SlideShare a Scribd company logo
1 of 118
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
SO SÁNH HIỆU QUẢ XỬ LÝ DẦU KHOÁNG CỦA
MỘT SỐ LOẠI VỎ SẦU RIÊNG
Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. THÁI VĂN NAM
Sinh viên thực hiện : LÊ VĂN MINH
MSSV: 1411090519 Lớp: 14DMT04
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Các số liệu, kết
quả nêu trong đồ án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Em xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đồ án này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đồ án đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Sinh viên thực hiện đồ án
(Ký và ghi rõ họ tên)
LÊ VĂN MINH
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, Em xin gửi đến thầy PGS.TS. Thái Văn Nam lòng tri ân sâu
sắc. Trong suốt quá trình thực hiện đồ án, thầy PGS.TS. Thái Văn Nam là người
đã tận tình hướng dẫn, định hướng và cung cấp những góp ý cần thiết để em có thể
hoàn thành bản đồ án này. Không chỉ học hỏi được kiến thức của thầy, em còn học
được ở thầy phương pháp nghiên cứu, cách thức làm việc khoa học và cũng như sự
nhiệt tâm của người thầy với học trò.
Để có được kiến thức như hôm nay, em xin chân thành cảm ơn chân thành đến
Ban lãnh đạo nhà trường, cùng toàn thể các Thầy Cô trong Viện Khoa Học Ứng
Dụng Hutech, trường đại học Công nghệ TP.HCM.
Em xin gửi lời cảm ơn thầy Th.S Trịnh Trọng Nguyễn và KS Phạm Thị Hoài
Phương, người đã có những góp ý quý báu cũng như đã cung cấp cho em nhiều tài
liệu tham khảo có giá trị liên quan đến đề tài nghiên cứu này, và đã giúp đỡ em
trong các việc tiến hành các thí nghiệm kiểm chứng.
Ngoài ra em xin gửi lời cám ơn đến sự hỗ trợ của Quý Thầy Cô đang công tác
tại Phòng Thí nghiệm Viện Khoa Học Ứng Dụng, trường đại học Công nghệ
TP.HCM, nơi em đã tiến hành các thí nghiệm kiểm chứng.
Sau cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các người thân, bạn bè những người
đã luôn động viên và hỗ trợ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Sinh viên thực hiện đồ án
(Ký và ghi rõ họ tên)
LÊ VĂN MINH
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................. viii
DANH MỤC ĐỒ THỊ ............................................................................................. ix
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................x
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................5
2.1. Mục tiêu lâu dài....................................................................................................5
2.2. Mục tiêu cụ thể.....................................................................................................6
3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................................6
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN.............................................................6
4.1. Khoa học ..............................................................................................................6
4.2. Thực tiễn ..............................................................................................................6
5. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................................7
6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI .....................................................................................7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................9
1.1. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM DẦU TẠI VIỆT NAM ........................................9
1.1.1. Sơ lược về dầu và ô nhiễm dầu [10] ................................................................9
1.1.2. Sự cố tràn dầu ở Việt Nam từ năm 2004 đến nay [41] ..................................10
1.1.3. Nồng độ dầu tại một số cảng biển Việt Nam..................................................11
1.1.4. Ô nhiễm dầu tại các khu vực tổng kho xăng dầu [36] ....................................13
1.1.5. Ô nhiễm dầu tại các nhà máy lọc dầu, giàn khoan và nhà máy sản xuất dầu
nhờn [18]...................................................................................................................14
1.1.6. Ô nhiễm dầu tại các khu vực rửa xe................................................................16
iv
1.1.7. Ảnh hưởng của sự cố tràn dầu [3]...................................................................17
1.2. VỎ SẦU RIÊNG................................................................................................20
1.2.1. Nguồn gốc của VSR........................................................................................20
1.2.2. Ngành trồng sầu riêng ở Việt Nam .................................................................22
1.3. QUÁ TRÌNH HẤP PHỤ....................................................................................25
1.3.1. Khái niệm hấp phụ ..........................................................................................25
1.3.2. Cơ chế của quá trình hấp phụ [34]..................................................................25
1.3.3. Phân loại quá trình hấp phụ [34].....................................................................26
1.4. CÁC LOẠI VẬT LIỆU HẤP PHỤ DẦU HIỆN NAY [7]................................26
1.4.1. Vật liệu hấp phụ dầu hữu cơ tổng hợp............................................................26
1.4.2. Vật liệu hấp phụ dầu hữu cơ có nguồn gốc thiên nhiên..................................27
1.4.3. Vật liệu hấp phụ dầu vô cơ..............................................................................27
1.5. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN...................................................................28
1.5.1. Các nghiên cứu về vật liệu hấp phụ dầu .........................................................28
1.5.2. Các nghiên cứu về khả năng hấp phụ của vỏ sầu riêng ..................................31
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.36
2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..............................................................................36
2.1.1. Nội dung 1: Tổng hợp, biên hội các tài liệu có liên quan...............................36
2.1.2. Nội dung 2: Chế tạo và khảo sát vật liệu hấp phụ từ VSR .............................36
2.1.3. Nội dung 3: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ...............36
2.1.4. Nội dung 4: Khảo sát khả năng hấp phụ của 3 VSR ( 6H, RI6, CB). So sánh
khả năng hấp phụ dầu của VSR với một số vật liệu khác.........................................36
2.1.5. Nội dung 5: Khảo sát ảnh hưởng độ mặn đến khả năng hấp phụ của vật liệu.
Ứng dụng vật liệu VSR trong xử lý nước mặn nhiễm dầu. ......................................36
2.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ...............................................................................37
2.2.1. Nguyên liệu .....................................................................................................37
2.2.2. Hóa chất ..........................................................................................................37
2.2.3. Nước mặn nhiễm dầu ......................................................................................37
v
2.2.4. Thiết bị, dụng cụ .............................................................................................38
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................39
2.3.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................39
2.3.2. Phương pháp cụ thể.........................................................................................43
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................56
3.1. CHẾ TẠO VẬT LIỆU VÀ KHẢO SÁT VẬT LIỆU HẤP PHỤ......................56
3.1.1. Chế tạo vật liệu hấp phụ..................................................................................56
3.1.2. Hình thái bề mặt, màu sắc, cấu trúc của vật liệu.............................................58
3.2. Kết quả khảo sát khả năng hấp phụ dầu của vật liệu .........................................68
3.2.4. Kết quả khảo sát của độ mặn đến quá trình hấp phụ.......................................75
3.3. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ......................................78
3.4. Nghiên cứu ứng dụng trên nguồn nước biển nhiễm dầu....................................80
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ.......................................................................................83
1. KẾT LUẬN...........................................................................................................83
2. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................84
3. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN......................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................1
1. Tài liệu tiếng Việt....................................................................................................1
2. Tài liệu nước ngoài..................................................................................................3
3. Tài liệu từ các địa chỉ website.................................................................................4
DANH MỤC PHỤ LỤC............................................................................................7
PHỤ LỤC 1: KHẢ NĂNG HẤP PHỤ DẦU CỦA VSR – M....................................1
PHỤ LỤC 2: KHẢ NĂNG HẤP PHỤ DẦU CỦA VSR - AS...................................3
PHỤ LỤC 3: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN KHẢ NĂNG HẤP PHỤ CỦA
VSR - AS VÀ SO SÁNH VỚI HIỆU SUẤT HẤP PHỤ ...........................................5
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT, CÁC KÝ HIỆU
1. Các từ viết tắt
Từ viết tắt Tiếng anh Tiếng Việt
ANOVA ANalysis Of VAriance Phân tích phương sai
CMC Carboxy Methyl Cellulose
CPC
Cation hexadexylPiridin Clorua
monohydrate
Chất hoạt động bề mặt
DO Diesel Oil Dầu diesel
ĐH Đại học
HST Hệ sinh thái
KAERI
Korea Atomic Energy Research
Institute
Viện nghiên cứu năng lượng
nguyên tử Hàn Quốc
KPH Không phát hiện
LSD Least Significant Difference Giới hạn sai số nhỏ nhất
NSX Nhà sản xuất
O/W Oil/Water Nhũ dầu trong nước
PGS Phó giáo sư
PTN Phòng thí nghiệm
ppm parts per million
SEM Scanning Electron Microscope Kính hiển vi điện tử quét
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TSKH Tiến sĩ khoa học
VFEJ
Vietnam Forum of Environmental
Journalists
Diễn đàn các Nhà báo Môi
trường Việt Nam
vii
VLHP Vật liệu hấp phụ
VSR Vỏ sầu riêng
2. Các ký hiệu
VSR-AS
Vỏ sầu riêng bổ sung acid
béo
CB-AS
Vỏ sầu riêng chuổng bò
bổ sung acid béo
RI6-AS
Vỏ sầu riêng RI 6 bổ sung
acid béo
6H-AS
Vỏ sầu riêng Sáu Hữu bổ
sung acid béo
VSR-M Vỏ sầu riêng thô
CB-M Vỏ sầu riêng chuổng bò
thô
RI6-M Vỏ sầu riêng RI 6 thô
6H-M Vỏ sầu riêng Sáu Hữu thô
VSR-R Vỏ sầu riêng sau khi sấy khô
CB-R Vỏ sầu riêng chuổng bò
sau khi sấy khô
RI6-R Vỏ sầu riêng RI 6 sau khi
sấy khô
6H-R Vỏ sầu riêng Sáu Hữu sau
khi sấy khô
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Hàm lượng dầu tồn tại trong nước dưới dạng nhũ tương của các tổng kho
chứa xăng, dầu tại Tp.HCM......................................................................................13
Bảng 1.2: Giá trị tối đa của các thông số ô nhiễm trong nước thải của kho và cửa
hàng xăng dầu ...........................................................................................................14
Bảng 1.3: Hàm lượng dầu tồn tại trong nước dưới dạng nhũ tương của các nhà máy
dầu nhờn tại Tp.HCM ...............................................................................................15
Bảng 1.4: Nước thải nhiễm dầu của các trạm xăng dầu và rửa xe ở Bangkok,
Thailan.......................................................................................................................17
Bảng 1.5: Tỉ lệ các thành phần trong một quả sầu riêng...........................................22
Bảng 1.6: Thống kê diện tích và sản lượng sầu riêng ở nước ta (năm 2014) ...........24
Bảng 2.1: Danh sách các dụng cụ, thiết bị sử dụng cho thí nghiệm .........................38
Bảng 3.1: Kết quả thí nghiệm làm khô vật liệu ........................................................56
Bảng 3.2: Các thông số thử nghiệm khảo sát khả năng hấp phụ dầu của VSR-M ...68
Bảng 3.3: Kết quả khảo sát khả năng hấp phụ dầu của VSR-M...............................69
Bảng 3.4: Các thông số thử nghiệm khảo sát khả năng hấp phụ dầu của VSR-AS..71
Bảng 3.5: Kết quả xử lý khả năng hấp phụ dầu của VSR-AS ở tỷ lệ 1:4.................72
Bảng 3.6: Độ mặn của nước......................................................................................75
Bảng 3.7: Các thông số thử nghiệm khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng dầu..........75
Bảng 3.8: Kết quả xử lý khả năng hấp phụ dầu của VSR-AS 1:4 của độ mặn.........76
Bảng 3.9: Các thông số thử nghiệm khảo sát ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc......79
Bảng 3.10: Kết quả xử lý khả năng hấp phụ dầu của VSR-AS ở các móc thời gian
khác nhau...................................................................................................................80
Bảng 3.11: Các thông số thử nghiệm khả năng hấp phụ dầu của VSR-AS..............82
Bảng 3.12 Kết quả xử lý khả năng hấp phụ dầu của VSR-AS ở trong môi trường
nước biển...................................................................................................................82
ix
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 1.1: Nồng độ dầu tại một số cảng biển của Việt Nam. (Nguồn: VFEJ.VN -
Diễn đàn các nhà báo môi trường Việt Nam). ..........................................................11
Đồ thị 1.2: Lượng dầu tràn gây ô nhiễm biển Việt Nam qua các năm. (Nguồn: Bộ
tài nguyên và môi trường. .........................................................................................12
Đồ thị 3.1: Kết quả ghi nhận khả năng hấp phụ dầu của VSR-M và hiệu suất xử lý 69
Đồ thị 3.2: Kết quả ghi nhận khả năng hấp phụ dầu của VSR-AS ở tỷ lệ 1:4 phối
trộn và hiệu suất xử lý...............................................................................................73
Biều đồ 3.3: Hiệu suất hấp phụ dầu của VSR-AS với độ mặn. ................................79
Đồ thị 3.4: Hàm lượng dầu hấp phụ ở các móc thời gian khác nhau........................81
Đồ thị 3.5: Nồng độ dầu tại 1 số cảng biển của việt nam . .......................................81
x
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Quả sầu riêng và vỏ sầu riêng...................................................................21
Hình 1.2: Cơm sầu riêng. ..........................................................................................21
Hình 1.3: Cơ chế của quá trình hấp phụ....................................................................26
Hình 2.1: Sơ đồ nghiên cứu. .....................................................................................42
Hình 2.2: Sơ đồ chế tạo VLHP từ VSR. ...................................................................44
Hình 2.3: VSR được vứt bỏ sau khi sử dụng. ...........................................................45
Hình 2.4: VSR được thu gom từ chợ. .......................................................................45
Hình 2.5: VSR được tách bỏ gai và cắt nhỏ..............................................................46
Hình 2.6: VSR sau khi cắt nhỏ và sấy khô................................................................47
Hình 2.7: VSR được tráng phủ acid béo. ..................................................................47
Hình 2.8: Sơ đồ bố trí thí nghiệm..............................................................................49
Hình 2.9: Dầu tạo thành váng sau khi tiếp xúc với nước cất. ...................................50
Hình 2.10: Phân tích hàm lượng dầu trong nước tại PTN. .......................................51
Hình 3.1: Kết quả thí nghiệm làm khô vật liệu.........................................................57
Hình 3.2: VSR được bảo quả trong hủ nhựa.............................................................57
Hình 3.3: VSR được bảo quản trong túi nhựa...........................................................57
Hình 3.4: Mẫu VSR-AS tạo thành những hạt không đồng đều khi phối trộn...........58
Hình 3.5: Cấu trúc sợi celluose của VSR..................................................................59
Hình 3.6: Kết quả chụp ảnh SEM của VSR thô........................................................60
Hình 3.7: Kết quả chụp ảnh SEM của VSR RI6 bổ sung acid béo ở tỉ lệ 1:4. .........61
Hình 3.8: Ảnh SEM của vỏ trấu biến tính.................................................................62
Hình 3.9: Bề mặt VSR-M và VSR-AS dưới kính hiển vi.........................................62
Hình 3.10: VSR bổ sung acid béo (a - VSR:acid = 1:5; b - VSR:acid béo = 1:6)....63
Hình 3.11: Kết quả chụp ảnh TEM VSR-AS ( CB-AS) ...........................................64
Hình 3.12: Kết quả chụp FTIR VSR ( RI6-R) ..........................................................64
Hình 3.13: Kết quả chụp FTIR VSR ( CB-R)...........................................................65
Hình 3.14: Kết quả chụp FTIR VSR ( 6H-R). ..........................................................65
Hình 3.15: Nhóm anpha- cenllulose của VSR. .........................................................66
xi
Hình 3.16: Kết quả chụp FTIR VSR ( RI6- AS).......................................................66
Hình 3.17: Kết quả chụp FTIR VSR ( CB- AS) .......................................................67
Hình 3.18: Kết quả chụp FTIR VSR ( 6H- AS)........................................................67
Hình 3.19: Nguyên tắc kết hợp cenllulose từ VSR với acid béo. .............................68
Hình 3.20: So sánh kết quả chụp FTIR VSR ( R6-M, 6H-M, CB-M)......................70
Hình 3.21: VSR-M hấp phụ dầu. ..............................................................................71
Hình 3.22: VSR-AS trong môi trường nước và nước nhiễm dầu .............................74
Hình 3.23: VSR-AS nổi lên khi cho vào ..................................................................74
1
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chuyển mình sang thế kỷ 21, nền khoa học kỹ thuật của thế giới ở một tầm
cao mới nhưng nguồn năng lượng của con người sử dụng vẫn chưa đảm bảo được
vấn đề môi trường, đặc biệt là các loại nguyên liệu hóa thạch trong lòng đất. Nguồn
năng lượng dầu mỏ mang lại nhiều nhiều lợi ích kinh tế cho mỗi quốc gia, nhưng
bên cạnh vấn đề kinh tế, việc khai thác vận chuyển dầu mỏ đang là một vấn đề gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đáng chú ý nhất là vấn đề sự cố tràn dầu, không
chỉ gây tổn thất về kinh tế mà còn gây ảnh hưởng đến môi trường cực kỳ nghiêm
trọng.
Vùng biển Việt Nam nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là một trong
những trục hàng hải có lưu lượng tàu bè qua lại rất lớn, trong đó 70% là tàu chở
dầu [37]. Điều này có nghĩa là hàng chục triệu tấn dầu đang được lưu thông trên
lãnh thổ Việt Nam mỗi năm và kéo theo nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu là rất lớn.
Theo số liệu thống kê của Cục Môi trường1
, từ năm 1987 đến năm 2007 đã xảy ra
hơn 90 vụ tràn dầu ở các vùng cửa sông và ven bờ gây thiệt hại lớn về kinh tế cũng
như gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong thời gian dài [28]. Điển hình là sự
cố tàu Formosa One Liberia đâm vào tàu Petrolimex 01 của Việt Nam tại vịnh
Giành Rỏi-Vũng Tàu (09/2001) làm tràn ra môi trường biển ven bờ 1000m3
dầu
DO, gây ô nhiễm nghiêm trọng một vùng biển của Vũng Tàu [9]. Ngày 12/01/2002
tàu Fortune Freighter va chạm với xà lan chở 500 tấn dầu của Tỉnh đội An Giang tại
khu vực Cảng Contena quốc tế trên sông Sài Gòn, làm hàng trăm tấn dầu bị tràn ra
ngoài [43]. Tuy được sự hỗ trợ của các cơ quan ứng cứu sự cố dầu tràn quốc gia
nhưng ảnh hưởng của sự cố đến môi trường không nhỏ.
Hậu quả của các sự cố tràn dầu trước hết là gây ảnh hưởng đến môi trường
đất, không khí, đặc biệt là môi trường nước do hầu hết các vụ tràn dầu xảy ra trên
biển hay các kênh rạch nơi có nhiều tàu thuyền qua lại [17]. Tràn dầu gây nhiễu
loạn hoạt động sống của hệ sinh thái, cụ thể nồng độ dầu trong nước đạt 0,1 mg/L
1
Thuộc Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường
2
có thể gây chết các loài sinh vật phù du, ảnh hưởng lớn đến con non và ấu trùng
[17]. Đối với chim biển, dầu thấm ướt lông chim, làm mất tác dụng bảo vệ thân
nhiệt và chức năng nổi trên mặt nước có thể dẫn đến chết. Dầu gây chết cá hàng loạt
do thiếu oxy hòa tan trong nước, dầu bám vào cá làm giảm giá trị sử dụng do gây
mùi khó chịu [17]. Dầu tràn gây ảnh hưởng đến nền kinh tế, đặc biệt là đến các
ngành nuôi trồng - đánh bắt thủy hải sản và du lịch. Sự cố tràn dầu gây tổn hại đến
các hệ sinh thái nên đã làm giảm số lượng các loài thủy sản, đặc biệt là các loài cá.
Đây là một thiệt hại lớn với ngành kinh tế biển, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống
của người dân vùng ven biển. Ngoài ra, nó còn gây ảnh hưởng đến các hoạt động du
lịch bởi điều kiện đặc thù của ngành này phải gắn liền với hệ sinh thái, ảnh hưởng
đến sản xuất nông nghiệp. Cuối cùng hậu quả nghiêm trọng nhất là gây ảnh hưởng
đến sức khỏe, cũng như tính mạng của con người do quá trình sinh hoạt và sử dụng
các thực phẩm nhiễm dầu [17].
Ô nhiễm dầu tại một số cảng biển của Việt Nam cũng đang là một vấn đề đáng
lo ngại. Hiện nay hệ thống cảng biển Việt Nam có 91 cảng lớn nhỏ, tổng chiều dài
tuyến mép bến hơn 37 km, hơn 160 bến phao, 300 cầu cảng. Nồng độ dầu ở tất cả
các cảng đều vượt mức cho phép 0,3 mg/L cảng Hải Phòng 0,42 mg/L; cảng Cái
Lân 0,6 mg/L; cảng Vũng Tàu 0,52 mg/L; cảng Vietsovpetro 7,57 mg/L. Với tốc độ
xây dựng bến cảng mỗi năm tăng lên 6%, cả nước tăng thêm 2 km cầu cảng, lượng
hàng hoá qua bến cảng Việt Năm tăng 15% năm, vì vậy cần có những biện pháp
quản lý tình hình ô nhiễm dầu tại các khu vực này [31].
Ngoài ra, ô nhiễm dầu còn do nguyên nhân từ các cơ sở công nghiệp, dân cư
đô thị và tại các khu vực tổng kho xăng dầu,… Trong quá trình dịch vụ, sản xuất
công nghiệp, khối lượng dầu mỏ bị tháo thải qua hoạt động công nghiệp vào hệ
thống cống thoát nước của nhà máy đổ ra sông rồi ra biển. Số lượng dầu mỏ thấm
qua đất và lan truyền ra biển ước tính gần 3 triệu tấn mỗi năm. Tính đến 11/2010
lượng dầu theo nước thải ra môi trường biển vào khoảng 35-160 tấn/ngày [43]. Từ
những con số trên cho thấy các cơ sở công nghiệp và đô thị mọc lên càng nhiều thì
3
gánh nặng môi trường biển ngày càng lớn nếu như nhà nước không có chính sách
bảo vệ cụ thể.
Bên cạnh đó, hiện nay tại Việt Nam đã có chiến lược xây dựng các nhà máy
lọc dầu, trong số đó đáng kế là các dự án lớn: Dung Quất (Quảng Ngãi), Nghi Sơn
(Thanh Hoá), Long Sơn (Bà Rịa -Vũng Tàu) [35]. Điều này đồng nghĩa với việc quá
trình vận chuyển dầu thô vào nước ta sẽ tăng, nguy cơ xảy ra các sự cố về dầu cũng
không ngoại lệ. Đứng trước nguy cơ đó, việc tìm ra các biện pháp ứng phó với sự
cố tràn dầu là một vấn đề vô cùng quan trọng.
Ngoài các biện pháp cơ học, ứng phó tại chỗ giảm thiệt hại lớn như sử dụng
phao dầu tràn, bơm hút dầu còn có các phương pháp hóa học sử dụng các chất phân
tán hóa học, các chất hấp thụ, hấp phụ và phương pháp xử lý sinh học. Trong đó,
phương pháp sử dụng chất hấp phụ đang chiếm ưu thế nhất bởi tính chất thu hồi
được sau khi xử lý và ít gây ảnh hướng đến môi trường [38].
Phần lớn các vật liệu hấp phụ được sử dụng hiện nay làm từ đất sét, rơm rạ
đều có ưu điểm là nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, rẻ tiền nhưng lại cho
khả năng hấp phụ rất thấp. Trong khi đó, các vật liệu tổng hợp bằng polymer, nano
có độ hấp phụ cao nhưng quá trình sản xuất lại rất phức tạp dẫn đến giá thành không
hề thấp. Một câu hỏi đặt ra ở đâu là “Liệu có một vật liệu nào có thể khắc phục
được các yếu điểm trên, vừa là nguồn nguyên liệu có sẵn, rẻ tiền trong điều kiện
Việt Nam mà có thể cho khả năng hấp phụ dầu cao?”
Để trả lời câu hỏi trên, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên
thế giới đã được thực hiện. Gần đây, Viện nghiên cứu năng lượng hạt nhân Hàn
Quốc KAERI đã chế tạo được một loại vật liệu thẩm thấu thân thiện với môi
trường, có thể giúp đẩy nhanh quá trình làm sạch dầu tràn trên biển [40]. Vật liệu
này được làm từ thớ gỗ của cây Kapok thường mọc ở Philippines, Indonesia và
Myanmar, có khả năng hút nhanh chóng nhiều loại dầu khác nhau trên mặt nước.
Các thử nghiệm cho thấy bình quân, 1kg vật liệu mới có thể hút 40 - 60 kg dầu [40].
Các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm của Đại học Case Western Reserve, Mỹ đã
chế tạo một loại bọt siêu nhẹ từ đất sét và nhựa cao cấp, có khả năng hút dầu ra khỏi
4
nước bị ô nhiễm, được gọi là Aerogel [29]. Tại Việt Nam, cũng có một số công
trình nghiên cứu về các vật liệu hấp phụ dầu từ thiên nhiên như “Nghiên cứu khả
năng hấp phụ hỗn hợp nhũ tương dầu trong nước (O/W) bằng vỏ trấu được xử lí với
chất hoạt động bề mặt Cetyl Trymetyl Ammonium Bromide (CTAB)” của Lê Thị
Kim Liên [9], “Nghiên cứu và khảo sát khả năng xử lý dầu loang bằng rau Neptunia
Oleracea của Nguyễn Hữu Biên và Phạm Quang Thới” [1]. Bên cạnh đó, còn rất
nhiều công trình nghiên cứu khác về các vật liệu phế thải nông nghiệp như mùn
cưa, lõi ngô, bã mía,…
Trong đề tài này, tác giả chọn vật liệu nghiên cứu là VSR bởi đây là một loại
phế phẩm nông nghiệp rẻ tiền, sẵn có và trong thành phần hóa học của nó có chứa
celluloses với các nhóm chức sẵn có như hydroxyl (-OH), nhóm anpha -
cenllulose [20]. Đây là những nhóm chức tiềm năng cho việc sử dụng vỏ sầu riêng
làm vật liệu hấp phụ cho quá trình nghiên cứu xử lý dầu.
Sầu riêng là loại cây ăn trái đặc sắc ở vùng Đông Nam Á [16]. Tại Việt Nam,
sầu riêng du nhập từ Thái Lan và được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Nam
của nước ta [39]. Sản lượng sầu riêng thu hoạch hằng năm tại các tỉnh vùng Nam
Bộ là 210.575 tấn/năm, và lượng VSR hằng năm vào khoảng 115.816 −117.922
tấn/năm [39]. Cho thấy loại trái cây này có tiềm năng rất lớn trong việc ứng dụng
làm vật liệu hấp phụ dầu, bởi hiện nay vỏ sầu riêng chủ yếu là bỏ đi sau khi sử
dụng. Đây có thể nói là nguồn nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền thích hợp trong điều kiện
Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu sử dụng VSR trực tiếp để hấp phụ dầu thì có một nhược điểm
lớn đó là khả năng ưa nước cao, làm cho vật liệu nhanh chóng bị bão hòa, dẫn đến
khả năng hấp phụ dầu kém. Một câu hỏi đặt ra là: “Làm thể nào để vừa hạn chế
được khả năng ưa nước của VSR, vừa tăng cường khả năng hấp phụ dầu?”. Một
trong những giải pháp theo nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy, khi tạo ra các liên
kết bề mặt giữa vật liệu hữu cơ với các hợp chất bề mặt, các hợp chất cao phân tử
hoặc các acid béo thì có thể gia tăng khả năng hấp phụ dầu của vật liệu. Cụ thể, theo
phát hiện của Tiến sĩ S. Kathiresan, giảng viên Khoa Công nghệ sinh học của Đại
5
học AIMST, Malaysia đã phát hiện ra rằng bột vỏ sầu riêng, sau khi được bổ sung
acid béo, có thể được sử dụng để loại bỏ dầu trong nước [30].
Với tình hình ô nhiễm dầu đang diễn ra, bên cạnh đó là sự khó khăn của các
vật liệu hấp phụ dầu đang gặp phải về khả năng hấp phụ dầu, chi phí sản xuất cũng
như nguồn nguyên liệu đầu vào. Với tiềm năng của VSR như vậy, tác giả Trịnh
Trọng Nguyễn đã nghiên cứu chế tạo thành công vật liệu hấp phụ dầu từ VSR.
Nhưng nghiên cứu mới chỉ áp dụng thử nghiệm trên mẫu nước nhiễm dầu giả định
(dầu pha trong nước cất), việc áp dụng thực tế trên nước biển, nước sông thì chưa
thử nghiệm. Vì thực tế là trong các điều kiện môi trường khác nhau có thể ảnh
hưởng đến quá trình hấp phụ như độ mặn, sự có mặt của các ion khác, hàm lượng
dầu,… Loại vật liệu VSR sử dụng hiện nay là sầu riêng Ri6, nên liệu loại vật liệu
VSR khác nhau có ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ dầu của vật liệu hay không thì
đề tài chưa đánh giá được. Nghiên cứu của sinh viên kế thừa những tư liệu của tác
giả Trịnh Trọng Nguyễn và đi sâu vào những hạn chế của đề tài.
Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý
dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng”, nhằm mục đích so sánh khả năng hấp phụ
dầu của 3 loại VSR (RI 6, 6H, CB) từ đó chọn ra loại VLHP tốt nhất từ 3 loại VSR
(RI 6, 6H, CB) và ứng dụng sử lý nguồn nước biển nhiễm dầu. Việc khảo sát khả
năng hấp phụ dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng mang một ý nghĩa hết quan
trọng bởi đây là một loại phế thải nông nghiệp rất phổ biến ở Việt Nam, nếu kết quả
khảo sát cho kết quả hấp phụ tốt thì đây sẽ là loại vật liệu hấp phụ được xem là rất
thích hợp trong điều kiện hiện nay, bởi vừa đáp ứng được giá thành thấp mà cho
khả năng hấp phụ cao. Hứa hẹn đây là một tiềm năng với các nước phát triển loại
cây ăn quả này.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu lâu dài
+ Xây dựng cơ sở để chế tạo một loại vật liệu hấp phụ dầu có nguồn gốc từ
VSR, một loại phế thải nông nghiệp nhưng cho khả năng hấp phụ dầu cao.
6
+ Ứng dụng thực tế vào xử lý nước thải nhiễm dầu hoặc xa hơn nữa là các sự
cố tràn dầu ven biển.
2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Xác định hiệu quả hấp phụ của 3 loại VSR (6H, CB, RI6) và xem loại vỏ
VSR tự nhiên và bổ sung biến tính. Chọn ra loại VSR hấp phụ dầu tối ưu.
+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ dầu của 3 loại VSR
trong 2 trường hợp (tự nhiên và bổ sung acid béo).
+ Đánh giá hiệu quả của vật liệu VSR sau biến tính trong xử lý nguồn nước
mặn nhiễm dầu thực tế
3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
+ Nghiên cứu được tiến hành trên các đối tượng sau:
▪ VSR được thu về từ các điểm bán sầu riêng trên địa bàn Quận Bình
Thạnh.
▪ Dầu sử dụng: dầu Diesel, khối lượng riêng 840 kg/m3
.
+ Địa điểm nghiên cứu: tại phòng thí nghiệm Trường Đại học Công nghệ
TP.HCM khu công nghệ cao Quận 9
+ Nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu trên một số nguồn nước biển và
nước sông.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
4.1. Khoa học
Giá trị có tính khoa học của đề tài là:
+ Cách xử lý dầu tràn có tính khoa học cao, không gây ảnh hưởng môi
trường.
+ Ngoài ra nghiên cứu này có thể cung cấp một số thông tin cho các nghiên
cứu sau về vấn đề này.
4.2. Thực tiễn
+ Giải quyết được một lượng không ít rác thải nông nghiệp từ vỏ sầu riêng.
+ Nguyên liệu có sẵn có thể tiết kiệm được một lượng lớn chi phí xử lý cho
các công ty, doanh nghiệp gây ra sự cố dầu tràn.
7
+ Bảo tồn các loài sinh vật ven biển và con người sinh sống tại khu vực có sự
cố tràn dầu.
5. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu sử dụng vật liệu hấp thụ dầu tràn là hướng của rất nhiều đề tài,
nhưng đối tượng nghiên cứu là VSR thì cũng được nghiên cứu trước “Nghiên cứu
sử dụng vỏ sầu riêng hấp phụ dầu khoáng” của Trinh Trọng Nguyễn nhưng chỉ
dừng lại ở một loại vỏ sầu riêng và không được ứng dụng vào nguồn nước thực tế.
Hướng đi mới của đề tài là khảo sát, so sánh khả năng hấp phụ dầu của 3 loại VSR
(RI 6,6H, CB) từ đó chọn ra loại VLHP tốt nhất từ 3 loại VSR (RI 6, 6H, CB) và
ứng dụng sử lý nguồn nước biển nhiễm dầu
6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Nội dung 1: Tổng hợp, biên hội các tài liệu có liên quan
1.2. Nội dung 2: Chế tạo và khảo sát vật liệu hấp phụ từ VSR.
1.3. Nội dung 3: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ.
1.4. Nội dung 4: Khảo sát khả năng hấp phụ của 3 VSR ( 6H, RI6, CB). So sánh
khả năng hấp phụ dầu của VSR với một số vật liệu khác.
1.5. Nội dung 5: Khảo sát ảnh hưởng độ mặn đến khả năng hấp phụ của vật liệu.
Ứng dụng vật liệu VSR trong xử lý nước mặn nhiễm dầu.
Cấu trúc của đồ án gồm 3 nội dung chính sau đây:
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG BAO GỒM 3 CHƯƠNG:
Chương 1. Tổng quan (bao gồm các nội dung về hiện trạng ô nhiễm dầu tại
Việt Nam, vật liệu nghiên cứu, quá trình hấp phụ, các loại vật liệu hấp phụ dầu
hiện nay, các nghiên cứu liên quan)
Chương 2. Nội dung, vật liệu và phương pháp nghiên cứu
+ Nội dung nghiên cứu gồm 5 nội dung:
▪ Nội dung 1: Tổng hợp, biên hội các tài liệu có liên quan
▪ Nội dung 2: Chế tạo và khảo sát vật liệu hấp phụ từ VSR.
▪ Nội dung 3: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ.
8
▪ Nội dung 4: Khảo sát khả năng hấp phụ của 3 VSR ( 6H, RI6,
CB). So sánh khả năng hấp phụ dầu của VSR với một số vật liệu
khác.
▪ Nội dung 5: Khảo sát ảnh hưởng độ mặn đến khả năng hấp phụ
của vật liệu. Ứng dụng vật liệu VSR trong xử lý nước mặn nhiễm
dầu.
+ Phương pháp nghiên cứu gồm các nội dung sau:
▪ Phương pháp kế thừa.
▪ Phương pháp cụ thể.
Chương 3. Kết quả và thảo luận
+ Chế tạo vật liệu hấp phụ từ vỏ sầu riêng (6H, CB, RI6).
+ Hình thái bề mặt, màu sắc của vật liệu.
+ Kết quả hấp phụ dầu của VSR - M.
+ Kết quả hấp phụ dầu của VSR - AS.
+ So sánh khả năng hấp phụ dầu với các vật liệu hấp phụ khác.
+ Khảo sát ảnh hưởng độ mặn của vật liệu
+ Kết quả ứng dụng vật liệu VSR trong xử lý mội trường nước măn
nhiễm dầu.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
9
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM DẦU TẠI VIỆT NAM
1.1.1. Sơ lược về dầu và ô nhiễm dầu [10]
Dầu là chất lỏng sánh, thường có mùi đặc trưng, nhẹ hơn nước và không tan
trong nước. Chúng bị oxy hóa rất chậm, có thể tồn tại đến 50 năm.
Dầu tồn tại ở 4 dạng phổ biến sau:
+ Dạng tự do: ở dạng này dầu sẽ nổi lên thành các màng dầu. Dầu hiện
diện dưới dạng các hạt dầu tự do hoặc lẫn với một ít nước, dầu tự do sẽ nổi lên
trên bề mặt do trọng lượng riêng của dầu thấp hơn so với trọng lượng riêng của
nước
+ Dạng nhũ tương cơ học: có 2 dạng nhũ tương cơ học tùy theo đường
kính của giọt dầu:
• Vài chục micromet: độ ổn định thấp
• Loại nhỏ hơn: có độ ổn định cao, tương tự như dạng keo
+ Dạng nhũ tương hóa học: là dạng tạo thành do các tác nhân hóa học (xà
phòng, xút ăn da, chất tẩy rửa, Na) hoặc các hóa học asphalten làm thay đổi sức
căng bề mặt và làm ổn định hóa học dầu phân tán.
+ Dạng hòa tan: Phân tử hòa tan như các chất thơm.
Ngoài ra dầu không hòa tan tạo thành một lớp màng mỏng bọc quanh các chất
rắn lơ lửng, chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng lắng hoặc nổi của các chất
rắng lơ lửng khi tạo thành các hợp chất kết hợp không lắng được.
Trong dầu có tới hàng trăm loại hydratcacbon khác nhau đại diện cho
nhiều loại cấu trúc riêng biệt. Chỉ tính xăng là loại hỗn hợp hydratcacbon dầu mỏ
tinh chế, đã có 200 chất khác nhau ở tính bay hơi, tính hòa tan, tính hấp thụ.
Thành phần cơ bản của dầu gồm:
+ Hydratcacbon mạch thẳng 30 – 35%
+ Hydratcacbon mạch vòng 25 – 75%
+ Hydratcacbon thơm 10 – 20%
+ Các hợp chất chứa oxy như axit, ceton, các loại rượu
10
+ Các hợp chất chứa nitơ như furol, indol, carbazol
+ Các hợp chất chứa lưu huỳnh như hắc ín, nhựa đường, bitum
Dầu ở các vùng khác nhau có thành phần hóa học khác nhau. Phân loại
chúng dựa trên cơ sở thành phần parafin, hydratcacbon thơm hay hydratcacbon
phân cực.
Các thành phần hóa học có trong dầu mỏ thường rất khó phân hủy. Do đó,
việc ứng dụng các quá trình sinh học để xử lý ô nhiễm dầu mỏ có đặc điểm rất
riêng biệt.
1.1.2. Sự cố tràn dầu ở việt nam từ năm 2004 đến nay [41]
Theo số liệu thống kê các sự cố tràn dầu được trung tâm miền Trung xử lý
thành công từ năm 2004 đến tháng 7/2013 đã xảy ra 34 vụ sự cố tràn dầu trên toàn
khu vực miền trung, tổn thất hàng triệu tấn dầu DO và gây ảnh hưởng đến môi
trường nghiêm trọng và Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh
Ngọc tại hội nghị bàn về hoàn thiện thể chế, tăng cường năng lực ứng phó khắc
phục sự cố tràn dầu xảy ra trên biển Việt Nam diễn ra vào hôm nay 15-4, tại Hà Nội
hàng năm có trên 10 vụ tràn dầu lớn được ghi nhận. Cụ thể một số sự cố nghiêm
trọng như sau:
+ Sự cố tràn dầu các tỉnh ven biển miền trung xảy ra trên địa bàn các tỉnh Quảng
Bình và từ tỉnh Quảng Trị đến tỉnh Bình Thuận. Thời gian: Từ cuối tháng
01/2007 đến tháng 07/2007. Số lượng thu gom hơn 2000 tấn rác thải lẫn dầu.
+ Sự cố tàu VITAMIN GAS thuộc Công ty cổ phần vận tải biển châu Á - Thái
Bình Dương, trọng tải 1.135 tấn, đi từ Vũng Tàu ra Cửa Lò - Nghệ An trên
đường qua vùng biển thuộc tỉnh Bình Định thì gặp sự cố. Thời gian: ngày
16/01/2010.
+ Sự cố tràn dầu ven biển tỉnh Bình Thuận tại khu vực ven biển Tiến Thành
(Phan Thiết) kéo dài đến Hải đăng Kê Gà (Hàm Thuận Nam) xuất hiện vô số
viên dầu vón cục to bị sóng đánh dạt lên bờ. Thời gian: ngày 22/02/2010. Số
lượng thu gom: trên 10 tấn rác thải nhiễm dầu.
11
+ Sự cố tràn dầu ven biển tỉnh Quảng Trị tại đảo Cồn Cỏ và các xã ven biển
huyện Vĩnh Linh. Thời gian: tháng 05/2011. Số lượng thu gom: 10 tấn rác thải
nhiễm dầu.
+ Sự cố cháy buồng máy tàu Phương Nam Star chở 5.600 m3
DO trên vùng biển
Quảng Nam. Thời gian: tháng 11/2011.
+ Ngày 7/7/2013, tại khu vực biển Quy Nhơn ở Hải Minh, thuộc khu vực 9,
phường Hải Cảng, TP. Quy Nhơn đã xảy ra sự cố tràn dầu.
+ Ngày 16/8/2017 tại Khu vực Vũng Oản. khi đang chuyển tải dầu từ tàu QN-
3438H sang tàu QN-3268H bằng đường ống nhựa cao su 100, dài 30m thì
đoạn đường ống truyền tải bị bục, ước khoảng hơn 200 lít dầu tràn ra vịnh Hạ
Long.
+ Ngày 10/8/2017 Để khắc phục sự cố tàu Đức Cường 06 (thuộc Công ty CP
vận tải Đức Cường, trụ sở tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) bị chìm ở khu
vực biển giáp ranh Thanh Hóa - Nghệ An, dầu đã loang ra khắp bề mặt biển
ước tính hàng trăm m2
.
1.1.3. Nồng độ dầu tại một số cảng biển Việt Nam
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển (QCVN 10-
MT:2015/BTNMT), Quy định về nồng độ dầu cho phép trong nước biển là 0,5
mg/L.
Đồ thị 1.1: Nồng độ dầu tại một số cảng biển của Việt Nam.
(Nguồn: VFEJ.VN - Diễn đàn các nhà báo môi trường Việt Nam).
0.4 0.5 0.6 0.69
7.6
0
1
2
3
4
5
6
7
8
Hải Phòng Cái Lân Vũng Tàu Phú Quốc Vietso Petro
nồng độ (mg/l) QCVN 10:2015BTNMT
0.5mg/l
Nồng
độ
dầu
(mg/l)
12
Do đặc điểm tại các khu vực cảng của nước ta có rất nhiều tàu thuyền qua lại
nên nguyên nhân gây ra nồng độ dầu vượt qua giới hạn cho phép tại nơi đây có thể
là do quá trình rò rỉ dầu từ tàu thuyền qua lại, quá trình xúc rửa lan can của các tàu
thuyền trở dầu, ngoài ra còn có thể do các sự cố về dầu nên đã làm cho nồng độ dầu
tăng cao.
Đồ thị 1.2: Lượng dầu tràn gây ô nhiễm biển Việt Nam qua các năm.
(Nguồn: Bộ tài nguyên và môi trường).
Lượng dầu tràn trên biển đang có diễn biến trong những năm gần đây, đặc biệt
là đang có xu hướng tăng mạnh. Theo báo cáo của Sở TN&MT Hải Phòng đưa tin,
hàm lượng dầu trong nước vùng bờ Hải Phòng hiện khá cao, trung bình 0,4 mg/L,
dao động trong khoảng từ 0,1 - 1,1 mg/L [4].
Các khu vực có hàm lượng dầu cao là mặt nước khu vực cảng Hải Phòng có
độ nhiễm dầu từ 0,3 - 0,6 mg/L, vượt tiêu chuẩn cho phép. Vùng ven bờ quận Hải
An, huyện Kiến Thụy, hàm lượng dầu trung bình khoảng 0,6 mg/L. Khu vực cửa
sông Bạch Đằng, kết quả khảo sát trong nhiều năm cho thấy nồng độ dầu có xu
hướng tăng cao, đặc biệt khu vực trong sông, nơi gần bến cảng, nhất là khu vực Sở
Dầu [4].
Vì vậy, cần có những biện pháp quản lý cũng như biện pháp khắc phục, thu
hồi dầu ngay khi xảy ra sự cố để tránh gây tổn thất lớn cũng như gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường.
13
1.1.4. Ô nhiễm dầu tại các khu vực tổng kho xăng dầu [36]
1.1.4.1. Khu vực kho chứa: phát sinh do các nguyên nhân chính sau:
− Súc rửa, làm mát bồn chứa.
− Vệ sinh máy móc, thiết bị.
− Rơi vãi xăng dầu xuống nguồn nước.
− Xảy ra sự cố.
− Nước mưa chảy tràn qua khu vực kho.
Trong đó nước xả cặn từ quá trình súc rửa bồn chứa với chu kỳ 2 năm súc rửa
1 lần là nguồn thải có mức độ ô nhiễm dầu cao nhất, nồng độ lên đến hàng chục
ngàn ppm.
1.1.4.2. Khu vực cảng tiếp nhận
+ Nước dằn tàu, nước vệ sinh tàu.
+ Nước ống dầu (khi kéo từ biển lên boong).
+ Rò rỉ trên đường ống dẫn dầu từ tàu về kho chứa…
Bảng 1.1: Hàm lượng dầu tồn tại trong nước dưới dạng nhũ tương của các
tổng kho chứa xăng, dầu tại Tp.HCM
STT
Tên kho chứa xăng dầu tại
Tp.HCM
Lượng dầu tồn tại trong nước thải
dưới dạng nhũ tương (mg/L)
1 Kho Nhà Bè của Petrolimex 150
2 Kho Nhà Bè của Petec 249
3 Kho Nhà Bè của Mipec 300
4 Kho Nhà Bè của Vinapco 265
5 Kho Cát Lái của Petec 246
6 Kho Cát Lái của Sài Gòn Petro 218
[Nguồn: 43]
Hàm lượng dầu tồn tại ở dạng nhũ tương của các tổng kho chứa xăng dầu trên
địa bàn Tp. HCM nằm trong khoảng 150 - 300 mg/L.
14
Bảng 1.2: Giá trị tối đa của các thông số ô nhiễm trong nước thải của kho và
cửa hàng xăng dầu
TT Thông số ĐVT
Giá trị tối đa
Cột
A
Cột B
Kho
Cửa hàng
có dịch vụ
rửa xe
Cửa hàng
không có dịch
vụ rửa xe
1 pH 6-9 5,5-9 5,5-9 5,5-9
2
Tổng chất rắn lơ
lửng (TSS)
mg/L 50 100 120 120
3
Nhu cầu oxy hóa
(COD)
mg/L 50 100 150 150
4
Dầu mỡ khoáng
(tổng
hydrocarbon)
mg/L 5 15 18 30
1.1.5. Ô nhiễm dầu tại các nhà máy lọc dầu, giàn khoan và nhà máy sản xuất dầu
nhờn [18]
Các nhà máy lọc dầu thải ra một lượng lớn nước nhiễm dầu, nếu không được
xử lý sẽ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến môi trường biển. Đặc
biệt ở Việt Nam, sự xuất hiện của nhà máy lọc dầu Dung Quất với sản lượng 7 triệu
tấn/năm sẽ tác động đáng kể đến môi trường ở vịnh Việt Thanh. Sự gia tăng hàm
lượng dầu và các kim loại nặng trong trầm tích dưới biển xung quanh các khu vực
mỏ cho thấy đã có những ảnh hưởng nhất định của việc thải mùn khoan, dung dịch
khoan và nước thải vào môi trường biển.
Chúng ta cần quan tâm đến các biện pháp giảm thiểu việc thải đổ trực tiếp
mùn khoan, dung dịch khoan và nước thải xuống biển; cần áp dụng các công nghệ
tiên tiến về khoan, dung dịch khoan, xử lý chất thải khoan, nước khai thác, các chất
15
lỏng, rắn…thay thế cho các công nghệ cũ; áp dụng các giải pháp kĩ thuật để quản lý
và kiểm soát các loại chất thải dầu khí.
1.1.5.1. Nguyên nhân nước thải nhiễm dầu xuất hiện
− Nước trong quá trình làm sạch hoặc mục đích khác;
− Nước trong quá trình xúc rửa đường ống xuất nhập dầu thô và xăng, dầu
thành phẩm;
− Nước xuất hiện do trong một số quá trình công nghệ lọc, hóa dầu. Nước dạng
này tiếp xúc trực tiếp với dầu thô;
− Đặc biệt một số lượng nước dùng để làm lạnh trong các thiết bị làm lạnh;
− Nước được phân loại là nước thải nếu nó có lẫn các hydrocacbon hoặc các
thành phần khác.
1.1.5.2. Thành phần nước thải của các nhà máy lọc, hóa dầu
− Hydrocacbon;
− Kim loại nặng;
− Hợp chất phenol;
− NH3.
Bảng 1.3: Hàm lượng dầu tồn tại trong nước dưới dạng nhũ tương của các nhà
máy dầu nhờn tại Tp.HCM
STT
Nhà Máy dầu mỡ nhờn tại
Tp.HCM
Lượng dầu tồn tại trong nước thải
dưới dạng nhũ tương
(mg/L)
1 BP-Castrol 86
2 Petrolimex 205
3 Vilube 105
4 Solube 305
5 AP Sài Gòn Petro 250
6 PV Oil 310
[Nguồn:41]
16
Hàm lượng dầu tồn tại trong nước dưới dạng nhũ tương tại các nhà máy dầu
nhờn của Tp.HCM nằm trong khoảng từ 86 – 310 mg/L.
1.1.6. Ô nhiễm dầu tại các khu vực rửa xe
Nước thải từ các cơ sở rửa xe, bảo dưỡng, bảo hành xe có lẫn dầu, mỡ nhờn.
Theo số liệu thống kê của công ty dầu nhờn Shell hiện tại trên địa bàn Tp.HCM có
hơn 5.000 cơ sở rửa xe, thay dầu nhớt bảo dưỡng xe. Nên một số lượng rất lớn nước
thải có nhiễm dầu thải ra môi trường mà không qua bất cứ hệ thống xử lý nào cả.
Hoạt động rửa xe bao gồm 4 bước liền kề nhau:
1.1.6.1. Bước 1: Rửa bụi
Dùng nước áp lực cao rửa trên thân xe và động cơ nước thải loại này chứa một
lượng bùn, đất và dầu tự do. Hơn nữa dưới áp lực nước lớn nước thải nhiễm dầu
dạng này tạo thành nhũ tương dầu/nước.
1.1.6.2. Bước 2: Phun bọt
Tác nhân tạo bọt là bình xịt lên thân xe và động cơ. Nước thải loại này tồn tại
tác nhân tạo nhũ cao. Cuối cùng nước thải dạng này kết hợp nước thải từ bước 1
hình thành nhũ tương dầu/ nước có độ ổn định cao.
1.1.6.3. Bước 3: Giai đoạn làm sạch
Đây là bước dùng nước sạch trong bình áp lực cao để di chuyển tác nhân tạo
nhũ. Nước loại này chứa ít tác nhân tạo nhũ vì nó được pha loãng bởi nước sạch.
1.1.6.4. Bước 4: Giai đoạn lau khô và đánh bóng xe
Nước làm bóng được thoa lên thân xe và cuối cùng làm khô bằng khí nóng.
Nước sạch mà thành phần cứng cao, hữu cơ không nên sử dụng trong bước này vì
nó có thể làm cho bề mặt xe không được bóng.
Các kiểu nước thải từ các trạm xăng dầu và rửa xe ở Bangkok, Thailan được
cho trong bảng sau:
17
Bảng 1.4: Nước thải nhiễm dầu của các trạm xăng dầu và rửa xe ở Bangkok,
Thailan [19]
Trạm xăng dầu & rửa
xe
Dầu mỡ BOD
Chất rắn lơ
lững pH
(mg/L) (mg/L) (mg/L)
Caltex, Bangkaen 31,6 42 113 7,60
PTT, Bangkaen 25,9 39 86 7,02
Shell, Bangkaen 21,5 23 92 7,85
PTT, Vipavaolee 280,5 180 346 7,51
Shell, Kaseat 63,6 200 346 7,06
Caltex, Nakhornpathum 57,0 500 4724 6,44
Shell, Nakhornpathum 23,3 10 310 7,05
Esso, Nakhornpathum 161,2 1220 952 6,32
PTT, Nonthaburi 7,8 11 696 7,16
Shell, Nonthaburi 14,4 28 121 7,24
Esso, Nonthaburi 16,1 21 682 6,69
Khoảng 7,8-280,5 10-1220 86-4724 6,32-7,86
Giá trị trung bình 63,9 206,72 760 7,08
Hàm lượng dầu trong nước thải nhiễm dầu tại các trạm xăng dầu và rửa xe ở
Bangkok, Thailan có hàm lượng dầu tương đối thấp. Tuy nhiên, tại một số điểm
hàm lượng dầu có thể lên đến 280 mg/L.
1.1.7. Ảnh hưởng của sự cố tràn dầu [3]
1.1.7.1. Ô nhiễm dầu tác động đến hệ sinh thái biển Việt Nam
a. Tổng quan về các hệ sinh thái biển Việt Nam
Biển Đông là một biển lớn (đứng thứ 2 trên thế giới sau biển San Hô ở phía
Đông nước Australia) với diện tích 3,4 triệu km2
và tiếp giáp với 9 quốc gia. Kết
quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết, trong vùng biển ở nước ta đã phát
hiện được 12.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái (HST) điển hình
như rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, vùng triều cửa sông, đảo, rạn san hô, đáy mềm,
18
đầm phá... Trong đó, có trên 2.038 loài cá, 6.000 loài động vật đáy, 635 loài rong
biển, 43 loài chim, trên 40 loài thú và bò sát biển và hàng ngàn loài động thực vật
phù du khác đã tạo ra các quần xã sinh vật đặc biệt phong phú.
Theo tính toán của các nhà hải dương học, biển Việt Nam có trữ lượng
khoảng 3 - 4 triệu tấn cá, khả năng khai thác là 1,5 - 2,0 triệu tấn, mực 30.000 -
40.000 tấn, tôm biển 50.000 - 60.000 tấn, thân mềm phải đạt đến hàng triệu tấn. Với
nguồn lợi này sẽ giúp cho ngành thủy sản nước ta ngày càng phát triển.
b. Tác động của ô nhiễm dầu đến các HST
Ô nhiễm dầu cũng làm biến đổi cân bằng oxy, gây ra độc tính tiềm tàng trong
HST, khi sự cố ô nhiễm dầu xảy ra, các HST đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng và thể
hiện rõ nét nhất là HST rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các
rạn san hô. Ô nhiễm dầu đã làm giảm sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi
phục của các HST từ tác động của các tai biến. Cụ thể, các tác động tiêu cực của ô
nhiễm dầu đến các HST được hiểu theo 3 cấp độ: suy thoái, tổn thương và mất
HST.
Như vậy, có thể thấy ô nhiễm dầu đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên các
HST biển và ven biển ở các khía cạnh sau:
Làm biến đổi cân bằng oxy của HST: Dầu có tỷ trọng nhỏ hơn nước, khi chảy
loang trên mặt nước, dầu tạo thành váng và bị biến đổi về thành phần và tính chất.
Khi dầu loang, hàm lượng dầu trong nước tăng cao, các màng dầu làm giảm khả
năng trao đổi oxy giữa không khí với nước, làm giảm hàm lượng oxy của HST, như
vậy cán cân điều hòa oxy trong hệ sẽ bị đảo lộn.
Làm nhiễu loạn các hoạt động sống trong HST: Đầu tiên phải kể đến các
nhiễu loạn áp suất thẩm thấu giữa màng tế bào sinh vật với môi trường, cụ thể là các
loài sinh vật bậc thấp như sinh vật phù du, nguyên sinh động vật luôn luôn phải điều
tiết áp suất thẩm thấu giữa môi trường và cơ thể thông qua màng tế bào. Dầu bao
phủ màng tế bào, sẽ làm mất khả năng điều tiết áp suất trong cơ thể sinh vật, đồng
thời cũng là nguyên nhân làm chết hàng loạt sinh vật bậc thấp, các con non, ấu
19
trùng. Dầu bám vào cơ thể sinh vật sẽ ngăn cản quá trình hô hấp, trao đổi chất và sự
di chuyển của sinh vật trong môi trường nước.
Ảnh hưởng của dầu đối với chim biển chủ yếu là thấm ướt lông chim, làm
giảm khả năng cách nhiệt của bộ lông, làm mất tác dụng bảo vệ thân nhiệt của chim
và chức năng phao bơi, giúp chim nổi trên mặt nước. Bên cạnh đó, cá là nguồn lợi
lớn nhất của biển và cũng là đối tượng chịu tác động tiêu cực mạnh mẽ của sự cố ô
nhiễm dầu, ảnh hưởng này phụ thuộc vào mức độ tan của các hợp chất độc hại có
trong dầu vào trong nước.
Gây ra độc tính tiềm tàng trong HST: Ảnh hưởng gián tiếp của dầu loang đối
với sinh vật thông qua quá trình ngăn cản trao đổi oxy giữa nước với khí quyển tạo
điều kiện tích tụ các khí độc hại như H2S, và CH4 làm tăng pH trong môi trường
sinh thái. Dưới ảnh hưởng của các hoạt động sinh - địa - hóa, dầu dần dần bị phân
hủy, lắng đọng và tích lũy trong các lớp trầm tích của HST làm tăng cao hàm lượng
dầu trong trầm tích gây độc cho các loài sinh vật sống trong nền đáy và sát đáy biển.
Cản trở các hoạt động kinh tế ở vùng ven biển: Dầu trôi theo dòng chảy mặt,
sóng, gió, dòng triều dạt vào vùng biển ven bờ, bám vào đất đá, kè đá, các bờ đảo
làm mất mỹ quan, gây mùi khó chịu đối với du khách khi tham quan du lịch. Do
vậy, doanh thu của ngành du lịch cũng bị ảnh hưởng. Mặt khác, ô nhiễm dầu còn
làm ảnh hưởng đến nguồn giống tôm cá, thậm chí bị chết dẫn đến giảm năng suất
nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ven biển.
1.1.7.2. Thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra cho con người
Biển Đông và vùng bờ của nó là nơi giàu có và đa dạng các loại hình tài
nguyên thiên nhiên, cũng như chứa đựng tiềm năng phát triển kinh tế đa ngành, đa
mục tiêu. Bởi vậy, đây cũng là nơi tập trung sôi động các hoạt động phát triển của
con người: trên 50% số đô thị lớn, gần 60% dân số tính theo đơn vị cấp tỉnh, phần
lớn các khu công nghiệp lớn và các khu chế xuất, các vùng nuôi thủy sản, các
hoạt động cảng biển - hàng hải và du lịch đều được phát triển ở đây. Nên một
lượng lớn chất thải ở đây là không tránh khỏi, đặt biệt là các chất thải có mặt của
dầu.
20
Chất lượng môi trường biển thay đổi dẫn đến nơi cư trú tự nhiên của loài bị
phá huỷ gây tổn thất lớn về đa dạng sinh học vùng bờ. Dẫn tới hiệu suất khai thác
hải sản giảm, gây tổn thất lớn cho nền kinh tế biển nước ta.
Tràn dầu không chỉ gây tổn thất nguồn nguyên liệu cho quốc gia mà những
hậu quả của nó gây ra không nhỏ đến động thực vật, vùng biển trong khu vực gây
tốn kém chi phí bồi thường thiệt hại từ phía nhà nước, chi phí ứng cứu, khắc phục
sau ô nhiễm,...
+ Chỉ tính riêng vụ tràn dầu ở kho xăng dầu hàng không Liên Chiểu (Đà
Nẵng - 10/2008) đã gây tốn kém chi phí ứng cứu gần 800 triệu đồng và thiệt hại về
ngư nghiệp 122 triệu đồng, chưa kể việc bồi thường phục hồi môi trường bị suy
thoái.
+ Tàu chở dầu KASCO Monrovia va chạm với Cát Lái Jetty, trên sông
Sài Gòn - HCM vào tháng 01/2005, làm tràn 518 tấn DO, thiệt hại 1triệu USD.
+ Ngày 07/07/2013, tại khu vực biển Quy Nhơn ở Hải Minh, TP. Quy Nhơn
đã xảy ra sự cố tràn dầu, gây ra tổng thiệt hại gần 1,9 tỷ đồng. Riêng dầu loang gây
thiệt hại cho 80 hộ nuôi cá lồng bè, với 707 lồng nuôi gần 1,8 tỷ đồng.
Sự cố tràn dầu còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người: dầu bay hơi
vào không khí, ô nhiễm các sản phẩm thủy sản, thay đổi cách thức tiêu dùng của
người dân, tăng chấn thương xã hội…
1.2. VỎ SẦU RIÊNG
1.2.1. Nguồn gốc của VSR
VSR là sản phẩm phụ của quá trình tách vỏ sử dụng “cơm” từ quả sầu riêng để
làm thực phẩm trong sản xuất và trong sinh hoạt hằng ngày của con người.
21
Hình 1.1: Quả sầu riêng và vỏ sầu riêng.( tác giả)
Hình 1.2: Cơm sầu riêng. (Nguồn [33])
Sầu riêng tên khoa học Durio zibrthinus, là loại cây ăn trái đặc sắc ở vùng
Đông Nam Á. Sầu riêng có nguồn gốc từ Malaysia và Indonesia. Sau đó, lan dần
sang Philippines, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Ngoài ra còn được trồng ở
một số nước nhiệt đới Trung Nam Mỹ, một số nước ở Châu Phi và Châu Đại Dương
điển hình như Australia [13].
Chi Durian có nhiều loài, một trong số đó được trồng nhiều và có ý nghĩa kinh
tế nhất ở Đông Nam Á là Durio Zibethinus. Một số khác được trồng ít hơn, giá trị
kinh tế thấp hơn như Durio Oxleyanus, Durio Lowianus, Durio Graveolus [13] …
22
Thành phần chủ yếu của VSR là cellulose thuộc nhóm anpha - cenllulose, độ
ẩm đo được là 81,18%, hàm lượng tro là 0,936% và hàm lượng kim loại nặng có
trong VSR thấp, đáp ứng yêu cầu của an toàn thực phẩm [16].
Quả sầu riêng có một số đặc điểm như sau: Quả sầu riêng có gai dài và nhọn.
Trọng lượng quả từ 1,5 - 4 kg, cá biệt có quả 8 kg. Trong mỗi quả có 5 ô, mỗi ô có
2-6 múi [32].
Bảng 1.5: Tỉ lệ các thành phần trong một quả sầu riêng
STT Thành phần Tỉ lệ (% theo khối lượng)
1 Múi 20-30
2 Hạt 5-15
3 Vỏ 55-56
(Nguồn: [32])
1.2.2. Ngành trồng sầu riêng ở Việt Nam
1.2.2.1. Nguồn gốc và phân bố
Sầu riêng du nhập vào Việt Nam từ Thái Lan và được trồng chủ yếu ở phía
Nam, bởi vùng Nam bộ có điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, thủy văn, nhiệt độ ổn
định (trung bình từ 26,9o
C - 27,5o
C), nắng bình quân 2.400 giờ/năm rất thích hợp
cho cây sầu riêng sinh trưởng và phát triển. Đặc biệt, vùng Đồng bằng sông Cửu
Long, nhất là các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, có nguồn nước ngọt quanh
năm, đất đai phì nhiêu, phù sa bồi giúp cho sầu riêng tốt tươi quanh năm.
1.2.2.2. Các giống sầu riêng phổ biến tại Việt Nam
Tại nước ta có nhiều giống sầu riêng, trong đó có một số giống phổ biến hiện nay
như:
+ Sầu riêng Ri 6: xuất hiên cách đây rất lâu và cho đến nay đây là loại quả
thơm ngon, giá trị với đặc điểm là “hạt lép, cơm khô ráo, cầm không dính tay và
màu vàng trông thật hấp dẫn và thơm ngon”. Loại sầu riêng này cho giá trị kinh tế
cao và được xếp vào những loại quả thơm ngon được yêu thích tại các hội chợ và
cuộc thi. Điều đặc biệt là đây là giống cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc và có khả năng
23
thích nghi cao. Loại quả này cho thu hoạch sớm hơn các giống sầu riêng khác.
Được trồng nhiều ở Vĩnh Long, Cái Mơn, chợ Lách- Bến Tre [39].
+ Sầu riêng 6 Hữu: Mỗi trái nhỏ, thuôn dài, trọng lượng khoảng 1-2kg trở
lại. Vỏ nhiều gai xanh két giống sầu riêng chuồng bò, cơm sầu riêng Sáu Hữu vàng
đậm, bên ngoài nhìn mịn bắt mắt rất dễ nhận biết, các múi khá nhỏ, vỏ mỏng. Vị
béo, khi chín vừa rất béo, khi hơi chín ngọt đường. Hạt rất lép, cơm dẻo, năng suất
thấp, trái nhỏ nhẹ, giá lại cao, nhưng ít người biết đến nên được cho là giống sầu
riêng ít hiệu quả kinh tế, vì những lẽ đó mà rất ít nhà vườn trồng giống này. Phân bố
ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
+ Sầu riêng Chuồng Bò: Loại Sầu Riêng này có hình dạng hơi bầu bầu, gai
hơi to, vỏ mỏng, thịt vàng, hạt lép, mùi thơm, vị ngọt, béo, có màu vàng nhạt giống
Ri6. Được trồng nhiều ở Tiền Giang, Bến Tre, Bình Phước, Đồng Nai….
+ Sầu riêng khổ qua xanh: vỏ trái vẫn còn màu xanh khi chín, trái hơi dài,
chóp trái nhọn, có khía, và cuống trái ngắn nhỏ. Trồng nhiều ở Tiền Giang.
+ Sầu riêng khổ qua vàng: trái có màu vàng nhạt khi còn non, khi chín vỏ
trái có màu vàng. Chất lượng trái tương tự như loại khổ qua xanh nhưng cho năng
suất thấp nên ít được ưa chuộng.
+ Sầu riêng khổ qua hột lép: trái màu xanh vàng nhạt, gai to, thưa, chóp trái
phẳng, cuống trái dài, to. Năng suất khá (100 - 200 trái/cây/năm). Trái nặng 1,5 -
3kg, dầy cơm, phẩm chất ngon, tỷ lệ hột lép trong trái khá cao.
+ Sầu riêng Sữa hột lép: trái tròn, vỏ trái màu vàng nâu khi chín, cơm dày
màu vàng, hột lép nhiều, ít xơ, ngọt, béo, thơm. Năng suất trung bình. Trái nặng 2-
3kg, có thể thu hoạch trước trên cây. Đây là giống nổi tiếng ở vùng Chợ Lách (Bến
Tre).
Ngoài ra, còn có một số ít giống phổ biến khác như: sầu riêng Bí Rợ, Vàm
Xẻo, Sáp… và một số giống sầu riêng nhập từ Thái Lan, Mã Lai đang được trồng
thử nghiệm ở nhiều nơi.
24
1.2.2.3. Sản lượng sầu riêng tại Việt Nam
Những năm qua, diện tích và sản lượng sầu riêng trong vùng tăng khá nhanh.
Theo thống kê năm 2014, cả nước trồng trên 17.000 ha sầu riêng, trong đó có trên
15.200 ha trồng tập trung ở 4 tỉnh: Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre và Đồng Nai.
Hiện nay, toàn vùng có 12.737 ha sầu riêng cho thu hoạch với sản lượng 210.575 tấn
[37].
Bảng 1.6: Thống kê diện tích và sản lượng sầu riêng ở nước ta (năm 2014)
STT
Nơi trồng
sầu riêng
Diện tích
trồng
(ha)
Sản lượng
(tấn/năm)
Tổng
Diện tích
thu hoạch
(ha)
Sản lượng
(tấn/năm)
1
Vùng
Nam
Bộ
Tiền Giang 7.390 83.098
12.737 210.575
Bến Tre 1.843 18.500
Vĩnh Long 2.509 20.200
Đồng Nai 2
3.865 28.000
2 Các tỉnh khác 1.393 x x x
3 Tổng 17.000 x x x
(Nguồn: [6])
Ghi chú:
+ x: Chưa có số liệu cụ thể
Như vậy, với sản lượng sầu riêng thu hoạch hằng năm tại các tỉnh vùng Nam
Bộ là 210.575 tấn/năm, thì đồng nghĩa với lượng VSR bỏ đi khoảng 55 - 56% khối
lượng VSR, tức là khoảng 115.816 - 117.922 tấn VSR/năm chỉ tính riêng cho vùng Nam
Bộ.
Nếu có các biện pháp thu gom và quản lý một cách có hiệu quả nguồn đầu ra
này, thì có thể nói đây là một nguồn nguyên liệu vô cùng quý giá trong tương lai.
2
[*]: http://nongnghiep.vn/go-kho-cho-sau-rieng-dong-nai post145735.html.
25
1.3. QUÁ TRÌNH HẤP PHỤ
1.3.1. Khái niệm hấp phụ
Theo GS.TSKH Nguyễn Bin: “Hấp phụ là quá trình hút các chất rắn trên bề
mặt vật liệu xốp nhờ các lực bề mặt. Các vật liệu xốp được gọi là chất hấp phụ (hay
còn gọi là vật liệu hấp phụ), chất bị hút gọi là chất bị hấp phụ” [2].
Theo TS. Phan Xuân Vận và TS. Nguyễn Tiến Quý: “Hấp phụ, đó là hiện
tượng bề mặt nhằm thu hút chất bị hấp phụ lên bề mặt chất hấp phụ làm giảm sức
căng bề mặt của chất hấp phụ” [21].
Có nhiều khái niệm khác nhau về hấp phụ nhưng tóm lại, “Hấp phụ là quá
trình xảy ra khi một chất khí hay chất lỏng bị hút trên bề mặt một chất rắn xốp. Chất
khí hay hơi được gọi là chất bị hấp phụ (adsorbent), chất rắn xốp dùng để hút khí
hay hơi gọi là chất hấp phụ (adsorbate) và những khí không bị hấp phụ gọi là khí
trơ.
1.3.2. Cơ chế của quá trình hấp phụ [34]
Cơ chế của quá trình hấp phụ gồm 3 bước:
+ Bước 1: Sự khuếch tán chất đến bề mặt vật liệu hấp phụ.
+ Bước 2: Sự di chuyển đến mao quản của vật liệu hấp phụ.
+ Bước 3: Hình thành đơn chất bị hấp phụ lên bề mặt chất hấp phụ.
Hình 1.3: Cơ chế của quá trình hấp phụ.
26
Quá trình hấp phụ xảy ra do lực hút tồn tại ở trên và gần sát các mao quản (sức
căng bề mặt).
Sức căng bề mặt của vật liệu hấp phụ chủ yếu là các dạng liên kết như: liên kết
Vander Waals, liên kết tĩnh điện, liên kết Hydro, liên kết hóa trị...
1.3.3. Phân loại quá trình hấp phụ [34]
1.3.3.1. Hấp phụ vật lý
+ Các phân tử bị hấp phụ giữ lại trên bề mặt chất hấp phụ nhờ những liên kết
yếu như: lực Vander Waals, liên kết Hydro...
+ Các phân tử chỉ bị giữ lại nhưng không tạo thành hợp chất hóa học (không
hình thành các liên kết hóa học gồm các liên kết ion, cộng hóa trị, liên kết phối
trí…).
+ Hấp phụ vật lý luôn thuận nghịch, nhiệt hấp phụ không lớn và ít phụ thuộc
vào nhiệt độ.
1.3.3.2. Hấp phụ hóa học
+ Có bản chất là một phản ứng hóa học, hình thành các liên kết hóa học bền
và tạo thành hợp chất.
+ Hấp phụ hóa học luôn bất thuận nghịch, nhiệt hấp phụ lớn nên thường được
tiến hành trong điều kiện nhiệt độ cao.
+ Hấp phụ hóa học liên quan đến hàng rào hoạt hóa còn được gọi là hấp phụ
hoạt hóa.
1.4. CÁC LOẠI VẬT LIỆU HẤP PHỤ DẦU HIỆN NAY [7]
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại vật liệu hấp phụ dầu khác nhau, nhờ
phương pháp cải tiến các vật liệu hấp phụ hiện nay cho độ hấp phụ tương đối cao,
ngoài ra còn tăng khả năng kỵ nước. Các loại vật liệu mới đã được nghiên cứu như:
1.4.1. Vật liệu hấp phụ dầu hữu cơ tổng hợp
Vật liệu hấp phụ dầu chủ yếu được chế tạo từ các loại polymer hữu cơ tổng
hợp như PP (Polypropylen), PE (Polyethylene), PU (Polyurethane), polyeste,
polyamit, copolymer khối trên cơ sở của ankylstyren, polycacbodimit, các loại
copolymer khối trên cơ sở PP và PE.
27
1.4.1.1. Ưu điểm
+ Nhẹ vì có tỷ trọng thấp.
+ Không hoặc ít hút nước.
+ Có tính năng cơ - lý cao, bền với môi trường và hóa chất.
+ Khả năng hấp phụ dầu cao.
+ Có thể sản xuất công nghiệp nên có sẵn trong thị trường.
+ Dễ gia công thành sợi nên sản phẩm đa dạng như các loại phao, gối,
chăn, khăn,...
1.4.1.2. Nhược điểm
+ Giá thành cao.
+ Độ bền cao nên khó phân hủy sinh học, gây ô nhiễm môi trường.
1.4.2. Vật liệu hấp phụ dầu hữu cơ có nguồn gốc thiên nhiên
Các sản phẩm và phế phải của nông nghiệp được sử dụng để làm vật liệu hấp
phụ như các loại sợi bông (bông vải, bông gạo, bông gòn,...) các loại cỏ bông, rơm
rạ, lõi ngô, bã mía, mùn cưa, xơ dừa, sợi gỗ, một số loại vỏ cây, thực vật thân mềm
như rau nhút, các sản phẩm có nguồn gốc từ xenlulozo biến tính khác.
1.4.2.1. Ưu điểm
+ Có nguồn gốc từ thiên nhiên và có thể tái sử dụng được.
+ Giá thành thấp.
+ Thân thiện với môi trường và có khả năng tự phân hủy sinh học.
+ Cấu trúc dạng sợi nên dễ gia công thành các loại sản phẩm khác nhau
phù hợp với tình hình công tác ứng cứu.
1.4.2.2. Nhược điểm
+ Tỷ trọng cao nên khó nổi trên mặt nước.
+ Vật liệu có tính ưa nước cao, khả năng hấp phụ dầu thấp.
1.4.3. Vật liệu hấp phụ dầu vô cơ
Bao gồm các loại khoáng sét (diatomite, cát thạch anh, thạch anh tinh thể,
silica,...) khoáng sét hữu cơ, zeolite, sợi thủy tinh, than chì, than hoạt tính...
1.4.3.1. Ưu điểm
28
+ Có sẵn.
+ Giá thành thấp.
1.4.3.2. Nhược điểm
+ Tỷ trọng cao.
+ Không tái sử dụng được.
+ Hút nước, hấp phụ dầu kém.
+ Dạng bột, hạt nên khó bảo quản, vận chuyển, khó áp dụng trong các
tình huống có gió to, sóng lớn.
+ Vật liệu sau hấp phụ có thể lắng xuống đáy và làm ô nhiễm nguồn
nước vùng đáy.
1.5. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1.5.1. Các nghiên cứu về vật liệu hấp phụ dầu
1.5.1.1. Trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu chế tạo thành
công các vật liệu hấp phụ dầu:
Các nhà khoa học của Trung Quốc (Xuchun Gui, Jinquan Wei, Kunli Wang)
đã chế tạo thành công vật liệu xốp CNTs có khả năng hấp phụ dầu rất cao (Q =
143), có khả năng tái sử dụng được nhiều lần, dễ dàng thu hồi dầu bằng phương
pháp ép cơ học hoặc đốt cháy [7].
Nghiên cứu ứng dụng của các chất hấp phụ tự nhiên trong hấp phụ dầu thô của
Reza Behnood và cộng sự [25]. Nội dung của nghiên cứu này là sử dụng cây sậy, lá
mía và bã mía để hấp phụ dầu thô trong các hệ thống khô (chỉ có dầu). Các kết quả
nghiên cứu cho thấy bã mía có khả năng hấp phụ dầu cao hơn so với các vật liệu
còn lại (sậy = 4,4g/g chất hấp phụ; lá mía = 5,5g/g chất hấp phụ và bã mía = 8g/g
chất hấp phụ). Khả năng hấp phụ dầu tối đa của bã mía nguyên liệu ở hệ thống dầu
khô và hệ thống lớp dầu thô lần lượt là 8g và 6,6g dầu thô trên mỗi gam chất hấp
phụ. Thời gian hấp phụ tối ưu quan sát được là 5 phút.
Nghiên cứu sử dụng vỏ trấu nhiệt phân làm vật liệu hấp phụ xử lý nước ô
nhiễm dầu diesel của Aleksandar Dimitrov và cộng sự [22]. Mục tiêu của nghiên
29
cứu này sử dụng tro của vỏ trấu gạo đen từ quá trình phân hủy nhiệt vỏ trấu thô trên
một nhà máy thí điểm lò phản ứng tần sôi để làm vật liệu hấp phụ dầu diesel. Các
đặc tính của tro được xác định bằng các phân tích hóa học, chụp ảnh SEM, phương
pháp phổ nhiễu xạ tia X, phổ hồng ngoa ̣i FTIR và phân tích nhiệt. Khả năng hấp
phụ dầu của tro vỏ trấu được xác định ở 15, 20 và 25o
C. Các kết quả nghiên cứu cho
thấy tro vỏ trấu có khả năng hấp phụ dầu rất cao và có thể sử dụng như một chất hấp
phụ dùng để xử lý ô nhiễm dầu ở thủy vực. Cụ thể, thời gian hấp phụ đạt trạng thái
cân bằng là 10 phút và khả năng hấp phụ dầu diesel của vật liệu là 5,02g/g vật liệu.
1.5.1.2. Trong nước
Trong những năm gần đây tình hình tràn dầu ở nước ta diễn ra khá nhiều,
đứng trước tình hình đó nhiều công trình nghiên cứu về vật liệu xử lý dầu tràn đã
được xây dựng. Chủ yếu tập trung vào các nguồn nguyên liệu hữu cơ có sẵn trong
tự nhiên, chi phí thấp, đặc biệt là có khả năng phân hủy sinh học không gây ảnh
hưởng đến môi trường. Dưới đây là một số nghiên cứu của các tác giả trong nước:
“Nghiên cứu và khảo sát khả năng xử lý dầu loang bằng rau NEPTUNIA
OLERACEA (Rau Nhút/Rút)” của Nguyễn Hữu Biên & Phạm Quang Thới – Đại
học Bà Rịa - Vũng Tàu [1]. Mục đích của nghiên cứu này là tìm ra loại vật liệu có
khả xử lý dầu loang tốt, có sẵn, rẻ tiền và cho hiệu suất cao từ lớp xốp của cây rau
nhút. Nghiên cứu bước đầu khảo sát hình thái học của vật liệu qua ảnh chụp vi cấu
trúc bề mặt bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM), tiếp theo xác định phương pháp
làm khô vật liệu tối ưu bằng nhiệt hoặc gió, cuối cùng là khảo sát các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình hấp phụ của vật liệu và khả năng tái sử dụng của vật liệu. Kết
quả nghiên cứu cho thấy Rau nhút sau khi làm sạch và để khô gió trong 6 giờ có
khả năng hấp phụ chọn lọc với dầu và nước hơn là phương pháp sấy. Mỗi gam vật
liệu có thể hấp phụ trung bình khoảng 17,7g dầu. Nếu tái sử dụng 1g vật liệu có thể
hấp phụ trên 72,88g dầu sau 8 lần tái sử dụng khả năng tái sử dụng của vật liêu lên
đến 8 lần, với 1g vật liệu cho lượng dầu hấp phụ tổng cộng 72,88g. Thời gian hấp
phụ dầu nhanh khoảng 5 - 10 phút, kết quả từ hình ảnh SEM cho thấy rằng cấu trúc
của vật liệu này không có dạng mao quản và sự hấp phụ các phân tử chất bị hấp phụ
30
chủ yếu xảy ra trên bề mặt. Nghiên cứu này đã mở ra một hướng nghiên cứu mới
trong việc nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ nguồn nguyên liệu có sẵn và sản
lượng thu hoạch lớn ở Việt Nam mỗi năm để xử lý nước nhiễm dầu. Tuy nhiên, đề
tài này vẫn còn một số hạn chế sau: chưa phân tích được cấu tạo của vật liệu, chưa
đánh giá được khả năng hấp phụ của vật liệu đối với các loại dầu khác nhau và hiệu
quả kinh tế khi sử dụng vật liệu vào trong thực tế.
“Nghiên cứu khả năng hấp phụ dầu trong nước thải bằng các vật liệu tự nhiên
như thân bèo, lõi ngô, rơm và xơ dừa” của nhóm nghiên cứu của trường Đại học
Hàng Hải [5]. Các loại vật liệu xử lý bước đầu, sau đó được cắt nhỏ, rây lấy kích
thước phù hợp và được sấy khô vật liệu ở 150o
C. Các mẫu vật liệu sau khi sấy được
đem đi khảo sát một số thông số vật lý cơ bản của VLHP như: độ trương nở (Q), hệ
số trương nở (DI), khả năng hấp phụ dung môi (VAS). Khảo sát khả năng hấp phụ
dầu trong nước thải của các loại vật liệu được tiến hành bằng phương pháp hấp phụ
động trên cột, cuối cùng đề tài còn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đối với vật liệu
hấp phụ như: ảnh hưởng của lưu lượng, độ mặn đến khả năng hấp phụ dầu của vật
liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng hấp phụ dầu của thân cây bèo là tốt
nhất, 1g vật liệu thì có khả năng hấp phụ 0,29g dầu. Lưu lượng chảy càng nhanh thì
khả năng hấp phụ của vật liệu càng kém. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ở
cùng một thể tích vật liệu được nhồi cột, lưu lượng nước thải càng lớn thì khả năng
hấp phụ càng kém, độ mặn của nước thải càng thấp thì khả năng hấp phụ dầu của
vật liệu càng cao. Đề tài đã khảo sát khả năng hấp phụ của vật liệu bằng phương
pháp hấp phụ động trên cột, tuy nhiên đề tài vẫn chưa khảo sát được các yếu tố ảnh
hưởng chính đến quá trình hấp phụ [9].
“Nghiên cứu Graphit và khả năng chế tạo vật liệu xử lý ô nhiễm dầu trong môi
trường nước” của nhóm nghiên cứu Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam và Đại học Nguyễn Tất Thành [11]. Nhằm tăng khả năng ứng dụng và hiệu
quả của graphit tự nhiên, nghiên cứu đã biến tính graphit bằng các phương pháp
khác nhau tạo ra graphit tróc nở (Exfoliated Graphit-EG). Vật liệu EG được chế tạo
bằng cách xen chèn thêm một số tác chất như H2SO4 (98%) và H2O2 (30%) hoặc
31
HClO4 (72%) và HNO3 (65%). Sau khi tạo các sản phẩm xen chèn tàn dư, sản phẩm
được chuyển sang quá trình tróc nở theo phương pháp sốc nhiệt bằng lò vi sóng và
lò nung muffle. Cuối cùng là khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tróc nở và
khảo sát khả năng hấp phụ dầu của vật liệu bằng cách cho một lượng dầu nhất định
vào cốc thủy tinh đã chứa sẵn nước, sau đó rải từ từ 0,1g EG trên mặt nước nhiễm
dầu. Xác định thời gian cần thiết để hoàn thành quá trình hấp thu dầu. Sau khi kết
thúc quá trình hấp thu dầu, EG đã hấp thu dầu được loại khỏi dung dịch nhờ quá
trình lọc trên lưới lọc tại áp suất thường, sau đó cân xác định khối lượng. Kết quả
thí nghiệm cho thấy sản phẩm EG có độ xốp lớn, hệ số tróc nở thể tích Kv khoảng
90 - 112 lần. EG được thử nghiệm khả năng hấp thu dầu diesel cho thấy độ hấp thu
dầu đạt 35 - 43g dầu/g EG, thời gian hấp thu bão hòa là 2 phút. Tuy nhiên nghiên
cứu này vẫn chưa hoàn thiện quy trình công nghệ tổng hợp EG, đánh giá tính chất
EG (khoảng cách lớp giãn nở, diện tích bề mặt riêng, thể tích lỗ xốp, đặc tính hình
thái bề mặt của graphit trước và sau tróc nở...), khảo sát khả năng hút dầu của EG
trong môi trường nước biển, cũng như biện pháp thu hồi, tái sử dụng vật liệu, dầu
được hấp thu.
Ngoài ra còn một số nghiên cứu của các tác giả sau: “Nghiên cứu khả năng
hấp phụ dầu của một số khoáng tự nhiên vào việc xử lý nước nhiễm dầu trong các
sự cố tràn dầu trên biển” của Nguyễn Ngọc Khang - ĐH Hàng Hải Việt Nam -
Hải Phòng [8] và “Nghiên cứu chế tạo vật liệu mới hấp phụ chọn lọc dầu trong
hệ dầu - nước có khả năng ứng dụng trong các quá trình tách chất và xử lý sự cố
tràn dầu” của Vũ Thị Thu Hà [7].
1.5.2. Các nghiên cứu về khả năng hấp phụ của vỏ sầu riêng
1.5.2.1. Trên thế giới
Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu sử dụng VSR để
làm vật liệu hấp phụ, nhưng chủ yếu là chế tạo than hoạt tính từ VSR để làm vật
liệu xử lý màu trong nước thải. Cụ thể một số công trình nghiên cứu điển hình như
sau:
32
“Nghiên cứu chế tạo than hoạt tính từ vỏ sầu riêng” của tác giả Zahidah bitin
Ahmad Zulfa [27]. Nghiên cứu này đã chế tạo VSR thành than hoạt tính ở các điều
kiện khác nhau để làm vật liệu hấp phụ màu trong nước thải. Cụ thể VSR được xử
lý sơ bộ sau khi thu gom về, sau đó được sấy khô và nghiền thành bột. Tiếp đến
VSR được tẩm KOH với các nồng độ và tỉ lệ khác nhau và được than hóa ở các điều
kiện nhiệt độ khác nhau dưới tác dụng của dòng khí N2, sau đó VSR đã được than
hóa được khảo sát khả năng hấp phụ màu trong nước thải. Kết quả nghiên cứu cho
thấy năng suất chế tạo vật liệu tối đa là 37% cho vỏ sầu riêng được ngâm tẩm với
KOH ở 1:4 theo tỉ lệ khối lượng, than hóa ở 400o
C trong 2 giờ và hiệu quả xử lý
màu trong nước thải đạt tỷ lệ hấp thụ tối đa là 98,35% với khả năng hấp phụ tối đa
24,59 mg/g.
“Nghiên cứu sử dụng VSR như một chất hấp phụ với giá thành thấp” của tác
giả: Syakirah Afiza Mohammed, Nor Wahidatul Azura Zainon Najib and
Vishnuvarthan Muniandi [26]. Nghiên cứu này sử dụng vật liệu hấp phụ là VSR có
nguồn gốc từ phế phẩm nông nghiệp. VSR được xử lý sơ bộ, sấy khô và nghiền với
kích thước hạt 0,15 - 0,3 mm. Sau đó VSR được sử dụng để hấp phụ Methylene
Blue và Brilliant Green, cuối cùng là khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
hấp phụ. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng hấp phụ Methylene Blue cao nhất
và thấp nhất đối 95,91% và 87,46%, trong khi đó Brilliant Green cao nhất và thấp
nhất là 97,81% và 87,79%. Ngoài ra, thời gian hấp phụ đạt bão hòa là 30 phút,
thông qua các nghiên cứu cân bằng hấp phụ sử dụng mô hình đường đẳng nhiệt
Langmuir và Freundlich, khả năng hấp phụ tối đa Brilliant Green là 95,23 mg/g,
tiếp theo là Methylene Blue với 84,75 mg/g.
Các nghiên cứu tương tự như “Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chất hấp
phụ trong quá trình loại bỏ dầu bằng chất thải vỏ sầu riêng” của Mohammad Bin
Abdullah và cộng sự [24]. Mục tiêu của nghiên cứu này là thử nghiệm khả năng hấp
phụ dầu của chất thải VSR và khảo sát sự ảnh hưởng của điều kiện chất hấp phụ lên
khả năng hấp phụ dầu của VSR. Bằng cách sử dụng các loại VSR tự nhiên khác
nhau và xử lý bột vỏ sầu riêng thành một chất hấp phụ, các kết quả của nghiên cứu
33
cho thấy: khả năng loại bỏ dầu cao nhất của 1g chất hấp phụ đối với dầu thực vật là
cao nhất tuy nhiên với 2g chất hấp phụ thì khả năng loại bỏ dầu nhờn là cao nhất và
khả năng loại bỏ dầu thực vật là thấp nhất. Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn chưa cho
thấy cụ thể được khả năng hấp phụ dầu của VSR, cũng như chưa đánh giá, xác định
được yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ trên.
Đặc biệt là phát hiện của TS. Kathiresan, giảng viên Khoa Công nghệ sinh học
của Đại học AIMST, Malaysia. Ông đã phát hiện ra rằng bột VSR, sau khi được bổ
sung một số chất hóa học, có thể được sử dụng để loại bỏ dầu trong nước. Ông sử
dụng các nghiên cứu động lực học và mô hình đường đẳng nhiệt Freundlich, tiến sỹ
Kathiresan cho biết thí nghiệm cho thấy vỏ sầu riêng được bổ sung các acid béo
cũng có thể giữ lại hiệu quả ban đầu của nó, để hấp thụ dầu tràn trong dung dịch
nước. Kết quả cho khả năng hấp phụ tương đối cao, gấp 30 - 40 lần (Q = 30÷40) so
với khối lượng vật liệu ban đầu [7].
1.5.2.2. Trong nước
Tại Việt Nam cũng có một số công trình nghiên cứu về việc ứng dụng VSR
làm vật liệu hấp phụ, nhưng cũng chủ yếu là chế tạo than hoạt tính từ VSR để làm
vật liệu hấp phụ dầu trong nước thải. Cụ thể có một số công trình nghiên cứu như
sau:
Nghiên cứu: “Tối ưu quá trình than hóa vỏ sầu riêng ứng dụng trong xử lý
chất màu (loại bỏ màu xanh methylen từ nước thải tổng hợp)” của Lê Thị Kim
Phụng, Lê Anh Kiên [14]. Nội dung nghiên cứu là trình bày các điều kiện tối ưu cho
quá trình than hóa vỏ sầu riêng làm than hoạt tính để loại bỏ màu xanh methylen từ
nước thải tổng hợp. Ảnh hưởng của nhiệt độ than hóa (từ 673 K đến 923o
K) và tỷ
lệ KOH (0,2 - 1,0) lên năng suất, diện tích bề mặt và khả năng hấp thụ chất màu của
than hoạt tính cũng được định lượng trong nghiên cứu này. Khả năng loại bỏ chất
màu được đánh giá với màu xanh methylen. Trong nghiên cứu này xác định các
điều kiện tối ưu cho quá trình than hóa vỏ sầu riêng được xác định bằng cách sử
dụng phương pháp bề mặt đáp ứng được ở nhiệt độ 760K và tỉ lệ KOH là 1.0, kết
34
quả nghiên cứu ở điều kiện tối ưu cho năng suất (51%), diện tích bề mặt (786m2
/g),
và khả năng loại bỏ xanh methylen là (172 mg/g).
Ngoài ra còn có “Nghiên cứu sản xuất than hoạt tính từ vỏ sầu riêng: ứng
dụng hấp phụ chất màu trong nước thải dệt nhuộm” do Trung tâm Phát triển Khoa
học công nghệ Trẻ chủ trì và TS. Nguyễn Ngọc Anh Tuấn là chủ nhiệm đề tài [15].
Không chỉ có các công trình nghiên cứu sử dụng VSR làm vật liệu hấp phụ,
còn có một số công trình nghiên cứu tách chết, sử dụng các thành phần trong VSR,
cụ thể là nghiên cứu của Phạm Hương Uyên tại Đại Học Đà Nẵng: “Nghiên cứu
chuyển hóa cenlulose từ vỏ sầu riêng thành carboxy methyl cellulose” [20]. Nội
dung của nghiên cứu này là xác định được một số đặc tính hóa lý của VSR, các yếu
tố ảnh hưởng đến quá trình tách Cellulose từ vỏ sầu riêng theo phương pháp xử lý
với xút và ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình tổng hợp Carbon Methyl
Cellulose hòa tan từ cellulose vỏ quả sầu riêng. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ ẩm
đo được là 81,18%, hàm lượng tro là 0,936% và hàm lượng kim loại nặng có trong
VSR thấp, đáp ứng yêu cầu của an toàn thực phẩm. Điều kiện tối ưu cho quá trình
nấu VSR theo phương pháp xút (kích thước nguyên liệu: 1cm; tỉ lệ mvỏ/mNaOH = 2;
nhiệt độ: 90o
C; thời gian nấu: 16 giờ), điều kiện tối ưu cho quá trình tổng hợp CMC
hòa tan từ cellulose VSR (Nồng độ dung dịch NaOH dùng để kiềm hóa là 17,5%;
thời gian kiềm hóa: 2 giờ; tỉ lệ mol ClCH2COONa/Cellulose = 2:5:1; thời gian
carboxyl methyl hóa: 2 giờ).
Nghiên cứu của Trịnh Trọng Nguyễn tại ĐH Công Nghệ TP.HCM “Nghiên
cứu khả năng hấp phụ dầu khoáng của vỏ sầu riêng bổ sung acid béo” [12]. Nội
dung nghiên cứu xác định lượng acid béo bổ sung vào vỏ sầu riêng để khả năng hấp
phụ dầu tối ưu. Sau khi xác định được tỉ lệ phối trộn tối ưu, tiếp tục khảo sát các
yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ dầu của vỏ sầu riêng (VSR) như: hàm
lượng dầu trong nước, kích thước vỏ sầu riêng, thời gian hấp phụ và pH của nước
nhiễm dầu giả định. Kết quả thí nghiệm cho thấy, dung lượng hấp phụ dầu của VSR
trước và sau khi bổ sung acid béo lần lượt là 0,2340g/g và 0,3780g/g. Kết quả khảo
sát các thông số ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ dầu tối ưu bao gồm: lượng dầu
35
0,5ml trong 100ml dung dịch nhiễm dầu, kích thước hạt vỏ sầu riêng 0,15 – 0,3mm,
thời gian hấp phụ 30 phút, pH = 6,5 – 9,3 và quá trình hấp phụ của VSR bổ sung
acid béo tuân theo đường đẳng nhiệt Langmuir với dung lượng hấp phụ cực đại
0,4539g/g
1.5.2.3. Kết luận
Ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là các công trình nghiên cứu sử dụng VSR làm
vật liệu hấp phụ màu trong nước thải, hấp phụ dầu tràn, nhưng chưa đi sâu nghiên
cứu khả năng hấp phụ dầu của VSR trong môi trường nước biển và nước sông với
các độ mặn khác nhau. Chính vì lý do trên nên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
này.
Dựa trên kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về khả năng
hấp phụ các dung môi hữu cơ của VSR so sánh với khả năng hấp phụ dung môi hữu
cơ dầu và phát hiện của TS. Kathiresan [30] về khả năng xử lý dầu tràn của vỏ sầu
riêng sau khi bổ sung một số chất hóa học, chúng tôi khảo sát, so sánh khả năng hấp
phụ dầu của 3 loại VSR (RI 6, 6H, CB) từ đó chọn ra loại VLHP tốt nhất từ 3 loại
VSR (RI 6, 6H, CB) và ứng dụng sử lý nguồn nước biển nhiễm dầu.
36
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Nội dung 1: Tổng hợp, biên hội các tài liệu có liên quan
+ Tài liệu nghiên cứu về VSR có liên quan ( Ri6, 6H, CB)
+ Tài liệu nghiên cứu về vật liệu hấp phụ dầu có liên quan.
+ Tài liệu về dầu và ảnh hưởng của sự cố tràn dầu.
+ Quá trình hấp phụ và các yếu tố liên quan đến quá trình hấp phụ.
2.1.2. Nội dung 2: Chế tạo và khảo sát vật liệu hấp phụ từ VSR
+Khảo sát độ ẩm theo các mốc thời gian khác nhau và xác định thời gian sấy
tối ưu của 3 loại vật liệu.
+ Chế tạo vật liệu hấp phụ từ VSR ở dạng thô và dạng bổ sung acid béo.
+ Khảo sát hình thái bề mặt, màu sắc và cấu trúc của VLHP ( chụp ảnh SEM,
TEM, FTIR, Kính hiển vi)
2.1.3. Nội dung 3: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng: kích cỡ hạt, thời gian hấp phụ, pH dung dịch
đến quá trình hấp phụ.
2.1.4. Nội dung 4: Khảo sát khả năng hấp phụ của 3 VSR ( 6H, RI6, CB). So
sánh khả năng hấp phụ dầu của VSR với một số vật liệu khác.
+ Khảo sát khả năng hấp phụ của 3 loại VSR (6H, CB, RI6) tự nhiên và khi
bổ sung acid béo.
+ So sánh tính tương đồng về khả năng hấp phụ dầu của VSR so với các vật
liệu hấp phụ dầu hữu cơ khác và các vật liệu hấp phụ có nguồn gốc khác nhau.
2.1.5. Nội dung 5: Khảo sát ảnh hưởng độ mặn đến khả năng hấp phụ của vật
liệu. Ứng dụng vật liệu VSR trong xử lý nước mặn nhiễm dầu.
+ Khảo sát khả năng hấp phụ dầu theo độ mặn của vật liệu
+ Phân tích độ mặn trong nước biển. Khảo sát hiệu quả xử lý dầu đối với
nước biển của vật liệu tốt nhất.
37
2.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nguyên liệu
Điều kiện của thí nghiệm là sử dụng phần xốp bên trong của VSR đã qua quá
trình xử lý để làm vật liệu hấp phụ dầu, nên đối với những loại quả sầu riêng có
kích thước lớn và phần xốp bên trong vỏ dày, độ xốp cao sẽ là ưu tiên hàng đầu của
việc lựa chọn loại VSR sử dụng trong thí nghiệm.
Đối với yêu cầu trên nên đề tài đã tiến hành sử dụng VSR của giống sầu
riêng Ri 6, 6 Hữu, Chuồng Bò bởi một số nguyên nhân sau:
+ Sầu riêng có trọng lượng quả khá lớn (chọn trung bình mỗi trái nặng 2 -
4kg)
+ VSR có phần xốp bên trong khá nhiều và độ xốp cao.
+ Đây cũng là những giống sầu riêng được trồng và ưa chuộng phổ biến ở
nước ta.
VSR được sử dụng ở các dạng sau:
+ VSR tách bỏ gai đã sấy khô.
+ VSR nghiền nhỏ đã sấy khô.
2.2.2. Hóa chất
+ Dầu Diesel (Standard Mineral Oil - SMO), (khối lượng riêng: d = 840
kg/m3
).
+ Aicd Stearic (C17H35COOH) (NSX: Trung Quốc) .
+ Dung môi n - hexan (NSX: Trung Quốc).
+ H2SO4 1:1.
+ Nước cất, pH = 6,5.
2.2.3. Nước mặn nhiễm dầu
Các mẫu nước bao gồm:
- Mẫu nước giả định: nước cất được bổ sung NaCl với độ mặn khác nhau và
cho lây nhiễm dầu
- Mẫu nước thực tế: nước biển được cho lây nhiễm dầu
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết và tinh sạch enzy...
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết và tinh sạch enzy...Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết và tinh sạch enzy...
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết và tinh sạch enzy...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Công nghệ Xăng sinh học
Công nghệ Xăng sinh họcCông nghệ Xăng sinh học
Công nghệ Xăng sinh họcSương Tuyết
 
Thiết kế tháp chưng luyện liên tục loại tháp đĩa chóp để phân tách hỗn hợp ax...
Thiết kế tháp chưng luyện liên tục loại tháp đĩa chóp để phân tách hỗn hợp ax...Thiết kế tháp chưng luyện liên tục loại tháp đĩa chóp để phân tách hỗn hợp ax...
Thiết kế tháp chưng luyện liên tục loại tháp đĩa chóp để phân tách hỗn hợp ax...nataliej4
 
Sản xuất ethanol từ cellulose
Sản xuất ethanol từ celluloseSản xuất ethanol từ cellulose
Sản xuất ethanol từ celluloseHạnh Hiền
 
Tổng hợp một số chất màu trên nền tinh thể spinel và mullite
Tổng hợp một số chất màu trên nền tinh thể spinel và mulliteTổng hợp một số chất màu trên nền tinh thể spinel và mullite
Tổng hợp một số chất màu trên nền tinh thể spinel và mullitehttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Năng lượng Hydro.ppt
Năng lượng Hydro.pptNăng lượng Hydro.ppt
Năng lượng Hydro.pptLeTho24
 
Kỹ thuật xúc tác
Kỹ thuật xúc tác  Kỹ thuật xúc tác
Kỹ thuật xúc tác dang thuan
 
Dao động mạng tinh thể
Dao động mạng tinh thểDao động mạng tinh thể
Dao động mạng tinh thểHeo Con
 
Nghiên cứu chế tạo hệ xúc tác quang nano ti2 o.fe2o3 bằng phương pháp đồng kế...
Nghiên cứu chế tạo hệ xúc tác quang nano ti2 o.fe2o3 bằng phương pháp đồng kế...Nghiên cứu chế tạo hệ xúc tác quang nano ti2 o.fe2o3 bằng phương pháp đồng kế...
Nghiên cứu chế tạo hệ xúc tác quang nano ti2 o.fe2o3 bằng phương pháp đồng kế...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đánh giá vòng đời sản phẩm.pdf
Đánh giá vòng đời sản phẩm.pdfĐánh giá vòng đời sản phẩm.pdf
Đánh giá vòng đời sản phẩm.pdfNhuoc Tran
 
Lý thuyết về sol gel
Lý thuyết về sol gelLý thuyết về sol gel
Lý thuyết về sol gelHuong Nguyen
 
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả... Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết và tinh sạch enzy...
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết và tinh sạch enzy...Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết và tinh sạch enzy...
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết và tinh sạch enzy...
 
Công nghệ Xăng sinh học
Công nghệ Xăng sinh họcCông nghệ Xăng sinh học
Công nghệ Xăng sinh học
 
Luận án: Cơ chế đốt nóng từ trong hệ hạt nano ferit spinel, HAY
Luận án: Cơ chế đốt nóng từ trong hệ hạt nano ferit spinel, HAYLuận án: Cơ chế đốt nóng từ trong hệ hạt nano ferit spinel, HAY
Luận án: Cơ chế đốt nóng từ trong hệ hạt nano ferit spinel, HAY
 
Luận án: Tổng hợp vật liệu nano hệ ZnO pha tạp Mn, Ce, C, HAY
Luận án: Tổng hợp vật liệu nano hệ ZnO pha tạp Mn, Ce, C, HAYLuận án: Tổng hợp vật liệu nano hệ ZnO pha tạp Mn, Ce, C, HAY
Luận án: Tổng hợp vật liệu nano hệ ZnO pha tạp Mn, Ce, C, HAY
 
Thiết kế tháp chưng luyện liên tục loại tháp đĩa chóp để phân tách hỗn hợp ax...
Thiết kế tháp chưng luyện liên tục loại tháp đĩa chóp để phân tách hỗn hợp ax...Thiết kế tháp chưng luyện liên tục loại tháp đĩa chóp để phân tách hỗn hợp ax...
Thiết kế tháp chưng luyện liên tục loại tháp đĩa chóp để phân tách hỗn hợp ax...
 
Sản xuất ethanol từ cellulose
Sản xuất ethanol từ celluloseSản xuất ethanol từ cellulose
Sản xuất ethanol từ cellulose
 
Tổng hợp một số chất màu trên nền tinh thể spinel và mullite
Tổng hợp một số chất màu trên nền tinh thể spinel và mulliteTổng hợp một số chất màu trên nền tinh thể spinel và mullite
Tổng hợp một số chất màu trên nền tinh thể spinel và mullite
 
Luận văn: Chế tạo vật liệu keo zno bằng phương pháp thủy nhiệt
Luận văn: Chế tạo vật liệu keo zno bằng phương pháp thủy nhiệtLuận văn: Chế tạo vật liệu keo zno bằng phương pháp thủy nhiệt
Luận văn: Chế tạo vật liệu keo zno bằng phương pháp thủy nhiệt
 
Năng lượng Hydro.ppt
Năng lượng Hydro.pptNăng lượng Hydro.ppt
Năng lượng Hydro.ppt
 
Kỹ thuật xúc tác
Kỹ thuật xúc tác  Kỹ thuật xúc tác
Kỹ thuật xúc tác
 
Dao động mạng tinh thể
Dao động mạng tinh thểDao động mạng tinh thể
Dao động mạng tinh thể
 
Nghiên cứu chế tạo hệ xúc tác quang nano ti2 o.fe2o3 bằng phương pháp đồng kế...
Nghiên cứu chế tạo hệ xúc tác quang nano ti2 o.fe2o3 bằng phương pháp đồng kế...Nghiên cứu chế tạo hệ xúc tác quang nano ti2 o.fe2o3 bằng phương pháp đồng kế...
Nghiên cứu chế tạo hệ xúc tác quang nano ti2 o.fe2o3 bằng phương pháp đồng kế...
 
Đánh giá vòng đời sản phẩm.pdf
Đánh giá vòng đời sản phẩm.pdfĐánh giá vòng đời sản phẩm.pdf
Đánh giá vòng đời sản phẩm.pdf
 
Đề tài: Khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu NaNo Nife2o4, 9đ
Đề tài: Khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu NaNo Nife2o4, 9đĐề tài: Khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu NaNo Nife2o4, 9đ
Đề tài: Khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu NaNo Nife2o4, 9đ
 
Lý thuyết về sol gel
Lý thuyết về sol gelLý thuyết về sol gel
Lý thuyết về sol gel
 
Luận văn: Sử dụng bùn đỏ làm vật liệu xử lý florua trong nước thải
Luận văn: Sử dụng bùn đỏ làm vật liệu xử lý florua trong nước thảiLuận văn: Sử dụng bùn đỏ làm vật liệu xử lý florua trong nước thải
Luận văn: Sử dụng bùn đỏ làm vật liệu xử lý florua trong nước thải
 
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả... Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
 
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOTĐề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
 
Luận văn: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng cây rau ngổ dại, HAY
Luận văn: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng cây rau ngổ dại, HAYLuận văn: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng cây rau ngổ dại, HAY
Luận văn: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng cây rau ngổ dại, HAY
 
Luận án: Tính chất quang học của vật liệu TiO2 có cấu trúc nano
Luận án: Tính chất quang học của vật liệu TiO2 có cấu trúc nanoLuận án: Tính chất quang học của vật liệu TiO2 có cấu trúc nano
Luận án: Tính chất quang học của vật liệu TiO2 có cấu trúc nano
 

Similar to Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng

Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...
Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...
Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...
Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...
Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactic
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lacticXác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactic
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactichttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...
Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...
Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phân lập vi khuẩn lactic từ thực phẩm lên men truyền thống có khả năng kháng ...
Phân lập vi khuẩn lactic từ thực phẩm lên men truyền thống có khả năng kháng ...Phân lập vi khuẩn lactic từ thực phẩm lên men truyền thống có khả năng kháng ...
Phân lập vi khuẩn lactic từ thực phẩm lên men truyền thống có khả năng kháng ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh h2o2 ...
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh   h2o2 ...Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh   h2o2 ...
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh h2o2 ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bì...
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bì...Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bì...
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bì...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn tốt nghiệp chế tạo máy thiết kế robot làm sạch tấm pin mặt trời
Luận văn tốt nghiệp chế tạo máy thiết kế robot làm sạch tấm pin mặt trờiLuận văn tốt nghiệp chế tạo máy thiết kế robot làm sạch tấm pin mặt trời
Luận văn tốt nghiệp chế tạo máy thiết kế robot làm sạch tấm pin mặt trờihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát khả năng diệt khuẩn của sản phẩm gpc8 tm đối với vi khuẩn vibrio par...
Khảo sát khả năng diệt khuẩn của sản phẩm gpc8 tm đối với vi khuẩn vibrio par...Khảo sát khả năng diệt khuẩn của sản phẩm gpc8 tm đối với vi khuẩn vibrio par...
Khảo sát khả năng diệt khuẩn của sản phẩm gpc8 tm đối với vi khuẩn vibrio par...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu sản xuất nước nha đam mật ong
Nghiên cứu sản xuất nước nha đam mật ongNghiên cứu sản xuất nước nha đam mật ong
Nghiên cứu sản xuất nước nha đam mật ongTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêmNghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêmhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xác định phương pháp tinh sạch npv (nuclera polyhedrosis virus)
Xác định phương pháp tinh sạch npv (nuclera polyhedrosis virus)Xác định phương pháp tinh sạch npv (nuclera polyhedrosis virus)
Xác định phương pháp tinh sạch npv (nuclera polyhedrosis virus)TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...
đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...
đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiệu quả thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn tr...
đáNh giá hiệu quả thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn tr...đáNh giá hiệu quả thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn tr...
đáNh giá hiệu quả thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn tr...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh học
Nghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh họcNghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh học
Nghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh họcTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng (20)

Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...
Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...
Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...
 
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...
 
Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...
Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...
Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...
 
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactic
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lacticXác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactic
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactic
 
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
 
Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...
Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...
Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...
 
Phân lập vi khuẩn lactic từ thực phẩm lên men truyền thống có khả năng kháng ...
Phân lập vi khuẩn lactic từ thực phẩm lên men truyền thống có khả năng kháng ...Phân lập vi khuẩn lactic từ thực phẩm lên men truyền thống có khả năng kháng ...
Phân lập vi khuẩn lactic từ thực phẩm lên men truyền thống có khả năng kháng ...
 
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh h2o2 ...
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh   h2o2 ...Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh   h2o2 ...
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh h2o2 ...
 
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bì...
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bì...Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bì...
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bì...
 
Luận văn tốt nghiệp chế tạo máy thiết kế robot làm sạch tấm pin mặt trời
Luận văn tốt nghiệp chế tạo máy thiết kế robot làm sạch tấm pin mặt trờiLuận văn tốt nghiệp chế tạo máy thiết kế robot làm sạch tấm pin mặt trời
Luận văn tốt nghiệp chế tạo máy thiết kế robot làm sạch tấm pin mặt trời
 
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
 
Khảo sát khả năng diệt khuẩn của sản phẩm gpc8 tm đối với vi khuẩn vibrio par...
Khảo sát khả năng diệt khuẩn của sản phẩm gpc8 tm đối với vi khuẩn vibrio par...Khảo sát khả năng diệt khuẩn của sản phẩm gpc8 tm đối với vi khuẩn vibrio par...
Khảo sát khả năng diệt khuẩn của sản phẩm gpc8 tm đối với vi khuẩn vibrio par...
 
Nghiên cứu sản xuất nước nha đam mật ong
Nghiên cứu sản xuất nước nha đam mật ongNghiên cứu sản xuất nước nha đam mật ong
Nghiên cứu sản xuất nước nha đam mật ong
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêmNghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm
 
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...
 
Xác định phương pháp tinh sạch npv (nuclera polyhedrosis virus)
Xác định phương pháp tinh sạch npv (nuclera polyhedrosis virus)Xác định phương pháp tinh sạch npv (nuclera polyhedrosis virus)
Xác định phương pháp tinh sạch npv (nuclera polyhedrosis virus)
 
đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...
đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...
đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...
 
đáNh giá hiệu quả thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn tr...
đáNh giá hiệu quả thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn tr...đáNh giá hiệu quả thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn tr...
đáNh giá hiệu quả thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn tr...
 
Nghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh học
Nghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh họcNghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh học
Nghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh học
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Historical philosophical, theoretical, and legal foundations of special and i...
Historical philosophical, theoretical, and legal foundations of special and i...Historical philosophical, theoretical, and legal foundations of special and i...
Historical philosophical, theoretical, and legal foundations of special and i...jaredbarbolino94
 
Capitol Tech U Doctoral Presentation - April 2024.pptx
Capitol Tech U Doctoral Presentation - April 2024.pptxCapitol Tech U Doctoral Presentation - April 2024.pptx
Capitol Tech U Doctoral Presentation - April 2024.pptxCapitolTechU
 
Framing an Appropriate Research Question 6b9b26d93da94caf993c038d9efcdedb.pdf
Framing an Appropriate Research Question 6b9b26d93da94caf993c038d9efcdedb.pdfFraming an Appropriate Research Question 6b9b26d93da94caf993c038d9efcdedb.pdf
Framing an Appropriate Research Question 6b9b26d93da94caf993c038d9efcdedb.pdfUjwalaBharambe
 
Enzyme, Pharmaceutical Aids, Miscellaneous Last Part of Chapter no 5th.pdf
Enzyme, Pharmaceutical Aids, Miscellaneous Last Part of Chapter no 5th.pdfEnzyme, Pharmaceutical Aids, Miscellaneous Last Part of Chapter no 5th.pdf
Enzyme, Pharmaceutical Aids, Miscellaneous Last Part of Chapter no 5th.pdfSumit Tiwari
 
call girls in Kamla Market (DELHI) 🔝 >༒9953330565🔝 genuine Escort Service 🔝✔️✔️
call girls in Kamla Market (DELHI) 🔝 >༒9953330565🔝 genuine Escort Service 🔝✔️✔️call girls in Kamla Market (DELHI) 🔝 >༒9953330565🔝 genuine Escort Service 🔝✔️✔️
call girls in Kamla Market (DELHI) 🔝 >༒9953330565🔝 genuine Escort Service 🔝✔️✔️9953056974 Low Rate Call Girls In Saket, Delhi NCR
 
ECONOMIC CONTEXT - PAPER 1 Q3: NEWSPAPERS.pptx
ECONOMIC CONTEXT - PAPER 1 Q3: NEWSPAPERS.pptxECONOMIC CONTEXT - PAPER 1 Q3: NEWSPAPERS.pptx
ECONOMIC CONTEXT - PAPER 1 Q3: NEWSPAPERS.pptxiammrhaywood
 
CARE OF CHILD IN INCUBATOR..........pptx
CARE OF CHILD IN INCUBATOR..........pptxCARE OF CHILD IN INCUBATOR..........pptx
CARE OF CHILD IN INCUBATOR..........pptxGaneshChakor2
 
Interactive Powerpoint_How to Master effective communication
Interactive Powerpoint_How to Master effective communicationInteractive Powerpoint_How to Master effective communication
Interactive Powerpoint_How to Master effective communicationnomboosow
 
Painted Grey Ware.pptx, PGW Culture of India
Painted Grey Ware.pptx, PGW Culture of IndiaPainted Grey Ware.pptx, PGW Culture of India
Painted Grey Ware.pptx, PGW Culture of IndiaVirag Sontakke
 
internship ppt on smartinternz platform as salesforce developer
internship ppt on smartinternz platform as salesforce developerinternship ppt on smartinternz platform as salesforce developer
internship ppt on smartinternz platform as salesforce developerunnathinaik
 
Hierarchy of management that covers different levels of management
Hierarchy of management that covers different levels of managementHierarchy of management that covers different levels of management
Hierarchy of management that covers different levels of managementmkooblal
 
Meghan Sutherland In Media Res Media Component
Meghan Sutherland In Media Res Media ComponentMeghan Sutherland In Media Res Media Component
Meghan Sutherland In Media Res Media ComponentInMediaRes1
 
Software Engineering Methodologies (overview)
Software Engineering Methodologies (overview)Software Engineering Methodologies (overview)
Software Engineering Methodologies (overview)eniolaolutunde
 
Introduction to ArtificiaI Intelligence in Higher Education
Introduction to ArtificiaI Intelligence in Higher EducationIntroduction to ArtificiaI Intelligence in Higher Education
Introduction to ArtificiaI Intelligence in Higher Educationpboyjonauth
 
Solving Puzzles Benefits Everyone (English).pptx
Solving Puzzles Benefits Everyone (English).pptxSolving Puzzles Benefits Everyone (English).pptx
Solving Puzzles Benefits Everyone (English).pptxOH TEIK BIN
 
“Oh GOSH! Reflecting on Hackteria's Collaborative Practices in a Global Do-It...
“Oh GOSH! Reflecting on Hackteria's Collaborative Practices in a Global Do-It...“Oh GOSH! Reflecting on Hackteria's Collaborative Practices in a Global Do-It...
“Oh GOSH! Reflecting on Hackteria's Collaborative Practices in a Global Do-It...Marc Dusseiller Dusjagr
 
भारत-रोम व्यापार.pptx, Indo-Roman Trade,
भारत-रोम व्यापार.pptx, Indo-Roman Trade,भारत-रोम व्यापार.pptx, Indo-Roman Trade,
भारत-रोम व्यापार.pptx, Indo-Roman Trade,Virag Sontakke
 
EPANDING THE CONTENT OF AN OUTLINE using notes.pptx
EPANDING THE CONTENT OF AN OUTLINE using notes.pptxEPANDING THE CONTENT OF AN OUTLINE using notes.pptx
EPANDING THE CONTENT OF AN OUTLINE using notes.pptxRaymartEstabillo3
 

Recently uploaded (20)

Historical philosophical, theoretical, and legal foundations of special and i...
Historical philosophical, theoretical, and legal foundations of special and i...Historical philosophical, theoretical, and legal foundations of special and i...
Historical philosophical, theoretical, and legal foundations of special and i...
 
Capitol Tech U Doctoral Presentation - April 2024.pptx
Capitol Tech U Doctoral Presentation - April 2024.pptxCapitol Tech U Doctoral Presentation - April 2024.pptx
Capitol Tech U Doctoral Presentation - April 2024.pptx
 
Framing an Appropriate Research Question 6b9b26d93da94caf993c038d9efcdedb.pdf
Framing an Appropriate Research Question 6b9b26d93da94caf993c038d9efcdedb.pdfFraming an Appropriate Research Question 6b9b26d93da94caf993c038d9efcdedb.pdf
Framing an Appropriate Research Question 6b9b26d93da94caf993c038d9efcdedb.pdf
 
Enzyme, Pharmaceutical Aids, Miscellaneous Last Part of Chapter no 5th.pdf
Enzyme, Pharmaceutical Aids, Miscellaneous Last Part of Chapter no 5th.pdfEnzyme, Pharmaceutical Aids, Miscellaneous Last Part of Chapter no 5th.pdf
Enzyme, Pharmaceutical Aids, Miscellaneous Last Part of Chapter no 5th.pdf
 
call girls in Kamla Market (DELHI) 🔝 >༒9953330565🔝 genuine Escort Service 🔝✔️✔️
call girls in Kamla Market (DELHI) 🔝 >༒9953330565🔝 genuine Escort Service 🔝✔️✔️call girls in Kamla Market (DELHI) 🔝 >༒9953330565🔝 genuine Escort Service 🔝✔️✔️
call girls in Kamla Market (DELHI) 🔝 >༒9953330565🔝 genuine Escort Service 🔝✔️✔️
 
ECONOMIC CONTEXT - PAPER 1 Q3: NEWSPAPERS.pptx
ECONOMIC CONTEXT - PAPER 1 Q3: NEWSPAPERS.pptxECONOMIC CONTEXT - PAPER 1 Q3: NEWSPAPERS.pptx
ECONOMIC CONTEXT - PAPER 1 Q3: NEWSPAPERS.pptx
 
CARE OF CHILD IN INCUBATOR..........pptx
CARE OF CHILD IN INCUBATOR..........pptxCARE OF CHILD IN INCUBATOR..........pptx
CARE OF CHILD IN INCUBATOR..........pptx
 
Interactive Powerpoint_How to Master effective communication
Interactive Powerpoint_How to Master effective communicationInteractive Powerpoint_How to Master effective communication
Interactive Powerpoint_How to Master effective communication
 
Painted Grey Ware.pptx, PGW Culture of India
Painted Grey Ware.pptx, PGW Culture of IndiaPainted Grey Ware.pptx, PGW Culture of India
Painted Grey Ware.pptx, PGW Culture of India
 
internship ppt on smartinternz platform as salesforce developer
internship ppt on smartinternz platform as salesforce developerinternship ppt on smartinternz platform as salesforce developer
internship ppt on smartinternz platform as salesforce developer
 
Hierarchy of management that covers different levels of management
Hierarchy of management that covers different levels of managementHierarchy of management that covers different levels of management
Hierarchy of management that covers different levels of management
 
Meghan Sutherland In Media Res Media Component
Meghan Sutherland In Media Res Media ComponentMeghan Sutherland In Media Res Media Component
Meghan Sutherland In Media Res Media Component
 
Software Engineering Methodologies (overview)
Software Engineering Methodologies (overview)Software Engineering Methodologies (overview)
Software Engineering Methodologies (overview)
 
Model Call Girl in Bikash Puri Delhi reach out to us at 🔝9953056974🔝
Model Call Girl in Bikash Puri  Delhi reach out to us at 🔝9953056974🔝Model Call Girl in Bikash Puri  Delhi reach out to us at 🔝9953056974🔝
Model Call Girl in Bikash Puri Delhi reach out to us at 🔝9953056974🔝
 
Introduction to ArtificiaI Intelligence in Higher Education
Introduction to ArtificiaI Intelligence in Higher EducationIntroduction to ArtificiaI Intelligence in Higher Education
Introduction to ArtificiaI Intelligence in Higher Education
 
Solving Puzzles Benefits Everyone (English).pptx
Solving Puzzles Benefits Everyone (English).pptxSolving Puzzles Benefits Everyone (English).pptx
Solving Puzzles Benefits Everyone (English).pptx
 
“Oh GOSH! Reflecting on Hackteria's Collaborative Practices in a Global Do-It...
“Oh GOSH! Reflecting on Hackteria's Collaborative Practices in a Global Do-It...“Oh GOSH! Reflecting on Hackteria's Collaborative Practices in a Global Do-It...
“Oh GOSH! Reflecting on Hackteria's Collaborative Practices in a Global Do-It...
 
भारत-रोम व्यापार.pptx, Indo-Roman Trade,
भारत-रोम व्यापार.pptx, Indo-Roman Trade,भारत-रोम व्यापार.pptx, Indo-Roman Trade,
भारत-रोम व्यापार.pptx, Indo-Roman Trade,
 
TataKelola dan KamSiber Kecerdasan Buatan v022.pdf
TataKelola dan KamSiber Kecerdasan Buatan v022.pdfTataKelola dan KamSiber Kecerdasan Buatan v022.pdf
TataKelola dan KamSiber Kecerdasan Buatan v022.pdf
 
EPANDING THE CONTENT OF AN OUTLINE using notes.pptx
EPANDING THE CONTENT OF AN OUTLINE using notes.pptxEPANDING THE CONTENT OF AN OUTLINE using notes.pptx
EPANDING THE CONTENT OF AN OUTLINE using notes.pptx
 

Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SO SÁNH HIỆU QUẢ XỬ LÝ DẦU KHOÁNG CỦA MỘT SỐ LOẠI VỎ SẦU RIÊNG Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. THÁI VĂN NAM Sinh viên thực hiện : LÊ VĂN MINH MSSV: 1411090519 Lớp: 14DMT04 TP. Hồ Chí Minh, Năm 2018
  • 2. i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Các số liệu, kết quả nêu trong đồ án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Em xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đồ án này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đồ án đã được chỉ rõ nguồn gốc. Sinh viên thực hiện đồ án (Ký và ghi rõ họ tên) LÊ VĂN MINH
  • 3. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, Em xin gửi đến thầy PGS.TS. Thái Văn Nam lòng tri ân sâu sắc. Trong suốt quá trình thực hiện đồ án, thầy PGS.TS. Thái Văn Nam là người đã tận tình hướng dẫn, định hướng và cung cấp những góp ý cần thiết để em có thể hoàn thành bản đồ án này. Không chỉ học hỏi được kiến thức của thầy, em còn học được ở thầy phương pháp nghiên cứu, cách thức làm việc khoa học và cũng như sự nhiệt tâm của người thầy với học trò. Để có được kiến thức như hôm nay, em xin chân thành cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo nhà trường, cùng toàn thể các Thầy Cô trong Viện Khoa Học Ứng Dụng Hutech, trường đại học Công nghệ TP.HCM. Em xin gửi lời cảm ơn thầy Th.S Trịnh Trọng Nguyễn và KS Phạm Thị Hoài Phương, người đã có những góp ý quý báu cũng như đã cung cấp cho em nhiều tài liệu tham khảo có giá trị liên quan đến đề tài nghiên cứu này, và đã giúp đỡ em trong các việc tiến hành các thí nghiệm kiểm chứng. Ngoài ra em xin gửi lời cám ơn đến sự hỗ trợ của Quý Thầy Cô đang công tác tại Phòng Thí nghiệm Viện Khoa Học Ứng Dụng, trường đại học Công nghệ TP.HCM, nơi em đã tiến hành các thí nghiệm kiểm chứng. Sau cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các người thân, bạn bè những người đã luôn động viên và hỗ trợ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Sinh viên thực hiện đồ án (Ký và ghi rõ họ tên) LÊ VĂN MINH
  • 4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii MỤC LỤC................................................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG.............................................................................................. viii DANH MỤC ĐỒ THỊ ............................................................................................. ix DANH MỤC HÌNH...................................................................................................x MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................5 2.1. Mục tiêu lâu dài....................................................................................................5 2.2. Mục tiêu cụ thể.....................................................................................................6 3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................................6 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN.............................................................6 4.1. Khoa học ..............................................................................................................6 4.2. Thực tiễn ..............................................................................................................6 5. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................................7 6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI .....................................................................................7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................9 1.1. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM DẦU TẠI VIỆT NAM ........................................9 1.1.1. Sơ lược về dầu và ô nhiễm dầu [10] ................................................................9 1.1.2. Sự cố tràn dầu ở Việt Nam từ năm 2004 đến nay [41] ..................................10 1.1.3. Nồng độ dầu tại một số cảng biển Việt Nam..................................................11 1.1.4. Ô nhiễm dầu tại các khu vực tổng kho xăng dầu [36] ....................................13 1.1.5. Ô nhiễm dầu tại các nhà máy lọc dầu, giàn khoan và nhà máy sản xuất dầu nhờn [18]...................................................................................................................14 1.1.6. Ô nhiễm dầu tại các khu vực rửa xe................................................................16
  • 5. iv 1.1.7. Ảnh hưởng của sự cố tràn dầu [3]...................................................................17 1.2. VỎ SẦU RIÊNG................................................................................................20 1.2.1. Nguồn gốc của VSR........................................................................................20 1.2.2. Ngành trồng sầu riêng ở Việt Nam .................................................................22 1.3. QUÁ TRÌNH HẤP PHỤ....................................................................................25 1.3.1. Khái niệm hấp phụ ..........................................................................................25 1.3.2. Cơ chế của quá trình hấp phụ [34]..................................................................25 1.3.3. Phân loại quá trình hấp phụ [34].....................................................................26 1.4. CÁC LOẠI VẬT LIỆU HẤP PHỤ DẦU HIỆN NAY [7]................................26 1.4.1. Vật liệu hấp phụ dầu hữu cơ tổng hợp............................................................26 1.4.2. Vật liệu hấp phụ dầu hữu cơ có nguồn gốc thiên nhiên..................................27 1.4.3. Vật liệu hấp phụ dầu vô cơ..............................................................................27 1.5. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN...................................................................28 1.5.1. Các nghiên cứu về vật liệu hấp phụ dầu .........................................................28 1.5.2. Các nghiên cứu về khả năng hấp phụ của vỏ sầu riêng ..................................31 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.36 2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..............................................................................36 2.1.1. Nội dung 1: Tổng hợp, biên hội các tài liệu có liên quan...............................36 2.1.2. Nội dung 2: Chế tạo và khảo sát vật liệu hấp phụ từ VSR .............................36 2.1.3. Nội dung 3: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ...............36 2.1.4. Nội dung 4: Khảo sát khả năng hấp phụ của 3 VSR ( 6H, RI6, CB). So sánh khả năng hấp phụ dầu của VSR với một số vật liệu khác.........................................36 2.1.5. Nội dung 5: Khảo sát ảnh hưởng độ mặn đến khả năng hấp phụ của vật liệu. Ứng dụng vật liệu VSR trong xử lý nước mặn nhiễm dầu. ......................................36 2.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ...............................................................................37 2.2.1. Nguyên liệu .....................................................................................................37 2.2.2. Hóa chất ..........................................................................................................37 2.2.3. Nước mặn nhiễm dầu ......................................................................................37
  • 6. v 2.2.4. Thiết bị, dụng cụ .............................................................................................38 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................39 2.3.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................39 2.3.2. Phương pháp cụ thể.........................................................................................43 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................56 3.1. CHẾ TẠO VẬT LIỆU VÀ KHẢO SÁT VẬT LIỆU HẤP PHỤ......................56 3.1.1. Chế tạo vật liệu hấp phụ..................................................................................56 3.1.2. Hình thái bề mặt, màu sắc, cấu trúc của vật liệu.............................................58 3.2. Kết quả khảo sát khả năng hấp phụ dầu của vật liệu .........................................68 3.2.4. Kết quả khảo sát của độ mặn đến quá trình hấp phụ.......................................75 3.3. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ......................................78 3.4. Nghiên cứu ứng dụng trên nguồn nước biển nhiễm dầu....................................80 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ.......................................................................................83 1. KẾT LUẬN...........................................................................................................83 2. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................84 3. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN......................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................1 1. Tài liệu tiếng Việt....................................................................................................1 2. Tài liệu nước ngoài..................................................................................................3 3. Tài liệu từ các địa chỉ website.................................................................................4 DANH MỤC PHỤ LỤC............................................................................................7 PHỤ LỤC 1: KHẢ NĂNG HẤP PHỤ DẦU CỦA VSR – M....................................1 PHỤ LỤC 2: KHẢ NĂNG HẤP PHỤ DẦU CỦA VSR - AS...................................3 PHỤ LỤC 3: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN KHẢ NĂNG HẤP PHỤ CỦA VSR - AS VÀ SO SÁNH VỚI HIỆU SUẤT HẤP PHỤ ...........................................5
  • 7. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT, CÁC KÝ HIỆU 1. Các từ viết tắt Từ viết tắt Tiếng anh Tiếng Việt ANOVA ANalysis Of VAriance Phân tích phương sai CMC Carboxy Methyl Cellulose CPC Cation hexadexylPiridin Clorua monohydrate Chất hoạt động bề mặt DO Diesel Oil Dầu diesel ĐH Đại học HST Hệ sinh thái KAERI Korea Atomic Energy Research Institute Viện nghiên cứu năng lượng nguyên tử Hàn Quốc KPH Không phát hiện LSD Least Significant Difference Giới hạn sai số nhỏ nhất NSX Nhà sản xuất O/W Oil/Water Nhũ dầu trong nước PGS Phó giáo sư PTN Phòng thí nghiệm ppm parts per million SEM Scanning Electron Microscope Kính hiển vi điện tử quét TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TSKH Tiến sĩ khoa học VFEJ Vietnam Forum of Environmental Journalists Diễn đàn các Nhà báo Môi trường Việt Nam
  • 8. vii VLHP Vật liệu hấp phụ VSR Vỏ sầu riêng 2. Các ký hiệu VSR-AS Vỏ sầu riêng bổ sung acid béo CB-AS Vỏ sầu riêng chuổng bò bổ sung acid béo RI6-AS Vỏ sầu riêng RI 6 bổ sung acid béo 6H-AS Vỏ sầu riêng Sáu Hữu bổ sung acid béo VSR-M Vỏ sầu riêng thô CB-M Vỏ sầu riêng chuổng bò thô RI6-M Vỏ sầu riêng RI 6 thô 6H-M Vỏ sầu riêng Sáu Hữu thô VSR-R Vỏ sầu riêng sau khi sấy khô CB-R Vỏ sầu riêng chuổng bò sau khi sấy khô RI6-R Vỏ sầu riêng RI 6 sau khi sấy khô 6H-R Vỏ sầu riêng Sáu Hữu sau khi sấy khô
  • 9. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Hàm lượng dầu tồn tại trong nước dưới dạng nhũ tương của các tổng kho chứa xăng, dầu tại Tp.HCM......................................................................................13 Bảng 1.2: Giá trị tối đa của các thông số ô nhiễm trong nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu ...........................................................................................................14 Bảng 1.3: Hàm lượng dầu tồn tại trong nước dưới dạng nhũ tương của các nhà máy dầu nhờn tại Tp.HCM ...............................................................................................15 Bảng 1.4: Nước thải nhiễm dầu của các trạm xăng dầu và rửa xe ở Bangkok, Thailan.......................................................................................................................17 Bảng 1.5: Tỉ lệ các thành phần trong một quả sầu riêng...........................................22 Bảng 1.6: Thống kê diện tích và sản lượng sầu riêng ở nước ta (năm 2014) ...........24 Bảng 2.1: Danh sách các dụng cụ, thiết bị sử dụng cho thí nghiệm .........................38 Bảng 3.1: Kết quả thí nghiệm làm khô vật liệu ........................................................56 Bảng 3.2: Các thông số thử nghiệm khảo sát khả năng hấp phụ dầu của VSR-M ...68 Bảng 3.3: Kết quả khảo sát khả năng hấp phụ dầu của VSR-M...............................69 Bảng 3.4: Các thông số thử nghiệm khảo sát khả năng hấp phụ dầu của VSR-AS..71 Bảng 3.5: Kết quả xử lý khả năng hấp phụ dầu của VSR-AS ở tỷ lệ 1:4.................72 Bảng 3.6: Độ mặn của nước......................................................................................75 Bảng 3.7: Các thông số thử nghiệm khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng dầu..........75 Bảng 3.8: Kết quả xử lý khả năng hấp phụ dầu của VSR-AS 1:4 của độ mặn.........76 Bảng 3.9: Các thông số thử nghiệm khảo sát ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc......79 Bảng 3.10: Kết quả xử lý khả năng hấp phụ dầu của VSR-AS ở các móc thời gian khác nhau...................................................................................................................80 Bảng 3.11: Các thông số thử nghiệm khả năng hấp phụ dầu của VSR-AS..............82 Bảng 3.12 Kết quả xử lý khả năng hấp phụ dầu của VSR-AS ở trong môi trường nước biển...................................................................................................................82
  • 10. ix DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 1.1: Nồng độ dầu tại một số cảng biển của Việt Nam. (Nguồn: VFEJ.VN - Diễn đàn các nhà báo môi trường Việt Nam). ..........................................................11 Đồ thị 1.2: Lượng dầu tràn gây ô nhiễm biển Việt Nam qua các năm. (Nguồn: Bộ tài nguyên và môi trường. .........................................................................................12 Đồ thị 3.1: Kết quả ghi nhận khả năng hấp phụ dầu của VSR-M và hiệu suất xử lý 69 Đồ thị 3.2: Kết quả ghi nhận khả năng hấp phụ dầu của VSR-AS ở tỷ lệ 1:4 phối trộn và hiệu suất xử lý...............................................................................................73 Biều đồ 3.3: Hiệu suất hấp phụ dầu của VSR-AS với độ mặn. ................................79 Đồ thị 3.4: Hàm lượng dầu hấp phụ ở các móc thời gian khác nhau........................81 Đồ thị 3.5: Nồng độ dầu tại 1 số cảng biển của việt nam . .......................................81
  • 11. x DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Quả sầu riêng và vỏ sầu riêng...................................................................21 Hình 1.2: Cơm sầu riêng. ..........................................................................................21 Hình 1.3: Cơ chế của quá trình hấp phụ....................................................................26 Hình 2.1: Sơ đồ nghiên cứu. .....................................................................................42 Hình 2.2: Sơ đồ chế tạo VLHP từ VSR. ...................................................................44 Hình 2.3: VSR được vứt bỏ sau khi sử dụng. ...........................................................45 Hình 2.4: VSR được thu gom từ chợ. .......................................................................45 Hình 2.5: VSR được tách bỏ gai và cắt nhỏ..............................................................46 Hình 2.6: VSR sau khi cắt nhỏ và sấy khô................................................................47 Hình 2.7: VSR được tráng phủ acid béo. ..................................................................47 Hình 2.8: Sơ đồ bố trí thí nghiệm..............................................................................49 Hình 2.9: Dầu tạo thành váng sau khi tiếp xúc với nước cất. ...................................50 Hình 2.10: Phân tích hàm lượng dầu trong nước tại PTN. .......................................51 Hình 3.1: Kết quả thí nghiệm làm khô vật liệu.........................................................57 Hình 3.2: VSR được bảo quả trong hủ nhựa.............................................................57 Hình 3.3: VSR được bảo quản trong túi nhựa...........................................................57 Hình 3.4: Mẫu VSR-AS tạo thành những hạt không đồng đều khi phối trộn...........58 Hình 3.5: Cấu trúc sợi celluose của VSR..................................................................59 Hình 3.6: Kết quả chụp ảnh SEM của VSR thô........................................................60 Hình 3.7: Kết quả chụp ảnh SEM của VSR RI6 bổ sung acid béo ở tỉ lệ 1:4. .........61 Hình 3.8: Ảnh SEM của vỏ trấu biến tính.................................................................62 Hình 3.9: Bề mặt VSR-M và VSR-AS dưới kính hiển vi.........................................62 Hình 3.10: VSR bổ sung acid béo (a - VSR:acid = 1:5; b - VSR:acid béo = 1:6)....63 Hình 3.11: Kết quả chụp ảnh TEM VSR-AS ( CB-AS) ...........................................64 Hình 3.12: Kết quả chụp FTIR VSR ( RI6-R) ..........................................................64 Hình 3.13: Kết quả chụp FTIR VSR ( CB-R)...........................................................65 Hình 3.14: Kết quả chụp FTIR VSR ( 6H-R). ..........................................................65 Hình 3.15: Nhóm anpha- cenllulose của VSR. .........................................................66
  • 12. xi Hình 3.16: Kết quả chụp FTIR VSR ( RI6- AS).......................................................66 Hình 3.17: Kết quả chụp FTIR VSR ( CB- AS) .......................................................67 Hình 3.18: Kết quả chụp FTIR VSR ( 6H- AS)........................................................67 Hình 3.19: Nguyên tắc kết hợp cenllulose từ VSR với acid béo. .............................68 Hình 3.20: So sánh kết quả chụp FTIR VSR ( R6-M, 6H-M, CB-M)......................70 Hình 3.21: VSR-M hấp phụ dầu. ..............................................................................71 Hình 3.22: VSR-AS trong môi trường nước và nước nhiễm dầu .............................74 Hình 3.23: VSR-AS nổi lên khi cho vào ..................................................................74
  • 13. 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chuyển mình sang thế kỷ 21, nền khoa học kỹ thuật của thế giới ở một tầm cao mới nhưng nguồn năng lượng của con người sử dụng vẫn chưa đảm bảo được vấn đề môi trường, đặc biệt là các loại nguyên liệu hóa thạch trong lòng đất. Nguồn năng lượng dầu mỏ mang lại nhiều nhiều lợi ích kinh tế cho mỗi quốc gia, nhưng bên cạnh vấn đề kinh tế, việc khai thác vận chuyển dầu mỏ đang là một vấn đề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đáng chú ý nhất là vấn đề sự cố tràn dầu, không chỉ gây tổn thất về kinh tế mà còn gây ảnh hưởng đến môi trường cực kỳ nghiêm trọng. Vùng biển Việt Nam nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là một trong những trục hàng hải có lưu lượng tàu bè qua lại rất lớn, trong đó 70% là tàu chở dầu [37]. Điều này có nghĩa là hàng chục triệu tấn dầu đang được lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam mỗi năm và kéo theo nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu là rất lớn. Theo số liệu thống kê của Cục Môi trường1 , từ năm 1987 đến năm 2007 đã xảy ra hơn 90 vụ tràn dầu ở các vùng cửa sông và ven bờ gây thiệt hại lớn về kinh tế cũng như gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong thời gian dài [28]. Điển hình là sự cố tàu Formosa One Liberia đâm vào tàu Petrolimex 01 của Việt Nam tại vịnh Giành Rỏi-Vũng Tàu (09/2001) làm tràn ra môi trường biển ven bờ 1000m3 dầu DO, gây ô nhiễm nghiêm trọng một vùng biển của Vũng Tàu [9]. Ngày 12/01/2002 tàu Fortune Freighter va chạm với xà lan chở 500 tấn dầu của Tỉnh đội An Giang tại khu vực Cảng Contena quốc tế trên sông Sài Gòn, làm hàng trăm tấn dầu bị tràn ra ngoài [43]. Tuy được sự hỗ trợ của các cơ quan ứng cứu sự cố dầu tràn quốc gia nhưng ảnh hưởng của sự cố đến môi trường không nhỏ. Hậu quả của các sự cố tràn dầu trước hết là gây ảnh hưởng đến môi trường đất, không khí, đặc biệt là môi trường nước do hầu hết các vụ tràn dầu xảy ra trên biển hay các kênh rạch nơi có nhiều tàu thuyền qua lại [17]. Tràn dầu gây nhiễu loạn hoạt động sống của hệ sinh thái, cụ thể nồng độ dầu trong nước đạt 0,1 mg/L 1 Thuộc Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường
  • 14. 2 có thể gây chết các loài sinh vật phù du, ảnh hưởng lớn đến con non và ấu trùng [17]. Đối với chim biển, dầu thấm ướt lông chim, làm mất tác dụng bảo vệ thân nhiệt và chức năng nổi trên mặt nước có thể dẫn đến chết. Dầu gây chết cá hàng loạt do thiếu oxy hòa tan trong nước, dầu bám vào cá làm giảm giá trị sử dụng do gây mùi khó chịu [17]. Dầu tràn gây ảnh hưởng đến nền kinh tế, đặc biệt là đến các ngành nuôi trồng - đánh bắt thủy hải sản và du lịch. Sự cố tràn dầu gây tổn hại đến các hệ sinh thái nên đã làm giảm số lượng các loài thủy sản, đặc biệt là các loài cá. Đây là một thiệt hại lớn với ngành kinh tế biển, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân vùng ven biển. Ngoài ra, nó còn gây ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch bởi điều kiện đặc thù của ngành này phải gắn liền với hệ sinh thái, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Cuối cùng hậu quả nghiêm trọng nhất là gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như tính mạng của con người do quá trình sinh hoạt và sử dụng các thực phẩm nhiễm dầu [17]. Ô nhiễm dầu tại một số cảng biển của Việt Nam cũng đang là một vấn đề đáng lo ngại. Hiện nay hệ thống cảng biển Việt Nam có 91 cảng lớn nhỏ, tổng chiều dài tuyến mép bến hơn 37 km, hơn 160 bến phao, 300 cầu cảng. Nồng độ dầu ở tất cả các cảng đều vượt mức cho phép 0,3 mg/L cảng Hải Phòng 0,42 mg/L; cảng Cái Lân 0,6 mg/L; cảng Vũng Tàu 0,52 mg/L; cảng Vietsovpetro 7,57 mg/L. Với tốc độ xây dựng bến cảng mỗi năm tăng lên 6%, cả nước tăng thêm 2 km cầu cảng, lượng hàng hoá qua bến cảng Việt Năm tăng 15% năm, vì vậy cần có những biện pháp quản lý tình hình ô nhiễm dầu tại các khu vực này [31]. Ngoài ra, ô nhiễm dầu còn do nguyên nhân từ các cơ sở công nghiệp, dân cư đô thị và tại các khu vực tổng kho xăng dầu,… Trong quá trình dịch vụ, sản xuất công nghiệp, khối lượng dầu mỏ bị tháo thải qua hoạt động công nghiệp vào hệ thống cống thoát nước của nhà máy đổ ra sông rồi ra biển. Số lượng dầu mỏ thấm qua đất và lan truyền ra biển ước tính gần 3 triệu tấn mỗi năm. Tính đến 11/2010 lượng dầu theo nước thải ra môi trường biển vào khoảng 35-160 tấn/ngày [43]. Từ những con số trên cho thấy các cơ sở công nghiệp và đô thị mọc lên càng nhiều thì
  • 15. 3 gánh nặng môi trường biển ngày càng lớn nếu như nhà nước không có chính sách bảo vệ cụ thể. Bên cạnh đó, hiện nay tại Việt Nam đã có chiến lược xây dựng các nhà máy lọc dầu, trong số đó đáng kế là các dự án lớn: Dung Quất (Quảng Ngãi), Nghi Sơn (Thanh Hoá), Long Sơn (Bà Rịa -Vũng Tàu) [35]. Điều này đồng nghĩa với việc quá trình vận chuyển dầu thô vào nước ta sẽ tăng, nguy cơ xảy ra các sự cố về dầu cũng không ngoại lệ. Đứng trước nguy cơ đó, việc tìm ra các biện pháp ứng phó với sự cố tràn dầu là một vấn đề vô cùng quan trọng. Ngoài các biện pháp cơ học, ứng phó tại chỗ giảm thiệt hại lớn như sử dụng phao dầu tràn, bơm hút dầu còn có các phương pháp hóa học sử dụng các chất phân tán hóa học, các chất hấp thụ, hấp phụ và phương pháp xử lý sinh học. Trong đó, phương pháp sử dụng chất hấp phụ đang chiếm ưu thế nhất bởi tính chất thu hồi được sau khi xử lý và ít gây ảnh hướng đến môi trường [38]. Phần lớn các vật liệu hấp phụ được sử dụng hiện nay làm từ đất sét, rơm rạ đều có ưu điểm là nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, rẻ tiền nhưng lại cho khả năng hấp phụ rất thấp. Trong khi đó, các vật liệu tổng hợp bằng polymer, nano có độ hấp phụ cao nhưng quá trình sản xuất lại rất phức tạp dẫn đến giá thành không hề thấp. Một câu hỏi đặt ra ở đâu là “Liệu có một vật liệu nào có thể khắc phục được các yếu điểm trên, vừa là nguồn nguyên liệu có sẵn, rẻ tiền trong điều kiện Việt Nam mà có thể cho khả năng hấp phụ dầu cao?” Để trả lời câu hỏi trên, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã được thực hiện. Gần đây, Viện nghiên cứu năng lượng hạt nhân Hàn Quốc KAERI đã chế tạo được một loại vật liệu thẩm thấu thân thiện với môi trường, có thể giúp đẩy nhanh quá trình làm sạch dầu tràn trên biển [40]. Vật liệu này được làm từ thớ gỗ của cây Kapok thường mọc ở Philippines, Indonesia và Myanmar, có khả năng hút nhanh chóng nhiều loại dầu khác nhau trên mặt nước. Các thử nghiệm cho thấy bình quân, 1kg vật liệu mới có thể hút 40 - 60 kg dầu [40]. Các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm của Đại học Case Western Reserve, Mỹ đã chế tạo một loại bọt siêu nhẹ từ đất sét và nhựa cao cấp, có khả năng hút dầu ra khỏi
  • 16. 4 nước bị ô nhiễm, được gọi là Aerogel [29]. Tại Việt Nam, cũng có một số công trình nghiên cứu về các vật liệu hấp phụ dầu từ thiên nhiên như “Nghiên cứu khả năng hấp phụ hỗn hợp nhũ tương dầu trong nước (O/W) bằng vỏ trấu được xử lí với chất hoạt động bề mặt Cetyl Trymetyl Ammonium Bromide (CTAB)” của Lê Thị Kim Liên [9], “Nghiên cứu và khảo sát khả năng xử lý dầu loang bằng rau Neptunia Oleracea của Nguyễn Hữu Biên và Phạm Quang Thới” [1]. Bên cạnh đó, còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác về các vật liệu phế thải nông nghiệp như mùn cưa, lõi ngô, bã mía,… Trong đề tài này, tác giả chọn vật liệu nghiên cứu là VSR bởi đây là một loại phế phẩm nông nghiệp rẻ tiền, sẵn có và trong thành phần hóa học của nó có chứa celluloses với các nhóm chức sẵn có như hydroxyl (-OH), nhóm anpha - cenllulose [20]. Đây là những nhóm chức tiềm năng cho việc sử dụng vỏ sầu riêng làm vật liệu hấp phụ cho quá trình nghiên cứu xử lý dầu. Sầu riêng là loại cây ăn trái đặc sắc ở vùng Đông Nam Á [16]. Tại Việt Nam, sầu riêng du nhập từ Thái Lan và được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Nam của nước ta [39]. Sản lượng sầu riêng thu hoạch hằng năm tại các tỉnh vùng Nam Bộ là 210.575 tấn/năm, và lượng VSR hằng năm vào khoảng 115.816 −117.922 tấn/năm [39]. Cho thấy loại trái cây này có tiềm năng rất lớn trong việc ứng dụng làm vật liệu hấp phụ dầu, bởi hiện nay vỏ sầu riêng chủ yếu là bỏ đi sau khi sử dụng. Đây có thể nói là nguồn nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền thích hợp trong điều kiện Việt Nam. Tuy nhiên, nếu sử dụng VSR trực tiếp để hấp phụ dầu thì có một nhược điểm lớn đó là khả năng ưa nước cao, làm cho vật liệu nhanh chóng bị bão hòa, dẫn đến khả năng hấp phụ dầu kém. Một câu hỏi đặt ra là: “Làm thể nào để vừa hạn chế được khả năng ưa nước của VSR, vừa tăng cường khả năng hấp phụ dầu?”. Một trong những giải pháp theo nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy, khi tạo ra các liên kết bề mặt giữa vật liệu hữu cơ với các hợp chất bề mặt, các hợp chất cao phân tử hoặc các acid béo thì có thể gia tăng khả năng hấp phụ dầu của vật liệu. Cụ thể, theo phát hiện của Tiến sĩ S. Kathiresan, giảng viên Khoa Công nghệ sinh học của Đại
  • 17. 5 học AIMST, Malaysia đã phát hiện ra rằng bột vỏ sầu riêng, sau khi được bổ sung acid béo, có thể được sử dụng để loại bỏ dầu trong nước [30]. Với tình hình ô nhiễm dầu đang diễn ra, bên cạnh đó là sự khó khăn của các vật liệu hấp phụ dầu đang gặp phải về khả năng hấp phụ dầu, chi phí sản xuất cũng như nguồn nguyên liệu đầu vào. Với tiềm năng của VSR như vậy, tác giả Trịnh Trọng Nguyễn đã nghiên cứu chế tạo thành công vật liệu hấp phụ dầu từ VSR. Nhưng nghiên cứu mới chỉ áp dụng thử nghiệm trên mẫu nước nhiễm dầu giả định (dầu pha trong nước cất), việc áp dụng thực tế trên nước biển, nước sông thì chưa thử nghiệm. Vì thực tế là trong các điều kiện môi trường khác nhau có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ như độ mặn, sự có mặt của các ion khác, hàm lượng dầu,… Loại vật liệu VSR sử dụng hiện nay là sầu riêng Ri6, nên liệu loại vật liệu VSR khác nhau có ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ dầu của vật liệu hay không thì đề tài chưa đánh giá được. Nghiên cứu của sinh viên kế thừa những tư liệu của tác giả Trịnh Trọng Nguyễn và đi sâu vào những hạn chế của đề tài. Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng”, nhằm mục đích so sánh khả năng hấp phụ dầu của 3 loại VSR (RI 6, 6H, CB) từ đó chọn ra loại VLHP tốt nhất từ 3 loại VSR (RI 6, 6H, CB) và ứng dụng sử lý nguồn nước biển nhiễm dầu. Việc khảo sát khả năng hấp phụ dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng mang một ý nghĩa hết quan trọng bởi đây là một loại phế thải nông nghiệp rất phổ biến ở Việt Nam, nếu kết quả khảo sát cho kết quả hấp phụ tốt thì đây sẽ là loại vật liệu hấp phụ được xem là rất thích hợp trong điều kiện hiện nay, bởi vừa đáp ứng được giá thành thấp mà cho khả năng hấp phụ cao. Hứa hẹn đây là một tiềm năng với các nước phát triển loại cây ăn quả này. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu lâu dài + Xây dựng cơ sở để chế tạo một loại vật liệu hấp phụ dầu có nguồn gốc từ VSR, một loại phế thải nông nghiệp nhưng cho khả năng hấp phụ dầu cao.
  • 18. 6 + Ứng dụng thực tế vào xử lý nước thải nhiễm dầu hoặc xa hơn nữa là các sự cố tràn dầu ven biển. 2.2. Mục tiêu cụ thể + Xác định hiệu quả hấp phụ của 3 loại VSR (6H, CB, RI6) và xem loại vỏ VSR tự nhiên và bổ sung biến tính. Chọn ra loại VSR hấp phụ dầu tối ưu. + Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ dầu của 3 loại VSR trong 2 trường hợp (tự nhiên và bổ sung acid béo). + Đánh giá hiệu quả của vật liệu VSR sau biến tính trong xử lý nguồn nước mặn nhiễm dầu thực tế 3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI + Nghiên cứu được tiến hành trên các đối tượng sau: ▪ VSR được thu về từ các điểm bán sầu riêng trên địa bàn Quận Bình Thạnh. ▪ Dầu sử dụng: dầu Diesel, khối lượng riêng 840 kg/m3 . + Địa điểm nghiên cứu: tại phòng thí nghiệm Trường Đại học Công nghệ TP.HCM khu công nghệ cao Quận 9 + Nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu trên một số nguồn nước biển và nước sông. 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 4.1. Khoa học Giá trị có tính khoa học của đề tài là: + Cách xử lý dầu tràn có tính khoa học cao, không gây ảnh hưởng môi trường. + Ngoài ra nghiên cứu này có thể cung cấp một số thông tin cho các nghiên cứu sau về vấn đề này. 4.2. Thực tiễn + Giải quyết được một lượng không ít rác thải nông nghiệp từ vỏ sầu riêng. + Nguyên liệu có sẵn có thể tiết kiệm được một lượng lớn chi phí xử lý cho các công ty, doanh nghiệp gây ra sự cố dầu tràn.
  • 19. 7 + Bảo tồn các loài sinh vật ven biển và con người sinh sống tại khu vực có sự cố tràn dầu. 5. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu sử dụng vật liệu hấp thụ dầu tràn là hướng của rất nhiều đề tài, nhưng đối tượng nghiên cứu là VSR thì cũng được nghiên cứu trước “Nghiên cứu sử dụng vỏ sầu riêng hấp phụ dầu khoáng” của Trinh Trọng Nguyễn nhưng chỉ dừng lại ở một loại vỏ sầu riêng và không được ứng dụng vào nguồn nước thực tế. Hướng đi mới của đề tài là khảo sát, so sánh khả năng hấp phụ dầu của 3 loại VSR (RI 6,6H, CB) từ đó chọn ra loại VLHP tốt nhất từ 3 loại VSR (RI 6, 6H, CB) và ứng dụng sử lý nguồn nước biển nhiễm dầu 6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Nội dung 1: Tổng hợp, biên hội các tài liệu có liên quan 1.2. Nội dung 2: Chế tạo và khảo sát vật liệu hấp phụ từ VSR. 1.3. Nội dung 3: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ. 1.4. Nội dung 4: Khảo sát khả năng hấp phụ của 3 VSR ( 6H, RI6, CB). So sánh khả năng hấp phụ dầu của VSR với một số vật liệu khác. 1.5. Nội dung 5: Khảo sát ảnh hưởng độ mặn đến khả năng hấp phụ của vật liệu. Ứng dụng vật liệu VSR trong xử lý nước mặn nhiễm dầu. Cấu trúc của đồ án gồm 3 nội dung chính sau đây: PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG BAO GỒM 3 CHƯƠNG: Chương 1. Tổng quan (bao gồm các nội dung về hiện trạng ô nhiễm dầu tại Việt Nam, vật liệu nghiên cứu, quá trình hấp phụ, các loại vật liệu hấp phụ dầu hiện nay, các nghiên cứu liên quan) Chương 2. Nội dung, vật liệu và phương pháp nghiên cứu + Nội dung nghiên cứu gồm 5 nội dung: ▪ Nội dung 1: Tổng hợp, biên hội các tài liệu có liên quan ▪ Nội dung 2: Chế tạo và khảo sát vật liệu hấp phụ từ VSR. ▪ Nội dung 3: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ.
  • 20. 8 ▪ Nội dung 4: Khảo sát khả năng hấp phụ của 3 VSR ( 6H, RI6, CB). So sánh khả năng hấp phụ dầu của VSR với một số vật liệu khác. ▪ Nội dung 5: Khảo sát ảnh hưởng độ mặn đến khả năng hấp phụ của vật liệu. Ứng dụng vật liệu VSR trong xử lý nước mặn nhiễm dầu. + Phương pháp nghiên cứu gồm các nội dung sau: ▪ Phương pháp kế thừa. ▪ Phương pháp cụ thể. Chương 3. Kết quả và thảo luận + Chế tạo vật liệu hấp phụ từ vỏ sầu riêng (6H, CB, RI6). + Hình thái bề mặt, màu sắc của vật liệu. + Kết quả hấp phụ dầu của VSR - M. + Kết quả hấp phụ dầu của VSR - AS. + So sánh khả năng hấp phụ dầu với các vật liệu hấp phụ khác. + Khảo sát ảnh hưởng độ mặn của vật liệu + Kết quả ứng dụng vật liệu VSR trong xử lý mội trường nước măn nhiễm dầu. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 21. 9 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM DẦU TẠI VIỆT NAM 1.1.1. Sơ lược về dầu và ô nhiễm dầu [10] Dầu là chất lỏng sánh, thường có mùi đặc trưng, nhẹ hơn nước và không tan trong nước. Chúng bị oxy hóa rất chậm, có thể tồn tại đến 50 năm. Dầu tồn tại ở 4 dạng phổ biến sau: + Dạng tự do: ở dạng này dầu sẽ nổi lên thành các màng dầu. Dầu hiện diện dưới dạng các hạt dầu tự do hoặc lẫn với một ít nước, dầu tự do sẽ nổi lên trên bề mặt do trọng lượng riêng của dầu thấp hơn so với trọng lượng riêng của nước + Dạng nhũ tương cơ học: có 2 dạng nhũ tương cơ học tùy theo đường kính của giọt dầu: • Vài chục micromet: độ ổn định thấp • Loại nhỏ hơn: có độ ổn định cao, tương tự như dạng keo + Dạng nhũ tương hóa học: là dạng tạo thành do các tác nhân hóa học (xà phòng, xút ăn da, chất tẩy rửa, Na) hoặc các hóa học asphalten làm thay đổi sức căng bề mặt và làm ổn định hóa học dầu phân tán. + Dạng hòa tan: Phân tử hòa tan như các chất thơm. Ngoài ra dầu không hòa tan tạo thành một lớp màng mỏng bọc quanh các chất rắn lơ lửng, chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng lắng hoặc nổi của các chất rắng lơ lửng khi tạo thành các hợp chất kết hợp không lắng được. Trong dầu có tới hàng trăm loại hydratcacbon khác nhau đại diện cho nhiều loại cấu trúc riêng biệt. Chỉ tính xăng là loại hỗn hợp hydratcacbon dầu mỏ tinh chế, đã có 200 chất khác nhau ở tính bay hơi, tính hòa tan, tính hấp thụ. Thành phần cơ bản của dầu gồm: + Hydratcacbon mạch thẳng 30 – 35% + Hydratcacbon mạch vòng 25 – 75% + Hydratcacbon thơm 10 – 20% + Các hợp chất chứa oxy như axit, ceton, các loại rượu
  • 22. 10 + Các hợp chất chứa nitơ như furol, indol, carbazol + Các hợp chất chứa lưu huỳnh như hắc ín, nhựa đường, bitum Dầu ở các vùng khác nhau có thành phần hóa học khác nhau. Phân loại chúng dựa trên cơ sở thành phần parafin, hydratcacbon thơm hay hydratcacbon phân cực. Các thành phần hóa học có trong dầu mỏ thường rất khó phân hủy. Do đó, việc ứng dụng các quá trình sinh học để xử lý ô nhiễm dầu mỏ có đặc điểm rất riêng biệt. 1.1.2. Sự cố tràn dầu ở việt nam từ năm 2004 đến nay [41] Theo số liệu thống kê các sự cố tràn dầu được trung tâm miền Trung xử lý thành công từ năm 2004 đến tháng 7/2013 đã xảy ra 34 vụ sự cố tràn dầu trên toàn khu vực miền trung, tổn thất hàng triệu tấn dầu DO và gây ảnh hưởng đến môi trường nghiêm trọng và Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc tại hội nghị bàn về hoàn thiện thể chế, tăng cường năng lực ứng phó khắc phục sự cố tràn dầu xảy ra trên biển Việt Nam diễn ra vào hôm nay 15-4, tại Hà Nội hàng năm có trên 10 vụ tràn dầu lớn được ghi nhận. Cụ thể một số sự cố nghiêm trọng như sau: + Sự cố tràn dầu các tỉnh ven biển miền trung xảy ra trên địa bàn các tỉnh Quảng Bình và từ tỉnh Quảng Trị đến tỉnh Bình Thuận. Thời gian: Từ cuối tháng 01/2007 đến tháng 07/2007. Số lượng thu gom hơn 2000 tấn rác thải lẫn dầu. + Sự cố tàu VITAMIN GAS thuộc Công ty cổ phần vận tải biển châu Á - Thái Bình Dương, trọng tải 1.135 tấn, đi từ Vũng Tàu ra Cửa Lò - Nghệ An trên đường qua vùng biển thuộc tỉnh Bình Định thì gặp sự cố. Thời gian: ngày 16/01/2010. + Sự cố tràn dầu ven biển tỉnh Bình Thuận tại khu vực ven biển Tiến Thành (Phan Thiết) kéo dài đến Hải đăng Kê Gà (Hàm Thuận Nam) xuất hiện vô số viên dầu vón cục to bị sóng đánh dạt lên bờ. Thời gian: ngày 22/02/2010. Số lượng thu gom: trên 10 tấn rác thải nhiễm dầu.
  • 23. 11 + Sự cố tràn dầu ven biển tỉnh Quảng Trị tại đảo Cồn Cỏ và các xã ven biển huyện Vĩnh Linh. Thời gian: tháng 05/2011. Số lượng thu gom: 10 tấn rác thải nhiễm dầu. + Sự cố cháy buồng máy tàu Phương Nam Star chở 5.600 m3 DO trên vùng biển Quảng Nam. Thời gian: tháng 11/2011. + Ngày 7/7/2013, tại khu vực biển Quy Nhơn ở Hải Minh, thuộc khu vực 9, phường Hải Cảng, TP. Quy Nhơn đã xảy ra sự cố tràn dầu. + Ngày 16/8/2017 tại Khu vực Vũng Oản. khi đang chuyển tải dầu từ tàu QN- 3438H sang tàu QN-3268H bằng đường ống nhựa cao su 100, dài 30m thì đoạn đường ống truyền tải bị bục, ước khoảng hơn 200 lít dầu tràn ra vịnh Hạ Long. + Ngày 10/8/2017 Để khắc phục sự cố tàu Đức Cường 06 (thuộc Công ty CP vận tải Đức Cường, trụ sở tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) bị chìm ở khu vực biển giáp ranh Thanh Hóa - Nghệ An, dầu đã loang ra khắp bề mặt biển ước tính hàng trăm m2 . 1.1.3. Nồng độ dầu tại một số cảng biển Việt Nam Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển (QCVN 10- MT:2015/BTNMT), Quy định về nồng độ dầu cho phép trong nước biển là 0,5 mg/L. Đồ thị 1.1: Nồng độ dầu tại một số cảng biển của Việt Nam. (Nguồn: VFEJ.VN - Diễn đàn các nhà báo môi trường Việt Nam). 0.4 0.5 0.6 0.69 7.6 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Hải Phòng Cái Lân Vũng Tàu Phú Quốc Vietso Petro nồng độ (mg/l) QCVN 10:2015BTNMT 0.5mg/l Nồng độ dầu (mg/l)
  • 24. 12 Do đặc điểm tại các khu vực cảng của nước ta có rất nhiều tàu thuyền qua lại nên nguyên nhân gây ra nồng độ dầu vượt qua giới hạn cho phép tại nơi đây có thể là do quá trình rò rỉ dầu từ tàu thuyền qua lại, quá trình xúc rửa lan can của các tàu thuyền trở dầu, ngoài ra còn có thể do các sự cố về dầu nên đã làm cho nồng độ dầu tăng cao. Đồ thị 1.2: Lượng dầu tràn gây ô nhiễm biển Việt Nam qua các năm. (Nguồn: Bộ tài nguyên và môi trường). Lượng dầu tràn trên biển đang có diễn biến trong những năm gần đây, đặc biệt là đang có xu hướng tăng mạnh. Theo báo cáo của Sở TN&MT Hải Phòng đưa tin, hàm lượng dầu trong nước vùng bờ Hải Phòng hiện khá cao, trung bình 0,4 mg/L, dao động trong khoảng từ 0,1 - 1,1 mg/L [4]. Các khu vực có hàm lượng dầu cao là mặt nước khu vực cảng Hải Phòng có độ nhiễm dầu từ 0,3 - 0,6 mg/L, vượt tiêu chuẩn cho phép. Vùng ven bờ quận Hải An, huyện Kiến Thụy, hàm lượng dầu trung bình khoảng 0,6 mg/L. Khu vực cửa sông Bạch Đằng, kết quả khảo sát trong nhiều năm cho thấy nồng độ dầu có xu hướng tăng cao, đặc biệt khu vực trong sông, nơi gần bến cảng, nhất là khu vực Sở Dầu [4]. Vì vậy, cần có những biện pháp quản lý cũng như biện pháp khắc phục, thu hồi dầu ngay khi xảy ra sự cố để tránh gây tổn thất lớn cũng như gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
  • 25. 13 1.1.4. Ô nhiễm dầu tại các khu vực tổng kho xăng dầu [36] 1.1.4.1. Khu vực kho chứa: phát sinh do các nguyên nhân chính sau: − Súc rửa, làm mát bồn chứa. − Vệ sinh máy móc, thiết bị. − Rơi vãi xăng dầu xuống nguồn nước. − Xảy ra sự cố. − Nước mưa chảy tràn qua khu vực kho. Trong đó nước xả cặn từ quá trình súc rửa bồn chứa với chu kỳ 2 năm súc rửa 1 lần là nguồn thải có mức độ ô nhiễm dầu cao nhất, nồng độ lên đến hàng chục ngàn ppm. 1.1.4.2. Khu vực cảng tiếp nhận + Nước dằn tàu, nước vệ sinh tàu. + Nước ống dầu (khi kéo từ biển lên boong). + Rò rỉ trên đường ống dẫn dầu từ tàu về kho chứa… Bảng 1.1: Hàm lượng dầu tồn tại trong nước dưới dạng nhũ tương của các tổng kho chứa xăng, dầu tại Tp.HCM STT Tên kho chứa xăng dầu tại Tp.HCM Lượng dầu tồn tại trong nước thải dưới dạng nhũ tương (mg/L) 1 Kho Nhà Bè của Petrolimex 150 2 Kho Nhà Bè của Petec 249 3 Kho Nhà Bè của Mipec 300 4 Kho Nhà Bè của Vinapco 265 5 Kho Cát Lái của Petec 246 6 Kho Cát Lái của Sài Gòn Petro 218 [Nguồn: 43] Hàm lượng dầu tồn tại ở dạng nhũ tương của các tổng kho chứa xăng dầu trên địa bàn Tp. HCM nằm trong khoảng 150 - 300 mg/L.
  • 26. 14 Bảng 1.2: Giá trị tối đa của các thông số ô nhiễm trong nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu TT Thông số ĐVT Giá trị tối đa Cột A Cột B Kho Cửa hàng có dịch vụ rửa xe Cửa hàng không có dịch vụ rửa xe 1 pH 6-9 5,5-9 5,5-9 5,5-9 2 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/L 50 100 120 120 3 Nhu cầu oxy hóa (COD) mg/L 50 100 150 150 4 Dầu mỡ khoáng (tổng hydrocarbon) mg/L 5 15 18 30 1.1.5. Ô nhiễm dầu tại các nhà máy lọc dầu, giàn khoan và nhà máy sản xuất dầu nhờn [18] Các nhà máy lọc dầu thải ra một lượng lớn nước nhiễm dầu, nếu không được xử lý sẽ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến môi trường biển. Đặc biệt ở Việt Nam, sự xuất hiện của nhà máy lọc dầu Dung Quất với sản lượng 7 triệu tấn/năm sẽ tác động đáng kể đến môi trường ở vịnh Việt Thanh. Sự gia tăng hàm lượng dầu và các kim loại nặng trong trầm tích dưới biển xung quanh các khu vực mỏ cho thấy đã có những ảnh hưởng nhất định của việc thải mùn khoan, dung dịch khoan và nước thải vào môi trường biển. Chúng ta cần quan tâm đến các biện pháp giảm thiểu việc thải đổ trực tiếp mùn khoan, dung dịch khoan và nước thải xuống biển; cần áp dụng các công nghệ tiên tiến về khoan, dung dịch khoan, xử lý chất thải khoan, nước khai thác, các chất
  • 27. 15 lỏng, rắn…thay thế cho các công nghệ cũ; áp dụng các giải pháp kĩ thuật để quản lý và kiểm soát các loại chất thải dầu khí. 1.1.5.1. Nguyên nhân nước thải nhiễm dầu xuất hiện − Nước trong quá trình làm sạch hoặc mục đích khác; − Nước trong quá trình xúc rửa đường ống xuất nhập dầu thô và xăng, dầu thành phẩm; − Nước xuất hiện do trong một số quá trình công nghệ lọc, hóa dầu. Nước dạng này tiếp xúc trực tiếp với dầu thô; − Đặc biệt một số lượng nước dùng để làm lạnh trong các thiết bị làm lạnh; − Nước được phân loại là nước thải nếu nó có lẫn các hydrocacbon hoặc các thành phần khác. 1.1.5.2. Thành phần nước thải của các nhà máy lọc, hóa dầu − Hydrocacbon; − Kim loại nặng; − Hợp chất phenol; − NH3. Bảng 1.3: Hàm lượng dầu tồn tại trong nước dưới dạng nhũ tương của các nhà máy dầu nhờn tại Tp.HCM STT Nhà Máy dầu mỡ nhờn tại Tp.HCM Lượng dầu tồn tại trong nước thải dưới dạng nhũ tương (mg/L) 1 BP-Castrol 86 2 Petrolimex 205 3 Vilube 105 4 Solube 305 5 AP Sài Gòn Petro 250 6 PV Oil 310 [Nguồn:41]
  • 28. 16 Hàm lượng dầu tồn tại trong nước dưới dạng nhũ tương tại các nhà máy dầu nhờn của Tp.HCM nằm trong khoảng từ 86 – 310 mg/L. 1.1.6. Ô nhiễm dầu tại các khu vực rửa xe Nước thải từ các cơ sở rửa xe, bảo dưỡng, bảo hành xe có lẫn dầu, mỡ nhờn. Theo số liệu thống kê của công ty dầu nhờn Shell hiện tại trên địa bàn Tp.HCM có hơn 5.000 cơ sở rửa xe, thay dầu nhớt bảo dưỡng xe. Nên một số lượng rất lớn nước thải có nhiễm dầu thải ra môi trường mà không qua bất cứ hệ thống xử lý nào cả. Hoạt động rửa xe bao gồm 4 bước liền kề nhau: 1.1.6.1. Bước 1: Rửa bụi Dùng nước áp lực cao rửa trên thân xe và động cơ nước thải loại này chứa một lượng bùn, đất và dầu tự do. Hơn nữa dưới áp lực nước lớn nước thải nhiễm dầu dạng này tạo thành nhũ tương dầu/nước. 1.1.6.2. Bước 2: Phun bọt Tác nhân tạo bọt là bình xịt lên thân xe và động cơ. Nước thải loại này tồn tại tác nhân tạo nhũ cao. Cuối cùng nước thải dạng này kết hợp nước thải từ bước 1 hình thành nhũ tương dầu/ nước có độ ổn định cao. 1.1.6.3. Bước 3: Giai đoạn làm sạch Đây là bước dùng nước sạch trong bình áp lực cao để di chuyển tác nhân tạo nhũ. Nước loại này chứa ít tác nhân tạo nhũ vì nó được pha loãng bởi nước sạch. 1.1.6.4. Bước 4: Giai đoạn lau khô và đánh bóng xe Nước làm bóng được thoa lên thân xe và cuối cùng làm khô bằng khí nóng. Nước sạch mà thành phần cứng cao, hữu cơ không nên sử dụng trong bước này vì nó có thể làm cho bề mặt xe không được bóng. Các kiểu nước thải từ các trạm xăng dầu và rửa xe ở Bangkok, Thailan được cho trong bảng sau:
  • 29. 17 Bảng 1.4: Nước thải nhiễm dầu của các trạm xăng dầu và rửa xe ở Bangkok, Thailan [19] Trạm xăng dầu & rửa xe Dầu mỡ BOD Chất rắn lơ lững pH (mg/L) (mg/L) (mg/L) Caltex, Bangkaen 31,6 42 113 7,60 PTT, Bangkaen 25,9 39 86 7,02 Shell, Bangkaen 21,5 23 92 7,85 PTT, Vipavaolee 280,5 180 346 7,51 Shell, Kaseat 63,6 200 346 7,06 Caltex, Nakhornpathum 57,0 500 4724 6,44 Shell, Nakhornpathum 23,3 10 310 7,05 Esso, Nakhornpathum 161,2 1220 952 6,32 PTT, Nonthaburi 7,8 11 696 7,16 Shell, Nonthaburi 14,4 28 121 7,24 Esso, Nonthaburi 16,1 21 682 6,69 Khoảng 7,8-280,5 10-1220 86-4724 6,32-7,86 Giá trị trung bình 63,9 206,72 760 7,08 Hàm lượng dầu trong nước thải nhiễm dầu tại các trạm xăng dầu và rửa xe ở Bangkok, Thailan có hàm lượng dầu tương đối thấp. Tuy nhiên, tại một số điểm hàm lượng dầu có thể lên đến 280 mg/L. 1.1.7. Ảnh hưởng của sự cố tràn dầu [3] 1.1.7.1. Ô nhiễm dầu tác động đến hệ sinh thái biển Việt Nam a. Tổng quan về các hệ sinh thái biển Việt Nam Biển Đông là một biển lớn (đứng thứ 2 trên thế giới sau biển San Hô ở phía Đông nước Australia) với diện tích 3,4 triệu km2 và tiếp giáp với 9 quốc gia. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết, trong vùng biển ở nước ta đã phát hiện được 12.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái (HST) điển hình như rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, vùng triều cửa sông, đảo, rạn san hô, đáy mềm,
  • 30. 18 đầm phá... Trong đó, có trên 2.038 loài cá, 6.000 loài động vật đáy, 635 loài rong biển, 43 loài chim, trên 40 loài thú và bò sát biển và hàng ngàn loài động thực vật phù du khác đã tạo ra các quần xã sinh vật đặc biệt phong phú. Theo tính toán của các nhà hải dương học, biển Việt Nam có trữ lượng khoảng 3 - 4 triệu tấn cá, khả năng khai thác là 1,5 - 2,0 triệu tấn, mực 30.000 - 40.000 tấn, tôm biển 50.000 - 60.000 tấn, thân mềm phải đạt đến hàng triệu tấn. Với nguồn lợi này sẽ giúp cho ngành thủy sản nước ta ngày càng phát triển. b. Tác động của ô nhiễm dầu đến các HST Ô nhiễm dầu cũng làm biến đổi cân bằng oxy, gây ra độc tính tiềm tàng trong HST, khi sự cố ô nhiễm dầu xảy ra, các HST đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng và thể hiện rõ nét nhất là HST rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các rạn san hô. Ô nhiễm dầu đã làm giảm sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi phục của các HST từ tác động của các tai biến. Cụ thể, các tác động tiêu cực của ô nhiễm dầu đến các HST được hiểu theo 3 cấp độ: suy thoái, tổn thương và mất HST. Như vậy, có thể thấy ô nhiễm dầu đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên các HST biển và ven biển ở các khía cạnh sau: Làm biến đổi cân bằng oxy của HST: Dầu có tỷ trọng nhỏ hơn nước, khi chảy loang trên mặt nước, dầu tạo thành váng và bị biến đổi về thành phần và tính chất. Khi dầu loang, hàm lượng dầu trong nước tăng cao, các màng dầu làm giảm khả năng trao đổi oxy giữa không khí với nước, làm giảm hàm lượng oxy của HST, như vậy cán cân điều hòa oxy trong hệ sẽ bị đảo lộn. Làm nhiễu loạn các hoạt động sống trong HST: Đầu tiên phải kể đến các nhiễu loạn áp suất thẩm thấu giữa màng tế bào sinh vật với môi trường, cụ thể là các loài sinh vật bậc thấp như sinh vật phù du, nguyên sinh động vật luôn luôn phải điều tiết áp suất thẩm thấu giữa môi trường và cơ thể thông qua màng tế bào. Dầu bao phủ màng tế bào, sẽ làm mất khả năng điều tiết áp suất trong cơ thể sinh vật, đồng thời cũng là nguyên nhân làm chết hàng loạt sinh vật bậc thấp, các con non, ấu
  • 31. 19 trùng. Dầu bám vào cơ thể sinh vật sẽ ngăn cản quá trình hô hấp, trao đổi chất và sự di chuyển của sinh vật trong môi trường nước. Ảnh hưởng của dầu đối với chim biển chủ yếu là thấm ướt lông chim, làm giảm khả năng cách nhiệt của bộ lông, làm mất tác dụng bảo vệ thân nhiệt của chim và chức năng phao bơi, giúp chim nổi trên mặt nước. Bên cạnh đó, cá là nguồn lợi lớn nhất của biển và cũng là đối tượng chịu tác động tiêu cực mạnh mẽ của sự cố ô nhiễm dầu, ảnh hưởng này phụ thuộc vào mức độ tan của các hợp chất độc hại có trong dầu vào trong nước. Gây ra độc tính tiềm tàng trong HST: Ảnh hưởng gián tiếp của dầu loang đối với sinh vật thông qua quá trình ngăn cản trao đổi oxy giữa nước với khí quyển tạo điều kiện tích tụ các khí độc hại như H2S, và CH4 làm tăng pH trong môi trường sinh thái. Dưới ảnh hưởng của các hoạt động sinh - địa - hóa, dầu dần dần bị phân hủy, lắng đọng và tích lũy trong các lớp trầm tích của HST làm tăng cao hàm lượng dầu trong trầm tích gây độc cho các loài sinh vật sống trong nền đáy và sát đáy biển. Cản trở các hoạt động kinh tế ở vùng ven biển: Dầu trôi theo dòng chảy mặt, sóng, gió, dòng triều dạt vào vùng biển ven bờ, bám vào đất đá, kè đá, các bờ đảo làm mất mỹ quan, gây mùi khó chịu đối với du khách khi tham quan du lịch. Do vậy, doanh thu của ngành du lịch cũng bị ảnh hưởng. Mặt khác, ô nhiễm dầu còn làm ảnh hưởng đến nguồn giống tôm cá, thậm chí bị chết dẫn đến giảm năng suất nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ven biển. 1.1.7.2. Thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra cho con người Biển Đông và vùng bờ của nó là nơi giàu có và đa dạng các loại hình tài nguyên thiên nhiên, cũng như chứa đựng tiềm năng phát triển kinh tế đa ngành, đa mục tiêu. Bởi vậy, đây cũng là nơi tập trung sôi động các hoạt động phát triển của con người: trên 50% số đô thị lớn, gần 60% dân số tính theo đơn vị cấp tỉnh, phần lớn các khu công nghiệp lớn và các khu chế xuất, các vùng nuôi thủy sản, các hoạt động cảng biển - hàng hải và du lịch đều được phát triển ở đây. Nên một lượng lớn chất thải ở đây là không tránh khỏi, đặt biệt là các chất thải có mặt của dầu.
  • 32. 20 Chất lượng môi trường biển thay đổi dẫn đến nơi cư trú tự nhiên của loài bị phá huỷ gây tổn thất lớn về đa dạng sinh học vùng bờ. Dẫn tới hiệu suất khai thác hải sản giảm, gây tổn thất lớn cho nền kinh tế biển nước ta. Tràn dầu không chỉ gây tổn thất nguồn nguyên liệu cho quốc gia mà những hậu quả của nó gây ra không nhỏ đến động thực vật, vùng biển trong khu vực gây tốn kém chi phí bồi thường thiệt hại từ phía nhà nước, chi phí ứng cứu, khắc phục sau ô nhiễm,... + Chỉ tính riêng vụ tràn dầu ở kho xăng dầu hàng không Liên Chiểu (Đà Nẵng - 10/2008) đã gây tốn kém chi phí ứng cứu gần 800 triệu đồng và thiệt hại về ngư nghiệp 122 triệu đồng, chưa kể việc bồi thường phục hồi môi trường bị suy thoái. + Tàu chở dầu KASCO Monrovia va chạm với Cát Lái Jetty, trên sông Sài Gòn - HCM vào tháng 01/2005, làm tràn 518 tấn DO, thiệt hại 1triệu USD. + Ngày 07/07/2013, tại khu vực biển Quy Nhơn ở Hải Minh, TP. Quy Nhơn đã xảy ra sự cố tràn dầu, gây ra tổng thiệt hại gần 1,9 tỷ đồng. Riêng dầu loang gây thiệt hại cho 80 hộ nuôi cá lồng bè, với 707 lồng nuôi gần 1,8 tỷ đồng. Sự cố tràn dầu còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người: dầu bay hơi vào không khí, ô nhiễm các sản phẩm thủy sản, thay đổi cách thức tiêu dùng của người dân, tăng chấn thương xã hội… 1.2. VỎ SẦU RIÊNG 1.2.1. Nguồn gốc của VSR VSR là sản phẩm phụ của quá trình tách vỏ sử dụng “cơm” từ quả sầu riêng để làm thực phẩm trong sản xuất và trong sinh hoạt hằng ngày của con người.
  • 33. 21 Hình 1.1: Quả sầu riêng và vỏ sầu riêng.( tác giả) Hình 1.2: Cơm sầu riêng. (Nguồn [33]) Sầu riêng tên khoa học Durio zibrthinus, là loại cây ăn trái đặc sắc ở vùng Đông Nam Á. Sầu riêng có nguồn gốc từ Malaysia và Indonesia. Sau đó, lan dần sang Philippines, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Ngoài ra còn được trồng ở một số nước nhiệt đới Trung Nam Mỹ, một số nước ở Châu Phi và Châu Đại Dương điển hình như Australia [13]. Chi Durian có nhiều loài, một trong số đó được trồng nhiều và có ý nghĩa kinh tế nhất ở Đông Nam Á là Durio Zibethinus. Một số khác được trồng ít hơn, giá trị kinh tế thấp hơn như Durio Oxleyanus, Durio Lowianus, Durio Graveolus [13] …
  • 34. 22 Thành phần chủ yếu của VSR là cellulose thuộc nhóm anpha - cenllulose, độ ẩm đo được là 81,18%, hàm lượng tro là 0,936% và hàm lượng kim loại nặng có trong VSR thấp, đáp ứng yêu cầu của an toàn thực phẩm [16]. Quả sầu riêng có một số đặc điểm như sau: Quả sầu riêng có gai dài và nhọn. Trọng lượng quả từ 1,5 - 4 kg, cá biệt có quả 8 kg. Trong mỗi quả có 5 ô, mỗi ô có 2-6 múi [32]. Bảng 1.5: Tỉ lệ các thành phần trong một quả sầu riêng STT Thành phần Tỉ lệ (% theo khối lượng) 1 Múi 20-30 2 Hạt 5-15 3 Vỏ 55-56 (Nguồn: [32]) 1.2.2. Ngành trồng sầu riêng ở Việt Nam 1.2.2.1. Nguồn gốc và phân bố Sầu riêng du nhập vào Việt Nam từ Thái Lan và được trồng chủ yếu ở phía Nam, bởi vùng Nam bộ có điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, thủy văn, nhiệt độ ổn định (trung bình từ 26,9o C - 27,5o C), nắng bình quân 2.400 giờ/năm rất thích hợp cho cây sầu riêng sinh trưởng và phát triển. Đặc biệt, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, có nguồn nước ngọt quanh năm, đất đai phì nhiêu, phù sa bồi giúp cho sầu riêng tốt tươi quanh năm. 1.2.2.2. Các giống sầu riêng phổ biến tại Việt Nam Tại nước ta có nhiều giống sầu riêng, trong đó có một số giống phổ biến hiện nay như: + Sầu riêng Ri 6: xuất hiên cách đây rất lâu và cho đến nay đây là loại quả thơm ngon, giá trị với đặc điểm là “hạt lép, cơm khô ráo, cầm không dính tay và màu vàng trông thật hấp dẫn và thơm ngon”. Loại sầu riêng này cho giá trị kinh tế cao và được xếp vào những loại quả thơm ngon được yêu thích tại các hội chợ và cuộc thi. Điều đặc biệt là đây là giống cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc và có khả năng
  • 35. 23 thích nghi cao. Loại quả này cho thu hoạch sớm hơn các giống sầu riêng khác. Được trồng nhiều ở Vĩnh Long, Cái Mơn, chợ Lách- Bến Tre [39]. + Sầu riêng 6 Hữu: Mỗi trái nhỏ, thuôn dài, trọng lượng khoảng 1-2kg trở lại. Vỏ nhiều gai xanh két giống sầu riêng chuồng bò, cơm sầu riêng Sáu Hữu vàng đậm, bên ngoài nhìn mịn bắt mắt rất dễ nhận biết, các múi khá nhỏ, vỏ mỏng. Vị béo, khi chín vừa rất béo, khi hơi chín ngọt đường. Hạt rất lép, cơm dẻo, năng suất thấp, trái nhỏ nhẹ, giá lại cao, nhưng ít người biết đến nên được cho là giống sầu riêng ít hiệu quả kinh tế, vì những lẽ đó mà rất ít nhà vườn trồng giống này. Phân bố ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. + Sầu riêng Chuồng Bò: Loại Sầu Riêng này có hình dạng hơi bầu bầu, gai hơi to, vỏ mỏng, thịt vàng, hạt lép, mùi thơm, vị ngọt, béo, có màu vàng nhạt giống Ri6. Được trồng nhiều ở Tiền Giang, Bến Tre, Bình Phước, Đồng Nai…. + Sầu riêng khổ qua xanh: vỏ trái vẫn còn màu xanh khi chín, trái hơi dài, chóp trái nhọn, có khía, và cuống trái ngắn nhỏ. Trồng nhiều ở Tiền Giang. + Sầu riêng khổ qua vàng: trái có màu vàng nhạt khi còn non, khi chín vỏ trái có màu vàng. Chất lượng trái tương tự như loại khổ qua xanh nhưng cho năng suất thấp nên ít được ưa chuộng. + Sầu riêng khổ qua hột lép: trái màu xanh vàng nhạt, gai to, thưa, chóp trái phẳng, cuống trái dài, to. Năng suất khá (100 - 200 trái/cây/năm). Trái nặng 1,5 - 3kg, dầy cơm, phẩm chất ngon, tỷ lệ hột lép trong trái khá cao. + Sầu riêng Sữa hột lép: trái tròn, vỏ trái màu vàng nâu khi chín, cơm dày màu vàng, hột lép nhiều, ít xơ, ngọt, béo, thơm. Năng suất trung bình. Trái nặng 2- 3kg, có thể thu hoạch trước trên cây. Đây là giống nổi tiếng ở vùng Chợ Lách (Bến Tre). Ngoài ra, còn có một số ít giống phổ biến khác như: sầu riêng Bí Rợ, Vàm Xẻo, Sáp… và một số giống sầu riêng nhập từ Thái Lan, Mã Lai đang được trồng thử nghiệm ở nhiều nơi.
  • 36. 24 1.2.2.3. Sản lượng sầu riêng tại Việt Nam Những năm qua, diện tích và sản lượng sầu riêng trong vùng tăng khá nhanh. Theo thống kê năm 2014, cả nước trồng trên 17.000 ha sầu riêng, trong đó có trên 15.200 ha trồng tập trung ở 4 tỉnh: Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre và Đồng Nai. Hiện nay, toàn vùng có 12.737 ha sầu riêng cho thu hoạch với sản lượng 210.575 tấn [37]. Bảng 1.6: Thống kê diện tích và sản lượng sầu riêng ở nước ta (năm 2014) STT Nơi trồng sầu riêng Diện tích trồng (ha) Sản lượng (tấn/năm) Tổng Diện tích thu hoạch (ha) Sản lượng (tấn/năm) 1 Vùng Nam Bộ Tiền Giang 7.390 83.098 12.737 210.575 Bến Tre 1.843 18.500 Vĩnh Long 2.509 20.200 Đồng Nai 2 3.865 28.000 2 Các tỉnh khác 1.393 x x x 3 Tổng 17.000 x x x (Nguồn: [6]) Ghi chú: + x: Chưa có số liệu cụ thể Như vậy, với sản lượng sầu riêng thu hoạch hằng năm tại các tỉnh vùng Nam Bộ là 210.575 tấn/năm, thì đồng nghĩa với lượng VSR bỏ đi khoảng 55 - 56% khối lượng VSR, tức là khoảng 115.816 - 117.922 tấn VSR/năm chỉ tính riêng cho vùng Nam Bộ. Nếu có các biện pháp thu gom và quản lý một cách có hiệu quả nguồn đầu ra này, thì có thể nói đây là một nguồn nguyên liệu vô cùng quý giá trong tương lai. 2 [*]: http://nongnghiep.vn/go-kho-cho-sau-rieng-dong-nai post145735.html.
  • 37. 25 1.3. QUÁ TRÌNH HẤP PHỤ 1.3.1. Khái niệm hấp phụ Theo GS.TSKH Nguyễn Bin: “Hấp phụ là quá trình hút các chất rắn trên bề mặt vật liệu xốp nhờ các lực bề mặt. Các vật liệu xốp được gọi là chất hấp phụ (hay còn gọi là vật liệu hấp phụ), chất bị hút gọi là chất bị hấp phụ” [2]. Theo TS. Phan Xuân Vận và TS. Nguyễn Tiến Quý: “Hấp phụ, đó là hiện tượng bề mặt nhằm thu hút chất bị hấp phụ lên bề mặt chất hấp phụ làm giảm sức căng bề mặt của chất hấp phụ” [21]. Có nhiều khái niệm khác nhau về hấp phụ nhưng tóm lại, “Hấp phụ là quá trình xảy ra khi một chất khí hay chất lỏng bị hút trên bề mặt một chất rắn xốp. Chất khí hay hơi được gọi là chất bị hấp phụ (adsorbent), chất rắn xốp dùng để hút khí hay hơi gọi là chất hấp phụ (adsorbate) và những khí không bị hấp phụ gọi là khí trơ. 1.3.2. Cơ chế của quá trình hấp phụ [34] Cơ chế của quá trình hấp phụ gồm 3 bước: + Bước 1: Sự khuếch tán chất đến bề mặt vật liệu hấp phụ. + Bước 2: Sự di chuyển đến mao quản của vật liệu hấp phụ. + Bước 3: Hình thành đơn chất bị hấp phụ lên bề mặt chất hấp phụ. Hình 1.3: Cơ chế của quá trình hấp phụ.
  • 38. 26 Quá trình hấp phụ xảy ra do lực hút tồn tại ở trên và gần sát các mao quản (sức căng bề mặt). Sức căng bề mặt của vật liệu hấp phụ chủ yếu là các dạng liên kết như: liên kết Vander Waals, liên kết tĩnh điện, liên kết Hydro, liên kết hóa trị... 1.3.3. Phân loại quá trình hấp phụ [34] 1.3.3.1. Hấp phụ vật lý + Các phân tử bị hấp phụ giữ lại trên bề mặt chất hấp phụ nhờ những liên kết yếu như: lực Vander Waals, liên kết Hydro... + Các phân tử chỉ bị giữ lại nhưng không tạo thành hợp chất hóa học (không hình thành các liên kết hóa học gồm các liên kết ion, cộng hóa trị, liên kết phối trí…). + Hấp phụ vật lý luôn thuận nghịch, nhiệt hấp phụ không lớn và ít phụ thuộc vào nhiệt độ. 1.3.3.2. Hấp phụ hóa học + Có bản chất là một phản ứng hóa học, hình thành các liên kết hóa học bền và tạo thành hợp chất. + Hấp phụ hóa học luôn bất thuận nghịch, nhiệt hấp phụ lớn nên thường được tiến hành trong điều kiện nhiệt độ cao. + Hấp phụ hóa học liên quan đến hàng rào hoạt hóa còn được gọi là hấp phụ hoạt hóa. 1.4. CÁC LOẠI VẬT LIỆU HẤP PHỤ DẦU HIỆN NAY [7] Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại vật liệu hấp phụ dầu khác nhau, nhờ phương pháp cải tiến các vật liệu hấp phụ hiện nay cho độ hấp phụ tương đối cao, ngoài ra còn tăng khả năng kỵ nước. Các loại vật liệu mới đã được nghiên cứu như: 1.4.1. Vật liệu hấp phụ dầu hữu cơ tổng hợp Vật liệu hấp phụ dầu chủ yếu được chế tạo từ các loại polymer hữu cơ tổng hợp như PP (Polypropylen), PE (Polyethylene), PU (Polyurethane), polyeste, polyamit, copolymer khối trên cơ sở của ankylstyren, polycacbodimit, các loại copolymer khối trên cơ sở PP và PE.
  • 39. 27 1.4.1.1. Ưu điểm + Nhẹ vì có tỷ trọng thấp. + Không hoặc ít hút nước. + Có tính năng cơ - lý cao, bền với môi trường và hóa chất. + Khả năng hấp phụ dầu cao. + Có thể sản xuất công nghiệp nên có sẵn trong thị trường. + Dễ gia công thành sợi nên sản phẩm đa dạng như các loại phao, gối, chăn, khăn,... 1.4.1.2. Nhược điểm + Giá thành cao. + Độ bền cao nên khó phân hủy sinh học, gây ô nhiễm môi trường. 1.4.2. Vật liệu hấp phụ dầu hữu cơ có nguồn gốc thiên nhiên Các sản phẩm và phế phải của nông nghiệp được sử dụng để làm vật liệu hấp phụ như các loại sợi bông (bông vải, bông gạo, bông gòn,...) các loại cỏ bông, rơm rạ, lõi ngô, bã mía, mùn cưa, xơ dừa, sợi gỗ, một số loại vỏ cây, thực vật thân mềm như rau nhút, các sản phẩm có nguồn gốc từ xenlulozo biến tính khác. 1.4.2.1. Ưu điểm + Có nguồn gốc từ thiên nhiên và có thể tái sử dụng được. + Giá thành thấp. + Thân thiện với môi trường và có khả năng tự phân hủy sinh học. + Cấu trúc dạng sợi nên dễ gia công thành các loại sản phẩm khác nhau phù hợp với tình hình công tác ứng cứu. 1.4.2.2. Nhược điểm + Tỷ trọng cao nên khó nổi trên mặt nước. + Vật liệu có tính ưa nước cao, khả năng hấp phụ dầu thấp. 1.4.3. Vật liệu hấp phụ dầu vô cơ Bao gồm các loại khoáng sét (diatomite, cát thạch anh, thạch anh tinh thể, silica,...) khoáng sét hữu cơ, zeolite, sợi thủy tinh, than chì, than hoạt tính... 1.4.3.1. Ưu điểm
  • 40. 28 + Có sẵn. + Giá thành thấp. 1.4.3.2. Nhược điểm + Tỷ trọng cao. + Không tái sử dụng được. + Hút nước, hấp phụ dầu kém. + Dạng bột, hạt nên khó bảo quản, vận chuyển, khó áp dụng trong các tình huống có gió to, sóng lớn. + Vật liệu sau hấp phụ có thể lắng xuống đáy và làm ô nhiễm nguồn nước vùng đáy. 1.5. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 1.5.1. Các nghiên cứu về vật liệu hấp phụ dầu 1.5.1.1. Trên thế giới Hiện nay trên thế giới có rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu chế tạo thành công các vật liệu hấp phụ dầu: Các nhà khoa học của Trung Quốc (Xuchun Gui, Jinquan Wei, Kunli Wang) đã chế tạo thành công vật liệu xốp CNTs có khả năng hấp phụ dầu rất cao (Q = 143), có khả năng tái sử dụng được nhiều lần, dễ dàng thu hồi dầu bằng phương pháp ép cơ học hoặc đốt cháy [7]. Nghiên cứu ứng dụng của các chất hấp phụ tự nhiên trong hấp phụ dầu thô của Reza Behnood và cộng sự [25]. Nội dung của nghiên cứu này là sử dụng cây sậy, lá mía và bã mía để hấp phụ dầu thô trong các hệ thống khô (chỉ có dầu). Các kết quả nghiên cứu cho thấy bã mía có khả năng hấp phụ dầu cao hơn so với các vật liệu còn lại (sậy = 4,4g/g chất hấp phụ; lá mía = 5,5g/g chất hấp phụ và bã mía = 8g/g chất hấp phụ). Khả năng hấp phụ dầu tối đa của bã mía nguyên liệu ở hệ thống dầu khô và hệ thống lớp dầu thô lần lượt là 8g và 6,6g dầu thô trên mỗi gam chất hấp phụ. Thời gian hấp phụ tối ưu quan sát được là 5 phút. Nghiên cứu sử dụng vỏ trấu nhiệt phân làm vật liệu hấp phụ xử lý nước ô nhiễm dầu diesel của Aleksandar Dimitrov và cộng sự [22]. Mục tiêu của nghiên
  • 41. 29 cứu này sử dụng tro của vỏ trấu gạo đen từ quá trình phân hủy nhiệt vỏ trấu thô trên một nhà máy thí điểm lò phản ứng tần sôi để làm vật liệu hấp phụ dầu diesel. Các đặc tính của tro được xác định bằng các phân tích hóa học, chụp ảnh SEM, phương pháp phổ nhiễu xạ tia X, phổ hồng ngoa ̣i FTIR và phân tích nhiệt. Khả năng hấp phụ dầu của tro vỏ trấu được xác định ở 15, 20 và 25o C. Các kết quả nghiên cứu cho thấy tro vỏ trấu có khả năng hấp phụ dầu rất cao và có thể sử dụng như một chất hấp phụ dùng để xử lý ô nhiễm dầu ở thủy vực. Cụ thể, thời gian hấp phụ đạt trạng thái cân bằng là 10 phút và khả năng hấp phụ dầu diesel của vật liệu là 5,02g/g vật liệu. 1.5.1.2. Trong nước Trong những năm gần đây tình hình tràn dầu ở nước ta diễn ra khá nhiều, đứng trước tình hình đó nhiều công trình nghiên cứu về vật liệu xử lý dầu tràn đã được xây dựng. Chủ yếu tập trung vào các nguồn nguyên liệu hữu cơ có sẵn trong tự nhiên, chi phí thấp, đặc biệt là có khả năng phân hủy sinh học không gây ảnh hưởng đến môi trường. Dưới đây là một số nghiên cứu của các tác giả trong nước: “Nghiên cứu và khảo sát khả năng xử lý dầu loang bằng rau NEPTUNIA OLERACEA (Rau Nhút/Rút)” của Nguyễn Hữu Biên & Phạm Quang Thới – Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu [1]. Mục đích của nghiên cứu này là tìm ra loại vật liệu có khả xử lý dầu loang tốt, có sẵn, rẻ tiền và cho hiệu suất cao từ lớp xốp của cây rau nhút. Nghiên cứu bước đầu khảo sát hình thái học của vật liệu qua ảnh chụp vi cấu trúc bề mặt bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM), tiếp theo xác định phương pháp làm khô vật liệu tối ưu bằng nhiệt hoặc gió, cuối cùng là khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ của vật liệu và khả năng tái sử dụng của vật liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy Rau nhút sau khi làm sạch và để khô gió trong 6 giờ có khả năng hấp phụ chọn lọc với dầu và nước hơn là phương pháp sấy. Mỗi gam vật liệu có thể hấp phụ trung bình khoảng 17,7g dầu. Nếu tái sử dụng 1g vật liệu có thể hấp phụ trên 72,88g dầu sau 8 lần tái sử dụng khả năng tái sử dụng của vật liêu lên đến 8 lần, với 1g vật liệu cho lượng dầu hấp phụ tổng cộng 72,88g. Thời gian hấp phụ dầu nhanh khoảng 5 - 10 phút, kết quả từ hình ảnh SEM cho thấy rằng cấu trúc của vật liệu này không có dạng mao quản và sự hấp phụ các phân tử chất bị hấp phụ
  • 42. 30 chủ yếu xảy ra trên bề mặt. Nghiên cứu này đã mở ra một hướng nghiên cứu mới trong việc nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ nguồn nguyên liệu có sẵn và sản lượng thu hoạch lớn ở Việt Nam mỗi năm để xử lý nước nhiễm dầu. Tuy nhiên, đề tài này vẫn còn một số hạn chế sau: chưa phân tích được cấu tạo của vật liệu, chưa đánh giá được khả năng hấp phụ của vật liệu đối với các loại dầu khác nhau và hiệu quả kinh tế khi sử dụng vật liệu vào trong thực tế. “Nghiên cứu khả năng hấp phụ dầu trong nước thải bằng các vật liệu tự nhiên như thân bèo, lõi ngô, rơm và xơ dừa” của nhóm nghiên cứu của trường Đại học Hàng Hải [5]. Các loại vật liệu xử lý bước đầu, sau đó được cắt nhỏ, rây lấy kích thước phù hợp và được sấy khô vật liệu ở 150o C. Các mẫu vật liệu sau khi sấy được đem đi khảo sát một số thông số vật lý cơ bản của VLHP như: độ trương nở (Q), hệ số trương nở (DI), khả năng hấp phụ dung môi (VAS). Khảo sát khả năng hấp phụ dầu trong nước thải của các loại vật liệu được tiến hành bằng phương pháp hấp phụ động trên cột, cuối cùng đề tài còn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đối với vật liệu hấp phụ như: ảnh hưởng của lưu lượng, độ mặn đến khả năng hấp phụ dầu của vật liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng hấp phụ dầu của thân cây bèo là tốt nhất, 1g vật liệu thì có khả năng hấp phụ 0,29g dầu. Lưu lượng chảy càng nhanh thì khả năng hấp phụ của vật liệu càng kém. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ở cùng một thể tích vật liệu được nhồi cột, lưu lượng nước thải càng lớn thì khả năng hấp phụ càng kém, độ mặn của nước thải càng thấp thì khả năng hấp phụ dầu của vật liệu càng cao. Đề tài đã khảo sát khả năng hấp phụ của vật liệu bằng phương pháp hấp phụ động trên cột, tuy nhiên đề tài vẫn chưa khảo sát được các yếu tố ảnh hưởng chính đến quá trình hấp phụ [9]. “Nghiên cứu Graphit và khả năng chế tạo vật liệu xử lý ô nhiễm dầu trong môi trường nước” của nhóm nghiên cứu Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Đại học Nguyễn Tất Thành [11]. Nhằm tăng khả năng ứng dụng và hiệu quả của graphit tự nhiên, nghiên cứu đã biến tính graphit bằng các phương pháp khác nhau tạo ra graphit tróc nở (Exfoliated Graphit-EG). Vật liệu EG được chế tạo bằng cách xen chèn thêm một số tác chất như H2SO4 (98%) và H2O2 (30%) hoặc
  • 43. 31 HClO4 (72%) và HNO3 (65%). Sau khi tạo các sản phẩm xen chèn tàn dư, sản phẩm được chuyển sang quá trình tróc nở theo phương pháp sốc nhiệt bằng lò vi sóng và lò nung muffle. Cuối cùng là khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tróc nở và khảo sát khả năng hấp phụ dầu của vật liệu bằng cách cho một lượng dầu nhất định vào cốc thủy tinh đã chứa sẵn nước, sau đó rải từ từ 0,1g EG trên mặt nước nhiễm dầu. Xác định thời gian cần thiết để hoàn thành quá trình hấp thu dầu. Sau khi kết thúc quá trình hấp thu dầu, EG đã hấp thu dầu được loại khỏi dung dịch nhờ quá trình lọc trên lưới lọc tại áp suất thường, sau đó cân xác định khối lượng. Kết quả thí nghiệm cho thấy sản phẩm EG có độ xốp lớn, hệ số tróc nở thể tích Kv khoảng 90 - 112 lần. EG được thử nghiệm khả năng hấp thu dầu diesel cho thấy độ hấp thu dầu đạt 35 - 43g dầu/g EG, thời gian hấp thu bão hòa là 2 phút. Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn chưa hoàn thiện quy trình công nghệ tổng hợp EG, đánh giá tính chất EG (khoảng cách lớp giãn nở, diện tích bề mặt riêng, thể tích lỗ xốp, đặc tính hình thái bề mặt của graphit trước và sau tróc nở...), khảo sát khả năng hút dầu của EG trong môi trường nước biển, cũng như biện pháp thu hồi, tái sử dụng vật liệu, dầu được hấp thu. Ngoài ra còn một số nghiên cứu của các tác giả sau: “Nghiên cứu khả năng hấp phụ dầu của một số khoáng tự nhiên vào việc xử lý nước nhiễm dầu trong các sự cố tràn dầu trên biển” của Nguyễn Ngọc Khang - ĐH Hàng Hải Việt Nam - Hải Phòng [8] và “Nghiên cứu chế tạo vật liệu mới hấp phụ chọn lọc dầu trong hệ dầu - nước có khả năng ứng dụng trong các quá trình tách chất và xử lý sự cố tràn dầu” của Vũ Thị Thu Hà [7]. 1.5.2. Các nghiên cứu về khả năng hấp phụ của vỏ sầu riêng 1.5.2.1. Trên thế giới Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu sử dụng VSR để làm vật liệu hấp phụ, nhưng chủ yếu là chế tạo than hoạt tính từ VSR để làm vật liệu xử lý màu trong nước thải. Cụ thể một số công trình nghiên cứu điển hình như sau:
  • 44. 32 “Nghiên cứu chế tạo than hoạt tính từ vỏ sầu riêng” của tác giả Zahidah bitin Ahmad Zulfa [27]. Nghiên cứu này đã chế tạo VSR thành than hoạt tính ở các điều kiện khác nhau để làm vật liệu hấp phụ màu trong nước thải. Cụ thể VSR được xử lý sơ bộ sau khi thu gom về, sau đó được sấy khô và nghiền thành bột. Tiếp đến VSR được tẩm KOH với các nồng độ và tỉ lệ khác nhau và được than hóa ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau dưới tác dụng của dòng khí N2, sau đó VSR đã được than hóa được khảo sát khả năng hấp phụ màu trong nước thải. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất chế tạo vật liệu tối đa là 37% cho vỏ sầu riêng được ngâm tẩm với KOH ở 1:4 theo tỉ lệ khối lượng, than hóa ở 400o C trong 2 giờ và hiệu quả xử lý màu trong nước thải đạt tỷ lệ hấp thụ tối đa là 98,35% với khả năng hấp phụ tối đa 24,59 mg/g. “Nghiên cứu sử dụng VSR như một chất hấp phụ với giá thành thấp” của tác giả: Syakirah Afiza Mohammed, Nor Wahidatul Azura Zainon Najib and Vishnuvarthan Muniandi [26]. Nghiên cứu này sử dụng vật liệu hấp phụ là VSR có nguồn gốc từ phế phẩm nông nghiệp. VSR được xử lý sơ bộ, sấy khô và nghiền với kích thước hạt 0,15 - 0,3 mm. Sau đó VSR được sử dụng để hấp phụ Methylene Blue và Brilliant Green, cuối cùng là khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng hấp phụ Methylene Blue cao nhất và thấp nhất đối 95,91% và 87,46%, trong khi đó Brilliant Green cao nhất và thấp nhất là 97,81% và 87,79%. Ngoài ra, thời gian hấp phụ đạt bão hòa là 30 phút, thông qua các nghiên cứu cân bằng hấp phụ sử dụng mô hình đường đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich, khả năng hấp phụ tối đa Brilliant Green là 95,23 mg/g, tiếp theo là Methylene Blue với 84,75 mg/g. Các nghiên cứu tương tự như “Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chất hấp phụ trong quá trình loại bỏ dầu bằng chất thải vỏ sầu riêng” của Mohammad Bin Abdullah và cộng sự [24]. Mục tiêu của nghiên cứu này là thử nghiệm khả năng hấp phụ dầu của chất thải VSR và khảo sát sự ảnh hưởng của điều kiện chất hấp phụ lên khả năng hấp phụ dầu của VSR. Bằng cách sử dụng các loại VSR tự nhiên khác nhau và xử lý bột vỏ sầu riêng thành một chất hấp phụ, các kết quả của nghiên cứu
  • 45. 33 cho thấy: khả năng loại bỏ dầu cao nhất của 1g chất hấp phụ đối với dầu thực vật là cao nhất tuy nhiên với 2g chất hấp phụ thì khả năng loại bỏ dầu nhờn là cao nhất và khả năng loại bỏ dầu thực vật là thấp nhất. Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn chưa cho thấy cụ thể được khả năng hấp phụ dầu của VSR, cũng như chưa đánh giá, xác định được yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ trên. Đặc biệt là phát hiện của TS. Kathiresan, giảng viên Khoa Công nghệ sinh học của Đại học AIMST, Malaysia. Ông đã phát hiện ra rằng bột VSR, sau khi được bổ sung một số chất hóa học, có thể được sử dụng để loại bỏ dầu trong nước. Ông sử dụng các nghiên cứu động lực học và mô hình đường đẳng nhiệt Freundlich, tiến sỹ Kathiresan cho biết thí nghiệm cho thấy vỏ sầu riêng được bổ sung các acid béo cũng có thể giữ lại hiệu quả ban đầu của nó, để hấp thụ dầu tràn trong dung dịch nước. Kết quả cho khả năng hấp phụ tương đối cao, gấp 30 - 40 lần (Q = 30÷40) so với khối lượng vật liệu ban đầu [7]. 1.5.2.2. Trong nước Tại Việt Nam cũng có một số công trình nghiên cứu về việc ứng dụng VSR làm vật liệu hấp phụ, nhưng cũng chủ yếu là chế tạo than hoạt tính từ VSR để làm vật liệu hấp phụ dầu trong nước thải. Cụ thể có một số công trình nghiên cứu như sau: Nghiên cứu: “Tối ưu quá trình than hóa vỏ sầu riêng ứng dụng trong xử lý chất màu (loại bỏ màu xanh methylen từ nước thải tổng hợp)” của Lê Thị Kim Phụng, Lê Anh Kiên [14]. Nội dung nghiên cứu là trình bày các điều kiện tối ưu cho quá trình than hóa vỏ sầu riêng làm than hoạt tính để loại bỏ màu xanh methylen từ nước thải tổng hợp. Ảnh hưởng của nhiệt độ than hóa (từ 673 K đến 923o K) và tỷ lệ KOH (0,2 - 1,0) lên năng suất, diện tích bề mặt và khả năng hấp thụ chất màu của than hoạt tính cũng được định lượng trong nghiên cứu này. Khả năng loại bỏ chất màu được đánh giá với màu xanh methylen. Trong nghiên cứu này xác định các điều kiện tối ưu cho quá trình than hóa vỏ sầu riêng được xác định bằng cách sử dụng phương pháp bề mặt đáp ứng được ở nhiệt độ 760K và tỉ lệ KOH là 1.0, kết
  • 46. 34 quả nghiên cứu ở điều kiện tối ưu cho năng suất (51%), diện tích bề mặt (786m2 /g), và khả năng loại bỏ xanh methylen là (172 mg/g). Ngoài ra còn có “Nghiên cứu sản xuất than hoạt tính từ vỏ sầu riêng: ứng dụng hấp phụ chất màu trong nước thải dệt nhuộm” do Trung tâm Phát triển Khoa học công nghệ Trẻ chủ trì và TS. Nguyễn Ngọc Anh Tuấn là chủ nhiệm đề tài [15]. Không chỉ có các công trình nghiên cứu sử dụng VSR làm vật liệu hấp phụ, còn có một số công trình nghiên cứu tách chết, sử dụng các thành phần trong VSR, cụ thể là nghiên cứu của Phạm Hương Uyên tại Đại Học Đà Nẵng: “Nghiên cứu chuyển hóa cenlulose từ vỏ sầu riêng thành carboxy methyl cellulose” [20]. Nội dung của nghiên cứu này là xác định được một số đặc tính hóa lý của VSR, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách Cellulose từ vỏ sầu riêng theo phương pháp xử lý với xút và ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình tổng hợp Carbon Methyl Cellulose hòa tan từ cellulose vỏ quả sầu riêng. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ ẩm đo được là 81,18%, hàm lượng tro là 0,936% và hàm lượng kim loại nặng có trong VSR thấp, đáp ứng yêu cầu của an toàn thực phẩm. Điều kiện tối ưu cho quá trình nấu VSR theo phương pháp xút (kích thước nguyên liệu: 1cm; tỉ lệ mvỏ/mNaOH = 2; nhiệt độ: 90o C; thời gian nấu: 16 giờ), điều kiện tối ưu cho quá trình tổng hợp CMC hòa tan từ cellulose VSR (Nồng độ dung dịch NaOH dùng để kiềm hóa là 17,5%; thời gian kiềm hóa: 2 giờ; tỉ lệ mol ClCH2COONa/Cellulose = 2:5:1; thời gian carboxyl methyl hóa: 2 giờ). Nghiên cứu của Trịnh Trọng Nguyễn tại ĐH Công Nghệ TP.HCM “Nghiên cứu khả năng hấp phụ dầu khoáng của vỏ sầu riêng bổ sung acid béo” [12]. Nội dung nghiên cứu xác định lượng acid béo bổ sung vào vỏ sầu riêng để khả năng hấp phụ dầu tối ưu. Sau khi xác định được tỉ lệ phối trộn tối ưu, tiếp tục khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ dầu của vỏ sầu riêng (VSR) như: hàm lượng dầu trong nước, kích thước vỏ sầu riêng, thời gian hấp phụ và pH của nước nhiễm dầu giả định. Kết quả thí nghiệm cho thấy, dung lượng hấp phụ dầu của VSR trước và sau khi bổ sung acid béo lần lượt là 0,2340g/g và 0,3780g/g. Kết quả khảo sát các thông số ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ dầu tối ưu bao gồm: lượng dầu
  • 47. 35 0,5ml trong 100ml dung dịch nhiễm dầu, kích thước hạt vỏ sầu riêng 0,15 – 0,3mm, thời gian hấp phụ 30 phút, pH = 6,5 – 9,3 và quá trình hấp phụ của VSR bổ sung acid béo tuân theo đường đẳng nhiệt Langmuir với dung lượng hấp phụ cực đại 0,4539g/g 1.5.2.3. Kết luận Ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là các công trình nghiên cứu sử dụng VSR làm vật liệu hấp phụ màu trong nước thải, hấp phụ dầu tràn, nhưng chưa đi sâu nghiên cứu khả năng hấp phụ dầu của VSR trong môi trường nước biển và nước sông với các độ mặn khác nhau. Chính vì lý do trên nên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này. Dựa trên kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về khả năng hấp phụ các dung môi hữu cơ của VSR so sánh với khả năng hấp phụ dung môi hữu cơ dầu và phát hiện của TS. Kathiresan [30] về khả năng xử lý dầu tràn của vỏ sầu riêng sau khi bổ sung một số chất hóa học, chúng tôi khảo sát, so sánh khả năng hấp phụ dầu của 3 loại VSR (RI 6, 6H, CB) từ đó chọn ra loại VLHP tốt nhất từ 3 loại VSR (RI 6, 6H, CB) và ứng dụng sử lý nguồn nước biển nhiễm dầu.
  • 48. 36 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Nội dung 1: Tổng hợp, biên hội các tài liệu có liên quan + Tài liệu nghiên cứu về VSR có liên quan ( Ri6, 6H, CB) + Tài liệu nghiên cứu về vật liệu hấp phụ dầu có liên quan. + Tài liệu về dầu và ảnh hưởng của sự cố tràn dầu. + Quá trình hấp phụ và các yếu tố liên quan đến quá trình hấp phụ. 2.1.2. Nội dung 2: Chế tạo và khảo sát vật liệu hấp phụ từ VSR +Khảo sát độ ẩm theo các mốc thời gian khác nhau và xác định thời gian sấy tối ưu của 3 loại vật liệu. + Chế tạo vật liệu hấp phụ từ VSR ở dạng thô và dạng bổ sung acid béo. + Khảo sát hình thái bề mặt, màu sắc và cấu trúc của VLHP ( chụp ảnh SEM, TEM, FTIR, Kính hiển vi) 2.1.3. Nội dung 3: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ. - Xác định các yếu tố ảnh hưởng: kích cỡ hạt, thời gian hấp phụ, pH dung dịch đến quá trình hấp phụ. 2.1.4. Nội dung 4: Khảo sát khả năng hấp phụ của 3 VSR ( 6H, RI6, CB). So sánh khả năng hấp phụ dầu của VSR với một số vật liệu khác. + Khảo sát khả năng hấp phụ của 3 loại VSR (6H, CB, RI6) tự nhiên và khi bổ sung acid béo. + So sánh tính tương đồng về khả năng hấp phụ dầu của VSR so với các vật liệu hấp phụ dầu hữu cơ khác và các vật liệu hấp phụ có nguồn gốc khác nhau. 2.1.5. Nội dung 5: Khảo sát ảnh hưởng độ mặn đến khả năng hấp phụ của vật liệu. Ứng dụng vật liệu VSR trong xử lý nước mặn nhiễm dầu. + Khảo sát khả năng hấp phụ dầu theo độ mặn của vật liệu + Phân tích độ mặn trong nước biển. Khảo sát hiệu quả xử lý dầu đối với nước biển của vật liệu tốt nhất.
  • 49. 37 2.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 2.2.1. Nguyên liệu Điều kiện của thí nghiệm là sử dụng phần xốp bên trong của VSR đã qua quá trình xử lý để làm vật liệu hấp phụ dầu, nên đối với những loại quả sầu riêng có kích thước lớn và phần xốp bên trong vỏ dày, độ xốp cao sẽ là ưu tiên hàng đầu của việc lựa chọn loại VSR sử dụng trong thí nghiệm. Đối với yêu cầu trên nên đề tài đã tiến hành sử dụng VSR của giống sầu riêng Ri 6, 6 Hữu, Chuồng Bò bởi một số nguyên nhân sau: + Sầu riêng có trọng lượng quả khá lớn (chọn trung bình mỗi trái nặng 2 - 4kg) + VSR có phần xốp bên trong khá nhiều và độ xốp cao. + Đây cũng là những giống sầu riêng được trồng và ưa chuộng phổ biến ở nước ta. VSR được sử dụng ở các dạng sau: + VSR tách bỏ gai đã sấy khô. + VSR nghiền nhỏ đã sấy khô. 2.2.2. Hóa chất + Dầu Diesel (Standard Mineral Oil - SMO), (khối lượng riêng: d = 840 kg/m3 ). + Aicd Stearic (C17H35COOH) (NSX: Trung Quốc) . + Dung môi n - hexan (NSX: Trung Quốc). + H2SO4 1:1. + Nước cất, pH = 6,5. 2.2.3. Nước mặn nhiễm dầu Các mẫu nước bao gồm: - Mẫu nước giả định: nước cất được bổ sung NaCl với độ mặn khác nhau và cho lây nhiễm dầu - Mẫu nước thực tế: nước biển được cho lây nhiễm dầu