SlideShare a Scribd company logo
1 of 188
Download to read offline
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
                         ------------------------------------------------




                                  NGUYỄN THỊ LINH




          THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
 NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
       NÔNG THÔN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN




                     LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ




                                   Thái Nguyên, năm 2007



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên                         http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii


                                     LỜI CAM ĐOAN


      Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
      Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
                                               Thái Nguyên, ngày 16 tháng 12 năm 2007
                                                          Tác giả luận văn




                                                         Nguyễn Thị Linh




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên                http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii


                                        LỜI CẢM ƠN


      Trong quá trình thực hiện đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm
tạo việc làm cho người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên”, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.
      Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, khoa Sau đại học
và các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
Thái Nguyên, đặc biệt là Phó giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Thị Bắc trường Đại học
Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên đã nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài của mình.
      Trong quá trình thực hiện đề tài tôi còn nhận được sự giúp đỡ và cộng
tác của các cá nhân và tập thể: Phòng Nội vụ, phòng Nông nghiệp, phòng Kế
hoạch - Đầu tư, phòng Tài nguyên – Môi trường, phòng Công thương, phòng
Thống kê, Uỷ ban Dân số gia đình và trẻ em thành phố Thái Nguyên; UBND
xã Lương Sơn, UBND xã Tân Cương, UBND phường Túc Duyên và các hộ
gia đình đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu, cũng
như nghiên cứu thực hiện đề tài, tôi xin cảm ơn.
      Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã giúp đỡ
tôi thực hiện đề tài này.
      Tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó!
                                               Thái Nguyên, ngày 16 tháng 12 năm 2007
                                                          Tác giả luận văn



                                                         Nguyễn Thị Linh



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên                http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv


                                                 MỤC LỤC



                                                                                          Trang
                   Trang phụ bìa                                                          i
                   Lời cam đoan                                                                    ii
                   Lời cảm ơn                                                             iii
                   Mục lục                                                                      iv
                   Danh mục những chữ viết tắt                                            v
                   Danh mục các bảng                                                            vi
                   Danh mục các biểu                                                      vii
                                          MỞ ĐẦU                                                   1
1.                 Tính cấp thiết của đề tài                                                   1
2.                 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài                                              3
3.                 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài                                  3
4.                 Những đóng góp của đề tài                                                   4
5.                 Bố cục của luận văn                                                         4

 Chƣơng I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG                                           5
                           VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1.               Cơ sở khoa học của việc nghiên việc làm cho ngƣời lao động                  5
        1.1.1.     Việc làm và các vấn đề liên quan đến việc làm                               5
        1.1.2.     Sự cần thiết phải tạo việc làm cho ngƣời lao động                      10
        1.1.3.     Các nhân tố ảnh hƣởng tới việc làm của ngƣời lao động nông thôn        13
        1.1.4.     Cơ sở thực tiễn cho vấn đề tạo việc làm                                21
1.2.               Phƣơng pháp nghiên cứu về việc làm cho ngƣời lao động                  25
        1.2.1.     Chọn địa điểm nghiên cứu                                               25
        1.2.2.     Các phƣơng pháp nghiên cứu                                             26




       Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên         http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv

       Chƣơng II: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG                                         29
                    NÔNG THÔN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
2.1.               Đặc điểm chung của thành phố Thái Nguyên                                 29
        2.1.1.     Điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên                             29
        2.1.2.     Điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên                     38
        2.1.3.     Đánh giá thuận lợi và khó khăn về việc làm của ngƣời lao động 47
                   nông thôn ở thành phố Thái Nguyên
2.2.               Thực trạng việc làm của ngƣời lao động nông thôn ở thành phố 49
                   Thái Nguyên
        2.2.1      Thực trạng việc làm của ngƣời lao động nông thôn ở thành phố 50
                   Thái Nguyên
        2.2.2.     Thực trạng phát triển kinh tế của ngƣời lao động nông thôn ở 65
                   thành phố Thái Nguyên
2.3                Đánh giá thực trạng việc làm của ngƣời lao động nông thôn 83
                   thành phố Thái Nguyên
        2.3.1.     Đánh giá chung                                                           83
        2.3.2.     Những mặt đạt đƣợc                                                       84
        2.3.3.     Những mặt hạn chế                                                        87
        2.3.4.     Nguyên nhân ảnh hƣởng đến việc làm của ngƣời lao động 88
                   nông thôn ở thành phố Thái Nguyên

   Chƣơng III: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM                                       89

                       CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
                              THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
3.1.               Các quan điểm cơ bản về vấn đề tạo việc làm cho ngƣời lao 89
                   động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên
3.2.               Những căn cứ, định hƣớng và mục tiêu chủ yếu để tạo việc làm cho 91
                   ngƣời lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới




       Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên           http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv

        3.2.1.     Những căn cứ chủ yếu để tạo việc làm cho ngƣời lao động 91
                   nông thôn ở thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới
        3.2.2.     Định hƣớng chủ yếu tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn 91
                   ở thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới
        3.2.3.     Mục tiêu tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn ở thành phố 92
                   Thái Nguyên trong thời gian tới
3.3.               Một số giải pháp nhằm tạo tạo việc làm cho ngƣời lao động 93
                   nông thôn ở thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới
        3.3.1      Phát triển kinh tế nông thôn gắn với giải quyết việc làm cho 94
                   ngƣời lao động ở thành phố Thái Nguyên
        3.3.2.     Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả nhằm tạo 103
                   việc làm cho ngƣời lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên
        3.3.3.     Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên 105
                   nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả
        3.3.4.     Thực hiện hiệu quả chƣơng trình quốc gia về việc làm                  111
        3.3.5.     Tăng cƣờng xuất khẩu lao động                                         112
        3.3.6.     Hoạt động gián tiếp và trực tiếp tạo việc làm cho ngƣời lao động 114
                   nông thôn ở thành phố Thái Nguyên
        3.3.7      Thực hiện tốt chính sách phát triển nguồn nhân lực                    115

                                          KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ                               117
1.                 Kết luận                                                              117
2.                 Kiến nghị                                                             119

                                   DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO                                120

                                                       PHỤ LỤC                                124




       Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên        http://www.lrc-tnu.edu.vn
v


                   DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT


   BQ                  :                              Bình quân
   CN                  :                              Công nghiệp
   CNH                 :                              Công nghiệp hoá
   DT                  :                              Diện tích
   DV                  :                              Dịch vụ
   ĐVT                 :                              Đơn vị tính
   KT                  :                              Kinh tế
   HĐH                 :                              Hiện đại hoá
   LĐ                  :                              Lao động
   NN                  :                              Nông nghiệp
   NLN                 :                              Nông lâm nghiệp
   NQD                 :                              Ngoài quốc doanh
   NK                  :                              Nhân khẩu
   NS                  :                              Năng suất
   SD                  :                              Sử dụng
   SP                  :                              Sản phẩm
   SX                  :                              Sản xuất
   TDMNBB              :                              Trung du miền núi Bắc Bộ
   THCS                :                              Trung học cơ sở
   THPT                :                              Trung học phổ thông
   Tr.đồng             :                              Triệu đồng
   TT                  :                              Trồng trọt
   TTCN                :                              Tiểu thủ công nghiệp
   UBND                :                              Uỷ ban nhân dân
   XDCB                :                              Xây dựng cơ bản
   XH                  :                              Xã hội
   XHCN                :                              Xã hội chủ nghĩa
   WTO                 :                              Tổ chức Thương mại thế giới



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên                    http://www.lrc-tnu.edu.vn
vi

                                  DANH MỤC CÁC BẢNG
                                                                                           Trang
Bảng 1.1:       Tình hình lao động tỉnh Thái Nguyên năm 2006                                22
Bảng 1.2:       Tổng hợp số hộ điều tra ở các điểm nghiên cứu năm 2006                      26
Bảng 2.1:       Tình hình đất đai ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006                   33
Bảng 2.2:       Diện tích đất nông nghiệp thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006             34
                chia theo đơn vị hành chính
Bảng 2.3:       Tình hình nhân khẩu và lao động ở Thành phố Thái Nguyên năm                 39
                2004 – 2006
Bảng 2.4:       Cơ sở vật chất kỹ thuật ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006             43
Bảng 2.5:       Kết quả tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở thành phố               51
                Thái Nguyên năm 2004 – 2006
Bảng 2.6:       Tình hình nhân khẩu và lao động nông thôn thành phố                         52
                Thái Nguyên năm 2004 – 2006
Bảng 2.7:       Tình hình dân số nông thôn thành phố Thái Nguyên chia theo                  54
                nhóm tuổi năm 2004 – 2006
Bảng 2.8:       Tình hình lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên chia theo              58
                trình độ văn hoá năm 2004 – 2006
Bảng 2.9:       Tình hình lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên chia theo              61
                trình độ chuyên môn năm 204 – 2006
Bảng 2.10: Kết quả sản xuất các ngành kinh tế nông thôn của lao động                        66
                nông thôn ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006
Bảng 2.11: Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp ở thành phố Thái Nguyên                       68
                năm 2004 – 2006
Bảng 2.12: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu ở thành phố             70
                Thái Nguyên năm 2004 – 2006
Bảng 2.13: Kết quả sản xuất cây ăn quả ở thành phố Thái Nguyên năm                          71
                2004 – 2006


    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên        http://www.lrc-tnu.edu.vn
vi

Bảng 2.14: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi ở thành phố Thái Nguyên năm                    74
               2004 – 2006
Bảng 2.15: Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ                 78
               bản nông thôn ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006
Bảng 2.16: Tình hình giàu nghèo ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006                    82
Bảng 2.17: Kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của người lao động nông thôn               85
               thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006
Bảng 3.1:      Dự kiến diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu            95
               ở thành phố Thái Nguyên đến năm 2010
Bảng 3.2:      Dự kiến kết quả sản xuất cây ăn quả ở thành phố Thái Nguyên                 97
               đến năm 2010
Bảng 3:3:      Dự kiến kết quả sản xuất ngành chăn nuôi ở thành phố Thái Nguyên            99
               đến năm 2010
Bảng 3.4:      Dự kiến kết quả sản xuất ngành nông nghiệp ở thành phố Thái Nguyên          101
               đến năm 2010
Bảng 3.5:      Dự kiến tình hình đất đai ở thành phố Thái Nguyên đến năm 2010              104
Bảng 3.6:      Dự kiến tình hình nhân khẩu và lao động nông thôn thành phố                 106
               Thái Nguyên đến năm 2010
Bảng 3.7:      Dự kiến kết quả sản xuất ngành kinh tế nông thôn ở thành phố                108
               Thái Nguyên đến năm 2010
Bảng 3.8:      Dự kiến tình hình tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở               110
               thành phố Thái Nguyên đến năm 2010




   Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên         http://www.lrc-tnu.edu.vn
vii


                                 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

                                                                                         Trang
Biểu đồ 2.1:       Cơ cấu đất đai ở thành phố Thái Nguyên năm 2006                           36
Biểu đồ 2.2:       Cơ cấu lực lượng lao động thành phố Thái Nguyên năm 2006                  40
Biểu đồ 2.3:       Tỷ lệ lao động có việc làm ở thành phố Thái Nguyên năm                    41
                   2004 - 2006
Biểu đồ 2.4:       Cơ cấu lực lượng lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên                 55
                   năm 2004 - 2006
Biểu đồ 2.5:       Tỷ lệ sử lao động nông thôn có việc làm ở thành phố Thái Nguyên           56
                   năm 2004 – 2006
Biểu đồ 2.6:       Tỷ lệ lao động nông thôn chia theo trình độ văn hóa ở thành phố           60
                   Thái Nguyên năm 2004 - 2006
Biểu đồ 2.7:       Tỷ lệ lao động nông thôn chia theo trình độ chuyên môn ở                  63
                   thành phố Thái Nguyên năm 2004 - 2006
Biểu đồ 2.8:       Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn ở thành phố                    64
                   Thái Nguyên năm 2004 – 2006
Biểu đồ 2.9:       Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thành phố Thái Nguyên           69
                   năm 2006
Biểu đồ 2.10:      Diện tích gieo trồng ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006              73
Biểu đồ 2.11:      Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên năm                    75
                   2004 – 2006
Biểu đồ 2.12:      Giá trị sản xuất ngành dịch vụ nông thôn ở thành phố                      80
                   Thái Nguyên năm 2004 - 2006




     Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên         http://www.lrc-tnu.edu.vn
1




                                            MỞ ĐẦU


      1. Tính cấp thiết của đề tài
      Việc làm có vị trí hết sức quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển
của mỗi người, mỗi gia đình, cũng như trong việc phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Giải quyết việc làm là vấn đề mang tính toàn cầu, là một thách
thức còn khá lâu dài với toàn thể nhân loại. Đối với các nước đang phát triển
như nước ta, nơi nguồn lao động còn rất dồi dào và chủ yếu tập trung ở các
vùng nông thôn thì tạo việc làm cho người lao động ở đó bao giờ cũng là mối
quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia.
      Trong những năm qua, chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh Thái Nguyên
còn chậm so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lao động nông nghiệp tuy có
giảm qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn, năm 2006 chiếm 67,5%
tổng số lao động làm việc. Lao động dịch vụ tăng nhanh nhất trong giai đoạn
2004 – 2006 bình quân 8,7%/năm, năm 2006 chiếm gần 19% tổng số lao động
làm việc của tỉnh. Lao động công nghiệp, xây dựng tăng trên 8%/năm trong
cùng giai đoạn nhưng đến nay cũng chỉ chiếm trên 13,5% tổng số lao động
làm việc. Lao động nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số lao động
làm việc của tỉnh, năm 2006 chiếm 78,64%. Thời gian lao động ở nông thôn
tuy có tăng trong những năm gần đây nhưng cũng chưa cao, năm 2005 đạt
78% và năm 2006 đạt xấp xỉ 79%.
      Ở thành phố Thái Nguyên, hiện nay lao động có 135 nghìn người, trong
đó lao động nông thôn có 34.347 người chiếm 25,44% tổng số lao động toàn
thành phố. Hàng năm, khu vực này bổ sung khoảng từ 1.400 - 1.600 lao động.
Hơn nữa, đặc điểm kinh tế - xã hội cũng như điều kiện tự nhiên ở mỗi địa



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên         http://www.lrc-tnu.edu.vn
2




phương là khác nhau. Do vậy, không phải cứ ở nông thôn thì người lao động
tham gia vào hoạt động kinh tế nông lâm ngư nghiệp.
      Nông nghiệp là một thế mạnh nhưng sản xuất ở ngành này mang tính
thời vụ nên nhiều lao động ở ngành này vẫn có nhiều thời gian rảnh rỗi, bên
cạnh đó quá trình đô thị hóa của thành phố đang ngày một phát triển và mở
rộng, nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp được xây dựng do vậy một
phần diện tích đất nông nghiệp phải chuyển đổi mục đích sử dụng dẫn tới diện
tích đất canh tác ngày càng giảm trong khi đó dân số nông thôn ngày một
tăng. Điều đó cho chúng ta thấy tình trạng thiếu việc làm cho người lao động
nông thôn đang ngày một gia tăng và thời gian sử dụng của người lao động ở
khu vực nông thôn chưa cao và chưa hợp lý, do đó chưa phát huy được khả
năng sẵn có. Vì vậy, một trong những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội của thành phố Thái Nguyên đến năm 2010: Giải quyết việc làm, nâng
mức sống cho người lao động nông thôn. Muốn vậy, phải phấn đấu đến năm
2010: giảm tỷ lệ sinh hàng năm xuống 0,01%, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống
dưới 5%, nâng tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên 85%. Chú
trọng nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đào tạo nghề cho nông dân, hỗ
trợ vay vốn phát triển kinh tế tạo việc làm cho người lao động nông thôn và
hướng dẫn tư vấn giới thiệu xuất khẩu lao động.
      Để đạt được mục tiêu trên, trước hết chúng ta cần tìm hiểu và làm rõ
vấn đề về thực trạng việc làm của người lao động nông thôn ở thành phố
Thái Nguyên trong thời gian qua, từ năm 2004 đến năm 2006 đồng thời chỉ ra
những thách thức, hạn chế cũng như khả năng tạo việc làm cho người lao
động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới. Xuất phát từ
tình hình thực tế và nhằm giúp cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội thành



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên      http://www.lrc-tnu.edu.vn
3




phố nói chung và khu vực nông thôn của thành phố Thái Nguyên nói riêng
ngày càng hiệu quả và hoàn thành kế hoạch đề ra, tôi đã lựa chọn và nghiên
cứu đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người
lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên”.
      2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
      2.1. Mục tiêu chung
      Mục tiêu bao trùm của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về
việc làm của người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên, để từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn, góp
phần cùng thành phố Thái Nguyên thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
      2.2. Mục tiêu cụ thể
      - Góp phần hệ thống hóa về cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề lao động
– việc làm.
      - Phân tích, đánh giá thực trạng việc làm của người lao động nông thôn
ảnh hưởng tới đời sống và tình hình sản xuất phát triển kinh tế nông thôn trên
địa bàn thành phố Thái Nguyên.
      - Đề ra định hướng và một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao
động nông thôn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, đáp ứng được yêu cầu
tình hình thực tế mà thành phố đã đề ra.
      3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
      3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
      Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về lao động – việc làm
của người lao động nông thôn, các hộ, cộng đồng và các vùng nông thôn ở
thành phố Thái Nguyên.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên      http://www.lrc-tnu.edu.vn
4




      3.2. Phạm vi nghiên cứu
      Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm: Nội dung vấn đề liên quan
đến việc làm và tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở thành phố
Thái Nguyên trong khoảng thời gian từ năm 2004 – 2006. Nội dung nghiên
cứu về việc làm là vấn đề rất rộng, vì vậy luận văn chỉ tập trung nghiên cứu
một số vấn đề chủ yếu về thực trạng việc làm của người lao động nông thôn ở
thành phố Thái Nguyên ảnh hưởng tới đời sống và phát triển sản xuất nông
thôn, để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động
nông thôn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên từ nay đến năm 2010.
      4. Những đóng góp của luận văn
      Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn, là tài liệu giúp cho thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên xây dựng
kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao
động nông thôn, nâng cao mức sống cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội,
xóa đói giảm nghèo tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010 có cơ sở khoa học.
      Luận văn nghiên cứu và phản ánh khá toàn diện về việc làm, tạo việc
làm cho người lao động nông thôn và tình hình phát triển sản xuất nông thôn
để tạo việc làm ở thành phố Thái Nguyên. Các giải pháp đưa ra có ý nghĩa
thiết thực đối với tạo việc làm cho người lao động nông thôn cũng như đóng
góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của thành phố Thái Nguyên và
các địa phương có điều kiện tương tự.
      5. Bố cục của luận văn
      Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 phần chính:
      Chương I: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu về việc làm cho
người lao động.




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên     http://www.lrc-tnu.edu.vn
5




      Chương II: Thực trạng việc làm của người lao động nông thôn thành phố
Thái Nguyên.
      Chương III: Định hướng và một số giải pháp tạo việc làm cho người lao
động nông thôn thành phố Thái Nguyên.




             Chƣơng I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC LÀM CHO
          NGƢỜI LAO ĐỘNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


      1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu việc làm cho ngƣời lao động
      1.1.1. Việc làm và các vấn đề liên quan đến việc làm
      1.1.1.1. Việc làm
      Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật
chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và
hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Như vậy, con
người vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội.
Song, con người chỉ trở thành động lực cho sự phát triển khi hoạt động tạo ra
nguồn thu nhập của họ không bị cấm và được thừa nhận là việc làm.
      Có nhiều quan niệm về việc làm:
      - “Việc làm là cơ sở vật chất để huy động nguồn nhân lực vào hoạt động
sản xuất trong nền kinh tế quốc dân”[5].
      - “Việc làm là trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất,
tức là những điều kiện cần thiết để sử dụng sức lao động đó”[5].




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên       http://www.lrc-tnu.edu.vn
6




      Cho dù có nhiều quan niệm về việc làm, song việc làm là dành cho con
người và do con người thực hiện nó với các điều kiện vật chất, kỹ thuật tương
ứng hay đó chính là nhu cầu sử dụng sức lao động của con người.
      Theo Bộ Luật lao động và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật
lao động năm 2006 thì: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập,
không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.
      Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều
có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và
toàn xã hội” [15]. Trong đó các hoạt động được xác định là việc làm bao gồm:
      - Các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền mặt hoặc hiện vật.
      - Những công việc tự làm để tạo thu nhập cho bản thân hoặc tạo thu nhập
cho gia đình mình nhưng không được trả công (bằng tiền mặt hoặc hiện vật)
cho công việc đó.
      Việc làm được phân loại theo các mức độ sau:
      - Phân loại việc làm dựa theo mức độ đầu tư thời gian cho việc làm:
      + Việc làm chính là công việc mà người thực hiện dành nhiều thời gian
nhất hoặc có thu nhập cao hơn so với công việc khác.
      + Việc làm phụ là những việc làm mà người lao động dành nhiều thời
gian nhất sau việc làm chính.
      - Phân loại việc làm dựa theo mức độ sử dụng thời gian lao động, năng
suất và thu nhập.
      + Việc làm đầy đủ là sự thoả mãn nhu cầu về việc làm cho bất kỳ ai có
khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân. Việc làm đầy đủ căn cứ trên
hai khía cạnh chủ yếu là mức độ sử dụng thời gian lao động, mức năng suất
và thu nhập. Một việc làm đầy đủ đòi hỏi người lao động làm việc theo chế độ
(độ dài thời gian lao động ở Việt Nam hiện nay là 8 giờ/ngày) [15].



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên       http://www.lrc-tnu.edu.vn
7




      + Việc làm có hiệu quả là việc làm với năng suất, chất lượng cao. Đối
với tầm vĩ mô việc làm có hiệu quả còn là vấn đề sử dụng hợp lý nguồn lao
động, tức là tiết kiệm được chi phí lao động, tăng năng suất lao động, bảo
đảm chất lượng của các sản phẩm làm ra và tạo ra nhiều chỗ làm việc để sử
dụng hết nguồn nhân lực.
      1.1.1.2. Thiếu việc làm
      Khi nguồn lao động được huy động, sử dụng không hiệu quả thì tình
trạng thiếu việc làm sẽ xảy ra, dẫn đến thu nhập người lao động thấp, giảm
mức sống con người. Đồng thời đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những tệ
nạn xã hội, thậm chí tạo ra các xung đột rối loạn về mặt an ninh chính trị…
Chính vì vậy, vấn đề tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống, xoá đói giảm
nghèo trở lên có ý nghĩa to lớn, được quan tâm trong các mô hình phát triển
hiện nay ở mọi quốc gia, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
      Thiếu việc làm là trạng thái trung gian giữa việc làm đầy đủ và thất
nghiệp. Đó là tình trạng có việc làm nhưng do nguyên nhân khách quan ngoài
ý muốn của người lao động. Họ phải làm việc nhưng không sử dụng hết thời
gian theo quy định hoặc làm những công việc có thu nhập thấp, không đủ
sống khiến họ muốn tìm thêm việc làm bổ sung.
      Như vậy, thiếu việc làm được hiểu là trạng thái việc làm không tạo điều
kiện cho người tiến hành nó sử dụng hết thời gian quy định và mang lại thu
nhập thấp hơn mức tiền lương tối thiểu.
      Thiếu việc làm được thể hiện dưới hai dạng: Thiếu việc làm vô hình và
thiếu việc làm hữu hình.
      - Thiếu việc làm vô hình là trạng thái những người có đủ việc làm, làm
đủ thời gian, thậm chí nhiều thời gian hơn mức bình thường nhưng thu nhập
thấp. Có thể nói, nguyên nhân của tình trạng này do dân số không ngừng tăng
trong khi diện tích đất canh tác có nguy cơ thu hẹp làm dư thừa lao động. Số


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên       http://www.lrc-tnu.edu.vn
8




người lao động trên một đơn vị diện tích tăng có nghĩa là thời gian sử dụng để
sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giảm. Trên thực tế, họ vẫn làm việc nhưng
sử dụng rất ít thời gian trong sản xuất do vậy thời gian nhàn rỗi nhiều.
      - Thiếu việc làm hữu hình chỉ hiện tượng lao động làm việc thời gian ít
hơn thường lệ, họ không đủ việc làm, đang tìm kiếm thêm việc làm và sẵn
sàng làm việc.
      1.1.1.3. Thất nghiệp
      Gắn với khái niệm việc làm là khái niệm thất nghiệp. Trong bất kỳ nền
kinh tế nào dù có sử dụng lao động đến mức tốt nhất thì xã hội vẫn tồn tại thất
nghiệp. Thất nghiệp là hiện tượng mà người lao động trong độ tuổi lao động
có khả năng lao động muốn làm việc nhưng lại chưa có việc làm và đang tích
cực tìm việc làm.
      Căn cứ vào những tiêu thức khác nhau, thất nghiệp được chia thành các
loại như sau:
      - Xét về nguồn gốc thất nghiệp, có thể chia thành:
      + Thất nghiệp tạm thời: Xảy ra do thay đổi việc làm hoặc do cung cầu
lao động không phù hợp.
      + Thất nghiệp cơ cấu: Xuất hiện do không có sự đồng bộ giữa tay nghề
và cơ hội có việc làm khi động thái của nhu cầu và sản xuất thay đổi.
      + Thất nghiệp do thời vụ: Xuất hiện như là kết quả của những biến động
thời vụ trong các cơ hội lao động.
      + Thất nghiệp chu kỳ: Là loại thất nghiệp xảy ra do giảm sút giá trị tổng
sản lượng của nền kinh tế. Trong giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh doanh,
tổng giá trị sản xuất giảm dần dẫn tới hầu hết các nhà sản xuất giảm lượng
cầu đối với các yếu tố đầu vào, trong đó có lao động. Đối với loại thất nghiệp
này, những chính sách nhằm khuyến khích để tăng tổng cầu thường mang lại
kết quả tích cực.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên        http://www.lrc-tnu.edu.vn
9




      - Xét về tính chủ động của người lao động, thất nghiệp bao gồm:
      + Thất nghiệp tự nguyện là loại thất nghiệp xảy ra khi người lao động bỏ
việc để tìm công việc khác tốt hơn hoặc chưa tìm được việc làm phù hợp với
nguyện vọng.
      + Thất nghiệp không tự nguyện là loại thất nghiệp xảy ra khi người lao
động chấp nhận làm việc ở mức tiền lương, tiền công phổ biến nhưng vẫn
không tìm được việc làm.
      - Ở các nước đang phát triển, người ta chia thất nghiệp thành thất nghiệp
hữu hình và thất nghiệp vô hình.
      + Thất nghiệp hữu hình xảy ra khi người có sức lao động muốn tìm kiếm
việc làm nhưng không tìm được trên thị trường.
      + Thất nghiệp vô hình hay còn gọi là thất nghiệp trá hình là biểu hiện
chính của tình trạng chưa sử dụng hết lao động ở các nước đang phát triển. Họ
là những người có việc làm trong khu vực nông thôn hoặc thành thị không
chính thức nhưng việc làm đó có năng suất thấp, những người này đóng góp
rất ít hoặc không đáng kể vào phát triển sản xuất.
      1.1.1.4. Tạo việc làm
      Có thể hiểu tạo việc làm cho người lao động là đưa người lao động vào
làm việc để tạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, tạo
ra hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường.
      Quá trình kết hợp sức lao động và điều kiện để sản xuất là quá trình
người lao động làm việc. Người lao động làm việc không chỉ tạo ra thu nhập
cho riêng họ mà còn tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội. Vì vậy, tạo
việc làm không chỉ là nhu cầu chủ quan của người lao động mà còn là yếu tố
khách quan của xã hội.
      Việc hình thành việc làm thường là sự tác động đồng thời giữa ba yếu tố:
      - Nhu cầu thị trường



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên        http://www.lrc-tnu.edu.vn
10




      - Điều kiện cần thiết để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ:
      + Người lao động (sức lực và trí lực)
      + Công cụ sản xuất
      + Đối tượng lao động
      - Môi trường xã hội: xét cả góc độ kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội.
      Người ta có thể mô hình hoá quy mô tạo việc làm theo phương trình sau:
      Y = f (C,V,X,…)
      Trong đó:          Y: Số lượng việc làm được tạo ra
                         C: Vốn đầu tư
                         V: Sức lao động
                         X: Thị trường tiêu thụ sản phẩm…
      Trong đó, quan trọng nhất là các yếu tố đầu tư (C) và sức lao động (V).
Hai yếu tố này hợp thành năng lực sản xuất. Mối quan hệ giữa C và V phụ
thuộc vào tình trạng công nghệ và tồn tại dưới dạng khả năng [5]. Để chuyển
hoá khả năng đó thành hiện thực đòi hỏi những điều kiện nhất định. Đó là
những điều kiện kinh tế, xã hội, thông qua hệ thống các chính sách của Nhà
nước như chính sách thu hút người lao động, qua việc phát triển các ngành
nghề, chính sách vay vốn…
      1.1.1.5. Việc làm mới
      Việc làm mới cũng là những việc làm được pháp luật cho phép, đem lại
thu nhập cho người lao động, nó được tạo ra theo nhu cầu của thị trường để
sản xuất và cung ứng một loại hàng hoá dịch vụ nào đó cho xã hội. Sự xuất
hiện những việc làm mới là một yếu tố khách quan do hàng năm lực lượng lao
động được bổ sung thêm cùng với tiến trình phát triển của dân số.
      Khái niệm việc làm thường gắn với chỗ làm việc bởi vì mỗi công việc cụ
thể phải có môi trường làm việc nhất định. Như thế việc làm tạo ra những chỗ
làm việc mới cũng hàm ý với việc tạo ra việc làm mới. Việc làm mới bao gồm



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên          http://www.lrc-tnu.edu.vn
11




những công việc đòi hỏi kỹ năng và những việc làm được tạo thêm cho người
lao động. Đối với những công việc mới này cần phải có sự thay đổi kỹ năng
lao động thông qua đào tạo, còn đối với những việc làm được tạo thêm (tăng
lượng cầu lao động) đồng nghĩa với việc tạo thêm những chỗ làm việc mà
không yêu cầu phải thay đổi kỹ năng của người lao động.
      Như vậy, việc làm mới là phạm trù nói lên sự tăng lượng cầu về lao
động, nó được thể hiện dưới hai dạng: Những việc làm đòi hỏi kỹ năng lao
động mới và những chỗ làm việc mới được tạo thêm, song không đòi hỏi sự
thay đổi về kỹ năng của người lao động.
      Việc làm mới được tạo ra bằng nhiều cách: Tăng chi tiêu của Chính phủ
cho các chương trình phát triển kinh tế – xã hội (tăng cầu lao động), giảm
thuế để khuyến khích phát triển sản xuất từ đó tạo ra những việc làm mới. Đối
với người lao động, để tham gia được những việc làm mới phải không ngừng
đào tạo nâng cao trình độ lao động của mình.
      1.1.2. Sự cần thiết phải tạo việc làm cho ngƣời lao động
      Việc làm, thất nghiệp là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn
cầu, là mối quan tâm của hầu hết các quốc gia. Bởi vậy, đấu tranh chống thất
nghiệp và đảm bảo việc làm (có thu nhập) cho người lao động là thách thức
lớn của nhân loại nói chung và của mỗi quốc gia nói riêng. Để tạo việc làm và
tự tạo việc làm không chỉ Đảng và Nhà nước mà bản thân người lao động
phải thấy được sự cần thiết của tạo việc làm.
      1.1.2.1. Con người là mục tiêu, là động lực của sự phát triển kinh tế –
xã hội và là yếu tố tạo ra lợi ích kinh tế – xã hội
      Để thấy rõ vai trò của con người, Mác-Lênin đã nêu rõ: “Con người là
lực lượng sản xuất cơ bản nhất của xã hội. Con người với sức lao động, chất
lượng, khả năng, năng lực, với sự tham gia tích cực vào quá trình lao động, là
yếu tố quyết định tốc độ phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật và xã



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên       http://www.lrc-tnu.edu.vn
12




hội”[4]. Ngày nay, để tồn tại và phát triển bản thân mỗi người không ngừng
nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn, những kỹ năng cần thiết không
thể thiếu được của người lao động.
      Xuất phát từ vai trò to lớn của con người trong lực lượng sản xuất cũng
như trong công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy “Chăm sóc,
bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của
cách mạng” [11].
      Chủ nghĩa Mác-Lênin coi con người là tổng thể các mối quan hệ xã hội,
nghĩa là:
      - Cần phải coi trọng con người như người lao động tạo ra của cải vật chất
và tinh thần cho xã hội.
      - Coi con người là nhà sáng tạo ra những ý tưởng mới, giải pháp mới.
      - Con người cần được thoả mãn các nhu cầu về vật chất, tinh thần và
xã hội.
      Thực chất quan điểm này muốn chỉ ra, chính sách kinh tế – xã hội phải
đảm bảo mức sống cao cho dân tộc, lối sống lành mạnh của sự phát triển toàn
diện con người. Mục tiêu của công cuộc đổi mới cũng là tạo ra ngày một tốt
hơn điều kiện về vật chất, văn hoá tinh thần cho cuộc sống con người. Một xã
hội văn minh phát triển khi mỗi cá nhân, mỗi gia đình văn minh hơn, ấm no
và hạnh phúc hơn.
      1.1.2.2. Việc làm đối với người lao động là nhu cầu để tồn tại và
phát triển, là yếu tố khách quan của người lao động
      Con người muốn tồn tại và phát triển họ phải tiêu tốn một lượng tư liệu
sinh hoạt nhất định. Để có những thứ đó con người phải sản xuất và tái sản
xuất mở rộng. Quá trình sản xuất tạo ra hàng hoá, dịch vụ đó là việc làm. Như


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên       http://www.lrc-tnu.edu.vn
13




vậy, muốn tăng tổng sản phẩm xã hội, một mặt phải huy động triệt để mọi
người có khả năng lao động tham gia vào nền sản xuất xã hội tức là mỗi
người phải có việc làm đầy đủ. Mặt khác, phải nâng cao hiệu quả sử dụng lao
động, nhằm khai thác triệt để tiềm năng của mỗi người nhằm đạt được việc
làm hợp lý và việc làm hiệu quả.
      Tạo việc làm đầy đủ cho người lao động không những tạo điều kiện để
người lao động tăng thu nhập, nâng cao đời sống mà còn làm giảm các tệ nạn
xã hội, làm cho xã hội văn minh hơn.
      Khi nghiên cứu lý thuyết về sự phát triển, mọi người đều nhận thức rằng:
Một trong những vấn đề cơ bản nhất trong cấu trúc của nó là phát triển nguồn
lực, coi đó là đỉnh cao nhất, là mục tiêu cuối cùng của mọi quá trình phát
triển. Điều này hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với nhận thức mới về phát
triển con người. Con người ở đây được xem xét trên hai khía cạnh thống nhất
với nhau hay nói cách khác nó là hai mặt của một vấn đề được thống nhất
trong mỗi con người.
      - Con người với tư cách là chủ thể sáng tạo ra mọi của cải vật chất và
tinh thần. Như vậy, để tồn tại và phát triển, con người bằng sức lao động của
mình, là yếu tố của quá trình sản xuất, là lực lượng sản xuất cơ bản nhất, tạo
ra giá trị hàng hoá và dịch vụ.
      - Con người cần phải sử dụng và tiêu dùng của cải vật chất thông qua quá
trình phân phối và tái phân phối.
      Từ lý luận và thực tiễn cũng đã chứng minh, có 3 yếu tố cơ bản nhất để
phát triển con người là đảm bảo an toàn lương thực, an toàn việc làm và an
toàn môi trường.
      Trong quá trình phát triển, con người vừa là đối tượng hưởng thụ, mặt
khác lại là người cung cấp đầu vào quan trọng cho quá trình biến đổi sản xuất.




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên       http://www.lrc-tnu.edu.vn
14




      Hoạt động lao động ra đời cùng với sự hình thành và phát triển của loài
người, đó là một hoạt động thuộc về bản năng sinh tồn, con người chỉ có thể
tồn tại, phát triển và hoàn thiện không ngừng thông qua lao động sản xuất. Do
vậy, nhu cầu có việc làm là nhu cầu để con người tồn tại và phát triển, là yếu
tố khách quan và chính đáng của người lao động.
      1.1.2.3. Việc làm là yêu cầu khách quan của xã hội
      Lịch sử phát triển sản xuất loài người cho thấy, bất cứ một quốc gia nào,
đều có nhu cầu sử dụng hợp lý nguồn lao động của mình, để khai thác tài
nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế của đất nước. Người lao động là một
nguồn lực quan trọng, là một trong những yếu tố cơ bản để phát triển. Mọi
chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn trong lĩnh vực kinh tế phải tập
trung phát huy cao độ khả năng của nguồn lực quan trọng đó. Nếu có những
sai phạm về chủ trương, chính sách và biện pháp thì nguồn lao động rất có thể
trở thành gánh nặng, thậm chí gây trở ngại, tổn thất cho nền kinh tế.
      1.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới việc làm của ngƣời lao động nông thôn
      1.1.3.1. Tư liệu sản xuất
      Tư liệu sản xuất trong sản xuất nông nghiệp là đất đai, vốn, máy móc, kết
cấu hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực con người, nguồn lực sinh học và các phương
tiện hoá học. Trong đó, yếu tố vốn, đất đai, yếu tố sức lao động, công nghệ là
yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới tạo việc làm.
      Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề trước tiên của mọi quá trình sản xuất.
Nó tham gia vào mọi quá trình sản xuất của xã hội nhưng tuỳ thuộc vào từng
ngành cụ thể mà vai trò của đất đai có sự khác nhau. Trong nông nghiệp,
ruộng đất không chỉ tham gia với tư cách là yếu tố thông thường mà là yếu tố
tích cực của sản xuất, là tư liệu chủ yếu không thể thiếu, không thể thay thế
được. Bởi vì, đất đai trong nông nghiệp có đặc điểm:



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên         http://www.lrc-tnu.edu.vn
15




      Ruộng đất bị giới hạn về mặt không gian nhưng sức sản xuất là vô hạn.
Mỗi quốc gia có giới hạn diện tích đất khác nhau và tỷ lệ ruộng đất trong
nông nghiệp ở mỗi quốc gia lại càng khác biệt nhau vì nó còn tuỳ thuộc vào
điều kiện đất đai, địa hình và trình độ phát triển kỹ thuật của từng nước. Với
nước ta, mặc dù đất chật người đông nhưng tỷ lệ đất nông nghiệp chiếm khá
lớn là 9.345,4 nghìn ha chiếm 29,4% tổng diện tích đất cả nước; đất lâm
nghiệp có rừng là 11.575,4 nghìn ha chiếm 35,15% tổng diện tích đất cả nước
so với diện tích đất ở chỉ chiếm 1,34%. Tuy nhiên đất chưa sử dụng (có cả
sông ngòi) vẫn còn 1.027,3 nghìn ha chiếm 30,4%. Diện tích đất lớn cho phép
khai thác theo cả chiều sâu và chiều rộng để mỗi đơn vị diện tích đất ngày
càng đáp ứng nhiều sản phẩm theo yêu cầu của con người và thị trường thế
giới. Chính việc sử dụng đất hợp lý kết hợp với sử dụng nguồn lực con người
sẽ tạo ra sự hài hoà cho việc giải quyết việc làm cho người lao động với việc
tăng sản lượng nông, lâm, ngư nghiệp.
      Ruộng đất có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều, nó khác tư
liệu sản xuất khác là không bị hao mòn, không bị đào thải khỏi quá trình sản
xuất nếu sử dụng hợp lý.
      Như vậy, ruộng đất có ý nghĩa to lớn trong sản xuất nông nghiệp. Mỗi
một vùng có vị trí địa lý khác nhau. Do vậy, để có việc làm cho người lao
động nông thôn thì Đảng và Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích
họ đồng thời đưa ra những giải pháp tăng sức sản xuất của ruộng đất, làm
tăng số lần quay vòng của đất.
      Như vậy, ruộng đất có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất nông nghiệp. Yếu tố
vốn và sức lao động là hai yếu tố quan trọng nhất của quá trình tạo việc làm,
hai yếu tố này hợp thành năng lực sản xuất, sức lao động là khả năng trí lực,



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên       http://www.lrc-tnu.edu.vn
16




thể lực của con người. Đó là tri thức, sức khoẻ, kỹ năng, kinh nghiệm, truyền
thống, bí quyết công nghệ…
      Theo C.Mác “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng
lực thể chất hay tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong mỗi con người đang
sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử
dụng nào đó” [5].
      Nói đến sức lao động ta phải nói đến số lượng và chất lượng lao động.
Nếu một người lao động có sức khoẻ tốt, có đầu óc suy nghĩ thông minh, sáng
tạo thì hẳn công việc mà họ được giao sẽ được hoàn thành tốt, sản phẩm mà
họ tạo ra đảm bảo yêu cầu chất lượng.
      Để tạo việc làm cho người lao động thì sức lao động là yếu tố quan trọng
nhất. Mỗi công việc được thực hiện khi có con người và con người đó chỉ làm
việc được khi có đủ sức lao động.
      Ở nông thôn, thể lực của người lao động kém hơn so với người lao động
của thành thị, kiến thức chuyên môn cũng như xã hội đều thấp do thu nhập
chưa cao, việc tiếp cận thông tin kinh tế – khoa học xã hội chậm. Điều đó
ảnh hưởng lớn đến việc làm của chính họ. Chính vì vậy, tạo việc làm cho
người lao động nông thôn cần phải cân nhắc tính toán kỹ nếu không sẽ gây
tổn thất nặng nề và để tạo việc làm có hiệu quả cần thiết phải bồi dưỡng kiến
thức cho họ.
      Vốn trong sản xuất nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao
động và đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Vốn sản
xuất nông nghiệp mang đặc điểm sau:
      Căn cứ vào đặc điểm của tài sản có thể chia thành vốn cố định và vốn lưu
động. Do chu kỳ sản xuất dài và có tính thời vụ trong nông nghiệp nên một



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên       http://www.lrc-tnu.edu.vn
17




mặt làm cho sự tuần hoàn và luân chuyển của vốn chậm chạp, kéo dài thời
gian lưu thông trong thời gian tương đối dài và làm cho vốn ứ đọng. Mặt
khác, sự cần thiết và có khả năng tập trung hoá về phương tiện kỹ thuật trên
một lao động nông thôn so với nông nghiệp là cao hơn.
      Sản xuất nông nghiệp còn lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên việc sử
dụng vốn gặp nhiểu rủi ro, làm tổn thất hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn.
      Một bộ phận sản phẩm nông nghiệp không qua lĩnh vực lưu thông mà
được chuyển trực tiếp làm tư liệu sản xuất cho bản thân ngành nông nghiệp. Do
vậy, một phận vốn được thực hiện ở ngoài thị trường và được tiêu dùng trong
nội bộ nông nghiệp khi vốn lưu động được khôi phục trong hình thái hiện vật.
      Đối với người nông dân, đặc biệt là những người dân nghèo thì vốn là
yếu tố quan trọng và cần thiết để tiến hành sản xuất. Để tạo việc làm cho
người lao động, nguồn vốn được huy động chủ yếu từ trợ cấp, từ các quỹ, các
tổ chức tín dụng.
      Khi số lượng việc làm được tạo ra nhưng nó có được chấp thuận hay
không còn tuỳ thuộc vào thị trường tiêu thụ. Bởi vì, nếu sản phẩm sản xuất ra
mà không được thị trường chấp nhận thì quy mô lớn đến đâu, máy móc thiết
bị có hiện đại đến đâu thì đơn vị sản xuất cũng không thể tồn tại. Do đó, khi
tạo việc làm cho người lao động cần phải biết cung – cầu lao động trên thị
trường, số người thiếu việc làm, số người không có việc làm để tạo việc làm
cho người lao động vừa đủ.
      Ngoài các yếu tố đất đai, vốn, sức lao động, thị trường lao động, còn có
yếu tố quan trọng nữa đó là hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật: hệ thống thuỷ lợi,
hệ thống đường giao thông, điện, thông tin liên lạc, cơ sở chế biến… Hệ
thống này là yếu tố gián tiếp góp phần tạo ra việc làm và nâng cao hiệu quả



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên       http://www.lrc-tnu.edu.vn
18




việc làm. Việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở các cộng đồng dân cư sẽ tạo
khả năng thu hút nhiều lao động trực tiếp và gián tiếp tạo môi trường phát
triển việc làm trong từng cộng đồng.
      1.1.3.2. Nhân tố dân số
      Dân số là yếu tố chủ yếu của quá trình phát triển, dân số vừa là chủ thể
vừa là khách thể của xã hội, vừa là người sản xuất, vừa là người tiêu dùng.
Vì vậy, quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
phát triển kinh tế – xã hội, ảnh hưởng đó là tích cực hay tiêu cực tuỳ thuộc
vào mối quan hệ giữa tốc độ phát triển dân số với nhu cầu và khả năng phát
triển kinh tế – xã hội của mỗi nước trong mỗi thời kỳ. Do quy mô dân số lớn,
tốc độ tăng cao đã làm quy mô số người trong độ tuổi lao động có khả năng
tăng cao. Quy mô dân số đông, nguồn lao động dồi dào, đó là sức mạnh của
quốc gia, là yếu tố cơ bản để mở rộng và phát triển sản xuất. Nhưng đối với
nước ta – nước đang phát triển, khả năng mở rộng và phát triển sản xuất còn
có hạn, nguồn vốn, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu còn thiếu thốn, nguồn lao
động đông và tăng nhanh lại gây sức ép về việc làm rất lớn. Mỗi năm phải tạo
thêm từ 1 triệu – 1,2 triệu chỗ làm việc chưa kể số sinh viên sắp ra trường, số
người làm việc nội trợ thì số người chưa có việc làm hàng năm là rất lớn.
      Ngoài ra, để đảm bảo đủ việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn
và tận dụng hết quỹ thời gian lao động cần có thêm hơn 7 triệu chỗ làm việc.
      Rõ ràng dân số đang tăng nhanh gây sức ép về việc làm rất lớn, mặc dù
nguồn lao động dồi dào là nguồn lực lớn để phát triển kinh tế nhưng để tạo
việc làm cho người lao động không phải đơn giản mà kéo theo đó là tài chính,
tín dụng, tư liệu sản xuất… trong khi ngân sách nước ta còn hạn hẹp. Ngay từ
năm 2000 Đảng và Nhà nước ta đã có chiến lược phát triển kinh tế – xã hội
trong đó nhân tố dân số đã được coi trọng.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên        http://www.lrc-tnu.edu.vn
19




      - Coi con người là mục tiêu và là động lực chính của sự phát triển. Đặt
con người vào vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển hay còn gọi là chiến
lược con người, lấy lợi ích của con người làm điểm xuất phát của mọi chương
trình kế hoạch phát triển.
      - Nguồn nhân lực và con người Việt Nam – lợi thế và nguồn lực quan
trọng nhất của sự phát triển kinh tế – xã hội nước ta. Tuy nhiên, khi nguồn lực
này tăng lên quá nhanh mà chưa sử dụng hết lại là lực cản, gây sức ép về đời
sống xã hội và việc làm.
      - Đối với chính sách dân số, lao động và bảo trợ xã hội là nội dung hàng
đầu trong việc đổi mới chính sách và công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
Các chính sách đó phải phát huy nguồn lực, về nguồn lực Việt Nam và con
người Việt Nam hướng vào thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội trong từng
giai đoạn. Mặt khác, các chính sách đó phải phù hợp với những yêu cầu của
quản lý kinh tế quốc dân, phù hợp với những điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể
của đất nước.
      1.1.3.3. Nhân tố giáo dục và công nghệ
      Tiềm năng kinh tế của một đất nước phụ thuộc vào trình độ khoa học và
công nghệ của đất nước đó, trình độ khoa học công nghệ lại phụ thuộc vào
các điều kiện giáo dục. Đã có rất nhiều bài học thất bại khi một nước nào đó
sử dụng công nghệ ngoại nhập tiên tiến trong khi tiềm lực khoa học công
nghệ trong nước còn rất non yếu. Sự non yếu thể hiện ở chỗ thiếu các chuyên
gia giỏi về khoa học công nghệ và quản lý, thiếu đội ngũ kỹ thuật viên và
công nhân lành nghề. Điều đó đã ảnh hưởng tới việc áp dụng các thành tựu
khoa học, không có sự lựa chọn nào khác hoặc là đào tạo các nguồn lực quý
giá cho đất nước phát triển hoặc phải chịu sự tụt hậu so với thế giới.




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên        http://www.lrc-tnu.edu.vn
20




      Giáo dục và đào tạo cho người lao động có đủ tri thức, năng lực, sẵn
sàng đáp ứng mọi yêu cầu của công việc và khi có trong tay kiến thức về xã
hội, về trình độ chuyên môn người lao động sẽ có nhiều cơ hội để thực hiện
các công việc mà xã hội phân công sắp xếp.
      Như vậy, giáo dục và đào tạo nhằm định hướng phát triển kinh tế – xã
hội, trước hết cung cho xã hội một đội ngũ lao động đủ về số lượng, chất
lượng và sau là phát huy hiệu quả để đảm bảo thực hiện xã hội: dân giàu,
nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
      Bên cạnh sự đảm bảo nguồn lực về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu
công việc thì việc phát triển công nghệ là yếu tố quan trọng trong việc đưa
đất nước trở thành nước công nghiệp. Công nghiệp hoá với xu hướng tri
thức hoá công nhân, chuyên môn hoá lao động, giảm bớt lao động chân tay
nặng nhọc.
      Ngày nay, để công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn nói riêng và công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung thì việc thiếu lao động có trình
độ chuyên môn hoá cao và thừa lao động trình độ thấp rất nhiều gây ra sức ép
việc làm lớn. Nếu bên cạnh việc nâng cao trình độ cho người lao động mà kết
hợp với việc áp dụng thành tựu khoa học trong sản xuất thì sẽ tạo ra những
chỗ làm việc hợp lý. Ngược lại, nếu Nhà nước có những chính sách tạo việc
làm cho người lao động mà họ thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức chuyên môn thì
chương trình tạo việc làm sẽ không đạt hiệu quả nữa.
      1.1.3.4. Chính sách lao động và việc làm trong xã hội
      Chính sách việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản của
mọi quốc gia nhằm góp phần bảo đảm an toàn, ổn định và phát triển xã hội.
Chính sách việc làm thực chất là một hệ thống các biện pháp có tác động mở
rộng cơ hội để lực lượng lao động của toàn xã hội tiếp cận được việc làm.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên      http://www.lrc-tnu.edu.vn
21




Ngoài ra chính sách việc làm còn bao gồm các giải pháp trợ giúp các loại đối
tượng đặc biệt (cho người tàn tật, đối tượng tệ nạn xã hội, người hồi hương…)
có cơ hội và đều được làm việc.
      Chính sách việc làm thuộc hệ thống chính sách xã hội nhằm giải quyết
một vấn đề xã hội vừa cấp bách hiện nay vừa cơ bản lâu dài ở mỗi nước là
đảm bảo việc làm, đời sống cho lao động toàn xã hội, đặc biệt là khu vực
nông thôn, nơi đang tồn tại tỷ người chưa có việc làm, thiếu việc làm khá cao.
      Cũng như chính sách xã hội khác, chính sách việc làm cũng rất đa dạng,
phong phú, có thể phân loại như sau:
      - Nhóm chính sách chung có quan hệ và tác động đến việc mở rộng và
phát triển việc làm cho lao động toàn xã hội: Chính sách về vốn, chính sách
đất đai, chính sách thuế…
      - Nhóm chính sách khuyến khích phát triển những lĩnh vực, hình thức và
vùng có khả năng thu hút được nhiều lao động trong cơ chế thị trường (chính
sách phát triển kinh tế hộ, chính sách đổi mới xây dựng vùng kinh tế mới,
chính sách khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống, chính sách di
dân tự do và hành nghề theo pháp luật, chính sách gia công xuất khẩu…)
      Mặt khác, trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường tình trạng thất
nghiệp là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức
Thương mại quốc tế (WTO) thì khả năng tìm việc làm đối với người lao động có
trình độ thấp lại càng khó. Để hạn chế thất nghiệp một mặt phải tạo chỗ làm việc
mới; mặt khác phải tránh cho người lao động đang làm việc lâm vào thất nghiệp.
Ngoài ra, phải có hệ thống bảo hiểm cho người lao động khi họ thất nghiệp.
      Trong chính sách giải quyết việc làm, một nguyên tắc cơ bản cần phải
được chú ý, đó là đảm bảo cho mọi người được tiếp cận với cơ hội làm việc,



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên        http://www.lrc-tnu.edu.vn
22




trên cơ sở Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có cơ hội chủ động
tìm kiếm việc làm, chống tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước, tránh thực hiện chủ
nghĩa bình quân, chia đều việc làm với thu nhập thấp. Đồng thời cũng chống
việc coi nhẹ trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế
khiến cho tình trạng thất nghiệp trở thành vấn đề xã hội gay cấn. Cần gắn tiêu
chuẩn về mức thu hút lao động của doanh nghiệp trong chính sách khuyến
khích hoặc hỗ trợ doanh nghiệp.
      Chính sách việc làm thuộc hệ thống chính sách xã hội, song phương thức
và biện pháp tạo việc làm lại mang nội dung kinh tế, đồng thời liên quan đến
những vẫn đề thuộc về tổ chức sản xuất kinh doanh như tạo môi trường pháp
lý, vốn, lựa chọn và chuyển giao công nghệ, cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ.
Vì thế bất cứ chính sách kinh tế nào của Nhà nước cũng đều có ảnh hưởng và
tác động đến vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.
      1.1.4. Cơ sở thực tiễn cho vấn đề tạo việc làm cho ngƣời lao động
      1.1.4.1. Tình hình lao động – việc làm nông thôn ở Việt Nam hiện nay
      Việt Nam là nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á có đặc điểm đất
ít, người đông, đại bộ phận dân cư tập trung sinh sống ở khu vực nông thôn.
Tính đến ngày 1/7/2004, dân số cả nước là 84 triệu người trong đó dân số nông
thôn là 63,05 triệu người (chiếm 75,06%). Số người trong độ tuổi lao động là
49,86 triệu chiếm khoảng 59,36% dân số, trong đó 42,45 triệu người tham gia
vào lực lượng lao động. Tốc độ tăng dân số bình quân hơn 10 năm qua là 1,7%,
mức tăng trung bình của số người trong độ tuổi lao động là 2,6% năm.
      Khu vực nông thôn đang tập trung một số lực lượng lao động của cả
nước với tốc độ tăng khoảng hơn 2,5%/năm. Nhưng thời gian lao động trung
bình chưa sử dụng của cả nước có xu hướng giảm xuống, nếu năm 2004 là
29,2% thì năm 2006 còn 24,46%. Với lực lượng lao động ở nông thôn năm


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên       http://www.lrc-tnu.edu.vn
23




2006 là 40,98 triệu người và thời gian lao động chưa sử dụng trung bình cả
nước là 24,46% nếu quy đổi thì sẽ tương đương khoảng 7,5 triệu người không
có việc làm. Trong khi đó, những năm gần đây, ở khu vực nông thôn, cầu lao
động tăng chậm làm cho tình hình cung cầu trên thị trường lao động mất cân
đối lớn. Về cơ cấu ngành kinh tế, năm 2006 trong tổng số gần 36 triệu người
tham gia lực lượng lao động nông thôn, có tới 75% làm việc trong nông – lâm
– thủy sản, chỉ 15% làm việc trong công nghiệp và dịch vụ. Những người
thiếu việc làm ở nông thôn có tới 80% tập trung ở khu vực nông nghiệp.
      Theo lý thuyết thì tăng trưởng kinh tế sẽ thu hút thêm lao động giải quyết
việc làm. Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng bình quân của nông
nghiệp là 5,4% nhưng hệ số co dãn việc làm so với 1% tăng trưởng kinh tế
của nông thôn nước ta chỉ là 0,43 trong giai đoạn 2004 – 2006, nghĩa là mỗi
năm khu vực nông nghiệp chỉ tạo thêm được số việc làm mới bằng 2,3% lực
lượng lao động, sự thu hút ít hơn số lượng lao động tăng thêm mỗi năm là gần
1 triệu người. Sự phát triển của nông nghiệp không thể giải quyết hết lao động
tăng thêm ở nông thôn những năm qua.
                (Bảng 1.1: Hiện trạng lao động tỉnh Thái Nguyên)




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên        http://www.lrc-tnu.edu.vn
24




      1.1.4.2. Tình trạng việc làm của lực lượng lao động nông thôn tỉnh
Thái Nguyên hiện nay
      Là một tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ, Thái Nguyên có nguồn lao động
dồi dào. Cùng với sự phát triển của cả nước, trong những năm gần đây nền
kinh tế tỉnh Thái Nguyên cũng đã có nhiều khởi sắc, đây cũng chính là yếu tố
thuận lợi cho quá trình giải quyết việc làm. Ở khu vực nông thôn, lực lượng
lao động từ đủ 15 tuổi trở lên có 99,55% có việc làm, thiếu việc làm chỉ có
0,45%. Như vậy, so với các năm trước đây tỷ lệ thiếu việc làm đã giảm
0,85%[3].




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên     http://www.lrc-tnu.edu.vn
25




      Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động tỉnh còn chậm so với tốc độ chuyển
dịch cơ cấu kinh tế. Lao động nông nghiệp tuy có giảm qua các năm nhưng
vẫn chiếm tỷ lệ lớn, năm 2006 chiếm 66,16% tổng số lao động làm việc
(Bảng 1.1). Thời gian sử dụng lao động ở nông thôn tuy có tăng lên trong
những năm gần đây nhưng chưa cao, năm 2005 = đạt gần 78% và năm 2006
đạt xấp xỉ 79%.
        Thực tế, nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế khu
vực và thế giới. Việc nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO cho
thấy quyết tâm hội nhập ở mức cao nhất với nền kinh tế thế giới. Quá trình
hội nhập này đã, đang và sẽ mở ra cho nước ta nói chung và tỉnh cũng như
thành phố Thái Nguyên nói riêng có nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều
thách thức lớn phải vượt qua trong đó có vấn đề việc làm cho người lao động
ở khu vực nông thôn.
      1.1.4.3. Bài học kinh nghiệm về vấn đề tạo việc làm cho người lao động
nông thôn
      Qua những nghiên cứu tình hình lao động – việc làm nông thôn của nước
ta và tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua cho thấy giải quyết việc làm cho
lao động nông thôn là yếu tố mang tính chiến lược, tùy thuộc vào mỗi vùng có
những kết quả khác nhau, nhưng có thể khái quát thành những kinh nghiệm
trong quá trình tạo việc làm cho người lao động nông thôn như: thực hiện
chính sách phát triển thị trường lao động, phát triển dạy nghề gắn với chiến
lược kinh tế – xã hội của từng địa phương, lồng ghép chương trình dạy nghề
với các chương trình việc làm, chương trình xoá đói giảm nghèo và các
chương trình phát triển kinh tế khác… Tập trung phát triển dạy nghề ngắn
hạn, phổ cập nghề cho lao động ở khu vực nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên      http://www.lrc-tnu.edu.vn
26




số, lao động trong vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất để chuyển đổi cơ
cấu ngành nghề nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ cho phù hợp. Tập
trung phát triển các lĩnh vực trọng điểm của địa phương nhằm tạo nhiều việc
làm cho người lao động nông thôn và thu hút lao động… Coi trọng các chính
sách phát triển kinh tế nông thôn; phát triển hài hòa giữa kinh tế nông thôn và
môi trường.
      Tóm lại, giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn
được coi là nhiệm vụ trọng tâm của đất nước. Giải quyết việc làm cho người
lao động ở khu vực nông thôn vừa trực tiếp nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của người dân nông thôn, vừa tạo tiền đề để thực hiện thành công sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần ổn định chính trị, xã
hội và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đây là vấn đề hết sức phức tạp và nhạy
cảm, có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ đó, nên cần sử
dụng các chỉ tiêu một cách khách quan và triệt để nhằm đánh giá quá trình
giải quyết việc làm. Giải quyết việc làm cho người lao động có mối quan hệ
biện chứng, gắn bó với nhau nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”[11]. Thực trạng giải quyết việc làm
cho người lao động ở khu vực nông thôn đã đạt được những kết quả, song
với mục tiêu cần đạt và so với lao động nông thôn của các nước phát triển,
lao động nông thôn Việt Nam vẫn còn lạc hậu, còn quá nhiều khó khăn
thách thức. Vì vậy, giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực nông
thôn là rất cần thiết, đó là nhiệm vụ hết sức to lớn và đặc biệt quan trọng đối
với cả nước nói chung và vùng nghiên cứu thành phố Thái Nguyên, tỉnh
Thái Nguyên nói riêng.
      1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu về việc làm cho ngƣời lao động



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên       http://www.lrc-tnu.edu.vn
27




      1.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu
      Căn cứ vào tình hình cụ thể, chọn điểm nghiên cứu đại diện cho thành
phố Thái Nguyên cả về điều kiện tự nhiên - kinh tế – xã hội và các đặc điểm
khác của thành phố Thái Nguyên. Từ 26 phường, xã trong toàn thành phố
chọn ra 3 phường (xã) làm điểm nghiên cứu từ 3 vùng của địa phương, đó là
xã Lương Sơn ở vùng Nam, phường Túc Duyên ở vùng Giữa và xã Tân
Cương ở vùng Tây, những phường (xã) này vừa mang tính đại diện cho vùng,
vừa phải đại diện và suy rộng được cho cả thành phố Thái Nguyên.
      - Xã Lương Sơn là một xã nằm ở phía Nam thành phố Thái Nguyên, đây
là cửa ngõ của thành phố. Với tổng số nhân khẩu là 11.913 người, có 2.805
hộ, trong đó 2.655 hộ làm nông nghiệp, sản phẩm chủ yếu từ cây lúa, giá trị
thu nhập còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao 10%.
      - Phường Túc Duyên với tổng số nhân khẩu là 7.382 người, có 1.990 hộ,
trong đó có 485 hộ làm nông nghiệp. Mặc dù là một phường thuộc vùng Giữa
ở trung tâm thành phố, nhưng số người lao động trong khu vực nông thôn vẫn
còn khá đông với 2.121 người chiếm gần 30% tổng dân số toàn phường. Sản
phẩm chủ yếu của địa phương này là rau xanh. Đây cũng là địa phương có
nhiều người dân theo đạo Thiên Chúa giáo, cuộc sống người dân nơi đây vẫn
còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo là 3,3%.
      - Xã Tân Cương là một xã thuần nông miền núi nằm ở phía Tây thành
phố Thái Nguyên, Tân Cương có 2/3 diện tích đất là đồi núi, lại nằm cạnh khu
vực kênh mương hồ Núi Cốc, nguồn nước khá chủ động và dồi dào nên rất
thuận lợi cho trồng chè và chăn nuôi đại gia súc. Với dân số 6.076 người,
1.280 hộ dân, trong đó có 1.229 hộ nông nghiệp. Một vài năm trở lại đây,
thực hiện đường lối chủ trương đổi mới với các chính sách mở cửa của địa



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên     http://www.lrc-tnu.edu.vn
28




phương, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng sản
xuất hàng hóa, đời sống nông dân ngày càng được cải thiện. Hiện nay tổng số
hộ khá và giàu trong xã là 360 hộ chiếm 20%, hộ trung bình là 73,70%, hộ
nghèo đã giảm còn 6,6%.
      Ngoài cây lúa, cây chè và rau xanh là những sản phẩm chủ yếu, các địa
phương còn trồng các loại cây màu như lạc, đậu, đỗ, cây ăn quả, chăn nuôi gia
súc, gia cầm như trâu, bò, lợn, gà, vịt...

    Bảng 1.2: Tổng hợp số hộ điều tra ở các điểm nghiên cứu năm 2006


                                                        Hộ trung
                                  Hộ giàu                               Hộ nghèo             Tổng số
                                                             bình
      Địa phƣơng                                                                             hộ điều
                             Số hộ Cơ cấu Số hộ Cơ cấu Số hộ Cơ cấu
                                                                                             tra (hộ)
                              (hộ)       (%)          (hộ)     (%)     (hộ)       (%)
       Tổng cộng               18                      66               6                       90
 Xã Lương Sơn                    5      16,70          22      76,70    3        10,00          30
 Phường Túc Duyên                7      23,30          22      73,30    1         3,30          30
 Xã Tân Cương                    6      20,00          22      73,70    2         6,60          30


      1.2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
      1.2.2.1 Chọn mẫu điều tra
       Áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên (chọn điểm, chọn hộ) ở các vùng của
thành phố Thái Nguyên và lấy ra 3 địa phương mang tính đại diện cao. Mỗi
địa phương chọn ra 30 hộ trong đó đảm bảo các tỷ lệ: dân tộc, ngành nghề
nông – lâm nghiệp, ngành nghề dịch vụ... tương ứng với tỷ lệ chung của
thành phố Thái Nguyên, chọn và được phân ra 3 loại hộ giàu, hộ trung bình



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên                           http://www.lrc-tnu.edu.vn
29




và hộ nghèo theo tỷ lệ chung. Mỗi địa phương chọn 30 hộ trong đó có 93,3%
hộ là dân tộc kinh, 6,7% hộ là dân tộc thiểu số và tôn giáo; trong 90 hộ đó có
87% hộ gia đình làm nông – lâm nghiệp; 7% hộ ngành nghề, dịch vụ; 6% hộ
kiêm sản xuất và dịch vụ, chọn và phân ra làm 3 loại hộ giàu, trung bình và
nghèo, tỷ lệ giữa các loại hộ bước đầu được chọn theo nhận định chủ quan từ
tỷ lệ các loại hộ chung trong từng địa phương, sau đó dựa vào tài liệu đã tính
toán thu được để phân loại hộ giàu, hộ trung bình và hộ nghèo của thành phố
Thái Nguyên năm 2006 như sau: Hộ giàu có thu nhập bình quân trên 500.000
đồng/khẩu/tháng, hộ trung bình có thu nhập bình quân từ 230.000 – 500.000
đồng/khẩu/tháng, hộ nghèo có thu nhập bình quân dưới 220.000
đồng/khẩu/tháng. Việc lựa chọn các hộ điều tra theo phương pháp lấy mẫu
ngẫu nhiên trong từng nhóm số hộ điều tra ở các điểm nghiên cứu.
      1.2.2.2. Nội dung phiếu điều tra
      Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như: Nhân khẩu, lao động, tuổi,
trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của các chủ hộ. Các nguồn lực của
nông hộ như ruộng đất, tư liệu sản xuất, vốn... Tình hình việc làm hiện tại của
các lao động trong hộ, thời gian làm việc của các lao động; tình hình sản xuất
các ngành trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề dịch vụ … Chi phí sản xuất từng
ngành; thu nhập từng ngành; tình hình đời sống, thu, chi phục vụ sản xuất, đời
sống và tích lũy của hộ. Các thông tin khác có liên quan đến toàn bộ hoạt
động lao động và sản xuất, đời sống, sản phẩm hàng hóa, văn hóa, tinh thần
và nhu cầu của hộ... Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi
cụ thể để họ hiểu và trả lời chính xác, đầy đủ.
      1.2.2.3. Cách điều tra




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên       http://www.lrc-tnu.edu.vn
30




      Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt với các hộ nông dân,
đàm thoại với họ thông qua một loạt các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình
thực tế, sử dụng linh hoạt và thành thạo các dạng câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu?
Khi nào? Tại sao? Như thế nào? và Bao nhiêu? … Phỏng vấn số hộ đã chọn,
kiểm tra tính thực tiễn của các thông tin thông qua quan sát trực tiếp.
      * Phương pháp điều tra: Nhằm thu thập số liệu liên quan các yếu tố về
việc làm, về hoạt động sản xuất, về đời sống vật chất, văn hóa và tư tưởng,
nghiên cứu của hộ nông dân thông qua phương pháp điều tra việc làm hộ
nông dân ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
      * Phương pháp phân tích
      - Phương pháp so sánh
       Dùng phương pháp so sánh (theo vùng sinh thái, theo đặc điểm dân tộc,
theo cơ cấu kinh tế) để xem xét xác định xu hướng mức biến động của các chỉ
tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, phân tích tài liệu
khoa học, khách quan, phản ánh đúng nội dung việc làm của người lao động
nông thôn, kết hợp với so sánh theo thời gian, theo ngành nghề, theo độ tuổi
lao động, theo cơ cấu lao động…
      - Phương pháp thống kê
       Luận văn có sử dụng phương pháp thống kê dùng để phân tích dữ liệu
điều tra được, những tài liệu mang tính đại diện cao, phản ánh chân thực hiện
tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán, nghiên cứu các
chỉ tiêu đúng đắn.




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên        http://www.lrc-tnu.edu.vn
31




                   Chƣơng II: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA
   NGƢỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN


      2.1. Đặc điểm chung của thành phố Thái Nguyên
      2.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên
      2.1.1.1. Vị trí địa lý
      Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại II, nằm ở trung tâm vùng Trung du
miền núi Bắc Bộ (TDMNBB), nằm bên cạnh sông Công và có sông Cầu chảy
qua, cách Thủ đô Hà Nội 80 km về phía Đông Bắc và được bao quanh bởi 05
huyện, thị của tỉnh Thái Nguyên:
      - Phía Bắc giáp các huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ;
      - Phía Nam giáp thị xã Sông Công;
      - Phía Tây giáp huyện Đại Từ;
      - Phía Đông giáp huyện Phú Bình.
      Với vị trí địa lý trên, thành phố Thái Nguyên có rất nhiều điều kiện thuận
lợi để phát triển kinh tế – xã hội không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai, nhất
là các lĩnh vực công nghiệp dịch vụ và trở thành một đô thị trung tâm của khu
vực TDMNBB.
      Thành phố Thái Nguyên được hình thành tương đối sớm so với các đô
thị lớn trong vùng như: Thành phố Việt Trì, thành phố Yên Bái, thị xã Bắc




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên        http://www.lrc-tnu.edu.vn
32




Kạn. Từ thời Pháp thuộc tỉnh Thái Nguyên đã là trung tâm công nghiệp lớn
của cả vùng và cả nước.
      Đối với tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên được xác định
là "Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du
lịch và dịch vụ của tỉnh” [36].
      Theo Quyết định số 278/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
02/11/2005, thì ngoài việc giữ vị trí quan trọng về quốc phòng – an ninh và là
đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi Bắc Bộ với các tỉnh
đồng bằng sông Hồng, thành phố Thái Nguyên còn là trung tâm của vùng
TDMNBB về công nghiệp và giáo dục và đào tạo, là trung tâm giáo dục và
đào tạo lớn thứ ba trong cả nước.
      2.1.1.2. Địa hình và địa chất
      * Địa hình:
      Địa hình thành phố Thái Nguyên khá phong phú, đa dạng. Tuy nhiên,
muốn khai thác sử dụng hiệu quả phải tính đến đặc tính của từng kiểu cảnh quan,
đặc biệt là các kiểu cảnh quan đồi núi chiếm phần lớn diện tích đất của thành
phố. Thành phố Thái Nguyên có bốn nhóm hình thái địa hình khác nhau [21].
      - Địa hình đồng bằng:
      + Kiểu đồng bằng Aluvi, rìa đồng bằng Bắc Bộ có diện tích không lớn
với độ cao địa hình 10 – 15 m.
      + Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có
diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20 – 30m và phân bố dọc hai
con sông lớn là sông Cầu và sông Công.
      + Các kiểu đồng bằng còn lại phân bố rải rác ở độ cao lớn hơn.
      - Địa hình gò đồi được chia thành ba kiểu:




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên        http://www.lrc-tnu.edu.vn
33




      + Kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp với độ cao tuyệt
đối 50 – 70m.
      + Kiểu cảnh quan đồi cao đỉnh bằng hẹp, độ cao tuyệt đối phổ biến từ
100 – 125m.
      + Kiểu địa hình đồi cao sườn lồi, thẳng, đỉnh nhọn, hẹp, kéo dài dạng
dãy, độ cao phổ biến từ 100 – 150m.
      - Địa hình núi thấp có diện tích chiếm tỷ lệ lớn, hầu như chiếm trọn vùng
Đông Bắc của tỉnh. Địa hình núi thấp được cấu tạo bởi 5 loại đá chính: đá vôi,
đá trầm tích biến chất, đá bazơ và siêu bazơ, đá trầm tích phun trào và đá xâm
nhập axit.
      - Địa hình nhân tác ở Thái Nguyên chỉ có một kiểu là các hồ chứa nhân
tạo, các hồ lớn như hồ Núi Cốc, Cây Si…
      Như vậy, mặc dù nằm trong vùng trung du miền núi nhưng địa hình
thành phố Thái Nguyên không phức tạp so với các huyện, thị khác trong tỉnh
và các tỉnh khác trong vùng. Đây cũng là một trong những thuận lợi của thành
phố Thái Nguyên cho việc canh tác nông – lâm nghiệp, phát triển kinh tế – xã
hội nói chung so với nhiều địa phương khác trong vùng TDMNBB.
      * Địa chất:
      Cấu trúc địa tầng của thành phố Thái Nguyên không phức tạp như của
tỉnh. Nằm ở phía Tây Nam của tỉnh, thành phố Thái Nguyên có hệ thống địa
chất Tam Đảo, Nà Khuất, Hà Cối với nhiều loại đá khác nhau. Cấu trúc ở
vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hóa mạnh tạo thành nhiều hang động,
thung lũng nhỏ.
      Đặc điểm địa chất của thành phố Thái Nguyên không tạo cho thành phố
có nhiều khoáng sản, cả nhiên liệu, kim loại và phi kim loại, như nhiều địa
phương khác trong tỉnh.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên       http://www.lrc-tnu.edu.vn
34




      2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
      * Khí hậu:
      Thành phố Thái Nguyên thuộc vùng Đông Bắc, địa hình cao nên thường
lạnh hơn so với các vùng xung quanh. Khí hậu thành phố có những đặc điểm
cơ bản sau:
      - Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6 và tháng 7 là
28,90C) với tháng lạnh nhất (tháng 1 và tháng 2 là 15,20C) là 13,70C. Tổng số
giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối
đều cho các tháng trong năm.
      - Lượng mưa trung bình 1.500 – 2.500 mm, tổng lượng mưa tự nhiên
của thành phố Thái Nguyên khá lớn. Đối với tỉnh, dự tính lượng mưa lên tới




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên     http://www.lrc-tnu.edu.vn
35




6,4 tỷ m3/năm và theo không gian lượng mưa tập trung nhiều ở thành phố
Thái Nguyên, huyện Đại Từ; theo thời gian lượng mưa tập trung khoảng 87%
vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó riêng lượng mưa tháng 8
chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm nên đôi khi gây ra tình trạng lũ
lụt lớn. Vào mùa khô, đặc biệt là tháng 12, lượng mưa trong tháng chỉ bằng
0,5% lượng mưa cả năm [21].
      - Giống như tỉnh thái Nguyên, thành phố ít chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa
Đông Bắc nhờ được dãy núi cao (Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn) che chắn.
      Như vậy, khí hậu thành phố Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc
phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển
ngành nông – lâm nghiệp, là nguồn nhiên liệu phục vụ ngành công nghiệp chế
biến nông sản thực phẩm.
      * Tài nguyên nước:
      Thành phố Thái Nguyên lấy nước từ ba nguồn chính là:
      - Sông Công có lưu vực 951 km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện
Định Hóa chạy dọc theo chân núi Tam Đảo. Dòng sông đã được ngăn lại ở
huyện Đại Từ tạo thành hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km2, chứa
175 triệu m3 nước có thể điều hòa dòng chảy và chủ động tưới tiêu cho 12.000
ha lúa hai vụ màu, cây công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố
Thái Nguyên và thị xã Sông Công.
      - Sông Cầu nằm trong hệ thống sống Thái Bình có lưu vực 3.480 km2 bắt
nguồn từ huyện chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn chảy theo hướng Bắc - Đông Nam.
      - Ngoài ra, thành phố Thái Nguyên còn có trữ lượng nước ngầm khá lớn
nhưng việc khai thác, sử dụng còn hạn chế.
      Theo đánh giá, điều tra của các cơ quan chuyên môn, trên các con sông
chảy qua có thể xây dựng các công trình thủy điện với thủy lợi quy mô nhỏ.
Việc xây dựng các công trình này sẽ góp phần làm cho nông thôn vùng cao tiến



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên       http://www.lrc-tnu.edu.vn
36




bộ nhanh trên các mặt chế biến quy mô nhỏ, đặc biệt là bảo vệ khôi phục rừng
phòng hộ đầu nguồn và tạo điều kiện cho công nghiệp nông thôn phát triển.
                   Bảng 2.1 Tình hình đất đai của TPTN 2004 - 2006




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên      http://www.lrc-tnu.edu.vn
37




      Bảng 2.2 Tình hình đất đai của TPTN 2004 - 2006
                               Chia theo đơn vị hành chính




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên          http://www.lrc-tnu.edu.vn
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf
luan van thac si kinh te (7).pdf

More Related Content

What's hot

luan van thac si kinh te (36).pdf
luan van thac si kinh te (36).pdfluan van thac si kinh te (36).pdf
luan van thac si kinh te (36).pdf
Nguyễn Công Huy
 
luan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdfluan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdf
Nguyễn Công Huy
 
Th s16.09 đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ...
Th s16.09 đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ...Th s16.09 đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ...
Th s16.09 đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...
Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...
Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...
Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...
Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (15)

Luan van thac si kinh te (29)
Luan van thac si kinh te (29)Luan van thac si kinh te (29)
Luan van thac si kinh te (29)
 
Luan van thac si kinh te (6)
Luan van thac si kinh te (6)Luan van thac si kinh te (6)
Luan van thac si kinh te (6)
 
luan van thac si kinh te (36).pdf
luan van thac si kinh te (36).pdfluan van thac si kinh te (36).pdf
luan van thac si kinh te (36).pdf
 
luan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdfluan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdf
 
Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở ...
Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở ...Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở ...
Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở ...
 
Luan van thac si kinh te (10)
Luan van thac si kinh te (10)Luan van thac si kinh te (10)
Luan van thac si kinh te (10)
 
Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)
 
Luan van thac si kinh te (27)
Luan van thac si kinh te (27)Luan van thac si kinh te (27)
Luan van thac si kinh te (27)
 
Luan van thac si kinh te (5)
Luan van thac si kinh te (5)Luan van thac si kinh te (5)
Luan van thac si kinh te (5)
 
Th s16.09 đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ...
Th s16.09 đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ...Th s16.09 đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ...
Th s16.09 đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ...
 
Luan van thac si kinh te (16)
Luan van thac si kinh te (16)Luan van thac si kinh te (16)
Luan van thac si kinh te (16)
 
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...
 
Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...
Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...
Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...
 
Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...
Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...
Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...
 

Viewers also liked

luan van thac si kinh te (23).pdf
luan van thac si kinh te (23).pdfluan van thac si kinh te (23).pdf
luan van thac si kinh te (23).pdf
Nguyễn Công Huy
 
luan van thac si kinh te (39).pdf
luan van thac si kinh te (39).pdfluan van thac si kinh te (39).pdf
luan van thac si kinh te (39).pdf
Nguyễn Công Huy
 
luan van thac si kinh te (32).pdf
luan van thac si kinh te (32).pdfluan van thac si kinh te (32).pdf
luan van thac si kinh te (32).pdf
Nguyễn Công Huy
 
Estandares empleados en cable utp para redes lan
Estandares empleados en cable utp para redes lanEstandares empleados en cable utp para redes lan
Estandares empleados en cable utp para redes lan
Manuel Reales Acuña
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (40)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (40)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (40)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (40)
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (12)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (12)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (12)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (12)
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (22)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (22)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (22)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (22)
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep ke toan (2)
Luan van tot nghiep ke toan (2)Luan van tot nghiep ke toan (2)
Luan van tot nghiep ke toan (2)
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep ke toan (4)
Luan van tot nghiep ke toan (4)Luan van tot nghiep ke toan (4)
Luan van tot nghiep ke toan (4)
Nguyễn Công Huy
 

Viewers also liked (20)

luan van thac si kinh te (23).pdf
luan van thac si kinh te (23).pdfluan van thac si kinh te (23).pdf
luan van thac si kinh te (23).pdf
 
luan van thac si kinh te (39).pdf
luan van thac si kinh te (39).pdfluan van thac si kinh te (39).pdf
luan van thac si kinh te (39).pdf
 
luan van thac si kinh te (32).pdf
luan van thac si kinh te (32).pdfluan van thac si kinh te (32).pdf
luan van thac si kinh te (32).pdf
 
14. NGUYEN VIET TAN.DOC
14. NGUYEN VIET TAN.DOC14. NGUYEN VIET TAN.DOC
14. NGUYEN VIET TAN.DOC
 
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
 
Estandares empleados en cable utp para redes lan
Estandares empleados en cable utp para redes lanEstandares empleados en cable utp para redes lan
Estandares empleados en cable utp para redes lan
 
Stations Presentation - Corridor Wide
Stations Presentation - Corridor WideStations Presentation - Corridor Wide
Stations Presentation - Corridor Wide
 
Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH VÀ THIẾT BỊ TR...
Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH  VÀ THIẾT BỊ TR...Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH  VÀ THIẾT BỊ TR...
Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH VÀ THIẾT BỊ TR...
 
Amazon Business Model
Amazon Business ModelAmazon Business Model
Amazon Business Model
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (40)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (40)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (40)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (40)
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (12)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (12)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (12)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (12)
 
37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (22)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (22)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (22)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (22)
 
Luan van tot nghiep ke toan (2)
Luan van tot nghiep ke toan (2)Luan van tot nghiep ke toan (2)
Luan van tot nghiep ke toan (2)
 
LUAN VAN.doc
LUAN VAN.docLUAN VAN.doc
LUAN VAN.doc
 
13. VUONG NGOC SAM.doc
13. VUONG NGOC SAM.doc13. VUONG NGOC SAM.doc
13. VUONG NGOC SAM.doc
 
Luan van tot nghiep ke toan (4)
Luan van tot nghiep ke toan (4)Luan van tot nghiep ke toan (4)
Luan van tot nghiep ke toan (4)
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Referenciasmine
ReferenciasmineReferenciasmine
Referenciasmine
 

Similar to luan van thac si kinh te (7).pdf

luan van thac si kinh te (2).pdf
luan van thac si kinh te (2).pdfluan van thac si kinh te (2).pdf
luan van thac si kinh te (2).pdf
Nguyễn Công Huy
 
luan van thac si kinh te (29).pdf
luan van thac si kinh te (29).pdfluan van thac si kinh te (29).pdf
luan van thac si kinh te (29).pdf
Nguyễn Công Huy
 
Th s08 006_thực trạng à một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động...
Th s08 006_thực trạng à một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động...Th s08 006_thực trạng à một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động...
Th s08 006_thực trạng à một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
luan van thac si kinh te (6).pdf
luan van thac si kinh te (6).pdfluan van thac si kinh te (6).pdf
luan van thac si kinh te (6).pdf
Nguyễn Công Huy
 
luan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdfluan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdf
Nguyễn Công Huy
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
Nguyễn Công Huy
 
luan van thac si kinh te (5).pdf
luan van thac si kinh te (5).pdfluan van thac si kinh te (5).pdf
luan van thac si kinh te (5).pdf
Nguyễn Công Huy
 
luan van thac si kinh te (12).pdf
luan van thac si kinh te (12).pdfluan van thac si kinh te (12).pdf
luan van thac si kinh te (12).pdf
Nguyễn Công Huy
 

Similar to luan van thac si kinh te (7).pdf (20)

luan van thac si kinh te (2).pdf
luan van thac si kinh te (2).pdfluan van thac si kinh te (2).pdf
luan van thac si kinh te (2).pdf
 
luan van thac si kinh te (29).pdf
luan van thac si kinh te (29).pdfluan van thac si kinh te (29).pdf
luan van thac si kinh te (29).pdf
 
Th s08 006_thực trạng à một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động...
Th s08 006_thực trạng à một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động...Th s08 006_thực trạng à một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động...
Th s08 006_thực trạng à một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động...
 
Tác động của dự án duy trì và phát triển bền vững đến sinh kế của người dân v...
Tác động của dự án duy trì và phát triển bền vững đến sinh kế của người dân v...Tác động của dự án duy trì và phát triển bền vững đến sinh kế của người dân v...
Tác động của dự án duy trì và phát triển bền vững đến sinh kế của người dân v...
 
luan van thac si kinh te (6).pdf
luan van thac si kinh te (6).pdfluan van thac si kinh te (6).pdf
luan van thac si kinh te (6).pdf
 
luan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdfluan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdf
 
Luận văn: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thônLuận văn: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
 
Đề tài luận văn 2024 Giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn...
Đề tài luận văn 2024 Giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn...Đề tài luận văn 2024 Giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn...
Đề tài luận văn 2024 Giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn...
 
Luận văn “Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện ...
Luận văn “Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện ...Luận văn “Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện ...
Luận văn “Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện ...
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
 
Luan van thac si kinh te (18)
Luan van thac si kinh te (18)Luan van thac si kinh te (18)
Luan van thac si kinh te (18)
 
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
 
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
 
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
 
luan van thac si kinh te (5).pdf
luan van thac si kinh te (5).pdfluan van thac si kinh te (5).pdf
luan van thac si kinh te (5).pdf
 
Luan van thac si kinh te (22)
Luan van thac si kinh te (22)Luan van thac si kinh te (22)
Luan van thac si kinh te (22)
 
luan van thac si kinh te (12).pdf
luan van thac si kinh te (12).pdfluan van thac si kinh te (12).pdf
luan van thac si kinh te (12).pdf
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang C...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang C...Luận văn: Đánh giá hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang C...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang C...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAYLuận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
 
Luận văn: Hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Cao Bằng
Luận văn: Hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Cao BằngLuận văn: Hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Cao Bằng
Luận văn: Hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Cao Bằng
 

More from Nguyễn Công Huy

Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
Nguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
Nguyễn Công Huy
 

More from Nguyễn Công Huy (20)

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
 
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánLuận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
 

luan van thac si kinh te (7).pdf

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------------------------------------ NGUYỄN THỊ LINH THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thái Nguyên, năm 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 16 tháng 12 năm 2007 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Linh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 3. iii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, khoa Sau đại học và các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, đặc biệt là Phó giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Thị Bắc trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên đã nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài của mình. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi còn nhận được sự giúp đỡ và cộng tác của các cá nhân và tập thể: Phòng Nội vụ, phòng Nông nghiệp, phòng Kế hoạch - Đầu tư, phòng Tài nguyên – Môi trường, phòng Công thương, phòng Thống kê, Uỷ ban Dân số gia đình và trẻ em thành phố Thái Nguyên; UBND xã Lương Sơn, UBND xã Tân Cương, UBND phường Túc Duyên và các hộ gia đình đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu, cũng như nghiên cứu thực hiện đề tài, tôi xin cảm ơn. Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó! Thái Nguyên, ngày 16 tháng 12 năm 2007 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Linh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 4. iv MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa i Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii Mục lục iv Danh mục những chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục các biểu vii MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3 4. Những đóng góp của đề tài 4 5. Bố cục của luận văn 4 Chƣơng I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG 5 VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên việc làm cho ngƣời lao động 5 1.1.1. Việc làm và các vấn đề liên quan đến việc làm 5 1.1.2. Sự cần thiết phải tạo việc làm cho ngƣời lao động 10 1.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới việc làm của ngƣời lao động nông thôn 13 1.1.4. Cơ sở thực tiễn cho vấn đề tạo việc làm 21 1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu về việc làm cho ngƣời lao động 25 1.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu 25 1.2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 5. iv Chƣơng II: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG 29 NÔNG THÔN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 2.1. Đặc điểm chung của thành phố Thái Nguyên 29 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên 29 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên 38 2.1.3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn về việc làm của ngƣời lao động 47 nông thôn ở thành phố Thái Nguyên 2.2. Thực trạng việc làm của ngƣời lao động nông thôn ở thành phố 49 Thái Nguyên 2.2.1 Thực trạng việc làm của ngƣời lao động nông thôn ở thành phố 50 Thái Nguyên 2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế của ngƣời lao động nông thôn ở 65 thành phố Thái Nguyên 2.3 Đánh giá thực trạng việc làm của ngƣời lao động nông thôn 83 thành phố Thái Nguyên 2.3.1. Đánh giá chung 83 2.3.2. Những mặt đạt đƣợc 84 2.3.3. Những mặt hạn chế 87 2.3.4. Nguyên nhân ảnh hƣởng đến việc làm của ngƣời lao động 88 nông thôn ở thành phố Thái Nguyên Chƣơng III: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM 89 CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 3.1. Các quan điểm cơ bản về vấn đề tạo việc làm cho ngƣời lao 89 động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên 3.2. Những căn cứ, định hƣớng và mục tiêu chủ yếu để tạo việc làm cho 91 ngƣời lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 6. iv 3.2.1. Những căn cứ chủ yếu để tạo việc làm cho ngƣời lao động 91 nông thôn ở thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới 3.2.2. Định hƣớng chủ yếu tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn 91 ở thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới 3.2.3. Mục tiêu tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn ở thành phố 92 Thái Nguyên trong thời gian tới 3.3. Một số giải pháp nhằm tạo tạo việc làm cho ngƣời lao động 93 nông thôn ở thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới 3.3.1 Phát triển kinh tế nông thôn gắn với giải quyết việc làm cho 94 ngƣời lao động ở thành phố Thái Nguyên 3.3.2. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả nhằm tạo 103 việc làm cho ngƣời lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên 3.3.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên 105 nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả 3.3.4. Thực hiện hiệu quả chƣơng trình quốc gia về việc làm 111 3.3.5. Tăng cƣờng xuất khẩu lao động 112 3.3.6. Hoạt động gián tiếp và trực tiếp tạo việc làm cho ngƣời lao động 114 nông thôn ở thành phố Thái Nguyên 3.3.7 Thực hiện tốt chính sách phát triển nguồn nhân lực 115 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 117 1. Kết luận 117 2. Kiến nghị 119 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120 PHỤ LỤC 124 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 7. v DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT BQ : Bình quân CN : Công nghiệp CNH : Công nghiệp hoá DT : Diện tích DV : Dịch vụ ĐVT : Đơn vị tính KT : Kinh tế HĐH : Hiện đại hoá LĐ : Lao động NN : Nông nghiệp NLN : Nông lâm nghiệp NQD : Ngoài quốc doanh NK : Nhân khẩu NS : Năng suất SD : Sử dụng SP : Sản phẩm SX : Sản xuất TDMNBB : Trung du miền núi Bắc Bộ THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông Tr.đồng : Triệu đồng TT : Trồng trọt TTCN : Tiểu thủ công nghiệp UBND : Uỷ ban nhân dân XDCB : Xây dựng cơ bản XH : Xã hội XHCN : Xã hội chủ nghĩa WTO : Tổ chức Thương mại thế giới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Tình hình lao động tỉnh Thái Nguyên năm 2006 22 Bảng 1.2: Tổng hợp số hộ điều tra ở các điểm nghiên cứu năm 2006 26 Bảng 2.1: Tình hình đất đai ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 33 Bảng 2.2: Diện tích đất nông nghiệp thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 34 chia theo đơn vị hành chính Bảng 2.3: Tình hình nhân khẩu và lao động ở Thành phố Thái Nguyên năm 39 2004 – 2006 Bảng 2.4: Cơ sở vật chất kỹ thuật ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 43 Bảng 2.5: Kết quả tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở thành phố 51 Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Bảng 2.6: Tình hình nhân khẩu và lao động nông thôn thành phố 52 Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Bảng 2.7: Tình hình dân số nông thôn thành phố Thái Nguyên chia theo 54 nhóm tuổi năm 2004 – 2006 Bảng 2.8: Tình hình lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên chia theo 58 trình độ văn hoá năm 2004 – 2006 Bảng 2.9: Tình hình lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên chia theo 61 trình độ chuyên môn năm 204 – 2006 Bảng 2.10: Kết quả sản xuất các ngành kinh tế nông thôn của lao động 66 nông thôn ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Bảng 2.11: Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp ở thành phố Thái Nguyên 68 năm 2004 – 2006 Bảng 2.12: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu ở thành phố 70 Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Bảng 2.13: Kết quả sản xuất cây ăn quả ở thành phố Thái Nguyên năm 71 2004 – 2006 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 9. vi Bảng 2.14: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi ở thành phố Thái Nguyên năm 74 2004 – 2006 Bảng 2.15: Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ 78 bản nông thôn ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Bảng 2.16: Tình hình giàu nghèo ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 82 Bảng 2.17: Kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của người lao động nông thôn 85 thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Bảng 3.1: Dự kiến diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu 95 ở thành phố Thái Nguyên đến năm 2010 Bảng 3.2: Dự kiến kết quả sản xuất cây ăn quả ở thành phố Thái Nguyên 97 đến năm 2010 Bảng 3:3: Dự kiến kết quả sản xuất ngành chăn nuôi ở thành phố Thái Nguyên 99 đến năm 2010 Bảng 3.4: Dự kiến kết quả sản xuất ngành nông nghiệp ở thành phố Thái Nguyên 101 đến năm 2010 Bảng 3.5: Dự kiến tình hình đất đai ở thành phố Thái Nguyên đến năm 2010 104 Bảng 3.6: Dự kiến tình hình nhân khẩu và lao động nông thôn thành phố 106 Thái Nguyên đến năm 2010 Bảng 3.7: Dự kiến kết quả sản xuất ngành kinh tế nông thôn ở thành phố 108 Thái Nguyên đến năm 2010 Bảng 3.8: Dự kiến tình hình tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở 110 thành phố Thái Nguyên đến năm 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 10. vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1: Cơ cấu đất đai ở thành phố Thái Nguyên năm 2006 36 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lực lượng lao động thành phố Thái Nguyên năm 2006 40 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ lao động có việc làm ở thành phố Thái Nguyên năm 41 2004 - 2006 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu lực lượng lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên 55 năm 2004 - 2006 Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ sử lao động nông thôn có việc làm ở thành phố Thái Nguyên 56 năm 2004 – 2006 Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ lao động nông thôn chia theo trình độ văn hóa ở thành phố 60 Thái Nguyên năm 2004 - 2006 Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ lao động nông thôn chia theo trình độ chuyên môn ở 63 thành phố Thái Nguyên năm 2004 - 2006 Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn ở thành phố 64 Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Biểu đồ 2.9: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thành phố Thái Nguyên 69 năm 2006 Biểu đồ 2.10: Diện tích gieo trồng ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 73 Biểu đồ 2.11: Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên năm 75 2004 – 2006 Biểu đồ 2.12: Giá trị sản xuất ngành dịch vụ nông thôn ở thành phố 80 Thái Nguyên năm 2004 - 2006 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc làm có vị trí hết sức quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi người, mỗi gia đình, cũng như trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Giải quyết việc làm là vấn đề mang tính toàn cầu, là một thách thức còn khá lâu dài với toàn thể nhân loại. Đối với các nước đang phát triển như nước ta, nơi nguồn lao động còn rất dồi dào và chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn thì tạo việc làm cho người lao động ở đó bao giờ cũng là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Trong những năm qua, chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh Thái Nguyên còn chậm so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lao động nông nghiệp tuy có giảm qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn, năm 2006 chiếm 67,5% tổng số lao động làm việc. Lao động dịch vụ tăng nhanh nhất trong giai đoạn 2004 – 2006 bình quân 8,7%/năm, năm 2006 chiếm gần 19% tổng số lao động làm việc của tỉnh. Lao động công nghiệp, xây dựng tăng trên 8%/năm trong cùng giai đoạn nhưng đến nay cũng chỉ chiếm trên 13,5% tổng số lao động làm việc. Lao động nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số lao động làm việc của tỉnh, năm 2006 chiếm 78,64%. Thời gian lao động ở nông thôn tuy có tăng trong những năm gần đây nhưng cũng chưa cao, năm 2005 đạt 78% và năm 2006 đạt xấp xỉ 79%. Ở thành phố Thái Nguyên, hiện nay lao động có 135 nghìn người, trong đó lao động nông thôn có 34.347 người chiếm 25,44% tổng số lao động toàn thành phố. Hàng năm, khu vực này bổ sung khoảng từ 1.400 - 1.600 lao động. Hơn nữa, đặc điểm kinh tế - xã hội cũng như điều kiện tự nhiên ở mỗi địa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 12. 2 phương là khác nhau. Do vậy, không phải cứ ở nông thôn thì người lao động tham gia vào hoạt động kinh tế nông lâm ngư nghiệp. Nông nghiệp là một thế mạnh nhưng sản xuất ở ngành này mang tính thời vụ nên nhiều lao động ở ngành này vẫn có nhiều thời gian rảnh rỗi, bên cạnh đó quá trình đô thị hóa của thành phố đang ngày một phát triển và mở rộng, nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp được xây dựng do vậy một phần diện tích đất nông nghiệp phải chuyển đổi mục đích sử dụng dẫn tới diện tích đất canh tác ngày càng giảm trong khi đó dân số nông thôn ngày một tăng. Điều đó cho chúng ta thấy tình trạng thiếu việc làm cho người lao động nông thôn đang ngày một gia tăng và thời gian sử dụng của người lao động ở khu vực nông thôn chưa cao và chưa hợp lý, do đó chưa phát huy được khả năng sẵn có. Vì vậy, một trong những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên đến năm 2010: Giải quyết việc làm, nâng mức sống cho người lao động nông thôn. Muốn vậy, phải phấn đấu đến năm 2010: giảm tỷ lệ sinh hàng năm xuống 0,01%, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 5%, nâng tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên 85%. Chú trọng nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đào tạo nghề cho nông dân, hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế tạo việc làm cho người lao động nông thôn và hướng dẫn tư vấn giới thiệu xuất khẩu lao động. Để đạt được mục tiêu trên, trước hết chúng ta cần tìm hiểu và làm rõ vấn đề về thực trạng việc làm của người lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên trong thời gian qua, từ năm 2004 đến năm 2006 đồng thời chỉ ra những thách thức, hạn chế cũng như khả năng tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới. Xuất phát từ tình hình thực tế và nhằm giúp cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 13. 3 phố nói chung và khu vực nông thôn của thành phố Thái Nguyên nói riêng ngày càng hiệu quả và hoàn thành kế hoạch đề ra, tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu bao trùm của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về việc làm của người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên, để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn, góp phần cùng thành phố Thái Nguyên thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa về cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề lao động – việc làm. - Phân tích, đánh giá thực trạng việc làm của người lao động nông thôn ảnh hưởng tới đời sống và tình hình sản xuất phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. - Đề ra định hướng và một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, đáp ứng được yêu cầu tình hình thực tế mà thành phố đã đề ra. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về lao động – việc làm của người lao động nông thôn, các hộ, cộng đồng và các vùng nông thôn ở thành phố Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 14. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm: Nội dung vấn đề liên quan đến việc làm và tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên trong khoảng thời gian từ năm 2004 – 2006. Nội dung nghiên cứu về việc làm là vấn đề rất rộng, vì vậy luận văn chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu về thực trạng việc làm của người lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên ảnh hưởng tới đời sống và phát triển sản xuất nông thôn, để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên từ nay đến năm 2010. 4. Những đóng góp của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, là tài liệu giúp cho thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động nông thôn, nâng cao mức sống cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010 có cơ sở khoa học. Luận văn nghiên cứu và phản ánh khá toàn diện về việc làm, tạo việc làm cho người lao động nông thôn và tình hình phát triển sản xuất nông thôn để tạo việc làm ở thành phố Thái Nguyên. Các giải pháp đưa ra có ý nghĩa thiết thực đối với tạo việc làm cho người lao động nông thôn cũng như đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của thành phố Thái Nguyên và các địa phương có điều kiện tương tự. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 phần chính: Chương I: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu về việc làm cho người lao động. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 15. 5 Chương II: Thực trạng việc làm của người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên. Chương III: Định hướng và một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên. Chƣơng I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu việc làm cho ngƣời lao động 1.1.1. Việc làm và các vấn đề liên quan đến việc làm 1.1.1.1. Việc làm Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Như vậy, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Song, con người chỉ trở thành động lực cho sự phát triển khi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập của họ không bị cấm và được thừa nhận là việc làm. Có nhiều quan niệm về việc làm: - “Việc làm là cơ sở vật chất để huy động nguồn nhân lực vào hoạt động sản xuất trong nền kinh tế quốc dân”[5]. - “Việc làm là trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, tức là những điều kiện cần thiết để sử dụng sức lao động đó”[5]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 16. 6 Cho dù có nhiều quan niệm về việc làm, song việc làm là dành cho con người và do con người thực hiện nó với các điều kiện vật chất, kỹ thuật tương ứng hay đó chính là nhu cầu sử dụng sức lao động của con người. Theo Bộ Luật lao động và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật lao động năm 2006 thì: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm. Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội” [15]. Trong đó các hoạt động được xác định là việc làm bao gồm: - Các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền mặt hoặc hiện vật. - Những công việc tự làm để tạo thu nhập cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình mình nhưng không được trả công (bằng tiền mặt hoặc hiện vật) cho công việc đó. Việc làm được phân loại theo các mức độ sau: - Phân loại việc làm dựa theo mức độ đầu tư thời gian cho việc làm: + Việc làm chính là công việc mà người thực hiện dành nhiều thời gian nhất hoặc có thu nhập cao hơn so với công việc khác. + Việc làm phụ là những việc làm mà người lao động dành nhiều thời gian nhất sau việc làm chính. - Phân loại việc làm dựa theo mức độ sử dụng thời gian lao động, năng suất và thu nhập. + Việc làm đầy đủ là sự thoả mãn nhu cầu về việc làm cho bất kỳ ai có khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân. Việc làm đầy đủ căn cứ trên hai khía cạnh chủ yếu là mức độ sử dụng thời gian lao động, mức năng suất và thu nhập. Một việc làm đầy đủ đòi hỏi người lao động làm việc theo chế độ (độ dài thời gian lao động ở Việt Nam hiện nay là 8 giờ/ngày) [15]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 17. 7 + Việc làm có hiệu quả là việc làm với năng suất, chất lượng cao. Đối với tầm vĩ mô việc làm có hiệu quả còn là vấn đề sử dụng hợp lý nguồn lao động, tức là tiết kiệm được chi phí lao động, tăng năng suất lao động, bảo đảm chất lượng của các sản phẩm làm ra và tạo ra nhiều chỗ làm việc để sử dụng hết nguồn nhân lực. 1.1.1.2. Thiếu việc làm Khi nguồn lao động được huy động, sử dụng không hiệu quả thì tình trạng thiếu việc làm sẽ xảy ra, dẫn đến thu nhập người lao động thấp, giảm mức sống con người. Đồng thời đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những tệ nạn xã hội, thậm chí tạo ra các xung đột rối loạn về mặt an ninh chính trị… Chính vì vậy, vấn đề tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống, xoá đói giảm nghèo trở lên có ý nghĩa to lớn, được quan tâm trong các mô hình phát triển hiện nay ở mọi quốc gia, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Thiếu việc làm là trạng thái trung gian giữa việc làm đầy đủ và thất nghiệp. Đó là tình trạng có việc làm nhưng do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người lao động. Họ phải làm việc nhưng không sử dụng hết thời gian theo quy định hoặc làm những công việc có thu nhập thấp, không đủ sống khiến họ muốn tìm thêm việc làm bổ sung. Như vậy, thiếu việc làm được hiểu là trạng thái việc làm không tạo điều kiện cho người tiến hành nó sử dụng hết thời gian quy định và mang lại thu nhập thấp hơn mức tiền lương tối thiểu. Thiếu việc làm được thể hiện dưới hai dạng: Thiếu việc làm vô hình và thiếu việc làm hữu hình. - Thiếu việc làm vô hình là trạng thái những người có đủ việc làm, làm đủ thời gian, thậm chí nhiều thời gian hơn mức bình thường nhưng thu nhập thấp. Có thể nói, nguyên nhân của tình trạng này do dân số không ngừng tăng trong khi diện tích đất canh tác có nguy cơ thu hẹp làm dư thừa lao động. Số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 18. 8 người lao động trên một đơn vị diện tích tăng có nghĩa là thời gian sử dụng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giảm. Trên thực tế, họ vẫn làm việc nhưng sử dụng rất ít thời gian trong sản xuất do vậy thời gian nhàn rỗi nhiều. - Thiếu việc làm hữu hình chỉ hiện tượng lao động làm việc thời gian ít hơn thường lệ, họ không đủ việc làm, đang tìm kiếm thêm việc làm và sẵn sàng làm việc. 1.1.1.3. Thất nghiệp Gắn với khái niệm việc làm là khái niệm thất nghiệp. Trong bất kỳ nền kinh tế nào dù có sử dụng lao động đến mức tốt nhất thì xã hội vẫn tồn tại thất nghiệp. Thất nghiệp là hiện tượng mà người lao động trong độ tuổi lao động có khả năng lao động muốn làm việc nhưng lại chưa có việc làm và đang tích cực tìm việc làm. Căn cứ vào những tiêu thức khác nhau, thất nghiệp được chia thành các loại như sau: - Xét về nguồn gốc thất nghiệp, có thể chia thành: + Thất nghiệp tạm thời: Xảy ra do thay đổi việc làm hoặc do cung cầu lao động không phù hợp. + Thất nghiệp cơ cấu: Xuất hiện do không có sự đồng bộ giữa tay nghề và cơ hội có việc làm khi động thái của nhu cầu và sản xuất thay đổi. + Thất nghiệp do thời vụ: Xuất hiện như là kết quả của những biến động thời vụ trong các cơ hội lao động. + Thất nghiệp chu kỳ: Là loại thất nghiệp xảy ra do giảm sút giá trị tổng sản lượng của nền kinh tế. Trong giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh doanh, tổng giá trị sản xuất giảm dần dẫn tới hầu hết các nhà sản xuất giảm lượng cầu đối với các yếu tố đầu vào, trong đó có lao động. Đối với loại thất nghiệp này, những chính sách nhằm khuyến khích để tăng tổng cầu thường mang lại kết quả tích cực. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 19. 9 - Xét về tính chủ động của người lao động, thất nghiệp bao gồm: + Thất nghiệp tự nguyện là loại thất nghiệp xảy ra khi người lao động bỏ việc để tìm công việc khác tốt hơn hoặc chưa tìm được việc làm phù hợp với nguyện vọng. + Thất nghiệp không tự nguyện là loại thất nghiệp xảy ra khi người lao động chấp nhận làm việc ở mức tiền lương, tiền công phổ biến nhưng vẫn không tìm được việc làm. - Ở các nước đang phát triển, người ta chia thất nghiệp thành thất nghiệp hữu hình và thất nghiệp vô hình. + Thất nghiệp hữu hình xảy ra khi người có sức lao động muốn tìm kiếm việc làm nhưng không tìm được trên thị trường. + Thất nghiệp vô hình hay còn gọi là thất nghiệp trá hình là biểu hiện chính của tình trạng chưa sử dụng hết lao động ở các nước đang phát triển. Họ là những người có việc làm trong khu vực nông thôn hoặc thành thị không chính thức nhưng việc làm đó có năng suất thấp, những người này đóng góp rất ít hoặc không đáng kể vào phát triển sản xuất. 1.1.1.4. Tạo việc làm Có thể hiểu tạo việc làm cho người lao động là đưa người lao động vào làm việc để tạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, tạo ra hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường. Quá trình kết hợp sức lao động và điều kiện để sản xuất là quá trình người lao động làm việc. Người lao động làm việc không chỉ tạo ra thu nhập cho riêng họ mà còn tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội. Vì vậy, tạo việc làm không chỉ là nhu cầu chủ quan của người lao động mà còn là yếu tố khách quan của xã hội. Việc hình thành việc làm thường là sự tác động đồng thời giữa ba yếu tố: - Nhu cầu thị trường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 20. 10 - Điều kiện cần thiết để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ: + Người lao động (sức lực và trí lực) + Công cụ sản xuất + Đối tượng lao động - Môi trường xã hội: xét cả góc độ kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội. Người ta có thể mô hình hoá quy mô tạo việc làm theo phương trình sau: Y = f (C,V,X,…) Trong đó: Y: Số lượng việc làm được tạo ra C: Vốn đầu tư V: Sức lao động X: Thị trường tiêu thụ sản phẩm… Trong đó, quan trọng nhất là các yếu tố đầu tư (C) và sức lao động (V). Hai yếu tố này hợp thành năng lực sản xuất. Mối quan hệ giữa C và V phụ thuộc vào tình trạng công nghệ và tồn tại dưới dạng khả năng [5]. Để chuyển hoá khả năng đó thành hiện thực đòi hỏi những điều kiện nhất định. Đó là những điều kiện kinh tế, xã hội, thông qua hệ thống các chính sách của Nhà nước như chính sách thu hút người lao động, qua việc phát triển các ngành nghề, chính sách vay vốn… 1.1.1.5. Việc làm mới Việc làm mới cũng là những việc làm được pháp luật cho phép, đem lại thu nhập cho người lao động, nó được tạo ra theo nhu cầu của thị trường để sản xuất và cung ứng một loại hàng hoá dịch vụ nào đó cho xã hội. Sự xuất hiện những việc làm mới là một yếu tố khách quan do hàng năm lực lượng lao động được bổ sung thêm cùng với tiến trình phát triển của dân số. Khái niệm việc làm thường gắn với chỗ làm việc bởi vì mỗi công việc cụ thể phải có môi trường làm việc nhất định. Như thế việc làm tạo ra những chỗ làm việc mới cũng hàm ý với việc tạo ra việc làm mới. Việc làm mới bao gồm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 21. 11 những công việc đòi hỏi kỹ năng và những việc làm được tạo thêm cho người lao động. Đối với những công việc mới này cần phải có sự thay đổi kỹ năng lao động thông qua đào tạo, còn đối với những việc làm được tạo thêm (tăng lượng cầu lao động) đồng nghĩa với việc tạo thêm những chỗ làm việc mà không yêu cầu phải thay đổi kỹ năng của người lao động. Như vậy, việc làm mới là phạm trù nói lên sự tăng lượng cầu về lao động, nó được thể hiện dưới hai dạng: Những việc làm đòi hỏi kỹ năng lao động mới và những chỗ làm việc mới được tạo thêm, song không đòi hỏi sự thay đổi về kỹ năng của người lao động. Việc làm mới được tạo ra bằng nhiều cách: Tăng chi tiêu của Chính phủ cho các chương trình phát triển kinh tế – xã hội (tăng cầu lao động), giảm thuế để khuyến khích phát triển sản xuất từ đó tạo ra những việc làm mới. Đối với người lao động, để tham gia được những việc làm mới phải không ngừng đào tạo nâng cao trình độ lao động của mình. 1.1.2. Sự cần thiết phải tạo việc làm cho ngƣời lao động Việc làm, thất nghiệp là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm của hầu hết các quốc gia. Bởi vậy, đấu tranh chống thất nghiệp và đảm bảo việc làm (có thu nhập) cho người lao động là thách thức lớn của nhân loại nói chung và của mỗi quốc gia nói riêng. Để tạo việc làm và tự tạo việc làm không chỉ Đảng và Nhà nước mà bản thân người lao động phải thấy được sự cần thiết của tạo việc làm. 1.1.2.1. Con người là mục tiêu, là động lực của sự phát triển kinh tế – xã hội và là yếu tố tạo ra lợi ích kinh tế – xã hội Để thấy rõ vai trò của con người, Mác-Lênin đã nêu rõ: “Con người là lực lượng sản xuất cơ bản nhất của xã hội. Con người với sức lao động, chất lượng, khả năng, năng lực, với sự tham gia tích cực vào quá trình lao động, là yếu tố quyết định tốc độ phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật và xã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 22. 12 hội”[4]. Ngày nay, để tồn tại và phát triển bản thân mỗi người không ngừng nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn, những kỹ năng cần thiết không thể thiếu được của người lao động. Xuất phát từ vai trò to lớn của con người trong lực lượng sản xuất cũng như trong công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy “Chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của cách mạng” [11]. Chủ nghĩa Mác-Lênin coi con người là tổng thể các mối quan hệ xã hội, nghĩa là: - Cần phải coi trọng con người như người lao động tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. - Coi con người là nhà sáng tạo ra những ý tưởng mới, giải pháp mới. - Con người cần được thoả mãn các nhu cầu về vật chất, tinh thần và xã hội. Thực chất quan điểm này muốn chỉ ra, chính sách kinh tế – xã hội phải đảm bảo mức sống cao cho dân tộc, lối sống lành mạnh của sự phát triển toàn diện con người. Mục tiêu của công cuộc đổi mới cũng là tạo ra ngày một tốt hơn điều kiện về vật chất, văn hoá tinh thần cho cuộc sống con người. Một xã hội văn minh phát triển khi mỗi cá nhân, mỗi gia đình văn minh hơn, ấm no và hạnh phúc hơn. 1.1.2.2. Việc làm đối với người lao động là nhu cầu để tồn tại và phát triển, là yếu tố khách quan của người lao động Con người muốn tồn tại và phát triển họ phải tiêu tốn một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. Để có những thứ đó con người phải sản xuất và tái sản xuất mở rộng. Quá trình sản xuất tạo ra hàng hoá, dịch vụ đó là việc làm. Như Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 23. 13 vậy, muốn tăng tổng sản phẩm xã hội, một mặt phải huy động triệt để mọi người có khả năng lao động tham gia vào nền sản xuất xã hội tức là mỗi người phải có việc làm đầy đủ. Mặt khác, phải nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, nhằm khai thác triệt để tiềm năng của mỗi người nhằm đạt được việc làm hợp lý và việc làm hiệu quả. Tạo việc làm đầy đủ cho người lao động không những tạo điều kiện để người lao động tăng thu nhập, nâng cao đời sống mà còn làm giảm các tệ nạn xã hội, làm cho xã hội văn minh hơn. Khi nghiên cứu lý thuyết về sự phát triển, mọi người đều nhận thức rằng: Một trong những vấn đề cơ bản nhất trong cấu trúc của nó là phát triển nguồn lực, coi đó là đỉnh cao nhất, là mục tiêu cuối cùng của mọi quá trình phát triển. Điều này hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với nhận thức mới về phát triển con người. Con người ở đây được xem xét trên hai khía cạnh thống nhất với nhau hay nói cách khác nó là hai mặt của một vấn đề được thống nhất trong mỗi con người. - Con người với tư cách là chủ thể sáng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần. Như vậy, để tồn tại và phát triển, con người bằng sức lao động của mình, là yếu tố của quá trình sản xuất, là lực lượng sản xuất cơ bản nhất, tạo ra giá trị hàng hoá và dịch vụ. - Con người cần phải sử dụng và tiêu dùng của cải vật chất thông qua quá trình phân phối và tái phân phối. Từ lý luận và thực tiễn cũng đã chứng minh, có 3 yếu tố cơ bản nhất để phát triển con người là đảm bảo an toàn lương thực, an toàn việc làm và an toàn môi trường. Trong quá trình phát triển, con người vừa là đối tượng hưởng thụ, mặt khác lại là người cung cấp đầu vào quan trọng cho quá trình biến đổi sản xuất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 24. 14 Hoạt động lao động ra đời cùng với sự hình thành và phát triển của loài người, đó là một hoạt động thuộc về bản năng sinh tồn, con người chỉ có thể tồn tại, phát triển và hoàn thiện không ngừng thông qua lao động sản xuất. Do vậy, nhu cầu có việc làm là nhu cầu để con người tồn tại và phát triển, là yếu tố khách quan và chính đáng của người lao động. 1.1.2.3. Việc làm là yêu cầu khách quan của xã hội Lịch sử phát triển sản xuất loài người cho thấy, bất cứ một quốc gia nào, đều có nhu cầu sử dụng hợp lý nguồn lao động của mình, để khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế của đất nước. Người lao động là một nguồn lực quan trọng, là một trong những yếu tố cơ bản để phát triển. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn trong lĩnh vực kinh tế phải tập trung phát huy cao độ khả năng của nguồn lực quan trọng đó. Nếu có những sai phạm về chủ trương, chính sách và biện pháp thì nguồn lao động rất có thể trở thành gánh nặng, thậm chí gây trở ngại, tổn thất cho nền kinh tế. 1.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới việc làm của ngƣời lao động nông thôn 1.1.3.1. Tư liệu sản xuất Tư liệu sản xuất trong sản xuất nông nghiệp là đất đai, vốn, máy móc, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực con người, nguồn lực sinh học và các phương tiện hoá học. Trong đó, yếu tố vốn, đất đai, yếu tố sức lao động, công nghệ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới tạo việc làm. Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề trước tiên của mọi quá trình sản xuất. Nó tham gia vào mọi quá trình sản xuất của xã hội nhưng tuỳ thuộc vào từng ngành cụ thể mà vai trò của đất đai có sự khác nhau. Trong nông nghiệp, ruộng đất không chỉ tham gia với tư cách là yếu tố thông thường mà là yếu tố tích cực của sản xuất, là tư liệu chủ yếu không thể thiếu, không thể thay thế được. Bởi vì, đất đai trong nông nghiệp có đặc điểm: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 25. 15 Ruộng đất bị giới hạn về mặt không gian nhưng sức sản xuất là vô hạn. Mỗi quốc gia có giới hạn diện tích đất khác nhau và tỷ lệ ruộng đất trong nông nghiệp ở mỗi quốc gia lại càng khác biệt nhau vì nó còn tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai, địa hình và trình độ phát triển kỹ thuật của từng nước. Với nước ta, mặc dù đất chật người đông nhưng tỷ lệ đất nông nghiệp chiếm khá lớn là 9.345,4 nghìn ha chiếm 29,4% tổng diện tích đất cả nước; đất lâm nghiệp có rừng là 11.575,4 nghìn ha chiếm 35,15% tổng diện tích đất cả nước so với diện tích đất ở chỉ chiếm 1,34%. Tuy nhiên đất chưa sử dụng (có cả sông ngòi) vẫn còn 1.027,3 nghìn ha chiếm 30,4%. Diện tích đất lớn cho phép khai thác theo cả chiều sâu và chiều rộng để mỗi đơn vị diện tích đất ngày càng đáp ứng nhiều sản phẩm theo yêu cầu của con người và thị trường thế giới. Chính việc sử dụng đất hợp lý kết hợp với sử dụng nguồn lực con người sẽ tạo ra sự hài hoà cho việc giải quyết việc làm cho người lao động với việc tăng sản lượng nông, lâm, ngư nghiệp. Ruộng đất có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều, nó khác tư liệu sản xuất khác là không bị hao mòn, không bị đào thải khỏi quá trình sản xuất nếu sử dụng hợp lý. Như vậy, ruộng đất có ý nghĩa to lớn trong sản xuất nông nghiệp. Mỗi một vùng có vị trí địa lý khác nhau. Do vậy, để có việc làm cho người lao động nông thôn thì Đảng và Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích họ đồng thời đưa ra những giải pháp tăng sức sản xuất của ruộng đất, làm tăng số lần quay vòng của đất. Như vậy, ruộng đất có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất nông nghiệp. Yếu tố vốn và sức lao động là hai yếu tố quan trọng nhất của quá trình tạo việc làm, hai yếu tố này hợp thành năng lực sản xuất, sức lao động là khả năng trí lực, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 26. 16 thể lực của con người. Đó là tri thức, sức khoẻ, kỹ năng, kinh nghiệm, truyền thống, bí quyết công nghệ… Theo C.Mác “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất hay tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong mỗi con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó” [5]. Nói đến sức lao động ta phải nói đến số lượng và chất lượng lao động. Nếu một người lao động có sức khoẻ tốt, có đầu óc suy nghĩ thông minh, sáng tạo thì hẳn công việc mà họ được giao sẽ được hoàn thành tốt, sản phẩm mà họ tạo ra đảm bảo yêu cầu chất lượng. Để tạo việc làm cho người lao động thì sức lao động là yếu tố quan trọng nhất. Mỗi công việc được thực hiện khi có con người và con người đó chỉ làm việc được khi có đủ sức lao động. Ở nông thôn, thể lực của người lao động kém hơn so với người lao động của thành thị, kiến thức chuyên môn cũng như xã hội đều thấp do thu nhập chưa cao, việc tiếp cận thông tin kinh tế – khoa học xã hội chậm. Điều đó ảnh hưởng lớn đến việc làm của chính họ. Chính vì vậy, tạo việc làm cho người lao động nông thôn cần phải cân nhắc tính toán kỹ nếu không sẽ gây tổn thất nặng nề và để tạo việc làm có hiệu quả cần thiết phải bồi dưỡng kiến thức cho họ. Vốn trong sản xuất nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Vốn sản xuất nông nghiệp mang đặc điểm sau: Căn cứ vào đặc điểm của tài sản có thể chia thành vốn cố định và vốn lưu động. Do chu kỳ sản xuất dài và có tính thời vụ trong nông nghiệp nên một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 27. 17 mặt làm cho sự tuần hoàn và luân chuyển của vốn chậm chạp, kéo dài thời gian lưu thông trong thời gian tương đối dài và làm cho vốn ứ đọng. Mặt khác, sự cần thiết và có khả năng tập trung hoá về phương tiện kỹ thuật trên một lao động nông thôn so với nông nghiệp là cao hơn. Sản xuất nông nghiệp còn lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên việc sử dụng vốn gặp nhiểu rủi ro, làm tổn thất hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn. Một bộ phận sản phẩm nông nghiệp không qua lĩnh vực lưu thông mà được chuyển trực tiếp làm tư liệu sản xuất cho bản thân ngành nông nghiệp. Do vậy, một phận vốn được thực hiện ở ngoài thị trường và được tiêu dùng trong nội bộ nông nghiệp khi vốn lưu động được khôi phục trong hình thái hiện vật. Đối với người nông dân, đặc biệt là những người dân nghèo thì vốn là yếu tố quan trọng và cần thiết để tiến hành sản xuất. Để tạo việc làm cho người lao động, nguồn vốn được huy động chủ yếu từ trợ cấp, từ các quỹ, các tổ chức tín dụng. Khi số lượng việc làm được tạo ra nhưng nó có được chấp thuận hay không còn tuỳ thuộc vào thị trường tiêu thụ. Bởi vì, nếu sản phẩm sản xuất ra mà không được thị trường chấp nhận thì quy mô lớn đến đâu, máy móc thiết bị có hiện đại đến đâu thì đơn vị sản xuất cũng không thể tồn tại. Do đó, khi tạo việc làm cho người lao động cần phải biết cung – cầu lao động trên thị trường, số người thiếu việc làm, số người không có việc làm để tạo việc làm cho người lao động vừa đủ. Ngoài các yếu tố đất đai, vốn, sức lao động, thị trường lao động, còn có yếu tố quan trọng nữa đó là hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật: hệ thống thuỷ lợi, hệ thống đường giao thông, điện, thông tin liên lạc, cơ sở chế biến… Hệ thống này là yếu tố gián tiếp góp phần tạo ra việc làm và nâng cao hiệu quả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 28. 18 việc làm. Việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở các cộng đồng dân cư sẽ tạo khả năng thu hút nhiều lao động trực tiếp và gián tiếp tạo môi trường phát triển việc làm trong từng cộng đồng. 1.1.3.2. Nhân tố dân số Dân số là yếu tố chủ yếu của quá trình phát triển, dân số vừa là chủ thể vừa là khách thể của xã hội, vừa là người sản xuất, vừa là người tiêu dùng. Vì vậy, quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội, ảnh hưởng đó là tích cực hay tiêu cực tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa tốc độ phát triển dân số với nhu cầu và khả năng phát triển kinh tế – xã hội của mỗi nước trong mỗi thời kỳ. Do quy mô dân số lớn, tốc độ tăng cao đã làm quy mô số người trong độ tuổi lao động có khả năng tăng cao. Quy mô dân số đông, nguồn lao động dồi dào, đó là sức mạnh của quốc gia, là yếu tố cơ bản để mở rộng và phát triển sản xuất. Nhưng đối với nước ta – nước đang phát triển, khả năng mở rộng và phát triển sản xuất còn có hạn, nguồn vốn, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu còn thiếu thốn, nguồn lao động đông và tăng nhanh lại gây sức ép về việc làm rất lớn. Mỗi năm phải tạo thêm từ 1 triệu – 1,2 triệu chỗ làm việc chưa kể số sinh viên sắp ra trường, số người làm việc nội trợ thì số người chưa có việc làm hàng năm là rất lớn. Ngoài ra, để đảm bảo đủ việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn và tận dụng hết quỹ thời gian lao động cần có thêm hơn 7 triệu chỗ làm việc. Rõ ràng dân số đang tăng nhanh gây sức ép về việc làm rất lớn, mặc dù nguồn lao động dồi dào là nguồn lực lớn để phát triển kinh tế nhưng để tạo việc làm cho người lao động không phải đơn giản mà kéo theo đó là tài chính, tín dụng, tư liệu sản xuất… trong khi ngân sách nước ta còn hạn hẹp. Ngay từ năm 2000 Đảng và Nhà nước ta đã có chiến lược phát triển kinh tế – xã hội trong đó nhân tố dân số đã được coi trọng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 29. 19 - Coi con người là mục tiêu và là động lực chính của sự phát triển. Đặt con người vào vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển hay còn gọi là chiến lược con người, lấy lợi ích của con người làm điểm xuất phát của mọi chương trình kế hoạch phát triển. - Nguồn nhân lực và con người Việt Nam – lợi thế và nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế – xã hội nước ta. Tuy nhiên, khi nguồn lực này tăng lên quá nhanh mà chưa sử dụng hết lại là lực cản, gây sức ép về đời sống xã hội và việc làm. - Đối với chính sách dân số, lao động và bảo trợ xã hội là nội dung hàng đầu trong việc đổi mới chính sách và công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Các chính sách đó phải phát huy nguồn lực, về nguồn lực Việt Nam và con người Việt Nam hướng vào thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn. Mặt khác, các chính sách đó phải phù hợp với những yêu cầu của quản lý kinh tế quốc dân, phù hợp với những điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể của đất nước. 1.1.3.3. Nhân tố giáo dục và công nghệ Tiềm năng kinh tế của một đất nước phụ thuộc vào trình độ khoa học và công nghệ của đất nước đó, trình độ khoa học công nghệ lại phụ thuộc vào các điều kiện giáo dục. Đã có rất nhiều bài học thất bại khi một nước nào đó sử dụng công nghệ ngoại nhập tiên tiến trong khi tiềm lực khoa học công nghệ trong nước còn rất non yếu. Sự non yếu thể hiện ở chỗ thiếu các chuyên gia giỏi về khoa học công nghệ và quản lý, thiếu đội ngũ kỹ thuật viên và công nhân lành nghề. Điều đó đã ảnh hưởng tới việc áp dụng các thành tựu khoa học, không có sự lựa chọn nào khác hoặc là đào tạo các nguồn lực quý giá cho đất nước phát triển hoặc phải chịu sự tụt hậu so với thế giới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 30. 20 Giáo dục và đào tạo cho người lao động có đủ tri thức, năng lực, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của công việc và khi có trong tay kiến thức về xã hội, về trình độ chuyên môn người lao động sẽ có nhiều cơ hội để thực hiện các công việc mà xã hội phân công sắp xếp. Như vậy, giáo dục và đào tạo nhằm định hướng phát triển kinh tế – xã hội, trước hết cung cho xã hội một đội ngũ lao động đủ về số lượng, chất lượng và sau là phát huy hiệu quả để đảm bảo thực hiện xã hội: dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Bên cạnh sự đảm bảo nguồn lực về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu công việc thì việc phát triển công nghệ là yếu tố quan trọng trong việc đưa đất nước trở thành nước công nghiệp. Công nghiệp hoá với xu hướng tri thức hoá công nhân, chuyên môn hoá lao động, giảm bớt lao động chân tay nặng nhọc. Ngày nay, để công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn nói riêng và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung thì việc thiếu lao động có trình độ chuyên môn hoá cao và thừa lao động trình độ thấp rất nhiều gây ra sức ép việc làm lớn. Nếu bên cạnh việc nâng cao trình độ cho người lao động mà kết hợp với việc áp dụng thành tựu khoa học trong sản xuất thì sẽ tạo ra những chỗ làm việc hợp lý. Ngược lại, nếu Nhà nước có những chính sách tạo việc làm cho người lao động mà họ thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức chuyên môn thì chương trình tạo việc làm sẽ không đạt hiệu quả nữa. 1.1.3.4. Chính sách lao động và việc làm trong xã hội Chính sách việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản của mọi quốc gia nhằm góp phần bảo đảm an toàn, ổn định và phát triển xã hội. Chính sách việc làm thực chất là một hệ thống các biện pháp có tác động mở rộng cơ hội để lực lượng lao động của toàn xã hội tiếp cận được việc làm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 31. 21 Ngoài ra chính sách việc làm còn bao gồm các giải pháp trợ giúp các loại đối tượng đặc biệt (cho người tàn tật, đối tượng tệ nạn xã hội, người hồi hương…) có cơ hội và đều được làm việc. Chính sách việc làm thuộc hệ thống chính sách xã hội nhằm giải quyết một vấn đề xã hội vừa cấp bách hiện nay vừa cơ bản lâu dài ở mỗi nước là đảm bảo việc làm, đời sống cho lao động toàn xã hội, đặc biệt là khu vực nông thôn, nơi đang tồn tại tỷ người chưa có việc làm, thiếu việc làm khá cao. Cũng như chính sách xã hội khác, chính sách việc làm cũng rất đa dạng, phong phú, có thể phân loại như sau: - Nhóm chính sách chung có quan hệ và tác động đến việc mở rộng và phát triển việc làm cho lao động toàn xã hội: Chính sách về vốn, chính sách đất đai, chính sách thuế… - Nhóm chính sách khuyến khích phát triển những lĩnh vực, hình thức và vùng có khả năng thu hút được nhiều lao động trong cơ chế thị trường (chính sách phát triển kinh tế hộ, chính sách đổi mới xây dựng vùng kinh tế mới, chính sách khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống, chính sách di dân tự do và hành nghề theo pháp luật, chính sách gia công xuất khẩu…) Mặt khác, trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường tình trạng thất nghiệp là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) thì khả năng tìm việc làm đối với người lao động có trình độ thấp lại càng khó. Để hạn chế thất nghiệp một mặt phải tạo chỗ làm việc mới; mặt khác phải tránh cho người lao động đang làm việc lâm vào thất nghiệp. Ngoài ra, phải có hệ thống bảo hiểm cho người lao động khi họ thất nghiệp. Trong chính sách giải quyết việc làm, một nguyên tắc cơ bản cần phải được chú ý, đó là đảm bảo cho mọi người được tiếp cận với cơ hội làm việc, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 32. 22 trên cơ sở Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có cơ hội chủ động tìm kiếm việc làm, chống tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước, tránh thực hiện chủ nghĩa bình quân, chia đều việc làm với thu nhập thấp. Đồng thời cũng chống việc coi nhẹ trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khiến cho tình trạng thất nghiệp trở thành vấn đề xã hội gay cấn. Cần gắn tiêu chuẩn về mức thu hút lao động của doanh nghiệp trong chính sách khuyến khích hoặc hỗ trợ doanh nghiệp. Chính sách việc làm thuộc hệ thống chính sách xã hội, song phương thức và biện pháp tạo việc làm lại mang nội dung kinh tế, đồng thời liên quan đến những vẫn đề thuộc về tổ chức sản xuất kinh doanh như tạo môi trường pháp lý, vốn, lựa chọn và chuyển giao công nghệ, cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ. Vì thế bất cứ chính sách kinh tế nào của Nhà nước cũng đều có ảnh hưởng và tác động đến vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. 1.1.4. Cơ sở thực tiễn cho vấn đề tạo việc làm cho ngƣời lao động 1.1.4.1. Tình hình lao động – việc làm nông thôn ở Việt Nam hiện nay Việt Nam là nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á có đặc điểm đất ít, người đông, đại bộ phận dân cư tập trung sinh sống ở khu vực nông thôn. Tính đến ngày 1/7/2004, dân số cả nước là 84 triệu người trong đó dân số nông thôn là 63,05 triệu người (chiếm 75,06%). Số người trong độ tuổi lao động là 49,86 triệu chiếm khoảng 59,36% dân số, trong đó 42,45 triệu người tham gia vào lực lượng lao động. Tốc độ tăng dân số bình quân hơn 10 năm qua là 1,7%, mức tăng trung bình của số người trong độ tuổi lao động là 2,6% năm. Khu vực nông thôn đang tập trung một số lực lượng lao động của cả nước với tốc độ tăng khoảng hơn 2,5%/năm. Nhưng thời gian lao động trung bình chưa sử dụng của cả nước có xu hướng giảm xuống, nếu năm 2004 là 29,2% thì năm 2006 còn 24,46%. Với lực lượng lao động ở nông thôn năm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 33. 23 2006 là 40,98 triệu người và thời gian lao động chưa sử dụng trung bình cả nước là 24,46% nếu quy đổi thì sẽ tương đương khoảng 7,5 triệu người không có việc làm. Trong khi đó, những năm gần đây, ở khu vực nông thôn, cầu lao động tăng chậm làm cho tình hình cung cầu trên thị trường lao động mất cân đối lớn. Về cơ cấu ngành kinh tế, năm 2006 trong tổng số gần 36 triệu người tham gia lực lượng lao động nông thôn, có tới 75% làm việc trong nông – lâm – thủy sản, chỉ 15% làm việc trong công nghiệp và dịch vụ. Những người thiếu việc làm ở nông thôn có tới 80% tập trung ở khu vực nông nghiệp. Theo lý thuyết thì tăng trưởng kinh tế sẽ thu hút thêm lao động giải quyết việc làm. Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng bình quân của nông nghiệp là 5,4% nhưng hệ số co dãn việc làm so với 1% tăng trưởng kinh tế của nông thôn nước ta chỉ là 0,43 trong giai đoạn 2004 – 2006, nghĩa là mỗi năm khu vực nông nghiệp chỉ tạo thêm được số việc làm mới bằng 2,3% lực lượng lao động, sự thu hút ít hơn số lượng lao động tăng thêm mỗi năm là gần 1 triệu người. Sự phát triển của nông nghiệp không thể giải quyết hết lao động tăng thêm ở nông thôn những năm qua. (Bảng 1.1: Hiện trạng lao động tỉnh Thái Nguyên) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 34. 24 1.1.4.2. Tình trạng việc làm của lực lượng lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên hiện nay Là một tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ, Thái Nguyên có nguồn lao động dồi dào. Cùng với sự phát triển của cả nước, trong những năm gần đây nền kinh tế tỉnh Thái Nguyên cũng đã có nhiều khởi sắc, đây cũng chính là yếu tố thuận lợi cho quá trình giải quyết việc làm. Ở khu vực nông thôn, lực lượng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên có 99,55% có việc làm, thiếu việc làm chỉ có 0,45%. Như vậy, so với các năm trước đây tỷ lệ thiếu việc làm đã giảm 0,85%[3]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 35. 25 Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động tỉnh còn chậm so với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lao động nông nghiệp tuy có giảm qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn, năm 2006 chiếm 66,16% tổng số lao động làm việc (Bảng 1.1). Thời gian sử dụng lao động ở nông thôn tuy có tăng lên trong những năm gần đây nhưng chưa cao, năm 2005 = đạt gần 78% và năm 2006 đạt xấp xỉ 79%. Thực tế, nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới. Việc nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO cho thấy quyết tâm hội nhập ở mức cao nhất với nền kinh tế thế giới. Quá trình hội nhập này đã, đang và sẽ mở ra cho nước ta nói chung và tỉnh cũng như thành phố Thái Nguyên nói riêng có nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức lớn phải vượt qua trong đó có vấn đề việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn. 1.1.4.3. Bài học kinh nghiệm về vấn đề tạo việc làm cho người lao động nông thôn Qua những nghiên cứu tình hình lao động – việc làm nông thôn của nước ta và tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua cho thấy giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là yếu tố mang tính chiến lược, tùy thuộc vào mỗi vùng có những kết quả khác nhau, nhưng có thể khái quát thành những kinh nghiệm trong quá trình tạo việc làm cho người lao động nông thôn như: thực hiện chính sách phát triển thị trường lao động, phát triển dạy nghề gắn với chiến lược kinh tế – xã hội của từng địa phương, lồng ghép chương trình dạy nghề với các chương trình việc làm, chương trình xoá đói giảm nghèo và các chương trình phát triển kinh tế khác… Tập trung phát triển dạy nghề ngắn hạn, phổ cập nghề cho lao động ở khu vực nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 36. 26 số, lao động trong vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất để chuyển đổi cơ cấu ngành nghề nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ cho phù hợp. Tập trung phát triển các lĩnh vực trọng điểm của địa phương nhằm tạo nhiều việc làm cho người lao động nông thôn và thu hút lao động… Coi trọng các chính sách phát triển kinh tế nông thôn; phát triển hài hòa giữa kinh tế nông thôn và môi trường. Tóm lại, giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm của đất nước. Giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn vừa trực tiếp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, vừa tạo tiền đề để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần ổn định chính trị, xã hội và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đây là vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm, có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ đó, nên cần sử dụng các chỉ tiêu một cách khách quan và triệt để nhằm đánh giá quá trình giải quyết việc làm. Giải quyết việc làm cho người lao động có mối quan hệ biện chứng, gắn bó với nhau nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”[11]. Thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn đã đạt được những kết quả, song với mục tiêu cần đạt và so với lao động nông thôn của các nước phát triển, lao động nông thôn Việt Nam vẫn còn lạc hậu, còn quá nhiều khó khăn thách thức. Vì vậy, giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn là rất cần thiết, đó là nhiệm vụ hết sức to lớn và đặc biệt quan trọng đối với cả nước nói chung và vùng nghiên cứu thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên nói riêng. 1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu về việc làm cho ngƣời lao động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 37. 27 1.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu Căn cứ vào tình hình cụ thể, chọn điểm nghiên cứu đại diện cho thành phố Thái Nguyên cả về điều kiện tự nhiên - kinh tế – xã hội và các đặc điểm khác của thành phố Thái Nguyên. Từ 26 phường, xã trong toàn thành phố chọn ra 3 phường (xã) làm điểm nghiên cứu từ 3 vùng của địa phương, đó là xã Lương Sơn ở vùng Nam, phường Túc Duyên ở vùng Giữa và xã Tân Cương ở vùng Tây, những phường (xã) này vừa mang tính đại diện cho vùng, vừa phải đại diện và suy rộng được cho cả thành phố Thái Nguyên. - Xã Lương Sơn là một xã nằm ở phía Nam thành phố Thái Nguyên, đây là cửa ngõ của thành phố. Với tổng số nhân khẩu là 11.913 người, có 2.805 hộ, trong đó 2.655 hộ làm nông nghiệp, sản phẩm chủ yếu từ cây lúa, giá trị thu nhập còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao 10%. - Phường Túc Duyên với tổng số nhân khẩu là 7.382 người, có 1.990 hộ, trong đó có 485 hộ làm nông nghiệp. Mặc dù là một phường thuộc vùng Giữa ở trung tâm thành phố, nhưng số người lao động trong khu vực nông thôn vẫn còn khá đông với 2.121 người chiếm gần 30% tổng dân số toàn phường. Sản phẩm chủ yếu của địa phương này là rau xanh. Đây cũng là địa phương có nhiều người dân theo đạo Thiên Chúa giáo, cuộc sống người dân nơi đây vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo là 3,3%. - Xã Tân Cương là một xã thuần nông miền núi nằm ở phía Tây thành phố Thái Nguyên, Tân Cương có 2/3 diện tích đất là đồi núi, lại nằm cạnh khu vực kênh mương hồ Núi Cốc, nguồn nước khá chủ động và dồi dào nên rất thuận lợi cho trồng chè và chăn nuôi đại gia súc. Với dân số 6.076 người, 1.280 hộ dân, trong đó có 1.229 hộ nông nghiệp. Một vài năm trở lại đây, thực hiện đường lối chủ trương đổi mới với các chính sách mở cửa của địa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 38. 28 phương, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa, đời sống nông dân ngày càng được cải thiện. Hiện nay tổng số hộ khá và giàu trong xã là 360 hộ chiếm 20%, hộ trung bình là 73,70%, hộ nghèo đã giảm còn 6,6%. Ngoài cây lúa, cây chè và rau xanh là những sản phẩm chủ yếu, các địa phương còn trồng các loại cây màu như lạc, đậu, đỗ, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm như trâu, bò, lợn, gà, vịt... Bảng 1.2: Tổng hợp số hộ điều tra ở các điểm nghiên cứu năm 2006 Hộ trung Hộ giàu Hộ nghèo Tổng số bình Địa phƣơng hộ điều Số hộ Cơ cấu Số hộ Cơ cấu Số hộ Cơ cấu tra (hộ) (hộ) (%) (hộ) (%) (hộ) (%) Tổng cộng 18 66 6 90 Xã Lương Sơn 5 16,70 22 76,70 3 10,00 30 Phường Túc Duyên 7 23,30 22 73,30 1 3,30 30 Xã Tân Cương 6 20,00 22 73,70 2 6,60 30 1.2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu 1.2.2.1 Chọn mẫu điều tra Áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên (chọn điểm, chọn hộ) ở các vùng của thành phố Thái Nguyên và lấy ra 3 địa phương mang tính đại diện cao. Mỗi địa phương chọn ra 30 hộ trong đó đảm bảo các tỷ lệ: dân tộc, ngành nghề nông – lâm nghiệp, ngành nghề dịch vụ... tương ứng với tỷ lệ chung của thành phố Thái Nguyên, chọn và được phân ra 3 loại hộ giàu, hộ trung bình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 39. 29 và hộ nghèo theo tỷ lệ chung. Mỗi địa phương chọn 30 hộ trong đó có 93,3% hộ là dân tộc kinh, 6,7% hộ là dân tộc thiểu số và tôn giáo; trong 90 hộ đó có 87% hộ gia đình làm nông – lâm nghiệp; 7% hộ ngành nghề, dịch vụ; 6% hộ kiêm sản xuất và dịch vụ, chọn và phân ra làm 3 loại hộ giàu, trung bình và nghèo, tỷ lệ giữa các loại hộ bước đầu được chọn theo nhận định chủ quan từ tỷ lệ các loại hộ chung trong từng địa phương, sau đó dựa vào tài liệu đã tính toán thu được để phân loại hộ giàu, hộ trung bình và hộ nghèo của thành phố Thái Nguyên năm 2006 như sau: Hộ giàu có thu nhập bình quân trên 500.000 đồng/khẩu/tháng, hộ trung bình có thu nhập bình quân từ 230.000 – 500.000 đồng/khẩu/tháng, hộ nghèo có thu nhập bình quân dưới 220.000 đồng/khẩu/tháng. Việc lựa chọn các hộ điều tra theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên trong từng nhóm số hộ điều tra ở các điểm nghiên cứu. 1.2.2.2. Nội dung phiếu điều tra Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như: Nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của các chủ hộ. Các nguồn lực của nông hộ như ruộng đất, tư liệu sản xuất, vốn... Tình hình việc làm hiện tại của các lao động trong hộ, thời gian làm việc của các lao động; tình hình sản xuất các ngành trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề dịch vụ … Chi phí sản xuất từng ngành; thu nhập từng ngành; tình hình đời sống, thu, chi phục vụ sản xuất, đời sống và tích lũy của hộ. Các thông tin khác có liên quan đến toàn bộ hoạt động lao động và sản xuất, đời sống, sản phẩm hàng hóa, văn hóa, tinh thần và nhu cầu của hộ... Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể để họ hiểu và trả lời chính xác, đầy đủ. 1.2.2.3. Cách điều tra Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 40. 30 Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt với các hộ nông dân, đàm thoại với họ thông qua một loạt các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế, sử dụng linh hoạt và thành thạo các dạng câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào? và Bao nhiêu? … Phỏng vấn số hộ đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn của các thông tin thông qua quan sát trực tiếp. * Phương pháp điều tra: Nhằm thu thập số liệu liên quan các yếu tố về việc làm, về hoạt động sản xuất, về đời sống vật chất, văn hóa và tư tưởng, nghiên cứu của hộ nông dân thông qua phương pháp điều tra việc làm hộ nông dân ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. * Phương pháp phân tích - Phương pháp so sánh Dùng phương pháp so sánh (theo vùng sinh thái, theo đặc điểm dân tộc, theo cơ cấu kinh tế) để xem xét xác định xu hướng mức biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, phân tích tài liệu khoa học, khách quan, phản ánh đúng nội dung việc làm của người lao động nông thôn, kết hợp với so sánh theo thời gian, theo ngành nghề, theo độ tuổi lao động, theo cơ cấu lao động… - Phương pháp thống kê Luận văn có sử dụng phương pháp thống kê dùng để phân tích dữ liệu điều tra được, những tài liệu mang tính đại diện cao, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán, nghiên cứu các chỉ tiêu đúng đắn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 41. 31 Chƣơng II: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 2.1. Đặc điểm chung của thành phố Thái Nguyên 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại II, nằm ở trung tâm vùng Trung du miền núi Bắc Bộ (TDMNBB), nằm bên cạnh sông Công và có sông Cầu chảy qua, cách Thủ đô Hà Nội 80 km về phía Đông Bắc và được bao quanh bởi 05 huyện, thị của tỉnh Thái Nguyên: - Phía Bắc giáp các huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ; - Phía Nam giáp thị xã Sông Công; - Phía Tây giáp huyện Đại Từ; - Phía Đông giáp huyện Phú Bình. Với vị trí địa lý trên, thành phố Thái Nguyên có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai, nhất là các lĩnh vực công nghiệp dịch vụ và trở thành một đô thị trung tâm của khu vực TDMNBB. Thành phố Thái Nguyên được hình thành tương đối sớm so với các đô thị lớn trong vùng như: Thành phố Việt Trì, thành phố Yên Bái, thị xã Bắc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 42. 32 Kạn. Từ thời Pháp thuộc tỉnh Thái Nguyên đã là trung tâm công nghiệp lớn của cả vùng và cả nước. Đối với tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên được xác định là "Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch và dịch vụ của tỉnh” [36]. Theo Quyết định số 278/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/11/2005, thì ngoài việc giữ vị trí quan trọng về quốc phòng – an ninh và là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi Bắc Bộ với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, thành phố Thái Nguyên còn là trung tâm của vùng TDMNBB về công nghiệp và giáo dục và đào tạo, là trung tâm giáo dục và đào tạo lớn thứ ba trong cả nước. 2.1.1.2. Địa hình và địa chất * Địa hình: Địa hình thành phố Thái Nguyên khá phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, muốn khai thác sử dụng hiệu quả phải tính đến đặc tính của từng kiểu cảnh quan, đặc biệt là các kiểu cảnh quan đồi núi chiếm phần lớn diện tích đất của thành phố. Thành phố Thái Nguyên có bốn nhóm hình thái địa hình khác nhau [21]. - Địa hình đồng bằng: + Kiểu đồng bằng Aluvi, rìa đồng bằng Bắc Bộ có diện tích không lớn với độ cao địa hình 10 – 15 m. + Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20 – 30m và phân bố dọc hai con sông lớn là sông Cầu và sông Công. + Các kiểu đồng bằng còn lại phân bố rải rác ở độ cao lớn hơn. - Địa hình gò đồi được chia thành ba kiểu: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 43. 33 + Kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp với độ cao tuyệt đối 50 – 70m. + Kiểu cảnh quan đồi cao đỉnh bằng hẹp, độ cao tuyệt đối phổ biến từ 100 – 125m. + Kiểu địa hình đồi cao sườn lồi, thẳng, đỉnh nhọn, hẹp, kéo dài dạng dãy, độ cao phổ biến từ 100 – 150m. - Địa hình núi thấp có diện tích chiếm tỷ lệ lớn, hầu như chiếm trọn vùng Đông Bắc của tỉnh. Địa hình núi thấp được cấu tạo bởi 5 loại đá chính: đá vôi, đá trầm tích biến chất, đá bazơ và siêu bazơ, đá trầm tích phun trào và đá xâm nhập axit. - Địa hình nhân tác ở Thái Nguyên chỉ có một kiểu là các hồ chứa nhân tạo, các hồ lớn như hồ Núi Cốc, Cây Si… Như vậy, mặc dù nằm trong vùng trung du miền núi nhưng địa hình thành phố Thái Nguyên không phức tạp so với các huyện, thị khác trong tỉnh và các tỉnh khác trong vùng. Đây cũng là một trong những thuận lợi của thành phố Thái Nguyên cho việc canh tác nông – lâm nghiệp, phát triển kinh tế – xã hội nói chung so với nhiều địa phương khác trong vùng TDMNBB. * Địa chất: Cấu trúc địa tầng của thành phố Thái Nguyên không phức tạp như của tỉnh. Nằm ở phía Tây Nam của tỉnh, thành phố Thái Nguyên có hệ thống địa chất Tam Đảo, Nà Khuất, Hà Cối với nhiều loại đá khác nhau. Cấu trúc ở vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hóa mạnh tạo thành nhiều hang động, thung lũng nhỏ. Đặc điểm địa chất của thành phố Thái Nguyên không tạo cho thành phố có nhiều khoáng sản, cả nhiên liệu, kim loại và phi kim loại, như nhiều địa phương khác trong tỉnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 44. 34 2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên * Khí hậu: Thành phố Thái Nguyên thuộc vùng Đông Bắc, địa hình cao nên thường lạnh hơn so với các vùng xung quanh. Khí hậu thành phố có những đặc điểm cơ bản sau: - Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6 và tháng 7 là 28,90C) với tháng lạnh nhất (tháng 1 và tháng 2 là 15,20C) là 13,70C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. - Lượng mưa trung bình 1.500 – 2.500 mm, tổng lượng mưa tự nhiên của thành phố Thái Nguyên khá lớn. Đối với tỉnh, dự tính lượng mưa lên tới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 45. 35 6,4 tỷ m3/năm và theo không gian lượng mưa tập trung nhiều ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ; theo thời gian lượng mưa tập trung khoảng 87% vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm nên đôi khi gây ra tình trạng lũ lụt lớn. Vào mùa khô, đặc biệt là tháng 12, lượng mưa trong tháng chỉ bằng 0,5% lượng mưa cả năm [21]. - Giống như tỉnh thái Nguyên, thành phố ít chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Đông Bắc nhờ được dãy núi cao (Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn) che chắn. Như vậy, khí hậu thành phố Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển ngành nông – lâm nghiệp, là nguồn nhiên liệu phục vụ ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm. * Tài nguyên nước: Thành phố Thái Nguyên lấy nước từ ba nguồn chính là: - Sông Công có lưu vực 951 km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hóa chạy dọc theo chân núi Tam Đảo. Dòng sông đã được ngăn lại ở huyện Đại Từ tạo thành hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km2, chứa 175 triệu m3 nước có thể điều hòa dòng chảy và chủ động tưới tiêu cho 12.000 ha lúa hai vụ màu, cây công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công. - Sông Cầu nằm trong hệ thống sống Thái Bình có lưu vực 3.480 km2 bắt nguồn từ huyện chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn chảy theo hướng Bắc - Đông Nam. - Ngoài ra, thành phố Thái Nguyên còn có trữ lượng nước ngầm khá lớn nhưng việc khai thác, sử dụng còn hạn chế. Theo đánh giá, điều tra của các cơ quan chuyên môn, trên các con sông chảy qua có thể xây dựng các công trình thủy điện với thủy lợi quy mô nhỏ. Việc xây dựng các công trình này sẽ góp phần làm cho nông thôn vùng cao tiến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 46. 36 bộ nhanh trên các mặt chế biến quy mô nhỏ, đặc biệt là bảo vệ khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn và tạo điều kiện cho công nghiệp nông thôn phát triển. Bảng 2.1 Tình hình đất đai của TPTN 2004 - 2006 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 47. 37 Bảng 2.2 Tình hình đất đai của TPTN 2004 - 2006 Chia theo đơn vị hành chính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn