SlideShare a Scribd company logo
1 of 97
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN MINH PHO
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG SỰ NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA
Chuyên ngành: ĐỊA LÝ HỌC
Mã số: 8310501
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN VĂN THẮNG
Huế, Năm 2018
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu và kết quả
nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép sử
dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Ngƣời cam đoan
Nguyễn Minh Pho
iii
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứuvà triển khai thực hiện luận văn, tôi xin bày
tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới:
Thầy giáoTS.Trần Văn Thắng đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho tôi hoàn thành luận văn này
Các quý thầy, cô giáo khoa Địa lý, Phòng sau Đại học Trƣờng Đại học sƣ
phạm Huế đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn và giúp đỡ trong suốt quá trình tôi thực
hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
Các phòng, ban ngành huyện Lệ Thủy đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều
kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu.
Sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi
có thể tập trung nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Đến nay luận văn đã đƣợc hoàn thành, tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc
thầy cô, các phòng, ban ngành huyện Lệ Thủy, gia đình, bạn bè sức khỏe, hạnh
phúc và thành công trong cuộc sống
Học viên
Nguyễn Minh Pho
1
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................7
1.Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................7
2.Lịch sử nghiên cứu đề tài.........................................................................................8
3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................10
3.1. Mục tiêu..........................................................................................................10
3.2. Nhiệm vụ.........................................................................................................10
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................11
5.Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................11
5.1. Quan điểm nghiên cứu....................................................................................11
5.1.1. Quan điểm lãnh thổ ..................................................................................11
5.1.2. Quan điểm tổng hợp.................................................................................11
5.1.3. Quan điểm hệ thống .................................................................................12
5.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh..................................................................12
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................12
5.2.1. Phƣơng pháp thu thập và xử lý tài liệu.....................................................12
5.2.2. Phƣơng pháp thực địa...............................................................................13
5.2.3. Phƣơng pháp bản đồ.................................................................................13
5.2.4. Phƣơng pháp phân tích thống kê..............................................................13
5.2.5. Phƣơng pháp chuyên gia ..........................................................................13
6.Cấu trúc nội dung đề tài .........................................................................................14
NỘI DUNG ...............................................................................................................15
CHƢƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂNNGUỒN
NHÂN LỰC TRONG SỰ NGHIỆP CNH - HĐH....................................................15
1.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................15
1.1.1. Một số khái niệm liên quan......................................................................15
1.1.2. Vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa..18
1.1.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến nguồn nhân lực ..............................22
2
1.1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa
- hiện đại hóa ......................................................................................................25
1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................30
1.2.1. Kinh nghiệm của một số tỉnh/thành ở Việt Nam đảm bảo nguồn nhân lực
cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa ...................................................30
1.2.2. Những bài học quan trọng rút ra qua việc khảo cứu ................................33
CHƢƠNG 2.THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰCHUYỆN LỆ THỦY,TỈNH
QUẢNG BÌNH..........................................................................................................35
2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình......35
2.1.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................35
2.1.2. Các nhân tố tự nhiên.................................................................................37
2.1.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội......................................................................39
2.2. Thực trạng nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình..............................42
2.2.1. Số lƣợng nguồn nhân lực .........................................................................42
2.2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực.............................................................................46
2.2.3. Chất lƣợng nguồn nhân lực ......................................................................64
2.3. Đánh giá chung những thuận lợi và khó khăn, những kết quả và hạn chế trong
phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình................................67
2.3.1. Những thuận lợi và khó khăn ...................................................................67
2.3.2. Những kết quả và hạn chế ........................................................................68
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰCHUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG SỰ NGHIỆPCNH -
HĐH ...................................................................................................................74
3.1. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và định hƣớng phát triển .............................74
3.1.1. Quan điểm phát triển................................................................................74
3.1.2. Mục tiêu phát triển ...................................................................................74
3.1.3. Nhiệm vụ ..................................................................................................75
3.1.4. Định hƣớng phát triển ..............................................................................76
3.2. Giải pháp chủ yếu ...........................................................................................80
3.2.1. Giải pháp nâng cao nhận thức về nguồn nhân lực ...................................80
3
3.2.2. Giải pháp về đổi mới, phát triển toàn diện giáo dục đào tạo....................81
3.2.3. Giải pháp về thu hút, khai thác và sử dụng nguồn nhân lực ....................81
3.2.4. Giải pháp nâng cao thể lực, chất lƣợng dân số, cải thiện.........................82
3.2.5. Giải pháp mở rộng hợp tác phát triển nguồn nhân lực.............................83
3.2.6. Giải pháp về chính sách huy động nguồn lực cho đầu tƣ phát triển .......84
KẾT LUẬN...............................................................................................................85
1.Kết quả của luận văn..............................................................................................85
2.Hạn chế của luận văn .............................................................................................86
3.Hƣớng phát triển của đề tài....................................................................................86
4.Kiến nghị................................................................................................................87
MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................88
PHỤ LỤC
4
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chú thích
CNH - HĐH
CMKT
GTVT
HTX
HĐKT
KHHGĐ
KHCN
KH-KT
KT - XH
NNL
TP
GDP
TNHH
UBND
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Chuyên môn kỹ thuật
Giao thông vận tải
Hợp tác xã
Hoạt động kinh tế
Kế hoạch hóa gia đình
Khoa học công nghệ
Khoa học - kỹ thuật
Kinh tế - xã hội
Nguồn nhân lực
Thành phố
Tổng sản phẩm quốc nội
Trách nhiệm hữu hạn
Ủy ban nhân dân
5
DANH MỤC CÁCBẢNG
Trang
Bảng 1.1. Cơ cấu dân số trẻ và già............................................................................23
Bảng 2.1. Dân số, tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử và tỷ lệ gia tăng tự nhiên củahuyện Lệ Thủy
giai đoạn 2013 - 2016................................................................................................39
Bảng 2.2. Số lƣợng các loại trƣờng trên địa bàn huyện Lệ Thủy.............................40
Bảng 2.3.Dân số và dân số trong độ tuổi lao động huyện Lệ Thủy giai đoạn 2013 -
2016...........................................................................................................................42
Bảng 2.4. Dân số và dân số trong độ tuổi lao động huyện Lệ Thủy giai đoạn 2013 -
2016...........................................................................................................................45
Bảng 2.5.Biến động dân số huyện Lệ Thủy..............................................................45
Bảng 2.6. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế huyện Lệ Thủy ...........49
Bảng 2.7. Giá trị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Lệ Thủy .........................52
Bảng 2.8. Lao động đang làm việc trong ngành công nghiệp - xây dựng huyện Lệ
Thủy ..........................................................................................................................54
Bảng 2.9.Lao động phân theo ngành vận tải huyện Lệ Thủy ...................................56
Bảng 2.10.Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế huyện Lệ Thủy.......................58
Bảng 2.11.Trình độ văn hóa theo cấp học huyện Lệ Thủy.......................................65
6
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1. Phân bố dân cƣ chia theo thành thị và nông thôn.................................46
Biểu đồ 2.2. Nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy chia theo giới tính.............................47
Biểu đồ 2.3. Dân số chia theo nhóm tuổi huyện Lệ Thủy.........................................48
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu lao động huyện Lệ Thủy theo nhóm ngành kinh tế..................50
Biểu đồ 2.5. Sản lƣợng khai thác và nuôi trồng thủy sản huyện Lệ Thủy................53
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Lƣợc đồ hành chính huyện Lệ Thủy.........................................................36
Hình 2.2. Lƣợc đồ dân số trong độ tuổi lao động phân theo xã, thị trấn ..................44
7
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Từ trƣớc cho đến nay nguồn nhân lực luôn đƣợc coilà nhân tố quyết định nhất
đối với sự phát triển của mỗiquốc gia trên thế giới. Trình độ phát triển của nguồn
nhân lực là một thƣớc đo chủ yếu sự phát triển của các nƣớc. Vì vậy, các nƣớc trên
thế giới đều rất coi trọng phát triển nguồn nhân lực. Trong thế kỷ XX, đã có những
quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhƣng do phát huy tốt nguồn nhân lực nên
đã đạt đƣợc thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành công nghiệp hoá và
hiện đại hoá chỉ trong vài ba thập kỷ.
Ở nƣớc ta, trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc, nguồn
nhân lực là nhân tố trung tâm, có vai trò quyết định đối với sự tăng trƣởng và phát
triển kinh tế. Nguồn nhân lực vừa là nguồn lực to lớn, vừa là động lực tăng năng
suất lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và của toàn bộ nền kinh
tế, lại vừa là yếu tố quyết định tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững. Chỉ có
nguồn nhân lực mới có khả năng tiếp thu và áp dụng tiến độ khoa học - kỹ thuật,
công nghệ mới, công nghệ cao, sử dụng hiệu quả các nguồn lực vật chất khác trong
xã hội, trở thành lực lƣợng xung kích đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện
đại hóa (CNH - HĐH) và hội nhập. Phát triển, phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả
nguồn nhân lực trong phát triển nền kinh tế là một trong những giải pháp đột phá
nhằm thực hiện thắng lợi chiến lƣợc phát triển cả ở cấp cơ sở, địa phƣơng và cấp
quốc gia, góp phần thực hiện chiến lƣợc công nghiệp hóa - hiện đại hóa và tạo ra sự
tăng trƣởng bền vững của Việt Nam trong thế kỷ XXI.
Là một huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Bình, Lệ Thủy có vai trò quan
trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế hiện nay.Với cơ cấu dân số trẻ,
lại có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế toàn diện, nhƣng Lệ Thủy vẫn là một trong
những huyện nghèo của tỉnh. Mặt bằng văn hóa và trình độ dân trí còn thấp, phân
bố dân cƣ,nguồn nhân lực chƣa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và
quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.Khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ đạt 21%,
sản xuất hàng hóa chƣa phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.Do vậy,
8
việc lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa” để nghiên
cứu mang ý nghĩa cao cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2.Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trong công cuộc đổi mới đất nƣớc hiện nay, việc phát triển nguồn nhân lực
trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH có ý nghĩa vô cùng to lớn. Vì thế,
vấn đề này đã và đang nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà khoa học với nhiều
góc độ và khía cạnh khác nhau. Trong đó có nhiều công trình, sách báo và bài viết
tiêu biểu nhƣ:
- Bùi Quang Bình (2005), “Sử dụng nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam -
Thực trạng và giải pháp”, Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. Bài báo nêu
lên một vài đánh giá chung về tình hình sử dụng nguồn nhân lực nông thôn ở Việt
Nam dƣới góc độ xem xét cung cầu trên thị trƣờng lao động ở khu vực này. Trên cơ
sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
nông thôn Việt Nam.
- Mai Quốc Chánh (1999),Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trịQuốc gia, Hà Nội.Tác
giả đã đề cập đến đặc điểm, vai trò của nguồn lực con ngƣời, khảo sát thực trạng và
đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc.
- GS.VS. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi
vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trịQuốc gia, Hà Nội. Trong cuốn
sách này tác giả đã trình bày khái quát quá trình lịch sử hình thành và phát triển của
ngành khoa học xã hội nghiên cứu con ngƣời trên thế giới và Việt Nam, đồng thời
đề xuất và kiến nghị về chiến lƣợc và chính sách nhằm phát triển con ngƣời và
nguồn lực con ngƣời nƣớc ta hiện nay.
- PGS.TS Phi Đình Hổ (2008),Kinh tế học bền vững, NXB Phƣơng Đông. Ở
đây tác giả viết về nông nghiệp nông thôn theo cách tiếp cận dựa trên nền tảng của
lý thuyết và mô hình phát triển với các thƣớc đo toàn diện, đa chiều.
9
- TS Phạm Công Nhất (2007),Phát huy nhân tố con người trong quá trình phát
triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay,NXB Chính trịQuốc gia, Hà Nội. Tác
giả đã khái quát quá trình xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam sau 20
năm đổi mới từ đó rút ra những thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra.
- Đỗ Đức Quân (2010),Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn
vùng đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp -
Qua khảo sát các tỉnh Vĩnh Phúc, Hải Dương, Ninh Bình, NXB Chính trịQuốc gia,
Hà Nội. Tác giả đã giới thiệu các vấn đề lý luận về phát triển bền vững nông thôn
trong quá trình xây dựng các khu công nghiệp. Trình bày thực trạng, phƣơng hƣớng
và một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trong
quá trình xây dựng phát triển các khu công nghiệp.
- Nguyễn Thị Thơm, Phí Thị Hằng (đồng chủ biên) (2009),Giải quyết việc làm
cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội. Ngƣời viết giới thiệu một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm giải quyết việc làm
cho ngƣời lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa. Thực trạng và phƣơng
hƣớng giải quyết việc làm cho ngƣời lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị
hóa ở tỉnh Hải Dƣơng đến năm 2010 và những năm tiếp theo.
- Vũ Bá Thể (2005),Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam con đường và bước đi, NXB Lao
động xã hội, Hà Nội. Ở đây tác giả đã đề cập đến vấn đề làm gì để có nguồn nhân
lực thực hiện thắng lợi những mục tiêu mà Đảng và Nhân dân đã đặt ra, thực trạng
nguồn nhân lực hiện tại của nƣớc ta. Từ đó, cần có những định hƣớng và giải pháp
để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cấp bách của đất nƣớc.
- Vũ Quốc Tuấn (2011), Tham luận tại hội thảo “Đào tạo nguồn nhân lực
những thuận lợi và trở ngại”, Hội Khoa học Phát triển nguồn nhân lực - nhân tài
Việt Nam. Bài tham luận này đề cập đến vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông
thôn, phát triển các ngành nghề thủ công nghiệp nhằm nâng cao chất lƣợng và sức
cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nông thôn, đem lại thu nhập cho
ngƣời lao động cũng nhƣ sự ổn địnhvà phát triển của nông thôn.
10
Nhƣ vậy, từ trƣớc đến nay đã có khá nhiều công trình khoa học của các nhà
nghiên cứu về nguồn nhân lực dƣới nhiều góc độ khác nhau. Trong đó có cả các
công trình khoa học đăng tải trên các báo, tạp chí nghiên cứu vấn đề nguồn nhân
lực, phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc với những kết
quả đáng trân trọng. Tuy nhiên, ở địa bàn cụ thể huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình,
việc nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn nhân lực nhằm đƣa ra những giải pháp
phù hợp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong sự nghiệp CNH – HĐH
cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu làm rõ. Nhƣng dẫu sao, các công trình nêu trên đều có
giá trị tham khảo tốt, nên tác giả luận văn sẽ kế thừa và phát triển có chọn lọc tƣ
tƣởng về phát triển nguồn nhân lực, hiểu rõ thêm một số vấn đề lý luận, thực tiễn
phát triển nguồn nhân lực nhƣ: khái niệm, vai trò của nguồn nhân lực, đánh giá thực
trạng nguồn nhân lực của Việt Nam trong phạm vi cả nƣớc và một số địa phƣơng;
nguyên nhân, phƣơng hƣớng, các giải pháp khả thi về phát triển nguồn nhân lực
chất lƣợng cao.
3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, luận văn làm rõ thực trạng
và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn nhân
lực, qua đó vận dụng cụ thể vào địa bàn nghiên cứu.
- Làm rõ các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến phát triển
nguồn nhân lực của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Đánh giá thực trạng nhằm rút ra những kết quả đạt đƣợc trong việc phát triển
nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, đồng thời chỉ ra những hạn chế
và nguyên nhân của tình trạng đó.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực của huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
11
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất một
số giải pháp phát triển nguồn nhân lực của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trên
các khía cạnhvề số lƣợng, cơ cấu, chất lƣợng nguồn nhân lực (thể lực, trình độ học
vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật,…).
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về lãnh thổ: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng
Bình. Ngoài ra, luận văn cũng quan tâm nghiên cứu ở một số địa phƣơng khác để
rút ra bài học kinh nghiệm.
+ Về thời gian: Các nguồn tƣ liệu, số liệu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu tập
trung vào thời gian từ năm 2010 đến năm 2017 và định hƣớng đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030.
5.Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1.Quan điểm nghiên cứu
5.1.1.Quan điểm lãnh thổ
Mọi sự vật, hiện tƣợng đều tồn tại trong một không gian nhất định. Chính vì
vậy, đối tƣợng nghiên cứu không những gắn với lãnh thổ của huyện Lệ Thủymà còn
đặt nó trong không gian của tỉnh Quảng Bình, vùng Bắc Trung Bộ và các vùng khác
trong nƣớc. Nghiên cứu nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy cần tìm ra những nét độc
đáo, đặc trƣng riêng biệt để có những giải pháp bồi dƣỡng, phát triển và sử dụng
hiệu quả nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH - HĐH.
5.1.2.Quan điểm tổng hợp
Đây là quan điểm quan trọng trong nghiên cứu địa lý,tính tổng hợp đƣợc xem
là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá giá trị khoa học của các
công trình nghiên cứu. Trong nghiên cứu địa lý, tính tổng hợp đƣợc hiểu đó là việc
nghiên cứu, phân tích đồng bộ và toàn diện các yếu tố, các hợp phần của các lãnh thổ,
qua đó phát hiện và xác định những đặc điểm đặc thù của chúng.
Vận dụng quan điểm tổng hợp, luận văn chú trọng phân tích đồng bộ các yếu
tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong mối quan hệ lẫn nhau, ảnh hƣởng đếnphát triển
12
nguồn nhân lực của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong sự nghiệp công nghiệp
hóa - hiện đại hóa.
5.1.3.Quan điểm hệ thống
Trongbất cứu hệ thống địa lý nào, nhất là hệ thống kinh tế - xã hội, mỗi sự vật
hay hiện tƣợng địa lý là một yếu tố của hệ thống, chúng luôn tồn tại và phát triển
trong mối quan hệ mật thiết với nhau trong hệ thống mà còn quan hệ cả với bên
ngoài hệ thống (điều kiện tự nhiên, thị trƣờng,…). Do đó, bất cứ một thành tố nào
của hệ thống nói trên thay đổi đều ảnh hƣởng đến các thành tố còn lại và làm thay
đổi cả hệ thống.
Chính vì vậy,trong quá trình nghiên cứuluận văn cần quán triệt quan điểm hệ
thống để tìm hiểu các mối quan hệ và các tác động giữa các yếu tố trong hệ thống
và giữa các hệ thống với nhau, qua đó góp phần đánh giá chính xác các vấn đề
nghiên cứu, chẳng hạn nhƣ: các yếu tốảnh hƣởng đến sự phát triển nguồn nhân lực
của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
5.1.4.Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Mọi sự vật, hiện tƣợng địa lý dù lớn hay nhỏ đều có quá trình phát sinh, phát
triển riêng của nó. Sự phát triển của nguồn nhân lực luôn luôn có sự thay đổi qua
các thời kỳ. Vận dụng quan điểm này vào nghiên cứu luận văn để thấy đƣợc quá
trình hình thành và phát triển của nguồn nhân lực trong quá khứ, hiện tại cũng nhƣ
trong tƣơng lai, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực đủ về số lƣợng và cao vềchất lƣợng ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
5.2.Phƣơng pháp nghiên cứu
5.2.1.Phƣơng pháp thu thập và xử lý tài liệu
Vấn phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong sự
nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóalà một vấn đề lớn, phức tạp. Vì vậy, việc thu
thập tài liệu thông qua 2 nguồn:
- Nguồn dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập thông qua từ các báo cáo hàng năm và
các kết quả nghiên cứu của các phòng, ban của huyện cũng nhƣ của tỉnh Quảng
13
Bình.Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các báo cáo tổng kết, các thông tin từ Tổng cục
Thống kê,…
- Nguồn dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua việc điều tra, khảo sát thực
địa và phỏng vấn cán bộ huyện Lệ Thủy (lãnh đạo huyện, cán bộ quản lý nhân lực
và các ban ngành liên quan). Những số liệu sơ cấp đƣợc thu thập, sau đó tính toán
thành các bảng biểu để dễ so sánh, nhận xét và phân tích.
5.2.2.Phƣơng pháp thực địa
Đây là phƣơng pháp truyền thống của khoa học Địa lý, thông qua đó sẽ
kiểm tra đƣợc độ tin cậy của lƣợng thông tin thu đƣợc. Phƣơng pháp này giúp
ngƣời nghiên cứu tiếp cận vấn đề một cách chủ động. Để hoàn thành luận văn, tác
giả đã tiến hành khảo sát thực địa tại hầu hết các địa phƣơng trên địa bàn huyện Lệ
Thủy. Nội dung các hoạt động thực địa đƣợc thực hiện bao gồm: quan sát, điều tra,
ghi chép, mô tả, chụp ảnh, ghi hình, gặp gỡ trao đổi với lãnh đạo các phòng, ban
ngành, các chuyên gia, cán bộ quản lí của huyện về các vấn đề liên quan. Trên cơ sở
đó, tác giả thu thập và xử lí thông tin về quan điểm, chủ trƣơng, chính sách liên
quan đến phát triển nguồn nhân lực huyện trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện
đại hóa.
5.2.3.Phƣơng pháp bản đồ
Sử dụng phần mềm MapInfo để thành lập cơ sở dữ liệu địa lý và xây dựng các
bản đồ chuyên đề nhƣ: Bản đồ hành chính, Bản đồ dân số trong độ tuổi lao động
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
5.2.4.Phƣơng pháp phân tích thống kê
Tác giả dùng phƣơng pháp này thông qua các bảng số liệu để phân tích
các dãy số biến động theo thời gian và không gian, các loại biểu đồ, đồ thị…nhằm
nêu lên một cách tổng hợp về nguồn nhân lực ở địa bàn nghiên cứu. Trên cơ sở các
số liệu, tài liệu thu thập đƣợc tác giả tính toán các chỉ tiêu cần thiết, so sánh và rút
ra những kết luận đáp ứng mục đích nghiên cứu.
5.2.5.Phƣơng pháp chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả tiến hành gặp gỡ, trao đổi ý kiến với
các nhà khoa học trong các lĩnh vực địa lí học, kinh tế học, lãnh đạo các phòng,
14
ban ngành của huyện Lệ Thủy, các chuyên gia của Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu
tƣ tỉnh Quảng Bình. Từ đó có thể đánh giá, so sánh và hiểu biết thêm về hiện trạng
nguồn nhân lực trên địa bàn nghiên cứu, qua đó đề xuất các giải pháp thích hợp,
hiệu quả hơn.
6.Cấu trúc nội dung đề tài
Nội dung đề tài đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực trong sự
nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Chƣơng 2: Thực trạng nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Chƣơng 3: Giải pháp đảm bảo nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng
Bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
15
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂNNGUỒN NHÂN LỰC
TRONG SỰ NGHIỆP CNH - HĐH
1.1.Cơ sở lý luận
1.1.1.Một số khái niệm liên quan
a. Khái niệm nguồn nhân lực
Hiện nay trên thế giới có khá nhiều công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực.
Tuy nhiên, khái niệm về nguồn nhân lực vẫn còn nhiều bàn cãi, chƣa có một khái
niệm thống nhất. Sau đây là một số khái niệm về nguồn nhân lực.
- Theo Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội Việt Nam: “Nguồn nhân lực là
tiềm năng về lao động trong một thời kỳ xác định của một quốc gia, suy rộng ra có
thể đƣợc xác định trên một địa phƣơng, một ngành hay một vùng. Đây là nguồn lực
quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội”. Theo quan điểm này, nguồn nhân lực
đƣợc xác định bằng số lƣợng và chất lƣợng của bộ phận dân số có thể tham gia vào
hoạt động kinh tế - xã hội.
- Theo quan điểm của Ngân hàng thế giới (WB) cho rằng, nguồn nhân lực là
toàn bộ vốn con ngƣời gồm thể lực, trí tuệ, kỹ năng nghề nghiệp mà mỗi cá nhân sở
hữu, có thể huy động đƣợc trong quá trình sản xuất kinh doanh hay một hoạt động
nào đó. Ở đây nguồn nhân lực đƣợc coi nhƣ một nguồn bên cạnh các loại vốn vật
chất khác và đầu tƣ cho con ngƣời đƣợc đặt lên hàng đầu so với các loại đầu tƣ
khác. Có thể nói đây là cơ sở vững chắc cho sự phát triển lâu dài, bền vững của mỗi
quốc gia.
- Theo Giáo trình Kinh tế phát triển - Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Hà
Nội.Nguồn nhân lực là một bộ phận của dân số trong độ tuổi theo quy định của luật
pháp có khả năng tham gia lao động. Theo quan điểm này, nguồn nhân lực đƣợc
biểu hiện trên hai mặt: về số lƣợng là những ngƣời trong độ tuổi lao động và thời
gian làm việc có thể huy động đƣợc của họ. Ở nƣớc ta, hiện nay Bộ luật Lao động
quy định là đủ 15 đến 60 tuổi (đối với nam) và đủ 15 đến 55 tuổi (đối với nữ). Về
chất lƣợng nguồn nhân lực đó là trình độ chuyên môn và sức khỏe của ngƣời
16
laođộng. Tuy nhiên theo tác giả, nguồn nhân lực theo quan điểm này còn thiếu một
bộ phận dân số trên độ tuổi lao động nhƣng trên thực tế vẫn tham gia các hoạt động
kinh tế - xã hội.
- Theo lý luận Mác - Lênin về con ngƣời: Nguồn nhân lực đƣợc xem xét nhƣ
là một thành tố cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất, là phƣơng tiện để phát triển
kinh tế - xã hội. Nguồn nhân lực đƣợc coi nhƣ một nhu cầu tất yếu cùng với các
nguồn lực khác cho sự phát triển đất nƣớc. Đầu tƣ cho con ngƣời càng nhiều, càng
có hiệu quả và thu hồi vốn khá cao so với đầu tƣ vào các lĩnh vực khác, cho nên hầu
hết các nƣớc trên thế giới đều chú trọng áp dụng phƣơng pháp này để phát triển
kinh tế - xã hội.
- Theo Giáo trình Kinh tế phát triển - Học viện Hành chính Quốc gia, Hồ Chí
Minh (Viện Kinh tế phát triển): Nguồn nhân lực của một quốc gia là tổng số những
ngƣời trong độ tuổi lao động, đủ các điều kiện về tinh thần, thể chất đang tham gia
lao động hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm. Nhƣ vậy, số lƣợng nguồn nhân lực
vừa phụ thuộc vào khả năng tham gia lao động của từng cá nhân, vừa phụ thuộc vào
độ tuổi lao động của từng quốc gia.
- Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam: Nguồn nhân lực gồm những ngƣời đủ
15 tuổi trở lên có việc làm và những ngƣời trong độ tuổi lao động, có khả năng lao
động nhƣng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình không có
nhu cầu làm việc, những ngƣời thuộc các tình trạng khác nhƣ nghỉ hƣu trƣớc tuổi.
Từ những quan niệm trên, có thể thấy nguồn nhân lực đƣợc đề cập là tổng thể
sức mạnh thể lực, trí lực, cùng với các đặc trƣng về chất lƣợng lao động nhƣ kinh
nghiệm sống, nhân cách, đạo đức, lý tƣởng, chất lƣợng văn hóa, năng lực chuyên
môn đang và sẽ đƣợc vận dụng vào cuộc sống lao động sản xuất ra của cải vật chất
và dịch vụ phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
b. Phát triển nguồn nhân lực
Đề cập đến phát triển nguồn nhân lực, cho đến nay có nhiều quan điểm khác
nhau. Dƣới đây là một số quan điểm:
- Có ngƣời cho rằng: phát triển nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thức
nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho ngƣời lao động, để họ có thể đảm nhiệm
17
đƣợc một công việc nhất định. Hay nói một cách khác, phát triển nguồn nhân lực là
truyền đạt các kiến thức, thay đổi quan điểm, nâng cao kỹ năng thực hành cho
ngƣời lao động trong tƣơng lai...
- Theo quan niệm của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hiệp
Quốc (UNESCO): Phát triển nguồn nhân lực đƣợc đặc trƣng bởi toàn bộ sự lành
nghề của dân cƣ, trong mối quan hệ với phát triển của đất nƣớc.
- Quan niệm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): Phát triển nguồn nhân lực,
bao hàm một phạm vi rộng lớn hơn chứ không chỉ có sự chiếm lĩnh ngành nghề
hoặc ngay cả việc đào tạo nói chung. Quan niệm này dựa trên cơ sở nhận thức rằng,
con ngƣời có nhu cầu sử dụng năng lực của mình để tiến tới có đƣợc việc làm hiệu
quả, cũng nhƣ những thoả mãn về nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. Sự lành nghề
đƣợc hoàn thiện nhờ bổ sung nâng cao kiến thức trong quá trình sống, làm việc,
nhằm đáp ứng kỳ vọng của con ngƣời.
Từ những vấn đề trên, có thể hiểu phát triển nguồn nhân lực là sự biến đổi về
số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực, biểu hiện qua các mặt cơ cấu, thể lực, kỹ
năng, kiến thức và tinh thần cần thiết cho công việc của ngƣời lao động, qua đó tạo
việc làm ổn định, nâng cao địa vị kinh tế - xã hội của họ.
c. Khái niệm công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học hiện nay, CNH - HĐH đƣợc
coi là phƣơng thức cơ bản, con đƣờng tất yếu để cải biến một xã hội lạc hậu thành
một xã hội công nghiệp văn minh. CNH - HĐH là quá trình tạo ra những biến đổi
về chất trong toàn bộ các hoạt động sản xuấtxã hội, trƣớc hết là hoạt động sản xuất
vật chất.
Trong sự nghiệp CNH - HĐH, phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động
nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế -
xã hội trong mỗi giai đoạn phát triển cả về quy mô, cơ cấu, số lƣợng và chất lƣợng.
Thực chất của quá trình phát triển nguồn nhân lực là việc tăng về số lƣợng và nâng
cao về chất lƣợng nhân lực nhằm tạo ra quy mô và cơ cấu ngày càng phù hợp với
nhu cầu về nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia,
18
địa phƣơng hay của một vùng lãnh thổ. Số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực luôn
gắn bó với nhau và tác động qua lại với nhau.
Với điều kiện của Việt Nam, công nghiệp hóa - hiện đại hóa là quá trình
chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản
lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng phổ biến sức
lao động cùng với công nghệ, phƣơng tiện và phƣơng pháp tiên tiến, hiện đại dựa
trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ tạo ra năng suất
lao động xã hội cao. Với quan điểm này, nƣớc ta khẳng định công nghiệp hóa - hiện
đại hóa là hai phạm trù không thể tách rời, nó có mối quan hệ mật thiết với nhau
đồng thời thực hiện công nghiệp hóa chính là mục tiêu để tiến tới hiện đại hóa.
Tuy nhiên, cách thức tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa sẽ khác nhau ở
mỗi giai đoạn, bởi nó còn dựa trên nhiều yếu tố, hoàn cảnh cụ thể trong nƣớc,
tình hình khu vực và thế giới.
Nhƣ vậy, phát triển nguồn nhân lực bao gồm những nội dung cơ bản là phát
triển quy mô và cơ cấu dân số hợp lý, đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực
đồng bộ với công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc. Đây là một chủ trƣơng lớn
quan trọng, đánh dấu bƣớc chuyển giai đoạn của nền kinh tế - xã hội nƣớc ta giai
đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
1.1.2.Vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa -hiện đại hóa
a.Nhân tố quyết định tăng trƣởng kinh tế
Nguồn nhân lực chất lƣợng cao là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng
trƣởng và phát triển kinh tế. Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định việc khai thác, sử
dụng bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác. So với các nguồn lực khác, NNL với yếu
tố hàng đầu là trí tuệ và chất xám có ƣu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu
biết bồi dƣỡng, khai thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến
đâu cũng là yếu tố có hạn và chỉ phát huy đƣợc tác dụng khi kết hợp với nguồn
nhân lực một cách có hiệu quả. Vì vậy, con ngƣời với tƣ cách là nguồn nhân lực, là
chủ thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là nguồn lực chính thúc
đẩy sự phát triển kinh tế.
19
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự
nghiệp CNH - HĐH. Là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản
xuất, kinh doanh từ sử dụng lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách
phổ biến sức lao động đƣợc đào tạo cùng với công nghệ, phƣơng tiện và phƣơng
pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Nƣớc ta đang bƣớc vào quá trình CNH - HĐH, tiếp cận nền kinh tế tri thức
trong điều kiện phát triển nền kinh tế còn thấp. Do đó, yêu cầu nâng cao chất lƣợng
NNL, nhất là trí lực có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của sự nghiệp CNH -
HĐH đất nƣớc và phát triển bền vững. Đảng ta đã xác định phải lấy việc phát huy
chất lƣợng nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững,
đẩy nhanh sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc.
b.Nhân tố quyết định phát triển lực lƣợng sản xuất
Nguồn nhân lực là động lực phát triển kinh tế - xã hội, vừa là phƣơng tiện
sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần. Nhân tố trung tâm của NNL chính là
sức lao động bao gồm thể lực và trí lực, NNL chính là chủ thể của quá trình lao
động sản suất. Cùng với quá trình lao động sản xuất, sức mạnh và kỷ năng lao động
không ngừng tăng lên đặc biệt là lực lƣợng lao động có tri thức. Trong thời đại mới,
NNL có tri thức ngày càng quyết định hơn trong lực lƣợng sản xuất. Có thể khẳng
định nhân tố con ngƣời đóng vai trò quyết định quá trình lao động sản xuất ra của
cải vật chất.
c.Là điều kiện quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá -
hiện đại hoá đất nƣớc
CNH - HĐH là con đƣờng duy nhất để phát triển nền kinh tế- xã hội đối với
bất cứ quốc gia nào nhất là các nƣớc chậm phát triển và đang phát triển.Trong công
cuộc CNH - HĐH, nguồn nhân lực với tƣ cách là lực lƣợng sản xuất hàng đầu của
xã hội,chính là yếu tố quyết định nhất, động lực cơ bản nhất. Thực tế chứng minh
sự thành công của các quốc gia, vùng lãnh thổ có nền công nghiệp phát triển ở Châu
Á. Các nƣớc và vùng lãnh thổ này đã có chính sách ƣu tiên phát triển giáo dục hợp
lý tạo ra nguồn nhân lực có tay nghề, chuyên môn, kỷ thuật cao đáp ứng tốt cho
CNH - HĐH. Nếu nhƣ công nghiệp hóa ở các nƣớc Châu Âu kéo dài gần 100 năm
20
thì các nƣớc và vùng lãnh thổ nhƣ Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo chỉ cần 30 năm đã
xây dựng đƣợc một nền công nghiệp hiện đại.Nhƣ vậy NNL trở thành nhân tố quan
trọng nhất ảnh hƣởng mang tính quyết định nhất đối với sự phồn thịnh của quốc gia.
Đảng ta đã xác định vốn nhân lực bao gồm cả sức lao động, trí tuệ và tinh thần
gắn với truyền thống của dân tộc là vốn quý nhất quyết định sự phát triển của đất
nƣớc trong thời kỳ đẩy nhanh CNH - HĐH đất nƣớc. Vì thế giải phóng tiềm năng
con ngƣời, để phát huy tối đa nguồn nhân lực là một trong những quan điểm đổi
mới có tính đột phá của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới.
d.Là động lực để tiếp cận và phát triển kinh tế tri thức
Ngày nay hơn bao giờ hết, tri thức con ngƣời đã trở thành yếu tố quyết định
lợi thế cạnh tranh cũng nhƣ mỗi quốc gia. Tri thức đƣợc xem là yếu tố quan trọng
hàng đầu chi phối các nguồn lực khác là động lực tăng năng suất lao động và tăng
trƣởng kinh tế bền vững, phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế tri thức
nói riêng phải dựa chủ yếu vào tri thức và nguồn nhân lực có trí tuệ. Để đẩy nhanh
CNH -HĐH gắn với phát triển nền kinh tế tri thức cần phải coi nền kinh tế tri thức
của nền kinh tế và CNH - HĐH.
Đẩy mạnh CNH -HĐH gắn liền với sự phát triển nền kinh tế tri thức là một
quá trình tất yếu khách quan của nƣớc ta trên con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội
trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Quá trình đó đang đòi hỏi giáo
dục và đào tạo không chỉ cung cấp về số lƣợng đồng bộ về cơ cấu nguồn nhân lực
mà quan trọng hơn là chất lƣợng nguồn nhân lực. Chất lƣợng nguồn nhân lực đóng
vai trò quyết định thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tri thức.Chất lƣợng nguồn
nhân lực bao gồm thể lực, trí tuệ, nhân tố tinh thần, quan hệ xã hội trong đó trí lực
là nhân tố quan trọng.Chỉ có thể phát triển nguồn nhân lực có chất lƣợng thì mới
nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh
và đổi mới công nghệ.Từ đó, có thể rút ngắn quá trình CNH - HĐH.
e.Nhân tố thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng thu nhập cho
ngƣời lao động
Nguồn nhân lực một trong những yếu tố quan trọng của quá trình phát triển
kinh tế, có tác động to lớn tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
21
Nguồn nhân lực có trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật thì khả
năng tƣ duy sáng tạo, tinh thần làm việc cũng nhƣ tinh thần trách nhiệm, tính tự
giác sẽ cao hơn. Đây là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy khoa học kỹ thuật
trong các ngành sản xuất phát triển, cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao năng suất
lao động thúc đẩy ngành dịch vụ kỹ thuật phát triển. Do đó, làm cho các ngành công
nghiệp và dịch vụ phát triển nhanh hơn.Tỷ trọng các ngành này trong nền kinh tế
cũng tăng lên tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Ngƣợc lại, nguồn nhân lực có trình độ văn hóa chuyên môn nghiệp vụ thấp thì
không đủ khả năng để tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại. Năng suất lao động
thấp sẽ làm cho tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ công nghệ
cao thấp và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm chạp.
Nƣớc ta là nƣớc nông nghiệp, đang trên con đƣờng thực hiện CNH - HĐH đất
nƣớc.Khoa học công nghệ còn lạc hậu, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỷ
thuật còn hạn chế. Để có thể theo kịp các nƣớc trên thế giới và khu vực thì cần đầu
tƣ phát triển NNL nhiều hơn nữa trong đó quan trọng nhất là phát triển nguồn nhân
lực vì đây là nhân tố bên trong quan trọng quyết định tới sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và phát triển đất nƣớc. Chính sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã tăng thu nhập
cho ngƣời lao động.
g.Là động lực để hội nhập kinh tế quốc tế
Văn kiện Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh vai trò tầm quan trọng của việc
nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, coi đây là động lực nâng cao sức cạnh tranh
và tính tự chủ của nền kinh tế trong điều kiện nƣớc ta hội nhập kinh tế quốc tế.
Tình hình trong nƣớc và quốc tế có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, đặc biệt là
Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức đƣợc thành lập (31-12-2015) và việc Việt
Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP). Cơ hội cho sự phát
triển kinh tế- xã hội của nƣớc ta gia tăng mạnh mẽ, nhƣng đồng thời áp lực cạnh
tranh cũng tăng gấp bội cùng nhiều thử thách. Để tận dụng đƣợc những thuận lợi,
giảm tác động tiêu cực, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Việc đẩy nhanh phát
triển nền kinh tế tri thức trên cơ sở nguồn nhân lực chất lƣợng cao là một tất yếu.
Khi hội nhập quốc tế sâu rộng, chỉ có nguồn nhân lực có trí tuệ mới có thể tạo ra giá
22
trị gia tăng nhiều cho sản phẩm qua đó tăng năng suất lao động và sức cạnh tranh,
tận dụng những lợi thế của thời kỳ hội nhập.
h.Góp phần củng cố quốc phòng an ninh
Ở nƣớc ta, kinh tế kết hợp với quốc phòng là sự tiếp nối truyền thống lịch sử
dân tộc dựng nƣớc đi đôi với giữ nƣớc.Trong đó, việc bồi dƣỡng nâng cao chất
lƣợng nhân lực có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp
lý, xây dựng và hoàn thiện không ngừng hệ thống quan hệ sản xuất.Nguồn nhân lực
vừa làm nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vừa phải là lực lƣợng bảo vệ thành quả
kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Hoạt động kinh tế là trung tâm, hàng đầu nhƣng NNL có vai trò quan trọng để
cũng cố quốc phòng, xây dựng thế trận và lực lƣợng đủ sức bảo vệ độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững và cũng cố hòa
bình, an ninh, thúc đẩy công cuộc xây dựng kinh tế, thực hiện quá trình CNH -
HĐH.
1.1.3.Các nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến nguồn nhân lực
a.Dân số
- Quy mô dân số: Quy mô dân số, cơ cấu tuổi, giới tính, ảnh hƣởng trực tiếp
đến số lƣợng, cơ cấu về tuổi và giới của nguồn nhân lực. Sự thay đổi dân số gây ra
những ảnh hƣởng đến NNL cả về số lƣợng và chất lƣợng. Sự gia tăng dân số hàng
năm cao hay thấp, góp phần tăng hoặc giảm số lƣợng lao động và sức ép đối với
giáo dục và đào tạo, y tế… Gia tăng dân số đi đôi với sự phát triển kinh tế, nếu
không thì sẽ dẫn đến tạo ra rào cản cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát
triển NNL nói riêng.
- Cơ cấu dân số: Cơ cấu dân số theo độ tuổi là tập hợp các nhóm ngƣời đƣợc
sắp xếp theo những lứa tuổi nhất định. Thông qua tƣơng quan của dân số ở các
nhóm tuổi, có thể đánh giá, so sánh các nhóm trong mối quan hệ qua lại với các đặc
trƣng dân số, xã hội và kinh tế của dân cƣ.
Thông thƣờng ngƣời ta thƣờng chia dân số làm 3 nhóm: dƣới tuổi lao động từ
0 -14 tuổi, trong tuổi lao động 15 - 59 tuổi và trên tuổi lao động từ 60 tuổi trở lên.
23
Bảng 1.1. Cơ cấu dân số trẻ và già
Nhóm tuổi Dân số trẻ (%) Dân số già (%)
0 - 14
15 - 59
+ 60
35
35
10
<25
60
>15
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi có sự thay đổi theo thời gian, có sự khác nhau
giữa các khu vực, quốc gia bởi do ảnh hƣởng của các yếu tố sinh, tử và di dân. Nếu
một khu vực hay quốc gia có mức sinh cao, duy trì trong thời gian dài thì có cơ cấu
tuổi thuộc mô hình trẻ. Ngƣợc lại, nếu mức sinh thấp và kéo dài trong nhiều năm thì
cơ cấu thuộc mô hình già.
- Sự phân bố dân cƣ: Là kết quả của sự tác động tổng hợp của tất cả các nhân
tố về tự nhiên, kinh tế - xã hội và lịch sử. Sự phân bố dân sƣ ảnh hƣởng đến sự phân
bố NNL.Những vùng có mật độ dân số thấp thì thƣờng thiếu NNL cho sự phát
triển.Còn những vùng có mật độ dân số cao, NNL dồi dào dẫn đến thừa nguồn nhân
lực nên xảy ra tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm. Ở đồng bằng nơi có nhiều
thuận lợi nên dân cƣ tập trung đông đúc, có nguồn lao động dồi dào. Ngƣợc lại ở
khu vực trung du, miền núi mật độ dân cƣ thấp, thiếu NNL cho sự phát triển kinh tế
- xã hội.Khu vực nông thôn thƣờng có NNL và chất lƣợng nguồn nhân lực thấp hơn
khu vực thành thị.
b.Trình độ phát triển kinh tế
Sự phát triển kinh tế đã đặt ra những yêu cầu mới cho NNL, nền kinh tế đa
dạng nhiều thành phần với nhiều ngành nghề khác nhau tạo cho NNL có cơ hội tìm
kiếm việc làm.Bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức đặt ra đòi hỏi NNL không
ngừng phải nâng cao trình độ chuyên môn của mình để đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Cơ cấu và tốc độ phát triển của nền kinh tế tác động trực tiếp đến sự phát triển
NNL. Nền kinh tế tăng trƣởng cao, cơ cấu kinh tế phù hợptheo hƣớng CNH - HĐH
sẽ góp phần nâng cao mức sống, tăng phúc lợi xã hội và ngân sách cho giáo dục và
đào tạo. Tạo điều kiện cho mọi ngƣời tiếp cận với các thành tựu KH - KT, tri thức
tiến bộ.
24
c.Giáo dục và đào tạo
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo góp phần quan trọng nhất tạo nên sự chuyển
biến căn bản về chất của NNL. Thông qua GD & ĐT để nâng cao trình độ học vấn
khoa học kỹ thuật, năng lực hoạt động thực tiễn của ngƣời lao động. Quá trình phát
triển GD & ĐT không những truyền đạt những hiểu biết về văn hóa, truyền thống
lịch sữ dân tộc, những kỹ năng cần thiết mà còn khơi dậy và phát huy khả năng,
năng lực sáng tạo, năng lực làm chủ những tri thức mới, công nghệ mới.
Trình độ văn hóa của NNL đƣợc thể hiện thông qua trình độ học vấn của dân
cƣ, số năm văn hóa phổ thông, số năm đào tạo nghề. Ngƣời lao động hiện nay là
những ngƣời lao động có trình độ, hoạt động sản xuất theo phƣơng pháp tiên tiến,
nhanh chóng tiếp cận và làm chủ những trang thiết bị khoa học kỹ thuật hiện đại.
d.Trình độ khoa học - công nghệ
Ở nƣớc ta quan niệm “hiền tài là nguyên khí quốc gia” đã nêu cao vai trò quan
trọng của đội ngũ tri thức và nhất là NNLđã và ngày càng đƣợc khẳng định. Tuy
nhiên, trong giai đoạn kinh tế thị trƣờng và hội nhập sâu rộng nhƣ hiện nay, mặc dù
các Nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp luật luôn quan tâm và đề cao vai trò của
nhân lực khoa học nhƣng chƣa có chính sách cụ thể nào để thực sự trọng dụng, sử
dụng và tôn vinh cán bộ khoa học. Bên cạnh đó, hệ thống số liệu về nhân lực khoa
học và công nghệ chính thức của nƣớc ta hiện nay mới chỉ dừng lại ở phƣơng thức
“đếm đầu” đơn giản những ngƣời có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên. Ngoài ra,
kinh phí đầu tƣ cho hoạt động khoa học và công nghệ còn khá eo hẹp, nếu chia đều
tổng kinh phí ra cho các viện nghiên cứu và các trƣờng đại học thì chỉ đảm bảo kinh
phí cho khoảng 10% số nhà khoa học, nghiên cứu viên thực hiện đề tài nghiên cứu,
điều này đồng nghĩa 90% các nhà khoa học, học giả, nghiên cứu viên còn lại không
có đủ kinh phí hỗ trợ để thực hiện đề tài nghiên cứu. Chính vì vậy, cần phải có
những chính sách phù hợp nhằm phát triển NNL có trình độ cao để tiếp cận với
khoa học - công nghệ hiện đại, tiến tới sử dụng và làm chủ các ngành công nghệ
này, góp phần nâng cao sức cạnh tranh và đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH.
25
e.Chủ trƣơng, chính sách của nhà nƣớc
Chính sách nhà nƣớc, vùng và địa phƣơng có thể kìm hãm hoặc tạo điều kiện
thúc đẩy phát triển NNL, những chính sách này định hƣớng cho sự phát triển NNL
phù hợp trong từng giai đoạn.Các chính sách phát triển NNL trong nền kinh tế sẽ
định hƣớng cho việc đào tạo, sử dụng NNL.Cho nên phải có những hoạch định,
chính sách mang tầm chiến lƣợc với những giải pháp thích hợp cho từng giai
đoạn.Nhƣ vậy, NNL mới đáp ứng đƣợc yếu cầu của sự phát triển và xu hƣớng hội
nhập khu vực và quốc tế.Ngoài chính sách phát triển NNL còn có các chính sách
khác nhƣ chính sách dân số, y tế, chính sách về GD & ĐTđều có tác động đến sự
phát triển hoặc suy giảm NNL cả về số lƣợng và chất lƣợng.
f.Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá
Hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa là xu hƣớng phát triển chủ yếu trong
các quan hệ quốc tế. Hiện nay, Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức khác nhau,
đây là điều kiện thuận lợi trong vấn đề sử dụng NNL.
Là cơ hội để phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo ra nhiều cơ hội trong việc
hợp tác lẫn nhau giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ hội học tập, bồi dƣỡng
nâng cao trình độ. NNL có cơ hội tìm kiếm việc làm bởi thị trƣờng lao động không
chỉ ở trong nƣớc mà còn ở ngoài nƣớc. Nƣớc ta sẽ trở thành điểm đến của dòng
chảy đầu tƣ quốc tế, giúp tăng những dự án đầu tƣ, thu hẹp khoảng cách về năng
suất lao động, đào tạo NNL góp phần tạo ra nhiều việc làm cho ngƣời lao động.
1.1.4.Một số chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa
- hiện đại hóa
Dân số của một nƣớc là lực lƣợng lao động và thế mạnh của quốc gia đó. Do
vậy, khi nói đến nguồn nhân lực là nói đến nguồn lao động đã đƣợc chuẩn bị ở các
mức độ khác nhau đã sẵn sàng tham gia vào các hoạt động lao động sản xuất xã hội,
sản xuất kinh doanh. Thông qua quá trình phát triển nguồn nhân lực, sự biến đổi về
số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc thể hiện ở các mặt cơ bản nhƣ: cơ cấu,
thể lực, kỹ năng, kiến thức lẫn tinh thần cần thiết cho công việc của ngƣời lao động
và qua đó mà có khả năng tạo đƣợc việc làm ổn định.
26
Nói cách khác, phát triển nguồn nhân lực là hoạt động có mục đích, có chiến
lƣợc lâu dài, nhằm tạo ra một nguồn lực vốn ngƣời đủ khả năng đáp ứng đƣợc nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong thời kỳ phát triển kinh tế tri thức và hội
nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Nguồn nhân lực với tƣ cách là khách thể của sự khai
thác bền vững lâu dài và đƣợc đầu tƣ với một nguồn vốn hợp lý nhất định cả về quy
mô, cơ cấu số lƣợng và chất lƣợng. Số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực luôn
gắn bó và tác động qua lại với nhau. Thông thƣờng đánh giá về nguồn nhân lực qua
các chỉ tiêu:
a.Chỉ tiêu về số lƣợng
Số lƣợng nguồn nhân lực là tổng số lao động đã và đang đƣợc đào tạo, đang
và sẵn sàng tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nó phụ thuộc vào dân
số của một nƣớc. Quy mô dân số và số lƣợng nguồn nhân lực có quan hệ cùng chiều
với nhau. Nếu quy mô dân số của một nƣớc càng lớn thì số lƣợng nguồn nhân lực
của nƣớc đó lớn. Tức là tốc độ gia tăng dân số của xã hội cũng tác động cùng chiều
với tốc độ gia tăng số lƣợng nguồn nhân lực của xã hội. Các chỉ số về số lƣợng của
nguồn nhân lực của một quốc gia bao gồm dân số, tốc độ tăng dân số, tuổi thọ bình
quân, cấu trúc của dân số (số dân ở độ tuổi lao động, số ngƣời ăn theo).
Trƣớc yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ CNH - HĐH đất nƣớc đòi hỏi
chúng ta phải gấp rút đào tạo ngay lực lƣợng lao động có tri thức khoa học, nắm
vững chuyên môn kỹ thuật, năng động sáng tạo, có phẩm chất đạo đức tốt. Bởi vì,
trong quá trình CNH - HĐH sự thay thế lao động thủ công bằng lao động kỹ thuật.
Kỹ thuật và công nghệ càng tiên tiến, hiện đại thì số lƣợng ngƣời lao động trực tiếp
sử dụng kỹ thuật và công nghệ lạc hậu sẽ giảm và đòi hỏi ngƣời lao động phải có
trình độ cao hơn để sử dụng máy móc thiết bị. Nhƣng khi kỹ thuật và công nghệ lạc
hậu thay đổi sẽ gây nên sự phân công lại lao động xã hội, từ đó hình thành nên các
ngành sản xuất mới. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh
tế quốc tế hiện nay, đòi hỏi nguồn nhân lực phải đảm bảo đủ mạnh số lƣợng lao
động, phù hợp với yêu cầu của sự phát triển trong từng thời kỳ từ năm nhất định.
Số lƣợng nguồn nhân lực đƣợc xác định dựa trên quy mô dân số và phụ thuộc
nhiều yếu tố có tính chất xã hội khác nhau: Trình độ phát triển của giáo dục - đào
27
tạo, mức sinh đẻ, trình độ xã hội hoá, nguồn thu nhập, di dân và nhập cƣ, độ tuổi
ngƣời lao động. Nhƣ vậy, sự gia tăng dân số là cơ sở để hình thành và gia tăng số
lƣợng nguồn nhân lực cũng nhƣ nguồn lao động.
Số lƣợng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng, ảnh hƣởng lớn đến quá trình
CNH - HĐH đất nƣớc nói chung và phát triển kinh tế - xã hội nói riêng. Thừa nhân
lực sẽ ảnh hƣởng dẫn đến tình trạng thất nghiệp, không có việc làm, tạo gánh nặng
về mặt xã hội. Thiếu nhân lực không có đủ lực lƣợng lao động cho quá trình phát
triển kinh tế - xã hội.
Mỗi quốc gia, mỗi tỉnh, mỗi địa phƣơng phải biết dựa vào thế mạnh và có kế
hoạch trồng ngƣời lâu dài, phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp CNH - HĐH và phát triển kinh tế - xã hội.
b.Cơ cấu nhân lực
Cơ cấu nhân lực là yếu tố không thể thiếu khi xem xét đánh giá về nguồn nhân
lực. Cơ cấu nguồn nhân lực thể hiện trên các phƣơng diện khác nhau nhƣ: cơ cấu
giới tính, độ tuổi, cơ cấu sử dụng nguồn lao động, cơ cấu theo trình độ đạo tạo v.v...
Ở mỗi một quốc gia cơ cấu nguồn nhân lực nói chung đƣợc quyết định bởi cơ cấu
đào tạo và cơ cấu kinh tế theo đó sẽ có một tỉ lệ nhất định nhân lực. Chẳng hạn nhƣ
cơ cấu nhân lực lao động trong khu vực kinh tế tƣ nhân của các nƣớc trên thế giới
phổ biến là 5 - 3 - 1 cụ thể là 5 công nhân kỹ thuật, 3 trung cấp nghề và 1 kỹ sƣ. Đối
với nƣớc ta cơ cấu này có phần ngƣợc là tức là số ngƣời có trình độ đại học, trên đại
học nhiều hơn số công nhân kỹ thuật. Hay cơ cấu nhân lực về giới tính trong khu
vực công của nƣớc ta cũng đã có những biểu hiện của sự mất cân đối.
Nhƣ vậy, cơ cấu nguồn nhân lực phải đảm bảo hợp lý, cân đối mới đem lại
hiệu quả cao cho sự phát triển của nền kinh tế cũng nhƣ mỗi địa phƣơng. Quan
điểm của các nhà dân số học thế giới cho rằng: "Một quốc gia muốn nền kinh tế
phát triển cân đối và tốc độ cao phải có quy mô, cơ cấu dân số thích hợp, phân bố
hợp lý giữa các vùng". Nghĩa là: Số lƣợng dân phù hợp với điều kiện thiên nhiên và
trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Đảm bảo một tỷ lệ cân đối giữa số
ngƣời trong độ tuổi với số ngƣời quá tuổi và chƣa đến tuổi lao động.
28
c.Chỉ tiêu về chất lƣợng nguồn nhân lực
Chất lƣợng NNL quyết định năng suất, hiệu quả sử dụng NNL và chất lƣợng sản
phẩm.Chất lƣợng NNL còn là chỉ tiêu tổng hợp đƣợc phản ánh qua nhiều yếu tố nhƣ
trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng lực thể lực của nguồn nhân lực.
- Trình độ học vấn
Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực, nó thể hiện sự hiểu biết
của ngƣời lao động thông qua những kiến thức tự nhiên và xã hội. Trình độ học vấn
đƣợc cung cấp thông qua hệ thống giáo dục đào tạo ở nhiều hình thức khác nhau
nhƣ: Giáo dục chính quy, không chính quy, qua quá trình tự học suốt đời của ngƣời
lao động. Nói đến trình độ học vấn của nguồn nhân lực là nói đến trình độ dân trí
của một quốc gia và các chỉ tiêu đó đƣợc xác định trên số lƣợng ngƣời biết chữ và
số lƣợng ngƣời mù chữ. Tỷ lệ đi học chung theo các bậc học,tỷ lệ đi học đúng tuổi,
số ngƣời tốt nghiệp bậc học... Trình độ dân trí của một quốc gia phản ánh trình độ
học vấn của lực lƣợng lao động cao hay thấp và nó là tiêu chí quan trọng khi đánh
giá chất lƣợng nguồn nhân lực. Kinh nghiệm phát triển của thế giới cho thấy quốc
gia nào có trình độ dân trí học vấn cao thì sẽ có điều kiện tiếp thu và vận dụng
nhanh chóng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý sản xuất kinh doanh, sáng tạo ra
những sản phẩm mới, góp phần rút ngắn quá trình CNH - HĐH đất nƣớc.
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Lao động chuyên môn kỹ thuật bao gồm những ngƣời đƣợc đào tạo một
chuyên môn hoặc một ngành, nghề nào đó để tham gia vào hoạt động kinh tế - xã
hội có năng suất, chất lƣợng và hiệu quả cao. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của
nguồn nhân lực là kiến thức, sự hiểu biết và kỹ năng cần thiết để đảm đƣơng chức
vụ trong quản lý, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp. Trình độ chuyên môn kỹ
thuật của ngƣời lao động thƣờng dùng để chỉ những ngƣời đƣợc đào tạo ở các
trƣờng kỹ thuật, đƣợc trang bị kỹ năng thực hành về một công việc nào đó. Trình độ
chuyên môn kỹ thuật thông thƣờng đƣợc biểu hiện thông qua thông số so sánh nhƣ:
Thứ nhất: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, là lao động từ sơ cấp, công nhân kỹ
thuật cho đến sau đại học so với lực lƣợng lao động đang làm việc. Đây là chỉ tiêu
dùng để đánh giá khái quát trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực.
29
Thứ hai: Tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo theo cấp bậc so với tổng số tổng số lao
động đang làm việc của cả nƣớc. Chỉ tiêu này đánh giá mặt cụ thể nhất về trình độ
chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực.
Thứ ba: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thể hiện ở cơ cấu công nhân kỹ thuật,
trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Ở Việt Nam tính đến năm 2010, tỷ lệ
lao động có chuyên môn kỹ thuật cao so với lực lƣợng lao động đang làm việc đã
qua đào tạo đạt 25,7% và tỷ lệ lao động theo cấp bậc so với tổng số lao động đang
làm việc của cả nƣớc là 14,6%. Tuỳ theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hộitrong
từng thời kỳ từng năm phát triển, công tác đào tạo của từng quốc gia cần hƣớng tới
một nguồn nhân lực với cơ cấu hợp lý về trình độ đào tạo. Các nghiên cứu cần đây
chỉ ra rằng, các nƣớc công nghiệp phát triển có cơ cấu công nhân kỹ thuật/trung học
chuyên nghiệp/cao đẳng, đại học là 10/4/1.
- Năng lực thể chất của nguồn nhân lực
Sức khoẻ là yếu tố quan trọng của nguồn nhân lực. Thể lực của ngƣời lao động
là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, là phƣơng tiện thiết yếu để
chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, để biến tri thức thành sức mạnh vật chất.
Thể lực của nguồn nhân lực đƣợc biểu hiện ở trạng thái sức khoẻ của con ngƣời, các
chỉ số sinh học nhƣ chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, khả năng hoạt động của cơ bắp...
Thể lực của con ngƣời đƣợc hình thành, duy trì, phát triển do chế độ dinh dƣỡng,
chăm sóc sức khoẻ, giống nòi, rèn luyện thể chất,... Nó phụ thuộc vào chính sách xã
hội và trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Nguồn nhân lực có thể lực tốt đƣợc biểu hiện ở sự nhanh nhẹn tháo vát, bền
bỉ, dẻo dai trong lao động trí tuệ sáng tạo, ở sức mạnh của cơ bắp trong công việc.
Thể lực tốt còn là điều kiện cho phát triển trí lực. Trong quá trình phát triển kinh tế
- xã hội thể lực của nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng để chuyển tải, tiếp nhận tri
thức khoa học - công nghệ, kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp thành sức mạnh của
lực lƣợng sản xuất để tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm mới cho xã
hội.
Nhƣ vậy, chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc duy trì, phát triển bằng vật chất,
tinh thần, tƣ tƣởng, thái độ của chính con ngƣời. Do vậy, để tạo điều kiện cho việc
30
nâng cao thể lực của nguồn nhân lực cần phải tạo ra các điều kiện sống và chăm sóc
sức khoẻ tốt nhất cho ngƣời dân. Cho nên việc giáo dục, đào tạo, rèn luyện thể dục,
thể thao, chăm sóc sức khoẻ cho con ngƣời phải đƣợc coi là quốc sách hàng đầu.
1.2.Cơ sở thực tiễn
1.2.1.Kinh nghiệm của một số tỉnh/thành ở Việt Nam đảm bảo nguồn nhân lực
cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Việt Nam có quy mô dân số khá lớn với tổng dân số năm 2017 là93,7 triệudân,
nƣớc đông dân thứ 13 trên thế giới và thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á. Với quy mô
dân số nhƣ vậy, nƣớc ta có nguồn nhân lực dồi dào. Trong đó, số ngƣời nằm trong
độ tuổi lao động tăng nhanh và chiếm tỷ lệ cao so với dân số cả nƣớc. Để đáp ứng
với xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, tiếp cận những tiến bộ của khoa học - công
nghệ hiện đại. Đảng và Nhà nƣớc ta luôn xác định: Giáo dục và đào tạo là quốc
sách hàng đầu nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng cho sự nghiệp
CNH - HĐH.
Trong quá trình đảm bảo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH - HĐH, mỗi tỉnh
và thành phố ở nƣớc ta đã có nhiều kinh nghiệm khác nhau nhằm phát huy những
thế mạnh sẵn có và hạn chế những khó khăn để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh
tế - xã hội, đảm bảo nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực trình độ cao cho sự
nghiệp CNH - HĐH.
a.Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh luôn dẫn đầu cả nƣớc về chính sách thu hút NNL có
trình độ cao phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy, do có nhiều
chính sách thu hút hấp dẫn hơn các địa phƣơng khác nên thành phố Hồ Chí Minh đã
thu hút đƣợc đông đảo NNL có trình độ cao trong cả nƣớc về phục vụ. Nhƣng dần
dần các chính sách đó đã giảm bớt hấp dẫn do khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài và các địa phƣơng khác cũng có nhiều chính sách thu hút hấp dẫn hơn. Nên
NNL này một phần bị các khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và các tỉnh khác thu
hút. Do vậy, thành phố đã ban hành một số quy định chính sách đối với NNL có
chất lƣợng cao. Chẳng hạn nhƣ tuyển dụng, bố trí, sử dụng không phân biệt quốc
tịch, tôn giáo, hộ khẩu, trả lƣơng đúng với khả năng và trình độ, đƣợc ƣu tiên đề bạt
31
vào những chức vụ quan trọng. Ngƣời chƣa có nhà sẽ đƣợc ƣu tiên mua nhà ở khu
chung cƣ và có những chính sách miễn, giảm. Những ngƣời ở xa thành phố đƣợc bố
trí không trả tiền thuê, bố trí phƣơng tiện đi lại thuận lợi, đƣợc chọn trƣờng cho con
đi học, những ngƣời phải nuôi cha mẹ già yếu đƣợc trợ cấp hàng tháng. Với những
chính sách chiêu hiền đãi sĩ nhƣ trên, thành phố Hồ Chí Minh thể hiện quyết tâm
đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội để trở thành một trung tâm mạnh về
nhiều mặt của cả nƣớc, chắc chắn sẽ thu hút đông đảo NNL có chất lƣợng cao phục
vụ cho quá trình CNH - HĐH của thành phố.
b.Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội
Hà Nội là một địa phƣơng có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo lớn nhất cả nƣớc.
Số ngƣời có trình độ chuyên môn của thành phố Hà Nội cũng chiếm tỷ lệ lớn nhất
so với cả nƣớc, đặc biệt là ngƣời có trình độ trên đại học chiếm tới 40% so với cả
nƣớc (cao hơn thành phố Hồ Chí Minh). Trong những năm qua, thành phố đã có
nhiều cố gắng trong việc thu hút, trọng dụng nhân tài với một số cơ chế, ƣu đãi,
khuyến khích các nhà khoa học đầu ngành chuyên gia giỏi. Bên cạnh đó, để thu hút
tài năng trẻ, dần hình thành NNL chất lƣợng cao, thành phố đã khuyến khích các
doanh nghiệp trên địa bàn thuộc mọi thành phần kinh tế đƣa ra những phƣơng án
thu hút, sử dụng tài năng trẻ, khuyến khích các doanh nghiệp cấp học bổng để đào
tạo cán bộ nguồn, khuyến khích cán bộ, công chức học tập nâng cao trình độ sau đại
học, xây dựng cơ chế thƣởng cho ngƣời có công đào tạo tài năng trẻ. Tại Hà Nội,
với chủ trƣơng thu hút tài năng trẻ, thành phố đã tổ chức khen thƣởng xứng đáng
mỗi năm gần 100 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc các trƣờng đại học trên địa bàn thủ
đô. Chính vì vậy, NNL chất lƣợng cao đã có sự đóng góp to lớn trong sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô.
c.Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam của nƣớc ta. Trong những năm qua, với nguồn nhân lực dồi dào về
số lƣợng, cao chất lƣợng đã tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Số
ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số và số ngƣời có khả
32
năng lao động trong tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động cũng chiếm tỷ lệ cao, đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh thực hiện tốt mục tiêu CNH - HĐH.
Trên thực tế, Đồng Nai rất coi trọng phát triển nguồn nhân lực, đã trực tiếp tiếp
nhận đầu tƣ vốn, kỹ thuật công nghệ hiện đại của nƣớc ngoài. Hiện nay, Đồng Nai đã
có một nền công nghiệp hiện đại với công nghệ kỹ thuật cao, cùng với một đội ngũ
lao động trí thức trong sản xuất công nghiệp hiện đại. Trong đội ngũ nhân lực đông
đảo đa dạng của Đồng Nai, đa số có đặc trƣng của giai cấp công nhân hiện đại.
Giáo dục và Đào tạo của Đồng Nai có vai trò quan trọng cung cấp nguồn nhân
lực chất lƣợng cao cho tỉnh. Đó là lực lƣợng học viên tốt nghiệp trung học phổ
thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học trong mỗi năm tăng rất nhanh.
Đồng Nai đã thể hiện quyết tâm đẩy mạnh CNH - HĐH để trở thành một trung tâm
mạnh về nhiều mặt của cả nƣớc, đã thu hút đông đảo nguồn nhân lực chất lƣợng cao
phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, đội ngũ giáo viên dạy
nghề đƣợc tỉnh quan tâm đầu tƣ nâng cao cả về số lƣợng và chất lƣợng. Đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị của Đồng Nai phải đạt yêu cầu
tiêu chuẩn theo chức danh ngạch bậc. Hiện nay, cán bộ công chức, viên chức đã tốt
nghiệp trung học phổ thông chiếm tới 98%.
Ngoài ra, Đồng Nai còn quan tâm đến việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân
lực, thông qua các chủ trƣơng bồi dƣỡng, đào tạo sau đại học, thực hiện hiệu quả
việc quy hoạch và đầu cho các cơ sở đào tạo, dạy nghề trên địa bàn, thực hiện đa
dạng hoá hình thức đào tạo, quan tâm đào tạo, dạy nghề phục vụ chuyển đổi nghề
cho ngƣời lao động. Nhờ đó mà nguồn nhân lực có chất lƣợng của tỉnh đã phát triển
nhanh chóng cả về chất lƣợng lẫn số lƣợng.
d.Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng là thành phố động lực của vùng kinh tế trọng điểm miền trung, cơ
cấu kinh tế thay đổi theo hƣớng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.Ngành du lịch
- dịch vụ, bƣu chính viễn thông, tài chính ngân hàng, giáo dục - đào tạo đƣợc tập
trung đầu tƣ phát triển, đã tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động.
Kể từ khi đổi mới đến nay, Đà Nẵng đã đạt đƣợc kết quả to lớn về phát triển
nguồn nhân lực với hàng trăm tiến sĩ, thạc sĩ ở nƣớc ngoài, hỗ trợ ngân sách đào tạo
33
bậc đại học trong nƣớc và ngoài nƣớc. Đặc biệt, đã thành công trong việc triển khai
có hiệu quả chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao đến làm việc tại
thành phố.
Cho đến nay, Đà Nẵng đã có hệ thống các cơ quan nghiên cứu và đào tạo
nguồn nhân lực. Đại học Đà Nẵng với 6 trƣờng thành viên (Đại học Kinh tế, Đại
học Bách khoa, Đại học Sƣ phạm, Đại học Ngoại ngữ, Cao đẳng Công nghệ và Cao
đẳng Công nghệ thông tin); Đại học Dân lập Duy tân; Cao đẳng Kế hoạch; Cao
đẳng Thể dục - Thể thao Trung ƣơng III; Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia
Hồ Chí Minh - Phân viện Đà Nẵng chuyên đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ
chủ chốt cho các ngành kinh tế - xã hội của miền Trung và Tây Nguyên. Nhƣ vậy,
với những tiềm năng này, về cơ bản nguồn nhân lực đã đáp đƣợc nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của thành phố.
1.2.2.Những bài học quan trọng rút ra qua việc khảo cứu
Qua khảo cứu nguồn nhân lực của một số tỉnh/thành phố nƣớc ta, có thể rút ra
đƣợc một số bài học kinh nghiệm về đảm bảo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH -
HĐH đất nƣớc:
- Thứ nhất, để đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH -
HĐH phải luôn coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Quy mô, chất lƣợng
giáo dục liên tục phát triển ở các vùng, các ngành học và các cấp học. Ngân sách
không ngừng tăng chi cho giáo dục - đào tạo để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề, các trƣờng trung học phổ thông.
Đổi mới toàn diện chƣơng trình nội dung, phƣơng pháp dạy học, từ giáo dục phổ
thông cho đến trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học. Mở rộng và nâng cao
chất lƣợng, trình độ học vấn của đội ngũ giáo viên ở các cấp, các ngành trong hệ
thống đào tạo. Hỗ trợ ngân sách đào tạo bậc đại học trong nƣớc và ngoài nƣớc.
- Thứ hai, kết nối giữa các cấp đào tạo (trung học - trung học nghề - cao đẳng -
đại học - sau đại học). Đa dạng hoá các hình thức đào tạo: tập trung, tại chức, trong
nƣớc, ngoài nƣớc; khuyến khích các cá nhân và doanh nghiệp bỏ vốn đào tạo nguồn
nhân lực, đặc biệt quan tâm các cơ sở đào tạo nghề phục vụ chuyển đổi nghề cho
34
ngƣời lao động, bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách cho phù hợp với cho phù
hợp với các cơ sở dạy nghề.
- Thứ ba, việc bồi dƣỡng, đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc
thực hiện phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế trên cơ sở quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Do vậy, cần có chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã
hội và chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực cho từng thời kỳ.
- Thứ tƣ, có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
đúng đắn, đặc biệt là cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực có chất
lƣợng phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH.
- Thứ năm, mở rộng và phát triển các Hội khuyến học ở mọi cấp, mọi địa
phƣơng đã tạo đƣợc phong trào học tập, thành lập các hội Khuyến nông, hội
Khuyến công, hội Khuyến ngƣ… đƣa tiến bộ khoa học công nghệ đến với ngƣời lao
động, tiếp tục nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực không qua trƣờng lớp đào tạo.
- Thứ sáu, đảm bảo nguồn nhân lực phải dựa trên cơ sở kế thừa và phát huy
giá trị văn hoá truyền thống kết hợp với việc tiếp thu tinh hoa nhân loại. Những giá
trị này cần đƣợc kế thừa và phát huy trong điều kiện hội nhập quốc tế, đồng thời cần
tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của nền văn minh nhân loại cho phát triển
nguồn nhân lực của đất nƣớc.
- Thứ bảy, việc đảm bảo nguồn nhân lực có chất lƣợng có mối quan hệ nhân
quả với chính sách phát triển khoa học - công nghệ. Các tỉnh/thành phố đã thực hiện
chính sách đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ từ các
nƣớc phát triển vào các ngành sản xuất. Nhờ đó, nhu cầu về nguồn nhân lực có chất
lƣợng đã tăng nhanh. Để đáp ứng nhu cầu trên các tỉnh/thành phố đã tập trung đào
tạo nguồn nhân lực này để cung cấp kịp thời cho thị trƣờng lao động. Nguồn nhân
lực có chất lƣợng đƣợc tăng cƣờng đến lƣợt nó thúc đẩy khoa học - công nghệ và
giáo dục - đào tạo phát triển... Ngoài ra,chính sách sử dụng nguồn nhân lực hợp lý
các tỉnh/thành đã tạo động lực cho nâng cao nguồn nhân lực.
35
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰCHUYỆN LỆ THỦY,
TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1.Các nhân tố ảnh hƣởng đến nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
2.1.1.Vị trí địa lý
Lệ Thủy là một huyện thuộc tỉnh Quảng Bình có vị trí địa lý từ 170
05’ đến
170
22’ vĩ độ Bắc, và từ 1060
47’ đến 1060
78’ độ kinh Đông. Với tọa độ địa lý nhƣ
trên, huyện Lệ Thủy có sự tiếp giáp:
Phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh
Phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị)
Phía Đông giáp biển Đông
Phía Tây giáp tỉnh Savanakhẹt của nƣớc Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
Toàn huyện có 26 xã và 2 thị trấn với diện tích tự nhiên 1.416,11 km2
.Lệ Thủy
nằm không xa trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn nhất của tỉnh Quảng Bình là
thành phố Đồng Hới khoảng 53 km về phía Bắc. Lệ Thủy có đƣờng bờ biển dài
(hơn 30km) với nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch biển cũng nhƣ phát triển thủy
hải sản, có các đƣờng giao thông nối với 2 đầu đất nƣớc nhƣ Quốc lộ 1A, đƣờng Hồ
Chí Minh (nhánh Đông và Tây), đƣờng sắt Bắc - Nam, nên có điều kiện mở rộng
liên kết, giao thƣơng và hợp tác phát triển với các địa phƣơng trong tỉnh, vùng
Duyên hải miền Trung và với cả nƣớc.
Với vị trí địa lý trên, Lệ Thủy có điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn
nhân lực nhằm phát huy các thế mạnh, khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có, chuyển
dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
36
Hình 2.1 Lƣợc đồ hành chính huyện Lệ Thủy
37
2.1.2.Các nhân tố tự nhiên
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để hình thành và phát
triển các ngành nghề sản xuất của dân cƣ địa phƣơng. Vì vậy, nó ảnh hƣởng đến cơ
cấu lao động, nhân lực của địa phƣơng. Với tình hình phát triển kinh tế - xã hội nhƣ
hiện nay, các hoạt động sản xuất tại địa phƣơng hầu hết dựa vào điều kiện tự nhiên,
tài nguyên thiên nhiên hiện có để sinh sống. Mức độ đa dạng, sự phong phú của
nguồn tài nguyên quy định sức thu hút nguồn nhân lực tại chỗ cũng nhƣ cả ngoài
lãnh thổ tham gia vào các hoạt động kinh tế.
-Về địa hình: Lệ Thủy nằm trong khối kiến tạo chung của Quảng Bình, phát
triển trên rìa phía Bắc của một tiểu lục địa cổ nằm ở phía Nam Hải Vân thuộc đới
uốn nếp Việt - Lào. Từ đầu cổ sinh đại (cách ngày nay khoảng 500 triệu năm) phần
lớn địa hình Quảng Bình bắt đầu bị bào mòn và dần dần đƣợc hình thành vào cuối
cổ sinh đại (cách ngày nay khoảng 200 triệu năm) do những chuyển động nâng lên
của vỏ trái đất. Chính sự vận động này đã tạo nên hình thế địa lý và những đặc điểm
về cấu trúc của vùng đất Lệ Thủy ngày nay. Với tổng diện tích 141.611 ha, đƣợc
chia làm 4 vùng rõ rệt là các vùng rừng núi, gò đồi, đồng bằng và dải cát ven biển.
Mỗi vùng có những thế mạnh khác nhau, tùy vào tình hình cụ thể để có những giải
pháp khai thác và phát huy hiệu quả kinh tế mỗi vùng.
- Vềkhí hậu: Lệ Thủy mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa,
đƣợc phân thành 2 mùa: mùa Hạ kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 với gió Tây Nam khô
nóng hình thành từ vịnh Bengan, sau khi trút mƣa xuống phía Tây dãy Trƣờng Sơn
gây nên tình trạng không khí oi bức, nóng và khô. Mùa Đông kéo dài từ tháng 10
năm trƣớc đến tháng 3 năm sau, đây chính là mùa mƣa rét bởi trong thời gian này
thƣờng xuyên có gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 240
C đến
250
C, nhiệt độ bình quân giữa các tháng dao động khá lớn. Tháng 7 là tháng có nhiệt
độ cao nhất trên 390
C, tháng có nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 với 170
C.
- Về thủy văn: Sông suối ở Lệ Thuỷ có đặc điểm là chiều dài ngắn, dốc nên
tốc độ dòng chảy lớn. Sự phân bố dòng chảy ở Lệ Thuỷ theo mùa rõ rệt, mùa mƣa
thƣờng gây lũ lụt, mùa khô ít mƣa, vùng đất thấp ở hạ lƣu sông Kiến Giang nhiễm
mặn, phèn ảnh hƣởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.
38
- Về đất đai: Lệ Thủy có diện tích đất nông nghiệp 111.264 ha chiếm 76,6%
diện tích tự nhiên, trong đó đất trồng cây nông nghiệp hàng năm 16.908 ha (chiếm
15,2%), đất lâm nghiệp 94.225 ha(chiếm 84,7%), đất nuôi trồng thủy sản 116.6 ha
(chiếm 0,1%), đất trồng lúa 9.620 ha(chiếm 6,75%) đất trồng hàng năm.
Với những cánh đồng thẳng cánh cò bay đã giữ cho huyện Lệ Thủy trƣờng tồn
trong vị trí là vựa lúa của tỉnh Quảng Bình và vùng phụ cận.
-Về tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện đến năm 2017
là 105.389,14 ha, trong đó diện tích rừng sản xuất của huyện là 68.785,93 ha, chiếm
67,9% tổng diện tích rừng. Rừng phòng hộ có 36.603,21 ha, bằng 32,1% tổng diện
tích rừng của huyện, độ che phủ đạt 68%. Rừng tự nhiên có nhiều loại gỗ quý nhƣ:
lim, táu, sến, gụ, huỳnh, trầm hƣơng, ... Đặc sản dƣới tán rừng khá đa dạng, phong
phú và có giá trị kinh tế cao nhƣ: song mây, lá nón... và các loại dƣợc liệu quý.
Trong những năm qua do tình trạng khai thác rừng vẫn còn một số bất hợp lý dẫn
tới diện tích rừng có dấu hiệu suy giảm, tỷ lệ rừng nghèo có xu hƣớng tăng nhanh,
đặc sản rừng không còn phong phú nhƣ trƣớc kia...
-Về khoáng sản: Tài nguyên trong lòng đất của huyện Lệ Thủy nhƣ các địa bàn
trong tỉnh khác. Tuy nhiên, một số tài nguyên thuộc nhóm kim loại màu, kim loại đen và
vật liệu xây dựng đã đƣợc khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng. Kim
loại màu có các điểm quặng vàng ở Xà Khía, Khe Vàng ở địa bàn xã Kim Thủy. Kim
loại đen có quặng sắt ở Sen Thủy, các khoáng sản khác có đá silic ở Khe Giữa, Vít Thù
Lù, quặng ti tan ở Hƣng Thủy.
Nhƣ vậy, Lệ Thủy là huyện có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
khá đa dạng. Các nguồn lực tự nhiên của huyện là cơ sở để hình thành và phát triển
các ngành nghề sản xuất của dân cƣ địa phƣơng, tạo ra sự đa dạng trong cơ cấu
ngành nghề. Vì vậy, nó sẽ ảnh hƣởng đến cơ cấu NNL, chất lƣợng NNL trong quá
trình phát triển. Với tình hình kinh tế - xã hội nhƣ hiện tại, các hoạt động sản xuất
tại địa phƣơng đều dựa vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng
để sinh sống. Mức độ phong phú, đa dạng của nguồn tài nguyên còn góp phần trong
việc tạo ra sức hút đối với NNL tại chổ, cũng nhƣ NNL chất lƣợng cao ở những nơi
39
khác đến tham gia vào các hoạt động kinh tế theo hƣớng CNH - HĐH và tạo động
lực thúc đẩy phát triển NNL trong tƣơng lai.
2.1.3.Các nhân tố kinh tế - xã hội
a.Dân số
Dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế, là khâu trung tâm của
quá trình tái sản xuất xã hội. Dân cƣ là thành phần năng động nhất, có khả năng làm
chủ và gắn kết tự nhiên với kinh tế nhờ những thuộc tính sẵn có của nó. Toàn bộ
những giá trị vật chất lẫn tinh thần cho xã hội đều do con ngƣời lao động tạo ra.
Dân cƣ vừa tạo ra giá trị vật chất, đồng thời là ngƣời tiêu thụ những sản phẩm do
chính lao động của mình tạo ra.
Năm 2016, dân số huyện Lệ Thủy là 143.062 ngƣời, gia tăng tự nhiên 0,9%,
kết cấu dân số trẻ, mật độ dân số 102,06 ngƣời/km2
.
Bảng 2.1. Dân số, tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử và tỷ lệ gia tăng tự nhiên củahuyện Lệ
Thủy giai đoạn 2013 - 2016
Năm Dân
số(ngƣời)
Tỷ lệ sinh
(‰)
Tỷ lệ tử
(‰)
Tỷ lệ gia tăng tự nhiên
(‰)
2013 141.787 14.09 4.95 9.95
2014 142.232 14.36 5.27 9.10
2015 142.718 15.23 5.33 9.91
2016 143.062 14.46 5.40 9.07
[Nguồn: Phòng Thống kê huyện Lệ Thủy, 2016]
Dân số huyện Lệ Thủy phân bố tƣơng đối đồng đều trên các địa bàn các vùng
trung du, đồi núi, vùng đồng bằng, ven biển, ven đƣờng quốc lộ và ven biển. Thị
trấn Kiến Giang là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện, nằm ở
ngã 3 của sông Kiến Giang, có trục đƣờng tỉnh lộ 16 đi qua, có 3 chiếc cầu bắc qua
sông Kiến Giang là cầu Phong Xuân, cầu Phong Liên, cầu Kiến Giang. Là nơi có
mật độ dân số cao nhất 2.007 ngƣời/km2
(năm 2016). Xã Lâm Thủy là xã có mật độ
dân số thấp nhất trong toàn huyện với 5.97 ngƣời/km2
(năm 2016). Với mật độ dân
số 102,06 ngƣời/km2
(năm 2016) huyện Lệ Thủy có mật độ dân số thấp hơnso với
bình quân toàn tỉnh Quảng Bình là 109,7ngƣời/km2
(năm 2016).
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình

More Related Content

What's hot

What's hot (19)

đáNh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉn...
đáNh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉn...đáNh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉn...
đáNh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉn...
 
Đề tài hoạt động kinh doanh công ty dược phẩm, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hoạt động kinh doanh công ty dược phẩm, ĐIỂM 8, HOTĐề tài hoạt động kinh doanh công ty dược phẩm, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hoạt động kinh doanh công ty dược phẩm, ĐIỂM 8, HOT
 
chính sách thu hút và sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh Tây Ninh
chính sách thu hút và sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh Tây Ninhchính sách thu hút và sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh Tây Ninh
chính sách thu hút và sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh Tây Ninh
 
Sự hài lòng của doanh nghiệp khi khai báo hải quan điện tử, 9đ
 Sự hài lòng của doanh nghiệp khi khai báo hải quan điện tử, 9đ Sự hài lòng của doanh nghiệp khi khai báo hải quan điện tử, 9đ
Sự hài lòng của doanh nghiệp khi khai báo hải quan điện tử, 9đ
 
Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong bộ máy nhà nước
Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong bộ máy nhà nướcThu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong bộ máy nhà nước
Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong bộ máy nhà nước
 
Đề tài: Ảnh hưởng môi trường làm việc đến kết quả công việc, HOT
Đề tài: Ảnh hưởng môi trường làm việc đến kết quả công việc, HOTĐề tài: Ảnh hưởng môi trường làm việc đến kết quả công việc, HOT
Đề tài: Ảnh hưởng môi trường làm việc đến kết quả công việc, HOT
 
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAYĐề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
 
Luận văn: Quản lý về thu hút nhân lực chất lượng cao tại Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý về thu hút nhân lực chất lượng cao tại Đà NẵngLuận văn: Quản lý về thu hút nhân lực chất lượng cao tại Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý về thu hút nhân lực chất lượng cao tại Đà Nẵng
 
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên mônLuận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
 
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các...
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các...Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các...
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các...
 
Tác động của công tác thi đua - khen thưởng đến động lực làm việc của người l...
Tác động của công tác thi đua - khen thưởng đến động lực làm việc của người l...Tác động của công tác thi đua - khen thưởng đến động lực làm việc của người l...
Tác động của công tác thi đua - khen thưởng đến động lực làm việc của người l...
 
Luận án: Phát triển nhân lực cho các doanh nghiệp ở Đà Nẵng
Luận án: Phát triển nhân lực cho các doanh nghiệp ở Đà NẵngLuận án: Phát triển nhân lực cho các doanh nghiệp ở Đà Nẵng
Luận án: Phát triển nhân lực cho các doanh nghiệp ở Đà Nẵng
 
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Vinaph...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Vinaph...Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Vinaph...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Vinaph...
 
Luận văn: Nâng cao sự gắn kết nhân viên nòng cốt công ty KPMG, HAY
Luận văn: Nâng cao sự gắn kết nhân viên nòng cốt công ty KPMG, HAYLuận văn: Nâng cao sự gắn kết nhân viên nòng cốt công ty KPMG, HAY
Luận văn: Nâng cao sự gắn kết nhân viên nòng cốt công ty KPMG, HAY
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...
 
Luận văn: Phát triển nhân lực công nghệ thông tin tại Việt Nam, 9đ
Luận văn: Phát triển nhân lực công nghệ thông tin tại Việt Nam, 9đLuận văn: Phát triển nhân lực công nghệ thông tin tại Việt Nam, 9đ
Luận văn: Phát triển nhân lực công nghệ thông tin tại Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
 

Similar to Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình

Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
huyendv
 
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTELQUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
Phuong Tran
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
Nguyễn Công Huy
 

Similar to Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình (20)

Quản lý tài chính đối với Báo Gia đình và Xã hội thuộc Tổng cục Dân số- Kế ho...
Quản lý tài chính đối với Báo Gia đình và Xã hội thuộc Tổng cục Dân số- Kế ho...Quản lý tài chính đối với Báo Gia đình và Xã hội thuộc Tổng cục Dân số- Kế ho...
Quản lý tài chính đối với Báo Gia đình và Xã hội thuộc Tổng cục Dân số- Kế ho...
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệmPhát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
 
Luận văn: Năng lực thực thi công vụ công chức tại Huế, HOT
Luận văn: Năng lực thực thi công vụ công chức tại Huế, HOTLuận văn: Năng lực thực thi công vụ công chức tại Huế, HOT
Luận văn: Năng lực thực thi công vụ công chức tại Huế, HOT
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức nghiên cứu khoa học
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức nghiên cứu khoa họcĐề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức nghiên cứu khoa học
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức nghiên cứu khoa học
 
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao ĐộngKhóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
 
Quản lý tài chính đối với Báo Gia đình và Xã hội thuộc Tổng cục Dân số- Kế ho...
Quản lý tài chính đối với Báo Gia đình và Xã hội thuộc Tổng cục Dân số- Kế ho...Quản lý tài chính đối với Báo Gia đình và Xã hội thuộc Tổng cục Dân số- Kế ho...
Quản lý tài chính đối với Báo Gia đình và Xã hội thuộc Tổng cục Dân số- Kế ho...
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
 
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...
 
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTELQUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
 
Quản trị đào tạo tại viettel
Quản trị đào tạo tại viettelQuản trị đào tạo tại viettel
Quản trị đào tạo tại viettel
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại hợp tác xã công nghiệp nhật quang
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại hợp tác xã công nghiệp nhật quangNâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại hợp tác xã công nghiệp nhật quang
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại hợp tác xã công nghiệp nhật quang
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
 
Phát triển môi trường học ngoại ngữ cho sinh viên chuyên ngành
Phát triển môi trường học ngoại ngữ cho sinh viên chuyên ngànhPhát triển môi trường học ngoại ngữ cho sinh viên chuyên ngành
Phát triển môi trường học ngoại ngữ cho sinh viên chuyên ngành
 
Cải tiến và phát triển môi trƣờng học ngoại ngữ thông qua phƣơng pháp tích hợ...
Cải tiến và phát triển môi trƣờng học ngoại ngữ thông qua phƣơng pháp tích hợ...Cải tiến và phát triển môi trƣờng học ngoại ngữ thông qua phƣơng pháp tích hợ...
Cải tiến và phát triển môi trƣờng học ngoại ngữ thông qua phƣơng pháp tích hợ...
 
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần Việt Trung, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần Việt Trung, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần Việt Trung, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần Việt Trung, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần việt trung thịnh hoàng
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần việt trung thịnh hoàngPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần việt trung thịnh hoàng
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần việt trung thịnh hoàng
 
Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...
Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...
Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...
 
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Recently uploaded (20)

bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 

Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình

  • 1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN MINH PHO THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA Chuyên ngành: ĐỊA LÝ HỌC Mã số: 8310501 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN THẮNG Huế, Năm 2018
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép sử dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Ngƣời cam đoan Nguyễn Minh Pho
  • 3. iii LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập, nghiên cứuvà triển khai thực hiện luận văn, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới: Thầy giáoTS.Trần Văn Thắng đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này Các quý thầy, cô giáo khoa Địa lý, Phòng sau Đại học Trƣờng Đại học sƣ phạm Huế đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn và giúp đỡ trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Các phòng, ban ngành huyện Lệ Thủy đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu. Sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể tập trung nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Đến nay luận văn đã đƣợc hoàn thành, tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc thầy cô, các phòng, ban ngành huyện Lệ Thủy, gia đình, bạn bè sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống Học viên Nguyễn Minh Pho
  • 4. 1 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU.....................................................................................................................7 1.Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................7 2.Lịch sử nghiên cứu đề tài.........................................................................................8 3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................10 3.1. Mục tiêu..........................................................................................................10 3.2. Nhiệm vụ.........................................................................................................10 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................11 5.Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................11 5.1. Quan điểm nghiên cứu....................................................................................11 5.1.1. Quan điểm lãnh thổ ..................................................................................11 5.1.2. Quan điểm tổng hợp.................................................................................11 5.1.3. Quan điểm hệ thống .................................................................................12 5.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh..................................................................12 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................12 5.2.1. Phƣơng pháp thu thập và xử lý tài liệu.....................................................12 5.2.2. Phƣơng pháp thực địa...............................................................................13 5.2.3. Phƣơng pháp bản đồ.................................................................................13 5.2.4. Phƣơng pháp phân tích thống kê..............................................................13 5.2.5. Phƣơng pháp chuyên gia ..........................................................................13 6.Cấu trúc nội dung đề tài .........................................................................................14 NỘI DUNG ...............................................................................................................15 CHƢƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂNNGUỒN NHÂN LỰC TRONG SỰ NGHIỆP CNH - HĐH....................................................15 1.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................15 1.1.1. Một số khái niệm liên quan......................................................................15 1.1.2. Vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa..18 1.1.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến nguồn nhân lực ..............................22
  • 5. 2 1.1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa ......................................................................................................25 1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................30 1.2.1. Kinh nghiệm của một số tỉnh/thành ở Việt Nam đảm bảo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa ...................................................30 1.2.2. Những bài học quan trọng rút ra qua việc khảo cứu ................................33 CHƢƠNG 2.THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰCHUYỆN LỆ THỦY,TỈNH QUẢNG BÌNH..........................................................................................................35 2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình......35 2.1.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................35 2.1.2. Các nhân tố tự nhiên.................................................................................37 2.1.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội......................................................................39 2.2. Thực trạng nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình..............................42 2.2.1. Số lƣợng nguồn nhân lực .........................................................................42 2.2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực.............................................................................46 2.2.3. Chất lƣợng nguồn nhân lực ......................................................................64 2.3. Đánh giá chung những thuận lợi và khó khăn, những kết quả và hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình................................67 2.3.1. Những thuận lợi và khó khăn ...................................................................67 2.3.2. Những kết quả và hạn chế ........................................................................68 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰCHUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG SỰ NGHIỆPCNH - HĐH ...................................................................................................................74 3.1. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và định hƣớng phát triển .............................74 3.1.1. Quan điểm phát triển................................................................................74 3.1.2. Mục tiêu phát triển ...................................................................................74 3.1.3. Nhiệm vụ ..................................................................................................75 3.1.4. Định hƣớng phát triển ..............................................................................76 3.2. Giải pháp chủ yếu ...........................................................................................80 3.2.1. Giải pháp nâng cao nhận thức về nguồn nhân lực ...................................80
  • 6. 3 3.2.2. Giải pháp về đổi mới, phát triển toàn diện giáo dục đào tạo....................81 3.2.3. Giải pháp về thu hút, khai thác và sử dụng nguồn nhân lực ....................81 3.2.4. Giải pháp nâng cao thể lực, chất lƣợng dân số, cải thiện.........................82 3.2.5. Giải pháp mở rộng hợp tác phát triển nguồn nhân lực.............................83 3.2.6. Giải pháp về chính sách huy động nguồn lực cho đầu tƣ phát triển .......84 KẾT LUẬN...............................................................................................................85 1.Kết quả của luận văn..............................................................................................85 2.Hạn chế của luận văn .............................................................................................86 3.Hƣớng phát triển của đề tài....................................................................................86 4.Kiến nghị................................................................................................................87 MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................88 PHỤ LỤC
  • 7. 4 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chú thích CNH - HĐH CMKT GTVT HTX HĐKT KHHGĐ KHCN KH-KT KT - XH NNL TP GDP TNHH UBND Công nghiệp hóa - hiện đại hóa Chuyên môn kỹ thuật Giao thông vận tải Hợp tác xã Hoạt động kinh tế Kế hoạch hóa gia đình Khoa học công nghệ Khoa học - kỹ thuật Kinh tế - xã hội Nguồn nhân lực Thành phố Tổng sản phẩm quốc nội Trách nhiệm hữu hạn Ủy ban nhân dân
  • 8. 5 DANH MỤC CÁCBẢNG Trang Bảng 1.1. Cơ cấu dân số trẻ và già............................................................................23 Bảng 2.1. Dân số, tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử và tỷ lệ gia tăng tự nhiên củahuyện Lệ Thủy giai đoạn 2013 - 2016................................................................................................39 Bảng 2.2. Số lƣợng các loại trƣờng trên địa bàn huyện Lệ Thủy.............................40 Bảng 2.3.Dân số và dân số trong độ tuổi lao động huyện Lệ Thủy giai đoạn 2013 - 2016...........................................................................................................................42 Bảng 2.4. Dân số và dân số trong độ tuổi lao động huyện Lệ Thủy giai đoạn 2013 - 2016...........................................................................................................................45 Bảng 2.5.Biến động dân số huyện Lệ Thủy..............................................................45 Bảng 2.6. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế huyện Lệ Thủy ...........49 Bảng 2.7. Giá trị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Lệ Thủy .........................52 Bảng 2.8. Lao động đang làm việc trong ngành công nghiệp - xây dựng huyện Lệ Thủy ..........................................................................................................................54 Bảng 2.9.Lao động phân theo ngành vận tải huyện Lệ Thủy ...................................56 Bảng 2.10.Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế huyện Lệ Thủy.......................58 Bảng 2.11.Trình độ văn hóa theo cấp học huyện Lệ Thủy.......................................65
  • 9. 6 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1. Phân bố dân cƣ chia theo thành thị và nông thôn.................................46 Biểu đồ 2.2. Nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy chia theo giới tính.............................47 Biểu đồ 2.3. Dân số chia theo nhóm tuổi huyện Lệ Thủy.........................................48 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu lao động huyện Lệ Thủy theo nhóm ngành kinh tế..................50 Biểu đồ 2.5. Sản lƣợng khai thác và nuôi trồng thủy sản huyện Lệ Thủy................53 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Lƣợc đồ hành chính huyện Lệ Thủy.........................................................36 Hình 2.2. Lƣợc đồ dân số trong độ tuổi lao động phân theo xã, thị trấn ..................44
  • 10. 7 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Từ trƣớc cho đến nay nguồn nhân lực luôn đƣợc coilà nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển của mỗiquốc gia trên thế giới. Trình độ phát triển của nguồn nhân lực là một thƣớc đo chủ yếu sự phát triển của các nƣớc. Vì vậy, các nƣớc trên thế giới đều rất coi trọng phát triển nguồn nhân lực. Trong thế kỷ XX, đã có những quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhƣng do phát huy tốt nguồn nhân lực nên đã đạt đƣợc thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành công nghiệp hoá và hiện đại hoá chỉ trong vài ba thập kỷ. Ở nƣớc ta, trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc, nguồn nhân lực là nhân tố trung tâm, có vai trò quyết định đối với sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế. Nguồn nhân lực vừa là nguồn lực to lớn, vừa là động lực tăng năng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và của toàn bộ nền kinh tế, lại vừa là yếu tố quyết định tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững. Chỉ có nguồn nhân lực mới có khả năng tiếp thu và áp dụng tiến độ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ cao, sử dụng hiệu quả các nguồn lực vật chất khác trong xã hội, trở thành lực lƣợng xung kích đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH) và hội nhập. Phát triển, phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong phát triển nền kinh tế là một trong những giải pháp đột phá nhằm thực hiện thắng lợi chiến lƣợc phát triển cả ở cấp cơ sở, địa phƣơng và cấp quốc gia, góp phần thực hiện chiến lƣợc công nghiệp hóa - hiện đại hóa và tạo ra sự tăng trƣởng bền vững của Việt Nam trong thế kỷ XXI. Là một huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Bình, Lệ Thủy có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế hiện nay.Với cơ cấu dân số trẻ, lại có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế toàn diện, nhƣng Lệ Thủy vẫn là một trong những huyện nghèo của tỉnh. Mặt bằng văn hóa và trình độ dân trí còn thấp, phân bố dân cƣ,nguồn nhân lực chƣa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.Khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ đạt 21%, sản xuất hàng hóa chƣa phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.Do vậy,
  • 11. 8 việc lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa” để nghiên cứu mang ý nghĩa cao cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2.Lịch sử nghiên cứu đề tài Trong công cuộc đổi mới đất nƣớc hiện nay, việc phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH có ý nghĩa vô cùng to lớn. Vì thế, vấn đề này đã và đang nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà khoa học với nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Trong đó có nhiều công trình, sách báo và bài viết tiêu biểu nhƣ: - Bùi Quang Bình (2005), “Sử dụng nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”, Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. Bài báo nêu lên một vài đánh giá chung về tình hình sử dụng nguồn nhân lực nông thôn ở Việt Nam dƣới góc độ xem xét cung cầu trên thị trƣờng lao động ở khu vực này. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của nông thôn Việt Nam. - Mai Quốc Chánh (1999),Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trịQuốc gia, Hà Nội.Tác giả đã đề cập đến đặc điểm, vai trò của nguồn lực con ngƣời, khảo sát thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc. - GS.VS. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trịQuốc gia, Hà Nội. Trong cuốn sách này tác giả đã trình bày khái quát quá trình lịch sử hình thành và phát triển của ngành khoa học xã hội nghiên cứu con ngƣời trên thế giới và Việt Nam, đồng thời đề xuất và kiến nghị về chiến lƣợc và chính sách nhằm phát triển con ngƣời và nguồn lực con ngƣời nƣớc ta hiện nay. - PGS.TS Phi Đình Hổ (2008),Kinh tế học bền vững, NXB Phƣơng Đông. Ở đây tác giả viết về nông nghiệp nông thôn theo cách tiếp cận dựa trên nền tảng của lý thuyết và mô hình phát triển với các thƣớc đo toàn diện, đa chiều.
  • 12. 9 - TS Phạm Công Nhất (2007),Phát huy nhân tố con người trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay,NXB Chính trịQuốc gia, Hà Nội. Tác giả đã khái quát quá trình xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam sau 20 năm đổi mới từ đó rút ra những thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra. - Đỗ Đức Quân (2010),Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp - Qua khảo sát các tỉnh Vĩnh Phúc, Hải Dương, Ninh Bình, NXB Chính trịQuốc gia, Hà Nội. Tác giả đã giới thiệu các vấn đề lý luận về phát triển bền vững nông thôn trong quá trình xây dựng các khu công nghiệp. Trình bày thực trạng, phƣơng hƣớng và một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình xây dựng phát triển các khu công nghiệp. - Nguyễn Thị Thơm, Phí Thị Hằng (đồng chủ biên) (2009),Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Ngƣời viết giới thiệu một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm giải quyết việc làm cho ngƣời lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa. Thực trạng và phƣơng hƣớng giải quyết việc làm cho ngƣời lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở tỉnh Hải Dƣơng đến năm 2010 và những năm tiếp theo. - Vũ Bá Thể (2005),Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam con đường và bước đi, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. Ở đây tác giả đã đề cập đến vấn đề làm gì để có nguồn nhân lực thực hiện thắng lợi những mục tiêu mà Đảng và Nhân dân đã đặt ra, thực trạng nguồn nhân lực hiện tại của nƣớc ta. Từ đó, cần có những định hƣớng và giải pháp để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cấp bách của đất nƣớc. - Vũ Quốc Tuấn (2011), Tham luận tại hội thảo “Đào tạo nguồn nhân lực những thuận lợi và trở ngại”, Hội Khoa học Phát triển nguồn nhân lực - nhân tài Việt Nam. Bài tham luận này đề cập đến vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phát triển các ngành nghề thủ công nghiệp nhằm nâng cao chất lƣợng và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nông thôn, đem lại thu nhập cho ngƣời lao động cũng nhƣ sự ổn địnhvà phát triển của nông thôn.
  • 13. 10 Nhƣ vậy, từ trƣớc đến nay đã có khá nhiều công trình khoa học của các nhà nghiên cứu về nguồn nhân lực dƣới nhiều góc độ khác nhau. Trong đó có cả các công trình khoa học đăng tải trên các báo, tạp chí nghiên cứu vấn đề nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc với những kết quả đáng trân trọng. Tuy nhiên, ở địa bàn cụ thể huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, việc nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn nhân lực nhằm đƣa ra những giải pháp phù hợp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong sự nghiệp CNH – HĐH cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu làm rõ. Nhƣng dẫu sao, các công trình nêu trên đều có giá trị tham khảo tốt, nên tác giả luận văn sẽ kế thừa và phát triển có chọn lọc tƣ tƣởng về phát triển nguồn nhân lực, hiểu rõ thêm một số vấn đề lý luận, thực tiễn phát triển nguồn nhân lực nhƣ: khái niệm, vai trò của nguồn nhân lực, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam trong phạm vi cả nƣớc và một số địa phƣơng; nguyên nhân, phƣơng hƣớng, các giải pháp khả thi về phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao. 3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục tiêu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, luận văn làm rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. 3.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực, qua đó vận dụng cụ thể vào địa bàn nghiên cứu. - Làm rõ các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. - Đánh giá thực trạng nhằm rút ra những kết quả đạt đƣợc trong việc phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của tình trạng đó. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
  • 14. 11 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trên các khía cạnhvề số lƣợng, cơ cấu, chất lƣợng nguồn nhân lực (thể lực, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật,…). - Phạm vi nghiên cứu: + Về lãnh thổ: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ngoài ra, luận văn cũng quan tâm nghiên cứu ở một số địa phƣơng khác để rút ra bài học kinh nghiệm. + Về thời gian: Các nguồn tƣ liệu, số liệu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu tập trung vào thời gian từ năm 2010 đến năm 2017 và định hƣớng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 5.Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1.Quan điểm nghiên cứu 5.1.1.Quan điểm lãnh thổ Mọi sự vật, hiện tƣợng đều tồn tại trong một không gian nhất định. Chính vì vậy, đối tƣợng nghiên cứu không những gắn với lãnh thổ của huyện Lệ Thủymà còn đặt nó trong không gian của tỉnh Quảng Bình, vùng Bắc Trung Bộ và các vùng khác trong nƣớc. Nghiên cứu nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy cần tìm ra những nét độc đáo, đặc trƣng riêng biệt để có những giải pháp bồi dƣỡng, phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH - HĐH. 5.1.2.Quan điểm tổng hợp Đây là quan điểm quan trọng trong nghiên cứu địa lý,tính tổng hợp đƣợc xem là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá giá trị khoa học của các công trình nghiên cứu. Trong nghiên cứu địa lý, tính tổng hợp đƣợc hiểu đó là việc nghiên cứu, phân tích đồng bộ và toàn diện các yếu tố, các hợp phần của các lãnh thổ, qua đó phát hiện và xác định những đặc điểm đặc thù của chúng. Vận dụng quan điểm tổng hợp, luận văn chú trọng phân tích đồng bộ các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong mối quan hệ lẫn nhau, ảnh hƣởng đếnphát triển
  • 15. 12 nguồn nhân lực của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. 5.1.3.Quan điểm hệ thống Trongbất cứu hệ thống địa lý nào, nhất là hệ thống kinh tế - xã hội, mỗi sự vật hay hiện tƣợng địa lý là một yếu tố của hệ thống, chúng luôn tồn tại và phát triển trong mối quan hệ mật thiết với nhau trong hệ thống mà còn quan hệ cả với bên ngoài hệ thống (điều kiện tự nhiên, thị trƣờng,…). Do đó, bất cứ một thành tố nào của hệ thống nói trên thay đổi đều ảnh hƣởng đến các thành tố còn lại và làm thay đổi cả hệ thống. Chính vì vậy,trong quá trình nghiên cứuluận văn cần quán triệt quan điểm hệ thống để tìm hiểu các mối quan hệ và các tác động giữa các yếu tố trong hệ thống và giữa các hệ thống với nhau, qua đó góp phần đánh giá chính xác các vấn đề nghiên cứu, chẳng hạn nhƣ: các yếu tốảnh hƣởng đến sự phát triển nguồn nhân lực của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. 5.1.4.Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Mọi sự vật, hiện tƣợng địa lý dù lớn hay nhỏ đều có quá trình phát sinh, phát triển riêng của nó. Sự phát triển của nguồn nhân lực luôn luôn có sự thay đổi qua các thời kỳ. Vận dụng quan điểm này vào nghiên cứu luận văn để thấy đƣợc quá trình hình thành và phát triển của nguồn nhân lực trong quá khứ, hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đủ về số lƣợng và cao vềchất lƣợng ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. 5.2.Phƣơng pháp nghiên cứu 5.2.1.Phƣơng pháp thu thập và xử lý tài liệu Vấn phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóalà một vấn đề lớn, phức tạp. Vì vậy, việc thu thập tài liệu thông qua 2 nguồn: - Nguồn dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập thông qua từ các báo cáo hàng năm và các kết quả nghiên cứu của các phòng, ban của huyện cũng nhƣ của tỉnh Quảng
  • 16. 13 Bình.Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các báo cáo tổng kết, các thông tin từ Tổng cục Thống kê,… - Nguồn dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua việc điều tra, khảo sát thực địa và phỏng vấn cán bộ huyện Lệ Thủy (lãnh đạo huyện, cán bộ quản lý nhân lực và các ban ngành liên quan). Những số liệu sơ cấp đƣợc thu thập, sau đó tính toán thành các bảng biểu để dễ so sánh, nhận xét và phân tích. 5.2.2.Phƣơng pháp thực địa Đây là phƣơng pháp truyền thống của khoa học Địa lý, thông qua đó sẽ kiểm tra đƣợc độ tin cậy của lƣợng thông tin thu đƣợc. Phƣơng pháp này giúp ngƣời nghiên cứu tiếp cận vấn đề một cách chủ động. Để hoàn thành luận văn, tác giả đã tiến hành khảo sát thực địa tại hầu hết các địa phƣơng trên địa bàn huyện Lệ Thủy. Nội dung các hoạt động thực địa đƣợc thực hiện bao gồm: quan sát, điều tra, ghi chép, mô tả, chụp ảnh, ghi hình, gặp gỡ trao đổi với lãnh đạo các phòng, ban ngành, các chuyên gia, cán bộ quản lí của huyện về các vấn đề liên quan. Trên cơ sở đó, tác giả thu thập và xử lí thông tin về quan điểm, chủ trƣơng, chính sách liên quan đến phát triển nguồn nhân lực huyện trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. 5.2.3.Phƣơng pháp bản đồ Sử dụng phần mềm MapInfo để thành lập cơ sở dữ liệu địa lý và xây dựng các bản đồ chuyên đề nhƣ: Bản đồ hành chính, Bản đồ dân số trong độ tuổi lao động huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. 5.2.4.Phƣơng pháp phân tích thống kê Tác giả dùng phƣơng pháp này thông qua các bảng số liệu để phân tích các dãy số biến động theo thời gian và không gian, các loại biểu đồ, đồ thị…nhằm nêu lên một cách tổng hợp về nguồn nhân lực ở địa bàn nghiên cứu. Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập đƣợc tác giả tính toán các chỉ tiêu cần thiết, so sánh và rút ra những kết luận đáp ứng mục đích nghiên cứu. 5.2.5.Phƣơng pháp chuyên gia Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả tiến hành gặp gỡ, trao đổi ý kiến với các nhà khoa học trong các lĩnh vực địa lí học, kinh tế học, lãnh đạo các phòng,
  • 17. 14 ban ngành của huyện Lệ Thủy, các chuyên gia của Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Quảng Bình. Từ đó có thể đánh giá, so sánh và hiểu biết thêm về hiện trạng nguồn nhân lực trên địa bàn nghiên cứu, qua đó đề xuất các giải pháp thích hợp, hiệu quả hơn. 6.Cấu trúc nội dung đề tài Nội dung đề tài đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Chƣơng 2: Thực trạng nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình Chƣơng 3: Giải pháp đảm bảo nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
  • 18. 15 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂNNGUỒN NHÂN LỰC TRONG SỰ NGHIỆP CNH - HĐH 1.1.Cơ sở lý luận 1.1.1.Một số khái niệm liên quan a. Khái niệm nguồn nhân lực Hiện nay trên thế giới có khá nhiều công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực. Tuy nhiên, khái niệm về nguồn nhân lực vẫn còn nhiều bàn cãi, chƣa có một khái niệm thống nhất. Sau đây là một số khái niệm về nguồn nhân lực. - Theo Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội Việt Nam: “Nguồn nhân lực là tiềm năng về lao động trong một thời kỳ xác định của một quốc gia, suy rộng ra có thể đƣợc xác định trên một địa phƣơng, một ngành hay một vùng. Đây là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội”. Theo quan điểm này, nguồn nhân lực đƣợc xác định bằng số lƣợng và chất lƣợng của bộ phận dân số có thể tham gia vào hoạt động kinh tế - xã hội. - Theo quan điểm của Ngân hàng thế giới (WB) cho rằng, nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con ngƣời gồm thể lực, trí tuệ, kỹ năng nghề nghiệp mà mỗi cá nhân sở hữu, có thể huy động đƣợc trong quá trình sản xuất kinh doanh hay một hoạt động nào đó. Ở đây nguồn nhân lực đƣợc coi nhƣ một nguồn bên cạnh các loại vốn vật chất khác và đầu tƣ cho con ngƣời đƣợc đặt lên hàng đầu so với các loại đầu tƣ khác. Có thể nói đây là cơ sở vững chắc cho sự phát triển lâu dài, bền vững của mỗi quốc gia. - Theo Giáo trình Kinh tế phát triển - Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.Nguồn nhân lực là một bộ phận của dân số trong độ tuổi theo quy định của luật pháp có khả năng tham gia lao động. Theo quan điểm này, nguồn nhân lực đƣợc biểu hiện trên hai mặt: về số lƣợng là những ngƣời trong độ tuổi lao động và thời gian làm việc có thể huy động đƣợc của họ. Ở nƣớc ta, hiện nay Bộ luật Lao động quy định là đủ 15 đến 60 tuổi (đối với nam) và đủ 15 đến 55 tuổi (đối với nữ). Về chất lƣợng nguồn nhân lực đó là trình độ chuyên môn và sức khỏe của ngƣời
  • 19. 16 laođộng. Tuy nhiên theo tác giả, nguồn nhân lực theo quan điểm này còn thiếu một bộ phận dân số trên độ tuổi lao động nhƣng trên thực tế vẫn tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội. - Theo lý luận Mác - Lênin về con ngƣời: Nguồn nhân lực đƣợc xem xét nhƣ là một thành tố cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất, là phƣơng tiện để phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn nhân lực đƣợc coi nhƣ một nhu cầu tất yếu cùng với các nguồn lực khác cho sự phát triển đất nƣớc. Đầu tƣ cho con ngƣời càng nhiều, càng có hiệu quả và thu hồi vốn khá cao so với đầu tƣ vào các lĩnh vực khác, cho nên hầu hết các nƣớc trên thế giới đều chú trọng áp dụng phƣơng pháp này để phát triển kinh tế - xã hội. - Theo Giáo trình Kinh tế phát triển - Học viện Hành chính Quốc gia, Hồ Chí Minh (Viện Kinh tế phát triển): Nguồn nhân lực của một quốc gia là tổng số những ngƣời trong độ tuổi lao động, đủ các điều kiện về tinh thần, thể chất đang tham gia lao động hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm. Nhƣ vậy, số lƣợng nguồn nhân lực vừa phụ thuộc vào khả năng tham gia lao động của từng cá nhân, vừa phụ thuộc vào độ tuổi lao động của từng quốc gia. - Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam: Nguồn nhân lực gồm những ngƣời đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những ngƣời trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhƣng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình không có nhu cầu làm việc, những ngƣời thuộc các tình trạng khác nhƣ nghỉ hƣu trƣớc tuổi. Từ những quan niệm trên, có thể thấy nguồn nhân lực đƣợc đề cập là tổng thể sức mạnh thể lực, trí lực, cùng với các đặc trƣng về chất lƣợng lao động nhƣ kinh nghiệm sống, nhân cách, đạo đức, lý tƣởng, chất lƣợng văn hóa, năng lực chuyên môn đang và sẽ đƣợc vận dụng vào cuộc sống lao động sản xuất ra của cải vật chất và dịch vụ phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. b. Phát triển nguồn nhân lực Đề cập đến phát triển nguồn nhân lực, cho đến nay có nhiều quan điểm khác nhau. Dƣới đây là một số quan điểm: - Có ngƣời cho rằng: phát triển nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho ngƣời lao động, để họ có thể đảm nhiệm
  • 20. 17 đƣợc một công việc nhất định. Hay nói một cách khác, phát triển nguồn nhân lực là truyền đạt các kiến thức, thay đổi quan điểm, nâng cao kỹ năng thực hành cho ngƣời lao động trong tƣơng lai... - Theo quan niệm của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hiệp Quốc (UNESCO): Phát triển nguồn nhân lực đƣợc đặc trƣng bởi toàn bộ sự lành nghề của dân cƣ, trong mối quan hệ với phát triển của đất nƣớc. - Quan niệm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): Phát triển nguồn nhân lực, bao hàm một phạm vi rộng lớn hơn chứ không chỉ có sự chiếm lĩnh ngành nghề hoặc ngay cả việc đào tạo nói chung. Quan niệm này dựa trên cơ sở nhận thức rằng, con ngƣời có nhu cầu sử dụng năng lực của mình để tiến tới có đƣợc việc làm hiệu quả, cũng nhƣ những thoả mãn về nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. Sự lành nghề đƣợc hoàn thiện nhờ bổ sung nâng cao kiến thức trong quá trình sống, làm việc, nhằm đáp ứng kỳ vọng của con ngƣời. Từ những vấn đề trên, có thể hiểu phát triển nguồn nhân lực là sự biến đổi về số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực, biểu hiện qua các mặt cơ cấu, thể lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cần thiết cho công việc của ngƣời lao động, qua đó tạo việc làm ổn định, nâng cao địa vị kinh tế - xã hội của họ. c. Khái niệm công nghiệp hóa - hiện đại hóa Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học hiện nay, CNH - HĐH đƣợc coi là phƣơng thức cơ bản, con đƣờng tất yếu để cải biến một xã hội lạc hậu thành một xã hội công nghiệp văn minh. CNH - HĐH là quá trình tạo ra những biến đổi về chất trong toàn bộ các hoạt động sản xuấtxã hội, trƣớc hết là hoạt động sản xuất vật chất. Trong sự nghiệp CNH - HĐH, phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong mỗi giai đoạn phát triển cả về quy mô, cơ cấu, số lƣợng và chất lƣợng. Thực chất của quá trình phát triển nguồn nhân lực là việc tăng về số lƣợng và nâng cao về chất lƣợng nhân lực nhằm tạo ra quy mô và cơ cấu ngày càng phù hợp với nhu cầu về nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia,
  • 21. 18 địa phƣơng hay của một vùng lãnh thổ. Số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực luôn gắn bó với nhau và tác động qua lại với nhau. Với điều kiện của Việt Nam, công nghiệp hóa - hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phƣơng tiện và phƣơng pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Với quan điểm này, nƣớc ta khẳng định công nghiệp hóa - hiện đại hóa là hai phạm trù không thể tách rời, nó có mối quan hệ mật thiết với nhau đồng thời thực hiện công nghiệp hóa chính là mục tiêu để tiến tới hiện đại hóa. Tuy nhiên, cách thức tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa sẽ khác nhau ở mỗi giai đoạn, bởi nó còn dựa trên nhiều yếu tố, hoàn cảnh cụ thể trong nƣớc, tình hình khu vực và thế giới. Nhƣ vậy, phát triển nguồn nhân lực bao gồm những nội dung cơ bản là phát triển quy mô và cơ cấu dân số hợp lý, đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đồng bộ với công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc. Đây là một chủ trƣơng lớn quan trọng, đánh dấu bƣớc chuyển giai đoạn của nền kinh tế - xã hội nƣớc ta giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa. 1.1.2.Vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa -hiện đại hóa a.Nhân tố quyết định tăng trƣởng kinh tế Nguồn nhân lực chất lƣợng cao là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trƣởng và phát triển kinh tế. Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác. So với các nguồn lực khác, NNL với yếu tố hàng đầu là trí tuệ và chất xám có ƣu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dƣỡng, khai thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng là yếu tố có hạn và chỉ phát huy đƣợc tác dụng khi kết hợp với nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Vì vậy, con ngƣời với tƣ cách là nguồn nhân lực, là chủ thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là nguồn lực chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
  • 22. 19 Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH - HĐH. Là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh từ sử dụng lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động đƣợc đào tạo cùng với công nghệ, phƣơng tiện và phƣơng pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Nƣớc ta đang bƣớc vào quá trình CNH - HĐH, tiếp cận nền kinh tế tri thức trong điều kiện phát triển nền kinh tế còn thấp. Do đó, yêu cầu nâng cao chất lƣợng NNL, nhất là trí lực có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc và phát triển bền vững. Đảng ta đã xác định phải lấy việc phát huy chất lƣợng nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, đẩy nhanh sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc. b.Nhân tố quyết định phát triển lực lƣợng sản xuất Nguồn nhân lực là động lực phát triển kinh tế - xã hội, vừa là phƣơng tiện sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần. Nhân tố trung tâm của NNL chính là sức lao động bao gồm thể lực và trí lực, NNL chính là chủ thể của quá trình lao động sản suất. Cùng với quá trình lao động sản xuất, sức mạnh và kỷ năng lao động không ngừng tăng lên đặc biệt là lực lƣợng lao động có tri thức. Trong thời đại mới, NNL có tri thức ngày càng quyết định hơn trong lực lƣợng sản xuất. Có thể khẳng định nhân tố con ngƣời đóng vai trò quyết định quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất. c.Là điều kiện quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc CNH - HĐH là con đƣờng duy nhất để phát triển nền kinh tế- xã hội đối với bất cứ quốc gia nào nhất là các nƣớc chậm phát triển và đang phát triển.Trong công cuộc CNH - HĐH, nguồn nhân lực với tƣ cách là lực lƣợng sản xuất hàng đầu của xã hội,chính là yếu tố quyết định nhất, động lực cơ bản nhất. Thực tế chứng minh sự thành công của các quốc gia, vùng lãnh thổ có nền công nghiệp phát triển ở Châu Á. Các nƣớc và vùng lãnh thổ này đã có chính sách ƣu tiên phát triển giáo dục hợp lý tạo ra nguồn nhân lực có tay nghề, chuyên môn, kỷ thuật cao đáp ứng tốt cho CNH - HĐH. Nếu nhƣ công nghiệp hóa ở các nƣớc Châu Âu kéo dài gần 100 năm
  • 23. 20 thì các nƣớc và vùng lãnh thổ nhƣ Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo chỉ cần 30 năm đã xây dựng đƣợc một nền công nghiệp hiện đại.Nhƣ vậy NNL trở thành nhân tố quan trọng nhất ảnh hƣởng mang tính quyết định nhất đối với sự phồn thịnh của quốc gia. Đảng ta đã xác định vốn nhân lực bao gồm cả sức lao động, trí tuệ và tinh thần gắn với truyền thống của dân tộc là vốn quý nhất quyết định sự phát triển của đất nƣớc trong thời kỳ đẩy nhanh CNH - HĐH đất nƣớc. Vì thế giải phóng tiềm năng con ngƣời, để phát huy tối đa nguồn nhân lực là một trong những quan điểm đổi mới có tính đột phá của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới. d.Là động lực để tiếp cận và phát triển kinh tế tri thức Ngày nay hơn bao giờ hết, tri thức con ngƣời đã trở thành yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh cũng nhƣ mỗi quốc gia. Tri thức đƣợc xem là yếu tố quan trọng hàng đầu chi phối các nguồn lực khác là động lực tăng năng suất lao động và tăng trƣởng kinh tế bền vững, phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế tri thức nói riêng phải dựa chủ yếu vào tri thức và nguồn nhân lực có trí tuệ. Để đẩy nhanh CNH -HĐH gắn với phát triển nền kinh tế tri thức cần phải coi nền kinh tế tri thức của nền kinh tế và CNH - HĐH. Đẩy mạnh CNH -HĐH gắn liền với sự phát triển nền kinh tế tri thức là một quá trình tất yếu khách quan của nƣớc ta trên con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Quá trình đó đang đòi hỏi giáo dục và đào tạo không chỉ cung cấp về số lƣợng đồng bộ về cơ cấu nguồn nhân lực mà quan trọng hơn là chất lƣợng nguồn nhân lực. Chất lƣợng nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tri thức.Chất lƣợng nguồn nhân lực bao gồm thể lực, trí tuệ, nhân tố tinh thần, quan hệ xã hội trong đó trí lực là nhân tố quan trọng.Chỉ có thể phát triển nguồn nhân lực có chất lƣợng thì mới nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh và đổi mới công nghệ.Từ đó, có thể rút ngắn quá trình CNH - HĐH. e.Nhân tố thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng thu nhập cho ngƣời lao động Nguồn nhân lực một trong những yếu tố quan trọng của quá trình phát triển kinh tế, có tác động to lớn tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
  • 24. 21 Nguồn nhân lực có trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật thì khả năng tƣ duy sáng tạo, tinh thần làm việc cũng nhƣ tinh thần trách nhiệm, tính tự giác sẽ cao hơn. Đây là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy khoa học kỹ thuật trong các ngành sản xuất phát triển, cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao năng suất lao động thúc đẩy ngành dịch vụ kỹ thuật phát triển. Do đó, làm cho các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển nhanh hơn.Tỷ trọng các ngành này trong nền kinh tế cũng tăng lên tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ngƣợc lại, nguồn nhân lực có trình độ văn hóa chuyên môn nghiệp vụ thấp thì không đủ khả năng để tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại. Năng suất lao động thấp sẽ làm cho tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ công nghệ cao thấp và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm chạp. Nƣớc ta là nƣớc nông nghiệp, đang trên con đƣờng thực hiện CNH - HĐH đất nƣớc.Khoa học công nghệ còn lạc hậu, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỷ thuật còn hạn chế. Để có thể theo kịp các nƣớc trên thế giới và khu vực thì cần đầu tƣ phát triển NNL nhiều hơn nữa trong đó quan trọng nhất là phát triển nguồn nhân lực vì đây là nhân tố bên trong quan trọng quyết định tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển đất nƣớc. Chính sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã tăng thu nhập cho ngƣời lao động. g.Là động lực để hội nhập kinh tế quốc tế Văn kiện Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh vai trò tầm quan trọng của việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, coi đây là động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế trong điều kiện nƣớc ta hội nhập kinh tế quốc tế. Tình hình trong nƣớc và quốc tế có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, đặc biệt là Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức đƣợc thành lập (31-12-2015) và việc Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP). Cơ hội cho sự phát triển kinh tế- xã hội của nƣớc ta gia tăng mạnh mẽ, nhƣng đồng thời áp lực cạnh tranh cũng tăng gấp bội cùng nhiều thử thách. Để tận dụng đƣợc những thuận lợi, giảm tác động tiêu cực, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Việc đẩy nhanh phát triển nền kinh tế tri thức trên cơ sở nguồn nhân lực chất lƣợng cao là một tất yếu. Khi hội nhập quốc tế sâu rộng, chỉ có nguồn nhân lực có trí tuệ mới có thể tạo ra giá
  • 25. 22 trị gia tăng nhiều cho sản phẩm qua đó tăng năng suất lao động và sức cạnh tranh, tận dụng những lợi thế của thời kỳ hội nhập. h.Góp phần củng cố quốc phòng an ninh Ở nƣớc ta, kinh tế kết hợp với quốc phòng là sự tiếp nối truyền thống lịch sử dân tộc dựng nƣớc đi đôi với giữ nƣớc.Trong đó, việc bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng nhân lực có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, xây dựng và hoàn thiện không ngừng hệ thống quan hệ sản xuất.Nguồn nhân lực vừa làm nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vừa phải là lực lƣợng bảo vệ thành quả kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Hoạt động kinh tế là trung tâm, hàng đầu nhƣng NNL có vai trò quan trọng để cũng cố quốc phòng, xây dựng thế trận và lực lƣợng đủ sức bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững và cũng cố hòa bình, an ninh, thúc đẩy công cuộc xây dựng kinh tế, thực hiện quá trình CNH - HĐH. 1.1.3.Các nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến nguồn nhân lực a.Dân số - Quy mô dân số: Quy mô dân số, cơ cấu tuổi, giới tính, ảnh hƣởng trực tiếp đến số lƣợng, cơ cấu về tuổi và giới của nguồn nhân lực. Sự thay đổi dân số gây ra những ảnh hƣởng đến NNL cả về số lƣợng và chất lƣợng. Sự gia tăng dân số hàng năm cao hay thấp, góp phần tăng hoặc giảm số lƣợng lao động và sức ép đối với giáo dục và đào tạo, y tế… Gia tăng dân số đi đôi với sự phát triển kinh tế, nếu không thì sẽ dẫn đến tạo ra rào cản cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển NNL nói riêng. - Cơ cấu dân số: Cơ cấu dân số theo độ tuổi là tập hợp các nhóm ngƣời đƣợc sắp xếp theo những lứa tuổi nhất định. Thông qua tƣơng quan của dân số ở các nhóm tuổi, có thể đánh giá, so sánh các nhóm trong mối quan hệ qua lại với các đặc trƣng dân số, xã hội và kinh tế của dân cƣ. Thông thƣờng ngƣời ta thƣờng chia dân số làm 3 nhóm: dƣới tuổi lao động từ 0 -14 tuổi, trong tuổi lao động 15 - 59 tuổi và trên tuổi lao động từ 60 tuổi trở lên.
  • 26. 23 Bảng 1.1. Cơ cấu dân số trẻ và già Nhóm tuổi Dân số trẻ (%) Dân số già (%) 0 - 14 15 - 59 + 60 35 35 10 <25 60 >15 Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi có sự thay đổi theo thời gian, có sự khác nhau giữa các khu vực, quốc gia bởi do ảnh hƣởng của các yếu tố sinh, tử và di dân. Nếu một khu vực hay quốc gia có mức sinh cao, duy trì trong thời gian dài thì có cơ cấu tuổi thuộc mô hình trẻ. Ngƣợc lại, nếu mức sinh thấp và kéo dài trong nhiều năm thì cơ cấu thuộc mô hình già. - Sự phân bố dân cƣ: Là kết quả của sự tác động tổng hợp của tất cả các nhân tố về tự nhiên, kinh tế - xã hội và lịch sử. Sự phân bố dân sƣ ảnh hƣởng đến sự phân bố NNL.Những vùng có mật độ dân số thấp thì thƣờng thiếu NNL cho sự phát triển.Còn những vùng có mật độ dân số cao, NNL dồi dào dẫn đến thừa nguồn nhân lực nên xảy ra tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm. Ở đồng bằng nơi có nhiều thuận lợi nên dân cƣ tập trung đông đúc, có nguồn lao động dồi dào. Ngƣợc lại ở khu vực trung du, miền núi mật độ dân cƣ thấp, thiếu NNL cho sự phát triển kinh tế - xã hội.Khu vực nông thôn thƣờng có NNL và chất lƣợng nguồn nhân lực thấp hơn khu vực thành thị. b.Trình độ phát triển kinh tế Sự phát triển kinh tế đã đặt ra những yêu cầu mới cho NNL, nền kinh tế đa dạng nhiều thành phần với nhiều ngành nghề khác nhau tạo cho NNL có cơ hội tìm kiếm việc làm.Bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức đặt ra đòi hỏi NNL không ngừng phải nâng cao trình độ chuyên môn của mình để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Cơ cấu và tốc độ phát triển của nền kinh tế tác động trực tiếp đến sự phát triển NNL. Nền kinh tế tăng trƣởng cao, cơ cấu kinh tế phù hợptheo hƣớng CNH - HĐH sẽ góp phần nâng cao mức sống, tăng phúc lợi xã hội và ngân sách cho giáo dục và đào tạo. Tạo điều kiện cho mọi ngƣời tiếp cận với các thành tựu KH - KT, tri thức tiến bộ.
  • 27. 24 c.Giáo dục và đào tạo Sự nghiệp giáo dục và đào tạo góp phần quan trọng nhất tạo nên sự chuyển biến căn bản về chất của NNL. Thông qua GD & ĐT để nâng cao trình độ học vấn khoa học kỹ thuật, năng lực hoạt động thực tiễn của ngƣời lao động. Quá trình phát triển GD & ĐT không những truyền đạt những hiểu biết về văn hóa, truyền thống lịch sữ dân tộc, những kỹ năng cần thiết mà còn khơi dậy và phát huy khả năng, năng lực sáng tạo, năng lực làm chủ những tri thức mới, công nghệ mới. Trình độ văn hóa của NNL đƣợc thể hiện thông qua trình độ học vấn của dân cƣ, số năm văn hóa phổ thông, số năm đào tạo nghề. Ngƣời lao động hiện nay là những ngƣời lao động có trình độ, hoạt động sản xuất theo phƣơng pháp tiên tiến, nhanh chóng tiếp cận và làm chủ những trang thiết bị khoa học kỹ thuật hiện đại. d.Trình độ khoa học - công nghệ Ở nƣớc ta quan niệm “hiền tài là nguyên khí quốc gia” đã nêu cao vai trò quan trọng của đội ngũ tri thức và nhất là NNLđã và ngày càng đƣợc khẳng định. Tuy nhiên, trong giai đoạn kinh tế thị trƣờng và hội nhập sâu rộng nhƣ hiện nay, mặc dù các Nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp luật luôn quan tâm và đề cao vai trò của nhân lực khoa học nhƣng chƣa có chính sách cụ thể nào để thực sự trọng dụng, sử dụng và tôn vinh cán bộ khoa học. Bên cạnh đó, hệ thống số liệu về nhân lực khoa học và công nghệ chính thức của nƣớc ta hiện nay mới chỉ dừng lại ở phƣơng thức “đếm đầu” đơn giản những ngƣời có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên. Ngoài ra, kinh phí đầu tƣ cho hoạt động khoa học và công nghệ còn khá eo hẹp, nếu chia đều tổng kinh phí ra cho các viện nghiên cứu và các trƣờng đại học thì chỉ đảm bảo kinh phí cho khoảng 10% số nhà khoa học, nghiên cứu viên thực hiện đề tài nghiên cứu, điều này đồng nghĩa 90% các nhà khoa học, học giả, nghiên cứu viên còn lại không có đủ kinh phí hỗ trợ để thực hiện đề tài nghiên cứu. Chính vì vậy, cần phải có những chính sách phù hợp nhằm phát triển NNL có trình độ cao để tiếp cận với khoa học - công nghệ hiện đại, tiến tới sử dụng và làm chủ các ngành công nghệ này, góp phần nâng cao sức cạnh tranh và đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH.
  • 28. 25 e.Chủ trƣơng, chính sách của nhà nƣớc Chính sách nhà nƣớc, vùng và địa phƣơng có thể kìm hãm hoặc tạo điều kiện thúc đẩy phát triển NNL, những chính sách này định hƣớng cho sự phát triển NNL phù hợp trong từng giai đoạn.Các chính sách phát triển NNL trong nền kinh tế sẽ định hƣớng cho việc đào tạo, sử dụng NNL.Cho nên phải có những hoạch định, chính sách mang tầm chiến lƣợc với những giải pháp thích hợp cho từng giai đoạn.Nhƣ vậy, NNL mới đáp ứng đƣợc yếu cầu của sự phát triển và xu hƣớng hội nhập khu vực và quốc tế.Ngoài chính sách phát triển NNL còn có các chính sách khác nhƣ chính sách dân số, y tế, chính sách về GD & ĐTđều có tác động đến sự phát triển hoặc suy giảm NNL cả về số lƣợng và chất lƣợng. f.Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá Hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa là xu hƣớng phát triển chủ yếu trong các quan hệ quốc tế. Hiện nay, Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức khác nhau, đây là điều kiện thuận lợi trong vấn đề sử dụng NNL. Là cơ hội để phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo ra nhiều cơ hội trong việc hợp tác lẫn nhau giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ hội học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ. NNL có cơ hội tìm kiếm việc làm bởi thị trƣờng lao động không chỉ ở trong nƣớc mà còn ở ngoài nƣớc. Nƣớc ta sẽ trở thành điểm đến của dòng chảy đầu tƣ quốc tế, giúp tăng những dự án đầu tƣ, thu hẹp khoảng cách về năng suất lao động, đào tạo NNL góp phần tạo ra nhiều việc làm cho ngƣời lao động. 1.1.4.Một số chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Dân số của một nƣớc là lực lƣợng lao động và thế mạnh của quốc gia đó. Do vậy, khi nói đến nguồn nhân lực là nói đến nguồn lao động đã đƣợc chuẩn bị ở các mức độ khác nhau đã sẵn sàng tham gia vào các hoạt động lao động sản xuất xã hội, sản xuất kinh doanh. Thông qua quá trình phát triển nguồn nhân lực, sự biến đổi về số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc thể hiện ở các mặt cơ bản nhƣ: cơ cấu, thể lực, kỹ năng, kiến thức lẫn tinh thần cần thiết cho công việc của ngƣời lao động và qua đó mà có khả năng tạo đƣợc việc làm ổn định.
  • 29. 26 Nói cách khác, phát triển nguồn nhân lực là hoạt động có mục đích, có chiến lƣợc lâu dài, nhằm tạo ra một nguồn lực vốn ngƣời đủ khả năng đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong thời kỳ phát triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Nguồn nhân lực với tƣ cách là khách thể của sự khai thác bền vững lâu dài và đƣợc đầu tƣ với một nguồn vốn hợp lý nhất định cả về quy mô, cơ cấu số lƣợng và chất lƣợng. Số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực luôn gắn bó và tác động qua lại với nhau. Thông thƣờng đánh giá về nguồn nhân lực qua các chỉ tiêu: a.Chỉ tiêu về số lƣợng Số lƣợng nguồn nhân lực là tổng số lao động đã và đang đƣợc đào tạo, đang và sẵn sàng tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nó phụ thuộc vào dân số của một nƣớc. Quy mô dân số và số lƣợng nguồn nhân lực có quan hệ cùng chiều với nhau. Nếu quy mô dân số của một nƣớc càng lớn thì số lƣợng nguồn nhân lực của nƣớc đó lớn. Tức là tốc độ gia tăng dân số của xã hội cũng tác động cùng chiều với tốc độ gia tăng số lƣợng nguồn nhân lực của xã hội. Các chỉ số về số lƣợng của nguồn nhân lực của một quốc gia bao gồm dân số, tốc độ tăng dân số, tuổi thọ bình quân, cấu trúc của dân số (số dân ở độ tuổi lao động, số ngƣời ăn theo). Trƣớc yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ CNH - HĐH đất nƣớc đòi hỏi chúng ta phải gấp rút đào tạo ngay lực lƣợng lao động có tri thức khoa học, nắm vững chuyên môn kỹ thuật, năng động sáng tạo, có phẩm chất đạo đức tốt. Bởi vì, trong quá trình CNH - HĐH sự thay thế lao động thủ công bằng lao động kỹ thuật. Kỹ thuật và công nghệ càng tiên tiến, hiện đại thì số lƣợng ngƣời lao động trực tiếp sử dụng kỹ thuật và công nghệ lạc hậu sẽ giảm và đòi hỏi ngƣời lao động phải có trình độ cao hơn để sử dụng máy móc thiết bị. Nhƣng khi kỹ thuật và công nghệ lạc hậu thay đổi sẽ gây nên sự phân công lại lao động xã hội, từ đó hình thành nên các ngành sản xuất mới. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đòi hỏi nguồn nhân lực phải đảm bảo đủ mạnh số lƣợng lao động, phù hợp với yêu cầu của sự phát triển trong từng thời kỳ từ năm nhất định. Số lƣợng nguồn nhân lực đƣợc xác định dựa trên quy mô dân số và phụ thuộc nhiều yếu tố có tính chất xã hội khác nhau: Trình độ phát triển của giáo dục - đào
  • 30. 27 tạo, mức sinh đẻ, trình độ xã hội hoá, nguồn thu nhập, di dân và nhập cƣ, độ tuổi ngƣời lao động. Nhƣ vậy, sự gia tăng dân số là cơ sở để hình thành và gia tăng số lƣợng nguồn nhân lực cũng nhƣ nguồn lao động. Số lƣợng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng, ảnh hƣởng lớn đến quá trình CNH - HĐH đất nƣớc nói chung và phát triển kinh tế - xã hội nói riêng. Thừa nhân lực sẽ ảnh hƣởng dẫn đến tình trạng thất nghiệp, không có việc làm, tạo gánh nặng về mặt xã hội. Thiếu nhân lực không có đủ lực lƣợng lao động cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Mỗi quốc gia, mỗi tỉnh, mỗi địa phƣơng phải biết dựa vào thế mạnh và có kế hoạch trồng ngƣời lâu dài, phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH và phát triển kinh tế - xã hội. b.Cơ cấu nhân lực Cơ cấu nhân lực là yếu tố không thể thiếu khi xem xét đánh giá về nguồn nhân lực. Cơ cấu nguồn nhân lực thể hiện trên các phƣơng diện khác nhau nhƣ: cơ cấu giới tính, độ tuổi, cơ cấu sử dụng nguồn lao động, cơ cấu theo trình độ đạo tạo v.v... Ở mỗi một quốc gia cơ cấu nguồn nhân lực nói chung đƣợc quyết định bởi cơ cấu đào tạo và cơ cấu kinh tế theo đó sẽ có một tỉ lệ nhất định nhân lực. Chẳng hạn nhƣ cơ cấu nhân lực lao động trong khu vực kinh tế tƣ nhân của các nƣớc trên thế giới phổ biến là 5 - 3 - 1 cụ thể là 5 công nhân kỹ thuật, 3 trung cấp nghề và 1 kỹ sƣ. Đối với nƣớc ta cơ cấu này có phần ngƣợc là tức là số ngƣời có trình độ đại học, trên đại học nhiều hơn số công nhân kỹ thuật. Hay cơ cấu nhân lực về giới tính trong khu vực công của nƣớc ta cũng đã có những biểu hiện của sự mất cân đối. Nhƣ vậy, cơ cấu nguồn nhân lực phải đảm bảo hợp lý, cân đối mới đem lại hiệu quả cao cho sự phát triển của nền kinh tế cũng nhƣ mỗi địa phƣơng. Quan điểm của các nhà dân số học thế giới cho rằng: "Một quốc gia muốn nền kinh tế phát triển cân đối và tốc độ cao phải có quy mô, cơ cấu dân số thích hợp, phân bố hợp lý giữa các vùng". Nghĩa là: Số lƣợng dân phù hợp với điều kiện thiên nhiên và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Đảm bảo một tỷ lệ cân đối giữa số ngƣời trong độ tuổi với số ngƣời quá tuổi và chƣa đến tuổi lao động.
  • 31. 28 c.Chỉ tiêu về chất lƣợng nguồn nhân lực Chất lƣợng NNL quyết định năng suất, hiệu quả sử dụng NNL và chất lƣợng sản phẩm.Chất lƣợng NNL còn là chỉ tiêu tổng hợp đƣợc phản ánh qua nhiều yếu tố nhƣ trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng lực thể lực của nguồn nhân lực. - Trình độ học vấn Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực, nó thể hiện sự hiểu biết của ngƣời lao động thông qua những kiến thức tự nhiên và xã hội. Trình độ học vấn đƣợc cung cấp thông qua hệ thống giáo dục đào tạo ở nhiều hình thức khác nhau nhƣ: Giáo dục chính quy, không chính quy, qua quá trình tự học suốt đời của ngƣời lao động. Nói đến trình độ học vấn của nguồn nhân lực là nói đến trình độ dân trí của một quốc gia và các chỉ tiêu đó đƣợc xác định trên số lƣợng ngƣời biết chữ và số lƣợng ngƣời mù chữ. Tỷ lệ đi học chung theo các bậc học,tỷ lệ đi học đúng tuổi, số ngƣời tốt nghiệp bậc học... Trình độ dân trí của một quốc gia phản ánh trình độ học vấn của lực lƣợng lao động cao hay thấp và nó là tiêu chí quan trọng khi đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực. Kinh nghiệm phát triển của thế giới cho thấy quốc gia nào có trình độ dân trí học vấn cao thì sẽ có điều kiện tiếp thu và vận dụng nhanh chóng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý sản xuất kinh doanh, sáng tạo ra những sản phẩm mới, góp phần rút ngắn quá trình CNH - HĐH đất nƣớc. - Trình độ chuyên môn kỹ thuật Lao động chuyên môn kỹ thuật bao gồm những ngƣời đƣợc đào tạo một chuyên môn hoặc một ngành, nghề nào đó để tham gia vào hoạt động kinh tế - xã hội có năng suất, chất lƣợng và hiệu quả cao. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực là kiến thức, sự hiểu biết và kỹ năng cần thiết để đảm đƣơng chức vụ trong quản lý, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của ngƣời lao động thƣờng dùng để chỉ những ngƣời đƣợc đào tạo ở các trƣờng kỹ thuật, đƣợc trang bị kỹ năng thực hành về một công việc nào đó. Trình độ chuyên môn kỹ thuật thông thƣờng đƣợc biểu hiện thông qua thông số so sánh nhƣ: Thứ nhất: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, là lao động từ sơ cấp, công nhân kỹ thuật cho đến sau đại học so với lực lƣợng lao động đang làm việc. Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá khái quát trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực.
  • 32. 29 Thứ hai: Tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo theo cấp bậc so với tổng số tổng số lao động đang làm việc của cả nƣớc. Chỉ tiêu này đánh giá mặt cụ thể nhất về trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực. Thứ ba: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thể hiện ở cơ cấu công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Ở Việt Nam tính đến năm 2010, tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật cao so với lực lƣợng lao động đang làm việc đã qua đào tạo đạt 25,7% và tỷ lệ lao động theo cấp bậc so với tổng số lao động đang làm việc của cả nƣớc là 14,6%. Tuỳ theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hộitrong từng thời kỳ từng năm phát triển, công tác đào tạo của từng quốc gia cần hƣớng tới một nguồn nhân lực với cơ cấu hợp lý về trình độ đào tạo. Các nghiên cứu cần đây chỉ ra rằng, các nƣớc công nghiệp phát triển có cơ cấu công nhân kỹ thuật/trung học chuyên nghiệp/cao đẳng, đại học là 10/4/1. - Năng lực thể chất của nguồn nhân lực Sức khoẻ là yếu tố quan trọng của nguồn nhân lực. Thể lực của ngƣời lao động là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, là phƣơng tiện thiết yếu để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, để biến tri thức thành sức mạnh vật chất. Thể lực của nguồn nhân lực đƣợc biểu hiện ở trạng thái sức khoẻ của con ngƣời, các chỉ số sinh học nhƣ chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, khả năng hoạt động của cơ bắp... Thể lực của con ngƣời đƣợc hình thành, duy trì, phát triển do chế độ dinh dƣỡng, chăm sóc sức khoẻ, giống nòi, rèn luyện thể chất,... Nó phụ thuộc vào chính sách xã hội và trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Nguồn nhân lực có thể lực tốt đƣợc biểu hiện ở sự nhanh nhẹn tháo vát, bền bỉ, dẻo dai trong lao động trí tuệ sáng tạo, ở sức mạnh của cơ bắp trong công việc. Thể lực tốt còn là điều kiện cho phát triển trí lực. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội thể lực của nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng để chuyển tải, tiếp nhận tri thức khoa học - công nghệ, kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp thành sức mạnh của lực lƣợng sản xuất để tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm mới cho xã hội. Nhƣ vậy, chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc duy trì, phát triển bằng vật chất, tinh thần, tƣ tƣởng, thái độ của chính con ngƣời. Do vậy, để tạo điều kiện cho việc
  • 33. 30 nâng cao thể lực của nguồn nhân lực cần phải tạo ra các điều kiện sống và chăm sóc sức khoẻ tốt nhất cho ngƣời dân. Cho nên việc giáo dục, đào tạo, rèn luyện thể dục, thể thao, chăm sóc sức khoẻ cho con ngƣời phải đƣợc coi là quốc sách hàng đầu. 1.2.Cơ sở thực tiễn 1.2.1.Kinh nghiệm của một số tỉnh/thành ở Việt Nam đảm bảo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Việt Nam có quy mô dân số khá lớn với tổng dân số năm 2017 là93,7 triệudân, nƣớc đông dân thứ 13 trên thế giới và thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á. Với quy mô dân số nhƣ vậy, nƣớc ta có nguồn nhân lực dồi dào. Trong đó, số ngƣời nằm trong độ tuổi lao động tăng nhanh và chiếm tỷ lệ cao so với dân số cả nƣớc. Để đáp ứng với xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, tiếp cận những tiến bộ của khoa học - công nghệ hiện đại. Đảng và Nhà nƣớc ta luôn xác định: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng cho sự nghiệp CNH - HĐH. Trong quá trình đảm bảo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH - HĐH, mỗi tỉnh và thành phố ở nƣớc ta đã có nhiều kinh nghiệm khác nhau nhằm phát huy những thế mạnh sẵn có và hạn chế những khó khăn để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp CNH - HĐH. a.Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh luôn dẫn đầu cả nƣớc về chính sách thu hút NNL có trình độ cao phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy, do có nhiều chính sách thu hút hấp dẫn hơn các địa phƣơng khác nên thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút đƣợc đông đảo NNL có trình độ cao trong cả nƣớc về phục vụ. Nhƣng dần dần các chính sách đó đã giảm bớt hấp dẫn do khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và các địa phƣơng khác cũng có nhiều chính sách thu hút hấp dẫn hơn. Nên NNL này một phần bị các khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và các tỉnh khác thu hút. Do vậy, thành phố đã ban hành một số quy định chính sách đối với NNL có chất lƣợng cao. Chẳng hạn nhƣ tuyển dụng, bố trí, sử dụng không phân biệt quốc tịch, tôn giáo, hộ khẩu, trả lƣơng đúng với khả năng và trình độ, đƣợc ƣu tiên đề bạt
  • 34. 31 vào những chức vụ quan trọng. Ngƣời chƣa có nhà sẽ đƣợc ƣu tiên mua nhà ở khu chung cƣ và có những chính sách miễn, giảm. Những ngƣời ở xa thành phố đƣợc bố trí không trả tiền thuê, bố trí phƣơng tiện đi lại thuận lợi, đƣợc chọn trƣờng cho con đi học, những ngƣời phải nuôi cha mẹ già yếu đƣợc trợ cấp hàng tháng. Với những chính sách chiêu hiền đãi sĩ nhƣ trên, thành phố Hồ Chí Minh thể hiện quyết tâm đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội để trở thành một trung tâm mạnh về nhiều mặt của cả nƣớc, chắc chắn sẽ thu hút đông đảo NNL có chất lƣợng cao phục vụ cho quá trình CNH - HĐH của thành phố. b.Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội Hà Nội là một địa phƣơng có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo lớn nhất cả nƣớc. Số ngƣời có trình độ chuyên môn của thành phố Hà Nội cũng chiếm tỷ lệ lớn nhất so với cả nƣớc, đặc biệt là ngƣời có trình độ trên đại học chiếm tới 40% so với cả nƣớc (cao hơn thành phố Hồ Chí Minh). Trong những năm qua, thành phố đã có nhiều cố gắng trong việc thu hút, trọng dụng nhân tài với một số cơ chế, ƣu đãi, khuyến khích các nhà khoa học đầu ngành chuyên gia giỏi. Bên cạnh đó, để thu hút tài năng trẻ, dần hình thành NNL chất lƣợng cao, thành phố đã khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn thuộc mọi thành phần kinh tế đƣa ra những phƣơng án thu hút, sử dụng tài năng trẻ, khuyến khích các doanh nghiệp cấp học bổng để đào tạo cán bộ nguồn, khuyến khích cán bộ, công chức học tập nâng cao trình độ sau đại học, xây dựng cơ chế thƣởng cho ngƣời có công đào tạo tài năng trẻ. Tại Hà Nội, với chủ trƣơng thu hút tài năng trẻ, thành phố đã tổ chức khen thƣởng xứng đáng mỗi năm gần 100 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc các trƣờng đại học trên địa bàn thủ đô. Chính vì vậy, NNL chất lƣợng cao đã có sự đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô. c.Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của nƣớc ta. Trong những năm qua, với nguồn nhân lực dồi dào về số lƣợng, cao chất lƣợng đã tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Số ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số và số ngƣời có khả
  • 35. 32 năng lao động trong tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động cũng chiếm tỷ lệ cao, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh thực hiện tốt mục tiêu CNH - HĐH. Trên thực tế, Đồng Nai rất coi trọng phát triển nguồn nhân lực, đã trực tiếp tiếp nhận đầu tƣ vốn, kỹ thuật công nghệ hiện đại của nƣớc ngoài. Hiện nay, Đồng Nai đã có một nền công nghiệp hiện đại với công nghệ kỹ thuật cao, cùng với một đội ngũ lao động trí thức trong sản xuất công nghiệp hiện đại. Trong đội ngũ nhân lực đông đảo đa dạng của Đồng Nai, đa số có đặc trƣng của giai cấp công nhân hiện đại. Giáo dục và Đào tạo của Đồng Nai có vai trò quan trọng cung cấp nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho tỉnh. Đó là lực lƣợng học viên tốt nghiệp trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học trong mỗi năm tăng rất nhanh. Đồng Nai đã thể hiện quyết tâm đẩy mạnh CNH - HĐH để trở thành một trung tâm mạnh về nhiều mặt của cả nƣớc, đã thu hút đông đảo nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, đội ngũ giáo viên dạy nghề đƣợc tỉnh quan tâm đầu tƣ nâng cao cả về số lƣợng và chất lƣợng. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị của Đồng Nai phải đạt yêu cầu tiêu chuẩn theo chức danh ngạch bậc. Hiện nay, cán bộ công chức, viên chức đã tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm tới 98%. Ngoài ra, Đồng Nai còn quan tâm đến việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, thông qua các chủ trƣơng bồi dƣỡng, đào tạo sau đại học, thực hiện hiệu quả việc quy hoạch và đầu cho các cơ sở đào tạo, dạy nghề trên địa bàn, thực hiện đa dạng hoá hình thức đào tạo, quan tâm đào tạo, dạy nghề phục vụ chuyển đổi nghề cho ngƣời lao động. Nhờ đó mà nguồn nhân lực có chất lƣợng của tỉnh đã phát triển nhanh chóng cả về chất lƣợng lẫn số lƣợng. d.Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng Đà Nẵng là thành phố động lực của vùng kinh tế trọng điểm miền trung, cơ cấu kinh tế thay đổi theo hƣớng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.Ngành du lịch - dịch vụ, bƣu chính viễn thông, tài chính ngân hàng, giáo dục - đào tạo đƣợc tập trung đầu tƣ phát triển, đã tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động. Kể từ khi đổi mới đến nay, Đà Nẵng đã đạt đƣợc kết quả to lớn về phát triển nguồn nhân lực với hàng trăm tiến sĩ, thạc sĩ ở nƣớc ngoài, hỗ trợ ngân sách đào tạo
  • 36. 33 bậc đại học trong nƣớc và ngoài nƣớc. Đặc biệt, đã thành công trong việc triển khai có hiệu quả chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao đến làm việc tại thành phố. Cho đến nay, Đà Nẵng đã có hệ thống các cơ quan nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực. Đại học Đà Nẵng với 6 trƣờng thành viên (Đại học Kinh tế, Đại học Bách khoa, Đại học Sƣ phạm, Đại học Ngoại ngữ, Cao đẳng Công nghệ và Cao đẳng Công nghệ thông tin); Đại học Dân lập Duy tân; Cao đẳng Kế hoạch; Cao đẳng Thể dục - Thể thao Trung ƣơng III; Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh - Phân viện Đà Nẵng chuyên đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt cho các ngành kinh tế - xã hội của miền Trung và Tây Nguyên. Nhƣ vậy, với những tiềm năng này, về cơ bản nguồn nhân lực đã đáp đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. 1.2.2.Những bài học quan trọng rút ra qua việc khảo cứu Qua khảo cứu nguồn nhân lực của một số tỉnh/thành phố nƣớc ta, có thể rút ra đƣợc một số bài học kinh nghiệm về đảm bảo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc: - Thứ nhất, để đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH phải luôn coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Quy mô, chất lƣợng giáo dục liên tục phát triển ở các vùng, các ngành học và các cấp học. Ngân sách không ngừng tăng chi cho giáo dục - đào tạo để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề, các trƣờng trung học phổ thông. Đổi mới toàn diện chƣơng trình nội dung, phƣơng pháp dạy học, từ giáo dục phổ thông cho đến trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học. Mở rộng và nâng cao chất lƣợng, trình độ học vấn của đội ngũ giáo viên ở các cấp, các ngành trong hệ thống đào tạo. Hỗ trợ ngân sách đào tạo bậc đại học trong nƣớc và ngoài nƣớc. - Thứ hai, kết nối giữa các cấp đào tạo (trung học - trung học nghề - cao đẳng - đại học - sau đại học). Đa dạng hoá các hình thức đào tạo: tập trung, tại chức, trong nƣớc, ngoài nƣớc; khuyến khích các cá nhân và doanh nghiệp bỏ vốn đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt quan tâm các cơ sở đào tạo nghề phục vụ chuyển đổi nghề cho
  • 37. 34 ngƣời lao động, bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách cho phù hợp với cho phù hợp với các cơ sở dạy nghề. - Thứ ba, việc bồi dƣỡng, đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc thực hiện phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Do vậy, cần có chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội và chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực cho từng thời kỳ. - Thứ tƣ, có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đúng đắn, đặc biệt là cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực có chất lƣợng phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH. - Thứ năm, mở rộng và phát triển các Hội khuyến học ở mọi cấp, mọi địa phƣơng đã tạo đƣợc phong trào học tập, thành lập các hội Khuyến nông, hội Khuyến công, hội Khuyến ngƣ… đƣa tiến bộ khoa học công nghệ đến với ngƣời lao động, tiếp tục nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực không qua trƣờng lớp đào tạo. - Thứ sáu, đảm bảo nguồn nhân lực phải dựa trên cơ sở kế thừa và phát huy giá trị văn hoá truyền thống kết hợp với việc tiếp thu tinh hoa nhân loại. Những giá trị này cần đƣợc kế thừa và phát huy trong điều kiện hội nhập quốc tế, đồng thời cần tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của nền văn minh nhân loại cho phát triển nguồn nhân lực của đất nƣớc. - Thứ bảy, việc đảm bảo nguồn nhân lực có chất lƣợng có mối quan hệ nhân quả với chính sách phát triển khoa học - công nghệ. Các tỉnh/thành phố đã thực hiện chính sách đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ từ các nƣớc phát triển vào các ngành sản xuất. Nhờ đó, nhu cầu về nguồn nhân lực có chất lƣợng đã tăng nhanh. Để đáp ứng nhu cầu trên các tỉnh/thành phố đã tập trung đào tạo nguồn nhân lực này để cung cấp kịp thời cho thị trƣờng lao động. Nguồn nhân lực có chất lƣợng đƣợc tăng cƣờng đến lƣợt nó thúc đẩy khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo phát triển... Ngoài ra,chính sách sử dụng nguồn nhân lực hợp lý các tỉnh/thành đã tạo động lực cho nâng cao nguồn nhân lực.
  • 38. 35 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰCHUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1.Các nhân tố ảnh hƣởng đến nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 2.1.1.Vị trí địa lý Lệ Thủy là một huyện thuộc tỉnh Quảng Bình có vị trí địa lý từ 170 05’ đến 170 22’ vĩ độ Bắc, và từ 1060 47’ đến 1060 78’ độ kinh Đông. Với tọa độ địa lý nhƣ trên, huyện Lệ Thủy có sự tiếp giáp: Phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh Phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) Phía Đông giáp biển Đông Phía Tây giáp tỉnh Savanakhẹt của nƣớc Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào Toàn huyện có 26 xã và 2 thị trấn với diện tích tự nhiên 1.416,11 km2 .Lệ Thủy nằm không xa trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn nhất của tỉnh Quảng Bình là thành phố Đồng Hới khoảng 53 km về phía Bắc. Lệ Thủy có đƣờng bờ biển dài (hơn 30km) với nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch biển cũng nhƣ phát triển thủy hải sản, có các đƣờng giao thông nối với 2 đầu đất nƣớc nhƣ Quốc lộ 1A, đƣờng Hồ Chí Minh (nhánh Đông và Tây), đƣờng sắt Bắc - Nam, nên có điều kiện mở rộng liên kết, giao thƣơng và hợp tác phát triển với các địa phƣơng trong tỉnh, vùng Duyên hải miền Trung và với cả nƣớc. Với vị trí địa lý trên, Lệ Thủy có điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực nhằm phát huy các thế mạnh, khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
  • 39. 36 Hình 2.1 Lƣợc đồ hành chính huyện Lệ Thủy
  • 40. 37 2.1.2.Các nhân tố tự nhiên Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để hình thành và phát triển các ngành nghề sản xuất của dân cƣ địa phƣơng. Vì vậy, nó ảnh hƣởng đến cơ cấu lao động, nhân lực của địa phƣơng. Với tình hình phát triển kinh tế - xã hội nhƣ hiện nay, các hoạt động sản xuất tại địa phƣơng hầu hết dựa vào điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên hiện có để sinh sống. Mức độ đa dạng, sự phong phú của nguồn tài nguyên quy định sức thu hút nguồn nhân lực tại chỗ cũng nhƣ cả ngoài lãnh thổ tham gia vào các hoạt động kinh tế. -Về địa hình: Lệ Thủy nằm trong khối kiến tạo chung của Quảng Bình, phát triển trên rìa phía Bắc của một tiểu lục địa cổ nằm ở phía Nam Hải Vân thuộc đới uốn nếp Việt - Lào. Từ đầu cổ sinh đại (cách ngày nay khoảng 500 triệu năm) phần lớn địa hình Quảng Bình bắt đầu bị bào mòn và dần dần đƣợc hình thành vào cuối cổ sinh đại (cách ngày nay khoảng 200 triệu năm) do những chuyển động nâng lên của vỏ trái đất. Chính sự vận động này đã tạo nên hình thế địa lý và những đặc điểm về cấu trúc của vùng đất Lệ Thủy ngày nay. Với tổng diện tích 141.611 ha, đƣợc chia làm 4 vùng rõ rệt là các vùng rừng núi, gò đồi, đồng bằng và dải cát ven biển. Mỗi vùng có những thế mạnh khác nhau, tùy vào tình hình cụ thể để có những giải pháp khai thác và phát huy hiệu quả kinh tế mỗi vùng. - Vềkhí hậu: Lệ Thủy mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, đƣợc phân thành 2 mùa: mùa Hạ kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 với gió Tây Nam khô nóng hình thành từ vịnh Bengan, sau khi trút mƣa xuống phía Tây dãy Trƣờng Sơn gây nên tình trạng không khí oi bức, nóng và khô. Mùa Đông kéo dài từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau, đây chính là mùa mƣa rét bởi trong thời gian này thƣờng xuyên có gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 240 C đến 250 C, nhiệt độ bình quân giữa các tháng dao động khá lớn. Tháng 7 là tháng có nhiệt độ cao nhất trên 390 C, tháng có nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 với 170 C. - Về thủy văn: Sông suối ở Lệ Thuỷ có đặc điểm là chiều dài ngắn, dốc nên tốc độ dòng chảy lớn. Sự phân bố dòng chảy ở Lệ Thuỷ theo mùa rõ rệt, mùa mƣa thƣờng gây lũ lụt, mùa khô ít mƣa, vùng đất thấp ở hạ lƣu sông Kiến Giang nhiễm mặn, phèn ảnh hƣởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.
  • 41. 38 - Về đất đai: Lệ Thủy có diện tích đất nông nghiệp 111.264 ha chiếm 76,6% diện tích tự nhiên, trong đó đất trồng cây nông nghiệp hàng năm 16.908 ha (chiếm 15,2%), đất lâm nghiệp 94.225 ha(chiếm 84,7%), đất nuôi trồng thủy sản 116.6 ha (chiếm 0,1%), đất trồng lúa 9.620 ha(chiếm 6,75%) đất trồng hàng năm. Với những cánh đồng thẳng cánh cò bay đã giữ cho huyện Lệ Thủy trƣờng tồn trong vị trí là vựa lúa của tỉnh Quảng Bình và vùng phụ cận. -Về tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện đến năm 2017 là 105.389,14 ha, trong đó diện tích rừng sản xuất của huyện là 68.785,93 ha, chiếm 67,9% tổng diện tích rừng. Rừng phòng hộ có 36.603,21 ha, bằng 32,1% tổng diện tích rừng của huyện, độ che phủ đạt 68%. Rừng tự nhiên có nhiều loại gỗ quý nhƣ: lim, táu, sến, gụ, huỳnh, trầm hƣơng, ... Đặc sản dƣới tán rừng khá đa dạng, phong phú và có giá trị kinh tế cao nhƣ: song mây, lá nón... và các loại dƣợc liệu quý. Trong những năm qua do tình trạng khai thác rừng vẫn còn một số bất hợp lý dẫn tới diện tích rừng có dấu hiệu suy giảm, tỷ lệ rừng nghèo có xu hƣớng tăng nhanh, đặc sản rừng không còn phong phú nhƣ trƣớc kia... -Về khoáng sản: Tài nguyên trong lòng đất của huyện Lệ Thủy nhƣ các địa bàn trong tỉnh khác. Tuy nhiên, một số tài nguyên thuộc nhóm kim loại màu, kim loại đen và vật liệu xây dựng đã đƣợc khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng. Kim loại màu có các điểm quặng vàng ở Xà Khía, Khe Vàng ở địa bàn xã Kim Thủy. Kim loại đen có quặng sắt ở Sen Thủy, các khoáng sản khác có đá silic ở Khe Giữa, Vít Thù Lù, quặng ti tan ở Hƣng Thủy. Nhƣ vậy, Lệ Thủy là huyện có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khá đa dạng. Các nguồn lực tự nhiên của huyện là cơ sở để hình thành và phát triển các ngành nghề sản xuất của dân cƣ địa phƣơng, tạo ra sự đa dạng trong cơ cấu ngành nghề. Vì vậy, nó sẽ ảnh hƣởng đến cơ cấu NNL, chất lƣợng NNL trong quá trình phát triển. Với tình hình kinh tế - xã hội nhƣ hiện tại, các hoạt động sản xuất tại địa phƣơng đều dựa vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng để sinh sống. Mức độ phong phú, đa dạng của nguồn tài nguyên còn góp phần trong việc tạo ra sức hút đối với NNL tại chổ, cũng nhƣ NNL chất lƣợng cao ở những nơi
  • 42. 39 khác đến tham gia vào các hoạt động kinh tế theo hƣớng CNH - HĐH và tạo động lực thúc đẩy phát triển NNL trong tƣơng lai. 2.1.3.Các nhân tố kinh tế - xã hội a.Dân số Dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế, là khâu trung tâm của quá trình tái sản xuất xã hội. Dân cƣ là thành phần năng động nhất, có khả năng làm chủ và gắn kết tự nhiên với kinh tế nhờ những thuộc tính sẵn có của nó. Toàn bộ những giá trị vật chất lẫn tinh thần cho xã hội đều do con ngƣời lao động tạo ra. Dân cƣ vừa tạo ra giá trị vật chất, đồng thời là ngƣời tiêu thụ những sản phẩm do chính lao động của mình tạo ra. Năm 2016, dân số huyện Lệ Thủy là 143.062 ngƣời, gia tăng tự nhiên 0,9%, kết cấu dân số trẻ, mật độ dân số 102,06 ngƣời/km2 . Bảng 2.1. Dân số, tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử và tỷ lệ gia tăng tự nhiên củahuyện Lệ Thủy giai đoạn 2013 - 2016 Năm Dân số(ngƣời) Tỷ lệ sinh (‰) Tỷ lệ tử (‰) Tỷ lệ gia tăng tự nhiên (‰) 2013 141.787 14.09 4.95 9.95 2014 142.232 14.36 5.27 9.10 2015 142.718 15.23 5.33 9.91 2016 143.062 14.46 5.40 9.07 [Nguồn: Phòng Thống kê huyện Lệ Thủy, 2016] Dân số huyện Lệ Thủy phân bố tƣơng đối đồng đều trên các địa bàn các vùng trung du, đồi núi, vùng đồng bằng, ven biển, ven đƣờng quốc lộ và ven biển. Thị trấn Kiến Giang là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện, nằm ở ngã 3 của sông Kiến Giang, có trục đƣờng tỉnh lộ 16 đi qua, có 3 chiếc cầu bắc qua sông Kiến Giang là cầu Phong Xuân, cầu Phong Liên, cầu Kiến Giang. Là nơi có mật độ dân số cao nhất 2.007 ngƣời/km2 (năm 2016). Xã Lâm Thủy là xã có mật độ dân số thấp nhất trong toàn huyện với 5.97 ngƣời/km2 (năm 2016). Với mật độ dân số 102,06 ngƣời/km2 (năm 2016) huyện Lệ Thủy có mật độ dân số thấp hơnso với bình quân toàn tỉnh Quảng Bình là 109,7ngƣời/km2 (năm 2016).