SlideShare a Scribd company logo
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ HỌC
---o0o---
BÁO CÁO KIẾN TẬP
THU HOẠCH TÌM HIỂU THỰC TẾ
ỨNG DỤNG CỦA TÂM LÝ HỌC
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC ANH
SVKT: TRẦN THIỆN TÂM
MSSV: K41.01.611.098
NƠI KIẾN TẬP: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUỐC TẾ RỒNG VIỆT
TP.HCM
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
PHẦN 1. GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP.................................................. 1
1.1. Giới thiệu về cơ sở thực tập 1
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm1
1.3. Cơ cấu tổ chức, đội ngũ giáo viên, nhân viên, học sinh................................. 2
1.4. Tổ chức hoạt động 2
1.5. Quy trình trị liệu tại trung tâm 3
1.6. Các phương pháp can thiệp tại Trung tâm ..................................................... 3
1.6.1. Phương pháp Can thiệp nhóm 3
1.6.3. Phương pháp Can thiệp cá nhân 6
1.6.4. Phương pháp Tâm vận động 7
PHẦN 2. NỘI DUNG KIẾN TẬP CÁ NHÂN...................................................11
2.1. Kế hoạch kiến tập toàn đợt 11
2.2. Kế hoạch kiến tập trong từng tuần 13
2.2.1. Tuần 1 13
2.2.2. Tuần 2 19
2.2.3. Tuần 3 21
2.2.4. Tuần 4 25
PHẦN 3. THU HOẠCH TÌM HIỂU THỰC TẾ ỨNG DỤNG TẠI CƠ SỞ KIẾN
TẬP 28
3.1. Phương pháp tìm hiểu 28
3.2. Kết quả tìm hiểu: (Kết quả quan sát ca).......................................................29
3.2.1. Ca thứ 1 (bé A.H) 29
3.2.1.1. Thông tin cá nhân 29
3.2.1.2. Nhật ký quan sát 30
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3.2.1.3. Kết luận 34
3.2.2. Ca thứ 2 (bé M.T) 35
3.2.2.1. Thông tin cá nhân 35
3.2.2.2. Nhật ký quan sát 36
3.2.2.3. Kết luận 39
PHẦN 4. TỔNG KẾT, ĐỀ XUẤT Ý KIẾN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM...41
4.1. Tổng kết những điểm ghi nhận được trong kỳ kiến tập...............................41
4.1.1. Các đặc điểm trong chương trình giảng dạy cho trẻ tại trung tâm............41
4.1.2. Phương thức và thái độ làm việc của chuyên viên tại trung tâm ..............41
4.2. Đề xuất ý kiến 41
4.3. Bài học kinh nghiệm 41
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian vừa qua kiến tập tại trung tâm em đã có cơ hội được tiếp xúc thực tế
với các chuyên viên tâm lý, các em học sinh và có những trải nghiệm đáng nhớ nơi đây.
Một tháng vừa qua em đã được học hỏi, chia sẻ kiến thức cũng như những kinh nghiệm
rất bổ ích đối với một sinh viên ngành Tâm lý học.
Suốt một tháng qua em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ tận
tình từ các anh chị tại trung tâm. Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất
đến toàn thể chuyên viên tại trung tâm, đặc biệt là Giám đốc Bùi Thị Hương đã tạo điều
kiện cho em hoàn thành kỳ kiến tập cùng giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Ngọc Anh đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thiện bài báo cáo của mình.
Trong quá trình kiến tập, có đôi lúc em còn mắc những sai lầm thiếu sót, nhưng
cũng từ sai lầm đó mà em rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân
em. Em tin những điều mình học hỏi được hôm nay sẽ là hành trang theo em suốt những
chặng đường còn lại.
Em xin hứa sẽ tận dụng tất cả những gì đã tiếp thu được trong đợt kiến tập vừa qua
để làm hành trang cho mình và phát huy nó trong tương lai. Em mong rằng vào đợt thực
tập chuyên ngành năm 4, một lần nữa có cơ hội thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư Giáo
dục và Đào tạo Quốc tế Rồng Việt
Lời cuối, em xin gửi lời kính chúc sức khỏe đến Ban lãnh đạo và toàn thể chuyên
viên Công ty cổ phần đầu tư Giáo dục và Đào tạo Quốc tế Rồng Việt. Chúc anh chị có
nhiều niềm vui và gặp được nhiều may mắn trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Mong rằng các chuyên viên tâm lý sẽ luôn phát huy sự tận tâm, lòng yêu thương để giúp
đỡ các em nhỏ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tp.HCM, ngày 10 tháng 03 năm 2019
Sinh viên: Trần Thiện Tâm
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC
Họ và tên sinh viên thực tập : .................................................................Nam (nữ) .........
Khoa :...................................................................Ngành học : ........................................
Ngày và nơi sinh : ............................................................................................................
Nơi thực tập : ...................................................................................................................
Người hướng dẫn thực tập: ...............................................................................................
NHẬN XÉT
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………...
NƠI THỰC TẬP
………..……………
....................…………………………
…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ngày……tháng …… năm 201
Trưởng ban chỉ đạo nơi thực tập
(Kí tên và đóng dấu)
PHIẾU ĐÁNH GIÁ RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH
TÂM LÝ HỌC
(Dùng cho kì 1 Thực tập chuyên ngành Tâm lý học - Hệ số 1)
Họ và tên sinh viên thực tập: NGUYỄN THỊ NGỌC ANH
Khoa: Tâm lý học
Cơ sở thực tập: Công ty cổ phần Đầu tư và Giáo dục Quốc tế Rồng Việt
Nội dung thực tập: Tìm hiểu thực tế ứng dụng và thực tập chuyên ngành Tâm lý học.
Họ và tên người hướng dẫn thực tập: NGUYỄN THỊ KIM LIÊN
Ghi chú : Tất cả các nội dung trên đều được đánh giá theo thang điểm 10.
Điểm rèn luyện nghiệp vụ kì 1
(Bằng tổng số các điểm đánh giá đã nhân hệ số chia cho 10, lấy đến 2 chữ số ở phần thập
phân, không làm tròn)
Người hướng dẫn
(Họ, tên và chữ kí)
TT Các yêu cầu đánh giá
Hệ
số
Điểm đánh giá đã
nhân hệ số
1
Kế hoạch thực tập chuyên ngành Tâm lý học toàn đợt
được xây dựng cẩn thận, đầy đủ và hợp lí.
1
2
Báo cáo phản ánh đầy đủ tình hình thực tế của cơ sở
thực tập.
3
3
Báo cáo phản ánh đầy đủ nội dung họat động của
chuyên viên tâm lý tại cơ sở thực tập.
2
4
Trong báo cáo có đề xuất phương án cải tiến, đổi mới
phù hợp, sáng tạo
1
5
Hình thức báo cáo có cấu trúc cân đối, khoa học, rõ
ràng…, Nộp báo cáo đúng thời gian qui định.
1
6
Có ý thức học hỏi và biết cách tổ chức thực hiện các
công việc hỗ trợ cho chuyên viên tâm lý ở cơ sở thực
tập một cách hiệu quả, chu đáo.
2
Tổng 10
7
PHẦN 1. GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1. Giới thiệu về cơ sở thực tập
Tên cơ sở: Công ty cổ phần đầu tư giáo dục và đào tạo quốc tế Rồng Việt
Địa chỉ: 122 Phan Xích Long, P.3, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM
Điện thoại: (028) 35194330 - 35194331 - 35194332
Fax: (028) 35194335
Hot line: 0938061133
Email: mail@rongvietedu.vn
Website: rongvietedu.vn
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty được thành lập vào ngày 09/10/2009 với tên Công ty TNHH tư vấn
đầu tư giáo dục và đào tạo quốc tế Rồng Việt. Từ ngày 12/03/2014 đổi tên thành
Công ty cổ phần đầu tư giáo dục và đào tạo quốc tế Rồng Việt. Trung tâm hoạt động
trên các lĩnh vực Khoa học-tâm lý-giáo dục-kỹ năng. Với slogan Vững kỹ năng, thạo
tay nghề, trung tâm ngày càng phát triển và mở rộng 12 chi nhánh khác nhau ở
TpHCM cũng như các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Vũng Tàu, Bình Dương,…
Trung tâm hiện có 3 mảng đào tạo chính là: Kỹ năng sống, trị liệu tâm lý và
đào tạo doanh nghiệp.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm
Hiện tại, công ty Rồng Việt có các nhiệm vụ chính như sau:
- Tư vấn và can thiệp - trị liệu tâm lý gia đình và trẻ em
- Đào tạo Kỹ năng sống cho trẻ em và thanh thiếu niên
- Tư vấn và hướng dẫn phụ huynh phát triển năng lực cho trẻ
- Đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp
- Tham vấn, huấn luyện về chăm sóc sức khỏe
8
1.3. Cơ cấu tổ chức, đội ngũ giáo viên, nhân viên, học sinh
- Nhân viên chăm sóc khách hàng: Đỗ Trung Thức (13/10/1989)
Chuyên ngành: Kỹ sư hàn
Trình độ: Đại học
- Giáo viên trị liệu: Hà Thị Mộng Thuy (10/05/1991)
Chuyên ngành: Tâm lý học
Trình độ: Đại học
Trường đào tạo: Đại học Sư phạm TPHCM
- Giáo viên trị liệu: Nguyễn Thu Thảo
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Trình độ: Đại học
Trường đào tạo: Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn TPHCM
- Giáo viên trị liệu: Nguyễn Thị Ngọc Anh (16/02/1996)
Chuyên ngành: Tâm lý học
Trường đào tạo: Đại học Sư phạm TPHCM
- Giáo viên tâm vận động: Nguyễn Nhật Lộc
Chuyên ngành: Văn thư – lưu trữ
Trường đào tạo: Đại học Sài Gòn
1.4. Tổ chức hoạt động
Sự ra đời của trung tâm Rồng Việt mang lại vai trò không nhỏ đối với cá nhân,
gia đình và cộng đồng.
Trong bối cảnh hiện đại, khi mà trẻ em có nhiều nguy cơ cần phải đối mặt thì
trung tâm Rồng Việt được thành lập như một cơ sở uy tín và đáng tin cậy góp phần
giải quyết các vấn đề của trẻ đồng thời cung cấp các kiến thức liên quan cho các bậc
9
phụ huynh để tạo sự liên kết vá gắn bó giữa trẻ với gia đình, xã hội, qua đó tạo tiền
đề, cơ sở để trẻ phát triển tốt hơn trong tương lai.
Ngoài việc can thiệp trong quá trình điều trị bệnh, công ty Rồng Việt cũng
giáo dục và hướng dẫn trẻ về các hành vi ứng xử đúng đắn như chào hỏi, lễ phép, lịch
sự,…
Những trẻ mắc các vấn đề như chậm nói, tăng động, giảm chú ý hoặc tự kỉ,
chậm phát triển thì thông qua quá trình học tập và can thiệp tạo trung tâm, tình trạng
bệnh được giảm thiểu đáng kể, hơn nữa việc can thiệp sớm khi trẻ còn bé cũng làm
quá trình hòa nhập của trẻ được thuận lợi hơn.
Rồng Việt có đội ngũ giáo viên, chuyên gia nghiên cứu, tư vấn về các vấn đề
liên quan đến các bệnh trạng và hội chứng mà trẻ có thể gặp phải từ đó có hệ thống
can thiệp hoàn chỉnh và tiên tiến, góp phần giảm thiểu hậu quả từ các hội chứng mà
trẻ mắc phải gây ra đối với cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Trung tâm Rồng Việt cũng tăng cường truyền thông các kiến thức, nâng cao
hiểu biết cho trẻ, gia đình và cộng đồng, từ đó gia đình và cộng đồng có thể có những
hành động đúng đắn trong việc tiếp xúc và đối xử với trẻ.
1.6. Các phương pháp can thiệp tại Trung tâm
Trung tâm kết hợp nhiều phương pháp trị liệu. Trong đó ứng dụng chương trình can
thiệp “Từng bước nhỏ một” có cải biến của Th.S Bùi Thị Hương làm chương trình can
thiệp, trị liệu chủ đạo.
1.6.1. Phương pháp Can thiệp nhóm
Giới thiệu về phương pháp: Trẻ tự kỷ, chậm nói và có các vấn đề khác về ngôn ngữ
gặp khó khăn trong giao tiếp và tương tác xã hội. Phương pháp can thiệp nhóm giúp cho
trẻ hòa nhập với trẻ em cùng trang lứa với mục đích kích thích trẻ tương tác qua lại với
các thành viên khác. Thông qua chơi nhóm, trẻ hiểu những cách ứng xử và quy định của
nhóm. Hoạt động của các thành viên chính là những nhân tố kích thích trẻ nhận thức và
bắt chước, các thông điệp lời nói và không lời được truyền trong nhóm tác động đến từng
thành viên, lôi kéo các thành viên tham gia hoạt động. Tình trạng gặp khó khăn trong
giao tiếp và tương tác xã hội được cải thiện dần khi trẻ dần dần chơi tương tác với các
10
thành viên khác trong nhóm. Từ đo giúp trẻ tăng cường tập trung chú ý, biết chơi, biết
nhường nhịn bạn, biết giới hạn…và kích thích trẻ nói khi thi đua nhau hay bắt chước
nhau nói.
Mô tả tiến trình của một tiết can thiệp nhóm (nội dung và trình tự có thể thay đổi khác
nhau để phù hợp với đặc điểm của những trẻ tham gia tiết học):
- Số lượng trẻ tham gia: khoảng 3-6 trẻ
- Số lượng chuyên viên/giáo viên: 1-2 chuyên viên.
- Mỗi chuyên viên/giáo viên sẽ giám sát 3 – 4 trẻ và cùng phối hợp để hướng dẫn, theo
sát từng trẻ trong mỗi hoạt động.
- Khi bắt đầu tiết học, mỗi trẻ đứng lên chào giáo viên, chào các bạn, tự giới thiệu
về bản thân (tên, tuổi…) (Kỹ năng tự giới thiệu bản thân).
- Mỗi trẻ hát một bài hát cùng giáo viên và các bạn.
- Tất cả trẻ cùng chơi trò “Con thỏ - Ăn cỏ - Uống nước - Chui vào hang - Đi ngủ” với
các động tác giúp trẻ rèn luyện phản xạ (Kỹ năng chơi tương tác).
- Giáo viên cho trẻ chơi theo chủ đề “Đi siêu thị” để nhận biết và chọn đúng loại trái
cây (Kết hợp rèn luyện kỹ năng hình thành tính phản xạ nhanh cho trẻ và kỹ năng đợi đến
lượt mình trong khi chơi – chơi luân phiên).
- Trẻ cùng chơi xếp hình khối với các bạn khác theo sự hướng dẫn của giáo viên qua đó
giúp trẻ hình thành kỹ năng chơi luân phiên.
1.6.3. Phương pháp Can thiệp cá nhân
Giới thiệu về phương pháp: Can thiệp cá nhân là phương pháp tương tác trực tiếp 1-
1 giữa cá nhân trẻ và chuyên viên tâm lý. Chuyên viên tâm lý nắm rõ các vấn đề mà trẻ
gặp phải từ đó chủ động sử dụng những phương pháp để khắc phục các khiếm khuyết của
trẻ đồng thời trang bị những kiến thức cần thiết cho quá trình hòa nhập của trẻ.
Mô tả tiến trình của một tiết can thiệp cá nhân:
Số lượng trẻ tham gia: 1
Số lượng giáo viên/ chuyên viên: 1
- Giáo viên yêu cầu bé tự lấy bàn, ghế và hướng dẫn bé giúp mình lấy giáo cụ nhằm
giúp bé củng cố kỹ năng tự giác và tự phục vụ bản thân.
11
Tập cho bé có thói quen xin phép bằng cách dạy trẻ nói: “Xin thầy/cô cho con học bài”.
- Trẻ chào giáo viên và giáo viên sẽ hỏi trẻ một số câu hỏi về bản thân như họ tên,
tuổi của trẻ, tên giáo viên, tên ba mẹ, địa chỉ nhà, số điện thoại…để ôn lại cho trẻ những
thông tin cá nhân của bản thân.
- Đối với những bé mới, không tự trả lời được các câu hỏi về bản thân, giáo viên
phải hướng dẫn trẻ và yêu cầu trẻ lặp lại các câu đơn giản như: “Con tên…”,
“Con…tuổi”,…
- Đối với những bé đã tự mình trả lời được những câu hỏi về bản thân, giáo viên có
thể hỏi bé them một số câu hỏi khác: “Sáng nay con ăn gì?”, “Ai chở con đi học?”, “Tối
qua con ăn gì?”, “Tối qua con ngủ với ai?”,.. để kiểm tra trí nhớ của trẻ.
- Tiếp đó, giáo viên cho trẻ hát một bài hát ( giáo viên có thể cùng vỗ tay và hát với
trẻ).
- Cho trẻ ngồi. Chú ý tư thế ngồi: ngồi thẳng, thoải mái, hướng về phía trước.
- Giáo cụ dạy trẻ giáo viên thường đặt bên tay phải, sau khi học xong bé tự đem
giáo cụ đặt sang bên trái. (Để trẻ biết được đâu là điểm khởi đầu/kết thúc).
- Sau đó, chuyên viên/giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ học các nội dung liên quan đến
Toán học, Tiếng Việt, Vận động tinh, Tri giác hình dạng, Nhận thức xung quanh, Kỹ
năng sống… thông qua các giáo cụ như hình ảnh, mô hình, sách truyện…Tùy theo những
khiếm khuyết của trẻ mà bài học sẽ nhấn mạnh vào nội dung nào. Ví dụ nếu trẻ có vấn đề
về ngôn ngữ hoặc mắc chứng tự kỷ thì giáo viên sẽ chú trọng việc trò chuyện, giao tiếp
cùng trẻ. Còn nếu trẻ chậm phát triển trí tuệ thì nội dung bài học sẽ đặt trọng tâm vào
việc giúp trẻ đạt được những nền tảng kiến thức cơ bản, những kỹ năng cần thiết nhất
như giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng đọc – viết...
1.6.4. Phương pháp Tâm vận động
Giới thiệu về phương pháp: Vận động (hoạt động) của cơ thể sẽ dẫn đến sự nhanh
nhạy hệ thần kinh và tác động đến phát triển tâm lý, vận động về cơ thể càng tăng thì vận
động về tâm lý sẽ tăng theo. Phát triển vận động thì phát triển tâm lý và ngược lại, phát
triển tâm lý sẽ kéo theo sự phát triển vận động. Vận động hướng trẻ
12
đến những hoạt động tâm lý có ý nghĩa cho chính trẻ và cho những người xung quanh. Vì
vận động của cơ thể trong khi chơi sẽ khơi dậy trẻ hứng thú hoạt động, nâng cao động cơ
kích thích trẻ nói, tạo cảm xúc tích cực ở trẻ khi học nói.
Phương pháp Tâm vận động là một phương pháp giáo dục dựa vào sự quan sát và
sử dụng các giác quan một cách hợp lý để kích thích các khả năng của trẻ em.
Thông qua sự vận động trong các trò chơi, các em dần dần hoàn thiện những kỹ
năng còn yếu của mình. Phương pháp này dựa trên sự hứng thú, vui vẻ và tự nguyện của
trẻ qua các trò chơi.
Mô tả phương pháp tâm vận động tại trung tâm:
Số lượng trẻ tham gia: 1
Số lượng giáo viên/ chuyên viên: 1
Thời gian thực hiện các bài tập: khoảng 15 phút đối với các bé không gặp vấn đề
liên quan đến hành vi tăng động và khoảng trên 15 phút đến 30 phút đối với các bé
có hành vi tăng động.
Mỗi bé sẽ được chuyên viên hướng dẫn thực hiện các bài tập. Bài tập được chia làm
2 dạng: bài tập cơ bản và bài tập nâng cao (Nội dung bài tập cơ bản hoặc nâng cao phụ
thuộc vào kết quả bài test của bé).
Các bài tập cơ bản dành cho đa số các bé như bò, lộn mèo, bắt chéo hai chân, leo
cầu thang, lăn bóng, nhún bóng, ném lượm bóng, ngồi cầu trượt, mát-xa cơ thể… Các bài
tập nâng cao như đứng một chân, nhảy ếch… thường dành cho các bé lớn hoặc có hành
vi tăng động.
Ngoài việc trị liệu tâm vận động tại trung tâm, trung tâm còn tổ chức các buổi hoạt
động ngoài trời với các hoạt động cho trẻ như đi xe đạp, quan sát thực tế.
Mục đích của các bài tập trong phương pháp tâm vận động nhằm giúp trẻ tăng
cường khả năng vận động, giữ thăng bằng, tăng sức bền, tăng khả năng hợp tác với người
khác… Riêng bài tập mát-xa cơ thể còn giúp trẻ nhận biết các bộ phận trên cơ thể, nhận
biết các giác quan và cảm giác cơ thể.
13
PHẦN 2. NỘI DUNG KIẾN TẬP CÁ NHÂN
Thời gian kiến tập từ 11/02/2019 đến 11/03/2019
2.1. Kế hoạch kiến tập toàn đợt
Họ và tên sinh viên thực tập: TRẦN THIỆN TÂM
Khoa: Tâm lý học
Nơi thực tập: Công ty cổ phần đầu tư Giáo dục và Đào tạo Quốc tế Rồng Việt
Vị trí thực tập: Hỗ trợ chuyên viên tâm lý tại Trung tâm.
Họ và tên người hướng dẫn: NGUYỄN THỊ NGỌC ANH
Phê duyệt của người hướng dẫn
……,ngày……tháng …… năm 201……
Sinh viên kí tên
2.2. Kế hoạch kiến tập trong từng tuần
2.2.1. Tuần 1
Họ và tên sinh viên thực tập: TRẦN THIỆN TÂM
Khoa: Tâm lý học
Nơi thực tập: Công ty cổ phần đầu tư Giáo dục và Đào tạo Quốc tế Rồng Việt
Vị trí thực tập: Hỗ trợ chuyên viên tâm lý tại Trung tâm.
Họ và tên người hướng dẫn: NGUYỄN THỊ NGỌC ANH
Thứ
Ngày,
tháng
Nội dung công việc Người phối hợp
Ghi
chú
14
2
11/02/19
- Tham quan các phòng trị
liệu (Phòng giáo dục hòa
nhập, phòng trị liệu âm nhạc,
phòng can thiệp cá nhân) và
tìm hiểu cách thức hoạt động
ở Trung tâm.
- Quan sát và ghi chép ca can
thiệp ở phòng giáo dục hòa
nhập.
- Làm quen với giáo viên,
chuyên viên ở Trung tâm.
- Quan sát cách thức tổ chức
các phương pháp can thiệp.
- Chuyên viên Kim Liên
- Chuyên viên Khánh
Hằng
- Chuyên viên Thái Ngọc
3
12/02/19
Buổi sáng:
- Quan sát ca can thiệp cá
nhân, trị liệu âm nhạc, hòa
nhập.
 11h-11h20: Quan sát
các chuyên viên cho bé
ăn cơm trưa
 11h30: Ăn cơm tại
trung tâm
Buổi chiều:
12h – 13h45: cho các bé
ngủ trưa và ngủ cùng các bé.
- Quan sát và ghi chép giờ
can thiệp ở phòng trị liệu âm
nhạc, can thiệp cá nhân, giáo
dục hòa nhập.
- Chuyên viên Khánh
Hằng
- Chuyên viên Mai Anh
- Chuyên viên Thái
Ngọc
15
4
13/02/201
9
Buổi sáng:
- Quan sát và ghi chép giờ
can thiệp ở phòng hòa nhập,
can thiệp nhóm, can thiệp cá
nhân, tâm vận động.
 11h-11h20: Quan sát
các chuyên viên cho bé
ăn cơm trưa
 11h30: Ăn cơm tại
trung tâm
Buổi chiều:
12h – 13h45: cho các bé
ngủ trưa và ngủ cùng các bé.
13h45-14h: cho bé dậy
uống sữa
- Quan sát, ghi chép giờ can
thiệp ở phòng hòa nhập.
- Nghe trình bày về thời
gian, cách thức hoạt động, các
phòng ban và chức năng từng
phòng, các phương pháp can
thiệp tại trung tâm.
- Chuyên viên Khánh
Hằng
- Chuyên viên Thiện Sỹ
- Chuyên viên
Anh Quốc
- Chuyên viên Thái
Ngọc
5
14/02/201
9
Buổi sáng:
- Quan sát và ghi chép ca can
thiệp nhóm, giáo dục hòa
nhập, can thiệp cá nhân.
 11h-11h20: Quan sát
các chuyên viên cho bé
- Chuyên viên Khánh
Hằng
- Chuyên viên Thái
Ngọc
- Chuyên viên Mỹ
16
ăn cơm trưa
 11h30: Ăn cơm tại
trung tâm
Buổi chiều:
12h – 13h45: cho các bé
ngủ trưa và ngủ cùng các bé.
13h45-14h: cho bé dậy
uống sữa
- Quan sát, ghi chép ca can
thiệp ở phòng trị liệu âm
nhạc, giáo dục hòa nhập.
- Chuyên viên Loan
- Chuyên viên Ngoan
6
15/02/201
9
Buổi sáng:
- Quan sát và ghi chép ca can
thiệp cá nhân, giáo dục hòa
nhập, tâm vận động.
 11h-11h20: Quan sát
các chuyên viên cho bé
ăn cơm trưa.
 11h30: Ăn cơm tại
trung tâm
Buổi chiều:
12h – 13h45: cho các bé
ngủ trưa và ngủ cùng các bé.
13h45-14h: cho bé uống
sữa
- Quan sát, ghi chép giờ
can thiệp ở phòng trị liệu âm
nhạc, giáo dục hòa nhập, trị
liệu âm nhạc.
- Chuyên viên Khánh
Hằng
- Chuyên viên Thái
Ngọc
- Chuyên viên Huỳnh
Ghem
- Chuyên viên Thiện Sỹ
- Chuyên viên Anh
Quốc
17
Phê duyệt của
người hướng
dẫn
………,ngày…
…tháng ……
năm 201……
Sinh viên kí
tên
18
2.2.2. Tuần 2
Họ và tên sinh viên thực tập: TRẦN THIỆN TÂM
Khoa: Tâm lý học
Nơi thực tập: Công ty cổ phần Đầu tư và Giáo dục Quốc tế Rồng Việt
Vị trí thực tập: Hỗ trợ chuyên viên tâm lý tại Trung tâm.
Họ và tên người hướng dẫn: NGUYỄN THỊ NGỌC ANH
Thứ Ngày, tháng
Nội dung công
việc
Người phối
hợp
Ghi chú
2
18/02/2019
Buổi sáng:
- Được phân
công quan sát 2
bé ( A.H và M.T)
- Tham gia hỗ trợ
ca can thiệp trị
liệu âm nhạc
- Tham gia hỗ trợ
ca can thiệp cá
nhân. Quan sát và
trao đổi với giáo
viên phụ trách về
lịch học, tiểu sử,
tình hình hiện tại
và sự tiến bộ của
bé A.H
- Tham gia hỗ
trợ ca can thiệp
nhóm
- Cho bé A.H ăn
cơm trưa
Buổi chiều:
- Chuyên viên
Mai Anh
- Chuyên viên
Khánh Hằng
- Chuyên viên
Huệ
- Chuyên viên
Kim Thanh
19
- Tham gia ca
can thiệp cá nhân.
Quan sát và trao
đổi với giáo viên
phụ trách về lịch
học, tiểu sử, tình
hình hiện tại và sự
tiến bộ của bé
M.T.
- Tham gia hỗ trợ
ca trị liệu âm
nhạc.
- Tham gia hỗ trợ
ca can thiệp giáo
dục hòa nhập.
Hướng dẫn các bé
tô màu và tập
viết. Quan sát, trò
chuyện với bé
M.T.
20
3
19/02/2019
Buổi sáng:
- Tham gia hỗ trợ
ca can thiệp
nhóm.
- Tham gia hỗ trợ
ca can thiệp giáo
dục hòa nhập
- Quan sát và ghi
chép trong ca can
thiệp tâm vận
động.
- Cho bé A.H ăn
cơm.
Buổi chiều:
- Quan sát, tiếp
xúc trò chuyện
với bé A.H ở tiết
học can thiệp cá
nhân.
- Tham gia hỗ trợ
ca trị liệu âm
nhạc.
- Tham gia hỗ trợ
ca can thiệp
nhóm.
- Chuyên viên
Khánh Hằng
- Chuyên viên
Huệ
- Chuyên viên
Thái Ngọc
- Chuyên viên
Diễn
- Chuyen viên
Mai Anh
- Chuyên viêṇ
Loan
- Chuyên viên
Hiển
- Chuyên viên
Kim Thanh
21
4
20/02/2019
Buổi sáng:
- Tiếp xúc, trò
chuyện với bé
M.T ở phòng giáo
dục hòa nhập.
Hướng dẫn bé tập
viết, tô màu.
- Tham gia hỗ trợ
ca can thiệp
nhóm.
- Cho bé A.H ăn
cơm
Buổi chiều:
- Quan sát, tiếp
xúc với bé A.H
- Tham gia vào
ca can thiệp trị
liệu âm nhạc
- Tiếp xúc trò
chuyện với bé
M.T.
- Chuyên viên
Khánh Hằng
- Chuyên viên
Mai Anh
- Chuyên viên
Phan Thanh
- Chuyên viên
Hiển
5
21/02/2019
Buổi sáng:
- Tham gia vào
ca can thiệp giáo
dục hòa nhập.
Quan sát và ghi
chép.
- Chuyên viên
Khánh Hằng
- Chuyên viên
Huệ
- Chuyên viên
Diễn
22
- Quan sát và ghi
chép ở ca vận
động.
- Cho bé A.H ăn
cơm
Buổi chiều:
- Tham gia hỗ trợ
ca can thiệp
nhóm. Quan sát
bé A.H.
- Quan sát ca can
thiệp cá nhân.
Tìm hiểu và ghi
chép thông tin.
- Chuyên viên
Mai Anh
- Chuyên viên
Thiện Sỹ
- Chuyên viên
Anh Quốc
23
6
22/02/2019
Buổi sáng:
- Quan sát, trò
chuyện tiếp xúc
với bé A.H.
- Tham gia hỗ trợ
ca can thiệp giáo
dục hòa nhập.
Hướng dẫn các bé
tô màu, tập viết.
Quan sát bé M.T.
- Quan sát và ghi
chép ở phòng tâm
vận động.
- Cho bé A.H ăn
cơm. Ngủ cùng
bé.
Buổi chiều:
- Tham gia hỗ trợ
ca trị liệu âm
nhạc
- Tham gia hỗ trợ
ca can thiệp
nhóm.
- Tham gia hỗ trợ
ca can thiệp giáo
dục hòa nhập.
Quan sát, trò
chuyện với bé
M.T.
- Chuyên viên
Mai Anh
- Chuyên viên
Khánh Hằng
- Chuyên viên
Thiện Sỹ
- Chuyên viên
Anh Quốc
- Chuyên viên
Thảo
Phê duyệt của người hướng dẫn …
24
…
…
…
,
n
g
à
y
…
…
t
h
á
n
g
…
…
n
ă
m
2
0
1
…
…
S
i
n
25
2.2.3. Tuần 3
Họ và tên sinh viên thực tập: TRẦN
THIỆN TÂM
Khoa: Tâm lý học
Nơi thực tập: Công ty cổ phần Đầu tư và
Giáo dục Quốc tế Rồng Việt
Vị trí thực tập: Hỗ trợ chuyên viên tâm lý
tại Trung tâm.
Họ và tên người hướng dẫn: NGUYỄN
THỊ NGỌC ANH
h
v
i
ê
n
k
í
t
ê
n
Thứ
Ngày
Tháng
Nội dung công
việc
Người phối hợp Ghi chú
2
25/02/2019
Buổi sáng:
- Hỗ trợ phòng
giáo dục hòa nhập.
Quan sát và ghi
chép.
- Hỗ trợ phòng
can thiệp nhóm.
Quan sát bé A.H
- Cho bé A.H ăn
cơm trưa và ngủ
cùng bé.
Buổi chiều:
- Tham gia hỗ trợ
ca can thiệp nhóm.
- Tham gia hỗ trợ
phòng giáo dục
- Chuyên viên
Khánh Hằng
- Chuyên viên
Mai Anh
- Chuyên viên
Dung
- Chuyên viên
Kim Thanh
26
hòa nhập. Hướng
dẫn các bé tô màu,
tập viết.
3
26/02/2019
A.H can thiệp cá
nhân
Buổi sáng:
- Thực hành can
thiệp cá nhân với
trẻ đã lựa chọn
(Bé A.H)
- Tham gia hỗ trơ
phòng giáo dục
hòa nhập. Quan
sát và ghi chép.
- Quan sát, ghi
chép ca can thiệp
vận động
- Cho bé A.H ăn
cơm trưa và ngủ
trưa cùng bé.
Buổi chiều:
- Quan sát, ghi
chép ca giáo dục
hòa nhập.
- Tham gia hỗ trợ
ca trị liệu âm
nhạc.
- Chuyên
viên Khánh
Hằng
- Chuyên
viên Vy Na
- Chuyên
viên Mai Anh
4
27/02/2019
Buổi sáng:
- Tham gia hỗ trợ
- Chuyên viên
Mỹ
27
ca can thiệp nhóm
- Tham gia hỗ trợ
ca trị liệu âm
nhạc. Quan sát bé
A.H.
- Quan sát, ghi
chép ca can thiệp
vận động. Tiếp
xúc, trò chuyện
với bé M.T.
- Cho bé A.H ăn
và ngủ trưa cùng
bé
Buổi chiều:
- Quan sát, ghi
chép ở phòng giáo
dục hòa nhập.
Hướng dẫn các bé
tô màu, tập viết.
- Tham gia hỗ trợ
ca can thiệp nhóm.
- Chuyên viên
Khánh Hằng
- Chuyên viên
Phan Thanh
- Chuyên viên
Mai Anh
- Chuyên viên
Loan
5
28/02/2019
Buổi sáng:
- Quan sát, ghi
chép ca can thiệp
cá nhân.
- Quan sát, ghi
chép ở ca can
thiệp giáo dục hòa
nhập.
- Quan sát, ghi
chép ca can thiệp
- Chuyên viên
Khánh Hằng
- Chuyên viên
Mai Anh
- Chuyên viên
Diễn
- Chuyên viên
Thiện Sỹ
- Chuyên viên
Anh Quốc
28
tâm vận động
- Cho bé A.H ăn
và ngủ trưa cùng
bé.
Buổi chiều:
- Tham gia hỗ trợ
ca can thiệp trị
liệu âm nhạc.
- Tham gia hỗ trợ
ca can thiệp nhóm.
6
01/03/2019
Buổi sáng:
- Tham gia hỗ trợ
ca can thiệp nhóm
- Tham gia hỗ trợ
ca can thiệp giáo
dục hòa nhập.
Tiếp xúc, trò
chuyện với bé
M.T
- Cho bé A.H ăn
và ngủ trưa cùng
bé.
Buổi chiều:
- Tham gia vào
ca trị liệu âm nhạc
- Tham gia hỗ trợ
can thiệp nhóm.
- Chuyên viên
Khánh Hằng
- Chuyên viên
Mai Anh
- Chuyên viên
Huỳnh Ghem
- Chuyên viên
Phương Thảo
- Chuyên viên
Mỹ
Phê duyệt của người hướng dẫn …
…
,
29
n
g
à
y
…
…
t
h
á
n
g
…
…
n
ă
m
2
0
1
…
…
S
i
n
h
v
i
ê
n
k
í
30
2.2.4. Tuần 4
Họ và tên sinh viên thực tập: TRẦN
THIỆN TÂM
Khoa: Tâm lý học
Nơi thực tập: Công ty cổ phần Đầu tư và Giáo dục Quốc tế Rồng Việt
Vị trí thực tập: Hỗ trợ chuyên viên tâm lý tại Trung tâm.
Họ và tên người hướng dẫn: NGUYỄN THỊ NGỌC ANH
t
ê
n
Thứ
Ngày
tháng
Nội dung công việc Người phối hợp
Ghi
chú
2
04/03/19
Buổi sáng:
- Tham gia hỗ trợ can thiệp
giáo dục hòa nhập. Quan sát,
ghi chép
- Quan sát, ghi chép ca can
thiệp tâm vận động
- Cho bé A.H ăn và ngủ trưa
cùng bé.
Buổi chiều:
- Tham gia hỗ trợ can thiệp
nhóm.
- Tham gia hỗ trợ can thiệp
trị liệu âm nhạc.
- Chuyên viên Khánh Hằng
- Chuyên viên Huệ
- Chuyên viên Thiện Sỹ
- Chuyên viên Anh Quốc
- Chuyên viên Mai Anh
- Chuyên viên Hoa
31
3
05/03/19
Buổi sáng:
- Tham gia hỗ trợ can thiệp
nhóm.
- Quan sát, ghi chép trong ca
can thiệp cá nhân.
- Cho bé A.H ăn, ngủ trưa
cùng bé
Buổi chiều:
- Quan sát, ghi chép trong
phòng giáo dục hòa nhập
- Tham gia hỗ trợ ca can
thiệp nhóm.
- Chuyên viên Khánh Hằng
- Chuyên viên Hiển
- Chuyên viên Huệ
- Chuyên viên Kim Nhật
4
06/03/19
Buổi sáng:
- Tham gia vào hỗ trợ can
thiệp nhóm
- Quan sát, ghi chép trong
phòng tâm vận động
- Cho bé A.H ăn trưa và ngủ
cùng bé
Buổi chiều:
- Tham gia hỗ trợ phòng trị
liệu âm nhạc
- Quan sát, ghi chép trong
phòng can thiệp giáo dục hòa
nhập. Hướng dẫn bé M.T tập
viết.
- Chuyên viên Mỹ
- Chuyên viên Lê Hằng
- Chuyên viên Kim Nhật
- Chuyên viên Thiện Sỹ
- Chuyên viên Anh Quốc
- Chuyên viên Khánh Hằng
- Chuyên viên Huệ
5
07/03/19
Buổi sáng:
- Quan sát, ghi chép trong
phòng can thiệp giáo dục hòa
nhập và vận động
- Chuyên viên Khánh Hằng
- Chuyên viên Huệ
- Chuyên viên Mai Anh
- Chuyên viên Lê Hằng
32
- Cho bé A.H ăn và ngủ
cùng bé.
Buổi chiều:
- Tham gia hỗ trợ phòng trị
liệu âm nhạc
- Tham gia hỗ trợ can thiệp
nhóm.
- Chuyên viên Kim Nhật
6
08/03/19
Buổi sáng:
- Quan sát, ghi chép ca can
thiệp giáo dục hòa nhập và
vận động
- Tham gia hỗ trợ ca trị liệu
âm nhạc
- Cho bé A.H ăn và ngủ
cùng bé.
Buổi chiều:
- Tham gia hỗ trợ can thiệp
nhóm
- Quan sát, ghi chép ca can
thiệp giáo dục hòa nhập
- Nghe Giám đốc Trung tâm
báo cáo chuyên môn về Các
phương pháp can thiệp cho
trẻ tại trung tâm.
- Giám đốc Bùi Thị Hương
- Chuyên viên Kim Liên
- Chuyên viên Khánh Hằng
- Chuyên viên Huệ
- Chuyên viên Thiện Sỹ
- Chuyên viên Anh Quốc
- Chuyên viên Tuấn
- Chuyên viên Thái Ngọc
Phê duyệt
của người
hướng dẫn
…………,ngày
……tháng ……
năm 201……
Sinh viên kí
tên
33
PHẦN 3. THU HOẠCH TÌM HIỂU THỰC TẾ ỨNG DỤNG TẠI CƠ SỞ KIẾN
TẬP
3.1. Phương pháp tìm hiểu
- Nghiên cứu hồ sơ tài liệu: đọc sách Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ, Quản
Lý Hành Vi Của Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ.
- Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia, chuyên viên
- Phương pháp quan sát: quan sát lịch sinh hoạt, giảng dạy tại trung tâm, hỗ trợ giáo viên
trong hoạt động dạy trẻ.
- Điều tra thực tế:
Hiện trung tâm có các phòng sau:
1. Phòng sàng lọc, đánh giá và văn phòng.
2. Phòng can thiệp cá nhân: hiện tại có 5 phòng
3. Phòng can thiệp nhóm: 2 phòng
4. Phòng giáo dục hòa nhập ( lầu 2)
5. Phòng tâm vận động ( lầu 2)
6. Phòng y tế và thư viện
7. Nhà bếp và phòng ăn
8. Phòng kho
Các phòng ban ở Trung tâm đều sạch sẽ và gọn gàng, có lắp camera quan sát đầy
đủ. Đặc biệt tất cả các phòng đều có dán dòng chữ “Nhân viên không sử dụng điện thoại
trong giờ làm việc”. Các phòng can thiệp nhóm và can thiệp cá nhân giáo cụ được xếp
ngăn nắp và dễ tìm. Nhà vệ sinh luôn sạch sẽ với sàn được lót gạch và lúc nào cũng có cô
nhân viên lau dọn. Nhà bếp cũng rất sạch sẽ, gọn gàng, có dán lịch trực nhật lau dọn cũng
như thực đơn ăn trưa từng ngày cho nhân viên.
Gần đây trung tâm còn trải thảm cỏ để làm sân chơi ngoài trời cho trẻ.
34
- Quan sát lịch sinh hoạt, can thiệp tại trung tâm, hỗ trợ giáo viên trong hoạt động dạy
trẻ.
- Tiếp xúc, trao đổi với anh chị giáo viên ở trung tâm: Không những môi trường trong
Trung tâm tạo cho em một cảm giác thoải mái mà các anh chị cũng rất thân thiện và nhiệt
tình. Lúc chúng em mới vào trung tâm, các anh chị luôn vui vẻ, tận tình chỉ dẫn, hỏi han
tránh cho chúng em có cảm giác bỡ ngỡ. Anh chị luôn khuyến khích em đặt câu hỏi và
trả lời tường tận, nhiệt tình, dễ hiểu. Trung tâm còn hỗ trợ cho sinh viên kiến tập, thực tập
phần cơm trưa, chúng em được ngồi vào bàn và ăn cơm chung với anh chị ở trung tâm.
Đến giờ nghỉ trưa trung tâm còn cho phép em ở lại nghỉ trưa và có phòng cho em có thể
nằm ngủ, có đầy đủ vật dụng để ngủ trưa (chăn, gối, quạt,..). Lúc rãnh rỗi như giờ nghỉ
trưa hay lúc tan ca, em hay trò chuyện với các anh chị trong trung tâm được nghe anh chị
chia sẻ về những trải nghiệm cũng như khó khăn của nghề.
- Tiếp xúc và đồng hành với trẻ: trong quá trình kiến tập, em có cơ hội tiếp xúc, trò
chuyện và chăm sóc các bé, đặc biệt là hai trường hợp đã chọn quan sát ca. Chỉ một thời
gian ngắn, em đã trải qua nhiều cảm xúc vui, buồn, lo lắng khi đồng hành cùng các em,
đặc biệt đó là tình thương dành cho các em, không biết lúc nào đã lớn dần lên, tạo động
lực cho em hoàn thành trọn vẹn kì kiến tập lần này. Em nghĩ rằng, chính các bé là những
thiên thần đã mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc, tiếp thêm động lực và ngọn lửa yêu
nghề cho các anh chị ở đây.
3.2. Kết quả tìm hiểu: (Kết quả quan sát ca)
3.2.1. Ca thứ 1 (bé A.H)
3.2.1.1. Thông tin cá nhân
Bé A.H, 3 tuổi.
Giới tính: Nam.
Vấn đề của trẻ: Tự kỉ (Khi giáo viên nhận trẻ: rất sợ giao tiếp, không chủ động giao tiếp,
có hành vi ăn vạ rất cao).
Hiện tại: giao tiếp của bé đang dần tiến triển tích cực, vốn từ của bé được củng cố, về mặt
phát âm chưa chuẩn cũng được cải thiện đáng kể.
35
3.2.1.2. Nhật ký quan sát
Ngày 1 (19/02/2019), trong giờ học cá nhân giữa bé và giáo viên phụ trách.
a) Cảm xúc: thoải mái, ổn định.
b) Nhận thức:
- Kỹ năng giới thiệu bản thân: bé biết đứng lên vòng tay chào cô, có thể tự giới thiệu bản
thân qua sự gợi ý của giáo viên: tên, tuổi, trường, tên ba mẹ.
- Giáo viên đặt tay vào người bé hỏi: “Ai đây?”, bé biết trả lời tên bé: “A.H”
- Bé nhận biết và gọi tên được các bộ phận của cơ thể khi giáo viên chỉ vào một bộ phận
nào đó trên người bé. (Ví dụ: giáo viên chỉ vào chân bé và hỏi: “H ơi, đây là cái gì đây
con?”, bé biết trả lời: “Cái chân”).
- Bé rất e ngại trong giao tiếp và không chủ động giao tiếp và thường ngọ nguậy lãng
tránh. (Khi bị bắt giao tiếp bé thường tìm cách quay sang chỗ khác hoặc dài úp mặt
xuống bàn; khi cô yêu cầu bé hát theo cô, bé không hát mà cầm lấy tay cô vỗ tay nhanh
cho mau hết bài hát).
- Giao tiếp bằng mắt kém (bé không nhìn vào mắt giáo viên khi giao tiếp).
- Nhận thức môi trường xung quanh: bé học Động vật hoang dã
+ Bé biết đi lấy giáo cụ giúp cô.
+ Khi cô hỏi: “H ơi, mình học gì đây?”, bé biết lấy ngón trỏ chỉ vào tệp bài giảng và đọc
“Động vật hoang dã”.
+ Khi cô cho bé xem bức ảnh của từng con vật và hỏi bé: “H ơi, con gì đây con?”, bé đều
rất hào hứng trả lời lần lượt từng bức hình ( con ngựa, con nai, con sư tử, con khỉ,….)
- Ngôn ngữ: Bé phát âm chưa rõ và còn ngọng nhiều từ. Cụ thể bé chưa phát âm được
chữ “th”, “r”,… vần “am” và những âm có dấu nặng, dấu hỏi.
- Hết giờ học bé biết thu dọn giáo cụ giúp cô, biết xếp ghế ngay ngắn lại.
c) Hành vi:
- Bé hay mất tập trung, hay quay đi chỗ khác hoặc nằm dài xuống bàn.
36
- Thỉnh thoảng bé có hành vi ăn vạ (ôm đầu, chỉ vào tay, chỉ xuống chân và luôn miệng
kêu: “Đau quá, đau quá”)
Ngày 2 (20/2/2019) Trong giờ can thiệp nhóm:
a) Cảm xúc: thoải mái, ổn định.
b) Nhận thức:
- Kỹ năng giới thiệu bản thân: bé biết đứng lên vòng tay chào cô và các bạn, giới thiệu
được tên, tuổi, trường, tên ba mẹ thông qua sự gợi ý của giáo viên.
- Bé gọi được tên của giáo viên phụ trách và các bạn học cùng nhóm.
- Kỹ năng nhận thức môi trường xung quanh: bé nhận biết được nhiều màu sắc, gọi tên
được nhiều loại trái cây, bắt chước được tiếng kêu của nhiều con vật,…
- Trong lúc chơi đồ dùng nhà bếp:
+ Bé nhận biết và gọi đúng tên một số đồ dùng trong bếp: cái thớt, cái ly, cái bàn, cái
chảo, bếp gas, cái nồi,…
+ Bé biết vờ đặt nồi lên bếp, đặt cá vào nấu.
+ Bé vờ lấy ly uống nước; vờ lấy bánh mì đặt lên thớt và lấy dao cắt bánh mì ra.
+ Khi nghe cô bảo: “Dọn cơm”. Bé cùng các bạn bày bãn ghế ra, đặt chén lên bàn.
+ Khi cô bảo: “H ơi, ăn cơm đi con”, bé vờ xúc cơm và nhai, cô hỏi: “Ngon không?”, bé
trả lời: “Ngon quá”.
+ Khi cô bảo: “H ơi, cho cô ăn cá với”, bé vờ đưa cá vào miệng cô.
- Khả năng nghe hiểu của bé tốt. Khi bé làm rơi đồ chơi, cô bảo: “H ơi nhặt cái ly lên cho
cô”, bé nhanh chóng nhặt lên.
- Cuối giờ, bé biết tự xếp ghế vào ngay ngắn.
c) Hành vi:
- Thỉnh thoảng vẫn mất tập trung và có hiện tượng ăn vạ.
Ngày 3: (21/2/2019)
37
*Trong giờ cá nhân giữa bé và giáo viên phụ trách:
a) Cảm xúc: thoải mái, ổn định.
b) Nhận thức:
- Kỹ năng giới thiệu bản thân: bé biết đứng lên vòng tay chào cô, có thể tự giới thiệu bản
thân qua sự gợi ý của giáo viên: tên, tuổi, trường, tên ba mẹ. Trả lời được một số câu hỏi
của giáo viên: Ai đưa con đi học? Địa chỉ trường học ở đâu? (bé lặp lại theo lời của giáo
viên).
- Bé nhận biết và dùng tay chỉ được các bộ phận của cơ thể (tóc, đầu, mắt, mũi, miệng,
lưỡi, răng, cổ, vai, lưng, bụng, rốn, bàn tay, đầu gối, bàn chân, áo quần,…)
- Biết dùng tay chỉ đồng hồ trên tường và trả lời được đồng hồ để xem giờ.
- Ngôn ngữ: bé còn nói ngọng nhiều, bé hay nói bỏ các từ đầu khi nói câu 3-4 chữ. Ví dụ:
“Phương tiện giao thông” bé chỉ đọc “giao thông”.
- Giao tiếp:
+Khi hỏi bé: “H ơi, tay con bị gì đây?”. Bé biết lấy tay chỉ vết thương trả lời:” Muỗi cắn,
muỗi cắn”.
+ Khi giáo viên đặt tay vào người bé hỏi: “Ai đây?”, bé biết trả lời: “A.H”.
+ Bé biết gọi đúng tên giáo viên đang dạy bé. Khi hỏi bé: “H ơi ai đây?”, bé biết trả lời:
“Cô Mai Anh”.
- Vận động tinh: cuối giờ cô cho bé tập viết chữ cái và tô màu con vật quen thuộc.
+ Bé có thể tự cầm bút chì/bút màu viết/tô được nhưng bé không muốn viết một mình.
Giáo viên phải cầm hờ tay và nhắc nhở bé.
+ Khi biết sai, bé biết cầm tẩy xóa chữ sai, nhưng chưa biết dùng tay phủi sạch bụi tẩy.
+ Nét chữ của bé còn rất nhạt khi bé tự viết một mình, cũng như tô màu chưa được khéo
khi tự tô.
- Khả năng bắt chước và biểu hiện cảm xúc của bé khá tốt (biết cười khi vui vẻ; há miệng
và mở mắt to khi ngạc nhiên; hay biết che mặt khi xấu hổ,…)
38
- Khả năng cảm nhận: bé cảm nhận được thái độ đồng ý/ không đồng ý, yêu thương/ tức
giận thông qua sắc mặt cũng như giọng nói của giáo viên. Khi đó bé sẽ biết lúc nào bé
làm đúng, làm sai, lúc nào cô đang giận mà bé tỏ ra vui vẻ hào hứng hay sợ hãi.
+ Khi bé làm đúng, cô mềm dịu, cười và khen bé giỏi, ôm bé vào lòng;
+ Khi bé làm sai, giọng cô gắt lên, mắt cô nhìn bé thật nghiêm, bé nhìn và biết cô đang
giận.
- Thỉnh thoảng bé hay bắt chước theo động tác của cô và cười thích thú (dùng tay chải
tóc, dùng tay vỗ vai an ủi khi bạn buồn,..).
- Khi một thầy/ cô khác vào phòng, bé gọi tên thầy/cô mà bé biết.
c) Hành vi:
- Bé vẫn có lúc mất tập trung không nhìn vào tranh và giáo viên phải gọi tên bé, nhắc nhở
nhiều lần.
*Trong giờ can thiệp nhóm:
a) Cảm xúc: lúc đầu bé vui vẻ, nhưng sau khi bị cô la vì mất tập trung bé bắt đầu quấy
khóc rồi im lặng.
b) Nhận thức:
- Kỹ năng giới thiệu bản thân: bé biết đứng lên vòng tay chào cô, có thể tự giới thiệu bản
thân qua sự gợi ý của giáo viên: tên, tuổi, trường, tên ba mẹ.
- Kỹ năng nhận thức môi trường xung quanh: bé gọi tên được nhiều loài cá, nhiều loại rau
và các phương tiện giao thông. Bé còn biết phương tiện nào bay ở trên không (máy bay
trực thăng), phương tiện nào chạy dưới nước ( tàu thủy chở khách, cano,...), và phương
tiện nào trên bờ ( taxi, xe máy, xe đạp,...)
- Khi giáo viên cho bé chơi trò xếp hình khối, bé xếp được hình một đoàn tàu nhỏ.
- Thỉnh thoảng bé nhìn quanh và gọi tên các bạn trong nhóm.
Ngày 4 (22/2/2019) trong giờ trị liệu âm nhạc:
a) Cảm xúc: khá vui vẻ, hào hứng.
39
b) Nhận thức:
- Bé khá tập trung nhìn lên màn hình máy tính và tỏ vẻ chăm chú, thích thú.
- Bé thích thú bắt chước những động tác trên máy: đánh răng, lau mặt, chải tóc….
- Bé nhận biết được đa số các chữ cái, chữ số và nhiều hình ảnh: con bò, con gà, con
mèo, quả cà chua, quả chuối,…
- Bé tập trung và trả lời rất nhanh câu hỏi của giáo viên.
- Bé nghe tiếng kêu của con vật và biết được con đó là con gì (gà trống gáy
“ò…ó…o…o”, mèo kêu “meo…meo”).
- Phát âm to, rõ những từ ngữ quen thuộc, tuy nhiên một số từ bé còn nói ngọng.
- Đôi lúc bé mất tập trung, đặt chân lên ghế, quay sang chỗ khác.
- Thỉnh thoảng bé nhìn xung quanh quan sát và cười với các bạn.
- Khi hết tiết học, bé biết chào cô phụ trách phòng máy, vẫy tay tạm biệt các bạn và xin đi
học bài.
3.2.1.3. Kết luận
Sau quá trình can thiệp cá nhân, can thiệp nhóm, trị liệu âm nhạc và trị liệu tâm vận
động, đến thời điểm hiện tại bé A.H đã đạt được một số thành tựu đáng kể, đặc biệt là
mặt giao tiếp đã phát triển tích cực hơn, giảm hành vi ăn vạ. Bé đã hình thành khả năng
sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, có khả năng diễn đạt nhu cầu của mình, bé biết cách
tương tác với giáo viên và các bạn học khác. Bé đã biết gọi tên và cười với các bạn xung
quanh mình, cũng như biết gọi bạn nào bé thích chơi chung với mình. Những thói quen
trong quy tắc giao tiếp dần được củng cố như: khi giao tiếp như chỉ nói hoặc chơi khi
được mời hay đến lượt mình; biết nhường nhịn bạn, không giành đồ chơi của bạn; biết
chào hỏi, lễ phép với giáo viên và người lớn tuổi hơn…
Về ngôn ngữ: hiện tại bé đã nói được nhiều từ, cụm từ, các câu 3-4 từ, nhưng vẫn còn hạn
chế ở việc còn nói ngọng và phát âm chưa rõ ở một số từ. Bé có khả năng đánh vần, tuy
nhiên chưa nói rõ âm có dấu hỏi, dấu nặng. Bên cạnh đó, bé chưa phát âm được chữ “th”
với chữ “r”, Chưa phát âm rõ cần “am”, “on”, “ơm”....
Về nhận thức:
40
- Có khả năng nghe – hiểu và làm theo yêu cầu giáo viên
- Bé đã được hình thành và củng cố nhiều kỹ năng như:
 Giới thiệu bản thân: bé nói được tên, tuổi, trường, tên ba mẹ
 Kỹ năng tự phục vụ bản thân (tự lập): Bé đã thành thạo các thói quen được tập
luyện hằng ngày: đánh răng, rửa mặt, tự đi vệ sinh, rửa tay sau khi đi vệ sinh; tự cởi quần
áo nhưng cần sự hỗ trợ của giáo viên; thu dọn và cất giáo cụ sau khi học bài xong; xếp
ghế ngay ngắn khi học bài xong; tự dọn chén sau khi ăn cơm xong: nhặt rác và bỏ rác vào
thùng đúng nơi quy định; xin phép giáo viên khi muốn làm gì đó.
 Nhận thức môi trường xung quanh: nhận biết được các bộ phận trên cơ thể và
nhiều hình dạng, màu sắc, con vật, đồ vật…
- Bé đọc được 29 chữ cái tiếng Việt, bé đếm được từ 1-130
- Nhận biết những màu sắc cơ bản, bao gồm cả trắng đen.
Về phần vẽ – nặn:
- Hiện tại bé có thể vẽ hình tròn, nét thẳng đứng, nét ngang, tô màu và nặn đất sét thành
hình dạng ở mức độ đơn giản (hình tam giác, hình tròn,..) .
- Khả năng cầm bút: bé có thể tự viết được nhưng còn ỷ lại vào giáo viên, cần giáo viên
cầm tay. Biết tự cầm tẩy để xóa, nhưng chưa biết dùng tay phủi bụi tẩy
Về vận động:
- Bé có thể thực hiện các bài tập cơ bản như nhảy lò cò một chân 7 cái/lượt; nắm thả bàn
tay; thay đổi vận tốc (đi nhanh, đi chậm, đừng lại) theo sự điều khiển của giáo viên.
- Cắt bằng kéo: bé có thể cầm kéo và cắt được theo một đường thẳng. Bé cũng có thế cắt
được hình vuông, hình tam giác theo sự hưởng dãn của giáo viên, nhưng cắt chưa thạo và
đẹp như đường thẳng.
- Hình khối: bé chơi với hình khối và xếp được đoàn tàu, bức tường, ngôi nhà dạng đơn
giản; bé xếp chồng được 10/10 ống tròn lên cao.
41
3.2.2. Ca thứ 2 (bé M.T)
3.2.2.1. Thông tin cá nhân
Bé M.T, 9 tuổi.
Giới tính: Nữ.
Vấn đề của trẻ: Chậm phát triển ngôn ngữ (Tình trạng của trẻ lúc mới vào nhập học:….)
Hiện tại: bé đã nói được nhiều từ và các câu 3-4 từ, phát âm có thể nghe được, tuy nhiên
còn nói ngọng và chưa được rõ. Bé rất thoải mái, vui vẻ khi tiếp xúc với những người
thân thuộc với mình như giáo viên phụ trách và các bạn học cùng phòng.
3.2.2.2. Nhật ký quan sát
Ngày 1 (19/02/2019), trong giờ học cá nhân giữa bé và giáo viên phụ trách.
a) Cảm xúc: ổn định, thoải mái.
b) Nhận thức:
- Kỹ năng phục vụ bản thân: Bé biết giúp cô lấy và thu dọn giáo cụ. Biết tự lấy bàn ghế
ngồi học và xếp lại ngay ngắn khi học xong.
- Kỹ năng giới thiệu bản thân: bé biết đứng lên vòng tay chào cô, có thể tự giới thiệu bản
thân qua sự gợi ý của giáo viên: tên, tuổi, trường, tên ba mẹ. Tuy nhiên bé vẫn chưa nhớ
và nói được họ tên đầy đủ của mình. Giáo viên phụ trách hỏi thêm những câu như: “Ai
đưa t đi học?”, “Sáng con ăn gì?”, “Ai cho con ăn sáng?”, “Tối qua T ngủ với ai?”, “Tối
qua ai nấu cơm cho T ăn?”
- Kỹ năng nhận thức môi trường xung quanh:
+ Nhận thức về mội trường xung quanh của bé tương đối tốt. Bé nhận biết được nhiều
màu sắc, nhiều loại động vật nuôi và động vật hoang dã, thời tiết, các mùa trong năm,
phương tiện giao thông…
+ Bé chưa nhận biết được màu sắc. Khi giáo viên đưa kẹp lên và hỏi bé: “T ơi màu gì
đây” (giáo viên lặp lại 2-3 lần câu hỏi) bé luôn trả lời: “Màu vàng”. Bé không nhận biết
được các màu cơ bản khác.
- Bé hiểu lời giáo viên nói nhưng giáo viên phải lặp lại nhiều lần.
42
- Ngôn ngữ:
+ Bé phát âm chưa rõ và còn nói ngọng rất nhiều từ.
+ Bé hay bỏ từ đầu khi trả lời câu hỏi của giáo viên. Ví dụ khi giáo viên hỏi: “H ơi con gì
đây?”, bé chỉ trả lời: “Gà” chứ không nói đầy đủ là “con gà”.
- Giao tiếp:
+ Giao tiếp bằng mắt của bé kém, hay bị mất tập trung.
+ Bé chỉ giao tiếp thoải mái với người quen. Với những sinh viên thực tập lúc đầu gặp bé,
bé thường tỏ ra e ngại và khó tiếp xúc với bé.
- Kỹ năng vận động tinh: Bé có thể dùng tay thao tác để gắn chiếc kẹp vào thành hộp
theo sự hướng dẫn từ giáo viên. Tuy nhiên lúc tháo kẹp ra khỏi thành hộp, bé gặp nhiều
khó khăn.
- Thỉnh thoảng bé nhìn quanh và gọi tên các giáo viên và các bạn khác.
c) Hành vi:
- Bé hay mất tập trung nên hay bị giáo viên phụ trách nhắc nhở.
Ngày 2 ( 22/2/2019)
* Trong tiết học giáo dục hòa nhập:
a) Cảm xúc: thoải mái, ổn định.
b) Nhận thức:
- Kỹ năng giới thiệu bản thân: bé có thể tự giới thiệu bản thân qua sự gợi ý của giáo viên:
tên, tuổi, tên ba mẹ. Giáo viên phụ trách hỏi thêm những câu như: “Ai đưa T đi học?”, “T
đi học bằng xe gì?”, “Sáng con ăn gì?”, “Ai cho con ăn sáng?”...để kiểm tra trí nhớ của
bé, bé đều trả lời được. Bé không hát được một bài hát trọn vẹn như các bạn, khi giáo
viên hỏi: “Con có thuộc và hát được bài hát nào không?” bé phản ứng bằng cách lắc đầu,
giáo viên phụ trách hát và yêu cầu bé vỗ tay theo.
- Bé nhận biết được các hình dạng như hình vuông, chữ nhật, tam giác; riêng màu sắc bé
vẫn chưa gọi đúng màu.
43
- Trong tiết học đánh vẫn, bé thường im lặng, không đọc bài theo các bạn khi giáo viên
yêu cầu.
- Khi các bạn đứng lên giới thiệu bản thân và hát một bài, bé thường vỗ tay theo bài hát
hát của bạn, đôi lúc bé hào hứng hát theo.
- Khi xem và nghe kể chuyện “Chú dê đen” trên máy tính bé xem rất thích thú và chăm
chú.
- Bé hay nhìn các bạn xung quanh cười và nói chuyện với các bạn.
- Kỹ năng cầm bút: Tay bé rất cứng, khi cho bé vẽ các nét cơ bản nét vẽ nhìn chưa được
khéo. Bé không tô nét vẽ theo thứ tự từ trái sang phải mà tô một cách ngẫu nhiên, dù
giáo viên nhắc nhở nhiều lần nhưng bé vẫn chưa nhận thức được. Khi không có giáo viên
nhắc nhỡ cũng như cầm tay hướng dẫn bé, bé vẽ rất nguệch ngoạc. Tương tự lúc bé cầm
chì màu tô màu, nét tô không đều, tô lem ra ngoài rất nhiều.
c) Hành vi:
- Đôi lúc vẫn không chú ý, giáo viên phải nhắc nhở.
*Trong tiết học Tâm vận động:
a) Cảm xúc: vui vẻ, hào hứng
b) Nhận thức:
- Bé biết cùng các bạn xin phép thầy phụ trách vào lớp học vận động.
- Biết tự giác xếp hàng, và khi xếp hàng bé rất ngoan, không đùa giỡn và giữ hàng ngay
ngắn.
- Bé biết gọi tên 2 thầy phụ trách phòng Tâm vận động khi em hỏi: “T ơi, thầy tên gì vậy
T?”
- Ở môn “Ném vòng”: khi nhận được vòng bé cầm trên tay và đợi giáo viên nhắc nhở
nhiều lần mới ném. Tay và mắt bé chưa phối hợp tốt với nhau, số vòng ném được còn xa
đích và không vòng nào trúng vào đích.
- Môn “Vượt chướng ngại vật”: Vận động chân của bé còn chậm và yếu, bé chưa dùng
chân bật cao để nhảy qua chướng ngại vật được. Giáo viên cho phép bé bước qua chướng
44
ngại vật, tuy nhiên vẫn còn khá chậm so với các bạn khác. Đôi lúc bé dẫm chân lên
chướng ngại vật.
- Xã hội hóa:
+ Bé hay nhìn thầy cô xung quanh và cười vui vẻ
+ Thỉnh thoảng bé nắm tay em và bảo: “Cô ơi, bạn X đánh con”.
+ Lúc kết thúc tiết học bé thấy em đang ngồi, bé nắm tay em và gọi em đứng lên đi xuống
với bé.
Ngày 3: Ngày 24/2/2019, Trong tiết học giáo dục hòa nhập:
a) Cảm xúc: thoải mái, ổn định
b) Nhận thức:
- Kỹ năng giới thiệu bản thân: bé biết đứng lên vòng tay chào cô, có thể tự giới thiệu bản
thân qua sự gợi ý của giáo viên: tên, tuổi, trường, tên ba mẹ. Tuy nhiên bé vẫn chưa nhớ
và nói được họ tên đầy đủ của mình.
- Kỹ năng nhận thức môi trường xung quanh:
+ Tiết học “Rau-củ-quả”: Giáo viên phụ trách mang hành lá, ớt, rau cải thật vào dạy nhận
thức cho các bé. Khi giáo viên phụ trách hỏi: “Đây là cây gì đây các bạn?”, bé hào hứng
trả lời to: “Hành lá”. Khi giáo viên hỏi: “T ơi rau cải dùng để làm gì?”, bé biết rả lời: “
Rau cải dùng để ăn và nấu canh”.
+ Tiết học về các gia vị quen thuộc: giáo viên mang đường và muối vào lớp để dạy và
cho các bé nếm thử. Cô cho bé nếm thử và chỉ đúng đâu là đường, đâu là muối. Bé biết
trả lời đường có vị ngọt và muối có vị mặn.
- Vận động:
+ Bé thích vỗ tay theo bài hát và múa theo động tác của giáo viên, tuy nhiên động tác còn
chậm và chưa được dứt khoác.
+ Khi được giáo viên cho bé xem đoạn băng về Các hoạt động của bé. Bé bắt chước làm
theo các động tác như: sờ hai chân, vẫy tay, sờ vai, sờ gối,…
- Giao tiếp:
45
+ Khi có thầy cô khác vào lớp bé biết chào và gọi tên thầy cô, cũng như cười đáp ứng khi
thấy ai cười với bé.
+ Bé cũng biết gọi tên các bạn học cùng lớp.
+ Bé rất thích đặt câu hỏi với em. Bé hay hỏi em: “Cô ơi, ba đâu rồi?”, “Cô ơi, con gì?”
- Xã hội hóa:
+ Khi cô hát bài Bắc Kim Thang, bé hào hứng vỗ tay và hát theo cô.
+ Khi nhìn thấy một bạn ngồi cạnh bé khóc, bé biết vỗ vai an ủi bạn.
3.2.2.3. Kết luận
Sau quá trình can thiệp tâm lý, bé M.T đã đạt được một số thành tựu đáng kể, đặc
biệt là sự tiến bộ về mặt ngôn ngữ. Bé đã nói được nhiều từ, cụm từ, các câu có độ dài
ngắn và vừa tuy vẫn còn hạn chế ở việc còn nói lắp, nói ngọng nhiều và phát âm chưa rõ .
Về nhận thức, bé đã hình thành nhiều kỹ năng như giới thiệu bản thân, nhận thức
môi trường xung quanh, vận động tinh; có khả năng nghe – hiểu và thao tác theo yêu cầu;
nhận biết được bảng chữ cái, chữ số, các bộ phận trên cơ thể và nhiều hình dạng, con vật,
đồ vật…Riêng phần màu sắc bé còn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ.
Kỹ năng tự phục vụ: Bé thành thạo các thao tác, thói quen được tập luyện như bỏ
rác đúng nơi quy định, mở nắp các hộp giáo cụ và mang cất giáo cụ sau khi học xong, xin
phép giáo viên khi cần thiết…
Giờ học vẽ – nặn, hiện tại bé có thể vẽ hình tròn, nét thẳng đứng, nét ngang, tô màu
và nặn đất sét thành hình con giun, bông hoa
Về vận động, bé có thể thực hiện các bài tập cơ bản như ném vòng, nhảy lò cò, vượt
chướng ngại vật, ném bóng vào rổ, thả và bắt bóng; khả năng giữ thăng bằng của bé chưa
tốt.
Về giao tiếp, bé đã hình thành khả năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, có khả năng
diễn đạt nhu cầu của mình. Ví dụ như: “Xin cô cho con đi vệ sinh”, “Xin cô cho con đi
uống nước”. Bé nhận biết được ai yêu mến trẻ và tỏ ra thân thiện, thoải mái, hay cười và
thích trò chuyện tiếp xúc với người ấy hơn những người khác. Bé biết hòa nhập chơi đùa
với các bạn mà bé thích.
46
PHẦN 4. TỔNG KẾT, ĐỀ XUẤT Ý KIẾN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Th.S BÙI THỊ HƯƠNG NGUYỄN THỊ KIM LIÊN

More Related Content

Similar to Báo cáo kiến tập Thu Hoạch Tìm Hiểu Thực Tế Ứng Dụng Của Tâm Lý Học.doc

ứNg dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng bài tập nhằm củng cố một số kỹ...
ứNg dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng bài tập nhằm củng cố một số kỹ...ứNg dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng bài tập nhằm củng cố một số kỹ...
ứNg dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng bài tập nhằm củng cố một số kỹ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Báo cáo kiến tập Thu Hoạch Tìm Hiểu Thực Tế Ứng Dụng Của Tâm Lý Học.doc (20)

Đánh giá thực trạng sử dụng nguồn nhân lực và một số giải pháp nhằm thúc đẩy ...
Đánh giá thực trạng sử dụng nguồn nhân lực và một số giải pháp nhằm thúc đẩy ...Đánh giá thực trạng sử dụng nguồn nhân lực và một số giải pháp nhằm thúc đẩy ...
Đánh giá thực trạng sử dụng nguồn nhân lực và một số giải pháp nhằm thúc đẩy ...
 
Giải pháp Nâng cao động lực làm việc của nhân viên bộ phận F&B tại khác sạn N...
Giải pháp Nâng cao động lực làm việc của nhân viên bộ phận F&B tại khác sạn N...Giải pháp Nâng cao động lực làm việc của nhân viên bộ phận F&B tại khác sạn N...
Giải pháp Nâng cao động lực làm việc của nhân viên bộ phận F&B tại khác sạn N...
 
Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty cơ giới miê...
Phân tích hoạt động quản trị nguồn  nhân lực tại công ty cơ giới miê...Phân tích hoạt động quản trị nguồn  nhân lực tại công ty cơ giới miê...
Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty cơ giới miê...
 
Thực trạng ứng dụng marketing online tại trung tâm đào tạo, quản trị mạng quố...
Thực trạng ứng dụng marketing online tại trung tâm đào tạo, quản trị mạng quố...Thực trạng ứng dụng marketing online tại trung tâm đào tạo, quản trị mạng quố...
Thực trạng ứng dụng marketing online tại trung tâm đào tạo, quản trị mạng quố...
 
Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉn...
Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉn...Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉn...
Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉn...
 
Xây dựng kế hoạch truyền thông của hệ thống trường việt mỹ tại nhà thiếu nhi ...
Xây dựng kế hoạch truyền thông của hệ thống trường việt mỹ tại nhà thiếu nhi ...Xây dựng kế hoạch truyền thông của hệ thống trường việt mỹ tại nhà thiếu nhi ...
Xây dựng kế hoạch truyền thông của hệ thống trường việt mỹ tại nhà thiếu nhi ...
 
ứNg dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng bài tập nhằm củng cố một số kỹ...
ứNg dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng bài tập nhằm củng cố một số kỹ...ứNg dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng bài tập nhằm củng cố một số kỹ...
ứNg dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng bài tập nhằm củng cố một số kỹ...
 
Đề tài: Xây dựng bài tập củng cố kỹ năng sống cho trẻ, HAY
Đề tài: Xây dựng bài tập củng cố kỹ năng sống cho trẻ, HAYĐề tài: Xây dựng bài tập củng cố kỹ năng sống cho trẻ, HAY
Đề tài: Xây dựng bài tập củng cố kỹ năng sống cho trẻ, HAY
 
Đánh giá hoạt động marketing dịch vụ 7p tại công ty onpoint.docx
Đánh giá hoạt động marketing dịch vụ 7p tại công ty onpoint.docxĐánh giá hoạt động marketing dịch vụ 7p tại công ty onpoint.docx
Đánh giá hoạt động marketing dịch vụ 7p tại công ty onpoint.docx
 
BÀI MẪU Khóa luận đội ngũ giảng viên, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận đội ngũ giảng viên, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận đội ngũ giảng viên, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận đội ngũ giảng viên, HAY, 9 ĐIỂM
 
Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công t...
Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công t...Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công t...
Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công t...
 
Đồ Án Phát Triển Sản Phẩm Thực Phẩm Sữa Chua Dẻo Hoa Đậu Biếc.docx
Đồ Án Phát Triển Sản Phẩm Thực Phẩm Sữa Chua Dẻo Hoa Đậu Biếc.docxĐồ Án Phát Triển Sản Phẩm Thực Phẩm Sữa Chua Dẻo Hoa Đậu Biếc.docx
Đồ Án Phát Triển Sản Phẩm Thực Phẩm Sữa Chua Dẻo Hoa Đậu Biếc.docx
 
Giải pháp phát triển xuất khẩu tại thị trường Mỹ của Công ty Thực phẩm CJ Cầu...
Giải pháp phát triển xuất khẩu tại thị trường Mỹ của Công ty Thực phẩm CJ Cầu...Giải pháp phát triển xuất khẩu tại thị trường Mỹ của Công ty Thực phẩm CJ Cầu...
Giải pháp phát triển xuất khẩu tại thị trường Mỹ của Công ty Thực phẩm CJ Cầu...
 
Luận Văn HOạt Động Đào Tạo Và Phát Triển Tại Bệnh Viện Hoàn Mỹ.doc
Luận Văn HOạt Động Đào Tạo Và Phát Triển Tại Bệnh Viện Hoàn Mỹ.docLuận Văn HOạt Động Đào Tạo Và Phát Triển Tại Bệnh Viện Hoàn Mỹ.doc
Luận Văn HOạt Động Đào Tạo Và Phát Triển Tại Bệnh Viện Hoàn Mỹ.doc
 
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Trường Đại họ...
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Trường Đại họ...Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Trường Đại họ...
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Trường Đại họ...
 
Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ bất động sản Bảo Nam.docx
Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ bất động sản Bảo Nam.docxBáo cáo thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ bất động sản Bảo Nam.docx
Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ bất động sản Bảo Nam.docx
 
Báo cáo thực tập tại công ty Kinh doanh Dược, 9 điểm.doc
Báo cáo thực tập tại công ty Kinh doanh Dược, 9 điểm.docBáo cáo thực tập tại công ty Kinh doanh Dược, 9 điểm.doc
Báo cáo thực tập tại công ty Kinh doanh Dược, 9 điểm.doc
 
Nâng cao sự hài lòng của khách hàng thông qua hoạt động Marketing Mix của côn...
Nâng cao sự hài lòng của khách hàng thông qua hoạt động Marketing Mix của côn...Nâng cao sự hài lòng của khách hàng thông qua hoạt động Marketing Mix của côn...
Nâng cao sự hài lòng của khách hàng thông qua hoạt động Marketing Mix của côn...
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Thu Trang.doc
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Thu Trang.docPhân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Thu Trang.doc
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Thu Trang.doc
 
Khóa luận khoa Kinh tế chính trị Trường Đại học Nông Lâm.doc
Khóa luận khoa Kinh tế chính trị Trường Đại học Nông Lâm.docKhóa luận khoa Kinh tế chính trị Trường Đại học Nông Lâm.doc
Khóa luận khoa Kinh tế chính trị Trường Đại học Nông Lâm.doc
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
 
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docxĐừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docxList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
 
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docxXem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docxTop 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
 
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docxHơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docxTop 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
 
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
 
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docxTop 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docxKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
 
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
 
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.docNghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
 
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
 
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
 

Recently uploaded

GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfLngHu10
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxduongchausky
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbhoangphuc12ta6
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustCngV201176
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.docQuynhAnhV
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế EffortlessGiaHuy391318
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptxNguynThnh809779
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nguyen Thanh Tu Collection
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfthanhluan21
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGMeiMei949309
 

Recently uploaded (18)

GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
 

Báo cáo kiến tập Thu Hoạch Tìm Hiểu Thực Tế Ứng Dụng Của Tâm Lý Học.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC ---o0o--- BÁO CÁO KIẾN TẬP THU HOẠCH TÌM HIỂU THỰC TẾ ỨNG DỤNG CỦA TÂM LÝ HỌC GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC ANH SVKT: TRẦN THIỆN TÂM MSSV: K41.01.611.098 NƠI KIẾN TẬP: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ RỒNG VIỆT TP.HCM
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN PHẦN 1. GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP.................................................. 1 1.1. Giới thiệu về cơ sở thực tập 1 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm1 1.3. Cơ cấu tổ chức, đội ngũ giáo viên, nhân viên, học sinh................................. 2 1.4. Tổ chức hoạt động 2 1.5. Quy trình trị liệu tại trung tâm 3 1.6. Các phương pháp can thiệp tại Trung tâm ..................................................... 3 1.6.1. Phương pháp Can thiệp nhóm 3 1.6.3. Phương pháp Can thiệp cá nhân 6 1.6.4. Phương pháp Tâm vận động 7 PHẦN 2. NỘI DUNG KIẾN TẬP CÁ NHÂN...................................................11 2.1. Kế hoạch kiến tập toàn đợt 11 2.2. Kế hoạch kiến tập trong từng tuần 13 2.2.1. Tuần 1 13 2.2.2. Tuần 2 19 2.2.3. Tuần 3 21 2.2.4. Tuần 4 25 PHẦN 3. THU HOẠCH TÌM HIỂU THỰC TẾ ỨNG DỤNG TẠI CƠ SỞ KIẾN TẬP 28 3.1. Phương pháp tìm hiểu 28 3.2. Kết quả tìm hiểu: (Kết quả quan sát ca).......................................................29 3.2.1. Ca thứ 1 (bé A.H) 29 3.2.1.1. Thông tin cá nhân 29 3.2.1.2. Nhật ký quan sát 30
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3.2.1.3. Kết luận 34 3.2.2. Ca thứ 2 (bé M.T) 35 3.2.2.1. Thông tin cá nhân 35 3.2.2.2. Nhật ký quan sát 36 3.2.2.3. Kết luận 39 PHẦN 4. TỔNG KẾT, ĐỀ XUẤT Ý KIẾN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM...41 4.1. Tổng kết những điểm ghi nhận được trong kỳ kiến tập...............................41 4.1.1. Các đặc điểm trong chương trình giảng dạy cho trẻ tại trung tâm............41 4.1.2. Phương thức và thái độ làm việc của chuyên viên tại trung tâm ..............41 4.2. Đề xuất ý kiến 41 4.3. Bài học kinh nghiệm 41
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian vừa qua kiến tập tại trung tâm em đã có cơ hội được tiếp xúc thực tế với các chuyên viên tâm lý, các em học sinh và có những trải nghiệm đáng nhớ nơi đây. Một tháng vừa qua em đã được học hỏi, chia sẻ kiến thức cũng như những kinh nghiệm rất bổ ích đối với một sinh viên ngành Tâm lý học. Suốt một tháng qua em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ tận tình từ các anh chị tại trung tâm. Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến toàn thể chuyên viên tại trung tâm, đặc biệt là Giám đốc Bùi Thị Hương đã tạo điều kiện cho em hoàn thành kỳ kiến tập cùng giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Ngọc Anh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thiện bài báo cáo của mình. Trong quá trình kiến tập, có đôi lúc em còn mắc những sai lầm thiếu sót, nhưng cũng từ sai lầm đó mà em rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân em. Em tin những điều mình học hỏi được hôm nay sẽ là hành trang theo em suốt những chặng đường còn lại. Em xin hứa sẽ tận dụng tất cả những gì đã tiếp thu được trong đợt kiến tập vừa qua để làm hành trang cho mình và phát huy nó trong tương lai. Em mong rằng vào đợt thực tập chuyên ngành năm 4, một lần nữa có cơ hội thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư Giáo dục và Đào tạo Quốc tế Rồng Việt Lời cuối, em xin gửi lời kính chúc sức khỏe đến Ban lãnh đạo và toàn thể chuyên viên Công ty cổ phần đầu tư Giáo dục và Đào tạo Quốc tế Rồng Việt. Chúc anh chị có nhiều niềm vui và gặp được nhiều may mắn trong công việc cũng như trong cuộc sống. Mong rằng các chuyên viên tâm lý sẽ luôn phát huy sự tận tâm, lòng yêu thương để giúp đỡ các em nhỏ có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Tp.HCM, ngày 10 tháng 03 năm 2019 Sinh viên: Trần Thiện Tâm
  • 5. PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC Họ và tên sinh viên thực tập : .................................................................Nam (nữ) ......... Khoa :...................................................................Ngành học : ........................................ Ngày và nơi sinh : ............................................................................................................ Nơi thực tập : ................................................................................................................... Người hướng dẫn thực tập: ............................................................................................... NHẬN XÉT …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………... NƠI THỰC TẬP ………..…………… ....................………………………… … CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ngày……tháng …… năm 201 Trưởng ban chỉ đạo nơi thực tập (Kí tên và đóng dấu)
  • 6. PHIẾU ĐÁNH GIÁ RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC (Dùng cho kì 1 Thực tập chuyên ngành Tâm lý học - Hệ số 1) Họ và tên sinh viên thực tập: NGUYỄN THỊ NGỌC ANH Khoa: Tâm lý học Cơ sở thực tập: Công ty cổ phần Đầu tư và Giáo dục Quốc tế Rồng Việt Nội dung thực tập: Tìm hiểu thực tế ứng dụng và thực tập chuyên ngành Tâm lý học. Họ và tên người hướng dẫn thực tập: NGUYỄN THỊ KIM LIÊN Ghi chú : Tất cả các nội dung trên đều được đánh giá theo thang điểm 10. Điểm rèn luyện nghiệp vụ kì 1 (Bằng tổng số các điểm đánh giá đã nhân hệ số chia cho 10, lấy đến 2 chữ số ở phần thập phân, không làm tròn) Người hướng dẫn (Họ, tên và chữ kí) TT Các yêu cầu đánh giá Hệ số Điểm đánh giá đã nhân hệ số 1 Kế hoạch thực tập chuyên ngành Tâm lý học toàn đợt được xây dựng cẩn thận, đầy đủ và hợp lí. 1 2 Báo cáo phản ánh đầy đủ tình hình thực tế của cơ sở thực tập. 3 3 Báo cáo phản ánh đầy đủ nội dung họat động của chuyên viên tâm lý tại cơ sở thực tập. 2 4 Trong báo cáo có đề xuất phương án cải tiến, đổi mới phù hợp, sáng tạo 1 5 Hình thức báo cáo có cấu trúc cân đối, khoa học, rõ ràng…, Nộp báo cáo đúng thời gian qui định. 1 6 Có ý thức học hỏi và biết cách tổ chức thực hiện các công việc hỗ trợ cho chuyên viên tâm lý ở cơ sở thực tập một cách hiệu quả, chu đáo. 2 Tổng 10
  • 7. 7 PHẦN 1. GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 1.1. Giới thiệu về cơ sở thực tập Tên cơ sở: Công ty cổ phần đầu tư giáo dục và đào tạo quốc tế Rồng Việt Địa chỉ: 122 Phan Xích Long, P.3, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM Điện thoại: (028) 35194330 - 35194331 - 35194332 Fax: (028) 35194335 Hot line: 0938061133 Email: mail@rongvietedu.vn Website: rongvietedu.vn 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty được thành lập vào ngày 09/10/2009 với tên Công ty TNHH tư vấn đầu tư giáo dục và đào tạo quốc tế Rồng Việt. Từ ngày 12/03/2014 đổi tên thành Công ty cổ phần đầu tư giáo dục và đào tạo quốc tế Rồng Việt. Trung tâm hoạt động trên các lĩnh vực Khoa học-tâm lý-giáo dục-kỹ năng. Với slogan Vững kỹ năng, thạo tay nghề, trung tâm ngày càng phát triển và mở rộng 12 chi nhánh khác nhau ở TpHCM cũng như các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Vũng Tàu, Bình Dương,… Trung tâm hiện có 3 mảng đào tạo chính là: Kỹ năng sống, trị liệu tâm lý và đào tạo doanh nghiệp. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Hiện tại, công ty Rồng Việt có các nhiệm vụ chính như sau: - Tư vấn và can thiệp - trị liệu tâm lý gia đình và trẻ em - Đào tạo Kỹ năng sống cho trẻ em và thanh thiếu niên - Tư vấn và hướng dẫn phụ huynh phát triển năng lực cho trẻ - Đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp - Tham vấn, huấn luyện về chăm sóc sức khỏe
  • 8. 8 1.3. Cơ cấu tổ chức, đội ngũ giáo viên, nhân viên, học sinh - Nhân viên chăm sóc khách hàng: Đỗ Trung Thức (13/10/1989) Chuyên ngành: Kỹ sư hàn Trình độ: Đại học - Giáo viên trị liệu: Hà Thị Mộng Thuy (10/05/1991) Chuyên ngành: Tâm lý học Trình độ: Đại học Trường đào tạo: Đại học Sư phạm TPHCM - Giáo viên trị liệu: Nguyễn Thu Thảo Chuyên ngành: Công tác xã hội Trình độ: Đại học Trường đào tạo: Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn TPHCM - Giáo viên trị liệu: Nguyễn Thị Ngọc Anh (16/02/1996) Chuyên ngành: Tâm lý học Trường đào tạo: Đại học Sư phạm TPHCM - Giáo viên tâm vận động: Nguyễn Nhật Lộc Chuyên ngành: Văn thư – lưu trữ Trường đào tạo: Đại học Sài Gòn 1.4. Tổ chức hoạt động Sự ra đời của trung tâm Rồng Việt mang lại vai trò không nhỏ đối với cá nhân, gia đình và cộng đồng. Trong bối cảnh hiện đại, khi mà trẻ em có nhiều nguy cơ cần phải đối mặt thì trung tâm Rồng Việt được thành lập như một cơ sở uy tín và đáng tin cậy góp phần giải quyết các vấn đề của trẻ đồng thời cung cấp các kiến thức liên quan cho các bậc
  • 9. 9 phụ huynh để tạo sự liên kết vá gắn bó giữa trẻ với gia đình, xã hội, qua đó tạo tiền đề, cơ sở để trẻ phát triển tốt hơn trong tương lai. Ngoài việc can thiệp trong quá trình điều trị bệnh, công ty Rồng Việt cũng giáo dục và hướng dẫn trẻ về các hành vi ứng xử đúng đắn như chào hỏi, lễ phép, lịch sự,… Những trẻ mắc các vấn đề như chậm nói, tăng động, giảm chú ý hoặc tự kỉ, chậm phát triển thì thông qua quá trình học tập và can thiệp tạo trung tâm, tình trạng bệnh được giảm thiểu đáng kể, hơn nữa việc can thiệp sớm khi trẻ còn bé cũng làm quá trình hòa nhập của trẻ được thuận lợi hơn. Rồng Việt có đội ngũ giáo viên, chuyên gia nghiên cứu, tư vấn về các vấn đề liên quan đến các bệnh trạng và hội chứng mà trẻ có thể gặp phải từ đó có hệ thống can thiệp hoàn chỉnh và tiên tiến, góp phần giảm thiểu hậu quả từ các hội chứng mà trẻ mắc phải gây ra đối với cá nhân, gia đình và cộng đồng. Trung tâm Rồng Việt cũng tăng cường truyền thông các kiến thức, nâng cao hiểu biết cho trẻ, gia đình và cộng đồng, từ đó gia đình và cộng đồng có thể có những hành động đúng đắn trong việc tiếp xúc và đối xử với trẻ. 1.6. Các phương pháp can thiệp tại Trung tâm Trung tâm kết hợp nhiều phương pháp trị liệu. Trong đó ứng dụng chương trình can thiệp “Từng bước nhỏ một” có cải biến của Th.S Bùi Thị Hương làm chương trình can thiệp, trị liệu chủ đạo. 1.6.1. Phương pháp Can thiệp nhóm Giới thiệu về phương pháp: Trẻ tự kỷ, chậm nói và có các vấn đề khác về ngôn ngữ gặp khó khăn trong giao tiếp và tương tác xã hội. Phương pháp can thiệp nhóm giúp cho trẻ hòa nhập với trẻ em cùng trang lứa với mục đích kích thích trẻ tương tác qua lại với các thành viên khác. Thông qua chơi nhóm, trẻ hiểu những cách ứng xử và quy định của nhóm. Hoạt động của các thành viên chính là những nhân tố kích thích trẻ nhận thức và bắt chước, các thông điệp lời nói và không lời được truyền trong nhóm tác động đến từng thành viên, lôi kéo các thành viên tham gia hoạt động. Tình trạng gặp khó khăn trong giao tiếp và tương tác xã hội được cải thiện dần khi trẻ dần dần chơi tương tác với các
  • 10. 10 thành viên khác trong nhóm. Từ đo giúp trẻ tăng cường tập trung chú ý, biết chơi, biết nhường nhịn bạn, biết giới hạn…và kích thích trẻ nói khi thi đua nhau hay bắt chước nhau nói. Mô tả tiến trình của một tiết can thiệp nhóm (nội dung và trình tự có thể thay đổi khác nhau để phù hợp với đặc điểm của những trẻ tham gia tiết học): - Số lượng trẻ tham gia: khoảng 3-6 trẻ - Số lượng chuyên viên/giáo viên: 1-2 chuyên viên. - Mỗi chuyên viên/giáo viên sẽ giám sát 3 – 4 trẻ và cùng phối hợp để hướng dẫn, theo sát từng trẻ trong mỗi hoạt động. - Khi bắt đầu tiết học, mỗi trẻ đứng lên chào giáo viên, chào các bạn, tự giới thiệu về bản thân (tên, tuổi…) (Kỹ năng tự giới thiệu bản thân). - Mỗi trẻ hát một bài hát cùng giáo viên và các bạn. - Tất cả trẻ cùng chơi trò “Con thỏ - Ăn cỏ - Uống nước - Chui vào hang - Đi ngủ” với các động tác giúp trẻ rèn luyện phản xạ (Kỹ năng chơi tương tác). - Giáo viên cho trẻ chơi theo chủ đề “Đi siêu thị” để nhận biết và chọn đúng loại trái cây (Kết hợp rèn luyện kỹ năng hình thành tính phản xạ nhanh cho trẻ và kỹ năng đợi đến lượt mình trong khi chơi – chơi luân phiên). - Trẻ cùng chơi xếp hình khối với các bạn khác theo sự hướng dẫn của giáo viên qua đó giúp trẻ hình thành kỹ năng chơi luân phiên. 1.6.3. Phương pháp Can thiệp cá nhân Giới thiệu về phương pháp: Can thiệp cá nhân là phương pháp tương tác trực tiếp 1- 1 giữa cá nhân trẻ và chuyên viên tâm lý. Chuyên viên tâm lý nắm rõ các vấn đề mà trẻ gặp phải từ đó chủ động sử dụng những phương pháp để khắc phục các khiếm khuyết của trẻ đồng thời trang bị những kiến thức cần thiết cho quá trình hòa nhập của trẻ. Mô tả tiến trình của một tiết can thiệp cá nhân: Số lượng trẻ tham gia: 1 Số lượng giáo viên/ chuyên viên: 1 - Giáo viên yêu cầu bé tự lấy bàn, ghế và hướng dẫn bé giúp mình lấy giáo cụ nhằm giúp bé củng cố kỹ năng tự giác và tự phục vụ bản thân.
  • 11. 11 Tập cho bé có thói quen xin phép bằng cách dạy trẻ nói: “Xin thầy/cô cho con học bài”. - Trẻ chào giáo viên và giáo viên sẽ hỏi trẻ một số câu hỏi về bản thân như họ tên, tuổi của trẻ, tên giáo viên, tên ba mẹ, địa chỉ nhà, số điện thoại…để ôn lại cho trẻ những thông tin cá nhân của bản thân. - Đối với những bé mới, không tự trả lời được các câu hỏi về bản thân, giáo viên phải hướng dẫn trẻ và yêu cầu trẻ lặp lại các câu đơn giản như: “Con tên…”, “Con…tuổi”,… - Đối với những bé đã tự mình trả lời được những câu hỏi về bản thân, giáo viên có thể hỏi bé them một số câu hỏi khác: “Sáng nay con ăn gì?”, “Ai chở con đi học?”, “Tối qua con ăn gì?”, “Tối qua con ngủ với ai?”,.. để kiểm tra trí nhớ của trẻ. - Tiếp đó, giáo viên cho trẻ hát một bài hát ( giáo viên có thể cùng vỗ tay và hát với trẻ). - Cho trẻ ngồi. Chú ý tư thế ngồi: ngồi thẳng, thoải mái, hướng về phía trước. - Giáo cụ dạy trẻ giáo viên thường đặt bên tay phải, sau khi học xong bé tự đem giáo cụ đặt sang bên trái. (Để trẻ biết được đâu là điểm khởi đầu/kết thúc). - Sau đó, chuyên viên/giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ học các nội dung liên quan đến Toán học, Tiếng Việt, Vận động tinh, Tri giác hình dạng, Nhận thức xung quanh, Kỹ năng sống… thông qua các giáo cụ như hình ảnh, mô hình, sách truyện…Tùy theo những khiếm khuyết của trẻ mà bài học sẽ nhấn mạnh vào nội dung nào. Ví dụ nếu trẻ có vấn đề về ngôn ngữ hoặc mắc chứng tự kỷ thì giáo viên sẽ chú trọng việc trò chuyện, giao tiếp cùng trẻ. Còn nếu trẻ chậm phát triển trí tuệ thì nội dung bài học sẽ đặt trọng tâm vào việc giúp trẻ đạt được những nền tảng kiến thức cơ bản, những kỹ năng cần thiết nhất như giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng đọc – viết... 1.6.4. Phương pháp Tâm vận động Giới thiệu về phương pháp: Vận động (hoạt động) của cơ thể sẽ dẫn đến sự nhanh nhạy hệ thần kinh và tác động đến phát triển tâm lý, vận động về cơ thể càng tăng thì vận động về tâm lý sẽ tăng theo. Phát triển vận động thì phát triển tâm lý và ngược lại, phát triển tâm lý sẽ kéo theo sự phát triển vận động. Vận động hướng trẻ
  • 12. 12 đến những hoạt động tâm lý có ý nghĩa cho chính trẻ và cho những người xung quanh. Vì vận động của cơ thể trong khi chơi sẽ khơi dậy trẻ hứng thú hoạt động, nâng cao động cơ kích thích trẻ nói, tạo cảm xúc tích cực ở trẻ khi học nói. Phương pháp Tâm vận động là một phương pháp giáo dục dựa vào sự quan sát và sử dụng các giác quan một cách hợp lý để kích thích các khả năng của trẻ em. Thông qua sự vận động trong các trò chơi, các em dần dần hoàn thiện những kỹ năng còn yếu của mình. Phương pháp này dựa trên sự hứng thú, vui vẻ và tự nguyện của trẻ qua các trò chơi. Mô tả phương pháp tâm vận động tại trung tâm: Số lượng trẻ tham gia: 1 Số lượng giáo viên/ chuyên viên: 1 Thời gian thực hiện các bài tập: khoảng 15 phút đối với các bé không gặp vấn đề liên quan đến hành vi tăng động và khoảng trên 15 phút đến 30 phút đối với các bé có hành vi tăng động. Mỗi bé sẽ được chuyên viên hướng dẫn thực hiện các bài tập. Bài tập được chia làm 2 dạng: bài tập cơ bản và bài tập nâng cao (Nội dung bài tập cơ bản hoặc nâng cao phụ thuộc vào kết quả bài test của bé). Các bài tập cơ bản dành cho đa số các bé như bò, lộn mèo, bắt chéo hai chân, leo cầu thang, lăn bóng, nhún bóng, ném lượm bóng, ngồi cầu trượt, mát-xa cơ thể… Các bài tập nâng cao như đứng một chân, nhảy ếch… thường dành cho các bé lớn hoặc có hành vi tăng động. Ngoài việc trị liệu tâm vận động tại trung tâm, trung tâm còn tổ chức các buổi hoạt động ngoài trời với các hoạt động cho trẻ như đi xe đạp, quan sát thực tế. Mục đích của các bài tập trong phương pháp tâm vận động nhằm giúp trẻ tăng cường khả năng vận động, giữ thăng bằng, tăng sức bền, tăng khả năng hợp tác với người khác… Riêng bài tập mát-xa cơ thể còn giúp trẻ nhận biết các bộ phận trên cơ thể, nhận biết các giác quan và cảm giác cơ thể.
  • 13. 13 PHẦN 2. NỘI DUNG KIẾN TẬP CÁ NHÂN Thời gian kiến tập từ 11/02/2019 đến 11/03/2019 2.1. Kế hoạch kiến tập toàn đợt Họ và tên sinh viên thực tập: TRẦN THIỆN TÂM Khoa: Tâm lý học Nơi thực tập: Công ty cổ phần đầu tư Giáo dục và Đào tạo Quốc tế Rồng Việt Vị trí thực tập: Hỗ trợ chuyên viên tâm lý tại Trung tâm. Họ và tên người hướng dẫn: NGUYỄN THỊ NGỌC ANH Phê duyệt của người hướng dẫn ……,ngày……tháng …… năm 201…… Sinh viên kí tên 2.2. Kế hoạch kiến tập trong từng tuần 2.2.1. Tuần 1 Họ và tên sinh viên thực tập: TRẦN THIỆN TÂM Khoa: Tâm lý học Nơi thực tập: Công ty cổ phần đầu tư Giáo dục và Đào tạo Quốc tế Rồng Việt Vị trí thực tập: Hỗ trợ chuyên viên tâm lý tại Trung tâm. Họ và tên người hướng dẫn: NGUYỄN THỊ NGỌC ANH Thứ Ngày, tháng Nội dung công việc Người phối hợp Ghi chú
  • 14. 14 2 11/02/19 - Tham quan các phòng trị liệu (Phòng giáo dục hòa nhập, phòng trị liệu âm nhạc, phòng can thiệp cá nhân) và tìm hiểu cách thức hoạt động ở Trung tâm. - Quan sát và ghi chép ca can thiệp ở phòng giáo dục hòa nhập. - Làm quen với giáo viên, chuyên viên ở Trung tâm. - Quan sát cách thức tổ chức các phương pháp can thiệp. - Chuyên viên Kim Liên - Chuyên viên Khánh Hằng - Chuyên viên Thái Ngọc 3 12/02/19 Buổi sáng: - Quan sát ca can thiệp cá nhân, trị liệu âm nhạc, hòa nhập.  11h-11h20: Quan sát các chuyên viên cho bé ăn cơm trưa  11h30: Ăn cơm tại trung tâm Buổi chiều: 12h – 13h45: cho các bé ngủ trưa và ngủ cùng các bé. - Quan sát và ghi chép giờ can thiệp ở phòng trị liệu âm nhạc, can thiệp cá nhân, giáo dục hòa nhập. - Chuyên viên Khánh Hằng - Chuyên viên Mai Anh - Chuyên viên Thái Ngọc
  • 15. 15 4 13/02/201 9 Buổi sáng: - Quan sát và ghi chép giờ can thiệp ở phòng hòa nhập, can thiệp nhóm, can thiệp cá nhân, tâm vận động.  11h-11h20: Quan sát các chuyên viên cho bé ăn cơm trưa  11h30: Ăn cơm tại trung tâm Buổi chiều: 12h – 13h45: cho các bé ngủ trưa và ngủ cùng các bé. 13h45-14h: cho bé dậy uống sữa - Quan sát, ghi chép giờ can thiệp ở phòng hòa nhập. - Nghe trình bày về thời gian, cách thức hoạt động, các phòng ban và chức năng từng phòng, các phương pháp can thiệp tại trung tâm. - Chuyên viên Khánh Hằng - Chuyên viên Thiện Sỹ - Chuyên viên Anh Quốc - Chuyên viên Thái Ngọc 5 14/02/201 9 Buổi sáng: - Quan sát và ghi chép ca can thiệp nhóm, giáo dục hòa nhập, can thiệp cá nhân.  11h-11h20: Quan sát các chuyên viên cho bé - Chuyên viên Khánh Hằng - Chuyên viên Thái Ngọc - Chuyên viên Mỹ
  • 16. 16 ăn cơm trưa  11h30: Ăn cơm tại trung tâm Buổi chiều: 12h – 13h45: cho các bé ngủ trưa và ngủ cùng các bé. 13h45-14h: cho bé dậy uống sữa - Quan sát, ghi chép ca can thiệp ở phòng trị liệu âm nhạc, giáo dục hòa nhập. - Chuyên viên Loan - Chuyên viên Ngoan 6 15/02/201 9 Buổi sáng: - Quan sát và ghi chép ca can thiệp cá nhân, giáo dục hòa nhập, tâm vận động.  11h-11h20: Quan sát các chuyên viên cho bé ăn cơm trưa.  11h30: Ăn cơm tại trung tâm Buổi chiều: 12h – 13h45: cho các bé ngủ trưa và ngủ cùng các bé. 13h45-14h: cho bé uống sữa - Quan sát, ghi chép giờ can thiệp ở phòng trị liệu âm nhạc, giáo dục hòa nhập, trị liệu âm nhạc. - Chuyên viên Khánh Hằng - Chuyên viên Thái Ngọc - Chuyên viên Huỳnh Ghem - Chuyên viên Thiện Sỹ - Chuyên viên Anh Quốc
  • 17. 17 Phê duyệt của người hướng dẫn ………,ngày… …tháng …… năm 201…… Sinh viên kí tên
  • 18. 18 2.2.2. Tuần 2 Họ và tên sinh viên thực tập: TRẦN THIỆN TÂM Khoa: Tâm lý học Nơi thực tập: Công ty cổ phần Đầu tư và Giáo dục Quốc tế Rồng Việt Vị trí thực tập: Hỗ trợ chuyên viên tâm lý tại Trung tâm. Họ và tên người hướng dẫn: NGUYỄN THỊ NGỌC ANH Thứ Ngày, tháng Nội dung công việc Người phối hợp Ghi chú 2 18/02/2019 Buổi sáng: - Được phân công quan sát 2 bé ( A.H và M.T) - Tham gia hỗ trợ ca can thiệp trị liệu âm nhạc - Tham gia hỗ trợ ca can thiệp cá nhân. Quan sát và trao đổi với giáo viên phụ trách về lịch học, tiểu sử, tình hình hiện tại và sự tiến bộ của bé A.H - Tham gia hỗ trợ ca can thiệp nhóm - Cho bé A.H ăn cơm trưa Buổi chiều: - Chuyên viên Mai Anh - Chuyên viên Khánh Hằng - Chuyên viên Huệ - Chuyên viên Kim Thanh
  • 19. 19 - Tham gia ca can thiệp cá nhân. Quan sát và trao đổi với giáo viên phụ trách về lịch học, tiểu sử, tình hình hiện tại và sự tiến bộ của bé M.T. - Tham gia hỗ trợ ca trị liệu âm nhạc. - Tham gia hỗ trợ ca can thiệp giáo dục hòa nhập. Hướng dẫn các bé tô màu và tập viết. Quan sát, trò chuyện với bé M.T.
  • 20. 20 3 19/02/2019 Buổi sáng: - Tham gia hỗ trợ ca can thiệp nhóm. - Tham gia hỗ trợ ca can thiệp giáo dục hòa nhập - Quan sát và ghi chép trong ca can thiệp tâm vận động. - Cho bé A.H ăn cơm. Buổi chiều: - Quan sát, tiếp xúc trò chuyện với bé A.H ở tiết học can thiệp cá nhân. - Tham gia hỗ trợ ca trị liệu âm nhạc. - Tham gia hỗ trợ ca can thiệp nhóm. - Chuyên viên Khánh Hằng - Chuyên viên Huệ - Chuyên viên Thái Ngọc - Chuyên viên Diễn - Chuyen viên Mai Anh - Chuyên viêṇ Loan - Chuyên viên Hiển - Chuyên viên Kim Thanh
  • 21. 21 4 20/02/2019 Buổi sáng: - Tiếp xúc, trò chuyện với bé M.T ở phòng giáo dục hòa nhập. Hướng dẫn bé tập viết, tô màu. - Tham gia hỗ trợ ca can thiệp nhóm. - Cho bé A.H ăn cơm Buổi chiều: - Quan sát, tiếp xúc với bé A.H - Tham gia vào ca can thiệp trị liệu âm nhạc - Tiếp xúc trò chuyện với bé M.T. - Chuyên viên Khánh Hằng - Chuyên viên Mai Anh - Chuyên viên Phan Thanh - Chuyên viên Hiển 5 21/02/2019 Buổi sáng: - Tham gia vào ca can thiệp giáo dục hòa nhập. Quan sát và ghi chép. - Chuyên viên Khánh Hằng - Chuyên viên Huệ - Chuyên viên Diễn
  • 22. 22 - Quan sát và ghi chép ở ca vận động. - Cho bé A.H ăn cơm Buổi chiều: - Tham gia hỗ trợ ca can thiệp nhóm. Quan sát bé A.H. - Quan sát ca can thiệp cá nhân. Tìm hiểu và ghi chép thông tin. - Chuyên viên Mai Anh - Chuyên viên Thiện Sỹ - Chuyên viên Anh Quốc
  • 23. 23 6 22/02/2019 Buổi sáng: - Quan sát, trò chuyện tiếp xúc với bé A.H. - Tham gia hỗ trợ ca can thiệp giáo dục hòa nhập. Hướng dẫn các bé tô màu, tập viết. Quan sát bé M.T. - Quan sát và ghi chép ở phòng tâm vận động. - Cho bé A.H ăn cơm. Ngủ cùng bé. Buổi chiều: - Tham gia hỗ trợ ca trị liệu âm nhạc - Tham gia hỗ trợ ca can thiệp nhóm. - Tham gia hỗ trợ ca can thiệp giáo dục hòa nhập. Quan sát, trò chuyện với bé M.T. - Chuyên viên Mai Anh - Chuyên viên Khánh Hằng - Chuyên viên Thiện Sỹ - Chuyên viên Anh Quốc - Chuyên viên Thảo Phê duyệt của người hướng dẫn …
  • 25. 25 2.2.3. Tuần 3 Họ và tên sinh viên thực tập: TRẦN THIỆN TÂM Khoa: Tâm lý học Nơi thực tập: Công ty cổ phần Đầu tư và Giáo dục Quốc tế Rồng Việt Vị trí thực tập: Hỗ trợ chuyên viên tâm lý tại Trung tâm. Họ và tên người hướng dẫn: NGUYỄN THỊ NGỌC ANH h v i ê n k í t ê n Thứ Ngày Tháng Nội dung công việc Người phối hợp Ghi chú 2 25/02/2019 Buổi sáng: - Hỗ trợ phòng giáo dục hòa nhập. Quan sát và ghi chép. - Hỗ trợ phòng can thiệp nhóm. Quan sát bé A.H - Cho bé A.H ăn cơm trưa và ngủ cùng bé. Buổi chiều: - Tham gia hỗ trợ ca can thiệp nhóm. - Tham gia hỗ trợ phòng giáo dục - Chuyên viên Khánh Hằng - Chuyên viên Mai Anh - Chuyên viên Dung - Chuyên viên Kim Thanh
  • 26. 26 hòa nhập. Hướng dẫn các bé tô màu, tập viết. 3 26/02/2019 A.H can thiệp cá nhân Buổi sáng: - Thực hành can thiệp cá nhân với trẻ đã lựa chọn (Bé A.H) - Tham gia hỗ trơ phòng giáo dục hòa nhập. Quan sát và ghi chép. - Quan sát, ghi chép ca can thiệp vận động - Cho bé A.H ăn cơm trưa và ngủ trưa cùng bé. Buổi chiều: - Quan sát, ghi chép ca giáo dục hòa nhập. - Tham gia hỗ trợ ca trị liệu âm nhạc. - Chuyên viên Khánh Hằng - Chuyên viên Vy Na - Chuyên viên Mai Anh 4 27/02/2019 Buổi sáng: - Tham gia hỗ trợ - Chuyên viên Mỹ
  • 27. 27 ca can thiệp nhóm - Tham gia hỗ trợ ca trị liệu âm nhạc. Quan sát bé A.H. - Quan sát, ghi chép ca can thiệp vận động. Tiếp xúc, trò chuyện với bé M.T. - Cho bé A.H ăn và ngủ trưa cùng bé Buổi chiều: - Quan sát, ghi chép ở phòng giáo dục hòa nhập. Hướng dẫn các bé tô màu, tập viết. - Tham gia hỗ trợ ca can thiệp nhóm. - Chuyên viên Khánh Hằng - Chuyên viên Phan Thanh - Chuyên viên Mai Anh - Chuyên viên Loan 5 28/02/2019 Buổi sáng: - Quan sát, ghi chép ca can thiệp cá nhân. - Quan sát, ghi chép ở ca can thiệp giáo dục hòa nhập. - Quan sát, ghi chép ca can thiệp - Chuyên viên Khánh Hằng - Chuyên viên Mai Anh - Chuyên viên Diễn - Chuyên viên Thiện Sỹ - Chuyên viên Anh Quốc
  • 28. 28 tâm vận động - Cho bé A.H ăn và ngủ trưa cùng bé. Buổi chiều: - Tham gia hỗ trợ ca can thiệp trị liệu âm nhạc. - Tham gia hỗ trợ ca can thiệp nhóm. 6 01/03/2019 Buổi sáng: - Tham gia hỗ trợ ca can thiệp nhóm - Tham gia hỗ trợ ca can thiệp giáo dục hòa nhập. Tiếp xúc, trò chuyện với bé M.T - Cho bé A.H ăn và ngủ trưa cùng bé. Buổi chiều: - Tham gia vào ca trị liệu âm nhạc - Tham gia hỗ trợ can thiệp nhóm. - Chuyên viên Khánh Hằng - Chuyên viên Mai Anh - Chuyên viên Huỳnh Ghem - Chuyên viên Phương Thảo - Chuyên viên Mỹ Phê duyệt của người hướng dẫn … … ,
  • 30. 30 2.2.4. Tuần 4 Họ và tên sinh viên thực tập: TRẦN THIỆN TÂM Khoa: Tâm lý học Nơi thực tập: Công ty cổ phần Đầu tư và Giáo dục Quốc tế Rồng Việt Vị trí thực tập: Hỗ trợ chuyên viên tâm lý tại Trung tâm. Họ và tên người hướng dẫn: NGUYỄN THỊ NGỌC ANH t ê n Thứ Ngày tháng Nội dung công việc Người phối hợp Ghi chú 2 04/03/19 Buổi sáng: - Tham gia hỗ trợ can thiệp giáo dục hòa nhập. Quan sát, ghi chép - Quan sát, ghi chép ca can thiệp tâm vận động - Cho bé A.H ăn và ngủ trưa cùng bé. Buổi chiều: - Tham gia hỗ trợ can thiệp nhóm. - Tham gia hỗ trợ can thiệp trị liệu âm nhạc. - Chuyên viên Khánh Hằng - Chuyên viên Huệ - Chuyên viên Thiện Sỹ - Chuyên viên Anh Quốc - Chuyên viên Mai Anh - Chuyên viên Hoa
  • 31. 31 3 05/03/19 Buổi sáng: - Tham gia hỗ trợ can thiệp nhóm. - Quan sát, ghi chép trong ca can thiệp cá nhân. - Cho bé A.H ăn, ngủ trưa cùng bé Buổi chiều: - Quan sát, ghi chép trong phòng giáo dục hòa nhập - Tham gia hỗ trợ ca can thiệp nhóm. - Chuyên viên Khánh Hằng - Chuyên viên Hiển - Chuyên viên Huệ - Chuyên viên Kim Nhật 4 06/03/19 Buổi sáng: - Tham gia vào hỗ trợ can thiệp nhóm - Quan sát, ghi chép trong phòng tâm vận động - Cho bé A.H ăn trưa và ngủ cùng bé Buổi chiều: - Tham gia hỗ trợ phòng trị liệu âm nhạc - Quan sát, ghi chép trong phòng can thiệp giáo dục hòa nhập. Hướng dẫn bé M.T tập viết. - Chuyên viên Mỹ - Chuyên viên Lê Hằng - Chuyên viên Kim Nhật - Chuyên viên Thiện Sỹ - Chuyên viên Anh Quốc - Chuyên viên Khánh Hằng - Chuyên viên Huệ 5 07/03/19 Buổi sáng: - Quan sát, ghi chép trong phòng can thiệp giáo dục hòa nhập và vận động - Chuyên viên Khánh Hằng - Chuyên viên Huệ - Chuyên viên Mai Anh - Chuyên viên Lê Hằng
  • 32. 32 - Cho bé A.H ăn và ngủ cùng bé. Buổi chiều: - Tham gia hỗ trợ phòng trị liệu âm nhạc - Tham gia hỗ trợ can thiệp nhóm. - Chuyên viên Kim Nhật 6 08/03/19 Buổi sáng: - Quan sát, ghi chép ca can thiệp giáo dục hòa nhập và vận động - Tham gia hỗ trợ ca trị liệu âm nhạc - Cho bé A.H ăn và ngủ cùng bé. Buổi chiều: - Tham gia hỗ trợ can thiệp nhóm - Quan sát, ghi chép ca can thiệp giáo dục hòa nhập - Nghe Giám đốc Trung tâm báo cáo chuyên môn về Các phương pháp can thiệp cho trẻ tại trung tâm. - Giám đốc Bùi Thị Hương - Chuyên viên Kim Liên - Chuyên viên Khánh Hằng - Chuyên viên Huệ - Chuyên viên Thiện Sỹ - Chuyên viên Anh Quốc - Chuyên viên Tuấn - Chuyên viên Thái Ngọc Phê duyệt của người hướng dẫn …………,ngày ……tháng …… năm 201…… Sinh viên kí tên
  • 33. 33 PHẦN 3. THU HOẠCH TÌM HIỂU THỰC TẾ ỨNG DỤNG TẠI CƠ SỞ KIẾN TẬP 3.1. Phương pháp tìm hiểu - Nghiên cứu hồ sơ tài liệu: đọc sách Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ, Quản Lý Hành Vi Của Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ. - Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia, chuyên viên - Phương pháp quan sát: quan sát lịch sinh hoạt, giảng dạy tại trung tâm, hỗ trợ giáo viên trong hoạt động dạy trẻ. - Điều tra thực tế: Hiện trung tâm có các phòng sau: 1. Phòng sàng lọc, đánh giá và văn phòng. 2. Phòng can thiệp cá nhân: hiện tại có 5 phòng 3. Phòng can thiệp nhóm: 2 phòng 4. Phòng giáo dục hòa nhập ( lầu 2) 5. Phòng tâm vận động ( lầu 2) 6. Phòng y tế và thư viện 7. Nhà bếp và phòng ăn 8. Phòng kho Các phòng ban ở Trung tâm đều sạch sẽ và gọn gàng, có lắp camera quan sát đầy đủ. Đặc biệt tất cả các phòng đều có dán dòng chữ “Nhân viên không sử dụng điện thoại trong giờ làm việc”. Các phòng can thiệp nhóm và can thiệp cá nhân giáo cụ được xếp ngăn nắp và dễ tìm. Nhà vệ sinh luôn sạch sẽ với sàn được lót gạch và lúc nào cũng có cô nhân viên lau dọn. Nhà bếp cũng rất sạch sẽ, gọn gàng, có dán lịch trực nhật lau dọn cũng như thực đơn ăn trưa từng ngày cho nhân viên. Gần đây trung tâm còn trải thảm cỏ để làm sân chơi ngoài trời cho trẻ.
  • 34. 34 - Quan sát lịch sinh hoạt, can thiệp tại trung tâm, hỗ trợ giáo viên trong hoạt động dạy trẻ. - Tiếp xúc, trao đổi với anh chị giáo viên ở trung tâm: Không những môi trường trong Trung tâm tạo cho em một cảm giác thoải mái mà các anh chị cũng rất thân thiện và nhiệt tình. Lúc chúng em mới vào trung tâm, các anh chị luôn vui vẻ, tận tình chỉ dẫn, hỏi han tránh cho chúng em có cảm giác bỡ ngỡ. Anh chị luôn khuyến khích em đặt câu hỏi và trả lời tường tận, nhiệt tình, dễ hiểu. Trung tâm còn hỗ trợ cho sinh viên kiến tập, thực tập phần cơm trưa, chúng em được ngồi vào bàn và ăn cơm chung với anh chị ở trung tâm. Đến giờ nghỉ trưa trung tâm còn cho phép em ở lại nghỉ trưa và có phòng cho em có thể nằm ngủ, có đầy đủ vật dụng để ngủ trưa (chăn, gối, quạt,..). Lúc rãnh rỗi như giờ nghỉ trưa hay lúc tan ca, em hay trò chuyện với các anh chị trong trung tâm được nghe anh chị chia sẻ về những trải nghiệm cũng như khó khăn của nghề. - Tiếp xúc và đồng hành với trẻ: trong quá trình kiến tập, em có cơ hội tiếp xúc, trò chuyện và chăm sóc các bé, đặc biệt là hai trường hợp đã chọn quan sát ca. Chỉ một thời gian ngắn, em đã trải qua nhiều cảm xúc vui, buồn, lo lắng khi đồng hành cùng các em, đặc biệt đó là tình thương dành cho các em, không biết lúc nào đã lớn dần lên, tạo động lực cho em hoàn thành trọn vẹn kì kiến tập lần này. Em nghĩ rằng, chính các bé là những thiên thần đã mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc, tiếp thêm động lực và ngọn lửa yêu nghề cho các anh chị ở đây. 3.2. Kết quả tìm hiểu: (Kết quả quan sát ca) 3.2.1. Ca thứ 1 (bé A.H) 3.2.1.1. Thông tin cá nhân Bé A.H, 3 tuổi. Giới tính: Nam. Vấn đề của trẻ: Tự kỉ (Khi giáo viên nhận trẻ: rất sợ giao tiếp, không chủ động giao tiếp, có hành vi ăn vạ rất cao). Hiện tại: giao tiếp của bé đang dần tiến triển tích cực, vốn từ của bé được củng cố, về mặt phát âm chưa chuẩn cũng được cải thiện đáng kể.
  • 35. 35 3.2.1.2. Nhật ký quan sát Ngày 1 (19/02/2019), trong giờ học cá nhân giữa bé và giáo viên phụ trách. a) Cảm xúc: thoải mái, ổn định. b) Nhận thức: - Kỹ năng giới thiệu bản thân: bé biết đứng lên vòng tay chào cô, có thể tự giới thiệu bản thân qua sự gợi ý của giáo viên: tên, tuổi, trường, tên ba mẹ. - Giáo viên đặt tay vào người bé hỏi: “Ai đây?”, bé biết trả lời tên bé: “A.H” - Bé nhận biết và gọi tên được các bộ phận của cơ thể khi giáo viên chỉ vào một bộ phận nào đó trên người bé. (Ví dụ: giáo viên chỉ vào chân bé và hỏi: “H ơi, đây là cái gì đây con?”, bé biết trả lời: “Cái chân”). - Bé rất e ngại trong giao tiếp và không chủ động giao tiếp và thường ngọ nguậy lãng tránh. (Khi bị bắt giao tiếp bé thường tìm cách quay sang chỗ khác hoặc dài úp mặt xuống bàn; khi cô yêu cầu bé hát theo cô, bé không hát mà cầm lấy tay cô vỗ tay nhanh cho mau hết bài hát). - Giao tiếp bằng mắt kém (bé không nhìn vào mắt giáo viên khi giao tiếp). - Nhận thức môi trường xung quanh: bé học Động vật hoang dã + Bé biết đi lấy giáo cụ giúp cô. + Khi cô hỏi: “H ơi, mình học gì đây?”, bé biết lấy ngón trỏ chỉ vào tệp bài giảng và đọc “Động vật hoang dã”. + Khi cô cho bé xem bức ảnh của từng con vật và hỏi bé: “H ơi, con gì đây con?”, bé đều rất hào hứng trả lời lần lượt từng bức hình ( con ngựa, con nai, con sư tử, con khỉ,….) - Ngôn ngữ: Bé phát âm chưa rõ và còn ngọng nhiều từ. Cụ thể bé chưa phát âm được chữ “th”, “r”,… vần “am” và những âm có dấu nặng, dấu hỏi. - Hết giờ học bé biết thu dọn giáo cụ giúp cô, biết xếp ghế ngay ngắn lại. c) Hành vi: - Bé hay mất tập trung, hay quay đi chỗ khác hoặc nằm dài xuống bàn.
  • 36. 36 - Thỉnh thoảng bé có hành vi ăn vạ (ôm đầu, chỉ vào tay, chỉ xuống chân và luôn miệng kêu: “Đau quá, đau quá”) Ngày 2 (20/2/2019) Trong giờ can thiệp nhóm: a) Cảm xúc: thoải mái, ổn định. b) Nhận thức: - Kỹ năng giới thiệu bản thân: bé biết đứng lên vòng tay chào cô và các bạn, giới thiệu được tên, tuổi, trường, tên ba mẹ thông qua sự gợi ý của giáo viên. - Bé gọi được tên của giáo viên phụ trách và các bạn học cùng nhóm. - Kỹ năng nhận thức môi trường xung quanh: bé nhận biết được nhiều màu sắc, gọi tên được nhiều loại trái cây, bắt chước được tiếng kêu của nhiều con vật,… - Trong lúc chơi đồ dùng nhà bếp: + Bé nhận biết và gọi đúng tên một số đồ dùng trong bếp: cái thớt, cái ly, cái bàn, cái chảo, bếp gas, cái nồi,… + Bé biết vờ đặt nồi lên bếp, đặt cá vào nấu. + Bé vờ lấy ly uống nước; vờ lấy bánh mì đặt lên thớt và lấy dao cắt bánh mì ra. + Khi nghe cô bảo: “Dọn cơm”. Bé cùng các bạn bày bãn ghế ra, đặt chén lên bàn. + Khi cô bảo: “H ơi, ăn cơm đi con”, bé vờ xúc cơm và nhai, cô hỏi: “Ngon không?”, bé trả lời: “Ngon quá”. + Khi cô bảo: “H ơi, cho cô ăn cá với”, bé vờ đưa cá vào miệng cô. - Khả năng nghe hiểu của bé tốt. Khi bé làm rơi đồ chơi, cô bảo: “H ơi nhặt cái ly lên cho cô”, bé nhanh chóng nhặt lên. - Cuối giờ, bé biết tự xếp ghế vào ngay ngắn. c) Hành vi: - Thỉnh thoảng vẫn mất tập trung và có hiện tượng ăn vạ. Ngày 3: (21/2/2019)
  • 37. 37 *Trong giờ cá nhân giữa bé và giáo viên phụ trách: a) Cảm xúc: thoải mái, ổn định. b) Nhận thức: - Kỹ năng giới thiệu bản thân: bé biết đứng lên vòng tay chào cô, có thể tự giới thiệu bản thân qua sự gợi ý của giáo viên: tên, tuổi, trường, tên ba mẹ. Trả lời được một số câu hỏi của giáo viên: Ai đưa con đi học? Địa chỉ trường học ở đâu? (bé lặp lại theo lời của giáo viên). - Bé nhận biết và dùng tay chỉ được các bộ phận của cơ thể (tóc, đầu, mắt, mũi, miệng, lưỡi, răng, cổ, vai, lưng, bụng, rốn, bàn tay, đầu gối, bàn chân, áo quần,…) - Biết dùng tay chỉ đồng hồ trên tường và trả lời được đồng hồ để xem giờ. - Ngôn ngữ: bé còn nói ngọng nhiều, bé hay nói bỏ các từ đầu khi nói câu 3-4 chữ. Ví dụ: “Phương tiện giao thông” bé chỉ đọc “giao thông”. - Giao tiếp: +Khi hỏi bé: “H ơi, tay con bị gì đây?”. Bé biết lấy tay chỉ vết thương trả lời:” Muỗi cắn, muỗi cắn”. + Khi giáo viên đặt tay vào người bé hỏi: “Ai đây?”, bé biết trả lời: “A.H”. + Bé biết gọi đúng tên giáo viên đang dạy bé. Khi hỏi bé: “H ơi ai đây?”, bé biết trả lời: “Cô Mai Anh”. - Vận động tinh: cuối giờ cô cho bé tập viết chữ cái và tô màu con vật quen thuộc. + Bé có thể tự cầm bút chì/bút màu viết/tô được nhưng bé không muốn viết một mình. Giáo viên phải cầm hờ tay và nhắc nhở bé. + Khi biết sai, bé biết cầm tẩy xóa chữ sai, nhưng chưa biết dùng tay phủi sạch bụi tẩy. + Nét chữ của bé còn rất nhạt khi bé tự viết một mình, cũng như tô màu chưa được khéo khi tự tô. - Khả năng bắt chước và biểu hiện cảm xúc của bé khá tốt (biết cười khi vui vẻ; há miệng và mở mắt to khi ngạc nhiên; hay biết che mặt khi xấu hổ,…)
  • 38. 38 - Khả năng cảm nhận: bé cảm nhận được thái độ đồng ý/ không đồng ý, yêu thương/ tức giận thông qua sắc mặt cũng như giọng nói của giáo viên. Khi đó bé sẽ biết lúc nào bé làm đúng, làm sai, lúc nào cô đang giận mà bé tỏ ra vui vẻ hào hứng hay sợ hãi. + Khi bé làm đúng, cô mềm dịu, cười và khen bé giỏi, ôm bé vào lòng; + Khi bé làm sai, giọng cô gắt lên, mắt cô nhìn bé thật nghiêm, bé nhìn và biết cô đang giận. - Thỉnh thoảng bé hay bắt chước theo động tác của cô và cười thích thú (dùng tay chải tóc, dùng tay vỗ vai an ủi khi bạn buồn,..). - Khi một thầy/ cô khác vào phòng, bé gọi tên thầy/cô mà bé biết. c) Hành vi: - Bé vẫn có lúc mất tập trung không nhìn vào tranh và giáo viên phải gọi tên bé, nhắc nhở nhiều lần. *Trong giờ can thiệp nhóm: a) Cảm xúc: lúc đầu bé vui vẻ, nhưng sau khi bị cô la vì mất tập trung bé bắt đầu quấy khóc rồi im lặng. b) Nhận thức: - Kỹ năng giới thiệu bản thân: bé biết đứng lên vòng tay chào cô, có thể tự giới thiệu bản thân qua sự gợi ý của giáo viên: tên, tuổi, trường, tên ba mẹ. - Kỹ năng nhận thức môi trường xung quanh: bé gọi tên được nhiều loài cá, nhiều loại rau và các phương tiện giao thông. Bé còn biết phương tiện nào bay ở trên không (máy bay trực thăng), phương tiện nào chạy dưới nước ( tàu thủy chở khách, cano,...), và phương tiện nào trên bờ ( taxi, xe máy, xe đạp,...) - Khi giáo viên cho bé chơi trò xếp hình khối, bé xếp được hình một đoàn tàu nhỏ. - Thỉnh thoảng bé nhìn quanh và gọi tên các bạn trong nhóm. Ngày 4 (22/2/2019) trong giờ trị liệu âm nhạc: a) Cảm xúc: khá vui vẻ, hào hứng.
  • 39. 39 b) Nhận thức: - Bé khá tập trung nhìn lên màn hình máy tính và tỏ vẻ chăm chú, thích thú. - Bé thích thú bắt chước những động tác trên máy: đánh răng, lau mặt, chải tóc…. - Bé nhận biết được đa số các chữ cái, chữ số và nhiều hình ảnh: con bò, con gà, con mèo, quả cà chua, quả chuối,… - Bé tập trung và trả lời rất nhanh câu hỏi của giáo viên. - Bé nghe tiếng kêu của con vật và biết được con đó là con gì (gà trống gáy “ò…ó…o…o”, mèo kêu “meo…meo”). - Phát âm to, rõ những từ ngữ quen thuộc, tuy nhiên một số từ bé còn nói ngọng. - Đôi lúc bé mất tập trung, đặt chân lên ghế, quay sang chỗ khác. - Thỉnh thoảng bé nhìn xung quanh quan sát và cười với các bạn. - Khi hết tiết học, bé biết chào cô phụ trách phòng máy, vẫy tay tạm biệt các bạn và xin đi học bài. 3.2.1.3. Kết luận Sau quá trình can thiệp cá nhân, can thiệp nhóm, trị liệu âm nhạc và trị liệu tâm vận động, đến thời điểm hiện tại bé A.H đã đạt được một số thành tựu đáng kể, đặc biệt là mặt giao tiếp đã phát triển tích cực hơn, giảm hành vi ăn vạ. Bé đã hình thành khả năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, có khả năng diễn đạt nhu cầu của mình, bé biết cách tương tác với giáo viên và các bạn học khác. Bé đã biết gọi tên và cười với các bạn xung quanh mình, cũng như biết gọi bạn nào bé thích chơi chung với mình. Những thói quen trong quy tắc giao tiếp dần được củng cố như: khi giao tiếp như chỉ nói hoặc chơi khi được mời hay đến lượt mình; biết nhường nhịn bạn, không giành đồ chơi của bạn; biết chào hỏi, lễ phép với giáo viên và người lớn tuổi hơn… Về ngôn ngữ: hiện tại bé đã nói được nhiều từ, cụm từ, các câu 3-4 từ, nhưng vẫn còn hạn chế ở việc còn nói ngọng và phát âm chưa rõ ở một số từ. Bé có khả năng đánh vần, tuy nhiên chưa nói rõ âm có dấu hỏi, dấu nặng. Bên cạnh đó, bé chưa phát âm được chữ “th” với chữ “r”, Chưa phát âm rõ cần “am”, “on”, “ơm”.... Về nhận thức:
  • 40. 40 - Có khả năng nghe – hiểu và làm theo yêu cầu giáo viên - Bé đã được hình thành và củng cố nhiều kỹ năng như:  Giới thiệu bản thân: bé nói được tên, tuổi, trường, tên ba mẹ  Kỹ năng tự phục vụ bản thân (tự lập): Bé đã thành thạo các thói quen được tập luyện hằng ngày: đánh răng, rửa mặt, tự đi vệ sinh, rửa tay sau khi đi vệ sinh; tự cởi quần áo nhưng cần sự hỗ trợ của giáo viên; thu dọn và cất giáo cụ sau khi học bài xong; xếp ghế ngay ngắn khi học bài xong; tự dọn chén sau khi ăn cơm xong: nhặt rác và bỏ rác vào thùng đúng nơi quy định; xin phép giáo viên khi muốn làm gì đó.  Nhận thức môi trường xung quanh: nhận biết được các bộ phận trên cơ thể và nhiều hình dạng, màu sắc, con vật, đồ vật… - Bé đọc được 29 chữ cái tiếng Việt, bé đếm được từ 1-130 - Nhận biết những màu sắc cơ bản, bao gồm cả trắng đen. Về phần vẽ – nặn: - Hiện tại bé có thể vẽ hình tròn, nét thẳng đứng, nét ngang, tô màu và nặn đất sét thành hình dạng ở mức độ đơn giản (hình tam giác, hình tròn,..) . - Khả năng cầm bút: bé có thể tự viết được nhưng còn ỷ lại vào giáo viên, cần giáo viên cầm tay. Biết tự cầm tẩy để xóa, nhưng chưa biết dùng tay phủi bụi tẩy Về vận động: - Bé có thể thực hiện các bài tập cơ bản như nhảy lò cò một chân 7 cái/lượt; nắm thả bàn tay; thay đổi vận tốc (đi nhanh, đi chậm, đừng lại) theo sự điều khiển của giáo viên. - Cắt bằng kéo: bé có thể cầm kéo và cắt được theo một đường thẳng. Bé cũng có thế cắt được hình vuông, hình tam giác theo sự hưởng dãn của giáo viên, nhưng cắt chưa thạo và đẹp như đường thẳng. - Hình khối: bé chơi với hình khối và xếp được đoàn tàu, bức tường, ngôi nhà dạng đơn giản; bé xếp chồng được 10/10 ống tròn lên cao.
  • 41. 41 3.2.2. Ca thứ 2 (bé M.T) 3.2.2.1. Thông tin cá nhân Bé M.T, 9 tuổi. Giới tính: Nữ. Vấn đề của trẻ: Chậm phát triển ngôn ngữ (Tình trạng của trẻ lúc mới vào nhập học:….) Hiện tại: bé đã nói được nhiều từ và các câu 3-4 từ, phát âm có thể nghe được, tuy nhiên còn nói ngọng và chưa được rõ. Bé rất thoải mái, vui vẻ khi tiếp xúc với những người thân thuộc với mình như giáo viên phụ trách và các bạn học cùng phòng. 3.2.2.2. Nhật ký quan sát Ngày 1 (19/02/2019), trong giờ học cá nhân giữa bé và giáo viên phụ trách. a) Cảm xúc: ổn định, thoải mái. b) Nhận thức: - Kỹ năng phục vụ bản thân: Bé biết giúp cô lấy và thu dọn giáo cụ. Biết tự lấy bàn ghế ngồi học và xếp lại ngay ngắn khi học xong. - Kỹ năng giới thiệu bản thân: bé biết đứng lên vòng tay chào cô, có thể tự giới thiệu bản thân qua sự gợi ý của giáo viên: tên, tuổi, trường, tên ba mẹ. Tuy nhiên bé vẫn chưa nhớ và nói được họ tên đầy đủ của mình. Giáo viên phụ trách hỏi thêm những câu như: “Ai đưa t đi học?”, “Sáng con ăn gì?”, “Ai cho con ăn sáng?”, “Tối qua T ngủ với ai?”, “Tối qua ai nấu cơm cho T ăn?” - Kỹ năng nhận thức môi trường xung quanh: + Nhận thức về mội trường xung quanh của bé tương đối tốt. Bé nhận biết được nhiều màu sắc, nhiều loại động vật nuôi và động vật hoang dã, thời tiết, các mùa trong năm, phương tiện giao thông… + Bé chưa nhận biết được màu sắc. Khi giáo viên đưa kẹp lên và hỏi bé: “T ơi màu gì đây” (giáo viên lặp lại 2-3 lần câu hỏi) bé luôn trả lời: “Màu vàng”. Bé không nhận biết được các màu cơ bản khác. - Bé hiểu lời giáo viên nói nhưng giáo viên phải lặp lại nhiều lần.
  • 42. 42 - Ngôn ngữ: + Bé phát âm chưa rõ và còn nói ngọng rất nhiều từ. + Bé hay bỏ từ đầu khi trả lời câu hỏi của giáo viên. Ví dụ khi giáo viên hỏi: “H ơi con gì đây?”, bé chỉ trả lời: “Gà” chứ không nói đầy đủ là “con gà”. - Giao tiếp: + Giao tiếp bằng mắt của bé kém, hay bị mất tập trung. + Bé chỉ giao tiếp thoải mái với người quen. Với những sinh viên thực tập lúc đầu gặp bé, bé thường tỏ ra e ngại và khó tiếp xúc với bé. - Kỹ năng vận động tinh: Bé có thể dùng tay thao tác để gắn chiếc kẹp vào thành hộp theo sự hướng dẫn từ giáo viên. Tuy nhiên lúc tháo kẹp ra khỏi thành hộp, bé gặp nhiều khó khăn. - Thỉnh thoảng bé nhìn quanh và gọi tên các giáo viên và các bạn khác. c) Hành vi: - Bé hay mất tập trung nên hay bị giáo viên phụ trách nhắc nhở. Ngày 2 ( 22/2/2019) * Trong tiết học giáo dục hòa nhập: a) Cảm xúc: thoải mái, ổn định. b) Nhận thức: - Kỹ năng giới thiệu bản thân: bé có thể tự giới thiệu bản thân qua sự gợi ý của giáo viên: tên, tuổi, tên ba mẹ. Giáo viên phụ trách hỏi thêm những câu như: “Ai đưa T đi học?”, “T đi học bằng xe gì?”, “Sáng con ăn gì?”, “Ai cho con ăn sáng?”...để kiểm tra trí nhớ của bé, bé đều trả lời được. Bé không hát được một bài hát trọn vẹn như các bạn, khi giáo viên hỏi: “Con có thuộc và hát được bài hát nào không?” bé phản ứng bằng cách lắc đầu, giáo viên phụ trách hát và yêu cầu bé vỗ tay theo. - Bé nhận biết được các hình dạng như hình vuông, chữ nhật, tam giác; riêng màu sắc bé vẫn chưa gọi đúng màu.
  • 43. 43 - Trong tiết học đánh vẫn, bé thường im lặng, không đọc bài theo các bạn khi giáo viên yêu cầu. - Khi các bạn đứng lên giới thiệu bản thân và hát một bài, bé thường vỗ tay theo bài hát hát của bạn, đôi lúc bé hào hứng hát theo. - Khi xem và nghe kể chuyện “Chú dê đen” trên máy tính bé xem rất thích thú và chăm chú. - Bé hay nhìn các bạn xung quanh cười và nói chuyện với các bạn. - Kỹ năng cầm bút: Tay bé rất cứng, khi cho bé vẽ các nét cơ bản nét vẽ nhìn chưa được khéo. Bé không tô nét vẽ theo thứ tự từ trái sang phải mà tô một cách ngẫu nhiên, dù giáo viên nhắc nhở nhiều lần nhưng bé vẫn chưa nhận thức được. Khi không có giáo viên nhắc nhỡ cũng như cầm tay hướng dẫn bé, bé vẽ rất nguệch ngoạc. Tương tự lúc bé cầm chì màu tô màu, nét tô không đều, tô lem ra ngoài rất nhiều. c) Hành vi: - Đôi lúc vẫn không chú ý, giáo viên phải nhắc nhở. *Trong tiết học Tâm vận động: a) Cảm xúc: vui vẻ, hào hứng b) Nhận thức: - Bé biết cùng các bạn xin phép thầy phụ trách vào lớp học vận động. - Biết tự giác xếp hàng, và khi xếp hàng bé rất ngoan, không đùa giỡn và giữ hàng ngay ngắn. - Bé biết gọi tên 2 thầy phụ trách phòng Tâm vận động khi em hỏi: “T ơi, thầy tên gì vậy T?” - Ở môn “Ném vòng”: khi nhận được vòng bé cầm trên tay và đợi giáo viên nhắc nhở nhiều lần mới ném. Tay và mắt bé chưa phối hợp tốt với nhau, số vòng ném được còn xa đích và không vòng nào trúng vào đích. - Môn “Vượt chướng ngại vật”: Vận động chân của bé còn chậm và yếu, bé chưa dùng chân bật cao để nhảy qua chướng ngại vật được. Giáo viên cho phép bé bước qua chướng
  • 44. 44 ngại vật, tuy nhiên vẫn còn khá chậm so với các bạn khác. Đôi lúc bé dẫm chân lên chướng ngại vật. - Xã hội hóa: + Bé hay nhìn thầy cô xung quanh và cười vui vẻ + Thỉnh thoảng bé nắm tay em và bảo: “Cô ơi, bạn X đánh con”. + Lúc kết thúc tiết học bé thấy em đang ngồi, bé nắm tay em và gọi em đứng lên đi xuống với bé. Ngày 3: Ngày 24/2/2019, Trong tiết học giáo dục hòa nhập: a) Cảm xúc: thoải mái, ổn định b) Nhận thức: - Kỹ năng giới thiệu bản thân: bé biết đứng lên vòng tay chào cô, có thể tự giới thiệu bản thân qua sự gợi ý của giáo viên: tên, tuổi, trường, tên ba mẹ. Tuy nhiên bé vẫn chưa nhớ và nói được họ tên đầy đủ của mình. - Kỹ năng nhận thức môi trường xung quanh: + Tiết học “Rau-củ-quả”: Giáo viên phụ trách mang hành lá, ớt, rau cải thật vào dạy nhận thức cho các bé. Khi giáo viên phụ trách hỏi: “Đây là cây gì đây các bạn?”, bé hào hứng trả lời to: “Hành lá”. Khi giáo viên hỏi: “T ơi rau cải dùng để làm gì?”, bé biết rả lời: “ Rau cải dùng để ăn và nấu canh”. + Tiết học về các gia vị quen thuộc: giáo viên mang đường và muối vào lớp để dạy và cho các bé nếm thử. Cô cho bé nếm thử và chỉ đúng đâu là đường, đâu là muối. Bé biết trả lời đường có vị ngọt và muối có vị mặn. - Vận động: + Bé thích vỗ tay theo bài hát và múa theo động tác của giáo viên, tuy nhiên động tác còn chậm và chưa được dứt khoác. + Khi được giáo viên cho bé xem đoạn băng về Các hoạt động của bé. Bé bắt chước làm theo các động tác như: sờ hai chân, vẫy tay, sờ vai, sờ gối,… - Giao tiếp:
  • 45. 45 + Khi có thầy cô khác vào lớp bé biết chào và gọi tên thầy cô, cũng như cười đáp ứng khi thấy ai cười với bé. + Bé cũng biết gọi tên các bạn học cùng lớp. + Bé rất thích đặt câu hỏi với em. Bé hay hỏi em: “Cô ơi, ba đâu rồi?”, “Cô ơi, con gì?” - Xã hội hóa: + Khi cô hát bài Bắc Kim Thang, bé hào hứng vỗ tay và hát theo cô. + Khi nhìn thấy một bạn ngồi cạnh bé khóc, bé biết vỗ vai an ủi bạn. 3.2.2.3. Kết luận Sau quá trình can thiệp tâm lý, bé M.T đã đạt được một số thành tựu đáng kể, đặc biệt là sự tiến bộ về mặt ngôn ngữ. Bé đã nói được nhiều từ, cụm từ, các câu có độ dài ngắn và vừa tuy vẫn còn hạn chế ở việc còn nói lắp, nói ngọng nhiều và phát âm chưa rõ . Về nhận thức, bé đã hình thành nhiều kỹ năng như giới thiệu bản thân, nhận thức môi trường xung quanh, vận động tinh; có khả năng nghe – hiểu và thao tác theo yêu cầu; nhận biết được bảng chữ cái, chữ số, các bộ phận trên cơ thể và nhiều hình dạng, con vật, đồ vật…Riêng phần màu sắc bé còn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ. Kỹ năng tự phục vụ: Bé thành thạo các thao tác, thói quen được tập luyện như bỏ rác đúng nơi quy định, mở nắp các hộp giáo cụ và mang cất giáo cụ sau khi học xong, xin phép giáo viên khi cần thiết… Giờ học vẽ – nặn, hiện tại bé có thể vẽ hình tròn, nét thẳng đứng, nét ngang, tô màu và nặn đất sét thành hình con giun, bông hoa Về vận động, bé có thể thực hiện các bài tập cơ bản như ném vòng, nhảy lò cò, vượt chướng ngại vật, ném bóng vào rổ, thả và bắt bóng; khả năng giữ thăng bằng của bé chưa tốt. Về giao tiếp, bé đã hình thành khả năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, có khả năng diễn đạt nhu cầu của mình. Ví dụ như: “Xin cô cho con đi vệ sinh”, “Xin cô cho con đi uống nước”. Bé nhận biết được ai yêu mến trẻ và tỏ ra thân thiện, thoải mái, hay cười và thích trò chuyện tiếp xúc với người ấy hơn những người khác. Bé biết hòa nhập chơi đùa với các bạn mà bé thích.
  • 46. 46 PHẦN 4. TỔNG KẾT, ĐỀ XUẤT Ý KIẾN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Th.S BÙI THỊ HƯƠNG NGUYỄN THỊ KIM LIÊN