SlideShare a Scribd company logo
1 of 144
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÂM MINH NHẬT
MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THÀNH TỐĐẾN TÍNH HỮU
HIỆU CỦA
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONGCÁC DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠITHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÂM MINH NHẬT
MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THÀNH TỐ
ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số : 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS PHẠM VĂN DƯỢC
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn thạc sĩ với đề tài “Mức độ ảnh hưởng của các thành
tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh” là do tôi thực hiện nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của Thầy PGS.TS Phạm Văn Dược.
Các thông tin trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố dưới
bất kỳ hình thức nào. Các vấn đề được tham khảo và tổng hợp từ những nghiên cứu khác
đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
TP. HCM, ngày 19 tháng 03 năm 2019
Tác giả
LÂM MINH NHẬT
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH
TÓM TẮT - ABSTARCT
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
2.1 Mục tiêu chung....................................................................................................2
2.2 Mục tiêu cụ thể....................................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................2
6. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài ....................................................................................3
7. Kết cấu luận văn .......................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU...............................4
1.1 Nghiên cứu khoa học công bố ở nước ngoài ..........................................................4
1.2 Nghiên cứu khoa học công bố trong nước..............................................................9
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...........................................................................................15
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..............................................................................17
2.1 Tổng quan về hệ thống KSNB..............................................................................17
2.1.1 Khái niệm .......................................................................................................17
2.1.2 Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB .........................................................20
2.1.3 Lợi ích và hạn chế ..........................................................................................25
2.2 Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.......................................................................28
2.2.1 Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ................................................................28
2.2.2 Các tiêu chí đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB...............................30
2.3 Tổng quan về DN nhỏ và vừa...............................................................................30
2.3.1 Khái niệm và phân loại DN nhỏ và vừa .........................................................30
2.3.2 Đặc điểm hệ thống KSNB tại DN nhỏ và vừa................................................33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...........................................................................................34
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................36
3.1 Khung nghiên cứu của luận văn ...........................................................................36
3.2 Thiết kế nghiên cứu ..............................................................................................37
3.2.1 Thiết lập mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.............................................37
3.2.2 Xây dựng thang đo .........................................................................................39
3.2.3 Mô hình hồi quy sử dụng................................................................................41
3.2.4 Mô tả mẫu khảo sát và tiến trình thu thập dữ liệu..........................................42
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................44
4.1 Khảo sát thực trạng về hệ thống KSNB trong các DNNVV tại TP. HCM...........44
4.2 Kết quả nghiên cứu các thành tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
trong các DNNVV tại TP. HCM ................................................................................45
4.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha...................45
4.2.2 Đánh giá giá trị thang đo – phân tích thành tố khám phá EFA ......................54
4.2.3 Tương quan và hồi quy...................................................................................64
4.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu.................................................................................72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ...........................................................................................74
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ...............................................75
5.1 Kết luận.................................................................................................................75
5.2 Hàm ý chính sách nhằm tăng cường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB của các
DNNVV tại TP. HCM ................................................................................................75
5.2.1 Giải pháp hoàn thiện về Môi trường kiểm soát..............................................76
5.2.2 Giải pháp hoàn thiện về Hoạt động kiểm soát................................................77
5.2.3 Giải pháp hoàn thiện về Đánh giá rủi ro.........................................................78
5.2.4 Giải pháp hoàn thiện về Giám sát...................................................................79
5.2.5 Giải pháp hoàn thiện về Hệ thống thông tin và truyền thông.........................80
5.3 Hạn chế của đề tài và định hướng các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai........81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5...............................................................................................82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCTC : Báo cáo tài chính
COSO : Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission
DN : Doanh nghiệp
DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa
KSNB : Kiểm soát nội bộ
NQL : Nhà quản lý
TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tiêu thức xác định DNNVV theo nghị định 38/2018/NĐ-CP của Chính phủ
........................................................................................................................................32
Bảng 4.1: Đánh giá độ tin cậy thang đo Môi trường kiểm soát (Lần 1) ........................46
Bảng 4.2: Thống kê tương quan biến tổng thang đo Môi trường kiểm soát (Lần 1) .....47
Bảng 4.3: Đánh giá độ tin cậy thang đo Môi trường kiểm soát (Lần 2) ........................47
Bảng 4.4: Thống kê tương quan biến tổng thang đo Môi trường kiểm soát (Lần 2) .....48
Bảng 4.5: Đánh giá độ tin cậy thang đo Đánh giá rủi ro................................................48
Bảng 4.6: Thống kê tương quan biến tổng thang đo Đánh giá rủi ro.............................49
Bảng 4.7: Đánh giá độ tin cậy thang đo Hoạt động kiểm soát.......................................49
Bảng 4.8: Thống kê tương quan biến tổng thang đo Hoạt động kiểm soát....................50
Bảng 4.9: Đánh giá độ tin cậy thang đo Hệ thống thông tin và truyền thông................50
Bảng 4.10: Thống kê tương quan biến tổng thang đo Hệ thống thông tin và truyền
thông...............................................................................................................................51
Bảng 4.11: Đánh giá độ tin cậy thang đo Giám sát........................................................51
Bảng 4.12: Thống kê tương quan biến tổng thang đo Giám sát.....................................52
Bảng 4.13: Đánh giá độ tin cậy thang đo biến phụ thuộc tính Hữu hiệu .......................52
Bảng 4.14: Thống kê tương quan biến tổng thang đo biến phụ thuộc tính Hữu hiệu....53
Bảng 4.15: Bảng thống kê kết quả tổng hợp kiểm định cuối cùng của từng nhóm biến
........................................................................................................................................54
Bảng 4.16: Bảng Kiểm định KMO và Kiểm định Bartlett (Lần 1)................................56
Bảng 4.17: Bảng giải thích thành tố trích (Lần 1).........................................................56
Bảng 4.18: Bảng ma trận xoay thành tố (Lần 1)...........................................................57
Bảng 4.19: Bảng Kiểm định KMO và Kiểm định Bartlett (Lần 2)................................59
Bảng 4.20: Bảng giải thích thành tố trích (Lần 2).........................................................59
Bảng 4.21: Bảng Ma trận xoay thành tố (Lần 2)...........................................................61
Bảng 4.22: Bảng Kiểm định KMO và Kiểm định Bartlett.............................................62
Bảng 4.23: Bảng giải thích thành tố trích......................................................................63
Bảng 4.24: Bảng Ma trận xoay thành tố........................................................................63
Bảng 4.25: Kết quả phân tích tương quan Pearson........................................................65
Bảng 4.26: Tóm tắt mô hình với biến phụ thuộc là tính hữu hiệu của hệ thống KSNB 66
Bảng 4.27: Kết quả phân tích ANOVA..........................................................................66
Bảng 4.28: Kết quả phân tích hệ số hồi quy ..................................................................67
Bảng 4.29: Kết quả kiểm định các giả thuyết ................................................................72
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Mô hình mối quan hệ giữa mục tiêu và các thành tố ......................................20
Hình 2.2 Bộ 17 nguyên tắc của COSO 2013..................................................................21
Hình 3.1 Mô hình tác động của các thành tố của hệ thống KSNB.................................38
Hình 4.1 Đồ thị phân bố ngẫu nhiên của phần dư chuẩn hóa.........................................68
Hình 4.2 Biểu đồ tần suất của phần dư chuẩn hoá .........................................................69
Hình 4.3 Đồ thị so sánh với phân phối chuẩn (p-p) của phần dư chuẩn hóa .................70
TÓM TẮT
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế ngày nay,
là nơi tạo ra nguồn thu nhập khổng lồ cho nền kinh tế, tuy nhiên các doanh nghiệp này
chưa nhận thức được tầm quan trọng, cũng như chưa xây dựng được một hệ thống kiểm
soát nội bộ hữu hiệu. Điều này chính là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và
vừa nói chung và đặc biệt cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh
nói riêng. Và đây cũng là nhiệm vụ cấp thiết đối với những doanh nghiệp đang muốn tồn
tại, hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong xu thế hội nhập và toàn
cầu hóa như hiện nay.
Do đó, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của các thành tố
đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Thành phố Hồ Chí Minh thông qua phương pháp định tính và phương pháp định lượng,
sử dụng phần mềm SPSS 20 để phân tích, xử lý số liệu thu thập được từ 167 mẫu khảo
sát tại doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, phát hiện rằng các
nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm Môi trường
kiểm soát, Hoạt động kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Giám sát và hệ thống thông tin và
truyền thông, trong đó, môi trường kiểm soát có tác động mạnh nhất đến tính hữu hiệu
này. Đồng thời, đút kết ra được những điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống kiểm soát
nội bộ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh và kiến nghị các giải
pháp để hoàn thiện. Tuy nhiên, kết quả của mô hình hồi quy chỉ giải thích được 61% tính
hữu hiệu của hệ thống KSNB phụ thuộc vào năm nhân tố trong bài, 39% còn lại là do
các nhân tố khác cần được nghiên cứu thêm.
Từ khoá: Kiểm soát nội bộ, Tính hữu hiệu, Môi trường kiểm soát.
ABSTARCT
Nowadays, small and medium-sized enterprises account for a large proportion of
the economy, which create a huge source of income for the economy, but these
businesses neither are not aware of the importance of an internal control system nor build
an effective internal control system. This is a big challenge for small and medium
enterprises in general and especially for small and medium enterprises in Ho Chi Minh
City. And this is also an urgent task for businesses that want to survive, improve and
enhance their competitiveness in the current trend of integration and globalization.
Therefore, the author carries out the research topic on the level of influence of
components on the effectiveness of the internal control system in small and medium
enterprises in Ho Chi Minh City which is performed through qualitative methods and
quantitative methods; using SPSS 20 software to analyze and process data collected from
167 survey derived from small and medium-sized enterprises in Ho Chi Minh City. Since
then, it has been discovered that factors affecting the effectiveness of the internal control
system include the Control Environment, Control Activities, Risk Assessment,
Monitoring and Information and Communication Systems, in which, the Control
environment has the strongest impact on this effectiveness. At the same time, draw out
the strengths and weaknesses of the internal control system of small and medium-sized
enterprises in Ho Chi Minh City and recommend solutions to improve. However, the
results of the regression model explain only 61% of the effectiveness of the internal
control system depending on the five factors in the article, the remaining 39% are due to
other factors that need further study.
Keywords: Internal control, Effectiveness, Control environment
.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở mỗi nền kinh tế, các DNNVV có thể giữ những vai trò với mức độ khác nhau,
song nhìn chung, các DNNVV thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số
DN - ở TP. HCM chỉ xét các DN có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 97%, vì vậy, đóng góp
của nó vào giá trị nền kinh tế và tạo việc làm là rất đáng kể.
Tuy nhiên, để các DNNVV có thể hoàn thành sứ mệnh của mình, cũng như thỏa
mãn được mục đích kinh doanh của chủ sở hữu, đòi hỏi DN không chỉ vận hành hệ thống
kinh doanh đạt lợi nhuận cao mà còn giải quyết được những rủi ro hiện hữu và rủi ro
tiềm tang hiện đang tồn tại nội bộ đơn vị. Những rủi ro này xuất phát từ chính bên trong
của DN, cũng có thể xuất phát từ các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội bên ngoài. Vì vậy,
bất cứ DN nào muốn tồn tại và phát triển bền vững cũng cần phải xây dựng cho mình
một hệ thống KSNB hữu hiệu.
Đa số các DNNVV khi nghe nhắc đến COSO hay hệ thống KSNB, họ thường sẽ
gặp nhiều khó khăn khi áp dụng lý thuyết vào thực tiễn. Bên cạnh đó, một lý do khác là
vì các DN này chưa nhận thức được tầm quan trọng của KSNB, chưa xây dựng được
một hệ thống KSNB hữu hiệu. Tất cả những điều này chính là một thách thức lớn cho
các DNNVV tại TP. HCM. Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống KSNB hữu hiệu là nhiệm
vụ cần thiết, nhất là với DNNVV – những DN đang muốn tồn tại, hoàn thiện và nâng
cao năng lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay.
Từ những lý do trên, tác giả thực hiện bài nghiên cứu này, nhằm có thể đo lường
mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các
DNNVV tại TP. HCM, đồng thời đưa ra những giải pháp để góp phần giúp các DN này
có thể xây dựng một hệ thống KSNB hữu hiệu, nhằm không những tạo nội lực phát triển
cho các DNNVV tại TP. HCM, mà còn thúc đẩy nền kinh tế TP. HCM phát triển bền
vững.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
- Tìm ra mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
trong các DNNVV tại TP. HCM, tìm ra những điểm mạnh cũng như hạn chế tồn
tại trong hệ thống KSNB tại DN, từ đó đưa ra các giải pháp giúp DN này hoàn
thiện và xây dựng hệ thống KSNB hữu hiệu.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát, tìm hiểu thực trạng hệ thống KSNB của các DNNVV tại TP. HCM;
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB trong các DNNVV tại TP. HCM.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi 1: Hệ thống KSNB tại các DNNVV tại TP. HCM hoạt động như thế nào?
- Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB trong các DNNVV tại TP. HCM như thế nào?
- Câu hỏi 3: Giải pháp nào để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hệ thống KSNB của
các DNNVV này?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của
hệ thống kiểm soát nội bộ trong các DNNVV.
- Phạm vi nghiên cứu: TP. HCM.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp hỗn hợp bao gồm phương
pháp định tính và phương pháp định lượng, cụ thể:
- Phương pháp định tính: Kế thừa nghiên cứu của các chuyên gia để rút ra các nhân
tố cơ bản ảnh hưởng đến hệ thống KSNB, thảo luận với các chuyên gia và từ đó
xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và chọn mẫu. Các biến được điều chỉnh và bổ
sung cho phù hợp dựa theo thang đo có sẵn.
3
- Phương pháp định lượng:
o Thiết kế bảng câu hỏi, sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá mức
độ ảnh hưởng đến hệ thống KSNB;
o Đánh giá giá trị và độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha;
o Phân tích nhân tố khám phá EFA;
o Đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy.
6. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài
Về lý luận:
- Luận văn đã tổng hợp và khái quát hóa những điểm chung của các công trình
nghiên cứu trước đây về việc hoàn thiện hệ thống KSNB;
- Luận văn đã trình bày cụ thể nội dung về KSNB bao gồm các nội dung: khái niệm,
các nhân tố tác động đến hệ thống KSNB.
Về thực tiễn
- Luận văn đã nghiên cứu khảo sát về thực trạng hệ thống KSNB tại DNNVV tại
TP. HCM, nhận dạng những ưu điểm và nhược điểm còn tồn tại trong hệ thống
KSNB tại đơn vị;
- Từ kết quả trên, trình bày những giải pháp cụ thể để nâng cao tính hữu hiệu của
hệ thống KSNB tại các DNNVV tại TP. HCM nhằm giúp các đơn vị này hoàn
thiện và xây dựng hệ thống KSNB hữu hiệu, ổn định hoạt động sản xuất kinh
doanh.
7. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về KSNB
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Nghiên cứu khoa học công bố ở nước ngoài
Trên thế giới, đã có nhiều bài nghiên cứu về hệ thống KSNB cũng như những nhân
tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB như bài nghiên cứu của tác giả Lembi
Noorvee (2006), Ekaterina Rosenkrans, Svetlana Ahlin (2015) về hệ thống lý luận đo
lường sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Tuy nhiên, những bài nghiên cứu gần
đây, sử dụng chính phương pháp định lượng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB như Karagiorgos, T., Giovanis, N., &
Drogalas, G. (2011); Mrs. C.T. Gamage (2014); Ekaterina Rosenkrans, Svetlana Ahlin
(2015); Buthaya Mahadeen, Rand Hani Al-Dmour, Bader Yousef Obeidat & Ali
Tarhinni (2016); Ho T.V. (2016). Cụ thể nội dung các bài nghiên cứu như sau:
S
T
T
Tên đề tài Tác giả
Phương
pháp nghiên
cứu
Kết quả
nghiên cứu
Khe hổng
nghiên cứu
1 Evaluation of
the
effectiveness of
internal control
over financial
reporting.
Lembi Noorvee
(2006).
Sử dụng
bảng câu hỏi
để khảo sát 3
công ty vừa
tại Estonia.
Đưa ra
những ưu
điểm và
khuyết điểm
của hệ thống
KSNB tại 3
công ty, từ
đó kiến nghị
giải pháp.
Chưa định
lượng được
mức độ tác
động của
từng nhân tố
của hệ thống
KSNB;
Mẫu thực
hiện là 3
công ty sản
xuất có cùng
lĩnh vực hoạt
động, hệ
5
thống quản lý
gần giống
nhau,… nên
chưa thể tổng
quát hoá
được hệ
thống KSNB
hữu hiệu.
2 Evaluation of
the
Effectiveness of
Internal Audit
in Greek Hotel
Business
Karagiorgos,
T., Giovanis,
N., & Drogalas,
G. (2011).
Sử dụng
thang đo
Likert 5 mức
độ để thu
thập khảo
sát, sử dụng
hệ số
Cronbach’s
Alpha để
đánh giá độ
tinh cậy
thang đo,
cuối cùng
phân tích
bằng thống
kê mô tả
5 nhân tố
của hệ
thống
KSNB tác
động quan
trọng đến
tính hữu
hiệu của hệ
thống
KSNB and
có tác động
tích cực đến
sự tồn tại và
thành công
của doanh
nghiệp.
Số lượng
bảng khảo sát
còn khiêm
tốn, 85 bảng
khảo sát
được phát
nhưng chỉ có
thể sử dụng
được 52 kết
quả.
3 A proposed
research
framework:
Mrs. C. T.
Gamage
(2014).
Phân tích dữ
liệu từ 128
khảo sát
Đánh giá sự
hữu hiệu
của hệ
Mặc dù hiện
tại có rất
nhiều chi
6
Effectiness of
internal control
system in state
commercial
banks in Sri
Lanka.
bằng phần
mềm SPSS,
(a) Thống kê
mô tả: Trung
bình, Trung
bình, Chế
độ, Tỷ lệ, ...
(b) Thống kê
suy luận:
Tương quan
& Hồi quy.
thống
KSNB tại
ngân hàng
thương mại
nhà nước.
nhánh ngân
hàng đang
hoạt động tại
Sri Lanka,
nhưng
nghiên cứu
chỉ tập trung
vào hai ngân
hàng thương
mại nhà nước
và 64 chi
nhánh chủ
yếu đặt tại
hai tỉnh trong
số chín tỉnh
của Sri
Lanka, chưa
thể đại diện
cho tổng thể.
4 Interrelationship
between
different
components of
internal control.
Ekaterina
Rosenkrans,
Svetlana Åhlin
(2015).
Sử dụng
phương pháp
phỏng vấn
bán cấu trúc
và phương
pháp Lý
thuyết cơ sở.
Có mối liên
hệ chặt chẽ
và phức tạp
giữa các
nhân tố của
hệ thống
KSNB.
Chưa so
sánh được
với các đề tài
trước, vì
thiếu các đề
tài nghiên
cứu tương tự;
7
Phương
pháp thu thập
dữ liệu đã
chọn cũng có
thể thực hiện
sự không
chắc chắn có
thể có trong
dữ liệu thực
nghiệm bởi
vì tác giả có
thể giải thích
kết quả của
phỏng vấn
theo cách
không bao
gồm các giải
thích thực tế
của người trả
lời.
5 Examining the
Effect of the
Organization’s
Internal Control
System on
Organizational
Effectiveness:
Buthaya
Mahadeen,
Rand Hani Al-
Dmour, Bader
Yousef Obeidat
& Ali Tarhinni
(2016).
Thu thập dữ
liệu từ 151
nhân viên
quản lý trung
cấp và cao
cấp của
Jordanian
Tính hiệu
quả của một
tổ chức chịu
ảnh hưởng
to lớn của
các nhân tố
của hệ
Bài nghiên
cứu thực
hiện việc
khảo sát trên
151 nhân
viên tại
Jordanian, do
8
A Jordanian
Empirical
Study.
thông qua
bảng câu hỏi
và xác định
mức độ ảnh
hưởng của
từng nhân tố
đến sự hoạt
động hữu
hiệu của tổ
chức.
thống kiểm
soát nội bộ,
trong đó
nhân tố Môi
trường kiểm
soát tác
động mạnh
mẽ nhất;
Kiến nghị
để xây dựng
hệ thống
KSNB.
đó chưa thể
tổng quát
được vấn đề.
6 The Research of
Factors
Affecting the
Effectiveness of
Internal Control
Systems in
Commercial
Banks-empirical
Evidence in
Viet Nam
Ho T.V. (2016) Sử dụng
phương pháp
định tính và
định lượng
thông qua hệ
số
Cronbach’s
Alpha, EFA
và MRA
Các nhân
tố tác động
đến tính hữu
hiệu của hệ
thống
KSNB tại
các ngân
hàng thương
mại ở Việt
Nam bao
gồm Môi
trường kiểm
soát, Hoạt
động kiểm
soát, Đánh
Chưa đề
cập đến các
ngân hàng
nước ngoài
9
giá rủi ro,
Giám sát,
Thông tin
và truyền
thông, Lợi
ích nhóm,
Chính trị.
1.2 Nghiên cứu khoa học công bố trong nước
Trước đây, những bài nghiên cứu khoa học về đề tài hệ thống KSNB đa phần chú
trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống KSNB dựa trên việc hệ thống các lý
thuyết về KSNB và kinh nghiệm thực tế như bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bích
Hiệp (2012); Đoàn Thanh Mai (2013). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chủ đề
được nghiên cứu hướng về việc phân tích các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ
thống KSNB như các bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Phương Dung (2016);
Nguyễn Ngọc Lý (2016); Nguyễn Thị Thuỷ (2016); Võ Ngọc Trang Đài (2017). Có thể
tổng quát các nghiên cứu như sau:
S
T
T
Tên đề tài Tác giả
Phương
pháp
nghiên cứu
Kết quả
nghiên cứu
Khe hổng
nghiên cứu
1 Hoàn thiện hệ Nguyễn Thị Áp dụng Đánh giá Bài nghiên
thống KSNB cho Bích Hiệp phương thực trạng hệ cứu sử dụng
các DN vừa và (2012). pháp thống thống mẫu nhỏ,
nhỏ trên địa bàn kê mô tả, KSNB, đồng chưa thể
TP. HCM. phương thời đưa ra mang đến
pháp tổng các giải pháp cái nhìn tổng
hợp và nhằm hoàn quan về hệ
10
phương
pháp so sánh
từ dữ liệu
thu thập
được từ 75
DNNVV tại
TP. HCM
thông qua
bảng câu hỏi
khảo sát
gồm 82 câu
hỏi liên quan
đến các bộ
phận cấu
thành của
KSNB.
thiện hệ
thống KSNB
cho các
DNNVV tại
TP. HCM .
thống KSNB
cho toàn địa
bàn TP.
HCM;
Chưa định
lượng được
các nhân tố
tác động đến
hệ thống
KSNB để từ
đó rút ra
những giải
pháp trực
tiếp hơn.
2 Xây dựng và
hoàn thiện hệ
thống KSNB cho
DNNVV trên địa
bàn thành phố
Vũng Tàu.
Đoàn Thanh
Mai (2013).
Sử dụng
phương
pháp mô tả,
tổng hợp, so
sánh và phân
tích từ số
liệu sơ cấp
được thu
thập bằng
phương
pháp phỏng
Đánh giá
những ưu
nhược điểm
và tìm hiểu
nguyên nhân
dẫn đến việc
hạn chế
trong xây
dựng hệ
thống
KSNB, đồng
Chưa định
lượng được
các nhân tố
tác động đến
hệ thống
KXNB để từ
đó rút ra
những giải
pháp trực
tiếp hơn.
11
vấn, trả lời
bảng câu hỏi
và số liệu
thứ cấp được
thu thập từ
Tổng Cục
Thống Kê,
Cục Thuế
TP. Vũng
Tàu, Sở Lao
động
Thương
Binh Xã hội.
thời đưa ra
những giải
pháp giúp
DNNVV
trên địa bàn
thành phố
Vũng Tàu
xây dựng,
hoàn thiện
hệ thống
KSNB.
3 Các yếu tố ảnh
hưởng đến sự
hữu hiệu của hệ
thống KSNB tại
các DN có vốn
đầu tư nước
ngoài trong khu
chế xuất Linh
Trung I.
Nguyễn Thị
Phương Dung
(2016).
Phối hợp
giữa phương
pháp định
tính và định
lượng để xây
dựng bảng
câu hỏi khảo
sát, khảo sát
dựa trên
thang đo
Likert 5 mức
độ nhằm
đánh giá
mức độ ảnh
Xác định
được mức độ
ảnh hưởng
của từng
nhân tố tác
động đến sự
hữu hiệu của
hệ thống
KSNB,
trong đó
Đánh giá rủi
ro có tác
động mạnh
mẽ nhất, từ
Mẫu
nghiên cứu
bảng khảo
sát còn nhỏ,
chỉ 25 DN;
Do quy mô
phức tạp và
đa dạng của
các DN
trong khu
chế xuất, bài
nghiên cứu
chưa thể đưa
ra được
12
hưởng của
các nhân tổ
tác động đến
sự hữu hiệu
của hệ thống
KSNB. Từ
đó, ứng
dụng hệ số
Cronbach
Alpha và
phân tích
nhân tố
khám phá
(EFA).
đó đề xuất
những chính
sách phù
hợp để hoàn
thiện hệ
thống KSNB
của các DN
có vốn đầu
tư nước
ngoài tại
Khu chế
xuất Linh
Trung I.
những đề
xuất ra
những chính
sách phù
hợp nhất cho
tổng thể các
DN trong
phạm vi
nghiên cứu.
4 Các nhân tố ảnh
hưởng đến tính
hữu hiệu của hệ
thống kiểm soát
nội bộ tại các
kinh doanh chuỗi
cửa hàng bán lẻ
TP. HCM.
Nguyễn Ngọc
Lý (2016).
Phương
pháp định
tính: tổng
hợp lý
thuyết, xây
dựng thang
đo
Phương
pháp định
lượng: đánh
giá độ tin
cây của
thang đo,
Xác định
được mức độ
ảnh hưởng
của từng
nhân tố tác
động đến sự
hữu hiệu của
hệ thống
KSNB,
trong đó
Đánh giá rủi
ro có tác
động mạnh
Mẫu nghiên
cứu khảo sát
còn nhỏ, 24
DN kinh
doanh chuỗi
cửa hàng
bán lẻ.
13
phân tích
nhân tố
khám phá và
xác định mô
hình hồi
quy.
mẽ nhất.
5 Đo lường mức độ
ảnh hưởng các
thành tố đến tính
hữu hiệu của hệ
thống KSNB tại
các DN chế biến
thủy sản tỉnh
Khánh Hòa.
Nguyễn Thị
Thủy (2016).
Phương
pháp định
tính: tổng
hợp lý
thuyết, xây
dựng thang
đo
Phương
pháp định
lượng: đánh
giá độ tin
cây của
thang đo,
phân tích
nhân tố
khám phá và
xác định mô
hình hồi
quy.
Xác định
được mức độ
ảnh hưởng
của từng
nhân tố tác
động đến sự
hữu hiệu của
hệ thống
KSNB,
trong đó
Đánh giá rủi
ro có tác
động mạnh
mẽ nhất.
Mẫu nghiên
cứu nhỏ
chưa đại
diện được
cho tổng thể.
14
6 Các nhân tố ảnh
hưởng đến tính
hữu hiệu của hệ
thống KSNB tại
tập đoàn khách
sạn Marriott
International tại
TP. HCM.
Võ Ngọc Trang
Đài (2017).
Phương
pháp định
tính: tổng
hợp lý
thuyết, xây
dựng thang
đo
Phương
pháp định
lượng: đánh
giá độ tin
cây của
thang đo,
phân tích
nhân tố
khám phá và
xác định mô
hình hồi
quy.
Làm rõ mối
quan hệ giữa
các nhân tố
của hệ thống
KSNB tại
khách sạn;
Xác định
được Hoạt
động kiểm
soát có sự
ảnh hưởng
mạnh nhất
đến tính hữu
hiệu của hệ
thống
KSNB;
Chỉ thực
hiện nghiên
cứu tại một
tập đoàn
khách sạn
quốc tế đang
có cơ sở hoạt
động tại TP.
HCM nên
chưa thể
phản ánh
đầy đủ và
chính xác
được đặc
điểm của hệ
thống KSNB
tại các khách
sạn trên toàn
lãnh thổ TP.
HCM;
Có thể thấy, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đã có nhiều bài nghiên
cứu về các thành tố của hệ thống KSNB cũng như mối liên hệ giữa các thành tố này với
tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về định lượng
mức độ tác động của từng thành tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, đặc
biệt là mức độ tác động của các thành tố này đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại
các DNNVV tại TP. HCM.
15
Hệ thống KSNB và việc ngăn chặn gian lận đóng vai trò quan trọng và có tác
động to lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV và đặc biệt các
DNNVV là nơi thường xuyên xảy ra các gian lận (Jaya Kumar Shanmugam, Mohd
Hassan Che Haat & Azwadi Ali, 2012). Một hệ thống KSNB hữu hiệu sẽ giúp ngăn chặn
hiệu quả các gian lận trong đơn vị (Mohd Danial Afiq Bin Khamar Tazilah, Norhusnaida
Binti Che Husain, 2015), đồng thời hệ thống KSNB đóng vai trò quan trọng trong việc
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị (Buthayna, M., Rand, H. A., Bader,
Y. O. & Ali, T., 2016).
Do đó, việc thiết kế và xây dựng một hệ thống KSNB hữu hiệu là điều rất cần
thiết. Nhưng phải lưu ý rằng, một hệ thống KSNB được xem là tốt và hoạt động hữu hiệu
khi đồng thời năm thành tố của hệ thống KSNB cùng nhau hoạt động (Mohd Danial Afiq
Bin Khamar Tazilah, Norhusnaida Binti Che Husain, 2015).
Như vậy, mức độ tác động của các thành tố của hệ thống của KSNB như thế nào
trong các đơn vị hiện nay và mức tác động đó có đủ hợp lý để giúp các tổ chức này hoạt
động tốt chưa?
Từ những lý do trên, tác giả mong muốn có thể tiến hành nghiên cứu để xác định
được mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội
bộ trong các DNNVV tại TP. HCM, với mong muốn có thể đảm bảo đại diện được cho
việc phân tích mức độ ảnh hưởng của từng thành tố này đến tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB tại các DNNVV ở TP. HCM, từ đó đưa ra những giải pháp để xây dựng và hoàn
thiện hệ thống KSNB tại các DN này, giúp các DN có thể hoạt động đạt năng suất cao
và hiệu quả nhất.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về một số nghiên cứu khoa học trên thế giới và tại Việt
Nam về hệ thống KSNB và các thành tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
trước đây, phương pháp nghiên cứu, kết quả đạt được sau nghiên cứu. Đồng thời, chương
16
1 cũng đã tổng hợp lại những lỗ hỏng và định hướng từ các nghiên cứu trước để từ đó
tiến hành xác định mục đích nghiên cứu của luận văn trong những phần tiếp theo.
17
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tổng quan về hệ thống KSNB
2.1.1 Khái niệm:
2.1.1.1 Khái niệm hệ thống KSNB
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 315: “KSNB là quy trình do Ban
quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì
để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm
bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ
pháp luật và các quy định có liên quan.”(Bộ tài chính, Thông tư số 214/2012/TT-BTC).
Luật Kế toán 2015: “KSNB là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ
đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định
của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được
yêu cầu đề ra.” (Quốc hội, Luật kế toán – điều 39)
Theo COSO năm 1992 (The Committee of Sponsoring Organizations of the
Treadway Commission) - Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận
khi lập báo cáo tài chính, KSNB là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị và
các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lí
nhằm thực hiện mục tiêu: (i) Báo cáo tài chính đáng tin cậy; (ii) Các luật lệ và quy định
được tuân thủ; (iii) Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả.
Sau hơn 20 năm , COSO đã ban hành bản cập nhật mới là COSO Internal Control
2013, theo đó, KSNB là một quy trình đưa ra bởi Ban quản trị của doanh nghiệp, nhà
quản lý và các nhân sự khác, được thiết kế để đưa ra sự đảm bảo cho việc đạt được mục
tiêu về hoạt động, báo cáo và tuân thủ.
Tóm lại, một cách tổng quát nhất KSNB là những phương pháp và chính sách
được thiết kế để đảm bảo một cách hợp lý về việc ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót
nhằm đạt được các mục tiêu tuân thủ, hoạt động và báo cáo.
18
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển COSO
COSO (The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway
Commission - Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận khi lập báo
cáo tài chính), được thành lập năm 1985. COSO là một chuẩn mực của thế giới trong
lĩnh vực KSNB được ban hành lần đầu vào năm 1992 tại Hoa Kỳ; COSO đóng vai trò
như một bước khởi đầu làm nền tảng cho các doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống
KSNB).
Cấu trúc của Báo cáo COSO (1992) gồm 4 phần:
Phần 1: Tóm tắt dành cho nhà quản lý
Phần này cung cấp một cái nhìn tổng quát về KSNB ở mức độ cao dành riêng cho
các nhà quản lý, giám đốc điều hành, ban giám đốc, các nghị sĩ và cơ quan quản lý nhà
nước.
Phần 2: Khuôn khổ chung của KSNB
Đây là phần cơ bản nhất của Báo cáo COSO, trong đó có định nghĩa về KSNB,
mô tả các bộ phận hợp thành của KSNB, đưa ra các tiêu chí giúp ban giám đốc, nhà quản
lý và các đối tượng khác đánh giá hệ thống KSNB.
Phần 3: Báo cáo cho bên ngoài
Đây là tài liệu bổ sung, cung cấp hướng dẫn cho các tổ chức cách thức báo cáo
cho các đối tượng bên ngoài về hệ thống KSNB cho mục tiêu báo cáo tài chính.
Phần 4: Công cụ đánh giá hệ thóng KSNB
Đưa ra các hướng dẫn, gợi ý rất thiết thực cho việc đánh giá hệ thống KSNB.
Trong đó, khuôn khổ chung của KSNB là nội dung quan trọng nhất, COSO 1992
đã đưa ra định nghĩa về KSNB và tiêu chí về các bộ phận hợp thành một hệ thống KSNB.
Sau hơn 20 năm kể từ khi ban hành báo cáo COSO lần đầu tiên (1992), môi trường
kinh doanh đã có những thay đổi lớn, quá trình toàn cầu hóa tiếp tục diễn ra trên diện
rộng, công nghệ thông tin ngày càng phát triển… đã ảnh hưởng đáng kể tới cách thức tổ
chức kinh doanh, nhận diện, đánh giá và ứng phó rủi ro của doanh nghiệp. Trước thực tế
19
đó, Ủy ban COSO phải tiến hành cập nhật báo cáo của mình và phiên bản cập nhật mới
là COSO Internal Control 2013 đã ra đời từ những yêu cầu thực tiễn nêu trên.
Cấu trúc của báo cáo COSO (2013) gồm 4 phần:
Phần 1: Tóm tắt cho nhà điều hành (Executive Summary)
Trình bày tóm lược những nội dung của Khuôn mẫu KSNB (Framework) giành
cho Giám đốc điều hành, thành viên ban quản trị và các vị trí quản lý cấp cao khác.
Phần 2: Khuôn mẫu KSNB và phụ lục
Trình bày chi tiết khuôn mẫu KSNB bao gồm: định nghĩa KSNB, đưa ra những
yêu cầu của một hệ thống KSNB hữu hiệu gồm các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB
và các nguyên tắc KNSB, cung cấp định hướng cho nhà quản lý ở mọi cấp trong đơn vị
biết các thiết kế, thực hiện và đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB.
Khuôn mẫu KSNB là nội dung chính yếu nhất của Báo cáo COSO 2013. Phần
phụ lục cung cấp thêm thông tin tham khảo bao gồm: Từ điển thuật ngữ, các lưu ý cho
doanh nghiệp nhỏ và tóm tắt những thay đổi của Báo cáo COSO 2013 so với báo cáo
1992 (Phụ lục không được coi là một phần của Khuôn mẫu).
Phần 3: Công cụ đánh giá sự hữu hiệu của KSNB
Phần này cung cấp các mẫu biểu (templates) và những ví dụ thực tế để hỗ trợ nhà
quản lý trong việc áp dụng khuông mẫu KSNB đặc biệt là khi đánh giá sự hữu hiệu của
KSNB.
Phần 4: KSNB cho việc lập báo cáo tài chính cho bên ngoài
Phần này cung cấp phương pháp và ví dụ thực tế về việc áp dụng những yêu cầu
của KSNB (bao gồm các bộ phận và các nguyên tắc KSNB) vào việc chuẩn bị các báo
cáo tài chính cho bên ngoài.
Theo COSO 2013, khuôn khổ chung của KSNB là nội dung quan trọng nhất, đã
đưa ra định nghĩa về KSNB và tiêu chí về các bộ phận hợp thành một hệ thống KSNB.
COSO 2013 không chỉ phục vụ cho công tác tài chính, kế toán mà còn mở rộng đối với
20
phạm vi toàn doanh nghiệp (điều chỉnh 7 quan điểm cơ bản và đưa ra 17 nguyên tắc mở
rộng theo mô hình kết cấu bởi 5 thành phần cấu thành KSNB dựa theo COSO 1992).
2.1.2 Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB
Như nội dung trên đã đề cập, theo COSO 2013, hệ thống KSNB có 5 thành tố và
17 nguyên tắc.
Hình 2.1 Mô hình mối quan hệ giữa mục tiêu và các thành tố
(Nguồn: COSO 2013. Internal Control – Integrated Framework Executive Summary)
21
Hình 2.2 Bộ 17 nguyên tắc của COSO 2013
(Nguồn: COSO 2013. Internal Control – Integrated Framework Executive Summary)
a. Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát là những yếu tố của công ty ảnh hưởng đến hoạt động của
hệ thống KSNB và là các yếu tố tạo ra môi trường mà trong đó toàn bộ thành viên của
doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống KSNB như là thái độ của
NQL về liêm chính và đạo đức nghề nghiệp, việc phân công, uỷ nhiệm công việc và
trách nhiệm, các văn bản nội bộ như nội quy lao động, quy chế khen thưởng,…có thể
nói môi trường kiểm soát có tác động lan tỏa trên toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ.
Theo COSO 2013, Môi trường kiểm soát gồm các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Đơn vị thể hiện được cam kết về tính trung thực và giá trị đạo đức.
Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị phải chứng minh được sự độc lập với nhà quản
lý và thực thi chức năng giám sát việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB.
Nguyên tắc 3: Nhà quản lý dưới sự giám sát của Hội đồng quản trị cần thiết lập
cơ cấu tổ chức, các loại báo cáo, phân định trách nhiềm và quyền hạn nhằm đặt
được mục tiêu của đơn vị.
22
Nguyên tắc 4: Đơn vị phải chứng tỏ sự cam kết về việc sử dụng nhân viên có
năng lực thông qua tuyển dụng, duy trì và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với
mục tiêu của đơn vị.
Nguyên tắc 5: Đơn vị cần yêu cầu các cá nhân chịu trách nhiệm báo cáo về trách
nhiệm của họ trong việc đáp ứng các mục tiêu của tổ chức.
b. Đánh giá rủi ro
Dù các DN có quy mô, cấu trúc, loại hình hay vị trí khác nhau, nhưng bất kỳ đơn
vị nào cũng có thể bị tác động bởi các rủi ro xuất hiện từ yếu tố bên trong và bên ngoài.
Do đó, mỗi đơn vị cần có quy trình xác định các rủi ro nhằm nhận diện và phân tích các
rủi ro để đạt được các mục tiêu của tổ chức, hình thành nền tảng cho việc quyết định các
rủi ro nên được quản lý như thế nào.
Theo COSO 2013, đánh giá rủi ro gồm các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 6: Đơn vị phải thiết lập mục tiêu rõ ràng và đầy đủ để nhận diện và
đánh giá rủi ro phát sinh trong việc đạt được mục tiêu của đơn vị.
Nguyên tắc 7: Đơn vị phải nhận diện rủi ro trong việc đạt được mục tiêu của đơn
vị, tiến hành phân tích rủi ro để xác định rủi ro cần được quản trị.
Nguyên tắc 8: Đơn vị cần xem xét các loại gian lận tiềm tàng khi đánh giá rủi ro
không đạt được mục tiêu của đơn vị.
Nguyên tắc 9: Đơn vị cần xác định và đánh giá những thay đổi của môi trường
ảnh hưởng đến hệ thống KSNB.
c. Hoạt động kiểm soát
Các hoạt động kiểm soát là các hành động được thiết lập bởi các chính sách và
thủ tục để đảm bảo những chỉ dẫn của NQL trong việc giảm thiểu rủi ro để đạt được các
mục tiêu.
Các hoạt động kiểm soát nên là một phần không thể tách rời trong các nghiệp vụ
hằng ngày của một doanh nghiệp. Một hệ thống KSNB có hiệu quả cần có cơ cấu kiểm
23
soát đúng đắn với các hoạt động kiểm soát được xác định ở tất cả các cấp của tổ chức và
tại rất nhiều giai đoạn của quá trình hoạt động, bao gồm cả môi trường công nghệ.
Các hoạt động kiểm soát được xây dựng theo 3 nguyên tắc chỉ đạo chung sau đây:
 Nguyên tắc phân công, phân nhiệm: Trong một tổ chức có nhiều người tham
gia thì các công việc cần phải được phân công cho tất cả mọi người, không
để tình trạng một số người làm quá nhiều việc trong khi một số khác lại
không có người làm. Theo nguyên tắc này, trách nhiệm và công việc cần
được phân loại cụ thể cho nhiều bộ phận và cho nhiều ngừoi trong bộ phận.
Việc phân công phân nhiệm rõ ràng tạo sự chuyên môn hóa trong công việc,
sai sót ít xảy ra và khi xảy ra thường dễ phát hiện. Mục địch của nguyên tắc
này là không để cho các nhân hay bộ phận nào có thể kiểm soát được mọi
mặt của nghiệp vu. Khi đó, công việc của người này được kiểm soát tự động
bởi công việc của một nhận viên khác. Phân công công việc làm giảm rủi ro
xảy ra gian lận và sai sót, đồng thời tạo điều kiện nâng cao chuyên môn của
nhân viên.
 Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: nguyên tắc này quy định sự cách ly thích hợp
về trách nhiệm trong các nghiệp vụ có liên quan nhằm ngăn ngừa các sai
phạm (nhất là sai phạm cố ý) và hành vị lạm dụng quyền hạn.
o Bất kiêm nhiệm trong việc bảo vệ tài sản với kế toán
o Bất kiêm nhiệm trong việc phê chuẩn các nghiệp vụ kinh tế với việc
thực hiện các nghiệp vụ đó
o Bất kiêm nhiệm giữa việc điều hành với trách nhiệm ghi sổ.
 Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn: để thỏa mãn các mục tiêu kiểm soát thì
tất cả các nghiệp vụ kinh tế phải được phê chuẩn đúng đắn. Trong một tổ
chức, nếu ai cũng làm mọi việc thì sẽ xảy ra hỗn loạn, phức tạp. Phê chuẩn
là biểu hiện cụ thể của việc quyết định và giải quyết một công việc trong
phạm vi nhất định. Sự phê chuẩn được thực hiện qua 2 loại:
24
o Phê chuẩn chung: Được thực hiện thông qua việc xây dựng các chính
sách chung về những mặt hoạt động cụ thể cho các cán bộ cấp dưới
tuân thủ.
o Phê chuẩn cụ thể: Được thực hiện cho từng nghiệp vụ kinh tế riêng
biệt. Phê chuẩn cụ thể được áp dụng đối với những nghiệp vụ có số
tiền lớn hoặc quan trọng, những nghiệp vụ không thường xảy ra.
Theo COSO 2013, Hoạt động kiểm soát gồm những nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 10: Đơn vị phải lựa chọn, thiết lập các hoạt động kiểm soát để góp
phần hạn chế các rủi ro giúp đơn vị đạt mục tiêu trong giới hạn chấp nhận được.
Nguyên tắc 11: Đơn vị lựa chọn và phát triển hoạt động kiểm soát chung với
công nghệ hiện đại để hỗ trợ sự thành công cho việc đạt được các mục tiêu của
đơn vị.
Nguyên tắc 12: Đơn vị triển khai hoạt động kiểm soát thông qua nội dung các
chính sách đã được thiết lập và triển khai thành các thủ tục.
d. Hệ thống thông tin và truyền thông
Thông tin và truyền thông liên quan đến việc tạo lập một hệ thống thông tin và
truyền thông hữu hiệu trong toàn doanh nghiệp, phục vụ việc thực hiện các mục tiêu
kiểm soát. Thông tin và truyền thông cần được thực hiện xuyên suốt theo chiều từ trên
xuống và từ dưới lên, giúp cho mọi nhân viên đều nhận được những thông tin cần thiết,
hiểu rõ thông điệp từ nhà quản lý cấp cao, cụ thể là:
- Mọi thành viên trong đơn vị phải có trách nhiệm với công việc của mình, tiếp
nhận đầy đủ và chính xác chỉ thị của cấp trên, hiểu biết rõ ràng về cách sử dụng
những phương tiện truyền thông của đơn vị, góp phần tạo nên kênh thông tin hữu
hiệu trong nội bộ.
- Các thông tin bên ngoài (khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng,…) cũng phải
được tiếp nhận và ghi chép một cách trung thực và đẩy đủ để có những phản ứng
kịp thời.
25
Theo COSO 2013, Thông tin và truyền thông gồm những nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 13: Đơn vị thu thập, truyền đạt và sử dụng thông tin thích hợp, có
chất lượng để hỗ trợ những bộ phận khác thuộc hệ thống KSNB.
Nguyên tắc 14: Đơn vị cần truyền đạt trong nội bộ những thông tin cần thiết
nhằm hỗ trợ chức năng kiểm soát.
Nguyên tắc 15: Đơn vị cần truyền đạt cho các bên liên quan, các đối tượng bên
ngoài những vấn đề liên quan đến hoạt động KSNB như cổ đông, chủ sở hữu,
khách hàng, nhà cung cấp.
e. Giám sát
Giám sát kiểm soát là quy trình đánh giá hiệu quả hoạt động của KSNB trong
từng giai đoạn. Quy trình này bao gồm việc đánh giá tính hiệu quả của các kiểm soát
một cách kịp thời và tiến hành các biện pháp khắc phục cần thiết. Ban Giám đốc thực
hiện việc giám sát các kiểm soát thông qua các hoạt động liên tục, các đánh giá riêng
biệt hoặc kết hợp cả hai. Các hoạt động giám sát liên tục thường gắn liền với các hoạt
động lặp đi lặp lại của một đơn vị và bao gồm các hoạt động quản lý và giám sát thường
xuyên.
Nguyên tắc 16: Đơn vị phải lựa chọn, triển khai và thực hiện việc đánh giá liên
tục hoặc định kỳ để biết chắc rằng liệu những bộ phận của hệ thống KSNB có
hiện hữu và đang vận hành đúng.
Nguyên tắc 17: Đơn vị phải đánh giá và thông báo những yếu kém của hệ thống
KSNB kịp thời cho các đối tượng có trách nhiệm bao gồm nhà quản lý và Hội
đồng quản trị để có những biện pháp khắc phục.
2.1.3 Lợi ích và hạn chế
2.1.3.1 Lợi ích
Một hệ thống KSNB hữu hiệu cung cấp nhiều lợi ích cho một tổ chức. Một trong
những lợi ích quan trọng của hệ thống KSNB hữu hiệu là giúp DN đạt được mục tiêu
của mình và ngắn ngừa thất thoát các nguồn lực, cụ thể là:
26
- Báo cáo đáng tin cậy hỗ trợ quản lý và đưa ra quyết định về các vấn đề như định
giá sản phẩm, đầu tư vốn và triển khai tài nguyên;
- Giảm bớt rủi ro gian lận hoặc trộm cắp do bên thứ ba hoặc nhân viên của công ty
gây ra;
- Tạo ra cơ chế vận hành minh bạch và hiệu quả trong công tác quản lý điều hành;
- Giảm bớt rủi ro không tuân thủ chính sách và quy trình kinh doanh của công ty;
- Ngăn chăn việc tiếp xúc những rủi ro không cần thiết do quản lý rủi ro chưa đầy
đủ.
2.1.3.2 Hạn chế
Mặc dù có những lợi ích nhất định, tuy nhiên hệ thống KSNB cũng còn những
hạn chế. COSO 2013 công nhận rằng KSNB chỉ cung cấp sự đảm bảo hợp lý để đạt được
các mục tiêu của tổ chức vì các hạn chế vẫn tồn tại. KSNB không thể ngăn chặn sự xét
đoán hoặc quyết định tồi, hoặc các sự kiện bên ngoài có thể khiến một tổ chức không đạt
được các mục tiêu hoạt động của nó. Nói cách khác, ngay cả một hệ thống KSNB quả
cũng có thể thất bại, vì:
- Sự xét đoán không phù hợp, mang tính chủ quan của người đưa ra quyết định;
- Sự thất bại của hệ thống KSNB do hiểu sai chỉ thị, xét đoán sai khi đưa ra quyết
định bất cẩn, sao lãng khi thực hiện nhiệm vụ;
- Các nhà quản lý lạm dụng quyền lực, để khống chế hệ thống KSNB;
- Sự thông đồng giữa các nhân viên, hay người quản lý kiểm soát hệ thống KSNB;
- Các sự kiện bên ngoài ngoài tầm kiểm soát của tổ chức
Những hạn chế này ngăn cản hội đồng quản trị và ban quản lý có được sự bảo
đảm tuyệt đối về việc đạt được các mục tiêu của thực thể - đó là, KSNB cung cấp sự đảm
bảo có lý do nhưng không tuyệt đối. Vì những hạn chế vốn có này, ban quản lý phải nhận
thức được chúng khi lựa chọn, phát triển và triển khai các kiểm soát để giảm thiểu những
hạn chế này , trong những tình huống cụ thể.
27
2.1.3.3 Vấn đề chi phí
Trong quá trình thiết kết và xây dựng hệ thống KSNB, chi phí cũng là một trong
những yếu tố cần thiết để cân nhắc. Nguyên tắc chung đó là tổn thất chi phí bao nhiêu
thì lợi ích để vận hành hệ thống KSNB mang lại phải nhiều hơn chi phí đó. Chi phí này
bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp thực tế phát sinh để xây dựng hệ thống
KSNB. Một số tổ chức cũng tính thêm chi phí cơ hội liên quan đến việc sử dụng các
nguồn lực vào chi phí này.
Tóm lại, nhà quản lý cần phải xem xét một loạt các yếu tố chi phí liên quan đến
lợi ích mong đợi khi lựa chọn và phát triển KSNB. Chúng có thể bao gồm:
- Xem xét sự cân bằng giữa chi phí tuyển dụng mới và chi phí giữ chân nhân viên
với năng lực cao hơn và chi phí bồi thường có liên quan. Ví dụ, một công ty nhỏ,
ổn định, có thể muốn hoặc không muốn thuê một chuyên viên tài chính với kinh
nghiệm đã làm việc cho một công ty đại chúng.
- Đánh giá những nỗ lực cần thiết để lựa chọn, phát triển và thực hiện các hoạt động
kiểm soát; những nỗ lực tăng thêm vào quy trình kinh doanh; và những nỗ lực để
duy trì và cập nhật hoạt động kiểm soát khi cần thiết.
- Đánh giá tác động của việc phụ thuộc vào công nghệ. Mặc dù nỗ lực thực hiện
kiểm soát và tác động của các điều khiển dựa trên công nghệ được thêm vào có
thể nhỏ, chi phí liên quan đến việc lựa chọn, phát triển, duy trì và cập nhật công
nghệ có thể là đáng kể.
- Hiểu được những thay đổi về yêu cầu thông tin có thể kêu gọi thu thập, xử lý và
lưu trữ dữ liệu lớn hơn có thể kích hoạt tăng trưởng theo cấp số nhân trong khối
lượng dữ liệu như thế nào. Với nhiều dữ liệu có sẵn, một tổ chức phải đối mặt với
thách thức tránh tình trạng quá tải thông tin bằng cách đảm bảo luồng thông tin
phù hợp, ở dạng đúng, ở mức chi tiết phù hợp, cho đúng người, vào đúng thời
điểm. Việc thiết lập một hệ thống thông tin cần cân bằng chi phí và lợi ích, mà
điều này cũng phụ thuộc vào việc cân nhắc chu đáo các yêu cầu thông tin.
28
2.2 Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
2.2.1 Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
Hữu hiệu là mức độ hoàn thành nhiệm vụ hay mục tiêu, do đó có thể hiểu tính
hữu hiệu của hệ thống KSNB có nghĩa là hệ thống KSNB được thiết kế, xây dựng và
thực hiện đạt được mục tiêu đặt ra của DN.
Ba loại mục tiêu, cho phép các tổ chức tập trung vào các khía cạnh khác nhau của
KSNB:
- Mục tiêu hoạt động: mục tiêu này liên quan đến hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt
động của tổ chức, bao gồm mục tiêu tài chính và hoạt động, và bảo vệ tài sản khỏi
mất mát;
- Mục tiêu báo cáo: mục tiêu này liên quan đến báo cáo tài chính và phi tài chính
bên trong và bên ngoài và có thể bao gồm độ tin cậy, kịp thời, minh bạch hoặc
các điều khoản khác theo quy định của nhà quản lý, người định cư tiêu chuẩn
được công nhận hoặc chính sách của tổ chức;
- Mục tiêu tuân thủ: mục tiêu này liên quan đến việc tuân thủ luật pháp và các quy
định mà pháp nhân đó phải tuân thủ.
Theo COSO 2013, đặt ra các yêu cầu cho một hệ thống KSNB hữu hiệu. Một hệ thống
hữu hiệu có nghĩa là cung cấp sự đảm bảo hợp lý về việc đạt được các mục tiêu của một
tổ chức. Một hệ thống KSNB hữu hiệu sẽ giảm rủi ro không đạt được một mục tiêu, hai
mục tiêu hoặc cả ba mục tiêu của tổ chức xuống mức thấp nhất có thể chấp nhận được.
COSO 2013 yêu cầu rằng:
- Mỗi một trong năm thành phần và nguyên tắc có liên quan đều hiện hữu và hoạt
động. "Hiện hữu” đề cập đến việc xác định rằng các thành phần và nguyên tắc có
liên quan tồn tại trong việc thiết kế và thực hiện hệ thống KSNB để đạt được các
mục tiêu cụ thể. "Hoạt động" đề cập đến các yếu tố quyết định rằng các thành
phần và nguyên tắc liên quan tiếp tục tồn tại trong các hoạt động và thực hiện
chức năng của hệ thống KSNB để đạt được các mục tiêu cụ thể.
29
- Năm thành phần hoạt động cùng nhau theo cách kết hợp. "Hoạt động cùng nhau"
đề cập đến việc xác định rằng tất cả năm thành phần cùng nhau làm nguy cơ
không đạt được mục tiêu giảm xuống mức chấp nhận được. Các thành phần không
nên được xem xét một cách cụ thể; thay vào đó, chúng hoạt động cùng nhau như
một hệ thống kết hợp. Các thành phần phụ thuộc lẫn nhau với vô số mối quan hệ
và mối liên hệ giữa chúng, đặc biệt là cách thức các nguyên tắc tương tác bên
trong và xuyên suốt các thành phần.
Khi một thiếu hụt lớn tồn tại đối với sự hiện hữu và hoạt động của một thành phần hoặc
nguyên tắc liên quan, hoặc liên quan đến sự hoạt động cùng nhau của các thành phần
như một hệ thống kết hợp, tổ chức không thể kết luận rằng nó đã đáp ứng các yêu cầu
cho một hệ thống KSNB hữu hiệu.
Khi một hệ thống KSNB được xác định là hữu hiệu, quản lý cấp cao và ban giám đốc có
bảo đảm hợp lý, liên quan đến ứng dụng trong cơ cấu tổ chức, rằng tổ chức:
- Đạt được sự hoạt động hữu hiệu và hiệu quả khi các sự kiện bên ngoài được coi
là không có tác động đáng kể đến việc đạt được mục tiêu hoặc tổ chức có thể dự
đoán một cách hợp lý bản chất và thời gian của các sự kiện bên ngoài và giảm
thiểu tác động đến mức chấp nhận được;
- Hiểu được mức độ hoạt động được quản lý hữu hiệu và hiệu quả khi các sự kiện
bên ngoài có thể có tác động đáng kể đến việc đạt được mục tiêu hoặc nơi tổ chức
có thể dự đoán một cách hợp lý bản chất và thời gian của các sự kiện bên ngoài
và giảm thiểu tác động đến mức chấp nhận được;
- Chuẩn bị báo cáo phù hợp với các quy tắc, quy định và tiêu chuẩn hiện hành hoặc
báo cáo về các mục tiêu cụ thể được chỉ định của pháp nhân;
- Tuân thủ luật, quy tắc, quy định và tiêu chuẩn bên ngoài hiện hành.
COSO 2013 yêu cầu sự xét đoán trong việc thiết kế, thực hiện và tiến hành KSNB và
đánh giá hữu hiệu của nó. Việc xét đoán, trong phạm vi các ràng buộc được thiết lập bởi
30
luật, quy tắc, quy định và tiêu chuẩn, nâng cao khả năng của quản lý để đưa ra quyết
định tốt hơn về KSNB, nhưng cũng không thể đảm bảo kết quả tuyệt đối.
2.2.2 Các tiêu chí đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
Theo nội dung phần trên, để đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, ngoài
việc đánh giá hệ thống này đảm bảo ở một mức độ hợp lý đã giúp tổ chức đạt được 3
mục tiêu: mục tiêu hoạt động, mục tiêu tài chính và mục tiêu tuân thủ thì cần phải đánh
giá thêm là: Năm bộ phận cấu thành, 17 nguyên tắc của hệ thống KNSB có hiện hữu hay
không? Nếu có, thì chúng có đang hoạt động hữu hiệu không?
Vậy 5 bộ phận cấu thành của một hệ thống KSNB cũng chính là tiêu chí để đánh
giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB đó. Tuy nhiên 5 tiêu chí trên cần được thỏa mãn khi
đánh giá sự hữu hiệu của hệ hống KSNB thì điều này không có nghĩa là mỗi bộ phận
hợp thành của hệ thống KSNB đều phải hoạt động y hệt như nhau hoặc cùng mức độ ở
các tổ chức khác nhau. Lý do nêu ra trong Báo cáo COSO là: Có sự bù trừ tự nhiên giữa
các bộ phận của hệ thống KSNB. KSNB phục vụ cho nhiều mục đích vì vậy việc kiểm
soát ở bộ phận này có thể phục vụ cho yêu cầu kiểm soát ở bộ phận kia.
Để đối phó với một rủi ro cụ thể, nhà quản lý có thể đề ra nhiều mức độ kiểm soát khác
nhau ở các bộ phận khác nhau. Các thành tố này sẽ làm cho 5 tiêu chí trên được thỏa
mãn mà không nhất thiết phải có sự đồng nhất về mức độ hoạt động của các bộ phận.
2.3 Tổng quan về DN nhỏ và vừa
2.3.1 Khái niệm và phân loại DN nhỏ và vừa
Theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ban hành ngày 11 tháng 03 năm 2018 quy
định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, DNNVV được phân
theo quy mô bao gồm DN siêu nhỏ, DN nhỏ, DN vừa. Cụ thể như sau:
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và
lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm
không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn
vốn không quá 3 tỷ đồng.
31
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham
gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm
không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh
vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm
không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn
vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại
khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia
bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không
quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh
nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh
vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm
không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn
vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu
nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia
bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không
quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là
doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
32
Bảng 2.1: Tiêu thức xác định DNNVV theo nghị định 38/2018/NĐ-CP của Chính
phủ
Ngành
Siêu nhỏ Nhỏ Vừa
Số lao
động
tham
gia
BHXH
bình
quân
năm
Doa
nh
Thu
Vố
n
Số lao
động
tham
gia
BHXH
bình
quân
năm
Doa
nh
Thu
Vốn
Số lao
động
tham
gia
BHXH
bình
quân
năm
Doa
nh
Thu
Vốn
Nông
nghiệp, lâm
nghiệp,
thuỷ sản và
lĩnh vực
công
nghiệp, xây
dựng
không
quá 10
từ 3
tỷ
trở
xuố
ng
từ 3
tỷ
trở
xuố
ng
không
quá 100
khô
ng
quá
50
tỷ
khô
ng
quá
20
tỷ
không
quá
200
khô
ng
quá
200
tỷ
không
quá
100 tỷ
Thương
mại, dịch
vụ
không
quá 10
từ
10
tỷ
trở
xuố
ng
từ 3
tỷ
trở
xuố
ng
không
quá 50
khô
ng
quá
100
tỷ
khô
ng
quá
50
tỷ
không
quá
200
khô
ng
quá
300
tỷ
không
quá
100 tỷ
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
33
2.3.2 Đặc điểm hệ thống KSNB tại DN nhỏ và vừa
2.3.2.1 Đặc điểm mục tiêu
Trong các DN luôn tồn tại ba loại hình kế hoạch là kế hoạch dài hạn, kế hoạch
trung hạn và kế hoạch ngắn hạn. Kế hoạch dài hạn nhằm xác định một định hướng cho
sự hoàn thiện sản xuất và kinh doanh mà DN cần theo đuổi trong một khoảng thời gian
tương đối dài. Kế hoạch trung hạn là một quyết định có tính chiến thuật nhằm điều tiết
trung hạn quá trình sản xuất, là cầu nối giữa các quyết định chiến lược có tính chất dài
hạn và các quyết định có tính chất ngắn hạn. Kế hoạch ngắn hạn thường được xây dựng
cho thời gian ngắn hạn, là toàn bộ các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất, điều phối,
phân giao các công việc nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đã xác định trong lịch
trình sản xuất trên cơ sở sử dụng có hiệu quả khả năng sản xuất hiện có của DN. Nhưng
do nhà quản lý của DNNVV luôn đặt mục tiêu chính cho DN là doanh số cao, lợi nhuận
tối đa. Mặt khác, do yếu tố ngành nghề, mặt hàng kinh doanh không nhiều nên hầu hết
các DNNVV đều quan tâm cập nhật thông tin mới về điều kiện kinh doanh, đối thủ, luật
pháp và nhanh chóng có hành động thay đổi kịp thời đối với thành tốc tác động từ bên
trong và ngoài DN. Hơn nữa, mục tiêu chính của họ vẫn là các mục tiêu lợi nhuận ở hiện
tại nhiều hơn nên không quan tâm nhiều đến kế hoạch dài hạn.
Có thể nói, các DNNVV thường phát sinh những nghiệp vụ kế toán không phức
tạp như những DN lớn hay các tập đoàn do vậy việc lập và trình bày BCTC dễ dàng hơn.
Ngoài ra trong DNNVV chủ DN cũng thường tham gia vào việc quản lý và điều
hành DN cho nên áp lực về thuế và các nghĩa vụ rất là quan trọng trong DN. Để tránh
nộp quá nhiều thuế và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, DN có thể xảy ra tình trạng trốn
thuế,… gây thất thoát nguồn thu của Nhà nước, tạo hình ảnh xấu trong con mắt nhà đầu
tư nước ngoài vào Việt Nam.
2.3.2.2 Đặc điểm hoạt động
Quyền sở hữu DN thông thường ở một người, một nhóm người nhỏ (có thể là
những thành viên trong một gia đình, bạn bè thân thiết…).
34
Chủ DN là một chuyên gia hay đơn thuần là một người có tay nghề giỏi ở một
lĩnh vực nghề nghiệp nào đó.
Hầu hết chủ DN đều tự quản lý và tham gia trực tiếp vào trong quá trình sản xuất
kinh doanh tại DN mình.
Do quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ với nguồn vốn tự có ít nên hầu hết NQL
DNNVV đồng thời là người trực tiếp điều hành nhân viên, vừa đóng vai trò của một
doanh nhân do đó mức độ tập quyền lớn, ít có sự phân quyền cho các bộ phận cấp dưới.
Vì vậy, các nhân viên cấp dưới chỉ thuần túy thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, không
tham gia vào quản lý DN.
Hơn nữa việc phân chia trách nhiệm không rõ ràng nên ai cũng có thể tiếp xúc
với tài sản và sổ sách kế toán của DN. Bên cạnh đó, vì tận dụng tối đa nguồn nhân lực ít
ỏi của DN và một người có thể đảm dương nhiều công việc cùng một lúc nên nguyên tắc
bất kiêm nhiệm thường bị vi phạm.
Khi ra quyết định kinh doanh, các nhà quản lý DN thường dựa vào thông tin từ
thị trường và kinh nghiệm phán đoán có được từ thực tế hơn là dựa vào những thông tin
do hệ thống kế toán cung cấp. Vì thế, hoạt động kế toán được thực hiện chủ yếu vì mục
dích phục vụ báo cáo theo quy định của nhà nước chứ không nhằm mục đích phục vụ
cho công tác quản trị ra quyết định.
Các DN này thường không có kế hoạch kinh doanh rõ ràng và tính tự phát trong
các hoạt động kinh doanh khá cao. Nhưng do quy mô nhỏ, chủ sở hữu lại tham gia trực
tiếp vào quản lý DN nên tính năng động và linh hoạt cao, có khả năng đáp ứng nhanh,
nhạy với nhu cầu của thị trường.
Ngoài ra các DNNVV còn có đặc diểm là chỉ tham gia thị trường ở một địa bàn
giới hạn nhất định. Hầu hết chúng không tham gia thị trường chứng khoán.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương này đã tổng hợp những cơ sở lý thuyết tổng quát về hệ thống KSNB, trong đó
hệ thống văn bản định hướng xuyên suốt bài nghiên cứu là báo cáo COSO 2013. Chương
35
2 đồng thời cũng trình bày về 5 thành tố và 17 nguyên tắc của hệ thống KSNB, tiêu chí
đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB đồng thời lưu ý cân nhắc đến vấn đề chi phí
trong việc xây dựng và vận hành hệ thống KSNB. Bên cạnh đó, Chương 2 cũng đã tổng
hợp được những lợi ích và hạn chế của hệ thống KSNB. Cuối chương là phần trình bày
về đặc điểm mục tiêu và đặc điểm hoạt động của các DNNVV có thể tác động đến sự
hữu hiệu của hệ thống KSNB, đây cũng là nền tảng cơ sở để trả lời các câu hỏi nghiên
cứu trong các chương tiếp theo.
36
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Khung nghiên cứu của luận văn
Bài nghiên cứu được thực hiện bằng cách kết hợp giữa phương pháp định tính và
phường pháp định lượng, cụ thể là:
- Phương pháp định tính: Kế thừa nghiên cứu của các chuyên gia để rút ra các thành
tố cơ bản ảnh hưởng đến hệ thống KSNB, thảo luận với các chuyên gia và từ đó
xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và chọn mẫu. Các biến được điều chỉnh và bổ
sung cho phù hợp dựa theo thang đo có sẵn.
- Phương pháp định lượng:
o Thiết kế thang đo các thành tố của hệ hông KSNB
o Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
o Phân tích thành tố khám phá EFA
o Đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy
Như vậy, bài nghiên cứu sẽ được thực hiện 3 bước:
Bước 1: Dựa vào cơ sở lý thuyết về KSNB và những nghiên cứu trước đây, từ đó tổng
hợp mô hình nghiên cứu về các thành tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB;
Bước 2: Tiến hành thảo luận nhóm với các chuyên gia để xác định các thành tố tác động
đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB cũng như thang đo. Nhóm phỏng vấn gồm 2 kiểm
toán viên đã có chứng chỉ hành nghề kiểm toán; 1 kế toán viên đã có chứng chỉ kế toán
hành nghề và 1 Giám Đốc công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thuế và kế toán. Sau
đó, tổng hợp thông tin để điều chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp;
Bước 3: Tiến hành thực hiện khảo sát bảng câu hỏi cho đối tượng nghiên cứu tại TP.
HCM, sau đó, sử dụng phần mềm SPSS 20 để phân tích, xử lý dữ liệu, từ đó đút kết
thành kết quả nghiên cứu.
37
3.2 Thiết kế nghiên cứu
3.2.1 Thiết lập mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
3.2.1.1 Môi trường kiểm soát
Đây là thành tố tồn tại thường trực và luôn có tác động đến tính hữu hiệu của hệ
thống KSNB tại mỗi DN. Để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi cán bộ
được phân công, thể hiện tính kỷ luật, tuân thủ các quy định của pháp luật, văn bảng
hướng dẫn của ngành, đạo đực về cách ứng xử, tinh thần trách nhiệm của công việc. Giả
thuyết H1 được đưa ra là:
H1: Môi trường kiểm soát ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB trong các DNNVV.
3.2.1.2 Đánh giá rủi ro
Rủi ro được nhắc đến ở đây có thể là rủi ro phát sinh trong nội bộ DN hoặc rủi ro
đến từ môi trường kinh doanh bên ngoài. Vì đây là một thành tố rất khó để kiểm soát
được hoàn toàn, chính vì vậy việc nhận diện và đánh giả rủi ro trong DN hiện nay là một
vấn đề khá quan trọng và phức tạp, đòi hỏi nhiều công sức và thời gian. Giả thuyết H2
được đặt ra là:
H2: Đánh giá rủi ro ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
trong các DNNVV.
3.2.1.3 Hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát là tập hợp các chính sách và thủ tục được thiết kế để đảm
bảo rằng mọi nhân viên sẽ tuân thủ theo đúng chủ trương và chính ách của các nhà quản
lý. Với đặc trưng đó, hoạt động kiểm soát được xây dựng và tồn tại ở tất cả các bộ phận
và cấp độ tổ chức khác nhau, xảy ra liên tục trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh
của đơn vị, từ đó đưa ra giả thuyết H3 là:
H3: Hoạt động kiểm soát hiệu ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB trong các DNNVV.
38
3.2.1.4 Hệ thống truyền thông và thông tin
Trong thời buổi hội nhập và phát triển toàn cầu như hiện nay, cũng như sự bùng
nổ và phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin, có thể thấy vai trò vô cùng to lớn
trong việc nắm dữ thông tin nhanh chóng và kịp thời, vì đó là cơ sở để giúp các nhà quản
lý đưa ra quyết định một cách đúng đắn và có cơ sở, để tránh được những rủi ro không
đáng có một cách kịp thời. Do đó, giả thuyết H4 đưa ra là:
H4: Hệ thống thông tin và truyền thông ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu
của hệ thống KSNB trong các DNNVV.
3.2.1.5 Giám sát
Công tác giám sát được thực hiện bởi những người có thẩm quyền trong đơn vị,
kết quả giám sát sẽ được báo cáo một cách chính xác để từ đó DN có cái nhìn thực tế về
hiện trạng hoạt động của DN cũng như việc vận dụng các chính sách của hệ thống KSNB,
từ đó đưa ra giả thuyết H5 là:
H5: Giám sát ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong
các DNNVV.
3.2.1.6 Mô hình nghiên cứu
Tổng hợp các giả thuyết cùng với việc vận dụng mô hình theo lý thuyết COSO,
bài nghiên cứu thực hiện theo mô hình đề xuất sau:
Hình 3.1 Mô hình tác động của các thành tố của hệ thống KSNB
(Nguồn: Tổng hợp từ khuôn mẫu lý thuyết)
Môi trường kiểm soát (MT) H1
Đánh giá rủi ro (DG) H2
Hoạt động kiểm soát (KS) H3
Hệ thống KSNB hoạt
động hữu hiệu (HH)
Hệ thống thông tin và truyền thông (TT) H4
Giám sát (GS) H5
39
3.2.2 Xây dựng thang đo
Từ việc kế thừa 17 nguyên tắc theo khuôn mẫu báo cáo COSO 2013, thang đo
của tác giả Mrs. C. T. Gamage (2016) và tham khảo các bài nghiên cứu khác (Phụ lục
3.3), đồng thời thông qua câu trả lời từ thảo luận nhóm (Phụ lục 3.4), tác giả xây dựng
bảng câu hỏi khảo sát 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc, trong đó:
- Biến độc lập bao gồm:
o Môi trường kiểm soát (MT)
o Đánh giá rủi ro (DG)
o Hoạt động kiểm soát (KS)
o Hệ thống thông tin và truyền thông (TT)
o Hệ thống giám sát và thẩm định (GS)
- Biến phụ thuộc là Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB (HH)
Bảng câu hỏi khảo sát dựa trên thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng với các
mức độ tương ứng là 1 – hoàn toàn không đồng ý, 2 – không đồng ý, 3 – bình thường,
4 – đồng ý, 5 – hoàn toàn đồng ý. Để đo lường mức độ tác động của từng thành tố đến
tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.
3.2.2.1 Thang do thành tố Môi trường kiểm soát
Thang do cho thành tố này được ký hiệu là MT, gồm 8 biến quan sát:
MT1: Đơn vị có xây dựng quy chế khen thưởng, kỷ luật nhân viên rõ ràng;
MT2: Đơn vị thường xuyên cử nhân viên đi học những lớp đào tạo về cả kỹ năng chuyên
môn, kỹ năng mềm để phục vụ công việc;
MT3: Đơn vị phân chia trách nhiệm và quyền hạn hợp lý;
MT4: Việc tuyển dụng tại đơn vị là phù hợp với trình độ của nhân viên;
MT5: Đơn vị thường xuyên thay đổi nhân sự ở vị trí cấp cao hơn;
MT6: Đơn vị có thiết kế các hình thức thích hợp để khuyến khích nhân viên tự giác báo
cáo khi có sai phạm;
40
MT7: Đơn vị có xây dựng bộ chuẩn mực đạo đức nhân viên để ngăn chặn không để cho
các nhân viên có hành vi thiếu đạo đức hoặc phạm pháp;
MT8: Thành viên HĐQT, Ban giám đốc và kiểm toán nội bộ làm việc độc lập và khách
quan khi cần ra quyết định.
3.2.2.2 Thang do thành tố Đánh giá rủi ro
Thang do cho thành tố này được ký hiệu là DG, gồm 5 biến quan sát:
DG1: Thường xuyên nhận dạng và đánh giá rủi ro trong các hoạt động kinh doanh có thể
làm ảnh hưởng đến mục tiêu chung của đơn vị;
DG2: Các rủi ro được phân tích, đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân, qua đó đưa ra các biện
pháp nhằm giảm thiểu rủi ro;
DG3: Các bộ phận nghiệp vụ tại đơn vị hoạt động và ghi chép tách bạch với bộ phận kế
toán;
DG4: Đơn vị có thành lập bộ phận dự báo, nhận dạng và đối phó với rủi ro có thể xảy
ra;
DG5: Đơn vị có xem xét các loại gian lận tiềm tàng như: gian lận trên Báo cáo tài chính,
có thể mất mát tài sản và hành vi gian lận khác có thể xảy ra;
3.2.2.3 Thang do thành tố Hoạt động kiểm soát
Thang do cho thành tố này được ký hiệu là KS, gồm 4 biến quan sát:
KS1: Ban lãnh đạo đơn vị định kỳ có phân tích số liệu liên quan đến hoạt động của đơn
vị;
KS2: Tại đơn vị có sự phân quyền trách nhiệm với từng bộ phận theo chức năng đặc
trưng;
KS3: Đơn vị có hệ thống dự phòng đối phó với lỗi phần mềm, phần cứng và an ninh
mạng;
KS4: Định kỳ ban lãnh đạo có xem xét lại hoạt động kiểm soát để có biện pháp thay thế
hoặc chấn chỉnh kịp thời.
41
3.2.2.4 Thang do thành tố Hệ thống thông tin và truyền thông
Thang do cho thành tố này được ký hiệu là TT, gồm 4 biến quan sát:
TT1: Các thông tin báo cáo tại đơn vị được xử lý và phản hồi khi cần thiết;
TT2: Nhà quản lý tại đơn vị được cung cấp thông tin đầy đủ cần thiết khi có yêu cầu để
đảm bảo xử lý công việc;
TT3: Tại đơn vị, truyền thông có đảm bảo rằng các chi nhánh, trạm hoạt động vận hành
sẽ nhận thông báo, thông tin từ trụ sở chính kịp thời và chính xác;
TT4: Có kế hoạch cải tiến và phát triển hệ thống thông tin cả về nhân lực và vật lực tại
đơn vị.
3.2.2.5 Thang do thành tố Giám sát
Thang do cho thành tố này được ký hiệu là GS, gồm 4 biến quan sát:
GS1: Các nhà quản lý tại đơn vị thực hiện giám sát hoạt động định kỳ;
GS2: Việc phân tích đánh giá tại đơn vị được thực hiện khi so sánh với các tiêu chuẩn
được thiết lập ban đầu;
GS3: Nhà quản lý tại đơn vị luôn tạo điều kiện cho các nhân viên và các phòng ban giám
sát lẫn nhau trong hoạt động hàng ngày;
GS4: Những yếu kém của hệ thống KSNB tại đơn vị được khắc phục kịp thời.
3.2.2.6 Thang do tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
Thang do cho tính hữu hiệu của hệ thống KSNB này được ký hiệu là HH, gồm 4
biến quan sát:
HH1: Hệ thống KSNB làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực tại đơn vị;
HH2: Hệ thống KSNB làm giảm rủi ro kinh doanh tại các DNNVV tại đơn vị;
HH3: Hệ thống KSNB làm tăng khả năng bảo vệ tài sản tại đơn vị;
HH4: Hệ thống KSNB làm tăng độ tin cậy của BCTC tại đơn vị
3.2.3 Mô hình hồi quy sử dụng
Bài nghiên cứu gồm 5 biến độc lập và 1 biến phụ hồi, do đó mô hình hồi qui được
sử dụng là mô hình hồi quy bội:
42
HH = β0 + β1MT + β2DG + β3KS + β4TT + β5GS + ε
Các hệ số beta trong phương trình sẽ cho biết mối quan hệ đồng biến hay nghịch
biến và cường độ tác động của mỗi biến độc lập lên biến phụ thuộc như thế nào. Biến
độc lập nào có hệ số beta lớn nhất sẽ biểu thị cho mức độ tác động mạnh nhất tới biến
phụ thuộc, tương tự mức độ tác động sẽ giảm dần theo hệ số beta giảm dần.
3.2.4 Mô tả mẫu khảo sát và tiến trình thu thập dữ liệu
Bảng câu hỏi sẽ mục tiêu để khảo sát các Tổng Giám đốc, Giám đốc, Kế toán
trưởng, nhân viên phụ trách kế toán và nhân viên tại các DNNVV tại TP. HCM. Bảng
câu hỏi sẽ được khảo sát giấy.
3.2.4.1 Phương pháp chọn mẫu
Trong nghiên cứu này bảng khảo sát được thiết kế gồm 5 biến độc lập và 1 biến
phụ thuộc, mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, vì ưu điểm của phương
pháp này là dễ tiếp cận các đối tượng nghiên cứu và thường được sử dụng khi bị giới
hạn về thời gian và kinh tế.
3.2.4.2 Kích thước mẫu khảo sát
Để sử dụng EFA, kích thước mẫu phải lớn. Tuy nhiên, việc xác định kích thước
mẫu phù hợp là rất phức tạp nên thông thường dựa vào kinh nghiệm. Theo Hair & ctg
(2006) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2013 trang 415) cho rằng để sử dụng EFA, kích
thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát (observations)/ biến đo
lường là 5:1, nghĩa là số lượng khảo sát tối thiểu cho 1 biến đo lường là 5 quan sát.
Trong nghiên cứu này, số lượng biến độc lập đưa vào phân tích là 5 và 1 biến phụ
thuộc, được đo lường thông qua 29 biến quan sát. Như vậy số mẫu tối thiếu của luận văn
phải là n = 5*29 = 145. Ở đây, tác giả sử dụng mẫu nghiên cứu chính thức 167 > 145 là
phù hợp với công thức trên và phù hợp trong việc chạy phân tích EFA và mô hình hồi
quy.
43
Kết luận chương 3
Trong chương 3, tác giả trình bày chi tiết về phương pháp nghiên cứu, trong đó đã mô tả
sơ bộ về các bước thực hiện bài nghiên cứu gồm phương pháp định tính và định lượng.
Đồng thời, cũng đã mô tả nguồn gốc của Bảng câu hỏi, cách thức chọn mẫu và thu thập
dữ liệu. Chương tiếp theo sẽ trình bày về kết quả của việc thu thập và phân tích dữ liệu.
44
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Khảo sát thực trạng về hệ thống KSNB trong các DNNVV tại TP. HCM
Đối tượng khảo sát là: Tổng Giám đốc, Giám đốc, Kế toán trưởng, nhân viên
phụ trách kế toán và nhân viên tại các DNNVV tại TP. HCM. Chủ yếu đối tượng có
trình độ và hiểu biết về hệ thống KSNB.
Tổng số phiếu câu hỏi phát ra là 180 phiếu, thu hồi là 180 phiếu, trong đó có 13
phiếu không đạt yêu cầu. Tổng số phiếu dùng trong nghiên cứu là 167 phiếu (Phụ lục
3.6).
Trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu, tiếp cận được những thông tin thông
qua thảo luận nhóm cũng như tổng hợp thực tế, thực trạng hệ thống KSNB của các
DNNVV tại TP. HCM có những đặc điểm như sau:
- Mặc dù KSNB đã xuất hiện khá lâu trên thế giới tuy nhiên đó vẫn còn nhiều bỡ
ngỡ ở tại Việt Nam. Nhiều DN vẫn chưa nhận thức đúng được khái niệm cũng
như vai trò và tầm quan trọng của hệ thống KSNB trong DN;
- Hệ thống pháp luật và quy định chưa rõ ràng cũng là một điểm yếu của hệ thống
KSNB tại TP. HCM nói riêng và cả Việt Nam nói chung. Báo cáo COSO được
dùng để áp dụng cho các DN ở Hoa Kỳ nên có một số tiêu chí về KSNB được đề
cập đến đôi lúc không phù hợp với đặc điểm của các DNNVV tại Việt Nam;
- Nhiều nhà quản lý cũng chưa được đào tạo chuyên sâu về KSNB. Phần lớn các
nhà quản lý của những DNNVV thường quản lý theo kinh nghiệm, không được
đào tạo về KSNB và cũng ít quan tâm đến khoa học quản lý nên việc tổ chức hệ
thống KSNB vẫn còn mang tính tự phát, dựa vào kinh nghiệm và chưa được tổ
chức một cách hệ thống nên họ cũng chưa nhận thức được đúng đắn vai trò và
tầm quan trọng của của việc xây dựng một hệ thống KSNB hữu hiệu cho DN
mình;
- Còn thiếu sự xem xét, đánh giá định kỳ hệ thống KSNB trong nhiều DN để có thể
có những điều chỉnh, bổ sung cần thiết nhằm khắc phục những yếu kém của hệ
45
thống KSNB để hệ thống KSNB phù hợp hơn với tình hình phát triển của từng
giai đoạn;
- Mục tiêu của các DNNVV thường là quan tâm các khoản lợi nhuận ngắn hạn, mà
một khía cạnh luôn đáng cân nhắc trong việc xây dựng hệ thống KSNB là lợi
nhuận thu được có bù đắp đủ cho chi phí bỏ ra hay không. Đôi khi, chi phí và
nguồn lực tiêu hao quá nhiều làm các nhà quản lý lược bỏ một số công đoạn hoặc
quy trình, dẫn đến hệ thống KSNB vẫn còn nhiều yếu kém nhất định như vi phạm
sự bất kiêm nhiệm;
- Ngoài ra, một đặc điểm cũng xuất phát từ hạn chế của hệ thống KSNB đó là vấn
đề con người, yếu tố không chắc chắn của rủi ro, điều kiện hoạt động thay đổi,…
do đó, khiến bộ máy KSNB chưa thật sự hoàn chỉnh.
4.2 Kết quả nghiên cứu các thành tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
trong các DNNVV tại TP. HCM
4.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Trước khi đi sâu hơn vào nghiên cứu dữ liệu đã thu thập được, cần đánh giá sơ
bộ thang đo để loại các biến rác bằng cách đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số
Cronbach’s Alpha vì theo Nguyễn Đình Thọ (2013):
- Một đo lường có giá trị cao thì phải có độ tin cậy cao. Hay nói cách khác, độ tin
cậy là điều kiện cần (nhưng chưa đủ) để cho một đo lường có giá trị;
- Cronbach’s Alpha là một loại hệ số đo lường độ tin cậy của thang đo được sử
dụng phổ biến trong nghiên cứu.
Trong bước đánh giá này, theo nghiên cứu của Nunnally & Bernstein (1994) trích
trong Nguyễn Đình Thọ (2013 trang 365) nếu một biến đo lường có hệ số tương quan
biến tổng lớn hớn hoặc bằng 0,30 thì biến đó mới đạt yêu cầu. Đồng thời, hệ số
Cronbach’s Alpha lớn hơn hoặc bằng 0,60 là thang đo có thể chấp nhận được về độ tin
cậy.
46
4.2.1.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo Môi trường kiểm soát
Bảng 4.1: Đánh giá độ tin cậy thang đo Môi trường kiểm soát (Lần 1)
Thống kê độ tin cậy
Cronbach's Alpha Số biến
0,846 8
(Nguồn: Phụ lục 4.1 – Kết quả phân tích dữ liệu Cronbach’s Alpha)
47
Bảng 4.2: Thống kê tương quan biến tổng thang đo Môi trường kiểm soát (Lần 1)
Thống kê tương quan biến
Trung bình thang
đo nếu loại bỏ
biến
Phương sai
thang đo nếu
loại bỏ biến
Tương quan
biến tổng
Cronbach's Alpha
nếu loại biến
MT1 22,9940 28,669 0,677 0,817
MT2 22,7066 28,088 0,647 0,819
MT3 22,9461 28,087 0,742 0,810
MT4 23,1856 28,694 0,600 0,825
MT5 23,2036 30,272 0,276 0,877
MT6 22,7246 29,225 0,602 0,825
MT7 22,7126 27,290 0,728 0,809
MT8 22,3653 28,342 0,548 0,832
(Nguồn: Phụ lục 4.1 – Kết quả phân tích dữ liệu Cronbach’s Alpha)
Thang đo Môi trường kiểm soát được đo lường bởi 8 biến quan sát. Kết quả phân
tích độ tin cậy cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha là 0,846 > 0,6. Tuy nhiên, biến “MT5”
có hệ số tương quan biến tổng là 0,276 < 0,3, theo lý thuyết trên ta cần loại bỏ biến “MT5”
và thực hiện kiểm định lại cho các biến còn lại.
Bảng 4.3: Đánh giá độ tin cậy thang đo Môi trường kiểm soát (Lần 2)
Thống kê độ tin cậy
Cronbach's Alpha Số biến
0,877 7
(Nguồn: Phụ lục 4.1 – Kết quả phân tích dữ liệu Cronbach’s Alpha)
48
Bảng 4.4: Thống kê tương quan biến tổng thang đo Môi trường kiểm soát (Lần 2)
Thống kê tương quan biến
Trung bình thang
đo nếu loại bỏ
biến
Phương sai
thang đo nếu
loại bỏ biến
Tương quan
biến tổng
Cronbach's Alpha
nếu loại biến
MT1 20,0778 23,301 0,654 0,860
MT2 19,7904 22,709 0,633 0,863
MT3 20,0299 22,222 0,791 0,843
MT4 20,2695 22,837 0,633 0,863
MT6 19,8084 23,312 0,638 0,862
MT7 19,7964 21,717 0,747 0,847
MT8 19,4491 22,779 0,549 0,876
(Nguồn: Phụ lục 4.1 – Kết quả phân tích dữ liệu Cronbach’s Alpha)
Sau khi loại bỏ biến “MT5”, tiến hành kiểm định lần thứ 2, kết quả cho thấy hệ
số Cronbach’s Alpha là 0,877 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 nên
thang đo đảm bảo được độ tin cậy cần thiết.
4.2.1.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo Đánh giá rủi ro
Bảng 4.5: Đánh giá độ tin cậy thang đo Đánh giá rủi ro
Thống kê độ tin cậy
Cronbach's Alpha Số biến
0,853 5
(Nguồn: Phụ lục 4.1 – Kết quả phân tích dữ liệu Cronbach’s Alpha)
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu thiết kế hệ thống điều khiển trên thiết bị bay không người lái UAV...
Nghiên cứu thiết kế hệ thống điều khiển trên thiết bị bay không người lái UAV...Nghiên cứu thiết kế hệ thống điều khiển trên thiết bị bay không người lái UAV...
Nghiên cứu thiết kế hệ thống điều khiển trên thiết bị bay không người lái UAV...Man_Ebook
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Cam Kết Của Nhân Viên Đối Với Tổ Chức.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Cam Kết Của Nhân Viên Đối Với Tổ Chức.docCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Cam Kết Của Nhân Viên Đối Với Tổ Chức.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Cam Kết Của Nhân Viên Đối Với Tổ Chức.docNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty bảo hiể...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty bảo hiể...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty bảo hiể...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty bảo hiể...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...
Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...
Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...jackjohn45
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...Man_Ebook
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản TrịLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản TrịViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...KhoTi1
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...HanaTiti
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phươn...
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phươn...Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phươn...
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phươn...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

What's hot (20)

Yếu tố tác động đến ý định chọn cơ quan làm việc của sinh viên
Yếu tố tác động đến ý định chọn cơ quan làm việc của sinh viênYếu tố tác động đến ý định chọn cơ quan làm việc của sinh viên
Yếu tố tác động đến ý định chọn cơ quan làm việc của sinh viên
 
Nghiên cứu thiết kế hệ thống điều khiển trên thiết bị bay không người lái UAV...
Nghiên cứu thiết kế hệ thống điều khiển trên thiết bị bay không người lái UAV...Nghiên cứu thiết kế hệ thống điều khiển trên thiết bị bay không người lái UAV...
Nghiên cứu thiết kế hệ thống điều khiển trên thiết bị bay không người lái UAV...
 
Luận văn Thạc sĩ Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải P...
Luận văn Thạc sĩ Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải P...Luận văn Thạc sĩ Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải P...
Luận văn Thạc sĩ Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải P...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Cam Kết Của Nhân Viên Đối Với Tổ Chức.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Cam Kết Của Nhân Viên Đối Với Tổ Chức.docCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Cam Kết Của Nhân Viên Đối Với Tổ Chức.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Cam Kết Của Nhân Viên Đối Với Tổ Chức.doc
 
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến chọn dịch vụ bằng hàng không
 Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến chọn dịch vụ bằng hàng không Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến chọn dịch vụ bằng hàng không
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến chọn dịch vụ bằng hàng không
 
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty bảo hiể...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty bảo hiể...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty bảo hiể...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty bảo hiể...
 
Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...
Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...
Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty HAPACO, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty HAPACO, HAYĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty HAPACO, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty HAPACO, HAY
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Hàng Trực Tuyến.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Hàng Trực Tuyến.docLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Hàng Trực Tuyến.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Hàng Trực Tuyến.doc
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản TrịLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
 
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.docLuận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
 
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...
 
Luận văn: Lòng trung thành của Khách hàng đối với dịch vụ của FPT
Luận văn: Lòng trung thành của Khách hàng đối với dịch vụ của FPTLuận văn: Lòng trung thành của Khách hàng đối với dịch vụ của FPT
Luận văn: Lòng trung thành của Khách hàng đối với dịch vụ của FPT
 
Đề tài: Đánh giá tình hình xuất khẩu Nông sản của công ty Vạn Long
Đề tài: Đánh giá tình hình xuất khẩu Nông sản của công ty Vạn LongĐề tài: Đánh giá tình hình xuất khẩu Nông sản của công ty Vạn Long
Đề tài: Đánh giá tình hình xuất khẩu Nông sản của công ty Vạn Long
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
 
Bai tap nhom 3.pptx
Bai tap nhom 3.pptxBai tap nhom 3.pptx
Bai tap nhom 3.pptx
 
LUẬN VĂN: kế toán quản trị doanh nghiệp sản xuất, HAY!
LUẬN VĂN: kế toán quản trị doanh nghiệp sản xuất, HAY!LUẬN VĂN: kế toán quản trị doanh nghiệp sản xuất, HAY!
LUẬN VĂN: kế toán quản trị doanh nghiệp sản xuất, HAY!
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phươn...
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phươn...Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phươn...
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phươn...
 

Similar to Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ

Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà NướcLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà NướcViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
ảNh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ và công nghệ thông tin đến hiệu quả q...
ảNh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ và công nghệ thông tin đến hiệu quả q...ảNh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ và công nghệ thông tin đến hiệu quả q...
ảNh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ và công nghệ thông tin đến hiệu quả q...nataliej4
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến trên ứng ...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến trên ứng ...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến trên ứng ...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến trên ứng ...HanaTiti
 
Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Cán Bộ, Công Chức Ở Các Phòng Chuyên Môn Tại Ủ...
Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Cán Bộ, Công Chức Ở Các Phòng Chuyên Môn Tại Ủ...Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Cán Bộ, Công Chức Ở Các Phòng Chuyên Môn Tại Ủ...
Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Cán Bộ, Công Chức Ở Các Phòng Chuyên Môn Tại Ủ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Thực Phẩm Hữu Cơ
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Thực Phẩm Hữu CơLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Thực Phẩm Hữu Cơ
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Thực Phẩm Hữu CơViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Cải Thiện Thái Độ Của Khách Hàng Đối Với Wifi Marketing
Luận Văn Cải Thiện Thái Độ Của Khách Hàng Đối Với Wifi MarketingLuận Văn Cải Thiện Thái Độ Của Khách Hàng Đối Với Wifi Marketing
Luận Văn Cải Thiện Thái Độ Của Khách Hàng Đối Với Wifi MarketingViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Độ...
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Độ...Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Độ...
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Độ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Chi Phí Sử Dụng Vốn Tại Các Doanh Nghiệp Bất Độ...
Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Chi Phí Sử Dụng Vốn Tại Các Doanh Nghiệp Bất Độ...Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Chi Phí Sử Dụng Vốn Tại Các Doanh Nghiệp Bất Độ...
Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Chi Phí Sử Dụng Vốn Tại Các Doanh Nghiệp Bất Độ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

Similar to Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ (20)

Luận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trê...
Luận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trê...Luận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trê...
Luận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trê...
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà NướcLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
 
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...
 
Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Phụng Sự Công Của Cán Bộ, Công Chức
Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Phụng Sự Công Của Cán Bộ, Công ChứcTác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Phụng Sự Công Của Cán Bộ, Công Chức
Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Phụng Sự Công Của Cán Bộ, Công Chức
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...
 
ảNh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ và công nghệ thông tin đến hiệu quả q...
ảNh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ và công nghệ thông tin đến hiệu quả q...ảNh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ và công nghệ thông tin đến hiệu quả q...
ảNh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ và công nghệ thông tin đến hiệu quả q...
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến trên ứng ...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến trên ứng ...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến trên ứng ...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến trên ứng ...
 
Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Cán Bộ, Công Chức Ở Các Phòng Chuyên Môn Tại Ủ...
Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Cán Bộ, Công Chức Ở Các Phòng Chuyên Môn Tại Ủ...Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Cán Bộ, Công Chức Ở Các Phòng Chuyên Môn Tại Ủ...
Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Cán Bộ, Công Chức Ở Các Phòng Chuyên Môn Tại Ủ...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Thực Phẩm Hữu Cơ
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Thực Phẩm Hữu CơLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Thực Phẩm Hữu Cơ
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Thực Phẩm Hữu Cơ
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Cải Thiện Thái Độ Của Khách Hàng Đối Với Wifi Marketing
Luận Văn Cải Thiện Thái Độ Của Khách Hàng Đối Với Wifi MarketingLuận Văn Cải Thiện Thái Độ Của Khách Hàng Đối Với Wifi Marketing
Luận Văn Cải Thiện Thái Độ Của Khách Hàng Đối Với Wifi Marketing
 
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Độ...
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Độ...Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Độ...
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Độ...
 
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...
 
Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Chi Phí Sử Dụng Vốn Tại Các Doanh Nghiệp Bất Độ...
Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Chi Phí Sử Dụng Vốn Tại Các Doanh Nghiệp Bất Độ...Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Chi Phí Sử Dụng Vốn Tại Các Doanh Nghiệp Bất Độ...
Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Chi Phí Sử Dụng Vốn Tại Các Doanh Nghiệp Bất Độ...
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIIHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú NhuậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  LÂM MINH NHẬT MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THÀNH TỐĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONGCÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠITHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  LÂM MINH NHẬT MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THÀNH TỐ ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM VĂN DƯỢC TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn thạc sĩ với đề tài “Mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh” là do tôi thực hiện nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của Thầy PGS.TS Phạm Văn Dược. Các thông tin trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Các vấn đề được tham khảo và tổng hợp từ những nghiên cứu khác đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. TP. HCM, ngày 19 tháng 03 năm 2019 Tác giả LÂM MINH NHẬT
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM TẮT - ABSTARCT PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2 2.1 Mục tiêu chung....................................................................................................2 2.2 Mục tiêu cụ thể....................................................................................................2 3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................2 6. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài ....................................................................................3 7. Kết cấu luận văn .......................................................................................................3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU...............................4 1.1 Nghiên cứu khoa học công bố ở nước ngoài ..........................................................4 1.2 Nghiên cứu khoa học công bố trong nước..............................................................9 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...........................................................................................15 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..............................................................................17
  • 5. 2.1 Tổng quan về hệ thống KSNB..............................................................................17 2.1.1 Khái niệm .......................................................................................................17 2.1.2 Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB .........................................................20 2.1.3 Lợi ích và hạn chế ..........................................................................................25 2.2 Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.......................................................................28 2.2.1 Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ................................................................28 2.2.2 Các tiêu chí đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB...............................30 2.3 Tổng quan về DN nhỏ và vừa...............................................................................30 2.3.1 Khái niệm và phân loại DN nhỏ và vừa .........................................................30 2.3.2 Đặc điểm hệ thống KSNB tại DN nhỏ và vừa................................................33 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...........................................................................................34 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................36 3.1 Khung nghiên cứu của luận văn ...........................................................................36 3.2 Thiết kế nghiên cứu ..............................................................................................37 3.2.1 Thiết lập mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.............................................37 3.2.2 Xây dựng thang đo .........................................................................................39 3.2.3 Mô hình hồi quy sử dụng................................................................................41 3.2.4 Mô tả mẫu khảo sát và tiến trình thu thập dữ liệu..........................................42 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................44 4.1 Khảo sát thực trạng về hệ thống KSNB trong các DNNVV tại TP. HCM...........44 4.2 Kết quả nghiên cứu các thành tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các DNNVV tại TP. HCM ................................................................................45
  • 6. 4.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha...................45 4.2.2 Đánh giá giá trị thang đo – phân tích thành tố khám phá EFA ......................54 4.2.3 Tương quan và hồi quy...................................................................................64 4.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu.................................................................................72 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ...........................................................................................74 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ...............................................75 5.1 Kết luận.................................................................................................................75 5.2 Hàm ý chính sách nhằm tăng cường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB của các DNNVV tại TP. HCM ................................................................................................75 5.2.1 Giải pháp hoàn thiện về Môi trường kiểm soát..............................................76 5.2.2 Giải pháp hoàn thiện về Hoạt động kiểm soát................................................77 5.2.3 Giải pháp hoàn thiện về Đánh giá rủi ro.........................................................78 5.2.4 Giải pháp hoàn thiện về Giám sát...................................................................79 5.2.5 Giải pháp hoàn thiện về Hệ thống thông tin và truyền thông.........................80 5.3 Hạn chế của đề tài và định hướng các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai........81 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5...............................................................................................82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCTC : Báo cáo tài chính COSO : Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission DN : Doanh nghiệp DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa KSNB : Kiểm soát nội bộ NQL : Nhà quản lý TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tiêu thức xác định DNNVV theo nghị định 38/2018/NĐ-CP của Chính phủ ........................................................................................................................................32 Bảng 4.1: Đánh giá độ tin cậy thang đo Môi trường kiểm soát (Lần 1) ........................46 Bảng 4.2: Thống kê tương quan biến tổng thang đo Môi trường kiểm soát (Lần 1) .....47 Bảng 4.3: Đánh giá độ tin cậy thang đo Môi trường kiểm soát (Lần 2) ........................47 Bảng 4.4: Thống kê tương quan biến tổng thang đo Môi trường kiểm soát (Lần 2) .....48 Bảng 4.5: Đánh giá độ tin cậy thang đo Đánh giá rủi ro................................................48 Bảng 4.6: Thống kê tương quan biến tổng thang đo Đánh giá rủi ro.............................49 Bảng 4.7: Đánh giá độ tin cậy thang đo Hoạt động kiểm soát.......................................49 Bảng 4.8: Thống kê tương quan biến tổng thang đo Hoạt động kiểm soát....................50 Bảng 4.9: Đánh giá độ tin cậy thang đo Hệ thống thông tin và truyền thông................50 Bảng 4.10: Thống kê tương quan biến tổng thang đo Hệ thống thông tin và truyền thông...............................................................................................................................51 Bảng 4.11: Đánh giá độ tin cậy thang đo Giám sát........................................................51 Bảng 4.12: Thống kê tương quan biến tổng thang đo Giám sát.....................................52 Bảng 4.13: Đánh giá độ tin cậy thang đo biến phụ thuộc tính Hữu hiệu .......................52 Bảng 4.14: Thống kê tương quan biến tổng thang đo biến phụ thuộc tính Hữu hiệu....53 Bảng 4.15: Bảng thống kê kết quả tổng hợp kiểm định cuối cùng của từng nhóm biến ........................................................................................................................................54 Bảng 4.16: Bảng Kiểm định KMO và Kiểm định Bartlett (Lần 1)................................56 Bảng 4.17: Bảng giải thích thành tố trích (Lần 1).........................................................56 Bảng 4.18: Bảng ma trận xoay thành tố (Lần 1)...........................................................57
  • 9. Bảng 4.19: Bảng Kiểm định KMO và Kiểm định Bartlett (Lần 2)................................59 Bảng 4.20: Bảng giải thích thành tố trích (Lần 2).........................................................59 Bảng 4.21: Bảng Ma trận xoay thành tố (Lần 2)...........................................................61 Bảng 4.22: Bảng Kiểm định KMO và Kiểm định Bartlett.............................................62 Bảng 4.23: Bảng giải thích thành tố trích......................................................................63 Bảng 4.24: Bảng Ma trận xoay thành tố........................................................................63 Bảng 4.25: Kết quả phân tích tương quan Pearson........................................................65 Bảng 4.26: Tóm tắt mô hình với biến phụ thuộc là tính hữu hiệu của hệ thống KSNB 66 Bảng 4.27: Kết quả phân tích ANOVA..........................................................................66 Bảng 4.28: Kết quả phân tích hệ số hồi quy ..................................................................67 Bảng 4.29: Kết quả kiểm định các giả thuyết ................................................................72
  • 10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Mô hình mối quan hệ giữa mục tiêu và các thành tố ......................................20 Hình 2.2 Bộ 17 nguyên tắc của COSO 2013..................................................................21 Hình 3.1 Mô hình tác động của các thành tố của hệ thống KSNB.................................38 Hình 4.1 Đồ thị phân bố ngẫu nhiên của phần dư chuẩn hóa.........................................68 Hình 4.2 Biểu đồ tần suất của phần dư chuẩn hoá .........................................................69 Hình 4.3 Đồ thị so sánh với phân phối chuẩn (p-p) của phần dư chuẩn hóa .................70
  • 11. TÓM TẮT Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế ngày nay, là nơi tạo ra nguồn thu nhập khổng lồ cho nền kinh tế, tuy nhiên các doanh nghiệp này chưa nhận thức được tầm quan trọng, cũng như chưa xây dựng được một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu. Điều này chính là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung và đặc biệt cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Và đây cũng là nhiệm vụ cấp thiết đối với những doanh nghiệp đang muốn tồn tại, hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay. Do đó, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh thông qua phương pháp định tính và phương pháp định lượng, sử dụng phần mềm SPSS 20 để phân tích, xử lý số liệu thu thập được từ 167 mẫu khảo sát tại doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, phát hiện rằng các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm Môi trường kiểm soát, Hoạt động kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Giám sát và hệ thống thông tin và truyền thông, trong đó, môi trường kiểm soát có tác động mạnh nhất đến tính hữu hiệu này. Đồng thời, đút kết ra được những điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh và kiến nghị các giải pháp để hoàn thiện. Tuy nhiên, kết quả của mô hình hồi quy chỉ giải thích được 61% tính hữu hiệu của hệ thống KSNB phụ thuộc vào năm nhân tố trong bài, 39% còn lại là do các nhân tố khác cần được nghiên cứu thêm. Từ khoá: Kiểm soát nội bộ, Tính hữu hiệu, Môi trường kiểm soát.
  • 12. ABSTARCT Nowadays, small and medium-sized enterprises account for a large proportion of the economy, which create a huge source of income for the economy, but these businesses neither are not aware of the importance of an internal control system nor build an effective internal control system. This is a big challenge for small and medium enterprises in general and especially for small and medium enterprises in Ho Chi Minh City. And this is also an urgent task for businesses that want to survive, improve and enhance their competitiveness in the current trend of integration and globalization. Therefore, the author carries out the research topic on the level of influence of components on the effectiveness of the internal control system in small and medium enterprises in Ho Chi Minh City which is performed through qualitative methods and quantitative methods; using SPSS 20 software to analyze and process data collected from 167 survey derived from small and medium-sized enterprises in Ho Chi Minh City. Since then, it has been discovered that factors affecting the effectiveness of the internal control system include the Control Environment, Control Activities, Risk Assessment, Monitoring and Information and Communication Systems, in which, the Control environment has the strongest impact on this effectiveness. At the same time, draw out the strengths and weaknesses of the internal control system of small and medium-sized enterprises in Ho Chi Minh City and recommend solutions to improve. However, the results of the regression model explain only 61% of the effectiveness of the internal control system depending on the five factors in the article, the remaining 39% are due to other factors that need further study. Keywords: Internal control, Effectiveness, Control environment .
  • 13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở mỗi nền kinh tế, các DNNVV có thể giữ những vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung, các DNNVV thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số DN - ở TP. HCM chỉ xét các DN có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 97%, vì vậy, đóng góp của nó vào giá trị nền kinh tế và tạo việc làm là rất đáng kể. Tuy nhiên, để các DNNVV có thể hoàn thành sứ mệnh của mình, cũng như thỏa mãn được mục đích kinh doanh của chủ sở hữu, đòi hỏi DN không chỉ vận hành hệ thống kinh doanh đạt lợi nhuận cao mà còn giải quyết được những rủi ro hiện hữu và rủi ro tiềm tang hiện đang tồn tại nội bộ đơn vị. Những rủi ro này xuất phát từ chính bên trong của DN, cũng có thể xuất phát từ các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội bên ngoài. Vì vậy, bất cứ DN nào muốn tồn tại và phát triển bền vững cũng cần phải xây dựng cho mình một hệ thống KSNB hữu hiệu. Đa số các DNNVV khi nghe nhắc đến COSO hay hệ thống KSNB, họ thường sẽ gặp nhiều khó khăn khi áp dụng lý thuyết vào thực tiễn. Bên cạnh đó, một lý do khác là vì các DN này chưa nhận thức được tầm quan trọng của KSNB, chưa xây dựng được một hệ thống KSNB hữu hiệu. Tất cả những điều này chính là một thách thức lớn cho các DNNVV tại TP. HCM. Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống KSNB hữu hiệu là nhiệm vụ cần thiết, nhất là với DNNVV – những DN đang muốn tồn tại, hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay. Từ những lý do trên, tác giả thực hiện bài nghiên cứu này, nhằm có thể đo lường mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các DNNVV tại TP. HCM, đồng thời đưa ra những giải pháp để góp phần giúp các DN này có thể xây dựng một hệ thống KSNB hữu hiệu, nhằm không những tạo nội lực phát triển cho các DNNVV tại TP. HCM, mà còn thúc đẩy nền kinh tế TP. HCM phát triển bền vững.
  • 14. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung - Tìm ra mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các DNNVV tại TP. HCM, tìm ra những điểm mạnh cũng như hạn chế tồn tại trong hệ thống KSNB tại DN, từ đó đưa ra các giải pháp giúp DN này hoàn thiện và xây dựng hệ thống KSNB hữu hiệu. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Khảo sát, tìm hiểu thực trạng hệ thống KSNB của các DNNVV tại TP. HCM; - Đo lường mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các DNNVV tại TP. HCM. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Câu hỏi 1: Hệ thống KSNB tại các DNNVV tại TP. HCM hoạt động như thế nào? - Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các DNNVV tại TP. HCM như thế nào? - Câu hỏi 3: Giải pháp nào để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hệ thống KSNB của các DNNVV này? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các DNNVV. - Phạm vi nghiên cứu: TP. HCM. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp hỗn hợp bao gồm phương pháp định tính và phương pháp định lượng, cụ thể: - Phương pháp định tính: Kế thừa nghiên cứu của các chuyên gia để rút ra các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hệ thống KSNB, thảo luận với các chuyên gia và từ đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và chọn mẫu. Các biến được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp dựa theo thang đo có sẵn.
  • 15. 3 - Phương pháp định lượng: o Thiết kế bảng câu hỏi, sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến hệ thống KSNB; o Đánh giá giá trị và độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha; o Phân tích nhân tố khám phá EFA; o Đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy. 6. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài Về lý luận: - Luận văn đã tổng hợp và khái quát hóa những điểm chung của các công trình nghiên cứu trước đây về việc hoàn thiện hệ thống KSNB; - Luận văn đã trình bày cụ thể nội dung về KSNB bao gồm các nội dung: khái niệm, các nhân tố tác động đến hệ thống KSNB. Về thực tiễn - Luận văn đã nghiên cứu khảo sát về thực trạng hệ thống KSNB tại DNNVV tại TP. HCM, nhận dạng những ưu điểm và nhược điểm còn tồn tại trong hệ thống KSNB tại đơn vị; - Từ kết quả trên, trình bày những giải pháp cụ thể để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DNNVV tại TP. HCM nhằm giúp các đơn vị này hoàn thiện và xây dựng hệ thống KSNB hữu hiệu, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. 7. Kết cấu luận văn Luận văn gồm 5 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về KSNB Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận và kiến nghị
  • 16. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Nghiên cứu khoa học công bố ở nước ngoài Trên thế giới, đã có nhiều bài nghiên cứu về hệ thống KSNB cũng như những nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB như bài nghiên cứu của tác giả Lembi Noorvee (2006), Ekaterina Rosenkrans, Svetlana Ahlin (2015) về hệ thống lý luận đo lường sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Tuy nhiên, những bài nghiên cứu gần đây, sử dụng chính phương pháp định lượng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB như Karagiorgos, T., Giovanis, N., & Drogalas, G. (2011); Mrs. C.T. Gamage (2014); Ekaterina Rosenkrans, Svetlana Ahlin (2015); Buthaya Mahadeen, Rand Hani Al-Dmour, Bader Yousef Obeidat & Ali Tarhinni (2016); Ho T.V. (2016). Cụ thể nội dung các bài nghiên cứu như sau: S T T Tên đề tài Tác giả Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Khe hổng nghiên cứu 1 Evaluation of the effectiveness of internal control over financial reporting. Lembi Noorvee (2006). Sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát 3 công ty vừa tại Estonia. Đưa ra những ưu điểm và khuyết điểm của hệ thống KSNB tại 3 công ty, từ đó kiến nghị giải pháp. Chưa định lượng được mức độ tác động của từng nhân tố của hệ thống KSNB; Mẫu thực hiện là 3 công ty sản xuất có cùng lĩnh vực hoạt động, hệ
  • 17. 5 thống quản lý gần giống nhau,… nên chưa thể tổng quát hoá được hệ thống KSNB hữu hiệu. 2 Evaluation of the Effectiveness of Internal Audit in Greek Hotel Business Karagiorgos, T., Giovanis, N., & Drogalas, G. (2011). Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để thu thập khảo sát, sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tinh cậy thang đo, cuối cùng phân tích bằng thống kê mô tả 5 nhân tố của hệ thống KSNB tác động quan trọng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB and có tác động tích cực đến sự tồn tại và thành công của doanh nghiệp. Số lượng bảng khảo sát còn khiêm tốn, 85 bảng khảo sát được phát nhưng chỉ có thể sử dụng được 52 kết quả. 3 A proposed research framework: Mrs. C. T. Gamage (2014). Phân tích dữ liệu từ 128 khảo sát Đánh giá sự hữu hiệu của hệ Mặc dù hiện tại có rất nhiều chi
  • 18. 6 Effectiness of internal control system in state commercial banks in Sri Lanka. bằng phần mềm SPSS, (a) Thống kê mô tả: Trung bình, Trung bình, Chế độ, Tỷ lệ, ... (b) Thống kê suy luận: Tương quan & Hồi quy. thống KSNB tại ngân hàng thương mại nhà nước. nhánh ngân hàng đang hoạt động tại Sri Lanka, nhưng nghiên cứu chỉ tập trung vào hai ngân hàng thương mại nhà nước và 64 chi nhánh chủ yếu đặt tại hai tỉnh trong số chín tỉnh của Sri Lanka, chưa thể đại diện cho tổng thể. 4 Interrelationship between different components of internal control. Ekaterina Rosenkrans, Svetlana Åhlin (2015). Sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc và phương pháp Lý thuyết cơ sở. Có mối liên hệ chặt chẽ và phức tạp giữa các nhân tố của hệ thống KSNB. Chưa so sánh được với các đề tài trước, vì thiếu các đề tài nghiên cứu tương tự;
  • 19. 7 Phương pháp thu thập dữ liệu đã chọn cũng có thể thực hiện sự không chắc chắn có thể có trong dữ liệu thực nghiệm bởi vì tác giả có thể giải thích kết quả của phỏng vấn theo cách không bao gồm các giải thích thực tế của người trả lời. 5 Examining the Effect of the Organization’s Internal Control System on Organizational Effectiveness: Buthaya Mahadeen, Rand Hani Al- Dmour, Bader Yousef Obeidat & Ali Tarhinni (2016). Thu thập dữ liệu từ 151 nhân viên quản lý trung cấp và cao cấp của Jordanian Tính hiệu quả của một tổ chức chịu ảnh hưởng to lớn của các nhân tố của hệ Bài nghiên cứu thực hiện việc khảo sát trên 151 nhân viên tại Jordanian, do
  • 20. 8 A Jordanian Empirical Study. thông qua bảng câu hỏi và xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hoạt động hữu hiệu của tổ chức. thống kiểm soát nội bộ, trong đó nhân tố Môi trường kiểm soát tác động mạnh mẽ nhất; Kiến nghị để xây dựng hệ thống KSNB. đó chưa thể tổng quát được vấn đề. 6 The Research of Factors Affecting the Effectiveness of Internal Control Systems in Commercial Banks-empirical Evidence in Viet Nam Ho T.V. (2016) Sử dụng phương pháp định tính và định lượng thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, EFA và MRA Các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam bao gồm Môi trường kiểm soát, Hoạt động kiểm soát, Đánh Chưa đề cập đến các ngân hàng nước ngoài
  • 21. 9 giá rủi ro, Giám sát, Thông tin và truyền thông, Lợi ích nhóm, Chính trị. 1.2 Nghiên cứu khoa học công bố trong nước Trước đây, những bài nghiên cứu khoa học về đề tài hệ thống KSNB đa phần chú trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống KSNB dựa trên việc hệ thống các lý thuyết về KSNB và kinh nghiệm thực tế như bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bích Hiệp (2012); Đoàn Thanh Mai (2013). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chủ đề được nghiên cứu hướng về việc phân tích các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB như các bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Phương Dung (2016); Nguyễn Ngọc Lý (2016); Nguyễn Thị Thuỷ (2016); Võ Ngọc Trang Đài (2017). Có thể tổng quát các nghiên cứu như sau: S T T Tên đề tài Tác giả Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Khe hổng nghiên cứu 1 Hoàn thiện hệ Nguyễn Thị Áp dụng Đánh giá Bài nghiên thống KSNB cho Bích Hiệp phương thực trạng hệ cứu sử dụng các DN vừa và (2012). pháp thống thống mẫu nhỏ, nhỏ trên địa bàn kê mô tả, KSNB, đồng chưa thể TP. HCM. phương thời đưa ra mang đến pháp tổng các giải pháp cái nhìn tổng hợp và nhằm hoàn quan về hệ
  • 22. 10 phương pháp so sánh từ dữ liệu thu thập được từ 75 DNNVV tại TP. HCM thông qua bảng câu hỏi khảo sát gồm 82 câu hỏi liên quan đến các bộ phận cấu thành của KSNB. thiện hệ thống KSNB cho các DNNVV tại TP. HCM . thống KSNB cho toàn địa bàn TP. HCM; Chưa định lượng được các nhân tố tác động đến hệ thống KSNB để từ đó rút ra những giải pháp trực tiếp hơn. 2 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống KSNB cho DNNVV trên địa bàn thành phố Vũng Tàu. Đoàn Thanh Mai (2013). Sử dụng phương pháp mô tả, tổng hợp, so sánh và phân tích từ số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng Đánh giá những ưu nhược điểm và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc hạn chế trong xây dựng hệ thống KSNB, đồng Chưa định lượng được các nhân tố tác động đến hệ thống KXNB để từ đó rút ra những giải pháp trực tiếp hơn.
  • 23. 11 vấn, trả lời bảng câu hỏi và số liệu thứ cấp được thu thập từ Tổng Cục Thống Kê, Cục Thuế TP. Vũng Tàu, Sở Lao động Thương Binh Xã hội. thời đưa ra những giải pháp giúp DNNVV trên địa bàn thành phố Vũng Tàu xây dựng, hoàn thiện hệ thống KSNB. 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DN có vốn đầu tư nước ngoài trong khu chế xuất Linh Trung I. Nguyễn Thị Phương Dung (2016). Phối hợp giữa phương pháp định tính và định lượng để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát, khảo sát dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ ảnh Xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB, trong đó Đánh giá rủi ro có tác động mạnh mẽ nhất, từ Mẫu nghiên cứu bảng khảo sát còn nhỏ, chỉ 25 DN; Do quy mô phức tạp và đa dạng của các DN trong khu chế xuất, bài nghiên cứu chưa thể đưa ra được
  • 24. 12 hưởng của các nhân tổ tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB. Từ đó, ứng dụng hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). đó đề xuất những chính sách phù hợp để hoàn thiện hệ thống KSNB của các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Khu chế xuất Linh Trung I. những đề xuất ra những chính sách phù hợp nhất cho tổng thể các DN trong phạm vi nghiên cứu. 4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ TP. HCM. Nguyễn Ngọc Lý (2016). Phương pháp định tính: tổng hợp lý thuyết, xây dựng thang đo Phương pháp định lượng: đánh giá độ tin cây của thang đo, Xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB, trong đó Đánh giá rủi ro có tác động mạnh Mẫu nghiên cứu khảo sát còn nhỏ, 24 DN kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ.
  • 25. 13 phân tích nhân tố khám phá và xác định mô hình hồi quy. mẽ nhất. 5 Đo lường mức độ ảnh hưởng các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DN chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa. Nguyễn Thị Thủy (2016). Phương pháp định tính: tổng hợp lý thuyết, xây dựng thang đo Phương pháp định lượng: đánh giá độ tin cây của thang đo, phân tích nhân tố khám phá và xác định mô hình hồi quy. Xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB, trong đó Đánh giá rủi ro có tác động mạnh mẽ nhất. Mẫu nghiên cứu nhỏ chưa đại diện được cho tổng thể.
  • 26. 14 6 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại tập đoàn khách sạn Marriott International tại TP. HCM. Võ Ngọc Trang Đài (2017). Phương pháp định tính: tổng hợp lý thuyết, xây dựng thang đo Phương pháp định lượng: đánh giá độ tin cây của thang đo, phân tích nhân tố khám phá và xác định mô hình hồi quy. Làm rõ mối quan hệ giữa các nhân tố của hệ thống KSNB tại khách sạn; Xác định được Hoạt động kiểm soát có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB; Chỉ thực hiện nghiên cứu tại một tập đoàn khách sạn quốc tế đang có cơ sở hoạt động tại TP. HCM nên chưa thể phản ánh đầy đủ và chính xác được đặc điểm của hệ thống KSNB tại các khách sạn trên toàn lãnh thổ TP. HCM; Có thể thấy, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đã có nhiều bài nghiên cứu về các thành tố của hệ thống KSNB cũng như mối liên hệ giữa các thành tố này với tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về định lượng mức độ tác động của từng thành tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, đặc biệt là mức độ tác động của các thành tố này đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DNNVV tại TP. HCM.
  • 27. 15 Hệ thống KSNB và việc ngăn chặn gian lận đóng vai trò quan trọng và có tác động to lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV và đặc biệt các DNNVV là nơi thường xuyên xảy ra các gian lận (Jaya Kumar Shanmugam, Mohd Hassan Che Haat & Azwadi Ali, 2012). Một hệ thống KSNB hữu hiệu sẽ giúp ngăn chặn hiệu quả các gian lận trong đơn vị (Mohd Danial Afiq Bin Khamar Tazilah, Norhusnaida Binti Che Husain, 2015), đồng thời hệ thống KSNB đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị (Buthayna, M., Rand, H. A., Bader, Y. O. & Ali, T., 2016). Do đó, việc thiết kế và xây dựng một hệ thống KSNB hữu hiệu là điều rất cần thiết. Nhưng phải lưu ý rằng, một hệ thống KSNB được xem là tốt và hoạt động hữu hiệu khi đồng thời năm thành tố của hệ thống KSNB cùng nhau hoạt động (Mohd Danial Afiq Bin Khamar Tazilah, Norhusnaida Binti Che Husain, 2015). Như vậy, mức độ tác động của các thành tố của hệ thống của KSNB như thế nào trong các đơn vị hiện nay và mức tác động đó có đủ hợp lý để giúp các tổ chức này hoạt động tốt chưa? Từ những lý do trên, tác giả mong muốn có thể tiến hành nghiên cứu để xác định được mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các DNNVV tại TP. HCM, với mong muốn có thể đảm bảo đại diện được cho việc phân tích mức độ ảnh hưởng của từng thành tố này đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DNNVV ở TP. HCM, từ đó đưa ra những giải pháp để xây dựng và hoàn thiện hệ thống KSNB tại các DN này, giúp các DN có thể hoạt động đạt năng suất cao và hiệu quả nhất. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về một số nghiên cứu khoa học trên thế giới và tại Việt Nam về hệ thống KSNB và các thành tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trước đây, phương pháp nghiên cứu, kết quả đạt được sau nghiên cứu. Đồng thời, chương
  • 28. 16 1 cũng đã tổng hợp lại những lỗ hỏng và định hướng từ các nghiên cứu trước để từ đó tiến hành xác định mục đích nghiên cứu của luận văn trong những phần tiếp theo.
  • 29. 17 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Tổng quan về hệ thống KSNB 2.1.1 Khái niệm: 2.1.1.1 Khái niệm hệ thống KSNB Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 315: “KSNB là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan.”(Bộ tài chính, Thông tư số 214/2012/TT-BTC). Luật Kế toán 2015: “KSNB là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.” (Quốc hội, Luật kế toán – điều 39) Theo COSO năm 1992 (The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission) - Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận khi lập báo cáo tài chính, KSNB là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lí nhằm thực hiện mục tiêu: (i) Báo cáo tài chính đáng tin cậy; (ii) Các luật lệ và quy định được tuân thủ; (iii) Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả. Sau hơn 20 năm , COSO đã ban hành bản cập nhật mới là COSO Internal Control 2013, theo đó, KSNB là một quy trình đưa ra bởi Ban quản trị của doanh nghiệp, nhà quản lý và các nhân sự khác, được thiết kế để đưa ra sự đảm bảo cho việc đạt được mục tiêu về hoạt động, báo cáo và tuân thủ. Tóm lại, một cách tổng quát nhất KSNB là những phương pháp và chính sách được thiết kế để đảm bảo một cách hợp lý về việc ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót nhằm đạt được các mục tiêu tuân thủ, hoạt động và báo cáo.
  • 30. 18 2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển COSO COSO (The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission - Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận khi lập báo cáo tài chính), được thành lập năm 1985. COSO là một chuẩn mực của thế giới trong lĩnh vực KSNB được ban hành lần đầu vào năm 1992 tại Hoa Kỳ; COSO đóng vai trò như một bước khởi đầu làm nền tảng cho các doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống KSNB). Cấu trúc của Báo cáo COSO (1992) gồm 4 phần: Phần 1: Tóm tắt dành cho nhà quản lý Phần này cung cấp một cái nhìn tổng quát về KSNB ở mức độ cao dành riêng cho các nhà quản lý, giám đốc điều hành, ban giám đốc, các nghị sĩ và cơ quan quản lý nhà nước. Phần 2: Khuôn khổ chung của KSNB Đây là phần cơ bản nhất của Báo cáo COSO, trong đó có định nghĩa về KSNB, mô tả các bộ phận hợp thành của KSNB, đưa ra các tiêu chí giúp ban giám đốc, nhà quản lý và các đối tượng khác đánh giá hệ thống KSNB. Phần 3: Báo cáo cho bên ngoài Đây là tài liệu bổ sung, cung cấp hướng dẫn cho các tổ chức cách thức báo cáo cho các đối tượng bên ngoài về hệ thống KSNB cho mục tiêu báo cáo tài chính. Phần 4: Công cụ đánh giá hệ thóng KSNB Đưa ra các hướng dẫn, gợi ý rất thiết thực cho việc đánh giá hệ thống KSNB. Trong đó, khuôn khổ chung của KSNB là nội dung quan trọng nhất, COSO 1992 đã đưa ra định nghĩa về KSNB và tiêu chí về các bộ phận hợp thành một hệ thống KSNB. Sau hơn 20 năm kể từ khi ban hành báo cáo COSO lần đầu tiên (1992), môi trường kinh doanh đã có những thay đổi lớn, quá trình toàn cầu hóa tiếp tục diễn ra trên diện rộng, công nghệ thông tin ngày càng phát triển… đã ảnh hưởng đáng kể tới cách thức tổ chức kinh doanh, nhận diện, đánh giá và ứng phó rủi ro của doanh nghiệp. Trước thực tế
  • 31. 19 đó, Ủy ban COSO phải tiến hành cập nhật báo cáo của mình và phiên bản cập nhật mới là COSO Internal Control 2013 đã ra đời từ những yêu cầu thực tiễn nêu trên. Cấu trúc của báo cáo COSO (2013) gồm 4 phần: Phần 1: Tóm tắt cho nhà điều hành (Executive Summary) Trình bày tóm lược những nội dung của Khuôn mẫu KSNB (Framework) giành cho Giám đốc điều hành, thành viên ban quản trị và các vị trí quản lý cấp cao khác. Phần 2: Khuôn mẫu KSNB và phụ lục Trình bày chi tiết khuôn mẫu KSNB bao gồm: định nghĩa KSNB, đưa ra những yêu cầu của một hệ thống KSNB hữu hiệu gồm các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB và các nguyên tắc KNSB, cung cấp định hướng cho nhà quản lý ở mọi cấp trong đơn vị biết các thiết kế, thực hiện và đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB. Khuôn mẫu KSNB là nội dung chính yếu nhất của Báo cáo COSO 2013. Phần phụ lục cung cấp thêm thông tin tham khảo bao gồm: Từ điển thuật ngữ, các lưu ý cho doanh nghiệp nhỏ và tóm tắt những thay đổi của Báo cáo COSO 2013 so với báo cáo 1992 (Phụ lục không được coi là một phần của Khuôn mẫu). Phần 3: Công cụ đánh giá sự hữu hiệu của KSNB Phần này cung cấp các mẫu biểu (templates) và những ví dụ thực tế để hỗ trợ nhà quản lý trong việc áp dụng khuông mẫu KSNB đặc biệt là khi đánh giá sự hữu hiệu của KSNB. Phần 4: KSNB cho việc lập báo cáo tài chính cho bên ngoài Phần này cung cấp phương pháp và ví dụ thực tế về việc áp dụng những yêu cầu của KSNB (bao gồm các bộ phận và các nguyên tắc KSNB) vào việc chuẩn bị các báo cáo tài chính cho bên ngoài. Theo COSO 2013, khuôn khổ chung của KSNB là nội dung quan trọng nhất, đã đưa ra định nghĩa về KSNB và tiêu chí về các bộ phận hợp thành một hệ thống KSNB. COSO 2013 không chỉ phục vụ cho công tác tài chính, kế toán mà còn mở rộng đối với
  • 32. 20 phạm vi toàn doanh nghiệp (điều chỉnh 7 quan điểm cơ bản và đưa ra 17 nguyên tắc mở rộng theo mô hình kết cấu bởi 5 thành phần cấu thành KSNB dựa theo COSO 1992). 2.1.2 Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB Như nội dung trên đã đề cập, theo COSO 2013, hệ thống KSNB có 5 thành tố và 17 nguyên tắc. Hình 2.1 Mô hình mối quan hệ giữa mục tiêu và các thành tố (Nguồn: COSO 2013. Internal Control – Integrated Framework Executive Summary)
  • 33. 21 Hình 2.2 Bộ 17 nguyên tắc của COSO 2013 (Nguồn: COSO 2013. Internal Control – Integrated Framework Executive Summary) a. Môi trường kiểm soát Môi trường kiểm soát là những yếu tố của công ty ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống KSNB và là các yếu tố tạo ra môi trường mà trong đó toàn bộ thành viên của doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống KSNB như là thái độ của NQL về liêm chính và đạo đức nghề nghiệp, việc phân công, uỷ nhiệm công việc và trách nhiệm, các văn bản nội bộ như nội quy lao động, quy chế khen thưởng,…có thể nói môi trường kiểm soát có tác động lan tỏa trên toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ. Theo COSO 2013, Môi trường kiểm soát gồm các nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Đơn vị thể hiện được cam kết về tính trung thực và giá trị đạo đức. Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị phải chứng minh được sự độc lập với nhà quản lý và thực thi chức năng giám sát việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB. Nguyên tắc 3: Nhà quản lý dưới sự giám sát của Hội đồng quản trị cần thiết lập cơ cấu tổ chức, các loại báo cáo, phân định trách nhiềm và quyền hạn nhằm đặt được mục tiêu của đơn vị.
  • 34. 22 Nguyên tắc 4: Đơn vị phải chứng tỏ sự cam kết về việc sử dụng nhân viên có năng lực thông qua tuyển dụng, duy trì và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với mục tiêu của đơn vị. Nguyên tắc 5: Đơn vị cần yêu cầu các cá nhân chịu trách nhiệm báo cáo về trách nhiệm của họ trong việc đáp ứng các mục tiêu của tổ chức. b. Đánh giá rủi ro Dù các DN có quy mô, cấu trúc, loại hình hay vị trí khác nhau, nhưng bất kỳ đơn vị nào cũng có thể bị tác động bởi các rủi ro xuất hiện từ yếu tố bên trong và bên ngoài. Do đó, mỗi đơn vị cần có quy trình xác định các rủi ro nhằm nhận diện và phân tích các rủi ro để đạt được các mục tiêu của tổ chức, hình thành nền tảng cho việc quyết định các rủi ro nên được quản lý như thế nào. Theo COSO 2013, đánh giá rủi ro gồm các nguyên tắc sau: Nguyên tắc 6: Đơn vị phải thiết lập mục tiêu rõ ràng và đầy đủ để nhận diện và đánh giá rủi ro phát sinh trong việc đạt được mục tiêu của đơn vị. Nguyên tắc 7: Đơn vị phải nhận diện rủi ro trong việc đạt được mục tiêu của đơn vị, tiến hành phân tích rủi ro để xác định rủi ro cần được quản trị. Nguyên tắc 8: Đơn vị cần xem xét các loại gian lận tiềm tàng khi đánh giá rủi ro không đạt được mục tiêu của đơn vị. Nguyên tắc 9: Đơn vị cần xác định và đánh giá những thay đổi của môi trường ảnh hưởng đến hệ thống KSNB. c. Hoạt động kiểm soát Các hoạt động kiểm soát là các hành động được thiết lập bởi các chính sách và thủ tục để đảm bảo những chỉ dẫn của NQL trong việc giảm thiểu rủi ro để đạt được các mục tiêu. Các hoạt động kiểm soát nên là một phần không thể tách rời trong các nghiệp vụ hằng ngày của một doanh nghiệp. Một hệ thống KSNB có hiệu quả cần có cơ cấu kiểm
  • 35. 23 soát đúng đắn với các hoạt động kiểm soát được xác định ở tất cả các cấp của tổ chức và tại rất nhiều giai đoạn của quá trình hoạt động, bao gồm cả môi trường công nghệ. Các hoạt động kiểm soát được xây dựng theo 3 nguyên tắc chỉ đạo chung sau đây:  Nguyên tắc phân công, phân nhiệm: Trong một tổ chức có nhiều người tham gia thì các công việc cần phải được phân công cho tất cả mọi người, không để tình trạng một số người làm quá nhiều việc trong khi một số khác lại không có người làm. Theo nguyên tắc này, trách nhiệm và công việc cần được phân loại cụ thể cho nhiều bộ phận và cho nhiều ngừoi trong bộ phận. Việc phân công phân nhiệm rõ ràng tạo sự chuyên môn hóa trong công việc, sai sót ít xảy ra và khi xảy ra thường dễ phát hiện. Mục địch của nguyên tắc này là không để cho các nhân hay bộ phận nào có thể kiểm soát được mọi mặt của nghiệp vu. Khi đó, công việc của người này được kiểm soát tự động bởi công việc của một nhận viên khác. Phân công công việc làm giảm rủi ro xảy ra gian lận và sai sót, đồng thời tạo điều kiện nâng cao chuyên môn của nhân viên.  Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: nguyên tắc này quy định sự cách ly thích hợp về trách nhiệm trong các nghiệp vụ có liên quan nhằm ngăn ngừa các sai phạm (nhất là sai phạm cố ý) và hành vị lạm dụng quyền hạn. o Bất kiêm nhiệm trong việc bảo vệ tài sản với kế toán o Bất kiêm nhiệm trong việc phê chuẩn các nghiệp vụ kinh tế với việc thực hiện các nghiệp vụ đó o Bất kiêm nhiệm giữa việc điều hành với trách nhiệm ghi sổ.  Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn: để thỏa mãn các mục tiêu kiểm soát thì tất cả các nghiệp vụ kinh tế phải được phê chuẩn đúng đắn. Trong một tổ chức, nếu ai cũng làm mọi việc thì sẽ xảy ra hỗn loạn, phức tạp. Phê chuẩn là biểu hiện cụ thể của việc quyết định và giải quyết một công việc trong phạm vi nhất định. Sự phê chuẩn được thực hiện qua 2 loại:
  • 36. 24 o Phê chuẩn chung: Được thực hiện thông qua việc xây dựng các chính sách chung về những mặt hoạt động cụ thể cho các cán bộ cấp dưới tuân thủ. o Phê chuẩn cụ thể: Được thực hiện cho từng nghiệp vụ kinh tế riêng biệt. Phê chuẩn cụ thể được áp dụng đối với những nghiệp vụ có số tiền lớn hoặc quan trọng, những nghiệp vụ không thường xảy ra. Theo COSO 2013, Hoạt động kiểm soát gồm những nguyên tắc sau: Nguyên tắc 10: Đơn vị phải lựa chọn, thiết lập các hoạt động kiểm soát để góp phần hạn chế các rủi ro giúp đơn vị đạt mục tiêu trong giới hạn chấp nhận được. Nguyên tắc 11: Đơn vị lựa chọn và phát triển hoạt động kiểm soát chung với công nghệ hiện đại để hỗ trợ sự thành công cho việc đạt được các mục tiêu của đơn vị. Nguyên tắc 12: Đơn vị triển khai hoạt động kiểm soát thông qua nội dung các chính sách đã được thiết lập và triển khai thành các thủ tục. d. Hệ thống thông tin và truyền thông Thông tin và truyền thông liên quan đến việc tạo lập một hệ thống thông tin và truyền thông hữu hiệu trong toàn doanh nghiệp, phục vụ việc thực hiện các mục tiêu kiểm soát. Thông tin và truyền thông cần được thực hiện xuyên suốt theo chiều từ trên xuống và từ dưới lên, giúp cho mọi nhân viên đều nhận được những thông tin cần thiết, hiểu rõ thông điệp từ nhà quản lý cấp cao, cụ thể là: - Mọi thành viên trong đơn vị phải có trách nhiệm với công việc của mình, tiếp nhận đầy đủ và chính xác chỉ thị của cấp trên, hiểu biết rõ ràng về cách sử dụng những phương tiện truyền thông của đơn vị, góp phần tạo nên kênh thông tin hữu hiệu trong nội bộ. - Các thông tin bên ngoài (khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng,…) cũng phải được tiếp nhận và ghi chép một cách trung thực và đẩy đủ để có những phản ứng kịp thời.
  • 37. 25 Theo COSO 2013, Thông tin và truyền thông gồm những nguyên tắc sau: Nguyên tắc 13: Đơn vị thu thập, truyền đạt và sử dụng thông tin thích hợp, có chất lượng để hỗ trợ những bộ phận khác thuộc hệ thống KSNB. Nguyên tắc 14: Đơn vị cần truyền đạt trong nội bộ những thông tin cần thiết nhằm hỗ trợ chức năng kiểm soát. Nguyên tắc 15: Đơn vị cần truyền đạt cho các bên liên quan, các đối tượng bên ngoài những vấn đề liên quan đến hoạt động KSNB như cổ đông, chủ sở hữu, khách hàng, nhà cung cấp. e. Giám sát Giám sát kiểm soát là quy trình đánh giá hiệu quả hoạt động của KSNB trong từng giai đoạn. Quy trình này bao gồm việc đánh giá tính hiệu quả của các kiểm soát một cách kịp thời và tiến hành các biện pháp khắc phục cần thiết. Ban Giám đốc thực hiện việc giám sát các kiểm soát thông qua các hoạt động liên tục, các đánh giá riêng biệt hoặc kết hợp cả hai. Các hoạt động giám sát liên tục thường gắn liền với các hoạt động lặp đi lặp lại của một đơn vị và bao gồm các hoạt động quản lý và giám sát thường xuyên. Nguyên tắc 16: Đơn vị phải lựa chọn, triển khai và thực hiện việc đánh giá liên tục hoặc định kỳ để biết chắc rằng liệu những bộ phận của hệ thống KSNB có hiện hữu và đang vận hành đúng. Nguyên tắc 17: Đơn vị phải đánh giá và thông báo những yếu kém của hệ thống KSNB kịp thời cho các đối tượng có trách nhiệm bao gồm nhà quản lý và Hội đồng quản trị để có những biện pháp khắc phục. 2.1.3 Lợi ích và hạn chế 2.1.3.1 Lợi ích Một hệ thống KSNB hữu hiệu cung cấp nhiều lợi ích cho một tổ chức. Một trong những lợi ích quan trọng của hệ thống KSNB hữu hiệu là giúp DN đạt được mục tiêu của mình và ngắn ngừa thất thoát các nguồn lực, cụ thể là:
  • 38. 26 - Báo cáo đáng tin cậy hỗ trợ quản lý và đưa ra quyết định về các vấn đề như định giá sản phẩm, đầu tư vốn và triển khai tài nguyên; - Giảm bớt rủi ro gian lận hoặc trộm cắp do bên thứ ba hoặc nhân viên của công ty gây ra; - Tạo ra cơ chế vận hành minh bạch và hiệu quả trong công tác quản lý điều hành; - Giảm bớt rủi ro không tuân thủ chính sách và quy trình kinh doanh của công ty; - Ngăn chăn việc tiếp xúc những rủi ro không cần thiết do quản lý rủi ro chưa đầy đủ. 2.1.3.2 Hạn chế Mặc dù có những lợi ích nhất định, tuy nhiên hệ thống KSNB cũng còn những hạn chế. COSO 2013 công nhận rằng KSNB chỉ cung cấp sự đảm bảo hợp lý để đạt được các mục tiêu của tổ chức vì các hạn chế vẫn tồn tại. KSNB không thể ngăn chặn sự xét đoán hoặc quyết định tồi, hoặc các sự kiện bên ngoài có thể khiến một tổ chức không đạt được các mục tiêu hoạt động của nó. Nói cách khác, ngay cả một hệ thống KSNB quả cũng có thể thất bại, vì: - Sự xét đoán không phù hợp, mang tính chủ quan của người đưa ra quyết định; - Sự thất bại của hệ thống KSNB do hiểu sai chỉ thị, xét đoán sai khi đưa ra quyết định bất cẩn, sao lãng khi thực hiện nhiệm vụ; - Các nhà quản lý lạm dụng quyền lực, để khống chế hệ thống KSNB; - Sự thông đồng giữa các nhân viên, hay người quản lý kiểm soát hệ thống KSNB; - Các sự kiện bên ngoài ngoài tầm kiểm soát của tổ chức Những hạn chế này ngăn cản hội đồng quản trị và ban quản lý có được sự bảo đảm tuyệt đối về việc đạt được các mục tiêu của thực thể - đó là, KSNB cung cấp sự đảm bảo có lý do nhưng không tuyệt đối. Vì những hạn chế vốn có này, ban quản lý phải nhận thức được chúng khi lựa chọn, phát triển và triển khai các kiểm soát để giảm thiểu những hạn chế này , trong những tình huống cụ thể.
  • 39. 27 2.1.3.3 Vấn đề chi phí Trong quá trình thiết kết và xây dựng hệ thống KSNB, chi phí cũng là một trong những yếu tố cần thiết để cân nhắc. Nguyên tắc chung đó là tổn thất chi phí bao nhiêu thì lợi ích để vận hành hệ thống KSNB mang lại phải nhiều hơn chi phí đó. Chi phí này bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp thực tế phát sinh để xây dựng hệ thống KSNB. Một số tổ chức cũng tính thêm chi phí cơ hội liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực vào chi phí này. Tóm lại, nhà quản lý cần phải xem xét một loạt các yếu tố chi phí liên quan đến lợi ích mong đợi khi lựa chọn và phát triển KSNB. Chúng có thể bao gồm: - Xem xét sự cân bằng giữa chi phí tuyển dụng mới và chi phí giữ chân nhân viên với năng lực cao hơn và chi phí bồi thường có liên quan. Ví dụ, một công ty nhỏ, ổn định, có thể muốn hoặc không muốn thuê một chuyên viên tài chính với kinh nghiệm đã làm việc cho một công ty đại chúng. - Đánh giá những nỗ lực cần thiết để lựa chọn, phát triển và thực hiện các hoạt động kiểm soát; những nỗ lực tăng thêm vào quy trình kinh doanh; và những nỗ lực để duy trì và cập nhật hoạt động kiểm soát khi cần thiết. - Đánh giá tác động của việc phụ thuộc vào công nghệ. Mặc dù nỗ lực thực hiện kiểm soát và tác động của các điều khiển dựa trên công nghệ được thêm vào có thể nhỏ, chi phí liên quan đến việc lựa chọn, phát triển, duy trì và cập nhật công nghệ có thể là đáng kể. - Hiểu được những thay đổi về yêu cầu thông tin có thể kêu gọi thu thập, xử lý và lưu trữ dữ liệu lớn hơn có thể kích hoạt tăng trưởng theo cấp số nhân trong khối lượng dữ liệu như thế nào. Với nhiều dữ liệu có sẵn, một tổ chức phải đối mặt với thách thức tránh tình trạng quá tải thông tin bằng cách đảm bảo luồng thông tin phù hợp, ở dạng đúng, ở mức chi tiết phù hợp, cho đúng người, vào đúng thời điểm. Việc thiết lập một hệ thống thông tin cần cân bằng chi phí và lợi ích, mà điều này cũng phụ thuộc vào việc cân nhắc chu đáo các yêu cầu thông tin.
  • 40. 28 2.2 Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB 2.2.1 Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB Hữu hiệu là mức độ hoàn thành nhiệm vụ hay mục tiêu, do đó có thể hiểu tính hữu hiệu của hệ thống KSNB có nghĩa là hệ thống KSNB được thiết kế, xây dựng và thực hiện đạt được mục tiêu đặt ra của DN. Ba loại mục tiêu, cho phép các tổ chức tập trung vào các khía cạnh khác nhau của KSNB: - Mục tiêu hoạt động: mục tiêu này liên quan đến hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động của tổ chức, bao gồm mục tiêu tài chính và hoạt động, và bảo vệ tài sản khỏi mất mát; - Mục tiêu báo cáo: mục tiêu này liên quan đến báo cáo tài chính và phi tài chính bên trong và bên ngoài và có thể bao gồm độ tin cậy, kịp thời, minh bạch hoặc các điều khoản khác theo quy định của nhà quản lý, người định cư tiêu chuẩn được công nhận hoặc chính sách của tổ chức; - Mục tiêu tuân thủ: mục tiêu này liên quan đến việc tuân thủ luật pháp và các quy định mà pháp nhân đó phải tuân thủ. Theo COSO 2013, đặt ra các yêu cầu cho một hệ thống KSNB hữu hiệu. Một hệ thống hữu hiệu có nghĩa là cung cấp sự đảm bảo hợp lý về việc đạt được các mục tiêu của một tổ chức. Một hệ thống KSNB hữu hiệu sẽ giảm rủi ro không đạt được một mục tiêu, hai mục tiêu hoặc cả ba mục tiêu của tổ chức xuống mức thấp nhất có thể chấp nhận được. COSO 2013 yêu cầu rằng: - Mỗi một trong năm thành phần và nguyên tắc có liên quan đều hiện hữu và hoạt động. "Hiện hữu” đề cập đến việc xác định rằng các thành phần và nguyên tắc có liên quan tồn tại trong việc thiết kế và thực hiện hệ thống KSNB để đạt được các mục tiêu cụ thể. "Hoạt động" đề cập đến các yếu tố quyết định rằng các thành phần và nguyên tắc liên quan tiếp tục tồn tại trong các hoạt động và thực hiện chức năng của hệ thống KSNB để đạt được các mục tiêu cụ thể.
  • 41. 29 - Năm thành phần hoạt động cùng nhau theo cách kết hợp. "Hoạt động cùng nhau" đề cập đến việc xác định rằng tất cả năm thành phần cùng nhau làm nguy cơ không đạt được mục tiêu giảm xuống mức chấp nhận được. Các thành phần không nên được xem xét một cách cụ thể; thay vào đó, chúng hoạt động cùng nhau như một hệ thống kết hợp. Các thành phần phụ thuộc lẫn nhau với vô số mối quan hệ và mối liên hệ giữa chúng, đặc biệt là cách thức các nguyên tắc tương tác bên trong và xuyên suốt các thành phần. Khi một thiếu hụt lớn tồn tại đối với sự hiện hữu và hoạt động của một thành phần hoặc nguyên tắc liên quan, hoặc liên quan đến sự hoạt động cùng nhau của các thành phần như một hệ thống kết hợp, tổ chức không thể kết luận rằng nó đã đáp ứng các yêu cầu cho một hệ thống KSNB hữu hiệu. Khi một hệ thống KSNB được xác định là hữu hiệu, quản lý cấp cao và ban giám đốc có bảo đảm hợp lý, liên quan đến ứng dụng trong cơ cấu tổ chức, rằng tổ chức: - Đạt được sự hoạt động hữu hiệu và hiệu quả khi các sự kiện bên ngoài được coi là không có tác động đáng kể đến việc đạt được mục tiêu hoặc tổ chức có thể dự đoán một cách hợp lý bản chất và thời gian của các sự kiện bên ngoài và giảm thiểu tác động đến mức chấp nhận được; - Hiểu được mức độ hoạt động được quản lý hữu hiệu và hiệu quả khi các sự kiện bên ngoài có thể có tác động đáng kể đến việc đạt được mục tiêu hoặc nơi tổ chức có thể dự đoán một cách hợp lý bản chất và thời gian của các sự kiện bên ngoài và giảm thiểu tác động đến mức chấp nhận được; - Chuẩn bị báo cáo phù hợp với các quy tắc, quy định và tiêu chuẩn hiện hành hoặc báo cáo về các mục tiêu cụ thể được chỉ định của pháp nhân; - Tuân thủ luật, quy tắc, quy định và tiêu chuẩn bên ngoài hiện hành. COSO 2013 yêu cầu sự xét đoán trong việc thiết kế, thực hiện và tiến hành KSNB và đánh giá hữu hiệu của nó. Việc xét đoán, trong phạm vi các ràng buộc được thiết lập bởi
  • 42. 30 luật, quy tắc, quy định và tiêu chuẩn, nâng cao khả năng của quản lý để đưa ra quyết định tốt hơn về KSNB, nhưng cũng không thể đảm bảo kết quả tuyệt đối. 2.2.2 Các tiêu chí đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB Theo nội dung phần trên, để đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, ngoài việc đánh giá hệ thống này đảm bảo ở một mức độ hợp lý đã giúp tổ chức đạt được 3 mục tiêu: mục tiêu hoạt động, mục tiêu tài chính và mục tiêu tuân thủ thì cần phải đánh giá thêm là: Năm bộ phận cấu thành, 17 nguyên tắc của hệ thống KNSB có hiện hữu hay không? Nếu có, thì chúng có đang hoạt động hữu hiệu không? Vậy 5 bộ phận cấu thành của một hệ thống KSNB cũng chính là tiêu chí để đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB đó. Tuy nhiên 5 tiêu chí trên cần được thỏa mãn khi đánh giá sự hữu hiệu của hệ hống KSNB thì điều này không có nghĩa là mỗi bộ phận hợp thành của hệ thống KSNB đều phải hoạt động y hệt như nhau hoặc cùng mức độ ở các tổ chức khác nhau. Lý do nêu ra trong Báo cáo COSO là: Có sự bù trừ tự nhiên giữa các bộ phận của hệ thống KSNB. KSNB phục vụ cho nhiều mục đích vì vậy việc kiểm soát ở bộ phận này có thể phục vụ cho yêu cầu kiểm soát ở bộ phận kia. Để đối phó với một rủi ro cụ thể, nhà quản lý có thể đề ra nhiều mức độ kiểm soát khác nhau ở các bộ phận khác nhau. Các thành tố này sẽ làm cho 5 tiêu chí trên được thỏa mãn mà không nhất thiết phải có sự đồng nhất về mức độ hoạt động của các bộ phận. 2.3 Tổng quan về DN nhỏ và vừa 2.3.1 Khái niệm và phân loại DN nhỏ và vừa Theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ban hành ngày 11 tháng 03 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, DNNVV được phân theo quy mô bao gồm DN siêu nhỏ, DN nhỏ, DN vừa. Cụ thể như sau: 1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
  • 43. 31 Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng. 2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
  • 44. 32 Bảng 2.1: Tiêu thức xác định DNNVV theo nghị định 38/2018/NĐ-CP của Chính phủ Ngành Siêu nhỏ Nhỏ Vừa Số lao động tham gia BHXH bình quân năm Doa nh Thu Vố n Số lao động tham gia BHXH bình quân năm Doa nh Thu Vốn Số lao động tham gia BHXH bình quân năm Doa nh Thu Vốn Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng không quá 10 từ 3 tỷ trở xuố ng từ 3 tỷ trở xuố ng không quá 100 khô ng quá 50 tỷ khô ng quá 20 tỷ không quá 200 khô ng quá 200 tỷ không quá 100 tỷ Thương mại, dịch vụ không quá 10 từ 10 tỷ trở xuố ng từ 3 tỷ trở xuố ng không quá 50 khô ng quá 100 tỷ khô ng quá 50 tỷ không quá 200 khô ng quá 300 tỷ không quá 100 tỷ (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
  • 45. 33 2.3.2 Đặc điểm hệ thống KSNB tại DN nhỏ và vừa 2.3.2.1 Đặc điểm mục tiêu Trong các DN luôn tồn tại ba loại hình kế hoạch là kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn và kế hoạch ngắn hạn. Kế hoạch dài hạn nhằm xác định một định hướng cho sự hoàn thiện sản xuất và kinh doanh mà DN cần theo đuổi trong một khoảng thời gian tương đối dài. Kế hoạch trung hạn là một quyết định có tính chiến thuật nhằm điều tiết trung hạn quá trình sản xuất, là cầu nối giữa các quyết định chiến lược có tính chất dài hạn và các quyết định có tính chất ngắn hạn. Kế hoạch ngắn hạn thường được xây dựng cho thời gian ngắn hạn, là toàn bộ các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất, điều phối, phân giao các công việc nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đã xác định trong lịch trình sản xuất trên cơ sở sử dụng có hiệu quả khả năng sản xuất hiện có của DN. Nhưng do nhà quản lý của DNNVV luôn đặt mục tiêu chính cho DN là doanh số cao, lợi nhuận tối đa. Mặt khác, do yếu tố ngành nghề, mặt hàng kinh doanh không nhiều nên hầu hết các DNNVV đều quan tâm cập nhật thông tin mới về điều kiện kinh doanh, đối thủ, luật pháp và nhanh chóng có hành động thay đổi kịp thời đối với thành tốc tác động từ bên trong và ngoài DN. Hơn nữa, mục tiêu chính của họ vẫn là các mục tiêu lợi nhuận ở hiện tại nhiều hơn nên không quan tâm nhiều đến kế hoạch dài hạn. Có thể nói, các DNNVV thường phát sinh những nghiệp vụ kế toán không phức tạp như những DN lớn hay các tập đoàn do vậy việc lập và trình bày BCTC dễ dàng hơn. Ngoài ra trong DNNVV chủ DN cũng thường tham gia vào việc quản lý và điều hành DN cho nên áp lực về thuế và các nghĩa vụ rất là quan trọng trong DN. Để tránh nộp quá nhiều thuế và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, DN có thể xảy ra tình trạng trốn thuế,… gây thất thoát nguồn thu của Nhà nước, tạo hình ảnh xấu trong con mắt nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. 2.3.2.2 Đặc điểm hoạt động Quyền sở hữu DN thông thường ở một người, một nhóm người nhỏ (có thể là những thành viên trong một gia đình, bạn bè thân thiết…).
  • 46. 34 Chủ DN là một chuyên gia hay đơn thuần là một người có tay nghề giỏi ở một lĩnh vực nghề nghiệp nào đó. Hầu hết chủ DN đều tự quản lý và tham gia trực tiếp vào trong quá trình sản xuất kinh doanh tại DN mình. Do quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ với nguồn vốn tự có ít nên hầu hết NQL DNNVV đồng thời là người trực tiếp điều hành nhân viên, vừa đóng vai trò của một doanh nhân do đó mức độ tập quyền lớn, ít có sự phân quyền cho các bộ phận cấp dưới. Vì vậy, các nhân viên cấp dưới chỉ thuần túy thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, không tham gia vào quản lý DN. Hơn nữa việc phân chia trách nhiệm không rõ ràng nên ai cũng có thể tiếp xúc với tài sản và sổ sách kế toán của DN. Bên cạnh đó, vì tận dụng tối đa nguồn nhân lực ít ỏi của DN và một người có thể đảm dương nhiều công việc cùng một lúc nên nguyên tắc bất kiêm nhiệm thường bị vi phạm. Khi ra quyết định kinh doanh, các nhà quản lý DN thường dựa vào thông tin từ thị trường và kinh nghiệm phán đoán có được từ thực tế hơn là dựa vào những thông tin do hệ thống kế toán cung cấp. Vì thế, hoạt động kế toán được thực hiện chủ yếu vì mục dích phục vụ báo cáo theo quy định của nhà nước chứ không nhằm mục đích phục vụ cho công tác quản trị ra quyết định. Các DN này thường không có kế hoạch kinh doanh rõ ràng và tính tự phát trong các hoạt động kinh doanh khá cao. Nhưng do quy mô nhỏ, chủ sở hữu lại tham gia trực tiếp vào quản lý DN nên tính năng động và linh hoạt cao, có khả năng đáp ứng nhanh, nhạy với nhu cầu của thị trường. Ngoài ra các DNNVV còn có đặc diểm là chỉ tham gia thị trường ở một địa bàn giới hạn nhất định. Hầu hết chúng không tham gia thị trường chứng khoán. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương này đã tổng hợp những cơ sở lý thuyết tổng quát về hệ thống KSNB, trong đó hệ thống văn bản định hướng xuyên suốt bài nghiên cứu là báo cáo COSO 2013. Chương
  • 47. 35 2 đồng thời cũng trình bày về 5 thành tố và 17 nguyên tắc của hệ thống KSNB, tiêu chí đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB đồng thời lưu ý cân nhắc đến vấn đề chi phí trong việc xây dựng và vận hành hệ thống KSNB. Bên cạnh đó, Chương 2 cũng đã tổng hợp được những lợi ích và hạn chế của hệ thống KSNB. Cuối chương là phần trình bày về đặc điểm mục tiêu và đặc điểm hoạt động của các DNNVV có thể tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB, đây cũng là nền tảng cơ sở để trả lời các câu hỏi nghiên cứu trong các chương tiếp theo.
  • 48. 36 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Khung nghiên cứu của luận văn Bài nghiên cứu được thực hiện bằng cách kết hợp giữa phương pháp định tính và phường pháp định lượng, cụ thể là: - Phương pháp định tính: Kế thừa nghiên cứu của các chuyên gia để rút ra các thành tố cơ bản ảnh hưởng đến hệ thống KSNB, thảo luận với các chuyên gia và từ đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và chọn mẫu. Các biến được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp dựa theo thang đo có sẵn. - Phương pháp định lượng: o Thiết kế thang đo các thành tố của hệ hông KSNB o Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha o Phân tích thành tố khám phá EFA o Đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy Như vậy, bài nghiên cứu sẽ được thực hiện 3 bước: Bước 1: Dựa vào cơ sở lý thuyết về KSNB và những nghiên cứu trước đây, từ đó tổng hợp mô hình nghiên cứu về các thành tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB; Bước 2: Tiến hành thảo luận nhóm với các chuyên gia để xác định các thành tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB cũng như thang đo. Nhóm phỏng vấn gồm 2 kiểm toán viên đã có chứng chỉ hành nghề kiểm toán; 1 kế toán viên đã có chứng chỉ kế toán hành nghề và 1 Giám Đốc công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thuế và kế toán. Sau đó, tổng hợp thông tin để điều chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp; Bước 3: Tiến hành thực hiện khảo sát bảng câu hỏi cho đối tượng nghiên cứu tại TP. HCM, sau đó, sử dụng phần mềm SPSS 20 để phân tích, xử lý dữ liệu, từ đó đút kết thành kết quả nghiên cứu.
  • 49. 37 3.2 Thiết kế nghiên cứu 3.2.1 Thiết lập mô hình và các giả thuyết nghiên cứu 3.2.1.1 Môi trường kiểm soát Đây là thành tố tồn tại thường trực và luôn có tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại mỗi DN. Để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi cán bộ được phân công, thể hiện tính kỷ luật, tuân thủ các quy định của pháp luật, văn bảng hướng dẫn của ngành, đạo đực về cách ứng xử, tinh thần trách nhiệm của công việc. Giả thuyết H1 được đưa ra là: H1: Môi trường kiểm soát ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các DNNVV. 3.2.1.2 Đánh giá rủi ro Rủi ro được nhắc đến ở đây có thể là rủi ro phát sinh trong nội bộ DN hoặc rủi ro đến từ môi trường kinh doanh bên ngoài. Vì đây là một thành tố rất khó để kiểm soát được hoàn toàn, chính vì vậy việc nhận diện và đánh giả rủi ro trong DN hiện nay là một vấn đề khá quan trọng và phức tạp, đòi hỏi nhiều công sức và thời gian. Giả thuyết H2 được đặt ra là: H2: Đánh giá rủi ro ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các DNNVV. 3.2.1.3 Hoạt động kiểm soát Hoạt động kiểm soát là tập hợp các chính sách và thủ tục được thiết kế để đảm bảo rằng mọi nhân viên sẽ tuân thủ theo đúng chủ trương và chính ách của các nhà quản lý. Với đặc trưng đó, hoạt động kiểm soát được xây dựng và tồn tại ở tất cả các bộ phận và cấp độ tổ chức khác nhau, xảy ra liên tục trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị, từ đó đưa ra giả thuyết H3 là: H3: Hoạt động kiểm soát hiệu ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các DNNVV.
  • 50. 38 3.2.1.4 Hệ thống truyền thông và thông tin Trong thời buổi hội nhập và phát triển toàn cầu như hiện nay, cũng như sự bùng nổ và phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin, có thể thấy vai trò vô cùng to lớn trong việc nắm dữ thông tin nhanh chóng và kịp thời, vì đó là cơ sở để giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định một cách đúng đắn và có cơ sở, để tránh được những rủi ro không đáng có một cách kịp thời. Do đó, giả thuyết H4 đưa ra là: H4: Hệ thống thông tin và truyền thông ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các DNNVV. 3.2.1.5 Giám sát Công tác giám sát được thực hiện bởi những người có thẩm quyền trong đơn vị, kết quả giám sát sẽ được báo cáo một cách chính xác để từ đó DN có cái nhìn thực tế về hiện trạng hoạt động của DN cũng như việc vận dụng các chính sách của hệ thống KSNB, từ đó đưa ra giả thuyết H5 là: H5: Giám sát ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các DNNVV. 3.2.1.6 Mô hình nghiên cứu Tổng hợp các giả thuyết cùng với việc vận dụng mô hình theo lý thuyết COSO, bài nghiên cứu thực hiện theo mô hình đề xuất sau: Hình 3.1 Mô hình tác động của các thành tố của hệ thống KSNB (Nguồn: Tổng hợp từ khuôn mẫu lý thuyết) Môi trường kiểm soát (MT) H1 Đánh giá rủi ro (DG) H2 Hoạt động kiểm soát (KS) H3 Hệ thống KSNB hoạt động hữu hiệu (HH) Hệ thống thông tin và truyền thông (TT) H4 Giám sát (GS) H5
  • 51. 39 3.2.2 Xây dựng thang đo Từ việc kế thừa 17 nguyên tắc theo khuôn mẫu báo cáo COSO 2013, thang đo của tác giả Mrs. C. T. Gamage (2016) và tham khảo các bài nghiên cứu khác (Phụ lục 3.3), đồng thời thông qua câu trả lời từ thảo luận nhóm (Phụ lục 3.4), tác giả xây dựng bảng câu hỏi khảo sát 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc, trong đó: - Biến độc lập bao gồm: o Môi trường kiểm soát (MT) o Đánh giá rủi ro (DG) o Hoạt động kiểm soát (KS) o Hệ thống thông tin và truyền thông (TT) o Hệ thống giám sát và thẩm định (GS) - Biến phụ thuộc là Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB (HH) Bảng câu hỏi khảo sát dựa trên thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng với các mức độ tương ứng là 1 – hoàn toàn không đồng ý, 2 – không đồng ý, 3 – bình thường, 4 – đồng ý, 5 – hoàn toàn đồng ý. Để đo lường mức độ tác động của từng thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. 3.2.2.1 Thang do thành tố Môi trường kiểm soát Thang do cho thành tố này được ký hiệu là MT, gồm 8 biến quan sát: MT1: Đơn vị có xây dựng quy chế khen thưởng, kỷ luật nhân viên rõ ràng; MT2: Đơn vị thường xuyên cử nhân viên đi học những lớp đào tạo về cả kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm để phục vụ công việc; MT3: Đơn vị phân chia trách nhiệm và quyền hạn hợp lý; MT4: Việc tuyển dụng tại đơn vị là phù hợp với trình độ của nhân viên; MT5: Đơn vị thường xuyên thay đổi nhân sự ở vị trí cấp cao hơn; MT6: Đơn vị có thiết kế các hình thức thích hợp để khuyến khích nhân viên tự giác báo cáo khi có sai phạm;
  • 52. 40 MT7: Đơn vị có xây dựng bộ chuẩn mực đạo đức nhân viên để ngăn chặn không để cho các nhân viên có hành vi thiếu đạo đức hoặc phạm pháp; MT8: Thành viên HĐQT, Ban giám đốc và kiểm toán nội bộ làm việc độc lập và khách quan khi cần ra quyết định. 3.2.2.2 Thang do thành tố Đánh giá rủi ro Thang do cho thành tố này được ký hiệu là DG, gồm 5 biến quan sát: DG1: Thường xuyên nhận dạng và đánh giá rủi ro trong các hoạt động kinh doanh có thể làm ảnh hưởng đến mục tiêu chung của đơn vị; DG2: Các rủi ro được phân tích, đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân, qua đó đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro; DG3: Các bộ phận nghiệp vụ tại đơn vị hoạt động và ghi chép tách bạch với bộ phận kế toán; DG4: Đơn vị có thành lập bộ phận dự báo, nhận dạng và đối phó với rủi ro có thể xảy ra; DG5: Đơn vị có xem xét các loại gian lận tiềm tàng như: gian lận trên Báo cáo tài chính, có thể mất mát tài sản và hành vi gian lận khác có thể xảy ra; 3.2.2.3 Thang do thành tố Hoạt động kiểm soát Thang do cho thành tố này được ký hiệu là KS, gồm 4 biến quan sát: KS1: Ban lãnh đạo đơn vị định kỳ có phân tích số liệu liên quan đến hoạt động của đơn vị; KS2: Tại đơn vị có sự phân quyền trách nhiệm với từng bộ phận theo chức năng đặc trưng; KS3: Đơn vị có hệ thống dự phòng đối phó với lỗi phần mềm, phần cứng và an ninh mạng; KS4: Định kỳ ban lãnh đạo có xem xét lại hoạt động kiểm soát để có biện pháp thay thế hoặc chấn chỉnh kịp thời.
  • 53. 41 3.2.2.4 Thang do thành tố Hệ thống thông tin và truyền thông Thang do cho thành tố này được ký hiệu là TT, gồm 4 biến quan sát: TT1: Các thông tin báo cáo tại đơn vị được xử lý và phản hồi khi cần thiết; TT2: Nhà quản lý tại đơn vị được cung cấp thông tin đầy đủ cần thiết khi có yêu cầu để đảm bảo xử lý công việc; TT3: Tại đơn vị, truyền thông có đảm bảo rằng các chi nhánh, trạm hoạt động vận hành sẽ nhận thông báo, thông tin từ trụ sở chính kịp thời và chính xác; TT4: Có kế hoạch cải tiến và phát triển hệ thống thông tin cả về nhân lực và vật lực tại đơn vị. 3.2.2.5 Thang do thành tố Giám sát Thang do cho thành tố này được ký hiệu là GS, gồm 4 biến quan sát: GS1: Các nhà quản lý tại đơn vị thực hiện giám sát hoạt động định kỳ; GS2: Việc phân tích đánh giá tại đơn vị được thực hiện khi so sánh với các tiêu chuẩn được thiết lập ban đầu; GS3: Nhà quản lý tại đơn vị luôn tạo điều kiện cho các nhân viên và các phòng ban giám sát lẫn nhau trong hoạt động hàng ngày; GS4: Những yếu kém của hệ thống KSNB tại đơn vị được khắc phục kịp thời. 3.2.2.6 Thang do tính hữu hiệu của hệ thống KSNB Thang do cho tính hữu hiệu của hệ thống KSNB này được ký hiệu là HH, gồm 4 biến quan sát: HH1: Hệ thống KSNB làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực tại đơn vị; HH2: Hệ thống KSNB làm giảm rủi ro kinh doanh tại các DNNVV tại đơn vị; HH3: Hệ thống KSNB làm tăng khả năng bảo vệ tài sản tại đơn vị; HH4: Hệ thống KSNB làm tăng độ tin cậy của BCTC tại đơn vị 3.2.3 Mô hình hồi quy sử dụng Bài nghiên cứu gồm 5 biến độc lập và 1 biến phụ hồi, do đó mô hình hồi qui được sử dụng là mô hình hồi quy bội:
  • 54. 42 HH = β0 + β1MT + β2DG + β3KS + β4TT + β5GS + ε Các hệ số beta trong phương trình sẽ cho biết mối quan hệ đồng biến hay nghịch biến và cường độ tác động của mỗi biến độc lập lên biến phụ thuộc như thế nào. Biến độc lập nào có hệ số beta lớn nhất sẽ biểu thị cho mức độ tác động mạnh nhất tới biến phụ thuộc, tương tự mức độ tác động sẽ giảm dần theo hệ số beta giảm dần. 3.2.4 Mô tả mẫu khảo sát và tiến trình thu thập dữ liệu Bảng câu hỏi sẽ mục tiêu để khảo sát các Tổng Giám đốc, Giám đốc, Kế toán trưởng, nhân viên phụ trách kế toán và nhân viên tại các DNNVV tại TP. HCM. Bảng câu hỏi sẽ được khảo sát giấy. 3.2.4.1 Phương pháp chọn mẫu Trong nghiên cứu này bảng khảo sát được thiết kế gồm 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc, mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, vì ưu điểm của phương pháp này là dễ tiếp cận các đối tượng nghiên cứu và thường được sử dụng khi bị giới hạn về thời gian và kinh tế. 3.2.4.2 Kích thước mẫu khảo sát Để sử dụng EFA, kích thước mẫu phải lớn. Tuy nhiên, việc xác định kích thước mẫu phù hợp là rất phức tạp nên thông thường dựa vào kinh nghiệm. Theo Hair & ctg (2006) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2013 trang 415) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát (observations)/ biến đo lường là 5:1, nghĩa là số lượng khảo sát tối thiểu cho 1 biến đo lường là 5 quan sát. Trong nghiên cứu này, số lượng biến độc lập đưa vào phân tích là 5 và 1 biến phụ thuộc, được đo lường thông qua 29 biến quan sát. Như vậy số mẫu tối thiếu của luận văn phải là n = 5*29 = 145. Ở đây, tác giả sử dụng mẫu nghiên cứu chính thức 167 > 145 là phù hợp với công thức trên và phù hợp trong việc chạy phân tích EFA và mô hình hồi quy.
  • 55. 43 Kết luận chương 3 Trong chương 3, tác giả trình bày chi tiết về phương pháp nghiên cứu, trong đó đã mô tả sơ bộ về các bước thực hiện bài nghiên cứu gồm phương pháp định tính và định lượng. Đồng thời, cũng đã mô tả nguồn gốc của Bảng câu hỏi, cách thức chọn mẫu và thu thập dữ liệu. Chương tiếp theo sẽ trình bày về kết quả của việc thu thập và phân tích dữ liệu.
  • 56. 44 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Khảo sát thực trạng về hệ thống KSNB trong các DNNVV tại TP. HCM Đối tượng khảo sát là: Tổng Giám đốc, Giám đốc, Kế toán trưởng, nhân viên phụ trách kế toán và nhân viên tại các DNNVV tại TP. HCM. Chủ yếu đối tượng có trình độ và hiểu biết về hệ thống KSNB. Tổng số phiếu câu hỏi phát ra là 180 phiếu, thu hồi là 180 phiếu, trong đó có 13 phiếu không đạt yêu cầu. Tổng số phiếu dùng trong nghiên cứu là 167 phiếu (Phụ lục 3.6). Trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu, tiếp cận được những thông tin thông qua thảo luận nhóm cũng như tổng hợp thực tế, thực trạng hệ thống KSNB của các DNNVV tại TP. HCM có những đặc điểm như sau: - Mặc dù KSNB đã xuất hiện khá lâu trên thế giới tuy nhiên đó vẫn còn nhiều bỡ ngỡ ở tại Việt Nam. Nhiều DN vẫn chưa nhận thức đúng được khái niệm cũng như vai trò và tầm quan trọng của hệ thống KSNB trong DN; - Hệ thống pháp luật và quy định chưa rõ ràng cũng là một điểm yếu của hệ thống KSNB tại TP. HCM nói riêng và cả Việt Nam nói chung. Báo cáo COSO được dùng để áp dụng cho các DN ở Hoa Kỳ nên có một số tiêu chí về KSNB được đề cập đến đôi lúc không phù hợp với đặc điểm của các DNNVV tại Việt Nam; - Nhiều nhà quản lý cũng chưa được đào tạo chuyên sâu về KSNB. Phần lớn các nhà quản lý của những DNNVV thường quản lý theo kinh nghiệm, không được đào tạo về KSNB và cũng ít quan tâm đến khoa học quản lý nên việc tổ chức hệ thống KSNB vẫn còn mang tính tự phát, dựa vào kinh nghiệm và chưa được tổ chức một cách hệ thống nên họ cũng chưa nhận thức được đúng đắn vai trò và tầm quan trọng của của việc xây dựng một hệ thống KSNB hữu hiệu cho DN mình; - Còn thiếu sự xem xét, đánh giá định kỳ hệ thống KSNB trong nhiều DN để có thể có những điều chỉnh, bổ sung cần thiết nhằm khắc phục những yếu kém của hệ
  • 57. 45 thống KSNB để hệ thống KSNB phù hợp hơn với tình hình phát triển của từng giai đoạn; - Mục tiêu của các DNNVV thường là quan tâm các khoản lợi nhuận ngắn hạn, mà một khía cạnh luôn đáng cân nhắc trong việc xây dựng hệ thống KSNB là lợi nhuận thu được có bù đắp đủ cho chi phí bỏ ra hay không. Đôi khi, chi phí và nguồn lực tiêu hao quá nhiều làm các nhà quản lý lược bỏ một số công đoạn hoặc quy trình, dẫn đến hệ thống KSNB vẫn còn nhiều yếu kém nhất định như vi phạm sự bất kiêm nhiệm; - Ngoài ra, một đặc điểm cũng xuất phát từ hạn chế của hệ thống KSNB đó là vấn đề con người, yếu tố không chắc chắn của rủi ro, điều kiện hoạt động thay đổi,… do đó, khiến bộ máy KSNB chưa thật sự hoàn chỉnh. 4.2 Kết quả nghiên cứu các thành tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các DNNVV tại TP. HCM 4.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Trước khi đi sâu hơn vào nghiên cứu dữ liệu đã thu thập được, cần đánh giá sơ bộ thang đo để loại các biến rác bằng cách đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha vì theo Nguyễn Đình Thọ (2013): - Một đo lường có giá trị cao thì phải có độ tin cậy cao. Hay nói cách khác, độ tin cậy là điều kiện cần (nhưng chưa đủ) để cho một đo lường có giá trị; - Cronbach’s Alpha là một loại hệ số đo lường độ tin cậy của thang đo được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu. Trong bước đánh giá này, theo nghiên cứu của Nunnally & Bernstein (1994) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2013 trang 365) nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng lớn hớn hoặc bằng 0,30 thì biến đó mới đạt yêu cầu. Đồng thời, hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn hoặc bằng 0,60 là thang đo có thể chấp nhận được về độ tin cậy.
  • 58. 46 4.2.1.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo Môi trường kiểm soát Bảng 4.1: Đánh giá độ tin cậy thang đo Môi trường kiểm soát (Lần 1) Thống kê độ tin cậy Cronbach's Alpha Số biến 0,846 8 (Nguồn: Phụ lục 4.1 – Kết quả phân tích dữ liệu Cronbach’s Alpha)
  • 59. 47 Bảng 4.2: Thống kê tương quan biến tổng thang đo Môi trường kiểm soát (Lần 1) Thống kê tương quan biến Trung bình thang đo nếu loại bỏ biến Phương sai thang đo nếu loại bỏ biến Tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến MT1 22,9940 28,669 0,677 0,817 MT2 22,7066 28,088 0,647 0,819 MT3 22,9461 28,087 0,742 0,810 MT4 23,1856 28,694 0,600 0,825 MT5 23,2036 30,272 0,276 0,877 MT6 22,7246 29,225 0,602 0,825 MT7 22,7126 27,290 0,728 0,809 MT8 22,3653 28,342 0,548 0,832 (Nguồn: Phụ lục 4.1 – Kết quả phân tích dữ liệu Cronbach’s Alpha) Thang đo Môi trường kiểm soát được đo lường bởi 8 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha là 0,846 > 0,6. Tuy nhiên, biến “MT5” có hệ số tương quan biến tổng là 0,276 < 0,3, theo lý thuyết trên ta cần loại bỏ biến “MT5” và thực hiện kiểm định lại cho các biến còn lại. Bảng 4.3: Đánh giá độ tin cậy thang đo Môi trường kiểm soát (Lần 2) Thống kê độ tin cậy Cronbach's Alpha Số biến 0,877 7 (Nguồn: Phụ lục 4.1 – Kết quả phân tích dữ liệu Cronbach’s Alpha)
  • 60. 48 Bảng 4.4: Thống kê tương quan biến tổng thang đo Môi trường kiểm soát (Lần 2) Thống kê tương quan biến Trung bình thang đo nếu loại bỏ biến Phương sai thang đo nếu loại bỏ biến Tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến MT1 20,0778 23,301 0,654 0,860 MT2 19,7904 22,709 0,633 0,863 MT3 20,0299 22,222 0,791 0,843 MT4 20,2695 22,837 0,633 0,863 MT6 19,8084 23,312 0,638 0,862 MT7 19,7964 21,717 0,747 0,847 MT8 19,4491 22,779 0,549 0,876 (Nguồn: Phụ lục 4.1 – Kết quả phân tích dữ liệu Cronbach’s Alpha) Sau khi loại bỏ biến “MT5”, tiến hành kiểm định lần thứ 2, kết quả cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha là 0,877 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 nên thang đo đảm bảo được độ tin cậy cần thiết. 4.2.1.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo Đánh giá rủi ro Bảng 4.5: Đánh giá độ tin cậy thang đo Đánh giá rủi ro Thống kê độ tin cậy Cronbach's Alpha Số biến 0,853 5 (Nguồn: Phụ lục 4.1 – Kết quả phân tích dữ liệu Cronbach’s Alpha)