SlideShare a Scribd company logo
1 of 97
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC
HOÀNG VIỆT DŨNG
ĐẶC ĐIỂM TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƢỜI
CÓ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA TẠI PHÒNG KHÁM
QUẢN LÝ SỨC KHỎE CÁN BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số: 60 72 01 40
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Trịnh Xuân Tráng
THÁI NGUYÊN - NĂM 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu và kết quả trong Luận văn là trung thực và
chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2013
Tác giả
Hoàng Việt Dũng
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
iii
Lời cảm ơn
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban giám hiệu, phòng Quản lý đào tạo sau
Đại học, Bộ môn Nội Trường Đại Y - Dược Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cám ơn: Ban giám hiệu, Bộ môn Y học Cổ truyền
Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập.
Tôi xin cám ơn: Lãnh đạo Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh
Thái Nguyên đã cộng tác, giúp đỡ tôi tiến hành nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này.
Với lòng biết ơn chân thành nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
PGS.TS Trịnh Xuân Tráng, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tại
nhà trường.
Tôi xin cám ơn: Các thầy, cô giáo Bộ môn Nội, các bộ môn liên quan đã
tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: Gia đình, bạn bè, các bạn đồng
nghiệp cùng tập thể anh chị em học viên lớp cao học Nội K15 đã động viên,
ủng hộ tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Tác giả
Hoàng Việt Dũng
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BMI Chỉ số khối cơ thể (Body mass index)
HA Huyết áp
HATT Huyết áp tâm thu
HATTr Huyết áp tâm trương
HCCH Hội chứng chuyển hóa
HDL-c High Density Lipoprotetin cholesterol
HTL Hút thuốc lá
ISH Hội tăng huyết áp Quốc tế (Associaton of Hypertension Internation)
LDL-c Lipoprotein tỉ trọng thấp (Low Density Lipoprotein cholesterol)
NMCT Nhồi máu cơ tim
RLGMLĐ Rối loạn glucose máu lúc đói
RLLP Rối loạn lipit
TĐH Tăng đường huyết
THA Tăng huyết áp
TMCT Thiếu máu cơ tim
VE Vòng eo
VM Vòng mông
WHO Tổ chức Y tế thế giới (Word Health Organization )
WHR Tỉ lệ vòng bụng/vòng mông (Waist-hip ratio)
YTNC Yếu tố nguy cơ
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
v
MỤC LỤC
Trang
Đặt vấn đề .........................................................................................................1
Chƣơng 1. Tổng quan tài liệu .........................................................................3
1.1. Tình hình bệnh tăng huyết áp ở trên thế giới và ở Việt Nam .................3
1.2. Hội chứng chuyển hóa ..........................................................................16
1.3. Tăng huyết áp và hội chứng chuyển hóa...............................................27
Chƣơng 2: Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu ....................................30
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................30
2.2. Thời gian và địa điểm............................................................................30
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................30
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu ...............................................................................31
2.5. Một số tiêu chuẩn được áp dụng trong nghiên cứu...............................33
2.6. Kỹ thuật thu thập số liệu........................................................................36
2.7. Phương tiện nghiên cứu..........................................................................39
2.8. Xử lý số liệu...........................................................................................40
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................40
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu.....................................................................41
3.1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của người có hội chứng
chuyển hoá trên tăng huyết áp tại phòng khám quản lý sức khỏe cán
bộ tỉnh Thái Nguyên.................................................................................41
3.2. Mối liên quan giữa huyết áp và một số đặc điểm của HCCH trên
bệnh nhân có HCCH.................................................................................49
Chƣơng 4: Bàn luận.......................................................................................54
4.1. Một số đặc điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hoá tại
phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Nguyên.......................554
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
vi
4.2. Mối liên quan giữa huyết áp và một số đặc điểm của HCCH trên
bệnh nhân có HCCH.................................................................................63
KẾT LUẬN .....................................................................................................67
KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU ...............................................................................
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại huyết áp cho người trưởng thành ( 18 tuổi) theo
JNC VI (Joint National Committee VI).............................................3
Bảng 1.2. Định nghĩa và phân loại huyết áp theo WHO - ISH .........................4
Bảng 1.3. Phân dộ huyết áp ...............................................................................4
Bảng 1.4. Chẩn đoán lâm sàng HCCH theo tiêu chuẩn NCEP-ATPIII ..........18
Bảng 2.1. Phân độ huyết áp ............................................................................33
Bảng 2.2. Ngưỡng cắt BMI chẩn đoán thừa cân và béo phì ...........................34
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu .......................................41
Bảng 3.2. Tỉ lệ sử dụng rượu/bia và thuốc lá của đối tượng nghiên cứu ........42
Bảng 3.3. Đặc điểm sử dụng rượu bia ở bệnh nhân mắc HCCH có THA
và không THA .................................................................................43
Bảng 3.4. Đặc điểm hút thuốc lá ở bệnh nhân mắc HCCH có THA và
không THA ......................................................................................44
Bảng 3.5. Đặc điểm hoạt động thể lực ở bệnh nhân mắc HCCH có THA
và không THA..................................................................................44
Bảng 3.6. Đặc điểm THA và không THA ở bệnh nhân có HCCH phân bố
theo giới ...........................................................................................45
Bảng 3.7. Đặc điểm THA và không THA ở bệnh nhân có HCCH phân bố
theo nhóm tuổi ..................................................................................45
Bảng 3.8. Tỉ lệ tăng chỉ số BMI và WHR ở bệnh nhân THA và không
THA có HCCH ................................................................................46
Bảng 3.9. Đặc điểm huyết áp ở bệnh nhân THA có hội chứng chuyển hóa
..........................................................................................................46
Bảng 3.10. Biến đổi điện tim ở bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa có
tăng huyết áp ...................................................................................47
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
viii
Bảng 3.11. Tỉ lệ xuất hiện các tiêu chuẩn của hội chứng chuyển hóa ở
nhóm bệnh nhân mắc HCCH có THA ...........................................47
Bảng 3.12. Tỉ lệ xuất hiện các tiêu chuẩn của HCCH ở bệnh nhân mắc
tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa ..........................................48
Bảng 3.13. Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân mắc hội chứng chuyển
hóa có tăng huyết áp ........................................................................48
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa chỉ số tăng vòng eo với tăng huyết áp trên
bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa................................................49
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa chỉ số tăng triglyceride với tăng huyết áp
và không tăng huyết áp trên bệnh nhân có hội chứng chuyển
hóa ...................................................................................................49
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa thấp HDL-C với tăng huyết áp và không
tăng huyết áp trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa .................50
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa chỉ số tăng glucose máu với tăng huyết áp
và không tăng huyết áp trên bệnh nhân có hội chứng chuyển
hóa ...................................................................................................50
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa chỉ số tăng cholesterol với tăng huyết áp
và không tăng huyết áp trên bệnh nhân có hội chứng chuyển
hóa ...................................................................................................51
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa chỉ số tăng LDL-C với tăng huyết áp và
không tăng huyết áp trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa ......51
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tổn thương não với tăng huyết áp và
không tăng huyết áp trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa.......52
Bảng 3.21. Tỉ lệ tổn thương thận ở nhóm bệnh nhân THA và không THA
có HCCH..........................................................................................52
Bảng 3.22. Tỉ lệ tổn thương tim ở nhóm bệnh nhân THA và không THA
có HCCH..........................................................................................53
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tiến hành nghiên cứu ...........................................................31
Biểu đồ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm giới của đối tượng nghiên cứu ...................................41
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm dân tộc của đối tượng nghiên cứu ..............................42
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ mắc tăng huyết áp ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa 43
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp là bệnh tim mạch phổ biến trong cộng đồng hiện nay.
Bệnh gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: tai biến mạch máu não, thiếu
máu cơ tim, suy tim, suy thận… Trên thế giới, ở các nước đang phát triển, tỉ
lệ bệnh tăng huyết áp ở người lớn chiếm khoảng gần 30,0% dân số và có trên
nửa dân số trên 50 tuổi có tăng huyết áp [58]. Ở Việt Nam, tỉ lệ THA vào năm
1982 là 11,7% [29], sau đó đã nhanh chóng tăng lên 27,2% vào năm 2008 [5].
Tăng huyết áp là một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán của hội chứng
chuyển hóa. Đây là một chuỗi các bất thường vể chuyển hoá bao gồm béo
bụng, rối loạn chuyển hoá lipid máu, tăng huyết áp và rối loạn dung nạp
glucose [48]. Hội chứng chuyển hóa là một trong những mối quan tâm hàng
đầu trong thế kỷ XXI, đây là tập hợp các yếu tố nguy cơ dẫn đến hai bệnh lý
chính là bệnh tim mạch và đái tháo đường týp 2. Tỉ lệ mắc hội chứng chuyển
hóa gia tăng ngày càng mạnh mẽ khắp thế giới đặc biệt ở các nước đang phát
triển, do sự phát triển về kinh tế và những thay đổi về lối sống [48].
Tỉ lệ hội chứng chuyển hóa ở Mỹ vào năm 2002 là 21,8% [54]; tại Ý vào
năm 2005 là 22,3% ở nam và 27,2% ở nữ đối với những người ≥ 20 tuổi [63].
Tỉ lệ hội chứng chuyển hóa ở Ấn Độ năm 2004 là 31,6%; trong đó nam là
22,9% và nữ là 39,9% [49]. Tại Việt Nam, nghiên cứu ở những người ≥ 40
tuổi ở Hà Nam cho tỉ lệ người mắc hội chứng chuyển hóa là 28,3%; trong đó
tỉ lệ nam là 31,7% và nữ là 19,8% [22]. Khảo sát về hội chứng chuyển hóa ở
cán bộ tỉnh Bạc Liêu cho tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa rất cao với 55,8%
[24]. Những bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa có nguy cơ có bị biến chứng
nhồi máu cơ tim và/hoặc tai biến mạch máu não cao gấp 3 lần; nguy cơ tử
vong cao gấp 2 lần so với người bình thường [78], [54].
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
2
Tăng huyết áp và hội chứng chuyển hóa có mối quan hệ chặt chẽ. Sự kết
hợp của cả hai bệnh làm tăng nguy cơ biến chứng và tử vong cao hơn cho
bệnh nhân. Hơn một nửa (52,76%) bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng
chuyển hóa [28]. Bệnh nhân THA có HCCH sẽ gia tăng thêm các tổn thương
ở các cơ quan đích như thận, não, tim. Nghiên cứu của Lê Quốc Tuấn và cộng
sự (2012) trên 341 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát cho kết quả: ở nhóm
bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa có nguy cơ bị tổn thương
não cao gấp 15,2 lần, tổn thương thận cao gấp 1,9 lần và tổn thương tim cao
gấp 2,4 lần so với nhóm chỉ có tăng huyết áp đơn thuần [33]. Tuy nhiên hiện
nay có rất ít nghiên cứu về đặc điểm tăng huyết áp ơ bệnh nhân có hội chứng
chuyển hóa.
Phòng Khám, quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Nguyên là nơi khám,
chữa bệnh, theo dõi và quản lý sức khỏe các cán bộ trung cao cấp trên địa bàn
tỉnh. Họ là những người luôn phải làm việc trong tình trạng chịu đựng áp lực
và cường độ lao động trí óc cao, dinh dưỡng không hợp lý, ít vận động thể
lực… từ đó nguy cơ bị bệnh tăng huyết áp và rối loạn chuyển hoá cao.
Để hiểu rõ hơn về đặc điểm của những bệnh nhân bị tăng huyết áp có hội
chứng chuyển hoá ở cán bộ diện bảo vệ sức khỏe, từ đó đưa ra những biện
pháp quản lý, phòng và điều trị thích hợp nhằm làm giảm nguy cơ biến chứng
của bệnh. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm tăng huyết áp ở
người có Hội chứng chuyển hoá tại Phòng khám, quản lý sức khỏe cán bộ
tỉnh Thái Nguyên” với 02 mục tiêu:
1. Xác định một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tăng huyết áp
ở người có hội chứng chuyển hoá tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ
tỉnh Thái Nguyên.
2. Mô tả mối liên quan giữa huyết áp và một số đặc điểm của hội chứng
chuyển hoá.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Tình hình bệnh tăng huyết áp ở trên Thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Định nghĩa tăng huyết áp
Theo Tổ chức y tế thế giới (Word Health Organization - WHO) và Hiệp
hội tăng huyết áp quốc tế (International Society of Hypertension - ISH) đã
thống nhất đưa ra định nghĩa về tăng huyết áp (THA) như sau: “Tăng huyết áp
được xác định khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm
trương ≥ 90 mmHg” [4], [66].
1.1.2. Phân loại tăng huyết áp
Có nhiều cách phân loại THA như phân loại THA của WHO – ISH [79]
hay cách phân loại của Liên ủy ban Quốc gia về dự phòng, phát hiện, đánh giá
và điều trị THA Hoa Kỳ (Joint National Committee – JNC) [66]. Nhiều tác
giả theo trường phái Mỹ sử dụng phân loại theo JNC VI, vì nó đơn giản và có
tính chất thực hành, cảnh báo nguy cơ các biến chứng THA nhiều hơn [66].
Bảng 1.1. Phân loại huyết áp cho người trưởng thành (≥ 18 tuổi)
theo JNC VI (Joint National Committee VI )
Phân loại HATT (mmHg) HATTr (mmHg)
HA tối ưu < 120 và < 80
HA bình thường < 130 và < 85
HA bình thường cao 130 – 139 hoặc 85 - 89
Tăng huyết áp
THA giai đoạn I 140 – 159 và/hoặc 90 - 99
THA giai đoạn II 160 – 179 và/hoặc 100 - 109
THA giai đoạn III ≥180 và/hoặc ≥ 110
Nguồn: The Sixth report of the Joint National Committee on Prevention,
Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure (1997)[66]
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
4
Đến năm 1999, WHO-ISH đã đưa ra cách phân loại THA mới: Họ chọn
từ “độ” thay cho từ “giai đoạn” vì từ “giai đoạn” chỉ sự tiến triển theo thời
gian, do đó không phù hợp cho phân độ.
Bảng 1.2. Định nghĩa và phân loại huyết áp theo WHO-ISH
Phân loại HATT (mmHg) HATTr (mmHg)
HA tối ưu < 120 < 80
HA bình thường < 130 < 85
HA bình thường cao 130 – 139 85 - 89
THA giới hạn 140 – 149 90 - 94
THA độ I (“mức độ nhẹ”) 150 – 159 90 - 99
THA độ II (“mức độ trung bình”) 160 – 179 100 - 109
THA độ III (“mức độ nặng”) ≥180 ≥ 110
THA tâm thu đơn độc ≥ 140 < 90
THA giới hạn 140 – 149 < 90
Nguồn: 1999 World Health Organization-International Society of
Hypertension Guidelines for the Management of Hypertension [79]
Hầu hết hiện nay người ta sử dụng cách phân loại của JNC VI (Uỷ ban
phòng chống THA Hoa Kỳ) do tính chất thực tiễn và khả thi của nó. Theo
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế Việt Nam (2010) [4] (ban hành
kèm theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 08 năm 2010) thì THA
được phân độ như sau:
Bảng 1.3. Phân độ huyết áp
Phân độ huyết áp HATT (mmHg) HATTr (mmHg)
HA tối ưu < 120 và < 80
HA bình thường 120-129 và/hoặc 80-84
Tiền THA 130 – 139 và/hoặc 85 - 89
THA độ I 140 – 159 và/hoặc 90 - 99
THA độ II 160 – 179 và/hoặc 100 - 109
THA độ III ≥ 180 và/hoặc ≥ 110
THA tâm thu đơn độc ≥ 140 và < 90
Nguồn: Bộ Y tế - Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp (2010) [4]
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
5
1.1.3. Nguyên nhân tăng huyết áp
Nguyên nhân THA được chia làm 2 loại: THA nguyên phát và THA thứ phát
1.1.3.1. Tăng huyết áp nguyên phát
Phần lớn THA không tìm thấy nguyên nhân hoặc chưa rõ nguyên nhân
được gọi là THA nguyên phát hay bệnh THA. Tỉ lệ THA nguyên phát chiếm
khoảng 90% THA nói chung [3].
1.1.3.2. Tăng huyết áp thứ phát: là THA do hậu quả của các bệnh khác như:
- THA do bệnh thận: Viêm cầu thận cấp, viêm thận mạn, thận đa nang…
- THA do bệnh nội tiết: hội chứng cường aldosteron tiên phát, hội chứng
Cushing, u tuỷ thượng thận, cường giáp, cường tuyến yên...
- THA do các bệnh tim mạch: bệnh hẹp eo động mạch chủ, hở van động
mạch chủ, bệnh vô mạch (Takayashu)...
- THA do thuốc và hoá chất: các hormon chống thụ thai, cam thảo,
corticoid, chất gây chán ăn, các thuốc cường alpha giao cảm...
- THA do nguyên nhân khác: nhiễm độc thai nghén, rối loạn thần kinh.
- THA do bệnh chuyển hoá: Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), bệnh tăng acid
uric máu (bệnh gute) [3], [35].
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp
THA là bệnh phổ biến, bệnh do nhiều yếu tố nguy cơ (YTNC) gây nên,
các YTNC được chia thành 2 nhóm chủ yếu là YTNC có thể thay đổi như
BMI, hút thuốc lá... và nhóm YTNC không thể thay đổi như tuổi, tiền sử gia
đình có người bị THA...
1.1.4.1. Tuổi
THA tăng đần theo tuổi, đặc biệt ở nhóm tuổi có độ tuổi ≥ 60 [35], [42].
Kết quả nghiên cứu tại Hàn Quốc (2001) đã chứng minh THA có liên quan
đến tuổi, tuổi càng cao thì nguy cơ THA càng cao [56]. Nghiên cứu tại
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
6
Malaysia (2010) cho thấy độ tuổi tăng theo phân nhóm 10 năm thì nguy cơ
mắc THA tăng 2.29 (95% CI: 1.53-3.43) lần giữa các nhóm tuổi [80].
1.1.4.2. Tiền sử gia đình có người mắc bệnh THA
Tiền sử gia đình (bố, mẹ, anh chị em ruột có người bị THA trước tuổi 60)
là YTNC gây THA [3], [35]. Trong nghiên cứu của tác giả Masahiko Tozawa
và cộng sự (cs) (2001) cho thấy, sau khi hiệu chỉnh với các YTNC khác như:
tuổi, giới, hút thuốc lá, uống rượu thì người có tiền sử gia đình có 1 người, 2
người, ≥ 3 người bị THA có nguy cơ mắc THA cao gấp 2,74 (95%CI: 2,43-
3,10); 4,62 (95%CI: 3,62-5,90) và 6,04 (95%CI: 3,51-10,04) lần so với người
không có tiền sử gia đình bị THA [83].
1.1.4.3. Đái tháo đường
Bệnh ĐTĐ và bệnh THA có mối liên quan đặc biệt. THA là hậu quả của
ĐTĐ hoặc có thể là YTNC gây ĐTĐ. Nghiên cứu ở Morocco (2012) cho thấy
70,4% bệnh nhân ĐTĐ týp 2 bị THA [46], hay theo nghiên cứu của tác giả
Wayne V. Moore và cs (1998) thì có 78,0% bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tại bệnh
viên tuyến trên (huyến huyện trở lên) có THA và 55% bệnh nhân ĐTĐ týp 2
tại tuyến y tế cơ sở có THA [64].
1.1.4.4. Rối loạn lipid máu
RLLP máu làm tăng nguy cơ mắc THA và THA cũng có liên quan mật
thiệt đến RLLP máu. Trong nghiên cứu có thời gian theo dõi dọc trung bình
14,1 năm của tác giả Ruben O. Halperin và cs (2006) cho thấy, trong tổng số
3110 nam giới, nhóm có total cholesterol (TC) và tỉ số TC/HDL-C (high
density lipoprotein – cholesterol) cao trên 4/5 tổng giá trị có nguy cơ mắc
THA cao hơn 23,0% và 54,0% so với nhóm có TC và của tỉ số TC/HDL-C
chiếm 1/5 tổng giá trị. Nhóm có hàm lượng HDL-C máu cao trên 4/5 tổng giá
trị giảm nguy cơ mắc THA 32,0% so với nhóm có hàm lượng HDL-C máu
chiếm 1/5 tổng giá trị [52]. Nghiên cứu về RLLP máu ở bệnh nhân THA
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
7
(2007) cho thấy tỉ lệ RLLP máu ở bệnh nhân THA là 68,49%; tăng TC chiếm
49,32%; tăng Triglyceride (TG) là 41,1%; thấp HDL-C là 9,59% và tăng (low
density lipoprotein – cholesterol) LDL-C là 31,51% [18]. Tỉ lệ RLLP ở nhóm
bệnh nhân THA kịch phát chiếm 97,8%; cao gấp 11,3 lần so với nhóm THA
nguyên phát (có tỉ lệ RLLP là 79,6%) và cao gấp 22,0 lần so với nhóm bệnh
nhân bệnh nhân khác (có độ tuổi tương tự) [25].
1.1.4.5. Chỉ số khối cơ thể (Body mass index-BMI)
Thừa cân và béo phì là YTNC cao của THA và được xác định bằng chỉ
số khối cơ thể. Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy tỉ lệ bệnh nhân THA ở
người béo phì cao gấp 2 lần ở những người không bị béo phì [61]. Nghiên
cứu về THA ở quần thể người trưởng thành ở thành phố Maracaibo
(Venezuela) cho thấy người có BMI ≥ 25 bị THA chiếm tỉ lệ cao so với người
có BMI < 25 (47,6% so với 24,2%, theo thứ tự). Nghiên cứu ở Hàn Quốc
(2001) cũng chỉ ra rằng BMI và vòng eo (vòng bụng) (VE) liên quan có ý
ngĩa thống kê với tỉ lệ THA ở cả nam và nữ [56]. Theo nghiên cứu của Lý
Huy Khanh và cs (2011) thì người có BMI ≥ 23 kg/m2
có nguy cơ mắc THA
cao gấp 4,7 lần so với người có BMI < 23 kg/m2
[14].
1.1.4.6. Tỉ lệ vòng eo/vòng mông (Waist-hip ratio - WHR):
WHR là giá trị của phép chia giữa số đo chu vi VE và số đo chu vi
vòng mông (tại vị trí lớn nhất có thể của vòng mông). Bệnh nhân được gọi là
béo phì khi WHR > 0,95 ở nam và WHR > 0,85 ở nữ và WHR có liên quan
tới THA [90]. Trong một nghiên cứu tại Nigeria, tác giả Sanya đã chứng minh
rằng BMI và WHR có mối liên quan tuyến tính với THA [77], theo tác giả Lý
Huy Khanh thì béo phì theo WHR làm tăng nguy cơ THA 3,2 lần [14].
1.1.4.7. Thói quen hút thuốc lá
Trong thuốc lá có nicotin mà nicotin kích thích thần kinh giao cảm làm
co mạch ngoại vi gây THA. Hút một điếu thuốc lá làm huyết áp tâm thu
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
8
(HATT) có thể tăng lên 11 mmHg, huyết áp tâm trương (HATTr) tăng lên
9mmHg và tình trạng này có thể kéo dài 20 - 30 phút, hút nhiều có thể có
những cơn THA kịch phát nguy hiểm [9]. Hút thuốc lá (HTL) làm xơ cứng
động mạch và những trường hợp THA có hút thuốc gặp nhiều biến chứng
nguy hiểm của THA so với THA không HTL [86], hay theo tác giả Âu Bích
Thủy (2010) nghiên cứu ở đàn ông Việt Nam thì những nam giới hút thuốc từ
30 năm trở lên hoặc 20 gói/năm trở lên có nguy cơ bị THA cao gấp 1.52 lần
và 1.34 lần (theo thứ tự) so với nhóm nam giới không bao giờ hút thuốc [82].
1.1.4.8. Uống nhiều bia, rượu
Rượu là một trong số những yếu tố thuận lợi gây THA [3]. Theo WHO
thì “rượu làm THA và đó là YTNC của tai biến mạch não, thường thấy phối
hợp với bệnh tim, loạn nhịp tim, tăng xuất huyết não”; hàng năm có khoảng
4% tử vong trên toàn thế giới có liên quan đến rượu [91]. Theo nghiên cứu
của tác giả Chu Hồng Thắng và Dương Hồng Thái (2008) thì tỉ lệ THA ở
nhóm uống rượu cao hơn 1,28 lần so với nhóm không uống rượu [26].
1.1.4.9. Ăn mặn
Muối ăn đóng vai trò quan trọng trong điều hoà thể tích ngoại bào và là
yếu tố chính điều hoà huyết áp (HA). Giữa muối ăn và HA có mối quan hệ
tiến triển và liên tục, không có ngưỡng rõ ràng [41]. Lượng muối ăn càng
nhiều thì HA càng tăng: cứ tăng mỗi 100 mmol muối ăn hàng ngày thì HATT
tăng 12 mm Hg và HATTr tăng 7 mm Hg [1]. Bệnh nhân THA nên giảm hàm
lượng muối ăn xuống dưới 4g/ngày [53]. Nếu giảm hàm lượng muối ăn hàng
ngày ở mức cao (3,3 ± 1,3g/ngày) xuống mức độ trung bình (2,4 ± 1,2g/ngày)
sẽ làm giảm 2,1 mmHg HATT, còn nếu giảm hàm lượng muối ăn hàng ngày
ở mức trung bình (2,4 ± 1,2g/ngày) xuống mức độ thấp (1,5 ± 0,8g/ngày) sẽ
làm giảm 4,6 mmHg HATT [70].
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
9
1.1.4.10. Lối sống tĩnh tại
Thói quen sống tĩnh tại rất nguy hại đối với hệ tim mạch; không vận
động được coi là nguyên nhân của 5-13% các trường hợp THA hiện nay [72].
Trong nghiên cứu tổng quan về lợi ích của việc tập thể dục thể thao (2006),
Darren E.R. Warburton và cs [88] đã cung cấp những bằng chứng không thể
chối cãi về tác dụng của tập thể dục thể thao đối với việc phòng ngừa THA.
Nghiên cứu tại Jakarta (Indonesia) cho thấy ở nhóm đối tượng có thói quen
vận động giảm nguy cơ mắc THA thấp hơn 0,4 (95%CI: 0,16 – 0,97) lần so
với nhóm ít vận động [76]
1.1.4.11. Có nhiều stress (căng thẳng, lo âu quá mức)
Yếu tố tâm lý, tình trạng căng thẳng (stress) thường xuyên là một trong
những yếu tố thuận lợi gây THA [2][3]. Căng thẳng thần kinh, stress làm tăng
nhịp tim. Dưới tác dụng của các chất trung gian hóa học là Adrenalin,
noradrenalin làm động mạch bị co thắt dẫn đến THA.
1.1.5. Tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp
1.1.5.1. Tổn thương tim
Tổn thương tim có thể gặp gồm có các tổn thương cấp tính như: Phù phổi
cấp, nhồi máu cơ tim cấp; ngoài ra THA sẽ gây các tổn thương mạn tính tại
tim như: dày thất trái, suy mạch vành mạn, suy tim... [35]. Bệnh nhân bị
THA, sức cản mạch máu tăng lên dẫn đến tim phải tăng hoạt động bù trừ, lâu
dài dẫn đến dày thất trái, lưu lượng tim và lưu lượng tâm thu giảm, gây suy
tim. Ngoài khám lâm sàng, X quang và điện tim sẽ thấy có biểu hiện này [3].
1.1.5.2. Tổn thương mạch máu
THA là yếu tố sinh vữa xơ động mạch [3]. THA làm tăng độ dày nội mạc
động mạch cảnh và phát hiện mảng vữa xơ động mạch cảnh có giá trị cao
trong dự báo nhồi máu cơ tim. Động mạch chủ vồng cao, nếu kết hợp vữa xơ
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
10
động mạch có vôi hoá cung động mạch chủ; phình, giãn, bóc tách động mạch
chủ, động mạch chậu và động mạch chi dưới.
1.1.5.3. Tổn thương thận
THA làm tăng sức cản mạch thận, giảm lưu lượng máu tại thận, từ đó
làm cho chức năng thận giảm [3]. THA gây ra nhiều tổn thương tại thận với
các biểu hiện như: đái máu, đái ra protein, suy thận... [35]. Tổn thương thận ở
người THA có biểu hiện là nồng độ creatinin tăng hoặc độ thanh thải creatinin
giảm, có albumin niệu vi thể hoặc đại thể. Tăng creatinin phản ánh giảm mức
lọc cầu thận, tăng đào thải protein niệu phản ánh thương tổn cầu thận.
1.1.5.4. Tổn thương mắt
THA gây tổn thương mắt theo các mức độ khác nhau [3], các dấu hiệu
tổn thương hay gặp ở các bệnh nhân ≥ 40 tuổi [89]. Ở người THA, khám đáy
mắt đánh giá tổn thương mắt là dấu hiệu quan trọng để tiên lượng bệnh.
Trong nghiên cứu của tác giả Lê Hoàng Anh Tú, Lê Minh Tuấn (2009) thì tỉ
lệ bệnh nhân THA có tổn thương võng mạc với các triệu chứng: bắt chéo
động – tĩnh mạch chiếm 38,28%, hẹp tiểu động mạch toàn bộ 89,84%; hẹp
tiểu động mạch khu trú 13,28%; xuất huyết võng mạc 22,66%; xuất tiết
19,53%, nốt dạng bông 14,66% và phù gai là 8,6% [31].
1.1.5.5. Tổn thương não
THA là YTNC cao dẫn đến các tổn thương não, trong đó tai biến mạch
máu não (TBMMN) là biến chứng hay gặp nhất [3]. Các triệu chứng của tổn
thương não do THA bao gồm:
- Thiếu máu não: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ...
- Rối loạn tâm thần do THA, sa sút trí tuệ, động kinh...
- Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua: bệnh nhân bị tổn thương thần
kinh khu trú (ví dụ: bại liệt nửa mặt, rối loạn ngôn ngữ, liệt trung ương dây
thần kinh VII, mù...) nhưng phục hồi hoàn toàn trong 24 giờ.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
11
- Tùy thuộc vào vị trí tổn thương của động mạch não mà gây những triệu
chứng lâm sàng khác nhau như: liệt trung ương 1/2 người, liệt trung ương dây
thần kinh VII, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn cơ vòng, thất điều...
1.1.6. Điều trị tăng tăng huyết áp
1.1.6.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị đúng, đủ hàng ngày, theo dõi đều và điều trị lâu dài.
- Mục tiêu điều trị là đạt HA mục tiêu và giảm tối đa nguy cơ tim mạch.
- HA mục tiêu cần đạt là HA < 140/90mmHg hoặc < 130/80mmHg nếu
bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao [3], [4], [35].
Do đó phải giải quyết 3 vấn đề là [3]: Điều trị nguyên nhân THA (nếu
có); Điều trị triệu chứng THA và Điều trị biến chứng của THA (nếu có)
1.1.6.2. Điều trị không dùng thuốc bằng cách điều chỉnh lối sống
- Giảm cân nặng: duy trì chỉ số BMI từ 18,5 - 22,9.
- Hạn chế uống rượu: Mỗi ngày uống ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít
hơn 2 cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít
hơn 9 cốc chuẩn/tuần (nữ). Một cốc chuẩn tương đương 10g ethanol, tương
đương 330 ml bia hoặc 120 ml rượu vang hoặc 30 ml rượu mạnh [4].
- Hoạt động thể lực: HA có thể giảm ở những người hoạt động thể lực
mức độ thích hợp như tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải,
đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày [4].
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý: Mỗi ngày ăn không quá 4g muối
[53] ngoài ra cần ăn đủ lượng kali, canxi và magiê. Hạn chế ăn chất có nhiều
cholesterol, chất mỡ động vật, ăn đủ lượng rau, quả ….
- Không hút thuốc lá/thuốc lào.
- Tránh lo âu căng thẳng (stress), tránh lạnh [3], [4], [35].
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
12
1.1.6.3. Điều trị bằng các loại thuốc hạ huyết áp
Có rất nhiều loại thuốc hạ áp và được xếp thành 06 nhóm lớn. Sử dụng
thuốc tùy theo từng trường hợp người bệnh cho phù hợp.
- Nhóm thuốc lợi tiểu.
- Nhóm thuốc tác động lên thần kinh giao cảm.
- Nhóm thuốc giãn mạch trực tiếp.
- Nhóm thuốc chẹn kệnh canxi.
- Nhóm thuốc ức chế men chuyển.
- Nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensin II [3], [4], [35].
1.1.7. Tình hình bệnh tăng huyết áp trên thế giới
THA là một bệnh tim mạch phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới.
Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến nhiều cơ quan như tim, não, thận và gây nhiều
biến chứng nặng nề [3][35]. Theo WHO, THA là nguyên nhân gây tử vong 9
triệu người mỗi năm và chiếm 12,8% nguyên nhân tử vong toàn cầu [92].
Tỉ lệ bệnh THA trong cộng đồng hiện tại đang ở mức cao và là một bệnh
có tốc độ gia tăng nhanh chóng. Tỉ lệ bệnh nhân THA ở người trưởng thành
nói chung trên toàn thế giới là 26,4% vào năm 2000, trong đó tỉ lệ THA ở
nam chiếm 26,6% và ở nữ chiếm 26,1% [58]. Dự kiến tỉ lệ bệnh nhân THA sẽ
tăng lên 29,2% (95%CI: 28,8%-29,7%) vào năm 2025; trong đó tỉ lệ THA ở
nam giới là 29,0% (95%CI: 28,6%-29,4%) và nữ là 29,5% (95%CI:29,1%-
29,9%). Năm 2025, tổng số bệnh nhân THA ở độ tuổi trưởng thành sẽ tăng
lên 60% so với năm 2000 và đạt khoảng 1,56 tỉ bệnh nhân (95%CI: 1,54-1,58
tỉ người) [58]. Tỉ lệ mắc mới bệnh THA vào khoảng 3% - 18%, phụ thuộc vào
các yếu tố tuổi, giới, dân tộc và kích cỡ cơ thể của từng dân số [51].
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc khác nhau thì tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh THA
lại khác nhau. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, tỉ lệ THA ở người trưởng
thành giai đoạn 1999-2000 chiếm 28,6%; giai đoạn 2001-2002 chiếm 27,9%
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
13
và giai đoạn 2003-2004 chiếm 29,6%. Nghiên cứu ở những đối tượng ≥ 30
tuổi ở vùng thành thị phía Bắc Ấn Độ (2008) cho kết quả tỉ lệ bệnh nhân THA
ở vùng thành thị chiếm 32,2% và tỉ lệ tiền THA là 32,3% [94]. Nghiên cứu tại
Hàn Quốc (2001) nhận định tỉ lệ THA ở đối tượng từ 18-92 tuổi chiếm
33,7%; trong đó THA độ I chiếm 64,9%, THA độ II chiếm 22,5% và 12,5%
bệnh nhân THA độ III [56]. Nghiên cứu về THA ở Malaysia (2010) ở đối
tượng ≥ 18 tuổi cho kết quả tỉ lệ THA ở vùng nông thôn chiếm 29,8% so với
tỉ lệ THA chung của Malaysia là 32,2% [80]. Kết quả nghiên cứu của
T.Sulbarán và cs cho tỉ lệ THA ở Maracaibo, Venezuela (2000) chiếm 36,9%.
THA là một YTNC cao đối với bệnh tim mạch [71] và hội chứng chuyển
hóa. Bệnh được coi là nguyên nhân của gần 80% trường hợp tử vong do bệnh
tim mạch ở các nước đang phát triển [92], [93]. Đồng thời, THA là nguyên
nhân của 45% trường hợp tử vong do bệnh tim và 51% trường hợp tử vong do
đột quỵ [92]. THA đóng vai trò chủ yếu hoặc góp phần chính trong 11,4%
tổng số ca tử vong ở Mỹ năm 2003. Trong vòng 10 năm (1993 - 2003), tỉ lệ tử
vong do THA tăng 29,3%. THA giai đoạn II trở lên (HA 160/95 mmHg)
làm tăng nguy cơ đột quỵ thêm 4 lần so với người có HA bình thường. THA
cũng tăng nguy cơ phát triển suy tim ứ huyết 2 – 3 lần. Năm 1999 – 2000 có
tới 37,5 triệu lượt bệnh nhân phải đi khám vì THA tại Mỹ.
Các nghiên cứu ở bệnh viện tuyến tỉnh tại Nigeria cho thấy, trong tổng số
bệnh nhân nhập viện thì có 23,7% bệnh nhân nhập viện do THA [60], trong
đó có 52,5% bệnh nhân có tiền sử được chẩn đoán THA [84]. Biến chứng
THA hay gặp nhất ở bệnh nhân là TBMMN (44,4% [60]), tiếp theo đó là các
biến chứng suy tim sung huyết và suy thận mạn [84]. Tử vong do biến chứng
THA chiếm 10,5% [84] nguyên nhân tử vong ở bệnh nhân trưởng thành toàn
viện; trong đó tử vong do TBMMN chiếm 39,3% và tử vong do các bệnh thận
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
14
mạn tính chiếm 36,6% [60]. Tỉ lệ tử vong hàng năm của bệnh nhân trưởng
thành nhập viện do THA là 22,1% [84].
Kiểm soát HA có hiệu quả cũng làm giảm tỉ lệ tử vong và biến chứng
của các bệnh tim mạch [93]. Tuy vậy, tỉ lệ kiểm soát tốt HA bằng thuốc trên
thế giới chỉ đạt từ 25 – 40%. Điều trị thuốc hạ áp tích cực cho phép giảm số
đo HATT 6,3 mmHg so với nhóm chứng không dùng thuốc hạ áp tích cực,
hơn nữa nhóm chứng không dùng thuốc hạ áp tích cực lại làm tăng số đo HA
thêm 4,8 mmHg [38]. Các mô hình như bệnh nhân tự theo dõi HA, nhân viên
y tế theo dõi phải được xây dựng và đánh giá thêm. Giáo dục truyền thông
trực tiếp cho người bệnh hoặc thầy thuốc đơn thuần không có tác dụng đáng
kể trong việc làm giảm số đo HA ở bệnh nhân THA.
Tuy nhiên trên thực tế, có một tỉ lệ lớn bệnh nhân không được chẩn đoán
và quản lý THA. Một nghiên cứu cho thấy trong tổng số bệnh nhân THA, có
hơn một nửa (54,3%) không nhận thức được sự nguy hiểm trong tình trạng
THA của mình, 22,8% bệnh nhân không đi kiểm tra HA thường xuyên và chỉ
có 4,5% bệnh nhân thực hiện kiểm soát tốt HA. Tỉ lệ này còn cao hơn ở vùng
nông thôn với 50% bệnh nhân THA không được chẩn đoán và 48% bệnh nhân
không được quản lý THA [80].
1.1.8. Tình hình bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam
Tại Việt Nam, bệnh THA đang là vấn nạn của toàn xã hội. Bệnh THA có
xu hướng gia tăng nhanh chóng, khi nền kinh tế ngày càng phát triển. Năm
1976, tỉ lệ THA ở dân số trưởng thành miền Bắc chỉ chiếm 1,9% thì vào năm
2008, nghiên cứu về THA đối với người ≥ 24 tuổi trên toàn quốc cho thấy tỉ
lệ này đã tăng lên đến 27,2% [5]. Kết quả điều tra dịch tễ học bệnh THA năm
1989-1992 của Trần Đỗ Trinh và cs cho thấy: Tỉ lệ THA ở Việt Nam năm
1982 là 11,7% trong đó THA chính thức là 5,1%, THA giới hạn là 6,7%,
ngoài ra còn THA không bền là 0,7% [29]. Phạm Gia Khải và cs đã điều tra
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
15
trong dân số trên 2,5 triệu người ở Hà Nội năm 1999 cho thấy tỉ lệ mắc bệnh
THA là 16,05% trong dân số cần phải được điều trị [13], đồng thời, theo tác
giả thì tỉ lệ THA tăng lên theo tuổi đời, ở nam cao hơn nữ (p<0,01) [12].
Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về THA với tỉ lệ THA khác nhau
giữa các vùng miền. Nghiên cứu của tác giả Chu Hồng Thắng và Dương
Hồng Thái (2008) tại Thái Nguyên cho thấy có có 17,7% người dân trong
cộng đồng bị THA và tỉ lệ THA ở nam (20,3%) cao hơn nữ (15,4%) [26]. Kết
quả nghiên cứu tại Bắc Bình Định cho thấy tần suất THA chung là 34,33%;
trong đó có nam giới mắc THA chiếm 11,67% và nữ là 22,65% [20]. Hồ Lan
và cs (2007) nghiên cứu trên đối tượng là cán bộ diện bảo vệ chăm sóc sức
khỏe (BVCSSK) ở Nghệ An cho kết quả tỉ lệ THA chung là 37,2%; trong đó
THA độ I chiếm 43,27%; THA độ II là 42,39% và THA độ III là 4,04% [16].
Phần lớn bệnh nhân THA có phơi nhiễm với từ 2-3 YTNC, trong đó tăng TC
máu là 51,37%; tăng TG máu 41,0%; uống rượu bia 32,11%; hút thuốc lá/lào
34,25%; ít vận động 60,55%; yếu tố gia đình chiếm 27,0% [16]. Nghiên cứu ở
Vũng Tàu (2009) chỉ ra rằng tỉ lệ bệnh nhân THA có các hành vi nguy cơ như
ăn mặn chiếm cao nhất 81,0%; không hoạt động thể lực 60,0%; tiếp theo đó là
uống rượu bia 55,0% và hút thuốc lá 35,0% [21]
Kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) phòng chống THA của người dân
là một vấn đề cần được quan tâm trong việc phòng và điều trị THA, nhưng
thực tế cho thấy KAP phòng chống THA của người dân trong cộng đồng và
của bệnh nhân THA còn hạn chế. Nghiên cứu của Đào Ngọc Quân và Trần
Thị Xuân Hòa cho thấy: phần lớn (75,5%) bệnh nhân THA không quan tâm
đến bệnh; 13,0% bệnh nhân THA cho rằng HTL không ảnh hưởng đến tim
mạch và 22,0% bệnh nhân không biết vấn đề này; 29,5% bệnh nhân không
biết ăn mặn làm THA; 24,5% bệnh nhân không biết uống rượu bia làm ảnh
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
16
hưởng đến HA; 38,5% bệnh nhân cho rằng THA không cần điều trị thường
xuyên và 25,5% bệnh nhân không biết THA cần điều trị thường xuyên [23].
Ở Việt Nam, THA cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra TBMMN nói
riêng và các bệnh về tim mạch nói chung. Nghiên cứu của Trường Đại học Y
tế công cộng (2008), bệnh tim mạch gây ra một phần lớn gánh nặng bệnh tật ở
Việt Nam năm 2008 với số năm sống tàn tật hiệu chỉnh (DALYs)/100.000
dân chiếm 10,4% đối với bệnh đột quỵ; 2,5% với bệnh mạch vành và 5,3%
đối với các bệnh tim mạch khác [30]. Kể cả đối với bệnh nhân được quản lý
và dùng thuốc liên tục, tỉ lệ tai biến xảy ra vẫn chiếm 3,54%, cơn THA kịch
phát 0,32%, nhồi máu cơ tim 0,32% và tỉ lệ tử vong 0,32% [16].
Bệnh nhân THA đòi hỏi phải có sự quản lý tốt nhằm đề phòng các biến
chứng do THA và giảm thiểu nguy cơ tử vong. Tuy nhiên trên thực tế, công
tác quản lý THA, đặc biệt ở tuyến y tế cơ sở còn chưa cao. Theo nghiên cứu
tại Trà Vinh cho thấy, trong tổng số bệnh nhân THA thì tỉ lệ bệnh nhân THA
độ 1 là 44,92%; THA độ 2 là 22,93% và THA độ 3 là 7,33%. Trong tổng số
bệnh nhân THA, tỉ lệ phơi nhiễm với ≥ 3 YTNC chiếm 31,02% và tỉ lệ bệnh
nhân THA điều trị đạt HA mục tiêu chỉ có 24,08% [15].
1.2. Hội chứng chuyển hóa
1.2.1. Đại cương
Hội chứng chuyển hóa (HCCH) là một vấn đề nổi cộm của y tế công
cộng hiện nay. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1923 khi tác giả
Kylin mô tả một hội chứng bao gồm sự phối hợp giữa THA, tăng đường máu
và tăng axit uric máu [62]. Vào những năm 1940 tác giả Vague đã mô tả béo
bụng, phân bố béo phì trong cơ thể và mối liên quan đến ĐTĐ và các bệnh lý
khác [85]. Năm 1965, Avogaro và Crepaldi lại mô tả một hội chứng bao gồm
THA, tăng đường huyết và béo phì [43].
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
17
Năm 1988, Gerry Reaven (Mỹ) đã xếp các bệnh nhân mắc nhóm các
YTNC tim mạch như THA, bất dung nạp glucose, TG tăng cao và nồng độ
HDL-C thấp vào một nhóm gọi là hội chứng X [74]. Đây chính là một yếu tố
cho sự hình thành khái niệm “kháng insulin”. Năm 1989, hội chứng này được
đổi tên thành “Hội chứng tử thần” [57], sau đó đến năm 1992, hội chứng này
được đổi tên thành “Hội chứng đề kháng insulin” [48].
Tên gọi “Hội chứng chuyển hoá” (HCCH) được chính thức công nhận
bởi WHO vào năm 1998, nhóm Hội nghiên cứu về kháng insulin ở châu Âu
(European Group for the Study of Insulin Resistance) [44] năm 1999 và
Chương trình giáo dục quốc gia (Mỹ) về cholesterol - Hướng dẫn điều trị cho
người lớn lần thứ III (NCEP – ATPIII) năm 2001. Theo đó, HCCH là một
chuỗi các bất thường vể chuyển hoá bao gồm béo bụng, rối loạn chuyển hoá
lipid máu, THA, rối loạn dung nạp glucose [48].
1.2.2. Chẩn đoán hội chứng chuyển hóa
1.2.2.1 Chẩn đoán hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn của WHO
Tiêu chuẩn chính: ĐTĐ týp 2 (glucose ≥ 7 mmol/L hoặc nghiệm pháp
dung nạp glucose ≥ 11,1 mmol/L) hoặc RLGMLĐ (glucose ≥ 6,1 mmol/L)
hoặc giảm dung nạp glucose (7,8 mmol/L ≤ glucose ≤ 11,0 mmol/L) hoặc
glucose máu bình thường nhưng có tăng nồng độ insulin và kết hợp 2 hoặc
hơn các tiêu chuẩn phụ dưới đây:
- Tăng TG ≥ 1,7 mmol/L, hoặc giảm HDL-C (< 0,9 mmol/L ở nam và <
1,0 mmol/L ở nữ).
- Béo trung tâm (WHR ≥ 0,9 ở nam và ≥ 0,85 ở nữ), hoặc BMI >30
kg/m2
ở châu Âu và BMI >25 kg/m2
ở châu Á - Thái Bình Dương.
- THA (HATT ≥140 mmHg và /hoặc HATTr ≥ 90 mmHg).
- Microalbumin niệu dương tính: ≥ 20 g/phút hoặc albumin/creatinin ≥
30 mg/kg.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
18
1.2.2.2. Chẩn đoán lâm sàng của NCEP - ATP III
Theo NCEP ATP III để chẩn đoán HCCH trên một bệnh nhân phải có ≥
3 yếu tố trong 5 YTNC sau đây:
Bảng 1.5. Chẩn đoán lâm sàng HCCH theo tiêu chuẩn NCEP - ATP III
Yếu tố nguy cơ Mức xác định
Béo phì trung tâm*
Nam
Nữ
Vòng eo*
> 102 cm
> 88 cm
Triglyceride ≥ 150 mg/dl (1,7 mmol/l)
HDL cholesterol
Nam
Nữ
< 40mg/dl (1,03 mmol/l)
< 50mg/dl (1,29 mmol/l)
Huyết áp ≥ 130 / 85 mmHg
Glucose máu lúc đói ≥ 110 mg/dl (6,1 mmol/l)
* Với người châu Á – Thái Bình Dương tiêu chuẩn VE đã được điều chỉnh
cho phù hợp là: VE: Nam > 90 cm; Nữ: > 80 cm
Nguồn: NECP-Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood
Cholesterol in Adults (Adult Treatment Panel III)-trang II-27
1.2.2.3. Chẩn đoán lâm sàng của Liên đoàn đái tháo đường quốc tế
(International Diabetes Federation-IDF) [95]
- Béo phì nếu VE của nam > 90cm và nữ > 80 cm
- Phối hợp với 2 trong 4 yếu tố sau:
+ Tăng TG > 150 mg/ dl (1,7 mmol/l) hoặc có điều trị RLLP bằng thuốc.
+ Giảm HDL – cho < 40 mg/dl (1,03 mmol/l) ở nam và < 50 mg/dl (1,29
mmol/l) ở nữ
+ THA ≥ 130/85 mmHg hoặc đã điều trị bằng các thuốc hạ áp.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
19
+ Tăng Glucose máu đói ≥ 100 mg/dl (5,6 mmol/l ) hay ĐTĐ týp 2 hoặc
đã được chẩn đoán và điều trị ĐTĐ týp 2 trước đó.
+ Nếu Glucose máu bất kỳ trên 5,6 mmol/l hay trên 100 mg/dl, nghiệm
pháp dung nạp glucose uống được khuyến cáo áp dụng.
1.2.3. Cơ chế bệnh sinh của hội chứng chuyển hoá
Cho đến nay cơ chế bệnh sinh của HCCH còn chưa được hiểu biết đầy
đủ, nhưng béo phì (nhất là béo bụng), kháng insulin, RLLP máu, sự bất
thường glucose máu và THA là những biểu hiện cơ bản của HCCH.
1.2.3.1. Béo và béo bụng
Ngày nay, tỉ lệ thừa cân và béo phì đang gia tăng đến mức báo động ở
các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, ở thành phố cũng như
ở nông thôn. Béo là kết quả của lối sống ít vận động và chế độ ăn quá nhiều
năng lượng hàng ngày. Béo là thang điểm cao nhất trong sự đề kháng insulin,
THA, sự bất thường glucose máu, RLLP máu; trong đó béo bụng là một trong
những nguyên nhân quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của HCCH.
Sự chứa lượng mỡ được chia ra làm hai vùng: mỡ nội tạng và mỡ dưới
da, cả hai vùng chứa mỡ này có mối liên quan mật thiết đến các triệu chứng
trong HCCH (nhất là sự đề kháng insulin). Sự tăng mỡ nội tạng là kết quả của
sự tích tụ acid tự do từ gan qua tuần hoàn trung tâm, ngược lại kết quả của sự
phân giải, giải phóng acid béo từ tuần hoàn cơ thể và ngăn ngừa sự chuyển
hoá của acid béo ở gan chính là do mỡ dưới da. Vì vậy, khi tăng mỡ dưới da
thì lượng acid béo tự do được giải phóng vào hệ tuần hoàn, sự thừa thãi của
các acid này sẽ gây ra những rối loạn trong cơ thể và gây HCCH.
1.2.3.2. Kháng insulin
Vị trí hoạt động chính của insulin là ở cơ xương, mô mỡ, gan và có thể
có cả ở hệ thống thần kinh trung ương. Ở cơ xương thì insulin tăng vận
chuyển glucose, tăng oxi hoá glucose và tăng tổng hợp glucose, ức chế phân
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
20
huỷ các protein và lipid. Ở mô mỡ, insulin tăng vận động chuyển hoá glucose
và các acid béo thông qua hoạt động lipoprotein lipase, nhưng lại ức chế phân
huỷ lipid. Ở gan, insulin ức chế phân huỷ glycogen kích thích tạo mỡ và bài
tiết lipoprotein có tỷ trọng rất thấp. Các nghiên cứu trong y văn đều công
nhận rằng có sự đề kháng insulin trong HCCH và kháng insulin làm tăng
cường giải phóng acid béo tự do vào tuần hoàn từ các mô mỡ gây HCCH.
1.2.3.3. Rối loạn lipid máu
Tăng acid béo tự do sẽ làm tăng nồng độ insulin trong máu và gây nhiễm
độc mỡ tế bào β tụy làm tế bào này sẽ chết nhanh hơn so với chết theo chương
trình. Khi acid béo tự do và TG tích luỹ trong tế bào β tụy làm tăng tổng hợp
NO gây ra rối loạn chức năng tế bào và hậu quả của hiện tượng này làm các tế
bào β tụy bị tổn thương, giảm số lượng tế bào β tụy sẽ làm mất khả năng duy
trì tiết insulin. Khi sự kháng insulin được thiết lập, có sự giải phóng acid béo
đến gan làm tăng quá trình tổng hợp TG, ngăn cản sự tăng bài tiết LDL-C vào
tuần hoàn, đồng thời lipoprotein lipase cũng được tiết ra ở các mô ngoại vi và
dẫn đến HCCH. Sự kháng insulin gây rối loạn enzyme cholesterol ester
transferase làm giảm HDL-C và gây HCCH. Vì vậy, sự kết hợp tăng TG và
giảm HDL-C có mối liên quan mật thiết đến HCCH. Đó là lý do các nghiên
cứu thường lấy TG và HDL-C làm tiêu chuẩn chấn đoán HCCH.
1.2.3.4. Sự bất thường glucose máu
Sự bất thường glucose máu (gồm ĐTĐ týp 2, rối loạn glucose máu lúc
đói (RLGMLĐ) và giảm dung nạp glucose) có mối liên quan mật thiết đến cơ
chế bệnh sinh trong HCCH. Nhiều nghiên cứu thấy rằng có mối liên quan
giữa RLGMLĐ với sự đề kháng insulin ở người. Ở những người được dự
đoán là sẽ tiến triển thành ĐTĐ týp 2 thì sự đề kháng insulin, rối loạn chức
năng tế bào β tụy là những nguyên nhân của sự bất thường glucose máu này.
Có sự phối hợp giữa RLGMLĐ và giảm dung nạp glucose máu với nguy cơ
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
21
bệnh tim mạch và tiến triển thành ĐTĐ týp 2. Trong đó, có vai trò tích luỹ
chất AGE (advanced glycation end products) kết hợp với tăng đường máu có
mối liên quan đến bệnh tim mạch bằng sự tác động lên thụ cảm thể AGE ở
thành động mạch gây ra một phản ứng viêm làm tăng sinh tế bào và hình
thành mảng vữa xơ động mạch.
1.2.3.5. Tăng huyết áp
Cơ chế bệnh sinh hiện nay cho rằng mối liên quan giữa kháng insulin với
HA được giải thích là do tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, làm tăng
hoạt động tế bào cơ trơn thành mạch, tăng vận chuyển ion Ca++
và tăng sự giữ
muối trong lòng mạch. Sự tăng hoạt động thần kinh giao cảm cũng có nghĩa là
tăng sự kích thích của adrenergic receptor hay có mối liên quan giữa sự kích
thích β adrenergic receptor với đề kháng insulin.
1.2.4. Các yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hóa
1.2.4.1. Cân nặng trẻ sơ sinh
Giảm cân hoặc suy dinh dưỡng trẻ sơ sinh mới đẻ có liên quan đến sự bất
thường glucose, RLLP máu, tăng nồng độ insulin sau này khi là người trưởng
thành. Trong nghiên cứu thuần tập của Ramadhani và cs (2006) cho thấy
nhóm trẻ có cân nặng 1250 - 3209g và nhóm trẻ từ 3210 - 3649g có nguy cơ
mắc HCCH cao hơn nhóm trẻ từ 3650 - 5500g 1,8 và 1,4 lần [73]. Nghiên cứu
ở toàn bộ thanh niên Iran (2006) về HCCH cho thấy những trường hợp cân
nặng sơ sinh > 4000g làm tăng nguy cơ mắc HCCH ở tuổi thanh niên 1,4 lần
(95%CI: 1,007-2,05) [59].
1.2.4.2. Béo ở trẻ em
Tỉ lệ béo ở trẻ em đang gia tăng, béo ở trẻ em có liên quan đến bệnh tim
mạch, RLLP máu và HCCH. Nguy cơ bị HCCH ở người trưởng thành có tiền
sử béo thời niên thiếu cao hơn nhiều so với người trưởng thành có thời niên
thiếu không bị béo. Nghiên cứu trên 19,593 trẻ em và thiếu niên ở Trung
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
22
Quốc (2012) cho thấy nguy cơ mắc HCCH ở trẻ bị thừa cân cao gấp 67,33
(95%CI: 21,32-212,61) so với trẻ có cân nặng bình thường và nguy cơ mắc
HCCH ở trẻ béo phì cao gấp 249,99 (95%CI: 79,51 – 785,98) lần so với trẻ có
cân nặng bình thường [47].
1.2.4.3. Hút thuốc lá
Hút thuốc có liên quan đến RLLP máu, THA, kháng insullin, bệnh mạch
vành so với những người không hút thuốc. Nghiên cứu của Gharipour M. và
cs (2008) trên 5537 người (1625 người có hút thuốc và 3948 người không hút
thuốc) cho kết quả: LDL-C và TG ở nhóm hút thuốc cao hơn nhóm không hút
thuốc (LDL-C: 115.34 ± 39.03 so với 112.65 ± 40.94 mg/dL, theo thứ tự; và
TG: 175.13 ± 102.05 so với 172.32 ± 116.83 mg/dL, theo thứ tự). Tuy nhiên
chỉ số BMI, VE và chỉ số WHR ở nhóm hút thuốc lại thấp hơn nhóm không
hút thuốc. Tỉ lệ đối tượng có cả 3 tiêu chuẩn của HCCH ở nhóm hút thuốc
(49,62% ) cao hơn ở nhóm không hút thuốc (43,82%), có ý nghĩa thống kê.
1.2.4.4. Uống rượu
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa mức độ uống rượu và rối
loạn các thành phần của HCCH. Uống rượu có mối liên quan mật thiết làm
tăng nguy cơ mắc THA và tăng TG, tuy nhiên uống rượu lại có mối liên quan
ngược đối với giảm HDL-C. Do đó mối liên quan giữa uống rượu và HCCH
chưa thật sự rõ ràng. Trong cuộc khảo sát ở Hàn Quốc cho thấy: nhóm nam
giới sử dụng từ 1 - 14,9 g rượu/ngày có nguy cơ mắc HCCH 0,71 lần (95%CI:
0,53 - 0,95) và nhóm nữ giới sử dụng từ 1 - 14,9 g rượu/ngày có nguy cơ mắc
HCCH 0,80 lần (95%CI: 0,65 – 0,98) so với nhóm nam giới và nữ giới (theo
thứ tự) không sử dụng rượu. Trong cuộc khảo sát cấp quốc gia ở Mỹ cho thấy
tỉ lệ mắc HCCH ở nhóm nam giới không bao giờ uống rượu hoặc uống rượu
nhiều cao gấp 1,1 lần (95%CI: 0,8 - 1,5) và 1,1 lần (95%CI: 0,8 - 1,6), theo
thứ tự, so với nhóm nam giới ít uống rượu; cũng trong cuộc khảo sát này thì tỉ
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
23
lệ mắc HCCH ở nhóm nữ giới không bao giờ uống rượu hoặc uống rượu
nhiều cao gấp 1,5 lần (95%CI: 1,2 - 1,9) và 0,8 lần (95%CI: 0,6 - 1,0) so với
nhóm nữ giới ít uống rượu [69].
1.2.4.5. Tuổi
Tuổi có mối liên quan đến đề kháng insulin, tăng VE và THA. Nhiều
nghiên cứu dịch tễ thấy rằng ở người cao tuổi thì tỉ lệ mắc HCCH và bệnh tim
mạch cao hơn so với những người trẻ. Nghiên cứu của Park Y. và cs (2003)
cho kết quả nhóm nam giới từ 35 - 64 và ≥ 65 tuổi có nguy cơ mắc HCCH
cao hơn 2,8 lần (95%CI: 1,8 - 4,5) và 5,8 lần (95%CI: 3,9 - 8,7), theo thứ tự,
so với nhóm nam giới có độ tuổi từ 20 – 34. Nhóm nữ giới ở độ tuổi 35 - 64
và ≥ 65 tuổi có nguy cơ mắc HCCH cao hơn 2,4 lần (95%CI: 1,5 - 3,7) và 4,9
lần (95%CI: 3,0 - 7,8) so với nhóm nữ giới từ 20 - 34 tuổi [69].
1.2.4.6. Chế độ ăn
Ăn nhiều chất béo, đạm làm sự tiến triển rối loạn dung nạp glucose, làm
tăng tỉ lệ acid béo no trong lipid gây rối loạn mỡ máu. Trong khi ăn nhiều rau
và hoa quả giúp giảm nguy cơ mắc HCCH [59]. Chế độ ăn giàu
carbonhydrate sẽ tăng nguy cơ mắc HCCH gấp 1,7 lần (95%CI: 1,2 - 2,5) ở
nam giới và gấp 1,1 lần (95%CI: 0,8 - 1,4) ở nữ giới so với nhóm sử dụng chế
độ ăn cung cấp carbonhydrate ở mức trung bình [69].
1.2.4.7. Ít vận động
Lối sống tĩnh tại và giảm hoạt động thân thể, ngồi nhiều ở người có mối
liên quan đến các triệu chứng trong HCCH, nhất là liên quan đến béo phì (béo
bụng). Đối với người ít vận động, nguy cơ mắc HCCH tăng 1,4 lần (95%CI:
1,0-2,0) ở nam giới và tăng 1,2 lần (95%CI: 1,0 - 1,4) ở nữ giới so với nhóm
người thường xuyên vận động [69]. Nếu vận động thường xuyên sẽ làm giảm
các biến chứng của HCCH [72].
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
24
1.2.4.8. Các protein có tính sinh học
Sự tăng các cytokine trong cơ thể như: IL - 6, resistin, TNF- , CRP… do
mô mỡ tiết ra có mối liên quan mật thiết đến HCCH. Sự xuất hiện của các
cytokine này làm tăng sự đề kháng insulin, gây ra RLLP máu, THA… Gần
đây, một số nghiên cứu thấy rằng CRP liên kết LDL-C gắn vào màng tế bào
nội mạc thành mạch và gây ra một phản ứng viêm thành mạch hình thành
mảng vữa xơ động mạch. Vì vậy, ở người NMCT cấp hoặc bệnh mạch vành
nồng độ CRP thường tăng cao. Bên cạnh đó adiponectin lại là một protein
sinh học duy nhất của mô mỡ chống lại sự hiện diện của HCCH, adiponectin
có mối tương quan nghịch với đề kháng insulin, giảm nồng độ adiponectin
máu gây chuyển hoá như: giảm dung nạp glucose, insulin...
1.2.4.9. Gen
Sự khác nhau giữa các chủng tộc, tiền sử gia đình có người mắc HCCH
và anh em sinh đôi đã cung cấp những bằng chứng có vai trò của gen trong
HCCH. Hệ gen nhận dạng khác nhau vùng chromosome có liên quan đến các
đặc điểm của HCCH ở người da trắng: địa điểm chromosome 3 (3q27) có liên
quan mật thiết đến các đặc điểm: BMI, VE, vòng mông, cân nặng, insulin,
insulin/glucose máu và chromosome 17 (17q12) với biểu hiện liên quan đến
nồng độ leptin máu.
1.2.5. Dịch tễ học hội chứng chuyển hóa trên thế giới
HCCH là một trong những yếu tố nguy hiểm gây tác hại đến tim mạch
nói riêng và sức khỏe con người nói chung. Hiện nay, HCCH đang gia tăng
nhanh chóng trên khắp thế giới đặc biệt ở các nước đang phát triển, do sự phát
triển về kinh tế và những thay đổi về lối sống. Theo IDF (2006) thì có khoảng
20-25% người trưởng thành trên thế giới bị HCCH. Những người bị HCCH
có nguy cơ bị biến chứng nhồi máu cơ tim, TBMMN cao gấp 3 và nguy cơ tử
vong cao gấp 2 lần so với nhóm người trưởng thành không có HCCH [54].
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
25
Bên cạnh đó, những người bị HCCH có nguy cơ mắc ĐTĐ týp 2 cao gấp 5
lần so với người bình thường [78]. Trong nghiên cứu thuần tập của tác giả
Hildrum và cs (2009) trên các bệnh nhân có HCCH cho thấy HCCH có liên
quan đến tăng nguy cơ của bệnh tim mạch và tử vong với HR (hazard ratio) =
3.97 (95% CI: 2.00-7.88) và 2.06 (95%CI: 1.35-3.13), theo thứ tự. Đồng thời
trong nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng có mối ảnh hưởng qua lại giữa tuổi và
HCCH đối với nguy cơ tử vong trên bệnh nhân có HCCH.
Kết quả từ khảo sát quốc gia ở Mỹ (2002) cho thấy HCCH chiếm tỉ lệ
cao (21,8%) tại Mỹ. Tỉ lệ HCCH ở nhóm tuổi 60-69 và ≥ 70 tuổi chiếm
43,5% và 42% (theo thứ tự), cao hơn 6,7% so với nhóm tuổi từ 20-29. Tỉ lệ
HCCH ở nam chiếm 24,0% và nữ chiếm 23,4%. Nghiên cứu ở Italy (2005)
cho thấy tỉ lệ mắc HCCH ở người ≥ 20 tuổi chiếm tương đối cao với tỉ lệ
22,3% ở nam và 27,2% ở nữ [63]. Đối với nữ giới thì tăng BMI, thấp HDL-C,
tăng VE và tăng đường huyết có liên quan đến việc tăng HCCH; trong khi đó
yếu tố liên quan đến việc tăng HCCH ở nam chủ yếu là THA và tăng TG. Sự
thay đổi thành phần của HCCH cũng khác nhau giữa 2 giới nữ và nam [45].
Tỉ lệ HCCH ở vùng thành thị cao hơn vùng nông thôn. Nghiên cứu về
HCCH ở vùng thành thị của Ấn Độ cho kết quả tỉ lệ HCCH chiếm 31,6%;
trong đó nam là 22,9% và nữ là 39,9%. Không tập TDTT, THA, tăng LDL-C
có tỉ lệ cao ở nhóm có HCCH ở cả 2 giới so với nhóm không có HCCH. Độ
tuổi của đối tượng nghiên cứu liên quan có ý nghĩa thống kê với tăng tỉ lệ
HCCH [49]. Trong cuộc khảo sát về HCCH ở Trung Quốc (2009-2010) cho
thấy tỉ lệ HCCH ở vùng thành thị là 35,1% ở nam giới và 32,5% ở nữ giới
(theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Trung Quốc). Tỉ lệ HCCH tăng theo tuổi với
12,1% ở độ tuổi 32-45 và 45,4% ở độ tuổi ≥ 75 tuổi [87]. Nghiên cứu về
HCCH ở vùng nông thôn Ghana cho thấy tỉ lệ HCCH theo chẩn đoán ATP III
là 15,0%; trong đó nam giới bị HCCH là 5,9% và nữ là 24,0%; sự khác biệt
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
26
về HCCH theo giới có ý nghĩa thống kê. Thành phần HCCH hay gặp nhất là
béo phì chiếm 55,3%; tiếp theo đó là thấp HDL-C chiếm 42,7% và THA
39,5% [50]. Đồng thời tuổi, hút thuốc lá, tiền sử gia đình có người bị ĐTĐ và
trình độ học vấn có liên quan đến nguy cơ mắc HCCH [87].
1.2.6. Dịch tễ học hội chứng chuyển hóa tại Việt Nam
Tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về HCCH ở với tỉ lệ
mắc khá cao. Nghiên cứu về HCCH ở những người có BMI ≥ 23 kg/m2
cho
thấy tỉ lệ bị HCCH ở người có BMI ≥ 23 kg/m2
là 16,06%; trong đó 100%
bệnh nhân có tăng TG và 95,45% có THA [19].
HCCH ở người cao tuổi (NCT) có những đặc điểm khác đối với HCCH ở
người trưởng thành. Trong nghiên cứu ở Nghệ An (2012) cho thấy trong 358
người cao tuổi có HCCH thì tỉ lệ gặp ở nữ (70,1%) cao hơn nam (29,9%);
trong đó tỉ lệ người ít rèn luyện thể lực (57,8%); hút thuốc lá (26,3%); ăn mặn
(29,1%). Phần lớn người cao tuổi (74,3%) có tăng chỉ số WHR; 66,5% NCT
tăng chu vi VE và 43% có thừa cân hoặc béo phì. Các yếu tố tham gia vào
HCCH gồm: giảm HDL-C chiếm 90,2%; tăng triglyxerit là 74,6%; HA ≥
130/85 mmHg chiếm 79,1% và glucose máu ≥ 6,1 mmol/l chiếm 31,3% [36].
Trong nghiên cứu về HCCH ở đối tượng cán bộ thuộc diện quản lý ở Bạc
Liêu cho thấy tỉ lệ cán bộ thuộc diện quản lý có HCCH khá cao, chiếm
55,8%; trong đó tỉ lệ bị HCCH ở nam cán bộ (54,23%) thấp hơn nữ cán bộ
(62,24%). Trong các thành phần của HCCH thì THA chiếm 64,8%; tăng TG
chiếm 81,8%; tăng LDL-C là 66,4%; giảm HDL-D là 49,4%; VE vượt
ngưỡng 28,8%. Đồng thời nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng có sự gia tăng
HCCH theo tuổi [24].
Nghiên cứu về YTNC của HCCH trên các đối tượng từ 40 trở lên đang
công tác tại các cơ quan thuộc tỉnh Hà Nam cho thấy tỉ lệ có HCCH chung là
28,3% ở nam là 31,7%, nữ là 19,8%. Tỉ lệ HCCH gặp cao nhất ở nhóm tuổi ≥ 50.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
27
Tỉ lệ HCCH trong số đối tượng có BMI < 23kg/m2
là 19,9% và 33,6% ở đối
tượng với BMI ≥ 23kg/m2
. Chế độ ăn không hợp lý (ăn nhiều đạm, mỡ, chất
ngọt, uống bia, rượu, hút thuốc lá), không luyện tập thể lực hoặc luyện tập
mức độ ít đều có tỉ lệ HCCH cao hơn [22].
1.3. Tăng huyết áp và hội chứng chuyển hóa
Nhiều nghiên cứu cho thấy các YTNC của HCCH và THA là tương đối
giống nhau. Điều này làm cho bệnh nhân có nguy cơ mắc HCCH cũng có
nguy cơ mắc THA, và ngược lại. HCCH gồm có 5 thành phần thì trong đó
THA là một triệu chứng của HCCH. Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng
HCCH và THA có mối liên quan mật thiết, đặc biệt là khi có sự kết hợp cả 2
bệnh thì sẽ tăng nguy cơ biến chứng và hậu quả cho bệnh nhân.
Bệnh nhân mắc HCCH có THA sẽ làm thổi phồng các biến chứng trên
tim so với bệnh nhân mắc HCCH thông thường. HA tăng có liên quan đến
béo phì và tăng kháng insulin, đồng thời dẫn đến rối loạn hệ thống rennin –
angiotensin và rối loạn chức năng đào thải muối ở thận. Nghiên cứu
Copenhagen trên 2906 nam cho thấy nam giới có HA cao và rối loạn mỡ máu
tăng nguy cơ biến chứng tim so với nhóm nam giới có HA không cao [55].
Nghiên cứu theo dõi dọc trên 1742 bệnh nhân THA (2004) cho tỉ lệ mắc biến
chứng tim mạch chiếm 2,28 lần / 100 bệnh nhân - năm; sau khi hiệu chỉnh với
các yếu tố tuổi, giới, hút thuốc thì nguy cơ mắc biến chứng tim mạch ở nhóm
bệnh nhân HCCH có THA cao gấp 1,73 lần (95%CI: 1,25 - 3,38) so với nhóm
không có HCCH [39]. Nghiên cứu có thời gian theo dõi dọc trung bình 4,1
năm trên 2225 bệnh nhân (2005) cho thấy nhóm bệnh nhân có rối loạn mỡ
máu và THA có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn 1,57 lần (95%CI: 1,08 -
2,28) so với nhóm bệnh nhân có THA nhưng không có rối loạn mỡ máu [67].
THA có HCCH đang ngày càng gia tăng do sự gia tăng của bệnh béo phì.
Điều trị bệnh nhân mắc HCCH có THA cần hết sức chú ý làm giảm nguy cơ
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
28
biến chứng tim mạch, thận và ĐTĐ týp 2 [75]. Mục tiêu điều trị cho nhóm
bệnh nhân này là giảm HA xuống dưới 130/80 mmHg, LDL – C < 75 mg /dl
và đường huyết lúc đói là < 100 mg/dl.
Ở Việt Nam hiện nay đã có một số nghiên cứu về THA có HCCH.
Nghiên cứu ở Đà Nẵng cho thấy hơn một nửa (52,76%) bệnh nhân THA có
HCCH; trong đó tần suất HCCH ở bệnh nhân THA cao nhất ở nhóm tuổi từ
40-50 đối với nam và 61-70 đối với nữ. Trong HCCH tỉ lệ tăng TG là cao
nhất (89,16%); tỉ lệ tăng VE (dành cho người châu Á) chiếm 77,23%; tỉ lệ
giảm HDL-C chiếm 73,21%; tỉ lệ tăng glucose máu chiếm 41,64%. HCCH
hay gặp ở dạng phối hợp giữa nhóm 3 yếu tố là THA - tăng TG - giảm HDL-
C và nhóm THA – tăng TG - tăng VE [28]. Đối với bệnh nhân nữ THA tại Đà
Nẵng (2007), gần một nửa (48,7%) bệnh nhân nữ trên 45 tuổi THA bị HCCH.
Tỉ lệ THA có HCCH gia tăng theo tuổi và BMI. Tỉ lệ rối loạn thành phần
trong HCCH cao nhất hay gặp là tăng TG 82,3%; tiếp theo đó là giảm HDL-C
67,4%; tăng đường huyết 59,7% và tăng VE chiếm 32% [10].
Theo kết quả nghiên cứu tại Tiền Giang [8] cho thấy, tỉ lệ có HCCH trên
bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp chiếm tới 69,1%. Đồng thời HCCH có
liên quan đến trình độ học vấn và thói quen tập thể dục thể thao (TDTT),
người có học vấn càng cao thì tỉ lệ bị HCCH thấp và người tập TDTT thường
xuyên thì có tỉ lệ HCCH thấp hơn người không tập. Hầu hết (95,6%) bệnh
nhân có HCCH có THA, tỉ lệ bệnh nhân HCCH có biểu hiện béo phì bụng
chiếm 42,1% [8]. Đối với bệnh nhân có nhồi máu não động mạch lớn trên lều
thì tỉ lệ bị HCCH chiếm 71,9%; tỉ lệ này tăng dần theo tuổi, tập trung chủ yếu
ở nhóm tuồi 60-80 tuổi [17].
Bệnh nhân mắc HCCH có THA sẽ gia tăng thêm các tổn thương ở các cơ
quan đích như thận, não, tim. Nghiên cứu của Lê Quốc Tuấn và cs (2012) trên
341 bệnh nhân THA nguyên phát (nam 170, nữ 171) được làm cho kết quả: tỉ
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
29
lệ có tổn thương não ở nhóm có HCCH (59,4%) cao hơn so với nhóm không
có HCCH (8,8%) với p<0,001; OR = 15,2 (95%CI: 8,3-28,1). Tỉ lệ tổn
thương thận ở nhóm có HCCH (49,4%) cao hơn so với nhóm không có
HCCH (34,5%) với p<0,001; OR = 1,9 (95%CI: 1,2-2,9). Tỉ lệ tổn thương tim
ở nhóm có HCCH (49,4%) cao hơn so với nhóm không có HCCH (29,2%)
với p<0,001; OR = 2,4 (95%CI: 1,5-3,7) [33].
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
30
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu
Gồm các cán bộ diện BVCSSK đang được quản lý sức khỏe tại Phòng
Khám, quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Nguyên mắc HCCH
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Đang bị bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng
- Bệnh nhân mắc bệnh ác tính hay suy tim, suy gan, suy thận nặng
- Bệnh nhân mắc các bệnh ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose và lipid
máu: Thận hư nhiễm mỡ, Cushing, to đầu chi...
- Bệnh nhân đang dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến chuyển hóa
glucose, lipid máu: corticoid, thuốc ức chế miễn dịch...
2.2. Thời gian và địa điểm
- Thời gian: Từ tháng 7 năm 2012 đến tháng 8 năm 2013
- Địa điểm: Tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Nguyên
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
- Cỡ mẫu: Cán bộ diện BVSKCB được khám lâm sàng, cận lâm sàng xác
định HCCH. Chọn toàn bộ các bệnh nhân bị HCCH, đồng ý tham gia vào
nghiên cứu. (qua thực tế, xác định có 155 bệnh nhân có HCCH)
- Phương pháp chọn mẫu
Áp dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích: chọn toàn bộ cán bộ diện
BVCSSK thực hiện khám sức khỏe định kỳ trong thời gian nghiên cứu.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
31
2.3.3. Sơ đồ tiến hành nghiên cứu
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tiến hành nghiên cứu
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu
2.4.1. Một số thông số chung
+ Tuổi
+ Giới
Cán bộ diện BVSK
Khám lâm sàng, cận lâm sàng
Có hội chứng
chuyển hóa
HCCH không
THA
Không có hội
chứng chuyển hóa
HCCH có
THA
So sánh
Kết luận
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
32
+ Dân tộc
+ Tiền sử tăng huyết áp
+ Tiền sử và/hoặc đang sử dụng rượu
+ Tiền sử đã và/hoặc đang hút thuốc lá
2.4.2. Chỉ tiêu lâm sàng
- Chỉ số huyết áp HATT
- Chỉ số HATTr
- Cân nặng
- Chiều cao
- Chỉ số vòng eo
- Chỉ số vòng mông
- Chỉ số BMI
- Chỉ số WHR
- Tần số tim
- Rối loạn nhịp tim (RLNT)
2.4.3. Chỉ tiêu cận lâm sàng
* Xét nghiệm máu:
- Định lượng các thành phần lipid máu:
+ Cholesterol toàn phần,
+ Triglyceride,
+ LDL-C,
+ HDL-C.
- Định lượng glucose máu lúc đói
- Định lượng Ure,
- Định lượng Creatinin
* Các chỉ số điện tâm đồ:
- Tần số tim, nhịp tim
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
33
- Trục điện tim
- RLNT
- Biên độ QRS, sóng P, sóng Q, sóng T, đoạn ST
- Chỉ số Sokolow - Lyon
2.5. Một số tiêu chuẩn đƣợc áp dụng trong nghiên cứu
2.5.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp
Theo qui định hướng dẫn chẩn đoán THA của Bộ Y tế Việt Nam [4]
Bảng 2.1. Phân độ huyết áp
Phân độ huyết áp HATT (mmHg) HATTr (mmHg)
HA tối ưu < 120 và < 80
HA bình thường 120-129 và/hoặc 80-84
Tiền THA 130 – 139 và/hoặc 85 - 89
THA độ I 140 – 159 và/hoặc 90 - 99
THA độ II 160 – 179 và/hoặc 100 - 109
THA độ III ≥ 180 và/hoặc ≥ 110
THA tâm thu đơn độc ≥ 140 và < 90
Nguồn: Bộ Y tế - Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp (2010) [4]
2.5.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa
Theo NCEP ATPIII trong đó tiêu chuẩn VE đã được điều chỉnh áp dụng
cho người Châu Á – Thái Bình Dương:
+ Tiêu chuẩn 1: Vòng eo: Nam > 90 cm; Nữ: > 80 cm
+ Tiêu chuẩn 2: Triglyceride ≥ 1,7 mmol/l (đặt là TG cao)
+ Tiêu chuẩn 3: HDL-C: Nam: < 1,0 mmol/l; Nữ: < 1,3 mmol/l (đặt
chung là HDL.C thấp)
+ Tiêu chuẩn 4: HATT ≥ 130 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 85 mmHg,
hoặc đang dùng thuốc điều trị THA nguyên phát (đặt chung là THA).
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
34
+ Tiêu chuẩn 5: Glucose máu lúc đói ≥ 6,1 mmol/l hoặc đang điều trị
bệnh ĐTĐ týp 2 [đặt chung là tăng đường huyết (TĐH)].
Chẩn đoán xác định bệnh nhân có HCCH khi đạt ít nhất 3 trong 5 tiêu
chuẩn trên.
2.5.3. Tiêu chuẩn đánh giá vòng eo, chỉ số WHR
Theo WHO áp dụng VE cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương (2000):
+ Bình thường: < 90 cm (nam); < 80 cm (nữ).
+ Tăng VE: 90 cm (nam); 80cm (nữ).
hoặc tính chỉ số WHR: WHR = VE / vòng mông
WHR tăng khi ≥ 0,9 ở nam giới, ≥ 0,85 ở nữ giới được gọi là béo bụng.
2.5.4. Tiêu chuẩn đánh giá chỉ số khối cơ thể
Chỉ số BMI = cân nặng (kg)/chiều cao (m)2
Bảng 2.2. Ngưỡng cắt BMI chẩn đoán thừa cân và béo phì
Xếp loại BMI
Gầy < 18,5
Bình thường 18,5 – 22,9
Thừa cân 23 – 27,4
Béo phì độ I 27,5 – 32,4
Béo phì độ II 32,5-37,4
Béo phì độ III ≥ 37,5
Nguồn: WHO-Ngưỡng BMI dùng chẩn đoán béo phì cho người châu Á
trưởng thành [37], [40]
2.5.5. Tiêu chuẩn xác định hút thuốc lá
- Có hút thuốc lá: Được định nghĩa theo WHO (1996) khi đối tượng còn
đang hút thuốc lá ≥ 5 điếu/ngày trong thời gian liên tục ≥ 2 năm hoặc tiền sử
có hút thuốc lá như trên và đã ngưng hút < 1 năm.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
35
- Không hút thuốc lá: Chưa bao giờ hút hoặc đã bỏ hút thuốc lá trước đó
> 1 năm liên tục cho đến lúc tham gia nghiên cứu.
2.5.6. Uống rượu
Uống nhiều rượu khi uống > 3 cốc chuẩn/ngày đối với nam, > 2 cốc
chuẩn/ngày đối với nữ và uống tổng cộng > 14 cốc chuẩn/tuần đối với nam, >
9 cốc chuẩn /tuần đối với nữ (1 cốc chuẩn chứa 10 g ethanol tương đương
30ml rượu mạnh, 120ml rượu vang hoặc 1 lon bia 330ml), uống liên tục kéo
dài ≥ 6 tháng [4].
2.5.7. Hoạt động thể lực: Có hoạt động thể lực được xác định khi [4], [72]:
+ Tập luyện cường độ thấp 60 phút/ ngày, chia nhỏ thành nhiều lần, tập
tất cả các ngày trong tuần với hình thức đi bộ chậm rãi, tập thư dãn người.
+ Tập với cường độ trung bình 30 phút/ lần, 2 lần mỗi tuần với hình thức
bơi hay khiêu vũ không gắng sức, đi dạo bằng xe đạp.
+ Tập với cường độ cao 30 phút/ lần, 3 lần mỗi tuần với hình thức chạy
bộ, bơi hoặc nhảy với tốc độ cao, đi xe đạp tốc độ.
2.5.8. Tiêu chuẩn xác định tổn thương cơ quan đích
* Tổn thương tim
Dựa vào điện tim như: Rối loạn mhịp tim, dày thất trái (Sokolow - Lyon:
SV1 + RV5/RV6 > 35 mm), nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim,; xác định
thiếu máu cơ tim dựa vào :
+ Sự biến đổi ST: kéo dài thời gian đoạn ST > 120 ms, có góc giữa ST -
T sắc nhọn. Tỷ số Qx/QT (biểu hiện mức độ chênh của ST), bình thường tỷ số
này < 1/2; khi thiếu máu cơ tim thì tỷ số Qx/QT > 1/2.
+ Biến đổi sóng T: T cao nhọn/ T đảo nghịch.
+ Hoặc tiêu chuẩn biến đổi ST trong thiếu máu cơ tim: độ chênh ST
chung cho cả 2 giới ≥ 30 tuổi:
- ST chênh ở V3R, V4R ≥ 0,05 mV
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
36
- ST chênh xuống có ý nghĩa ≥ 0,05 mV ở V2, V3 và ≥ 0,1 mV ở các
chuyển đạo khác. Khi ST chênh xuống > 0,1 mV trên 8 chuyển đạo kết hợp
với ST chênh lên ở aVR hoặc V1, khả năng tổn thương nhiều nhánh động
mạch vành hoặc tắc thân chung của động mạch vành trái có ý nghĩa.
* Tổn thương não
Bệnh nhân có tiền sử đột quỵ não hoặc cơn thiếu máu não cục bộ thoáng
qua. Bệnh nhân có triệu chứng: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn giấc
ngủ… hoặc khám thấy liệt trung ương 1/2 người, liệt trung ương dây thần
kinh VII, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn cơ vòng, thất điều… Được chụp CT
hoặc MRI để chẩn đoán xác định.
* Tổn thương thận
Chẩn đoán tổn thương thận khi nồng độ creatinin ≥ 130 µmmol/l hoặc có
protein niệu và có trụ niệu nước tiểu.
2.6. Kỹ thuật thu thập số liệu
2.6.1. Hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng phát hiện các triệu chứng
Tất cả các bệnh nhân thoả mãn tiêu chuẩn trên đều được hỏi bệnh, thăm
khám theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất. Xác định các thông tin về:
- Tuổi đời, giới, dân tộc.
- Khám lâm sàng: toàn thân, đo HA, khám tim, phổi... phát hiện tổn
thương cơ quan đích.
2.6.2. Đo huyết áp
Đo HA bằng máy HA kế đồng hồ được kiểm chuẩn và đo lại bằng HA kế
cột thuỷ ngân LPK2 sản xuất tại Nhật Bản.
- Các điều kiện về đối tượng khi đo HA:
+ Không được hoạt động mạnh trước khi đo 1 giờ.
+ Nghỉ ngơi, thoải mái ít nhất 5-10 phút trước khi đo HA.
+ Không uống cà phê, các loại đồ uống có cafein 30 phút trước khi đo,
không uống rượu trước khi đo.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
37
+ Không hút thuốc lá 30 phút trước khi đo.
+ Không dùng các loại kích thích giao cảm ngoại lai (như: thuốc chống
ngạt mũi, thuốc nhỏ mắt làm giãn đồng tử).
+ Khi đo đối tượng cần được yên tĩnh, dễ chịu, thoải mái, không lạnh,
không mót tiểu, không tức giận hoặc xúc động.
- Tư thế đối tượng: ngồi trên ghế, lưng được nâng thẳng, tay để trần và nâng
ngang tim.
- Đo 2 lần cách nhau hai phút rồi lấy trung bình của hai lần đo. Nếu 2 lần đo
chênh lệch >10mHg thì đo lần 3 và lấy số trung bình của lần đo thứ 2 và thứ 3.
- Một số lỗi thường gặp khi đo HA: không biết đối tượng đã uống cafein
trong vòng 30 phút trước đó hay không, không đo đúng tư thế, không đo HA
2 lần hoặc đo lại ngay dưới 1 phút, làm tròn số khi đọc kết quả.
2.6.3. Đo chiều cao, cân nặng, vòng eo, vòng mông
Đo VE, vòng mông theo phương pháp đo nhân trắc học thông thường
bằng thước dây không giãn FIGURE FINDER, độ chính xác tính bằng mm.
Đo chiều cao bằng thước gắn vào cân SMIC độ chính xác tính bằng cm. Cân
nặng: dùng cân SMIC sản xuất tại Trung Quốc, độ chính xác tính bằng 0,1kg.
Các mốc đo:
+ VE đo ở eo bụng, là điểm giữa bờ dưới của mạng sườn và điểm trên
mào chậu. Đối tượng đứng thẳng, tay buông thõng, ngực ưỡn, nhìn thẳng về
phía trước và đo ở cuối thì thở ra.
+ Đo vòng mông ở mức nhô nhất phía sau mấu chuyển lớn xương đùi
chiếu ngang gò mu. Nếu khó xác định, để đối tượng cử động khớp háng rồi sờ
vào mấu chuyển lớn để xác định mấu chuyển. Khi đó, đối tượng đứng thẳng,
cơ mông chùng, bỏ hết vật dụng trong túi quần để đo chính xác từng mm.
+ Đo chiều cao: Đối tượng tháo bỏ giầy, dép, không đội mũ, nón, khăn
sau đó đứng vào bàn thước để đo chiều cao. Khi đo, hai gót chân, mông, vai
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
38
và đầu chạm vào thước sao cho 2 điểm chạm của thước chạm sát vào bờ
tường thẳng (nền đặt thước đo phải phẳng), vai buông lỏng, mắt nhìn về phía
trước, giữ cho đỉnh đầu ở vị trí cao nhất khi đo; hạ dần thước đo chiều cao từ
trên xuống; đọc số đo theo một cột dọc của thước cho đến mức cuối cùng.
+ Cân nặng: Đặt cân ở vị trí ổn định trên một mặt phẳng, đối tượng chỉ
mặc quần áo mỏng, không đi giầy dép, không đội mũ hoặc cầm một vật gì.
Chỉnh cân ở vị trí thăng bằng. Đối tượng đứng trên bàn cân, tay buông thõng,
nhìn thẳng về phía trước. Ghi số đo trên bàn cân chính xác tới từng mức
0,1kg. Tất cả các số đo nhân trắc đều được đo 2 lần và ghi vào hồ sơ.
2.6.4. Các kỹ thuật xét nghiệm
- Kỹ thuật lấy máu làm xét nghiệm: Lấy 3 ml máu tĩnh mạch khuỷu tay
buổi sáng, lúc chưa ăn, không chống đông ly tâm lấy huyết thanh, làm ngay
các xét nghiệm cần nghiên cứu. Các ống nghiệm đều khô và sạch.
Các xét nghiệm trong máu được tiến hành trên máy xét nghiệm sinh hoá
tự động EXPRESS PLUS tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
Hóa chất và kít chuẩn của hãng Bayer, Cộng hòa Liên bang Đức.
* Điện tâm đồ:
- Sử dụng máy ghi điện tâm đồ (ECG) 3 cần của Nhật.
- Ghi trên 12 chuyển đạo thông dụng, 3 chuyển đạo mẫu (DI, DII, DIII), 3
chuyển đạo đơn cực chi (aVR, aVL, aVF), 6 chuyển đạo trước tim (V1, V2,
V3, V4, V5, V6).
- Máy chạy tốc độ 25 mm/s, test mV là biên độ N (10 mm/V) hoặc N/2
khi biên độ vượt quá giới hạn.
- Đọc kết quả điện tâm đồ: Do bác sỹ chuyên khoa tim mạch Bệnh viện Đa
khoa Trung Ương tỉnh Thái Nguyên thực hiện.
- Xác định tần số tim, trục điện tim, góc anpha, các sóng điện tim, đoạn
ST, sóng T, tình trạng dầy thất, block nhánh, rối loạn nhịp tim...
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
39
- Chẩn đoán dầy thất trái trên ĐTĐ: Chỉ số Sokolow - Lyon:
SV1 + RV5/RV6 > 35 mm
- Tình trạng thiếu máu cơ tim.
- Xác định nhồi máu cơ tim:
+ Dấu hiệu “trực tiếp”: sóng Q hoặc QS, ST chênh lên, T(-)
+ Dấu hiệu “gián tiếp”: ST chênh xuống, T(+).
+ Xác định vị trí của NMCT trên điện tâm đồ: Trước bên, trước vách,
trước vách rộng, sau dưới, dưới nội tâm mạc.
2.7. Phƣơng tiện nghiên cứu
- Mẫu bệnh án nghiên cứu - Cân bàn
- Máy đo huyết áp - Thước đọc điện tim
- Ống nghe - Compa 2 đầu nhọn
- Thước dây - Máy điện tâm đồ
- Týp đựng máu - Máy siêu âm
- Cân SMIC của trung Quốc, có gắn thước đo chiều cao. độ chính xác
tính bằng 0,1kg và 1mm được kiểm tra độ chính xác của cân và chiều cao.
(thường 2 lần trong ngày là đầu mỗi buổi đo).
- Thước dây nhựa không giãn FIGURE FINDER, độ chính xác tới 1mm
và được đối chiếu chuẩn đúng với thước chuẩn kim loại Thuỵ Sỹ vào đầu mỗi
buổi đo.
- HA kế cột thuỷ ngân LPK2 sản xuất tại Nhật Bản; băng cuốn dành cho
người bình thường (chiều dài x chiều rộng: 12 x 26 cm) và người lớn quá khổ
(chiều dài x chiều rộng: 12 x 40 cm).
- Máy điện tim 3 cần Fukuda 7102 của Nhật Bản, thước đọc điện tim,
compa 2 đầu nhọn
- Máy xét nghiệm hoá sinh máu được tiến hành trên máy xét nghiệm sinh
hoá tự động EXPRESS PLUS tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
40
2.8. Xử lý số liệu
Các số liệu thu thập, làm sạch; được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1.
Số liệu của nghiên cứu được xử lý theo các thuật toán thống kê y học trên
máy vi tính bằng chương trình phần mềm SPSS 16.0.
Các biến liên tục được biểu diễn dưới dạng số trung bình và độ lệch
chuẩn; kiểm định sự khác biệt bằng t – test.
Các biến danh mục được biểu diễn dưới dạng tỉ lệ (%). So sánh hai tỉ lệ
hay nhiều tỉ lệ bằng bằng Chi - square test [kiểm định Chi bình phương (χ2
)].
Tính tỉ suất chênh OR (Odds ratio) giữa hai tỉ lệ.
Khi giá trị p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê.
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu được thực hiện với sự đồng ý của lãnh đạo Ban Bảo vệ, sức
khoẻ cán bộ của tỉnh Thái Nguyên và được sự đồng ý của Hội đồng khoa học
trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.
- Đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ mục tiêu và phương pháp
nghiên cứu, tự nguyện tham gia vào nghiên cứu và có quyền rút khỏi nghiên
cứu mà không cần giải thích.
- Các thông tin về đối tượng nghiên cứu được đảm bảo giữ bí mật.
- Nghiên cứu chỉ mô tả, không can thiệp nên mọi chỉ định điều trị hoàn
toàn do các bác sĩ điều trị quyết định theo tình trạng của bệnh nhân.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
41
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tăng huyết áp ở ngƣời có hội
chứng chuyển hoá tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Nguyên.
3.1.1. Một số đặc điểm chung và tỉ lệ mắc bệnh ở đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu
Nhóm tuổi n %
< 40 12 7.74
40 – 49 29 18.71
50 – 59 96 61.94
≥ 60 18 11.61
Tổng cộng 155 100.00
Nhận xét: Số đối tượng nghiên cứu trong độ tuổi từ 50-59 chiếm cao
nhất (61,94%); tiếp theo đó là nhóm tuổi từ 40-49 (18,71%) và thấp nhất là số
đối tượng thuộc nhóm tuổi < 40 với 7,74%.
84.52
15.48
Nam
Nữ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm giới của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: Tỉ lệ nam giới trong nghiên cứu chiếm 84,52%, cao hơn tỉ lệ
nữ giới chiếm 15,48%.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
42
83.37
10.97 5.16
0
20
40
60
80
100
Kinh Tày Dân tộc khác
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm dân tộc của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: Phần lớn đối tượng nghiên cứu là người dân tộc Kinh
(83,37%); số đối tượng nghiên cứu là người dân tộc Tày chiếm 10,97% và các
dân tộc khác chiếm 5,16%.
Bảng 3.2. Tỉ lệ sử dụng rượu/bia và thuốc lá của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm n %
Sử dụng rượu bia
Uống nhiều rượu, bia 91 58,71
Không uống nhiều rượu, bia 64 41,29
Hút thuốc lá/lào
Không hút thuốc lá/lào 120 77,42
Có hút thuốc lá/lào 35 22,58
Tổng cộng 155 100,0
Nhận xét: Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu sử dụng nhiều rượu bia chiếm
cao nhất (58,71%), tỉ lệ đối tượng không sử dụng nhiều rượu bia chiếm
(41,29%). Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu còn sử dụng thuốc lá/lào chiếm tương
đối cao với 22,58%.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
43
3.1.2. Đặc điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa
66.45
33.55
Không tăng huyết áp
Tăng huyết áp
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ mắc tăng huyết áp ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa
Nhận xét: Trong tổng số bệnh nhân mắc HCCH, phần lớn bệnh nhân bị
THA chiếm 66,45% (103 bệnh nhân) và số bệnh nhân không bị THA chiếm
33,55% (52 bệnh nhân).
Bảng 3.3. Đặc điểm sử dụng rượu bia ở bệnh nhân mắc HCCH có THA và
không tăng huyết áp
Đặc điểm HCCH
Sử dụng rƣợu bia
HCCH có THA HCCH không THA p
n % n %
Uống nhiều rượu, bia 59 57,28 32 61,54
> 0,05
Không uống nhiều
rượu, bia
44 42,72 20 38,46
Tổng cộng 103 100,0 52 100,0
Nhận xét: Trong tổng số bệnh nhân THA có HCCH, phần lớn
(57,28%) bệnh nhân sử dụng nhiều rượu bia. Không có sự khác biệt về đặc
điểm sử dụng rượu bia ở nhóm bệnh nhân mắc HCCH có THA và bệnh nhân
mắc HCCH không có THA với p > 0,05.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
44
Bảng 3.4. Đặc điểm hút thuốc lá ở bệnh nhân mắc HCCH có THA và
không tăng huyết áp
Đặc điểm HCCH
Hút thuốc lá
HCCH có THA HCCH không THA
p
n % n %
Có hút 25 24,27 10 19,23
>
0,05
Không hút 78 75,73 42 80,77
Tổng cộng 103 100,0 52 100,0
Nhận xét: Trong tổng số bệnh nhân mắc HCCH có THA, tỉ lệ hút
thuốc lá chiếm 24,27%; tỉ lệ không HTL chiếm 75,73%. Tỉ lệ HTL ở nhóm
bệnh nhân mắc HCCH có THA cao hơn nhóm bệnh nhân mắc HCCH không
có THA nhưng chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Bảng 3.5. Đặc điểm hoạt động thể lực ở bệnh nhân mắc HCCH có THA và
không tăng huyết áp
Đặc điểm HCCH
Hoạt động thể lực
HCCH có THA HCCH không THA
p
n % n %
Không hoạt động 37 35,92 10 19,23
<
0,05
Có hoạt động 66 64,08 42 80,77
Tổng cộng 103 100,0 52 100,0
Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân mắc HCCH có THA không hoạt động thể
lực chiếm 35,92%; cao hơn tỉ lệ không hoạt động thể lực của nhóm bệnh nhân
mắc HCCH không có THA với 19,23%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p < 0,05.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
45
Bảng 3.6. Đặc điểm THA và không tăng huyết áp ở bệnh nhân có HCCH
phân bố theo giới
Đặc điểm HCCH
Giới
HCCH có THA HCCH không THA
p
n % n %
Nam 90 87,38 41 78,85
> 0,05
Nữ 13 12,62 11 21,15
Tổng cộng 103 100,0 52 100,0
Nhận xét: Trong tổng số bệnh nhân mắc HCCH có THA: tỉ lệ nam giới
bị THA có HCCH chiếm 87,38% và tỉ lệ nữ giới mắc HCCH có THA chiếm
12,62%. Không có sự khác biệt về giới ở bệnh nhân mắc HCCH có THA và
bệnh nhân mắc HCCH không có THA với p > 0,05.
Bảng 3.7. Đặc điểm THA và không tăng huyết áp ở bệnh nhân có HCCH
phân bố theo nhóm tuổi
Đặc điểm HCCH
Nhóm tuổi
HCCH có THA HCCH không có THA
p
n % n %
< 40 5 4,85 7 13,46
< 0,05
40 - 49 13 12,62 16 30,77
50 - 59 69 66,99 27 51,92
≥ 60 16 15,65 2 3,85
Tổng cộng 103 100,0 52 100,0
Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân mắc HCCH có THA chiếm cao nhất ở nhóm
tuổi 51- 60 với 66,99% và thấp nhất ở nhóm tuổi < 40 với 4,85%. Tỉ lệ mắc
HCCH kèm theo THA ở bệnh nhân nhóm tuổi 50 – 59 và ≥ 60 cao hơn bệnh
nhân HCCH không kèm theo THA có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
46
Bảng 3.8. Tỉ lệ tăng chỉ số BMI và WHR ở bệnh nhân THA và không tăng
huyết áp có HCCH
Đặc điểm HCCH
Đặc điểm
HCCH có THA HCCH không THA
p
n % n %
BMI ≥ 23 (kg/m2
)
< 0,05
≥ 23 (kg/m2
) 90 87,38 38 73,08
< 23(kg/m2
) 13 12,62 14 26,92
Tăng WHR
< 0,05
Có tăng 82 79,61 33 63,46
Không tăng 21 20,39 19 36,54
Tổng cộng 103 100 52 100
Nhận xét: Phần lớn (87,38%) bệnh nhân mắc HCCH có BMI ≥ 23 kg/m2
bị THA. Có 79,61% bệnh nhân mắc HCCH có tăng WHR mắc THA; có
20,39% bệnh nhân HCCH không có tăng chỉ số WHR có mắc THA. Tỉ lệ
bệnh nhân tăng BMI ≥ 23 kg/m2
và tăng WHR ở nhóm bệnh nhân HCCH có
THA cao hơn nhóm bệnh nhân HCCH không THA, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.9. Đặc điểm huyết áp ở bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa có
tăng huyết áp
Đặc điểm HCCH
Huyết áp
HCCH có THA
n %
Mức độ THA
THA độ I 56 54,37
THA độ II 34 33,01
THA độ III 13 12,62
HA trung bình
HA tâm thu 144,6 ± 12,2
HA tâm trương 97,1 ± 7,3
Tổng cộng 103 100
Nhận xét: 54,37% bệnh nhân bị HCCH có THA độ I, tỉ lệ THA độ II
chiếm 33,01% và thấp nhất là THA độ III với 12,62%. HATT trung bình của
bệnh nhân mắc HCCH có THA là 144,6 ± 12,2 mmHg và HATTr trung bình
của bệnh nhân mắc HCCH có THA là 97,1 ± 7,3.
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên

More Related Content

What's hot

Luận văn: Phân tích các đặc tính của lectin từ rong biển, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Phân tích các đặc tính của lectin từ rong biển, HAY - Gửi miễn phí ...Luận văn: Phân tích các đặc tính của lectin từ rong biển, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Phân tích các đặc tính của lectin từ rong biển, HAY - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đ...
Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đ...Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đ...
Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét - Gửi miễn ...
Luận văn: Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét - Gửi miễn ...Luận văn: Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét - Gửi miễn ...
Luận văn: Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng thận nặng thêm ở bệnh nhân suy tim
Nghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng thận nặng thêm ở bệnh nhân suy timNghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng thận nặng thêm ở bệnh nhân suy tim
Nghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng thận nặng thêm ở bệnh nhân suy timTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aidsNghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aidshttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ não
Nồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ nãoNồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ não
Nồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ nãoTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng, kết quả sớm nội soi tán sỏi niệu q...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng, kết quả sớm nội soi tán sỏi niệu q...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng, kết quả sớm nội soi tán sỏi niệu q...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng, kết quả sớm nội soi tán sỏi niệu q...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Luận văn: Phân tích các đặc tính của lectin từ rong biển, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Phân tích các đặc tính của lectin từ rong biển, HAY - Gửi miễn phí ...Luận văn: Phân tích các đặc tính của lectin từ rong biển, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Phân tích các đặc tính của lectin từ rong biển, HAY - Gửi miễn phí ...
 
Nồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường
Nồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đườngNồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường
Nồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường
 
luan an anh huong cua chat kich khang len mot so gen o te bao nghe den
luan an anh huong cua chat kich khang len mot so gen o te bao nghe denluan an anh huong cua chat kich khang len mot so gen o te bao nghe den
luan an anh huong cua chat kich khang len mot so gen o te bao nghe den
 
Luận án: Đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Luận án: Đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràngLuận án: Đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Luận án: Đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
 
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
 
Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đ...
Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đ...Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đ...
Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đ...
 
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết ápTác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
 
Luận văn: Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét - Gửi miễn ...
Luận văn: Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét - Gửi miễn ...Luận văn: Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét - Gửi miễn ...
Luận văn: Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét - Gửi miễn ...
 
Nghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng thận nặng thêm ở bệnh nhân suy tim
Nghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng thận nặng thêm ở bệnh nhân suy timNghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng thận nặng thêm ở bệnh nhân suy tim
Nghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng thận nặng thêm ở bệnh nhân suy tim
 
Luận án: Tạo kháng thể đặc hiệu kháng nguyên ung thư tuyến tiền liệt
Luận án: Tạo kháng thể đặc hiệu kháng nguyên ung thư tuyến tiền liệtLuận án: Tạo kháng thể đặc hiệu kháng nguyên ung thư tuyến tiền liệt
Luận án: Tạo kháng thể đặc hiệu kháng nguyên ung thư tuyến tiền liệt
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát ...
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aidsNghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
 
Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
 
Nồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ não
Nồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ nãoNồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ não
Nồng độ hs crp huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ não
 
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
 
Luận án: Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật bụng, HAY
Luận án: Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật bụng, HAYLuận án: Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật bụng, HAY
Luận án: Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật bụng, HAY
 
Luận án: Phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não
Luận án: Phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu nãoLuận án: Phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não
Luận án: Phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não
 
Luận án: Mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến phế quản, HAY
Luận án: Mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến phế quản, HAYLuận án: Mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến phế quản, HAY
Luận án: Mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến phế quản, HAY
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng, kết quả sớm nội soi tán sỏi niệu q...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng, kết quả sớm nội soi tán sỏi niệu q...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng, kết quả sớm nội soi tán sỏi niệu q...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng, kết quả sớm nội soi tán sỏi niệu q...
 

Similar to đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên

đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu nãođặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu nãoTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...
Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...
Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...hieu anh
 
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết ápThực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áphttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...
Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...
Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân ho ra máu
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân ho ra máuđặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân ho ra máu
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân ho ra máuTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đặC điểm glucose máu sau ăn ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
đặC điểm glucose máu sau ăn ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2đặC điểm glucose máu sau ăn ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
đặC điểm glucose máu sau ăn ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu rối loạn glucose máu và yếu tố liên quan ở một số dân tộc tỉnh bắc...
Nghiên cứu rối loạn glucose máu và yếu tố liên quan ở một số dân tộc tỉnh bắc...Nghiên cứu rối loạn glucose máu và yếu tố liên quan ở một số dân tộc tỉnh bắc...
Nghiên cứu rối loạn glucose máu và yếu tố liên quan ở một số dân tộc tỉnh bắc...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Dự báo nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm theo thang điểm framingham ở ...
Dự báo nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm theo thang điểm framingham ở ...Dự báo nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm theo thang điểm framingham ở ...
Dự báo nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm theo thang điểm framingham ở ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên (20)

đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu nãođặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
 
Luận án: Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin trên đối tượng thừa cân
Luận án: Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin trên đối tượng thừa cânLuận án: Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin trên đối tượng thừa cân
Luận án: Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin trên đối tượng thừa cân
 
Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...
Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...
Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...
 
Luận án: Nồng độ leptin, adiponectin ở người thừa cân - béo phì
Luận án: Nồng độ leptin, adiponectin ở người thừa cân - béo phìLuận án: Nồng độ leptin, adiponectin ở người thừa cân - béo phì
Luận án: Nồng độ leptin, adiponectin ở người thừa cân - béo phì
 
Nồng độ leptin, adiponectin huyết tương, tỷ leptin/adiponectin ở người béo phì
Nồng độ leptin, adiponectin huyết tương, tỷ leptin/adiponectin ở người béo phìNồng độ leptin, adiponectin huyết tương, tỷ leptin/adiponectin ở người béo phì
Nồng độ leptin, adiponectin huyết tương, tỷ leptin/adiponectin ở người béo phì
 
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết ápThực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
 
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
 
Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...
Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...
Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân ho ra máu
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân ho ra máuđặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân ho ra máu
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân ho ra máu
 
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...
 
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
 
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
 
đặC điểm glucose máu sau ăn ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
đặC điểm glucose máu sau ăn ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2đặC điểm glucose máu sau ăn ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
đặC điểm glucose máu sau ăn ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
 
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
 
Nghiên cứu rối loạn glucose máu và yếu tố liên quan ở một số dân tộc tỉnh bắc...
Nghiên cứu rối loạn glucose máu và yếu tố liên quan ở một số dân tộc tỉnh bắc...Nghiên cứu rối loạn glucose máu và yếu tố liên quan ở một số dân tộc tỉnh bắc...
Nghiên cứu rối loạn glucose máu và yếu tố liên quan ở một số dân tộc tỉnh bắc...
 
Luận văn: Điều trị bệnh lý bàn chân do đái tháo đường typ 2, HAY
Luận văn: Điều trị bệnh lý bàn chân do đái tháo đường typ 2, HAYLuận văn: Điều trị bệnh lý bàn chân do đái tháo đường typ 2, HAY
Luận văn: Điều trị bệnh lý bàn chân do đái tháo đường typ 2, HAY
 
Dự báo nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm theo thang điểm framingham ở ...
Dự báo nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm theo thang điểm framingham ở ...Dự báo nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm theo thang điểm framingham ở ...
Dự báo nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm theo thang điểm framingham ở ...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
 
Luận văn: Nồng độ hydroxybutyrate máu ở bệnh nhân tiểu đường
Luận văn: Nồng độ hydroxybutyrate máu ở bệnh nhân tiểu đườngLuận văn: Nồng độ hydroxybutyrate máu ở bệnh nhân tiểu đường
Luận văn: Nồng độ hydroxybutyrate máu ở bệnh nhân tiểu đường
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh thái nguyên

  • 1. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC HOÀNG VIỆT DŨNG ĐẶC ĐIỂM TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƢỜI CÓ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA TẠI PHÒNG KHÁM QUẢN LÝ SỨC KHỎE CÁN BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Nội khoa Mã số: 60 72 01 40 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Trịnh Xuân Tráng THÁI NGUYÊN - NĂM 2013
  • 2. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2013 Tác giả Hoàng Việt Dũng
  • 3. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ iii Lời cảm ơn Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban giám hiệu, phòng Quản lý đào tạo sau Đại học, Bộ môn Nội Trường Đại Y - Dược Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cám ơn: Ban giám hiệu, Bộ môn Y học Cổ truyền Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi xin cám ơn: Lãnh đạo Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Nguyên đã cộng tác, giúp đỡ tôi tiến hành nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Với lòng biết ơn chân thành nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: PGS.TS Trịnh Xuân Tráng, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tại nhà trường. Tôi xin cám ơn: Các thầy, cô giáo Bộ môn Nội, các bộ môn liên quan đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: Gia đình, bạn bè, các bạn đồng nghiệp cùng tập thể anh chị em học viên lớp cao học Nội K15 đã động viên, ủng hộ tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận văn này. Tác giả Hoàng Việt Dũng
  • 4. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BMI Chỉ số khối cơ thể (Body mass index) HA Huyết áp HATT Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trương HCCH Hội chứng chuyển hóa HDL-c High Density Lipoprotetin cholesterol HTL Hút thuốc lá ISH Hội tăng huyết áp Quốc tế (Associaton of Hypertension Internation) LDL-c Lipoprotein tỉ trọng thấp (Low Density Lipoprotein cholesterol) NMCT Nhồi máu cơ tim RLGMLĐ Rối loạn glucose máu lúc đói RLLP Rối loạn lipit TĐH Tăng đường huyết THA Tăng huyết áp TMCT Thiếu máu cơ tim VE Vòng eo VM Vòng mông WHO Tổ chức Y tế thế giới (Word Health Organization ) WHR Tỉ lệ vòng bụng/vòng mông (Waist-hip ratio) YTNC Yếu tố nguy cơ
  • 5. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ v MỤC LỤC Trang Đặt vấn đề .........................................................................................................1 Chƣơng 1. Tổng quan tài liệu .........................................................................3 1.1. Tình hình bệnh tăng huyết áp ở trên thế giới và ở Việt Nam .................3 1.2. Hội chứng chuyển hóa ..........................................................................16 1.3. Tăng huyết áp và hội chứng chuyển hóa...............................................27 Chƣơng 2: Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu ....................................30 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................30 2.2. Thời gian và địa điểm............................................................................30 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................30 2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu ...............................................................................31 2.5. Một số tiêu chuẩn được áp dụng trong nghiên cứu...............................33 2.6. Kỹ thuật thu thập số liệu........................................................................36 2.7. Phương tiện nghiên cứu..........................................................................39 2.8. Xử lý số liệu...........................................................................................40 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................40 Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu.....................................................................41 3.1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của người có hội chứng chuyển hoá trên tăng huyết áp tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Nguyên.................................................................................41 3.2. Mối liên quan giữa huyết áp và một số đặc điểm của HCCH trên bệnh nhân có HCCH.................................................................................49 Chƣơng 4: Bàn luận.......................................................................................54 4.1. Một số đặc điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hoá tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Nguyên.......................554
  • 6. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ vi 4.2. Mối liên quan giữa huyết áp và một số đặc điểm của HCCH trên bệnh nhân có HCCH.................................................................................63 KẾT LUẬN .....................................................................................................67 KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU ...............................................................................
  • 7. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại huyết áp cho người trưởng thành ( 18 tuổi) theo JNC VI (Joint National Committee VI).............................................3 Bảng 1.2. Định nghĩa và phân loại huyết áp theo WHO - ISH .........................4 Bảng 1.3. Phân dộ huyết áp ...............................................................................4 Bảng 1.4. Chẩn đoán lâm sàng HCCH theo tiêu chuẩn NCEP-ATPIII ..........18 Bảng 2.1. Phân độ huyết áp ............................................................................33 Bảng 2.2. Ngưỡng cắt BMI chẩn đoán thừa cân và béo phì ...........................34 Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu .......................................41 Bảng 3.2. Tỉ lệ sử dụng rượu/bia và thuốc lá của đối tượng nghiên cứu ........42 Bảng 3.3. Đặc điểm sử dụng rượu bia ở bệnh nhân mắc HCCH có THA và không THA .................................................................................43 Bảng 3.4. Đặc điểm hút thuốc lá ở bệnh nhân mắc HCCH có THA và không THA ......................................................................................44 Bảng 3.5. Đặc điểm hoạt động thể lực ở bệnh nhân mắc HCCH có THA và không THA..................................................................................44 Bảng 3.6. Đặc điểm THA và không THA ở bệnh nhân có HCCH phân bố theo giới ...........................................................................................45 Bảng 3.7. Đặc điểm THA và không THA ở bệnh nhân có HCCH phân bố theo nhóm tuổi ..................................................................................45 Bảng 3.8. Tỉ lệ tăng chỉ số BMI và WHR ở bệnh nhân THA và không THA có HCCH ................................................................................46 Bảng 3.9. Đặc điểm huyết áp ở bệnh nhân THA có hội chứng chuyển hóa ..........................................................................................................46 Bảng 3.10. Biến đổi điện tim ở bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa có tăng huyết áp ...................................................................................47
  • 8. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ viii Bảng 3.11. Tỉ lệ xuất hiện các tiêu chuẩn của hội chứng chuyển hóa ở nhóm bệnh nhân mắc HCCH có THA ...........................................47 Bảng 3.12. Tỉ lệ xuất hiện các tiêu chuẩn của HCCH ở bệnh nhân mắc tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa ..........................................48 Bảng 3.13. Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa có tăng huyết áp ........................................................................48 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa chỉ số tăng vòng eo với tăng huyết áp trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa................................................49 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa chỉ số tăng triglyceride với tăng huyết áp và không tăng huyết áp trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa ...................................................................................................49 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa thấp HDL-C với tăng huyết áp và không tăng huyết áp trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa .................50 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa chỉ số tăng glucose máu với tăng huyết áp và không tăng huyết áp trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa ...................................................................................................50 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa chỉ số tăng cholesterol với tăng huyết áp và không tăng huyết áp trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa ...................................................................................................51 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa chỉ số tăng LDL-C với tăng huyết áp và không tăng huyết áp trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa ......51 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tổn thương não với tăng huyết áp và không tăng huyết áp trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa.......52 Bảng 3.21. Tỉ lệ tổn thương thận ở nhóm bệnh nhân THA và không THA có HCCH..........................................................................................52 Bảng 3.22. Tỉ lệ tổn thương tim ở nhóm bệnh nhân THA và không THA có HCCH..........................................................................................53
  • 9. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tiến hành nghiên cứu ...........................................................31 Biểu đồ Biểu đồ 3.1. Đặc điểm giới của đối tượng nghiên cứu ...................................41 Biểu đồ 3.2. Đặc điểm dân tộc của đối tượng nghiên cứu ..............................42 Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ mắc tăng huyết áp ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa 43
  • 10. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp là bệnh tim mạch phổ biến trong cộng đồng hiện nay. Bệnh gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: tai biến mạch máu não, thiếu máu cơ tim, suy tim, suy thận… Trên thế giới, ở các nước đang phát triển, tỉ lệ bệnh tăng huyết áp ở người lớn chiếm khoảng gần 30,0% dân số và có trên nửa dân số trên 50 tuổi có tăng huyết áp [58]. Ở Việt Nam, tỉ lệ THA vào năm 1982 là 11,7% [29], sau đó đã nhanh chóng tăng lên 27,2% vào năm 2008 [5]. Tăng huyết áp là một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán của hội chứng chuyển hóa. Đây là một chuỗi các bất thường vể chuyển hoá bao gồm béo bụng, rối loạn chuyển hoá lipid máu, tăng huyết áp và rối loạn dung nạp glucose [48]. Hội chứng chuyển hóa là một trong những mối quan tâm hàng đầu trong thế kỷ XXI, đây là tập hợp các yếu tố nguy cơ dẫn đến hai bệnh lý chính là bệnh tim mạch và đái tháo đường týp 2. Tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa gia tăng ngày càng mạnh mẽ khắp thế giới đặc biệt ở các nước đang phát triển, do sự phát triển về kinh tế và những thay đổi về lối sống [48]. Tỉ lệ hội chứng chuyển hóa ở Mỹ vào năm 2002 là 21,8% [54]; tại Ý vào năm 2005 là 22,3% ở nam và 27,2% ở nữ đối với những người ≥ 20 tuổi [63]. Tỉ lệ hội chứng chuyển hóa ở Ấn Độ năm 2004 là 31,6%; trong đó nam là 22,9% và nữ là 39,9% [49]. Tại Việt Nam, nghiên cứu ở những người ≥ 40 tuổi ở Hà Nam cho tỉ lệ người mắc hội chứng chuyển hóa là 28,3%; trong đó tỉ lệ nam là 31,7% và nữ là 19,8% [22]. Khảo sát về hội chứng chuyển hóa ở cán bộ tỉnh Bạc Liêu cho tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa rất cao với 55,8% [24]. Những bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa có nguy cơ có bị biến chứng nhồi máu cơ tim và/hoặc tai biến mạch máu não cao gấp 3 lần; nguy cơ tử vong cao gấp 2 lần so với người bình thường [78], [54].
  • 11. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 2 Tăng huyết áp và hội chứng chuyển hóa có mối quan hệ chặt chẽ. Sự kết hợp của cả hai bệnh làm tăng nguy cơ biến chứng và tử vong cao hơn cho bệnh nhân. Hơn một nửa (52,76%) bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa [28]. Bệnh nhân THA có HCCH sẽ gia tăng thêm các tổn thương ở các cơ quan đích như thận, não, tim. Nghiên cứu của Lê Quốc Tuấn và cộng sự (2012) trên 341 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát cho kết quả: ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa có nguy cơ bị tổn thương não cao gấp 15,2 lần, tổn thương thận cao gấp 1,9 lần và tổn thương tim cao gấp 2,4 lần so với nhóm chỉ có tăng huyết áp đơn thuần [33]. Tuy nhiên hiện nay có rất ít nghiên cứu về đặc điểm tăng huyết áp ơ bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa. Phòng Khám, quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Nguyên là nơi khám, chữa bệnh, theo dõi và quản lý sức khỏe các cán bộ trung cao cấp trên địa bàn tỉnh. Họ là những người luôn phải làm việc trong tình trạng chịu đựng áp lực và cường độ lao động trí óc cao, dinh dưỡng không hợp lý, ít vận động thể lực… từ đó nguy cơ bị bệnh tăng huyết áp và rối loạn chuyển hoá cao. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm của những bệnh nhân bị tăng huyết áp có hội chứng chuyển hoá ở cán bộ diện bảo vệ sức khỏe, từ đó đưa ra những biện pháp quản lý, phòng và điều trị thích hợp nhằm làm giảm nguy cơ biến chứng của bệnh. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm tăng huyết áp ở người có Hội chứng chuyển hoá tại Phòng khám, quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Nguyên” với 02 mục tiêu: 1. Xác định một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hoá tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Nguyên. 2. Mô tả mối liên quan giữa huyết áp và một số đặc điểm của hội chứng chuyển hoá.
  • 12. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Tình hình bệnh tăng huyết áp ở trên Thế giới và ở Việt Nam 1.1.1. Định nghĩa tăng huyết áp Theo Tổ chức y tế thế giới (Word Health Organization - WHO) và Hiệp hội tăng huyết áp quốc tế (International Society of Hypertension - ISH) đã thống nhất đưa ra định nghĩa về tăng huyết áp (THA) như sau: “Tăng huyết áp được xác định khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg” [4], [66]. 1.1.2. Phân loại tăng huyết áp Có nhiều cách phân loại THA như phân loại THA của WHO – ISH [79] hay cách phân loại của Liên ủy ban Quốc gia về dự phòng, phát hiện, đánh giá và điều trị THA Hoa Kỳ (Joint National Committee – JNC) [66]. Nhiều tác giả theo trường phái Mỹ sử dụng phân loại theo JNC VI, vì nó đơn giản và có tính chất thực hành, cảnh báo nguy cơ các biến chứng THA nhiều hơn [66]. Bảng 1.1. Phân loại huyết áp cho người trưởng thành (≥ 18 tuổi) theo JNC VI (Joint National Committee VI ) Phân loại HATT (mmHg) HATTr (mmHg) HA tối ưu < 120 và < 80 HA bình thường < 130 và < 85 HA bình thường cao 130 – 139 hoặc 85 - 89 Tăng huyết áp THA giai đoạn I 140 – 159 và/hoặc 90 - 99 THA giai đoạn II 160 – 179 và/hoặc 100 - 109 THA giai đoạn III ≥180 và/hoặc ≥ 110 Nguồn: The Sixth report of the Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure (1997)[66]
  • 13. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 4 Đến năm 1999, WHO-ISH đã đưa ra cách phân loại THA mới: Họ chọn từ “độ” thay cho từ “giai đoạn” vì từ “giai đoạn” chỉ sự tiến triển theo thời gian, do đó không phù hợp cho phân độ. Bảng 1.2. Định nghĩa và phân loại huyết áp theo WHO-ISH Phân loại HATT (mmHg) HATTr (mmHg) HA tối ưu < 120 < 80 HA bình thường < 130 < 85 HA bình thường cao 130 – 139 85 - 89 THA giới hạn 140 – 149 90 - 94 THA độ I (“mức độ nhẹ”) 150 – 159 90 - 99 THA độ II (“mức độ trung bình”) 160 – 179 100 - 109 THA độ III (“mức độ nặng”) ≥180 ≥ 110 THA tâm thu đơn độc ≥ 140 < 90 THA giới hạn 140 – 149 < 90 Nguồn: 1999 World Health Organization-International Society of Hypertension Guidelines for the Management of Hypertension [79] Hầu hết hiện nay người ta sử dụng cách phân loại của JNC VI (Uỷ ban phòng chống THA Hoa Kỳ) do tính chất thực tiễn và khả thi của nó. Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế Việt Nam (2010) [4] (ban hành kèm theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 08 năm 2010) thì THA được phân độ như sau: Bảng 1.3. Phân độ huyết áp Phân độ huyết áp HATT (mmHg) HATTr (mmHg) HA tối ưu < 120 và < 80 HA bình thường 120-129 và/hoặc 80-84 Tiền THA 130 – 139 và/hoặc 85 - 89 THA độ I 140 – 159 và/hoặc 90 - 99 THA độ II 160 – 179 và/hoặc 100 - 109 THA độ III ≥ 180 và/hoặc ≥ 110 THA tâm thu đơn độc ≥ 140 và < 90 Nguồn: Bộ Y tế - Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp (2010) [4]
  • 14. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 5 1.1.3. Nguyên nhân tăng huyết áp Nguyên nhân THA được chia làm 2 loại: THA nguyên phát và THA thứ phát 1.1.3.1. Tăng huyết áp nguyên phát Phần lớn THA không tìm thấy nguyên nhân hoặc chưa rõ nguyên nhân được gọi là THA nguyên phát hay bệnh THA. Tỉ lệ THA nguyên phát chiếm khoảng 90% THA nói chung [3]. 1.1.3.2. Tăng huyết áp thứ phát: là THA do hậu quả của các bệnh khác như: - THA do bệnh thận: Viêm cầu thận cấp, viêm thận mạn, thận đa nang… - THA do bệnh nội tiết: hội chứng cường aldosteron tiên phát, hội chứng Cushing, u tuỷ thượng thận, cường giáp, cường tuyến yên... - THA do các bệnh tim mạch: bệnh hẹp eo động mạch chủ, hở van động mạch chủ, bệnh vô mạch (Takayashu)... - THA do thuốc và hoá chất: các hormon chống thụ thai, cam thảo, corticoid, chất gây chán ăn, các thuốc cường alpha giao cảm... - THA do nguyên nhân khác: nhiễm độc thai nghén, rối loạn thần kinh. - THA do bệnh chuyển hoá: Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), bệnh tăng acid uric máu (bệnh gute) [3], [35]. 1.1.4. Các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp THA là bệnh phổ biến, bệnh do nhiều yếu tố nguy cơ (YTNC) gây nên, các YTNC được chia thành 2 nhóm chủ yếu là YTNC có thể thay đổi như BMI, hút thuốc lá... và nhóm YTNC không thể thay đổi như tuổi, tiền sử gia đình có người bị THA... 1.1.4.1. Tuổi THA tăng đần theo tuổi, đặc biệt ở nhóm tuổi có độ tuổi ≥ 60 [35], [42]. Kết quả nghiên cứu tại Hàn Quốc (2001) đã chứng minh THA có liên quan đến tuổi, tuổi càng cao thì nguy cơ THA càng cao [56]. Nghiên cứu tại
  • 15. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 6 Malaysia (2010) cho thấy độ tuổi tăng theo phân nhóm 10 năm thì nguy cơ mắc THA tăng 2.29 (95% CI: 1.53-3.43) lần giữa các nhóm tuổi [80]. 1.1.4.2. Tiền sử gia đình có người mắc bệnh THA Tiền sử gia đình (bố, mẹ, anh chị em ruột có người bị THA trước tuổi 60) là YTNC gây THA [3], [35]. Trong nghiên cứu của tác giả Masahiko Tozawa và cộng sự (cs) (2001) cho thấy, sau khi hiệu chỉnh với các YTNC khác như: tuổi, giới, hút thuốc lá, uống rượu thì người có tiền sử gia đình có 1 người, 2 người, ≥ 3 người bị THA có nguy cơ mắc THA cao gấp 2,74 (95%CI: 2,43- 3,10); 4,62 (95%CI: 3,62-5,90) và 6,04 (95%CI: 3,51-10,04) lần so với người không có tiền sử gia đình bị THA [83]. 1.1.4.3. Đái tháo đường Bệnh ĐTĐ và bệnh THA có mối liên quan đặc biệt. THA là hậu quả của ĐTĐ hoặc có thể là YTNC gây ĐTĐ. Nghiên cứu ở Morocco (2012) cho thấy 70,4% bệnh nhân ĐTĐ týp 2 bị THA [46], hay theo nghiên cứu của tác giả Wayne V. Moore và cs (1998) thì có 78,0% bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tại bệnh viên tuyến trên (huyến huyện trở lên) có THA và 55% bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tại tuyến y tế cơ sở có THA [64]. 1.1.4.4. Rối loạn lipid máu RLLP máu làm tăng nguy cơ mắc THA và THA cũng có liên quan mật thiệt đến RLLP máu. Trong nghiên cứu có thời gian theo dõi dọc trung bình 14,1 năm của tác giả Ruben O. Halperin và cs (2006) cho thấy, trong tổng số 3110 nam giới, nhóm có total cholesterol (TC) và tỉ số TC/HDL-C (high density lipoprotein – cholesterol) cao trên 4/5 tổng giá trị có nguy cơ mắc THA cao hơn 23,0% và 54,0% so với nhóm có TC và của tỉ số TC/HDL-C chiếm 1/5 tổng giá trị. Nhóm có hàm lượng HDL-C máu cao trên 4/5 tổng giá trị giảm nguy cơ mắc THA 32,0% so với nhóm có hàm lượng HDL-C máu chiếm 1/5 tổng giá trị [52]. Nghiên cứu về RLLP máu ở bệnh nhân THA
  • 16. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 7 (2007) cho thấy tỉ lệ RLLP máu ở bệnh nhân THA là 68,49%; tăng TC chiếm 49,32%; tăng Triglyceride (TG) là 41,1%; thấp HDL-C là 9,59% và tăng (low density lipoprotein – cholesterol) LDL-C là 31,51% [18]. Tỉ lệ RLLP ở nhóm bệnh nhân THA kịch phát chiếm 97,8%; cao gấp 11,3 lần so với nhóm THA nguyên phát (có tỉ lệ RLLP là 79,6%) và cao gấp 22,0 lần so với nhóm bệnh nhân bệnh nhân khác (có độ tuổi tương tự) [25]. 1.1.4.5. Chỉ số khối cơ thể (Body mass index-BMI) Thừa cân và béo phì là YTNC cao của THA và được xác định bằng chỉ số khối cơ thể. Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy tỉ lệ bệnh nhân THA ở người béo phì cao gấp 2 lần ở những người không bị béo phì [61]. Nghiên cứu về THA ở quần thể người trưởng thành ở thành phố Maracaibo (Venezuela) cho thấy người có BMI ≥ 25 bị THA chiếm tỉ lệ cao so với người có BMI < 25 (47,6% so với 24,2%, theo thứ tự). Nghiên cứu ở Hàn Quốc (2001) cũng chỉ ra rằng BMI và vòng eo (vòng bụng) (VE) liên quan có ý ngĩa thống kê với tỉ lệ THA ở cả nam và nữ [56]. Theo nghiên cứu của Lý Huy Khanh và cs (2011) thì người có BMI ≥ 23 kg/m2 có nguy cơ mắc THA cao gấp 4,7 lần so với người có BMI < 23 kg/m2 [14]. 1.1.4.6. Tỉ lệ vòng eo/vòng mông (Waist-hip ratio - WHR): WHR là giá trị của phép chia giữa số đo chu vi VE và số đo chu vi vòng mông (tại vị trí lớn nhất có thể của vòng mông). Bệnh nhân được gọi là béo phì khi WHR > 0,95 ở nam và WHR > 0,85 ở nữ và WHR có liên quan tới THA [90]. Trong một nghiên cứu tại Nigeria, tác giả Sanya đã chứng minh rằng BMI và WHR có mối liên quan tuyến tính với THA [77], theo tác giả Lý Huy Khanh thì béo phì theo WHR làm tăng nguy cơ THA 3,2 lần [14]. 1.1.4.7. Thói quen hút thuốc lá Trong thuốc lá có nicotin mà nicotin kích thích thần kinh giao cảm làm co mạch ngoại vi gây THA. Hút một điếu thuốc lá làm huyết áp tâm thu
  • 17. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 8 (HATT) có thể tăng lên 11 mmHg, huyết áp tâm trương (HATTr) tăng lên 9mmHg và tình trạng này có thể kéo dài 20 - 30 phút, hút nhiều có thể có những cơn THA kịch phát nguy hiểm [9]. Hút thuốc lá (HTL) làm xơ cứng động mạch và những trường hợp THA có hút thuốc gặp nhiều biến chứng nguy hiểm của THA so với THA không HTL [86], hay theo tác giả Âu Bích Thủy (2010) nghiên cứu ở đàn ông Việt Nam thì những nam giới hút thuốc từ 30 năm trở lên hoặc 20 gói/năm trở lên có nguy cơ bị THA cao gấp 1.52 lần và 1.34 lần (theo thứ tự) so với nhóm nam giới không bao giờ hút thuốc [82]. 1.1.4.8. Uống nhiều bia, rượu Rượu là một trong số những yếu tố thuận lợi gây THA [3]. Theo WHO thì “rượu làm THA và đó là YTNC của tai biến mạch não, thường thấy phối hợp với bệnh tim, loạn nhịp tim, tăng xuất huyết não”; hàng năm có khoảng 4% tử vong trên toàn thế giới có liên quan đến rượu [91]. Theo nghiên cứu của tác giả Chu Hồng Thắng và Dương Hồng Thái (2008) thì tỉ lệ THA ở nhóm uống rượu cao hơn 1,28 lần so với nhóm không uống rượu [26]. 1.1.4.9. Ăn mặn Muối ăn đóng vai trò quan trọng trong điều hoà thể tích ngoại bào và là yếu tố chính điều hoà huyết áp (HA). Giữa muối ăn và HA có mối quan hệ tiến triển và liên tục, không có ngưỡng rõ ràng [41]. Lượng muối ăn càng nhiều thì HA càng tăng: cứ tăng mỗi 100 mmol muối ăn hàng ngày thì HATT tăng 12 mm Hg và HATTr tăng 7 mm Hg [1]. Bệnh nhân THA nên giảm hàm lượng muối ăn xuống dưới 4g/ngày [53]. Nếu giảm hàm lượng muối ăn hàng ngày ở mức cao (3,3 ± 1,3g/ngày) xuống mức độ trung bình (2,4 ± 1,2g/ngày) sẽ làm giảm 2,1 mmHg HATT, còn nếu giảm hàm lượng muối ăn hàng ngày ở mức trung bình (2,4 ± 1,2g/ngày) xuống mức độ thấp (1,5 ± 0,8g/ngày) sẽ làm giảm 4,6 mmHg HATT [70].
  • 18. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 9 1.1.4.10. Lối sống tĩnh tại Thói quen sống tĩnh tại rất nguy hại đối với hệ tim mạch; không vận động được coi là nguyên nhân của 5-13% các trường hợp THA hiện nay [72]. Trong nghiên cứu tổng quan về lợi ích của việc tập thể dục thể thao (2006), Darren E.R. Warburton và cs [88] đã cung cấp những bằng chứng không thể chối cãi về tác dụng của tập thể dục thể thao đối với việc phòng ngừa THA. Nghiên cứu tại Jakarta (Indonesia) cho thấy ở nhóm đối tượng có thói quen vận động giảm nguy cơ mắc THA thấp hơn 0,4 (95%CI: 0,16 – 0,97) lần so với nhóm ít vận động [76] 1.1.4.11. Có nhiều stress (căng thẳng, lo âu quá mức) Yếu tố tâm lý, tình trạng căng thẳng (stress) thường xuyên là một trong những yếu tố thuận lợi gây THA [2][3]. Căng thẳng thần kinh, stress làm tăng nhịp tim. Dưới tác dụng của các chất trung gian hóa học là Adrenalin, noradrenalin làm động mạch bị co thắt dẫn đến THA. 1.1.5. Tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp 1.1.5.1. Tổn thương tim Tổn thương tim có thể gặp gồm có các tổn thương cấp tính như: Phù phổi cấp, nhồi máu cơ tim cấp; ngoài ra THA sẽ gây các tổn thương mạn tính tại tim như: dày thất trái, suy mạch vành mạn, suy tim... [35]. Bệnh nhân bị THA, sức cản mạch máu tăng lên dẫn đến tim phải tăng hoạt động bù trừ, lâu dài dẫn đến dày thất trái, lưu lượng tim và lưu lượng tâm thu giảm, gây suy tim. Ngoài khám lâm sàng, X quang và điện tim sẽ thấy có biểu hiện này [3]. 1.1.5.2. Tổn thương mạch máu THA là yếu tố sinh vữa xơ động mạch [3]. THA làm tăng độ dày nội mạc động mạch cảnh và phát hiện mảng vữa xơ động mạch cảnh có giá trị cao trong dự báo nhồi máu cơ tim. Động mạch chủ vồng cao, nếu kết hợp vữa xơ
  • 19. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 10 động mạch có vôi hoá cung động mạch chủ; phình, giãn, bóc tách động mạch chủ, động mạch chậu và động mạch chi dưới. 1.1.5.3. Tổn thương thận THA làm tăng sức cản mạch thận, giảm lưu lượng máu tại thận, từ đó làm cho chức năng thận giảm [3]. THA gây ra nhiều tổn thương tại thận với các biểu hiện như: đái máu, đái ra protein, suy thận... [35]. Tổn thương thận ở người THA có biểu hiện là nồng độ creatinin tăng hoặc độ thanh thải creatinin giảm, có albumin niệu vi thể hoặc đại thể. Tăng creatinin phản ánh giảm mức lọc cầu thận, tăng đào thải protein niệu phản ánh thương tổn cầu thận. 1.1.5.4. Tổn thương mắt THA gây tổn thương mắt theo các mức độ khác nhau [3], các dấu hiệu tổn thương hay gặp ở các bệnh nhân ≥ 40 tuổi [89]. Ở người THA, khám đáy mắt đánh giá tổn thương mắt là dấu hiệu quan trọng để tiên lượng bệnh. Trong nghiên cứu của tác giả Lê Hoàng Anh Tú, Lê Minh Tuấn (2009) thì tỉ lệ bệnh nhân THA có tổn thương võng mạc với các triệu chứng: bắt chéo động – tĩnh mạch chiếm 38,28%, hẹp tiểu động mạch toàn bộ 89,84%; hẹp tiểu động mạch khu trú 13,28%; xuất huyết võng mạc 22,66%; xuất tiết 19,53%, nốt dạng bông 14,66% và phù gai là 8,6% [31]. 1.1.5.5. Tổn thương não THA là YTNC cao dẫn đến các tổn thương não, trong đó tai biến mạch máu não (TBMMN) là biến chứng hay gặp nhất [3]. Các triệu chứng của tổn thương não do THA bao gồm: - Thiếu máu não: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ... - Rối loạn tâm thần do THA, sa sút trí tuệ, động kinh... - Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua: bệnh nhân bị tổn thương thần kinh khu trú (ví dụ: bại liệt nửa mặt, rối loạn ngôn ngữ, liệt trung ương dây thần kinh VII, mù...) nhưng phục hồi hoàn toàn trong 24 giờ.
  • 20. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 11 - Tùy thuộc vào vị trí tổn thương của động mạch não mà gây những triệu chứng lâm sàng khác nhau như: liệt trung ương 1/2 người, liệt trung ương dây thần kinh VII, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn cơ vòng, thất điều... 1.1.6. Điều trị tăng tăng huyết áp 1.1.6.1. Nguyên tắc điều trị - Điều trị đúng, đủ hàng ngày, theo dõi đều và điều trị lâu dài. - Mục tiêu điều trị là đạt HA mục tiêu và giảm tối đa nguy cơ tim mạch. - HA mục tiêu cần đạt là HA < 140/90mmHg hoặc < 130/80mmHg nếu bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao [3], [4], [35]. Do đó phải giải quyết 3 vấn đề là [3]: Điều trị nguyên nhân THA (nếu có); Điều trị triệu chứng THA và Điều trị biến chứng của THA (nếu có) 1.1.6.2. Điều trị không dùng thuốc bằng cách điều chỉnh lối sống - Giảm cân nặng: duy trì chỉ số BMI từ 18,5 - 22,9. - Hạn chế uống rượu: Mỗi ngày uống ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn 2 cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốc chuẩn/tuần (nữ). Một cốc chuẩn tương đương 10g ethanol, tương đương 330 ml bia hoặc 120 ml rượu vang hoặc 30 ml rượu mạnh [4]. - Hoạt động thể lực: HA có thể giảm ở những người hoạt động thể lực mức độ thích hợp như tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày [4]. - Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý: Mỗi ngày ăn không quá 4g muối [53] ngoài ra cần ăn đủ lượng kali, canxi và magiê. Hạn chế ăn chất có nhiều cholesterol, chất mỡ động vật, ăn đủ lượng rau, quả …. - Không hút thuốc lá/thuốc lào. - Tránh lo âu căng thẳng (stress), tránh lạnh [3], [4], [35].
  • 21. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 12 1.1.6.3. Điều trị bằng các loại thuốc hạ huyết áp Có rất nhiều loại thuốc hạ áp và được xếp thành 06 nhóm lớn. Sử dụng thuốc tùy theo từng trường hợp người bệnh cho phù hợp. - Nhóm thuốc lợi tiểu. - Nhóm thuốc tác động lên thần kinh giao cảm. - Nhóm thuốc giãn mạch trực tiếp. - Nhóm thuốc chẹn kệnh canxi. - Nhóm thuốc ức chế men chuyển. - Nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensin II [3], [4], [35]. 1.1.7. Tình hình bệnh tăng huyết áp trên thế giới THA là một bệnh tim mạch phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến nhiều cơ quan như tim, não, thận và gây nhiều biến chứng nặng nề [3][35]. Theo WHO, THA là nguyên nhân gây tử vong 9 triệu người mỗi năm và chiếm 12,8% nguyên nhân tử vong toàn cầu [92]. Tỉ lệ bệnh THA trong cộng đồng hiện tại đang ở mức cao và là một bệnh có tốc độ gia tăng nhanh chóng. Tỉ lệ bệnh nhân THA ở người trưởng thành nói chung trên toàn thế giới là 26,4% vào năm 2000, trong đó tỉ lệ THA ở nam chiếm 26,6% và ở nữ chiếm 26,1% [58]. Dự kiến tỉ lệ bệnh nhân THA sẽ tăng lên 29,2% (95%CI: 28,8%-29,7%) vào năm 2025; trong đó tỉ lệ THA ở nam giới là 29,0% (95%CI: 28,6%-29,4%) và nữ là 29,5% (95%CI:29,1%- 29,9%). Năm 2025, tổng số bệnh nhân THA ở độ tuổi trưởng thành sẽ tăng lên 60% so với năm 2000 và đạt khoảng 1,56 tỉ bệnh nhân (95%CI: 1,54-1,58 tỉ người) [58]. Tỉ lệ mắc mới bệnh THA vào khoảng 3% - 18%, phụ thuộc vào các yếu tố tuổi, giới, dân tộc và kích cỡ cơ thể của từng dân số [51]. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc khác nhau thì tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh THA lại khác nhau. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, tỉ lệ THA ở người trưởng thành giai đoạn 1999-2000 chiếm 28,6%; giai đoạn 2001-2002 chiếm 27,9%
  • 22. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 13 và giai đoạn 2003-2004 chiếm 29,6%. Nghiên cứu ở những đối tượng ≥ 30 tuổi ở vùng thành thị phía Bắc Ấn Độ (2008) cho kết quả tỉ lệ bệnh nhân THA ở vùng thành thị chiếm 32,2% và tỉ lệ tiền THA là 32,3% [94]. Nghiên cứu tại Hàn Quốc (2001) nhận định tỉ lệ THA ở đối tượng từ 18-92 tuổi chiếm 33,7%; trong đó THA độ I chiếm 64,9%, THA độ II chiếm 22,5% và 12,5% bệnh nhân THA độ III [56]. Nghiên cứu về THA ở Malaysia (2010) ở đối tượng ≥ 18 tuổi cho kết quả tỉ lệ THA ở vùng nông thôn chiếm 29,8% so với tỉ lệ THA chung của Malaysia là 32,2% [80]. Kết quả nghiên cứu của T.Sulbarán và cs cho tỉ lệ THA ở Maracaibo, Venezuela (2000) chiếm 36,9%. THA là một YTNC cao đối với bệnh tim mạch [71] và hội chứng chuyển hóa. Bệnh được coi là nguyên nhân của gần 80% trường hợp tử vong do bệnh tim mạch ở các nước đang phát triển [92], [93]. Đồng thời, THA là nguyên nhân của 45% trường hợp tử vong do bệnh tim và 51% trường hợp tử vong do đột quỵ [92]. THA đóng vai trò chủ yếu hoặc góp phần chính trong 11,4% tổng số ca tử vong ở Mỹ năm 2003. Trong vòng 10 năm (1993 - 2003), tỉ lệ tử vong do THA tăng 29,3%. THA giai đoạn II trở lên (HA 160/95 mmHg) làm tăng nguy cơ đột quỵ thêm 4 lần so với người có HA bình thường. THA cũng tăng nguy cơ phát triển suy tim ứ huyết 2 – 3 lần. Năm 1999 – 2000 có tới 37,5 triệu lượt bệnh nhân phải đi khám vì THA tại Mỹ. Các nghiên cứu ở bệnh viện tuyến tỉnh tại Nigeria cho thấy, trong tổng số bệnh nhân nhập viện thì có 23,7% bệnh nhân nhập viện do THA [60], trong đó có 52,5% bệnh nhân có tiền sử được chẩn đoán THA [84]. Biến chứng THA hay gặp nhất ở bệnh nhân là TBMMN (44,4% [60]), tiếp theo đó là các biến chứng suy tim sung huyết và suy thận mạn [84]. Tử vong do biến chứng THA chiếm 10,5% [84] nguyên nhân tử vong ở bệnh nhân trưởng thành toàn viện; trong đó tử vong do TBMMN chiếm 39,3% và tử vong do các bệnh thận
  • 23. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 14 mạn tính chiếm 36,6% [60]. Tỉ lệ tử vong hàng năm của bệnh nhân trưởng thành nhập viện do THA là 22,1% [84]. Kiểm soát HA có hiệu quả cũng làm giảm tỉ lệ tử vong và biến chứng của các bệnh tim mạch [93]. Tuy vậy, tỉ lệ kiểm soát tốt HA bằng thuốc trên thế giới chỉ đạt từ 25 – 40%. Điều trị thuốc hạ áp tích cực cho phép giảm số đo HATT 6,3 mmHg so với nhóm chứng không dùng thuốc hạ áp tích cực, hơn nữa nhóm chứng không dùng thuốc hạ áp tích cực lại làm tăng số đo HA thêm 4,8 mmHg [38]. Các mô hình như bệnh nhân tự theo dõi HA, nhân viên y tế theo dõi phải được xây dựng và đánh giá thêm. Giáo dục truyền thông trực tiếp cho người bệnh hoặc thầy thuốc đơn thuần không có tác dụng đáng kể trong việc làm giảm số đo HA ở bệnh nhân THA. Tuy nhiên trên thực tế, có một tỉ lệ lớn bệnh nhân không được chẩn đoán và quản lý THA. Một nghiên cứu cho thấy trong tổng số bệnh nhân THA, có hơn một nửa (54,3%) không nhận thức được sự nguy hiểm trong tình trạng THA của mình, 22,8% bệnh nhân không đi kiểm tra HA thường xuyên và chỉ có 4,5% bệnh nhân thực hiện kiểm soát tốt HA. Tỉ lệ này còn cao hơn ở vùng nông thôn với 50% bệnh nhân THA không được chẩn đoán và 48% bệnh nhân không được quản lý THA [80]. 1.1.8. Tình hình bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam Tại Việt Nam, bệnh THA đang là vấn nạn của toàn xã hội. Bệnh THA có xu hướng gia tăng nhanh chóng, khi nền kinh tế ngày càng phát triển. Năm 1976, tỉ lệ THA ở dân số trưởng thành miền Bắc chỉ chiếm 1,9% thì vào năm 2008, nghiên cứu về THA đối với người ≥ 24 tuổi trên toàn quốc cho thấy tỉ lệ này đã tăng lên đến 27,2% [5]. Kết quả điều tra dịch tễ học bệnh THA năm 1989-1992 của Trần Đỗ Trinh và cs cho thấy: Tỉ lệ THA ở Việt Nam năm 1982 là 11,7% trong đó THA chính thức là 5,1%, THA giới hạn là 6,7%, ngoài ra còn THA không bền là 0,7% [29]. Phạm Gia Khải và cs đã điều tra
  • 24. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 15 trong dân số trên 2,5 triệu người ở Hà Nội năm 1999 cho thấy tỉ lệ mắc bệnh THA là 16,05% trong dân số cần phải được điều trị [13], đồng thời, theo tác giả thì tỉ lệ THA tăng lên theo tuổi đời, ở nam cao hơn nữ (p<0,01) [12]. Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về THA với tỉ lệ THA khác nhau giữa các vùng miền. Nghiên cứu của tác giả Chu Hồng Thắng và Dương Hồng Thái (2008) tại Thái Nguyên cho thấy có có 17,7% người dân trong cộng đồng bị THA và tỉ lệ THA ở nam (20,3%) cao hơn nữ (15,4%) [26]. Kết quả nghiên cứu tại Bắc Bình Định cho thấy tần suất THA chung là 34,33%; trong đó có nam giới mắc THA chiếm 11,67% và nữ là 22,65% [20]. Hồ Lan và cs (2007) nghiên cứu trên đối tượng là cán bộ diện bảo vệ chăm sóc sức khỏe (BVCSSK) ở Nghệ An cho kết quả tỉ lệ THA chung là 37,2%; trong đó THA độ I chiếm 43,27%; THA độ II là 42,39% và THA độ III là 4,04% [16]. Phần lớn bệnh nhân THA có phơi nhiễm với từ 2-3 YTNC, trong đó tăng TC máu là 51,37%; tăng TG máu 41,0%; uống rượu bia 32,11%; hút thuốc lá/lào 34,25%; ít vận động 60,55%; yếu tố gia đình chiếm 27,0% [16]. Nghiên cứu ở Vũng Tàu (2009) chỉ ra rằng tỉ lệ bệnh nhân THA có các hành vi nguy cơ như ăn mặn chiếm cao nhất 81,0%; không hoạt động thể lực 60,0%; tiếp theo đó là uống rượu bia 55,0% và hút thuốc lá 35,0% [21] Kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) phòng chống THA của người dân là một vấn đề cần được quan tâm trong việc phòng và điều trị THA, nhưng thực tế cho thấy KAP phòng chống THA của người dân trong cộng đồng và của bệnh nhân THA còn hạn chế. Nghiên cứu của Đào Ngọc Quân và Trần Thị Xuân Hòa cho thấy: phần lớn (75,5%) bệnh nhân THA không quan tâm đến bệnh; 13,0% bệnh nhân THA cho rằng HTL không ảnh hưởng đến tim mạch và 22,0% bệnh nhân không biết vấn đề này; 29,5% bệnh nhân không biết ăn mặn làm THA; 24,5% bệnh nhân không biết uống rượu bia làm ảnh
  • 25. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 16 hưởng đến HA; 38,5% bệnh nhân cho rằng THA không cần điều trị thường xuyên và 25,5% bệnh nhân không biết THA cần điều trị thường xuyên [23]. Ở Việt Nam, THA cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra TBMMN nói riêng và các bệnh về tim mạch nói chung. Nghiên cứu của Trường Đại học Y tế công cộng (2008), bệnh tim mạch gây ra một phần lớn gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam năm 2008 với số năm sống tàn tật hiệu chỉnh (DALYs)/100.000 dân chiếm 10,4% đối với bệnh đột quỵ; 2,5% với bệnh mạch vành và 5,3% đối với các bệnh tim mạch khác [30]. Kể cả đối với bệnh nhân được quản lý và dùng thuốc liên tục, tỉ lệ tai biến xảy ra vẫn chiếm 3,54%, cơn THA kịch phát 0,32%, nhồi máu cơ tim 0,32% và tỉ lệ tử vong 0,32% [16]. Bệnh nhân THA đòi hỏi phải có sự quản lý tốt nhằm đề phòng các biến chứng do THA và giảm thiểu nguy cơ tử vong. Tuy nhiên trên thực tế, công tác quản lý THA, đặc biệt ở tuyến y tế cơ sở còn chưa cao. Theo nghiên cứu tại Trà Vinh cho thấy, trong tổng số bệnh nhân THA thì tỉ lệ bệnh nhân THA độ 1 là 44,92%; THA độ 2 là 22,93% và THA độ 3 là 7,33%. Trong tổng số bệnh nhân THA, tỉ lệ phơi nhiễm với ≥ 3 YTNC chiếm 31,02% và tỉ lệ bệnh nhân THA điều trị đạt HA mục tiêu chỉ có 24,08% [15]. 1.2. Hội chứng chuyển hóa 1.2.1. Đại cương Hội chứng chuyển hóa (HCCH) là một vấn đề nổi cộm của y tế công cộng hiện nay. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1923 khi tác giả Kylin mô tả một hội chứng bao gồm sự phối hợp giữa THA, tăng đường máu và tăng axit uric máu [62]. Vào những năm 1940 tác giả Vague đã mô tả béo bụng, phân bố béo phì trong cơ thể và mối liên quan đến ĐTĐ và các bệnh lý khác [85]. Năm 1965, Avogaro và Crepaldi lại mô tả một hội chứng bao gồm THA, tăng đường huyết và béo phì [43].
  • 26. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 17 Năm 1988, Gerry Reaven (Mỹ) đã xếp các bệnh nhân mắc nhóm các YTNC tim mạch như THA, bất dung nạp glucose, TG tăng cao và nồng độ HDL-C thấp vào một nhóm gọi là hội chứng X [74]. Đây chính là một yếu tố cho sự hình thành khái niệm “kháng insulin”. Năm 1989, hội chứng này được đổi tên thành “Hội chứng tử thần” [57], sau đó đến năm 1992, hội chứng này được đổi tên thành “Hội chứng đề kháng insulin” [48]. Tên gọi “Hội chứng chuyển hoá” (HCCH) được chính thức công nhận bởi WHO vào năm 1998, nhóm Hội nghiên cứu về kháng insulin ở châu Âu (European Group for the Study of Insulin Resistance) [44] năm 1999 và Chương trình giáo dục quốc gia (Mỹ) về cholesterol - Hướng dẫn điều trị cho người lớn lần thứ III (NCEP – ATPIII) năm 2001. Theo đó, HCCH là một chuỗi các bất thường vể chuyển hoá bao gồm béo bụng, rối loạn chuyển hoá lipid máu, THA, rối loạn dung nạp glucose [48]. 1.2.2. Chẩn đoán hội chứng chuyển hóa 1.2.2.1 Chẩn đoán hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn của WHO Tiêu chuẩn chính: ĐTĐ týp 2 (glucose ≥ 7 mmol/L hoặc nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 11,1 mmol/L) hoặc RLGMLĐ (glucose ≥ 6,1 mmol/L) hoặc giảm dung nạp glucose (7,8 mmol/L ≤ glucose ≤ 11,0 mmol/L) hoặc glucose máu bình thường nhưng có tăng nồng độ insulin và kết hợp 2 hoặc hơn các tiêu chuẩn phụ dưới đây: - Tăng TG ≥ 1,7 mmol/L, hoặc giảm HDL-C (< 0,9 mmol/L ở nam và < 1,0 mmol/L ở nữ). - Béo trung tâm (WHR ≥ 0,9 ở nam và ≥ 0,85 ở nữ), hoặc BMI >30 kg/m2 ở châu Âu và BMI >25 kg/m2 ở châu Á - Thái Bình Dương. - THA (HATT ≥140 mmHg và /hoặc HATTr ≥ 90 mmHg). - Microalbumin niệu dương tính: ≥ 20 g/phút hoặc albumin/creatinin ≥ 30 mg/kg.
  • 27. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 18 1.2.2.2. Chẩn đoán lâm sàng của NCEP - ATP III Theo NCEP ATP III để chẩn đoán HCCH trên một bệnh nhân phải có ≥ 3 yếu tố trong 5 YTNC sau đây: Bảng 1.5. Chẩn đoán lâm sàng HCCH theo tiêu chuẩn NCEP - ATP III Yếu tố nguy cơ Mức xác định Béo phì trung tâm* Nam Nữ Vòng eo* > 102 cm > 88 cm Triglyceride ≥ 150 mg/dl (1,7 mmol/l) HDL cholesterol Nam Nữ < 40mg/dl (1,03 mmol/l) < 50mg/dl (1,29 mmol/l) Huyết áp ≥ 130 / 85 mmHg Glucose máu lúc đói ≥ 110 mg/dl (6,1 mmol/l) * Với người châu Á – Thái Bình Dương tiêu chuẩn VE đã được điều chỉnh cho phù hợp là: VE: Nam > 90 cm; Nữ: > 80 cm Nguồn: NECP-Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Cholesterol in Adults (Adult Treatment Panel III)-trang II-27 1.2.2.3. Chẩn đoán lâm sàng của Liên đoàn đái tháo đường quốc tế (International Diabetes Federation-IDF) [95] - Béo phì nếu VE của nam > 90cm và nữ > 80 cm - Phối hợp với 2 trong 4 yếu tố sau: + Tăng TG > 150 mg/ dl (1,7 mmol/l) hoặc có điều trị RLLP bằng thuốc. + Giảm HDL – cho < 40 mg/dl (1,03 mmol/l) ở nam và < 50 mg/dl (1,29 mmol/l) ở nữ + THA ≥ 130/85 mmHg hoặc đã điều trị bằng các thuốc hạ áp.
  • 28. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 19 + Tăng Glucose máu đói ≥ 100 mg/dl (5,6 mmol/l ) hay ĐTĐ týp 2 hoặc đã được chẩn đoán và điều trị ĐTĐ týp 2 trước đó. + Nếu Glucose máu bất kỳ trên 5,6 mmol/l hay trên 100 mg/dl, nghiệm pháp dung nạp glucose uống được khuyến cáo áp dụng. 1.2.3. Cơ chế bệnh sinh của hội chứng chuyển hoá Cho đến nay cơ chế bệnh sinh của HCCH còn chưa được hiểu biết đầy đủ, nhưng béo phì (nhất là béo bụng), kháng insulin, RLLP máu, sự bất thường glucose máu và THA là những biểu hiện cơ bản của HCCH. 1.2.3.1. Béo và béo bụng Ngày nay, tỉ lệ thừa cân và béo phì đang gia tăng đến mức báo động ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, ở thành phố cũng như ở nông thôn. Béo là kết quả của lối sống ít vận động và chế độ ăn quá nhiều năng lượng hàng ngày. Béo là thang điểm cao nhất trong sự đề kháng insulin, THA, sự bất thường glucose máu, RLLP máu; trong đó béo bụng là một trong những nguyên nhân quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của HCCH. Sự chứa lượng mỡ được chia ra làm hai vùng: mỡ nội tạng và mỡ dưới da, cả hai vùng chứa mỡ này có mối liên quan mật thiết đến các triệu chứng trong HCCH (nhất là sự đề kháng insulin). Sự tăng mỡ nội tạng là kết quả của sự tích tụ acid tự do từ gan qua tuần hoàn trung tâm, ngược lại kết quả của sự phân giải, giải phóng acid béo từ tuần hoàn cơ thể và ngăn ngừa sự chuyển hoá của acid béo ở gan chính là do mỡ dưới da. Vì vậy, khi tăng mỡ dưới da thì lượng acid béo tự do được giải phóng vào hệ tuần hoàn, sự thừa thãi của các acid này sẽ gây ra những rối loạn trong cơ thể và gây HCCH. 1.2.3.2. Kháng insulin Vị trí hoạt động chính của insulin là ở cơ xương, mô mỡ, gan và có thể có cả ở hệ thống thần kinh trung ương. Ở cơ xương thì insulin tăng vận chuyển glucose, tăng oxi hoá glucose và tăng tổng hợp glucose, ức chế phân
  • 29. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 20 huỷ các protein và lipid. Ở mô mỡ, insulin tăng vận động chuyển hoá glucose và các acid béo thông qua hoạt động lipoprotein lipase, nhưng lại ức chế phân huỷ lipid. Ở gan, insulin ức chế phân huỷ glycogen kích thích tạo mỡ và bài tiết lipoprotein có tỷ trọng rất thấp. Các nghiên cứu trong y văn đều công nhận rằng có sự đề kháng insulin trong HCCH và kháng insulin làm tăng cường giải phóng acid béo tự do vào tuần hoàn từ các mô mỡ gây HCCH. 1.2.3.3. Rối loạn lipid máu Tăng acid béo tự do sẽ làm tăng nồng độ insulin trong máu và gây nhiễm độc mỡ tế bào β tụy làm tế bào này sẽ chết nhanh hơn so với chết theo chương trình. Khi acid béo tự do và TG tích luỹ trong tế bào β tụy làm tăng tổng hợp NO gây ra rối loạn chức năng tế bào và hậu quả của hiện tượng này làm các tế bào β tụy bị tổn thương, giảm số lượng tế bào β tụy sẽ làm mất khả năng duy trì tiết insulin. Khi sự kháng insulin được thiết lập, có sự giải phóng acid béo đến gan làm tăng quá trình tổng hợp TG, ngăn cản sự tăng bài tiết LDL-C vào tuần hoàn, đồng thời lipoprotein lipase cũng được tiết ra ở các mô ngoại vi và dẫn đến HCCH. Sự kháng insulin gây rối loạn enzyme cholesterol ester transferase làm giảm HDL-C và gây HCCH. Vì vậy, sự kết hợp tăng TG và giảm HDL-C có mối liên quan mật thiết đến HCCH. Đó là lý do các nghiên cứu thường lấy TG và HDL-C làm tiêu chuẩn chấn đoán HCCH. 1.2.3.4. Sự bất thường glucose máu Sự bất thường glucose máu (gồm ĐTĐ týp 2, rối loạn glucose máu lúc đói (RLGMLĐ) và giảm dung nạp glucose) có mối liên quan mật thiết đến cơ chế bệnh sinh trong HCCH. Nhiều nghiên cứu thấy rằng có mối liên quan giữa RLGMLĐ với sự đề kháng insulin ở người. Ở những người được dự đoán là sẽ tiến triển thành ĐTĐ týp 2 thì sự đề kháng insulin, rối loạn chức năng tế bào β tụy là những nguyên nhân của sự bất thường glucose máu này. Có sự phối hợp giữa RLGMLĐ và giảm dung nạp glucose máu với nguy cơ
  • 30. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 21 bệnh tim mạch và tiến triển thành ĐTĐ týp 2. Trong đó, có vai trò tích luỹ chất AGE (advanced glycation end products) kết hợp với tăng đường máu có mối liên quan đến bệnh tim mạch bằng sự tác động lên thụ cảm thể AGE ở thành động mạch gây ra một phản ứng viêm làm tăng sinh tế bào và hình thành mảng vữa xơ động mạch. 1.2.3.5. Tăng huyết áp Cơ chế bệnh sinh hiện nay cho rằng mối liên quan giữa kháng insulin với HA được giải thích là do tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, làm tăng hoạt động tế bào cơ trơn thành mạch, tăng vận chuyển ion Ca++ và tăng sự giữ muối trong lòng mạch. Sự tăng hoạt động thần kinh giao cảm cũng có nghĩa là tăng sự kích thích của adrenergic receptor hay có mối liên quan giữa sự kích thích β adrenergic receptor với đề kháng insulin. 1.2.4. Các yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hóa 1.2.4.1. Cân nặng trẻ sơ sinh Giảm cân hoặc suy dinh dưỡng trẻ sơ sinh mới đẻ có liên quan đến sự bất thường glucose, RLLP máu, tăng nồng độ insulin sau này khi là người trưởng thành. Trong nghiên cứu thuần tập của Ramadhani và cs (2006) cho thấy nhóm trẻ có cân nặng 1250 - 3209g và nhóm trẻ từ 3210 - 3649g có nguy cơ mắc HCCH cao hơn nhóm trẻ từ 3650 - 5500g 1,8 và 1,4 lần [73]. Nghiên cứu ở toàn bộ thanh niên Iran (2006) về HCCH cho thấy những trường hợp cân nặng sơ sinh > 4000g làm tăng nguy cơ mắc HCCH ở tuổi thanh niên 1,4 lần (95%CI: 1,007-2,05) [59]. 1.2.4.2. Béo ở trẻ em Tỉ lệ béo ở trẻ em đang gia tăng, béo ở trẻ em có liên quan đến bệnh tim mạch, RLLP máu và HCCH. Nguy cơ bị HCCH ở người trưởng thành có tiền sử béo thời niên thiếu cao hơn nhiều so với người trưởng thành có thời niên thiếu không bị béo. Nghiên cứu trên 19,593 trẻ em và thiếu niên ở Trung
  • 31. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 22 Quốc (2012) cho thấy nguy cơ mắc HCCH ở trẻ bị thừa cân cao gấp 67,33 (95%CI: 21,32-212,61) so với trẻ có cân nặng bình thường và nguy cơ mắc HCCH ở trẻ béo phì cao gấp 249,99 (95%CI: 79,51 – 785,98) lần so với trẻ có cân nặng bình thường [47]. 1.2.4.3. Hút thuốc lá Hút thuốc có liên quan đến RLLP máu, THA, kháng insullin, bệnh mạch vành so với những người không hút thuốc. Nghiên cứu của Gharipour M. và cs (2008) trên 5537 người (1625 người có hút thuốc và 3948 người không hút thuốc) cho kết quả: LDL-C và TG ở nhóm hút thuốc cao hơn nhóm không hút thuốc (LDL-C: 115.34 ± 39.03 so với 112.65 ± 40.94 mg/dL, theo thứ tự; và TG: 175.13 ± 102.05 so với 172.32 ± 116.83 mg/dL, theo thứ tự). Tuy nhiên chỉ số BMI, VE và chỉ số WHR ở nhóm hút thuốc lại thấp hơn nhóm không hút thuốc. Tỉ lệ đối tượng có cả 3 tiêu chuẩn của HCCH ở nhóm hút thuốc (49,62% ) cao hơn ở nhóm không hút thuốc (43,82%), có ý nghĩa thống kê. 1.2.4.4. Uống rượu Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa mức độ uống rượu và rối loạn các thành phần của HCCH. Uống rượu có mối liên quan mật thiết làm tăng nguy cơ mắc THA và tăng TG, tuy nhiên uống rượu lại có mối liên quan ngược đối với giảm HDL-C. Do đó mối liên quan giữa uống rượu và HCCH chưa thật sự rõ ràng. Trong cuộc khảo sát ở Hàn Quốc cho thấy: nhóm nam giới sử dụng từ 1 - 14,9 g rượu/ngày có nguy cơ mắc HCCH 0,71 lần (95%CI: 0,53 - 0,95) và nhóm nữ giới sử dụng từ 1 - 14,9 g rượu/ngày có nguy cơ mắc HCCH 0,80 lần (95%CI: 0,65 – 0,98) so với nhóm nam giới và nữ giới (theo thứ tự) không sử dụng rượu. Trong cuộc khảo sát cấp quốc gia ở Mỹ cho thấy tỉ lệ mắc HCCH ở nhóm nam giới không bao giờ uống rượu hoặc uống rượu nhiều cao gấp 1,1 lần (95%CI: 0,8 - 1,5) và 1,1 lần (95%CI: 0,8 - 1,6), theo thứ tự, so với nhóm nam giới ít uống rượu; cũng trong cuộc khảo sát này thì tỉ
  • 32. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 23 lệ mắc HCCH ở nhóm nữ giới không bao giờ uống rượu hoặc uống rượu nhiều cao gấp 1,5 lần (95%CI: 1,2 - 1,9) và 0,8 lần (95%CI: 0,6 - 1,0) so với nhóm nữ giới ít uống rượu [69]. 1.2.4.5. Tuổi Tuổi có mối liên quan đến đề kháng insulin, tăng VE và THA. Nhiều nghiên cứu dịch tễ thấy rằng ở người cao tuổi thì tỉ lệ mắc HCCH và bệnh tim mạch cao hơn so với những người trẻ. Nghiên cứu của Park Y. và cs (2003) cho kết quả nhóm nam giới từ 35 - 64 và ≥ 65 tuổi có nguy cơ mắc HCCH cao hơn 2,8 lần (95%CI: 1,8 - 4,5) và 5,8 lần (95%CI: 3,9 - 8,7), theo thứ tự, so với nhóm nam giới có độ tuổi từ 20 – 34. Nhóm nữ giới ở độ tuổi 35 - 64 và ≥ 65 tuổi có nguy cơ mắc HCCH cao hơn 2,4 lần (95%CI: 1,5 - 3,7) và 4,9 lần (95%CI: 3,0 - 7,8) so với nhóm nữ giới từ 20 - 34 tuổi [69]. 1.2.4.6. Chế độ ăn Ăn nhiều chất béo, đạm làm sự tiến triển rối loạn dung nạp glucose, làm tăng tỉ lệ acid béo no trong lipid gây rối loạn mỡ máu. Trong khi ăn nhiều rau và hoa quả giúp giảm nguy cơ mắc HCCH [59]. Chế độ ăn giàu carbonhydrate sẽ tăng nguy cơ mắc HCCH gấp 1,7 lần (95%CI: 1,2 - 2,5) ở nam giới và gấp 1,1 lần (95%CI: 0,8 - 1,4) ở nữ giới so với nhóm sử dụng chế độ ăn cung cấp carbonhydrate ở mức trung bình [69]. 1.2.4.7. Ít vận động Lối sống tĩnh tại và giảm hoạt động thân thể, ngồi nhiều ở người có mối liên quan đến các triệu chứng trong HCCH, nhất là liên quan đến béo phì (béo bụng). Đối với người ít vận động, nguy cơ mắc HCCH tăng 1,4 lần (95%CI: 1,0-2,0) ở nam giới và tăng 1,2 lần (95%CI: 1,0 - 1,4) ở nữ giới so với nhóm người thường xuyên vận động [69]. Nếu vận động thường xuyên sẽ làm giảm các biến chứng của HCCH [72].
  • 33. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 24 1.2.4.8. Các protein có tính sinh học Sự tăng các cytokine trong cơ thể như: IL - 6, resistin, TNF- , CRP… do mô mỡ tiết ra có mối liên quan mật thiết đến HCCH. Sự xuất hiện của các cytokine này làm tăng sự đề kháng insulin, gây ra RLLP máu, THA… Gần đây, một số nghiên cứu thấy rằng CRP liên kết LDL-C gắn vào màng tế bào nội mạc thành mạch và gây ra một phản ứng viêm thành mạch hình thành mảng vữa xơ động mạch. Vì vậy, ở người NMCT cấp hoặc bệnh mạch vành nồng độ CRP thường tăng cao. Bên cạnh đó adiponectin lại là một protein sinh học duy nhất của mô mỡ chống lại sự hiện diện của HCCH, adiponectin có mối tương quan nghịch với đề kháng insulin, giảm nồng độ adiponectin máu gây chuyển hoá như: giảm dung nạp glucose, insulin... 1.2.4.9. Gen Sự khác nhau giữa các chủng tộc, tiền sử gia đình có người mắc HCCH và anh em sinh đôi đã cung cấp những bằng chứng có vai trò của gen trong HCCH. Hệ gen nhận dạng khác nhau vùng chromosome có liên quan đến các đặc điểm của HCCH ở người da trắng: địa điểm chromosome 3 (3q27) có liên quan mật thiết đến các đặc điểm: BMI, VE, vòng mông, cân nặng, insulin, insulin/glucose máu và chromosome 17 (17q12) với biểu hiện liên quan đến nồng độ leptin máu. 1.2.5. Dịch tễ học hội chứng chuyển hóa trên thế giới HCCH là một trong những yếu tố nguy hiểm gây tác hại đến tim mạch nói riêng và sức khỏe con người nói chung. Hiện nay, HCCH đang gia tăng nhanh chóng trên khắp thế giới đặc biệt ở các nước đang phát triển, do sự phát triển về kinh tế và những thay đổi về lối sống. Theo IDF (2006) thì có khoảng 20-25% người trưởng thành trên thế giới bị HCCH. Những người bị HCCH có nguy cơ bị biến chứng nhồi máu cơ tim, TBMMN cao gấp 3 và nguy cơ tử vong cao gấp 2 lần so với nhóm người trưởng thành không có HCCH [54].
  • 34. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 25 Bên cạnh đó, những người bị HCCH có nguy cơ mắc ĐTĐ týp 2 cao gấp 5 lần so với người bình thường [78]. Trong nghiên cứu thuần tập của tác giả Hildrum và cs (2009) trên các bệnh nhân có HCCH cho thấy HCCH có liên quan đến tăng nguy cơ của bệnh tim mạch và tử vong với HR (hazard ratio) = 3.97 (95% CI: 2.00-7.88) và 2.06 (95%CI: 1.35-3.13), theo thứ tự. Đồng thời trong nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng có mối ảnh hưởng qua lại giữa tuổi và HCCH đối với nguy cơ tử vong trên bệnh nhân có HCCH. Kết quả từ khảo sát quốc gia ở Mỹ (2002) cho thấy HCCH chiếm tỉ lệ cao (21,8%) tại Mỹ. Tỉ lệ HCCH ở nhóm tuổi 60-69 và ≥ 70 tuổi chiếm 43,5% và 42% (theo thứ tự), cao hơn 6,7% so với nhóm tuổi từ 20-29. Tỉ lệ HCCH ở nam chiếm 24,0% và nữ chiếm 23,4%. Nghiên cứu ở Italy (2005) cho thấy tỉ lệ mắc HCCH ở người ≥ 20 tuổi chiếm tương đối cao với tỉ lệ 22,3% ở nam và 27,2% ở nữ [63]. Đối với nữ giới thì tăng BMI, thấp HDL-C, tăng VE và tăng đường huyết có liên quan đến việc tăng HCCH; trong khi đó yếu tố liên quan đến việc tăng HCCH ở nam chủ yếu là THA và tăng TG. Sự thay đổi thành phần của HCCH cũng khác nhau giữa 2 giới nữ và nam [45]. Tỉ lệ HCCH ở vùng thành thị cao hơn vùng nông thôn. Nghiên cứu về HCCH ở vùng thành thị của Ấn Độ cho kết quả tỉ lệ HCCH chiếm 31,6%; trong đó nam là 22,9% và nữ là 39,9%. Không tập TDTT, THA, tăng LDL-C có tỉ lệ cao ở nhóm có HCCH ở cả 2 giới so với nhóm không có HCCH. Độ tuổi của đối tượng nghiên cứu liên quan có ý nghĩa thống kê với tăng tỉ lệ HCCH [49]. Trong cuộc khảo sát về HCCH ở Trung Quốc (2009-2010) cho thấy tỉ lệ HCCH ở vùng thành thị là 35,1% ở nam giới và 32,5% ở nữ giới (theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Trung Quốc). Tỉ lệ HCCH tăng theo tuổi với 12,1% ở độ tuổi 32-45 và 45,4% ở độ tuổi ≥ 75 tuổi [87]. Nghiên cứu về HCCH ở vùng nông thôn Ghana cho thấy tỉ lệ HCCH theo chẩn đoán ATP III là 15,0%; trong đó nam giới bị HCCH là 5,9% và nữ là 24,0%; sự khác biệt
  • 35. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 26 về HCCH theo giới có ý nghĩa thống kê. Thành phần HCCH hay gặp nhất là béo phì chiếm 55,3%; tiếp theo đó là thấp HDL-C chiếm 42,7% và THA 39,5% [50]. Đồng thời tuổi, hút thuốc lá, tiền sử gia đình có người bị ĐTĐ và trình độ học vấn có liên quan đến nguy cơ mắc HCCH [87]. 1.2.6. Dịch tễ học hội chứng chuyển hóa tại Việt Nam Tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về HCCH ở với tỉ lệ mắc khá cao. Nghiên cứu về HCCH ở những người có BMI ≥ 23 kg/m2 cho thấy tỉ lệ bị HCCH ở người có BMI ≥ 23 kg/m2 là 16,06%; trong đó 100% bệnh nhân có tăng TG và 95,45% có THA [19]. HCCH ở người cao tuổi (NCT) có những đặc điểm khác đối với HCCH ở người trưởng thành. Trong nghiên cứu ở Nghệ An (2012) cho thấy trong 358 người cao tuổi có HCCH thì tỉ lệ gặp ở nữ (70,1%) cao hơn nam (29,9%); trong đó tỉ lệ người ít rèn luyện thể lực (57,8%); hút thuốc lá (26,3%); ăn mặn (29,1%). Phần lớn người cao tuổi (74,3%) có tăng chỉ số WHR; 66,5% NCT tăng chu vi VE và 43% có thừa cân hoặc béo phì. Các yếu tố tham gia vào HCCH gồm: giảm HDL-C chiếm 90,2%; tăng triglyxerit là 74,6%; HA ≥ 130/85 mmHg chiếm 79,1% và glucose máu ≥ 6,1 mmol/l chiếm 31,3% [36]. Trong nghiên cứu về HCCH ở đối tượng cán bộ thuộc diện quản lý ở Bạc Liêu cho thấy tỉ lệ cán bộ thuộc diện quản lý có HCCH khá cao, chiếm 55,8%; trong đó tỉ lệ bị HCCH ở nam cán bộ (54,23%) thấp hơn nữ cán bộ (62,24%). Trong các thành phần của HCCH thì THA chiếm 64,8%; tăng TG chiếm 81,8%; tăng LDL-C là 66,4%; giảm HDL-D là 49,4%; VE vượt ngưỡng 28,8%. Đồng thời nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng có sự gia tăng HCCH theo tuổi [24]. Nghiên cứu về YTNC của HCCH trên các đối tượng từ 40 trở lên đang công tác tại các cơ quan thuộc tỉnh Hà Nam cho thấy tỉ lệ có HCCH chung là 28,3% ở nam là 31,7%, nữ là 19,8%. Tỉ lệ HCCH gặp cao nhất ở nhóm tuổi ≥ 50.
  • 36. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 27 Tỉ lệ HCCH trong số đối tượng có BMI < 23kg/m2 là 19,9% và 33,6% ở đối tượng với BMI ≥ 23kg/m2 . Chế độ ăn không hợp lý (ăn nhiều đạm, mỡ, chất ngọt, uống bia, rượu, hút thuốc lá), không luyện tập thể lực hoặc luyện tập mức độ ít đều có tỉ lệ HCCH cao hơn [22]. 1.3. Tăng huyết áp và hội chứng chuyển hóa Nhiều nghiên cứu cho thấy các YTNC của HCCH và THA là tương đối giống nhau. Điều này làm cho bệnh nhân có nguy cơ mắc HCCH cũng có nguy cơ mắc THA, và ngược lại. HCCH gồm có 5 thành phần thì trong đó THA là một triệu chứng của HCCH. Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng HCCH và THA có mối liên quan mật thiết, đặc biệt là khi có sự kết hợp cả 2 bệnh thì sẽ tăng nguy cơ biến chứng và hậu quả cho bệnh nhân. Bệnh nhân mắc HCCH có THA sẽ làm thổi phồng các biến chứng trên tim so với bệnh nhân mắc HCCH thông thường. HA tăng có liên quan đến béo phì và tăng kháng insulin, đồng thời dẫn đến rối loạn hệ thống rennin – angiotensin và rối loạn chức năng đào thải muối ở thận. Nghiên cứu Copenhagen trên 2906 nam cho thấy nam giới có HA cao và rối loạn mỡ máu tăng nguy cơ biến chứng tim so với nhóm nam giới có HA không cao [55]. Nghiên cứu theo dõi dọc trên 1742 bệnh nhân THA (2004) cho tỉ lệ mắc biến chứng tim mạch chiếm 2,28 lần / 100 bệnh nhân - năm; sau khi hiệu chỉnh với các yếu tố tuổi, giới, hút thuốc thì nguy cơ mắc biến chứng tim mạch ở nhóm bệnh nhân HCCH có THA cao gấp 1,73 lần (95%CI: 1,25 - 3,38) so với nhóm không có HCCH [39]. Nghiên cứu có thời gian theo dõi dọc trung bình 4,1 năm trên 2225 bệnh nhân (2005) cho thấy nhóm bệnh nhân có rối loạn mỡ máu và THA có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn 1,57 lần (95%CI: 1,08 - 2,28) so với nhóm bệnh nhân có THA nhưng không có rối loạn mỡ máu [67]. THA có HCCH đang ngày càng gia tăng do sự gia tăng của bệnh béo phì. Điều trị bệnh nhân mắc HCCH có THA cần hết sức chú ý làm giảm nguy cơ
  • 37. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 28 biến chứng tim mạch, thận và ĐTĐ týp 2 [75]. Mục tiêu điều trị cho nhóm bệnh nhân này là giảm HA xuống dưới 130/80 mmHg, LDL – C < 75 mg /dl và đường huyết lúc đói là < 100 mg/dl. Ở Việt Nam hiện nay đã có một số nghiên cứu về THA có HCCH. Nghiên cứu ở Đà Nẵng cho thấy hơn một nửa (52,76%) bệnh nhân THA có HCCH; trong đó tần suất HCCH ở bệnh nhân THA cao nhất ở nhóm tuổi từ 40-50 đối với nam và 61-70 đối với nữ. Trong HCCH tỉ lệ tăng TG là cao nhất (89,16%); tỉ lệ tăng VE (dành cho người châu Á) chiếm 77,23%; tỉ lệ giảm HDL-C chiếm 73,21%; tỉ lệ tăng glucose máu chiếm 41,64%. HCCH hay gặp ở dạng phối hợp giữa nhóm 3 yếu tố là THA - tăng TG - giảm HDL- C và nhóm THA – tăng TG - tăng VE [28]. Đối với bệnh nhân nữ THA tại Đà Nẵng (2007), gần một nửa (48,7%) bệnh nhân nữ trên 45 tuổi THA bị HCCH. Tỉ lệ THA có HCCH gia tăng theo tuổi và BMI. Tỉ lệ rối loạn thành phần trong HCCH cao nhất hay gặp là tăng TG 82,3%; tiếp theo đó là giảm HDL-C 67,4%; tăng đường huyết 59,7% và tăng VE chiếm 32% [10]. Theo kết quả nghiên cứu tại Tiền Giang [8] cho thấy, tỉ lệ có HCCH trên bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp chiếm tới 69,1%. Đồng thời HCCH có liên quan đến trình độ học vấn và thói quen tập thể dục thể thao (TDTT), người có học vấn càng cao thì tỉ lệ bị HCCH thấp và người tập TDTT thường xuyên thì có tỉ lệ HCCH thấp hơn người không tập. Hầu hết (95,6%) bệnh nhân có HCCH có THA, tỉ lệ bệnh nhân HCCH có biểu hiện béo phì bụng chiếm 42,1% [8]. Đối với bệnh nhân có nhồi máu não động mạch lớn trên lều thì tỉ lệ bị HCCH chiếm 71,9%; tỉ lệ này tăng dần theo tuổi, tập trung chủ yếu ở nhóm tuồi 60-80 tuổi [17]. Bệnh nhân mắc HCCH có THA sẽ gia tăng thêm các tổn thương ở các cơ quan đích như thận, não, tim. Nghiên cứu của Lê Quốc Tuấn và cs (2012) trên 341 bệnh nhân THA nguyên phát (nam 170, nữ 171) được làm cho kết quả: tỉ
  • 38. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 29 lệ có tổn thương não ở nhóm có HCCH (59,4%) cao hơn so với nhóm không có HCCH (8,8%) với p<0,001; OR = 15,2 (95%CI: 8,3-28,1). Tỉ lệ tổn thương thận ở nhóm có HCCH (49,4%) cao hơn so với nhóm không có HCCH (34,5%) với p<0,001; OR = 1,9 (95%CI: 1,2-2,9). Tỉ lệ tổn thương tim ở nhóm có HCCH (49,4%) cao hơn so với nhóm không có HCCH (29,2%) với p<0,001; OR = 2,4 (95%CI: 1,5-3,7) [33].
  • 39. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 30 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu Gồm các cán bộ diện BVCSSK đang được quản lý sức khỏe tại Phòng Khám, quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Nguyên mắc HCCH 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Đang bị bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng - Bệnh nhân mắc bệnh ác tính hay suy tim, suy gan, suy thận nặng - Bệnh nhân mắc các bệnh ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose và lipid máu: Thận hư nhiễm mỡ, Cushing, to đầu chi... - Bệnh nhân đang dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose, lipid máu: corticoid, thuốc ức chế miễn dịch... 2.2. Thời gian và địa điểm - Thời gian: Từ tháng 7 năm 2012 đến tháng 8 năm 2013 - Địa điểm: Tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Nguyên 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang. 2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu - Cỡ mẫu: Cán bộ diện BVSKCB được khám lâm sàng, cận lâm sàng xác định HCCH. Chọn toàn bộ các bệnh nhân bị HCCH, đồng ý tham gia vào nghiên cứu. (qua thực tế, xác định có 155 bệnh nhân có HCCH) - Phương pháp chọn mẫu Áp dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích: chọn toàn bộ cán bộ diện BVCSSK thực hiện khám sức khỏe định kỳ trong thời gian nghiên cứu.
  • 40. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 31 2.3.3. Sơ đồ tiến hành nghiên cứu Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tiến hành nghiên cứu 2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu 2.4.1. Một số thông số chung + Tuổi + Giới Cán bộ diện BVSK Khám lâm sàng, cận lâm sàng Có hội chứng chuyển hóa HCCH không THA Không có hội chứng chuyển hóa HCCH có THA So sánh Kết luận
  • 41. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 32 + Dân tộc + Tiền sử tăng huyết áp + Tiền sử và/hoặc đang sử dụng rượu + Tiền sử đã và/hoặc đang hút thuốc lá 2.4.2. Chỉ tiêu lâm sàng - Chỉ số huyết áp HATT - Chỉ số HATTr - Cân nặng - Chiều cao - Chỉ số vòng eo - Chỉ số vòng mông - Chỉ số BMI - Chỉ số WHR - Tần số tim - Rối loạn nhịp tim (RLNT) 2.4.3. Chỉ tiêu cận lâm sàng * Xét nghiệm máu: - Định lượng các thành phần lipid máu: + Cholesterol toàn phần, + Triglyceride, + LDL-C, + HDL-C. - Định lượng glucose máu lúc đói - Định lượng Ure, - Định lượng Creatinin * Các chỉ số điện tâm đồ: - Tần số tim, nhịp tim
  • 42. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 33 - Trục điện tim - RLNT - Biên độ QRS, sóng P, sóng Q, sóng T, đoạn ST - Chỉ số Sokolow - Lyon 2.5. Một số tiêu chuẩn đƣợc áp dụng trong nghiên cứu 2.5.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp Theo qui định hướng dẫn chẩn đoán THA của Bộ Y tế Việt Nam [4] Bảng 2.1. Phân độ huyết áp Phân độ huyết áp HATT (mmHg) HATTr (mmHg) HA tối ưu < 120 và < 80 HA bình thường 120-129 và/hoặc 80-84 Tiền THA 130 – 139 và/hoặc 85 - 89 THA độ I 140 – 159 và/hoặc 90 - 99 THA độ II 160 – 179 và/hoặc 100 - 109 THA độ III ≥ 180 và/hoặc ≥ 110 THA tâm thu đơn độc ≥ 140 và < 90 Nguồn: Bộ Y tế - Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp (2010) [4] 2.5.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa Theo NCEP ATPIII trong đó tiêu chuẩn VE đã được điều chỉnh áp dụng cho người Châu Á – Thái Bình Dương: + Tiêu chuẩn 1: Vòng eo: Nam > 90 cm; Nữ: > 80 cm + Tiêu chuẩn 2: Triglyceride ≥ 1,7 mmol/l (đặt là TG cao) + Tiêu chuẩn 3: HDL-C: Nam: < 1,0 mmol/l; Nữ: < 1,3 mmol/l (đặt chung là HDL.C thấp) + Tiêu chuẩn 4: HATT ≥ 130 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 85 mmHg, hoặc đang dùng thuốc điều trị THA nguyên phát (đặt chung là THA).
  • 43. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 34 + Tiêu chuẩn 5: Glucose máu lúc đói ≥ 6,1 mmol/l hoặc đang điều trị bệnh ĐTĐ týp 2 [đặt chung là tăng đường huyết (TĐH)]. Chẩn đoán xác định bệnh nhân có HCCH khi đạt ít nhất 3 trong 5 tiêu chuẩn trên. 2.5.3. Tiêu chuẩn đánh giá vòng eo, chỉ số WHR Theo WHO áp dụng VE cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương (2000): + Bình thường: < 90 cm (nam); < 80 cm (nữ). + Tăng VE: 90 cm (nam); 80cm (nữ). hoặc tính chỉ số WHR: WHR = VE / vòng mông WHR tăng khi ≥ 0,9 ở nam giới, ≥ 0,85 ở nữ giới được gọi là béo bụng. 2.5.4. Tiêu chuẩn đánh giá chỉ số khối cơ thể Chỉ số BMI = cân nặng (kg)/chiều cao (m)2 Bảng 2.2. Ngưỡng cắt BMI chẩn đoán thừa cân và béo phì Xếp loại BMI Gầy < 18,5 Bình thường 18,5 – 22,9 Thừa cân 23 – 27,4 Béo phì độ I 27,5 – 32,4 Béo phì độ II 32,5-37,4 Béo phì độ III ≥ 37,5 Nguồn: WHO-Ngưỡng BMI dùng chẩn đoán béo phì cho người châu Á trưởng thành [37], [40] 2.5.5. Tiêu chuẩn xác định hút thuốc lá - Có hút thuốc lá: Được định nghĩa theo WHO (1996) khi đối tượng còn đang hút thuốc lá ≥ 5 điếu/ngày trong thời gian liên tục ≥ 2 năm hoặc tiền sử có hút thuốc lá như trên và đã ngưng hút < 1 năm.
  • 44. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 35 - Không hút thuốc lá: Chưa bao giờ hút hoặc đã bỏ hút thuốc lá trước đó > 1 năm liên tục cho đến lúc tham gia nghiên cứu. 2.5.6. Uống rượu Uống nhiều rượu khi uống > 3 cốc chuẩn/ngày đối với nam, > 2 cốc chuẩn/ngày đối với nữ và uống tổng cộng > 14 cốc chuẩn/tuần đối với nam, > 9 cốc chuẩn /tuần đối với nữ (1 cốc chuẩn chứa 10 g ethanol tương đương 30ml rượu mạnh, 120ml rượu vang hoặc 1 lon bia 330ml), uống liên tục kéo dài ≥ 6 tháng [4]. 2.5.7. Hoạt động thể lực: Có hoạt động thể lực được xác định khi [4], [72]: + Tập luyện cường độ thấp 60 phút/ ngày, chia nhỏ thành nhiều lần, tập tất cả các ngày trong tuần với hình thức đi bộ chậm rãi, tập thư dãn người. + Tập với cường độ trung bình 30 phút/ lần, 2 lần mỗi tuần với hình thức bơi hay khiêu vũ không gắng sức, đi dạo bằng xe đạp. + Tập với cường độ cao 30 phút/ lần, 3 lần mỗi tuần với hình thức chạy bộ, bơi hoặc nhảy với tốc độ cao, đi xe đạp tốc độ. 2.5.8. Tiêu chuẩn xác định tổn thương cơ quan đích * Tổn thương tim Dựa vào điện tim như: Rối loạn mhịp tim, dày thất trái (Sokolow - Lyon: SV1 + RV5/RV6 > 35 mm), nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim,; xác định thiếu máu cơ tim dựa vào : + Sự biến đổi ST: kéo dài thời gian đoạn ST > 120 ms, có góc giữa ST - T sắc nhọn. Tỷ số Qx/QT (biểu hiện mức độ chênh của ST), bình thường tỷ số này < 1/2; khi thiếu máu cơ tim thì tỷ số Qx/QT > 1/2. + Biến đổi sóng T: T cao nhọn/ T đảo nghịch. + Hoặc tiêu chuẩn biến đổi ST trong thiếu máu cơ tim: độ chênh ST chung cho cả 2 giới ≥ 30 tuổi: - ST chênh ở V3R, V4R ≥ 0,05 mV
  • 45. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 36 - ST chênh xuống có ý nghĩa ≥ 0,05 mV ở V2, V3 và ≥ 0,1 mV ở các chuyển đạo khác. Khi ST chênh xuống > 0,1 mV trên 8 chuyển đạo kết hợp với ST chênh lên ở aVR hoặc V1, khả năng tổn thương nhiều nhánh động mạch vành hoặc tắc thân chung của động mạch vành trái có ý nghĩa. * Tổn thương não Bệnh nhân có tiền sử đột quỵ não hoặc cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua. Bệnh nhân có triệu chứng: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ… hoặc khám thấy liệt trung ương 1/2 người, liệt trung ương dây thần kinh VII, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn cơ vòng, thất điều… Được chụp CT hoặc MRI để chẩn đoán xác định. * Tổn thương thận Chẩn đoán tổn thương thận khi nồng độ creatinin ≥ 130 µmmol/l hoặc có protein niệu và có trụ niệu nước tiểu. 2.6. Kỹ thuật thu thập số liệu 2.6.1. Hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng phát hiện các triệu chứng Tất cả các bệnh nhân thoả mãn tiêu chuẩn trên đều được hỏi bệnh, thăm khám theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất. Xác định các thông tin về: - Tuổi đời, giới, dân tộc. - Khám lâm sàng: toàn thân, đo HA, khám tim, phổi... phát hiện tổn thương cơ quan đích. 2.6.2. Đo huyết áp Đo HA bằng máy HA kế đồng hồ được kiểm chuẩn và đo lại bằng HA kế cột thuỷ ngân LPK2 sản xuất tại Nhật Bản. - Các điều kiện về đối tượng khi đo HA: + Không được hoạt động mạnh trước khi đo 1 giờ. + Nghỉ ngơi, thoải mái ít nhất 5-10 phút trước khi đo HA. + Không uống cà phê, các loại đồ uống có cafein 30 phút trước khi đo, không uống rượu trước khi đo.
  • 46. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 37 + Không hút thuốc lá 30 phút trước khi đo. + Không dùng các loại kích thích giao cảm ngoại lai (như: thuốc chống ngạt mũi, thuốc nhỏ mắt làm giãn đồng tử). + Khi đo đối tượng cần được yên tĩnh, dễ chịu, thoải mái, không lạnh, không mót tiểu, không tức giận hoặc xúc động. - Tư thế đối tượng: ngồi trên ghế, lưng được nâng thẳng, tay để trần và nâng ngang tim. - Đo 2 lần cách nhau hai phút rồi lấy trung bình của hai lần đo. Nếu 2 lần đo chênh lệch >10mHg thì đo lần 3 và lấy số trung bình của lần đo thứ 2 và thứ 3. - Một số lỗi thường gặp khi đo HA: không biết đối tượng đã uống cafein trong vòng 30 phút trước đó hay không, không đo đúng tư thế, không đo HA 2 lần hoặc đo lại ngay dưới 1 phút, làm tròn số khi đọc kết quả. 2.6.3. Đo chiều cao, cân nặng, vòng eo, vòng mông Đo VE, vòng mông theo phương pháp đo nhân trắc học thông thường bằng thước dây không giãn FIGURE FINDER, độ chính xác tính bằng mm. Đo chiều cao bằng thước gắn vào cân SMIC độ chính xác tính bằng cm. Cân nặng: dùng cân SMIC sản xuất tại Trung Quốc, độ chính xác tính bằng 0,1kg. Các mốc đo: + VE đo ở eo bụng, là điểm giữa bờ dưới của mạng sườn và điểm trên mào chậu. Đối tượng đứng thẳng, tay buông thõng, ngực ưỡn, nhìn thẳng về phía trước và đo ở cuối thì thở ra. + Đo vòng mông ở mức nhô nhất phía sau mấu chuyển lớn xương đùi chiếu ngang gò mu. Nếu khó xác định, để đối tượng cử động khớp háng rồi sờ vào mấu chuyển lớn để xác định mấu chuyển. Khi đó, đối tượng đứng thẳng, cơ mông chùng, bỏ hết vật dụng trong túi quần để đo chính xác từng mm. + Đo chiều cao: Đối tượng tháo bỏ giầy, dép, không đội mũ, nón, khăn sau đó đứng vào bàn thước để đo chiều cao. Khi đo, hai gót chân, mông, vai
  • 47. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 38 và đầu chạm vào thước sao cho 2 điểm chạm của thước chạm sát vào bờ tường thẳng (nền đặt thước đo phải phẳng), vai buông lỏng, mắt nhìn về phía trước, giữ cho đỉnh đầu ở vị trí cao nhất khi đo; hạ dần thước đo chiều cao từ trên xuống; đọc số đo theo một cột dọc của thước cho đến mức cuối cùng. + Cân nặng: Đặt cân ở vị trí ổn định trên một mặt phẳng, đối tượng chỉ mặc quần áo mỏng, không đi giầy dép, không đội mũ hoặc cầm một vật gì. Chỉnh cân ở vị trí thăng bằng. Đối tượng đứng trên bàn cân, tay buông thõng, nhìn thẳng về phía trước. Ghi số đo trên bàn cân chính xác tới từng mức 0,1kg. Tất cả các số đo nhân trắc đều được đo 2 lần và ghi vào hồ sơ. 2.6.4. Các kỹ thuật xét nghiệm - Kỹ thuật lấy máu làm xét nghiệm: Lấy 3 ml máu tĩnh mạch khuỷu tay buổi sáng, lúc chưa ăn, không chống đông ly tâm lấy huyết thanh, làm ngay các xét nghiệm cần nghiên cứu. Các ống nghiệm đều khô và sạch. Các xét nghiệm trong máu được tiến hành trên máy xét nghiệm sinh hoá tự động EXPRESS PLUS tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Hóa chất và kít chuẩn của hãng Bayer, Cộng hòa Liên bang Đức. * Điện tâm đồ: - Sử dụng máy ghi điện tâm đồ (ECG) 3 cần của Nhật. - Ghi trên 12 chuyển đạo thông dụng, 3 chuyển đạo mẫu (DI, DII, DIII), 3 chuyển đạo đơn cực chi (aVR, aVL, aVF), 6 chuyển đạo trước tim (V1, V2, V3, V4, V5, V6). - Máy chạy tốc độ 25 mm/s, test mV là biên độ N (10 mm/V) hoặc N/2 khi biên độ vượt quá giới hạn. - Đọc kết quả điện tâm đồ: Do bác sỹ chuyên khoa tim mạch Bệnh viện Đa khoa Trung Ương tỉnh Thái Nguyên thực hiện. - Xác định tần số tim, trục điện tim, góc anpha, các sóng điện tim, đoạn ST, sóng T, tình trạng dầy thất, block nhánh, rối loạn nhịp tim...
  • 48. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 39 - Chẩn đoán dầy thất trái trên ĐTĐ: Chỉ số Sokolow - Lyon: SV1 + RV5/RV6 > 35 mm - Tình trạng thiếu máu cơ tim. - Xác định nhồi máu cơ tim: + Dấu hiệu “trực tiếp”: sóng Q hoặc QS, ST chênh lên, T(-) + Dấu hiệu “gián tiếp”: ST chênh xuống, T(+). + Xác định vị trí của NMCT trên điện tâm đồ: Trước bên, trước vách, trước vách rộng, sau dưới, dưới nội tâm mạc. 2.7. Phƣơng tiện nghiên cứu - Mẫu bệnh án nghiên cứu - Cân bàn - Máy đo huyết áp - Thước đọc điện tim - Ống nghe - Compa 2 đầu nhọn - Thước dây - Máy điện tâm đồ - Týp đựng máu - Máy siêu âm - Cân SMIC của trung Quốc, có gắn thước đo chiều cao. độ chính xác tính bằng 0,1kg và 1mm được kiểm tra độ chính xác của cân và chiều cao. (thường 2 lần trong ngày là đầu mỗi buổi đo). - Thước dây nhựa không giãn FIGURE FINDER, độ chính xác tới 1mm và được đối chiếu chuẩn đúng với thước chuẩn kim loại Thuỵ Sỹ vào đầu mỗi buổi đo. - HA kế cột thuỷ ngân LPK2 sản xuất tại Nhật Bản; băng cuốn dành cho người bình thường (chiều dài x chiều rộng: 12 x 26 cm) và người lớn quá khổ (chiều dài x chiều rộng: 12 x 40 cm). - Máy điện tim 3 cần Fukuda 7102 của Nhật Bản, thước đọc điện tim, compa 2 đầu nhọn - Máy xét nghiệm hoá sinh máu được tiến hành trên máy xét nghiệm sinh hoá tự động EXPRESS PLUS tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
  • 49. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 40 2.8. Xử lý số liệu Các số liệu thu thập, làm sạch; được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1. Số liệu của nghiên cứu được xử lý theo các thuật toán thống kê y học trên máy vi tính bằng chương trình phần mềm SPSS 16.0. Các biến liên tục được biểu diễn dưới dạng số trung bình và độ lệch chuẩn; kiểm định sự khác biệt bằng t – test. Các biến danh mục được biểu diễn dưới dạng tỉ lệ (%). So sánh hai tỉ lệ hay nhiều tỉ lệ bằng bằng Chi - square test [kiểm định Chi bình phương (χ2 )]. Tính tỉ suất chênh OR (Odds ratio) giữa hai tỉ lệ. Khi giá trị p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê. 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu - Nghiên cứu được thực hiện với sự đồng ý của lãnh đạo Ban Bảo vệ, sức khoẻ cán bộ của tỉnh Thái Nguyên và được sự đồng ý của Hội đồng khoa học trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. - Đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ mục tiêu và phương pháp nghiên cứu, tự nguyện tham gia vào nghiên cứu và có quyền rút khỏi nghiên cứu mà không cần giải thích. - Các thông tin về đối tượng nghiên cứu được đảm bảo giữ bí mật. - Nghiên cứu chỉ mô tả, không can thiệp nên mọi chỉ định điều trị hoàn toàn do các bác sĩ điều trị quyết định theo tình trạng của bệnh nhân.
  • 50. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 41 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tăng huyết áp ở ngƣời có hội chứng chuyển hoá tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Nguyên. 3.1.1. Một số đặc điểm chung và tỉ lệ mắc bệnh ở đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu Nhóm tuổi n % < 40 12 7.74 40 – 49 29 18.71 50 – 59 96 61.94 ≥ 60 18 11.61 Tổng cộng 155 100.00 Nhận xét: Số đối tượng nghiên cứu trong độ tuổi từ 50-59 chiếm cao nhất (61,94%); tiếp theo đó là nhóm tuổi từ 40-49 (18,71%) và thấp nhất là số đối tượng thuộc nhóm tuổi < 40 với 7,74%. 84.52 15.48 Nam Nữ Biểu đồ 3.1. Đặc điểm giới của đối tượng nghiên cứu Nhận xét: Tỉ lệ nam giới trong nghiên cứu chiếm 84,52%, cao hơn tỉ lệ nữ giới chiếm 15,48%.
  • 51. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 42 83.37 10.97 5.16 0 20 40 60 80 100 Kinh Tày Dân tộc khác Biểu đồ 3.2. Đặc điểm dân tộc của đối tượng nghiên cứu Nhận xét: Phần lớn đối tượng nghiên cứu là người dân tộc Kinh (83,37%); số đối tượng nghiên cứu là người dân tộc Tày chiếm 10,97% và các dân tộc khác chiếm 5,16%. Bảng 3.2. Tỉ lệ sử dụng rượu/bia và thuốc lá của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm n % Sử dụng rượu bia Uống nhiều rượu, bia 91 58,71 Không uống nhiều rượu, bia 64 41,29 Hút thuốc lá/lào Không hút thuốc lá/lào 120 77,42 Có hút thuốc lá/lào 35 22,58 Tổng cộng 155 100,0 Nhận xét: Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu sử dụng nhiều rượu bia chiếm cao nhất (58,71%), tỉ lệ đối tượng không sử dụng nhiều rượu bia chiếm (41,29%). Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu còn sử dụng thuốc lá/lào chiếm tương đối cao với 22,58%.
  • 52. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 43 3.1.2. Đặc điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa 66.45 33.55 Không tăng huyết áp Tăng huyết áp Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ mắc tăng huyết áp ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa Nhận xét: Trong tổng số bệnh nhân mắc HCCH, phần lớn bệnh nhân bị THA chiếm 66,45% (103 bệnh nhân) và số bệnh nhân không bị THA chiếm 33,55% (52 bệnh nhân). Bảng 3.3. Đặc điểm sử dụng rượu bia ở bệnh nhân mắc HCCH có THA và không tăng huyết áp Đặc điểm HCCH Sử dụng rƣợu bia HCCH có THA HCCH không THA p n % n % Uống nhiều rượu, bia 59 57,28 32 61,54 > 0,05 Không uống nhiều rượu, bia 44 42,72 20 38,46 Tổng cộng 103 100,0 52 100,0 Nhận xét: Trong tổng số bệnh nhân THA có HCCH, phần lớn (57,28%) bệnh nhân sử dụng nhiều rượu bia. Không có sự khác biệt về đặc điểm sử dụng rượu bia ở nhóm bệnh nhân mắc HCCH có THA và bệnh nhân mắc HCCH không có THA với p > 0,05.
  • 53. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 44 Bảng 3.4. Đặc điểm hút thuốc lá ở bệnh nhân mắc HCCH có THA và không tăng huyết áp Đặc điểm HCCH Hút thuốc lá HCCH có THA HCCH không THA p n % n % Có hút 25 24,27 10 19,23 > 0,05 Không hút 78 75,73 42 80,77 Tổng cộng 103 100,0 52 100,0 Nhận xét: Trong tổng số bệnh nhân mắc HCCH có THA, tỉ lệ hút thuốc lá chiếm 24,27%; tỉ lệ không HTL chiếm 75,73%. Tỉ lệ HTL ở nhóm bệnh nhân mắc HCCH có THA cao hơn nhóm bệnh nhân mắc HCCH không có THA nhưng chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Bảng 3.5. Đặc điểm hoạt động thể lực ở bệnh nhân mắc HCCH có THA và không tăng huyết áp Đặc điểm HCCH Hoạt động thể lực HCCH có THA HCCH không THA p n % n % Không hoạt động 37 35,92 10 19,23 < 0,05 Có hoạt động 66 64,08 42 80,77 Tổng cộng 103 100,0 52 100,0 Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân mắc HCCH có THA không hoạt động thể lực chiếm 35,92%; cao hơn tỉ lệ không hoạt động thể lực của nhóm bệnh nhân mắc HCCH không có THA với 19,23%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
  • 54. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 45 Bảng 3.6. Đặc điểm THA và không tăng huyết áp ở bệnh nhân có HCCH phân bố theo giới Đặc điểm HCCH Giới HCCH có THA HCCH không THA p n % n % Nam 90 87,38 41 78,85 > 0,05 Nữ 13 12,62 11 21,15 Tổng cộng 103 100,0 52 100,0 Nhận xét: Trong tổng số bệnh nhân mắc HCCH có THA: tỉ lệ nam giới bị THA có HCCH chiếm 87,38% và tỉ lệ nữ giới mắc HCCH có THA chiếm 12,62%. Không có sự khác biệt về giới ở bệnh nhân mắc HCCH có THA và bệnh nhân mắc HCCH không có THA với p > 0,05. Bảng 3.7. Đặc điểm THA và không tăng huyết áp ở bệnh nhân có HCCH phân bố theo nhóm tuổi Đặc điểm HCCH Nhóm tuổi HCCH có THA HCCH không có THA p n % n % < 40 5 4,85 7 13,46 < 0,05 40 - 49 13 12,62 16 30,77 50 - 59 69 66,99 27 51,92 ≥ 60 16 15,65 2 3,85 Tổng cộng 103 100,0 52 100,0 Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân mắc HCCH có THA chiếm cao nhất ở nhóm tuổi 51- 60 với 66,99% và thấp nhất ở nhóm tuổi < 40 với 4,85%. Tỉ lệ mắc HCCH kèm theo THA ở bệnh nhân nhóm tuổi 50 – 59 và ≥ 60 cao hơn bệnh nhân HCCH không kèm theo THA có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
  • 55. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 46 Bảng 3.8. Tỉ lệ tăng chỉ số BMI và WHR ở bệnh nhân THA và không tăng huyết áp có HCCH Đặc điểm HCCH Đặc điểm HCCH có THA HCCH không THA p n % n % BMI ≥ 23 (kg/m2 ) < 0,05 ≥ 23 (kg/m2 ) 90 87,38 38 73,08 < 23(kg/m2 ) 13 12,62 14 26,92 Tăng WHR < 0,05 Có tăng 82 79,61 33 63,46 Không tăng 21 20,39 19 36,54 Tổng cộng 103 100 52 100 Nhận xét: Phần lớn (87,38%) bệnh nhân mắc HCCH có BMI ≥ 23 kg/m2 bị THA. Có 79,61% bệnh nhân mắc HCCH có tăng WHR mắc THA; có 20,39% bệnh nhân HCCH không có tăng chỉ số WHR có mắc THA. Tỉ lệ bệnh nhân tăng BMI ≥ 23 kg/m2 và tăng WHR ở nhóm bệnh nhân HCCH có THA cao hơn nhóm bệnh nhân HCCH không THA, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bảng 3.9. Đặc điểm huyết áp ở bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa có tăng huyết áp Đặc điểm HCCH Huyết áp HCCH có THA n % Mức độ THA THA độ I 56 54,37 THA độ II 34 33,01 THA độ III 13 12,62 HA trung bình HA tâm thu 144,6 ± 12,2 HA tâm trương 97,1 ± 7,3 Tổng cộng 103 100 Nhận xét: 54,37% bệnh nhân bị HCCH có THA độ I, tỉ lệ THA độ II chiếm 33,01% và thấp nhất là THA độ III với 12,62%. HATT trung bình của bệnh nhân mắc HCCH có THA là 144,6 ± 12,2 mmHg và HATTr trung bình của bệnh nhân mắc HCCH có THA là 97,1 ± 7,3.