SlideShare a Scribd company logo
1 of 68
D Ạ Y H Ọ C T H E O Đ Ị N H
H Ư Ớ N G S T E M
Ths Nguyễn Thanh Tú
eBook Collection
SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT
HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM
TRONG CHỦ ĐỀ “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG
HỌC”, VẬT LÍ 11 - THPT (CHỦ ĐỀ MÁY CHIẾU
MINI - KÍNH THIÊN VĂN)
WORD VERSION | 2023 EDITION
ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL
TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
Hỗ trợ trực tuyến
Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon
Mobi/Zalo 0905779594
Tài liệu chuẩn tham khảo
Phát triển kênh bởi
Ths Nguyễn Thanh Tú
Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật :
Nguyen Thanh Tu Group
vectorstock.com/28062424
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TRONG CHỦ ĐỀ “MẮT. CÁC
DỤNG CỤ QUANG HỌC”, VẬT LÍ 11 - THPT
LĨNH VỰC: VẬT LÍ
NGHỆ AN – 2023
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TRONG CHỦ ĐỀ “MẮT. CÁC
DỤNG CỤ QUANG HỌC”, VẬT LÍ 11 - THPT
MÔN : VẬT LÍ
LĨNH VỰC: VẬT LÍ
Tác giả: Hồ Thị Quỳnh Thương
Điện thoại:
Mail:
NGHỆ AN – 2023
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................. 1
PHẦN 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................... 2
1.1. Lí do chọn đề tài............................................................................................. 2
1.2. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 3
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................... 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 3
1.5. Tính mới và đóng góp của đề tài.................................................................... 3
PHẦN 2 : NỘI DUNG .......................................................................................... 4
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................... 4
2.1.1. Giáo dục STEM trong dạy học.................................................................... 4
2.1.1.1. Khái niệm về dạy học STEM................................................................... 4
2.1.1.2. Mục tiêu của giáo dục STEM................................................................... 4
2.1.1.3. Tiêu chí xây dựng chủ đề giáo dục STEM............................................... 5
2.1.1.4. Đặc trưng của quá trình dạy và học trong thời đại của cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 ..................................................................................................... 5
2.1.2. Phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học chủ đề theo định
hướng STEM......................................................................................................... 6
2.1.2.1. Khái niệm năng lực sáng tạo.................................................................... 6
2.1.2.2. Biểu hiện năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học theo định hướng
STEM .................................................................................................................... 6
2.1.2.3. Biện pháp phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học theo
định hướng STEM................................................................................................. 7
2.1.2.4. Công cụ đánh giá chủ đề giáo dục STEM theo định hướng STEM ........ 7
2.1.3. Chuyển đổi số trong dạy học....................................................................... 8
2.1.3.1. Khái niệm “ chuyển đổi số”..................................................................... 8
2.1.3.2. Nội dung cơ bản của “ chuyển đổi số” trong giáo dục và đào tạo......... 9
2.1.3.3. Tầm quan trọng và lợi ích của chuyển đổi số trong sự thúc đẩy chất lượng
trong giáo dục hiện nay trong trường học............................................................ 9
2.1.3.4. Một số ứng dụng của “ chuyển đổi số” trong quá trình dạy học.......... 11
2.1.3.5. Tổ chức lồng ghép “chuyển đổi số ” trong dạy học.............................. 11
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.................................................................................... 12
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
2.2.1. Thực trạng việc áp dụng chuyển đổi số trong trường THPT.................... 12
2.2.2. Thực trạng việc tổ chức hoạt động dạy và học theo định hướng STEM ở
trường THPT ....................................................................................................... 13
2.2.3. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chuyển đổi số kết hợp với dạy học theo
định hướng STEM ở trường THPT..................................................................... 13
2.3. THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH
HƯỚNG STEM TRONG CHỦ ĐỀ “ MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG
HỌC”,VẬT LÍ 11 - THPT .................................................................................. 14
2.3.1. Phân tích nội dung kiến thức chương “ Mắt. Các dụng cụ quang học” trong
chương trình THPT ............................................................................................. 14
2.3.2. Xây dựng nội dung kiến thức “ Mắt. Các dụng cụ quang học” theo định
hướng STEM....................................................................................................... 16
2.3.3. Ứng dụng các phần mềm trong dạy học chủ đề “ Mắt. Các dụng cụ quang
học” ..................................................................................................................... 19
2.3.4. Thiết kế chủ đề giáo dục STEM nội dung kiến thức chương ................... 25
2.3.4. Triển khai thực hiện chuyển đổi số kết hợp với dạy học theo định hướng
stem trong chủ đề “ Mắt. Các dụng cụ quang học”- Vật Lí 11 THPT................ 27
1. TÊN CHỦ ĐỀ: MÁY CHIẾU MINI .............................................................. 27
2. TÊN CHỦ ĐỀ: KÍNH THIÊN VĂN .............................................................. 33
2.3.5. Thực nghiệm sư phạm............................................................................... 41
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 49
PHỤ LỤC............................................................................................................ 50
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
THPT Trung học phổ thông
HS Học sinh
GV Giáo viên
KHKT Khoa học kĩ thuật
CT- GDPT Chương trình – Giáo dục phổ thông
CĐS Chuyển đổi số
GQVĐ Giải quyết vấn đề
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
2
PHẦN 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời kỳ bùng nổ
tri thức và khoa học công nghệ, thời kì của cách mạng công nghiệp 4.0. Ngành giáo
dục luôn được các ban ngành quan tâm và ngày càng được đổi mới. Như là chuyển
mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng
lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lí luận gắn kết với thực tiễn; giáo
dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Bên cạnh đó, việc
áp dụng công nghệ tiên tiến càng giúp nâng cao trải nghiệm của người học; cải thiện
những phương pháp giảng dạy cũng như tạo môi trường để học tập thuận tiện nhất.
Vật lí học nằm trong hệ thống các môn học ở nhà trường phổ thông nên việc đổi
mới phương pháp dạy và học đối với môn Vật lí là điều tất yếu. Do đặc thù của môn
Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, các kiến thức Vật lí đóng vai trò nguyên tắc
hoạt động của các ứng dụng kĩ thuật nên một trong các khâu quan trọng của quá
trình đổi mới phương pháp dạy học Vật lí là tăng cường hoạt động thực nghiệm,
nghiên cứu và tìm hiểu các ứng dụng kĩ thuật của Vật lí của học sinh trong quá trình
học tập. Theo chỉ thị số 16 của Thủ tướng chính phủ mới đây có nêu rõ, Bộ Giáo
dục và Đào Tạo thúc đẩy triển khai giáo dục STEM trong chương trình phổ thông
nhằm thích nhi với những yêu cầu của cuộc ccsh mạng công nghiệp lần thứ 4. Điều
đó cho thấy răng giáo dục STEM có vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng công
nghiệp này. Vì vậy, việc tổ chức dạy học theo định hướng STEM để học sinh tiếp
cận với con đường nghiên cứu khoa học qua đó giúp học sinh hiểu sâu sắc các kiến
thức Vật lí là hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng to lớn. Thông qua các nhiệm
vụ này, học sinh sẽ được rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, giáo dục tổng hợp, hình thành tư
duy sáng tạo và tinh thần làm việc tập thể. Từ đó, học sinh nắm được các ứng dụng
kĩ thuật trong đời sống và có kiến thức để sử dụng các máy móc thiết bị cơ bản làm
cơ sở cho việc sử dụng những công cụ trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Theo chỉ thị số 112/CT-BGDĐT ngày 19/8/2022 về ciệc thực hiện nhiệm vụ trọng
tâm năm học 2022 – 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục. Với sự phát triển không ngừng
của công nghệ, chuyển đổi số chính là xu hướng của xã hội và đặc biệt là trong giáo
dục. Việc áp dụng công nghệ vào giáo dục có vai trò vô cùng lớn, tạo nên bước ngoặt
phát triển cho giáo dục. Thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số được
nhận định là chìa khóa nâng cao hoạt động, tạo những thay đổi nhanh chóng về mô
hình, cách thức phương thức và phương pháp dạy và học. Để bắt kịp với yêu cầu và
tiêu chuẩn thời đại, ngành giáo dục nói chung và các trường THPT nói riêng chú
trong đặc biệt việc phát triển chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo đội ngũ cán
bộ, giáo viên và học sinh. Thực hiện chuyển đổi số là việc áp dụng công nghệ thông
tin hiện đại vào dạy và học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh sinh viên và
giáo viên, giúp người dạy và người học phát huy tối đa khả năng tư duy, sáng tạo,
chủ động trong dạy và học.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
3
Từ những cơ sở đó, tôi lựa chọn đề tài: Thực hiện chuyển đổi số kết hợp với
dạy học theo định hướng STEM trong chủ đề “Mắt. Các dụng cụ quang học”,
Vật Lí 11 – THPT.
1.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện chuyển đổi số kết hợp với dạy học theo định hướng stem trong chủ đề
“Mắt. Các dụng cụ quang học”, Vật Lí 11 – THPT.
Khách thể nghiên cứu: Học sinh trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của chuyển đổi số và dạy học định hướng STEM trong
chủ đề “ Mắt. Các dụng cụ quang học” Vật Lí 11 – THPT.
- Khảo sát được tình trạng áp dụng chuyển đổi số và dạy học theo định hướng
STEM trong trường THPT.
- Đề xuất và thực nghiệm một số giải pháp.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận bao gồm: phương pháp phân tích tổng
hợp, khái quát, nghiên cứu tài liệu thuộc phạm vi đề tài.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn : là phương pháp điều tra, quan sát sư
phạm để điều ra thực trạng dưới góc độ “ chuyển đổi số” và STEM.
- Phương pháp thống kê số học: sử dụng lý thuyết Toán học như thống kê xác
suất, đại số, phân tích điều tra và thực nghiệm.
1.5. Tính mới và đóng góp của đề tài
Về lý luận :
- Giúp giáo viên nhận thức đúng đắn về giáo dục STEM và tính ưu việt khi dạy
học theo định hướng STEM, từ đó có kế hoạch tự bồi dưỡng, nghiên cứu để đáp ứng
yêu cầu mới của giáo dục.
- Giúp giáo viên hiểu được chuyển đổi số, vận dụng chuyển đổi số như thế nào
trong quá trình dạy và học.
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về thực hiện chuyển đổi số kết hợp với dạy
học theo định hướng STEM trong chủ đề “Mắt. Các dụng cụ quang học”, Vật Lí 11
- THPT
Về thực tiễn :
- Học sinh được tiếp cận với công nghệ thông tin, trao đổi, trau dồi thêm các kiến
thức để vận dụng vào thực tế.
- Tạo sân chơi cho học sinh phát triển hết bản thân mình, tạo cơ hội cho học sinh
bắt kịp với thời đại công nghệ 4.0.
- Rèn luyện tư duy, tăng thêm các khả năng cho học sinh trong quá trình học.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
4
PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Giáo dục STEM trong dạy học
2.1.1.1. Khái niệm về dạy học STEM
STEM là viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ),
Engineering (kỹ thuật) và Math (toán học). Giáo dục STEM về bản chất được hiểu
là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh
vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Sự phát triển về Khoa học, Công
nghệ, Kĩ thuật và Toán học trong đó Science là quy trình sáng tạo ra kiến thức khoa
học; Engineering là quy trình sử dụng kiến thức khoa học để thiết kế công nghệ mới
nhằm giải quyết các vấn đề; Toán là công cụ được sử dụng để thu nhận kết quả và
chia sẻ kết quả đó với những người khác.
“Science” trong chu trình STEM được mô tả bởi từ “Technology” sang
“Knowledge” thể hiện quy trình sáng tạo khoa học. Đứng trước thực tiễn với "Công
nghệ" hiện tại, các nhà khoa học, với năng lực tư duy phản biện, luôn đặt ra những
câu hỏi/vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ, đó là các câu hỏi/vấn
đề khoa học. Trả lời các câu hỏi khoa học hoặc giải quyết các vấn đề khoa học sẽ
phát minh ra các "Kiến thức" khoa học. Ngược lại, “Engineering” trong chu trình
STEM được mô tả bởi một mũi tên từ “Knowledge” sang “Technology” thể hiện
quy trình kĩ thuật. Các kĩ sư sử dụng "Kiến thức" khoa học để thiết kế, sáng tạo ra
công nghệ mới. Như vậy, trong chu trình STEM, "Science" được hiểu không chỉ là
"Kiến thức" thuộc các môn khoa học (như Vật lý, Hoá học, Sinh học) mà bao hàm
"Quy trình khoa học" để phát minh ra kiến thức khoa học mới. Tương tự như vậy,
"Engineering" trong chu STEM không chỉ là "Kiến thức" thuộc lĩnh vực "Kĩ thuật"
mà bao hàm" Quy trình kĩ thuật" để sáng tạo ra "Công nghệ" mới. Hai quy trình nói
trên tiếp nối nhau, khép kín thành chu trình sáng tạo khoa học - kĩ thuật theo mô
hình "xoáy ốc" mà cứ sau mỗi chu trình thì lượng kiến thức khoa học tăng lên và
cùng với nó là công nghệ phát triển ở trình độ cao hơn.
2.1.1.2. Mục tiêu của giáo dục STEM
- Phát triển được năng lực đặc thù của môn học STEM cho học sinh: Chú trọng
phát triển những kiến thức, kỹ năng liên quan đến các môn Khoa học, Công nghệ,
Kỹ thuật, Toán. Hơn nữa phải vận dụng được các kiến thức kĩ năng để giải quyết
vấn đề trong thực tiễn.
- Phát triển năng lực cốt lõi của học sinh: Bên cạnh những hiểu biết về Khoa học,
Công nghệ, Kỹ thuật, Toán, giáo dục STEM trang bị cho học sinh những kỹ năng
phù hợp để đáp ứng yêu cầu mang tính thách thức trong thực tế.
- Định hướng nghề nghiệp cho học sinh: Giáo dục STEM tạo điều kiện cho các
em nắm thêm được kiến thức kỹ năng nền tảng cho học tập ở bậc học cao hơn cũng
như cho ngành nghề tương lai của bản thân các em, góp phần đào tạo ra nguồn nhân
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
5
lực cho xã hội.
2.1.1.3. Tiêu chí xây dựng chủ đề giáo dục STEM
Để xây dựng chủ đề giáo dục STEM cần dựa trên những tiêu chí cơ bản:
- Hướng tới giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
- Hướng tới việc học sinh vận dụng các kiến thức trong lĩnh vực STEM để giải
quyết vấn đề.
- Định hướng thực hành kết hợp lý thuyết nhằm hình thành và phát triển năng lực
cho học sinh.
- Khuyến khích việc hoạt động nhóm.
2.1.1.4. Đặc trưng của quá trình dạy và học trong thời đại của cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0
Hiện nay, thế giới và Việt Nam đang chứng kiến những sự thay đổi vượt bậc
trong thời đại công nghệ số của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN
4.0) và tầm ảnh hưởng sâu rộng của khoa học công nghệ đến đời sống con người.
Những sự phát triển này đã và đang tác động toàn diện và sâu sắc đến tất cả các lĩnh
vực của đời sống KT-XH của các quốc gia. Bản chất của CMCN 4.0 chính là sự ứng
dụng công nghệ, khoa học dữ liệu và sử dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ sản xuất và
cuộc sống con người. CMCN 4.0 đem lại nhiều điều kiện thuận lợi, giúp con người
khám phá nhiều tri thức mới, nâng cao quy mô và chất lượng nền kinh tế, đặc biệt
trong lĩnh vực sản xuất, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức song hành với các thời
cơ, buộc người lao động, các nhà hoạch định chiến lược phải thay đổi cho phù hợp.
Trong sự tác động ấy, giáo dục hiện đại, đặc biệt là giáo dục đại học là lĩnh vực chịu
sự tác động lớn nhất. Trong những năm gần đây, Việt Nam đang thực hiện công cuộc
đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, nhất là giáo dục đại học và sau đại học.
Tuy nhiên, sự tác động mạnh mẽ của CMCN 4.0 đến giáo dục đòi hỏi các trường
học cần thay đổi mục tiêu, nội dung giáo dục, phương pháp dạy học. Việc dạy học
trực tuyến, cùng với các công cụ hỗ trợ cho giảng dạy của thời đại công nghệ số đã
và đang thay đổi lớn đến tình hình dạy và học tại các trường THPT hiện nay, giúp
hiện đại hóa giáo dục song lại đặt ra rất nhiều những vấn đề khiến giáo viên và các
nhà quản lí phải cân nhắc để thay đổi phương pháp dạy học nhằm đem lại hiệu quả
cao nhất trong giáo dục đại học hiện nay.
Đối với học sinh: Việt Nam là quốc gia có sự phát triển mạnh mẽ nguồn lực
internet. Việc truy cập internet hiện nay trở nên rất thông dụng đối với mọi người,
đây là điều kiện dễ dàng nhất để tìm kiếm kho dữ liệu thông tin khổng lồ trên thế
giới và ở Việt Nam, là điều kiện rất thuận lợi cho giáo dục tại các trường đại học
hiện nay. Học sinh cũng có thể dễ dàng tìm kiếm những tri thức cần có thông
qua thiết bị bắt wifi, di động thông minh, laptop, máy tính bảng... để tự tìm hiểu kiến
thức dưới sự hướng dẫn của GV và hoàn thành được mục tiêu giáo dục của mình.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
6
Đối với Giáo viên: Cuộc CMCN 4.0 đã và đang đem lại nhiều điều kiện thuận lợi
cho GV hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
hiện đại. Trước hết, nguồn tài liệu phục vụ giảng dạy vô cùng đa dạng nhờ sự tiến
bộ của hệ thống internet kết nối và dữ liệu khổng lồ giúp GV tiếp cận được nhiều tài
liệu trong và ngoài nước, phục vụ tốt việc xây dựng bài học. GV có thể tìm hiểu sâu
sắc về vấn đề giảng dạy với nhiều hướng nhận thức khác nhau, làm phong phú thêm
cách nhìn nhận của bản thân với môn học, giúp các GV tự tin hơn trong giảng dạy.
Bên cạnh những tác động tích cực thì CMCN 4.0 đang thực sự tạo ra nhiều những
thách thức, đòi hỏi các GV cần nhiều nỗ lực hơn nữa trong công tác giảng dạy của
mình:
- Thứ nhất, nhiều công cụ hỗ trợ giảng dạy đòi hỏi GV phải thường xuyên cập
nhật các phương pháp dạy học hiện đại để tránh sự nhàm chán trong quá trình
dạy và học.
- Thứ hai, số tiết dạy của GV có thể sẽ bị giảm bớt, thay vào đó là sự xuất hiện
của việc học tập online rút ngắn thời gian học tập và kết thúc học phần.
- Thứ ba, HS có thể gặp khó khăn trong lựa chọn và sử dụng nguồn tài liệu.
2.1.2. Phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học chủ đề theo định
hướng STEM
2.1.2.1. Khái niệm năng lực sáng tạo
Trong dự thảo chương trình giáo dục của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, coi sáng tạo
là một trong những năng lực chung cần được hình thành và phát triển cho học sinh.
Sáng tạo là một trong những năng lực quan trọng có ảnh hưởng lớp đến sự phát triển
của toàn xã hội, là khả năng tạo ra cái mới có tính hữu dụng phục vụ cho đời sống
của con người và những điều cốt yếu làm tiền đề cho sự phát triển của nhân loại.
Sáng tạo mang tính tinh thần của mỗi cá nhân và mỗi người lại có cách thức và con
đường sáng tạo khác nhau.
2.1.2.2. Biểu hiện năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học theo định
hướng STEM
* Đặc trưng của hoạt động sáng tạo:
+ Có sự tự lực chuyển từ các tri thức và kỹ năng sang giải quyết tình huống.
+ Nhìn thấy những vấn đề mới.
+ Nhìn thấy cấu trúc của đối tượng đang nghiên cứu.
+ Xây dựng phương án mới về nguyên tắc, khác với những phương pháp quen
thuộc đã biết.
+ Nhìn thấy nhiều cách giải quyết có thể có, tiến hành giải quyết theo từng cách
và lựa chọn cách tối ưu.
+ Tự lực kết hợp với các phương thức hoạt động đã biết, tạo thành cái mới.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
7
* Các biểu hiện khi học sinh học theo định hướng giáo dục STEM.
+ Nghiên cứu kiến thức, các sản phẩm có sẵn, đưa ra lời bình, trao đổi với bạn bè
hoặc giáo viên, các chuyên gia… Từ đó đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
+ Tự đề xuất giải pháp phù hợp không trùng với giải pháp đã có sẵn.
+ Tự truyền tải kiến thức và kỹ năng từ lĩnh vực quen biết sang tình huống mới.
+ Đề xuất mô hình giả thuyết, thực nghiệm để kiểm tra đề xuất đúng hay sai.
+ Tự thiết kế sơ đồ nguyên lí, bản vẽ kĩ thuật thể hiện cấu tạo, chức năng của đối
tượng đang nghiên cứu.
2.1.2.3. Biện pháp phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học theo
định hướng STEM
Căn cứ vào các biểu hiện của năng lực sáng tạo, có thể chỉ ra một số biện pháp
phát huy năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học định hướng STEM:
+ Tổ chức các hoạt động sáng tạo gắn liền với quá trình vận dụng kiến thức Vật
Lý để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
+ Tổ chức các hoạt động sáng tạo gắn liền với quá trình xây dựng kiến thức mới.
+ Luyện tập phỏng đoán, xây dựng giả thuyết.
+ Luyện tập đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán.
2.1.2.4. Công cụ đánh giá chủ đề giáo dục STEM theo định hướng STEM
Đánh giá là công việc không thể thiếu trong quá trình dạy học. Đặc biệt là khi áp
dụng một phương pháp dạy học mới nhằm xây dựng kiến thức mới thì việc đánh giá
chính xác, khách quan sẽ giúp giáo viên có những thông tin đáng tin cậy.
a. Nguyên tắc đánh giá
Đặc điểm của giáo dục STEM là định hướng sản phẩm, phương pháp giảng
dạy là dạy học dựa trên dự án, học tập theo nhóm. Vì vậy việc đánh giá thường
xuyên, đa dạng các hình thức và công cụ đánh giá là cần thiết.
b. Yêu cầu đánh giá
- Học sinh đánh giá học sinh: qua các buổi làm việc nhóm, qua tinh thần trách
nhiệm trong công việc, qua khả năng vận dụng kiến thức để áp dụng thực tế
- Giáo viên đánh giá học sinh qua các bài kiểm tra, các sản phẩm, các dự án, các
phiếu học tập và trong quá trình học tập.
c. Tiêu chí đánh giá
Tiêu chí đánh giá
Mức độ
Mức 3 Mức 2 Mức 1
Tìm ra những vấn
đề mới, tình huống
Phát hiện ra những
vấn đề mới, tình
Phát hiện ra những
vấn đề mới, tình
Không phát hiện
ra được vấn đề
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
8
mới trong thực tiễn
và đề ra giải phát
giải quyết vấn đề
huống mới và đề
xuất được phương
án giải quyết đúng,
hệ thống mới
mang lại hiệu quả
cao
huống mới nhưng
không đề xuất
được phương án
giải quyết đúng, hệ
thống mới mang
lại hiệu quả.
mới.
Thiết kế được sơ
đồ bản vẽ thể hiện
nguyên lý cấu tạo
và hoạt động, vận
hành của hệ thống
mới
Đưa ra được
những thiết kế hợp
lý phù hợp dựa
trên sự tìm tòi và
không trùng với
thiết kế có sẵn
Đưa ra được
những thiết kế hợp
lý phù hợp dựa
trên thiết kế có sẵn
Không đưa ra
được thiết kế hợp
lý
Tìm ra các giải
pháp khảo sát, đo
đạc đảm bảo tính
hiệu quả
Đưa ra được và
kiễm chứng rõ
ràng
Đưa ra nhưng
không có độ kiểm
chứng cao
Không đưa ra
được giải pháp
Tìm ra các thiết bị
vật liệu mới thay
thế cho thiết bị, vật
liệu cũ mà vẫn
đảm bảo tính hiệu
quả cao
Sử dụng được thiết
bị thay thế mang
tính hiệu quả, tiết
kiệm có tính thẩm
mỹ
Biết được các thiết
bị thay thế nhưng
chưa có tính hiệu
quả cao
Không đưa ra
được thiết bị thay
thế
Đề xuất giải
pháp thiết kế mới
cho hệ thống kỹ
thuật đã có, thay
đổi một số chi tiết
thiết kế nhằm tăng
tính hiệu quả
Đề xuất được
giải pháp hiệu quả
Đề xuất được
giải pháp nhưng
chưa hiểu quả cao
Không đề xuất
được giải pháp
2.1.3. Chuyển đổi số trong dạy học
2.1.3.1. Khái niệm “ chuyển đổi số”
Chuyển đổi số là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu của các
doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam. Chính phủ Việt nam cũng đặc biệt quan tâm
đến vấn để chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và giao cho Bộ
Thông tin &Truyền thông xây dựng Đề án Chuyển đổi số quốc gia và trình Đề án
cho Thủ tướng ngay trong năm 2019.
Theo Microsoft, chuyển đổi số là một sự đổi mới kinh doanh được thúc đẩy bởi
sự bùng nổ của đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật cung cấp những
cách mới để hiểu, quản lý và chuyển đổi cho các hoạt động kinh doanh của họ.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
9
Chuyển đổi số (Digital transformation) được hiểu là ứng dụng những tiến bộ về
công nghệ số như điện toán đám mây (cloud), dữ liệu lớn (Big data),... vào mọi hoạt
động của tổ chức, doanh nghiệp nhằm đưa lại hiệu suất cao, thúc đẩy phát triển
doanh thu và thương hiệu.
Chuyển đổi số trong Giáo dục là gì?
Chuyển đổi số trong ngành giáo dục, nghĩa là việc áp dụng công nghệ, dựa vào
mục đích, cơ cấu của doanh nghiệp giáo dục. Hiện tại, được ứng dụng dưới 3 hình
thức chính:
Ứng dụng công nghệ trong phương pháp giảng dạy: Lớp học thông minh, lập
trình…vào việc giảng dạy.
Ứng dụng công nghệ trong quản lý: Công cụ vận hành, quản lý
Ứng dụng công nghệ trong lớp học: Công cụ giảng dạy, cơ sở vật chất.
2.1.3.2. Nội dung cơ bản của “ chuyển đổi số” trong giáo dục và đào tạo
Trong lĩnh vực giáo dục, chuyển đổi số sẽ hỗ trợ học sinh theo hướng giảm
truyền thụ nội dung sang phát triển năng lực người học, đồng thời tăng khả năng tự
học, tạo cơ hội học tập mọi lúc mọi nơi, cá nhân hoá việc học, góp phần tạo ra xã
hội học tập và học tập suốt đời. Sự bùng nổ của nền tảng công nghệ đang hình thành
nên hạ tầng giáo dục. theo đó nhiều mô hình thông minh trên nền tảng CNTT được
ra đời.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục tập trung chủ yếu vào 2 nội dung: chuyển
đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong giảng dạy, kiểm tra, đánh giá,
nghiên cứu khoa học. Trong quản lý giáo dục bao gồm số hoá thông tin, triển khai
các dịch vụ công, kí sổ điểm điện tử, kí học bạ qua VNEDU…. Trong giảng dạy,
kiểm tra đánh giá gồm số hoá học liệu, thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai
hệ thống đào tạo trực tuyến, xây dựng các trường học ảo…..
2.1.3.3. Tầm quan trọng và lợi ích của chuyển đổi số trong sự thúc đẩy chất
lượng trong giáo dục hiện nay trong trường học
Tầm quan trọng của chuyển đổi số:
“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm
2030” được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng
Chính phủ xác định như sau: Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng
triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu,
giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình
thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào
tạo cá thể hóa. 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong
đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối
thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và
kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học. Hiểu một cách đơn giản thì
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
10
chuyển đổi số trong giáo dục chính là việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến giúp
nâng cao trải nghiệm của người học; cải thiện những phương pháp giảng dạy cũng
như tạo môi trường để học tập thuận tiện nhất.
Ứng dụng chuyển đổi số sẽ tạo ra mô hình giáo dục thông minh, từ đó giúp việc
học, hấp thụ kiến thức của người học trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Sự bùng nổ
của các nền tảng công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi để truyền đạt kiến thức và phát
triển được khả năng tự học của người học mà không bị giới hạn về thời gian cũng
như không gian. Hiện tại, chuyển đổi số trong giáo dục được ứng dụng dưới 3 hình
thức chính là: ứng dụng công nghệ trong phương pháp giảng dạy: lớp học thông
minh, lập trình… vào việc giảng dạy; ứng dụng công nghệ trong quản lý: công cụ
vận hành, quản lý; ứng dụng công nghệ trong lớp học: công cụ giảng dạy, cơ sở vật
chất. Bên cạnh một số trường đã áp dụng công nghệ vào giảng dạy trực tuyến từ
nhiều năm trước đây, vẫn còn khá nhiều trường chưa quen với hình thức đào tạo này,
hoặc cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin chưa đảm bảo để thực hiện giảng dạy trực
tuyến một cách có hiệu quả, và phát huy được năng lực của người học.
Tuy nhiên, với xu thế phát triển công nghệ hiện nay, việc tiếp cận công nghệ
vào giảng dạy và học tập trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Sự phát triển của các
ứng dụng trên nền tảng di động, mạng xã hội giúp người dùng dễ dàng tương tác
mọi lúc mọi nơi, đã tạo điều kiện cho giáo dục trực tuyến phát triển lên bậc cao
hơn.Nền tảng cơ bản của chuyển đổi số trong giáo dục dựa vào cơ sở vật chất, hạ
tầng thông tin, cơ sở dữ liệu số chuyên ngành, đường lối, chủ trương chính sách và
đội ngũ lãnh đạo, cán bộ viên chức, giảng viên, giáo viên, người học …Vì thế tầm
quan trọng của chuyển đối số rất lớn trong giáo dục hiện nay.
Lợi ích của chuyển đổi số
+ Chủ động trong học tập:
Việc ứng dụng công nghệ số sẽ giúp bạn có thời gian học tập thoải mái mọi lúc
mọi nơi. Người học tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn, bỏ qua về giới hạn khoảng cách,
tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả.
Khả năng tiếp cận nhiều tài liệu học tập:
Thông qua chuyển đổi số, người dùng có thể tiếp cận những nguồn tài liệu khổng
lồ, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Đồng thời bạn dễ dàng tìm kiếm thông tin và khai thác chuyên sâu các khía cạnh
mà bạn quan tâm.
+ Chất lượng giáo dục đảm bảo:
Việc ứng dụng công nghệ số vào giáo dục sẽ đem lại những kết quả như: giúp lưu
trữ các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu, sẽ theo dõi chính xác hoạt động của giáo
viên, học sinh và người quản lý, quản lý đầy đủ các thông tin, hồ sơ giáo dục của
học sinh rõ ràng, không bị thất thoát hồ sơ, ghi chép chính xác về lịch sử học tập
cũng như bảng điểm một cách minh bạch.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
11
+ Tiết kiệm chi phí học tập
Đây là lợi ích lớn thiết thực cho mỗi người trong việc chuyển đổi số. Tiết kiệm
thời gian, chi phí học tập, giảm thiểu sự lãng phí chi phí in ấn và đem lại kiến thức
sâu rộng.
2.1.3.4. Một số ứng dụng của “ chuyển đổi số” trong quá trình dạy học
Những ứng dụng chuyển đổi số giáo dục trong phương pháp dạy học:
+ Khóa học trực tuyến E – learning: Ispring 9,10; Storyline….
+ Phương pháp học tập: canva, padlet, kahoot, quizzi….
+ Phương pháp học bằng ứng dụng thực tế ảo: crocodile, Phet.colorado, google
earth,….
+ Phần mềm quản lý, kiểm tra đánh giá: class123, google forms, azota,….
2.1.4. Tổ chức thực hiện “ chuyển đổi số” trong dạy học theo định hướng STEM.
Trong quá trình giảng dạy các chủ đề theo định hướng STEM, lồng ghép chuyển
đổi số vào quá trình giảng dạy như sau:
Mục đích Phần mềm Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
Quá trình
dạy học
canva,
powerpoint,
ispring
Thực hiện trong quá trình
giảng dạy, truyền tải nội
dung
Báo cáo sản phẩm, trình
chiếu quá trình và kết
quả thực hiện
Trò chơi kahoot, quizzi Giao các bài tập trắc
nghiệm trong chủ đề
Học sinh thông qua trò
chơi để nhớ lại kiến thức
đã học trong chủ đề
Thí
nghiệm ảo
crocodile,
phet,.colorado
Trình chiếu các thí
nghiệm ảo cho hs quan sát
Quan sát để hiểu bài hơn
Trao đổi
bài
Padlet, zalo,
FB
Nắm bắt thông tin hoạt
động của học sinh
Trao đổi thông tin, nội
dung với GV và bạn bè
Kiểm soát
lớp
google class,
class 123
Kiểm soát mức độ làm
việc của học sinh
Thực hiện nhiệm vụ
Kiểm tra Azota Cho học sinh làm bài kiểm
tra
Thực hiện kiểm tra kiến
thức
Lưu trữ Mã QR-code Xem quá trình thực hiện
của học sinh
Lưu dữ hình ảnh, thông
tin của sản phẩm
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
12
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1. Thực trạng việc áp dụng chuyển đổi số trong trường THPT
2.2.2.1. Về Học sinh
Để tìm hiểu thực trạng HS áp dụng CNTT trong học tập, tôi đã điều tra 30 em
tìm hiểu về sự hiểu biết của các em trong các phần mềm hỗ trợ học tập. Kết quả thấy
rằng một số em đã biết vận dụng phần mềm trong học tập. Bên cạnh đó còn một số
em chưa biết các ứng dụng này được sử dụng như thế nào hoặc mới chỉ quan sát thấy
thầy cô trình chiếu trên màn hình mà chưa được thực sự tương tác sử dụng.
Link phiếu điều tra https://forms.gle/X8HDRGmbKT2TQ3196
2.2.2.2. Về phía giáo viên
Đa số GV đã biết vận dụng 1 số phần mềm trong dạy học, Tuy nhiên, cách
thức tổ chức chưa đa dạng, chỉ mới dừng lại ở khâu trình chiếu đơn giản, tương
tác một chiều, nên hiệu quả học tập chưa cao.
Kết quả thăm dò 70 GV (36 GV tại đơn vị tôi công tác và 34 GV dạy tại 4
trường THPT trong địa bàn huyện Quỳnh Lưu – Hoàng Mai về việc sử dụng các
phần mềm hỗ trợ trong dạy học được thể hiện qua biểu đồ sau:
(Kết quả từ link khảo sát: https://forms.gle/BE7NS53uTPiBE2386
Quí Thầy/Cô đã sử dụng các phần mềm và thiết bị hỗ trợ
Đồ thị khảo sát “Những ứng dụng công nghệ các
em đã sử dụng trong học tập”
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
13
2.2.2. Thực trạng việc tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng STEM ở
trường THPT
Để tìm hiểu về thực trạng dạy học Vật lý trung học theo định hướng giáo dục
STEM, tôi đã tiến hành điều tra 40 GV môn Vật lý trường THPT trên địa bàn huyện
Quỳnh Lưu. Nội dung phiếu điều tra ( phụ lục)
KẾT QUẢ
Mối quan tâm về STEM hiện nay của GV môn Vật lý
Bảng kết quả điều tra về mối quan tâm STEM đối với giáo viên
TT Mức độ quan tâm Ý kiến
1 Không quan tâm 1(2.5%)
2 Mới chỉ nghe nói đến 2(5%)
3 Rất muốn tìm hiểu 10(25%)
4 Đang tìm hiểu 20(50%)
5 Đang nghiên cứu 5(12.5%)
6 Đang dạy về STEM 3(7.5%)
Từ kết quả khảo sát với 25 giáo viên đã cho thấy hơn 90% giáo viên đã có biết
về giáo dục STEM. Bên cạnh đó trong số GV được hỏi 50% GV đang tìm hiểu về
STEM và có 7.5% là đang nghiên cứu về STEM và có 3 GV đang dạy về STEM.
Hầu hết hiểu biết của giáo viên về giáo dục STEM là qua quá trình tự tìm hiểu,
nghiên cứu của bản thân hoặc qua các lớp tập huấn, báo cáo chuyên đề chứ không
phải từ chương trình bắt buộc của nhà trường.
2.2.3. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chuyển đổi số kết hợp với dạy học
theo định hướng STEM ở trường THPT
2.2.3.1 .Thuận lợi
- Thời đại công nghệ 4.0, phương tiện thông tin thuận tiện, nên việc học sinh trao
đổi thông tin với nhau hoặc trao đổi với giáo viên và thực hiện các ứng dụng trên
các phương tiện dễ dàng hơn. Vì thế đưa mô hình dạy học STEM thuận tiện hơn và
lan truyền được nhiều nơi hơn.
- Mỗi trường học đều đầu tư vào các hoạt động dạy và học nên khuyến khích cho
giáo viên tổ chức hoạt động dạy học để tiếp cận năng lực của học sinh. Nhiều trường
THPT hiện nay có nhiều thế mạnh về cơ sở vật chất. Để thiết kế các bài giảng có
chất lượng đòi hỏi ứng dụng nhiều của CĐS, HS khá thành thạo vi tính, máy chiếu,
khai thác mạng (facebook, zalo, messeger, trang web, goole, LMS...), qua đó phát
triển các NL cho HS, đảm bảo mục tiêu của quá trình dạy học.
- Nó giúp đảm bảo giáo dục toàn diện trong việc triển khai giáo dục STEM ở nhà
trường, bên cạnh các môn học đang được quan tâm như Toán, khoa học, các lĩnh
vực công nghệ, kĩ thuật, cũng sẽ được quan tâm, đầu tư trên tất cả các phương diện
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
14
về đội ngũ giáo viên, chương trình, cơ sở vật chất.
- Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh: triển khai các dự án
học tập STEM, học sinh hợp tác với nhau, chủ động và tự lực thực hiện các nhiệm
vụ học tập, được làm quen hoạt động có tính chất nghiên cứu khoa học. Kết nối
trường học với cộng đồng Hướng nghiệp, phân luồng cho học sinh.
2.2.3.2. Khó khăn
Qua việc khảo sát giáo viên áp dụng chuyển đổi số vào dạy học theo định hướng
STEM thấy có nhiều khó khăn, cụ thể như sau:
- Năng lực của giáo viên trong việc tiếp cận với chương trình đổi mới phương
pháp dạy học ở các trường và các địa phương không đồng đều, một số giáo viên
chưa áp dụng được phương pháp chuyển đổi số vào trong quá trình dạy. Bên
cạnh đó nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ việc triển khai chương trình giáo dục
STEM hoặc phương pháp dạy học của nhiều giáo viên còn thiếu sáng tạo, gượng
ép. Giáo viên lên lớp chủ yếu dạy xong các kiến thức trong sách giáo khoa theo
lối truyền thụ truyền thống giáo viên giảng, ghi bảng còn học sinh nghe, chép.
Nên vì thế việc thực hiện chuyển đổi số trong quá trình dạy học theo định hướng
STEM còn gặp nhiều khó khăn và không đồng đều trong môi trường giáo dục.
- Chưa xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá cụ thể về hoạt động của HS, đánh
giá cá nhân, nhóm, đánh giá riêng rẻ và đánh giá đồng đẳng để tạo ra động lực,
tính tự giác cho các HS.
- Hệ thống mạng internet chưa ổn định, ảnh hưởng đến các tiết học trực tuyến
hoặc tổ chức các hoạt động học tập cho HS có ứng dụng CĐS
- Nhà trường chưa đảm bảo có sự quan tâm đầy đủ và toàn diện đến với lĩnh vực
khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán, tin. Cơ sở vật chất chưa phục vụ hoạt động giáo
dục STEM. Bên cạnh đó, nhiều em cũng không có điện thoại thông minh để làm
những nhiệm vụ trên các ứng dụng chuyển đổi số. Vì thế việc tổng hợp, kết quả và
2.3. THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH
HƯỚNG STEM TRONG CHỦ ĐỀ “ MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC”,
VẬT LÍ 11 - THPT
2.3.1. Phân tích nội dung kiến thức chương “ Mắt. Các dụng cụ quang học”
trong chương trình THPT
2.3.1.1. Chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình
Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú
a) Lăng kính Kiến thức
- Nêu được tính chất của lăng kính làm lệch tia sáng
truyền qua nó.
- Nêu được tiêu điểm chính, tiêu điểm phụ, tiêu diện,
tiêu cự của thấu kính là gì.
- Phát biểu được định nghĩa độ tụ của thấu kính và
Không
yêu cầu học
sinh sử dụng
các công
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
15
b) Thấu kính
mỏng
c) Mắt. Các
tật của mắt.
Hiện tượng
lưu ảnh trên
màng lưới
d) Kính lúp.
Kính hiển vi.
Kính thiên
văn
e) Mắt
f) Kính lúp
nêu được đơn vị đo độ tụ.
- Nêu được số phóng đại của ảnh tạo bởi thấu kính là
gì.
- Nêu được sự điều tiết của mắt khi nhìn vật ở điểm
cực cận và ở điểm cực viễn.
- Nêu được góc trông và năng suất phân li là gì.
- Trình bày các đặc điểm của mắt cận, mắt viễn, mắt
lão về mặt quang học và nêu tác dụng của kính cần
đeo để khắc phục các tật này.
- Nêu được sự lưu ảnh trên màng lưới là gì và nêu
được ví dụ thực tế ứng dụng hiện tượng này.
- Nêu được nguyên tắc cấu tạo và công dụng của kính
lúp, kính hiển vi và kính thiên văn.
- Trình bày được số bội giác của ảnh tạo bởi kính lúp,
kính hiển vi, kính thiên văn là gì.
- Nêu được sự điều tiết của mắt khi nhìn vật ở điểm
cực cận và ở điểm cực viễn.
- Nêu được góc trông và năng suất phân li là gì.
- Trình bày các đặc điểm của mắt cận, mắt viễn, mắt
lão về mặt quang học và nêu tác dụng của kính cần
đeo để khắc phục các tật này.
- Nêu được sự lưu ảnh trên màng lưới là gì và nêu
được ví dụ thực tế ứng dụng hiện tượng này.
- Nêu được nguyên tắc cấu tạo và công dụng của kính
lúp.
- Trình bày được số bội giác của ảnh tạo bởi kính lúp.
Vẽ được ảnh của vật thật tạo bởi kính lúp và giải
thích tác dụng tăng góc trông ảnh của kính.
thức lăng
kính để tính
toán.
Không
yêu cầu học
sinh tính
toán với
công thức:
D = (n  1)
1 2
1 1
R R
 

 
 
Chỉ đề cập
tới kính thiên
văn khúc xạ.
2.3.1.2. Nội dung kiến thức chương “ Mắt. Các dụng cụ quang học
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
16
2.3.2. Xây dựng nội dung kiến thức “ Mắt. Các dụng cụ quang học” theo định
hướng STEM
Các công thức về thấu kính:
a. Tiêu cự - Độ tụ
- Tiêu cự là trị số đại số f của khoảng cách từ quang tâm O đến các tiêu điểm chính
với quy ước:
f > 0 với thấu kính hội tụ.
f < 0 với thấu kính phân kì. (|f| = OF = OF’)
b. Công thức thấu kính
* Công thức về vị trí ảnh
- vật:
1 1 1
'
d d f
 
d > 0 nếu vật thật
d < 0 nếu vật ảo
d’ > 0 nếu ảnh thật
d' < 0 nếu ảnh ảo
c. Công thức về hệ số phóng đại ảnh:
'
d
k
d
  ;
' '
A B
k
AB

(k > 0: ảnh, vật cùng chiều; k < 0: ảnh, vật ngược chiều.)
( | k | > 1: ảnh cao hơn vật, | k | < 1: ảnh thấp hơn vật )
2. Hệ thấu kính đồng trục
+ Cho hai thấu kính L1 và L2 có tiêu cự lần lượt là f1 và f2 đặt đồng trục cách nhau
khoảng L. Một vật sáng AB đặt vuông góc trục chính ( A ở trên trục chính) trước
thấu kính L1 và cách O1 một khoảng d1. Hãy xác định ảnh cuối cùng A’B’ của AB
qua hệ thấu kính
+ Sơ đồ tạo ảnh:
AB O1 A1B1 O2 A2B2
1
d /
1
d 2
d /
2
d
+ Vật AB được thấu kính L1 cho ảnh A1B1 , ảnh này trở thành vật đối với thấu
kính L2 được L2 cho ảnh cuối cùng A2B2
Nếu d’2 > 0 => ảnh A’B’ là ảnh thật
Nếu d’2 < 0 => ảnh A’B’ là ảnh ảo
+ Độ phóng đại của ảnh qua hệ thấu kính:
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
17
k =
AB
B
A
AB
B
A 1
1
'
'
 =
2
2
1
1
1
1
'
.
'
'
'
d
d
d
d
B
A
B
A

Nếu k> 0 => ảnh A’B’ cùng chiều với vật AB
Nếu k< 0 => ảnh A’B’ ngược chiều với vật AB.
k =
AB
AB
=> A’B’ = k AB
Mắt cận thị
* Đặc điểm
+ Ở trạng thái nghỉ có thuỷ tinh thể
quá cong , độ tụ quá lớn , tiêu cự f <
15mm . nên khi không điều tiết thì
tiêu điểm F’ của thuỷ tinh thể nằm trước võng mạc .
+ Mắt cận thị không thể thấy được vật ở xa vô cực .
+ Điểm cực viễn cách mắt chừng 1m  2m
+ Điểm cực cận rất gần mắt ( cách mắt chừng 10cm )
* Kính chữa
+ Mắt cận thị phải đeo thêm TKPK có độ tụ thích hợp để giảm bớt độ tụ .
+ Muốn thấy rõ vật vô cực mà không điều tiết mắt cận thị phải đeo TKPK có tiêu
cự xác định
với : fK = -0 mCv = -(OmCv – OmOk )
+ Vì vậy : Khi đeo kính thì điểm cực cận mới của mắt C’c khi mang kính là : OnC’c
> OnCc nghĩa là điểm cực cận đẩy lùi xa mắt
Măt viển thị
* Đặc điểm:
+ Ở trạng thái nghỉ thuỷ tinh thể ít cong , độ tụ nhỏ tiêu cự f > 15mm . Do đó
mắt viễn thị thấy đươc vật ở vô cực nhưng phải điều tiết .
+ Vì vậy : Khi mắt không điều tiết thì tiêu điểm F mà thuỷ tinh thể nằm sau võng
mạc .
+ Mắt viễn thị không có điểm cực viễn trước mắt .
+ Điểm cực cận của mắt viễn thị xa hơn điểm cực cận của mắt bình thường
(thường cách mắt từ 0,5m trở lên ) .
* Kính chữa :
+ Để chữa mắt viễn thị thì cho mắt mang thêm TKHT có độ tụ thích hợp để mắt
nhìn được vật ở gần (đọc sách) hoặc nhìn rõ vật ở  mà không cần điều tiết
* Khi nhìn xa khỏi cần mang kính. (nếu mắt điều tiết )
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
18
Mắt lão thị.
+ Khi về già sự điều tiết sẽ kém .Nên điểm cực viễn không thay đổi , điểm cực
cận rời xa mắt do đó :
+ Mắt thường , lúc già phải mang thêm kính hội tụ để đọc sách
+ Mắt cận thị lúc già phải mang TKPK để nhìn xa và mang TKHT để đọc sách
( có thể ghép thành kính hai tròng )
+ Mắt viễn thị lúc già vẫn mang TKHT nhưng phải tăng độ tụ .
+ Vị trí điểm Cv mới cách TK khoảng dv thì ảnh ảo qua kính hiện tại Cv cũ cách
TK khoảng :
d’v = - (OmCv – OmOk ) Nên : dv =
k
v
k
v
f
d
f
d

'
.
'
+ Vị trí C’v mới cách mắt : OmC’v = dv + OmOk
- Giới hạn nhìn rõ của mắt : Cc - Cv
- Vị trí Cc dịch ra xa và Cv dịch lại gần so với mắt bình thường
- Khi đeo kính thì ảnh của vật hiện trong giới hạn nhìn rõ của mắt .
Kính hiển vi.
Định nghĩa : Kính hiển vi là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông
ảnh của những vật rất nhỏ, với độ bội giác lớn hơn rất nhiều so với kính lúp.
Cấu tạo : Hai bộ phận chính :
- Vật kính : là một TKHT có tiêu cự rất ngắn (vài mm).
- Thị kính : là một TKHT có tiêu cự ngắn (vài
cm) dùng như một kính lúp.
- Hai kính này được gắn ở hai đầu của một ống
hình trụ sao cho trục chính của chúng trùng nhau và
khoảng cách giữa chúng không đổi.- Ngoài ra còn
có bộ phận tụ sáng để chiếu sáng vật cần quan sát.
Cách ngắm chừng : (Hình)
- Trong thực tế ta thay đổi khoảng cách từ vật đến
vật kính bằng cách đưa cả ống kính lại gần hay ra xa
vật.
Độ bội giác :
tg0 =
C
C Đ
AB
OC
AB

Ngắm chừng ở vô cực (Hình) :
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
19
Ngắm chừng ở vị trí bất kì : tg =
2
2
2
OA
B
A
 G =
2
2
2
2
0
.
.
OA
Đ
K
OA
Đ
AB
B
A
tg
tg C
C




 Khi ngắm chừng ở cực cận A2  CC thì GC = K
Kính thiên văn.
Định nghĩa : Kính thiên văn là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc
trông ảnh của những vật ở rất xa (các thiên thể).
Cấu tạo : Hai bộ phận chính :
- Vật kính : là một thấu kính hội tụ tiêu cự dài.
- Thị kính : là một thấu kính hội tụ ngắn, dùng như một kính lúp.
- Hai kính được gắn đồng trục chính ở hai đầu của một ống hình trụ, khoảng cách
giữa chúng có thể thay đổi được.
Cách ngắm chừng :
- Sơ đồ tạo ảnh:
- Trong đó ta luôn có : d1 =   '
1
d = f1. (A1  '
1
F ).
- Ta phải điều chỉnh để A1B1 nằm trong O2F2 (Thị kính sử dụng như một kính lúp
để quan sát A1B1).
- Trong thực tế ta thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng cách đưa
thị kính lại gần hay ra xa thị kính.
Độ bội giác :
Ta có : tg =
1
1
1
1
1
1
1
f
B
A
A
O
B
A

Ngắm chừng ở vô cực (Hình):
2
1
f
f
G 

Ngắm chừng ở một vị trí bất kì :
tg =
2
1
1
1
2
1
1
d
B
A
A
O
B
A
  G =
2
1
d
f
.
Khi ngắm chừng ở vô cực thì d2 = f2.
2.3.3. Ứng dụng các phần mềm trong dạy học chủ đề “ Mắt. Các dụng cụ quang
học”.
2.3.3.1. Phần mềm thiết kế bài giảng: canva education, ppt,…
a. Sử dụng phần mềm Canva education để thiết kế bài giảng
2
1
2
1 .
f
f
Đ
G
K
G C


 

AB A1B1 A2B2
L2
L1
f1 f2
d1 d’1,d2 d’2
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
20
* Định nghĩa: Canva là một công cụ thiết kế online
miễn phí được thành lập vào năm 2013 bởi Melanie
Perkins, Úc. Người dùng có thể thoải mái chỉnh sửa
hình ảnh, video bằng những công cụ đơn giản giúp
quá trình thiết kế trở nên nhanh chóng hơn.
* Các tính năng nổi trội của Canva
 Đa dạng các mẫu thiết kế có sẵn giúp việc thiết kế trở nên nhanh chóng hơn.
 Có thể thiết kế hình ảnh, thư mời, video, gif, bài thuyết trình,… trên công cụ Canva.
 Canva cung cấp hơn 100 loại thiết kế như mẫu thiết kế cho mạng xã hội, cá nhân,
doanh nghiệp, giáo dục,…
* Các bài giảng trên canva
- Sử dụng trên máy tính
- Sử dụng trên điện thoại Smartphone
Ứng dụng vào dạy học chủ đề:
- Đối với giáo viên: + Soạn bài trên canva, sử dụng các hình ảnh sinh động có sẵn
trên Canva để thiết kế bài giảng của mình
+ Cho học sinh quan sát những hình ảnh, video trên Canva.
Hướng dẫn học sinh thiết kế các poster, bài thuyết trình.
- Đối với học sinh: + Học sinh thiết kế poster, bài thuyết trình về các chủ đề.
+ Trình bày hình ảnh sản phẩm của nhóm mình trên canva.
Kết quả của học sinh:
Học sinh báo cáo sản phẩm qua Canva
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
21
b. Sử dụng phần mềm powerpoint để thiết kế bài giảng
Microsoft (MS) PowerPoint là một chương trình ứng
dụng của bộ phần mềm văn phòng MS Officce. MS
PowerPoint có đầy đủ các tính năng để người sử dụng
có thể biên tập các trình diễn bằng văn bản, các biểu đồ
số liệu, các trình diễn bằng hình ảnh, âm thanh... MS
PowerPoint có các chức năng cho phép người sử dụng chọn các kiểu mẫu trình
diễn đã được thiết kế sẵn hoặc tự thiết kế cho mình một kiểu trình diễn riêng
tuỳ theo yêu cầu công việc hoặc ý tưởng của người trình bày.
* Ưu điểm và hạn chế của ứng dụng trình chiếu powerpoint
Sử dụng bài giảng trình chiếu powerpoint có những ưu điểm sau đây:
- Giúp GV tiết kiệm thời gian
- Giúp bài học tăng tính sinh động và hấp dẫn của bài dạy.
- Giúp HS dễ tiếp cận và dễ hiểu bài.
- Giúp GV dễ liên hệ thực tế và mở rộng kiến thức bài học.
- Giúp GV thiết kế đa dạng: phương pháp dạy học tích cực, hình thức vào bài,
kiểm tra đánh giá, củng cố bài học …
Ngoài ra sử dụng powerpoint để thiết kế bài giảng giúp GV nâng cao trình độ tin
học, mở rộng kiến thức và khả năng sáng tạo trong dạy học.
* Ứng dụng của powerpoint trong dạy học
Sử dụng powerpoint để trình chiếu đa phương tiện.
Khi thiết kế bài trình chiếu powerpoint cần lưu ý những vấn đề sau đây:
+ Bài trình chiếu không được quá nhiều slide.
+ Các slide trình bày khoa học, ngắn gọn và logic.
+ Sử dụng kiểu chữ và kích cỡ chữ phù hợp, trực quan.
+ Sử dụng màu sắc phù hợp (nền và chữ)
+ Hiệu ứng slide đơn giản, thu hút sự tập trung.
Hình ảnh, bản đồ, biểu đồ, video… tiêu biểu, trực quan, khoa học, chính xác.
+ GV cần kết hợp linh hoạt giữa trình chiếu và viết bảng.
Kết quả của học sinh:
Sản phẩm của học sinh trình chiếu qua pp
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
22
2.3.3.2. Phần mềm tổ chức hoạt động: padlet, kahoot, quizi….
a. Phần mềm Padlet
Khái niệm:
Padlet là một bức tường ảo cho phép người
dùng bày tỏ suy nghĩ về một chủ đề nào đó một cách
dễ dàng. Ngoài ra, Padlet còn là một công cụ rất hữu
ích trong giảng dạy. Giúp giáo viên có thể giảng bài
trên lớp và thu thập ý kiến từ học sinh. Giao diện “đẹp
mắt”, dễ sử dụng. Ứng dụng phù hợp cho mọi độ tuổi,
nhất là các bạn học sinh, giáo viên thường sử dụng nó
để tương tác trong dạy học
Ưu điểm :
- Có thể tích hợp các hình ảnh minh hoạ, sơ đồ,
video … được tải từ máy tính hoặctừ Internet giúp gây sự chú ý, tạo hứng khởi cho
người học hơn.
- Người học có thể làm việc trực tiếp trên bức tường ảo hoặc có thể viết ra giấy
rồi sau đó chụp ảnh để đăng lên.
- Mọi người (cả giáo viên và học sinh) đều nhìn được sản phẩm của cả lớp. Cho
phép tương tác ở góc độ bình luận sản phẩm.-> Phần mềm này được sử dụng thường
xuyên trong việc giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà, nộp bài tập ở hoạt
động luyện tập và đặc biệt trong tiết luyện tập.
Hạn chế:
- Bản miễn phí chỉ được sử dụng Padlet/tài khoản email đăng kí.
- Các học sinh dễ tham khảo bài của nhau.
- Học sinh bình luận những điều không phù hợp trên Padlet.
- Nhiều học sinh chụp bài còn mờ, khó nhìn, giao diện nhỏ.
Gợi ý hướng dẫn HS đăng sản phẩm học tập
- GV sao chép đường link ở thanh địa chỉ trên padlet và gửi cho HS qua nhóm
Zalo. Yêu cầu HS truy cập vào đường link.
- Để hướng dẫn HS thực hiện đăng sản phẩm, GV có thể chụp màn hình thao tác
và gửi vào nhóm Zalo theo gợi ý sau:
+ Nhấp vào dấu “+” ở các trang được giao nhiệm vụ
+ Tải tệp, hình ảnh, video....
+ Bấm xuất bản
Các bước đăng sản phẩm lên Padlet
Hình : phần mềm padlet
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
23
Tương tự, GV hướng dẫn HS truy cập vào thư mục của máy tính và chọn được
tệp/file sản phẩm, tải lên nhóm.
Sau khi tất cả các nhóm đều đăng sản phẩm, GV có thể yêu cầu HS các nhóm tìm
hiểu sản phẩm lẫn nhau, bình chọn sản phẩm (chọn sao/like,…) hoặc bình luận sản
phẩm.
Kết quả:
b. Phần mềm Kahoot
Kahoot! là một công cụ học tập trực tuyến thông
qua trò chơi, giúp giáo viên thiết kế các câu hỏi trắc
nghiệm hoặc trò chơi học tập. Thông qua trò chơi,
người học dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách chủ
động hơn và hứng thú hơn. Trò chơi trên phần mềm
Kahoot! không đơn thuần chỉ là câu hỏi trắc nghiệm.
Giáo viên có thể sử dụng các mẫu có sẵn trên Kahoot!
hoặc chèn thêm hình ảnh, âm thanh hay link Youtube
vào trò chơi để tăng tính sáng tạo và sinh động, biến
những tiết học đơn điệu trở nên hấp dẫn với học sinh.
c. Phần mềm quizizz
Quizizz là một ứng dụng được dùng để kiểm
tra kiến thức ở các môn học cũng như kiến thức
xã hội thông qua hình thức trả lời trắc
nghiệm. Các câu hỏi trắc nghiệm trong Quizizz
thuộc nhiều danh mục với cấp độ khác nhau để
học sinh thử sức, đánh giá trình độ của bản
thân; hoặc giáo viên, phụ huynh có thể truy cập
bộ câu hỏi do người khác chia sẻ để sử dụng
trong giảng dạy, kèm cặp con em mình. Nhìn chung, Quizizz phù hợp với cả việc
học tại nhà và trên lớp.
Ứng dụng vào dạy học chủ đề:
Trò chơi quizz về Thấu kính
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
24
- Giáo viên ra đề trong quizzi cho học sinh trả lời các câu trắc nhiệm nhằm mục
đích củng cố kiến thức. Tổng hợp điểm, đưa vào mục kiểm tra thường xuyên hoặc
đánh giá.
- Học sinh nhận nhiệm vụ, thực hiện chơi trò chơi.
Kết quả của học sinh:
https://quizizz.com/join/quiz/643578d78a3bcd001d87a813/start?studentShare=true
2.3.3.3. Phần mềm đánh giá học sinh: azota
Phầm mềm azota
Định nghĩa: Azota là một nền tảng ứng dụng
giao, chấm bài online. Ứng dụng này ra đời để hỗ
trợ giáo viên trong công tác giảng dạy khi muốn
kiểm tra chất lượng kiến thức của học sinh.
Ứng dụng vào dạy học chủ đề:
- Giáo viên ra đề kiểm tra trên azota cho học sinh trả lời các câu trắc nhiệm nhằm
mục đích củng cố kiến thức. Tổng hợp điểm, đưa vào mục kiểm tra 15p.
- Học sinh nhận nhiệm vụ, thực hiện chơi trò chơi.
Kết quả của học sinh:
2.3.3.4. Sử dụng phần mềm thí nghiệm
Phần mềm thí nghiệm online:
Học sinh làm bài qua quizizz
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
25
https://phet.colorado.edu/sims/html/geometric-optics-basics/latest/geometric-
optics-basics_vi.html
Kết quả của học sinh:
2.3.4.5. Sử dụng mã QR-Code
Với khả năng mã hóa thông tin tốt, thiết kế nhỏ gọn, đơn giản, độ chính xác cao,
mã QR-Code đang dần trở thành xu thế công nghệ mới và được sử dụng trong rất
nhiều ngành nghề. Chỉ với hành động quét mã QR, người dùng có thể truy cập ngay
vào trang web mà không cần mất nhiều thời gian gõ địa chỉ web, tìm kiếm thông tin
chính xác.
Ứng dụng của mã QR-Code
GV có thể sử dụng mã QR trong lớp học để dạy HS với những ưu điểm:
- Những mã này có khả năng lưu giữ văn bản và liên
kết tới đa phương tiện và chúng an toàn trong lớp học.
- HS truy cập đến nội dung cần xem, cần làm nhanh
hơn truy cập web
- Có thể cho các nhóm làm việc độc lập mà không mất
thời gian.
Ứng dụng CNTT trong tổ chức dạy học
- Lưu trữ các hình ảnh, video trong quá trình thực hiện chủ đề.
Phần mềm thí nghiệm Phet.colorado
Thí nghiệm thấu kính mỏng qua phần mềm thí nghiệm ảo
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
26
- Sử dụng làm phiếu học tập cho học sinh.
2.3.4.6. Trao đổi thông tin qua mạng xã hội
Định nghĩa: Zalo, Facebook là một phần mềm ứng dụng xã hội khá phổ biến
tại Việt Nam. Với các chức năng nhắn tin, thực hiện cuộc gọi miễn phí, phần mềm
hữu hiệu trong việc trao đổi thông tin và chia sẻ nội dung với các thành viên trong
lớp học một cách dễ dàng, nhanh chóng
Chức năng
- Tạo, tuỳ chỉnh và quản lí nhóm (group);
- Chia sẻ thông tin ở các định dạng khác nhau (văn bản, hình ảnh, âm thanh,
video), có thể chia sẻ các file có dung lượng lớn; có thể được sử dụng trong chia sẻ
học liệu số;
- Tạo thời gian nhắc hẹn giao nộp bài của HS hoặc nhắc lịch học online;
- Thực hiện các cuộc bầu chọn cho các cá nhân hay nhóm;
- Thực hiện cuộc trò chuyện, cuộc gọi và cuộc họp trực tuyến theo thời gian;
- Tính năng Zalo PC dành cho máy tính: tạo lớp học; tạo nhóm HS trong lớp để
triển khai hoạt động nhóm; tạo lịch nhắc nộp bài, nhắc thời khoá biểu học online.
- Việc tạo nhóm zalo để quản lí nhóm cũng như hỗ trợ HS hoàn toàn có thể chủ
động thực hiện nhưng phải đảm bảo tính xác thực và tính công khai khi khai thác,
sử dụng.
- Zalo có thể được sử dụng trong việc trao đổi thông tin và học liệu số giữa các
đối tượng người dùng khác nhau: GV, HS, phụ huynh.
Ứng dụng trong chủ đề: + GV trao đổi thông tin với HS về nội dung chủ đề, kiến
thức, nguyên liệu, tiêu chí…
+ HS báo cáo kết quả làm được với giáo viên.
Kết quả:
Học sinh trao đổi bài qua zalo, facebook
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
27
2.3.4. Thiết kế chủ đề giáo dục STEM nội dung kiến thức chương
Bảng : Các chủ đề STEM có thể thực hiện
TT
Tên sản
phẩm
Ứng dụng
1
Máy chiếu
mini
- Là thiết bị trình chiếu, người nhìn có khả năng lấy dữ
liệu và thông tin của smartphone và hoạt động ngờ bộ xử
lý trung gian phát qua màn chắn và phóng ta hình ảnh cần
xem. Mục đích dùng để giải trí:
- Xem phim, xem tivi online, nghe nhạc. Ứng dụng học
tập cho trẻ em
2
Kính hiển vi
smartphone
- Là thiết bị dùng để quan sát các vật có kích thước bé mà
mắt thường không thể quan sát được mà phải phóng đại
vật thể đó. Kính hiển vi dùng smartphone cso thể giúp ta
quan sát các vật nhỏ để lưu chụp hình ảnh, quay video về
hình ảnh của vật thể cần quan sát.
3 Kính lúp
- Là dụng cụ quan sát các vật nhỏ. Sử dụng những vật
dụng thường ngày để tái chế.
4
Kính thiên
văn
- Là kính dùng để nhìn những vật ở xa trên bầu trời. Có
thể quan sát những vì sao trên Bầu trời.
2.3.4. Triển khai thực hiện chuyển đổi số kết hợp với dạy học theo định hướng
stem trong chủ đề “ Mắt. Các dụng cụ quang học”- Vật Lí 11 THPT
2.3.4.1. Tổ chức dạy và học chủ đề: “ Máy chiếu mini”
1. TÊN CHỦ ĐỀ: MÁY CHIẾU MINI
Học sinh cần hiểu kiến thức về thấu kính mỏng (Bài 29 – Vật lý11) để thiết kế
và chế tạo ra một chiếc máu chiếu Mini với những tiêu chí cụ thể . Sau khi hoàn
thành sẽ được thử nghiệm bằng xem video và tiến hành đánh giá chất lượng.
2.3.4.2. Tổ chức dạy và học chủ đề: “ Chế tạo máy chiếu mini”
1. Mô tả chủ đề:
MÁY CHIẾU MINI
Kiến thức nền tạo ảnh qua thấu
kính mỏng và công thức thấu kính
Thiết kế, chế tạo máy
chiếu mini đơn giản
Sử dụng hộp
giấy và thấu
kính mỏng
Giải pháp làm tăng độ rõ nét của hình ảnh
chiếu và cho hình ảnh cùng chiều
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
28
2. Kiến thức STEM liên quan
Tên sản
phẩm
Khoa học Toán học Công nghệ Kỹ thuật
Máy
chiếu
mini
Kiến thức vật lý:
+ Thấu kính là
gì? Có mấy loại
thấu kính.
+ Sự tạo ảnh của
các loại thấu kính
+ Làm thế nào
để ảnh cùng
chiều với vật mà
vẫn xuất hiện
trên màn.
+ Hình hộp
+ Đo đạc, tính
toán
+ Dự trù về
kinh phí
+ Tìm hiểu tài
liệu về máy
chiếu.
+ Thiết kế bản
vẽ của máy
chiếu
Lập bản kế
hoạch chi tiết,
thống kê các
bước làm và
kỹ thuật từng
bước làm.
3. Mục tiêu
a. Phẩm chất
+ Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học;
+ Yêu thích sự khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học đường giải quyết
được nhiệm vụ được giao;
+ Có tinh thần trách nhiệm, hoà đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp.
+ Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi thực
nghiệm.
b. Năng lực
+ Nêu được đường truyền của các tia sáng qua thấu kính mỏng.
+ Trình bày được các trường hợp tạo ảnh và đặc điểm của ảnh qua thấu kính hội
tụ và phân kì.
+ Vận dụng công thức thực để xác định ảnh.
+ Thiết kế bản vẽ mô hình máy chiều mini.
+ Thuyết minh về bản vẽ phương án thiết kế.
+ Chế tạo và lắp ráp được máy chiếu.
4. Thiết bị
+ Bộ thí nghiệm quang hình: giá đỡ, vật, màn, các loại thấu kính
+ Các thiết bị dạy học: A0, mẫu bản kế hoạch.
+ Nguyên vật liệu và dụng cụ để chế tạo và thử nghiệm “ Máy chiếu mini”
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
29
- Kính lúp 1 cái;
- Hộp giày 1 cái;
- Bìa carton;
- Súng bắn keo 1 cái;
- Smartphone 1 cái.
5. Tiến trình dạy học
a. Mục đích của hoạt động
- Nêu được nguyên lí hoạt động của máy chiếu.
- Xác định được nhiệm vụ:
(1) Hoạt động của máy chiếu có vận dụng kiến thức về sự tạo ảnh của vật qua
thấu kính và công thức thấu kính.
(2) Chế tạo từ những vật liệu dễ kiếm.
(3) Máy chiếu có khả năng phóng đại ảnh và hình ảnh có thể quan sát được.
(4) Có thể sử dụng để giải trí.
Quá trình thực hiện :
Hoạt động chính Thời lượng
Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ 1 tiết
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền 1 tuần
Hoạt động 3: Báo cáo phương án thiết kế 1 tiết
Hoạt động 4: Chế tạo, thử nghiệm sản phẩm 1 tuần
Hoạt động 5: Triển lãm, giới thiệu sản phầm 1 tiết
a. Nội dung hoạt động
Hoạt động 1: Xác định yêu cầu thiết kế và chế tạo máy chiếu mini ( 1 tiết)
Đặt vấn đề: Xem phim trên điện thoại và xem phim qua màn ảnh rộng cái nào
thích thú hơn? Vì sao? Chúng ta muốn xem phim màn ảnh rộng từ chiếc điện thoại
smartphone thì có được hay không và phải làm như thế nào? Bộ phận nào đóng vai
trò quan trọng trong việc tạo ảnh đó.
Tổ chức hoạt động của GV Hoạt động của
học sinh
Sử dụng ứng dụng “
chuyển đổi số”
Nhiệm
vụ
- Chia nhóm học sinh
- Nêu nhiệm vụ của dự án
- Học sinh tiếp
nhận nhiệm vụ.
- Sử dụng phần mềm
powerpoint và canva
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
30
- Hướng dẫn tìm kiếm nguyên
liệu
- Phát phiếu cho học sinh
- Hướng dẫn các nhóm:
Nghiên cứu kiến thức liên
quan.
- Hoàn thành việc được phân
công theo từng nhóm, hoàn
thành hồ sơ học tập và phiếu
học tập dự án
- Các thành viên của nhóm
phải tham gia hoạt động để
đánh giá
trình chiếu nhiệm vụ,
kiến thức liên quan
- Sử dụng phần mềm
Phet.coralona để
quan sát thí nghiệm
- Sử dụng phần mềm
Azota để kiểm tra
đánh giá
- Sử dụng phần mềm
powerpoint và canva
- Trao đổi thông tin
qua Zalo, facebook
- Quét mã QR
Phân
công
nhiệm
vụ
Nghiên cứu kiến thức liên
quan.
Hoàn thành việc phân công
nhiệm vụ cho các nhóm
Nhóm trưởng phân công
nhiệm vụ cụ thể cho từng cá
nhân (hoàn thành vào bảng
phân công).
Thiết kế mô
hình, điền thông
tin vào phiếu
học học tập
Xác
định
yêu cầu
cụ thể
- Giao cho học sinh nắm bắt
nội dung kiến thức, từ nội
dung kiến thức vận dụng chế
tạo được sản phẩm như thế
nào?
- Hoàn thiện bản thiết kế sản
phẩm vào phiếu học tập
- Hoạt động
nhóm
- Thiết kế mô
hình sản phẩm.
Điền thông tin
vào phiếu học
tập.
Phát
triển
các giải
pháp
- Quản lý lớp
- Hỗ trợ các nhóm
- Khuyến khích học sinh đưa
ra nhiều giải pháp
- Hoàn thiện bước 3: Lựa chọn
giải pháp
- Duyệt các thiết kế đã chọn
- Giao nhiệm vụ về nhà
- Hoạt động
nhóm: Tìm ra
giải pháp, mô tả
giải pháp. Hoàn
thành vào phiếu
dự án
- Gửi giáo viên
duyệt thiết kế.
Hoàn thành
bước 3
- Nhận nhiệm
vụ mới
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
31
Cách thức tổ chức:
Tổ chức nhóm học tập
GV tổ chức cho HS theo nhóm dự án 5 – 6 HS. Mỗi nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí.
Giao nhiệm vụ: Tìm kiến thức và kĩ năng
GV thông báo chủ đề kiến thức cần tìm hiểu: Chủ đề: Thấu Kính mỏng
Nhiệm vụ cụ thể: - Nắm rõ kiến thức bài thấu kính mỏng.
- Tìm hiểu các nguyên liệu cho sản phẩm Máy chiếu mini.
- Vai trò của các nguyên liệu tương ứng với kiến thức.
- Phát phiếu học tập về học sinh nghiên cứu.
HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC TRỌNG TÂM, XÂY DỰNG
BẢN THIẾT KẾ ( TẠI NHÀ)
a. Mục đích:
Học sinh hình thành kiến thức mới về thấu kính, đề xuất được giải pháp và xây
bảng thiết kế máy chiếu mini.
b. Nội dung:
- Học sinh nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo về kiến thức trọng tâm:
+ Định nghĩa và phân loại thấu kính ( vật lý 11 )
+ Các đặc điểm quang học của thấu kính
+ Sự tạo ảnh của thấu kính
+ Các công thức thấu kính
- Học sinh thảo luận về cách thiết kế khả dĩ máy chiếu mini
* Bộ phận bào làm máy chiếu phóng to ảnh?
* Điều kiện hình dạng kích thước như thế nào để máy chiếu có thể cho hình
ảnh rõ nét?
* Các nguyên liệu cần dùng cho máy chiếu?
* Học sinh xây dựng phương án thiết kế?
c. Dự kiến sản phẩm
- Bảng ghi chép kiến thức mới về quá trình tạo ảnh qua thấu kính và công thức
thấu kính.
- Học sinh đề xuất lựa chọn và giải pháp có căn cứ, xây dựng được bản thiết kế
đảm bảo các tiêu chí.
d. Cách thức tổ chức
- Sau khi học xong bài Thấu kính mỏng ( Vật lý 11).
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
32
- Giáo viên đặt vấn đề, giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Học sinh nghiên cứu, thiết kế, thực hiện.
- Báo cáo trước lớp về bài của mình.
HOẠT ĐỘNG 3: TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ ( 1 TIẾT)
a. Mục đích
- Học sinh hoàn thiện được bản thiết kế về máy chiều mini của nhóm mình.
b. Nội dung
- Học sinh trình bày, giải thích về bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra.
- Thảo luận, đặt câu hỏi và phản biện ý kiến về bản vẽ thiết kế, ghi lại các nhận
xét, góp ý, tiếp thu điều chỉnh bản thiết kế nếu cần.
- Phân công công việc và lên kế hoạch thử nghiệm.
c. Dự kiến sản phẩm
- Bản thiết kế sản phẩm gồm sơ đồ nguyên lý, sơ đồ mô phỏng đảm bảo tiêu
chí đưa ra.
- Bài báo cáo thuyết trình về mẫu thiết kế nhóm.
- Hoàn thiện phiếu học tập.
d. Cách thức tổ chức
- Các nhóm lên trình bày báo cáo: mỗi nhóm không quá 7p. Sử dụng công nghệ
để hoàn thiện báo cáo của mình.
- Học sinh thảo luận, đặt câu hỏi.
- Giáo viên điều hành, nhận xét, góp ý.
HOẠT ĐỘNG 4: CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM MÁY CHIẾU MINI
( Ở NHÀ)
a. Mục đích
- Học sinh dựa vào bản thiết kế đã lựa chọn để chế tạo một cái máy chiếu đảm
bảo yêu cầu.
- Học sinh thử nghiệm, đánh giá sản phẩm
b. Nội dung
- Học sinh sử dụng các nguyên liệu để tiến hành chế tạo máy chiếu mini.( hộp
giấy, kính lúp, bìa, băng dính….).
- Trong quá trình chế tạo các nhóm đồng thời thử nghiệm và điều chỉnh máy chiếu
để xem được 1 đoạn video.
c. Dự kiến sản phẩm
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
33
- Mỗi nhóm có 1 sản phẩm là 1 chiếc máy chiếu mini được hoàn thiện và thử
nghiệm thành công với yêu cầu đặt ra.
d. Cách thức tổ chức
- Các nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- Sử dụng nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn, dựa trên bản thiết kế để lắp ráp chế tạo
máy chiếu mini.
- Thử nghiệm, điều chỉnh hoàn thiện sản phẩm.
HOẠT ĐỘNG 5: TRÌNH BÀY SẢN PHẨM MÁY CHIẾU MINI ( Ở LỚP)
a. Mục đích
- Các nhóm học sinh giới thiệu máy chiếu mini trước lớp, chia sẻ về kết quả và thảo
luận những câu hỏi cho sản phẩm.
b. Nội dung
- Các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp
- Đánh giá sản phẩm thông qua các tiêu chí đã được nêu ra
+ Hoạt động của máy chiếu có vận dụng được kiến thức của thấu kính hay không.
+ Nguyên liệu có dễ kiếm hay không.
+ Có thể sử dụng để làm gì và độ phóng đại của nó như thế nào
- Các nhóm tự đánh giá kết quả của nhóm mình và nhận kết quả của nhóm khác.
- Chia sẻ thảo luận để hoàn thiện sản phẩm
c. Dự kiến sản phẩm
- Là một chiếc máy chiếu mini và nội dung trình bày báo cáo của nhóm.
d. Cách thức thực hiện
- Các nhóm lên chuẩn bị máy chiếu, bản báo cáo và sản phẩm để báo cáo trước lớp.
- Mỗi nhóm có 7 phút để thực hiện.
- Các nhóm trao đổi và thống nhất kết quả.
- Giáo viên đánh giá kết luận và tổng kết.
HOẠT ĐỘNG 6: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN STEM ( Cụ thể ở phần phụ lục)
I. Bảng phân công nhiệm vụ cho các thành viên
TT HỌ VÀ TÊN VAI TRÒ NHIỆM VỤ
1 Trưởng nhóm Tổ chức chung, phụ trách bài thuyết trình
2 Thư kí Ghi chép, lưu trữ hồ sơ của tổ
3 Thành viên Photo hồ sơ, tài liệu học tập
4 Thành viên Chụp ảnh, ghi minh chứng
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
34
5 Thành viên Mua vật liệu
6 Thành viên Tìm hiểu qua kiến thức liên quan
II. Quy trình chế tạo máy chiếu mini
1. Nguyên liệu
2. Cách làm
III. Minh chứng của học sinh
IV. Sản phẩm
IV. Hướng dẫn tìm hiểu kiến thức nền
2. TÊN CHỦ ĐỀ: KÍNH THIÊN VĂN
Học sinh cần hiểu kiến thức về thấu kính mỏng, hệ thấu kính và kính hiển vi
và kính thiên văn để thiết kế và chế tạo ra một chiếc “kính thiên văn” với những tiêu
chí cụ thể. Sau khi hoàn thành sẽ được thử nghiệm bằng xem video và tiến hành
đánh giá chất lượng.
2.3.4.2. Tổ chức dạy và học chủ đề: “ Chế tạo kính thiên văn”
1. Mô tả chủ đề:
2. Kiến thức STEM liên quan
Tên sản
phẩm
Khoa học Toán học Công nghệ Kỹ thuật
Kính thiên văn
Kiến thức nền tạo ảnh qua hệ thấu kính
mỏng và công thức hệ thấu kính
Thiết kế, chế tạo kính
thiên văn đơn giản
Sử dụng
nguyên liêu
nhựa tái chế.
Giải pháp làm tăng độ rõ nét của hình ảnh qua 2
thấu kính.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
35
Máy
chiếu
mini
Kiến thức vật lý:
+ Thấu kính là gì?
Có mấy loại thấu
kính.
+ Sự tạo ảnh của
các loại thấu kính
+ Sự tạo ảnh qua
hệ thấu kính.
+ Kính hiển vi là
gì. Công thức tính
kính hiẻn vi.
+ kính thiên văn
và công thức tính
số độ bội giác của
kính.
+ Cách tạo ảnh
của kính thiên văn.
+ Hình hộp
+ Đo đạc, tính
toán
+ Dự trù về
kinh phí
+ Tìm hiểu tài
liệu về máy
chiếu.
+Thiết kế bản
vẽ của máy
chiếu
+ Lập bản kế
hoạch chi tiết,
thống kê các
bước làm và
kỹ thuật từng
bước làm.
3. Mục tiêu
a. Phẩm chất
+ Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học;
+ Yêu thích sự khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học đường giải quyết
được nhiệm vụ được giao;
+ Có tinh thần trách nhiệm, hoà đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp;
+ Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi thực
nghiệm;
b. Năng lực
+ Trình bày được cấu tạo, công dụng của kính thiên văn.
+ Vẽ được quá trình tạo ảnh qua kính thiên văn.
+ Vận dụng được công thức tính số bội giác của kính thiên văn.
+ Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của kinh.
+ Vận dụng kiến thức trong chủ đề để thiết kế và chế tạo kính.
+ Xây dựng và thực hiện được phương án thiết kế.
+ Vận hành thử nghiệm được sản phẩm.
+ Áp dụng công nghệ tiên tiến trong quá trình chế tạo và báo cáo sản phẩm.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
36
4. Thiết bị
+ Bộ thí nghiệm quang hình: giá đỡ, vật, màn, các loại thấu kính
+ Các thiết bị dạy học: A0, mẫu bản kế hoạch.
+ Nguyên vật liệu và dụng cụ để chế tạo và thử nghiệm “KÍNH THIÊN VĂN”
1. Tròng kính viễn 1 dp
2. Kính lúp
3. ống PVC phi 60mm dài 1m
4. 1 đầu nói phi 60mm
5. Một ống PVC phi 34 mm khoảng 30cm
6. 1 đầu chuyển bậc 60 -42
7. Đai sắt
8. Băng dính, keo dán
9. 1 vỏ lon nước ngọt
5. Phần mềm sử dụng hỗ trợ quá trình dạy học
* Ứng dụng CĐS cho hoạt động:
- Trình chiếu video giới thiệu sơ lược về Kính thiên văn: biên tập video bằng
powerpoint hoặc canva.
- Sử dụng ứng dụng quizizz yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra
những kiến thức liên quan tới chủ đề.
- Sử dụng mã QR để chuyển giao phiếu học tập
- Trao đổi thông tin, ý kiến của mình qua phần mềm Padlet.
- Tiến hành ôn tập và kiểm tra qua phần mềm azota.
6. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO KÍNH
THIÊN VĂN (1 TIẾT)
Đặt vấn đề: GV cho học sinh xem 2 đoạn video khác nhau về kính thiên văn để
quan sát thiên thể .
a. Mục đích của hoạt động
- Nêu được nguyên lí hoạt động của kính thiên văn.
- Xác định được nhiệm vụ:
(1) Hoạt động của kính thiên văn có vận dụng kiến thức về sự tạo ảnh của vật qua
thấu kính và công thức thấu kính.
(2) Chế tạo từ những vật liệu dễ kiếm.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
37
(3) Kính thiên văn có khả năng phóng đại ảnh và hình ảnh có thể quan sát được.
(4) Có thể sử dụng để giải trí
b. Nội dung
GV cho học sinh xem một vài video và hình ảnh về quá trình chế tạo kính thiên
văn. Từ đó giới thiệu nhiệm vụ cho dự án:
(1) Kính thiên văn được áp dụng bởi công thức vật lý nào?
(2) chế tạo kính thên văn cần những dụng cụ nào?
(3) Kính thiên văn có khả năng quan sát được những vật ở khoảng cách bao
nhiêu?
- GV hướng dẫn về tiến trình dạy học:
- Các bước tiến hành:
Bước 1: Nhận nhiệm vụ
Bước 2: Tìm hiểu kiến thức liên quan
Bước 3: Lập bản phương án thiết kế và báo cáo
Bước 4: Làm sản phẩm
Bước 5: Báo cáo và đánh giá sản phẩm
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu kiến thức và kĩ năng liên quan
trước khi lập bản thiết kế.
c. Sản phẩm của học sinh
- Học sinh trình bày nguyên lý hoạt động của kính thiên văn ( sử dụng canva hoặc
pp)
- Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm cho kính thiên văn.
- Bản ghi nhận nhiệm vụ, kế hoạch dự án và phân công công việc
d. Cách thức tổ chức
Hoạt động chính Thời lượng
Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ 1 tiết
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền 1 tuần
Hoạt động 3: Báo cáo phương án thiết kế 1 tiết
Hoạt động 4: Chế tạo, thử nghiệm sản phẩm 1 tuần
Hoạt động 5: Triển lãm, giới thiệu sản phầm 1 tiết
Tiêu chí đánh giá sản phẩm:
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
38
GV đặt vấn đề: Làm thế nào để đánh giá sản phẩm kính thiên văn? Giáo viến nhấn
mạnh cần phải có bảng tiêu chí đánh giá định hướng cũng như đánh giá công bằng.
Tiêu chí:
1. Học sinh chỉ sử dụng bộ phận chính: thấu kính mỏng, điện thoại, ống nhựa.
2. Nhìn được hình ảnh xa rõ nét.
3. Có bảng chi tiết về giá thành của vật liệu
4. Giá thành không vượt quá 200.000 đồng.
5. Sản phẩm đẹp mắt, gọn gàng.
Tiêu chí đánh giá bản thiết kế
Tiêu chí
Điểm tối
đa
Điểm đạt
được
Ghi chú
Báo cáo kiến thức: Đấy đủ nội dung, bài
trình chiếu có màu sắc hài hoà, bố cục
hợp lý
20
Bản thiết kế rõ ràng, khoa học, có liệt kê
các nguyên liệu đã sử dụng
30
Trình bày khoa học, hấp dẫn 20
Hiệu quả làm việc nhóm: Kế hoạch tiến
trình phân công nhiệm vụ rõ ràng
20
Sử dụng các phần mềm đa dạng 10
100
Tiêu chí đánh giá sản phẩm
TT Mức 1 Mức 2 Mức 3
1
Sản phẩm hoàn
chỉnh, các bộ phận
được gắn kết với
nhau
Sản phẩm hoàn chỉnh,
các bộ phận được gắn
kết với nhau chắc chắn
Sản phẩm hoàn chỉnh, các
bộ phận được gắn kết với
nhau chắc chắn, đẹp mắt
2
Nhìn được rõ nét
hình ảnh
Nhìn được hình ảnh
nhưng không rõ nét
Không nhìn được hình
ảnh
3
Giá thành 150.000
đồng đến 200.000
đồng
Giá thành 100.000
đồng đến 150.000 đồng
Giá thành dưới 100.000
đồng
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
39
HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC TRỌNG TÂM, XÂY DỰNG
BẢN THIẾT KẾ ( TẠI NHÀ)
a. Mục đích:
- Học sinh trình bày được công dụng của kính thiên văn.
- Học sinh hình thành kiến thức mới về hệ thấu kính, đề xuất được giải pháp và
xây bảng thiết kế kính thiên văn
b. Nội dung:
Học sinh nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo về kiến thức trọng tâm :
+ Định nghĩa và phân loại thấu kính ( Vật lý 11 )
+ Các đặc điểm quang học của thấu kính
+ Đặc điểm của các hệ thấu kính
+ Sự tạo ảnh của hệ thấu kính
+ Các công thức hệ thấu kính
+ Nghiên cứu về hệ thấu kính và kính hiển vi.
c. Dự kiến sản phẩm
- Bảng ghi chép kiến thức mới về quá trình tạo ảnh qua hệ thấu kính và công
thức hệ thấu kính, kính hiển vi.
- Học sinh đề xuất lựa chọn và giải pháp có căn cứ, xây dựng được bản thiết kế
đảm bảo các tiêu chí..
- Hoàn thành bản thiết kế và chế tạo ra kính thiên văn.
d. Cách thức tổ chức
- Sau khi học xong bài hệ thấu kính và kính hiển vi (Vật lý 11)
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Học sinh nghiên cứu, thiết kế, thực hiện.
- Báo cáo trước lớp về bài của mình, sử dụng các công nghệ số trong học tập để
hoàn thiện bài báo cáo tốt hơn.
- Học sinh trao đổi thông tin nội dung qua Zalo và Facebook cùng với giáo viên
và các bạn học sinh.
- Các nhóm nạp bài của mình trên Padlet để trao đổi kiểm tra nội dung thông tin
trước khi báo cáo.
HOẠT ĐỘNG 3: TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ ( 1 TIẾT)
a. Mục đích
- Học sinh hoàn thiện được bản thiết kế của nhóm mình.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
40
- Vận dụng được quá trình tạo ảnh và giải thích thành công bản thiết kế của nhóm
mình, đưa ra phương thức lựa chọn tối ưu nhất để chế tạo ra kính thiên văn.
b. Nội dung
- Học sinh trình bày, giải thích về bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra
- Thảo luận, đặt câu hỏi và phản biện ý kiến về bản vẽ thiết kế, ghi lại các nhận
xét, góp ý, tiếp thu điều chỉnh bản thiết kế nếu cần.
- Phân công công việc và lên kế hoạch thử nghiệm.
c. Dự kiến sản phẩm
- Bản thiết kế sản phẩm gồm sơ đồ nguyên lý, sơ đồ mô phỏng đảm bảo tiêu chí
đưa ra.
- Bài báo cáo thuyết trình về mẫu thiết kế nhóm.
- Hoàn thiện phiếu học tập số 3
d. Cách thức tổ chức
- Các nhóm lên trình bày báo cáo: mỗi nhóm không quá 7p. Sử dụng công nghệ
để hoàn thiện báo cáo của mình.
- Học sinh thảo luận, đặt câu hỏi.
- Giáo viên điều hành, nhận xét, góp ý.
HOẠT ĐỘNG 4: CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM KÍNH THIÊN VĂN
( Ở NHÀ)
a. Mục đích
Sau hoạt động này, học sinh có khả năng :
- Chế tạo được kính thiên văn đơn giản từ bản thiết kế đã được thống nhất ở tiết
trước.
- Học sinh thử nghiệm, đánh giá sản phẩm.
b. Nội dung
- Học sinh sử dụng các nguyên liệu để chế tạo kính thiên văn.
- Trong quá trình chế tạo các nhóm đồng thời thử nghiệm quan sát được các vật ở
xa hoặc vì sao trên bầu trời.
c. Dự kiến sản phẩm
- Mỗi nhóm có 1 sản phẩm là 1 kính thiên văn đơn giản được hoàn thiện và thử
nghiệm thành công với yêu cầu đặt ra.
d. Cách thức tổ chức
- Các nhóm tự phân công nhiệm vụ của tổ viên mình. Tìm kiếm các nguyên liệu
theo dự kiến.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
41
- Học sinh lắp đặt sản phẩm theo dự kiến.
- Học sinh thử nghiệm hoạt động của kính.
- Các nhóm hoàn thành phiếu học tập.
HOẠT ĐỘNG 5: TRÌNH BÀY SẢN PHẨM KÍNH THIÊN VĂN ( Ở LỚP)
a. Mục tiêu
- Các nhóm học sinh giới thiệu kính thiên văn đơn giản trước lớp, chia sẻ về kết
quả và thảo luận những câu hỏi cho sản phẩm.
b. Nội dung
- Các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp
- Đánh giá sản phẩm thông qua các tiêu chí đã được nêu ra
+ Hoạt động kính thiên văn có vận dụng được kiến thức của hệ thấu kính và
kính hiển vi hay không?
+ Nguyên liệu có dễ kiếm hay không?
+ Có thể sử dụng để làm gì và độ phóng đại của nó như thế nào?
- Các nhóm tự đánh giá kết quả của nhóm mình và nhận kết quả của các nhóm
khác.
- Chia sẻ thảo luận để hoàn thiện sản phẩm
c. Dự kiến sản phẩm
- Là một kính thiên văn và nội dung trình bày báo cáo của nhóm.
d. Cách thức thực hiện
- Các nhóm lên chuẩn bị máy chiếu, bản báo cáo và sản phẩm để báo cáo trước
lớp.
- Mỗi nhóm có 7 phút để thực hiện.
- Các nhóm trao đổi và thống nhất kết quả.
- Giáo viên đánh giá kết luận và tổng kết.
HOẠT ĐỘNG 6: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN STEM ( Cụ thể ở phần phụ lục)
I. Bảng phân công nhiệm vụ cho các thành viên
TT HỌ VÀ TÊN VAI TRÒ NHIỆM VỤ
1 Trưởng nhóm Tổ chức chung, phụ trách bài thuyết trình
2 Thư kí Ghi chép, lưu trữ hồ sơ của tổ
3 Thành viên Photo hồ sơ, tài liệu học tập
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
42
4 Thành viên Chụp ảnh, ghi minh chứng
5 Thành viên Mua vật liệu
6 Thành viên Tìm hiểu qua kiến thức liên quan
II. Quy trình chế tạo máy chiếu mini
1. Nguyên liệu
2. Cách làm
III. Hướng dẫn tìm hiểu kiến thức nền
IV. Minh chứng của học sinh
V. Sản phẩm của học sinh
2.3.5. Thực nghiệm sư phạm
Sau khi xây dựng chủ đề STEM tôi đã tiến hành dạy ở một số lớp 11 ở trường
THPT bước đầu đã mang lại hiệu quả như sau:
2.3.5.1. Đánh giá định tính
Căn cứ vào quá trình quan sát, theo dõi HS trong quá trình học tập và kết quả
hoạt động dự án, có thể đánh giá định tính như sau:
- Việc tổ chức dạy học kiến thức chương “ Mắt. Các dụng cụ quang học” theo
định hướng giáo dục STEM dưới hình thức kết hợp chuyển đổi số đã đạt được mục
tiêu đề ra. Học sinh đã phát triển được năng lực sáng tạo của mình trong học tập biết
vận dụng các ứng dụng công nghệ trong quá trình thực hiện chủ đề.
- Tuy trong thời gian ngắn các tiết học nhưng học sinh đã làm việc với các thiết
bị thí nghiệm, sản phẩm, tài liệu hướng dẫn, nhưng những kiến thức nền được truyền
tải 1 cách sinh động hơn.
- Rèn được 1 số kĩ năng quan trọng trong cuộc sống.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
43
Tuy nhiên vẫn còn 1 số hạn chế:
- Dạy học STEM tốn thời gian rất nhiều trong dạy học truyền thống, nên khó
đảm bảo yêu cầu về mặt thời gian cho môn học.
- Thực nghiệm chỉ thực hiện trên phạm vi hẹp, có tính đặc thù đối tượng nên
chưa thể khẳng định được tính hiệu quả cao đối với học sinh THPT.
2.3.5.2. Đánh giá định lượng
Sau khi tổ chức dạy học xong chủ đề, tôi cho lớp thực hiện khảo sát các em để
so sánh kết quả trước khi dạy và sau khi dạy.
Link khảo sát: https://forms.gle/6QVZXLWg7Gbk717G8
Ngoài ra, sau khi tổ chức dạy học xong chủ đề, tôi cho lớp thực hiện đánh giá
năng lực theo phiếu đánh giá. Mỗi học sinh được đánh giá bởi 2 bảng đánh giá của
giáo viên và các nhóm tự đánh giá.
Lớp
Điểm 8-10 Điểm 6.5-8 Điểm 5-6.5 Điểm dưới 5
SL TL SL TL SL TL SL TL
11A3 42 10 23.8% 23 54.7% 8 19% 1 2.3%
11D1 42 8 19% 22 52.4% 10 23.8% 2 4.7%
0%
20%
40%
60%
80%
Rất thích Thích Bình
thường
Không
thích
Trước TN Sau TN
Ứng dụng CNTT kết hợp với dạy học
STEM thì có những ưu điểm gì?
Ứng dụng chuyển đổi số kết hợp với dạy
học STEM
SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TRONG CHỦ ĐỀ “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC”, VẬT LÍ 11 - THPT (CHỦ ĐỀ MÁY CHIẾU MINI - KÍNH THIÊN VĂN).pdf
SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TRONG CHỦ ĐỀ “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC”, VẬT LÍ 11 - THPT (CHỦ ĐỀ MÁY CHIẾU MINI - KÍNH THIÊN VĂN).pdf
SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TRONG CHỦ ĐỀ “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC”, VẬT LÍ 11 - THPT (CHỦ ĐỀ MÁY CHIẾU MINI - KÍNH THIÊN VĂN).pdf
SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TRONG CHỦ ĐỀ “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC”, VẬT LÍ 11 - THPT (CHỦ ĐỀ MÁY CHIẾU MINI - KÍNH THIÊN VĂN).pdf
SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TRONG CHỦ ĐỀ “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC”, VẬT LÍ 11 - THPT (CHỦ ĐỀ MÁY CHIẾU MINI - KÍNH THIÊN VĂN).pdf
SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TRONG CHỦ ĐỀ “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC”, VẬT LÍ 11 - THPT (CHỦ ĐỀ MÁY CHIẾU MINI - KÍNH THIÊN VĂN).pdf
SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TRONG CHỦ ĐỀ “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC”, VẬT LÍ 11 - THPT (CHỦ ĐỀ MÁY CHIẾU MINI - KÍNH THIÊN VĂN).pdf
SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TRONG CHỦ ĐỀ “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC”, VẬT LÍ 11 - THPT (CHỦ ĐỀ MÁY CHIẾU MINI - KÍNH THIÊN VĂN).pdf
SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TRONG CHỦ ĐỀ “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC”, VẬT LÍ 11 - THPT (CHỦ ĐỀ MÁY CHIẾU MINI - KÍNH THIÊN VĂN).pdf
SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TRONG CHỦ ĐỀ “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC”, VẬT LÍ 11 - THPT (CHỦ ĐỀ MÁY CHIẾU MINI - KÍNH THIÊN VĂN).pdf
SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TRONG CHỦ ĐỀ “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC”, VẬT LÍ 11 - THPT (CHỦ ĐỀ MÁY CHIẾU MINI - KÍNH THIÊN VĂN).pdf
SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TRONG CHỦ ĐỀ “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC”, VẬT LÍ 11 - THPT (CHỦ ĐỀ MÁY CHIẾU MINI - KÍNH THIÊN VĂN).pdf
SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TRONG CHỦ ĐỀ “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC”, VẬT LÍ 11 - THPT (CHỦ ĐỀ MÁY CHIẾU MINI - KÍNH THIÊN VĂN).pdf
SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TRONG CHỦ ĐỀ “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC”, VẬT LÍ 11 - THPT (CHỦ ĐỀ MÁY CHIẾU MINI - KÍNH THIÊN VĂN).pdf
SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TRONG CHỦ ĐỀ “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC”, VẬT LÍ 11 - THPT (CHỦ ĐỀ MÁY CHIẾU MINI - KÍNH THIÊN VĂN).pdf
SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TRONG CHỦ ĐỀ “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC”, VẬT LÍ 11 - THPT (CHỦ ĐỀ MÁY CHIẾU MINI - KÍNH THIÊN VĂN).pdf
SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TRONG CHỦ ĐỀ “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC”, VẬT LÍ 11 - THPT (CHỦ ĐỀ MÁY CHIẾU MINI - KÍNH THIÊN VĂN).pdf
SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TRONG CHỦ ĐỀ “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC”, VẬT LÍ 11 - THPT (CHỦ ĐỀ MÁY CHIẾU MINI - KÍNH THIÊN VĂN).pdf
SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TRONG CHỦ ĐỀ “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC”, VẬT LÍ 11 - THPT (CHỦ ĐỀ MÁY CHIẾU MINI - KÍNH THIÊN VĂN).pdf
SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TRONG CHỦ ĐỀ “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC”, VẬT LÍ 11 - THPT (CHỦ ĐỀ MÁY CHIẾU MINI - KÍNH THIÊN VĂN).pdf

More Related Content

What's hot

Dạy học phát triển năng lực cho Sinh viên trong giáo dục đại học, Chuyên khảo...
Dạy học phát triển năng lực cho Sinh viên trong giáo dục đại học, Chuyên khảo...Dạy học phát triển năng lực cho Sinh viên trong giáo dục đại học, Chuyên khảo...
Dạy học phát triển năng lực cho Sinh viên trong giáo dục đại học, Chuyên khảo...
Man_Ebook
 
Bảng tiêu chí đánh giá thuyết trình dự án kẽ vô hình
Bảng tiêu chí đánh giá thuyết trình dự án kẽ vô hìnhBảng tiêu chí đánh giá thuyết trình dự án kẽ vô hình
Bảng tiêu chí đánh giá thuyết trình dự án kẽ vô hình
vxdao_spvatly
 

What's hot (20)

Quản trị nguồn nhân lực quản lý tại tổng công ty cổ phần may 10 luận văn th...
Quản trị nguồn nhân lực quản lý tại tổng công ty cổ phần may 10   luận văn th...Quản trị nguồn nhân lực quản lý tại tổng công ty cổ phần may 10   luận văn th...
Quản trị nguồn nhân lực quản lý tại tổng công ty cổ phần may 10 luận văn th...
 
Skkn Một số biện pháp hình thành năng lực phẩm chất cho học sinh Tiểu học
Skkn  Một số biện pháp hình thành năng lực phẩm chất cho học sinh Tiểu họcSkkn  Một số biện pháp hình thành năng lực phẩm chất cho học sinh Tiểu học
Skkn Một số biện pháp hình thành năng lực phẩm chất cho học sinh Tiểu học
 
báo cáo thực tập tốt nghiệp
báo cáo thực tập tốt nghiệpbáo cáo thực tập tốt nghiệp
báo cáo thực tập tốt nghiệp
 
Đề tài công tác quản trị nguồn nhân lực, ĐIỂM CAO
Đề tài  công tác quản trị nguồn nhân lực, ĐIỂM CAOĐề tài  công tác quản trị nguồn nhân lực, ĐIỂM CAO
Đề tài công tác quản trị nguồn nhân lực, ĐIỂM CAO
 
Khóa luận: Nâng cao hiệu quả phục vụ người dùng tin tại Thư viện
Khóa luận: Nâng cao hiệu quả phục vụ người dùng tin tại Thư việnKhóa luận: Nâng cao hiệu quả phục vụ người dùng tin tại Thư viện
Khóa luận: Nâng cao hiệu quả phục vụ người dùng tin tại Thư viện
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp. đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả marketing b...
Báo cáo thực  tập tốt nghiệp. đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả marketing b...Báo cáo thực  tập tốt nghiệp. đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả marketing b...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp. đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả marketing b...
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ HomeStay, HAY
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ HomeStay, HAYĐề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ HomeStay, HAY
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ HomeStay, HAY
 
Báo cáo thực tập tại công ty trang trí nội thất Quốc Hòa.docx
Báo cáo thực tập tại công ty trang trí nội thất Quốc Hòa.docxBáo cáo thực tập tại công ty trang trí nội thất Quốc Hòa.docx
Báo cáo thực tập tại công ty trang trí nội thất Quốc Hòa.docx
 
Giáo án Thủ công Lớp 3 theo Chuẩn KTKN có hình minh họa
Giáo án Thủ công Lớp 3 theo Chuẩn KTKN có hình minh họaGiáo án Thủ công Lớp 3 theo Chuẩn KTKN có hình minh họa
Giáo án Thủ công Lớp 3 theo Chuẩn KTKN có hình minh họa
 
BÁO CÁO THỰC TẬP
BÁO CÁO THỰC TẬPBÁO CÁO THỰC TẬP
BÁO CÁO THỰC TẬP
 
Dạy học phát triển năng lực cho Sinh viên trong giáo dục đại học, Chuyên khảo...
Dạy học phát triển năng lực cho Sinh viên trong giáo dục đại học, Chuyên khảo...Dạy học phát triển năng lực cho Sinh viên trong giáo dục đại học, Chuyên khảo...
Dạy học phát triển năng lực cho Sinh viên trong giáo dục đại học, Chuyên khảo...
 
Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
 
Trò chơi Đuổi hình bắt chữ: TÌNH BẠN TÌNH YÊU GIA ĐÌNH
Trò chơi Đuổi hình bắt chữ: TÌNH BẠN TÌNH YÊU GIA ĐÌNHTrò chơi Đuổi hình bắt chữ: TÌNH BẠN TÌNH YÊU GIA ĐÌNH
Trò chơi Đuổi hình bắt chữ: TÌNH BẠN TÌNH YÊU GIA ĐÌNH
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Kinh Doanh Thiết Bị Điện Tử.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Kinh Doanh Thiết Bị Điện Tử.docxBáo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Kinh Doanh Thiết Bị Điện Tử.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Kinh Doanh Thiết Bị Điện Tử.docx
 
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về giáo dục phẩm chất cho học sinh
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về giáo dục phẩm chất cho học sinhLuận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về giáo dục phẩm chất cho học sinh
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về giáo dục phẩm chất cho học sinh
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Trung Tâm Ngoại Ngữ Tiếng Trung.doc
Báo Cáo Thực Tập Tại Trung Tâm Ngoại Ngữ Tiếng Trung.docBáo Cáo Thực Tập Tại Trung Tâm Ngoại Ngữ Tiếng Trung.doc
Báo Cáo Thực Tập Tại Trung Tâm Ngoại Ngữ Tiếng Trung.doc
 
Thực trạng hoạt động bán hàng tại công ty viễn thông fpt
Thực trạng hoạt động bán hàng tại công ty viễn thông fptThực trạng hoạt động bán hàng tại công ty viễn thông fpt
Thực trạng hoạt động bán hàng tại công ty viễn thông fpt
 
Bảng tiêu chí đánh giá thuyết trình dự án kẽ vô hình
Bảng tiêu chí đánh giá thuyết trình dự án kẽ vô hìnhBảng tiêu chí đánh giá thuyết trình dự án kẽ vô hình
Bảng tiêu chí đánh giá thuyết trình dự án kẽ vô hình
 
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất cha giò xốp tôm cua
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất cha giò xốp tôm cuaTìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất cha giò xốp tôm cua
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất cha giò xốp tôm cua
 
Chuong7
Chuong7Chuong7
Chuong7
 

Similar to SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TRONG CHỦ ĐỀ “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC”, VẬT LÍ 11 - THPT (CHỦ ĐỀ MÁY CHIẾU MINI - KÍNH THIÊN VĂN).pdf

Similar to SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TRONG CHỦ ĐỀ “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC”, VẬT LÍ 11 - THPT (CHỦ ĐỀ MÁY CHIẾU MINI - KÍNH THIÊN VĂN).pdf (20)

SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜ...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜ...SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜ...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜ...
 
SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM TRONG PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 Dự án trải ng...
SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM TRONG PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 Dự án trải ng...SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM TRONG PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 Dự án trải ng...
SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM TRONG PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 Dự án trải ng...
 
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TR...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TR...SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TR...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TR...
 
SÁNG KIẾN MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC TIẾT THỰC HÀNH LỊCH SỬ 10 - CH...
SÁNG KIẾN MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC TIẾT THỰC HÀNH LỊCH SỬ 10 - CH...SÁNG KIẾN MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC TIẾT THỰC HÀNH LỊCH SỬ 10 - CH...
SÁNG KIẾN MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC TIẾT THỰC HÀNH LỊCH SỬ 10 - CH...
 
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG III -...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG III -...SÁNG KIẾN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG III -...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG III -...
 
SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM ĐỂ THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TRONG DẠY – HỌC CHƯƠNG TRÌNH...
SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM ĐỂ THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TRONG DẠY – HỌC CHƯƠNG TRÌNH...SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM ĐỂ THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TRONG DẠY – HỌC CHƯƠNG TRÌNH...
SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM ĐỂ THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TRONG DẠY – HỌC CHƯƠNG TRÌNH...
 
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG TRONG DẠY HỌC STEM V...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG TRONG DẠY HỌC STEM V...SÁNG KIẾN THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG TRONG DẠY HỌC STEM V...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG TRONG DẠY HỌC STEM V...
 
SÁNG KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP QUA CHỦ ĐỀ 6 - THAM GIA X...
SÁNG KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP QUA CHỦ ĐỀ 6 - THAM GIA X...SÁNG KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP QUA CHỦ ĐỀ 6 - THAM GIA X...
SÁNG KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP QUA CHỦ ĐỀ 6 - THAM GIA X...
 
SÁNG KIẾN VẬN DỤNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM QUA BÀI CƠ CẤU, VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ Ả...
SÁNG KIẾN VẬN DỤNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM QUA BÀI CƠ CẤU, VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ Ả...SÁNG KIẾN VẬN DỤNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM QUA BÀI CƠ CẤU, VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ Ả...
SÁNG KIẾN VẬN DỤNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM QUA BÀI CƠ CẤU, VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ Ả...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Luận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy họcLuận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Luận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
 
SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...
SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...
SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...
 
Đề Tài Tốt Nghiệp Phương Pháp Sử Dụng Máy Chiếu Trong Dạy Học Địa Lí.
Đề Tài Tốt Nghiệp Phương Pháp Sử Dụng Máy Chiếu Trong Dạy Học Địa Lí.Đề Tài Tốt Nghiệp Phương Pháp Sử Dụng Máy Chiếu Trong Dạy Học Địa Lí.
Đề Tài Tốt Nghiệp Phương Pháp Sử Dụng Máy Chiếu Trong Dạy Học Địa Lí.
 
SÁNG KIẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 CÁNH...
SÁNG KIẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 CÁNH...SÁNG KIẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 CÁNH...
SÁNG KIẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 CÁNH...
 
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị s...
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị  s...Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị  s...
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị s...
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC T...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC T...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC T...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC T...
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
 
Sáng kiến Tổ chức dạy học chủ đề Thiết kế Poster giới thiệu về trường THPT Di...
Sáng kiến Tổ chức dạy học chủ đề Thiết kế Poster giới thiệu về trường THPT Di...Sáng kiến Tổ chức dạy học chủ đề Thiết kế Poster giới thiệu về trường THPT Di...
Sáng kiến Tổ chức dạy học chủ đề Thiết kế Poster giới thiệu về trường THPT Di...
 
SÁNG KIẾN RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA THỰC HÀNH LỊCH SỬ ...
SÁNG KIẾN RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA THỰC HÀNH LỊCH SỬ ...SÁNG KIẾN RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA THỰC HÀNH LỊCH SỬ ...
SÁNG KIẾN RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA THỰC HÀNH LỊCH SỬ ...
 
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC GIAO TIẾP TOÁN HỌC CHO HỌC SINH QUA DẠY H...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC GIAO TIẾP TOÁN HỌC CHO HỌC SINH QUA DẠY H...MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC GIAO TIẾP TOÁN HỌC CHO HỌC SINH QUA DẠY H...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC GIAO TIẾP TOÁN HỌC CHO HỌC SINH QUA DẠY H...
 

More from Nguyen Thanh Tu Collection

More from Nguyen Thanh Tu Collection (20)

40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...
80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...
80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CHIẾN THẮNG KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN - PHAN THẾ HOÀI (36...
CHIẾN THẮNG KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN - PHAN THẾ HOÀI (36...CHIẾN THẮNG KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN - PHAN THẾ HOÀI (36...
CHIẾN THẮNG KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN - PHAN THẾ HOÀI (36...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 

Recently uploaded (20)

[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 

SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TRONG CHỦ ĐỀ “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC”, VẬT LÍ 11 - THPT (CHỦ ĐỀ MÁY CHIẾU MINI - KÍNH THIÊN VĂN).pdf

  • 1. D Ạ Y H Ọ C T H E O Đ Ị N H H Ư Ớ N G S T E M Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TRONG CHỦ ĐỀ “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC”, VẬT LÍ 11 - THPT (CHỦ ĐỀ MÁY CHIẾU MINI - KÍNH THIÊN VĂN) WORD VERSION | 2023 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594 Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group vectorstock.com/28062424
  • 2. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TRONG CHỦ ĐỀ “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC”, VẬT LÍ 11 - THPT LĨNH VỰC: VẬT LÍ NGHỆ AN – 2023
  • 3. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TRONG CHỦ ĐỀ “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC”, VẬT LÍ 11 - THPT MÔN : VẬT LÍ LĨNH VỰC: VẬT LÍ Tác giả: Hồ Thị Quỳnh Thương Điện thoại: Mail: NGHỆ AN – 2023
  • 4. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................. 1 PHẦN 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................... 2 1.1. Lí do chọn đề tài............................................................................................. 2 1.2. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 3 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................... 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 3 1.5. Tính mới và đóng góp của đề tài.................................................................... 3 PHẦN 2 : NỘI DUNG .......................................................................................... 4 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................... 4 2.1.1. Giáo dục STEM trong dạy học.................................................................... 4 2.1.1.1. Khái niệm về dạy học STEM................................................................... 4 2.1.1.2. Mục tiêu của giáo dục STEM................................................................... 4 2.1.1.3. Tiêu chí xây dựng chủ đề giáo dục STEM............................................... 5 2.1.1.4. Đặc trưng của quá trình dạy và học trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ..................................................................................................... 5 2.1.2. Phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học chủ đề theo định hướng STEM......................................................................................................... 6 2.1.2.1. Khái niệm năng lực sáng tạo.................................................................... 6 2.1.2.2. Biểu hiện năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học theo định hướng STEM .................................................................................................................... 6 2.1.2.3. Biện pháp phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học theo định hướng STEM................................................................................................. 7 2.1.2.4. Công cụ đánh giá chủ đề giáo dục STEM theo định hướng STEM ........ 7 2.1.3. Chuyển đổi số trong dạy học....................................................................... 8 2.1.3.1. Khái niệm “ chuyển đổi số”..................................................................... 8 2.1.3.2. Nội dung cơ bản của “ chuyển đổi số” trong giáo dục và đào tạo......... 9 2.1.3.3. Tầm quan trọng và lợi ích của chuyển đổi số trong sự thúc đẩy chất lượng trong giáo dục hiện nay trong trường học............................................................ 9 2.1.3.4. Một số ứng dụng của “ chuyển đổi số” trong quá trình dạy học.......... 11 2.1.3.5. Tổ chức lồng ghép “chuyển đổi số ” trong dạy học.............................. 11 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.................................................................................... 12
  • 5. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 2.2.1. Thực trạng việc áp dụng chuyển đổi số trong trường THPT.................... 12 2.2.2. Thực trạng việc tổ chức hoạt động dạy và học theo định hướng STEM ở trường THPT ....................................................................................................... 13 2.2.3. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chuyển đổi số kết hợp với dạy học theo định hướng STEM ở trường THPT..................................................................... 13 2.3. THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TRONG CHỦ ĐỀ “ MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC”,VẬT LÍ 11 - THPT .................................................................................. 14 2.3.1. Phân tích nội dung kiến thức chương “ Mắt. Các dụng cụ quang học” trong chương trình THPT ............................................................................................. 14 2.3.2. Xây dựng nội dung kiến thức “ Mắt. Các dụng cụ quang học” theo định hướng STEM....................................................................................................... 16 2.3.3. Ứng dụng các phần mềm trong dạy học chủ đề “ Mắt. Các dụng cụ quang học” ..................................................................................................................... 19 2.3.4. Thiết kế chủ đề giáo dục STEM nội dung kiến thức chương ................... 25 2.3.4. Triển khai thực hiện chuyển đổi số kết hợp với dạy học theo định hướng stem trong chủ đề “ Mắt. Các dụng cụ quang học”- Vật Lí 11 THPT................ 27 1. TÊN CHỦ ĐỀ: MÁY CHIẾU MINI .............................................................. 27 2. TÊN CHỦ ĐỀ: KÍNH THIÊN VĂN .............................................................. 33 2.3.5. Thực nghiệm sư phạm............................................................................... 41 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 49 PHỤ LỤC............................................................................................................ 50
  • 6. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT THPT Trung học phổ thông HS Học sinh GV Giáo viên KHKT Khoa học kĩ thuật CT- GDPT Chương trình – Giáo dục phổ thông CĐS Chuyển đổi số GQVĐ Giải quyết vấn đề
  • 7. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 2 PHẦN 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do chọn đề tài Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời kỳ bùng nổ tri thức và khoa học công nghệ, thời kì của cách mạng công nghiệp 4.0. Ngành giáo dục luôn được các ban ngành quan tâm và ngày càng được đổi mới. Như là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lí luận gắn kết với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ tiên tiến càng giúp nâng cao trải nghiệm của người học; cải thiện những phương pháp giảng dạy cũng như tạo môi trường để học tập thuận tiện nhất. Vật lí học nằm trong hệ thống các môn học ở nhà trường phổ thông nên việc đổi mới phương pháp dạy và học đối với môn Vật lí là điều tất yếu. Do đặc thù của môn Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, các kiến thức Vật lí đóng vai trò nguyên tắc hoạt động của các ứng dụng kĩ thuật nên một trong các khâu quan trọng của quá trình đổi mới phương pháp dạy học Vật lí là tăng cường hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu và tìm hiểu các ứng dụng kĩ thuật của Vật lí của học sinh trong quá trình học tập. Theo chỉ thị số 16 của Thủ tướng chính phủ mới đây có nêu rõ, Bộ Giáo dục và Đào Tạo thúc đẩy triển khai giáo dục STEM trong chương trình phổ thông nhằm thích nhi với những yêu cầu của cuộc ccsh mạng công nghiệp lần thứ 4. Điều đó cho thấy răng giáo dục STEM có vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp này. Vì vậy, việc tổ chức dạy học theo định hướng STEM để học sinh tiếp cận với con đường nghiên cứu khoa học qua đó giúp học sinh hiểu sâu sắc các kiến thức Vật lí là hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng to lớn. Thông qua các nhiệm vụ này, học sinh sẽ được rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, giáo dục tổng hợp, hình thành tư duy sáng tạo và tinh thần làm việc tập thể. Từ đó, học sinh nắm được các ứng dụng kĩ thuật trong đời sống và có kiến thức để sử dụng các máy móc thiết bị cơ bản làm cơ sở cho việc sử dụng những công cụ trong công việc cũng như trong cuộc sống. Theo chỉ thị số 112/CT-BGDĐT ngày 19/8/2022 về ciệc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022 – 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, chuyển đổi số chính là xu hướng của xã hội và đặc biệt là trong giáo dục. Việc áp dụng công nghệ vào giáo dục có vai trò vô cùng lớn, tạo nên bước ngoặt phát triển cho giáo dục. Thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số được nhận định là chìa khóa nâng cao hoạt động, tạo những thay đổi nhanh chóng về mô hình, cách thức phương thức và phương pháp dạy và học. Để bắt kịp với yêu cầu và tiêu chuẩn thời đại, ngành giáo dục nói chung và các trường THPT nói riêng chú trong đặc biệt việc phát triển chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh. Thực hiện chuyển đổi số là việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào dạy và học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh sinh viên và giáo viên, giúp người dạy và người học phát huy tối đa khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động trong dạy và học.
  • 8. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 3 Từ những cơ sở đó, tôi lựa chọn đề tài: Thực hiện chuyển đổi số kết hợp với dạy học theo định hướng STEM trong chủ đề “Mắt. Các dụng cụ quang học”, Vật Lí 11 – THPT. 1.2. Đối tượng nghiên cứu Thực hiện chuyển đổi số kết hợp với dạy học theo định hướng stem trong chủ đề “Mắt. Các dụng cụ quang học”, Vật Lí 11 – THPT. Khách thể nghiên cứu: Học sinh trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận của chuyển đổi số và dạy học định hướng STEM trong chủ đề “ Mắt. Các dụng cụ quang học” Vật Lí 11 – THPT. - Khảo sát được tình trạng áp dụng chuyển đổi số và dạy học theo định hướng STEM trong trường THPT. - Đề xuất và thực nghiệm một số giải pháp. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận bao gồm: phương pháp phân tích tổng hợp, khái quát, nghiên cứu tài liệu thuộc phạm vi đề tài. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn : là phương pháp điều tra, quan sát sư phạm để điều ra thực trạng dưới góc độ “ chuyển đổi số” và STEM. - Phương pháp thống kê số học: sử dụng lý thuyết Toán học như thống kê xác suất, đại số, phân tích điều tra và thực nghiệm. 1.5. Tính mới và đóng góp của đề tài Về lý luận : - Giúp giáo viên nhận thức đúng đắn về giáo dục STEM và tính ưu việt khi dạy học theo định hướng STEM, từ đó có kế hoạch tự bồi dưỡng, nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu mới của giáo dục. - Giúp giáo viên hiểu được chuyển đổi số, vận dụng chuyển đổi số như thế nào trong quá trình dạy và học. - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về thực hiện chuyển đổi số kết hợp với dạy học theo định hướng STEM trong chủ đề “Mắt. Các dụng cụ quang học”, Vật Lí 11 - THPT Về thực tiễn : - Học sinh được tiếp cận với công nghệ thông tin, trao đổi, trau dồi thêm các kiến thức để vận dụng vào thực tế. - Tạo sân chơi cho học sinh phát triển hết bản thân mình, tạo cơ hội cho học sinh bắt kịp với thời đại công nghệ 4.0. - Rèn luyện tư duy, tăng thêm các khả năng cho học sinh trong quá trình học.
  • 9. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 4 PHẦN 2: NỘI DUNG 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Giáo dục STEM trong dạy học 2.1.1.1. Khái niệm về dạy học STEM STEM là viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Math (toán học). Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Sự phát triển về Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học trong đó Science là quy trình sáng tạo ra kiến thức khoa học; Engineering là quy trình sử dụng kiến thức khoa học để thiết kế công nghệ mới nhằm giải quyết các vấn đề; Toán là công cụ được sử dụng để thu nhận kết quả và chia sẻ kết quả đó với những người khác. “Science” trong chu trình STEM được mô tả bởi từ “Technology” sang “Knowledge” thể hiện quy trình sáng tạo khoa học. Đứng trước thực tiễn với "Công nghệ" hiện tại, các nhà khoa học, với năng lực tư duy phản biện, luôn đặt ra những câu hỏi/vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ, đó là các câu hỏi/vấn đề khoa học. Trả lời các câu hỏi khoa học hoặc giải quyết các vấn đề khoa học sẽ phát minh ra các "Kiến thức" khoa học. Ngược lại, “Engineering” trong chu trình STEM được mô tả bởi một mũi tên từ “Knowledge” sang “Technology” thể hiện quy trình kĩ thuật. Các kĩ sư sử dụng "Kiến thức" khoa học để thiết kế, sáng tạo ra công nghệ mới. Như vậy, trong chu trình STEM, "Science" được hiểu không chỉ là "Kiến thức" thuộc các môn khoa học (như Vật lý, Hoá học, Sinh học) mà bao hàm "Quy trình khoa học" để phát minh ra kiến thức khoa học mới. Tương tự như vậy, "Engineering" trong chu STEM không chỉ là "Kiến thức" thuộc lĩnh vực "Kĩ thuật" mà bao hàm" Quy trình kĩ thuật" để sáng tạo ra "Công nghệ" mới. Hai quy trình nói trên tiếp nối nhau, khép kín thành chu trình sáng tạo khoa học - kĩ thuật theo mô hình "xoáy ốc" mà cứ sau mỗi chu trình thì lượng kiến thức khoa học tăng lên và cùng với nó là công nghệ phát triển ở trình độ cao hơn. 2.1.1.2. Mục tiêu của giáo dục STEM - Phát triển được năng lực đặc thù của môn học STEM cho học sinh: Chú trọng phát triển những kiến thức, kỹ năng liên quan đến các môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán. Hơn nữa phải vận dụng được các kiến thức kĩ năng để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. - Phát triển năng lực cốt lõi của học sinh: Bên cạnh những hiểu biết về Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán, giáo dục STEM trang bị cho học sinh những kỹ năng phù hợp để đáp ứng yêu cầu mang tính thách thức trong thực tế. - Định hướng nghề nghiệp cho học sinh: Giáo dục STEM tạo điều kiện cho các em nắm thêm được kiến thức kỹ năng nền tảng cho học tập ở bậc học cao hơn cũng như cho ngành nghề tương lai của bản thân các em, góp phần đào tạo ra nguồn nhân
  • 10. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 5 lực cho xã hội. 2.1.1.3. Tiêu chí xây dựng chủ đề giáo dục STEM Để xây dựng chủ đề giáo dục STEM cần dựa trên những tiêu chí cơ bản: - Hướng tới giải quyết vấn đề trong thực tiễn. - Hướng tới việc học sinh vận dụng các kiến thức trong lĩnh vực STEM để giải quyết vấn đề. - Định hướng thực hành kết hợp lý thuyết nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. - Khuyến khích việc hoạt động nhóm. 2.1.1.4. Đặc trưng của quá trình dạy và học trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Hiện nay, thế giới và Việt Nam đang chứng kiến những sự thay đổi vượt bậc trong thời đại công nghệ số của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) và tầm ảnh hưởng sâu rộng của khoa học công nghệ đến đời sống con người. Những sự phát triển này đã và đang tác động toàn diện và sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực của đời sống KT-XH của các quốc gia. Bản chất của CMCN 4.0 chính là sự ứng dụng công nghệ, khoa học dữ liệu và sử dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ sản xuất và cuộc sống con người. CMCN 4.0 đem lại nhiều điều kiện thuận lợi, giúp con người khám phá nhiều tri thức mới, nâng cao quy mô và chất lượng nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức song hành với các thời cơ, buộc người lao động, các nhà hoạch định chiến lược phải thay đổi cho phù hợp. Trong sự tác động ấy, giáo dục hiện đại, đặc biệt là giáo dục đại học là lĩnh vực chịu sự tác động lớn nhất. Trong những năm gần đây, Việt Nam đang thực hiện công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, nhất là giáo dục đại học và sau đại học. Tuy nhiên, sự tác động mạnh mẽ của CMCN 4.0 đến giáo dục đòi hỏi các trường học cần thay đổi mục tiêu, nội dung giáo dục, phương pháp dạy học. Việc dạy học trực tuyến, cùng với các công cụ hỗ trợ cho giảng dạy của thời đại công nghệ số đã và đang thay đổi lớn đến tình hình dạy và học tại các trường THPT hiện nay, giúp hiện đại hóa giáo dục song lại đặt ra rất nhiều những vấn đề khiến giáo viên và các nhà quản lí phải cân nhắc để thay đổi phương pháp dạy học nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong giáo dục đại học hiện nay. Đối với học sinh: Việt Nam là quốc gia có sự phát triển mạnh mẽ nguồn lực internet. Việc truy cập internet hiện nay trở nên rất thông dụng đối với mọi người, đây là điều kiện dễ dàng nhất để tìm kiếm kho dữ liệu thông tin khổng lồ trên thế giới và ở Việt Nam, là điều kiện rất thuận lợi cho giáo dục tại các trường đại học hiện nay. Học sinh cũng có thể dễ dàng tìm kiếm những tri thức cần có thông qua thiết bị bắt wifi, di động thông minh, laptop, máy tính bảng... để tự tìm hiểu kiến thức dưới sự hướng dẫn của GV và hoàn thành được mục tiêu giáo dục của mình.
  • 11. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 6 Đối với Giáo viên: Cuộc CMCN 4.0 đã và đang đem lại nhiều điều kiện thuận lợi cho GV hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại. Trước hết, nguồn tài liệu phục vụ giảng dạy vô cùng đa dạng nhờ sự tiến bộ của hệ thống internet kết nối và dữ liệu khổng lồ giúp GV tiếp cận được nhiều tài liệu trong và ngoài nước, phục vụ tốt việc xây dựng bài học. GV có thể tìm hiểu sâu sắc về vấn đề giảng dạy với nhiều hướng nhận thức khác nhau, làm phong phú thêm cách nhìn nhận của bản thân với môn học, giúp các GV tự tin hơn trong giảng dạy. Bên cạnh những tác động tích cực thì CMCN 4.0 đang thực sự tạo ra nhiều những thách thức, đòi hỏi các GV cần nhiều nỗ lực hơn nữa trong công tác giảng dạy của mình: - Thứ nhất, nhiều công cụ hỗ trợ giảng dạy đòi hỏi GV phải thường xuyên cập nhật các phương pháp dạy học hiện đại để tránh sự nhàm chán trong quá trình dạy và học. - Thứ hai, số tiết dạy của GV có thể sẽ bị giảm bớt, thay vào đó là sự xuất hiện của việc học tập online rút ngắn thời gian học tập và kết thúc học phần. - Thứ ba, HS có thể gặp khó khăn trong lựa chọn và sử dụng nguồn tài liệu. 2.1.2. Phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học chủ đề theo định hướng STEM 2.1.2.1. Khái niệm năng lực sáng tạo Trong dự thảo chương trình giáo dục của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, coi sáng tạo là một trong những năng lực chung cần được hình thành và phát triển cho học sinh. Sáng tạo là một trong những năng lực quan trọng có ảnh hưởng lớp đến sự phát triển của toàn xã hội, là khả năng tạo ra cái mới có tính hữu dụng phục vụ cho đời sống của con người và những điều cốt yếu làm tiền đề cho sự phát triển của nhân loại. Sáng tạo mang tính tinh thần của mỗi cá nhân và mỗi người lại có cách thức và con đường sáng tạo khác nhau. 2.1.2.2. Biểu hiện năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học theo định hướng STEM * Đặc trưng của hoạt động sáng tạo: + Có sự tự lực chuyển từ các tri thức và kỹ năng sang giải quyết tình huống. + Nhìn thấy những vấn đề mới. + Nhìn thấy cấu trúc của đối tượng đang nghiên cứu. + Xây dựng phương án mới về nguyên tắc, khác với những phương pháp quen thuộc đã biết. + Nhìn thấy nhiều cách giải quyết có thể có, tiến hành giải quyết theo từng cách và lựa chọn cách tối ưu. + Tự lực kết hợp với các phương thức hoạt động đã biết, tạo thành cái mới.
  • 12. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 7 * Các biểu hiện khi học sinh học theo định hướng giáo dục STEM. + Nghiên cứu kiến thức, các sản phẩm có sẵn, đưa ra lời bình, trao đổi với bạn bè hoặc giáo viên, các chuyên gia… Từ đó đưa ra giải pháp tối ưu nhất. + Tự đề xuất giải pháp phù hợp không trùng với giải pháp đã có sẵn. + Tự truyền tải kiến thức và kỹ năng từ lĩnh vực quen biết sang tình huống mới. + Đề xuất mô hình giả thuyết, thực nghiệm để kiểm tra đề xuất đúng hay sai. + Tự thiết kế sơ đồ nguyên lí, bản vẽ kĩ thuật thể hiện cấu tạo, chức năng của đối tượng đang nghiên cứu. 2.1.2.3. Biện pháp phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học theo định hướng STEM Căn cứ vào các biểu hiện của năng lực sáng tạo, có thể chỉ ra một số biện pháp phát huy năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học định hướng STEM: + Tổ chức các hoạt động sáng tạo gắn liền với quá trình vận dụng kiến thức Vật Lý để giải quyết các vấn đề thực tiễn. + Tổ chức các hoạt động sáng tạo gắn liền với quá trình xây dựng kiến thức mới. + Luyện tập phỏng đoán, xây dựng giả thuyết. + Luyện tập đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán. 2.1.2.4. Công cụ đánh giá chủ đề giáo dục STEM theo định hướng STEM Đánh giá là công việc không thể thiếu trong quá trình dạy học. Đặc biệt là khi áp dụng một phương pháp dạy học mới nhằm xây dựng kiến thức mới thì việc đánh giá chính xác, khách quan sẽ giúp giáo viên có những thông tin đáng tin cậy. a. Nguyên tắc đánh giá Đặc điểm của giáo dục STEM là định hướng sản phẩm, phương pháp giảng dạy là dạy học dựa trên dự án, học tập theo nhóm. Vì vậy việc đánh giá thường xuyên, đa dạng các hình thức và công cụ đánh giá là cần thiết. b. Yêu cầu đánh giá - Học sinh đánh giá học sinh: qua các buổi làm việc nhóm, qua tinh thần trách nhiệm trong công việc, qua khả năng vận dụng kiến thức để áp dụng thực tế - Giáo viên đánh giá học sinh qua các bài kiểm tra, các sản phẩm, các dự án, các phiếu học tập và trong quá trình học tập. c. Tiêu chí đánh giá Tiêu chí đánh giá Mức độ Mức 3 Mức 2 Mức 1 Tìm ra những vấn đề mới, tình huống Phát hiện ra những vấn đề mới, tình Phát hiện ra những vấn đề mới, tình Không phát hiện ra được vấn đề
  • 13. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 8 mới trong thực tiễn và đề ra giải phát giải quyết vấn đề huống mới và đề xuất được phương án giải quyết đúng, hệ thống mới mang lại hiệu quả cao huống mới nhưng không đề xuất được phương án giải quyết đúng, hệ thống mới mang lại hiệu quả. mới. Thiết kế được sơ đồ bản vẽ thể hiện nguyên lý cấu tạo và hoạt động, vận hành của hệ thống mới Đưa ra được những thiết kế hợp lý phù hợp dựa trên sự tìm tòi và không trùng với thiết kế có sẵn Đưa ra được những thiết kế hợp lý phù hợp dựa trên thiết kế có sẵn Không đưa ra được thiết kế hợp lý Tìm ra các giải pháp khảo sát, đo đạc đảm bảo tính hiệu quả Đưa ra được và kiễm chứng rõ ràng Đưa ra nhưng không có độ kiểm chứng cao Không đưa ra được giải pháp Tìm ra các thiết bị vật liệu mới thay thế cho thiết bị, vật liệu cũ mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả cao Sử dụng được thiết bị thay thế mang tính hiệu quả, tiết kiệm có tính thẩm mỹ Biết được các thiết bị thay thế nhưng chưa có tính hiệu quả cao Không đưa ra được thiết bị thay thế Đề xuất giải pháp thiết kế mới cho hệ thống kỹ thuật đã có, thay đổi một số chi tiết thiết kế nhằm tăng tính hiệu quả Đề xuất được giải pháp hiệu quả Đề xuất được giải pháp nhưng chưa hiểu quả cao Không đề xuất được giải pháp 2.1.3. Chuyển đổi số trong dạy học 2.1.3.1. Khái niệm “ chuyển đổi số” Chuyển đổi số là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam. Chính phủ Việt nam cũng đặc biệt quan tâm đến vấn để chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và giao cho Bộ Thông tin &Truyền thông xây dựng Đề án Chuyển đổi số quốc gia và trình Đề án cho Thủ tướng ngay trong năm 2019. Theo Microsoft, chuyển đổi số là một sự đổi mới kinh doanh được thúc đẩy bởi sự bùng nổ của đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật cung cấp những cách mới để hiểu, quản lý và chuyển đổi cho các hoạt động kinh doanh của họ.
  • 14. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 9 Chuyển đổi số (Digital transformation) được hiểu là ứng dụng những tiến bộ về công nghệ số như điện toán đám mây (cloud), dữ liệu lớn (Big data),... vào mọi hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp nhằm đưa lại hiệu suất cao, thúc đẩy phát triển doanh thu và thương hiệu. Chuyển đổi số trong Giáo dục là gì? Chuyển đổi số trong ngành giáo dục, nghĩa là việc áp dụng công nghệ, dựa vào mục đích, cơ cấu của doanh nghiệp giáo dục. Hiện tại, được ứng dụng dưới 3 hình thức chính: Ứng dụng công nghệ trong phương pháp giảng dạy: Lớp học thông minh, lập trình…vào việc giảng dạy. Ứng dụng công nghệ trong quản lý: Công cụ vận hành, quản lý Ứng dụng công nghệ trong lớp học: Công cụ giảng dạy, cơ sở vật chất. 2.1.3.2. Nội dung cơ bản của “ chuyển đổi số” trong giáo dục và đào tạo Trong lĩnh vực giáo dục, chuyển đổi số sẽ hỗ trợ học sinh theo hướng giảm truyền thụ nội dung sang phát triển năng lực người học, đồng thời tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi lúc mọi nơi, cá nhân hoá việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời. Sự bùng nổ của nền tảng công nghệ đang hình thành nên hạ tầng giáo dục. theo đó nhiều mô hình thông minh trên nền tảng CNTT được ra đời. Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục tập trung chủ yếu vào 2 nội dung: chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học. Trong quản lý giáo dục bao gồm số hoá thông tin, triển khai các dịch vụ công, kí sổ điểm điện tử, kí học bạ qua VNEDU…. Trong giảng dạy, kiểm tra đánh giá gồm số hoá học liệu, thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến, xây dựng các trường học ảo….. 2.1.3.3. Tầm quan trọng và lợi ích của chuyển đổi số trong sự thúc đẩy chất lượng trong giáo dục hiện nay trong trường học Tầm quan trọng của chuyển đổi số: “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ xác định như sau: Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa. 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học. Hiểu một cách đơn giản thì
  • 15. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 10 chuyển đổi số trong giáo dục chính là việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến giúp nâng cao trải nghiệm của người học; cải thiện những phương pháp giảng dạy cũng như tạo môi trường để học tập thuận tiện nhất. Ứng dụng chuyển đổi số sẽ tạo ra mô hình giáo dục thông minh, từ đó giúp việc học, hấp thụ kiến thức của người học trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Sự bùng nổ của các nền tảng công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi để truyền đạt kiến thức và phát triển được khả năng tự học của người học mà không bị giới hạn về thời gian cũng như không gian. Hiện tại, chuyển đổi số trong giáo dục được ứng dụng dưới 3 hình thức chính là: ứng dụng công nghệ trong phương pháp giảng dạy: lớp học thông minh, lập trình… vào việc giảng dạy; ứng dụng công nghệ trong quản lý: công cụ vận hành, quản lý; ứng dụng công nghệ trong lớp học: công cụ giảng dạy, cơ sở vật chất. Bên cạnh một số trường đã áp dụng công nghệ vào giảng dạy trực tuyến từ nhiều năm trước đây, vẫn còn khá nhiều trường chưa quen với hình thức đào tạo này, hoặc cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin chưa đảm bảo để thực hiện giảng dạy trực tuyến một cách có hiệu quả, và phát huy được năng lực của người học. Tuy nhiên, với xu thế phát triển công nghệ hiện nay, việc tiếp cận công nghệ vào giảng dạy và học tập trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Sự phát triển của các ứng dụng trên nền tảng di động, mạng xã hội giúp người dùng dễ dàng tương tác mọi lúc mọi nơi, đã tạo điều kiện cho giáo dục trực tuyến phát triển lên bậc cao hơn.Nền tảng cơ bản của chuyển đổi số trong giáo dục dựa vào cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu số chuyên ngành, đường lối, chủ trương chính sách và đội ngũ lãnh đạo, cán bộ viên chức, giảng viên, giáo viên, người học …Vì thế tầm quan trọng của chuyển đối số rất lớn trong giáo dục hiện nay. Lợi ích của chuyển đổi số + Chủ động trong học tập: Việc ứng dụng công nghệ số sẽ giúp bạn có thời gian học tập thoải mái mọi lúc mọi nơi. Người học tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn, bỏ qua về giới hạn khoảng cách, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả. Khả năng tiếp cận nhiều tài liệu học tập: Thông qua chuyển đổi số, người dùng có thể tiếp cận những nguồn tài liệu khổng lồ, tiết kiệm thời gian và chi phí. Đồng thời bạn dễ dàng tìm kiếm thông tin và khai thác chuyên sâu các khía cạnh mà bạn quan tâm. + Chất lượng giáo dục đảm bảo: Việc ứng dụng công nghệ số vào giáo dục sẽ đem lại những kết quả như: giúp lưu trữ các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu, sẽ theo dõi chính xác hoạt động của giáo viên, học sinh và người quản lý, quản lý đầy đủ các thông tin, hồ sơ giáo dục của học sinh rõ ràng, không bị thất thoát hồ sơ, ghi chép chính xác về lịch sử học tập cũng như bảng điểm một cách minh bạch.
  • 16. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 11 + Tiết kiệm chi phí học tập Đây là lợi ích lớn thiết thực cho mỗi người trong việc chuyển đổi số. Tiết kiệm thời gian, chi phí học tập, giảm thiểu sự lãng phí chi phí in ấn và đem lại kiến thức sâu rộng. 2.1.3.4. Một số ứng dụng của “ chuyển đổi số” trong quá trình dạy học Những ứng dụng chuyển đổi số giáo dục trong phương pháp dạy học: + Khóa học trực tuyến E – learning: Ispring 9,10; Storyline…. + Phương pháp học tập: canva, padlet, kahoot, quizzi…. + Phương pháp học bằng ứng dụng thực tế ảo: crocodile, Phet.colorado, google earth,…. + Phần mềm quản lý, kiểm tra đánh giá: class123, google forms, azota,…. 2.1.4. Tổ chức thực hiện “ chuyển đổi số” trong dạy học theo định hướng STEM. Trong quá trình giảng dạy các chủ đề theo định hướng STEM, lồng ghép chuyển đổi số vào quá trình giảng dạy như sau: Mục đích Phần mềm Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Quá trình dạy học canva, powerpoint, ispring Thực hiện trong quá trình giảng dạy, truyền tải nội dung Báo cáo sản phẩm, trình chiếu quá trình và kết quả thực hiện Trò chơi kahoot, quizzi Giao các bài tập trắc nghiệm trong chủ đề Học sinh thông qua trò chơi để nhớ lại kiến thức đã học trong chủ đề Thí nghiệm ảo crocodile, phet,.colorado Trình chiếu các thí nghiệm ảo cho hs quan sát Quan sát để hiểu bài hơn Trao đổi bài Padlet, zalo, FB Nắm bắt thông tin hoạt động của học sinh Trao đổi thông tin, nội dung với GV và bạn bè Kiểm soát lớp google class, class 123 Kiểm soát mức độ làm việc của học sinh Thực hiện nhiệm vụ Kiểm tra Azota Cho học sinh làm bài kiểm tra Thực hiện kiểm tra kiến thức Lưu trữ Mã QR-code Xem quá trình thực hiện của học sinh Lưu dữ hình ảnh, thông tin của sản phẩm
  • 17. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 12 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.2.1. Thực trạng việc áp dụng chuyển đổi số trong trường THPT 2.2.2.1. Về Học sinh Để tìm hiểu thực trạng HS áp dụng CNTT trong học tập, tôi đã điều tra 30 em tìm hiểu về sự hiểu biết của các em trong các phần mềm hỗ trợ học tập. Kết quả thấy rằng một số em đã biết vận dụng phần mềm trong học tập. Bên cạnh đó còn một số em chưa biết các ứng dụng này được sử dụng như thế nào hoặc mới chỉ quan sát thấy thầy cô trình chiếu trên màn hình mà chưa được thực sự tương tác sử dụng. Link phiếu điều tra https://forms.gle/X8HDRGmbKT2TQ3196 2.2.2.2. Về phía giáo viên Đa số GV đã biết vận dụng 1 số phần mềm trong dạy học, Tuy nhiên, cách thức tổ chức chưa đa dạng, chỉ mới dừng lại ở khâu trình chiếu đơn giản, tương tác một chiều, nên hiệu quả học tập chưa cao. Kết quả thăm dò 70 GV (36 GV tại đơn vị tôi công tác và 34 GV dạy tại 4 trường THPT trong địa bàn huyện Quỳnh Lưu – Hoàng Mai về việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong dạy học được thể hiện qua biểu đồ sau: (Kết quả từ link khảo sát: https://forms.gle/BE7NS53uTPiBE2386 Quí Thầy/Cô đã sử dụng các phần mềm và thiết bị hỗ trợ Đồ thị khảo sát “Những ứng dụng công nghệ các em đã sử dụng trong học tập”
  • 18. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 13 2.2.2. Thực trạng việc tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng STEM ở trường THPT Để tìm hiểu về thực trạng dạy học Vật lý trung học theo định hướng giáo dục STEM, tôi đã tiến hành điều tra 40 GV môn Vật lý trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. Nội dung phiếu điều tra ( phụ lục) KẾT QUẢ Mối quan tâm về STEM hiện nay của GV môn Vật lý Bảng kết quả điều tra về mối quan tâm STEM đối với giáo viên TT Mức độ quan tâm Ý kiến 1 Không quan tâm 1(2.5%) 2 Mới chỉ nghe nói đến 2(5%) 3 Rất muốn tìm hiểu 10(25%) 4 Đang tìm hiểu 20(50%) 5 Đang nghiên cứu 5(12.5%) 6 Đang dạy về STEM 3(7.5%) Từ kết quả khảo sát với 25 giáo viên đã cho thấy hơn 90% giáo viên đã có biết về giáo dục STEM. Bên cạnh đó trong số GV được hỏi 50% GV đang tìm hiểu về STEM và có 7.5% là đang nghiên cứu về STEM và có 3 GV đang dạy về STEM. Hầu hết hiểu biết của giáo viên về giáo dục STEM là qua quá trình tự tìm hiểu, nghiên cứu của bản thân hoặc qua các lớp tập huấn, báo cáo chuyên đề chứ không phải từ chương trình bắt buộc của nhà trường. 2.2.3. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chuyển đổi số kết hợp với dạy học theo định hướng STEM ở trường THPT 2.2.3.1 .Thuận lợi - Thời đại công nghệ 4.0, phương tiện thông tin thuận tiện, nên việc học sinh trao đổi thông tin với nhau hoặc trao đổi với giáo viên và thực hiện các ứng dụng trên các phương tiện dễ dàng hơn. Vì thế đưa mô hình dạy học STEM thuận tiện hơn và lan truyền được nhiều nơi hơn. - Mỗi trường học đều đầu tư vào các hoạt động dạy và học nên khuyến khích cho giáo viên tổ chức hoạt động dạy học để tiếp cận năng lực của học sinh. Nhiều trường THPT hiện nay có nhiều thế mạnh về cơ sở vật chất. Để thiết kế các bài giảng có chất lượng đòi hỏi ứng dụng nhiều của CĐS, HS khá thành thạo vi tính, máy chiếu, khai thác mạng (facebook, zalo, messeger, trang web, goole, LMS...), qua đó phát triển các NL cho HS, đảm bảo mục tiêu của quá trình dạy học. - Nó giúp đảm bảo giáo dục toàn diện trong việc triển khai giáo dục STEM ở nhà trường, bên cạnh các môn học đang được quan tâm như Toán, khoa học, các lĩnh vực công nghệ, kĩ thuật, cũng sẽ được quan tâm, đầu tư trên tất cả các phương diện
  • 19. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 14 về đội ngũ giáo viên, chương trình, cơ sở vật chất. - Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh: triển khai các dự án học tập STEM, học sinh hợp tác với nhau, chủ động và tự lực thực hiện các nhiệm vụ học tập, được làm quen hoạt động có tính chất nghiên cứu khoa học. Kết nối trường học với cộng đồng Hướng nghiệp, phân luồng cho học sinh. 2.2.3.2. Khó khăn Qua việc khảo sát giáo viên áp dụng chuyển đổi số vào dạy học theo định hướng STEM thấy có nhiều khó khăn, cụ thể như sau: - Năng lực của giáo viên trong việc tiếp cận với chương trình đổi mới phương pháp dạy học ở các trường và các địa phương không đồng đều, một số giáo viên chưa áp dụng được phương pháp chuyển đổi số vào trong quá trình dạy. Bên cạnh đó nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ việc triển khai chương trình giáo dục STEM hoặc phương pháp dạy học của nhiều giáo viên còn thiếu sáng tạo, gượng ép. Giáo viên lên lớp chủ yếu dạy xong các kiến thức trong sách giáo khoa theo lối truyền thụ truyền thống giáo viên giảng, ghi bảng còn học sinh nghe, chép. Nên vì thế việc thực hiện chuyển đổi số trong quá trình dạy học theo định hướng STEM còn gặp nhiều khó khăn và không đồng đều trong môi trường giáo dục. - Chưa xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá cụ thể về hoạt động của HS, đánh giá cá nhân, nhóm, đánh giá riêng rẻ và đánh giá đồng đẳng để tạo ra động lực, tính tự giác cho các HS. - Hệ thống mạng internet chưa ổn định, ảnh hưởng đến các tiết học trực tuyến hoặc tổ chức các hoạt động học tập cho HS có ứng dụng CĐS - Nhà trường chưa đảm bảo có sự quan tâm đầy đủ và toàn diện đến với lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán, tin. Cơ sở vật chất chưa phục vụ hoạt động giáo dục STEM. Bên cạnh đó, nhiều em cũng không có điện thoại thông minh để làm những nhiệm vụ trên các ứng dụng chuyển đổi số. Vì thế việc tổng hợp, kết quả và 2.3. THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TRONG CHỦ ĐỀ “ MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC”, VẬT LÍ 11 - THPT 2.3.1. Phân tích nội dung kiến thức chương “ Mắt. Các dụng cụ quang học” trong chương trình THPT 2.3.1.1. Chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú a) Lăng kính Kiến thức - Nêu được tính chất của lăng kính làm lệch tia sáng truyền qua nó. - Nêu được tiêu điểm chính, tiêu điểm phụ, tiêu diện, tiêu cự của thấu kính là gì. - Phát biểu được định nghĩa độ tụ của thấu kính và Không yêu cầu học sinh sử dụng các công
  • 20. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 15 b) Thấu kính mỏng c) Mắt. Các tật của mắt. Hiện tượng lưu ảnh trên màng lưới d) Kính lúp. Kính hiển vi. Kính thiên văn e) Mắt f) Kính lúp nêu được đơn vị đo độ tụ. - Nêu được số phóng đại của ảnh tạo bởi thấu kính là gì. - Nêu được sự điều tiết của mắt khi nhìn vật ở điểm cực cận và ở điểm cực viễn. - Nêu được góc trông và năng suất phân li là gì. - Trình bày các đặc điểm của mắt cận, mắt viễn, mắt lão về mặt quang học và nêu tác dụng của kính cần đeo để khắc phục các tật này. - Nêu được sự lưu ảnh trên màng lưới là gì và nêu được ví dụ thực tế ứng dụng hiện tượng này. - Nêu được nguyên tắc cấu tạo và công dụng của kính lúp, kính hiển vi và kính thiên văn. - Trình bày được số bội giác của ảnh tạo bởi kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn là gì. - Nêu được sự điều tiết của mắt khi nhìn vật ở điểm cực cận và ở điểm cực viễn. - Nêu được góc trông và năng suất phân li là gì. - Trình bày các đặc điểm của mắt cận, mắt viễn, mắt lão về mặt quang học và nêu tác dụng của kính cần đeo để khắc phục các tật này. - Nêu được sự lưu ảnh trên màng lưới là gì và nêu được ví dụ thực tế ứng dụng hiện tượng này. - Nêu được nguyên tắc cấu tạo và công dụng của kính lúp. - Trình bày được số bội giác của ảnh tạo bởi kính lúp. Vẽ được ảnh của vật thật tạo bởi kính lúp và giải thích tác dụng tăng góc trông ảnh của kính. thức lăng kính để tính toán. Không yêu cầu học sinh tính toán với công thức: D = (n  1) 1 2 1 1 R R        Chỉ đề cập tới kính thiên văn khúc xạ. 2.3.1.2. Nội dung kiến thức chương “ Mắt. Các dụng cụ quang học
  • 21. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 16 2.3.2. Xây dựng nội dung kiến thức “ Mắt. Các dụng cụ quang học” theo định hướng STEM Các công thức về thấu kính: a. Tiêu cự - Độ tụ - Tiêu cự là trị số đại số f của khoảng cách từ quang tâm O đến các tiêu điểm chính với quy ước: f > 0 với thấu kính hội tụ. f < 0 với thấu kính phân kì. (|f| = OF = OF’) b. Công thức thấu kính * Công thức về vị trí ảnh - vật: 1 1 1 ' d d f   d > 0 nếu vật thật d < 0 nếu vật ảo d’ > 0 nếu ảnh thật d' < 0 nếu ảnh ảo c. Công thức về hệ số phóng đại ảnh: ' d k d   ; ' ' A B k AB  (k > 0: ảnh, vật cùng chiều; k < 0: ảnh, vật ngược chiều.) ( | k | > 1: ảnh cao hơn vật, | k | < 1: ảnh thấp hơn vật ) 2. Hệ thấu kính đồng trục + Cho hai thấu kính L1 và L2 có tiêu cự lần lượt là f1 và f2 đặt đồng trục cách nhau khoảng L. Một vật sáng AB đặt vuông góc trục chính ( A ở trên trục chính) trước thấu kính L1 và cách O1 một khoảng d1. Hãy xác định ảnh cuối cùng A’B’ của AB qua hệ thấu kính + Sơ đồ tạo ảnh: AB O1 A1B1 O2 A2B2 1 d / 1 d 2 d / 2 d + Vật AB được thấu kính L1 cho ảnh A1B1 , ảnh này trở thành vật đối với thấu kính L2 được L2 cho ảnh cuối cùng A2B2 Nếu d’2 > 0 => ảnh A’B’ là ảnh thật Nếu d’2 < 0 => ảnh A’B’ là ảnh ảo + Độ phóng đại của ảnh qua hệ thấu kính:
  • 22. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 17 k = AB B A AB B A 1 1 ' '  = 2 2 1 1 1 1 ' . ' ' ' d d d d B A B A  Nếu k> 0 => ảnh A’B’ cùng chiều với vật AB Nếu k< 0 => ảnh A’B’ ngược chiều với vật AB. k = AB AB => A’B’ = k AB Mắt cận thị * Đặc điểm + Ở trạng thái nghỉ có thuỷ tinh thể quá cong , độ tụ quá lớn , tiêu cự f < 15mm . nên khi không điều tiết thì tiêu điểm F’ của thuỷ tinh thể nằm trước võng mạc . + Mắt cận thị không thể thấy được vật ở xa vô cực . + Điểm cực viễn cách mắt chừng 1m  2m + Điểm cực cận rất gần mắt ( cách mắt chừng 10cm ) * Kính chữa + Mắt cận thị phải đeo thêm TKPK có độ tụ thích hợp để giảm bớt độ tụ . + Muốn thấy rõ vật vô cực mà không điều tiết mắt cận thị phải đeo TKPK có tiêu cự xác định với : fK = -0 mCv = -(OmCv – OmOk ) + Vì vậy : Khi đeo kính thì điểm cực cận mới của mắt C’c khi mang kính là : OnC’c > OnCc nghĩa là điểm cực cận đẩy lùi xa mắt Măt viển thị * Đặc điểm: + Ở trạng thái nghỉ thuỷ tinh thể ít cong , độ tụ nhỏ tiêu cự f > 15mm . Do đó mắt viễn thị thấy đươc vật ở vô cực nhưng phải điều tiết . + Vì vậy : Khi mắt không điều tiết thì tiêu điểm F mà thuỷ tinh thể nằm sau võng mạc . + Mắt viễn thị không có điểm cực viễn trước mắt . + Điểm cực cận của mắt viễn thị xa hơn điểm cực cận của mắt bình thường (thường cách mắt từ 0,5m trở lên ) . * Kính chữa : + Để chữa mắt viễn thị thì cho mắt mang thêm TKHT có độ tụ thích hợp để mắt nhìn được vật ở gần (đọc sách) hoặc nhìn rõ vật ở  mà không cần điều tiết * Khi nhìn xa khỏi cần mang kính. (nếu mắt điều tiết )
  • 23. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 18 Mắt lão thị. + Khi về già sự điều tiết sẽ kém .Nên điểm cực viễn không thay đổi , điểm cực cận rời xa mắt do đó : + Mắt thường , lúc già phải mang thêm kính hội tụ để đọc sách + Mắt cận thị lúc già phải mang TKPK để nhìn xa và mang TKHT để đọc sách ( có thể ghép thành kính hai tròng ) + Mắt viễn thị lúc già vẫn mang TKHT nhưng phải tăng độ tụ . + Vị trí điểm Cv mới cách TK khoảng dv thì ảnh ảo qua kính hiện tại Cv cũ cách TK khoảng : d’v = - (OmCv – OmOk ) Nên : dv = k v k v f d f d  ' . ' + Vị trí C’v mới cách mắt : OmC’v = dv + OmOk - Giới hạn nhìn rõ của mắt : Cc - Cv - Vị trí Cc dịch ra xa và Cv dịch lại gần so với mắt bình thường - Khi đeo kính thì ảnh của vật hiện trong giới hạn nhìn rõ của mắt . Kính hiển vi. Định nghĩa : Kính hiển vi là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông ảnh của những vật rất nhỏ, với độ bội giác lớn hơn rất nhiều so với kính lúp. Cấu tạo : Hai bộ phận chính : - Vật kính : là một TKHT có tiêu cự rất ngắn (vài mm). - Thị kính : là một TKHT có tiêu cự ngắn (vài cm) dùng như một kính lúp. - Hai kính này được gắn ở hai đầu của một ống hình trụ sao cho trục chính của chúng trùng nhau và khoảng cách giữa chúng không đổi.- Ngoài ra còn có bộ phận tụ sáng để chiếu sáng vật cần quan sát. Cách ngắm chừng : (Hình) - Trong thực tế ta thay đổi khoảng cách từ vật đến vật kính bằng cách đưa cả ống kính lại gần hay ra xa vật. Độ bội giác : tg0 = C C Đ AB OC AB  Ngắm chừng ở vô cực (Hình) :
  • 24. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 19 Ngắm chừng ở vị trí bất kì : tg = 2 2 2 OA B A  G = 2 2 2 2 0 . . OA Đ K OA Đ AB B A tg tg C C      Khi ngắm chừng ở cực cận A2  CC thì GC = K Kính thiên văn. Định nghĩa : Kính thiên văn là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông ảnh của những vật ở rất xa (các thiên thể). Cấu tạo : Hai bộ phận chính : - Vật kính : là một thấu kính hội tụ tiêu cự dài. - Thị kính : là một thấu kính hội tụ ngắn, dùng như một kính lúp. - Hai kính được gắn đồng trục chính ở hai đầu của một ống hình trụ, khoảng cách giữa chúng có thể thay đổi được. Cách ngắm chừng : - Sơ đồ tạo ảnh: - Trong đó ta luôn có : d1 =   ' 1 d = f1. (A1  ' 1 F ). - Ta phải điều chỉnh để A1B1 nằm trong O2F2 (Thị kính sử dụng như một kính lúp để quan sát A1B1). - Trong thực tế ta thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng cách đưa thị kính lại gần hay ra xa thị kính. Độ bội giác : Ta có : tg = 1 1 1 1 1 1 1 f B A A O B A  Ngắm chừng ở vô cực (Hình): 2 1 f f G   Ngắm chừng ở một vị trí bất kì : tg = 2 1 1 1 2 1 1 d B A A O B A   G = 2 1 d f . Khi ngắm chừng ở vô cực thì d2 = f2. 2.3.3. Ứng dụng các phần mềm trong dạy học chủ đề “ Mắt. Các dụng cụ quang học”. 2.3.3.1. Phần mềm thiết kế bài giảng: canva education, ppt,… a. Sử dụng phần mềm Canva education để thiết kế bài giảng 2 1 2 1 . f f Đ G K G C      AB A1B1 A2B2 L2 L1 f1 f2 d1 d’1,d2 d’2
  • 25. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 20 * Định nghĩa: Canva là một công cụ thiết kế online miễn phí được thành lập vào năm 2013 bởi Melanie Perkins, Úc. Người dùng có thể thoải mái chỉnh sửa hình ảnh, video bằng những công cụ đơn giản giúp quá trình thiết kế trở nên nhanh chóng hơn. * Các tính năng nổi trội của Canva  Đa dạng các mẫu thiết kế có sẵn giúp việc thiết kế trở nên nhanh chóng hơn.  Có thể thiết kế hình ảnh, thư mời, video, gif, bài thuyết trình,… trên công cụ Canva.  Canva cung cấp hơn 100 loại thiết kế như mẫu thiết kế cho mạng xã hội, cá nhân, doanh nghiệp, giáo dục,… * Các bài giảng trên canva - Sử dụng trên máy tính - Sử dụng trên điện thoại Smartphone Ứng dụng vào dạy học chủ đề: - Đối với giáo viên: + Soạn bài trên canva, sử dụng các hình ảnh sinh động có sẵn trên Canva để thiết kế bài giảng của mình + Cho học sinh quan sát những hình ảnh, video trên Canva. Hướng dẫn học sinh thiết kế các poster, bài thuyết trình. - Đối với học sinh: + Học sinh thiết kế poster, bài thuyết trình về các chủ đề. + Trình bày hình ảnh sản phẩm của nhóm mình trên canva. Kết quả của học sinh: Học sinh báo cáo sản phẩm qua Canva
  • 26. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 21 b. Sử dụng phần mềm powerpoint để thiết kế bài giảng Microsoft (MS) PowerPoint là một chương trình ứng dụng của bộ phần mềm văn phòng MS Officce. MS PowerPoint có đầy đủ các tính năng để người sử dụng có thể biên tập các trình diễn bằng văn bản, các biểu đồ số liệu, các trình diễn bằng hình ảnh, âm thanh... MS PowerPoint có các chức năng cho phép người sử dụng chọn các kiểu mẫu trình diễn đã được thiết kế sẵn hoặc tự thiết kế cho mình một kiểu trình diễn riêng tuỳ theo yêu cầu công việc hoặc ý tưởng của người trình bày. * Ưu điểm và hạn chế của ứng dụng trình chiếu powerpoint Sử dụng bài giảng trình chiếu powerpoint có những ưu điểm sau đây: - Giúp GV tiết kiệm thời gian - Giúp bài học tăng tính sinh động và hấp dẫn của bài dạy. - Giúp HS dễ tiếp cận và dễ hiểu bài. - Giúp GV dễ liên hệ thực tế và mở rộng kiến thức bài học. - Giúp GV thiết kế đa dạng: phương pháp dạy học tích cực, hình thức vào bài, kiểm tra đánh giá, củng cố bài học … Ngoài ra sử dụng powerpoint để thiết kế bài giảng giúp GV nâng cao trình độ tin học, mở rộng kiến thức và khả năng sáng tạo trong dạy học. * Ứng dụng của powerpoint trong dạy học Sử dụng powerpoint để trình chiếu đa phương tiện. Khi thiết kế bài trình chiếu powerpoint cần lưu ý những vấn đề sau đây: + Bài trình chiếu không được quá nhiều slide. + Các slide trình bày khoa học, ngắn gọn và logic. + Sử dụng kiểu chữ và kích cỡ chữ phù hợp, trực quan. + Sử dụng màu sắc phù hợp (nền và chữ) + Hiệu ứng slide đơn giản, thu hút sự tập trung. Hình ảnh, bản đồ, biểu đồ, video… tiêu biểu, trực quan, khoa học, chính xác. + GV cần kết hợp linh hoạt giữa trình chiếu và viết bảng. Kết quả của học sinh: Sản phẩm của học sinh trình chiếu qua pp
  • 27. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 22 2.3.3.2. Phần mềm tổ chức hoạt động: padlet, kahoot, quizi…. a. Phần mềm Padlet Khái niệm: Padlet là một bức tường ảo cho phép người dùng bày tỏ suy nghĩ về một chủ đề nào đó một cách dễ dàng. Ngoài ra, Padlet còn là một công cụ rất hữu ích trong giảng dạy. Giúp giáo viên có thể giảng bài trên lớp và thu thập ý kiến từ học sinh. Giao diện “đẹp mắt”, dễ sử dụng. Ứng dụng phù hợp cho mọi độ tuổi, nhất là các bạn học sinh, giáo viên thường sử dụng nó để tương tác trong dạy học Ưu điểm : - Có thể tích hợp các hình ảnh minh hoạ, sơ đồ, video … được tải từ máy tính hoặctừ Internet giúp gây sự chú ý, tạo hứng khởi cho người học hơn. - Người học có thể làm việc trực tiếp trên bức tường ảo hoặc có thể viết ra giấy rồi sau đó chụp ảnh để đăng lên. - Mọi người (cả giáo viên và học sinh) đều nhìn được sản phẩm của cả lớp. Cho phép tương tác ở góc độ bình luận sản phẩm.-> Phần mềm này được sử dụng thường xuyên trong việc giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà, nộp bài tập ở hoạt động luyện tập và đặc biệt trong tiết luyện tập. Hạn chế: - Bản miễn phí chỉ được sử dụng Padlet/tài khoản email đăng kí. - Các học sinh dễ tham khảo bài của nhau. - Học sinh bình luận những điều không phù hợp trên Padlet. - Nhiều học sinh chụp bài còn mờ, khó nhìn, giao diện nhỏ. Gợi ý hướng dẫn HS đăng sản phẩm học tập - GV sao chép đường link ở thanh địa chỉ trên padlet và gửi cho HS qua nhóm Zalo. Yêu cầu HS truy cập vào đường link. - Để hướng dẫn HS thực hiện đăng sản phẩm, GV có thể chụp màn hình thao tác và gửi vào nhóm Zalo theo gợi ý sau: + Nhấp vào dấu “+” ở các trang được giao nhiệm vụ + Tải tệp, hình ảnh, video.... + Bấm xuất bản Các bước đăng sản phẩm lên Padlet Hình : phần mềm padlet
  • 28. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 23 Tương tự, GV hướng dẫn HS truy cập vào thư mục của máy tính và chọn được tệp/file sản phẩm, tải lên nhóm. Sau khi tất cả các nhóm đều đăng sản phẩm, GV có thể yêu cầu HS các nhóm tìm hiểu sản phẩm lẫn nhau, bình chọn sản phẩm (chọn sao/like,…) hoặc bình luận sản phẩm. Kết quả: b. Phần mềm Kahoot Kahoot! là một công cụ học tập trực tuyến thông qua trò chơi, giúp giáo viên thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm hoặc trò chơi học tập. Thông qua trò chơi, người học dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách chủ động hơn và hứng thú hơn. Trò chơi trên phần mềm Kahoot! không đơn thuần chỉ là câu hỏi trắc nghiệm. Giáo viên có thể sử dụng các mẫu có sẵn trên Kahoot! hoặc chèn thêm hình ảnh, âm thanh hay link Youtube vào trò chơi để tăng tính sáng tạo và sinh động, biến những tiết học đơn điệu trở nên hấp dẫn với học sinh. c. Phần mềm quizizz Quizizz là một ứng dụng được dùng để kiểm tra kiến thức ở các môn học cũng như kiến thức xã hội thông qua hình thức trả lời trắc nghiệm. Các câu hỏi trắc nghiệm trong Quizizz thuộc nhiều danh mục với cấp độ khác nhau để học sinh thử sức, đánh giá trình độ của bản thân; hoặc giáo viên, phụ huynh có thể truy cập bộ câu hỏi do người khác chia sẻ để sử dụng trong giảng dạy, kèm cặp con em mình. Nhìn chung, Quizizz phù hợp với cả việc học tại nhà và trên lớp. Ứng dụng vào dạy học chủ đề: Trò chơi quizz về Thấu kính
  • 29. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 24 - Giáo viên ra đề trong quizzi cho học sinh trả lời các câu trắc nhiệm nhằm mục đích củng cố kiến thức. Tổng hợp điểm, đưa vào mục kiểm tra thường xuyên hoặc đánh giá. - Học sinh nhận nhiệm vụ, thực hiện chơi trò chơi. Kết quả của học sinh: https://quizizz.com/join/quiz/643578d78a3bcd001d87a813/start?studentShare=true 2.3.3.3. Phần mềm đánh giá học sinh: azota Phầm mềm azota Định nghĩa: Azota là một nền tảng ứng dụng giao, chấm bài online. Ứng dụng này ra đời để hỗ trợ giáo viên trong công tác giảng dạy khi muốn kiểm tra chất lượng kiến thức của học sinh. Ứng dụng vào dạy học chủ đề: - Giáo viên ra đề kiểm tra trên azota cho học sinh trả lời các câu trắc nhiệm nhằm mục đích củng cố kiến thức. Tổng hợp điểm, đưa vào mục kiểm tra 15p. - Học sinh nhận nhiệm vụ, thực hiện chơi trò chơi. Kết quả của học sinh: 2.3.3.4. Sử dụng phần mềm thí nghiệm Phần mềm thí nghiệm online: Học sinh làm bài qua quizizz
  • 30. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 25 https://phet.colorado.edu/sims/html/geometric-optics-basics/latest/geometric- optics-basics_vi.html Kết quả của học sinh: 2.3.4.5. Sử dụng mã QR-Code Với khả năng mã hóa thông tin tốt, thiết kế nhỏ gọn, đơn giản, độ chính xác cao, mã QR-Code đang dần trở thành xu thế công nghệ mới và được sử dụng trong rất nhiều ngành nghề. Chỉ với hành động quét mã QR, người dùng có thể truy cập ngay vào trang web mà không cần mất nhiều thời gian gõ địa chỉ web, tìm kiếm thông tin chính xác. Ứng dụng của mã QR-Code GV có thể sử dụng mã QR trong lớp học để dạy HS với những ưu điểm: - Những mã này có khả năng lưu giữ văn bản và liên kết tới đa phương tiện và chúng an toàn trong lớp học. - HS truy cập đến nội dung cần xem, cần làm nhanh hơn truy cập web - Có thể cho các nhóm làm việc độc lập mà không mất thời gian. Ứng dụng CNTT trong tổ chức dạy học - Lưu trữ các hình ảnh, video trong quá trình thực hiện chủ đề. Phần mềm thí nghiệm Phet.colorado Thí nghiệm thấu kính mỏng qua phần mềm thí nghiệm ảo
  • 31. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 26 - Sử dụng làm phiếu học tập cho học sinh. 2.3.4.6. Trao đổi thông tin qua mạng xã hội Định nghĩa: Zalo, Facebook là một phần mềm ứng dụng xã hội khá phổ biến tại Việt Nam. Với các chức năng nhắn tin, thực hiện cuộc gọi miễn phí, phần mềm hữu hiệu trong việc trao đổi thông tin và chia sẻ nội dung với các thành viên trong lớp học một cách dễ dàng, nhanh chóng Chức năng - Tạo, tuỳ chỉnh và quản lí nhóm (group); - Chia sẻ thông tin ở các định dạng khác nhau (văn bản, hình ảnh, âm thanh, video), có thể chia sẻ các file có dung lượng lớn; có thể được sử dụng trong chia sẻ học liệu số; - Tạo thời gian nhắc hẹn giao nộp bài của HS hoặc nhắc lịch học online; - Thực hiện các cuộc bầu chọn cho các cá nhân hay nhóm; - Thực hiện cuộc trò chuyện, cuộc gọi và cuộc họp trực tuyến theo thời gian; - Tính năng Zalo PC dành cho máy tính: tạo lớp học; tạo nhóm HS trong lớp để triển khai hoạt động nhóm; tạo lịch nhắc nộp bài, nhắc thời khoá biểu học online. - Việc tạo nhóm zalo để quản lí nhóm cũng như hỗ trợ HS hoàn toàn có thể chủ động thực hiện nhưng phải đảm bảo tính xác thực và tính công khai khi khai thác, sử dụng. - Zalo có thể được sử dụng trong việc trao đổi thông tin và học liệu số giữa các đối tượng người dùng khác nhau: GV, HS, phụ huynh. Ứng dụng trong chủ đề: + GV trao đổi thông tin với HS về nội dung chủ đề, kiến thức, nguyên liệu, tiêu chí… + HS báo cáo kết quả làm được với giáo viên. Kết quả: Học sinh trao đổi bài qua zalo, facebook
  • 32. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 27 2.3.4. Thiết kế chủ đề giáo dục STEM nội dung kiến thức chương Bảng : Các chủ đề STEM có thể thực hiện TT Tên sản phẩm Ứng dụng 1 Máy chiếu mini - Là thiết bị trình chiếu, người nhìn có khả năng lấy dữ liệu và thông tin của smartphone và hoạt động ngờ bộ xử lý trung gian phát qua màn chắn và phóng ta hình ảnh cần xem. Mục đích dùng để giải trí: - Xem phim, xem tivi online, nghe nhạc. Ứng dụng học tập cho trẻ em 2 Kính hiển vi smartphone - Là thiết bị dùng để quan sát các vật có kích thước bé mà mắt thường không thể quan sát được mà phải phóng đại vật thể đó. Kính hiển vi dùng smartphone cso thể giúp ta quan sát các vật nhỏ để lưu chụp hình ảnh, quay video về hình ảnh của vật thể cần quan sát. 3 Kính lúp - Là dụng cụ quan sát các vật nhỏ. Sử dụng những vật dụng thường ngày để tái chế. 4 Kính thiên văn - Là kính dùng để nhìn những vật ở xa trên bầu trời. Có thể quan sát những vì sao trên Bầu trời. 2.3.4. Triển khai thực hiện chuyển đổi số kết hợp với dạy học theo định hướng stem trong chủ đề “ Mắt. Các dụng cụ quang học”- Vật Lí 11 THPT 2.3.4.1. Tổ chức dạy và học chủ đề: “ Máy chiếu mini” 1. TÊN CHỦ ĐỀ: MÁY CHIẾU MINI Học sinh cần hiểu kiến thức về thấu kính mỏng (Bài 29 – Vật lý11) để thiết kế và chế tạo ra một chiếc máu chiếu Mini với những tiêu chí cụ thể . Sau khi hoàn thành sẽ được thử nghiệm bằng xem video và tiến hành đánh giá chất lượng. 2.3.4.2. Tổ chức dạy và học chủ đề: “ Chế tạo máy chiếu mini” 1. Mô tả chủ đề: MÁY CHIẾU MINI Kiến thức nền tạo ảnh qua thấu kính mỏng và công thức thấu kính Thiết kế, chế tạo máy chiếu mini đơn giản Sử dụng hộp giấy và thấu kính mỏng Giải pháp làm tăng độ rõ nét của hình ảnh chiếu và cho hình ảnh cùng chiều
  • 33. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 28 2. Kiến thức STEM liên quan Tên sản phẩm Khoa học Toán học Công nghệ Kỹ thuật Máy chiếu mini Kiến thức vật lý: + Thấu kính là gì? Có mấy loại thấu kính. + Sự tạo ảnh của các loại thấu kính + Làm thế nào để ảnh cùng chiều với vật mà vẫn xuất hiện trên màn. + Hình hộp + Đo đạc, tính toán + Dự trù về kinh phí + Tìm hiểu tài liệu về máy chiếu. + Thiết kế bản vẽ của máy chiếu Lập bản kế hoạch chi tiết, thống kê các bước làm và kỹ thuật từng bước làm. 3. Mục tiêu a. Phẩm chất + Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học; + Yêu thích sự khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học đường giải quyết được nhiệm vụ được giao; + Có tinh thần trách nhiệm, hoà đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp. + Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi thực nghiệm. b. Năng lực + Nêu được đường truyền của các tia sáng qua thấu kính mỏng. + Trình bày được các trường hợp tạo ảnh và đặc điểm của ảnh qua thấu kính hội tụ và phân kì. + Vận dụng công thức thực để xác định ảnh. + Thiết kế bản vẽ mô hình máy chiều mini. + Thuyết minh về bản vẽ phương án thiết kế. + Chế tạo và lắp ráp được máy chiếu. 4. Thiết bị + Bộ thí nghiệm quang hình: giá đỡ, vật, màn, các loại thấu kính + Các thiết bị dạy học: A0, mẫu bản kế hoạch. + Nguyên vật liệu và dụng cụ để chế tạo và thử nghiệm “ Máy chiếu mini”
  • 34. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 29 - Kính lúp 1 cái; - Hộp giày 1 cái; - Bìa carton; - Súng bắn keo 1 cái; - Smartphone 1 cái. 5. Tiến trình dạy học a. Mục đích của hoạt động - Nêu được nguyên lí hoạt động của máy chiếu. - Xác định được nhiệm vụ: (1) Hoạt động của máy chiếu có vận dụng kiến thức về sự tạo ảnh của vật qua thấu kính và công thức thấu kính. (2) Chế tạo từ những vật liệu dễ kiếm. (3) Máy chiếu có khả năng phóng đại ảnh và hình ảnh có thể quan sát được. (4) Có thể sử dụng để giải trí. Quá trình thực hiện : Hoạt động chính Thời lượng Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ 1 tiết Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền 1 tuần Hoạt động 3: Báo cáo phương án thiết kế 1 tiết Hoạt động 4: Chế tạo, thử nghiệm sản phẩm 1 tuần Hoạt động 5: Triển lãm, giới thiệu sản phầm 1 tiết a. Nội dung hoạt động Hoạt động 1: Xác định yêu cầu thiết kế và chế tạo máy chiếu mini ( 1 tiết) Đặt vấn đề: Xem phim trên điện thoại và xem phim qua màn ảnh rộng cái nào thích thú hơn? Vì sao? Chúng ta muốn xem phim màn ảnh rộng từ chiếc điện thoại smartphone thì có được hay không và phải làm như thế nào? Bộ phận nào đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ảnh đó. Tổ chức hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Sử dụng ứng dụng “ chuyển đổi số” Nhiệm vụ - Chia nhóm học sinh - Nêu nhiệm vụ của dự án - Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ. - Sử dụng phần mềm powerpoint và canva
  • 35. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 30 - Hướng dẫn tìm kiếm nguyên liệu - Phát phiếu cho học sinh - Hướng dẫn các nhóm: Nghiên cứu kiến thức liên quan. - Hoàn thành việc được phân công theo từng nhóm, hoàn thành hồ sơ học tập và phiếu học tập dự án - Các thành viên của nhóm phải tham gia hoạt động để đánh giá trình chiếu nhiệm vụ, kiến thức liên quan - Sử dụng phần mềm Phet.coralona để quan sát thí nghiệm - Sử dụng phần mềm Azota để kiểm tra đánh giá - Sử dụng phần mềm powerpoint và canva - Trao đổi thông tin qua Zalo, facebook - Quét mã QR Phân công nhiệm vụ Nghiên cứu kiến thức liên quan. Hoàn thành việc phân công nhiệm vụ cho các nhóm Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân (hoàn thành vào bảng phân công). Thiết kế mô hình, điền thông tin vào phiếu học học tập Xác định yêu cầu cụ thể - Giao cho học sinh nắm bắt nội dung kiến thức, từ nội dung kiến thức vận dụng chế tạo được sản phẩm như thế nào? - Hoàn thiện bản thiết kế sản phẩm vào phiếu học tập - Hoạt động nhóm - Thiết kế mô hình sản phẩm. Điền thông tin vào phiếu học tập. Phát triển các giải pháp - Quản lý lớp - Hỗ trợ các nhóm - Khuyến khích học sinh đưa ra nhiều giải pháp - Hoàn thiện bước 3: Lựa chọn giải pháp - Duyệt các thiết kế đã chọn - Giao nhiệm vụ về nhà - Hoạt động nhóm: Tìm ra giải pháp, mô tả giải pháp. Hoàn thành vào phiếu dự án - Gửi giáo viên duyệt thiết kế. Hoàn thành bước 3 - Nhận nhiệm vụ mới
  • 36. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 31 Cách thức tổ chức: Tổ chức nhóm học tập GV tổ chức cho HS theo nhóm dự án 5 – 6 HS. Mỗi nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí. Giao nhiệm vụ: Tìm kiến thức và kĩ năng GV thông báo chủ đề kiến thức cần tìm hiểu: Chủ đề: Thấu Kính mỏng Nhiệm vụ cụ thể: - Nắm rõ kiến thức bài thấu kính mỏng. - Tìm hiểu các nguyên liệu cho sản phẩm Máy chiếu mini. - Vai trò của các nguyên liệu tương ứng với kiến thức. - Phát phiếu học tập về học sinh nghiên cứu. HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC TRỌNG TÂM, XÂY DỰNG BẢN THIẾT KẾ ( TẠI NHÀ) a. Mục đích: Học sinh hình thành kiến thức mới về thấu kính, đề xuất được giải pháp và xây bảng thiết kế máy chiếu mini. b. Nội dung: - Học sinh nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo về kiến thức trọng tâm: + Định nghĩa và phân loại thấu kính ( vật lý 11 ) + Các đặc điểm quang học của thấu kính + Sự tạo ảnh của thấu kính + Các công thức thấu kính - Học sinh thảo luận về cách thiết kế khả dĩ máy chiếu mini * Bộ phận bào làm máy chiếu phóng to ảnh? * Điều kiện hình dạng kích thước như thế nào để máy chiếu có thể cho hình ảnh rõ nét? * Các nguyên liệu cần dùng cho máy chiếu? * Học sinh xây dựng phương án thiết kế? c. Dự kiến sản phẩm - Bảng ghi chép kiến thức mới về quá trình tạo ảnh qua thấu kính và công thức thấu kính. - Học sinh đề xuất lựa chọn và giải pháp có căn cứ, xây dựng được bản thiết kế đảm bảo các tiêu chí. d. Cách thức tổ chức - Sau khi học xong bài Thấu kính mỏng ( Vật lý 11).
  • 37. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 32 - Giáo viên đặt vấn đề, giao nhiệm vụ cho học sinh. - Học sinh nghiên cứu, thiết kế, thực hiện. - Báo cáo trước lớp về bài của mình. HOẠT ĐỘNG 3: TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ ( 1 TIẾT) a. Mục đích - Học sinh hoàn thiện được bản thiết kế về máy chiều mini của nhóm mình. b. Nội dung - Học sinh trình bày, giải thích về bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra. - Thảo luận, đặt câu hỏi và phản biện ý kiến về bản vẽ thiết kế, ghi lại các nhận xét, góp ý, tiếp thu điều chỉnh bản thiết kế nếu cần. - Phân công công việc và lên kế hoạch thử nghiệm. c. Dự kiến sản phẩm - Bản thiết kế sản phẩm gồm sơ đồ nguyên lý, sơ đồ mô phỏng đảm bảo tiêu chí đưa ra. - Bài báo cáo thuyết trình về mẫu thiết kế nhóm. - Hoàn thiện phiếu học tập. d. Cách thức tổ chức - Các nhóm lên trình bày báo cáo: mỗi nhóm không quá 7p. Sử dụng công nghệ để hoàn thiện báo cáo của mình. - Học sinh thảo luận, đặt câu hỏi. - Giáo viên điều hành, nhận xét, góp ý. HOẠT ĐỘNG 4: CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM MÁY CHIẾU MINI ( Ở NHÀ) a. Mục đích - Học sinh dựa vào bản thiết kế đã lựa chọn để chế tạo một cái máy chiếu đảm bảo yêu cầu. - Học sinh thử nghiệm, đánh giá sản phẩm b. Nội dung - Học sinh sử dụng các nguyên liệu để tiến hành chế tạo máy chiếu mini.( hộp giấy, kính lúp, bìa, băng dính….). - Trong quá trình chế tạo các nhóm đồng thời thử nghiệm và điều chỉnh máy chiếu để xem được 1 đoạn video. c. Dự kiến sản phẩm
  • 38. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 33 - Mỗi nhóm có 1 sản phẩm là 1 chiếc máy chiếu mini được hoàn thiện và thử nghiệm thành công với yêu cầu đặt ra. d. Cách thức tổ chức - Các nhóm hoàn thành phiếu học tập. - Sử dụng nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn, dựa trên bản thiết kế để lắp ráp chế tạo máy chiếu mini. - Thử nghiệm, điều chỉnh hoàn thiện sản phẩm. HOẠT ĐỘNG 5: TRÌNH BÀY SẢN PHẨM MÁY CHIẾU MINI ( Ở LỚP) a. Mục đích - Các nhóm học sinh giới thiệu máy chiếu mini trước lớp, chia sẻ về kết quả và thảo luận những câu hỏi cho sản phẩm. b. Nội dung - Các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp - Đánh giá sản phẩm thông qua các tiêu chí đã được nêu ra + Hoạt động của máy chiếu có vận dụng được kiến thức của thấu kính hay không. + Nguyên liệu có dễ kiếm hay không. + Có thể sử dụng để làm gì và độ phóng đại của nó như thế nào - Các nhóm tự đánh giá kết quả của nhóm mình và nhận kết quả của nhóm khác. - Chia sẻ thảo luận để hoàn thiện sản phẩm c. Dự kiến sản phẩm - Là một chiếc máy chiếu mini và nội dung trình bày báo cáo của nhóm. d. Cách thức thực hiện - Các nhóm lên chuẩn bị máy chiếu, bản báo cáo và sản phẩm để báo cáo trước lớp. - Mỗi nhóm có 7 phút để thực hiện. - Các nhóm trao đổi và thống nhất kết quả. - Giáo viên đánh giá kết luận và tổng kết. HOẠT ĐỘNG 6: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN STEM ( Cụ thể ở phần phụ lục) I. Bảng phân công nhiệm vụ cho các thành viên TT HỌ VÀ TÊN VAI TRÒ NHIỆM VỤ 1 Trưởng nhóm Tổ chức chung, phụ trách bài thuyết trình 2 Thư kí Ghi chép, lưu trữ hồ sơ của tổ 3 Thành viên Photo hồ sơ, tài liệu học tập 4 Thành viên Chụp ảnh, ghi minh chứng
  • 39. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 34 5 Thành viên Mua vật liệu 6 Thành viên Tìm hiểu qua kiến thức liên quan II. Quy trình chế tạo máy chiếu mini 1. Nguyên liệu 2. Cách làm III. Minh chứng của học sinh IV. Sản phẩm IV. Hướng dẫn tìm hiểu kiến thức nền 2. TÊN CHỦ ĐỀ: KÍNH THIÊN VĂN Học sinh cần hiểu kiến thức về thấu kính mỏng, hệ thấu kính và kính hiển vi và kính thiên văn để thiết kế và chế tạo ra một chiếc “kính thiên văn” với những tiêu chí cụ thể. Sau khi hoàn thành sẽ được thử nghiệm bằng xem video và tiến hành đánh giá chất lượng. 2.3.4.2. Tổ chức dạy và học chủ đề: “ Chế tạo kính thiên văn” 1. Mô tả chủ đề: 2. Kiến thức STEM liên quan Tên sản phẩm Khoa học Toán học Công nghệ Kỹ thuật Kính thiên văn Kiến thức nền tạo ảnh qua hệ thấu kính mỏng và công thức hệ thấu kính Thiết kế, chế tạo kính thiên văn đơn giản Sử dụng nguyên liêu nhựa tái chế. Giải pháp làm tăng độ rõ nét của hình ảnh qua 2 thấu kính.
  • 40. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 35 Máy chiếu mini Kiến thức vật lý: + Thấu kính là gì? Có mấy loại thấu kính. + Sự tạo ảnh của các loại thấu kính + Sự tạo ảnh qua hệ thấu kính. + Kính hiển vi là gì. Công thức tính kính hiẻn vi. + kính thiên văn và công thức tính số độ bội giác của kính. + Cách tạo ảnh của kính thiên văn. + Hình hộp + Đo đạc, tính toán + Dự trù về kinh phí + Tìm hiểu tài liệu về máy chiếu. +Thiết kế bản vẽ của máy chiếu + Lập bản kế hoạch chi tiết, thống kê các bước làm và kỹ thuật từng bước làm. 3. Mục tiêu a. Phẩm chất + Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học; + Yêu thích sự khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học đường giải quyết được nhiệm vụ được giao; + Có tinh thần trách nhiệm, hoà đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp; + Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi thực nghiệm; b. Năng lực + Trình bày được cấu tạo, công dụng của kính thiên văn. + Vẽ được quá trình tạo ảnh qua kính thiên văn. + Vận dụng được công thức tính số bội giác của kính thiên văn. + Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của kinh. + Vận dụng kiến thức trong chủ đề để thiết kế và chế tạo kính. + Xây dựng và thực hiện được phương án thiết kế. + Vận hành thử nghiệm được sản phẩm. + Áp dụng công nghệ tiên tiến trong quá trình chế tạo và báo cáo sản phẩm.
  • 41. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 36 4. Thiết bị + Bộ thí nghiệm quang hình: giá đỡ, vật, màn, các loại thấu kính + Các thiết bị dạy học: A0, mẫu bản kế hoạch. + Nguyên vật liệu và dụng cụ để chế tạo và thử nghiệm “KÍNH THIÊN VĂN” 1. Tròng kính viễn 1 dp 2. Kính lúp 3. ống PVC phi 60mm dài 1m 4. 1 đầu nói phi 60mm 5. Một ống PVC phi 34 mm khoảng 30cm 6. 1 đầu chuyển bậc 60 -42 7. Đai sắt 8. Băng dính, keo dán 9. 1 vỏ lon nước ngọt 5. Phần mềm sử dụng hỗ trợ quá trình dạy học * Ứng dụng CĐS cho hoạt động: - Trình chiếu video giới thiệu sơ lược về Kính thiên văn: biên tập video bằng powerpoint hoặc canva. - Sử dụng ứng dụng quizizz yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra những kiến thức liên quan tới chủ đề. - Sử dụng mã QR để chuyển giao phiếu học tập - Trao đổi thông tin, ý kiến của mình qua phần mềm Padlet. - Tiến hành ôn tập và kiểm tra qua phần mềm azota. 6. Tiến trình dạy học HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO KÍNH THIÊN VĂN (1 TIẾT) Đặt vấn đề: GV cho học sinh xem 2 đoạn video khác nhau về kính thiên văn để quan sát thiên thể . a. Mục đích của hoạt động - Nêu được nguyên lí hoạt động của kính thiên văn. - Xác định được nhiệm vụ: (1) Hoạt động của kính thiên văn có vận dụng kiến thức về sự tạo ảnh của vật qua thấu kính và công thức thấu kính. (2) Chế tạo từ những vật liệu dễ kiếm.
  • 42. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 37 (3) Kính thiên văn có khả năng phóng đại ảnh và hình ảnh có thể quan sát được. (4) Có thể sử dụng để giải trí b. Nội dung GV cho học sinh xem một vài video và hình ảnh về quá trình chế tạo kính thiên văn. Từ đó giới thiệu nhiệm vụ cho dự án: (1) Kính thiên văn được áp dụng bởi công thức vật lý nào? (2) chế tạo kính thên văn cần những dụng cụ nào? (3) Kính thiên văn có khả năng quan sát được những vật ở khoảng cách bao nhiêu? - GV hướng dẫn về tiến trình dạy học: - Các bước tiến hành: Bước 1: Nhận nhiệm vụ Bước 2: Tìm hiểu kiến thức liên quan Bước 3: Lập bản phương án thiết kế và báo cáo Bước 4: Làm sản phẩm Bước 5: Báo cáo và đánh giá sản phẩm - Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu kiến thức và kĩ năng liên quan trước khi lập bản thiết kế. c. Sản phẩm của học sinh - Học sinh trình bày nguyên lý hoạt động của kính thiên văn ( sử dụng canva hoặc pp) - Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm cho kính thiên văn. - Bản ghi nhận nhiệm vụ, kế hoạch dự án và phân công công việc d. Cách thức tổ chức Hoạt động chính Thời lượng Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ 1 tiết Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền 1 tuần Hoạt động 3: Báo cáo phương án thiết kế 1 tiết Hoạt động 4: Chế tạo, thử nghiệm sản phẩm 1 tuần Hoạt động 5: Triển lãm, giới thiệu sản phầm 1 tiết Tiêu chí đánh giá sản phẩm:
  • 43. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 38 GV đặt vấn đề: Làm thế nào để đánh giá sản phẩm kính thiên văn? Giáo viến nhấn mạnh cần phải có bảng tiêu chí đánh giá định hướng cũng như đánh giá công bằng. Tiêu chí: 1. Học sinh chỉ sử dụng bộ phận chính: thấu kính mỏng, điện thoại, ống nhựa. 2. Nhìn được hình ảnh xa rõ nét. 3. Có bảng chi tiết về giá thành của vật liệu 4. Giá thành không vượt quá 200.000 đồng. 5. Sản phẩm đẹp mắt, gọn gàng. Tiêu chí đánh giá bản thiết kế Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được Ghi chú Báo cáo kiến thức: Đấy đủ nội dung, bài trình chiếu có màu sắc hài hoà, bố cục hợp lý 20 Bản thiết kế rõ ràng, khoa học, có liệt kê các nguyên liệu đã sử dụng 30 Trình bày khoa học, hấp dẫn 20 Hiệu quả làm việc nhóm: Kế hoạch tiến trình phân công nhiệm vụ rõ ràng 20 Sử dụng các phần mềm đa dạng 10 100 Tiêu chí đánh giá sản phẩm TT Mức 1 Mức 2 Mức 3 1 Sản phẩm hoàn chỉnh, các bộ phận được gắn kết với nhau Sản phẩm hoàn chỉnh, các bộ phận được gắn kết với nhau chắc chắn Sản phẩm hoàn chỉnh, các bộ phận được gắn kết với nhau chắc chắn, đẹp mắt 2 Nhìn được rõ nét hình ảnh Nhìn được hình ảnh nhưng không rõ nét Không nhìn được hình ảnh 3 Giá thành 150.000 đồng đến 200.000 đồng Giá thành 100.000 đồng đến 150.000 đồng Giá thành dưới 100.000 đồng
  • 44. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 39 HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC TRỌNG TÂM, XÂY DỰNG BẢN THIẾT KẾ ( TẠI NHÀ) a. Mục đích: - Học sinh trình bày được công dụng của kính thiên văn. - Học sinh hình thành kiến thức mới về hệ thấu kính, đề xuất được giải pháp và xây bảng thiết kế kính thiên văn b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo về kiến thức trọng tâm : + Định nghĩa và phân loại thấu kính ( Vật lý 11 ) + Các đặc điểm quang học của thấu kính + Đặc điểm của các hệ thấu kính + Sự tạo ảnh của hệ thấu kính + Các công thức hệ thấu kính + Nghiên cứu về hệ thấu kính và kính hiển vi. c. Dự kiến sản phẩm - Bảng ghi chép kiến thức mới về quá trình tạo ảnh qua hệ thấu kính và công thức hệ thấu kính, kính hiển vi. - Học sinh đề xuất lựa chọn và giải pháp có căn cứ, xây dựng được bản thiết kế đảm bảo các tiêu chí.. - Hoàn thành bản thiết kế và chế tạo ra kính thiên văn. d. Cách thức tổ chức - Sau khi học xong bài hệ thấu kính và kính hiển vi (Vật lý 11) - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh. - Học sinh nghiên cứu, thiết kế, thực hiện. - Báo cáo trước lớp về bài của mình, sử dụng các công nghệ số trong học tập để hoàn thiện bài báo cáo tốt hơn. - Học sinh trao đổi thông tin nội dung qua Zalo và Facebook cùng với giáo viên và các bạn học sinh. - Các nhóm nạp bài của mình trên Padlet để trao đổi kiểm tra nội dung thông tin trước khi báo cáo. HOẠT ĐỘNG 3: TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ ( 1 TIẾT) a. Mục đích - Học sinh hoàn thiện được bản thiết kế của nhóm mình.
  • 45. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 40 - Vận dụng được quá trình tạo ảnh và giải thích thành công bản thiết kế của nhóm mình, đưa ra phương thức lựa chọn tối ưu nhất để chế tạo ra kính thiên văn. b. Nội dung - Học sinh trình bày, giải thích về bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra - Thảo luận, đặt câu hỏi và phản biện ý kiến về bản vẽ thiết kế, ghi lại các nhận xét, góp ý, tiếp thu điều chỉnh bản thiết kế nếu cần. - Phân công công việc và lên kế hoạch thử nghiệm. c. Dự kiến sản phẩm - Bản thiết kế sản phẩm gồm sơ đồ nguyên lý, sơ đồ mô phỏng đảm bảo tiêu chí đưa ra. - Bài báo cáo thuyết trình về mẫu thiết kế nhóm. - Hoàn thiện phiếu học tập số 3 d. Cách thức tổ chức - Các nhóm lên trình bày báo cáo: mỗi nhóm không quá 7p. Sử dụng công nghệ để hoàn thiện báo cáo của mình. - Học sinh thảo luận, đặt câu hỏi. - Giáo viên điều hành, nhận xét, góp ý. HOẠT ĐỘNG 4: CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM KÍNH THIÊN VĂN ( Ở NHÀ) a. Mục đích Sau hoạt động này, học sinh có khả năng : - Chế tạo được kính thiên văn đơn giản từ bản thiết kế đã được thống nhất ở tiết trước. - Học sinh thử nghiệm, đánh giá sản phẩm. b. Nội dung - Học sinh sử dụng các nguyên liệu để chế tạo kính thiên văn. - Trong quá trình chế tạo các nhóm đồng thời thử nghiệm quan sát được các vật ở xa hoặc vì sao trên bầu trời. c. Dự kiến sản phẩm - Mỗi nhóm có 1 sản phẩm là 1 kính thiên văn đơn giản được hoàn thiện và thử nghiệm thành công với yêu cầu đặt ra. d. Cách thức tổ chức - Các nhóm tự phân công nhiệm vụ của tổ viên mình. Tìm kiếm các nguyên liệu theo dự kiến.
  • 46. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 41 - Học sinh lắp đặt sản phẩm theo dự kiến. - Học sinh thử nghiệm hoạt động của kính. - Các nhóm hoàn thành phiếu học tập. HOẠT ĐỘNG 5: TRÌNH BÀY SẢN PHẨM KÍNH THIÊN VĂN ( Ở LỚP) a. Mục tiêu - Các nhóm học sinh giới thiệu kính thiên văn đơn giản trước lớp, chia sẻ về kết quả và thảo luận những câu hỏi cho sản phẩm. b. Nội dung - Các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp - Đánh giá sản phẩm thông qua các tiêu chí đã được nêu ra + Hoạt động kính thiên văn có vận dụng được kiến thức của hệ thấu kính và kính hiển vi hay không? + Nguyên liệu có dễ kiếm hay không? + Có thể sử dụng để làm gì và độ phóng đại của nó như thế nào? - Các nhóm tự đánh giá kết quả của nhóm mình và nhận kết quả của các nhóm khác. - Chia sẻ thảo luận để hoàn thiện sản phẩm c. Dự kiến sản phẩm - Là một kính thiên văn và nội dung trình bày báo cáo của nhóm. d. Cách thức thực hiện - Các nhóm lên chuẩn bị máy chiếu, bản báo cáo và sản phẩm để báo cáo trước lớp. - Mỗi nhóm có 7 phút để thực hiện. - Các nhóm trao đổi và thống nhất kết quả. - Giáo viên đánh giá kết luận và tổng kết. HOẠT ĐỘNG 6: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN STEM ( Cụ thể ở phần phụ lục) I. Bảng phân công nhiệm vụ cho các thành viên TT HỌ VÀ TÊN VAI TRÒ NHIỆM VỤ 1 Trưởng nhóm Tổ chức chung, phụ trách bài thuyết trình 2 Thư kí Ghi chép, lưu trữ hồ sơ của tổ 3 Thành viên Photo hồ sơ, tài liệu học tập
  • 47. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 42 4 Thành viên Chụp ảnh, ghi minh chứng 5 Thành viên Mua vật liệu 6 Thành viên Tìm hiểu qua kiến thức liên quan II. Quy trình chế tạo máy chiếu mini 1. Nguyên liệu 2. Cách làm III. Hướng dẫn tìm hiểu kiến thức nền IV. Minh chứng của học sinh V. Sản phẩm của học sinh 2.3.5. Thực nghiệm sư phạm Sau khi xây dựng chủ đề STEM tôi đã tiến hành dạy ở một số lớp 11 ở trường THPT bước đầu đã mang lại hiệu quả như sau: 2.3.5.1. Đánh giá định tính Căn cứ vào quá trình quan sát, theo dõi HS trong quá trình học tập và kết quả hoạt động dự án, có thể đánh giá định tính như sau: - Việc tổ chức dạy học kiến thức chương “ Mắt. Các dụng cụ quang học” theo định hướng giáo dục STEM dưới hình thức kết hợp chuyển đổi số đã đạt được mục tiêu đề ra. Học sinh đã phát triển được năng lực sáng tạo của mình trong học tập biết vận dụng các ứng dụng công nghệ trong quá trình thực hiện chủ đề. - Tuy trong thời gian ngắn các tiết học nhưng học sinh đã làm việc với các thiết bị thí nghiệm, sản phẩm, tài liệu hướng dẫn, nhưng những kiến thức nền được truyền tải 1 cách sinh động hơn. - Rèn được 1 số kĩ năng quan trọng trong cuộc sống.
  • 48. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 43 Tuy nhiên vẫn còn 1 số hạn chế: - Dạy học STEM tốn thời gian rất nhiều trong dạy học truyền thống, nên khó đảm bảo yêu cầu về mặt thời gian cho môn học. - Thực nghiệm chỉ thực hiện trên phạm vi hẹp, có tính đặc thù đối tượng nên chưa thể khẳng định được tính hiệu quả cao đối với học sinh THPT. 2.3.5.2. Đánh giá định lượng Sau khi tổ chức dạy học xong chủ đề, tôi cho lớp thực hiện khảo sát các em để so sánh kết quả trước khi dạy và sau khi dạy. Link khảo sát: https://forms.gle/6QVZXLWg7Gbk717G8 Ngoài ra, sau khi tổ chức dạy học xong chủ đề, tôi cho lớp thực hiện đánh giá năng lực theo phiếu đánh giá. Mỗi học sinh được đánh giá bởi 2 bảng đánh giá của giáo viên và các nhóm tự đánh giá. Lớp Điểm 8-10 Điểm 6.5-8 Điểm 5-6.5 Điểm dưới 5 SL TL SL TL SL TL SL TL 11A3 42 10 23.8% 23 54.7% 8 19% 1 2.3% 11D1 42 8 19% 22 52.4% 10 23.8% 2 4.7% 0% 20% 40% 60% 80% Rất thích Thích Bình thường Không thích Trước TN Sau TN Ứng dụng CNTT kết hợp với dạy học STEM thì có những ưu điểm gì? Ứng dụng chuyển đổi số kết hợp với dạy học STEM