SlideShare a Scribd company logo
1 of 40
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TP. CẦN THƠ
TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ THỚI LAI
--------------------
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
TÊN ĐỀ TÀI:
CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI TRẺ EM KHUYẾT
TẬT
---------------------------------------------------------
Năm 2023
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TP.CẦN THƠ
TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ THỚI LAI
--------------------
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
TÊN ĐỀ TÀI:
CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
VỚI TRẺ EM KHUYÊT TẬT
Tên đơn vị thực tập:
TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TP. CẦN THƠ
Địa chỉ:
251/1, TẦM VU, P.HƯNG LỢI, Q. NINH KIỀU, TP. CẦN THƠ
GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân
HSTH: Lưu Thị Hữu Nhân
---------------------------------------------------------
Năm 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
1. Những nội dung trong báo cáo tốt nghiệp với đề tài “Công tác xã hội
cá nhân với trẻ em khuyết tật”, tại Trung tâm Công tác xã hội TP. Cần Thơ là
công trình nghiên cứu do tôi thực hiện không trùng lắp với các đề tài khác, dưới
sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Nguyễn Hoàng Nhân.
2. Các nội dung tham khảo dùng trong báo cáo tốt nghiệp đều được trích
dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian và địa điểm công bố.
3. Tôi xin chịu trách nhiệm về các thông tin trên đề tài nghiên cứu của
mình.
Ngày …. tháng …. năm …
Học sinh thực hiện
LỜI CÁM ƠN
Qua thời gian học tập và rèn luyện ở trường, tôi đã được các thầy cô trang
bị cho mình một lượng kiến thức khá đủ nhưng đó chỉ là lý thuyết mà thôi. Vì
vậy, để cũng cố thêm kiến thức chuyên môn và hiểu thêm về thực tế tôi thực hiện
đề tài “Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật”. Người xưa có câu
“Học đi đôi với hành” đó là phương châm của giáo dục nhà trường và xã hội để
cho ta có cái nhìn đúng đắn hơn về thực tế.
Trên những lý thuyết đã được học xong ở trường, Ban giám hiệu nhà
trường đã cho sinh viên chúng em thâm nhập thực tế, nhằm cũng cố vận dụng
những kiến thức đã học vào thực tiễn, vừa nâng cao nâng lực tay nghề chuyên
môn, vừa làm chủ được công việc sau khi tốt nghiệp ra trường về công tác tại các
cơ quan, đơn vị giúp nhanh chóng hòa nhập và đảm nhiệm các nhiệm vụ được
phân công.
Được sự đồng ý của đơn vị Trung tâm Công tác xã hội TP. Cần Thơ cho
tôi thực tập. Đây là cơ hội cũng như thách thức để tôi nỗ lực rèn luyện và tìm tòi
học hỏi những kiến thức mới chỉ có trong thực tiễn, góp phần nâng cao sự nhận
thức của bản thân về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cũng như kỹ năng giải quyết
vấn đề và lập kế hoạch trợ giúp cho thân chủ của mình là các đối tượng yếu thế
trong xã hội.
Để có đề tài này tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Hoàng Nhân và
Ông Hồ Thanh Hải – Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội TP. Cần Thơ cùng
các anh, chị làm việc tại Trung tâm đã hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo, quan tâm
giúp đỡ tôi, tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Vì thời gian thực tập có hạn và còn thiếu kinh nghiệm nên bài báo cáo của
tôi chưa được hoàn thiện. Tôi rất mong quý thầy, cô và đơn vị thực tập góp ý để
nhằm giúp bài báo cáo thực tập của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi chân thành cảm ơn tất cả các thầy, cô và các anh, chị trong Trung tâm
với lời biết ơn sâu sắc nhất.
Tôi chúc quý thầy, cô luôn khỏe mạnh và thành công trong sự nghiệp
trồng người cũng như mọi lĩnh vực trong cuộc sống.
Cuối lời tôi xin chúc Trung tâm Công tác xã hội luôn là ngôi nhà dành cho
các đối tượng yếu thế trong xã hội .
Ngày …. tháng …. năm …
Học sinh thực hiện
KẾ HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1. Họ và tên sinh viên: Lưu Thị Hữu Nhân
2. Tên đề tài: “Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật”.
3. Nơi thực hiện (tên cơ quan/doanh nghiệp): Trung tâm Công tác xã hội
thành phố Cần Thơ.
4. Mục tiêu: Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra một số mô hình, giải pháp
trong CTXH nhằm nâng cao các chương trình, chế độ chăm sóc – giáo dục,
hướng nghiệp cho trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt sống tại Trung
tâm nói riêng và trên địa bàn thành phố Cần Thơ nói chung.
5. Nội dung chính: Giúp đỡ một thân chủ sống tại Trung tâm. Từ đó, xác
định nguyên nhân và thực trạng thực hiện các chính sách xã hội, dịch vụ xã hội
đối với trẻ khuyết tật tại Trung tâm Công tác xã hội TP. Cần Thơ, nhằm nâng cao
hiệu quả công tác chăm sóc đối tượng tại đơn vị ngày càng chuyên nghiệp hơn.
6. Tiến độ thực hiện của đề tài:
TT Thời gian Nội dung công việc Kết quả dự kiến
1
Từ ngày
(01 - 07/10/2023
)
- Tìm hiểu chung về, lịch sử
hình thành, chức năng,
nhiệm vụ của TTCTXH.
- Cán bộ Trung tâm giới
thiệu nhân viên xã hội với
thân chủ. Trò chuyện, tâm
sự, chia sẻ, lắng nghe những
mong muốn của thân chủ.
- Thu được các thông
tin, về tình hình hoạt
động, cũng như các
chức năng nhiệm vụ
của đơn vị.
- Thiết lập mối quan
hệ với thân chủ, tiếp
cận thân chủ.
2-3
Từ ngày
(08 - 21/10/2023 )
(2 tuần) tư vấn
sáng thứ 2, thứ 3,
thứ 4, chiều thứ 6
- Tư vấn, tham vấn thông
qua các hoạt động tham gia
kỹ năng sống, hoạt động dã
ngoại ngoài cộng đồng, giúp
A tự tin hơn.
- Tạo điều kiện cho em tham
gia trò truyện với các em
đồng cảnh ngộ hay tham gia
CLB người.
- Tham quan sinh
hoạt kỹ năng sống tại
cơ sở bảo trợ xã hội
Thiên Ân, lớp học
tình thương.
- Kết cườm làm móc
khóa xe.
- Tham gia lớp học
KidSmart
4
Từ ngày
(23-28/10/2023 )
(1tuần) tư vấn các
buổi chiều trong
tuần
- Trò chuyện, trao đổi, chia
sẽ với thân chủ để thân chủ
hiểu được, lứa tuổi của mình
lo tập trung học tốt và phát
huy tất cả các năng kiếu
mình có.
Tự tin giao tiếp, tham
gia các hoạt động
chung
5 Từ ngày
(29 - 08/11/2023 )
Theo dõi quá trình học tập
của thân chủ, các hoạt động
vui chơi, các hoạt động sinh
hoạt hàng ngày.
Thân chủ chủ động
trong mọi công viêc,
học tập có tiến bộ
hơn.
6 Từ ngày
(09 - 16/11/2023 )
Đánh giá những gì đạt
được và những gì chưa đạt
được; tìm hiểu nguyên nhân
và có các giải pháp khắc
phục.
Trong buổi này sinh
viên đã ngồi lại cùng
thân chủ để cùng
đánh giá về tất cả
yếu tố của quá trình
làm việc giữa sinh
viên và thân chủ.
Xác nhận của CB hướng dẫn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Học sinh thực hiện
(Ký, ghi rõ họ tên)
PHIẾU NHẬN XÉT THỰC TẬP
(Dành cho đơn vị nhận học sinh thực tập)
Họ và tên học sinh: Lưu Thị Hữu Nhân MSHS:..........................
Thực tập tại: Trung tâm Công tác xã hội TP. Cần Thơ
Từ ngày: ……/……/2023 đến ngày ……/……/2023
1. Về tinh thần, thái độ, ý thức tổ chức kỷ luật:
…………………………………………………………………………………......
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2. Về những công việc được giao:
…………………………………………………………………………………......
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
3. Các nội dung cần rèn luyện trong thời gian tới:
…………………………………………………………………………………......
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………., ngày ...... tháng ...... năm 2023
Xác nhận của đơn vị thực tập Cán bộ trực tiếp hướng dẫn thực tập
(Ký tên và đóng dấu) (Ký tên và ghi họ tên)
SỞ LĐ-TB & XÃ HỘI TP. CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP
(Dùng cho giáo viên chấm báo cáo thực tập)
Họ tên HS thực tập: Lưu Thị Hữu Nhân MSHS:……………………
Lớp: CTXH 2017CT Niên khóa:...............-.................
Tên Đơn vị thực tập: Trung Tâm Công tác xã hội TP. Cần Thơ.
Tên đề tài: Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật
Nội dung đánh giá Điểm tối đa Điểm thực
I. Hình thức trình bày 1.5
I.1 Đúng mẫu định dạng của trường (Trang bìa,
trang lời cảm ơn, trang đánh giá thực tập, trang mục
lục và các nội dung báo cáo)
0.5
I.2 Sử dụng đúng mã và font tiếng Việt (Unicode
Times New Roman, Size 13)
0.5
I.3 Trình bày mạch lạc, súc tích, không có lỗi chính tả 0.5
II. Lịch làm việc 1.0
II.1 Có lịch làm việc đầy đủ trong thời gian thực tập 0.5
II.2 Hoàn thành tốt kế hoạch công tác ghi trong lịch
làm việc (thông qua nhận xét của cán bộ hướng dẫn
0.5
III. Nội dung thực tập 7.5
III.1 Có hiểu biết tốt về cơ quan nơi thực tâp 1.0
III.2 Phương pháp thực hiện phù hợp với nội dung
công việc được giao
1.0
III.3 Kết quả củng cố lý thuyết 1.0
III.4 Kết quả rèn luyện kỹ năng thực hành 1.0
III.5 Kinh nghiệm thực tiễn thu nhận được 1.0
III.6 Kết quả thực hiện công việc tốt 2.5
TỔNG CỘNG 1.0
………….., ngày….tháng….năm…………
GIÁO VIÊN CHẤM BÁO CÁO
(ký tên)
MỤC LỤC
Trang
Phần 1: Mở đầu ...................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài:..............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu:........................................................................................1
2.1 Mục tiêu chung: ..........................................................................................1
2.2 Mục tiêu cụ thể: ..........................................................................................1
3. Phạm vi nghiên cứu:..........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................2
5. Bố cục báo cáo:.................................................................................................2
Phần 2: Nội dung báo cáo:..................................................................................3
Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu:...............................................3
1. Các khái niệm có liên quan:..............................................................................3
2. Nguyên nhân và phân loại của người khuyết tật:..............................................4
3. Đặc điểm của người khuyết tật .........................................................................6
4. Nhu cầu của người khuyết tật: ..........................................................................7
5. Một số lý thuyết được áp dụng: ........................................................................7
5.1 Thuyết hệ thống:.........................................................................................7
5.2 Thuyết trị liệu nhận thức: ...........................................................................8
5.3 Lý thuyết hệ thống vào quản lý trường hợp cho trẻ khuyết tật: .................9
5.4 Thuyết nhu cầu của Maslow:......................................................................9
5.5 Thuyết nhu cầu của Maslow vào quản lý trường hợp cho trẻ khuyết tật: 11
6. Vai trò của nhân viên Công tác xã hội khi làm việc với trẻ em:.....................12
7. Thực trạng đối tượng khuyết tật tại TTCTXH:...............................................12
Chương 2: Thực trạng tại đơn vị: ...................................................................14
1. Giới thiệu đơn vị thực tập: ..............................................................................14
1.1 Vị trí địa lý: .............................................................................................14
1. 2 Mục đích thành lập của cơ sở: ...............................................................14
1.3 Lịch sử hình thành và sự phát triển:........................................................15
1.4 Đối tượng chính của cơ sở: .....................................................................16
1.5 Cơ cấu lãnh đạo và sơ đồ tổ chức: ..........................................................16
1.6 Nhân sự: ..................................................................................................23
1.7 Các hoạt động chăm sóc đối tượng khuyết tật nhẹ tại TTCTXH : .........24
1. 8 Ý kiến, nhận xét của sinh viên về cơ sở:................................................26
2. Giới thiệu thân chủ:.........................................................................................27
2.1 Bối cảnh thân chủ:..................................................................................27
2.2 Hồ sơ thân chủ: ......................................................................................28
2.3 Vấn đề của thần chủ:..............................................................................30
Chương 3: Giải pháp cho vấn đề nghiên cứu:................................................31
Giai đoạn 1: Tiếp cận thân chủ và nhận diện vấn đề thân chủ: ..........................31
Giai đoạn 2: Đánh giá vấn đề của thân chủ và lập kế hoạch trợ giúp:................33
Giai đoạn 3: Thực hiện kế hoạch trợ giúp:..........................................................37
Giai đoan 4: Lượng giá và kết thúc:....................................................................40
Phần 3: Kết luận và kiến nghị..........................................................................42
Phụ lục::...............................................................................................................43
Tài liệu tham khảo:..............................................................................................44
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Số đối tượng tại Trung tâm Công tác xã hội TP. Cần Thơ.................... 12
Bảng 2: Số đối tượng tại Trung tâm Công tác xã hội TP. Cần Thơ.................... 19
Bảng 3: Lịch học KidSmart trong tháng 10/2023 của trẻ................................... 25
Bảng 4: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ và người thân ............... 34
Bảng 5: Bảng kế hoạch thực hiện........................................................................ 39
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ lý thuyết hệ thống .......................................................................... 8
Hình 2: Tháp nhu cầu Maslows............................................................................. 9
Hình 3: Cổng chính của Trung tâm .................................................................... 13
Hình 4: Sơ đồ bộ máy cơ cấu tổ chức TTCTXH ................................................ 15
Hình 5: Biểu đồ thể hiện trình độ chuyên môn của TTCTXH............................ 23
Hình 6: Đối tượng học chữ hàng ngày................................................................ 23
Hình 7: Học KidSmart theo lịch.......................................................................... 24
Hình 8: Tổ chức tết cho các em........................................................................... 25
Hình 9: Sơ đồ phả hệ của TC .............................................................................. 28
Hình 10: Sơ đồ sinh thái của TC......................................................................... 28
Hình 11: Cây vấn đề của TC............................................................................... 33
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTXH: Bảo trợ xã hội
CPT: Cô phụ trách
CLB: Câu lạc bộ
CLB TH: Câu lạc bộ tuổi hồng
CTXH: Công tác xã hội
SVTT: Sinh viên thực tập
TT: Trung tâm
TKT: Trẻ khuyết tật
TC: Thân chủ
TTCTXH: Trung tâm Công tác xã hội
TV TGĐT: Tư vấn và trợ giúp đối tượng
UBND: Ủy ban nhân dân
Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân
GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT
1
PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” đó là câu khẩu hiệu của các Quốc
gia và các cộng đồng Quốc tế hướng tới nhằm mục đích chăm sóc, bảo vệ và phát
triển cho thế hệ trẻ trong tương lai của mỗi quốc gia và nhân loại. Thế nhưng
nghiên cứu trẻ em khi sinh ra đã phải gánh chịu những thiệt thòi khi mang trong
mình những dị tật bẩm sinh vĩnh viễn không nghe được âm thanh của cuộc sống,
không được ríu rít trò chuyện với những đứa bạn cùng chan lứa, không thấy được
ánh sáng của cuộc đời, không thể cầm nắm, đi đứng hay khuyết tật một phần của
cơ thể. Đó là một trong những nổi đau rất lớn đối với các em. Chính vì thế, trong
cuộc sống các em luôn bị mặc cảm, luôn bị kỳ thị, phân biệt đối xử bởi người
thân, bạn bè của mình.
Trẻ em khuyết tật là một trong những đối tượng yếu thế cần được sự trợ
giúp của xã hội. Trẻ em khuyết tật nói riêng, người khuyết tật nói chung ít có
điều kiện để tiếp cận với các chính sách xã hội, các dịch vụ như: y tế, vui chơi
giải trí, tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động đoàn thể và ít được thể hiện vai
trò của mình. Điều đó ảnh hưởng rất lớn tới đời sống vật chất của trẻ khuyết tật.
Vì vậy, chúng ta cần có những biện pháp tích cực nhằm ổn định, nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống của trẻ khuyết tật ở Trung tâm. Đây là một trong những
chiến lược lớn của thành phố Cần Thơ. Nhằm cung cấp các dịch vụ chăm sóc tốt
hơn cho trẻ em khuyết tật và các đối tượng yếu thế trong xã hội nói chung.
Trong những năm gần đây, giáo dục, các chính sách dành cho trẻ khuyết
tật (TKT) ngày càng được xã hội quan tâm. Luật người khuyết tật được ban hành
là cơ sở pháp lý nhằm đảm bảo quyền và cơ hội để phát triển. Các hoạt động về
người khuyết tật đã được tăng cường thông qua các thông tin đại chúng và các
hoạt động gây quỹ dành cho người khuyết tật được các tổ chức xã hội, chính trị -
xã hội thực hiện ngày càng nhiều hơn.
Với những lý do trên, tôi mạnh dạng chọn đề tài “Công tác xã hội cá
nhân với trẻ em khuyết tật” sống tại Trung tâm Công tác xã hội TP. Cần Thơ
làm Báo cáo thực tập tốt nghiệp. Lựa chọn đề tài nghiên cứu này tôi mong muốn
góp một phần nhỏ về mặt lý luận, sự hiểu biết, tránh kỳ thị. Đồng thời mở ra một
hướng đi mới cho TKT sống tại Trung tâm.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung: Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra một số mô hình, giải
pháp trong CTXH nhằm nâng cao các chương trình, chế độ chăm sóc – giáo dục,
hướng nghiệp cho trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt sống tại Trung
tâm nói riêng và trên địa bàn thành phố Cần Thơ nói chung.
2.2. Mục tiêu cụ thể: Đề tài được chọn báo cáo với mục đích áp dụng các
kiến thức, kỹ năng, phương pháp CTXH cá nhân trong làm việc với trẻ khuyết
tật. Cụ thể, muốn giúp đỡ một thân chủ sống tại Trung tâm. Từ đó, xác định
nguyên nhân và thực trạng thực hiện các chính sách xã hội, dịch vụ xã hội đối với
Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân
GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT
2
trẻ khuyết tật tại Trung tâm Công tác xã hội TP. Cần Thơ, nhằm nâng cao hiệu
quả công tác chăm sóc đối tượng tại đơn vị ngày càng chuyên nghiệp hơn.
3. Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài triển khai nghiên cứu từ 01/10/2023 đến 16/11/2023 ;
- Nghiên cứu tại Trung tâm Công tác xã hội TP. Cần Thơ;
- Nghiên cứu về các nguồn lực CTXH đối với trẻ khuyết tật sống tại
Trung tâm Công tác xã hội TP. Cần Thơ.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, để hoàn thành báo cáo, tôi đã thực
hiện tất cả các phương pháp phối hợp với nhau như sau:
- Thu thập và tổng hợp thông tin tìm hiểu được từ đơn vị thực tập;
- Phân tích và đánh giá thông tin;
- Sử dụng các câu hỏi mở và câu hỏi đóng để khai thác thông tin đối
tượng;
- Sử dụng phương pháp quan sát khi tiếp cận thân chủ;
- Vận dụng phương pháp của CTXH cá nhân làm việc với thân chủ là trẻ
khuyết tật.
5. Bố cục báo cáo: gồm 3 phần
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung báo cáo (gồm 3 chương)
- Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
- Chương 2: Thực trạng tại đơn vị thực tập
- Chương 3: Giải pháp cho vấn đề nghiên cứu
Phần 3: Kết luận và kiến nghị
Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân
GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT
3
PHẦN 2: NỘI DUNG BÁO CÁO
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Các khái niệm có liên quan
- Khái niệm trẻ em
Theo quan điểm nhà tâm lý học J.J Rút-xô (1712 – 1778): Trẻ em không
phải là người lớn thu nhỏ và người lớn không phải lúc nào cũng có thể hiểu hết
được trí tuệ, nguyện vọng và tình cảm độc đáo của trẻ thơ…vì trẻ có những cách
nhìn, cách suy nghĩ và cảm nhận của riêng nó”.
Theo điều 1 Công ước Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em năm 1989 đưa ra
quy định mới, theo đó: “Trẻ em có nghĩa là người dưới mười tám tuổi”.
Trong hệ thống pháp luật của Việt Nam có sử dụng khái niệm trẻ em và
được quy định tại Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016: “Trẻ em là công dân Việt Nam
dưới mười sáu tuổi”. Còn theo điều 20, điều 21 của Bộ luật dân sự năm 2015 sửa
đổi bổ sung năm 2017 quy định: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người
thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên”.
Vậy, trẻ em là một con người được hưởng nhiều quyền lợi mà không có sự
phân biệt đối xử nào. Trẻ em là người chưa trưởng thành nên có quyền được
chăm sóc bảo vệ, được bày tỏ ý kiến,… Các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần
được biết và đáp ứng những quyền lợi đó.
- Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Theo Luật trẻ em 2016: “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em không đủ
điều kiện thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc,
nuôi dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia
đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng”.
Điều 10 luật trẻ em 2016 quy định, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm
14 nhóm sau đây, tăng 5 nhóm so với Luật Bảo vệ, giáo dục, chăm sóc trẻ em
2004:
- Trẻ em bị mồ côi cả cha và mẹ;
- Trẻ em bị bỏ rơi;
- Trẻ em không nơi nương tựa;
- Trẻ em khuyết tật;
- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;
- Trẻ em vi phạm pháp luật;
- Trẻ em nghiện ma túy;
- Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung
học cơ sở;
- Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tin thần do bị bạo lực;
Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân
GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT
4
- Trẻ em bị bóc lột;
- Trẻ em bị xâm hại tình dục;
- Trẻ em bị mua bán;
- Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ
nghèo hoặc cận nghèo;
- Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc
không có người chăm sóc.
- Khái niệm khuyết tật
Khuyết tật là thuật ngữ chung chỉ tình trạng khiếm khuyết, hạn chế vận
động và tham gia thể hiện những mục tiêu tích cực trong quan hệ tương tác giữa
cá nhân một người (về mặt tình trạng sức khỏe) với các yếu tố hoàn cảnh của
người đó (bao gồm các yếu tố môi trường và các yếu tố cá nhân khác).
- Khái niệm về người khuyết tật
Theo Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2006 thì
“người khuyết tật bao gồm những người có những khuyết điểm lâu dài về thể
chất, trí tuệ, thần kinh hoặc giác quan mà khi tương tác với các rào cản khác nhau
có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ trong xã hội trên một nền
tảng công bằng như những người khác trong xã hội”.
Ngày 17/6/2010, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
thông qua luật Người khuyết tật, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, chính thức sử
dụng khái niệm “người khuyết tật” thay cho khái niệm “tàn tật” hiện hành phù
hợp với khái niệm và xu hướng nhìn nhận của thế giới về vấn đề khuyết tật. Theo
quy định của luật của Người khuyết tật thì người khuyết tật được hiểu là “Người
bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng
được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó
khăn”.
Theo cách hiểu này thì người khuyết tật bao gồm cả những người bị
khuyết tật bẩm sinh, người bị khiếm khuyết do tai nạn, thương binh, bệnh
binh…Như vậy, luật Người khuyết tật đã đưa ra khái niệm người khuyết tật dựa
vào mô hình xã hội và phù hợp với Công ước về quyền của người khuyết tật.
- Khái niệm trẻ em khuyết tật
Trẻ khuyết tật (TKT) là những đứa trẻ bị tổn thương về cơ thể hoặc rối
loạn các chức năng nhất định ngày nên những khó khăn đặc thù trong các hoạt
động học tập, vui chơi và lao động.
2. Nguyên nhân và phân loại của người khuyết tật
Khuyết tật có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời của một
con người. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến khuyết tật, bao gồm các
nguyên nhân bẩm sinh và nguyên nhân mắc phải:
Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân
GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT
5
* Nguyên nhân bẩm sinh
Nguyên nhân bẩm sinh có thể là do đột biến nhiễm sắc thể hoặc do mang
bệnh có tính di truyền. Loại nguyên nhân này chiếm tỉ lệ tương đối nhỏ trong số
những người khuyết tật. Một số dạng khuyết tật do rối loạn bẩm sinh hoặc di
truyền: hội chứng Down, bệnh xương thủy tinh...
* Nguyên nhân mắc phải:
Nguyên nhân mắc phải gồm các tác động từ môi trường xung quanh tại các
thời điểm khác nhau, ví dụ như:
Quá trình mang thai và sinh nở của người mẹ: môi trường, sự tiếp xúc,
tiền sử mang thai hoặc sinh nở của người mẹ đều là những nhân tố có thể gây ra
tác động đến bào thai và trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số nguy cơ có thể xảy ra
đối với trẻ trong quá trình mang thai và sinh nở:
 Trẻ bị sinh non, thiếu tháng nếu người mẹ sử dụng chất kích thích
hoặc mang đa thai (từ hai thai trở lên).
 Trẻ mang dị tật hoặc khiếm khuyết trên cơ thể do người mẹ bị bệnh
trong qua trình mang thai (rubella, cúm, hoặc sử dụng thuốc, hóa chất, chất
kích thích...).
 Trẻ bị tổn thương não do bị ngạt khi sinh, hoặc bất thường của
nhau thai, cuống rốn, hoặc do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và trẻ mà không
điều trị kịp thời.
 Trẻ bị mù do bong giác mạc vì sinh non hoặc do mắc bệnh truyền
nhiễm từ mẹ lúc sinh (thường là bệnh lậu).
- Tổn thương hoặc di chứng não do bệnh tật để lại sau khi cơ thể bị tấn
công bởi các bệnh nhiễm trùng, truyền nhiểm như nhiễm vi khuẩn hoặc vi rút.
Một số bệnh có nguy cơ dẫn đến tổn thương hoặc di chứng não là:
 Viêm não, viêm màng não, viêm não Nhật Bản, bại liệt.
 Sốt cao co giật hoặc thân nhiệt bị hạ quá thấp dẫn đến não bị tổn
thương.
 Suy dinh dưỡng nặng.
 Nhiễm độc, ngộ độc.
 Sử dụng thuốc quá liều.
- Tổn thương trong cuộc sống: Các tác nhân như tai nạn, chiến tranh, hay
tuổi già, bỏng... cũng được xem là những nguyên nhân dẫn đến khuyết tật.
Những nguyên nhân nói trên đều có thể dẫn tới các dạng khuyết tật về trí
tuệ, ngôn ngữ, giao tiếp xã hội, hoặc chức năng vận động ở các mức độ nặng
nhẹ khác nhau.
Nhu cầu là sự đòi hỏi cá nhân về những cái cần thiết để sinh sống và phát
triển. Nhu cầu nào được con người nhận thức một cách đầy đủ sâu sắc, có ảnh
hưởng đến sự tồn tại và phát triển của mình (không thể thiếu được) thì nhu cầu
Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân
GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT
6
đó trở thành động cơ. Không có nhu cầu thì không có động cơ hoạt động và phát
triển.
* Phân loại khuyết tật
- Khuyết tật vận động;
- Khuyết tật nghe, nói;
- Khuyết tật nhìn;
- Khuyết tật thần kinh tâm thần;
- Khuyết tật trí tuệ;
- Khuyết tật khác: là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể
khiến cho hoạt động, lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc
các trường hợp được quy định tại các dạng trên.
Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:
- Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể
tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
- Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực
hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
- Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc 1 trong 2 trường
hợp trên.
3. Đặc điểm của người khuyết tật
- Về sức khỏe: Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều
bộ phận cơ thể, hoặc có những rối loạn sinh lý, tâm lý hay một chức năng nào đó.
Sức khỏe của lao động khuyết tật kém hơn lao động bình thường, khả năng
chống lại dịch bệnh thấp, là đối tượng gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp và vận
động.
- Về tâm lý: Phần lớn người khuyết tật điều có mặc cảm về tật nguyền, tự
ti, sống cuộc sống bi quan cô lập với mọi người và thế giới xung quanh. Họ cho
rằng mình là gánh nặng cho gia đình và xã hội nên thường có tâm lý chán nản,
thái độ bất cần vì có cố gắng nổ lực cũng chẳng được ghi nhận. Ở những người
mà khuyết tật nhìn thấy được chẳng hạn như khuyết chi, họ có các biểu hiện tâm
lý giống như mặc cảm ngoại hình, luôn thu mình, trốn tránh và sợ hãi khi tham
gia các hoạt động ngoài cộng đồng như giao lưu gặp rở chổ đông người. Họ cảm
thấy mình là người thừa trong xã hội, không có ít cho xã hội, thậm chí cảm thấy
bị nhà nước bỏ rơi.
- Về hoạt động xã hội: Xuất phát từ tâm lý người khuyết tật được xếp vào
đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, là người
yếu thế trong xã hội, họ tham gia hoạt động xã hội rất hạn chế. Khó khăn lại càng
khó khăn hơn, khi trong cộng đồng nhiều người có suy nghĩ người khuyết tật thật
“đáng thương”, không có cuộc sống “bình thường” là “gánh nặng” của xã hội.
- Về nhận thức pháp luật: Người khuyết tật là đối tượng chịu sự kỳ thị
phân biệt đối xử từ xã hội. Sự kỳ thị phân biệt đối xử diễn ra ở nhiều lĩnh vực:
Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân
GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT
7
gia đình, nơi làm việc, tham gia các hoạt động xã hội, mọi người xung quanh,
thậm trí xuất phát từ bản phân người khuyết tật.
- Dưới góc độ kinh tế xã hội: Người khuyết tật là nhóm cư dân đặc biệt
chịu thiệt thòi về kinh tế xã hội.
4. Nhu cầu của người khuyết tật
Có rất nhiều quan điểm về phân loại nhu cầu như: Nhu cầu vật chất (gắn
liền sự tồn tại của cơ thể như ăn mặc, nhà ở v.v.); Nhu cầu tinh thần (gắn liền với
văn minh nhân loại, ví dụ như nghệ thuật, khoa học, học tập, hoàn thiện nhân cách
v.v.). Tuy nhiên, trong tài liệu này nhu cầu được xem xét theo quan điểm của nhà
tâm lí học người Mĩ Abraham Maslow. Ông đã xây dựng bậc thang về nhu cầu căn
bản của con người gồm 5 mức sau đây:
Các nhu cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trước tiên người khuyết tật
cần được đáp ứng các nhu cầu ở mức độ thấp. Sau đó mới tìm đến sự đáp ứng các
nhu cầu ở bậc thang cao hơn. Các nhu cầu không tồn tại độc lập mà luôn nằm
trong mối quan hệ gắn kết, phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau, các nhu cầu được
sắp xếp theo thứ bậc từ thấp tới cao. Những nhu cầu đặc thù của người khuyết tật
gồm những nhu cầu sau:
- Nhu cầu thể chất: Thức ăn, nơi ở, nước uống, mặc đủ ấm.
- Nhu cầu về sự an toàn: Tin thần, vật chất, cảm giác được bảo vệ, không sợ
hãi.
- Nhu cầu xã hội: Sự yêu thương và gắn bó cảm giác thuộc về, có người
thân, bạn bè, gia đình.
- Nhu cầu về lòng tự trọng: Cảm giác về giá trị vặ có ích của bản thân.
- Nhu cầu phát triển và hoàn thiện nhân cách.
5. Một số lý thuyết được áp dụng
5.1. Thuyết hệ thống
- Lý thuyết hệ thống: Thuyết hệ thống là một trong những lý thuyết quan
trọng được vận dụng trong công tác xã hội khi thực hiện một tiến trình giúp đỏ cá
nhân không thể thiếu được lý thuyết.
Khái niệm hệ thống: Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại
hoặc cùng chức năng có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một
thể thống nhất.[ Từ điển tiếng việt, 2004, NXB Đà Nẵng, Tr434]
Góc độ công tác xã hội: “Hệ thống là một tập hợp các thành tố được xắp
xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất. Con người phụ thuộc
vào hệ thống trong môi trường xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu trực tiếp của mình
trong cuộc sống”. Các quan điểm hệ thống trong công tác xã hội có nguồn gốc từ
lý thuyết hệ thống tổng quát của Bertalanffy. Đây là một lý thuyết sinh học cho
rằng “mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống đều tạo nên từ các tiểu hệ thống
lớn hơn. Do đó con người là một bộ phận của xã hội và được tạo nên từ các cá
phân tử, mà được tạo dựng từ các nguyên tử nhỏ hơn.
Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân
GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT
8
Sau này, lý thuyết hệ thống được các nhà khoa học khác nghiên cứu:
Hanson (1995), Mancoske (1981), Siporin (1980)… và phát triển.
Người có công đưa lý thuyết hệ thống áp dụng vào thực tiễn công tác xã
hội phải kể đến công lao của Pincus và Minahan cùng các đồng sự khác. Tiếp
đến là Germain và Giterman.
Hệ thống:
Là tập hợp những thành tố được sắp xếp theo một trình tự và quy luật theo
một thể thống nhất.
Tiểu hệ thống:
Là hệ thống thứ cấp hoặc hệ thống hỗ trợ. Các tiểu hệ thống tạo nên hệ
thống lớn hơn.
[TS. Mai Kim Thanh, Công tác xã hội cá nhân, ĐH KHXH & NV,
Hà Nội]
Có 3 loại hệ thống thõa mãn cuộc sống của con người:
 Hệ thống chính thức: tổ chức công đoàn, cộng đồng,…
 Hệ thống phi chính thức: ban bè, gia đình…
 Hệ thống xã hội: Bệnh viện, nhà trường…
Lý thuyết hệ thống đã chỉ ra các mối liên kết tất yếu trong mạng xã hội
giữa cá nhân với cá nhân, với nhóm và ngược lại. Trong Công tác xã hội không
thể không chú ý tới sự ảnh hưởng qua lại đó. Tạo dựng và phát huy những tiềm
năng, sức mạnh của hệ thống sẽ tạo nên những lợi thế trong thực hành công tác
xã hội.
Trong tiến trình can thiệp giải quyết vấn đề của thân chủ, NVCTXH sẽ
phải vận dụng lý thuyết hệ thống, bao gồm:
Hình 1: Sơ đồ lý thuyết hệ thống
NV
CTXH
Cá
nhân
Gia
đình
Xã
hội
Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân
GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT
9
5.2 Thuyết trị liệu nhận thức:
Trị liệu nhận thức là phương pháp tác động vào thân chủ làm thay đổi
nhận thức tiêu cực của họ. Phương pháp này sử dụng kỹ thuật “chuyển cơ cấu tư
duy” trong hoạt động giúp đối tượng. Bao gồm các yếu tố như sau:
- Giúp thân chủ nhận thức được các suy nghỉ sai lầm đã có ảnh hưởng đến
các hoạt động chức năng của thân chủ.
- Xóa bỏ những suy nghỉ sai lầm và thay vào đó là những tư duy xác thực
và hành động có tính chất tích cực để tăng cường hoạt động chức năng của thân
chủ.
Một số úng dụng có ảnh hưởng về hình thức trị liệu nhận thức chính là
chương trình “lý luận và phục hồi” được sử dụng theo chương trình dịch vụ về
quản chế và những môi trường tư pháp khác.
- Tái tạo nhận thức là hình thức nổi tiếng nhất của trị liệu nhận thức.
- Hình thức trị liệu nhận thức cấu trúc có liên quan đến 3 cấu trúc trong ý
thức của thân chủ.
- Một số phương thức trị liệu nhận thức đã được kết hợp với phương thức
thay đổi hành vi để trị liệu các vấn đề tâm lý như bệnh trầm cảm, lo hãi…
5.3 Lý thuyết hệ thống vào quản lý trường hợp cho trẻ em khuyết tật
Trong phạm vi của môn học này tôi đã sử dụng lý thuyết hệ thống vào
thực hành CTXH cá nhân với trẻ em khuyết tật. Nhiệm vụ của công tác xã hội
theo thuyết này là: Tạo dựng mối liên hệ giữa cá nhân và các hệ thống hỗ trợ;
giúp họ điều chỉnh các hành vi, thực hiện sự tương tác mới với các hệ thống
nguồn lực khác; giúp điều chỉnh hoặc phát triển các hệ thống chính sách xã hội,
an sinh xã hội sao cho phù hợp và giúp thân chủ tiếp cận được với các chính sách
đó. Áp dụng lý thuyết để biết được các thành tố tác động ảnh hưởng đến các vấn
đề trẻ em khuyết tật thường gặp phải. Từ đó nhân viên CTXH có thể tác động lên
các hệ thống như gia đình, trường học, tổ chức xã hội để trợ giúp và bảo vệ
quyền lợi cũng như các chính sách xã hội dành cho trẻ em khuyết tật.
Trong bất kỳ một lĩnh vực của CTXH chúng ta có thể kết hợp nhiều lý
thuyết vào thực tiễn hoặc giải quyết các trường hợp. Bên cạnh lý thuyết hệ thống
chúng tôi có thể áp dụng thêm lý thuyết nhận thức, hành vi và tâm lí học trong
quá trình làm việc với trẻ.
5.4 Thuyết nhu cầu của Maslow.
– Abrabam Maslow (1908 – 1970) là nhà tâm lý học người mỹ đã xây
dựng học thuyết phát triển về nhu cầu con người vào những năm 50 của thế kỉ
thứ XX. Lý thuyết của ông nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của con
người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành
mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần.
Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân
GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT
10
Hình 2: Tháp nhu cầu Maslowws
– Lý thuyết của ông giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu
của con người bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu. Ông đã
đem các loại nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó
và thứ tự phát sinh trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc
về nhu cầu của con người tư thấp đến cao.
Nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cho sự tồn tại của cá
nhân bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như: ăn uống đầy đủ, không khí
dễ thở, ngủ nghỉ, nhà ở, sưởi ấm, tình dục, bài tiết, thở, các nhu cầu làm cho con
người thoải mái về cơ thể . Đây là những nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất,
lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con người.
Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được.
Đặc biệt là với trẻ em vì chúng phụ thuộc rất nhiều vào người lớn để được cung
cấp đầy đủ các nhu cầu cơ bản này. Ông quan niệm rằng, khi những nhu cầu này
chưa được thoả mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu
khác của con người sẽ không thể tiến thêm nữa.
Nhu cầu về an toàn hoặc an ninh: An ninh và an toàn có nghĩa là tạo cho
cá nhân một môi trường không nguy hiểm, cá nhân có cảm giác an tâm khi được
an toàn thân thể, được đảm bảo việc làm, được hưởng các dịch vụ y tế, xã hội và
tài sản cá nhân được bảo vệ. An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền đề
cho các nội dung khác như an toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn nghề
nghiệp, an toàn kinh tế, an toàn ở và đi lại, an toàn tâm lý, an toàn nhân sự,…
Đây là những nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của con người. Để sinh tồn con
người tất yếu phải xây dựng trên cơ sở nhu cầu về sự an toàn. Nhu cầu an toàn
nếu không được đảm bảo thì công việc của mọi người sẽ không tiến hành bình
thường được và các nhu cầu khác sẽ không thực hiện được. Do đó chúng ta có
thể hiểu vì sao những người phạm pháp và vi phạm các quy tắc bị mọi người căm
ghét vì đã xâm phạm vào nhu cầu an toàn của người khác.
Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân
GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT
11
Ví dụ nếu nhà tham vấn làm việc với trẻ em lang thang thì phải xác định
được rằng đa số trẻ em lang thang đã bị “tắc” ở bậc nhu cầu này bởi những rủi ro
mà các em đang phải đối diện ở cuộc sống ngoài đường phố (cướp giật, lạm
dụng,…). Bởi vì các em phải luôn cảnh giác với các rủi ro này nên không thể tập
trung vào việc thỏa mãn các nhu cầu ở bậc cao hơn.
Nhu cầu xã hội – giao lưu tình cảm và được thừa nhận: Do con người là
thành viên của xã hội nên họ cần nằm trong xã hội và được người khác thừa
nhận. Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con người đối với sự lo sợ
bị cô độc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn được hòa nhập, lòng tin, lòng
trung thành giữa con người với nhau.
Nội dung của nhu cầu này phong phú, tế nhị, phức tạp hơn. Bao gồm các
vấn đề tâm lý như: Được dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận, tán
thưởng, ủng hộ, mong muốn được hòa nhập, lòng thương, tình yêu, tình bạn, tình
thân ái là nội dung cao nhất của nhu cầu này. Lòng thương, tình bạn, tình yêu,
tình thân ái là nội dung lý lưởng mà nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận luôn
theo đuổi. Nó thể hiện tầm quan trọng của tình cảm con người trong quá trình
phát triển của nhân loại.
Nhu cầu được tôn trọng :Nội dung của nhu cầu này gồm hai loại: Lòng tự
trọng và được người khác tôn trọng
+ Lòng tự trọng bao gồm nguyện vọng muồn giành được lòng tin, có năng
lực, có bản lĩnh, có thành tích, độc lập, tự tin, tự do, tự trưởng thành, tự biểu hiện
và tự hoàn thiện.
+ Nhu cầu được người khác tôn trọng gồm khả năng giành được uy tín,
được thừa nhận, được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự,… Tôn trọng là được
người khác coi trọng, ngưỡng mộ. Khi được người khác tôn trọng cá nhân sẽ tìm
mọi cách để làm tốt công việc được giao. Do đó nhu cầu được tôn trọng là điều
không thể thiếu đối với mỗi con người.
Nhu cầu phát triển – Tự thể hiện: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất
trong cách phân cấp về nhu cầu của ông. Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho
tiềm năng của một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu
nào đó. Nội dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết,
nghiên cứu,…) nhu cầu thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài,…), nhu cầu thực hiện
mục đích của mình bằng khả năng của cá nhân.
5.5. Lý thuyết nhu cầu của Maslow vào quản lý trường hợp cho trẻ
em khuyết tật
Ứng dụng thuyết nhu cầu nhằm đánh giá nhu cầu của thân chủ trong mối
tương quan với môi trường để cá nhân có thể phát triển khả năng cao nhất của
mình. Đánh giá và tìm hiểu hệ thống thứ bậc nhu cầu của thân chủ. Từ những
đánh giá đó, cán bộ quản lý trường hợp có thể tìm ra nhu cầu cần thiết nhất cần
được giải quyết của thân chủ là gì để lên kế hoạch hỗ trợ cho thân chủ.
Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân
GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT
12
6. Vai trò của nhân viên công tác xã hội khi làm việc với trẻ em
khuyết tật
+ Nhận biết được các nhu cầu của trẻ đứng trên quan điểm phát triển để từ
đó giải quyết các vấn đề của trẻ.
+ Hiểu biết rộng về kiến thức chuyên môn, nhận thức và thế giới nội tâm
của trẻ đối với vấn đề đang gặp phải.
+ Là người có thể giúp em chia sẽ những khó khăn mong muốn, đồng thời
là người đấu tranh bảo vệ cho trẻ theo đúng pháp luật.
+ Là cầu nối giúp các em giúp các em tiếp cận với những nguồn lực xung
quanh như gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội…
Người nhân viên Công tác xã hội nên trang bị cho mình những kỹ năng về
sinh hoạt cộng đồng, biết tổ chức các buổi sinh hoạt kỹ năng sống cho các em.
Tạo sự thân mật gần rũi với các em như người thân, sẵn sàng lắng nghe những
tâm tư nguyện vọng và tôn trọng những ý kiến của các em để các em biết rằng
các em không đơn độc, xung quanh vẫn còn gia đình, bạn bè, cộng đồng quan
tâm và sẳn sàng giúp đỡ các em vượt qua khó khăn.
7. Thực trạng đối tượng trẻ khuyết tật ở Trung tâm Công tác xã hội
thành phố Cần Thơ
Bảng 1: Phân loại đối tượng sống tại TTCTXH TP. Cần Thơ
Đơn vị tính: người
STT PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG SỐ LƯỢNG TỶ LỆ %
1
Khiếm thị 1 1,23%
Chậm phát triển 05 6,1%
Bại não 17 20,73%
Hội chứng Dow 8 7,86%
Khiếm khuyết, khuyết tật 12 14,63%
Tâm thần 23 26,83%
2 Bình thường 17 23,63%
Tổng cộng 82 100%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tháng 10 năm 2023 của TTCTXH)
Theo báo cáo tháng 10 năm 2023 của Trung tâm Công tác xã hội TP. Cần
Thơ ước tính cả Trung tâm Công tác xã hội, gọi tắt là “ Trung tâm” có khoảng 43
đối tượng là người khuyết tật, chiếm 77,37% so với đối tượng đang sống tại
Trung tâm. Trong đó có: 01 đối tượng khuyết tật thị giác chiếm 1,23%, 05 đối
Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân
GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT
13
tượng khuyết tật trí tuệ chiếm 6,1%, 25 đối tượng khuyết tật vận động chiếm
28,59%, 23 đối tượng khuyết tật thần kinh tâm thần chiếm 26,83% và 12 đối
tượng thuộc khuyết tật khác chiếm 14,63%. Tỷ lệ Nam giới là NKT cao hơn nữ
gíơi do các nguyên nhân hậu quả chiến tranh, tai nạn lao động, tai nạn giao
thông, thương tích…Như vậy, tỷ lệ NKT thuộc các dạng khuyết tật khác tương
đối cao đứng thứ 3 sau khuyết tật vận động. và khuyết tật thần kinh tâm thần.
Đứng trước con số lớn lao này, chúng ta cần phải liên kết và cộng tác chặt
chẽ với nhau và với mọi thành phần trong cộng đồng xã hội, không phân biệt hay
kỳ thị bất cứ ai thì mới tạo nên một sức mạnh tổng hợp để giúp đỡ trẻ khuyết tật
sống trong Trung tâm nói riêng và người người khuyết tật tại cộng đồng thành
phố Cần Thơ nói chung.
Chúng tôi luôn nhắm tới việc phục hồi và hoà nhập NKT dựa vào cộng
đồng bằng việc gây nhận thức trong quần chúng về giá trị cao cả của bất cứ con
người nào, cũng như nhằm đến việc xây dựng một nền nhân bản toàn diện và liên
đới để dân tộc Việt Nam mỗi ngày một mạnh khoẻ hơn, an lành hơn và phát triển
bền vững.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân
GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT
14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TẠI ĐƠN VỊ
1. Giới thiệu đơn vị thực tập
1.1 Vị trí địa lý
Hình 2: Cổng chính của Trung tâm
Trung tâm Công tác xã hội TP. Cần thơ hiện đóng tại trụ sở tại số 251/1,
đường Tầm Vu, phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ. Thuộc Sở Lao
động – Thương binh và Xã hội TP.Cần Thơ là đơn vị chủ quản, địa chỉ cơ quan
chủ : Số 288, đường 30/4, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Trung tâm Công tác xã hội thành phố Cần Thơ với 60 nhân sự (trong đó
có 50 biên chế sự nghiệp và 10 biên chế theo nghị định 68) đang giữ nhiều vị trí
việc làm khác nhau.
Hiện Trung tâm đang chăm sóc nuôi dưỡng 82 đối tượng (số liệu báo cáo
tháng 10/2023 ) gồm: Trẻ tâm thần, bại não, khuyết tật, trẻ lang thang…
1.2. Mục đích thành lập của cơ sở:
- Trung tâm có chức năng thực hiện cung cấp các dịch vụ công tác xã hội
trên địa bàn thành phố nhằm phục vụ các đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng xã
hội và đối tượng khác có nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội theo quy định
của pháp luật.
- Nhằm giảm những đối tượng tâm thần sống lang thang, cơ nhỡ, những
người già, người không có nơi nương tựa, cho họ một mái ấm tình thương, một
nơi ăn ở để họ có một cuộc sống tốt hơn. Giảm tối thiểu những vấn đề xã hội xảy
ra với những đối tượng này.
- Bảo đảm an toàn an ninh xã hội, tạo điều kiện để những đối tượng yếu
thế nhận được những nguồn giúp đỡ từ xã hội.
Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân
GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT
15
- Chăm sóc, bảo vệ, phục hồi chức năng cho những đối tượng yếu thế
trong xã hội. Đặc biệt là trẻ em lang thang không nơi nương tựa, trẻ bại não, trẻ
khuyết tật, trẻ tâm thần…
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển
Trung tâm Công tác xã hội (TTCTXH) thành phố Cần Thơ được thành lập
trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Nuôi trẻ mồ côi và nhiễm chất độc Dioxin và
Trung tâm cung cấp dịch vụ Công tác xã hội Trẻ em trực thuộc Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội, Trung tâm là đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách
đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên, có tư cấp pháp nhân, được phép sử
dụng con dấu và tài khỏan riêng; chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của giám đốc
Sở Lao động – Thương binh và xã hội, đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên
môn nghiệp vụ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Trung tâm là mô hình được Cục Bảo trợ xã hội (BTXH) thuộc Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội đầu tư theo Quyết định 32/QĐ-TTg về phát triển
nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020 và Quyết định số 1215/QĐ – TTg
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng
cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 –
2020.
Ngày 11 tháng 10 năm 2013, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Cần
Thơ ký Quyết định 3189/QĐ-UBND thành lập Trung tâm Công tác xã hội, đơn
vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành
phố Cần Thơ.
 Chức năng và nhiệm vụ
- Cung cấp các dịch vụ bảo vệ khẩn cấp dành cho các đối tượng: Trẻ em
bị bỏ rơi; nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân
bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động (nơi cư trú tạm thời, thức ăn, quần
áo và hỗ trợ y tế ban đầu). Thời gian lưu trú tạm thời không quá 30 ngày.
- Tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể
chất cho đối tượng.
- Tư vấn và trợ giúp đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội;
phối hợp với các cơ quan, tổ chức phù hợp khác để bảo vệ, trợ giúp đối tượng;
tìm kiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc.
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó
khăn và bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi.
- Hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng.
- Quản lý đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
 Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội và nâng cao năng lực.
 Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội để giúp đối tượng phát triển
khả năng tự giải quyết các vấn đề, bao gồm cả giáo dục kỹ năng làm cha mẹ cho
những đối tượng có nhu cầu; đào tạo kỹ năng sống cho trẻ em và người chưa
thành niên;
Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân
GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT
16
 Hợp tác với các cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo, tập huấn về công tác xã
hội cho đội ngũ nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội hoặc làm việc tại các cơ
sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội;
 Tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo cung cấp kiến thức, kỹ năng cho
các nhóm đối tượng có nhu cầu;
- Phát triển cộng đồng.
 Liên hệ với người dân, chính quyền các cấp trong việc xác định các vấn
đề của cộng đồng để xây dựng chương trình, kế hoạch trợ giúp cộng đồng;
 Đề xuất chính sách với các cơ quan có thẩm quyền;
 Xây dựng mạng lưới nhân viên, tình nguyện viên công tác xã hội;
 Tổ chức huy động nguồn lực để trợ giúp đối tượng.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức.
1.5. Đối tượng chính cơ sở phục vụ: Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ
em bị bỏ rơi; nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn
nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động, người khuyết tật.
1.6. Cơ cấu lãnh đạo và sơ đồ tổ chức
* Cơ cấu tổ chức bộ máy của đơn vị gồm: 4 phòng chuyên môn
Hình 3. Sơ đồ bộ máy cơ cấu tổ chức TTCTXH Cần Thơ
Phòng Chăm sóc
Tạ Thị Tuyết
Phòng Y Tế
Đào Thúy Phượng
Phòng HC – TH
Trần Trương Thị
Tuyết Hương
Phòng TV-TGĐT
Nguyễn Thanh Vũ
Giám đốc Trung tâm
Hồ Thanh Hải
- Điều hành chung mọi hoạt động của TT
- Điều hành trực tiếp Phòng Hành chính - Tổng hợp
Phó giám đốc
Bùi Đức Trung
- Điều hành trực tiếp
Phòng Chăm sóc.
- Quản lý hoạt động
tiếp nhận của TT.
Phó giám đốc
Phan Quốc Quyền
- Điều hành trực tiếp
hoạt động của Phòng
Tư vấn và Trợ giúp đối
tượng.
Phó giám đốc
Nguyễn Thị Lan
Hương
- Điều hành hoạt động
của phòng y tế.
Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân
GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT
17
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm bao gồm:
- Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc.
- Các phòng chuyên môn thuộc Trung tâm gồm:
+ Phòng Hành chính - Tổng hợp (bao gồm cả kế toán);
+ Phòng Tư vấn và trợ giúp đối tượng;
+ Phòng Chăm sóc;
+ Phòng y tế.
Các phòng chuyên môn có Trưởng phòng và không quá 02 Phó Trưởng
phòng và các nhân viên. Số lượng nhân viên của mỗi phòng được xác định theo
vị trí công tác và khối lượng công việc thực tế phải đảm nhiệm.
 Ban điều hành
Trách nhiệm của Giám đốc Trung tâm:
Giám đốc Trung tâm là người đứng đầu Trung tâm, quản lý và điều hành
các hoạt động của Trung tâm theo quy định của Quy chế này và các quy định
khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm;
chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Giám đốc Trung tâm quyết
định các biện pháp để thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm
theo Quy chế này và các quy định của pháp luật. Khi Giám đốc Trung tâm vắng
mặt, Giám đốc có văn bản ủy quyền cho 01 Phó Giám đốc điều hành các hoạt
động của Trung tâm.
Trách nhiệm của các phó giám đốc:
- Phó giám đốc trung tâm là người trợ giúp cho giám đốc, thực hiện nhiệm
vụ theo sự phân công của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp
luật về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
- Trực tiếp phụ trách công tác quản lý, tổ chức chỉ đạo thực hiện các đề án,
kế hoạch, chương trình công tác, tổ chức trao đổi nghiệp vụ chuyên môn để nâng
cao trình độ chuyên môn cho cán bộ viêc chức thuộc lĩnh vực, mảng mình phụ
trách, kể cả việc mình thi hành nhiệp vụ công vụ cho cán bộ viên chức thuộc
quyền.
- Các phó giám đốc có trách nhiệm báo cáo với giám đốc kết quả thực
hiện những công việc được giám đốc ủy quyền, được phân công phụ trách.
Trách nhiệm của trưởng phòng (hoặc tương đương):
- Chịu trách nhiệm trước giám đốc trung tâm về kết quả thực hiện thuộc
chức năng, nhiệm vụ của phòng, bảo đảm hoàn thành đúng kế hoạch, nội dung và
thời gian.
- Nắm tình hình tổng hợp những vấn đề cụ thể thuộc chức năng, nhiệm vụ
của phòng, nghiên cứu đề xuất lãnh đạo biện pháp giải quyết.
Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân
GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT
18
- Dự kiến kế hoạch tháng, quý, năm của phòng trình giám đốc duyệt và
phân công cụ thể cho từng cán bộ viên chức thực hiện.
- Soạn thảo văn bản, chịu trách nhiệm về nội dung và thể thức văn bản.
- Quản lý công chức, viên chức, nhân viên thuộc phòng, duy trì kỉ luật lao
động, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan. nhiệm vụ của chuyên viên, cán sự,
nhân viên.
 Các bộ phận trong tổ chức
Phòng Hành chính - Tổng hợp:
- Công tác Kế toán, Tài vụ
+ Thực hiện kinh phí chế độ ăn hàng tháng cho đối tượng theo Quyết định
số 2093/QĐ-UBND ngày 23 tháng 07 năm 2017 của UBND thành phố Cần Thơ,
Trung tâm hiện có 82 đối tượng (3 nhóm) hưởng mức trợ cấp như sau:
Nhóm 1: Đối tướng dưới 4 tuổi, uống sữa hoặc ăn cơm, hệ số 5, mức trợ
cấp 1.350.000đ/tháng.
Nhóm 2: Đối tượng từ 4 tuổi đến 16 tuổi, hệ số 4, mức trợ cấp
1.080.000đồng/tháng.
Nhóm 3: Đối tượng người khuyết tật, hệ số 3, mức trợ cấp 810.000
đồng/tháng.
+ Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách cho đối tượng;
+ Theo dõi, quản lý tiếp nhận nguồn trợ giúp, báo cáo định kỳ cho lãnh
đạo Sở và Trung tâm; ghi chép rõ mục đích hỗ trợ, phân công kế toán kho phối
hợp phòng chăm sóc có kế hoạch sử dụng đúng mục đích nguồn trợ giúp cho các
đối tượng.
+ Kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn kinh phí đúng mục đích, tiết
kiệm và hiệu quả. Thẩm định mua sắm, sửa chữa tài sản, phương tiện; quản lý tài
chính, tài sản của Trung tâm theo quy định của Pháp luật và phân cấp quản lý.
+ Quản lý, sử dụng và thanh quyết toán các nguồn kinh phí, thực hiện các
chế độ về tài chính theo đúng quy định của Nhà nước, thực hiện các chế độ về tiền
lương, bảo hiểm xã hội cho viên chức và người lao động. Tham mưu xây dựng, tổ
chức thực hiện kế hoạch kinh phí, dự toán các nguồn kinh phí hàng năm của Trung
tâm.
+ Quản lý, sử dụng và thanh quyết toán các nguồn kinh phí, thực hiện các
chế độ về tài chính theo đúng quy định của Nhà nước, thực hiện các chế độ về tiền
lương, bảo hiểm xã hội cho viên chức và người lao động. Tham mưu xây dựng, tổ
chức thực hiện kế hoạch kinh phí, dự toán các nguồn kinh phí hàng năm của Trung
tâm.
Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân
GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT
19
- Công tác quản lý hồ sơ đối tượng
+ Số đối tượng đầu năm 2017 là 92 đối tượng. Số đối tượng tăng trong năm
là 06 đối tượng, trong đó có 04 đối tượng trẻ bị bỏ rơi tại bệnh viện Nhi Đồng đưa
vào, 02 đối tượng trẻ lang thang được công an đưa vào.
+ Số đối tượng giảm trong năm là 12 trẻ. Trong đó (trẻ tái hòa nhập vói
cộng đồng, trẻ chuyển đến Trung tâm Bảo trợ xã hội, ..).
+ Số đối tượng hiện tại là 86 trẻ em, bao gồm 62 trẻ em nam và 24 trẻ em
nữ.
Bảng 1 : Số đối tượng tại TTCTXH thành phố Cần Thơ
(Đơn vị tính: người)
Nội Dung Năm 2016 Năm 2017
Tháng 10/
2023
Số đối tượng đầu năm 75 92 86
Số đối tượng tiếp nhận 44 06 02
Số đối tượng giảm trong năm 25 12 06
Số đối tượng tính đến cuối năm 92 86 82
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động tháng 10 năm 2023 của TTCTXH Cần Thơ)
Số lượng trẻ em hiện tại ở TTCTXH Cần Thơ là 82 đối tượng (bao gồm: 58
nam, 24 nữ). Trong đó có 65 đối tượng bệnh và khuyết tật (23 tâm thần và động
kinh, 08 hội chứng Down, 17 bại não, 13 khiếm khuyết, khuyết tật, 05 chậm phát
triển) và 17 đối tượng bình thường.
+ Quản lý lưu trữ hồ sơ đối tượng. Hoàn chỉnh các bước thủ tục lập hồ sơ
cá nhân khi tiếp nhận đối tượng vào trung tâm. Thống kê phân loại đối tượng,
theo dõi ghi chép cập nhật sổ sách đầy đủ đúng quy định.
+ Tổ chức tiếp nhận đối tượng do các địa phương chuyển giao; xác minh,
lập, quản lý hồ sơ đối tượng để phục vụ cho công tác phân loại.
+ Tiếp nhận đối tượng có hộ khẩu Thành phố Cấn Thơ do các tỉnh, thành
phố khác tập trung chuyển trả.
+ Tổng hợp, tham mưa trình lãnh đạo xét duyệt phân loại đối tượng trên
địa bàn Thành phố Cần Thơ (các tỉnh, thành phố khác chuyển trả nếu có) theo
đúng quy định của pháp luật và tổ chức triển khai theo kết luận của lãnh đạo.
+ Tham mưu trình lãnh đạo ban hành các quyết định trả về địa phương nơi
cư trú đối với những đối tượng hết thời hạn lưu nuôi.
- Công tác khác
Thực hiện nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, công tác tổ chức, quản lý hồ sơ
cán bộ viên chức, công tác tài chính kế toán và hành chính quản trị, quản lý tài
Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân
GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT
20
sản của Trung tâm; tổng hợp thi đua, khen thưởng, kỷ luật giúp Ban Giám đốc và
các phòng, bộ phận nghiệp vụ quan hệ với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân
trong công việc, quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế
độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức
thuộc thẩm quyền quản lý của Trung tâm theo quy định của pháp luật, cụ thể:
+ Tổ chức tốt công tác thông tin nội bộ cơ quan, tiếp nhận công văn, xử lý
tài liệu phân loại trình Giám đốc Trung tâm hoặc người được ủy quyền xử lý. Thực
hiện tốt công tác lưu trữ và phát hành các loại công văn theo đúng quy định của
pháp luật. Phối hợp xây dựng kế hoạch và phát động, hướng dẫn các phong trào thi
đua, theo dõi và tham mưu sơ, tổng kết, đề xuất khen thưởng theo quy định; phòng
chống cháy nổ và quản lý tốt tài sản của Trung tâm; phối hợp với các lực lượng
chức năng ở địa phương để đảm bảo an ninh trật tự.
+ Tham mưu cho Giám đốc Trung tâm về công tác tổ chức cán bộ, điều
động, luân chuyển, tiếp nhận, tuyển dụng, đề bạt, đào tạo bồi dưỡng kiến thức
nâng cao trình độ chuyên môn và thực hiện chính sách đối với cán bộ viên chức và
người lao động ở Trung tâm. Phối hợp đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc cán bộ viên
chức, nhân viên thực hiện tốt nội qui, quy chế của Trung tâm. Phân công viên chức
phòng phù hợp chức năng nhiệm vụ và đảm bảo nhiệm vụ chung của Trung tâm.
+ Phân công các viên chức phụ trách trực tiếp khách trong các ngày làm
việc, ngày nghỉ hàng tuần, ngày Lễ, Tết, lập sổ cảm ơn các mạnh thường quân và
tiếp nhận Nguồn trợ giúp từ các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài
(gọi là Nguồn trợ giúp); quản lý và sử dụng Nguồn trợ giúp đúng Quy chế và
đúng mục đích.
+ Công tác quản lý kho: tiếp nhận các loại hàng hóa, ghi sổ theo dõi, xuất
hàng theo đề nghị để phục vụ nhu cầu của đối tượng.
+ Tổ bảo vệ trực 24/24 để quản lý, bảo vệ đối tượng và tài sản của Trung
tâm, theo dõi, hướng dẫn các lượt khách đến thăm hoặc liên hệ công tác, người
nhà đến thăm đối tượng và các lớp sinh viên đến hoạt động tình nguyện.
- Phòng Tư vấn và trợ giúp đối tượng:
 Can thiệp - hỗ trợ.
+ Tiếp nhận các cuộc gọi đến từ 18008065 hoặc các thông tin trực tiếp về
trường hợp có nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội; tiến hành đánh giá và
sàng lọc, lập kế hoạch trợ giúp, chuyển tuyến; tham vấn, tư vấn, trị liệu, phục hồi
tâm lý.
+ Kết nối với các tổ chức, ban, ngành, đoàn thể, dịch vụ an sinh xã hội để
hỗ trợ những đối tượng này giải quyết vấn đề, vượt qua khó khăn, ổn định cuộc
sống. Từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống dịch vụ, bảo vệ, chăm sóc các
đối tượng yếu thế. Kết nối và cung cấp các dịch vụ phòng và trị rối nhiễu tâm trí;
trợ giúp và cung cấp các dịch vụ công tác xã hội cho các đối tượng xã hội.
+ Tư vấn, tham vấn, tiếp nhận đối tượng cần được bảo vệ khẩn cấp gồm:
người rối nhiễu tâm trí và người tâm thần, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em lang thang, trẻ
Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân
GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT
21
em có hoàn cảnh đặc biệt, nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại
tình dục, nạn nhân bị buôn bán và nạn nhân bị cưỡng bức lao động.
+ Tham vấn, trị liệu cho nạn nhân bị tổn thương về tình cảm, tâm lý; hỗ
trợ các nhu cầu chăm sóc y tế cho nạn nhân bị tổn thương về thể chất.
+ Đề xuất việc áp dụng chính sách hỗ trợ học văn hóa, học nghề, tạo việc
làm cho nạn nhân có hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi.
+ Huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động
can thiệp, trợ giúp.
- Truyền thông - đào tạo.
+ Tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, giáo dục; tổ chức
thực hiện công tác tư vấn, tham vấn cho các đối tượng bằng các hình thức trực
tiếp, qua điện thoại, trực tuyến qua Website. Phối hợp với các trường Đại học,
Cao đẳng và cơ sở dạy nghề đào tạo công tác xã hội, nghiên cứu đề xuất việc tổ
chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác xã hội cho cán bộ cấp xã, cán bộ
xã hội và cộng tác viên công tác xã hội; tập huấn cho gia đình đối tượng về kỹ
năng chăm sóc, trợ giúp đối tượng.
+ Thực hiện các hoạt động tham vấn, giáo dục, hỗ trợ gia đình, vận động
cộng đồng trợ giúp các đối tượng yếu thế được sống trong môi trường an toàn, có
đủ điều kiện để phát triển bền vững; các hoạt động hỗ trợ phát triển cộng đồng
nhằm nâng cao năng lực, tăng cường các khả năng bảo vệ của gia đình, cộng
đồng.
+ Thực hiện các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, kỹ năng cho
người dân trong cộng đồng; truyền thông giáo dục cho học sinh trong trường học
các kiến thức về bảo vệ chăm sóc trẻ em, giáo dục kỹ năng sống.
- Phát triển cộng đồng.
+ Mô hình “giáo dục, phòng ngừa đối tượng rơi vào hoàn cảnh đặc biệt” gọi
tắc là CLB Tuổi Hồng. Triển khai 07 CLB và sinh hoạt định kỳ hàng tháng cho
210 em trên 07 quận/huyện thuộc địa bàn thành phố Cần Thơ.
+ Mô hình Công tác xã hội trong bệnh viện:
Thực hiện công tác tiếp cận, trợ giúp bệnh nhân vào thứ 6 hàng tuần nắm
bắt nhu cầu của bệnh nhân cần hỗ trợ chi phí khám và điều trị.
Tình nguyện viên tham gia mô hình Công tác xã hội trong bệnh viện Ung
bướu hướng dẫn người bệnh nhân đến các khoa phòng khám từ ngày 15/10/2023
đến ngày 26/10/2023 là 66 tình nguyện viên đến bệnh viện.
Kết nối Đài phát thanh truyền hình thành phố Cần Thơ đã quay chương
trình “Đồng Cảm - Sẻ Chia” các trường hợp hỗ trợ ung thư.
+ Truyền thông cộng đồng:
Truyền thông bồi dưỡng kỹ năng tự bảo vệ, phổ biến Luật Trẻ em 2016,
phòng chống xâm hại, bạo hành trẻ em cho học sinh thuộc 09 quận/huyện trên
địa bàn thành phố Cần Thơ.
Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân
GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT
22
Truyền thông nâng cao kỹ năng cho đối tượng là phụ huynh, giáo viên,
người chăm sóc thay thế trẻ em ở các địa bàn trọng điểm về kỹ năng phòng chống
bạo lực, xâm hại trẻ em tại 09 quận/huyện trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Truyền thông, giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp cho các đối tượng có
hoàn cảnh đặc biệt sống tại các Cơ sở BTXH Thiên Ân, CLB Trẻ em đường phố,
chùa Bửu Trì, sinh hoạt định kỳ 1 tháng/lần, với 80 trẻ tham dự.
+ Các hoạt động khác:
Kết hợp với Báo Cần Thơ thực hiện chuyên đề hàng tháng về các hoạt
động Trung tâm; thực hiện bảo và đăng tin bài trên trang thông tin điện tử của
Trung tâm.
Triển khai các hoạt động Dự án Quản trị quyền Trẻ em: Hội thảo chuyên
đề về trẻ em và thanh thiếu niên LGBT và gia đình tại các quận/huyện; tập huấn
nang cao nhận thức trong phòng chống bắt nạt trong trường học, đặc biệt là bắt
nạt liên quan đến thể hiện giới.
- Công tác Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục đối tượng
+ Hiện Trung tâm nuôi dưỡng trực tiếp 82 đối tượng ở độ tuổi từ 01 tháng
đến 50 tuổi được chia thành 04 nhóm cụ thể: Nhóm trẻ sơ sinh: 27 trẻ; Nhóm
thiếu nhi: 23 trẻ; Nhóm đối tượng bại não: 12 đối tượng; Nhóm đối tượng Tâm
thần: 20 đối tượng.
+ Đảm bảo chế độ ăn cho đối tượng theo Quyết định số 2093/QĐ-UBND
ngày 23 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ. Ngoài ra, đối
tượng còn được bổ sung dinh dưỡng từ Nguồn trợ giúp như: sữa tươi, mì gói vào
các bữa ăn phụ.
+ Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm: đảm bảo đối tượng được ăn chín,
uống sôi; mua thực phẩm tươi sống, đảm bảo chất lượng và có nguồn gốc; lưu
mẫu thực phẩm sau khi chế biến; xây dựng thực đơn hàng ngày, Đầu tháng có tổ
chức nấu bữa ăn ngon cho đối tượng với mức chi 30.000đ/đối tượng.
+ Xây dựng thực đơn hàng tuần, kế hoạch dinh dưỡng hàng tháng, mua
sắm các loại đồ dùng cần thiết cho đối tượng; nếu nguồn ngân sách nhà nước
không đủ thì lập kế hoạch xin sử dụng bổ sung Nguồn trợ giúp từ các tổ chức và
cá nhân trong nước và nước ngoài; phối hợp với phòng Hành chính - Tổng hợp
thành lập và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Tổ kiểm tra chất lượng thực phẩm
trước khi cung cấp cho đối tượng, thực hiện các thủ tục thanh quyết toán kinh phí
trợ cấp đối tượng hàng tháng theo đúng quy định của tài chính.
- Công tác y tế
+ Trực tiếp thực hiện tốt công tác kiểm tra thực phẩm đầu vào, đảm bảo
việc cung cấp thực phẩm tươi ngon hàng ngày phục vụ đối tượng.
+ Đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng dịch bệnh: thực hiện tẩy trùng,
diệt khuẩn cho các phòng ở của đối tượng 2 lần/tuần bằng Cloramin B.
Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân
GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT
23
Thực hiện chức năng khám sức khỏe, chữa bệnh cho đối tượng được nuôi
dưỡng tập trung và đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp tại Trung tâm theo định kỳ
và đột xuất.
+ Phối hợp với Phòng Quản lý nuôi dưỡng đối tượng để tham mưu cho
lãnh đạo có kế hoạch kiểm tra định kỳ 6 tháng và đột xuất về an toàn vệ sinh thực
phẩm được cung cấp hàng ngày cho đối tượng, kể cả các nguồn thực phẩm được
nhận từ Nguồn trợ giúp của các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài.
Kiểm tra thực hiện đúng quy định về chế độ dinh dưỡng cho đối tượng, kiểm tra
vệ sinh phòng ở đối tượng, phối hợp với các bộ phận thường xuyên kiểm tra nhà
ăn, nguồn nước sinh hoạt.
+ Phối hợp với Bệnh viện Nhi đồng, Bệnh viện Tâm thần để khám sức
khoẻ cho đối tượng mới tiếp nhận vào Trung tâm, xác định tình trạng sức khoẻ,
bệnh tật và lập hồ sơ ban đầu, tổ chức chữa trị theo phác đồ của ngành y tế; phục
hồi sức khỏe cho từng loại đối tượng đúng theo quy định của pháp luật; giúp đối
tượng phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần, có đủ điều kiện tái hòa nhập
cộng đồng; lập kế hoạch tổ chức rèn luyện, tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng
phù hợp với từng độ tuổi, bệnh tật, tôn trọng đối xử bình đẳng.
+ Thường xuyên tổ chức khám, điều trị và đối tượng uống thuốc đủ liều
theo toa và theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Phối hợp với các bệnh viện thành
phố hoặc tuyến trên đưa đối tượng đi điều trị theo chỉ định của đơn vị y tế; giữ
gìn, bảo quản tốt các loại thuốc, dụng cụ và trang thiết bị y tế, đảm bảo dự trù
đầy đủ số lượng thuốc sử dụng, thực hiện xuất nhập thuốc đúng theo quy định.
+ Quản lý hồ sơ, bệnh án đối tượng; giữ gìn, bảo quản tốt các loại thuốc,
dụng cụ và trang thiết bị y tế, đảm bảo dự trù đầy đủ số lượng thuốc sử dụng,
thực hiện xuất nhập thuốc đúng theo quy định.
1.7. Nhân sự
Trung tâm Công tác Xã hội Thành phố Cần thơ với 60 viên chức trong đó:
50 viên chức thuộc biên chế sự nghiệp và 10 viên chức thuộc hợp đồng 68 (theo
nghị định 68) đang giữ nhiều vị trí việc làm khác nhau.
- Nhân sự chuyên môn CTXH: 18 viên chức
- Nhân sự không chuyên môn: 42 viên chức (thuộc nhiều chuyên môn
khác nhau để đảm bảo đáp ứng các nhu cầu chuyên môn trong công việc).
Chuyên môn CTXH 16,7%
Chuyên môn khác 83,3%
Hình 4. Biểu đồ thể hiện trình độ chuyên môn của TTCTXH
(Nguồn: Báo cáo tháng 10 năm 2023 của TTCTXH TP. Cần Thơ)
Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân
GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT
24
1.8. Các hoạt động chăm sóc đối tượng khuyết tật nhẹ tại Trung tâm
- Tập thể dục buổi sáng
Tập thể dục giúp trẻ có cảm giác sản khoái, thoải mái, hăng say trong vui
chơi, học tập. Vận động cơ thể thường xuyên khiến cho mạch máu lưu thông tốt,
tăng cường chuyển hóa các cơ quan trong cơ thể, đồng thời vận động thường
xuyên làm săn chắc các nhóm cơ, tạo sức bền, chống béo phì..
Khi có thể lực tốt thì trẻ sẽ có khả năng miễn dịch cao, chống lại những
căn bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa hay khi có dịch như cúm, sởi,
phát ban… Không chỉ tăng cường thể chất, tập thể dục còn cho bé một trí não
tinh thông, sáng tạo, ghi nhớ tốt.
- Học chữ
+ Tổ chức mở lớp xóa mù chữ cho các em có độ tuổi từ 06 tuổi đến dưới
18 tuổi để giảm thiểu số trẻ không biết chữ đến biết đọc, biết viết, biết tính toán
và tìm hiểu thêm về kiến thức kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp trong cộng đồng.
+ Tạo điều kiện cho tất cả các cháu thiếu nhi đang sống tại Trung tâm có
khả năng biết đọc, biết viết và hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học theo đúng
quy định.
+ Tạo điều kiện tốt nhất để các đối tượng tiếp cận tốt chương trình học tập
và đạt hiệu quả cao.
Hình 5: Đối tượng học chữ hàng ngày
- Hoạt động giáo dục sớm KidSmart
Nâng cao nhận thức và rèn luyện kỹ năng cơ bản ứng phó trước những
tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày; tiếp thêm niềm tin, nghị lực và
ý chí vươn lên trong cuộc sống, định hướng được nghề nghiệp trong tương lai.
Trong quá trình tham gia KidSmart trẻ còn tiếp xúc với công nghệ thông tin, các
trò chơi rèn luyện kỹ năng: nghe, nhìn, ghi nhớ…
Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân
GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT
25
Chuyên đề Nội dung sinh hoạt Thời gian Mục đích
Chuyên đề 12 Kỹ năng giao tiếp 01/10/2023
Tự tin giao tiếp với mọi
người,
Chuyên đề 13
KidSmart (chủ đề
chơi trong thế giới
sôi động)
23/10/2108
Sắp xếp các quả cầu
chuyển động theo nhạc,
tăng tính sáng tạo và
năng khiếu âm nhạc.
Bảng 3: Lịch lớp học KidSmart trong tháng 10 năm 2023 của trẻ tại TTCTXH
Hình 6: Đối tượng học KidSmart
- Hoạt động kết cườm
Hoạt động này thường diễn ra không thường xuyên và không có lích trình
cụ thể. Theo như viên chức trực tiếp nuôi dạy trẻ, hoạt động này diễn ra vào lúc
“các bé thường không có hoạt động nào sau giờ ngủ trưa, các hoạt động này giúp
các em ở đây biết thêm được một công việc, sau này còn biết cái để làm, có thể
buôn bán kiếm tiền đươc” (Cô Tiền – viên chức nuôi dạy chính ở phòng mẫu
giáo).
- Vui chơi giải trí
Trung tâm chú trọng chương trình sinh hoạt vui chơi, dã ngoại, tham gia lễ
hội giúp các em phát triển tính năng động, sáng tạo, cởi mở, phát triển ngôn ngữ
giao tiếp và nhất là giúp các em biết tự chủ, tôn trọng kỷ luật, tôn trọng người
khác.
Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân
GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT
26

More Related Content

What's hot

Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaPhong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaNguyễn Duy Bình
 
Nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn th...
Nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn th...Nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn th...
Nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn th...HanaTiti
 
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viênTìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viênHy Vọng
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...nataliej4
 
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947jackjohn45
 
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch SửTriết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch SửMan_Ebook
 
Đề cương ôn thi môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Đề cương ôn thi môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcĐề cương ôn thi môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Đề cương ôn thi môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcHo Chi Minh University of Pedagogy
 
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Công tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiCông tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiTrường Bảo
 
Giáo trình giới và phát triển ts. thái thị ngọc dư 1193852
Giáo trình giới và phát triển ts. thái thị ngọc dư 1193852Giáo trình giới và phát triển ts. thái thị ngọc dư 1193852
Giáo trình giới và phát triển ts. thái thị ngọc dư 1193852KimBumt1
 

What's hot (20)

Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaPhong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
 
Nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn th...
Nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn th...Nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn th...
Nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn th...
 
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viênTìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
 
Luận văn: Thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ, HAY
Luận văn: Thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ, HAYLuận văn: Thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ, HAY
Luận văn: Thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ, HAY
 
Luận văn: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay, HAY, 9đ
Luận văn: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay, HAY, 9đLuận văn: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay, HAY, 9đ
Luận văn: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay, HAY, 9đ
 
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
 
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAYTín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
 
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch SửTriết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
 
Đề cương ôn thi môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Đề cương ôn thi môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcĐề cương ôn thi môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Đề cương ôn thi môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở huyện Mỹ Đức, Hà Nội
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở huyện Mỹ Đức, Hà NộiĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở huyện Mỹ Đức, Hà Nội
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở huyện Mỹ Đức, Hà Nội
 
Đề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOTĐề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
 
Luận Văn Công Tác Xã Hội Chăm Sóc người Tâm Thần Người Cao Tuổi
Luận Văn Công Tác Xã Hội Chăm Sóc người Tâm Thần Người Cao TuổiLuận Văn Công Tác Xã Hội Chăm Sóc người Tâm Thần Người Cao Tuổi
Luận Văn Công Tác Xã Hội Chăm Sóc người Tâm Thần Người Cao Tuổi
 
Đề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
Đề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều LýĐề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
Đề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
 
Luận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam
Luận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt NamLuận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam
Luận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam
 
Công tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiCông tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổi
 
Luận văn: Điều trị rối loạn lo âu bằng liệu pháp nhận thức hành vi
Luận văn: Điều trị rối loạn lo âu bằng liệu pháp nhận thức hành viLuận văn: Điều trị rối loạn lo âu bằng liệu pháp nhận thức hành vi
Luận văn: Điều trị rối loạn lo âu bằng liệu pháp nhận thức hành vi
 
Giáo trình giới và phát triển ts. thái thị ngọc dư 1193852
Giáo trình giới và phát triển ts. thái thị ngọc dư 1193852Giáo trình giới và phát triển ts. thái thị ngọc dư 1193852
Giáo trình giới và phát triển ts. thái thị ngọc dư 1193852
 
Luận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sở
Luận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sởLuận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sở
Luận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sở
 

Similar to Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Công Tác Xã Hội Cá Nhân Với Trẻ Em Khuyết Tật

[123doc] - 1652767303.pdf
[123doc] - 1652767303.pdf[123doc] - 1652767303.pdf
[123doc] - 1652767303.pdfNuioKila
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...luanvantrust
 
Thiết Kế Xây Dựng Triển Khai Và Quản Lý Phòng Lab Máy Tính
Thiết Kế Xây Dựng Triển Khai Và Quản Lý Phòng Lab Máy TínhThiết Kế Xây Dựng Triển Khai Và Quản Lý Phòng Lab Máy Tính
Thiết Kế Xây Dựng Triển Khai Và Quản Lý Phòng Lab Máy TínhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Người Cao Tuổi Tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Và B...
Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Người Cao Tuổi Tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Và B...Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Người Cao Tuổi Tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Và B...
Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Người Cao Tuổi Tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Và B...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...luanvantrust
 
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi DưỡngVai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi DưỡngViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Tìm hiểu Chiến lược kinh doanh công ty TNHH Tam Đỉnh trong giai đoạn 2017 - 2018
Tìm hiểu Chiến lược kinh doanh công ty TNHH Tam Đỉnh trong giai đoạn 2017 - 2018Tìm hiểu Chiến lược kinh doanh công ty TNHH Tam Đỉnh trong giai đoạn 2017 - 2018
Tìm hiểu Chiến lược kinh doanh công ty TNHH Tam Đỉnh trong giai đoạn 2017 - 2018anh hieu
 
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...luanvantrust
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại...Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Công Tác Xã Hội Cá Nhân Với Trẻ Em Khuyết Tật (20)

Báo cáo kiến tập Thu Hoạch Tìm Hiểu Thực Tế Ứng Dụng Của Tâm Lý Học.doc
Báo cáo kiến tập Thu Hoạch Tìm Hiểu Thực Tế Ứng Dụng Của Tâm Lý Học.docBáo cáo kiến tập Thu Hoạch Tìm Hiểu Thực Tế Ứng Dụng Của Tâm Lý Học.doc
Báo cáo kiến tập Thu Hoạch Tìm Hiểu Thực Tế Ứng Dụng Của Tâm Lý Học.doc
 
Báo Cáo Kiến Tập Thu Hoạch Tìm Hiểu Thực Tế Ứng Dụng Của Tâm Lý Học.
Báo Cáo Kiến Tập Thu Hoạch Tìm Hiểu Thực Tế Ứng Dụng Của Tâm Lý Học.Báo Cáo Kiến Tập Thu Hoạch Tìm Hiểu Thực Tế Ứng Dụng Của Tâm Lý Học.
Báo Cáo Kiến Tập Thu Hoạch Tìm Hiểu Thực Tế Ứng Dụng Của Tâm Lý Học.
 
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAYLuận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
 
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAYLuận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
 
[123doc] - 1652767303.pdf
[123doc] - 1652767303.pdf[123doc] - 1652767303.pdf
[123doc] - 1652767303.pdf
 
Luận Văn Mô Hình Công Tác Xã Hội Tại Bệnh Viên Phú Thọ
Luận Văn Mô Hình Công Tác Xã Hội Tại Bệnh Viên Phú ThọLuận Văn Mô Hình Công Tác Xã Hội Tại Bệnh Viên Phú Thọ
Luận Văn Mô Hình Công Tác Xã Hội Tại Bệnh Viên Phú Thọ
 
Hoàn thiện hoạt động tiêu thụ sách và thiết bị giáo dục tại công ty.
Hoàn thiện hoạt động tiêu thụ sách và thiết bị giáo dục tại công ty.Hoàn thiện hoạt động tiêu thụ sách và thiết bị giáo dục tại công ty.
Hoàn thiện hoạt động tiêu thụ sách và thiết bị giáo dục tại công ty.
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Hoàn Thiện Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty Kỹ Thuật Số Miền Nam.docx
Hoàn Thiện Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty Kỹ Thuật Số Miền Nam.docxHoàn Thiện Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty Kỹ Thuật Số Miền Nam.docx
Hoàn Thiện Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty Kỹ Thuật Số Miền Nam.docx
 
Thiết Kế Xây Dựng Triển Khai Và Quản Lý Phòng Lab Máy Tính
Thiết Kế Xây Dựng Triển Khai Và Quản Lý Phòng Lab Máy TínhThiết Kế Xây Dựng Triển Khai Và Quản Lý Phòng Lab Máy Tính
Thiết Kế Xây Dựng Triển Khai Và Quản Lý Phòng Lab Máy Tính
 
Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Người Cao Tuổi Tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Và B...
Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Người Cao Tuổi Tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Và B...Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Người Cao Tuổi Tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Và B...
Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Người Cao Tuổi Tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Và B...
 
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...
 
Một Số Biện Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty
Một Số Biện Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công TyMột Số Biện Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty
Một Số Biện Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty
 
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi DưỡngVai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
 
Tìm hiểu Chiến lược kinh doanh công ty TNHH Tam Đỉnh trong giai đoạn 2017 - 2018
Tìm hiểu Chiến lược kinh doanh công ty TNHH Tam Đỉnh trong giai đoạn 2017 - 2018Tìm hiểu Chiến lược kinh doanh công ty TNHH Tam Đỉnh trong giai đoạn 2017 - 2018
Tìm hiểu Chiến lược kinh doanh công ty TNHH Tam Đỉnh trong giai đoạn 2017 - 2018
 
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
 
Dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi tại trung tâm công tác xã hội
Dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi tại trung tâm công tác xã hộiDịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi tại trung tâm công tác xã hội
Dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi tại trung tâm công tác xã hội
 
Luận Văn Hỗ Trợ Công Tác Xã Hội hỗ trợ Học Sinh Dùng Facebook
Luận Văn Hỗ Trợ Công Tác Xã Hội hỗ trợ Học Sinh Dùng FacebookLuận Văn Hỗ Trợ Công Tác Xã Hội hỗ trợ Học Sinh Dùng Facebook
Luận Văn Hỗ Trợ Công Tác Xã Hội hỗ trợ Học Sinh Dùng Facebook
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại...Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại...
 

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net/ Zalo : 0909.232.620

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net/ Zalo : 0909.232.620 (20)

Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh NghiệpPhân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
 
Phân Tích Hoạt Động Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Phân Tích Hoạt Động Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công TyPhân Tích Hoạt Động Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Phân Tích Hoạt Động Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty
 
Phân Tích Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty
Phân Tích Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công TyPhân Tích Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty
Phân Tích Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty
 
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công TyPhân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty
 
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Công Ty Hệ Thống Thông Tin
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Công Ty Hệ Thống Thông TinPhân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Công Ty Hệ Thống Thông Tin
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Công Ty Hệ Thống Thông Tin
 
Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng
Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Bán HàngPhân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng
Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng
 
Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Của Công Ty
Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Của Công TyPhân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Của Công Ty
Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Của Công Ty
 
Nội Dung Về Công Ty Cổ Phần Chuyển Phát Nhanh Muôn Phương
Nội Dung Về Công Ty Cổ Phần Chuyển Phát Nhanh Muôn PhươngNội Dung Về Công Ty Cổ Phần Chuyển Phát Nhanh Muôn Phương
Nội Dung Về Công Ty Cổ Phần Chuyển Phát Nhanh Muôn Phương
 
Những Khó Khăn Thường Gặp Khi Sử Dụng Tiếng Anh Trong Biên Dịch Văn Bản Từ Ti...
Những Khó Khăn Thường Gặp Khi Sử Dụng Tiếng Anh Trong Biên Dịch Văn Bản Từ Ti...Những Khó Khăn Thường Gặp Khi Sử Dụng Tiếng Anh Trong Biên Dịch Văn Bản Từ Ti...
Những Khó Khăn Thường Gặp Khi Sử Dụng Tiếng Anh Trong Biên Dịch Văn Bản Từ Ti...
 
Nghiệp Vụ Giao Nhận Nhập Khẩu Bằng Container Đường Biển Tại Công Ty Nhôm
Nghiệp Vụ Giao Nhận Nhập Khẩu Bằng Container Đường Biển Tại Công Ty NhômNghiệp Vụ Giao Nhận Nhập Khẩu Bằng Container Đường Biển Tại Công Ty Nhôm
Nghiệp Vụ Giao Nhận Nhập Khẩu Bằng Container Đường Biển Tại Công Ty Nhôm
 
Nghiên Cứu Phát Triển Năng Lực Tổng Thể Của Con Người Tại Doanh Nghiệp Nhỏ Và...
Nghiên Cứu Phát Triển Năng Lực Tổng Thể Của Con Người Tại Doanh Nghiệp Nhỏ Và...Nghiên Cứu Phát Triển Năng Lực Tổng Thể Của Con Người Tại Doanh Nghiệp Nhỏ Và...
Nghiên Cứu Phát Triển Năng Lực Tổng Thể Của Con Người Tại Doanh Nghiệp Nhỏ Và...
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Chiến Lược Quảng Cáo Tới Hành Vi Mua Của Người Tiêu ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Chiến Lược Quảng Cáo Tới Hành Vi Mua Của Người Tiêu ...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Chiến Lược Quảng Cáo Tới Hành Vi Mua Của Người Tiêu ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Chiến Lược Quảng Cáo Tới Hành Vi Mua Của Người Tiêu ...
 
Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Soạn Thảo, Ban Hành Và Quản Lý Văn Bản
Nâng Cao Hiệu Quả  Công Tác Soạn Thảo, Ban Hành Và Quản  Lý Văn BảnNâng Cao Hiệu Quả  Công Tác Soạn Thảo, Ban Hành Và Quản  Lý Văn Bản
Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Soạn Thảo, Ban Hành Và Quản Lý Văn Bản
 
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Công Tác Văn Thư – Lưu Trữ Tại Đại Học Y Dược
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Công Tác Văn Thư – Lưu Trữ Tại Đại Học Y DượcNâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Công Tác Văn Thư – Lưu Trữ Tại Đại Học Y Dược
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Công Tác Văn Thư – Lưu Trữ Tại Đại Học Y Dược
 
Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nguồn Nhân Lực
Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nguồn Nhân LựcMột Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nguồn Nhân Lực
Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nguồn Nhân Lực
 
Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Marketing Tại Công Ty
Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác  Marketing Tại Công TyMột Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác  Marketing Tại Công Ty
Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Marketing Tại Công Ty
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Việc Quản Lý, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn ...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Việc Quản Lý, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn ...Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Việc Quản Lý, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn ...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Việc Quản Lý, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn ...
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Marketng Sản Phẩm Nội Thất Tại C...
Một Số Giải Pháp  Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Marketng Sản Phẩm Nội Thất Tại C...Một Số Giải Pháp  Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Marketng Sản Phẩm Nội Thất Tại C...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Marketng Sản Phẩm Nội Thất Tại C...
 
Một Số Đề Xuất Nhằm Nâng Cao Dịch Vụ Giao Nhận Tại Công Ty
Một Số Đề Xuất Nhằm Nâng Cao Dịch Vụ Giao Nhận Tại Công TyMột Số Đề Xuất Nhằm Nâng Cao Dịch Vụ Giao Nhận Tại Công Ty
Một Số Đề Xuất Nhằm Nâng Cao Dịch Vụ Giao Nhận Tại Công Ty
 
Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Chăm Sóc Khác Hàng Của Công Ty
Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Chăm Sóc Khác Hàng Của Công TyMột Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Chăm Sóc Khác Hàng Của Công Ty
Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Chăm Sóc Khác Hàng Của Công Ty
 

Recently uploaded

Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hàlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Công Tác Xã Hội Cá Nhân Với Trẻ Em Khuyết Tật

  • 1. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TP. CẦN THƠ TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ THỚI LAI -------------------- BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TÊN ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI TRẺ EM KHUYẾT TẬT --------------------------------------------------------- Năm 2023
  • 2. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TP.CẦN THƠ TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ THỚI LAI -------------------- BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TÊN ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI TRẺ EM KHUYÊT TẬT Tên đơn vị thực tập: TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TP. CẦN THƠ Địa chỉ: 251/1, TẦM VU, P.HƯNG LỢI, Q. NINH KIỀU, TP. CẦN THƠ GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân HSTH: Lưu Thị Hữu Nhân ---------------------------------------------------------
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: 1. Những nội dung trong báo cáo tốt nghiệp với đề tài “Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật”, tại Trung tâm Công tác xã hội TP. Cần Thơ là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện không trùng lắp với các đề tài khác, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Nguyễn Hoàng Nhân. 2. Các nội dung tham khảo dùng trong báo cáo tốt nghiệp đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian và địa điểm công bố. 3. Tôi xin chịu trách nhiệm về các thông tin trên đề tài nghiên cứu của mình. Ngày …. tháng …. năm … Học sinh thực hiện
  • 5. LỜI CÁM ƠN Qua thời gian học tập và rèn luyện ở trường, tôi đã được các thầy cô trang bị cho mình một lượng kiến thức khá đủ nhưng đó chỉ là lý thuyết mà thôi. Vì vậy, để cũng cố thêm kiến thức chuyên môn và hiểu thêm về thực tế tôi thực hiện đề tài “Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật”. Người xưa có câu “Học đi đôi với hành” đó là phương châm của giáo dục nhà trường và xã hội để cho ta có cái nhìn đúng đắn hơn về thực tế. Trên những lý thuyết đã được học xong ở trường, Ban giám hiệu nhà trường đã cho sinh viên chúng em thâm nhập thực tế, nhằm cũng cố vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, vừa nâng cao nâng lực tay nghề chuyên môn, vừa làm chủ được công việc sau khi tốt nghiệp ra trường về công tác tại các cơ quan, đơn vị giúp nhanh chóng hòa nhập và đảm nhiệm các nhiệm vụ được phân công. Được sự đồng ý của đơn vị Trung tâm Công tác xã hội TP. Cần Thơ cho tôi thực tập. Đây là cơ hội cũng như thách thức để tôi nỗ lực rèn luyện và tìm tòi học hỏi những kiến thức mới chỉ có trong thực tiễn, góp phần nâng cao sự nhận thức của bản thân về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề và lập kế hoạch trợ giúp cho thân chủ của mình là các đối tượng yếu thế trong xã hội. Để có đề tài này tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Hoàng Nhân và Ông Hồ Thanh Hải – Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội TP. Cần Thơ cùng các anh, chị làm việc tại Trung tâm đã hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo, quan tâm giúp đỡ tôi, tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành tốt bài báo cáo này. Vì thời gian thực tập có hạn và còn thiếu kinh nghiệm nên bài báo cáo của tôi chưa được hoàn thiện. Tôi rất mong quý thầy, cô và đơn vị thực tập góp ý để nhằm giúp bài báo cáo thực tập của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi chân thành cảm ơn tất cả các thầy, cô và các anh, chị trong Trung tâm với lời biết ơn sâu sắc nhất. Tôi chúc quý thầy, cô luôn khỏe mạnh và thành công trong sự nghiệp trồng người cũng như mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Cuối lời tôi xin chúc Trung tâm Công tác xã hội luôn là ngôi nhà dành cho các đối tượng yếu thế trong xã hội . Ngày …. tháng …. năm … Học sinh thực hiện
  • 6. KẾ HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 1. Họ và tên sinh viên: Lưu Thị Hữu Nhân 2. Tên đề tài: “Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật”. 3. Nơi thực hiện (tên cơ quan/doanh nghiệp): Trung tâm Công tác xã hội thành phố Cần Thơ. 4. Mục tiêu: Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra một số mô hình, giải pháp trong CTXH nhằm nâng cao các chương trình, chế độ chăm sóc – giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt sống tại Trung tâm nói riêng và trên địa bàn thành phố Cần Thơ nói chung. 5. Nội dung chính: Giúp đỡ một thân chủ sống tại Trung tâm. Từ đó, xác định nguyên nhân và thực trạng thực hiện các chính sách xã hội, dịch vụ xã hội đối với trẻ khuyết tật tại Trung tâm Công tác xã hội TP. Cần Thơ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc đối tượng tại đơn vị ngày càng chuyên nghiệp hơn. 6. Tiến độ thực hiện của đề tài: TT Thời gian Nội dung công việc Kết quả dự kiến 1 Từ ngày (01 - 07/10/2023 ) - Tìm hiểu chung về, lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ của TTCTXH. - Cán bộ Trung tâm giới thiệu nhân viên xã hội với thân chủ. Trò chuyện, tâm sự, chia sẻ, lắng nghe những mong muốn của thân chủ. - Thu được các thông tin, về tình hình hoạt động, cũng như các chức năng nhiệm vụ của đơn vị. - Thiết lập mối quan hệ với thân chủ, tiếp cận thân chủ. 2-3 Từ ngày (08 - 21/10/2023 ) (2 tuần) tư vấn sáng thứ 2, thứ 3, thứ 4, chiều thứ 6 - Tư vấn, tham vấn thông qua các hoạt động tham gia kỹ năng sống, hoạt động dã ngoại ngoài cộng đồng, giúp A tự tin hơn. - Tạo điều kiện cho em tham gia trò truyện với các em đồng cảnh ngộ hay tham gia CLB người. - Tham quan sinh hoạt kỹ năng sống tại cơ sở bảo trợ xã hội Thiên Ân, lớp học tình thương. - Kết cườm làm móc khóa xe. - Tham gia lớp học KidSmart
  • 7. 4 Từ ngày (23-28/10/2023 ) (1tuần) tư vấn các buổi chiều trong tuần - Trò chuyện, trao đổi, chia sẽ với thân chủ để thân chủ hiểu được, lứa tuổi của mình lo tập trung học tốt và phát huy tất cả các năng kiếu mình có. Tự tin giao tiếp, tham gia các hoạt động chung 5 Từ ngày (29 - 08/11/2023 ) Theo dõi quá trình học tập của thân chủ, các hoạt động vui chơi, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Thân chủ chủ động trong mọi công viêc, học tập có tiến bộ hơn. 6 Từ ngày (09 - 16/11/2023 ) Đánh giá những gì đạt được và những gì chưa đạt được; tìm hiểu nguyên nhân và có các giải pháp khắc phục. Trong buổi này sinh viên đã ngồi lại cùng thân chủ để cùng đánh giá về tất cả yếu tố của quá trình làm việc giữa sinh viên và thân chủ. Xác nhận của CB hướng dẫn (Ký, ghi rõ họ tên) Học sinh thực hiện (Ký, ghi rõ họ tên)
  • 8. PHIẾU NHẬN XÉT THỰC TẬP (Dành cho đơn vị nhận học sinh thực tập) Họ và tên học sinh: Lưu Thị Hữu Nhân MSHS:.......................... Thực tập tại: Trung tâm Công tác xã hội TP. Cần Thơ Từ ngày: ……/……/2023 đến ngày ……/……/2023 1. Về tinh thần, thái độ, ý thức tổ chức kỷ luật: …………………………………………………………………………………...... …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 2. Về những công việc được giao: …………………………………………………………………………………...... …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 3. Các nội dung cần rèn luyện trong thời gian tới: …………………………………………………………………………………...... …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ………., ngày ...... tháng ...... năm 2023 Xác nhận của đơn vị thực tập Cán bộ trực tiếp hướng dẫn thực tập (Ký tên và đóng dấu) (Ký tên và ghi họ tên) SỞ LĐ-TB & XÃ HỘI TP. CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI THÀNH PHỐ CẦN THƠ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
  • 9. PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP (Dùng cho giáo viên chấm báo cáo thực tập) Họ tên HS thực tập: Lưu Thị Hữu Nhân MSHS:…………………… Lớp: CTXH 2017CT Niên khóa:...............-................. Tên Đơn vị thực tập: Trung Tâm Công tác xã hội TP. Cần Thơ. Tên đề tài: Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật Nội dung đánh giá Điểm tối đa Điểm thực I. Hình thức trình bày 1.5 I.1 Đúng mẫu định dạng của trường (Trang bìa, trang lời cảm ơn, trang đánh giá thực tập, trang mục lục và các nội dung báo cáo) 0.5 I.2 Sử dụng đúng mã và font tiếng Việt (Unicode Times New Roman, Size 13) 0.5 I.3 Trình bày mạch lạc, súc tích, không có lỗi chính tả 0.5 II. Lịch làm việc 1.0 II.1 Có lịch làm việc đầy đủ trong thời gian thực tập 0.5 II.2 Hoàn thành tốt kế hoạch công tác ghi trong lịch làm việc (thông qua nhận xét của cán bộ hướng dẫn 0.5 III. Nội dung thực tập 7.5 III.1 Có hiểu biết tốt về cơ quan nơi thực tâp 1.0 III.2 Phương pháp thực hiện phù hợp với nội dung công việc được giao 1.0 III.3 Kết quả củng cố lý thuyết 1.0 III.4 Kết quả rèn luyện kỹ năng thực hành 1.0 III.5 Kinh nghiệm thực tiễn thu nhận được 1.0 III.6 Kết quả thực hiện công việc tốt 2.5 TỔNG CỘNG 1.0 ………….., ngày….tháng….năm………… GIÁO VIÊN CHẤM BÁO CÁO (ký tên)
  • 10. MỤC LỤC Trang Phần 1: Mở đầu ...................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài:..............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu:........................................................................................1 2.1 Mục tiêu chung: ..........................................................................................1 2.2 Mục tiêu cụ thể: ..........................................................................................1 3. Phạm vi nghiên cứu:..........................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................2 5. Bố cục báo cáo:.................................................................................................2 Phần 2: Nội dung báo cáo:..................................................................................3 Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu:...............................................3 1. Các khái niệm có liên quan:..............................................................................3 2. Nguyên nhân và phân loại của người khuyết tật:..............................................4 3. Đặc điểm của người khuyết tật .........................................................................6 4. Nhu cầu của người khuyết tật: ..........................................................................7 5. Một số lý thuyết được áp dụng: ........................................................................7 5.1 Thuyết hệ thống:.........................................................................................7 5.2 Thuyết trị liệu nhận thức: ...........................................................................8 5.3 Lý thuyết hệ thống vào quản lý trường hợp cho trẻ khuyết tật: .................9 5.4 Thuyết nhu cầu của Maslow:......................................................................9 5.5 Thuyết nhu cầu của Maslow vào quản lý trường hợp cho trẻ khuyết tật: 11 6. Vai trò của nhân viên Công tác xã hội khi làm việc với trẻ em:.....................12 7. Thực trạng đối tượng khuyết tật tại TTCTXH:...............................................12 Chương 2: Thực trạng tại đơn vị: ...................................................................14 1. Giới thiệu đơn vị thực tập: ..............................................................................14 1.1 Vị trí địa lý: .............................................................................................14 1. 2 Mục đích thành lập của cơ sở: ...............................................................14 1.3 Lịch sử hình thành và sự phát triển:........................................................15 1.4 Đối tượng chính của cơ sở: .....................................................................16 1.5 Cơ cấu lãnh đạo và sơ đồ tổ chức: ..........................................................16 1.6 Nhân sự: ..................................................................................................23
  • 11. 1.7 Các hoạt động chăm sóc đối tượng khuyết tật nhẹ tại TTCTXH : .........24 1. 8 Ý kiến, nhận xét của sinh viên về cơ sở:................................................26 2. Giới thiệu thân chủ:.........................................................................................27 2.1 Bối cảnh thân chủ:..................................................................................27 2.2 Hồ sơ thân chủ: ......................................................................................28 2.3 Vấn đề của thần chủ:..............................................................................30 Chương 3: Giải pháp cho vấn đề nghiên cứu:................................................31 Giai đoạn 1: Tiếp cận thân chủ và nhận diện vấn đề thân chủ: ..........................31 Giai đoạn 2: Đánh giá vấn đề của thân chủ và lập kế hoạch trợ giúp:................33 Giai đoạn 3: Thực hiện kế hoạch trợ giúp:..........................................................37 Giai đoan 4: Lượng giá và kết thúc:....................................................................40 Phần 3: Kết luận và kiến nghị..........................................................................42 Phụ lục::...............................................................................................................43 Tài liệu tham khảo:..............................................................................................44
  • 12. DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Số đối tượng tại Trung tâm Công tác xã hội TP. Cần Thơ.................... 12 Bảng 2: Số đối tượng tại Trung tâm Công tác xã hội TP. Cần Thơ.................... 19 Bảng 3: Lịch học KidSmart trong tháng 10/2023 của trẻ................................... 25 Bảng 4: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ và người thân ............... 34 Bảng 5: Bảng kế hoạch thực hiện........................................................................ 39
  • 13. DANH MỤC HÌNH Hình 1: Sơ đồ lý thuyết hệ thống .......................................................................... 8 Hình 2: Tháp nhu cầu Maslows............................................................................. 9 Hình 3: Cổng chính của Trung tâm .................................................................... 13 Hình 4: Sơ đồ bộ máy cơ cấu tổ chức TTCTXH ................................................ 15 Hình 5: Biểu đồ thể hiện trình độ chuyên môn của TTCTXH............................ 23 Hình 6: Đối tượng học chữ hàng ngày................................................................ 23 Hình 7: Học KidSmart theo lịch.......................................................................... 24 Hình 8: Tổ chức tết cho các em........................................................................... 25 Hình 9: Sơ đồ phả hệ của TC .............................................................................. 28 Hình 10: Sơ đồ sinh thái của TC......................................................................... 28 Hình 11: Cây vấn đề của TC............................................................................... 33
  • 14. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BTXH: Bảo trợ xã hội CPT: Cô phụ trách CLB: Câu lạc bộ CLB TH: Câu lạc bộ tuổi hồng CTXH: Công tác xã hội SVTT: Sinh viên thực tập TT: Trung tâm TKT: Trẻ khuyết tật TC: Thân chủ TTCTXH: Trung tâm Công tác xã hội TV TGĐT: Tư vấn và trợ giúp đối tượng UBND: Ủy ban nhân dân
  • 15. Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” đó là câu khẩu hiệu của các Quốc gia và các cộng đồng Quốc tế hướng tới nhằm mục đích chăm sóc, bảo vệ và phát triển cho thế hệ trẻ trong tương lai của mỗi quốc gia và nhân loại. Thế nhưng nghiên cứu trẻ em khi sinh ra đã phải gánh chịu những thiệt thòi khi mang trong mình những dị tật bẩm sinh vĩnh viễn không nghe được âm thanh của cuộc sống, không được ríu rít trò chuyện với những đứa bạn cùng chan lứa, không thấy được ánh sáng của cuộc đời, không thể cầm nắm, đi đứng hay khuyết tật một phần của cơ thể. Đó là một trong những nổi đau rất lớn đối với các em. Chính vì thế, trong cuộc sống các em luôn bị mặc cảm, luôn bị kỳ thị, phân biệt đối xử bởi người thân, bạn bè của mình. Trẻ em khuyết tật là một trong những đối tượng yếu thế cần được sự trợ giúp của xã hội. Trẻ em khuyết tật nói riêng, người khuyết tật nói chung ít có điều kiện để tiếp cận với các chính sách xã hội, các dịch vụ như: y tế, vui chơi giải trí, tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động đoàn thể và ít được thể hiện vai trò của mình. Điều đó ảnh hưởng rất lớn tới đời sống vật chất của trẻ khuyết tật. Vì vậy, chúng ta cần có những biện pháp tích cực nhằm ổn định, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ khuyết tật ở Trung tâm. Đây là một trong những chiến lược lớn của thành phố Cần Thơ. Nhằm cung cấp các dịch vụ chăm sóc tốt hơn cho trẻ em khuyết tật và các đối tượng yếu thế trong xã hội nói chung. Trong những năm gần đây, giáo dục, các chính sách dành cho trẻ khuyết tật (TKT) ngày càng được xã hội quan tâm. Luật người khuyết tật được ban hành là cơ sở pháp lý nhằm đảm bảo quyền và cơ hội để phát triển. Các hoạt động về người khuyết tật đã được tăng cường thông qua các thông tin đại chúng và các hoạt động gây quỹ dành cho người khuyết tật được các tổ chức xã hội, chính trị - xã hội thực hiện ngày càng nhiều hơn. Với những lý do trên, tôi mạnh dạng chọn đề tài “Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật” sống tại Trung tâm Công tác xã hội TP. Cần Thơ làm Báo cáo thực tập tốt nghiệp. Lựa chọn đề tài nghiên cứu này tôi mong muốn góp một phần nhỏ về mặt lý luận, sự hiểu biết, tránh kỳ thị. Đồng thời mở ra một hướng đi mới cho TKT sống tại Trung tâm. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung: Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra một số mô hình, giải pháp trong CTXH nhằm nâng cao các chương trình, chế độ chăm sóc – giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt sống tại Trung tâm nói riêng và trên địa bàn thành phố Cần Thơ nói chung. 2.2. Mục tiêu cụ thể: Đề tài được chọn báo cáo với mục đích áp dụng các kiến thức, kỹ năng, phương pháp CTXH cá nhân trong làm việc với trẻ khuyết tật. Cụ thể, muốn giúp đỡ một thân chủ sống tại Trung tâm. Từ đó, xác định nguyên nhân và thực trạng thực hiện các chính sách xã hội, dịch vụ xã hội đối với
  • 16. Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT 2 trẻ khuyết tật tại Trung tâm Công tác xã hội TP. Cần Thơ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc đối tượng tại đơn vị ngày càng chuyên nghiệp hơn. 3. Phạm vi nghiên cứu: - Đề tài triển khai nghiên cứu từ 01/10/2023 đến 16/11/2023 ; - Nghiên cứu tại Trung tâm Công tác xã hội TP. Cần Thơ; - Nghiên cứu về các nguồn lực CTXH đối với trẻ khuyết tật sống tại Trung tâm Công tác xã hội TP. Cần Thơ. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, để hoàn thành báo cáo, tôi đã thực hiện tất cả các phương pháp phối hợp với nhau như sau: - Thu thập và tổng hợp thông tin tìm hiểu được từ đơn vị thực tập; - Phân tích và đánh giá thông tin; - Sử dụng các câu hỏi mở và câu hỏi đóng để khai thác thông tin đối tượng; - Sử dụng phương pháp quan sát khi tiếp cận thân chủ; - Vận dụng phương pháp của CTXH cá nhân làm việc với thân chủ là trẻ khuyết tật. 5. Bố cục báo cáo: gồm 3 phần Phần 1: Mở đầu Phần 2: Nội dung báo cáo (gồm 3 chương) - Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu - Chương 2: Thực trạng tại đơn vị thực tập - Chương 3: Giải pháp cho vấn đề nghiên cứu Phần 3: Kết luận và kiến nghị
  • 17. Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT 3 PHẦN 2: NỘI DUNG BÁO CÁO CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Các khái niệm có liên quan - Khái niệm trẻ em Theo quan điểm nhà tâm lý học J.J Rút-xô (1712 – 1778): Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ và người lớn không phải lúc nào cũng có thể hiểu hết được trí tuệ, nguyện vọng và tình cảm độc đáo của trẻ thơ…vì trẻ có những cách nhìn, cách suy nghĩ và cảm nhận của riêng nó”. Theo điều 1 Công ước Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em năm 1989 đưa ra quy định mới, theo đó: “Trẻ em có nghĩa là người dưới mười tám tuổi”. Trong hệ thống pháp luật của Việt Nam có sử dụng khái niệm trẻ em và được quy định tại Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi”. Còn theo điều 20, điều 21 của Bộ luật dân sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên”. Vậy, trẻ em là một con người được hưởng nhiều quyền lợi mà không có sự phân biệt đối xử nào. Trẻ em là người chưa trưởng thành nên có quyền được chăm sóc bảo vệ, được bày tỏ ý kiến,… Các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần được biết và đáp ứng những quyền lợi đó. - Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Theo Luật trẻ em 2016: “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em không đủ điều kiện thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng”. Điều 10 luật trẻ em 2016 quy định, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm 14 nhóm sau đây, tăng 5 nhóm so với Luật Bảo vệ, giáo dục, chăm sóc trẻ em 2004: - Trẻ em bị mồ côi cả cha và mẹ; - Trẻ em bị bỏ rơi; - Trẻ em không nơi nương tựa; - Trẻ em khuyết tật; - Trẻ em nhiễm HIV/AIDS; - Trẻ em vi phạm pháp luật; - Trẻ em nghiện ma túy; - Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; - Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tin thần do bị bạo lực;
  • 18. Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT 4 - Trẻ em bị bóc lột; - Trẻ em bị xâm hại tình dục; - Trẻ em bị mua bán; - Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo; - Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc. - Khái niệm khuyết tật Khuyết tật là thuật ngữ chung chỉ tình trạng khiếm khuyết, hạn chế vận động và tham gia thể hiện những mục tiêu tích cực trong quan hệ tương tác giữa cá nhân một người (về mặt tình trạng sức khỏe) với các yếu tố hoàn cảnh của người đó (bao gồm các yếu tố môi trường và các yếu tố cá nhân khác). - Khái niệm về người khuyết tật Theo Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2006 thì “người khuyết tật bao gồm những người có những khuyết điểm lâu dài về thể chất, trí tuệ, thần kinh hoặc giác quan mà khi tương tác với các rào cản khác nhau có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ trong xã hội trên một nền tảng công bằng như những người khác trong xã hội”. Ngày 17/6/2010, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua luật Người khuyết tật, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, chính thức sử dụng khái niệm “người khuyết tật” thay cho khái niệm “tàn tật” hiện hành phù hợp với khái niệm và xu hướng nhìn nhận của thế giới về vấn đề khuyết tật. Theo quy định của luật của Người khuyết tật thì người khuyết tật được hiểu là “Người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”. Theo cách hiểu này thì người khuyết tật bao gồm cả những người bị khuyết tật bẩm sinh, người bị khiếm khuyết do tai nạn, thương binh, bệnh binh…Như vậy, luật Người khuyết tật đã đưa ra khái niệm người khuyết tật dựa vào mô hình xã hội và phù hợp với Công ước về quyền của người khuyết tật. - Khái niệm trẻ em khuyết tật Trẻ khuyết tật (TKT) là những đứa trẻ bị tổn thương về cơ thể hoặc rối loạn các chức năng nhất định ngày nên những khó khăn đặc thù trong các hoạt động học tập, vui chơi và lao động. 2. Nguyên nhân và phân loại của người khuyết tật Khuyết tật có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời của một con người. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến khuyết tật, bao gồm các nguyên nhân bẩm sinh và nguyên nhân mắc phải:
  • 19. Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT 5 * Nguyên nhân bẩm sinh Nguyên nhân bẩm sinh có thể là do đột biến nhiễm sắc thể hoặc do mang bệnh có tính di truyền. Loại nguyên nhân này chiếm tỉ lệ tương đối nhỏ trong số những người khuyết tật. Một số dạng khuyết tật do rối loạn bẩm sinh hoặc di truyền: hội chứng Down, bệnh xương thủy tinh... * Nguyên nhân mắc phải: Nguyên nhân mắc phải gồm các tác động từ môi trường xung quanh tại các thời điểm khác nhau, ví dụ như: Quá trình mang thai và sinh nở của người mẹ: môi trường, sự tiếp xúc, tiền sử mang thai hoặc sinh nở của người mẹ đều là những nhân tố có thể gây ra tác động đến bào thai và trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số nguy cơ có thể xảy ra đối với trẻ trong quá trình mang thai và sinh nở:  Trẻ bị sinh non, thiếu tháng nếu người mẹ sử dụng chất kích thích hoặc mang đa thai (từ hai thai trở lên).  Trẻ mang dị tật hoặc khiếm khuyết trên cơ thể do người mẹ bị bệnh trong qua trình mang thai (rubella, cúm, hoặc sử dụng thuốc, hóa chất, chất kích thích...).  Trẻ bị tổn thương não do bị ngạt khi sinh, hoặc bất thường của nhau thai, cuống rốn, hoặc do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và trẻ mà không điều trị kịp thời.  Trẻ bị mù do bong giác mạc vì sinh non hoặc do mắc bệnh truyền nhiễm từ mẹ lúc sinh (thường là bệnh lậu). - Tổn thương hoặc di chứng não do bệnh tật để lại sau khi cơ thể bị tấn công bởi các bệnh nhiễm trùng, truyền nhiểm như nhiễm vi khuẩn hoặc vi rút. Một số bệnh có nguy cơ dẫn đến tổn thương hoặc di chứng não là:  Viêm não, viêm màng não, viêm não Nhật Bản, bại liệt.  Sốt cao co giật hoặc thân nhiệt bị hạ quá thấp dẫn đến não bị tổn thương.  Suy dinh dưỡng nặng.  Nhiễm độc, ngộ độc.  Sử dụng thuốc quá liều. - Tổn thương trong cuộc sống: Các tác nhân như tai nạn, chiến tranh, hay tuổi già, bỏng... cũng được xem là những nguyên nhân dẫn đến khuyết tật. Những nguyên nhân nói trên đều có thể dẫn tới các dạng khuyết tật về trí tuệ, ngôn ngữ, giao tiếp xã hội, hoặc chức năng vận động ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nhu cầu là sự đòi hỏi cá nhân về những cái cần thiết để sinh sống và phát triển. Nhu cầu nào được con người nhận thức một cách đầy đủ sâu sắc, có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của mình (không thể thiếu được) thì nhu cầu
  • 20. Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT 6 đó trở thành động cơ. Không có nhu cầu thì không có động cơ hoạt động và phát triển. * Phân loại khuyết tật - Khuyết tật vận động; - Khuyết tật nghe, nói; - Khuyết tật nhìn; - Khuyết tật thần kinh tâm thần; - Khuyết tật trí tuệ; - Khuyết tật khác: là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động, lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được quy định tại các dạng trên. Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây: - Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày; - Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày; - Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc 1 trong 2 trường hợp trên. 3. Đặc điểm của người khuyết tật - Về sức khỏe: Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể, hoặc có những rối loạn sinh lý, tâm lý hay một chức năng nào đó. Sức khỏe của lao động khuyết tật kém hơn lao động bình thường, khả năng chống lại dịch bệnh thấp, là đối tượng gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp và vận động. - Về tâm lý: Phần lớn người khuyết tật điều có mặc cảm về tật nguyền, tự ti, sống cuộc sống bi quan cô lập với mọi người và thế giới xung quanh. Họ cho rằng mình là gánh nặng cho gia đình và xã hội nên thường có tâm lý chán nản, thái độ bất cần vì có cố gắng nổ lực cũng chẳng được ghi nhận. Ở những người mà khuyết tật nhìn thấy được chẳng hạn như khuyết chi, họ có các biểu hiện tâm lý giống như mặc cảm ngoại hình, luôn thu mình, trốn tránh và sợ hãi khi tham gia các hoạt động ngoài cộng đồng như giao lưu gặp rở chổ đông người. Họ cảm thấy mình là người thừa trong xã hội, không có ít cho xã hội, thậm chí cảm thấy bị nhà nước bỏ rơi. - Về hoạt động xã hội: Xuất phát từ tâm lý người khuyết tật được xếp vào đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, là người yếu thế trong xã hội, họ tham gia hoạt động xã hội rất hạn chế. Khó khăn lại càng khó khăn hơn, khi trong cộng đồng nhiều người có suy nghĩ người khuyết tật thật “đáng thương”, không có cuộc sống “bình thường” là “gánh nặng” của xã hội. - Về nhận thức pháp luật: Người khuyết tật là đối tượng chịu sự kỳ thị phân biệt đối xử từ xã hội. Sự kỳ thị phân biệt đối xử diễn ra ở nhiều lĩnh vực:
  • 21. Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT 7 gia đình, nơi làm việc, tham gia các hoạt động xã hội, mọi người xung quanh, thậm trí xuất phát từ bản phân người khuyết tật. - Dưới góc độ kinh tế xã hội: Người khuyết tật là nhóm cư dân đặc biệt chịu thiệt thòi về kinh tế xã hội. 4. Nhu cầu của người khuyết tật Có rất nhiều quan điểm về phân loại nhu cầu như: Nhu cầu vật chất (gắn liền sự tồn tại của cơ thể như ăn mặc, nhà ở v.v.); Nhu cầu tinh thần (gắn liền với văn minh nhân loại, ví dụ như nghệ thuật, khoa học, học tập, hoàn thiện nhân cách v.v.). Tuy nhiên, trong tài liệu này nhu cầu được xem xét theo quan điểm của nhà tâm lí học người Mĩ Abraham Maslow. Ông đã xây dựng bậc thang về nhu cầu căn bản của con người gồm 5 mức sau đây: Các nhu cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trước tiên người khuyết tật cần được đáp ứng các nhu cầu ở mức độ thấp. Sau đó mới tìm đến sự đáp ứng các nhu cầu ở bậc thang cao hơn. Các nhu cầu không tồn tại độc lập mà luôn nằm trong mối quan hệ gắn kết, phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau, các nhu cầu được sắp xếp theo thứ bậc từ thấp tới cao. Những nhu cầu đặc thù của người khuyết tật gồm những nhu cầu sau: - Nhu cầu thể chất: Thức ăn, nơi ở, nước uống, mặc đủ ấm. - Nhu cầu về sự an toàn: Tin thần, vật chất, cảm giác được bảo vệ, không sợ hãi. - Nhu cầu xã hội: Sự yêu thương và gắn bó cảm giác thuộc về, có người thân, bạn bè, gia đình. - Nhu cầu về lòng tự trọng: Cảm giác về giá trị vặ có ích của bản thân. - Nhu cầu phát triển và hoàn thiện nhân cách. 5. Một số lý thuyết được áp dụng 5.1. Thuyết hệ thống - Lý thuyết hệ thống: Thuyết hệ thống là một trong những lý thuyết quan trọng được vận dụng trong công tác xã hội khi thực hiện một tiến trình giúp đỏ cá nhân không thể thiếu được lý thuyết. Khái niệm hệ thống: Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất.[ Từ điển tiếng việt, 2004, NXB Đà Nẵng, Tr434] Góc độ công tác xã hội: “Hệ thống là một tập hợp các thành tố được xắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất. Con người phụ thuộc vào hệ thống trong môi trường xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu trực tiếp của mình trong cuộc sống”. Các quan điểm hệ thống trong công tác xã hội có nguồn gốc từ lý thuyết hệ thống tổng quát của Bertalanffy. Đây là một lý thuyết sinh học cho rằng “mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống đều tạo nên từ các tiểu hệ thống lớn hơn. Do đó con người là một bộ phận của xã hội và được tạo nên từ các cá phân tử, mà được tạo dựng từ các nguyên tử nhỏ hơn.
  • 22. Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT 8 Sau này, lý thuyết hệ thống được các nhà khoa học khác nghiên cứu: Hanson (1995), Mancoske (1981), Siporin (1980)… và phát triển. Người có công đưa lý thuyết hệ thống áp dụng vào thực tiễn công tác xã hội phải kể đến công lao của Pincus và Minahan cùng các đồng sự khác. Tiếp đến là Germain và Giterman. Hệ thống: Là tập hợp những thành tố được sắp xếp theo một trình tự và quy luật theo một thể thống nhất. Tiểu hệ thống: Là hệ thống thứ cấp hoặc hệ thống hỗ trợ. Các tiểu hệ thống tạo nên hệ thống lớn hơn. [TS. Mai Kim Thanh, Công tác xã hội cá nhân, ĐH KHXH & NV, Hà Nội] Có 3 loại hệ thống thõa mãn cuộc sống của con người:  Hệ thống chính thức: tổ chức công đoàn, cộng đồng,…  Hệ thống phi chính thức: ban bè, gia đình…  Hệ thống xã hội: Bệnh viện, nhà trường… Lý thuyết hệ thống đã chỉ ra các mối liên kết tất yếu trong mạng xã hội giữa cá nhân với cá nhân, với nhóm và ngược lại. Trong Công tác xã hội không thể không chú ý tới sự ảnh hưởng qua lại đó. Tạo dựng và phát huy những tiềm năng, sức mạnh của hệ thống sẽ tạo nên những lợi thế trong thực hành công tác xã hội. Trong tiến trình can thiệp giải quyết vấn đề của thân chủ, NVCTXH sẽ phải vận dụng lý thuyết hệ thống, bao gồm: Hình 1: Sơ đồ lý thuyết hệ thống NV CTXH Cá nhân Gia đình Xã hội
  • 23. Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT 9 5.2 Thuyết trị liệu nhận thức: Trị liệu nhận thức là phương pháp tác động vào thân chủ làm thay đổi nhận thức tiêu cực của họ. Phương pháp này sử dụng kỹ thuật “chuyển cơ cấu tư duy” trong hoạt động giúp đối tượng. Bao gồm các yếu tố như sau: - Giúp thân chủ nhận thức được các suy nghỉ sai lầm đã có ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng của thân chủ. - Xóa bỏ những suy nghỉ sai lầm và thay vào đó là những tư duy xác thực và hành động có tính chất tích cực để tăng cường hoạt động chức năng của thân chủ. Một số úng dụng có ảnh hưởng về hình thức trị liệu nhận thức chính là chương trình “lý luận và phục hồi” được sử dụng theo chương trình dịch vụ về quản chế và những môi trường tư pháp khác. - Tái tạo nhận thức là hình thức nổi tiếng nhất của trị liệu nhận thức. - Hình thức trị liệu nhận thức cấu trúc có liên quan đến 3 cấu trúc trong ý thức của thân chủ. - Một số phương thức trị liệu nhận thức đã được kết hợp với phương thức thay đổi hành vi để trị liệu các vấn đề tâm lý như bệnh trầm cảm, lo hãi… 5.3 Lý thuyết hệ thống vào quản lý trường hợp cho trẻ em khuyết tật Trong phạm vi của môn học này tôi đã sử dụng lý thuyết hệ thống vào thực hành CTXH cá nhân với trẻ em khuyết tật. Nhiệm vụ của công tác xã hội theo thuyết này là: Tạo dựng mối liên hệ giữa cá nhân và các hệ thống hỗ trợ; giúp họ điều chỉnh các hành vi, thực hiện sự tương tác mới với các hệ thống nguồn lực khác; giúp điều chỉnh hoặc phát triển các hệ thống chính sách xã hội, an sinh xã hội sao cho phù hợp và giúp thân chủ tiếp cận được với các chính sách đó. Áp dụng lý thuyết để biết được các thành tố tác động ảnh hưởng đến các vấn đề trẻ em khuyết tật thường gặp phải. Từ đó nhân viên CTXH có thể tác động lên các hệ thống như gia đình, trường học, tổ chức xã hội để trợ giúp và bảo vệ quyền lợi cũng như các chính sách xã hội dành cho trẻ em khuyết tật. Trong bất kỳ một lĩnh vực của CTXH chúng ta có thể kết hợp nhiều lý thuyết vào thực tiễn hoặc giải quyết các trường hợp. Bên cạnh lý thuyết hệ thống chúng tôi có thể áp dụng thêm lý thuyết nhận thức, hành vi và tâm lí học trong quá trình làm việc với trẻ. 5.4 Thuyết nhu cầu của Maslow. – Abrabam Maslow (1908 – 1970) là nhà tâm lý học người mỹ đã xây dựng học thuyết phát triển về nhu cầu con người vào những năm 50 của thế kỉ thứ XX. Lý thuyết của ông nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần.
  • 24. Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT 10 Hình 2: Tháp nhu cầu Maslowws – Lý thuyết của ông giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu của con người bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu. Ông đã đem các loại nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và thứ tự phát sinh trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc về nhu cầu của con người tư thấp đến cao. Nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cho sự tồn tại của cá nhân bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như: ăn uống đầy đủ, không khí dễ thở, ngủ nghỉ, nhà ở, sưởi ấm, tình dục, bài tiết, thở, các nhu cầu làm cho con người thoải mái về cơ thể . Đây là những nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con người. Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được. Đặc biệt là với trẻ em vì chúng phụ thuộc rất nhiều vào người lớn để được cung cấp đầy đủ các nhu cầu cơ bản này. Ông quan niệm rằng, khi những nhu cầu này chưa được thoả mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác của con người sẽ không thể tiến thêm nữa. Nhu cầu về an toàn hoặc an ninh: An ninh và an toàn có nghĩa là tạo cho cá nhân một môi trường không nguy hiểm, cá nhân có cảm giác an tâm khi được an toàn thân thể, được đảm bảo việc làm, được hưởng các dịch vụ y tế, xã hội và tài sản cá nhân được bảo vệ. An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền đề cho các nội dung khác như an toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn nghề nghiệp, an toàn kinh tế, an toàn ở và đi lại, an toàn tâm lý, an toàn nhân sự,… Đây là những nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của con người. Để sinh tồn con người tất yếu phải xây dựng trên cơ sở nhu cầu về sự an toàn. Nhu cầu an toàn nếu không được đảm bảo thì công việc của mọi người sẽ không tiến hành bình thường được và các nhu cầu khác sẽ không thực hiện được. Do đó chúng ta có thể hiểu vì sao những người phạm pháp và vi phạm các quy tắc bị mọi người căm ghét vì đã xâm phạm vào nhu cầu an toàn của người khác.
  • 25. Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT 11 Ví dụ nếu nhà tham vấn làm việc với trẻ em lang thang thì phải xác định được rằng đa số trẻ em lang thang đã bị “tắc” ở bậc nhu cầu này bởi những rủi ro mà các em đang phải đối diện ở cuộc sống ngoài đường phố (cướp giật, lạm dụng,…). Bởi vì các em phải luôn cảnh giác với các rủi ro này nên không thể tập trung vào việc thỏa mãn các nhu cầu ở bậc cao hơn. Nhu cầu xã hội – giao lưu tình cảm và được thừa nhận: Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần nằm trong xã hội và được người khác thừa nhận. Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con người đối với sự lo sợ bị cô độc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn được hòa nhập, lòng tin, lòng trung thành giữa con người với nhau. Nội dung của nhu cầu này phong phú, tế nhị, phức tạp hơn. Bao gồm các vấn đề tâm lý như: Được dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận, tán thưởng, ủng hộ, mong muốn được hòa nhập, lòng thương, tình yêu, tình bạn, tình thân ái là nội dung cao nhất của nhu cầu này. Lòng thương, tình bạn, tình yêu, tình thân ái là nội dung lý lưởng mà nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận luôn theo đuổi. Nó thể hiện tầm quan trọng của tình cảm con người trong quá trình phát triển của nhân loại. Nhu cầu được tôn trọng :Nội dung của nhu cầu này gồm hai loại: Lòng tự trọng và được người khác tôn trọng + Lòng tự trọng bao gồm nguyện vọng muồn giành được lòng tin, có năng lực, có bản lĩnh, có thành tích, độc lập, tự tin, tự do, tự trưởng thành, tự biểu hiện và tự hoàn thiện. + Nhu cầu được người khác tôn trọng gồm khả năng giành được uy tín, được thừa nhận, được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự,… Tôn trọng là được người khác coi trọng, ngưỡng mộ. Khi được người khác tôn trọng cá nhân sẽ tìm mọi cách để làm tốt công việc được giao. Do đó nhu cầu được tôn trọng là điều không thể thiếu đối với mỗi con người. Nhu cầu phát triển – Tự thể hiện: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp về nhu cầu của ông. Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năng của một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó. Nội dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết, nghiên cứu,…) nhu cầu thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài,…), nhu cầu thực hiện mục đích của mình bằng khả năng của cá nhân. 5.5. Lý thuyết nhu cầu của Maslow vào quản lý trường hợp cho trẻ em khuyết tật Ứng dụng thuyết nhu cầu nhằm đánh giá nhu cầu của thân chủ trong mối tương quan với môi trường để cá nhân có thể phát triển khả năng cao nhất của mình. Đánh giá và tìm hiểu hệ thống thứ bậc nhu cầu của thân chủ. Từ những đánh giá đó, cán bộ quản lý trường hợp có thể tìm ra nhu cầu cần thiết nhất cần được giải quyết của thân chủ là gì để lên kế hoạch hỗ trợ cho thân chủ.
  • 26. Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT 12 6. Vai trò của nhân viên công tác xã hội khi làm việc với trẻ em khuyết tật + Nhận biết được các nhu cầu của trẻ đứng trên quan điểm phát triển để từ đó giải quyết các vấn đề của trẻ. + Hiểu biết rộng về kiến thức chuyên môn, nhận thức và thế giới nội tâm của trẻ đối với vấn đề đang gặp phải. + Là người có thể giúp em chia sẽ những khó khăn mong muốn, đồng thời là người đấu tranh bảo vệ cho trẻ theo đúng pháp luật. + Là cầu nối giúp các em giúp các em tiếp cận với những nguồn lực xung quanh như gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội… Người nhân viên Công tác xã hội nên trang bị cho mình những kỹ năng về sinh hoạt cộng đồng, biết tổ chức các buổi sinh hoạt kỹ năng sống cho các em. Tạo sự thân mật gần rũi với các em như người thân, sẵn sàng lắng nghe những tâm tư nguyện vọng và tôn trọng những ý kiến của các em để các em biết rằng các em không đơn độc, xung quanh vẫn còn gia đình, bạn bè, cộng đồng quan tâm và sẳn sàng giúp đỡ các em vượt qua khó khăn. 7. Thực trạng đối tượng trẻ khuyết tật ở Trung tâm Công tác xã hội thành phố Cần Thơ Bảng 1: Phân loại đối tượng sống tại TTCTXH TP. Cần Thơ Đơn vị tính: người STT PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG SỐ LƯỢNG TỶ LỆ % 1 Khiếm thị 1 1,23% Chậm phát triển 05 6,1% Bại não 17 20,73% Hội chứng Dow 8 7,86% Khiếm khuyết, khuyết tật 12 14,63% Tâm thần 23 26,83% 2 Bình thường 17 23,63% Tổng cộng 82 100% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tháng 10 năm 2023 của TTCTXH) Theo báo cáo tháng 10 năm 2023 của Trung tâm Công tác xã hội TP. Cần Thơ ước tính cả Trung tâm Công tác xã hội, gọi tắt là “ Trung tâm” có khoảng 43 đối tượng là người khuyết tật, chiếm 77,37% so với đối tượng đang sống tại Trung tâm. Trong đó có: 01 đối tượng khuyết tật thị giác chiếm 1,23%, 05 đối
  • 27. Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT 13 tượng khuyết tật trí tuệ chiếm 6,1%, 25 đối tượng khuyết tật vận động chiếm 28,59%, 23 đối tượng khuyết tật thần kinh tâm thần chiếm 26,83% và 12 đối tượng thuộc khuyết tật khác chiếm 14,63%. Tỷ lệ Nam giới là NKT cao hơn nữ gíơi do các nguyên nhân hậu quả chiến tranh, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, thương tích…Như vậy, tỷ lệ NKT thuộc các dạng khuyết tật khác tương đối cao đứng thứ 3 sau khuyết tật vận động. và khuyết tật thần kinh tâm thần. Đứng trước con số lớn lao này, chúng ta cần phải liên kết và cộng tác chặt chẽ với nhau và với mọi thành phần trong cộng đồng xã hội, không phân biệt hay kỳ thị bất cứ ai thì mới tạo nên một sức mạnh tổng hợp để giúp đỡ trẻ khuyết tật sống trong Trung tâm nói riêng và người người khuyết tật tại cộng đồng thành phố Cần Thơ nói chung. Chúng tôi luôn nhắm tới việc phục hồi và hoà nhập NKT dựa vào cộng đồng bằng việc gây nhận thức trong quần chúng về giá trị cao cả của bất cứ con người nào, cũng như nhằm đến việc xây dựng một nền nhân bản toàn diện và liên đới để dân tộc Việt Nam mỗi ngày một mạnh khoẻ hơn, an lành hơn và phát triển bền vững. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
  • 28. Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT 14 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TẠI ĐƠN VỊ 1. Giới thiệu đơn vị thực tập 1.1 Vị trí địa lý Hình 2: Cổng chính của Trung tâm Trung tâm Công tác xã hội TP. Cần thơ hiện đóng tại trụ sở tại số 251/1, đường Tầm Vu, phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ. Thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP.Cần Thơ là đơn vị chủ quản, địa chỉ cơ quan chủ : Số 288, đường 30/4, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Trung tâm Công tác xã hội thành phố Cần Thơ với 60 nhân sự (trong đó có 50 biên chế sự nghiệp và 10 biên chế theo nghị định 68) đang giữ nhiều vị trí việc làm khác nhau. Hiện Trung tâm đang chăm sóc nuôi dưỡng 82 đối tượng (số liệu báo cáo tháng 10/2023 ) gồm: Trẻ tâm thần, bại não, khuyết tật, trẻ lang thang… 1.2. Mục đích thành lập của cơ sở: - Trung tâm có chức năng thực hiện cung cấp các dịch vụ công tác xã hội trên địa bàn thành phố nhằm phục vụ các đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng xã hội và đối tượng khác có nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội theo quy định của pháp luật. - Nhằm giảm những đối tượng tâm thần sống lang thang, cơ nhỡ, những người già, người không có nơi nương tựa, cho họ một mái ấm tình thương, một nơi ăn ở để họ có một cuộc sống tốt hơn. Giảm tối thiểu những vấn đề xã hội xảy ra với những đối tượng này. - Bảo đảm an toàn an ninh xã hội, tạo điều kiện để những đối tượng yếu thế nhận được những nguồn giúp đỡ từ xã hội.
  • 29. Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT 15 - Chăm sóc, bảo vệ, phục hồi chức năng cho những đối tượng yếu thế trong xã hội. Đặc biệt là trẻ em lang thang không nơi nương tựa, trẻ bại não, trẻ khuyết tật, trẻ tâm thần… 1.3. Lịch sử hình thành và phát triển Trung tâm Công tác xã hội (TTCTXH) thành phố Cần Thơ được thành lập trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Nuôi trẻ mồ côi và nhiễm chất độc Dioxin và Trung tâm cung cấp dịch vụ Công tác xã hội Trẻ em trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung tâm là đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên, có tư cấp pháp nhân, được phép sử dụng con dấu và tài khỏan riêng; chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Sở Lao động – Thương binh và xã hội, đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trung tâm là mô hình được Cục Bảo trợ xã hội (BTXH) thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đầu tư theo Quyết định 32/QĐ-TTg về phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020 và Quyết định số 1215/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 – 2020. Ngày 11 tháng 10 năm 2013, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Cần Thơ ký Quyết định 3189/QĐ-UBND thành lập Trung tâm Công tác xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ.  Chức năng và nhiệm vụ - Cung cấp các dịch vụ bảo vệ khẩn cấp dành cho các đối tượng: Trẻ em bị bỏ rơi; nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động (nơi cư trú tạm thời, thức ăn, quần áo và hỗ trợ y tế ban đầu). Thời gian lưu trú tạm thời không quá 30 ngày. - Tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất cho đối tượng. - Tư vấn và trợ giúp đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức phù hợp khác để bảo vệ, trợ giúp đối tượng; tìm kiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc. - Thực hiện các biện pháp phòng ngừa đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn và bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi. - Hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng. - Quản lý đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội.  Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội và nâng cao năng lực.  Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội để giúp đối tượng phát triển khả năng tự giải quyết các vấn đề, bao gồm cả giáo dục kỹ năng làm cha mẹ cho những đối tượng có nhu cầu; đào tạo kỹ năng sống cho trẻ em và người chưa thành niên;
  • 30. Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT 16  Hợp tác với các cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo, tập huấn về công tác xã hội cho đội ngũ nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội hoặc làm việc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội;  Tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo cung cấp kiến thức, kỹ năng cho các nhóm đối tượng có nhu cầu; - Phát triển cộng đồng.  Liên hệ với người dân, chính quyền các cấp trong việc xác định các vấn đề của cộng đồng để xây dựng chương trình, kế hoạch trợ giúp cộng đồng;  Đề xuất chính sách với các cơ quan có thẩm quyền;  Xây dựng mạng lưới nhân viên, tình nguyện viên công tác xã hội;  Tổ chức huy động nguồn lực để trợ giúp đối tượng. - Tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức. 1.5. Đối tượng chính cơ sở phục vụ: Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị bỏ rơi; nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động, người khuyết tật. 1.6. Cơ cấu lãnh đạo và sơ đồ tổ chức * Cơ cấu tổ chức bộ máy của đơn vị gồm: 4 phòng chuyên môn Hình 3. Sơ đồ bộ máy cơ cấu tổ chức TTCTXH Cần Thơ Phòng Chăm sóc Tạ Thị Tuyết Phòng Y Tế Đào Thúy Phượng Phòng HC – TH Trần Trương Thị Tuyết Hương Phòng TV-TGĐT Nguyễn Thanh Vũ Giám đốc Trung tâm Hồ Thanh Hải - Điều hành chung mọi hoạt động của TT - Điều hành trực tiếp Phòng Hành chính - Tổng hợp Phó giám đốc Bùi Đức Trung - Điều hành trực tiếp Phòng Chăm sóc. - Quản lý hoạt động tiếp nhận của TT. Phó giám đốc Phan Quốc Quyền - Điều hành trực tiếp hoạt động của Phòng Tư vấn và Trợ giúp đối tượng. Phó giám đốc Nguyễn Thị Lan Hương - Điều hành hoạt động của phòng y tế.
  • 31. Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT 17 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm bao gồm: - Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc. - Các phòng chuyên môn thuộc Trung tâm gồm: + Phòng Hành chính - Tổng hợp (bao gồm cả kế toán); + Phòng Tư vấn và trợ giúp đối tượng; + Phòng Chăm sóc; + Phòng y tế. Các phòng chuyên môn có Trưởng phòng và không quá 02 Phó Trưởng phòng và các nhân viên. Số lượng nhân viên của mỗi phòng được xác định theo vị trí công tác và khối lượng công việc thực tế phải đảm nhiệm.  Ban điều hành Trách nhiệm của Giám đốc Trung tâm: Giám đốc Trung tâm là người đứng đầu Trung tâm, quản lý và điều hành các hoạt động của Trung tâm theo quy định của Quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Giám đốc Trung tâm quyết định các biện pháp để thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm theo Quy chế này và các quy định của pháp luật. Khi Giám đốc Trung tâm vắng mặt, Giám đốc có văn bản ủy quyền cho 01 Phó Giám đốc điều hành các hoạt động của Trung tâm. Trách nhiệm của các phó giám đốc: - Phó giám đốc trung tâm là người trợ giúp cho giám đốc, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được phân công. - Trực tiếp phụ trách công tác quản lý, tổ chức chỉ đạo thực hiện các đề án, kế hoạch, chương trình công tác, tổ chức trao đổi nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ viêc chức thuộc lĩnh vực, mảng mình phụ trách, kể cả việc mình thi hành nhiệp vụ công vụ cho cán bộ viên chức thuộc quyền. - Các phó giám đốc có trách nhiệm báo cáo với giám đốc kết quả thực hiện những công việc được giám đốc ủy quyền, được phân công phụ trách. Trách nhiệm của trưởng phòng (hoặc tương đương): - Chịu trách nhiệm trước giám đốc trung tâm về kết quả thực hiện thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng, bảo đảm hoàn thành đúng kế hoạch, nội dung và thời gian. - Nắm tình hình tổng hợp những vấn đề cụ thể thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng, nghiên cứu đề xuất lãnh đạo biện pháp giải quyết.
  • 32. Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT 18 - Dự kiến kế hoạch tháng, quý, năm của phòng trình giám đốc duyệt và phân công cụ thể cho từng cán bộ viên chức thực hiện. - Soạn thảo văn bản, chịu trách nhiệm về nội dung và thể thức văn bản. - Quản lý công chức, viên chức, nhân viên thuộc phòng, duy trì kỉ luật lao động, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan. nhiệm vụ của chuyên viên, cán sự, nhân viên.  Các bộ phận trong tổ chức Phòng Hành chính - Tổng hợp: - Công tác Kế toán, Tài vụ + Thực hiện kinh phí chế độ ăn hàng tháng cho đối tượng theo Quyết định số 2093/QĐ-UBND ngày 23 tháng 07 năm 2017 của UBND thành phố Cần Thơ, Trung tâm hiện có 82 đối tượng (3 nhóm) hưởng mức trợ cấp như sau: Nhóm 1: Đối tướng dưới 4 tuổi, uống sữa hoặc ăn cơm, hệ số 5, mức trợ cấp 1.350.000đ/tháng. Nhóm 2: Đối tượng từ 4 tuổi đến 16 tuổi, hệ số 4, mức trợ cấp 1.080.000đồng/tháng. Nhóm 3: Đối tượng người khuyết tật, hệ số 3, mức trợ cấp 810.000 đồng/tháng. + Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách cho đối tượng; + Theo dõi, quản lý tiếp nhận nguồn trợ giúp, báo cáo định kỳ cho lãnh đạo Sở và Trung tâm; ghi chép rõ mục đích hỗ trợ, phân công kế toán kho phối hợp phòng chăm sóc có kế hoạch sử dụng đúng mục đích nguồn trợ giúp cho các đối tượng. + Kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn kinh phí đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Thẩm định mua sắm, sửa chữa tài sản, phương tiện; quản lý tài chính, tài sản của Trung tâm theo quy định của Pháp luật và phân cấp quản lý. + Quản lý, sử dụng và thanh quyết toán các nguồn kinh phí, thực hiện các chế độ về tài chính theo đúng quy định của Nhà nước, thực hiện các chế độ về tiền lương, bảo hiểm xã hội cho viên chức và người lao động. Tham mưu xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh phí, dự toán các nguồn kinh phí hàng năm của Trung tâm. + Quản lý, sử dụng và thanh quyết toán các nguồn kinh phí, thực hiện các chế độ về tài chính theo đúng quy định của Nhà nước, thực hiện các chế độ về tiền lương, bảo hiểm xã hội cho viên chức và người lao động. Tham mưu xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh phí, dự toán các nguồn kinh phí hàng năm của Trung tâm.
  • 33. Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT 19 - Công tác quản lý hồ sơ đối tượng + Số đối tượng đầu năm 2017 là 92 đối tượng. Số đối tượng tăng trong năm là 06 đối tượng, trong đó có 04 đối tượng trẻ bị bỏ rơi tại bệnh viện Nhi Đồng đưa vào, 02 đối tượng trẻ lang thang được công an đưa vào. + Số đối tượng giảm trong năm là 12 trẻ. Trong đó (trẻ tái hòa nhập vói cộng đồng, trẻ chuyển đến Trung tâm Bảo trợ xã hội, ..). + Số đối tượng hiện tại là 86 trẻ em, bao gồm 62 trẻ em nam và 24 trẻ em nữ. Bảng 1 : Số đối tượng tại TTCTXH thành phố Cần Thơ (Đơn vị tính: người) Nội Dung Năm 2016 Năm 2017 Tháng 10/ 2023 Số đối tượng đầu năm 75 92 86 Số đối tượng tiếp nhận 44 06 02 Số đối tượng giảm trong năm 25 12 06 Số đối tượng tính đến cuối năm 92 86 82 (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động tháng 10 năm 2023 của TTCTXH Cần Thơ) Số lượng trẻ em hiện tại ở TTCTXH Cần Thơ là 82 đối tượng (bao gồm: 58 nam, 24 nữ). Trong đó có 65 đối tượng bệnh và khuyết tật (23 tâm thần và động kinh, 08 hội chứng Down, 17 bại não, 13 khiếm khuyết, khuyết tật, 05 chậm phát triển) và 17 đối tượng bình thường. + Quản lý lưu trữ hồ sơ đối tượng. Hoàn chỉnh các bước thủ tục lập hồ sơ cá nhân khi tiếp nhận đối tượng vào trung tâm. Thống kê phân loại đối tượng, theo dõi ghi chép cập nhật sổ sách đầy đủ đúng quy định. + Tổ chức tiếp nhận đối tượng do các địa phương chuyển giao; xác minh, lập, quản lý hồ sơ đối tượng để phục vụ cho công tác phân loại. + Tiếp nhận đối tượng có hộ khẩu Thành phố Cấn Thơ do các tỉnh, thành phố khác tập trung chuyển trả. + Tổng hợp, tham mưa trình lãnh đạo xét duyệt phân loại đối tượng trên địa bàn Thành phố Cần Thơ (các tỉnh, thành phố khác chuyển trả nếu có) theo đúng quy định của pháp luật và tổ chức triển khai theo kết luận của lãnh đạo. + Tham mưu trình lãnh đạo ban hành các quyết định trả về địa phương nơi cư trú đối với những đối tượng hết thời hạn lưu nuôi. - Công tác khác Thực hiện nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, công tác tổ chức, quản lý hồ sơ cán bộ viên chức, công tác tài chính kế toán và hành chính quản trị, quản lý tài
  • 34. Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT 20 sản của Trung tâm; tổng hợp thi đua, khen thưởng, kỷ luật giúp Ban Giám đốc và các phòng, bộ phận nghiệp vụ quan hệ với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong công việc, quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Trung tâm theo quy định của pháp luật, cụ thể: + Tổ chức tốt công tác thông tin nội bộ cơ quan, tiếp nhận công văn, xử lý tài liệu phân loại trình Giám đốc Trung tâm hoặc người được ủy quyền xử lý. Thực hiện tốt công tác lưu trữ và phát hành các loại công văn theo đúng quy định của pháp luật. Phối hợp xây dựng kế hoạch và phát động, hướng dẫn các phong trào thi đua, theo dõi và tham mưu sơ, tổng kết, đề xuất khen thưởng theo quy định; phòng chống cháy nổ và quản lý tốt tài sản của Trung tâm; phối hợp với các lực lượng chức năng ở địa phương để đảm bảo an ninh trật tự. + Tham mưu cho Giám đốc Trung tâm về công tác tổ chức cán bộ, điều động, luân chuyển, tiếp nhận, tuyển dụng, đề bạt, đào tạo bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn và thực hiện chính sách đối với cán bộ viên chức và người lao động ở Trung tâm. Phối hợp đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc cán bộ viên chức, nhân viên thực hiện tốt nội qui, quy chế của Trung tâm. Phân công viên chức phòng phù hợp chức năng nhiệm vụ và đảm bảo nhiệm vụ chung của Trung tâm. + Phân công các viên chức phụ trách trực tiếp khách trong các ngày làm việc, ngày nghỉ hàng tuần, ngày Lễ, Tết, lập sổ cảm ơn các mạnh thường quân và tiếp nhận Nguồn trợ giúp từ các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài (gọi là Nguồn trợ giúp); quản lý và sử dụng Nguồn trợ giúp đúng Quy chế và đúng mục đích. + Công tác quản lý kho: tiếp nhận các loại hàng hóa, ghi sổ theo dõi, xuất hàng theo đề nghị để phục vụ nhu cầu của đối tượng. + Tổ bảo vệ trực 24/24 để quản lý, bảo vệ đối tượng và tài sản của Trung tâm, theo dõi, hướng dẫn các lượt khách đến thăm hoặc liên hệ công tác, người nhà đến thăm đối tượng và các lớp sinh viên đến hoạt động tình nguyện. - Phòng Tư vấn và trợ giúp đối tượng:  Can thiệp - hỗ trợ. + Tiếp nhận các cuộc gọi đến từ 18008065 hoặc các thông tin trực tiếp về trường hợp có nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội; tiến hành đánh giá và sàng lọc, lập kế hoạch trợ giúp, chuyển tuyến; tham vấn, tư vấn, trị liệu, phục hồi tâm lý. + Kết nối với các tổ chức, ban, ngành, đoàn thể, dịch vụ an sinh xã hội để hỗ trợ những đối tượng này giải quyết vấn đề, vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống dịch vụ, bảo vệ, chăm sóc các đối tượng yếu thế. Kết nối và cung cấp các dịch vụ phòng và trị rối nhiễu tâm trí; trợ giúp và cung cấp các dịch vụ công tác xã hội cho các đối tượng xã hội. + Tư vấn, tham vấn, tiếp nhận đối tượng cần được bảo vệ khẩn cấp gồm: người rối nhiễu tâm trí và người tâm thần, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em lang thang, trẻ
  • 35. Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT 21 em có hoàn cảnh đặc biệt, nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn nhân bị buôn bán và nạn nhân bị cưỡng bức lao động. + Tham vấn, trị liệu cho nạn nhân bị tổn thương về tình cảm, tâm lý; hỗ trợ các nhu cầu chăm sóc y tế cho nạn nhân bị tổn thương về thể chất. + Đề xuất việc áp dụng chính sách hỗ trợ học văn hóa, học nghề, tạo việc làm cho nạn nhân có hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi. + Huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động can thiệp, trợ giúp. - Truyền thông - đào tạo. + Tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, giáo dục; tổ chức thực hiện công tác tư vấn, tham vấn cho các đối tượng bằng các hình thức trực tiếp, qua điện thoại, trực tuyến qua Website. Phối hợp với các trường Đại học, Cao đẳng và cơ sở dạy nghề đào tạo công tác xã hội, nghiên cứu đề xuất việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác xã hội cho cán bộ cấp xã, cán bộ xã hội và cộng tác viên công tác xã hội; tập huấn cho gia đình đối tượng về kỹ năng chăm sóc, trợ giúp đối tượng. + Thực hiện các hoạt động tham vấn, giáo dục, hỗ trợ gia đình, vận động cộng đồng trợ giúp các đối tượng yếu thế được sống trong môi trường an toàn, có đủ điều kiện để phát triển bền vững; các hoạt động hỗ trợ phát triển cộng đồng nhằm nâng cao năng lực, tăng cường các khả năng bảo vệ của gia đình, cộng đồng. + Thực hiện các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, kỹ năng cho người dân trong cộng đồng; truyền thông giáo dục cho học sinh trong trường học các kiến thức về bảo vệ chăm sóc trẻ em, giáo dục kỹ năng sống. - Phát triển cộng đồng. + Mô hình “giáo dục, phòng ngừa đối tượng rơi vào hoàn cảnh đặc biệt” gọi tắc là CLB Tuổi Hồng. Triển khai 07 CLB và sinh hoạt định kỳ hàng tháng cho 210 em trên 07 quận/huyện thuộc địa bàn thành phố Cần Thơ. + Mô hình Công tác xã hội trong bệnh viện: Thực hiện công tác tiếp cận, trợ giúp bệnh nhân vào thứ 6 hàng tuần nắm bắt nhu cầu của bệnh nhân cần hỗ trợ chi phí khám và điều trị. Tình nguyện viên tham gia mô hình Công tác xã hội trong bệnh viện Ung bướu hướng dẫn người bệnh nhân đến các khoa phòng khám từ ngày 15/10/2023 đến ngày 26/10/2023 là 66 tình nguyện viên đến bệnh viện. Kết nối Đài phát thanh truyền hình thành phố Cần Thơ đã quay chương trình “Đồng Cảm - Sẻ Chia” các trường hợp hỗ trợ ung thư. + Truyền thông cộng đồng: Truyền thông bồi dưỡng kỹ năng tự bảo vệ, phổ biến Luật Trẻ em 2016, phòng chống xâm hại, bạo hành trẻ em cho học sinh thuộc 09 quận/huyện trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
  • 36. Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT 22 Truyền thông nâng cao kỹ năng cho đối tượng là phụ huynh, giáo viên, người chăm sóc thay thế trẻ em ở các địa bàn trọng điểm về kỹ năng phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em tại 09 quận/huyện trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Truyền thông, giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt sống tại các Cơ sở BTXH Thiên Ân, CLB Trẻ em đường phố, chùa Bửu Trì, sinh hoạt định kỳ 1 tháng/lần, với 80 trẻ tham dự. + Các hoạt động khác: Kết hợp với Báo Cần Thơ thực hiện chuyên đề hàng tháng về các hoạt động Trung tâm; thực hiện bảo và đăng tin bài trên trang thông tin điện tử của Trung tâm. Triển khai các hoạt động Dự án Quản trị quyền Trẻ em: Hội thảo chuyên đề về trẻ em và thanh thiếu niên LGBT và gia đình tại các quận/huyện; tập huấn nang cao nhận thức trong phòng chống bắt nạt trong trường học, đặc biệt là bắt nạt liên quan đến thể hiện giới. - Công tác Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục đối tượng + Hiện Trung tâm nuôi dưỡng trực tiếp 82 đối tượng ở độ tuổi từ 01 tháng đến 50 tuổi được chia thành 04 nhóm cụ thể: Nhóm trẻ sơ sinh: 27 trẻ; Nhóm thiếu nhi: 23 trẻ; Nhóm đối tượng bại não: 12 đối tượng; Nhóm đối tượng Tâm thần: 20 đối tượng. + Đảm bảo chế độ ăn cho đối tượng theo Quyết định số 2093/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ. Ngoài ra, đối tượng còn được bổ sung dinh dưỡng từ Nguồn trợ giúp như: sữa tươi, mì gói vào các bữa ăn phụ. + Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm: đảm bảo đối tượng được ăn chín, uống sôi; mua thực phẩm tươi sống, đảm bảo chất lượng và có nguồn gốc; lưu mẫu thực phẩm sau khi chế biến; xây dựng thực đơn hàng ngày, Đầu tháng có tổ chức nấu bữa ăn ngon cho đối tượng với mức chi 30.000đ/đối tượng. + Xây dựng thực đơn hàng tuần, kế hoạch dinh dưỡng hàng tháng, mua sắm các loại đồ dùng cần thiết cho đối tượng; nếu nguồn ngân sách nhà nước không đủ thì lập kế hoạch xin sử dụng bổ sung Nguồn trợ giúp từ các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài; phối hợp với phòng Hành chính - Tổng hợp thành lập và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Tổ kiểm tra chất lượng thực phẩm trước khi cung cấp cho đối tượng, thực hiện các thủ tục thanh quyết toán kinh phí trợ cấp đối tượng hàng tháng theo đúng quy định của tài chính. - Công tác y tế + Trực tiếp thực hiện tốt công tác kiểm tra thực phẩm đầu vào, đảm bảo việc cung cấp thực phẩm tươi ngon hàng ngày phục vụ đối tượng. + Đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng dịch bệnh: thực hiện tẩy trùng, diệt khuẩn cho các phòng ở của đối tượng 2 lần/tuần bằng Cloramin B.
  • 37. Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT 23 Thực hiện chức năng khám sức khỏe, chữa bệnh cho đối tượng được nuôi dưỡng tập trung và đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp tại Trung tâm theo định kỳ và đột xuất. + Phối hợp với Phòng Quản lý nuôi dưỡng đối tượng để tham mưu cho lãnh đạo có kế hoạch kiểm tra định kỳ 6 tháng và đột xuất về an toàn vệ sinh thực phẩm được cung cấp hàng ngày cho đối tượng, kể cả các nguồn thực phẩm được nhận từ Nguồn trợ giúp của các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài. Kiểm tra thực hiện đúng quy định về chế độ dinh dưỡng cho đối tượng, kiểm tra vệ sinh phòng ở đối tượng, phối hợp với các bộ phận thường xuyên kiểm tra nhà ăn, nguồn nước sinh hoạt. + Phối hợp với Bệnh viện Nhi đồng, Bệnh viện Tâm thần để khám sức khoẻ cho đối tượng mới tiếp nhận vào Trung tâm, xác định tình trạng sức khoẻ, bệnh tật và lập hồ sơ ban đầu, tổ chức chữa trị theo phác đồ của ngành y tế; phục hồi sức khỏe cho từng loại đối tượng đúng theo quy định của pháp luật; giúp đối tượng phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần, có đủ điều kiện tái hòa nhập cộng đồng; lập kế hoạch tổ chức rèn luyện, tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng phù hợp với từng độ tuổi, bệnh tật, tôn trọng đối xử bình đẳng. + Thường xuyên tổ chức khám, điều trị và đối tượng uống thuốc đủ liều theo toa và theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Phối hợp với các bệnh viện thành phố hoặc tuyến trên đưa đối tượng đi điều trị theo chỉ định của đơn vị y tế; giữ gìn, bảo quản tốt các loại thuốc, dụng cụ và trang thiết bị y tế, đảm bảo dự trù đầy đủ số lượng thuốc sử dụng, thực hiện xuất nhập thuốc đúng theo quy định. + Quản lý hồ sơ, bệnh án đối tượng; giữ gìn, bảo quản tốt các loại thuốc, dụng cụ và trang thiết bị y tế, đảm bảo dự trù đầy đủ số lượng thuốc sử dụng, thực hiện xuất nhập thuốc đúng theo quy định. 1.7. Nhân sự Trung tâm Công tác Xã hội Thành phố Cần thơ với 60 viên chức trong đó: 50 viên chức thuộc biên chế sự nghiệp và 10 viên chức thuộc hợp đồng 68 (theo nghị định 68) đang giữ nhiều vị trí việc làm khác nhau. - Nhân sự chuyên môn CTXH: 18 viên chức - Nhân sự không chuyên môn: 42 viên chức (thuộc nhiều chuyên môn khác nhau để đảm bảo đáp ứng các nhu cầu chuyên môn trong công việc). Chuyên môn CTXH 16,7% Chuyên môn khác 83,3% Hình 4. Biểu đồ thể hiện trình độ chuyên môn của TTCTXH (Nguồn: Báo cáo tháng 10 năm 2023 của TTCTXH TP. Cần Thơ)
  • 38. Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT 24 1.8. Các hoạt động chăm sóc đối tượng khuyết tật nhẹ tại Trung tâm - Tập thể dục buổi sáng Tập thể dục giúp trẻ có cảm giác sản khoái, thoải mái, hăng say trong vui chơi, học tập. Vận động cơ thể thường xuyên khiến cho mạch máu lưu thông tốt, tăng cường chuyển hóa các cơ quan trong cơ thể, đồng thời vận động thường xuyên làm săn chắc các nhóm cơ, tạo sức bền, chống béo phì.. Khi có thể lực tốt thì trẻ sẽ có khả năng miễn dịch cao, chống lại những căn bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa hay khi có dịch như cúm, sởi, phát ban… Không chỉ tăng cường thể chất, tập thể dục còn cho bé một trí não tinh thông, sáng tạo, ghi nhớ tốt. - Học chữ + Tổ chức mở lớp xóa mù chữ cho các em có độ tuổi từ 06 tuổi đến dưới 18 tuổi để giảm thiểu số trẻ không biết chữ đến biết đọc, biết viết, biết tính toán và tìm hiểu thêm về kiến thức kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp trong cộng đồng. + Tạo điều kiện cho tất cả các cháu thiếu nhi đang sống tại Trung tâm có khả năng biết đọc, biết viết và hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học theo đúng quy định. + Tạo điều kiện tốt nhất để các đối tượng tiếp cận tốt chương trình học tập và đạt hiệu quả cao. Hình 5: Đối tượng học chữ hàng ngày - Hoạt động giáo dục sớm KidSmart Nâng cao nhận thức và rèn luyện kỹ năng cơ bản ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày; tiếp thêm niềm tin, nghị lực và ý chí vươn lên trong cuộc sống, định hướng được nghề nghiệp trong tương lai. Trong quá trình tham gia KidSmart trẻ còn tiếp xúc với công nghệ thông tin, các trò chơi rèn luyện kỹ năng: nghe, nhìn, ghi nhớ…
  • 39. Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT 25 Chuyên đề Nội dung sinh hoạt Thời gian Mục đích Chuyên đề 12 Kỹ năng giao tiếp 01/10/2023 Tự tin giao tiếp với mọi người, Chuyên đề 13 KidSmart (chủ đề chơi trong thế giới sôi động) 23/10/2108 Sắp xếp các quả cầu chuyển động theo nhạc, tăng tính sáng tạo và năng khiếu âm nhạc. Bảng 3: Lịch lớp học KidSmart trong tháng 10 năm 2023 của trẻ tại TTCTXH Hình 6: Đối tượng học KidSmart - Hoạt động kết cườm Hoạt động này thường diễn ra không thường xuyên và không có lích trình cụ thể. Theo như viên chức trực tiếp nuôi dạy trẻ, hoạt động này diễn ra vào lúc “các bé thường không có hoạt động nào sau giờ ngủ trưa, các hoạt động này giúp các em ở đây biết thêm được một công việc, sau này còn biết cái để làm, có thể buôn bán kiếm tiền đươc” (Cô Tiền – viên chức nuôi dạy chính ở phòng mẫu giáo). - Vui chơi giải trí Trung tâm chú trọng chương trình sinh hoạt vui chơi, dã ngoại, tham gia lễ hội giúp các em phát triển tính năng động, sáng tạo, cởi mở, phát triển ngôn ngữ giao tiếp và nhất là giúp các em biết tự chủ, tôn trọng kỷ luật, tôn trọng người khác.
  • 40. Công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật HSTT: Lưu Thị Hữu Nhân GVHD: Nguyễn Hoàng Nhân Lớp: CTXH 2017CT 26