SlideShare a Scribd company logo
1 of 64
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------------------------
HƢỚNG VŨ LIÊN
(XIANG YU LIAN)
PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở MỘC CHÂU
LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
HÀ NỘI – 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------------
HƢỚNG VŨ LIÊN
(XIANG YU LIAN)
PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở MỘC CHÂU
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 60220113
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Nguyệt
Hà Nội - 2018
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên
cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân, còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý
Thầy Cô, cũng như sự động viên của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian
học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Cô PGS. TS Nguyễn Thị Nguyệt
đã hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả hoàn thành luận văn
này. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Việt Nam Học – Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội – đã tận tình truyền đạt
những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tác
giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu cho đến khi hoàn thành luận
văn này.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Quản lý Khu Du lịch Quốc
gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La; Phòng Văn hoá Thể thao và Du lịch huyện Mộc
Châu, cùng các Anh Chị đội Văn nghệ, Quản lý các điểm du lịch… đã không
ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tác giả trong suốt thời gian
nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, các anh chị, và bạn bè đồng
nghiệp đã hỗ trợ tác giả rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ hoàn chỉnh như ngày hôm nay.
Hà Nội, tháng 10 năm 2018
Học viên thực hiện
Hƣớng Vũ Liên
(Xiang Yu Lian)
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...................................................................ii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 4
3.1. Mục đích nghiên cứu.......................................................................... 4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 5
4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 6
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 6
6. Đóng góp của luận văn.............................................................................. 7
7. Kết cấu luận văn........................................................................................ 7
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI. 9
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ................................................... 9
1.1.1. Khái niệm du lịch văn hóa .............................................................. 9
1.1.2. Tài nguyên du lịch.........................................................................10
1.1.3. Khái niệm sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch văn hóa...........12
1.1.3.1. Khái niệm sản phẩm du lịch...................................................12
1.1.3.2. Khái niệm sản phẩm du lịch văn hóa.....................................13
1.1.4. Nguồn nhân lực du lịch.................................................................14
1.1.5. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của du lịch văn hóa ...............................14
1.1.6. Thị trường du lịch văn hóa............................................................15
1.1.7. Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa..................................................16
1.1.8. Bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch.............................................19
1.2. Những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du lịch văn
hóa ...............................................................................................................19
1.2.1. Những bài học kinh nghiệm nước ngoài.......................................19
1.2.2. Những bài học kinh nghiệm trong nước .......................................23
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA Ở
MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA ......................................................................28
2.1. Giới thiệu tổng quan về Mộc Châu, tỉnh Sơn La.................................28
2.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................29
2.1.2. Địa hình.........................................................................................30
2.1.3. Khí hậu..........................................................................................31
2.1.4. Sông ngòi và chế độ thủy văn.......................................................31
2.1.5. Thổ nhưỡng...................................................................................31
2.1.6. Dân số............................................................................................32
2.1.7. Các điều kiện phát triển du lịch ....................................................32
2.1.8. Tiềm năng phát triển du lịch .........................................................34
2.1.8.1. Thắng cảnh.............................................................................34
2.1.8.2. Tài nguyên du lịch Văn hóa - Tâm linh .................................38
2.1.8.3. Hoạt động du lịch lễ hội văn hóa của Mộc Châu..................41
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại Khu du lịch quốc gia Mộc
Châu. ...........................................................................................................47
2.2.1. Số lượt khách ................................................................................47
2.2.2. Tổng doanh thu từ khách du lịch ..................................................48
2.3. Các hoạt động du lịch văn hóa.............................................................49
2.3.1. Hoạt động văn hóa ẩm thực ..........................................................49
2.3.2. Lễ hội ẩm thực các dân tộc Mộc Châu trong Tuần lễ văn hóa – du
lịch các dân tộc Mộc Châu......................................................................52
2.3.3. Về cơ sở dịch vụ ăn uống..............................................................53
2.3.4. Về hoạt động khách sạn, nhà nghỉ tại Khu du lịch Quốc gia Mộc
Châu ........................................................................................................54
2.3.5. Hoạt động tham quan nhà sàn, nhà văn hóa cộng đồng, nhà nghỉ
Homestay, bản văn hóa các dân tộc........................................................55
2.3.6. Hoạt động quảng bá, giới thiệu trải nghiệm mặc trang phục các
dân tộc tới du khách ................................................................................57
2.3.7. Hoạt động văn hóa nghệ thuật.......................................................58
2.4. Cơ sở hạ tầng, vật chất phục vụ du lịch...............................................61
2.5. Hoạt động quản lý du lịch....................................................................63
2.5.1. Công tác quản lý nhà nước về du lịch...........................................63
2.5.2. Công tác quản lý quy hoạch các cơ sở, đơn vị du lịch..................64
2.5.3. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch..............................................65
2.5.4. Công tác thu hút đầu tư.................................................................67
2.6. Đánh giá hoạt động du lịch văn hóa Mộc Châu, tỉnh Sơn La..............68
2.6.1. Những kết quả đạt được................................................................68
2.6.2. Một số yếu kém, tồn tại.................................................................70
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA ......................................................................73
3.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp...........................................................73
3.1.1. Những căn cứ pháp lý ...................................................................73
3.1.2. Chủ trương chính sách của nhà nước............................................75
3.1.3. Định hướng, chiến lược phát triển của Mộc Châu........................76
3.2. Giải pháp về sản phẩm du lịch.............................................................77
3.2.1. Xây dựng sản phẩm đặc trưng ......................................................77
3.2.2. Xây dựng hình ảnh của điểm đến..................................................78
3.3. Kết cấu hạ tầng.....................................................................................78
3.3.1. Hệ thống giao thông......................................................................78
3.3.2. Hệ thống kết cấu hạ tầng khác ......................................................80
3.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch......................80
3.4.1. Hệ thống cơ sở hạ tầng..................................................................80
3.4.3. Hệ thống các cơ sở vật chất kỹ thuật khác....................................81
3.4.3.1. Hệ thống cơ sở vui chơi giải trí .............................................81
3.4.3.2. Hệ thống các cơ sở phục vụ ăn uống.....................................81
3.4.3.3. Hệ thống các cơ sở phục vụ hội nghị, hội thảo......................81
3.4.3.4. Hệ thống cơ sở phục vụ nhu cầu thể thao..............................82
3.5. Định hướng đào tạo nhân lực và giáo dục cộng đồng .........................82
3.6. Xúc tiến, quảng bá và quản lý nhà nước cho hoạt động du lịch..........83
3.7. Định hướng tổ chức không gian du lịch...............................................84
3.7.1. Trung tâm du lịch..........................................................................84
3.7.1.1. Trung tâm du lịch sinh thái Mộc Châu..................................85
3.7.1.2. Trung tâm vui chơi giải trí cao cấp Mộc Châu .....................85
3.7.1.3. Trung tâm nghỉ dưỡng cao cấp Mộc Châu............................85
3.7.2. Các khu du lịch văn hóa................................................................86
3.7.3. Hệ thống các điểm du lịch vệ tinh ................................................88
3.7.4. Hệ thống các trung tâm dịch vụ ....................................................89
3.8. Hệ thống tuyến du lịch.........................................................................89
3.8.1. Tuyến du lịch liên Quốc gia..........................................................89
3.8.2. Tuyến du lịch liên vùng ................................................................90
3.8.4. Tuyến du lịch trên sông.................................................................91
3.9. Vốn đầu tư phát triển dự án..................................................................91
3.9.1. Nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án ưu tiên....................................91
3.9.2. Các nguồn vốn đầu tư chính bao gồm...........................................92
3.9.3. Thu hút, tìm kiếm nguồn vốn đầu tư ở trong nước và nước ngoài
cho các dự án phát triển du lịch ..............................................................93
3.10. Một số kiến nghị nhằm phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu..96
3.10.1. Đối với chính quyền địa phương.................................................96
3.10.2. Đối với người dân địa phương....................................................97
3.10.3. Đối với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Tổng cục Du lịch97
KẾT LUẬN....................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................iii
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT ...........................................vi
PHỤ LỤC 2: BẢNG XỬ LÝ SỐ LIỆU PHIẾU ĐIỀU TRA.....................xv
PHỤ LỤC 3: NHẬT KÝ KHẢO SÁT......................................................xxiii
PHỤ LỤC 4: HÌNH ẢNH THỰC TẾ........................................................xxv
i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PGS.TS Phó Giáo Sư. Tiến Sĩ
ThS Thạc sĩ
UNWTO United Nation World Tourism Organization
(Tổ chức du lịch thế giới)
UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên
hiệp quốc)
CHDCND Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân
TB – ĐN Tây Bắc – Đông Nam
DLQG Du lịch Quốc Gia
UBND Ủy Ban Nhân Dân
KT – XH Kinh tế - Xã hội
DTLS Di tích lịch sử
TT Thị trấn
TNDL Tài nguyên du lịch
TNDLNV Tài nguyên du lịch nhân văn
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số lượt khách đến Khu du lịch quốc gia Mộc Châu giai đoạn 2016
– 2017..............................................................................................................47
Bảng 2.2. Kết quả doanh thu kinh doanh du lịch tại Mộc Châu giai đoạn
2016-2017) ......................................................................................................48
Bảng 2.3. Bảng thống kê cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn
huyện tính đến năm 2017................................................................................54
Bảng 2.4. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ tại Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu
.........................................................................................................................54
Bảng 2.5. Người dân được đào tạo qua lớp nghiệp vụ về hoạt động du lịch
cộng đồng........................................................................................................56
Bảng 2.6. Mức độ nhiệt tình giới thiệu nét đẹp văn hóa truyền thống của
người dân bản địa đến với du khách ...............................................................57
Bảng 2.7. Nhận xét của khách du lịch về các buổi biểu diễn văn nghệ và giao
lưu văn nghệ tại Mộc Châu .............................................................................60
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, du lịch văn hóa đã và đang trở thành xu
hướng phổ biến của nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực, đặc biệt là với
những nước đang phát triển khi mà nền tảng, quy mô, nguồn lực không lớn,
chưa có đủ thế mạnh trong việc xây dựng những điểm du lịch đắt tiền, những
trung tâm giải trí công nghệ cao và tầm cỡ. Đối với Việt Nam, du lịch văn hóa
cũng được xác định là một trong những loại hình du lịch đặc thù, có thế mạnh
và tiềm năng phát triển phong phú.
Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ
hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng... để tạo sức hút
đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du
lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa,
thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ. Phần lớn hoạt động
du lịch văn hóa gắn liền với địa phương - nơi lưu giữ nhiều lễ hội văn hóa và
cũng là nơi còn tồn tại đói nghèo. Bởi vậy, khách tham quan du lịch văn hóa
tức là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương.
Ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nền tảng phát triển phần
lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những khu du lịch đắt tiền, mà
thường là dựa vào những nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc
dân tộc. Những nguồn lợi này không tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch,
nhưng lại đóng góp đáng kể cho sự phát triển của cộng đồng xã hội.
Mộc Châu là một trong những điểm đến có nhiều tiềm năng để phát
triển các loại hình du lịch nói chung và phát triển hoạt động du lịch văn hóa
nói riêng. Tuy nhiên, thực tế phát triển cho thấy sản phẩm du lịch ở đây còn
2
nghèo, đơn điệu, chưa tương xứng với tiềm năng, chưa mang tính đặc trưng
của địa phương, chưa tạo được tính cạnh tranh trên thị trường, vì thế chưa
thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu của du khách. Nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ, chưa được
nghiên cứu thấu đáo, chưa được đầu tư phát triển dẫn tới việc lãng phí nguồn
tài nguyên, lãng phí nguồn nhân lực lao động, làm giảm nguồn thu ngân sách
cho Mộc Châu nói riêng và ngành du lịch nói chung. Chính vì vậy tôi chọn đề
tài "Phát triển du lịch văn hóa ở Mộc Châu" để nghiên cứu nhằm phân tích
hoạt động du lịch văn hóa và đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch văn
hóa cho Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Ở Việt Nam, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về du lịch văn hóa.
Trong đó mỗi khu vực, mỗi tỉnh lại có các tác giả nghiên cứu sâu về những
nét đặc trưng của văn hóa khu vực đó. Ví dụ như: "Nghiên cứu phát triển du
lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh" – Luận văn thạc sĩ của Lê Trung Thu, tác giả đã
nêu bật được nền văn hóa lâu đời gắn với những tên tuổi khác nhau của các vị
vua thời Lý, di sản phi vật thể thế giới Quan họ Bắc Ninh, cùng các ngôi chùa
và làng nghề nổi tiếng… Hoặc luận văn "Nghiên cứu phát triển du lịch văn
hóa tỉnh Thái Bình" của ThS Phạm Thị Bích Thủy. Tác giả đã nghiên cứu về
đặc trưng văn hóa của Thái Bình, nơi có nhiều di sản văn hóa, tuy nhiên chưa
được khai thác tốt trong việc bảo tồn và phát triển du lịch. Hoặc bài nghiên
cứu “Thực trạng phát triển du lịch tại khu du lịch quốc gia Mộc Châu” , của
tác giả Dương Thị Hồng Nhung - bài nghiên cứu khái quát một số vấn đề cơ
bản về thực trạng phát triển du lịch tại khu du lịch Mộc Châu.
Bên cạnh đó, phải kể đến một số công trình đặc biệt giúp ích cho tác
giả luận văn hoàn thành công trình này như: Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn
hóa Việt Nam là tài liệu cung cấp cách nhìn tổng quát về văn hóa Việt Nam,
3
địa bàn khu trú các bản sắc văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, từng địa
phương cụ thể và tác giả luận văn dựa vào đó để bổ sung, hoàn thành cũng
như có những lý giải cụ thể về các vấn đề trong luận văn của mình.
Trần Thúy Anh (chủ biên), “Du lịch văn hóa những vấn đề lý luận và
nghiệp vụ”, là nguồn tài liệu cung cấp những vấn đề lý luận quan trọng và
thực tiễn được đúc rút từ kinh nghiệm của hoạt động văn hóa. Tài liệu này
giúp tác giả luận văn có cách nhìn từ góc độ du lịch văn hóa để tiếp cận
hướng nghiên cứu của mình.
Nguyễn Thị Nguyệt, "Du lịch văn hóa ở Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Việt
Nam học và phương pháp tiếp cận" là tài liệu cung cấp một cách nhìn tổng
hợp, khái quát về các tài nguyên trong du lịch văn hóa, giúp tác giả có cái
nhìn khái quát về địa phương mà mình nghiên cứu.
Trần Đức Thành, “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế du lịch tại
huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La” là tài liệu cung cấp thông tin về thực trạng các
nguồn lực nhằm phát triển kinh tế du lịch tại Mộc Châu: hệ thống kinh doanh,
cơ sở lưu trú, cơ sở kinh doanh ăn uống, phương tiện vận chuyển, trình độ
năng lực của nhân viện tại các cơ sở phục vụ và nguồn khách du lịch. Giúp
tác giả có những thông tin đa chiều về các điều kiện phát triển du lịch nhằm
phát triển kinh tế - xã hội.
Bùi Văn Dũng, “Phát triển sản phẩm du lịch Mộc Châu đến năm
2020”, là tài liệu cung cấp cái nhìn tổng quan cho tác giả về ngành du lịch và
dịch vụ tại Mộc Châu. Từ đó, tác giả có những nhận xét đánh giá khách quan
về lĩnh vực du lịch văn hóa mà luận văn hướng tới.
Nguyễn Thị Hồng Vân, luận văn “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất
giải pháp phát triển du lịch homestay ở Mộc Châu” , luận văn đã thống kê,
đánh giá, phân tích các điều kiện phát triển du lịch homestay ở Mộc Châu,
4
đưa ra các thực trạng và kết quả hoạt động du lịch homestay; phân tích, đánh
giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, từ đó đưa ra các giải pháp cơ
bản nhằm phát triển du lịch homestay ở Mộc Châu.
Nguyễn Văn Bình, bài viết “Để du lịch Mộc Châu phát triển xứng tiềm
năng” trên trang web: www.mocchautourism.com , cập nhật ngày 09/03/2012
đã cung cấp những thông tin về một số sản phẩm du lịch Mộc Châu. Theo đó,
tác giả có những căn cứ về một Mộc Châu có nền văn hóa đặc sắc, đa dạng
của nhiều dân tộc với tiềm năng thu hút khách cao, có hệ sinh thái phong
phú… Tuy nhiên, sản phẩm du lịch Mộc Châu còn nghèo nàn, đơn điệu, khả
năng cạnh tranh không cao. Vậy nên, để du lịch Mộc Châu phát triển mạnh
mẽ, tương xứng với tiềm năng, cần tập trung ưu tiên xây dựng và triển khai
chiến lược sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm có thế mạnh, có khả năng cạnh
tranh cao.
Một số công trình có nghiên cứu về một số tiềm năng, thế mạnh và thực
trạng cụ thể của từng loại hình du lịch, điểm du lịch, và đặc trưng như: đề tài
"Giao lưu văn hóa các dân tộc Mộc Châu trong sự phát triển của vùng" của
tác giả Nguyễn Thị Nguyệt, đề tài này mang lại cho tác giả một cách nhìn
tổng quát về văn hóa dân tộc Mộc Châu để tham khảo cho bài viết của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu và đánh giá tiềm năng phát triển loại hình du
lịch văn hóa và thực trạng khai thác loại hình du lịch này tại Mộc Châu, tỉnh
Sơn La. Từ đó nhằm mục đích xây dựng và đưa ra các luận cứ khoa học để
chính quyền các cấp, các ngành tham khảo trong việc khai thác các giá trị lịch
5
sử, văn hóa, phục vụ phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế, phát huy
truyền thống của Mộc Châu nói riêng, cả tỉnh Sơn La nói chung.
Mục đích nghiên cứu của luận văn là góp phần bảo tồn di sản văn hóa
cũng như phát triển văn hóa trong điều kiện kinh doanh du lịch của Mộc
Châu.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, tác giả sẽ tiến hành giải quyết
ba nhiệm vụ chính:
Một là, nghiên cứu tài liệu về du lịch văn hóa như : tài nguyên du lịch,
điểm đến du lịch văn hóa, thị trường và đối tượng khách hàng của du lịch văn
hóa Mộc Châu … từ đó đề xuất phát triển xây dựng sản phẩm văn hóa thành
sản phẩm du lịch, tổ chức quản lý hiệu quả để vừa phát triển du lịch vừa bảo
tồn văn hóa.
Hai là, nghiên cứu đánh giá thực trạng khai thác sản phẩm du lịch văn
hóa của Mộc Châu.
Ba là, Nêu ra những đề xuất góp phần phát triển du lịch văn hóa tại
Mộc Châu.
4. Đối tƣợng, phạm vinghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là:
- Các tài nguyên văn hóa, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên
địa bàn Mộc Châu (công trình kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử, lễ hội dân
gian…)
6
- Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động phát triển di sản văn
hóa thành một trong những tài nguyên du lịch văn hóa và là một trong những
loại hình du lịch chủ đạo tại Mộc Châu.
- Các kinh nghiệm trong việc phục hồi, khai thác và bảo tồn tài nguyên
văn hóa trong hoạt động kinh doanh du lịch.
- Sở văn hóa thể thao và du lịch Sơn La nói riêng, Phòng quản lý văn
hóa và du lịch Mộc Châu trong vai trò là cơ quan chủ quản để thực hiện, quản
lý các hoạt động du lịch văn hóa, xúc tiến và quảng bá, phát triển các loại
hình du lịch văn hóa Mộc Châu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu thực tế hoạt động khai
thác, bảo tồn và phát triển sản phẩm du lịch văn hóa trên địa bàn Mộc Châu.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Số liệu, tài liệu thu thập từ năm 2012
đến nay, các định hướng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa của Mộc Châu
và các giải pháp được đề xuất trong thời gian tới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp sau để thực hiện luận văn:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả tiến hành thu thập thông tin,
số liệu từ các nguồn như các công trình nghiên cứu, cácđề án, các trang báo
mạng về chuyên ngành có uy tín, các sách báo chuyên ngành và các ngành
liên quan, các thông thư, nghị quyết, các quy hoạch du lịch, báo cáo của các
cơ quan quản lý như: Tổng cục Du lịch Việt Nam, Tổng cục thống kê, Phòng
Văn hóa Thể thao và Du lịch Mộc Châu, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Sơn
La…
7
- Phương pháp khảo sát thực địa: thực tế tại một số khu vực trên địa
bàn, qua đó thu thập thông tin, hình ảnh, quan sát , ghi chép các thông tin thực
trạng tại khu vực.
- Phương pháp thống kê, phân tích số liệu: Qua các số liệu thu thập
được về tài nguyên, hoạt động du lịch … của Mộc Châu, tác giả xử lý số liệu
và hệ thống hóa thành các bảng số liệu và thực hiện phân tích, nhằm làm rõ
thực trạng phát triển của du lịch và du lịch văn hóa của Mộc Châu.
- Phương pháp xã hội học:Phương pháp này dùng để lấy ý kiến của các
chuyên gia, các nhà quản lý, khách du lịch, người kinh doanh du lịch tại nơi
điều tra nhằm đánh giá thực trạng và tài nguyên du lịch cũng như các vấn đề
phát triển du lịch văn hóa.
6. Đóng góp của luận văn
Phân tích được thực trạng phát triển của du lịch văn hóa ở Mộc Châu,
hệ thống khái quát những lý luận về du lịch văn hóa. Đề xuất một số giải pháp
nhằm phát triển hoạt động du lịch văn hóa ở Mộc Châu. Kết quả nghiên cứu
của luận văn làm tài liệu tham khảo cho một số công ty du lịch tại Mộc
Châu…
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về các vấn đề liên quan đến đề tài
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa ở Mộc Châu, tỉnh Sơn
La
8
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa Mộc Châu, tỉnh
Sơn La
9
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Khái niệm du lịch văn hóa
Bên cạnh các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm,
du lịch giáo dục…, gần đây, du lịch văn hóa đang là xu hướng phát triển của
nhiều quốc gia trên thế giới. Bởi vì lĩnh vực du lịch văn hóa đang được đánh
giá là đem lại giá trị lớn cho cộng đồng xã hội.
Theo Hội đồng Quốc tế và các di chỉ và di tích ICOMOS định nghĩa
theo khía cạnh nghiên cứu về di chỉ và di tích:" Du lịch văn hóa là loại hình
du lịch mà mục tiêu là khám phá những di tích và di chỉ. Nó mang lại những
ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc tôn tạo, bảo tồn và duy trì.
Loại hình này trên thực tế đã minh chứng cho những nỗ lực bảo tồn và tôn tạo
nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng vì những lợi ích văn hóa – kinh tế - xã
hội ".
Theo Luật Du lịch: "Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản
sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống".[9, tr.3]
Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO): Du lịch văn hóa bao gồm các
hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về
văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn,
về các lễ hội và các sự kiện văn hóa khác nhau, thăm các di tích và đền đài,
du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành
hương."
10
1.1.2. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Luật
Du lịch Việt Nam năm 2005 quy định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên
nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo
của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp
ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du
lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.” (Khoản 4, điều 4, chương 1). Tài nguyên
du lịch chính là tiền đề để phát triển du lịch. Thực tế cho thấy, tài nguyên du
lịch càng đặc sắc, càng phong phú bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt
động du lịch càng cao bấy nhiêu. Tác giả Bùi Thị Hải Yến đưa ra định nghĩa
về TNDL một cách thiết thực hơn: “TNDL là tất cả những gì thuộc về tự
nhiên và các giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra có sức hấp dẫn du
khách, có thể được bảo vệ, tôn tạo và sử dụng cho ngành du lịch mang lại
hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường” [20, tr 20].
Tài nguyên chính của du lịch văn hóa là các giá trị di sản văn hóa. Có
thể hiểu, các di sản văn hóa là nguồn tài nguyên độc đáo của du lịch văn hóa.
Có các tài nguyên du lịch thì mới có các loại hình du lịch. Có tài nguyên du
lịch nhân văn – văn hóa thì mới có loại hình du lịch văn hóa. Các tài nguyên
này có vai trò quan trọng trong việc hình thành, nuôi sống và phát triển ngành
du lịch.
Tài nguyên du lịch được phân chia rõ thành hai loại chính là tài nguyên
du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn (gồm tài nguyên du lịch nhân
văn vật thể và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể). Trong Luật du lịch
Việt Nam định nghĩa hai cách phân loại này như sau: "Tài nguyên du lịch tự
nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ
sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du
11
lịch" và " Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm truyền thống văn hóa, các
yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến
trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa
vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch"[9,
tr.8].
TNDLNV nói một cách ngắn gọn, là các đối tượng, hiện tượng do con người
sáng tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du
lịch. TNDLNV của Việt Nam bao gồm TNDL nhân văn vật thể (các di chỉ
khảo cổ học, các di sản văn hoá thế giới và các di tích lịch sử - văn hoá như
các đô thị lịch sử, các khu công trình mang tính lịch sử trong các đô thị, các
địa bàn có sự kiện lịch sử như các chiến khu cách mạng, các chiến trường, các
công trình kiến trúc có giá trị lịch sử - văn hóa như đình, đền, chùa, miếu,
lăng mộ, nhà thờ, nhà cổ, thành cổ, những tác phẩm nghệ thuật hội họa điêu
khắc như tranh, tượng…) và TNDL nhân văn phi vật thể (các lễ hội, nghề và
làng nghề truyền thống, văn hoá nghệ thuật, văn hoá ẩm thực, văn hoá các tộc
người). Tài nguyên du lịch nhân văn cũng chính là tài nguyên du lịch văn hóa.
Từ đó có thể nhận thấy được rằng, tài nguyên du lịch nhân văn bao
gồm: văn nghệ dân gian, truyền thống văn hóa, khảo cổ, công trình kiến trúc
… đó được coi là những nguồn tài nguyên du lịch nhân văn vô cùng quý giá
của ngành du lịch. Tuy nhiên, không phải mọi sản phẩm văn hóa đều được coi
là sản phẩm du lịch, bởi vì có một số sản phẩm văn hóa không thể hoặc không
nên đưa vào khai thác phục vụ cho du lịch mà nên được bảo tồn và gìn giữ để
phát triển các giá trị cốt lõi của sản phẩm văn hóa đó. Chỉ nên sử dụng những
sản phẩm văn hóa này trong một số hoàn cảnh cụ thể. Và khai thác có định
hướng, kết hợp chiến lược với bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị quý
giá của tài nguyên này.
12
1.1.3. Khái niệm sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch văn hóa
1.1.3.1. Khái niệm sản phẩm du lịch
Theo Trần Thị Minh Hòa: Sản phẩm du lịch = Dịch vụ du lịch + Hàng
hóa du lịch + Tài nguyên du lịch.[4]
Theo Luật du lịch: Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để
thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.
Theo tổng cục Du lịch: Sản phẩm là một trong những dịch vụ và tiện
nghi dịch vụ hỗn hợp mà công ty khách sạn, lữ hành cung cấp cho khách
hàng.
Chúng ta có thể rút ra khái niệm từ thực tế hoạt động du lịch: "Sản
phẩm du lịch là sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch và dịch vụ du lịch".
Trước hết, sản phẩm du lịch là một loại hàng hóa. Bên cạnh đó, sản
phẩm du lịch cũng cần có quá trình nghiên cứu, đầu tư, có sản xuất và tiêu
dùng … như những hàng hóa khác. Sản phẩm du lịch có thể là một chương
trình du lịch với thời gian và địa điểm khác nhau. Sản phẩm du lịch là việc
khai thác các tiềm năng, nguồn lực có sẵn hoặc nhân tạo khi được cá nhân
hoặc công ty khai thác, kết hợp theo cách thức riêng của cá nhân hoặc công ty
đó. Việc khai thác các tiềm năng về giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của
địa phương để đưa vào hoạt động du lịch như việc đưa các loại hình nghệ
thuật, dân ca, dân vũ, ẩm thực, văn hóa, hoặc các lễ hội truyền thống, các hoạt
động trình diễn, biểu diễn dân gian … vào việc phục vụ khách tham quan.
Những hoạt động này giúp khách tham quan trực tiếp trải nghiệm và cảm
nhận văn hóa khi họ đến địa phương. Ngoài ra, sản phẩm du lịch còn là sản
phẩm chăm sóc sức khỏe, dịch vụ làm đẹp, các dịch vụ thông tin liên lạc, dịch
vụ ngân hàng… những dịch vụ đem lại lợi ích cho khách tham quan.
13
Ở những nơi du khách dừng chân, nghỉ ngơi, hay tham quan du lịch, sẽ
thấy được những sản phẩm du lịch thường được cụ thể hóa bằng vật phẩm. Ví
dụ như các đồ lưu niệm, các đồ vật với phương pháp chế tác mang lại nhiều
tiện ích cho người sử dụng. Giá trị của sản phẩm du lịch được đánh giá bằng
mức mà khách hàng sẵn sàng chi trả trong một chuyến tham quan du lịch, và
được đo lường bằng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch, tổng doanh
thu cho ngân sách địa phương và tổng thu nhập của cư dân địa phương đó khi
tham gia kinh doanh các dịch vụ phục vụ cho hoạt động du lịch. Giá trị của
sản phẩm du lịch cũng được đánh giá qua những ảnh hưởng của sản phẩm du
lịch đó đến sự phát triển kinh tế - xã hội, dân trí của địa phương nói riêng và
đất nước nói chung.
1.1.3.2. Khái niệm sản phẩm du lịch văn hóa
Theo Luật du lịch Việt Nam, thì "Sản phẩm du lịch văn hóa là tập hợp
các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của du khách trong chuyến đi du
lịch".
Trong Giáo trình kinh tế du lịch, tác giả Trần Thị Minh Hòa và Nguyễn
Văn Đính biên soạn định nghĩa: "Sản phẩm du lịch văn hóa phải là sự kết hợp
giữa tài nguyên du lịch văn hóa và các dịch vụ du lịch văn hóa thích hợp phục
vụ nhu cầu thưởng thức, khám phá, trải nghiệm của du khách về những điều
khác biệt, mới lạ của các nền văn hóa khác nhau".[3, tr.168]
Ngoài ra, tiếp cận theo hướng kinh tế học, sản phẩm du lịch văn hóa
được định nghĩa là "các dịch vụ hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo
nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử
dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một
vùng hay một quốc gia nào đó".[3, tr.27]
14
Từ đó có thể hiểu, sản phẩm du lịch văn hóa là sự kết hợp giữa các tài
nguyên du lịch nhân văn - văn hóa với các dịch vụ du lịch phù hợp nhằm phục
vụ nhu cầu của du khách với nền văn hóa bản dịa.
1.1.4. Nguồn nhân lực du lịch
Muốn phát triển du lịch văn hóa bền vững, trước hết phải có đội ngũ
nhân lực am hiểu về lĩnh vực du lịch văn hóa, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, và
có khả năng đáp ứng được vai trò truyền tải văn hóa địa phương đến các du
khác. Bởi vì "nguồn nhân lực trong du lịch văn hóa là toàn bộ những người
trực tiếp và gián tiếp làm việc có liên quan đến du lịch văn hóa. Bao gồm
quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và kinh doanh du lịch văn hóa".
Nguồn nhân lực du lịch bao gồm: lao động thuộc các cơ quan quản lý
nhà nước và các đơn vị từ trung ương đến địa phương trong ngành, lao động
trong các doanh nghiệp du lịch bao gồm: đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh,
đội ngũ lao động nghiệp vụ trong các khách sạn - nhà hàng, công ty lữ hành,
vận chuyển du lịch...
1.1.5. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của du lịch văn hóa
Khi phát triển du lịch của mỗi địa phương, cơ sở vật chất kỹ thuật có
vai trò đặc biệt quan trọng.
Có hai hướng tiếp cận về cách hiểu về lĩnh vực cơ sở vật chất, kỹ thuật
du lịch:
Hiểu theo nghĩa hẹp, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là cơ sở hạ tầng,
vật chất, kỹ thuật được đầu tư xây dựng để phục vụ cho hoạt động du lịch như
nhà hàng, khách sạn, đường giao thông, điểm du lịch, công trình điện nước tại
khu du lịch, khu vui chơi giải trí, và các công trình bổ trợ khác gắn liền với
hoạt động du lịch.[3, tr.168]
15
Hiểu theo nghĩa rộng, Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là các phương tiện
kỹ thuật được huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch
nhằm tạo ra các dịch vụ hàng hóa phục vụ nhu cầu của du khách. [3, tr.168]
Tóm lại, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch văn hóa là các cơ sở vật chất và
cơ sở hạ tầng của ngành nghề khác tại điểm du lịch tham gia vào hoạt động du
lịch văn hóa như:
- Cơ sở phục vụ ăn uống và lưu trú như khách sạn, nhà hàng…
- Mạng lưới cửa hàng chuyên nghiệp: bao gồm mạng lưới cửa hàng
thuộc trung tâm du lịch và mạng lưới thương nghiệp địa phương.
- Cơ sở thể thao: gồm công trình thể thao, phòng thể thao, trung tâm thể
thao…
- Cơ sở y tế: gồm phòng y tế, trung tâm khám chữa bệnh … nhằm phục
vụ du lịch chữa bệnh và cung cấp dịch vụ bổ sung tại các điểm du lịch.
- Các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hóa như : trung tâm
văn hóa, rạp chiếu phim, nhà hát, câu lạc bộ, phòng triển lãm …
Ngoài ra còn có các công trình bổ trợ khác…Hệ thống giao thông, điện
nước, cơ sở phục vụ ăn, uống, lưu trú, các cửa hàng, khu giải trí, thể thao, cơ
sở y tế, bãi đỗ xe… phục vụ trực tiếp cho du khách đến điểm du lịch văn hóa.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa góp phần vào chất lượng dịch vụ
và hiệu quả kinh tế của điểm đến du lịch văn hóa.
1.1.6. Thị trƣờng du lịch văn hóa
"Thị trường du lịch văn hóa là nơi diễn ra sự trao đổi mua bán giữa
người mua là khách du lịch có nhu cầu thỏa mãn về sản phẩm văn hóa và
người bán là những nhà cung cấp các dịch vụ có liên quan đến du lịch văn
hóa trong một thời gian và không gian xác định." [8, tr34] Thị trường du lịch
16
văn hóa chịu sự tác động chung của thị trường du lịch về yếu tố địa lý, yếu tố
cung cầu, và về tính chất hoạt động.
1.1.7. Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa
Một trong những điều kiện quan trọng để phát triển du lịch văn hóa
đảm bảo tính hiệu quả và bền vững đó là việc tổ chức, quản lý du lịch văn
hóa. hoạt động này nhằm khai thác, phát huy và bảo tồn các hoạt động du lịch
văn hóa thông qua chiến lược, kế hoạch và chính sách hoạt động cụ thể.
Theo Luật Di Sản của Việt Nam : "Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản
quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản
văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước
của nhân dân ta". Các giá trị văn hóa được xem là dạng tài nguyên du lịch để
khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, khác biệt và có khả năng cạnh
tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Trên cơ sở khai thác những giá trị
di sản văn hoá du lịch để hình thành nên những sản phẩm đáp ứng nhu cầu
của du khách.
Như vậy, có thể thấy mối quan hệ tương hỗ mật thiết giữa di sản văn
hóa với hoạt động phát triển du lịch. Đây là mối quan hệ biện chứng cần được
nhìn nhận một cách khách quan và đầy đủ để xây dựng định hướng khai thác
có hiệu quả các di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch và xây dựng các
chính sách phù hợp để du lịch văn hóa phát triển bền vững.
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch văn hóa :
Ngày nay, các hoạt động du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có
trách nhiệm, du lịch cộng đồng, du lịch hướng về nguồn, hướng về thiên
nhiên,… đã và đang phát triển nhanh chóng thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ
giữa các quốc gia trên thế giới trong việc phát triển du lịch. Điều đó đòi hỏi
17
vai trò quản lý nhà nước về du lịch văn hóa ở địa phương cần phải được thích
ứng, phù hợp với tình hình trong nước và thế giới. Nhằm góp phần vào hiệu
quả kinh doanh của ngành du lịch và định hướng phát triển bền vững của
ngành cơ quan quản lý nhà nước về du lịch văn hóa như sau:
+ Xây dựng và tổ chức quy hoạch, lập kế hoạch và chính sách phát
triển du lịch văn hóa.
+ Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm về tiêu
chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch văn hóa.
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch
văn hóa.
+ Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du
lịch văn hóa, nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ vào phát triển lĩnh
vực này.
+ Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa để xây dựng
quy hoạch phát triển du lịch văn hóa, xác định tuyến và điểm du lịch văn
hóa...
+ Tổ chức hợp tác quốc tế, xúc tiến, quảng bá du lịch văn hóa ở trong
và ngoài nước.
+ Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ
quan nhà nước trong việc quản lý du lịch văn hóa.
+ Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch văn
hóa.
+ Kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt
động du lịch văn hóa.
- Đối với chính quyền địa phương:
18
Các cơ quan ban ngành có liên quan địa phương cần thực hiện đúng và
tốt nhiệm vụ và quyền hạn của mình và theo sự phân cấp của Chính phủ. Có
trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về du lịch văn hóa tại địa phương, cụ
thể hóa quy hoạch, kế hoạch, cơ thế chính sách phát triển du lịch vă hóa phù
hợp với điều kiện địa phương. Mọi chiến lược, chính sách phải được cụ thể
hóa trong công tác quy hoạch, ban hành quy chế, các chính sách phát triển du
lịch văn hóa đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại
khu du lịch văn hóa, điểm và tuyến du lịch văn hóa.
- Đối với các tổ chức, cá nhân, các cơ sở kinh doanh du lịch văn hóa:
Thực hiện các hoạt động địa phương, tuân thủ quy định của nhà nước
về tổ chức, quản lý các hoạt động có liên quan đến du lịch văn hóa. Hoạt động
khai thác kinh doanh du lịch phải đi đôi với giữ gìn và tôn tạo nguồn tài
nguyên du lịch văn hóa trên cơ sở phát triển bền vững.
Hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa
Hoạt động này có thể được hiểu là những hoạt động giới thiệu, truyền
thông các điều kiện, tiềm năng đến nhà đầu tư; tiếp thị các sản phẩm của du
lịch văn hóa đến với các nhà đầu tư và du khách nhằm thu hút vốn đầu tư
cũng như thu hút khách đến du lịch. Đây là một trong những khâu quan trọng
góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nói chung, đặc biệt là các địa điểm du
lịch hấp dẫn. Một trong những yếu tố giúp du khách tiếp cận và giới thiệu
nhanh nhất các giá trị đó là các hình thức thông tin, quảng bá, tuyên truyền.
Đó là những thông tin được giới thiệu trên hệ thống truyền thông đại chúng,
các kênh quảng bá uy tín, hệ thống Internet và các hình thức khác.
Đối với khách tham quan, họ luôn quan tâm các thông tin về điểm đến,
điều kiện đi lại, nơi ăn ở và các chính sách ưu đãi... Chính vì vậy, công tác
xúc tiến, quảng bá, tuyên truyền để du khách biết đến điểm đến du lịch văn
19
hóa có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển du lịch. Thực tế cũng đã
cho thấy công tác tuyên truyền quảng bá điểm đến rất quan trọng trong thúc
đẩy phát triển du lịch văn hóa.
1.1.8. Bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch
Giữa văn hóa và du lịch luôn có mối quan hệ biện chứng và trực tiếp.
Sự phát triển của du lich tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc tôn tạo và
bảo tồn các di sản văn hóa bằng nguồn thu từ hoạt động du lịch. Nhưng với số
lượng khách du lịch tham quan điểm đến du lịch văn quá đông, nằm ngoài
tầm kiểm soát, đồng thời có những sự buôn bán trái phép đồ cổ, sự mai một
văn hóa truyền thống do giao lưu, hội nhập… đang là mối nguy cơ đối với các
di sản văn hóa này.
Trong kinh doanh du lịch văn hóa, việc bản tồn di sản văn hóa cần phải
được xác định là trách nhiệm của các bên tham gia vào hoạt động du lịch, đó
là: chính quyền địa phương, doanh nghiệp kinh doanh du lịch, du khách và
người dân địa phương…
1.2. Những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du lịch văn
hóa
1.2.1. Những bài học kinh nghiệm nƣớc ngoài
"Du lịch văn hóa là xu hướng của nhiều quốc gia. Loại hình du lịch này
rất phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, vì vậy nên được xem là hướng phát
triển của ngành du lịch Việt Nam."
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, du lịch văn hóa đang trở thành xu hướng
phát triển trọng điểm. Loại hình du lịch này được cho là mang lại nhiều lợi
ích cho xã hội theo định hướng phát triển bền vững. Nói tới du lịch văn hóa
Châu Á, không thể bỏ qua Thái Lan trong đó có Chiang Mai, Chiang Rai
20
đang là điểm đến hấp dẫn từ năm 2013 đến nay. Điểm đến du lịch này nổi lên
là một điểm đến du lịch văn hóa, thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, khám phá và
nghiên cứu về văn hóa của du khách thập phương. Bên cạnh đó, một số quốc
gia phát triển du lịch văn hóa nên kể đến tại Châu Á như : Singapore,
Indonesia, Malaysia, Trung Quốc. Trên thế giới, một số quốc gia khu vực
Nam Mỹ cũng đang phát triển mạnh loại hình du lịch này.
Việc tìm hiểu cách thức tổ chức du lịch văn hóa của những địa phương,
quốc gia trên thế giới sẽ là bài học quý giá cho việc tiến hành, và phát triển du
lịch ở Việt Nam. Việt Nam đã áp dụng chiến lược, kế hoạch phát triển từ các
bài học của Singapore vào quốc ngành du lịch quốc gia, để đưa các hoạt động
du lịch cũng như du lịch văn hóa phát triển mạnh hơn.
Singapore là một quốc đảo nhỏ, và tài nguyên hạn chế, nhưng đã biết
phát huy triệt để tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý và nguồn lực con người
để có những bước phát triển vượt bậc. Trong các thành công của Singapore
thời gian qua phải kể đến sự thành công của chính sách phát triển du lịch. Kết
quả và kinh nghiệm tập trung phát triển du lịch của Singapore sẽ là bài học
đắt giá cho quá trình hoạch định, xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược, kế
hoạch phát triển du lịch của Mộc Châu nói riêng và Việt Nam nói chung. Mộc
Châu - Sơn La có một nền văn hóa đặc sắc, đa dạng của nhiều dân tộc với khả
năng thu hút khách rất cao. Mặt khác, do cấu tạo địa chất và địa hình đã tạo
cho Sơn La có hệ sinh thái phong phú với tiểu vùng khí hậu đặc thù mát mẻ
của thảo nguyên cùng một vùng hồ thủy điện và sông Ðà có thể tổ chức tốt
các tour du lịch sinh thái khám phá, mạo hiểm. cao nguyên rộng bao la hơn
50.000 ha, với những đồng cỏ xanh mướt, đồi chè bạt ngàn, những rừng mơ,
mận, đào trải dài cả sườn núi, đồi. Nơi đây cũng là địa chỉ có khá nhiều danh
lam thắng cảnh sơn thủy hữu tình: Chợ nổi trên sông Đà, Hang Dơi đã được
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hàng quốc gia và động Sơn Mộc
21
Hương, đồi thông Bản Áng, thác Dải Yếm, Ngũ động bản Ôn, khu bảo tồn
quốc gia Xuân Nha, đỉnh Phiêng Luông cao 1.500m. Ngoài ra, còn có hệ
thống di chỉ khảo cổ học khu vực ven sông Đà như: hang Quan Tài, hóa thạch
động vật ở khu vực xã Chiềng Yên, dấu tích khắc trên đá của khu vực xã
Xuân Nha và các điểm di tích lịch sử văn hóa cách mạng: Đồn Mộc Lỵ, bia
lưu niệm Đoàn 83 quân tình nguyện Việt Nam tại Lào... Cùng với danh lam
thắng cảnh, Mộc Châu còn có nhiều suối nước nóng (Mường Khoa, Phu Mao,
Bản Bó, Hua Păng...) và hội tụ nhiều loại hình du lịch văn hóa đặc sắc của các
dân tộc: Thái trắng, Mường, Mông, Dao, Xinh Mun, Khơ Mú. Mỗi dân tộc
với tập quán ăn ở, sản xuất khác nhau đã tạo nên sự đa dạng về văn hóa và lễ
hội. Hấp dẫn nhất là phiên chợ tình (1 năm chỉ có 1 lần). Dân tộc Mông ở các
tỉnh lân cận không hẹn nhưng cứ đến ngày Tết Độc lập (mùng 2 tháng 9) hàng
năm lại về đây gặp gỡ, giao lưu, hò hẹn…
Thực tế, Việt Nam có tiềm năng to lớn nhưng ngành du lịch vẫn đứng
trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Trong khi đó, Thái Lan biết tận dụng
thế mạnh về địa lý, thiên nhiên để phát triển "ngành công nghiệp không khói"
này. Bên cạnh đó là chiến lược quảng bá du lịch rộng rãi, hiệu quả, lâu dài
cùng với sự đầu tư hợp lý kết hợp với giá thành rẻ, dịch vụ chuyên nghiệp
cũng là lý do để khách du lịch lựa chọn Thái Lan là điểm đến trong các kỳ
nghỉ. Thái Lan vẫn là quốc gia được khách du lịch yêu mến gọi bằng cái tên
“Đất nước của nụ cười”. Du lịch văn hóa Thái Lan có lẽ đã trở thành món ăn
tinh thần của đông đảo du khách trên thế giới. Đây là một bài học kinh
nghiệm hữu ích đối với phát triển du lịch văn hóa Mộc Châu góp phần giới
thiệu sản phẩm du lịch văn hóa và bản sắc văn hóa của mình một cách quy mô
và khoa học.
- Bali, Indonesia là một bài học tốt về việc phát triển du lịch văn hóa.
Indonesia có chủ trương phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Chính phủ hỗ
22
trợ phát triển bằng việc cho thuê đất với giá rẻ để cộng động làm du lịch,
đồng thời hướng dẫn và đào tạo cộng đồng về nghiệp vụ du lịch. Các sản
phẩm chính được định hướng: du lịch di sản, du lịch sinh thái, du lịch đánh
golf, du lịch lặn biển, du lịch MICE. Ở Indonesia, Vụ Thị trường của Cục Xúc
tiến Indonesia có nhiệm vụ theo dõi diễn biến thị trường, định hướng và tổ
chức các hoạt động xúc tiến quảng bà du lịch ở cấp quốc gia. Từ việc theo dõi
thị trường và đánh giá tình hình, xu hướng phát triển kinh tế - xã hội và du
lịch, Indonesia chuyển hướng thu hút thị trường khách du lịch ASEAN. Đối
với việc phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt tại Bali – một trong những điểm
du lịch nổi bật của Indonesia thì những thành công chính nằm ở vấn đề như
tôn trọng ý kiến, tập tục và tư duy của người bản địa; nâng cao nhận thức về
phát triển du lịch theo một quá trình; ban hành các quy định chặt chẽ và rõ
ràng về kiến thức, có quan điểm bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền
thống.
Mộc Châu rút ra bài học kinh nghiệm từ Bali là việc xây dựng hệ thống
quảng bá, cung cấp thông tin về điểm đến cho khách du lịch một cách có hệ
thống, hoàn thiện, phong phú và sinh động hơn. Đây là điểm còn yếu của Mộc
Châu bởi hệ thống thông tin của nơi này về điểm đến còn sơ sài, kém sinh
động, chưa có tính quảng bá rộng rãi nên du khách ít biết đến tính hấp dẫn của
các điểm tham quan ở Mộc Châu. Thông qua những phân tích kinh nghiệm về
quy hoạch phát triển du lịch có thể rút ra cho Mộc Châu trong phát triển du
lịch văn hóa một số bài học trong quá trình quy hoạch và phát triển du lịch
văn hóa Mộc Châu như sau:
Kế hoạch du lịch cần tập trung những vấn đề thực tế hơn cho giai đoạn
trung hạn nhằm đảm bảo tính khả thi của các mục tiêu quy hoạch đặt ra. Tổ
chức không gian du lịch cần xác định rõ các địa bàn, không gian trọng điểm
du lịch văn hóa với chức năng du lịch chính. Kế hoạch phát triển du lịch văn
23
hóa cần chú trọng việc nghiên cứu đề xuất những trọng tâm phát triển cho
từng giai đoạn, chú trọng đề xuất những loại hình du lịch văn hóa mới phù
hợp với nhu cầu thị trường. Cần có sự đầu tư thỏa đáng cho công tác xúc tiến,
quảng bá du lịch.
Bài học kinh nghiệm quốc tế về tổ chức và quản lý phát triển du lịch có
thể vận dụng Mộc Châu – Sơn La. Có thể thấy rằng, ngành du lịch văn hóa
Mộc Châu rất cần tham khảo và học tập các nước trong việc phát triển du lịch
và quản lý đối với hoạt động du lịch:
Một là, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và đề ra các chính
sách, giải pháp để thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa.
Hai là, mạnh dạn đầu tư hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất nhằm phát
triển du lịch văn hóa.
Ba là, tạo ra những sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, đa dạng, hấp dẫn
lôi cuốn sự chú ý của du khách.
Bốn là, tăng cường tuyên truyền, quảng bá về du lịch văn hóa, điểm đến
văn hóa, sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng.
Năm là, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch văn hóa.
1.2.2. Những bài học kinh nghiệm trong nƣớc
Ở Việt Nam, nhiều hoạt động du lịch văn hóa được tổ chức dựa trên
những đặc điểm của vùng miền.
Thừa thiên Huế là tỉnh có nhiều tài nguyên để phát triển sản phẩm du
lịch văn hóa. Là tỉnh có nhiều thành tựu trong hoạt động phát triển du lịch văn
hóa. Festival Huế được xem là hoạt động du lịch văn hóa đặc sắc nhất Việt
Nam. Lễ hội được tổ chức thường xuyên 2 năm một lần. Festival Huế là dịp
để Việt Nam có dịp giới thiệu với du khách về lễ hội dân gian của miền
24
Trung, đặc biệt là Nhã nhạc cung đình Huế - một di sản phi vật thể vừa được
UNESCO cộng nhận; và Lễ tế đàn Nam Giao - một lễ hội vương triều thất
truyền từ hàng chục năm nay. Đến với Huế du khách biết đến Huế là vùng đất
của những lễ hội dân gian … Huế là địa điểm du lịch lý tưởng không thể bỏ
qua đối với những ai thích khám phá những di tích lịch sử, văn hóa của Việt
Nam. Huế luôn bảo tồn, lưu giữ và tôn tạo các đền đài, lăng tẩm vài trăm năm
của các vị vua chúa. Ngoài ra, Huế còn là vùng đất của những lễ hội dân gian
tiêu biểu như ở điện Hòn Chén theo tín ngưỡng của người Chăm pa, lễ hội
tưởng nhớ các vị khai canh thành lập làng, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh
các ngành nghề truyền thống…
Với di sản văn hoá thế giới, cảnh quan thiên nhiên, nhiều di tích lịch sử,
các sản phẩm đặc sản, nhất là nhà vườn là một nét độc đáo tiêu biểu của như:
nhà vườn An Hiên, Lạc Tịnh Viên, nhà vườn Ngọc Sơn Công Chúa, Tỳ Bà
Trang, Tịnh Gia Viên... cùng với hệ thống khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ
phục vụ khác, thành phố đã và đang trở thành một trung tâm du lịch rất hấp
dẫn khách du lịch đến Huế. Du khách đến Huế không những được đến với
hình ảnh đẹp thơ mộng của Sông Hương, nét truyền thống cổ kính của Lăng
Tẩm, di tích lịch sử văn hóa, lễ hội dân gian tiêu biểu.... mà còn bị mê hoặc
bởi con người nơi đây, sự nhẹ nhàng thuẩn khiết với tà áo dài, giọng nói nhẹ
nhàng đi vào lòng người. Vì vậy mà du lịch Huế luôn là nơi thu hút đông du
khách cả trong và ngoài nước. Đến với Huế du khách đến những điểm du lịch
của Huế như: khu văn hoá du lịch Kim Long, Nam Châu Hội Quán, phố cổ
Gia Hội - Chi Lăng, phố đêm Bạch Đằng, Hàn Thuyên; nghe ca Huế trên
sông Hương, đi thuyền dọc sông Hương, sông Ngự Hà. Thưởng thức các món
ăn đặc sản truyền thống rất phong phú, đa dạng, mang đậm đặc trưng của Huế
như bánh bèo, nậm lọc, bánh khoái, thanh trà, tôm chua, mè xửng, cùng với
25
các sản phẩm mỹ nghệ lưu niệm theo dấu ấn của lịch sử. Huế là một địa điểm
lý tưởng để thưởng thức du lịch văn hóa Việt Nam.
Bài học rút ra cho Mộc Châu chính là việc Phát triển phong phú, đa
dạng các sản phẩm du lịch văn hóa. Phát triển đi đôi với định hướng, quảng
bá cho sản phẩm du lịch văn hóa địa phương, tạo ra sản phẩm du lịch văn hóa
đặc trưng, sản phẩm du lịch văn hóa truyền thống, phong cách phục vụ du
khách phải khác biệt để du khách chỉ một lần đặt chân đến đất Mộc Châu là
tượng và nhớ tới con người Mộc Châu.
Quảng Nam là một trong những tỉnh hàng đầu ở Việt Nam làm tốt về
hoạt động phát triển du lịch văn hóa. Quảng Nam là nơi giao thoa của các nền
văn hóa Việt, Hoa, Ấn Độ, Chăm Pa …có tiềm năng du lịch nhân văn đặc sắc
mang đậm bản sắc dân tộc với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.
Đến với du lịch văn hóa Quảng Nam du khách sẽ được chiêm ngưỡng, tham
quan các di sản văn hóa, truyền thống lịch sử của Quảng Nam với những giá
trị nhân văn sâu sắc, tiêu biểu là các Di sản văn hoá thế giới: phố cổ Hội An
và thánh địa Mỹ Sơn, kinh đô cổ Trà Kiệu, các tháp chàm Khương Mỹ, Chiên
Đàn, Bàng An, Phật viện Đồng Dương.... Không những vậy, du khách sẽ
được khám phá tinh hoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc anh em như Kinh,
Hoa, Cơ Tu, Xê Đăng, Giẻ Triêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú
và hấp dẫn của du lịch Quảng Nam hấp dẫn du khách nơi đây. Nói đến ẩm
thực Quảng Nam, không ai không biết tới Quảng Nam với nền ẩm thực phong
phú là nơi có nhiều món ăn ngon hấp dẫn. Tham gia vào thị trường mua sắm
Quảng Nam, du khách sẽ được trải nghiệm một môi trường mua sắm hoàn
toàn khác biệt. Thị trường nơi đây không nặng về sự đua tranh; khách có thể
đến, mặc sức lựa chọn, hỏi han và nhìn ngắm hàng giờ… Nếu du khác không
mua hàng, chủ cửa hàng vẫn tươi cười và cảm ơn khi khác bước chân ra khỏi
26
cửa. Đó là chất riêng rất thượng lưu của người phố Hội mà không phải vùng
nào cũng có.
Bài học rút ra cho Mộc Châu chính là việc tạo ra sản phẩm du lịch đặc
trưng, phong cách phục vụ du khách phải khác biệt để du khách chỉ một lần
đặt chân đến đất Mộc Châu là phải có ấn tượng và nhớ tới con người Mộc
Châu. Để phát triển du lịch văn hóa Mộc Châu cần có định hướng, chiến lược
trước mắt và lâu dài để tất những người dân, các tổ chức, cá nhân tham gia
vào hoạt động du lịch đều trở thành một hướng dẫn viên du lịch thực thụ, yêu
nghề và có tâm với nghề.
27
Tiểu kết chƣơng 1
Du lịch văn hóa đang là xu thế, là lựa chọn của nhiều quốc gia trên thế
giới. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận về du lịch văn hóa đã và đang là vấn đề
thời sự, có ý nghĩa, nhằm giải quyết cả hai mục tiêu phát triển và bảo tồn.
Điều đó góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng lý luận về du lịch văn
hóa Việt Nam.
Trong mục tiêu đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện thành công
việc khai thác tối ưu nguồn tài nguyên nhân văn nhằm phát triển du lịch văn
hóa. Mặc dù, tại mỗi khu vực, mỗi địa phương đều có những yếu tố khác việt
nhất định làm nên bản sắc riêng; song , đó vẫn là những kinh nghiệm quý báu,
những định hướng có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn mà Mộc Châu nên
áp dụng trong quá trình phát triển.
28
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA Ở
MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA
2.1. Giới thiệu tổng quan về Mộc Châu, tỉnh Sơn La
Mộc Châu là cửa ngõ quan trọng kết nối Sơn La với các tỉnh vùng Tây
Bắc với Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng. Đây là nơi có nhiều điều kiện
để phát triển du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng: cảnh
quan thiên nhiên độc đáo, khí hậu mát mẻ, môi trường trong sạch cùng với
truyền thống văn hóa đặc sắc của các cộng đồng dân tộc địa phương. Định
hướng phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch không gian đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030, Mộc Châu được xác định nằm trong Khu du lịch quốc gia
Mộc Châu với hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo. Trong bối cảnh
phát triển chung của kinh tế thị trường và đô thị hóa, Mộc Châu sẽ đứng trước
những biến đổi về tài nguyên, môi trường và phát huy bản sắc văn hóa tộc
người, thách thức cho phát triển bền vững. Du lịch văn hóa là giải pháp an
toàn và hiệu quả, vừa khai thác được lợi ích kinh tế,vừa bảo tồn được tài
nguyên văn hóa. Sự tham gia của cộng đồng vào du lịch văn hóa chính là yếu
tố quyết định cho phát triển bền vững ở địa phương.
Cao nguyên Mộc Châu có độ cao trung bình là 1050m so với mực nước
biển. Mộc Châu có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó chiếm đa
số là người Thái: 33%, người H’ Mông 18%, người Kinh 15%, ngoài ra còn
có người Lào, người Hoa, người Khơ Mú, Dao, Tày… Người Thái có nhiều
món ăn đặc sắc, phong phú, hàng năm có các lễ hội Hoa Ban, Hết Chá, Cầu
mưa…
29
2.1.1. Vị trí địa lý
Mộc Châu là huyện miền núi, cao nguyên và biên giới, nằm ở hướng
Đông Nam của tỉnh Sơn La, cách Hà Nội 180 km về hướng Tây Bắc, diện tích
tự nhiên là 1.081,66 km2, chiếm 7,49% diện tích của tỉnh Sơn La, đứng thứ 8
trong số 12 huyện, thành phố của tỉnh Sơn La. Huyện Mộc Châu có Quốc lộ
6, 43 đi qua, có chung đường biên giới với Việt Nam - Lào dài 40,6 km.
Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hòa Bình.
Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Châu.
Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào bởi đường biên giới chung dài 36km.
Phía Bắc giáp với huyện Phù Yên.
Về vị trí và mối liên hệ trong Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Mộc
Châu là khu vực có những lợi thế không nhỏ thể hiện ở những điểm sau.
Thứ nhất, Mộc Châu là cửa ngõ đặc biệt quan trọng kết nối Sơn La và
các tỉnh vùng Tây Bắc với Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng thông qua
quốc lộ 6, đồng thời, Mộc Châu còn có cửa khẩu Quốc gia Lóng Sập thông
với tỉnh Hủa Phăn và cố đô Luông Phra Bang (Luang Prabang) của nước
CHDCND Lào và xa hơn là sang các nước ASEAN như Thái Lan,
Myanmar…. Đối với thủ đô Hà Nội, Lóng Sập là cửa khẩu Quốc gia sang Lào
có khoảng cách ngắn nhất.
Thứ hai, Mộc Châu là một trong những điểm nút giao thông quan trọng
trên quốc lộ 6. Từ Mộc Châu có thể kết nối thuận lợi với Sơn La, Hòa Bình,
Lào, Điện Biên, Lai Châu.
Thứ ba, Mộc Châu nằm gần sân bay Nà Sản - Thành phố Sơn La với
khoảng cách không quá xa (hơn 100 km) tương đối thuận tiện cho vận chuyển
30
khách du lịch. Trong tương lai, khi sân bay Nà Sản được đầu tư nâng cấp mở
rộng sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi để Mộc Châu kết nối với các thị trường du lịch
trong nước, khu vực và quốc tế.
Như vậy có thể thấy, vị trí địa lý đã tạo cho Mộc Châu một vị thế rất
đắc địa để tổ chức một trung tâm của khu vực Tây Bắc trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội trong đó có du lịch.
2.1.2. Địa hình
Là huyện mang đặc trưng của một huyện miền núi Tây Bắc, địa hình
Mộc Châu có sự phân hóa rõ theo hướng TB - ĐN với một số kiểu địa hình
chính: Địa hình thung lũng - đồi núi thấp ở phía bắc và tây bắc huyên; Địa
hình cao nguyên, Địa hình đồi núi thấp ở phần trung tâm; Địa hình núi trung
bình ở phía nam và tây nam huyện. Địa hình bị chia cắt mạnh, núi cao hiểm
trở và nhiều thung lũng rộng, độ cao trung bình từ 950 – 1050m so với mực
nước biển, có cao nguyên rộng lớn và tương đối bằng phẳng.
Cao nguyên Mộc Châu kéo dài 80km từ Yên Châu đến Suối Rút, bề
ngang nơi rộng nhất đạt tới 25km, có độ cao trung bình so với mực nước biển
là 1050m, các khu vực xung quanh Mộc Châu như Hòa Bình, đều có độ cao
trung bình thấp hơn so với Mộc Châu
Nằm trong vùng Tây Bắc, nền địa chất huyện Mộc Châu có cấu trúc
dạng tuyến, phần lớn lãnh thổ được cấu tạo bởi các thành tạo cacbon đá vôi
thuộc hệ tầng phân bố thành các dải rộng nằm kẹp giữa các đứt gãy và nằm
xen kẽ với những dải đá phiến. Ngoài ra, ở đây còn có đá phiến chứa than
thuộc hệ tầng Suối Bàng. Phù hợp với nền địa chất và hoạt động kiến tạo.Với
những nét độc đáo của nền địa chất và địa hình đã tạo ra những dạng tài
nguyên du lịch sinh thái độc đáo và hấp dẫn (hang động,…), làm tăng tính đa
dạng của các loại hình du lịch phù hợp với các kiểu địa hình (du lịch tham
31
quan hang động, du lịch mạo hiểm gắn với địa hình núi, du lịch văn hóa gắn
với thiên nhiên).
2.1.3. Khí hậu
Với vị trí nằm trong khu vực Tây Bắc, Mộc Châu không những thuộc
miền khí hậu nhiệt đới gió mùa mà còn mang những nét rất đặc trưng của khí
hậu cao nguyên ôn hòa mát mẻ quanh năm với nhiệt độ trung bình năm 18,9
0C.
Mộc châu có 9 tháng có số ngày thuận lợi cho phát triển du lịch. Vào
mùa đông, ở đây cũng có năm có tuyết rơi đã tạo ra sức hấp dẫn đối với du
khách tới tham quan.
2.1.4. Sông ngòi và chế độ thủy văn
Huyện Mộc Châu nằm trên cao nguyên đá vôi, nguồn nước mặt hạn
chế, với một số dòng suối chính: suối Quanh, suối Sập, suối Tân, suối Muống.
Sông Đà chảy qua Mộc Châu có vai trò quan trọng cung cấp nước mặt, đồng
thời tuyến giao thông thủy của vùng Mộc Châu, và điều hòa tạo ra khí hậu
quanh năm mát mẻ cho vùng.
2.1.5. Thổ nhƣỡng
Diện tích đất tự nhiên của huyện Mộc Châu là 202.513 ha, trong đó: đất
nông nghiệp: 34.830,51 ha, chiếm 17,2% tổng diện tích tự nhiên; đất lâm
nghiệp: 81.359,21 ha, chiếm 40,17%; đất chuyên dùng: 4.547,28 ha chiếm
2,25%; đất ở: 1.179,76 ha chiếm 0,58%; đất chưa sử dụng và sông suối, núi
đá: 80.596,24 ha, chiếm 39,8 % diện tích tự nhiên.
Mộc Châu có quỹ đất rộng, diện tích đất chưa sử dụng còn lớn. Đây là
điều kiện thuận lợi để khai thác phát triển nông lâm nghiệp và du lịch. Tuy
nhiên, đối với Mộc Châu phát triển du lịch sẽ thuận lợi hơn so với phát triển
32
nông nghiệp do các quỹ đất chưa sử dụng hầu hết là đất có địa hình dốc, thuộc
vùng xa, hạ tầng giao thông kém phát triển… điều này sẽ ảnh hưởng không
nhỏ đến hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp song đối
với du lịch vấn đề này không ảnh hưởng quá nhiều.
Đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn nhất trong huyện được hình thành trên
các loại đá khác nhau (trên đá mác ma axit, đá cát, đá sét và biến chất), có độ
dày lớn, mùn và dinh dưỡng khá nên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với
các mô hình trồng trọt và chăn nuôi đặc thù cho khu vực góp phần làm đa
dạng các sản phẩm du lịch văn hóa. Ngoài ra còn có đất mùn vàng đỏ trên
núi, đáng chú ý là đất phù sa, đất đen thuận lợi cho phát triển trồng lúa và rau
xanh phục vụ khách du lịch.
2.1.6. Dân số
Dân số vùng Mộc Châu năm 2013 là 163.184 người với mật độ trung
bình 79 người/km2, với nhiều dân tộc khác nhau trong đó dân tộc Kinh chiếm
29,4%, Thái 33,2%, Mường 15,8%, Mông 14,6%, Dao 6,2%, Sinh Mun 0,4%,
Khơ Mú 0,3%…
Dân cư phân bố tại 2 thị trấn và 27 xã. Trong đó dân cư chủ yếu tập
trung ở hai thị trấn, các xã còn lại dân số ít, chủ yếu là người dân tộc thiểu số.
2.1.7. Các điều kiện phát triển du lịch
Kinh tế - xã hội
Tổng số lao động trong các ngành kinh tế của vùng Mộc Châu năm
2013 là 95.320 người chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số dân (58,41%), tốc độ
tăng lao động giai đoạn 2005-2013 đạt 4,74%/năm.
33
Trong các ngành kinh tế, nông nghiệp là ngành kinh tế chính thu hút
khoảng 81% tổng số lao động, Thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng 8,8%
đứng thứ 2.
Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện có mức tăng trưởng khá.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, nông nghiệp có xu hướng
giảm : 30,03% (2014) - 28,57% (2016), công nghiệp - xây dựng tăng :
46,00% (2014) - 46,58% (2016) và dịch vụ cũng tăng nhẹ (23,97% - 24,85%
từ 2012 - 2016). Mộc Châu cũng là huyện có trình độ phát triển chỉ đứng sau
TP. Sơn La.
Cơ sở hạ tầng, vật chất phục vụ du lịch
Hệ thống giao thông của huyện gồm các tuyến đường chính: QL6 nối
Hà Nội với Sơn La và đường tỉnh lộ 41, 43. Hệ thống giao thông đường bộ
của Mộc Châu đã và đang tiếp tục được nâng cấp. Mộc Châu có hệ thống
đường thuỷ là sông Đà, nhưng chưa được khai thác nhiều, chỉ mới có khu vực
Bến Trai (xã Quy Hướng) đã và đang được đầu tư.
Điện nước, thông tin liên lạc: Mạng lưới điện quốc gia đã phủ khắp các
xã của huyện, 100% số hộ ở đô thị và hơn 70% số hộ nông thôn được sử dụng
điện. Hệ thống cấp nước của Mộc Châu tạm thời đáp ứng nhu cầu cho khu
vực đô thị, khu công nghiệp và phần lớn các vùng nông thôn, nhưng còn
nhiều hạn chế. Hệ thống thông tin liên lạc của huyện Mộc Châu tương đối tốt.
Hệ thống điện thoại và viễn thông đã phủ hết các xã.
Cơ sở lưu trú, ăn uống và vui chơi giải trí
Khu vực trung tâm huyện Mộc Châu có 115 cơ sở lưu trú, trong đó có
2 khách sạn 3 sao, 2 khách sạn 2 sao và nhiều nhà khách với tổng số 889
buồng, 1.775 giường. Tại một số xã trong huyện, nhiều hộ dân cũng đăng ký
cung cấp cơ sở lưu trú cho khách du lịch: Xã Đông Sang (45 hộ), Tân Lập (04
34
hộ), Hua Păng (01 hộ), Tân Hợp (01 hộ), Mường Sang (04 hộ). Bên cạnh đó,
Mộc Châu hiện có 135 nhà hàng, 02 trung tâm mua sắm, 7 cụm mua sắm với
18 cửa hàng bán các loại đặc sản Mộc Châu: Chè, sữa, đào, mận...
Cơ sở y tế
Toàn huyện có 1 bệnh viện, 15 trạm y tế xã, với 205 giường bệnh, 43
bác sỹ, 90 y sỹ, kỹ thuật viên, 63 y tá, 23 nữ hộ sinh, và 26 cán bộ ngành
dược. Nói chung cơ sở hạ tầng, vật chất của huyện còn nghèo, chất lượng
chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách trong hiện tại.
2.1.8. Tiềm năng phát triển du lịch
2.1.8.1. Thắng cảnh
Hang Dơi:
Hang được phát hiện từ năm 1952, lúc này các nhà khảo cổ học đã phát
hiện một số hiện vật, dấu tích của người Việt cổ. Đến năm 1992, Bảo tàng
Sơn La kết hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tổ chức tiếp tục thám sát tại
Hang Dơi Mộc Châu. Năm 1998, Hang Dơi ở Mộc Châu đã được công nhận
là Di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.
Hang Dơi còn được gọi là “Tây Thiên Đệ Nhất Động” hoặc "Động Sơn
Mộc Hương", là động đá tự nhiên có diện tích rộng 6915m2 là hang động
Catxtơ đá vôi điển hình nằm ở độ cao gần 100m so với mặt đất, hang có chiều
dài 80m, cao 20m, rộng 25m, kết cấu thành 3 khoang lớn, được ngăn bằng các
bức tường thạch nhũ, và được coi là một trong những hang động đẹp nhất tỉnh
Sơn La, từ cửa động có thể quan sát cả thị trấn Mộc Châu.
Ở khoảng đất rộng trước cửa hang, đã phát hiện có tầng văn hoá dày
0.5m, hiện vật thu được có mảnh tước, rìu mài lưỡi, bi đá, mảnh gốm... chứng
minh tại đây đã có người Việt cổ sinh sống từ khoảng 3.000 - 3.500 năm về
35
trước. Cho đến nay, đây là những di tích hậu kỳ đá mới tương đối thuần phát
hiện được trong các hang động Tây Bắc, và thuộc nền văn hóa hòa bình. Nơi
đây không những có cảnh đẹp của thiên tạo, gắn với nhiều truyền thuyết ly
kỳ, mà còn lưu dấu tích của người Việt Cổ. Từ chân núi tới cửa Hang Dơi
Mộc Châu phải qua 240 bậc đá, không quá cao cũng không quá thấp. Từ cửa
hang nhìn xuống là khung cảnh quốc lộ 6 thẳng tắp chạy qua thị trấn Mộc
Châu với những nóc nhà san sát đông đúc. Dãy núi quanh Hang Dơi Mộc
Châu được nhiều báo chí ví như thân rồng uốn lượn, cảnh sắc trong ngày thay
đổi liên tục, trắng ngần lúc ban mai, xanh biếc buổi trưa, rực hồng buổi chiều,
tím biếc lúc hoàng hôn. Cửa hang có hình dáng như miệng một con rồng, men
theo lối đi 2 bên tựa hai mép rồng, ở giữa là một hòn đá nhô ra như lưỡi rồng,
trần hang cao, nền hang bằng phẳng, không gian rộng và thoáng.
Ngũ động bản Ôn:
Ngũ Động nằm sâu trong những hẻm núi của bản Ôn (Mộc Châu) khá
tách biệt với bên ngoài.
Ngũ Động là hệ thống gồm 5 hang động gắn liền với thuyết ngũ hành:
Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ nằm sâu dưới dãy núi phía tây của bản Ôn, thị
trấn Nông Trường Mộc Châu. Đường vào Ngũ Động còn nhiều khó khăn nên
vẫn giữ được nét đẹp hoang sơ hiếm có.
Hệ thống nhũ đá lung linh với nhiều hình thù độc đáo, được kết tinh
qua hàng ngàn năm. Trong đó có động 3 là sâu rộng nhất và cũng là động duy
nhất được trang bị hệ thống điện nhờ máy phát nhưng cũng chỉ được sử dụng
vào các dịp lễ, tết. Đây là điểm đến cho các du khách thích khám phá những
nét đẹp hoang sơ, đẹp lạ của Mộc Châu.
Thác Dải Yếm:
36
Thác Dải Yếm các tên gọi khác là "thác Nàng", "thác Bản Vặt" nằm tại
xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Sở dĩ thác mang tên là Dải
Yếm vì theo truyền thuyết, thác là dải yếm của người con gái cứu chàng trai
thoát khỏi dòng nước lũ.
Thác Dải Yếm nằm trên dòng suối Vặt khởi nguồn từ hai khe nước Bó
Co Lắm và Bo Tá Cháu ở đầu bản Vặt, một bản của người Thái có lịch sử lâu
đời. Suối Vặt chảy được 5 km hợp lưu với suối Bó Sập, một dòng suối lớn bắt
nguồn từ bản Bó Sập giáp biên giới Việt Lào rồi chảy về đất Yên Châu. Tại
nơi hợp lưu của hai suối, dòng nước gặp một vùng đá vôi và đổ xuống phía
dưới tạo thành thác Dải Yếm.
Thác Dải Yếm bao gồm hai phần, thác nước phía trên rộng 70 mét, thác
nước phía dưới nằm cách đó 150-200 mét. Vào mùa khô, thác phía dưới chỉ
có một dòng chảy từ độ cao 50 m xuống triền đá ở dưới. hai thác đổ xuống
với tổng chiều cao 100m, một bên được chia làm 9 tầng, bên còn lại 5 tầng.
Cách giữa hai phần thác là một bãi đất phẳng thuận tiện cho việc tham quan
của du khách. Thảm thực vật trên đỉnh thác cũng khá phong phú. Thác Dải
Yếm đẹp nhất vào tháng 4 đến tháng 9 hàng năm.
Núi Pha Luông:
Núi Pha Luông, hay còn gọi là Bờ Lung, (tiếng Thái là núi lớn) có độ
cao gần 2.000m ở khu vực biên giới Việt-Lào, nằm ở phía đông huyện Mộc
Châu, tỉnh Sơn La. Đỉnh Pha Luông nằm cách Mộc Châu khoảng 70 km, nằm
tại xã Tân Xuân,Chiềng Xuân với độ cao1500 m, là điểm dừng chân lý tưởng
của mây, trời núi cao.
Trên đỉnh có một khu đất bằng phẳng rộng gần 10 ha rất thích hợp cho
những môn thể thao như đi ngựa, đi bộ hoặc leo núi. Đây là địa danh nổi tiếng
trong đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến Việt Nam xưa.
37
Đây là nơi có cấu trúc địa chất gồm đá phiến sét, đá phiến thạch anh hệ
tầng Sông Mã. Từ trên đỉnh núi, du khách được dịp chiêm ngưỡng cảnh đẹp
rừng núi hoang sơ cả hai bên nước Việt - Lào hiếm nơi nào có được.
Hồ Rừng Thông
Hồ Rừng Thông thuộc bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, là
một hồ nước lớn có diện tích 5 ha do nhân tạo. Bốn mùa trong xanh, yên bình.
Hồ nằm bên rừng thông có diện tích 43ha gồm 2 chủng loại: thông cổ của địa
phương và thông Đà Lạt được trồng từ năm 1965, trải dài xanh biếc trên dãy
đồi, tạo cho nơi đây một cảnh quan tự nhiên tuyệt đẹp, hữu tình. Hồ Rừng
Thông đẹp huyển ảo, lung linh. Sáng sớm, mặt hồ tĩnh lặng, với lớp sương
mỏng, chiều về, mặt hồ vẫn có một lớp sương phủ se lạnh. Du khách đến nơi
đây ấn tượng nhất với những đêm trăng, bóng thông soi xuống mặt hồ.
Đồi chè
Đến với Mộc Châu, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cùng những đồi
chè bất tận, nên thơ, với đồi chè trái tim, đồi chè hình vân tay, vườn chè cổ
thụ với những cây chè hàng trăm năm tuổi … Bên cạnh đó, du khách còn
được thưởng thức các sản phẩm chè nổi tiếng của Mộc Châu như: Chè Shan
tuyết, chè ô long, chè Bát tiên, chè Kim tuyên …; tham quan trang trại Arena
Village để được trải nghiệm cùng người dân trồng chè, hái chè, xao chè và tự
tay thưởng thức thành quả lao động của mình qua những tách trà.
Đồng cỏ - trang trại bò sữa
Mộc Châu mênh mông những đồng cỏ bất tận, quanh năm xanh tươi,
tràn đầy sức sống. Du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hoang dại
của cỏ hoa ngút ngàn cùng thảo nguyên trải dài. Đến đây, du khách sẽ được
trải nghiệm một ngày là người dân chăn nuôi bò sữa như cắt cỏ, cho bò ăn, có
38
thể tự tay mình vắt sữa bò và thưởng thức các sản phẩm chế biến từ sữa, cũng
như lựa chọn cho mình các sản phẩm để làm quà cho gia đình và người thân.
Các khu vườn sinh thái, khu du lịch sinh thái: Trang trại Hoa lan dâu
tây của công ty cổ phần Hoa cảnh Cao Nguyên Mộc Châu, vườn sinh thái
Hồng Công, khu Happy Land…
Bản Áng
Bản Áng, xã Đông Sang là bản du lịch cộng đồng phát triển nhất ở Mộc
Châu với nhiều mô hình homestay. Đến với Bản Áng, du khách sẽ được trải
nghiệm sinh hoạt cùng với đồng bào như cấy lúa, trồng rau, bắt cá, ở nhà sàn
truyền thống, thưởng thức những món ăn đặc sản từ những nguyên liệu tự
nhiên,sản vật núi rừng như: xôi ngũ sắc, pa pỉnh tộp (cá nướng), thịt hun khói,
rượu men lá, cá ống tre, những món rau rừng… ; được chiêm ngưỡng cây Đa
nghìn tuổi; được hòa chung không khí của lễ hội Hết Chá vào mỗi độ tháng
Ba, khi hoa ban nở trắng rừng. Đặc biệt là du khách còn được tham quan và tự
tay dệt nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc hoặc làm đệm bông gạo…
2.1.8.2. Tài nguyên du lịch Văn hóa - Tâm linh
Động sơn Mộc Hương – động thiêng nhất trời Tây Bắc (Hang Dơi)
Không chỉ mà một thắng cảnh nổi tiếng, mà Hang Dơi còn được biết
đến là một điểm đến du lịch văn hóa tâm linh bậc nhất khu vực Tây Bắc.
Người Thái ở Mộc Châu coi Hạng Sa Lai (còn gọi là Hang Dơi, Động Sơn
Mộc Hương là nơi linh thiêng nhất...
Lịch sử từ thời xưa tương truyền, khi người Thái về chọn đất Mộc Châu
làm nơi định cư lâu dài, đất rộng, bằng phẳng phì nhiêu mà năm nào cũng hạn
hạn, thiếu nước. Nhân dân làm lễ, lập đàn cầu khấn. Một con rồng đã bay tới
dừng chân nơi này, ban cho mảnh đất mưa thuận gió hòa, rồng ở lại bảo vệ
39
mảnh đất luôn và hóa thân thành Hạng Sa Lai (hang nước). Gọi là thế để nhớ
ơn rồng thiêng đã cho nguồn nước để tạo ra tươi tốt cho bản làng, và thực tế
là cho đên bây giờ, hang vẫn là nguồn nước cho cả khu vực. Nếu quan sát kỹ,
sẽ thấy đầu rồng hướng về phía đất Mường Sang - trung tâm của Mộc Châu
ngày trước. Ngay dưới phía đầu rồng (băng ngang qua quốc lộ 6, chỗ nhà máy
nước bây giờ) là một hang nước, nước chảy ra quanh năm không hết, bao bọc,
tưới tắm cho cả vùng đất này. Trong hang còn có nhiều huyền tích gắn với
cuộc sống, truyền thống phong tục của người Thái và người dân địa phương.
Người ta gọi động là Tây thiên đệ nhất động vừa là vì đây là động đẹp nhất
Tây Bắc, và đây cũng là là động thiêng nhất khu vực núi rừng Tây Bắc.
Người dân quanh vùng thường đến đây lễ bái, cầu khấn vào ngày rằm, mùng
một, và đa phần đều khẳng định đến đây cầu mong gì cũng đều được cả.
Đền chúa Thác Bờ (Đền Chúa Hang Miếng) ở xã Quang Minh
Vào cuối mùa xuân năm 1431, sau khi dẹp xong giặc Đèo Cát Hãn ở
Lai Châu, Lê Lợi cùng đoàn quân sĩ xuôi thuyền dọc Sông Đà để về Kinh đô,
nhưng khi đến khúc sông ở Hang Miếng thì gặp trời mưa to, nước lũ dâng cao
không thể xuôi qua. Biết vua và quân sĩ gặp nạn, bà Đinh Thị Vân, người
Mường đã vận động nhân dân trong vùng quyên góp lương thực và cùng mọi
người chèo thuyền vượt thác, ghềnh để đem lương thảo đến tiếp tế cho vua.
Sau nhiều chuyến chuyển lương thành công, đến chuyến cuối, giông bão nổi
ầm ầm, thuyền của bà chở đầy lương chòng chành đã bị đắm ở khúc sông
thuộc địa phận Hang Miếng, xác của bà đã trôi dạt vào vùng Thác Bờ. Để tỏ
lòng tôn kính và tưởng nhớ công lao của Bà, nhân dân trong vùng đã lập đền
thờ bà ở Hang Miếng. Dân gian gọi là: Đền Chúa Hang Miếng. Ở Thung Nai,
nơi xác bà dạt về, người ta lập nên Đền Bà chúa cầu mong Bà che chở, phù hộ
cho những chuyến xuôi ngược sông Đà. Đền Chúa Hang Miếng nằm ven hồ
thuỷ điện Hoà Bình, thuộc bản Hang Miếng, xã Quang Minh, huyện Mộc
40
Châu, tỉnh Sơn La. Đền được xây nguy nga hoành tráng trên ngọn núi Đầu
Rồng với 3 dãy nhà: Tiền- Trung- Hậu, có cung thờ Phật và cung thờ Thánh,
Chúa Thượng Ngàn. Đứng trên đỉnh phóng tầm mắt có thể thấy những dãy
núi xanh rì mờ xa hay những đảo nhỏ lô nhô giữa sóng nước Sông Đà.
Chùa Chiền Viện hay Chùa Vạt Hồng
Theo “Đại Nam nhất thống chí”, một bộ sách của Quốc sử quán triều
Nguyễn được viết vào giữa thế kỷ XIX thì chùa Chiền Viện trước đây là một
kiến trúc Phật giáo lớn ở vùng rừng núi Tây Bắc, với số tượng Phật được thờ
trong chùa khá nhiều: 1 pho tượng lớn, 8 pho vừa, 56 pho nhỏ đều bằng đồng,
2 pho bằng thiếc, một pho nhỏ bằng ngà… Nhà Thái học Cầm Trọng đã từng
phỏng đoán, chùa có thể được tạo lập từ thế kỷ XIII, do người dân tộc Thái
Mộc Châu xây dựng. Theo Ông, nghĩa Thái của địa danh nơi xây chùa - bản
“Vặt" chính là âm đọc chệch của từ "Phật", vì vậy mà hội chùa lễ Phật vào
tháng 5 âm lịch ở đây đã được gọi là "Chách Vặt”, “Chách Và". Theo các cố
lão tại địa phương, chùa Chiền Viện ngày xưa rất được nhân dân sùng mộ,
mỗi năm có hai lần “chính việc” là “Lễ cúng xin nước - cầu mưa” vào tháng 3
- 4 và “Lễ rửa tượng - tắm tượng” vào tháng 5 - 6. Các vị cũng cho biết, chùa
bị đổ nát từ năm 1947. Hiện nay, chùa chỉ còn lại một nền chùa và một tấm
bia cổ cùng bức tường cũ. Hiện nay, chùa đang được trùng tu tạm thời và trở
thành điểm đến của đông đảo phật tử, người dân địa phương, cũng như du
khách du lịch tâm linh.
Di tích lịch sử lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến
Di tích lịch sử lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến tại tiểu khu 11, thị
trấn Mộc Châu là sự tri ân với đoàn quân Tây Tiến huyền thoại, những trí
thức Hà Thành đã đến với Miền Tây của Việt Nam khi tuổi mới đôi mươi rất
đỗi quả cảm, anh hùng, hào hoa mà lãng mạn.
41
Thiết kế của khu di tích được lấy ý tưởng của bài thơ Tây Tiến của
Quang Dũng. Di tích có 6 hạng mục chính: Nhà truyền thống, đường lên di
tích với thiết kế 52 bậc dốc ziczac, hệ thống phù điêu bao quanh, đài tưởng
niệm, nhà bia ghi danh, đài vọng tưởng.
Đến với công trình lịch sử này, du khách gặp lại những câu chuyện xúc
động về những người lính Tây Tiến trên đường hành quân, những câu chuyện
ấm lòng về nghĩa tình quân dân cao cả, về tình quốc tế Việt Lào; những địa
danh quen thuộc; những biểu tượng thiêng liêng… góp phần tái hiện sinh
động lịch sử đoàn quân trên đá, bất tử với thời gian và khắc sâu trong trái tim
mỗi người.
2.1.8.3. Hoạt động du lịch lễ hội văn hóa của Mộc Châu
Chợ tình Cao nguyên Mộc Châu
Mộc Châu không chỉ có đặc sản là chè, những cô gái dân tộc duyên
dáng mà ngày nay, phiên Chợ tình tổ chức vào ngày 31/8 đến 2/9 hàng năm
cũng là một món “đặc sản” níu du khách thập phương về với vùng cao
nguyên nhiều mây và đầy bí ẩn này. Một nhà văn hóa chỉ ra rằng, do cuộc
sống của người dân quanh năm vất vả, đời sống văn hóa nghèo nàn, nên đó là
dịp để họ giao lưu, nói chuyện, tìm bạn, uống rượu… Đêm 30/8, thanh thiếu
niên vùng cao đổ về vui chơi ở thị trấn Mộc Châu, chờ đợi những thời khắc
tuyệt đẹp của tình yêu. Ở trung tâm thị trấn, ngoài những cô gái Mông còn có
những cô Thái, Mường duyên dáng.
Đêm 31/8 và 1/9, các chương trình văn nghệ diễn ra, những nụ cười
giòn tan vang khắp núi rừng, hòa vào tiếng suối chảy. Trước đó, những người
đến chợ sớm một hai hôm đã nếm trải sự hồi hộp, chờ đợi đến khó lòng chợp
mắt. Họ có thể tìm chỗ ngủ ở bất cứ nơi đâu, ngay sân vận động, dưới gốc
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đĐề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyênNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
 
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóaKhóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
 
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAYĐề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
 
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đLuận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
 
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngLuận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
 
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
 
Đề tài: Phát triển du lịch thiện nguyện tại bản Mển tỉnh Điện Biên
Đề tài: Phát triển du lịch thiện nguyện tại bản Mển tỉnh Điện BiênĐề tài: Phát triển du lịch thiện nguyện tại bản Mển tỉnh Điện Biên
Đề tài: Phát triển du lịch thiện nguyện tại bản Mển tỉnh Điện Biên
 
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOTĐề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOT
 
Đề tài Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – ...
Đề tài Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – ...Đề tài Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – ...
Đề tài Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – ...
 
Xây dựng thương hiệu du lịch Hải Phòng 6755068.pdf
Xây dựng thương hiệu du lịch Hải Phòng 6755068.pdfXây dựng thương hiệu du lịch Hải Phòng 6755068.pdf
Xây dựng thương hiệu du lịch Hải Phòng 6755068.pdf
 
Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – quảng ngãi
Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – quảng ngãiTiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – quảng ngãi
Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch đặng thùy trâm – quảng ngãi
 
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đPhát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
 
Khoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.doc
Khoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.docKhoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.doc
Khoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.doc
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Hà Giang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Hà Giang, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Hà Giang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Hà Giang, HAY
 
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNGNGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
 
Đề tài: Nghiên cứu về hệ thống khu di tích Tây Yên Tử, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu về hệ thống khu di tích Tây Yên Tử, HAY, 9đĐề tài: Nghiên cứu về hệ thống khu di tích Tây Yên Tử, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu về hệ thống khu di tích Tây Yên Tử, HAY, 9đ
 

Similar to Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam

Similar to Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam (20)

Phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì. luận văn thạc sĩ du lịch ...
Phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì. luận văn thạc sĩ du lịch ...Phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì. luận văn thạc sĩ du lịch ...
Phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì. luận văn thạc sĩ du lịch ...
 
Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, ...
Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, ...Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, ...
Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, ...
 
Đề tài: Quản lý về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, Hải Phòng
Đề tài: Quản lý về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, Hải PhòngĐề tài: Quản lý về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, Hải Phòng
Đề tài: Quản lý về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, Hải Phòng
 
Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch s...
Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch  s...Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch  s...
Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch s...
 
Đề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịch
Đề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịchĐề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịch
Đề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịch
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
 
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đLuận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
 
Đề tài: Quản lý hoạt động nghệ thuật ở huyện Cư kuin, Đắk Lắk, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động nghệ thuật ở huyện Cư kuin, Đắk Lắk, 9đĐề tài: Quản lý hoạt động nghệ thuật ở huyện Cư kuin, Đắk Lắk, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động nghệ thuật ở huyện Cư kuin, Đắk Lắk, 9đ
 
[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...
[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...
[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAY
 
Luận văn: Quản lý về kinh tế du lịch tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý về kinh tế du lịch tại TP Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý về kinh tế du lịch tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý về kinh tế du lịch tại TP Hà Nội, HAY
 
Đề tài: Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Đề tài: Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam, HAYĐề tài: Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Đề tài: Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam, HAY
 
Đề tài: Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Đề tài: Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam, HAYĐề tài: Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Đề tài: Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam, HAY
 
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế, HAY
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế, HAYLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế, HAY
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế, HAY
 
Luận văn: Khai thác văn hóa tộc người H’mong ở Sapa, HAY
Luận văn: Khai thác văn hóa tộc người H’mong ở Sapa, HAYLuận văn: Khai thác văn hóa tộc người H’mong ở Sapa, HAY
Luận văn: Khai thác văn hóa tộc người H’mong ở Sapa, HAY
 
Đề tài: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9đĐề tài: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9đ
 

More from nataliej4

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 

Du lịch văn hóa Mộc Châu : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------------------------ HƢỚNG VŨ LIÊN (XIANG YU LIAN) PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở MỘC CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC VÀ TIẾNG VIỆT HÀ NỘI – 2018
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------------- HƢỚNG VŨ LIÊN (XIANG YU LIAN) PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở MỘC CHÂU Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Việt Nam học Mã số: 60220113 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Nguyệt Hà Nội - 2018
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân, còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng như sự động viên của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Cô PGS. TS Nguyễn Thị Nguyệt đã hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Việt Nam Học – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội – đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu cho đến khi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Quản lý Khu Du lịch Quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La; Phòng Văn hoá Thể thao và Du lịch huyện Mộc Châu, cùng các Anh Chị đội Văn nghệ, Quản lý các điểm du lịch… đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, các anh chị, và bạn bè đồng nghiệp đã hỗ trợ tác giả rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ hoàn chỉnh như ngày hôm nay. Hà Nội, tháng 10 năm 2018 Học viên thực hiện Hƣớng Vũ Liên (Xiang Yu Lian)
  • 4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...................................................................ii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài....................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 4 3.1. Mục đích nghiên cứu.......................................................................... 4 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 6 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 6 6. Đóng góp của luận văn.............................................................................. 7 7. Kết cấu luận văn........................................................................................ 7 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI. 9 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ................................................... 9 1.1.1. Khái niệm du lịch văn hóa .............................................................. 9 1.1.2. Tài nguyên du lịch.........................................................................10 1.1.3. Khái niệm sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch văn hóa...........12 1.1.3.1. Khái niệm sản phẩm du lịch...................................................12 1.1.3.2. Khái niệm sản phẩm du lịch văn hóa.....................................13 1.1.4. Nguồn nhân lực du lịch.................................................................14
  • 5. 1.1.5. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của du lịch văn hóa ...............................14 1.1.6. Thị trường du lịch văn hóa............................................................15 1.1.7. Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa..................................................16 1.1.8. Bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch.............................................19 1.2. Những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du lịch văn hóa ...............................................................................................................19 1.2.1. Những bài học kinh nghiệm nước ngoài.......................................19 1.2.2. Những bài học kinh nghiệm trong nước .......................................23 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA Ở MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA ......................................................................28 2.1. Giới thiệu tổng quan về Mộc Châu, tỉnh Sơn La.................................28 2.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................29 2.1.2. Địa hình.........................................................................................30 2.1.3. Khí hậu..........................................................................................31 2.1.4. Sông ngòi và chế độ thủy văn.......................................................31 2.1.5. Thổ nhưỡng...................................................................................31 2.1.6. Dân số............................................................................................32 2.1.7. Các điều kiện phát triển du lịch ....................................................32 2.1.8. Tiềm năng phát triển du lịch .........................................................34 2.1.8.1. Thắng cảnh.............................................................................34 2.1.8.2. Tài nguyên du lịch Văn hóa - Tâm linh .................................38 2.1.8.3. Hoạt động du lịch lễ hội văn hóa của Mộc Châu..................41
  • 6. 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại Khu du lịch quốc gia Mộc Châu. ...........................................................................................................47 2.2.1. Số lượt khách ................................................................................47 2.2.2. Tổng doanh thu từ khách du lịch ..................................................48 2.3. Các hoạt động du lịch văn hóa.............................................................49 2.3.1. Hoạt động văn hóa ẩm thực ..........................................................49 2.3.2. Lễ hội ẩm thực các dân tộc Mộc Châu trong Tuần lễ văn hóa – du lịch các dân tộc Mộc Châu......................................................................52 2.3.3. Về cơ sở dịch vụ ăn uống..............................................................53 2.3.4. Về hoạt động khách sạn, nhà nghỉ tại Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu ........................................................................................................54 2.3.5. Hoạt động tham quan nhà sàn, nhà văn hóa cộng đồng, nhà nghỉ Homestay, bản văn hóa các dân tộc........................................................55 2.3.6. Hoạt động quảng bá, giới thiệu trải nghiệm mặc trang phục các dân tộc tới du khách ................................................................................57 2.3.7. Hoạt động văn hóa nghệ thuật.......................................................58 2.4. Cơ sở hạ tầng, vật chất phục vụ du lịch...............................................61 2.5. Hoạt động quản lý du lịch....................................................................63 2.5.1. Công tác quản lý nhà nước về du lịch...........................................63 2.5.2. Công tác quản lý quy hoạch các cơ sở, đơn vị du lịch..................64 2.5.3. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch..............................................65 2.5.4. Công tác thu hút đầu tư.................................................................67 2.6. Đánh giá hoạt động du lịch văn hóa Mộc Châu, tỉnh Sơn La..............68
  • 7. 2.6.1. Những kết quả đạt được................................................................68 2.6.2. Một số yếu kém, tồn tại.................................................................70 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA ......................................................................73 3.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp...........................................................73 3.1.1. Những căn cứ pháp lý ...................................................................73 3.1.2. Chủ trương chính sách của nhà nước............................................75 3.1.3. Định hướng, chiến lược phát triển của Mộc Châu........................76 3.2. Giải pháp về sản phẩm du lịch.............................................................77 3.2.1. Xây dựng sản phẩm đặc trưng ......................................................77 3.2.2. Xây dựng hình ảnh của điểm đến..................................................78 3.3. Kết cấu hạ tầng.....................................................................................78 3.3.1. Hệ thống giao thông......................................................................78 3.3.2. Hệ thống kết cấu hạ tầng khác ......................................................80 3.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch......................80 3.4.1. Hệ thống cơ sở hạ tầng..................................................................80 3.4.3. Hệ thống các cơ sở vật chất kỹ thuật khác....................................81 3.4.3.1. Hệ thống cơ sở vui chơi giải trí .............................................81 3.4.3.2. Hệ thống các cơ sở phục vụ ăn uống.....................................81 3.4.3.3. Hệ thống các cơ sở phục vụ hội nghị, hội thảo......................81 3.4.3.4. Hệ thống cơ sở phục vụ nhu cầu thể thao..............................82 3.5. Định hướng đào tạo nhân lực và giáo dục cộng đồng .........................82
  • 8. 3.6. Xúc tiến, quảng bá và quản lý nhà nước cho hoạt động du lịch..........83 3.7. Định hướng tổ chức không gian du lịch...............................................84 3.7.1. Trung tâm du lịch..........................................................................84 3.7.1.1. Trung tâm du lịch sinh thái Mộc Châu..................................85 3.7.1.2. Trung tâm vui chơi giải trí cao cấp Mộc Châu .....................85 3.7.1.3. Trung tâm nghỉ dưỡng cao cấp Mộc Châu............................85 3.7.2. Các khu du lịch văn hóa................................................................86 3.7.3. Hệ thống các điểm du lịch vệ tinh ................................................88 3.7.4. Hệ thống các trung tâm dịch vụ ....................................................89 3.8. Hệ thống tuyến du lịch.........................................................................89 3.8.1. Tuyến du lịch liên Quốc gia..........................................................89 3.8.2. Tuyến du lịch liên vùng ................................................................90 3.8.4. Tuyến du lịch trên sông.................................................................91 3.9. Vốn đầu tư phát triển dự án..................................................................91 3.9.1. Nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án ưu tiên....................................91 3.9.2. Các nguồn vốn đầu tư chính bao gồm...........................................92 3.9.3. Thu hút, tìm kiếm nguồn vốn đầu tư ở trong nước và nước ngoài cho các dự án phát triển du lịch ..............................................................93 3.10. Một số kiến nghị nhằm phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu..96 3.10.1. Đối với chính quyền địa phương.................................................96 3.10.2. Đối với người dân địa phương....................................................97 3.10.3. Đối với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Tổng cục Du lịch97
  • 9. KẾT LUẬN....................................................................................................99 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................iii PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT ...........................................vi PHỤ LỤC 2: BẢNG XỬ LÝ SỐ LIỆU PHIẾU ĐIỀU TRA.....................xv PHỤ LỤC 3: NHẬT KÝ KHẢO SÁT......................................................xxiii PHỤ LỤC 4: HÌNH ẢNH THỰC TẾ........................................................xxv
  • 10. i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT PGS.TS Phó Giáo Sư. Tiến Sĩ ThS Thạc sĩ UNWTO United Nation World Tourism Organization (Tổ chức du lịch thế giới) UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc) CHDCND Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân TB – ĐN Tây Bắc – Đông Nam DLQG Du lịch Quốc Gia UBND Ủy Ban Nhân Dân KT – XH Kinh tế - Xã hội DTLS Di tích lịch sử TT Thị trấn TNDL Tài nguyên du lịch TNDLNV Tài nguyên du lịch nhân văn
  • 11. ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Số lượt khách đến Khu du lịch quốc gia Mộc Châu giai đoạn 2016 – 2017..............................................................................................................47 Bảng 2.2. Kết quả doanh thu kinh doanh du lịch tại Mộc Châu giai đoạn 2016-2017) ......................................................................................................48 Bảng 2.3. Bảng thống kê cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn huyện tính đến năm 2017................................................................................54 Bảng 2.4. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ tại Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu .........................................................................................................................54 Bảng 2.5. Người dân được đào tạo qua lớp nghiệp vụ về hoạt động du lịch cộng đồng........................................................................................................56 Bảng 2.6. Mức độ nhiệt tình giới thiệu nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân bản địa đến với du khách ...............................................................57 Bảng 2.7. Nhận xét của khách du lịch về các buổi biểu diễn văn nghệ và giao lưu văn nghệ tại Mộc Châu .............................................................................60
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, du lịch văn hóa đã và đang trở thành xu hướng phổ biến của nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực, đặc biệt là với những nước đang phát triển khi mà nền tảng, quy mô, nguồn lực không lớn, chưa có đủ thế mạnh trong việc xây dựng những điểm du lịch đắt tiền, những trung tâm giải trí công nghệ cao và tầm cỡ. Đối với Việt Nam, du lịch văn hóa cũng được xác định là một trong những loại hình du lịch đặc thù, có thế mạnh và tiềm năng phát triển phong phú. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng... để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ. Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương - nơi lưu giữ nhiều lễ hội văn hóa và cũng là nơi còn tồn tại đói nghèo. Bởi vậy, khách tham quan du lịch văn hóa tức là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương. Ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nền tảng phát triển phần lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những khu du lịch đắt tiền, mà thường là dựa vào những nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc. Những nguồn lợi này không tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch, nhưng lại đóng góp đáng kể cho sự phát triển của cộng đồng xã hội. Mộc Châu là một trong những điểm đến có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch nói chung và phát triển hoạt động du lịch văn hóa nói riêng. Tuy nhiên, thực tế phát triển cho thấy sản phẩm du lịch ở đây còn
  • 13. 2 nghèo, đơn điệu, chưa tương xứng với tiềm năng, chưa mang tính đặc trưng của địa phương, chưa tạo được tính cạnh tranh trên thị trường, vì thế chưa thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu của du khách. Nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ, chưa được nghiên cứu thấu đáo, chưa được đầu tư phát triển dẫn tới việc lãng phí nguồn tài nguyên, lãng phí nguồn nhân lực lao động, làm giảm nguồn thu ngân sách cho Mộc Châu nói riêng và ngành du lịch nói chung. Chính vì vậy tôi chọn đề tài "Phát triển du lịch văn hóa ở Mộc Châu" để nghiên cứu nhằm phân tích hoạt động du lịch văn hóa và đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa cho Mộc Châu, tỉnh Sơn La. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Ở Việt Nam, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về du lịch văn hóa. Trong đó mỗi khu vực, mỗi tỉnh lại có các tác giả nghiên cứu sâu về những nét đặc trưng của văn hóa khu vực đó. Ví dụ như: "Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh" – Luận văn thạc sĩ của Lê Trung Thu, tác giả đã nêu bật được nền văn hóa lâu đời gắn với những tên tuổi khác nhau của các vị vua thời Lý, di sản phi vật thể thế giới Quan họ Bắc Ninh, cùng các ngôi chùa và làng nghề nổi tiếng… Hoặc luận văn "Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình" của ThS Phạm Thị Bích Thủy. Tác giả đã nghiên cứu về đặc trưng văn hóa của Thái Bình, nơi có nhiều di sản văn hóa, tuy nhiên chưa được khai thác tốt trong việc bảo tồn và phát triển du lịch. Hoặc bài nghiên cứu “Thực trạng phát triển du lịch tại khu du lịch quốc gia Mộc Châu” , của tác giả Dương Thị Hồng Nhung - bài nghiên cứu khái quát một số vấn đề cơ bản về thực trạng phát triển du lịch tại khu du lịch Mộc Châu. Bên cạnh đó, phải kể đến một số công trình đặc biệt giúp ích cho tác giả luận văn hoàn thành công trình này như: Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam là tài liệu cung cấp cách nhìn tổng quát về văn hóa Việt Nam,
  • 14. 3 địa bàn khu trú các bản sắc văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, từng địa phương cụ thể và tác giả luận văn dựa vào đó để bổ sung, hoàn thành cũng như có những lý giải cụ thể về các vấn đề trong luận văn của mình. Trần Thúy Anh (chủ biên), “Du lịch văn hóa những vấn đề lý luận và nghiệp vụ”, là nguồn tài liệu cung cấp những vấn đề lý luận quan trọng và thực tiễn được đúc rút từ kinh nghiệm của hoạt động văn hóa. Tài liệu này giúp tác giả luận văn có cách nhìn từ góc độ du lịch văn hóa để tiếp cận hướng nghiên cứu của mình. Nguyễn Thị Nguyệt, "Du lịch văn hóa ở Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Việt Nam học và phương pháp tiếp cận" là tài liệu cung cấp một cách nhìn tổng hợp, khái quát về các tài nguyên trong du lịch văn hóa, giúp tác giả có cái nhìn khái quát về địa phương mà mình nghiên cứu. Trần Đức Thành, “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế du lịch tại huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La” là tài liệu cung cấp thông tin về thực trạng các nguồn lực nhằm phát triển kinh tế du lịch tại Mộc Châu: hệ thống kinh doanh, cơ sở lưu trú, cơ sở kinh doanh ăn uống, phương tiện vận chuyển, trình độ năng lực của nhân viện tại các cơ sở phục vụ và nguồn khách du lịch. Giúp tác giả có những thông tin đa chiều về các điều kiện phát triển du lịch nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Bùi Văn Dũng, “Phát triển sản phẩm du lịch Mộc Châu đến năm 2020”, là tài liệu cung cấp cái nhìn tổng quan cho tác giả về ngành du lịch và dịch vụ tại Mộc Châu. Từ đó, tác giả có những nhận xét đánh giá khách quan về lĩnh vực du lịch văn hóa mà luận văn hướng tới. Nguyễn Thị Hồng Vân, luận văn “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch homestay ở Mộc Châu” , luận văn đã thống kê, đánh giá, phân tích các điều kiện phát triển du lịch homestay ở Mộc Châu,
  • 15. 4 đưa ra các thực trạng và kết quả hoạt động du lịch homestay; phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, từ đó đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm phát triển du lịch homestay ở Mộc Châu. Nguyễn Văn Bình, bài viết “Để du lịch Mộc Châu phát triển xứng tiềm năng” trên trang web: www.mocchautourism.com , cập nhật ngày 09/03/2012 đã cung cấp những thông tin về một số sản phẩm du lịch Mộc Châu. Theo đó, tác giả có những căn cứ về một Mộc Châu có nền văn hóa đặc sắc, đa dạng của nhiều dân tộc với tiềm năng thu hút khách cao, có hệ sinh thái phong phú… Tuy nhiên, sản phẩm du lịch Mộc Châu còn nghèo nàn, đơn điệu, khả năng cạnh tranh không cao. Vậy nên, để du lịch Mộc Châu phát triển mạnh mẽ, tương xứng với tiềm năng, cần tập trung ưu tiên xây dựng và triển khai chiến lược sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm có thế mạnh, có khả năng cạnh tranh cao. Một số công trình có nghiên cứu về một số tiềm năng, thế mạnh và thực trạng cụ thể của từng loại hình du lịch, điểm du lịch, và đặc trưng như: đề tài "Giao lưu văn hóa các dân tộc Mộc Châu trong sự phát triển của vùng" của tác giả Nguyễn Thị Nguyệt, đề tài này mang lại cho tác giả một cách nhìn tổng quát về văn hóa dân tộc Mộc Châu để tham khảo cho bài viết của mình. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu và đánh giá tiềm năng phát triển loại hình du lịch văn hóa và thực trạng khai thác loại hình du lịch này tại Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Từ đó nhằm mục đích xây dựng và đưa ra các luận cứ khoa học để chính quyền các cấp, các ngành tham khảo trong việc khai thác các giá trị lịch
  • 16. 5 sử, văn hóa, phục vụ phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế, phát huy truyền thống của Mộc Châu nói riêng, cả tỉnh Sơn La nói chung. Mục đích nghiên cứu của luận văn là góp phần bảo tồn di sản văn hóa cũng như phát triển văn hóa trong điều kiện kinh doanh du lịch của Mộc Châu. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, tác giả sẽ tiến hành giải quyết ba nhiệm vụ chính: Một là, nghiên cứu tài liệu về du lịch văn hóa như : tài nguyên du lịch, điểm đến du lịch văn hóa, thị trường và đối tượng khách hàng của du lịch văn hóa Mộc Châu … từ đó đề xuất phát triển xây dựng sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch, tổ chức quản lý hiệu quả để vừa phát triển du lịch vừa bảo tồn văn hóa. Hai là, nghiên cứu đánh giá thực trạng khai thác sản phẩm du lịch văn hóa của Mộc Châu. Ba là, Nêu ra những đề xuất góp phần phát triển du lịch văn hóa tại Mộc Châu. 4. Đối tƣợng, phạm vinghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là: - Các tài nguyên văn hóa, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn Mộc Châu (công trình kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử, lễ hội dân gian…)
  • 17. 6 - Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động phát triển di sản văn hóa thành một trong những tài nguyên du lịch văn hóa và là một trong những loại hình du lịch chủ đạo tại Mộc Châu. - Các kinh nghiệm trong việc phục hồi, khai thác và bảo tồn tài nguyên văn hóa trong hoạt động kinh doanh du lịch. - Sở văn hóa thể thao và du lịch Sơn La nói riêng, Phòng quản lý văn hóa và du lịch Mộc Châu trong vai trò là cơ quan chủ quản để thực hiện, quản lý các hoạt động du lịch văn hóa, xúc tiến và quảng bá, phát triển các loại hình du lịch văn hóa Mộc Châu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu thực tế hoạt động khai thác, bảo tồn và phát triển sản phẩm du lịch văn hóa trên địa bàn Mộc Châu. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Số liệu, tài liệu thu thập từ năm 2012 đến nay, các định hướng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa của Mộc Châu và các giải pháp được đề xuất trong thời gian tới. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng các phương pháp sau để thực hiện luận văn: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả tiến hành thu thập thông tin, số liệu từ các nguồn như các công trình nghiên cứu, cácđề án, các trang báo mạng về chuyên ngành có uy tín, các sách báo chuyên ngành và các ngành liên quan, các thông thư, nghị quyết, các quy hoạch du lịch, báo cáo của các cơ quan quản lý như: Tổng cục Du lịch Việt Nam, Tổng cục thống kê, Phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch Mộc Châu, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Sơn La…
  • 18. 7 - Phương pháp khảo sát thực địa: thực tế tại một số khu vực trên địa bàn, qua đó thu thập thông tin, hình ảnh, quan sát , ghi chép các thông tin thực trạng tại khu vực. - Phương pháp thống kê, phân tích số liệu: Qua các số liệu thu thập được về tài nguyên, hoạt động du lịch … của Mộc Châu, tác giả xử lý số liệu và hệ thống hóa thành các bảng số liệu và thực hiện phân tích, nhằm làm rõ thực trạng phát triển của du lịch và du lịch văn hóa của Mộc Châu. - Phương pháp xã hội học:Phương pháp này dùng để lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý, khách du lịch, người kinh doanh du lịch tại nơi điều tra nhằm đánh giá thực trạng và tài nguyên du lịch cũng như các vấn đề phát triển du lịch văn hóa. 6. Đóng góp của luận văn Phân tích được thực trạng phát triển của du lịch văn hóa ở Mộc Châu, hệ thống khái quát những lý luận về du lịch văn hóa. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch văn hóa ở Mộc Châu. Kết quả nghiên cứu của luận văn làm tài liệu tham khảo cho một số công ty du lịch tại Mộc Châu… 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về các vấn đề liên quan đến đề tài Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa ở Mộc Châu, tỉnh Sơn La
  • 19. 8 Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa Mộc Châu, tỉnh Sơn La
  • 20. 9 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Khái niệm du lịch văn hóa Bên cạnh các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục…, gần đây, du lịch văn hóa đang là xu hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Bởi vì lĩnh vực du lịch văn hóa đang được đánh giá là đem lại giá trị lớn cho cộng đồng xã hội. Theo Hội đồng Quốc tế và các di chỉ và di tích ICOMOS định nghĩa theo khía cạnh nghiên cứu về di chỉ và di tích:" Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những di tích và di chỉ. Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc tôn tạo, bảo tồn và duy trì. Loại hình này trên thực tế đã minh chứng cho những nỗ lực bảo tồn và tôn tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng vì những lợi ích văn hóa – kinh tế - xã hội ". Theo Luật Du lịch: "Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống".[9, tr.3] Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO): Du lịch văn hóa bao gồm các hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, về các lễ hội và các sự kiện văn hóa khác nhau, thăm các di tích và đền đài, du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương."
  • 21. 10 1.1.2. Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.” (Khoản 4, điều 4, chương 1). Tài nguyên du lịch chính là tiền đề để phát triển du lịch. Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng đặc sắc, càng phong phú bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu. Tác giả Bùi Thị Hải Yến đưa ra định nghĩa về TNDL một cách thiết thực hơn: “TNDL là tất cả những gì thuộc về tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra có sức hấp dẫn du khách, có thể được bảo vệ, tôn tạo và sử dụng cho ngành du lịch mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường” [20, tr 20]. Tài nguyên chính của du lịch văn hóa là các giá trị di sản văn hóa. Có thể hiểu, các di sản văn hóa là nguồn tài nguyên độc đáo của du lịch văn hóa. Có các tài nguyên du lịch thì mới có các loại hình du lịch. Có tài nguyên du lịch nhân văn – văn hóa thì mới có loại hình du lịch văn hóa. Các tài nguyên này có vai trò quan trọng trong việc hình thành, nuôi sống và phát triển ngành du lịch. Tài nguyên du lịch được phân chia rõ thành hai loại chính là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn (gồm tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể). Trong Luật du lịch Việt Nam định nghĩa hai cách phân loại này như sau: "Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du
  • 22. 11 lịch" và " Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch"[9, tr.8]. TNDLNV nói một cách ngắn gọn, là các đối tượng, hiện tượng do con người sáng tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch. TNDLNV của Việt Nam bao gồm TNDL nhân văn vật thể (các di chỉ khảo cổ học, các di sản văn hoá thế giới và các di tích lịch sử - văn hoá như các đô thị lịch sử, các khu công trình mang tính lịch sử trong các đô thị, các địa bàn có sự kiện lịch sử như các chiến khu cách mạng, các chiến trường, các công trình kiến trúc có giá trị lịch sử - văn hóa như đình, đền, chùa, miếu, lăng mộ, nhà thờ, nhà cổ, thành cổ, những tác phẩm nghệ thuật hội họa điêu khắc như tranh, tượng…) và TNDL nhân văn phi vật thể (các lễ hội, nghề và làng nghề truyền thống, văn hoá nghệ thuật, văn hoá ẩm thực, văn hoá các tộc người). Tài nguyên du lịch nhân văn cũng chính là tài nguyên du lịch văn hóa. Từ đó có thể nhận thấy được rằng, tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm: văn nghệ dân gian, truyền thống văn hóa, khảo cổ, công trình kiến trúc … đó được coi là những nguồn tài nguyên du lịch nhân văn vô cùng quý giá của ngành du lịch. Tuy nhiên, không phải mọi sản phẩm văn hóa đều được coi là sản phẩm du lịch, bởi vì có một số sản phẩm văn hóa không thể hoặc không nên đưa vào khai thác phục vụ cho du lịch mà nên được bảo tồn và gìn giữ để phát triển các giá trị cốt lõi của sản phẩm văn hóa đó. Chỉ nên sử dụng những sản phẩm văn hóa này trong một số hoàn cảnh cụ thể. Và khai thác có định hướng, kết hợp chiến lược với bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị quý giá của tài nguyên này.
  • 23. 12 1.1.3. Khái niệm sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch văn hóa 1.1.3.1. Khái niệm sản phẩm du lịch Theo Trần Thị Minh Hòa: Sản phẩm du lịch = Dịch vụ du lịch + Hàng hóa du lịch + Tài nguyên du lịch.[4] Theo Luật du lịch: Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Theo tổng cục Du lịch: Sản phẩm là một trong những dịch vụ và tiện nghi dịch vụ hỗn hợp mà công ty khách sạn, lữ hành cung cấp cho khách hàng. Chúng ta có thể rút ra khái niệm từ thực tế hoạt động du lịch: "Sản phẩm du lịch là sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch và dịch vụ du lịch". Trước hết, sản phẩm du lịch là một loại hàng hóa. Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch cũng cần có quá trình nghiên cứu, đầu tư, có sản xuất và tiêu dùng … như những hàng hóa khác. Sản phẩm du lịch có thể là một chương trình du lịch với thời gian và địa điểm khác nhau. Sản phẩm du lịch là việc khai thác các tiềm năng, nguồn lực có sẵn hoặc nhân tạo khi được cá nhân hoặc công ty khai thác, kết hợp theo cách thức riêng của cá nhân hoặc công ty đó. Việc khai thác các tiềm năng về giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của địa phương để đưa vào hoạt động du lịch như việc đưa các loại hình nghệ thuật, dân ca, dân vũ, ẩm thực, văn hóa, hoặc các lễ hội truyền thống, các hoạt động trình diễn, biểu diễn dân gian … vào việc phục vụ khách tham quan. Những hoạt động này giúp khách tham quan trực tiếp trải nghiệm và cảm nhận văn hóa khi họ đến địa phương. Ngoài ra, sản phẩm du lịch còn là sản phẩm chăm sóc sức khỏe, dịch vụ làm đẹp, các dịch vụ thông tin liên lạc, dịch vụ ngân hàng… những dịch vụ đem lại lợi ích cho khách tham quan.
  • 24. 13 Ở những nơi du khách dừng chân, nghỉ ngơi, hay tham quan du lịch, sẽ thấy được những sản phẩm du lịch thường được cụ thể hóa bằng vật phẩm. Ví dụ như các đồ lưu niệm, các đồ vật với phương pháp chế tác mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng. Giá trị của sản phẩm du lịch được đánh giá bằng mức mà khách hàng sẵn sàng chi trả trong một chuyến tham quan du lịch, và được đo lường bằng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch, tổng doanh thu cho ngân sách địa phương và tổng thu nhập của cư dân địa phương đó khi tham gia kinh doanh các dịch vụ phục vụ cho hoạt động du lịch. Giá trị của sản phẩm du lịch cũng được đánh giá qua những ảnh hưởng của sản phẩm du lịch đó đến sự phát triển kinh tế - xã hội, dân trí của địa phương nói riêng và đất nước nói chung. 1.1.3.2. Khái niệm sản phẩm du lịch văn hóa Theo Luật du lịch Việt Nam, thì "Sản phẩm du lịch văn hóa là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của du khách trong chuyến đi du lịch". Trong Giáo trình kinh tế du lịch, tác giả Trần Thị Minh Hòa và Nguyễn Văn Đính biên soạn định nghĩa: "Sản phẩm du lịch văn hóa phải là sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch văn hóa và các dịch vụ du lịch văn hóa thích hợp phục vụ nhu cầu thưởng thức, khám phá, trải nghiệm của du khách về những điều khác biệt, mới lạ của các nền văn hóa khác nhau".[3, tr.168] Ngoài ra, tiếp cận theo hướng kinh tế học, sản phẩm du lịch văn hóa được định nghĩa là "các dịch vụ hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó".[3, tr.27]
  • 25. 14 Từ đó có thể hiểu, sản phẩm du lịch văn hóa là sự kết hợp giữa các tài nguyên du lịch nhân văn - văn hóa với các dịch vụ du lịch phù hợp nhằm phục vụ nhu cầu của du khách với nền văn hóa bản dịa. 1.1.4. Nguồn nhân lực du lịch Muốn phát triển du lịch văn hóa bền vững, trước hết phải có đội ngũ nhân lực am hiểu về lĩnh vực du lịch văn hóa, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, và có khả năng đáp ứng được vai trò truyền tải văn hóa địa phương đến các du khác. Bởi vì "nguồn nhân lực trong du lịch văn hóa là toàn bộ những người trực tiếp và gián tiếp làm việc có liên quan đến du lịch văn hóa. Bao gồm quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và kinh doanh du lịch văn hóa". Nguồn nhân lực du lịch bao gồm: lao động thuộc các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị từ trung ương đến địa phương trong ngành, lao động trong các doanh nghiệp du lịch bao gồm: đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh, đội ngũ lao động nghiệp vụ trong các khách sạn - nhà hàng, công ty lữ hành, vận chuyển du lịch... 1.1.5. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của du lịch văn hóa Khi phát triển du lịch của mỗi địa phương, cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng. Có hai hướng tiếp cận về cách hiểu về lĩnh vực cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch: Hiểu theo nghĩa hẹp, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật được đầu tư xây dựng để phục vụ cho hoạt động du lịch như nhà hàng, khách sạn, đường giao thông, điểm du lịch, công trình điện nước tại khu du lịch, khu vui chơi giải trí, và các công trình bổ trợ khác gắn liền với hoạt động du lịch.[3, tr.168]
  • 26. 15 Hiểu theo nghĩa rộng, Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là các phương tiện kỹ thuật được huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo ra các dịch vụ hàng hóa phục vụ nhu cầu của du khách. [3, tr.168] Tóm lại, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch văn hóa là các cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng của ngành nghề khác tại điểm du lịch tham gia vào hoạt động du lịch văn hóa như: - Cơ sở phục vụ ăn uống và lưu trú như khách sạn, nhà hàng… - Mạng lưới cửa hàng chuyên nghiệp: bao gồm mạng lưới cửa hàng thuộc trung tâm du lịch và mạng lưới thương nghiệp địa phương. - Cơ sở thể thao: gồm công trình thể thao, phòng thể thao, trung tâm thể thao… - Cơ sở y tế: gồm phòng y tế, trung tâm khám chữa bệnh … nhằm phục vụ du lịch chữa bệnh và cung cấp dịch vụ bổ sung tại các điểm du lịch. - Các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hóa như : trung tâm văn hóa, rạp chiếu phim, nhà hát, câu lạc bộ, phòng triển lãm … Ngoài ra còn có các công trình bổ trợ khác…Hệ thống giao thông, điện nước, cơ sở phục vụ ăn, uống, lưu trú, các cửa hàng, khu giải trí, thể thao, cơ sở y tế, bãi đỗ xe… phục vụ trực tiếp cho du khách đến điểm du lịch văn hóa. Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa góp phần vào chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh tế của điểm đến du lịch văn hóa. 1.1.6. Thị trƣờng du lịch văn hóa "Thị trường du lịch văn hóa là nơi diễn ra sự trao đổi mua bán giữa người mua là khách du lịch có nhu cầu thỏa mãn về sản phẩm văn hóa và người bán là những nhà cung cấp các dịch vụ có liên quan đến du lịch văn hóa trong một thời gian và không gian xác định." [8, tr34] Thị trường du lịch
  • 27. 16 văn hóa chịu sự tác động chung của thị trường du lịch về yếu tố địa lý, yếu tố cung cầu, và về tính chất hoạt động. 1.1.7. Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa Một trong những điều kiện quan trọng để phát triển du lịch văn hóa đảm bảo tính hiệu quả và bền vững đó là việc tổ chức, quản lý du lịch văn hóa. hoạt động này nhằm khai thác, phát huy và bảo tồn các hoạt động du lịch văn hóa thông qua chiến lược, kế hoạch và chính sách hoạt động cụ thể. Theo Luật Di Sản của Việt Nam : "Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta". Các giá trị văn hóa được xem là dạng tài nguyên du lịch để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, khác biệt và có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Trên cơ sở khai thác những giá trị di sản văn hoá du lịch để hình thành nên những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của du khách. Như vậy, có thể thấy mối quan hệ tương hỗ mật thiết giữa di sản văn hóa với hoạt động phát triển du lịch. Đây là mối quan hệ biện chứng cần được nhìn nhận một cách khách quan và đầy đủ để xây dựng định hướng khai thác có hiệu quả các di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch và xây dựng các chính sách phù hợp để du lịch văn hóa phát triển bền vững. - Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch văn hóa : Ngày nay, các hoạt động du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng, du lịch hướng về nguồn, hướng về thiên nhiên,… đã và đang phát triển nhanh chóng thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ giữa các quốc gia trên thế giới trong việc phát triển du lịch. Điều đó đòi hỏi
  • 28. 17 vai trò quản lý nhà nước về du lịch văn hóa ở địa phương cần phải được thích ứng, phù hợp với tình hình trong nước và thế giới. Nhằm góp phần vào hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch và định hướng phát triển bền vững của ngành cơ quan quản lý nhà nước về du lịch văn hóa như sau: + Xây dựng và tổ chức quy hoạch, lập kế hoạch và chính sách phát triển du lịch văn hóa. + Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm về tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch văn hóa. + Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch văn hóa. + Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch văn hóa, nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ vào phát triển lĩnh vực này. + Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch văn hóa, xác định tuyến và điểm du lịch văn hóa... + Tổ chức hợp tác quốc tế, xúc tiến, quảng bá du lịch văn hóa ở trong và ngoài nước. + Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý du lịch văn hóa. + Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch văn hóa. + Kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động du lịch văn hóa. - Đối với chính quyền địa phương:
  • 29. 18 Các cơ quan ban ngành có liên quan địa phương cần thực hiện đúng và tốt nhiệm vụ và quyền hạn của mình và theo sự phân cấp của Chính phủ. Có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về du lịch văn hóa tại địa phương, cụ thể hóa quy hoạch, kế hoạch, cơ thế chính sách phát triển du lịch vă hóa phù hợp với điều kiện địa phương. Mọi chiến lược, chính sách phải được cụ thể hóa trong công tác quy hoạch, ban hành quy chế, các chính sách phát triển du lịch văn hóa đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch văn hóa, điểm và tuyến du lịch văn hóa. - Đối với các tổ chức, cá nhân, các cơ sở kinh doanh du lịch văn hóa: Thực hiện các hoạt động địa phương, tuân thủ quy định của nhà nước về tổ chức, quản lý các hoạt động có liên quan đến du lịch văn hóa. Hoạt động khai thác kinh doanh du lịch phải đi đôi với giữ gìn và tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch văn hóa trên cơ sở phát triển bền vững. Hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa Hoạt động này có thể được hiểu là những hoạt động giới thiệu, truyền thông các điều kiện, tiềm năng đến nhà đầu tư; tiếp thị các sản phẩm của du lịch văn hóa đến với các nhà đầu tư và du khách nhằm thu hút vốn đầu tư cũng như thu hút khách đến du lịch. Đây là một trong những khâu quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nói chung, đặc biệt là các địa điểm du lịch hấp dẫn. Một trong những yếu tố giúp du khách tiếp cận và giới thiệu nhanh nhất các giá trị đó là các hình thức thông tin, quảng bá, tuyên truyền. Đó là những thông tin được giới thiệu trên hệ thống truyền thông đại chúng, các kênh quảng bá uy tín, hệ thống Internet và các hình thức khác. Đối với khách tham quan, họ luôn quan tâm các thông tin về điểm đến, điều kiện đi lại, nơi ăn ở và các chính sách ưu đãi... Chính vì vậy, công tác xúc tiến, quảng bá, tuyên truyền để du khách biết đến điểm đến du lịch văn
  • 30. 19 hóa có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển du lịch. Thực tế cũng đã cho thấy công tác tuyên truyền quảng bá điểm đến rất quan trọng trong thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa. 1.1.8. Bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch Giữa văn hóa và du lịch luôn có mối quan hệ biện chứng và trực tiếp. Sự phát triển của du lich tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc tôn tạo và bảo tồn các di sản văn hóa bằng nguồn thu từ hoạt động du lịch. Nhưng với số lượng khách du lịch tham quan điểm đến du lịch văn quá đông, nằm ngoài tầm kiểm soát, đồng thời có những sự buôn bán trái phép đồ cổ, sự mai một văn hóa truyền thống do giao lưu, hội nhập… đang là mối nguy cơ đối với các di sản văn hóa này. Trong kinh doanh du lịch văn hóa, việc bản tồn di sản văn hóa cần phải được xác định là trách nhiệm của các bên tham gia vào hoạt động du lịch, đó là: chính quyền địa phương, doanh nghiệp kinh doanh du lịch, du khách và người dân địa phương… 1.2. Những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du lịch văn hóa 1.2.1. Những bài học kinh nghiệm nƣớc ngoài "Du lịch văn hóa là xu hướng của nhiều quốc gia. Loại hình du lịch này rất phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, vì vậy nên được xem là hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam." Ở nhiều quốc gia trên thế giới, du lịch văn hóa đang trở thành xu hướng phát triển trọng điểm. Loại hình du lịch này được cho là mang lại nhiều lợi ích cho xã hội theo định hướng phát triển bền vững. Nói tới du lịch văn hóa Châu Á, không thể bỏ qua Thái Lan trong đó có Chiang Mai, Chiang Rai
  • 31. 20 đang là điểm đến hấp dẫn từ năm 2013 đến nay. Điểm đến du lịch này nổi lên là một điểm đến du lịch văn hóa, thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, khám phá và nghiên cứu về văn hóa của du khách thập phương. Bên cạnh đó, một số quốc gia phát triển du lịch văn hóa nên kể đến tại Châu Á như : Singapore, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc. Trên thế giới, một số quốc gia khu vực Nam Mỹ cũng đang phát triển mạnh loại hình du lịch này. Việc tìm hiểu cách thức tổ chức du lịch văn hóa của những địa phương, quốc gia trên thế giới sẽ là bài học quý giá cho việc tiến hành, và phát triển du lịch ở Việt Nam. Việt Nam đã áp dụng chiến lược, kế hoạch phát triển từ các bài học của Singapore vào quốc ngành du lịch quốc gia, để đưa các hoạt động du lịch cũng như du lịch văn hóa phát triển mạnh hơn. Singapore là một quốc đảo nhỏ, và tài nguyên hạn chế, nhưng đã biết phát huy triệt để tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý và nguồn lực con người để có những bước phát triển vượt bậc. Trong các thành công của Singapore thời gian qua phải kể đến sự thành công của chính sách phát triển du lịch. Kết quả và kinh nghiệm tập trung phát triển du lịch của Singapore sẽ là bài học đắt giá cho quá trình hoạch định, xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch của Mộc Châu nói riêng và Việt Nam nói chung. Mộc Châu - Sơn La có một nền văn hóa đặc sắc, đa dạng của nhiều dân tộc với khả năng thu hút khách rất cao. Mặt khác, do cấu tạo địa chất và địa hình đã tạo cho Sơn La có hệ sinh thái phong phú với tiểu vùng khí hậu đặc thù mát mẻ của thảo nguyên cùng một vùng hồ thủy điện và sông Ðà có thể tổ chức tốt các tour du lịch sinh thái khám phá, mạo hiểm. cao nguyên rộng bao la hơn 50.000 ha, với những đồng cỏ xanh mướt, đồi chè bạt ngàn, những rừng mơ, mận, đào trải dài cả sườn núi, đồi. Nơi đây cũng là địa chỉ có khá nhiều danh lam thắng cảnh sơn thủy hữu tình: Chợ nổi trên sông Đà, Hang Dơi đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hàng quốc gia và động Sơn Mộc
  • 32. 21 Hương, đồi thông Bản Áng, thác Dải Yếm, Ngũ động bản Ôn, khu bảo tồn quốc gia Xuân Nha, đỉnh Phiêng Luông cao 1.500m. Ngoài ra, còn có hệ thống di chỉ khảo cổ học khu vực ven sông Đà như: hang Quan Tài, hóa thạch động vật ở khu vực xã Chiềng Yên, dấu tích khắc trên đá của khu vực xã Xuân Nha và các điểm di tích lịch sử văn hóa cách mạng: Đồn Mộc Lỵ, bia lưu niệm Đoàn 83 quân tình nguyện Việt Nam tại Lào... Cùng với danh lam thắng cảnh, Mộc Châu còn có nhiều suối nước nóng (Mường Khoa, Phu Mao, Bản Bó, Hua Păng...) và hội tụ nhiều loại hình du lịch văn hóa đặc sắc của các dân tộc: Thái trắng, Mường, Mông, Dao, Xinh Mun, Khơ Mú. Mỗi dân tộc với tập quán ăn ở, sản xuất khác nhau đã tạo nên sự đa dạng về văn hóa và lễ hội. Hấp dẫn nhất là phiên chợ tình (1 năm chỉ có 1 lần). Dân tộc Mông ở các tỉnh lân cận không hẹn nhưng cứ đến ngày Tết Độc lập (mùng 2 tháng 9) hàng năm lại về đây gặp gỡ, giao lưu, hò hẹn… Thực tế, Việt Nam có tiềm năng to lớn nhưng ngành du lịch vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Trong khi đó, Thái Lan biết tận dụng thế mạnh về địa lý, thiên nhiên để phát triển "ngành công nghiệp không khói" này. Bên cạnh đó là chiến lược quảng bá du lịch rộng rãi, hiệu quả, lâu dài cùng với sự đầu tư hợp lý kết hợp với giá thành rẻ, dịch vụ chuyên nghiệp cũng là lý do để khách du lịch lựa chọn Thái Lan là điểm đến trong các kỳ nghỉ. Thái Lan vẫn là quốc gia được khách du lịch yêu mến gọi bằng cái tên “Đất nước của nụ cười”. Du lịch văn hóa Thái Lan có lẽ đã trở thành món ăn tinh thần của đông đảo du khách trên thế giới. Đây là một bài học kinh nghiệm hữu ích đối với phát triển du lịch văn hóa Mộc Châu góp phần giới thiệu sản phẩm du lịch văn hóa và bản sắc văn hóa của mình một cách quy mô và khoa học. - Bali, Indonesia là một bài học tốt về việc phát triển du lịch văn hóa. Indonesia có chủ trương phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Chính phủ hỗ
  • 33. 22 trợ phát triển bằng việc cho thuê đất với giá rẻ để cộng động làm du lịch, đồng thời hướng dẫn và đào tạo cộng đồng về nghiệp vụ du lịch. Các sản phẩm chính được định hướng: du lịch di sản, du lịch sinh thái, du lịch đánh golf, du lịch lặn biển, du lịch MICE. Ở Indonesia, Vụ Thị trường của Cục Xúc tiến Indonesia có nhiệm vụ theo dõi diễn biến thị trường, định hướng và tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bà du lịch ở cấp quốc gia. Từ việc theo dõi thị trường và đánh giá tình hình, xu hướng phát triển kinh tế - xã hội và du lịch, Indonesia chuyển hướng thu hút thị trường khách du lịch ASEAN. Đối với việc phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt tại Bali – một trong những điểm du lịch nổi bật của Indonesia thì những thành công chính nằm ở vấn đề như tôn trọng ý kiến, tập tục và tư duy của người bản địa; nâng cao nhận thức về phát triển du lịch theo một quá trình; ban hành các quy định chặt chẽ và rõ ràng về kiến thức, có quan điểm bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống. Mộc Châu rút ra bài học kinh nghiệm từ Bali là việc xây dựng hệ thống quảng bá, cung cấp thông tin về điểm đến cho khách du lịch một cách có hệ thống, hoàn thiện, phong phú và sinh động hơn. Đây là điểm còn yếu của Mộc Châu bởi hệ thống thông tin của nơi này về điểm đến còn sơ sài, kém sinh động, chưa có tính quảng bá rộng rãi nên du khách ít biết đến tính hấp dẫn của các điểm tham quan ở Mộc Châu. Thông qua những phân tích kinh nghiệm về quy hoạch phát triển du lịch có thể rút ra cho Mộc Châu trong phát triển du lịch văn hóa một số bài học trong quá trình quy hoạch và phát triển du lịch văn hóa Mộc Châu như sau: Kế hoạch du lịch cần tập trung những vấn đề thực tế hơn cho giai đoạn trung hạn nhằm đảm bảo tính khả thi của các mục tiêu quy hoạch đặt ra. Tổ chức không gian du lịch cần xác định rõ các địa bàn, không gian trọng điểm du lịch văn hóa với chức năng du lịch chính. Kế hoạch phát triển du lịch văn
  • 34. 23 hóa cần chú trọng việc nghiên cứu đề xuất những trọng tâm phát triển cho từng giai đoạn, chú trọng đề xuất những loại hình du lịch văn hóa mới phù hợp với nhu cầu thị trường. Cần có sự đầu tư thỏa đáng cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch. Bài học kinh nghiệm quốc tế về tổ chức và quản lý phát triển du lịch có thể vận dụng Mộc Châu – Sơn La. Có thể thấy rằng, ngành du lịch văn hóa Mộc Châu rất cần tham khảo và học tập các nước trong việc phát triển du lịch và quản lý đối với hoạt động du lịch: Một là, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và đề ra các chính sách, giải pháp để thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa. Hai là, mạnh dạn đầu tư hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất nhằm phát triển du lịch văn hóa. Ba là, tạo ra những sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, đa dạng, hấp dẫn lôi cuốn sự chú ý của du khách. Bốn là, tăng cường tuyên truyền, quảng bá về du lịch văn hóa, điểm đến văn hóa, sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng. Năm là, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch văn hóa. 1.2.2. Những bài học kinh nghiệm trong nƣớc Ở Việt Nam, nhiều hoạt động du lịch văn hóa được tổ chức dựa trên những đặc điểm của vùng miền. Thừa thiên Huế là tỉnh có nhiều tài nguyên để phát triển sản phẩm du lịch văn hóa. Là tỉnh có nhiều thành tựu trong hoạt động phát triển du lịch văn hóa. Festival Huế được xem là hoạt động du lịch văn hóa đặc sắc nhất Việt Nam. Lễ hội được tổ chức thường xuyên 2 năm một lần. Festival Huế là dịp để Việt Nam có dịp giới thiệu với du khách về lễ hội dân gian của miền
  • 35. 24 Trung, đặc biệt là Nhã nhạc cung đình Huế - một di sản phi vật thể vừa được UNESCO cộng nhận; và Lễ tế đàn Nam Giao - một lễ hội vương triều thất truyền từ hàng chục năm nay. Đến với Huế du khách biết đến Huế là vùng đất của những lễ hội dân gian … Huế là địa điểm du lịch lý tưởng không thể bỏ qua đối với những ai thích khám phá những di tích lịch sử, văn hóa của Việt Nam. Huế luôn bảo tồn, lưu giữ và tôn tạo các đền đài, lăng tẩm vài trăm năm của các vị vua chúa. Ngoài ra, Huế còn là vùng đất của những lễ hội dân gian tiêu biểu như ở điện Hòn Chén theo tín ngưỡng của người Chăm pa, lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh thành lập làng, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề truyền thống… Với di sản văn hoá thế giới, cảnh quan thiên nhiên, nhiều di tích lịch sử, các sản phẩm đặc sản, nhất là nhà vườn là một nét độc đáo tiêu biểu của như: nhà vườn An Hiên, Lạc Tịnh Viên, nhà vườn Ngọc Sơn Công Chúa, Tỳ Bà Trang, Tịnh Gia Viên... cùng với hệ thống khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ phục vụ khác, thành phố đã và đang trở thành một trung tâm du lịch rất hấp dẫn khách du lịch đến Huế. Du khách đến Huế không những được đến với hình ảnh đẹp thơ mộng của Sông Hương, nét truyền thống cổ kính của Lăng Tẩm, di tích lịch sử văn hóa, lễ hội dân gian tiêu biểu.... mà còn bị mê hoặc bởi con người nơi đây, sự nhẹ nhàng thuẩn khiết với tà áo dài, giọng nói nhẹ nhàng đi vào lòng người. Vì vậy mà du lịch Huế luôn là nơi thu hút đông du khách cả trong và ngoài nước. Đến với Huế du khách đến những điểm du lịch của Huế như: khu văn hoá du lịch Kim Long, Nam Châu Hội Quán, phố cổ Gia Hội - Chi Lăng, phố đêm Bạch Đằng, Hàn Thuyên; nghe ca Huế trên sông Hương, đi thuyền dọc sông Hương, sông Ngự Hà. Thưởng thức các món ăn đặc sản truyền thống rất phong phú, đa dạng, mang đậm đặc trưng của Huế như bánh bèo, nậm lọc, bánh khoái, thanh trà, tôm chua, mè xửng, cùng với
  • 36. 25 các sản phẩm mỹ nghệ lưu niệm theo dấu ấn của lịch sử. Huế là một địa điểm lý tưởng để thưởng thức du lịch văn hóa Việt Nam. Bài học rút ra cho Mộc Châu chính là việc Phát triển phong phú, đa dạng các sản phẩm du lịch văn hóa. Phát triển đi đôi với định hướng, quảng bá cho sản phẩm du lịch văn hóa địa phương, tạo ra sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, sản phẩm du lịch văn hóa truyền thống, phong cách phục vụ du khách phải khác biệt để du khách chỉ một lần đặt chân đến đất Mộc Châu là tượng và nhớ tới con người Mộc Châu. Quảng Nam là một trong những tỉnh hàng đầu ở Việt Nam làm tốt về hoạt động phát triển du lịch văn hóa. Quảng Nam là nơi giao thoa của các nền văn hóa Việt, Hoa, Ấn Độ, Chăm Pa …có tiềm năng du lịch nhân văn đặc sắc mang đậm bản sắc dân tộc với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Đến với du lịch văn hóa Quảng Nam du khách sẽ được chiêm ngưỡng, tham quan các di sản văn hóa, truyền thống lịch sử của Quảng Nam với những giá trị nhân văn sâu sắc, tiêu biểu là các Di sản văn hoá thế giới: phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, kinh đô cổ Trà Kiệu, các tháp chàm Khương Mỹ, Chiên Đàn, Bàng An, Phật viện Đồng Dương.... Không những vậy, du khách sẽ được khám phá tinh hoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc anh em như Kinh, Hoa, Cơ Tu, Xê Đăng, Giẻ Triêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú và hấp dẫn của du lịch Quảng Nam hấp dẫn du khách nơi đây. Nói đến ẩm thực Quảng Nam, không ai không biết tới Quảng Nam với nền ẩm thực phong phú là nơi có nhiều món ăn ngon hấp dẫn. Tham gia vào thị trường mua sắm Quảng Nam, du khách sẽ được trải nghiệm một môi trường mua sắm hoàn toàn khác biệt. Thị trường nơi đây không nặng về sự đua tranh; khách có thể đến, mặc sức lựa chọn, hỏi han và nhìn ngắm hàng giờ… Nếu du khác không mua hàng, chủ cửa hàng vẫn tươi cười và cảm ơn khi khác bước chân ra khỏi
  • 37. 26 cửa. Đó là chất riêng rất thượng lưu của người phố Hội mà không phải vùng nào cũng có. Bài học rút ra cho Mộc Châu chính là việc tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng, phong cách phục vụ du khách phải khác biệt để du khách chỉ một lần đặt chân đến đất Mộc Châu là phải có ấn tượng và nhớ tới con người Mộc Châu. Để phát triển du lịch văn hóa Mộc Châu cần có định hướng, chiến lược trước mắt và lâu dài để tất những người dân, các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động du lịch đều trở thành một hướng dẫn viên du lịch thực thụ, yêu nghề và có tâm với nghề.
  • 38. 27 Tiểu kết chƣơng 1 Du lịch văn hóa đang là xu thế, là lựa chọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận về du lịch văn hóa đã và đang là vấn đề thời sự, có ý nghĩa, nhằm giải quyết cả hai mục tiêu phát triển và bảo tồn. Điều đó góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng lý luận về du lịch văn hóa Việt Nam. Trong mục tiêu đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện thành công việc khai thác tối ưu nguồn tài nguyên nhân văn nhằm phát triển du lịch văn hóa. Mặc dù, tại mỗi khu vực, mỗi địa phương đều có những yếu tố khác việt nhất định làm nên bản sắc riêng; song , đó vẫn là những kinh nghiệm quý báu, những định hướng có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn mà Mộc Châu nên áp dụng trong quá trình phát triển.
  • 39. 28 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA Ở MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA 2.1. Giới thiệu tổng quan về Mộc Châu, tỉnh Sơn La Mộc Châu là cửa ngõ quan trọng kết nối Sơn La với các tỉnh vùng Tây Bắc với Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng. Đây là nơi có nhiều điều kiện để phát triển du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng: cảnh quan thiên nhiên độc đáo, khí hậu mát mẻ, môi trường trong sạch cùng với truyền thống văn hóa đặc sắc của các cộng đồng dân tộc địa phương. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch không gian đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Mộc Châu được xác định nằm trong Khu du lịch quốc gia Mộc Châu với hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo. Trong bối cảnh phát triển chung của kinh tế thị trường và đô thị hóa, Mộc Châu sẽ đứng trước những biến đổi về tài nguyên, môi trường và phát huy bản sắc văn hóa tộc người, thách thức cho phát triển bền vững. Du lịch văn hóa là giải pháp an toàn và hiệu quả, vừa khai thác được lợi ích kinh tế,vừa bảo tồn được tài nguyên văn hóa. Sự tham gia của cộng đồng vào du lịch văn hóa chính là yếu tố quyết định cho phát triển bền vững ở địa phương. Cao nguyên Mộc Châu có độ cao trung bình là 1050m so với mực nước biển. Mộc Châu có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó chiếm đa số là người Thái: 33%, người H’ Mông 18%, người Kinh 15%, ngoài ra còn có người Lào, người Hoa, người Khơ Mú, Dao, Tày… Người Thái có nhiều món ăn đặc sắc, phong phú, hàng năm có các lễ hội Hoa Ban, Hết Chá, Cầu mưa…
  • 40. 29 2.1.1. Vị trí địa lý Mộc Châu là huyện miền núi, cao nguyên và biên giới, nằm ở hướng Đông Nam của tỉnh Sơn La, cách Hà Nội 180 km về hướng Tây Bắc, diện tích tự nhiên là 1.081,66 km2, chiếm 7,49% diện tích của tỉnh Sơn La, đứng thứ 8 trong số 12 huyện, thành phố của tỉnh Sơn La. Huyện Mộc Châu có Quốc lộ 6, 43 đi qua, có chung đường biên giới với Việt Nam - Lào dài 40,6 km. Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hòa Bình. Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Châu. Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào bởi đường biên giới chung dài 36km. Phía Bắc giáp với huyện Phù Yên. Về vị trí và mối liên hệ trong Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Mộc Châu là khu vực có những lợi thế không nhỏ thể hiện ở những điểm sau. Thứ nhất, Mộc Châu là cửa ngõ đặc biệt quan trọng kết nối Sơn La và các tỉnh vùng Tây Bắc với Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng thông qua quốc lộ 6, đồng thời, Mộc Châu còn có cửa khẩu Quốc gia Lóng Sập thông với tỉnh Hủa Phăn và cố đô Luông Phra Bang (Luang Prabang) của nước CHDCND Lào và xa hơn là sang các nước ASEAN như Thái Lan, Myanmar…. Đối với thủ đô Hà Nội, Lóng Sập là cửa khẩu Quốc gia sang Lào có khoảng cách ngắn nhất. Thứ hai, Mộc Châu là một trong những điểm nút giao thông quan trọng trên quốc lộ 6. Từ Mộc Châu có thể kết nối thuận lợi với Sơn La, Hòa Bình, Lào, Điện Biên, Lai Châu. Thứ ba, Mộc Châu nằm gần sân bay Nà Sản - Thành phố Sơn La với khoảng cách không quá xa (hơn 100 km) tương đối thuận tiện cho vận chuyển
  • 41. 30 khách du lịch. Trong tương lai, khi sân bay Nà Sản được đầu tư nâng cấp mở rộng sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi để Mộc Châu kết nối với các thị trường du lịch trong nước, khu vực và quốc tế. Như vậy có thể thấy, vị trí địa lý đã tạo cho Mộc Châu một vị thế rất đắc địa để tổ chức một trung tâm của khu vực Tây Bắc trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong đó có du lịch. 2.1.2. Địa hình Là huyện mang đặc trưng của một huyện miền núi Tây Bắc, địa hình Mộc Châu có sự phân hóa rõ theo hướng TB - ĐN với một số kiểu địa hình chính: Địa hình thung lũng - đồi núi thấp ở phía bắc và tây bắc huyên; Địa hình cao nguyên, Địa hình đồi núi thấp ở phần trung tâm; Địa hình núi trung bình ở phía nam và tây nam huyện. Địa hình bị chia cắt mạnh, núi cao hiểm trở và nhiều thung lũng rộng, độ cao trung bình từ 950 – 1050m so với mực nước biển, có cao nguyên rộng lớn và tương đối bằng phẳng. Cao nguyên Mộc Châu kéo dài 80km từ Yên Châu đến Suối Rút, bề ngang nơi rộng nhất đạt tới 25km, có độ cao trung bình so với mực nước biển là 1050m, các khu vực xung quanh Mộc Châu như Hòa Bình, đều có độ cao trung bình thấp hơn so với Mộc Châu Nằm trong vùng Tây Bắc, nền địa chất huyện Mộc Châu có cấu trúc dạng tuyến, phần lớn lãnh thổ được cấu tạo bởi các thành tạo cacbon đá vôi thuộc hệ tầng phân bố thành các dải rộng nằm kẹp giữa các đứt gãy và nằm xen kẽ với những dải đá phiến. Ngoài ra, ở đây còn có đá phiến chứa than thuộc hệ tầng Suối Bàng. Phù hợp với nền địa chất và hoạt động kiến tạo.Với những nét độc đáo của nền địa chất và địa hình đã tạo ra những dạng tài nguyên du lịch sinh thái độc đáo và hấp dẫn (hang động,…), làm tăng tính đa dạng của các loại hình du lịch phù hợp với các kiểu địa hình (du lịch tham
  • 42. 31 quan hang động, du lịch mạo hiểm gắn với địa hình núi, du lịch văn hóa gắn với thiên nhiên). 2.1.3. Khí hậu Với vị trí nằm trong khu vực Tây Bắc, Mộc Châu không những thuộc miền khí hậu nhiệt đới gió mùa mà còn mang những nét rất đặc trưng của khí hậu cao nguyên ôn hòa mát mẻ quanh năm với nhiệt độ trung bình năm 18,9 0C. Mộc châu có 9 tháng có số ngày thuận lợi cho phát triển du lịch. Vào mùa đông, ở đây cũng có năm có tuyết rơi đã tạo ra sức hấp dẫn đối với du khách tới tham quan. 2.1.4. Sông ngòi và chế độ thủy văn Huyện Mộc Châu nằm trên cao nguyên đá vôi, nguồn nước mặt hạn chế, với một số dòng suối chính: suối Quanh, suối Sập, suối Tân, suối Muống. Sông Đà chảy qua Mộc Châu có vai trò quan trọng cung cấp nước mặt, đồng thời tuyến giao thông thủy của vùng Mộc Châu, và điều hòa tạo ra khí hậu quanh năm mát mẻ cho vùng. 2.1.5. Thổ nhƣỡng Diện tích đất tự nhiên của huyện Mộc Châu là 202.513 ha, trong đó: đất nông nghiệp: 34.830,51 ha, chiếm 17,2% tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp: 81.359,21 ha, chiếm 40,17%; đất chuyên dùng: 4.547,28 ha chiếm 2,25%; đất ở: 1.179,76 ha chiếm 0,58%; đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá: 80.596,24 ha, chiếm 39,8 % diện tích tự nhiên. Mộc Châu có quỹ đất rộng, diện tích đất chưa sử dụng còn lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác phát triển nông lâm nghiệp và du lịch. Tuy nhiên, đối với Mộc Châu phát triển du lịch sẽ thuận lợi hơn so với phát triển
  • 43. 32 nông nghiệp do các quỹ đất chưa sử dụng hầu hết là đất có địa hình dốc, thuộc vùng xa, hạ tầng giao thông kém phát triển… điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp song đối với du lịch vấn đề này không ảnh hưởng quá nhiều. Đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn nhất trong huyện được hình thành trên các loại đá khác nhau (trên đá mác ma axit, đá cát, đá sét và biến chất), có độ dày lớn, mùn và dinh dưỡng khá nên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với các mô hình trồng trọt và chăn nuôi đặc thù cho khu vực góp phần làm đa dạng các sản phẩm du lịch văn hóa. Ngoài ra còn có đất mùn vàng đỏ trên núi, đáng chú ý là đất phù sa, đất đen thuận lợi cho phát triển trồng lúa và rau xanh phục vụ khách du lịch. 2.1.6. Dân số Dân số vùng Mộc Châu năm 2013 là 163.184 người với mật độ trung bình 79 người/km2, với nhiều dân tộc khác nhau trong đó dân tộc Kinh chiếm 29,4%, Thái 33,2%, Mường 15,8%, Mông 14,6%, Dao 6,2%, Sinh Mun 0,4%, Khơ Mú 0,3%… Dân cư phân bố tại 2 thị trấn và 27 xã. Trong đó dân cư chủ yếu tập trung ở hai thị trấn, các xã còn lại dân số ít, chủ yếu là người dân tộc thiểu số. 2.1.7. Các điều kiện phát triển du lịch Kinh tế - xã hội Tổng số lao động trong các ngành kinh tế của vùng Mộc Châu năm 2013 là 95.320 người chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số dân (58,41%), tốc độ tăng lao động giai đoạn 2005-2013 đạt 4,74%/năm.
  • 44. 33 Trong các ngành kinh tế, nông nghiệp là ngành kinh tế chính thu hút khoảng 81% tổng số lao động, Thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng 8,8% đứng thứ 2. Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện có mức tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, nông nghiệp có xu hướng giảm : 30,03% (2014) - 28,57% (2016), công nghiệp - xây dựng tăng : 46,00% (2014) - 46,58% (2016) và dịch vụ cũng tăng nhẹ (23,97% - 24,85% từ 2012 - 2016). Mộc Châu cũng là huyện có trình độ phát triển chỉ đứng sau TP. Sơn La. Cơ sở hạ tầng, vật chất phục vụ du lịch Hệ thống giao thông của huyện gồm các tuyến đường chính: QL6 nối Hà Nội với Sơn La và đường tỉnh lộ 41, 43. Hệ thống giao thông đường bộ của Mộc Châu đã và đang tiếp tục được nâng cấp. Mộc Châu có hệ thống đường thuỷ là sông Đà, nhưng chưa được khai thác nhiều, chỉ mới có khu vực Bến Trai (xã Quy Hướng) đã và đang được đầu tư. Điện nước, thông tin liên lạc: Mạng lưới điện quốc gia đã phủ khắp các xã của huyện, 100% số hộ ở đô thị và hơn 70% số hộ nông thôn được sử dụng điện. Hệ thống cấp nước của Mộc Châu tạm thời đáp ứng nhu cầu cho khu vực đô thị, khu công nghiệp và phần lớn các vùng nông thôn, nhưng còn nhiều hạn chế. Hệ thống thông tin liên lạc của huyện Mộc Châu tương đối tốt. Hệ thống điện thoại và viễn thông đã phủ hết các xã. Cơ sở lưu trú, ăn uống và vui chơi giải trí Khu vực trung tâm huyện Mộc Châu có 115 cơ sở lưu trú, trong đó có 2 khách sạn 3 sao, 2 khách sạn 2 sao và nhiều nhà khách với tổng số 889 buồng, 1.775 giường. Tại một số xã trong huyện, nhiều hộ dân cũng đăng ký cung cấp cơ sở lưu trú cho khách du lịch: Xã Đông Sang (45 hộ), Tân Lập (04
  • 45. 34 hộ), Hua Păng (01 hộ), Tân Hợp (01 hộ), Mường Sang (04 hộ). Bên cạnh đó, Mộc Châu hiện có 135 nhà hàng, 02 trung tâm mua sắm, 7 cụm mua sắm với 18 cửa hàng bán các loại đặc sản Mộc Châu: Chè, sữa, đào, mận... Cơ sở y tế Toàn huyện có 1 bệnh viện, 15 trạm y tế xã, với 205 giường bệnh, 43 bác sỹ, 90 y sỹ, kỹ thuật viên, 63 y tá, 23 nữ hộ sinh, và 26 cán bộ ngành dược. Nói chung cơ sở hạ tầng, vật chất của huyện còn nghèo, chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách trong hiện tại. 2.1.8. Tiềm năng phát triển du lịch 2.1.8.1. Thắng cảnh Hang Dơi: Hang được phát hiện từ năm 1952, lúc này các nhà khảo cổ học đã phát hiện một số hiện vật, dấu tích của người Việt cổ. Đến năm 1992, Bảo tàng Sơn La kết hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tổ chức tiếp tục thám sát tại Hang Dơi Mộc Châu. Năm 1998, Hang Dơi ở Mộc Châu đã được công nhận là Di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Hang Dơi còn được gọi là “Tây Thiên Đệ Nhất Động” hoặc "Động Sơn Mộc Hương", là động đá tự nhiên có diện tích rộng 6915m2 là hang động Catxtơ đá vôi điển hình nằm ở độ cao gần 100m so với mặt đất, hang có chiều dài 80m, cao 20m, rộng 25m, kết cấu thành 3 khoang lớn, được ngăn bằng các bức tường thạch nhũ, và được coi là một trong những hang động đẹp nhất tỉnh Sơn La, từ cửa động có thể quan sát cả thị trấn Mộc Châu. Ở khoảng đất rộng trước cửa hang, đã phát hiện có tầng văn hoá dày 0.5m, hiện vật thu được có mảnh tước, rìu mài lưỡi, bi đá, mảnh gốm... chứng minh tại đây đã có người Việt cổ sinh sống từ khoảng 3.000 - 3.500 năm về
  • 46. 35 trước. Cho đến nay, đây là những di tích hậu kỳ đá mới tương đối thuần phát hiện được trong các hang động Tây Bắc, và thuộc nền văn hóa hòa bình. Nơi đây không những có cảnh đẹp của thiên tạo, gắn với nhiều truyền thuyết ly kỳ, mà còn lưu dấu tích của người Việt Cổ. Từ chân núi tới cửa Hang Dơi Mộc Châu phải qua 240 bậc đá, không quá cao cũng không quá thấp. Từ cửa hang nhìn xuống là khung cảnh quốc lộ 6 thẳng tắp chạy qua thị trấn Mộc Châu với những nóc nhà san sát đông đúc. Dãy núi quanh Hang Dơi Mộc Châu được nhiều báo chí ví như thân rồng uốn lượn, cảnh sắc trong ngày thay đổi liên tục, trắng ngần lúc ban mai, xanh biếc buổi trưa, rực hồng buổi chiều, tím biếc lúc hoàng hôn. Cửa hang có hình dáng như miệng một con rồng, men theo lối đi 2 bên tựa hai mép rồng, ở giữa là một hòn đá nhô ra như lưỡi rồng, trần hang cao, nền hang bằng phẳng, không gian rộng và thoáng. Ngũ động bản Ôn: Ngũ Động nằm sâu trong những hẻm núi của bản Ôn (Mộc Châu) khá tách biệt với bên ngoài. Ngũ Động là hệ thống gồm 5 hang động gắn liền với thuyết ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ nằm sâu dưới dãy núi phía tây của bản Ôn, thị trấn Nông Trường Mộc Châu. Đường vào Ngũ Động còn nhiều khó khăn nên vẫn giữ được nét đẹp hoang sơ hiếm có. Hệ thống nhũ đá lung linh với nhiều hình thù độc đáo, được kết tinh qua hàng ngàn năm. Trong đó có động 3 là sâu rộng nhất và cũng là động duy nhất được trang bị hệ thống điện nhờ máy phát nhưng cũng chỉ được sử dụng vào các dịp lễ, tết. Đây là điểm đến cho các du khách thích khám phá những nét đẹp hoang sơ, đẹp lạ của Mộc Châu. Thác Dải Yếm:
  • 47. 36 Thác Dải Yếm các tên gọi khác là "thác Nàng", "thác Bản Vặt" nằm tại xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Sở dĩ thác mang tên là Dải Yếm vì theo truyền thuyết, thác là dải yếm của người con gái cứu chàng trai thoát khỏi dòng nước lũ. Thác Dải Yếm nằm trên dòng suối Vặt khởi nguồn từ hai khe nước Bó Co Lắm và Bo Tá Cháu ở đầu bản Vặt, một bản của người Thái có lịch sử lâu đời. Suối Vặt chảy được 5 km hợp lưu với suối Bó Sập, một dòng suối lớn bắt nguồn từ bản Bó Sập giáp biên giới Việt Lào rồi chảy về đất Yên Châu. Tại nơi hợp lưu của hai suối, dòng nước gặp một vùng đá vôi và đổ xuống phía dưới tạo thành thác Dải Yếm. Thác Dải Yếm bao gồm hai phần, thác nước phía trên rộng 70 mét, thác nước phía dưới nằm cách đó 150-200 mét. Vào mùa khô, thác phía dưới chỉ có một dòng chảy từ độ cao 50 m xuống triền đá ở dưới. hai thác đổ xuống với tổng chiều cao 100m, một bên được chia làm 9 tầng, bên còn lại 5 tầng. Cách giữa hai phần thác là một bãi đất phẳng thuận tiện cho việc tham quan của du khách. Thảm thực vật trên đỉnh thác cũng khá phong phú. Thác Dải Yếm đẹp nhất vào tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Núi Pha Luông: Núi Pha Luông, hay còn gọi là Bờ Lung, (tiếng Thái là núi lớn) có độ cao gần 2.000m ở khu vực biên giới Việt-Lào, nằm ở phía đông huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Đỉnh Pha Luông nằm cách Mộc Châu khoảng 70 km, nằm tại xã Tân Xuân,Chiềng Xuân với độ cao1500 m, là điểm dừng chân lý tưởng của mây, trời núi cao. Trên đỉnh có một khu đất bằng phẳng rộng gần 10 ha rất thích hợp cho những môn thể thao như đi ngựa, đi bộ hoặc leo núi. Đây là địa danh nổi tiếng trong đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến Việt Nam xưa.
  • 48. 37 Đây là nơi có cấu trúc địa chất gồm đá phiến sét, đá phiến thạch anh hệ tầng Sông Mã. Từ trên đỉnh núi, du khách được dịp chiêm ngưỡng cảnh đẹp rừng núi hoang sơ cả hai bên nước Việt - Lào hiếm nơi nào có được. Hồ Rừng Thông Hồ Rừng Thông thuộc bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, là một hồ nước lớn có diện tích 5 ha do nhân tạo. Bốn mùa trong xanh, yên bình. Hồ nằm bên rừng thông có diện tích 43ha gồm 2 chủng loại: thông cổ của địa phương và thông Đà Lạt được trồng từ năm 1965, trải dài xanh biếc trên dãy đồi, tạo cho nơi đây một cảnh quan tự nhiên tuyệt đẹp, hữu tình. Hồ Rừng Thông đẹp huyển ảo, lung linh. Sáng sớm, mặt hồ tĩnh lặng, với lớp sương mỏng, chiều về, mặt hồ vẫn có một lớp sương phủ se lạnh. Du khách đến nơi đây ấn tượng nhất với những đêm trăng, bóng thông soi xuống mặt hồ. Đồi chè Đến với Mộc Châu, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cùng những đồi chè bất tận, nên thơ, với đồi chè trái tim, đồi chè hình vân tay, vườn chè cổ thụ với những cây chè hàng trăm năm tuổi … Bên cạnh đó, du khách còn được thưởng thức các sản phẩm chè nổi tiếng của Mộc Châu như: Chè Shan tuyết, chè ô long, chè Bát tiên, chè Kim tuyên …; tham quan trang trại Arena Village để được trải nghiệm cùng người dân trồng chè, hái chè, xao chè và tự tay thưởng thức thành quả lao động của mình qua những tách trà. Đồng cỏ - trang trại bò sữa Mộc Châu mênh mông những đồng cỏ bất tận, quanh năm xanh tươi, tràn đầy sức sống. Du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hoang dại của cỏ hoa ngút ngàn cùng thảo nguyên trải dài. Đến đây, du khách sẽ được trải nghiệm một ngày là người dân chăn nuôi bò sữa như cắt cỏ, cho bò ăn, có
  • 49. 38 thể tự tay mình vắt sữa bò và thưởng thức các sản phẩm chế biến từ sữa, cũng như lựa chọn cho mình các sản phẩm để làm quà cho gia đình và người thân. Các khu vườn sinh thái, khu du lịch sinh thái: Trang trại Hoa lan dâu tây của công ty cổ phần Hoa cảnh Cao Nguyên Mộc Châu, vườn sinh thái Hồng Công, khu Happy Land… Bản Áng Bản Áng, xã Đông Sang là bản du lịch cộng đồng phát triển nhất ở Mộc Châu với nhiều mô hình homestay. Đến với Bản Áng, du khách sẽ được trải nghiệm sinh hoạt cùng với đồng bào như cấy lúa, trồng rau, bắt cá, ở nhà sàn truyền thống, thưởng thức những món ăn đặc sản từ những nguyên liệu tự nhiên,sản vật núi rừng như: xôi ngũ sắc, pa pỉnh tộp (cá nướng), thịt hun khói, rượu men lá, cá ống tre, những món rau rừng… ; được chiêm ngưỡng cây Đa nghìn tuổi; được hòa chung không khí của lễ hội Hết Chá vào mỗi độ tháng Ba, khi hoa ban nở trắng rừng. Đặc biệt là du khách còn được tham quan và tự tay dệt nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc hoặc làm đệm bông gạo… 2.1.8.2. Tài nguyên du lịch Văn hóa - Tâm linh Động sơn Mộc Hương – động thiêng nhất trời Tây Bắc (Hang Dơi) Không chỉ mà một thắng cảnh nổi tiếng, mà Hang Dơi còn được biết đến là một điểm đến du lịch văn hóa tâm linh bậc nhất khu vực Tây Bắc. Người Thái ở Mộc Châu coi Hạng Sa Lai (còn gọi là Hang Dơi, Động Sơn Mộc Hương là nơi linh thiêng nhất... Lịch sử từ thời xưa tương truyền, khi người Thái về chọn đất Mộc Châu làm nơi định cư lâu dài, đất rộng, bằng phẳng phì nhiêu mà năm nào cũng hạn hạn, thiếu nước. Nhân dân làm lễ, lập đàn cầu khấn. Một con rồng đã bay tới dừng chân nơi này, ban cho mảnh đất mưa thuận gió hòa, rồng ở lại bảo vệ
  • 50. 39 mảnh đất luôn và hóa thân thành Hạng Sa Lai (hang nước). Gọi là thế để nhớ ơn rồng thiêng đã cho nguồn nước để tạo ra tươi tốt cho bản làng, và thực tế là cho đên bây giờ, hang vẫn là nguồn nước cho cả khu vực. Nếu quan sát kỹ, sẽ thấy đầu rồng hướng về phía đất Mường Sang - trung tâm của Mộc Châu ngày trước. Ngay dưới phía đầu rồng (băng ngang qua quốc lộ 6, chỗ nhà máy nước bây giờ) là một hang nước, nước chảy ra quanh năm không hết, bao bọc, tưới tắm cho cả vùng đất này. Trong hang còn có nhiều huyền tích gắn với cuộc sống, truyền thống phong tục của người Thái và người dân địa phương. Người ta gọi động là Tây thiên đệ nhất động vừa là vì đây là động đẹp nhất Tây Bắc, và đây cũng là là động thiêng nhất khu vực núi rừng Tây Bắc. Người dân quanh vùng thường đến đây lễ bái, cầu khấn vào ngày rằm, mùng một, và đa phần đều khẳng định đến đây cầu mong gì cũng đều được cả. Đền chúa Thác Bờ (Đền Chúa Hang Miếng) ở xã Quang Minh Vào cuối mùa xuân năm 1431, sau khi dẹp xong giặc Đèo Cát Hãn ở Lai Châu, Lê Lợi cùng đoàn quân sĩ xuôi thuyền dọc Sông Đà để về Kinh đô, nhưng khi đến khúc sông ở Hang Miếng thì gặp trời mưa to, nước lũ dâng cao không thể xuôi qua. Biết vua và quân sĩ gặp nạn, bà Đinh Thị Vân, người Mường đã vận động nhân dân trong vùng quyên góp lương thực và cùng mọi người chèo thuyền vượt thác, ghềnh để đem lương thảo đến tiếp tế cho vua. Sau nhiều chuyến chuyển lương thành công, đến chuyến cuối, giông bão nổi ầm ầm, thuyền của bà chở đầy lương chòng chành đã bị đắm ở khúc sông thuộc địa phận Hang Miếng, xác của bà đã trôi dạt vào vùng Thác Bờ. Để tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ công lao của Bà, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ bà ở Hang Miếng. Dân gian gọi là: Đền Chúa Hang Miếng. Ở Thung Nai, nơi xác bà dạt về, người ta lập nên Đền Bà chúa cầu mong Bà che chở, phù hộ cho những chuyến xuôi ngược sông Đà. Đền Chúa Hang Miếng nằm ven hồ thuỷ điện Hoà Bình, thuộc bản Hang Miếng, xã Quang Minh, huyện Mộc
  • 51. 40 Châu, tỉnh Sơn La. Đền được xây nguy nga hoành tráng trên ngọn núi Đầu Rồng với 3 dãy nhà: Tiền- Trung- Hậu, có cung thờ Phật và cung thờ Thánh, Chúa Thượng Ngàn. Đứng trên đỉnh phóng tầm mắt có thể thấy những dãy núi xanh rì mờ xa hay những đảo nhỏ lô nhô giữa sóng nước Sông Đà. Chùa Chiền Viện hay Chùa Vạt Hồng Theo “Đại Nam nhất thống chí”, một bộ sách của Quốc sử quán triều Nguyễn được viết vào giữa thế kỷ XIX thì chùa Chiền Viện trước đây là một kiến trúc Phật giáo lớn ở vùng rừng núi Tây Bắc, với số tượng Phật được thờ trong chùa khá nhiều: 1 pho tượng lớn, 8 pho vừa, 56 pho nhỏ đều bằng đồng, 2 pho bằng thiếc, một pho nhỏ bằng ngà… Nhà Thái học Cầm Trọng đã từng phỏng đoán, chùa có thể được tạo lập từ thế kỷ XIII, do người dân tộc Thái Mộc Châu xây dựng. Theo Ông, nghĩa Thái của địa danh nơi xây chùa - bản “Vặt" chính là âm đọc chệch của từ "Phật", vì vậy mà hội chùa lễ Phật vào tháng 5 âm lịch ở đây đã được gọi là "Chách Vặt”, “Chách Và". Theo các cố lão tại địa phương, chùa Chiền Viện ngày xưa rất được nhân dân sùng mộ, mỗi năm có hai lần “chính việc” là “Lễ cúng xin nước - cầu mưa” vào tháng 3 - 4 và “Lễ rửa tượng - tắm tượng” vào tháng 5 - 6. Các vị cũng cho biết, chùa bị đổ nát từ năm 1947. Hiện nay, chùa chỉ còn lại một nền chùa và một tấm bia cổ cùng bức tường cũ. Hiện nay, chùa đang được trùng tu tạm thời và trở thành điểm đến của đông đảo phật tử, người dân địa phương, cũng như du khách du lịch tâm linh. Di tích lịch sử lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến Di tích lịch sử lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến tại tiểu khu 11, thị trấn Mộc Châu là sự tri ân với đoàn quân Tây Tiến huyền thoại, những trí thức Hà Thành đã đến với Miền Tây của Việt Nam khi tuổi mới đôi mươi rất đỗi quả cảm, anh hùng, hào hoa mà lãng mạn.
  • 52. 41 Thiết kế của khu di tích được lấy ý tưởng của bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Di tích có 6 hạng mục chính: Nhà truyền thống, đường lên di tích với thiết kế 52 bậc dốc ziczac, hệ thống phù điêu bao quanh, đài tưởng niệm, nhà bia ghi danh, đài vọng tưởng. Đến với công trình lịch sử này, du khách gặp lại những câu chuyện xúc động về những người lính Tây Tiến trên đường hành quân, những câu chuyện ấm lòng về nghĩa tình quân dân cao cả, về tình quốc tế Việt Lào; những địa danh quen thuộc; những biểu tượng thiêng liêng… góp phần tái hiện sinh động lịch sử đoàn quân trên đá, bất tử với thời gian và khắc sâu trong trái tim mỗi người. 2.1.8.3. Hoạt động du lịch lễ hội văn hóa của Mộc Châu Chợ tình Cao nguyên Mộc Châu Mộc Châu không chỉ có đặc sản là chè, những cô gái dân tộc duyên dáng mà ngày nay, phiên Chợ tình tổ chức vào ngày 31/8 đến 2/9 hàng năm cũng là một món “đặc sản” níu du khách thập phương về với vùng cao nguyên nhiều mây và đầy bí ẩn này. Một nhà văn hóa chỉ ra rằng, do cuộc sống của người dân quanh năm vất vả, đời sống văn hóa nghèo nàn, nên đó là dịp để họ giao lưu, nói chuyện, tìm bạn, uống rượu… Đêm 30/8, thanh thiếu niên vùng cao đổ về vui chơi ở thị trấn Mộc Châu, chờ đợi những thời khắc tuyệt đẹp của tình yêu. Ở trung tâm thị trấn, ngoài những cô gái Mông còn có những cô Thái, Mường duyên dáng. Đêm 31/8 và 1/9, các chương trình văn nghệ diễn ra, những nụ cười giòn tan vang khắp núi rừng, hòa vào tiếng suối chảy. Trước đó, những người đến chợ sớm một hai hôm đã nếm trải sự hồi hộp, chờ đợi đến khó lòng chợp mắt. Họ có thể tìm chỗ ngủ ở bất cứ nơi đâu, ngay sân vận động, dưới gốc