SlideShare a Scribd company logo
1 of 80
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Ngọc Sơn
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC
BASEL TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Ngọc Sơn
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC
BASEL TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM VĂN NĂNG
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là công trình nghiên cứu tôi đúc kết được từ lý thuyết và thực
tiễn. Tôi xin cam đoan nội dung trong đề tài đáng tin cậy, trung thực, khách quan và
đúng với nguồn trích dẫn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng ….. năm 2019
Tác giả
Nguyễn Ngọc Sơn
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Đặt vấn đề............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................2
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.................................................................................2
6. Kết cấu của Luận văn..........................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆP ƯỚC VỐN BASEL.........................................4
1.1. Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng ..............................................................4
1.2. Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.........................................5
1.3. Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel...................................................9
1.4. Kinh nghiệm triển khai Hiệp ước Basel tại hệ thống ngân hàng các nước....18
Kết luận Chương 1 ................................................................................................24
CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL
TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ..............................25
2.1. Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel tại hệ thống Ngân hàng thương
mại Việt Nam ........................................................................................................25
2.2. Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam...................................................................................................28
Kết luận Chương 2 ................................................................................................51
CHƯƠNG 3: LỘ TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI
RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.............................................................................52
3.1. Những quy định hiện hành tại Việt Nam về tiêu chuẩn trong giám sát vốn 53
3.2. Đề xuất lộ trình và giải pháp quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel III
tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.....................................................55
3.3. Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ...................................................................57
3.4. Kiến nghị giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nước để hoàn thiện Quản trị rủi
ro tín dụng theo Hiệp ước Basel............................................................................59
Kết luận Chương 3 ................................................................................................65
KẾT LUẬN ..............................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
CBRC Ủy ban Quản lý Ngân hàng Trung Quốc
CIC Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng
DPRR Dự phòng rủi ro
HĐQT Hội đồng quản trị
NHTW Ngân hàng Trung Ương
NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước
NHLD, NHNNg Ngân hàng liên doanh, ngân hàng có 100% vốn nước
ngoài
PBC Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc
QTRRTD Quản trị rủi ro tín dụng
RRTD Rủi ro tín dụng
TCTD Tổ chức tín dụng
VAMC Công ty quản lí tài sản của các TCTD Việt Nam
Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Xếp hạng doanh nghiệp của Moody's 9
Bảng 1.2: Trọng số rủi ro các khoản tín dụng 12
Bảng 1.3: Những quy định trong tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 15
Bảng 1.4 : Lộ trình triển khai Hiệp ước Basel III 17
Bảng 2.1. Tóm tắt các quy định về hệ số CAR tại các NHTM Việt Nam 25
Bảng 2.2. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hệ thống Ngân hàng Việt Nam 26
Bảng 2.3: Diễn biến dư nợ tín dụng 29
Bảng 2.4: Dư nợ theo thời hạn cho vay 30
Bảng 2.5: Dư nợ theo loại hình doanh nghiệp 31
Bảng 2.6: Dư nợ theo ngành 32
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn 34
Bảng 2.8: Vốn điều lệ, Lợi nhuận chưa phân phối 35
Bảng 2.9: Dư nợ tín dụng phân theo chất lượng 36
Bảng 2.10: Chỉ tiêu định lượng về mức độ rủi ro tín dụng 37
Bảng 2.11: Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng 46
Bảng 3.1. Lộ trình áp dụng Hiệp ước Basel III tại Việt Nam 56
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 2.1: Diễn biến dư nợ theo thời hạn cho vay 30
Hình 2.2: Diễn biến dư nợ theo loại hình doanh nghiệp 32
TÓM TẮT
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam và các tổ chức tín dụng đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện hệ thống pháp
lý về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị điều hành, đặc biệt
là năng lực quản trị rủi ro, tiến đến các thông lệ và chuẩn mực quốc tế mà nền tảng
là Hiệp ước Basel. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề ra lộ trình áp dụng
Hiệp ước Basel II thông qua ban hành Công văn số 1601/NHNN-TTGSNH ngày
17/03/2014 với 10 ngân hàng được lựa chọn áp dụng thí điểm. Xuất phát từ thực
tiễn, luận văn nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, tập trung các nội dung: (i) Các yêu cầu
về quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel; (ii) Đánh giá thực trạng quản trị rủi
ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam;
(iii) Lộ trình và giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II;
nhằm rút ra bài học kinh nghiệm, thúc đẩy triển khai Hiệp ước Basel II trong toàn
hệ thống ngân hàng Việt Nam, hướng đến triển khai quản trị rủi ro tín dụng theo
Hiệp ước Basel III trong thời gian sớm nhất.
Từ khóa: Quản trị rủi ro tín dụng, Hiệp ước Basel II, Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam
ABSTRACT
CREDIT RISK MANAGEMENT BASED ON BASEL COMMITTEE ON
BANKING SUPERVISION AT JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR
FOREIGN TRADE OF VIETNAM
In the context of international integration, the State Bank of Vietnam and
credit institutions have made great efforts in improving the legal system of currency
and banking operations, improving management capacity, especially risk
management capacity based on the Basel Accord. Accordingly, the State Bank of
Vietnam has proposed the process of applying Basel II through the issuance of
1601/NHNN-TTGSNH on March 17, 2014 with 10 banks selected for testing. From
the practice, the essay examined credit risk management based on Basel at Joint
Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam, focusing on the following
contents: (i) Requirements on credit risk management based on the Basel Accords;
(ii) Evaluate the situation of credit risk management in Vietnam Joint Stock
Commercial Bank for Foreign Trade based on Basel II; (iii) The process and
solutions to improve credit risk management based on the Basel Accords; In order
to giving experience, promote the implementation of Basel II in the whole banking
system of Vietnam, aiming to implement the credit risk management based on Basel
III in the future.
Key words: Credit risk management, Basel II, Bank for Foreign Trade of Vietnam
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
“Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc
một số nghiệp vụ: Nhận tiền gửi; Cấp tín dụng; Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài
khoản”. (Luật NHNN, 2010). Trong đó cấp tín dụng là hoạt động kinh doanh chính
mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng, đồng nghĩa với việc ngân hàng luôn
luôn phải đối mặt với RRTD cao, nguy cơ thất thoát vốn.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, vấn đề được các NHTW
quan tâm nhất đó là QTRRTD, theo đó những chuẩn mực trong Hiệp ước Basel về
an toàn hoạt động đã được áp dụng. Hiện tại ở Việt Nam, NHNN đã bắt đầu hướng
dẫn triển khai Hiệp ước Basel II thí điểm tại 10 ngân hàng lớn.
So với thông lệ quốc tế, các quy định về quản lý thông tin, quản trị rủi ro, hệ
thống kiểm soát nội bộ của các TCTD vẫn còn khoảng cách cần phải tiếp tục hoàn
thiện. Chính vì vậy, việc áp dụng thống nhất các chuẩn mực và nguyên tắc chung về
quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế đang là vấn đề cấp thiết tại bất cứ ngân hàng
nào tại Việt Nam.
Vì vậy tôi chọn Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – ngân hàng điển
hình trong việc ứng dụng, triển khai chuẩn mực an toàn hoạt động theo Hiệp ước
Basel để nghiên cứu thực hiện Luận văn Thạc sĩ với đề tài “QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá thực trạng QTRRTD theo Hiệp ước Basel II trong QTRRTD
tại Vietcombank. Trong đó nêu rõ những chuẩn mực đã tiệm cận với thông lệ quốc
tế và những điều kiện cần phải tiếp tục hoàn thiện để hoàn tất việc áp dụng Basel II
theo đúng lộ trình của NHNN.
- Đề xuất lộ trình và giải pháp hướng đến QTRRTD theo Hiệp ước Basel III tại
Vietcombank.
- Câu hỏi nghiên cứu:
2
+ Thực trạng công tác QTRRTD theo Hiệp ước Basel tại Vietcombank diễn ra như
thế nào? Những vấn đề nào cần được quan tâm cải thiện hơn nữa?
+ Để hoàn thiện công tác QTRRTD theo Hiệp ước Basel, Vietcombank cần triển
khai những giải pháp nào là cốt lõi?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu QTRRTD theo Hiệp ước Basel tại
Vietcombank, hiện tại là các nguyên tắc và chuẩn mực theo Hiệp ước Basel II, dần
hướng đến Hiệp ước Basel III.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về QTRRTD
dựa trên các yêu cầu của Hiệp ước Basel II và Hiệp ước Basel III.
+ Không gian nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu quá trình áp dụng Hiệp
ước Basel II vào QTRRTD tại Vietcombank, từ đó đề xuất lộ trình và giải pháp
hướng đến QTRRTD theo Hiệp ước Basel III .
+ Thời gian nghiên cứu: từ năm 2013 – 2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp so sánh, thống kê, đối chiếu. Trong đó hệ
thống cơ sở lý thuyết, phân tích và tổng hợp nhằm đánh giá mức độ hoàn thiện
QTRRTD tại Vietcombank theo chuẩn mực quốc tế, hiện tại là Hiệp ước Basel II.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Qua quá trình nghiên cứu luận văn đã nêu lên được tầm quan trọng và sự cần
thiết phải áp dụng các chuẩn mực của Hiệp ước Basel vào công tác quản trị rủi ro
tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại
Vietcombank cần được chú trọng và dần hoàn thiện hơn nữa với vai trò là ngân
hàng tiên phong, đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm từ thực tiễn khi triển khai
thành công Hiệp ước Basel II cho các NHTM khác tại Việt Nam, từ đó tiết kiệm
được nguồn lực về chi phí tài chính, thời gian và nhân lực, là bước khởi đầu cho
việc hoàn tất triển khai Hiệp ước Basel II trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.
3
6. Kết cấu của Luận văn
Nội dung Luận văn bao gồm 3 Chương:
- Chương 1: Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại và
Hiệp ước vốn Basel.
- Chương 2: Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam.
- Chương 3: Lộ trình và giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước
Basel tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆP ƯỚC VỐN BASEL
1.1. Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chính mang lại phần lớn lợi
nhuận cho ngân hàng nên việc đối mặt với RRTD là điều tất yếu. Để dễ dàng nhận
biết, giảm thiểu RRTD trước hết cần xác định rõ khái niệm, phân loại và nguyên
nhân dẫn đến RRTD.
1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Theo nghiên cứu của Joel Bessis: “Rủi ro tín dụng là rủi ro quan trọng nhất
trong ngân hàng. Đó là rủi ro đối tác sẽ vi phạm nghĩa vụ trả nợ” (Quản trị rủi ro
trong ngân hàng).
Theo định nghĩa của Ủy ban Basel: “Rủi ro tín dụng là khả năng mà khách
hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những
điều khoản đã thỏa thuận”.
Theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy
định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và
việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng
không thực hiện được hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo
cam kết”.
Như vậy có thể hiểu RRTD trong hoạt động ngân hàng là khả năng xảy ra
tổn thất, thiệt hại về kinh tế do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng
thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.
1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng
Theo nguồn gốc phát sinh, RRTD được phân loại thành hai nhóm chính:
5
(Nguồn: Nguyễn Minh Kiều, Quản trị rủi ro tài chính)
Hình 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng
Rủi ro giao dịch (Transaction): là một hình thức của RRTD mà nguyên
nhân là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá
khách hàng, bao gồm ba bộ phận chính:
+ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro khi ngân hàng lựa chọn và đánh giá những phương án
vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.
+ Rủi ro đảm bảo: là rủi ro xuất phát từ các tiêu chuẩn đảm bảo như: chủ thể đảm
bảo, cách thức đảm bảo, loại tài sản bảo đảm, ...
+ Rủi ro nghiệp vụ: rủi ro liên quan đến xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng.
Rủi ro danh mục (Porfolio): là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân
là do những hạn chế trong quản lý danh mục tín dụng của ngân hàng, bao gồm:
+ Rủi ro nội tại: rủi ro tất yếu, thuộc về bản tính vốn có của đối tượng vay vốn.
+ Rủi ro tập trung: rủi ro do thiếu da dạng trong danh mục tín dụng.
1.2. Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
“Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xem xét, xác định các nguy cơ tiềm ẩn
và khả năng xảy ra nguy cơ từ các hoạt động liên quan đến tín dụng, từ đó có những
Rủi ro nội tại
Rủi ro tập trung
Rủi ro lựa chọn
Rủi ro đảm bảo
Rủi ro nghiệp vụ
Rủi ro danh mục
Rủi ro giao dịch
Rủi ro tín dụng
6
hành động thích hợp để hạn chế các rủi ro ở mức thấp nhất và tìm cách quản lý, hạn
chế các rủi ro đó” (Hồ Diệu, 2002. Quản trị ngân hàng).
Theo Bùi Diệu Anh (2013) thì “Quản trị rủi ro tín dụng là dự kiến, ngăn
ngừa và đề xuất biện pháp kiểm soát các rủi ro nhằm loại bỏ, giảm nhẹ hoặc chuyển
chúng sang một tác nhân khác tạo điều kiện sử dụng tối ưu nguồn lực của doanh
nghiệp”.
Nhìn chung, có thể diễn giải: QTRRTD là quá trình các ngân hàng xây dựng
các chiến lược, ban hành các chính sách, giám sát toàn bộ hoạt động cấp tín dụng,
nhằm nhận dạng, kiểm soát rủi ro, đảm bảo chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng.
1.2.2. Tầm quan trọng của quản trị rủi ro tín dụng
Các cuộc khủng hoảng kinh tế liên tục diễn ra với cường độ ngày càng cao,
mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng gia tăng. Đối với
các nước đang phát triển như Việt Nam thì môi trường kinh tế chưa ổn định, thông
tin bất cân xứng, hệ thống pháp luật đang dần hoàn thiện thì hoạt động ngân hàng
càng trở nên rủi ro hơn, gây ra tổn thất, làm giảm lợi nhuận, có thể gây ra nguy cơ
phá sản ngân hàng
Do đó QTRRTD góp phần giảm thiểu rủi ro, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt
động ngân hàng.
1.2.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng
Nội dung cơ bản của QTRRTD bao gồm: Xây dựng chiến lược và chính sách
QTRRTD; Xây dựng mô hình QTRRTD và Tổ chức thực hiện QTRRTD.
1.2.3.1. Xây dựng chiến lược và chính sách quản trị rủi ro tín dụng
- Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng: chiến lược QTRR được hoạch định
dựa trên khẩu vị rủi ro của ngân hàng thể hiện: Mức độ chấp nhận RRTD của ngân
hàng và Năng lực QTRRTD của ngân hàng.
- Xây dựng chính sách quản trị rủi ro tín dụng: các chính sách QTRRTD được ban
hành để thực thi chiến lược QTRRTD trong từng thời kỳ, là cơ sở để hình thành nên
7
quy trình cấp tín dụng với những hướng dẫn chi tiết về: Mức phán quyết; Giới hạn
chấp nhận rủi ro; Quản trị danh mục tín dụng.
1.2.3.2. Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng
Mô hình QTRRTD là cách thức tổ chức quản trị, đo lường, kiểm soát RRTD
nhằm hạn chế rủi ro trong một giới hạn cho phép theo nguyên tắc tối đa hóa lợi
nhuận của TCTD, được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên
tục trong hoạt động QTRRTD của ngân hàng. Mô hình QTRRTD phản ánh các vấn
đề sau:
(i) Các cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt
động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình thực hiện nghiệp vụ.
(ii) Các công cụ đo lường, phát hiện rủi ro.
(iii) Các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại rủi ro mới
phát sinh.
(iv) Các phương án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó khi có rủi ro xảy ra.
Hiện nay đang có hai mô hình phổ biến được áp dụng:
 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung
Hội sở chính nắm phần lớn quyền phán quyết tín dụng. Tách biệt ba chức
năng: Bộ phận quan hệ khách hàng đảm nhiệm chức năng kinh doanh, Bộ phận
quản lý tín dụng đảm nhiệm chức năng quản trị rủi ro, Bộ phận hỗ trợ thực hiện
chức năng tác nghiệp.
Để áp dụng mô hình QTRRTD tập trung, ngân hàng phải có năng lực tài
chính mạnh, mô hình tổ chức phân cấp rõ ràng. Hệ thống thông tin dữ liệu thống
nhất tại Hội sở chính và đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm về quản trị rủi
ro.
 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán
Hội sở chính ủy quyền, giao mức phán quyết cho các chi nhánh được quyền
quyết định cấp tín dụng, đồng thời tự chịu trách nhiệm trong công tác quản trị rủi
ro.
8
Mô hình QTRRTD phân tán không yêu cầu cao về hệ thống thông tin quản lý
nên năng lực tài chính của ngân hàng chỉ cần vừa đủ, quy trình tín dụng khép kín tại
từng chi nhánh.
1.2.4. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng
Dựa vào khái niệm, quy trình QTRRTD được xây dựng bao gồm: Nhận biết
RRTD; Đo lường RRTD; Kiểm soát RRTD.
1.2.4.1. Nhận biết rủi ro tín dụng
Trước khi RRTD xảy ra đều có các dấu hiệu cảnh báo để nhận biết, qua đó
đánh giá đúng bản chất và mức độ ảnh hưởng đến RRTD của ngân hàng. Một số
dấu hiệu nhận biết RRTD là:
- Phát sinh từ phía khách hàng: thiếu hợp tác trong quá trình kiểm tra theo định
kỳ/đột xuất của ngân hàng, các hệ số thanh toán thấp và giảm dần, thường xuyên
thay đổi cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc ban điều hành.
- Phát sinh từ phía ngân hàng: cơ cấu tín dụng quá tập trung, quy mô tăng trưởng
vượt khả năng QTRR, tỷ lệ nợ xấu tăng và vượt quá giới hạn an toàn hoạt động.
1.2.4.2. Đo lường rủi ro tín dụng
 Mô hình định tính về rủi ro tín dụng – Mô hình 6C
- Character - Tư cách người vay: xác người vay có mục đích rõ ràng và có thái độ
nghiêm chỉnh, có thiện chí trả nợ.
- Capacity - Năng lực của người vay: người đi vay phải có năng lực pháp luật và
năng lực hành vi dân sự, nếu là tổ chức thì phải là đại diện hợp pháp.
- Cashflow - Thu nhập trả nợ: xác định nguồn thu nhập để trả nợ của khách hàng
- Collateral – Tài sản bảo đảm : xác định rõ tài sản bảo đảm cho khoản vay, có thể
là tài sản vô hình hoặc tài sản hữu hình, được nhận theo quy định của ngân hàng.
- Conditions - Các điều kiện: ngân hàng quy định các điều kiện tuỳ theo chính sách
tín dụng từng thời kỳ.
- Control - Kiểm soát: kiểm soát khoản vay sau khi giải ngân về mục đích sử dụng
vốn, giá trị tài sản bảo đảm, năng lực hoạt động của khách hàng vay.
9
 Đo lường rủi ro theo mô hình xếp hạng của Moody's
Mô hình này xếp hạng tình trạng hoạt động của doanh nghiệp dựa trên tỷ lệ
rủi ro hàng năm. Các doanh nghiệp được xếp hạng cao khi tỷ lệ rủi ro dưới 0,1%.
Bảng 1.1: Xếp hạng doanh nghiệp của Moody's
Xếp hạng
Tình trạng hoạt động
của doanh nghiệp
Tỷ lệ rủi ro hàng năm
Aaa Chất lượng cao nhất 0,02%
Aa Chất lượng cao 0,04%
A Chất lượng khá 0,08%
Baa Chất lượng vừa 0,2%
Ba Nhiều yếu tố đầu cơ 1,8%
B Đầu cơ 4,3%
(Nguồn: Theo báo cáo của Moody’s)
1.2.4.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng
Kiểm soát RRTD bao gồm các công tác kiểm soát trong toàn bộ quá trình
cho vay, từ khâu thẩm định, đến giải ngân và kiểm soát quá trình thu hồi nợ.
1.3. Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel
1.3.1. Sự cần thiết phải áp dụng Hiệp ước Basel trong Quản trị rủi ro tín dụng
Bài học kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới, việc
tăng cường năng lực quản trị rủi ro và khả năng tài chính là giải pháp tối ưu để các
NHTM trụ vững trước những biến động của thị trường tài chính.
Việc triển khai Hiệp ước Basel trong công tác QTRRTD giúp chuẩn hóa, cải
thiện và lành mạnh hóa lĩnh vực ngân hàng. Áp dụng Hiệp ước Basel cho phép các
NHTM định lượng được rủi ro cho mọi hoạt động, từ đó lượng hóa được vốn cần
thiết để đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, Hiệp ước Basel đã tạo nên các khung quản lý rủi ro theo thông lệ
chung, là bước chuyển hóa cơ bản đầu tiên để NHTM thay đổi phương thức điều
hành, đưa ra quyết định kinh doanh tiếp cận từ khía cạnh rủi ro.
10
1.3.2. Hiệp ước Basel I
Basel I là hệ thống đo lường vốn cung cấp khung đo lường RRTD được giới
thiệu vào năm 1988.
➢ Tiêu chuẩn:
(1) Tỉ lệ vốn dựa trên rủi ro - “Tỉ lệ Cook”: ngân hàng phải duy trì mức vốn tối
thiểu là 8% của rổ tài sản, tùy thuộc vào độ rủi ro của chúng.
Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) = Vốn bắt buộc / Tài sản tính theo độ rủi ro
gia quyền (RWA)
(2) Vốn của ngân hàng: bao gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2.
Vốn cấp 1: vốn chủ sở hữu và các quỹ được trích từ lợi nhuận trước thuế.
Vốn cấp 2: Lợi nhuận giữ lại chưa công bố (quỹ khác), vốn tăng do đánh giá
lại tài sản và các khoản góp vốn đầu tư dài hạn, một phần tỷ lệ dự phòng chung .
Theo đó quy định giới hạn: Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2
(3) Tài sản tính theo rủi ro gia quyền:
RWA = Tổng (Tài sản x Mức rủi ro cho từng tài sản) + Tổng (Nợ tương đương
x Mức rủi ro ngoại bảng)
Mức độ đủ vốn được tính toán bằng phương pháp trọng số rủi ro, trong đó
vốn liên quan đến các nhóm Tài sản Có và cam kết ngoại bảng khác nhau nhân với
các hệ số rủi ro tương ứng.
Mức rủi ro cho từng loại tài sản từ 0%, 10%, 20%, 50% và 100% theo
phương pháp định lượng của ngân hàng tương ứng.
➢ Những điểm hạn chế:
- Basel I rất đơn giản khi triển khai thực hiện vì sử dụng các hệ số rủi ro được xác
định trước.
- Basel I chỉ chủ yếu tập trung đề cập đến RRTD mà không đề cập đến rủi ro hoạt
động.
- Các trọng số rủi ro không phản ánh được bản chất thật sự của rủi ro phía sau,
không phân biệt theo loại rủi ro mà trọng số rủi ro được quyết định bởi loại sản
phẩm hoặc loại hình khách hàng - không có sự khác biệt theo xếp hạng tín dụng.
11
Resti (2004) chỉ ra Basel I sử dụng các quy tắc đơn giản dựa vào thông tin lịch sử.
Trong một nghiên cứu khác của Ủy ban BCBS (1999), việc phân nhóm tài sản theo
rủi ro trong Basel I đã tạo một khoảng cách hay sự không đồng nhất giữa vốn kinh
tế và vốn tự có,…
1.3.3. Hiệp ước Basel II
Để hoàn thiện hơn về cơ chế, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng bắt đầu
lấy ý kiến góp ý về Basel II vào năm 1999 trong một tài liệu có tên “Thống nhất
quốc tế về chuẩn mực vốn và đo lường vốn” và đến tháng 06/2004 Hiệp ước Basel
II được ban hành thể hiện rõ quan điểm công tác quản trị rủi ro cần phải được xem
xét trên phương diện tổng thể các rủi ro trong hoạt động ngân hàng, với 03 Trụ cột
cơ bản có tác động hỗ trợ qua lại lẫn nhau, cụ thể:
Trụ cột I – Yêu cầu về vốn tối thiểu;
Trụ cột II – Quy trình đánh giá nội bộ và giám sát mức độ đủ vốn;
Trụ cột III – Yêu cầu công bố thông tin để tăng cường kỷ luật thị trường.
Để đánh giá RRTD từ đó xác định các hệ số rủi ro tài sản, Basel II cho phép
thực hiện ba cách tiếp cận: cách tiếp cận tiêu chuẩn hóa (SA), cách tiếp cận cơ bản
dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ (FIRB) và cách tiếp cận nâng cao dựa trên xếp
hạng tín dụng nội bộ (AIRB)
➢ Nội dung:
(1) Trụ cột I
Tỷ lệ CAR vẫn duy trì ở mức không thấp hơn 8% . Tuy nhiên, tổng tài sản có
rủi ro lần này được xem xét không chỉ dựa trên RRTD, mà còn dựa trên rủi ro thị
trường và rủi ro hoạt động.
Tỷ lệ CAR thể hiện mối quan hệ giữa các quy định về vốn của ngân hàng và
tài sản được điều chỉnh theo trọng số rủi ro, tính toán khả năng gánh chịu rủi ro của
ngân hàng.
Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) = Vốn bắt buộc / Tài sản tính theo độ rủi ro
gia quyền (RWA)
Vốn ngân hàng bao gồm: vốn cấp 1, vốn cấp 2 và vốn cấp 3.
12
Vốn cấp 1: Vốn chủ sở hữu, Lợi nhuận giữ lại, Lợi thế thương mại.
Vốn cấp 2: Lợi nhuận giữ lại không công bố, Dự phòng đánh giá lại tài sản,
Dự phòng chung.
Vốn cấp 3: Vay ngắn hạn.
Theo đó quy định giới hạn:
● Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2
● Nợ thứ cấp ≤ 50% Vốn cấp 1
● Dự phòng chung ≤ 1.25% Tài sản có rủi ro
● Dự phòng đánh giá lại tài sản được chiết khấu 55%.
● Thời gian đáo hạn còn lại của nợ thứ cấp tối thiểu là 5 năm.
● Vốn chủ sở hữu không bao gồm vốn vô hình.
Các ngân hàng tùy vào đặc điểm kinh doanh được lựa chọn giữa hai phương
pháp chung để tính vốn yêu cầu cho RRTD là:
(i) Phương pháp tiêu chuẩn: đo lường RRTD dựa trên các đánh giá tín
dụng độc lập của các công ty xếp hạng tín nhiệm để xác định các trọng số rủi ro.
Bảng 1.2: Trọng số rủi ro các khoản tín dụng
Xếp hạng
tín dụng
AAA
đến AA-
A+
đến
A-
BBB+
đến
BBB-
BB+
đến
B-
Dưới B-
Không
xếp hạng
Các khoản
tín dụng
Quốc gia
0% 20% 50% 100% 150% 100%
Các khoản
tín dụng
ngân hàng
20% 50% 100% 100% 150% 100%
Các khoản
tín dụng tổ
chức, cá
nhân
20% 50% 100% - 150% 100%
(Nguồn International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards)
13
Việc lựa chọn nguồn đánh giá tín nhiệm độc lập phải được sự chấp thuận của
cơ quan quản lý nước sở tại chấp thuận. Một đổi mới quan trọng là yêu cầu những
khoản vay phải được coi là quá hạn nếu mức rủi ro của chúng là 150%, trừ trường
hợp ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro cho những khoản vay đó.
(ii) Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ: dựa trên các ước tính mô hình
về các yếu tố rủi ro để xác định mức vốn tối thiểu. Trong một số trường hợp ngân
hàng sẽ phải áp dụng các giá trị do Cơ quan giám sát đưa ra.
Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ không cho phép các ngân hàng tự
quyết định các thành phần cần thiết để tính toán yêu cầu vốn mà đó là sự kết hợp
các số liệu đầu vào do ngân hàng cung cấp với những công thức hoặc hàm trọng số
rủi ro do Ủy ban Basel quy định.
(2) Trụ cột II
Basel II cho phép Cơ quan giám sát ngân hàng quyền quyết định về mức vốn
yêu cầu phù hợp, đánh giá mô hình nội bộ về vốn cho từng ngân hàng và nhanh
chóng can thiệp nếu vốn ngân hàng giảm mạnh. Trong đó công tác giám sát phải
tuân thủ 04 nguyên tắc:
Thứ nhất, mức độ đủ vốn phải được đánh giá, giám sát thường xuyên bởi bộ
phận chuyên trách, quản lý cấp cao, từ đó có chiến lược về vốn trong tương lai
nhằm duy trì hoặc tăng vốn để đáp ứng các quy định.
Thứ hai, Cơ quan giám sát ngân hàng phải tính toán vốn, chiến lược vốn của
ngân hàng, đảm bảo tuân thủ yêu cầu tối thiểu và có biện pháp can thiệp kịp thời khi
cần thiết.
Thứ ba, Cơ quan giám sát ngân hàng có thể khuyến nghị hoặc yêu cầu các
ngân hàng bổ sung thêm vốn ngoài mức vốn yêu cầu tối thiểu nếu xét thấy cần thiết.
(3) Trụ cột III - Yêu cầu công bố thông tin để tăng cường kỷ luật thị
trường.
Mục đích của Trụ cột III là bổ sung cho Trụ cột I và II, cho phép các thành
viên tham gia thị trường hiểu được mối liên hệ giữa rủi ro và vốn của ngân hàng.
14
Các thành viên tham gia thị trường có thể đánh giá các thông tin chủ yếu về cơ cấu
vốn, quy trình đánh giá rủi ro và cuối cùng là mức độ đủ vốn của ngân hàng.
Trụ cột III khái quát sự cần thiết cho Cơ quan giám sát ngân hàng can thiệp
nhanh chóng nếu như vốn ngân hàng hoặc các mô hình sử dụng để tính vốn không
phù hợp. Trụ cột này cũng có thể không có hiệu quả vì những bên có liên quan mà
không có rủi ro sẽ không có hoặc có ít động cơ để giám sát hoặc ảnh hưởng đến các
ngân hàng của họ. Do đó ít có nhu cầu đối với các thông tin công khai minh bạch.
1.3.4. Hiệp ước Basel III
Để nâng cao hơn nữa chất lượng quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng,
Hiệp ước Basel III đã được ký kết ngày 12/09/2010 áp dụng cho 27 ngân hàng
thành viên (bao gồm Argentina, Úc, Bỉ, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức,
Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Luxembourg, Mexico, Hà Lan,
Nga, Ả Rập Xê Út, Singapore, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thổ
Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ), trong đó thể hiện các đề xuất, kiến nghị của Ủy ban Basel về
giám sát ngân hàng để tăng cường các quy định về vốn và thanh khoản nhằm mục
đích hình thành một khu vực ngân hàng bền vững và lành mạnh hơn.
 Mục tiêu:
Khắc phục những hạn chế về quy định vốn tăng cường quản lý rủi ro thông
qua việc gia tăng tiêu chuẩn về an toàn vốn và đưa ra các tiêu chuẩn về thanh khoản
của hệ thống NHTM, từ đó tăng cường khả năng ứng phó, tự giải thoát của các ngân
hàng trước những khủng hoảng tài chính mà không cần phải nhờ đến gói cứu trợ.
Basel III với những quy định mới về khái niệm và các tiêu chuẩn tối thiểu
cao hơn, cùng phương pháp giám sát an toàn vĩ mô được đánh giá là sự thay đổi lịch
sử trong quy định về hoạt động ngân hàng. Bộ tiêu chuẩn này được coi là khá khắt
khe đối với hệ thống ngân hàng trên thế giới nói chung và đối với một số nước mới
tham gia vào WTO nói riêng.
15
 Những điểm mới cơ bản của Hiệp ước Basel III
(1) Trụ cột I:
Hệ số CAR vẫn không thay đổi là 8%, nhưng yêu cầu tăng tỷ trọng vốn cấp
1, đồng thời tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu phổ thông trong vốn cấp 1.
Bảng 1.3: Những quy định trong tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
ĐVT: %
Yêu cầu vốn
Vốn đệm
chống hiệu ứng
chu kỳ
Vốn chủ sở hữu Vốn cấp 1 Tổng vốn
Tối
thiểu
Đệm bảo
toàn vốn
Đề
nghị
Tối
thiểu
Đề
nghị
Tối
thiểu
Đề
nghị
Basel
II
2 - - 4 - 8 - -
Basel
III
4.5 2.5 7 6 8.5 8 10.5 0-2.5
(Nguồn: Basel Committee on Banking Supervision)
Những thay đổi của Basel III về quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đã củng
cố thêm năng lực tài chính cho các ngân hàng, cụ thể:
+ Tỷ lệ Vốn cấp 1 tăng từ 4% lên 6% .
+ Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu tăng từ 2% lên 4,5%.
+ Chất lượng vốn được yêu cầu với những quy định chặt chẽ hơn thông qua
vốn chủ sở hữu, trong đó phải khấu trừ những tài sản có chất lượng kém.
+ Yêu cầu ngân hàng phải duy trì bổ sung bộ đệm vốn chủ sở hữu: vốn đệm
bảo toàn vốn 2,5% và vốn đệm chống hiệu ứng chu kỳ kinh tế 0 – 2,5% tùy theo
điều kiện mỗi nước. Ngân hàng nào không xây dựng quỹ dự phòng hoặc tỷ lệ dự trữ
không đạt mức tối thiểu thì sẽ bắt buộc phải trích lợi nhuận để tăng vốn, giảm
nguồn tiền dùng để chia cổ tức, mua lại cổ phần hay hạn chế những khoản tiền
thưởng cho các nhà quản trị. Quy định mới có thể bắt buộc nhiều ngân hàng phải
thu hẹp dư nợ tín dụng hoặc bán bớt tài sản để cải thiện tình trạng vốn.
16
Như vậy, mức vốn tổng cộng yêu cầu tối thiểu sẽ từ 10.5 - 13% (tương ứng
với phần vốn đệm chống hiệu ứng chu kỳ kinh tế từ 0-2.5%).
(2) Trụ cột II:
Ngoài phương pháp giám sát an toàn vi mô của từng TCTD đang được thực
hiện, quy định mới bổ sung các thước đo giám sát an toàn vĩ mô nhằm giảm sự gia
tăng của khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ và nêu lên được mối quan hệ ảnh hưởng
lẫn nhau giữa các rủi ro chung.
Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp – quản trị rộng và quản trị rủi ro: kiểm
soát được nguy cơ rủi ro ngoại bảng, hoạt động đầu tư chứng khoán, tập trung quản
trị rủi ro, khuyến khích ngân hàng tăng năng lực quản trị trong thời gian dài,
phương pháp định giá, kiểm tra thử nghiệm theo tiêu chuẩn với từng công cụ tài
chính của công ty bảo hiểm và hội đồng giám sát
(3) Trụ cột III:
Quy định của Basel III yêu cầu ngân hàng công bố thêm thông tin về rủi ro
chứng khoán và các công cụ tài trợ ngoại bảng.
Ngoài ra, yêu cầu bổ sung thêm các thông tin công khai như nội dung vốn
điều lệ kèm theo diễn giải các tài khoản đối ứng và yêu cầu giải trình cách tính các
tỷ lệ về vốn điều lệ.
(4) Quy định mới về tiêu chuẩn thanh khoản đối với các ngân hàng
Basel III đưa ra các chuẩn mực yêu cầu về thanh khoản vào ngày
01/01/2015, xuất phát từ thực tế trong giai đoạn khủng hoảng nhiều ngân hàng đã
không quản lý thanh khoản một cách thận trọng.
Mục tiêu:
- Tăng cường khả năng trụ vững của ngân hàng trong ngắn hạn, thể hiện thông qua
tỷ lệ đảm bảo thanh khoản (LCR - tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động), yêu cầu ngân
hàng có đủ các tài sản thanh khoản chất lượng cao để vượt qua được các tình huống
căng thẳng trong vòng ít nhất một tháng.
LCR = Dự trữ tài sản thanh khoản cao/Tổng luồng tiền mặt ra thuần trong 30 ngày
tới ≥ 100%.
17
- Tăng cường khả năng trụ vững của ngân hàng trong dài hạn, thể hiện thông qua tỷ
lệ nguồn vốn ổn định ròng (NSFR), khuyến khích ngân hàng tài trợ các tài sản dài
hạn bằng nguồn vốn dài hạn và ổn định.
NSFR = Nguồn vốn ổn định sẵn sàng cho tài trợ / Nguồn vốn cần có cho tài trợ >
100% .
(5) Quy định mới về tỷ lệ đòn bẩy
Tỷ lệ đòn bẩy = Vốn cấp 1 / Tổng tài sản trung bình ≥ 3%
Tổng tài sản trung bình = Tổng tài sản trong bảng cân đối kế toàn và Tổng tài sản
ngoại bảng.
 Lộ trình triển khai Hiệp ước Basel III
Các chuẩn mực của Hiệp ước Basel III hiệu lực thi hành từ năm 2013 với lộ
trình thực hiện đầy đủ vào ngày 01/01/2019. Bảng 1.4 thể hiện lộ trình triển khai
Hiệp ước Basel III áp dụng đối với 27 nước thành viên.
Bảng 1.4 : Lộ trình triển khai Hiệp ước Basel III
ĐVT: %
Chỉ tiêu/Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu 3,5 4,0 4,5 4,5 4,5 4,5 4,5
Vốn đệm dự phòng - - - 0,625 1.25 1,875 2,5
Vốn chủ sở hữu tối thiểu
cộng vốn đệm dự phòng
3,5 4,0 4,5 5,125 5,76 6,375 7,0
Loại trừ khỏi vốn chủ sở hữu
các khoản vốn không đủ tiêu
chuẩn
- 20 40 60 80 100 100
Tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu 4,5 5,5 6,0 6,0 6,0 6,0 6,0
Tỷ lệ tổng vốn tối thiểu 8,0 8,0 8,0 8,0 8,0 8,0 8,0
Tổng vốn tối thiểu cộng vốn
đệm dự phòng
8,0 8,0 8,0 8,625 9,125 9,875 10,5
Loại trừ khỏi vốn cấp 1 và
cấp 2 các khoản không đủ
Thực hiện theo lộ trình 10 năm bắt đầu từ năm
2013
18
tiêu chuẩn
Vốn dự phòng chống hiệu
ứng chu kỳ
Tuỳ theo điều kiện của quốc gia: mức từ 0% - 2,5%
Tỷ lệ đảm bảo thanh khoản
(LCR) tối thiểu
- - 60 70 80 90 100
(Nguồn: Basel Committee on Banking Supervision)
1.4. Kinh nghiệm triển khai Hiệp ước Basel tại hệ thống ngân hàng các nước
1.4.1. Kinh nghiệm triển khai Hiệp ước Basel II tại Trung Quốc
Hệ thống tài chính Trung Quốc hoạt động dưới sự quản lý của Ngân hàng
Nhân dân Trung Quốc (PBC). Tháng 03/2003, Ủy ban Quản lý Ngân hàng Trung
Quốc (CBRC) được thành lập để giám sát lĩnh vực ngân hàng, tách biệt chức năng
giám sát của PBC. Hệ thống ngân hàng Trung Quốc đã sớm triển khai thành công
Hiệp ước Basel II từ năm 2012.
CBRC đã lựa chọn 05 ngân hàng tham gia vào nghiên cứu tác động định
lượng của Basel II gồm: Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng
Phát triển, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng CITIC Trung Quốc và yêu cầu tất
cả các NHTM lớn của Trung Quốc có hoạt động kinh doanh quốc tế bắt buộc phải
áp dụng Basel II.
CBRC đã quyết định áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ để đánh giá
RRTD. Đối với rủi ro hoạt động, các ngân hàng được phép sử dung phương pháp
chuẩn hóa. Đây là những phương pháp đơn giản nhất trong số các phương pháp
Basel II đưa ra. Trong quá trình triển khai, hầu hết các NHTM đã xây dựng được hệ
thống cơ sở dữ liệu tương đối đầy đủ và xây dựng thành công hệ thống xếp hạng nội
bộ.
Đến cuối năm 2010, hệ CAR của tất cả các NHTM đều đã vượt qua mức yêu
cầu tối thiểu là 8%, duy trì mức an toàn so với tiêu chuẩn quốc tế nhờ việc nâng cao
hoạt động quản trị doanh nghiệp, chủ động tăng vốn, tăng trích lập dự và giảm các
tài sản có rủi ro.
19
Ngoài ra, CBRC rất nỗ lực trong việc thực hiện công tác giám sát và hướng
dẫn các ngân hàng Trung Quốc thực hiện Basel II theo một lộ trình chi tiết. Theo
đánh giá của IMF, Cơ quan giám sát ngân hàng Trung Quốc đã tuân thủ hoàn toàn
16 nguyên tắc và tuân thủ phần lớn 09 nguyên tắc.
Các ngân hàng Trung Quốc đã đạt được nhiều tiến bộ trong vấn đề công khai
thông tin trên thị trường. Số lượng các ngân hàng được niêm yết trên sàn chứng
khoán ngày càng tăng lên và luôn tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu công khai thông
tin.
Tuy nhiên có một số thách thức về sự nhất quán trong các tiêu chuẩn thống
kê. Căn cứ vào một vài mức tầng trong ngành ngân hàng Trung Quốc thì CBRC đưa
ra rất nhiều phương pháp thống kê khác nhau do đó, các ngân hàng chỉ có thể được
so sánh với nhau trong cùng một mức tầng .
Ngoài ra, trong giai đoạn đầu bộ phận công nghệ thông tin của các ngân hàng
không cung cấp những thông tin cần thiết để ngân hàng tính toán mức vốn tiêu
chuẩn theo phương pháp chuẩn hóa. Các ngân hàng Trung Quốc còn gặp phải khó
khăn trong khi tính toán trọng số rủi ro cho các loại tài sản và các khoản nợ. Các
ngân hàng thường phải sử dụng mức rủi ro 100% đối với các khách hàng là tổ chức
vì thiếu các tổ chức xếp hạng tín dụng trong nước, thiếu dữ liệu và hệ thống thông
tin chưa đầy đủ, các cơ quan quản lý Trung Quốc không có khả năng đánh giá các
tổ chức xếp hạng.
(Nguồn: Trần Việt Dung, 2013. Kinh nghiệm áp dụng Hiệp ước vốn Basel II trong
hệ thống ngân hàng Trung Quốc. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 11/2013)
1.4.2. Kinh nghiệm triển khai Hiệp ước Basel II tại Nhật Bản
Các ngân hàng Nhật Bản hoạt động dưới quyền quản lý của NHTW Nhật
Bản (BOJ) và Cơ quan dịch vụ tài chính (FSA). FSA là cơ quan giám sát tích hợp
đối với các hoạt động của ngành ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán và tất cả các
ngân hàng Nhật Bản đều bắt buộc phải thực hiện các quy định của Hiệp ước Basel
II từ năm 2007.
20
FSA đã ban hành Pháp lệnh quy định vốn mới và Hướng dẫn giám sát toàn
diện để hệ thống ngân hàng hoàn thành thực hiện các quy định Basel II. Ngoài ra
nguyên tắc kế toán GAAP của Nhật Bản đang dần hội tụ với chuẩn mực báo cáo tài
chính quốc tế (IFRS).
Hầu hết các ngân hàng đều đáp ứng được hệ số CAR ở mức 8% theo tiêu
chuẩn quốc tế và 4% theo tiêu chuẩn nội địa. Cách tính vốn của các ngân hàng Nhật
Bản phản ánh được những yêu cầu mới trong kỹ thuật QTRR mà Ủy ban Basel đã
đưa ra. Hệ số CAR ổn định nhờ vào việc các ngân hàng đã tích cực tăng vốn, các
ngân hàng lớn đã tăng vốn khoảng 4,5 nghìn tỷ Yên trong năm 2009-2010, nhờ vậy
cải thiện được tổng số vốn, vốn cấp 1 và hệ số CAR.
Giá trị tài sản rủi ro của hệ thống ngân hàng có xu hướng giảm xuống. Các
NHTM thường xuyên đánh giá, phân loại tài sản theo các loại rủi ro sau đó tính toán
và trích vốn dự phòng. Các NHTM luôn nỗ lực kiểm soát rủi ro, giữ mức vốn ở mức
đảm bảo an toàn về mặt tài chính.
Nhật Bản đã phát triển được cơ sở hạ tầng hỗ trợ tối đa cho hoạt động giám
sát ngân hàng đạt hiệu quả. Trong số 25 nguyên tắc giám sát, có 10 nguyên tắc tuân
thủ hoàn toàn, 13 nguyên tắc tuân thủ phần lớn và 02 nguyên tắc chưa tuân thủ.
Với khung pháp lý đầy đủ cho hoạt động giám sát đã tạo điều kiện cho hoạt
động điều phối và hợp tác chặt chẽ giữa FSA và BOJ. Hoạt động thanh tra tại chỗ
và giám sát từ xa do FSA và BOJ được thực hiện một cách toàn diện đã tạo nền tảng
vững chắc cho hoạt động giám sát các rủi ro được quy định trong Basel II.
Tuy nhiên, các Cơ quan giám sát vẫn còn bỏ sót nhiều rủi ro, không yêu cầu
các ngân hàng phải tăng thêm vốn trong trường hợp cần thiết.
Từ tháng 10/2004, FSA đã ra danh sách các mục mà ngân hàng phải công bố
thông tin theo quy định của Basel II. Đến tháng 03/2007, bản danh sách này đã
được hoàn thiện thành Pháp lệnh riêng của FSA. Hầu hết các thông tin về việc ra
quyết định trong quản lý như huy động vốn, sát nhập và mua lại hoặc thông tin về
thiệt hại do thiên tai và các vụ kiện đều được công bố thông qua hệ thống trực tuyến
về minh bạch hóa các thông tin.
21
Độ tin cậy của các thuyết minh tài chính được đảm bảo. Hoạt động của các
công ty kiểm toán cũng trở nên độc lập với ban giám đốc cả về hình thức lẫn nội
dung.
(Nguồn: Trần Việt Dung, 2016. Kinh nghiệm áp dụng Hiệp ước vốn Basel II trong
hệ thống ngân hàng Nhật Bản. Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á số 11/2016)
1.4.3. Kinh nghiệm triển khai Hiệp ước Basel III tại Singapore
Các ngân hàng Singapore hoạt động dưới sự quản lý của Cơ quan Tiền tệ
Singapore (MAS) - NHTW của Singapore. Để triển khai Hiệp ước Basel III, căn cứ
vào tình hình thực tế của hệ thống ngân hàng, MAS đưa ra các quy định nâng cao
chất lượng vốn của ngân hàng như sau:
+ Yêu cầu tỷ lệ vốn chủ sở hữu phổ thông tối thiểu là 6,5% (Basel III quy
định là 4,5%).
+ Yêu cầu vốn cấp 1 tối thiểu là 8% (Basel III quy định là 6%) được thực
hiện theo từng giai đoạn. Từ đó tỷ lệ tổng vốn yêu cầu tối thiểu sẽ là 10%, vượt qua
mức tối thiểu là 8% quy định tại Basel III.
+ Ngoài các yêu cầu về vốn tối thiểu sẽ có một bộ đệm bảo tòan vốn ở mức
2,5% theo đúng mức tối thiểu của Basel III. Quy định này được thực hiện bắt đầu từ
ngày 01/01/2016 đến ngày 01/01/2019.
Với những thay đổi này, các ngân hàng Singapore được yêu cầu đáp ứng vốn
cao hơn mức tối thiểu trong Basel III và thời gian triển khai sớm hơn 02 năm, bắt
đầu từ năm 2013.
(Nguồn: Basel Committee on Banking Supervision, 2013. Regulatory Consistency
Assessment Programme (RCAP), Assessment of Basel III regulations-Singapore)
1.4.4. Kinh nghiệm triển khai Hiệp ước Basel III tại Philippines
Bangko Sentral ng Pilipinas (BSP) là NHTW của Philippines. BSP đã đưa ra
một loạt các cải cách tập trung về tỷ lệ an toàn vốn được giám sát đầu từ năm 2014,
10 ngân hàng lớn nhất của Philippines phải tuân theo các quy tắc và yêu cầu về vốn
nghiêm ngặt hơn, duy trì mức đệm cao hơn và có dự phòng kế hoạch phục hồi để
22
ngăn chặn sự sụp đổ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng Philippines. Cụ
thể:
+ Yêu cầu tỷ lệ vốn chủ sở hữu phổ thông tối thiểu là 6% (Basel III quy định
là 4,5%). Trong đó khấu trừ các khoản đầu tư trong các tổ chức phi tài chính liên
kết và không liên kết.
+ Yêu cầu vốn cấp 1 tối thiểu là 7,5% (Basel III quy định là 6%).
+ Tỷ lệ tổng vốn yêu cầu tối thiểu là 10% cho các ngân hàng lớn (Basel III
quy định là 8%).
+ Bắt buộc các ngân hàng lớn phải nắm giữ các tài sản chất lượng cao và có
thể chuyển đổi dễ dàng để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ròng trong 30 ngày. Thời gian
tuân thủ đầy đủ vào ngày 01/01/2018.
+ Ngoài việc nâng cao chất lượng vốn, BSP yêu cầu bộ đệm bảo toàn vốn
2,5% trên yêu cầu tối thiểu của vốn chủ sở hữu phổ thông.
+ Ngoài ra vốn cấp 2 theo quy định của BSP chỉ bao gồm cổ phiếu ưu đãi, vì
vậy sẽ nhỏ hơn vốn cấp 2 do Ủy ban Basel quy định tại Basel III.
(Nguồn: Banko Sentral ng Pilipinas (BSP), 2013. Frequently Asked Question on the
Basel III Implementing Guidelines)
1.4.5. Kinh nghiệm triển khai Hiệp ước Basel III tại Malaysia
NHTW của Malaysia (BNM - Bank Negara Malaysia) ủng hộ mục tiêu của
Basel III nhằm tăng cường chất lượng vốn nắm giữ bởi các ngân hàng và đưa ra
định nghĩa mới về vốn, tập trung nhiều hơn vào vốn chủ sở hữu, đồng thời tăng
cường các tiêu chí đủ điều kiện cho các công cụ vốn khác.
+ Yêu cầu tỷ lệ vốn chủ sở hữu phổ thông tối thiểu là 4,5%, tổng vốn cấp 1
tối thiểu ở mức 6%, tỷ lệ tổng vốn yêu cầu tối thiểu là 8% theo đúng quy định của
Basel III vào năm 2015.
+ Ngoài việc tăng cường chất lượng vốn, các ngân hàng cũng sẽ được yêu
cầu nắm giữ một bộ đệm bảo toàn vốn tối thiểu là 2,5 tỷ lệ vốn chủ sở hữu phổ
thông tùy vào đánh giá mức độ rủi ro hệ thống thông qua các chỉ số liên quan đến
tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ đòn bẩy.
23
Yêu cầu về vốn cao hơn sẽ được thực hiện dần dần ở Malaysia bắt đầu từ
năm 2013 đến năm 2015 và bộ đệm bảo toàn vốn từ năm 2016 đến năm 2019, phù
hợp với giai đoạn đề xuất của Ủy ban Basel.
(Nguồn: Implementation of Basel III – Bank Negara Malaysia)
1.4.6. Bài học kinh nghiệm khi triển khai Hiệp ước Basel tại Việt Nam
Từ kinh nghiệm triển khai Hiệp ước Basel tại hệ thống ngân hàng các nước
tiên tiến, NHNN đã tích cực triển khai các nhiệm vụ quan trọng tạo nền tảng, tiền đề
cho việc triển khai Hiệp ước Basel II theo kế hoạch đề ra. Trong đó bao gồm:
+ Đánh giá khoảng cách chênh lệch giữa thực trạng và tác động định lượng
QIS của 10 NHTM được lựa chọn thí điểm triển khai Hiệp ước Basel II so với các
chuẩn mực của Hiệp ước Basel II.
+ Tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho các ngân hàng thực hiện Hiệp ước Basel II
theo lộ trình đã được Thống đốc NHNN phê duyệt thông qua ban hành văn bản:
Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn theo phương pháp tiêu
chuẩn Basel II; Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định hệ thống kiểm soát nội bộ,
trong đó có đánh giá nội bộ mức đủ vốn ICAAP.
+ Áp dụng kinh nghiệm quốc tế về thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với Trụ cột
2 của Hiệp ước Basel II, góp phần kéo gần khoảng cách giữa vốn yêu cầu tối thiểu
và rủi ro thực tế, tăng cường các biện pháp quản lý rủi ro nhằm mục đích giám sát
và kiểm soát rủi ro trong ngân hàng.
+ Thiết lập cơ chế phối hợp, hỗ trợ và giám sát giữa NHNN và các NHTM
cho quá trình triển khai Basel II.
+ Tiếp tục ưu tiên thực hiện những giải pháp hỗ trợ các NHTM, trong đó tạo
cơ hội để các NHTM Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm với các chuyên gia, cán bộ
thực hành giàu kinh nghiệm của các Ngân hàng quốc tế nội dung liên quan đến việc
xây dựng lộ trình chi tiết triển khai Basel II, thực hiện đánh giá mức độ đủ vốn nội
bộ (ICAAP), quản lý hệ thống và dữ liệu rủi ro theo Basel II - hiện đang là những
khó khăn, thách thức mà các ngân hàng Việt Nam gặp phải.
24
Kết luận Chương 1
Chương 1 nêu tổng quan những nội dung cơ bản về QTRRTD của NHTM và
các Hiệp ước vốn Basel. Trong đó làm rõ khái niệm, phân loại về RRTD; khái
niệm, nội dung, quy trình và tầm quan trọng của QTRRTD đối với các ngân hàng.
Ngoài ra nội dung của các Hiệp ước Basel I, Basel II và Basel III cũng được hệ
thống lại trong đó nêu rõ những thành tựu đạt được về công tác QTRRTD và những
điểm còn hạn chế trong quy định được dần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình
hình thực tế, nhằm làm cơ sở lý luận để đánh giá công tác QTRRTD theo chuẩn
mực quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay nói chung và của
Vietcombank nói riêng.
Nội dung Chương cũng nêu khái quát bài học kinh nghiệm trong quá trình
triển khai Hiệp ước Basel II, Hiệp ước Basel III từ các quốc gia có hệ thống tài
chính ngân hàng phát triển tiên tiến như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore,
Malaysia và Philippines. Từ đó hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể áp dụng sau
khi điều chỉnh các yếu tố sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô tại nước mình
nhằm tiết kiệm thời gian và nguồn lực nghiên cứu, triển khai.
25
CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL
TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel tại hệ thống Ngân hàng
thương mại Việt Nam
2.1.1. Hệ số an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Tại Việt Nam các quy định về hệ số an toàn vốn được tóm tắt qua Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Tóm tắt các quy định về hệ số CAR tại các NHTM Việt Nam
Văn bản
Ngày ban
hành
Ngày hiệu
lực
Tóm tắt nội dung
Quyết định số
457/2005/QĐ-NHNN
19/04/2005 06/05/2005 CAR ≥ 8%
Thông tư số
13/2010/TT-NHNN
20/05/2010 01/10/2010 CAR ≥ 9%
Các nhóm tài sản có rủi ro 0%,
20%, 50%, 100%, 150%,
250%
Thông tư số
36/2014/TT-NHNN
20/11/2014 01/02/2015 CAR ≥ 9%
Các nhóm tài sản có rủi ro 0%,
20%, 50%, 100% và 150%
Thông tư số
06/2016/TT-NHNN
27/05/2016 01/06/2016 CAR ≥ 9%
Hệ số tài sản có rủi ro trong bất
động sản tăng từ 150% đến
200%
Thông tư số
41/2016/TT-NHNN
30/12/2016 01/01/2020 CAR ≥ 8%, bao gồm RRTD,
hoạt động và thị trường.
(Nguồn: Nội dung các Thông tư)
Hiện nay, các ngân hàng tuân thủ theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy
định về các tỷ lệ an toàn đối với các TCTD. Tuy nhiên Thông tư 36 mới chỉ tính
đến vốn cấp 1 và vốn cấp 2 trong vốn tự có và chỉ tính đến RRTD trong tài sản có
26
điều chỉnh rủi ro nên hệ số CAR sẽ cao hơn so với khi được tính theo Hiệp ước
Basel II.
Bảng 2.2. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hệ thống Ngân hàng Việt Nam
2014 2015 2016 2017
NHTMNN 9,2 9,42 9,92 9,52
NHTMCP 12,07 12,74 11,8 11,47
NHLD, NHNNg 30,78 33,8 33,2 29,11
Toàn hệ thống 12,75 13 12,84 12,23
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN)
Với mức quy định là 9%, tất cả các loại hình ngân hàng đều có tỷ lệ an toàn
vốn vượt yêu cầu. Khối NHLD, NHNNg có CAR cao nhất do mức độ đa dạng tài
sản thấp trong khi vốn tự có khá cao, ngoài ra do các ngân hàng này áp dụng cả theo
quy định của Việt Nam và theo yêu cầu của nơi đặt Hội sở chính nên CAR đã được
tính toán để đáp ứng theo chuẩn mực quốc tế.
Khối NHTMNN có hệ số CAR trung bình thấp nhất song vẫn đạt trên 10%.
Tuy nhiên đang có xu hướng giảm ở cả khối NHTMNN và NHTMCP. Mặc dù quy
mô tài sản và quy mô cho vay của hệ thống tăng nhanh trong giai đoạn 2010 - 2017
nhưng không tác động tích cực đến CAR do chất lượng tín dụng suy giảm.
2.1.2. Kế hoạch tăng vốn điều lệ
 Huy động vốn mới
Thực tế nhiều ngân hàng gặp khó khăn với việc huy động vốn mới khi thị giá
cổ phiếu vẫn ở mức thấp hơn mệnh giá, chưa thành công trong việc tìm đối tác
chiến lược, cũng như chưa được tạo nhiều điều kiện để chia cổ tức bằng cổ phiếu
nhằm tăng vốn trong năm 2017 và năm 2018.
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đã tiến hành xây dựng mô hình dự báo
nhu cầu vốn tự có cần bổ sung hàng năm đối với 3 NHTMNN là Vietinbank, BIDV
và Vietcombank để ước lượng nhu cầu vốn giai đoạn năm 2018 – 2020. Kết quả cho
thấy, đến cuối năm 2020, các ngân hàng phải tăng vốn tự lên gấp 1,8 - 2 lần so với
thời điểm hiện tại mới có thể đáp ứng.
27
 Phát hành trái phiếu
Trái phiếu là một trong những loại giấy tờ có giá giúp các ngân hàng có thể
huy động vốn trong thời gian ngắn mà không phải chịu áp lực pha loãng cổ phiếu,
với mức lãi suất được xác định trước. Mục tiêu chính là nhằm bổ sung nguồn vốn
cấp 2, góp phần cải thiện hệ số CAR.
Để có thể tuân thủ về an toàn vốn theo Basel II, BIDV cũng đã tăng vốn điều
lệ bằng phát hành thành công 400.000 trái phiếu không chuyển đổi, không kèm
chứng quyền, không có bảo đảm, đủ điều kiện bổ sung vào nguồn vốn cấp 2 của
ngân hàng.
Tại Agribank, trong tháng 12/2018 đã phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu để
đáp ứng hệ số CAR phục vụ mở rộng tín dụng cho vụ Đông Xuân. Việc phát hành
khá khó khăn nên Agribank phải huy động cả người mua là cán bộ, nhân viên trong
hệ thống của mình.
2.1.3. Nâng cao chất lượng tín dụng
Các ngân hàng tích cực thoái vốn đầu tư khỏi các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi
ro, chuyển dịch cơ cấu kinh doanh theo hướng giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng,
đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, liên kết với các công ty bảo hiểm, chứng
khoán để bán chéo sản phẩm, tăng nguồn thu từ phí.
Ngoài ra các ngân hàng rà soát, đánh giá lại chất lượng các khoản đầu tư trái
phiếu doanh nghiệp, trái phiếu của các TCTD để điều chỉnh trích lập dự phòng rủi
ro theo quy định.
2.1.4. Xử lý nợ xấu
Nợ xấu toàn hệ thống được kiềm chế và xử lý đáng kể. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục
giảm và được kiểm soát ở mức an toàn theo mục tiêu đề ra (dưới 3%). Nợ xấu được
xử lý thông qua ba hình thức: bán nợ cho VAMC, sử dụng dự phòng RRTD để xử
lý nợ xấu, thu nợ bằng phát mãi tài sản bảo đảm. Ngoài ra các ngân hàng cũng hạn
chế chia cổ tức, lương thưởng để tăng cường nguồn lực tài chính cho xử lý nợ xấu.
Tuy nhiên nợ quá hạn mà đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn vẫn chiếm tỷ
trọng cao, các khoản nợ xấu chưa được xử lý triệt để do những bất cập, vướng mắc
28
về khung pháp lý trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm, mua bán nợ và nền kinh tế
còn gặp nhiều khó khăn, ...
2.1.5. Đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng
Để phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu, các NHTM Việt Nam đã áp dụng theo
thông lệ quốc tế các cấu phần quản trị ngân hàng hiện đại gồm: quản lý rủi ro, quản
lý tài sản nợ - tài sản có, kiểm toán nội bộ, quản lý tín dụng, quản lý vốn, xây dựng
chiến lược kinh doanh, hiện đại hoá công nghệ thanh toán, xây dựng chiến lược đào
tạo và sử dụng cán bộ qua đào tạo. Nền tảng hoạt động của các NHTM đã được vận
hành dựa trên công nghệ số hóa và tự động hóa các quy trình hoạt động cốt lõi.
Chuyển đổi mô hình tổ chức theo hướng quản lý tập trung tại Trụ sở chính và
điều hành hoạt động kinh doanh theo chiều dọc phù hợp với điều kiện môi trường
Việt Nam.
2.1.6. Hiện đại hóa hệ thống công nghệ ngân hàng
Hiện tại, các ngân hàng đều triển khai thành công hệ thống Core-banking,
giao dịch thương mại điện tử được thực hiện thông qua các trung gian thanh toán
của ngân hàng, hoàn thành chiến lược phát triển công nghệ thông tin để hoàn thiện,
duy trì hệ thống thông tin hạ tầng công nghệ ổn định, bảo mật, an toàn và đáp ứng
đầy đủ nhu cầu cho các hoạt động kinh doanh ngân hàng, tạo nền tảng vững chắc để
phát triển các dịch vụ ngân hàng mới, nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời quản
trị ngân hàng có hiệu quả
2.2. Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam
2.2.1. Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
2.2.1.1. Dư nợ tín dụng
Giai đoạn từ năm 2013 – 2018, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân đạt
18%/năm, đến cuối năm 2018 tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt hơn 624.000 tỷ
đồng gần gấp 2.5 lần năm 2013, trong đó chiếm phần lớn là cho vay trong nước.
29
Bảng 2.3: Diễn biến dư nợ tín dụng
ĐVT: tỷ đồng
2013 2014 2015 2016 2017 2018
Tổ chức, cá
nhân trong nước
271.052 319.586 382.489 455.372 536.742 624.074
Chiết khấu 1.581 1.695 2.108 2.569 3.110 3.931
Cho thuê tài
chính
1.612 2.004 2.500 2.854 3.577 3.856
Khoản trả thay
khách hàng
53 40 46 0.277 0.432 1
Tổ chức, cá
nhân nước ngoài
17 12 8 13 5 5
Tổng cho vay
khách hàng
274.314 323.338 387.151 460.808 543.434 631.867
Tăng trưởng - %
Tổ chức, cá
nhân trong nước
14 18 20 19 18 16
Chiết khấu -19 7 24 22 21 26
Cho thuê tài
chính
20 24 25 14 25 8
Khoản trả thay
khách hàng
194 -25 15 -99 56 131
Tổ chức, cá
nhân nước ngoài
-60 -29 -33 63 -62 0
Tổng cho vay
khách hàng
14 18 20 19 18 16
(Nguồn: BCTC của Vietcombank)
Xét tỷ lệ tăng trưởng cho thấy Vietcombank ngày càng đẩy mạnh cho vay
chiết khấu, đây là khoản mục ít rủi ro và dễ sinh lời.
30
Phân tích dư nợ theo thời hạn cho vay, các khoản cho vay ngắn hạn chiếm tỷ
trọng phần lớn, tiếp đến là cho vay dài hạn và trung hạn. Nguyên nhân vì khoản vay
ngắn hạn ít rủi ro, thời gian thu hồi vốn nhanh, quy mô tín dụng không lớn.
Bảng 2.4: Dư nợ theo thời hạn cho vay
ĐVT: tỷ đồng
2013 2014 2015 2016 2017 2018
Ngắn hạn 175.257 206.763 230.184 260.096 303.367 342.213
Trung hạn 29.941 33.541 43.842 53.767 56.530 53.310
Dài hạn 69.117 83.034 113.125 149.945 183.537 236.344
Tổng cộng 274.314 323.338 387.151 463.808 543.434 631.867
Tỷ trọng - %
Ngắn hạn 64 64 59 56 56 54
Trung hạn 11 10 11 12 10 8
Dài hạn 25 26 29 32 34 37
Tổng cộng 100 100 100 100 100 100
(Nguồn: BCTC của Vietcombank)
Tuy nhiên sau năm 2014, tỷ trọng cho vay dài hạn có xu hướng tăng,
Vietcombank đã tài trợ nhiều dự án đầu tư, BOT, BT, kinh doanh bất động sản nên
cần tăng cường kiểm soát rủi ro đối với nhóm khách hàng lớn, từ đó hạn chế RRTD.
Hình 2.1: Diễn biến dư nợ theo thời hạn cho vay
(Nguồn: BCTC của Vietcombank)
31
Nhóm khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tín dụng bao gồm
nhóm các Doanh nghiệp Nhà nước với tỷ trọng trung bình trên 21%, dư nợ cho vay
năm 2018 đạt hơn 68.000 tỷ đồng, nhóm các Công ty TNHH chuyên về sản xuất,
thương mại, dịch vụ với tỷ trọng trung bình trên 21%, dư nợ cho vay năm 2018 đạt
hơn 128.000 tỷ đồng, cho vay cá nhân với tỷ trọng trung bình trên 24%, dư nợ cho
vay năm 2018 đạt hơn 235.000 tỷ đồng.
Bảng 2.5: Dư nợ theo loại hình doanh nghiệp
ĐVT: tỷ đồng
2013 2014 2015 2016 2017 2018
DNNN 77.642 90.003 90.323 91.143 83.311 68.154
Công ty TNHH 60.459 69.454 81.744 96.801 109.118 128.334
DN FDI 13.890 17.883 26.083 30.652 38.357 38.567
HTX, tư nhân 5.478 6.056 7.720 7.459 5.251 2.487
Cá nhân 37.259 51.746 77.831 116.463 177.778 235.884
Khác 79.586 88.197 103.450 118.290 129.619 158.441
Tổng cho vay
khách hàng
274.314 323.338 387.151 460.808 543.434 631.867
Tỷ trọng - %
DNNN 28 28 23 20 15 11
Công ty TNHH 22 21 21 21 20 20
DN FDI 5 6 7 7 7 6
HTX, tư nhân 2 2 2 2 1 0.4
Cá nhân 14 16 20 25 33 37
Khác 29 27 27 26 24 25
(Nguồn: BCTC của Vietcombank)
Bên cạnh mảng bán buôn truyền thống của ngân hàng, Vietcombank đang
dần chuyển sang hướng đến thị trường bán lẻ nhờ vào nguồn thu ổn định và đồng
bộ trong dài hạn, và ngân hàng bán lẻ cũng đang là xu thế trọng tâm của các NHTM
lớn tại Việt Nam. Theo Hình 2.1, cho vay cá nhân được ưu tiên chú trọng và có xu
32
hướng gia tăng qua các năm, năm 2018 chiếm tỷ trọng cao nhất với hơn 37%, dư nợ
đạt hơn 235.000 tỷ đồng. Đồng thời Vietcombank cũng giảm dần dư nợ đối với
nhóm các Doanh nghiệp Nhà nước do việc sử dụng vốn vay không hiệu quả, nhiều
đơn vị kinh doanh thua lỗ và thiếu cơ chế giám sát.
Hình 2.2: Diễn biến dư nợ theo loại hình doanh nghiệp
(Nguồn: BCTC của Vietcombank)
Phân tích dư nợ theo ngành, danh mục tín dụng của Vietcombank được đa
dạng hóa, phổ biến ở nhiều ngành nghề khác nhau. Tốc độ tăng trưởng những năm
gần đây tương đối tốt và đồng đều, đối tượng khách hàng ngày càng được mở rộng.
Trong đó ngành nghề kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tín dụng là
Ngành Sản xuất, gia công chế biến, năm 2018 chiếm tỷ trọng 26%, dư nợ cho vay
đạt trên 163.000 tỷ đồng và Ngành Thương mại, dịch vụ, năm 2018 chiếm tỷ trọng
19%, dư nợ cho vay đạt trên 120.000 tỷ đồng.
Bảng 2.6: Dư nợ theo ngành
ĐVT: tỷ đồng
2013 2014 2015 2016 2017 2018
Sản xuất, gia
công chế biến
93.963 111.471 122.264 140.794 147.737 163.735
33
Thương mại, dịch
vụ
80.800 94.641 105.498 117.624 118.528 120.239
Xây dựng 15.393 16.397 21.295 25.149 32.115 29.341
Điện, khí đốt,
nước
17.178 23.635 27.271 28.619 26.547 28.874
Khai khoáng 17.966 13.996 17.467 18.477 16.311 23.352
Nông, lâm, thủy
hải sản
6.173 7.630 10.766 12.740 11.297 15.475
Vận tải và thông
tin liên lạc
10.218 15.175 24.106 26.915 23.017 14.499
Nhà hàng, khách
sạn
7.139 8.807 8.778 8.471 9.441 11.363
Khác 25.484 31.586 49.706 82.019 158.441 224.989
Tổng cộng 274.314 323.338 387.151 460.808 543.434 631.867
Tỷ trọng - %
Sản xuất, gia công
chế biến
34 34 32 31 27 26
Thương mại, dịch
vụ
29 29 27 26 22 19
Xây dựng 6 5 6 5 6 5
Điện, khí đốt, nước 6 7 7 6 5 5
Khai khoáng 7 4 5 4 3 4
Nông, lâm, thủy
hải sản
2 2 3 3 2 2
Vận tải và thông
tin liên lạc
4 5 6 6 4 2
Nhà hàng, khách 3 3 2 2 2 2
34
sạn
Khác 9 10 13 18 29 36
Tổng cộng 100 100 100 100 100 100
(Nguồn: BCTC của Vietcombank)
2.2.1.2. Một số chỉ tiêu an toàn hoạt động
Theo mô hình CAMELS và các quy định hiện hành của NHNN Việt Nam về
quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD, quy định xếp loại
NHTMCP, các chỉ tiêu được lựa chọn để đánh giá độ an toàn là: Mức độ an toàn
vốn, Chất lượng tài sản có và Khả năng thanh khoản.
 Chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn vốn
➢ Hệ số CAR:
Theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của NHNN quy
định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD thì hệ số CAR tối
thiểu là 8%. Từ ngày 01/10/2010, Quyết định số 457 đã được thay thế bởi Thông tư
số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010, theo đó quy định hệ số CAR tối thiểu là
9%. Như vậy từ năm 2013 – 2018, Vietcombank đáp ứng được yêu cầu hệ số CAR.
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn
ĐVT: %
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Hệ số CAR 13,13 11,35 11,04 11,13 11,63 10
Cho vay/Huy
động vốn
82,96 76,83 79,07 79,22 76,74 78,79
(Nguồn: BCTC của Vietcombank và tính toán của tác giả)
Từ năm 2013 trở đi, Vietcombank có xu hướng tăng giá trị lợi nhuận chưa
phân phối. Đây là một trong những phương pháp làm tăng vốn tự có trong khi vốn
điều lệ không thay đổi, góp phần cải thiện hệ số CAR để đáp ứng theo quy định.
Tháng 02/2016, Vietcombank đã phát hành 8.000 tỷ đồng trái phiếu, trong đó
6.000 tỷ đồng để tăng vốn cấp 2 từ đó nâng cao hệ số CAR, đảm bảo an toàn hoạt
động.
35
Bảng 2.8: Vốn điều lệ, Lợi nhuận chưa phân phối
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Vốn điều lệ 23.174 26.650 26.650 35.978 35.978 35.978
Lợi nhuận chưa
phân phối
6.290 6.627 7.476 5.831 8.715 16.139
➢ Cho vay/Huy động vốn:
(Nguồn: BCTC của Vietcombank)
Theo Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của NHNN quy định
các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài, các NHTMCP được phép có tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng huy
động vốn tối đa là 80%. Ngày 27/12/2016, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết
định số 2509/QĐ-NHNN về tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi của NHTMCP
mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, theo đó quy định Vietcombank,
VietinBank và BIDV duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi tối đa là 90%
kể từ ngày 01/07/2016.
Năm 2013, tỷ lệ cho vay/huy động vốn là 82,96% vượt quá tỷ lệ quy định
của NHNN, tuy nhiên những năm sau đó Vietcombank đã điều chỉnh tỷ lệ này dưới
80% theo quy định.
 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
Quá trình thẩm định và quyết định tín dụng được kiểm soát chặt chẽ nên tỷ lệ
nợ xấu của Vietcombank đã giảm dần qua các năm, năm 2018 đã giảm xuống dưới
1%. Đáng chú ý năm 2017 tỷ lệ nợ xấu là 1,1%, giảm 0,34 điểm % so với năm
2016. Tuy nhiên các khoản nợ nghi ngờ có dấu hiệu tăng cao, tăng hơn 2.200 tỷ
đồng so với năm 2016, đồng nghĩa với việc các khoản nợ này có khả năng chuyển
sang nhóm nợ có khả năng mất vốn, gây tổn thất cho ngân hàng.
Ngoài ra tỷ lệ nợ xấu giảm một phần cũng là do dư nợ tín dụng tăng, các
khoản nợ xấu phần nào vẫn chưa được xử lý triệt để.
36
Bảng 2.9: Dư nợ tín dụng phân theo chất lượng
ĐVT: tỷ đồng
CHỈ TIÊU 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Nợ đủ tiêu
chuẩn
244.080 298.527 371.208 446.466 532.443 621.863
Nợ cần chú ý 22.759 17.346 9.377 7.420 4.783 3.781
Nợ dưới tiêu
chuẩn
2.713 2.136 797 1.360 684 292
Nợ nghi ngờ 1.970 1.771 750 1.347 3.584 1.161
Nợ có khả
năng mất vốn
2.792 3.552 5.590 4.215 1.940 4.770
Tỷ trọng (%)
Nợ đủ tiêu
chuẩn
88,98 92,33 95,74 96,89 97,98 98,42
Nợ cần chú ý 8,3 5,36 2,42 1,61 0,88 0,6
Nợ dưới tiêu
chuẩn
0,99 0,66 0,21 0,3 0,12 0,05
Nợ nghi ngờ 0,72 0,55 0,19 0,3 0,66 0,18
Nợ có khả
năng mất vốn
1,02 1,1 1,44 0,9 0,36 0,75
Tỷ lệ nợ xấu 2,73 2,31 1,79 1,45 1,11 0,98
(Nguồn: BCTC của Vietcombank)
Từ năm 2017 trở đi, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của Vietcombank luôn lớn
hơn tỷ lệ nợ xấu qua đó cho thấy được khả năng bao phủ nợ xấu nội bảng, đồng thời
tỷ lệ nợ quá hạn (bao gồm Nợ cần chú ý) đã được kiểm soát chặt chẽ và liên tục
giảm qua các năm, từ đó thể hiện mức độ RRTD của toàn bộ danh mục tín dụng
đang ở mức thấp và hoàn toàn có thể kiểm soát được.
37
Bảng 2.10: Chỉ tiêu định lượng về mức độ rủi ro tín dụng
ĐVT: %
CHỈ TIÊU 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Tỷ lệ nợ quá
hạn
11 7,67 4,26 3,1 1,97 1,56
Tỷ lệ dự phòng
rủi ro tín dụng
1,28 1,42 1,57 1,39 1,14 1,17
(Nguồn: BCTC của Vietcombank)
 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản
Theo Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của NHNN quy định
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải nắm giữ những tài sản có tính thanh
khoản cao để dự trữ đáp ứng các nhu cầu chi trả đến hạn và phát sinh ngoài dự kiến.
Theo đó tỷ lệ dự trữ thanh khoản (Tài sản có tính thanh khoản cao/Nợ phải trả) đối
với NHTM phải duy trì là 10%, tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày (Tài sản có tính
thanh khoản cao/Dòng tiền ra ròng trong 30 ngày tiếp theo) đối với NHTM phải duy
trì là 50%. (Vào ngày 27/05/2016, NHNN đã ban hành Thông tư số 06/2016/TT-
NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN).
Theo bảng 3.8 thì tỷ lệ dự trữ thanh khoản, tỷ lệ khả năng chi trả trong 30
ngày xấp xỉ gấp 3 lần tiêu chuẩn theo quy định, nên khả năng thanh khoản của
Vietcombank tương đối tốt, đảm bảo nhu cầu chi trả trong mọi tình huống.
Bảng 3.8: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản
ĐVT: %
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản 27,1 30,5 35,9 24,1
Tỷ lệ khả năng chi trả
trong 30 ngày
- VNĐ 169,9 299,4 155,6 91,8
- USD và Ngoại tệ khác 85,3 79,1 89,4 104
(Nguồn: BCTC của Vietcombank)
38
2.2.2. Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam
2.2.2.1. Nguyên tắc chung về cấp tín dụng
- Tuân thủ pháp luật: tất cả cán bộ, nhân viên có trách nhiệm tuân thủ các quy định
của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định có liên quan. Việc cấp tín
dụng cho khách hàng phải dựa trên cơ sở lợi ích chính đáng và hợp pháp của
Vietcombank, không được lợi dụng tài sản và uy tín của ngân hàng để tư lợi cá
nhân.
- Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong từng thời
kỳ: mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lược, định hướng kinh
doanh và có sự kết hợp với các bộ phận khác trong hệ thống.
- Vừa tôn trọng quyền tự phán quyết của Giám đốc chi nhánh vừa đảm bảo mục tiêu
quản lý RRTD: chính sách tín dụng vừa đảm bảo an toàn vừa đảm bảo tính linh hoạt
trong hoạt động thực tế, giao chi nhánh cơ hội nắm bắt khả năng phát triển tín dụng
theo mục tiêu, định hướng kinh doanh từng thời kỳ.
- Quan điểm bình đẳng và hướng tới khách hàng: thống nhất chính sách đối với mọi
loại khách hàng (ngoại trừ trường hợp cấp tín dụng theo chỉ định của Chính Phủ,
NHNN).
- Đề cao trách nhiệm cá nhân: nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt
động tín dụng. Các cá nhân được giao quyền tự quyết phải chịu trách nhiệm đối với
quyết định của mình.
2.2.2.2. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng
Vietcombank ban hành Quyết định số 57/QĐ-NHNT.HĐQT về việc ban
hành Chính sách quản lý RRTD với mục đích:
- Thống nhất cơ chế quản lý RRTD trong toàn hệ thống.
- Tạo môi trường quản lý RRTD minh bạch và hiệu quả.
- Đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển bền vững, chủ động đối phó với RRTD.
- Xác định và phân chia trách nhiệm quản lý RRTD đối với từng cấp bậc trong ngân
hàng.
39
Vietcombank tiếp tục rà soát, ban hành quy định, chính sách, để đảm bảo phù
hợp, cập nhật theo các yêu cầu quản trị của Basel II như:
- Quyết định số 204/QĐ-VCB.HĐQT về việc ban hành chính sách bảo đảm tín
dụng của Vietcombank.
- Quyết định số 642/QĐ-NHNT.HĐQT về việc ban hành quy định về các tỷ lệ đảm
bảo an toàn trong hoạt động của Vietcombank.
- Quyết định số 593/QĐ-NHNT.QLRRTN về việc ban hành quy định báo cáo và xử
lý sự cố rủi ro hoạt động tại Vietcombank.
- Ban hành một số các văn bản mới - là kết quả trực tiếp của quá trình triển khai
Basel II như: Chính sách Quản trị dữ liệu, Quy trình quản lý chất lượng dữ liệu,…
 Bộ máy quản lý RRTD được thành lập như sau:
40
o HĐQT: ban hành các chính sách RRTD; phê duyệt các khoản cho vay/tổng
các khoản cho vay đối với một khách hàng có giá trị vượt quá 10% vốn tự có của
Vietcombank.
o Ban điều hành: căn cứ các chiến lược, chính sách QTRRTD đã được HĐQT
phê duyệt, Ban điều hành chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện; phê duyệt/quyết định
cấp tín dụng trên cơ sở đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, trong phạm vi
được ủy quyền của HĐQT và các quy định có liên quan của Vietcombank.
o Hội đồng tín dụng tại Hội sở chính: chịu trách nhiệm phê duyệt cấp tín dụng
đối với khách hàng trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp trong từng thời kỳ,
bao gồm thực hiện phê duyệt cấp tín dụng cho các định chế tài chính và phê duyệt
các khoản cho vay, tổng các khoản cho vay vượt hạn mức được thực hiện tái thẩm
định thông qua Bộ phận quản lý rủi ro khu vực.
o Hội đồng miễn giảm lãi: được thành lập ở hai cấp, tại Hội sở và tại các chi
nhánh. Hội đồng miễn giảm lãi tại các Chi nhánh được thực hiện miễn giảm lãi cho
khách hàng trong hạn mức do HĐQT phê duyệt trong từng thời kỳ. Hội đồng miễn
giảm lãi tại Hội sở chính thực hiện phê duyệt miễn giảm lãi cho khách hàng tại Hội
sở chính trên cơ sở đề xuất của phòng quản lý rủi ro và đề xuất của chi nhánh.
o Hội đồng xử lý RRTD: được thành lập ở hai cấp, tại Hội sở chính và tại các
Chi nhánh. Hội đồng xử lý RRTD tại Hội sở chính chịu trách nhiệm: phân loại nợ,
trích lập dự phòng rủi ro trong từng thời kỳ, quyết định xử lý các khoản nợ xấu từ
Quỹ dự phòng rủi ro và phương án thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được xử lý
RRTD trong từng thời kỳ, xem xét tình hình theo dõi và thực hiện thu hồi nợ đối
với các khoản nợ đã được xử lý RRTD, xem xét và đề xuất Tổng giám đốc trình
NHNN ra quyết định xóa nợ các khoản nợ đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro đủ
điều kiện xóa nợ.
o Các phòng ban tại Chi nhánh: các Trưởng phòng/ban tại Chi nhánh chịu sự
điều hành trực tiếp của Ban giám đốc Chi nhánh và chịu trách nhiệm về chất lượng
thực hiện các công việc được giao. Các mảng việc chính liên quan đến công tác
quản lý RRTD tại Chi nhánh là: Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách quản lý
41
RRTD phù hợp với tình hình thực tế tại Chi nhánh, thực hiện quản lý danh mục đầu
tư của chi nhánh, trực tiếp rà soát rủi ro và giám sát quá trình trả nợ của khách hàng
đối với từng khoản cấp tín dụng; Xây dựng, quản lý, giám sát và tham gia xử lý các
khoản nợ xấu, thực hiện báo cáo thống kê theo yêu cầu của Ban giám đốc và của
Hội sở chính.
➢ Chính sách phân bổ tín dụng
- Phân bổ theo vùng: chi nhánh chỉ được cấp tín dụng trong địa bàn đã được xác
định sẵn và dựa trên năng lực có thể đảm nhiệm.
- Phân bổ theo kỳ hạn vay và loại tiền vay: không tập trung quá cao vào một loại kỳ
hạn cũng như một loại tiền vay, chia nhánh được lựa chọn cơ cấu kỳ hạn và loại tiền
vay sao cho phù hợp.
- Phân bổ đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa đối tượng khách hàng nhằm hạn chế
rủi ro.
➢ Chính sách phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng
Những khoản nợ xấu sẽ được đánh giá liên tục để phân loại nợ chính xác để
phục vụ công tác QTRRTD. Hiện tại Vietcombank đã ban hành quy định mới về
việc phân loại tài sản có, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý
RRTD kèm theo Quyết định số 368/QĐ-HĐQT.CSTD ngày 20/05/2014 với những
thay đổi đáng kể trong cách thức phân loại nợ và cam kết ngoại bảng.
Kể từ ngày 01/01/2010, NHNN chấp thuận cho Vietcombank được phân loại
nợ dựa trên phương pháp định tính theo quy định tại Điều 7, Quyết định số
493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 10 và Khoản 1 Điều 11 Thông tư
02/2013/TT-NHNN, Vietcombank phải thực hiện phân loại nợ và cam kết ngoại
bảng theo cả phương pháp định lượng và phương pháp định tính và phải được phân
loại vào nhóm có mức độ rủi ro cao hơn.
Bắt đầu từ ngày 01/01/2015, Vietcombank phải sử dụng kết quả phân loại
nhóm nợ đối với khách hàng do Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) cung cấp tại
thời điểm phân loại để điều chỉnh kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng.
42
Trường hợp nợ và cam kết ngoại bảng của khách hàng được phân loại vào nhóm nợ
có mức độ rủi ro thấp hơn nhóm nợ theo danh sách do CIC cung cấp, Vietcombank
điều chỉnh kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo nhóm nợ được CIC cung
cấp.
➢ Quy định về kiểm tra, kiểm soát tín dụng
- Tại Hội sở chính: Phòng Kiểm tra nội bộ và Phòng Chính sách tín dụng tại Hội sở
chính chịu trách nhiệm chính về việc kiểm tra, kiểm soát RRTD tại các chi nhánh.
Công tác kiểm tra, kiểm soát được tiến hành định kỳ/đột xuất với phương pháp
kiểm tra từ xa/tại chỗ. Để đạt được kết quả, việc kiểm tra, kiểm soát phải thực hiện
đầy đủ các nội dung:
+ Tính tuân thủ quy chế, quy trình;
+ Chất lượng của công tác thẩm định, quản lý khoản vay;
+ Chất lượng đội ngũ cán bộ;
+ Phát hiện các rủi ro tiềm ẩn mà quá trình thẩm định tín dụng không phát hiện
được hoặc đã bỏ qua.
Công tác kiểm tra, kiểm soát rủi ro tại Hội sở chính nhằm đánh giá, phân loại
chất lượng cho vay tại các chi nhánh, trên cơ sở đó đề xuất các giới hạn/thẩm quyền
phán quyết cho phù hợp với từng chi nhánh.
- Chi nhánh: công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng được thực hiện thường xuyên.
Ban Giám đốc, Tổ Kiểm tra nội bộ, Phòng Quản lý nợ và tất cả cán bộ được phân
công tham gia cho vay chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát rủi ro tín dụng và được
thực hiện liên tục trong suốt quá trình cho vay. Nội dung kiểm tra bao gồm:
+ Tính tuân thủ quy chế, quy trình;
+ Phát hiện rủi ro tại từng khâu của quy trình cấp tín dụng;
Công tác kiểm tra, kiểm soát RRTD tại chi nhánh nhằm phát hiện kịp thời
các rủi ro có thể phát sinh để có các giải pháp phòng ngừa và khắc phục.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm toán nội bộ cùng với việc phối hợp với Kiểm toán độc
lập, Thanh tra Chính phủ, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng; Hội sở chính
43
thường xuyên giám sát từ xa hoạt động của các chi nhánh và đưa ra những cảnh báo
sớm nhằm hạn chế rủi ro.
2.2.2.3. Quản trị rủi ro trong quy trình cấp tín dụng
Vietcombank đang trong quá trình dần hoàn thiện mô hình QTRRTD, các
văn bản hướng dẫn quy trình cấp tín dụng và QTRRTD chủ yếu được ban hành từ
năm 2010 trở về trước.
Theo quy định hiện hành, quy trình cấp tín dụng trải qua nhiều cấp phê duyệt
tương ứng với mỗi chốt kiểm soát trong quá trình QTRRTD. Các cấp có thẩm
quyền phê duyệt từ thấp đến cao:
- Ban Giám đốc chi nhánh;
- Hội đồng tín dụng cơ sở;
- Phòng Quản lý rủi ro tín dụng tại Hội sở chính;
- Giám đốc Khách hàng;
- Giám đốc Quản lý rủi ro;
- Giám đốc Quản lý rủi ro và Giám đốc Khách hàng;
- Hội đồng tín dụng trung ương.
Đối với chi nhánh, cấp có thẩm quyền cao nhất là Hội đồng tín dụng cơ sở,
đối với những phương án hay khoản cấp tín dụng vượt thẩm quyền của Ban Giám
đốc chi nhánh thì Hội đồng tín dụng cơ sở sẽ thực hiện phê duyệt. Trường hợp vượt
mức phán quyết tại chi nhánh thì phải tổ chức cuộc họp Hội đồng tín dụng cơ sở
thống nhất thông qua và trình cấp có thẩm quyền tại Hội sở chính phê duyệt với đầu
mối tiếp nhận hồ sơ là phòng quản lý RRTD.
Về phân cấp thẩm quyền, tùy thuộc vào quy mô chi nhánh và khả năng trong
việc đánh giá thẩm định mà Ban lãnh đạo Vietcombank sẽ phân các chi nhánh vào
các nhóm từ 1 đến 10 với các mức phán quyết khác nhau và sẽ được cập nhật lại
định kỳ hàng năm căn cứ vào chất lượng tín dụng tại chi nhánh năm trước đó.
Quy trình cấp tín dụng tại Vietcombank
- Tiếp nhận hồ sơ khách hàng;
- Thẩm định hồ sơ vay vốn và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
44
- Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm;
- Giải ngân khoản vay;
- Kiểm tra sau vay;
✓ Tiếp nhận hồ sơ: CBKH phải nhận biết được tính xác thực của hồ sơ khách
hàng cung cấp nhằm phát hiện việc làm giả, gian lận hồ sơ vay vốn.
✓ Thẩm định hồ sơ vay vốn và tài sản bảo đảm: CBKH phải đảm bảo những
tiêu chí của hồ sơ đáp ứng các quy định về cho vay và tài sản bảo đảm của
Vietcombank. Đồng thời phải thẩm định tính khả thi và hiệu quả của phương án sử
dụng vốn nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng, dự đoán và ước tính được
những rủi ro có thể xảy ra từ đó khuyến nghị những giải pháp nhằm giảm thiểu và
hạn chế tổn thất trong trường hợp xảy ra rủi ro. Tiếp đến kiểm tra việc tài sản bảo
đảm có đáp ứng đầy đủ điều kiện được nhận làm tài sản đảm bảo theo quy định hay
không, giá trị, cách thức quản lý tài sản trong thời gian vay vốn, tính khả mại của tài
sản, .... Các cấp phê duyệt sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét lại các nội dung đã
thẩm định và đưa ra ý kiến phê duyệt.
✓ Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm theo mẫu chuẩn của
Vietcombank đã được đăng ký để hạn chế sai sót và tranh chấp. Thực hiện đầy đủ
thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản thế chấp, cầm cố nhằm xác lập
quyền ưu tiên việc xử lý tài sản thế chấp, đảm bảo quyền lợi của ngân hàng.
✓ Giải ngân khoản vay: dựa trên những từ hợp pháp, hợp lý, sử dụng vốn đúng
mục đích đã cam kết của khách hàng, ngân hàng thực hiện giải ngân được ghi nhận
theo từng lần giấy nhận nợ.
✓ Định kỳ kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động kinh doanh,
khả năng tài chính để phát hiện kịp thời những bất thường và có giải pháp ứng phó
phù hợp nhằm giúp đỡ khách hàng cũng như đảm bảo an toàn cho Vietcombank.
Định kỳ kiểm tra tài sản bảo đảm về việc tài sản đang được quản lý và sử dụng tốt,
không bị sụt giảm giá trị so với thời điểm nhận thế chấp, không bị tranh chấp, ...
Mô hình QTRRTD vẫn đang trong quá trình tiếp tục hoàn thiện, hiện tại
thẩm quyền phê duyệt của chi nhánh tương đối cao, được quyết định từ khâu thẩm
45
định, quản lý, giám sát khoản vay. Với áp lực về tăng trưởng kinh doanh hàng năm
dễ dẫn đến những hạn chế trong việc kiểm soát rủi ro.
Hoạt động tín dụng và QTRRTD đang được chuyển đổi dần theo hướng phê
duyệt tập trung. Hiện tại công tác phê duyệt khoản vay đã được phê duyệt tập trung
tại Hội sở chính, trong tương lai sẽ đi đến phê duyệt tập trung ở cả công tác giải
ngân.
2.2.2.4. Đánh giá quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam
Từ năm 2014, HĐQT Vietcombank đã chỉ đạo triển khai Dự án phân tích
chênh lệch giữa yêu cầu của Basel II với hiện trạng của ngân hàng. Theo đó,
Vietcombank đã đưa ra lộ trình thực hiện Basel II với tổng cộng 82 sáng kiến nhằm
đáp ứng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn vào năm 2018; và đáp ứng phương
pháp nâng cao vào năm 2019.
Bộ máy triển khai thực hiện Basel II bao gồm: HĐQT, Tổng Giám đốc –
Trưởng ban triển khai và các nhóm triển khai do các thành viên ban lãnh đạo phụ
trách trực tiếp.
Định kỳ hàng tháng, ban triển khai chương trình Basel II của Vietcombank
họp để đánh giá tiến độ triển khai, giải quyết các vấn đề phát sinh, vướng mắc. Và
định kỳ hàng quý, HĐQT họp để chỉ đạo định hướng, đảm bảo chất lượng triển khai
phù hợp với chiến lược của ngân hàng.
 Những mặt đạt được theo tiêu chuẩn Basel II
Chương trình Basel II với sự tham gia của trên 160 nhân sự đến từ trụ sở
chính và các chi nhánh. Kết quả triển khai 82 sáng kiến theo lộ trình đến nay đã
giúp Vietcombank đủ điều kiện đáp ứng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn.
Đồng thời, Vietcombank cũng đã cơ bản hoàn thành các điều kiện quan trọng cho
việc áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao như mục tiêu đã định.
* Xây dựng thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Vietcombank thực hiện xây dựng thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội
bộ phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm kinh doanh theo quy định của NHNN.
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam

More Related Content

Similar to Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam

Bai bao Thanh Tram Anh Thu 2022 Vietinbank.docx
Bai bao Thanh Tram Anh Thu 2022 Vietinbank.docxBai bao Thanh Tram Anh Thu 2022 Vietinbank.docx
Bai bao Thanh Tram Anh Thu 2022 Vietinbank.docx
ThanhTramDo
 
Truong+quoc+cuong 1
Truong+quoc+cuong 1Truong+quoc+cuong 1
Truong+quoc+cuong 1
breaklaw
 

Similar to Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (20)

Luận án: Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại
Luận án: Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mạiLuận án: Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại
Luận án: Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại
 
Luận văn: Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng
Luận văn: Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàngLuận văn: Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng
Luận văn: Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng
 
Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại, HOT
Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại, HOTKiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại, HOT
Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại, HOT
 
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thư...
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thư...Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thư...
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thư...
 
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt ...
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt ...Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt ...
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt ...
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Nhà nước Việt Nam sa...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Nhà nước Việt Nam sa...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Nhà nước Việt Nam sa...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Nhà nước Việt Nam sa...
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Nhà nước Việt Nam sa...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Nhà nước Việt Nam sa...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Nhà nước Việt Nam sa...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Nhà nước Việt Nam sa...
 
Tailieu.vncty.com ch9 nhom8-tt_9248
Tailieu.vncty.com   ch9 nhom8-tt_9248Tailieu.vncty.com   ch9 nhom8-tt_9248
Tailieu.vncty.com ch9 nhom8-tt_9248
 
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Khoá Luận Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Agribank.
Khoá Luận Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Agribank.Khoá Luận Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Agribank.
Khoá Luận Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Agribank.
 
Bai bao Thanh Tram Anh Thu 2022 Vietinbank.docx
Bai bao Thanh Tram Anh Thu 2022 Vietinbank.docxBai bao Thanh Tram Anh Thu 2022 Vietinbank.docx
Bai bao Thanh Tram Anh Thu 2022 Vietinbank.docx
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hang Vietinbank.
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hang Vietinbank.Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hang Vietinbank.
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hang Vietinbank.
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyệ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyệ...Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyệ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyệ...
 
Quản trị rủi ro rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương ...
Quản trị rủi ro rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương ...Quản trị rủi ro rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương ...
Quản trị rủi ro rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương ...
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và...
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và...Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và...
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và...
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt NamLuận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi
Luận văn: Pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửiLuận văn: Pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi
Luận văn: Pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Pháp luật về hạn cấp tín dụng đảm bảo an toàn ngân hàng Vietcombank
Pháp luật về hạn cấp tín dụng đảm bảo an toàn ngân hàng VietcombankPháp luật về hạn cấp tín dụng đảm bảo an toàn ngân hàng Vietcombank
Pháp luật về hạn cấp tín dụng đảm bảo an toàn ngân hàng Vietcombank
 
Truong+quoc+cuong 1
Truong+quoc+cuong 1Truong+quoc+cuong 1
Truong+quoc+cuong 1
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com (20)

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt MayTiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá VinasaLuận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu TưLuận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển VọngKhoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
 
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Ngọc Sơn QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Ngọc Sơn QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN NĂNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu tôi đúc kết được từ lý thuyết và thực tiễn. Tôi xin cam đoan nội dung trong đề tài đáng tin cậy, trung thực, khách quan và đúng với nguồn trích dẫn. TP. Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng ….. năm 2019 Tác giả Nguyễn Ngọc Sơn
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓM TẮT ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1 1. Đặt vấn đề............................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................2 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.................................................................................2 6. Kết cấu của Luận văn..........................................................................................3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆP ƯỚC VỐN BASEL.........................................4 1.1. Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng ..............................................................4 1.2. Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.........................................5 1.3. Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel...................................................9 1.4. Kinh nghiệm triển khai Hiệp ước Basel tại hệ thống ngân hàng các nước....18 Kết luận Chương 1 ................................................................................................24 CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ..............................25 2.1. Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel tại hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam ........................................................................................................25
  • 5. 2.2. Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam...................................................................................................28 Kết luận Chương 2 ................................................................................................51 CHƯƠNG 3: LỘ TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.............................................................................52 3.1. Những quy định hiện hành tại Việt Nam về tiêu chuẩn trong giám sát vốn 53 3.2. Đề xuất lộ trình và giải pháp quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel III tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.....................................................55 3.3. Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ...................................................................57 3.4. Kiến nghị giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nước để hoàn thiện Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel............................................................................59 Kết luận Chương 3 ................................................................................................65 KẾT LUẬN ..............................................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 6. DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT CBRC Ủy ban Quản lý Ngân hàng Trung Quốc CIC Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng DPRR Dự phòng rủi ro HĐQT Hội đồng quản trị NHTW Ngân hàng Trung Ương NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước NHLD, NHNNg Ngân hàng liên doanh, ngân hàng có 100% vốn nước ngoài PBC Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc QTRRTD Quản trị rủi ro tín dụng RRTD Rủi ro tín dụng TCTD Tổ chức tín dụng VAMC Công ty quản lí tài sản của các TCTD Việt Nam Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1: Xếp hạng doanh nghiệp của Moody's 9 Bảng 1.2: Trọng số rủi ro các khoản tín dụng 12 Bảng 1.3: Những quy định trong tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 15 Bảng 1.4 : Lộ trình triển khai Hiệp ước Basel III 17 Bảng 2.1. Tóm tắt các quy định về hệ số CAR tại các NHTM Việt Nam 25 Bảng 2.2. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hệ thống Ngân hàng Việt Nam 26 Bảng 2.3: Diễn biến dư nợ tín dụng 29 Bảng 2.4: Dư nợ theo thời hạn cho vay 30 Bảng 2.5: Dư nợ theo loại hình doanh nghiệp 31 Bảng 2.6: Dư nợ theo ngành 32 Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn 34 Bảng 2.8: Vốn điều lệ, Lợi nhuận chưa phân phối 35 Bảng 2.9: Dư nợ tín dụng phân theo chất lượng 36 Bảng 2.10: Chỉ tiêu định lượng về mức độ rủi ro tín dụng 37 Bảng 2.11: Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng 46 Bảng 3.1. Lộ trình áp dụng Hiệp ước Basel III tại Việt Nam 56
  • 8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 2.1: Diễn biến dư nợ theo thời hạn cho vay 30 Hình 2.2: Diễn biến dư nợ theo loại hình doanh nghiệp 32
  • 9. TÓM TẮT QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện hệ thống pháp lý về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị điều hành, đặc biệt là năng lực quản trị rủi ro, tiến đến các thông lệ và chuẩn mực quốc tế mà nền tảng là Hiệp ước Basel. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề ra lộ trình áp dụng Hiệp ước Basel II thông qua ban hành Công văn số 1601/NHNN-TTGSNH ngày 17/03/2014 với 10 ngân hàng được lựa chọn áp dụng thí điểm. Xuất phát từ thực tiễn, luận văn nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, tập trung các nội dung: (i) Các yêu cầu về quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel; (ii) Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam; (iii) Lộ trình và giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II; nhằm rút ra bài học kinh nghiệm, thúc đẩy triển khai Hiệp ước Basel II trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam, hướng đến triển khai quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel III trong thời gian sớm nhất. Từ khóa: Quản trị rủi ro tín dụng, Hiệp ước Basel II, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
  • 10. ABSTRACT CREDIT RISK MANAGEMENT BASED ON BASEL COMMITTEE ON BANKING SUPERVISION AT JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM In the context of international integration, the State Bank of Vietnam and credit institutions have made great efforts in improving the legal system of currency and banking operations, improving management capacity, especially risk management capacity based on the Basel Accord. Accordingly, the State Bank of Vietnam has proposed the process of applying Basel II through the issuance of 1601/NHNN-TTGSNH on March 17, 2014 with 10 banks selected for testing. From the practice, the essay examined credit risk management based on Basel at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam, focusing on the following contents: (i) Requirements on credit risk management based on the Basel Accords; (ii) Evaluate the situation of credit risk management in Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade based on Basel II; (iii) The process and solutions to improve credit risk management based on the Basel Accords; In order to giving experience, promote the implementation of Basel II in the whole banking system of Vietnam, aiming to implement the credit risk management based on Basel III in the future. Key words: Credit risk management, Basel II, Bank for Foreign Trade of Vietnam
  • 11.
  • 12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ: Nhận tiền gửi; Cấp tín dụng; Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”. (Luật NHNN, 2010). Trong đó cấp tín dụng là hoạt động kinh doanh chính mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng, đồng nghĩa với việc ngân hàng luôn luôn phải đối mặt với RRTD cao, nguy cơ thất thoát vốn. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, vấn đề được các NHTW quan tâm nhất đó là QTRRTD, theo đó những chuẩn mực trong Hiệp ước Basel về an toàn hoạt động đã được áp dụng. Hiện tại ở Việt Nam, NHNN đã bắt đầu hướng dẫn triển khai Hiệp ước Basel II thí điểm tại 10 ngân hàng lớn. So với thông lệ quốc tế, các quy định về quản lý thông tin, quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ của các TCTD vẫn còn khoảng cách cần phải tiếp tục hoàn thiện. Chính vì vậy, việc áp dụng thống nhất các chuẩn mực và nguyên tắc chung về quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế đang là vấn đề cấp thiết tại bất cứ ngân hàng nào tại Việt Nam. Vì vậy tôi chọn Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – ngân hàng điển hình trong việc ứng dụng, triển khai chuẩn mực an toàn hoạt động theo Hiệp ước Basel để nghiên cứu thực hiện Luận văn Thạc sĩ với đề tài “QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích, đánh giá thực trạng QTRRTD theo Hiệp ước Basel II trong QTRRTD tại Vietcombank. Trong đó nêu rõ những chuẩn mực đã tiệm cận với thông lệ quốc tế và những điều kiện cần phải tiếp tục hoàn thiện để hoàn tất việc áp dụng Basel II theo đúng lộ trình của NHNN. - Đề xuất lộ trình và giải pháp hướng đến QTRRTD theo Hiệp ước Basel III tại Vietcombank. - Câu hỏi nghiên cứu:
  • 13. 2 + Thực trạng công tác QTRRTD theo Hiệp ước Basel tại Vietcombank diễn ra như thế nào? Những vấn đề nào cần được quan tâm cải thiện hơn nữa? + Để hoàn thiện công tác QTRRTD theo Hiệp ước Basel, Vietcombank cần triển khai những giải pháp nào là cốt lõi? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu QTRRTD theo Hiệp ước Basel tại Vietcombank, hiện tại là các nguyên tắc và chuẩn mực theo Hiệp ước Basel II, dần hướng đến Hiệp ước Basel III. - Phạm vi nghiên cứu: + Nội dung nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về QTRRTD dựa trên các yêu cầu của Hiệp ước Basel II và Hiệp ước Basel III. + Không gian nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu quá trình áp dụng Hiệp ước Basel II vào QTRRTD tại Vietcombank, từ đó đề xuất lộ trình và giải pháp hướng đến QTRRTD theo Hiệp ước Basel III . + Thời gian nghiên cứu: từ năm 2013 – 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp so sánh, thống kê, đối chiếu. Trong đó hệ thống cơ sở lý thuyết, phân tích và tổng hợp nhằm đánh giá mức độ hoàn thiện QTRRTD tại Vietcombank theo chuẩn mực quốc tế, hiện tại là Hiệp ước Basel II. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Qua quá trình nghiên cứu luận văn đã nêu lên được tầm quan trọng và sự cần thiết phải áp dụng các chuẩn mực của Hiệp ước Basel vào công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank cần được chú trọng và dần hoàn thiện hơn nữa với vai trò là ngân hàng tiên phong, đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm từ thực tiễn khi triển khai thành công Hiệp ước Basel II cho các NHTM khác tại Việt Nam, từ đó tiết kiệm được nguồn lực về chi phí tài chính, thời gian và nhân lực, là bước khởi đầu cho việc hoàn tất triển khai Hiệp ước Basel II trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.
  • 14. 3 6. Kết cấu của Luận văn Nội dung Luận văn bao gồm 3 Chương: - Chương 1: Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại và Hiệp ước vốn Basel. - Chương 2: Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. - Chương 3: Lộ trình và giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
  • 15. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆP ƯỚC VỐN BASEL 1.1. Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chính mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng nên việc đối mặt với RRTD là điều tất yếu. Để dễ dàng nhận biết, giảm thiểu RRTD trước hết cần xác định rõ khái niệm, phân loại và nguyên nhân dẫn đến RRTD. 1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng Theo nghiên cứu của Joel Bessis: “Rủi ro tín dụng là rủi ro quan trọng nhất trong ngân hàng. Đó là rủi ro đối tác sẽ vi phạm nghĩa vụ trả nợ” (Quản trị rủi ro trong ngân hàng). Theo định nghĩa của Ủy ban Basel: “Rủi ro tín dụng là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã thỏa thuận”. Theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện được hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Như vậy có thể hiểu RRTD trong hoạt động ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất, thiệt hại về kinh tế do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. 1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng Theo nguồn gốc phát sinh, RRTD được phân loại thành hai nhóm chính:
  • 16. 5 (Nguồn: Nguyễn Minh Kiều, Quản trị rủi ro tài chính) Hình 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng Rủi ro giao dịch (Transaction): là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng, bao gồm ba bộ phận chính: + Rủi ro lựa chọn: là rủi ro khi ngân hàng lựa chọn và đánh giá những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay. + Rủi ro đảm bảo: là rủi ro xuất phát từ các tiêu chuẩn đảm bảo như: chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo, loại tài sản bảo đảm, ... + Rủi ro nghiệp vụ: rủi ro liên quan đến xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng. Rủi ro danh mục (Porfolio): là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân là do những hạn chế trong quản lý danh mục tín dụng của ngân hàng, bao gồm: + Rủi ro nội tại: rủi ro tất yếu, thuộc về bản tính vốn có của đối tượng vay vốn. + Rủi ro tập trung: rủi ro do thiếu da dạng trong danh mục tín dụng. 1.2. Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng 1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng “Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xem xét, xác định các nguy cơ tiềm ẩn và khả năng xảy ra nguy cơ từ các hoạt động liên quan đến tín dụng, từ đó có những Rủi ro nội tại Rủi ro tập trung Rủi ro lựa chọn Rủi ro đảm bảo Rủi ro nghiệp vụ Rủi ro danh mục Rủi ro giao dịch Rủi ro tín dụng
  • 17. 6 hành động thích hợp để hạn chế các rủi ro ở mức thấp nhất và tìm cách quản lý, hạn chế các rủi ro đó” (Hồ Diệu, 2002. Quản trị ngân hàng). Theo Bùi Diệu Anh (2013) thì “Quản trị rủi ro tín dụng là dự kiến, ngăn ngừa và đề xuất biện pháp kiểm soát các rủi ro nhằm loại bỏ, giảm nhẹ hoặc chuyển chúng sang một tác nhân khác tạo điều kiện sử dụng tối ưu nguồn lực của doanh nghiệp”. Nhìn chung, có thể diễn giải: QTRRTD là quá trình các ngân hàng xây dựng các chiến lược, ban hành các chính sách, giám sát toàn bộ hoạt động cấp tín dụng, nhằm nhận dạng, kiểm soát rủi ro, đảm bảo chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 1.2.2. Tầm quan trọng của quản trị rủi ro tín dụng Các cuộc khủng hoảng kinh tế liên tục diễn ra với cường độ ngày càng cao, mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng gia tăng. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì môi trường kinh tế chưa ổn định, thông tin bất cân xứng, hệ thống pháp luật đang dần hoàn thiện thì hoạt động ngân hàng càng trở nên rủi ro hơn, gây ra tổn thất, làm giảm lợi nhuận, có thể gây ra nguy cơ phá sản ngân hàng Do đó QTRRTD góp phần giảm thiểu rủi ro, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng. 1.2.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng Nội dung cơ bản của QTRRTD bao gồm: Xây dựng chiến lược và chính sách QTRRTD; Xây dựng mô hình QTRRTD và Tổ chức thực hiện QTRRTD. 1.2.3.1. Xây dựng chiến lược và chính sách quản trị rủi ro tín dụng - Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng: chiến lược QTRR được hoạch định dựa trên khẩu vị rủi ro của ngân hàng thể hiện: Mức độ chấp nhận RRTD của ngân hàng và Năng lực QTRRTD của ngân hàng. - Xây dựng chính sách quản trị rủi ro tín dụng: các chính sách QTRRTD được ban hành để thực thi chiến lược QTRRTD trong từng thời kỳ, là cơ sở để hình thành nên
  • 18. 7 quy trình cấp tín dụng với những hướng dẫn chi tiết về: Mức phán quyết; Giới hạn chấp nhận rủi ro; Quản trị danh mục tín dụng. 1.2.3.2. Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng Mô hình QTRRTD là cách thức tổ chức quản trị, đo lường, kiểm soát RRTD nhằm hạn chế rủi ro trong một giới hạn cho phép theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của TCTD, được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục trong hoạt động QTRRTD của ngân hàng. Mô hình QTRRTD phản ánh các vấn đề sau: (i) Các cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình thực hiện nghiệp vụ. (ii) Các công cụ đo lường, phát hiện rủi ro. (iii) Các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại rủi ro mới phát sinh. (iv) Các phương án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó khi có rủi ro xảy ra. Hiện nay đang có hai mô hình phổ biến được áp dụng:  Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung Hội sở chính nắm phần lớn quyền phán quyết tín dụng. Tách biệt ba chức năng: Bộ phận quan hệ khách hàng đảm nhiệm chức năng kinh doanh, Bộ phận quản lý tín dụng đảm nhiệm chức năng quản trị rủi ro, Bộ phận hỗ trợ thực hiện chức năng tác nghiệp. Để áp dụng mô hình QTRRTD tập trung, ngân hàng phải có năng lực tài chính mạnh, mô hình tổ chức phân cấp rõ ràng. Hệ thống thông tin dữ liệu thống nhất tại Hội sở chính và đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm về quản trị rủi ro.  Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán Hội sở chính ủy quyền, giao mức phán quyết cho các chi nhánh được quyền quyết định cấp tín dụng, đồng thời tự chịu trách nhiệm trong công tác quản trị rủi ro.
  • 19. 8 Mô hình QTRRTD phân tán không yêu cầu cao về hệ thống thông tin quản lý nên năng lực tài chính của ngân hàng chỉ cần vừa đủ, quy trình tín dụng khép kín tại từng chi nhánh. 1.2.4. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng Dựa vào khái niệm, quy trình QTRRTD được xây dựng bao gồm: Nhận biết RRTD; Đo lường RRTD; Kiểm soát RRTD. 1.2.4.1. Nhận biết rủi ro tín dụng Trước khi RRTD xảy ra đều có các dấu hiệu cảnh báo để nhận biết, qua đó đánh giá đúng bản chất và mức độ ảnh hưởng đến RRTD của ngân hàng. Một số dấu hiệu nhận biết RRTD là: - Phát sinh từ phía khách hàng: thiếu hợp tác trong quá trình kiểm tra theo định kỳ/đột xuất của ngân hàng, các hệ số thanh toán thấp và giảm dần, thường xuyên thay đổi cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc ban điều hành. - Phát sinh từ phía ngân hàng: cơ cấu tín dụng quá tập trung, quy mô tăng trưởng vượt khả năng QTRR, tỷ lệ nợ xấu tăng và vượt quá giới hạn an toàn hoạt động. 1.2.4.2. Đo lường rủi ro tín dụng  Mô hình định tính về rủi ro tín dụng – Mô hình 6C - Character - Tư cách người vay: xác người vay có mục đích rõ ràng và có thái độ nghiêm chỉnh, có thiện chí trả nợ. - Capacity - Năng lực của người vay: người đi vay phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, nếu là tổ chức thì phải là đại diện hợp pháp. - Cashflow - Thu nhập trả nợ: xác định nguồn thu nhập để trả nợ của khách hàng - Collateral – Tài sản bảo đảm : xác định rõ tài sản bảo đảm cho khoản vay, có thể là tài sản vô hình hoặc tài sản hữu hình, được nhận theo quy định của ngân hàng. - Conditions - Các điều kiện: ngân hàng quy định các điều kiện tuỳ theo chính sách tín dụng từng thời kỳ. - Control - Kiểm soát: kiểm soát khoản vay sau khi giải ngân về mục đích sử dụng vốn, giá trị tài sản bảo đảm, năng lực hoạt động của khách hàng vay.
  • 20. 9  Đo lường rủi ro theo mô hình xếp hạng của Moody's Mô hình này xếp hạng tình trạng hoạt động của doanh nghiệp dựa trên tỷ lệ rủi ro hàng năm. Các doanh nghiệp được xếp hạng cao khi tỷ lệ rủi ro dưới 0,1%. Bảng 1.1: Xếp hạng doanh nghiệp của Moody's Xếp hạng Tình trạng hoạt động của doanh nghiệp Tỷ lệ rủi ro hàng năm Aaa Chất lượng cao nhất 0,02% Aa Chất lượng cao 0,04% A Chất lượng khá 0,08% Baa Chất lượng vừa 0,2% Ba Nhiều yếu tố đầu cơ 1,8% B Đầu cơ 4,3% (Nguồn: Theo báo cáo của Moody’s) 1.2.4.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng Kiểm soát RRTD bao gồm các công tác kiểm soát trong toàn bộ quá trình cho vay, từ khâu thẩm định, đến giải ngân và kiểm soát quá trình thu hồi nợ. 1.3. Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel 1.3.1. Sự cần thiết phải áp dụng Hiệp ước Basel trong Quản trị rủi ro tín dụng Bài học kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới, việc tăng cường năng lực quản trị rủi ro và khả năng tài chính là giải pháp tối ưu để các NHTM trụ vững trước những biến động của thị trường tài chính. Việc triển khai Hiệp ước Basel trong công tác QTRRTD giúp chuẩn hóa, cải thiện và lành mạnh hóa lĩnh vực ngân hàng. Áp dụng Hiệp ước Basel cho phép các NHTM định lượng được rủi ro cho mọi hoạt động, từ đó lượng hóa được vốn cần thiết để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, Hiệp ước Basel đã tạo nên các khung quản lý rủi ro theo thông lệ chung, là bước chuyển hóa cơ bản đầu tiên để NHTM thay đổi phương thức điều hành, đưa ra quyết định kinh doanh tiếp cận từ khía cạnh rủi ro.
  • 21. 10 1.3.2. Hiệp ước Basel I Basel I là hệ thống đo lường vốn cung cấp khung đo lường RRTD được giới thiệu vào năm 1988. ➢ Tiêu chuẩn: (1) Tỉ lệ vốn dựa trên rủi ro - “Tỉ lệ Cook”: ngân hàng phải duy trì mức vốn tối thiểu là 8% của rổ tài sản, tùy thuộc vào độ rủi ro của chúng. Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) = Vốn bắt buộc / Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền (RWA) (2) Vốn của ngân hàng: bao gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Vốn cấp 1: vốn chủ sở hữu và các quỹ được trích từ lợi nhuận trước thuế. Vốn cấp 2: Lợi nhuận giữ lại chưa công bố (quỹ khác), vốn tăng do đánh giá lại tài sản và các khoản góp vốn đầu tư dài hạn, một phần tỷ lệ dự phòng chung . Theo đó quy định giới hạn: Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 (3) Tài sản tính theo rủi ro gia quyền: RWA = Tổng (Tài sản x Mức rủi ro cho từng tài sản) + Tổng (Nợ tương đương x Mức rủi ro ngoại bảng) Mức độ đủ vốn được tính toán bằng phương pháp trọng số rủi ro, trong đó vốn liên quan đến các nhóm Tài sản Có và cam kết ngoại bảng khác nhau nhân với các hệ số rủi ro tương ứng. Mức rủi ro cho từng loại tài sản từ 0%, 10%, 20%, 50% và 100% theo phương pháp định lượng của ngân hàng tương ứng. ➢ Những điểm hạn chế: - Basel I rất đơn giản khi triển khai thực hiện vì sử dụng các hệ số rủi ro được xác định trước. - Basel I chỉ chủ yếu tập trung đề cập đến RRTD mà không đề cập đến rủi ro hoạt động. - Các trọng số rủi ro không phản ánh được bản chất thật sự của rủi ro phía sau, không phân biệt theo loại rủi ro mà trọng số rủi ro được quyết định bởi loại sản phẩm hoặc loại hình khách hàng - không có sự khác biệt theo xếp hạng tín dụng.
  • 22. 11 Resti (2004) chỉ ra Basel I sử dụng các quy tắc đơn giản dựa vào thông tin lịch sử. Trong một nghiên cứu khác của Ủy ban BCBS (1999), việc phân nhóm tài sản theo rủi ro trong Basel I đã tạo một khoảng cách hay sự không đồng nhất giữa vốn kinh tế và vốn tự có,… 1.3.3. Hiệp ước Basel II Để hoàn thiện hơn về cơ chế, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng bắt đầu lấy ý kiến góp ý về Basel II vào năm 1999 trong một tài liệu có tên “Thống nhất quốc tế về chuẩn mực vốn và đo lường vốn” và đến tháng 06/2004 Hiệp ước Basel II được ban hành thể hiện rõ quan điểm công tác quản trị rủi ro cần phải được xem xét trên phương diện tổng thể các rủi ro trong hoạt động ngân hàng, với 03 Trụ cột cơ bản có tác động hỗ trợ qua lại lẫn nhau, cụ thể: Trụ cột I – Yêu cầu về vốn tối thiểu; Trụ cột II – Quy trình đánh giá nội bộ và giám sát mức độ đủ vốn; Trụ cột III – Yêu cầu công bố thông tin để tăng cường kỷ luật thị trường. Để đánh giá RRTD từ đó xác định các hệ số rủi ro tài sản, Basel II cho phép thực hiện ba cách tiếp cận: cách tiếp cận tiêu chuẩn hóa (SA), cách tiếp cận cơ bản dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ (FIRB) và cách tiếp cận nâng cao dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ (AIRB) ➢ Nội dung: (1) Trụ cột I Tỷ lệ CAR vẫn duy trì ở mức không thấp hơn 8% . Tuy nhiên, tổng tài sản có rủi ro lần này được xem xét không chỉ dựa trên RRTD, mà còn dựa trên rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Tỷ lệ CAR thể hiện mối quan hệ giữa các quy định về vốn của ngân hàng và tài sản được điều chỉnh theo trọng số rủi ro, tính toán khả năng gánh chịu rủi ro của ngân hàng. Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) = Vốn bắt buộc / Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền (RWA) Vốn ngân hàng bao gồm: vốn cấp 1, vốn cấp 2 và vốn cấp 3.
  • 23. 12 Vốn cấp 1: Vốn chủ sở hữu, Lợi nhuận giữ lại, Lợi thế thương mại. Vốn cấp 2: Lợi nhuận giữ lại không công bố, Dự phòng đánh giá lại tài sản, Dự phòng chung. Vốn cấp 3: Vay ngắn hạn. Theo đó quy định giới hạn: ● Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 ● Nợ thứ cấp ≤ 50% Vốn cấp 1 ● Dự phòng chung ≤ 1.25% Tài sản có rủi ro ● Dự phòng đánh giá lại tài sản được chiết khấu 55%. ● Thời gian đáo hạn còn lại của nợ thứ cấp tối thiểu là 5 năm. ● Vốn chủ sở hữu không bao gồm vốn vô hình. Các ngân hàng tùy vào đặc điểm kinh doanh được lựa chọn giữa hai phương pháp chung để tính vốn yêu cầu cho RRTD là: (i) Phương pháp tiêu chuẩn: đo lường RRTD dựa trên các đánh giá tín dụng độc lập của các công ty xếp hạng tín nhiệm để xác định các trọng số rủi ro. Bảng 1.2: Trọng số rủi ro các khoản tín dụng Xếp hạng tín dụng AAA đến AA- A+ đến A- BBB+ đến BBB- BB+ đến B- Dưới B- Không xếp hạng Các khoản tín dụng Quốc gia 0% 20% 50% 100% 150% 100% Các khoản tín dụng ngân hàng 20% 50% 100% 100% 150% 100% Các khoản tín dụng tổ chức, cá nhân 20% 50% 100% - 150% 100% (Nguồn International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards)
  • 24. 13 Việc lựa chọn nguồn đánh giá tín nhiệm độc lập phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nước sở tại chấp thuận. Một đổi mới quan trọng là yêu cầu những khoản vay phải được coi là quá hạn nếu mức rủi ro của chúng là 150%, trừ trường hợp ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro cho những khoản vay đó. (ii) Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ: dựa trên các ước tính mô hình về các yếu tố rủi ro để xác định mức vốn tối thiểu. Trong một số trường hợp ngân hàng sẽ phải áp dụng các giá trị do Cơ quan giám sát đưa ra. Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ không cho phép các ngân hàng tự quyết định các thành phần cần thiết để tính toán yêu cầu vốn mà đó là sự kết hợp các số liệu đầu vào do ngân hàng cung cấp với những công thức hoặc hàm trọng số rủi ro do Ủy ban Basel quy định. (2) Trụ cột II Basel II cho phép Cơ quan giám sát ngân hàng quyền quyết định về mức vốn yêu cầu phù hợp, đánh giá mô hình nội bộ về vốn cho từng ngân hàng và nhanh chóng can thiệp nếu vốn ngân hàng giảm mạnh. Trong đó công tác giám sát phải tuân thủ 04 nguyên tắc: Thứ nhất, mức độ đủ vốn phải được đánh giá, giám sát thường xuyên bởi bộ phận chuyên trách, quản lý cấp cao, từ đó có chiến lược về vốn trong tương lai nhằm duy trì hoặc tăng vốn để đáp ứng các quy định. Thứ hai, Cơ quan giám sát ngân hàng phải tính toán vốn, chiến lược vốn của ngân hàng, đảm bảo tuân thủ yêu cầu tối thiểu và có biện pháp can thiệp kịp thời khi cần thiết. Thứ ba, Cơ quan giám sát ngân hàng có thể khuyến nghị hoặc yêu cầu các ngân hàng bổ sung thêm vốn ngoài mức vốn yêu cầu tối thiểu nếu xét thấy cần thiết. (3) Trụ cột III - Yêu cầu công bố thông tin để tăng cường kỷ luật thị trường. Mục đích của Trụ cột III là bổ sung cho Trụ cột I và II, cho phép các thành viên tham gia thị trường hiểu được mối liên hệ giữa rủi ro và vốn của ngân hàng.
  • 25. 14 Các thành viên tham gia thị trường có thể đánh giá các thông tin chủ yếu về cơ cấu vốn, quy trình đánh giá rủi ro và cuối cùng là mức độ đủ vốn của ngân hàng. Trụ cột III khái quát sự cần thiết cho Cơ quan giám sát ngân hàng can thiệp nhanh chóng nếu như vốn ngân hàng hoặc các mô hình sử dụng để tính vốn không phù hợp. Trụ cột này cũng có thể không có hiệu quả vì những bên có liên quan mà không có rủi ro sẽ không có hoặc có ít động cơ để giám sát hoặc ảnh hưởng đến các ngân hàng của họ. Do đó ít có nhu cầu đối với các thông tin công khai minh bạch. 1.3.4. Hiệp ước Basel III Để nâng cao hơn nữa chất lượng quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng, Hiệp ước Basel III đã được ký kết ngày 12/09/2010 áp dụng cho 27 ngân hàng thành viên (bao gồm Argentina, Úc, Bỉ, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Luxembourg, Mexico, Hà Lan, Nga, Ả Rập Xê Út, Singapore, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ), trong đó thể hiện các đề xuất, kiến nghị của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng để tăng cường các quy định về vốn và thanh khoản nhằm mục đích hình thành một khu vực ngân hàng bền vững và lành mạnh hơn.  Mục tiêu: Khắc phục những hạn chế về quy định vốn tăng cường quản lý rủi ro thông qua việc gia tăng tiêu chuẩn về an toàn vốn và đưa ra các tiêu chuẩn về thanh khoản của hệ thống NHTM, từ đó tăng cường khả năng ứng phó, tự giải thoát của các ngân hàng trước những khủng hoảng tài chính mà không cần phải nhờ đến gói cứu trợ. Basel III với những quy định mới về khái niệm và các tiêu chuẩn tối thiểu cao hơn, cùng phương pháp giám sát an toàn vĩ mô được đánh giá là sự thay đổi lịch sử trong quy định về hoạt động ngân hàng. Bộ tiêu chuẩn này được coi là khá khắt khe đối với hệ thống ngân hàng trên thế giới nói chung và đối với một số nước mới tham gia vào WTO nói riêng.
  • 26. 15  Những điểm mới cơ bản của Hiệp ước Basel III (1) Trụ cột I: Hệ số CAR vẫn không thay đổi là 8%, nhưng yêu cầu tăng tỷ trọng vốn cấp 1, đồng thời tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu phổ thông trong vốn cấp 1. Bảng 1.3: Những quy định trong tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ĐVT: % Yêu cầu vốn Vốn đệm chống hiệu ứng chu kỳ Vốn chủ sở hữu Vốn cấp 1 Tổng vốn Tối thiểu Đệm bảo toàn vốn Đề nghị Tối thiểu Đề nghị Tối thiểu Đề nghị Basel II 2 - - 4 - 8 - - Basel III 4.5 2.5 7 6 8.5 8 10.5 0-2.5 (Nguồn: Basel Committee on Banking Supervision) Những thay đổi của Basel III về quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đã củng cố thêm năng lực tài chính cho các ngân hàng, cụ thể: + Tỷ lệ Vốn cấp 1 tăng từ 4% lên 6% . + Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu tăng từ 2% lên 4,5%. + Chất lượng vốn được yêu cầu với những quy định chặt chẽ hơn thông qua vốn chủ sở hữu, trong đó phải khấu trừ những tài sản có chất lượng kém. + Yêu cầu ngân hàng phải duy trì bổ sung bộ đệm vốn chủ sở hữu: vốn đệm bảo toàn vốn 2,5% và vốn đệm chống hiệu ứng chu kỳ kinh tế 0 – 2,5% tùy theo điều kiện mỗi nước. Ngân hàng nào không xây dựng quỹ dự phòng hoặc tỷ lệ dự trữ không đạt mức tối thiểu thì sẽ bắt buộc phải trích lợi nhuận để tăng vốn, giảm nguồn tiền dùng để chia cổ tức, mua lại cổ phần hay hạn chế những khoản tiền thưởng cho các nhà quản trị. Quy định mới có thể bắt buộc nhiều ngân hàng phải thu hẹp dư nợ tín dụng hoặc bán bớt tài sản để cải thiện tình trạng vốn.
  • 27. 16 Như vậy, mức vốn tổng cộng yêu cầu tối thiểu sẽ từ 10.5 - 13% (tương ứng với phần vốn đệm chống hiệu ứng chu kỳ kinh tế từ 0-2.5%). (2) Trụ cột II: Ngoài phương pháp giám sát an toàn vi mô của từng TCTD đang được thực hiện, quy định mới bổ sung các thước đo giám sát an toàn vĩ mô nhằm giảm sự gia tăng của khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ và nêu lên được mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các rủi ro chung. Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp – quản trị rộng và quản trị rủi ro: kiểm soát được nguy cơ rủi ro ngoại bảng, hoạt động đầu tư chứng khoán, tập trung quản trị rủi ro, khuyến khích ngân hàng tăng năng lực quản trị trong thời gian dài, phương pháp định giá, kiểm tra thử nghiệm theo tiêu chuẩn với từng công cụ tài chính của công ty bảo hiểm và hội đồng giám sát (3) Trụ cột III: Quy định của Basel III yêu cầu ngân hàng công bố thêm thông tin về rủi ro chứng khoán và các công cụ tài trợ ngoại bảng. Ngoài ra, yêu cầu bổ sung thêm các thông tin công khai như nội dung vốn điều lệ kèm theo diễn giải các tài khoản đối ứng và yêu cầu giải trình cách tính các tỷ lệ về vốn điều lệ. (4) Quy định mới về tiêu chuẩn thanh khoản đối với các ngân hàng Basel III đưa ra các chuẩn mực yêu cầu về thanh khoản vào ngày 01/01/2015, xuất phát từ thực tế trong giai đoạn khủng hoảng nhiều ngân hàng đã không quản lý thanh khoản một cách thận trọng. Mục tiêu: - Tăng cường khả năng trụ vững của ngân hàng trong ngắn hạn, thể hiện thông qua tỷ lệ đảm bảo thanh khoản (LCR - tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động), yêu cầu ngân hàng có đủ các tài sản thanh khoản chất lượng cao để vượt qua được các tình huống căng thẳng trong vòng ít nhất một tháng. LCR = Dự trữ tài sản thanh khoản cao/Tổng luồng tiền mặt ra thuần trong 30 ngày tới ≥ 100%.
  • 28. 17 - Tăng cường khả năng trụ vững của ngân hàng trong dài hạn, thể hiện thông qua tỷ lệ nguồn vốn ổn định ròng (NSFR), khuyến khích ngân hàng tài trợ các tài sản dài hạn bằng nguồn vốn dài hạn và ổn định. NSFR = Nguồn vốn ổn định sẵn sàng cho tài trợ / Nguồn vốn cần có cho tài trợ > 100% . (5) Quy định mới về tỷ lệ đòn bẩy Tỷ lệ đòn bẩy = Vốn cấp 1 / Tổng tài sản trung bình ≥ 3% Tổng tài sản trung bình = Tổng tài sản trong bảng cân đối kế toàn và Tổng tài sản ngoại bảng.  Lộ trình triển khai Hiệp ước Basel III Các chuẩn mực của Hiệp ước Basel III hiệu lực thi hành từ năm 2013 với lộ trình thực hiện đầy đủ vào ngày 01/01/2019. Bảng 1.4 thể hiện lộ trình triển khai Hiệp ước Basel III áp dụng đối với 27 nước thành viên. Bảng 1.4 : Lộ trình triển khai Hiệp ước Basel III ĐVT: % Chỉ tiêu/Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu 3,5 4,0 4,5 4,5 4,5 4,5 4,5 Vốn đệm dự phòng - - - 0,625 1.25 1,875 2,5 Vốn chủ sở hữu tối thiểu cộng vốn đệm dự phòng 3,5 4,0 4,5 5,125 5,76 6,375 7,0 Loại trừ khỏi vốn chủ sở hữu các khoản vốn không đủ tiêu chuẩn - 20 40 60 80 100 100 Tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu 4,5 5,5 6,0 6,0 6,0 6,0 6,0 Tỷ lệ tổng vốn tối thiểu 8,0 8,0 8,0 8,0 8,0 8,0 8,0 Tổng vốn tối thiểu cộng vốn đệm dự phòng 8,0 8,0 8,0 8,625 9,125 9,875 10,5 Loại trừ khỏi vốn cấp 1 và cấp 2 các khoản không đủ Thực hiện theo lộ trình 10 năm bắt đầu từ năm 2013
  • 29. 18 tiêu chuẩn Vốn dự phòng chống hiệu ứng chu kỳ Tuỳ theo điều kiện của quốc gia: mức từ 0% - 2,5% Tỷ lệ đảm bảo thanh khoản (LCR) tối thiểu - - 60 70 80 90 100 (Nguồn: Basel Committee on Banking Supervision) 1.4. Kinh nghiệm triển khai Hiệp ước Basel tại hệ thống ngân hàng các nước 1.4.1. Kinh nghiệm triển khai Hiệp ước Basel II tại Trung Quốc Hệ thống tài chính Trung Quốc hoạt động dưới sự quản lý của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBC). Tháng 03/2003, Ủy ban Quản lý Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) được thành lập để giám sát lĩnh vực ngân hàng, tách biệt chức năng giám sát của PBC. Hệ thống ngân hàng Trung Quốc đã sớm triển khai thành công Hiệp ước Basel II từ năm 2012. CBRC đã lựa chọn 05 ngân hàng tham gia vào nghiên cứu tác động định lượng của Basel II gồm: Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng CITIC Trung Quốc và yêu cầu tất cả các NHTM lớn của Trung Quốc có hoạt động kinh doanh quốc tế bắt buộc phải áp dụng Basel II. CBRC đã quyết định áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ để đánh giá RRTD. Đối với rủi ro hoạt động, các ngân hàng được phép sử dung phương pháp chuẩn hóa. Đây là những phương pháp đơn giản nhất trong số các phương pháp Basel II đưa ra. Trong quá trình triển khai, hầu hết các NHTM đã xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu tương đối đầy đủ và xây dựng thành công hệ thống xếp hạng nội bộ. Đến cuối năm 2010, hệ CAR của tất cả các NHTM đều đã vượt qua mức yêu cầu tối thiểu là 8%, duy trì mức an toàn so với tiêu chuẩn quốc tế nhờ việc nâng cao hoạt động quản trị doanh nghiệp, chủ động tăng vốn, tăng trích lập dự và giảm các tài sản có rủi ro.
  • 30. 19 Ngoài ra, CBRC rất nỗ lực trong việc thực hiện công tác giám sát và hướng dẫn các ngân hàng Trung Quốc thực hiện Basel II theo một lộ trình chi tiết. Theo đánh giá của IMF, Cơ quan giám sát ngân hàng Trung Quốc đã tuân thủ hoàn toàn 16 nguyên tắc và tuân thủ phần lớn 09 nguyên tắc. Các ngân hàng Trung Quốc đã đạt được nhiều tiến bộ trong vấn đề công khai thông tin trên thị trường. Số lượng các ngân hàng được niêm yết trên sàn chứng khoán ngày càng tăng lên và luôn tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu công khai thông tin. Tuy nhiên có một số thách thức về sự nhất quán trong các tiêu chuẩn thống kê. Căn cứ vào một vài mức tầng trong ngành ngân hàng Trung Quốc thì CBRC đưa ra rất nhiều phương pháp thống kê khác nhau do đó, các ngân hàng chỉ có thể được so sánh với nhau trong cùng một mức tầng . Ngoài ra, trong giai đoạn đầu bộ phận công nghệ thông tin của các ngân hàng không cung cấp những thông tin cần thiết để ngân hàng tính toán mức vốn tiêu chuẩn theo phương pháp chuẩn hóa. Các ngân hàng Trung Quốc còn gặp phải khó khăn trong khi tính toán trọng số rủi ro cho các loại tài sản và các khoản nợ. Các ngân hàng thường phải sử dụng mức rủi ro 100% đối với các khách hàng là tổ chức vì thiếu các tổ chức xếp hạng tín dụng trong nước, thiếu dữ liệu và hệ thống thông tin chưa đầy đủ, các cơ quan quản lý Trung Quốc không có khả năng đánh giá các tổ chức xếp hạng. (Nguồn: Trần Việt Dung, 2013. Kinh nghiệm áp dụng Hiệp ước vốn Basel II trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 11/2013) 1.4.2. Kinh nghiệm triển khai Hiệp ước Basel II tại Nhật Bản Các ngân hàng Nhật Bản hoạt động dưới quyền quản lý của NHTW Nhật Bản (BOJ) và Cơ quan dịch vụ tài chính (FSA). FSA là cơ quan giám sát tích hợp đối với các hoạt động của ngành ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán và tất cả các ngân hàng Nhật Bản đều bắt buộc phải thực hiện các quy định của Hiệp ước Basel II từ năm 2007.
  • 31. 20 FSA đã ban hành Pháp lệnh quy định vốn mới và Hướng dẫn giám sát toàn diện để hệ thống ngân hàng hoàn thành thực hiện các quy định Basel II. Ngoài ra nguyên tắc kế toán GAAP của Nhật Bản đang dần hội tụ với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Hầu hết các ngân hàng đều đáp ứng được hệ số CAR ở mức 8% theo tiêu chuẩn quốc tế và 4% theo tiêu chuẩn nội địa. Cách tính vốn của các ngân hàng Nhật Bản phản ánh được những yêu cầu mới trong kỹ thuật QTRR mà Ủy ban Basel đã đưa ra. Hệ số CAR ổn định nhờ vào việc các ngân hàng đã tích cực tăng vốn, các ngân hàng lớn đã tăng vốn khoảng 4,5 nghìn tỷ Yên trong năm 2009-2010, nhờ vậy cải thiện được tổng số vốn, vốn cấp 1 và hệ số CAR. Giá trị tài sản rủi ro của hệ thống ngân hàng có xu hướng giảm xuống. Các NHTM thường xuyên đánh giá, phân loại tài sản theo các loại rủi ro sau đó tính toán và trích vốn dự phòng. Các NHTM luôn nỗ lực kiểm soát rủi ro, giữ mức vốn ở mức đảm bảo an toàn về mặt tài chính. Nhật Bản đã phát triển được cơ sở hạ tầng hỗ trợ tối đa cho hoạt động giám sát ngân hàng đạt hiệu quả. Trong số 25 nguyên tắc giám sát, có 10 nguyên tắc tuân thủ hoàn toàn, 13 nguyên tắc tuân thủ phần lớn và 02 nguyên tắc chưa tuân thủ. Với khung pháp lý đầy đủ cho hoạt động giám sát đã tạo điều kiện cho hoạt động điều phối và hợp tác chặt chẽ giữa FSA và BOJ. Hoạt động thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa do FSA và BOJ được thực hiện một cách toàn diện đã tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động giám sát các rủi ro được quy định trong Basel II. Tuy nhiên, các Cơ quan giám sát vẫn còn bỏ sót nhiều rủi ro, không yêu cầu các ngân hàng phải tăng thêm vốn trong trường hợp cần thiết. Từ tháng 10/2004, FSA đã ra danh sách các mục mà ngân hàng phải công bố thông tin theo quy định của Basel II. Đến tháng 03/2007, bản danh sách này đã được hoàn thiện thành Pháp lệnh riêng của FSA. Hầu hết các thông tin về việc ra quyết định trong quản lý như huy động vốn, sát nhập và mua lại hoặc thông tin về thiệt hại do thiên tai và các vụ kiện đều được công bố thông qua hệ thống trực tuyến về minh bạch hóa các thông tin.
  • 32. 21 Độ tin cậy của các thuyết minh tài chính được đảm bảo. Hoạt động của các công ty kiểm toán cũng trở nên độc lập với ban giám đốc cả về hình thức lẫn nội dung. (Nguồn: Trần Việt Dung, 2016. Kinh nghiệm áp dụng Hiệp ước vốn Basel II trong hệ thống ngân hàng Nhật Bản. Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á số 11/2016) 1.4.3. Kinh nghiệm triển khai Hiệp ước Basel III tại Singapore Các ngân hàng Singapore hoạt động dưới sự quản lý của Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) - NHTW của Singapore. Để triển khai Hiệp ước Basel III, căn cứ vào tình hình thực tế của hệ thống ngân hàng, MAS đưa ra các quy định nâng cao chất lượng vốn của ngân hàng như sau: + Yêu cầu tỷ lệ vốn chủ sở hữu phổ thông tối thiểu là 6,5% (Basel III quy định là 4,5%). + Yêu cầu vốn cấp 1 tối thiểu là 8% (Basel III quy định là 6%) được thực hiện theo từng giai đoạn. Từ đó tỷ lệ tổng vốn yêu cầu tối thiểu sẽ là 10%, vượt qua mức tối thiểu là 8% quy định tại Basel III. + Ngoài các yêu cầu về vốn tối thiểu sẽ có một bộ đệm bảo tòan vốn ở mức 2,5% theo đúng mức tối thiểu của Basel III. Quy định này được thực hiện bắt đầu từ ngày 01/01/2016 đến ngày 01/01/2019. Với những thay đổi này, các ngân hàng Singapore được yêu cầu đáp ứng vốn cao hơn mức tối thiểu trong Basel III và thời gian triển khai sớm hơn 02 năm, bắt đầu từ năm 2013. (Nguồn: Basel Committee on Banking Supervision, 2013. Regulatory Consistency Assessment Programme (RCAP), Assessment of Basel III regulations-Singapore) 1.4.4. Kinh nghiệm triển khai Hiệp ước Basel III tại Philippines Bangko Sentral ng Pilipinas (BSP) là NHTW của Philippines. BSP đã đưa ra một loạt các cải cách tập trung về tỷ lệ an toàn vốn được giám sát đầu từ năm 2014, 10 ngân hàng lớn nhất của Philippines phải tuân theo các quy tắc và yêu cầu về vốn nghiêm ngặt hơn, duy trì mức đệm cao hơn và có dự phòng kế hoạch phục hồi để
  • 33. 22 ngăn chặn sự sụp đổ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng Philippines. Cụ thể: + Yêu cầu tỷ lệ vốn chủ sở hữu phổ thông tối thiểu là 6% (Basel III quy định là 4,5%). Trong đó khấu trừ các khoản đầu tư trong các tổ chức phi tài chính liên kết và không liên kết. + Yêu cầu vốn cấp 1 tối thiểu là 7,5% (Basel III quy định là 6%). + Tỷ lệ tổng vốn yêu cầu tối thiểu là 10% cho các ngân hàng lớn (Basel III quy định là 8%). + Bắt buộc các ngân hàng lớn phải nắm giữ các tài sản chất lượng cao và có thể chuyển đổi dễ dàng để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ròng trong 30 ngày. Thời gian tuân thủ đầy đủ vào ngày 01/01/2018. + Ngoài việc nâng cao chất lượng vốn, BSP yêu cầu bộ đệm bảo toàn vốn 2,5% trên yêu cầu tối thiểu của vốn chủ sở hữu phổ thông. + Ngoài ra vốn cấp 2 theo quy định của BSP chỉ bao gồm cổ phiếu ưu đãi, vì vậy sẽ nhỏ hơn vốn cấp 2 do Ủy ban Basel quy định tại Basel III. (Nguồn: Banko Sentral ng Pilipinas (BSP), 2013. Frequently Asked Question on the Basel III Implementing Guidelines) 1.4.5. Kinh nghiệm triển khai Hiệp ước Basel III tại Malaysia NHTW của Malaysia (BNM - Bank Negara Malaysia) ủng hộ mục tiêu của Basel III nhằm tăng cường chất lượng vốn nắm giữ bởi các ngân hàng và đưa ra định nghĩa mới về vốn, tập trung nhiều hơn vào vốn chủ sở hữu, đồng thời tăng cường các tiêu chí đủ điều kiện cho các công cụ vốn khác. + Yêu cầu tỷ lệ vốn chủ sở hữu phổ thông tối thiểu là 4,5%, tổng vốn cấp 1 tối thiểu ở mức 6%, tỷ lệ tổng vốn yêu cầu tối thiểu là 8% theo đúng quy định của Basel III vào năm 2015. + Ngoài việc tăng cường chất lượng vốn, các ngân hàng cũng sẽ được yêu cầu nắm giữ một bộ đệm bảo toàn vốn tối thiểu là 2,5 tỷ lệ vốn chủ sở hữu phổ thông tùy vào đánh giá mức độ rủi ro hệ thống thông qua các chỉ số liên quan đến tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ đòn bẩy.
  • 34. 23 Yêu cầu về vốn cao hơn sẽ được thực hiện dần dần ở Malaysia bắt đầu từ năm 2013 đến năm 2015 và bộ đệm bảo toàn vốn từ năm 2016 đến năm 2019, phù hợp với giai đoạn đề xuất của Ủy ban Basel. (Nguồn: Implementation of Basel III – Bank Negara Malaysia) 1.4.6. Bài học kinh nghiệm khi triển khai Hiệp ước Basel tại Việt Nam Từ kinh nghiệm triển khai Hiệp ước Basel tại hệ thống ngân hàng các nước tiên tiến, NHNN đã tích cực triển khai các nhiệm vụ quan trọng tạo nền tảng, tiền đề cho việc triển khai Hiệp ước Basel II theo kế hoạch đề ra. Trong đó bao gồm: + Đánh giá khoảng cách chênh lệch giữa thực trạng và tác động định lượng QIS của 10 NHTM được lựa chọn thí điểm triển khai Hiệp ước Basel II so với các chuẩn mực của Hiệp ước Basel II. + Tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho các ngân hàng thực hiện Hiệp ước Basel II theo lộ trình đã được Thống đốc NHNN phê duyệt thông qua ban hành văn bản: Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn theo phương pháp tiêu chuẩn Basel II; Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định hệ thống kiểm soát nội bộ, trong đó có đánh giá nội bộ mức đủ vốn ICAAP. + Áp dụng kinh nghiệm quốc tế về thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với Trụ cột 2 của Hiệp ước Basel II, góp phần kéo gần khoảng cách giữa vốn yêu cầu tối thiểu và rủi ro thực tế, tăng cường các biện pháp quản lý rủi ro nhằm mục đích giám sát và kiểm soát rủi ro trong ngân hàng. + Thiết lập cơ chế phối hợp, hỗ trợ và giám sát giữa NHNN và các NHTM cho quá trình triển khai Basel II. + Tiếp tục ưu tiên thực hiện những giải pháp hỗ trợ các NHTM, trong đó tạo cơ hội để các NHTM Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm với các chuyên gia, cán bộ thực hành giàu kinh nghiệm của các Ngân hàng quốc tế nội dung liên quan đến việc xây dựng lộ trình chi tiết triển khai Basel II, thực hiện đánh giá mức độ đủ vốn nội bộ (ICAAP), quản lý hệ thống và dữ liệu rủi ro theo Basel II - hiện đang là những khó khăn, thách thức mà các ngân hàng Việt Nam gặp phải.
  • 35. 24 Kết luận Chương 1 Chương 1 nêu tổng quan những nội dung cơ bản về QTRRTD của NHTM và các Hiệp ước vốn Basel. Trong đó làm rõ khái niệm, phân loại về RRTD; khái niệm, nội dung, quy trình và tầm quan trọng của QTRRTD đối với các ngân hàng. Ngoài ra nội dung của các Hiệp ước Basel I, Basel II và Basel III cũng được hệ thống lại trong đó nêu rõ những thành tựu đạt được về công tác QTRRTD và những điểm còn hạn chế trong quy định được dần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, nhằm làm cơ sở lý luận để đánh giá công tác QTRRTD theo chuẩn mực quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay nói chung và của Vietcombank nói riêng. Nội dung Chương cũng nêu khái quát bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai Hiệp ước Basel II, Hiệp ước Basel III từ các quốc gia có hệ thống tài chính ngân hàng phát triển tiên tiến như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Malaysia và Philippines. Từ đó hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể áp dụng sau khi điều chỉnh các yếu tố sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô tại nước mình nhằm tiết kiệm thời gian và nguồn lực nghiên cứu, triển khai.
  • 36. 25 CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.1. Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel tại hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam 2.1.1. Hệ số an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại Việt Nam Tại Việt Nam các quy định về hệ số an toàn vốn được tóm tắt qua Bảng 2.1. Bảng 2.1. Tóm tắt các quy định về hệ số CAR tại các NHTM Việt Nam Văn bản Ngày ban hành Ngày hiệu lực Tóm tắt nội dung Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN 19/04/2005 06/05/2005 CAR ≥ 8% Thông tư số 13/2010/TT-NHNN 20/05/2010 01/10/2010 CAR ≥ 9% Các nhóm tài sản có rủi ro 0%, 20%, 50%, 100%, 150%, 250% Thông tư số 36/2014/TT-NHNN 20/11/2014 01/02/2015 CAR ≥ 9% Các nhóm tài sản có rủi ro 0%, 20%, 50%, 100% và 150% Thông tư số 06/2016/TT-NHNN 27/05/2016 01/06/2016 CAR ≥ 9% Hệ số tài sản có rủi ro trong bất động sản tăng từ 150% đến 200% Thông tư số 41/2016/TT-NHNN 30/12/2016 01/01/2020 CAR ≥ 8%, bao gồm RRTD, hoạt động và thị trường. (Nguồn: Nội dung các Thông tư) Hiện nay, các ngân hàng tuân thủ theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ an toàn đối với các TCTD. Tuy nhiên Thông tư 36 mới chỉ tính đến vốn cấp 1 và vốn cấp 2 trong vốn tự có và chỉ tính đến RRTD trong tài sản có
  • 37. 26 điều chỉnh rủi ro nên hệ số CAR sẽ cao hơn so với khi được tính theo Hiệp ước Basel II. Bảng 2.2. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hệ thống Ngân hàng Việt Nam 2014 2015 2016 2017 NHTMNN 9,2 9,42 9,92 9,52 NHTMCP 12,07 12,74 11,8 11,47 NHLD, NHNNg 30,78 33,8 33,2 29,11 Toàn hệ thống 12,75 13 12,84 12,23 (Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN) Với mức quy định là 9%, tất cả các loại hình ngân hàng đều có tỷ lệ an toàn vốn vượt yêu cầu. Khối NHLD, NHNNg có CAR cao nhất do mức độ đa dạng tài sản thấp trong khi vốn tự có khá cao, ngoài ra do các ngân hàng này áp dụng cả theo quy định của Việt Nam và theo yêu cầu của nơi đặt Hội sở chính nên CAR đã được tính toán để đáp ứng theo chuẩn mực quốc tế. Khối NHTMNN có hệ số CAR trung bình thấp nhất song vẫn đạt trên 10%. Tuy nhiên đang có xu hướng giảm ở cả khối NHTMNN và NHTMCP. Mặc dù quy mô tài sản và quy mô cho vay của hệ thống tăng nhanh trong giai đoạn 2010 - 2017 nhưng không tác động tích cực đến CAR do chất lượng tín dụng suy giảm. 2.1.2. Kế hoạch tăng vốn điều lệ  Huy động vốn mới Thực tế nhiều ngân hàng gặp khó khăn với việc huy động vốn mới khi thị giá cổ phiếu vẫn ở mức thấp hơn mệnh giá, chưa thành công trong việc tìm đối tác chiến lược, cũng như chưa được tạo nhiều điều kiện để chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tăng vốn trong năm 2017 và năm 2018. Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đã tiến hành xây dựng mô hình dự báo nhu cầu vốn tự có cần bổ sung hàng năm đối với 3 NHTMNN là Vietinbank, BIDV và Vietcombank để ước lượng nhu cầu vốn giai đoạn năm 2018 – 2020. Kết quả cho thấy, đến cuối năm 2020, các ngân hàng phải tăng vốn tự lên gấp 1,8 - 2 lần so với thời điểm hiện tại mới có thể đáp ứng.
  • 38. 27  Phát hành trái phiếu Trái phiếu là một trong những loại giấy tờ có giá giúp các ngân hàng có thể huy động vốn trong thời gian ngắn mà không phải chịu áp lực pha loãng cổ phiếu, với mức lãi suất được xác định trước. Mục tiêu chính là nhằm bổ sung nguồn vốn cấp 2, góp phần cải thiện hệ số CAR. Để có thể tuân thủ về an toàn vốn theo Basel II, BIDV cũng đã tăng vốn điều lệ bằng phát hành thành công 400.000 trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có bảo đảm, đủ điều kiện bổ sung vào nguồn vốn cấp 2 của ngân hàng. Tại Agribank, trong tháng 12/2018 đã phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu để đáp ứng hệ số CAR phục vụ mở rộng tín dụng cho vụ Đông Xuân. Việc phát hành khá khó khăn nên Agribank phải huy động cả người mua là cán bộ, nhân viên trong hệ thống của mình. 2.1.3. Nâng cao chất lượng tín dụng Các ngân hàng tích cực thoái vốn đầu tư khỏi các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, chuyển dịch cơ cấu kinh doanh theo hướng giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, liên kết với các công ty bảo hiểm, chứng khoán để bán chéo sản phẩm, tăng nguồn thu từ phí. Ngoài ra các ngân hàng rà soát, đánh giá lại chất lượng các khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu của các TCTD để điều chỉnh trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. 2.1.4. Xử lý nợ xấu Nợ xấu toàn hệ thống được kiềm chế và xử lý đáng kể. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm và được kiểm soát ở mức an toàn theo mục tiêu đề ra (dưới 3%). Nợ xấu được xử lý thông qua ba hình thức: bán nợ cho VAMC, sử dụng dự phòng RRTD để xử lý nợ xấu, thu nợ bằng phát mãi tài sản bảo đảm. Ngoài ra các ngân hàng cũng hạn chế chia cổ tức, lương thưởng để tăng cường nguồn lực tài chính cho xử lý nợ xấu. Tuy nhiên nợ quá hạn mà đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn vẫn chiếm tỷ trọng cao, các khoản nợ xấu chưa được xử lý triệt để do những bất cập, vướng mắc
  • 39. 28 về khung pháp lý trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm, mua bán nợ và nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, ... 2.1.5. Đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng Để phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu, các NHTM Việt Nam đã áp dụng theo thông lệ quốc tế các cấu phần quản trị ngân hàng hiện đại gồm: quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ - tài sản có, kiểm toán nội bộ, quản lý tín dụng, quản lý vốn, xây dựng chiến lược kinh doanh, hiện đại hoá công nghệ thanh toán, xây dựng chiến lược đào tạo và sử dụng cán bộ qua đào tạo. Nền tảng hoạt động của các NHTM đã được vận hành dựa trên công nghệ số hóa và tự động hóa các quy trình hoạt động cốt lõi. Chuyển đổi mô hình tổ chức theo hướng quản lý tập trung tại Trụ sở chính và điều hành hoạt động kinh doanh theo chiều dọc phù hợp với điều kiện môi trường Việt Nam. 2.1.6. Hiện đại hóa hệ thống công nghệ ngân hàng Hiện tại, các ngân hàng đều triển khai thành công hệ thống Core-banking, giao dịch thương mại điện tử được thực hiện thông qua các trung gian thanh toán của ngân hàng, hoàn thành chiến lược phát triển công nghệ thông tin để hoàn thiện, duy trì hệ thống thông tin hạ tầng công nghệ ổn định, bảo mật, an toàn và đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho các hoạt động kinh doanh ngân hàng, tạo nền tảng vững chắc để phát triển các dịch vụ ngân hàng mới, nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời quản trị ngân hàng có hiệu quả 2.2. Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 2.2.1. Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 2.2.1.1. Dư nợ tín dụng Giai đoạn từ năm 2013 – 2018, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân đạt 18%/năm, đến cuối năm 2018 tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt hơn 624.000 tỷ đồng gần gấp 2.5 lần năm 2013, trong đó chiếm phần lớn là cho vay trong nước.
  • 40. 29 Bảng 2.3: Diễn biến dư nợ tín dụng ĐVT: tỷ đồng 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổ chức, cá nhân trong nước 271.052 319.586 382.489 455.372 536.742 624.074 Chiết khấu 1.581 1.695 2.108 2.569 3.110 3.931 Cho thuê tài chính 1.612 2.004 2.500 2.854 3.577 3.856 Khoản trả thay khách hàng 53 40 46 0.277 0.432 1 Tổ chức, cá nhân nước ngoài 17 12 8 13 5 5 Tổng cho vay khách hàng 274.314 323.338 387.151 460.808 543.434 631.867 Tăng trưởng - % Tổ chức, cá nhân trong nước 14 18 20 19 18 16 Chiết khấu -19 7 24 22 21 26 Cho thuê tài chính 20 24 25 14 25 8 Khoản trả thay khách hàng 194 -25 15 -99 56 131 Tổ chức, cá nhân nước ngoài -60 -29 -33 63 -62 0 Tổng cho vay khách hàng 14 18 20 19 18 16 (Nguồn: BCTC của Vietcombank) Xét tỷ lệ tăng trưởng cho thấy Vietcombank ngày càng đẩy mạnh cho vay chiết khấu, đây là khoản mục ít rủi ro và dễ sinh lời.
  • 41. 30 Phân tích dư nợ theo thời hạn cho vay, các khoản cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng phần lớn, tiếp đến là cho vay dài hạn và trung hạn. Nguyên nhân vì khoản vay ngắn hạn ít rủi ro, thời gian thu hồi vốn nhanh, quy mô tín dụng không lớn. Bảng 2.4: Dư nợ theo thời hạn cho vay ĐVT: tỷ đồng 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Ngắn hạn 175.257 206.763 230.184 260.096 303.367 342.213 Trung hạn 29.941 33.541 43.842 53.767 56.530 53.310 Dài hạn 69.117 83.034 113.125 149.945 183.537 236.344 Tổng cộng 274.314 323.338 387.151 463.808 543.434 631.867 Tỷ trọng - % Ngắn hạn 64 64 59 56 56 54 Trung hạn 11 10 11 12 10 8 Dài hạn 25 26 29 32 34 37 Tổng cộng 100 100 100 100 100 100 (Nguồn: BCTC của Vietcombank) Tuy nhiên sau năm 2014, tỷ trọng cho vay dài hạn có xu hướng tăng, Vietcombank đã tài trợ nhiều dự án đầu tư, BOT, BT, kinh doanh bất động sản nên cần tăng cường kiểm soát rủi ro đối với nhóm khách hàng lớn, từ đó hạn chế RRTD. Hình 2.1: Diễn biến dư nợ theo thời hạn cho vay (Nguồn: BCTC của Vietcombank)
  • 42. 31 Nhóm khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tín dụng bao gồm nhóm các Doanh nghiệp Nhà nước với tỷ trọng trung bình trên 21%, dư nợ cho vay năm 2018 đạt hơn 68.000 tỷ đồng, nhóm các Công ty TNHH chuyên về sản xuất, thương mại, dịch vụ với tỷ trọng trung bình trên 21%, dư nợ cho vay năm 2018 đạt hơn 128.000 tỷ đồng, cho vay cá nhân với tỷ trọng trung bình trên 24%, dư nợ cho vay năm 2018 đạt hơn 235.000 tỷ đồng. Bảng 2.5: Dư nợ theo loại hình doanh nghiệp ĐVT: tỷ đồng 2013 2014 2015 2016 2017 2018 DNNN 77.642 90.003 90.323 91.143 83.311 68.154 Công ty TNHH 60.459 69.454 81.744 96.801 109.118 128.334 DN FDI 13.890 17.883 26.083 30.652 38.357 38.567 HTX, tư nhân 5.478 6.056 7.720 7.459 5.251 2.487 Cá nhân 37.259 51.746 77.831 116.463 177.778 235.884 Khác 79.586 88.197 103.450 118.290 129.619 158.441 Tổng cho vay khách hàng 274.314 323.338 387.151 460.808 543.434 631.867 Tỷ trọng - % DNNN 28 28 23 20 15 11 Công ty TNHH 22 21 21 21 20 20 DN FDI 5 6 7 7 7 6 HTX, tư nhân 2 2 2 2 1 0.4 Cá nhân 14 16 20 25 33 37 Khác 29 27 27 26 24 25 (Nguồn: BCTC của Vietcombank) Bên cạnh mảng bán buôn truyền thống của ngân hàng, Vietcombank đang dần chuyển sang hướng đến thị trường bán lẻ nhờ vào nguồn thu ổn định và đồng bộ trong dài hạn, và ngân hàng bán lẻ cũng đang là xu thế trọng tâm của các NHTM lớn tại Việt Nam. Theo Hình 2.1, cho vay cá nhân được ưu tiên chú trọng và có xu
  • 43. 32 hướng gia tăng qua các năm, năm 2018 chiếm tỷ trọng cao nhất với hơn 37%, dư nợ đạt hơn 235.000 tỷ đồng. Đồng thời Vietcombank cũng giảm dần dư nợ đối với nhóm các Doanh nghiệp Nhà nước do việc sử dụng vốn vay không hiệu quả, nhiều đơn vị kinh doanh thua lỗ và thiếu cơ chế giám sát. Hình 2.2: Diễn biến dư nợ theo loại hình doanh nghiệp (Nguồn: BCTC của Vietcombank) Phân tích dư nợ theo ngành, danh mục tín dụng của Vietcombank được đa dạng hóa, phổ biến ở nhiều ngành nghề khác nhau. Tốc độ tăng trưởng những năm gần đây tương đối tốt và đồng đều, đối tượng khách hàng ngày càng được mở rộng. Trong đó ngành nghề kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tín dụng là Ngành Sản xuất, gia công chế biến, năm 2018 chiếm tỷ trọng 26%, dư nợ cho vay đạt trên 163.000 tỷ đồng và Ngành Thương mại, dịch vụ, năm 2018 chiếm tỷ trọng 19%, dư nợ cho vay đạt trên 120.000 tỷ đồng. Bảng 2.6: Dư nợ theo ngành ĐVT: tỷ đồng 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Sản xuất, gia công chế biến 93.963 111.471 122.264 140.794 147.737 163.735
  • 44. 33 Thương mại, dịch vụ 80.800 94.641 105.498 117.624 118.528 120.239 Xây dựng 15.393 16.397 21.295 25.149 32.115 29.341 Điện, khí đốt, nước 17.178 23.635 27.271 28.619 26.547 28.874 Khai khoáng 17.966 13.996 17.467 18.477 16.311 23.352 Nông, lâm, thủy hải sản 6.173 7.630 10.766 12.740 11.297 15.475 Vận tải và thông tin liên lạc 10.218 15.175 24.106 26.915 23.017 14.499 Nhà hàng, khách sạn 7.139 8.807 8.778 8.471 9.441 11.363 Khác 25.484 31.586 49.706 82.019 158.441 224.989 Tổng cộng 274.314 323.338 387.151 460.808 543.434 631.867 Tỷ trọng - % Sản xuất, gia công chế biến 34 34 32 31 27 26 Thương mại, dịch vụ 29 29 27 26 22 19 Xây dựng 6 5 6 5 6 5 Điện, khí đốt, nước 6 7 7 6 5 5 Khai khoáng 7 4 5 4 3 4 Nông, lâm, thủy hải sản 2 2 3 3 2 2 Vận tải và thông tin liên lạc 4 5 6 6 4 2 Nhà hàng, khách 3 3 2 2 2 2
  • 45. 34 sạn Khác 9 10 13 18 29 36 Tổng cộng 100 100 100 100 100 100 (Nguồn: BCTC của Vietcombank) 2.2.1.2. Một số chỉ tiêu an toàn hoạt động Theo mô hình CAMELS và các quy định hiện hành của NHNN Việt Nam về quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD, quy định xếp loại NHTMCP, các chỉ tiêu được lựa chọn để đánh giá độ an toàn là: Mức độ an toàn vốn, Chất lượng tài sản có và Khả năng thanh khoản.  Chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn vốn ➢ Hệ số CAR: Theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD thì hệ số CAR tối thiểu là 8%. Từ ngày 01/10/2010, Quyết định số 457 đã được thay thế bởi Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010, theo đó quy định hệ số CAR tối thiểu là 9%. Như vậy từ năm 2013 – 2018, Vietcombank đáp ứng được yêu cầu hệ số CAR. Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn ĐVT: % Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Hệ số CAR 13,13 11,35 11,04 11,13 11,63 10 Cho vay/Huy động vốn 82,96 76,83 79,07 79,22 76,74 78,79 (Nguồn: BCTC của Vietcombank và tính toán của tác giả) Từ năm 2013 trở đi, Vietcombank có xu hướng tăng giá trị lợi nhuận chưa phân phối. Đây là một trong những phương pháp làm tăng vốn tự có trong khi vốn điều lệ không thay đổi, góp phần cải thiện hệ số CAR để đáp ứng theo quy định. Tháng 02/2016, Vietcombank đã phát hành 8.000 tỷ đồng trái phiếu, trong đó 6.000 tỷ đồng để tăng vốn cấp 2 từ đó nâng cao hệ số CAR, đảm bảo an toàn hoạt động.
  • 46. 35 Bảng 2.8: Vốn điều lệ, Lợi nhuận chưa phân phối ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Vốn điều lệ 23.174 26.650 26.650 35.978 35.978 35.978 Lợi nhuận chưa phân phối 6.290 6.627 7.476 5.831 8.715 16.139 ➢ Cho vay/Huy động vốn: (Nguồn: BCTC của Vietcombank) Theo Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các NHTMCP được phép có tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng huy động vốn tối đa là 80%. Ngày 27/12/2016, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 2509/QĐ-NHNN về tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi của NHTMCP mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, theo đó quy định Vietcombank, VietinBank và BIDV duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi tối đa là 90% kể từ ngày 01/07/2016. Năm 2013, tỷ lệ cho vay/huy động vốn là 82,96% vượt quá tỷ lệ quy định của NHNN, tuy nhiên những năm sau đó Vietcombank đã điều chỉnh tỷ lệ này dưới 80% theo quy định.  Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Quá trình thẩm định và quyết định tín dụng được kiểm soát chặt chẽ nên tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank đã giảm dần qua các năm, năm 2018 đã giảm xuống dưới 1%. Đáng chú ý năm 2017 tỷ lệ nợ xấu là 1,1%, giảm 0,34 điểm % so với năm 2016. Tuy nhiên các khoản nợ nghi ngờ có dấu hiệu tăng cao, tăng hơn 2.200 tỷ đồng so với năm 2016, đồng nghĩa với việc các khoản nợ này có khả năng chuyển sang nhóm nợ có khả năng mất vốn, gây tổn thất cho ngân hàng. Ngoài ra tỷ lệ nợ xấu giảm một phần cũng là do dư nợ tín dụng tăng, các khoản nợ xấu phần nào vẫn chưa được xử lý triệt để.
  • 47. 36 Bảng 2.9: Dư nợ tín dụng phân theo chất lượng ĐVT: tỷ đồng CHỈ TIÊU 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Nợ đủ tiêu chuẩn 244.080 298.527 371.208 446.466 532.443 621.863 Nợ cần chú ý 22.759 17.346 9.377 7.420 4.783 3.781 Nợ dưới tiêu chuẩn 2.713 2.136 797 1.360 684 292 Nợ nghi ngờ 1.970 1.771 750 1.347 3.584 1.161 Nợ có khả năng mất vốn 2.792 3.552 5.590 4.215 1.940 4.770 Tỷ trọng (%) Nợ đủ tiêu chuẩn 88,98 92,33 95,74 96,89 97,98 98,42 Nợ cần chú ý 8,3 5,36 2,42 1,61 0,88 0,6 Nợ dưới tiêu chuẩn 0,99 0,66 0,21 0,3 0,12 0,05 Nợ nghi ngờ 0,72 0,55 0,19 0,3 0,66 0,18 Nợ có khả năng mất vốn 1,02 1,1 1,44 0,9 0,36 0,75 Tỷ lệ nợ xấu 2,73 2,31 1,79 1,45 1,11 0,98 (Nguồn: BCTC của Vietcombank) Từ năm 2017 trở đi, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của Vietcombank luôn lớn hơn tỷ lệ nợ xấu qua đó cho thấy được khả năng bao phủ nợ xấu nội bảng, đồng thời tỷ lệ nợ quá hạn (bao gồm Nợ cần chú ý) đã được kiểm soát chặt chẽ và liên tục giảm qua các năm, từ đó thể hiện mức độ RRTD của toàn bộ danh mục tín dụng đang ở mức thấp và hoàn toàn có thể kiểm soát được.
  • 48. 37 Bảng 2.10: Chỉ tiêu định lượng về mức độ rủi ro tín dụng ĐVT: % CHỈ TIÊU 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tỷ lệ nợ quá hạn 11 7,67 4,26 3,1 1,97 1,56 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng 1,28 1,42 1,57 1,39 1,14 1,17 (Nguồn: BCTC của Vietcombank)  Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản Theo Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của NHNN quy định TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao để dự trữ đáp ứng các nhu cầu chi trả đến hạn và phát sinh ngoài dự kiến. Theo đó tỷ lệ dự trữ thanh khoản (Tài sản có tính thanh khoản cao/Nợ phải trả) đối với NHTM phải duy trì là 10%, tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày (Tài sản có tính thanh khoản cao/Dòng tiền ra ròng trong 30 ngày tiếp theo) đối với NHTM phải duy trì là 50%. (Vào ngày 27/05/2016, NHNN đã ban hành Thông tư số 06/2016/TT- NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN). Theo bảng 3.8 thì tỷ lệ dự trữ thanh khoản, tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày xấp xỉ gấp 3 lần tiêu chuẩn theo quy định, nên khả năng thanh khoản của Vietcombank tương đối tốt, đảm bảo nhu cầu chi trả trong mọi tình huống. Bảng 3.8: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản ĐVT: % Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 Tỷ lệ dự trữ thanh khoản 27,1 30,5 35,9 24,1 Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày - VNĐ 169,9 299,4 155,6 91,8 - USD và Ngoại tệ khác 85,3 79,1 89,4 104 (Nguồn: BCTC của Vietcombank)
  • 49. 38 2.2.2. Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 2.2.2.1. Nguyên tắc chung về cấp tín dụng - Tuân thủ pháp luật: tất cả cán bộ, nhân viên có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định có liên quan. Việc cấp tín dụng cho khách hàng phải dựa trên cơ sở lợi ích chính đáng và hợp pháp của Vietcombank, không được lợi dụng tài sản và uy tín của ngân hàng để tư lợi cá nhân. - Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong từng thời kỳ: mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lược, định hướng kinh doanh và có sự kết hợp với các bộ phận khác trong hệ thống. - Vừa tôn trọng quyền tự phán quyết của Giám đốc chi nhánh vừa đảm bảo mục tiêu quản lý RRTD: chính sách tín dụng vừa đảm bảo an toàn vừa đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động thực tế, giao chi nhánh cơ hội nắm bắt khả năng phát triển tín dụng theo mục tiêu, định hướng kinh doanh từng thời kỳ. - Quan điểm bình đẳng và hướng tới khách hàng: thống nhất chính sách đối với mọi loại khách hàng (ngoại trừ trường hợp cấp tín dụng theo chỉ định của Chính Phủ, NHNN). - Đề cao trách nhiệm cá nhân: nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng. Các cá nhân được giao quyền tự quyết phải chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình. 2.2.2.2. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng Vietcombank ban hành Quyết định số 57/QĐ-NHNT.HĐQT về việc ban hành Chính sách quản lý RRTD với mục đích: - Thống nhất cơ chế quản lý RRTD trong toàn hệ thống. - Tạo môi trường quản lý RRTD minh bạch và hiệu quả. - Đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển bền vững, chủ động đối phó với RRTD. - Xác định và phân chia trách nhiệm quản lý RRTD đối với từng cấp bậc trong ngân hàng.
  • 50. 39 Vietcombank tiếp tục rà soát, ban hành quy định, chính sách, để đảm bảo phù hợp, cập nhật theo các yêu cầu quản trị của Basel II như: - Quyết định số 204/QĐ-VCB.HĐQT về việc ban hành chính sách bảo đảm tín dụng của Vietcombank. - Quyết định số 642/QĐ-NHNT.HĐQT về việc ban hành quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của Vietcombank. - Quyết định số 593/QĐ-NHNT.QLRRTN về việc ban hành quy định báo cáo và xử lý sự cố rủi ro hoạt động tại Vietcombank. - Ban hành một số các văn bản mới - là kết quả trực tiếp của quá trình triển khai Basel II như: Chính sách Quản trị dữ liệu, Quy trình quản lý chất lượng dữ liệu,…  Bộ máy quản lý RRTD được thành lập như sau:
  • 51. 40 o HĐQT: ban hành các chính sách RRTD; phê duyệt các khoản cho vay/tổng các khoản cho vay đối với một khách hàng có giá trị vượt quá 10% vốn tự có của Vietcombank. o Ban điều hành: căn cứ các chiến lược, chính sách QTRRTD đã được HĐQT phê duyệt, Ban điều hành chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện; phê duyệt/quyết định cấp tín dụng trên cơ sở đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, trong phạm vi được ủy quyền của HĐQT và các quy định có liên quan của Vietcombank. o Hội đồng tín dụng tại Hội sở chính: chịu trách nhiệm phê duyệt cấp tín dụng đối với khách hàng trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp trong từng thời kỳ, bao gồm thực hiện phê duyệt cấp tín dụng cho các định chế tài chính và phê duyệt các khoản cho vay, tổng các khoản cho vay vượt hạn mức được thực hiện tái thẩm định thông qua Bộ phận quản lý rủi ro khu vực. o Hội đồng miễn giảm lãi: được thành lập ở hai cấp, tại Hội sở và tại các chi nhánh. Hội đồng miễn giảm lãi tại các Chi nhánh được thực hiện miễn giảm lãi cho khách hàng trong hạn mức do HĐQT phê duyệt trong từng thời kỳ. Hội đồng miễn giảm lãi tại Hội sở chính thực hiện phê duyệt miễn giảm lãi cho khách hàng tại Hội sở chính trên cơ sở đề xuất của phòng quản lý rủi ro và đề xuất của chi nhánh. o Hội đồng xử lý RRTD: được thành lập ở hai cấp, tại Hội sở chính và tại các Chi nhánh. Hội đồng xử lý RRTD tại Hội sở chính chịu trách nhiệm: phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro trong từng thời kỳ, quyết định xử lý các khoản nợ xấu từ Quỹ dự phòng rủi ro và phương án thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được xử lý RRTD trong từng thời kỳ, xem xét tình hình theo dõi và thực hiện thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được xử lý RRTD, xem xét và đề xuất Tổng giám đốc trình NHNN ra quyết định xóa nợ các khoản nợ đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro đủ điều kiện xóa nợ. o Các phòng ban tại Chi nhánh: các Trưởng phòng/ban tại Chi nhánh chịu sự điều hành trực tiếp của Ban giám đốc Chi nhánh và chịu trách nhiệm về chất lượng thực hiện các công việc được giao. Các mảng việc chính liên quan đến công tác quản lý RRTD tại Chi nhánh là: Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách quản lý
  • 52. 41 RRTD phù hợp với tình hình thực tế tại Chi nhánh, thực hiện quản lý danh mục đầu tư của chi nhánh, trực tiếp rà soát rủi ro và giám sát quá trình trả nợ của khách hàng đối với từng khoản cấp tín dụng; Xây dựng, quản lý, giám sát và tham gia xử lý các khoản nợ xấu, thực hiện báo cáo thống kê theo yêu cầu của Ban giám đốc và của Hội sở chính. ➢ Chính sách phân bổ tín dụng - Phân bổ theo vùng: chi nhánh chỉ được cấp tín dụng trong địa bàn đã được xác định sẵn và dựa trên năng lực có thể đảm nhiệm. - Phân bổ theo kỳ hạn vay và loại tiền vay: không tập trung quá cao vào một loại kỳ hạn cũng như một loại tiền vay, chia nhánh được lựa chọn cơ cấu kỳ hạn và loại tiền vay sao cho phù hợp. - Phân bổ đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa đối tượng khách hàng nhằm hạn chế rủi ro. ➢ Chính sách phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng Những khoản nợ xấu sẽ được đánh giá liên tục để phân loại nợ chính xác để phục vụ công tác QTRRTD. Hiện tại Vietcombank đã ban hành quy định mới về việc phân loại tài sản có, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD kèm theo Quyết định số 368/QĐ-HĐQT.CSTD ngày 20/05/2014 với những thay đổi đáng kể trong cách thức phân loại nợ và cam kết ngoại bảng. Kể từ ngày 01/01/2010, NHNN chấp thuận cho Vietcombank được phân loại nợ dựa trên phương pháp định tính theo quy định tại Điều 7, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 10 và Khoản 1 Điều 11 Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Vietcombank phải thực hiện phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo cả phương pháp định lượng và phương pháp định tính và phải được phân loại vào nhóm có mức độ rủi ro cao hơn. Bắt đầu từ ngày 01/01/2015, Vietcombank phải sử dụng kết quả phân loại nhóm nợ đối với khách hàng do Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) cung cấp tại thời điểm phân loại để điều chỉnh kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng.
  • 53. 42 Trường hợp nợ và cam kết ngoại bảng của khách hàng được phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro thấp hơn nhóm nợ theo danh sách do CIC cung cấp, Vietcombank điều chỉnh kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo nhóm nợ được CIC cung cấp. ➢ Quy định về kiểm tra, kiểm soát tín dụng - Tại Hội sở chính: Phòng Kiểm tra nội bộ và Phòng Chính sách tín dụng tại Hội sở chính chịu trách nhiệm chính về việc kiểm tra, kiểm soát RRTD tại các chi nhánh. Công tác kiểm tra, kiểm soát được tiến hành định kỳ/đột xuất với phương pháp kiểm tra từ xa/tại chỗ. Để đạt được kết quả, việc kiểm tra, kiểm soát phải thực hiện đầy đủ các nội dung: + Tính tuân thủ quy chế, quy trình; + Chất lượng của công tác thẩm định, quản lý khoản vay; + Chất lượng đội ngũ cán bộ; + Phát hiện các rủi ro tiềm ẩn mà quá trình thẩm định tín dụng không phát hiện được hoặc đã bỏ qua. Công tác kiểm tra, kiểm soát rủi ro tại Hội sở chính nhằm đánh giá, phân loại chất lượng cho vay tại các chi nhánh, trên cơ sở đó đề xuất các giới hạn/thẩm quyền phán quyết cho phù hợp với từng chi nhánh. - Chi nhánh: công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng được thực hiện thường xuyên. Ban Giám đốc, Tổ Kiểm tra nội bộ, Phòng Quản lý nợ và tất cả cán bộ được phân công tham gia cho vay chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát rủi ro tín dụng và được thực hiện liên tục trong suốt quá trình cho vay. Nội dung kiểm tra bao gồm: + Tính tuân thủ quy chế, quy trình; + Phát hiện rủi ro tại từng khâu của quy trình cấp tín dụng; Công tác kiểm tra, kiểm soát RRTD tại chi nhánh nhằm phát hiện kịp thời các rủi ro có thể phát sinh để có các giải pháp phòng ngừa và khắc phục. - Tăng cường kiểm tra, kiểm toán nội bộ cùng với việc phối hợp với Kiểm toán độc lập, Thanh tra Chính phủ, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng; Hội sở chính
  • 54. 43 thường xuyên giám sát từ xa hoạt động của các chi nhánh và đưa ra những cảnh báo sớm nhằm hạn chế rủi ro. 2.2.2.3. Quản trị rủi ro trong quy trình cấp tín dụng Vietcombank đang trong quá trình dần hoàn thiện mô hình QTRRTD, các văn bản hướng dẫn quy trình cấp tín dụng và QTRRTD chủ yếu được ban hành từ năm 2010 trở về trước. Theo quy định hiện hành, quy trình cấp tín dụng trải qua nhiều cấp phê duyệt tương ứng với mỗi chốt kiểm soát trong quá trình QTRRTD. Các cấp có thẩm quyền phê duyệt từ thấp đến cao: - Ban Giám đốc chi nhánh; - Hội đồng tín dụng cơ sở; - Phòng Quản lý rủi ro tín dụng tại Hội sở chính; - Giám đốc Khách hàng; - Giám đốc Quản lý rủi ro; - Giám đốc Quản lý rủi ro và Giám đốc Khách hàng; - Hội đồng tín dụng trung ương. Đối với chi nhánh, cấp có thẩm quyền cao nhất là Hội đồng tín dụng cơ sở, đối với những phương án hay khoản cấp tín dụng vượt thẩm quyền của Ban Giám đốc chi nhánh thì Hội đồng tín dụng cơ sở sẽ thực hiện phê duyệt. Trường hợp vượt mức phán quyết tại chi nhánh thì phải tổ chức cuộc họp Hội đồng tín dụng cơ sở thống nhất thông qua và trình cấp có thẩm quyền tại Hội sở chính phê duyệt với đầu mối tiếp nhận hồ sơ là phòng quản lý RRTD. Về phân cấp thẩm quyền, tùy thuộc vào quy mô chi nhánh và khả năng trong việc đánh giá thẩm định mà Ban lãnh đạo Vietcombank sẽ phân các chi nhánh vào các nhóm từ 1 đến 10 với các mức phán quyết khác nhau và sẽ được cập nhật lại định kỳ hàng năm căn cứ vào chất lượng tín dụng tại chi nhánh năm trước đó. Quy trình cấp tín dụng tại Vietcombank - Tiếp nhận hồ sơ khách hàng; - Thẩm định hồ sơ vay vốn và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • 55. 44 - Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm; - Giải ngân khoản vay; - Kiểm tra sau vay; ✓ Tiếp nhận hồ sơ: CBKH phải nhận biết được tính xác thực của hồ sơ khách hàng cung cấp nhằm phát hiện việc làm giả, gian lận hồ sơ vay vốn. ✓ Thẩm định hồ sơ vay vốn và tài sản bảo đảm: CBKH phải đảm bảo những tiêu chí của hồ sơ đáp ứng các quy định về cho vay và tài sản bảo đảm của Vietcombank. Đồng thời phải thẩm định tính khả thi và hiệu quả của phương án sử dụng vốn nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng, dự đoán và ước tính được những rủi ro có thể xảy ra từ đó khuyến nghị những giải pháp nhằm giảm thiểu và hạn chế tổn thất trong trường hợp xảy ra rủi ro. Tiếp đến kiểm tra việc tài sản bảo đảm có đáp ứng đầy đủ điều kiện được nhận làm tài sản đảm bảo theo quy định hay không, giá trị, cách thức quản lý tài sản trong thời gian vay vốn, tính khả mại của tài sản, .... Các cấp phê duyệt sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét lại các nội dung đã thẩm định và đưa ra ý kiến phê duyệt. ✓ Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm theo mẫu chuẩn của Vietcombank đã được đăng ký để hạn chế sai sót và tranh chấp. Thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản thế chấp, cầm cố nhằm xác lập quyền ưu tiên việc xử lý tài sản thế chấp, đảm bảo quyền lợi của ngân hàng. ✓ Giải ngân khoản vay: dựa trên những từ hợp pháp, hợp lý, sử dụng vốn đúng mục đích đã cam kết của khách hàng, ngân hàng thực hiện giải ngân được ghi nhận theo từng lần giấy nhận nợ. ✓ Định kỳ kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính để phát hiện kịp thời những bất thường và có giải pháp ứng phó phù hợp nhằm giúp đỡ khách hàng cũng như đảm bảo an toàn cho Vietcombank. Định kỳ kiểm tra tài sản bảo đảm về việc tài sản đang được quản lý và sử dụng tốt, không bị sụt giảm giá trị so với thời điểm nhận thế chấp, không bị tranh chấp, ... Mô hình QTRRTD vẫn đang trong quá trình tiếp tục hoàn thiện, hiện tại thẩm quyền phê duyệt của chi nhánh tương đối cao, được quyết định từ khâu thẩm
  • 56. 45 định, quản lý, giám sát khoản vay. Với áp lực về tăng trưởng kinh doanh hàng năm dễ dẫn đến những hạn chế trong việc kiểm soát rủi ro. Hoạt động tín dụng và QTRRTD đang được chuyển đổi dần theo hướng phê duyệt tập trung. Hiện tại công tác phê duyệt khoản vay đã được phê duyệt tập trung tại Hội sở chính, trong tương lai sẽ đi đến phê duyệt tập trung ở cả công tác giải ngân. 2.2.2.4. Đánh giá quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Từ năm 2014, HĐQT Vietcombank đã chỉ đạo triển khai Dự án phân tích chênh lệch giữa yêu cầu của Basel II với hiện trạng của ngân hàng. Theo đó, Vietcombank đã đưa ra lộ trình thực hiện Basel II với tổng cộng 82 sáng kiến nhằm đáp ứng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn vào năm 2018; và đáp ứng phương pháp nâng cao vào năm 2019. Bộ máy triển khai thực hiện Basel II bao gồm: HĐQT, Tổng Giám đốc – Trưởng ban triển khai và các nhóm triển khai do các thành viên ban lãnh đạo phụ trách trực tiếp. Định kỳ hàng tháng, ban triển khai chương trình Basel II của Vietcombank họp để đánh giá tiến độ triển khai, giải quyết các vấn đề phát sinh, vướng mắc. Và định kỳ hàng quý, HĐQT họp để chỉ đạo định hướng, đảm bảo chất lượng triển khai phù hợp với chiến lược của ngân hàng.  Những mặt đạt được theo tiêu chuẩn Basel II Chương trình Basel II với sự tham gia của trên 160 nhân sự đến từ trụ sở chính và các chi nhánh. Kết quả triển khai 82 sáng kiến theo lộ trình đến nay đã giúp Vietcombank đủ điều kiện đáp ứng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn. Đồng thời, Vietcombank cũng đã cơ bản hoàn thành các điều kiện quan trọng cho việc áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao như mục tiêu đã định. * Xây dựng thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Vietcombank thực hiện xây dựng thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm kinh doanh theo quy định của NHNN.