SlideShare a Scribd company logo
1 of 81
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
           KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
                      -----     -----




                 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
  TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG
      CHI NHÁNH CẦN THƠ




Giáo viên hướng dẫn:           Sinh viên thực hiện:
    LÊ QUANG VIẾT                    VÕ THỊ QUẾ TRÂM
                                     Mã số SV: 4031093
                                     Lớp: Kế toán 01- khóa 29




                       Cần Thơ - 2007
LỜI CẢM TẠ


       Qua bốn năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Cần Thơ, cùng với
thời gian thực tập ở Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Công Thương chi
nhánh Cần Thơ, em đã tích lũy được những kiến thức và bài học bổ ích từ lý
thuyết đến thực hành.
       Nay luận văn tốt nghiệp đã hoàn thành, em xin chân thành gởi lời cảm ơn
đến:
       Ban Giám Hiệu và toàn thể các thầy cô của trường Đại học Cần Thơ, đặc
biệt là các thầy cô trong Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh đã tận tình truyền
đạt cho em cả những kiến thức quý báu. Em xin cảm ơn thầy Lê Quang Viết đã
tận tình hướng dẫn cho em trong suốt thời gian làm Luận văn tốt nghiệp.
       Em cũng xin được chân thành biết ơn Ban Giám Đốc, các cô, chú, anh, chị
trong NH TMCP SGCT Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn, giải
thích cặn kẽ, cung cấp đầy đủ các số liệu để em có thể kết thúc khóa thực tập và
hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
       Cuối cùng, em xin kính chúc tất cả quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị
Kinh Doanh và các cô, chú, anh, chị trong NH TMCP SGCT Cần Thơ được dồi
dào sức khỏe, thành công trong công việc và hạnh phúc trong cuộc sống.
       Em xin chân thành cảm ơn!




                                                  Sinh viên thực hiện
                                                  Võ Thị Quế Trâm




                                         1
LỜI CAM ĐOAN




   Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.




                                                    Sinh viên thực hiện
                                                    Võ Thị Quế Trâm




                                        2
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
     ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯




   Sinh viên Võ Thị Quế Trâm trong thời gian thực tập tại Ngân Hàng Thương
Mại Cổ Phần Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ, em đã chấp hành tốt nội
quy cơ quan và có nhiều cố gắng trong học hỏi kinh nghiệm thực tế của cán bộ
ngân hàng nơi thực tập.
   Bản thân sinh viên chịu khó nghiên cứu các văn bản, tài liệu, thu thập số liệu
để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
   Luận văn tốt nghiệp bản thân sinh viên tự viết.




                                            Cần Thơ, ngày   tháng   năm




                                        3
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
    ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯


--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------




                                                4
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
    ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯


--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------



                                                5
MỤC LỤC
                                                                                                      Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU……………………………………………………..1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ……………………………………………………..1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................2
  1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................2
  1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................2
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..................................................................................................3
2.1 Phương pháp luận .........................................................................................3
  2.1.1 Một số vấn đề về tín dụng ......................................................................3
       2.1.1.1 Khái niệm tín dụng ........................................................................3
       2.1.1.2 Vai trò của tín dụng .......................................................................3
       2.1.1.3 Nguyên tắc tín dụng ......................................................................4
       2.1.1.4 Điều kiện tín dụng..........................................................................4
       2.1.1.5 Các loại đảm bảo tín dụng .............................................................5
       2.1.1.6 Rủi ro tín dụng ..............................................................................7
       2.1.1.7 Một số hình thức tín dụng ..............................................................8
  2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng.................................8
       2.1.2.1 Doanh số cho vay ...........................................................................8
       2.1.2.2 Doanh số thu nợ .............................................................................9
       2.1.2.3 Tình hình dư nợ..............................................................................9
       2.1.2.4 Tình hình nợ quá hạn .....................................................................9
       2.1.2.5 Hệ số thu nợ .................................................................................10
       2.1.2.6 Tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn huy động..........................................10
       2.1.2.7 Vòng quay vốn tín dụng...............................................................10
       2.1.2.8 Tỷ số rủi ro tín dụng.....................................................................10
2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................10
  2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ...............................................................10
  2.2.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu..........................................11



                                                        6
Chương 3: KHÁI QUÁT VỀ NH TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI
NHÁNH CẦN THƠ ........................................................................................12
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân Hàng ......................................12
   3.1.1 Khát quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương .....................12
   3.1.2 Khát quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh
           Cần Thơ ...............................................................................................13
3.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng .................................................................14
  3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức.............................................................................14
  3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận ...........................................14
3.3 Một số quy định chung trong hoạt động tín dụng của NH TMCP SGCT
     chi nhánh Cần Thơ.....................................................................................15
   3.3.1 Đối tượng cho vay................................................................................15
   3.3.2 Thể loại cho vay...................................................................................16
   3.3.3 Phương thức cho vay............................................................................16
   3.3.4 Quy trình cho vay.................................................................................17
3.4 Vị thế cạnh tranh của Ngân hàng................................................................17
   3.4.1 Thuận lợi ..............................................................................................17
   3.4.2 Khó khăn ..............................................................................................18
3.5 Kết quả hoạt động của Ngân hàng qua 3 năm (2004-2006) .......................19
   3.5.1 Về thu nhập ..........................................................................................19
   3.5.2 Về chi phí .............................................................................................21
3.6 Định hướng phát triển của Ngân hàng trong thời gian tới..........................22
Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NH TMCP
SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ ............................24
4.1 Phân tích tình hình huy động vốn ...............................................................24
   4.1.1 Vốn huy động tại chỗ ...........................................................................24
       4.1.1.1 Tiền gửi tiết kiệm .........................................................................24
       4.1.1.2 Tiền gửi thanh toán ......................................................................25
   4.1.2 Vốn vay (điều chuyển) từ Hội sở.........................................................27
4.2 Phân tích tình cho vay vốn tại Ngân Hàng ................................................27
  4.2.1 Phân tích doanh số cho vay ..................................................................27
       4.2.1.1 Doanh số cho vay theo ngành ......................................................27


                                                          7
4.2.1.2 Doanh số cho vay theo thời gian..................................................32
  4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ.....................................................................35
       4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo ngành.........................................................35
       4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo thời gian ....................................................39
  4.2.3 Phân tích dư nợ .....................................................................................42
       4.2.3.1 Dư nợ theo ngành.........................................................................42
       4.2.3.2 Dư nợ theo thời gian ....................................................................46
  4.2.4 Phân tích nợ quá hạn và rủi ro tín dụng................................................48
       4.2.4.1 Nợ quá hạn ...................................................................................48
       4.2.4.2 Rủi ro tín dụng .............................................................................51
4.3 Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng ..............................52
  4.3.1 Hệ số thu nợ ..........................................................................................52
  4.3.2 Tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn huy động ..................................................52
   4.3.3 Vòng quay tín dụng..............................................................................53
  4.3.4 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ..........................................................55
Chương 5: BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ..........................57
5.1 Tồn tại và nguyên nhân...............................................................................57
5.2 Biện pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ..................58
5.3 Biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng......................................60
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................62
6.1 Kết luận.......................................................................................................62
6.2 Kiến nghị.....................................................................................................63




                                                           8
DANH MỤC BIỂU BẢNG
                                                                                          Trang
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2004 – 2006......................20
Bảng 2: Kết quả huy động vốn qua 3 năm........................................................26
Bảng 3: Doanh số cho vay theo ngành qua 3 năm............................................30
Bảng 4: Doanh số cho vay theo thời gian qua 3 năm .......................................33
Bảng 5: Doanh số thu nợ theo ngành qua 3 năm ..............................................37
Bảng 6: Doanh số thu nợ theo thời gian qua 3 năm .........................................40
Bảng 7: Dư nợ theo ngành qua 3 năm ..............................................................43
Bảng 8: Dư nợ theo thời gian qua 3 năm..........................................................47
Bảng 9: Tình hình nợ quá hạn qua 3 năm.........................................................49
Bảng 10: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ...........................54




                                                  9
DANH MỤC HÌNH
                                                                                          Trang
Hình 1: Doanh số cho vay theo ngành qua 3 năm ............................................31
Hình 2: Doanh số cho vay theo thời gian qua 3 năm........................................35
Hình 3: Doanh số thu nợ theo ngành qua 3 năm ..............................................39
Hình 4: Doanh số thu nợ theo thời gian qua 3 năm ..........................................41
Hình 5: Dư nợ theo ngành qua 3 năm...............................................................45
Hình 6: Dư nợ theo thời gian qua 3 năm ..........................................................48
Hình 7: Tình hình nợ quá hạn qua 3 năm .........................................................50




                                                 10
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
NH: ngân hàng
NHTM: ngân hàng thương mại
NHTMCP: ngân hàng thương mại cổ phần
NHNN: ngân hàng Nhà nước
SGCTNH: Sài Gòn công Thương Ngân Hàng
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long




                                 11
CHƯƠNG 1
                                   GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

   Sau hơn 20 năm cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, hệ thống các ngân
hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, đã
có những đóng góp xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền
kinh tế nói chung và quá trình đổi mới, phát triển của các thành phần kinh tế, các
doanh nghiệp nói riêng. Trong hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là
một trong những hoạt động tạo ra giá trị cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng là
nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống NHTM ở nước ta, nó mang lại 80 - 90% thu
nhập của mỗi ngân hàng, song rủi ro của nó cũng là lớn nhất. Rủi ro tín dụng cao
quá mức sẽ hủy hoại giá trị của ngân hàng và có thể dẫn đến phá sản. Do đó,
đứng trước những thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thì
vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam với các NHTM
nước ngoài, mà trước mắt là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro, đã
trở nên cấp thiết đối với hệ thống NHTM Việt Nam.

   Thành phố Cần Thơ đang là trung tâm quan trọng nhất của vùng đồng bằng
sông Cửu Long về kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật,… Kinh tế phát triển
thì các doanh nghiệp ngày càng muốn trang bị cho mình một sức mạnh cạnh
tranh, cũng như cần có đủ vốn để bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình.
   Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần (NHTMCP) Sài Gòn Công Thương chi
nhánh Cần Thơ với vai trò là ngân hàng thương mại đã và đang từng bước mở
rộng quy mô hoạt động, khẳng định vị thế của mình đối với kinh tế địa phương.
Làm thế nào để bổ sung được vốn cho nền kinh tế, sử dụng hiệu quả nguồn vốn
huy động là điều mà các ngân hàng quan tâm, NHTMCP Sài Gòn Công Thương
chi nhánh Cần Thơ cũng không ngoại lệ. Ngày từng bước khẳng định là cầu nối
giữa nơi cần vốn và nơi thiếu vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các thành
phần kinh tế, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng là hoạt động
chính của ngân hàng, đã góp phần quan trọng vào việc tạo thu nhập cho ngân
hàng cũng như hỗ trợ tích cực cho sự phát triển kinh tế của địa phương.


                                       12
Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với ngân hàng,
cho nên em quyết định chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là “Phân tích hoạt động
tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Công Thương chi nhánh
Cần Thơ”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
   1.2.1 Mục tiêu chung
   Phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn Công Thương
chi nhánh Cần Thơ trong 3 năm gần đây và đề ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong tương lai.
   1.2.2. Mục tiêu cụ thể
   - Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Sài Gòn Công
Thương chi nhánh Cần Thơ trong thời gian 2004-2006, để thấy được sự biến
động của kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm vừa rồi.
   - Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nhằm thấy được thực trạng huy
động vốn và hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, tìm ra được những mặt mạnh
và mặt yếu của ngân hàng.
   - Qua việc phân tích hoạt động tín dụng, từ đó đưa ra một số biện pháp nâng
cao hiệu quả cũng như hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
   1.3.1. Không gian: Đề tài được nghiên cứu tại NHTMCP Sài Gòn Công
Thương chi nhánh Cần Thơ.
   1.3.2. Thời gian: Đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian 05/03/2007-
11/6/2007.
   1.3.3. Đối tượng nghiên cứu:
   - Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm.
   - Tình hình nguồn vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng.
   - Hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.




                                      13
CHƯƠNG 2
          PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
   2.1.1. Một số vấn đề về tín dụng
   2.1.1.1. Khái niệm tín dụng
   * Khái niệm tín dụng:
   Tín dụng xuất phát từ chữ Latinh Creditium có nghĩa là tin tưởng. Tín dụng
theo nghĩa của Việt Nam là vay mượn. Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời
quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sở
hữu sang người sử dụng và sau đó hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn hơn. Nó
thể hiện ở ba nội dung:
   - Sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người
khác.
   - Sự chuyển giao này mang tính tạm thời.
   - Khi hoàn trả lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải trả kèm
theo một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức.
   * Khái niệm tín dụng ngân hàng:
   Tín dụng ngân hàng là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng giao
cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian
nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
   2.1.1.2. Vai trò của tín dụng
   Một là, đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục, đồng
thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần
điều hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được
liên tục. Ngoài ra, tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Nó là động
lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư
phát triển.
   Hai là, thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất. Hoạt động của
ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng. Trên cơ sở đó cho vay
các đơn vị kinh tế. Tuy nhiên, quá trình đầu tư tín dụng không phải rải đều cho


                                         14
mọi chủ thể có nhu cầu, mà việc đầu tư được thực hiện một cách tập trung chủ
yếu là cho các đơn vị kinh doanh có hiệu quả.
   Ba là, tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và
ngành kinh tế mũi nhọn. Trong điều kiện nước ta, đó là các lĩnh vực công thương
nghiệp, nông nghiệp,…Nhà nước tập trung tín dụng để tài trợ, để phát triển các
ngành đó, tạo cơ sở lôi cuốn các ngành khác.
   Bốn là, góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của
xí nghiệp quốc doanh. Đặc trưng của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả
và có lợi tức. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà
nước nói riêng phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng
vòng quay vốn, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
   Năm là, tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài. Trong
điều kiện nền kinh tế mở, tín dụng đã trở thành một trong những phương tiện nối
liền nền kinh tế các nước với nhau.
   2.1.1.3. Nguyên tắc tín dụng
   Tiền vay phải sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng.
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính hiệu quả của vốn vay, tạo điều kiện thực hiện
việc hoàn trả nợ vay của đơn vị vay vốn. Để thực hiện được nguyên tắc này, mỗi
lần vay khách hàng phải làm đơn xin vay, trong đó khách hàng phải ghi rõ mục
đích sử dụng vốn vay và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh mà khách
hàng dự định đầu tư bằng nguồn vốn vay ngân hàng. Đơn vị vay có trách nhiệm
sử dụng vốn đúng mục đích đã cam kết trong đơn xin vay. Nếu ngân hàng phát
hiện đơn vị sử dụng vốn sai mục đích thì có thể thu hồi nợ trước hạn.
   Tiền vay phải được hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi theo thỏa thuận trên hợp
đồng tín dụng. Vì phần lớn nguồn vốn của ngân hàng là nguồn đi vay do đó ngân
hàng yêu cầu khách hàng phải trả vốn gốc và lãi đúng hạn. Để thực hiện nguyên
tắc này, tất cả các khoản cho vay đều có định kỳ hạn trả nợ trên hợp đồng tín
dụng. Khi đến hạn, khách hàng phải chủ động đến trả nợ cho ngân hàng.
   2.1.1.4. Điều kiện tín dụng
   - Người vay phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và
phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật
   - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ vay trong thời hạn cam kết


                                       15
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
   - Có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả
   - Thực hiện các quy định đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và
quy định của Ngân hàng nhà nước.
    2.1.1.5. Các loại đảm bảo tín dụng thông thường
   * Khái niệm:
   Đảm bảo tín dụng là một phương tiện tạo cho ngân hàng có một sự đảm bảo
rằng sẽ có một nguồn vốn khác để hoàn trả nếu như công việc cho vay bị phá sản
không thu hồi được nợ.
   * Đảm bảo đối nhân:
   Là sự cam kết của một hoặc nhiều người về việc trả nợ ngân hàng thay cho
khách hàng vay vốn khi người này không trả được nợ.
   Trong đảm bảo đối nhân có 3 chủ thể liên quan với nhau như sau: Hợp đồng
tín dụng được ký kết giữa ngân hàng và người đi vay. Hợp đồng bảo lãnh được
ký kết giữa ngân hàng và người bảo lãnh. Ngân hàng được gọi là trái chủ đồng
thời là người thụ hưởng của hành vi bảo lãnh. Khách hàng vay vốn là người thụ
trái, là người được bảo lãnh. Người bảo lãnh là người cam kết trả nợ thay cho
người được bảo lãnh.
   Các loại bảo lãnh
   Căn cứ vào độ an toàn của bảo lãnh:
   + Bảo lãnh không có tài sản làm đảm bảo, được áp dụng đối với cá nhân hay
doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh và có uy tín với ngân hàng.
   + Bảo lãnh có tài sản làm đảm bảo
   Căn cứ vào phạm vi bảo lãnh:
   + Bảo lãnh riêng biệt: được thực hiện cho một số tiền vay cụ thể theo hợp
đồng tín dụng
   + Bảo lãnh duy trì: là hành vi bảo lãnh cho một loạt các giao dịch và mức bảo
lãnh theo hạn mức tối đa
   Nội dung xét duyệt một bảo lãnh:
   Người bảo lãnh phải có đủ năng lực bảo lãnh theo quy định của pháp luật,
phải có đủ năng lực tài chính để trả nợ thay.
   Uy tín của người bảo lãnh


                                        16
Việc bảo lãnh phải được làm thành văn bản và phải có xác nhận của cơ quan
công chứng.
   * Đảm bảo đối vật:
   Là hình thức đảm bảo tín dụng mà trong đó người cho vay đóng vai trò là chủ
nợ, được thừa hưởng một số quyền hạn nhất định đối với tài sản của khách hàng-
con nợ, nhằm làm căn cứ để thu hồi nợ trong trường hợp con nợ không trả hoặc
không có khả năng trả nợ.
   Tài sản làm đảm bảo phải có các điều kiện sau:
   + Phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người vay vốn
   + Phải được pháp luật cho phép chuyển nhượng hợp pháp
   + Phải có thị trường tiêu thụ
   Loại tài sản làm đảm bảo bao gồm:
   + Bất động sản: đất đai, nhà ở, các công trình xây dựng, và các tài sản khác
gắn liền với đất đai, nhà ở, công trình xây dựng,…
   + Động sản: là những tài sản không được quy định là bất động sản.
   Mức tín dụng được cấp so với tài sản đảm bảo:
   + Mức tín dụng phải nhỏ hơn giá thị trường của tài sản
   + Phải điều chỉnh tín dụng theo mức giảm giá của tài sản
   Các phương thức đảm bảo đối vật:
   . Thế chấp:
   Là phương tiện chuyển dịch quyền lợi về tài sản sang cho chủ nợ với mục
đích làm đảm bảo cho món nợ.
   Căn cứ vào nội dung pháp lý: gồm thế chấp pháp lý và thế chấp công bằng
   - Thế chấp pháp lý: là hình thức thế chấp mà trong đó khách hàng vay vốn
chuyển giao quyền sở hữu tài sản thế chấp cho ngân hàng. Vì vậy, khi khách
hàng không hoàn trả theo thõa thuận của hợp đồng thì ngân hàng với tư cách là
chủ nợ được quyền bán tài sản thu hồi nợ mà không cần thực hiện các thủ tục tố
tụng để nhờ sự can thiệp của tòa án.
   - Thế chấp công bằng: theo hình thức này, thay vì nắm giữ quyền sở hữu tài
sản thế chấp, ngân hàng chỉ nắm giữ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản để
làm đảm bảo cho khoản tín dụng. Khi khách hàng không trả nợ theo thõa thuận



                                       17
trên hợp đồng, nhân hàng phải nhờ đến sự can thiệp của tòa án mà không được
bán tài sản thế chấp để thu nợ.


   Căn cứ vào số lần thế chấp: gồm thế chấp thứ nhất và thế chấp thứ hai
   - Thế chấp thứ nhất: là tài sản đang thế chấp để đảm bảo cho món nợ thứ
nhất. Thế chấp thứ nhất không có nghĩa là lần đầu tiên đem tài sản đi thế chấp
cho món nợ, mà là thế chấp cho món nợ thứ nhất đang hiện hữu (có thể trước đây
khách hàng đã thế chấp nhiều lần để vay vốn nhưng đã giải chấp)
   - Thế chấp thứ hai: là hình thức thế chấp, trong đó khách hàng sử dụng phần
giá trị chênh lệch giữa giá trị tài sản thế chấp và khoản tín dụng thứ nhất được
đảm bảo bằng tài sản đó, để đảm bảo cho khoản vay thứ hai.
   Căn cứ vào tính chất của bảo đảm tài sản: gồm thế chấp toàn bộ bất động sản
và thế chấp một phần bất động sản
   - Thế chấp toàn bộ bất động sản: bao gồm cả các vật phụ gắn liền với bất
động sản
   - Thế chấp một phần bất động sản: trong trường hợp này, vật phụ gắn liền với
bất động sản không được tính vào giá trị tài sản thế chấp.
   . Cầm cố:
   Là hành vi giao nộp tài sản hoặc các chứng từ chứng nhận quyền sở hữu tài
sản của người cầm cố cho người được cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
hoàn trả nợ đúng hạn theo hợp đồng.
   Những loại tài sản cầm cố thông dụng để đảm bảo cho nợ vay ngân hàng
thường có như sau: hàng hóa, chứng khoán, chứng từ có giá,…
   2.1.1.6. Rủi ro tín dụng
   - Rủi ro tín dụng: là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng do
khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của
mình theo cam kết.
   - Dự phòng rủi ro: là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn
thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện theo nghĩa vụ cam kết. Dự
phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của
ngân hàng.
   - Phân loại nợ:


                                        18
Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): bao gồm các khoản nợ trong hạn mà ngân hàng
đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.
   Nhóm 2 (nợ cần chú ý): gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày.
   Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.
   Nhóm 4 (nợ nghi ngờ): gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
   Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
   - Tỷ lệ trích lập dự phòng:
   Nhóm 1: 0%
   Nhóm 2: 5%
   Nhóm 3: 20%
   Nhóm 4: 50%
   Nhóm 5: 100%
   2.1.1.7. Một số hình thức tín dụng
   Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
   . Tín dụng ngắn hạn
   . Tín dụng trung, dài hạn
   Căn cứ vào đối tượng tín dụng:
   . Tín dụng vốn lưu động
   . Tín dụng vốn cố định
   Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:
   . Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa
   . Tín dụng tiêu dùng
   2.1.2. Các chỉ tiêu dùng để phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng của
Ngân hàng
   2.1.2.1. Doanh số cho vay
   Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất cứ một
ngân hàng thương mại nào. Sự chuyển hoá từ vốn tiền sang vốn tín dụng để bổ
sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối
với nền kinh tế mà cả đối với bản thân ngân hàng. Bởi vì nhờ cho vay mà tạo ra
nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách
hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy
nhiên hoạt động cho vay là hoạt động mang tính rủi ro lớn, vì vậy cần phải quản


                                        19
lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm
thiểu rủi ro.


   2.1.2.2. Doanh số thu nợ
   Hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro, đồng vốn mà ngân hàng cho
vay có thể được thu hồi đúng hạn, trễ hạn hoặc có thể không thu hồi được. Vì vậy
công tác thu hồi nợ được ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một ngân hàng muốn
hoạt động tốt, không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến
công tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng,
tránh thất thoát và có hiệu quả cao.
   Mặc dù việc thu nợ là yếu tố chưa nói lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng
một cách trực tiếp, nhưng nó là yếu tố chủ yếu thể hiện khả năng phân tích, đánh
giá, kiểm tra khách hàng, của ngân hàng là thành công hay không. Việc thu hồi
một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một
thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Vì đã cho vay
đúng đối tượng, người sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả và người vay
đã tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng qua việc họ trả nợ và lãi đúng hạn cho ngân
hàng.
   2.1.2.3. Tình hình dư nợ
   Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động của một ngân hàng tại một thời điểm
nhất định. Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung và dài hạn phụ thuộc vào mức độ
huy động vốn của ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ
tăng và ngược lại. Bất cứ một ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì
không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải nâng cao mức dư nợ.
   2.1.2.4. Tình hình nợ quá hạn
   Đối với khoản cho vay khi đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không trả được
nợ đúng hạn thì có thể chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng vì những
nguyên nhân khách quan không trả được nợ đúng hạn thì có thể làm đơn xin gia
hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ nếu được ngân hàng đồng ý. Sau khi hết thời gian
gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ mà khách hàng vẫn không trả được nợ cho
ngân hàng thì nợ đó được chuyển sang nợ quá hạn. Còn nếu khách hàng không



                                       20
có đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ tất yếu ngân hàng cũng chuyển nợ
đó sang nợ quá hạn ngay sau khi hết hạn.
   Nợ quá hạn, nợ khó đòi là những biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng.
Khi phát sinh nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với các khoản vay của ngân hàng đã
bị rủi ro. Vì vậy ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn,
đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ quá hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro cho
ngân hàng cũng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng hoạt động cho ngân
hàng.
   2.1.2.5. Hệ số thu nợ (%)
   Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ / Doanh số cho vay
   Hệ số thu nợ phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng so với đồng vốn
cho vay. Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn trên một đồng doanh số cho
vay.
   2.1.2.6. Tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn huy động (lần)
   Tổng dư nợ trên vốn huy động = Tổng dư nợ / Số dư vốn huy động
   Chỉ tiêu này phản ánh khả năng cho vay của ngân hàng so với nguồn vốn huy
động tại chỗ.
   Tỷ số = 1: Vốn huy động tại chỗ đủ đáp ứng cho hoạt động cho vay.
   Tỷ số < 1: Lượng vốn huy động được dồi dào đảm bảo cho hoạt động cho
vay, ngoài ra có thể sử dụng cho hoạt động đầu tư khác.
   Tỷ số > 1: Vốn huy động ít, không đủ để cho vay, ngân hàng phải bổ sung
bằng nguồn vốn khác.
   2.1.2.7. Vòng quay vốn tín dụng (lần)
   Vòng quay vốn tín dụng = doanh số thu nợ / Dư nợ bình quân
   Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu nợ
nhanh hay chậm. Số vòng quay càng lớn càng tốt.
   2.1.2.8. Tỷ số rủi ro tín dụng: (%)
   Tỷ số rủi ro tín dụng = Nợ quá hạn / Tổng dư nợ
   Chỉ tiêu này đánh giá chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này
càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
   2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu


                                         21
Từ việc củng cố lại kiến thức đã học, tiếp thu những thông tin qua các sách
báo có liên quan đến hoạt động tín dụng. Ngoài ra còn thu thập thông tin và tài
liệu, số liệu tại NHTMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ… để thực
hiện chuyên đề này.
   2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
   - Tổng hợp, phân tích dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối về
hoạt động tín dụng qua 3 năm 2004-2006.
   - Phân tích các tỷ số liên quan và đánh giá tổng hợp.




                                       22
CHƯƠNG 3
           KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
             SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
   3.1.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương
   Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SGCTNH) có:
   Tên giao dịch quốc tế:
              SAIGON BANK FOR INDUSTRY AND TRADE
   Tên gọi tắt: SAIGON BANK
   Là Ngân Hàng thương Mại Cổ Phần Việt Nam đầu tiên được thành lập trong
hệ thống Ngân Hàng Cổ Phần tại Việt Nam hiện nay, ra đời ngày 16 tháng 10
năm 1987, trước khi có Luật Công Ty và Pháp lệnh Ngân Hàng với vốn điều lệ
ban đầu là 650 triệu đồng và thời gian hoạt động là 50 năm .
   Sau gần 19 năm thành lập, Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương đã tăng
vốn điều lệ từ 650 triệu đồng lên 689,255 tỷ đồng.
   Nhờ vốn điều lệ tăng trưởng qua từng năm Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công
Thương đã thúc đẩy tăng trưởng nghiệp vụ, phát triển mạng lưới hoạt động, kết
quả kinh doanh liên tục có lời, cổ đông nhận cổ tức khá cao từ đồng vốn đầu tư
ban đầu.
   Tính đến 31/12/2006, Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương có quan hệ
đại lý với 622 ngân hàng và chi nhánh tại 59 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp
thế giới. Hiện nay Saigonbank là đại lý thanh toán thẻ Visa, Master Card,
JCB, CUP… và là đại lý chuyển tiền kiều hối Moneygram.
   Sau hơn 19 năm hoạt động, ngoài việc đưa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
có chất lượng, phù hợp với nhu cầu khách hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động…
với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SGCTNH còn quan
tâm và mở rộng các hoạt động đến các đối tượng khách hàng là các cá nhân, công
ty liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài,…hoạt động trong các khu chế xuất, khu
công nghiệp, hỗ trợ sự phát triển các ngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và các ngành nghề truyền thống tại các địa phương trong cả nước.
   Trong thời gian tới, theo xu thế phát triển - hội nhập của hệ thống NH
Thương mại Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Ngân Hàng TMCP


                                       23
Sài Gòn Công Thương sẽ liên tục đổi mới hoạt động: cung ứng thêm nhiều sản
phẩm dịch vụ, thay đổi phong cách phục vụ, ưu đãi các khách hàng giao dịch
thường xuyên, mở rộng mạng lưới hoạt động, hướng tới phục vụ khách hàng
bằng những sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại với chất lượng tốt nhất dựa
trên nền tảng công nghệ NH tiên tiến … nhằm thực hiện thành công mục tiêu là
một trong những Ngân hàng TMCP lớn mạnh hàng đầu trong hệ thống
NHTMCP.
   3.1.2. Khái quát về NH TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ
   Ngày 15/04/1998, Sài Gòn Công Thương Ngân Hàng đã chính thức khai
trương và đi vào hoạt động chi nhánh Cần Thơ tại địa chỉ số 11 Lý Tự Trọng.
Cần Thơ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, khoa học kỹ thuật của
vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, một thị trường hứa hẹn phát triển trong tương
lai. Việc mở chi nhánh Cần Thơ giúp NHTMCP Sài Gòn Công Thương phát triển
thị phần ra các tỉnh có tiềm năng kinh tế. Là chi nhánh thứ năm trong mạng lưới
chi nhánh của Sài Gòn Công Thương Ngân Hàng, sự ra đời của chi nhánh Cần
Thơ đánh dấu sự có mặt của SGCTNH tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
   Tọa lạc tại vị trí thuận lợi trên đường Lý Tự Trọng, chi nhánh Cần Thơ cung
cấp đến khách hàng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng như: Nhận các loại
tiền gửi, tiết kiệm, bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của các cá nhân & tổ chức
kinh tế với lãi suất linh hoạt và hấp dẫn - Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm
theo quy định của Nhà nước. Thực hiện cho vay ngắn hạn - trung hạn - dài hạn
bằng VNĐ & ngoại tệ không phân biệt thành phần kinh tế trên tất cả các lĩnh vực
sản xuất - kinh doanh - thương mại - tiêu dùng - xây dựng,… tài trợ thanh toán
xuất nhập khẩu, chuyển tiền trong nước, dịch vụ kiều hối Money Gram, phát
hành thẻ đa năng…và các dịch vụ ngân hàng khác.
   Với mạng lưới công nghệ thông tin hiện đại, luôn được cải tiến và đổi mới
nâng cao, NHTMCP Sài Gòn Công Thương Chi nhánh Cần Thơ đã có mối quan
hệ thanh toán với tất cả các ngân hàng trong và ngoài hệ thống trên toàn quốc.
Ngoài ra Chi nhánh Cần Thơ còn tham gia thanh toán với các đại lý thanh toán
quốc tế trên thế giới của SGCTNH.
   Với những nỗ lực không ngừng, NHTMCP Sài Gòn Công Thương Chi nhánh
Cần Thơ sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược tăng trưởng lâu dài bằng việc đầu tư


                                       24
công nghệ, nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên, nhằm đưa ra những sản phẩm -
dịch vụ tối ưu nhất đáp ứng nhu cầu khách hàng.
3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG
   3.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức


                                   Ban lãnh




  Phòng            Phòng             Phòng             Phòng           Phòng kiểm
hành chánh       kinh doanh          kế toán          ngân quỹ         soát nội bộ

   3.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
   * Ban lãnh đạo
   . Giám đốc
   - Điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng theo chức năng, nhiệm vụ, phạm
vi hoạt động của đơn vị.
   - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ
các phòng ban.
   - Có quyền quyết định chính thức cho một khoản vay.
   - Có quyền quyết định tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật
hay nâng lương các cán bộ, công nhân viên trong đơn vị.
   . Phó giám đốc
   Có trách nhiệm hỗ trợ cùng giám đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt
động chung của toàn chi nhánh.
   * Phòng hành chánh
   - Có trách nhiệm quản lý về mặt nhân sự tại đơn vị. Theo dõi, lưu trữ công
văn đến và gởi công văn đi.
   - Thực hiện công tác bảo vệ an ninh an toàn chi nhánh. Soạn thảo các văn bản
về nội quy cơ quan, đưa ra quy chế làm việc, nội quy an toàn lao động, tiền
lương. Xây dựng nội dung chương trình thi đua trong toàn đơn vị.




                                      25
* Phòng kinh doanh
   - Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội trong địa bàn hoạt động, lập và thực
hiện kế hoạch, dự án khai thác nguồn vốn. Tìm khách hàng mới và giữ quan hệ
tốt với khách hàng truyền thống.
   - Thẩm định các phương án, dự án đầu tư. Quản lý, theo dõi các tài sản thế
chấp. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc thu hồi các khoản nợ đến hạn và đề xuất các
biện pháp xử lý nợ quá hạn. Thực hiện công tác phòng ngừa rủi ro.
   - Lập các báo cáo thống kê về nghiệp vụ tín dụng và báo cáo các nghiệp vụ
theo chế độ quy định.
   * Phòng kế toán
   - Thực hiện ghi chép, tính toán qua các số liệu, thực hiện các nghiệp vụ có
liên quan đến quá trình thanh toán như: thu chi theo yêu cầu của khách hàng, tiến
hành mở tài khoản cho khách hàng, hạch toán chuyển khoản giữa ngân hàng với
khách hàng, giữa khách hàng với nhau…
   - Thu thập các số liệu phát sinh, lên cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn hàng
ngày để trình lên lãnh đạo.
   * Phòng ngân quỹ
   - Là nơi diễn ra các khoản thu chi tiền mặt trên cơ sở các chứng từ phát sinh.
Phát hiện ngăn chặn tiền giả, xác định tiền đúng tiêu chuẩn lưu thông.
   - Là nơi bảo quản tiền mặt, các giấy tờ, tài sản thế chấp,..
   * Phòng kiểm soát nội bộ
   - Kiểm tra giám sát việc chấp hành các chủ trương, chính sách pháp luật của
Nhà nước và quy chế, quy định, điều lệ hoạt động của Ngân hàng về kinh doanh
tài chính để đảm bảo an toàn tài sản tại chi nhánh.
3.3. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
CỦA NHTMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ
   3.3.1. Đối tượng cho vay
   - Các pháp nhân là: doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
   - Cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh.




                                         26
3.3.2. Thể loại cho vay
   - Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng. Chủ
yếu cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của
tổ chức kinh tế và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân.
   - Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng
đến 60 tháng, cho vay để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỷ thuật,
mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.
   - Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở
lên, được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất
có quy mô lớn.
   3.3.3. Phương thức cho vay
   - Cho vay từng lần: mỗi lần vay vốn, khách hàng và ngân hàng thực hiện thủ
tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng.
   - Cho vay theo hạn mức tín dụng: ngân hàng và khách hàng xác định, thỏa
thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.
   - Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện
các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư
phục vụ cuộc sống.
   - Cho vay hợp vốn: ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác cùng cho vay đối
với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó có một
tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác.
   - Cho vay trả góp: khi vay vốn, ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa
thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều
kỳ hạn trong thời hạn cho vay.
   - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn
sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Ngân
hàng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng,
mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.
   - Cho vay thông qua nghiệp vụ phát sinh và sử dụng thẻ tín dụng: Ngân hàng
chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín
dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ, rút tiền tại máy rút tiền tự động.



                                        27
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Ngân hàng thỏa thuận bằng văn bản chấp
thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trong tài khoản thanh toán của khách
hàng phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động
thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
   - Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với điều
kiện hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và khách hàng.
   3.3.4. Quy trình cho vay
   - Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ xin vay vốn
   - Thẩm định các điều kiện vay vốn của khách hàng
   - Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và lãi suất cho vay của
chi nhánh
   - Lập tờ trình thẩm định cho vay
   - Tái thẩm định khoản vay
   - Trình duyệt khoản vay
   - Ký kết hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn, hợp đồng đảm bảo tiền vay, giao
nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo
   - Giải ngân
   - Kiểm tra giám sát khoản vay
   - Thu nợ lãi, gốc và xử lý những phát sinh
   - Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay
   - Giải chấp tài sản đảm bảo
   - Lưu giữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ đảm bảo tiền vay.
3.4. VỊ THẾ CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG
   3.4.1. Thuận lợi
   Cần Thơ là vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long,
đặc biệt là sau khi trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương, hướng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của Cần Thơ đạt kết quả khả quan, đời sống người dân từng
bước được cải thiện và không ngừng nâng lên. Tình hình an ninh chính trị, trât tự
an toàn xã hội luôn được đảm bảo ổn định. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính
sách về tài chính-tiền tệ-đầu tư tiếp tục được đổi mới theo hướng tạo môi trường
đầu tư và môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng và minh bạch, nhằm thu
hút tối đa các nguồn tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội. Đây là môi trường


                                       28
thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển, trong đó có hoạt động của
hệ thống các ngân hàng.
   Là một trong những NHTMCP đầu tiên đặt chân đến Cần Thơ, NHTMCP Sài
Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ có lợi thế là am hiểu thị trường này hơn,
có bề dày kinh nghiệm hơn. Ngân hàng sẽ chọn Cần Thơ để làm "bàn đạp" phát
triển thị trường miền Tây sau này.
   Ngay từ những ngày đầu thành lập, tập thể lãnh đạo và cán bô công nhân viên
của NHTMCP Sài Gòn Công Thương Chi nhánh Cần Thơ đã bám sát và vận
dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của địa phương, cùng với định hướng
và giải pháp của cấp trên. Hợp tác và tranh thủ sự giúp đỡ của các ngành và các
cấp tại địa phương, đoàn kết một lòng cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ. Thành
tựu đáng chú ý là Chi nhánh đã xây dựng được nguồn nhân lực dồi dào, có trình
độ, có thể đáp ứng môi trường cạnh tranh.
   Bên cạnh đó, Chi nhánh đã hoạt động theo định hướng hoạt động kinh doanh
của Hội sở, có cơ chế điều hành nguồn vốn và lãi suất linh hoạt, giao quyền chủ
động quyết định lãi suất huy động và cho vay cho chi nhánh nhằm nâng cao khả
năng cạnh tranh và thu hút khách hàng.
   3.4.2. Khó khăn
   Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay NHTMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh
Cần Thơ mặc dù đã nổ lực phấn đấu để hoàn thành các công việc theo kế hoạch
đề ra nhưng vẫn còn một số tồn tại khó khăn chưa đạt được tính khả thi như:
    - Việc xử lý nợ còn nhiều khó khăn do việc hỗ trợ xử lý nợ của chính quyền
địa phương còn thiếu kiên quyết, nhiều hộ cố tình chây ỳ nên ảnh hưởng đến việc
thu hồi nợ.
   - Sự cạnh tranh gay gắt không chỉ giữa các ngân hàng mà còn với cả các công
ty bảo hiểm, quỹ tín dụng nhân dân, tiết kiệm bưu điện,…làm ảnh hưởng lớn đến
hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
   - Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, thủ tục hồ sơ vay vốn, chính
sách tiền gửi của Sài Gòn Công Thương Ngân Hàng còn hạn chế, công tác tiếp
thị còn bất cập.




                                         29
3.5. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NH QUA 3 NĂM (2004-2006)
   Trong những năm vừa qua, đặc biệt là sau khi Cần Thơ trở thành Thành phố
trực thuộc Trung ương thì mạng lưới hoạt động của các ngân hàng ngày càng mở
rộng. Để hòa nhập vào xu thế phát triển chung và tăng cường khả năng cạnh
tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, đội ngũ cán bộ công nhân viên
NHTMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ đã không ngừng nổ lực
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, đẩy mạnh và phát triển hoạt
động kinh doanh cả về số lượng lẫn chất lượng, đưa các sản phẩm, dịch vụ…dần
dần trở nên quen thuộc với khách hàng. Từ việc mở rộng và nâng cao hiệu quả
hoạt động đã đem lại cho Ngân hàng nguồn thu nhập đáng kể trong những năm
qua. Lợi nhuận trung bình là 3.689,67 triệu đồng / năm (2004-2006). Cụ thể như
sau:
   3.5.1.Về thu nhập
   Qua bảng số liệu ta thấy, thu nhập của Ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm.
Năm 2005 tăng 2.529 triệu đồng, hay tăng 10,16% so với năm 2004. Năm 2006,
tốc độ tăng thu nhập cao hơn (18,72%) với số tăng tuyệt đối là 5.134 triệu đồng.
Tổng thu nhập tăng là xuất phát từ những thay đổi tích cực trong các lĩnh vực
nghiệp vụ về cho vay và đầu tư, mở rộng thị trường, thu hút dịch vụ, có chính
sách khách hàng và thực hiện cơ chế hợp lý về lãi suất,… Trong đó, thu nhập từ
lãi luôn chiếm tỷ trọng cao, trung bình là 89,35% / năm. Cho thấy tín dụng vẫn là
hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng.
   Tuy nhiên, thời gian gần đây, tỷ trọng lợi nhuận giữa tín dụng và dịch vụ có
xu hướng giảm dần, năm 2005 giảm 0,67% và năm 2006 giảm 0,86%. Điều này
phù hợp với xu thế kinh doanh hiện đại, các ngân hàng thương mại sẽ giảm dần
tỷ trọng tín dụng, tăng tỷ trọng dịch vụ.
   Bên cạnh nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng, ngay từ những ngày đầu
mới thành lập, Chi nhánh đã coi trọng việc phát triển các dịch vụ ngân hàng đó
là: tài trợ thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền trong nước, dịch vụ mua bán và
kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ chuyển tiền và chi trả kiều hối... Chất lượng các sản
phẩm dịch vụ đã ngày càng khẳng định uy tín của chi nhánh NHTMCP SGCT
Cần Thơ đối với các khách hàng trên địa bàn.



                                            30
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM 2004-2006
                                                                                         ĐVT: triệu đồng

                                                             So sánh 2005 với 2004 So sánh 2006 với 2005
                            2004      2005       2006
Chỉ tiêu                                                      Số tiền      Tỷ lệ (%)   Số tiền   Tỷ lệ (%)

Tổng thu nhập                24.892   27.421      32.555         2.529         10,16     5.134       18,72

-Thu nhập lãi suất           24.623   27.017      31.826         2.394          9,72     4.809       17,80

-Thu nhập ngoài lãi suất       269       404           729          135        50,19       325       80,45

Tổng chi phí                 20.666   23.768      29.365         3.102         15,01     5.597       23,55

-Chi phí lãi suất            16.368   17.800      20.864         1.432          8,75     3.064       17,21

-Chi phí ngoài lãi suất       4.298    5.968       8.501         1.670         38,86     2.533       42,44

Thu nhập trước thuế           4.226    3.653       3.190            -573      -13,56      -463       -12,67


                                        (Nguồn: phòng kinh doanh)



                                                   1
Có thể nói rằng, lợi nhuận từ phí dịch vụ cũng được ngân hàng đặc biệt coi
trọng không kém với lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính. Các dịch vụ ngân
hàng đang và sẽ mang lại những nguồn thu lớn cho đơn vị. Đây được đánh giá là
những nguồn thu bền vững và sẽ mở rộng nhanh chóng trong tương lai.
   3.5.2. Về chi phí
   Năm 2004, chi phí mà Ngân hàng phải chi ra là 20.666 triệu đồng, năm 2005
tăng thêm 3.102 triệu đồng, tức tăng 15,01% so với năm 2004. Đến năm 2006,
tổng chi phí của Ngân hàng là 29.365 triệu đồng, tăng thêm 5.597 triệu đồng
(23,55%) so với năm 2005. Như vậy, chi phí của Ngân hàng tăng qua 3 năm,
trong đó chủ yếu là do chi phí lãi suất. Bởi nhu cầu tín dụng tăng cao, trong khi
chi nhánh phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng trên địa bàn
nên đơn vị phải tăng lãi huy động. Mặc dù vậy, số vốn huy động vẫn chưa đáp
ứng nhu cầu tín dụng nên chi nhánh còn phải nhận số lượng lớn vốn điều chuyển
từ Hội sở với chi phí trả lãi cao hơn.
   Các khoản chi phí ngoài lãi suất cũng tăng liên tục và chiếm tỷ trọng ngày
càng cao. Điều này xuất phát từ các nguyên nhân:
   Song song với việc tăng thêm thu nhập từ các dịch vụ ngân hàng là khoản chi
phí phải trả về chi phí dịch vụ thanh toán, các khoản phí, lệ phí, cước phí bưu
điện,…
    Ngoài ra, do sự cạnh tranh, lôi kéo nhân lực giữa các ngân hàng đẩy chi phí
tiền lương, tiền công lao động cao lên khiến chi phí hoạt động của các ngân hàng
bị đội lên.
   Hơn nữa, trong tình hình hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin
như vũ bão và cũng ngay lúc này xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập đang diễn
ra mạnh mẽ. Để lĩnh hội được đòi hỏi hoạt động của ngân hàng phải có bước đi
vững chắc và an toàn nhằm nâng cao sức cạnh tranh. Tiếp tục thực hiện theo
phương châm: “An toàn- hiệu quả- phát triển bền vững”, ngân hàng buộc phải
đầu tư công nghệ, tăng cường dịch vụ để tăng thêm nguồn thu khi mà lợi nhuận
từ hoạt động tín dụng đang bị chia sẻ, bị hạn chế vì lãi suất cao…Do đó, trong




                                         ii
thời gian qua, đặc biệt là những năm gần đây, chi nhánh đã đầu tư xây dựng
trụ sở khang trang hơn, đầu tư thêm trang thết bị hiện đại,…kéo theo các chi phí
về khấu hao tài sản cố định, sửa chữa, mua sắm cũng như chi bảo hiểm tài sản,…
đều tăng.
   Tóm lại, trong thời gian qua, thu nhập cũng như chi phí của Ngân hàng đều
tăng. Nhưng, tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của thu nhập, phần tăng
lên của thu nhập không đủ bù đắp cho sự gia tăng của chi phí. Từ đó làm cho lợi
nhuận qua 3 năm có giảm. Tuy nhiên, đến năm 2006, lợi nhuận của Ngân hàng
tuy có giảm so với năm 2005 nhưng với tốc độ chậm lại. Đây là dấu hiệu cho
thấy Ngân hàng đã bắt đầu thu được những thành quả từ sự đầu tư đã bỏ ra. Dấu
hiệu đáng mừng nữa là tỷ trọng các khoản thu ngoài lãi của chi nhánh ngày càng
tăng thể hiện chủ trương đa dạng hóa trong đầu tư của Ngân hàng, giảm dần tỷ
trọng các khoản thu, chi liên quan đến lãi suất bởi tín dụng là hoạt động luôn
chứa đựng nhiều rủi ro.
3.6. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜI
GIAN TỚI
   Cùng với những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước, năm 2007 là năm
đánh dấu chặng đường 20 năm đồng hành phát triển của Ngân hàng Thương Mại
Cổ Phần Sài Gòn Công Thương. Chi nhánh Cần Thơ tiếp tục phấn đấu để thực
hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch SGCTNH giao và đề ra phương hướng
hoạt động như sau:
   - Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu
nhiệm vụ đòi hỏi ngày càng cao theo yêu cầu phát triển và định hướng hoạt động
của Chi nhánh trong năm 2007 và thời gian tới. Từng cán bộ thể hiện tính chuyên
nghiệp trong xử lý để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, giảm thiểu thời
gian xử lý công việc.
   - Phát huy tính chủ động sáng tạo trong công việc được phân công, thực hiện
quy chế điều hành, quy chế hoạt động một cách nghiêm túc.
   - Tiếp tục bám sát định hướng đầu tư tín dụng đối với cho vay doanh nghiệp
vừa và nhỏ, cho vay hộ, cá thể, cán bộ công nhân viên.




                                       iii
- Mở rộng một số dịch vụ ngân hàng, đưa ra nhiều sản phẩm mới phục vụ cho
khách hàng, mở rộng đầu tư tín dụng cho nền kinh tế dưới nhiều hình thức thích
hợp.
   - Đẩy mạnh công tác tiếp thị, mở rộng và đề xuất nhiều biện phát hữu hiệu để
tăng trưởng nhanh nguồn vốn huy động năm, đảm bảo cơ cấu nguồn vốn hợp lý
và nguồn vốn dân cư phải là chủ lực để đảm bảo tính ổn định nguồn vốn.
   - Tổ chức phối hợp tốt với Hội sở để thực hiện tốt công tác điều hành nguồn
vốn tại Chi nhánh một cách hiệu quả nhanh chóng và kịp thời, hỗ trợ cho công
tác thanh toán và chi trả.
   - Tăng cường kiểm tra tình hình vốn vay, tài sản, vật tư làm đảm bảo vay nợ
của khách hàng góp phần nâng cao chất lượng vốn tín dụng.
   - Tăng cường mở rộng thực hiện chính sách thu hút khách hàng. Đa dạng hoá
các hình thức hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch tập
trung tại một ngân hàng.
   - Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát đánh giá quy trình nghiệp vụ để kịp
thời đề xuất, kiến nghị để ngày càng hoàn thiện để việc triển khai thực hiện thực
tế mang lại hiệu quả cao hơn. Công tác kiểm tra, kiểm soát phải mang tính
thường xuyên liên tục không chỉ của phòng kiểm soát nội bộ mà cả các lãnh đạo
các phòng ban nghiệp vụ Chi nhánh, thực hiện trách nhiệm kiểm soát quy trình,
quy định trong xử lý tác nghiệp đảm bảo an toàn theo đúng quy định.
   - Tổ chức thực hiện đúng quy trình hạch toán kế toán và nguyên tắc chế độ
trong quản lý thu chi tài chính và thực hiện chống lãng phí, thực hành tiết kiệm.
   - Công tác an toàn kho quỹ, bộ phận ngân quỹ tổ chức đúng quy trình, đúng
nguyên tắc chế độ đảm bảo an toàn, không mất mát, nhầm lẫn.
   - Trong năm 2007, NH TMCP SGCT chi nhánh Cần Thơ phấn đấu đạt được
một số chỉ tiêu sau:
   . Vốn huy động: tăng 25% so với năm 2006.
   . Tổng dư nợ cho vay: tăng 20% so với năm 2006.
   . Nợ quá hạn: phấn đấu lành mạnh tình hình tài chính, tỷ lệ nợ quá hạn dưới
1% trên tổng dư nợ.
   . Về thu nhập: phấn đấu đạt thu nhập trước thuế trên 5 tỷ đồng, trong đó tăng
dần tỷ trọng thu từ dịch vụ ngân hàng.


                                         iv
CHƯƠNG 4
         PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NH TMCP SÀI GÒN
   CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2004-2006)
4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
   4.1.1. Vốn huy động tại chỗ
   Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ nền
kinh tế, điều này cũng cho ta thấy sự khác nhau giữa ngành kinh doanh tiền tệ
với các doanh nghiệp khác. Vì vậy, việc nghiên cứu nguồn vốn huy động của
ngân hàng là việc làm quan trọng.
   Nhìn chung, nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm có sự tăng
trưởng. Năm 2004 là 30.768 triệu đồng, năm 2005 tăng thêm 13.769 triệu đồng
(tỷ lệ 44,75%), và năm 2006 nguồn vốn huy động đạt mức 48.775 triệu đồng,
tăng 9,52% so với năm 2005. Đây là kết quả nổ lực của tập thể cán bộ công nhân
viên trong Ngân hàng, bên cạnh việc đưa ra khung lãi suất phù hợp với từng thời
kỳ để thu hút, khuyến khích khách hàng gửi tiền.
   Trong thời gian qua, Ngân Hàng Nhà Nước tiếp tục điều hành theo hướng
thận trọng, linh hoạt nhằm ổn định mặt bằng lãi suất. Một số ngân hàng trên địa
bàn đã tăng lãi suất huy động tiền gửi dưới nhiều hình thức khác nhau, do đó,
trong năm 2006 tốc độ huy động vốn tại chi nhánh có tăng chậm so với năm
trước.
   Vốn huy động của NHTMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ bao
gồm tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán.
   4.1.1.1. Tiền gửi tiết kiệm
    Tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn, trung bình trên 80% trong tổng nguồn
vốn huy động của ngân hàng, vì vậy có ảnh hưởng lớn đến tổng vốn huy động.
Vốn huy động tại chỗ tăng lên qua các năm chủ yếu là do sự tăng lên của tiền gửi
tiết kiệm.
   Cần Thơ sau khi trở thành Thành phố trực thuộc Trung Ương, tình hình kinh
tế ngày càng phát triển, đời sống người dân được nâng lên, thu nhập ngày càng
cao, do đó nhu cầu tích lũy tiền nhằm phục vụ cho mục đích tiêu dùng trong
tương lai gia tăng. Nắm bắt nhu cầu đó, Ngân hàng vừa tăng cường công tác huy
động nguồn vốn, vừa tăng cường công tác kiểm tra và tự kiểm tra nên vẫn luôn


                                         v
luôn đảm bảo tuyệt đối an toàn tài sản tiền bạc của khách hàng, tạo được lòng tin
tuyệt đối với khách hàng. Ngoài ra, gửi tiền ở ngân hàng không chỉ an toàn mà
còn được hưởng lãi suất. Từ đó góp phần làm cho tiền gửi tiết kiệm tăng lên
(năm 2005 tăng 67,88% so với năm 2004 và năm 2006 lại tiếp tục tăng thêm
12,7%). Mặt khác, với việc áp dụng mức lãi suất khá hấp dẫn và linh hoạt trong
từng thời kỳ, cộng thêm với những cải tiến đơn giản về thủ tục đã ngày càng thu
hút được đông đảo khách hàng đến gửi tiền tại Ngân hàng.
   Tuy nhiên, sang năm 2006 vì thị trường chứng khoán đã hút một lượng lớn
nguồn vốn của dân cư, thị trường vàng cũng hấp dẫn đầu tư cho nên tốc độ huy
động tiền gửi có dấu hiệu chững lại (tăng với tốc độ thấp hơn năm trước).
   4.1.1.2. Tiền gửi thanh toán
   Tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng tương đối thấp, trung bình chưa tới 20%
tổng nguồn vốn huy động tại chỗ. Do đặc điểm đây là số tiền tạm thời nhàn rỗi
phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp gửi vào ngân
hàng không nhằm vào mục đích lãi suất mà nhằm để thanh toán, chi trả trong
kinh doanh.
   Theo số liệu thống kê cho thấy, tiền gửi thanh toán tại ngân hàng giảm qua
các năm, cụ thể là năm 2005 là 6.753 triệu đồng, giảm 18,26% so với năm 2004.
Đến năm 2006 là 6.194 triệu đồng giảm 8,28% so với năm 2005. Nguyên nhân
loại tiền này giảm là do các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Chi nhánh có
qui mô nhỏ, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh, chế biến lương thực,
thực phẩm, thủy hải sản nên lượng tiền nhàn rỗi ít dẫn đến nguồn tiền gửi doanh
nghiệp không ổn định và số dư thấp.
   Nhìn chung, về mặt huy động vốn tại chi nhánh chưa thật sự mạnh chưa đạt
được kế hoạch đề ra (trung bình chiếm 25,78% trong tổng nguồn vốn huy động
cho vay). Một nguyên nhân cũng khá quan trọng là do sự cạnh tranh gay gắt giữa
các ngân hàng nhằm níu giữ và thu hút khách hàng gửi tiền, không chỉ tăng lãi
suất, các NHTM còn cạnh tranh huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau,
từ phát hành kỳ phiếu, khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng (trúng vàng, xe hơi,
nhà…) đến “chiêu” chia nhỏ các kỳ hạn gửi, cho rút tiền trước hạn khi gửi có kỳ
hạn... Ngoài ra, do thói quen của người dân còn có xu hướng mua vàng dự trữ
trong nhà, cộng với tình hình hiện nay, giá vàng không ổn định có thời gian


                                       vi
Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN QUA 3 NĂM 2004-2006
                                                                                                         ĐVT: triệu đồng



                                                             So sánh 2005 với 2004 So sánh 2006 với 2005
                               2004     2005       2006
Chỉ tiêu                                                       Số tiền        Tỷ lệ (%)   Số tiền   Tỷ lệ (%)

Tổng nguồn vốn huy động       123.378   163.742    193.606       40.364           32,72    29.864       18,24

Vốn huy động tại chỗ           30.768    44.537     48.775       13.769           44,75     4.238        9,52

 - Tiền gởi tiết kiệm          22.506    37.784     42.581       15.278           67,88     4.797       12,70

 - Tiền gởi thanh toán          8.262     6.753      6.194           -1.509      -18,26      -559        -8,28

Vốn điều hòa                   92.610   119.205    144.831       26.595           28,72    25.626       21,50


                                         (Nguồn: phòng kinh doanh)




                                                    vii
người dân đổ xô đi mua vàng để kiếm lời. Tâm lý người dân còn e dè, chưa
thật sự quen với hình thức gởi tiết kiệm.
   4.1.2. Vốn vay (điều chuyển) từ Hội sở
   Vốn vay từ Hội sở chiếm tỷ trọng cao tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương
chi nhánh Cần Thơ, trung bình trên 74%. Khách hàng chủ yếu của đơn vị là các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh: công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư
nhân, hộ kinh doanh cá thể thuộc các ngành công nghiệp chế biến, thương
nghiệp, đặc biệt trong thời gian gần đây là ngành thủy sản nên nhu cầu vốn khá
nhiều. Mà nguồn vốn huy động của Ngân hàng chỉ đáp ứng được từ 25-30% nhu
cầu hoạt động của chi nhánh, do đó, đơn vị phải đi vay từ Hội sở.
    Qua 3 năm, vốn điều chuyển từ Hội sở cho chi nhánh tăng đều. Cụ thể, năm
2004 là 92.610 triệu đồng, năm 2005 tăng thêm 28,72%. Sang năm 2006, lượng
vốn điều hòa là 144.831 triệu đồng, tăng 21,5% so với năm 2005. Điều này cho
thấy hoạt động cho vay của Ngân hàng ngày càng được mở rộng, nhưng khả
năng tự huy động của chi nhánh còn hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu vay
của xã hội.
    Tuy nhiên, việc phụ thuộc vốn vay của Hội sở sẽ làm kết quả hoạt động của
Ngân hàng bị giảm sút, do lãi suất trả cho vốn điều hòa cao hơn so với lãi suất
huy động vốn tại chỗ. Cho nên vay càng nhiều thì trả lãi càng nhiều. Mặt khác,
khả năng huy động tại chỗ của Ngân hàng được xem là yếu khi mà vốn vay cao
hơn nhiều so với huy động vốn tại chỗ. Do vậy, chi nhánh cũng đã tự nổ lực huy
động vốn, giảm sự điều chuyển từ Hội sở, bởi vì vốn huy động tại chỗ là nguồn
đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế được kịp thời hơn. Tuy nhiên, kết quả
của công tác huy động vốn tại Chi nhánh chưa thực sự khả quan.
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG
   4.2.1. Phân tích doanh số cho vay
   4.2.1.1. Doanh số cho vay theo ngành
   Ngày nay, hòa chung với sự phát triển của đất nước, trong bối cảnh các ngành
kinh tế phát triển đa dạng, mỗi ngành đều có một vị trí và thế mạnh của mình,
toàn hệ thống NHTMCP Sài Gòn Công Thương nói chung và chi nhánh Cần Thơ
nói riêng đã đa dạng hóa đầu tư, mở rộng cho vay đa ngành, đa lĩnh vực. Ngoài
ra, đây còn là giải pháp để hạn chế phần nào rủi ro trong hoạt động tín dụng của


                                        viii
Ngân hàng. Do đó, NH TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ, bên
cạnh cho vay ngành công nghiệp chế biến, thương nghiệp, dịch vụ còn đầu tư vào
các ngành thủy sản, nông nghiệp, xây dựng, thông tin liên liên lạc,…và nhiều
ngành khác. Tuy nhiên, vốn vay tập trung nhiều nhất là trong lĩnh vực công
nghiệp chế biến, thương nghiệp, thủy sản, nông nghiệp.
   * Ngành công nghiệp chế biến
   Công nghiệp chế biến là một ngành có nhiều triển vọng phát triển, mang lại
hiệu quả kinh tế cao và là những khách hàng truyền thống của ngân hàng, chủ
yếu gồm những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến lương thực, thực
phẩm, chế biến thủy sản.
   Nhìn chung doanh số cho vay ngành công nghiệp chế biến có sự biến động
qua 3 năm. Năm 2005 giảm gần 40% so với 2004, nhưng năm 2006 lại tăng cao,
tăng gần 112 triệu (hơn 106%) so với 2005.
    Như chúng ta đã biết, công việc thu mua, chế biến nông, thủy sản là theo
mùa vụ, theo nhu cầu của thị trường. Năm 2005, do các doanh nghiệp xuất khẩu
thủy sản Việt Nam bị kiện bán phá giá ở thị trường nước ngoài nên thị truờng
đầu ra gặp khó khăn. Về tình hình lương thực cũng không được khả quan: cây lúa
thì bị dịch bệnh hoành hành, sản lượng thất thu. Thị trường xuất khẩu gạo bị cạnh
tranh về giá cũng như chất lượng,…Điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt
động của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp chế biến ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và ở Cần Thơ nói riêng. Ngoài nguyên
nhân khách hàng đến xin vay ở ngân hàng giảm, còn do Ngân hàng đã nắm bắt
kịp thời tình hình thị trường, nhằm hạn chế rủi ro, chỉ xét duyệt cho vay những
doanh nghiệp nào làm ăn hiệu quả. Do đó, trong năm này, doanh số cho vay
giảm.
   Sang năm 2006, cùng với sự quan tâm hỗ trợ của các ngành hữu quan, cộng
với việc mở rộng nhiều thị trường mới, hoạt động kinh doanh ngành công nghiệp
chế biến có nhiều khả quan, doanh nghiệp tiếp tục mở rộng đầu tư và nhu cầu
vốn cũng nhiều hơn. Trong năm này, doanh số cho vay của Ngân hàng đạt con số
215.746 triệu đồng, tăng gần 107% so với năm 2005.
   Nhìn chung, công nghiệp chế biến là ngành phát triển mạnh ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long, do đó NH TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ đã


                                       ix
và đang tập trung phát triển cho vay đối với ngành nghề này, doanh số cho vay
luôn chiếm tỷ trọng cao qua 3 năm (trung bình gần 30% tổng doanh số cho vay).
Tuy nhiên, bên cạnh việc đầu tư phát triển ngành này, Ngân hàng cần thường
xuyên nghiên cứu, xem xét sự biến động của thị trường kinh doanh có ảnh hưởng
đến hoạt động của ngành để từ đó có hướng đầu tư cho thích hợp, đảm bảo nguồn
vốn cho vay được an toàn và hiệu quả.
    * Ngành thương nghiệp
   Đây cũng là ngành chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay tại NH TMCP
Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ.
   Doanh số cho vay thuộc ngành nghề này tăng qua 3 năm với tốc độ năm sau
cao hơn năm trước. Năm 2005 tăng gần 37% so với năm 2004 (tương đuơng tăng
21.894 triệu đồng), sang năm 2006 tăng hơn năm 2005 là 60% với số tuyệt đối
tăng 49.118 triệu đồng. Do khách hàng chủ yếu của ngành này là các công ty
trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể,…mà trong
khoảng mấy năm từ 2003 đến nay, các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn Cần
Thơ có bước chuyển dịch khá mạnh theo hướng cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà
nước, phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó đa số là doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, hoạt động của những khách hàng này lại ổn định, khả
năng quay vòng vốn nhanh nên ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn đối với
thành phần kinh tế này.
   * Ngành thủy sản
   Số liệu qua 3 năm cho thấy doanh số cho vay của ngành này cũng có sự biến
động khá lớn.
   Năm 2005, cùng với thị trường có nhiều biến động: xuất khẩu thủy sản gặp
nhiều khó khăn, đầu ra không ổn định, lại thêm mất mùa vì dịch bệnh,…đã ảnh
hưởng nhiều đến nghề nuôi trồng thủy sản. Số lượng khách hàng đến vay tiền
đầu tư cho thủy sản giảm, phần vì ngân hàng cũng thận trọng hơn trong việc xét
duyệt hồ sơ vay vốn nhằm hạn chế rủi ro trước tình hình của thị trường. Từ đó
làm cho doanh số cho vay ngành thủy sản trong năm 2005 giảm 57,92% so với
năm 2004.
   Năm 2006, thị trường thủy sản có nhiều khả quan. Ngành công nghiệp chế
biến phát triển trở lại vì vậy nhu cầu nguyên liệu đầu vào tăng, đây là điều kiện


                                        x
Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH QUA 3 NĂM 2004-2006
                                                                             ĐVT: triệu đồng


                                                          So sánh 2005 với 2004 So sánh 2006 với 2005
                          2004      2005        2006
Chỉ tiêu                                                    Số tiền        Tỷ lệ (%)   Số tiền   Tỷ lệ (%)

Tổng doanh số cho vay     542.852   414.695    656.781      -128.157          -23,61   242.086       58,38

- Nông nghiệp               4.730    12.634      14.562            7.904      167,10     1.928       15,26

- Công nghiệp chế biến    173.465   104.230    215.746        -69.235         -39,91   111.516      106,99

- Thủy sản                 74.727    31.447      55.205       -43.280         -57,92    23.758       75,55

- Thương nghiệp            59.945    81.839    130.957         21.894          36,52    49.118       60,02

- Các ngành khác          229.985   184.545    240.311        -45.440         -19,76    55.766       30,22



                                       (Nguồn: phòng kinh doanh)




                                                  xi
kéo theo ngành nuôi trồng thủy sản phát triển. Giá con cá tra, cá ba sa ở
ĐBSCL tăng. Cả doanh nghiệp và người nuôi đã bước vào “cuộc chiến” săn tìm
cá, người dân ở các tỉnh ĐBSCL rủ nhau đào ao, lập bè nuôi cá. Nhu cầu vốn đầu
tư mở rộng sản xuất ngày càng tăng. Đáp ứng nhu cầu đó, NH TMCP Sài Gòn
Công Thương chi nhánh Cần Thơ tăng vốn cho vay đối với ngành nghề này. Kết
quả là doanh số cho vay ngành thủy sản tăng 23.758 triệu đồng (hơn 75% so với
năm 2005). Với những dấu hiệu tốt về thị trường thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi
cá da trơn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long như hiện nay, hứa hẹn doanh số cho vay
ngành này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.


        Triệu đồng
         300.000

         250.000

         200.000
                                                                           Năm 2004
         150.000                                                           Năm 2005
                                                                           Năm 2006
         100.000

          50.000

               0
                     Nông       Công       Thủy sản   Thương   Các ngành
                     nghiệp   nghiệp chế              nghiệp     khác
                                 biến


                   Hình 1: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH
   * Ngành Nông nghiệp
   Doanh số cho vay ngành nông nghiệp cũng có sự tăng trưởng đáng ghi nhận,
tăng liên tục qua 3 năm.
   Khách hàng vay đầu tư cho nông nghiệp chủ yếu là những hộ kinh doanh với
quy mô lớn (chăn nuôi lợn, bò thịt, trồng mía,…). Thời kinh tế thị trường, nông
nghiệp cũng phải chuyên môn hóa, muốn đạt lợi nhuận cao phải đầu tư quy mô
lớn, vì vậy cần nhiều vốn. NH TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ
đã đáp ứng phần nào nhu cầu đó. Với thủ tục đơn giản, thái độ tận tình của đội
ngũ cán bộ tín dụng, có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương từng
địa bàn, nắm được nhu cầu và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để
                                            xii
có kế hoạch hỗ trợ vốn một cách hợp lý. Từ đó đã thu hút được đông đảo khách
hàng đến vay vốn, đẩy doanh số cho vay tăng vượt qua các năm. Năm 2005,
doanh số cho vay ngành nông nghiệp tăng thêm 7.904 triệu đồng so với năm
2004, và trong năm 2006 lại tiếp tục tăng 15,26% so với năm 2005.
   * Các ngành khác
   Các ngành khác ở đây bao gồm: xây dựng, nhà hàng khách sạn, vận tải kho
bãi, cho vay hoạt động phục vụ cá nhân…Đây là những đối tượng cho vay góp
phần đa dạng hóa đầu tư trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, làm phong phú
thêm lượng khách hàng của Ngân hàng trên nhiều lĩnh vực.
   Năm 2004, doanh số cho vay ngành khác là 229.985 triệu đồng. Năm 2005,
giảm 45.440 triệu đồng so với 2004 và trong năm 2006 tăng thêm 55.766 triệu
đồng so với 2005.
   Ngày nay, mức sống của người dân tương đối cao, nhu cầu sắm sửa, xây dựng
phục vụ cho sinh hoạt tăng, cho vay xây nhà, tiêu dùng ngày càng phát triển.
Còn các ngành như khách sạn, nhà hàng, sản xuất và phân phối điện, nước cũng
có lúc tăng, giảm nhưng con số cho vay những ngành này tương đối thấp và
Ngân hàng cho vay cả ngắn hạn và trung dài hạn.
   Tóm lại, tổng doanh số cho vay của NH TMCP Sài Gòn Công Thương chi
nhánh Cần Thơ trong 3 năm qua có sự biến động tăng giảm theo nhu cầu thị
trường. Năm 2005, giảm 128.157 triệu đồng so với năm 2004. Nguyên nhân là do
doanh số cho vay ngành công nghiệp chế biến, thủy sản và một số ngành khác
giảm, trong khi các ngành như thương nghhiệp, nông nghiệp và một số ngành
khác có tăng nhưng không bù đắp đủ phần giảm. Sang năm 2006, doanh số cho
vay các ngành đều tăng, kết quả là tổng doanh số cho vay tăng nhanh, hơn 58%
so với năm 2005, đạt mức 656.781 triệu đồng.
   4.2.1.2. Doanh số cho vay theo thời gian
   Trong hoạt động tín dụng, Chi nhánh đã chú trọng mở rộng cho vay đối với
hộ tư nhân cá thể, cho vay tiêu dùng, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, lựa chọn
khách hàng có năng lực tài chính tốt, có phương án kinh doanh khả thi, có khả
năng trả nợ ngân hàng, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế
ngoài quốc doanh.



                                      xiii
Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI GIAN QUA 3 NĂM 2004-2006
                                                                                    ĐVT: triệu đồng

                                                        So sánh 2005 với 2004 So sánh 2006 với 2005
                         2004     2005        2006
Chi tiêu                                                  Số tiền     Tỷ lệ (%)   Số tiền   Tỷ lệ (%)

Tổng doanh số cho vay   542.852   414.695    656.781      -128.157       -23,61   242.086       58,38

     Tỷ trọng (%)           100      100          100

- Ngắn hạn              388.254   313.949    582.716        -74.305      -19,14   268.767       85,61

     Tỷ trọng (%)         71,52     75,71       88,72                      4,18                 13,02

- Trung, dài hạn        154.598   100.746      74.065       -53.852      -34,83   -26.681       -26,48

     Tỷ trọng (%)         28,48     24,29       11,28                     -4,18                 -13,02


                                     (Nguồn: phòng kinh doanh)




                                               xiv
Lv (26)
Lv (26)
Lv (26)
Lv (26)
Lv (26)
Lv (26)
Lv (26)
Lv (26)
Lv (26)
Lv (26)
Lv (26)
Lv (26)
Lv (26)
Lv (26)
Lv (26)
Lv (26)
Lv (26)
Lv (26)
Lv (26)
Lv (26)
Lv (26)
Lv (26)
Lv (26)
Lv (26)
Lv (26)
Lv (26)
Lv (26)
Lv (26)
Lv (26)
Lv (26)
Lv (26)
Lv (26)
Lv (26)
Lv (26)
Lv (26)
Lv (26)

More Related Content

What's hot

ứNg dụng mô hình z score trong xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ...
ứNg dụng mô hình z score trong xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ...ứNg dụng mô hình z score trong xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ...
ứNg dụng mô hình z score trong xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tác động của quản lý vốn lưu động tới khả năng sinh lời nghiên cứu điển hình ...
Tác động của quản lý vốn lưu động tới khả năng sinh lời nghiên cứu điển hình ...Tác động của quản lý vốn lưu động tới khả năng sinh lời nghiên cứu điển hình ...
Tác động của quản lý vốn lưu động tới khả năng sinh lời nghiên cứu điển hình ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
ứNg dụng stress test để đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
ứNg dụng stress test để đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...ứNg dụng stress test để đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
ứNg dụng stress test để đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...Nguyễn Công Huy
 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCNguyễn Công Huy
 
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN   TRONG MÔI TRƯỜNG  ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN   TRONG MÔI TRƯỜNG  ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...Nguyễn Công Huy
 
Nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tư
Nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tưNâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tư
Nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tưhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình phục vụ và cải thiện chất lượng tiệc Buf...
Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình phục vụ và cải thiện chất lượng tiệc Buf...Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình phục vụ và cải thiện chất lượng tiệc Buf...
Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình phục vụ và cải thiện chất lượng tiệc Buf...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng Dray Sap, khách sạ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng Dray Sap, khách sạ...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng Dray Sap, khách sạ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng Dray Sap, khách sạ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)Nguyễn Công Huy
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Pdf tim hieu_c_sharp__va_ung_dung-mastercode.vn
Pdf tim hieu_c_sharp__va_ung_dung-mastercode.vnPdf tim hieu_c_sharp__va_ung_dung-mastercode.vn
Pdf tim hieu_c_sharp__va_ung_dung-mastercode.vnMasterCode.vn
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dươngPhân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dươnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

ứNg dụng mô hình z score trong xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ...
ứNg dụng mô hình z score trong xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ...ứNg dụng mô hình z score trong xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ...
ứNg dụng mô hình z score trong xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ...
 
Tác động của quản lý vốn lưu động tới khả năng sinh lời nghiên cứu điển hình ...
Tác động của quản lý vốn lưu động tới khả năng sinh lời nghiên cứu điển hình ...Tác động của quản lý vốn lưu động tới khả năng sinh lời nghiên cứu điển hình ...
Tác động của quản lý vốn lưu động tới khả năng sinh lời nghiên cứu điển hình ...
 
ứNg dụng stress test để đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
ứNg dụng stress test để đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...ứNg dụng stress test để đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
ứNg dụng stress test để đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG - T...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG - T...PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG - T...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG - T...
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...
 
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty TNHH TMDV XNK Minh Hòa Thành
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty TNHH TMDV XNK Minh Hòa ThànhĐề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty TNHH TMDV XNK Minh Hòa Thành
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty TNHH TMDV XNK Minh Hòa Thành
 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN   TRONG MÔI TRƯỜNG  ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN   TRONG MÔI TRƯỜNG  ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ, HOT
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ, HOTLuận văn: Kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ, HOT
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ, HOT
 
Nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tư
Nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tưNâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tư
Nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tư
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình phục vụ và cải thiện chất lượng tiệc Buf...
Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình phục vụ và cải thiện chất lượng tiệc Buf...Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình phục vụ và cải thiện chất lượng tiệc Buf...
Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình phục vụ và cải thiện chất lượng tiệc Buf...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng Dray Sap, khách sạ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng Dray Sap, khách sạ...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng Dray Sap, khách sạ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng Dray Sap, khách sạ...
 
Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...
 
Pdf tim hieu_c_sharp__va_ung_dung-mastercode.vn
Pdf tim hieu_c_sharp__va_ung_dung-mastercode.vnPdf tim hieu_c_sharp__va_ung_dung-mastercode.vn
Pdf tim hieu_c_sharp__va_ung_dung-mastercode.vn
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dươngPhân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
 
Luận văn: Hiện trạng môi trường nước của đảo Phú Quốc, HOT
Luận văn: Hiện trạng môi trường nước của đảo Phú Quốc, HOTLuận văn: Hiện trạng môi trường nước của đảo Phú Quốc, HOT
Luận văn: Hiện trạng môi trường nước của đảo Phú Quốc, HOT
 
Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ tại khách sạn Caravelle, 9 ĐIỂM!
Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ tại khách sạn Caravelle, 9 ĐIỂM!Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ tại khách sạn Caravelle, 9 ĐIỂM!
Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ tại khách sạn Caravelle, 9 ĐIỂM!
 

Viewers also liked

Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...Nguyễn Công Huy
 
Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH VÀ THIẾT BỊ TR...
Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH  VÀ THIẾT BỊ TR...Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH  VÀ THIẾT BỊ TR...
Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH VÀ THIẾT BỊ TR...Nguyễn Công Huy
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (40)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (40)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (40)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (40)Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (12)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (12)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (12)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (12)Nguyễn Công Huy
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (22)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (22)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (22)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (22)Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep ke toan (2)
Luan van tot nghiep ke toan (2)Luan van tot nghiep ke toan (2)
Luan van tot nghiep ke toan (2)Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep ke toan (4)
Luan van tot nghiep ke toan (4)Luan van tot nghiep ke toan (4)
Luan van tot nghiep ke toan (4)Nguyễn Công Huy
 
VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN P...
VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN P...VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN P...
VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN P...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Nguyễn Công Huy
 
luan van thac si kinh te (23).pdf
luan van thac si kinh te (23).pdfluan van thac si kinh te (23).pdf
luan van thac si kinh te (23).pdfNguyễn Công Huy
 
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdfluan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdfNguyễn Công Huy
 
luan van thac si kinh te (39).pdf
luan van thac si kinh te (39).pdfluan van thac si kinh te (39).pdf
luan van thac si kinh te (39).pdfNguyễn Công Huy
 
Caso de inovação: Atex do Brasil - Um novo modelo estratégico de redes
Caso de inovação: Atex do Brasil - Um novo modelo estratégico de redesCaso de inovação: Atex do Brasil - Um novo modelo estratégico de redes
Caso de inovação: Atex do Brasil - Um novo modelo estratégico de redesFundação Dom Cabral - FDC
 

Viewers also liked (20)

14. NGUYEN VIET TAN.DOC
14. NGUYEN VIET TAN.DOC14. NGUYEN VIET TAN.DOC
14. NGUYEN VIET TAN.DOC
 
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
 
Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH VÀ THIẾT BỊ TR...
Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH  VÀ THIẾT BỊ TR...Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH  VÀ THIẾT BỊ TR...
Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH VÀ THIẾT BỊ TR...
 
37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (40)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (40)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (40)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (40)
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (12)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (12)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (12)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (12)
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (22)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (22)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (22)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (22)
 
Luan van tot nghiep ke toan (2)
Luan van tot nghiep ke toan (2)Luan van tot nghiep ke toan (2)
Luan van tot nghiep ke toan (2)
 
LUAN VAN.doc
LUAN VAN.docLUAN VAN.doc
LUAN VAN.doc
 
13. VUONG NGOC SAM.doc
13. VUONG NGOC SAM.doc13. VUONG NGOC SAM.doc
13. VUONG NGOC SAM.doc
 
Luan van tot nghiep ke toan (4)
Luan van tot nghiep ke toan (4)Luan van tot nghiep ke toan (4)
Luan van tot nghiep ke toan (4)
 
VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN P...
VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN P...VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN P...
VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN P...
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
luan van thac si kinh te (23).pdf
luan van thac si kinh te (23).pdfluan van thac si kinh te (23).pdf
luan van thac si kinh te (23).pdf
 
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdfluan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
 
luan van thac si kinh te (39).pdf
luan van thac si kinh te (39).pdfluan van thac si kinh te (39).pdf
luan van thac si kinh te (39).pdf
 
Objetivos história
Objetivos históriaObjetivos história
Objetivos história
 
Carlos c4
Carlos c4Carlos c4
Carlos c4
 
Caso de inovação: Atex do Brasil - Um novo modelo estratégico de redes
Caso de inovação: Atex do Brasil - Um novo modelo estratégico de redesCaso de inovação: Atex do Brasil - Um novo modelo estratégico de redes
Caso de inovação: Atex do Brasil - Um novo modelo estratégico de redes
 

Similar to Lv (26)

Thiet lap giai phap huy dong von
Thiet lap giai phap huy dong vonThiet lap giai phap huy dong von
Thiet lap giai phap huy dong vonthanhthanh317
 
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương TínPhân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương TínNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương TínPhân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương TínViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...NOT
 
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...https://www.facebook.com/garmentspace
 
tailieuxanh_vo_quang_minh_dong_thap_2017.pdf
tailieuxanh_vo_quang_minh_dong_thap_2017.pdftailieuxanh_vo_quang_minh_dong_thap_2017.pdf
tailieuxanh_vo_quang_minh_dong_thap_2017.pdfNguynMai563355
 
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương TínPhân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương TínViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfNguyễn Công Huy
 

Similar to Lv (26) (20)

Lv (31)
Lv (31)Lv (31)
Lv (31)
 
Thiet lap giai phap huy dong von
Thiet lap giai phap huy dong vonThiet lap giai phap huy dong von
Thiet lap giai phap huy dong von
 
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương TínPhân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
 
Lv (8)
Lv (8)Lv (8)
Lv (8)
 
Luận Văn Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Ngoại Thương
Luận Văn Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Ngoại ThươngLuận Văn Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Ngoại Thương
Luận Văn Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Ngoại Thương
 
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương TínPhân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
 
Các Yếu Tố Tác Động Tới Động Lực Làm Việc Tại Công Ty Giày Da Huế.docx
Các Yếu Tố Tác Động Tới Động Lực Làm Việc Tại Công Ty Giày Da Huế.docxCác Yếu Tố Tác Động Tới Động Lực Làm Việc Tại Công Ty Giày Da Huế.docx
Các Yếu Tố Tác Động Tới Động Lực Làm Việc Tại Công Ty Giày Da Huế.docx
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
 
Đề tài giải pháp nâng cao lợi nhuận công ty kiến trúc, HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  giải pháp nâng cao lợi nhuận công ty kiến trúc, HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  giải pháp nâng cao lợi nhuận công ty kiến trúc, HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài giải pháp nâng cao lợi nhuận công ty kiến trúc, HAY, ĐIỂM CAO
 
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...
 
Đề tài: Hệ thống hỗ trợ điểm danh sinh viên trường ĐH Hải Phòng
Đề tài: Hệ thống hỗ trợ điểm danh sinh viên trường ĐH Hải PhòngĐề tài: Hệ thống hỗ trợ điểm danh sinh viên trường ĐH Hải Phòng
Đề tài: Hệ thống hỗ trợ điểm danh sinh viên trường ĐH Hải Phòng
 
tailieuxanh_vo_quang_minh_dong_thap_2017.pdf
tailieuxanh_vo_quang_minh_dong_thap_2017.pdftailieuxanh_vo_quang_minh_dong_thap_2017.pdf
tailieuxanh_vo_quang_minh_dong_thap_2017.pdf
 
LV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
LV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
LV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 
Luận án: Nghiên cứu mưa, lũ cực hạn lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn
Luận án: Nghiên cứu mưa, lũ cực hạn lưu vực sông Vu Gia Thu BồnLuận án: Nghiên cứu mưa, lũ cực hạn lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn
Luận án: Nghiên cứu mưa, lũ cực hạn lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn
 
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương TínPhân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
 
Đề tài: Giải pháp phát triển nhân lực tại công ty giày dép, HAY
Đề tài: Giải pháp phát triển nhân lực tại công ty giày dép, HAYĐề tài: Giải pháp phát triển nhân lực tại công ty giày dép, HAY
Đề tài: Giải pháp phát triển nhân lực tại công ty giày dép, HAY
 
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực tại công ty Quảng Thành, HAY
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực tại công ty Quảng Thành, HAYĐề tài: Phát triển nguồn nhân lực tại công ty Quảng Thành, HAY
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực tại công ty Quảng Thành, HAY
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
 

More from Nguyễn Công Huy

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMNguyễn Công Huy
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Nguyễn Công Huy
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Nguyễn Công Huy
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmNguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfNguyễn Công Huy
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Nguyễn Công Huy
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...Nguyễn Công Huy
 
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánLuận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánNguyễn Công Huy
 

More from Nguyễn Công Huy (20)

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
 
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánLuận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Lv (26)

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ----- ----- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: LÊ QUANG VIẾT VÕ THỊ QUẾ TRÂM Mã số SV: 4031093 Lớp: Kế toán 01- khóa 29 Cần Thơ - 2007
  • 2. LỜI CẢM TẠ Qua bốn năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Cần Thơ, cùng với thời gian thực tập ở Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ, em đã tích lũy được những kiến thức và bài học bổ ích từ lý thuyết đến thực hành. Nay luận văn tốt nghiệp đã hoàn thành, em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến: Ban Giám Hiệu và toàn thể các thầy cô của trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh đã tận tình truyền đạt cho em cả những kiến thức quý báu. Em xin cảm ơn thầy Lê Quang Viết đã tận tình hướng dẫn cho em trong suốt thời gian làm Luận văn tốt nghiệp. Em cũng xin được chân thành biết ơn Ban Giám Đốc, các cô, chú, anh, chị trong NH TMCP SGCT Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn, giải thích cặn kẽ, cung cấp đầy đủ các số liệu để em có thể kết thúc khóa thực tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Cuối cùng, em xin kính chúc tất cả quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh và các cô, chú, anh, chị trong NH TMCP SGCT Cần Thơ được dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc và hạnh phúc trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Võ Thị Quế Trâm 1
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện Võ Thị Quế Trâm 2
  • 4. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ Sinh viên Võ Thị Quế Trâm trong thời gian thực tập tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ, em đã chấp hành tốt nội quy cơ quan và có nhiều cố gắng trong học hỏi kinh nghiệm thực tế của cán bộ ngân hàng nơi thực tập. Bản thân sinh viên chịu khó nghiên cứu các văn bản, tài liệu, thu thập số liệu để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Luận văn tốt nghiệp bản thân sinh viên tự viết. Cần Thơ, ngày tháng năm 3
  • 5. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- 4
  • 6. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- 5
  • 7. MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU……………………………………………………..1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ……………………………………………………..1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................2 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................................3 2.1 Phương pháp luận .........................................................................................3 2.1.1 Một số vấn đề về tín dụng ......................................................................3 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng ........................................................................3 2.1.1.2 Vai trò của tín dụng .......................................................................3 2.1.1.3 Nguyên tắc tín dụng ......................................................................4 2.1.1.4 Điều kiện tín dụng..........................................................................4 2.1.1.5 Các loại đảm bảo tín dụng .............................................................5 2.1.1.6 Rủi ro tín dụng ..............................................................................7 2.1.1.7 Một số hình thức tín dụng ..............................................................8 2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng.................................8 2.1.2.1 Doanh số cho vay ...........................................................................8 2.1.2.2 Doanh số thu nợ .............................................................................9 2.1.2.3 Tình hình dư nợ..............................................................................9 2.1.2.4 Tình hình nợ quá hạn .....................................................................9 2.1.2.5 Hệ số thu nợ .................................................................................10 2.1.2.6 Tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn huy động..........................................10 2.1.2.7 Vòng quay vốn tín dụng...............................................................10 2.1.2.8 Tỷ số rủi ro tín dụng.....................................................................10 2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................10 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ...............................................................10 2.2.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu..........................................11 6
  • 8. Chương 3: KHÁI QUÁT VỀ NH TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ ........................................................................................12 3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân Hàng ......................................12 3.1.1 Khát quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương .....................12 3.1.2 Khát quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ ...............................................................................................13 3.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng .................................................................14 3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức.............................................................................14 3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận ...........................................14 3.3 Một số quy định chung trong hoạt động tín dụng của NH TMCP SGCT chi nhánh Cần Thơ.....................................................................................15 3.3.1 Đối tượng cho vay................................................................................15 3.3.2 Thể loại cho vay...................................................................................16 3.3.3 Phương thức cho vay............................................................................16 3.3.4 Quy trình cho vay.................................................................................17 3.4 Vị thế cạnh tranh của Ngân hàng................................................................17 3.4.1 Thuận lợi ..............................................................................................17 3.4.2 Khó khăn ..............................................................................................18 3.5 Kết quả hoạt động của Ngân hàng qua 3 năm (2004-2006) .......................19 3.5.1 Về thu nhập ..........................................................................................19 3.5.2 Về chi phí .............................................................................................21 3.6 Định hướng phát triển của Ngân hàng trong thời gian tới..........................22 Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NH TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ ............................24 4.1 Phân tích tình hình huy động vốn ...............................................................24 4.1.1 Vốn huy động tại chỗ ...........................................................................24 4.1.1.1 Tiền gửi tiết kiệm .........................................................................24 4.1.1.2 Tiền gửi thanh toán ......................................................................25 4.1.2 Vốn vay (điều chuyển) từ Hội sở.........................................................27 4.2 Phân tích tình cho vay vốn tại Ngân Hàng ................................................27 4.2.1 Phân tích doanh số cho vay ..................................................................27 4.2.1.1 Doanh số cho vay theo ngành ......................................................27 7
  • 9. 4.2.1.2 Doanh số cho vay theo thời gian..................................................32 4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ.....................................................................35 4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo ngành.........................................................35 4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo thời gian ....................................................39 4.2.3 Phân tích dư nợ .....................................................................................42 4.2.3.1 Dư nợ theo ngành.........................................................................42 4.2.3.2 Dư nợ theo thời gian ....................................................................46 4.2.4 Phân tích nợ quá hạn và rủi ro tín dụng................................................48 4.2.4.1 Nợ quá hạn ...................................................................................48 4.2.4.2 Rủi ro tín dụng .............................................................................51 4.3 Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng ..............................52 4.3.1 Hệ số thu nợ ..........................................................................................52 4.3.2 Tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn huy động ..................................................52 4.3.3 Vòng quay tín dụng..............................................................................53 4.3.4 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ..........................................................55 Chương 5: BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ..........................57 5.1 Tồn tại và nguyên nhân...............................................................................57 5.2 Biện pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ..................58 5.3 Biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng......................................60 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................62 6.1 Kết luận.......................................................................................................62 6.2 Kiến nghị.....................................................................................................63 8
  • 10. DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2004 – 2006......................20 Bảng 2: Kết quả huy động vốn qua 3 năm........................................................26 Bảng 3: Doanh số cho vay theo ngành qua 3 năm............................................30 Bảng 4: Doanh số cho vay theo thời gian qua 3 năm .......................................33 Bảng 5: Doanh số thu nợ theo ngành qua 3 năm ..............................................37 Bảng 6: Doanh số thu nợ theo thời gian qua 3 năm .........................................40 Bảng 7: Dư nợ theo ngành qua 3 năm ..............................................................43 Bảng 8: Dư nợ theo thời gian qua 3 năm..........................................................47 Bảng 9: Tình hình nợ quá hạn qua 3 năm.........................................................49 Bảng 10: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ...........................54 9
  • 11. DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1: Doanh số cho vay theo ngành qua 3 năm ............................................31 Hình 2: Doanh số cho vay theo thời gian qua 3 năm........................................35 Hình 3: Doanh số thu nợ theo ngành qua 3 năm ..............................................39 Hình 4: Doanh số thu nợ theo thời gian qua 3 năm ..........................................41 Hình 5: Dư nợ theo ngành qua 3 năm...............................................................45 Hình 6: Dư nợ theo thời gian qua 3 năm ..........................................................48 Hình 7: Tình hình nợ quá hạn qua 3 năm .........................................................50 10
  • 12. DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT NH: ngân hàng NHTM: ngân hàng thương mại NHTMCP: ngân hàng thương mại cổ phần NHNN: ngân hàng Nhà nước SGCTNH: Sài Gòn công Thương Ngân Hàng ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long 11
  • 13. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Sau hơn 20 năm cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, đã có những đóng góp xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế nói chung và quá trình đổi mới, phát triển của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp nói riêng. Trong hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động tạo ra giá trị cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống NHTM ở nước ta, nó mang lại 80 - 90% thu nhập của mỗi ngân hàng, song rủi ro của nó cũng là lớn nhất. Rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ hủy hoại giá trị của ngân hàng và có thể dẫn đến phá sản. Do đó, đứng trước những thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam với các NHTM nước ngoài, mà trước mắt là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro, đã trở nên cấp thiết đối với hệ thống NHTM Việt Nam. Thành phố Cần Thơ đang là trung tâm quan trọng nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long về kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật,… Kinh tế phát triển thì các doanh nghiệp ngày càng muốn trang bị cho mình một sức mạnh cạnh tranh, cũng như cần có đủ vốn để bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần (NHTMCP) Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ với vai trò là ngân hàng thương mại đã và đang từng bước mở rộng quy mô hoạt động, khẳng định vị thế của mình đối với kinh tế địa phương. Làm thế nào để bổ sung được vốn cho nền kinh tế, sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động là điều mà các ngân hàng quan tâm, NHTMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ cũng không ngoại lệ. Ngày từng bước khẳng định là cầu nối giữa nơi cần vốn và nơi thiếu vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng, đã góp phần quan trọng vào việc tạo thu nhập cho ngân hàng cũng như hỗ trợ tích cực cho sự phát triển kinh tế của địa phương. 12
  • 14. Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với ngân hàng, cho nên em quyết định chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là “Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ trong 3 năm gần đây và đề ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong tương lai. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ trong thời gian 2004-2006, để thấy được sự biến động của kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm vừa rồi. - Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nhằm thấy được thực trạng huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, tìm ra được những mặt mạnh và mặt yếu của ngân hàng. - Qua việc phân tích hoạt động tín dụng, từ đó đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả cũng như hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. 1.3. Phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Không gian: Đề tài được nghiên cứu tại NHTMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ. 1.3.2. Thời gian: Đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian 05/03/2007- 11/6/2007. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu: - Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm. - Tình hình nguồn vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng. - Hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. 13
  • 15. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Một số vấn đề về tín dụng 2.1.1.1. Khái niệm tín dụng * Khái niệm tín dụng: Tín dụng xuất phát từ chữ Latinh Creditium có nghĩa là tin tưởng. Tín dụng theo nghĩa của Việt Nam là vay mượn. Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng và sau đó hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn hơn. Nó thể hiện ở ba nội dung: - Sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác. - Sự chuyển giao này mang tính tạm thời. - Khi hoàn trả lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải trả kèm theo một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức. * Khái niệm tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. 2.1.1.2. Vai trò của tín dụng Một là, đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục, đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục. Ngoài ra, tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Nó là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển. Hai là, thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất. Hoạt động của ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng. Trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế. Tuy nhiên, quá trình đầu tư tín dụng không phải rải đều cho 14
  • 16. mọi chủ thể có nhu cầu, mà việc đầu tư được thực hiện một cách tập trung chủ yếu là cho các đơn vị kinh doanh có hiệu quả. Ba là, tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi nhọn. Trong điều kiện nước ta, đó là các lĩnh vực công thương nghiệp, nông nghiệp,…Nhà nước tập trung tín dụng để tài trợ, để phát triển các ngành đó, tạo cơ sở lôi cuốn các ngành khác. Bốn là, góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của xí nghiệp quốc doanh. Đặc trưng của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có lợi tức. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay vốn, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Năm là, tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài. Trong điều kiện nền kinh tế mở, tín dụng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền nền kinh tế các nước với nhau. 2.1.1.3. Nguyên tắc tín dụng Tiền vay phải sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính hiệu quả của vốn vay, tạo điều kiện thực hiện việc hoàn trả nợ vay của đơn vị vay vốn. Để thực hiện được nguyên tắc này, mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn xin vay, trong đó khách hàng phải ghi rõ mục đích sử dụng vốn vay và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh mà khách hàng dự định đầu tư bằng nguồn vốn vay ngân hàng. Đơn vị vay có trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích đã cam kết trong đơn xin vay. Nếu ngân hàng phát hiện đơn vị sử dụng vốn sai mục đích thì có thể thu hồi nợ trước hạn. Tiền vay phải được hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi theo thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Vì phần lớn nguồn vốn của ngân hàng là nguồn đi vay do đó ngân hàng yêu cầu khách hàng phải trả vốn gốc và lãi đúng hạn. Để thực hiện nguyên tắc này, tất cả các khoản cho vay đều có định kỳ hạn trả nợ trên hợp đồng tín dụng. Khi đến hạn, khách hàng phải chủ động đến trả nợ cho ngân hàng. 2.1.1.4. Điều kiện tín dụng - Người vay phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ vay trong thời hạn cam kết 15
  • 17. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp - Có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả - Thực hiện các quy định đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và quy định của Ngân hàng nhà nước. 2.1.1.5. Các loại đảm bảo tín dụng thông thường * Khái niệm: Đảm bảo tín dụng là một phương tiện tạo cho ngân hàng có một sự đảm bảo rằng sẽ có một nguồn vốn khác để hoàn trả nếu như công việc cho vay bị phá sản không thu hồi được nợ. * Đảm bảo đối nhân: Là sự cam kết của một hoặc nhiều người về việc trả nợ ngân hàng thay cho khách hàng vay vốn khi người này không trả được nợ. Trong đảm bảo đối nhân có 3 chủ thể liên quan với nhau như sau: Hợp đồng tín dụng được ký kết giữa ngân hàng và người đi vay. Hợp đồng bảo lãnh được ký kết giữa ngân hàng và người bảo lãnh. Ngân hàng được gọi là trái chủ đồng thời là người thụ hưởng của hành vi bảo lãnh. Khách hàng vay vốn là người thụ trái, là người được bảo lãnh. Người bảo lãnh là người cam kết trả nợ thay cho người được bảo lãnh. Các loại bảo lãnh Căn cứ vào độ an toàn của bảo lãnh: + Bảo lãnh không có tài sản làm đảm bảo, được áp dụng đối với cá nhân hay doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh và có uy tín với ngân hàng. + Bảo lãnh có tài sản làm đảm bảo Căn cứ vào phạm vi bảo lãnh: + Bảo lãnh riêng biệt: được thực hiện cho một số tiền vay cụ thể theo hợp đồng tín dụng + Bảo lãnh duy trì: là hành vi bảo lãnh cho một loạt các giao dịch và mức bảo lãnh theo hạn mức tối đa Nội dung xét duyệt một bảo lãnh: Người bảo lãnh phải có đủ năng lực bảo lãnh theo quy định của pháp luật, phải có đủ năng lực tài chính để trả nợ thay. Uy tín của người bảo lãnh 16
  • 18. Việc bảo lãnh phải được làm thành văn bản và phải có xác nhận của cơ quan công chứng. * Đảm bảo đối vật: Là hình thức đảm bảo tín dụng mà trong đó người cho vay đóng vai trò là chủ nợ, được thừa hưởng một số quyền hạn nhất định đối với tài sản của khách hàng- con nợ, nhằm làm căn cứ để thu hồi nợ trong trường hợp con nợ không trả hoặc không có khả năng trả nợ. Tài sản làm đảm bảo phải có các điều kiện sau: + Phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người vay vốn + Phải được pháp luật cho phép chuyển nhượng hợp pháp + Phải có thị trường tiêu thụ Loại tài sản làm đảm bảo bao gồm: + Bất động sản: đất đai, nhà ở, các công trình xây dựng, và các tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà ở, công trình xây dựng,… + Động sản: là những tài sản không được quy định là bất động sản. Mức tín dụng được cấp so với tài sản đảm bảo: + Mức tín dụng phải nhỏ hơn giá thị trường của tài sản + Phải điều chỉnh tín dụng theo mức giảm giá của tài sản Các phương thức đảm bảo đối vật: . Thế chấp: Là phương tiện chuyển dịch quyền lợi về tài sản sang cho chủ nợ với mục đích làm đảm bảo cho món nợ. Căn cứ vào nội dung pháp lý: gồm thế chấp pháp lý và thế chấp công bằng - Thế chấp pháp lý: là hình thức thế chấp mà trong đó khách hàng vay vốn chuyển giao quyền sở hữu tài sản thế chấp cho ngân hàng. Vì vậy, khi khách hàng không hoàn trả theo thõa thuận của hợp đồng thì ngân hàng với tư cách là chủ nợ được quyền bán tài sản thu hồi nợ mà không cần thực hiện các thủ tục tố tụng để nhờ sự can thiệp của tòa án. - Thế chấp công bằng: theo hình thức này, thay vì nắm giữ quyền sở hữu tài sản thế chấp, ngân hàng chỉ nắm giữ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản để làm đảm bảo cho khoản tín dụng. Khi khách hàng không trả nợ theo thõa thuận 17
  • 19. trên hợp đồng, nhân hàng phải nhờ đến sự can thiệp của tòa án mà không được bán tài sản thế chấp để thu nợ. Căn cứ vào số lần thế chấp: gồm thế chấp thứ nhất và thế chấp thứ hai - Thế chấp thứ nhất: là tài sản đang thế chấp để đảm bảo cho món nợ thứ nhất. Thế chấp thứ nhất không có nghĩa là lần đầu tiên đem tài sản đi thế chấp cho món nợ, mà là thế chấp cho món nợ thứ nhất đang hiện hữu (có thể trước đây khách hàng đã thế chấp nhiều lần để vay vốn nhưng đã giải chấp) - Thế chấp thứ hai: là hình thức thế chấp, trong đó khách hàng sử dụng phần giá trị chênh lệch giữa giá trị tài sản thế chấp và khoản tín dụng thứ nhất được đảm bảo bằng tài sản đó, để đảm bảo cho khoản vay thứ hai. Căn cứ vào tính chất của bảo đảm tài sản: gồm thế chấp toàn bộ bất động sản và thế chấp một phần bất động sản - Thế chấp toàn bộ bất động sản: bao gồm cả các vật phụ gắn liền với bất động sản - Thế chấp một phần bất động sản: trong trường hợp này, vật phụ gắn liền với bất động sản không được tính vào giá trị tài sản thế chấp. . Cầm cố: Là hành vi giao nộp tài sản hoặc các chứng từ chứng nhận quyền sở hữu tài sản của người cầm cố cho người được cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ đúng hạn theo hợp đồng. Những loại tài sản cầm cố thông dụng để đảm bảo cho nợ vay ngân hàng thường có như sau: hàng hóa, chứng khoán, chứng từ có giá,… 2.1.1.6. Rủi ro tín dụng - Rủi ro tín dụng: là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. - Dự phòng rủi ro: là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện theo nghĩa vụ cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng. - Phân loại nợ: 18
  • 20. Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): bao gồm các khoản nợ trong hạn mà ngân hàng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Nhóm 2 (nợ cần chú ý): gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày. Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày. Nhóm 4 (nợ nghi ngờ): gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. - Tỷ lệ trích lập dự phòng: Nhóm 1: 0% Nhóm 2: 5% Nhóm 3: 20% Nhóm 4: 50% Nhóm 5: 100% 2.1.1.7. Một số hình thức tín dụng Căn cứ vào thời hạn tín dụng: . Tín dụng ngắn hạn . Tín dụng trung, dài hạn Căn cứ vào đối tượng tín dụng: . Tín dụng vốn lưu động . Tín dụng vốn cố định Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: . Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa . Tín dụng tiêu dùng 2.1.2. Các chỉ tiêu dùng để phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng 2.1.2.1. Doanh số cho vay Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất cứ một ngân hàng thương mại nào. Sự chuyển hoá từ vốn tiền sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân ngân hàng. Bởi vì nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động cho vay là hoạt động mang tính rủi ro lớn, vì vậy cần phải quản 19
  • 21. lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro. 2.1.2.2. Doanh số thu nợ Hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro, đồng vốn mà ngân hàng cho vay có thể được thu hồi đúng hạn, trễ hạn hoặc có thể không thu hồi được. Vì vậy công tác thu hồi nợ được ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một ngân hàng muốn hoạt động tốt, không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao. Mặc dù việc thu nợ là yếu tố chưa nói lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng một cách trực tiếp, nhưng nó là yếu tố chủ yếu thể hiện khả năng phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng, của ngân hàng là thành công hay không. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Vì đã cho vay đúng đối tượng, người sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả và người vay đã tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng qua việc họ trả nợ và lãi đúng hạn cho ngân hàng. 2.1.2.3. Tình hình dư nợ Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung và dài hạn phụ thuộc vào mức độ huy động vốn của ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Bất cứ một ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải nâng cao mức dư nợ. 2.1.2.4. Tình hình nợ quá hạn Đối với khoản cho vay khi đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn thì có thể chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng vì những nguyên nhân khách quan không trả được nợ đúng hạn thì có thể làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ nếu được ngân hàng đồng ý. Sau khi hết thời gian gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ mà khách hàng vẫn không trả được nợ cho ngân hàng thì nợ đó được chuyển sang nợ quá hạn. Còn nếu khách hàng không 20
  • 22. có đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ tất yếu ngân hàng cũng chuyển nợ đó sang nợ quá hạn ngay sau khi hết hạn. Nợ quá hạn, nợ khó đòi là những biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với các khoản vay của ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vậy ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ quá hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng hoạt động cho ngân hàng. 2.1.2.5. Hệ số thu nợ (%) Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ / Doanh số cho vay Hệ số thu nợ phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng so với đồng vốn cho vay. Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn trên một đồng doanh số cho vay. 2.1.2.6. Tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn huy động (lần) Tổng dư nợ trên vốn huy động = Tổng dư nợ / Số dư vốn huy động Chỉ tiêu này phản ánh khả năng cho vay của ngân hàng so với nguồn vốn huy động tại chỗ. Tỷ số = 1: Vốn huy động tại chỗ đủ đáp ứng cho hoạt động cho vay. Tỷ số < 1: Lượng vốn huy động được dồi dào đảm bảo cho hoạt động cho vay, ngoài ra có thể sử dụng cho hoạt động đầu tư khác. Tỷ số > 1: Vốn huy động ít, không đủ để cho vay, ngân hàng phải bổ sung bằng nguồn vốn khác. 2.1.2.7. Vòng quay vốn tín dụng (lần) Vòng quay vốn tín dụng = doanh số thu nợ / Dư nợ bình quân Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu nợ nhanh hay chậm. Số vòng quay càng lớn càng tốt. 2.1.2.8. Tỷ số rủi ro tín dụng: (%) Tỷ số rủi ro tín dụng = Nợ quá hạn / Tổng dư nợ Chỉ tiêu này đánh giá chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 21
  • 23. Từ việc củng cố lại kiến thức đã học, tiếp thu những thông tin qua các sách báo có liên quan đến hoạt động tín dụng. Ngoài ra còn thu thập thông tin và tài liệu, số liệu tại NHTMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ… để thực hiện chuyên đề này. 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu - Tổng hợp, phân tích dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối về hoạt động tín dụng qua 3 năm 2004-2006. - Phân tích các tỷ số liên quan và đánh giá tổng hợp. 22
  • 24. CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3.1.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SGCTNH) có: Tên giao dịch quốc tế: SAIGON BANK FOR INDUSTRY AND TRADE Tên gọi tắt: SAIGON BANK Là Ngân Hàng thương Mại Cổ Phần Việt Nam đầu tiên được thành lập trong hệ thống Ngân Hàng Cổ Phần tại Việt Nam hiện nay, ra đời ngày 16 tháng 10 năm 1987, trước khi có Luật Công Ty và Pháp lệnh Ngân Hàng với vốn điều lệ ban đầu là 650 triệu đồng và thời gian hoạt động là 50 năm . Sau gần 19 năm thành lập, Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương đã tăng vốn điều lệ từ 650 triệu đồng lên 689,255 tỷ đồng. Nhờ vốn điều lệ tăng trưởng qua từng năm Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương đã thúc đẩy tăng trưởng nghiệp vụ, phát triển mạng lưới hoạt động, kết quả kinh doanh liên tục có lời, cổ đông nhận cổ tức khá cao từ đồng vốn đầu tư ban đầu. Tính đến 31/12/2006, Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương có quan hệ đại lý với 622 ngân hàng và chi nhánh tại 59 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Hiện nay Saigonbank là đại lý thanh toán thẻ Visa, Master Card, JCB, CUP… và là đại lý chuyển tiền kiều hối Moneygram. Sau hơn 19 năm hoạt động, ngoài việc đưa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có chất lượng, phù hợp với nhu cầu khách hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động… với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SGCTNH còn quan tâm và mở rộng các hoạt động đến các đối tượng khách hàng là các cá nhân, công ty liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài,…hoạt động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, hỗ trợ sự phát triển các ngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống tại các địa phương trong cả nước. Trong thời gian tới, theo xu thế phát triển - hội nhập của hệ thống NH Thương mại Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Ngân Hàng TMCP 23
  • 25. Sài Gòn Công Thương sẽ liên tục đổi mới hoạt động: cung ứng thêm nhiều sản phẩm dịch vụ, thay đổi phong cách phục vụ, ưu đãi các khách hàng giao dịch thường xuyên, mở rộng mạng lưới hoạt động, hướng tới phục vụ khách hàng bằng những sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại với chất lượng tốt nhất dựa trên nền tảng công nghệ NH tiên tiến … nhằm thực hiện thành công mục tiêu là một trong những Ngân hàng TMCP lớn mạnh hàng đầu trong hệ thống NHTMCP. 3.1.2. Khái quát về NH TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ Ngày 15/04/1998, Sài Gòn Công Thương Ngân Hàng đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động chi nhánh Cần Thơ tại địa chỉ số 11 Lý Tự Trọng. Cần Thơ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, khoa học kỹ thuật của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, một thị trường hứa hẹn phát triển trong tương lai. Việc mở chi nhánh Cần Thơ giúp NHTMCP Sài Gòn Công Thương phát triển thị phần ra các tỉnh có tiềm năng kinh tế. Là chi nhánh thứ năm trong mạng lưới chi nhánh của Sài Gòn Công Thương Ngân Hàng, sự ra đời của chi nhánh Cần Thơ đánh dấu sự có mặt của SGCTNH tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tọa lạc tại vị trí thuận lợi trên đường Lý Tự Trọng, chi nhánh Cần Thơ cung cấp đến khách hàng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng như: Nhận các loại tiền gửi, tiết kiệm, bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của các cá nhân & tổ chức kinh tế với lãi suất linh hoạt và hấp dẫn - Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước. Thực hiện cho vay ngắn hạn - trung hạn - dài hạn bằng VNĐ & ngoại tệ không phân biệt thành phần kinh tế trên tất cả các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh - thương mại - tiêu dùng - xây dựng,… tài trợ thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền trong nước, dịch vụ kiều hối Money Gram, phát hành thẻ đa năng…và các dịch vụ ngân hàng khác. Với mạng lưới công nghệ thông tin hiện đại, luôn được cải tiến và đổi mới nâng cao, NHTMCP Sài Gòn Công Thương Chi nhánh Cần Thơ đã có mối quan hệ thanh toán với tất cả các ngân hàng trong và ngoài hệ thống trên toàn quốc. Ngoài ra Chi nhánh Cần Thơ còn tham gia thanh toán với các đại lý thanh toán quốc tế trên thế giới của SGCTNH. Với những nỗ lực không ngừng, NHTMCP Sài Gòn Công Thương Chi nhánh Cần Thơ sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược tăng trưởng lâu dài bằng việc đầu tư 24
  • 26. công nghệ, nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên, nhằm đưa ra những sản phẩm - dịch vụ tối ưu nhất đáp ứng nhu cầu khách hàng. 3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG 3.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban lãnh Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng kiểm hành chánh kinh doanh kế toán ngân quỹ soát nội bộ 3.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận * Ban lãnh đạo . Giám đốc - Điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của đơn vị. - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban. - Có quyền quyết định chính thức cho một khoản vay. - Có quyền quyết định tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay nâng lương các cán bộ, công nhân viên trong đơn vị. . Phó giám đốc Có trách nhiệm hỗ trợ cùng giám đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động chung của toàn chi nhánh. * Phòng hành chánh - Có trách nhiệm quản lý về mặt nhân sự tại đơn vị. Theo dõi, lưu trữ công văn đến và gởi công văn đi. - Thực hiện công tác bảo vệ an ninh an toàn chi nhánh. Soạn thảo các văn bản về nội quy cơ quan, đưa ra quy chế làm việc, nội quy an toàn lao động, tiền lương. Xây dựng nội dung chương trình thi đua trong toàn đơn vị. 25
  • 27. * Phòng kinh doanh - Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội trong địa bàn hoạt động, lập và thực hiện kế hoạch, dự án khai thác nguồn vốn. Tìm khách hàng mới và giữ quan hệ tốt với khách hàng truyền thống. - Thẩm định các phương án, dự án đầu tư. Quản lý, theo dõi các tài sản thế chấp. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc thu hồi các khoản nợ đến hạn và đề xuất các biện pháp xử lý nợ quá hạn. Thực hiện công tác phòng ngừa rủi ro. - Lập các báo cáo thống kê về nghiệp vụ tín dụng và báo cáo các nghiệp vụ theo chế độ quy định. * Phòng kế toán - Thực hiện ghi chép, tính toán qua các số liệu, thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến quá trình thanh toán như: thu chi theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, hạch toán chuyển khoản giữa ngân hàng với khách hàng, giữa khách hàng với nhau… - Thu thập các số liệu phát sinh, lên cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn hàng ngày để trình lên lãnh đạo. * Phòng ngân quỹ - Là nơi diễn ra các khoản thu chi tiền mặt trên cơ sở các chứng từ phát sinh. Phát hiện ngăn chặn tiền giả, xác định tiền đúng tiêu chuẩn lưu thông. - Là nơi bảo quản tiền mặt, các giấy tờ, tài sản thế chấp,.. * Phòng kiểm soát nội bộ - Kiểm tra giám sát việc chấp hành các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy chế, quy định, điều lệ hoạt động của Ngân hàng về kinh doanh tài chính để đảm bảo an toàn tài sản tại chi nhánh. 3.3. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.3.1. Đối tượng cho vay - Các pháp nhân là: doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh. 26
  • 28. 3.3.2. Thể loại cho vay - Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng. Chủ yếu cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của tổ chức kinh tế và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân. - Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng, cho vay để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỷ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. - Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên, được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. 3.3.3. Phương thức cho vay - Cho vay từng lần: mỗi lần vay vốn, khách hàng và ngân hàng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: ngân hàng và khách hàng xác định, thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. - Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ cuộc sống. - Cho vay hợp vốn: ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. - Cho vay trả góp: khi vay vốn, ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng. - Cho vay thông qua nghiệp vụ phát sinh và sử dụng thẻ tín dụng: Ngân hàng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ, rút tiền tại máy rút tiền tự động. 27
  • 29. - Cho vay theo hạn mức thấu chi: Ngân hàng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trong tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. - Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và khách hàng. 3.3.4. Quy trình cho vay - Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ xin vay vốn - Thẩm định các điều kiện vay vốn của khách hàng - Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và lãi suất cho vay của chi nhánh - Lập tờ trình thẩm định cho vay - Tái thẩm định khoản vay - Trình duyệt khoản vay - Ký kết hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn, hợp đồng đảm bảo tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo - Giải ngân - Kiểm tra giám sát khoản vay - Thu nợ lãi, gốc và xử lý những phát sinh - Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay - Giải chấp tài sản đảm bảo - Lưu giữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ đảm bảo tiền vay. 3.4. VỊ THẾ CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG 3.4.1. Thuận lợi Cần Thơ là vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là sau khi trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương, hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Cần Thơ đạt kết quả khả quan, đời sống người dân từng bước được cải thiện và không ngừng nâng lên. Tình hình an ninh chính trị, trât tự an toàn xã hội luôn được đảm bảo ổn định. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về tài chính-tiền tệ-đầu tư tiếp tục được đổi mới theo hướng tạo môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng và minh bạch, nhằm thu hút tối đa các nguồn tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội. Đây là môi trường 28
  • 30. thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển, trong đó có hoạt động của hệ thống các ngân hàng. Là một trong những NHTMCP đầu tiên đặt chân đến Cần Thơ, NHTMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ có lợi thế là am hiểu thị trường này hơn, có bề dày kinh nghiệm hơn. Ngân hàng sẽ chọn Cần Thơ để làm "bàn đạp" phát triển thị trường miền Tây sau này. Ngay từ những ngày đầu thành lập, tập thể lãnh đạo và cán bô công nhân viên của NHTMCP Sài Gòn Công Thương Chi nhánh Cần Thơ đã bám sát và vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của địa phương, cùng với định hướng và giải pháp của cấp trên. Hợp tác và tranh thủ sự giúp đỡ của các ngành và các cấp tại địa phương, đoàn kết một lòng cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ. Thành tựu đáng chú ý là Chi nhánh đã xây dựng được nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ, có thể đáp ứng môi trường cạnh tranh. Bên cạnh đó, Chi nhánh đã hoạt động theo định hướng hoạt động kinh doanh của Hội sở, có cơ chế điều hành nguồn vốn và lãi suất linh hoạt, giao quyền chủ động quyết định lãi suất huy động và cho vay cho chi nhánh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng. 3.4.2. Khó khăn Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay NHTMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ mặc dù đã nổ lực phấn đấu để hoàn thành các công việc theo kế hoạch đề ra nhưng vẫn còn một số tồn tại khó khăn chưa đạt được tính khả thi như: - Việc xử lý nợ còn nhiều khó khăn do việc hỗ trợ xử lý nợ của chính quyền địa phương còn thiếu kiên quyết, nhiều hộ cố tình chây ỳ nên ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ. - Sự cạnh tranh gay gắt không chỉ giữa các ngân hàng mà còn với cả các công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng nhân dân, tiết kiệm bưu điện,…làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. - Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, thủ tục hồ sơ vay vốn, chính sách tiền gửi của Sài Gòn Công Thương Ngân Hàng còn hạn chế, công tác tiếp thị còn bất cập. 29
  • 31. 3.5. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NH QUA 3 NĂM (2004-2006) Trong những năm vừa qua, đặc biệt là sau khi Cần Thơ trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương thì mạng lưới hoạt động của các ngân hàng ngày càng mở rộng. Để hòa nhập vào xu thế phát triển chung và tăng cường khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, đội ngũ cán bộ công nhân viên NHTMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ đã không ngừng nổ lực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, đẩy mạnh và phát triển hoạt động kinh doanh cả về số lượng lẫn chất lượng, đưa các sản phẩm, dịch vụ…dần dần trở nên quen thuộc với khách hàng. Từ việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đã đem lại cho Ngân hàng nguồn thu nhập đáng kể trong những năm qua. Lợi nhuận trung bình là 3.689,67 triệu đồng / năm (2004-2006). Cụ thể như sau: 3.5.1.Về thu nhập Qua bảng số liệu ta thấy, thu nhập của Ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2005 tăng 2.529 triệu đồng, hay tăng 10,16% so với năm 2004. Năm 2006, tốc độ tăng thu nhập cao hơn (18,72%) với số tăng tuyệt đối là 5.134 triệu đồng. Tổng thu nhập tăng là xuất phát từ những thay đổi tích cực trong các lĩnh vực nghiệp vụ về cho vay và đầu tư, mở rộng thị trường, thu hút dịch vụ, có chính sách khách hàng và thực hiện cơ chế hợp lý về lãi suất,… Trong đó, thu nhập từ lãi luôn chiếm tỷ trọng cao, trung bình là 89,35% / năm. Cho thấy tín dụng vẫn là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tỷ trọng lợi nhuận giữa tín dụng và dịch vụ có xu hướng giảm dần, năm 2005 giảm 0,67% và năm 2006 giảm 0,86%. Điều này phù hợp với xu thế kinh doanh hiện đại, các ngân hàng thương mại sẽ giảm dần tỷ trọng tín dụng, tăng tỷ trọng dịch vụ. Bên cạnh nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng, ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Chi nhánh đã coi trọng việc phát triển các dịch vụ ngân hàng đó là: tài trợ thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền trong nước, dịch vụ mua bán và kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ chuyển tiền và chi trả kiều hối... Chất lượng các sản phẩm dịch vụ đã ngày càng khẳng định uy tín của chi nhánh NHTMCP SGCT Cần Thơ đối với các khách hàng trên địa bàn. 30
  • 32. Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM 2004-2006 ĐVT: triệu đồng So sánh 2005 với 2004 So sánh 2006 với 2005 2004 2005 2006 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng thu nhập 24.892 27.421 32.555 2.529 10,16 5.134 18,72 -Thu nhập lãi suất 24.623 27.017 31.826 2.394 9,72 4.809 17,80 -Thu nhập ngoài lãi suất 269 404 729 135 50,19 325 80,45 Tổng chi phí 20.666 23.768 29.365 3.102 15,01 5.597 23,55 -Chi phí lãi suất 16.368 17.800 20.864 1.432 8,75 3.064 17,21 -Chi phí ngoài lãi suất 4.298 5.968 8.501 1.670 38,86 2.533 42,44 Thu nhập trước thuế 4.226 3.653 3.190 -573 -13,56 -463 -12,67 (Nguồn: phòng kinh doanh) 1
  • 33. Có thể nói rằng, lợi nhuận từ phí dịch vụ cũng được ngân hàng đặc biệt coi trọng không kém với lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính. Các dịch vụ ngân hàng đang và sẽ mang lại những nguồn thu lớn cho đơn vị. Đây được đánh giá là những nguồn thu bền vững và sẽ mở rộng nhanh chóng trong tương lai. 3.5.2. Về chi phí Năm 2004, chi phí mà Ngân hàng phải chi ra là 20.666 triệu đồng, năm 2005 tăng thêm 3.102 triệu đồng, tức tăng 15,01% so với năm 2004. Đến năm 2006, tổng chi phí của Ngân hàng là 29.365 triệu đồng, tăng thêm 5.597 triệu đồng (23,55%) so với năm 2005. Như vậy, chi phí của Ngân hàng tăng qua 3 năm, trong đó chủ yếu là do chi phí lãi suất. Bởi nhu cầu tín dụng tăng cao, trong khi chi nhánh phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng trên địa bàn nên đơn vị phải tăng lãi huy động. Mặc dù vậy, số vốn huy động vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tín dụng nên chi nhánh còn phải nhận số lượng lớn vốn điều chuyển từ Hội sở với chi phí trả lãi cao hơn. Các khoản chi phí ngoài lãi suất cũng tăng liên tục và chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Điều này xuất phát từ các nguyên nhân: Song song với việc tăng thêm thu nhập từ các dịch vụ ngân hàng là khoản chi phí phải trả về chi phí dịch vụ thanh toán, các khoản phí, lệ phí, cước phí bưu điện,… Ngoài ra, do sự cạnh tranh, lôi kéo nhân lực giữa các ngân hàng đẩy chi phí tiền lương, tiền công lao động cao lên khiến chi phí hoạt động của các ngân hàng bị đội lên. Hơn nữa, trong tình hình hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin như vũ bão và cũng ngay lúc này xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ. Để lĩnh hội được đòi hỏi hoạt động của ngân hàng phải có bước đi vững chắc và an toàn nhằm nâng cao sức cạnh tranh. Tiếp tục thực hiện theo phương châm: “An toàn- hiệu quả- phát triển bền vững”, ngân hàng buộc phải đầu tư công nghệ, tăng cường dịch vụ để tăng thêm nguồn thu khi mà lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đang bị chia sẻ, bị hạn chế vì lãi suất cao…Do đó, trong ii
  • 34. thời gian qua, đặc biệt là những năm gần đây, chi nhánh đã đầu tư xây dựng trụ sở khang trang hơn, đầu tư thêm trang thết bị hiện đại,…kéo theo các chi phí về khấu hao tài sản cố định, sửa chữa, mua sắm cũng như chi bảo hiểm tài sản,… đều tăng. Tóm lại, trong thời gian qua, thu nhập cũng như chi phí của Ngân hàng đều tăng. Nhưng, tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của thu nhập, phần tăng lên của thu nhập không đủ bù đắp cho sự gia tăng của chi phí. Từ đó làm cho lợi nhuận qua 3 năm có giảm. Tuy nhiên, đến năm 2006, lợi nhuận của Ngân hàng tuy có giảm so với năm 2005 nhưng với tốc độ chậm lại. Đây là dấu hiệu cho thấy Ngân hàng đã bắt đầu thu được những thành quả từ sự đầu tư đã bỏ ra. Dấu hiệu đáng mừng nữa là tỷ trọng các khoản thu ngoài lãi của chi nhánh ngày càng tăng thể hiện chủ trương đa dạng hóa trong đầu tư của Ngân hàng, giảm dần tỷ trọng các khoản thu, chi liên quan đến lãi suất bởi tín dụng là hoạt động luôn chứa đựng nhiều rủi ro. 3.6. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN TỚI Cùng với những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước, năm 2007 là năm đánh dấu chặng đường 20 năm đồng hành phát triển của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Công Thương. Chi nhánh Cần Thơ tiếp tục phấn đấu để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch SGCTNH giao và đề ra phương hướng hoạt động như sau: - Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ đòi hỏi ngày càng cao theo yêu cầu phát triển và định hướng hoạt động của Chi nhánh trong năm 2007 và thời gian tới. Từng cán bộ thể hiện tính chuyên nghiệp trong xử lý để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, giảm thiểu thời gian xử lý công việc. - Phát huy tính chủ động sáng tạo trong công việc được phân công, thực hiện quy chế điều hành, quy chế hoạt động một cách nghiêm túc. - Tiếp tục bám sát định hướng đầu tư tín dụng đối với cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay hộ, cá thể, cán bộ công nhân viên. iii
  • 35. - Mở rộng một số dịch vụ ngân hàng, đưa ra nhiều sản phẩm mới phục vụ cho khách hàng, mở rộng đầu tư tín dụng cho nền kinh tế dưới nhiều hình thức thích hợp. - Đẩy mạnh công tác tiếp thị, mở rộng và đề xuất nhiều biện phát hữu hiệu để tăng trưởng nhanh nguồn vốn huy động năm, đảm bảo cơ cấu nguồn vốn hợp lý và nguồn vốn dân cư phải là chủ lực để đảm bảo tính ổn định nguồn vốn. - Tổ chức phối hợp tốt với Hội sở để thực hiện tốt công tác điều hành nguồn vốn tại Chi nhánh một cách hiệu quả nhanh chóng và kịp thời, hỗ trợ cho công tác thanh toán và chi trả. - Tăng cường kiểm tra tình hình vốn vay, tài sản, vật tư làm đảm bảo vay nợ của khách hàng góp phần nâng cao chất lượng vốn tín dụng. - Tăng cường mở rộng thực hiện chính sách thu hút khách hàng. Đa dạng hoá các hình thức hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch tập trung tại một ngân hàng. - Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát đánh giá quy trình nghiệp vụ để kịp thời đề xuất, kiến nghị để ngày càng hoàn thiện để việc triển khai thực hiện thực tế mang lại hiệu quả cao hơn. Công tác kiểm tra, kiểm soát phải mang tính thường xuyên liên tục không chỉ của phòng kiểm soát nội bộ mà cả các lãnh đạo các phòng ban nghiệp vụ Chi nhánh, thực hiện trách nhiệm kiểm soát quy trình, quy định trong xử lý tác nghiệp đảm bảo an toàn theo đúng quy định. - Tổ chức thực hiện đúng quy trình hạch toán kế toán và nguyên tắc chế độ trong quản lý thu chi tài chính và thực hiện chống lãng phí, thực hành tiết kiệm. - Công tác an toàn kho quỹ, bộ phận ngân quỹ tổ chức đúng quy trình, đúng nguyên tắc chế độ đảm bảo an toàn, không mất mát, nhầm lẫn. - Trong năm 2007, NH TMCP SGCT chi nhánh Cần Thơ phấn đấu đạt được một số chỉ tiêu sau: . Vốn huy động: tăng 25% so với năm 2006. . Tổng dư nợ cho vay: tăng 20% so với năm 2006. . Nợ quá hạn: phấn đấu lành mạnh tình hình tài chính, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1% trên tổng dư nợ. . Về thu nhập: phấn đấu đạt thu nhập trước thuế trên 5 tỷ đồng, trong đó tăng dần tỷ trọng thu từ dịch vụ ngân hàng. iv
  • 36. CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NH TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2004-2006) 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN 4.1.1. Vốn huy động tại chỗ Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế, điều này cũng cho ta thấy sự khác nhau giữa ngành kinh doanh tiền tệ với các doanh nghiệp khác. Vì vậy, việc nghiên cứu nguồn vốn huy động của ngân hàng là việc làm quan trọng. Nhìn chung, nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm có sự tăng trưởng. Năm 2004 là 30.768 triệu đồng, năm 2005 tăng thêm 13.769 triệu đồng (tỷ lệ 44,75%), và năm 2006 nguồn vốn huy động đạt mức 48.775 triệu đồng, tăng 9,52% so với năm 2005. Đây là kết quả nổ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng, bên cạnh việc đưa ra khung lãi suất phù hợp với từng thời kỳ để thu hút, khuyến khích khách hàng gửi tiền. Trong thời gian qua, Ngân Hàng Nhà Nước tiếp tục điều hành theo hướng thận trọng, linh hoạt nhằm ổn định mặt bằng lãi suất. Một số ngân hàng trên địa bàn đã tăng lãi suất huy động tiền gửi dưới nhiều hình thức khác nhau, do đó, trong năm 2006 tốc độ huy động vốn tại chi nhánh có tăng chậm so với năm trước. Vốn huy động của NHTMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ bao gồm tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán. 4.1.1.1. Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn, trung bình trên 80% trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, vì vậy có ảnh hưởng lớn đến tổng vốn huy động. Vốn huy động tại chỗ tăng lên qua các năm chủ yếu là do sự tăng lên của tiền gửi tiết kiệm. Cần Thơ sau khi trở thành Thành phố trực thuộc Trung Ương, tình hình kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân được nâng lên, thu nhập ngày càng cao, do đó nhu cầu tích lũy tiền nhằm phục vụ cho mục đích tiêu dùng trong tương lai gia tăng. Nắm bắt nhu cầu đó, Ngân hàng vừa tăng cường công tác huy động nguồn vốn, vừa tăng cường công tác kiểm tra và tự kiểm tra nên vẫn luôn v
  • 37. luôn đảm bảo tuyệt đối an toàn tài sản tiền bạc của khách hàng, tạo được lòng tin tuyệt đối với khách hàng. Ngoài ra, gửi tiền ở ngân hàng không chỉ an toàn mà còn được hưởng lãi suất. Từ đó góp phần làm cho tiền gửi tiết kiệm tăng lên (năm 2005 tăng 67,88% so với năm 2004 và năm 2006 lại tiếp tục tăng thêm 12,7%). Mặt khác, với việc áp dụng mức lãi suất khá hấp dẫn và linh hoạt trong từng thời kỳ, cộng thêm với những cải tiến đơn giản về thủ tục đã ngày càng thu hút được đông đảo khách hàng đến gửi tiền tại Ngân hàng. Tuy nhiên, sang năm 2006 vì thị trường chứng khoán đã hút một lượng lớn nguồn vốn của dân cư, thị trường vàng cũng hấp dẫn đầu tư cho nên tốc độ huy động tiền gửi có dấu hiệu chững lại (tăng với tốc độ thấp hơn năm trước). 4.1.1.2. Tiền gửi thanh toán Tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng tương đối thấp, trung bình chưa tới 20% tổng nguồn vốn huy động tại chỗ. Do đặc điểm đây là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp gửi vào ngân hàng không nhằm vào mục đích lãi suất mà nhằm để thanh toán, chi trả trong kinh doanh. Theo số liệu thống kê cho thấy, tiền gửi thanh toán tại ngân hàng giảm qua các năm, cụ thể là năm 2005 là 6.753 triệu đồng, giảm 18,26% so với năm 2004. Đến năm 2006 là 6.194 triệu đồng giảm 8,28% so với năm 2005. Nguyên nhân loại tiền này giảm là do các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Chi nhánh có qui mô nhỏ, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh, chế biến lương thực, thực phẩm, thủy hải sản nên lượng tiền nhàn rỗi ít dẫn đến nguồn tiền gửi doanh nghiệp không ổn định và số dư thấp. Nhìn chung, về mặt huy động vốn tại chi nhánh chưa thật sự mạnh chưa đạt được kế hoạch đề ra (trung bình chiếm 25,78% trong tổng nguồn vốn huy động cho vay). Một nguyên nhân cũng khá quan trọng là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng nhằm níu giữ và thu hút khách hàng gửi tiền, không chỉ tăng lãi suất, các NHTM còn cạnh tranh huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau, từ phát hành kỳ phiếu, khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng (trúng vàng, xe hơi, nhà…) đến “chiêu” chia nhỏ các kỳ hạn gửi, cho rút tiền trước hạn khi gửi có kỳ hạn... Ngoài ra, do thói quen của người dân còn có xu hướng mua vàng dự trữ trong nhà, cộng với tình hình hiện nay, giá vàng không ổn định có thời gian vi
  • 38. Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN QUA 3 NĂM 2004-2006 ĐVT: triệu đồng So sánh 2005 với 2004 So sánh 2006 với 2005 2004 2005 2006 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng nguồn vốn huy động 123.378 163.742 193.606 40.364 32,72 29.864 18,24 Vốn huy động tại chỗ 30.768 44.537 48.775 13.769 44,75 4.238 9,52 - Tiền gởi tiết kiệm 22.506 37.784 42.581 15.278 67,88 4.797 12,70 - Tiền gởi thanh toán 8.262 6.753 6.194 -1.509 -18,26 -559 -8,28 Vốn điều hòa 92.610 119.205 144.831 26.595 28,72 25.626 21,50 (Nguồn: phòng kinh doanh) vii
  • 39. người dân đổ xô đi mua vàng để kiếm lời. Tâm lý người dân còn e dè, chưa thật sự quen với hình thức gởi tiết kiệm. 4.1.2. Vốn vay (điều chuyển) từ Hội sở Vốn vay từ Hội sở chiếm tỷ trọng cao tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ, trung bình trên 74%. Khách hàng chủ yếu của đơn vị là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể thuộc các ngành công nghiệp chế biến, thương nghiệp, đặc biệt trong thời gian gần đây là ngành thủy sản nên nhu cầu vốn khá nhiều. Mà nguồn vốn huy động của Ngân hàng chỉ đáp ứng được từ 25-30% nhu cầu hoạt động của chi nhánh, do đó, đơn vị phải đi vay từ Hội sở. Qua 3 năm, vốn điều chuyển từ Hội sở cho chi nhánh tăng đều. Cụ thể, năm 2004 là 92.610 triệu đồng, năm 2005 tăng thêm 28,72%. Sang năm 2006, lượng vốn điều hòa là 144.831 triệu đồng, tăng 21,5% so với năm 2005. Điều này cho thấy hoạt động cho vay của Ngân hàng ngày càng được mở rộng, nhưng khả năng tự huy động của chi nhánh còn hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu vay của xã hội. Tuy nhiên, việc phụ thuộc vốn vay của Hội sở sẽ làm kết quả hoạt động của Ngân hàng bị giảm sút, do lãi suất trả cho vốn điều hòa cao hơn so với lãi suất huy động vốn tại chỗ. Cho nên vay càng nhiều thì trả lãi càng nhiều. Mặt khác, khả năng huy động tại chỗ của Ngân hàng được xem là yếu khi mà vốn vay cao hơn nhiều so với huy động vốn tại chỗ. Do vậy, chi nhánh cũng đã tự nổ lực huy động vốn, giảm sự điều chuyển từ Hội sở, bởi vì vốn huy động tại chỗ là nguồn đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế được kịp thời hơn. Tuy nhiên, kết quả của công tác huy động vốn tại Chi nhánh chưa thực sự khả quan. 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG 4.2.1. Phân tích doanh số cho vay 4.2.1.1. Doanh số cho vay theo ngành Ngày nay, hòa chung với sự phát triển của đất nước, trong bối cảnh các ngành kinh tế phát triển đa dạng, mỗi ngành đều có một vị trí và thế mạnh của mình, toàn hệ thống NHTMCP Sài Gòn Công Thương nói chung và chi nhánh Cần Thơ nói riêng đã đa dạng hóa đầu tư, mở rộng cho vay đa ngành, đa lĩnh vực. Ngoài ra, đây còn là giải pháp để hạn chế phần nào rủi ro trong hoạt động tín dụng của viii
  • 40. Ngân hàng. Do đó, NH TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ, bên cạnh cho vay ngành công nghiệp chế biến, thương nghiệp, dịch vụ còn đầu tư vào các ngành thủy sản, nông nghiệp, xây dựng, thông tin liên liên lạc,…và nhiều ngành khác. Tuy nhiên, vốn vay tập trung nhiều nhất là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, thương nghiệp, thủy sản, nông nghiệp. * Ngành công nghiệp chế biến Công nghiệp chế biến là một ngành có nhiều triển vọng phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao và là những khách hàng truyền thống của ngân hàng, chủ yếu gồm những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến thủy sản. Nhìn chung doanh số cho vay ngành công nghiệp chế biến có sự biến động qua 3 năm. Năm 2005 giảm gần 40% so với 2004, nhưng năm 2006 lại tăng cao, tăng gần 112 triệu (hơn 106%) so với 2005. Như chúng ta đã biết, công việc thu mua, chế biến nông, thủy sản là theo mùa vụ, theo nhu cầu của thị trường. Năm 2005, do các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam bị kiện bán phá giá ở thị trường nước ngoài nên thị truờng đầu ra gặp khó khăn. Về tình hình lương thực cũng không được khả quan: cây lúa thì bị dịch bệnh hoành hành, sản lượng thất thu. Thị trường xuất khẩu gạo bị cạnh tranh về giá cũng như chất lượng,…Điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp chế biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và ở Cần Thơ nói riêng. Ngoài nguyên nhân khách hàng đến xin vay ở ngân hàng giảm, còn do Ngân hàng đã nắm bắt kịp thời tình hình thị trường, nhằm hạn chế rủi ro, chỉ xét duyệt cho vay những doanh nghiệp nào làm ăn hiệu quả. Do đó, trong năm này, doanh số cho vay giảm. Sang năm 2006, cùng với sự quan tâm hỗ trợ của các ngành hữu quan, cộng với việc mở rộng nhiều thị trường mới, hoạt động kinh doanh ngành công nghiệp chế biến có nhiều khả quan, doanh nghiệp tiếp tục mở rộng đầu tư và nhu cầu vốn cũng nhiều hơn. Trong năm này, doanh số cho vay của Ngân hàng đạt con số 215.746 triệu đồng, tăng gần 107% so với năm 2005. Nhìn chung, công nghiệp chế biến là ngành phát triển mạnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, do đó NH TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ đã ix
  • 41. và đang tập trung phát triển cho vay đối với ngành nghề này, doanh số cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao qua 3 năm (trung bình gần 30% tổng doanh số cho vay). Tuy nhiên, bên cạnh việc đầu tư phát triển ngành này, Ngân hàng cần thường xuyên nghiên cứu, xem xét sự biến động của thị trường kinh doanh có ảnh hưởng đến hoạt động của ngành để từ đó có hướng đầu tư cho thích hợp, đảm bảo nguồn vốn cho vay được an toàn và hiệu quả. * Ngành thương nghiệp Đây cũng là ngành chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ. Doanh số cho vay thuộc ngành nghề này tăng qua 3 năm với tốc độ năm sau cao hơn năm trước. Năm 2005 tăng gần 37% so với năm 2004 (tương đuơng tăng 21.894 triệu đồng), sang năm 2006 tăng hơn năm 2005 là 60% với số tuyệt đối tăng 49.118 triệu đồng. Do khách hàng chủ yếu của ngành này là các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể,…mà trong khoảng mấy năm từ 2003 đến nay, các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn Cần Thơ có bước chuyển dịch khá mạnh theo hướng cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước, phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, hoạt động của những khách hàng này lại ổn định, khả năng quay vòng vốn nhanh nên ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn đối với thành phần kinh tế này. * Ngành thủy sản Số liệu qua 3 năm cho thấy doanh số cho vay của ngành này cũng có sự biến động khá lớn. Năm 2005, cùng với thị trường có nhiều biến động: xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn, đầu ra không ổn định, lại thêm mất mùa vì dịch bệnh,…đã ảnh hưởng nhiều đến nghề nuôi trồng thủy sản. Số lượng khách hàng đến vay tiền đầu tư cho thủy sản giảm, phần vì ngân hàng cũng thận trọng hơn trong việc xét duyệt hồ sơ vay vốn nhằm hạn chế rủi ro trước tình hình của thị trường. Từ đó làm cho doanh số cho vay ngành thủy sản trong năm 2005 giảm 57,92% so với năm 2004. Năm 2006, thị trường thủy sản có nhiều khả quan. Ngành công nghiệp chế biến phát triển trở lại vì vậy nhu cầu nguyên liệu đầu vào tăng, đây là điều kiện x
  • 42. Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH QUA 3 NĂM 2004-2006 ĐVT: triệu đồng So sánh 2005 với 2004 So sánh 2006 với 2005 2004 2005 2006 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng doanh số cho vay 542.852 414.695 656.781 -128.157 -23,61 242.086 58,38 - Nông nghiệp 4.730 12.634 14.562 7.904 167,10 1.928 15,26 - Công nghiệp chế biến 173.465 104.230 215.746 -69.235 -39,91 111.516 106,99 - Thủy sản 74.727 31.447 55.205 -43.280 -57,92 23.758 75,55 - Thương nghiệp 59.945 81.839 130.957 21.894 36,52 49.118 60,02 - Các ngành khác 229.985 184.545 240.311 -45.440 -19,76 55.766 30,22 (Nguồn: phòng kinh doanh) xi
  • 43. kéo theo ngành nuôi trồng thủy sản phát triển. Giá con cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL tăng. Cả doanh nghiệp và người nuôi đã bước vào “cuộc chiến” săn tìm cá, người dân ở các tỉnh ĐBSCL rủ nhau đào ao, lập bè nuôi cá. Nhu cầu vốn đầu tư mở rộng sản xuất ngày càng tăng. Đáp ứng nhu cầu đó, NH TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ tăng vốn cho vay đối với ngành nghề này. Kết quả là doanh số cho vay ngành thủy sản tăng 23.758 triệu đồng (hơn 75% so với năm 2005). Với những dấu hiệu tốt về thị trường thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi cá da trơn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long như hiện nay, hứa hẹn doanh số cho vay ngành này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Triệu đồng 300.000 250.000 200.000 Năm 2004 150.000 Năm 2005 Năm 2006 100.000 50.000 0 Nông Công Thủy sản Thương Các ngành nghiệp nghiệp chế nghiệp khác biến Hình 1: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH * Ngành Nông nghiệp Doanh số cho vay ngành nông nghiệp cũng có sự tăng trưởng đáng ghi nhận, tăng liên tục qua 3 năm. Khách hàng vay đầu tư cho nông nghiệp chủ yếu là những hộ kinh doanh với quy mô lớn (chăn nuôi lợn, bò thịt, trồng mía,…). Thời kinh tế thị trường, nông nghiệp cũng phải chuyên môn hóa, muốn đạt lợi nhuận cao phải đầu tư quy mô lớn, vì vậy cần nhiều vốn. NH TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ đã đáp ứng phần nào nhu cầu đó. Với thủ tục đơn giản, thái độ tận tình của đội ngũ cán bộ tín dụng, có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương từng địa bàn, nắm được nhu cầu và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để xii
  • 44. có kế hoạch hỗ trợ vốn một cách hợp lý. Từ đó đã thu hút được đông đảo khách hàng đến vay vốn, đẩy doanh số cho vay tăng vượt qua các năm. Năm 2005, doanh số cho vay ngành nông nghiệp tăng thêm 7.904 triệu đồng so với năm 2004, và trong năm 2006 lại tiếp tục tăng 15,26% so với năm 2005. * Các ngành khác Các ngành khác ở đây bao gồm: xây dựng, nhà hàng khách sạn, vận tải kho bãi, cho vay hoạt động phục vụ cá nhân…Đây là những đối tượng cho vay góp phần đa dạng hóa đầu tư trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, làm phong phú thêm lượng khách hàng của Ngân hàng trên nhiều lĩnh vực. Năm 2004, doanh số cho vay ngành khác là 229.985 triệu đồng. Năm 2005, giảm 45.440 triệu đồng so với 2004 và trong năm 2006 tăng thêm 55.766 triệu đồng so với 2005. Ngày nay, mức sống của người dân tương đối cao, nhu cầu sắm sửa, xây dựng phục vụ cho sinh hoạt tăng, cho vay xây nhà, tiêu dùng ngày càng phát triển. Còn các ngành như khách sạn, nhà hàng, sản xuất và phân phối điện, nước cũng có lúc tăng, giảm nhưng con số cho vay những ngành này tương đối thấp và Ngân hàng cho vay cả ngắn hạn và trung dài hạn. Tóm lại, tổng doanh số cho vay của NH TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ trong 3 năm qua có sự biến động tăng giảm theo nhu cầu thị trường. Năm 2005, giảm 128.157 triệu đồng so với năm 2004. Nguyên nhân là do doanh số cho vay ngành công nghiệp chế biến, thủy sản và một số ngành khác giảm, trong khi các ngành như thương nghhiệp, nông nghiệp và một số ngành khác có tăng nhưng không bù đắp đủ phần giảm. Sang năm 2006, doanh số cho vay các ngành đều tăng, kết quả là tổng doanh số cho vay tăng nhanh, hơn 58% so với năm 2005, đạt mức 656.781 triệu đồng. 4.2.1.2. Doanh số cho vay theo thời gian Trong hoạt động tín dụng, Chi nhánh đã chú trọng mở rộng cho vay đối với hộ tư nhân cá thể, cho vay tiêu dùng, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, lựa chọn khách hàng có năng lực tài chính tốt, có phương án kinh doanh khả thi, có khả năng trả nợ ngân hàng, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. xiii
  • 45. Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI GIAN QUA 3 NĂM 2004-2006 ĐVT: triệu đồng So sánh 2005 với 2004 So sánh 2006 với 2005 2004 2005 2006 Chi tiêu Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng doanh số cho vay 542.852 414.695 656.781 -128.157 -23,61 242.086 58,38 Tỷ trọng (%) 100 100 100 - Ngắn hạn 388.254 313.949 582.716 -74.305 -19,14 268.767 85,61 Tỷ trọng (%) 71,52 75,71 88,72 4,18 13,02 - Trung, dài hạn 154.598 100.746 74.065 -53.852 -34,83 -26.681 -26,48 Tỷ trọng (%) 28,48 24,29 11,28 -4,18 -13,02 (Nguồn: phòng kinh doanh) xiv