SlideShare a Scribd company logo
1 of 111
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NHÃN HÀNG RIÊNG TẠI SIÊU THỊ
CO.OPMART HUẾ
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
Huế, tháng 05 năm 2022
Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp của mình, trong
thời gian qua em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của
quý thầy cô, đơn vị thực tập và người thân, bạn bè.
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường
Đại học Kinh tế Huế và Khoa Quản trị kinh doanh, cảm ơn nhà
trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em tham gia vào đợt thực
tập cuối khóa này. Em xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô bộ
môn Thương mại nói riêng và toàn thể quý thầy cô nhà trường nói
chung đã dạy dỗ, truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức và kỹ năng
trong suốt 4 năm học tập dưới mái trường Kinh tế Huế. Đặc biệt,
em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS Nguyễn Văn
Phát, là người đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những thông
tin quý báu, động viên, góp ý, sửa chữa cho em trong suốt quá
trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Đồng thời, em cũng trân trọng cảm ơn Ban giám đốc, lãnh
đạo siêu thị Co.opmart Huế đã tạo điều kiện hỗ trợ cho em có cơ
hội thực tập trong hệ thống của siêu thị và cung cấp cho em những
tài liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Cảm ơn Các
anh chị Phòng Marketing_quầy Dịch vụ khách hàng và toàn thể cán
bộ công nhân viên siêu thị đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, hỗ trợ
về những nghiệp vụ và kỹ năng cần thiết, giúp em có được những
trải nghiệm và kinh nghiệm thiết thực.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình,
những người thân và bạn bè đã dành nhiều sự quan tâm và giúp
đỡ trong suốt quá trình làm khóa luận vừa qua. Hơn nữa, đó cũng
là nguồn động viên lớn lao giúp em vượt qua những khó khăn
trong suốt quãng đời sinh viên.
Là buổi đầu tiếp xúc với khóa luận, do trình độ lý luận, kinh
nghiệm thực tiễn còn non kém cũng như hạn chế về thời gian nên
chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà
bản thân chưa thấy được. Em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ
dẫn của quý Thấy, Cô giáo để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 01 tháng 05 năm 2022
Sinh viên
Nguyễn Thị Gái.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
i
SVTH: Nguyễn Thị Gái
MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ.....................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..............................................................................................vii
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................2
2.1. Mục tiêu tổng quát....................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................2
2.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ..............................................................................3
3.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................3
4.1. Quy trình nghiên cứu................................................................................................3
4.2. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu...................................................................4
4.3 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu. .......................................................................5
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................6
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HÀNH VI
TIÊU DÙNG CỦA KHÁCH HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHÃN
HÀNG RIÊNG ...............................................................................................................6
1.1 Cơ sở lý luận..............................................................................................................6
1.1.1 Khách hàng.............................................................................................................6
1.1.2 Mô hình hành vi tiêu dùng và quá trình ra quyết định ...........................................6
1.1.2.1 Khái niệm về hành vi tiêu dùng...........................................................................6
1.1.2.2 Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng..........................................................7
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng. ..............................9
1.1.4 Khái quát về nhãn hàng riêng...............................................................................13
1.1.4.1 Nhãn hàng riêng là gì?.......................................................................................13
1.1.4.2 Phân loại nhãn hàng riêng .................................................................................14
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
ii
SVTH: Nguyễn Thị Gái
1.1.4.3 Vai trò của nhãn hàng riêng đối với các đối tượng liên quan............................15
1.1.5 Hoạt động kinh doanh nhãn hàng riêng và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả
kinh doanh nhãn hàng riêng...........................................................................................17
1.1.5.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh.........................................................................17
1.1.5.2 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhãn hàng riêng
.......................................................................................................................................18
1.1.6 Mô hình nghiên cứu lý thuyết ..............................................................................19
1.2 Cơ sở thực tiễn.........................................................................................................21
1.2.1 Tình hình kinh doanh bán lẻ trên địa bàn Thừa Thiên Huế..................................21
1.2.2 Bình luận các nghiên cứu liên quan......................................................................23
1.2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất.................................................................................24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHÃN HÀNG RIÊNG
CỦA SIÊU THỊ CO.OP MART HUẾ...........................................................................27
2.1 Tổng quan về Saigon Co.op và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
(TNHH MTV) Co.opmart Huế......................................................................................27
2.1.1 Khái quát về Saigon Co.op_ Liên hiệp Hợp tác xã thương mại thành phố Hồ Chí
Minh...............................................................................................................................27
2.1.2 Khái quát về Công ty TNHH một thành viên Co.opmart Huế.............................27
2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................27
2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ.....................................................................................30
2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của công ty................................................30
2.1.3 Đặc điểm kinh doanh của công ty TNHH MTV Co.opmart Huế.........................34
2.1.4 Khách hàng và đối thủ cạnh tranh của Co.opmart................................................37
2.1.5 Tình hình nguồn nhân lực của công ty TNHH MTV Co.opmart Huế trong giai
đoạn 2014-2016 .............................................................................................................39
2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế giai
đoạn 2014-2016 .............................................................................................................40
2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh nhãn hàng riêng tại siêu thị Co.opmart Huế......41
2.2.1 Phân tích tình hình kinh doanh hàng nhãn riêng tại siêu thị Co.opmart Huế.......41
2.2.1.1Thống kê tổng số SKU của hàng nhãn riêng của siêu thị Co.opmart qua 3 năm
2014-2016......................................................................................................................41
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
iii
SVTH: Nguyễn Thị Gái
2.2.1.2 Kết quả kinh doanh nhãn hàng riêng tại siêu thị Co.opmart Huế giai đoạn
2014-2016......................................................................................................................43
2.2.1.3 Hiệu quả từ các hoạt động xúc tiến bán hàng nhãn riêng..................................46
2.2.2 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng nhãn hàng riêng của
người tiêu dùng..............................................................................................................50
2.2.2.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu.................................................................................50
2.2.2.2Mô tả hành vi tiêu dùng nhãn hàng riêng của khách hàng tại Co.opmart Huế ..............54
2.2.2.3 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo.......................................................................59
2.2.2.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA......................................................................61
2.2.2.5 Kiểm định sự khác nhau trong đánh giá của các nhóm khách hàng đối với các
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua nhãn hàng riêng.......................................65
2.2.3 Tóm tắt chương 2..................................................................................................67
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHÃN
HÀNG RIÊNG TẠI SIÊU THỊ CO.OPMART HUẾ...............................................69
3.1 Ma trận SWOT cho hoạt động kinh doanh nhãn hàng riêng tại siêu thị Co.opmart
Huế.................................................................................................................................69
3.2 Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh nhãn hàng riêng tại siêu thị Co.opmart
Huế giai đoạn 2017-2020 ..............................................................................................70
3.2.1 Cam kết giá cả thật sự cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại. ...........................70
3.2.2 Luôn luôn cải tiến bao bì mẫu mã trở nên phong phú, bắt mắt............................71
3.2.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua liên kết chặt chẽ với các nhà sản xuất.
.......................................................................................................................................71
3.2.4 Gia tăng các tiện ích dịch vụ đi kèm đồng thời xây dựng thương hiệu Co.opmart
trong tâm trí khách hàng................................................................................................72
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................74
1. Kết luận......................................................................................................................74
2. Kiến nghị...................................................................................................................75
2.1 Đối với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và Sở Công thương nói riêng. ..75
2.2 Đối với siêu thị Co.opmart Huế...............................................................................75
3. Hạn chế và hướng phát triển đề tài trong tương lai...................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................78
PHỤ LỤC 1: BẢNG HỎI............................................................................................79
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
iv
SVTH: Nguyễn Thị Gái
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
ANOVA : (Analysis of Variance) Phương pháp phân tích phương sai
EFA : (ExploratoryFactor Analysis) Phương pháp phân tích nhân tố khám phá
KMO : (Kaiser-Meyer-Olkin) Chỉ số xem xét sự thích hợp của EFA
SPSS : Phần mềm SPSS phân tích dữ liệu
TRA : (Theory of Reasoned Action) Thuyết hành động hợp lý
TPB : (Theory of Planned Behavior) Thuyết hành vi dự định.
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
MTV : Một thành viên
HTX : Hợp tác xã
HA : Hình ảnh siêu thị
GC : Gía cả
CL : Chất lượng sản phẩm
TD : Tiện ích dịch vụ
BB : Bao bì nhãn hiệu
TC : Tính cách tân của người tiêu dùng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
v
SVTH: Nguyễn Thị Gái
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu......................................................................................3
Sơ đồ 1.2: Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng ...................................................8
Sơ đồ 1.3: Quy trình ra quyết định mua của người tiêu dùng .........................................9
Sơ đồ 1.4: Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng .................................10
Sơ đồ 1.5: Phân loại nhãn hàng riêng............................................................................14
Sơ đồ 1.6 : Mô hình học thuyết hành vi dự định TPB...................................................20
Sơ đồ 1.7: Mô hình mối liên hệ giữa giá cả cảm nhận, chất lượng cảm nhận và xu
hướng tiêu dùng.............................................................................................................21
Sơ đồ 1.8: Mô hình nghiên cứu đề xuất.........................................................................24
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của siêu thị Co.opmart Huế ...............................................31
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
vi
SVTH: Nguyễn Thị Gái
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của công ty TNHH MTV Co.opmart Huế giai đoạn 2014-
2016 ...............................................................................................................................39
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế giai
đoạn 2014-2016 .............................................................................................................40
Bảng 2.3. Thống kê tổng số SKU của hàng nhãn riêng của siêu thị Co.opmart qua 3
năm 2014-2016..............................................................................................................42
Bảng 2.4. Kết quả kinh doanh nhãn hàng riêng tại siêu thị Co.opmart Huế giai đoạn
2014-2016......................................................................................................................44
Bảng 2.5. Đặc điểm mẫu điều tra theo các đặc điểm cá nhân của khách hàng tại siêu thị
Co.opmart Huế...............................................................................................................51
Bảng 2.6: Đặc điểm mẫu theo nhãn hàng riêng mà khách hàng chọn mua...................54
Bảng 2.7: Đặc điểm mẫu theo nguồn thông tin biết đến ...............................................55
Bảng 2.8: Đặc điểm mẫu theo lý do chọn mua hàng nhãn riêng...................................56
Bảng 2.9: Đặc điểm mẫu theo mức độ mua nhãn hàng riêng........................................57
Bảng 2.10. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s alpha.........59
Bảng 2.11. Hệ số KMO và Bartlett's Test .....................................................................62
Bảng 2.12. Phương sai rút trích EFA ............................................................................63
Bảng 2.13. Kết quả ma trận xoay ..................................................................................63
Bảng 2.14. Kết quả kiểm định Independent Sample T Test..........................................66
Bảng 2.15. Kết quả kiểm định ANOVA........................................................................67
Bảng 3.1: Ma trận SWOT đối với hoạt động kinh doanh nhãn hàng riêng...................69
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
vii
SVTH: Nguyễn Thị Gái
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Doanh thu nhãn hàng riêng so với tổng doanh thu của siêu thị giai đoạn
2014-2016......................................................................................................................45
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu mẫu theo giới tính........................................................................51
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu mẫu theo nhóm tuổi ......................................................................52
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp...................................................................53
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu mẫu theo mức thu nhập trung bình tháng .....................................53
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu mẫu theo nhãn hàng riêng mà khách hàng chọn mua...................54
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu mẫu theo nguồn thông tin biết đến ...............................................55
Biểu đồ 2.8: Cơ cấu mẫu theo lý do chọn mua sản phẩm hàng nhãn riêng...................56
Biểu đồ 2.9: Cơ cấu mẫu theo mức độ mua sản phẩm hàng nhãn riêng .......................57
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
1
SVTH: Nguyễn Thị Gái
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong một xã hội phát triển và hội nhập không ngừng. Vì
thế,nhu cầu về mua sắm của con người ngày càng tăng cao. Nắm bắt được xu hướng
tiêu dùng đó, rất nhiều loại hình kinh doanh ra đời trong đó có siêu thị. Tại Việt Nam,
bán lẻ là hình thức đang được ưa chuộng và thị trường bán lẻ ở Việt Nam được xem là
thị trường tiềm năng cho các nhà kinh doanh bán lẻ. Co.opmart Huế thuộc tập đoàn
SAIGON CO.OP cũng không nằm ngoài tầm ngắm ấy. Nhận thấy được tiềm năng tại
thị trường Việt, Co.opmart luôn nỗ lực để thõa mãn tối đa nhu cầu mua sắm của người
tiêu dùng và đảm bảo kinh doanh đạt hiệu quả.
Xuất hiện từ năm 2002, Nhãn hàng riêng là cụm từ không còn xa lạ với đại đa số
các siêu thị. Tại hội thảo “Chuyển biến thị trường bán lẻ và cơ hội cho doanh nghiệp
Việt”, ý kiến của Sở Công thương các tỉnh thành trên cả nước đều cho rằng, xu thế
“Nhãn hàng riêng” là tất yếu trong quá trình Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh
tế thế giới. Không chỉ là giải pháp về thương hiệu, “nhãn hàng riêng” tạo ra cơ chế cạnh
tranh tích cực cho nền kinh tế, giúp hạ giá thành các sản phẩm cùng loại trên thị trường,
tăng chế độ hậu đãi để thu hút người tiêu dùng. Xây dựng nhãn hàng riêng cho doanh
nghiệp mang lại nhiều lợi thế trong đó có cả lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
Với tỉ lệ ngày càng tăng của mô hình bán lẻ hiện đại đang nổi lên, nhận thức và
niềm tin người tiêu dùng đối với nhãn hàng riêng đang dần tăng lên. Tuy nhiên, việc
nâng cao nhận thức này vẫn chưa thể mang lại những thay đổi đáng kể trong doanh thu
và thị phần của các nhãn hàng riêng trong khu vực chỉ tăng nhẹ trong khi các hoạt
động quảng cáo của thương hiệu nổi tiếng gia tăng.
Thật vậy, mặc dù sở hữu hơn 300 mặt hàng thuộc nhãn hàng riêng. Xong, việc
lưạ chọn nhãn hàng riêng cho vào giỏ hàng mua sắm của khách hàng vẫn nhiều e ngại.
Thói quen mua sắm là điều khó có thể thay đổi, đặc biệt đối với người tiêu dùng Việt.
Khách hàng thường quen với việc lựa chọn những nhãn hàng có thương hiệu, cùng với
sự đa dạng của các loại hàng hóa thì việc khách hàng lựa chọn nhãn hàng riêng của
Co.opmart là vấn đề đặt ra cho các nhà kinh doanh của hệ thống. Bên cạnh đó, việc
thúc đẩy hoạt động mua sắm các mặt hàng mang nhãn hiệu riêng sẽ mang lại rất nhiều
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
2
SVTH: Nguyễn Thị Gái
lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hơn hết, đó là vấn đề trong việc chủ động nguồn
hàng và xây dựng uy tín riêng cho bản thân siêu thị. Nhận thấy được thực tế đó, tôi
quyết định thực hiện đề tài” Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhãn hàng
riêng tại siêu thị Co.opmart Huế”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Khóa luận này tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh nhãn hàng
riêng tại doanh nghiệp, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh nhãn hàng riêng của siêu thị Co.opmart tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Để đạt
được mục tiêu nghiên cứu này thì các nhiệm vụ cần thực hiện cụ thể như sau.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những vấn đề lí luận, thực tiễn về hoạt động kinh doanh,hành
vi người tiêu dùng, siêu thị, nhãn hàng riêng...
- Nghiên cứu thói quen mua sắm cũng như hành vi tiêu dùng đối với nhãn
hàng riêng của khách hàng .
- Phân tích kết quả khảo sát nhằm đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh
nhãn hàng riêng.
- Đề xuất giải pháp thu hút hoạt động mua sắm các nhãn hàng riêng của
khách hàng tại siêu thị Co.opmart Huế.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm nhãn hàng riêng của khách hàng
là gì?
-Thực trạng hoạt động kinh doanh nhãn hàng riêng như thế nào?
- Co.opmart Huế đang có những điểm mạnh,cơ hội gì và những khó khăn thách
thức phải đối mặt khi kinh doanh nhãn hàng riêng?
-Doanh nghiệp cần làm gì để nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh
nhãn hàng riêng trong giai đoạn 2017-2018?
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
3
SVTH: Nguyễn Thị Gái
Cở sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu về hành vi tiêu dùng đối với nhãn hàng
Đánh giá tình hình kinh doanh nhãn hàng riêng
Sử dụng ma trận SWOT cho phân tích ,đánh giá
Đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh nhãn hàng riêng tại Co.opmart Huế
Kết luận
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động kinh doanh
nhãn hàng riêng tại siêu thị Co.op mart Huế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh của
mặt hàng mang nhãn hiệu riêng của Co.opmart
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế, đối tượng điều tra là những khách hàng tham quan mua sắm tại siêu thị
Co.opmart Huế.
- Phạm vi thời gian:
+ Các số liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ 2014-2016
+ Đề tài được tiến hành trong khoảng thời gian từ 01/2017 đến 04/2017.
Số liệu điều tra khách hàng chính thức được thu thập trong thời gian từ 20/02
đến ngày 5/03/2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Quy trình nghiên cứu
Sơ đồ 1.1 : Quy trình nghiên cứu.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
4
SVTH: Nguyễn Thị Gái
n 
4.2. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu
- Số liệu thứ cấp:
+Thu thập thông tin từ các giáo trình ,bài giảng, các tạp chí, internet và các
khóa luận nghiên cứu liên quan đến hiệu quả kinh doanh ,nhãn hàng riêng.
+ Các thông tin về hoạt động của doanh nghiệp thông qua các báo cáo, thống kê
qua các năm của siêu thị Co.opmart từ phòng Marketing mà tôi có được trong thời
gian thực tập ở đây.
-Số liệu sơ cấp:
Trong quá trình thực tập ở đây, thông qua quan sát cách làm việc, tiếp xúc trực
tiếp với đội ngũ nhân viên và khách hàng tham quan mua sắm tại siêu thị.
Nghiên cứu định tính để khám phá, bổ sung các biến quan sát làm cơ sở cho
việc xây dựng bảng hỏi.
Tiến hành điều tra khách hàng thông qua phát bảng hỏi cá nhân.
- Quy mô mẫu: Do giới hạn về nhân lực, thời gian nên tôi tiến hành khảo sát
trên mẫu đại diện và suy rộng kết quả cho tổng thể.
Để xác định cỡ mẫu điều tra , tôi sử dụng công thức của Cochran (1977) đối với
tổng thể vô hạn như sau:
 z 2



p  1 
e 2
p 


Trong đó:
n: cỡ mẫu
Z: giá trị tương ứng của miền thống kê (giá trị ngưỡng của phân phối
chuẩn).Với mức ý nghĩa  = 5%, độ tin cậy 95% . Vậy Z = 1,96
p = 0,5 là tỉ lệ ở mức tối đa
e = 8% : Sai số cho phép
Thông thường ta không biết được tỷ lệ p, q của tổng thể chung. Nhưng do tính
chất p+q=1, vì vậy p*q sẽ lớn nhất khi p=q=0.5 nên p*q= 0.25. Với độ tin cậy là 95%
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
5
SVTH: Nguyễn Thị Gái
và sai số cho phép là e = 8% ta sẽ có kích cỡ mẫu lớn nhất là 150. Vì vậy, tôi quyết
định chọn cỡ mẫu nghiên cứu là 150, tương ứng với 150 phiếu bảng hỏi.
- Đối tượng điều tra: Khách hàng tham quan mua sắm tại không gian của siêu thị
Co.opmart Huế.
- Phương pháp chọn mẫu: Với điều kiện thực tế, khách hàng tham quan mua sắm
tại siêu thị khá đa dạng. Tôi áp dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên với việc
tiến hành điều tra khách hàng đến quầy dịch vụ tham gia chương trình ưu đãi. Trong
thời gian từ 20/2 đến 5/3, Co.op mart Huế triển khai chương trình tặng phiếu giảm giá
30.00 đồng với hóa đơn mua sắm >500.000đ. Cứ mỗi khách hàng đến tham gia
chương trình này sẽ phát bảng hỏi điều tra. Dự kiến mỗi ngày điều tra 15 khách hàng,
vì mỗi khách hàng chỉ được tham gia chương trình một lần nên sẽ tránh được trường
hợp trùng lặp khách hàng khi đến quầy dịch vụ.
4.3 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu.
 Đối với dữ liệu thứ cấp: sử dụng phương pháp thống kê mô tả, bảng biểu, so
sánh.
 Đối với dữ liệu sơ cấp: sử dụng phần mềm SPSS nhằm phân tích hành vi của
người tiêu dùng và đánh giá được thực trạng kinh doanh nhãn hàng riêng tại siêu thị
co.opmart Huế. Cụ thể là:
- Phương pháp phân tích dãy số thời gian nghiên cứu sự biến động của hiện
tượng nghiên cứu theo thời gian.
- Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha.
- Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu để xác
định tập hợp biến cần thiết và tìm mối quan hệ giữa các biến.
Dựa vào kết quả phân tích tích được từ phần mềm SPSS, đánh giá được các
yếu tố đến hành vi tiêu dùng sản phẩm nhãn hàng riêng và thực trạng kinh doanh nhãn
hàng riêng tại siêu thị Co.opmart Huế.. Để từ đó đề xuất định hướng nhằm đẩy mạnh
hoạt động mua sắm và nâng cao hoạt động kinh doanh nhãn hàng riêng của siêu thị.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
6
SVTH: Nguyễn Thị Gái
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA KHÁCH HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH NHÃN HÀNG RIÊNG.
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khách hàng
Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà doanh nghiệp đang hướng các nỗ
lực Marketing vào . Họ là những người có nhu cầu sử dụng sản phẩm mong muốn thỏa
mãn nhu cầu đó và có điều kiện ra quyết định mua sắm. Khách hàng là đối tượng được
thừa hưởng tất cả các đặc tính, chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ.
Khách hàng bao gồm người tiêu dùng và các tổ chức như nhà sản xuất, nhà bán
lẻ, trung gian thương mại…
1.1.2 Mô hình hành vi tiêu dùng và quá trình ra quyết định
1.1.2.1 Khái niệm về hành vi tiêu dùng
Có rất nhiều khái niệm về hành vi của người tiêu dùng
 Theo hiệp hội Marketing Hoa Kì: “ Hành vi khách hàng chính là sự tác động
qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con
người mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống của họ. Hay nói cách
khác, hành vi khách hàng bao gồm suy nghĩ ,cảm nhận con người có được và những
hành động mà họ thực hiện trong quá trình tiêu dùng. Những ý kiến như ý kiến từ
những người tiêu dùng khác , quảng cáo, thông tin về giá cả, bao bì, thông tin bề ngoài
sản phẩm …đều có thể tác động đến suy nghĩ, cảm nhận và hành vi của khách hàng”
 Theo Kotler & Levy: “ Hành vi khách hàng là những hành vi cụ thể của một cá
nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm , sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ”
 Theo Ths. Hoàng Xuân Trọng: “ Hành vi người tiêu dùng là toàn bộ hành
động mà người tiêu dùng bộc lộ ra trong quá trình điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh
giá sau tiêu dùng đối với hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ”.
Qua các định nghĩa trên, ta có thể hiểu hành vi khách hàng như sau:
 Hành vi khách hàng bao gồm các hoạt động : mua sắm, sử dụng và xử lý sản
phẩm dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
7
SVTH: Nguyễn Thị Gái
 Là những suy nghĩ và cảm nhận của con người trong quá trình mua sắm và
tiêu dùng.
 Là những quyết định của người tiêu dùng liên quan tới việc sử dụng nguồn
lực( tài chính,thời gian, công sức, kinh nghiệm) tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu
cầu_mong muốn cá nhân)
Chẳng hạn như việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm dầu gội đầu để nắm
được những vấn đề như sau:
- Tại sao khách hàng mua dầu gội đầu ( để làm sạch tóc hay để trị gàu?)
- Họ mua nhãn hiệu nào( Clear, sunsilk,…)
- Tại sao họ mua nhãn hiệu đó (họ tin rằng nhãn hiệu đó chất lượng tốt hơn
hay đang được bán giảm giá?)
- Loại nào thường được khách hàng mua nhiều nhất(chai hay bịch bao nhiêu ml?)
- Mức độ mua( bao lâu thì mua một lần?)
- …
Việc tìm hiểu tất cả những vấn đề trên sẽ giúp cho các nhà sản xuất và kinh
doanh dầu gội đầu biết được nhu cầu, động cơ sử dụng sản phẩm và thói quen mua
sắm sản phẩm của khách hàng. Các nhà tiếp thị cần nghiên cứu kỹ hành vi khách hàng
nhằm mục đích nắm bắt được nhu cầu, sở thích ,thói quen của họ để xây dựng chiến
lược Marketing phù hợp , từ đó thúc đẩy khách hàng mua sắm sản phẩm,dịch vụ của
mình.Ngoài ra, nhà làm Marketing cũng rất quan tâm đến việc tìm hiểu xem những
khách hàng có thấy được các lợi ích của sản phẩm họ đã mua hay không (kể cả lợi ích
xã hội nếu có) và họ cảm nhận được, đánh giá như thế nào sau khi mua sản phẩm và
sử dụng sản phẩm . Bởi vì tất cả những vấn đề này sẽ tác động đến lần mua hàng tiếp
theo và thông tin truyền miệng về sản phẩm của họ tới những khách hàng khác.
1.1.2.2 Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng
Mô hình hành vi mua của khách hàng sau thể hiện mối quan hệ giữa các tác
nhân kích thích , hộp đen ý thức người tiêu dùng và phản ứng đáp lại của khách hàng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
8
SVTH: Nguyễn Thị Gái
Sơ đồ 1.2: Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng
(Nguồn Philip Kotler.1999.Marketing căn bản, nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội)
 Các tác nhân kích thích
Tác nhân kích thích là tất cả các tác nhân ,lực lượng bên ngoài người tiêu dùng
có thể gây ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng. Bao gồm hai phần:
 Nhóm yếu tố Marketing: Đây là những hoạt động marketing của doanh
nghiệp tác động vào người tiêu dùng một cách có chủ đích thông qua các chương trình,
chiến dịch marketing 4Ps.
 Các tác nhân kích thích khác: Là những tác nhân thuộc môi trường bên
ngoài, doanh nghiệp không điều khiển hay kiểm soát được. Tác nhân này bao gồm các
nhân tố vĩ mô và có thể gây ra rủi ro hay thuận lợi cho doanh nghiệp. Vì thế, việc
doanh nghiệp cần làm đó là dự báo và đưa ra kế hoạch để giảm thiểu rủi ro và khai
thác tối đa lợi nhuận.
 Hộp đen ý thức của người tiêu dùng
“Hộp đen” đơn giản là một thuật ngữ chỉ hệ thần kinh và cơ chế tiếp nhận , xử
lý thông tin và phản ứng đáp lại các kích thích của con người. Hộp đen ý thức bao gồm
hai nhóm:
 Nhóm thứ nhất: Đặc tính của người tiêu dùng. Nó ảnh hưởng đến việc người
tiêu dùng tiếp nhận và phải ứng lại như thế nào?. Cụ thể, đó là việc khách hàng tiếp
nhận các tác nhân kích thích vào mình bằng các đặc tính cá nhân như tính cách, tuổi
tác, giới tính, hoàn cảnh gia đình ,thu nhập…Sau đó, khách hàng xử lý thông tin tiếp
nhận được theo cách riêng của mình, có thể cân nhắc, so sánh…và cuối cùng là đưa ra
quyết định mua hoặc không mua hàng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
9
SVTH: Nguyễn Thị Gái
 Nhóm thứ hai: quy trình ra quyết định mua của người tiêu dùng.
Sơ đồ 1.3: Quy trình ra quyết định mua của người tiêu dùng
Đây là toàn bộ lộ trình người tiêu dùng thực hiện các hoạt động liên quan đến
sự xuất hiện mong muốn _nhu cầu, tìm kiếm thông tin, mua sắm, tiêu dùng, cảm nhận
có được sau khi tiêu dùng. Là quy trình đầy đủ và hoàn thiện về hành vi mua của
người tiêu dùng, trong hộp đen sẽ chứa đựng những suy nghĩ , sự cân nhắc trước khi
đưa ra hành động . Còn hành động của khách hàng sau khi được ý thức trong hộp đen
được gọi là hành động đáp lại.
Phân tích hộp đen là một quá trình diễn ra bên trong khách hàng, đòi hỏi người
bán hàng, những người xây dựng chương trình marketing cần phải rất tinh tế, có
những kỹ năng phân tích người tiêu dùng để có thể đoán và nhận biết sự băn khoăn
của khách hàng. Từ đó xác định được nên đưa thêm những thông tin hay hành động để
hóa giải những khuất mắc của khách hàng và tác động đến những suy nghĩ tích cực
của người tiêu dùng đối với sản phẩm, giúp họ tiến gần hơn tới quyết định mua sản
phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.
 Phản ứng đáp lại của người tiêu dùng
Là những phản ứng người tiêu dùng bộc lộ trong quá trình trao đổi mà ta có thể
quan sát được. Hay hiểu đơn giản, đó là tập hợp các cảm xúc, thái độ và hành động
của người tiêu dùng khi tiếp cận với các tác nhân kích thích.
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng.
Theo Philip Kotler, quá trình mua sắm của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của
hai nhóm nhân tố chính. Một là các nhân tố nội tại bao gồm nhân tố tâm lý và cá nhân.
Hai là các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến cá nhân người tiêu dùng, bao gồm nhân tố
văn hóa và xã hội.
Xuất
hiện
nhu
cầu
Tìm kiếm
thông tin
Đánh giá
và lựa
chọn
Hành
vi sau
mua
Quyết
định mua
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
10
SVTH: Nguyễn Thị Gái
Như vậy, người tiêu dùng thông qua các quyết định mua của mình không phải
ở trong chân không . Có bốn yếu tố lớn ảnh hưởng đến hành vi mà họ thực hiện: yếu tố
văn hóa, yếu tố xã hội, yếu tố cá nhân và yếu tố tâm lý( sơ đồ1.3)
Sơ đồ 1.4: Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng
(Nguồn: GS.TS. Trần Minh Đạo, 2009)
 Các yếu tố văn hóa
- Nền văn hóa chung: là nguyên nhân cơ bản, đầu tiên dẫn dắt hành vi của con
người nói chung và hành vi tiêu dùng nói riêng. Cách ăn mặc, giao tiếp , sự cảm nhận
giá trị của hàng hóa , thể hiện bản thân qua tiêu dùng …đều bị chi phối bởi nền văn
hóa. Mỗi một con người sinh ra và lớn lên tại các quốc gia khác nhau sẽ có cách nhìn
khác nhau về giá trị, nhận thức, cách ứng xử thông qua gia đình và các định chế xã hội
tại quốc gia họ sinh sống.
- Nền văn hóa đại diện: là bộ phận nhỏ cấu thành nền văn hóa chung. Nếu nền
văn hóa là một cây rộng lớn thì nền văn hóa đại diện chính là các cành cây tạo nên cây
đó. Nền văn hóa đại diện được hình thành trên sự khác biệt về nơi cư trú, dân tộc, tín
ngưỡng, nghề nghiệp, học vấn,…của một cộng đồng cùng nền văn hóa.
- Tầng lớp xã hội: Nhìn chung, tất cả các xã hội đều có sự phân tầng xã hội.
Tầng lớp xã hội là các lớp người khác nhau do kết quả của sự phân chia tương đối
đồng nhất và ổn định trong một xã hội, được sắp xếp theo thứ bậc dựa trên các yếu tố
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
11
SVTH: Nguyễn Thị Gái
thu nhập, nghề nghiệp, trình độ học vấn…Những thành viên trong từng thứ bậc cùng
chia sẻ những giá trị lợi ích và cách ứng xử giống nhau.
 Các yếu tố xã hội
- Nhóm tham khảo: là những nhóm người có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp
đến quan điểm và cách ứng xử của cá nhân. Thông qua nhóm tham khảo mà khách
hàng hình thành nên quan điểm và thái độ của mình. Những hàng hóa xa xỉ tiêu dùng
nơi công cộng thì cá nhân chịu ảnh hưởng mạnh từ nhóm này. Hàng hóa tiêu dùng
thiết yếu thì mức độ ảnh hưởng của nhóm là thấp.
- Gia đình: Có thể thấy rõ, gia đình là yếu tố có ảnh hưởng rất mạnh đến hành
vi tiêu dùng. Bởi lẽ, sự biến động của nhu cầu hàng hóa luôn luôn gắn liền với sự hình
thành và biến động của gia đình. Mặt khác, nó không chỉ tác động tới quyết định mua
trong hiện tại mà còn ảnh hưởng tới hoạt động mua trong tương lai do truyền thống,
tập tục gia đình đã ngấm vào con người của người tiêu dùng trong một thời gian dài và
thường xuyên.
- Vai trò và địa vị xã hội: mỗi cá nhân có thể là thành viên của nhiều nhóm
khác nhau trong xã hội, tương ứng với những nhóm đó sẽ có vai trò và địa vị xã hội
khác nhau. Vai trò của một người bao gồm những hoạt động mà người đó sẽ phải thực
hiện trong nhóm của họ. Vai trò đó gắn liền với một địa vị xã hội. Con người thường
có xu hướng lựa chọn tiêu dùng những sản phẩm thể hiện được vai trò và địa vị xã hội
của họ.
Tất cả các định tính này bắt buộc người làm marketing phải làm sao để biến
những sản phẩm, dịch vụ của mình thành những biểu tượng địa vị mà người tiêu dùng
mong đợi.
 Yếu tố cá nhân
Hành vi tiêu dùng của mỗi cá nhân là không giống nhau. Quyết định của người
mua còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân, mà trong đó đáng chú trọng nhất là
tuổi tác và các yếu tố như nghề nghiệp, trình độ học vấn, tính cách…
- Tuổi tác và đường đời (các giai đoạn sống của cuộc đời): Người tiêu dùng
thường sẽ thay đổi hàng hóa, dịch vụ mà họ mua sắm qua các giai đoạn trong cuộc đời
của họ. Tuổi ấu thơ sẽ ăn những thức ăn dành cho trẻ em, lúc lớn lên hầu như ăn tất cả
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
12
SVTH: Nguyễn Thị Gái
các loại thực phẩm và dùng những món ăn kiêng lúc về già . Thị hiếu của con người có
quan hệ chặt chẽ với tuổi tác và đường đời. Chính vì thế, người làm marketing luôn
chọn các nhóm khách hàng theo chu kỳ sống và hoàn cảnh sống của họ làm thị trường
mục tiêu của mình.
- Nghề nghiệp: Nghề nghiệp có ảnh hưởng đến tính chất của hàng hóa, dịch vụ
của người tiêu dùng mua sắm. Sinh viên sẽ ăn cơm hộp rẻ tiền trong khi viên chức nhà
nước sẽ ăn ở nhà hàng sang trọng. Những người làm marketing cố gắng định dạng
được những nhóm nghề nghiệp có nhiều quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ của
mình. Một doanh nghiệp có thể chuyên vào việc sản xuất các sản phẩm mà một nhóm
nghề nghiệp đặc thù nào đó cần đến.
- Tình trạng kinh tế: Điều kiện kinh tế cá nhân có ảnh hưởng rất lớn đến loại
hàng hóa và số lượng hàng hóa mà họ lựa chọn,mua sắm. Một khi ngân sách tiêu dùng
càng cao thì tỷ lệ phân bố cho tiêu dùng các hàng xa xỉ càng tăng lên, tỷ lệ chi tiêu cho
các hàng thiết yếu giảm xuống. Cơ hội mua sắm của người tiêu dùng phụ thuộc vào
khả năng tài chính và hệ thống giá cả.
- Phong cách sống: Người tiêu dùng tuy cùng nhóm văn hóa đặc thù hoặc tầng
lớp xã hội như nhau và thậm chí cùng nghề nghiệp giống nhau, cũng có thể có sự khác
biệt trong phong cách sống. Phong cách sống của một người là sự tự biểu hiện của
người đó được thể hiện ra thành những hoạt động, mối quan tâm và quan điểm của
người ấy trong cuộc sống. Phong cách sống có thể giúp cho người làm marketing có
được sự hiểu biết về các giá trị luôn thay đổi của người tiêu dùng và ảnh hưởng của
các giá trị đó đến hành vi mua sắm của họ.
 Yếu tố tâm lý
Hành vi lựa chọn mua hàng của cá nhân cũng chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố cơ
bản mang tính chất tâm lý, đó là: động cơ, nhận thức, sự tự quan niệm, niềm tin và thái độ.
- Động cơ: Nhu cầu sẽ trở thành động cơ khi nhu cầu đó bị thôi thúc bức thiết
đến độ buộc con người phải hành động để thỏa mãn nhu cầu đó.Việc thỏa mãn nhu cầu
sẽ làm giảm bớt cảm giác căng thẳng. Các nhà tâm lý học đã phát triển những lý thuyết
về động cơ con người, nổi tiếng là thuyết về tháp nhu cầu của Abraham Maslow.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
13
SVTH: Nguyễn Thị Gái
- Nhận thức: Động cơ thúc đẩy con người hành động còn hàng động như thế
nào thì phụ thuộc vào nhận thức. Nhận thức là quá trình con người chọn lọc, tổ chức
và lý giải thông tin được tiếp nhận để hình thành một bức tranh có ý nghĩa. Khách
hàng có thể có cùng động cơ như nhau nhưng hành động của họ là hoàn toàn khác
nhau bởi vì nhận thức của họ không giống nhau.
- Sự tự quan niệm: là hình ảnh trí tuệ của một cá nhân về chính bản thân mỗi
người, liên quan tới nhân cách của con người. Dựa vào ý thức của khách hàng về bản
thân, nhà làm marketing phải xây dựng nên những sản phẩm, dịch vụ chứa đựng hình
ảnh bản thân khách hàng.
- Niềm tin và thái độ: Thông qua thực tiễn và sự hiểu biết của bản thân, con
người hình thành nên niềm tin và thái độ đối với sản phẩm. Niềm tin gây ảnh hưởng
quan trọng tới hoạt động định vị hình ảnh sản phẩm, dịch vụ trong tâm trí khách hàng.
Trong khi đó, thái độ lại làm cho con người xử sự mang tính cứng nhắt đối với các sự
việc tương tự. Vì thế, nhà làm marketing nên điều chỉnh các sách lược của mình hơn
theo thái độ của khách hàng đối với sản phẩm hơn là làm thay đổi thái độ của họ.
1.1.4 Khái quát về nhãn hàng riêng
1.1.4.1 Nhãn hàng riêng là gì?
Bắt nhịp cùng với đà phát triển của sản xuất và tiêu dùng quốc tế, nhãn hàng
riêng ra đời như một xu hướng tất yếu. Được phát triển ở các nước châu Âu, châu Mỹ
và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, nhãn hàng riêng đã được các tập đoàn
kinh doanh bán lẻ lần lượt giới thiệu đến khách hàng. Mà trong đó, chủ yếu là các
phẩm mang nhãn hàng riêng của các siêu thị. Vậy trước tiên, chúng ta cần làm rõ nhãn
hàng riêng là gì và những vấn đề xoay quanh dòng sản phẩm mang thương hiệu nhãn
hàng riêng này.
Từ điển online wikipedia có định nghĩa về nhãn hàng riêng như sau: “ Nhãn
hàng riêng sản phẩm hoặc dịch vụ thường được sản xuất và cung cấp bởi một công ty
nhưng dưới thương hiệu của một công ty khác”.
Theo Vinaresearch_công ty nghiên cứu online tại Việt Nam “ Nhãn hàng riêng
là hàng hóa do các nhà bán lẻ trực tiếp đặt hàng các công ty gia công theo yêu cầu về
mẫu mã, tiêu chuẩn chất lượng nên tiết giảm được tối đa chi phí trung gian, tiếp thị. Vì
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
14
SVTH: Nguyễn Thị Gái
vậy, sản phẩm nhãn hàng riêng thường có giá bán thấp hơn so với sản phẩm cùng loại
của thương hiệu khác”.
Theo giải thích của công ty Nielsen, “nhãn hiệu nhà phân phối là những nhãn
hiệu thuộc về các tổ chức phân phối bán sỉ hoặc bán lẻ, sản phẩm mang nhãn hiệu nhà
phân phối được phân phối độc quyền tại các điểm bán của tổ chức phân phối và
chịu sự kiểm soát một cách chặt chẽ và độc lập của tổ chức phân phối”.
Qua các quan điểm của các tổ chức nói trên, có thể xét thấy nhãn hàng riêng
chứa đựng những đặc điểm sau:
Thứ nhất, nhãn hàng riêng là sản phẩm mang nhãn hiệu của nhà phân phối mà
đa phần là các siêu thị
Thứ hai, sản phẩm mang nhãn hàng riêng được sản xuất bởi các công ty gia
công theo đơn đặt hàng của các siêu thị, có quy định về tiêu chuẩn, bao bì…
Thứ ba, nhãn hàng riêng được phân phối độc quyền tại các cửa hàng bán lẻ của
duy nhất nhà phân phối đó.
1.1.4.2 Phân loại nhãn hàng riêng
NHÃN HÀNG RIÊNG
(PRIVATE LABEL)
Nhãn hàng riêng
giá thấp
(Generic brands)
Nhãn hàng riêng
đại chúng
(Copycat brands)
Nhãn hàng riêng
hàng đầu
(Premium brands)
Nhãn hàng
riêng độc quyền
(Excusive
Brands)
Sơ đồ 1.5: Phân loại nhãn hàng riêng
(Nguồn: Retailing Management, Levy và Weitz, 2003)
- Nhãn hàng riêng giá thấp (generic brands): thường là những sản phẩm có giá cả
hay chất lượng thấp và bao bì đóng gói đơn giản. Nhãn hàng này xuất hiện phục vụ
phân khúc thị trường khách hàng có thu nhập và khả năng chi tiêu thấp và trung bình.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
15
SVTH: Nguyễn Thị Gái
- Nhãn hàng riêng đại chúng (copycat brands): Là các nhãn hiệu mang tính chất bắt
chước tương tự các nhãn hiệu hàng đầu, các sản phẩm mang thương hiệu quốc gia. Bao
bì,mẫu mã của nhãn hàng này cũng khá tương tự với sản phẩm mang thương hiệu quốc
gia và cũng khá hấp dẫn, thu hút người tiêu dùng nhưng có giá rẻ hơn. Trong khi đó,
chất lượng phải gần bằng hoặc tương đương với các sản phẩm bắt chước đó.
- Nhãn hàng riêng hàng đầu (premium brands): là nhãn hàng riêng có chất lượng
cao hơn sản phẩm thương hiệu quốc gia, sản phẩm được làm công phu ,bao bì đóng
gói sang trọng, lạ mắt và là sản phẩm cao cấp trên thị trường. Khách hàng được hướng
đến trong phân khúc này có thu nhập và khả năng chi trả cao.
-Nhãn hàng riêng độc quyền (exclusive brands): là các sản phẩm được phát triển
bởi các nhà cung cấp quốc gia, kết hợp với việc bán độc quyền ở các cơ sở bán lẻ. Một
dạng đơn giản nhất của dòng sản phẩm này là khi các nhà sản xuất định dạng những
mẫu mã, tính năng khác nhau cho cùng một dòng sản phẩm nhưng được bày bán ở các
cơ sở bán lẻ khác nhau. Dòng sản phẩm mang nhãn hiệu riêng độc quyền này giúp cho
các nhà bán lẻ có được lợi nhuận cao hơn và nhiều động lực hơn trong việc khai thác
hiệu qủa tiềm năng của mình.
1.1.4.3 Vai trò của nhãn hàng riêng đối với các đối tượng liên quan.
 Đối với nhà phân phối ( Siêu thị)
- Trong lịch sử, các nhà phân phối hay bán lẻ thường phải chịu sức ép rất lớn từ
nhà sản xuất có thương hiệu, cùng với đó là sức ép đòi hỏi ngày càng cao từ phía
khách hàng. Điều đó làm vị thế của nhà phân phối có phần hạn chế. Nhờ sự xuất hiện
như một xu hướng của nhãn hàng riêng, cán cân quyền lực dường như có sự cân bằng
và thậm chí nghiêng về phía siêu thị.
- Tận dụng các nguồn lực sẵn có về lực lượng, không gian…nhãn hàng riêng giúp
nhà phân phối tiết kiệm các nguồn chi phí tiếp thị, chi phí trung gian khác.
- Trong trường hợp sản phẩm nhãn hàng riêng có mối tương tác tốt với khách
hàng hay đáp ứng tốt, thoản mãn nhu cầu của khách hàng thì việc duy trì và tạo sự
trung thành của khách hàng đối với nhà phân phối là điều dễ hiểu.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
16
SVTH: Nguyễn Thị Gái
- Với các sản phẩm mang nhãn hàng riêng, các nhà phân phối sẽ hình thành cho
mình những phổ hàng riêng. Và điều đó tạo ra những phổ hàng khác nhau giưã các nhà
phân phối.
- Đặc biệt, việc phát triển nhãn hàng riêng là giải pháp cơ bản tăng cường năng
lực kinh doanh và năng lực cạnh tranh cũng như cải thiện năng lực đàm phán với các
nhà sản xuất, tăng cường mối quan hệ bền vững với các nhà sản xuất.
- Các sản phẩm nhãn hàng riêng có thể cạnh tranh được về giá trị và chất lượng
mà khách hàng ngày nay đang tìm kiếm. Đây chính là cơ hội cho các nhà bán lẻ sử
dụng nhãn hàng riêng để phân biệt mình cũng như dẫn đường với sự đổi mới để giúp
xây dựng và duy trì hình ảnh của thương hiệu siêu thị mình.
 Đối với nhà sản xuất
Nhãn hàng riêng dẫn đến sự đối đầu giữa nhà sản xuất và các hãng bán lẻ. Do
không gian các gian hàng là hữu hạn nên nhiều siêu thị hiện nay đã tính phí gian hàng để bù
đắp cho chi phí lên danh sách và sắp xếp hàng hóa lên kệ. Không những vậy các nhà bán lẻ
còn tính thêm phí cho các khu vực trưng bày đặc biệt. Chính điều này đã làm tăng thêm chi
phí cho các nhà sản xuất, trong khi đó các hãng bán lẻ thường sắp xếp các các hàng hóa mang
nhãn hiệu riêng của mình tại các vị trí thuận tiện, bắt mắt và đảm bảo chúng được lưu trữ và
bảo quản cẩn thận hoặc thậm chí tiến hành quảng cáo mạnh mẽ cho nhãn hàng riêng của
mình. Bằng cách này, các hãng bán lẻ đã khiến cho giá cả của mình thấp hơn của các nhà
sản xuất và thu hút được thêm rất nhiều người tiêu dùng vốn hết sức nhạy cảm với giá cả
(Principle of Marketing, F. Kotler, p 496- 498 ).
Những yếu tố nêu trên đã gây ra một số bất lợi cho nhà sản xuất:
- Lòng trung thành của khách hàng chuyển từ nhà sản xuất sang nhà phân
phối: Người tiêu dùng tìm đến nhà bán lẻ trước tiên và ngày càng trung thành với các
thương hiệu của siêu thị.
- Lợi nhuận đang chuyển dần từ nhà sản xuất sang nhà phân phối: Từ năm
1996 đến 2003, các nhà bán lẻ đã chiếm được 5 điểm cổ phần trong lợi nhuận chung
cùng với nhà sản xuất và lợi nhuận tăng trưởng hơn 50%.( Nghiên cứu của Jan-
Benedict E. M. và Nirmalya Kumar)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
17
SVTH: Nguyễn Thị Gái
Với mỗi doanh nghiệp, tùy thuộc vào từng chiến lược , mục tiêu kinh doanh của
họ mà quyết định có nhận sản xuất nhãn hàng riêng cho siêu thị hay không. Có thể
việc nhận gia công sẽ khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị nhà máy, tăng doanh
thu cho bản thân doanh nghiệp. Nhưng đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp
chấp nhận tham gia vào cuộc đua cạnh tranh về thương hiệu. Chính vì thế, mỗi nhà sản
xuất luôn phải thật sáng suốt trong việc nhận gia công sản phẩm nhãn hàng riêng, thật
sự sản phẩm nhãn hàng riêng là con dao hai lưỡi đối với nhà sản xuất.
 Đối với người tiêu dùng.
- Tạo sự đa dạng hàng hoá, cho người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn
- Sản phẩm mang nhãn hàng riêng có nhiều phân khúc giá khác nhau, phù hợp
với thu nhập của nhiều tầng lớp người tiêu dùng
- Củng cố niềm tin, sự yên tâm của người tiêu dùng trong việc sử dụng những
sản phẩm mang nhãn hiệu nhà phân phối mà họ đã trung thành. Theo nghiên cứu của
Jan-Benedict E. M. và Nirmalya Kumar, có đến hai phần ba số người tiêu dùng trên
khắp thế giới tin rằng “thương hiệu của siêu thị là một sự thay thế tốt cho các thương
hiệu khác.”
- Nhãn hàng riêng còn là một giải pháp, một sự lựa chọn khôn ngoan của
người tiêu dùng trong thời kỳ suy thoái.
1.1.5 Hoạt động kinh doanh nhãn hàng riêng và sự cần thiết phải nâng cao
hiệu quả kinh doanh nhãn hàng riêng.
1.1.5.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Từ trước đến nay, có nhiều khái niệm về hiệu quả kinh doanh do các nhà kinh tế
học đưa ra.
Adam Smith cho rằng: Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là
doanh thu tiêu thụ hàng hóa.
Hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỉ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ
ra. Đó chính là quan điểm của tác giả Manfred- Kuhn.
Tóm lại, hiệu quả kinh doanh được xem là một phạm trù kinh tế, đánh giá khả
năng tận dụng các nguồn lực như lao động, vốn, trang thiết bị…nhằm đạt được mục
tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
18
SVTH: Nguyễn Thị Gái
Trên đây là các lí luận về hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp nói chung.
Tuy nhiên, riêng với đề tài đang được nghiên cứu, loại hình kinh doanh của doanh
nghiệp là siêu thị, một mô hình kinh doanh đặc thù. Vì thế, việc đánh giá hiệu quả hoạt
động kinh doanh nhãn hàng riêng, tôi sẽ thiên về phía sức mua, thái độ và mức độ
quan tâm đến nhãn hàng riêng của người tiêu dùng. Bên cạnh đó là dựa trên doanh thu
của sản phẩm nhãn hàng riêng so với tổng sản phẩm trong siêu thị để đánh giá được
thực trạng kinh doanh nhãn hàng riêng của Co.opmart Huế.
1.1.5.2 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhãn
hàng riêng
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh được xem như là một công cụ hữu
hiệu cho các nhà quản trị thực hiện chức năng của mình và cũng là thước đó trình độ
quản lý của chính các nhà quản trị . Vì sao ta lại nói như thế? Bởi lẽ, dựa vào kết quả
kinh doanh nhãn hàng riêng có được cho phép nhà quản trị xem xét, đánh giá xem
doanh nghiệp mình đang ở đâu, đang kinh doanh như thế nào. Và từ đó, nhà quản trị
có cơ sở để đề ra các phương án kinh doanh phù hợp với chính tình hình của doanh
nghiệp. Đó là cả một quá trình vận dụng khả năng phân tích, đánh giá, xem xét và lựa
chọn các phương án nhằm tối đa hóa lợi nhuận, tối ưu hóa nguồn lực.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Để có
thể tồn tại trên thị trường, doanh nghiệp buộc phải tìm cho mình một chỗ đứng thật an
toàn. Trong khi nhãn hàng riêng đang dần trở thành xu thế và hiệu quả kinh doanh
nhãn hàng riêng chính là nhân tố góp phần vào việc xây dựng chỗ đứng cho Co.opmart
trên thị trường Huế. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhãn hàng riêng chính là
đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững cho siêu thị.
Tuy nhiên, tồn tại chỉ mới là yêu cầu mang tính chất giản đơn, phát triển và mở
rộng mới là yêu cầu quan trọng. Bởi vì tồn tại luôn phải đi đôi với sự phát triển mở
rộng của doanh nghiệp, đòi hỏi phải có sự tích lũy đảm bảo cho quá trình kinh doanh
mở rộng theo đúng quy luật của phát triển.
Ngoài ra, nâng cao hiệu quả kinh doanh nhãn hàng riêng là nhân tố thúc đẩy sự
cạnh tranh và tiến bộ trong kinh doanh. Cạnh tranh luôn mang đến hai khía cạnh trái
ngược nhau, tiêu cực và tích cực. Cạnh tranh có thể làm cho doanh nghiệp mạnh lên
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
19
SVTH: Nguyễn Thị Gái
nhưng cũng có thể khiến doanh nghiệp không thể tồn tại trên thị trường. Chính cạnh
tranh là yếu tố đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn sáng tạo, đầu tư tạo ra sự tiến bộ trong
kinh doanh. Trong khi đó, cạnh tranh thì càng thể hiện rõ sự khốc liệt, lúc này không
còn dừng lại ở việc cạnh tranh hàng hóa, giá cả mà còn cạnh tranh trên rất nhiều yếu tố
khác nữa. Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhãn hàng riêng đồng nghĩa với vận dụng
việc giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng và cải tiến mẫu mã hàng hóa…
Lại xét ở thị trường kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam nói chung và Thừa Thiên
Huế nói riêng, với sự tồn tại của đối thủ cạnh tranh như Big C, các khu chợ lớn…Việc
nâng cao hiệu quả hoạt độngkinh doanh nhãn hàng riêng như là một vấn đề tất yếu khi
mà người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn trong việc lựa chọn hàng hóa cũng như dễ
dàng so sánh hàng hóa giữa các siêu thị .Trong khi đó, nhãn hàng riêng dần được
khách hàng quan tâm nhờ vào những lợi ích mà nó mang lại cho việc mua sắm của họ.
Đó như một dấu hiệu đảm bảo cho việc kinh doanh của cả siêu thị Co.opmart đạt hiệu
quả trên các mặt.
Nói tóm lại, nâng cao hoạt động kinh doanh nhãn hàng riêng chính là con
đường nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mà
cụ thể ở đây là siêu thị Co.opmart Huế.
1.1.6 Mô hình nghiên cứu lý thuyết
 Mô hình học thuyết hành vi dự định( Theory of Planned Behavior- TPB)
Thuyết này ra đời do con người ta muốn dự đoán hành vi của một cá nhân nào
đó trong tương lai.Và Ajzen, người đã phát hiện ra thuyết này đã cho rằng, một người
nào đó có thái độ tốt với điều gì đó hay cái gì đó thì rất có khả năng thực hiện hành vi
cụ thể trong tương lai.
Thuyết hành vi dự định (TPB) (Ajzen,1991) được phát triển từ lý thuyết hành
động hợp lý TRA(Ajzen & Fishbein, 1975), giả định rằng một hành vi có thể được dự
báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó. Các xu hướng
hành vi được giả sử bao gồm các nhân tố, động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi và được
định nghĩa như là mức độ nỗ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó
(Ajzen, 1991).
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
20
SVTH: Nguyễn Thị Gái
Vậy dự định của một người bị tác động bởi các yếu tố nào, theo Ajzen thì có ba
nhân tố ảnh hưởng đến dự định của một cá nhân đó là: Thái độ về hành vi, chuẩn chủ
quan , kiểm soát hành vi cảm nhận. Cụ thể như sau:
- Thái độ về hành vi là đánh giá tích cực hay tiêu cực đối với hành vi thực hiện.
Nghĩa là khi một người có thái độ tốt đối với một sản phẩm nào đó như chất lượng, giá
cả…thì rất có khả năng sẽ mua sản phẩm đó.
- Chuẩn chủ quan là ảnh hưởng của xã hội, đề cập đến sức ép của xã hội được
cảm nhận để thực hiện hay không thực hiện hành vi. Khi đã có thái độ tốt với sản
phẩm hay điều gì đó nhưng điều đó vẫn chưa nhận được sự đồng thuận phổ biến của
xã hội thì rất có khả năng hành vi đó sẽ không được thực hiện. Ý định mua của người
tiêu dùng sẽ bị tác động bởi cha/mẹ,vợ/chồng, con cái, đồng nghiệp…và mức độ ảnh
hưởng là không giống nhau.
- Kiểm soát hành vi cảm nhận phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực
hiện hành vi, điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội. Một
khi đã có thái độ tốt, cả xã hội đồng tình với hành động mua sản phẩm đó và người đó
có đủ điều kiện thì hành vi mua hoàn toàn có thể xảy ra. Ngược lại, nếu có thái độ tốt
và xã hội ủng hộ nhưng người đó không có điều kiện để thực hiện thì hành động đó
không thể xảy ra trong thực tế.
Ajzen đề nghị rằng, nhân tố kiểm soát hành vi cảm nhận tác động trực tiếp đến
xu hướng thực hiện hành vi.
Sơ đồ 1.6 : Mô hình học thuyết hành vi dự định TPB
THÁI ĐỘ
CHUẨN CHỦ
QUAN
XU HƯỚNG
HÀNHVI
HÀNH VI
THỰC SỰ
KIỂM SOÁT
HÀNH VI CẢM
NHẬN
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
21
SVTH: Nguyễn Thị Gái
CHẤT
LƯỢNG
CẢM NHẬN
GIÁ TRỊ
CẢM NHẬN
XU
HƯỚNG
TIÊU
DÙNG
GIÁ CẢ
CẢM NHẬN
 Mô hình nghiên cứu của hai tác giả Tung-Zong Chang và Albert R.Wildt
Hai tác giả đã nghiên cứu và đưa ra mô hình mối liên hệ giữa giá cả cảm nhận,
chất lượng cảm nhận và xu hướng người tiêu dùng.
Sơ đồ 1.7: Mô hình mối liên hệ giữa giá cả cảm nhận, chất lượng cảm nhận
và xu hướng tiêu dùng.
(Nguồn: Tung-Zong Chang và Albert R.Wildt, 1994)
Tung-Zong Chang và Albert R.Wildt đã chỉ ra rằng xu hướng tiêu dùng một
sản phẩm chịu ảnh hưởng đồng biến với giá trị cảm nhận đối với sản phẩm đó. Nghĩa
là một sản phẩm có được giá trị cảm nhận thấp( bởi giá cao hoặc chất lượng kém) thì
đồng nghĩa với việc xu hướng tiêu dùng cho sản phẩm đó sẽ thấp và ngược lại.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tình hình kinh doanh bán lẻ trên địa bàn Thừa Thiên Huế
Xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với nhu cầu mua sắm của người dân
được nâng cao. Ngày nay, người ta không còn lo ăn no mặc ấm nữa mà thay vào đó là
ăn no, mặc đẹp. Đó cũng là lý do mà xu hướng tiêu dùng hàng hóa của con người cũng
thay đổi. Nắm bắt được khuynh hướng của người tiêu dùng thích việc mua sắm được
thuận tiện, giá cả rõ ràng, chất lượng đảm bảo trong khi thói quen mua sắm ở chợ
thường bộc lộ nhiều nhược điểm như chất lượng thực phẩm đôi khi không đảm bảo,
giá cả không ổn định... nên nhiều năm trở lại đây, ở Huế có nhiều siêu thị mọc lên và
ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến mua sắm.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
22
SVTH: Nguyễn Thị Gái
Tiên phong đó chính là sự ra đời của siêu thị Thuận Thành, là người “hớt váng
sữa” và cũng chính là người mang hơi thở mới cho thị trường bán lẻ ở Huế. Ngay sau
đó là sự xâm nhập của Co.opmart, Big C…
Không ai có thể phủ nhận sự tiện ích của siêu thị trong việc đáp ứng nhu cầu
mua sắm của người tiêu dùng. Sự tiện ích ở đây thể hiện rất rõ trong việc cung cấp đa
dạng chủng loại với số lượng lớn hàng hóa từ thực phẩm, quần áo, bột giặt, đồ gia
dụng, điện tử, mỹ phẩm,… cho đến các dịch vụ giải trí, ăn uống. Chất lượng hàng hóa
ở đây được nhà cung cấp cam kết đảm bảo chất lượng. Mặt khác, loại hình kinh doanh
hiện đại này đáp ứng được đông đảo nhu cầu với các viên chức, những người không
có thời gian để đi chợ hằng ngày. Việc lựa chọn siêu thị là nơi mua sắm phù hợp với
điều kiện và đáp ứng được nhu cầu của mỗi người.
Cùng với sự đa dạng, phong phú về hàng hóa, các siêu thị cũng luôn khiến cho
người tiêu dùng cảm thấy hài lòng khi đến mua sắm, bởi cách phục vụ và chính sách
chăm sóc khách hàng được đặt lên hàng đầu bằng nhiều phương thức linh hoạt. Bên
cạnh yếu tố chất lượng hàng hóa, các siêu thị còn chú trọng việc nâng cao chất lượng
dịch vụ của mình. Khách hàng đến tham quan mua sắm không chỉ được lựa chọn được
hàng hóa đảm bảo chất lượng, giá cả phải chăng mà còn được tham gia các dịch vụ
thật sự hữu ích. Đó là các chương trình khuyến mãi, các dịch vụ trước trong và sau
mua, hàng loạt các dịch vụ ra đời nhằm mục tiêu gia tăng lợi ích cho khách hàng mà
không thể tìm thấy ở các khu mua sắm truyền thống_ chợ.
Nhưng bên cạnh đó vẫn có một số khách hàng cho rằng, chợ thì cũng có ưu
điểm của chợ, nhất là các mặt hàng thực phẩm tươi sống rất ngon, còn siêu thị thì hàng
thực phẩm chủ yếu là đông lạnh, xong nhược điểm của chợ là hàng hóa trôi nổi không
có nguồn gốc, xuất xứ hiện diện rất nhiều, chất lượng thực phẩm chưa ai khẳng định
đảm bảo, giá cả không ổn định, đặc biệt, thói quen của tiểu thương thường nói thách
quá cao, lôi kéo khách hàng và sẵn sàng mở lời với những câu nói không văn minh
lịch sự khi khách hàng trả giá thấp vào buổi sáng mở hàng... Vì vậy, từ khi có các siêu
thị ra đời, nhất là việc liên tục áp dụng các chiêu thức bán hàng giảm giá, chương trình
khuyến mãi, giao hàng tận nhà, phục vụ xe buýt đưa đón khách ở xa, đưa hàng về
nông thôn, siêu thị đã ảnh hưởng đến sức mua của các hàng trong chợ.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
23
SVTH: Nguyễn Thị Gái
1.2.2 Bình luận các nghiên cứu liên quan
- Với khảo sát “ Thói quen sử dụng nhãn hàng riêng của người tiêu dùng” do
Vinareseach thực hiện được công bố vào tháng 10/2012 . Khảo sát được thực hiện với
tổng mẫu là 305 tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội nhằm tìm hiểu thói quen mua
sắm và sử dụng nhãn hàng riêng siêu thị của người tiêu dùng. Theo mô hình phân tích
nhân tố, kết quả thu được hai nhóm khách hàng đặc trưng:
Nhóm 1: Nhóm quan tâm giá cả và mẫu mã.
Nhóm 2: Nhóm quan tâm quảng cáo và chất lượng sản phẩm.
Trong đó, lý do được khách hàng ưu tiên để chọn mua sản phẩm nhãn hàng
riêng là như sau:
 Gía rẻ( 80.2%)
 Muốn dùng thử cho biết( 59.9%)
 Sản phẩm có chất lượng( 38,9%)
 …
- Với đề tài “ Mức độ nhận biết và hành vi mua sắm nhãn hàng riêng của người
tiêu dùng đối với nhãn hàng riêng của các siêu thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ” ( tạp
chí trường đại học Cần Thơ, 2016) cũng đã chỉ ra được các yếu tố có ảnh hưởng phần
lớn đến quyết định mua sắm nhãn hàng riêng lần lượt là: Gía cả, chất lượng sản phẩm,
chương trình khuyến mãi, bao bì sản phẩm, uy tín siêu thị, chính sách hậu mãi…
- Kết quả của đề tài “Phát triển nhãn hàng riêng-Nghiên cứu các nhãn hàng
riêng của siêu thị Big C” là các chiến lược nhằm phát triển nhãn hàng riêng và mục
tiêu phát triển của Big C tại thị trường Việt Nam.
- “Nghiên cứu thái độ và hành vi của người tiêu dùng đối với nhãn hàng riêng
tại các siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số khuyến nghị”: Nghiên cứu này
tập trung đề cập đến hành vi tiêu dùng của khách hàng đối với nhãn hàng riêng của các
siêu thị trên địa bàn mà chưa đưa ra được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng
đến hành vi mua sắm của khách hàng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
24
SVTH: Nguyễn Thị Gái
GIÁ CẢ
CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM
HÌNH ẢNH SIÊU
THỊ
TIỆN ÍCH, DỊCH
VỤ ĐI KÈM
GIÁ CẢ
CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM
HÌNH ẢNH SIÊU
THỊ
TIỆN ÍCH, DỊCH
VỤ ĐI KÈM
GIÁ CẢ
CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM
HÌNH ẢNH SIÊU
THỊ
ảnh hưởng
TIỆN ÍCH, DỊCH VỤ
ĐI KÈM
BAO BÌ NHÃN HIỆU
TÍNH CÁCH TÂN
CỦA NGƯỜI TIÊU
DÙNG
MUA SẮM
NHÃN HÀNG
RIÊNG COOP
MART HUẾ
1.2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Dựa trên nền tảng lý luận cùng các nghiên cứu liên quan.Vì vậy, dựa vào các
yếu tố của mô hình và nghiên cứu định tính cũng như có sự hiệu chỉnh cho phù hợp
qua kiến thức có được, tôi mạnh dạn đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất thông qua sơ
đồ 1.7 như sau:
Sơ đồ 1.8: Mô hình nghiên cứu đề xuất
 GIÁ CẢ
Gía là một biến số quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.
Nó là yếu tố giúp doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường, đồng thời chính giá cả là
yếu tố quyết định việc mua sản phẩm này hay sản phẩm khác của người tiêu dùng.
Bao gồm các tham số:
- Giá rẻ hơn các nhãn hàng khác cùng loại
- Giá cả phù hợp với chất lượng
- Các sản phẩm nhãn hàng riêng thường được khuyến mãi, giảm giá.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
25
SVTH: Nguyễn Thị Gái
 CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Chất lượng sản phẩm được coi như là một yếu tố quan trọng không kém. Chất
lượng thường được đáng giá trên hai khía cạnh, đó là từ phía khách hàng và từ chính
doanh nghiệp. Bản thân siêu thị khi kinh doanh nhãn hàng riêng đã tự quy định những
tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, đó là mức độ phù hợp, quy cách của chủng loại hàng
hóa. Còn từ phía khách hàng, chất lượng sản phẩm được đánh giá thông qua sự thỏa
mãn, cảm nhận so với kì vọng của họ. Nếu cảm nhận tốt thì khả năng mua sắm và lòng
trung thành của khách hàng đó sẽ có cơ hội tăng .
Bao gồm các tham số:
- Sản phẩm đảm bảo chất lượng
- Hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Chất lượng sản phẩm nhãn hàng riêng tương đương với sản phẩm mang
thương hiệu của nhà sản xuất
 HÌNH ẢNH SIÊU THỊ
Thương hiệu chính là hình ảnh đại diện, là tính cách mà siêu thị thể hiện. Nói cụ
thể hơn đó là những gì thuộc về siêu thị được lưu lại trong tâm trí khách hàng. Đó có thể
là câu slogan, là hình ảnh, logo được khách hàng nhớ đến. Một thương hiệu tốt giúp
doanh nghiệp định vị thị trường và giành được niềm tin của người tiêu dùng.
Các tham số :
- Co.opmart là một trong những siêu thị hàng đầu Việt Nam
- Biết rõ thông tin nhà cung cấp thông qua bao bì
- Được nhân viên hỗ trợ và cung cấp đầy đủ thông tin về nhãn hàng
- Tin tưởng thương hiệu Co.opmart
- Co.opmart luôn hướng đến lợi ích của khách hàng
 TIỆN ÍCH, DỊCH VỤ ĐI KÈM
Các yếu tố thuộc nhóm này là:
- Sản phẩm đa dạng để khách hàng dễ dàng lựa chọn
- Nhân viên siêu thị tư vấn tận tình và chu đáo
- Chế độ bảo hành và đổi trả hàng nhanh chóng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
26
SVTH: Nguyễn Thị Gái
 BAO BÌ NHÃN HIỆU
Có câu: “ Bao bì là người bán hàng thầm lặng”. Câu nói đã cho thấy giá trị to lớn
của bao bì hàng hóa trong việc mua hàng của người tiêu dùng. Dĩ nhiên bao bì bắt mắt ,
dễ nhận biết sẽ thúc đẩy được việc mua sắm của khách hàng , bỏ qua yếu tố chất lượng
sản phẩm.
Nhóm này bao gồm các tham số:
- Mẫu mã đẹp, màu sắc ấn tượng
- Nhãn hiệu dễ nhận biết
- Thông tin về hàng hóa được in đầy đủ trên bao bì
 TÍNH CÁCH TÂN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
Tính cách tân được hiểu như mức độ hòa nhập với xu thế phát triển ngày nay. Đó
là việc khách hàng có chấp nhận thay đổi từ cũ sang mới hay không và nếu có thì ở mức
độ nào.
Nhóm này gồm 2 tham số:
- Sẵn sàng dùng thử sản phẩm nhãn hàng riêng mới xuất hiện của siêu thị.
- Sẵn sàng sử dụng nhãn hàng riêng thay thế cho các sản phẩm đang dùng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
27
SVTH: Nguyễn Thị Gái
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHÃN HÀNG
RIÊNG CỦA SIÊU THỊ CO.OP MART HUẾ
2.1 Tổng quan về Saigon Co.op và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên (TNHH MTV) Co.opmart Huế
2.1.1 Khái quát về Saigon Co.op_ Liên hiệp Hợp tác xã thương mại thành
phố Hồ Chí Minh.
Tháng 5/1989, Liên hiệp Hợp tác xã( HTX) Thương mại Thành phố Hồ Chí
Minh hay còn gọi là Saigon Co.op chính thức được ra đời với hai chức năng là trực
tiếp kinh doanh và tổ chức vận động phong trào HTX.
Những năm sau đó, Saigon Co.op thay đổi cấu trúc về tổ chức và nhân sự, tập
trung mọi nguồn lực của mình để đầu tư mạnh cho công tác bán lẻ. Các siêu thị
Co.opmart lần lượt ra đời đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng: Giai đoạn
“Hình thành chuỗi siêu thị Co.opmart”. Cùng với hệ thống trên toàn quốc, Co.opmart
đã trở thành thương hiệu quen thuộc của người dân thành phố và người tiêu dùng cả
nước. Là nơi mua sắm đáng tin cậy của người tiêu dùng . Khái niệm chuỗi Co.opmart
được bắt đầu xây dựng với chiến lược: Xây dựng Co.opmart trở thành chuỗi siêu thị
dẫn đầu Việt Nam. Sự thành công của chuỗi siêu thị Co.opmart đã đưa Saigon Co.op
đón nhận phần thưởng cao quý “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” do Chủ tịch nước
trao tặng từ tháng 8/2000.
Năm 2017, Saigon Co.op chính thức đón chào siêu thị Co.opmart thứ 87. Và
đến thời điểm hiện tại, Saigon Co.op đã đánh dấu được thương hiệu của mình là nhà
bán lẻ hàng đầu của Việt Nam.Thông qua đó là hệ thống cửa hàng Co.opFood,
Co.opextra, Co.opmart và gần đây nhất là sự ra đời của bách hóa tổng hợp Co.op
Smile. Chính sự nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ của cả hệ thống đã đưa Saigon
Co.op được đứng vào Top 500 nhà bán lẻ uy tín của châu Á.
2.1.2 Khái quát về Công ty TNHH một thành viên Co.opmart Huế
2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế còn được gọi là Siêu thị Co.opmart Huế
được thành lập vào ngày 24/05/2008, là thành viên thứ 30 của hệ thống siêu thị
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
28
SVTH: Nguyễn Thị Gái
Co.opmart, siêu thị được đầu tư xây dựng với sự hợp tác của công ty Cổ Phần Đầu Tư
phát triển Saigonco.op (SCID) và công ty Cổ Phần Đầu tư Bắc Trường Tiền.
Siêu thị Co.opmart Huế nằm trong trung tâm thương mại Trường Tiền Plaza số
06 Trần Hưng Đạo, Thành Phố Huế, tỉnh Thừa Thiên huế. Với diện tích tổng thể
6,460m2 với 5 tầng lầu gồm các khu chức năng như: siêu thị tự chọn, kho hàng, các
gian hàng chuyên doanh, khu ẩm thực, game, bãi xe cùng nhiều dịch vụ và trang thiết
bị hiện đại phục vụ tốt các nhu cầu của người dân và du khách đến với Huế. Kết cấu
cụ thể như sau:
- Tầng hầm: phần lớn là bãi giữ xe ,bên cạnh đó là lối xuất nhập hàng hóa.
- Tầng 1: Khu tự chọn của siêu thị với các mặt hàng thuộc ngành hàng Tươi
sống, thực phẩm nấu chín, công nghệ. Ngoài ra, kho hàng cho các ngành hàng này
cũng được bố trí trong tầng 1.
- Tầng 2: Khu tự chọn với 3 nhóm hàng may mặc, đồ dùng và hóa mỹ phẩm.
- Tầng 3: Là văn phòng làm việc của ban giám đốc và các cán bộ công nhân
viên của tổ văn phòng.
- Tầng 4: Kho cho các ngành hàng hóa phẩm, đồ dùng và kho lạnh với các mặt
hàng tươi sống.
Ngoài khu tự chọn của siêu thị là cá khu phức hợp, khu cho thuê các gian hàng
nước, game, cửa hàng …
Ngày thành lập: 24/5/2008
Diện tích: trên 6460m2
Địa chỉ: 06 Trần Hưng đạo, P.Phú Hòa, Tp Huế
Điện thoại: (054) 3.588.555
Fax: (054) 3.572.000
Web: http://www.co-opmart.com.vn
http://www.saigonco-op.com.vn
Siêu thị Co-opmart Huế bao gồm:
Khu tự chọn
Kinh doanh trên 25.000 mặt hàng, trong đó hơn 85% là hàng Việt Nam chất
lượng tốt thuộc các ngành hàng thực phẩm, thời trang dệt may, hoá mỹ phẩm, đồ dùng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
29
SVTH: Nguyễn Thị Gái
gia đình, hàng gia dụng, bánh kẹo, thực phẩm tươi sống, chế biến, đông lạnh, rau củ
quả…. Đặc biệt, Co.opmart Huế còn khai thác các loại đặc sản của xứ Huế đưa vào
kinh doanh như: các loại thực phẩm tươi sống, rượu Hoàng Đế Minh Mạng, mè xửng
Thiên Hương, thịt nguội, các loại mắm, nước mắm….với chất lượng đảm bảo, giá cả
phải chăng.
Các quầy hàng tư doanh
- Mắt kính, đồng hồ, trang sức thời trang, đồ chơi trẻ em, hàng lưu niệm.
- Những nhãn hiệu thời trang nổi tiếng trên thị trường Việt Nam như:
Ninomax…
- Nữ trang vàng bạc Phú Nhuận (PNJ)
- Sản phẩm điện gia dụng Thiên Phú Yakyo.
- Sản phẩm massage Takasima
- Nhà sách của Công Ty Cổ phần Phát hành sách TP. HCM (Fahasa)
- Khu chuyên biệt kinh doanh mặt hàng thức ăn nhanh nổi tiếng như: LOTERIA
Các loại hình dịch vụ
- Hệ thống trang thiết bị hiện đại: hệ thống điều hoà không khí, tủ đông tủ mát,
hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống thang cuốn, thang máy sẽ mang đến môi
trường mua sắm hiện đại, tiện lợi, an toàn đảm bảo phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của
tất cả các khách hàng và du khách.
- Bãi giữ xe rộng rãi với diện tích 600m2, thuận tiện, đúng giá quy định:
2.000đ/gắn máy, 1000đ/xe đạp.
- 15 CASH tính tiền phục vụ khách hàng nhanh chóng trong những giờ cao điểm.
- Dịch vụ bán phiếu quà tặng, gói quà miễn phí, giao hàng tận nơi với hoá đơn
mua hàng trị giá 200.000đ trở lên trong Thành phố Huế với bán kính 5km.
- Đặt hàng qua điện thoại.
- Sửa chữa quần áo theo nhu cầu của khách hàng.
- Dịch vụ sạc điện thoại miễn phí.
- Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, Co.opmart Huế đã lắp đặt máy
rút tiền ATM của các ngân hàng lớn, uy tín như: Ngân hàng ngoại thương
(Vietcombank), Ngân hàng quân đội (MB).
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
30
SVTH: Nguyễn Thị Gái
2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ
Chức năng
Siêu thị Co.opmart là một doanh nghiệp thương mại, do đó có chức năng sau:
- Thứ nhất: Công ty là trung gian kết nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng
cuối cùng để giải quyết mâu thuẫn từ việc sản xuất tập trung hóa cao còn người
tiêu dùng lại bị phân tán. Các hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu thỏa mãn nhu
cầu tiêu dùng của các tầng lớp nhân dân về các loại hàng hóa và dịch vụ mà công ty
được phép kinh doanh.
- Thứ hai: công ty chuyển hóa mặt hàng từ sản xuất thành mặt hàng thương mại
đồng bộ, nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.
- Thứ ba: công ty hình thành dự trữ bảo vệ và quản lý chất lượng hàng. Công ty
phải tiến hành dự trữ để đảm bảo tính liên tục và ổn định trong kinh doanh, đồng thời
bảo đảm quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng về hàng hóa đúng chất lượng, đúng
chủng loại, đúng yêu cầu.
- Thứ tư: công ty là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới phân phối giữa
công ty với các nhà cung cấp và các bạn hàng của mình, từ đó có những thông tin liên
kết giữa các bên trong quá trình mua bán, tư vấn cho người tiêu dùng và người sản xuất.
Nhiệm vụ
Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, nên công ty nhận
thức rõ tầm quan trọng chất lượng hàng hóa trong việc tạo dựng thương hiệu và uy tín
của công ty nên công ty phải thực hiện nghiêm chỉnh những quy định chỉ tiêu về chất
lượng hàng hóa góp phần bình ổn giá cả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tổ chức hoạt động kinh doanh thường xuyên liên tục, tạo công ăn việc làm,
đảm bảo thu nhập, quyền lợi của người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp nhằm góp
phần ổn định xã hội.
2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của công ty
31
SVTH: Nguyễn Thị Gái
ddd
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
Giám đốc
NV chất lượng
Phó giám đốc Phó giám đốc
Hàng thực phẩm Hàng phi thực phẩm Quầy bánh mỳ Bộ phận hỗ trợ bán Bộ phận quản trị
Kế toán Khu
NT bảo trì
NT vi tính
Tổ chức HC
cho
thuê,
hợp tác
NV TK & PK TK & PK TK & PK TK & PK NV NV NV NV NV
NV NV NV NV
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của siêu thị Co.opmart Huế.
( Nguồn: Phòng Marketing )
TT&TP Tổ TT&TP TT&TP TT Tổ TT&TP TT&TP NT Nhóm TT &
thực phấm Tổ thực Tổ sản sản phẩm Tổ hóa Tổ thu quảng cáo TP Tổ
thực phẩm phẩm phẩm cứng mỹ phẩm ngân và khuyến bảo vệ
tươi sống,
chế biến &
công
nghệ &
mềm & sản
phẩm vệ
dịch vụ
khách
mãi &
thiếu nhi
nấu chín đông lạnh sinh hàng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
32
SVTH: Nguyễn Thị Gái
Để thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng của mình, công ty đã xây dựng bộ máy tổ
chức theo cơ cấu gọn nhẹ. Với bộ máy này, đơn vị sẽ tiết kiệm được chi phí và thông
tin được truyền đi nhanh, chính xác, luôn bám sát xử lý nhanh chóng biến động thị
trường tạo ra sự năng động tự chủ trong kinh doanh và sử dụng tối đa năng lực của
từng cá nhân tạo nên một ê kíp làm việc có hiệu quả.
Công ty TNHH MTV Coopmart Huế sử dụng mô hình trực tuyến chức năng
cho bộ máy quản lý của mình. Đây là một trong 3 loại hình cơ cấu tổ chức quản lý
doanh nghiệp. Trong mô hình này, nhân viên được chia vào các tổ phù hợp với khả
năng trình độ làm việc của mình và được trực tiếp quản lý bởi các tổ trưởng. Các tổ
này hoạt động dưới sự lãnh đạo đồng thời của cấp trên trực tuyến và bộ phận chức
năng. Thường xuyên có sự hợp tác giữa các bộ phận để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu
của công ty đồng thời tạo ra sự thống nhất trong quản lý của công ty.
Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH 1 thành viên Co-opmart Huế bao gồm:
- Giám đốc: là người đứng đầu ở công ty và là người đại diện theo pháp luật
của công ty. Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty và có
quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
- Phó giám đốc: là người được giám đốc ủy quyền để thực hiện một số công
việc của công ty. Phó giám đốc phải chịu trách nhiệm về những việc được giao và
những lĩnh vực mà mình phụ trách, giúp giám đốc lên kế hoạch, chỉ đạo, giải quyết các
công việc thay mặt giám đốc khi cần thiết. Đồng thời, phó giám đốc là người chịu
trách nhiệm với giám đốc qua các việc mình phụ trách.
- Nhân viên chất lượng: Nhiệm vụ quan trọng nhất là phải kiểm tra chất lượng
cũng như nắm được tình hình thực tế của hàng hóa trong công ty để đảm bảo có được
nguồn hàng hóa tốt nhất phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. Nếu xảy ra tình trạng
hàng hóa bị hư hỏng, kém chất lượng thì phải thông báo ngay cho bộ phận quản lý
hàng hóa để tìm ra biện pháp khắc phục.
- Tổ sản phẩm cứng( tổ đồ dùng): đứng đầu là tổ trưởng chịu trách nhiệm về
các loại sản phẩm như xoong nồi, ấm chén, các đồ dùng trong gia đình…
- Tổ sản phẩm mềm( tổ may mặc): tổ này chịu trách nhiệm quản lý các sản
phẩm may mặc như áo quần, giày dép…
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
33
SVTH: Nguyễn Thị Gái
- Tổ hóa mỹ phẩm và sản phẩm vệ sinh: bao gồm tổ phó và tổ trưởng chịu
trách nhiệm về các mặt hàng hoá mỹ phẩm như bột giặt, nước xả, dầu gội, sữa tắm, xà
bông, nước rửa chén…
- Quầy bánh mỳ: đứng đầu là tổ trưởng, tổ này chịu trách nhiệm sản xuất và
tiêu thụ các loại bánh mỳ và các chủng loại bánh khác nằm trong quầy bánh mỳ.
- Tổ thực phẩm tươi sống, chế biến & nấu chín : bao gồm nhân viên bán
hàng và kỹ thuật viên là những người chịu trách nhiệm quản lý các mặt hàng như rau,
củ, quả, cá, thịt, hải sản…
- Tổ thu ngân: chịu trách nhiệm lập hóa đơn thanh toán cho khách hàng, tổng
kết báo cáo cho bộ phận quản lý sau mỗi ca làm việc. Đứng đầu là tổ trưởng, đây là tổ
có nhiều nhân viên nhất trong công ty.
- Tổ Marketing: bao gồm các chuyên viên chịu trách nhiệm tiếp nhận, giải đáp
các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng đồng thời cung cấp những thông tin mà khách
hàng cần cũng như thực hiện các vấn đề liên quan đến chăm sóc khách hàng. Đặc biệt,
đây là nơi tiếp nhận và xử lý đơn đặt hàng qua điện thoại của khách hàng.
- Tổ bảo vệ: có nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho siêu thị. Song song với đó là
công việc tiếp nhận và xử lý hóa đơn giao hàng tận nhà của khách hàng. Đảm bảo dịch
vụ giao hàng tận nhà của siêu thị được thực hiện được nhanh chóng và chính xác.
- Tổ văn phòng: bao gồm các bộ phận tổ chức hành chính, bảo trì và tạp vụ, tổ
này chịu trách nhiệm quản lý sổ sách và các kế hoạch của công ty, sửa chữa và bảo
dưỡng các thiết bị máy móc… phục vụ cho các hoạt động của công ty và đảm bảo vệ
sinh sạch sẽ cho siêu thị.
- Bộ phận kế toán:
+ Kế toán: nhiệm vụ của kế toán là thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán
theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài
chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và
nguồn hình thành tài sản, phân tích thông tin, số liệu kế toán, cung cấp thông tin, số
liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
+ Vi tính: thực hiện việc lưu trữ, nhập và xuất dữ liệu cho các báo cáo khi cần thiết.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
34
SVTH: Nguyễn Thị Gái
+ Giám sát kho hàng: chịu trách nhiệm kiểm tra và giám sát tình hình hàng
hóa cũng như số lượng của mỗi loại hàng hóa ở trong kho và hàng hóa trưng bày trên
quầy hàng. Quản lý hàng hóa xuất kho và nhập kho.
+ Thủ quỹ: giữ và chi các khoản tiền cho các hoạt động của siêu thị.
+ Khu cho thuê và hợp tác: bộ phận chịu trách nhiệm về việc cho thuê mặt
bằng và hợp tác với các đối tác để phát triển công ty.
2.1.3 Đặc điểm kinh doanh của công ty TNHH MTV Co.opmart Huế
 Các ngành hàng kinh doanh
Là một công ty chuyên về kinh doanh bán lẻ, Co.opmart Huế sở hữu hơn
25.00 mặt hành và được chia thành 5 nhóm ngành hàng chính .
- Ngành hàng May mặc.
Các thương hiệu hàng đầu Việt Nam như Việt Tiến, Việt Thắng, Piere Cardin,
An Phước và các nhà cung cấp sản phẩm may mặc nổi tiếng khác đều có mặt tại khu
may mặc của Co.opMart để đáp ứng nhu cầu mặc đẹp của quý khách hàng. Hàng hóa
đẹp, chất lượng cao, giá cả hợp lý và chủng loại phong phú. Các chương trình khuyến
mãi thường xuyên đem lại nhiều quyền lợi cho người tiêu dùng. Cùng với đó là 6
phòng thử đáp ứng nhu cầu thử đồ trước khi mua cho người tiêu dùng. Điều này đã
làm tăng sự hài lòng của khách hàng khi đến tham quan mua sắm tại siêu thị nói chung
và sản phẩm may mặc nói riêng
- Ngành hàng đồ dùng.
Hàng hóa chất lượng, giá cả phải chăng đó là những tiêu chí lựa chọn hàng đầu
để Co.opMart lựa chọn phục vụ cho khách hàng, với các thương hiệu nổi tiếng: Happy
Cook, Supor, Media, Sunhouse…. Hàng hóa đa dạng, phong phú với hàng ngàn chủng
lọai hàng hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.
Hàng hoá trong khu đồ dùng được trưng bày theo từng nhóm các sản phẩm phục
vụ các tiện ích của gia đình như : đồ dùng gia đình, trang bị cho nhà bếp, thuận tiện cho
việc mua sắm và lựa chọn cho căn bếp của gia đình. Các bà nội trợ thích trang trí còn có
thể tìm thấy nhiều sản phẩm xinh xắn, kiểu dáng lạ, đẹp, bắt mắt để chăm chút cho căn
nhà của mình như : tô, dĩa, chén kiểu bằng gốm sứ, thủy tinh, phalê, bình hoa, bộ ly, các
loại đồ kiểu độc đáo với mẫu mã đa dạng phong phú, thường xuyên cập nhật hàng mới
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart

More Related Content

What's hot

Chuỗi cung ứng của Samsung
Chuỗi cung ứng của SamsungChuỗi cung ứng của Samsung
Chuỗi cung ứng của SamsungLuyến Hoàng
 
Nghiên cứu sự nhận biết thương hiệu của sinh viên về dòng sản phẩm điện thoại...
Nghiên cứu sự nhận biết thương hiệu của sinh viên về dòng sản phẩm điện thoại...Nghiên cứu sự nhận biết thương hiệu của sinh viên về dòng sản phẩm điện thoại...
Nghiên cứu sự nhận biết thương hiệu của sinh viên về dòng sản phẩm điện thoại...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích thực trạng hoạt động marketing của công ty trách nhiệm hữu hạn dịch...
Phân tích thực trạng hoạt động marketing của công ty trách nhiệm hữu hạn dịch...Phân tích thực trạng hoạt động marketing của công ty trách nhiệm hữu hạn dịch...
Phân tích thực trạng hoạt động marketing của công ty trách nhiệm hữu hạn dịch...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích hoạt động bán hàng tại công ty TNHH tin học Mai Phương
Phân tích hoạt động bán hàng tại công ty TNHH tin học Mai PhươngPhân tích hoạt động bán hàng tại công ty TNHH tin học Mai Phương
Phân tích hoạt động bán hàng tại công ty TNHH tin học Mai PhươngDương Hà
 
đề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnđề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnNgọc Ánh Nguyễn
 
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂMViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Báo cáo thực tập marketing(athena)
Báo cáo thực tập marketing(athena)Báo cáo thực tập marketing(athena)
Báo cáo thực tập marketing(athena)hiepvu54321
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng ở siêu thị Quảng Ngãi
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng ở siêu thị Quảng NgãiMột số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng ở siêu thị Quảng Ngãi
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng ở siêu thị Quảng Ngãiluanvantrust
 
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYĐề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm xe gắn máy ...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm xe gắn máy ...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm xe gắn máy ...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm xe gắn máy ...luanvantrust
 
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...Viện Quản Trị Ptdn
 
Ma trận space np thang_k15402
Ma trận space np thang_k15402Ma trận space np thang_k15402
Ma trận space np thang_k15402Thắng Nguyễn
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.op, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.op, HAYLuận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.op, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.op, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Chuỗi cung ứng của Samsung
Chuỗi cung ứng của SamsungChuỗi cung ứng của Samsung
Chuỗi cung ứng của Samsung
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh Đào
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh ĐàoKhóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh Đào
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh Đào
 
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAY
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAYBáo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAY
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAY
 
Nghiên cứu sự nhận biết thương hiệu của sinh viên về dòng sản phẩm điện thoại...
Nghiên cứu sự nhận biết thương hiệu của sinh viên về dòng sản phẩm điện thoại...Nghiên cứu sự nhận biết thương hiệu của sinh viên về dòng sản phẩm điện thoại...
Nghiên cứu sự nhận biết thương hiệu của sinh viên về dòng sản phẩm điện thoại...
 
Phân tích thực trạng hoạt động marketing của công ty trách nhiệm hữu hạn dịch...
Phân tích thực trạng hoạt động marketing của công ty trách nhiệm hữu hạn dịch...Phân tích thực trạng hoạt động marketing của công ty trách nhiệm hữu hạn dịch...
Phân tích thực trạng hoạt động marketing của công ty trách nhiệm hữu hạn dịch...
 
Phân tích hoạt động bán hàng tại công ty TNHH tin học Mai Phương
Phân tích hoạt động bán hàng tại công ty TNHH tin học Mai PhươngPhân tích hoạt động bán hàng tại công ty TNHH tin học Mai Phương
Phân tích hoạt động bán hàng tại công ty TNHH tin học Mai Phương
 
đề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnđề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luận
 
Câu hỏi ôn thi môn Nghệ Thuật Lãnh Đạo ( CÓ ĐÁP ÁN)
Câu hỏi ôn thi môn Nghệ Thuật Lãnh Đạo ( CÓ ĐÁP ÁN) Câu hỏi ôn thi môn Nghệ Thuật Lãnh Đạo ( CÓ ĐÁP ÁN)
Câu hỏi ôn thi môn Nghệ Thuật Lãnh Đạo ( CÓ ĐÁP ÁN)
 
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Điện tử trường Đại học Ngoại Thương.doc
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Điện tử trường Đại học Ngoại Thương.docKhóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Điện tử trường Đại học Ngoại Thương.doc
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Điện tử trường Đại học Ngoại Thương.doc
 
Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối công ty SƠN Tison, HAY!
Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối công ty SƠN Tison, HAY!Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối công ty SƠN Tison, HAY!
Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối công ty SƠN Tison, HAY!
 
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
 
Báo cáo thực tập marketing(athena)
Báo cáo thực tập marketing(athena)Báo cáo thực tập marketing(athena)
Báo cáo thực tập marketing(athena)
 
Đề tài quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng ở siêu thị Quảng Ngãi
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng ở siêu thị Quảng NgãiMột số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng ở siêu thị Quảng Ngãi
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng ở siêu thị Quảng Ngãi
 
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYĐề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm xe gắn máy ...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm xe gắn máy ...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm xe gắn máy ...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm xe gắn máy ...
 
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...
 
Ma trận space np thang_k15402
Ma trận space np thang_k15402Ma trận space np thang_k15402
Ma trận space np thang_k15402
 
Báo cáo thực tập Content marketing tại công ty TNHH Diglog, 9đ
Báo cáo thực tập Content marketing tại công ty TNHH Diglog, 9đBáo cáo thực tập Content marketing tại công ty TNHH Diglog, 9đ
Báo cáo thực tập Content marketing tại công ty TNHH Diglog, 9đ
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.op, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.op, HAYLuận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.op, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.op, HAY
 

Similar to Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart

Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao ĐộngKhóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao ĐộngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...
Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...
Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Vật Liệu Xây Dựng của khách hàng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Vật Liệu Xây Dựng của khách hàngCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Vật Liệu Xây Dựng của khách hàng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Vật Liệu Xây Dựng của khách hàngViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát Đạt
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát ĐạtKhóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát Đạt
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát ĐạtViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
3. quách thị duyên.bctt ok
3. quách thị duyên.bctt ok3. quách thị duyên.bctt ok
3. quách thị duyên.bctt okLuThThuH1
 
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTELQUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTELPhuong Tran
 
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...anh hieu
 
Đánh giá công tác đãi ngộ nhân sự từ góc độ người lao động tại nhà máy may
Đánh giá công tác đãi ngộ nhân sự từ góc độ người lao động tại nhà máy mayĐánh giá công tác đãi ngộ nhân sự từ góc độ người lao động tại nhà máy may
Đánh giá công tác đãi ngộ nhân sự từ góc độ người lao động tại nhà máy mayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart (20)

Các Yếu Tố Tác Động Tới Động Lực Làm Việc Tại Công Ty Giày Da Huế.docx
Các Yếu Tố Tác Động Tới Động Lực Làm Việc Tại Công Ty Giày Da Huế.docxCác Yếu Tố Tác Động Tới Động Lực Làm Việc Tại Công Ty Giày Da Huế.docx
Các Yếu Tố Tác Động Tới Động Lực Làm Việc Tại Công Ty Giày Da Huế.docx
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm Xe Máy
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm Xe MáyKhóa Luận Tốt Nghiệp Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm Xe Máy
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm Xe Máy
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Siêu Thị Co.Opmart
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Siêu Thị Co.OpmartMột Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Siêu Thị Co.Opmart
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Siêu Thị Co.Opmart
 
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao ĐộngKhóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
 
Đánh Giá Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Siêu Thị Co.Opmart
Đánh Giá Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Siêu Thị Co.OpmartĐánh Giá Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Siêu Thị Co.Opmart
Đánh Giá Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Siêu Thị Co.Opmart
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Giao Đồ Ăn
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Giao Đồ ĂnCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Giao Đồ Ăn
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Giao Đồ Ăn
 
Khoá Luận Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Tại Công Ty Viglacera
Khoá Luận Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Tại Công Ty ViglaceraKhoá Luận Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Tại Công Ty Viglacera
Khoá Luận Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Tại Công Ty Viglacera
 
Khóa Luận Các Nhân Tó Ảnh Hưởng Đến Lòng Trung Thành Của Công Nhân
Khóa Luận Các Nhân Tó Ảnh Hưởng Đến Lòng Trung Thành Của Công NhânKhóa Luận Các Nhân Tó Ảnh Hưởng Đến Lòng Trung Thành Của Công Nhân
Khóa Luận Các Nhân Tó Ảnh Hưởng Đến Lòng Trung Thành Của Công Nhân
 
Luận Văn Đào Tạo Lao Động Quản Lý Tại Công Phúc Lộc
Luận Văn Đào Tạo Lao Động Quản Lý Tại Công Phúc LộcLuận Văn Đào Tạo Lao Động Quản Lý Tại Công Phúc Lộc
Luận Văn Đào Tạo Lao Động Quản Lý Tại Công Phúc Lộc
 
Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...
Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...
Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Vật Liệu Xây Dựng của khách hàng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Vật Liệu Xây Dựng của khách hàngCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Vật Liệu Xây Dựng của khách hàng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Vật Liệu Xây Dựng của khách hàng
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát Đạt
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát ĐạtKhóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát Đạt
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát Đạt
 
3. quách thị duyên.bctt ok
3. quách thị duyên.bctt ok3. quách thị duyên.bctt ok
3. quách thị duyên.bctt ok
 
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...
 
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTELQUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
 
Quản trị đào tạo tại viettel
Quản trị đào tạo tại viettelQuản trị đào tạo tại viettel
Quản trị đào tạo tại viettel
 
Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Tại Công Ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Huế.docx
Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Tại Công Ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Huế.docxHoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Tại Công Ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Huế.docx
Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Tại Công Ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Huế.docx
 
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
 
Đánh giá công tác đãi ngộ nhân sự từ góc độ người lao động tại nhà máy may
Đánh giá công tác đãi ngộ nhân sự từ góc độ người lao động tại nhà máy mayĐánh giá công tác đãi ngộ nhân sự từ góc độ người lao động tại nhà máy may
Đánh giá công tác đãi ngộ nhân sự từ góc độ người lao động tại nhà máy may
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 

More from Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com

Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt NamLuận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt NamViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô TôKhóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô TôViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông NghiệpKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông NghiệpViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao BiểnKhóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao BiểnViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 

More from Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com (20)

Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương Đông
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương ĐôngMột Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương Đông
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương Đông
 
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công Ty
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công TyLuận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công Ty
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công Ty
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường Hải
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường HảiLuận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường Hải
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường Hải
 
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc Ninh
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc NinhLuận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc Ninh
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc Ninh
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133
 
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt NamLuận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện Nay
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện NayKhóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện Nay
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện Nay
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất RượuKhoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng ThànhKhóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô TôKhóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú LâmKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông NghiệpKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc SơnKhóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao BiểnKhóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi TrườngKhoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH -------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHÃN HÀNG RIÊNG TẠI SIÊU THỊ CO.OPMART HUẾ Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 Huế, tháng 05 năm 2022
  • 2. Lời Cảm Ơn Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp của mình, trong thời gian qua em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, đơn vị thực tập và người thân, bạn bè. Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Kinh tế Huế và Khoa Quản trị kinh doanh, cảm ơn nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em tham gia vào đợt thực tập cuối khóa này. Em xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô bộ môn Thương mại nói riêng và toàn thể quý thầy cô nhà trường nói chung đã dạy dỗ, truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức và kỹ năng trong suốt 4 năm học tập dưới mái trường Kinh tế Huế. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS Nguyễn Văn Phát, là người đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những thông tin quý báu, động viên, góp ý, sửa chữa cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời, em cũng trân trọng cảm ơn Ban giám đốc, lãnh đạo siêu thị Co.opmart Huế đã tạo điều kiện hỗ trợ cho em có cơ hội thực tập trong hệ thống của siêu thị và cung cấp cho em những tài liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Cảm ơn Các anh chị Phòng Marketing_quầy Dịch vụ khách hàng và toàn thể cán bộ công nhân viên siêu thị đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, hỗ trợ về những nghiệp vụ và kỹ năng cần thiết, giúp em có được những trải nghiệm và kinh nghiệm thiết thực. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, những người thân và bạn bè đã dành nhiều sự quan tâm và giúp đỡ trong suốt quá trình làm khóa luận vừa qua. Hơn nữa, đó cũng là nguồn động viên lớn lao giúp em vượt qua những khó khăn trong suốt quãng đời sinh viên. Là buổi đầu tiếp xúc với khóa luận, do trình độ lý luận, kinh nghiệm thực tiễn còn non kém cũng như hạn chế về thời gian nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn của quý Thấy, Cô giáo để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 01 tháng 05 năm 2022 Sinh viên
  • 4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát i SVTH: Nguyễn Thị Gái MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................................................i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................iv DANH MỤC SƠ ĐỒ.....................................................................................................v DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ..............................................................................................vii PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................2 2.1. Mục tiêu tổng quát....................................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................2 2.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ..............................................................................3 3.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................................3 3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................3 4.1. Quy trình nghiên cứu................................................................................................3 4.2. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu...................................................................4 4.3 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu. .......................................................................5 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................6 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA KHÁCH HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHÃN HÀNG RIÊNG ...............................................................................................................6 1.1 Cơ sở lý luận..............................................................................................................6 1.1.1 Khách hàng.............................................................................................................6 1.1.2 Mô hình hành vi tiêu dùng và quá trình ra quyết định ...........................................6 1.1.2.1 Khái niệm về hành vi tiêu dùng...........................................................................6 1.1.2.2 Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng..........................................................7 1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng. ..............................9 1.1.4 Khái quát về nhãn hàng riêng...............................................................................13 1.1.4.1 Nhãn hàng riêng là gì?.......................................................................................13 1.1.4.2 Phân loại nhãn hàng riêng .................................................................................14
  • 5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát ii SVTH: Nguyễn Thị Gái 1.1.4.3 Vai trò của nhãn hàng riêng đối với các đối tượng liên quan............................15 1.1.5 Hoạt động kinh doanh nhãn hàng riêng và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhãn hàng riêng...........................................................................................17 1.1.5.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh.........................................................................17 1.1.5.2 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhãn hàng riêng .......................................................................................................................................18 1.1.6 Mô hình nghiên cứu lý thuyết ..............................................................................19 1.2 Cơ sở thực tiễn.........................................................................................................21 1.2.1 Tình hình kinh doanh bán lẻ trên địa bàn Thừa Thiên Huế..................................21 1.2.2 Bình luận các nghiên cứu liên quan......................................................................23 1.2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất.................................................................................24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHÃN HÀNG RIÊNG CỦA SIÊU THỊ CO.OP MART HUẾ...........................................................................27 2.1 Tổng quan về Saigon Co.op và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) Co.opmart Huế......................................................................................27 2.1.1 Khái quát về Saigon Co.op_ Liên hiệp Hợp tác xã thương mại thành phố Hồ Chí Minh...............................................................................................................................27 2.1.2 Khái quát về Công ty TNHH một thành viên Co.opmart Huế.............................27 2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................27 2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ.....................................................................................30 2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của công ty................................................30 2.1.3 Đặc điểm kinh doanh của công ty TNHH MTV Co.opmart Huế.........................34 2.1.4 Khách hàng và đối thủ cạnh tranh của Co.opmart................................................37 2.1.5 Tình hình nguồn nhân lực của công ty TNHH MTV Co.opmart Huế trong giai đoạn 2014-2016 .............................................................................................................39 2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế giai đoạn 2014-2016 .............................................................................................................40 2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh nhãn hàng riêng tại siêu thị Co.opmart Huế......41 2.2.1 Phân tích tình hình kinh doanh hàng nhãn riêng tại siêu thị Co.opmart Huế.......41 2.2.1.1Thống kê tổng số SKU của hàng nhãn riêng của siêu thị Co.opmart qua 3 năm 2014-2016......................................................................................................................41
  • 6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát iii SVTH: Nguyễn Thị Gái 2.2.1.2 Kết quả kinh doanh nhãn hàng riêng tại siêu thị Co.opmart Huế giai đoạn 2014-2016......................................................................................................................43 2.2.1.3 Hiệu quả từ các hoạt động xúc tiến bán hàng nhãn riêng..................................46 2.2.2 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng nhãn hàng riêng của người tiêu dùng..............................................................................................................50 2.2.2.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu.................................................................................50 2.2.2.2Mô tả hành vi tiêu dùng nhãn hàng riêng của khách hàng tại Co.opmart Huế ..............54 2.2.2.3 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo.......................................................................59 2.2.2.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA......................................................................61 2.2.2.5 Kiểm định sự khác nhau trong đánh giá của các nhóm khách hàng đối với các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua nhãn hàng riêng.......................................65 2.2.3 Tóm tắt chương 2..................................................................................................67 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHÃN HÀNG RIÊNG TẠI SIÊU THỊ CO.OPMART HUẾ...............................................69 3.1 Ma trận SWOT cho hoạt động kinh doanh nhãn hàng riêng tại siêu thị Co.opmart Huế.................................................................................................................................69 3.2 Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh nhãn hàng riêng tại siêu thị Co.opmart Huế giai đoạn 2017-2020 ..............................................................................................70 3.2.1 Cam kết giá cả thật sự cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại. ...........................70 3.2.2 Luôn luôn cải tiến bao bì mẫu mã trở nên phong phú, bắt mắt............................71 3.2.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua liên kết chặt chẽ với các nhà sản xuất. .......................................................................................................................................71 3.2.4 Gia tăng các tiện ích dịch vụ đi kèm đồng thời xây dựng thương hiệu Co.opmart trong tâm trí khách hàng................................................................................................72 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................74 1. Kết luận......................................................................................................................74 2. Kiến nghị...................................................................................................................75 2.1 Đối với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và Sở Công thương nói riêng. ..75 2.2 Đối với siêu thị Co.opmart Huế...............................................................................75 3. Hạn chế và hướng phát triển đề tài trong tương lai...................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................78 PHỤ LỤC 1: BẢNG HỎI............................................................................................79
  • 7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát iv SVTH: Nguyễn Thị Gái DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ANOVA : (Analysis of Variance) Phương pháp phân tích phương sai EFA : (ExploratoryFactor Analysis) Phương pháp phân tích nhân tố khám phá KMO : (Kaiser-Meyer-Olkin) Chỉ số xem xét sự thích hợp của EFA SPSS : Phần mềm SPSS phân tích dữ liệu TRA : (Theory of Reasoned Action) Thuyết hành động hợp lý TPB : (Theory of Planned Behavior) Thuyết hành vi dự định. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn MTV : Một thành viên HTX : Hợp tác xã HA : Hình ảnh siêu thị GC : Gía cả CL : Chất lượng sản phẩm TD : Tiện ích dịch vụ BB : Bao bì nhãn hiệu TC : Tính cách tân của người tiêu dùng.
  • 8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát v SVTH: Nguyễn Thị Gái DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu......................................................................................3 Sơ đồ 1.2: Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng ...................................................8 Sơ đồ 1.3: Quy trình ra quyết định mua của người tiêu dùng .........................................9 Sơ đồ 1.4: Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng .................................10 Sơ đồ 1.5: Phân loại nhãn hàng riêng............................................................................14 Sơ đồ 1.6 : Mô hình học thuyết hành vi dự định TPB...................................................20 Sơ đồ 1.7: Mô hình mối liên hệ giữa giá cả cảm nhận, chất lượng cảm nhận và xu hướng tiêu dùng.............................................................................................................21 Sơ đồ 1.8: Mô hình nghiên cứu đề xuất.........................................................................24 Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của siêu thị Co.opmart Huế ...............................................31
  • 9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát vi SVTH: Nguyễn Thị Gái DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của công ty TNHH MTV Co.opmart Huế giai đoạn 2014- 2016 ...............................................................................................................................39 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế giai đoạn 2014-2016 .............................................................................................................40 Bảng 2.3. Thống kê tổng số SKU của hàng nhãn riêng của siêu thị Co.opmart qua 3 năm 2014-2016..............................................................................................................42 Bảng 2.4. Kết quả kinh doanh nhãn hàng riêng tại siêu thị Co.opmart Huế giai đoạn 2014-2016......................................................................................................................44 Bảng 2.5. Đặc điểm mẫu điều tra theo các đặc điểm cá nhân của khách hàng tại siêu thị Co.opmart Huế...............................................................................................................51 Bảng 2.6: Đặc điểm mẫu theo nhãn hàng riêng mà khách hàng chọn mua...................54 Bảng 2.7: Đặc điểm mẫu theo nguồn thông tin biết đến ...............................................55 Bảng 2.8: Đặc điểm mẫu theo lý do chọn mua hàng nhãn riêng...................................56 Bảng 2.9: Đặc điểm mẫu theo mức độ mua nhãn hàng riêng........................................57 Bảng 2.10. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s alpha.........59 Bảng 2.11. Hệ số KMO và Bartlett's Test .....................................................................62 Bảng 2.12. Phương sai rút trích EFA ............................................................................63 Bảng 2.13. Kết quả ma trận xoay ..................................................................................63 Bảng 2.14. Kết quả kiểm định Independent Sample T Test..........................................66 Bảng 2.15. Kết quả kiểm định ANOVA........................................................................67 Bảng 3.1: Ma trận SWOT đối với hoạt động kinh doanh nhãn hàng riêng...................69
  • 10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát vii SVTH: Nguyễn Thị Gái DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Doanh thu nhãn hàng riêng so với tổng doanh thu của siêu thị giai đoạn 2014-2016......................................................................................................................45 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu mẫu theo giới tính........................................................................51 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu mẫu theo nhóm tuổi ......................................................................52 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp...................................................................53 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu mẫu theo mức thu nhập trung bình tháng .....................................53 Biểu đồ 2.6: Cơ cấu mẫu theo nhãn hàng riêng mà khách hàng chọn mua...................54 Biểu đồ 2.7: Cơ cấu mẫu theo nguồn thông tin biết đến ...............................................55 Biểu đồ 2.8: Cơ cấu mẫu theo lý do chọn mua sản phẩm hàng nhãn riêng...................56 Biểu đồ 2.9: Cơ cấu mẫu theo mức độ mua sản phẩm hàng nhãn riêng .......................57
  • 11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 1 SVTH: Nguyễn Thị Gái PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong một xã hội phát triển và hội nhập không ngừng. Vì thế,nhu cầu về mua sắm của con người ngày càng tăng cao. Nắm bắt được xu hướng tiêu dùng đó, rất nhiều loại hình kinh doanh ra đời trong đó có siêu thị. Tại Việt Nam, bán lẻ là hình thức đang được ưa chuộng và thị trường bán lẻ ở Việt Nam được xem là thị trường tiềm năng cho các nhà kinh doanh bán lẻ. Co.opmart Huế thuộc tập đoàn SAIGON CO.OP cũng không nằm ngoài tầm ngắm ấy. Nhận thấy được tiềm năng tại thị trường Việt, Co.opmart luôn nỗ lực để thõa mãn tối đa nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng và đảm bảo kinh doanh đạt hiệu quả. Xuất hiện từ năm 2002, Nhãn hàng riêng là cụm từ không còn xa lạ với đại đa số các siêu thị. Tại hội thảo “Chuyển biến thị trường bán lẻ và cơ hội cho doanh nghiệp Việt”, ý kiến của Sở Công thương các tỉnh thành trên cả nước đều cho rằng, xu thế “Nhãn hàng riêng” là tất yếu trong quá trình Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Không chỉ là giải pháp về thương hiệu, “nhãn hàng riêng” tạo ra cơ chế cạnh tranh tích cực cho nền kinh tế, giúp hạ giá thành các sản phẩm cùng loại trên thị trường, tăng chế độ hậu đãi để thu hút người tiêu dùng. Xây dựng nhãn hàng riêng cho doanh nghiệp mang lại nhiều lợi thế trong đó có cả lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Với tỉ lệ ngày càng tăng của mô hình bán lẻ hiện đại đang nổi lên, nhận thức và niềm tin người tiêu dùng đối với nhãn hàng riêng đang dần tăng lên. Tuy nhiên, việc nâng cao nhận thức này vẫn chưa thể mang lại những thay đổi đáng kể trong doanh thu và thị phần của các nhãn hàng riêng trong khu vực chỉ tăng nhẹ trong khi các hoạt động quảng cáo của thương hiệu nổi tiếng gia tăng. Thật vậy, mặc dù sở hữu hơn 300 mặt hàng thuộc nhãn hàng riêng. Xong, việc lưạ chọn nhãn hàng riêng cho vào giỏ hàng mua sắm của khách hàng vẫn nhiều e ngại. Thói quen mua sắm là điều khó có thể thay đổi, đặc biệt đối với người tiêu dùng Việt. Khách hàng thường quen với việc lựa chọn những nhãn hàng có thương hiệu, cùng với sự đa dạng của các loại hàng hóa thì việc khách hàng lựa chọn nhãn hàng riêng của Co.opmart là vấn đề đặt ra cho các nhà kinh doanh của hệ thống. Bên cạnh đó, việc thúc đẩy hoạt động mua sắm các mặt hàng mang nhãn hiệu riêng sẽ mang lại rất nhiều
  • 12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 2 SVTH: Nguyễn Thị Gái lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hơn hết, đó là vấn đề trong việc chủ động nguồn hàng và xây dựng uy tín riêng cho bản thân siêu thị. Nhận thấy được thực tế đó, tôi quyết định thực hiện đề tài” Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhãn hàng riêng tại siêu thị Co.opmart Huế”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Khóa luận này tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh nhãn hàng riêng tại doanh nghiệp, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhãn hàng riêng của siêu thị Co.opmart tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu này thì các nhiệm vụ cần thực hiện cụ thể như sau. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá những vấn đề lí luận, thực tiễn về hoạt động kinh doanh,hành vi người tiêu dùng, siêu thị, nhãn hàng riêng... - Nghiên cứu thói quen mua sắm cũng như hành vi tiêu dùng đối với nhãn hàng riêng của khách hàng . - Phân tích kết quả khảo sát nhằm đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh nhãn hàng riêng. - Đề xuất giải pháp thu hút hoạt động mua sắm các nhãn hàng riêng của khách hàng tại siêu thị Co.opmart Huế. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu - Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm nhãn hàng riêng của khách hàng là gì? -Thực trạng hoạt động kinh doanh nhãn hàng riêng như thế nào? - Co.opmart Huế đang có những điểm mạnh,cơ hội gì và những khó khăn thách thức phải đối mặt khi kinh doanh nhãn hàng riêng? -Doanh nghiệp cần làm gì để nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh nhãn hàng riêng trong giai đoạn 2017-2018?
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 3 SVTH: Nguyễn Thị Gái Cở sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu về hành vi tiêu dùng đối với nhãn hàng Đánh giá tình hình kinh doanh nhãn hàng riêng Sử dụng ma trận SWOT cho phân tích ,đánh giá Đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhãn hàng riêng tại Co.opmart Huế Kết luận 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động kinh doanh nhãn hàng riêng tại siêu thị Co.op mart Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh của mặt hàng mang nhãn hiệu riêng của Co.opmart - Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đối tượng điều tra là những khách hàng tham quan mua sắm tại siêu thị Co.opmart Huế. - Phạm vi thời gian: + Các số liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ 2014-2016 + Đề tài được tiến hành trong khoảng thời gian từ 01/2017 đến 04/2017. Số liệu điều tra khách hàng chính thức được thu thập trong thời gian từ 20/02 đến ngày 5/03/2015. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Quy trình nghiên cứu Sơ đồ 1.1 : Quy trình nghiên cứu.
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 4 SVTH: Nguyễn Thị Gái n  4.2. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu - Số liệu thứ cấp: +Thu thập thông tin từ các giáo trình ,bài giảng, các tạp chí, internet và các khóa luận nghiên cứu liên quan đến hiệu quả kinh doanh ,nhãn hàng riêng. + Các thông tin về hoạt động của doanh nghiệp thông qua các báo cáo, thống kê qua các năm của siêu thị Co.opmart từ phòng Marketing mà tôi có được trong thời gian thực tập ở đây. -Số liệu sơ cấp: Trong quá trình thực tập ở đây, thông qua quan sát cách làm việc, tiếp xúc trực tiếp với đội ngũ nhân viên và khách hàng tham quan mua sắm tại siêu thị. Nghiên cứu định tính để khám phá, bổ sung các biến quan sát làm cơ sở cho việc xây dựng bảng hỏi. Tiến hành điều tra khách hàng thông qua phát bảng hỏi cá nhân. - Quy mô mẫu: Do giới hạn về nhân lực, thời gian nên tôi tiến hành khảo sát trên mẫu đại diện và suy rộng kết quả cho tổng thể. Để xác định cỡ mẫu điều tra , tôi sử dụng công thức của Cochran (1977) đối với tổng thể vô hạn như sau:  z 2    p  1  e 2 p    Trong đó: n: cỡ mẫu Z: giá trị tương ứng của miền thống kê (giá trị ngưỡng của phân phối chuẩn).Với mức ý nghĩa  = 5%, độ tin cậy 95% . Vậy Z = 1,96 p = 0,5 là tỉ lệ ở mức tối đa e = 8% : Sai số cho phép Thông thường ta không biết được tỷ lệ p, q của tổng thể chung. Nhưng do tính chất p+q=1, vì vậy p*q sẽ lớn nhất khi p=q=0.5 nên p*q= 0.25. Với độ tin cậy là 95%
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 5 SVTH: Nguyễn Thị Gái và sai số cho phép là e = 8% ta sẽ có kích cỡ mẫu lớn nhất là 150. Vì vậy, tôi quyết định chọn cỡ mẫu nghiên cứu là 150, tương ứng với 150 phiếu bảng hỏi. - Đối tượng điều tra: Khách hàng tham quan mua sắm tại không gian của siêu thị Co.opmart Huế. - Phương pháp chọn mẫu: Với điều kiện thực tế, khách hàng tham quan mua sắm tại siêu thị khá đa dạng. Tôi áp dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên với việc tiến hành điều tra khách hàng đến quầy dịch vụ tham gia chương trình ưu đãi. Trong thời gian từ 20/2 đến 5/3, Co.op mart Huế triển khai chương trình tặng phiếu giảm giá 30.00 đồng với hóa đơn mua sắm >500.000đ. Cứ mỗi khách hàng đến tham gia chương trình này sẽ phát bảng hỏi điều tra. Dự kiến mỗi ngày điều tra 15 khách hàng, vì mỗi khách hàng chỉ được tham gia chương trình một lần nên sẽ tránh được trường hợp trùng lặp khách hàng khi đến quầy dịch vụ. 4.3 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu.  Đối với dữ liệu thứ cấp: sử dụng phương pháp thống kê mô tả, bảng biểu, so sánh.  Đối với dữ liệu sơ cấp: sử dụng phần mềm SPSS nhằm phân tích hành vi của người tiêu dùng và đánh giá được thực trạng kinh doanh nhãn hàng riêng tại siêu thị co.opmart Huế. Cụ thể là: - Phương pháp phân tích dãy số thời gian nghiên cứu sự biến động của hiện tượng nghiên cứu theo thời gian. - Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. - Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu để xác định tập hợp biến cần thiết và tìm mối quan hệ giữa các biến. Dựa vào kết quả phân tích tích được từ phần mềm SPSS, đánh giá được các yếu tố đến hành vi tiêu dùng sản phẩm nhãn hàng riêng và thực trạng kinh doanh nhãn hàng riêng tại siêu thị Co.opmart Huế.. Để từ đó đề xuất định hướng nhằm đẩy mạnh hoạt động mua sắm và nâng cao hoạt động kinh doanh nhãn hàng riêng của siêu thị.
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 6 SVTH: Nguyễn Thị Gái PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA KHÁCH HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHÃN HÀNG RIÊNG. 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Khách hàng Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà doanh nghiệp đang hướng các nỗ lực Marketing vào . Họ là những người có nhu cầu sử dụng sản phẩm mong muốn thỏa mãn nhu cầu đó và có điều kiện ra quyết định mua sắm. Khách hàng là đối tượng được thừa hưởng tất cả các đặc tính, chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Khách hàng bao gồm người tiêu dùng và các tổ chức như nhà sản xuất, nhà bán lẻ, trung gian thương mại… 1.1.2 Mô hình hành vi tiêu dùng và quá trình ra quyết định 1.1.2.1 Khái niệm về hành vi tiêu dùng Có rất nhiều khái niệm về hành vi của người tiêu dùng  Theo hiệp hội Marketing Hoa Kì: “ Hành vi khách hàng chính là sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con người mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống của họ. Hay nói cách khác, hành vi khách hàng bao gồm suy nghĩ ,cảm nhận con người có được và những hành động mà họ thực hiện trong quá trình tiêu dùng. Những ý kiến như ý kiến từ những người tiêu dùng khác , quảng cáo, thông tin về giá cả, bao bì, thông tin bề ngoài sản phẩm …đều có thể tác động đến suy nghĩ, cảm nhận và hành vi của khách hàng”  Theo Kotler & Levy: “ Hành vi khách hàng là những hành vi cụ thể của một cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm , sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ”  Theo Ths. Hoàng Xuân Trọng: “ Hành vi người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ ra trong quá trình điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá sau tiêu dùng đối với hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ”. Qua các định nghĩa trên, ta có thể hiểu hành vi khách hàng như sau:  Hành vi khách hàng bao gồm các hoạt động : mua sắm, sử dụng và xử lý sản phẩm dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ.
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 7 SVTH: Nguyễn Thị Gái  Là những suy nghĩ và cảm nhận của con người trong quá trình mua sắm và tiêu dùng.  Là những quyết định của người tiêu dùng liên quan tới việc sử dụng nguồn lực( tài chính,thời gian, công sức, kinh nghiệm) tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu_mong muốn cá nhân) Chẳng hạn như việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm dầu gội đầu để nắm được những vấn đề như sau: - Tại sao khách hàng mua dầu gội đầu ( để làm sạch tóc hay để trị gàu?) - Họ mua nhãn hiệu nào( Clear, sunsilk,…) - Tại sao họ mua nhãn hiệu đó (họ tin rằng nhãn hiệu đó chất lượng tốt hơn hay đang được bán giảm giá?) - Loại nào thường được khách hàng mua nhiều nhất(chai hay bịch bao nhiêu ml?) - Mức độ mua( bao lâu thì mua một lần?) - … Việc tìm hiểu tất cả những vấn đề trên sẽ giúp cho các nhà sản xuất và kinh doanh dầu gội đầu biết được nhu cầu, động cơ sử dụng sản phẩm và thói quen mua sắm sản phẩm của khách hàng. Các nhà tiếp thị cần nghiên cứu kỹ hành vi khách hàng nhằm mục đích nắm bắt được nhu cầu, sở thích ,thói quen của họ để xây dựng chiến lược Marketing phù hợp , từ đó thúc đẩy khách hàng mua sắm sản phẩm,dịch vụ của mình.Ngoài ra, nhà làm Marketing cũng rất quan tâm đến việc tìm hiểu xem những khách hàng có thấy được các lợi ích của sản phẩm họ đã mua hay không (kể cả lợi ích xã hội nếu có) và họ cảm nhận được, đánh giá như thế nào sau khi mua sản phẩm và sử dụng sản phẩm . Bởi vì tất cả những vấn đề này sẽ tác động đến lần mua hàng tiếp theo và thông tin truyền miệng về sản phẩm của họ tới những khách hàng khác. 1.1.2.2 Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng Mô hình hành vi mua của khách hàng sau thể hiện mối quan hệ giữa các tác nhân kích thích , hộp đen ý thức người tiêu dùng và phản ứng đáp lại của khách hàng.
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 8 SVTH: Nguyễn Thị Gái Sơ đồ 1.2: Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng (Nguồn Philip Kotler.1999.Marketing căn bản, nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội)  Các tác nhân kích thích Tác nhân kích thích là tất cả các tác nhân ,lực lượng bên ngoài người tiêu dùng có thể gây ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng. Bao gồm hai phần:  Nhóm yếu tố Marketing: Đây là những hoạt động marketing của doanh nghiệp tác động vào người tiêu dùng một cách có chủ đích thông qua các chương trình, chiến dịch marketing 4Ps.  Các tác nhân kích thích khác: Là những tác nhân thuộc môi trường bên ngoài, doanh nghiệp không điều khiển hay kiểm soát được. Tác nhân này bao gồm các nhân tố vĩ mô và có thể gây ra rủi ro hay thuận lợi cho doanh nghiệp. Vì thế, việc doanh nghiệp cần làm đó là dự báo và đưa ra kế hoạch để giảm thiểu rủi ro và khai thác tối đa lợi nhuận.  Hộp đen ý thức của người tiêu dùng “Hộp đen” đơn giản là một thuật ngữ chỉ hệ thần kinh và cơ chế tiếp nhận , xử lý thông tin và phản ứng đáp lại các kích thích của con người. Hộp đen ý thức bao gồm hai nhóm:  Nhóm thứ nhất: Đặc tính của người tiêu dùng. Nó ảnh hưởng đến việc người tiêu dùng tiếp nhận và phải ứng lại như thế nào?. Cụ thể, đó là việc khách hàng tiếp nhận các tác nhân kích thích vào mình bằng các đặc tính cá nhân như tính cách, tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh gia đình ,thu nhập…Sau đó, khách hàng xử lý thông tin tiếp nhận được theo cách riêng của mình, có thể cân nhắc, so sánh…và cuối cùng là đưa ra quyết định mua hoặc không mua hàng.
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 9 SVTH: Nguyễn Thị Gái  Nhóm thứ hai: quy trình ra quyết định mua của người tiêu dùng. Sơ đồ 1.3: Quy trình ra quyết định mua của người tiêu dùng Đây là toàn bộ lộ trình người tiêu dùng thực hiện các hoạt động liên quan đến sự xuất hiện mong muốn _nhu cầu, tìm kiếm thông tin, mua sắm, tiêu dùng, cảm nhận có được sau khi tiêu dùng. Là quy trình đầy đủ và hoàn thiện về hành vi mua của người tiêu dùng, trong hộp đen sẽ chứa đựng những suy nghĩ , sự cân nhắc trước khi đưa ra hành động . Còn hành động của khách hàng sau khi được ý thức trong hộp đen được gọi là hành động đáp lại. Phân tích hộp đen là một quá trình diễn ra bên trong khách hàng, đòi hỏi người bán hàng, những người xây dựng chương trình marketing cần phải rất tinh tế, có những kỹ năng phân tích người tiêu dùng để có thể đoán và nhận biết sự băn khoăn của khách hàng. Từ đó xác định được nên đưa thêm những thông tin hay hành động để hóa giải những khuất mắc của khách hàng và tác động đến những suy nghĩ tích cực của người tiêu dùng đối với sản phẩm, giúp họ tiến gần hơn tới quyết định mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.  Phản ứng đáp lại của người tiêu dùng Là những phản ứng người tiêu dùng bộc lộ trong quá trình trao đổi mà ta có thể quan sát được. Hay hiểu đơn giản, đó là tập hợp các cảm xúc, thái độ và hành động của người tiêu dùng khi tiếp cận với các tác nhân kích thích. 1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng. Theo Philip Kotler, quá trình mua sắm của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của hai nhóm nhân tố chính. Một là các nhân tố nội tại bao gồm nhân tố tâm lý và cá nhân. Hai là các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến cá nhân người tiêu dùng, bao gồm nhân tố văn hóa và xã hội. Xuất hiện nhu cầu Tìm kiếm thông tin Đánh giá và lựa chọn Hành vi sau mua Quyết định mua
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 10 SVTH: Nguyễn Thị Gái Như vậy, người tiêu dùng thông qua các quyết định mua của mình không phải ở trong chân không . Có bốn yếu tố lớn ảnh hưởng đến hành vi mà họ thực hiện: yếu tố văn hóa, yếu tố xã hội, yếu tố cá nhân và yếu tố tâm lý( sơ đồ1.3) Sơ đồ 1.4: Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng (Nguồn: GS.TS. Trần Minh Đạo, 2009)  Các yếu tố văn hóa - Nền văn hóa chung: là nguyên nhân cơ bản, đầu tiên dẫn dắt hành vi của con người nói chung và hành vi tiêu dùng nói riêng. Cách ăn mặc, giao tiếp , sự cảm nhận giá trị của hàng hóa , thể hiện bản thân qua tiêu dùng …đều bị chi phối bởi nền văn hóa. Mỗi một con người sinh ra và lớn lên tại các quốc gia khác nhau sẽ có cách nhìn khác nhau về giá trị, nhận thức, cách ứng xử thông qua gia đình và các định chế xã hội tại quốc gia họ sinh sống. - Nền văn hóa đại diện: là bộ phận nhỏ cấu thành nền văn hóa chung. Nếu nền văn hóa là một cây rộng lớn thì nền văn hóa đại diện chính là các cành cây tạo nên cây đó. Nền văn hóa đại diện được hình thành trên sự khác biệt về nơi cư trú, dân tộc, tín ngưỡng, nghề nghiệp, học vấn,…của một cộng đồng cùng nền văn hóa. - Tầng lớp xã hội: Nhìn chung, tất cả các xã hội đều có sự phân tầng xã hội. Tầng lớp xã hội là các lớp người khác nhau do kết quả của sự phân chia tương đối đồng nhất và ổn định trong một xã hội, được sắp xếp theo thứ bậc dựa trên các yếu tố
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 11 SVTH: Nguyễn Thị Gái thu nhập, nghề nghiệp, trình độ học vấn…Những thành viên trong từng thứ bậc cùng chia sẻ những giá trị lợi ích và cách ứng xử giống nhau.  Các yếu tố xã hội - Nhóm tham khảo: là những nhóm người có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến quan điểm và cách ứng xử của cá nhân. Thông qua nhóm tham khảo mà khách hàng hình thành nên quan điểm và thái độ của mình. Những hàng hóa xa xỉ tiêu dùng nơi công cộng thì cá nhân chịu ảnh hưởng mạnh từ nhóm này. Hàng hóa tiêu dùng thiết yếu thì mức độ ảnh hưởng của nhóm là thấp. - Gia đình: Có thể thấy rõ, gia đình là yếu tố có ảnh hưởng rất mạnh đến hành vi tiêu dùng. Bởi lẽ, sự biến động của nhu cầu hàng hóa luôn luôn gắn liền với sự hình thành và biến động của gia đình. Mặt khác, nó không chỉ tác động tới quyết định mua trong hiện tại mà còn ảnh hưởng tới hoạt động mua trong tương lai do truyền thống, tập tục gia đình đã ngấm vào con người của người tiêu dùng trong một thời gian dài và thường xuyên. - Vai trò và địa vị xã hội: mỗi cá nhân có thể là thành viên của nhiều nhóm khác nhau trong xã hội, tương ứng với những nhóm đó sẽ có vai trò và địa vị xã hội khác nhau. Vai trò của một người bao gồm những hoạt động mà người đó sẽ phải thực hiện trong nhóm của họ. Vai trò đó gắn liền với một địa vị xã hội. Con người thường có xu hướng lựa chọn tiêu dùng những sản phẩm thể hiện được vai trò và địa vị xã hội của họ. Tất cả các định tính này bắt buộc người làm marketing phải làm sao để biến những sản phẩm, dịch vụ của mình thành những biểu tượng địa vị mà người tiêu dùng mong đợi.  Yếu tố cá nhân Hành vi tiêu dùng của mỗi cá nhân là không giống nhau. Quyết định của người mua còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân, mà trong đó đáng chú trọng nhất là tuổi tác và các yếu tố như nghề nghiệp, trình độ học vấn, tính cách… - Tuổi tác và đường đời (các giai đoạn sống của cuộc đời): Người tiêu dùng thường sẽ thay đổi hàng hóa, dịch vụ mà họ mua sắm qua các giai đoạn trong cuộc đời của họ. Tuổi ấu thơ sẽ ăn những thức ăn dành cho trẻ em, lúc lớn lên hầu như ăn tất cả
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 12 SVTH: Nguyễn Thị Gái các loại thực phẩm và dùng những món ăn kiêng lúc về già . Thị hiếu của con người có quan hệ chặt chẽ với tuổi tác và đường đời. Chính vì thế, người làm marketing luôn chọn các nhóm khách hàng theo chu kỳ sống và hoàn cảnh sống của họ làm thị trường mục tiêu của mình. - Nghề nghiệp: Nghề nghiệp có ảnh hưởng đến tính chất của hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng mua sắm. Sinh viên sẽ ăn cơm hộp rẻ tiền trong khi viên chức nhà nước sẽ ăn ở nhà hàng sang trọng. Những người làm marketing cố gắng định dạng được những nhóm nghề nghiệp có nhiều quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ của mình. Một doanh nghiệp có thể chuyên vào việc sản xuất các sản phẩm mà một nhóm nghề nghiệp đặc thù nào đó cần đến. - Tình trạng kinh tế: Điều kiện kinh tế cá nhân có ảnh hưởng rất lớn đến loại hàng hóa và số lượng hàng hóa mà họ lựa chọn,mua sắm. Một khi ngân sách tiêu dùng càng cao thì tỷ lệ phân bố cho tiêu dùng các hàng xa xỉ càng tăng lên, tỷ lệ chi tiêu cho các hàng thiết yếu giảm xuống. Cơ hội mua sắm của người tiêu dùng phụ thuộc vào khả năng tài chính và hệ thống giá cả. - Phong cách sống: Người tiêu dùng tuy cùng nhóm văn hóa đặc thù hoặc tầng lớp xã hội như nhau và thậm chí cùng nghề nghiệp giống nhau, cũng có thể có sự khác biệt trong phong cách sống. Phong cách sống của một người là sự tự biểu hiện của người đó được thể hiện ra thành những hoạt động, mối quan tâm và quan điểm của người ấy trong cuộc sống. Phong cách sống có thể giúp cho người làm marketing có được sự hiểu biết về các giá trị luôn thay đổi của người tiêu dùng và ảnh hưởng của các giá trị đó đến hành vi mua sắm của họ.  Yếu tố tâm lý Hành vi lựa chọn mua hàng của cá nhân cũng chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố cơ bản mang tính chất tâm lý, đó là: động cơ, nhận thức, sự tự quan niệm, niềm tin và thái độ. - Động cơ: Nhu cầu sẽ trở thành động cơ khi nhu cầu đó bị thôi thúc bức thiết đến độ buộc con người phải hành động để thỏa mãn nhu cầu đó.Việc thỏa mãn nhu cầu sẽ làm giảm bớt cảm giác căng thẳng. Các nhà tâm lý học đã phát triển những lý thuyết về động cơ con người, nổi tiếng là thuyết về tháp nhu cầu của Abraham Maslow.
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 13 SVTH: Nguyễn Thị Gái - Nhận thức: Động cơ thúc đẩy con người hành động còn hàng động như thế nào thì phụ thuộc vào nhận thức. Nhận thức là quá trình con người chọn lọc, tổ chức và lý giải thông tin được tiếp nhận để hình thành một bức tranh có ý nghĩa. Khách hàng có thể có cùng động cơ như nhau nhưng hành động của họ là hoàn toàn khác nhau bởi vì nhận thức của họ không giống nhau. - Sự tự quan niệm: là hình ảnh trí tuệ của một cá nhân về chính bản thân mỗi người, liên quan tới nhân cách của con người. Dựa vào ý thức của khách hàng về bản thân, nhà làm marketing phải xây dựng nên những sản phẩm, dịch vụ chứa đựng hình ảnh bản thân khách hàng. - Niềm tin và thái độ: Thông qua thực tiễn và sự hiểu biết của bản thân, con người hình thành nên niềm tin và thái độ đối với sản phẩm. Niềm tin gây ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động định vị hình ảnh sản phẩm, dịch vụ trong tâm trí khách hàng. Trong khi đó, thái độ lại làm cho con người xử sự mang tính cứng nhắt đối với các sự việc tương tự. Vì thế, nhà làm marketing nên điều chỉnh các sách lược của mình hơn theo thái độ của khách hàng đối với sản phẩm hơn là làm thay đổi thái độ của họ. 1.1.4 Khái quát về nhãn hàng riêng 1.1.4.1 Nhãn hàng riêng là gì? Bắt nhịp cùng với đà phát triển của sản xuất và tiêu dùng quốc tế, nhãn hàng riêng ra đời như một xu hướng tất yếu. Được phát triển ở các nước châu Âu, châu Mỹ và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, nhãn hàng riêng đã được các tập đoàn kinh doanh bán lẻ lần lượt giới thiệu đến khách hàng. Mà trong đó, chủ yếu là các phẩm mang nhãn hàng riêng của các siêu thị. Vậy trước tiên, chúng ta cần làm rõ nhãn hàng riêng là gì và những vấn đề xoay quanh dòng sản phẩm mang thương hiệu nhãn hàng riêng này. Từ điển online wikipedia có định nghĩa về nhãn hàng riêng như sau: “ Nhãn hàng riêng sản phẩm hoặc dịch vụ thường được sản xuất và cung cấp bởi một công ty nhưng dưới thương hiệu của một công ty khác”. Theo Vinaresearch_công ty nghiên cứu online tại Việt Nam “ Nhãn hàng riêng là hàng hóa do các nhà bán lẻ trực tiếp đặt hàng các công ty gia công theo yêu cầu về mẫu mã, tiêu chuẩn chất lượng nên tiết giảm được tối đa chi phí trung gian, tiếp thị. Vì
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 14 SVTH: Nguyễn Thị Gái vậy, sản phẩm nhãn hàng riêng thường có giá bán thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của thương hiệu khác”. Theo giải thích của công ty Nielsen, “nhãn hiệu nhà phân phối là những nhãn hiệu thuộc về các tổ chức phân phối bán sỉ hoặc bán lẻ, sản phẩm mang nhãn hiệu nhà phân phối được phân phối độc quyền tại các điểm bán của tổ chức phân phối và chịu sự kiểm soát một cách chặt chẽ và độc lập của tổ chức phân phối”. Qua các quan điểm của các tổ chức nói trên, có thể xét thấy nhãn hàng riêng chứa đựng những đặc điểm sau: Thứ nhất, nhãn hàng riêng là sản phẩm mang nhãn hiệu của nhà phân phối mà đa phần là các siêu thị Thứ hai, sản phẩm mang nhãn hàng riêng được sản xuất bởi các công ty gia công theo đơn đặt hàng của các siêu thị, có quy định về tiêu chuẩn, bao bì… Thứ ba, nhãn hàng riêng được phân phối độc quyền tại các cửa hàng bán lẻ của duy nhất nhà phân phối đó. 1.1.4.2 Phân loại nhãn hàng riêng NHÃN HÀNG RIÊNG (PRIVATE LABEL) Nhãn hàng riêng giá thấp (Generic brands) Nhãn hàng riêng đại chúng (Copycat brands) Nhãn hàng riêng hàng đầu (Premium brands) Nhãn hàng riêng độc quyền (Excusive Brands) Sơ đồ 1.5: Phân loại nhãn hàng riêng (Nguồn: Retailing Management, Levy và Weitz, 2003) - Nhãn hàng riêng giá thấp (generic brands): thường là những sản phẩm có giá cả hay chất lượng thấp và bao bì đóng gói đơn giản. Nhãn hàng này xuất hiện phục vụ phân khúc thị trường khách hàng có thu nhập và khả năng chi tiêu thấp và trung bình.
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 15 SVTH: Nguyễn Thị Gái - Nhãn hàng riêng đại chúng (copycat brands): Là các nhãn hiệu mang tính chất bắt chước tương tự các nhãn hiệu hàng đầu, các sản phẩm mang thương hiệu quốc gia. Bao bì,mẫu mã của nhãn hàng này cũng khá tương tự với sản phẩm mang thương hiệu quốc gia và cũng khá hấp dẫn, thu hút người tiêu dùng nhưng có giá rẻ hơn. Trong khi đó, chất lượng phải gần bằng hoặc tương đương với các sản phẩm bắt chước đó. - Nhãn hàng riêng hàng đầu (premium brands): là nhãn hàng riêng có chất lượng cao hơn sản phẩm thương hiệu quốc gia, sản phẩm được làm công phu ,bao bì đóng gói sang trọng, lạ mắt và là sản phẩm cao cấp trên thị trường. Khách hàng được hướng đến trong phân khúc này có thu nhập và khả năng chi trả cao. -Nhãn hàng riêng độc quyền (exclusive brands): là các sản phẩm được phát triển bởi các nhà cung cấp quốc gia, kết hợp với việc bán độc quyền ở các cơ sở bán lẻ. Một dạng đơn giản nhất của dòng sản phẩm này là khi các nhà sản xuất định dạng những mẫu mã, tính năng khác nhau cho cùng một dòng sản phẩm nhưng được bày bán ở các cơ sở bán lẻ khác nhau. Dòng sản phẩm mang nhãn hiệu riêng độc quyền này giúp cho các nhà bán lẻ có được lợi nhuận cao hơn và nhiều động lực hơn trong việc khai thác hiệu qủa tiềm năng của mình. 1.1.4.3 Vai trò của nhãn hàng riêng đối với các đối tượng liên quan.  Đối với nhà phân phối ( Siêu thị) - Trong lịch sử, các nhà phân phối hay bán lẻ thường phải chịu sức ép rất lớn từ nhà sản xuất có thương hiệu, cùng với đó là sức ép đòi hỏi ngày càng cao từ phía khách hàng. Điều đó làm vị thế của nhà phân phối có phần hạn chế. Nhờ sự xuất hiện như một xu hướng của nhãn hàng riêng, cán cân quyền lực dường như có sự cân bằng và thậm chí nghiêng về phía siêu thị. - Tận dụng các nguồn lực sẵn có về lực lượng, không gian…nhãn hàng riêng giúp nhà phân phối tiết kiệm các nguồn chi phí tiếp thị, chi phí trung gian khác. - Trong trường hợp sản phẩm nhãn hàng riêng có mối tương tác tốt với khách hàng hay đáp ứng tốt, thoản mãn nhu cầu của khách hàng thì việc duy trì và tạo sự trung thành của khách hàng đối với nhà phân phối là điều dễ hiểu.
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 16 SVTH: Nguyễn Thị Gái - Với các sản phẩm mang nhãn hàng riêng, các nhà phân phối sẽ hình thành cho mình những phổ hàng riêng. Và điều đó tạo ra những phổ hàng khác nhau giưã các nhà phân phối. - Đặc biệt, việc phát triển nhãn hàng riêng là giải pháp cơ bản tăng cường năng lực kinh doanh và năng lực cạnh tranh cũng như cải thiện năng lực đàm phán với các nhà sản xuất, tăng cường mối quan hệ bền vững với các nhà sản xuất. - Các sản phẩm nhãn hàng riêng có thể cạnh tranh được về giá trị và chất lượng mà khách hàng ngày nay đang tìm kiếm. Đây chính là cơ hội cho các nhà bán lẻ sử dụng nhãn hàng riêng để phân biệt mình cũng như dẫn đường với sự đổi mới để giúp xây dựng và duy trì hình ảnh của thương hiệu siêu thị mình.  Đối với nhà sản xuất Nhãn hàng riêng dẫn đến sự đối đầu giữa nhà sản xuất và các hãng bán lẻ. Do không gian các gian hàng là hữu hạn nên nhiều siêu thị hiện nay đã tính phí gian hàng để bù đắp cho chi phí lên danh sách và sắp xếp hàng hóa lên kệ. Không những vậy các nhà bán lẻ còn tính thêm phí cho các khu vực trưng bày đặc biệt. Chính điều này đã làm tăng thêm chi phí cho các nhà sản xuất, trong khi đó các hãng bán lẻ thường sắp xếp các các hàng hóa mang nhãn hiệu riêng của mình tại các vị trí thuận tiện, bắt mắt và đảm bảo chúng được lưu trữ và bảo quản cẩn thận hoặc thậm chí tiến hành quảng cáo mạnh mẽ cho nhãn hàng riêng của mình. Bằng cách này, các hãng bán lẻ đã khiến cho giá cả của mình thấp hơn của các nhà sản xuất và thu hút được thêm rất nhiều người tiêu dùng vốn hết sức nhạy cảm với giá cả (Principle of Marketing, F. Kotler, p 496- 498 ). Những yếu tố nêu trên đã gây ra một số bất lợi cho nhà sản xuất: - Lòng trung thành của khách hàng chuyển từ nhà sản xuất sang nhà phân phối: Người tiêu dùng tìm đến nhà bán lẻ trước tiên và ngày càng trung thành với các thương hiệu của siêu thị. - Lợi nhuận đang chuyển dần từ nhà sản xuất sang nhà phân phối: Từ năm 1996 đến 2003, các nhà bán lẻ đã chiếm được 5 điểm cổ phần trong lợi nhuận chung cùng với nhà sản xuất và lợi nhuận tăng trưởng hơn 50%.( Nghiên cứu của Jan- Benedict E. M. và Nirmalya Kumar)
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 17 SVTH: Nguyễn Thị Gái Với mỗi doanh nghiệp, tùy thuộc vào từng chiến lược , mục tiêu kinh doanh của họ mà quyết định có nhận sản xuất nhãn hàng riêng cho siêu thị hay không. Có thể việc nhận gia công sẽ khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị nhà máy, tăng doanh thu cho bản thân doanh nghiệp. Nhưng đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chấp nhận tham gia vào cuộc đua cạnh tranh về thương hiệu. Chính vì thế, mỗi nhà sản xuất luôn phải thật sáng suốt trong việc nhận gia công sản phẩm nhãn hàng riêng, thật sự sản phẩm nhãn hàng riêng là con dao hai lưỡi đối với nhà sản xuất.  Đối với người tiêu dùng. - Tạo sự đa dạng hàng hoá, cho người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn - Sản phẩm mang nhãn hàng riêng có nhiều phân khúc giá khác nhau, phù hợp với thu nhập của nhiều tầng lớp người tiêu dùng - Củng cố niềm tin, sự yên tâm của người tiêu dùng trong việc sử dụng những sản phẩm mang nhãn hiệu nhà phân phối mà họ đã trung thành. Theo nghiên cứu của Jan-Benedict E. M. và Nirmalya Kumar, có đến hai phần ba số người tiêu dùng trên khắp thế giới tin rằng “thương hiệu của siêu thị là một sự thay thế tốt cho các thương hiệu khác.” - Nhãn hàng riêng còn là một giải pháp, một sự lựa chọn khôn ngoan của người tiêu dùng trong thời kỳ suy thoái. 1.1.5 Hoạt động kinh doanh nhãn hàng riêng và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhãn hàng riêng. 1.1.5.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh Từ trước đến nay, có nhiều khái niệm về hiệu quả kinh doanh do các nhà kinh tế học đưa ra. Adam Smith cho rằng: Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa. Hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỉ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Đó chính là quan điểm của tác giả Manfred- Kuhn. Tóm lại, hiệu quả kinh doanh được xem là một phạm trù kinh tế, đánh giá khả năng tận dụng các nguồn lực như lao động, vốn, trang thiết bị…nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 18 SVTH: Nguyễn Thị Gái Trên đây là các lí luận về hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp nói chung. Tuy nhiên, riêng với đề tài đang được nghiên cứu, loại hình kinh doanh của doanh nghiệp là siêu thị, một mô hình kinh doanh đặc thù. Vì thế, việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh nhãn hàng riêng, tôi sẽ thiên về phía sức mua, thái độ và mức độ quan tâm đến nhãn hàng riêng của người tiêu dùng. Bên cạnh đó là dựa trên doanh thu của sản phẩm nhãn hàng riêng so với tổng sản phẩm trong siêu thị để đánh giá được thực trạng kinh doanh nhãn hàng riêng của Co.opmart Huế. 1.1.5.2 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhãn hàng riêng Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh được xem như là một công cụ hữu hiệu cho các nhà quản trị thực hiện chức năng của mình và cũng là thước đó trình độ quản lý của chính các nhà quản trị . Vì sao ta lại nói như thế? Bởi lẽ, dựa vào kết quả kinh doanh nhãn hàng riêng có được cho phép nhà quản trị xem xét, đánh giá xem doanh nghiệp mình đang ở đâu, đang kinh doanh như thế nào. Và từ đó, nhà quản trị có cơ sở để đề ra các phương án kinh doanh phù hợp với chính tình hình của doanh nghiệp. Đó là cả một quá trình vận dụng khả năng phân tích, đánh giá, xem xét và lựa chọn các phương án nhằm tối đa hóa lợi nhuận, tối ưu hóa nguồn lực. Trong cơ chế thị trường hiện nay, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Để có thể tồn tại trên thị trường, doanh nghiệp buộc phải tìm cho mình một chỗ đứng thật an toàn. Trong khi nhãn hàng riêng đang dần trở thành xu thế và hiệu quả kinh doanh nhãn hàng riêng chính là nhân tố góp phần vào việc xây dựng chỗ đứng cho Co.opmart trên thị trường Huế. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhãn hàng riêng chính là đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững cho siêu thị. Tuy nhiên, tồn tại chỉ mới là yêu cầu mang tính chất giản đơn, phát triển và mở rộng mới là yêu cầu quan trọng. Bởi vì tồn tại luôn phải đi đôi với sự phát triển mở rộng của doanh nghiệp, đòi hỏi phải có sự tích lũy đảm bảo cho quá trình kinh doanh mở rộng theo đúng quy luật của phát triển. Ngoài ra, nâng cao hiệu quả kinh doanh nhãn hàng riêng là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ trong kinh doanh. Cạnh tranh luôn mang đến hai khía cạnh trái ngược nhau, tiêu cực và tích cực. Cạnh tranh có thể làm cho doanh nghiệp mạnh lên
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 19 SVTH: Nguyễn Thị Gái nhưng cũng có thể khiến doanh nghiệp không thể tồn tại trên thị trường. Chính cạnh tranh là yếu tố đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn sáng tạo, đầu tư tạo ra sự tiến bộ trong kinh doanh. Trong khi đó, cạnh tranh thì càng thể hiện rõ sự khốc liệt, lúc này không còn dừng lại ở việc cạnh tranh hàng hóa, giá cả mà còn cạnh tranh trên rất nhiều yếu tố khác nữa. Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhãn hàng riêng đồng nghĩa với vận dụng việc giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng và cải tiến mẫu mã hàng hóa… Lại xét ở thị trường kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng, với sự tồn tại của đối thủ cạnh tranh như Big C, các khu chợ lớn…Việc nâng cao hiệu quả hoạt độngkinh doanh nhãn hàng riêng như là một vấn đề tất yếu khi mà người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn trong việc lựa chọn hàng hóa cũng như dễ dàng so sánh hàng hóa giữa các siêu thị .Trong khi đó, nhãn hàng riêng dần được khách hàng quan tâm nhờ vào những lợi ích mà nó mang lại cho việc mua sắm của họ. Đó như một dấu hiệu đảm bảo cho việc kinh doanh của cả siêu thị Co.opmart đạt hiệu quả trên các mặt. Nói tóm lại, nâng cao hoạt động kinh doanh nhãn hàng riêng chính là con đường nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mà cụ thể ở đây là siêu thị Co.opmart Huế. 1.1.6 Mô hình nghiên cứu lý thuyết  Mô hình học thuyết hành vi dự định( Theory of Planned Behavior- TPB) Thuyết này ra đời do con người ta muốn dự đoán hành vi của một cá nhân nào đó trong tương lai.Và Ajzen, người đã phát hiện ra thuyết này đã cho rằng, một người nào đó có thái độ tốt với điều gì đó hay cái gì đó thì rất có khả năng thực hiện hành vi cụ thể trong tương lai. Thuyết hành vi dự định (TPB) (Ajzen,1991) được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý TRA(Ajzen & Fishbein, 1975), giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó. Các xu hướng hành vi được giả sử bao gồm các nhân tố, động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi và được định nghĩa như là mức độ nỗ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991).
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 20 SVTH: Nguyễn Thị Gái Vậy dự định của một người bị tác động bởi các yếu tố nào, theo Ajzen thì có ba nhân tố ảnh hưởng đến dự định của một cá nhân đó là: Thái độ về hành vi, chuẩn chủ quan , kiểm soát hành vi cảm nhận. Cụ thể như sau: - Thái độ về hành vi là đánh giá tích cực hay tiêu cực đối với hành vi thực hiện. Nghĩa là khi một người có thái độ tốt đối với một sản phẩm nào đó như chất lượng, giá cả…thì rất có khả năng sẽ mua sản phẩm đó. - Chuẩn chủ quan là ảnh hưởng của xã hội, đề cập đến sức ép của xã hội được cảm nhận để thực hiện hay không thực hiện hành vi. Khi đã có thái độ tốt với sản phẩm hay điều gì đó nhưng điều đó vẫn chưa nhận được sự đồng thuận phổ biến của xã hội thì rất có khả năng hành vi đó sẽ không được thực hiện. Ý định mua của người tiêu dùng sẽ bị tác động bởi cha/mẹ,vợ/chồng, con cái, đồng nghiệp…và mức độ ảnh hưởng là không giống nhau. - Kiểm soát hành vi cảm nhận phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi, điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội. Một khi đã có thái độ tốt, cả xã hội đồng tình với hành động mua sản phẩm đó và người đó có đủ điều kiện thì hành vi mua hoàn toàn có thể xảy ra. Ngược lại, nếu có thái độ tốt và xã hội ủng hộ nhưng người đó không có điều kiện để thực hiện thì hành động đó không thể xảy ra trong thực tế. Ajzen đề nghị rằng, nhân tố kiểm soát hành vi cảm nhận tác động trực tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi. Sơ đồ 1.6 : Mô hình học thuyết hành vi dự định TPB THÁI ĐỘ CHUẨN CHỦ QUAN XU HƯỚNG HÀNHVI HÀNH VI THỰC SỰ KIỂM SOÁT HÀNH VI CẢM NHẬN
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 21 SVTH: Nguyễn Thị Gái CHẤT LƯỢNG CẢM NHẬN GIÁ TRỊ CẢM NHẬN XU HƯỚNG TIÊU DÙNG GIÁ CẢ CẢM NHẬN  Mô hình nghiên cứu của hai tác giả Tung-Zong Chang và Albert R.Wildt Hai tác giả đã nghiên cứu và đưa ra mô hình mối liên hệ giữa giá cả cảm nhận, chất lượng cảm nhận và xu hướng người tiêu dùng. Sơ đồ 1.7: Mô hình mối liên hệ giữa giá cả cảm nhận, chất lượng cảm nhận và xu hướng tiêu dùng. (Nguồn: Tung-Zong Chang và Albert R.Wildt, 1994) Tung-Zong Chang và Albert R.Wildt đã chỉ ra rằng xu hướng tiêu dùng một sản phẩm chịu ảnh hưởng đồng biến với giá trị cảm nhận đối với sản phẩm đó. Nghĩa là một sản phẩm có được giá trị cảm nhận thấp( bởi giá cao hoặc chất lượng kém) thì đồng nghĩa với việc xu hướng tiêu dùng cho sản phẩm đó sẽ thấp và ngược lại. 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Tình hình kinh doanh bán lẻ trên địa bàn Thừa Thiên Huế Xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với nhu cầu mua sắm của người dân được nâng cao. Ngày nay, người ta không còn lo ăn no mặc ấm nữa mà thay vào đó là ăn no, mặc đẹp. Đó cũng là lý do mà xu hướng tiêu dùng hàng hóa của con người cũng thay đổi. Nắm bắt được khuynh hướng của người tiêu dùng thích việc mua sắm được thuận tiện, giá cả rõ ràng, chất lượng đảm bảo trong khi thói quen mua sắm ở chợ thường bộc lộ nhiều nhược điểm như chất lượng thực phẩm đôi khi không đảm bảo, giá cả không ổn định... nên nhiều năm trở lại đây, ở Huế có nhiều siêu thị mọc lên và ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến mua sắm.
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 22 SVTH: Nguyễn Thị Gái Tiên phong đó chính là sự ra đời của siêu thị Thuận Thành, là người “hớt váng sữa” và cũng chính là người mang hơi thở mới cho thị trường bán lẻ ở Huế. Ngay sau đó là sự xâm nhập của Co.opmart, Big C… Không ai có thể phủ nhận sự tiện ích của siêu thị trong việc đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Sự tiện ích ở đây thể hiện rất rõ trong việc cung cấp đa dạng chủng loại với số lượng lớn hàng hóa từ thực phẩm, quần áo, bột giặt, đồ gia dụng, điện tử, mỹ phẩm,… cho đến các dịch vụ giải trí, ăn uống. Chất lượng hàng hóa ở đây được nhà cung cấp cam kết đảm bảo chất lượng. Mặt khác, loại hình kinh doanh hiện đại này đáp ứng được đông đảo nhu cầu với các viên chức, những người không có thời gian để đi chợ hằng ngày. Việc lựa chọn siêu thị là nơi mua sắm phù hợp với điều kiện và đáp ứng được nhu cầu của mỗi người. Cùng với sự đa dạng, phong phú về hàng hóa, các siêu thị cũng luôn khiến cho người tiêu dùng cảm thấy hài lòng khi đến mua sắm, bởi cách phục vụ và chính sách chăm sóc khách hàng được đặt lên hàng đầu bằng nhiều phương thức linh hoạt. Bên cạnh yếu tố chất lượng hàng hóa, các siêu thị còn chú trọng việc nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Khách hàng đến tham quan mua sắm không chỉ được lựa chọn được hàng hóa đảm bảo chất lượng, giá cả phải chăng mà còn được tham gia các dịch vụ thật sự hữu ích. Đó là các chương trình khuyến mãi, các dịch vụ trước trong và sau mua, hàng loạt các dịch vụ ra đời nhằm mục tiêu gia tăng lợi ích cho khách hàng mà không thể tìm thấy ở các khu mua sắm truyền thống_ chợ. Nhưng bên cạnh đó vẫn có một số khách hàng cho rằng, chợ thì cũng có ưu điểm của chợ, nhất là các mặt hàng thực phẩm tươi sống rất ngon, còn siêu thị thì hàng thực phẩm chủ yếu là đông lạnh, xong nhược điểm của chợ là hàng hóa trôi nổi không có nguồn gốc, xuất xứ hiện diện rất nhiều, chất lượng thực phẩm chưa ai khẳng định đảm bảo, giá cả không ổn định, đặc biệt, thói quen của tiểu thương thường nói thách quá cao, lôi kéo khách hàng và sẵn sàng mở lời với những câu nói không văn minh lịch sự khi khách hàng trả giá thấp vào buổi sáng mở hàng... Vì vậy, từ khi có các siêu thị ra đời, nhất là việc liên tục áp dụng các chiêu thức bán hàng giảm giá, chương trình khuyến mãi, giao hàng tận nhà, phục vụ xe buýt đưa đón khách ở xa, đưa hàng về nông thôn, siêu thị đã ảnh hưởng đến sức mua của các hàng trong chợ.
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 23 SVTH: Nguyễn Thị Gái 1.2.2 Bình luận các nghiên cứu liên quan - Với khảo sát “ Thói quen sử dụng nhãn hàng riêng của người tiêu dùng” do Vinareseach thực hiện được công bố vào tháng 10/2012 . Khảo sát được thực hiện với tổng mẫu là 305 tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội nhằm tìm hiểu thói quen mua sắm và sử dụng nhãn hàng riêng siêu thị của người tiêu dùng. Theo mô hình phân tích nhân tố, kết quả thu được hai nhóm khách hàng đặc trưng: Nhóm 1: Nhóm quan tâm giá cả và mẫu mã. Nhóm 2: Nhóm quan tâm quảng cáo và chất lượng sản phẩm. Trong đó, lý do được khách hàng ưu tiên để chọn mua sản phẩm nhãn hàng riêng là như sau:  Gía rẻ( 80.2%)  Muốn dùng thử cho biết( 59.9%)  Sản phẩm có chất lượng( 38,9%)  … - Với đề tài “ Mức độ nhận biết và hành vi mua sắm nhãn hàng riêng của người tiêu dùng đối với nhãn hàng riêng của các siêu thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ” ( tạp chí trường đại học Cần Thơ, 2016) cũng đã chỉ ra được các yếu tố có ảnh hưởng phần lớn đến quyết định mua sắm nhãn hàng riêng lần lượt là: Gía cả, chất lượng sản phẩm, chương trình khuyến mãi, bao bì sản phẩm, uy tín siêu thị, chính sách hậu mãi… - Kết quả của đề tài “Phát triển nhãn hàng riêng-Nghiên cứu các nhãn hàng riêng của siêu thị Big C” là các chiến lược nhằm phát triển nhãn hàng riêng và mục tiêu phát triển của Big C tại thị trường Việt Nam. - “Nghiên cứu thái độ và hành vi của người tiêu dùng đối với nhãn hàng riêng tại các siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số khuyến nghị”: Nghiên cứu này tập trung đề cập đến hành vi tiêu dùng của khách hàng đối với nhãn hàng riêng của các siêu thị trên địa bàn mà chưa đưa ra được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của khách hàng.
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 24 SVTH: Nguyễn Thị Gái GIÁ CẢ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÌNH ẢNH SIÊU THỊ TIỆN ÍCH, DỊCH VỤ ĐI KÈM GIÁ CẢ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÌNH ẢNH SIÊU THỊ TIỆN ÍCH, DỊCH VỤ ĐI KÈM GIÁ CẢ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÌNH ẢNH SIÊU THỊ ảnh hưởng TIỆN ÍCH, DỊCH VỤ ĐI KÈM BAO BÌ NHÃN HIỆU TÍNH CÁCH TÂN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG MUA SẮM NHÃN HÀNG RIÊNG COOP MART HUẾ 1.2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất Dựa trên nền tảng lý luận cùng các nghiên cứu liên quan.Vì vậy, dựa vào các yếu tố của mô hình và nghiên cứu định tính cũng như có sự hiệu chỉnh cho phù hợp qua kiến thức có được, tôi mạnh dạn đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất thông qua sơ đồ 1.7 như sau: Sơ đồ 1.8: Mô hình nghiên cứu đề xuất  GIÁ CẢ Gía là một biến số quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. Nó là yếu tố giúp doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường, đồng thời chính giá cả là yếu tố quyết định việc mua sản phẩm này hay sản phẩm khác của người tiêu dùng. Bao gồm các tham số: - Giá rẻ hơn các nhãn hàng khác cùng loại - Giá cả phù hợp với chất lượng - Các sản phẩm nhãn hàng riêng thường được khuyến mãi, giảm giá.
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 25 SVTH: Nguyễn Thị Gái  CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Chất lượng sản phẩm được coi như là một yếu tố quan trọng không kém. Chất lượng thường được đáng giá trên hai khía cạnh, đó là từ phía khách hàng và từ chính doanh nghiệp. Bản thân siêu thị khi kinh doanh nhãn hàng riêng đã tự quy định những tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, đó là mức độ phù hợp, quy cách của chủng loại hàng hóa. Còn từ phía khách hàng, chất lượng sản phẩm được đánh giá thông qua sự thỏa mãn, cảm nhận so với kì vọng của họ. Nếu cảm nhận tốt thì khả năng mua sắm và lòng trung thành của khách hàng đó sẽ có cơ hội tăng . Bao gồm các tham số: - Sản phẩm đảm bảo chất lượng - Hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng - Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm - Chất lượng sản phẩm nhãn hàng riêng tương đương với sản phẩm mang thương hiệu của nhà sản xuất  HÌNH ẢNH SIÊU THỊ Thương hiệu chính là hình ảnh đại diện, là tính cách mà siêu thị thể hiện. Nói cụ thể hơn đó là những gì thuộc về siêu thị được lưu lại trong tâm trí khách hàng. Đó có thể là câu slogan, là hình ảnh, logo được khách hàng nhớ đến. Một thương hiệu tốt giúp doanh nghiệp định vị thị trường và giành được niềm tin của người tiêu dùng. Các tham số : - Co.opmart là một trong những siêu thị hàng đầu Việt Nam - Biết rõ thông tin nhà cung cấp thông qua bao bì - Được nhân viên hỗ trợ và cung cấp đầy đủ thông tin về nhãn hàng - Tin tưởng thương hiệu Co.opmart - Co.opmart luôn hướng đến lợi ích của khách hàng  TIỆN ÍCH, DỊCH VỤ ĐI KÈM Các yếu tố thuộc nhóm này là: - Sản phẩm đa dạng để khách hàng dễ dàng lựa chọn - Nhân viên siêu thị tư vấn tận tình và chu đáo - Chế độ bảo hành và đổi trả hàng nhanh chóng
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 26 SVTH: Nguyễn Thị Gái  BAO BÌ NHÃN HIỆU Có câu: “ Bao bì là người bán hàng thầm lặng”. Câu nói đã cho thấy giá trị to lớn của bao bì hàng hóa trong việc mua hàng của người tiêu dùng. Dĩ nhiên bao bì bắt mắt , dễ nhận biết sẽ thúc đẩy được việc mua sắm của khách hàng , bỏ qua yếu tố chất lượng sản phẩm. Nhóm này bao gồm các tham số: - Mẫu mã đẹp, màu sắc ấn tượng - Nhãn hiệu dễ nhận biết - Thông tin về hàng hóa được in đầy đủ trên bao bì  TÍNH CÁCH TÂN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Tính cách tân được hiểu như mức độ hòa nhập với xu thế phát triển ngày nay. Đó là việc khách hàng có chấp nhận thay đổi từ cũ sang mới hay không và nếu có thì ở mức độ nào. Nhóm này gồm 2 tham số: - Sẵn sàng dùng thử sản phẩm nhãn hàng riêng mới xuất hiện của siêu thị. - Sẵn sàng sử dụng nhãn hàng riêng thay thế cho các sản phẩm đang dùng.
  • 37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 27 SVTH: Nguyễn Thị Gái CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHÃN HÀNG RIÊNG CỦA SIÊU THỊ CO.OP MART HUẾ 2.1 Tổng quan về Saigon Co.op và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) Co.opmart Huế 2.1.1 Khái quát về Saigon Co.op_ Liên hiệp Hợp tác xã thương mại thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 5/1989, Liên hiệp Hợp tác xã( HTX) Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh hay còn gọi là Saigon Co.op chính thức được ra đời với hai chức năng là trực tiếp kinh doanh và tổ chức vận động phong trào HTX. Những năm sau đó, Saigon Co.op thay đổi cấu trúc về tổ chức và nhân sự, tập trung mọi nguồn lực của mình để đầu tư mạnh cho công tác bán lẻ. Các siêu thị Co.opmart lần lượt ra đời đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng: Giai đoạn “Hình thành chuỗi siêu thị Co.opmart”. Cùng với hệ thống trên toàn quốc, Co.opmart đã trở thành thương hiệu quen thuộc của người dân thành phố và người tiêu dùng cả nước. Là nơi mua sắm đáng tin cậy của người tiêu dùng . Khái niệm chuỗi Co.opmart được bắt đầu xây dựng với chiến lược: Xây dựng Co.opmart trở thành chuỗi siêu thị dẫn đầu Việt Nam. Sự thành công của chuỗi siêu thị Co.opmart đã đưa Saigon Co.op đón nhận phần thưởng cao quý “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” do Chủ tịch nước trao tặng từ tháng 8/2000. Năm 2017, Saigon Co.op chính thức đón chào siêu thị Co.opmart thứ 87. Và đến thời điểm hiện tại, Saigon Co.op đã đánh dấu được thương hiệu của mình là nhà bán lẻ hàng đầu của Việt Nam.Thông qua đó là hệ thống cửa hàng Co.opFood, Co.opextra, Co.opmart và gần đây nhất là sự ra đời của bách hóa tổng hợp Co.op Smile. Chính sự nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ của cả hệ thống đã đưa Saigon Co.op được đứng vào Top 500 nhà bán lẻ uy tín của châu Á. 2.1.2 Khái quát về Công ty TNHH một thành viên Co.opmart Huế 2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH MTV Co.opmart Huế còn được gọi là Siêu thị Co.opmart Huế được thành lập vào ngày 24/05/2008, là thành viên thứ 30 của hệ thống siêu thị
  • 38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 28 SVTH: Nguyễn Thị Gái Co.opmart, siêu thị được đầu tư xây dựng với sự hợp tác của công ty Cổ Phần Đầu Tư phát triển Saigonco.op (SCID) và công ty Cổ Phần Đầu tư Bắc Trường Tiền. Siêu thị Co.opmart Huế nằm trong trung tâm thương mại Trường Tiền Plaza số 06 Trần Hưng Đạo, Thành Phố Huế, tỉnh Thừa Thiên huế. Với diện tích tổng thể 6,460m2 với 5 tầng lầu gồm các khu chức năng như: siêu thị tự chọn, kho hàng, các gian hàng chuyên doanh, khu ẩm thực, game, bãi xe cùng nhiều dịch vụ và trang thiết bị hiện đại phục vụ tốt các nhu cầu của người dân và du khách đến với Huế. Kết cấu cụ thể như sau: - Tầng hầm: phần lớn là bãi giữ xe ,bên cạnh đó là lối xuất nhập hàng hóa. - Tầng 1: Khu tự chọn của siêu thị với các mặt hàng thuộc ngành hàng Tươi sống, thực phẩm nấu chín, công nghệ. Ngoài ra, kho hàng cho các ngành hàng này cũng được bố trí trong tầng 1. - Tầng 2: Khu tự chọn với 3 nhóm hàng may mặc, đồ dùng và hóa mỹ phẩm. - Tầng 3: Là văn phòng làm việc của ban giám đốc và các cán bộ công nhân viên của tổ văn phòng. - Tầng 4: Kho cho các ngành hàng hóa phẩm, đồ dùng và kho lạnh với các mặt hàng tươi sống. Ngoài khu tự chọn của siêu thị là cá khu phức hợp, khu cho thuê các gian hàng nước, game, cửa hàng … Ngày thành lập: 24/5/2008 Diện tích: trên 6460m2 Địa chỉ: 06 Trần Hưng đạo, P.Phú Hòa, Tp Huế Điện thoại: (054) 3.588.555 Fax: (054) 3.572.000 Web: http://www.co-opmart.com.vn http://www.saigonco-op.com.vn Siêu thị Co-opmart Huế bao gồm: Khu tự chọn Kinh doanh trên 25.000 mặt hàng, trong đó hơn 85% là hàng Việt Nam chất lượng tốt thuộc các ngành hàng thực phẩm, thời trang dệt may, hoá mỹ phẩm, đồ dùng
  • 39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 29 SVTH: Nguyễn Thị Gái gia đình, hàng gia dụng, bánh kẹo, thực phẩm tươi sống, chế biến, đông lạnh, rau củ quả…. Đặc biệt, Co.opmart Huế còn khai thác các loại đặc sản của xứ Huế đưa vào kinh doanh như: các loại thực phẩm tươi sống, rượu Hoàng Đế Minh Mạng, mè xửng Thiên Hương, thịt nguội, các loại mắm, nước mắm….với chất lượng đảm bảo, giá cả phải chăng. Các quầy hàng tư doanh - Mắt kính, đồng hồ, trang sức thời trang, đồ chơi trẻ em, hàng lưu niệm. - Những nhãn hiệu thời trang nổi tiếng trên thị trường Việt Nam như: Ninomax… - Nữ trang vàng bạc Phú Nhuận (PNJ) - Sản phẩm điện gia dụng Thiên Phú Yakyo. - Sản phẩm massage Takasima - Nhà sách của Công Ty Cổ phần Phát hành sách TP. HCM (Fahasa) - Khu chuyên biệt kinh doanh mặt hàng thức ăn nhanh nổi tiếng như: LOTERIA Các loại hình dịch vụ - Hệ thống trang thiết bị hiện đại: hệ thống điều hoà không khí, tủ đông tủ mát, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống thang cuốn, thang máy sẽ mang đến môi trường mua sắm hiện đại, tiện lợi, an toàn đảm bảo phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của tất cả các khách hàng và du khách. - Bãi giữ xe rộng rãi với diện tích 600m2, thuận tiện, đúng giá quy định: 2.000đ/gắn máy, 1000đ/xe đạp. - 15 CASH tính tiền phục vụ khách hàng nhanh chóng trong những giờ cao điểm. - Dịch vụ bán phiếu quà tặng, gói quà miễn phí, giao hàng tận nơi với hoá đơn mua hàng trị giá 200.000đ trở lên trong Thành phố Huế với bán kính 5km. - Đặt hàng qua điện thoại. - Sửa chữa quần áo theo nhu cầu của khách hàng. - Dịch vụ sạc điện thoại miễn phí. - Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, Co.opmart Huế đã lắp đặt máy rút tiền ATM của các ngân hàng lớn, uy tín như: Ngân hàng ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng quân đội (MB).
  • 40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 30 SVTH: Nguyễn Thị Gái 2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ Chức năng Siêu thị Co.opmart là một doanh nghiệp thương mại, do đó có chức năng sau: - Thứ nhất: Công ty là trung gian kết nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng để giải quyết mâu thuẫn từ việc sản xuất tập trung hóa cao còn người tiêu dùng lại bị phân tán. Các hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp nhân dân về các loại hàng hóa và dịch vụ mà công ty được phép kinh doanh. - Thứ hai: công ty chuyển hóa mặt hàng từ sản xuất thành mặt hàng thương mại đồng bộ, nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. - Thứ ba: công ty hình thành dự trữ bảo vệ và quản lý chất lượng hàng. Công ty phải tiến hành dự trữ để đảm bảo tính liên tục và ổn định trong kinh doanh, đồng thời bảo đảm quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng về hàng hóa đúng chất lượng, đúng chủng loại, đúng yêu cầu. - Thứ tư: công ty là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới phân phối giữa công ty với các nhà cung cấp và các bạn hàng của mình, từ đó có những thông tin liên kết giữa các bên trong quá trình mua bán, tư vấn cho người tiêu dùng và người sản xuất. Nhiệm vụ Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, nên công ty nhận thức rõ tầm quan trọng chất lượng hàng hóa trong việc tạo dựng thương hiệu và uy tín của công ty nên công ty phải thực hiện nghiêm chỉnh những quy định chỉ tiêu về chất lượng hàng hóa góp phần bình ổn giá cả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tổ chức hoạt động kinh doanh thường xuyên liên tục, tạo công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập, quyền lợi của người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp nhằm góp phần ổn định xã hội. 2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của công ty
  • 41. 31 SVTH: Nguyễn Thị Gái ddd Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát Giám đốc NV chất lượng Phó giám đốc Phó giám đốc Hàng thực phẩm Hàng phi thực phẩm Quầy bánh mỳ Bộ phận hỗ trợ bán Bộ phận quản trị Kế toán Khu NT bảo trì NT vi tính Tổ chức HC cho thuê, hợp tác NV TK & PK TK & PK TK & PK TK & PK NV NV NV NV NV NV NV NV NV Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của siêu thị Co.opmart Huế. ( Nguồn: Phòng Marketing ) TT&TP Tổ TT&TP TT&TP TT Tổ TT&TP TT&TP NT Nhóm TT & thực phấm Tổ thực Tổ sản sản phẩm Tổ hóa Tổ thu quảng cáo TP Tổ thực phẩm phẩm phẩm cứng mỹ phẩm ngân và khuyến bảo vệ tươi sống, chế biến & công nghệ & mềm & sản phẩm vệ dịch vụ khách mãi & thiếu nhi nấu chín đông lạnh sinh hàng
  • 42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 32 SVTH: Nguyễn Thị Gái Để thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng của mình, công ty đã xây dựng bộ máy tổ chức theo cơ cấu gọn nhẹ. Với bộ máy này, đơn vị sẽ tiết kiệm được chi phí và thông tin được truyền đi nhanh, chính xác, luôn bám sát xử lý nhanh chóng biến động thị trường tạo ra sự năng động tự chủ trong kinh doanh và sử dụng tối đa năng lực của từng cá nhân tạo nên một ê kíp làm việc có hiệu quả. Công ty TNHH MTV Coopmart Huế sử dụng mô hình trực tuyến chức năng cho bộ máy quản lý của mình. Đây là một trong 3 loại hình cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp. Trong mô hình này, nhân viên được chia vào các tổ phù hợp với khả năng trình độ làm việc của mình và được trực tiếp quản lý bởi các tổ trưởng. Các tổ này hoạt động dưới sự lãnh đạo đồng thời của cấp trên trực tuyến và bộ phận chức năng. Thường xuyên có sự hợp tác giữa các bộ phận để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu của công ty đồng thời tạo ra sự thống nhất trong quản lý của công ty. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH 1 thành viên Co-opmart Huế bao gồm: - Giám đốc: là người đứng đầu ở công ty và là người đại diện theo pháp luật của công ty. Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty và có quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. - Phó giám đốc: là người được giám đốc ủy quyền để thực hiện một số công việc của công ty. Phó giám đốc phải chịu trách nhiệm về những việc được giao và những lĩnh vực mà mình phụ trách, giúp giám đốc lên kế hoạch, chỉ đạo, giải quyết các công việc thay mặt giám đốc khi cần thiết. Đồng thời, phó giám đốc là người chịu trách nhiệm với giám đốc qua các việc mình phụ trách. - Nhân viên chất lượng: Nhiệm vụ quan trọng nhất là phải kiểm tra chất lượng cũng như nắm được tình hình thực tế của hàng hóa trong công ty để đảm bảo có được nguồn hàng hóa tốt nhất phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. Nếu xảy ra tình trạng hàng hóa bị hư hỏng, kém chất lượng thì phải thông báo ngay cho bộ phận quản lý hàng hóa để tìm ra biện pháp khắc phục. - Tổ sản phẩm cứng( tổ đồ dùng): đứng đầu là tổ trưởng chịu trách nhiệm về các loại sản phẩm như xoong nồi, ấm chén, các đồ dùng trong gia đình… - Tổ sản phẩm mềm( tổ may mặc): tổ này chịu trách nhiệm quản lý các sản phẩm may mặc như áo quần, giày dép…
  • 43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 33 SVTH: Nguyễn Thị Gái - Tổ hóa mỹ phẩm và sản phẩm vệ sinh: bao gồm tổ phó và tổ trưởng chịu trách nhiệm về các mặt hàng hoá mỹ phẩm như bột giặt, nước xả, dầu gội, sữa tắm, xà bông, nước rửa chén… - Quầy bánh mỳ: đứng đầu là tổ trưởng, tổ này chịu trách nhiệm sản xuất và tiêu thụ các loại bánh mỳ và các chủng loại bánh khác nằm trong quầy bánh mỳ. - Tổ thực phẩm tươi sống, chế biến & nấu chín : bao gồm nhân viên bán hàng và kỹ thuật viên là những người chịu trách nhiệm quản lý các mặt hàng như rau, củ, quả, cá, thịt, hải sản… - Tổ thu ngân: chịu trách nhiệm lập hóa đơn thanh toán cho khách hàng, tổng kết báo cáo cho bộ phận quản lý sau mỗi ca làm việc. Đứng đầu là tổ trưởng, đây là tổ có nhiều nhân viên nhất trong công ty. - Tổ Marketing: bao gồm các chuyên viên chịu trách nhiệm tiếp nhận, giải đáp các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng đồng thời cung cấp những thông tin mà khách hàng cần cũng như thực hiện các vấn đề liên quan đến chăm sóc khách hàng. Đặc biệt, đây là nơi tiếp nhận và xử lý đơn đặt hàng qua điện thoại của khách hàng. - Tổ bảo vệ: có nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho siêu thị. Song song với đó là công việc tiếp nhận và xử lý hóa đơn giao hàng tận nhà của khách hàng. Đảm bảo dịch vụ giao hàng tận nhà của siêu thị được thực hiện được nhanh chóng và chính xác. - Tổ văn phòng: bao gồm các bộ phận tổ chức hành chính, bảo trì và tạp vụ, tổ này chịu trách nhiệm quản lý sổ sách và các kế hoạch của công ty, sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị máy móc… phục vụ cho các hoạt động của công ty và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho siêu thị. - Bộ phận kế toán: + Kế toán: nhiệm vụ của kế toán là thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phân tích thông tin, số liệu kế toán, cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. + Vi tính: thực hiện việc lưu trữ, nhập và xuất dữ liệu cho các báo cáo khi cần thiết.
  • 44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Phát 34 SVTH: Nguyễn Thị Gái + Giám sát kho hàng: chịu trách nhiệm kiểm tra và giám sát tình hình hàng hóa cũng như số lượng của mỗi loại hàng hóa ở trong kho và hàng hóa trưng bày trên quầy hàng. Quản lý hàng hóa xuất kho và nhập kho. + Thủ quỹ: giữ và chi các khoản tiền cho các hoạt động của siêu thị. + Khu cho thuê và hợp tác: bộ phận chịu trách nhiệm về việc cho thuê mặt bằng và hợp tác với các đối tác để phát triển công ty. 2.1.3 Đặc điểm kinh doanh của công ty TNHH MTV Co.opmart Huế  Các ngành hàng kinh doanh Là một công ty chuyên về kinh doanh bán lẻ, Co.opmart Huế sở hữu hơn 25.00 mặt hành và được chia thành 5 nhóm ngành hàng chính . - Ngành hàng May mặc. Các thương hiệu hàng đầu Việt Nam như Việt Tiến, Việt Thắng, Piere Cardin, An Phước và các nhà cung cấp sản phẩm may mặc nổi tiếng khác đều có mặt tại khu may mặc của Co.opMart để đáp ứng nhu cầu mặc đẹp của quý khách hàng. Hàng hóa đẹp, chất lượng cao, giá cả hợp lý và chủng loại phong phú. Các chương trình khuyến mãi thường xuyên đem lại nhiều quyền lợi cho người tiêu dùng. Cùng với đó là 6 phòng thử đáp ứng nhu cầu thử đồ trước khi mua cho người tiêu dùng. Điều này đã làm tăng sự hài lòng của khách hàng khi đến tham quan mua sắm tại siêu thị nói chung và sản phẩm may mặc nói riêng - Ngành hàng đồ dùng. Hàng hóa chất lượng, giá cả phải chăng đó là những tiêu chí lựa chọn hàng đầu để Co.opMart lựa chọn phục vụ cho khách hàng, với các thương hiệu nổi tiếng: Happy Cook, Supor, Media, Sunhouse…. Hàng hóa đa dạng, phong phú với hàng ngàn chủng lọai hàng hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Hàng hoá trong khu đồ dùng được trưng bày theo từng nhóm các sản phẩm phục vụ các tiện ích của gia đình như : đồ dùng gia đình, trang bị cho nhà bếp, thuận tiện cho việc mua sắm và lựa chọn cho căn bếp của gia đình. Các bà nội trợ thích trang trí còn có thể tìm thấy nhiều sản phẩm xinh xắn, kiểu dáng lạ, đẹp, bắt mắt để chăm chút cho căn nhà của mình như : tô, dĩa, chén kiểu bằng gốm sứ, thủy tinh, phalê, bình hoa, bộ ly, các loại đồ kiểu độc đáo với mẫu mã đa dạng phong phú, thường xuyên cập nhật hàng mới