SlideShare a Scribd company logo
1 of 73
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ POSTER, BANNER,
LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG TRONG DẠY
HỌC STEM VỚI CHỦ ĐỀ 4 ỨNG DỤNG TIN
HỌC TIN HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC
WORD VERSION | 2023 EDITION
ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL
TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
D Ạ Y H Ọ C S T E M T I N H Ọ C
T I N H Ọ C 1 0
Ths Nguyễn Thanh Tú
eBook Collection
Hỗ trợ trực tuyến
Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon
Mobi/Zalo 0905779594
Tài liệu chuẩn tham khảo
Phát triển kênh bởi
Ths Nguyễn Thanh Tú
Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật :
Nguyen Thanh Tu Group
vectorstock.com/10212105
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG
TRONG DẠY HỌC STEM VỚI CHỦ ĐỀ 4: ỨNG DỤNG TIN HỌC
TIN HOC 10-SGK KNTT ĐỊNH HƯỚNG ICT”
MÔN : TIN HỌC
Năm 2023
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT THÁI HÒA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG
TRONG DẠY HỌC STEM VỚI CHỦ ĐỀ 4: ỨNG DỤNG TIN HỌC
TIN HOC 10-SGK KNTT ĐỊNH HƯỚNG ICT”
MÔN: TIN HỌC
Nhóm tác giả: 1- Nguyễn Thị Phương Thảo
2- Nguyễn Thị Tâm
3- Châu Đức Vinh
Tổ chuyên môn : Toán - Tin
Số điện thoại :
Năm 2023
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................. 1
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU........................................................................... 2
1.3. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................... 2
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 2
1.5. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 2
1.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI............................................................................. 2
PHẦN II. NỘI DUNG............................................................................................... 3
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................................... 3
2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về giáo dục STEM................................................. 3
2.1.2. Hình thức bài dạy STEM.......................................................................... 4
2.2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC STEM ĐỐI VỚI BỘ MÔN TIN HỌC ........... 11
2.3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ............................................................................ 14
2.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM........................................................................ 39
2.4.1. Thực nghiệm thông qua khảo sát............................................................ 39
2.4.2. Thực nghiệm thông qua kiểm tra đánh giá ............................................. 44
2.5. KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT, TÍNH KHẢ THI CỦA GIẢI PHÁP ....... 46
2.5.1. Mục đích khảo sát................................................................................... 46
2.5.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ........................................................ 46
2.5.3. Đối tượng khảo sát.................................................................................. 47
2.5.4. Kết quả khảo sát...................................................................................... 47
PHẦN III. KẾT LUẬN........................................................................................... 50
3.1. KẾT LUẬN................................................................................................... 50
3.1.1. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................... 50
3.1.2. Khả năng áp dụng và mở rộng................................................................ 50
3.2. KIẾN NGHỊ-ĐỀ XUẤT ............................................................................... 50
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
DANH MỤC VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt Từ đầy đủ
1 GV Giáo viên
2 HS Học sinh
3 THPT Trung học phổ thông
4 NGVN Nhà giáo Việt Nam
5 KTĐG Kiểm tra đánh giá
6 KNTT Kết nối tri thức
7 SP Sản phẩm
8 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
1
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
STEM là mô hình giáo dục được ưa chuộng và phổ biến trong những năm gần
đây. Chương trình giáo dục STEM được phổ cập ở tất cả các bậc học, từ mầm
non đến trung học phổ thông, nó có vai trò quan trọng cho sự phát triển của thế hệ
trẻ. Hơn nữa, với bậc học phổ thông, giáo dục STEM đem lại hiệu quả tích cực cho
HS phổ thông trên hành trình khám phá, phát triển năng lực của bản thân và ảnh
hưởng tới việc lựa chọn nghề nghiệp, hướng đi trong tương lai của mỗi người.
Tin học là bộ môn gắn liền với nhiều hoạt động nghiên cứu, khoa học, công
nghệ. Với tư cách là công nghệ nền tảng, hội tụ đủ 4 yếu tố STEM, môn Tin học có
vai trò trung tâm kết nối các môn học khác, đẩy mạnh giáo dục STEM. Do đó, ứng
dụng STEM trong Tin học được rất nhiều nhà trường đề cao. Tuy nhiên, nhìn chung
thực trạng dạy học STEM hiện nay đối với các trường trên địa bàn Thị xã Thái Hòa
nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung vẫn chưa được triển khai rộng rãi và còn đang
gặp khá nhiều khó khăn. Từ khảo sát thực tế các trường THPT trên địa bàn cho thấy
mặc dù từ năm học 2022- 2023 bắt buộc mỗi môn học phải có một chủ đề dạy học
STEM, tuy nhiên đại đa số GV Tin học vẫn còn khá lúng túng; nhiều GV vẫn đang
còn rất mơ hồ về phương pháp giáo dục này, kiến thức về STEM còn rất hạn chế;
một số ít GV đã áp dụng nhưng chưa mang lại hiệu quả dạy học cao. Chúng tôi nhận
thấy một trong những nguyên nhân chính của khó khăn trên là do nguồn tài liệu, học
liệu về giáo dục STEM cho môn Tin học còn ít, các lớp tập huấn và bồi dưỡng GV
về giáo dục STEM cho bộ môn Tin học chưa được triển khai nhiều. GV chưa được
trang bị đầy đủ kiến thức để có thể vận dụng hiệu quả phương pháp giáo dục này.
Năm học 2022-2023, thực hiện Công văn số Số: 1776 /SGD&ĐT- GDTrHV/v
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học giáo dục trung học, trong đó yêu cầu đẩy
mạnh giáo dục STEM đối với các lớp học chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Nhằm góp phần đẩy mạnh phong trào đưa dạy học STEM vào chương trình giáo dục
chính khóa. Nhóm tác giả chúng tôi nghiên cứu và nhận thấy rằng Chủ đề 4: Ứng
dụng Tin học- Chương trình Tin học lớp 10 là một trong các chủ đề theo định hướng
ICT, nội dung kiến thức cốt lõi của chủ đề là: Tìm hiểu các kiến thức cơ bản về đồ
họa với các yêu cầu như: Tạo được SP số đơn giản, hữu ích và thực tế như thiết kế
logo, tạo banner, toppic quảng cáo, băng rôn, áp phích, poster và thiệp chúc mừng.
Với yêu cầu kiến thức, kỹ năng cũng như phẩm chất, năng lực cần hình thành cho
HS ở chủ đề này rất phù hợp với phương pháp giáo dục STEM. Đồng thời, với mục
đích nhằm giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo, tuyên truyền, quảng bá cho sự
kiện trọng đại hướng tới đại lễ: “Kỷ niệm 60 năm thành lập trường THPT Thái Hòa
và 40 năm ngày NGVN 20/11”, chúng tôi thống nhất nghiên cứu và xây dựng đề tài:
“Thiết kế Poster, banner, logo, thiệp chúc mừng trong dạy học STEM với chủ đề 4:
Ứng dụng Tin học - Tin học 10- SGK KNTT định hướng ICT”, với SP là các Poster,
banner, logo tuyên truyền về đại lễ Kỷ niệm 60 năm thành lập trường THPT Thái
Hòa và thiệp chúc mừng các thầy cô giáo nhân Kỷ niệm 40 năm ngày NGVN 20/11.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
2
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề xuất giải pháp hiệu quả để đẩy mạnh giáo dục STEM đối với bộ môn Tin
học, nâng cao chất lượng dạy học các môn học thuộc lĩnh vực STEM trong chương
trình giáo dục phổ thông 2018. Thúc đẩy giáo dục hướng nghiệp, định hướng nghề
nghiệp nói chung ở các trường THPT trên địa bàn.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục STEM và phân tích thực trạng dạy học
STEM ở các trường THPT và từ đó đề xuất giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề;
- Nghiên cứu kiến thức nền và thực hành về đồ họa: tập trung vào bài 12, 13,
14, 15 sách giáo khoa lớp 10- bộ sách KNTT với cuộc sống theo định hướng ICT.
- Nghiên cứu phần mềm đồ họa vectơ: Inkscape. Thực hành, hoạt động trải
nghiệm thiết kế Poster, banner, logo, thiệp chúc mừng.
- Nghiên cứu trên đối tượng HS lớp 10C, 10D, 10E trường THPT Thái Hoà.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Chủ đề 4 - Ứng dụng Tin học- Tin học 10 - sách giáo khoa bộ KNTT với cuộc
sống của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, khảo sát, phân tích, tổng hợp và thực nghiệm.
1.5. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đây là năm đầu tiên các trường THPT trong cả nước áp dụng chương trình
GDPT 2018 cho khối lớp 10-THPT, chính vì vậy nội dung đề tài mà chúng tôi nghiên
cứu hoàn toàn mới, chưa có đề tài nào đã thực hiện trước đây về nội dung này.
1.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài đã xây dựng hệ thống lý thuyết khá đầy đủ về giáo dục STEM với
hình thức triển khai dạng bài dạy STEM;
- Đề tài xây dựng hoàn thiện chủ đề STEM: Ứng dụng Tin học - SGK Tin học
10- Bộ KNTT với cuộc sống theo định hướng ICT, thời lượng 8 tiết, đúng theo quy
trình của một bài dạy STEM. Sẽ là nguồn học liệu cho các đồng nghiệp có thể tham
khảo khi xây dựng các chủ đề bài dạy STEM trong dạy học bộ môn Tin học.
- Đề tài đã nghiên cứu và được triển khai dạy thử nghiệm cho các lớp khối 10
theo định hướng ICT trong học kỳ 1 năm học 2022 - 2023 tại trường THPT Thái
Hòa và đã mang lại hiệu quả cao trong dạy học. Góp phần thúc đẩy giáo dục hướng
nghiệp nói chung và định hướng nghề nghiệp cho HS trong lĩnh vực STEM nói riêng.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
3
PHẦN II. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về giáo dục STEM
2.1.1.1. Khái niệm STEM
STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technolory (Công
nghệ), Engineering (Kỹ Thuật) và Mathematics (Toán học), thường được sử dụng
khi bàn đến các chính sách phát triển về Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán
học của mỗi quốc gia.
Giáo dục STEM là một phương thức giáo dục nhằm trang bị cho HS những
kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng của chúng trong thực tiễn, qua đó phát
triển cho HS năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cùng với những năng lực khác
tương ứng, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế-xã hội.
Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo dục STEM là mô hình giáo
dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp HS áp dụng các kiến thức khoa học, công
nghệ, kỹ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ
thể. Khi chủ đề tích hợp liên môn không chỉ liên quan tới khoa học, công nghệ, kỹ
thuật và toán học, mà còn quan tâm lồng ghép nghệ thuật và nhân văn(Art), thì sẽ có
giáo dục STEAM.
2.1.1.2. Mục tiêu, vai trò của giáo dục STEM
Giáo dục STEM trong trường phổ thông hướng tới mục tiêu thúc đẩy giáo dục
các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học trên tất cả các phương diện
về chương trình, đội ngũ GV, cơ sở vật chất và chính sách; nâng cao nhận thức của
nhà trường, xã hội về vai trò, ý nghĩa của các môn thuộc lĩnh vực STEM; thu hút sự
quan tâm, nâng cao hứng thú và chất lượng học tập của HS về những môn học này.
Việc đưa giáo dục STEM vào trường phổ thông mang lại nhiều ý nghĩa, phù hợp với
định hướng đổi mới giáo dục phổ thông: Đảm bảo giáo dục toàn diện; Nâng cao
hứng thú học tập các môn học thuộc lĩnh vực STEM; Hình thành và phát triển phẩm
chất năng lực cho HS; Kết nối trường học với cộng đồng; Hướng nghiệp, phân luồng;
2.1.1.3. Giáo dục STEM đối với bộ môn Tin học cấp THPT
Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã cho thấy vị trí, vai trò của
môn Tin học được nâng cao rõ rệt. Điều này thể hiện rõ trong tư tưởng giáo dục
STEM, hơn thế nữa nó còn thể hiện trong sự điều chỉnh kịp thời của giáo dục phổ
thông trước cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Chương trình môn Tin học trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã
phần nào đề cập đến hình thức SP của bài học STEM trong môn Tin học. Cụ thể,
giáo dục STEM thực hành, trải nghiệm sáng tạo và làm ra SP số. SP có thể là một
văn bản, một bản vẽ, một phần mềm, một trò chơi, một trang web đơn giản,…Như
vậy, giáo dục STEM trong môn Tin học thích hợp với dạy học các bài học chủ đề:
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
4
E- Ứng dụng Tin học, F- Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính, đặc biệt là
mạch nội dung trong chuyên đề Khoa học máy tính.
2.1.2. Hình thức bài dạy STEM
Giáo dục STEM có thể triển khai dưới nhiều hình thức như: Bài dạy STEM;
tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM; hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật.
Trong phạm vi sáng kiến này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu trình bày về hình
thức dạy học theo bài học STEM với bộ môn Tin học.
2.1.2.1. Khái quát về bài dạy STEM
Bài dạy STEM là quá trình dạy học dưới sự tổ chức của GV, HS chủ động
thực hiện các hoạt động học tập trong một không gian, thời gian cụ thể để giải quyết
các vấn đề thực tiễn trên cơ sở vận dụng kiến thức, kỹ năng trong các lĩnh vực STEM,
góp phần hình thành phát triển phẩm chất và năng lực cho HS. Đây là hình thức tổ
chức giáo dục STEM chủ yếu trong nhà trường, STEM được triển khai ngay trong
quá trình dạy học các môn học thuộc lĩnh vực STEM theo tiếp cận nội môn hoặc liên
môn. Các chủ đề, bài học, hoạt động STEM bám sát chương trình của các môn học
thành phần. Không phát sinh thêm thời gian học tập.
Bài dạy STEM được chia thành 2 loại: bài dạy STEM khoa học và bài dạy
STEM kỹ thuật. Với đặc thù của môn Tin học thì các bài học sẽ phù hợp hơn với loại
bài dạy STEM kỹ thuật. Vì bài dạy STEM kỹ thuật dựa trên quy trình thiết kế kỹ
thuật hướng tới phát hiện, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong thực tiễn trên cơ
sở vận dụng các nguyên lý khoa học, toán và các công nghệ hiện có.
2.1.2.2. Xây dựng và thực hiện bài học STEM
a. Tiêu chí xây dựng bài học STEM
Tiêu chí 1: Chủ đề bài học STEM tập trung vào các vấn đề của thực tiễn.
Tiêu chí 2: Cấu trúc bài học STEM theo quy trình thiết kế kỹ thuật.
Tiêu chí 3: Phương pháp dạy học bài dạy STEM đưa HS vào hoạt động tìm
tòi và khám phá, định hướng hành động, trải nghiệm và SP.
Tiêuchí4:HìnhthứctổchứcbàihọcSTEMlôicuốnHSvàohoạtđộngnhómkiếntạo.
Tiêu chí 5: Nội dung bài học STEM áp dụng chủ yếu từ nội dung khoa học và
toán mà HS đã và đang học.
Tiêu chí 6: Tiến trình bài học STEM tính đến có nhiều đáp án đúng và coi sự
thất bại như một phần cần thiết trong học tập.
b. Quy trình xây dựng bài học STEM
Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học
Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình môn học và các hiện tượng
quá trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên; quy trình hoặc thiết bị công nghệ
có sử dụng của kiến thức đó trong thực tiễn… để lựa chọn chủ đề của bài học.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
5
Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết
Sau khi chọn chủ đề của bài học, cần xác định vấn đề cần giải quyết để giao
cho HS thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó HS phải học được những kiến
thức, kỹ năng cần dạy trong chương trình môn học đã được lựa chọn.
Bước 3: Xây dựng tiêu chí SP/ giải pháp giải quyết vấn đề
Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết/ SP cần chế tạo, cần xác định rõ tiêu
chí của giải pháp/SP. Những tiêu chí này là căn cứ quan trọng để đề xuất giả thuyết
khoa học/ giải pháp giải quyết vấn đề/ thiết kế mẫu SP.
Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học được thiết kế theo các phương pháp kỹ
thuật dạy học tích cực với 5 loại hoạt động học. Mỗi hoạt động học được thiết kế rõ
ràng về mục đích, nội dung và SP học tập mà HS phải hoàn thành. Các hoạt động đó
có thể được tổ chức cả ở trong và ngoài lớp học.
2.1.2.3. Tiến trình bài dạy STEM
Mỗi bài học STEM kỹ thuật được tổ chức thành 5 hoạt động như sau:
Hoạt động 1: Xác định vấn đề thiết kế, chế tạo: Trong hoạt động này, GV
giao nhiệm vụ học tập chứa đựng vấn đề, trong đó HS phải hoàn thành một SP học
tập cụ thể với các tiêu chí đòi hỏi HS phải sử dụng kiến thức mới trong bài học để
đề xuất, xây dựng giải pháp và thiết kế nguyên mẫu SP cần hoàn thành. Tiêu chí SP
là yêu cầu hết sức quan trọng, tiêu chí đó buộc HS phải nắm vững kiến thức mới
thiết kế và giải thích được thiết kế cho SP cần làm.
- Mục đích: Xác định tiêu chí SP; phát hiện vấn đề hoặc nhu cầu thực tiễn
- Nội dung: Tìm hiểu về hiện tượng, SP, công nghệ, đánh giá về hiện tượng,
SP, công nghệ…
- Dự kiến SP hoạt động của HS:
+ Các mức độ hoàn thành: Bản ghi chép thông tin về hiện tượng, SP, công
nghệ; Đánh giá, đặt câu hỏi về hiện tượng, SP, công nghệ.
- Cách thức tổ chức hoạt động:
+ GV giao nhiệm vụ (Nội dung, phương tiện, cách thực hiện, yêu cầu SP phải
hoàn thành).
+ HS thực hiện nhiệm vụ (qua thực tế, video, tài liệu) theo cá nhân hoặc nhóm
học tập.
+ Báo cáo thảo luận;
+ Phát hiện/ phát biểu vấn đề
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp thiết kế: Trong
hoạt động này, HS thực hiện hoạt động học tích cực, tự lực dưới sự hướng dẫn của
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
6
GV. Trong bài học STEM sẽ không còn các “tiết học” thông thường mà ở đó GV
“giảng dạy” kiến thức mới cho HS. Thay vào đó, HS phải tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến
thức để sử dụng vào việc đề xuất, thiết kế SP cần hoàn thành. Kết quả là, khi HS
hoàn thành bản thiết kế thì đồng thời HS cũng đã học được kiến thức mới theo
chương trình môn học tương ứng.
- Mục đích: Hình thành kiến thức mới hoặc xác định lại các kiến thức đã học
cần vận dụng để đề xuất giải pháp, đồng thời nhận biết được vai trò và ứng dụng các
kiến thức vào thực tiễn.
- Nội dung: Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, tài liệu, thí nghiệm để tiếp
nhận, hình thành kiến thức mới và đề xuất giải pháp thiết kế.
- Dự kiến SP hoạt động của HS: Các mức độ hoàn thành nội dung (Xác định
và ghi được thông tin, dữ liệu, giải thích, kiến thức mới, giải pháp/thiết kế)
- Cách thức tổ chức hoạt động:
+ GV giao nhiệm vụ (Nêu rõ yêu cầu đọc/ nghe/quan sát/ làm để xác định và
ghi lại được thông tin, dữ liệu, giải thích kiến thức mới)
+ HS nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu, làm thí nghiệm theo cá nhân hoặc
nhóm học tập.
+ Báo cáo, thảo luận
+ GV chốt kiến thức mới và hỗ trợ HS đề xuất giải pháp/thiết kế mẫu thử
nghiệm.
GV có thể chọn tổ chức dạy kiến thức nền tại lớp hoặc tổ chức cho HS tự
khám phá ở nhà rồi báo cáo tại lớp. GV cũng có thể phối hợp cả hai cách này: Dạy
một phần tại lớp và cho HS nghiên cứu một phần ở nhà.
Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp: Trong hoạt động này, HS được tổ chức để
trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế kèm theo thuyết minh; đó là sự thể hiện
giải pháp giải quyết vấn đề. Nhờ sự trao đổi, góp ý của các bạn và GV, HS tiếp tục
hoàn thiện bản thiết kế.
- Mục tiêu: Lựa chọn và hoàn thiện giải pháp/ phương án thiết kế
- Nội dung: Trình bày, giải thích, bảo vệ giải pháp/ phương án thiết kế để lựa
chọn và hoàn thiện.
- Dự kiến SP hoạt động của HS: Giảipháp/bảnthiếtkếđượclựachọn/hoànthiện.
- Cách thức tổ chức hoạt động:
+ GV giao nhiệm vụ (nêu rõ yêu cầu HS trình bày, báo cáo, giải thích, bảo vệ
giải pháp/thiết kế)
+ HS báo cáo, thảo luận
+ GV nhận xét, đánh giá và hỗ trợ HS lựa chọn giải pháp/thiết kế mẫu thử
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
7
nghiệm. (GV cần nêu các câu hỏi dự kiến, tập trung vào làm rõ kiến thức được huy
động để giải quyết vấn đề trong SP, về tính khả thi của phương án đề xuất)
Hoạt động 4: Chế tạo mẫu thử nghiệm và đánh giá: HS tiến hành chế tạo mẫu
theo bản thiết kế.
- Mục tiêu: Chế tạo và thử nghiệm mẫu thiết kế
- Nội dung: Lựa chọn vật liệu, dụng cụ; lập kế hoạch và chế tạo mẫu theo
thiết kế; thử nghiệm, đánh giá và điều chỉnh.
- Dự kiến SP hoạt động của HS: SP đã chế tạo và thử nghiệm.
- Cách thức tổ chức hoạt động:
+ GV giao nhiệm vụ: lựa chọn dụng cụ/ thiết bị để chế tạo, lắp ráp)
+ HS thực hành chế tạo, lắp ráp thử nghiệm
+ GV hỗ trợ
Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh: HS được tổ chức để trình bày
SP học tập đã hoàn thành; trao đổi, thảo luận, đánhgiáđểtiếptụcđiềuchỉnh, hoànthiện.
- Mục tiêu: Trình bày, chia sẻ, đánh giá SP nghiên cứu
- Nội dung: Trình bày và thảo luận về SP
- Dự kiến SP hoạt động của HS: SP và bản trình bày báo cáo của HS.
- Cách thức tổ chức hoạt động:
+ GV giao nhiệm vụ: Trình bày SP
+ HS báo cáo SP
+ GV đánh giá, định hướng HS tiếp tục hoàn thiện SP. Tổng kết bài học.
Một số lưu ý khi thiết kế bài dạy STEM:
- Đặc thù của bài dạy STEM kỹ thuật là chú trọng thiết kế, chế tạo; định hướng
SP giải quyết vấn đề đặt ra. SP đặc trưng của dạy dạy STEM kỹ thuật là: bản thiết
kế và SP. HS tự mình khám phá tri thức khoa học, vận dụng tri thức đó để thiết kế,
chế tạo SP giải quyết vấn đề đặt ra.
- Tổ chức thực hiện bài dạy STEM kỹ thuật thường kết hợp giữa hoạt động
trên lớp và hoạt động ngoài giờ học. Trong đó, các hoạt động xác định vấn đề; lựa
chọn giải pháp; chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh thường được bố trí trên lớp, có sự
hướng dẫn, điều khiển, giám sát của GV. Các hoạt động còn lại diễn ra ở phòng học
bộ môn, phòng thực hành STEM hoặc trải nghiệm kỹ thuật công nghệ ngoàinhàtrường.
2.1.3. Đánh giá trong dạy học bài dạy STEM
2.1.3.1. Định hướng về phương pháp và công cụ đánh giá
Trong các bài học STEM, phương pháp và công cụ đánh giá được sử dụng
đa dạng.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
8
- Phương pháp đánh giá: Viết, vấn đáp, quan sát, đánh giá qua SP học tập,
qua hồ sơ học tập.
- Công cụ đánh giá: Câu hỏi, bài tập, bảng kiểm, thang đo, phiếu đánh giá
theo tiêu chí, SP học tập, hồ sơ học tập.
2.1.3.2. Một số công cụ đánh giá cụ thể thường áp dụng:
a. Phiếu đánh giá theo tiêu chí:
Phiếu đánh giá theo tiêu chí thường được thiết kế theo ma trận 2 chiều như
bảng dưới đây:
Bảng 2.1. Phiếu mẫu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm
Mức độ
Tiêu chí
Các mức độ
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
….
Một số lưu ý:
+ Số lượng tiêu chí khoảng từ 3-8, không nên quá nhiều sẽ khó quan sát, đánh
giá. Nên tập trung vào những đặc điểm nổi bật của SP. Nội dung tiêu chí cần diễn
đạt ngắn gọn, rõ ràng.
+ Các mức độ thể hiện của 1 tiêu chí nên từ 3-5, không nên quá nhiều sẽ khó
nhận biết và đưa ra nhận định không chính xác. Từ ngữ mức độ phải thể hiện được
sự khác nhau. Các mức độ có thể quy đổi thành điểm để tổng kết đánh giá chung.
Ví dụ:
Bảng 2.2. Phiếu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm
STT Tiêu chí Mức độ đạt được Điểm
1
Mức độ nhiệt tình
tham gia công việc
chung
Rất nhiệt tình 2.0
Nhiệt tình 1.5
Ít nhiệt tình 1.0
Không nhiệt tình 0.5
2
Mức độ hoàn thành
công việc được giao
Hoàn thành tốt, kịp thời 2.0
Hoàn thành kịp thời 1.5
Hoàn thành nhưng chưa kịp thời 1.0
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
9
Chưa hoàn thành 0.5
3
Mức độ đóng góp ý
kiến trong hoạt động
nhóm
Rất nhiệt tình đóng góp ý kiến 2.0
Nhiệt tình đóng góp ý kiến 1.5
Có đóng góp ý kiến nhưng chưa nhiều 1.0
Chưa đóng góp ý kiến 0.5
4
Mức độ hỗ trợ bạn
khi cần thiết
Hỗ trợ tốt, rất kịp thời 2.0
Có hỗ trợ kịp thời 1.5
Có hỗ trợ nhưng chưa kịp thời 1.0
Chưa hỗ trợ 0.5
5
Có tinh thần đoàn kết
trong nhóm
Có tinh thần đoàn kết cao 2.0
Có tinh thần đoàn kết nhưng chưa cao 1.0-1.5
Chưa có tinh thần đoàn kết 0.5
Tổng điểm 10.0
b. Hồ sơ học tập
Hồ sơ học tập trong bài dạy STEM là bộ sưu tập các SP học tập của HS trong
quá trình thực hiện hoạt động học tập của bài học. Hồ sơ thường bao gồm: Cơ cấu
tổ chức nhóm; các phiếu học tập; biên bản họp nhóm, bản kế hoạch, phân công nhiệm
vụ; nhật ký, phiếu tự đánh giá,…
Hồ sơ học tập là minh chứng để GV lấy làm căn cứ đánh giá kỹ năng, thái độ
học tập của từng HS trong quá trình học tập. GV cần thống nhất trước với HS các
SP của hồ sơ học tập, GV có thể thiết kế form cụ thể để HS ghi chép đầy đủ thông
tin GV cần thu thập.
c. Sổ theo dõi của GV
GV có thể lập sổ theo dõi để đánh giá HS được chính xác hơn. Đây là cơ sở
giúp GV chuyển từ điểm nhóm sang điểm cá nhân HS đúng với sự đóng góp và tích
cực khác nhau của từng em, tránh trường hợp cào bằng điểm trong nhóm.
Để tiết kiệm thời gian GV chỉ ghi những lưu ý đặc biệt như: Không chú ý làm
việc nhóm, không nắm rõ về SP, làm việc riêng, hay tích cực trong hoạt động nhóm,
có ý tưởng sáng tạo,…Những HS còn lại đánh giá bình thường. GV và HS sẽ thống
nhất từ trước về mức điểm công, trừ sau khi có kết quả chung của nhóm.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
10
Ví dụ:
Bảng 2.3. Bảng theo dõi ghi chép của giáo viên
Nhóm Họ và tên HS Biểu hiện đặc biệt
Điểm
cộng(trừ)
1
Lê Thị Thúy
Tích cực, có ý tưởng sáng tạo, điều
hành nhóm tốt, làm việc có kế hoạch.
+1 đ
Trần Phương Thảo
- Tích cực tham gia thảo luận, thực
hành
- Ghi chép đầy đủ thông tin, những góp
ý, bổ sung
+0.5 đ
Trần Minh Quân
Còn chưa tích cực trong thảo luận, tiết
thực hành còn làm việc riêng
-1 đ
Trương Văn Huỳnh
Tích cực tham gia thảo luận, thực
hành, thuyết trình tốt.
+ 0.5 đ
Đặng Thùy Linh Bình thường 0
Trần Hải Đăng
Còn chưa tích cực trong thảo luận, góp
ý. Chưa hiểu rõ về SP của nhóm mình
nên không trả lời được câu hỏi GV đưa
ra
-1 đ
… … …
Điểm cá nhân sẽ được tính sau khi có điểm trung bình nhóm trừ đi hoặc
cộng thêm điểm theo bảng theo dõi của GV.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
11
2.2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC STEM ĐỐI VỚI BỘ MÔN TIN HỌC
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này nhóm chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực
tế, lấy ý kiến từ 31 GV đang giảng dạy bộ môn Tin học trên địa bàn Thị xã Thái hòa,
huyện Nghĩa Đàn và các vùng lân cận với hệ thống câu hỏi gồm 5 câu. Kết quả khảo
sát cụ thể như sau:
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
12
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
13
Bảng 2.4. Kết quả số liệu tổng hợp
Đáp án
A
Đáp án
B
Đáp án
C
Đáp án
D
Đáp án
E
Đáp án
F
Câu 1 0 17 11 5
Câu 2 5 1 9 27
Câu 3 10 17 4 0
Câu 4 26 9 5 2 4 4
Câu 5 24 8 6 6 0
Qua số liệu khảo sát cho thấy, mặc dù Bộ giáo dục đã triển khai giáo dục
STEM từ các năm 2019 nhưng qua khảo sát thì có tới hơn 50% ý kiến cho rằng các
trường mới bắt đầu triển khai giáo dục STEM cho môn Tin học từ năm học 2022 -
2023 và trước đây đã có một số trường triển khai nhưng thường tập trung qua các
hình thức: dạy học tích hợp theo định hướng giáo dục STEM; sinh hoạt câu lạc bộ
STEM; các cuộc thi, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; ngày hội STEM. Từ năm
học 2022-2023 mới chính thức triển khai vào chương trình dạy học chính khóa.
Quá trình triển khai giáo dục STEM ở các trường THPT trên địa bàn vẫn còn
nhiều khó khăn, xuất phát từ một số lý do sau đây:
Một là, chưa “Chương trình hóa” giáo dục STEM. Mặc dù chương trình giáo
dục phổ thông mới đã tạo điều kiện thuận lợi hơn để có thể triển khai giáo dục STEM,
tuy nhiên với khung chương trình đề ra, GV vẫn gặp khó khăn trong việc tổ chức
các nội dung, chủ đề sao cho vừa bảo đảm yêu cầu của khung chương trình, vừa phát
huy sức sáng tạo của HS.
Hai là, trình độ GV chưa đáp ứng được yêu cầu. Phần lớn GV chỉ được đào
tạo hình thức dạy học đơn môn, do đó gặp khó khăn khi triển khai dạy học theo
hướng liên môn như giáo dục STEM.
Ba là, nội dung kiểm tra, đánh giá trong dạy học còn gặp “rào cản” ở các
trường. Hiện nay, việc kiểm tra, đánh giá được tổ chức theo hình thức làm bài thi
trắc nghiệm kiểm tra kiến thức, kỹ năng; trong khi kiểm tra, đánh giá theo mô hình
giáo dục STEM là đánh giá quá trình và thông qua SP thực tế.
Bốn là, điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Sĩ số mỗi
lớp học quá đông cũng gây khó khăn cho tổ chức hoạt động, cản trở việc đổi mới
phương pháp dạy học của GV. Ngoài ra, việc không có phòng học STEM hoặc phòng
thực hành để HS có nơi làm việc nhóm, nghiên cứu, thí nghiệm cũng là một vấn đề.
Riêng đối với bộ môn Tin học ngoài những khó khăn chung nêu trên thì khó
khăn lớn nhất khi thực hiện dạy học STEM trong các trường THPT trên địa bàn Thị
xã Thái Hòa, huyện Nghĩa Đàn và các vùng lân cận là trình độ GV chưa đáp ứng
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
14
được yêu cầu. Ở các câu hỏi khảo sát 4 và 5 cho ta thấy rằng nguồn học liệu về dạy
học STEM đang là nhu cầu cấp thiết của GV, có gần 84% GV cho rằng khó khăn
lớn nhất họ gặp phải khi triển khai dạy học STEM là nguồn tài liệu, học liệu còn
thiếu. Thực tế, các tài liệu đề tài nghiên cứu cũng như các chủ đề mẫu với các bộ
môn khoa học khác như Sinh học, Vật lý, Hóa học,… khá dồi dào, nhưng riêng với
bộ môn Tin học thực sự còn rất ít. Các chủ đề chưa đa dạng gần như chỉ tập trung
khai thác chủ đề: Cấu trúc rẽ nhánh và lặp - Tin học 11- Chương trình giáo dục phổ
thông 2006. Mong muốn của hầu hết các GV khi được khảo sát đều cho rằng cần có
nguồn tài liệu, học liệu đầy đủ hơn về STEM cho bộ môn Tin học để GV có thể dễ
dàng tiếp cận, triển khai sâu rộng và đạt được hiệu quả dạy học cao hơn.
2.3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Từ những vấn đề cấp thiết đã trình bày ở trên chúng tôi đưa ra giải pháp trước
mắt để giải quyết vấn đề này là: Xây dựng nguồn học liệu, tài liệu về giáo dục STEM
cho bộ môn Tin học phong phú, dồi dào để giúp GV có thể dễ dàng tiếp cận và triển
khai xây dựng các chủ đề theo định hướng giáo dục STEM. Đặc biệt với chương
trình giáo dục phổ thông 2018. Từ đó, chúng tôi đã xây dựng hoàn thiện chủ đề
STEM: Ứng dụng Tin học-Tin học 10-SGK KNTT với cuộc sống- định hướng ICT.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY STEM:
“THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG BẰNG
PHẦN MỀM ĐỒ HỌA - INKSCAPE”
I. Mô tả chủ đề
- Thời lượng: 08 tiết - Tin học - Lớp 10 - Chủ đề 4: Ứng dụng Tin học.
- Nhằm hướng tới đại lễ: “Kỷ niệm 60 năm thành lập trường THPT Thái Hòa”.
diễn ra vào tháng 11 năm 2022 và dịp lễ “Kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt nam
20-11”. Việc truyền thông, quảng bá về trường trước dịp đại lễ là một việc làm thiết
thực, tất cả cán bộ, GV, nhân viên và các em HS trong nhà trường đều phải hưởng
ứng. Nhận thức đây là nhiệm vụ quan trọng không của riêng ai, mỗi cá nhân tổ chức
trong nhà trường đều tích cực cùng nhau góp sức quảng bá, đưa những thông tin,
hình ảnh đẹp về mái trường THPT Thái Hòa (tiền thân là trường cấp 3 Nghĩa Đàn).
Với bề dày thành tích 60 năm xây dựng và phát triển đến được với tất cả mọi người
trên mọi miền Tổ Quốc. Để những thế hệ GV, nhân viên và cựu HS của trường có
thể nắm bắt thông tin kịp thời về nhà trường và về dịp đại lễ này. Hưởng ứng phong
trào do nhà trường phát động, nhóm chúng tôi triển khai cho các em HS lớp 10C,
10D, 10E là một trong những lớp theo định hướng ICT tham gia tìm hiểu và thiết kế
poster, banner, logo để tuyên truyền, quảng bá thông tin, hình ảnh của nhà trường
đến với tất cả mọi người. Đồng thời, một hoạt động không thể thiếu là tri ân các thầy
cô giáo trong dịp Kỷ niệm 40 năm ngày NGVN 20-11, các em HS sẽ thiết kế các
thiệp chúc mừng mang nhiều ý nghĩa dành tặng đến các thầy cô giáokínhyêu củamình.
- Yêu cầu: HS tìm hiểu và vận dụng kiến thức về chủ đề ứng dụng của Tin
học - Sử dụng phần mềm thiết kế đồ họa Inkscape để thiết kế Poster, banner, logo,
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
15
thiệp chúc mừng thầy cô giáo theo đúng yêu cầu.
II. Kiến thức STEM trong chủ đề
- Khoa học (S) và Công nghệ (T): Kiến thức Tin học: Sử dụng máy tính và phần
mềm thiết kế đồ họa Inkscape;
- Kỹ thuật (E): Thiết kế được các nội dung trong poster, banner, logo và thiệp
chúc mừng bài bản, đúng kỹ thuật, bố cục hợp lý và đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Toán học (M): Biết tính toán, phân tích, đo đạc và sử dụng các đường Vector
toán học hợp lý để thiết lập chế độ của các đối tượng đồ họa trong poster, banner,
logo và thiệp chúc mừng đúng yêu cầu, phù hợp và có tính sáng tạo.
- Nghệ thuật (Art): Ngoài ra, với SP này yêu cầu phải có kiến thức về nghệ
thuật, văn học để thiết kế được poster, banner, logo, thiệp chúc mừng có nội dung
phù hợp với mục đích và có tính thẩm mỹ cao. Nên chủ đề này có thể coi là một SP
giáo dục STEAM.
III. Mục tiêu chủ đề
1. Về kiến thức
- Biết được khái niệm về thiết kế đồ hoạ. Phân biệt được đồ họạ vectơ và đồ họa
điểm ảnh.
- Sử dụng được các chức năng cơ bản của phần mềm thiết kế đồ họa Inkscape để
vẽ hình đơn giản, một số chức năng của lệnh tạo, điều chỉnh các đối tượng đồ họa
đơn giản.
- Biết các phép ghép trên hai hay nhiều đối tượng đồ họa.
- Biết và thực hiện được các thao tác vẽ và chỉnh sửa hình để tạo được hình mong
muốn. Biết tạo và định dạng văn bản.
- Phân biệt được các thành phần và kiểu tô màu cho mỗi đối tượng đồ họa.
- Phân tích, vận dụng kiến thức thiết kế đồ họa để triển khai một yêu cầu thiết kế
cụ thể. Điều chỉnh nội dung xuất theo định dạng PNG.
- Tạo được SP số đơn giản, hữu ích và thực tế như thiết kế logo, tạo banner, topic
quảng cáo, băng-rôn, áp phích, poster và thiệp chúc mừng,…
2. Về năng lực
* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn
đề và sáng tạo.
* Năng lực riêng: Góp phần hình thành và phát triển NLa và NLc theo định hướng
ICT, NLd, NLe biểu hiện cụ thể:
- Sử dụng được các chức năng cơ bản của phần mềm thiết kế đồ hoạ Inkscape
để vẽ hình đơn giản. Tạo được SP số đơn giản, hữu ích và thực tế như thiết kế poster,
logo, tạo banner, thiệp chúc mừng...đáp ứng được yêu cầu đề ra;
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
16
- Khai thác được các dịch vụ tra cứu và trao đổi thông tin, các nguồn học liệu mở
hỗ trợ cho việc cập nhật kiến thức về đồ họa và tìm hiểu các kiến thức về sản phẩm
cần thiết kế, để tạo ra được các SP theo đúng yêu cầu.
- Biết cách hợp tác trong công việc, phân chia công việc hợp lý; lựa chọn các
kênh phù hợp để trao đổi thông tin, thảo luận, hợp tác trong làm việc nhóm.
3. Về phẩm chất:
- Rèn luyện cho HS thái độ học tập nghiêm túc. Tích cực, chủ động trong hoạt
động học tập, chiếm lĩnh kiến thức;
- Chăm chỉ, tích cực tìm kiếm, nghiên cứu kiến thức để hoàn thiện SP;
- Xây dựng tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, hỗ trợ nhau trong học tập, hoàn thiện
sản phẩm;
- Trung thực trong quá trình làm và báo cáo SP: SP là công sức của nhóm tạo ra,
không “ăn cắp” SP của người khác dưới bất kỳ hình thức nào;
- Giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam và ý thức trách
nhiệm về giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của mái trường mìnhđangtheohọc.
IV. Thiết bị dạy học và học liệu:
GV: Chuẩn bị máy tính, máy chiếu, bài giảng, tài liệu về thiết kế đồ họa. Máy
tính có cài đặt sẵn phần mềm thiết kế đồ họa Inkscape và hoặc là phần mềm thiết kế
đồ họa khác. Một số mẫu SP poster, banner, logo và thiệp chúc mừng minh họa.
HS: Chuẩn bị vở ghi chép, sách giáo khoa Tin học lớp 10, tài liệu về thiết kế đồ
họa thiết kế đồ họa Inkscape, mỗi nhóm một máy tính xách tay (4 nhóm) có cài đặt
sẵn phần mềm. Chuẩn bị các nguyên vật liệu như giấy A0 hoặc A1, một số ảnh tư
liệu của Trường THPT Thái Hòa.
V. Tiến trình dạy học:
Bảng 2.5. Bảng liệt kê các hoạt động
TT Tên hoạt động Thời lượng Địa điểm
1
Hoạt động 1: Xác định yêu cầu thiết kế poster,
banner, logo và thiệp chúc mừng ngày NGVN.
Tiết 1
(15 phút)
Tại lớp
2
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền
Tiết 1(30 phút)
Tiết 2, 3
Tại
lớp/Phòng
thực hành
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu thiết kế đồ họa và các
phần mềm thiết kế đồ họa.
Tiết 1(15 phút)
Hoạt động 2.2: Làm quen với phần mềm đồ họa
Inkscape và các đối tượng đồ họa của hình vẽ
Tiết 1(15 phút)
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
17
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu các đối tượng đồ họa
hình khối trong Inkscape và cách thiết lập màu tô,
màu vẽ và tô màu cho đối tượng
Tiết 2(20 phút)
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu các phép ghép đối tượng
đồ họa
Tiết 2(10 phút)
Hoạt động 2.5: Thực hành sử dụng các chức năng
cơ bản của phần mềm thiết kế đồ họa để vẽ và điều
chỉnh các đối tượng đồ họa
Tiết 2(15 phút)
Hoạt động 2.6: Tìm hiểu đối tượng dạng đường,
công cụ tinh chỉnh đường và đối tượng văn bản
Tiết 3(25 phút)
Hoạt động 2.7: Thực hành vẽ, chỉnh sửa hình để
tạo được đường cong mong muốn và thực hiện các
thao tác với đối tượng văn bản.
Tiết 3 (20 phút)
3 Hoạt động 3: Xây dựng và trình bày bản thiết kế Tiết 4 Tại lớp
4
Hoạt động 4: Các nhóm thực hiện thiết kế Poster,
banner, logo, thiệp chúc mừng theo yêu cầu
Tiết 5,6,7
Tại phòng
thực hành
5
Hoạt động 5: Trình bày SP Poster, banner, logo,
thiệp chúc mừng. Chia sẻ, thảo luận.
Tiết 8 Tại lớp
Cụ thể:
Hoạt động 1:
Xác định yêu cầu thiết kế poster, banner, logo, thiệp chúc mừng với chủ
đề “Chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập trường THPT Thái Hòa và kỷ
niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11”
(Tiết 1(15 phút) - tại lớp)
a. Mục tiêu
- HS hiểu rõ yêu cầu vận dụng kiến thức về thiết kế đồ họa để thiết kế thiết kế
poster, banner, logo, thiệp chúc mừng với chủ đề “Chào mừng kỷ niệm 60 năm thành
lập trường THPT Thái Hòa và kỷ niệm 40 năm ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11” để
tuyên truyền, quảng bá về trường nhằm hướng tới dịp đại lễ: “Kỷ niệm 60 năm thành
lập trường THPT Thái Hòa”, diễn ra vào tháng 11 năm 2022 và dịp lễ “Kỷ niệm 40
năm ngày Nhà giáo Việt nam 20-11”.
- Xác định nhiệm vụ thiết kế với các tiêu chí về nội dung phù hợp mục đích
yêu cầu, đảm bảo về mặt hình thức, tính thẩm mỹ, khoa học, sáng tạo.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
18
b. Nội dung
- Xác định nhiệm vụ thiết kế poster, banner, logo, thiệpchúcmừngvớicáctiêuchí:
 Có các thông tin theo đúng chủ đề, thể hiện được thông điệp muốn
truyền tải đến người xem.
 Có đủ các yếu tố: sử dụng các đối tượng đồ họa, đối tượng đường
và văn bản.
 Bố cục khoa học, nội dung sinh động, ấn tượng, có tính thẩm mỹ.
 Có tính sáng tạo
 Giải thích được về kiến thức và quy trình thực hiện.
- Giới thiệu về một số mẫu poster, banner, logo, thiệp chúc mừng và một số
phần mềm thiết kế đồ họa để tạo ra các SP đó.
- HS quan sát một số SP (poster, banner, logo, tờ rơi, thiệp chúc mừng...) sau
đó trả lời câu hỏi:
+ Những hình ảnh này thường xuất hiện ở đâu?
+ Hình ảnh dùng với mục đích gì?
+ Ngành nghề nào tạo ra những hình ảnh này?
- HS tìm hiểu về cách thiết kế poster, banner, logo, thiệp chúc mừng… thảo
luận và đưa ra ý tưởng và giải pháp.
- Xác định được kiến thức cần sử dụng để thiết kế poster, banner, logo, thiệp
chúc mừng đúng yêu cầu.
- Hướng dẫn xây dựng bản thiết kế các SP:poster,logo,bannervàthiệpchúcmừng.
c. Dự kiến SP học tập
- Bản ghi chép các nội dung, tiêu chí SP, các hình ảnh cần thể hiện trong
poster, banner, logo, thiệp chúc mừng theo đúng chủ đề.
- Bản phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
d. Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV nêu vấn đề cần thiết kế poster, banner, logo để tuyên truyền, quảng bá
về trường nhằm hướng tới đại lễ: “Kỷ niệm 60 năm thành lập trường THPT Thái
Hòa”, diễn ra vào tháng 11 năm 2022 và thiệp chúc mừng thầy cô giáo trong dịp lễ
“Kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt nam 20-11”.
- GV giới thiệu một số mẫu poster, banner, logo, thiệp và hướng dẫn xây dựng
bản thiết kế các SP: poster, logo, banner và thiệp chúc mừng.
- GV chia nhóm, phân công nhiệm vụ cho các nhóm: Mỗi lớp GV đưa ra một
yêu cầu về SP khác nhau, cụ thể: 10C thiết kế banner; 10E thiết kế poster chào mừng
60 năm thành lập trường; 10D làm thiệp chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
19
- GV đưa ra các các tiêu chí đánh giá SP cụ thể để định hướng cho HS.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS các nhóm tiến hành phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
- HS thảo luận để lựa chọn nội dung, kiến thức, hình ảnh cần sử dụng để thiết
kế được poster, banner, logo, thiệp chúc mừng đúng với tiêu chí GV đưa ra.
- GV quan sát, hỗ trợ HS nếu cần, hướng dẫn cácnhómvềviệcthốngnhấtýtưởng.
* Bước 3: Kết luận, nhận định:
- Hướng dẫn các nhóm về nhà thống nhất ý tưởng bản thiết kế SP, tìm hiểu
các phần mềm thiết kế đồ họa để thiết kế SP.
- GV gợi ý cho học sinh tìm hiểu các thông tin, lấy hình ảnh về nhà trường tại
phòng truyền thống và trên website của trường: thaihoa.edu.vn. Riêng về poster GV
định hướng cụ thể hơn về nội dung tuyên truyền, cụ thể: Thông tin về đại lễ; Bề dày
thành tích, truyền thống của trường; Hoặc các hoạt động diễn tra trong dịp đại lễ,…
- GV nhận định kiến thức cần có là sử dụng phần mềm Inkscape để tạo poster,
banner, logo, thiệp chúc mừng theo đúng chủ đề.
Hoạt động 2. Nghiên cứu kiến thức nền
(Tiết 1, Tiết 2, Tiết 3 Tại lớp/phòng thực hành)
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về thiết kế đồ họa (Tiết 1-15 Phút)
a. Mục tiêu: Biết được khái niệm về thiết kế đồ họa, phân biệt được đồ họa vectơ
và đồ họa điểm ảnh. Bước đầu nhận biết được các SP của thiết kế đồ họa
b. Nội dung:
- HS tìm hiểu về thiết kế đồ họa, phân biệt hai loại ảnh vector và bitmap.
- Biết một số phần mềm đồ họa vector và bitmap:
+ Phầnmềmtạo,chỉnhsửahìnhvectơ:Adobellustrator,CorelDraw,Inkscape,…
+ Phần mềm xử lý ảnh bitmap: Adobe Photoshop, GIMP, …
c. Dự kiến SP học tập: Hs hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
- Thiết kế đồ họa là một ngành nghề có nhiều ứng dụng, biết về thiết kế đồ
họa, một số phần mềm đồ họa và các SP của thiết kế đồ họa.
- Phân biệt được đồ họa điểm ảnh và đồ họa vectơ. Đưa ra được ý tưởng sử
dụng phần mềm thiết kế đồ họa nào để thực hiện nhiệm vụ thiết kế poster, banner,
logo, thiệp chúc mừng….
d. Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chia HS thành 4 nhóm, phát 2 loại ảnh cho các nhóm, yêu cầu HS tìm
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
20
hiểu và thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:
+ Nhóm 1: Thảo luận nhận xét về sự khác nhau giữa ảnh chụp và hình vẽ bằng
phần mềm?
+ Nhóm 2: Thiết kế đồ hoạ là gì? Hãy nêu các loại đồ họa? Ảnh chụp là loại
đồ họa nào? Ảnh vẽ là loại đồ họa nào?
+ Nhóm 3: So sánh đồ họa điểm ảnh và đồ họa vector?
+ Nhóm 4: Khi thiết kế logo dùng loại đồ họa nào phù hợp hơn, tại sao? Hãy
nêu một vài ví dụ về phần mềm đồ họa tương ứng với mỗi loại?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS tham khảo sách giáo khoa, qua việc tự tìm hiểu ở nhà trước đó, các
nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV: quan sát và trợ giúp các nhóm.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS trong nhóm đại diện trình bày nội dung.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
* Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV chính xác hóa và gọi 1 HS nhắc lại kiến thức
Hoạt động 2.2: Làm quen với phần mềm đồ họa Inkscape và các đối tượng đồ
họa của hình vẽ (Tiết 1- 15 Phút)
a. Mục tiêu:
- HS biết được kiến thức, kỹ năng tối thiểu khi muốn thiết kế một hình ảnh truyền
tải thông tin cụ thể.
- Nắm được giao diện phần mềm, bước đầu hình dung được cách thao tác các đối
tượng đồ họa đơn giản.
b. Nội dung:
- Giới thiệu phần mềm miễn phí Inkscape, cách tải, cài đặt phần mềm Inkscape.
- Giới thiệu giao diện phần mềm Inkscape sau khi tự tìm hiểu: Các đối tượng
trên màn hình làm việc. Cách thêm các đối tượng hình vẽ có sẵn trong hộp công cụ.
Khi muốn thiết kế một hình ảnh truyền tải thông tin cụ thể cần phải có ý tưởng và
công cụ.
c. Dự kiến SP học tập:
HS bước đầu làm quen với phần mềm đồ họa Inkscape và các thao tác cơ bản
với đối tượng hình vẽ.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
21
d. Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV: Muốn tạo logo cho lớp hoặc câu lạc bộ ta cần những gì?
- GV: nêu yêu cầu tìm hiểu về phần mềm thiết kế đồ họa Inkscape. Nhận biết
các đối tượng trên màn hình làm việc trong Inkscape. Làm mẫu một số thao tác sử
dụng các đối tượng và cách sắp xếp các đối tượng trên phần mềm Inkscape để vẽ
hình đơn giản.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: Suy nghĩ, thảo luận cặp đôi, tham khảo sgk trả lời câu hỏi .
- GV: quan sát và trợ giúp HS.
- HS tìm hiểu về phần mềm thiết kế đồ họa Inkscape, nhận biết các đối tượng
trên màn hình làm việc trong Inkscape.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Các HS trình bày câu trả lời và nhận xét, bổ sung cho nhau.
* Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV chính xác hóa và gọi 1 HS nhắc lại kiến thức
- GV chiếu một số câu hỏi trắc nghiệm củng cố kiến thức:
Câu 1. Cần thiết kế một bộ các SP bút, sổ, danh thiếp, bì thư, túi giấy. Theo em nên
dùng phần mềm nào?
A. Photoshop B. Inkscape
C. Paint D. Power Point
Câu 2. Em hãy cho biết có thể vẽ hình vào đâu trên màn hình làm việc của Inkscape?
A. Toàn bộ vùng làm việc B. Trong khu vực trang in
Câu 3. Theo em, thanh công cụ nào được sử dụng nhiều nhất trong Inkscape?
A. Bảng màu B. Thanh thiết lập chế độ kết dính.
C. Thanh điều khiển thuộc tính. D. Hộp công cụ
- GV yêu cầu HS về nhà thực hành nội dung sau: Hãy vẽ quốc kỳ các nước:
Thái Lan, Lào, Myanmar và Anh.
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung tiết học sau.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ các nhóm tìm hiểu mộtsốnộidungkiếnthức.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
22
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu các đối tượng đồ họa hình khối trong Inkscape và cách
thiết lập màu tô, màu vẽ và tô màu cho các đối tượng (Tiết 2- 20 Phút)
a. Mục tiêu:
Nắm được các hình được đề cập đều thuộc nhóm đối tượng hình khối và mỗi
đối tượng đều các thuộc tính riêng. Biết cách vẽ các hình khối, tùy chỉnh thuộc tính,
biết thiết lập màu tô, màu vẽ và tô màu cho các đối tượng.
b. Nội dung:
- GV giới thiệu các đối tượng hình khối được định nghĩa sẵn: Hình chữ nhật, hình
tròn, đa giác. Cách thay đổi một số thuộc tính của đối tượng. Cách thiết lập màu tô
và màu vẽ và tô màu cho đối tượng, tùy chỉnh màu tô và màu vẽ.
c. Dự kiến SP học tập: Hs hoàn thành tìm hiểu kiến thức theo yêu cầu của GV
- Inkscape cung cấp một số đối tượng đã được định nghĩa sẵn trong hộp công cụ
như hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn, hình elip, vòng cung, ngôi sao, đa giác…
- Mỗi hình khối được đặc trưng bởi các thuộc tính khác nhau. Ta có thể thay đổi
giá trị các thuộc tính trên thanh điều khiển thuộc tính để chỉnh hình theo ý muốn.
- Trong Inskpape có một số tùy chọn khác nhau cho màu tô và màu vẽ của một
đối tượng. Có thể thiết lập màu tô và màu vẽ độc lập với nhau. Để tùy chỉnh màu tô
và màu vẽ ta sử dụng hộp thoại Fill và Stroke.
- Các bước thực hiện việc chỉnh sửa nền và đường nét
d. Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đưa ra câu hỏi:
1. Các hình sau được vẽ từ một công cụ có sẵn của Inkscape. Theo em đó là
công cụ nào? Thảo luận để tìm cách vẽ được các hình đó.
2. Yêu cầu HS quan sát và nhận xét các hình có điểm gì khác nhau
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: Suy nghĩ, thảo luận, tham khảo sgk trả lời câu hỏi
- GV: quan sát và trợ giúp.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS: Trình bày câu trả lời
- HS: Lắng nghe, ghi chú, nhận xét, bổ sung cho nhau.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
23
* Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV chính xác hóa nội dung kiến thức, thực hiện mẫu cho HS quan sát và
gọi HS lên máy thực hiện một số yêu cầu:
1. Vẽ một hình sao 5 cánh nhọn, thay đổi tham số nào để các đỉnh ngôi sao
trở nên cong.
2. Thay đổi lại màu nền và màu viền cho đối tượng vừa vẽ.
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu các phép ghép đối tượng đồ họa (Tiết 2-10 phút)
a. Mục tiêu: Nắm được các phép ghép đối tượng đồ họa, từ đó chỉ ra khả năng kết
hợp các hình đơn giản thành hình phức tạp.
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Dự kiến SP học tập: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
- Các hình phức tạp có thể thu được bằng cách ghép từ các hình đơn giản
- Các phép ghép được sử dụng để ghép và cắt hình trong Inskcape gồm: hợp,
hiệu, giao, hiệu đối xứng, chia, cắt của hai hay nhiều đối tượng đơn. Các phép ghép
này được thực hiện bằng cách chọn lệnh trong bảng chọn Path.
d. Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV: Tìm cách xếp ba mẫu giấy như Hình 13.5 thành một hình trái tim
- GV: Gợi ý. Em có thể xoay hình và xếp các hình lên nhau.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS các nhóm tham khảo sgk, suy nghĩ, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV: quan sát và trợ giúp.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS: Trình bày câu trả với
- HS: Lắng nghe, ghi chú, nhận xét, bổ sung cho nhau.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV
- GV chính xác hóa và gọi 1 HS nhắc lại kiến thức.
Hoạt động 2.5: Thực hành sử dụng các chức năng cơ bản của phần mềm thiết
kế đồ họa để vẽ và điều chỉnh các đối tượng đồ họa (Tiết 2- 15 Phút)
a. Mục tiêu: Thực hành vẽ hình và tô màu bằng phần mềm Inkscape
b. Nội dung: HS đọc SGK thực hành các thao tác:
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
24
- Vẽ hình, thay đổi tham số thuộc tính của hình khối để tạo đượchìnhvẽmongmuốn.
- Sử dụng các phép ghép để kết hợp các hình đơn thànhnhiềudạnghìnhkhácnhau.
- Biết cách thiết lập màu tô, tô màu cho các đối tượng.
c. Dự kiến SP học tập: Bài thực hành của HS, kỹ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu các nhóm chia thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 2-3 HS ngồi 1 máy)
thực hiện vẽ logo tương tự hình 13.8
- GV hướng dẫn HS về nhà tự thực hành vẽ một số hình sau:
1. Hãy vẽ một hình sao rồi thay đổi giá trị Rounded và quan sát tác động của
thuộc tính này. Vẽ bông hoa Hình 13.14 bằng hình sao và hình tròn.
2. Hãy vẽ hình như Hình 13.15
3. Hãy vẽ chùm bóng (Hình 13.16)
- GV giao nhiệm vụ HS về nhà tìm hiểu các nội dung để trình bày trong tiết
học tiếp theo:
+ Nhóm 1,2: Tìm hiểu đối tượng đường và thao tác vẽ đối tượng đường.
+ Nhóm 3,4: Tìm hiểu công cụ tinh chỉnh đường và thao tác tinh chỉnh đường
để tạo được đường cong mong muốn. Tìm hiểu đối tượng văn bản và thao tác tạo và
định dạng văn bản.
Hoạt động 2.6: Tìm hiểu đối tượng dạng đường, công cụ tinh chỉnh đường và
đối tượng văn bản trong Inkscape (Tiết 3- 25 Phút)
a. Mục tiêu:
- Biết thao tác chỉnh sửa hình.
- Biết tạo và định dạng văn bản.
b. Nội dung: HS tìm hiểu nội dung kiến thức:
- Tìm hiểu đối tượng đường và thao tác vẽ đối tượng đường.
- Chỉnh sửa hình để được đường cong mong muốn.
- Thực hiện định dạng văn bản phù hợp trong hình vẽ.
c. Dự kiến SP học tập: HS hoàn thành tìm hiểu nội dung kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
25
Các nhóm đã được giao nhiệm vụ ở tiết học trước chuẩn bị nội dung trình bày
- Nhóm 1, 2: Thảo luận trả lời câu hỏi: Quan sát hai hình chữ nhật ở Hình
14.1 và tìm ra điểm khác nhau giữa hai hình?
Tìm hiểu đối tượng đường và thao tác vẽ đối tượng đường.
- Nhóm 3, 4: Thảo luận trả lời câu hỏi: Quan sát hình trái tim, xác định xem
các điểm được đánh dấu nằm trên Hình 14.4 có những đặc điểm gì?
Tìm hiểu công cụ tinh chỉnh đường và thao tác tinh chỉnh đường để tạo được
đường cong mong muốn.
- Nhóm 3, 4: Thảo luận trả lời câu hỏi: Trong các cách trình bày văn bản sau,
em thấy cách nào đẹp hơn? Các phần mềm em đã học có thể thiết kế văn bản như
vậy không?
Tìm hiểu đối tượng văn bản và thao tác tạo và định dạng văn bản.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS các nhóm: Suy nghĩ, thảo luận, tham khảo sgk trả lời câu hỏi và trình bày
nội dung đã tìm hiểu.
- GV: quan sát và trợ giúp.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Các nhóm trình bày và nhận xét, bổ sung cho nhau.
* Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV chính xác hóa nội dung, làm mẫu và hướng dẫn lại các thao tác cho HS
chuẩn bị thực hành.
- GV: Làm mẫu, hướng dẫn HS vẽ đối tượng đường, tinh chỉnh đường.
Chú ý: Đối tượng đường thường được biểu diễn bởi một chuỗi các đoạn thẳng
hoặc đoạn cong nối với nhau. Mỗi đoạn cong biểu diễn bởi 4 điểm, hai điểm đầu
mút và hai điểm điều khiển. Mỗi điểm điều khiển kết hợp với một điểm đầu mút tạo
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
26
ra tiếp tuyến của đường cong tại điểm mút tương ứng. Ta có thể tinh chỉnh đối tượng
đường dựa vào điểm neo và các điểm, đường chỉ hướng. Hướng dẫn và thực hiện
mẫu các bước thực hiện việc chỉnh sửa điểm neo vàchỉnhsửađoạncongđểHStheodõi.
- GV: Làm mẫu và hướng dẫn các thao tác bổ sung đối tượng văn bản, nhập
văn bản, thay đổi nội dung đã nhập, thay đổi các tham số trên thanh điều khiển để
chỉ ra tác động của nó trên đoạn văn bản được chọn. Hướng dẫn HS thực hiện chức
năng đặt văn bản và bỏ đặt văn bản lên một đường, hiển thị đường hoặc không hiển
thị đường.
Hoạt động 2.7: Thực hành vẽ, chỉnh sửa hình để tạo được đường cong mong
muốn và thực hiện các thao tác với đối tượng văn bản (Tiết 3- 20 phút)
a. Mục tiêu: Luyện tập, thực hành củng cố kiến thức vừa học.
b. Nội dung: HS thực hành vẽ đường cong, điều chỉnh hình sau khi vẽ. Chèn văn
bản, điều chỉnh văn bản và nội dung phù hợp với yêu cầu.
c. Dự kiến SP học tập: Bài thực hành của HS, kỹ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Thực hành
Nhiệm vụ 1. Vẽ chiếc lá và tô màu cho chiếc lá (Hình 14.11)
Nhiệm vụ 2. Viết chữ theo khuôn dạng của hình (Hình 14.13).
- Hướng dẫn về nhà: Nhắc nhở HS các nhóm về nhà chuẩn bị lên ý tưởng xây
dựng bản thiết kế các SP: poster, logo, banner và thiệp chúc mừng…. để thực hiện
và trình bày ở tiết sau.
Hoạt động 3: Xây dựng và trình bày bản thiết kế các sản phẩm.
(Tiết 4)
a. Mục tiêu
- HS vận dụng kiến thức về thiết kế đồ họa và tiêu chí về các SP để xây dựng
được bản thiết kế poster, logo, banner, thiệp chúc mừng hoàn thiện trên giấy A0
hoặc A1.
b. Nội dung
- HS các nhóm thảo luận, dựa vào ý tưởng đã thống nhất xây dựng bản thiết
kế poster, banner, logo và thiệp chúc mừng (vẽ tay trên giấy) trong đó có ghi chú
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
27
cách thức tạo ra và định dạng đối tượng trên phần mềm Inkscape.
- HS trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra.
- Thảo luận, đặt câu hỏi và phản biện các ý kiến về bản thiết kế; ghi lại các
nhận xét, góp ý; tiếp thu và điều chỉnh bản thiết kế nếu cần.
- Phân công công việc, lên kế hoạch thực hiện tạo poster,banner, thiệpchúcmừng.
- Yêu cầu: Bản thiết kế chi tiết có kèm hình ảnh mô tả rõ nội dung, quy trình
thực hiện và phác họa của poster,banner,logo,thiệpchúcmừngvàbốtrícácđốitượng…
c. Dự kiến SP học tập
- Bản ghi chép bao gồm: các kiến thức, hình ảnh, nội dung cần sử dụng để tạo
ra sản phẩm
- Bản thiết kế poster, banner, logo, thiệp chúc mừng của nhóm trong giấy A0
hoặc A1, trong đó chỉ rõ cách thiết kế từng đối tượng, quy trình thiết kế, ví dụ như
hình minh họa dưới đây:
Hình 2.1. Hình ảnh bản thiết kế thiệp chúc mừng
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
28
- Kế hoạch của nhóm trong việc trình bày bản thiết kế.
d. Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đưa ra yêu cầu:
 Xây dựng bản thiết kế tạo poster, banner, logo,thiệpchúcmừngtheoyêucầu.
 Trình bày và bảo vệ bản thiết kế:
 Nội dung cần trình bày;
 Thời lượng báo cáo;
 Cách thức trình bày bản thiết kế và thảo luận.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:
 Đọc lại SGK để lựa chọn các nội dung thông tin cho poster, banner,
logo, thiệp chúc mừng.
 Đề xuất và thảo luận các ý tưởng ban đầu, thống nhất một phương
án thiết kế tốt nhất; Ghi chú cách thực hiện.
 Xây dựng và hoàn thiện bản thiết kế trên giấy;
 Lựa chọn hình thức và chuẩn bị nội dung báo cáo.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS báo cáo, thảo luận.
- GV điều hành, nhận xét, góp ý và hỗ trợ HS bằng các câu hỏi định hướng:
 Chủ đề chính là gì? Các thông tin được lựa chọn đã làm rõ chủ đề
chính chưa?
 Bố cục các thông tin đã được sắp xếp bố cục hợp lý, có thẩm mỹ
hay chưa?
 Đã có đầy đủ các đối tượng đồ họa chưa?
 Thứ tự các bước thiết kế như thế nào cho phù hợp?
- Các nhóm lắng nghe nhận xét góp ý và chỉnh sửa hoàn thiện bản thiết kế.
* Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV kết luận đánh giá, cho điểm về kết quả bản thiết kế của các nhóm, các
nhóm đánh giá chéo lẫn nhau theo tiêu chí sau:
Bảng 2.6. Bảng tiêu chí đánh giá bản thiết kế
TT Tiêu chí Điểm
1
Bản thiết kế chi tiết có kèm hình ảnh mô tả rõ nội dung: tên chủ
đề, các thông tin chi tiết làm rõ cho chủ đề các hình ảnh liên quan.
Chú thích rõ về màu sắc, kiểu chữ,…
3.0
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
29
2
Bản thiết kế thể hiện được có sử dụng các đối tượng đồ họa, đối
tượng đường và văn bản để thiết kế, trình bày SP một cách hợp
lý, khoa học.
2.0
3 Bản thiết kế có tính sáng tạo và có tính khả thi 2.0
4 Bản thiết kế hoàn thành đúng tiến độ thời gian GV quy định 1.0
5
Thuyết minh và trình bày rõ ràng, mạch lạc truyền tải được ý
tưởng của SP thông qua bản thiết kế. Đảm bảo đúng thời gian
cho phép.
2.0
Tổng điểm 10.0
Ví dụ:
Bảng 2.7. Bảng điểm bản thiết kế các nhóm
Điểm
Nhóm
Điểm đánh giá chéo Điểm GVĐG Điểm TB
N1 N2 N3 N4
Nhóm 1 9.5 9.5 9.5 9 9 9.3
Nhóm 2 9 9 9 8.5 8.5 8.8
Nhóm 3 9 8 9 8.5 9 8.7
Nhóm 4 10 9 10 9.5 9.5 9.6
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục nghiên cứu chỉnh sửa, hoàn thiện bản thiết kế
sau khi đã được GV và các bạn góp ý.
- Yêu cầu HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học để phục vụ cho việc hoàn
thiện SP ở các tiết học sau.
Hoạt động 4. Các nhóm thực hiện thiết kế sản phẩm theo yêu cầu
(Tiết 5, 6, 7 - tại phòng thực hành)
a. Mục tiêu
- HS dựa vào bản thiết kế đã lựa chọn để thiết kế poster, banner, logo và thiệp
chúc mừng đảm bảo yêu cầu đề ra.
- HS các nhóm thảo luận tự đánh giá SP và điều chỉnh nếu cần.
b. Nội dung
- HS vận dụng kiến thức đồ họa và sử dụng phần mềm Inkscape để tiến hành
thiết kế SP theo ý tưởng. Trong quá trình thiết kế các nhóm điều chỉnh nội dung,
hình ảnh để hoàn thiện SP.
c. Dự kiến SP học tập
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
30
Mỗi nhóm có một SP là poster hoặc banner hoặc logo hoặc thiệp chúc mừng
chủ đề “Chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập trường THPT Thái Hòa và kỷ niệm
40 năm ngày NGVN 20-11” đã được hoàn thiện và xuất bản ra file .png, ví dụ như
hình minh họa dưới đây:
Hình 2.2. Thiệp chúc mừng 20-11
d. Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
+ Các nhóm HS chia thành các nhóm nhỏ thực hiện thiết kế SP trên phần mềm
thiết kế đồ họa Inkscape;
+ Các nhóm đề xuất phương án để hoàn thiện, cải tiến SP.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS các nhóm chia thành các nhóm nhỏ 2-3 bạn/ nhóm; thực hành nhiệm vụ
của mình ở mỗi máy khác nhau; sau khi hoàn thiện SP thì gửi SP cho nhóm trưởng.
Nhóm trưởng có nhiệm vụ ghép các các SP của các nhóm nhỏ thành1SPhoànchỉnh;
- GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ kịp thời cho HS nếu cần;
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
31
- Sau tiết 1 và 2 yêu cầu các nhóm lưu lại SP thực hànhđểtiết sauhoànthiệntiếp.
* Bước 3: Kết luận, nhận định
- GV xác nhận mức độ hoàn thành SP của các nhóm sau mỗi tiết thực hành.
- Tiết thứ 3 GV yêu cầu các nhóm nộp SP hoàn thiện vào Padlet của lớp cho
GV kiểm tra và có thể tiến hành chia sản phẩm lên mạng xã hội sau khi được GV
kiểm tra xác nhận để tuyên truyền và nhận các ý kiến phản hồi;
- Yêu cầu các nhóm lên kế hoạch cho tiết sau: Trình bày SP
Cụ thể:
+ Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể: Bạn nào trình bày SP, hình
thức trình bày là gì? (in SP ra khổ lớn hoặc trình bày trên máy chiếu); bạn nào làm
thư ký ghi chép lại các ý kiến nhận xét; Bạn nào chịu trách nhiệm trả lời các câu hỏi
của các nhóm khác và GV đặt ra;…
+ Hoàn thiện phiếu tự đánh giá SP của nhóm mình
+ Chia sẻ sản phẩm để quảng bá thông tin và nhận phản hồi góp ý từ
bạn bè, người thân để hoàn thiện sản phẩm. Sản phẩm của nhóm nào nào nhận được
nhiều lượt yêu thích nhất sẽ có điểm cộng cho nhóm đó.
Hoạt động 5. Trình bày sản phẩm, chia sẻ và thảo luận
(1 tiết - tại lớp)
a. Mục tiêu
- Các nhóm trình bày SP trước lớp, thảo luận và định hướng cải tiến SP;
- Chia sẻ SP lên mạng xã hội như: Facebook, Zalo, instagram…nhằm tuyên
truyền, quảng bá thông tin về đại lễ “Kỷniệm60nămthànhlậptrường THPTTháiHòa”;
- Gửi tặng thiệp chúc mừng tới các thầy cô giáo của mình.
b. Nội dung
- Các nhóm trình bày nội dung đã chuẩn bị ở nhà bằng hình thức thuyết trình và
SP poster, banner, thiệp chúc mừng đã thiết kế.
- Các nhóm tự đánh giá SP và đánh giá chéo dựa trên các tiêu chí GV đã đề ra;
- Thảo luận, đặt câu hỏi và phản biện các ý kiến về bản thiết kế, ghi lại các nhận
xét, góp ý, tiếp thu và điều chỉnh bản thiết kế nếu cần.
c. Dự kiến SP học tập
- Các nhóm trình bày SP poster, banner, logo, thiệp chúc mừng chủ đề: “Chào
mừng kỷ niệm 60 năm thành lập trường THPT Thái Hòa và thiệp chúc mừng ngày
NGVN 20-11”.
d. Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
32
- GV đưa ra yêu cầu:
+ Nội dung cần trình bày, thời lượng báo cáo, cách thức trình bày về ý tưởng
và cách thiết kế poster, banner, logo, thiệp chúc mừng, cáctiêuchíđánhgiáchođiểm.
+ Các nhóm tự đánh giá và đánh giá chéo lẫn nhau theo phiếu đánh giá.
+ Các nhóm tiếp tục chia sẻ SP lên mạng xã hội để quảng bá thông tin về lễ:
“Kỷ niệm 60 năm thành lập trường THPT Thái Hòa” và gửi thiệp chúc mừng ngày
NGVN 20-11 đến các GV của mình, khuyến khích HS tạo thêm nhiều thiệp chúc
mừng để tri ân đến các thầy cô giáo;
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV và HS chuẩn bị Tivi hoặc máy chiếu cho hoạt động báo cáo
- Các nhóm cử đại diện báo cáo thuyết trình về SP của nhóm
- Thư ký ghi lại các góp ý nhận xét để bổ sung chỉnh sửa (nếu cần)
- Cá nhân thực hiện tự đánh giá hoạt động nhóm; nhóm tổ chức đánh giá hoạt
động nhóm của từng thành viên; đưa ra điểm trung bình hoạt động nhóm của mỗi cá
nhân theo công thức:
Điểm hoạt động nhóm của cá nhân =(Điểm cá nhân tự đánh giá+Tổng điểm
các thành viên trong nhóm đánh giá)/Tổng số HS trong nhóm.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Các nhóm lần lượt báo cáo, sau đó thảo luận, góp ý lẫn nhau.
- Các nhóm tự đánh giá SP của nhóm mình và tiến hành đánh giá chéo kết quả
qua phiếu đánh giá kết quả (minh họa trong Bảng 2.8, 2.9)
- GV quan sát, nhận xét và đánh giá các SP của các nhóm.
- Các nhóm chia sẻ SP lên mạng xã hội, dán một số poster lên một số vị trí
trung tâm trên đường Nguyễn Trãi để quảng bá thông tin về lễ: “Kỷ niệm 60 năm
thành lập trường THPT Thái Hòa” và gửi thiệp chúc mừng ngày NGVN 20-11 đến
các GV của mình.
Bảng 2.8. Phiếu đánh giá sản phẩm Banner-Poster
TT Tiêu chí đánh giá SP
Điểm
tối đa
Điểm đạt
được
1
Tiêu chí 1:
Có đầy đủ thông tin về chủ đề “Chào mừng kỷ
niệm 60 năm thành lập trường THPT Thái Hòa”
như tên chủ đề, các thông tin chi tiết làm rõ cho
chủ đề, các hình ảnh liên quan.
1.5
2 Tiêu chí 2: 3.0
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
33
Có đủ các yếu tố: có sử dụng các đối tượng đồ họa,
đối tượng đường và văn bản để thiết kế. SP bố cục
hài hòa, hợp lý và khoa học.
3
Tiêu chí 3:
- Trình bày đẹp mắt, lôi cuốn người xem, tập trung
được sự chú ý của người xem bằng những hình
ảnh, màu sắc hài hòa. Phông chữ, cỡ chữ phù hợp.
- Thông tin ngắn gọn, đơn giản, dễ nhận biết và
ghi nhớ. Làm nổi bật được những thông tin quan
trọng về trường THPT Thái Hòa, về dịp đại lễ
nhằm mục đích quảng bá cho dịp đại lễ. Thể hiện
được thông điệp muốn truyền tải đến người xem.
2.0
4
Tiêu chí 4:
Có tính sáng tạo, đưa ra được ý tưởng mới, tạo
được ấn tượng cho người xem.
1.5
5
Tiêu chí 5:
Thuyết minh và trình bày phải giải thích được về
kiến thức và quy trình tạo SP
2.0
Tổng điểm 10.0
Bảng 2.9. Phiếu đánh giá sản phẩm thiệp chúc mừng
TT Tiêu chí đánh giá SP
Điểm tối
đa
Điểm đạt
được
1
Tiêu chí 1:
Có đầy đủ thông tin về chủ đề chúc mừng ngày
NGVN 20-11 như: tên chủ đề, các thông tin chi
tiết làm rõ cho chủ đề và các hình ảnh liên quan
(Ưu tiên những hình ảnh về thầy cô giáo).
1.5
2
Tiêu chí 2:
Có đủ các yếu tố: có sử dụng các đối tượng đồ
họa, đối tượng đường và văn bản để thiết kế.
SP bố cục hài hòa, hợp lý và khoa học.
3.0
3
Tiêu chí 3:
- Trình bày đẹp mắt, lôi cuốn người xem, tập
trung được sự chú ý của người xem bằng
những hình ảnh, màu sắc hài hòa. Phông chữ,
cỡ chữ phù hợp.
- Lời chúc mừng ý nghĩa thể hiện được sự biết
ơn, sự tri ân sâu sắc tới các thầy cô giáo.
2.0
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
34
4
Tiêu chí 4:
Có tính sáng tạo, đưa ra được ý tưởng mới, tạo
được ấn tượng cho người xem.
1.5
5
Tiêu chí 5:
Thuyết minh và trình bày cần giải thích được
về kiến thức và quy trình tạo SP
2.0
Tổng điểm 10.0
- Các nhóm chia sẻ về kết quả, đề xuất các phương án điều chỉnh, các kiến thức
và kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế SP.
* Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV điều hành, đánh giá, kết luận và tổng kết trao giải cho nhóm có poster,
banner, logo, thiệp chúc mừng được đánh giá tốt nhất.
- Điểm sản phẩm của mỗi nhóm được tính bằng trung bình cộng điểm do nhóm
tự đánh giá, các nhóm đánh giá chéo và GV đánh giá.
- Điểm cá nhân bằng điểm trung bình cộng của điểm hoạt động nhóm và điểm
trung bình của nhóm;
Cụ thể:
+ Điểm TBSP=(Điểm nhóm tự đánh giá SP+Điểm đánh giá chéo SP+Điểm GV
đánh giá SP)/5
+ Điểm TB nhóm=( Điểm TBSP+ Điểm bản thiết kế)/2
+ Điểm cá nhân=(Điểm hoạt động nhóm của cá nhân + Điểm TB nhóm)/2
Ví dụ: Quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh:
Bước 1: GV tiến hành cho học sinh tự đánh giá và đánh giá chéo lẫn nhau theo
phiếu hướng dẫn đánh giá hoạt động nhóm do GV cung cấp theo thang điểm 10 như
bảng sau:
Bảng 2.10. Phiếu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm
STT Tiêu chí Mức độ đạt được Điểm
1
Mức độ nhiệt tình
tham gia công việc
chung
Rất nhiệt tình 2.0
Nhiệt tình 1.5
Ít nhiệt tình 1.0
Không nhiệt tình 0.5
2
Mức độ hoàn thành
công việc được giao
Hoàn thành tốt, kịp thời 2.0
Hoàn thành kịp thời 1.5
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
35
Hoàn thành nhưng chưa kịp thời 1.0
Chưa hoàn thành 0.5
3
Mức độ đóng góp ý
kiến trong hoạt động
nhóm
Rất nhiệt tình đóng góp ý kiến 2.0
Nhiệt tình đóng góp ý kiến 1.5
Có đóng góp ý kiến nhưng chưa nhiều 1.0
Chưa đóng góp ý kiến 0.5
4
Mức độ hỗ trợ bạn
khi cần thiết
Hỗ trợ tốt, rất kịp thời 2.0
Có hỗ trợ kịp thời 1.5
Có hỗ trợ nhưng chưa kịp thời 1.0
Chưa hỗ trợ 0.5
5
Có tinh thần đoàn kết
trong nhóm
Có tinh thần đoàn kết cao 2.0
Có tinh thần đoàn kết nhưng chưa cao 1.0-1.5
Chưa có tinh thần đoàn kết 0.5
Tổng điểm 10.0
- Ví dụ trong hồ sơ học tập của nhóm 1 lớp 10C có bảng phân công nhiệm
vụ cụ thể như sau:
Bảng 2.11. Bảng phân công nhiệm vụ (nhóm 1)
Thiết kế poster tuyên truyền quảng bá thông tin về dịp lễ “Kỷ niệm 60 năm
thành lập trường THPT Thái Hòa”
TT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ
1 Lê Thị Thúy
Nhóm
trưởng
- Chịu trách nhiệm chung;
- Nghiên cứu và nắm rõ yêu cầu thiết
kế;
- Phân công nhiệm vụ cho các thành
viên trong nhóm và xây dựng nội quy
trong nhóm;
- Theo dõi, nhắc nhở các thành viên
trong nhóm trong quá trình làm việc;
- Nghiên cứu kiến thức nền;
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
36
- Tổng hợp ý kiến xây dựng bản thiết
kế, SP poster đúng tiêu chí;
2 Trần Phương Thảo Thư ký
- Ghi chép nội dung phân công công
việc cụ thể của từng thành viên
- Ghi chép theo dõi tiến trình làm việc
của từng thành viên
- Ghi chép ý kiến đóng góp của các
nhóm và của GV
- Nghiên cứu kiến thức nền
- Tham khảo một số mẫu poster, đóng
góp ý kiến xây dựng bản thiết kế
- Thực hành hoàn thiện SP poster
3 Trần Minh Quân Thành viên
- Nghiên cứu kiến thức nền
- Tham khảo một số mẫu poster, đóng
góp ý kiến xây dựng bản thiết kế
- Thực hành hoàn thiện SP poster
4 Trương Văn Huỳnh Thành viên
- Nghiên cứu kiến thức nền
- Thực hành hoàn thiện SP poster
- Thuyết trình về SP
5 Đặng Thùy Linh Thành viên
- Nghiên cứu kiến thức nền
- Tham khảo một số mẫu poster, đóng
góp ý kiến xây dựng bản thiết kế
- Thực hành hoàn thiện SP poster
- Trình bày bản thiết kế
6 Trần Hải Đăng Thành viên
- Nghiên cứu kiến thức nền
- Tham khảo một số mẫu poster, đóng
góp ý kiến xây dựng bản thiết kế
- Thực hành hoàn thiện SP poster
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
37
- Kết quả đánh giá hoạt động nhóm của nhóm 1 thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.12. Bảng tự đánh giá trong nhóm (nhóm 1)
TT Tên Thúy Đăng Thảo Quân Huỳnh Linh
Điểm TB
hoạt động
nhóm
1 Thúy 8 9 9 10 9 9 9.0
2 Thảo 9 8 9 9 8 8 8.5
3 Quân 8 7 8 9.5 8 8 8.1
4 Huỳnh 9 8 7 10 8.5 9 8.6
5 Linh 9 8.5 8 9 9 8 8.6
6 Đăng 7 7 7 8 9 7 7.5
Bước 2: GV cho các nhóm tự đánh giá và đánh giá chéo SP lẫn nhau, sau cùng là
giáo viên đánh giá SP. Điểm trung bình của 5 cột này chính là điểm TBSP. Cụ thể,
kết quả ở bảng sau:
Bảng 2.13. Bảng điểm SP các nhóm
Nhóm
Đánh giá chéo
Điểm GVĐG Điểm TBSP
N1 N2 N3 N4
1 9.5 9 8.5 9 9 9.0
2 9 9 9 8.5 8.5 8.8
3 9 8.5 9 9 9 8.9
4 10 9.5 10 9.5 9.5 9.7
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
38
Bước 3: GV lấy trung bình của kết quả điểm bản thiết kế và điểm TBSP làm điểm
trung bình của hoạt động nhóm. Kết quả như bảng sau:
Bảng 2.14. Bảng điểm trung bình chung của các nhóm
Nhóm Điểm bản thiết kế Điểm TBSP Điểm TB nhóm
1 9.3 9.0 9.2
2 8.8 8.8 8.8
3 8.7 8.9 8.8
4 9.6 9.7 9.7
Bước 4: GV dựa vào sổ theo dõi của GV để quyết định điểm cộng, điểm trừ cho
từng cá nhân học sinh trong từng nhóm. Tùy vào sự thống nhất trước đó của GV và
HS để trừ hay cộng bao nhiêu điểm sau khi có kết quả chung của nhóm.
Ví dụ cụ thể như bảng sau:
Bảng 2.15. Bảng theo dõi đánh giá nhóm 1 của GV
Nhóm Họ và tên HS Biểu hiện đặc biệt Điểm cộng (trừ)
1
Lê Thị Thúy
- Tích cực, có ý tưởng sáng
tạo, điều hành nhóm tốt, làm
việc có kế hoạch.
+1 đ
Trần Phương Thảo
- Tích cực tham gia thảo
luận, thực hành
- Ghi chép đầy đủ thông tin,
những góp ý, bổ sung
+0.5 đ
Trần Minh Quân
Còn chưa tích cực trong thảo
luận, thực hành còn làm việc
riêng
-1 đ
Trương Văn
Huỳnh
Tích cực tham gia thảo luận,
thực hành, thuyết trình tốt.
+ 0.5 đ
Đặng Thùy Linh Bình thường 0
Trần Hải Đăng
Còn chưa tích cực trong thảo
luận, góp ý. Chưa hiểu rõ về
SP của nhóm mình
-1 đ
… … …
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
39
Bước 5: Từ kết quả hoạt động nhóm và bảng theo dõi của GV, GV sẽ công bố điểm
cá nhân học sinh theo từng nhóm. Ví dụ ta có bảng kết quả điểm của các thành viên
nhóm 1 như sau:
Bảng 2.16. Bảng điểm các thành viên (nhóm 1)
TT Họ và tên
Điểm hoạt
động nhóm
Điểm TB
nhóm
Điểm
TB
Điểm
cộng
Điểm cá
nhân
1 Lê Thị Thúy 9.0 9.0 9.0 +1 10.0
2 Trần Phương Thảo 8.5 9.0 8.8 +0,5 9.3
3 Trần Minh Quân 8.1 9.0 8.6 -1 7.6
4 Trương Văn Huỳnh 8.6 9.0 8.8 +0.5 9.3
5 Đặng Thùy Linh 8.6 9.0 8.8 0 8.8
6 Trần Hải Đăng 7.5 9.0 8.3 -1 7.3
- Điểm SP có thể lấy vào điểm đánh giá thường xuyên.
- Cuối tiết học, GV gửi link quizizz bài tập củng cố kiến thức sau khi học xong
chủ đề 4: Ứng dụng Tin học. Yêu cầu tất cả HS làm và nộp đúng hạn quy định. (Kết
quả bài tập có thể dùng làm căn cứ thêm để GV cộng hoặc trừ điểm cho điểm hoạt
động nhóm vừa tiến hành) https://quizizz.com/join?gc=38240079
Hình 2.3. Mã QR xem các câu hỏi bài tập về nhà
2.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Đề tài đã được triển khai áp dụng ở các lớp 10C, 10D, 10E trường THPT Thái
Hòa trong học kỳ 1- năm học 2022-2023 và mang lại hiệu quả dạy học cao. Chúng
tôi nhận thấy rằng HS các lớp khi được áp dụng dạy học STEM ở chủ đề này các em
hào hứng hơn, tích cực, chủ động và sáng tạo hơn trong hoạt động học, hiệu quả dạy
học được nâng cao rõ rệt.
2.4.1. Thực nghiệm thông qua khảo sát
a. Cách thức tiến hành
- Sau khi hoàn thành chủ đề 4, GV tiến hành gửi link khảo sát cho 95 HS thuộc
3 lớp 10C, 10D, 10E thông qua goole form. Hệ thống câu hỏi khảo sát được thiết kế
dựa theo tinh thần công văn 5555/BGDĐT-GDTrH. Link truy cập sau:
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
40
https://docs.google.com/forms/d/1oW2-pFR-
W6uz97E1W4GsOKPgho64w_cEPdxByCWuJsA/edit#responses
- Kết quả thu được như sau:
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
41
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
42
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
43
Bảng 2.18: Bảng thống kê số liệu tổng hợp
Đáp án
Câu
Đáp
án A
Tỷ lệ
%
Đáp án
B
Tỷ lệ
%
Đáp
án C
Tỷ lệ
%
Đáp
án D
Tỷ lệ
%
Câu 1 28 29,5% 65 68,4% 4 4,2% 0 0%
Câu 2 66 69,5% 29 30,5% 1 1,1% 0 0%
Câu 3 88 92,6% 7 7,4% 0 0% 0 0%
Câu 4 38 40,4% 55 58,5% 3 3,2% 0 0%
Câu 5 19 20,0% 52 54,7% 29 30,5% 0 0%
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
44
Câu 6 13 13,7% 76 80,0% 7 7,4% 0 0%
Câu 7 47 49,5% 47 49,5% 2 2,1% 0 0%
Câu 8 75 79,8% 22 23,4% 0 0%
Dựa vào bảng 2.18 chúng tôi nhận thấy, tỷ lệ HS lựa chọn các phương án A,
B ở mỗi câu hỏi chiếm phần lớn câu trả lời. Từ đó chúng tôi rút ra kết luận như sau:
- Hầu hết các em HS rất hứng thú khi học chủ đề Ứng dụng Tin học;
- Trong các tiết học các em tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện tốt nhiệm vụ học
tập của mình; các em rất tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác cùng các bạn trong
việc thực hiện các nhiệm vụ học tập;
- HS rất tích cực trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập giữa các nhóm với nhau;
- Đa số các đã nắm vững yêu cầu kiến thức của bài học và đã thực hiện được
thành thạo các thao tác với phần mềm về Inkscape như: cách vẽ đường, vẽ hình khối,
thiết lập tô màu, màu vẽ và tô màu cho đối tượng, các phép ghép đối tượng đồ họa.
Hơn nữa, các em cảm thấy rất hứng thú khi được tự mình tạo ra các SP mang ý nghĩa
thực tiễn cao như: Poster, banner, logo chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập trường
THPT Thái Hòa và thiệp chúc mừng ngày NGVN 20-11.
- Đặc biệt, sau khi học xong chủ đề: Ứng dụng của Tin học các em có kiến
thức và tự mình thiết kế được một SP như poster, banner, logo hay thiệp chúc mừng
theo một yêu cầu nào đó bằng phần mềm đồ họa vector.
- Thông qua chủ đề HS được tự mình nghiên cứu và trình bày ý tưởng sáng
tạo của mình, cho ra những SP đẹp mắt có thể ứng dụng trong thực tế. Hơn nữa SP
là công sức của cả tập thể thông qua hoạt động nhóm sẽ giúp các em có được một
SP hoàn thiện nhất, ứng ý nhất, giúp HS nâng cao được các kỹ năng làm việc nhóm
như giao tiếp, hợp tác, kỹ năng thuyết trình trình bày SP.
2.4.2. Thực nghiệm thông qua kiểm tra đánh giá
Thực nghiệm còn được tiến hành thông qua KTĐG trong bài kiểm tra cuối
học kỳ 1 năm học 2022-2023. Sau khi tiến hành KTĐG, chúng tôi thu thập, thống
kê số liệu về số lượng HS trả lời đúng các câu hỏi thuộc nội dung kiến thức chủ đề
4- Ứng dụng Tin học, hệ thống câu hỏi gồm 8 câu trong đó 4 câu thuộc mức độ nhận
biết và 4 câu thuộc mức độ thông hiểu. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.19: Bảng thống kê số HS trả lời đúng các câu hỏi chủ đề 4
Nội dung câu hỏi 10C 10D 10E
Câu 1(NB E.1): Vẽ một hình tròn bằng Inkscape và
thiết lập màu RGB cho hình tròn gồm ba giá trị: R: 255,
G: 255 và B: 255. Hỏi hình tròn kết quả có màu gì?
41/43
95,3%
40/41
97,6%
40/42
95.2%
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
45
A. Đỏ. B. Xanh lá.
C. Xanh da trời. D. Không màu
Câu 2 (NB E.2): Tổ hợp phím tắt để tạo ra một bản
sao của đối tượng đang được chọn là:
A. Ctrl+A. B. Ctrl + D. C. Shitt + D. D. Shift + F
42/43
97,7%
39/41
95,1%
38/42
90,1%
Câu 3 (NB E.3): Trong đồ họa điểm ảnh, hình ảnh
được tạo thành từ các:
A. Chấm ảnh. B. Khung ảnh.
C. Điểm ảnh. D. Màu ảnh.
43/43
100%
39/41
95,1%
39/42
92,9%
Câu 4 (NB E.4): Cần thiết kế một bộ SP bút, sổ danh
thiếp, … nên dùng phần mềm nào?
A. Paint. B. Power Point.
C. Inkscape. D. Photoshop.
42/43
100%
40/41
97,6%
40/42
95,2%
Câu 5 (TH E.1): Khi tô màu cho một đối tượng nằm
trên (ví dụ quả bóng bay), để thấy được màu của đối
tượng nằm dưới, ta phải đặt giá trị Alpha bằng bao
nhiêu?
A. 0. B. 50. C. 100. D. 255.
39/43
90,7%
36/41
87,8%
35/42
83,3%
Câu 6 (TH E.2): Khi tô màu cho một đối tượng, nếu
muốn đối tượng đó che phủ hoàn toàn các đối tượng
nằm dưới, ta phải đặt giá trị Opacity và Alpha bằng
bao nhiêu?
A. 0. B. 50. C. 100. D. 255.
40/43
93,1%
38/41
92,7%
37/42
88,1%
Câu 7 (TH E.3): Phép cắt cho phép thực hiện như thế
nào đối với đối tượng?
A. Cắt hình lớp dưới thành các phần bởi giao điểm giao
ở viền hình lớp trên.
B. Cắt hình lớp trên thành các phần bởi giao điểm giao
ở viền hình lớp dưới.
C. Cắt hình lớp dưới và hình lớp trên.
D. Không cắt hình.
39/43
90,7%
37/41
90,2%
35/42
83,3%
Câu 8 (TH E.4): Để tuỳ chỉnh màu tô và màu vẽ trong
Inkscape, ta sử dụng hộp thoại?
A. Stroke Style. B. Fill and Stroke.
C. Opacity. D. Fill Style.
40/43
93,1%
39/41
95,1%
39/42
92,9%
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
46
Từ việc phân tích các số liệu thực nghiệm trên đã cho thấy việc áp dụng đề tài
SKKN vào dạy học chủ đề 4 - Ứng dụng tin học đã mang lại hiệu quả dạy học cao.
Với chủ đề E- ứng dụng tin học, tỷ lệ HS trả lời đúng các câu hỏi ở mức độ nhận
biết trên lớp cao nhất là 100%, lớp thấp nhất là 90,1%; ở mức độ thông hiểu chiếm
cao nhất là 95,1% và thấp nhất là 83,3%.
Thông qua việc khảo sát lấy ý kiến từ HS kết hợp làm bài kiểm tra cuối học
kỳ 1, kết quả thu được đều cho thấy khi áp dụng đề tài để dạy chủ đề 4- Ứng dụng
Tin học đã đáp ứng được đầy đủ các mục tiêu dạy học như: Nâng cao hứng thú học
tập các môn học thuộc lĩnh vực STEM cụ thể là môn Tin học; Vận dụng được kiến
thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn; Định hướng hành động, trải nghiệm
trong học tập; hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực HS và đáp ứng được yêu
cầu cần đạt của chủ đề.
2.5. KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT, TÍNH KHẢ THI CỦA GIẢI PHÁP
2.5.1. Mục đích khảo sát
Thông qua việc khảo sát nhằm khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của
đề tài: “Thiết kế Poster, banner, logo, thiệp chúc mừng trong dạy học STEM với chủ
đề 4: Ứng dụng Tin học- Tin học 10 SGK KNTT định hướng ICT”. Đồng thời, trên
cơ sở đó điều chỉnh giải pháp cho phù hợp với thực tế dạy học đối với các trường
phổ thông trên địa bàn TX Thái Hòa, huyện Nghĩa Đàn và các vùng lân cận.
2.5.2. Nội dung và phương pháp khảo sát
2.5.2.1. Nội dung khảo sát
Gồm 2 nội dung:
- Khảo sát giải pháp đẩy mạnh giáo dục STEM thông qua việc xây dựng nguồn
học liệu, cụ thể là xây dựng hoàn thiện kế hoạch chủ đề STEM: “Thiết kế Poster,
banner, logo, thiệp chúc mừng trong dạy học STEM với chủ đề 4: Ứng dụng Tin
học- Tin học 10 SGK KNTT định hướng ICT” ở các trường THPT trên địa bàn thị
xã Thái Hòa, huyện Nghĩa Đàn và các vùng lân cận có thực sự cấp thiết hay không?
- Khảo sát giải pháp xây dựng nguồn học liệu, cụ thể là xây dựng hoàn thiện
kế hoạch chủ đề STEM: “Thiết kế Poster, banner, logo, thiệp chúc mừng trong dạy
học STEM với chủ đề 4: Ứng dụng Tin học- Tin học 10 SGK KNTT định hướng
ICT”, nhằm đẩy mạnh giáo dục STEM ở các trường trên địa bàn thị xã Thái Hòa,
huyện Nghĩa Đàn và các vùng lân cận có thực sự khả thi hay không?
2.5.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá
Để tiến hành khảo sát nhằm khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của đề
tài: “Thiết kế Poster, banner, logo, thiệp chúc mừng trong dạy học STEM với chủ đề
4: Ứng dụng Tin học- Tin học 10 SGK KNTT định hướng ICT”. Nhóm tác giả đã xây
dựng phiếu khảo sát với 2 nội dung: Tính cấp thiết và tính khả thi. Thực hiện đánh
giá theo 4 mức độ từ cao xuống thấp và được định lượng hóa bằng điểm số.
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG TRONG DẠY HỌC STEM VỚI CHỦ ĐỀ 4 ỨNG DỤNG TIN HỌC TIN HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC.pdf
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG TRONG DẠY HỌC STEM VỚI CHỦ ĐỀ 4 ỨNG DỤNG TIN HỌC TIN HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC.pdf
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG TRONG DẠY HỌC STEM VỚI CHỦ ĐỀ 4 ỨNG DỤNG TIN HỌC TIN HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC.pdf
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG TRONG DẠY HỌC STEM VỚI CHỦ ĐỀ 4 ỨNG DỤNG TIN HỌC TIN HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC.pdf
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG TRONG DẠY HỌC STEM VỚI CHỦ ĐỀ 4 ỨNG DỤNG TIN HỌC TIN HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC.pdf
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG TRONG DẠY HỌC STEM VỚI CHỦ ĐỀ 4 ỨNG DỤNG TIN HỌC TIN HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC.pdf
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG TRONG DẠY HỌC STEM VỚI CHỦ ĐỀ 4 ỨNG DỤNG TIN HỌC TIN HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC.pdf
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG TRONG DẠY HỌC STEM VỚI CHỦ ĐỀ 4 ỨNG DỤNG TIN HỌC TIN HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC.pdf
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG TRONG DẠY HỌC STEM VỚI CHỦ ĐỀ 4 ỨNG DỤNG TIN HỌC TIN HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC.pdf
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG TRONG DẠY HỌC STEM VỚI CHỦ ĐỀ 4 ỨNG DỤNG TIN HỌC TIN HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC.pdf
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG TRONG DẠY HỌC STEM VỚI CHỦ ĐỀ 4 ỨNG DỤNG TIN HỌC TIN HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC.pdf
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG TRONG DẠY HỌC STEM VỚI CHỦ ĐỀ 4 ỨNG DỤNG TIN HỌC TIN HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC.pdf
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG TRONG DẠY HỌC STEM VỚI CHỦ ĐỀ 4 ỨNG DỤNG TIN HỌC TIN HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC.pdf
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG TRONG DẠY HỌC STEM VỚI CHỦ ĐỀ 4 ỨNG DỤNG TIN HỌC TIN HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC.pdf
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG TRONG DẠY HỌC STEM VỚI CHỦ ĐỀ 4 ỨNG DỤNG TIN HỌC TIN HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC.pdf
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG TRONG DẠY HỌC STEM VỚI CHỦ ĐỀ 4 ỨNG DỤNG TIN HỌC TIN HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC.pdf
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG TRONG DẠY HỌC STEM VỚI CHỦ ĐỀ 4 ỨNG DỤNG TIN HỌC TIN HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC.pdf
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG TRONG DẠY HỌC STEM VỚI CHỦ ĐỀ 4 ỨNG DỤNG TIN HỌC TIN HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC.pdf
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG TRONG DẠY HỌC STEM VỚI CHỦ ĐỀ 4 ỨNG DỤNG TIN HỌC TIN HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC.pdf
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG TRONG DẠY HỌC STEM VỚI CHỦ ĐỀ 4 ỨNG DỤNG TIN HỌC TIN HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC.pdf
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG TRONG DẠY HỌC STEM VỚI CHỦ ĐỀ 4 ỨNG DỤNG TIN HỌC TIN HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC.pdf
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG TRONG DẠY HỌC STEM VỚI CHỦ ĐỀ 4 ỨNG DỤNG TIN HỌC TIN HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC.pdf

More Related Content

What's hot

Kịch bản văn nghệ chào mừng 20
Kịch bản văn nghệ chào mừng 20Kịch bản văn nghệ chào mừng 20
Kịch bản văn nghệ chào mừng 20thanhthoakt
 
Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...
Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...
Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy họcđề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy họcDang Nguyen
 
Giáo án Môn Khoa học Lớp 4 Cả năm VNEN - 4th Grade Science Lesson Plans
Giáo án Môn Khoa học  Lớp 4 Cả năm VNEN - 4th Grade Science Lesson PlansGiáo án Môn Khoa học  Lớp 4 Cả năm VNEN - 4th Grade Science Lesson Plans
Giáo án Môn Khoa học Lớp 4 Cả năm VNEN - 4th Grade Science Lesson Planstieuhocvn .info
 
Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn tieuhocvn .info
 
Giải một số bài toán Lớp 4 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng
Giải một số bài toán Lớp 4 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng Giải một số bài toán Lớp 4 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng
Giải một số bài toán Lớp 4 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng tieuhocvn .info
 
Hd tke chieu sang ben trong cong trinh dung dialux 4.9
Hd tke chieu sang ben trong cong trinh dung dialux 4.9Hd tke chieu sang ben trong cong trinh dung dialux 4.9
Hd tke chieu sang ben trong cong trinh dung dialux 4.9Nghia Nguyen
 
Giao-an-tin-hoc 5 năm học 2022-2023.doc
Giao-an-tin-hoc 5 năm học 2022-2023.docGiao-an-tin-hoc 5 năm học 2022-2023.doc
Giao-an-tin-hoc 5 năm học 2022-2023.docTuyetHa9
 
SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM TRONG PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 Dự án trải ng...
SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM TRONG PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 Dự án trải ng...SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM TRONG PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 Dự án trải ng...
SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM TRONG PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 Dự án trải ng...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Dùng cây đồ thị trong dạy học toán tiểu học
Dùng cây đồ thị trong dạy học toán tiểu học Dùng cây đồ thị trong dạy học toán tiểu học
Dùng cây đồ thị trong dạy học toán tiểu học nataliej4
 
Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc số...
Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc số...Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc số...
Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc số...jackjohn45
 

What's hot (20)

Luận văn: Xây dựng dự án học tập chủ đề động vật cho học sinh tiểu học
Luận văn: Xây dựng dự án học tập chủ đề động vật cho học sinh tiểu họcLuận văn: Xây dựng dự án học tập chủ đề động vật cho học sinh tiểu học
Luận văn: Xây dựng dự án học tập chủ đề động vật cho học sinh tiểu học
 
Đề tài: Dạy vẽ tranh theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
Đề tài: Dạy vẽ tranh theo hướng phát huy tính tích cực của học sinhĐề tài: Dạy vẽ tranh theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
Đề tài: Dạy vẽ tranh theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
 
Kịch bản văn nghệ chào mừng 20
Kịch bản văn nghệ chào mừng 20Kịch bản văn nghệ chào mừng 20
Kịch bản văn nghệ chào mừng 20
 
Đề tài: Vận dụng chu trình dạy học 5E vào dạy chủ đề Toán, HAY
Đề tài: Vận dụng chu trình dạy học 5E vào dạy chủ đề Toán, HAYĐề tài: Vận dụng chu trình dạy học 5E vào dạy chủ đề Toán, HAY
Đề tài: Vận dụng chu trình dạy học 5E vào dạy chủ đề Toán, HAY
 
Đề tài: Dạy Mĩ thuật theo phát triển năng lực của người học, HOT
Đề tài: Dạy Mĩ thuật theo phát triển năng lực của người học, HOTĐề tài: Dạy Mĩ thuật theo phát triển năng lực của người học, HOT
Đề tài: Dạy Mĩ thuật theo phát triển năng lực của người học, HOT
 
Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...
Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...
Sử dụng rubric trong kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn hóa học lớp 11 ...
 
Tổng Hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dạy Học Tích Hợp Mới Nhất
Tổng Hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dạy Học Tích Hợp Mới NhấtTổng Hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dạy Học Tích Hợp Mới Nhất
Tổng Hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dạy Học Tích Hợp Mới Nhất
 
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy họcđề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
 
Giáo án Môn Khoa học Lớp 4 Cả năm VNEN - 4th Grade Science Lesson Plans
Giáo án Môn Khoa học  Lớp 4 Cả năm VNEN - 4th Grade Science Lesson PlansGiáo án Môn Khoa học  Lớp 4 Cả năm VNEN - 4th Grade Science Lesson Plans
Giáo án Môn Khoa học Lớp 4 Cả năm VNEN - 4th Grade Science Lesson Plans
 
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại họcLuận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
 
Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
 
Luận văn: Dạy học theo trạm chương Chất khí, vật lý 10, 9đ
Luận văn: Dạy học theo trạm chương Chất khí, vật lý 10, 9đLuận văn: Dạy học theo trạm chương Chất khí, vật lý 10, 9đ
Luận văn: Dạy học theo trạm chương Chất khí, vật lý 10, 9đ
 
Giải một số bài toán Lớp 4 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng
Giải một số bài toán Lớp 4 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng Giải một số bài toán Lớp 4 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng
Giải một số bài toán Lớp 4 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng
 
Hd tke chieu sang ben trong cong trinh dung dialux 4.9
Hd tke chieu sang ben trong cong trinh dung dialux 4.9Hd tke chieu sang ben trong cong trinh dung dialux 4.9
Hd tke chieu sang ben trong cong trinh dung dialux 4.9
 
Giao-an-tin-hoc 5 năm học 2022-2023.doc
Giao-an-tin-hoc 5 năm học 2022-2023.docGiao-an-tin-hoc 5 năm học 2022-2023.doc
Giao-an-tin-hoc 5 năm học 2022-2023.doc
 
SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM TRONG PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 Dự án trải ng...
SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM TRONG PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 Dự án trải ng...SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM TRONG PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 Dự án trải ng...
SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM TRONG PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 Dự án trải ng...
 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌCNGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Dùng cây đồ thị trong dạy học toán tiểu học
Dùng cây đồ thị trong dạy học toán tiểu học Dùng cây đồ thị trong dạy học toán tiểu học
Dùng cây đồ thị trong dạy học toán tiểu học
 
Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc số...
Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc số...Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc số...
Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc số...
 
Đề tài: Phần mềm Quản Lý Siêu Thị Mini, HAY, 9đ
Đề tài: Phần mềm Quản Lý Siêu Thị Mini, HAY, 9đĐề tài: Phần mềm Quản Lý Siêu Thị Mini, HAY, 9đ
Đề tài: Phần mềm Quản Lý Siêu Thị Mini, HAY, 9đ
 

Similar to SÁNG KIẾN THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG TRONG DẠY HỌC STEM VỚI CHỦ ĐỀ 4 ỨNG DỤNG TIN HỌC TIN HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC.pdf

SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜ...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜ...SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜ...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “TRẢI NGHIỆM NUÔI TINH THỂ” - HÓA HỌC LỚP 10 ...
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “TRẢI NGHIỆM NUÔI TINH THỂ” - HÓA HỌC LỚP 10 ...SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “TRẢI NGHIỆM NUÔI TINH THỂ” - HÓA HỌC LỚP 10 ...
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “TRẢI NGHIỆM NUÔI TINH THỂ” - HÓA HỌC LỚP 10 ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN DẠY HỌC CHỦ ĐỀ STEM CẮT TỈA HOA NGHỆ THUẬT, NHUỘM MÀU HOA, NHUỘM MÀ...
SÁNG KIẾN DẠY HỌC CHỦ ĐỀ STEM CẮT TỈA HOA NGHỆ THUẬT, NHUỘM MÀU HOA, NHUỘM MÀ...SÁNG KIẾN DẠY HỌC CHỦ ĐỀ STEM CẮT TỈA HOA NGHỆ THUẬT, NHUỘM MÀU HOA, NHUỘM MÀ...
SÁNG KIẾN DẠY HỌC CHỦ ĐỀ STEM CẮT TỈA HOA NGHỆ THUẬT, NHUỘM MÀU HOA, NHUỘM MÀ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN 10 ĐÁP ỨNG CHƯƠNG T...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN 10 ĐÁP ỨNG CHƯƠNG T...SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN 10 ĐÁP ỨNG CHƯƠNG T...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN 10 ĐÁP ỨNG CHƯƠNG T...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tài lieu tập huấn STEM câp THPT
Tài lieu tập huấn STEM câp THPTTài lieu tập huấn STEM câp THPT
Tài lieu tập huấn STEM câp THPTBui Loi
 
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ SỬ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC NGÀNH N...
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ SỬ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC NGÀNH N...SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ SỬ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC NGÀNH N...
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ SỬ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC NGÀNH N...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN VẬN DỤNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM QUA BÀI CƠ CẤU, VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ Ả...
SÁNG KIẾN VẬN DỤNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM QUA BÀI CƠ CẤU, VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ Ả...SÁNG KIẾN VẬN DỤNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM QUA BÀI CƠ CẤU, VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ Ả...
SÁNG KIẾN VẬN DỤNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM QUA BÀI CƠ CẤU, VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ Ả...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TR...
SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TR...SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TR...
SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TR...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TR...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TR...SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TR...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TR...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP QUA CHỦ ĐỀ 6 - THAM GIA X...
SÁNG KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP QUA CHỦ ĐỀ 6 - THAM GIA X...SÁNG KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP QUA CHỦ ĐỀ 6 - THAM GIA X...
SÁNG KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP QUA CHỦ ĐỀ 6 - THAM GIA X...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...
SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...
SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC T...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC T...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC T...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC T...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật...
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật...Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật...
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật...Học Tập Long An
 

Similar to SÁNG KIẾN THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG TRONG DẠY HỌC STEM VỚI CHỦ ĐỀ 4 ỨNG DỤNG TIN HỌC TIN HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC.pdf (20)

SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜ...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜ...SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜ...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜ...
 
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “TRẢI NGHIỆM NUÔI TINH THỂ” - HÓA HỌC LỚP 10 ...
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “TRẢI NGHIỆM NUÔI TINH THỂ” - HÓA HỌC LỚP 10 ...SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “TRẢI NGHIỆM NUÔI TINH THỂ” - HÓA HỌC LỚP 10 ...
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “TRẢI NGHIỆM NUÔI TINH THỂ” - HÓA HỌC LỚP 10 ...
 
SÁNG KIẾN DẠY HỌC CHỦ ĐỀ STEM CẮT TỈA HOA NGHỆ THUẬT, NHUỘM MÀU HOA, NHUỘM MÀ...
SÁNG KIẾN DẠY HỌC CHỦ ĐỀ STEM CẮT TỈA HOA NGHỆ THUẬT, NHUỘM MÀU HOA, NHUỘM MÀ...SÁNG KIẾN DẠY HỌC CHỦ ĐỀ STEM CẮT TỈA HOA NGHỆ THUẬT, NHUỘM MÀU HOA, NHUỘM MÀ...
SÁNG KIẾN DẠY HỌC CHỦ ĐỀ STEM CẮT TỈA HOA NGHỆ THUẬT, NHUỘM MÀU HOA, NHUỘM MÀ...
 
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
 
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN 10 ĐÁP ỨNG CHƯƠNG T...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN 10 ĐÁP ỨNG CHƯƠNG T...SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN 10 ĐÁP ỨNG CHƯƠNG T...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN 10 ĐÁP ỨNG CHƯƠNG T...
 
Tài lieu tập huấn STEM câp THPT
Tài lieu tập huấn STEM câp THPTTài lieu tập huấn STEM câp THPT
Tài lieu tập huấn STEM câp THPT
 
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ SỬ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC NGÀNH N...
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ SỬ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC NGÀNH N...SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ SỬ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC NGÀNH N...
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ SỬ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC NGÀNH N...
 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
 
SÁNG KIẾN VẬN DỤNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM QUA BÀI CƠ CẤU, VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ Ả...
SÁNG KIẾN VẬN DỤNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM QUA BÀI CƠ CẤU, VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ Ả...SÁNG KIẾN VẬN DỤNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM QUA BÀI CƠ CẤU, VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ Ả...
SÁNG KIẾN VẬN DỤNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM QUA BÀI CƠ CẤU, VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ Ả...
 
SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TR...
SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TR...SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TR...
SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TR...
 
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TR...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TR...SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TR...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TR...
 
SÁNG KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP QUA CHỦ ĐỀ 6 - THAM GIA X...
SÁNG KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP QUA CHỦ ĐỀ 6 - THAM GIA X...SÁNG KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP QUA CHỦ ĐỀ 6 - THAM GIA X...
SÁNG KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP QUA CHỦ ĐỀ 6 - THAM GIA X...
 
Luận văn: Dạy học Vẽ tranh đề tài cho học sinh tiểu học, HAY, 9đ
Luận văn: Dạy học Vẽ tranh đề tài cho học sinh tiểu học, HAY, 9đLuận văn: Dạy học Vẽ tranh đề tài cho học sinh tiểu học, HAY, 9đ
Luận văn: Dạy học Vẽ tranh đề tài cho học sinh tiểu học, HAY, 9đ
 
SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...
SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...
SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC T...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC T...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC T...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC T...
 
Khai thác một số ứng dụng trên điện thoại di động hỗ trợ học sinh lớp 12 THPT...
Khai thác một số ứng dụng trên điện thoại di động hỗ trợ học sinh lớp 12 THPT...Khai thác một số ứng dụng trên điện thoại di động hỗ trợ học sinh lớp 12 THPT...
Khai thác một số ứng dụng trên điện thoại di động hỗ trợ học sinh lớp 12 THPT...
 
Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...
Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...
Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...
 
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
 
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật...
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật...Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật...
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật...
 

More from Nguyen Thanh Tu Collection

TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 10 SÁCH MỚI - TRẮC NGHIỆM THEO MỨC ĐỘ KẾT NỐI TRI T...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 10 SÁCH MỚI - TRẮC NGHIỆM THEO MỨC ĐỘ KẾT NỐI TRI T...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 10 SÁCH MỚI - TRẮC NGHIỆM THEO MỨC ĐỘ KẾT NỐI TRI T...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 10 SÁCH MỚI - TRẮC NGHIỆM THEO MỨC ĐỘ KẾT NỐI TRI T...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...
80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...
80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

More from Nguyen Thanh Tu Collection (20)

TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 10 SÁCH MỚI - TRẮC NGHIỆM THEO MỨC ĐỘ KẾT NỐI TRI T...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 10 SÁCH MỚI - TRẮC NGHIỆM THEO MỨC ĐỘ KẾT NỐI TRI T...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 10 SÁCH MỚI - TRẮC NGHIỆM THEO MỨC ĐỘ KẾT NỐI TRI T...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 10 SÁCH MỚI - TRẮC NGHIỆM THEO MỨC ĐỘ KẾT NỐI TRI T...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...
80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...
80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKhanh Nguyen Hoang Bao
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 

SÁNG KIẾN THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG TRONG DẠY HỌC STEM VỚI CHỦ ĐỀ 4 ỨNG DỤNG TIN HỌC TIN HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC.pdf

  • 1. SÁNG KIẾN THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG TRONG DẠY HỌC STEM VỚI CHỦ ĐỀ 4 ỨNG DỤNG TIN HỌC TIN HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC WORD VERSION | 2023 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM D Ạ Y H Ọ C S T E M T I N H Ọ C T I N H Ọ C 1 0 Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594 Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group vectorstock.com/10212105
  • 2. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG TRONG DẠY HỌC STEM VỚI CHỦ ĐỀ 4: ỨNG DỤNG TIN HỌC TIN HOC 10-SGK KNTT ĐỊNH HƯỚNG ICT” MÔN : TIN HỌC Năm 2023
  • 3. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT THÁI HÒA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG TRONG DẠY HỌC STEM VỚI CHỦ ĐỀ 4: ỨNG DỤNG TIN HỌC TIN HOC 10-SGK KNTT ĐỊNH HƯỚNG ICT” MÔN: TIN HỌC Nhóm tác giả: 1- Nguyễn Thị Phương Thảo 2- Nguyễn Thị Tâm 3- Châu Đức Vinh Tổ chuyên môn : Toán - Tin Số điện thoại : Năm 2023
  • 4. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................. 1 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU........................................................................... 2 1.3. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................... 2 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 2 1.5. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 2 1.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI............................................................................. 2 PHẦN II. NỘI DUNG............................................................................................... 3 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................................... 3 2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về giáo dục STEM................................................. 3 2.1.2. Hình thức bài dạy STEM.......................................................................... 4 2.2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC STEM ĐỐI VỚI BỘ MÔN TIN HỌC ........... 11 2.3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ............................................................................ 14 2.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM........................................................................ 39 2.4.1. Thực nghiệm thông qua khảo sát............................................................ 39 2.4.2. Thực nghiệm thông qua kiểm tra đánh giá ............................................. 44 2.5. KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT, TÍNH KHẢ THI CỦA GIẢI PHÁP ....... 46 2.5.1. Mục đích khảo sát................................................................................... 46 2.5.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ........................................................ 46 2.5.3. Đối tượng khảo sát.................................................................................. 47 2.5.4. Kết quả khảo sát...................................................................................... 47 PHẦN III. KẾT LUẬN........................................................................................... 50 3.1. KẾT LUẬN................................................................................................... 50 3.1.1. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................... 50 3.1.2. Khả năng áp dụng và mở rộng................................................................ 50 3.2. KIẾN NGHỊ-ĐỀ XUẤT ............................................................................... 50 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 5. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L DANH MỤC VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 GV Giáo viên 2 HS Học sinh 3 THPT Trung học phổ thông 4 NGVN Nhà giáo Việt Nam 5 KTĐG Kiểm tra đánh giá 6 KNTT Kết nối tri thức 7 SP Sản phẩm 8 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm
  • 6. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 1 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI STEM là mô hình giáo dục được ưa chuộng và phổ biến trong những năm gần đây. Chương trình giáo dục STEM được phổ cập ở tất cả các bậc học, từ mầm non đến trung học phổ thông, nó có vai trò quan trọng cho sự phát triển của thế hệ trẻ. Hơn nữa, với bậc học phổ thông, giáo dục STEM đem lại hiệu quả tích cực cho HS phổ thông trên hành trình khám phá, phát triển năng lực của bản thân và ảnh hưởng tới việc lựa chọn nghề nghiệp, hướng đi trong tương lai của mỗi người. Tin học là bộ môn gắn liền với nhiều hoạt động nghiên cứu, khoa học, công nghệ. Với tư cách là công nghệ nền tảng, hội tụ đủ 4 yếu tố STEM, môn Tin học có vai trò trung tâm kết nối các môn học khác, đẩy mạnh giáo dục STEM. Do đó, ứng dụng STEM trong Tin học được rất nhiều nhà trường đề cao. Tuy nhiên, nhìn chung thực trạng dạy học STEM hiện nay đối với các trường trên địa bàn Thị xã Thái Hòa nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung vẫn chưa được triển khai rộng rãi và còn đang gặp khá nhiều khó khăn. Từ khảo sát thực tế các trường THPT trên địa bàn cho thấy mặc dù từ năm học 2022- 2023 bắt buộc mỗi môn học phải có một chủ đề dạy học STEM, tuy nhiên đại đa số GV Tin học vẫn còn khá lúng túng; nhiều GV vẫn đang còn rất mơ hồ về phương pháp giáo dục này, kiến thức về STEM còn rất hạn chế; một số ít GV đã áp dụng nhưng chưa mang lại hiệu quả dạy học cao. Chúng tôi nhận thấy một trong những nguyên nhân chính của khó khăn trên là do nguồn tài liệu, học liệu về giáo dục STEM cho môn Tin học còn ít, các lớp tập huấn và bồi dưỡng GV về giáo dục STEM cho bộ môn Tin học chưa được triển khai nhiều. GV chưa được trang bị đầy đủ kiến thức để có thể vận dụng hiệu quả phương pháp giáo dục này. Năm học 2022-2023, thực hiện Công văn số Số: 1776 /SGD&ĐT- GDTrHV/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học giáo dục trung học, trong đó yêu cầu đẩy mạnh giáo dục STEM đối với các lớp học chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nhằm góp phần đẩy mạnh phong trào đưa dạy học STEM vào chương trình giáo dục chính khóa. Nhóm tác giả chúng tôi nghiên cứu và nhận thấy rằng Chủ đề 4: Ứng dụng Tin học- Chương trình Tin học lớp 10 là một trong các chủ đề theo định hướng ICT, nội dung kiến thức cốt lõi của chủ đề là: Tìm hiểu các kiến thức cơ bản về đồ họa với các yêu cầu như: Tạo được SP số đơn giản, hữu ích và thực tế như thiết kế logo, tạo banner, toppic quảng cáo, băng rôn, áp phích, poster và thiệp chúc mừng. Với yêu cầu kiến thức, kỹ năng cũng như phẩm chất, năng lực cần hình thành cho HS ở chủ đề này rất phù hợp với phương pháp giáo dục STEM. Đồng thời, với mục đích nhằm giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo, tuyên truyền, quảng bá cho sự kiện trọng đại hướng tới đại lễ: “Kỷ niệm 60 năm thành lập trường THPT Thái Hòa và 40 năm ngày NGVN 20/11”, chúng tôi thống nhất nghiên cứu và xây dựng đề tài: “Thiết kế Poster, banner, logo, thiệp chúc mừng trong dạy học STEM với chủ đề 4: Ứng dụng Tin học - Tin học 10- SGK KNTT định hướng ICT”, với SP là các Poster, banner, logo tuyên truyền về đại lễ Kỷ niệm 60 năm thành lập trường THPT Thái Hòa và thiệp chúc mừng các thầy cô giáo nhân Kỷ niệm 40 năm ngày NGVN 20/11.
  • 7. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 2 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề xuất giải pháp hiệu quả để đẩy mạnh giáo dục STEM đối với bộ môn Tin học, nâng cao chất lượng dạy học các môn học thuộc lĩnh vực STEM trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thúc đẩy giáo dục hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp nói chung ở các trường THPT trên địa bàn. 1.3. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục STEM và phân tích thực trạng dạy học STEM ở các trường THPT và từ đó đề xuất giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề; - Nghiên cứu kiến thức nền và thực hành về đồ họa: tập trung vào bài 12, 13, 14, 15 sách giáo khoa lớp 10- bộ sách KNTT với cuộc sống theo định hướng ICT. - Nghiên cứu phần mềm đồ họa vectơ: Inkscape. Thực hành, hoạt động trải nghiệm thiết kế Poster, banner, logo, thiệp chúc mừng. - Nghiên cứu trên đối tượng HS lớp 10C, 10D, 10E trường THPT Thái Hoà. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: Chủ đề 4 - Ứng dụng Tin học- Tin học 10 - sách giáo khoa bộ KNTT với cuộc sống của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu tài liệu, khảo sát, phân tích, tổng hợp và thực nghiệm. 1.5. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI Đây là năm đầu tiên các trường THPT trong cả nước áp dụng chương trình GDPT 2018 cho khối lớp 10-THPT, chính vì vậy nội dung đề tài mà chúng tôi nghiên cứu hoàn toàn mới, chưa có đề tài nào đã thực hiện trước đây về nội dung này. 1.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Đề tài đã xây dựng hệ thống lý thuyết khá đầy đủ về giáo dục STEM với hình thức triển khai dạng bài dạy STEM; - Đề tài xây dựng hoàn thiện chủ đề STEM: Ứng dụng Tin học - SGK Tin học 10- Bộ KNTT với cuộc sống theo định hướng ICT, thời lượng 8 tiết, đúng theo quy trình của một bài dạy STEM. Sẽ là nguồn học liệu cho các đồng nghiệp có thể tham khảo khi xây dựng các chủ đề bài dạy STEM trong dạy học bộ môn Tin học. - Đề tài đã nghiên cứu và được triển khai dạy thử nghiệm cho các lớp khối 10 theo định hướng ICT trong học kỳ 1 năm học 2022 - 2023 tại trường THPT Thái Hòa và đã mang lại hiệu quả cao trong dạy học. Góp phần thúc đẩy giáo dục hướng nghiệp nói chung và định hướng nghề nghiệp cho HS trong lĩnh vực STEM nói riêng.
  • 8. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 3 PHẦN II. NỘI DUNG 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về giáo dục STEM 2.1.1.1. Khái niệm STEM STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technolory (Công nghệ), Engineering (Kỹ Thuật) và Mathematics (Toán học), thường được sử dụng khi bàn đến các chính sách phát triển về Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học của mỗi quốc gia. Giáo dục STEM là một phương thức giáo dục nhằm trang bị cho HS những kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng của chúng trong thực tiễn, qua đó phát triển cho HS năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cùng với những năng lực khác tương ứng, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế-xã hội. Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp HS áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể. Khi chủ đề tích hợp liên môn không chỉ liên quan tới khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, mà còn quan tâm lồng ghép nghệ thuật và nhân văn(Art), thì sẽ có giáo dục STEAM. 2.1.1.2. Mục tiêu, vai trò của giáo dục STEM Giáo dục STEM trong trường phổ thông hướng tới mục tiêu thúc đẩy giáo dục các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học trên tất cả các phương diện về chương trình, đội ngũ GV, cơ sở vật chất và chính sách; nâng cao nhận thức của nhà trường, xã hội về vai trò, ý nghĩa của các môn thuộc lĩnh vực STEM; thu hút sự quan tâm, nâng cao hứng thú và chất lượng học tập của HS về những môn học này. Việc đưa giáo dục STEM vào trường phổ thông mang lại nhiều ý nghĩa, phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục phổ thông: Đảm bảo giáo dục toàn diện; Nâng cao hứng thú học tập các môn học thuộc lĩnh vực STEM; Hình thành và phát triển phẩm chất năng lực cho HS; Kết nối trường học với cộng đồng; Hướng nghiệp, phân luồng; 2.1.1.3. Giáo dục STEM đối với bộ môn Tin học cấp THPT Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã cho thấy vị trí, vai trò của môn Tin học được nâng cao rõ rệt. Điều này thể hiện rõ trong tư tưởng giáo dục STEM, hơn thế nữa nó còn thể hiện trong sự điều chỉnh kịp thời của giáo dục phổ thông trước cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Chương trình môn Tin học trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã phần nào đề cập đến hình thức SP của bài học STEM trong môn Tin học. Cụ thể, giáo dục STEM thực hành, trải nghiệm sáng tạo và làm ra SP số. SP có thể là một văn bản, một bản vẽ, một phần mềm, một trò chơi, một trang web đơn giản,…Như vậy, giáo dục STEM trong môn Tin học thích hợp với dạy học các bài học chủ đề:
  • 9. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 4 E- Ứng dụng Tin học, F- Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính, đặc biệt là mạch nội dung trong chuyên đề Khoa học máy tính. 2.1.2. Hình thức bài dạy STEM Giáo dục STEM có thể triển khai dưới nhiều hình thức như: Bài dạy STEM; tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM; hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật. Trong phạm vi sáng kiến này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu trình bày về hình thức dạy học theo bài học STEM với bộ môn Tin học. 2.1.2.1. Khái quát về bài dạy STEM Bài dạy STEM là quá trình dạy học dưới sự tổ chức của GV, HS chủ động thực hiện các hoạt động học tập trong một không gian, thời gian cụ thể để giải quyết các vấn đề thực tiễn trên cơ sở vận dụng kiến thức, kỹ năng trong các lĩnh vực STEM, góp phần hình thành phát triển phẩm chất và năng lực cho HS. Đây là hình thức tổ chức giáo dục STEM chủ yếu trong nhà trường, STEM được triển khai ngay trong quá trình dạy học các môn học thuộc lĩnh vực STEM theo tiếp cận nội môn hoặc liên môn. Các chủ đề, bài học, hoạt động STEM bám sát chương trình của các môn học thành phần. Không phát sinh thêm thời gian học tập. Bài dạy STEM được chia thành 2 loại: bài dạy STEM khoa học và bài dạy STEM kỹ thuật. Với đặc thù của môn Tin học thì các bài học sẽ phù hợp hơn với loại bài dạy STEM kỹ thuật. Vì bài dạy STEM kỹ thuật dựa trên quy trình thiết kế kỹ thuật hướng tới phát hiện, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong thực tiễn trên cơ sở vận dụng các nguyên lý khoa học, toán và các công nghệ hiện có. 2.1.2.2. Xây dựng và thực hiện bài học STEM a. Tiêu chí xây dựng bài học STEM Tiêu chí 1: Chủ đề bài học STEM tập trung vào các vấn đề của thực tiễn. Tiêu chí 2: Cấu trúc bài học STEM theo quy trình thiết kế kỹ thuật. Tiêu chí 3: Phương pháp dạy học bài dạy STEM đưa HS vào hoạt động tìm tòi và khám phá, định hướng hành động, trải nghiệm và SP. Tiêuchí4:HìnhthứctổchứcbàihọcSTEMlôicuốnHSvàohoạtđộngnhómkiếntạo. Tiêu chí 5: Nội dung bài học STEM áp dụng chủ yếu từ nội dung khoa học và toán mà HS đã và đang học. Tiêu chí 6: Tiến trình bài học STEM tính đến có nhiều đáp án đúng và coi sự thất bại như một phần cần thiết trong học tập. b. Quy trình xây dựng bài học STEM Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình môn học và các hiện tượng quá trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên; quy trình hoặc thiết bị công nghệ có sử dụng của kiến thức đó trong thực tiễn… để lựa chọn chủ đề của bài học.
  • 10. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 5 Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết Sau khi chọn chủ đề của bài học, cần xác định vấn đề cần giải quyết để giao cho HS thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó HS phải học được những kiến thức, kỹ năng cần dạy trong chương trình môn học đã được lựa chọn. Bước 3: Xây dựng tiêu chí SP/ giải pháp giải quyết vấn đề Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết/ SP cần chế tạo, cần xác định rõ tiêu chí của giải pháp/SP. Những tiêu chí này là căn cứ quan trọng để đề xuất giả thuyết khoa học/ giải pháp giải quyết vấn đề/ thiết kế mẫu SP. Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học được thiết kế theo các phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực với 5 loại hoạt động học. Mỗi hoạt động học được thiết kế rõ ràng về mục đích, nội dung và SP học tập mà HS phải hoàn thành. Các hoạt động đó có thể được tổ chức cả ở trong và ngoài lớp học. 2.1.2.3. Tiến trình bài dạy STEM Mỗi bài học STEM kỹ thuật được tổ chức thành 5 hoạt động như sau: Hoạt động 1: Xác định vấn đề thiết kế, chế tạo: Trong hoạt động này, GV giao nhiệm vụ học tập chứa đựng vấn đề, trong đó HS phải hoàn thành một SP học tập cụ thể với các tiêu chí đòi hỏi HS phải sử dụng kiến thức mới trong bài học để đề xuất, xây dựng giải pháp và thiết kế nguyên mẫu SP cần hoàn thành. Tiêu chí SP là yêu cầu hết sức quan trọng, tiêu chí đó buộc HS phải nắm vững kiến thức mới thiết kế và giải thích được thiết kế cho SP cần làm. - Mục đích: Xác định tiêu chí SP; phát hiện vấn đề hoặc nhu cầu thực tiễn - Nội dung: Tìm hiểu về hiện tượng, SP, công nghệ, đánh giá về hiện tượng, SP, công nghệ… - Dự kiến SP hoạt động của HS: + Các mức độ hoàn thành: Bản ghi chép thông tin về hiện tượng, SP, công nghệ; Đánh giá, đặt câu hỏi về hiện tượng, SP, công nghệ. - Cách thức tổ chức hoạt động: + GV giao nhiệm vụ (Nội dung, phương tiện, cách thực hiện, yêu cầu SP phải hoàn thành). + HS thực hiện nhiệm vụ (qua thực tế, video, tài liệu) theo cá nhân hoặc nhóm học tập. + Báo cáo thảo luận; + Phát hiện/ phát biểu vấn đề Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp thiết kế: Trong hoạt động này, HS thực hiện hoạt động học tích cực, tự lực dưới sự hướng dẫn của
  • 11. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 6 GV. Trong bài học STEM sẽ không còn các “tiết học” thông thường mà ở đó GV “giảng dạy” kiến thức mới cho HS. Thay vào đó, HS phải tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức để sử dụng vào việc đề xuất, thiết kế SP cần hoàn thành. Kết quả là, khi HS hoàn thành bản thiết kế thì đồng thời HS cũng đã học được kiến thức mới theo chương trình môn học tương ứng. - Mục đích: Hình thành kiến thức mới hoặc xác định lại các kiến thức đã học cần vận dụng để đề xuất giải pháp, đồng thời nhận biết được vai trò và ứng dụng các kiến thức vào thực tiễn. - Nội dung: Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, tài liệu, thí nghiệm để tiếp nhận, hình thành kiến thức mới và đề xuất giải pháp thiết kế. - Dự kiến SP hoạt động của HS: Các mức độ hoàn thành nội dung (Xác định và ghi được thông tin, dữ liệu, giải thích, kiến thức mới, giải pháp/thiết kế) - Cách thức tổ chức hoạt động: + GV giao nhiệm vụ (Nêu rõ yêu cầu đọc/ nghe/quan sát/ làm để xác định và ghi lại được thông tin, dữ liệu, giải thích kiến thức mới) + HS nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu, làm thí nghiệm theo cá nhân hoặc nhóm học tập. + Báo cáo, thảo luận + GV chốt kiến thức mới và hỗ trợ HS đề xuất giải pháp/thiết kế mẫu thử nghiệm. GV có thể chọn tổ chức dạy kiến thức nền tại lớp hoặc tổ chức cho HS tự khám phá ở nhà rồi báo cáo tại lớp. GV cũng có thể phối hợp cả hai cách này: Dạy một phần tại lớp và cho HS nghiên cứu một phần ở nhà. Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp: Trong hoạt động này, HS được tổ chức để trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế kèm theo thuyết minh; đó là sự thể hiện giải pháp giải quyết vấn đề. Nhờ sự trao đổi, góp ý của các bạn và GV, HS tiếp tục hoàn thiện bản thiết kế. - Mục tiêu: Lựa chọn và hoàn thiện giải pháp/ phương án thiết kế - Nội dung: Trình bày, giải thích, bảo vệ giải pháp/ phương án thiết kế để lựa chọn và hoàn thiện. - Dự kiến SP hoạt động của HS: Giảipháp/bảnthiếtkếđượclựachọn/hoànthiện. - Cách thức tổ chức hoạt động: + GV giao nhiệm vụ (nêu rõ yêu cầu HS trình bày, báo cáo, giải thích, bảo vệ giải pháp/thiết kế) + HS báo cáo, thảo luận + GV nhận xét, đánh giá và hỗ trợ HS lựa chọn giải pháp/thiết kế mẫu thử
  • 12. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 7 nghiệm. (GV cần nêu các câu hỏi dự kiến, tập trung vào làm rõ kiến thức được huy động để giải quyết vấn đề trong SP, về tính khả thi của phương án đề xuất) Hoạt động 4: Chế tạo mẫu thử nghiệm và đánh giá: HS tiến hành chế tạo mẫu theo bản thiết kế. - Mục tiêu: Chế tạo và thử nghiệm mẫu thiết kế - Nội dung: Lựa chọn vật liệu, dụng cụ; lập kế hoạch và chế tạo mẫu theo thiết kế; thử nghiệm, đánh giá và điều chỉnh. - Dự kiến SP hoạt động của HS: SP đã chế tạo và thử nghiệm. - Cách thức tổ chức hoạt động: + GV giao nhiệm vụ: lựa chọn dụng cụ/ thiết bị để chế tạo, lắp ráp) + HS thực hành chế tạo, lắp ráp thử nghiệm + GV hỗ trợ Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh: HS được tổ chức để trình bày SP học tập đã hoàn thành; trao đổi, thảo luận, đánhgiáđểtiếptụcđiềuchỉnh, hoànthiện. - Mục tiêu: Trình bày, chia sẻ, đánh giá SP nghiên cứu - Nội dung: Trình bày và thảo luận về SP - Dự kiến SP hoạt động của HS: SP và bản trình bày báo cáo của HS. - Cách thức tổ chức hoạt động: + GV giao nhiệm vụ: Trình bày SP + HS báo cáo SP + GV đánh giá, định hướng HS tiếp tục hoàn thiện SP. Tổng kết bài học. Một số lưu ý khi thiết kế bài dạy STEM: - Đặc thù của bài dạy STEM kỹ thuật là chú trọng thiết kế, chế tạo; định hướng SP giải quyết vấn đề đặt ra. SP đặc trưng của dạy dạy STEM kỹ thuật là: bản thiết kế và SP. HS tự mình khám phá tri thức khoa học, vận dụng tri thức đó để thiết kế, chế tạo SP giải quyết vấn đề đặt ra. - Tổ chức thực hiện bài dạy STEM kỹ thuật thường kết hợp giữa hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ học. Trong đó, các hoạt động xác định vấn đề; lựa chọn giải pháp; chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh thường được bố trí trên lớp, có sự hướng dẫn, điều khiển, giám sát của GV. Các hoạt động còn lại diễn ra ở phòng học bộ môn, phòng thực hành STEM hoặc trải nghiệm kỹ thuật công nghệ ngoàinhàtrường. 2.1.3. Đánh giá trong dạy học bài dạy STEM 2.1.3.1. Định hướng về phương pháp và công cụ đánh giá Trong các bài học STEM, phương pháp và công cụ đánh giá được sử dụng đa dạng.
  • 13. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 8 - Phương pháp đánh giá: Viết, vấn đáp, quan sát, đánh giá qua SP học tập, qua hồ sơ học tập. - Công cụ đánh giá: Câu hỏi, bài tập, bảng kiểm, thang đo, phiếu đánh giá theo tiêu chí, SP học tập, hồ sơ học tập. 2.1.3.2. Một số công cụ đánh giá cụ thể thường áp dụng: a. Phiếu đánh giá theo tiêu chí: Phiếu đánh giá theo tiêu chí thường được thiết kế theo ma trận 2 chiều như bảng dưới đây: Bảng 2.1. Phiếu mẫu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm Mức độ Tiêu chí Các mức độ Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 …. Một số lưu ý: + Số lượng tiêu chí khoảng từ 3-8, không nên quá nhiều sẽ khó quan sát, đánh giá. Nên tập trung vào những đặc điểm nổi bật của SP. Nội dung tiêu chí cần diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng. + Các mức độ thể hiện của 1 tiêu chí nên từ 3-5, không nên quá nhiều sẽ khó nhận biết và đưa ra nhận định không chính xác. Từ ngữ mức độ phải thể hiện được sự khác nhau. Các mức độ có thể quy đổi thành điểm để tổng kết đánh giá chung. Ví dụ: Bảng 2.2. Phiếu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm STT Tiêu chí Mức độ đạt được Điểm 1 Mức độ nhiệt tình tham gia công việc chung Rất nhiệt tình 2.0 Nhiệt tình 1.5 Ít nhiệt tình 1.0 Không nhiệt tình 0.5 2 Mức độ hoàn thành công việc được giao Hoàn thành tốt, kịp thời 2.0 Hoàn thành kịp thời 1.5 Hoàn thành nhưng chưa kịp thời 1.0
  • 14. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 9 Chưa hoàn thành 0.5 3 Mức độ đóng góp ý kiến trong hoạt động nhóm Rất nhiệt tình đóng góp ý kiến 2.0 Nhiệt tình đóng góp ý kiến 1.5 Có đóng góp ý kiến nhưng chưa nhiều 1.0 Chưa đóng góp ý kiến 0.5 4 Mức độ hỗ trợ bạn khi cần thiết Hỗ trợ tốt, rất kịp thời 2.0 Có hỗ trợ kịp thời 1.5 Có hỗ trợ nhưng chưa kịp thời 1.0 Chưa hỗ trợ 0.5 5 Có tinh thần đoàn kết trong nhóm Có tinh thần đoàn kết cao 2.0 Có tinh thần đoàn kết nhưng chưa cao 1.0-1.5 Chưa có tinh thần đoàn kết 0.5 Tổng điểm 10.0 b. Hồ sơ học tập Hồ sơ học tập trong bài dạy STEM là bộ sưu tập các SP học tập của HS trong quá trình thực hiện hoạt động học tập của bài học. Hồ sơ thường bao gồm: Cơ cấu tổ chức nhóm; các phiếu học tập; biên bản họp nhóm, bản kế hoạch, phân công nhiệm vụ; nhật ký, phiếu tự đánh giá,… Hồ sơ học tập là minh chứng để GV lấy làm căn cứ đánh giá kỹ năng, thái độ học tập của từng HS trong quá trình học tập. GV cần thống nhất trước với HS các SP của hồ sơ học tập, GV có thể thiết kế form cụ thể để HS ghi chép đầy đủ thông tin GV cần thu thập. c. Sổ theo dõi của GV GV có thể lập sổ theo dõi để đánh giá HS được chính xác hơn. Đây là cơ sở giúp GV chuyển từ điểm nhóm sang điểm cá nhân HS đúng với sự đóng góp và tích cực khác nhau của từng em, tránh trường hợp cào bằng điểm trong nhóm. Để tiết kiệm thời gian GV chỉ ghi những lưu ý đặc biệt như: Không chú ý làm việc nhóm, không nắm rõ về SP, làm việc riêng, hay tích cực trong hoạt động nhóm, có ý tưởng sáng tạo,…Những HS còn lại đánh giá bình thường. GV và HS sẽ thống nhất từ trước về mức điểm công, trừ sau khi có kết quả chung của nhóm.
  • 15. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 10 Ví dụ: Bảng 2.3. Bảng theo dõi ghi chép của giáo viên Nhóm Họ và tên HS Biểu hiện đặc biệt Điểm cộng(trừ) 1 Lê Thị Thúy Tích cực, có ý tưởng sáng tạo, điều hành nhóm tốt, làm việc có kế hoạch. +1 đ Trần Phương Thảo - Tích cực tham gia thảo luận, thực hành - Ghi chép đầy đủ thông tin, những góp ý, bổ sung +0.5 đ Trần Minh Quân Còn chưa tích cực trong thảo luận, tiết thực hành còn làm việc riêng -1 đ Trương Văn Huỳnh Tích cực tham gia thảo luận, thực hành, thuyết trình tốt. + 0.5 đ Đặng Thùy Linh Bình thường 0 Trần Hải Đăng Còn chưa tích cực trong thảo luận, góp ý. Chưa hiểu rõ về SP của nhóm mình nên không trả lời được câu hỏi GV đưa ra -1 đ … … … Điểm cá nhân sẽ được tính sau khi có điểm trung bình nhóm trừ đi hoặc cộng thêm điểm theo bảng theo dõi của GV.
  • 16. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 11 2.2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC STEM ĐỐI VỚI BỘ MÔN TIN HỌC Để thực hiện nghiên cứu đề tài này nhóm chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tế, lấy ý kiến từ 31 GV đang giảng dạy bộ môn Tin học trên địa bàn Thị xã Thái hòa, huyện Nghĩa Đàn và các vùng lân cận với hệ thống câu hỏi gồm 5 câu. Kết quả khảo sát cụ thể như sau:
  • 18. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 13 Bảng 2.4. Kết quả số liệu tổng hợp Đáp án A Đáp án B Đáp án C Đáp án D Đáp án E Đáp án F Câu 1 0 17 11 5 Câu 2 5 1 9 27 Câu 3 10 17 4 0 Câu 4 26 9 5 2 4 4 Câu 5 24 8 6 6 0 Qua số liệu khảo sát cho thấy, mặc dù Bộ giáo dục đã triển khai giáo dục STEM từ các năm 2019 nhưng qua khảo sát thì có tới hơn 50% ý kiến cho rằng các trường mới bắt đầu triển khai giáo dục STEM cho môn Tin học từ năm học 2022 - 2023 và trước đây đã có một số trường triển khai nhưng thường tập trung qua các hình thức: dạy học tích hợp theo định hướng giáo dục STEM; sinh hoạt câu lạc bộ STEM; các cuộc thi, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; ngày hội STEM. Từ năm học 2022-2023 mới chính thức triển khai vào chương trình dạy học chính khóa. Quá trình triển khai giáo dục STEM ở các trường THPT trên địa bàn vẫn còn nhiều khó khăn, xuất phát từ một số lý do sau đây: Một là, chưa “Chương trình hóa” giáo dục STEM. Mặc dù chương trình giáo dục phổ thông mới đã tạo điều kiện thuận lợi hơn để có thể triển khai giáo dục STEM, tuy nhiên với khung chương trình đề ra, GV vẫn gặp khó khăn trong việc tổ chức các nội dung, chủ đề sao cho vừa bảo đảm yêu cầu của khung chương trình, vừa phát huy sức sáng tạo của HS. Hai là, trình độ GV chưa đáp ứng được yêu cầu. Phần lớn GV chỉ được đào tạo hình thức dạy học đơn môn, do đó gặp khó khăn khi triển khai dạy học theo hướng liên môn như giáo dục STEM. Ba là, nội dung kiểm tra, đánh giá trong dạy học còn gặp “rào cản” ở các trường. Hiện nay, việc kiểm tra, đánh giá được tổ chức theo hình thức làm bài thi trắc nghiệm kiểm tra kiến thức, kỹ năng; trong khi kiểm tra, đánh giá theo mô hình giáo dục STEM là đánh giá quá trình và thông qua SP thực tế. Bốn là, điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Sĩ số mỗi lớp học quá đông cũng gây khó khăn cho tổ chức hoạt động, cản trở việc đổi mới phương pháp dạy học của GV. Ngoài ra, việc không có phòng học STEM hoặc phòng thực hành để HS có nơi làm việc nhóm, nghiên cứu, thí nghiệm cũng là một vấn đề. Riêng đối với bộ môn Tin học ngoài những khó khăn chung nêu trên thì khó khăn lớn nhất khi thực hiện dạy học STEM trong các trường THPT trên địa bàn Thị xã Thái Hòa, huyện Nghĩa Đàn và các vùng lân cận là trình độ GV chưa đáp ứng
  • 19. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 14 được yêu cầu. Ở các câu hỏi khảo sát 4 và 5 cho ta thấy rằng nguồn học liệu về dạy học STEM đang là nhu cầu cấp thiết của GV, có gần 84% GV cho rằng khó khăn lớn nhất họ gặp phải khi triển khai dạy học STEM là nguồn tài liệu, học liệu còn thiếu. Thực tế, các tài liệu đề tài nghiên cứu cũng như các chủ đề mẫu với các bộ môn khoa học khác như Sinh học, Vật lý, Hóa học,… khá dồi dào, nhưng riêng với bộ môn Tin học thực sự còn rất ít. Các chủ đề chưa đa dạng gần như chỉ tập trung khai thác chủ đề: Cấu trúc rẽ nhánh và lặp - Tin học 11- Chương trình giáo dục phổ thông 2006. Mong muốn của hầu hết các GV khi được khảo sát đều cho rằng cần có nguồn tài liệu, học liệu đầy đủ hơn về STEM cho bộ môn Tin học để GV có thể dễ dàng tiếp cận, triển khai sâu rộng và đạt được hiệu quả dạy học cao hơn. 2.3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Từ những vấn đề cấp thiết đã trình bày ở trên chúng tôi đưa ra giải pháp trước mắt để giải quyết vấn đề này là: Xây dựng nguồn học liệu, tài liệu về giáo dục STEM cho bộ môn Tin học phong phú, dồi dào để giúp GV có thể dễ dàng tiếp cận và triển khai xây dựng các chủ đề theo định hướng giáo dục STEM. Đặc biệt với chương trình giáo dục phổ thông 2018. Từ đó, chúng tôi đã xây dựng hoàn thiện chủ đề STEM: Ứng dụng Tin học-Tin học 10-SGK KNTT với cuộc sống- định hướng ICT. KẾ HOẠCH BÀI DẠY STEM: “THIẾT KẾ POSTER, BANNER, LOGO, THIỆP CHÚC MỪNG BẰNG PHẦN MỀM ĐỒ HỌA - INKSCAPE” I. Mô tả chủ đề - Thời lượng: 08 tiết - Tin học - Lớp 10 - Chủ đề 4: Ứng dụng Tin học. - Nhằm hướng tới đại lễ: “Kỷ niệm 60 năm thành lập trường THPT Thái Hòa”. diễn ra vào tháng 11 năm 2022 và dịp lễ “Kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt nam 20-11”. Việc truyền thông, quảng bá về trường trước dịp đại lễ là một việc làm thiết thực, tất cả cán bộ, GV, nhân viên và các em HS trong nhà trường đều phải hưởng ứng. Nhận thức đây là nhiệm vụ quan trọng không của riêng ai, mỗi cá nhân tổ chức trong nhà trường đều tích cực cùng nhau góp sức quảng bá, đưa những thông tin, hình ảnh đẹp về mái trường THPT Thái Hòa (tiền thân là trường cấp 3 Nghĩa Đàn). Với bề dày thành tích 60 năm xây dựng và phát triển đến được với tất cả mọi người trên mọi miền Tổ Quốc. Để những thế hệ GV, nhân viên và cựu HS của trường có thể nắm bắt thông tin kịp thời về nhà trường và về dịp đại lễ này. Hưởng ứng phong trào do nhà trường phát động, nhóm chúng tôi triển khai cho các em HS lớp 10C, 10D, 10E là một trong những lớp theo định hướng ICT tham gia tìm hiểu và thiết kế poster, banner, logo để tuyên truyền, quảng bá thông tin, hình ảnh của nhà trường đến với tất cả mọi người. Đồng thời, một hoạt động không thể thiếu là tri ân các thầy cô giáo trong dịp Kỷ niệm 40 năm ngày NGVN 20-11, các em HS sẽ thiết kế các thiệp chúc mừng mang nhiều ý nghĩa dành tặng đến các thầy cô giáokínhyêu củamình. - Yêu cầu: HS tìm hiểu và vận dụng kiến thức về chủ đề ứng dụng của Tin học - Sử dụng phần mềm thiết kế đồ họa Inkscape để thiết kế Poster, banner, logo,
  • 20. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 15 thiệp chúc mừng thầy cô giáo theo đúng yêu cầu. II. Kiến thức STEM trong chủ đề - Khoa học (S) và Công nghệ (T): Kiến thức Tin học: Sử dụng máy tính và phần mềm thiết kế đồ họa Inkscape; - Kỹ thuật (E): Thiết kế được các nội dung trong poster, banner, logo và thiệp chúc mừng bài bản, đúng kỹ thuật, bố cục hợp lý và đảm bảo tính thẩm mỹ. - Toán học (M): Biết tính toán, phân tích, đo đạc và sử dụng các đường Vector toán học hợp lý để thiết lập chế độ của các đối tượng đồ họa trong poster, banner, logo và thiệp chúc mừng đúng yêu cầu, phù hợp và có tính sáng tạo. - Nghệ thuật (Art): Ngoài ra, với SP này yêu cầu phải có kiến thức về nghệ thuật, văn học để thiết kế được poster, banner, logo, thiệp chúc mừng có nội dung phù hợp với mục đích và có tính thẩm mỹ cao. Nên chủ đề này có thể coi là một SP giáo dục STEAM. III. Mục tiêu chủ đề 1. Về kiến thức - Biết được khái niệm về thiết kế đồ hoạ. Phân biệt được đồ họạ vectơ và đồ họa điểm ảnh. - Sử dụng được các chức năng cơ bản của phần mềm thiết kế đồ họa Inkscape để vẽ hình đơn giản, một số chức năng của lệnh tạo, điều chỉnh các đối tượng đồ họa đơn giản. - Biết các phép ghép trên hai hay nhiều đối tượng đồ họa. - Biết và thực hiện được các thao tác vẽ và chỉnh sửa hình để tạo được hình mong muốn. Biết tạo và định dạng văn bản. - Phân biệt được các thành phần và kiểu tô màu cho mỗi đối tượng đồ họa. - Phân tích, vận dụng kiến thức thiết kế đồ họa để triển khai một yêu cầu thiết kế cụ thể. Điều chỉnh nội dung xuất theo định dạng PNG. - Tạo được SP số đơn giản, hữu ích và thực tế như thiết kế logo, tạo banner, topic quảng cáo, băng-rôn, áp phích, poster và thiệp chúc mừng,… 2. Về năng lực * Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Năng lực riêng: Góp phần hình thành và phát triển NLa và NLc theo định hướng ICT, NLd, NLe biểu hiện cụ thể: - Sử dụng được các chức năng cơ bản của phần mềm thiết kế đồ hoạ Inkscape để vẽ hình đơn giản. Tạo được SP số đơn giản, hữu ích và thực tế như thiết kế poster, logo, tạo banner, thiệp chúc mừng...đáp ứng được yêu cầu đề ra;
  • 21. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 16 - Khai thác được các dịch vụ tra cứu và trao đổi thông tin, các nguồn học liệu mở hỗ trợ cho việc cập nhật kiến thức về đồ họa và tìm hiểu các kiến thức về sản phẩm cần thiết kế, để tạo ra được các SP theo đúng yêu cầu. - Biết cách hợp tác trong công việc, phân chia công việc hợp lý; lựa chọn các kênh phù hợp để trao đổi thông tin, thảo luận, hợp tác trong làm việc nhóm. 3. Về phẩm chất: - Rèn luyện cho HS thái độ học tập nghiêm túc. Tích cực, chủ động trong hoạt động học tập, chiếm lĩnh kiến thức; - Chăm chỉ, tích cực tìm kiếm, nghiên cứu kiến thức để hoàn thiện SP; - Xây dựng tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, hỗ trợ nhau trong học tập, hoàn thiện sản phẩm; - Trung thực trong quá trình làm và báo cáo SP: SP là công sức của nhóm tạo ra, không “ăn cắp” SP của người khác dưới bất kỳ hình thức nào; - Giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam và ý thức trách nhiệm về giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của mái trường mìnhđangtheohọc. IV. Thiết bị dạy học và học liệu: GV: Chuẩn bị máy tính, máy chiếu, bài giảng, tài liệu về thiết kế đồ họa. Máy tính có cài đặt sẵn phần mềm thiết kế đồ họa Inkscape và hoặc là phần mềm thiết kế đồ họa khác. Một số mẫu SP poster, banner, logo và thiệp chúc mừng minh họa. HS: Chuẩn bị vở ghi chép, sách giáo khoa Tin học lớp 10, tài liệu về thiết kế đồ họa thiết kế đồ họa Inkscape, mỗi nhóm một máy tính xách tay (4 nhóm) có cài đặt sẵn phần mềm. Chuẩn bị các nguyên vật liệu như giấy A0 hoặc A1, một số ảnh tư liệu của Trường THPT Thái Hòa. V. Tiến trình dạy học: Bảng 2.5. Bảng liệt kê các hoạt động TT Tên hoạt động Thời lượng Địa điểm 1 Hoạt động 1: Xác định yêu cầu thiết kế poster, banner, logo và thiệp chúc mừng ngày NGVN. Tiết 1 (15 phút) Tại lớp 2 Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền Tiết 1(30 phút) Tiết 2, 3 Tại lớp/Phòng thực hành Hoạt động 2.1: Tìm hiểu thiết kế đồ họa và các phần mềm thiết kế đồ họa. Tiết 1(15 phút) Hoạt động 2.2: Làm quen với phần mềm đồ họa Inkscape và các đối tượng đồ họa của hình vẽ Tiết 1(15 phút)
  • 22. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 17 Hoạt động 2.3: Tìm hiểu các đối tượng đồ họa hình khối trong Inkscape và cách thiết lập màu tô, màu vẽ và tô màu cho đối tượng Tiết 2(20 phút) Hoạt động 2.4: Tìm hiểu các phép ghép đối tượng đồ họa Tiết 2(10 phút) Hoạt động 2.5: Thực hành sử dụng các chức năng cơ bản của phần mềm thiết kế đồ họa để vẽ và điều chỉnh các đối tượng đồ họa Tiết 2(15 phút) Hoạt động 2.6: Tìm hiểu đối tượng dạng đường, công cụ tinh chỉnh đường và đối tượng văn bản Tiết 3(25 phút) Hoạt động 2.7: Thực hành vẽ, chỉnh sửa hình để tạo được đường cong mong muốn và thực hiện các thao tác với đối tượng văn bản. Tiết 3 (20 phút) 3 Hoạt động 3: Xây dựng và trình bày bản thiết kế Tiết 4 Tại lớp 4 Hoạt động 4: Các nhóm thực hiện thiết kế Poster, banner, logo, thiệp chúc mừng theo yêu cầu Tiết 5,6,7 Tại phòng thực hành 5 Hoạt động 5: Trình bày SP Poster, banner, logo, thiệp chúc mừng. Chia sẻ, thảo luận. Tiết 8 Tại lớp Cụ thể: Hoạt động 1: Xác định yêu cầu thiết kế poster, banner, logo, thiệp chúc mừng với chủ đề “Chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập trường THPT Thái Hòa và kỷ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11” (Tiết 1(15 phút) - tại lớp) a. Mục tiêu - HS hiểu rõ yêu cầu vận dụng kiến thức về thiết kế đồ họa để thiết kế thiết kế poster, banner, logo, thiệp chúc mừng với chủ đề “Chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập trường THPT Thái Hòa và kỷ niệm 40 năm ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11” để tuyên truyền, quảng bá về trường nhằm hướng tới dịp đại lễ: “Kỷ niệm 60 năm thành lập trường THPT Thái Hòa”, diễn ra vào tháng 11 năm 2022 và dịp lễ “Kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt nam 20-11”. - Xác định nhiệm vụ thiết kế với các tiêu chí về nội dung phù hợp mục đích yêu cầu, đảm bảo về mặt hình thức, tính thẩm mỹ, khoa học, sáng tạo.
  • 23. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 18 b. Nội dung - Xác định nhiệm vụ thiết kế poster, banner, logo, thiệpchúcmừngvớicáctiêuchí:  Có các thông tin theo đúng chủ đề, thể hiện được thông điệp muốn truyền tải đến người xem.  Có đủ các yếu tố: sử dụng các đối tượng đồ họa, đối tượng đường và văn bản.  Bố cục khoa học, nội dung sinh động, ấn tượng, có tính thẩm mỹ.  Có tính sáng tạo  Giải thích được về kiến thức và quy trình thực hiện. - Giới thiệu về một số mẫu poster, banner, logo, thiệp chúc mừng và một số phần mềm thiết kế đồ họa để tạo ra các SP đó. - HS quan sát một số SP (poster, banner, logo, tờ rơi, thiệp chúc mừng...) sau đó trả lời câu hỏi: + Những hình ảnh này thường xuất hiện ở đâu? + Hình ảnh dùng với mục đích gì? + Ngành nghề nào tạo ra những hình ảnh này? - HS tìm hiểu về cách thiết kế poster, banner, logo, thiệp chúc mừng… thảo luận và đưa ra ý tưởng và giải pháp. - Xác định được kiến thức cần sử dụng để thiết kế poster, banner, logo, thiệp chúc mừng đúng yêu cầu. - Hướng dẫn xây dựng bản thiết kế các SP:poster,logo,bannervàthiệpchúcmừng. c. Dự kiến SP học tập - Bản ghi chép các nội dung, tiêu chí SP, các hình ảnh cần thể hiện trong poster, banner, logo, thiệp chúc mừng theo đúng chủ đề. - Bản phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. d. Tổ chức thực hiện * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV nêu vấn đề cần thiết kế poster, banner, logo để tuyên truyền, quảng bá về trường nhằm hướng tới đại lễ: “Kỷ niệm 60 năm thành lập trường THPT Thái Hòa”, diễn ra vào tháng 11 năm 2022 và thiệp chúc mừng thầy cô giáo trong dịp lễ “Kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt nam 20-11”. - GV giới thiệu một số mẫu poster, banner, logo, thiệp và hướng dẫn xây dựng bản thiết kế các SP: poster, logo, banner và thiệp chúc mừng. - GV chia nhóm, phân công nhiệm vụ cho các nhóm: Mỗi lớp GV đưa ra một yêu cầu về SP khác nhau, cụ thể: 10C thiết kế banner; 10E thiết kế poster chào mừng 60 năm thành lập trường; 10D làm thiệp chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
  • 24. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 19 - GV đưa ra các các tiêu chí đánh giá SP cụ thể để định hướng cho HS. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS các nhóm tiến hành phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. - HS thảo luận để lựa chọn nội dung, kiến thức, hình ảnh cần sử dụng để thiết kế được poster, banner, logo, thiệp chúc mừng đúng với tiêu chí GV đưa ra. - GV quan sát, hỗ trợ HS nếu cần, hướng dẫn cácnhómvềviệcthốngnhấtýtưởng. * Bước 3: Kết luận, nhận định: - Hướng dẫn các nhóm về nhà thống nhất ý tưởng bản thiết kế SP, tìm hiểu các phần mềm thiết kế đồ họa để thiết kế SP. - GV gợi ý cho học sinh tìm hiểu các thông tin, lấy hình ảnh về nhà trường tại phòng truyền thống và trên website của trường: thaihoa.edu.vn. Riêng về poster GV định hướng cụ thể hơn về nội dung tuyên truyền, cụ thể: Thông tin về đại lễ; Bề dày thành tích, truyền thống của trường; Hoặc các hoạt động diễn tra trong dịp đại lễ,… - GV nhận định kiến thức cần có là sử dụng phần mềm Inkscape để tạo poster, banner, logo, thiệp chúc mừng theo đúng chủ đề. Hoạt động 2. Nghiên cứu kiến thức nền (Tiết 1, Tiết 2, Tiết 3 Tại lớp/phòng thực hành) Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về thiết kế đồ họa (Tiết 1-15 Phút) a. Mục tiêu: Biết được khái niệm về thiết kế đồ họa, phân biệt được đồ họa vectơ và đồ họa điểm ảnh. Bước đầu nhận biết được các SP của thiết kế đồ họa b. Nội dung: - HS tìm hiểu về thiết kế đồ họa, phân biệt hai loại ảnh vector và bitmap. - Biết một số phần mềm đồ họa vector và bitmap: + Phầnmềmtạo,chỉnhsửahìnhvectơ:Adobellustrator,CorelDraw,Inkscape,… + Phần mềm xử lý ảnh bitmap: Adobe Photoshop, GIMP, … c. Dự kiến SP học tập: Hs hoàn thành tìm hiểu kiến thức: - Thiết kế đồ họa là một ngành nghề có nhiều ứng dụng, biết về thiết kế đồ họa, một số phần mềm đồ họa và các SP của thiết kế đồ họa. - Phân biệt được đồ họa điểm ảnh và đồ họa vectơ. Đưa ra được ý tưởng sử dụng phần mềm thiết kế đồ họa nào để thực hiện nhiệm vụ thiết kế poster, banner, logo, thiệp chúc mừng…. d. Tổ chức thực hiện: * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chia HS thành 4 nhóm, phát 2 loại ảnh cho các nhóm, yêu cầu HS tìm
  • 25. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 20 hiểu và thảo luận để trả lời các câu hỏi sau: + Nhóm 1: Thảo luận nhận xét về sự khác nhau giữa ảnh chụp và hình vẽ bằng phần mềm? + Nhóm 2: Thiết kế đồ hoạ là gì? Hãy nêu các loại đồ họa? Ảnh chụp là loại đồ họa nào? Ảnh vẽ là loại đồ họa nào? + Nhóm 3: So sánh đồ họa điểm ảnh và đồ họa vector? + Nhóm 4: Khi thiết kế logo dùng loại đồ họa nào phù hợp hơn, tại sao? Hãy nêu một vài ví dụ về phần mềm đồ họa tương ứng với mỗi loại? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS tham khảo sách giáo khoa, qua việc tự tìm hiểu ở nhà trước đó, các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV: quan sát và trợ giúp các nhóm. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS trong nhóm đại diện trình bày nội dung. - Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV chính xác hóa và gọi 1 HS nhắc lại kiến thức Hoạt động 2.2: Làm quen với phần mềm đồ họa Inkscape và các đối tượng đồ họa của hình vẽ (Tiết 1- 15 Phút) a. Mục tiêu: - HS biết được kiến thức, kỹ năng tối thiểu khi muốn thiết kế một hình ảnh truyền tải thông tin cụ thể. - Nắm được giao diện phần mềm, bước đầu hình dung được cách thao tác các đối tượng đồ họa đơn giản. b. Nội dung: - Giới thiệu phần mềm miễn phí Inkscape, cách tải, cài đặt phần mềm Inkscape. - Giới thiệu giao diện phần mềm Inkscape sau khi tự tìm hiểu: Các đối tượng trên màn hình làm việc. Cách thêm các đối tượng hình vẽ có sẵn trong hộp công cụ. Khi muốn thiết kế một hình ảnh truyền tải thông tin cụ thể cần phải có ý tưởng và công cụ. c. Dự kiến SP học tập: HS bước đầu làm quen với phần mềm đồ họa Inkscape và các thao tác cơ bản với đối tượng hình vẽ.
  • 26. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 21 d. Tổ chức thực hiện: * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV: Muốn tạo logo cho lớp hoặc câu lạc bộ ta cần những gì? - GV: nêu yêu cầu tìm hiểu về phần mềm thiết kế đồ họa Inkscape. Nhận biết các đối tượng trên màn hình làm việc trong Inkscape. Làm mẫu một số thao tác sử dụng các đối tượng và cách sắp xếp các đối tượng trên phần mềm Inkscape để vẽ hình đơn giản. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Suy nghĩ, thảo luận cặp đôi, tham khảo sgk trả lời câu hỏi . - GV: quan sát và trợ giúp HS. - HS tìm hiểu về phần mềm thiết kế đồ họa Inkscape, nhận biết các đối tượng trên màn hình làm việc trong Inkscape. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Các HS trình bày câu trả lời và nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV chính xác hóa và gọi 1 HS nhắc lại kiến thức - GV chiếu một số câu hỏi trắc nghiệm củng cố kiến thức: Câu 1. Cần thiết kế một bộ các SP bút, sổ, danh thiếp, bì thư, túi giấy. Theo em nên dùng phần mềm nào? A. Photoshop B. Inkscape C. Paint D. Power Point Câu 2. Em hãy cho biết có thể vẽ hình vào đâu trên màn hình làm việc của Inkscape? A. Toàn bộ vùng làm việc B. Trong khu vực trang in Câu 3. Theo em, thanh công cụ nào được sử dụng nhiều nhất trong Inkscape? A. Bảng màu B. Thanh thiết lập chế độ kết dính. C. Thanh điều khiển thuộc tính. D. Hộp công cụ - GV yêu cầu HS về nhà thực hành nội dung sau: Hãy vẽ quốc kỳ các nước: Thái Lan, Lào, Myanmar và Anh. - GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung tiết học sau. - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ các nhóm tìm hiểu mộtsốnộidungkiếnthức.
  • 27. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 22 Hoạt động 2.3: Tìm hiểu các đối tượng đồ họa hình khối trong Inkscape và cách thiết lập màu tô, màu vẽ và tô màu cho các đối tượng (Tiết 2- 20 Phút) a. Mục tiêu: Nắm được các hình được đề cập đều thuộc nhóm đối tượng hình khối và mỗi đối tượng đều các thuộc tính riêng. Biết cách vẽ các hình khối, tùy chỉnh thuộc tính, biết thiết lập màu tô, màu vẽ và tô màu cho các đối tượng. b. Nội dung: - GV giới thiệu các đối tượng hình khối được định nghĩa sẵn: Hình chữ nhật, hình tròn, đa giác. Cách thay đổi một số thuộc tính của đối tượng. Cách thiết lập màu tô và màu vẽ và tô màu cho đối tượng, tùy chỉnh màu tô và màu vẽ. c. Dự kiến SP học tập: Hs hoàn thành tìm hiểu kiến thức theo yêu cầu của GV - Inkscape cung cấp một số đối tượng đã được định nghĩa sẵn trong hộp công cụ như hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn, hình elip, vòng cung, ngôi sao, đa giác… - Mỗi hình khối được đặc trưng bởi các thuộc tính khác nhau. Ta có thể thay đổi giá trị các thuộc tính trên thanh điều khiển thuộc tính để chỉnh hình theo ý muốn. - Trong Inskpape có một số tùy chọn khác nhau cho màu tô và màu vẽ của một đối tượng. Có thể thiết lập màu tô và màu vẽ độc lập với nhau. Để tùy chỉnh màu tô và màu vẽ ta sử dụng hộp thoại Fill và Stroke. - Các bước thực hiện việc chỉnh sửa nền và đường nét d. Tổ chức thực hiện: * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đưa ra câu hỏi: 1. Các hình sau được vẽ từ một công cụ có sẵn của Inkscape. Theo em đó là công cụ nào? Thảo luận để tìm cách vẽ được các hình đó. 2. Yêu cầu HS quan sát và nhận xét các hình có điểm gì khác nhau * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Suy nghĩ, thảo luận, tham khảo sgk trả lời câu hỏi - GV: quan sát và trợ giúp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS: Trình bày câu trả lời - HS: Lắng nghe, ghi chú, nhận xét, bổ sung cho nhau.
  • 28. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 23 * Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV chính xác hóa nội dung kiến thức, thực hiện mẫu cho HS quan sát và gọi HS lên máy thực hiện một số yêu cầu: 1. Vẽ một hình sao 5 cánh nhọn, thay đổi tham số nào để các đỉnh ngôi sao trở nên cong. 2. Thay đổi lại màu nền và màu viền cho đối tượng vừa vẽ. Hoạt động 2.4: Tìm hiểu các phép ghép đối tượng đồ họa (Tiết 2-10 phút) a. Mục tiêu: Nắm được các phép ghép đối tượng đồ họa, từ đó chỉ ra khả năng kết hợp các hình đơn giản thành hình phức tạp. b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Dự kiến SP học tập: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: - Các hình phức tạp có thể thu được bằng cách ghép từ các hình đơn giản - Các phép ghép được sử dụng để ghép và cắt hình trong Inskcape gồm: hợp, hiệu, giao, hiệu đối xứng, chia, cắt của hai hay nhiều đối tượng đơn. Các phép ghép này được thực hiện bằng cách chọn lệnh trong bảng chọn Path. d. Tổ chức thực hiện: * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV: Tìm cách xếp ba mẫu giấy như Hình 13.5 thành một hình trái tim - GV: Gợi ý. Em có thể xoay hình và xếp các hình lên nhau. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS các nhóm tham khảo sgk, suy nghĩ, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV: quan sát và trợ giúp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS: Trình bày câu trả với - HS: Lắng nghe, ghi chú, nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV - GV chính xác hóa và gọi 1 HS nhắc lại kiến thức. Hoạt động 2.5: Thực hành sử dụng các chức năng cơ bản của phần mềm thiết kế đồ họa để vẽ và điều chỉnh các đối tượng đồ họa (Tiết 2- 15 Phút) a. Mục tiêu: Thực hành vẽ hình và tô màu bằng phần mềm Inkscape b. Nội dung: HS đọc SGK thực hành các thao tác:
  • 29. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 24 - Vẽ hình, thay đổi tham số thuộc tính của hình khối để tạo đượchìnhvẽmongmuốn. - Sử dụng các phép ghép để kết hợp các hình đơn thànhnhiềudạnghìnhkhácnhau. - Biết cách thiết lập màu tô, tô màu cho các đối tượng. c. Dự kiến SP học tập: Bài thực hành của HS, kỹ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu các nhóm chia thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 2-3 HS ngồi 1 máy) thực hiện vẽ logo tương tự hình 13.8 - GV hướng dẫn HS về nhà tự thực hành vẽ một số hình sau: 1. Hãy vẽ một hình sao rồi thay đổi giá trị Rounded và quan sát tác động của thuộc tính này. Vẽ bông hoa Hình 13.14 bằng hình sao và hình tròn. 2. Hãy vẽ hình như Hình 13.15 3. Hãy vẽ chùm bóng (Hình 13.16) - GV giao nhiệm vụ HS về nhà tìm hiểu các nội dung để trình bày trong tiết học tiếp theo: + Nhóm 1,2: Tìm hiểu đối tượng đường và thao tác vẽ đối tượng đường. + Nhóm 3,4: Tìm hiểu công cụ tinh chỉnh đường và thao tác tinh chỉnh đường để tạo được đường cong mong muốn. Tìm hiểu đối tượng văn bản và thao tác tạo và định dạng văn bản. Hoạt động 2.6: Tìm hiểu đối tượng dạng đường, công cụ tinh chỉnh đường và đối tượng văn bản trong Inkscape (Tiết 3- 25 Phút) a. Mục tiêu: - Biết thao tác chỉnh sửa hình. - Biết tạo và định dạng văn bản. b. Nội dung: HS tìm hiểu nội dung kiến thức: - Tìm hiểu đối tượng đường và thao tác vẽ đối tượng đường. - Chỉnh sửa hình để được đường cong mong muốn. - Thực hiện định dạng văn bản phù hợp trong hình vẽ. c. Dự kiến SP học tập: HS hoàn thành tìm hiểu nội dung kiến thức. d. Tổ chức thực hiện: * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
  • 30. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 25 Các nhóm đã được giao nhiệm vụ ở tiết học trước chuẩn bị nội dung trình bày - Nhóm 1, 2: Thảo luận trả lời câu hỏi: Quan sát hai hình chữ nhật ở Hình 14.1 và tìm ra điểm khác nhau giữa hai hình? Tìm hiểu đối tượng đường và thao tác vẽ đối tượng đường. - Nhóm 3, 4: Thảo luận trả lời câu hỏi: Quan sát hình trái tim, xác định xem các điểm được đánh dấu nằm trên Hình 14.4 có những đặc điểm gì? Tìm hiểu công cụ tinh chỉnh đường và thao tác tinh chỉnh đường để tạo được đường cong mong muốn. - Nhóm 3, 4: Thảo luận trả lời câu hỏi: Trong các cách trình bày văn bản sau, em thấy cách nào đẹp hơn? Các phần mềm em đã học có thể thiết kế văn bản như vậy không? Tìm hiểu đối tượng văn bản và thao tác tạo và định dạng văn bản. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS các nhóm: Suy nghĩ, thảo luận, tham khảo sgk trả lời câu hỏi và trình bày nội dung đã tìm hiểu. - GV: quan sát và trợ giúp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Các nhóm trình bày và nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV chính xác hóa nội dung, làm mẫu và hướng dẫn lại các thao tác cho HS chuẩn bị thực hành. - GV: Làm mẫu, hướng dẫn HS vẽ đối tượng đường, tinh chỉnh đường. Chú ý: Đối tượng đường thường được biểu diễn bởi một chuỗi các đoạn thẳng hoặc đoạn cong nối với nhau. Mỗi đoạn cong biểu diễn bởi 4 điểm, hai điểm đầu mút và hai điểm điều khiển. Mỗi điểm điều khiển kết hợp với một điểm đầu mút tạo
  • 31. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 26 ra tiếp tuyến của đường cong tại điểm mút tương ứng. Ta có thể tinh chỉnh đối tượng đường dựa vào điểm neo và các điểm, đường chỉ hướng. Hướng dẫn và thực hiện mẫu các bước thực hiện việc chỉnh sửa điểm neo vàchỉnhsửađoạncongđểHStheodõi. - GV: Làm mẫu và hướng dẫn các thao tác bổ sung đối tượng văn bản, nhập văn bản, thay đổi nội dung đã nhập, thay đổi các tham số trên thanh điều khiển để chỉ ra tác động của nó trên đoạn văn bản được chọn. Hướng dẫn HS thực hiện chức năng đặt văn bản và bỏ đặt văn bản lên một đường, hiển thị đường hoặc không hiển thị đường. Hoạt động 2.7: Thực hành vẽ, chỉnh sửa hình để tạo được đường cong mong muốn và thực hiện các thao tác với đối tượng văn bản (Tiết 3- 20 phút) a. Mục tiêu: Luyện tập, thực hành củng cố kiến thức vừa học. b. Nội dung: HS thực hành vẽ đường cong, điều chỉnh hình sau khi vẽ. Chèn văn bản, điều chỉnh văn bản và nội dung phù hợp với yêu cầu. c. Dự kiến SP học tập: Bài thực hành của HS, kỹ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: Thực hành Nhiệm vụ 1. Vẽ chiếc lá và tô màu cho chiếc lá (Hình 14.11) Nhiệm vụ 2. Viết chữ theo khuôn dạng của hình (Hình 14.13). - Hướng dẫn về nhà: Nhắc nhở HS các nhóm về nhà chuẩn bị lên ý tưởng xây dựng bản thiết kế các SP: poster, logo, banner và thiệp chúc mừng…. để thực hiện và trình bày ở tiết sau. Hoạt động 3: Xây dựng và trình bày bản thiết kế các sản phẩm. (Tiết 4) a. Mục tiêu - HS vận dụng kiến thức về thiết kế đồ họa và tiêu chí về các SP để xây dựng được bản thiết kế poster, logo, banner, thiệp chúc mừng hoàn thiện trên giấy A0 hoặc A1. b. Nội dung - HS các nhóm thảo luận, dựa vào ý tưởng đã thống nhất xây dựng bản thiết kế poster, banner, logo và thiệp chúc mừng (vẽ tay trên giấy) trong đó có ghi chú
  • 32. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 27 cách thức tạo ra và định dạng đối tượng trên phần mềm Inkscape. - HS trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra. - Thảo luận, đặt câu hỏi và phản biện các ý kiến về bản thiết kế; ghi lại các nhận xét, góp ý; tiếp thu và điều chỉnh bản thiết kế nếu cần. - Phân công công việc, lên kế hoạch thực hiện tạo poster,banner, thiệpchúcmừng. - Yêu cầu: Bản thiết kế chi tiết có kèm hình ảnh mô tả rõ nội dung, quy trình thực hiện và phác họa của poster,banner,logo,thiệpchúcmừngvàbốtrícácđốitượng… c. Dự kiến SP học tập - Bản ghi chép bao gồm: các kiến thức, hình ảnh, nội dung cần sử dụng để tạo ra sản phẩm - Bản thiết kế poster, banner, logo, thiệp chúc mừng của nhóm trong giấy A0 hoặc A1, trong đó chỉ rõ cách thiết kế từng đối tượng, quy trình thiết kế, ví dụ như hình minh họa dưới đây: Hình 2.1. Hình ảnh bản thiết kế thiệp chúc mừng
  • 33. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 28 - Kế hoạch của nhóm trong việc trình bày bản thiết kế. d. Tổ chức thực hiện * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV đưa ra yêu cầu:  Xây dựng bản thiết kế tạo poster, banner, logo,thiệpchúcmừngtheoyêucầu.  Trình bày và bảo vệ bản thiết kế:  Nội dung cần trình bày;  Thời lượng báo cáo;  Cách thức trình bày bản thiết kế và thảo luận. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:  Đọc lại SGK để lựa chọn các nội dung thông tin cho poster, banner, logo, thiệp chúc mừng.  Đề xuất và thảo luận các ý tưởng ban đầu, thống nhất một phương án thiết kế tốt nhất; Ghi chú cách thực hiện.  Xây dựng và hoàn thiện bản thiết kế trên giấy;  Lựa chọn hình thức và chuẩn bị nội dung báo cáo. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS báo cáo, thảo luận. - GV điều hành, nhận xét, góp ý và hỗ trợ HS bằng các câu hỏi định hướng:  Chủ đề chính là gì? Các thông tin được lựa chọn đã làm rõ chủ đề chính chưa?  Bố cục các thông tin đã được sắp xếp bố cục hợp lý, có thẩm mỹ hay chưa?  Đã có đầy đủ các đối tượng đồ họa chưa?  Thứ tự các bước thiết kế như thế nào cho phù hợp? - Các nhóm lắng nghe nhận xét góp ý và chỉnh sửa hoàn thiện bản thiết kế. * Bước 4: Kết luận, nhận định - GV kết luận đánh giá, cho điểm về kết quả bản thiết kế của các nhóm, các nhóm đánh giá chéo lẫn nhau theo tiêu chí sau: Bảng 2.6. Bảng tiêu chí đánh giá bản thiết kế TT Tiêu chí Điểm 1 Bản thiết kế chi tiết có kèm hình ảnh mô tả rõ nội dung: tên chủ đề, các thông tin chi tiết làm rõ cho chủ đề các hình ảnh liên quan. Chú thích rõ về màu sắc, kiểu chữ,… 3.0
  • 34. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 29 2 Bản thiết kế thể hiện được có sử dụng các đối tượng đồ họa, đối tượng đường và văn bản để thiết kế, trình bày SP một cách hợp lý, khoa học. 2.0 3 Bản thiết kế có tính sáng tạo và có tính khả thi 2.0 4 Bản thiết kế hoàn thành đúng tiến độ thời gian GV quy định 1.0 5 Thuyết minh và trình bày rõ ràng, mạch lạc truyền tải được ý tưởng của SP thông qua bản thiết kế. Đảm bảo đúng thời gian cho phép. 2.0 Tổng điểm 10.0 Ví dụ: Bảng 2.7. Bảng điểm bản thiết kế các nhóm Điểm Nhóm Điểm đánh giá chéo Điểm GVĐG Điểm TB N1 N2 N3 N4 Nhóm 1 9.5 9.5 9.5 9 9 9.3 Nhóm 2 9 9 9 8.5 8.5 8.8 Nhóm 3 9 8 9 8.5 9 8.7 Nhóm 4 10 9 10 9.5 9.5 9.6 - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục nghiên cứu chỉnh sửa, hoàn thiện bản thiết kế sau khi đã được GV và các bạn góp ý. - Yêu cầu HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học để phục vụ cho việc hoàn thiện SP ở các tiết học sau. Hoạt động 4. Các nhóm thực hiện thiết kế sản phẩm theo yêu cầu (Tiết 5, 6, 7 - tại phòng thực hành) a. Mục tiêu - HS dựa vào bản thiết kế đã lựa chọn để thiết kế poster, banner, logo và thiệp chúc mừng đảm bảo yêu cầu đề ra. - HS các nhóm thảo luận tự đánh giá SP và điều chỉnh nếu cần. b. Nội dung - HS vận dụng kiến thức đồ họa và sử dụng phần mềm Inkscape để tiến hành thiết kế SP theo ý tưởng. Trong quá trình thiết kế các nhóm điều chỉnh nội dung, hình ảnh để hoàn thiện SP. c. Dự kiến SP học tập
  • 35. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 30 Mỗi nhóm có một SP là poster hoặc banner hoặc logo hoặc thiệp chúc mừng chủ đề “Chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập trường THPT Thái Hòa và kỷ niệm 40 năm ngày NGVN 20-11” đã được hoàn thiện và xuất bản ra file .png, ví dụ như hình minh họa dưới đây: Hình 2.2. Thiệp chúc mừng 20-11 d. Tổ chức thực hiện * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV giao nhiệm vụ cho HS: + Các nhóm HS chia thành các nhóm nhỏ thực hiện thiết kế SP trên phần mềm thiết kế đồ họa Inkscape; + Các nhóm đề xuất phương án để hoàn thiện, cải tiến SP. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS các nhóm chia thành các nhóm nhỏ 2-3 bạn/ nhóm; thực hành nhiệm vụ của mình ở mỗi máy khác nhau; sau khi hoàn thiện SP thì gửi SP cho nhóm trưởng. Nhóm trưởng có nhiệm vụ ghép các các SP của các nhóm nhỏ thành1SPhoànchỉnh; - GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ kịp thời cho HS nếu cần;
  • 36. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 31 - Sau tiết 1 và 2 yêu cầu các nhóm lưu lại SP thực hànhđểtiết sauhoànthiệntiếp. * Bước 3: Kết luận, nhận định - GV xác nhận mức độ hoàn thành SP của các nhóm sau mỗi tiết thực hành. - Tiết thứ 3 GV yêu cầu các nhóm nộp SP hoàn thiện vào Padlet của lớp cho GV kiểm tra và có thể tiến hành chia sản phẩm lên mạng xã hội sau khi được GV kiểm tra xác nhận để tuyên truyền và nhận các ý kiến phản hồi; - Yêu cầu các nhóm lên kế hoạch cho tiết sau: Trình bày SP Cụ thể: + Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể: Bạn nào trình bày SP, hình thức trình bày là gì? (in SP ra khổ lớn hoặc trình bày trên máy chiếu); bạn nào làm thư ký ghi chép lại các ý kiến nhận xét; Bạn nào chịu trách nhiệm trả lời các câu hỏi của các nhóm khác và GV đặt ra;… + Hoàn thiện phiếu tự đánh giá SP của nhóm mình + Chia sẻ sản phẩm để quảng bá thông tin và nhận phản hồi góp ý từ bạn bè, người thân để hoàn thiện sản phẩm. Sản phẩm của nhóm nào nào nhận được nhiều lượt yêu thích nhất sẽ có điểm cộng cho nhóm đó. Hoạt động 5. Trình bày sản phẩm, chia sẻ và thảo luận (1 tiết - tại lớp) a. Mục tiêu - Các nhóm trình bày SP trước lớp, thảo luận và định hướng cải tiến SP; - Chia sẻ SP lên mạng xã hội như: Facebook, Zalo, instagram…nhằm tuyên truyền, quảng bá thông tin về đại lễ “Kỷniệm60nămthànhlậptrường THPTTháiHòa”; - Gửi tặng thiệp chúc mừng tới các thầy cô giáo của mình. b. Nội dung - Các nhóm trình bày nội dung đã chuẩn bị ở nhà bằng hình thức thuyết trình và SP poster, banner, thiệp chúc mừng đã thiết kế. - Các nhóm tự đánh giá SP và đánh giá chéo dựa trên các tiêu chí GV đã đề ra; - Thảo luận, đặt câu hỏi và phản biện các ý kiến về bản thiết kế, ghi lại các nhận xét, góp ý, tiếp thu và điều chỉnh bản thiết kế nếu cần. c. Dự kiến SP học tập - Các nhóm trình bày SP poster, banner, logo, thiệp chúc mừng chủ đề: “Chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập trường THPT Thái Hòa và thiệp chúc mừng ngày NGVN 20-11”. d. Tổ chức thực hiện * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
  • 37. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 32 - GV đưa ra yêu cầu: + Nội dung cần trình bày, thời lượng báo cáo, cách thức trình bày về ý tưởng và cách thiết kế poster, banner, logo, thiệp chúc mừng, cáctiêuchíđánhgiáchođiểm. + Các nhóm tự đánh giá và đánh giá chéo lẫn nhau theo phiếu đánh giá. + Các nhóm tiếp tục chia sẻ SP lên mạng xã hội để quảng bá thông tin về lễ: “Kỷ niệm 60 năm thành lập trường THPT Thái Hòa” và gửi thiệp chúc mừng ngày NGVN 20-11 đến các GV của mình, khuyến khích HS tạo thêm nhiều thiệp chúc mừng để tri ân đến các thầy cô giáo; * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV và HS chuẩn bị Tivi hoặc máy chiếu cho hoạt động báo cáo - Các nhóm cử đại diện báo cáo thuyết trình về SP của nhóm - Thư ký ghi lại các góp ý nhận xét để bổ sung chỉnh sửa (nếu cần) - Cá nhân thực hiện tự đánh giá hoạt động nhóm; nhóm tổ chức đánh giá hoạt động nhóm của từng thành viên; đưa ra điểm trung bình hoạt động nhóm của mỗi cá nhân theo công thức: Điểm hoạt động nhóm của cá nhân =(Điểm cá nhân tự đánh giá+Tổng điểm các thành viên trong nhóm đánh giá)/Tổng số HS trong nhóm. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Các nhóm lần lượt báo cáo, sau đó thảo luận, góp ý lẫn nhau. - Các nhóm tự đánh giá SP của nhóm mình và tiến hành đánh giá chéo kết quả qua phiếu đánh giá kết quả (minh họa trong Bảng 2.8, 2.9) - GV quan sát, nhận xét và đánh giá các SP của các nhóm. - Các nhóm chia sẻ SP lên mạng xã hội, dán một số poster lên một số vị trí trung tâm trên đường Nguyễn Trãi để quảng bá thông tin về lễ: “Kỷ niệm 60 năm thành lập trường THPT Thái Hòa” và gửi thiệp chúc mừng ngày NGVN 20-11 đến các GV của mình. Bảng 2.8. Phiếu đánh giá sản phẩm Banner-Poster TT Tiêu chí đánh giá SP Điểm tối đa Điểm đạt được 1 Tiêu chí 1: Có đầy đủ thông tin về chủ đề “Chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập trường THPT Thái Hòa” như tên chủ đề, các thông tin chi tiết làm rõ cho chủ đề, các hình ảnh liên quan. 1.5 2 Tiêu chí 2: 3.0
  • 38. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 33 Có đủ các yếu tố: có sử dụng các đối tượng đồ họa, đối tượng đường và văn bản để thiết kế. SP bố cục hài hòa, hợp lý và khoa học. 3 Tiêu chí 3: - Trình bày đẹp mắt, lôi cuốn người xem, tập trung được sự chú ý của người xem bằng những hình ảnh, màu sắc hài hòa. Phông chữ, cỡ chữ phù hợp. - Thông tin ngắn gọn, đơn giản, dễ nhận biết và ghi nhớ. Làm nổi bật được những thông tin quan trọng về trường THPT Thái Hòa, về dịp đại lễ nhằm mục đích quảng bá cho dịp đại lễ. Thể hiện được thông điệp muốn truyền tải đến người xem. 2.0 4 Tiêu chí 4: Có tính sáng tạo, đưa ra được ý tưởng mới, tạo được ấn tượng cho người xem. 1.5 5 Tiêu chí 5: Thuyết minh và trình bày phải giải thích được về kiến thức và quy trình tạo SP 2.0 Tổng điểm 10.0 Bảng 2.9. Phiếu đánh giá sản phẩm thiệp chúc mừng TT Tiêu chí đánh giá SP Điểm tối đa Điểm đạt được 1 Tiêu chí 1: Có đầy đủ thông tin về chủ đề chúc mừng ngày NGVN 20-11 như: tên chủ đề, các thông tin chi tiết làm rõ cho chủ đề và các hình ảnh liên quan (Ưu tiên những hình ảnh về thầy cô giáo). 1.5 2 Tiêu chí 2: Có đủ các yếu tố: có sử dụng các đối tượng đồ họa, đối tượng đường và văn bản để thiết kế. SP bố cục hài hòa, hợp lý và khoa học. 3.0 3 Tiêu chí 3: - Trình bày đẹp mắt, lôi cuốn người xem, tập trung được sự chú ý của người xem bằng những hình ảnh, màu sắc hài hòa. Phông chữ, cỡ chữ phù hợp. - Lời chúc mừng ý nghĩa thể hiện được sự biết ơn, sự tri ân sâu sắc tới các thầy cô giáo. 2.0
  • 39. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 34 4 Tiêu chí 4: Có tính sáng tạo, đưa ra được ý tưởng mới, tạo được ấn tượng cho người xem. 1.5 5 Tiêu chí 5: Thuyết minh và trình bày cần giải thích được về kiến thức và quy trình tạo SP 2.0 Tổng điểm 10.0 - Các nhóm chia sẻ về kết quả, đề xuất các phương án điều chỉnh, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế SP. * Bước 4: Kết luận, nhận định - GV điều hành, đánh giá, kết luận và tổng kết trao giải cho nhóm có poster, banner, logo, thiệp chúc mừng được đánh giá tốt nhất. - Điểm sản phẩm của mỗi nhóm được tính bằng trung bình cộng điểm do nhóm tự đánh giá, các nhóm đánh giá chéo và GV đánh giá. - Điểm cá nhân bằng điểm trung bình cộng của điểm hoạt động nhóm và điểm trung bình của nhóm; Cụ thể: + Điểm TBSP=(Điểm nhóm tự đánh giá SP+Điểm đánh giá chéo SP+Điểm GV đánh giá SP)/5 + Điểm TB nhóm=( Điểm TBSP+ Điểm bản thiết kế)/2 + Điểm cá nhân=(Điểm hoạt động nhóm của cá nhân + Điểm TB nhóm)/2 Ví dụ: Quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh: Bước 1: GV tiến hành cho học sinh tự đánh giá và đánh giá chéo lẫn nhau theo phiếu hướng dẫn đánh giá hoạt động nhóm do GV cung cấp theo thang điểm 10 như bảng sau: Bảng 2.10. Phiếu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm STT Tiêu chí Mức độ đạt được Điểm 1 Mức độ nhiệt tình tham gia công việc chung Rất nhiệt tình 2.0 Nhiệt tình 1.5 Ít nhiệt tình 1.0 Không nhiệt tình 0.5 2 Mức độ hoàn thành công việc được giao Hoàn thành tốt, kịp thời 2.0 Hoàn thành kịp thời 1.5
  • 40. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 35 Hoàn thành nhưng chưa kịp thời 1.0 Chưa hoàn thành 0.5 3 Mức độ đóng góp ý kiến trong hoạt động nhóm Rất nhiệt tình đóng góp ý kiến 2.0 Nhiệt tình đóng góp ý kiến 1.5 Có đóng góp ý kiến nhưng chưa nhiều 1.0 Chưa đóng góp ý kiến 0.5 4 Mức độ hỗ trợ bạn khi cần thiết Hỗ trợ tốt, rất kịp thời 2.0 Có hỗ trợ kịp thời 1.5 Có hỗ trợ nhưng chưa kịp thời 1.0 Chưa hỗ trợ 0.5 5 Có tinh thần đoàn kết trong nhóm Có tinh thần đoàn kết cao 2.0 Có tinh thần đoàn kết nhưng chưa cao 1.0-1.5 Chưa có tinh thần đoàn kết 0.5 Tổng điểm 10.0 - Ví dụ trong hồ sơ học tập của nhóm 1 lớp 10C có bảng phân công nhiệm vụ cụ thể như sau: Bảng 2.11. Bảng phân công nhiệm vụ (nhóm 1) Thiết kế poster tuyên truyền quảng bá thông tin về dịp lễ “Kỷ niệm 60 năm thành lập trường THPT Thái Hòa” TT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ 1 Lê Thị Thúy Nhóm trưởng - Chịu trách nhiệm chung; - Nghiên cứu và nắm rõ yêu cầu thiết kế; - Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm và xây dựng nội quy trong nhóm; - Theo dõi, nhắc nhở các thành viên trong nhóm trong quá trình làm việc; - Nghiên cứu kiến thức nền;
  • 41. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 36 - Tổng hợp ý kiến xây dựng bản thiết kế, SP poster đúng tiêu chí; 2 Trần Phương Thảo Thư ký - Ghi chép nội dung phân công công việc cụ thể của từng thành viên - Ghi chép theo dõi tiến trình làm việc của từng thành viên - Ghi chép ý kiến đóng góp của các nhóm và của GV - Nghiên cứu kiến thức nền - Tham khảo một số mẫu poster, đóng góp ý kiến xây dựng bản thiết kế - Thực hành hoàn thiện SP poster 3 Trần Minh Quân Thành viên - Nghiên cứu kiến thức nền - Tham khảo một số mẫu poster, đóng góp ý kiến xây dựng bản thiết kế - Thực hành hoàn thiện SP poster 4 Trương Văn Huỳnh Thành viên - Nghiên cứu kiến thức nền - Thực hành hoàn thiện SP poster - Thuyết trình về SP 5 Đặng Thùy Linh Thành viên - Nghiên cứu kiến thức nền - Tham khảo một số mẫu poster, đóng góp ý kiến xây dựng bản thiết kế - Thực hành hoàn thiện SP poster - Trình bày bản thiết kế 6 Trần Hải Đăng Thành viên - Nghiên cứu kiến thức nền - Tham khảo một số mẫu poster, đóng góp ý kiến xây dựng bản thiết kế - Thực hành hoàn thiện SP poster
  • 42. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 37 - Kết quả đánh giá hoạt động nhóm của nhóm 1 thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.12. Bảng tự đánh giá trong nhóm (nhóm 1) TT Tên Thúy Đăng Thảo Quân Huỳnh Linh Điểm TB hoạt động nhóm 1 Thúy 8 9 9 10 9 9 9.0 2 Thảo 9 8 9 9 8 8 8.5 3 Quân 8 7 8 9.5 8 8 8.1 4 Huỳnh 9 8 7 10 8.5 9 8.6 5 Linh 9 8.5 8 9 9 8 8.6 6 Đăng 7 7 7 8 9 7 7.5 Bước 2: GV cho các nhóm tự đánh giá và đánh giá chéo SP lẫn nhau, sau cùng là giáo viên đánh giá SP. Điểm trung bình của 5 cột này chính là điểm TBSP. Cụ thể, kết quả ở bảng sau: Bảng 2.13. Bảng điểm SP các nhóm Nhóm Đánh giá chéo Điểm GVĐG Điểm TBSP N1 N2 N3 N4 1 9.5 9 8.5 9 9 9.0 2 9 9 9 8.5 8.5 8.8 3 9 8.5 9 9 9 8.9 4 10 9.5 10 9.5 9.5 9.7
  • 43. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 38 Bước 3: GV lấy trung bình của kết quả điểm bản thiết kế và điểm TBSP làm điểm trung bình của hoạt động nhóm. Kết quả như bảng sau: Bảng 2.14. Bảng điểm trung bình chung của các nhóm Nhóm Điểm bản thiết kế Điểm TBSP Điểm TB nhóm 1 9.3 9.0 9.2 2 8.8 8.8 8.8 3 8.7 8.9 8.8 4 9.6 9.7 9.7 Bước 4: GV dựa vào sổ theo dõi của GV để quyết định điểm cộng, điểm trừ cho từng cá nhân học sinh trong từng nhóm. Tùy vào sự thống nhất trước đó của GV và HS để trừ hay cộng bao nhiêu điểm sau khi có kết quả chung của nhóm. Ví dụ cụ thể như bảng sau: Bảng 2.15. Bảng theo dõi đánh giá nhóm 1 của GV Nhóm Họ và tên HS Biểu hiện đặc biệt Điểm cộng (trừ) 1 Lê Thị Thúy - Tích cực, có ý tưởng sáng tạo, điều hành nhóm tốt, làm việc có kế hoạch. +1 đ Trần Phương Thảo - Tích cực tham gia thảo luận, thực hành - Ghi chép đầy đủ thông tin, những góp ý, bổ sung +0.5 đ Trần Minh Quân Còn chưa tích cực trong thảo luận, thực hành còn làm việc riêng -1 đ Trương Văn Huỳnh Tích cực tham gia thảo luận, thực hành, thuyết trình tốt. + 0.5 đ Đặng Thùy Linh Bình thường 0 Trần Hải Đăng Còn chưa tích cực trong thảo luận, góp ý. Chưa hiểu rõ về SP của nhóm mình -1 đ … … …
  • 44. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 39 Bước 5: Từ kết quả hoạt động nhóm và bảng theo dõi của GV, GV sẽ công bố điểm cá nhân học sinh theo từng nhóm. Ví dụ ta có bảng kết quả điểm của các thành viên nhóm 1 như sau: Bảng 2.16. Bảng điểm các thành viên (nhóm 1) TT Họ và tên Điểm hoạt động nhóm Điểm TB nhóm Điểm TB Điểm cộng Điểm cá nhân 1 Lê Thị Thúy 9.0 9.0 9.0 +1 10.0 2 Trần Phương Thảo 8.5 9.0 8.8 +0,5 9.3 3 Trần Minh Quân 8.1 9.0 8.6 -1 7.6 4 Trương Văn Huỳnh 8.6 9.0 8.8 +0.5 9.3 5 Đặng Thùy Linh 8.6 9.0 8.8 0 8.8 6 Trần Hải Đăng 7.5 9.0 8.3 -1 7.3 - Điểm SP có thể lấy vào điểm đánh giá thường xuyên. - Cuối tiết học, GV gửi link quizizz bài tập củng cố kiến thức sau khi học xong chủ đề 4: Ứng dụng Tin học. Yêu cầu tất cả HS làm và nộp đúng hạn quy định. (Kết quả bài tập có thể dùng làm căn cứ thêm để GV cộng hoặc trừ điểm cho điểm hoạt động nhóm vừa tiến hành) https://quizizz.com/join?gc=38240079 Hình 2.3. Mã QR xem các câu hỏi bài tập về nhà 2.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Đề tài đã được triển khai áp dụng ở các lớp 10C, 10D, 10E trường THPT Thái Hòa trong học kỳ 1- năm học 2022-2023 và mang lại hiệu quả dạy học cao. Chúng tôi nhận thấy rằng HS các lớp khi được áp dụng dạy học STEM ở chủ đề này các em hào hứng hơn, tích cực, chủ động và sáng tạo hơn trong hoạt động học, hiệu quả dạy học được nâng cao rõ rệt. 2.4.1. Thực nghiệm thông qua khảo sát a. Cách thức tiến hành - Sau khi hoàn thành chủ đề 4, GV tiến hành gửi link khảo sát cho 95 HS thuộc 3 lớp 10C, 10D, 10E thông qua goole form. Hệ thống câu hỏi khảo sát được thiết kế dựa theo tinh thần công văn 5555/BGDĐT-GDTrH. Link truy cập sau:
  • 48. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 43 Bảng 2.18: Bảng thống kê số liệu tổng hợp Đáp án Câu Đáp án A Tỷ lệ % Đáp án B Tỷ lệ % Đáp án C Tỷ lệ % Đáp án D Tỷ lệ % Câu 1 28 29,5% 65 68,4% 4 4,2% 0 0% Câu 2 66 69,5% 29 30,5% 1 1,1% 0 0% Câu 3 88 92,6% 7 7,4% 0 0% 0 0% Câu 4 38 40,4% 55 58,5% 3 3,2% 0 0% Câu 5 19 20,0% 52 54,7% 29 30,5% 0 0%
  • 49. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 44 Câu 6 13 13,7% 76 80,0% 7 7,4% 0 0% Câu 7 47 49,5% 47 49,5% 2 2,1% 0 0% Câu 8 75 79,8% 22 23,4% 0 0% Dựa vào bảng 2.18 chúng tôi nhận thấy, tỷ lệ HS lựa chọn các phương án A, B ở mỗi câu hỏi chiếm phần lớn câu trả lời. Từ đó chúng tôi rút ra kết luận như sau: - Hầu hết các em HS rất hứng thú khi học chủ đề Ứng dụng Tin học; - Trong các tiết học các em tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện tốt nhiệm vụ học tập của mình; các em rất tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác cùng các bạn trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập; - HS rất tích cực trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập giữa các nhóm với nhau; - Đa số các đã nắm vững yêu cầu kiến thức của bài học và đã thực hiện được thành thạo các thao tác với phần mềm về Inkscape như: cách vẽ đường, vẽ hình khối, thiết lập tô màu, màu vẽ và tô màu cho đối tượng, các phép ghép đối tượng đồ họa. Hơn nữa, các em cảm thấy rất hứng thú khi được tự mình tạo ra các SP mang ý nghĩa thực tiễn cao như: Poster, banner, logo chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập trường THPT Thái Hòa và thiệp chúc mừng ngày NGVN 20-11. - Đặc biệt, sau khi học xong chủ đề: Ứng dụng của Tin học các em có kiến thức và tự mình thiết kế được một SP như poster, banner, logo hay thiệp chúc mừng theo một yêu cầu nào đó bằng phần mềm đồ họa vector. - Thông qua chủ đề HS được tự mình nghiên cứu và trình bày ý tưởng sáng tạo của mình, cho ra những SP đẹp mắt có thể ứng dụng trong thực tế. Hơn nữa SP là công sức của cả tập thể thông qua hoạt động nhóm sẽ giúp các em có được một SP hoàn thiện nhất, ứng ý nhất, giúp HS nâng cao được các kỹ năng làm việc nhóm như giao tiếp, hợp tác, kỹ năng thuyết trình trình bày SP. 2.4.2. Thực nghiệm thông qua kiểm tra đánh giá Thực nghiệm còn được tiến hành thông qua KTĐG trong bài kiểm tra cuối học kỳ 1 năm học 2022-2023. Sau khi tiến hành KTĐG, chúng tôi thu thập, thống kê số liệu về số lượng HS trả lời đúng các câu hỏi thuộc nội dung kiến thức chủ đề 4- Ứng dụng Tin học, hệ thống câu hỏi gồm 8 câu trong đó 4 câu thuộc mức độ nhận biết và 4 câu thuộc mức độ thông hiểu. Kết quả cụ thể như sau: Bảng 2.19: Bảng thống kê số HS trả lời đúng các câu hỏi chủ đề 4 Nội dung câu hỏi 10C 10D 10E Câu 1(NB E.1): Vẽ một hình tròn bằng Inkscape và thiết lập màu RGB cho hình tròn gồm ba giá trị: R: 255, G: 255 và B: 255. Hỏi hình tròn kết quả có màu gì? 41/43 95,3% 40/41 97,6% 40/42 95.2%
  • 50. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 45 A. Đỏ. B. Xanh lá. C. Xanh da trời. D. Không màu Câu 2 (NB E.2): Tổ hợp phím tắt để tạo ra một bản sao của đối tượng đang được chọn là: A. Ctrl+A. B. Ctrl + D. C. Shitt + D. D. Shift + F 42/43 97,7% 39/41 95,1% 38/42 90,1% Câu 3 (NB E.3): Trong đồ họa điểm ảnh, hình ảnh được tạo thành từ các: A. Chấm ảnh. B. Khung ảnh. C. Điểm ảnh. D. Màu ảnh. 43/43 100% 39/41 95,1% 39/42 92,9% Câu 4 (NB E.4): Cần thiết kế một bộ SP bút, sổ danh thiếp, … nên dùng phần mềm nào? A. Paint. B. Power Point. C. Inkscape. D. Photoshop. 42/43 100% 40/41 97,6% 40/42 95,2% Câu 5 (TH E.1): Khi tô màu cho một đối tượng nằm trên (ví dụ quả bóng bay), để thấy được màu của đối tượng nằm dưới, ta phải đặt giá trị Alpha bằng bao nhiêu? A. 0. B. 50. C. 100. D. 255. 39/43 90,7% 36/41 87,8% 35/42 83,3% Câu 6 (TH E.2): Khi tô màu cho một đối tượng, nếu muốn đối tượng đó che phủ hoàn toàn các đối tượng nằm dưới, ta phải đặt giá trị Opacity và Alpha bằng bao nhiêu? A. 0. B. 50. C. 100. D. 255. 40/43 93,1% 38/41 92,7% 37/42 88,1% Câu 7 (TH E.3): Phép cắt cho phép thực hiện như thế nào đối với đối tượng? A. Cắt hình lớp dưới thành các phần bởi giao điểm giao ở viền hình lớp trên. B. Cắt hình lớp trên thành các phần bởi giao điểm giao ở viền hình lớp dưới. C. Cắt hình lớp dưới và hình lớp trên. D. Không cắt hình. 39/43 90,7% 37/41 90,2% 35/42 83,3% Câu 8 (TH E.4): Để tuỳ chỉnh màu tô và màu vẽ trong Inkscape, ta sử dụng hộp thoại? A. Stroke Style. B. Fill and Stroke. C. Opacity. D. Fill Style. 40/43 93,1% 39/41 95,1% 39/42 92,9%
  • 51. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 46 Từ việc phân tích các số liệu thực nghiệm trên đã cho thấy việc áp dụng đề tài SKKN vào dạy học chủ đề 4 - Ứng dụng tin học đã mang lại hiệu quả dạy học cao. Với chủ đề E- ứng dụng tin học, tỷ lệ HS trả lời đúng các câu hỏi ở mức độ nhận biết trên lớp cao nhất là 100%, lớp thấp nhất là 90,1%; ở mức độ thông hiểu chiếm cao nhất là 95,1% và thấp nhất là 83,3%. Thông qua việc khảo sát lấy ý kiến từ HS kết hợp làm bài kiểm tra cuối học kỳ 1, kết quả thu được đều cho thấy khi áp dụng đề tài để dạy chủ đề 4- Ứng dụng Tin học đã đáp ứng được đầy đủ các mục tiêu dạy học như: Nâng cao hứng thú học tập các môn học thuộc lĩnh vực STEM cụ thể là môn Tin học; Vận dụng được kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn; Định hướng hành động, trải nghiệm trong học tập; hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực HS và đáp ứng được yêu cầu cần đạt của chủ đề. 2.5. KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT, TÍNH KHẢ THI CỦA GIẢI PHÁP 2.5.1. Mục đích khảo sát Thông qua việc khảo sát nhằm khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài: “Thiết kế Poster, banner, logo, thiệp chúc mừng trong dạy học STEM với chủ đề 4: Ứng dụng Tin học- Tin học 10 SGK KNTT định hướng ICT”. Đồng thời, trên cơ sở đó điều chỉnh giải pháp cho phù hợp với thực tế dạy học đối với các trường phổ thông trên địa bàn TX Thái Hòa, huyện Nghĩa Đàn và các vùng lân cận. 2.5.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 2.5.2.1. Nội dung khảo sát Gồm 2 nội dung: - Khảo sát giải pháp đẩy mạnh giáo dục STEM thông qua việc xây dựng nguồn học liệu, cụ thể là xây dựng hoàn thiện kế hoạch chủ đề STEM: “Thiết kế Poster, banner, logo, thiệp chúc mừng trong dạy học STEM với chủ đề 4: Ứng dụng Tin học- Tin học 10 SGK KNTT định hướng ICT” ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Thái Hòa, huyện Nghĩa Đàn và các vùng lân cận có thực sự cấp thiết hay không? - Khảo sát giải pháp xây dựng nguồn học liệu, cụ thể là xây dựng hoàn thiện kế hoạch chủ đề STEM: “Thiết kế Poster, banner, logo, thiệp chúc mừng trong dạy học STEM với chủ đề 4: Ứng dụng Tin học- Tin học 10 SGK KNTT định hướng ICT”, nhằm đẩy mạnh giáo dục STEM ở các trường trên địa bàn thị xã Thái Hòa, huyện Nghĩa Đàn và các vùng lân cận có thực sự khả thi hay không? 2.5.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá Để tiến hành khảo sát nhằm khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài: “Thiết kế Poster, banner, logo, thiệp chúc mừng trong dạy học STEM với chủ đề 4: Ứng dụng Tin học- Tin học 10 SGK KNTT định hướng ICT”. Nhóm tác giả đã xây dựng phiếu khảo sát với 2 nội dung: Tính cấp thiết và tính khả thi. Thực hiện đánh giá theo 4 mức độ từ cao xuống thấp và được định lượng hóa bằng điểm số.