SlideShare a Scribd company logo
1 of 126
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ
GIA SÚC CHO HỘ KINH DOANH LÊ HỮU BÌNH VỚI
CÔNG SUẤT 300 M3
/ NGÀY ĐÊM
Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn : PGS T.S Đặng Viết Hùng
Sinh viên thực hiện : Lê Diễm Nương
MSSV: 1311090435 Lớp: 13DMT05
TP. Hồ Chí Minh, 2017
LỜI CAM ĐOAN




Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp là kết quả thực hiện của riêng tôi. Những
kết quả trong luận văn là trung thực, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết,
khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS.Đặng Viết
Hùng
Nội dung đồ án có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải
trên các tác phẩm và các trang web theo danh mục tài liệu của luận văn tốt nghiệp.
Tp Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 07 năm 2017
Lê Diễm Nương
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên của luận văn tốt nghiệp này em xin trân trọng gởi đến quý Thầy
Cô lời cám ơn chân thành nhất !
Trong suốt thời gian học tập tại trường dưới sự dìu dắt tận tình của các Thầy
Cô ngành Kỹ thuật Môi trường và các khoa khác của trường Đại học Công Nghệ
TP.HCM đã truyền đạt cho em những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu trong
chuyên môn cũng như trong nhiều lĩnh vực khác. Sự tận tụy, say mê, lòng nhân ái
nhiệt thành của Thầy Cô là động lực giúp em cố gắng trau dồi thêm kiến thức và
vượt qua những khó khăn trong học tập.
Em gởi lời cám ơn chân thành đến thầy PGS.TS Đặng Viết Hùng đã tận tình
hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Đồng thời cũng xin cám ơn tất cả những bạn bè đã gắn bó cùng nhau học tập
và giúp đỡ nhau trong suốt thời gian qua, cũng như trong suốt quá trình thực hiện
luận văn tốt nghiệp này.
Sau cùng con gửi lòng yêu quí, kính trọng và biết ơn đến ba mẹ đã vất vả
khó nhọc nuôi con ăn học thành người và đặc biệt hơn nữa,em xin cảm ơn Anh, Chị
Hai của em không những là hậu phương vững chắc mà còn là niềm động viên to lớn
đã giúp em có thể vững bước trên con đường học vấn đến tận ngày hôm nay.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 07 năm 2017.
Sinh viên Lê Diễm Nương
Đồ án tốt nghiệp
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
II. TÍNH CẤP THIẾT PHẢI XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ ........................................... 1
III. MỤC TIÊU LUẬN VĂN ......................................................................................... 2
IV. NỘI DỤNG CỦA LUẬN VĂN.................................................................................. 2
V. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỘ KINH DOANH LÊ HỮU BÌNH ................... 4
1.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC TẠI HỘ KINH DOANH LÊ HỮU
BÌNH ........................................................................................................................... 4
1.2. QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CƠ SỞ GIẾT MỔ ......................................................... 4
1.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất hiện tại:.............................................................. 5
1.2.2. Nguyên, nhiên liệu, vật liệu ( đầu vào) cho hoạt động sản xuất........................ 6
1.3. CÁC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG................................................................... 7
1.3.1. Ô nhiễm môi trường không khí .......................................................................... 7
1.3.2. Ô nhiễm môi trường nước.................................................................................. 8
1.3.3. Ô nhiễm chất thải rắn ...................................................................................... 10
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC VÀ CÁC
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI........................................................................ 12
2.1. THÀNH PHẦN GÂY Ô NHIỄM CHÍNH TRONG NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC........ 12
2.2. CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC ..................................... 13
2.2.1. Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học...................................................... 13
2.2.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học................................................... 14
Đồ án tốt nghiệp
ii
2.2.3. Điều kiện nước thải được phép xử lý sinh học................................................. 18
2.2.4. Phương pháp khử trùng ................................................................................... 19
2.2.5. Quá trình xử lý bùn thải................................................................................... 19
2.3. MỘT SỐ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG THỰC TẾ ................................... 21
2.3.1. Hệ thống xử lý nước thải tại Cơ sở giết mổ gia súc Hiệp Bình Chánh qui mô
300m3
/ngày đêm........................................................................................................... 21
2.3.2 Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm An Nhơn thuộc công
ty Nông Nghiệp Sài Gòn, UBND tp.HCM ( 2005), với qui mô 200 m3/ng.đ................ 24
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
GIẾT MỔ GIA SÚC TẠI HỘ KINH DOANH LÊ HỮU BÌNH ............................ 26
3.1. THÔNG SỐ VÀ YÊU CẦU THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ......................................... 26
3.1.1. Yêu cầu về mặt môi trường:............................................................................. 26
3.1.2. Yêu cầu về mặt kinh tế: .................................................................................... 26
3.1.3. Yêu cầu về mặt kỹ thuật: .................................................................................. 26
3.1.4. CÔNG XUẤT HỆ THỐNG XỬ LÝ.......................................................................... 26
3.2. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ......................................................... 28
3.2.1. Quy trình công nghệ đề xuất............................................................................ 28
3.2.2. Đề xuất công nghệ xử lý................................................................................... 31
3.2.3. Lựa chọn công nghệ......................................................................................... 32
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ .................................... 36
4.1. HẦM BIOGAS .................................................................................................... 37
4.2. TÍNH TOÁN HẦM TỰ HOẠI................................................................................. 38
4.2.1. Nhiệm vụ........................................................................................................... 38
4.2.2. Tính toán .......................................................................................................... 39
4.3. SCR TINH......................................................................................................... 40
4.3.1. Nhiệm vụ........................................................................................................... 40
Đồ án tốt nghiệp
iii
4.3.2. Tính toán .......................................................................................................... 40
4.4. HỐ THU GOM .................................................................................................... 42
4.4.1. Nhiệm vụ........................................................................................................... 42
4.4.2. Tính toán .......................................................................................................... 42
4.5. BỂ ĐIỀU HÒA .................................................................................................... 47
4.5.1. Nhiệm vụ: ......................................................................................................... 47
4.5.2. Tính toán kích thước bể điều hòa..................................................................... 48
4.6. BỂ KỴ KHÍ UASB ............................................................................................. 55
4.6.1. Nhiệm vụ........................................................................................................... 55
4.6.2. Tính toán bể UASB ( theo tài liệu XLNT ĐT&CN tính toán thiết kế công trình
do Lâm Minh Triết chủ biên, trang 459 )...................................................................... 55
4.7. BỂ ANOXIC....................................................................................................... 65
4.7.1. Nhiệm vụ........................................................................................................... 65
4.7.2. Tính toán .......................................................................................................... 65
4.8. BỂ MBBR ........................................................................................................ 70
4.8.1. Nhiệm vụ........................................................................................................... 70
4.8.2. Tính toán .......................................................................................................... 70
4.9. BỂ LẮNG II ....................................................................................................... 82
4.9.1. Nhiệm vụ........................................................................................................... 82
4.9.2. Tính toán .......................................................................................................... 82
4.10. BỂ KHỬ TRÙNG................................................................................................. 90
4.10.1. Nhiệm vụ........................................................................................................... 90
4.10.2. Tính toán .......................................................................................................... 90
4.11. BỂ NÉN BÙN...................................................................................................... 93
4.11.1. NHIỆM VỤ......................................................................................................... 93
4.11.2. Tính toán .......................................................................................................... 94
Đồ án tốt nghiệp
iv
CHƯƠNG 5 : DỰ TOÁN CHI PHÍ........................................................................... 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................... 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 115
Đồ án tốt nghiệp
v
CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa (Biological Oxygen Demand)
BOD5 : Nhu cầu oxy sinh hóa được xác định trong 5 ngày đầu ở nhiệt độ ủ 20o
C
COD : Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)
F/M : Tỷ số thức ăn và vi sinh vật (Food to Microorganism ratio)
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
SS : Hàm lượng chất rắn lơ lửng (Suspended Solids)
DO : oxy hòa tan
SCR : Song chắn rác
Đồ án tốt nghiệp
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1 Nhu cầu nguyên liệu sử dụng/ ngày................................................................6
Bảng 1. 2 Lưu lượng nước thải theo giai đoạn hoạt động..............................................9
Bảng 1. 3 Tổng lưu lượng nước thải phát sinh tại cơ sở ..............................................10
Bảng 2. 1 Thành phần nước thải giết mổ gia súc .........................................................12
Bảng 2. 2 Các công đoạn và thiết bị áp dụng trong dây chuyền xử lý cặn...................20
Bảng 2. 3 Chất lượng nước thải trước khi xử lý và yêu cầu sau xử lý phải đạt ............21
Bảng 3. 1 Đặc tính nước thải đầu vào cơ sở.................................................................27
Bảng 3. 2 Hiệu suất xử lý qua các công trình...............................................................34
Bảng 4. 1 Lượng khí biogas của trại heo theo mô hình trang trạng kín ( Trại lạnh)...38
Bảng phụ lục 4. 2 Thông số thiết kế lưới chắn rác .......................................................41
Bảng phụ lục 4. 3 Các thông số thiết kế hố thu gom.....................................................46
Bảng 4. 4 Thông số thiết kế bể điều hòa .......................................................................54
Bảng phụ lục 4. 5 Thông số thiết kế bể UASB ..............................................................64
Bảng phụ lục 4. 6 Thông số thiết kế bể anoxic ............................................................70
Bảng 4. 7 Thông số chi tiết giá thể trong bể MBBR ......................................................72
Bảng 4. 8 Thông số đĩa phân phối khí ...........................................................................79
Bảng 4. 9 Thông số thiết kế bể MBBR ...........................................................................81
Bảng 4. 10 Các thông số thiết kế bể lắng 2...................................................................90
Bảng phụ lục 4. 11 Các thông số thiết kế bể khử trùng ................................................92
Bảng 4. 12 Thông số thiết kế nén bùn............................................................................98
Bảng 5. 1 Bảng khái toán chi tiết các hạng mục thực hiện............................................99
Đồ án tốt nghiệp
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1 Mặt bằng tổng thể hộ kinh doanh Lê Hữu Bình..............................................4
Hình 1. 2 Sơ đồ quy trình giết mổ tại cơ sở ....................................................................5
Hình 2. 1 Các phương pháp xử lý nước thải theo công nghệ hiếu khí ..........................15
Hình 2. 2 Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tại Cơ sở giết mổ gia súc Hiệp Bình Chánh
qui mô 300m3
/ngày đêm................................................................................................23
Hình 2. 3 Sơ đồ thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm An Nhơn
thuộc công ty Nông Nghiệp Sài Gòn, UBND tp.HCM ( 2005) ......................................24
Hình 3. 1 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc (công nghệ 1 )....................29
Hình 3. 2 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc (công nghệ 2 )....................30
Hình 4. 1 Song chắn rác tinh ........................................................................................40
Hình 4. 2 Bơm Nation Pump, Model: HSM 250- 1.37 265...........................................54
Hình 4. 3 Sơ đồ tấm răng cưa thu nước........................................................................60
Hình phụ lục 4. 4 Giá thể WD F10 – 4 trong bể MBBR ...............................................73
Hình 4. 5 Máng răng cưa...............................................................................................87
Đồ án tốt nghiệp
1
MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Hộ kinh doanh Lê Hữu Bình là một trong những cơ sở giết mổ gia súc lớn ở ấp
Bình Đông, xã Mỹ Bình, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Trong những năm gần đây, do
nhu cầu tiêu thụ thịt đặc biệt thịt heo của người tiêu dùng ngày càng tăng nhanh. Nắm
bắt được tình hình đó, hộ kinh doanh Lê Hữu Bình đã triển khai dự án nâng qui mô lên
1000 con heo/ngày nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cũng như việc thúc đẩy
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, cung cấp nguồn thực phẩm sạch,
đảm bảo an toàn thực phẩm cho thị trường. Định hướng phát triển của dự án phù hợp với
chủ trương phát triển tỉnh Long An và của Việt Nam trong thời kỳ mới.
II. Tính cấp thiết phải xây dựng hệ thống xử lý
Bên cạnh các tác động tích cực, những tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường
cũng như vấn đề xả thải ra môi trường làm ảnh hưởng môi trường xung quanh khu vực
là không thể tránh khỏi nếu không được kiểm soát, quản lý và xử lý tốt. Vì vậy, việc
kiểm soát, quản lý và xử lý nước thải giết mổ là một nhiệm vụ cấp bách tại hộ kinh doanh
Lê Hữu Bình nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho mọi người xung quanh .Và
hơn hết, để khẳng định vị trí của cơ sở trong lòng người dân, việc đầu tư xây dựng hệ
thống xử lý nước thải giết mổ là một việc làm cần thiết nhất hiện nay.
Chính vì lẽ đó, tôi đã chọn đề tài“ Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia
súc cho hộ kinh doanh Lê Hữu Bình với qui mô 1.000 con heo/ngày” làm đề tài luận
văn tốt nghiệp ngành kỹ thuật môi trường của mình với mong muốn đáp ứng được nhu
cầu xử lý nước thải tại hộ kinh doanh cũng như góp phần bảo vệ môi trường và hạn chế
ô nhiễm do nước thải giết mổ gây ra.
Đồ án tốt nghiệp
2
III. Mục tiêu luận văn
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh Lê
Hữu Bình với qui mô 1.000 con heo/ngày”tại Ấp Bình Đông, xã Mỹ Bình, huyện Tân
Trụ, tỉnh Long An, đáp ứng các yêu cầu sau:
- Về mặt môi trường: Nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải đạt QCVN 40:2011
BTNMT, cột A.
- Về mặt kinh tế: Hệ thống xử lý nước thải có suất đầu tư nhỏ hơn 10.000đồng/m3
.nước
thải.Chi phí xử lý 1m3
nước thải nhỏ hơn 5.000 đồng/m3
.
- Về mặt kỹ thuật: Diện tích khu vực cho hệ thống xử lý nước thải phải nhỏ hơn 1.000
m3,
công nghệ hiện đại, tiết kiệm điện năng và hóa chất, dễ quản lý và vận hành.
IV. Nội dụng của luận văn
 Tổng quan về cơ sở giết mổ gia súc tại hộ kinh doanh Lê Hữu Bình
 Nghiên cứu các phương pháp xử lý nước thải tại cơ sở giết mổ gia súc
 Đề xuất công nghệ xử lý nước thải tại cơ sở giết mổ gia súc.
 Tính toán và thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh Lê
Hữu Bình với qui mô 1.000 con heo/ngày.
 Dự toán chi phí đầu tư cho hệ thống và giá thành xử lý cho 1m3
nước thải.
 Thiết kế bản vẽ các công trình đơn vị.
 Kết luận kiến nghị.
V. Phương pháp thực hiện
Tổng hợp tài liệu.
Phương pháp kế thừa, tham khảo kết quả xử lý của các cơ sở khác trên thực tế.
Tính toán thiết kế theo những chuẩn mực đã quy định (TCVN 6492:2011, QCVN
01- 5: 2010/PNNBTNT, QCVN 40:2011/BTNMT…)
Phương pháp so sánh: So sánh ưu nhược điểm của 02 công nghệ xử lý và đề xuất
công nghệ xử lý tối ưu.
Đồ án tốt nghiệp
3
Phương pháp toán: Sử dụng công thức toán học để tính toán công trình đơn vị trong
hệ thống xử lý nước thải, dự toán kinh phí xây dựng, vận hành hệ thống.
Phương pháp đồ họa: Dùng phần mền AutoCad để mô tả kiến trúc các công trình
đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải.
Đồ án tốt nghiệp
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỘ KINH DOANH LÊ HỮU BÌNH
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh Lê Hữu Bình
với qui mô 1000 con heo/ngày.
1.1. Thông tin chung về cơ sở giết mổ gia súc tại hộ kinh doanh Lê Hữu Bình
- Tên cơ sở: Hộ kinh doanh Lê Hữu Bình.
- Địa chỉ: Ấp Bình Đông, xã Mỹ Bình, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An.
- Điện thoại: 091.8499.338
- Người đại diện theo pháp luận: ông Lê Hữu Bình, chức vụ: Chủ hộ kinh doanh.
Hình 1. 1 Mặt bằng tổng thể hộ kinh doanh Lê Hữu Bình
Đồ án tốt nghiệp
5
1.2. Quy trình sản xuất tại cơ sở giết mổ
1.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất hiện tại:
Heo
Tập kết
Lò hơi
Chuyển ra xe đông lạnh
Kiểm nghiêm, cân
Gây choáng, thọc huyết
Trụng nước nóng
Cạo lông
Cắt đầu
Làm sạch
Mổ bụng, lấy nội tạng,
rã đôi
Làm sạch
Khí thải, nước
CTR, nước thải
CTR, nước thải
CTR, nước thải
CTR, nước thải
CTR, nước thải
CTR, nước thải
Hình 1. 2 Sơ đồ quy trình giết mổ tại cơ sở
Đồ án tốt nghiệp
6
 Thuyết minh quy trình
Nguồn heo hơi được hộ kinh doanh Lê Hữu Bình thu mua từ các thương lái trong
tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Nai. Đơn vị cung cấp giao heo đến lò giết
mổ bằng xe tải trọng 12 tấn theo đường bộ. Tại cơ sở heo sẽ được dẫn tập trung về
chuồng nhốt, thời gian tập trung không quá 24 giờ sau đó heo được đưa vào giết mổ.
Quy trình giết mổ bắt đầu bằng việc gây ngất heo bằng điện. Tiếp đó công nhân
thực hiện thọc huyết và rửa sơ bộ rồi đưa heo vào chảo trụng, Chảo trụng được cấp nhiệt
từ lò hơi đốt củi. Sau khi trụng heo, công nhân tiến hành cạo lông và cắt đầu heo. Heo
sơ chế được treo lên rửa và cạo sạch rồi bị mổ bụng lấy nội tạng, rã đôi. Thịt heo sẽ đưa
thú y kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm trước khi vận chuyển ra xe đông lạnh tải trọng
3,5 tấn và vận chuyển đến chợ đầu mối.
1.2.2. Nguyên, nhiên liệu, vật liệu ( đầu vào) cho hoạt động sản xuất.
Bảng 1. 1 Nhu cầu nguyên liệu sử dụng/ ngày
STT Tên nguyên
liệu/ nhiên liệu
Đơn vị tính Nhu cầu sử dụng Mục đích sử dụng
1 Heo hơi Kg/ngày
(Trung bình
khoảng 100
kg/con)
1000 Hoạt động giết mổ
2 Vi sinh ( vi
khuẩn hiếu khí,
kỵ khí)
Kg/ngày 5 lít
Nguồn: Hộ kinh doanh Lê Hữu Bình
Đồ án tốt nghiệp
7
Nhiên liệu:
- Nhu cầu cấp điện: nhu cầu cung cấp điện trong giai đoạn hiện hữu khoảng 19.000
kwh/tháng cho quá trình sản xuất và sinh hoạt tại cơ sở.
- Nhu cầu cấp nước: nhu cầu cấp nước hiện tại của cơ sở khoảng 86 m3
/ngày.đêm , dự
kiến sau khi nâng qui mô nhu cầu cấp nước của cơ sở khoảng 302 m3
/ngày.đêm
1.3. Các vấn đề ô nhiễm môi trường
Các nguồn thải gây ô nhiễm ở cơ sở giết mổ gia súc tại hộ kinh doanh Lê Hữu Bình
chủ yếu từ các nguồn sau:
- Khí thải
- Nước thải
- Chất thải rắn
1.3.1. Ô nhiễm môi trường không khí
a. Ô nhiễm từ tiếng ồn và rung động
Ô nhiễm tiếng ồn được đánh giá là một nguồn ô nhiễm gây tác động đến sức khỏe,
nó gây các ảnh hưởng bất lợi về tâm sinh lý và sức khỏe của con người. Đối với tai
người, 140dB là mức cao nhất mà tai người có thể chịu đựng nghe được và được xem là
ngường chói tai.
Tiếng ồn phát sinh do hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi
công cơ giới trong quá trình thi công xây dựng là nguồn ô nhiễm không thể tránh khỏi,
trong điều kiện giả định tất cả máy móc trên công trường đều hoạt động cùng 1 lúc như:
Băng chuyền, máy nén, từ khu vực lưu giữ gia súc, nhìn chung độ ồn nằm trong giới hạn
cho phép của QCVN 24/2016/BYT và QCVN 26:2010/BTNMT.
b. Ô nhiễm từ các hoạt động giao thông vận tải
Hoạt động của các phương tiện vận tải chủ yếu gồm xe tải vận chuyển nguyên vật
liệu cho xây dựng cơ sở hạ tầng và hoạt động của máy móc thi công. Nhiên liệu sử dụng
cho hoạt động của các phương tiện này chủ yếu là xăng và dầu diesel. Như vậy, môi
Đồ án tốt nghiệp
8
trường sẽ phải tiếp nhận thêm lượng khí thải với thành phần là các chất ô nhiễm như:
bụi, CO, NOx, SOx, hydrocacbon.
c. Ô nhiễm mùi
Ô nhiễm mùi hôi được xem là loại ô nhiễm đặc trưng của cơ sở hoạt động trong
lĩnh vực giết mổ. Các yếu tố gây mùi đáng chú ý bao gồm các loại khí hydrosulfua,
amoni, mercaptan,…, sẽ gây ảnh hưởng cho môi trường không khí xung quanh và nhất
là ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân trực tiếp lao động. Mùi hôi thường phát sinh
từ các nguồn như”
- Khu vực chuồng nhốt: mùi hôi phát sinh từ chất tiết ra của heo, các hợp chất mùi chủ
yếu được tạo ra do quá trình chuyển hóa vi sinh vật đối với thức ăn trong ruột già và
các hợp chất trong phân heo. Khu vực giết mổ: mùi hôi phát sinh từ sự phân hủy máu,
thịt nội tạng hoặc mô mỡ… rơi vãi trong quá trình giết mổ không được thu gom xử lý
thích hợp.
- Mùi hôi từ hệ thống xử lýnước thải: Mùi do các khi thải H2S, NH3 …phát sinh từ các
đơn nguyên mà tại đó xảy ra quá trình phân hủy kỵ khí.
1.3.2. Ô nhiễm môi trường nước
1.3.2.1. Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp
chất hữu cơ (BOD5, COD) và các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh.
Số lượng công nhân viên trung bình khoảng 50 người, tổng lượng nước thải sinh
hoạt ước tính khoảng 3,75 m3
/ngày.
Nước thải từ các nhà vệ sinh thì được thu gom và cho chảy vào bể tự hoại để lắng
phần cặn trước khi dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của công ty.
1.3.2.2. Nước thải sản xuất
Nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ sở giết mổ cũng được xem
làm 1 nguồn ô nhiễm đặc trưng của ngành nghề sản xuất có khả năng gây ô nhiễm cao
Đồ án tốt nghiệp
9
đối với nguồn tiếp nhận, môi trường đất, không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
cuộc sống của dân cư xung quanh khu vực.
Thành phần nước thải từ cơ sở bao gồm nước thải từ quá trình giết mổ, nước thải
vệ sinh nhà xưởng, nước thải từ quá trình vệ sinh chuồng nhốt (khu vực tập kết heo),
nước rửa xe vận chuyển heo và sản phẩm thịt heo…
Bảng 1. 2 Lưu lượng nước thải theo giai đoạn hoạt động
STT
Mục đích cấp nước
Lưu lượng nước thải
Hiện tại Nâng qui mô Sau khi nâng
qui mô
1 Hoạt động giết mổ 54 12 180
2 Vệ sinh chuồng, nhốt,
tắm heo
22,5 52,5 75
3 Nước rửa xe 11 26 37
4 Tổng 87,5 204,5 292
Nguồn: Hộ kinh doanh Lê Hữu Bình
Trong nước thải hợp chất hữu cơ chiếm 70- 80 % gồm proteim, acid amin, chất
béo, hydratcarbon và các dẫn xuất của chúng. Hầu hết các chất hữu cơ dễ phân hủy, giàu
Nitơ và phootspho.
Như vậy, tổng lưu lượng nước thải phát sinh tại cơ sở bao gồm nước thải sinh hoạt
và nước thải sản xuất tại giai đoạn hiện hữu khoảng 90 m3
/ngày, tổng lưu lượng nước
thải sau khi thực hiện nâng qui mô khoảng 296 m3
/ngày.
Đồ án tốt nghiệp
10
Bảng 1. 3 Tổng lưu lượng nước thải phát sinh tại cơ sở
STT Mục đích sử dụng
nước
Định mức Lưu lượng thải
(m3
/ngày)
Hiện
tại
Dự án Tổng
1 Cấp nước sinh hoạt 75L/ người.ngày 2,25 1,5 3,75
2
Cấp
nước
cho
hoạt
động
sản
xuất
Hoạt động
giết mổ
Theo nhu cầu sử
dụng thực tế khoảng
180l/con heo
54 126 180
Chuồng
nhốt ( Khu
vực tập kết
heo)
Theo nhu cầu sử
dụng thực tế khoảng
75l/con heo
22,5 52,5 75
Nước rửa
xe
Theo nhu cầu sử
dụng thực tế khoảng
1m3
/xe.chuyến
11 26 37
Tổng 89,75
≈90
206 295,75≈
296
Nguồn: Hộ kinh doanh Lê Hữu Bình
1.3.3. Ô nhiễm chất thải rắn
Chất thải rắn của cơ sở giết mổ gia súc bao gồm:
a. Rác thải sinh hoạt
Chất thải rắn sinh của người dân trong quá trình xây dựng, chủ yếu là những chất
thải phát sinh từ quá trình ăn uống.
b. Rác thải từ quá trình sản xuất
Đồ án tốt nghiệp
11
Chủ yếu từ hoạt động giết mổ và chất bài tiết từ khu vực chuồng nhốt ( khu vực tập
kết heo). Đặc trưng của chất thải thường chứa các hợp chất hữu cơ giàu Nitơ và Phospho
và các chất vô cơ chiếm khoảng 20- 30% như cát, đất, muối, ure, amonium, muối chlorua,
sulfat…
c. Rác thải nguy hại
Phát sinh chủ yếu từ các bóng đèn huỳnh quang thải, hộp mực in thải, giẻ lau sử
dụng lau chùi dầu nhớt.
Đồ án tốt nghiệp
12
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC VÀ CÁC
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
2.1. Thành phần gây ô nhiễm chính trong nước thải giết mổ gia súc
Nước thải giết mổ gia súc có nguồn ô nhiễm đặc trưng chủ yếu là chủ yếu chứa các
chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD5, COD) và các chất dinh dưỡng (N, P) và
vi sinh.
Để đánh giá chất lượng nước thải, ta dựa vào kết quả phân tích mẫu nước thải trong
“Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án nâng cao qui mô cơ sở giết mổ gia súc
Lê Hữu Bình từ 300 con heo/ngày lên 1000 con heo/ngày, tại địa điểm: áp Bình Đông ,
xã Mỹ Bình, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An”, Tân Trụ 2017, ta có được kết quả phân tích
về thành phần nước thải tại cơ sở được thể hiện ở bảng 3.1
Bảng 2. 1 Thành phần nước thải giết mổ gia súc
STT Thông số
phân tích
Đơn vị Kết quả phân
tích
QCVN 40: 2011/BTNMT,
cột A. Kq= 0.9, Kf = 1.1
1 pH - 6.7 6- 9
2 BOD5 mg/l 326 29.7
3 COD mg/l 957 74.25
4 SS mg/l 325 49.5
5 Tổng Nitơ mg/l 130 19.8
6 Tổng Phospho mg/l 14.4 3.96
7 Amoni mg/l 90.2 4.95
8 Độ màu Pt- Co 167 50
9 Sunfua mg/l 0.44 0.198
10 Coliform MPN/
100ml
1.1*106
3000
(Nguồn: Hộ kinh doanh Lê Hữu Bình)
Đồ án tốt nghiệp
13
Kết luận: Kết quả phân tích cho thấy mẫu nước có các thông số như BOD, COD,
SS, tổng Nitơ, tổng phospho, amoni, độ màu, sunfua, coliform đều vượt quy chuẩn cho
phép. Do đó nước thải cần phải được xử lý đạt lọại A: QCVN 40:2011/BTNMT trước
khi thải ra môi trường
2.2. Các công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc
Nước thải ở các cơ sở giết mổ gia súc thường ô nhiễm do các thành phần các chất
hữu cơ như: Huyết rơi vãi, huyết ứ đọng trong bụng, protein, nitơ, phospho, các chất tẩy
rửa và chất bảo quản thực phẩm. Các hợp chất hữu cơ trong nước thải chủ yếu là
carbohydrat. Đây là các hợp chất dễ bị sinh vật phân hủy bằng cơ chế sử dụng oxi hòa
tan trong nước để oxi hóa các hợp chất hữu cơ.
Thông thường có những biện pháp xử lý như sau :
 Xử lý bằng phương pháp cơ học
 Xử lý bằng phương pháp hóa lý và hóa học
 Xử lý bằng phương pháp sinh học.
2.2.1. Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học
Quá trình tiền xử lý hay còn gọi là quá trình xử lý cơ học thường được áp dụng ở
giai đoạn đầu của quy trình xử lý. Để tách các hạt lơ lửng ra khỏi nước thải, thường
người ta sử dụng các quá trình thuỷ cơ . Việc lựa chọn phương pháp xử lý tuỳ thuộc vào
kích thước hạt, tính chất hoá lý, nồng độ hạt lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ làm
sạch cần thiết mà ta sử dụng một trong các quá trình sau: lọc qua song chắn rác hoặc lưới
chắn rác, lắng dưới tác dụng của lực li tâm, trọng trường và lọc.
Quá trình xử lý cơ học có thể loại bỏ được đến 60% các tạp chất không hoà tan có
trong nước thải và giảm BOD đến 30%. Tuy nhiên để tăng hiệu suất của các công trình
xử lý cơ học có thể dùng biện pháp làm thoáng sơ bộ… Hiệu quả xử lý có thể lên tới
75% chất lơ lửng và 40% ÷ 50% BOD.
Đồ án tốt nghiệp
14
2.2.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Phương pháp sinh học thường được sử dụng để làm sạch hoàn toàn các loại nước
thải có chứa các chất hữu cơ hòa tan hoặc các chất phân tán nhỏ, keo. Do vậy, phương
pháp này thường được dùng sau khi loại các tạp chất phân tán thô ra khỏi nước thải. Đối
với các chất vô cơ chứa trong nước thải thì phương pháp này dùng để khử chất sulfite,
muối amon, nitrat – tức là các chất chưa bị oxy hóa hoàn toàn. Sản phẩm cuối cùng của
quá trình phân hủy sinh hóa các chất bẩn sẽ là: khí CO2, nitơ, nước, ion sulfate, sinh
khối… Cho đến nay, người ta đã biết được nhiều loại vi sinh vật có thể phân hủy tất cả
các chất hữu cơ có trong thiên nhiên và rất nhiều các chất hữu cơ tổng hợp nhân tạo.
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học có thể xem là tốt nhất trong các phương
pháp khác vì: chi phí thấp; có thể xử lý được độc tố; xử lý được N-NH3; tính ổn định
cao.
Việc phân loại các quá trình xử lý sinh học phụ thuộc vào đặc tính của từng loại bể
phảnứng. Các bể phản ứng nước thải bằng phương pháp sinh học chia làm 2 nhóm chính,
theo cách thức sinh trưởng của vi sinh vật trong môi trường sinh trưởng lơ lững hay bám
dính.
Đồ án tốt nghiệp
15
Hình 2. 1 Các phương pháp xử lý nước thải theo công nghệ hiếu khí
Do vi sinh vật đóng vai trò chủ yếu trong quá trình xử lý sinh học nên căn cứ vào
tính chất, hoạt động và môi trường của chúng, ta có thể chia phương pháp sinh học thành
2 dạng chính là sinh học kị khí và sinh học hiếu khí.
Nước thải ở các cơ sở giết mổ gia súc thường ô nhiễm do các thành phần các chất
hữu cơ như: Huyết rơi vãi, huyết ứ đọng trong bụng, protein, nitơ, phospho, các chất tẩy
rửa và chất bảo quản thực phẩm. Các hợp chất hữu cơ trong nước thải chủ yếu là
carbohydrat. Đây là các hợp chất dễ bị sinh vật phân hủy bằng cơ chế sử dụng oxi hòa
tan trong nước để oxi hóa các hợp chất hữu cơ. Quá trình sinh trưởng hiếu khí dựa trên
nguyên tắc là vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện có oxy hòa
tan. Quá trình xử lý sinh học hiếu khí nước thải gồm 3 giai đoạn sau:
 Giai đoạn 1: Oxy hóa các chất hữu cơ.
CxHyOz + O2 CO2 + H2O + ∆H
 Giai đoạn 2: Tổng hợp tế bào mới.
CxHyOz + NH3 + O2 C5H7NO2 (tế bào vi khuẩn) + CO2 + H2O
Công nghệ hiếu khí
MBBR
Lọc sinh
học nhỏ
giọt
MBR
Xử lý sinh
học theo
mẻ
Đĩa quay
sinh học
Aerotank
Sinh trưởng dính bám
Sinh trưởng lơ lửng
Đồ án tốt nghiệp
16
 Giai đoạn 3: Phân hủy nội bào.
C5H7NO2 + 5O2 5CO2 + 2H2O + NH3 ± ∆H
Ở đây, quá trình nitrat hóa cũng được diễn ra qua 2 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Ammonia bị oxy hóa thành nitrite.
NH4
+
+ 1,5O2 2H+
+ H2O + NO2
-·
 Giai đoạn 2: Nitrite bị oxy hóa thành nitrate.
NO2
-
+ 0,5O2 NO3
-
Các vi sinh vật này gọi là bùn hoạt tính. Chúng tự sinh ra khi ta thổi khí vào nước
thải. Về khối lượng, bùn hoạt tính được tính bằng khối lượng chất bay hơi có trong tổng
hàm lượng bùn (cặn khô) đôi khi còn gọi là sinh khối.
Dưới đây là một số loại công trình sinh học thường dùng trong xử lý nước thải bệnh
viện.
a. Bể Aerotank (Quá trình bùn hoạt tính)
+ Quá trình xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính được áp dụng rộng rãi để xử lý nước
thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
+ Quá trình xử lý nước thải sử dụng bùn hoạt tính dựa vào hoạt động sống của
vi sinh vật hiếu khí.
+ Trong bể, các chất lơ lửng đóng vai trò là các hạt nhân để vi khuẩn cư trú, sinh sản
và phát triển dần lên thành các bông cặn gọi là bùn hoạt tính.
+ Các vi sinh vật đồng hóa các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất dinh
dưỡng cung cấp cho sự sống nên sinh khối của chúng tăng lên nhanh.
+ Cuối cùng chất ô nhiễm được loại ra khỏi nước bằng cách tách sinh khối, hoặc bị
chuyển thành khí thoát ra khỏi nước.
b. Bể sinh học theo mẻ SBR (Sequence Batch Reactor)
+ Thực chất của bể sinh học hoạt động theo mẻ là một dạng của bể Aerotank.
Enzym
Nitrosomonas
Nitrobacter
Đồ án tốt nghiệp
17
+ Bể Aerotank làm việc theo mẻ liên tục có ưu điểm là khử được các hợp chất chứa
nitơ, photpho khi vận hành đúng các quy trình hiếu khí, thiếu khí và yếm khí.
Bể sinh học làm việc theo từng mẻ kế tiếp được thực hiện theo 5 giai đoạn:
 Giai đoạn 1 (pha làm đầy): đưa nước thải vào bể.
 Giai đoạn 2 (pha phản ứng sục khí): tạo phản ứng sinh hóa giữa nước thải và
bùn hoạt tính bằng sục khí hay làm thoáng bề mặt để cách oxy vào nước và
khuấy trộn đều hỗn hợp.
 Giai đoạn 3 (pha lắng): lắng trong nước.
 Giai đoạn 4 (pha tháo nước sạch): tháo nước đã được lắng trong ở phần trên
của bể ra nguồn tiếp nhận.
 Giai đoạn 5 (pha chờ): chờ đợi để nạp mẻ mới.
c. Bể lọc sinh học (Biophin)
+ Công trình phân hủy các vật chất hữu cơ có trong nước thải nhờ quá trình oxy hóa
diễn ra trên bề mặt vật liệu tiếp xúc.
+ Trong bể chứa đầy vật liệu tiếp xúc, là giá thể cho vi sinh vật sống bám.
+ Phân loại: bể biophin với lớp vật liệu lọc không ngập nước (bể biophin nhỏ giọt, bể
biophin cao tải) và bể biophin với lớp vật liệu lọc ngập trong nước.
d. Bể MBBR
+ MBBR là từ viết tắt của cụm Moving Bed Biofilm Reactor, trong đó sử dụng các giá
thể cho vi sinh dính bám để sinh trưởng và phát triển.
+ Trong bể, hệ thống cấp khí được cung cấp để tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí
sinh trưởng và phát triển.
+ Vi sinh vật sẽ dính bám và phát triển trên bề mặt các vật liệu. Các vi sinh vật hiếu
khí sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ trong nước thải để phát triển thành sinh khối. Qua
thời gian xử lý, lớp vi sinh vật phía trong do không tiếp xúc được nguồn thức ăn,
oxy nên quá trình yếm khí xảy ra, một phần vi sinh vật sẽ bị chết, khả năng bám vào
Đồ án tốt nghiệp
18
vật liệu không còn. Khi chúng không bám được lên bề mặt vật liệu sẽ bị bong ra rơi
vào trong nước thải.
+ Vi sinh vật bám trên bề mặt vật liệu lọc gồm 3 loại: lớp ngoài cùng là vi sinh vật
hiếu khí, tiếp là lớp vi sinh vật thiếu khí, lớp trong cùng là vi sinh vật kị khí. Nhờ
đó, bể còn có thể loại bỏ các hợp chất nitơ, photpho trong nước thải, do đó không
cần sử dụng bể Anoxic.
2.2.3. Điều kiện nước thải được phép xử lý sinh học
Nước thải phải là môi trường sống của quần thể vi sinh vật phân huỷ các chất hữu
cơ có trong nước thải. Nghĩa là nước thải phải thoả các điều kiện sau:
 Không có chất độc làm chết hoặc ức chế hệ vi sinh vật trong nước thải. Trong đó
thì phải chú ý đến các kim loại nặng. Theo mức độ độc hại của các kim loại, sắp
xếp theo thứ tự là: Sb > Ag > Cu > Hg > Co > Ni > Pb > Cr3+ > Cd > Zn > Fe.
 Muối của các kim loại ảnh hưởng nhiều đến đời sống của các vi sinh vật, nếu quá
nồng độ cho phép, các vi sinh vật không thể sinh trưởng được và có thể bị chết.
 Chất hữu cơ có trong nước thải phải là cơ chất dinh dưỡng, nguồn carbon và năng
lượng cho vi sinh vật. Trong đó, các hợp chất hydratcacbon, protein, lipid hoà tan
thường là cơ chất dinh dưỡng, rất tốt cho vi sinh vật.
 Nước thải đưa vào xử lý sinh học có 2 thông số đặc trưng là BOD và COD. Tỉ số
của 2 thông số này phải là COD/BOD ≤ 2 hoặc BOD/COD ≥ 0.5 thì mới có thể
đưa vào xử lý sinh học (hiếu khí).
 Nếu COD lớn hơn BOD nhiều lần, trong đó nếu có cellulose, hemicellulose,
protein, tinh bột chưa tan thì phải qua xử lý sinh học kị khí.
 Nước thải khi đưa tới công trình xử lý sinh học còn cần phải thoả mãn những điều
kiện sau đây:
+ Nước thải phải có pH trong khoảng 6,5 – 8,5.
+ Nhiệt độ nước thải trong khoảng từ 10 – 40oC.
Đồ án tốt nghiệp
19
+ Tổng hàm lượng các muối hoà tan không vượt quá 15 g/l.
2.2.4. Phương pháp khử trùng
Đặc trưng của nước thải bệnh viện là có chứa các vi trùng gây bệnh. Nếu xả nước
thải ra nguồn cấp nước, hồ nuôi cá thì khả năng lan truyền bệnh rất lớn. Do vậy cần phải
có biện pháp khử trùng nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mà lựa chọn phương pháp phù hợp. Và dưới đây
là các biện pháp khử trùng xử lý nước thải phổ biến hiện nay.
+ Dùng Clo hơi qua thiết bị định lượng Clo.
 Dùng Hypoclorit – Canxi dạng bột – Ca(ClO)2 – Hòa tan trong thùng dung dịch 3
÷5% rồi định lượng vào bể khử trùng.
+ Dùng Hypoclorit – Natri, nước Javel NaClO.
+ Dùng Ozone được sản xuất từ không khí do máy tạo ozone đặt trong nhà máy xử
lý nước thải. Ozone sản xuất ra được dẫn ngay vào bể khử trùng.
+ Dùng tia cực tím (UV) do đèn thủy ngân áp lực thấp sản sinh ra. Đèn phát tia cực
tím đặt ngập trong bể khử trùng có nước thải chảy qua
Trong đó, phương pháp khử trùng nước thải bằng sunfua hơi hay các hợp chất của
sunfua thường được sử dụng phổ biến vì sunfua là hóa chất được các ngành công nghiệp
dùng nhiều, có sẵn trên thị trường với giá thành chấp nhận được, hiệu quả tiệt trùng cao.
2.2.5. Quá trình xử lý bùn thải
Bùn cặn của nước thải là hỗn hợp của nước và cặn lắng có chứa nhiều chất hữu cơ
có khả năng phân hủy, dễ bị thối rửa và có các vi khuẩn có thể gây độc hại cho môi
trường. Vì thế, cần có biện pháp xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
 Quá trình xử lý bùn cặn là quá trình:
Đồ án tốt nghiệp
20
+ Giảm khối lượng và thể tích của hỗn hợp bùn cặn bằng cách tách phần nước trong
ra khỏi hỗn hợp. Nhờ vậy mà lượng bùn phải vận chuyển đến nơi xử lý được giảm
đáng kể.
+ Phân hủy các chất hữu cơ dễ bị thối rửa, chuyển chúng thành các chất ổn định ít
gây mùi và tăng khả năng tách nước ra khỏi bùn.
Bùn, cặn trong hệ thống xử lý nước thải thường được thu gom ở các công đoạn:
+ Các loại rác được giữ lại ở song chắn rác và lưới chắn rác. Cặn rác có độ ẩm từ
85 ÷95%, chứa từ 50 ÷ 80% là chất hữu cơ có mùi hôi thối, có khả năng phân hủy.
+ Cát, bùn nặng, các hợp chất hữu cơ dính bám vào bùn cát được giữ lại ở bể lắng
cát, có kích thước lớn hơn 0.2mm, tỷ trọng cặn khô là 2.65. Cặn có độ ẩm từ 14
÷ 35%, chứa 30 ÷ 50% cặn hữu cơ. Khối lượng thu được khoảng 30 lít trong 1000
m3 nước thải.
+ Dầu, mỡ và bọt nổi thu gom từ bề mặt nước trong hầm bơm, bể lắng cát, bể lắng
I, bể Aerotank, bể lắng II… Bọt váng có độ ẩm từ 90 ÷ 98%, hàm lượng chất hữu
cơ lớn 95%, tỷ trọng xấp xỉ bằng 1. Khối lượng thường dao động từ 0.75 lít đến
50 lít trong 1000 m3 nước thải.
+ Một phần cặn lơ lửng lắng được ở bể lắng I, còn gọi là cặn tươi vì có chứa cặn vô
cơ và nhiều cặn hữu cơ chưa bị phân hủy.
+ Cặn lắng ở bể lắng II, chủ yếu là bùn hoạt tính hay màng vi sinh do công đoạn xử
lý sinh học tạo ra khi nước thải đi qua các công trình sinh học.
Bảng 2. 2 Các công đoạn và thiết bị áp dụng trong dây chuyền xử lý cặn
Cô đặc
cặn
Ổn định cặn
Làm tăng
mật độ cặn
Khử nước ra
khỏi cặn
Giảm thể
tích cặn
Nguồn tiếp
nhận
1.Trọng
lực
1.Yếm khí
2.Hiếu khí
3.Nhiệt
1.Hóa chất
2.Nhiệt
1.Lọc chân
không
2.Lọc nén ép
1.Đốt
2.Oxy hóa
1.Chôn lấp
2.Phân bón
Đồ án tốt nghiệp
21
2.Tuyển
nổi
4.Hóa chất
(vôi)
3.Lọc ly tâm
4.Sân phơi bùn
5.Hồ lắng
3.Cải tạo
đất
2.3. Một số hệ thống xử lý nước thải trong thực tế
2.3.1. Hệ thống xử lý nước thải tại Cơ sở giết mổ gia súc Hiệp Bình Chánh qui
mô 300m3
/ngày đêm.
Công nghệ đề xuất sau khi xử lý nước thải phải đạt QCVN 40: 2011/BTMT (loại B)
Bảng 2. 3 Chất lượng nước thải trước khi xử lý và yêu cầu sau xử lý phải đạt
QCVN 40 :2011/BTNMT (loại B)
STT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ GIÁ
TRỊ
QCVN40:2011/BTNMT
(Loại B)
1 pH mg/l 7 5,5-9
2 Tổng NiTơ mg/l 30 40
3 Tổng Phôtpho mg/l 12 6
4 Nhu cầu hóa học (COD) mg/l 12650 150
5 Nhu cầu oxi hóa (BOD5) mg/l 1750 50
6 Dầu mỡ động vật mg/l 135 10
7 Coliform MPN/100ml 2*10-7
5000
8 Chất rắn lơ lửng mg/l 600 100
Nguồn: Cơ sở giết mổ gia súc Hiệp Bình Chánh
Ưu điểm : Bể SBR có kết cấu đơn giản và bền hơn.
- Hiệu xuất xử lý COD,BOD, nitơ rất cao.
- Do vận hành bằng hệ thống tự động nên hoạt động một cách dễ dàng và giảm đòi hỏi
sức khỏe.
- Đảm bảo được chất lượng thải đầu ra.
Nhược điểm: Cần nhân viên trình độ cao.
Đồ án tốt nghiệp
22
Đồ án tốt nghiệp
23
Bể lắng đứng bậc I
Nước thải
Song chắn rác
Hầm tiếp nhận
Bể vớt dầu mỡ
Bể lắng 2
Bể điều hòa
Sân phơi bùn
Bùn dư
Bể trung gian
Bể SBR
Bể khử trùng
Nguồn tiếp nhận QCVN40:2011/BTNMT
(Loại B)
Thu khí
Thổi khí
Cl2
Bể chứa bùn
Bể UASB
Hình 2. 2 Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tại Cơ sở giết mổ gia súc Hiệp Bình Chánh
qui mô 300m3
/ngày đêm.
Đồ án tốt nghiệp
24
2.3.2 Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm An Nhơn thuộc
công ty Nông Nghiệp Sài Gòn, UBND tp.HCM ( 2005), với qui mô 200 m3/ng.đ
Anoxic
Bể lắng
Bể tách dầu mỡ
Bể thu gom
Bể điều hòa
Sinh học kỵ khí
Sinh học hiếu khí
Xả lọc
Bùn dư
Lắng sinh học
TB keo tụ- Tạo bông
Bể khử trùng
Nguồn tiếp nhận QCVN40:2011/BTNMT
(Loại A)
Không khí
Hóa chất
Hóa chất
Bể chứa bùn
Bể trung gian
Bể lọc áp lực
Không khí
Xả
Thải
Đúng
Quy
định
Dòng
Tuần
hoàn
Bùn dư
Dòng
Tuần
hoàn
Nước thải
Hình 2. 3 Sơ đồ thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm An Nhơn
thuộc công ty Nông Nghiệp Sài Gòn, UBND tp.HCM ( 2005)
Đồ án tốt nghiệp
25
Công nghệ:
Sử dụng công nghệ hóa lý kết hợp với bùn hoạt tính
Hiệu xuất xử lý COD,BOD, nitơ rất cao.
Ưu điểm:
- Công nghệ đơn giản, dễ vận hành
- Khả năng xử lý nước thải ô nhiễm chất hữu cơ tốt
- Có hiệu quả xử lý cao.
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư cao, tốn nhiều diện tích xây dựng.
Đồ án tốt nghiệp
26
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
GIẾT MỔ GIA SÚC TẠI HỘ KINH DOANH LÊ HỮU BÌNH
Các thông số phục vụ cho tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia
súc cho hộ kinh doanh Lê Hữu Bình được cung cấp như sau:
3.1. Thông số và yêu cầu thiết kế hệ thống xử lý
3.1.1. Yêu cầu về mặt môi trường:
Nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải đạt QCVN 40:2011 BTNMT, cột A.
Phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh lao động cho nhân viên làm việc tại cơ sở.
Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường.
3.1.2. Yêu cầu về mặt kinh tế:
Hệ thống xử lý nước thải có suất đầu tư nhỏ hơn 10.000 đồng/m3
.nước thải.Chi
phí xử lý 1m3
nước thải nhỏ hơn 5.000 đồng/m3
.
Hệ thống xử lý lắp đặt phải đảm bảo sự hiệu quả của vốn đầu tư.
3.1.3. Yêu cầu về mặt kỹ thuật:
Diện tích khu vực cho hệ thống xử lý nước thải phải bé hơn 1000 m3
, công nghệ
hiện đại, tiết kiệm điện năng và hóa chất, dễ quản lý và vận hành.
Việc xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý phải phù hợp với mặt bằng hiện có.
Hệ thống xử lý phải bố trí hợp lý, đảm bảo cho công nhân vận hành dễ dàng, dễ đo
đạc, kiểm tra.
3.1.4. Công xuất hệ thống xử lý
Dựa vào chương 1, mục 1.3.2, đã nói ở trên, ta có được : QSinh hoạt =3,75 m3
/ ngày
QSản xuất = 292 m3
/ ngày
Ta chọn hệ số thiết kế k =1.1
Hệ thống xử lý được thiết kế với qui mô
Vậy 𝑄𝑡𝑏
𝑛𝑔à𝑦
= (3,75 m3
/ngày đêm + 292 m3
/ngày đêm ) x f
= 296 m3
/ngày đêm x 1.1 = 325,6 m3
/ngày đêm ≈ 350 m3
/ngày đêm
Đồ án tốt nghiệp
27
Vậy hệ thống xử lý nước thải của cơ sở giết mổ gia súc tại hộ kinh doanh Lê Hữu
Bình được xây dụng với công xuất 350 m3
/ngày.đêm và nước thải sau khi qua hệ thống
xử lý sẽ đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A.
3.1.5. Thành phần và tính chất nước thải đầu vào
Để đánh giá chất lượng nước thải, ta dựa vào kết quả phân tích mẫu nước thải từ
“Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án nâng cao qui mô cơ sở giết mổ gia súc
Lê Hữu Bình từ 300 con heo/ngày lên 1000 con heo/ngày, tại địa điểm: áp Bình Đông ,
xã Mỹ Bình, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An”, Tân Trụ 2017, ta có được kết quả phân tích
về thành phần nước thải tại cơ sở được thể hiện ở bảng 3.1
Bảng 3. 1 Đặc tính nước thải đầu vào cơ sở
STT Thông số
phân tích
Đơn vị Kết quả phân
tích
QCVN 40: 2011/BTNMT,
cột A. Kq= 0.9, Kf = 1.1
1 pH - 6.7 6- 9
2 BOD5 mg/l 326 29.7
3 COD mg/l 957 74.25
4 SS mg/l 325 49.5
5 Tổng Nitơ mg/l 130 19.8
6 Tổng Phospho mg/l 14.4 3.96
7 Amoni mg/l 90.2 4.95
8 Độ màu Pt- Co 167 50
9 Sunfua mg/l 0.44 0.198
10 Coliform MPN/
100ml
1.1*106
3000
(Nguồn: Hộ kinh doanh Lê Hữu Bình)
Đồ án tốt nghiệp
28
Từ kết quả thu thập ở bảng 3.1 cho thấy: Nước thải giết mổ gia súc tại hộ kinh
doanh Lê Hữu Bình có nồng độ các chất hữu cơ và Coliform rất cao.Bên cạnh đó còn có
nồng độ nitơ tổng, photpho tổng và chất rắn lơ lững, cần được xử lý để đạt loại
A- QCVN 40: 2011/BTNMT trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận.
3.2. Đề xuất công nghệ xử lý nước thải
Dựa trên số liệu lưu lượng, thành phần, tính chất của nước thải đầu vào hệ thống
xử lý và yêu cầu chất lượng nước thải sau xử lý, đề xuất 2 sơ đồ công nghệ xử lý nước
thải cho cơ sở giết mổ gia súc tại hộ kinh doanh Lê Hữu Bình như sau:
3.2.1. Quy trình công nghệ đề xuất
Đồ án tốt nghiệp
29
Sơ đồ công nghệ 1:
Nước thải sản xuất
SCR SCR
Xử lý
Máy ép bùn
Bể chứa bùn
Hố thu
Bể điều hòa
Bể UASB
Bể ANOXIC
Bể MBR
Nước thải sinh hoạt
Máy khuấy
Dầu khí
Máy khuấy
Khí metan
Nguồn tiếp nhận
Bùn dư
Khí Nitơ
Hầm biogas Hầm tự hoại
Tuần hoàn nước dư
Hình 3. 1 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc (công nghệ 1 )
Đồ án tốt nghiệp
30
Sơ đồ công nghệ 2
Nước thải sản xuất
SCR SCR
Xử lý
Máy ép bùn
Bể chứa bùn
Hố thu
Bể điều hòa
Bể UASB
Bể ANOXIC
Bể MBBR
Nước thải sinh hoạt
Máy khuấy
Dầu khí
Máy khuấy Khí metan
Sunfua
Bể lắng
Bể khử trùng
Bùn dư
Đốt bỏ
Hầm biogas Hầm tự hoại
Nguồn tiếp nhận
Bùn
Tuần
hoàn
Hình 3. 2 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc (công nghệ 2 )
Đồ án tốt nghiệp
31
3.2.2. Đề xuất công nghệ xử lý
Nước thải giết mổ gia súc là loại nước thải chứa hầm lượng chất hữu cơ dễ phân
hủy sinh học cao, vì thế trong công nghệ bắt buộc phải dùng phương pháp sinh học để
xử lý, phương pháp sinh học đơn giản, dễ vận hành, đầu tư rẻ và hiệu quả tương đối cao
là sử dụng bể bùn hoạt tính. Đó là điểm chung của hai sơ đồ công nghệ đề ra, nhưng
nước thải có chất hữu cơ cao ở mức độ nào, chúng ta cần xem xét, tính toán để đảm bảo
hiệu quả xử lý, đồng thời nước thải này còn có nhiều chất lơ lửng. Vì thế trước công
đoạn sinh học ta nên áp dụng công trình xử lý nào là phù hợp nhất theo các công nghệ
dưới đây.
Công nghệ 1:
Ưu điểm:
- Có sử dụng phương pháp sinh học kết hợp với màng MBR
- Thuận lợi khi nâng cấp qui mô đến 20% mà không phải gia tăng thể tích
bể.
- Tiết kiệm diện tích xây dựng vì thay thế cho toàn cụm bể lắng, bể trung
gian, bể lọc, bể khử trùng.
- Hệ thống xử lý đơn giản, dễ quản lý do có ít công trình đơn vị.
- Có thể tái sử dụng nước sau màng lọc để tưới cây, rửa đường ...
Khuyết điểm:
- Kinh phí đầu tư lớn, màng phải nhập ngoại.
- Dễ tắc màng do vận hành không có kinh nghiệm và nhiều bể nước thải
có độ cứng cao.
Công nghệ 2:
Ưu điểm:
- Có sử dụng phương pháp sinh học kết hợp với giá thể di động MBBR
Đồ án tốt nghiệp
32
- Đặc trưng tính kị nước cao, khả năng bám dính sinh học tốt.
- Không bị nghẹt bùn trong khoảng thời gian dài hoạt động.
- Tạo bùn nặng dễ lắng, tạo ra 40 - 80% bùn ít hơn quá trình bùn hoạt
tính.
- Có thể được thả trực tiếp trong bể hiếu khí, kỵ khí, thiếu khí. Không
cần phải thay thế trong vòng 30 năm.
- Không bị ảnh hưởng bởi hình dạng bể, có thể sử dụng cho tất cả các
loại bể.
Khuyết điểm:
- Khi bảo gia thể vi sinh MBBR vào thì nó chưa bám dính liền cần phải
có thời gian thích nghi.
3.2.3. Lựa chọn công nghệ
Nước thải giết mổ gia cầm chủ yếu ô nhiễm hữu cơ, thành phần nước thải
chủ yếu là những chất có khả năng phân hủy sinh học dễ dàng như máu, lông, các
chất lơ lửng là chất khó lắng nên công nghệ thích hợp để lựa chọn xử lý nước thải
cho hộ kinh doanh Lê Hữu Bình là công nghệ 2 (hình 3.2)
3.2.4. Thuyết mình sơ đồ công nghệ :
Công nghệ của hệ thống xử lý nước thải được phân chia thành 3 giai đoạn: Xử lý
cơ học, xử lý sinh học, xử lý lý hóa :
- Giai đoạn xử lý cơ học
Nước thải sản xuất tại cơ sở giết mổ gia súc bao gồm nước thải từ quá trình giết
mổ, nước thải rửa vệ sinh nhà xưởng, nước thải vệ sinh chuồng chốt ( khu vực tập kết
heo), nước thải từ vệ sinh xe vận chuyển, được thu gom xử lý sơ bộ qua SCR tinh để giữ
lại các chất rắn có trong nước thải, tránh các sự cố về máy bơm (bơm nghẹt, gãy cánh
bơm …). Các chất thải rắn bị giữ lại tại song chắn rác được lấy định kì đem đổ bỏ.Sau
đó, nước thải sẽ được đưa qua hầm biogas để loại bỏ một phần các hợp chất N, P, sau đó
Đồ án tốt nghiệp
33
nước thải sẽ theo mương dẫn chảy về hố thu gom. Tương tự Nước thải sinh hoạt sẽ đi
qua SCR để loại bỏ các chất rắn rồi theo đó chảy về hầm tự hoại.
Nước thải từ biogas và hầm tự hoại sẽ theo mương dẫn chảy về hố thu gom .Do
đặc thù nước thải có chứa lượng lớn lông heo và các chất lơ lửng do đó trước khi đi vào
bể thu gom phải đi qua song chắn rác tinh để giữ các rác lớn lại để tránh làm nghẹt bơm
khi qua bể điều hòa.
Tại bể điều hòa: Nước thải từ hố thu gom sẽ được bơm qua bể điều hòa, tại đây
có đặt 2 hệ thống máy bơm chìm sẽ hoạt động để điều hòa nồng độ và lưu lượng dòng
chảy, đồng thời ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể gây kỵ khí sinh mùi hôi.
Giai đoạn xử lý sinh học
Nước thải từ bể điều hòa sẽ được bơm vào bể kỵ khí UASB. Tại đây , chất hữu cơ
sẽ được các chủng vi sinh phân giải chuyển hóa thành những hợp chất đơn giản hơn . Bể
UASB, các vi sinh kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải thành các chất vô
cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas ( CO2, CH4, H2S, NH3....)
Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí CO2, CH4, H2S + Sinh khối mới +...
Bể thiếu khí: Nước thải sau khi qua bể kỵ khí sẽ tự chảy vào bể thiếu khí, tại bể
thiếu khí sẽ được khuấy trộn bằng máy khuấy chìm, nước thải trước tiên sẽ được đưa
vào bể tiếp xúc với vi sinh vật (bùn). Ngăn “thiếu khí” sẽ được thiết kế phù hợp nhằm
duy trì môi trường hoạt động trong ngăn luôn là môi trường “thiếu khí”, thích hợp cho
các vi sinh vật “ thiếu khí” hoạt động. Các vi sinh vật sẽ tham gia vào quá trình loại bỏ
các chất hữu cơ và các hợp chất chứa Nitơ ( tồn tại chủ yếu ở dạng nitrat NO3- ). Việc
loại bỏ NO3- ở ngăn “thiếu khí” sẽ giúp giảm thiểu nồng độ amoni và nito tổng của nước
thải đầu ra.
Bể MBBR: Nước thải sau khi qua bể thiếu khí sẽ được chảy tràn lên bể xử lý sinh
học hiếu khí MBBR. Bể MBBR được lắp hệ thống phân phối khí cố định dưới đáy bể,
nước thải sẽ được cấp khí liên tục để cung cấp oxy cho các vi sinh vật hiếu khí (bùn hoạt
Đồ án tốt nghiệp
34
tính) để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải, và diễnra quá trình nitrat hóa N2. Ngoài
ra, trong bể còn được thả thêm giá thể di động, nhờ vậy mà quá trình khử Nitrat cũng
được diễn ra đồng thời tại đây. Quá trình này làm giảm tổng Nitơ trong nước thải.
- Giai đoạn xử lý hóa lý
Bể lắng: Hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính sẽ được dẫn sang bể lắng , bùn sẽ
được lắng nhờ trọng lực. Bùn sau khi lắng 1 phần sẽ được tuần hoàn lại bể Anoxic, phần
dư còn lại được bơm về bể nén bùn, sau đó được thu gom định kỳ để xử lý tập trung.
Nước từ bể nén bùn sẽ được tuần hoàn về đầu hố thu.
Bể khử trùng : Sẽ được tiến hành bổ sung thêm hóa chất sunfua vào để khử các loại
vi khuẩn ecoli, Coliform ….Nước thải sau khi xử lý đảm bảo quy chuẩn QCVN 40:
2011/BTNMT sẽ xả ra nguồn tiếp nhận.
Bảng 3. 2 Hiệu suất xử lý qua các công trình
Công trình Thông số Đầu vào
Hiệu
suất
Sau xử lý
Hầm tự
hoại+
Biogas
BOD5 (mg/L) 326 1 322,74
COD (mg/L) 957 0 957
SS (mg/L) 325 45 178,75
Amoni (mg/l) 90,2 3 87,5
Tổng Nitơ (mg/l) 130 4 124,8
Tổng Phospho (mg/l) 14,4 0 14,4
Coliforms 1,1*106
0 1,1*106
SCR + Hố
thu gom
BOD5 (mg/L) 322,74 1 320.5126
COD (mg/L) 957 1 947,43
SS (mg/L) 178,75 4 171,6
Đồ án tốt nghiệp
35
Amoni (mg/l) 87,5 0 87,5
Tổng Nitơ (mg/l) 124,8 0 124,8
Tổng Phospho (mg/l) 14,4 0 14,4
Coliforms 1,1*106
0 1,1*106
Bể Điều
Hòa
BOD5 (mg/L) 320.5126 0 320.5126
COD (mg/L) 947,43 0 947,43
SS (mg/L) 171,6 0 171,6
Amoni (mg/l) 87,5 0 87,5
Tổng Nitơ (mg/l) 124,8 0 124,8
Tổng Phospho (mg/l) 14,4 0 14,4
Coliforms 1,1*106
0 1,1*106
Bể UASB
BOD5 (mg/L) 320.5126 0 320.5126
COD (mg/L) 947,43 65 331,6
SS (mg/L) 171,6 0 171,6
Amoni (mg/l) 87,5 0 87,5
Tổng Nitơ (mg/l) 128,7 0 128,7
Tổng Phospho (mg/l) 14,4 0 14,4
Coliforms 1,1*106
0 1,1*106
Bể Anoxic
+ Bể
aerotank +
BOD5 (mg/L) 320.5126 85 29
COD (mg/L) 331,6 80 66,32
SS (mg/L) 171,6 75 42,9
Amoni (mg/l) 87,5 95 4,375
Đồ án tốt nghiệp
36
MBR+ Bể
lắng
Tổng Nitơ (mg/l) 128,7 85 19,305
Tổng Phospho (mg/l) 14,4 75 3,6
Coliforms 1,1*106
0 1,1*106
Bể Khử
Trùng
BOD5 (mg/L) 29 0 29
COD (mg/L) 66,32 0 66,32
SS (mg/L) 42,9 0 42,9
Amoni (mg/l) 4,375 0 4,375
Tổng Nitơ (mg/l) 19,305 0 19,305
Tổng Phospho (mg/l) 3,6 0 3,6
Coliforms 1,1*106
99,98 2200
Đồ án tốt nghiệp
37
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ
 Giá trị lưu lượng dùng để thiết kế
Lưu lượng trung bình
𝑄𝑡𝑏
𝑛𝑔à𝑦
= 350 (m3
/ngày đêm)
𝑄𝑡𝑏
ℎ
=
350
24
= 14,58 (m3
/h)
𝑄𝑡𝑏
𝑠
=
350
86400
= 4,051 𝑥 10−3
(m3
/s)
Lưu lượng lớn nhất
𝑄𝑚𝑎𝑥
𝑛𝑔à𝑦
= 𝐾𝑐ℎ 𝑥 𝑄𝑡𝑏
𝑛𝑔à𝑦
= 2,5 ∗ 350 = 875(m3
/ngày đêm)
𝑄𝑚𝑎𝑥
ℎ
= 𝐾𝑐ℎ 𝑥 𝑄𝑡𝑏
ℎ
= 2,5 ∗ 14,58 = 36,4575(m3
/h)
𝑄𝑚𝑎𝑥
𝑠
= 𝐾𝑐ℎ 𝑥 𝑄𝑡𝑏
𝑠
= 2,5 ∗ 4,051 𝑥 10−3
= 0,01 (m3
/s)
Trong đó:
Chọn Kch = 2,5: Hệ số không điều hòa của nước thải công nghiệp.
 Thuyết minh tính toán công nghệ
Công nghệ xử lý gồm các công trình sau: hố thu gom, bể điều hòa, bể UASB, bể thiếu
khí, bể MBBR, bể lắng, bể khử trùng, bể nén bùn.
4.1. Hầm biogas
Là nơi lưu trữ và phân huỷ các chất thải hữu cơ trong chăn nuôi, làm sản sinh ra một
lượng khí được sử dụng trực tiếp hoặc chuyển hoá thành các nguồn năng lượng sử dụng
cho sinh hoạt.
Đồ án tốt nghiệp
38
Bảng 4. 1 Lượng khí biogas của trại heo theo mô hình trang trạng kín ( Trại lạnh)
Những đặc điểm Các thông
số
Các giá trị
Số lượng heo có mặt trong
chuồng
Đầu con 100 300 500 1000 1000
0
Lượng nước thải m3
/ngày 3 9 15 30 300
Sản lượng biogas m3
/ngày 36 108 180 360 3600
Sản lượng CH4 m3
/ngày 23 70 117 234 2340
Điện từ Diezen- Biogas Kw/ngày 29 88 146 293 2925
Điện tiêu thụ cho trại Kw/ngày 20 59 98 195 950
Diện tích chăn nuôi cần thiết Hecta (ha) 0,06 0,18 0,3 0,6 6
Thể tích hồ (m3
) = 0,03 * số đầu heo của trại * thời gian lưu trữ
= 0,03 *1000* 20 = 600 kg
Thể tích của hầm biogas : 49,6 m3
= L x B x H = 4,2 x 3 x 4 = 50,4 m
Hàm lượng chất bẩn sau khi qua bể biogas và tính như sau:
 Hàm lượng Amoni giảm: 3% , tức là hàm lượng BOD5 còn lại trong nước
thải: 90,2 *( 100- 3) % = 87,5 ( mg/l)
 Hàm lượng Tổng nitơ giảm 4%, tức là chất lơ lửng còn lại trong nước thải:
130* ( 100- 4 )% =124,8 (mg/
4.2. Tính toán hầm tự hoại
4.2.1. Nhiệm vụ
Hầm tự hoại là công trình đồng thời làm 2 chức năng: Lắng và phân hủy cặn lắng.
Cặn lắng được giữ lại trong bể một thời gian nhất định ( khoảng 6 tháng), dưới ảnh hưởng
các vi sinh vật kỵ khí các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất khí và
một phần tạp thành các chất vô cơ hòa tan.
Đồ án tốt nghiệp
39
Theo tiêu chuẩn thiết kế ( TCXD- 51- 84), khi lưu lượng nước thải sinh hoạt lớn
hơn 10m3
/ng.đ, chọn bể tự hoại mộ ngăn để xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt phát sinh tại
cơ sở với số lượng công nhân viên là 50 người với lưu lượng nước thải sinh hoạt là 3,75
(m3
/ngày) (Nguồn: Hộ kinh doanh Lê Hữu Bình).
4.2.2. Tính toán
a. Thể tích tính toán chung của 1 bể tự hoại: lấy không nhỏ hơn lưu lượng nước thải
trong bình 1÷2 ngày đêm ( Điều 7.3.2- TCXD-51-84), chọn 1 ngày đêm để tính toán,
khi đó:
𝑊 = 3,75
𝑚3
𝑛𝑔à𝑦
∗ 1 𝑛𝑔à𝑦 = 3,75 𝑚3
Thể tích ngăn thứ nhất bằng ½ thể tích tổng cộng:
𝑊1 = 𝑊2 = 0,5 ∗ 3,75 = 2 𝑚3
b. Chiều sâu công tác ở các ngăn của bể tự hoại:
Lấy chiều sâu công tác bằng 1,4 m. Khi đó diện tích các ngăn của bể tự hoại là:
𝐹 =
𝑊
1
𝐻
=
3,75
1,4
= 2,7(𝑚2
)
Chọn kích thước H x B x L của các ngăn như sau:
𝐵ể ∶ 𝐻 ∗ 𝐵 ∗ 𝐿 = 1,4 𝑚 ∗ 1,4 𝑚 ∗ 1,4 𝑚
Hàm lượng chất bẩn sau khi qua bể tự hoại giảm và tính như sau:
 Hàm lượng BOD5 giảm: 1% , tức là hàm lượng BOD5 còn lại trong nước thải:
326 *( 100- 1) % = 322,74 ( mg/l)
 Hàm lượng chất lơ lửng giảm 45%, tức là chất lơ lửng còn lại trong nước thải:
325* ( 100- 45 )% =178,75 (mg/l)
Đồ án tốt nghiệp
40
4.3. SCR Tinh
4.3.1. Nhiệm vụ
Song chắn rác được đặt trước hố thu, nhiệm vụ ngăn giữ rác bẩn thô có kích thước
lớn gồm giấy, bọc nylon, chất dẻo, cỏ cây, vỏ đồ hộp, gỗ, vỏ trái cây. Nếu không loại bỏ
rác có thể gây tắc nghẽn đường ống,hư hỏng bơm. Rác phải thường xuyên được cào đi
bằng phương pháp thủ công,… tránh gây nghẹt bơm tạo điều kiện xử lý cho các công
trình phía sau.
Hình 4. 1 Song chắn rác tinh
4.3.2. Tính toán
Đặt trước bể điều hòa, chắn giữ các loại rác có kích thước nhỏ hơn không bị giữ lại
ở song chắn.
Đồ án tốt nghiệp
41
Bảng phụ lục 4. 2 Thông số thiết kế lưới chắn rác
Thông số Lưới cố định Lưới quay
Hiệu quả khử căn lơ lửng %
Tải trọng L/m2
.phút
Kích thước mắt lưới, mm
Tổn thất áp lực, m
Qui mô motor HP
Chiều dài trống tay quay m
Đường kính trống m
5 ÷25
400÷1.200
0,2 ÷ 1,2
1,2 ÷ 2,1
-
-
-
5 ÷ 25
600 ÷ 4.600
0,25 ÷ 1,5
0,8 ÷ 1,4
0,5 ÷ 3,0
1,2 ÷ 3,7
0,9 ÷ 1,5
(Nguồn: Giáo trình “Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp- Tính toán thiết kế công trình”
Lâm Minh Triết _ Nguyễn Thanh Hùng _ Nguyễn Phước Dân, trang 448)
Chọn lược rác tinh theo catalogue của hãng Cosme – Ý
Kiểu: Rotary fine screen
Model: R70
Kích thước khe: 2,5 mm
Vật liệu SUS 304
Số lương: 01
Hiệu xuất sau khi xử lý :
+ Hàm lượng BOD5 giảm 1%
𝐵𝑂𝐷5 𝑟𝑎 = 𝐵𝑂𝐷5 𝑣à𝑜 ∗ (100 − 1)% = 322,74 ∗ (100 − 1)% = 320,5126 (
𝑚𝑔
𝑙
)
+ Hàm lượng COD giảm 1%
𝐶𝑂𝐷𝑟𝑎 = 𝐶𝑂𝐷𝑣à𝑜 ∗ (100 − 1)% = 957 ∗ (100 − 1)% = 947,43 (𝑚𝑔/𝑙)
+ Hàm lượng SS giảm 4%
𝑆𝑆𝑟𝑎 = 𝑆𝑆𝑣à𝑜 ∗ (100 − 1)% = 178,75 ∗ (100 − 4)% = 171,6 (
𝑚𝑔
𝑙
)
Đồ án tốt nghiệp
42
 Hiệu suất khi qua hố thu gom : sẽ bằng hiệu suất nước thải sinh hoạt + nước
thải sản xuất
STT Thông số Hiệu suất đầu vào Hiệu suất đầu ra
1 BOD5 (mg/L) 326 320.5126
2 COD (mg/L) 957 947,43
3 SS (mg/L) 325 171,6
4 Amoni (mg/l) 90,2 87,5
5 Tổng Nitơ (mg/l) 130 124,8
6 Tổng Phospho (mg/l) 14,4 14,4
7 Coliforms 1,1*106
1,1*106
4.4. Hố thu gom
4.4.1. Nhiệm vụ
Thu gom nước thải để tập trung và phân phối nước thải đến các công trình xử lý
phía sau, nhằm đảm bảo lưu lượng tối thiếu cho bơm hoạt động, giảm diện tích đào sâu
cho bể điều hòa.
4.4.2. Tính toán
 Nội dung tính toán gồm:
 Tính toán kích thước hố thu gom
 Tính toán bơm nước thải.
Khi nước thải đổ về hệ thống xử lý vượt quá lượng nước bơm đi sẽ dẫn đến nước
thừa nước, lượng nước thừa sẽ đưa vào hố thu gom và được chứa tại đó. Ngược lại khi
nước thải đổ về không đủ cho nước bơm đi, khi đó nước từ hố thu gom chảy ra bổ sung
lượng nước thiếu.
Ngoài lượng nước điều hòa lên xuống, hố thu gom còn dự trữ một lượng nước tối
thiểu để bơm làm việc.
Đồ án tốt nghiệp
43
Thời điểm bể hết nước thường xảy ra sau một giai đoạn nước ở bể ra liên tục nhiều
nhất.
Hố thu được thiết kế chìm trong đất để đảm bảo tất cả các loại nước thải từ các nơi
trong nhà máy tự chảy về hố thu.
Chọn thời gian lưu nước trong hố thu tối thiểu từ 10- 30 phút
Lưu lượng nước thải ra của trại chăn nuôi là Q = 350 (m3
/ ngày.đêm). Thời gian
hoạt động giết mổ khoảng từ 5- 6 giờ chiều đến khoảng 2- 3 giờ sáng .
𝑄𝑚𝑎𝑥
ℎ
= 36,4575(m3
/h)
Qh
tb
= 18,75 (m3
/h)
Thời gian lưu nước, chọn t = 60 (phút)
Thể tích bể hữu ích điều hòa
𝑉 = 𝑄𝑚𝑎𝑥
ℎ
∗ 𝑡 = 36,4575 ∗
10
60
= 6,1 (𝑚3
)
Chọn hầm bơm có tiết diện ngang là hình vuông.
Ống dẫn nước thải ra hầm bơm tiếp nhận là ống uPVC, DN = 220 mm, có cốt đáy
ống cách mặt đất một đoạn h2 = 0,5 m
Chọn kích thước của hố thu gom như sau:
- Chiều dài L = 2,5 m
- Chiều rộng B = 2,5 m
- Chiều cao hữu ích h = 2,1 m
- Chiều cao bảo vệ bơm h3 = 0,7 m
Tổng chiều cao của bể
H = h + h1 + h2 = 2,1 + 0,5 + 0,5 + 0,2 = 3,3 m
Vậy thể tích xây dựng của bể: V = 20,625 m3
a. Vật liệu xây dựng
Đồ án tốt nghiệp
44
Chọn vật liệu xây dựng hố thu gom là BTCT M250, thành dày 200mm, bản
đáy dày 300mm, sắt Nhật đan thành hai lớp, @200 phi 14, chống thấm sika bên trong
2 lớp, bên ngoài quét bentum.
a. Đường kính ống dẫn nước thải vào bể điều hòa
Vận tốc nước chảy trong ống v = 1 ÷ 2 m/s. Chọn v = 2 m/s. Lưu lượng nước
thải Qmax = 36,4575 m3/h = 0,010 m3/s
Suy ra
𝐷 = √
𝑄𝑚𝑎𝑥
𝑠
𝜋 ∗ 𝑉
= √
4 ∗ 0,010
3,14 ∗ 2
∗ 103
= 80 𝑚𝑚
Trong đó:
+ 𝑄𝑠
𝑚𝑎𝑥
: Lưu lượng nước thải lớn nhất theo giây
+ 𝑄𝑠
𝑚𝑎𝑥
=0,010 m3
/s
+ V: vận tốc nước chạy trong ống có bơm, V = 2 m/s (1- 2m/s)
- Chọn ống nhựa PVC Bình Minh có đường kính → 𝐷 = 90 𝑚𝑚
- Kiểm tra lại vận tốc nước chảy trong ống
𝑉 =
4 ∗ 𝑄𝑠
𝑚𝑎𝑥
𝐷2 ∗ 𝜋
=
4 ∗ 0,010
0,082 ∗ 𝜋
≈ 2 (
𝑚
𝑠
)(𝑡ℎỏ𝑎 𝑚ã𝑛 đ𝑖ề𝑢 𝑘𝑖ệ𝑛
Qui mô bơm chìm
Tổn thất dọc đường ống:
Nhiệm vụ: bơm nước thải từ hố thu vào thiết bị lọc rác tinh đặt trên bể điều hòa. Chọn
2 bơm chìm hoạt động luân phiên.
Tính qui mô bơm của hố thu
Lưu lượng mỗi bơm Qb = Qmax
h
= 36,45 75(m3
/h) = 0,010 (m3
/s)
Cột áp bơm được xác định theo phương trình Becnulli :
𝐻 = 𝑍2 − 𝑍1 +
𝑃2 − 𝑃1
𝜌 × 𝑔
+
𝑉2
2
− 𝑉1
2
2 × 𝑔
+
𝑉2
2 × 𝑔
× (𝜆 ×
𝑙
𝑑
+  𝜉)
Đồ án tốt nghiệp
45
Trong đó
 Z2 – Z1 = 8 m
 P1, P2 : Áp suất tại hai mặt cắt
 V1 = V2 = V : Vận tốc nước thải trong đường ống, chọn V = 1,5
(m/s )
 l : Chiều dài toàn bộ đường ống, l = 11(m)
 d : đường kính ống dẫn, d = 140 (mm)
 𝜆: hệ số ma sát đường ống
𝑑 = √
4×𝑄𝑏
𝑉×𝜋
= √
4×0,010
1,5×𝜋
= 0,09 (m) = 90 (mm)
Chọn ống d = 110 (mm)
𝑅𝑒 =
𝑉 × 𝑑 × 𝜌
𝜇
=
1,5 × 0,01 × 1000
0,897. 10−3
= 16722,41
Với
: Độ nhớt của nước thải ở 25o
C,  = 0,897.10-3
(Ns/m2
)
Vì Re > 100000 nên 𝜆 được tính theo công thức Conacop (Lâm Vĩnh Sơn, trang
154)
𝜆 =
1
(1,8 × 𝑙𝑛𝑅𝑒 − 1,5)2
=
1
(1,8 × 𝑙𝑛16722,41 − 1,5)2
= 0,0033
Tổn thất dọc đường ống
𝐻𝒅đ = 𝜆 ×
𝑙
𝐷
×
𝑉2
2×𝑔
= 0,0033 ×
11
0,01
×
1,52
2×9,81
= 0,42 (mH2O)
Tổn thất cục bộ
𝐻𝑐𝑏 = 𝜉 ×
𝑉2
2×𝑔
= 7,2 ×
1,52
2×9,81
= 0,83 (mH2O)
𝜉: hệ số tổn thất cục bộ (Nguyễn Hữu Chí, Nguyễn Hữu Dy, bài tập cơ học chất
lỏng ứng dụng, tập 1 đối với đoạn ống gấp khúc thẳng chọn 𝜉 = 0,9)
Có 8 đoạn gấp khúc
Đồ án tốt nghiệp
46
⅀𝜉 = 8 × 𝜉 = 8 × 0,9 = 7,2 (mH2O)
Vậy chiều cao cột áp bơm
𝐻 = 8 + 𝐻𝑑đ + 𝐻𝑐𝑏 = 8 + 0,42 + 0,83 ≈ 9,25 (mH2O)
b. Qui mô bơm chìm
Qui mô bơm:
N =
ρgHQ
1000 × η
=
1000 ∗ 9.81 ∗ 5 ∗ 0.010
1000 ∗ 0.8
= 1(kW)
Trong đó:
Qmax : lưu lượng nước thải lớn nhất trong ngày,
m3
/s Trở lực : ∆ P = H = h1 + h2
h1 : chiều cao cột nước trong bể, h1 = 2,4 m,
h2 : tổn thất cục bộ qua các chỗ nối, đột mở, đột thu, tổn thất qua lớp bùn lấy
trong khoảng từ 1÷2 mH2O; chọn h2 = 2 mH2O
Trở lực H = 2,4 + 2 = 4,4 (mH2O)
Chọn H = 5 mH2O
Chọn hiệu suất làm việc của bơm là η = 0,8 Qui mô của bơm:
Qui mô thực của bơm lấy bằng 120% qui mô tính toán:
Ntt = 1 x 1,2 = 1.2 (kW) =1.5 HP
Chọn hai bơm hoạt động luân phiên, loại bơm chìm cánh hở, qui mô
mỗi bơm là 2HP để bơm nước thải từ bể thu gom sang bể điều hòa
Chọn 2 bơm luân phiên với qui mô 2 Hp.
Đồ án tốt nghiệp
47
Bảng phụ lục 4. 3 Các thông số thiết kế hố thu gom
STT Thống số Đơn vị Gía trị
Phần xây dựng
1 Số đơn nguyên Bể 1
2 Thời gian lưu nước phút 60
3 Thể tích hưu ích của hố thu m3
6,1
4 Thể tích xây dựng m3
20,625
5
Kích thước của hố thu gom
L m 2,5
6 B m 2,5
6 Chiều cao H m 3,3
7 Vật liệu BTCT, Sơn chống thấm
Phần thiết bị
8 Đường kính ống dẫn nước thải ra mm 90
9 Bơm chìm nước thải Chọn 2 bơm nhúng chìm
Nation Pump- Đài Loan,
Model: EW-5.20, Q= 17
m3
/h, H= 6,1 m, qui mô 1,5
kW, 3pha/380V/ 2”(3”)
4.5. Bể điều hòa
4.5.1. Nhiệm vụ:
Thời gian hoạt động giết mổ khoảng từ 5- 6 giờ chiều đến khoảng 2- 3 giờ sáng Để
đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra được điều hòa và lưu chứa được lượng nước thải
phát sinh khi hệ thống ngưng hoạt động, gặp sự cố hay sửa chữa, chọn thời gian lưu là
10 giờ (yêu cầu thiết kế tối thiểu là 14 giờ).Do tính chất nước thải thay đổi theo từng giờ
sản xuất và phụ thuộc vào từng công đoạn sản xuất. Vì vậy, cần thiết xây dựng bể điều
hòa để điều hòa về lưu lượng và nồng độ nước thải.
Đồ án tốt nghiệp
48
4.5.2. Tính toán kích thước bể điều hòa
 Nội dung tính toán gồm:
 Tính toán kích thước bể điều hòa.
 Tính toán bơm nước thải từ bể điều hòa sang bể xử lý sinh học.
 Tính toán đường ống vào và ra khỏi bể.
 Tính toán hệ thống thiết bị xáo trộn để tránh lắng cặn.
Thể tích bể điều hoà :
Vđh = Qtb
h
× 10 = 14,58 × 10 = 145,8(m3
);
Thể tích thực tế của bể điều hòa:
Vtt = Vđh × K = 145,8 × 1,2 = 175(m3
)
Với: K là hệ số an toàn, K = 1,2.
Chọn mực nước trong bể h = 4,7(m);
Chọn chiều cao lớp nước tối thiểu để bơm hoạt động là ht: 0,3 m
→ 𝑇ℎể 𝑡í𝑐ℎ 𝑙ớ𝑝 𝑛ướ𝑐 𝑡ố𝑖 𝑡ℎ𝑖ể𝑢 để 𝑏ơ𝑚 ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑙à: Vt = 80 ∗ 0,3 = 24m3
Chiều cao thực của bể:
H = h + hbv = 4,7 + 0,5 + 0,3 = 5,5(m);
Trong đó: hbv = chiều cao bảo vệ, chọn hbv=0,5(m).
Diện tích bể:
F =
Vđh
h
=
145,8
4,7
= 31(m2
);
Chọn:
- Chiều dài bể: L = 5,6(m);
- Chiều rộng bể: W= 5,6(m);
Vậy kích thước bể: L × W × H = 8(m) × 4(m) × 5,5(m) = 176
Thời gian lưu nước của bể điều hòa :
Đồ án tốt nghiệp
49
𝑡 =
𝑉đℎ
𝑄𝑡𝑏
=
145,8
14,58
= 10 (ℎ)
 Tính toán hệ thống cấp khí
Theo” KLNT” Trịnh Xuân Lai, lượng khí cần thiết từ 0,01- 0,015
𝑚3
1𝑚3
bể .
Chọn 0,01 (
𝑚3
1𝑚3𝑏ể.𝑝ℎú𝑡
)
Vậy lượng khí cần thiết :
𝑄𝑘 = 0,01 𝑥 𝑉 = 0,01 𝑥 145,8 = 1,458 (
𝑚3
𝑝ℎú𝑡
)
Chọn hệ thống phân phối dạng đĩa có đường kính 175 mm, bán kính ảnh hưởng R =
1m , cường độ khí 0,7- 1,4 (l/s) cho một đĩa.
𝑛 =
𝑄𝑘 ∗ 103
1 𝑥 60
=
1,458 ∗ 103
1 𝑥 60
= 25
Hệ thống phân phối gồm một ống chính D = 100 và các ống nhánh d= 50
Khoảng cách giữa các ống :
𝑑 =
𝐿
5
=
8
5
= 1,6(𝑚)
Để dễ thi công ngườia txấy dựng khoảng cách giữa các ống là 1,5 m, 2 ống gần tường
cách tường 1m.
Số đĩa trên 1 ống:
𝑛1 =
𝑛
5
=
25
5
= 5
Khoảng cách giữa các đĩa :
𝑟 =
𝐵
𝑛1
=
5
5
= 1
Áp lực cần thiết của máy thổi khí xác định theo công thức:
𝐻𝑐𝑡 = 𝐻𝑑 + 𝐻𝑐 + 𝐻𝑓 + 𝐻ℎ𝑖 = 0,4 + 0,4 + 0,5 + 4,3 = 5,6(𝑚)(𝑻𝟏𝟒𝟖 − 𝟖)
Trong đó:
Đồ án tốt nghiệp
50
+ Hd- Tổn thất áp lực do ma sát dọc thei chiều dài ống dẫn (m), giá trị này không
vượt quá 0,4 m
+ 𝐻𝑐- Tổn thất cục bộ (m), không vượt quá 0,4 m
+ 𝐻𝑓- Tổn thất qua thiết bị phân phối ( m), không quá 0,5 m
+ 𝐻ℎ𝑖- Chiều sâu hữu ích của bể = 4,3 m
Tính toán của nhà sản xuất thì áp lực cần thiết của máy thổi khí là:
𝑃𝑆 = (
10332 + 𝑝2
10332 + 𝑝1
− 1) ∗ 10332 = (
10332 + 5600
10332 + 500
− 1) ∗ 10332
= 6410(𝑚𝑚𝐻2𝑂)
Trong đó:
+ 𝑝1- áp suất hút tĩnh, Chọn 𝑝1= - 500 mm𝐻2𝑂
+ 𝑝2- áp suất hút khí ở dòng ra, Chọn 𝑝2= + 5600 mm𝐻2𝑂
Máy thổi khí ở bể điều hòa được sử dụng chung với bể Aerotank ( Chọn ở bể
Aerotank)
Hệ thống phân phối khí
+ Hệ thống ống phân phối khí gồm 1 ống chính và rẽ ra thành 5 hàng, mỗi hàng 5
đĩa.
+ Khoảng cách giữ tâm 2 ống nhánh là 1,6 m
+ Khoảng cách giữa tâm ống nhánh và thành bể là 0,8 m
+ Khoảng cách giữa tâm 2 đĩa thổi khí trên ống nhánh là 0,7 m
+ Khoảng cách giữa tâm đĩa thổi khí và thành bể là 0,8 m
- Trụ đỡ:
+ Các ống được đặt trên trụ đỡ ở độ cao 10 (cm) so với đáy bể
+ Trụ đỡ: Đặt các nhau 1m
+ Kích thước trụ đỡ: L x B x H = 0,1* 0,1 *0,1 (m)
Đồ án tốt nghiệp
51
 Tính toán hệ thống ống dẫn khí:
Đường kính ống phân phối khí chính trong bể điều hòa:
𝐿𝑘𝑘 = 𝑎 ∗ 𝑉𝑡𝑡 =
0,015 𝑚3
𝑚3. 𝑝ℎ
∗ 176 𝑚3
= 2,64
𝑚3
𝑝ℎ
= 158,4𝑚3
/ℎ
Trong đó: Qthực: Thể tích thực của bể điều hòa, Qthực = 61,938 m3
a: Tốc độ khí nén a = 0,015 m3
/(m3
thể tích bể).
𝐷 = √
4 ∗ 𝐿𝐾𝐾
𝜋 ∗ 𝑣𝑜𝑐
= √
4 ∗ 158,4
𝜋 ∗ 12 ∗ 3600
∗ 103
= 70 (𝑚𝑚)
Với:
- Vận tốc khí trong ống dẫn khí là 10- 15 m/s (*). (T107-[𝟖])
- Chọn voc= 12 m/s
- QKK: Lưu lượng khí cần cung cấp, QKK = 158,1 m3
/h
=> Chọn ống sắt tráng kẽm có đường kính danh nghĩa DN75 (còn gọi là ống D75)
Kiểm tra lại vận tốc khí trong ống chính:
𝑣𝑘ℎí =
4 ∗ 𝑄𝐾𝐾
𝐷2 ∗ 𝜋
=
4 ∗ 158,1
0,072 ∗ 𝜋 ∗ 3600
= 12 𝑚/𝑠 (𝑡ℎỏ𝑎 đ𝑖ề𝑢 𝑘𝑖ệ𝑛 (∗)
Bố trí 25 đĩa phân phối trong bể điều hòa thành 5hàng, mỗi hàng 4 đĩa. Như vậy,
từ ống chính ta phân làm 2 ống nhánh cung cấp khí cho bể.
Đường kính ống nhánh
𝐷𝑛ℎá𝑛ℎ = √
4 ∗ 𝑞𝑛ℎá𝑛ℎ
𝜋 ∗ 𝑣𝑘ℎí
= √
4 ∗ 158,4
4 ∗ 𝜋 ∗ 12 ∗ 3600
∗ 103
= 35(𝑚𝑚)
=> Chọn ống PVC có đường kính danh nghĩa DN 40 (còn gọi là ống D 40)
Kiểm tra lại vận tốc khí trong ống nhánh:
𝑣𝑘ℎí =
4 ∗ 𝑞𝑛ℎá𝑛ℎ
𝑑2 ∗ 𝜋
=
4 ∗ 87,84
0,352 ∗ 𝜋 ∗ 3600
= 12 𝑚/𝑠 (𝑡ℎỏ𝑎 đ𝑖ề𝑢 𝑘𝑖ệ𝑛 (∗)
Đồ án tốt nghiệp
52
Tính toán đường ống ra khỏi bể
Đường kính ống dẫn nước ra:
𝐷𝑟𝑎 = √
4 ∗ 𝑄𝑚𝑎𝑥,ℎ
𝜋 ∗ 𝑣𝑜𝑐
= √
4 ∗ 36,4575
𝜋 ∗ 2 ∗ 3600
∗ 103
= 80 (𝑚𝑚)
Chọn ống PVC có đường kính danh nghĩa DN 90 (còn gọi là ống D90).
Kiểm tra lại vận tốc nước chảy trong ống:
𝑉𝑘ℎí =
4 ∗ 𝑄𝑡𝑏,ℎ
𝐷𝑐ℎ
2
∗ 𝜋
=
4 ∗ 36,4575
3600 ∗ 0,082 ∗ 𝜋
= 2 𝑚/𝑠 (𝑡ℎỏ𝑎 đ𝑖ề𝑢 𝑘𝑖ệ𝑛 (∗)
 Tính toán máy bơm:
chọn 2 bơm chìm hoạt động luân phiên nhau
Theo định luật Bernulli, cột áp của bơm được xác :
Hm = hdh + htt + hcb
Trong đó:
- hdh = Cột nướcdđịa hình, hdh= Z1-Z2 = 2-(-2,7)=4,7 m
Với Z1 : mực nước cao nhất bể tháo, Z1 =+2, 0 m
Với Z2 : mực nước thấp nhất bể tháo, Z1 =-2, 7 m
- htt : Cột áp khắc phục tổn thất thủy lực giữa hai đầu đoạn ống
ℎ𝑡𝑡 =
𝑝2 − 𝑝1
𝜌 ∗ 𝑔
= 0 𝑚
Với p1,p2 : áp suất ở đầu đoạn ống hút và ống tháo, ta có p1=p2 (atm)
+ hcb: tổn thất cục bộ trên đoạn ống
ℎ𝑐𝑏 =
(λ𝑑
𝑙
+ ∑ƺ) ∗ 𝑣2
2𝑔
Với l : chiều dài ống nước, l= 6m
Đồ án tốt nghiệp
53
d :Đường kính ống, d = 43,5 *10-3
m
c : hệ số ma sát (m)
- Tính hcb
λ =
0,0159
𝑑0,226
∗ (1 +
0,0159
𝑣
)0,226
=
0,0159
(43,5 ∗ 10−3)0,226
∗ (1 +
0,684
1,56
)0,226
= 35,1 ∗ 10−3
∑ƺ = 0,5 + 1 ∗ 5 + 1,7 ∗ 2 = 8,9
ℎ𝑐𝑏 =
(35,1 ∗ 10−3
∗
6
43,5 ∗ 10−3 + 8,9) ∗ 1,352
2 ∗ 9,8
= 1,3 𝑚
Vậy cột áp của máy bơm cần có là
 Hm = hdh + htt + hcb = 4,7 + 1,3 + 1,3 = 6 𝑚
Chọn 2 bơm nhúng chìm Nation Pump (1 dự phòng) với các thông số sau:
+ Model: HSM 250- 1.37 265
+ Q= 15 m3
/h, H =6 m
+ Qmax =12,6 m3
/h
+ Hmax = 10m
+ Qui mô: 0,37 kW
+ Trọng lượng : 12 kg
+ Đường kính ra: DN 50 ( ống 60)
+ Hãng sản xuất; Nation Pump- Đài Loan
Đồ án tốt nghiệp
54
Hình 4. 2 Bơm Nation Pump, Model: HSM 250- 1.37 265
Bảng 4. 4 Thông số thiết kế bể điều hòa
STT Thông số Đơn vị Giá trị
Phần xây dựng
1 Số nguyên đơn Bể 1
2 Thời gian lưu nước h 10
3 Chiều cao m 5,5
4 Chiều rộng m 4
5 Chiều dài m 8
6 Thể tích xây dựng bể m3
176
7 Vật liệu BTCT, sica chống thấm
Phần thiết bị
8 ống dẫn khí chính
Ống dẫn khí nhánh
Số ống nhánh
Số đĩa thổi khí EDI Permacap
Coarse ¾
mm
mm
-
Đĩa
75
40
5
4
25
Đồ án tốt nghiệp
55
9 Đường kính ống dẫn nước
sang bể kị khí
90
10 Bơm chìm nước thải Chọn 2 bơm nhúng Nation Pump- Đài
Loan, Model: HSM250- 1.37 265, Q= 15
m3
/h, H = 6,9 m, qui mô: 0,37 kW
10 Máy đo pH trực tiếp Lắp đặt 1 máy đo pH trực tiếp hãng YSI
co model YSI 5000 để kiểm tra pH trong
bể
4.6. Bể kỵ khí UASB
4.6.1. Nhiệm vụ
Từ bể điều hòa nước thải được dẫn về bể kỵ khí UASB. Nhiệm vụ của quá
trình xử lý nước thải qua bể UASB là biến đổi chất hữu cơ thành các dạng khí sinh
học và nước nhờ vào sự hoạt động phân hủy của các vi sinh vật kị khí. Chính các chất
hữu cơ tồn tại trong nước thải là nguồn chất dinh dưỡng cho các vi sinh vật sinh
trưởng và phát triển.
Hiệu quả xử lý phụ thuộc vào các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ pH, các
yếu tố sinh vật như số lượng và khả năng hoạt động phân hủy của quần thể vi sinh
vật có trong bể.
Việc làm giảm bớt nồng độ ô nhiễm hữu cơ ở bể UASB giúp cho bể hiếu khí
(Aerotank) hoạt động hiệu quả hơn vì nồng độ COD đã giảm nhiều, hiệu quả xử lý
theo COD từ 60÷80%.
4.6.2. Tính toán bể UASB ( theo tài liệu XLNT ĐT&CN tính toán thiết kế công
trình do Lâm Minh Triết chủ biên, trang 459 )
Khi đi qua các công trình xử lý tuyển nổi thì hàm lượng COD giảm 50% thì
hàm lượng COD đầu vào của bể UASB là: CODv = 947,43 (mgCOD/l). Trong bể
UASB để duy trì sự ổn định của quá trình xử lý yếm khí phải duy trì được tình trạng
Đồ án tốt nghiệp
56
cân bằng thì giá trị pH của hỗn hợp nước thải từ 6,6 ÷ 7,6 (phải duy trì độ kiềm đủ
khoảng 1000 ÷ 1500 mg/l để ngăn cản pH xuống dưới mức 6,2) và phải có tỉ lệ chất
dinh dưỡng Nitơ, Photpho theo COD là COD : N : P = 350 : 5 : 1.
- Lượng N,P cần thiết phải cho vào nước thải khi vào bể UASB là:
𝑵 =
𝟓 ∗ 𝟗𝟒𝟕,𝟒𝟑
𝟑𝟓𝟎
= 𝟏𝟑, 𝟓 (
𝒎𝒈
𝒍
)
𝑷 =
𝟏 ∗ 𝟗𝟒𝟕, 𝟒𝟑
𝟑𝟓𝟎
= 𝟑 (
𝒎𝒈
𝒍
)
a. Tính toán kích thước bể UASB
Hiệu quả khử COD đạt E =65%, khử BOD5 đạt E = 75%
Hàm lượng COD còn lại trong nước thải sau khi ra bể kị khí:
COD ra = COD vào ∗ (100 − 65)% = 947,43 ∗ (100 − 65)% = 331,6(
mg
l
)
Lượng COD cần khử mỗi ngày :
𝑚 = (947,43 − 331,6) ∗ 350 ∗ 10−3
= 215,54 (
𝑘𝑔𝐶𝑂𝐷
𝑛𝑔à𝑦
)
Theo thực nghiệm trên mô hình Pilot: ở tải trọng thể tích La =13kg COD/m3
(trang 455, XLNT đô thị và công nghiệp- Lâm Minh Triết)
Tải trọng bề mặt phần lắng La= 13m3
/m2
ngày
→ 𝐷𝑖ệ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝑏ề 𝑚ặ𝑡 𝑙 ∶
𝐹 =
𝑄
𝐿𝑎
=
350
13
= 27 (𝑚2
)
→ 𝑇ℎể 𝑡í𝑐ℎ 𝑛𝑔ă𝑛 𝑝ℎả𝑛 ứ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑏ể 𝑈𝐴𝑆𝐵 ∶ 𝑉 =
𝑄 ∗ 𝐶𝑜
𝐿𝐶𝑂𝐷
=
350 ∗ 1350 ∗ 10−3
3
= 157,5 𝑚3
Với : Co: Nồng độ COD đầu vòa công trình UASB ( đầu ra bể điều hòa)
Chiều cao phần xử lý yếm khí l:
Đồ án tốt nghiệp
57
ℎ𝑝𝑢 =
𝑉
𝐹
=
157,5
27
≈ 5,8 𝑚
Chiều cao phần lắng: H1 ≥ 1m
(Trang 195- Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải- TS. Trịnh Xuân Lai)
→ 𝐶ℎọ𝑛 𝐻2 = 1,2 𝑚
𝐶ℎ𝑖ề𝑢 𝑐𝑎𝑜 𝑏ả𝑜 𝑣ệ, 𝑐ℎí𝑛ℎ 𝑙 𝑝ℎầ𝑛 𝑡ℎ𝑢 𝑘ℎí: 𝐻3 = 0,4 𝑚
Chiều cao xây dựng của bể UASB là:
𝐻𝑡𝑐 = 𝐻1 + 𝐻2 + 𝐻3 = 5,8 + 1,2 + 0,4 = 7( 𝑚)
→ 𝐾í𝑐ℎ 𝑡ℎướ𝑐 𝑥â𝑦 𝑑ự𝑛𝑔 𝑏ể 𝑈𝐴𝑆𝐵 𝑙à ∶ 𝐿 ∗ 𝐵 ∗ 𝐻 = 5,5 ∗ 5 ∗ 7= 192,5 m3
Thời gian lưu nước trong bể :
𝑇 =
𝑉
𝑄
∗ 24 =
157,5
350
∗ 24 = 10,8 ℎ
b. Tấm chắn khí và tấm hướng dòng
Bể chia làm hai ngăn, có 2 phần lắng và 4 cặp tấm chắn khí tạo thành 2 khe hở.
Vận tốc nước qua khe vào ngăn lắng ( vqua khe = 9÷10 m/h)
Chọn vqua khe = 9 m/h
Ta có:
𝑣𝑞𝑢𝑎 𝑘ℎ𝑒 =
𝑄
∑𝑆𝐾ℎ𝑒
=
14,58 𝑚3
/ℎ
4 𝑘ℎ𝑒 ∗ 4𝑚 ∗ 𝑏𝑚
= 10,5 𝑚/ℎ
Trong đó: bm là khoảng cách 2 tấm chắn khí =0,087 m
Trong bể UASB, ta bố trí 2 tấm chăn hướng dòng và 4 tấm chắn khí, các tấm này đặt
song song với nhau và nghiêng so với phương ngang một góc 550
Tấm chắn khí 1:
Dài= B= 4 m
Rộng =b1 =
𝐻𝑙𝑎𝑛𝑔−𝐻2
𝑠𝑖𝑛550
=
2,5−1
𝑠𝑖𝑛550
= 1,83 𝑚
→ 𝐶ℎọ𝑛 𝑟ộ𝑛𝑔 180 𝑚𝑚
Đồ án tốt nghiệp
58
Tấm chắn khí 2:
Đoạn xếp mí của 2 tấm chắn khí lấy bằng 0,25 m
Dài = B =4m
𝑅ộ𝑛𝑔 = 0,25 𝑚 +
𝐻2 + 𝐻3 − ℎ
𝑆𝑖𝑛 550
𝑉ớ𝑖 ℎ = 𝑏 ∗ 𝑠𝑖𝑛(900
− 550
) = 87 ∗ 𝑆𝑖𝑛 550
= 50 (𝑚𝑚)
𝑅ộ𝑛𝑔 = 𝑏2 = 0,25 𝑚 +
1 + 0,3 − 0,0050
𝑆𝑖𝑛 550
= 1,581 (𝑚)
→ 𝐶ℎọ𝑛 𝑟ộ𝑛𝑔 1581 𝑚𝑚
→ Tấm hướng dòng: được đặt nghiêng so với phương ngang một góc 𝜑 và cách tấm
chắn khí dưới 87 mm
Khoảng cách từ đỉnh tam giác của tấm hướng dòng đến tấm chắn 1:
𝑙 =
𝑏𝑘ℎ𝑒
cos(900 − 550)
=
87
cos(900)
= 106 𝑚𝑚
𝑎1 = 𝑏𝑘ℎ𝑒 ∗ cos(550
) = 87 ∗ cos(550
) = 50 𝑚𝑚
𝑎2 = 𝑙 − 𝑎1 = 106 − 50 = 56 𝑚𝑚
ℎ = 𝑏𝑘ℎ𝑒 ∗ sin(550
) = 87 ∗ sin(550
) = 71 𝑚𝑚
𝑡𝑔𝜃 =
ℎ
𝑎2
=
71
56
→ 𝜃 = 520
∅ = 1800
− 2 ∗ 𝜃 = 1800
− 2 ∗ 520
= 760
Đoạn nhô ra của tấm hướng dòng nằm bên dưới khe hở từ 10 ÷20 cm. Chọn mỗi bên
nhô ra 15 cm
D= 2*l+ 2* 150= 2* 106 +2*150 = 512 mm
Chiều rộng tấm hướng dòng
𝑏3 =
𝐷
2
sin(900 − 520)
=
512
2
sin(900 − 520)
= 416 𝑚𝑚
Chiều dài tấm hướng dòng : B= 4 m
Đồ án tốt nghiệp
59
c. Tính máng thu nước
Chọn máng thu nước bê tông
Máng thu nước được đặt thiết kế theo nguyên tắt máng thu nước của bể lắng, thiết
kế 1 máng thu nước đặt giữa bể chạy dọc theo chiều của bể. Vận tốc nước chảy trong
máng: 0,6÷0,7 m/s (Nguyễn Ngọc Dung- Xử lý nước cấp, NXB Xây Dựng, 1999)
Chọn Vmáng = 0,6 m/s
Diện tích mặt cắt ướt của nội máng:
𝐴 =
𝑄
𝑉
𝑚𝑎𝑛𝑔
=
14,58𝑚3
/ℎ
3600 ∗ 0,6
= 0,00675 𝑚2
→ Chọn chiều ngang máng 200 mm
Chiều cao máng 200 mm
Thanh răng cưa: được làm từ Inox 304, dày src = 2 mm, có chiều cao của tấm
Inox làm răng cưa là Hrc = 260 mm, tấm răng cưa được áp sáp máng thu mước, được
cố định nhờ ticke rút Inox có khe dịch chuyển cân chỉnh tấm răng cưa nhằm thu nước
đều hơn.
Chọn chiều cao một thanh răng cưa: hrc = 300 mm
Dài đoạn vát đinh răng cưa: lrcv : 40 mm
Khe dịch chỉnh: Cách nhau 450 mm, Bề rộng khe: 12 mm, Chiều cao: 150 mm
Sơ đồ 1 tấm răng cưa thu nước được trình bày trên hình 4.5.2
Đồ án tốt nghiệp
60
Hình 4. 3 Sơ đồ tấm răng cưa thu nước
- Tính lượng khí sinh ra trong bể kị khí:
+ Lượng khí sinh ra trong bể
𝑄𝑘ℎí = 𝑚 ∗ 𝐸 = 215,54 ∗ 0,5 = 107,77
𝑚3
𝑛𝑔à𝑦
= 4,49
𝑚3
ℎ
= 4,49 ∗ 3,6
= 1,25 𝑙/𝑠
+ Thể tích khí sinh ra theo lý thuyết 1 kg COD được loại bỏ thu được 0,5 m3
khí.
Thể tích khí CH4 chiếm 70% tổng lượng khí sinh ra
→ Thể tích khí CH4 sinh ra = 0,35 kgCODloại bỏ
𝑄𝐶𝐻4
= 215,54 ∗ 0,35 = 75,439( 𝑚3
𝑚𝑒𝑡𝑎𝑛/𝑛𝑔đ)
d. Tính ống thu khí:
Chọn vận tốc khí trong ống Vkhí = 10 m/s
Đường kính ống dẫn khí
𝐷𝑘ℎí = √
4 ∗ 𝑄𝑘ℎí
24 ∗ 3600 ∗ 𝜋 ∗ 𝑉𝑘ℎí
= √
4 ∗ 107,77
24 ∗ 3600 ∗ 𝜋 ∗ 10
= 0,013 𝑚 = 15 𝑚𝑚
Chọn đường ống khi ∅20
Đồ án tốt nghiệp
61
Tính lượng bùn sinh ra và ống xả bùn:
Lượng bùn sinh ra trong bể = 0,05: 0,1 g VSS/g CODloại bỏ (Metcalf & Edy- Waste
water engineering Treating, Diposal, Reuse, MccGraw- Hill, Third edition, 1991)
Khổi lượng bùn sinh ra trong một ngày:
Mbùn = 0,1
kg VSS
𝑘𝑔𝐶𝑂𝐷𝑙𝑜𝑎𝑖 𝑏ỏ
∗ 215,54
kgVSS
𝑘𝑔𝐶𝑂𝐷𝑙𝑜𝑎𝑖 𝑏ỏ
ngày
0= 21,554
kgVSS
𝑘𝑔𝐶𝑂𝐷𝑙𝑜𝑎𝑖 𝑏ỏ/ngày
Theo quy phạm: 1m3
bùn tương đương 260 kg VSV
Thể tích bùn trong 1 ngày:
Vbùn = 21,554 / 260 = 0,0829 𝑚3
/ngày
Chọn thời gian lưu bùn là 1 tháng:
Lượng bùn sinh ra trong 1 tháng = 0,0829 *30 =2,487 m3
/tháng
Chiều cao bùn trong 1 tháng : hbùn =
Vbùn
F
=
2,487
5∗5
= 0,099 m
Ống xả bùn
Chọn thời gian xả 1- 3 tháng một lần
Thể tích bùn trong 3 tháng:
𝑉𝑏ù𝑛 = 2,487 ∗ 3 = 7,461 𝑚3
Chọn thời gian xả bùn là 3 giờ
Lưu lượng bùn xả ra:
𝑄𝑏ù𝑛 =
7,461
3
= 2,487 𝑚3
/ℎ
Bùn xả ra nhờ áp lực thủy tĩnh thông qua 1 ống inox ∅ 76, đặt cách đáy 400 mm, độ
dốc 2%
Lượng bùn sinh ra ở bể UASB ta cho vào bể Anoxic
Đồ án tốt nghiệp
62
 Số lỗ đục trên ống thu bùn:
Chọn tốc độ bùn qua lổ v= 0,5 m/s
Chọn đường kính lõ dlo =30 mm
→Diện tích lỗ: 𝑓𝑙𝑜 =
3,14∗𝑑𝑙𝑜
2
4
=
3,14∗ 0,032
4
= 0,0071 𝑚2
Tổng diện tích trên 1 ống xả cặn: 𝑓𝑙ỗ =
0,011
3∗0,5
= 0,071 𝑚2
Số lỗ trên 1 ống :n=
𝐹𝑙𝑜
𝑓𝑙𝑜
=
0,071
0,0071
= 10
Chọn số lỗ trên 1 ống là 10
→ 3 ống sẽ là 30 lỗ
Đường kính ống thu bùn trung tâm
Chọn vận tốc 0,3 m/s
Đường kính ống thu bùn:
𝐷 = √
4 ∗ 0,011
3,14 ∗ 0,3
= 0,22 𝑚𝑚
Theo TCXD 51- 84, đường ống thuu bùn tối thiểu 200 mm. Chọn đường kính ống
trung tâm là 225 mm
Vật liệu xây dựng
Chọn vật liệu xây dựng UASB là bê tông cốt thép M250, thành dày 200 mm, bản
đáy dày 300 mm, sắt Nhật đan thành hai lớp, @200 phi 14, chống thấm sika trong 2
lớp, bên ngoài qué bentum.
Hệ thống đầu phân phối nước
Bể UASB đượcth iết kế có tổng cộng 15 đầu phân phối nước
Kiểm tra diện tích trung bình của một đầu phân phối nước
𝑎𝑛 =
5,5 𝑥 5,5
15
= 2,02 (𝑛ằ𝑚 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜ả𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑜 𝑝ℎé𝑝 𝑡ừ 2 − 5
𝑚3
đầ𝑢
)
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải khu dân cư – dịch vụ – cư xá công nh...
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải khu dân cư – dịch vụ – cư xá công nh...Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải khu dân cư – dịch vụ – cư xá công nh...
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải khu dân cư – dịch vụ – cư xá công nh...
 
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOTLuận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
 
Luận văn: Nghiên cứu biến tính than hoạt tính làm vật liệu hấp phụ xử lý amon...
Luận văn: Nghiên cứu biến tính than hoạt tính làm vật liệu hấp phụ xử lý amon...Luận văn: Nghiên cứu biến tính than hoạt tính làm vật liệu hấp phụ xử lý amon...
Luận văn: Nghiên cứu biến tính than hoạt tính làm vật liệu hấp phụ xử lý amon...
 
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 200m3 /ngày đêm
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 200m3 /ngày đêmHệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 200m3 /ngày đêm
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 200m3 /ngày đêm
 
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAYĐề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
 
Đề tài: Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, HOT
Đề tài: Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, HOTĐề tài: Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, HOT
Đề tài: Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, HOT
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấy
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấyLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấy
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấy
 
Luận án: Xử lý nước rỉ rác bằng keo tụ điện hóa kết hợp lọc sinh học - Gửi mi...
Luận án: Xử lý nước rỉ rác bằng keo tụ điện hóa kết hợp lọc sinh học - Gửi mi...Luận án: Xử lý nước rỉ rác bằng keo tụ điện hóa kết hợp lọc sinh học - Gửi mi...
Luận án: Xử lý nước rỉ rác bằng keo tụ điện hóa kết hợp lọc sinh học - Gửi mi...
 
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả... Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
 
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAOĐề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Đề tài: Khả năng hấp phụ sắt của vật liệu hấp phụ chế tạo từ rơm
Đề tài: Khả năng hấp phụ sắt của vật liệu hấp phụ chế tạo từ rơmĐề tài: Khả năng hấp phụ sắt của vật liệu hấp phụ chế tạo từ rơm
Đề tài: Khả năng hấp phụ sắt của vật liệu hấp phụ chế tạo từ rơm
 
Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAOĐề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
 
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến mủ cao su suối k...
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến mủ cao su suối k...Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến mủ cao su suối k...
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến mủ cao su suối k...
 
Đề tài: Tìm hiểu hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Quận Lê Chân
Đề tài: Tìm hiểu hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Quận Lê ChânĐề tài: Tìm hiểu hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Quận Lê Chân
Đề tài: Tìm hiểu hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Quận Lê Chân
 
Thuyet trinh
Thuyet trinhThuyet trinh
Thuyet trinh
 
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên QuangĐề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã cao sơn, huyện ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã cao sơn, huyện ...đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã cao sơn, huyện ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã cao sơn, huyện ...
 

Similar to Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày

Similar to Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày (20)

Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
 
Luận văn tốt nghiệp chế tạo máy thiết kế robot làm sạch tấm pin mặt trời
Luận văn tốt nghiệp chế tạo máy thiết kế robot làm sạch tấm pin mặt trờiLuận văn tốt nghiệp chế tạo máy thiết kế robot làm sạch tấm pin mặt trời
Luận văn tốt nghiệp chế tạo máy thiết kế robot làm sạch tấm pin mặt trời
 
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...
 
Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...
Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...
Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...
 
Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...
Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...
Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...
 
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận thu nước mưa góp phần giảm ngập lụt ở th...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận thu nước mưa góp phần giảm ngập lụt ở th...Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận thu nước mưa góp phần giảm ngập lụt ở th...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận thu nước mưa góp phần giảm ngập lụt ở th...
 
Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...
Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...
Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...
 
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactic
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lacticXác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactic
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactic
 
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh h2o2 ...
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh   h2o2 ...Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh   h2o2 ...
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh h2o2 ...
 
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêngNghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
 
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...
 
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưuHoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
 
Thử nghiệm sản xuất sữa đậu nành nảy mầm có bổ sung gạo lứt
Thử nghiệm sản xuất sữa đậu nành nảy mầm có bổ sung gạo lứtThử nghiệm sản xuất sữa đậu nành nảy mầm có bổ sung gạo lứt
Thử nghiệm sản xuất sữa đậu nành nảy mầm có bổ sung gạo lứt
 
Thiết lập quy trình phá vách bào tử nấm linh chi ganoderma licidum kết hợp en...
Thiết lập quy trình phá vách bào tử nấm linh chi ganoderma licidum kết hợp en...Thiết lập quy trình phá vách bào tử nấm linh chi ganoderma licidum kết hợp en...
Thiết lập quy trình phá vách bào tử nấm linh chi ganoderma licidum kết hợp en...
 
Xác định phương pháp tinh sạch npv (nuclera polyhedrosis virus)
Xác định phương pháp tinh sạch npv (nuclera polyhedrosis virus)Xác định phương pháp tinh sạch npv (nuclera polyhedrosis virus)
Xác định phương pháp tinh sạch npv (nuclera polyhedrosis virus)
 
Nghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh học
Nghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh họcNghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh học
Nghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh học
 
đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...
đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...
đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấc
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấcNghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấc
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấc
 
đáNh giá hiệu quả thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn tr...
đáNh giá hiệu quả thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn tr...đáNh giá hiệu quả thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn tr...
đáNh giá hiệu quả thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn tr...
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

Seal of Good Local Governance (SGLG) 2024Final.pptx
Seal of Good Local Governance (SGLG) 2024Final.pptxSeal of Good Local Governance (SGLG) 2024Final.pptx
Seal of Good Local Governance (SGLG) 2024Final.pptx
negromaestrong
 
Activity 01 - Artificial Culture (1).pdf
Activity 01 - Artificial Culture (1).pdfActivity 01 - Artificial Culture (1).pdf
Activity 01 - Artificial Culture (1).pdf
ciinovamais
 
Making and Justifying Mathematical Decisions.pdf
Making and Justifying Mathematical Decisions.pdfMaking and Justifying Mathematical Decisions.pdf
Making and Justifying Mathematical Decisions.pdf
Chris Hunter
 
1029 - Danh muc Sach Giao Khoa 10 . pdf
1029 -  Danh muc Sach Giao Khoa 10 . pdf1029 -  Danh muc Sach Giao Khoa 10 . pdf
1029 - Danh muc Sach Giao Khoa 10 . pdf
QucHHunhnh
 
Beyond the EU: DORA and NIS 2 Directive's Global Impact
Beyond the EU: DORA and NIS 2 Directive's Global ImpactBeyond the EU: DORA and NIS 2 Directive's Global Impact
Beyond the EU: DORA and NIS 2 Directive's Global Impact
PECB
 

Recently uploaded (20)

Mixin Classes in Odoo 17 How to Extend Models Using Mixin Classes
Mixin Classes in Odoo 17  How to Extend Models Using Mixin ClassesMixin Classes in Odoo 17  How to Extend Models Using Mixin Classes
Mixin Classes in Odoo 17 How to Extend Models Using Mixin Classes
 
Z Score,T Score, Percential Rank and Box Plot Graph
Z Score,T Score, Percential Rank and Box Plot GraphZ Score,T Score, Percential Rank and Box Plot Graph
Z Score,T Score, Percential Rank and Box Plot Graph
 
Seal of Good Local Governance (SGLG) 2024Final.pptx
Seal of Good Local Governance (SGLG) 2024Final.pptxSeal of Good Local Governance (SGLG) 2024Final.pptx
Seal of Good Local Governance (SGLG) 2024Final.pptx
 
Key note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdf
Key note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdfKey note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdf
Key note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdf
 
Advanced Views - Calendar View in Odoo 17
Advanced Views - Calendar View in Odoo 17Advanced Views - Calendar View in Odoo 17
Advanced Views - Calendar View in Odoo 17
 
microwave assisted reaction. General introduction
microwave assisted reaction. General introductionmicrowave assisted reaction. General introduction
microwave assisted reaction. General introduction
 
Basic Civil Engineering first year Notes- Chapter 4 Building.pptx
Basic Civil Engineering first year Notes- Chapter 4 Building.pptxBasic Civil Engineering first year Notes- Chapter 4 Building.pptx
Basic Civil Engineering first year Notes- Chapter 4 Building.pptx
 
Activity 01 - Artificial Culture (1).pdf
Activity 01 - Artificial Culture (1).pdfActivity 01 - Artificial Culture (1).pdf
Activity 01 - Artificial Culture (1).pdf
 
Making and Justifying Mathematical Decisions.pdf
Making and Justifying Mathematical Decisions.pdfMaking and Justifying Mathematical Decisions.pdf
Making and Justifying Mathematical Decisions.pdf
 
Class 11th Physics NEET formula sheet pdf
Class 11th Physics NEET formula sheet pdfClass 11th Physics NEET formula sheet pdf
Class 11th Physics NEET formula sheet pdf
 
PROCESS RECORDING FORMAT.docx
PROCESS      RECORDING        FORMAT.docxPROCESS      RECORDING        FORMAT.docx
PROCESS RECORDING FORMAT.docx
 
INDIA QUIZ 2024 RLAC DELHI UNIVERSITY.pptx
INDIA QUIZ 2024 RLAC DELHI UNIVERSITY.pptxINDIA QUIZ 2024 RLAC DELHI UNIVERSITY.pptx
INDIA QUIZ 2024 RLAC DELHI UNIVERSITY.pptx
 
Mehran University Newsletter Vol-X, Issue-I, 2024
Mehran University Newsletter Vol-X, Issue-I, 2024Mehran University Newsletter Vol-X, Issue-I, 2024
Mehran University Newsletter Vol-X, Issue-I, 2024
 
Python Notes for mca i year students osmania university.docx
Python Notes for mca i year students osmania university.docxPython Notes for mca i year students osmania university.docx
Python Notes for mca i year students osmania university.docx
 
Explore beautiful and ugly buildings. Mathematics helps us create beautiful d...
Explore beautiful and ugly buildings. Mathematics helps us create beautiful d...Explore beautiful and ugly buildings. Mathematics helps us create beautiful d...
Explore beautiful and ugly buildings. Mathematics helps us create beautiful d...
 
1029 - Danh muc Sach Giao Khoa 10 . pdf
1029 -  Danh muc Sach Giao Khoa 10 . pdf1029 -  Danh muc Sach Giao Khoa 10 . pdf
1029 - Danh muc Sach Giao Khoa 10 . pdf
 
General Principles of Intellectual Property: Concepts of Intellectual Proper...
General Principles of Intellectual Property: Concepts of Intellectual  Proper...General Principles of Intellectual Property: Concepts of Intellectual  Proper...
General Principles of Intellectual Property: Concepts of Intellectual Proper...
 
Micro-Scholarship, What it is, How can it help me.pdf
Micro-Scholarship, What it is, How can it help me.pdfMicro-Scholarship, What it is, How can it help me.pdf
Micro-Scholarship, What it is, How can it help me.pdf
 
Presentation by Andreas Schleicher Tackling the School Absenteeism Crisis 30 ...
Presentation by Andreas Schleicher Tackling the School Absenteeism Crisis 30 ...Presentation by Andreas Schleicher Tackling the School Absenteeism Crisis 30 ...
Presentation by Andreas Schleicher Tackling the School Absenteeism Crisis 30 ...
 
Beyond the EU: DORA and NIS 2 Directive's Global Impact
Beyond the EU: DORA and NIS 2 Directive's Global ImpactBeyond the EU: DORA and NIS 2 Directive's Global Impact
Beyond the EU: DORA and NIS 2 Directive's Global Impact
 

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với qui mô 1.000 con heo ngày

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC CHO HỘ KINH DOANH LÊ HỮU BÌNH VỚI CÔNG SUẤT 300 M3 / NGÀY ĐÊM Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : PGS T.S Đặng Viết Hùng Sinh viên thực hiện : Lê Diễm Nương MSSV: 1311090435 Lớp: 13DMT05 TP. Hồ Chí Minh, 2017
  • 2. LỜI CAM ĐOAN     Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp là kết quả thực hiện của riêng tôi. Những kết quả trong luận văn là trung thực, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS.Đặng Viết Hùng Nội dung đồ án có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm và các trang web theo danh mục tài liệu của luận văn tốt nghiệp. Tp Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 07 năm 2017 Lê Diễm Nương
  • 3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên của luận văn tốt nghiệp này em xin trân trọng gởi đến quý Thầy Cô lời cám ơn chân thành nhất ! Trong suốt thời gian học tập tại trường dưới sự dìu dắt tận tình của các Thầy Cô ngành Kỹ thuật Môi trường và các khoa khác của trường Đại học Công Nghệ TP.HCM đã truyền đạt cho em những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu trong chuyên môn cũng như trong nhiều lĩnh vực khác. Sự tận tụy, say mê, lòng nhân ái nhiệt thành của Thầy Cô là động lực giúp em cố gắng trau dồi thêm kiến thức và vượt qua những khó khăn trong học tập. Em gởi lời cám ơn chân thành đến thầy PGS.TS Đặng Viết Hùng đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Đồng thời cũng xin cám ơn tất cả những bạn bè đã gắn bó cùng nhau học tập và giúp đỡ nhau trong suốt thời gian qua, cũng như trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Sau cùng con gửi lòng yêu quí, kính trọng và biết ơn đến ba mẹ đã vất vả khó nhọc nuôi con ăn học thành người và đặc biệt hơn nữa,em xin cảm ơn Anh, Chị Hai của em không những là hậu phương vững chắc mà còn là niềm động viên to lớn đã giúp em có thể vững bước trên con đường học vấn đến tận ngày hôm nay. TP.Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 07 năm 2017. Sinh viên Lê Diễm Nương
  • 4. Đồ án tốt nghiệp i MỤC LỤC MỤC LỤC.......................................................................................................................i DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................vi DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................vii MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 II. TÍNH CẤP THIẾT PHẢI XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ ........................................... 1 III. MỤC TIÊU LUẬN VĂN ......................................................................................... 2 IV. NỘI DỤNG CỦA LUẬN VĂN.................................................................................. 2 V. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.................................................................................. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỘ KINH DOANH LÊ HỮU BÌNH ................... 4 1.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC TẠI HỘ KINH DOANH LÊ HỮU BÌNH ........................................................................................................................... 4 1.2. QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CƠ SỞ GIẾT MỔ ......................................................... 4 1.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất hiện tại:.............................................................. 5 1.2.2. Nguyên, nhiên liệu, vật liệu ( đầu vào) cho hoạt động sản xuất........................ 6 1.3. CÁC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG................................................................... 7 1.3.1. Ô nhiễm môi trường không khí .......................................................................... 7 1.3.2. Ô nhiễm môi trường nước.................................................................................. 8 1.3.3. Ô nhiễm chất thải rắn ...................................................................................... 10 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC VÀ CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI........................................................................ 12 2.1. THÀNH PHẦN GÂY Ô NHIỄM CHÍNH TRONG NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC........ 12 2.2. CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC ..................................... 13 2.2.1. Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học...................................................... 13 2.2.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học................................................... 14
  • 5. Đồ án tốt nghiệp ii 2.2.3. Điều kiện nước thải được phép xử lý sinh học................................................. 18 2.2.4. Phương pháp khử trùng ................................................................................... 19 2.2.5. Quá trình xử lý bùn thải................................................................................... 19 2.3. MỘT SỐ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG THỰC TẾ ................................... 21 2.3.1. Hệ thống xử lý nước thải tại Cơ sở giết mổ gia súc Hiệp Bình Chánh qui mô 300m3 /ngày đêm........................................................................................................... 21 2.3.2 Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm An Nhơn thuộc công ty Nông Nghiệp Sài Gòn, UBND tp.HCM ( 2005), với qui mô 200 m3/ng.đ................ 24 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC TẠI HỘ KINH DOANH LÊ HỮU BÌNH ............................ 26 3.1. THÔNG SỐ VÀ YÊU CẦU THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ......................................... 26 3.1.1. Yêu cầu về mặt môi trường:............................................................................. 26 3.1.2. Yêu cầu về mặt kinh tế: .................................................................................... 26 3.1.3. Yêu cầu về mặt kỹ thuật: .................................................................................. 26 3.1.4. CÔNG XUẤT HỆ THỐNG XỬ LÝ.......................................................................... 26 3.2. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ......................................................... 28 3.2.1. Quy trình công nghệ đề xuất............................................................................ 28 3.2.2. Đề xuất công nghệ xử lý................................................................................... 31 3.2.3. Lựa chọn công nghệ......................................................................................... 32 CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ .................................... 36 4.1. HẦM BIOGAS .................................................................................................... 37 4.2. TÍNH TOÁN HẦM TỰ HOẠI................................................................................. 38 4.2.1. Nhiệm vụ........................................................................................................... 38 4.2.2. Tính toán .......................................................................................................... 39 4.3. SCR TINH......................................................................................................... 40 4.3.1. Nhiệm vụ........................................................................................................... 40
  • 6. Đồ án tốt nghiệp iii 4.3.2. Tính toán .......................................................................................................... 40 4.4. HỐ THU GOM .................................................................................................... 42 4.4.1. Nhiệm vụ........................................................................................................... 42 4.4.2. Tính toán .......................................................................................................... 42 4.5. BỂ ĐIỀU HÒA .................................................................................................... 47 4.5.1. Nhiệm vụ: ......................................................................................................... 47 4.5.2. Tính toán kích thước bể điều hòa..................................................................... 48 4.6. BỂ KỴ KHÍ UASB ............................................................................................. 55 4.6.1. Nhiệm vụ........................................................................................................... 55 4.6.2. Tính toán bể UASB ( theo tài liệu XLNT ĐT&CN tính toán thiết kế công trình do Lâm Minh Triết chủ biên, trang 459 )...................................................................... 55 4.7. BỂ ANOXIC....................................................................................................... 65 4.7.1. Nhiệm vụ........................................................................................................... 65 4.7.2. Tính toán .......................................................................................................... 65 4.8. BỂ MBBR ........................................................................................................ 70 4.8.1. Nhiệm vụ........................................................................................................... 70 4.8.2. Tính toán .......................................................................................................... 70 4.9. BỂ LẮNG II ....................................................................................................... 82 4.9.1. Nhiệm vụ........................................................................................................... 82 4.9.2. Tính toán .......................................................................................................... 82 4.10. BỂ KHỬ TRÙNG................................................................................................. 90 4.10.1. Nhiệm vụ........................................................................................................... 90 4.10.2. Tính toán .......................................................................................................... 90 4.11. BỂ NÉN BÙN...................................................................................................... 93 4.11.1. NHIỆM VỤ......................................................................................................... 93 4.11.2. Tính toán .......................................................................................................... 94
  • 7. Đồ án tốt nghiệp iv CHƯƠNG 5 : DỰ TOÁN CHI PHÍ........................................................................... 99 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................... 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 115
  • 8. Đồ án tốt nghiệp v CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa (Biological Oxygen Demand) BOD5 : Nhu cầu oxy sinh hóa được xác định trong 5 ngày đầu ở nhiệt độ ủ 20o C COD : Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand) F/M : Tỷ số thức ăn và vi sinh vật (Food to Microorganism ratio) QCVN : Quy chuẩn Việt Nam SS : Hàm lượng chất rắn lơ lửng (Suspended Solids) DO : oxy hòa tan SCR : Song chắn rác
  • 9. Đồ án tốt nghiệp vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1 Nhu cầu nguyên liệu sử dụng/ ngày................................................................6 Bảng 1. 2 Lưu lượng nước thải theo giai đoạn hoạt động..............................................9 Bảng 1. 3 Tổng lưu lượng nước thải phát sinh tại cơ sở ..............................................10 Bảng 2. 1 Thành phần nước thải giết mổ gia súc .........................................................12 Bảng 2. 2 Các công đoạn và thiết bị áp dụng trong dây chuyền xử lý cặn...................20 Bảng 2. 3 Chất lượng nước thải trước khi xử lý và yêu cầu sau xử lý phải đạt ............21 Bảng 3. 1 Đặc tính nước thải đầu vào cơ sở.................................................................27 Bảng 3. 2 Hiệu suất xử lý qua các công trình...............................................................34 Bảng 4. 1 Lượng khí biogas của trại heo theo mô hình trang trạng kín ( Trại lạnh)...38 Bảng phụ lục 4. 2 Thông số thiết kế lưới chắn rác .......................................................41 Bảng phụ lục 4. 3 Các thông số thiết kế hố thu gom.....................................................46 Bảng 4. 4 Thông số thiết kế bể điều hòa .......................................................................54 Bảng phụ lục 4. 5 Thông số thiết kế bể UASB ..............................................................64 Bảng phụ lục 4. 6 Thông số thiết kế bể anoxic ............................................................70 Bảng 4. 7 Thông số chi tiết giá thể trong bể MBBR ......................................................72 Bảng 4. 8 Thông số đĩa phân phối khí ...........................................................................79 Bảng 4. 9 Thông số thiết kế bể MBBR ...........................................................................81 Bảng 4. 10 Các thông số thiết kế bể lắng 2...................................................................90 Bảng phụ lục 4. 11 Các thông số thiết kế bể khử trùng ................................................92 Bảng 4. 12 Thông số thiết kế nén bùn............................................................................98 Bảng 5. 1 Bảng khái toán chi tiết các hạng mục thực hiện............................................99
  • 10. Đồ án tốt nghiệp vii DANH MỤC HÌNH Hình 1. 1 Mặt bằng tổng thể hộ kinh doanh Lê Hữu Bình..............................................4 Hình 1. 2 Sơ đồ quy trình giết mổ tại cơ sở ....................................................................5 Hình 2. 1 Các phương pháp xử lý nước thải theo công nghệ hiếu khí ..........................15 Hình 2. 2 Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tại Cơ sở giết mổ gia súc Hiệp Bình Chánh qui mô 300m3 /ngày đêm................................................................................................23 Hình 2. 3 Sơ đồ thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm An Nhơn thuộc công ty Nông Nghiệp Sài Gòn, UBND tp.HCM ( 2005) ......................................24 Hình 3. 1 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc (công nghệ 1 )....................29 Hình 3. 2 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc (công nghệ 2 )....................30 Hình 4. 1 Song chắn rác tinh ........................................................................................40 Hình 4. 2 Bơm Nation Pump, Model: HSM 250- 1.37 265...........................................54 Hình 4. 3 Sơ đồ tấm răng cưa thu nước........................................................................60 Hình phụ lục 4. 4 Giá thể WD F10 – 4 trong bể MBBR ...............................................73 Hình 4. 5 Máng răng cưa...............................................................................................87
  • 11. Đồ án tốt nghiệp 1 MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Hộ kinh doanh Lê Hữu Bình là một trong những cơ sở giết mổ gia súc lớn ở ấp Bình Đông, xã Mỹ Bình, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Trong những năm gần đây, do nhu cầu tiêu thụ thịt đặc biệt thịt heo của người tiêu dùng ngày càng tăng nhanh. Nắm bắt được tình hình đó, hộ kinh doanh Lê Hữu Bình đã triển khai dự án nâng qui mô lên 1000 con heo/ngày nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cũng như việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, cung cấp nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm cho thị trường. Định hướng phát triển của dự án phù hợp với chủ trương phát triển tỉnh Long An và của Việt Nam trong thời kỳ mới. II. Tính cấp thiết phải xây dựng hệ thống xử lý Bên cạnh các tác động tích cực, những tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường cũng như vấn đề xả thải ra môi trường làm ảnh hưởng môi trường xung quanh khu vực là không thể tránh khỏi nếu không được kiểm soát, quản lý và xử lý tốt. Vì vậy, việc kiểm soát, quản lý và xử lý nước thải giết mổ là một nhiệm vụ cấp bách tại hộ kinh doanh Lê Hữu Bình nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho mọi người xung quanh .Và hơn hết, để khẳng định vị trí của cơ sở trong lòng người dân, việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải giết mổ là một việc làm cần thiết nhất hiện nay. Chính vì lẽ đó, tôi đã chọn đề tài“ Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh Lê Hữu Bình với qui mô 1.000 con heo/ngày” làm đề tài luận văn tốt nghiệp ngành kỹ thuật môi trường của mình với mong muốn đáp ứng được nhu cầu xử lý nước thải tại hộ kinh doanh cũng như góp phần bảo vệ môi trường và hạn chế ô nhiễm do nước thải giết mổ gây ra.
  • 12. Đồ án tốt nghiệp 2 III. Mục tiêu luận văn Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh Lê Hữu Bình với qui mô 1.000 con heo/ngày”tại Ấp Bình Đông, xã Mỹ Bình, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, đáp ứng các yêu cầu sau: - Về mặt môi trường: Nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải đạt QCVN 40:2011 BTNMT, cột A. - Về mặt kinh tế: Hệ thống xử lý nước thải có suất đầu tư nhỏ hơn 10.000đồng/m3 .nước thải.Chi phí xử lý 1m3 nước thải nhỏ hơn 5.000 đồng/m3 . - Về mặt kỹ thuật: Diện tích khu vực cho hệ thống xử lý nước thải phải nhỏ hơn 1.000 m3, công nghệ hiện đại, tiết kiệm điện năng và hóa chất, dễ quản lý và vận hành. IV. Nội dụng của luận văn  Tổng quan về cơ sở giết mổ gia súc tại hộ kinh doanh Lê Hữu Bình  Nghiên cứu các phương pháp xử lý nước thải tại cơ sở giết mổ gia súc  Đề xuất công nghệ xử lý nước thải tại cơ sở giết mổ gia súc.  Tính toán và thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh Lê Hữu Bình với qui mô 1.000 con heo/ngày.  Dự toán chi phí đầu tư cho hệ thống và giá thành xử lý cho 1m3 nước thải.  Thiết kế bản vẽ các công trình đơn vị.  Kết luận kiến nghị. V. Phương pháp thực hiện Tổng hợp tài liệu. Phương pháp kế thừa, tham khảo kết quả xử lý của các cơ sở khác trên thực tế. Tính toán thiết kế theo những chuẩn mực đã quy định (TCVN 6492:2011, QCVN 01- 5: 2010/PNNBTNT, QCVN 40:2011/BTNMT…) Phương pháp so sánh: So sánh ưu nhược điểm của 02 công nghệ xử lý và đề xuất công nghệ xử lý tối ưu.
  • 13. Đồ án tốt nghiệp 3 Phương pháp toán: Sử dụng công thức toán học để tính toán công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải, dự toán kinh phí xây dựng, vận hành hệ thống. Phương pháp đồ họa: Dùng phần mền AutoCad để mô tả kiến trúc các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải.
  • 14. Đồ án tốt nghiệp 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỘ KINH DOANH LÊ HỮU BÌNH Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh Lê Hữu Bình với qui mô 1000 con heo/ngày. 1.1. Thông tin chung về cơ sở giết mổ gia súc tại hộ kinh doanh Lê Hữu Bình - Tên cơ sở: Hộ kinh doanh Lê Hữu Bình. - Địa chỉ: Ấp Bình Đông, xã Mỹ Bình, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. - Điện thoại: 091.8499.338 - Người đại diện theo pháp luận: ông Lê Hữu Bình, chức vụ: Chủ hộ kinh doanh. Hình 1. 1 Mặt bằng tổng thể hộ kinh doanh Lê Hữu Bình
  • 15. Đồ án tốt nghiệp 5 1.2. Quy trình sản xuất tại cơ sở giết mổ 1.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất hiện tại: Heo Tập kết Lò hơi Chuyển ra xe đông lạnh Kiểm nghiêm, cân Gây choáng, thọc huyết Trụng nước nóng Cạo lông Cắt đầu Làm sạch Mổ bụng, lấy nội tạng, rã đôi Làm sạch Khí thải, nước CTR, nước thải CTR, nước thải CTR, nước thải CTR, nước thải CTR, nước thải CTR, nước thải Hình 1. 2 Sơ đồ quy trình giết mổ tại cơ sở
  • 16. Đồ án tốt nghiệp 6  Thuyết minh quy trình Nguồn heo hơi được hộ kinh doanh Lê Hữu Bình thu mua từ các thương lái trong tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Nai. Đơn vị cung cấp giao heo đến lò giết mổ bằng xe tải trọng 12 tấn theo đường bộ. Tại cơ sở heo sẽ được dẫn tập trung về chuồng nhốt, thời gian tập trung không quá 24 giờ sau đó heo được đưa vào giết mổ. Quy trình giết mổ bắt đầu bằng việc gây ngất heo bằng điện. Tiếp đó công nhân thực hiện thọc huyết và rửa sơ bộ rồi đưa heo vào chảo trụng, Chảo trụng được cấp nhiệt từ lò hơi đốt củi. Sau khi trụng heo, công nhân tiến hành cạo lông và cắt đầu heo. Heo sơ chế được treo lên rửa và cạo sạch rồi bị mổ bụng lấy nội tạng, rã đôi. Thịt heo sẽ đưa thú y kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm trước khi vận chuyển ra xe đông lạnh tải trọng 3,5 tấn và vận chuyển đến chợ đầu mối. 1.2.2. Nguyên, nhiên liệu, vật liệu ( đầu vào) cho hoạt động sản xuất. Bảng 1. 1 Nhu cầu nguyên liệu sử dụng/ ngày STT Tên nguyên liệu/ nhiên liệu Đơn vị tính Nhu cầu sử dụng Mục đích sử dụng 1 Heo hơi Kg/ngày (Trung bình khoảng 100 kg/con) 1000 Hoạt động giết mổ 2 Vi sinh ( vi khuẩn hiếu khí, kỵ khí) Kg/ngày 5 lít Nguồn: Hộ kinh doanh Lê Hữu Bình
  • 17. Đồ án tốt nghiệp 7 Nhiên liệu: - Nhu cầu cấp điện: nhu cầu cung cấp điện trong giai đoạn hiện hữu khoảng 19.000 kwh/tháng cho quá trình sản xuất và sinh hoạt tại cơ sở. - Nhu cầu cấp nước: nhu cầu cấp nước hiện tại của cơ sở khoảng 86 m3 /ngày.đêm , dự kiến sau khi nâng qui mô nhu cầu cấp nước của cơ sở khoảng 302 m3 /ngày.đêm 1.3. Các vấn đề ô nhiễm môi trường Các nguồn thải gây ô nhiễm ở cơ sở giết mổ gia súc tại hộ kinh doanh Lê Hữu Bình chủ yếu từ các nguồn sau: - Khí thải - Nước thải - Chất thải rắn 1.3.1. Ô nhiễm môi trường không khí a. Ô nhiễm từ tiếng ồn và rung động Ô nhiễm tiếng ồn được đánh giá là một nguồn ô nhiễm gây tác động đến sức khỏe, nó gây các ảnh hưởng bất lợi về tâm sinh lý và sức khỏe của con người. Đối với tai người, 140dB là mức cao nhất mà tai người có thể chịu đựng nghe được và được xem là ngường chói tai. Tiếng ồn phát sinh do hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới trong quá trình thi công xây dựng là nguồn ô nhiễm không thể tránh khỏi, trong điều kiện giả định tất cả máy móc trên công trường đều hoạt động cùng 1 lúc như: Băng chuyền, máy nén, từ khu vực lưu giữ gia súc, nhìn chung độ ồn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 24/2016/BYT và QCVN 26:2010/BTNMT. b. Ô nhiễm từ các hoạt động giao thông vận tải Hoạt động của các phương tiện vận tải chủ yếu gồm xe tải vận chuyển nguyên vật liệu cho xây dựng cơ sở hạ tầng và hoạt động của máy móc thi công. Nhiên liệu sử dụng cho hoạt động của các phương tiện này chủ yếu là xăng và dầu diesel. Như vậy, môi
  • 18. Đồ án tốt nghiệp 8 trường sẽ phải tiếp nhận thêm lượng khí thải với thành phần là các chất ô nhiễm như: bụi, CO, NOx, SOx, hydrocacbon. c. Ô nhiễm mùi Ô nhiễm mùi hôi được xem là loại ô nhiễm đặc trưng của cơ sở hoạt động trong lĩnh vực giết mổ. Các yếu tố gây mùi đáng chú ý bao gồm các loại khí hydrosulfua, amoni, mercaptan,…, sẽ gây ảnh hưởng cho môi trường không khí xung quanh và nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân trực tiếp lao động. Mùi hôi thường phát sinh từ các nguồn như” - Khu vực chuồng nhốt: mùi hôi phát sinh từ chất tiết ra của heo, các hợp chất mùi chủ yếu được tạo ra do quá trình chuyển hóa vi sinh vật đối với thức ăn trong ruột già và các hợp chất trong phân heo. Khu vực giết mổ: mùi hôi phát sinh từ sự phân hủy máu, thịt nội tạng hoặc mô mỡ… rơi vãi trong quá trình giết mổ không được thu gom xử lý thích hợp. - Mùi hôi từ hệ thống xử lýnước thải: Mùi do các khi thải H2S, NH3 …phát sinh từ các đơn nguyên mà tại đó xảy ra quá trình phân hủy kỵ khí. 1.3.2. Ô nhiễm môi trường nước 1.3.2.1. Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD5, COD) và các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh. Số lượng công nhân viên trung bình khoảng 50 người, tổng lượng nước thải sinh hoạt ước tính khoảng 3,75 m3 /ngày. Nước thải từ các nhà vệ sinh thì được thu gom và cho chảy vào bể tự hoại để lắng phần cặn trước khi dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của công ty. 1.3.2.2. Nước thải sản xuất Nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ sở giết mổ cũng được xem làm 1 nguồn ô nhiễm đặc trưng của ngành nghề sản xuất có khả năng gây ô nhiễm cao
  • 19. Đồ án tốt nghiệp 9 đối với nguồn tiếp nhận, môi trường đất, không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của dân cư xung quanh khu vực. Thành phần nước thải từ cơ sở bao gồm nước thải từ quá trình giết mổ, nước thải vệ sinh nhà xưởng, nước thải từ quá trình vệ sinh chuồng nhốt (khu vực tập kết heo), nước rửa xe vận chuyển heo và sản phẩm thịt heo… Bảng 1. 2 Lưu lượng nước thải theo giai đoạn hoạt động STT Mục đích cấp nước Lưu lượng nước thải Hiện tại Nâng qui mô Sau khi nâng qui mô 1 Hoạt động giết mổ 54 12 180 2 Vệ sinh chuồng, nhốt, tắm heo 22,5 52,5 75 3 Nước rửa xe 11 26 37 4 Tổng 87,5 204,5 292 Nguồn: Hộ kinh doanh Lê Hữu Bình Trong nước thải hợp chất hữu cơ chiếm 70- 80 % gồm proteim, acid amin, chất béo, hydratcarbon và các dẫn xuất của chúng. Hầu hết các chất hữu cơ dễ phân hủy, giàu Nitơ và phootspho. Như vậy, tổng lưu lượng nước thải phát sinh tại cơ sở bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất tại giai đoạn hiện hữu khoảng 90 m3 /ngày, tổng lưu lượng nước thải sau khi thực hiện nâng qui mô khoảng 296 m3 /ngày.
  • 20. Đồ án tốt nghiệp 10 Bảng 1. 3 Tổng lưu lượng nước thải phát sinh tại cơ sở STT Mục đích sử dụng nước Định mức Lưu lượng thải (m3 /ngày) Hiện tại Dự án Tổng 1 Cấp nước sinh hoạt 75L/ người.ngày 2,25 1,5 3,75 2 Cấp nước cho hoạt động sản xuất Hoạt động giết mổ Theo nhu cầu sử dụng thực tế khoảng 180l/con heo 54 126 180 Chuồng nhốt ( Khu vực tập kết heo) Theo nhu cầu sử dụng thực tế khoảng 75l/con heo 22,5 52,5 75 Nước rửa xe Theo nhu cầu sử dụng thực tế khoảng 1m3 /xe.chuyến 11 26 37 Tổng 89,75 ≈90 206 295,75≈ 296 Nguồn: Hộ kinh doanh Lê Hữu Bình 1.3.3. Ô nhiễm chất thải rắn Chất thải rắn của cơ sở giết mổ gia súc bao gồm: a. Rác thải sinh hoạt Chất thải rắn sinh của người dân trong quá trình xây dựng, chủ yếu là những chất thải phát sinh từ quá trình ăn uống. b. Rác thải từ quá trình sản xuất
  • 21. Đồ án tốt nghiệp 11 Chủ yếu từ hoạt động giết mổ và chất bài tiết từ khu vực chuồng nhốt ( khu vực tập kết heo). Đặc trưng của chất thải thường chứa các hợp chất hữu cơ giàu Nitơ và Phospho và các chất vô cơ chiếm khoảng 20- 30% như cát, đất, muối, ure, amonium, muối chlorua, sulfat… c. Rác thải nguy hại Phát sinh chủ yếu từ các bóng đèn huỳnh quang thải, hộp mực in thải, giẻ lau sử dụng lau chùi dầu nhớt.
  • 22. Đồ án tốt nghiệp 12 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC VÀ CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 2.1. Thành phần gây ô nhiễm chính trong nước thải giết mổ gia súc Nước thải giết mổ gia súc có nguồn ô nhiễm đặc trưng chủ yếu là chủ yếu chứa các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD5, COD) và các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh. Để đánh giá chất lượng nước thải, ta dựa vào kết quả phân tích mẫu nước thải trong “Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án nâng cao qui mô cơ sở giết mổ gia súc Lê Hữu Bình từ 300 con heo/ngày lên 1000 con heo/ngày, tại địa điểm: áp Bình Đông , xã Mỹ Bình, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An”, Tân Trụ 2017, ta có được kết quả phân tích về thành phần nước thải tại cơ sở được thể hiện ở bảng 3.1 Bảng 2. 1 Thành phần nước thải giết mổ gia súc STT Thông số phân tích Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 40: 2011/BTNMT, cột A. Kq= 0.9, Kf = 1.1 1 pH - 6.7 6- 9 2 BOD5 mg/l 326 29.7 3 COD mg/l 957 74.25 4 SS mg/l 325 49.5 5 Tổng Nitơ mg/l 130 19.8 6 Tổng Phospho mg/l 14.4 3.96 7 Amoni mg/l 90.2 4.95 8 Độ màu Pt- Co 167 50 9 Sunfua mg/l 0.44 0.198 10 Coliform MPN/ 100ml 1.1*106 3000 (Nguồn: Hộ kinh doanh Lê Hữu Bình)
  • 23. Đồ án tốt nghiệp 13 Kết luận: Kết quả phân tích cho thấy mẫu nước có các thông số như BOD, COD, SS, tổng Nitơ, tổng phospho, amoni, độ màu, sunfua, coliform đều vượt quy chuẩn cho phép. Do đó nước thải cần phải được xử lý đạt lọại A: QCVN 40:2011/BTNMT trước khi thải ra môi trường 2.2. Các công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc Nước thải ở các cơ sở giết mổ gia súc thường ô nhiễm do các thành phần các chất hữu cơ như: Huyết rơi vãi, huyết ứ đọng trong bụng, protein, nitơ, phospho, các chất tẩy rửa và chất bảo quản thực phẩm. Các hợp chất hữu cơ trong nước thải chủ yếu là carbohydrat. Đây là các hợp chất dễ bị sinh vật phân hủy bằng cơ chế sử dụng oxi hòa tan trong nước để oxi hóa các hợp chất hữu cơ. Thông thường có những biện pháp xử lý như sau :  Xử lý bằng phương pháp cơ học  Xử lý bằng phương pháp hóa lý và hóa học  Xử lý bằng phương pháp sinh học. 2.2.1. Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học Quá trình tiền xử lý hay còn gọi là quá trình xử lý cơ học thường được áp dụng ở giai đoạn đầu của quy trình xử lý. Để tách các hạt lơ lửng ra khỏi nước thải, thường người ta sử dụng các quá trình thuỷ cơ . Việc lựa chọn phương pháp xử lý tuỳ thuộc vào kích thước hạt, tính chất hoá lý, nồng độ hạt lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ làm sạch cần thiết mà ta sử dụng một trong các quá trình sau: lọc qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của lực li tâm, trọng trường và lọc. Quá trình xử lý cơ học có thể loại bỏ được đến 60% các tạp chất không hoà tan có trong nước thải và giảm BOD đến 30%. Tuy nhiên để tăng hiệu suất của các công trình xử lý cơ học có thể dùng biện pháp làm thoáng sơ bộ… Hiệu quả xử lý có thể lên tới 75% chất lơ lửng và 40% ÷ 50% BOD.
  • 24. Đồ án tốt nghiệp 14 2.2.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học Phương pháp sinh học thường được sử dụng để làm sạch hoàn toàn các loại nước thải có chứa các chất hữu cơ hòa tan hoặc các chất phân tán nhỏ, keo. Do vậy, phương pháp này thường được dùng sau khi loại các tạp chất phân tán thô ra khỏi nước thải. Đối với các chất vô cơ chứa trong nước thải thì phương pháp này dùng để khử chất sulfite, muối amon, nitrat – tức là các chất chưa bị oxy hóa hoàn toàn. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy sinh hóa các chất bẩn sẽ là: khí CO2, nitơ, nước, ion sulfate, sinh khối… Cho đến nay, người ta đã biết được nhiều loại vi sinh vật có thể phân hủy tất cả các chất hữu cơ có trong thiên nhiên và rất nhiều các chất hữu cơ tổng hợp nhân tạo. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học có thể xem là tốt nhất trong các phương pháp khác vì: chi phí thấp; có thể xử lý được độc tố; xử lý được N-NH3; tính ổn định cao. Việc phân loại các quá trình xử lý sinh học phụ thuộc vào đặc tính của từng loại bể phảnứng. Các bể phản ứng nước thải bằng phương pháp sinh học chia làm 2 nhóm chính, theo cách thức sinh trưởng của vi sinh vật trong môi trường sinh trưởng lơ lững hay bám dính.
  • 25. Đồ án tốt nghiệp 15 Hình 2. 1 Các phương pháp xử lý nước thải theo công nghệ hiếu khí Do vi sinh vật đóng vai trò chủ yếu trong quá trình xử lý sinh học nên căn cứ vào tính chất, hoạt động và môi trường của chúng, ta có thể chia phương pháp sinh học thành 2 dạng chính là sinh học kị khí và sinh học hiếu khí. Nước thải ở các cơ sở giết mổ gia súc thường ô nhiễm do các thành phần các chất hữu cơ như: Huyết rơi vãi, huyết ứ đọng trong bụng, protein, nitơ, phospho, các chất tẩy rửa và chất bảo quản thực phẩm. Các hợp chất hữu cơ trong nước thải chủ yếu là carbohydrat. Đây là các hợp chất dễ bị sinh vật phân hủy bằng cơ chế sử dụng oxi hòa tan trong nước để oxi hóa các hợp chất hữu cơ. Quá trình sinh trưởng hiếu khí dựa trên nguyên tắc là vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện có oxy hòa tan. Quá trình xử lý sinh học hiếu khí nước thải gồm 3 giai đoạn sau:  Giai đoạn 1: Oxy hóa các chất hữu cơ. CxHyOz + O2 CO2 + H2O + ∆H  Giai đoạn 2: Tổng hợp tế bào mới. CxHyOz + NH3 + O2 C5H7NO2 (tế bào vi khuẩn) + CO2 + H2O Công nghệ hiếu khí MBBR Lọc sinh học nhỏ giọt MBR Xử lý sinh học theo mẻ Đĩa quay sinh học Aerotank Sinh trưởng dính bám Sinh trưởng lơ lửng
  • 26. Đồ án tốt nghiệp 16  Giai đoạn 3: Phân hủy nội bào. C5H7NO2 + 5O2 5CO2 + 2H2O + NH3 ± ∆H Ở đây, quá trình nitrat hóa cũng được diễn ra qua 2 giai đoạn:  Giai đoạn 1: Ammonia bị oxy hóa thành nitrite. NH4 + + 1,5O2 2H+ + H2O + NO2 -·  Giai đoạn 2: Nitrite bị oxy hóa thành nitrate. NO2 - + 0,5O2 NO3 - Các vi sinh vật này gọi là bùn hoạt tính. Chúng tự sinh ra khi ta thổi khí vào nước thải. Về khối lượng, bùn hoạt tính được tính bằng khối lượng chất bay hơi có trong tổng hàm lượng bùn (cặn khô) đôi khi còn gọi là sinh khối. Dưới đây là một số loại công trình sinh học thường dùng trong xử lý nước thải bệnh viện. a. Bể Aerotank (Quá trình bùn hoạt tính) + Quá trình xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính được áp dụng rộng rãi để xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. + Quá trình xử lý nước thải sử dụng bùn hoạt tính dựa vào hoạt động sống của vi sinh vật hiếu khí. + Trong bể, các chất lơ lửng đóng vai trò là các hạt nhân để vi khuẩn cư trú, sinh sản và phát triển dần lên thành các bông cặn gọi là bùn hoạt tính. + Các vi sinh vật đồng hóa các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho sự sống nên sinh khối của chúng tăng lên nhanh. + Cuối cùng chất ô nhiễm được loại ra khỏi nước bằng cách tách sinh khối, hoặc bị chuyển thành khí thoát ra khỏi nước. b. Bể sinh học theo mẻ SBR (Sequence Batch Reactor) + Thực chất của bể sinh học hoạt động theo mẻ là một dạng của bể Aerotank. Enzym Nitrosomonas Nitrobacter
  • 27. Đồ án tốt nghiệp 17 + Bể Aerotank làm việc theo mẻ liên tục có ưu điểm là khử được các hợp chất chứa nitơ, photpho khi vận hành đúng các quy trình hiếu khí, thiếu khí và yếm khí. Bể sinh học làm việc theo từng mẻ kế tiếp được thực hiện theo 5 giai đoạn:  Giai đoạn 1 (pha làm đầy): đưa nước thải vào bể.  Giai đoạn 2 (pha phản ứng sục khí): tạo phản ứng sinh hóa giữa nước thải và bùn hoạt tính bằng sục khí hay làm thoáng bề mặt để cách oxy vào nước và khuấy trộn đều hỗn hợp.  Giai đoạn 3 (pha lắng): lắng trong nước.  Giai đoạn 4 (pha tháo nước sạch): tháo nước đã được lắng trong ở phần trên của bể ra nguồn tiếp nhận.  Giai đoạn 5 (pha chờ): chờ đợi để nạp mẻ mới. c. Bể lọc sinh học (Biophin) + Công trình phân hủy các vật chất hữu cơ có trong nước thải nhờ quá trình oxy hóa diễn ra trên bề mặt vật liệu tiếp xúc. + Trong bể chứa đầy vật liệu tiếp xúc, là giá thể cho vi sinh vật sống bám. + Phân loại: bể biophin với lớp vật liệu lọc không ngập nước (bể biophin nhỏ giọt, bể biophin cao tải) và bể biophin với lớp vật liệu lọc ngập trong nước. d. Bể MBBR + MBBR là từ viết tắt của cụm Moving Bed Biofilm Reactor, trong đó sử dụng các giá thể cho vi sinh dính bám để sinh trưởng và phát triển. + Trong bể, hệ thống cấp khí được cung cấp để tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển. + Vi sinh vật sẽ dính bám và phát triển trên bề mặt các vật liệu. Các vi sinh vật hiếu khí sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ trong nước thải để phát triển thành sinh khối. Qua thời gian xử lý, lớp vi sinh vật phía trong do không tiếp xúc được nguồn thức ăn, oxy nên quá trình yếm khí xảy ra, một phần vi sinh vật sẽ bị chết, khả năng bám vào
  • 28. Đồ án tốt nghiệp 18 vật liệu không còn. Khi chúng không bám được lên bề mặt vật liệu sẽ bị bong ra rơi vào trong nước thải. + Vi sinh vật bám trên bề mặt vật liệu lọc gồm 3 loại: lớp ngoài cùng là vi sinh vật hiếu khí, tiếp là lớp vi sinh vật thiếu khí, lớp trong cùng là vi sinh vật kị khí. Nhờ đó, bể còn có thể loại bỏ các hợp chất nitơ, photpho trong nước thải, do đó không cần sử dụng bể Anoxic. 2.2.3. Điều kiện nước thải được phép xử lý sinh học Nước thải phải là môi trường sống của quần thể vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ có trong nước thải. Nghĩa là nước thải phải thoả các điều kiện sau:  Không có chất độc làm chết hoặc ức chế hệ vi sinh vật trong nước thải. Trong đó thì phải chú ý đến các kim loại nặng. Theo mức độ độc hại của các kim loại, sắp xếp theo thứ tự là: Sb > Ag > Cu > Hg > Co > Ni > Pb > Cr3+ > Cd > Zn > Fe.  Muối của các kim loại ảnh hưởng nhiều đến đời sống của các vi sinh vật, nếu quá nồng độ cho phép, các vi sinh vật không thể sinh trưởng được và có thể bị chết.  Chất hữu cơ có trong nước thải phải là cơ chất dinh dưỡng, nguồn carbon và năng lượng cho vi sinh vật. Trong đó, các hợp chất hydratcacbon, protein, lipid hoà tan thường là cơ chất dinh dưỡng, rất tốt cho vi sinh vật.  Nước thải đưa vào xử lý sinh học có 2 thông số đặc trưng là BOD và COD. Tỉ số của 2 thông số này phải là COD/BOD ≤ 2 hoặc BOD/COD ≥ 0.5 thì mới có thể đưa vào xử lý sinh học (hiếu khí).  Nếu COD lớn hơn BOD nhiều lần, trong đó nếu có cellulose, hemicellulose, protein, tinh bột chưa tan thì phải qua xử lý sinh học kị khí.  Nước thải khi đưa tới công trình xử lý sinh học còn cần phải thoả mãn những điều kiện sau đây: + Nước thải phải có pH trong khoảng 6,5 – 8,5. + Nhiệt độ nước thải trong khoảng từ 10 – 40oC.
  • 29. Đồ án tốt nghiệp 19 + Tổng hàm lượng các muối hoà tan không vượt quá 15 g/l. 2.2.4. Phương pháp khử trùng Đặc trưng của nước thải bệnh viện là có chứa các vi trùng gây bệnh. Nếu xả nước thải ra nguồn cấp nước, hồ nuôi cá thì khả năng lan truyền bệnh rất lớn. Do vậy cần phải có biện pháp khử trùng nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mà lựa chọn phương pháp phù hợp. Và dưới đây là các biện pháp khử trùng xử lý nước thải phổ biến hiện nay. + Dùng Clo hơi qua thiết bị định lượng Clo.  Dùng Hypoclorit – Canxi dạng bột – Ca(ClO)2 – Hòa tan trong thùng dung dịch 3 ÷5% rồi định lượng vào bể khử trùng. + Dùng Hypoclorit – Natri, nước Javel NaClO. + Dùng Ozone được sản xuất từ không khí do máy tạo ozone đặt trong nhà máy xử lý nước thải. Ozone sản xuất ra được dẫn ngay vào bể khử trùng. + Dùng tia cực tím (UV) do đèn thủy ngân áp lực thấp sản sinh ra. Đèn phát tia cực tím đặt ngập trong bể khử trùng có nước thải chảy qua Trong đó, phương pháp khử trùng nước thải bằng sunfua hơi hay các hợp chất của sunfua thường được sử dụng phổ biến vì sunfua là hóa chất được các ngành công nghiệp dùng nhiều, có sẵn trên thị trường với giá thành chấp nhận được, hiệu quả tiệt trùng cao. 2.2.5. Quá trình xử lý bùn thải Bùn cặn của nước thải là hỗn hợp của nước và cặn lắng có chứa nhiều chất hữu cơ có khả năng phân hủy, dễ bị thối rửa và có các vi khuẩn có thể gây độc hại cho môi trường. Vì thế, cần có biện pháp xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.  Quá trình xử lý bùn cặn là quá trình:
  • 30. Đồ án tốt nghiệp 20 + Giảm khối lượng và thể tích của hỗn hợp bùn cặn bằng cách tách phần nước trong ra khỏi hỗn hợp. Nhờ vậy mà lượng bùn phải vận chuyển đến nơi xử lý được giảm đáng kể. + Phân hủy các chất hữu cơ dễ bị thối rửa, chuyển chúng thành các chất ổn định ít gây mùi và tăng khả năng tách nước ra khỏi bùn. Bùn, cặn trong hệ thống xử lý nước thải thường được thu gom ở các công đoạn: + Các loại rác được giữ lại ở song chắn rác và lưới chắn rác. Cặn rác có độ ẩm từ 85 ÷95%, chứa từ 50 ÷ 80% là chất hữu cơ có mùi hôi thối, có khả năng phân hủy. + Cát, bùn nặng, các hợp chất hữu cơ dính bám vào bùn cát được giữ lại ở bể lắng cát, có kích thước lớn hơn 0.2mm, tỷ trọng cặn khô là 2.65. Cặn có độ ẩm từ 14 ÷ 35%, chứa 30 ÷ 50% cặn hữu cơ. Khối lượng thu được khoảng 30 lít trong 1000 m3 nước thải. + Dầu, mỡ và bọt nổi thu gom từ bề mặt nước trong hầm bơm, bể lắng cát, bể lắng I, bể Aerotank, bể lắng II… Bọt váng có độ ẩm từ 90 ÷ 98%, hàm lượng chất hữu cơ lớn 95%, tỷ trọng xấp xỉ bằng 1. Khối lượng thường dao động từ 0.75 lít đến 50 lít trong 1000 m3 nước thải. + Một phần cặn lơ lửng lắng được ở bể lắng I, còn gọi là cặn tươi vì có chứa cặn vô cơ và nhiều cặn hữu cơ chưa bị phân hủy. + Cặn lắng ở bể lắng II, chủ yếu là bùn hoạt tính hay màng vi sinh do công đoạn xử lý sinh học tạo ra khi nước thải đi qua các công trình sinh học. Bảng 2. 2 Các công đoạn và thiết bị áp dụng trong dây chuyền xử lý cặn Cô đặc cặn Ổn định cặn Làm tăng mật độ cặn Khử nước ra khỏi cặn Giảm thể tích cặn Nguồn tiếp nhận 1.Trọng lực 1.Yếm khí 2.Hiếu khí 3.Nhiệt 1.Hóa chất 2.Nhiệt 1.Lọc chân không 2.Lọc nén ép 1.Đốt 2.Oxy hóa 1.Chôn lấp 2.Phân bón
  • 31. Đồ án tốt nghiệp 21 2.Tuyển nổi 4.Hóa chất (vôi) 3.Lọc ly tâm 4.Sân phơi bùn 5.Hồ lắng 3.Cải tạo đất 2.3. Một số hệ thống xử lý nước thải trong thực tế 2.3.1. Hệ thống xử lý nước thải tại Cơ sở giết mổ gia súc Hiệp Bình Chánh qui mô 300m3 /ngày đêm. Công nghệ đề xuất sau khi xử lý nước thải phải đạt QCVN 40: 2011/BTMT (loại B) Bảng 2. 3 Chất lượng nước thải trước khi xử lý và yêu cầu sau xử lý phải đạt QCVN 40 :2011/BTNMT (loại B) STT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ QCVN40:2011/BTNMT (Loại B) 1 pH mg/l 7 5,5-9 2 Tổng NiTơ mg/l 30 40 3 Tổng Phôtpho mg/l 12 6 4 Nhu cầu hóa học (COD) mg/l 12650 150 5 Nhu cầu oxi hóa (BOD5) mg/l 1750 50 6 Dầu mỡ động vật mg/l 135 10 7 Coliform MPN/100ml 2*10-7 5000 8 Chất rắn lơ lửng mg/l 600 100 Nguồn: Cơ sở giết mổ gia súc Hiệp Bình Chánh Ưu điểm : Bể SBR có kết cấu đơn giản và bền hơn. - Hiệu xuất xử lý COD,BOD, nitơ rất cao. - Do vận hành bằng hệ thống tự động nên hoạt động một cách dễ dàng và giảm đòi hỏi sức khỏe. - Đảm bảo được chất lượng thải đầu ra. Nhược điểm: Cần nhân viên trình độ cao.
  • 32. Đồ án tốt nghiệp 22
  • 33. Đồ án tốt nghiệp 23 Bể lắng đứng bậc I Nước thải Song chắn rác Hầm tiếp nhận Bể vớt dầu mỡ Bể lắng 2 Bể điều hòa Sân phơi bùn Bùn dư Bể trung gian Bể SBR Bể khử trùng Nguồn tiếp nhận QCVN40:2011/BTNMT (Loại B) Thu khí Thổi khí Cl2 Bể chứa bùn Bể UASB Hình 2. 2 Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tại Cơ sở giết mổ gia súc Hiệp Bình Chánh qui mô 300m3 /ngày đêm.
  • 34. Đồ án tốt nghiệp 24 2.3.2 Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm An Nhơn thuộc công ty Nông Nghiệp Sài Gòn, UBND tp.HCM ( 2005), với qui mô 200 m3/ng.đ Anoxic Bể lắng Bể tách dầu mỡ Bể thu gom Bể điều hòa Sinh học kỵ khí Sinh học hiếu khí Xả lọc Bùn dư Lắng sinh học TB keo tụ- Tạo bông Bể khử trùng Nguồn tiếp nhận QCVN40:2011/BTNMT (Loại A) Không khí Hóa chất Hóa chất Bể chứa bùn Bể trung gian Bể lọc áp lực Không khí Xả Thải Đúng Quy định Dòng Tuần hoàn Bùn dư Dòng Tuần hoàn Nước thải Hình 2. 3 Sơ đồ thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm An Nhơn thuộc công ty Nông Nghiệp Sài Gòn, UBND tp.HCM ( 2005)
  • 35. Đồ án tốt nghiệp 25 Công nghệ: Sử dụng công nghệ hóa lý kết hợp với bùn hoạt tính Hiệu xuất xử lý COD,BOD, nitơ rất cao. Ưu điểm: - Công nghệ đơn giản, dễ vận hành - Khả năng xử lý nước thải ô nhiễm chất hữu cơ tốt - Có hiệu quả xử lý cao. Nhược điểm: - Chi phí đầu tư cao, tốn nhiều diện tích xây dựng.
  • 36. Đồ án tốt nghiệp 26 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC TẠI HỘ KINH DOANH LÊ HỮU BÌNH Các thông số phục vụ cho tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh Lê Hữu Bình được cung cấp như sau: 3.1. Thông số và yêu cầu thiết kế hệ thống xử lý 3.1.1. Yêu cầu về mặt môi trường: Nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải đạt QCVN 40:2011 BTNMT, cột A. Phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh lao động cho nhân viên làm việc tại cơ sở. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường. 3.1.2. Yêu cầu về mặt kinh tế: Hệ thống xử lý nước thải có suất đầu tư nhỏ hơn 10.000 đồng/m3 .nước thải.Chi phí xử lý 1m3 nước thải nhỏ hơn 5.000 đồng/m3 . Hệ thống xử lý lắp đặt phải đảm bảo sự hiệu quả của vốn đầu tư. 3.1.3. Yêu cầu về mặt kỹ thuật: Diện tích khu vực cho hệ thống xử lý nước thải phải bé hơn 1000 m3 , công nghệ hiện đại, tiết kiệm điện năng và hóa chất, dễ quản lý và vận hành. Việc xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý phải phù hợp với mặt bằng hiện có. Hệ thống xử lý phải bố trí hợp lý, đảm bảo cho công nhân vận hành dễ dàng, dễ đo đạc, kiểm tra. 3.1.4. Công xuất hệ thống xử lý Dựa vào chương 1, mục 1.3.2, đã nói ở trên, ta có được : QSinh hoạt =3,75 m3 / ngày QSản xuất = 292 m3 / ngày Ta chọn hệ số thiết kế k =1.1 Hệ thống xử lý được thiết kế với qui mô Vậy 𝑄𝑡𝑏 𝑛𝑔à𝑦 = (3,75 m3 /ngày đêm + 292 m3 /ngày đêm ) x f = 296 m3 /ngày đêm x 1.1 = 325,6 m3 /ngày đêm ≈ 350 m3 /ngày đêm
  • 37. Đồ án tốt nghiệp 27 Vậy hệ thống xử lý nước thải của cơ sở giết mổ gia súc tại hộ kinh doanh Lê Hữu Bình được xây dụng với công xuất 350 m3 /ngày.đêm và nước thải sau khi qua hệ thống xử lý sẽ đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A. 3.1.5. Thành phần và tính chất nước thải đầu vào Để đánh giá chất lượng nước thải, ta dựa vào kết quả phân tích mẫu nước thải từ “Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án nâng cao qui mô cơ sở giết mổ gia súc Lê Hữu Bình từ 300 con heo/ngày lên 1000 con heo/ngày, tại địa điểm: áp Bình Đông , xã Mỹ Bình, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An”, Tân Trụ 2017, ta có được kết quả phân tích về thành phần nước thải tại cơ sở được thể hiện ở bảng 3.1 Bảng 3. 1 Đặc tính nước thải đầu vào cơ sở STT Thông số phân tích Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 40: 2011/BTNMT, cột A. Kq= 0.9, Kf = 1.1 1 pH - 6.7 6- 9 2 BOD5 mg/l 326 29.7 3 COD mg/l 957 74.25 4 SS mg/l 325 49.5 5 Tổng Nitơ mg/l 130 19.8 6 Tổng Phospho mg/l 14.4 3.96 7 Amoni mg/l 90.2 4.95 8 Độ màu Pt- Co 167 50 9 Sunfua mg/l 0.44 0.198 10 Coliform MPN/ 100ml 1.1*106 3000 (Nguồn: Hộ kinh doanh Lê Hữu Bình)
  • 38. Đồ án tốt nghiệp 28 Từ kết quả thu thập ở bảng 3.1 cho thấy: Nước thải giết mổ gia súc tại hộ kinh doanh Lê Hữu Bình có nồng độ các chất hữu cơ và Coliform rất cao.Bên cạnh đó còn có nồng độ nitơ tổng, photpho tổng và chất rắn lơ lững, cần được xử lý để đạt loại A- QCVN 40: 2011/BTNMT trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận. 3.2. Đề xuất công nghệ xử lý nước thải Dựa trên số liệu lưu lượng, thành phần, tính chất của nước thải đầu vào hệ thống xử lý và yêu cầu chất lượng nước thải sau xử lý, đề xuất 2 sơ đồ công nghệ xử lý nước thải cho cơ sở giết mổ gia súc tại hộ kinh doanh Lê Hữu Bình như sau: 3.2.1. Quy trình công nghệ đề xuất
  • 39. Đồ án tốt nghiệp 29 Sơ đồ công nghệ 1: Nước thải sản xuất SCR SCR Xử lý Máy ép bùn Bể chứa bùn Hố thu Bể điều hòa Bể UASB Bể ANOXIC Bể MBR Nước thải sinh hoạt Máy khuấy Dầu khí Máy khuấy Khí metan Nguồn tiếp nhận Bùn dư Khí Nitơ Hầm biogas Hầm tự hoại Tuần hoàn nước dư Hình 3. 1 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc (công nghệ 1 )
  • 40. Đồ án tốt nghiệp 30 Sơ đồ công nghệ 2 Nước thải sản xuất SCR SCR Xử lý Máy ép bùn Bể chứa bùn Hố thu Bể điều hòa Bể UASB Bể ANOXIC Bể MBBR Nước thải sinh hoạt Máy khuấy Dầu khí Máy khuấy Khí metan Sunfua Bể lắng Bể khử trùng Bùn dư Đốt bỏ Hầm biogas Hầm tự hoại Nguồn tiếp nhận Bùn Tuần hoàn Hình 3. 2 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc (công nghệ 2 )
  • 41. Đồ án tốt nghiệp 31 3.2.2. Đề xuất công nghệ xử lý Nước thải giết mổ gia súc là loại nước thải chứa hầm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học cao, vì thế trong công nghệ bắt buộc phải dùng phương pháp sinh học để xử lý, phương pháp sinh học đơn giản, dễ vận hành, đầu tư rẻ và hiệu quả tương đối cao là sử dụng bể bùn hoạt tính. Đó là điểm chung của hai sơ đồ công nghệ đề ra, nhưng nước thải có chất hữu cơ cao ở mức độ nào, chúng ta cần xem xét, tính toán để đảm bảo hiệu quả xử lý, đồng thời nước thải này còn có nhiều chất lơ lửng. Vì thế trước công đoạn sinh học ta nên áp dụng công trình xử lý nào là phù hợp nhất theo các công nghệ dưới đây. Công nghệ 1: Ưu điểm: - Có sử dụng phương pháp sinh học kết hợp với màng MBR - Thuận lợi khi nâng cấp qui mô đến 20% mà không phải gia tăng thể tích bể. - Tiết kiệm diện tích xây dựng vì thay thế cho toàn cụm bể lắng, bể trung gian, bể lọc, bể khử trùng. - Hệ thống xử lý đơn giản, dễ quản lý do có ít công trình đơn vị. - Có thể tái sử dụng nước sau màng lọc để tưới cây, rửa đường ... Khuyết điểm: - Kinh phí đầu tư lớn, màng phải nhập ngoại. - Dễ tắc màng do vận hành không có kinh nghiệm và nhiều bể nước thải có độ cứng cao. Công nghệ 2: Ưu điểm: - Có sử dụng phương pháp sinh học kết hợp với giá thể di động MBBR
  • 42. Đồ án tốt nghiệp 32 - Đặc trưng tính kị nước cao, khả năng bám dính sinh học tốt. - Không bị nghẹt bùn trong khoảng thời gian dài hoạt động. - Tạo bùn nặng dễ lắng, tạo ra 40 - 80% bùn ít hơn quá trình bùn hoạt tính. - Có thể được thả trực tiếp trong bể hiếu khí, kỵ khí, thiếu khí. Không cần phải thay thế trong vòng 30 năm. - Không bị ảnh hưởng bởi hình dạng bể, có thể sử dụng cho tất cả các loại bể. Khuyết điểm: - Khi bảo gia thể vi sinh MBBR vào thì nó chưa bám dính liền cần phải có thời gian thích nghi. 3.2.3. Lựa chọn công nghệ Nước thải giết mổ gia cầm chủ yếu ô nhiễm hữu cơ, thành phần nước thải chủ yếu là những chất có khả năng phân hủy sinh học dễ dàng như máu, lông, các chất lơ lửng là chất khó lắng nên công nghệ thích hợp để lựa chọn xử lý nước thải cho hộ kinh doanh Lê Hữu Bình là công nghệ 2 (hình 3.2) 3.2.4. Thuyết mình sơ đồ công nghệ : Công nghệ của hệ thống xử lý nước thải được phân chia thành 3 giai đoạn: Xử lý cơ học, xử lý sinh học, xử lý lý hóa : - Giai đoạn xử lý cơ học Nước thải sản xuất tại cơ sở giết mổ gia súc bao gồm nước thải từ quá trình giết mổ, nước thải rửa vệ sinh nhà xưởng, nước thải vệ sinh chuồng chốt ( khu vực tập kết heo), nước thải từ vệ sinh xe vận chuyển, được thu gom xử lý sơ bộ qua SCR tinh để giữ lại các chất rắn có trong nước thải, tránh các sự cố về máy bơm (bơm nghẹt, gãy cánh bơm …). Các chất thải rắn bị giữ lại tại song chắn rác được lấy định kì đem đổ bỏ.Sau đó, nước thải sẽ được đưa qua hầm biogas để loại bỏ một phần các hợp chất N, P, sau đó
  • 43. Đồ án tốt nghiệp 33 nước thải sẽ theo mương dẫn chảy về hố thu gom. Tương tự Nước thải sinh hoạt sẽ đi qua SCR để loại bỏ các chất rắn rồi theo đó chảy về hầm tự hoại. Nước thải từ biogas và hầm tự hoại sẽ theo mương dẫn chảy về hố thu gom .Do đặc thù nước thải có chứa lượng lớn lông heo và các chất lơ lửng do đó trước khi đi vào bể thu gom phải đi qua song chắn rác tinh để giữ các rác lớn lại để tránh làm nghẹt bơm khi qua bể điều hòa. Tại bể điều hòa: Nước thải từ hố thu gom sẽ được bơm qua bể điều hòa, tại đây có đặt 2 hệ thống máy bơm chìm sẽ hoạt động để điều hòa nồng độ và lưu lượng dòng chảy, đồng thời ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể gây kỵ khí sinh mùi hôi. Giai đoạn xử lý sinh học Nước thải từ bể điều hòa sẽ được bơm vào bể kỵ khí UASB. Tại đây , chất hữu cơ sẽ được các chủng vi sinh phân giải chuyển hóa thành những hợp chất đơn giản hơn . Bể UASB, các vi sinh kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas ( CO2, CH4, H2S, NH3....) Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí CO2, CH4, H2S + Sinh khối mới +... Bể thiếu khí: Nước thải sau khi qua bể kỵ khí sẽ tự chảy vào bể thiếu khí, tại bể thiếu khí sẽ được khuấy trộn bằng máy khuấy chìm, nước thải trước tiên sẽ được đưa vào bể tiếp xúc với vi sinh vật (bùn). Ngăn “thiếu khí” sẽ được thiết kế phù hợp nhằm duy trì môi trường hoạt động trong ngăn luôn là môi trường “thiếu khí”, thích hợp cho các vi sinh vật “ thiếu khí” hoạt động. Các vi sinh vật sẽ tham gia vào quá trình loại bỏ các chất hữu cơ và các hợp chất chứa Nitơ ( tồn tại chủ yếu ở dạng nitrat NO3- ). Việc loại bỏ NO3- ở ngăn “thiếu khí” sẽ giúp giảm thiểu nồng độ amoni và nito tổng của nước thải đầu ra. Bể MBBR: Nước thải sau khi qua bể thiếu khí sẽ được chảy tràn lên bể xử lý sinh học hiếu khí MBBR. Bể MBBR được lắp hệ thống phân phối khí cố định dưới đáy bể, nước thải sẽ được cấp khí liên tục để cung cấp oxy cho các vi sinh vật hiếu khí (bùn hoạt
  • 44. Đồ án tốt nghiệp 34 tính) để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải, và diễnra quá trình nitrat hóa N2. Ngoài ra, trong bể còn được thả thêm giá thể di động, nhờ vậy mà quá trình khử Nitrat cũng được diễn ra đồng thời tại đây. Quá trình này làm giảm tổng Nitơ trong nước thải. - Giai đoạn xử lý hóa lý Bể lắng: Hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính sẽ được dẫn sang bể lắng , bùn sẽ được lắng nhờ trọng lực. Bùn sau khi lắng 1 phần sẽ được tuần hoàn lại bể Anoxic, phần dư còn lại được bơm về bể nén bùn, sau đó được thu gom định kỳ để xử lý tập trung. Nước từ bể nén bùn sẽ được tuần hoàn về đầu hố thu. Bể khử trùng : Sẽ được tiến hành bổ sung thêm hóa chất sunfua vào để khử các loại vi khuẩn ecoli, Coliform ….Nước thải sau khi xử lý đảm bảo quy chuẩn QCVN 40: 2011/BTNMT sẽ xả ra nguồn tiếp nhận. Bảng 3. 2 Hiệu suất xử lý qua các công trình Công trình Thông số Đầu vào Hiệu suất Sau xử lý Hầm tự hoại+ Biogas BOD5 (mg/L) 326 1 322,74 COD (mg/L) 957 0 957 SS (mg/L) 325 45 178,75 Amoni (mg/l) 90,2 3 87,5 Tổng Nitơ (mg/l) 130 4 124,8 Tổng Phospho (mg/l) 14,4 0 14,4 Coliforms 1,1*106 0 1,1*106 SCR + Hố thu gom BOD5 (mg/L) 322,74 1 320.5126 COD (mg/L) 957 1 947,43 SS (mg/L) 178,75 4 171,6
  • 45. Đồ án tốt nghiệp 35 Amoni (mg/l) 87,5 0 87,5 Tổng Nitơ (mg/l) 124,8 0 124,8 Tổng Phospho (mg/l) 14,4 0 14,4 Coliforms 1,1*106 0 1,1*106 Bể Điều Hòa BOD5 (mg/L) 320.5126 0 320.5126 COD (mg/L) 947,43 0 947,43 SS (mg/L) 171,6 0 171,6 Amoni (mg/l) 87,5 0 87,5 Tổng Nitơ (mg/l) 124,8 0 124,8 Tổng Phospho (mg/l) 14,4 0 14,4 Coliforms 1,1*106 0 1,1*106 Bể UASB BOD5 (mg/L) 320.5126 0 320.5126 COD (mg/L) 947,43 65 331,6 SS (mg/L) 171,6 0 171,6 Amoni (mg/l) 87,5 0 87,5 Tổng Nitơ (mg/l) 128,7 0 128,7 Tổng Phospho (mg/l) 14,4 0 14,4 Coliforms 1,1*106 0 1,1*106 Bể Anoxic + Bể aerotank + BOD5 (mg/L) 320.5126 85 29 COD (mg/L) 331,6 80 66,32 SS (mg/L) 171,6 75 42,9 Amoni (mg/l) 87,5 95 4,375
  • 46. Đồ án tốt nghiệp 36 MBR+ Bể lắng Tổng Nitơ (mg/l) 128,7 85 19,305 Tổng Phospho (mg/l) 14,4 75 3,6 Coliforms 1,1*106 0 1,1*106 Bể Khử Trùng BOD5 (mg/L) 29 0 29 COD (mg/L) 66,32 0 66,32 SS (mg/L) 42,9 0 42,9 Amoni (mg/l) 4,375 0 4,375 Tổng Nitơ (mg/l) 19,305 0 19,305 Tổng Phospho (mg/l) 3,6 0 3,6 Coliforms 1,1*106 99,98 2200
  • 47. Đồ án tốt nghiệp 37 CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ  Giá trị lưu lượng dùng để thiết kế Lưu lượng trung bình 𝑄𝑡𝑏 𝑛𝑔à𝑦 = 350 (m3 /ngày đêm) 𝑄𝑡𝑏 ℎ = 350 24 = 14,58 (m3 /h) 𝑄𝑡𝑏 𝑠 = 350 86400 = 4,051 𝑥 10−3 (m3 /s) Lưu lượng lớn nhất 𝑄𝑚𝑎𝑥 𝑛𝑔à𝑦 = 𝐾𝑐ℎ 𝑥 𝑄𝑡𝑏 𝑛𝑔à𝑦 = 2,5 ∗ 350 = 875(m3 /ngày đêm) 𝑄𝑚𝑎𝑥 ℎ = 𝐾𝑐ℎ 𝑥 𝑄𝑡𝑏 ℎ = 2,5 ∗ 14,58 = 36,4575(m3 /h) 𝑄𝑚𝑎𝑥 𝑠 = 𝐾𝑐ℎ 𝑥 𝑄𝑡𝑏 𝑠 = 2,5 ∗ 4,051 𝑥 10−3 = 0,01 (m3 /s) Trong đó: Chọn Kch = 2,5: Hệ số không điều hòa của nước thải công nghiệp.  Thuyết minh tính toán công nghệ Công nghệ xử lý gồm các công trình sau: hố thu gom, bể điều hòa, bể UASB, bể thiếu khí, bể MBBR, bể lắng, bể khử trùng, bể nén bùn. 4.1. Hầm biogas Là nơi lưu trữ và phân huỷ các chất thải hữu cơ trong chăn nuôi, làm sản sinh ra một lượng khí được sử dụng trực tiếp hoặc chuyển hoá thành các nguồn năng lượng sử dụng cho sinh hoạt.
  • 48. Đồ án tốt nghiệp 38 Bảng 4. 1 Lượng khí biogas của trại heo theo mô hình trang trạng kín ( Trại lạnh) Những đặc điểm Các thông số Các giá trị Số lượng heo có mặt trong chuồng Đầu con 100 300 500 1000 1000 0 Lượng nước thải m3 /ngày 3 9 15 30 300 Sản lượng biogas m3 /ngày 36 108 180 360 3600 Sản lượng CH4 m3 /ngày 23 70 117 234 2340 Điện từ Diezen- Biogas Kw/ngày 29 88 146 293 2925 Điện tiêu thụ cho trại Kw/ngày 20 59 98 195 950 Diện tích chăn nuôi cần thiết Hecta (ha) 0,06 0,18 0,3 0,6 6 Thể tích hồ (m3 ) = 0,03 * số đầu heo của trại * thời gian lưu trữ = 0,03 *1000* 20 = 600 kg Thể tích của hầm biogas : 49,6 m3 = L x B x H = 4,2 x 3 x 4 = 50,4 m Hàm lượng chất bẩn sau khi qua bể biogas và tính như sau:  Hàm lượng Amoni giảm: 3% , tức là hàm lượng BOD5 còn lại trong nước thải: 90,2 *( 100- 3) % = 87,5 ( mg/l)  Hàm lượng Tổng nitơ giảm 4%, tức là chất lơ lửng còn lại trong nước thải: 130* ( 100- 4 )% =124,8 (mg/ 4.2. Tính toán hầm tự hoại 4.2.1. Nhiệm vụ Hầm tự hoại là công trình đồng thời làm 2 chức năng: Lắng và phân hủy cặn lắng. Cặn lắng được giữ lại trong bể một thời gian nhất định ( khoảng 6 tháng), dưới ảnh hưởng các vi sinh vật kỵ khí các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạp thành các chất vô cơ hòa tan.
  • 49. Đồ án tốt nghiệp 39 Theo tiêu chuẩn thiết kế ( TCXD- 51- 84), khi lưu lượng nước thải sinh hoạt lớn hơn 10m3 /ng.đ, chọn bể tự hoại mộ ngăn để xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt phát sinh tại cơ sở với số lượng công nhân viên là 50 người với lưu lượng nước thải sinh hoạt là 3,75 (m3 /ngày) (Nguồn: Hộ kinh doanh Lê Hữu Bình). 4.2.2. Tính toán a. Thể tích tính toán chung của 1 bể tự hoại: lấy không nhỏ hơn lưu lượng nước thải trong bình 1÷2 ngày đêm ( Điều 7.3.2- TCXD-51-84), chọn 1 ngày đêm để tính toán, khi đó: 𝑊 = 3,75 𝑚3 𝑛𝑔à𝑦 ∗ 1 𝑛𝑔à𝑦 = 3,75 𝑚3 Thể tích ngăn thứ nhất bằng ½ thể tích tổng cộng: 𝑊1 = 𝑊2 = 0,5 ∗ 3,75 = 2 𝑚3 b. Chiều sâu công tác ở các ngăn của bể tự hoại: Lấy chiều sâu công tác bằng 1,4 m. Khi đó diện tích các ngăn của bể tự hoại là: 𝐹 = 𝑊 1 𝐻 = 3,75 1,4 = 2,7(𝑚2 ) Chọn kích thước H x B x L của các ngăn như sau: 𝐵ể ∶ 𝐻 ∗ 𝐵 ∗ 𝐿 = 1,4 𝑚 ∗ 1,4 𝑚 ∗ 1,4 𝑚 Hàm lượng chất bẩn sau khi qua bể tự hoại giảm và tính như sau:  Hàm lượng BOD5 giảm: 1% , tức là hàm lượng BOD5 còn lại trong nước thải: 326 *( 100- 1) % = 322,74 ( mg/l)  Hàm lượng chất lơ lửng giảm 45%, tức là chất lơ lửng còn lại trong nước thải: 325* ( 100- 45 )% =178,75 (mg/l)
  • 50. Đồ án tốt nghiệp 40 4.3. SCR Tinh 4.3.1. Nhiệm vụ Song chắn rác được đặt trước hố thu, nhiệm vụ ngăn giữ rác bẩn thô có kích thước lớn gồm giấy, bọc nylon, chất dẻo, cỏ cây, vỏ đồ hộp, gỗ, vỏ trái cây. Nếu không loại bỏ rác có thể gây tắc nghẽn đường ống,hư hỏng bơm. Rác phải thường xuyên được cào đi bằng phương pháp thủ công,… tránh gây nghẹt bơm tạo điều kiện xử lý cho các công trình phía sau. Hình 4. 1 Song chắn rác tinh 4.3.2. Tính toán Đặt trước bể điều hòa, chắn giữ các loại rác có kích thước nhỏ hơn không bị giữ lại ở song chắn.
  • 51. Đồ án tốt nghiệp 41 Bảng phụ lục 4. 2 Thông số thiết kế lưới chắn rác Thông số Lưới cố định Lưới quay Hiệu quả khử căn lơ lửng % Tải trọng L/m2 .phút Kích thước mắt lưới, mm Tổn thất áp lực, m Qui mô motor HP Chiều dài trống tay quay m Đường kính trống m 5 ÷25 400÷1.200 0,2 ÷ 1,2 1,2 ÷ 2,1 - - - 5 ÷ 25 600 ÷ 4.600 0,25 ÷ 1,5 0,8 ÷ 1,4 0,5 ÷ 3,0 1,2 ÷ 3,7 0,9 ÷ 1,5 (Nguồn: Giáo trình “Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp- Tính toán thiết kế công trình” Lâm Minh Triết _ Nguyễn Thanh Hùng _ Nguyễn Phước Dân, trang 448) Chọn lược rác tinh theo catalogue của hãng Cosme – Ý Kiểu: Rotary fine screen Model: R70 Kích thước khe: 2,5 mm Vật liệu SUS 304 Số lương: 01 Hiệu xuất sau khi xử lý : + Hàm lượng BOD5 giảm 1% 𝐵𝑂𝐷5 𝑟𝑎 = 𝐵𝑂𝐷5 𝑣à𝑜 ∗ (100 − 1)% = 322,74 ∗ (100 − 1)% = 320,5126 ( 𝑚𝑔 𝑙 ) + Hàm lượng COD giảm 1% 𝐶𝑂𝐷𝑟𝑎 = 𝐶𝑂𝐷𝑣à𝑜 ∗ (100 − 1)% = 957 ∗ (100 − 1)% = 947,43 (𝑚𝑔/𝑙) + Hàm lượng SS giảm 4% 𝑆𝑆𝑟𝑎 = 𝑆𝑆𝑣à𝑜 ∗ (100 − 1)% = 178,75 ∗ (100 − 4)% = 171,6 ( 𝑚𝑔 𝑙 )
  • 52. Đồ án tốt nghiệp 42  Hiệu suất khi qua hố thu gom : sẽ bằng hiệu suất nước thải sinh hoạt + nước thải sản xuất STT Thông số Hiệu suất đầu vào Hiệu suất đầu ra 1 BOD5 (mg/L) 326 320.5126 2 COD (mg/L) 957 947,43 3 SS (mg/L) 325 171,6 4 Amoni (mg/l) 90,2 87,5 5 Tổng Nitơ (mg/l) 130 124,8 6 Tổng Phospho (mg/l) 14,4 14,4 7 Coliforms 1,1*106 1,1*106 4.4. Hố thu gom 4.4.1. Nhiệm vụ Thu gom nước thải để tập trung và phân phối nước thải đến các công trình xử lý phía sau, nhằm đảm bảo lưu lượng tối thiếu cho bơm hoạt động, giảm diện tích đào sâu cho bể điều hòa. 4.4.2. Tính toán  Nội dung tính toán gồm:  Tính toán kích thước hố thu gom  Tính toán bơm nước thải. Khi nước thải đổ về hệ thống xử lý vượt quá lượng nước bơm đi sẽ dẫn đến nước thừa nước, lượng nước thừa sẽ đưa vào hố thu gom và được chứa tại đó. Ngược lại khi nước thải đổ về không đủ cho nước bơm đi, khi đó nước từ hố thu gom chảy ra bổ sung lượng nước thiếu. Ngoài lượng nước điều hòa lên xuống, hố thu gom còn dự trữ một lượng nước tối thiểu để bơm làm việc.
  • 53. Đồ án tốt nghiệp 43 Thời điểm bể hết nước thường xảy ra sau một giai đoạn nước ở bể ra liên tục nhiều nhất. Hố thu được thiết kế chìm trong đất để đảm bảo tất cả các loại nước thải từ các nơi trong nhà máy tự chảy về hố thu. Chọn thời gian lưu nước trong hố thu tối thiểu từ 10- 30 phút Lưu lượng nước thải ra của trại chăn nuôi là Q = 350 (m3 / ngày.đêm). Thời gian hoạt động giết mổ khoảng từ 5- 6 giờ chiều đến khoảng 2- 3 giờ sáng . 𝑄𝑚𝑎𝑥 ℎ = 36,4575(m3 /h) Qh tb = 18,75 (m3 /h) Thời gian lưu nước, chọn t = 60 (phút) Thể tích bể hữu ích điều hòa 𝑉 = 𝑄𝑚𝑎𝑥 ℎ ∗ 𝑡 = 36,4575 ∗ 10 60 = 6,1 (𝑚3 ) Chọn hầm bơm có tiết diện ngang là hình vuông. Ống dẫn nước thải ra hầm bơm tiếp nhận là ống uPVC, DN = 220 mm, có cốt đáy ống cách mặt đất một đoạn h2 = 0,5 m Chọn kích thước của hố thu gom như sau: - Chiều dài L = 2,5 m - Chiều rộng B = 2,5 m - Chiều cao hữu ích h = 2,1 m - Chiều cao bảo vệ bơm h3 = 0,7 m Tổng chiều cao của bể H = h + h1 + h2 = 2,1 + 0,5 + 0,5 + 0,2 = 3,3 m Vậy thể tích xây dựng của bể: V = 20,625 m3 a. Vật liệu xây dựng
  • 54. Đồ án tốt nghiệp 44 Chọn vật liệu xây dựng hố thu gom là BTCT M250, thành dày 200mm, bản đáy dày 300mm, sắt Nhật đan thành hai lớp, @200 phi 14, chống thấm sika bên trong 2 lớp, bên ngoài quét bentum. a. Đường kính ống dẫn nước thải vào bể điều hòa Vận tốc nước chảy trong ống v = 1 ÷ 2 m/s. Chọn v = 2 m/s. Lưu lượng nước thải Qmax = 36,4575 m3/h = 0,010 m3/s Suy ra 𝐷 = √ 𝑄𝑚𝑎𝑥 𝑠 𝜋 ∗ 𝑉 = √ 4 ∗ 0,010 3,14 ∗ 2 ∗ 103 = 80 𝑚𝑚 Trong đó: + 𝑄𝑠 𝑚𝑎𝑥 : Lưu lượng nước thải lớn nhất theo giây + 𝑄𝑠 𝑚𝑎𝑥 =0,010 m3 /s + V: vận tốc nước chạy trong ống có bơm, V = 2 m/s (1- 2m/s) - Chọn ống nhựa PVC Bình Minh có đường kính → 𝐷 = 90 𝑚𝑚 - Kiểm tra lại vận tốc nước chảy trong ống 𝑉 = 4 ∗ 𝑄𝑠 𝑚𝑎𝑥 𝐷2 ∗ 𝜋 = 4 ∗ 0,010 0,082 ∗ 𝜋 ≈ 2 ( 𝑚 𝑠 )(𝑡ℎỏ𝑎 𝑚ã𝑛 đ𝑖ề𝑢 𝑘𝑖ệ𝑛 Qui mô bơm chìm Tổn thất dọc đường ống: Nhiệm vụ: bơm nước thải từ hố thu vào thiết bị lọc rác tinh đặt trên bể điều hòa. Chọn 2 bơm chìm hoạt động luân phiên. Tính qui mô bơm của hố thu Lưu lượng mỗi bơm Qb = Qmax h = 36,45 75(m3 /h) = 0,010 (m3 /s) Cột áp bơm được xác định theo phương trình Becnulli : 𝐻 = 𝑍2 − 𝑍1 + 𝑃2 − 𝑃1 𝜌 × 𝑔 + 𝑉2 2 − 𝑉1 2 2 × 𝑔 + 𝑉2 2 × 𝑔 × (𝜆 × 𝑙 𝑑 +  𝜉)
  • 55. Đồ án tốt nghiệp 45 Trong đó  Z2 – Z1 = 8 m  P1, P2 : Áp suất tại hai mặt cắt  V1 = V2 = V : Vận tốc nước thải trong đường ống, chọn V = 1,5 (m/s )  l : Chiều dài toàn bộ đường ống, l = 11(m)  d : đường kính ống dẫn, d = 140 (mm)  𝜆: hệ số ma sát đường ống 𝑑 = √ 4×𝑄𝑏 𝑉×𝜋 = √ 4×0,010 1,5×𝜋 = 0,09 (m) = 90 (mm) Chọn ống d = 110 (mm) 𝑅𝑒 = 𝑉 × 𝑑 × 𝜌 𝜇 = 1,5 × 0,01 × 1000 0,897. 10−3 = 16722,41 Với : Độ nhớt của nước thải ở 25o C,  = 0,897.10-3 (Ns/m2 ) Vì Re > 100000 nên 𝜆 được tính theo công thức Conacop (Lâm Vĩnh Sơn, trang 154) 𝜆 = 1 (1,8 × 𝑙𝑛𝑅𝑒 − 1,5)2 = 1 (1,8 × 𝑙𝑛16722,41 − 1,5)2 = 0,0033 Tổn thất dọc đường ống 𝐻𝒅đ = 𝜆 × 𝑙 𝐷 × 𝑉2 2×𝑔 = 0,0033 × 11 0,01 × 1,52 2×9,81 = 0,42 (mH2O) Tổn thất cục bộ 𝐻𝑐𝑏 = 𝜉 × 𝑉2 2×𝑔 = 7,2 × 1,52 2×9,81 = 0,83 (mH2O) 𝜉: hệ số tổn thất cục bộ (Nguyễn Hữu Chí, Nguyễn Hữu Dy, bài tập cơ học chất lỏng ứng dụng, tập 1 đối với đoạn ống gấp khúc thẳng chọn 𝜉 = 0,9) Có 8 đoạn gấp khúc
  • 56. Đồ án tốt nghiệp 46 ⅀𝜉 = 8 × 𝜉 = 8 × 0,9 = 7,2 (mH2O) Vậy chiều cao cột áp bơm 𝐻 = 8 + 𝐻𝑑đ + 𝐻𝑐𝑏 = 8 + 0,42 + 0,83 ≈ 9,25 (mH2O) b. Qui mô bơm chìm Qui mô bơm: N = ρgHQ 1000 × η = 1000 ∗ 9.81 ∗ 5 ∗ 0.010 1000 ∗ 0.8 = 1(kW) Trong đó: Qmax : lưu lượng nước thải lớn nhất trong ngày, m3 /s Trở lực : ∆ P = H = h1 + h2 h1 : chiều cao cột nước trong bể, h1 = 2,4 m, h2 : tổn thất cục bộ qua các chỗ nối, đột mở, đột thu, tổn thất qua lớp bùn lấy trong khoảng từ 1÷2 mH2O; chọn h2 = 2 mH2O Trở lực H = 2,4 + 2 = 4,4 (mH2O) Chọn H = 5 mH2O Chọn hiệu suất làm việc của bơm là η = 0,8 Qui mô của bơm: Qui mô thực của bơm lấy bằng 120% qui mô tính toán: Ntt = 1 x 1,2 = 1.2 (kW) =1.5 HP Chọn hai bơm hoạt động luân phiên, loại bơm chìm cánh hở, qui mô mỗi bơm là 2HP để bơm nước thải từ bể thu gom sang bể điều hòa Chọn 2 bơm luân phiên với qui mô 2 Hp.
  • 57. Đồ án tốt nghiệp 47 Bảng phụ lục 4. 3 Các thông số thiết kế hố thu gom STT Thống số Đơn vị Gía trị Phần xây dựng 1 Số đơn nguyên Bể 1 2 Thời gian lưu nước phút 60 3 Thể tích hưu ích của hố thu m3 6,1 4 Thể tích xây dựng m3 20,625 5 Kích thước của hố thu gom L m 2,5 6 B m 2,5 6 Chiều cao H m 3,3 7 Vật liệu BTCT, Sơn chống thấm Phần thiết bị 8 Đường kính ống dẫn nước thải ra mm 90 9 Bơm chìm nước thải Chọn 2 bơm nhúng chìm Nation Pump- Đài Loan, Model: EW-5.20, Q= 17 m3 /h, H= 6,1 m, qui mô 1,5 kW, 3pha/380V/ 2”(3”) 4.5. Bể điều hòa 4.5.1. Nhiệm vụ: Thời gian hoạt động giết mổ khoảng từ 5- 6 giờ chiều đến khoảng 2- 3 giờ sáng Để đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra được điều hòa và lưu chứa được lượng nước thải phát sinh khi hệ thống ngưng hoạt động, gặp sự cố hay sửa chữa, chọn thời gian lưu là 10 giờ (yêu cầu thiết kế tối thiểu là 14 giờ).Do tính chất nước thải thay đổi theo từng giờ sản xuất và phụ thuộc vào từng công đoạn sản xuất. Vì vậy, cần thiết xây dựng bể điều hòa để điều hòa về lưu lượng và nồng độ nước thải.
  • 58. Đồ án tốt nghiệp 48 4.5.2. Tính toán kích thước bể điều hòa  Nội dung tính toán gồm:  Tính toán kích thước bể điều hòa.  Tính toán bơm nước thải từ bể điều hòa sang bể xử lý sinh học.  Tính toán đường ống vào và ra khỏi bể.  Tính toán hệ thống thiết bị xáo trộn để tránh lắng cặn. Thể tích bể điều hoà : Vđh = Qtb h × 10 = 14,58 × 10 = 145,8(m3 ); Thể tích thực tế của bể điều hòa: Vtt = Vđh × K = 145,8 × 1,2 = 175(m3 ) Với: K là hệ số an toàn, K = 1,2. Chọn mực nước trong bể h = 4,7(m); Chọn chiều cao lớp nước tối thiểu để bơm hoạt động là ht: 0,3 m → 𝑇ℎể 𝑡í𝑐ℎ 𝑙ớ𝑝 𝑛ướ𝑐 𝑡ố𝑖 𝑡ℎ𝑖ể𝑢 để 𝑏ơ𝑚 ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑙à: Vt = 80 ∗ 0,3 = 24m3 Chiều cao thực của bể: H = h + hbv = 4,7 + 0,5 + 0,3 = 5,5(m); Trong đó: hbv = chiều cao bảo vệ, chọn hbv=0,5(m). Diện tích bể: F = Vđh h = 145,8 4,7 = 31(m2 ); Chọn: - Chiều dài bể: L = 5,6(m); - Chiều rộng bể: W= 5,6(m); Vậy kích thước bể: L × W × H = 8(m) × 4(m) × 5,5(m) = 176 Thời gian lưu nước của bể điều hòa :
  • 59. Đồ án tốt nghiệp 49 𝑡 = 𝑉đℎ 𝑄𝑡𝑏 = 145,8 14,58 = 10 (ℎ)  Tính toán hệ thống cấp khí Theo” KLNT” Trịnh Xuân Lai, lượng khí cần thiết từ 0,01- 0,015 𝑚3 1𝑚3 bể . Chọn 0,01 ( 𝑚3 1𝑚3𝑏ể.𝑝ℎú𝑡 ) Vậy lượng khí cần thiết : 𝑄𝑘 = 0,01 𝑥 𝑉 = 0,01 𝑥 145,8 = 1,458 ( 𝑚3 𝑝ℎú𝑡 ) Chọn hệ thống phân phối dạng đĩa có đường kính 175 mm, bán kính ảnh hưởng R = 1m , cường độ khí 0,7- 1,4 (l/s) cho một đĩa. 𝑛 = 𝑄𝑘 ∗ 103 1 𝑥 60 = 1,458 ∗ 103 1 𝑥 60 = 25 Hệ thống phân phối gồm một ống chính D = 100 và các ống nhánh d= 50 Khoảng cách giữa các ống : 𝑑 = 𝐿 5 = 8 5 = 1,6(𝑚) Để dễ thi công ngườia txấy dựng khoảng cách giữa các ống là 1,5 m, 2 ống gần tường cách tường 1m. Số đĩa trên 1 ống: 𝑛1 = 𝑛 5 = 25 5 = 5 Khoảng cách giữa các đĩa : 𝑟 = 𝐵 𝑛1 = 5 5 = 1 Áp lực cần thiết của máy thổi khí xác định theo công thức: 𝐻𝑐𝑡 = 𝐻𝑑 + 𝐻𝑐 + 𝐻𝑓 + 𝐻ℎ𝑖 = 0,4 + 0,4 + 0,5 + 4,3 = 5,6(𝑚)(𝑻𝟏𝟒𝟖 − 𝟖) Trong đó:
  • 60. Đồ án tốt nghiệp 50 + Hd- Tổn thất áp lực do ma sát dọc thei chiều dài ống dẫn (m), giá trị này không vượt quá 0,4 m + 𝐻𝑐- Tổn thất cục bộ (m), không vượt quá 0,4 m + 𝐻𝑓- Tổn thất qua thiết bị phân phối ( m), không quá 0,5 m + 𝐻ℎ𝑖- Chiều sâu hữu ích của bể = 4,3 m Tính toán của nhà sản xuất thì áp lực cần thiết của máy thổi khí là: 𝑃𝑆 = ( 10332 + 𝑝2 10332 + 𝑝1 − 1) ∗ 10332 = ( 10332 + 5600 10332 + 500 − 1) ∗ 10332 = 6410(𝑚𝑚𝐻2𝑂) Trong đó: + 𝑝1- áp suất hút tĩnh, Chọn 𝑝1= - 500 mm𝐻2𝑂 + 𝑝2- áp suất hút khí ở dòng ra, Chọn 𝑝2= + 5600 mm𝐻2𝑂 Máy thổi khí ở bể điều hòa được sử dụng chung với bể Aerotank ( Chọn ở bể Aerotank) Hệ thống phân phối khí + Hệ thống ống phân phối khí gồm 1 ống chính và rẽ ra thành 5 hàng, mỗi hàng 5 đĩa. + Khoảng cách giữ tâm 2 ống nhánh là 1,6 m + Khoảng cách giữa tâm ống nhánh và thành bể là 0,8 m + Khoảng cách giữa tâm 2 đĩa thổi khí trên ống nhánh là 0,7 m + Khoảng cách giữa tâm đĩa thổi khí và thành bể là 0,8 m - Trụ đỡ: + Các ống được đặt trên trụ đỡ ở độ cao 10 (cm) so với đáy bể + Trụ đỡ: Đặt các nhau 1m + Kích thước trụ đỡ: L x B x H = 0,1* 0,1 *0,1 (m)
  • 61. Đồ án tốt nghiệp 51  Tính toán hệ thống ống dẫn khí: Đường kính ống phân phối khí chính trong bể điều hòa: 𝐿𝑘𝑘 = 𝑎 ∗ 𝑉𝑡𝑡 = 0,015 𝑚3 𝑚3. 𝑝ℎ ∗ 176 𝑚3 = 2,64 𝑚3 𝑝ℎ = 158,4𝑚3 /ℎ Trong đó: Qthực: Thể tích thực của bể điều hòa, Qthực = 61,938 m3 a: Tốc độ khí nén a = 0,015 m3 /(m3 thể tích bể). 𝐷 = √ 4 ∗ 𝐿𝐾𝐾 𝜋 ∗ 𝑣𝑜𝑐 = √ 4 ∗ 158,4 𝜋 ∗ 12 ∗ 3600 ∗ 103 = 70 (𝑚𝑚) Với: - Vận tốc khí trong ống dẫn khí là 10- 15 m/s (*). (T107-[𝟖]) - Chọn voc= 12 m/s - QKK: Lưu lượng khí cần cung cấp, QKK = 158,1 m3 /h => Chọn ống sắt tráng kẽm có đường kính danh nghĩa DN75 (còn gọi là ống D75) Kiểm tra lại vận tốc khí trong ống chính: 𝑣𝑘ℎí = 4 ∗ 𝑄𝐾𝐾 𝐷2 ∗ 𝜋 = 4 ∗ 158,1 0,072 ∗ 𝜋 ∗ 3600 = 12 𝑚/𝑠 (𝑡ℎỏ𝑎 đ𝑖ề𝑢 𝑘𝑖ệ𝑛 (∗) Bố trí 25 đĩa phân phối trong bể điều hòa thành 5hàng, mỗi hàng 4 đĩa. Như vậy, từ ống chính ta phân làm 2 ống nhánh cung cấp khí cho bể. Đường kính ống nhánh 𝐷𝑛ℎá𝑛ℎ = √ 4 ∗ 𝑞𝑛ℎá𝑛ℎ 𝜋 ∗ 𝑣𝑘ℎí = √ 4 ∗ 158,4 4 ∗ 𝜋 ∗ 12 ∗ 3600 ∗ 103 = 35(𝑚𝑚) => Chọn ống PVC có đường kính danh nghĩa DN 40 (còn gọi là ống D 40) Kiểm tra lại vận tốc khí trong ống nhánh: 𝑣𝑘ℎí = 4 ∗ 𝑞𝑛ℎá𝑛ℎ 𝑑2 ∗ 𝜋 = 4 ∗ 87,84 0,352 ∗ 𝜋 ∗ 3600 = 12 𝑚/𝑠 (𝑡ℎỏ𝑎 đ𝑖ề𝑢 𝑘𝑖ệ𝑛 (∗)
  • 62. Đồ án tốt nghiệp 52 Tính toán đường ống ra khỏi bể Đường kính ống dẫn nước ra: 𝐷𝑟𝑎 = √ 4 ∗ 𝑄𝑚𝑎𝑥,ℎ 𝜋 ∗ 𝑣𝑜𝑐 = √ 4 ∗ 36,4575 𝜋 ∗ 2 ∗ 3600 ∗ 103 = 80 (𝑚𝑚) Chọn ống PVC có đường kính danh nghĩa DN 90 (còn gọi là ống D90). Kiểm tra lại vận tốc nước chảy trong ống: 𝑉𝑘ℎí = 4 ∗ 𝑄𝑡𝑏,ℎ 𝐷𝑐ℎ 2 ∗ 𝜋 = 4 ∗ 36,4575 3600 ∗ 0,082 ∗ 𝜋 = 2 𝑚/𝑠 (𝑡ℎỏ𝑎 đ𝑖ề𝑢 𝑘𝑖ệ𝑛 (∗)  Tính toán máy bơm: chọn 2 bơm chìm hoạt động luân phiên nhau Theo định luật Bernulli, cột áp của bơm được xác : Hm = hdh + htt + hcb Trong đó: - hdh = Cột nướcdđịa hình, hdh= Z1-Z2 = 2-(-2,7)=4,7 m Với Z1 : mực nước cao nhất bể tháo, Z1 =+2, 0 m Với Z2 : mực nước thấp nhất bể tháo, Z1 =-2, 7 m - htt : Cột áp khắc phục tổn thất thủy lực giữa hai đầu đoạn ống ℎ𝑡𝑡 = 𝑝2 − 𝑝1 𝜌 ∗ 𝑔 = 0 𝑚 Với p1,p2 : áp suất ở đầu đoạn ống hút và ống tháo, ta có p1=p2 (atm) + hcb: tổn thất cục bộ trên đoạn ống ℎ𝑐𝑏 = (λ𝑑 𝑙 + ∑ƺ) ∗ 𝑣2 2𝑔 Với l : chiều dài ống nước, l= 6m
  • 63. Đồ án tốt nghiệp 53 d :Đường kính ống, d = 43,5 *10-3 m c : hệ số ma sát (m) - Tính hcb λ = 0,0159 𝑑0,226 ∗ (1 + 0,0159 𝑣 )0,226 = 0,0159 (43,5 ∗ 10−3)0,226 ∗ (1 + 0,684 1,56 )0,226 = 35,1 ∗ 10−3 ∑ƺ = 0,5 + 1 ∗ 5 + 1,7 ∗ 2 = 8,9 ℎ𝑐𝑏 = (35,1 ∗ 10−3 ∗ 6 43,5 ∗ 10−3 + 8,9) ∗ 1,352 2 ∗ 9,8 = 1,3 𝑚 Vậy cột áp của máy bơm cần có là  Hm = hdh + htt + hcb = 4,7 + 1,3 + 1,3 = 6 𝑚 Chọn 2 bơm nhúng chìm Nation Pump (1 dự phòng) với các thông số sau: + Model: HSM 250- 1.37 265 + Q= 15 m3 /h, H =6 m + Qmax =12,6 m3 /h + Hmax = 10m + Qui mô: 0,37 kW + Trọng lượng : 12 kg + Đường kính ra: DN 50 ( ống 60) + Hãng sản xuất; Nation Pump- Đài Loan
  • 64. Đồ án tốt nghiệp 54 Hình 4. 2 Bơm Nation Pump, Model: HSM 250- 1.37 265 Bảng 4. 4 Thông số thiết kế bể điều hòa STT Thông số Đơn vị Giá trị Phần xây dựng 1 Số nguyên đơn Bể 1 2 Thời gian lưu nước h 10 3 Chiều cao m 5,5 4 Chiều rộng m 4 5 Chiều dài m 8 6 Thể tích xây dựng bể m3 176 7 Vật liệu BTCT, sica chống thấm Phần thiết bị 8 ống dẫn khí chính Ống dẫn khí nhánh Số ống nhánh Số đĩa thổi khí EDI Permacap Coarse ¾ mm mm - Đĩa 75 40 5 4 25
  • 65. Đồ án tốt nghiệp 55 9 Đường kính ống dẫn nước sang bể kị khí 90 10 Bơm chìm nước thải Chọn 2 bơm nhúng Nation Pump- Đài Loan, Model: HSM250- 1.37 265, Q= 15 m3 /h, H = 6,9 m, qui mô: 0,37 kW 10 Máy đo pH trực tiếp Lắp đặt 1 máy đo pH trực tiếp hãng YSI co model YSI 5000 để kiểm tra pH trong bể 4.6. Bể kỵ khí UASB 4.6.1. Nhiệm vụ Từ bể điều hòa nước thải được dẫn về bể kỵ khí UASB. Nhiệm vụ của quá trình xử lý nước thải qua bể UASB là biến đổi chất hữu cơ thành các dạng khí sinh học và nước nhờ vào sự hoạt động phân hủy của các vi sinh vật kị khí. Chính các chất hữu cơ tồn tại trong nước thải là nguồn chất dinh dưỡng cho các vi sinh vật sinh trưởng và phát triển. Hiệu quả xử lý phụ thuộc vào các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ pH, các yếu tố sinh vật như số lượng và khả năng hoạt động phân hủy của quần thể vi sinh vật có trong bể. Việc làm giảm bớt nồng độ ô nhiễm hữu cơ ở bể UASB giúp cho bể hiếu khí (Aerotank) hoạt động hiệu quả hơn vì nồng độ COD đã giảm nhiều, hiệu quả xử lý theo COD từ 60÷80%. 4.6.2. Tính toán bể UASB ( theo tài liệu XLNT ĐT&CN tính toán thiết kế công trình do Lâm Minh Triết chủ biên, trang 459 ) Khi đi qua các công trình xử lý tuyển nổi thì hàm lượng COD giảm 50% thì hàm lượng COD đầu vào của bể UASB là: CODv = 947,43 (mgCOD/l). Trong bể UASB để duy trì sự ổn định của quá trình xử lý yếm khí phải duy trì được tình trạng
  • 66. Đồ án tốt nghiệp 56 cân bằng thì giá trị pH của hỗn hợp nước thải từ 6,6 ÷ 7,6 (phải duy trì độ kiềm đủ khoảng 1000 ÷ 1500 mg/l để ngăn cản pH xuống dưới mức 6,2) và phải có tỉ lệ chất dinh dưỡng Nitơ, Photpho theo COD là COD : N : P = 350 : 5 : 1. - Lượng N,P cần thiết phải cho vào nước thải khi vào bể UASB là: 𝑵 = 𝟓 ∗ 𝟗𝟒𝟕,𝟒𝟑 𝟑𝟓𝟎 = 𝟏𝟑, 𝟓 ( 𝒎𝒈 𝒍 ) 𝑷 = 𝟏 ∗ 𝟗𝟒𝟕, 𝟒𝟑 𝟑𝟓𝟎 = 𝟑 ( 𝒎𝒈 𝒍 ) a. Tính toán kích thước bể UASB Hiệu quả khử COD đạt E =65%, khử BOD5 đạt E = 75% Hàm lượng COD còn lại trong nước thải sau khi ra bể kị khí: COD ra = COD vào ∗ (100 − 65)% = 947,43 ∗ (100 − 65)% = 331,6( mg l ) Lượng COD cần khử mỗi ngày : 𝑚 = (947,43 − 331,6) ∗ 350 ∗ 10−3 = 215,54 ( 𝑘𝑔𝐶𝑂𝐷 𝑛𝑔à𝑦 ) Theo thực nghiệm trên mô hình Pilot: ở tải trọng thể tích La =13kg COD/m3 (trang 455, XLNT đô thị và công nghiệp- Lâm Minh Triết) Tải trọng bề mặt phần lắng La= 13m3 /m2 ngày → 𝐷𝑖ệ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝑏ề 𝑚ặ𝑡 𝑙 ∶ 𝐹 = 𝑄 𝐿𝑎 = 350 13 = 27 (𝑚2 ) → 𝑇ℎể 𝑡í𝑐ℎ 𝑛𝑔ă𝑛 𝑝ℎả𝑛 ứ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑏ể 𝑈𝐴𝑆𝐵 ∶ 𝑉 = 𝑄 ∗ 𝐶𝑜 𝐿𝐶𝑂𝐷 = 350 ∗ 1350 ∗ 10−3 3 = 157,5 𝑚3 Với : Co: Nồng độ COD đầu vòa công trình UASB ( đầu ra bể điều hòa) Chiều cao phần xử lý yếm khí l:
  • 67. Đồ án tốt nghiệp 57 ℎ𝑝𝑢 = 𝑉 𝐹 = 157,5 27 ≈ 5,8 𝑚 Chiều cao phần lắng: H1 ≥ 1m (Trang 195- Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải- TS. Trịnh Xuân Lai) → 𝐶ℎọ𝑛 𝐻2 = 1,2 𝑚 𝐶ℎ𝑖ề𝑢 𝑐𝑎𝑜 𝑏ả𝑜 𝑣ệ, 𝑐ℎí𝑛ℎ 𝑙 𝑝ℎầ𝑛 𝑡ℎ𝑢 𝑘ℎí: 𝐻3 = 0,4 𝑚 Chiều cao xây dựng của bể UASB là: 𝐻𝑡𝑐 = 𝐻1 + 𝐻2 + 𝐻3 = 5,8 + 1,2 + 0,4 = 7( 𝑚) → 𝐾í𝑐ℎ 𝑡ℎướ𝑐 𝑥â𝑦 𝑑ự𝑛𝑔 𝑏ể 𝑈𝐴𝑆𝐵 𝑙à ∶ 𝐿 ∗ 𝐵 ∗ 𝐻 = 5,5 ∗ 5 ∗ 7= 192,5 m3 Thời gian lưu nước trong bể : 𝑇 = 𝑉 𝑄 ∗ 24 = 157,5 350 ∗ 24 = 10,8 ℎ b. Tấm chắn khí và tấm hướng dòng Bể chia làm hai ngăn, có 2 phần lắng và 4 cặp tấm chắn khí tạo thành 2 khe hở. Vận tốc nước qua khe vào ngăn lắng ( vqua khe = 9÷10 m/h) Chọn vqua khe = 9 m/h Ta có: 𝑣𝑞𝑢𝑎 𝑘ℎ𝑒 = 𝑄 ∑𝑆𝐾ℎ𝑒 = 14,58 𝑚3 /ℎ 4 𝑘ℎ𝑒 ∗ 4𝑚 ∗ 𝑏𝑚 = 10,5 𝑚/ℎ Trong đó: bm là khoảng cách 2 tấm chắn khí =0,087 m Trong bể UASB, ta bố trí 2 tấm chăn hướng dòng và 4 tấm chắn khí, các tấm này đặt song song với nhau và nghiêng so với phương ngang một góc 550 Tấm chắn khí 1: Dài= B= 4 m Rộng =b1 = 𝐻𝑙𝑎𝑛𝑔−𝐻2 𝑠𝑖𝑛550 = 2,5−1 𝑠𝑖𝑛550 = 1,83 𝑚 → 𝐶ℎọ𝑛 𝑟ộ𝑛𝑔 180 𝑚𝑚
  • 68. Đồ án tốt nghiệp 58 Tấm chắn khí 2: Đoạn xếp mí của 2 tấm chắn khí lấy bằng 0,25 m Dài = B =4m 𝑅ộ𝑛𝑔 = 0,25 𝑚 + 𝐻2 + 𝐻3 − ℎ 𝑆𝑖𝑛 550 𝑉ớ𝑖 ℎ = 𝑏 ∗ 𝑠𝑖𝑛(900 − 550 ) = 87 ∗ 𝑆𝑖𝑛 550 = 50 (𝑚𝑚) 𝑅ộ𝑛𝑔 = 𝑏2 = 0,25 𝑚 + 1 + 0,3 − 0,0050 𝑆𝑖𝑛 550 = 1,581 (𝑚) → 𝐶ℎọ𝑛 𝑟ộ𝑛𝑔 1581 𝑚𝑚 → Tấm hướng dòng: được đặt nghiêng so với phương ngang một góc 𝜑 và cách tấm chắn khí dưới 87 mm Khoảng cách từ đỉnh tam giác của tấm hướng dòng đến tấm chắn 1: 𝑙 = 𝑏𝑘ℎ𝑒 cos(900 − 550) = 87 cos(900) = 106 𝑚𝑚 𝑎1 = 𝑏𝑘ℎ𝑒 ∗ cos(550 ) = 87 ∗ cos(550 ) = 50 𝑚𝑚 𝑎2 = 𝑙 − 𝑎1 = 106 − 50 = 56 𝑚𝑚 ℎ = 𝑏𝑘ℎ𝑒 ∗ sin(550 ) = 87 ∗ sin(550 ) = 71 𝑚𝑚 𝑡𝑔𝜃 = ℎ 𝑎2 = 71 56 → 𝜃 = 520 ∅ = 1800 − 2 ∗ 𝜃 = 1800 − 2 ∗ 520 = 760 Đoạn nhô ra của tấm hướng dòng nằm bên dưới khe hở từ 10 ÷20 cm. Chọn mỗi bên nhô ra 15 cm D= 2*l+ 2* 150= 2* 106 +2*150 = 512 mm Chiều rộng tấm hướng dòng 𝑏3 = 𝐷 2 sin(900 − 520) = 512 2 sin(900 − 520) = 416 𝑚𝑚 Chiều dài tấm hướng dòng : B= 4 m
  • 69. Đồ án tốt nghiệp 59 c. Tính máng thu nước Chọn máng thu nước bê tông Máng thu nước được đặt thiết kế theo nguyên tắt máng thu nước của bể lắng, thiết kế 1 máng thu nước đặt giữa bể chạy dọc theo chiều của bể. Vận tốc nước chảy trong máng: 0,6÷0,7 m/s (Nguyễn Ngọc Dung- Xử lý nước cấp, NXB Xây Dựng, 1999) Chọn Vmáng = 0,6 m/s Diện tích mặt cắt ướt của nội máng: 𝐴 = 𝑄 𝑉 𝑚𝑎𝑛𝑔 = 14,58𝑚3 /ℎ 3600 ∗ 0,6 = 0,00675 𝑚2 → Chọn chiều ngang máng 200 mm Chiều cao máng 200 mm Thanh răng cưa: được làm từ Inox 304, dày src = 2 mm, có chiều cao của tấm Inox làm răng cưa là Hrc = 260 mm, tấm răng cưa được áp sáp máng thu mước, được cố định nhờ ticke rút Inox có khe dịch chuyển cân chỉnh tấm răng cưa nhằm thu nước đều hơn. Chọn chiều cao một thanh răng cưa: hrc = 300 mm Dài đoạn vát đinh răng cưa: lrcv : 40 mm Khe dịch chỉnh: Cách nhau 450 mm, Bề rộng khe: 12 mm, Chiều cao: 150 mm Sơ đồ 1 tấm răng cưa thu nước được trình bày trên hình 4.5.2
  • 70. Đồ án tốt nghiệp 60 Hình 4. 3 Sơ đồ tấm răng cưa thu nước - Tính lượng khí sinh ra trong bể kị khí: + Lượng khí sinh ra trong bể 𝑄𝑘ℎí = 𝑚 ∗ 𝐸 = 215,54 ∗ 0,5 = 107,77 𝑚3 𝑛𝑔à𝑦 = 4,49 𝑚3 ℎ = 4,49 ∗ 3,6 = 1,25 𝑙/𝑠 + Thể tích khí sinh ra theo lý thuyết 1 kg COD được loại bỏ thu được 0,5 m3 khí. Thể tích khí CH4 chiếm 70% tổng lượng khí sinh ra → Thể tích khí CH4 sinh ra = 0,35 kgCODloại bỏ 𝑄𝐶𝐻4 = 215,54 ∗ 0,35 = 75,439( 𝑚3 𝑚𝑒𝑡𝑎𝑛/𝑛𝑔đ) d. Tính ống thu khí: Chọn vận tốc khí trong ống Vkhí = 10 m/s Đường kính ống dẫn khí 𝐷𝑘ℎí = √ 4 ∗ 𝑄𝑘ℎí 24 ∗ 3600 ∗ 𝜋 ∗ 𝑉𝑘ℎí = √ 4 ∗ 107,77 24 ∗ 3600 ∗ 𝜋 ∗ 10 = 0,013 𝑚 = 15 𝑚𝑚 Chọn đường ống khi ∅20
  • 71. Đồ án tốt nghiệp 61 Tính lượng bùn sinh ra và ống xả bùn: Lượng bùn sinh ra trong bể = 0,05: 0,1 g VSS/g CODloại bỏ (Metcalf & Edy- Waste water engineering Treating, Diposal, Reuse, MccGraw- Hill, Third edition, 1991) Khổi lượng bùn sinh ra trong một ngày: Mbùn = 0,1 kg VSS 𝑘𝑔𝐶𝑂𝐷𝑙𝑜𝑎𝑖 𝑏ỏ ∗ 215,54 kgVSS 𝑘𝑔𝐶𝑂𝐷𝑙𝑜𝑎𝑖 𝑏ỏ ngày 0= 21,554 kgVSS 𝑘𝑔𝐶𝑂𝐷𝑙𝑜𝑎𝑖 𝑏ỏ/ngày Theo quy phạm: 1m3 bùn tương đương 260 kg VSV Thể tích bùn trong 1 ngày: Vbùn = 21,554 / 260 = 0,0829 𝑚3 /ngày Chọn thời gian lưu bùn là 1 tháng: Lượng bùn sinh ra trong 1 tháng = 0,0829 *30 =2,487 m3 /tháng Chiều cao bùn trong 1 tháng : hbùn = Vbùn F = 2,487 5∗5 = 0,099 m Ống xả bùn Chọn thời gian xả 1- 3 tháng một lần Thể tích bùn trong 3 tháng: 𝑉𝑏ù𝑛 = 2,487 ∗ 3 = 7,461 𝑚3 Chọn thời gian xả bùn là 3 giờ Lưu lượng bùn xả ra: 𝑄𝑏ù𝑛 = 7,461 3 = 2,487 𝑚3 /ℎ Bùn xả ra nhờ áp lực thủy tĩnh thông qua 1 ống inox ∅ 76, đặt cách đáy 400 mm, độ dốc 2% Lượng bùn sinh ra ở bể UASB ta cho vào bể Anoxic
  • 72. Đồ án tốt nghiệp 62  Số lỗ đục trên ống thu bùn: Chọn tốc độ bùn qua lổ v= 0,5 m/s Chọn đường kính lõ dlo =30 mm →Diện tích lỗ: 𝑓𝑙𝑜 = 3,14∗𝑑𝑙𝑜 2 4 = 3,14∗ 0,032 4 = 0,0071 𝑚2 Tổng diện tích trên 1 ống xả cặn: 𝑓𝑙ỗ = 0,011 3∗0,5 = 0,071 𝑚2 Số lỗ trên 1 ống :n= 𝐹𝑙𝑜 𝑓𝑙𝑜 = 0,071 0,0071 = 10 Chọn số lỗ trên 1 ống là 10 → 3 ống sẽ là 30 lỗ Đường kính ống thu bùn trung tâm Chọn vận tốc 0,3 m/s Đường kính ống thu bùn: 𝐷 = √ 4 ∗ 0,011 3,14 ∗ 0,3 = 0,22 𝑚𝑚 Theo TCXD 51- 84, đường ống thuu bùn tối thiểu 200 mm. Chọn đường kính ống trung tâm là 225 mm Vật liệu xây dựng Chọn vật liệu xây dựng UASB là bê tông cốt thép M250, thành dày 200 mm, bản đáy dày 300 mm, sắt Nhật đan thành hai lớp, @200 phi 14, chống thấm sika trong 2 lớp, bên ngoài qué bentum. Hệ thống đầu phân phối nước Bể UASB đượcth iết kế có tổng cộng 15 đầu phân phối nước Kiểm tra diện tích trung bình của một đầu phân phối nước 𝑎𝑛 = 5,5 𝑥 5,5 15 = 2,02 (𝑛ằ𝑚 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜ả𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑜 𝑝ℎé𝑝 𝑡ừ 2 − 5 𝑚3 đầ𝑢 )