
tăng cường thực hiện các giải pháp điều hành giá cả, bình ổn thị trường
trong những tháng cuối năm 2007 và phục vụ Tết Nguyên đán Mậu Tý
2008.
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, ngành phối hợp với Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các hiệp hội ngành hàng tiếp tục
thực hiện quyết liệt các giải pháp điều hành giữ vững các cân đối kinh tế vĩ mô,
kiên quyết thực hiện các giải pháp tại Chỉ thị số 18/2007/CT-TTg ngày 01 tháng 9
năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ
tăng giá thị trường.
Tiếp tục tổ chức thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là tiết kiệm trong tiêu dùng (điện, xăng, dầu), tiết
kiệm trong chi phí sản xuất kinh doanh và trong xây dựng cơ bản; tiết kiệm trong
tổ chức hội nghị, tổng kết cuối năm, gặp mặt đón mừng năm mới.
Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện đồng
bộ, hài hoà các giải pháp rút tiền từ lưu thông về, cơ cấu lại tín phiếu Ngân hàng
Nhà nước bán ra có kỳ hạn ngắn, mua ngoại tệ ở mức độ thích hợp nhằm tăng dự
trữ ngoại hối Nhà nước, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán ở mức
hợp lý, không để tăng giá hoặc mất giá quá mức đồng tiền Việt Nam.
Bộ Tài chính tiếp tục triển khai kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ
năm 2007, 2008 để tham gia hút bớt tiền về, đồng thời phối hợp với Bộ Kế hoạch
34
và Đầu tư, các Bộ, ngành thực hiện các biện pháp đẩy mạnh giải ngân cho các dự
án đầu tư của Nhà nước để tăng cường khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế.
Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế và địa
phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát và quản lý giá các mặt hàng có xu hướng
tăng cao như: xăng dầu, bất động sản, thuốc chữa bệnh, sắt thép, gas; chỉ đạo các
địa phương đẩy mạnh việc kiểm soát quản lý giá, không để tình trạng độc quyền
doanh nghiệp về giá, định giá bất hợp lý, đầu cơ nâng giá, không thực hiện niêm
yết giá; kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời theo quy định những vi phạm về Pháp
lệnh Giá.
Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương có kế hoạch chuẩn bị đủ lượng hàng hóa cần thiết với
giá ổn định để phục vụ nhu cầu của nhân dân đón Tết Nguyên đán Mậu Tý vui vẻ,
an toàn và tiết kiệm.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo.các cơ quan thông tin đại chúng phối
hợp với các Bộ, cơ quan thực hiện tốt công tác tuyên truyền để các doanh nghiệp
và người tiêu dùng hiểu rõ và đồng thuận với các biện pháp điều hành thị trường
giá cả của Nhà nước, từ đó ngăn ngừa tác động tâm lý đẩy giá lên cao.
Nhưng các chính sách kinh tế này có vẻ vẫn chưa giải quyết tận gốc được
lạm phát và lạm phát vẫn chưa được kiềm chế và đang diễn biến ở mức cao.
2.3.2 Năm 2008
Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục lạm phát ở mức cao, ngân hàng nhà
nước (NHNN ) đã tích cực thực hiện việc rút bớt tiền ra khỏi nền kinh tế thông qua
các công cụ như :
 Tăng thêm 1% tỉ lệ dự trữ bắt buộc ( Quyết định số 187/QĐ-NHNN ) ngày
16/1/2008.
 Phát hành tín phiếu NHNN bắt buộc 20.300 tỷ đồng kỳ hạn 1 năm , lãi suất
7,8% /năm ( quyết định số 364/ QĐ – NHNN ) ngày 13/2/2008.
Đặc biệt NHNN đã điều hành linh hoạt các mức lãi suất chỉ đạo và đổi mới
cơ chế điều hành lãi suất, có cả kết hợp biện pháp trực tiếp là quy định trần lãi
35
theo công điện số 2 để ổn định nhanh thị trường tiền tệ bị xáo động bởi cuộc chạy
đua lãi suất.
Và chính phủ đã có một quyết định khá dứt khoát khi ban hành Nghị quyết
số 10/2008/ NQ-CP ngày 17/4/2008 về các biện pháp kiềm chế lạm phát , ổn định
kinh tế vĩ mô , bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững với 8 nhóm giải
pháp :
 Thắt chặt tiền tệ
 Thắt chặt tài khóa thông qua rà soát cắt giảm đầu tư Nhà Nước
 Tăng cung
 Giảm nhập siêu
 Thúc đẩy tiết kiệm
 Tăng cường quản lý thị trường giá cả
 Hỗ trợ các chương trình an sinh xã hội
 Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền nhằm ổn định tâm lý xã hội và hạn chế kỳ
vọng của lạm phát
Thắt chặt chính sách tiền tệ:
Chính phủ đã chọn chính sách tiền tệ làm trọng tâm cho việc kiềm chế lạm
phát, cụ thể như sau :
 Trong tháng 5/2008 nhu cầu ảo về USD tăng cao do yếu tố tâm lý và hành
vi đầu cơ khiến giá USD/VND trên thị trường tự do tăng đột biến có lúc
lên đến 19000VND/USD. NHNN đã chủ động điều hành linh hoạt tỷ giá :
biên độ tỷ giá VND/USD được nới lỏng ± 0.5% ± 0.75% ± 1%±
2% ± 3% đồng thời cũng can thiệp mua bán trên thị trường ngoại hối để
ổn định tỷ giá và đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các nhu cầu nhập khẩu các
mặt hàng thiết yếu ( xăng dầu , thuốc chữa bệnh , phân bón ,…..) ; công bố
mức dự trữ ngoại hối 20,7 tỷ USD, can thiệp trên thị trường ngoại hối, ban
hành quy chế thu đổi ngoại tệ, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh
ngoại tệ, cấm thu phí giao dịch, cấm các tổ chức tín dụng (TCTD) không
36
được giao dịch USD thông qua đồng tiền thứ 3, phối hợp với các cơ quan
chức năng tiến hành kiểm tra xử lý các hoạt động đầu cơ nhằm bình ổn thị
trường ngoại hối.
 Từ tháng 10/2008 nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất
cho vay, duy trì tăng trưởng kinh tế, ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh giảm
1% tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND và giảm 2% đối với tiền
gửi bằng ngoại tệ (Quyết định số 2560/QĐ-NHNN ngày 3/11/2008 ), đồng
thời cho phép các TCTD được sử dụng tín phiếu bắt buộc để tham gia giao
dịch trong các nghiệp vụ tái cấp vốn, thị trường mở và được rút trước hạn
yêu cầu.
 Ngày 20/11/2008, NHNN tiếp tục điều chỉnh giảm 2% tỷ lệ dự trữ bắt buộc
đối với tiền gửi bằng VND của các TCTD (Quyết định số 2811/QĐ-NHNN)
 Khi thị trường tiền tệ có dấu hiệu tích cực NHNN đã dỡ bỏ lãi suất trần huy
động VND và thay cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, theo đó các TCTD ấn
định lãi suất kinh doanh bằng VND đối với khách hàng không quá 150%
của lãi suất NHNN công bố. Tại thời điểm thực hiện cơ chế lãi suất mới, lãi
suất cơ bản được ấn định ở mức 12% và sau đó được điều chỉnh lên 14% (
ngày 11/6), theo đó các mức lãi suất điều hành của NHNN như lãi suất chiết
khấu, lãi suất tái cấp vốn cũng tăng lên ( lãi suất tái cấp vốn tăng 13%-15%
/năm, lãi suất chiết khấu tăng từ 11%-13% ) . Đồng thời để bảo đảm thi
hành nghiêm túc cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, ngày 10/6/2008 thống đốc
ngân hàng nhà nước ban hành văn bản số 5158/NHNN-CSTT yêu cầu các
TCTD không được thu phí liên quan đến hoạt động cho vay. Trước xu
hướng tăng chậm của chỉ số giá tiêu dùng, đặc biệt là -0.19 % vào tháng 10
và 0,76% trong tháng 11, nhằm hạn chế tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô tạo điều
kiện cho các TCTD giảm lãi suất cho vay, duy trì tăng trưởng bền vững,
NHNN đã ba lần giảm lãi suất từ 14%-13%-12% -11% /năm, lãi suất tái
37
cấp vốn từ 15%-14%-13%-12% /năm, lãi suất chiết khấu từ 13%-12%-11%-
10%/năm .
Đồng thời NHNN ban hành Công văn số 10259/NHNN-CSTT ngày
20/11/2008 về việc thực hiện biện pháp tín dụng và lãi suất ; trong đó NHNN yêu
cầu các TCTD :
 Điều chỉnh lãi suất kinh doanh VND phù hợp với quy định của NHNN, bảo
đảm khả năng huy động vốn, hoạt động kinh doanh an toàn hiệu quả.
 Tập trung vốn tín dụng cho các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nông thôn
, xuất nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu , doanh nghiệp vừa và nhỏ ,các dự
án đầu tư sản xuất , kinh doanh và kể cả các dự án đầu tư bất động sản khả
thi , có hiệu quả và có khả năng trả nợ đúng hạn.
 Chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn hiệu quả hoạt động kinh
doanh
Bên cạnh đó NHNN đã tăng cường kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng
và tổng phương tiện thanh toán, theo đó chỉ đạo các TCTD điều chỉnh kế hoạch
kinh doanh phù hợp với chủ trương kiềm chế lạm phát của chính phủ, kiểm soát
chặt chẽ lĩnh vực cho vay có rủi ro cao như cho vay đầu tư, kinh doanh chứng
khoán, cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản. Tập trung hỗ trợ các lĩnh vực
quan trọng để duy trì sự ổn định và tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là xuất khẩu, nông
nghiệp, nông thôn .
Bên cạnh chính sách tiền tệ, chính phủ còn cố gắng giảm nhập siêu và tăng
cường tuyên truyền tiết kiệm, hỗ trợ an sinh xã hội,………
Tiết kiệm chi thường xuyên gần 3 nghìn tỷ đồng:
Các ngành, các cấp, các doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện nghiêm chỉ
đạo của Chính phủ về tiết kiệm 10% chi thường xuyên trong năm 2008 (trừ các
khoản liên quan đến người lao động).
Đến nay, theo báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương sẽ tiết kiệm được
khoảng 2.700 tỷ đồng, bằng 25% tổng dự phòng ngân sách Nhà nước 2008, trong
đó các Bộ, ngành tiết kiệm được khoảng 700 tỷ đồng, các địa phương tiết kiệm
38
khoảng 2 nghìn tỷ đồng. Số tiền tiết kiệm này được bổ sung vào nguồn thực hiện
chính sách an sinh xã hội; phòng, chống, khắc phục thiên tai, dịch bệnh và các
nhiệm vụ cấp bách khác.
Báo cáo kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành 6 tháng đầu năm và chương trình
công tác 6 tháng cuối năm 2008 của Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP
Nguyễn Xuân Phúc trình bày cho thấy, chi phí cho hội họp đã được tiết giảm, công
tác ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đã
có bước phát triển mới và phát huy tác dụng. Hệ thống thư điện tử công vụ của
Chính phủ đã được các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, địa phương sử
dụng hiệu quả trong quan hệ công tác, trao đổi thông tin, báo cáo phục vụ cho hoạt
động chỉ đạo, điều hành. Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các Bộ
đã thực hiện thành công nhiều cuộc hội nghị, giao ban truyền hình trực tuyến qua
mạng, góp phần nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành và tiết kiệm ngân sách nhà
nước.
Đình hoãn, giãn tiến độ gần 2 nghìn dự án, công trình:
Việc rà soát lại các công trình, dự án, danh mục dự án đầu tư sử dụng vốn
từ nguồn ngân sách nhà nước cần phải đình hoãn hoặc giãn tiến độ cũng được các
Bộ, ngành, địa phương triển khai nghiêm túc. Theo đó, tổng số công trình, dự án
đình hoãn, ngừng triển khai thực hiện và giãn tiến độ thực hiện trong kế hoạch
năm 2008 là 1.736 dự án, với tổng số vốn là 5.625 tỷ đồng.
Trong đó, tổng số dự án điều chỉnh giảm của các tập đoàn, tổng công ty nhà
nước là 290 dự án với tổng số vốn là 4.775 tỷ đồng.
Kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu:
Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã tích cực rà soát các thủ tục hành chính
liên quan đến hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là thủ tục hải quan, thuế... Triển khai
nghiên cứu xây dựng các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp phù hợp với cam kết
quốc tế để giảm nhập siêu.
Về điều hành xuất khẩu, các Bộ, ngành chức năng đã thực hiện các chính
sách để tăng tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó tiếp tục xuất khẩu gạo nhằm bảo
39
đảm an ninh lương thực và bình ổn giá gạo thế giới. Căn cứ vào khả năng cân đối
thực tế và bảo đảm an ninh lương thực trong nước, năm nay nước ta có thể xuất
khẩu gạo từ 4 đến 4,5 triệu tấn.
Do tác động trực tiếp của một số chính sách hạn chế nhập khẩu như tăng
thuế nhập khẩu ô tô, linh kiện ô tô...; kiểm soát chặt nguồn ngoại tệ cho nhập khẩu
nên nhập khẩu đang có xu hướng giảm dần, đặc biệt là nhập khẩu những mặt hàng
không thiết yếu (quý I/2008 nhập siêu bằng 62,7% kim ngạch xuất khẩu, quý II
bằng 39,2%, riêng tháng 6 bằng 23,6% kim ngạch xuất khẩu).
Đẩy mạnh sản xuất và bảo đảm cân đối cung cầu:
Việc khắc phục hậu quả thiên tai và dịch bệnh đã được thực hiện tích cực
để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã thực hiện tốt các chính sách khôi phục sản xuất lúa Đông Xuân năm
2007-2008 và chăn nuôi trâu, bò bị thiệt hại do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại.
Các Bộ, ngành địa phương đã tích cực tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thủ
tục hành chính đối với việc phát triển sản xuất kinh doanh.
Qua việc thực hiện các giải pháp trên, các hoạt động sản xuất kinh doanh
được duy trì tốt, giá các mặt hàng trọng yếu trên thị trường về cơ bản được bình
ổn, đặc biệt là kịp thời hạ nhiệt giá gạo và xi măng; cơ bản bảo đảm cung - cầu các
mặt hàng trên thị trường; góp phần đưa GDP đạt mức tăng trưởng khá trong 6
tháng đầu năm (6,5%) trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó
khăn.
Cấp hơn 7.300 tỷ đồng thực hiện chính sách an sinh xã hội:
Trong thời gian qua, các Bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương, tích cực,
kịp thời giải quyết tình trạng thiếu đói, hỗ trợ sản xuất, sinh hoạt và đời sống cho
các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, khó khăn; giữ ổn định
mức thu học phí, viện phí; tiếp tục cho sinh viên, học sinh đại học, cao đẳng, học
nghề có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để học tập; tăng mức hỗ trợ mua bảo
hiểm y tế cho người nghèo; bảo đảm cung - cầu những mặt hàng thiết yếu phục vụ
40
nhân dân. Đến nay, ngân sách Trung ương đã cấp hơn 7.300 tỷ đồng để thực hiện
các chính sách an sinh xã hội.
Kết quả đạt được trong kiềm chế lạm phát năm 2008:
Lạm phát đã có xu hướng giảm dần,ngoại trừ tháng 5 tăng 3,91% do cú sốc
giá gạo vào tháng 4 năm 2008. Chỉ số giá CPI vào những tháng cuối năm ở mức
thấp, đặc biệt chỉ số GDP âm vào hai tháng 10: - 0.19 % và tháng 11: - 0.76 %
Tổng phương tiện thanh toán và tín dụng được kiểm soát phù hợp với mục tiêu
kiểm soát lạm phát; 10 tháng đầu năm tổng phương tiện thanh toán tăng 9,48%
bằng ¼ chu kỳ năm ngoái, tốc độ tăng tín dụng chậm dần ( 10 tháng tăng gần 18%
so ới năm 2007 ) từ đó tác động kiềm chế tăng tổng cầu và tiêu dùng.
Tỷ giá VND so với USD trên thị trường liên ngân hàng tăng với mức độ
hợp lý, vào ngày 28/11/ năm 2008: 16.483 VND/USD, tăng 2,76% so với đầu
năm, phù hợp với cung cầu ngoại tệ, yêu cầu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế
vĩ mô, cùng với cơ chế hỗ trợ vay vốn và mua bán ngoại tệ đối với xuất khẩu cho
phép thanh toán bằng ngoại tệ của doanh nghiệp chế xuất, kiểm soát cho vay bằng
ngoại tệ để nhập khẩu và can thiệp bán ngoại tệ tập trung cho nhập khẩu các mặt
hàng thiết yếu, góp phần bình ổn thị trường ngoại hối và giảm đáng kể nhập siêu.
Lãi suất có xu hướng giảm, sau các động thái hạ các mức lãi suất chủ đạo
của NHNN, hiện nay lãi suất huy động và cho vay của các TCTD đã giảm tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dễ dàng hơn.
Nhập siêu đã có xu hướng cải thiện trong những tháng cuối năm: Mức nhập siêu
giảm mạnh từ mức bình quân 2,4 tỷ USD/tháng trong 6 tháng đầu năm 2008
xuống trên trung bình 500 triệu USD/ tháng từ tháng 7 đến cuối năm.
Luồng vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh: vốn FDI
tiếp tục tăng, chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2008, FDI đăng ký đạt 58,3 tỷ USD
gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2007, vốn thực hiện đạt gần 9,1 tỷ USD. Đây cũng
là một vấn đề có tính hai mặt, nếu năng lực sản xuất trong nước yếu kém, không
có khả năng hấp thụ hết lượng vốn thì nó cũng sẽ là một tác nhân gây ra lạm phát.
http://bit.ly/KhoTaiLieuAZ

More Related Content

What's hot

163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệlehaiau
 
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số Mũ
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số MũChương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số Mũ
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số MũLe Nguyen Truong Giang
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếLyLy Tran
 
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)Rain Snow
 
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninIkidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninvoxeoto68
 
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢIDung Lê
 
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầupehau93
 
9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toánLớp kế toán trưởng
 
Bài 2 thị trường- cung và cầu
Bài 2  thị trường- cung và cầuBài 2  thị trường- cung và cầu
Bài 2 thị trường- cung và cầuQuyen Le
 
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môTổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môHoa Trò
 
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứngGiáo trình Quản trị chuỗi cung ứng
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứngIESCL
 
Cách tính tỷ giá chéo môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Cách tính tỷ giá chéo   môn tiền tệ thanh toán quốc tếCách tính tỷ giá chéo   môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Cách tính tỷ giá chéo môn tiền tệ thanh toán quốc tếHọc Huỳnh Bá
 
tổng cung, tổng cầu
tổng cung, tổng cầutổng cung, tổng cầu
tổng cung, tổng cầuLyLy Tran
 
Quản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trịQuản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trịHan Nguyen
 
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)Học Huỳnh Bá
 
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệTrường An
 
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)pikachukt04
 

What's hot (20)

Marketing trắc nghiệm
Marketing trắc nghiệmMarketing trắc nghiệm
Marketing trắc nghiệm
 
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
 
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số Mũ
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số MũChương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số Mũ
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số Mũ
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
 
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
 
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninIkidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
 
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
 
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
 
9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán
 
Bài 2 thị trường- cung và cầu
Bài 2  thị trường- cung và cầuBài 2  thị trường- cung và cầu
Bài 2 thị trường- cung và cầu
 
Phân tích cơ cấu của Vinamilk
Phân tích cơ cấu của VinamilkPhân tích cơ cấu của Vinamilk
Phân tích cơ cấu của Vinamilk
 
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môTổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
 
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứngGiáo trình Quản trị chuỗi cung ứng
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng
 
Quản Trị Mua Hàng
Quản Trị Mua HàngQuản Trị Mua Hàng
Quản Trị Mua Hàng
 
Cách tính tỷ giá chéo môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Cách tính tỷ giá chéo   môn tiền tệ thanh toán quốc tếCách tính tỷ giá chéo   môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Cách tính tỷ giá chéo môn tiền tệ thanh toán quốc tế
 
tổng cung, tổng cầu
tổng cung, tổng cầutổng cung, tổng cầu
tổng cung, tổng cầu
 
Quản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trịQuản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trị
 
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
 
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
 
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
 

Similar to TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019

Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...Ngọc Hưng
 
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...NOT
 
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...
Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...
Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt namMột số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt namMột số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt namNOT
 
Thực trạng Đô la hóa Việt Nam
Thực trạng Đô la hóa Việt Nam Thực trạng Đô la hóa Việt Nam
Thực trạng Đô la hóa Việt Nam Thu-Phuong DO
 
2901 bộ đề thi hết môn lý thuyết tài chính tiền tệ (có lời giải)
2901 bộ đề thi hết môn lý thuyết tài chính tiền tệ (có lời giải)2901 bộ đề thi hết môn lý thuyết tài chính tiền tệ (có lời giải)
2901 bộ đề thi hết môn lý thuyết tài chính tiền tệ (có lời giải)https://www.facebook.com/garmentspace
 
2901 bộ đề thi hết môn lý thuyết tài chính tiền tệ (có lời giải)
2901   bộ đề thi hết môn lý thuyết tài chính tiền tệ (có lời giải)2901   bộ đề thi hết môn lý thuyết tài chính tiền tệ (có lời giải)
2901 bộ đề thi hết môn lý thuyết tài chính tiền tệ (có lời giải)trangson257
 
2901 bthihtmnlthuyttichnhtintcligii-140325040901-phpapp02
2901 bthihtmnlthuyttichnhtintcligii-140325040901-phpapp022901 bthihtmnlthuyttichnhtintcligii-140325040901-phpapp02
2901 bthihtmnlthuyttichnhtintcligii-140325040901-phpapp02Trần Thanh Nam
 
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO  THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO  THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429jackjohn45
 

Similar to TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019 (20)

Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
 
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
 
Đề tài cho vay trong điều kiện kinh tế không ổn định, 2018
Đề tài cho vay trong điều kiện kinh tế không ổn định,  2018Đề tài cho vay trong điều kiện kinh tế không ổn định,  2018
Đề tài cho vay trong điều kiện kinh tế không ổn định, 2018
 
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
 
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
 
Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...
Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...
Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...
 
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt namMột số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
 
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt namMột số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
 
Đề tài giải pháp chống đô la hóa, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài giải pháp chống đô la hóa, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài giải pháp chống đô la hóa, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài giải pháp chống đô la hóa, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Thực trạng Đô la hóa Việt Nam
Thực trạng Đô la hóa Việt Nam Thực trạng Đô la hóa Việt Nam
Thực trạng Đô la hóa Việt Nam
 
2901 bộ đề thi hết môn lý thuyết tài chính tiền tệ (có lời giải)
2901 bộ đề thi hết môn lý thuyết tài chính tiền tệ (có lời giải)2901 bộ đề thi hết môn lý thuyết tài chính tiền tệ (có lời giải)
2901 bộ đề thi hết môn lý thuyết tài chính tiền tệ (có lời giải)
 
2901 bộ đề thi hết môn lý thuyết tài chính tiền tệ (có lời giải)
2901   bộ đề thi hết môn lý thuyết tài chính tiền tệ (có lời giải)2901   bộ đề thi hết môn lý thuyết tài chính tiền tệ (có lời giải)
2901 bộ đề thi hết môn lý thuyết tài chính tiền tệ (có lời giải)
 
2901 bthihtmnlthuyttichnhtintcligii-140325040901-phpapp02
2901 bthihtmnlthuyttichnhtintcligii-140325040901-phpapp022901 bthihtmnlthuyttichnhtintcligii-140325040901-phpapp02
2901 bthihtmnlthuyttichnhtintcligii-140325040901-phpapp02
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh VượngĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
 
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
 
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
 
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO  THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO  THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429
 
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAYLuận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
 
10213
1021310213
10213
 

More from phamhieu56

CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019
CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019
CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019phamhieu56
 
CẨM NANG KHÓA TU HỌC HÀM THỤ BẬC LỰC I HẢI NGOẠI_10553312092019
CẨM NANG KHÓA TU HỌC HÀM THỤ BẬC LỰC I HẢI NGOẠI_10553312092019CẨM NANG KHÓA TU HỌC HÀM THỤ BẬC LỰC I HẢI NGOẠI_10553312092019
CẨM NANG KHÓA TU HỌC HÀM THỤ BẬC LỰC I HẢI NGOẠI_10553312092019phamhieu56
 
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019phamhieu56
 
Cẩm nang kỹ thuật về camera IP Đầu ghi hình Hikvision_10553112092019
Cẩm nang kỹ thuật về camera IP Đầu ghi hình Hikvision_10553112092019Cẩm nang kỹ thuật về camera IP Đầu ghi hình Hikvision_10553112092019
Cẩm nang kỹ thuật về camera IP Đầu ghi hình Hikvision_10553112092019phamhieu56
 
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VIỆT NAM HIỂU & NGHĨ NÓI & LÀM_10544412092019
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VIỆT NAM HIỂU & NGHĨ NÓI & LÀM_10544412092019CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VIỆT NAM HIỂU & NGHĨ NÓI & LÀM_10544412092019
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VIỆT NAM HIỂU & NGHĨ NÓI & LÀM_10544412092019phamhieu56
 
Cải cách & tư duy lại_10544212092019
Cải cách & tư duy lại_10544212092019Cải cách & tư duy lại_10544212092019
Cải cách & tư duy lại_10544212092019phamhieu56
 
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...phamhieu56
 
CÁC XU HƯỚNG LỚN TOÀN CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠ...
CÁC XU HƯỚNG LỚN TOÀN CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠ...CÁC XU HƯỚNG LỚN TOÀN CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠ...
CÁC XU HƯỚNG LỚN TOÀN CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠ...phamhieu56
 
CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH...
CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH...CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH...
CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH...phamhieu56
 
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...phamhieu56
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...phamhieu56
 
Các hành lang phát triển trong ASEAN_10540212092019
Các hành lang phát triển trong ASEAN_10540212092019Các hành lang phát triển trong ASEAN_10540212092019
Các hành lang phát triển trong ASEAN_10540212092019phamhieu56
 
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019phamhieu56
 
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỚP 11 MÔN ĐỊA LÍ_10562212092019
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỚP 11 MÔN ĐỊA LÍ_10562212092019CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỚP 11 MÔN ĐỊA LÍ_10562212092019
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỚP 11 MÔN ĐỊA LÍ_10562212092019phamhieu56
 
CẬP NHẬT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH LÝ CHUYỂN HÓA TIM MẠCH_10561012092019
CẬP NHẬT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH LÝ CHUYỂN HÓA TIM MẠCH_10561012092019CẬP NHẬT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH LÝ CHUYỂN HÓA TIM MẠCH_10561012092019
CẬP NHẬT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH LÝ CHUYỂN HÓA TIM MẠCH_10561012092019phamhieu56
 
CẨM NANG XÂY DỰNG XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT_105605120...
CẨM NANG XÂY DỰNG XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT_105605120...CẨM NANG XÂY DỰNG XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT_105605120...
CẨM NANG XÂY DỰNG XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT_105605120...phamhieu56
 
CẨM NANG VÀO ĐỜI CHO NGƯỜI CƯ SĨ TẠI GIA_10560112092019
CẨM NANG VÀO ĐỜI CHO NGƯỜI CƯ SĨ TẠI GIA_10560112092019CẨM NANG VÀO ĐỜI CHO NGƯỜI CƯ SĨ TẠI GIA_10560112092019
CẨM NANG VÀO ĐỜI CHO NGƯỜI CƯ SĨ TẠI GIA_10560112092019phamhieu56
 
CẨM NANG THAO TÁC ỨNG DỤNG TRÊN MÁY TÍNH BẢNG_10555212092019
CẨM NANG THAO TÁC ỨNG DỤNG TRÊN MÁY TÍNH BẢNG_10555212092019CẨM NANG THAO TÁC ỨNG DỤNG TRÊN MÁY TÍNH BẢNG_10555212092019
CẨM NANG THAO TÁC ỨNG DỤNG TRÊN MÁY TÍNH BẢNG_10555212092019phamhieu56
 
CẨM NANG THAO TÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU DIỄN BIẾN RỪNG (CHO CHI CỤC KIỂM LÂM)_1055501...
CẨM NANG THAO TÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU DIỄN BIẾN RỪNG (CHO CHI CỤC KIỂM LÂM)_1055501...CẨM NANG THAO TÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU DIỄN BIẾN RỪNG (CHO CHI CỤC KIỂM LÂM)_1055501...
CẨM NANG THAO TÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU DIỄN BIẾN RỪNG (CHO CHI CỤC KIỂM LÂM)_1055501...phamhieu56
 
CẨM NANG Tháng 12 năm 2014 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NUÔI CON B...
CẨM NANG Tháng 12 năm 2014 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NUÔI CON B...CẨM NANG Tháng 12 năm 2014 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NUÔI CON B...
CẨM NANG Tháng 12 năm 2014 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NUÔI CON B...phamhieu56
 

More from phamhieu56 (20)

CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019
CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019
CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019
 
CẨM NANG KHÓA TU HỌC HÀM THỤ BẬC LỰC I HẢI NGOẠI_10553312092019
CẨM NANG KHÓA TU HỌC HÀM THỤ BẬC LỰC I HẢI NGOẠI_10553312092019CẨM NANG KHÓA TU HỌC HÀM THỤ BẬC LỰC I HẢI NGOẠI_10553312092019
CẨM NANG KHÓA TU HỌC HÀM THỤ BẬC LỰC I HẢI NGOẠI_10553312092019
 
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019
 
Cẩm nang kỹ thuật về camera IP Đầu ghi hình Hikvision_10553112092019
Cẩm nang kỹ thuật về camera IP Đầu ghi hình Hikvision_10553112092019Cẩm nang kỹ thuật về camera IP Đầu ghi hình Hikvision_10553112092019
Cẩm nang kỹ thuật về camera IP Đầu ghi hình Hikvision_10553112092019
 
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VIỆT NAM HIỂU & NGHĨ NÓI & LÀM_10544412092019
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VIỆT NAM HIỂU & NGHĨ NÓI & LÀM_10544412092019CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VIỆT NAM HIỂU & NGHĨ NÓI & LÀM_10544412092019
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VIỆT NAM HIỂU & NGHĨ NÓI & LÀM_10544412092019
 
Cải cách & tư duy lại_10544212092019
Cải cách & tư duy lại_10544212092019Cải cách & tư duy lại_10544212092019
Cải cách & tư duy lại_10544212092019
 
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
 
CÁC XU HƯỚNG LỚN TOÀN CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠ...
CÁC XU HƯỚNG LỚN TOÀN CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠ...CÁC XU HƯỚNG LỚN TOÀN CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠ...
CÁC XU HƯỚNG LỚN TOÀN CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠ...
 
CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH...
CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH...CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH...
CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH...
 
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...
 
Các hành lang phát triển trong ASEAN_10540212092019
Các hành lang phát triển trong ASEAN_10540212092019Các hành lang phát triển trong ASEAN_10540212092019
Các hành lang phát triển trong ASEAN_10540212092019
 
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
 
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỚP 11 MÔN ĐỊA LÍ_10562212092019
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỚP 11 MÔN ĐỊA LÍ_10562212092019CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỚP 11 MÔN ĐỊA LÍ_10562212092019
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỚP 11 MÔN ĐỊA LÍ_10562212092019
 
CẬP NHẬT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH LÝ CHUYỂN HÓA TIM MẠCH_10561012092019
CẬP NHẬT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH LÝ CHUYỂN HÓA TIM MẠCH_10561012092019CẬP NHẬT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH LÝ CHUYỂN HÓA TIM MẠCH_10561012092019
CẬP NHẬT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH LÝ CHUYỂN HÓA TIM MẠCH_10561012092019
 
CẨM NANG XÂY DỰNG XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT_105605120...
CẨM NANG XÂY DỰNG XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT_105605120...CẨM NANG XÂY DỰNG XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT_105605120...
CẨM NANG XÂY DỰNG XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT_105605120...
 
CẨM NANG VÀO ĐỜI CHO NGƯỜI CƯ SĨ TẠI GIA_10560112092019
CẨM NANG VÀO ĐỜI CHO NGƯỜI CƯ SĨ TẠI GIA_10560112092019CẨM NANG VÀO ĐỜI CHO NGƯỜI CƯ SĨ TẠI GIA_10560112092019
CẨM NANG VÀO ĐỜI CHO NGƯỜI CƯ SĨ TẠI GIA_10560112092019
 
CẨM NANG THAO TÁC ỨNG DỤNG TRÊN MÁY TÍNH BẢNG_10555212092019
CẨM NANG THAO TÁC ỨNG DỤNG TRÊN MÁY TÍNH BẢNG_10555212092019CẨM NANG THAO TÁC ỨNG DỤNG TRÊN MÁY TÍNH BẢNG_10555212092019
CẨM NANG THAO TÁC ỨNG DỤNG TRÊN MÁY TÍNH BẢNG_10555212092019
 
CẨM NANG THAO TÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU DIỄN BIẾN RỪNG (CHO CHI CỤC KIỂM LÂM)_1055501...
CẨM NANG THAO TÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU DIỄN BIẾN RỪNG (CHO CHI CỤC KIỂM LÂM)_1055501...CẨM NANG THAO TÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU DIỄN BIẾN RỪNG (CHO CHI CỤC KIỂM LÂM)_1055501...
CẨM NANG THAO TÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU DIỄN BIẾN RỪNG (CHO CHI CỤC KIỂM LÂM)_1055501...
 
CẨM NANG Tháng 12 năm 2014 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NUÔI CON B...
CẨM NANG Tháng 12 năm 2014 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NUÔI CON B...CẨM NANG Tháng 12 năm 2014 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NUÔI CON B...
CẨM NANG Tháng 12 năm 2014 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NUÔI CON B...
 

Recently uploaded

Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 

Recently uploaded (20)

Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 

TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019

  • 1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH MỞ TP. HCM KHOA TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: “LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” Khoa: Tài Chính- Ngân Hàng Lớp: TN9D SVTH: Nhóm TN9A GVHD: TS Nguyễn Trung Trực Năm Học: 2010- 2011 Tp. HCM, ngày 25/11/2010
  • 3. 3 Nhận xét của GVHD .................................................................................................................. ..................................................................................................................... .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. ..................................................................................................................
  • 4. 4 LỜI NÓI ĐẦU Lạm phát ở Việt Nam đang nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm về vai trò của nó đối với sự tăng trưởng kinh tế. Sau hơn một thập kỷ lạm phát ở mức vừa phải, hiện nay lạm phát ở nước ta đang ở mức cao, đặc biệt là năm 2007 và 2008 và nó đã và đang là “kẻ phá hoại” có tác động xấu đến các hoạt đông kinh tế. Nó như một căn bệnh của nền kinh tế thị trường, nó là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian và trí tuệ mới có thể mong muốn đạt kết quả khả quan. Cùng với sự phát triển đa dạng và phong phú của nền kinh tế, và nguyên nhân của lạm phát cũng ngày càng phức tạp. Trong sự nghiệp phát triển thị trường ở nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước, việc nghiên cứu về lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát có vai trò to lớn góp phần vào sự phát triển đất nước. Vì vây, chúng em chọn đề tài “ Lạm Phát ở Việt Nam: Thực Trạng Và Giải Pháp” để có thể nghiên cứu kỹ hơn về lạm phát ở Việt Nam và qua đó chúng em có thể rút ra các biện pháp khắc phục nhằm giảm lạm phát trong thời kỳ kinh tế mở và phát triển một cách đồng bộ ở Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót, chúng em kính mong sự góp ý chân thành của thầy cô và bạn đọc để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
  • 5. 5 MỤC LỤC Phần 1. Cơ sở lý luận 1.1 Khái niệm về lạm phát ................................................................................. 6 1.2 Phân loại lạm phát ....................................................................................... 6 1.2.1 Phân loại theo mức độ của tỷ lệ lạm phát hay dựa theo định lượng ........... 6 1.2.2 Căn cứ vào định tính ................................................................................. 7 1.2.3 Thiểu phát ................................................................................................ 7 1.3 Đo lường lạm phát....................................................................................... 8 1.3.1 Chỉ số giá tiêu dùng.................................................................................. 8 1.3.2 Chỉ số giảm phát theo GDP (Id)................................................................ 9 1.3.3 Chỉ số giá sản xuất .................................................................................. 10 1.3.4 Chỉ số giá sinh hoạt ................................................................................ 10 1.3.5 Chỉ số giá bán buôn................................................................................ 10 1.4 Các nguyên nhân gây ra lạm phát .............................................................. 10 1.4.1 Lạm phát do cầu kéo............................................................................... 10 1.4.2 Lạm phát do chi phí đẩy ......................................................................... 11 1.4.3 Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ..................................................... 13 1.5 Tác động của lạm phát............................................................................... 13 Phần 2. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam 2.1 Lạm phát việt nam qua các giai đoạn......................................................... 15 2.1.1 Giai đoạn đất nước việt nam đang bị thực dân và đế quốc đô hộ............. 15 2.1.2 Giai đoạn từ năm 1976- 1980 ................................................................. 15 2.1.3 Giai đoạn từ 1981- 1988........................................................................ 16 2.1.4 Giai đoạn 1988-1995 .............................................................................. 17 2.1.5 Giai đoạn 1995-2005 .............................................................................. 17
  • 6. 6 2.1.6 Giai đoạn 2006 đến nay.......................................................................... 21 2.1.6.1 Giai đoạn lạm phát tăng nhanh ............................................................ 21 2.1.6.2 Giai đoạn giảm lạm phát (3 tháng cuối năm 2008)............................... 24 2.1.6.3 Lạm phát năm 2009............................................................................. 24 2.1.6.4 Năm 2010............................................................................................ 25 2.2 Tác động của lạm phát đến các biến số vĩ mô............................................ 26 2.2.1 Tăng trưởng kinh tế ................................................................................ 26 2.2.2 Tỉ lệ thất nghiệp...................................................................................... 29 2.3 Các chính sách của nhà nước trong giai đoạn hiện nay .............................. 31 2.3.1 Năm 2007............................................................................................... 31 2.3.2 Năm 2008............................................................................................... 33 2.3.3 Năm 2009............................................................................................... 40 Phần 3. Giải pháp kiềm chế lạm phát 3.1 Những biện pháp cấp bách ........................................................................ 43 3.1.1 Biện pháp về chính sách tài khóa............................................................ 43 3.1.2 Biện pháp thắt chặt tiền tệ ...................................................................... 43 3.1.3 Biện pháp kiềm chế giá cả ...................................................................... 44 3.1.4 Biện pháp đóng băng lương và giá để kiềm chế giá ................................ 44 3.1.5 Biện pháp cải cách tiền tệ....................................................................... 44 3.2 Những biện pháp chiến lược...................................................................... 44 3.2.1 Xây dựng và thực hiên chiến lược phát triển kinh tế phù hợp ................. 44 3.2.2 Thực hiê ̣n chiến lược thi ̣trường ca ̣nh tranh hoàn toàn ............................ 45 3.2.3 Dùng lạm phát để chống lạm phát........................................................... 45 Tài liệu tham khảo...................................................................................... 46
  • 7. 7 Phần 1. Cơ sở lý luận 1.1 Khái niệm về lạm phát Ban đầu chưa có một đi ̣nh nghĩa thống nhất về la ̣m phát, vì vậy đã có nhiều quan điểm khác nhau của các nhà kinh tế học như:  Theo Karl-Marx : “La ̣m phát là sự phát hành tiền mă ̣t quá mứ c cần thiết.”  V.LLenine: “La ̣m phát là sự thừ a ứ tiền giấy trong lưu thông.”  Miltan Friedman: “La ̣m phát bao giờ ở đâu bao giờ cũng là một hiện tượng cử a tiền tê ̣.”  R.Dornbusch và Fisher: “La ̣m phát là tình tra ̣ng mứ c giá chung của nền kinh tế tăng lên.” Các khái niệm trên đều dựa trên đă ̣c trưng :  Lượng tiền lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá.  Mứ c giá cả chung tăng lên. Vâ ̣y la ̣m phát: “Là một pha ̣m trù kinh tế khách quan phát sinh từ chế độlưu thông tiền giấy. Là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bi ̣mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt”. 1.2 Phân loại lạm phát 1.2.1 Phân loại theo mức độ của tỷ lệ lạm phát hay dựa theo định lượng  Lạm phát vừa phải: Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng châ ̣m ở dưới mứ c một con số hằng năm (dưới 10% một năm). Hiện ở phần lớn các nước TBCN phát triển đang có lạm phát vừa phải.  Lạm phát phi mã: Lạm phát phi mã xảy ra khi giả cả bắt đầu tăng với tỷ lệ hai hoặc ba con số như 20%, 100% hoặc 200%... một năm.  Siêu lạm phát: Xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng gấp nhiều lần ở mức 3 con số hằng năm trở lên. Ví dụ: Lạm phát ở Zimbabwe
  • 8. 8 Zimbabwe Inflation rate Year Inflation rate 2003 400% 2004 450% 2005 700% 2006 900% 2007 7892% 2008 200000% 1.2.2 Căn cứ vào định tính Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng:  Lạm phát cân bằng: Tăng tương ứng với thu nhập thực tế của người lao động, tăng phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó không gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người lao động và đến nền kinh tế nói chung.  Lạm phát không cân bằng: Tăng không tương ứng với thu nhập của người lao động.Trên thực tế loại lạm phát này cũng thường hay xảy ra. Lạm phát dự đoán trước được và lạm phát bất thường:  Lạm phát dự đoán trước: là loại lạm phát xảy ra hàng năm trong một thời kì tương đối dài và tỷ lệ lạm phát ổn định đều đặn. Loại lạm phát này có thể dự đoán trước được tỷ lệ của nó trong các năm tiếp theo. Về mặt tâm lý, người dân đã quen với tình trạng lạm phát đó và đã có sự chuẩn bị trước. Do đó không gây ảnh hưởng đến đời sống, đến kinh tế.  Lạm phát bất thường: Xảy ra đột biến mà có thể từ trước chưa xuất hiện. Loại lạm phát này ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống người dân vì họ chưa kịp thích nghi. Từ đó mà loại lạm phát này sẽ gây ra biến động đối với nền kinh tế và niềm tin của nhân dân vào chính quyền có phần giảm sút . 1.2.3 Thiểu phát
  • 9. 9 Thiểu phát: Trong kinh tế học là lạm phát ở tỉ lệ rất thấp, đây là một vấn nạn trong quản lý kinh tế vĩ mô. Ở việt nam, nhiều người thường nhầm lẫn thiểu phát với giảm phát (sự suy giảm liên tục của mức giá chung của các hàng hóa và dịch vụ hay sự gia tăng sức mua trong nước của đồng nội tệ). Không có tiêu chí chính xác tỉ lệ lạm phát bao nhiêu phần trăm trở xuống thì được coi là thiểu phát. Một số tài liệu kinh tế học cho rằng tỉ lệ lạm phát ở mức 3- 4 phần trăm một năm trở xuống được coi là thiểu phát. Tuy nhiên, ở những nước mà cơ quan quản lý tiền tệ (ngân hàng trung ương) rất không ưa lạm phát như Đức và Nhật Bản thì tỉ lệ lạm phát 3- 4 phần trăm một năm được coi là trung bình, chứ chưa phải thấp đến mức được coi là thiểu phát. Ở Việt Nam thời kỳ 2002- 2003, tỉ lệ lạm phát ở mức 3- 4 phần trăm một năm, nhưng nhiều nhà kinh tế học Việt Nam cho rằng đây là thiểu phát. 1.3 Đo lường lạm phát Tỷ lệ lạm phát: được tính bằng phần trăm thay đổi của mức giá chung. Trong đó:  t : tỷ lệ lạm phát thời kỳ t  Pt: mức giá của thời kỳ t  Pt-1: mức giá của thời kì trước đó Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất tỉ lệ lạm phát, vì giá trị của nó biểu hiện qua các chỉ số phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm: 1.3.1 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI-Consumer Price Index ): là chỉ số đo lường thông dụng nhất, cơ bản nhất, đo giá cả của một sự lựa chọn các hàng hóa hay được mua bởi "người tiêu dùng thông thường". x100% 1-Pt 1-Pt-Pt t
  • 10. 10 Chú ý: Trong khi tính toán thì phải chọn 1 số nhóm hàng tiêu dùng mang tính chất đại diện từ đó khảo sát biến động giá. Trong đó:  CPIt: Chỉ số giá tiêu dùng của năm t  Pi t và Pi 0 là mức giá của sản phẩm i trong năm t và năm 0  Qi 0 là sản lượng sản phẩm i trong năm 0  Năm 0 là năm gốc Ví dụ: Ngân sách cho:  60% thực phẩm;  20% cho y tế;  20% cho giáo dục  Giá thực phẩm tăng 8%,  Y tế tăng 7%,  Giáo dục tăng 5% CPI năm: (108×0,6) + (107×0,2) + (105×0,2) = 107 (tỉ lệ lạm phát là 7%) 1.3.2 Chỉ số giảm phát theo GDP (Id): phản ánh sự thay đổi của mức giá trung bình của tất cả hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở năm hiện hành (năm t) so với năm gốc. Id của năm t được tính theo công thức: Trong đó:  GDPdn: GDP danh nghĩa năm t  GDPt: GDP thực năm t  Qi t : khối lượng sản phẩm i được sản xuất ở năm t  Pi t : đơn giá sản phẩm loại i ở năm t  Pi o : đơn giá sản phẩm i ở năm gốc 100*0      qipi qipi CPI o ot t  100* GDPt GDPdn Id 100*     to tt qipi qipi
  • 11. 11 So sánh CPI và Id ta thấy có 3 điểm khác nhau:  Thứ nhất, Id phản ánh mức giá trung bình của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế; còn CPI phản ánh giá của những hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng mua.  Thứ hai, Id phản ánh giá của những hàng hóa sản xuất trong nước, do đó khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng lên, chỉ phản ánh trong CPI, không được tính trong Id.  Thứ ba, CPI được tính bằng cách sử dụng giỏ hàng hóa cố định, trong khi Id được tính bằng cách sử dụng giỏ hàng hóa thay đổi theo thời gian. Cả hai đều có nhược điểm là CPI có xu hướng đánh giá quá cao sự tăng giá sinh hoạt trong khi Id lại có xu hướng đánh giá quá thấp sự tăng giá sinh hoạt. 1.3.3 Chỉ số giá sản xuất (PPI- Production Price Index): đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán. 1.3.4 Chỉ số giá sinh hoạt (CLI- Cost of Living Index): là sự tăng trên lý thuyết trong giá cả sinh hoạt của một cá nhân, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả định một cách xấp xỉ. 1.3.5 Chỉ số giá bán buôn (WPI - Wholesale Price Index) : đo sự thay đổi trong giá cả của một sự lựa chọn các hàng hóa bán buôn (thông thường là trước khi bán có thuế). Chỉ số này rất giống với PPI. 1.4 Các nguyên nhân gây ra lạm phát 1.4.1 Lạm phát do cầu kéo (Demand-Pull Inflation) Diễn ra do tổng cầu AD tăng nhanh hơn tiềm năng sản xuất của một quốc gia, sẽ gây ra sự tăng giá cả và lạm phát xảy ra.
  • 12. 12 Hình 1  Sản lượng tăng tới Y1  Giá tăng từ PO tới P1 (từ PO đến P1 là lạm phát- Hình 1) Lạm phát được coi là do sự tồn tại của mức cầu quá cao. AD tăng có thể do:  Khu vực tư nhân lạc quan về nền kinh tế, nên tiêu dùng tự định và đầu tư tự định tăng lên.  Chính phủ tăng chi tiêu.  Ngân hàng trung ương tăng lượng cung tiền.  Người nước tăng mua hàng hóa và dịch vụ trong nước.  Kết quả đường tổng cầu AD sẽ dịch chuyển sang phải, trong ngắn hạn sẽ làm cho sản lượng tăng lên, đồng thời mức giá chung tăng lên. 1.4.2 Lạm phát do chi phí đẩy (Cost- Pull Inflation) Xuất phát từ sự sụt giảm trong tổng cung, mà nguyên nhân là do chi phí sản xuất của nền kinh tế tăng lên. Đường tổng cung dịch chuyển sang trái từ ASO sang AS1. Kết quả sản lượng sụt giảm từ YO xuống Y1, mức giá sẽ tăng từ PO lên P1, nền kinh tế vừa suy thoái vừa lạm phát (Hình 2).
  • 13. 13 Hình 2 Các nhân tố làm tăng chi phí:  Chi phí tiền lương : Tiền lương gia tăng do áp lực từ công đoàn, từ chính sách điều chỉnh lương của chính phủ làm tiền lương tăng lên vượt mức tăng năng suất lao động là nguyên nhân đẩy chi phí tăng.  Lợi nhuâ ̣n : Nếu doanh nghiê ̣p có quyền lưc thi ̣trường (độc quyền, nhóm độc quyền) có thể đẩy giá tăng lên để kiếm lợi nhuâ ̣n cao hơn .  Nhâ ̣p khẩu la ̣m phát :Trong nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp phải nhâ ̣p một lượng không nhỏ nguyên nhiên liê ̣u (NVL) từ nước ngoài nếu chi phí NVL tăng do nhiều nguyên nhân không thuộc sự kiểm soát trong nước khi đó doanh nghiê ̣p phải chấp nhân mua NVL với giá cao. Chi phi NVL tăng cao có thể do các nguyên nhân sau:  Tỉ giá hối đoái: Nếu đồng nội tê ̣bi ̣mất giá thì hàng hóa trong nước sẽ rẻ hơn so với ở nước ngoài. Khi đó, xuất khẩu sẽ có lợi hơn nhâ ̣p khẩu vì thế làm chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu tăng cao.  Thay đổi giá cả hàng hóa: Khi giá cả hàng hóa thế giới tăng thì các doanh nghiê ̣p trong nước phải đối mă ̣t với chi phí cao hơn nếu sử dụng hàng hóa này làm NVL để sản xuất kinh doanh .
  • 14. 14  Những cú sốc từ bên ngoài: Các cuộc khủng hoảng về nguyên liệu, vâ ̣t liê ̣u chính như dầu mỏ, sắt thép ,than đá,…làm chi phí sản xuất tăng.  Sự thiếu hụt các nguồn tài nguyên cũng đẩy giá cả tăng khi bi ̣khai thác ca ̣n kiê ̣t. 1.4.3 Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ (Monetary- Theory Inflation) Những nhà kinh tế thuộc trường phái tiền tệ cho rằng lạm phát là do lượng cung tiền thừa quá nhiều trong lưu thông gây ra và được giải thích bằng phương trình sau: M*V=P*Y Trong đó:  M: lượng cung tiền danh nghĩa  V: tốc độ lưu thông tiền tệ  P: chỉ số giá  Y: sản lượng thực Với giả thiết V và Y không đổi nên chỉ số giá phụ thuộc vào lượng cung tiền danh nghĩa, khi cung tiền tăng thì mức giá cũng tăng theo cùng tỉ lệ, lạm phát xảy ra. Thuyết này chỉ đúng khi V và Y không đổi. 1.5 Tác động của lạm phát. Lạm phát có sự ảnh hưởng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội tùy theo mứ c độcủa nó. Tác động tích cực : Khi la ̣m phát ở mứ c độvừ a phải có tác dụng thúc đẩy kinh tế. Lạm phát ở mức này thường được chính phủ duy trì như một chất xúc tác cho nền kinh tế. Tác động tiêu cưc :  Phân phối la ̣i thu nhâ ̣p và của cải: Khi la ̣m phát xảy ra những người có tài sản ,vay nợlà có lợi vì giá của tài sản nói chung tăng lên còn giá tri ̣đồng tiền bị giảm xuống. Ngược la ̣i những người làm công ăn lương, cho vay, gử i tiền bị thiệt hại.
  • 15. 15  Tác động đến kinh tế và viê ̣c làm: Lạm phát ở mức cao làm nền kinh tế bị bất ổn, hàng hóa chở nên đắt đỏ dãn đến tình trạng đầu cơ tích trữ tăng tỉ giá hối đoái, hoạt động tín dụng rơi vào khủng hoảng nguồn tiền gử i sụt giảm nhanh chóng. Ngoài ra lạm phát còn tác động đến tỉ lệ thất nghiệp: khi la ̣m phát tăng thì thất nghiê ̣p giảm xuống và ngược la ̣i.
  • 16. 16 Phần 2. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam 2.1 Lạm phát Việt Nam qua các giai đoạn. 2.1.1 Giai đoạn đất nước việt nam đang bị thực dân và đế quốc đô hộ.  Thời kì 1938- 1945: Ngân hàng đông dương cấu kết với chính quyền thực dân pháp đã lạm phát đồng tiền đông dương để vơ vét của cải nhân dân Việt Nam đem về pháp đóng góp cho cuộc chiến tranh chống phát xít Đức và sau đó để nuôi mấy chục vạn quân nhận bán đông dương làm chiếc cầu an toàn đánh Đông Nam Á. Hậu quả nặng nề của lạm phát nhân dân Việt Nam phải gánh chịu giá sinh hoạt từ 1939- 1945 bình quân 25 lần.  Thời kì 1946- 1954: chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo đã phát hành đồng tài chính thay đồng đông dương và sau đó là đồng ngân hàng để huy động sức người, sức của toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến 9 năm đánh đuổi quân xâm lược Pháp, kết quả giải phóng hoàn toàn nửa đất nước.  Thời kì 1955- 1965: chính phủ tay sai Mỹ kế tiếp nhau ở miền nam Việt Nam liên tục lạm phát đồng tiền miền nam để bù dắp lại cuộc chiến tranh chống lại phong trào giải phóng dân tộc ở miền nam. Mặc dù được chính phủ Mỹ đổ vào Việt Nam một khối lượng hàng viện trợ khổng lồ, giá trị hàng trăm tỷ USD cũng không thể bù đắp lại chi phí.  Thời kì 1965- 1975: ở miền bắc Việt Nam, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa phải tiến hành một cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, chống chiến tranh phá hoại của Mỹ tai miền bắc, giải phõng miền nam thống nhất đất nước đã phát hành số tiền (gấp 3 lần tiền lưu thông của năm 1965 ở miên bắc) để huy động lực lượng toàn dân, đánh thắng quân xâm lược Mỹ và tay sai ở cả hai miền, nhưng nhờ có sự viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) anh em đã hạn chế được lạm phát trong thời kì này. 2.1.2 Giai đoạn từ năm 1976-1980
  • 17. 17 Là giai đoạn được coi là không có lạm phát theo quan niệm kinh tế chính trị phổ biến trong các nước XHCN đương thời và không được phản ánh trong các thống kê chính thức.Tuy nhiên, trên thực tế ở Việt Nam khi đó vẫn có lạm phát, thể hiện ở sự khan hiếm hàng hoá, dịch vụ và sự giảm sút của chúng, đồng thời được ghi nhận trong sự diễn biến gia tăng giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng trên thị trường xã hội trên dưới 20% trên một năm và đó là lạm phát của nền kinh tế kém phát triển và đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế, nơi độc quyền nhà nước còn mang đậm tính chất phi kinh tế và được dung dưỡng bởi các chỉ thị của nhà nước và tồn tại thống trị phổ biến trong tất cả các lĩnh vực. Vào thời kỳ này khu vực kinh tế Nhà Nước chiếm khoảng 85 - 87% vốn cố định, 95% lao động lành nghề mà chỉ tạo ra 30 – 37% tổng sản phẩm xã hội. Trong khi đó khu vực kinh tế tư nhân chỉ chiếm 13,2% sức lao động xã hội và suốt thời kỳ dài trước năm 1986 bị nhiều sức ép kiềm chế , xong lại sản xuất ra tới 32 – 43% tổng sản phẩm xã hội và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất so với khu vực kinh tế quốc doanh và hợp tác xã. Mặt khác lạm phát ở Việt Nam diễn ra trong suốt nền kinh tế đóng cửa phụ thuộc nhiều vào nguồn viện trợ bên ngoài.Trên thực tế, trước năm 1988 không có đầu tư trực tiếp của nước ngoàI vào Việt Nam. Các biên giới đều bị khép lại với chế độ xuất nhập cảnh cũng như lưu thông hàng hoá rất nghiêm ngặt, phiền phức. Cơ cấu chủ yếu có tính hướng nội, khép kín, thay thế hàng nhập khẩu và không khuyết khích xuất khẩu. Cùng với chính sách định hướng phát triển và đầu tư có nhiều bất cập, nên cơ cấu kinh tế Việt Nam bị mất cân đối và không hợp lý nghiêm trọng giữa công nghiệp – nông nghiệp, công nghiệp nặng - công nghiệp nhẹ, nhất là ngành sản xuất hàng tiêu dùng, giữa sản xuất – dịch vụ. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hoá, dịch vụ, tăng chi phí sản xuất, thiếu hụt ngân sách chiền miên, tăng mức cung tiền không tuân theo quy luật lưu thông tiền tệ …và do đó gây ra lạm phát . 2.1.3 Giai đoạn 1981- 1988 Thời kỳ từ năm 1981 đến năm 1988: là thời kỳ lạm phát chuyển từ dạng “ẩn” sang dạng “mở”. Thực tế cho thấy rằng từ năm 1981 đến năm 1988 chỉ số tăng giá
  • 18. 18 đều trên 100% một năm. Vào năm 1983 và 1984 đã giảm xuống, nhưng năm 1986 đã tăng vọt tới mức cao nhất là 557% sau đó có giảm. Như vậy, mức lạm phát cao và không ổn định. Song vấn đề lạm phát chưa được thừa nhận trong các văn kiện chính thức. Vấn đề này chỉ được quy vào sử lý các khía cạnh “giá - lương- tiền”, mà lại chủ yếu bằng các giải pháp hành chính, như xem xét và đIều chỉnh đơn giản giá cả trong khu vực thị trường có tổ chức những năm 1981,1983,1987, và “bù vào giá lương” năm 1985…Đây là thời kì xuất hiện siêu lạm phát với 3 chữ số kéo dài suốt 3 năm 1986-1988, và đạt đỉnh cao nhất trong lịch sử kinh tế hiện đại nước ta suốt nửa thế kỉ nay. 2.1.4 Giai đoạn 1988-1995 Liên tục từ năm 1988, mọi nỗ lực của chính phủ được tập trung vào kiềm chế, đẩy lùi lạm phát từ mức 3 chữ số xuống còn 1 chữ số. Đây là kết quả của quá trình đổi mới và phát triển kinh tế ở Việt Nam. Trong khi lạm phát được kéo xuống thì kinh tế vẫn tăng trưởng cao và khá ổn định, bình quân hàng năm tăng 7– 8%. Bảng 1: Tăng trưởng kinh tế và lạm phát (tỷ lệ %) Năm 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 Tăng trưởng 5.1 8.0 5.1 6.0 8.6 8.1 8.8 9.5 Lạm phát 410.9 34.8 67.2 67.4 17.2 5.2 14.4 12.7 2.1.5 Giai đoạn 1995-2005 Số liệu của Tổng cục Thống kê về chỉ số giá tiêu dùng các năm từ 1996 đến năm 2005, nhìn trên đồ thị giống như như đường cong có đáy là năm 2000 và 2 đỉnh lần lượt là 1996 và 2005.
  • 19. 19 Hình 3: Lạm phát giai đoạn 1995-2007, tính theo chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 mỗi năm so với tháng 12 năm trước. (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Trong giai đọan 1996 đến 2005, giá tiêu dùng chung đã tăng 51%. Như vậy, sau 10 năm giá tiêu dùng tăng 51% thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình; theo số liệu Tổng cục Thống kê thu nhập bình quân đầu người năm 2004 (484,4 nghìn đồng) tăng 64,2% so với năm 1999 (295,0 nghìn đồng). Điều đó chứng tỏ đời sống của người dân được cải thiện. Bảng 2: Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam từ 1995 đến 2005 ( Nguồn: Tổng cục Thống kê) 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 96- 05 Chỉ số giá tiêu dùng 1,127 1,045 1,036 1,092 1,001 0,994 1,008 1,04 1,03 1,095 1,084 1,51 Lương thực 1,206 1,002 1,004 1,231 0,921 0,921 1,060 1,026 1,029 1,143 1,078 1,45 Thực phẩm 1,193 1,163 1,021 1,086 1,005 0,993 1,002 1,079 1,029 1,171 1,12 1,88 Đồ uống và thuốc lá 1,193 1,160 1,021 1,053 1,026 1,003 1,011 1,036 1,035 1,036 1,049 1,51
  • 20. 20 May mặc,giày dép, mũ nón 1,078 1,032 1,032 1,023 1,019 1,004 1,008 1,011 1,034 1,041 1,05 1,28 Nhà ở và Vật liệu xây dựng 1,167 0,963 1,028 1,017 1,025 1,047 1,008 1,071 1,041 1,074 1,098 1,43 Thiết bị và đồ dùng gia đình 1,053 1,012 1,042 1,025 1,035 1,023 1,009 1,008 1,019 1,036 1,048 1,29 Dược phẩm, y tế 1,011 0,998 1,016 1,087 1,041 1,036 0,998 1,005 1,209 1,091 1,049 1,65 Phương tiện đi lại, bưu điện 1,05 1,032 1,08 1,03 1,016 1,019 0,953 1,017 0,98 1,059 1,091 1,30 Giáo dục 1,117 0,993 1,027 1,096 1,038 1,041 1,036 1,012 1,049 0,982 1,05 1,37 Văn hóa, thể, giải trí 1,117 0,993 1,027 1,013 1,019 1,009 1,002 0,99 0,987 1,022 1,027 1,09 Hàng hóa và dịch vụ khác 1,098 1,085 1,087 1,04 1,031 1,041 1,014 1,02 1,043 1,052 1,06 1,58 Chỉ số giá vàng 0,976 1,025 0,934 1,007 0,998 0,983 1,050 1,194 1,266 1,117 1,113 1,87 Chỉ số giá đô la Mỹ 0,994 1,012 1,142 1,096 1,011 1,034 1,038 1,021 1,202 1,004 1,009 1,71 Phân tích biến động giá cả theo 10 nhóm hàng xếp theo thứ tự nhóm có tốc độ tăng giá cao nhất đến thấp nhất như sau:  Nhóm thực phẩm tăng 88%,  Nhóm dược phẩm và dịch vụ y tế tăng 65%,  Đồ uống và thuốc lá tăng 51%,  Lương thực tăng 45%,  Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 43%,  Giáo dục tăng 37%,
  • 21. 21  Phương tiện đi lại, bưu điện tăng 30%,  Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 29%,  May mặc, giày dép, mũ nón tăng 28%,  Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 58% Ta nhận thấy trong 10 nhóm hàng trên, nhóm hàng thực phẩm và nhóm hàng dược phẩm và dịch vụ y tế có tốc độ tăng cao nhất. Điều này có nghĩa là đời sống của nhóm người nghèo mà thu nhập của họ chủ yếu dùng mua thực phẩm không được cải thiện bao nhiêu. Và bắt đầu từ năm 2001, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu dựa vào các ngành thâm dụng lao động đó là công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp với kim ngạch xuất khẩu tăng với tỷ lệ cao, cùng với nó là chỉ số gía tiêu dùng cũng có tăng cao. Bảng 3: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 1995-2005 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Hàng công nghiệp nặng và khóang sản (%) 25,3 28,7 28,0 27,9 31,0 37,2 34,9 31,8 32,2 36,4 33,8 Hàng công nghiệp nhẹ và TTCN (%) 28,5 28,9 36,7 36,6 36,3 33.8 35,7 40,6 42,7 41,0 40,3 Bảng 4: Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 1995-2005 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tư liệu sản xuất chiếm (%) 84,8 89,9 91,5 93,6 94,7 93,8 92,1 92,1 92,2 93,3 94,3 Xét yếu tố giá hàng nhập khẩu ảnh hưởng đến tình hình lạm phát, ta thấy các năm 1998, 1999, 2001, 2002 giá hàng nhập khẩu giảm trùng với tình hình giảm lạm phát các năm 1999, 2000. Các năm sau giá nhập khẩu tăng lên thì chỉ số giá tiêu dùng cũng tăng tương ứng.
  • 22. 22 Như vậy, mối tương quan giữa chỉ số giá nhập khẩu và chỉ số giá tiêu dùng là khá chắc chắn. Trong giai đọan 1996 đến 2005, chỉ số giá nhập khẩu tăng 18,8%; trong khi đó chỉ số giá tiêu dùng tăng 51%. Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng tăng, ngòai yếu tố do giá hàng nhập khẩu, còn do xuất khẩu, do cung tiền và các yếu tố khác… Bảng 5: Chỉ số giá hàng nhập khẩu từ 1995 đến 2005 ( Nguồn: Tổng cục Thống kê) 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 96- 05 Chỉ số chung 1,073 1,048 1,035 0,98 0,901 1,034 0,983 0,999 1,034 1,096 1,078 1,18 Hàng tiêu dùng nhập khẩu 1,065 1,025 1,031 0,973 0,953 0,965 0,976 0,978 1,011 1,008 1,022 0,94 Tư liệu sản xuất nhập khẩu 1,075 1,054 1,036 0,982 0,901 1,049 0,984 1,002 1,038 1,126 1,095 1,27 2.1.6 Giai đoạn 2006 đến nay 2.1.6.1 Giai đoạn lạm phát tăng nhanh Dấu hiệu lạm phát đã xuất hiện từ tháng 6 năm 2007 khi CPI tháng 6 tăng vọt lên 1%, trái hẳn với thông lệ giá cả hơn một thập kỉ qua. Tín hiệu này đã được ghi nhận và xử lý kịp thời. Tuy nhiên do không phân tích đúng nguyên nhân của lạm phát, thêm vào đó việc triển khai thực hiện không nghiêm túc nên mặc dù tăng trưởng kinh tế cả năm 2007 ở mức cao trên 8.5%, song lạm phát cũng ở mức kỷ lục 12.63%. Nếu so sánh với mức lạm phát của một số nước trong khu vực và trên thế giới như Trung Quốc: 6,5%; Indonesia: 6,59%; Mỹ: 4,08%; Thái Lan: 3,21%; Khu vực đồng Euro: 3,07%; Nhật Bản: 0,7% thì lạm phát của Việt Nam có phần cao hơn. Nửa đầu năm 2008, lạm phát liên tục leo thang và vượt qua mọi qui luật đã hình thành hàng chục năm nay, buộc Việt Nam phải điều chỉnh chính sách từ ưu tiên tăng trưởng kinh tế sang kiềm chế lạm phát.
  • 23. 23 Một câu hỏi đặt ra là cùng một bối cảnh thế giới như nhau, tại sao các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia lại có mức lạm phát thấp hơn so với lạm phát của Việt Nam? Cụ thể: Hình 4. Bức tranh lạm phát của một số nước châu Á (Tính đến tháng 6/2008) Chỉ sau 6 tháng, Tổng cục thống kê công bố công bố chỉ số CPI đã lên tới 26.8% so với tháng 6 năm 2007 và 18.44% so với cuối năm 2007. Riêng nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng tương ứng tới 74.3%. Điều này đã phá vỡ mọi dự tính của chúng ta về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Càng nghiêm trọng hơn khi Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 60% dân số và lực lượng lao động là nông dân. Sự phụ thuộc của nền kinh tế nói chung và của giá cả thị trường nói riêng vào những biến động trong khu vực sản xuất lương thực, thực phẩm của nước ta còn rất lớn, mặc dù tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP giảm xuống chỉ còn 20%. Thông thường những tháng gần tết giá cả tăng nhanh. Nhưng năm 2008 đặc biệt hơn vì qua tết Mậu tý mà giá cả vẫn ở mức cao trái ngược với qui luật vận động của giá cả trong thời gian gần đây. Sau hơn 1 thập kỉ từ năm 1992, “bóng ma” lạm phát dường như đang quay trở lại và đe dọa những thành quả kinh tế xã hội mà nước ta đạt được. 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 16% 18% 4.80% 5% 7.50% 7.70% 8.70% 8.96% 11.40% 12.75% 17.18%
  • 24. 24 Trong những tháng đầu năm vật giá leo thang từng tháng. Giá cả tăng liên tục đã đẩy mức lạm phát tháng sau cao hơn tháng trước. So với tháng 12 (2007), CPI tháng 1 (2008) tăng 2.4%, sang tháng 2 tăng vọt lên 6%, tháng 3 là 9.2%. Đến tháng 4 chỉ số CPI đã lên tới 2 con số (11.6%) và tháng 5 lại tăng đột ngột tới 16%. Đỉnh điểm lạm phát đã đến mức 3.91% vào tháng 5 (2008), trùng với thời điểm giá gạo trên thị trường quốc tế ở mức 1000 USD/ tấn, khủng hoảng lương thực đã trở thành mối đe dọa toàn cầu. Ngay cả ở một cường quốc xuất khẩu gạo như Việt Nam mà tin đồn thiếu gạo đã làm rất nhiều người dân hoang mang, lo lắng sẽ quay về nạn đói khủng khiếp năm 1945. Còn các cơ quan chức năng nhà nước do dự báo sai lệch nên yêu cầu các doanh nghiệp ngừng xuất khẩu mặc dù giá lúa gạo đang rất cao, làm thiệt hại lớn cho người dân. GDP nửa đầu năm chỉ tăng 6.5% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ một số năm gần đây. Xuất hiện những cơn “sốt ảo” USD, vàng, gạo, thép, vật liệu xây dựng,…Thâm hụt thương mại tăng vọt (gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu). Thị trường chứng khoán thiết lập đáy mới chỉ bằng khoảng ¼ đỉnh cao nhất là 1173 điểm, đánh mất toàn bộ điểm tích lũy được 3 năm qua. Giá vàng có thời điểm lên đến xấp xỉ 20 triệu VND/ lượng, tỷ giá hối đoái trên thị trường đã từng vượt mốc 19000 VND/ USD…. Nền kinh tế Việt Nam cuối tháng 5 đầu tháng 6 mấp mé bờ vực khủng hoảng với những “bong bóng” khổng lồ chực chờ nổ tung trên thị trường tài chính tiền tệ, thị trường tín dụng ngân hàng, thị trường bất động sản. Các tháng 6,7,8 chỉ số CPI đã lên cao chóng mặt lần lượt là 18.4%, 19.8% và 21.7%. Chỉ sau 3 quý đầu năm, CPI đã vượt mức 20%, đạt được mức kỷ lục từ 17 năm qua. Hình 5. Chỉ số giá tiêu dùng trong 10 tháng đầu năm 2008 (Nguồn: www.tuoitre.com.vn)
  • 25. 25 Điều đó cũng góp phần đẩy nhanh tốc độ mất giá của đồng tiền: sau 3 năm (tính đến tháng 9/ 2008) đồng tiền đã mất giá 48.5% so với kỳ gốc 2005. 2.1.6.2 Giai đoạn giảm lạm phát (3 tháng cuối năm 2008) Sang tháng 10,11,12 liên tiếp 3 tháng giá nhiều loại hàng hóa đã chựng lại và giảm xuống. CPI cũng giảm, tốc độ tăng trưởng kinh tế tháng âm: -0.19 (tháng 10), -0.76 (tháng 11), -0.66 (tháng 12). Tỷ lệ lạm phát từ 20.05% vào thời điểm tháng 9 chỉ còn 19.86% so với tháng 12 (2007), làm dịu cơn lạm phát của Việt Nam. Nguyên nhân là do những tháng đầu năm giá mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng nhanh; hàng phi lương thực thực phẩm mặc dù chậm nhưng vẫn tăng giá. Đến cuối năm hàng lương thực - thực phẩm dường như không tăng nữa và đồ thị là một đường nằm ngang. Trong khi đó giá hàng hóa phi lương thực - thực phẩm giảm nhanh nên tốc độ tăng giá chung giảm xuống. Bên cạnh đó là nhờ những biện pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ đã phát huy tác dụng chẳng hạn như Nghị quyết số 10/2008/ NQ- CP ngày 17/4/2008 về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững với 8 nhóm giải pháp….. Cúng ta đã chủ trương đúng khi giảm tốc độ tăng trưởng và tập trung vào chống lạm phát. Thành công nhờ hệ thống chống lạm phát bảo đảm tính trọn gói, sát với nguyên nhân. Đặc biệt chúng ta có sức mạnh khi tập hợp, huy động cả hệ thống chính trị, cả dân tộc và các doanh nghiệp tham gia chống lạm phát. 2.1.6.3 Lạm phát năm 2009
  • 26. 26 Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12- 2009 tăng 1,38% so với tháng trước. Như vậy, CPI của cả năm 2009 dừng ở mức 6,88%, đúng mục tiêu của Chính phủ đề ra là kiểm soát lạm phát dưới hai con số. Tăng giá mạnh nhất là nhóm giao thông: 2,47%, tiếp theo là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống: 2,06%. Trong nhóm này, riêng mặt hàng thực phẩm tăng đột biến: 6,88%. Đứng thứ 3 là nhóm nhà ở - vật liệu xây dựng, tăng 1,40%. Các nhóm hàng hóa còn lại đều tăng 1% hoặc thấp hơn. Tăng giá ít nhất là nhóm thiết bị đồ dùng gia đình: 0,25%. Chỉ số giá USD và vàng biến động mạnh. Giá vàng chỉ tăng thêm 0,49% trong tháng 12 nhưng cả năm 2009 đã tăng đến 9,16%. Chỉ số giá USD tháng 12 tăng 3,19% khiến mức tăng cả năm lên đến 9,17%. 2.1.6.4 Năm 2010 Tháng 11 chỉ số giá tiêu dùng CPI tại TP.HCM là 1,73% còn tại Hà Nội là 1,93%, ước tính cả nước vào khoảng 1,86%. Như vậy chỉ số CPI 11 tháng đã lên đến 9,4% và dự tính cả năm CPI sẽ ở mức hai con số. Tổng cục Thống kê cho biết, nguyên nhân chính đẩy chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 tăng là do chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng mạnh tới 3,45% so với tháng trước. Bên cạnh đó, giá lương thực cũng tăng tới 6,02%; thực phẩm tăng 3,27%; ăn uống ngoài gia đình tăng 1,19%. Một số mặt hàng khác như thép, xi măng, gas tăng giá nên đưa chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,74%. Nhóm hàng hóa dịch vụ khác tăng 0,99%. CPI nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,9% là do tháng này vẫn nằm trong giai đoạn chuyển mùa, nhu cầu các sản phẩm thời trang tăng hơn. Trong khi nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,94% . Chỉ số giá vàng tháng 11 tăng 8,67%, USD tăng 3% so với tháng trước. Trong năm 2010, giá tăng do nhiều nguyên nhân do chi phí giáo dục tăng, giá lương thực thế giới tăng kéo giá lương thực trong nước tăng 16%. Ngoài ra giá xăng dầu thế giới tăng cũng làm nhóm chi phí giao thông vận chuyển tăng.
  • 27. 27 Nền kinh tế Việt Nam hiện có độ mở cửa rất lớn, lên đến 140- 150%. Độ mở cửa nền kinh tế được đánh giá thông qua hoạt động xuất nhập khẩu trên tổng sản phẩm quốc nội. Kim ngạch xuất khẩu việt nam những năm gần đây khoảng 130- 140 tỉ USD, trong khi GDP chỉ trên 100 tỉ USD. Với độ mở cửa lớn như vậy, yếu tố giá trong nước phụ thuộc rất nhiều vào giá hàng hóa trên thế giới. Năm 2010, kinh tế thế giới phục hồi, giá nguyên vật liệu tăng làm giá trong nước tăng theo: giá dầu thô năm 2009 là 60USD/thùng, năm 2010 tren 80USD/thùng. Nhìn chung giá tăng là do chi phí chứ không phải tiền được bơm ra quá nhiều, thực tế ngân hàng nhà nước đã và đang thực hiện chính sách thát chặt tiền tệ đề chống lạm phát và bảo vệ sức mua của VND. 2.2 Tác đông củ a la ̣m đến các biến số vĩ mô 2.2.1 Tăngtrưở ng kinh tế Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam cũng phù hợp với lý thuyết và kết quả kiểm nghiệm trên thế giới. Ở mức lạm phát thấp (thường là một chữ số) thì lạm phát không có tác động tiêu cực lên tăng trưởng. Ở mức lạm phát thấp, gia tăng lạm phát thường gắn liền với tăng trưởng cao hơn (giai đoạn 1992-2007). Tuy nhiên, khi lạm phát đạt đến một ngưỡng cao nhất định, thì lạm phát bắt đầu tác động tiêu cực lên tăng trưởng. Theo quan điểm của ông Lê Đức Thuý, nguyên Thống đốc ngân hàng nhà nước (NHNN) khi phát biểu quan điểm này trước Quốc hội: “Tôi cho rằng một nền kinh tế phát triển bền vững thì lạm phát ở mức thấp hơn tăng trưởng 1-2%. Chẳng hạn GDP năm 2006 là 8% thì lạm phát là 6-7%”. Theo PGS., TS. Nguyễn Ái Đoàn, quan điểm này không có cơ sở lý thuyết rõ ràng, không được khẳng định về mặt lý thuyết, đó là cách phát biểu mang tính ứng dụng trong những điều kiện nhất định; trên thực tế, luận điểm này đã trở thành nền tảng cho việc thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng kéo dài ở Việt Nam và hệ quả tất yếu là lạm phát ở mức báo động; theo đó, quan điểm về một tỉ lệ lạm phát tốt nhất là tỉ lệ lạm phát nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng, thực chất chỉ là một cách phát biểu sai lệch, pha trộn giữa một mức lạm phát mong muốn 1-3% và một mức lạm phát vừa phải còn kiểm soát
  • 28. 28 được, tức là lạm phát dưới hai chữ số đã biến thành mức lạm phát tốt nhất (2); tương đồng với phân tích trên của PGS., TS. Đoàn, Ông Nguyễn Văn Phúc, Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, cũng cho rằng: không có cơ sở khoa học, không có lý thuyết nào đề cập, không có nghiên cứu kiểm nghiệm; ngưỡng tác động tiêu cực của lạm phát không phải là bằng tốc độ tăng GDP. Quan điểm về lạm phát theo ông Lê Đức Thuý “Ngay ở nước ta, trong điều kiện bình thường, không ít nhà khoa học đã đề nghị tôi đẩy lạm phát lên cao hơn để thúc đẩy tăng trưởng. Thậm chí họ cho rằng, nếu Việt Nam muốn tăng trưởng cao thì lạm phát hai chữ số là bình thường. Nhưng với tôi, chừng nào còn được giao nhiệm vụ này, sẽ tiếp tục theo đuổi quan điểm giữ cho lạm phát nằm trong tầm kiểm soát, và tốc độ lạm phát tốt nhất là không vượt quá tốc độ tăng trưởng”. Việc muốn tăng cung tiền, chấp nhận lạm phát là hệ quả trực tiếp của quan điểm về lạm phát như: lạm phát, tăng cung tiền là tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế; có sự đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng, chấp nhận lạm phát để tăng trưởng; hai quan điểm này tuy khác nhau nhưng có tác động bổ sung cho nhau và làm cho các nhà hoạch định chính sách tin rằng lạm phát có lợi hơn là có hại cho nền kinh tế (đặc biệt tỉ lệ lạm phát dưới hai chữ số), lạm phát tăng cung tiền để thêm vốn đầu tư từ ngân sách là giải pháp tốt nhất để đạt mức tăng trưởng nhanh. Cùng quan điểm tăng cung tiền là tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế, ý kiến của ông Vũ Ngọc Nhung cho rằng “Lạm phát tạo vốn lớn và cực rẻ cho phát triển kinh tế, vốn phát hành tiền chỉ tốn chi phí in tiền nên cực rẻ”; hoặc “Lạm phát giúp ngân sách vay ngân hàng nhiều hơn để chi cho sản xuất, tăng thu nhập của người dân”. Các nhà kinh tế cho rằng tỉ lệ lạm phát cao, tác động tiêu cực đến sản lượng sản xuất của nền kinh tế thông qua các kênh như đầu tư, tín dụng, tiêu dùng; người cho vay không có động lực để cho vay vì lãi suất cho vay thường âm trong thời kỳ này và cho vay thời hạn càng dài càng bị lỗ, với chi phí huy động vốn cao, đẩy lãi suất cho vay cao, các doanh nghiệp dù thiếu vốn cũng rất e ngại vay vốn vì làm chi phí tăng cao, hệ quả là kênh tín dụng bị thu hẹp; những kết quả thực tế theo công bố của NHNN cho thấy dư nợ tín dụng 10 tháng đầu năm 2008 chỉ tăng hơn 19,6%,
  • 29. 29 thấp hơn mức tăng 37,73% so với cùng kỳ năm 2007; tỉ lệ lạm phát cao làm cho thu nhập hộ gia đình giảm, chỉ số lạm phát đến tháng 10/2008 là 22,14% cũng có nghĩa với việc giảm hơn 22% thu nhập so với cuối năm 2007. Mọi người phải tiết kiệm chi tiêu dẫn đến giảm tiêu dùng; các nhà đầu tư tiềm năng sẽ giảm đầu tư vì độ rủi ro cao và hậu quả là làm giảm sản lượng sản xuất của nền kinh tế. Như vậy, việc sử dụng lạm phát cao để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thực chất đây là liệu pháp “sốc” với mong muốn tăng trưởng nhanh để đạt được thành tích mong muốn, nhưng hậu quả tiêu cực gây ra cho nền kinh tế và ảnh hưởng đến đời sống của dân cư, nhất là tầng lớp nghèo, thu nhập thấp bị tác động nhiều nhất. Các nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng, đây là giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng kém bền vững; hay còn gọi đó là giải pháp tăng trưởng “bong bóng”. Vì vậy, trong thời gian qua, đã có nhiều ý kiến cần thay đổi quan điểm về lạm phát như ông Lê Xuân Nghĩa và ông Vũ Quang Việt để đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững. Lạm phát của Việt Nam gia tăng trong mấy năm gần đây, phải chăng cũng có chịu ảnh hưởng bởi sự gia tăng sản lượng vượt mức tiềm năng? Theo đánh giá của quỹ tiền tệ Thế Giới (IMF)- (2006) về các nguyên nhân làm tăng lạm phát ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 2005, có dấu hiệu bởi sự gia tăng sản lượng vượt mức tiềm năng (những năm trước đó mối quan hệ này là không nhất quán và không rõ nét). Một trong những điều kiện để nền kinh tế tăng trưởng một cách bền vững đó là sự ổn định sức mua của đồng tiền; đây là một trong những nhiệm vụ luôn luôn đặt lên hàng đầu ở tất cả các quốc gia trên thế giới được ghi vào Hiến pháp và Luật Ngân hàng Trung Ương (NHTƯ) của các nước, trong đó Luật NHNN Việt Nam đã ghi rõ: “Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế- tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân”.
  • 30. 30 Xu hướng các nước phát triển chọn giải pháp tăng trưởng kinh tế thực chất, đó là dựa trên cơ sở giá cả ổn định ở mức thấp. Căn cứ biện luận cho giải pháp này là: Trong nền kinh tế thị trường, lạm phát ổn định thì tính dự báo được nâng cao. Điều đó giúp các nhà đầu tư có thể xây dựng được các phương án đầu tư hiệu quả. Đối với người tiêu dùng thì chi tiêu yên tâm, họ không phải lo cân nhắc các mặt hàng khác để thay thế do giá tăng. Tất cả điều đó đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thực chất. Hiện nay, các nước phát triển chọn mức lạm phát gần 2% là mức tối ưu cho tăng trưởng. Tuy nhiên, cũng phải hiểu rằng, lạm phát ổn định chỉ là điều kiện đủ cho tăng trưởng kinh tế, còn điều kiện cần cho tăng trưởng phải là vấn đề của Chính phủ trong việc phát triển nguồn lực, vốn và công nghệ kỹ thuật... Đối với Việt Nam mức lạm phát nào là tối ưu cho tăng trưởng kinh tế? Các ngưỡng cùng với các phân tích nêu trên có thể cung cấp một mức chuẩn cho Việt Nam, với một thực tế rằng, các doanh nghiệp Việt Nam và người tiêu dùng không thích một mức lạm phát cao và không ổn định. Mức lạm phát chuẩn của Việt Nam có thể gần với mức lạm phát của các nước Đông Nam Á. Nghiên cứu bước đầu của IMF (2006) về mức độ lạm phát ở Việt Nam với các nước Đông Nam Á cũng đã chỉ ra rằng, mức lạm phát tối ưu cho tăng trưởng kinh tế ở các nước vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam khoảng 3,6%. Một thực tế rằng, các kết quả nghiên cứu về ngưỡng lạm phát tốt cho tăng trưởng đều không đưa ra với mức tăng trưởng kinh tế là bao nhiêu. Đây là câu hỏi quan trọng cho Việt Nam, bởi vì lạm phát mục tiêu được đưa ra trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế. Qua phân tích số liệu trong hơn 20 năm qua, dường như mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam cũng tuân theo quy luật chung. 2.2.2 Tỉ lệ thất nghiệp  Tỷ lệ Lạm phát của: Năm 2004: 9,5 % Năm 2005: 8,4 % Năm 2006: 6,6 % Năm 2007: 12,63% Năm 2008: 19,89% Năm 2009: 6,52%
  • 31. 31  Tỷ lệ thất nghiệp của : Năm 2004 : 6,5% Năm 2005: 5,6-5.8% Năm 2006: 5% Năm 2007: 4,2% Năm 2008: 4,6% Năm 2009 : 4,66% Chúng ta đều biết rằng để kiềm chế lạm phát Nhà nước sẽ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tức là giảm mức cung tiền và tăng lãi suất , nhưng phải chấp nhận tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. Nhưng thực tế , thì lý thuyết đó chỉ phù hợp trong 1 thời gian ngắn. Trong dài hạn, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên phụ thuộc vào thuộc tính thị trường lao động còn tỷ lệ lạm phát phụ thuộc trước hết vào sự gia tăng cung tiền , do đó lạm phát và thất nghiệp không liên quan nhiều đến nhau. Lúc này các chính sách tác động tới Tổng cầu chỉ ảnh hưởng tới các biến danh nghĩa ( mức giá, tỷ lệ lạm phát), mà không có ý nghĩa với các biến thực tế ( sản lượng , tỷ lệ thất nghiệp). Năm 2005, lực lượng lao động tại VN có việc làm là 43,46 triệu người, chiếm 97,9% lực lượng lao động cả nước.Tỉ lệ tăng trưởng việc làm 2,67%; cơ cấu việc làm tiếp tục chuyển dịch tích cực: Lao động trong khu vực dịch vụ chiếm 25,33%; công nghiệp và xây dựng chiếm 17,88%; nông nghiệp chiếm 56,79%… Lao động qua đào tạo chiếm khoảng 25%, trong đó 19% qua đào tạo nghề. Theo đánh giá chung, thực trạng và xu thế phát triển lao động-việc là giai đoạn 2001-2005 của nước ta có nhiều chuyển biến tích cực về đào tạo, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị, tăng tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu lao động … Thực tế các DN trong các khu công nghiệp đã phải cắt giảm lao động do suy giảm kinh tế nhưng không phải tất cả những lao động này đều rơi vào tình trạng thất nghiệp mà phần lớn họ về quê tìm việc làm mới, có thể không phù hợp nhưng vẫn có thu nhập, dù thấp.
  • 32. 32 Chính phủ đã có những giải pháp chống suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội; giải pháp kích cầu đầu tư, tiêu dùng , hoàn thiện bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ lao động tìm việc, nâng cao chất lượng lao động, cắt giảm thuế tiêu thụ, , chú trọng đầu tư cho giáo dục, đào tạo nghề cho bà con ở vùng nông thôn, mở rộng xuất khẩu lao động, hạn chế tăng dân số.......để thúc đẩy sản xuất phát triển trở lại ,tạo việc làm cho người lao động. 2.3 Các chính sách của nhà nước trong giai đoạn hiện nay 2.3.1 Năm 2007 Trong bối cảnh lạm phát đặc biệt tăng nhanh vào tháng 6 năm 2007 ( chỉ số giá CPI vọt lên mức xấp xỉ 1%, trái với thông lệ giá cả hơn một thập kỷ qua ). Tín hiệu về lạm phát này đã được chính phủ thu nhận kịp thời và xử lý thông qua các chỉ thị :  Ngày 01/8/2007 Thủ tướng chính phủ ban hành chỉ thị số 18/2007/CT-TTg về một số biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng thị trường. Thủ tướng yêu cầu: rà soát các chính sách điều hành tiền tệ để có biện pháp thích hợp kiểm soát được mức tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và mức huy động tín dụng; thực hiện các biện pháp nghiệp vụ thị trường mở để điều tiết lượng tiền trong lưu thông ở mức hợp lý; giữ bình ổn tỷ giá hối đoái, các lãi suất chủ đạo của đồng tiền Việt Nam, không để xảy ra những đột biến trên thị trường tiền tệ… Rà soát, tập trung vốn đầu tư cho các dự án quan trọng; kiên quyết thực hiện việc điều chỉnh vốn của các công trình triển khai chậm (chưa mang lại hiệu quả ngay) cho các dự án có nhu cầu cấp thiết cần sớm đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả cao. Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tháo gỡ kịp thời những vướng mắc về cơ chế, chính sách để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, tín dụng nhà nước và nguồn vốn ODA, nhất là giải ngân các công trình đầu tư thuộc lĩnh vực giao thông vận tải và nông nghiệp; thực hiện việc ứng vốn cho các dự án đang vướng mắc về thủ tục thanh toán theo tiến độ thực hiện… Tiếp tục triển khai
  • 33. 33 thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý, giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán và điều hòa cung cầu chứng khoán, tạo điều kiện để thị trường chứng khoán phát triển ổn định, bền vững; chọn những công ty có uy tín để phát hành cổ phiếu thu hút tiền lưu thông cho sản xuất… Tăng cường công tác quản lý thị trường, chống gian lận thương mại; kiểm tra chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn đã công bố gắn với kiểm tra niêm yết giá, đăng ký giá và bán hàng theo giá niêm yết…  Ngày 31/10, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 23/2007/CT-TTg về tăng cường thực hiện các giải pháp điều hành giá cả, bình ổn thị trường trong những tháng cuối năm 2007 và phục vụ Tết Nguyên đán Mậu Tý 2008. Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, ngành phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các hiệp hội ngành hàng tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp điều hành giữ vững các cân đối kinh tế vĩ mô, kiên quyết thực hiện các giải pháp tại Chỉ thị số 18/2007/CT-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường. Tiếp tục tổ chức thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là tiết kiệm trong tiêu dùng (điện, xăng, dầu), tiết kiệm trong chi phí sản xuất kinh doanh và trong xây dựng cơ bản; tiết kiệm trong tổ chức hội nghị, tổng kết cuối năm, gặp mặt đón mừng năm mới. Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện đồng bộ, hài hoà các giải pháp rút tiền từ lưu thông về, cơ cấu lại tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bán ra có kỳ hạn ngắn, mua ngoại tệ ở mức độ thích hợp nhằm tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán ở mức hợp lý, không để tăng giá hoặc mất giá quá mức đồng tiền Việt Nam. Bộ Tài chính tiếp tục triển khai kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2007, 2008 để tham gia hút bớt tiền về, đồng thời phối hợp với Bộ Kế hoạch
  • 34. 34 và Đầu tư, các Bộ, ngành thực hiện các biện pháp đẩy mạnh giải ngân cho các dự án đầu tư của Nhà nước để tăng cường khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế và địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát và quản lý giá các mặt hàng có xu hướng tăng cao như: xăng dầu, bất động sản, thuốc chữa bệnh, sắt thép, gas; chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh việc kiểm soát quản lý giá, không để tình trạng độc quyền doanh nghiệp về giá, định giá bất hợp lý, đầu cơ nâng giá, không thực hiện niêm yết giá; kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời theo quy định những vi phạm về Pháp lệnh Giá. Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kế hoạch chuẩn bị đủ lượng hàng hóa cần thiết với giá ổn định để phục vụ nhu cầu của nhân dân đón Tết Nguyên đán Mậu Tý vui vẻ, an toàn và tiết kiệm. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo.các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với các Bộ, cơ quan thực hiện tốt công tác tuyên truyền để các doanh nghiệp và người tiêu dùng hiểu rõ và đồng thuận với các biện pháp điều hành thị trường giá cả của Nhà nước, từ đó ngăn ngừa tác động tâm lý đẩy giá lên cao. Nhưng các chính sách kinh tế này có vẻ vẫn chưa giải quyết tận gốc được lạm phát và lạm phát vẫn chưa được kiềm chế và đang diễn biến ở mức cao. 2.3.2 Năm 2008 Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục lạm phát ở mức cao, ngân hàng nhà nước (NHNN ) đã tích cực thực hiện việc rút bớt tiền ra khỏi nền kinh tế thông qua các công cụ như :  Tăng thêm 1% tỉ lệ dự trữ bắt buộc ( Quyết định số 187/QĐ-NHNN ) ngày 16/1/2008.  Phát hành tín phiếu NHNN bắt buộc 20.300 tỷ đồng kỳ hạn 1 năm , lãi suất 7,8% /năm ( quyết định số 364/ QĐ – NHNN ) ngày 13/2/2008. Đặc biệt NHNN đã điều hành linh hoạt các mức lãi suất chỉ đạo và đổi mới cơ chế điều hành lãi suất, có cả kết hợp biện pháp trực tiếp là quy định trần lãi
  • 35. 35 theo công điện số 2 để ổn định nhanh thị trường tiền tệ bị xáo động bởi cuộc chạy đua lãi suất. Và chính phủ đã có một quyết định khá dứt khoát khi ban hành Nghị quyết số 10/2008/ NQ-CP ngày 17/4/2008 về các biện pháp kiềm chế lạm phát , ổn định kinh tế vĩ mô , bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững với 8 nhóm giải pháp :  Thắt chặt tiền tệ  Thắt chặt tài khóa thông qua rà soát cắt giảm đầu tư Nhà Nước  Tăng cung  Giảm nhập siêu  Thúc đẩy tiết kiệm  Tăng cường quản lý thị trường giá cả  Hỗ trợ các chương trình an sinh xã hội  Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền nhằm ổn định tâm lý xã hội và hạn chế kỳ vọng của lạm phát Thắt chặt chính sách tiền tệ: Chính phủ đã chọn chính sách tiền tệ làm trọng tâm cho việc kiềm chế lạm phát, cụ thể như sau :  Trong tháng 5/2008 nhu cầu ảo về USD tăng cao do yếu tố tâm lý và hành vi đầu cơ khiến giá USD/VND trên thị trường tự do tăng đột biến có lúc lên đến 19000VND/USD. NHNN đã chủ động điều hành linh hoạt tỷ giá : biên độ tỷ giá VND/USD được nới lỏng ± 0.5% ± 0.75% ± 1%± 2% ± 3% đồng thời cũng can thiệp mua bán trên thị trường ngoại hối để ổn định tỷ giá và đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu ( xăng dầu , thuốc chữa bệnh , phân bón ,…..) ; công bố mức dự trữ ngoại hối 20,7 tỷ USD, can thiệp trên thị trường ngoại hối, ban hành quy chế thu đổi ngoại tệ, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh ngoại tệ, cấm thu phí giao dịch, cấm các tổ chức tín dụng (TCTD) không
  • 36. 36 được giao dịch USD thông qua đồng tiền thứ 3, phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra xử lý các hoạt động đầu cơ nhằm bình ổn thị trường ngoại hối.  Từ tháng 10/2008 nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay, duy trì tăng trưởng kinh tế, ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh giảm 1% tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND và giảm 2% đối với tiền gửi bằng ngoại tệ (Quyết định số 2560/QĐ-NHNN ngày 3/11/2008 ), đồng thời cho phép các TCTD được sử dụng tín phiếu bắt buộc để tham gia giao dịch trong các nghiệp vụ tái cấp vốn, thị trường mở và được rút trước hạn yêu cầu.  Ngày 20/11/2008, NHNN tiếp tục điều chỉnh giảm 2% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND của các TCTD (Quyết định số 2811/QĐ-NHNN)  Khi thị trường tiền tệ có dấu hiệu tích cực NHNN đã dỡ bỏ lãi suất trần huy động VND và thay cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, theo đó các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh bằng VND đối với khách hàng không quá 150% của lãi suất NHNN công bố. Tại thời điểm thực hiện cơ chế lãi suất mới, lãi suất cơ bản được ấn định ở mức 12% và sau đó được điều chỉnh lên 14% ( ngày 11/6), theo đó các mức lãi suất điều hành của NHNN như lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn cũng tăng lên ( lãi suất tái cấp vốn tăng 13%-15% /năm, lãi suất chiết khấu tăng từ 11%-13% ) . Đồng thời để bảo đảm thi hành nghiêm túc cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, ngày 10/6/2008 thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành văn bản số 5158/NHNN-CSTT yêu cầu các TCTD không được thu phí liên quan đến hoạt động cho vay. Trước xu hướng tăng chậm của chỉ số giá tiêu dùng, đặc biệt là -0.19 % vào tháng 10 và 0,76% trong tháng 11, nhằm hạn chế tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô tạo điều kiện cho các TCTD giảm lãi suất cho vay, duy trì tăng trưởng bền vững, NHNN đã ba lần giảm lãi suất từ 14%-13%-12% -11% /năm, lãi suất tái
  • 37. 37 cấp vốn từ 15%-14%-13%-12% /năm, lãi suất chiết khấu từ 13%-12%-11%- 10%/năm . Đồng thời NHNN ban hành Công văn số 10259/NHNN-CSTT ngày 20/11/2008 về việc thực hiện biện pháp tín dụng và lãi suất ; trong đó NHNN yêu cầu các TCTD :  Điều chỉnh lãi suất kinh doanh VND phù hợp với quy định của NHNN, bảo đảm khả năng huy động vốn, hoạt động kinh doanh an toàn hiệu quả.  Tập trung vốn tín dụng cho các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nông thôn , xuất nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu , doanh nghiệp vừa và nhỏ ,các dự án đầu tư sản xuất , kinh doanh và kể cả các dự án đầu tư bất động sản khả thi , có hiệu quả và có khả năng trả nợ đúng hạn.  Chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn hiệu quả hoạt động kinh doanh Bên cạnh đó NHNN đã tăng cường kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán, theo đó chỉ đạo các TCTD điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp với chủ trương kiềm chế lạm phát của chính phủ, kiểm soát chặt chẽ lĩnh vực cho vay có rủi ro cao như cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản. Tập trung hỗ trợ các lĩnh vực quan trọng để duy trì sự ổn định và tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn . Bên cạnh chính sách tiền tệ, chính phủ còn cố gắng giảm nhập siêu và tăng cường tuyên truyền tiết kiệm, hỗ trợ an sinh xã hội,……… Tiết kiệm chi thường xuyên gần 3 nghìn tỷ đồng: Các ngành, các cấp, các doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ về tiết kiệm 10% chi thường xuyên trong năm 2008 (trừ các khoản liên quan đến người lao động). Đến nay, theo báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương sẽ tiết kiệm được khoảng 2.700 tỷ đồng, bằng 25% tổng dự phòng ngân sách Nhà nước 2008, trong đó các Bộ, ngành tiết kiệm được khoảng 700 tỷ đồng, các địa phương tiết kiệm
  • 38. 38 khoảng 2 nghìn tỷ đồng. Số tiền tiết kiệm này được bổ sung vào nguồn thực hiện chính sách an sinh xã hội; phòng, chống, khắc phục thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ cấp bách khác. Báo cáo kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành 6 tháng đầu năm và chương trình công tác 6 tháng cuối năm 2008 của Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc trình bày cho thấy, chi phí cho hội họp đã được tiết giảm, công tác ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đã có bước phát triển mới và phát huy tác dụng. Hệ thống thư điện tử công vụ của Chính phủ đã được các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, địa phương sử dụng hiệu quả trong quan hệ công tác, trao đổi thông tin, báo cáo phục vụ cho hoạt động chỉ đạo, điều hành. Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các Bộ đã thực hiện thành công nhiều cuộc hội nghị, giao ban truyền hình trực tuyến qua mạng, góp phần nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành và tiết kiệm ngân sách nhà nước. Đình hoãn, giãn tiến độ gần 2 nghìn dự án, công trình: Việc rà soát lại các công trình, dự án, danh mục dự án đầu tư sử dụng vốn từ nguồn ngân sách nhà nước cần phải đình hoãn hoặc giãn tiến độ cũng được các Bộ, ngành, địa phương triển khai nghiêm túc. Theo đó, tổng số công trình, dự án đình hoãn, ngừng triển khai thực hiện và giãn tiến độ thực hiện trong kế hoạch năm 2008 là 1.736 dự án, với tổng số vốn là 5.625 tỷ đồng. Trong đó, tổng số dự án điều chỉnh giảm của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 290 dự án với tổng số vốn là 4.775 tỷ đồng. Kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu: Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã tích cực rà soát các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là thủ tục hải quan, thuế... Triển khai nghiên cứu xây dựng các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp phù hợp với cam kết quốc tế để giảm nhập siêu. Về điều hành xuất khẩu, các Bộ, ngành chức năng đã thực hiện các chính sách để tăng tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó tiếp tục xuất khẩu gạo nhằm bảo
  • 39. 39 đảm an ninh lương thực và bình ổn giá gạo thế giới. Căn cứ vào khả năng cân đối thực tế và bảo đảm an ninh lương thực trong nước, năm nay nước ta có thể xuất khẩu gạo từ 4 đến 4,5 triệu tấn. Do tác động trực tiếp của một số chính sách hạn chế nhập khẩu như tăng thuế nhập khẩu ô tô, linh kiện ô tô...; kiểm soát chặt nguồn ngoại tệ cho nhập khẩu nên nhập khẩu đang có xu hướng giảm dần, đặc biệt là nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu (quý I/2008 nhập siêu bằng 62,7% kim ngạch xuất khẩu, quý II bằng 39,2%, riêng tháng 6 bằng 23,6% kim ngạch xuất khẩu). Đẩy mạnh sản xuất và bảo đảm cân đối cung cầu: Việc khắc phục hậu quả thiên tai và dịch bệnh đã được thực hiện tích cực để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện tốt các chính sách khôi phục sản xuất lúa Đông Xuân năm 2007-2008 và chăn nuôi trâu, bò bị thiệt hại do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại. Các Bộ, ngành địa phương đã tích cực tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính đối với việc phát triển sản xuất kinh doanh. Qua việc thực hiện các giải pháp trên, các hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì tốt, giá các mặt hàng trọng yếu trên thị trường về cơ bản được bình ổn, đặc biệt là kịp thời hạ nhiệt giá gạo và xi măng; cơ bản bảo đảm cung - cầu các mặt hàng trên thị trường; góp phần đưa GDP đạt mức tăng trưởng khá trong 6 tháng đầu năm (6,5%) trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Cấp hơn 7.300 tỷ đồng thực hiện chính sách an sinh xã hội: Trong thời gian qua, các Bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương, tích cực, kịp thời giải quyết tình trạng thiếu đói, hỗ trợ sản xuất, sinh hoạt và đời sống cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, khó khăn; giữ ổn định mức thu học phí, viện phí; tiếp tục cho sinh viên, học sinh đại học, cao đẳng, học nghề có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để học tập; tăng mức hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho người nghèo; bảo đảm cung - cầu những mặt hàng thiết yếu phục vụ
  • 40. 40 nhân dân. Đến nay, ngân sách Trung ương đã cấp hơn 7.300 tỷ đồng để thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Kết quả đạt được trong kiềm chế lạm phát năm 2008: Lạm phát đã có xu hướng giảm dần,ngoại trừ tháng 5 tăng 3,91% do cú sốc giá gạo vào tháng 4 năm 2008. Chỉ số giá CPI vào những tháng cuối năm ở mức thấp, đặc biệt chỉ số GDP âm vào hai tháng 10: - 0.19 % và tháng 11: - 0.76 % Tổng phương tiện thanh toán và tín dụng được kiểm soát phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát; 10 tháng đầu năm tổng phương tiện thanh toán tăng 9,48% bằng ¼ chu kỳ năm ngoái, tốc độ tăng tín dụng chậm dần ( 10 tháng tăng gần 18% so ới năm 2007 ) từ đó tác động kiềm chế tăng tổng cầu và tiêu dùng. Tỷ giá VND so với USD trên thị trường liên ngân hàng tăng với mức độ hợp lý, vào ngày 28/11/ năm 2008: 16.483 VND/USD, tăng 2,76% so với đầu năm, phù hợp với cung cầu ngoại tệ, yêu cầu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, cùng với cơ chế hỗ trợ vay vốn và mua bán ngoại tệ đối với xuất khẩu cho phép thanh toán bằng ngoại tệ của doanh nghiệp chế xuất, kiểm soát cho vay bằng ngoại tệ để nhập khẩu và can thiệp bán ngoại tệ tập trung cho nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, góp phần bình ổn thị trường ngoại hối và giảm đáng kể nhập siêu. Lãi suất có xu hướng giảm, sau các động thái hạ các mức lãi suất chủ đạo của NHNN, hiện nay lãi suất huy động và cho vay của các TCTD đã giảm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dễ dàng hơn. Nhập siêu đã có xu hướng cải thiện trong những tháng cuối năm: Mức nhập siêu giảm mạnh từ mức bình quân 2,4 tỷ USD/tháng trong 6 tháng đầu năm 2008 xuống trên trung bình 500 triệu USD/ tháng từ tháng 7 đến cuối năm. Luồng vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh: vốn FDI tiếp tục tăng, chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2008, FDI đăng ký đạt 58,3 tỷ USD gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2007, vốn thực hiện đạt gần 9,1 tỷ USD. Đây cũng là một vấn đề có tính hai mặt, nếu năng lực sản xuất trong nước yếu kém, không có khả năng hấp thụ hết lượng vốn thì nó cũng sẽ là một tác nhân gây ra lạm phát.