SlideShare a Scribd company logo
1 of 75
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HÀ KIỀU VÂN
Tên đề tài:
KẾT NỐI KHÁCH DU LỊCH VỚI CÁC ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG THÔNG QUA CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH:
TRƯỜNG HỢP TẠI CÔNG TY SỰ KIỆN VÀ DU LỊCH
QUỐC TẾ HASU, TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng
Chuyên ngành : Phát triển nông thôn
Lớp : K48 - PTNT
Khoa : Kinh tế & PTNT
Khóa học : 2016 - 2020
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Vũ Thị Hải Anh
Thái Nguyên, năm 2020
i
LỜI CẢM ƠN
Với sự quan tâm tận tình của nhà trường, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành và sự tri ân sâu sắc đối với Ban Giám hiệu, các thầy cô trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo cơ hội thực tế cho sinh viên chúng em thực tập
cuối khoá, đây là một cơ hội tốt để em học hỏi, được thực hành các kỹ năng đã
học trên lớp và rút kết từ những trải nghiệm trực tiếp giúp ích rất lớn để em
ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn.
Em xin trân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện
cho em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận này, lời đầu
tiên em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Cô Vũ Thị Hải Anh Khoa Kinh tế
và Phát triển nông thôn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - Cô đã trực
tiếp chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập để em hoàn thiện
luận văn này.
Em xin trân thành cảm ơn lãnh đạo Công ty Sự kiện & Du lịch quốc tế
HASU và các anh chị nhân viên của công ty đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong
việc hướng dẫn những công việc cụ thể, cung cấp thông tin, số liệu giúp em
hoàn thành khóa luận. Anh chị đã tận tình giúp đỡ, em được trau dồi kiến thức
về chuyên ngành lẫn trái chuyên ngành, những thủ thuật làm việc hiệu quả để
giúp ích cho công việc sau này.
Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do khả
năng và kinh nghiệm của bản thân có hạn, nên khóa luận không tránh khỏi
những tồn tại, hạn chế và thiếu sót. Vì vậy em rất mong được nhận được sự góp
ý chân thành của các thầy giáo, cô giáo và toàn thể các bạn để khóa luận này
hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2020
Sinh viên
Hà Kiều Vân
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................i
MỤC LỤC.........................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG........................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... v
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT.........................................................vi
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập.................................................... 1
1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung........................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 3
1.3. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 4
1.4. Nội dung và phương pháp thực hiện.......................................................... 4
1.4.1. Nội dung.................................................................................................. 4
1.4.2. Phương pháp thực hiện............................................................................ 4
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 6
2.1. Về cơ sở lí luận .......................................................................................... 6
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập................................. 6
2.1.2. Khái niệm du lịch, thị trường, khách hàng, sản phẩm, du lịch cộng đồng.....8
2.1.3. Khái niệm du lịch cộng đồng................................................................11
2.1.4. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập ..........................14
2.2. Cơ sở thực tiễn .........................................................................................14
2.2.1. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng trên Thế Giới..........................14
2.2.2. Tình hình phát triển DLCĐ ở Việt Nam...............................................17
Phần 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP...................................................................22
3.1. Tìm hiểu các hoạt động kinh doanh của công ty HASU .........................22
3.1.1. Tìm hiểu chung về công ty HASU........................................................22
3.1.2. Hoạt động kinh doanh của công ty HASU............................................31
iii
3.2. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn HĐKD DLCĐ của công ty HASU 35
3.2.1. Thuận lợi ...............................................................................................35
3.2.2. Khó khăn ...............................................................................................36
3.3. Đề xuất những giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh du lịch
cộng đồng của HASU......................................................................................38
3.3.1. Giải pháp đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch
cộng đồng........................................................................................................38
3.3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, hình ảnh doanh
nghiệp ...................................................................................................... 42
3.3.3. Giải pháp đối với cộng đồng địa phương tham gia vào du lịch cộng đồng....43
3.3.4. Giải pháp phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá ...............................45
3.3.5. Giải pháp với đối thủ cạnh tranh...........................................................46
3.4. Nội dung thực tập.....................................................................................48
3.4.1. Công việc cụ thể tại nơi thực tập ..........................................................48
3.4.2. Những thuận lợi và khó khăn................................................................57
3.4.3. Tóm tắt kết quả thực tập........................................................................59
3.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ...................................................59
3.4.5. Đề xuất giải pháp ..................................................................................61
Phần 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................62
4.1. Kết luận ....................................................................................................62
4.2. Kiến nghị..................................................................................................63
4.2.1. Với nhà nước, tổng cục du lịch.............................................................63
4.2.2. Với chính quyền địa phương.................................................................63
4.2.3. Với Công ty Sự kiện & Du lịch Quốc tế HASU...................................64
4.2.4. Với sinh viên .........................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................66
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động của công ty trong 2 năm vừa qua.....................34
Bảng 3.2. Một số công việc tự nghiên cứu tài liệu tại công ty .......................48
Bảng 3.3. Một số công việc liên quan đến nhập mặt vé .................................49
Bảng 3.4. Một số công việc liên quan đến Thiết kế Tour du lịch, tính giá Tour.....51
Bảng 3.5. Một số công việc tại công ty liên quan đến đăng tải quảng cáo Tour
du lịch, tư vấn khách hàng online...................................................53
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Logo biểu trưng của công ty Du lịch & Quốc tế HASU ................23
Hình 3.2: Cơ cấu nhân sự công ty...................................................................27
Hình 3.3: Vé điện tử xác nhận hành trình.......................................................50
Hình 3.4: Tour du lịch Ba Bể tự thiết kế.........................................................52
Hình 3.5: Đăng tải Tour trên mạng xã hội......................................................54
Hình 3.6: Phản hồi khách hàng trên mạng xã hội...........................................55
vi
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
TỪ/CỤM TỪ VIẾT TẮT Diễn giải
CĐ
HĐKD
Cộng đồng
Hoạt động kinh doanh
Công ty HASU Công ty Sự kiện và Du lịch Quốc tế HASU
DLCĐ Du lịch cộng đồng
GĐ Giám đốc
HĐND Hội đồng nhân dân
KH Khách hàng
TNHH Công ty Trách nghiệm hữu hạn
TP Thành phố
UNWTO Tổ chức du lịch thế giới
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Du lịch được xác định là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang
nộidung văn hóa sâu sắc có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Phát
triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân
dân và du khách quốc tế, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói,
giảm nghèo, đảm bảo an sinhxã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ
môi trường và giữ vững an ninh quốc phòng. Cùng với sự phát triển kinh tế -
xã hội, nhu cầu du lịch ngày càng trở nên không thể thiếu trong đời sống sinh
hoạt của con người, đặc biệt là ở các nước phát triển. “Du lịch trở thành một
trong ba ngành công nghiệp tạo ra việc làm lớn nhất trên thế giới. Du lịch thúc
đẩy sự đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng và phần lớn trong số đó hỗ trợ một cách tích
cực cho việc cải thiện điều kiện sống của người dân địa phương. Du lịch cũng
mang lại nguồn thu đáng kể từ thuế thu nhập. Những nghề nghiệp mới nhất
trong du lịch cũng được tạo ra ở các nước đang phát triển giúp cho họ cân
bằng cơ hội kinh tế và tránh khỏi việc di cư tự do từ các vùng quê lên các thành
phố lớn” [13].
Trong bối cảnh chung của thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang có xu
hướng chuyển dịch cơ cấu từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh
tế phát triển Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Vì vậy, việc phát triển du
lịch theo hướng bền vững tại Việt Nam rất cần thiết. Chú trọng phát triển du
lịch là một trong những chiến lược phát triển kinh tế hàng đầu của nhiều quốc
gia trên thế giới.
Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng như các nước trong khu vực
đang khai thác loại hình du lịch cộng đồng (DLCĐ) để thu hút khách du lịch,
2
được coi là hoạt động kinh tế cơ bản vừa đáp ứng nhu cầu du khách vừa mang
lại lợi ích cho cộng đồng (CĐ) địa phương. Việt Nam có nhiều tiềm năng về
cảnh quan thiên nhiên, giá trị về lịch sử, văn hóa bản địa của các dân tộc, tập
tục và lối sống, văn hóa ẩm thực phong phú của các vùng miền là cơ sở để phát
triển mạnh loại hình DLCĐ. DLCĐ không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên
môi trường sinh thái, mà còn bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo
của địa phương.
Trước xu thế phát triển mạnh của ngành du lịch, đặc biệt là DLCĐ đang
ngày càng phát triển tại Việt Nam, góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo,
nâng cao đời sống cho người dân tại nhiều địa phương, đồng thời góp phần phát
huy thế mạnh văn hóa bản địa. Đã có rất nhiều các công ty, doanh nghiệp… ra
đời và phát triển nhanh chóng. Công ty Sự kiện và Du lịch Quốc tế HASU
(Công ty HASU) ra đời muộn hơn, chịu sự cạnh tranh gay gắt từ những công
ty bạn. Tuy nhiên Công ty HASU lại tiếp thu được những kinh nghiệm quý báu
để từ đó rút kết được nhiều ý tưởng hay để có cách điều chỉnh hợp lý. Nhờ vậy
mà hiện nay công ty HASU đã có được niềm tin tưởng trong lòng du khách.
Những năm qua công ty đã không ngừng vươn lên phát triển, tự khẳng định
mình trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Đặc biệt, công ty đã chú
trọng phát triển loại hình DLCĐ: Xây dựng và cung cấp cho khách hàng những
sản phẩm du lịch là các tour, tuyến, chương trình du lịch hấp dẫn, phong phú
cả về chất lượng lẫn loại hình du lịch đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong
lòng du khách tứ phương.
Xuất phát từ thực tế trên, em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Kết nối
khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh
nghiệp lữ hành: trường hợp tại Công ty Sự kiện và Du lịch Quốc tế HASU,
tỉnh Thái Nguyên”.
3
1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài tìm hiểu tình hình hoạt động và phát triển DLCĐ của công ty nhằm
kết nối khách du lịch với các điểm đến DLCĐ, tăng thu nhập người dân giúp
đời sống được cải thiện, phong tục tập quán được lưu giữ và quảng bá đến với
khách du lịch trên phạm vi trong tỉnh Thái Nguyên và cả nước. Từ đó đề xuất
giải pháp nhằm tăng lượng khách DLCĐ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.2.1. Về chuyên môn
- Tìm hiểu các hoạt động kinh doanh (HĐKD) của công ty HASU.
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong HĐKD DLCĐ của công
ty HASU.
- Đề xuất những giải pháp nâng cao kết quả HĐKD DLCĐ của công
ty HASU.
1.2.2.2. Về thái độ
- Tạo mối quan hệ thân thiện, hòa đồng và cởi mở với mọi người trong
công ty.
- Có trách nhiệm và hoàn thành mọi công việc được giao.
- Chủ động học hỏi, sẵn sàng hỗ trợ mọi người trong các công việc; chủ
động đưa ra ý kiến, quan điểm của bản thân.
1.2.2.3. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc
* Kỹ năng sống
- Sống vui vẻ, hòa nhã với mọi người trong công ty.
- Biết lắng nghe góp ý của các anh chị trong công ty, từ đó sửa đổi và
hoàn thiện bản thân hơn.
- Giao tiếp, ứng xử lịch sự phù hợp với từng hoàn cảnh.
4
* Kỹ năng làm việc
- Biết cách lên kế hoạch thực hiện công việc khoa học, hợp lý.
- Hoàn thành công việc đúng thời hạn.
- Có khả năng quan sát, xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình
thực hiện công việc được giao.
- Chủ động học hỏi, tiếp thu kiến thức và kỹ năng làm việc còn thiếu sót
qua quá trình thực tập tại công ty.
1.3. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: từ ngày 10 tháng 01 đến ngày 10 tháng 5 năm 2020.
- Địa điểm: Tầng 2 tòa nhà Đông Á 1 số 142, đường Hoàng Văn Thụ, TP
Thái Nguyên.
1.4. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.4.1. Nội dung
- Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của công ty.
- Tìm hiểu các sản phẩm - dịch vụ của công ty.
- Tìm hiểu các HĐKD của công ty.
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn HĐKD DLCĐ của công ty HASU.
- Đề xuất những giải pháp nâng cao kết quả HĐKD DLCĐ của công
ty HASU.
1.4.2. Phương pháp thực hiện
1.4.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
*Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua hồ sơ năng lực; báo cáo theo
quí, theo năm của công ty; qua trang Web bán hàng của công ty; qua bộ phận
bán hàng, kế toán,…
5
*Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ giám đốc công ty là ông Nguyễn
Văn Phong để lấy những thông tin có liên quan như: Sản phẩm - dịch vụ công
ty cung cấp; khách hàng mục tiêu; xu hướng du lịch hiện nay;…
Được thu thập qua phỏng vấn Trưởng các bộ phận và nhân viên trong
công ty.
1.4.2.2. Phương pháp phân tích thông tin
Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu nhằm phân tích lợi
nhuận, doanh thu và phương pháp so sánh để làm rõ xu hướng du lịch và tình
hình phát triển của doanh nghiệp qua các năm hoạt động.
6
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Về cơ sở lí luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
2.1.1.1. Khái niệm Công ty
Một số khái niệm mà khi nghiên cứu khoa học pháp lý một số Quốc gia
cho thấy:
Theo Pháp:“Công ty là một hợp đồng thông qua đó hai hay nhiều người
thỏa thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của mình vào một hoạt động
chung nhằm chia lợi nhuận thu được qua hoạt động đó” [19].
Theo luật của bang Georgia - Mỹ: “Công ty là một pháp nhân được
tạo ra bởi luật định nhằm một mục đích chung nào đó nhưng có thời hạn về
thời gian tồn tại, về quyền hạn, về nghĩa vụ và các hoạt động được ấn định
trong điều lệ” [19].
Theo luật của bang Lousiana - Mỹ: “Công ty là một thực thể được tạo
ra bởi luật định bao gồm một hoặc nhiều cá thể dưới một tên chung. Những
thành viên có thể kế nghiệp lẫn nhau, vì thế công ty là một khối thống nhất.Tuy
nhiên sự thay đổi của những các thể trong công ty cho một mục đích cụ thể nào
đó được xem xét như một con người cụ thể” [19].
Tổng quan lại:
“Công ty là sự liên kết của hai hay nhiều người (cá nhân hay pháp nhân)
bằng một sự kiện pháp lí trong đó các bên thoả thuận với nhau sử dụng tài sản
hay khả năng của họ nhằm tiến hành các hoạt động để đạt mục tiêu chung”
[19].
2.1.1.2. Khái niệm Công ty Trách nhiệm hữu hạn
- Công ty Trách nghiệm hữu hạn (TNHH): là loại hình doanh nghiệp
có tư cách pháp nhân, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể
7
sở hữu nó. Trên phương diện pháp luật công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công
ty là thể nhân với các nghĩa vụ và quyền tương ứng với quyền sở hữu công ty.
- Theo khoản 4 Điều 4 luật doanh nghiệp 2014, Công ty trách nhiệm hữu
hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
- Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Công ty TNHH hai thành viên trở
lên là doanh nghiệp, trong đó: Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng
thành viên tối thiểu là 2 và không vượt quá 50; Thành viên chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn
đã góp vào doanh nghiệp. Pháp luật quy định: Công ty TNHH 2 thành viên trở
lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp, công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ
phiếu [15].
2.1.1.3. Khái niệm Công ty du lịch lữ hành
- Công ty du lịch lữ hành: là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh
doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức, xây dựng, bán và thực hiện các chương
trình du lịch trọn gói cho du khách.
Ngoài ra công ty lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian
là bán sản phẩm của các nhà cung cấp sản phẩm du lịch hoặc thực hiện các hoạt
động kinh doanh tổng hợp khác, đảm bảo phục vụ các nhu cầu của du khách từ
khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng trong quá trình du lịch của họ.
Tại Việt Nam, dựa trên cơ sở phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, các
công ty lữ hành được chia làm hai loại là: doanh nghiệp lữ hành quốc tế và
doanh nghiệp lữ hành nội địa. Trong đó các doanh nghiệp lữ hành quốc tế được
hoạt động trên cả thị trường quốc tế và thị trường nội địa, còn các doanh nghiệp
lữ hành nội địa chỉ được phép kinh doanh trên thị trường nội địa [9].
8
2.1.2. Khái niệm du lịch, thị trường, khách hàng, sản phẩm, du lịch cộng đồng
2.1.2.1. Khái niệm du lịch, các loại hình du lịch
Ngày nay du lịch trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Hiệp
hội lữ hành quốc tế đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới
vượt lên cả ngành sản xuất ô tô, thép điện tử và nông nghiệp. Vì vậy, du lịch
đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Thuật
ngữ du lịch đã trở nên khá thông dụng, nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý
nghĩa là đi một vòng. Du lịch gắn liền với nghỉ ngơi, giải trí, tuy nhiên do hoàn
cảnh, thời gian và khu vực khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau
nên khái niệm du lịch cũng không giống nhau.
Theo tổ chức Du lịch thế giới: “Du lịch là hoạt động của con người đến
và ở tại những nơi ngoài môi trường hàng ngày của họ trong một thời gian
nhất định với mục đích giải trí, công vụ hay những mục đích khác”.
Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm
vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghĩ ngơi, có hoặc không kết hợp
với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu
khác.
Theo luật Du lịch Việt Nam: Du lịch là hoạt động của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Tóm lại, du lịch là việc di chuyển của con người giữa các vị trí địa lý vì một
số mục đích và trong một khoảng thời gian nhất định, với sự trợ giúp của
các phương tiện di chuyển hoặc không nhằm mục đích niềm vui hoặc kinh doanh.
*Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, có các dạng du lịch:
 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: Du lịch quốc tế; Du lịch nội địa.
 Căn cứ vào nhu cầu đi du lịch của du khách: Du lịch chữa bệnh; Du
lịch nghỉ ngơi giải trí; Du lịch thể thao; Du lịch tôn giáo; Du lịch khám phá.
9
 Căn cứ vào phương tiện giao thông: Du lịch bằng xe đạp; Du lịch tàu
hỏa; Du lịch tàu biển; Du lịch ô tô; Du lịch hàng không.
 Căn cứ theo phương tiện lưu trú: Du lịch ở khách sạn; Du lịch nhà trọ;
Du lịch cắm trại.
 Căn cứ vào đặc điểm địa lý: Du lịch miền biển; Du lịch miền núi; Du
lịch đô thị; Du lịch đồng quê.
 Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch: Du lịch theo đoàn; Du lịch cá nhân.
 Căn cứ vào thành phần của du khách: Du khách thượng lưu; Du khách
bình dân.
 Các loại hình du lịch mới: Du lịch sinh thái; DLCĐ; Du lịch nông nghiệp.
 Du lịch Teambuilding; Du lịch MICE (Là loại hình du lịch kết hợp hội
nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện); Du lịch Thiền [16].
2.1.2.2. Khái niệm thị trường, thị trường du lịch
Có thể hiểu Thị trường theo nghĩa sau:
Thị trường là nơi mua bán hàng hoá, là nơi gặp gỡ để tiến hành hoạt
động mua bán giữa người mua và người bán [18].
Thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu, trong đó những người mua
và người bán bình đẳng cùng cạnh tranh. Số lượng người mua và người bán
nhiều hay ít phản ánh quy mô của thị trường lớn hay nhỏ. Việc xác định nên
mua hay bán bàng hoá và dịch vụ với khối lượng và giá cả bao nhiêu do quan
hệ cung cầu quyết định. Từ đó ta thấy thị trường còn là nơi thực hiện sự kết hợp
giữa hai khâu sản xuất và tiêu dùng hàng hoá [18].
Thị trường theo quan điểm Maketing, được hiểu là bao gồm tất cả những
khách hàng tiềm ẩn cùng có nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có
khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó [18].
Tóm lại, thị trường được hiểu là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu của một
loại hàng hoá, dịch vụ hàng hoá hay cho một đối tác có giá trị [18].
10
Khái niệm thị trường du lịch:
Theo nghĩa hẹp: “Thị trường du lịch chỉ là thị trường nguồn khách du
lịch, tức là vào một thời gian nhất định, thời điểm nhất định tồn tại người mua
hiện thực và người mua tiềm năng có khả năng mua sản phẩm hàng hóa du
lịch” [11].
Theo nghĩa rộng: "Thị trường du lịch chỉ là tổng thể các hành vi và quan
hệ kinh tế thể hiện ra trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch. Mâu thuẫn cơ
bản của thị trường du lịch là mâu thuẫn giữa nhu cầu và cung cấp sản phẩm
du lịch” [11].
2.1.2.3. Khái niệm khách hàng.
Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà doanh nghiệp đang hướng
các nỗ lực Marketing vào. Họ là người có điều kiện ra quyết định mua sắm.
Khách hàng là đối tượng được thừa hưởng các đặc tính, chất lượng của sản
phẩm hoặc dịch vụ [17].
Trong điều kiện kinh tế phát triển, cạnh tranh khốc liệt thì KH trở nên có
vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Là yếu tố quyết định đến
sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
2.1.2.4. Khái niệm sản phẩm, sản phẩm du lịch
Định nghĩa sản phẩm:
- Theo Từ điển Tiếng Việt:
+ Sản phẩm là cái do lao động của con người tạo ra.
+ Cái được tạo ra, như là một kết quả tự nhiên.
Định nghĩa sản phẩm du lịch:
Theo quan điểm Marketting: "Sản phẩm du lịch là những hàng hoá và
dịch vụ có thể thoả mãn nhu cầu của khách du lịch, mà các doanh nghiệp du
lịch đưa ra chào bán trên thị trường, với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm
và tiêu dùng của khách du lịch" [16].
11
Theo Điều 4 chương I - Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 giải thích
từ ngữ: “Sản phẩm du lịch (tourist product) là tập hợp các dịch vụ cần thiết để
thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” [16].
Tóm lại, sản phẩm du lịch là một dạng sản phẩm nhằm thoả mãn nhu
cầu du lịch của con người. Trong đó, nhu cầu du lịch là sự mong muốn của con
người đi đến một nơi khác với nơi ở của mình để có được những xúc cảm mới,
trải nghiệm mới, hiểu biết mới, để phát triển các mối quan hệ xã hội, phục hồi
sức khoẻ, tạo sự thoải mái dễ chịu về tinh thần.
2.1.3. Khái niệm du lịch cộng đồng
Thuật ngữ DLCĐ xuất phát từ hình thức du lịch làng bản ngay từ những
năm 1970 ở các nước khu vực châu Âu, châu Mỹ, châu Úc. Khách du lịch tham
quan các làng bản, tìm hiểu về đời sống sinh hoạt, phong tục, tập quán, khám
phá hệ sinh thái của vùng núi non. Các cuộc du ngoại này thường được tổ chức
tại những vùng rừng núi, mang tính chất hoang dã, địa hình hiểm trở, thưa dân
cứ, các điều kiện đi lại, sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn. Những lúc như vậy
du khách rất cần có sự giúp đỡ của người dân bản địa như: dẫn đường khỏi bị
lạc, nơi ở qua đêm, ăn uống,… khách du lịch thường gọi những chuyến đi đó
là những chuyến đi hỗ trợ của người dân địa phương. Đây chính là tiền đề cho
phát triển loại hình DLCĐ. Năm 1980, một tổ chức phi lợi nhuận về trao đổi
giáo dục nên có tên gọi “Cultural Homestay International” được thành lập để
giúp những người có nhu cầu, đặc biệt là những cựu học sinh đến được với các
gia đình ưng ý và qua đó xúc tiến, thúc đẩy tinh thần đoàn kết, tăng cường sự
hiểu biết quốc tế thông qua các chương trình homestay của họ. Năm 1995
DLCĐ homestay tại Việt Nam đã bắt đầu được khá nhiều người chú ý kể từ khi
có chưng trình tàu Thanh niên Đông Nam Á cập cảng lần đầu tiên ở thành phố
Hồ Chí Minh. Năm 1997, du lịch cộng đồng dần phát triển ở nước ta. Trải qua
hơn một thập kỷ phát triển du lịch cộng đồng đã dần khẳng định được vị thế
12
của mình trong ngành du lịch nước nhà. Năm 2006 DLCĐ tại Việt Nam bắt đầu
trở thành loại hình được đông đảo du khách du lịch tham gia, mang lại lợi ích
kinh tế khá cao cho ngành du lịch nước nhà và khẳng định được nhiều địa điểm
du lịch được thiên nhiên ưu đãi vô cùng.
*) Du lịch cộng đồng được các tổ chức định nghĩa như sau:
Qũy quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) định nghĩa: “Du lịch dựa vào
cộng đồng là một hình thức du lịch mà cộng đồng địa phương làm chủ, tham
gia vào quá trình phát triển và quản lí, và phần lớn các lợi ích sẽ thuộc về cộng
đồng”. Theo định nghĩa này, cộng đồng được nêu bật lên với vai trò tuyệt đối
trong du lịch dựa và cộng đồng. Họ cũng chính là nhân tố thu lợi trực tiếp từ
hoạt động du lịch [7].
Theo Viện Nghiên cứu phát triển nông thôn Miền Núi (thuộc hội
Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam) đưa ra định nghĩa du lịch dựa vào
cộng đồng “Là hoạt động du lịch nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại các điểm
du lịch đông khách vì sự phát triển du lịch bền vững dài hạn. Du lịch cộng đồng
khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương trong du lịch và cơ chế
tạo các cơ hội cho cộng đồng”. Theo quan điểm của Viện Nghiên cứu phát
triển Miền Núi, định nghĩa này cho ta thấy cái nhìn rộng hơn về du lịch dựa vào
cộng đồng, hiểu được mục tiêu của hình thức du lịch này [7].
Tóm lại, Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng
đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế
và bảo vệ được môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các
nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hoá…) sống tại đó trong một
khoảng thời gian nhất định [7].
Xét về bản chất, DLCĐ là một loại hình du lịch do chính CĐ người dân
phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được
môi trường chung, thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của
13
địa phương (phong cảnh, văn hoá…). Mô hình DLCĐ tạo điều kiện cho du
khách trải nghiệm cuộc sống của người dân bản địa với những sinh hoạt rất đời
thường và những món ăn dân dã đậm chất địa phương. Ngoài ra, mô hình du
lịch bền vững này góp phần thúc đẩy các chiến lược xóa đói giảm nghèo, tạo
ra sinh kế đồng thời khuyến khích vai trò của người dân bản địa trong việc hình
thành các sản phẩm du lịch đặc trưng và bảo tồn, phát huy các giá trị truyền
thống văn hóa cũng như các di sản thiên nhiên tại địa phương.
Đặc điểm của du lịch cộng đồng:
 Du lịch cộng đồng đảm bảo văn hoá, thiên nhiên bền vững.
 Du lịch cộng đồng cần có sở hữu cộng đồng.
 Thu nhập từ du lịch cộng đồng cần giữ lại cho cộng đồng.
 Du lịch cộng đồng góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng.
 Du lịch cộng đồng cần tăng cường quyền lực cho cộng đồng.
 Du lịch cộng đồng cần tăng cường hỗ trợ của các tổ chức phi chính
phủ và cơ quan nhà nước [9].
Nguyên tắc của du lịch cộng đồng:
1. Cộng đồng phải tham gia trực tiếp và được trao quyền để đảm bảo
quyền sở hữu và minh bạch trong quản lý.
2. Thiết lập mối quan hệ đối tác với các bên liên quan.
3. Đạt được những chứng nhận tiêu chuẩn từ các cơ quan ban ngành và
tổ chức có liên quan.
4. Cải thiện phúc lợi xã hội và đảm bảo về nhân phẩm.
5. Đảm bảo sự công bằng và cơ chế phân chia lợi ích minh bạch.
6. Tăng cường kết nối với nền kinh tế địa phương và khu vực.
7. Tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương.
8. Đóng góp vào việc bảo tồn nguồn tài nguyên tự nhiên.
14
9. Cải thiện chất lượng trải nghiệm của khách du lịch thông qua việc tăng
cường những hoạt động tương tác có ý nghĩa giữa cộng đồng địa phương và
khách du lịch.
10. Tác nghiệp hướng tới việc tự chủ về tài chính [9].
2.1.4. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
 Hồ sơ năng lực của công ty.
 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng trên Thế Giới
2.2.1.1. Lào
Hiện nay Lào có trên 50 sản phẩm DLCĐ tại 11 tỉnh trong cả nước, gồm
những sản phẩm chính như: khám phá đường mòn (trekking); homestay; tham
quan bằng tàu; cưỡi voi, quan sát các loài chim; bán sản phẩm thủ công; cắm
trại; biểu diễn văn hóa;
Bài học điển hình của DLCĐ tỉnh Nam Nern với sản phẩm công viên
bảo tồn động vật hoang dã Nam Nern (Nam Nern Night Safari): công viên nằm
trong vùng lõi của khu bảo tồn Nam Et-Phou, thuộc tỉnh Huaphan. Chương
trình DLCĐ này do Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã phối hợp xây dựng với
14 bản của tỉnh Huaphan. Có 5 nhóm công tác tham gia cung cấp dịch vụ, mỗi
nhóm khoảng 5 - 10 người, gồm nhóm hướng dẫn viên, tàu tham quan, nấu ăn,
cắm trại và sản xuất thủ công.
Cơ chế tài chính: Thu nhập được chia đều cho 14 bản và quỹ đóng góp
trực tiếp cho bảo vệ rừng, bảo tồn và các chương trình phát triển kinh tế dựa
trên hoạt động du lịch của các bản.
Kết quả trong việc áp dụng tiêu chuẩn DLCĐ ASEAN: Lào đã thực hiện
2 khóa tập huấn cho đào tạo viên, các hội thảo phổ biến Tiêu chuẩn, đánh giá
các cộng đồng mục tiêu; 2 CĐ đã nhận được giải thưởng DLCĐ ASEAN năm
15
2017. Trong tương lai, Lào sẽ tiếp tục các hoạt động nâng cao nhận thức về
DLCĐ và du lịch sinh thái, đồng thời, lựa chọn và phát triển các CĐ mục tiêu
đáp ứng đủ tiêu chuẩn DLCĐ ASEAN [8].
2.2.1.2. Nhật Bản
Từ những năm đầu của thế kỉ XXI, bên cạnh việc ban hành các chính
sách về du lịch (Luật cảnh quan, Luật qui hoạch thành phố lịch sử, …), Nhật
Bản tích cực phát huy sức mạnh cộng đồng trong phát triển du lịch qua phương
châm “Thương hiệu của lối sống”, qua đó đưa ra một khái niệm mới “nơi khách
du lịch muốn ghé thăm” là “nơi mà người dân địa phương đang tích cực sống”,
xây dựng các điểm đến độc đáo (lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn), và khai
thác một cách sáng tạo những nét văn hóa của mình (lĩnh vực ẩm thực).
Trong nông nghiệp - nông thôn: nông nghiệp Nhật Bản tuy chỉ chiếm 1%
GDP nhưng lại là một trong những ngành đặc trưng và mang lại hiệu quả kinh
tế cao - không chỉ cung cấp đầy đủ cái ăn chất lượng cho hơn 127 triệu dân (dù
nhân lực hoạt động trong lĩnh vực này chỉ chiếm 3% dân số) mà còn tạo ra
nhiều sản phẩm du lịch độc đáo. Ví dụ: những cánh đồng lúa “đẹp như tranh”
ở Hirosaki (Aomori), những cánh đồng hoa rực rỡ ở Furano (Hokkaido), vương
quốc trái cây Yamanashi,… Từ cái gốc của ngành nông nghiệp vốn có, cộng
đồng người Nhật đã tạo ra những sản phẩm du lịch ấn tượng và đầy tính nghệ
thuật bằng cách áp dụng các kĩ thuật của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0
vào nông nghiệp như: sử dụng các phần mềm thiết kế trên máy tính để vẽ và
tính toán hình ảnh để làm sao có thể nhìn thấy từ xa (kể cả trên máy bay) nhằm
mục đích tăng tính quảng cáo thương mại, sau đó khi thời vụ đến người ta chọn
ra các giống lúa/giống hoa/giống trái cây (loại chuyển đổi gen) để tạo ra nhiều
gam màu khác lạ như đỏ đậm, vàng và trắng, và pha trộn với các giống cây
truyền thống để làm ra các thiết kế như đã vẽ trên máy vi tính, biến những ruộng
16
lúa/vườn cây thành những bức tranh đẹp, trở thành điểm du lịch hấp dẫn không
thể bỏ qua.
Trong văn hóa ẩm thực: ẩm thực truyền thống Nhật Bản vốn nổi tiếng
bậc nhất thế giới bởi sự cầu kỳ trong cách chế biến lẫn bài trí mỗi món ăn.
Hương vị món ăn Nhật thường thanh tao, nhẹ nhàng, hợp với không khí thiên
nhiên của mỗi mùa và mang đậm bản sắc riêng. Đặc biệt những món ăn này là
đã tạo điểm riêng biệt cho mỗi vùng, điểm DLCĐ, thu hút khách du lịch đến
với vùng nông thôn tại Nhật Bản. Sau quá trình lựa chọn các món ăn tiêu biểu
đại diện cho từng vùng miền, họ tổ chức các hoạt động tuần lễ văn hóa du lịch
tại nước ngoài - trong đó chú trọng các hoạt động biểu diễn chế biến món ăn
đặc trưng và có sự trải nghiệm của KH, giới thiệu về văn hóa ẩm thực truyền
thống Nhật Bản qua việc trình chiếu các phim phóng sự, băng hình và sử dụng
các hình ảnh tĩnh về văn hóa ẩm thực.
Nhật Bản đã rất thành công trong việc khai thác sức mạnh cộng đồng để
phát triển ngành du lịch nói chung, DLCĐ nói riêng trong bối cảnh của cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 [8].
2.2.1.3. Thái Lan
Thái Lan thành lập Cục Phát triển các Vùng Du lịch Bền vững (DASTA -
Development Designated Areas for Sustainable Tourism Administration). Đây
là một cơ quan thuộc nhà nước chịu trách nhiệm về Quy hoạch tổng thể phát
triển bền vững các khu du lịch được chỉ định; xây dựng chiến lược vềDLCĐ, du
lịch giảm thiểu carbon, và du lịch sáng tạo. Cho tới nay, DASTA đã xây dựng
được 14 mô hình DLCĐ với tiêu chí cùng sáng lập, phương pháp tiếp cận có
sự tham gia, và tiếp cận từ dưới lên.
Bài học điển hình của bản Baan Nam Chieo: CĐ cùng thảo luận và chia
sẻ quan điểm về phát triển CĐ, đi đến kết luận là phát triển DLCĐ theo hướng
bảo tồn, khuyến khích khách du lịch học hỏi về lối sống địa phương; Tổ chức
17
các cuộc họp hàng tháng tại cộng đồng và cuộc họp thường niên của các chuyên
gia về DLCĐ kể từ năm 2006 để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm; Xây dựng
quy định đối với khách du lịch khi nghỉ tại homestay, đồng thời quy định quy
mô, sức chứa của các cơ sở; Phân chia trách nhiệm để đạt được sự quản lý hiệu
quả. Các hoạt động được khách du lịch đánh giá cao đặc biệt là các hoạt động
du lịch, ẩm thực và an toàn; Ngoài ra, tổ chức đào tạo cho các bên liên quan
tham giaDLCĐ, gồm quản lý, nhà cung cấp dịch vụ, cơ quan bảo tồn, và người
dân địa phương; Xây dựng quỹ và phân bổ ngân sách cho phát triển DLCĐ.
Thu nhập từ du lịch được phân chia đều cho cộng đồng sau khi đã trừ các khoản
đầu tư để phát triển và tài trợ cho các hoạt động khác như ngày Thiếu nhi, ngày
cho người già hoặc các dịp lễ khác [8].
2.2.2. Tình hình phát triển DLCĐ ở Việt Nam
Quan điểm phát triển du lịch ở Việt Nam là: "Phát triển nhanh và bền
vững. Phải phát huy các lợi thế, khai thác tốt mọi nguồn lực để phát triển
nhanh, có hiệu quả du lịch, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng, thúc đẩy
sự phát triển về kinh tế, văn hóa - xã hội của nước ta". Mục tiêu và các chỉ tiêu
phát triển của du lịch Việt Nam là đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành điểm
đến hấp dẫn, có đẳng cấp trong khu vực; ngành du lịch thực sự trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hiêṇ đại, có chất lượng, có thương
hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hóa Viêṭ Nam và thân thiện môi
trường. Đến năm 2020 đón 7 - 8 triệu lượt khách quốc tế; 32 - 35 triệu lượt
khách nội địa; thu nhập trực tiếp du lic ̣
h đạt 10 - 11 tỷ USD, đóng góp 5,5 - 6%
GDP, tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó 620.000 việc làm trực tiếp; đến năm
2020 phấn đấu đón 11 - 12 triệu lượt khách quốc tế; 45 - 48 triệu lượt khách
nội địa; thu nhập trực tiếp du lic ̣
h đạt 18 - 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP,
tạo ra 3 triệu việc làm, trong đó 870.000 việc làm trực tiếp. Định hướng thị
trường và phát triển sản phẩm: "Đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch
18
sinh thái và văn hóa lịch sử; chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc
mang bản sắc văn hóa Việt nam, có sức cạnh tranh cao như du lịch làng nghề,
du lịch đồng quê, miệt vườn, du lịch sinh thái ở những khu vực có hệ sinh thái
đặc trưng". Về đầu tư phát triển du lịch: “Tăng cường đầu tư phát triển các
khu du lịch,đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái, du lịch văn hóa..."[3].
Những năm gần đây tại Việt Nam, DLCĐ đang phát triển ở nhiều địa
phương như: Hòa Bình, Lào Cai, Quảng Nam, Lai Châu, Quảng Ninh,… Tại
Việt Nam có 3 điểm DLCĐ đã được trao giải thưởng DLCĐ ASEAN là điểm
DLCĐ xóm Pom Coọng, thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, Hòa Bình; điểm
du lịch Thanh Toàn, xã Thanh Thủy, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế;
điểm DLCĐ làng Triêm Tây, huyện Điện Bàn, Quảng Nam.
2.2.2.1. Tình hình phát triển DLCĐ tại Mai Châu (Hòa Bình)
Huyện Mai Châu là địa phương đầu tiên phát triển DLCĐ từ những năm
1990, nhưng chỉ sau ba năm (1993), DLCĐ tại đây đã vào "khuôn khổ" khi
ngành du lịch Hòa Bình đưa ra những định hướng phát triển cụ thể và du khách
đến đây đã rất yên tâm khi sử dụng các dịch vụ homestay (nhà ở của người dân
có phòng cho khách du lịch thuê). Đến thời điểm hiện tại, DLCĐ Bản Lác phát
triển khá mạnh, trung bình mỗi năm có 3 - 4 vạn lượt khách đến tham quan,
nghỉ lại.
Tỉnh Hòa Bình cũng đã xây dựng quy hoạch các điểm DLCĐ, đẩy mạnh
công tác bảo tồn văn hóa bản địa, kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hướng
dẫn người dân bảo đảm vệ sinh môi trường nhằm thu hút ngày càng nhiều khách
du lịch đến với Hòa Bình [6].
2.2.2.2. Tình hình phát triển DLCĐ tại Lai Châu
Lai Châu sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, khí hậu trong
lành, mát mẻ, đa dạng bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc nên có tiềm
năng lớn để phát triển du lịch, trong đó có DLCĐ. Những năm qua, tỉnh đã đầu
19
tư ngân sách hỗ trợ địa phương, người dân và kêu gọi doanh nghiệp đầu tư phát
triển du lịch để tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào
dân tộc.
Sau gần 3 năm triển khai Đề án 316 của Tỉnh ủy về “Phát triển du
lịch Lai Châu giai đoạn 2016 - 2020”, tỉnh luôn ưu tiên đầu tư phát triển sản
phẩm du lịch chủ lực “DLCĐ gắn với phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa
danh lam thắng cảnh tại khu vực thành phố Lai Châu, huyện Phong Thổ, huyện
Tam Đường”. Đến nay, Lai Châu đã khai thác có hiệu quả một số sản phẩm du
lịch cộng đồng tại: bản Sin Suối Hồ, bản Vàng Pheo của huyện Phong Thổ; bản
Hon, Sì Thâu Chải, Lao Chải 1, Nà Khương của huyện Tam Đường… Từ năm
2017 - 2019, tổng lượng khách đến tỉnh Lai Châu đạt 350 nghìn lượt với thời
gian lưu trú khách du lịch quốc tế 1,6 ngày; khách du lịch nội địa 1,75 ngày.
Doanh thu đạt 450 tỷ đồng.
Toàn tỉnh đã có 11 điểm DLCĐ đáp ứng nhu cầu khách tham quan; hỗ
trợ để giới thiệu tiềm năng, lợi thế và các thông tin liên quan đến các điểm du
lịch cộng đồng trên Website, mạng xã hội: Facebook, Youtube, Zalo…; xuất
bản các loại tờ rơi, tập gấp, cẩm nang, bản đồ du lịch; giới thiệu quảng bá du
lịch tại các hội chợ thường niên, sự kiện ở các tỉnh với sự tham gia trực tiếp tại
các điểm DLCĐ.
Sở thường xuyên phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền
chủ trương của Trung ương, tỉnh về phát triển du lịch; đặc biệt là, nâng cao ý
thức người dân tự giác giữ gìn môi trường, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống,
cảnh quan thiên nhiên tại các điểm du lịch. Nhờ được tuyên truyền, người dân
đã đặt thùng rác, trồng cây, hoa, làm đẹp nhà cửa, bản làng, tự giác di dời
chuồng trại gia súc, bảo đảm an ninh trật tự; có thái độ ứng xử thân thiện, mến
khách, tôn trọng và hỗ trợ khách du lịch trong quá trình tham quan du lịch tại
địa phương. Sở cùng địa phương mở lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng về du
20
lịch, trang bị những kiến thức cơ bản về làm du lịch cho bà con; hướng đến
phục vụ khách du lịch chuyên nghiệp.
Thời gian tới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp các cấp, ngành,
địa phương định hướng, quy hoạch các khu, điểm du lịch của tỉnh Lai Châu phát
triển theo hướng bền vững với điểm nhấn là DLCĐ. Bên cạnh đó, tỉnh lựa chọn
địa phương có tiềm năng phát triển DLCĐ, không làm đại trà; đề xuất xây dựng
chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển du lịch địa phương. Trong đó, tỉnh hỗ
trợ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, hỗ trợ mua sắm trang thiết
bị, xây dựng công trình nhà vệ sinh tại các nhà có phòng ở cho khách, hỗ trợ sản
xuất sản phẩm thủ công truyền thống [14].
2.2.2.3. Tình hình phát triển DLCĐ tại Quảng Ninh
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, trong
quá trình tìm hiểu, Quảng Ninh nhận thấy chương trình OVOP (mỗi làng một
sản phẩm) của Nhật Bản và OTOP (mỗi cộng đồng một sản phẩm) của Thái
Lan có thể áp dụng vào địa phương, nên ngay từ năm 2013, UBND tỉnh Quảng
Ninh đã phê duyệt và triển khai Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”
(gọi tắt là OCOP). Những năm qua, thực hiện xây dựng nông thôn mới, Quảng
Ninh đã tạo ra nhiều sự đổi thay trong khu vực nông thôn. Tuy nhiên, để phát
huy những tiềm năng thế mạnh trong phát triển sản phẩm nông nghiệp, nâng
cao thu nhập cho người dân, Quảng Ninh nhận thấy chương trình OCOP là một
trong những giải pháp phù hợp. Trong đó du lịch cộng đồng được Quảng Ninh
đặc biệt quan tâm và chú trọng phát triển.
Trước đó, mô hình DLCĐ thuộc diện sớm nhất ở Quảng Ninh là mô hình
Hợp tác xã Vạn chài Hạ Long triển khai từ năm 2005, để cùng người dân làng
chài xây dựng các sản phẩm dịch vụ trải nghiệm trên Vịnh, như tham quan làng
chài bằng thuyền nan, trải nghiệm cuộc sống của người dân bản xứ. Mô hình
đã tạo ra một sản phẩm mới hấp dẫn, độc đáo, đồng thời cũng tạo ý thức tích cực
21
cho người dân trong công tác bảo vệ môi trường sinh thái, tạo công ăn việc, chia
sẻ lợi ích từ du lịch với người dân. Đến nay, hàng tháng làng chài Vung Viêng
đón tới 10 ngàn lượt khách vào tham quan trải nghiệm. Nối tiếp đó là mô hình
Du lịch làng quê Yên Đức (Đông Triều), ra đời từ năm 2010 với ý tưởng tăng
giá trị tham quan trải nghiệm cho du khách trên chuỗi dịch vụ Hà Nội - Hạ Long.
Nơi đây giờ cũng là một điểm du lịch trải nghiệm cộng đồng nổi tiếng, đón tới 4
nghìn lượt khách hàng tháng, với các dịch vụ trải nghiệm hoạt động nông nghiệp,
xem người nông dân múa rối nước, hát quan họ, tham quan các gia đình, nghỉ tại
làng và thưởng thức các món ăn dân dã.
Bình Liêu - huyện vùng cao biên giới, có cảnh quan đặc sắc với các đỉnh
núi cao nhất Quảng Ninh, các thác nước lớn nhất và ruộng bậc thang tiêu biểu
nhất, đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm tới 96% và còn giữ được nhiều nét
văn hóa bản địa đặc sắc, là những thế mạnh để khai thác, phát triển DLCĐ. Xác
định những tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch, trong đó có DLCĐ, công
tác quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch được đẩy mạnh. Huyện cũng đã từng
bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch, cân đối bố trí
ngân sách, tranh thủ các nguồn hỗ trợ để ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ
du lịch, như đường vào bản Sông Moóc, đường vào thác Khe Vằn, hệ thống
đường tuần tra biên giới; lắp biển chỉ dẫn đường đến các điểm du lịch, trong đó
có chỉ dẫn đường du lịch biên giới, nhằm đẩy mạnh việc cung cấp thông tin đến
với du khách.
Gần đây nhất, mô hình thí điểm du lịch sinh thái cộng đồng tại đảo Quan
Lạn (Vân Đồn) đã đi vào vận hành. Đây là sản phẩm có được sau 2 năm triển
khai thực hiện Ban Du lịch sinh thái CĐ đảo Quan Lạn và mới đưa vào khai
thác từ dịp hè năm 2019.
22
Phần 3
KẾT QUẢ THỰC TẬP
3.1. Tìm hiểu các hoạt động kinh doanh của công ty HASU
3.1.1. Tìm hiểu chung về công ty HASU
Giới thiệu công ty
Tên công ty: CÔNG TY SỰ KIỆN VÀ DU LỊCH QUỐC TẾ HASU
Tên viết tắt: HASUTOUR
Slogan: Happy & Success - Hạnh phúc và thành công
Địa chỉ văn phòng chính: P 203 - T2 - Khách sạn Đông Á 1 - Số 142 -
Đường Hoàng Văn Thụ - TP. Thái Nguyên
Chủ sở hữu: Nguyễn Văn Phong
Số điện thoại: 0208 655 6262
Website:
http://hasu.vn
http://thichbay.vn
Email: hasutour@gmail.com
Facebook:
Du lịch Quốc tế Hasu: https://www.facebook.com/Dulichquoctehasu/
Khám phá Côn Đảo: https://www.facebook.com/tuvandulichcondao/
Trang trí Noel: https://www.facebook.com/trangtrinoelhanoi/
Khách sạn Ngôi nhà nhỏ: https://www.facebook.com/
Visa Trung - Hàn - Nhật: https://www.facebook.com/visadulichhasu/
Chi nhánh:
 Tại HÀ NỘI: Số 97 - Hào Nam - Đống Đa - TP. Hà Nội
 Tại THÁI NGUYÊN: Đông Á 1 - Hoàng Văn Thụ - TP. Thái Nguyên
 Tại HẢI PHÒNG: Số 668 - Thiên Lôi - Lê Chân - TP. Hải Phòng
23
Công ty HASU là một trong những đơn vị du lịch uy tín trong nước và
quốc tế. Chuyên thiết kế, triển khai các dịch vụ du lịch, Tour du lịch trọn gói và
du lịch kết hợp hội nghị, sự kiện cho khách hàng trong nước và quốc tế bằng
kinh nghiệm tư vấn chuyên nghiệp, dịch vụ chất lượng cao, sản phẩm đa dạng.
3.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty HASU được thành lập ngày 07/09/2017. Chức năng của công ty
là chuyên kinh doanh du lịch, tổ chức sự kiện, đặt vé máy bay,… Hiện nay công
ty có hơn 30 thành viên là những con người của thế hệ trẻ rất nhiệt huyết, năng
động và sáng tạo, chính những điều này đã giúp công ty thiết kế ra những tour
du lịch mới, đầy sáng tạo, ấn tượng và chuyên nghiệp.
Lịch sử hình thành và phát triển:
- Từ năm 2016 - 2017: Xây dựng vốn, chuẩn bị thủ tục.
- 07/09/2017 - 2018: Thành lập công ty với vốn điều lệ 1.000.000.000
(Một tỷ đồng). Với 5 nhân sự. Có lợi nhuận đạt hơn 3.500.000.000 (Ba tỷ, năm
trăm triệu đồng). Công ty dần ổn định và đầu tư xây dựng thêm cơ sở vật chất.
- 2019: Công ty có sự phát triển đột phá về doanh thu tăng lên trên
8.000.000.000 (Tám tỷ đồng). Nhân sự tăng lên 33 người [2].
3.1.1.2. Logo, khẩu hiệu của công ty
* Logo:
Hình 3.1: Logo biểu trưng của công ty Du lịch & Quốc tế HASU [2]
24
Logo của HASU đơn giản và ấn tượng với 3 màu sắc chủ đạo là xanh,
trắng và vàng. Logo có biểu tượng của khuôn mặt của người đang cười rạng
ngời trong hạnh phúc đã được cách điệu hóa bởi những hình tượng thân thuộc
với dân tộc Việt Nam và Á Đông là hình bông hoa sen.
Một nửa của biểu tượng là hình bông sen được ẩn điệu như trí tuệ con
người: Trí tuệ thông thái, sáng tạo, tinh túy từ tâm của những người HASU đối
với khách hàng, đối với cộng đồng xã hội.
- Khẩu hiệu: HAPPY & SUCCESS - Hạnh phúc và thành công
Với niềm mong muốn Hạnh phúc và Thành công. HASU xây dựng một
môi trường làm việc Hạnh phúc và thành công. Sự thành công của mỗi con
người đều được lấy giá trị sống về cả tinh thần và vật chất. Những chuyến đi
an toàn và hạnh phúc cho khách hàng là thành công của đội ngũ nhân viên trong
công ty.
3.1.1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh, giá trị cốt lõi
- Tầm nhìn:
 Trở thành doanh nghiệp phát triển trường tồn cùng với nhân loại trong
lĩnh vực du lịch.
 Công ty Du lịch địa phương trở thành thương hiệu Quốc tế.
 Trở thành một trong những thương hiệu du lịch hàng đầu khu vực Đông
Nam Á, nâng cao vị thế hình ảnh du lịch của Việt Nam. Phát triển theo xu hướng
hội nhập, bền vững, hiệu quả công ty gắn liền với các giá trị văn hóa bản địa, lợi
ích của CĐ, tạo khát khao khám phá và thụ hưởng giá trị của thiên nhiên, văn hóa
địa phương của các du khách trong nước và quốc tế [2].
- Sứ mệnh:
Công ty mong muốn mang đến sự thấu hiểu cho khách hàng về sự mong
đợi một dịch vụ tốt. Mang lại niềm vui đích thực cho khách hàng và những trải
nghiệm ý nghĩa, khó quên. Đổi mới sáng tạo và phát triển sản phẩm dịch vụ du
lịch có chất lượng tốt nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của KH
25
trong nước và quốc tế. Đảm bảo những giá trị lợi ích của khách hàng cũng như
thỏa mãn nhu cầu về an toàn trong ngành dịch vụ du lịch khi KH sử dụng sản
phẩm dịch vụ của HASU.
Tối đa hóa hiệu quả kinh doanh, mang lại sự trải nghiệm thông qua các
dòng sản phẩm, chuỗi dịch vụ độc đáo, khác biệt, chứa đựng giá trị văn hóa
tinh thần với tầm chất lượng quốc tế. Quảng bá hình ảnh, tinh hoa truyền thống
và bản sắc Việt. Khai thác tối đa sức mạnh tổng hợp từ các lĩnh vực hoạt động
chính, góp phần phát triển du lịch Việt Nam lên tầm cao mới.
Phát triển doanh nghiệp đồng hành đóng góp và cống hiến trong giá trị
xã hội CĐ [2].
- Giá trị cốt lõi:
Luôn cải tiến sản phẩm - dịch vụ - chăm sóc khách hàng.
Niềm tin hợp tác - dài lâu: Hợp tác phát triển
Cộng đồng: Quan niệm cho đi là mãi mãi. Chúng tôi chia sẻ giá trị với
cộng đồng từ Qũy từ thiện Hoa Sen
Áp dụng công nghệ 4.0 vào quản lý, khai thái và chăm sóc khách hàng.
Gia đình: Với phương châm “Luôn coi khách hàng như người thân”.
Chúng tôi phục vụ khách hàng như chăm sóc những người thân yêu trong gia
đình [2].
3.1.1.4. Sản phẩm - Dịch vụ
- Tổ chức các chương trình du lịch trong nước và quốc tế.
- Thuê xe du lịch đời mới từ 4 - 45 chỗ.
- Tổ chức sự kiện chuyên nghiệp.
- Tổ chức Team building - teamwork.
- Đặt phòng khách sạn.
- Bán vé máy bay, vé tàu: Giao tận nhà.
- Làm thủ tục xuất nhập cảnh, visa, hộ chiếu.
26
- Thiết kế và xây dựng cây thông Noel theo yêu cầu, chất lượng với thời
gian bảo hành lâu, nhận lắp đặt trên toàn quốc.
- Cho thuê thiết bị sự kiện chuyên nghiệp, nhận trang trí sự kiện, quảng
cáo theo yêu cầu.
Du lịch quốc tế HASU là đơn vị hướng đến giá trị “cho đi là còn mãi”.
HASU xây dựng quỹ từ thiện Hoa Sen với mục đích: hỗ trợ trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn và thực hiện đền ơn đáp nghĩa với người có công với Tổ quốc
và hỗ trợ cho thanh niên khởi nghiệp. Khi quý khách hàng sử dụng dịch vụ của
công ty là đã đóng góp vào quỹ từ thiện Hoa Sen với mức:
Vé máy bay: 2000 đồng/vé
Tour du lịch: 100.000 đồng/ hợp đồng
3.1.1.5. Mục tiêu
- Mục tiêu:
+ Năm 2027: HASU có văn phòng đại diện/chi nhánh tại 20 tỉnh, thành
phố trên cả nước.
+ Trở thành doanh nghiệp đa ngành nghề - lĩnh vực.
+ Nòng cốt là du lịch, tổ chức sự kiện, duy trì mô hình doanh nghiệp lữ
hành vì CĐ.
+ Năm 2050 trở thành Công ty du lịch TOP 10 Châu Á. Có văn phòng/chi
nhánh tại 10 quốc gia và vùng lãnh thổ [2].
- Khách hàng mục tiêu
+ Khách hàng mục tiêu của công ty du lịch là các thế hệ từ tuổi vị thành
niên đến trung niên, có khả năng tài chính ổn định, mức sống khá và nhu cầu du
lịch đa dạng như: Vé máy bay, thuê xe, đặt phòng, tham dự hội nghị, lễ đài,…
+ Các công ty, doanh nghiệp có quy mô từ 5 - 100 thành viên có điều
kiện tài chính mạnh với công việc kinh doanh được ưu đãi đi đu lịch trong nước
27
và thế giới, tổ chức tour du lịch kết hợp huấn luyện teambuilding, gala lunch
hoặc gala dinner.
+ Những du khách từ các nước trên thế giới đến Việt Nam du lịch với
mong muốn trải nghiệm thực tế nhiều ngày. Tìm hiểu phong tục tập quán cũng
như danh thắng cảnh đẹp của Việt Nam [2].
3.1.1.6. Bộ máy hoạt động của công ty
Để đảm bảo tính linh hoạt cao yêu cầu các hoạt động kinh doanh có hiệu
quả thì phải tổ chức bộ máy hoạt động với quy mô hợp lý nhất, tối ưu nhất, mọi
khó khăn sai lầm trong kinh doanh phải được khắc phục kịp thời. Các phòng
ban phải có sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện các mục tiêu đặt ra. Phương
pháp quản lý theo phương pháp trực tuyến. GĐ quản lý toàn bộ hoạt động của
công ty có kế hoạch điều chỉnh kịp thời và các bộ phận chức năng chịu sự chỉ
đạo trực tuyến từ giám đốc.
Hình 3.2: Cơ cấu nhân sự công ty
15 NV 3 NV 4 NV 11 NV
T. bộ phận
kinh doanh
Anh: Phạm
Văn Vĩnh
T. Bộ phận
Kế toán
Chị: Nguyễn
Thị Thùy
T. Bộ phận
Hành chính
Chị: Phùng
Thị Hiên
T. Bộ phận
Marketing
Anh: Trịnh
Văn Trường
Giám đốc
Nguyễn Văn Phong
28
Cơ cấu nhân sự của công ty bao gồm:
Từ năm đầu thành lập 09/2017 từ 5 nhân sự trong công ty đã tăng lên
nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh đến tháng 05/2020 nhân sự công ty có 33
người, đảm nhiệm nhiều bộ phận khác nhau, nhưng rất thống nhất và ổn định.
Cụ thể như sau:
Giám đốc: Nguyễn Văn Phong
Nhân viên kinh doanh: 15 người
Nhân viên kế toán tài vụ: 03 người
Nhân viên hành chính: 04 người
Nhân viên Marketing: 11 người
- Giám đốc: Giám đốc hiện là anh Nguyễn Văn Phong, sinh năm 1988,
trình độ văn hóa 12/12. Anh Nguyễn Văn Phong là người trực tiếp quản lí và
lãnh đạo Công ty. Ngoài ra giám đốc còn có chức năng đề ra các chương trình
và chiến lược kinh doanh.
Bộ phận kinh doanh: Trưởng phòng kinh doanh anh Phạm Văn Vĩnh
sinh năm 1986, trình độ văn hóa 12/12. Anh Phạm Văn Vĩnh đóng vai trò quan
trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty, có chức năng hoạch định ra các
chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch và xây dựng các sản phẩm, dịch vụ, tour
du lịch.
Bộ phận kế toán tài vụ: Trưởng bộ phận kế toán tài vụ là chị Nguyễn
Thị Thùy, sinh năm 1992, trình độ văn hóa 12/12. Có chức năng thống kê,
hoạch định tài chính của Công ty và viết báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp
cho Công ty hàng tháng. Đồng thời kế toán còn có trách nhiệm chỉ trả lương
cho nhân viên và các dịch vụ của chương trình du lịch của Công ty.
Bộ phận hành chính: Trưởng bộ phận hành chính là chị Phùng Thị
Hiên, sinh năm 1992, trình độ văn hóa 12/12. Chịu trách nhiệm về tình hình
nhân sự của công ty. Theo dõi, đôn đốc, quản lý và tuyển dụng nhân sự, bố trí
29
các lao động ở vị trí việc làm phù hợp để đảm bảo nguồn nhân lực cho sản xuất.
Có trách nhiệm về các loại văn bản, giấy tờ, hồ sơ, sổ sách trong công ty. Triển
khai các nội quy của công ty, hoạt động khen thưởng, hoạt động phúc lợi.
Bộ phận Marketing: Trưởng bộ phận Marketing là là anh Trịnh Văn
Trường, sinh năm 1990, trình độ văn hóa 12/12. Chuyên tìm hiểu và nghiên
cứu thị trường, tìm hiểu và phân tích nhu cầu khách hàng từ đó đưa ra các chiến
lược Marketing phù hợp thỏa mãn nhu cầu từng đối tượng khách hàng du lịch
ở tất cả các mặt từ lưu trú, ăn uống, giải trí, vận chuyển, dịch vụ lữ hành đến tư
vấn thông tin, bán Tour,… thúc đẩy bán sản phẩm đem lại doanh thu cho công
ty.
3.1.1.7. Địa bàn kinh doanh và hoạt động
- Địa bàn kinh doanh:
Hiện tại: TP. Thái Nguyên, TP. Bắc Kạn; TP. Hải Phòng
Văn phòng chính của công ty tuy có mặt bằng tương đối nhỏ nhưng
không kém phần kinh doanh đạt chất lượng cao. Với địa hình sầm uất, cư dân
đông đúc, xe cộ qua lại nhộn nhịp, địa chỉ dễ tìm ở Khách sạn Đông Á, Phường
Hoàng Văn Thụ, công ty đã khá quen thuộc với người dân địa bàn TP. Thái
Nguyên.
- Địa bàn hoạt động:
 Địa bàn các di tích văn hóa truyền thống lịch sử, làng nghề, lễ hội văn
hóa nghệ thuật truyền thống chủ yếu tập trung ở các vùng miền, trung tâm du
lịch, thành phố.
 Địa bàn có nhiều giá trị văn hóa các tộc người: Tày, Nùng, H-mông,
Dao, Thái, Mường,…
 Các địa bàn phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái ven biển:
Vũng Tàu, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Nha Trang,…
30
 Các địa bàn tham quan nghỉ dưỡng vùng hồ: Hòa Bình, Lai Farm Ba
Vì, Yên Bái,…
 Địa điểm du lịch cộng đồng: Ba Bể - Bắc Kạn, Tân Cương - Thái Nguyên.
 Những điểm du lịch nước ngoài: Singapore, Thái Lan, Campuchia,...
 Những công ty, doanh nghiệp cần dịch vụ sự kiện, quảng cáo, cây
thông Noel trên địa bàn TP. Thái nguyên.
3.1.1.8. Phương thức hoạt động kinh doanh
Phương thức kinh doanh có vai trò quan trọng, quyết định trực tiếp đến
hoạt động kinh doanh của công ty. Để thực hiện được mục tiêu kinh doanh đề
ra và làm hài lòng khách hàng, xây dựng lòng sự tin tưởng, lòng trung thành
của khách hàng đối với dịch vụ, sản phẩm bên doanh nghiệp mình cung cấp.
HASU đã sử dụng phương thức truyền thống kết hợp phương thức online.
Phương thức truyền thống: Công ty HASU coi trọng xây dựng quan hệ
với khách hàng bằng cách trực tiếp để đem lại sự gần gũi với khách hàng hơn.
Gặp gỡ khách hàng để lắng nghe cảm nhận và suy nghĩ của họ khi đó sẽ thấu
hiểu họ hơn và cung cấp những sản phẩm tốt hơn nữa.
Phương thức online: Trong thời đại phát triển, phương thức Online càng
không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh. HASU tận dụng và
nhanh nhạy khi sử dụng phương thức này. Đó là thiết lập các trang Web bán
hàng online; quảng cáo và tư vấn khách hàng thông qua trang mạng xã hội
Facebook, Zalo. Mọi hình ảnh, video, tour du lịch được thiết kế bắt mắt, ấn
tượng và thu hút khác hàng. Với số lượng người dùng mạng xã hội đông đảo
thì phương thức này đem lại hiệu quả cao trong việc quảng bá hình ảnh và bán
hàng cho công ty.
Kết hợp 2 phương thức một cách nhuần nhuyễn giúp HASU tạo được
lòng tin cậy và sự trung thành cho khách hàng. Bởi khách hàng chính là yếu tố
quyết định đến sự sống còn cho công ty.
31
3.1.2. Hoạt động kinh doanh của công ty HASU
3.1.2.1. Hoạt động của công ty trong 2 năm hoạt động
Trong những nămqua, du lịch Việt Nam đang trên bước đà phát triển, lượng
khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Công ty đã nắm
bắt xu hướng và ngày càng phát triển hơn, đi đầu là chất lượng dịch vụ để tạo niềm
tin và xây dựng vị thế trên thị trường. Sự nỗ lực và cố gắng của mọi thành viên
trong công ty đã thực sự ngày càng thành công hơn.
Tạo niềm tin, xây dựng Tour hoàn chỉnh và mới lạ đã giúp công ty đạt
được chất lượng cũng như doanh thu đáng mong đợi trong 2 năm qua. Công ty
đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội, khách hàng trong nước
và ngoài nước.
Từ những tháng thành lập ban đầu (2017 - 2018) chỉ có những dịch vụ
cơ bản về du lịch như: Đặt vé máy bay, đặt phòng, tour du lịch chọn gói, làm
thủ tục xuất nhập cảnh, visa, hộ chiếu,… Năm 2019 - 2020 HASU đã đa dạng
hóa sản phẩm, cung cấp đến KH nhiều dịch vụ, sản phẩm, đó là: Tour du lịch
hấp dẫn, tổ chức sự kiện chuyên nghiệp; tổ chức Team building - teamwork;
thiết kế và lắp đặt cây thông Noel theo yêu cầu; cho thuê thiết bị sự kiện chuyên
nghiệp, nhận trang trí sự kiện, quảng cáo theo yêu cầu. Để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của KH.
Năm 2019 với chiến lược tiếp cận và tư vấn, tạo dựng lòng tin cho khách
hàng tốt công ty đã có được KH lớn đặt thiết kế xây dựng cây thông Noel là
Trung tâm thương mại Vincom (thương hiệu kinh doanh mặt bằng bán lẻ thuộc
tập đoàn Vingroup). Nhân dịp Giáng sinh với đơn đặt hàng cây thông Noel kích
thước lớn Công ty đã thiết kế và thực hiện tại những chi nhánh của Vincom trên
địa bàn cả nước. Trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 12, những cây thông
chất lượng được hoàn thiện và giao cho khách hàng không chỉ Vincom mà rất
nhiều những công ty, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Nâng
32
doanh thu năm 2019 lên 8 tỷ đồng. Không chỉ vậy công ty HASU tạo dựng
được mối quan hệ và ấn tượng tốt với đối tác và khách hàng không chỉ lĩnh vực
du lịch mà còn đa dạng nhiều lĩnh vực khác. Đúng như mục tiêu đề ra của công
ty: “Trở thành doanh nghiệp đa ngành nghề - lĩnh vực”.
* Hoạt động du lịch cộng đồng của công ty.
Từ những ngày đầu thành lập, công ty HASU đã chú trọng đến xây dựng
những sản phẩm DLCĐ kết hợp sinh thái, kết hợp du lịch tham quan tại 2 địa
phương đó là Thái Nguyên và Bắc Kạn. Nhìn thấy tiềm năng tại 2 địa phương
này, sau khi thực hiện khảo sát và lên kế hoạch thiết kế Tour một cách kỹ lưỡng,
GĐ và nhân viên kinh doanh đã chú trọng khai thác và lồng ghép những hoạt
động du lịch cụ thể như sau:
- Tại Bắc Kạn: Xây dựng tour DLCĐ kết hợp du lịch sinh thái. Du khách
được thăm quan các địa điểm đẹp của hồ Ba Bể và tham gia trải nghiệm hoạt
động đậm đà bản sắc dân tộc Tày tại bản Ngòi như: xem văn nghệ hát then,
múa hát… Du khách ở và sinh hoạt tại Homestay là những ngôi nhà sàn xinh
xắn đặc trưng của người Tày. Mang đến nhiều trải nghiệm mới lạ và thú vị sau
mỗi chuyến đi cho khách du lịch khi sử dụng dịch vụ du lịch của HASU.
- Tại Thái Nguyên: Xây dựng Tour du lịch tại vùng chè Tân Cương. Kết
hợp thưởng thức không gian văn hóa Trà và tham quan nhà trưng bày, lưu giữ
các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của trà, không gian thưởng trà và sân lễ
hội ngoài trời Tại Tân Cương. Lồng ghép những hoạt động trải nghiệm thu hái,
và thưởng thức những chén trà thơm ngon.
Xây dựng Tour du lịch tới Khu bảo tồn Làng nhà sàn Dân tộc Sinh thái
Thái Hải nơi bảo tồn những giá trị dân tộc Tày, Nùng truyền thống vùng An
toàn khu Định Hóa. Qúy khách được chiêm ngưỡng hơn 30 ngôi nhà sàn dân
tộc và thư giãn trong không gian hơn 70ha xanh tươi bởi núi đồi và cỏ cây.
Trong Tour khách được lưu trú nghỉ dưỡng, tổ chức các sự kiện kết hợp trải
33
nghiệm khám phá những tập tục, văn hóa của cộng đồng người Tày - Nùng và
thưởng thức nhiều món ăn dân tộc độc đáo. Trong đó các hoạt động mang tính
chất du lịch cộng đồng như: Nấu ăn bữa cơm gia đình trên nhà sàn; làm một số
món ăn đặc trưng của người Tày (thịt treo gác bếp, khau nhục, lợn quay cả con,
thịt trâu xào mẻ,…); trải nghiệm làm các loại bánh dân tộc Tày; trải nghiệm
làm đồ thủ công từ nguyên liệu gắn liền với vùng quê; trải nghiệm làm công
việc nhà nông (trồng rau, hái rau, hái chè, đánh cá, giã cốm, rang ngô,..); thưởng
thứ hát then; tham gia các trò chơi (ném còn, đi cầu thăng bằng, đi cà kheo, bịt
mắt bắt dê, đập niêu, kéo co);…
 Trong 2 năm hoạt động Tour du lịch tại 2 địa phương trên đã được
khách du lịch lựa chọn là điểm đến nhằm thưởng thức và trải nhiệm văn hóa,
tập quán kết hợp tham quan cảnh đẹp đã tăng lên. Theo số liệu của bộ phận
kinh doanh:
Năm 2018: 236 khách
Năm 2019: 525 khách
Nhận xét:
- Năm đầu hoạt động lượng khách tham gia DLCĐ là 236 khách, là con
số không nhỏ đối với một công ty mới thành lập và còn ít kinh nghiệm trong
quá trình thiết kế và điều hành Tour DLCĐ.
- Sau một năm hoạt động (2019), lượng khách tăng lên nhanh tróng gấp
2,2 lần năm 2018, tăng 289 khách.
Số khách tham gia tăng nhanh cho thấy xu hướng DLCĐ được ưa chuộng
và khách hàng tin tưởng lựa chọn công ty HASU đồng hành.
Với nhu cầu DLCĐ ngày càng cao, công ty HASU đang cố gắng mở rộng
thị trường tại những địa phương khác và xây dựng những sản phẩm chất lượng
và mang tính đột phá phục vụ từ năm 2020 trở đi.
3.1.2.2. Kết quả hoạt động của công ty trong 2 năm hoạt động
34
Theo số liệu của bộ phận kinh doanh công ty về vốn đầu tư và doanh thu
công ty qua 2 năm hoạt động, có bảng sau:
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động của công ty trong 2 năm vừa qua
ĐVT: Đồng
Năm
Chỉ tiêu
2018 2019
Vốn đầu tư 1.500.000.000 3.000.000.000
Doanh thu 3.539.268.015 8.112.324.335
Nhận xét:
- Vốn đầu tư năm đầu thành lập (2018) của công ty là 1,5 tỷ đồng, năm
kế tiếp (2019) vốn đầu tư tăng gấp 2 lần là 3 tỷ đồng. Công ty đã chú trọng đầu
tư, mở rộng quy mô kinh doanh.
- Với vốn đầu tư năm đầu, đem lại cho công ty lợi nhuận gấp 2,3 lần vốn
đầu tư là 2,039 tỷ đồng. Năm 2019 lợi nhuận gấp 2,7 lần vốn đầu tư là 8,112 tỷ
đồng do tiếp tục khai thác lĩnh vực lữ hành và mở rộng đầu tư và kinh doanh
lĩnh vực khác: Thiết kế cây thông Noel, tổ chức sự kiện,… Lợi nhuận tăng lên
nhanh tróng và đáng ghi nhận.
- Chỉ qua 2 năm hoạt động, HASU đã đem lại doanh thu là hơn 8 tỷ đồng.
Đem lại lợi nhuận 6,6 tỷ đồng so với số vốn ban đầu mới thành lập công ty. Kết
quả thể hiện HASU đã có chiến lược và hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Nhìn vào những con số vượt trội của doanh thu qua 2 năm hoạt động, đó
là kết quả kinh doanh đáng khen cho một công ty còn non trẻ và ít năm hoạt
động trên thương trường tại lĩnh vực du lịch. Nhất là tại một thành phố phát
triển, nhiều thách thức như thành phố Thái Nguyên và các tỉnh lớn trên đất
nước Việt Nam. HASU đã tự khẳng định và tạo chỗ đứng vững chắc cho mình
trong lĩnh vực du lịch - sự kiện bằng những kết quả hoạt động kinh doanh hiệu
quả nhất định.
35
Trong năm 2020, HASU sẽ tiếp tục xây dựng nhiều sản phẩm - dịch vụ
du lịch chất lượng tới khách hàng. Đa dạng hóa và cải thiện sản phẩm hiện tại,
bắt kịp xu hướng khách hàng. Tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh, quy
mô nhân lực nhằm nâng tầm thương hiệu và đưa HASU đến gần KH hơn không
chỉ trong nước mà còn vươn tầm quốc tế.
3.2. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn HĐKD DLCĐ của công ty HASU
3.2.1. Thuận lợi
- Mô hình DLCĐ phát triển: Hiện nay, nhiều mô hình DLCĐ phát triển
khá thành công ở các vùng miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh
sống như ở Lào Cai, Hà Giang v.v... Những mô hình này đã mang lại hiệu quả
thiết thực, không chỉ phát huy được thế mạnh văn hoá bản địa của các dân tộc,
mà còn góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhiều người dân
địa phương.
Tại những điểm này, có nhiều cảnh đẹp, có nền văn hóa đậm đà bản sắc
và các hoạt động thú vị để du khách khám phá và trải nghiệm,…
Chính vì sự quan tâm khuyến khích phát triển DLCĐ ngày càng cao là
điều kiện thuận lợi cho các công ty du lịch thực hiện tốt khâu kết nối khách
hàng với các điểm đến.
- Xu hướng KH: Nhu cầu DLCĐ và DLCĐ kết hợp (sinh thái, tham
quan,…) ngày càng tăng trong thời gian gần đây do du khách muốn tìm lại cội
nguồn, tìm lại cái đã mất hoặc có nguy cơ mất, do sức ép của nhịp sống cao, sự
căng thẳng của công việc, muốn rời xa nơi ồn ào bị ô nhiễm và muốn được trải
nhiệm cuộc sống văn hóa đặc sắc tại vùng miền khác. Khách hàng có nhu cầu
chính là yếu tố quan trọng và cần thiết giúp cho công ty du lịch tiêu thụ sản phẩm
và tăng chất lượng dịch vụ.
- HASU có đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, tận tâm với khách
hàng: Có chiến lược kinh doanh cụ thể, phương thức kinh doanh phù hợp nên
36
việc xây dựng sản phẩm, phục vụ khách hàng, quảng bá sản phẩm về du lịch
cộng đồng diễn ra thuận lợi và đem lại hiệu quả. Công ty chủ động nghiên cứu
thị trường, xây dựng sản phẩm DLCĐ kết hợp có ưu đãi về giá và những chương
trình khuyến mãi đi kèm.
- Niềm tin với cộng đồng& khách hàng: Công ty tạo dựng được niềm
tin cậy đối với người dân địa phương tại điểm DLCĐ, nên các gia đình ở đây
phối hợp rất nhiệt tình và cởi mở khi tiếp nhận và phục vụ khách du lịch đến
trải nghiệm, khám phá. Hơn nữa, HASU đã xây dựng được niềm tin với khách
hàng ngay từ trước khi thỏa thuận, chọn sản phẩm cho đến khi tổ chức Tour
nhờ tiếp cận phương pháp online và truyền thống tốt.
3.2.2. Khó khăn
Khó khăn chủ quan:
- Từ phía công ty du lịch:
Đội ngũ nhân viên còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm và còn gặp nhiều
bỡ ngỡ khi thiết kế, tổ chức các chuyến DLCĐ, DLCĐ kết hợp.
Các Tour chưa thực sự đa dạng, chưa thu hút và dễ gây nhàm chán cho
khách hàng.
Xử lý các tình huống xảy ra giữa người dân và du khách chưa kịp thời.
Khó khăn khách quan:
- Từ phía du khách:
Trong những chuyến du lịch, vấn đề gây ô nhiễm môi trường nơi du lịch
từ KH gây ra thường gặp phải như dẫm đạp lên cây cỏ, bẻ hái thực vật quý hiếm,
ăn và mua động vật quý hiếm, xả rác và nước thải, gây tiếng ồn, sử dụng quá
mức nước sạch,…. Làm người dân địa phương không hài lòng và không thuận
lợi cho những lần tổ chức chuyến đi tiếp theo cho bên làm du lịch.
Trong một đoàn khách, sự tò mò và muốn trải nghiệm các hoạt động
không đồng nhất gây khó khăn khi thiết kế các hoạt động.
- Từ phía cộng đồng:
37
Do là hoạt động DLCĐ, có sự giao thoa và trái ngược văn hóa giữa du
khách và người dân bản địa, do đó chưa thích nghi được và gặp nhiều vấn đề
không mong muốn gây khó khăn cho người làm du lịch.
Đa số homestay chỉ đáp ứng được du khách về dịch vụ cơ bản, một số
homestay phục vụ thêm dịch vụ bổ trợ như: chăm sóc sức khỏe, thưởng thức
các tiết mục văn nghệ… Nhìn chung, các homestay chưa khai thác triệt để các
giá trị bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, di tích lịch sử, làng nghề thủ công
của bản địa.
Cơ sở vật chất để phục vụ du khách còn chưa được đầu tư đầy đủ.
Cách quản lý, hướng dẫn du khách còn chưa chuyên nghiệp, đa số các
homestay chỉ dừng lại ở các dịch vụ: lưu trú, tham quan, thưởng thức ẩm thực
dân tộc và giao lưu văn nghệ. Việc tổ chức chương trình văn nghệ phụ thuộc
rất lớn vào công ty du lịch lữ hành, do lượng khách tự yêu cầu cũng không
thường xuyên, vì vậy hiệu quả kinh tế từ hoạt động này chưa cao.
Điểm đến chưa đáp ứng được lượng khách hàng lớn, quy mô nhỏ và các
hoạt động giữ chân khách không nhiều, sức hấp dẫn không cao gây khó khăn
trong quá trình tổ chức Tour.
Điểm đến chưa chú trọng xây dựng và quảng bá hình ảnh đẹp của cộng
đồng mình, chủ yếu du khách biết đến là do qua các Tour công ty lữ hành tổ
chức và do bạn bè đã được đến giới thiệu.
38
- Từ đối thủ cạnh tranh:
Nhiều công ty du lịch mạnh, ra đời sớm và có thương hiệu lớn tại địa bàn
Thành phố Thái Nguyên như:
+ Công ty Du lịch Vietravel chi nhánh Thái Nguyên.
+ Công ty Du lịch và Khách sạn Dạ Hương (Dạ Hương Tourist).
+ Công ty Cổ phần thương mại và du lịch Hà Lan.
+ Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Đông Á.
…
Đối thủ của HASU là những quy mô lớn, có thương hiệu, có kinh ngiệm,
tiềm lực tài chính mạnh. Do ra đời sớm và hoạt động hiệu quả nên họ có nhiều
kinh nghiệm và cung cấp nhiều Tour du lịch hấp dẫn, ưu đãi lớn và có được
niềm tin của KH. Các công ty này hoạt động mạnh và tích cực tìm hiểu và đấu
tranh giá những tour DLCĐ, du lịch kết hợp du lịch cộng đồng làm mất đi sự
hấp dẫn của tour, gây khó khăn trong việc lựa chọn và bán sản phẩm của công
ty.
3.3. Đề xuất những giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh du
lịch cộng đồng của HASU
Công ty HASU luôn chú trọng xây dựng và tạo ra những sản phẩm mới,
chất lượng cao tới KH. Không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà còn gây dựng
lòng tin và sự trung thành của khách hàng lâu dài. Vì vậy dưới đây là những
giải pháp em đề xuất góp phần nâng cao hoạt động kinh doanh DLCĐ cho của
HASU.
3.3.1. Giải pháp đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch
cộng đồng
- Chú trọng khác biệt và đa dạng hóa sản phẩm hiện tại:
+ Tại Bắc Kạn: Chú trọng xây dựng tour du lịch sinh thái kết hợp cộng
đồng. Du khách được thăm quan các địa điểm đẹp của hồ Ba Bể như: Thác Đầu
39
Đẳng, ao Tiên, đảo Bà Góa,… và tham gia trải nghiệm hoạt động đậm đà bản
sắc dân tộc Tày tại bản Ngòi như: xem văn nghệ hát then. Ngoài ra lồng ghép
vào Tour là trải nghiệm hoạt động sản xuất: cấy, cày, thu hoạch cùng người
dân…. Mang nhiều trải nghiệm mới lạ và thú vị hơn cho khách du lịch.
+ Tại Thái Nguyên: Chú trọng xây dựng Tour du lịch tại vùng chè Tân
Cương. Tới không gian văn hóa Trà khách du lịch được đến thưởng thức và tham
quan nhà trưng bày, lưu giữ các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của trà, không
gian thưởng trà và sân lễ hội ngoài trời Tại Tân Cương. Ngoài những hoạt động
trải nghiệm thu hái, thì lồng ghép thêm nhiều hoạt động thú vị hơn như tham gia
công đoạn chế biến chè; học văn hóa và thi “pha trà”, thưởng thức những chén trà
thơm ngon nhất tại không gian thưởng trà của gia đình.
Chú trọng xây dựng Tour du lịch tại Khu bảo tồn Làng nhà sàn Dân tộc
Sinh thái Thái Hải nơi bảo tồn những giá trị dân tộc Tày, Nùng truyền thống
vùng ATK Định Hóa. Với nhiều hoạt động hấp dẫn và phù hợp với đối tượng
khách hàng.
- Khai thác tại nhiều địa bàn khác: Xây dựng Tour DLCĐ tại Tuyên
Quang, Hà Giang, Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình.
+ Tuyên Quang: Tour du lịch lựa chọn điểm tại Huyện Lâm Bình bao
gồm tham quan các điểm du lịch như Động Song Long, thác Khuổi Nhi, thác
Khuổi Súng; di tích khảo cổ Hang Phia Vài,… và được trải nghiệm hoạt động
và sản xuất của người dân tộc Tày như: chèo thuyền kyaka, đi xe đạp dạo bản
làng, chèo bè mảng, câu cá, dệt thổ cẩm với nhiều sản phẩm như: áo, chăn, gối,
túi,… tham gia nấu ăn những món dân tộc độc đáo như cơm lam (người Tày);
thịt lợn muối chua (người Dao Tiền); thịt gác bếp, chè Khau Mút (người Dao
Đỏ); rượu thóc, bánh trứng kiến (người Tày),…
+ Điện Biên: Tour du lịch lựa chọn điểm tại Bản Mển, xã Thanh Nưa,
huyện Ðiện Biên bao gồm nhiều hoạt động thú vị như trải nghiệm các hoạt
40
động trong sinh hoạt thường ngày cùng dân bản: Chế biến các món ăn truyền
thống; chăm sóc gia súc, gia cầm; lên rừng lấy củi; xuống suối bắt cá; dệt, thêu
thổ cẩm hay tham gia các hoạt động văn nghệ cộng đồng. Ðặc biệt, đến đây, du
khách sẽ được chính trưởng bản dẫn đi tham quan và tìm hiểu một số phong
tục, tập quán độc đáo của đồng bào dân tộc Thái.
+ Hà Giang: Tour du lịch lựa chọn điểm tại làng văn hóa du lịch Hạ
Thành, chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày sinh sống, du khách sẽ được tận hưởng
bầu không khí trong lành, mát mẻ, thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên, được
tham gia nhiều hoạt động thú vị như: Nghỉ đêm tại nhà dân, câu cá, làm nương,
thưởng thức các món ăn dân dã hay tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ
dân gian như: múa sen, hát cọi, hát then, hát giao duyên…
+ Lào Cai: Địa điểm đón du khách là các điểm DLCĐ tại huyện Sa Pa,
Bát Xát và Bắc Hà: Du khách không chỉ được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên
nhiên hùng vỹ, không khí trong lành, mà còn vì những nét văn hóa của cộng
đồng dân tộc Giáy, Dao, Mông,… Bao gồm thăm và cùng sống và sinh hoạt
với dân bản, cùng người dân bản nấu ăn những món đặc sản tại vùng này như:
Thắng cố, xôi bảy màu, lạp sườn, gạo Séng Cù, gà thuốc,… trải nghiệm các
công việc sản xuất, thưởng thức các tiết mục văn nghệ dân gian của các dân tộc
Lào Cai và mua những sản phẩm thổ cẩm, nhạc cụ truyền thống, trang sức vàng
bạc, mỹ nghệ, mây tre đan làm quà lưu niệm.
+ Lai Châu: Địa điểm đón du khách là các điểm DLCĐ tại bản Sin Suối
Hồ, bản Vàng Pheo của huyện Phong Thổ và bản Hon, Sì Thâu Chải, Lao Chải
1, Nà Khương của huyện Tam Đường. Tại đây, du khách đến du lịch tại bản
chỉ tìm đến địa danh đẹp, chiêm ngưỡng những khu rừng xanh bát ngát, nhà
sàn truyền thống và khung cảnh yên bình trong cộng đồng dân tộc người Mông,
thưởng thức các món ăn địa phương và ra về ngay trong ngày mà còn được hòa
mình vào cuộc sống sinh hoạt của bà con, tự tay tham gia những hoạt động
41
thường ngày, khám phá những món ăn độc đáo. Thưởng thức và tham gia các
làn điệu dân ca, dân vũ, đặc biệt là điệu múa xòe và lăm vông; nghi lễ cổ vũ
tinh thần lao động, cầu cho mưa thuận gió hòa, xây dựng cuộc sống văn hóa ở
bản làng.
+ Hòa Bình: Địa điểm đón du khách là các điểm DLCĐ tại Làng du lịch
CĐ Bản Lác - xã Chiềng Châu; Làng du lịch cộng đồng Bản Pom Coọng - thị trấn
Mai Châu. Tại đây, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp đất trời và vẻ đẹp mộc
mạc của bản làng dân tộc Mông. Ở Tại homstay và ăn những món ăn độc đáo
mang nét riêng biệt như:rượu ngô, thắng cố, mèm mém, gà đen, lợn bản, măng
rừng...; khám phá và tham gia các nghề truyền thống độc đáo vẫn được bảo tồn và
gìn giữ như: dệt thủ công, thêu thùa thổ cẩm, nhuộm chàm, vẽ sáp ong, nghề
rèn…Ngoài ra du khách còn được tham gia các lễ hội, tập tục và hiểu biết nhiều
hơn lối sống, văn hóa con người nơi đây.
- Tìm hiểu kỹ lưỡng địa điểm du lịch, thực hiện khảo sát địa điểm và
kết hợp các địa điểm theo lịch trình hợp lý, cân đối: Nhằm tạo cảm giác mới
mẻ, thú vị cho khách du lịch các gói du lịch cần xây dựng phù hợp với nhu cầu
tham gia của khách hàng từng Tour du lịch, tránh sự lặp lại và gây nhàm chán.
- Sản phẩm du lịch kết hợp: Kết hợp du lịch nông thôn; du lịch tham
quan; du lịch sinh thái và du lịch khám phá lồng ghép lịch sử, văn hóa, khảo cổ
để tăng sự hấp dẫn đối với du khách. Chương trình kết nối hợp tác du lịch 3 - 4
tỉnh, thành phố. Ví dụ: Thái Nguyên - Tuyên Quang - Hà Giang; Hà Nội - Thái
Nguyên - Bắc Kạn, Hà Nội - Bắc Kạn - Tuyên Quang... Tận dụng lồng ghép
các điểm du lịch trên các tuyến hấp dẫn và ấn tượng, được nhiều du khách lựa
chọn và hài lòng. Tour du lịch sẽ trở nên có ý nghĩa và tăng sự thỏa mãn cao
đối với du khách.
42
- Sản phẩm phù hợp với đối tượng khách hàng đã xác định:
Để không gây nhàm chán và đủ thời gian tổ chức Tour, Tour kết hợp
DLCĐ và du lịch tham quan. Với những nhận định và gợi ý của anh Nguyễn
Văn Phong - GĐ công ty HASU khi xây dựng sản phẩm chia 2 nhóm khách:
Khách trong nước và ngoài nước với các đặc điểm sau:
+ Trong nước: Hoạt động tham quan và trải nghiệm cộng đồng cân bằng
nhau.
+ Ngoài nước: Họ thích được trải nghiệm các hoạt động và khám phá nét
văn hóa dân tộc hơn do Việt Nam có nét văn hóa đặc sắc so với nước khác
(Theo một khảo sát, tại hệ thống Homestay CBT tại 9 tỉnh tại Việt Nam có tới
71% khách lưu trú là khách nước ngoài). Do đó Tour sẽ được thiết kế thiên về
các hoạt động DLCĐ, trải nghiệm nhiều hơn là tham quan.
Tuy nhiên để có sản phẩm chất lượng cho du khách công ty HASU sẽ
thỏa thuận và tham vấn ý kiến, đưa ra những gợi ý về các hoạt động diễn ra
trong Tour để đem lại sự hài lòng nhất cho khách du lịch.
3.3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, hình ảnh
doanh nghiệp
- Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ du lịch cho nhân viên:
+ Cử nhân viên và hỗ trợ nhân viên tham gia các khóa học ngắn:
Kiến thức chuyên ngành du lịch, kiến thức về hội nhập.
Ngoại ngữ thông dụng: Tiếng Anh, Tiếng Trung; tiếng Hàn…
Kỹ năng Tin học cần thiết cho công việc như: Thiết kế quảng cáo, Thiết
kế Website, đăng gói du lịch;…
Nghiệp vụ du lịch
Kiến thức thị trường, kinh doanh, luật pháp quốc tế,…
+ Tổ chức định kỳ các buổi tập huấn do công ty tổ chức: Chia sẻ bài học
kinh nghiệm trong đời sống và công việc và chia sẻ kiến thức nghiệp vụ
43
+ Tổ chức những buổi chia sẻ kinh nghiệm cho đội ngũ hướng dẫn viên:
(Đội ngũ hướng dẫn viên của công ty hiện nay chủ yếu phần lớn là cộng tác
viên và làm hợp đồng. Họ công tác ở các cơ quan khác nhau và thực hiện nhiệm
vụ hướng dẫn khi công ty yêu cầu).
Tuyển dụng và xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên trình
độ nghiệp vụ cao, chuyên nghiệp, am hiểu về du lịch, thông thạo tiếng nước
ngoài; có trách nghiệm và nhiệt huyết với công việc… nhất là kỹ năng xử lý
tình huống trong quá trình làm du lịch.
- Cải thiện, nâng cao hình ảnh văn phòng làm việc:
Thiết kế văn phòng công ty du lịch ấn tượng là một điểm cộng trong việc
tạo dựng hình ảnh cho doanh nghiệp. Văn phòng du lịch được thiết kế sáng tạo
kết hợp chặt chẽ với định vị thương hiệu của doanh nghiệp sẽ khiến khách hàng
nhớ đến khi đặt tour tại đây. Đảm bảo được các yếu tố:
+ Tính thẩm mỹ, phong cách thiết kế hiện đại và năng động, phù hợp với
độ nhận diện thương hiệu và văn hóa công ty.
+ Tạo dấu ấn khác biệt sẽ gây được ấn tượng và khả năng phân biệt công
ty du lịch khác cho KH.
+ Bố trí nội thất tối ưu diện tích sử dụng và đảm bảo công năng khi vận
hành: Tạo không gian thoải mái cho nhân viên và thực hiện giao dịch với khách
hàng của công ty.
3.3.3. Giải pháp đối với cộng đồng địa phương tham gia vào du lịch cộng đồng
Để DLCĐ phát triển, các chuyến du lịch được tổ chức thuận lợi quan
trọng nhất vẫn là cộng đồng của từng địa phương phải ý thức sâu sắc về giá trị
đặc sắc của văn hóa, địa phương mình, từ đó truyền tải đến du khách những giá
trị này bằng tình yêu, sự tôn trọng và niềm tin.
- Tạo mối quan hệ gắn bó giữa công ty và người dân địa phương: Thỏa
thuận và cam kết tuân theo những quy định của địa phương về: Văn hóa, trật tự
an ninh, vệ sinh môi trường, ứng xử văn minh,…
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành trường hợp tại công ty sự kiện và du lịch quốc tế hasu, tỉnh thái nguyên
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành trường hợp tại công ty sự kiện và du lịch quốc tế hasu, tỉnh thái nguyên
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành trường hợp tại công ty sự kiện và du lịch quốc tế hasu, tỉnh thái nguyên
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành trường hợp tại công ty sự kiện và du lịch quốc tế hasu, tỉnh thái nguyên
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành trường hợp tại công ty sự kiện và du lịch quốc tế hasu, tỉnh thái nguyên
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành trường hợp tại công ty sự kiện và du lịch quốc tế hasu, tỉnh thái nguyên
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành trường hợp tại công ty sự kiện và du lịch quốc tế hasu, tỉnh thái nguyên
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành trường hợp tại công ty sự kiện và du lịch quốc tế hasu, tỉnh thái nguyên
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành trường hợp tại công ty sự kiện và du lịch quốc tế hasu, tỉnh thái nguyên
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành trường hợp tại công ty sự kiện và du lịch quốc tế hasu, tỉnh thái nguyên
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành trường hợp tại công ty sự kiện và du lịch quốc tế hasu, tỉnh thái nguyên
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành trường hợp tại công ty sự kiện và du lịch quốc tế hasu, tỉnh thái nguyên
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành trường hợp tại công ty sự kiện và du lịch quốc tế hasu, tỉnh thái nguyên
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành trường hợp tại công ty sự kiện và du lịch quốc tế hasu, tỉnh thái nguyên
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành trường hợp tại công ty sự kiện và du lịch quốc tế hasu, tỉnh thái nguyên
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành trường hợp tại công ty sự kiện và du lịch quốc tế hasu, tỉnh thái nguyên
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành trường hợp tại công ty sự kiện và du lịch quốc tế hasu, tỉnh thái nguyên
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành trường hợp tại công ty sự kiện và du lịch quốc tế hasu, tỉnh thái nguyên
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành trường hợp tại công ty sự kiện và du lịch quốc tế hasu, tỉnh thái nguyên
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành trường hợp tại công ty sự kiện và du lịch quốc tế hasu, tỉnh thái nguyên
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành trường hợp tại công ty sự kiện và du lịch quốc tế hasu, tỉnh thái nguyên
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành trường hợp tại công ty sự kiện và du lịch quốc tế hasu, tỉnh thái nguyên
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành trường hợp tại công ty sự kiện và du lịch quốc tế hasu, tỉnh thái nguyên
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành trường hợp tại công ty sự kiện và du lịch quốc tế hasu, tỉnh thái nguyên
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành trường hợp tại công ty sự kiện và du lịch quốc tế hasu, tỉnh thái nguyên

More Related Content

What's hot

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DIGITAL MARKETING TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH TẠI TH...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DIGITAL MARKETING TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH TẠI TH...KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DIGITAL MARKETING TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH TẠI TH...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DIGITAL MARKETING TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH TẠI TH...nataliej4
 
Đề tài Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân xuân tặng...
Đề tài Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân xuân tặng...Đề tài Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân xuân tặng...
Đề tài Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân xuân tặng...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch - ...
Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch - ...Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch - ...
Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch - ...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Đề tài Thực trạng và đề xuất một số giải pháp về việc nâng cao chất lượng dịc...
Đề tài Thực trạng và đề xuất một số giải pháp về việc nâng cao chất lượng dịc...Đề tài Thực trạng và đề xuất một số giải pháp về việc nâng cao chất lượng dịc...
Đề tài Thực trạng và đề xuất một số giải pháp về việc nâng cao chất lượng dịc...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt NamDu lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Namnataliej4
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Thư viện Tài liệu mẫu
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfNguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập Giải pháp phát triển hoạt động du lịch mùa thấp điểm tại Cát...
Báo cáo thực tập Giải pháp phát triển hoạt động du lịch mùa thấp điểm tại Cát...Báo cáo thực tập Giải pháp phát triển hoạt động du lịch mùa thấp điểm tại Cát...
Báo cáo thực tập Giải pháp phát triển hoạt động du lịch mùa thấp điểm tại Cát...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Th...
Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Th...Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Th...
Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Th...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 

What's hot (20)

Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đLuận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
 
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm, HAY
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm, HAYLuận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm, HAY
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm, HAY
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DIGITAL MARKETING TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH TẠI TH...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DIGITAL MARKETING TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH TẠI TH...KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DIGITAL MARKETING TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH TẠI TH...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DIGITAL MARKETING TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH TẠI TH...
 
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOTĐề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
 
Đề tài Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân xuân tặng...
Đề tài Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân xuân tặng...Đề tài Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân xuân tặng...
Đề tài Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân xuân tặng...
 
Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch - ...
Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch - ...Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch - ...
Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch - ...
 
Đề tài Thực trạng và đề xuất một số giải pháp về việc nâng cao chất lượng dịc...
Đề tài Thực trạng và đề xuất một số giải pháp về việc nâng cao chất lượng dịc...Đề tài Thực trạng và đề xuất một số giải pháp về việc nâng cao chất lượng dịc...
Đề tài Thực trạng và đề xuất một số giải pháp về việc nâng cao chất lượng dịc...
 
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
 
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt NamDu lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
 
Luận văn: Quy hoạch khu du lịch nghỉ dưỡng Đồ Sơn, HOT
Luận văn: Quy hoạch khu du lịch nghỉ dưỡng Đồ Sơn, HOTLuận văn: Quy hoạch khu du lịch nghỉ dưỡng Đồ Sơn, HOT
Luận văn: Quy hoạch khu du lịch nghỉ dưỡng Đồ Sơn, HOT
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
 
Phương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thính
Phương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thínhPhương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thính
Phương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thính
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
 
Báo cáo thực tập Giải pháp phát triển hoạt động du lịch mùa thấp điểm tại Cát...
Báo cáo thực tập Giải pháp phát triển hoạt động du lịch mùa thấp điểm tại Cát...Báo cáo thực tập Giải pháp phát triển hoạt động du lịch mùa thấp điểm tại Cát...
Báo cáo thực tập Giải pháp phát triển hoạt động du lịch mùa thấp điểm tại Cát...
 
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAYĐề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HOT
 
Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Th...
Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Th...Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Th...
Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Th...
 

Similar to Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành trường hợp tại công ty sự kiện và du lịch quốc tế hasu, tỉnh thái nguyên

đáNh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty thnn mt – nhật bản
đáNh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty thnn mt – nhật bảnđáNh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty thnn mt – nhật bản
đáNh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty thnn mt – nhật bảnTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt nông lâm tại huyện việt yên, tỉn...
đáNh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt nông lâm tại huyện việt yên, tỉn...đáNh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt nông lâm tại huyện việt yên, tỉn...
đáNh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt nông lâm tại huyện việt yên, tỉn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Hỗ trợ học nghề đối với người khuyết tật từ thực tiễn Trung tâm dạy...
Luận văn: Hỗ trợ học nghề đối với người khuyết tật từ thực tiễn Trung tâm dạy...Luận văn: Hỗ trợ học nghề đối với người khuyết tật từ thực tiễn Trung tâm dạy...
Luận văn: Hỗ trợ học nghề đối với người khuyết tật từ thực tiễn Trung tâm dạy...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – ...
Đề tài Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – ...Đề tài Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – ...
Đề tài Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – quảng ngãi
Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – quảng ngãiTiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – quảng ngãi
Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – quảng ngãiTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều,...
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều,...Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều,...
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều,...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động du lịch mùa thấp điểm tại cát bà
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động du lịch mùa thấp điểm tại cát bàThực trạng và giải pháp phát triển hoạt động du lịch mùa thấp điểm tại cát bà
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động du lịch mùa thấp điểm tại cát bàTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động du lịch mùa thấp điểm tại...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động du lịch mùa thấp điểm tại...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động du lịch mùa thấp điểm tại...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động du lịch mùa thấp điểm tại...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiế...
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiế...Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiế...
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiế...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm...
Luận văn: Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm...Luận văn: Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm...
Luận văn: Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn thạc sĩ đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Chất lượng uy tín - sdt...
Luận văn thạc sĩ đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Chất lượng uy tín - sdt...Luận văn thạc sĩ đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Chất lượng uy tín - sdt...
Luận văn thạc sĩ đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Chất lượng uy tín - sdt...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 

Similar to Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành trường hợp tại công ty sự kiện và du lịch quốc tế hasu, tỉnh thái nguyên (20)

đáNh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty thnn mt – nhật bản
đáNh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty thnn mt – nhật bảnđáNh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty thnn mt – nhật bản
đáNh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty thnn mt – nhật bản
 
Các Yếu Tố Tác Động Tới Động Lực Làm Việc Tại Công Ty Giày Da Huế.docx
Các Yếu Tố Tác Động Tới Động Lực Làm Việc Tại Công Ty Giày Da Huế.docxCác Yếu Tố Tác Động Tới Động Lực Làm Việc Tại Công Ty Giày Da Huế.docx
Các Yếu Tố Tác Động Tới Động Lực Làm Việc Tại Công Ty Giày Da Huế.docx
 
đáNh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt nông lâm tại huyện việt yên, tỉn...
đáNh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt nông lâm tại huyện việt yên, tỉn...đáNh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt nông lâm tại huyện việt yên, tỉn...
đáNh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt nông lâm tại huyện việt yên, tỉn...
 
Luận văn: Hỗ trợ học nghề đối với người khuyết tật từ thực tiễn Trung tâm dạy...
Luận văn: Hỗ trợ học nghề đối với người khuyết tật từ thực tiễn Trung tâm dạy...Luận văn: Hỗ trợ học nghề đối với người khuyết tật từ thực tiễn Trung tâm dạy...
Luận văn: Hỗ trợ học nghề đối với người khuyết tật từ thực tiễn Trung tâm dạy...
 
Đề tài Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – ...
Đề tài Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – ...Đề tài Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – ...
Đề tài Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – ...
 
Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – quảng ngãi
Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – quảng ngãiTiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – quảng ngãi
Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – quảng ngãi
 
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều,...
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều,...Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều,...
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều,...
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
 
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.OpmartNâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động du lịch mùa thấp điểm tại cát bà
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động du lịch mùa thấp điểm tại cát bàThực trạng và giải pháp phát triển hoạt động du lịch mùa thấp điểm tại cát bà
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động du lịch mùa thấp điểm tại cát bà
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động du lịch mùa thấp điểm tại...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động du lịch mùa thấp điểm tại...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động du lịch mùa thấp điểm tại...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động du lịch mùa thấp điểm tại...
 
Luận Văn Mô Hình Công Tác Xã Hội Tại Bệnh Viên Phú Thọ
Luận Văn Mô Hình Công Tác Xã Hội Tại Bệnh Viên Phú ThọLuận Văn Mô Hình Công Tác Xã Hội Tại Bệnh Viên Phú Thọ
Luận Văn Mô Hình Công Tác Xã Hội Tại Bệnh Viên Phú Thọ
 
Quản lý rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, 9đ
Quản lý rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, 9đQuản lý rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, 9đ
Quản lý rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, 9đ
 
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiế...
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiế...Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiế...
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiế...
 
Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ
Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻQuản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ
Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ
 
Luận văn: Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm...
Luận văn: Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm...Luận văn: Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm...
Luận văn: Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm...
 
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
 
Luận văn thạc sĩ đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Chất lượng uy tín - sdt...
Luận văn thạc sĩ đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Chất lượng uy tín - sdt...Luận văn thạc sĩ đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Chất lượng uy tín - sdt...
Luận văn thạc sĩ đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Chất lượng uy tín - sdt...
 
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng BìnhPhát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng BìnhLuận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành trường hợp tại công ty sự kiện và du lịch quốc tế hasu, tỉnh thái nguyên

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HÀ KIỀU VÂN Tên đề tài: KẾT NỐI KHÁCH DU LỊCH VỚI CÁC ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG THÔNG QUA CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH: TRƯỜNG HỢP TẠI CÔNG TY SỰ KIỆN VÀ DU LỊCH QUỐC TẾ HASU, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Lớp : K48 - PTNT Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2016 - 2020 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Vũ Thị Hải Anh Thái Nguyên, năm 2020
  • 2. i LỜI CẢM ƠN Với sự quan tâm tận tình của nhà trường, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với Ban Giám hiệu, các thầy cô trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo cơ hội thực tế cho sinh viên chúng em thực tập cuối khoá, đây là một cơ hội tốt để em học hỏi, được thực hành các kỹ năng đã học trên lớp và rút kết từ những trải nghiệm trực tiếp giúp ích rất lớn để em ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn. Em xin trân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận này, lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Cô Vũ Thị Hải Anh Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - Cô đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập để em hoàn thiện luận văn này. Em xin trân thành cảm ơn lãnh đạo Công ty Sự kiện & Du lịch quốc tế HASU và các anh chị nhân viên của công ty đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong việc hướng dẫn những công việc cụ thể, cung cấp thông tin, số liệu giúp em hoàn thành khóa luận. Anh chị đã tận tình giúp đỡ, em được trau dồi kiến thức về chuyên ngành lẫn trái chuyên ngành, những thủ thuật làm việc hiệu quả để giúp ích cho công việc sau này. Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do khả năng và kinh nghiệm của bản thân có hạn, nên khóa luận không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế và thiếu sót. Vì vậy em rất mong được nhận được sự góp ý chân thành của các thầy giáo, cô giáo và toàn thể các bạn để khóa luận này hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 06 năm 2020 Sinh viên Hà Kiều Vân
  • 3. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................i MỤC LỤC.........................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG........................................................................................iv DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... v DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT.........................................................vi Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập.................................................... 1 1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu chung........................................................................................ 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 3 1.3. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 4 1.4. Nội dung và phương pháp thực hiện.......................................................... 4 1.4.1. Nội dung.................................................................................................. 4 1.4.2. Phương pháp thực hiện............................................................................ 4 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 6 2.1. Về cơ sở lí luận .......................................................................................... 6 2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập................................. 6 2.1.2. Khái niệm du lịch, thị trường, khách hàng, sản phẩm, du lịch cộng đồng.....8 2.1.3. Khái niệm du lịch cộng đồng................................................................11 2.1.4. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập ..........................14 2.2. Cơ sở thực tiễn .........................................................................................14 2.2.1. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng trên Thế Giới..........................14 2.2.2. Tình hình phát triển DLCĐ ở Việt Nam...............................................17 Phần 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP...................................................................22 3.1. Tìm hiểu các hoạt động kinh doanh của công ty HASU .........................22 3.1.1. Tìm hiểu chung về công ty HASU........................................................22 3.1.2. Hoạt động kinh doanh của công ty HASU............................................31
  • 4. iii 3.2. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn HĐKD DLCĐ của công ty HASU 35 3.2.1. Thuận lợi ...............................................................................................35 3.2.2. Khó khăn ...............................................................................................36 3.3. Đề xuất những giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng của HASU......................................................................................38 3.3.1. Giải pháp đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch cộng đồng........................................................................................................38 3.3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, hình ảnh doanh nghiệp ...................................................................................................... 42 3.3.3. Giải pháp đối với cộng đồng địa phương tham gia vào du lịch cộng đồng....43 3.3.4. Giải pháp phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá ...............................45 3.3.5. Giải pháp với đối thủ cạnh tranh...........................................................46 3.4. Nội dung thực tập.....................................................................................48 3.4.1. Công việc cụ thể tại nơi thực tập ..........................................................48 3.4.2. Những thuận lợi và khó khăn................................................................57 3.4.3. Tóm tắt kết quả thực tập........................................................................59 3.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ...................................................59 3.4.5. Đề xuất giải pháp ..................................................................................61 Phần 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................62 4.1. Kết luận ....................................................................................................62 4.2. Kiến nghị..................................................................................................63 4.2.1. Với nhà nước, tổng cục du lịch.............................................................63 4.2.2. Với chính quyền địa phương.................................................................63 4.2.3. Với Công ty Sự kiện & Du lịch Quốc tế HASU...................................64 4.2.4. Với sinh viên .........................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................66 PHỤ LỤC
  • 5. iv DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Kết quả hoạt động của công ty trong 2 năm vừa qua.....................34 Bảng 3.2. Một số công việc tự nghiên cứu tài liệu tại công ty .......................48 Bảng 3.3. Một số công việc liên quan đến nhập mặt vé .................................49 Bảng 3.4. Một số công việc liên quan đến Thiết kế Tour du lịch, tính giá Tour.....51 Bảng 3.5. Một số công việc tại công ty liên quan đến đăng tải quảng cáo Tour du lịch, tư vấn khách hàng online...................................................53
  • 6. v DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Logo biểu trưng của công ty Du lịch & Quốc tế HASU ................23 Hình 3.2: Cơ cấu nhân sự công ty...................................................................27 Hình 3.3: Vé điện tử xác nhận hành trình.......................................................50 Hình 3.4: Tour du lịch Ba Bể tự thiết kế.........................................................52 Hình 3.5: Đăng tải Tour trên mạng xã hội......................................................54 Hình 3.6: Phản hồi khách hàng trên mạng xã hội...........................................55
  • 7. vi DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TỪ/CỤM TỪ VIẾT TẮT Diễn giải CĐ HĐKD Cộng đồng Hoạt động kinh doanh Công ty HASU Công ty Sự kiện và Du lịch Quốc tế HASU DLCĐ Du lịch cộng đồng GĐ Giám đốc HĐND Hội đồng nhân dân KH Khách hàng TNHH Công ty Trách nghiệm hữu hạn TP Thành phố UNWTO Tổ chức du lịch thế giới
  • 8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập Du lịch được xác định là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nộidung văn hóa sâu sắc có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và du khách quốc tế, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinhxã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh quốc phòng. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu du lịch ngày càng trở nên không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người, đặc biệt là ở các nước phát triển. “Du lịch trở thành một trong ba ngành công nghiệp tạo ra việc làm lớn nhất trên thế giới. Du lịch thúc đẩy sự đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng và phần lớn trong số đó hỗ trợ một cách tích cực cho việc cải thiện điều kiện sống của người dân địa phương. Du lịch cũng mang lại nguồn thu đáng kể từ thuế thu nhập. Những nghề nghiệp mới nhất trong du lịch cũng được tạo ra ở các nước đang phát triển giúp cho họ cân bằng cơ hội kinh tế và tránh khỏi việc di cư tự do từ các vùng quê lên các thành phố lớn” [13]. Trong bối cảnh chung của thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế phát triển Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Vì vậy, việc phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Việt Nam rất cần thiết. Chú trọng phát triển du lịch là một trong những chiến lược phát triển kinh tế hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng như các nước trong khu vực đang khai thác loại hình du lịch cộng đồng (DLCĐ) để thu hút khách du lịch,
  • 9. 2 được coi là hoạt động kinh tế cơ bản vừa đáp ứng nhu cầu du khách vừa mang lại lợi ích cho cộng đồng (CĐ) địa phương. Việt Nam có nhiều tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, giá trị về lịch sử, văn hóa bản địa của các dân tộc, tập tục và lối sống, văn hóa ẩm thực phong phú của các vùng miền là cơ sở để phát triển mạnh loại hình DLCĐ. DLCĐ không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương. Trước xu thế phát triển mạnh của ngành du lịch, đặc biệt là DLCĐ đang ngày càng phát triển tại Việt Nam, góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân tại nhiều địa phương, đồng thời góp phần phát huy thế mạnh văn hóa bản địa. Đã có rất nhiều các công ty, doanh nghiệp… ra đời và phát triển nhanh chóng. Công ty Sự kiện và Du lịch Quốc tế HASU (Công ty HASU) ra đời muộn hơn, chịu sự cạnh tranh gay gắt từ những công ty bạn. Tuy nhiên Công ty HASU lại tiếp thu được những kinh nghiệm quý báu để từ đó rút kết được nhiều ý tưởng hay để có cách điều chỉnh hợp lý. Nhờ vậy mà hiện nay công ty HASU đã có được niềm tin tưởng trong lòng du khách. Những năm qua công ty đã không ngừng vươn lên phát triển, tự khẳng định mình trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Đặc biệt, công ty đã chú trọng phát triển loại hình DLCĐ: Xây dựng và cung cấp cho khách hàng những sản phẩm du lịch là các tour, tuyến, chương trình du lịch hấp dẫn, phong phú cả về chất lượng lẫn loại hình du lịch đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách tứ phương. Xuất phát từ thực tế trên, em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành: trường hợp tại Công ty Sự kiện và Du lịch Quốc tế HASU, tỉnh Thái Nguyên”.
  • 10. 3 1.2. Mục tiêu 1.2.1. Mục tiêu chung Đề tài tìm hiểu tình hình hoạt động và phát triển DLCĐ của công ty nhằm kết nối khách du lịch với các điểm đến DLCĐ, tăng thu nhập người dân giúp đời sống được cải thiện, phong tục tập quán được lưu giữ và quảng bá đến với khách du lịch trên phạm vi trong tỉnh Thái Nguyên và cả nước. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng lượng khách DLCĐ. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 1.2.2.1. Về chuyên môn - Tìm hiểu các hoạt động kinh doanh (HĐKD) của công ty HASU. - Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong HĐKD DLCĐ của công ty HASU. - Đề xuất những giải pháp nâng cao kết quả HĐKD DLCĐ của công ty HASU. 1.2.2.2. Về thái độ - Tạo mối quan hệ thân thiện, hòa đồng và cởi mở với mọi người trong công ty. - Có trách nhiệm và hoàn thành mọi công việc được giao. - Chủ động học hỏi, sẵn sàng hỗ trợ mọi người trong các công việc; chủ động đưa ra ý kiến, quan điểm của bản thân. 1.2.2.3. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc * Kỹ năng sống - Sống vui vẻ, hòa nhã với mọi người trong công ty. - Biết lắng nghe góp ý của các anh chị trong công ty, từ đó sửa đổi và hoàn thiện bản thân hơn. - Giao tiếp, ứng xử lịch sự phù hợp với từng hoàn cảnh.
  • 11. 4 * Kỹ năng làm việc - Biết cách lên kế hoạch thực hiện công việc khoa học, hợp lý. - Hoàn thành công việc đúng thời hạn. - Có khả năng quan sát, xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện công việc được giao. - Chủ động học hỏi, tiếp thu kiến thức và kỹ năng làm việc còn thiếu sót qua quá trình thực tập tại công ty. 1.3. Thời gian và địa điểm thực tập - Thời gian: từ ngày 10 tháng 01 đến ngày 10 tháng 5 năm 2020. - Địa điểm: Tầng 2 tòa nhà Đông Á 1 số 142, đường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên. 1.4. Nội dung và phương pháp thực hiện 1.4.1. Nội dung - Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của công ty. - Tìm hiểu các sản phẩm - dịch vụ của công ty. - Tìm hiểu các HĐKD của công ty. - Đánh giá những thuận lợi, khó khăn HĐKD DLCĐ của công ty HASU. - Đề xuất những giải pháp nâng cao kết quả HĐKD DLCĐ của công ty HASU. 1.4.2. Phương pháp thực hiện 1.4.2.1. Phương pháp thu thập thông tin *Số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua hồ sơ năng lực; báo cáo theo quí, theo năm của công ty; qua trang Web bán hàng của công ty; qua bộ phận bán hàng, kế toán,…
  • 12. 5 *Số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ giám đốc công ty là ông Nguyễn Văn Phong để lấy những thông tin có liên quan như: Sản phẩm - dịch vụ công ty cung cấp; khách hàng mục tiêu; xu hướng du lịch hiện nay;… Được thu thập qua phỏng vấn Trưởng các bộ phận và nhân viên trong công ty. 1.4.2.2. Phương pháp phân tích thông tin Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu nhằm phân tích lợi nhuận, doanh thu và phương pháp so sánh để làm rõ xu hướng du lịch và tình hình phát triển của doanh nghiệp qua các năm hoạt động.
  • 13. 6 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Về cơ sở lí luận 2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập 2.1.1.1. Khái niệm Công ty Một số khái niệm mà khi nghiên cứu khoa học pháp lý một số Quốc gia cho thấy: Theo Pháp:“Công ty là một hợp đồng thông qua đó hai hay nhiều người thỏa thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của mình vào một hoạt động chung nhằm chia lợi nhuận thu được qua hoạt động đó” [19]. Theo luật của bang Georgia - Mỹ: “Công ty là một pháp nhân được tạo ra bởi luật định nhằm một mục đích chung nào đó nhưng có thời hạn về thời gian tồn tại, về quyền hạn, về nghĩa vụ và các hoạt động được ấn định trong điều lệ” [19]. Theo luật của bang Lousiana - Mỹ: “Công ty là một thực thể được tạo ra bởi luật định bao gồm một hoặc nhiều cá thể dưới một tên chung. Những thành viên có thể kế nghiệp lẫn nhau, vì thế công ty là một khối thống nhất.Tuy nhiên sự thay đổi của những các thể trong công ty cho một mục đích cụ thể nào đó được xem xét như một con người cụ thể” [19]. Tổng quan lại: “Công ty là sự liên kết của hai hay nhiều người (cá nhân hay pháp nhân) bằng một sự kiện pháp lí trong đó các bên thoả thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của họ nhằm tiến hành các hoạt động để đạt mục tiêu chung” [19]. 2.1.1.2. Khái niệm Công ty Trách nhiệm hữu hạn - Công ty Trách nghiệm hữu hạn (TNHH): là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể
  • 14. 7 sở hữu nó. Trên phương diện pháp luật công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các nghĩa vụ và quyền tương ứng với quyền sở hữu công ty. - Theo khoản 4 Điều 4 luật doanh nghiệp 2014, Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. - Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó: Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là 2 và không vượt quá 50; Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Pháp luật quy định: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phiếu [15]. 2.1.1.3. Khái niệm Công ty du lịch lữ hành - Công ty du lịch lữ hành: là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức, xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho du khách. Ngoài ra công ty lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian là bán sản phẩm của các nhà cung cấp sản phẩm du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác, đảm bảo phục vụ các nhu cầu của du khách từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng trong quá trình du lịch của họ. Tại Việt Nam, dựa trên cơ sở phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, các công ty lữ hành được chia làm hai loại là: doanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành nội địa. Trong đó các doanh nghiệp lữ hành quốc tế được hoạt động trên cả thị trường quốc tế và thị trường nội địa, còn các doanh nghiệp lữ hành nội địa chỉ được phép kinh doanh trên thị trường nội địa [9].
  • 15. 8 2.1.2. Khái niệm du lịch, thị trường, khách hàng, sản phẩm, du lịch cộng đồng 2.1.2.1. Khái niệm du lịch, các loại hình du lịch Ngày nay du lịch trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Hiệp hội lữ hành quốc tế đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới vượt lên cả ngành sản xuất ô tô, thép điện tử và nông nghiệp. Vì vậy, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Thuật ngữ du lịch đã trở nên khá thông dụng, nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng. Du lịch gắn liền với nghỉ ngơi, giải trí, tuy nhiên do hoàn cảnh, thời gian và khu vực khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau nên khái niệm du lịch cũng không giống nhau. Theo tổ chức Du lịch thế giới: “Du lịch là hoạt động của con người đến và ở tại những nơi ngoài môi trường hàng ngày của họ trong một thời gian nhất định với mục đích giải trí, công vụ hay những mục đích khác”. Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghĩ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác. Theo luật Du lịch Việt Nam: Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Tóm lại, du lịch là việc di chuyển của con người giữa các vị trí địa lý vì một số mục đích và trong một khoảng thời gian nhất định, với sự trợ giúp của các phương tiện di chuyển hoặc không nhằm mục đích niềm vui hoặc kinh doanh. *Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, có các dạng du lịch:  Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: Du lịch quốc tế; Du lịch nội địa.  Căn cứ vào nhu cầu đi du lịch của du khách: Du lịch chữa bệnh; Du lịch nghỉ ngơi giải trí; Du lịch thể thao; Du lịch tôn giáo; Du lịch khám phá.
  • 16. 9  Căn cứ vào phương tiện giao thông: Du lịch bằng xe đạp; Du lịch tàu hỏa; Du lịch tàu biển; Du lịch ô tô; Du lịch hàng không.  Căn cứ theo phương tiện lưu trú: Du lịch ở khách sạn; Du lịch nhà trọ; Du lịch cắm trại.  Căn cứ vào đặc điểm địa lý: Du lịch miền biển; Du lịch miền núi; Du lịch đô thị; Du lịch đồng quê.  Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch: Du lịch theo đoàn; Du lịch cá nhân.  Căn cứ vào thành phần của du khách: Du khách thượng lưu; Du khách bình dân.  Các loại hình du lịch mới: Du lịch sinh thái; DLCĐ; Du lịch nông nghiệp.  Du lịch Teambuilding; Du lịch MICE (Là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện); Du lịch Thiền [16]. 2.1.2.2. Khái niệm thị trường, thị trường du lịch Có thể hiểu Thị trường theo nghĩa sau: Thị trường là nơi mua bán hàng hoá, là nơi gặp gỡ để tiến hành hoạt động mua bán giữa người mua và người bán [18]. Thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu, trong đó những người mua và người bán bình đẳng cùng cạnh tranh. Số lượng người mua và người bán nhiều hay ít phản ánh quy mô của thị trường lớn hay nhỏ. Việc xác định nên mua hay bán bàng hoá và dịch vụ với khối lượng và giá cả bao nhiêu do quan hệ cung cầu quyết định. Từ đó ta thấy thị trường còn là nơi thực hiện sự kết hợp giữa hai khâu sản xuất và tiêu dùng hàng hoá [18]. Thị trường theo quan điểm Maketing, được hiểu là bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó [18]. Tóm lại, thị trường được hiểu là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu của một loại hàng hoá, dịch vụ hàng hoá hay cho một đối tác có giá trị [18].
  • 17. 10 Khái niệm thị trường du lịch: Theo nghĩa hẹp: “Thị trường du lịch chỉ là thị trường nguồn khách du lịch, tức là vào một thời gian nhất định, thời điểm nhất định tồn tại người mua hiện thực và người mua tiềm năng có khả năng mua sản phẩm hàng hóa du lịch” [11]. Theo nghĩa rộng: "Thị trường du lịch chỉ là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế thể hiện ra trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch. Mâu thuẫn cơ bản của thị trường du lịch là mâu thuẫn giữa nhu cầu và cung cấp sản phẩm du lịch” [11]. 2.1.2.3. Khái niệm khách hàng. Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà doanh nghiệp đang hướng các nỗ lực Marketing vào. Họ là người có điều kiện ra quyết định mua sắm. Khách hàng là đối tượng được thừa hưởng các đặc tính, chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ [17]. Trong điều kiện kinh tế phát triển, cạnh tranh khốc liệt thì KH trở nên có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. 2.1.2.4. Khái niệm sản phẩm, sản phẩm du lịch Định nghĩa sản phẩm: - Theo Từ điển Tiếng Việt: + Sản phẩm là cái do lao động của con người tạo ra. + Cái được tạo ra, như là một kết quả tự nhiên. Định nghĩa sản phẩm du lịch: Theo quan điểm Marketting: "Sản phẩm du lịch là những hàng hoá và dịch vụ có thể thoả mãn nhu cầu của khách du lịch, mà các doanh nghiệp du lịch đưa ra chào bán trên thị trường, với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng của khách du lịch" [16].
  • 18. 11 Theo Điều 4 chương I - Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 giải thích từ ngữ: “Sản phẩm du lịch (tourist product) là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” [16]. Tóm lại, sản phẩm du lịch là một dạng sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch của con người. Trong đó, nhu cầu du lịch là sự mong muốn của con người đi đến một nơi khác với nơi ở của mình để có được những xúc cảm mới, trải nghiệm mới, hiểu biết mới, để phát triển các mối quan hệ xã hội, phục hồi sức khoẻ, tạo sự thoải mái dễ chịu về tinh thần. 2.1.3. Khái niệm du lịch cộng đồng Thuật ngữ DLCĐ xuất phát từ hình thức du lịch làng bản ngay từ những năm 1970 ở các nước khu vực châu Âu, châu Mỹ, châu Úc. Khách du lịch tham quan các làng bản, tìm hiểu về đời sống sinh hoạt, phong tục, tập quán, khám phá hệ sinh thái của vùng núi non. Các cuộc du ngoại này thường được tổ chức tại những vùng rừng núi, mang tính chất hoang dã, địa hình hiểm trở, thưa dân cứ, các điều kiện đi lại, sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn. Những lúc như vậy du khách rất cần có sự giúp đỡ của người dân bản địa như: dẫn đường khỏi bị lạc, nơi ở qua đêm, ăn uống,… khách du lịch thường gọi những chuyến đi đó là những chuyến đi hỗ trợ của người dân địa phương. Đây chính là tiền đề cho phát triển loại hình DLCĐ. Năm 1980, một tổ chức phi lợi nhuận về trao đổi giáo dục nên có tên gọi “Cultural Homestay International” được thành lập để giúp những người có nhu cầu, đặc biệt là những cựu học sinh đến được với các gia đình ưng ý và qua đó xúc tiến, thúc đẩy tinh thần đoàn kết, tăng cường sự hiểu biết quốc tế thông qua các chương trình homestay của họ. Năm 1995 DLCĐ homestay tại Việt Nam đã bắt đầu được khá nhiều người chú ý kể từ khi có chưng trình tàu Thanh niên Đông Nam Á cập cảng lần đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1997, du lịch cộng đồng dần phát triển ở nước ta. Trải qua hơn một thập kỷ phát triển du lịch cộng đồng đã dần khẳng định được vị thế
  • 19. 12 của mình trong ngành du lịch nước nhà. Năm 2006 DLCĐ tại Việt Nam bắt đầu trở thành loại hình được đông đảo du khách du lịch tham gia, mang lại lợi ích kinh tế khá cao cho ngành du lịch nước nhà và khẳng định được nhiều địa điểm du lịch được thiên nhiên ưu đãi vô cùng. *) Du lịch cộng đồng được các tổ chức định nghĩa như sau: Qũy quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) định nghĩa: “Du lịch dựa vào cộng đồng là một hình thức du lịch mà cộng đồng địa phương làm chủ, tham gia vào quá trình phát triển và quản lí, và phần lớn các lợi ích sẽ thuộc về cộng đồng”. Theo định nghĩa này, cộng đồng được nêu bật lên với vai trò tuyệt đối trong du lịch dựa và cộng đồng. Họ cũng chính là nhân tố thu lợi trực tiếp từ hoạt động du lịch [7]. Theo Viện Nghiên cứu phát triển nông thôn Miền Núi (thuộc hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam) đưa ra định nghĩa du lịch dựa vào cộng đồng “Là hoạt động du lịch nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch đông khách vì sự phát triển du lịch bền vững dài hạn. Du lịch cộng đồng khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương trong du lịch và cơ chế tạo các cơ hội cho cộng đồng”. Theo quan điểm của Viện Nghiên cứu phát triển Miền Núi, định nghĩa này cho ta thấy cái nhìn rộng hơn về du lịch dựa vào cộng đồng, hiểu được mục tiêu của hình thức du lịch này [7]. Tóm lại, Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hoá…) sống tại đó trong một khoảng thời gian nhất định [7]. Xét về bản chất, DLCĐ là một loại hình du lịch do chính CĐ người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung, thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của
  • 20. 13 địa phương (phong cảnh, văn hoá…). Mô hình DLCĐ tạo điều kiện cho du khách trải nghiệm cuộc sống của người dân bản địa với những sinh hoạt rất đời thường và những món ăn dân dã đậm chất địa phương. Ngoài ra, mô hình du lịch bền vững này góp phần thúc đẩy các chiến lược xóa đói giảm nghèo, tạo ra sinh kế đồng thời khuyến khích vai trò của người dân bản địa trong việc hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng và bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống văn hóa cũng như các di sản thiên nhiên tại địa phương. Đặc điểm của du lịch cộng đồng:  Du lịch cộng đồng đảm bảo văn hoá, thiên nhiên bền vững.  Du lịch cộng đồng cần có sở hữu cộng đồng.  Thu nhập từ du lịch cộng đồng cần giữ lại cho cộng đồng.  Du lịch cộng đồng góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng.  Du lịch cộng đồng cần tăng cường quyền lực cho cộng đồng.  Du lịch cộng đồng cần tăng cường hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ và cơ quan nhà nước [9]. Nguyên tắc của du lịch cộng đồng: 1. Cộng đồng phải tham gia trực tiếp và được trao quyền để đảm bảo quyền sở hữu và minh bạch trong quản lý. 2. Thiết lập mối quan hệ đối tác với các bên liên quan. 3. Đạt được những chứng nhận tiêu chuẩn từ các cơ quan ban ngành và tổ chức có liên quan. 4. Cải thiện phúc lợi xã hội và đảm bảo về nhân phẩm. 5. Đảm bảo sự công bằng và cơ chế phân chia lợi ích minh bạch. 6. Tăng cường kết nối với nền kinh tế địa phương và khu vực. 7. Tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương. 8. Đóng góp vào việc bảo tồn nguồn tài nguyên tự nhiên.
  • 21. 14 9. Cải thiện chất lượng trải nghiệm của khách du lịch thông qua việc tăng cường những hoạt động tương tác có ý nghĩa giữa cộng đồng địa phương và khách du lịch. 10. Tác nghiệp hướng tới việc tự chủ về tài chính [9]. 2.1.4. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập  Hồ sơ năng lực của công ty.  Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng trên Thế Giới 2.2.1.1. Lào Hiện nay Lào có trên 50 sản phẩm DLCĐ tại 11 tỉnh trong cả nước, gồm những sản phẩm chính như: khám phá đường mòn (trekking); homestay; tham quan bằng tàu; cưỡi voi, quan sát các loài chim; bán sản phẩm thủ công; cắm trại; biểu diễn văn hóa; Bài học điển hình của DLCĐ tỉnh Nam Nern với sản phẩm công viên bảo tồn động vật hoang dã Nam Nern (Nam Nern Night Safari): công viên nằm trong vùng lõi của khu bảo tồn Nam Et-Phou, thuộc tỉnh Huaphan. Chương trình DLCĐ này do Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã phối hợp xây dựng với 14 bản của tỉnh Huaphan. Có 5 nhóm công tác tham gia cung cấp dịch vụ, mỗi nhóm khoảng 5 - 10 người, gồm nhóm hướng dẫn viên, tàu tham quan, nấu ăn, cắm trại và sản xuất thủ công. Cơ chế tài chính: Thu nhập được chia đều cho 14 bản và quỹ đóng góp trực tiếp cho bảo vệ rừng, bảo tồn và các chương trình phát triển kinh tế dựa trên hoạt động du lịch của các bản. Kết quả trong việc áp dụng tiêu chuẩn DLCĐ ASEAN: Lào đã thực hiện 2 khóa tập huấn cho đào tạo viên, các hội thảo phổ biến Tiêu chuẩn, đánh giá các cộng đồng mục tiêu; 2 CĐ đã nhận được giải thưởng DLCĐ ASEAN năm
  • 22. 15 2017. Trong tương lai, Lào sẽ tiếp tục các hoạt động nâng cao nhận thức về DLCĐ và du lịch sinh thái, đồng thời, lựa chọn và phát triển các CĐ mục tiêu đáp ứng đủ tiêu chuẩn DLCĐ ASEAN [8]. 2.2.1.2. Nhật Bản Từ những năm đầu của thế kỉ XXI, bên cạnh việc ban hành các chính sách về du lịch (Luật cảnh quan, Luật qui hoạch thành phố lịch sử, …), Nhật Bản tích cực phát huy sức mạnh cộng đồng trong phát triển du lịch qua phương châm “Thương hiệu của lối sống”, qua đó đưa ra một khái niệm mới “nơi khách du lịch muốn ghé thăm” là “nơi mà người dân địa phương đang tích cực sống”, xây dựng các điểm đến độc đáo (lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn), và khai thác một cách sáng tạo những nét văn hóa của mình (lĩnh vực ẩm thực). Trong nông nghiệp - nông thôn: nông nghiệp Nhật Bản tuy chỉ chiếm 1% GDP nhưng lại là một trong những ngành đặc trưng và mang lại hiệu quả kinh tế cao - không chỉ cung cấp đầy đủ cái ăn chất lượng cho hơn 127 triệu dân (dù nhân lực hoạt động trong lĩnh vực này chỉ chiếm 3% dân số) mà còn tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo. Ví dụ: những cánh đồng lúa “đẹp như tranh” ở Hirosaki (Aomori), những cánh đồng hoa rực rỡ ở Furano (Hokkaido), vương quốc trái cây Yamanashi,… Từ cái gốc của ngành nông nghiệp vốn có, cộng đồng người Nhật đã tạo ra những sản phẩm du lịch ấn tượng và đầy tính nghệ thuật bằng cách áp dụng các kĩ thuật của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 vào nông nghiệp như: sử dụng các phần mềm thiết kế trên máy tính để vẽ và tính toán hình ảnh để làm sao có thể nhìn thấy từ xa (kể cả trên máy bay) nhằm mục đích tăng tính quảng cáo thương mại, sau đó khi thời vụ đến người ta chọn ra các giống lúa/giống hoa/giống trái cây (loại chuyển đổi gen) để tạo ra nhiều gam màu khác lạ như đỏ đậm, vàng và trắng, và pha trộn với các giống cây truyền thống để làm ra các thiết kế như đã vẽ trên máy vi tính, biến những ruộng
  • 23. 16 lúa/vườn cây thành những bức tranh đẹp, trở thành điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua. Trong văn hóa ẩm thực: ẩm thực truyền thống Nhật Bản vốn nổi tiếng bậc nhất thế giới bởi sự cầu kỳ trong cách chế biến lẫn bài trí mỗi món ăn. Hương vị món ăn Nhật thường thanh tao, nhẹ nhàng, hợp với không khí thiên nhiên của mỗi mùa và mang đậm bản sắc riêng. Đặc biệt những món ăn này là đã tạo điểm riêng biệt cho mỗi vùng, điểm DLCĐ, thu hút khách du lịch đến với vùng nông thôn tại Nhật Bản. Sau quá trình lựa chọn các món ăn tiêu biểu đại diện cho từng vùng miền, họ tổ chức các hoạt động tuần lễ văn hóa du lịch tại nước ngoài - trong đó chú trọng các hoạt động biểu diễn chế biến món ăn đặc trưng và có sự trải nghiệm của KH, giới thiệu về văn hóa ẩm thực truyền thống Nhật Bản qua việc trình chiếu các phim phóng sự, băng hình và sử dụng các hình ảnh tĩnh về văn hóa ẩm thực. Nhật Bản đã rất thành công trong việc khai thác sức mạnh cộng đồng để phát triển ngành du lịch nói chung, DLCĐ nói riêng trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 [8]. 2.2.1.3. Thái Lan Thái Lan thành lập Cục Phát triển các Vùng Du lịch Bền vững (DASTA - Development Designated Areas for Sustainable Tourism Administration). Đây là một cơ quan thuộc nhà nước chịu trách nhiệm về Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững các khu du lịch được chỉ định; xây dựng chiến lược vềDLCĐ, du lịch giảm thiểu carbon, và du lịch sáng tạo. Cho tới nay, DASTA đã xây dựng được 14 mô hình DLCĐ với tiêu chí cùng sáng lập, phương pháp tiếp cận có sự tham gia, và tiếp cận từ dưới lên. Bài học điển hình của bản Baan Nam Chieo: CĐ cùng thảo luận và chia sẻ quan điểm về phát triển CĐ, đi đến kết luận là phát triển DLCĐ theo hướng bảo tồn, khuyến khích khách du lịch học hỏi về lối sống địa phương; Tổ chức
  • 24. 17 các cuộc họp hàng tháng tại cộng đồng và cuộc họp thường niên của các chuyên gia về DLCĐ kể từ năm 2006 để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm; Xây dựng quy định đối với khách du lịch khi nghỉ tại homestay, đồng thời quy định quy mô, sức chứa của các cơ sở; Phân chia trách nhiệm để đạt được sự quản lý hiệu quả. Các hoạt động được khách du lịch đánh giá cao đặc biệt là các hoạt động du lịch, ẩm thực và an toàn; Ngoài ra, tổ chức đào tạo cho các bên liên quan tham giaDLCĐ, gồm quản lý, nhà cung cấp dịch vụ, cơ quan bảo tồn, và người dân địa phương; Xây dựng quỹ và phân bổ ngân sách cho phát triển DLCĐ. Thu nhập từ du lịch được phân chia đều cho cộng đồng sau khi đã trừ các khoản đầu tư để phát triển và tài trợ cho các hoạt động khác như ngày Thiếu nhi, ngày cho người già hoặc các dịp lễ khác [8]. 2.2.2. Tình hình phát triển DLCĐ ở Việt Nam Quan điểm phát triển du lịch ở Việt Nam là: "Phát triển nhanh và bền vững. Phải phát huy các lợi thế, khai thác tốt mọi nguồn lực để phát triển nhanh, có hiệu quả du lịch, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng, thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, văn hóa - xã hội của nước ta". Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển của du lịch Việt Nam là đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp trong khu vực; ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hiêṇ đại, có chất lượng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hóa Viêṭ Nam và thân thiện môi trường. Đến năm 2020 đón 7 - 8 triệu lượt khách quốc tế; 32 - 35 triệu lượt khách nội địa; thu nhập trực tiếp du lic ̣ h đạt 10 - 11 tỷ USD, đóng góp 5,5 - 6% GDP, tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó 620.000 việc làm trực tiếp; đến năm 2020 phấn đấu đón 11 - 12 triệu lượt khách quốc tế; 45 - 48 triệu lượt khách nội địa; thu nhập trực tiếp du lic ̣ h đạt 18 - 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP, tạo ra 3 triệu việc làm, trong đó 870.000 việc làm trực tiếp. Định hướng thị trường và phát triển sản phẩm: "Đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch
  • 25. 18 sinh thái và văn hóa lịch sử; chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc mang bản sắc văn hóa Việt nam, có sức cạnh tranh cao như du lịch làng nghề, du lịch đồng quê, miệt vườn, du lịch sinh thái ở những khu vực có hệ sinh thái đặc trưng". Về đầu tư phát triển du lịch: “Tăng cường đầu tư phát triển các khu du lịch,đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái, du lịch văn hóa..."[3]. Những năm gần đây tại Việt Nam, DLCĐ đang phát triển ở nhiều địa phương như: Hòa Bình, Lào Cai, Quảng Nam, Lai Châu, Quảng Ninh,… Tại Việt Nam có 3 điểm DLCĐ đã được trao giải thưởng DLCĐ ASEAN là điểm DLCĐ xóm Pom Coọng, thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, Hòa Bình; điểm du lịch Thanh Toàn, xã Thanh Thủy, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế; điểm DLCĐ làng Triêm Tây, huyện Điện Bàn, Quảng Nam. 2.2.2.1. Tình hình phát triển DLCĐ tại Mai Châu (Hòa Bình) Huyện Mai Châu là địa phương đầu tiên phát triển DLCĐ từ những năm 1990, nhưng chỉ sau ba năm (1993), DLCĐ tại đây đã vào "khuôn khổ" khi ngành du lịch Hòa Bình đưa ra những định hướng phát triển cụ thể và du khách đến đây đã rất yên tâm khi sử dụng các dịch vụ homestay (nhà ở của người dân có phòng cho khách du lịch thuê). Đến thời điểm hiện tại, DLCĐ Bản Lác phát triển khá mạnh, trung bình mỗi năm có 3 - 4 vạn lượt khách đến tham quan, nghỉ lại. Tỉnh Hòa Bình cũng đã xây dựng quy hoạch các điểm DLCĐ, đẩy mạnh công tác bảo tồn văn hóa bản địa, kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hướng dẫn người dân bảo đảm vệ sinh môi trường nhằm thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến với Hòa Bình [6]. 2.2.2.2. Tình hình phát triển DLCĐ tại Lai Châu Lai Châu sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, khí hậu trong lành, mát mẻ, đa dạng bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc nên có tiềm năng lớn để phát triển du lịch, trong đó có DLCĐ. Những năm qua, tỉnh đã đầu
  • 26. 19 tư ngân sách hỗ trợ địa phương, người dân và kêu gọi doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch để tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc. Sau gần 3 năm triển khai Đề án 316 của Tỉnh ủy về “Phát triển du lịch Lai Châu giai đoạn 2016 - 2020”, tỉnh luôn ưu tiên đầu tư phát triển sản phẩm du lịch chủ lực “DLCĐ gắn với phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh tại khu vực thành phố Lai Châu, huyện Phong Thổ, huyện Tam Đường”. Đến nay, Lai Châu đã khai thác có hiệu quả một số sản phẩm du lịch cộng đồng tại: bản Sin Suối Hồ, bản Vàng Pheo của huyện Phong Thổ; bản Hon, Sì Thâu Chải, Lao Chải 1, Nà Khương của huyện Tam Đường… Từ năm 2017 - 2019, tổng lượng khách đến tỉnh Lai Châu đạt 350 nghìn lượt với thời gian lưu trú khách du lịch quốc tế 1,6 ngày; khách du lịch nội địa 1,75 ngày. Doanh thu đạt 450 tỷ đồng. Toàn tỉnh đã có 11 điểm DLCĐ đáp ứng nhu cầu khách tham quan; hỗ trợ để giới thiệu tiềm năng, lợi thế và các thông tin liên quan đến các điểm du lịch cộng đồng trên Website, mạng xã hội: Facebook, Youtube, Zalo…; xuất bản các loại tờ rơi, tập gấp, cẩm nang, bản đồ du lịch; giới thiệu quảng bá du lịch tại các hội chợ thường niên, sự kiện ở các tỉnh với sự tham gia trực tiếp tại các điểm DLCĐ. Sở thường xuyên phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương của Trung ương, tỉnh về phát triển du lịch; đặc biệt là, nâng cao ý thức người dân tự giác giữ gìn môi trường, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên tại các điểm du lịch. Nhờ được tuyên truyền, người dân đã đặt thùng rác, trồng cây, hoa, làm đẹp nhà cửa, bản làng, tự giác di dời chuồng trại gia súc, bảo đảm an ninh trật tự; có thái độ ứng xử thân thiện, mến khách, tôn trọng và hỗ trợ khách du lịch trong quá trình tham quan du lịch tại địa phương. Sở cùng địa phương mở lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng về du
  • 27. 20 lịch, trang bị những kiến thức cơ bản về làm du lịch cho bà con; hướng đến phục vụ khách du lịch chuyên nghiệp. Thời gian tới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp các cấp, ngành, địa phương định hướng, quy hoạch các khu, điểm du lịch của tỉnh Lai Châu phát triển theo hướng bền vững với điểm nhấn là DLCĐ. Bên cạnh đó, tỉnh lựa chọn địa phương có tiềm năng phát triển DLCĐ, không làm đại trà; đề xuất xây dựng chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển du lịch địa phương. Trong đó, tỉnh hỗ trợ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, xây dựng công trình nhà vệ sinh tại các nhà có phòng ở cho khách, hỗ trợ sản xuất sản phẩm thủ công truyền thống [14]. 2.2.2.3. Tình hình phát triển DLCĐ tại Quảng Ninh Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, trong quá trình tìm hiểu, Quảng Ninh nhận thấy chương trình OVOP (mỗi làng một sản phẩm) của Nhật Bản và OTOP (mỗi cộng đồng một sản phẩm) của Thái Lan có thể áp dụng vào địa phương, nên ngay từ năm 2013, UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt và triển khai Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (gọi tắt là OCOP). Những năm qua, thực hiện xây dựng nông thôn mới, Quảng Ninh đã tạo ra nhiều sự đổi thay trong khu vực nông thôn. Tuy nhiên, để phát huy những tiềm năng thế mạnh trong phát triển sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân, Quảng Ninh nhận thấy chương trình OCOP là một trong những giải pháp phù hợp. Trong đó du lịch cộng đồng được Quảng Ninh đặc biệt quan tâm và chú trọng phát triển. Trước đó, mô hình DLCĐ thuộc diện sớm nhất ở Quảng Ninh là mô hình Hợp tác xã Vạn chài Hạ Long triển khai từ năm 2005, để cùng người dân làng chài xây dựng các sản phẩm dịch vụ trải nghiệm trên Vịnh, như tham quan làng chài bằng thuyền nan, trải nghiệm cuộc sống của người dân bản xứ. Mô hình đã tạo ra một sản phẩm mới hấp dẫn, độc đáo, đồng thời cũng tạo ý thức tích cực
  • 28. 21 cho người dân trong công tác bảo vệ môi trường sinh thái, tạo công ăn việc, chia sẻ lợi ích từ du lịch với người dân. Đến nay, hàng tháng làng chài Vung Viêng đón tới 10 ngàn lượt khách vào tham quan trải nghiệm. Nối tiếp đó là mô hình Du lịch làng quê Yên Đức (Đông Triều), ra đời từ năm 2010 với ý tưởng tăng giá trị tham quan trải nghiệm cho du khách trên chuỗi dịch vụ Hà Nội - Hạ Long. Nơi đây giờ cũng là một điểm du lịch trải nghiệm cộng đồng nổi tiếng, đón tới 4 nghìn lượt khách hàng tháng, với các dịch vụ trải nghiệm hoạt động nông nghiệp, xem người nông dân múa rối nước, hát quan họ, tham quan các gia đình, nghỉ tại làng và thưởng thức các món ăn dân dã. Bình Liêu - huyện vùng cao biên giới, có cảnh quan đặc sắc với các đỉnh núi cao nhất Quảng Ninh, các thác nước lớn nhất và ruộng bậc thang tiêu biểu nhất, đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm tới 96% và còn giữ được nhiều nét văn hóa bản địa đặc sắc, là những thế mạnh để khai thác, phát triển DLCĐ. Xác định những tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch, trong đó có DLCĐ, công tác quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch được đẩy mạnh. Huyện cũng đã từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch, cân đối bố trí ngân sách, tranh thủ các nguồn hỗ trợ để ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, như đường vào bản Sông Moóc, đường vào thác Khe Vằn, hệ thống đường tuần tra biên giới; lắp biển chỉ dẫn đường đến các điểm du lịch, trong đó có chỉ dẫn đường du lịch biên giới, nhằm đẩy mạnh việc cung cấp thông tin đến với du khách. Gần đây nhất, mô hình thí điểm du lịch sinh thái cộng đồng tại đảo Quan Lạn (Vân Đồn) đã đi vào vận hành. Đây là sản phẩm có được sau 2 năm triển khai thực hiện Ban Du lịch sinh thái CĐ đảo Quan Lạn và mới đưa vào khai thác từ dịp hè năm 2019.
  • 29. 22 Phần 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP 3.1. Tìm hiểu các hoạt động kinh doanh của công ty HASU 3.1.1. Tìm hiểu chung về công ty HASU Giới thiệu công ty Tên công ty: CÔNG TY SỰ KIỆN VÀ DU LỊCH QUỐC TẾ HASU Tên viết tắt: HASUTOUR Slogan: Happy & Success - Hạnh phúc và thành công Địa chỉ văn phòng chính: P 203 - T2 - Khách sạn Đông Á 1 - Số 142 - Đường Hoàng Văn Thụ - TP. Thái Nguyên Chủ sở hữu: Nguyễn Văn Phong Số điện thoại: 0208 655 6262 Website: http://hasu.vn http://thichbay.vn Email: hasutour@gmail.com Facebook: Du lịch Quốc tế Hasu: https://www.facebook.com/Dulichquoctehasu/ Khám phá Côn Đảo: https://www.facebook.com/tuvandulichcondao/ Trang trí Noel: https://www.facebook.com/trangtrinoelhanoi/ Khách sạn Ngôi nhà nhỏ: https://www.facebook.com/ Visa Trung - Hàn - Nhật: https://www.facebook.com/visadulichhasu/ Chi nhánh:  Tại HÀ NỘI: Số 97 - Hào Nam - Đống Đa - TP. Hà Nội  Tại THÁI NGUYÊN: Đông Á 1 - Hoàng Văn Thụ - TP. Thái Nguyên  Tại HẢI PHÒNG: Số 668 - Thiên Lôi - Lê Chân - TP. Hải Phòng
  • 30. 23 Công ty HASU là một trong những đơn vị du lịch uy tín trong nước và quốc tế. Chuyên thiết kế, triển khai các dịch vụ du lịch, Tour du lịch trọn gói và du lịch kết hợp hội nghị, sự kiện cho khách hàng trong nước và quốc tế bằng kinh nghiệm tư vấn chuyên nghiệp, dịch vụ chất lượng cao, sản phẩm đa dạng. 3.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty HASU được thành lập ngày 07/09/2017. Chức năng của công ty là chuyên kinh doanh du lịch, tổ chức sự kiện, đặt vé máy bay,… Hiện nay công ty có hơn 30 thành viên là những con người của thế hệ trẻ rất nhiệt huyết, năng động và sáng tạo, chính những điều này đã giúp công ty thiết kế ra những tour du lịch mới, đầy sáng tạo, ấn tượng và chuyên nghiệp. Lịch sử hình thành và phát triển: - Từ năm 2016 - 2017: Xây dựng vốn, chuẩn bị thủ tục. - 07/09/2017 - 2018: Thành lập công ty với vốn điều lệ 1.000.000.000 (Một tỷ đồng). Với 5 nhân sự. Có lợi nhuận đạt hơn 3.500.000.000 (Ba tỷ, năm trăm triệu đồng). Công ty dần ổn định và đầu tư xây dựng thêm cơ sở vật chất. - 2019: Công ty có sự phát triển đột phá về doanh thu tăng lên trên 8.000.000.000 (Tám tỷ đồng). Nhân sự tăng lên 33 người [2]. 3.1.1.2. Logo, khẩu hiệu của công ty * Logo: Hình 3.1: Logo biểu trưng của công ty Du lịch & Quốc tế HASU [2]
  • 31. 24 Logo của HASU đơn giản và ấn tượng với 3 màu sắc chủ đạo là xanh, trắng và vàng. Logo có biểu tượng của khuôn mặt của người đang cười rạng ngời trong hạnh phúc đã được cách điệu hóa bởi những hình tượng thân thuộc với dân tộc Việt Nam và Á Đông là hình bông hoa sen. Một nửa của biểu tượng là hình bông sen được ẩn điệu như trí tuệ con người: Trí tuệ thông thái, sáng tạo, tinh túy từ tâm của những người HASU đối với khách hàng, đối với cộng đồng xã hội. - Khẩu hiệu: HAPPY & SUCCESS - Hạnh phúc và thành công Với niềm mong muốn Hạnh phúc và Thành công. HASU xây dựng một môi trường làm việc Hạnh phúc và thành công. Sự thành công của mỗi con người đều được lấy giá trị sống về cả tinh thần và vật chất. Những chuyến đi an toàn và hạnh phúc cho khách hàng là thành công của đội ngũ nhân viên trong công ty. 3.1.1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh, giá trị cốt lõi - Tầm nhìn:  Trở thành doanh nghiệp phát triển trường tồn cùng với nhân loại trong lĩnh vực du lịch.  Công ty Du lịch địa phương trở thành thương hiệu Quốc tế.  Trở thành một trong những thương hiệu du lịch hàng đầu khu vực Đông Nam Á, nâng cao vị thế hình ảnh du lịch của Việt Nam. Phát triển theo xu hướng hội nhập, bền vững, hiệu quả công ty gắn liền với các giá trị văn hóa bản địa, lợi ích của CĐ, tạo khát khao khám phá và thụ hưởng giá trị của thiên nhiên, văn hóa địa phương của các du khách trong nước và quốc tế [2]. - Sứ mệnh: Công ty mong muốn mang đến sự thấu hiểu cho khách hàng về sự mong đợi một dịch vụ tốt. Mang lại niềm vui đích thực cho khách hàng và những trải nghiệm ý nghĩa, khó quên. Đổi mới sáng tạo và phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch có chất lượng tốt nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của KH
  • 32. 25 trong nước và quốc tế. Đảm bảo những giá trị lợi ích của khách hàng cũng như thỏa mãn nhu cầu về an toàn trong ngành dịch vụ du lịch khi KH sử dụng sản phẩm dịch vụ của HASU. Tối đa hóa hiệu quả kinh doanh, mang lại sự trải nghiệm thông qua các dòng sản phẩm, chuỗi dịch vụ độc đáo, khác biệt, chứa đựng giá trị văn hóa tinh thần với tầm chất lượng quốc tế. Quảng bá hình ảnh, tinh hoa truyền thống và bản sắc Việt. Khai thác tối đa sức mạnh tổng hợp từ các lĩnh vực hoạt động chính, góp phần phát triển du lịch Việt Nam lên tầm cao mới. Phát triển doanh nghiệp đồng hành đóng góp và cống hiến trong giá trị xã hội CĐ [2]. - Giá trị cốt lõi: Luôn cải tiến sản phẩm - dịch vụ - chăm sóc khách hàng. Niềm tin hợp tác - dài lâu: Hợp tác phát triển Cộng đồng: Quan niệm cho đi là mãi mãi. Chúng tôi chia sẻ giá trị với cộng đồng từ Qũy từ thiện Hoa Sen Áp dụng công nghệ 4.0 vào quản lý, khai thái và chăm sóc khách hàng. Gia đình: Với phương châm “Luôn coi khách hàng như người thân”. Chúng tôi phục vụ khách hàng như chăm sóc những người thân yêu trong gia đình [2]. 3.1.1.4. Sản phẩm - Dịch vụ - Tổ chức các chương trình du lịch trong nước và quốc tế. - Thuê xe du lịch đời mới từ 4 - 45 chỗ. - Tổ chức sự kiện chuyên nghiệp. - Tổ chức Team building - teamwork. - Đặt phòng khách sạn. - Bán vé máy bay, vé tàu: Giao tận nhà. - Làm thủ tục xuất nhập cảnh, visa, hộ chiếu.
  • 33. 26 - Thiết kế và xây dựng cây thông Noel theo yêu cầu, chất lượng với thời gian bảo hành lâu, nhận lắp đặt trên toàn quốc. - Cho thuê thiết bị sự kiện chuyên nghiệp, nhận trang trí sự kiện, quảng cáo theo yêu cầu. Du lịch quốc tế HASU là đơn vị hướng đến giá trị “cho đi là còn mãi”. HASU xây dựng quỹ từ thiện Hoa Sen với mục đích: hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và thực hiện đền ơn đáp nghĩa với người có công với Tổ quốc và hỗ trợ cho thanh niên khởi nghiệp. Khi quý khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty là đã đóng góp vào quỹ từ thiện Hoa Sen với mức: Vé máy bay: 2000 đồng/vé Tour du lịch: 100.000 đồng/ hợp đồng 3.1.1.5. Mục tiêu - Mục tiêu: + Năm 2027: HASU có văn phòng đại diện/chi nhánh tại 20 tỉnh, thành phố trên cả nước. + Trở thành doanh nghiệp đa ngành nghề - lĩnh vực. + Nòng cốt là du lịch, tổ chức sự kiện, duy trì mô hình doanh nghiệp lữ hành vì CĐ. + Năm 2050 trở thành Công ty du lịch TOP 10 Châu Á. Có văn phòng/chi nhánh tại 10 quốc gia và vùng lãnh thổ [2]. - Khách hàng mục tiêu + Khách hàng mục tiêu của công ty du lịch là các thế hệ từ tuổi vị thành niên đến trung niên, có khả năng tài chính ổn định, mức sống khá và nhu cầu du lịch đa dạng như: Vé máy bay, thuê xe, đặt phòng, tham dự hội nghị, lễ đài,… + Các công ty, doanh nghiệp có quy mô từ 5 - 100 thành viên có điều kiện tài chính mạnh với công việc kinh doanh được ưu đãi đi đu lịch trong nước
  • 34. 27 và thế giới, tổ chức tour du lịch kết hợp huấn luyện teambuilding, gala lunch hoặc gala dinner. + Những du khách từ các nước trên thế giới đến Việt Nam du lịch với mong muốn trải nghiệm thực tế nhiều ngày. Tìm hiểu phong tục tập quán cũng như danh thắng cảnh đẹp của Việt Nam [2]. 3.1.1.6. Bộ máy hoạt động của công ty Để đảm bảo tính linh hoạt cao yêu cầu các hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì phải tổ chức bộ máy hoạt động với quy mô hợp lý nhất, tối ưu nhất, mọi khó khăn sai lầm trong kinh doanh phải được khắc phục kịp thời. Các phòng ban phải có sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện các mục tiêu đặt ra. Phương pháp quản lý theo phương pháp trực tuyến. GĐ quản lý toàn bộ hoạt động của công ty có kế hoạch điều chỉnh kịp thời và các bộ phận chức năng chịu sự chỉ đạo trực tuyến từ giám đốc. Hình 3.2: Cơ cấu nhân sự công ty 15 NV 3 NV 4 NV 11 NV T. bộ phận kinh doanh Anh: Phạm Văn Vĩnh T. Bộ phận Kế toán Chị: Nguyễn Thị Thùy T. Bộ phận Hành chính Chị: Phùng Thị Hiên T. Bộ phận Marketing Anh: Trịnh Văn Trường Giám đốc Nguyễn Văn Phong
  • 35. 28 Cơ cấu nhân sự của công ty bao gồm: Từ năm đầu thành lập 09/2017 từ 5 nhân sự trong công ty đã tăng lên nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh đến tháng 05/2020 nhân sự công ty có 33 người, đảm nhiệm nhiều bộ phận khác nhau, nhưng rất thống nhất và ổn định. Cụ thể như sau: Giám đốc: Nguyễn Văn Phong Nhân viên kinh doanh: 15 người Nhân viên kế toán tài vụ: 03 người Nhân viên hành chính: 04 người Nhân viên Marketing: 11 người - Giám đốc: Giám đốc hiện là anh Nguyễn Văn Phong, sinh năm 1988, trình độ văn hóa 12/12. Anh Nguyễn Văn Phong là người trực tiếp quản lí và lãnh đạo Công ty. Ngoài ra giám đốc còn có chức năng đề ra các chương trình và chiến lược kinh doanh. Bộ phận kinh doanh: Trưởng phòng kinh doanh anh Phạm Văn Vĩnh sinh năm 1986, trình độ văn hóa 12/12. Anh Phạm Văn Vĩnh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty, có chức năng hoạch định ra các chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch và xây dựng các sản phẩm, dịch vụ, tour du lịch. Bộ phận kế toán tài vụ: Trưởng bộ phận kế toán tài vụ là chị Nguyễn Thị Thùy, sinh năm 1992, trình độ văn hóa 12/12. Có chức năng thống kê, hoạch định tài chính của Công ty và viết báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp cho Công ty hàng tháng. Đồng thời kế toán còn có trách nhiệm chỉ trả lương cho nhân viên và các dịch vụ của chương trình du lịch của Công ty. Bộ phận hành chính: Trưởng bộ phận hành chính là chị Phùng Thị Hiên, sinh năm 1992, trình độ văn hóa 12/12. Chịu trách nhiệm về tình hình nhân sự của công ty. Theo dõi, đôn đốc, quản lý và tuyển dụng nhân sự, bố trí
  • 36. 29 các lao động ở vị trí việc làm phù hợp để đảm bảo nguồn nhân lực cho sản xuất. Có trách nhiệm về các loại văn bản, giấy tờ, hồ sơ, sổ sách trong công ty. Triển khai các nội quy của công ty, hoạt động khen thưởng, hoạt động phúc lợi. Bộ phận Marketing: Trưởng bộ phận Marketing là là anh Trịnh Văn Trường, sinh năm 1990, trình độ văn hóa 12/12. Chuyên tìm hiểu và nghiên cứu thị trường, tìm hiểu và phân tích nhu cầu khách hàng từ đó đưa ra các chiến lược Marketing phù hợp thỏa mãn nhu cầu từng đối tượng khách hàng du lịch ở tất cả các mặt từ lưu trú, ăn uống, giải trí, vận chuyển, dịch vụ lữ hành đến tư vấn thông tin, bán Tour,… thúc đẩy bán sản phẩm đem lại doanh thu cho công ty. 3.1.1.7. Địa bàn kinh doanh và hoạt động - Địa bàn kinh doanh: Hiện tại: TP. Thái Nguyên, TP. Bắc Kạn; TP. Hải Phòng Văn phòng chính của công ty tuy có mặt bằng tương đối nhỏ nhưng không kém phần kinh doanh đạt chất lượng cao. Với địa hình sầm uất, cư dân đông đúc, xe cộ qua lại nhộn nhịp, địa chỉ dễ tìm ở Khách sạn Đông Á, Phường Hoàng Văn Thụ, công ty đã khá quen thuộc với người dân địa bàn TP. Thái Nguyên. - Địa bàn hoạt động:  Địa bàn các di tích văn hóa truyền thống lịch sử, làng nghề, lễ hội văn hóa nghệ thuật truyền thống chủ yếu tập trung ở các vùng miền, trung tâm du lịch, thành phố.  Địa bàn có nhiều giá trị văn hóa các tộc người: Tày, Nùng, H-mông, Dao, Thái, Mường,…  Các địa bàn phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái ven biển: Vũng Tàu, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Nha Trang,…
  • 37. 30  Các địa bàn tham quan nghỉ dưỡng vùng hồ: Hòa Bình, Lai Farm Ba Vì, Yên Bái,…  Địa điểm du lịch cộng đồng: Ba Bể - Bắc Kạn, Tân Cương - Thái Nguyên.  Những điểm du lịch nước ngoài: Singapore, Thái Lan, Campuchia,...  Những công ty, doanh nghiệp cần dịch vụ sự kiện, quảng cáo, cây thông Noel trên địa bàn TP. Thái nguyên. 3.1.1.8. Phương thức hoạt động kinh doanh Phương thức kinh doanh có vai trò quan trọng, quyết định trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty. Để thực hiện được mục tiêu kinh doanh đề ra và làm hài lòng khách hàng, xây dựng lòng sự tin tưởng, lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ, sản phẩm bên doanh nghiệp mình cung cấp. HASU đã sử dụng phương thức truyền thống kết hợp phương thức online. Phương thức truyền thống: Công ty HASU coi trọng xây dựng quan hệ với khách hàng bằng cách trực tiếp để đem lại sự gần gũi với khách hàng hơn. Gặp gỡ khách hàng để lắng nghe cảm nhận và suy nghĩ của họ khi đó sẽ thấu hiểu họ hơn và cung cấp những sản phẩm tốt hơn nữa. Phương thức online: Trong thời đại phát triển, phương thức Online càng không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh. HASU tận dụng và nhanh nhạy khi sử dụng phương thức này. Đó là thiết lập các trang Web bán hàng online; quảng cáo và tư vấn khách hàng thông qua trang mạng xã hội Facebook, Zalo. Mọi hình ảnh, video, tour du lịch được thiết kế bắt mắt, ấn tượng và thu hút khác hàng. Với số lượng người dùng mạng xã hội đông đảo thì phương thức này đem lại hiệu quả cao trong việc quảng bá hình ảnh và bán hàng cho công ty. Kết hợp 2 phương thức một cách nhuần nhuyễn giúp HASU tạo được lòng tin cậy và sự trung thành cho khách hàng. Bởi khách hàng chính là yếu tố quyết định đến sự sống còn cho công ty.
  • 38. 31 3.1.2. Hoạt động kinh doanh của công ty HASU 3.1.2.1. Hoạt động của công ty trong 2 năm hoạt động Trong những nămqua, du lịch Việt Nam đang trên bước đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Công ty đã nắm bắt xu hướng và ngày càng phát triển hơn, đi đầu là chất lượng dịch vụ để tạo niềm tin và xây dựng vị thế trên thị trường. Sự nỗ lực và cố gắng của mọi thành viên trong công ty đã thực sự ngày càng thành công hơn. Tạo niềm tin, xây dựng Tour hoàn chỉnh và mới lạ đã giúp công ty đạt được chất lượng cũng như doanh thu đáng mong đợi trong 2 năm qua. Công ty đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội, khách hàng trong nước và ngoài nước. Từ những tháng thành lập ban đầu (2017 - 2018) chỉ có những dịch vụ cơ bản về du lịch như: Đặt vé máy bay, đặt phòng, tour du lịch chọn gói, làm thủ tục xuất nhập cảnh, visa, hộ chiếu,… Năm 2019 - 2020 HASU đã đa dạng hóa sản phẩm, cung cấp đến KH nhiều dịch vụ, sản phẩm, đó là: Tour du lịch hấp dẫn, tổ chức sự kiện chuyên nghiệp; tổ chức Team building - teamwork; thiết kế và lắp đặt cây thông Noel theo yêu cầu; cho thuê thiết bị sự kiện chuyên nghiệp, nhận trang trí sự kiện, quảng cáo theo yêu cầu. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của KH. Năm 2019 với chiến lược tiếp cận và tư vấn, tạo dựng lòng tin cho khách hàng tốt công ty đã có được KH lớn đặt thiết kế xây dựng cây thông Noel là Trung tâm thương mại Vincom (thương hiệu kinh doanh mặt bằng bán lẻ thuộc tập đoàn Vingroup). Nhân dịp Giáng sinh với đơn đặt hàng cây thông Noel kích thước lớn Công ty đã thiết kế và thực hiện tại những chi nhánh của Vincom trên địa bàn cả nước. Trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 12, những cây thông chất lượng được hoàn thiện và giao cho khách hàng không chỉ Vincom mà rất nhiều những công ty, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Nâng
  • 39. 32 doanh thu năm 2019 lên 8 tỷ đồng. Không chỉ vậy công ty HASU tạo dựng được mối quan hệ và ấn tượng tốt với đối tác và khách hàng không chỉ lĩnh vực du lịch mà còn đa dạng nhiều lĩnh vực khác. Đúng như mục tiêu đề ra của công ty: “Trở thành doanh nghiệp đa ngành nghề - lĩnh vực”. * Hoạt động du lịch cộng đồng của công ty. Từ những ngày đầu thành lập, công ty HASU đã chú trọng đến xây dựng những sản phẩm DLCĐ kết hợp sinh thái, kết hợp du lịch tham quan tại 2 địa phương đó là Thái Nguyên và Bắc Kạn. Nhìn thấy tiềm năng tại 2 địa phương này, sau khi thực hiện khảo sát và lên kế hoạch thiết kế Tour một cách kỹ lưỡng, GĐ và nhân viên kinh doanh đã chú trọng khai thác và lồng ghép những hoạt động du lịch cụ thể như sau: - Tại Bắc Kạn: Xây dựng tour DLCĐ kết hợp du lịch sinh thái. Du khách được thăm quan các địa điểm đẹp của hồ Ba Bể và tham gia trải nghiệm hoạt động đậm đà bản sắc dân tộc Tày tại bản Ngòi như: xem văn nghệ hát then, múa hát… Du khách ở và sinh hoạt tại Homestay là những ngôi nhà sàn xinh xắn đặc trưng của người Tày. Mang đến nhiều trải nghiệm mới lạ và thú vị sau mỗi chuyến đi cho khách du lịch khi sử dụng dịch vụ du lịch của HASU. - Tại Thái Nguyên: Xây dựng Tour du lịch tại vùng chè Tân Cương. Kết hợp thưởng thức không gian văn hóa Trà và tham quan nhà trưng bày, lưu giữ các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của trà, không gian thưởng trà và sân lễ hội ngoài trời Tại Tân Cương. Lồng ghép những hoạt động trải nghiệm thu hái, và thưởng thức những chén trà thơm ngon. Xây dựng Tour du lịch tới Khu bảo tồn Làng nhà sàn Dân tộc Sinh thái Thái Hải nơi bảo tồn những giá trị dân tộc Tày, Nùng truyền thống vùng An toàn khu Định Hóa. Qúy khách được chiêm ngưỡng hơn 30 ngôi nhà sàn dân tộc và thư giãn trong không gian hơn 70ha xanh tươi bởi núi đồi và cỏ cây. Trong Tour khách được lưu trú nghỉ dưỡng, tổ chức các sự kiện kết hợp trải
  • 40. 33 nghiệm khám phá những tập tục, văn hóa của cộng đồng người Tày - Nùng và thưởng thức nhiều món ăn dân tộc độc đáo. Trong đó các hoạt động mang tính chất du lịch cộng đồng như: Nấu ăn bữa cơm gia đình trên nhà sàn; làm một số món ăn đặc trưng của người Tày (thịt treo gác bếp, khau nhục, lợn quay cả con, thịt trâu xào mẻ,…); trải nghiệm làm các loại bánh dân tộc Tày; trải nghiệm làm đồ thủ công từ nguyên liệu gắn liền với vùng quê; trải nghiệm làm công việc nhà nông (trồng rau, hái rau, hái chè, đánh cá, giã cốm, rang ngô,..); thưởng thứ hát then; tham gia các trò chơi (ném còn, đi cầu thăng bằng, đi cà kheo, bịt mắt bắt dê, đập niêu, kéo co);…  Trong 2 năm hoạt động Tour du lịch tại 2 địa phương trên đã được khách du lịch lựa chọn là điểm đến nhằm thưởng thức và trải nhiệm văn hóa, tập quán kết hợp tham quan cảnh đẹp đã tăng lên. Theo số liệu của bộ phận kinh doanh: Năm 2018: 236 khách Năm 2019: 525 khách Nhận xét: - Năm đầu hoạt động lượng khách tham gia DLCĐ là 236 khách, là con số không nhỏ đối với một công ty mới thành lập và còn ít kinh nghiệm trong quá trình thiết kế và điều hành Tour DLCĐ. - Sau một năm hoạt động (2019), lượng khách tăng lên nhanh tróng gấp 2,2 lần năm 2018, tăng 289 khách. Số khách tham gia tăng nhanh cho thấy xu hướng DLCĐ được ưa chuộng và khách hàng tin tưởng lựa chọn công ty HASU đồng hành. Với nhu cầu DLCĐ ngày càng cao, công ty HASU đang cố gắng mở rộng thị trường tại những địa phương khác và xây dựng những sản phẩm chất lượng và mang tính đột phá phục vụ từ năm 2020 trở đi. 3.1.2.2. Kết quả hoạt động của công ty trong 2 năm hoạt động
  • 41. 34 Theo số liệu của bộ phận kinh doanh công ty về vốn đầu tư và doanh thu công ty qua 2 năm hoạt động, có bảng sau: Bảng 3.1. Kết quả hoạt động của công ty trong 2 năm vừa qua ĐVT: Đồng Năm Chỉ tiêu 2018 2019 Vốn đầu tư 1.500.000.000 3.000.000.000 Doanh thu 3.539.268.015 8.112.324.335 Nhận xét: - Vốn đầu tư năm đầu thành lập (2018) của công ty là 1,5 tỷ đồng, năm kế tiếp (2019) vốn đầu tư tăng gấp 2 lần là 3 tỷ đồng. Công ty đã chú trọng đầu tư, mở rộng quy mô kinh doanh. - Với vốn đầu tư năm đầu, đem lại cho công ty lợi nhuận gấp 2,3 lần vốn đầu tư là 2,039 tỷ đồng. Năm 2019 lợi nhuận gấp 2,7 lần vốn đầu tư là 8,112 tỷ đồng do tiếp tục khai thác lĩnh vực lữ hành và mở rộng đầu tư và kinh doanh lĩnh vực khác: Thiết kế cây thông Noel, tổ chức sự kiện,… Lợi nhuận tăng lên nhanh tróng và đáng ghi nhận. - Chỉ qua 2 năm hoạt động, HASU đã đem lại doanh thu là hơn 8 tỷ đồng. Đem lại lợi nhuận 6,6 tỷ đồng so với số vốn ban đầu mới thành lập công ty. Kết quả thể hiện HASU đã có chiến lược và hoạt động kinh doanh hiệu quả. Nhìn vào những con số vượt trội của doanh thu qua 2 năm hoạt động, đó là kết quả kinh doanh đáng khen cho một công ty còn non trẻ và ít năm hoạt động trên thương trường tại lĩnh vực du lịch. Nhất là tại một thành phố phát triển, nhiều thách thức như thành phố Thái Nguyên và các tỉnh lớn trên đất nước Việt Nam. HASU đã tự khẳng định và tạo chỗ đứng vững chắc cho mình trong lĩnh vực du lịch - sự kiện bằng những kết quả hoạt động kinh doanh hiệu quả nhất định.
  • 42. 35 Trong năm 2020, HASU sẽ tiếp tục xây dựng nhiều sản phẩm - dịch vụ du lịch chất lượng tới khách hàng. Đa dạng hóa và cải thiện sản phẩm hiện tại, bắt kịp xu hướng khách hàng. Tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh, quy mô nhân lực nhằm nâng tầm thương hiệu và đưa HASU đến gần KH hơn không chỉ trong nước mà còn vươn tầm quốc tế. 3.2. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn HĐKD DLCĐ của công ty HASU 3.2.1. Thuận lợi - Mô hình DLCĐ phát triển: Hiện nay, nhiều mô hình DLCĐ phát triển khá thành công ở các vùng miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như ở Lào Cai, Hà Giang v.v... Những mô hình này đã mang lại hiệu quả thiết thực, không chỉ phát huy được thế mạnh văn hoá bản địa của các dân tộc, mà còn góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhiều người dân địa phương. Tại những điểm này, có nhiều cảnh đẹp, có nền văn hóa đậm đà bản sắc và các hoạt động thú vị để du khách khám phá và trải nghiệm,… Chính vì sự quan tâm khuyến khích phát triển DLCĐ ngày càng cao là điều kiện thuận lợi cho các công ty du lịch thực hiện tốt khâu kết nối khách hàng với các điểm đến. - Xu hướng KH: Nhu cầu DLCĐ và DLCĐ kết hợp (sinh thái, tham quan,…) ngày càng tăng trong thời gian gần đây do du khách muốn tìm lại cội nguồn, tìm lại cái đã mất hoặc có nguy cơ mất, do sức ép của nhịp sống cao, sự căng thẳng của công việc, muốn rời xa nơi ồn ào bị ô nhiễm và muốn được trải nhiệm cuộc sống văn hóa đặc sắc tại vùng miền khác. Khách hàng có nhu cầu chính là yếu tố quan trọng và cần thiết giúp cho công ty du lịch tiêu thụ sản phẩm và tăng chất lượng dịch vụ. - HASU có đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, tận tâm với khách hàng: Có chiến lược kinh doanh cụ thể, phương thức kinh doanh phù hợp nên
  • 43. 36 việc xây dựng sản phẩm, phục vụ khách hàng, quảng bá sản phẩm về du lịch cộng đồng diễn ra thuận lợi và đem lại hiệu quả. Công ty chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng sản phẩm DLCĐ kết hợp có ưu đãi về giá và những chương trình khuyến mãi đi kèm. - Niềm tin với cộng đồng& khách hàng: Công ty tạo dựng được niềm tin cậy đối với người dân địa phương tại điểm DLCĐ, nên các gia đình ở đây phối hợp rất nhiệt tình và cởi mở khi tiếp nhận và phục vụ khách du lịch đến trải nghiệm, khám phá. Hơn nữa, HASU đã xây dựng được niềm tin với khách hàng ngay từ trước khi thỏa thuận, chọn sản phẩm cho đến khi tổ chức Tour nhờ tiếp cận phương pháp online và truyền thống tốt. 3.2.2. Khó khăn Khó khăn chủ quan: - Từ phía công ty du lịch: Đội ngũ nhân viên còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm và còn gặp nhiều bỡ ngỡ khi thiết kế, tổ chức các chuyến DLCĐ, DLCĐ kết hợp. Các Tour chưa thực sự đa dạng, chưa thu hút và dễ gây nhàm chán cho khách hàng. Xử lý các tình huống xảy ra giữa người dân và du khách chưa kịp thời. Khó khăn khách quan: - Từ phía du khách: Trong những chuyến du lịch, vấn đề gây ô nhiễm môi trường nơi du lịch từ KH gây ra thường gặp phải như dẫm đạp lên cây cỏ, bẻ hái thực vật quý hiếm, ăn và mua động vật quý hiếm, xả rác và nước thải, gây tiếng ồn, sử dụng quá mức nước sạch,…. Làm người dân địa phương không hài lòng và không thuận lợi cho những lần tổ chức chuyến đi tiếp theo cho bên làm du lịch. Trong một đoàn khách, sự tò mò và muốn trải nghiệm các hoạt động không đồng nhất gây khó khăn khi thiết kế các hoạt động. - Từ phía cộng đồng:
  • 44. 37 Do là hoạt động DLCĐ, có sự giao thoa và trái ngược văn hóa giữa du khách và người dân bản địa, do đó chưa thích nghi được và gặp nhiều vấn đề không mong muốn gây khó khăn cho người làm du lịch. Đa số homestay chỉ đáp ứng được du khách về dịch vụ cơ bản, một số homestay phục vụ thêm dịch vụ bổ trợ như: chăm sóc sức khỏe, thưởng thức các tiết mục văn nghệ… Nhìn chung, các homestay chưa khai thác triệt để các giá trị bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, di tích lịch sử, làng nghề thủ công của bản địa. Cơ sở vật chất để phục vụ du khách còn chưa được đầu tư đầy đủ. Cách quản lý, hướng dẫn du khách còn chưa chuyên nghiệp, đa số các homestay chỉ dừng lại ở các dịch vụ: lưu trú, tham quan, thưởng thức ẩm thực dân tộc và giao lưu văn nghệ. Việc tổ chức chương trình văn nghệ phụ thuộc rất lớn vào công ty du lịch lữ hành, do lượng khách tự yêu cầu cũng không thường xuyên, vì vậy hiệu quả kinh tế từ hoạt động này chưa cao. Điểm đến chưa đáp ứng được lượng khách hàng lớn, quy mô nhỏ và các hoạt động giữ chân khách không nhiều, sức hấp dẫn không cao gây khó khăn trong quá trình tổ chức Tour. Điểm đến chưa chú trọng xây dựng và quảng bá hình ảnh đẹp của cộng đồng mình, chủ yếu du khách biết đến là do qua các Tour công ty lữ hành tổ chức và do bạn bè đã được đến giới thiệu.
  • 45. 38 - Từ đối thủ cạnh tranh: Nhiều công ty du lịch mạnh, ra đời sớm và có thương hiệu lớn tại địa bàn Thành phố Thái Nguyên như: + Công ty Du lịch Vietravel chi nhánh Thái Nguyên. + Công ty Du lịch và Khách sạn Dạ Hương (Dạ Hương Tourist). + Công ty Cổ phần thương mại và du lịch Hà Lan. + Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Đông Á. … Đối thủ của HASU là những quy mô lớn, có thương hiệu, có kinh ngiệm, tiềm lực tài chính mạnh. Do ra đời sớm và hoạt động hiệu quả nên họ có nhiều kinh nghiệm và cung cấp nhiều Tour du lịch hấp dẫn, ưu đãi lớn và có được niềm tin của KH. Các công ty này hoạt động mạnh và tích cực tìm hiểu và đấu tranh giá những tour DLCĐ, du lịch kết hợp du lịch cộng đồng làm mất đi sự hấp dẫn của tour, gây khó khăn trong việc lựa chọn và bán sản phẩm của công ty. 3.3. Đề xuất những giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng của HASU Công ty HASU luôn chú trọng xây dựng và tạo ra những sản phẩm mới, chất lượng cao tới KH. Không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà còn gây dựng lòng tin và sự trung thành của khách hàng lâu dài. Vì vậy dưới đây là những giải pháp em đề xuất góp phần nâng cao hoạt động kinh doanh DLCĐ cho của HASU. 3.3.1. Giải pháp đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch cộng đồng - Chú trọng khác biệt và đa dạng hóa sản phẩm hiện tại: + Tại Bắc Kạn: Chú trọng xây dựng tour du lịch sinh thái kết hợp cộng đồng. Du khách được thăm quan các địa điểm đẹp của hồ Ba Bể như: Thác Đầu
  • 46. 39 Đẳng, ao Tiên, đảo Bà Góa,… và tham gia trải nghiệm hoạt động đậm đà bản sắc dân tộc Tày tại bản Ngòi như: xem văn nghệ hát then. Ngoài ra lồng ghép vào Tour là trải nghiệm hoạt động sản xuất: cấy, cày, thu hoạch cùng người dân…. Mang nhiều trải nghiệm mới lạ và thú vị hơn cho khách du lịch. + Tại Thái Nguyên: Chú trọng xây dựng Tour du lịch tại vùng chè Tân Cương. Tới không gian văn hóa Trà khách du lịch được đến thưởng thức và tham quan nhà trưng bày, lưu giữ các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của trà, không gian thưởng trà và sân lễ hội ngoài trời Tại Tân Cương. Ngoài những hoạt động trải nghiệm thu hái, thì lồng ghép thêm nhiều hoạt động thú vị hơn như tham gia công đoạn chế biến chè; học văn hóa và thi “pha trà”, thưởng thức những chén trà thơm ngon nhất tại không gian thưởng trà của gia đình. Chú trọng xây dựng Tour du lịch tại Khu bảo tồn Làng nhà sàn Dân tộc Sinh thái Thái Hải nơi bảo tồn những giá trị dân tộc Tày, Nùng truyền thống vùng ATK Định Hóa. Với nhiều hoạt động hấp dẫn và phù hợp với đối tượng khách hàng. - Khai thác tại nhiều địa bàn khác: Xây dựng Tour DLCĐ tại Tuyên Quang, Hà Giang, Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình. + Tuyên Quang: Tour du lịch lựa chọn điểm tại Huyện Lâm Bình bao gồm tham quan các điểm du lịch như Động Song Long, thác Khuổi Nhi, thác Khuổi Súng; di tích khảo cổ Hang Phia Vài,… và được trải nghiệm hoạt động và sản xuất của người dân tộc Tày như: chèo thuyền kyaka, đi xe đạp dạo bản làng, chèo bè mảng, câu cá, dệt thổ cẩm với nhiều sản phẩm như: áo, chăn, gối, túi,… tham gia nấu ăn những món dân tộc độc đáo như cơm lam (người Tày); thịt lợn muối chua (người Dao Tiền); thịt gác bếp, chè Khau Mút (người Dao Đỏ); rượu thóc, bánh trứng kiến (người Tày),… + Điện Biên: Tour du lịch lựa chọn điểm tại Bản Mển, xã Thanh Nưa, huyện Ðiện Biên bao gồm nhiều hoạt động thú vị như trải nghiệm các hoạt
  • 47. 40 động trong sinh hoạt thường ngày cùng dân bản: Chế biến các món ăn truyền thống; chăm sóc gia súc, gia cầm; lên rừng lấy củi; xuống suối bắt cá; dệt, thêu thổ cẩm hay tham gia các hoạt động văn nghệ cộng đồng. Ðặc biệt, đến đây, du khách sẽ được chính trưởng bản dẫn đi tham quan và tìm hiểu một số phong tục, tập quán độc đáo của đồng bào dân tộc Thái. + Hà Giang: Tour du lịch lựa chọn điểm tại làng văn hóa du lịch Hạ Thành, chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày sinh sống, du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ, thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên, được tham gia nhiều hoạt động thú vị như: Nghỉ đêm tại nhà dân, câu cá, làm nương, thưởng thức các món ăn dân dã hay tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian như: múa sen, hát cọi, hát then, hát giao duyên… + Lào Cai: Địa điểm đón du khách là các điểm DLCĐ tại huyện Sa Pa, Bát Xát và Bắc Hà: Du khách không chỉ được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên hùng vỹ, không khí trong lành, mà còn vì những nét văn hóa của cộng đồng dân tộc Giáy, Dao, Mông,… Bao gồm thăm và cùng sống và sinh hoạt với dân bản, cùng người dân bản nấu ăn những món đặc sản tại vùng này như: Thắng cố, xôi bảy màu, lạp sườn, gạo Séng Cù, gà thuốc,… trải nghiệm các công việc sản xuất, thưởng thức các tiết mục văn nghệ dân gian của các dân tộc Lào Cai và mua những sản phẩm thổ cẩm, nhạc cụ truyền thống, trang sức vàng bạc, mỹ nghệ, mây tre đan làm quà lưu niệm. + Lai Châu: Địa điểm đón du khách là các điểm DLCĐ tại bản Sin Suối Hồ, bản Vàng Pheo của huyện Phong Thổ và bản Hon, Sì Thâu Chải, Lao Chải 1, Nà Khương của huyện Tam Đường. Tại đây, du khách đến du lịch tại bản chỉ tìm đến địa danh đẹp, chiêm ngưỡng những khu rừng xanh bát ngát, nhà sàn truyền thống và khung cảnh yên bình trong cộng đồng dân tộc người Mông, thưởng thức các món ăn địa phương và ra về ngay trong ngày mà còn được hòa mình vào cuộc sống sinh hoạt của bà con, tự tay tham gia những hoạt động
  • 48. 41 thường ngày, khám phá những món ăn độc đáo. Thưởng thức và tham gia các làn điệu dân ca, dân vũ, đặc biệt là điệu múa xòe và lăm vông; nghi lễ cổ vũ tinh thần lao động, cầu cho mưa thuận gió hòa, xây dựng cuộc sống văn hóa ở bản làng. + Hòa Bình: Địa điểm đón du khách là các điểm DLCĐ tại Làng du lịch CĐ Bản Lác - xã Chiềng Châu; Làng du lịch cộng đồng Bản Pom Coọng - thị trấn Mai Châu. Tại đây, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp đất trời và vẻ đẹp mộc mạc của bản làng dân tộc Mông. Ở Tại homstay và ăn những món ăn độc đáo mang nét riêng biệt như:rượu ngô, thắng cố, mèm mém, gà đen, lợn bản, măng rừng...; khám phá và tham gia các nghề truyền thống độc đáo vẫn được bảo tồn và gìn giữ như: dệt thủ công, thêu thùa thổ cẩm, nhuộm chàm, vẽ sáp ong, nghề rèn…Ngoài ra du khách còn được tham gia các lễ hội, tập tục và hiểu biết nhiều hơn lối sống, văn hóa con người nơi đây. - Tìm hiểu kỹ lưỡng địa điểm du lịch, thực hiện khảo sát địa điểm và kết hợp các địa điểm theo lịch trình hợp lý, cân đối: Nhằm tạo cảm giác mới mẻ, thú vị cho khách du lịch các gói du lịch cần xây dựng phù hợp với nhu cầu tham gia của khách hàng từng Tour du lịch, tránh sự lặp lại và gây nhàm chán. - Sản phẩm du lịch kết hợp: Kết hợp du lịch nông thôn; du lịch tham quan; du lịch sinh thái và du lịch khám phá lồng ghép lịch sử, văn hóa, khảo cổ để tăng sự hấp dẫn đối với du khách. Chương trình kết nối hợp tác du lịch 3 - 4 tỉnh, thành phố. Ví dụ: Thái Nguyên - Tuyên Quang - Hà Giang; Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn, Hà Nội - Bắc Kạn - Tuyên Quang... Tận dụng lồng ghép các điểm du lịch trên các tuyến hấp dẫn và ấn tượng, được nhiều du khách lựa chọn và hài lòng. Tour du lịch sẽ trở nên có ý nghĩa và tăng sự thỏa mãn cao đối với du khách.
  • 49. 42 - Sản phẩm phù hợp với đối tượng khách hàng đã xác định: Để không gây nhàm chán và đủ thời gian tổ chức Tour, Tour kết hợp DLCĐ và du lịch tham quan. Với những nhận định và gợi ý của anh Nguyễn Văn Phong - GĐ công ty HASU khi xây dựng sản phẩm chia 2 nhóm khách: Khách trong nước và ngoài nước với các đặc điểm sau: + Trong nước: Hoạt động tham quan và trải nghiệm cộng đồng cân bằng nhau. + Ngoài nước: Họ thích được trải nghiệm các hoạt động và khám phá nét văn hóa dân tộc hơn do Việt Nam có nét văn hóa đặc sắc so với nước khác (Theo một khảo sát, tại hệ thống Homestay CBT tại 9 tỉnh tại Việt Nam có tới 71% khách lưu trú là khách nước ngoài). Do đó Tour sẽ được thiết kế thiên về các hoạt động DLCĐ, trải nghiệm nhiều hơn là tham quan. Tuy nhiên để có sản phẩm chất lượng cho du khách công ty HASU sẽ thỏa thuận và tham vấn ý kiến, đưa ra những gợi ý về các hoạt động diễn ra trong Tour để đem lại sự hài lòng nhất cho khách du lịch. 3.3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, hình ảnh doanh nghiệp - Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ du lịch cho nhân viên: + Cử nhân viên và hỗ trợ nhân viên tham gia các khóa học ngắn: Kiến thức chuyên ngành du lịch, kiến thức về hội nhập. Ngoại ngữ thông dụng: Tiếng Anh, Tiếng Trung; tiếng Hàn… Kỹ năng Tin học cần thiết cho công việc như: Thiết kế quảng cáo, Thiết kế Website, đăng gói du lịch;… Nghiệp vụ du lịch Kiến thức thị trường, kinh doanh, luật pháp quốc tế,… + Tổ chức định kỳ các buổi tập huấn do công ty tổ chức: Chia sẻ bài học kinh nghiệm trong đời sống và công việc và chia sẻ kiến thức nghiệp vụ
  • 50. 43 + Tổ chức những buổi chia sẻ kinh nghiệm cho đội ngũ hướng dẫn viên: (Đội ngũ hướng dẫn viên của công ty hiện nay chủ yếu phần lớn là cộng tác viên và làm hợp đồng. Họ công tác ở các cơ quan khác nhau và thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn khi công ty yêu cầu). Tuyển dụng và xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên trình độ nghiệp vụ cao, chuyên nghiệp, am hiểu về du lịch, thông thạo tiếng nước ngoài; có trách nghiệm và nhiệt huyết với công việc… nhất là kỹ năng xử lý tình huống trong quá trình làm du lịch. - Cải thiện, nâng cao hình ảnh văn phòng làm việc: Thiết kế văn phòng công ty du lịch ấn tượng là một điểm cộng trong việc tạo dựng hình ảnh cho doanh nghiệp. Văn phòng du lịch được thiết kế sáng tạo kết hợp chặt chẽ với định vị thương hiệu của doanh nghiệp sẽ khiến khách hàng nhớ đến khi đặt tour tại đây. Đảm bảo được các yếu tố: + Tính thẩm mỹ, phong cách thiết kế hiện đại và năng động, phù hợp với độ nhận diện thương hiệu và văn hóa công ty. + Tạo dấu ấn khác biệt sẽ gây được ấn tượng và khả năng phân biệt công ty du lịch khác cho KH. + Bố trí nội thất tối ưu diện tích sử dụng và đảm bảo công năng khi vận hành: Tạo không gian thoải mái cho nhân viên và thực hiện giao dịch với khách hàng của công ty. 3.3.3. Giải pháp đối với cộng đồng địa phương tham gia vào du lịch cộng đồng Để DLCĐ phát triển, các chuyến du lịch được tổ chức thuận lợi quan trọng nhất vẫn là cộng đồng của từng địa phương phải ý thức sâu sắc về giá trị đặc sắc của văn hóa, địa phương mình, từ đó truyền tải đến du khách những giá trị này bằng tình yêu, sự tôn trọng và niềm tin. - Tạo mối quan hệ gắn bó giữa công ty và người dân địa phương: Thỏa thuận và cam kết tuân theo những quy định của địa phương về: Văn hóa, trật tự an ninh, vệ sinh môi trường, ứng xử văn minh,…