SlideShare a Scribd company logo
1 of 122
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
----------
NGUYỄN HOÀNG SƠN
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU
CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CÁI RĂNG,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Cần Thơ, 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
----------
NGUYỄN HOÀNG SƠN
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU
CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CÁI RĂNG,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THIỆN PHONG
Cần Thơ, 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả là Nguyễn Hoàng Sơn, học viên cao học ngành Kế toán, khóa 5B
của trường Đại học Tây Đô, là người thực hiện đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ”.
Tác giả xin cam đoan đề tài này là do chính tác giả thực hiện, các số liệu
thu thập được trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên
cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2020
Tác giả
Nguyễn Hoàng Sơn
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho phép tôi xin được cảm ơn Quý Thầy, Cô trường Đại học
Tây Đô đã truyền đạt những kiến thức cho tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Thiện Phong, người đã
tận tình hướng dẫn, dìu dắt và chỉ dẫn những kiến thức quý báu giúp tôi trong suốt
thời gian hoàn thiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Anh, Chị đang làm việc tại
các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ đã
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập thông tin, số liệu phục vụ quá
trình nghiên cứu của đề tài.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp và các bạn học
viên trong lớp cao học kế toán đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2020
Học viên thực hiện
Nguyễn Hoàng Sơn
iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Từ đó đề ra giải pháp nâng cao
tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
Dựa trên cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu được xây dựng trong các
nghiên cứu trước, tác giả thực hiện nghiên cứu của mình bằng phương pháp
nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính bằng việc
khảo sát, phỏng vấn 10 chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm và liên quan trực tiếp
đến lĩnh vực nghiên cứu, từ đó xác định được có 05 yếu tố ảnh hưởng đến tính
hữu hiệu của HTKSNB tại các DNVVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố
Cần Thơ. Đồng thời, tác giả xác định được có 28 biến quan sát cho các biến độc
lập và biến phụ thuộc dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước có điều chỉnh và chọn
lọc. Nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn bằng bảng
câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ với 192 mẫu hoàn chỉnh
được thu thập từ các đối tượng là Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng các phòng,
ban và nhân viên các DNNVV đang hoạt động trên địa bàn quận Cái Răng, thành
phố Cần Thơ năm 2019.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA, ước lượng mô hình bằng phương
pháp phân tích hồi quy bội đã cho thấy mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của
từng yếu tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận
Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
Kết quả nghiên cứu có tất cả 05 yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, mức độ ảnh hưởng từ
mạnh đến yếu như sau: Môi trường kiểm soát, Giám sát, Hoạt động kiểm soát,
Đánh giá rủi ro, Thông tin và truyền thông. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên
địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
iv
ABSTRACT
The objective of the study is to identify and analyze the factors affecting
the effectiveness of the Internal Control System in small and medium-sized
enterprises in Cai Rang District, Can Tho City. Since then proposed solutions to
improve the effectiveness of the internal control system in small and medium-
sized enterprises in Cai Rang District, Can Tho City.
Based on the theoretical basis and the research model built in previous
studies, the author conducted his research using qualitative and quantitative
research methods. Qualitative research by surveying and interviewing 10
qualified experts, experienced and directly related to the field of study, thereby
identifying 05 factors affecting the effectiveness of internal control systems SMEs
in Cai Rang district, Can Tho city. At the same time, the author identified 28
observed variables for independent and dependent variables based on adjusted and
selective prior studies. Quantitative research with data collection techniques is an
interview with a questionnaire designed based on a 5-level Likert scale with 192
complete samples collected from the subjects: Director, Deputy Director, Head
SMEs departments, boards, and staff operating in Cai Rang District, Can Tho City
in 2019.
The results of the EFA discovery factor analysis, the model estimation by
the multiple regression analysis method showed the level and trend of each factor
affecting the effectiveness of internal control systems in SMEs in Cai district.
Teeth, Can Tho city.
The research results have all 05 factors affecting the effectiveness of
internal control systems in small and medium enterprises in Cai Rang district, the
level of influence from strong to weak are as follows: Control environment,
Monitoring, Control activities Control, Risk Assessment, Information and
Communication. From the results obtained in Chapter 4, the author proposes
solutions to improve the effectiveness of internal control systems in SMEs in Cai
Rang district, Can Tho city.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ......................................................................................iii
ABSTRACT.........................................................................................................iv
MỤC LỤC............................................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. x
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ............................................................ 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung..................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể..................................................................................... 2
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............. 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 2
1.4 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN VỀ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN... 2
1.5 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN................................................................ 3
Kết luận Chương 1.......................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................... 4
2.1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ HỆ THỐNG KIỂM
SOÁT NỘI BỘ................................................................................................. 4
2.1.1 Tổng quan về Kiểm soát nội bộ ........................................................... 4
2.1.2 Tổng quan về Hệ thống kiểm soát nội bộ ............................................ 4
2.1.3 Tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ..................................... 8
2.1.4 Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ................................ 10
2.1.5 Khái niệm, phân loại và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt
Nam ..................................................................................................................... 15
2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU....................................................................... 18
2.2.1 Tài liệu nước ngoài............................................................................ 18
2.2.2 Tài liệu trong nước............................................................................. 20
2.2.3 Nhận xét các công trình nghiên cứu................................................... 24
2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN................................................... 24
Kết luận chương 2 ......................................................................................... 25
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................ 26
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU................................................................. 26
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 26
3.2.1 Nghiên cứu định tính (Nghiên cứu sơ bộ) ......................................... 26
3.2.2 Nghiên cứu định lượng (Nghiên cứu chính thức).............................. 27
vi
3.3 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.............................................................. 31
3.4 XÂY DỰNG THANG ĐO ...................................................................... 32
3.4.1 Môi trường kiểm soát......................................................................... 33
3.4.2 Đánh giá rủi ro.................................................................................... 34
3.4.3 Hoạt động kiểm soát........................................................................... 34
3.4.4 Thông tin và truyền thông.................................................................. 34
3.4.5 Giám sát.............................................................................................. 35
3.4.6 Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.................................... 35
Kết luận chương 3 ......................................................................................... 37
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................ 38
4.1 GIỚI THIỆU VỀ CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN CÁI RĂNG .............................................................................. 38
4.1.1 Giới thiệu về quận Cái Răng.............................................................. 38
4.1.2 Giới thiệu về các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng.................... 38
4.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HTKSNB CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CÁI RĂNG............................... 39
4.2.1 Đánh giá thực trạng HTKSNB của các DNNVV trên địa bàn quận Cái
Răng..................................................................................................................... 39
4.2.2 Đặc điểm của doanh nghiệp được khảo sát........................................ 41
4.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 44
4.3.1 Mô tả biến đo lường........................................................................... 44
4.3.2 Kết quả nghiên cứu định tính ý kiến của chuyên gia......................... 46
4.3.3 Kiểm định mô hình nghiên cứu.......................................................... 49
4.3.4 Thảo luận về kết quả nghiên cứu ....................................................... 62
Kết luận chương 4 ......................................................................................... 65
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................ 66
5.1 GIẢI PHÁP.............................................................................................. 66
5.1.1 Quy tắc xử xự và chuẩn mực đạo đức trong doanh nghiệp: .............. 66
5.1.2 Chính sách nhân sự hợp lý................................................................. 66
5.1.3 Giám sát thường xuyên và định kỳ .................................................... 67
5.1.4 Phân công, phân nhiệm rõ ràng.......................................................... 67
5.1.5 Sử dụng nhiều phương pháp để dự báo, nhận dạng và phân tích rủi ro
của doanh nghiệp................................................................................................. 68
5.1.6 Đa dạng hóa kênh thông tin và truyền thông của doanh nghiệp........ 68
5.1.7 Quản trị thông tin của doanh nghiệp.................................................. 68
5.2 KẾT LUẬN.............................................................................................. 69
5.3 KIẾN NGHỊ............................................................................................ 70
5.3.1 Đối với Quốc hội:............................................................................... 70
5.3.2 Đối với Bộ Tài chính:......................................................................... 70
vii
5.3.3 Đối với phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Chi nhánh
Cần Thơ:.............................................................................................................. 70
5.3.4 Đối với Ủy ban nhân dân quận Cái Răng .......................................... 71
5.4 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
......................................................................................................................... 71
5.4.1 Hạn chế của đề tài .............................................................................. 71
5.4.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 72
 Tiếng Việt............................................................................................... 72
 Tiếng Anh............................................................................................... 72
PHỤ LỤC I: DÀN BÀI THẢO LUẬN CHUYÊN GIA.....................................xii
PHỤ LỤC II: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT...................................................xvi
PHỤ LỤC III: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TỪ PHẦN MỀM SPSS..... xx
PHỤ LỤC IV: DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP....................................xlii
THAM GIA KHẢO SÁT...................................................................................xlii
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam ................ 16
Bảng 2.2: Bảng tóm tắt các nghiên cứu liên quan.............................................. 22
Bảng 3.1: Thang đo yếu tố Môi trường kiểm soát ............................................. 33
Bảng 3.2: Thang đo yếu tố Đánh giá rủi ro........................................................ 34
Bảng 3.3: Thang đo yếu tố Hoạt động kiểm soát............................................... 34
Bảng 3.4: Thang đo yếu tố Thông tin và truyền thông ...................................... 35
Bảng 3.5: Thang đo yếu tố Giám sát.................................................................. 35
Bảng 3.6: Thang đo yếu tố tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ......... 35
Bảng 3.7: Tổng hợp thang đo các yếu tố............................................................ 36
Bảng 4.1: Thống kê số lượng DN tham gia khảo sát theo Loại hình DN.......... 41
Bảng 4.2: Thống kê số lượng DN tham gia khảo sát theo Lĩnh vực hoạt động... 42
Bảng 4.3: Thống kê số lượng DN tham gia khảo sát theo Quy mô về vốn ....... 42
Bảng 4.4: Thống kê số lượng DN tham gia khảo sát theo Quy mô doanh thu .... 43
Bảng 4.5: Thống kê số lượng DN tham gia khảo sát theo Quy mô lao động .... 43
Bảng 4.6: Thống kê số lượng DN tham gia khảo sát theo Năm thành lập......... 44
Bảng 4.7: Kết quả thống kê mô tả giá trị của các biến đo lường ....................... 44
Bảng 4.8: Tổng hợp ý kiến phỏng vấn chuyên gia............................................. 46
Bảng 4.9: Ý kiến chuyên gia về mức độ tác động của các yếu tố đến tính hữu
hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng....................... 46
Bảng 4.10: Ý kiến chuyên gia về các biến quan sát cho biến Tính hữu hiệu của
HTKSNB............................................................................................................. 49
Bảng 4.11: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo Môi trường kiểm soát ....... 49
Bảng 4.12: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo Đánh giá rủi ro.................. 50
Bảng 4.13: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo Hoạt động kiểm soát......... 50
Bảng 4.14: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo Thông tin và truyền thông .. 51
Bảng 4.15: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo Giám sát............................ 51
Bảng 4.16: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo Tính hữu hiệu của HTKSNB.. 51
Bảng 4.17: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định chất lượng thang đo các yếu tố ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ ................................... 52
Bảng 4.18: Kiểm định Bartlett và KMO cho thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến
tính hữu hiệu của HTKSNB................................................................................ 54
Bảng 4.19: Tổng phương sai trích của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến tính
hữu hiệu của HTKSNB ....................................................................................... 54
Bảng 4.20: Ma trận xoay nhân tố của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến tính
hữu hiệu của HTKSNB ....................................................................................... 54
Bảng 4.21: Kiểm định Bartlett và KMO thang đo Tính hữu hiệu của HTKSNB.. 56
ix
Bảng 4.22: Tổng phương sai trích của thang đo tính hữu hiệu của HTKSNB .. 56
Bảng 4.23: Ma trận xoay nhân tố của thang đo tính hữu hiệu của HTKSNB.... 56
Bảng 4.24: Ma trận hệ số tương quan ................................................................ 57
Bảng 4.25: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy................................................ 58
Bảng 4.26: Tổng hợp giả thuyết được kiểm định............................................... 62
Bảng 4.27: Tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
HTKSNB............................................................................................................. 63
x
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu dự kiến.............................................................. 25
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ......................................................................... 26
Hình 4.1: Biểu đồ tần suất của các phần dư chuẩn hóa ..................................... 60
Hình 4.2: Biểu đồ tần suất PP-Plot..................................................................... 61
Hình 4.3: Biểu đồ phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán....................... 61
xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nguyên nghĩa
Tiếng Anh Tiếng Việt
AICPA
American Institute of
Certified Public Accountants
Viện Kế toán công chứng Hoa Kỳ
BCTC Báo cáo tài chính
COSO
Committee of Sponsoring
Organizations of the
Treadway Commission
Ủy ban của các tổ chức tài trợ của
Ủy ban Treadway
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích thống kê
GĐ Giám đốc
HĐQT Hội đồng quản trị
HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ
IFAC
International Federation of
Accountant
Liên đoàn Kế toán quốc tế
KMO Kaiser Meyer Olkin
Hệ số sự thích hợp của phân tích
nhân tố
KSNB Kiểm soát nội bộ
NQL Nhà quản lý
VIF Variance Inflation Factor Hệ số phóng đại phương sai
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê trong Quý I/2019 cả nước có 28.451
doanh nghiệp thành lập mới, 14.761 doanh nghiệp dừng hoạt động, 4.116 doanh
nghiệp phá sản.
Lý do dẫn đến các doanh nghiệp dừng hoạt động, phá sản có nhiều
nguyên nhân như: thiếu chiến lược kinh doanh, thiếu vốn, nền kinh tế gặp khó
khăn, làm ăn thua lỗ,… Nhưng nhìn chung nguyên nhân chính do các lãnh đạo
doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến Hệ thống kiểm soát nội bộ
(HTKSNB) tại doanh nghiệp mình, đặc biệt là các DNNVV, khi đề cập đến
HTKSNB thì mỗi doanh nghiệp lại hiểu khác nhau, việc triển khai HTKSNB
tại mỗi doanh nghiệp cũng khác nhau và thường theo những phương thức kinh
nghiệm tích lũy được.
Tình trạng khá phổ biến hiện nay là phương pháp quản lý của nhiều doanh
nghiệp còn lõng lẽo, các doanh nghiệp nhỏ thường được quản lý theo kiểu gia
đình, các doanh nghiệp lớn hơn thường phân quyền điều hành cho cấp dưới nhưng
thiếu kiểm tra đầy đủ. Cả hai mô hình này đều dựa trên sự tin tưởng cá nhân.
HTKSNB là một công cụ quản lý hữu hiệu các nguồn lực kinh tế của
doanh nghiệp như: con người, tài sản, vốn,… góp phần hạn chế tối đa những
rủi ro phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh và làm tăng độ tin cậy của
Báo cáo tài chính (BCTC).
Do đó, nếu không có HTKSNB hữu hiệu thì làm thế nào để người lao
động không vì lợi ích riêng mà làm những điều thiệt hại đến lợi ích chung của
doanh nghiệp? Làm sao để quản lý được các rủi ro? Làm thế nào để lãnh đạo
phân quyền, ủy quyền, giao quyền cho cấp dưới một cách chính xác, khoa học
chứ không phải dựa trên sự tin tưởng cảm tính?
Tại Việt Nam đã có những nghiên cứu về HTKSNB. Tuy nhiên cho đến
nay, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố
Cần Thơ chưa được thực hiện.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài “Các yếu tố ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ” nghiên cứu luận
văn cao học nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB tại
các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của luận văn là đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái
Răng, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB tại các
DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu số 1: Đánh giá thực trạng HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn
quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu số 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu số 3: Đề xuất các giải pháp để nâng cao tính hữu hiệu của
HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu
của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng để đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV
trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
Phạm vi không gian: các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố
Cần Thơ.
Phạm vi thời gian:
- Số liệu thứ cấp: Được thu thập trong giai đoạn năm 2013 – 2018.
- Số liệu sơ cấp: Được thu thập từ tháng 09/2019 – 11/2019.
1.4 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN VỀ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Về mặt lý luận: Xác định được các yếu tố ảnh hưởng và đưa ra bằng chứng
thực nghiệm về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại
các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
3
Về mặt thực tiễn: Đề xuất một số giải pháp khả thi đối với các DNNVV
trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ trong việc nâng cao tính hữu
hiệu của HTKSNB tại doanh nghiệp mình.
1.5 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Cấu trúc của luận văn gồm 05 Chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Giải pháp, kết luận và kiến nghị
Kết luận Chương 1
Chương 1 trình bày tổng quan về nội dung nghiên cứu của luận văn, theo
đó cho thấy việc nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ
thống kiểm soát nội bộ tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố
Cần Thơ có ý nghĩa thực tiễn và khoa học, nhằm giúp nâng cao tính hữu hiệu của
HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ HỆ THỐNG KIỂM
SOÁT NỘI BỘ
2.1.1 Tổng quan về Kiểm soát nội bộ
Theo khoản 1 Điều 39 Luật Kế toán Việt Nam năm 2015 nêu rõ “Kiểm soát
nội bộ (KSNB) là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán
các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp
luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu
cầu đề ra.”
Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 315: “KSNB là quy trình do Ban
quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và
duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị
trong việc đảm bảo độ tin cậy của BCTC, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động,
tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan”.
Một định nghĩa được chấp nhận khá rộng rãi được đưa ra vào năm 1992, bởi
COSO (Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission):
“KSNB là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của
đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự bảo đảm hợp lý nhằm thực
hiện mục tiêu: đảm bảo sự tin cậy của BCTC; đảm bảo sự tuân thủ các quy định
và luật lệ; đảm bảo các hoạt động được thực hiện hiệu quả”. Đến năm 2013,
COSO khái niệm KSNB như sau: “KSNB là một quy trình đưa ra bởi Ban quản
trị của doanh nghiệp, nhà quản lý và các nhân sự khác, được thiết kế để đưa ra
sự đảm bảo cho việc đạt được mục tiêu về hoạt động, báo cáo và tuân thủ.”
2.1.2 Tổng quan về Hệ thống kiểm soát nội bộ
2.1.2.1 Khái niệm
Theo Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kì (AICPA) thì HTKSNB
được định nghĩa là “Hệ thống kế hoạch, tổ chức và tất cả các phương pháp phối
hợp được thừa nhận dùng trong kinh doanh để bảo vệ tài sản của các tổ chức,
kiểm tra độ chính xác và tin cậy của thông tin kế toán, thúc đẩy hiệu quả hoạt
động và khích lệ, bám sát chủ trương quản lý đã đặt ra”.
Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) cũng đưa ra định nghĩa “HTKSNB là
một hệ thống chính sách, thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu: bảo
vệ tài sản của đơn vị; đảm bảo độ tin cậy của các thông tin; đảm bảo việc thực
hiện các chế độ pháp lý; đảm bảo hiệu quả hoạt động”.
5
Định nghĩa này đã nêu đầy đủ các khía cạnh của HTKSNB và nhấn mạnh
đến các mục tiêu đảm bảo hiệu quả hoạt động trên cơ sở tuân thủ pháp luật, đảm
bảo độ tin cậy của thông tin và độ an toàn của tài sản.
Alvin A.rens và cộng sự (2000, trang 196): “Để đạt được mục tiêu cần phải
xây dựng một HTKSNB, theo đó hệ thống bao gồm các chính sách, thủ tục đặc
thù được thiết kế để cung cấp cho các nhà quản lý sự đảm bảo hợp lý để thực hiện
các mục tiêu đã định. Mục tiêu đó bao gồm: Đảm bảo độ tin cậy của thông tin;
Bảo vệ tài sản và sổ sách; Đẩy mạnh tính hiệu quả trong hoạt động; Tăng cường
sự gắn bó với các chính sách và thủ tục đã đề ra”.
Khái niệm này tiếp cận theo hướng đánh giá rủi ro và tương đồng với quan
điểm của tổ chức COSO, các yếu tố cấu thành KSNB cũng bao gồm 5 yếu tố là:
Yếu tố môi trường kiểm soát; Yếu tố đánh giá rủi ro; Yếu tố thông tin và truyền
thông; Yếu tố hoạt động kiểm soát; Yếu tố giám sát.
Ngô Trí Tuệ và các cộng sự (2004) đã nêu các quan điểm khác nhau về
HTKSNB và đưa ra khái niệm chung là: “HTKSNB là hệ thống các chính sách và
các thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu cơ bản: Bảo vệ tài sản của
đơn vị; đảm bảo độ tin cậy của các thông tin; đảm bảo việc thực hiện các chế độ
pháp lý và đảm bảo hiệu quả hoạt động”. HTKSNB là nói đến các chính sách,
thủ tục, các bước kiểm soát do lãnh đạo đơn vị xây dựng có tính chất bao trùm tất
cả mọi lĩnh vực trong đơn vị. Vậy, HTKSNB bao gồm cả KSNB và bản thân con
người cùng với những phương tiện có tính chất kỹ thuật, cấu trúc hướng vào kiểm
soát mang tính bền vững, ổn định, đảm bảo và lâu dài. HTKSNB thường được
bản thân các lãnh đạo đơn vị xây dựng, thiết lập hướng vào kiểm soát các hoạt
động trong phạm vi và trách nhiệm của đơn vị. Có rất nhiều quan điểm về
HTKSNB khác nhau do yêu cầu và góc độ nhìn nhận khác nhau. Tuy nhiên, quan
điểm chung được thừa nhận rộng rãi nhất hiện nay thì HTKSNB là toàn bộ các
chính sách, những quy định, các thủ tục kiểm soát, các bước công việc do lãnh
đạo đơn vị xây dựng và áp dụng nhằm quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị
đạt kết quả. HTKSNB nhằm vào 3 vấn đề lớn, đó là: Tuân thủ luật pháp và quy
định; Đảm bảo mục tiêu của hoạt động (hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý);
Đảm bảo độ tin cậy của BCTC.
HTKSNB không chỉ là một thủ tục hay một chính sách được thực hiện ở một
vài thời điểm nhất định mà được vận hành liên tục ở tất cả mọi cấp độ trong đơn
vị. HĐQT và các nhà quản trị cấp cao chịu trách nhiệm cho việc thiết lập một văn
hóa phù hợp nhằm hỗ trợ cho HTKSNB hữu hiệu và giám sát tính hữu hiệu của hệ
thống này một cách liên tục. Tất cả các thành viên của tổ chức đều tham gia.
6
2.1.2.2 Vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ
Vai trò cơ bản của kiểm soát trong quản lý đó là đảm bảo hiệu quả hoạt
động và hiệu năng quản lý của đơn vị. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát không phải
là một giai đoạn hay một phần của quá trình quản lý mà nó đóng vai trò như một
chức năng của quản lý ở tất cả các giai đoạn, các khâu trong toàn bộ quá trình
quản lý. Nhờ có chức năng này mà các kế hoạch, mục tiêu đề ra và việc sử dụng
các yếu tố nguồn lực luôn được giám sát một cách chặt chẽ từ khâu xây dựng cho
đến thực hiện. Việc thường xuyên kiểm tra, kiểm soát tiến độ thực hiện sẽ giúp
điều hoà mối quan hệ, kịp thời điều chỉnh các định mức và mục tiêu từ đó tiết
kiệm tối đa chi phí nguồn lực mà vẫn đạt được kết quả cao. Đồng thời kiểm tra,
kiểm soát giúp cho việc thực hiện tốt các mục tiêu đề ra. Từ đó nâng cao hiệu
năng quản lý của đơn vị.
KSNB luôn là khâu quan trọng trong mọi quy trình quản trị, do đó các lãnh
đạo thường chú tâm đến việc hình thành và duy trì các hoạt động KSNB trong
doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu của đơn vị. HTKSNB là phương tiện để
bộ phận quản lý thực hiện nhiệm vụ: cung cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước,
ngân hàng, các nhà đầu tư, nhà cung cấp một sự đảm bảo thích hợp rằng, hoạt
động của đơn vị được kiểm soát thích đáng. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng,
nó là một trong các yếu tố giúp cho nhà đầu tư đưa ra quyết định có nên đầu tư
vào đơn vị hay không. Đồng thời bộ phận quản lý còn có trách nhiệm cung cấp
cho các nhà cung cấp, cơ quan quản lý nhà nước và những nhà đầu tư tiềm tàng
(ngân hàng, chủ đầu tư…) những thông tin chi tiết về tình hình tài chính của đơn
vị mà HTKSNB là một công cụ cho lãnh đạo doanh nghiệp lựa chọn. Những thông
tin chi tiết về tình hình tài chính cũng như phương thức hoạt động của đơn vị sẽ
đáp ứng được nhu cầu thông tin cụ thể.
Xét vai trò không kém phần quan trọng của HTKSNB đó là ngăn ngừa và
phát hiện các gian lận và sai sót của các thành viên trong đơn vị, từ đó giúp cho
lãnh đạo xử lý và điều chỉnh kịp thời đảm bảo hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Ngoài ra, HTKSNB được xây dựng và vận hành bởi lãnh đạo, vì vậy với
một HTKSNB được xây dựng và vận hành hữu hiệu bằng những chính sách, thủ
tục kiểm soát phù hợp và hữu hiệu sẽ thể hiện năng lực, thái độ quản lý của NQL.
2.1.2.3 Sự cần thiết của Hệ thống kiểm soát nội bộ
HTKSNB là công cụ đắc lực của NQL trong việc đảm bảo thực hiện có hiệu
quả các mục tiêu đặt ra của đơn vị. Nhờ những thông tin đáng tin cậy mà HTKSNB
cung cấp, NQL có thể đưa ra những quyết định đúng đắn góp phần thực hiện có
hiệu quả, hiệu năng và kinh tế các hoạt động, cụ thể: Bảo vệ tài sản của đơn vị,
7
kiểm toán viên nội bộ kiểm soát quá trình bảo vệ tài sản nhằm giảm bớt tổn thất do
các hành vi trộm cắp, hỏa hoạn, sử dụng sai mục đích hoặc bất hợp pháp và thẩm
tra vạch trần các hành vi vi phạm này. Trên cơ sở đánh giá rủi ro thất thoát của từng
loại tài sản, kiểm toán viên nội bộ sẽ xây dựng các thủ tục kiểm soát phù hợp.
Đảm bảo độ tin cậy của các thông tin, NQL căn cứ vào các thông tin kinh tế,
tài chính do bộ phận kế toán tổng hợp và cung cấp để đưa ra những quyết định quan
trọng. Nếu thông tin không kịp thời, phản ánh không đúng đắn thực trạng của công
ty thì sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm. Do đó, tồn tại một HTKSNB hữu hiệu
chính là tiền đề để giúp NQL đưa ra những quyết định phù hợp đối với đơn vị trong
từng giai đoạn cụ thể. Để thực hiện vai trò này, kiểm toán viên nội bộ phải kiểm tra
hệ thống thông tin là thích hợp để xác định xem thông tin trên sổ sách kế toán,
BCTC có chính xác, đáng tin cậy, kịp thời, hoàn chỉnh và hữu ích không.
Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý, HTKSNB là công cụ hỗ trợ
NQL giám sát quá trình tuân thủ các chính sách, kế hoạch, thủ tục, pháp luật và
các quy định có ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh thông
qua các biện pháp:
- Duy trì và kiểm tra việc tuân thủ các chính sách có liên quan đến các hoạt
động của đơn vị;
- Ngăn chặn và phát hiện kịp thời cũng như xử lý các sai phạm và gian lận
trong mọi hoạt động của đơn vị;
- Đảm bảo việc ghi chép kế toán đầy đủ, chính xác cũng như việc lập BCTC
trung thực và khách quan.
Bảo đảm hiệu quả của hoạt động và năng lực quản lý, HTKSNB góp phần
tăng cường việc sử dụng tiết kiệm, và có hiệu quả các nguồn lực, giảm thiểu sự
lãng phí do các tác nghiệp dư thừa, không cần thiết. Để xác định tính hiệu quả,
hiệu năng và kinh tế của các hoạt động trong đơn vị, kiểm toán viên nội bộ cần
xác định các tình trạng như: Cơ sở vật không được tận dụng tối đa; công việc
không đạt năng suất; các thủ tục tốn kém; thừa hoặc thiếu nhân viên;...
HTKSNB hỗ trợ NQL hoàn thiện điều hành bộ máy quản lý bằng cách cung
cấp thêm các thông tin về quá trình hoạt động của các bộ phận, ví dụ như các bộ
phận khác nhau của chu trình kiểm tra đã được tiến hành một cách tiết kiệm và có
hiệu quả như thế nào, từ đó đưa ra các biện pháp sử dụng hợp lý tài sản, quản lý
hiệu quả hơn các nguồn lực của đơn vị.
2.1.2.4 Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ
8
Các mục tiêu của HTKSNB rất rộng, bao trùm mọi mặt hoạt động và có ý
nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của DN. Theo đó, KSNB là một
chức năng thường xuyên của các DN trên cơ sở xác định rủi ro có thể xảy ra trong
từng khâu công việc, để tìm ra biện pháp ngăn ngừa nhằm thực hiện có hiệu quả
tất cả các mục tiêu đặt ra.
Thứ nhất, Mục tiêu hữu hiệu và hiệu quả hoạt động
Đây là mục tiêu quan trọng nhất và được đặt lên hàng đầu. HTKSNB phải
hướng tới việc tối đa hóa hiệu quả trong hoạt động của DN qua việc sử dụng hợp lý
nhất các tài sản và các nguồn lực đồng thời giúp DN tránh khỏi các rủi ro. Với mục
tiêu này, HTKSNB phải được xây dựng sao cho toàn bộ nhân viên của DN sẽ nỗ lực
đạt được các mục tiêu bằng các phương thức hiệu quả nhất, hạn chế các chi phí vượt
mức ngoài mong muốn và không đặt quyền lợi khác lên trên lợi ích của DN.
HTKSNB đề ra các biện pháp nhằm đánh giá các loại hình rủi ro có khả
năng gây ảnh hưởng đến các hoạt động của DN. Đồng thời, nó cũng phải đảm bảo
sự tương xứng giữa những rủi ro về ngân sách, với phạm vi, quy mô hoạt động
của DN. HTKSNB cũng nhằm vào việc bảo vệ tài sản và các nguồn lực trước
những hành vi chiếm đoạt không hợp lệ, sử dụng trái phép hoặc chống mất mát
để đảm bảo cho DN hoạt động an toàn, có hiệu quả.
Thứ hai, Mục tiêu về thông tin
Hoạt động tại DNNVV luôn diễn ra liên tục. Do đó, hàng ngày, hàng giờ có
rất nhiều luồng thông tin ra vào. NQL cần có những thông tin phục vụ cho việc ra
quyết định. Vì vậy, các thông tin cung cấp phải đảm bảo tính kịp thời, tin cậy, đầy
đủ và phản ánh khách quan thực trạng hoạt động của đơn vị.
Thứ ba, mục tiêu tuân thủ
HTKSNB phải đảm bảo cho toàn bộ hoạt động của DNNVV theo đúng pháp
luật, phù hợp với yêu cầu của việc giám sát cũng như phù hợp với các nguyên tắc,
quy trình, quy định nội bộ của DNNVV.
2.1.3 Tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ
Tính hữu hiệu là một khái niệm được xác định hướng đến việc đánh giá
mức độ thực hiện các mục tiêu, mục đích đã được định trước cho một hoạt động
hoặc một chương trình đã được thực hiện (đạt được kết quả thoả đáng từ việc sử
dụng các nguồn lực và các hoạt động của tổ chức). Vì vậy, điểm quan trọng trong
đánh giá tính hữu hiệu là phải xem xét giữa kết quả mong đợi trong kế hoạch với
kết quả thực tế qua hoạt động. Mỗi nhà nghiên cứu khác nhau, với những hệ thống
đánh giá khác nhau thì sẽ có những quan điểm riêng của mình về tính hữu hiệu,
9
nhưng điểm chung trong quan điểm của họ chính là việc hoàn thành mục tiêu hay
những hoạt động để đáp ứng được mục tiêu.
HTKSNB của các tổ chức khác nhau được vận hành với các mức độ hữu
hiệu khác nhau. Tương tự như thế, một HTKSNB cụ thể của một tổ chức cũng sẽ
vận hành với mức độ hữu hiệu khác nhau ở những thời điểm khác nhau.
Báo cáo của COSO (2013) cho rằng, HTKSNB hữu hiệu (xét ở một thời
điểm xác định) nếu HĐQT và nhà quản lý đảm bảo hợp lý đạt được 03 tiêu chí sau:
- Họ hiểu rõ mục tiêu hoạt động của tổ chức đạt được ở mức độ nào.
- Các báo cáo đang được lập và trình bày một cách đáng tin cậy.
- Pháp luật và các quy định được tuân thủ.
Như vậy, trong khi KSNB là một quá trình thì tính hữu hiệu của KSNB lại
là một trạng thái của quá trình đó ở một thời điểm nhất định. Việc đánh giá hữu
hiệu của KSNB là mang tính xét đoán. Bên cạnh đó, để đánh giá KSNB là hữu hiệu
thì ngoài 03 tiêu chí trên còn cần phải đánh giá thêm tính hữu hiệu của năm bộ phận
cấu thành của HTKSNB. Có thể thấy tính hữu hiệu của năm bộ phận cấu thành của
một HTKSNB cũng chính là tiêu chí để đánh giá tính hữu hiệu của HTKSNB. Tuy
nhiên, cần lưu ý khi cho rằng 05 tiêu chí trên cần được thỏa mãn khi đánh giá tính
hữu hiệu của HTKSNB thì điều này cũng không có nghĩa là mỗi bộ phận hợp thành
của HTKSNB đều phải hoạt động y hệt như nhau hoặc cùng mức độ ở các bộ phận
khác nhau. Lý do được nêu ra trong báo cáo COSO như sau:
- Có sự bù trừ tự nhiên giữa các bộ phận của HTKSNB. KSNB phục vụ cho
nhiều mục tiêu vì vậy kiểm soát hữu hiệu ở bộ phận này có thể phục vụ cho mục
tiêu kiểm soát ở bộ phận kia.
- Để đối phó với một rủi ro cụ thể, NQL có thể đề ra nhiều mức độ kiểm
soát khác nhau ở các bộ phận khác nhau. Các mức độ này sẽ giúp cho 05 tiêu chí
trên được thỏa mãn mà không nhất thiết phải có sự đồng nhất về mức độ hoạt
động của các bộ phận.
Năm bộ phận cấu thành HTKSNB và năm tiêu chí trên được áp dụng cho
toàn bộ HTKSNB hoặc cho một hoặc một số nhóm mục tiêu. Khi xem xét một
trong ba nhóm mục tiêu, chẳng hạn KSNB với việc lập BCTC nếu cả năm tiêu chí
trên đều được thỏa mãn sẽ giúp tổ chức nhận xét rằng KSNB đối với việc lập báo
cáo tài chính là hữu hiệu. Kế thừa báo cáo của COSO, Amudo và Inanga (2009),
Sultana và Haque (2011), Gamage & Kevin Low Lock và Fernando (2014), các
tác giả đã cho rằng một HTKSNB đạt được tính hữu hiệu khi nó đạt được ba mục
tiêu sau:
10
- Các hoạt động đạt được hiệu quả.
- Báo cáo tài chính đạt được độ tin cậy.
- Pháp luật và các quy định được tuân thủ.
Đây chính là thang đo tính hữu hiệu mà tác giả kế thừa và sử dụng trong
nghiên cứu của mình khi đánh giá tính hữu hiệu của HTKSNB trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng.
2.1.4 Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ
2.1.4.1 Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát đã tạo nên một sắc thái chung cho một tổ chức, ảnh
hưởng đến ý thức kiểm soát của các nhân viên. Môi trường kiểm soát là nền tảng
cho tất cả các yếu tố khác trong HTKSNB, tạo lập một nề nếp kỷ cương, đạo đức
và cơ cấu tổ chức. Các yếu tố trong môi trường kiểm soát bao gồm:
- Sự liêm chính và giá trị đạo đức cá nhân, chuyên môn
+ Sự liêm chính và tôn trọng giá trị đạo đức của NQL và đội ngũ nhân viên
xác định thái độ cư xử chuẩn mực trong công việc của họ. Tinh thần tôn trọng đạo
đức thể hiện qua việc họ tuân thủ các điều lệ, quy định và cách ứng xử.
+ Ngoài ra, việc công khai tài sản, quy chế chi tiêu nội bộ,… mang tính
công bằng, khách quan, vô tư, không thiên vị,… cũng thể hiện được thái độ và
cách điều hành của NQL.
- Năng lực nhân viên
+ Năng lực nhân viên bao gồm trình độ hiểu biết và khả năng làm việc cần
thiết để đảm bảo cho việc thực hiện có kỷ cương, trung thực, tiết kiệm, hiệu quả
và hữu hiệu, cũng như có một sự am hiểu đúng đắn về trách nhiệm của bản thân
trong việc thiết lập HTKSNB.
+ NQL và nhân viên phải duy trì một trình độ đủ để hiểu được việc xây
dựng thực hiện, duy trì HTKSNB, vai trò của HTKSNB và trách nhiệm của họ
trong việc thực hiện sứ mệnh chung trong DN. Mỗi cá nhân trong DN đều giữ
một vai trò trong HTKSNB, bởi đó là trách nhiệm của họ.
+ Đào tạo là một phương thức hữu hiệu để nâng cao trình độ cho các thành
viên trong DN, đó là hướng dẫn mọi người trong DN về mục tiêu của HTKSNB,
phương pháp giải quyết những tình huống khó xử trong công việc.
- Triết lý quản lý và phong cách NQL
11
Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo thể hiện qua cá tính và thái độ của
NQL khi điều hành. Nếu NQL cấp cao cho rằng HTKSNB là quan trọng thì những
thành viên khác trong DN cũng sẽ cảm nhận được điều đó và theo đó mà tận tâm
xây dựng HTKSNB. Tinh thần này biểu hiện ra thành những quy định đạo đức
ứng xử trong cơ quan.
- Cơ cấu tổ chức
+ Sự phân chia quyền và trách nhiệm báo cáo. Mỗi cấp quản lý ý thức được
quyền hạn của mình tới đâu.
+ Hệ thống báo cáo phù hợp với đơn vị, thiết lập quy trình báo cáo kịp thời,
kết quả thực hiện để đạt mục tiêu đề ra.
Trong cơ cấu tổ chức cũng bao gồm bộ phận kiểm toán nội bộ, được tổ
chức độc lập đối với các đối tượng kiểm toán và báo cáo trực tiếp đến lãnh đạo
cao nhất trong cơ quan.
- Chính sách nhân sự
+ Chính sách nhân sự bao gồm tuyển dụng, huấn luyện, giáo dục, đánh giá,
bổ nhiệm, khen hưởng hay kỷ luật.
+ Mỗi cá nhân đóng vai trò quan trọng trong HTKSNB. Khả năng, sự tin
cậy của nhân viên rất cần thiết để kiểm soát được hữu hiệu. Vì vậy, cách thức
tuyển dụng, huấn luyện, giáo dục, đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng hay kỷ luật là
một phần quan trọng trong môi trường kiểm soát. Việc ra quyết định tuyển dụng
nhân viên phải đảm bảo được về tư cách đạo đức cũng như kinh nghiệm để thực
hiện công việc được giao.
+ NQL cần thiết lập các chương trình động viên, khuyến khích bằng các
hình thức khen thưởng cho các hoạt động cụ thể. Đồng thời, các hình thức kỷ luật
nghiêm khắc cho các hành vi vi phạm cũng cần được NQL quan tâm.
2.1.4.2 Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro bao gồm quá trình nhận dạng và phân tích các rủi ro một
cách thích hợp để đạt được mục tiêu của tổ chức và xác định biện pháp xử lý
phù hợp.
- Nhận dạng rủi ro
Nhận dạng rủi ro bao gồm nhận dạng rủi ro từ bên ngoài và bên trong, rủi
ro trong từng hoạt động và rủi ro trong toàn DN, rủi ro được xem xét liên tục trong
suốt quá trình hoạt động.
12
- Đánh giá rủi ro
Để kiểm soát được rủi ro, vấn đề quan trọng không chỉ là nhận ra các rủi ro
tồn tại, mà còn là đánh giá tầm quan trọng, khả năng xảy ra rủi ro và tác hại mà
rủi ro gây ra. Có nhiều phương pháp đánh giá rủi ro tùy theo mỗi loại rủi ro, tuy
nhiên phải đánh giá rủi ro một cách có hệ thống. Thí dụ phải xây dựng các tiêu
chuẩn đánh giá rủi ro, sau đó sắp xếp thứ tự các rủi ro, dựa vào đó NQL sẽ phân
bổ nguồn lực đối phó rủi ro thích hợp.
- Phát triển biện pháp đối phó rủi ro
Có bốn biện pháp đối phó với rủi ro: Phân tán rủi ro, chấp nhận rủi ro, tránh
né rủi ro và xử lý hạn chế rủi ro. Trong phần lớn các trường hợp rủi ro phải được
xử lý hạn chế và đơn vị duy trì KSNB để có biện pháp thích hợp. Các biện pháp
xử lý hạn chế rủi ro ở mức độ hợp lý vì mối liên hệ giữa lợi ích và chi phí nhưng
nếu nhận dạng được và đánh giá được rủi ro thì có sự chuẩn bị tốt hơn. Khi môi
trường thay đổi (kinh tế, công nghệ, luật pháp) sẽ làm rủi ro thay đổi và việc đánh
giá rủi ro cũng phải thường xuyên xem xét lại, điều chỉnh theo từng thời kỳ.
2.1.4.3 Hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát có mặt xuyên suốt trong tổ chức, ở các mức độ và các
chức năng. Hoạt động kiểm soát bao gồm các hoạt động kiểm soát phòng ngừa và
phát hiện rủi ro. Cân bằng giữa thủ tục kiểm soát phát hiện và phòng ngừa thông
thường là phối hợp các hoạt động kiểm soát để hạn chế, bổ sung lẫn nhau giữa
các thủ tục kiểm soát
- Thủ tục phân quyền và xét duyệt
+ Việc thực hiện các nghiệp vụ chỉ được thực hiện bởi người được ủy quyền
theo trách nhiệm và phạm vi của họ. Ủy quyền là một cách thức chủ yếu để đảm
bảo rằng chỉ có những nghiệp vụ có thực mới được phê duyệt đúng mong muốn
của NQL. Các thủ tục ủy quyền phải được tài liệu hóa và công bố rõ ràng, phải
bao gồm những điều kiện cụ thể.
+ Tuân thủ những quy định chi tiết của sự ủy quyền nói trên, nhân viên thực
hành đúng theo hướng dẫn, trong giới hạn được quy định của NQL và luật pháp.
- Phân chia trách nhiệm
Để giảm rủi ro về việc sai sót, lãng phí, những hành động cố ý làm sai và
rủi ro không ngăn ngừa được thì không một bộ phận hay cá nhân nào được giao
một công việc từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc. Trách nhiệm phải được giao
một cách có hệ thống cho từng cá nhân để đảm bảo sự kiểm tra có hiệu quả. Năm
13
trách nhiệm chủ yếu bao gồm ủy quyền, phê chuẩn, ghi chép, xử lý và đánh giá
các nghiệp vụ. Tuy nhiên, cần lưu ý sự thông đồng làm giảm hoặc phá hủy sự hữu
hiệu của KSNB.
Trong một số trường hợp đơn vị có quy mô nhỏ, có quá ít nhân viên để thực
hiện việc phân chia phân nhiệm. Khi đó, NQL phải nhận biết được rủi ro và bù
đắp bằng những biện pháp kiểm soát khác như sự luân chuyển nhân viên. Sự luân
chuyển nhân viên đảm bảo rằng một người không xử lý mọi mặt nghiệp vụ trong
một thời gian dài. Cũng như, việc khuyến khích và yêu cầu nhân viên thực hiện
những ngày nghỉ hàng năm cũng giúp giảm rủi ro bằng cách đem lại sự luân
chuyển nhân viên tạm thời.
- Kiểm soát việc tiếp cận tài sản và sổ sách
Việc tiếp cận tài sản và sổ sách phải được giới hạn trong những cá nhân mà
họ được giao trách nhiệm bảo quản hoặc sử dụng tài sản. Trách nhiệm của người
bảo quản tài sản thể hiện qua chứng từ, hàng tồn kho, ghi chép sổ sách. Hạn chế
việc tiếp cận tài sản làm giảm rủi ro lạm dụng hoặc làm thất thoát tài sản của đơn
vị. Mức độ giới hạn tùy thuộc vào rủi ro thất thoát tài sản. Mức độ giới hạn phải
được xem xét, xác định.
- Kiểm tra
Các nghiệp vụ và sự kiện phải được kiểm tra trước và sau khi xử lý. Thí dụ,
khi xác định số thu của từng đối tượng thì căn cứ vào số tiền đã nộp đối chiếu trên
cơ sở các sổ theo dõi thu của người phụ trách quản lý thu.
- Đối chiếu
Sổ sách được đối chiếu với các chứng từ thích hợp một cách định kỳ. Thí
dụ, sổ sách ghi chép tiền gửi ngân hàng đối chiếu với sổ phụ ngân hàng.
- Rà soát việc thực hiện các hoạt động
Việc thực hiện các hoạt động được rà soát dựa trên một loạt các chuẩn mực
nguyên tắc cơ bản, đánh giá hiệu quả và tính hữu hiệu. Nếu sự rà soát cho thấy
rằng các hoạt động thực hiện không phù hợp với mục tiêu của tổ chức hoặc các
tiêu chuẩn, thì quy trình thực hiện để đạt các mục tiêu cần phải rà soát lại để đưa
ra cải tiến cần thiết.
- Rà soát sự điều hành và xử lý hoạt động
Việc điều hành, xử lý và hoạt động nên được rà soát định kỳ để đảm bảo
tuân thủ nguyên tắc, chính sách, thủ tục và những đòi hỏi hiện hành khác.
- Giám sát nhân viên (giao việc, soát xét, chấp thuận, hướng dẫn, huấn luyện)
14
Việc giám sát kỹ càng giúp việc đảm bảo rằng mục tiêu của việc tổ chức sẽ
được thực hiện. Sự giao việc, soát xét và chấp thuận công việc của nhân viên bao gồm:
+ Sự thông báo rõ ràng, nghĩa vụ, trách nhiệm và sự chịu trách nhiệm giao
cho mỗi thành viên.
+ Đánh giá một cách hệ thống công việc của mỗi thành viên trong phạm vi
cần thiết.
+ Chấp thuận công việc theo những tiêu chuẩn để đảm bảo công việc được
thực hiện theo đúng định hướng.
Người giám sát cung cấp cho nhân viên những hướng dẫn cần thiết và huấn
luyện họ để đảm bảo rằng sự sai sót, lãng phí và hành động sai trái được giảm
thiểu và làm cho các NQL trực tiếp hiểu được và đạt được kết quả.
2.1.4.4 Thông tin và truyền thông
Thông tin và truyền thông rất cần thiết để thực hiện mục tiêu của KSNB.
- Thông tin
Điều kiện đầu tiên đảm bảo thông tin thích hợp và đáng tin cậy là thông tin
phải được ghi chép kịp thời, phân loại đúng đắn các nghiệp vụ và sự kiện, được
chuyển đi dưới những biểu mẫu và lộ trình bảo đảm nhân viên thực hiện chức
năng trong HTKSNB. Do đó, đòi hỏi tất cả các nghiệp vụ phải lập các chứng từ
đầy đủ. Khả năng ra quyết định của các NQL bị ảnh hưởng bởi chất lượng của
những thông tin như tính thích hợp, tính kịp thời, cập nhật, chính xác và có thể sử
dụng được.
Một hệ thống thông tin thích hợp phải tạo ra các báo cáo về hoạt động tài
chính kế toán theo chế độ kế toán của Bộ Tài chính, những vấn đề tuân thủ hỗ trợ
cho việc điều hành và kiểm soát những hoạt động. Nó không chỉ bao gồm những
dữ liệu bên trong mà còn xem xét các thông tin bên ngoài, những điều kiện và
hoạt động cần thiết ra quyết định và báo cáo.
- Truyền thông
Truyền thông hữu hiệu là việc cung cấp thông tin từ cấp trên xuống cấp
dưới hoặc từ cấp dưới lên cấp trên hoặc ngang hàng giữa các bộ phận, thông tin
xuyên suốt toàn bộ tổ chức.
Các cá nhân nhận được thông báo rõ ràng từ NQL về trách nhiệm của bản
thân họ trong HTKSNB. Họ phải hiểu được vai trò của bản thân đối với HTKSNB,
đối với các thành viên khác trong tổ chức. Ngoài ra, cũng cần có sự truyền thông
hiệu quả từ bên ngoài DN.
15
2.1.4.5 Giám sát
HTKSNB cần được giám sát để đánh giá chất lượng hoạt động của hệ thống
qua thời gian. Những khiếm khuyết của HTKSNB cần được phát hiện kịp thời để
có biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt.
Việc giám sát được thực hiện thường xuyên, định kỳ hoặc kết hợp cả hai.
- Giám sát thường xuyên
Giám sát thường xuyên trong HTKSNB được thiết lập cho những hoạt
động thông thường và lặp lại của DN. Bao gồm cả những hoạt động giám sát
và quản lý mang tính chất định kỳ ngay trong quá trình thực hiện của các nhân
viên trong công việc hàng ngày. Giám sát thường xuyên được thực hiện trên
tất cả các yếu tố của HTKSNB và liên quan đến việc ngăn chặn và phát hiện
tất cả những hiện tượng vi phạm luật pháp, không tiết kiệm, không hiệu quả
của hệ thống.
- Giám sát định kỳ
Phạm vi và tần suất giám sát định kỳ phụ thuộc vào sự đánh giá mức độ rủi
ro và hiệu quả của thủ tục giám sát thường xuyên. Giám sát định kỳ bao phủ toàn
bộ sự đánh giá, sự hữu hiệu của HTKSNB và đảm bảo HTKSNB đạt kết quả như
mong muốn dựa trên các phương pháp và thủ tục kiểm soát
Những yếu kém của HTKSNB phải được thông báo cho lãnh đạo cấp trên.
Giám sát này bao gồm cả việc xem xét các phát hiện kiểm toán và các kiến nghị
của kiểm toán viên để chúng thực hiện được trong thực tế một cách hữu hiệu.
2.1.5 Khái niệm, phân loại và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Việt Nam
2.1.5.1 Khái niệm
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH-
QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ
họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014 quy định: “Doanh nghiệp là tổ
chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo
quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”
Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 Luật Hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH-QH14 được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 12 tháng
6 năm 2017 có quy định:
16
“1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh
nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình
quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:
a) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;
b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
2. Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được
xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây
dựng; thương mại và dịch vụ.”
2.1.5.2 Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo định nghĩa nêu trên bao gồm: doanh nghiệp
siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa là những doanh nghiệp có quy
mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng
Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10
người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn
vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn
20 đến 100 tỷ. Và ở mỗi quốc gia khác nhau thì sẽ có các tiêu chí khác nhau để xác
định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại quốc gia mình. Và ở Việt Nam cũng vậy, tại Điều
6, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 Chính phủ đã quy định
cụ thể các tiêu chí để xác định DNNVV tại Việt Nam, như sau:
Bảng 2.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
Lĩnh
vực
1. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản và công nghiệp, xây dựng
2. Thương mại, dịch vụ
DN
siêu
nhỏ
Có số lao động
tham gia BHXH
bình quân năm
không quá 10
người
Tổng DT của
năm không quá
3 tỷ hoặc tổng
NV không quá 3
tỷ
Có số lao động
tham gia BHXH
bình quân năm
không quá 10
người
Tổng DT của
năm không quá
10 tỷ hoặc tổng
NV không quá
3 tỷ
DN
nhỏ
Có số lao động
tham gia BHXH
bình quân năm
không quá 100
người
Tổng DT của
năm không quá
50 tỷ hoặc tổng
NV không quá
20 tỷ
Có số lao động
tham gia BHXH
bình quân năm
không quá 50
người
Tổng DT của
năm không quá
100 tỷ hoặc
tổng NV không
quá 50 tỷ
DN
vừa
Có số lao động
tham gia BHXH
bình quân năm
không quá 200
người
Tổng DT của
năm không quá
200 tỷ hoặc tổng
NV không quá
100 tỷ
Có số lao động
tham gia BHXH
bình quân năm
không quá 100
người
Tổng DT của
năm không quá
300 tỷ hoặc
tổng NV không
quá 100 tỷ
(Nguồn: Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ)
17
2.1.5.3 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò rất lớn trong quá trình tăng trưởng kinh
tế của nhiều quốc gia hay các vùng miền, kể cả ở các quốc gia phát triển và đang
phát triển. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong mọi lĩnh vực của nền
kinh tế quốc dân từ sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ,… đáp
ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của người tiêu dùng. Ở những
nền kinh tế có đặc điểm phát triển khác nhau vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
được thể hiện ở các mức độ khác nhau. Nhưng thực tế cho thấy tầm quan trọng
của doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng lớn khi mà phạm vi hoạt động ngày càng
mở rộng thể hiện thông qua số lượng doanh nghiệp, hoạt động có mặt ở nhiều
ngành nghề, lĩnh vực và tồn tại như một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế
mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, vai trò của DNNVV lại càng quan trọng bởi vì doanh
nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hiện chiếm khoản 98,1% số doanh nghiệp của Việt
Nam, đóng góp 40% vào GDP, 30% vào tổng thu ngân sách nhà nước, giải quyết
50% công ăn việc làm cho xã hội. Một số vai trò chủ yếu của DNNVV trong nền
kinh tế Việt Nam cụ thể như sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo việc làm cho người lao động, góp
phần giảm thiểu thất nghiệp. Do các DNNVV tham gia kinh doanh ở tất cả các
ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế với đa dạng các sản phẩm nên có thể đảm
bảo cơ hội việc làm cho nhiều đối tượng lao động ở nhiều vùng miền khác nhau.
Mặt khác, do đặc điểm sản xuất kinh doanh không yêu cầu trình độ cao nên có thể
sử dụng được cả lao động ở các vùng sâu, vùng xa, vùng chưa kinh tế chưa phát
triển. Đặc biệt khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, trong khi các doanh
nghiệp lớn thường phải sa thải nhân công để cắt giảm chi phí thì các DNNVV,
với tính chất linh hoạt và năng động của mình, có thể thích ứng nhanh với sự biến
động của thị trường, có thể đứng vững mà không phải cắt giảm nhân công, hoặc
có thể nhanh chóng thu hút lại lực lượng lao động khi nền kinh tế đi vào chu kỳ
phục hồi.
Thứ hai, doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định
và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các DNNVV là những nhà thầu phụ cho các
doanh nghiệp lớn với việc điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho
phép nền kinh tế có được sự ổn định trước những biến động lớn. Với lợi thế về
vốn đầu tư ít và nguồn lao động dồi dào, trong những năm qua, DNNVV phát
triển ngày càng nhanh và chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong tổng số doanh nghiệp.
DNNVV cung cấp cho thị trường nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng ở tất cả các
lĩnh vực của nền kinh tế, tạo ra nhiều sự lựa chọn, đáp ứng được mọi nhu cầu của
18
người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sức tiêu thụ của nền kinh tế. Vì thế mức độ đóng
góp của các DNNVV vào tổng sản lượng của nền kinh tế là rất lớn.
Thứ ba, doanh nghiệp nhỏ và vừa khai thác và phát huy các nguồn lực địa
phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong nền kinh tế bao giờ cũng có
những vùng sâu, vùng xa, là những vùng kém phát triển, có điều kiện tự nhiên
không thuận lợi hoặc cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Nếu nền kinh tế chỉ tồn tại các
doanh nghiệp lớn có xu hướng tập trung ở các thành phố, thị xã, các khu công
nghiệp mà thiếu đi các doanh nghiệp nhỏ thì sẽ xảy ra tình trạng phát triển mất
cân đối giữa các vùng miền, không tận dụng hết nguồn tài nguyên quốc gia, làm
giảm hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. Trong khi đó, với quy mô vốn đầu tư
nhỏ, bộ máy tổ chức gọn nhẹ, dễ thành lập, các DNNVV có thể tham gia vào nhiều
thị trường nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh về đất đai, tài nguyên và lao
động của từng vùng, đặc biệt là các ngành nông – lâm – hải sản và ngành công
nghiệp chế biến. DNNVV cũng chính là chủ thể tác động tích cực nhất vào việc
duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống như mây tre đan, gốm sứ,
dệt,…Vì vậy, có thể nói DNNVV đóng vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc
công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn góp phần thu hẹp khoảng cách phát
triển giữa thành thị và nông thôn, đồng thời thúc đẩy các ngành thương mại dịch
vụ, tiểu thương phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thứ tư, doanh nghiệp nhỏ và vừa thúc đẩy nền kinh tế năng động. Một nền
kinh tế đặt tỉ lệ quá lớn nguồn lực tài nguyên và lao động vào các doanh nghiệp
lớn thì nền kinh tế sẽ chậm chạp do quy mô lớn dẫn tới bộ máy quản lý cồng kềnh
với các quyết định kinh doanh chậm chạp. Ngược lại, với một tỉ lệ thích hợp các
doanh nghiệp có quy mô nhỏ, dễ điều chỉnh hoạt động, nền kinh tế sẽ trở nên năng
động, linh hoạt hơn, thích nghi được với những biến động thị trường bắt kịp xu
hướng của nền kinh tế thế giới.
2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.2.1 Tài liệu nước ngoài
Angella Amudo & Eno L. Inanga (2009), nghiên cứu Hệ thống kiểm soát
nội bộ tại các nước thành viên khu vực của Ngân hàng Phát triển Châu Phi. Đề tài
đã phát triển một mô hình chuẩn trong việc đánh giá HTKSNB trong các dự án
khu vực công được Uganda tài trợ bởi Ngân hàng Phát triển Châu Phi. Mô hình
thực nghiệm được Amudo và Inanga phát triển bao gồm:
- Các biến độc lập: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hệ thống thông
tin truyền thông, các hoạt động kiểm soát, giám sát, công nghệ thông tin.
19
- Biến phụ thuộc: Sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
- Biến điều tiết: Ủy quyền, mối quan hệ cộng tác.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt một số thành phần của KSNB
dẫn đến kết quả vận hành của HTKSNB chưa đạt được sự hữu hiệu. Các tác giả
nghiên cứu cũng nêu rõ kết quả này chỉ mới điều tra ở Uganda. Việc áp dụng kết
quả nghiên cứu tùy thuộc vào hoàn cảnh và đặc điểm của từng quốc gia cụ thể.
Kết quả nghiên cứu sẽ có biến đổi nếu được áp dụng vào các quốc gia có khác
biệt về hoàn cảnh và đặc điểm tương ứng.
Sultana và Haque (2011), nghiên cứu HTKSNB tại 6 ngân hàng tư nhân
niêm yết ở Bangladesh cho rằng để xác định khả năng đảm bảo hoạt động của đơn
vị phù hợp với mục tiêu đề ra thì cần đánh giá cấu trúc kiểm soát nội bộ trong một
đơn vị. Nghiên cứu phát triển mô hình từ khuôn khổ về KSNB theo báo cáo
COSO, như sau:
- Các biến độc lập là các thành phần của KSNB: môi trường kiểm soát, đánh
giá rủi ro, hệ thống thông tin truyền thông, các hoạt động kiểm soát, giám sát.
- Biến phụ thuộc: Sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
- Biến điều tiết: Ủy quyền, mối quan hệ cộng tác
Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng mô hình trên thực sự có ý nghĩa khi các
biến độc lập có mối quan hệ với từng mục tiêu kiểm soát của các ngân hàng, cụ
thể từng thành phần trong HTKSNB (biến độc lập) hoạt động tốt sẽ đảm bảo hợp
lý các mục tiêu kiểm soát và vì thế đảm bảo sự hữu hiệu của HTKSNB.
Gamage và cộng sự (2014), nghiên cứu sự hữu hiệu của HTKSNB trong
02 NHTM nhà nước và 64 chi nhánh của 02 ngân hàng này tại Srilanka cũng sử
dụng mô hình nghiên cứu gồm 05 biến độc lập: môi trường kiểm soát, đánh giá
rủi ro, hệ thống thông tin truyền thông, các hoạt động kiểm soát, giám sát (bỏ qua
các biến điều tiết).
Kết quả của nghiên cứu của tác giả chỉ ra rằng, có sự tác động cùng chiều
của các biến độc lập bao gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin
truyền thông, các hoạt động kiểm soát, giám sát đến biến phụ thuộc là sự hữu hiệu
của HTKSNB.
Mohamad Aziz và cộng sự (2017) đánh giá thực tiễn hệ thống kiểm soát
nội bộ trong lĩnh vực công tại Malaysia, dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ cuộc
phỏng vấn 109 nhân viên thuộc các Bộ thuộc Chính phủ Malaysia, cuộc khảo sát
lấy ý kiến về các thành phần của HTKSNB. Nghiên cứu sử dụng kiểm định độ tin
20
cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá, và phân tích hồi quy đa biến để đánh
giá các nhân tố ảnh hưởng đến HTKSNB. Nghiên cứu phát hiện HTKSNB thuộc
các nghành tài chính tương đối tốt hơn so với các ngành thông tin truyền thông và
y tế, giáo dục. Ngoài ra, Malaysia cần kết HTKSNB với hệ thống đánh giá phù
hợp để nâng cao độ tin cậy và tính hiệu quả, cần nâng cao hoạt động giám sát để
tuân thủ các quy định của đơn vị và quy định pháp luật tốt hơn.
2.2.2 Tài liệu trong nước
Nguyễn Thị Bích Phượng (2014), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ
tại Tổng công ty Bến Thành”. Đề tài đã hệ thống hóa những nội dung cơ bản về
lý thuyết KSNB theo khuôn mẫu COSO 2004 làm cơ sở để doanh nghiệp thiết lập
HTKSNB đồng thời đưa ra những tiêu chí đánh giá, giám sát hoạt động KSNB tại
DN. Trên cơ sở lý thuyết khuôn mẫu COSO 2004, luận văn trình bày thực trạng
HTKSNB tại Tổng công ty Bến Thành được thực hiện qua bảng câu hỏi khảo sát
bao gồm 79 câu hỏi với 8 nội dung cấu thành HTKSNB, và 90 mẫu đã được chấp
nhận từ các NQL và các nhân viên, hơn nữa chính tác giả đã thực hiện phỏng vấn
trực tiếp các nhân viên của Tổng công ty. Luận văn đã chỉ ra được 52 ưu điểm và
47 khuyết điểm của HTKSNB liên quan đến môi trường kiểm soát, thiết lập mục
tiêu, nhận dạng, đánh giá rủi ro hoạt động kiểm soát, thông tin, giám sát. Luận
văn nêu rõ lý do dẫn đến hạn chế này là xuất phát từ nhận thức của nhà lãnh đạo
và nhân viên. Vì những thành viên này chưa đánh giá hết tầm quan trọng của
HTKSNB. Từ những hạn chế đó luận văn đã đề xuất được 62 giải pháp với 28
giải pháp cho môi trường kiểm soát; 3 giải pháp cho thiết lập mục tiêu; 2 giải pháp
nhận diện các sự kiện tiềm tàng; 5 giải pháp đánh giá và đối phó với rủi ro; 7 giải
pháp cho hoạt động kiểm soát; 8 giải pháp cho hoạt động thông tin truyền thông;
6 giải pháp hoạt động giám sát; 3 giải pháp từ hỗ trợ của cơ quan nhà nước. Hơn
nữa, tất cả các giải pháp này đều theo dự báo phương hướng và tầm nhìn chiến
lược đến năm 2020 của Tổng công ty Bến Thành, và tuân thủ theo phương hướng
xây dựng các giải pháp là khuôn mẫu COSO 2004 với nguồn của Tổng công ty.
Đinh Thị Thu Thuỷ (2016), “Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống Kiểm soát
nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài đã
chọn mô hình nghiên cứu gồm 05 yếu tố: Môi trường kiểm soát, Hoạt động kiểm
soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát và Đánh giá rủi ro. Tác giả lựa chọn cỡ
mẫu là 116 với thiết kế thang đo likert 05 mức độ cùng 28 biến quan sát. Qua phân
tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính, kết quả là cả 05 yếu
tố này đều có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến hệ thống Kiểm soát nội bộ của DNNVV.
Trong 05 yếu tố này thì yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến hệ thống KSNB là Thông
21
tin và truyền thông, tiếp đến là yếu tố Giám sát, Hoạt động kiểm soát, Môi trường
kiểm soát và cuối cùng là Đánh giá rủi ro.
Nguyễn Thị Hồng Phúc (2012) “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ
hướng đến quản trị rủi ro tại công ty TNHH FUJIKURA Việt Nam”. Đề tài đã
trình bày và tổng hợp khái quát lý thuyết về HTKSNB theo Báo cáo COSO 1992
và lý luận về HTKSNB theo Báo cáo COSO 2004 khẳng định sự cần thiết và vai
trò quan trọng của HTKSNB đối với Doanh nghiệp. Luận văn cũng đã phân tích
thực trạng về KSNB và quản trị rủi ro tại công ty thông qua bảng câu hỏi khảo sát
và phỏng vấn. Luận văn đã cho thấy Doanh nghiệp rất quan tâm đến việc xây
dựng môi trường văn hóa Doanh nghiệp lãnh mạnh, sự hoạt động hữu hiệu của
HTKSNB nhằm hướng đến công tác quản trị rủi ro. Theo báo cáo COSO 2004
bao gồm 8 yếu tố cấu thành nên hệ thống kiểm soát rủi ro, tuy nhiên luận văn chỉ
chú trọng nghiên cứu, phân tích và hoàn thiện HTKSNB theo hướng quản trị rủi
ro cho công ty chỉ ở mức 05 yếu tố gồm: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro,
các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Mà luận văn không
chú trọng thêm 03 yếu tố còn lại là: thiết lập các mục tiêu, nhận dạng sự kiện tiềm
tàng và phản ứng với rủi ro.
Phạm Thị Ly Huyền (2016) “Các yếu tố ảnh hưởng đến HTKSNB trong
các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài đã sử dụng
phương pháp phân tích thống kê, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích
hồi quy tuyến tính. Bài nghiên cứu đã dựa vào các lý thuyết, các nghiên cứu trước
và tác giả đã vận dụng mô hình nghiên cứu của Chih-Yang (2007) để đề xuất mô
hình gồm 05 yếu tố, đó là: Môi trường kiểm soát, Hoạt động kiểm soát, Thông tin
và truyền thông, Giám sát và Đánh giá rủi ro. Tác giả đã khảo sát 170 doanh
nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu thì cả 05 yếu tố đều có
ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến hệ thống Kiểm soát nội bộ của DNNVV với mức độ
ảnh hưởng từ cao xuống thấp cụ thể như sau: Thông tin và truyền thông, Hoạt
động kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Giám sát, Môi trường kiểm soát. Từ kết quả
nghiên cứu của mình, tác giả đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện
hệ thống KSNB tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm Quang Huy (2014) nêu các các lý thuyết về COSO 1992 và 2009,
muốn HTKSNB của doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì nó phải có đủ năm thành
phần và từng thành phần phải hoạt động hiệu quả và có sự thống nhất chung.
Trong năm thành phần đó thì việc “Giám sát” được đề cập như một quá trình theo
dõi và đánh giá chất lượng KSNB để đảm bảo các nội dung trong chính doanh
22
nghiệp được triển khai, điều chỉnh và cải thiện liên tục để hệ thống này hoạt động
được tốt.
Bảng 2.2: Bảng tóm tắt các nghiên cứu liên quan
Tác giả
Đối tượng
nghiên cứu
Phương pháp
nghiên cứu
Các biến
Angella
Amudo &
Eno L.
Inanga
(2009)
Đánh giá HTKSNB
tại Uganda
Phương pháp
nghiên cứu định
lượng với
phương trình hồi
quy bội
+ Môi trường kiểm
soát;
+ Đánh giá rủi ro
+ Hệ thống thông tin và
truyền thông
+ Các hoạt động kiểm
soát
+ Giám sát
+ Công nghệ thông tin
Sultana
và Haque
(2011)
HTKSNB tại 6 ngân
hàng tư nhân niêm yết
ở Bangladesh
Phương pháp
nghiên cứu định
lượng và định
tính
+ Môi trường kiểm
soát;
+ Đánh giá rủi ro
+ Hệ thống thông tin và
truyền thông
+ Các hoạt động kiểm
soát
+ Giám sát
Gamage
và cộng
sự (2014)
Nghiên cứu sự hữu
hiệu của HTKSNB
trong 02 Ngân hàng
thương mại nhà nước
và 64 chi nhánh của
02 ngân hàng này tại
Srilanka
Phương pháp
nghiên cứu định
tính và định
lượng
+ Môi trường kiểm
soát;
+ Đánh giá rủi ro
+ Hệ thống thông tin và
truyền thông
+ Các hoạt động kiểm
soát
+ Giám sát
Mohamad
Aziz và
cộng sự
(2017)
Đánh giá thực tiễn
HTKSNB trong lĩnh
vực công tại Malaysia
Phương pháp
nghiên cứu định
tính và định
lượng
+ Môi trường kiểm
soát;
+ Đánh giá rủi ro
+ Hệ thống thông tin và
truyền thông
+ Các hoạt động kiểm
soát
23
Tác giả
Đối tượng
nghiên cứu
Phương pháp
nghiên cứu
Các biến
+ Giám sát
Nguyễn
Thị Bích
Phượng
(2014)
Hoàn thiện hệ thống
kiểm soát nội bộ tại
Tổng công ty Bến
Thành
Phương pháp
nghiên cứu định
tính và định
lượng
+ Môi trường kiểm
soát; + Thiết lập mục
tiêu;
+ Nhận diện các sự kiện
tiềm tàng
+ Phản ứng rủi ro
+ Đánh giá rủi ro
+ Hoạt động kiểm soát
+ Thông tin truyền
thông
+ Giám sát
Đinh Thị
Thu Thuỷ
(2016)
Các yếu tố ảnh hưởng
đến hệ thống Kiểm
soát nội bộ trong các
doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại thành phố Hồ
Chí Minh
Phương pháp
nghiên cứu định
tính và định
lượng
+ Môi trường kiểm
soát;
+ Đánh giá rủi ro
+ Hệ thống thông tin và
truyền thông
+ Các hoạt động kiểm
soát
+ Giám sát
Nguyễn
Thị Hồng
Phúc
(2012)
Hoàn thiện hệ thống
kiểm soát nội bộ
hướng đến quản trị rủi
ro tại công ty TNHH
FUJIKURA Việt
Nam
Phương pháp
nghiên cứu định
tính và định
lượng
+ Môi trường kiểm
soát; + Thiết lập mục
tiêu;
+ Nhận diện các sự kiện
tiềm tàng
+ Phản ứng rủi ro
+ Đánh giá rủi ro
+ Hoạt động kiểm soát
+ Thông tin truyền
thông
+ Giám sát
Phạm Thị
Ly Huyền
(2016)
Các yếu tố ảnh hưởng
đến hệ thống Kiểm
soát nội bộ trong các
doanh nghiệp nhỏ và
Phương pháp
nghiên cứu định
tính và định
lượng
+ Môi trường kiểm
soát;
+ Đánh giá rủi ro
24
Tác giả
Đối tượng
nghiên cứu
Phương pháp
nghiên cứu
Các biến
vừa tại thành phố Hồ
Chí Minh
+ Hệ thống thông tin và
truyền thông
+ Các hoạt động kiểm
soát
+ Giám sát
Phạm
Quang
Huy
(2014)
Bàn về COSO 2013
và định hướng vận
dụng trong việc giám
sát quá trình thực thi
chiến lược kinh
doanh
Khảo sát ý kiến
chuyên gia với
những khoản mục
của COSO 2013
HTKSNB của doanh
nghiệp hoạt động hiệu
quả phải có đủ 5 thành
phần. Trong đó, giám
được được đề cặp như
một quá trình theo dõi
và đánh giá chất lượng.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
2.2.3 Nhận xét các công trình nghiên cứu
Với đề tài nguyên cứu của nước ngoài: Tác giả học hỏi nhiều phương pháp
thiết kế thang đo, thiết kế mô hình nghiên cứu khám phá và thực hiện nghiên cứu
theo phương pháp định lượng. Đề tài nghiên cứu mà tác giả đang làm thì trên thế
giới đã thực hiện ở nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên không phù hợp với đặc
điểm tại các DNNVV ở Việt Nam nói chung và tại quận Cái Răng nói riêng.
Tại Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều kết quả trong việc hoàn thiện
HTKSNB tại các doanh nghiệp, các kết quả của những nghiên cứu trước về vấn
đề này rất đa dạng vì phụ thuộc vào từng đặc điểm riêng của mỗi DN.
Tính đến nay, tác giả chưa tìm ra công trình nghiên cứu nào đánh giá các
yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn
quận Cái Răng.
2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN
Qua các nhận định về các yếu tố ảnh hưởng đến HTKSNB của các nghiên
cứu trước và thực tế tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, tác giả đề xuất
mô hình nghiên cứu dự kiến như sau:
25
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu dự kiến
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Kết luận chương 2
Trong chương này, tác giả đã trình một một số vấn đề cơ bản về KSNB,
HTKSNB, DNNVV,... Đồng thời, chương này cũng giúp cho người đọc nắm được
bức tranh toàn cảnh về các công trình nghiên cứu của các tác giả khác nhau trong
và ngoài nước với các vấn đề có liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp đến đề tài
luận văn mà tác giả thực hiện.
Trên tinh thần học hỏi và kế thừa, tác giả kế thừa phương pháp nghiên cứu
định lượng trên cơ sở chọn lọc các công trình nghiên cứu tiêu biểu đã công bố.
Qua phần nhận xét được trình bày trong mục cuối của chương có thể kết luận rằng
nghiên cứu bằng phương pháp định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu
của HTKSNB của các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng trong điều kiện hiện
nay vẫn còn là một vấn đề cần thiết.
+
+
+
+
+
Môi trường kiểm soát
Đánh giá rủi ro
Hoạt động kiểm soát
Thông tin và truyền thông
Giám sát
Tính hữu
hiệu của Hệ
thống kiểm
soát nội bộ
26
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Nghiên cứu định tính (Nghiên cứu sơ bộ)
Các chuẩn mực về HTKSNB hiện nay dựa trên nền tảng của Báo cáo COSO
gồm có 05 yếu tố là: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát,
thông tin truyền thông và giám sát. Dựa theo các yếu tố trên là cơ sở cho việc xây
dựng mô hình nghiên cứu của đề tài.
Cơ sở lý thuyết
Mô hình nghiên cứu
Lập bảng câu hỏi khảo sát
Khảo sát bằng bảng câu hỏi
Nghiên cứu định lượng:
- Phân tích thống kê mô tả
- Kiểm định chất lượng thang đo
- Phân tích nhân tố khám phá EFA
- Phân tích hồi quy bội
Phân tích và thảo luận
Giải pháp, Kết luận và kiến nghị
Nghiên cứu sơ bộ
Xây dựng thang đo
27
Dữ liệu thứ cấp: Từ các báo cáo tổng kết của Cục Thống kê thành phố Cần
Thơ, Chi Cục Thuế quận Cái Răng, UBND quận Cái Răng và các tạp chí, luận
văn, luận án, công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố trong giai đoạn từ
năm 2013 – 2018.
Dữ liệu sơ cấp: được thu thập từ tháng 9/2019 - 11/2019 thông qua phương
pháp chọn mẫu thuận tiện phi xác suất bằng việc khảo sát các đối tượng là nhân
viên, người quản lý, Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng các phòng, ban của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoat động tại quận Cái Răng bằng bảng câu hỏi đã
thiết kế sẵn bằng các phương thức: phỏng vấn trực tiếp, gửi email, gửi thư hoặc
thiết kế bảng câu hỏi online với công cụ hỗ trợ nghiên cứu, điều tra Google Docs.
Trước tiên, tác giả sẽ tóm lược các nghiên cứu trước đây về những nội dung
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn đã trình bày ở Chương 2, thông
qua việc nhận diện những phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng và dựa trên
05 yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB như đã nói trên, luận văn sử
dụng phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật phỏng vấn ý kiến các lãnh
đạo DN để tìm ra định hướng xác lập mô hình nghiên cứu chính thức cũng như
phát hiện, bổ sung, điều chỉnh các biến quan sát của các yếu tố ảnh hưởng đến
tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng. Đây là
cơ sở để tác giả phát triển bảng câu hỏi khảo sát.
Để có thể tổng quát hóa được nhiều yếu tố thuộc những phạm trù khác nhau,
tác giả sẽ tiến hành lấy ý kiến của nhiều lãnh đạo và nhân viên tại các DN đại diện
cho các nhóm ngành nghề kinh doanh khác nhau. Đây là bước nghiên cứu sơ bộ
để sàng lọc lại các biến đưa vào mô hình nghiên cứu và làm cơ sở để thiết lập
Bảng câu hỏi. Tác giả chuẩn bị một bản câu hỏi thảo luận để trao đổi với lãnh đạo
và nhân viên phụ trách mảng KSNB tại các DN, với nội dung tập trung vào vấn
đề nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến đến HTKSNB trong các DNNVV
trên địa bàn quận Cái Răng.
Với bảng câu hỏi được xây dựng, tác giả sẽ tiến hành khảo sát thử một số
đối tượng là người làm kế toán, kiểm toán nhằm phát hiện những câu từ khó hiểu
hoặc dễ gây hiểu lầm, xác định tính phù hợp của nội dung các câu hỏi, phát hiện
những sai sót và bước đầu kiểm tra thang đo, từ đó đưa ra Bảng khảo sát hoàn chỉnh.
3.2.2 Nghiên cứu định lượng (Nghiên cứu chính thức)
3.2.2.1 Chọn mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được chọn trên địa bàn quận Cái Răng, nơi tập trung
nhiều doanh nghiệp với nhiều ngành nghề kinh doanh đa dạng. Các bảng câu hỏi
28
khảo sát có thể được hoàn tất bằng nhiều cách thức khác nhau. Tác giả chủ yếu
sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp đối tượng khảo sát để tăng cường độ
tin cậy cho thông tin thu thập. Ngoài ra, Bảng câu hỏi có thể gửi qua Hộp thư
điện tử cho một số đối tượng ở xa hoặc không có điều kiện gặp gỡ. Trong đó,
đối tượng khảo sát là bất kỳ thành viên nào trong doanh nghiệp. Việc khảo sát
đã tiến hành trong quý 3/2019.
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá cùng với phân
tích hồi quy bội trong đó phân tích nhân tố khám phá luôn đòi hỏi kích thước mẫu
lớn hơn nhiều so với phân tích hồi quy (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Do đó, khi xác định kích thước mẫu, tác giả căn cứ vào yêu cầu của phương
pháp phân tích nhân tố khám phá. Ước lượng cỡ mẫu theo công thức n >= 8p +
50 (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Đối với phân tích yếu tố ảnh
hưởng đến đến HTKSNB trong các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, tác giả
đưa vào 06 biến và theo công thức ước lượng cỡ mẫu trên thì kích thước mẫu tối
thiểu là 98. Ngoài ra, theo J.F Hair và cộng sự thì đối với phân tích nhân tố khám
phá EFA thì cỡ mẫu tối thiểu phải năm lần các mệnh đề trong thang đo. Trong
nhiên cứu này có tất cả 28 biến quan sát dùng trong phân tích nhân tố, do đó cỡ
mẫu tối thiểu cần đạt là 28*5= 140.
Tuy nhiên, với mong muốn tối đa hóa độ tin cậy của kết quả nghiên cứu,
tác giả sẽ tiến hành thu thập dữ liệu với kích cỡ mẫu khảo sát 200 doanh nghiệp.
Do hạn chế về thời gian, chi phí và cách thức tiếp cận nên trong luận văn này,
phương pháp lấy mẫu tác giả lựa chọn là phương pháp thuận tiện. Bảng khảo sát
sau khi đã phỏng vấn sẽ được tập hợp, kiểm tra sơ bộ thông tin trên phiếu khảo
sát để loại bỏ ra những phiếu không hợp lệ. Đây có thể là những phiếu có nhiều
thông tin chưa được trả lời hoặc trả lời mâu thuẩn, hoặc đánh dấu hơn 01 lựa chọn
đối với những câu hỏi chỉ được trả lời 01 lựa chọn duy nhất. Thang đo Likert 5
điểm được sử dụng để đánh giá mức độ đồng ý của các đối tượng khảo sát với
những phát biểu đưa ra.
Sau bước kiểm tra sơ bộ các phiếu khảo sát thu về, tác giả nhập thông tin
thu thập từ các phiếu khảo sát hợp lệ. Trước khi tiến hành xử lý và phân tích, dữ
liệu cần được mã hóa và làm sạch, bước này giúp phát hiện các sai sót có thể xãy
ra trong quá trình thu thập dữ liệu hoặc trong quá trình nhập liệu hay loại ra các
phiếu trả lời không hợp lý. Từ dữ liệu hoàn chỉnh có được, tác giả tiến hành xử lý
thống kê mô tả với giá trị trung bình, mode, phương sai, độ lệch chuẩn,... để phân
tích nhận định của đối tượng khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến đến HTKSNB
trong các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf

More Related Content

What's hot

Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực trạng hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty TNG
Thực trạng hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty TNGThực trạng hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty TNG
Thực trạng hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty TNGDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng
Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng
Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng luanvantrust
 
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập tại công ty dược mỹ phẩm, 9 điểm
Báo cáo thực tập tại công ty dược mỹ phẩm, 9 điểmBáo cáo thực tập tại công ty dược mỹ phẩm, 9 điểm
Báo cáo thực tập tại công ty dược mỹ phẩm, 9 điểmLuanvantot.com 0934.573.149
 
Đề tài Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu rất hay
Đề tài  Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu rất hayĐề tài  Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu rất hay
Đề tài Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu rất hayDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...OnTimeVitThu
 
báo cáo thực tập tốt nghiệp
báo cáo thực tập tốt nghiệpbáo cáo thực tập tốt nghiệp
báo cáo thực tập tốt nghiệpMin Enter
 
Báo cáo kiến tập FTU
Báo cáo kiến tập FTUBáo cáo kiến tập FTU
Báo cáo kiến tập FTUti2li119
 

What's hot (20)

Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty nội thất, HOT
Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty nội thất, HOTLuận văn: Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty nội thất, HOT
Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty nội thất, HOT
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
 
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty xây dựngĐề tài: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty xây dựng
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Logistics, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Logistics, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Logistics, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Logistics, 9 Điểm
 
Thực trạng hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty TNG
Thực trạng hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty TNGThực trạng hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty TNG
Thực trạng hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty TNG
 
Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng
Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng
Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng
 
Báo cáo thực tập tại công ty kinh doanh rượu
Báo cáo thực tập tại công ty kinh doanh rượuBáo cáo thực tập tại công ty kinh doanh rượu
Báo cáo thực tập tại công ty kinh doanh rượu
 
Đề tài: Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty TNHH Trans
Đề tài: Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty TNHH TransĐề tài: Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty TNHH Trans
Đề tài: Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty TNHH Trans
 
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần dược phẩm Minh...
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần dược phẩm Minh...Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần dược phẩm Minh...
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần dược phẩm Minh...
 
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
 
Luận văn: Phát triển logistics vùng kinh tế trọng điểm phía nam, HOT
Luận văn: Phát triển logistics vùng kinh tế trọng điểm phía nam, HOTLuận văn: Phát triển logistics vùng kinh tế trọng điểm phía nam, HOT
Luận văn: Phát triển logistics vùng kinh tế trọng điểm phía nam, HOT
 
Bài mẫu Khóa luận: Dịch vụ Logistics trong vận tải, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận:  Dịch vụ Logistics trong vận tải, 9 ĐIỂMBài mẫu Khóa luận:  Dịch vụ Logistics trong vận tải, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận: Dịch vụ Logistics trong vận tải, 9 ĐIỂM
 
Sổ tay hướng dẫn TTHQ các loại hình XNK
Sổ tay hướng dẫn TTHQ các loại hình XNKSổ tay hướng dẫn TTHQ các loại hình XNK
Sổ tay hướng dẫn TTHQ các loại hình XNK
 
Báo cáo thực tập tại công ty dược mỹ phẩm, 9 điểm
Báo cáo thực tập tại công ty dược mỹ phẩm, 9 điểmBáo cáo thực tập tại công ty dược mỹ phẩm, 9 điểm
Báo cáo thực tập tại công ty dược mỹ phẩm, 9 điểm
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vận tải đường bộ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vận tải đường bộĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vận tải đường bộ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vận tải đường bộ
 
Đề tài Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu rất hay
Đề tài  Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu rất hayĐề tài  Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu rất hay
Đề tài Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu rất hay
 
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...
 
báo cáo thực tập tốt nghiệp
báo cáo thực tập tốt nghiệpbáo cáo thực tập tốt nghiệp
báo cáo thực tập tốt nghiệp
 
Báo cáo kiến tập FTU
Báo cáo kiến tập FTUBáo cáo kiến tập FTU
Báo cáo kiến tập FTU
 

Similar to Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...Man_Ebook
 
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...Man_Ebook
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban ...Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban ...Man_Ebook
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...Man_Ebook
 
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài...Hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài...Man_Ebook
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...Man_Ebook
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...Man_Ebook
 
Vận dụng COSO 2013 đo lường các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống...
Vận dụng COSO 2013 đo lường các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống...Vận dụng COSO 2013 đo lường các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống...
Vận dụng COSO 2013 đo lường các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống...Man_Ebook
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Tịn...
Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Tịn...Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Tịn...
Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Tịn...Man_Ebook
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh n...Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh n...Man_Ebook
 
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư ...
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư ...Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư ...
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư ...Man_Ebook
 
Hoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao Đẳng
Hoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao ĐẳngHoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao Đẳng
Hoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao ĐẳngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh...Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh...Man_Ebook
 
Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...
Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...
Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdfHoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...Man_Ebook
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...Man_Ebook
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm Quản lý tài sản nhà nước ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm Quản lý tài sản nhà nước ...Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm Quản lý tài sản nhà nước ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm Quản lý tài sản nhà nước ...Man_Ebook
 
Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại các Trung tâm Y tế tuyến huyện thuộ...
Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại các Trung tâm Y tế tuyến huyện thuộ...Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại các Trung tâm Y tế tuyến huyện thuộ...
Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại các Trung tâm Y tế tuyến huyện thuộ...Man_Ebook
 
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước – Côn...
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước – Côn...Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước – Côn...
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước – Côn...Man_Ebook
 

Similar to Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf (20)

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
 
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban ...Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban ...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...
 
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài...Hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...
 
Vận dụng COSO 2013 đo lường các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống...
Vận dụng COSO 2013 đo lường các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống...Vận dụng COSO 2013 đo lường các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống...
Vận dụng COSO 2013 đo lường các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống...
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Tịn...
Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Tịn...Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Tịn...
Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Tịn...
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh n...Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh n...
 
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư ...
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư ...Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư ...
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao Đẳng
Hoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao ĐẳngHoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao Đẳng
Hoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao Đẳng
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh...Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh...
 
Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...
Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...
Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdfHoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm Quản lý tài sản nhà nước ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm Quản lý tài sản nhà nước ...Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm Quản lý tài sản nhà nước ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm Quản lý tài sản nhà nước ...
 
Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại các Trung tâm Y tế tuyến huyện thuộ...
Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại các Trung tâm Y tế tuyến huyện thuộ...Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại các Trung tâm Y tế tuyến huyện thuộ...
Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại các Trung tâm Y tế tuyến huyện thuộ...
 
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước – Côn...
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước – Côn...Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước – Côn...
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước – Côn...
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 

Recently uploaded (20)

22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 

Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ ---------- NGUYỄN HOÀNG SƠN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CÁI RĂNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Cần Thơ, 2020
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ ---------- NGUYỄN HOÀNG SƠN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CÁI RĂNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 8340301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THIỆN PHONG Cần Thơ, 2020
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tác giả là Nguyễn Hoàng Sơn, học viên cao học ngành Kế toán, khóa 5B của trường Đại học Tây Đô, là người thực hiện đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ”. Tác giả xin cam đoan đề tài này là do chính tác giả thực hiện, các số liệu thu thập được trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày tháng năm 2020 Tác giả Nguyễn Hoàng Sơn
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, cho phép tôi xin được cảm ơn Quý Thầy, Cô trường Đại học Tây Đô đã truyền đạt những kiến thức cho tôi trong suốt thời gian qua. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Thiện Phong, người đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt và chỉ dẫn những kiến thức quý báu giúp tôi trong suốt thời gian hoàn thiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Anh, Chị đang làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập thông tin, số liệu phục vụ quá trình nghiên cứu của đề tài. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp và các bạn học viên trong lớp cao học kế toán đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày tháng năm 2020 Học viên thực hiện Nguyễn Hoàng Sơn
  • 5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Từ đó đề ra giải pháp nâng cao tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Dựa trên cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu được xây dựng trong các nghiên cứu trước, tác giả thực hiện nghiên cứu của mình bằng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính bằng việc khảo sát, phỏng vấn 10 chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm và liên quan trực tiếp đến lĩnh vực nghiên cứu, từ đó xác định được có 05 yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNVVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Đồng thời, tác giả xác định được có 28 biến quan sát cho các biến độc lập và biến phụ thuộc dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước có điều chỉnh và chọn lọc. Nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn bằng bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ với 192 mẫu hoàn chỉnh được thu thập từ các đối tượng là Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng các phòng, ban và nhân viên các DNNVV đang hoạt động trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ năm 2019. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA, ước lượng mô hình bằng phương pháp phân tích hồi quy bội đã cho thấy mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của từng yếu tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu có tất cả 05 yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, mức độ ảnh hưởng từ mạnh đến yếu như sau: Môi trường kiểm soát, Giám sát, Hoạt động kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Thông tin và truyền thông. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
  • 6. iv ABSTRACT The objective of the study is to identify and analyze the factors affecting the effectiveness of the Internal Control System in small and medium-sized enterprises in Cai Rang District, Can Tho City. Since then proposed solutions to improve the effectiveness of the internal control system in small and medium- sized enterprises in Cai Rang District, Can Tho City. Based on the theoretical basis and the research model built in previous studies, the author conducted his research using qualitative and quantitative research methods. Qualitative research by surveying and interviewing 10 qualified experts, experienced and directly related to the field of study, thereby identifying 05 factors affecting the effectiveness of internal control systems SMEs in Cai Rang district, Can Tho city. At the same time, the author identified 28 observed variables for independent and dependent variables based on adjusted and selective prior studies. Quantitative research with data collection techniques is an interview with a questionnaire designed based on a 5-level Likert scale with 192 complete samples collected from the subjects: Director, Deputy Director, Head SMEs departments, boards, and staff operating in Cai Rang District, Can Tho City in 2019. The results of the EFA discovery factor analysis, the model estimation by the multiple regression analysis method showed the level and trend of each factor affecting the effectiveness of internal control systems in SMEs in Cai district. Teeth, Can Tho city. The research results have all 05 factors affecting the effectiveness of internal control systems in small and medium enterprises in Cai Rang district, the level of influence from strong to weak are as follows: Control environment, Monitoring, Control activities Control, Risk Assessment, Information and Communication. From the results obtained in Chapter 4, the author proposes solutions to improve the effectiveness of internal control systems in SMEs in Cai Rang district, Can Tho city.
  • 7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ......................................................................................iii ABSTRACT.........................................................................................................iv MỤC LỤC............................................................................................................. v DANH MỤC BẢNG..........................................................................................viii DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. x CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ............................................................ 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung..................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể..................................................................................... 2 1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............. 2 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 2 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 2 1.4 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN VỀ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN... 2 1.5 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN................................................................ 3 Kết luận Chương 1.......................................................................................... 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................... 4 2.1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ................................................................................................. 4 2.1.1 Tổng quan về Kiểm soát nội bộ ........................................................... 4 2.1.2 Tổng quan về Hệ thống kiểm soát nội bộ ............................................ 4 2.1.3 Tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ..................................... 8 2.1.4 Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ................................ 10 2.1.5 Khái niệm, phân loại và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam ..................................................................................................................... 15 2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU....................................................................... 18 2.2.1 Tài liệu nước ngoài............................................................................ 18 2.2.2 Tài liệu trong nước............................................................................. 20 2.2.3 Nhận xét các công trình nghiên cứu................................................... 24 2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN................................................... 24 Kết luận chương 2 ......................................................................................... 25 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................ 26 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU................................................................. 26 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 26 3.2.1 Nghiên cứu định tính (Nghiên cứu sơ bộ) ......................................... 26 3.2.2 Nghiên cứu định lượng (Nghiên cứu chính thức).............................. 27
  • 8. vi 3.3 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.............................................................. 31 3.4 XÂY DỰNG THANG ĐO ...................................................................... 32 3.4.1 Môi trường kiểm soát......................................................................... 33 3.4.2 Đánh giá rủi ro.................................................................................... 34 3.4.3 Hoạt động kiểm soát........................................................................... 34 3.4.4 Thông tin và truyền thông.................................................................. 34 3.4.5 Giám sát.............................................................................................. 35 3.4.6 Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.................................... 35 Kết luận chương 3 ......................................................................................... 37 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................ 38 4.1 GIỚI THIỆU VỀ CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CÁI RĂNG .............................................................................. 38 4.1.1 Giới thiệu về quận Cái Răng.............................................................. 38 4.1.2 Giới thiệu về các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng.................... 38 4.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HTKSNB CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CÁI RĂNG............................... 39 4.2.1 Đánh giá thực trạng HTKSNB của các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng..................................................................................................................... 39 4.2.2 Đặc điểm của doanh nghiệp được khảo sát........................................ 41 4.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 44 4.3.1 Mô tả biến đo lường........................................................................... 44 4.3.2 Kết quả nghiên cứu định tính ý kiến của chuyên gia......................... 46 4.3.3 Kiểm định mô hình nghiên cứu.......................................................... 49 4.3.4 Thảo luận về kết quả nghiên cứu ....................................................... 62 Kết luận chương 4 ......................................................................................... 65 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................ 66 5.1 GIẢI PHÁP.............................................................................................. 66 5.1.1 Quy tắc xử xự và chuẩn mực đạo đức trong doanh nghiệp: .............. 66 5.1.2 Chính sách nhân sự hợp lý................................................................. 66 5.1.3 Giám sát thường xuyên và định kỳ .................................................... 67 5.1.4 Phân công, phân nhiệm rõ ràng.......................................................... 67 5.1.5 Sử dụng nhiều phương pháp để dự báo, nhận dạng và phân tích rủi ro của doanh nghiệp................................................................................................. 68 5.1.6 Đa dạng hóa kênh thông tin và truyền thông của doanh nghiệp........ 68 5.1.7 Quản trị thông tin của doanh nghiệp.................................................. 68 5.2 KẾT LUẬN.............................................................................................. 69 5.3 KIẾN NGHỊ............................................................................................ 70 5.3.1 Đối với Quốc hội:............................................................................... 70 5.3.2 Đối với Bộ Tài chính:......................................................................... 70
  • 9. vii 5.3.3 Đối với phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ:.............................................................................................................. 70 5.3.4 Đối với Ủy ban nhân dân quận Cái Răng .......................................... 71 5.4 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ......................................................................................................................... 71 5.4.1 Hạn chế của đề tài .............................................................................. 71 5.4.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 72  Tiếng Việt............................................................................................... 72  Tiếng Anh............................................................................................... 72 PHỤ LỤC I: DÀN BÀI THẢO LUẬN CHUYÊN GIA.....................................xii PHỤ LỤC II: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT...................................................xvi PHỤ LỤC III: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TỪ PHẦN MỀM SPSS..... xx PHỤ LỤC IV: DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP....................................xlii THAM GIA KHẢO SÁT...................................................................................xlii
  • 10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam ................ 16 Bảng 2.2: Bảng tóm tắt các nghiên cứu liên quan.............................................. 22 Bảng 3.1: Thang đo yếu tố Môi trường kiểm soát ............................................. 33 Bảng 3.2: Thang đo yếu tố Đánh giá rủi ro........................................................ 34 Bảng 3.3: Thang đo yếu tố Hoạt động kiểm soát............................................... 34 Bảng 3.4: Thang đo yếu tố Thông tin và truyền thông ...................................... 35 Bảng 3.5: Thang đo yếu tố Giám sát.................................................................. 35 Bảng 3.6: Thang đo yếu tố tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ......... 35 Bảng 3.7: Tổng hợp thang đo các yếu tố............................................................ 36 Bảng 4.1: Thống kê số lượng DN tham gia khảo sát theo Loại hình DN.......... 41 Bảng 4.2: Thống kê số lượng DN tham gia khảo sát theo Lĩnh vực hoạt động... 42 Bảng 4.3: Thống kê số lượng DN tham gia khảo sát theo Quy mô về vốn ....... 42 Bảng 4.4: Thống kê số lượng DN tham gia khảo sát theo Quy mô doanh thu .... 43 Bảng 4.5: Thống kê số lượng DN tham gia khảo sát theo Quy mô lao động .... 43 Bảng 4.6: Thống kê số lượng DN tham gia khảo sát theo Năm thành lập......... 44 Bảng 4.7: Kết quả thống kê mô tả giá trị của các biến đo lường ....................... 44 Bảng 4.8: Tổng hợp ý kiến phỏng vấn chuyên gia............................................. 46 Bảng 4.9: Ý kiến chuyên gia về mức độ tác động của các yếu tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng....................... 46 Bảng 4.10: Ý kiến chuyên gia về các biến quan sát cho biến Tính hữu hiệu của HTKSNB............................................................................................................. 49 Bảng 4.11: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo Môi trường kiểm soát ....... 49 Bảng 4.12: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo Đánh giá rủi ro.................. 50 Bảng 4.13: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo Hoạt động kiểm soát......... 50 Bảng 4.14: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo Thông tin và truyền thông .. 51 Bảng 4.15: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo Giám sát............................ 51 Bảng 4.16: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo Tính hữu hiệu của HTKSNB.. 51 Bảng 4.17: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định chất lượng thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ ................................... 52 Bảng 4.18: Kiểm định Bartlett và KMO cho thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB................................................................................ 54 Bảng 4.19: Tổng phương sai trích của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB ....................................................................................... 54 Bảng 4.20: Ma trận xoay nhân tố của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB ....................................................................................... 54 Bảng 4.21: Kiểm định Bartlett và KMO thang đo Tính hữu hiệu của HTKSNB.. 56
  • 11. ix Bảng 4.22: Tổng phương sai trích của thang đo tính hữu hiệu của HTKSNB .. 56 Bảng 4.23: Ma trận xoay nhân tố của thang đo tính hữu hiệu của HTKSNB.... 56 Bảng 4.24: Ma trận hệ số tương quan ................................................................ 57 Bảng 4.25: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy................................................ 58 Bảng 4.26: Tổng hợp giả thuyết được kiểm định............................................... 62 Bảng 4.27: Tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB............................................................................................................. 63
  • 12. x DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu dự kiến.............................................................. 25 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ......................................................................... 26 Hình 4.1: Biểu đồ tần suất của các phần dư chuẩn hóa ..................................... 60 Hình 4.2: Biểu đồ tần suất PP-Plot..................................................................... 61 Hình 4.3: Biểu đồ phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán....................... 61
  • 13. xi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa Tiếng Anh Tiếng Việt AICPA American Institute of Certified Public Accountants Viện Kế toán công chứng Hoa Kỳ BCTC Báo cáo tài chính COSO Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission Ủy ban của các tổ chức tài trợ của Ủy ban Treadway DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích thống kê GĐ Giám đốc HĐQT Hội đồng quản trị HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ IFAC International Federation of Accountant Liên đoàn Kế toán quốc tế KMO Kaiser Meyer Olkin Hệ số sự thích hợp của phân tích nhân tố KSNB Kiểm soát nội bộ NQL Nhà quản lý VIF Variance Inflation Factor Hệ số phóng đại phương sai
  • 14. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê trong Quý I/2019 cả nước có 28.451 doanh nghiệp thành lập mới, 14.761 doanh nghiệp dừng hoạt động, 4.116 doanh nghiệp phá sản. Lý do dẫn đến các doanh nghiệp dừng hoạt động, phá sản có nhiều nguyên nhân như: thiếu chiến lược kinh doanh, thiếu vốn, nền kinh tế gặp khó khăn, làm ăn thua lỗ,… Nhưng nhìn chung nguyên nhân chính do các lãnh đạo doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến Hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) tại doanh nghiệp mình, đặc biệt là các DNNVV, khi đề cập đến HTKSNB thì mỗi doanh nghiệp lại hiểu khác nhau, việc triển khai HTKSNB tại mỗi doanh nghiệp cũng khác nhau và thường theo những phương thức kinh nghiệm tích lũy được. Tình trạng khá phổ biến hiện nay là phương pháp quản lý của nhiều doanh nghiệp còn lõng lẽo, các doanh nghiệp nhỏ thường được quản lý theo kiểu gia đình, các doanh nghiệp lớn hơn thường phân quyền điều hành cho cấp dưới nhưng thiếu kiểm tra đầy đủ. Cả hai mô hình này đều dựa trên sự tin tưởng cá nhân. HTKSNB là một công cụ quản lý hữu hiệu các nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp như: con người, tài sản, vốn,… góp phần hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh và làm tăng độ tin cậy của Báo cáo tài chính (BCTC). Do đó, nếu không có HTKSNB hữu hiệu thì làm thế nào để người lao động không vì lợi ích riêng mà làm những điều thiệt hại đến lợi ích chung của doanh nghiệp? Làm sao để quản lý được các rủi ro? Làm thế nào để lãnh đạo phân quyền, ủy quyền, giao quyền cho cấp dưới một cách chính xác, khoa học chứ không phải dựa trên sự tin tưởng cảm tính? Tại Việt Nam đã có những nghiên cứu về HTKSNB. Tuy nhiên cho đến nay, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ chưa được thực hiện. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ” nghiên cứu luận văn cao học nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
  • 15. 2 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của luận văn là đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu số 1: Đánh giá thực trạng HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Mục tiêu số 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Mục tiêu số 3: Đề xuất các giải pháp để nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. 1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Phạm vi không gian: các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Phạm vi thời gian: - Số liệu thứ cấp: Được thu thập trong giai đoạn năm 2013 – 2018. - Số liệu sơ cấp: Được thu thập từ tháng 09/2019 – 11/2019. 1.4 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN VỀ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Về mặt lý luận: Xác định được các yếu tố ảnh hưởng và đưa ra bằng chứng thực nghiệm về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
  • 16. 3 Về mặt thực tiễn: Đề xuất một số giải pháp khả thi đối với các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ trong việc nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB tại doanh nghiệp mình. 1.5 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Cấu trúc của luận văn gồm 05 Chương: Chương 1: Tổng quan về đề tài Chương 2: Cơ sở lý luận Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Giải pháp, kết luận và kiến nghị Kết luận Chương 1 Chương 1 trình bày tổng quan về nội dung nghiên cứu của luận văn, theo đó cho thấy việc nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ có ý nghĩa thực tiễn và khoa học, nhằm giúp nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
  • 17. 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 2.1.1 Tổng quan về Kiểm soát nội bộ Theo khoản 1 Điều 39 Luật Kế toán Việt Nam năm 2015 nêu rõ “Kiểm soát nội bộ (KSNB) là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.” Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 315: “KSNB là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của BCTC, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan”. Một định nghĩa được chấp nhận khá rộng rãi được đưa ra vào năm 1992, bởi COSO (Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission): “KSNB là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự bảo đảm hợp lý nhằm thực hiện mục tiêu: đảm bảo sự tin cậy của BCTC; đảm bảo sự tuân thủ các quy định và luật lệ; đảm bảo các hoạt động được thực hiện hiệu quả”. Đến năm 2013, COSO khái niệm KSNB như sau: “KSNB là một quy trình đưa ra bởi Ban quản trị của doanh nghiệp, nhà quản lý và các nhân sự khác, được thiết kế để đưa ra sự đảm bảo cho việc đạt được mục tiêu về hoạt động, báo cáo và tuân thủ.” 2.1.2 Tổng quan về Hệ thống kiểm soát nội bộ 2.1.2.1 Khái niệm Theo Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kì (AICPA) thì HTKSNB được định nghĩa là “Hệ thống kế hoạch, tổ chức và tất cả các phương pháp phối hợp được thừa nhận dùng trong kinh doanh để bảo vệ tài sản của các tổ chức, kiểm tra độ chính xác và tin cậy của thông tin kế toán, thúc đẩy hiệu quả hoạt động và khích lệ, bám sát chủ trương quản lý đã đặt ra”. Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) cũng đưa ra định nghĩa “HTKSNB là một hệ thống chính sách, thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu: bảo vệ tài sản của đơn vị; đảm bảo độ tin cậy của các thông tin; đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý; đảm bảo hiệu quả hoạt động”.
  • 18. 5 Định nghĩa này đã nêu đầy đủ các khía cạnh của HTKSNB và nhấn mạnh đến các mục tiêu đảm bảo hiệu quả hoạt động trên cơ sở tuân thủ pháp luật, đảm bảo độ tin cậy của thông tin và độ an toàn của tài sản. Alvin A.rens và cộng sự (2000, trang 196): “Để đạt được mục tiêu cần phải xây dựng một HTKSNB, theo đó hệ thống bao gồm các chính sách, thủ tục đặc thù được thiết kế để cung cấp cho các nhà quản lý sự đảm bảo hợp lý để thực hiện các mục tiêu đã định. Mục tiêu đó bao gồm: Đảm bảo độ tin cậy của thông tin; Bảo vệ tài sản và sổ sách; Đẩy mạnh tính hiệu quả trong hoạt động; Tăng cường sự gắn bó với các chính sách và thủ tục đã đề ra”. Khái niệm này tiếp cận theo hướng đánh giá rủi ro và tương đồng với quan điểm của tổ chức COSO, các yếu tố cấu thành KSNB cũng bao gồm 5 yếu tố là: Yếu tố môi trường kiểm soát; Yếu tố đánh giá rủi ro; Yếu tố thông tin và truyền thông; Yếu tố hoạt động kiểm soát; Yếu tố giám sát. Ngô Trí Tuệ và các cộng sự (2004) đã nêu các quan điểm khác nhau về HTKSNB và đưa ra khái niệm chung là: “HTKSNB là hệ thống các chính sách và các thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu cơ bản: Bảo vệ tài sản của đơn vị; đảm bảo độ tin cậy của các thông tin; đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý và đảm bảo hiệu quả hoạt động”. HTKSNB là nói đến các chính sách, thủ tục, các bước kiểm soát do lãnh đạo đơn vị xây dựng có tính chất bao trùm tất cả mọi lĩnh vực trong đơn vị. Vậy, HTKSNB bao gồm cả KSNB và bản thân con người cùng với những phương tiện có tính chất kỹ thuật, cấu trúc hướng vào kiểm soát mang tính bền vững, ổn định, đảm bảo và lâu dài. HTKSNB thường được bản thân các lãnh đạo đơn vị xây dựng, thiết lập hướng vào kiểm soát các hoạt động trong phạm vi và trách nhiệm của đơn vị. Có rất nhiều quan điểm về HTKSNB khác nhau do yêu cầu và góc độ nhìn nhận khác nhau. Tuy nhiên, quan điểm chung được thừa nhận rộng rãi nhất hiện nay thì HTKSNB là toàn bộ các chính sách, những quy định, các thủ tục kiểm soát, các bước công việc do lãnh đạo đơn vị xây dựng và áp dụng nhằm quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị đạt kết quả. HTKSNB nhằm vào 3 vấn đề lớn, đó là: Tuân thủ luật pháp và quy định; Đảm bảo mục tiêu của hoạt động (hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý); Đảm bảo độ tin cậy của BCTC. HTKSNB không chỉ là một thủ tục hay một chính sách được thực hiện ở một vài thời điểm nhất định mà được vận hành liên tục ở tất cả mọi cấp độ trong đơn vị. HĐQT và các nhà quản trị cấp cao chịu trách nhiệm cho việc thiết lập một văn hóa phù hợp nhằm hỗ trợ cho HTKSNB hữu hiệu và giám sát tính hữu hiệu của hệ thống này một cách liên tục. Tất cả các thành viên của tổ chức đều tham gia.
  • 19. 6 2.1.2.2 Vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ Vai trò cơ bản của kiểm soát trong quản lý đó là đảm bảo hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý của đơn vị. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát không phải là một giai đoạn hay một phần của quá trình quản lý mà nó đóng vai trò như một chức năng của quản lý ở tất cả các giai đoạn, các khâu trong toàn bộ quá trình quản lý. Nhờ có chức năng này mà các kế hoạch, mục tiêu đề ra và việc sử dụng các yếu tố nguồn lực luôn được giám sát một cách chặt chẽ từ khâu xây dựng cho đến thực hiện. Việc thường xuyên kiểm tra, kiểm soát tiến độ thực hiện sẽ giúp điều hoà mối quan hệ, kịp thời điều chỉnh các định mức và mục tiêu từ đó tiết kiệm tối đa chi phí nguồn lực mà vẫn đạt được kết quả cao. Đồng thời kiểm tra, kiểm soát giúp cho việc thực hiện tốt các mục tiêu đề ra. Từ đó nâng cao hiệu năng quản lý của đơn vị. KSNB luôn là khâu quan trọng trong mọi quy trình quản trị, do đó các lãnh đạo thường chú tâm đến việc hình thành và duy trì các hoạt động KSNB trong doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu của đơn vị. HTKSNB là phương tiện để bộ phận quản lý thực hiện nhiệm vụ: cung cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước, ngân hàng, các nhà đầu tư, nhà cung cấp một sự đảm bảo thích hợp rằng, hoạt động của đơn vị được kiểm soát thích đáng. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, nó là một trong các yếu tố giúp cho nhà đầu tư đưa ra quyết định có nên đầu tư vào đơn vị hay không. Đồng thời bộ phận quản lý còn có trách nhiệm cung cấp cho các nhà cung cấp, cơ quan quản lý nhà nước và những nhà đầu tư tiềm tàng (ngân hàng, chủ đầu tư…) những thông tin chi tiết về tình hình tài chính của đơn vị mà HTKSNB là một công cụ cho lãnh đạo doanh nghiệp lựa chọn. Những thông tin chi tiết về tình hình tài chính cũng như phương thức hoạt động của đơn vị sẽ đáp ứng được nhu cầu thông tin cụ thể. Xét vai trò không kém phần quan trọng của HTKSNB đó là ngăn ngừa và phát hiện các gian lận và sai sót của các thành viên trong đơn vị, từ đó giúp cho lãnh đạo xử lý và điều chỉnh kịp thời đảm bảo hiệu quả hoạt động của đơn vị. Ngoài ra, HTKSNB được xây dựng và vận hành bởi lãnh đạo, vì vậy với một HTKSNB được xây dựng và vận hành hữu hiệu bằng những chính sách, thủ tục kiểm soát phù hợp và hữu hiệu sẽ thể hiện năng lực, thái độ quản lý của NQL. 2.1.2.3 Sự cần thiết của Hệ thống kiểm soát nội bộ HTKSNB là công cụ đắc lực của NQL trong việc đảm bảo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đặt ra của đơn vị. Nhờ những thông tin đáng tin cậy mà HTKSNB cung cấp, NQL có thể đưa ra những quyết định đúng đắn góp phần thực hiện có hiệu quả, hiệu năng và kinh tế các hoạt động, cụ thể: Bảo vệ tài sản của đơn vị,
  • 20. 7 kiểm toán viên nội bộ kiểm soát quá trình bảo vệ tài sản nhằm giảm bớt tổn thất do các hành vi trộm cắp, hỏa hoạn, sử dụng sai mục đích hoặc bất hợp pháp và thẩm tra vạch trần các hành vi vi phạm này. Trên cơ sở đánh giá rủi ro thất thoát của từng loại tài sản, kiểm toán viên nội bộ sẽ xây dựng các thủ tục kiểm soát phù hợp. Đảm bảo độ tin cậy của các thông tin, NQL căn cứ vào các thông tin kinh tế, tài chính do bộ phận kế toán tổng hợp và cung cấp để đưa ra những quyết định quan trọng. Nếu thông tin không kịp thời, phản ánh không đúng đắn thực trạng của công ty thì sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm. Do đó, tồn tại một HTKSNB hữu hiệu chính là tiền đề để giúp NQL đưa ra những quyết định phù hợp đối với đơn vị trong từng giai đoạn cụ thể. Để thực hiện vai trò này, kiểm toán viên nội bộ phải kiểm tra hệ thống thông tin là thích hợp để xác định xem thông tin trên sổ sách kế toán, BCTC có chính xác, đáng tin cậy, kịp thời, hoàn chỉnh và hữu ích không. Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý, HTKSNB là công cụ hỗ trợ NQL giám sát quá trình tuân thủ các chính sách, kế hoạch, thủ tục, pháp luật và các quy định có ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các biện pháp: - Duy trì và kiểm tra việc tuân thủ các chính sách có liên quan đến các hoạt động của đơn vị; - Ngăn chặn và phát hiện kịp thời cũng như xử lý các sai phạm và gian lận trong mọi hoạt động của đơn vị; - Đảm bảo việc ghi chép kế toán đầy đủ, chính xác cũng như việc lập BCTC trung thực và khách quan. Bảo đảm hiệu quả của hoạt động và năng lực quản lý, HTKSNB góp phần tăng cường việc sử dụng tiết kiệm, và có hiệu quả các nguồn lực, giảm thiểu sự lãng phí do các tác nghiệp dư thừa, không cần thiết. Để xác định tính hiệu quả, hiệu năng và kinh tế của các hoạt động trong đơn vị, kiểm toán viên nội bộ cần xác định các tình trạng như: Cơ sở vật không được tận dụng tối đa; công việc không đạt năng suất; các thủ tục tốn kém; thừa hoặc thiếu nhân viên;... HTKSNB hỗ trợ NQL hoàn thiện điều hành bộ máy quản lý bằng cách cung cấp thêm các thông tin về quá trình hoạt động của các bộ phận, ví dụ như các bộ phận khác nhau của chu trình kiểm tra đã được tiến hành một cách tiết kiệm và có hiệu quả như thế nào, từ đó đưa ra các biện pháp sử dụng hợp lý tài sản, quản lý hiệu quả hơn các nguồn lực của đơn vị. 2.1.2.4 Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ
  • 21. 8 Các mục tiêu của HTKSNB rất rộng, bao trùm mọi mặt hoạt động và có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của DN. Theo đó, KSNB là một chức năng thường xuyên của các DN trên cơ sở xác định rủi ro có thể xảy ra trong từng khâu công việc, để tìm ra biện pháp ngăn ngừa nhằm thực hiện có hiệu quả tất cả các mục tiêu đặt ra. Thứ nhất, Mục tiêu hữu hiệu và hiệu quả hoạt động Đây là mục tiêu quan trọng nhất và được đặt lên hàng đầu. HTKSNB phải hướng tới việc tối đa hóa hiệu quả trong hoạt động của DN qua việc sử dụng hợp lý nhất các tài sản và các nguồn lực đồng thời giúp DN tránh khỏi các rủi ro. Với mục tiêu này, HTKSNB phải được xây dựng sao cho toàn bộ nhân viên của DN sẽ nỗ lực đạt được các mục tiêu bằng các phương thức hiệu quả nhất, hạn chế các chi phí vượt mức ngoài mong muốn và không đặt quyền lợi khác lên trên lợi ích của DN. HTKSNB đề ra các biện pháp nhằm đánh giá các loại hình rủi ro có khả năng gây ảnh hưởng đến các hoạt động của DN. Đồng thời, nó cũng phải đảm bảo sự tương xứng giữa những rủi ro về ngân sách, với phạm vi, quy mô hoạt động của DN. HTKSNB cũng nhằm vào việc bảo vệ tài sản và các nguồn lực trước những hành vi chiếm đoạt không hợp lệ, sử dụng trái phép hoặc chống mất mát để đảm bảo cho DN hoạt động an toàn, có hiệu quả. Thứ hai, Mục tiêu về thông tin Hoạt động tại DNNVV luôn diễn ra liên tục. Do đó, hàng ngày, hàng giờ có rất nhiều luồng thông tin ra vào. NQL cần có những thông tin phục vụ cho việc ra quyết định. Vì vậy, các thông tin cung cấp phải đảm bảo tính kịp thời, tin cậy, đầy đủ và phản ánh khách quan thực trạng hoạt động của đơn vị. Thứ ba, mục tiêu tuân thủ HTKSNB phải đảm bảo cho toàn bộ hoạt động của DNNVV theo đúng pháp luật, phù hợp với yêu cầu của việc giám sát cũng như phù hợp với các nguyên tắc, quy trình, quy định nội bộ của DNNVV. 2.1.3 Tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ Tính hữu hiệu là một khái niệm được xác định hướng đến việc đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu, mục đích đã được định trước cho một hoạt động hoặc một chương trình đã được thực hiện (đạt được kết quả thoả đáng từ việc sử dụng các nguồn lực và các hoạt động của tổ chức). Vì vậy, điểm quan trọng trong đánh giá tính hữu hiệu là phải xem xét giữa kết quả mong đợi trong kế hoạch với kết quả thực tế qua hoạt động. Mỗi nhà nghiên cứu khác nhau, với những hệ thống đánh giá khác nhau thì sẽ có những quan điểm riêng của mình về tính hữu hiệu,
  • 22. 9 nhưng điểm chung trong quan điểm của họ chính là việc hoàn thành mục tiêu hay những hoạt động để đáp ứng được mục tiêu. HTKSNB của các tổ chức khác nhau được vận hành với các mức độ hữu hiệu khác nhau. Tương tự như thế, một HTKSNB cụ thể của một tổ chức cũng sẽ vận hành với mức độ hữu hiệu khác nhau ở những thời điểm khác nhau. Báo cáo của COSO (2013) cho rằng, HTKSNB hữu hiệu (xét ở một thời điểm xác định) nếu HĐQT và nhà quản lý đảm bảo hợp lý đạt được 03 tiêu chí sau: - Họ hiểu rõ mục tiêu hoạt động của tổ chức đạt được ở mức độ nào. - Các báo cáo đang được lập và trình bày một cách đáng tin cậy. - Pháp luật và các quy định được tuân thủ. Như vậy, trong khi KSNB là một quá trình thì tính hữu hiệu của KSNB lại là một trạng thái của quá trình đó ở một thời điểm nhất định. Việc đánh giá hữu hiệu của KSNB là mang tính xét đoán. Bên cạnh đó, để đánh giá KSNB là hữu hiệu thì ngoài 03 tiêu chí trên còn cần phải đánh giá thêm tính hữu hiệu của năm bộ phận cấu thành của HTKSNB. Có thể thấy tính hữu hiệu của năm bộ phận cấu thành của một HTKSNB cũng chính là tiêu chí để đánh giá tính hữu hiệu của HTKSNB. Tuy nhiên, cần lưu ý khi cho rằng 05 tiêu chí trên cần được thỏa mãn khi đánh giá tính hữu hiệu của HTKSNB thì điều này cũng không có nghĩa là mỗi bộ phận hợp thành của HTKSNB đều phải hoạt động y hệt như nhau hoặc cùng mức độ ở các bộ phận khác nhau. Lý do được nêu ra trong báo cáo COSO như sau: - Có sự bù trừ tự nhiên giữa các bộ phận của HTKSNB. KSNB phục vụ cho nhiều mục tiêu vì vậy kiểm soát hữu hiệu ở bộ phận này có thể phục vụ cho mục tiêu kiểm soát ở bộ phận kia. - Để đối phó với một rủi ro cụ thể, NQL có thể đề ra nhiều mức độ kiểm soát khác nhau ở các bộ phận khác nhau. Các mức độ này sẽ giúp cho 05 tiêu chí trên được thỏa mãn mà không nhất thiết phải có sự đồng nhất về mức độ hoạt động của các bộ phận. Năm bộ phận cấu thành HTKSNB và năm tiêu chí trên được áp dụng cho toàn bộ HTKSNB hoặc cho một hoặc một số nhóm mục tiêu. Khi xem xét một trong ba nhóm mục tiêu, chẳng hạn KSNB với việc lập BCTC nếu cả năm tiêu chí trên đều được thỏa mãn sẽ giúp tổ chức nhận xét rằng KSNB đối với việc lập báo cáo tài chính là hữu hiệu. Kế thừa báo cáo của COSO, Amudo và Inanga (2009), Sultana và Haque (2011), Gamage & Kevin Low Lock và Fernando (2014), các tác giả đã cho rằng một HTKSNB đạt được tính hữu hiệu khi nó đạt được ba mục tiêu sau:
  • 23. 10 - Các hoạt động đạt được hiệu quả. - Báo cáo tài chính đạt được độ tin cậy. - Pháp luật và các quy định được tuân thủ. Đây chính là thang đo tính hữu hiệu mà tác giả kế thừa và sử dụng trong nghiên cứu của mình khi đánh giá tính hữu hiệu của HTKSNB trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng. 2.1.4 Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ 2.1.4.1 Môi trường kiểm soát Môi trường kiểm soát đã tạo nên một sắc thái chung cho một tổ chức, ảnh hưởng đến ý thức kiểm soát của các nhân viên. Môi trường kiểm soát là nền tảng cho tất cả các yếu tố khác trong HTKSNB, tạo lập một nề nếp kỷ cương, đạo đức và cơ cấu tổ chức. Các yếu tố trong môi trường kiểm soát bao gồm: - Sự liêm chính và giá trị đạo đức cá nhân, chuyên môn + Sự liêm chính và tôn trọng giá trị đạo đức của NQL và đội ngũ nhân viên xác định thái độ cư xử chuẩn mực trong công việc của họ. Tinh thần tôn trọng đạo đức thể hiện qua việc họ tuân thủ các điều lệ, quy định và cách ứng xử. + Ngoài ra, việc công khai tài sản, quy chế chi tiêu nội bộ,… mang tính công bằng, khách quan, vô tư, không thiên vị,… cũng thể hiện được thái độ và cách điều hành của NQL. - Năng lực nhân viên + Năng lực nhân viên bao gồm trình độ hiểu biết và khả năng làm việc cần thiết để đảm bảo cho việc thực hiện có kỷ cương, trung thực, tiết kiệm, hiệu quả và hữu hiệu, cũng như có một sự am hiểu đúng đắn về trách nhiệm của bản thân trong việc thiết lập HTKSNB. + NQL và nhân viên phải duy trì một trình độ đủ để hiểu được việc xây dựng thực hiện, duy trì HTKSNB, vai trò của HTKSNB và trách nhiệm của họ trong việc thực hiện sứ mệnh chung trong DN. Mỗi cá nhân trong DN đều giữ một vai trò trong HTKSNB, bởi đó là trách nhiệm của họ. + Đào tạo là một phương thức hữu hiệu để nâng cao trình độ cho các thành viên trong DN, đó là hướng dẫn mọi người trong DN về mục tiêu của HTKSNB, phương pháp giải quyết những tình huống khó xử trong công việc. - Triết lý quản lý và phong cách NQL
  • 24. 11 Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo thể hiện qua cá tính và thái độ của NQL khi điều hành. Nếu NQL cấp cao cho rằng HTKSNB là quan trọng thì những thành viên khác trong DN cũng sẽ cảm nhận được điều đó và theo đó mà tận tâm xây dựng HTKSNB. Tinh thần này biểu hiện ra thành những quy định đạo đức ứng xử trong cơ quan. - Cơ cấu tổ chức + Sự phân chia quyền và trách nhiệm báo cáo. Mỗi cấp quản lý ý thức được quyền hạn của mình tới đâu. + Hệ thống báo cáo phù hợp với đơn vị, thiết lập quy trình báo cáo kịp thời, kết quả thực hiện để đạt mục tiêu đề ra. Trong cơ cấu tổ chức cũng bao gồm bộ phận kiểm toán nội bộ, được tổ chức độc lập đối với các đối tượng kiểm toán và báo cáo trực tiếp đến lãnh đạo cao nhất trong cơ quan. - Chính sách nhân sự + Chính sách nhân sự bao gồm tuyển dụng, huấn luyện, giáo dục, đánh giá, bổ nhiệm, khen hưởng hay kỷ luật. + Mỗi cá nhân đóng vai trò quan trọng trong HTKSNB. Khả năng, sự tin cậy của nhân viên rất cần thiết để kiểm soát được hữu hiệu. Vì vậy, cách thức tuyển dụng, huấn luyện, giáo dục, đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng hay kỷ luật là một phần quan trọng trong môi trường kiểm soát. Việc ra quyết định tuyển dụng nhân viên phải đảm bảo được về tư cách đạo đức cũng như kinh nghiệm để thực hiện công việc được giao. + NQL cần thiết lập các chương trình động viên, khuyến khích bằng các hình thức khen thưởng cho các hoạt động cụ thể. Đồng thời, các hình thức kỷ luật nghiêm khắc cho các hành vi vi phạm cũng cần được NQL quan tâm. 2.1.4.2 Đánh giá rủi ro Đánh giá rủi ro bao gồm quá trình nhận dạng và phân tích các rủi ro một cách thích hợp để đạt được mục tiêu của tổ chức và xác định biện pháp xử lý phù hợp. - Nhận dạng rủi ro Nhận dạng rủi ro bao gồm nhận dạng rủi ro từ bên ngoài và bên trong, rủi ro trong từng hoạt động và rủi ro trong toàn DN, rủi ro được xem xét liên tục trong suốt quá trình hoạt động.
  • 25. 12 - Đánh giá rủi ro Để kiểm soát được rủi ro, vấn đề quan trọng không chỉ là nhận ra các rủi ro tồn tại, mà còn là đánh giá tầm quan trọng, khả năng xảy ra rủi ro và tác hại mà rủi ro gây ra. Có nhiều phương pháp đánh giá rủi ro tùy theo mỗi loại rủi ro, tuy nhiên phải đánh giá rủi ro một cách có hệ thống. Thí dụ phải xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá rủi ro, sau đó sắp xếp thứ tự các rủi ro, dựa vào đó NQL sẽ phân bổ nguồn lực đối phó rủi ro thích hợp. - Phát triển biện pháp đối phó rủi ro Có bốn biện pháp đối phó với rủi ro: Phân tán rủi ro, chấp nhận rủi ro, tránh né rủi ro và xử lý hạn chế rủi ro. Trong phần lớn các trường hợp rủi ro phải được xử lý hạn chế và đơn vị duy trì KSNB để có biện pháp thích hợp. Các biện pháp xử lý hạn chế rủi ro ở mức độ hợp lý vì mối liên hệ giữa lợi ích và chi phí nhưng nếu nhận dạng được và đánh giá được rủi ro thì có sự chuẩn bị tốt hơn. Khi môi trường thay đổi (kinh tế, công nghệ, luật pháp) sẽ làm rủi ro thay đổi và việc đánh giá rủi ro cũng phải thường xuyên xem xét lại, điều chỉnh theo từng thời kỳ. 2.1.4.3 Hoạt động kiểm soát Hoạt động kiểm soát có mặt xuyên suốt trong tổ chức, ở các mức độ và các chức năng. Hoạt động kiểm soát bao gồm các hoạt động kiểm soát phòng ngừa và phát hiện rủi ro. Cân bằng giữa thủ tục kiểm soát phát hiện và phòng ngừa thông thường là phối hợp các hoạt động kiểm soát để hạn chế, bổ sung lẫn nhau giữa các thủ tục kiểm soát - Thủ tục phân quyền và xét duyệt + Việc thực hiện các nghiệp vụ chỉ được thực hiện bởi người được ủy quyền theo trách nhiệm và phạm vi của họ. Ủy quyền là một cách thức chủ yếu để đảm bảo rằng chỉ có những nghiệp vụ có thực mới được phê duyệt đúng mong muốn của NQL. Các thủ tục ủy quyền phải được tài liệu hóa và công bố rõ ràng, phải bao gồm những điều kiện cụ thể. + Tuân thủ những quy định chi tiết của sự ủy quyền nói trên, nhân viên thực hành đúng theo hướng dẫn, trong giới hạn được quy định của NQL và luật pháp. - Phân chia trách nhiệm Để giảm rủi ro về việc sai sót, lãng phí, những hành động cố ý làm sai và rủi ro không ngăn ngừa được thì không một bộ phận hay cá nhân nào được giao một công việc từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc. Trách nhiệm phải được giao một cách có hệ thống cho từng cá nhân để đảm bảo sự kiểm tra có hiệu quả. Năm
  • 26. 13 trách nhiệm chủ yếu bao gồm ủy quyền, phê chuẩn, ghi chép, xử lý và đánh giá các nghiệp vụ. Tuy nhiên, cần lưu ý sự thông đồng làm giảm hoặc phá hủy sự hữu hiệu của KSNB. Trong một số trường hợp đơn vị có quy mô nhỏ, có quá ít nhân viên để thực hiện việc phân chia phân nhiệm. Khi đó, NQL phải nhận biết được rủi ro và bù đắp bằng những biện pháp kiểm soát khác như sự luân chuyển nhân viên. Sự luân chuyển nhân viên đảm bảo rằng một người không xử lý mọi mặt nghiệp vụ trong một thời gian dài. Cũng như, việc khuyến khích và yêu cầu nhân viên thực hiện những ngày nghỉ hàng năm cũng giúp giảm rủi ro bằng cách đem lại sự luân chuyển nhân viên tạm thời. - Kiểm soát việc tiếp cận tài sản và sổ sách Việc tiếp cận tài sản và sổ sách phải được giới hạn trong những cá nhân mà họ được giao trách nhiệm bảo quản hoặc sử dụng tài sản. Trách nhiệm của người bảo quản tài sản thể hiện qua chứng từ, hàng tồn kho, ghi chép sổ sách. Hạn chế việc tiếp cận tài sản làm giảm rủi ro lạm dụng hoặc làm thất thoát tài sản của đơn vị. Mức độ giới hạn tùy thuộc vào rủi ro thất thoát tài sản. Mức độ giới hạn phải được xem xét, xác định. - Kiểm tra Các nghiệp vụ và sự kiện phải được kiểm tra trước và sau khi xử lý. Thí dụ, khi xác định số thu của từng đối tượng thì căn cứ vào số tiền đã nộp đối chiếu trên cơ sở các sổ theo dõi thu của người phụ trách quản lý thu. - Đối chiếu Sổ sách được đối chiếu với các chứng từ thích hợp một cách định kỳ. Thí dụ, sổ sách ghi chép tiền gửi ngân hàng đối chiếu với sổ phụ ngân hàng. - Rà soát việc thực hiện các hoạt động Việc thực hiện các hoạt động được rà soát dựa trên một loạt các chuẩn mực nguyên tắc cơ bản, đánh giá hiệu quả và tính hữu hiệu. Nếu sự rà soát cho thấy rằng các hoạt động thực hiện không phù hợp với mục tiêu của tổ chức hoặc các tiêu chuẩn, thì quy trình thực hiện để đạt các mục tiêu cần phải rà soát lại để đưa ra cải tiến cần thiết. - Rà soát sự điều hành và xử lý hoạt động Việc điều hành, xử lý và hoạt động nên được rà soát định kỳ để đảm bảo tuân thủ nguyên tắc, chính sách, thủ tục và những đòi hỏi hiện hành khác. - Giám sát nhân viên (giao việc, soát xét, chấp thuận, hướng dẫn, huấn luyện)
  • 27. 14 Việc giám sát kỹ càng giúp việc đảm bảo rằng mục tiêu của việc tổ chức sẽ được thực hiện. Sự giao việc, soát xét và chấp thuận công việc của nhân viên bao gồm: + Sự thông báo rõ ràng, nghĩa vụ, trách nhiệm và sự chịu trách nhiệm giao cho mỗi thành viên. + Đánh giá một cách hệ thống công việc của mỗi thành viên trong phạm vi cần thiết. + Chấp thuận công việc theo những tiêu chuẩn để đảm bảo công việc được thực hiện theo đúng định hướng. Người giám sát cung cấp cho nhân viên những hướng dẫn cần thiết và huấn luyện họ để đảm bảo rằng sự sai sót, lãng phí và hành động sai trái được giảm thiểu và làm cho các NQL trực tiếp hiểu được và đạt được kết quả. 2.1.4.4 Thông tin và truyền thông Thông tin và truyền thông rất cần thiết để thực hiện mục tiêu của KSNB. - Thông tin Điều kiện đầu tiên đảm bảo thông tin thích hợp và đáng tin cậy là thông tin phải được ghi chép kịp thời, phân loại đúng đắn các nghiệp vụ và sự kiện, được chuyển đi dưới những biểu mẫu và lộ trình bảo đảm nhân viên thực hiện chức năng trong HTKSNB. Do đó, đòi hỏi tất cả các nghiệp vụ phải lập các chứng từ đầy đủ. Khả năng ra quyết định của các NQL bị ảnh hưởng bởi chất lượng của những thông tin như tính thích hợp, tính kịp thời, cập nhật, chính xác và có thể sử dụng được. Một hệ thống thông tin thích hợp phải tạo ra các báo cáo về hoạt động tài chính kế toán theo chế độ kế toán của Bộ Tài chính, những vấn đề tuân thủ hỗ trợ cho việc điều hành và kiểm soát những hoạt động. Nó không chỉ bao gồm những dữ liệu bên trong mà còn xem xét các thông tin bên ngoài, những điều kiện và hoạt động cần thiết ra quyết định và báo cáo. - Truyền thông Truyền thông hữu hiệu là việc cung cấp thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới hoặc từ cấp dưới lên cấp trên hoặc ngang hàng giữa các bộ phận, thông tin xuyên suốt toàn bộ tổ chức. Các cá nhân nhận được thông báo rõ ràng từ NQL về trách nhiệm của bản thân họ trong HTKSNB. Họ phải hiểu được vai trò của bản thân đối với HTKSNB, đối với các thành viên khác trong tổ chức. Ngoài ra, cũng cần có sự truyền thông hiệu quả từ bên ngoài DN.
  • 28. 15 2.1.4.5 Giám sát HTKSNB cần được giám sát để đánh giá chất lượng hoạt động của hệ thống qua thời gian. Những khiếm khuyết của HTKSNB cần được phát hiện kịp thời để có biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt. Việc giám sát được thực hiện thường xuyên, định kỳ hoặc kết hợp cả hai. - Giám sát thường xuyên Giám sát thường xuyên trong HTKSNB được thiết lập cho những hoạt động thông thường và lặp lại của DN. Bao gồm cả những hoạt động giám sát và quản lý mang tính chất định kỳ ngay trong quá trình thực hiện của các nhân viên trong công việc hàng ngày. Giám sát thường xuyên được thực hiện trên tất cả các yếu tố của HTKSNB và liên quan đến việc ngăn chặn và phát hiện tất cả những hiện tượng vi phạm luật pháp, không tiết kiệm, không hiệu quả của hệ thống. - Giám sát định kỳ Phạm vi và tần suất giám sát định kỳ phụ thuộc vào sự đánh giá mức độ rủi ro và hiệu quả của thủ tục giám sát thường xuyên. Giám sát định kỳ bao phủ toàn bộ sự đánh giá, sự hữu hiệu của HTKSNB và đảm bảo HTKSNB đạt kết quả như mong muốn dựa trên các phương pháp và thủ tục kiểm soát Những yếu kém của HTKSNB phải được thông báo cho lãnh đạo cấp trên. Giám sát này bao gồm cả việc xem xét các phát hiện kiểm toán và các kiến nghị của kiểm toán viên để chúng thực hiện được trong thực tế một cách hữu hiệu. 2.1.5 Khái niệm, phân loại và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam 2.1.5.1 Khái niệm Theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH- QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014 quy định: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.” Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH-QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2017 có quy định:
  • 29. 16 “1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây: a) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng; b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng. 2. Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.” 2.1.5.2 Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo định nghĩa nêu trên bao gồm: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ. Và ở mỗi quốc gia khác nhau thì sẽ có các tiêu chí khác nhau để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại quốc gia mình. Và ở Việt Nam cũng vậy, tại Điều 6, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 Chính phủ đã quy định cụ thể các tiêu chí để xác định DNNVV tại Việt Nam, như sau: Bảng 2.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam Lĩnh vực 1. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, xây dựng 2. Thương mại, dịch vụ DN siêu nhỏ Có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người Tổng DT của năm không quá 3 tỷ hoặc tổng NV không quá 3 tỷ Có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người Tổng DT của năm không quá 10 tỷ hoặc tổng NV không quá 3 tỷ DN nhỏ Có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người Tổng DT của năm không quá 50 tỷ hoặc tổng NV không quá 20 tỷ Có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 50 người Tổng DT của năm không quá 100 tỷ hoặc tổng NV không quá 50 tỷ DN vừa Có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 200 người Tổng DT của năm không quá 200 tỷ hoặc tổng NV không quá 100 tỷ Có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người Tổng DT của năm không quá 300 tỷ hoặc tổng NV không quá 100 tỷ (Nguồn: Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ)
  • 30. 17 2.1.5.3 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Việt Nam Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò rất lớn trong quá trình tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia hay các vùng miền, kể cả ở các quốc gia phát triển và đang phát triển. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân từ sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ,… đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của người tiêu dùng. Ở những nền kinh tế có đặc điểm phát triển khác nhau vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa được thể hiện ở các mức độ khác nhau. Nhưng thực tế cho thấy tầm quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng lớn khi mà phạm vi hoạt động ngày càng mở rộng thể hiện thông qua số lượng doanh nghiệp, hoạt động có mặt ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực và tồn tại như một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, vai trò của DNNVV lại càng quan trọng bởi vì doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hiện chiếm khoản 98,1% số doanh nghiệp của Việt Nam, đóng góp 40% vào GDP, 30% vào tổng thu ngân sách nhà nước, giải quyết 50% công ăn việc làm cho xã hội. Một số vai trò chủ yếu của DNNVV trong nền kinh tế Việt Nam cụ thể như sau: Thứ nhất, doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo việc làm cho người lao động, góp phần giảm thiểu thất nghiệp. Do các DNNVV tham gia kinh doanh ở tất cả các ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế với đa dạng các sản phẩm nên có thể đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều đối tượng lao động ở nhiều vùng miền khác nhau. Mặt khác, do đặc điểm sản xuất kinh doanh không yêu cầu trình độ cao nên có thể sử dụng được cả lao động ở các vùng sâu, vùng xa, vùng chưa kinh tế chưa phát triển. Đặc biệt khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, trong khi các doanh nghiệp lớn thường phải sa thải nhân công để cắt giảm chi phí thì các DNNVV, với tính chất linh hoạt và năng động của mình, có thể thích ứng nhanh với sự biến động của thị trường, có thể đứng vững mà không phải cắt giảm nhân công, hoặc có thể nhanh chóng thu hút lại lực lượng lao động khi nền kinh tế đi vào chu kỳ phục hồi. Thứ hai, doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các DNNVV là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn với việc điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định trước những biến động lớn. Với lợi thế về vốn đầu tư ít và nguồn lao động dồi dào, trong những năm qua, DNNVV phát triển ngày càng nhanh và chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong tổng số doanh nghiệp. DNNVV cung cấp cho thị trường nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, tạo ra nhiều sự lựa chọn, đáp ứng được mọi nhu cầu của
  • 31. 18 người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sức tiêu thụ của nền kinh tế. Vì thế mức độ đóng góp của các DNNVV vào tổng sản lượng của nền kinh tế là rất lớn. Thứ ba, doanh nghiệp nhỏ và vừa khai thác và phát huy các nguồn lực địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong nền kinh tế bao giờ cũng có những vùng sâu, vùng xa, là những vùng kém phát triển, có điều kiện tự nhiên không thuận lợi hoặc cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Nếu nền kinh tế chỉ tồn tại các doanh nghiệp lớn có xu hướng tập trung ở các thành phố, thị xã, các khu công nghiệp mà thiếu đi các doanh nghiệp nhỏ thì sẽ xảy ra tình trạng phát triển mất cân đối giữa các vùng miền, không tận dụng hết nguồn tài nguyên quốc gia, làm giảm hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. Trong khi đó, với quy mô vốn đầu tư nhỏ, bộ máy tổ chức gọn nhẹ, dễ thành lập, các DNNVV có thể tham gia vào nhiều thị trường nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh về đất đai, tài nguyên và lao động của từng vùng, đặc biệt là các ngành nông – lâm – hải sản và ngành công nghiệp chế biến. DNNVV cũng chính là chủ thể tác động tích cực nhất vào việc duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống như mây tre đan, gốm sứ, dệt,…Vì vậy, có thể nói DNNVV đóng vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, đồng thời thúc đẩy các ngành thương mại dịch vụ, tiểu thương phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thứ tư, doanh nghiệp nhỏ và vừa thúc đẩy nền kinh tế năng động. Một nền kinh tế đặt tỉ lệ quá lớn nguồn lực tài nguyên và lao động vào các doanh nghiệp lớn thì nền kinh tế sẽ chậm chạp do quy mô lớn dẫn tới bộ máy quản lý cồng kềnh với các quyết định kinh doanh chậm chạp. Ngược lại, với một tỉ lệ thích hợp các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, dễ điều chỉnh hoạt động, nền kinh tế sẽ trở nên năng động, linh hoạt hơn, thích nghi được với những biến động thị trường bắt kịp xu hướng của nền kinh tế thế giới. 2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.2.1 Tài liệu nước ngoài Angella Amudo & Eno L. Inanga (2009), nghiên cứu Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các nước thành viên khu vực của Ngân hàng Phát triển Châu Phi. Đề tài đã phát triển một mô hình chuẩn trong việc đánh giá HTKSNB trong các dự án khu vực công được Uganda tài trợ bởi Ngân hàng Phát triển Châu Phi. Mô hình thực nghiệm được Amudo và Inanga phát triển bao gồm: - Các biến độc lập: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin truyền thông, các hoạt động kiểm soát, giám sát, công nghệ thông tin.
  • 32. 19 - Biến phụ thuộc: Sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ - Biến điều tiết: Ủy quyền, mối quan hệ cộng tác. Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt một số thành phần của KSNB dẫn đến kết quả vận hành của HTKSNB chưa đạt được sự hữu hiệu. Các tác giả nghiên cứu cũng nêu rõ kết quả này chỉ mới điều tra ở Uganda. Việc áp dụng kết quả nghiên cứu tùy thuộc vào hoàn cảnh và đặc điểm của từng quốc gia cụ thể. Kết quả nghiên cứu sẽ có biến đổi nếu được áp dụng vào các quốc gia có khác biệt về hoàn cảnh và đặc điểm tương ứng. Sultana và Haque (2011), nghiên cứu HTKSNB tại 6 ngân hàng tư nhân niêm yết ở Bangladesh cho rằng để xác định khả năng đảm bảo hoạt động của đơn vị phù hợp với mục tiêu đề ra thì cần đánh giá cấu trúc kiểm soát nội bộ trong một đơn vị. Nghiên cứu phát triển mô hình từ khuôn khổ về KSNB theo báo cáo COSO, như sau: - Các biến độc lập là các thành phần của KSNB: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin truyền thông, các hoạt động kiểm soát, giám sát. - Biến phụ thuộc: Sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ - Biến điều tiết: Ủy quyền, mối quan hệ cộng tác Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng mô hình trên thực sự có ý nghĩa khi các biến độc lập có mối quan hệ với từng mục tiêu kiểm soát của các ngân hàng, cụ thể từng thành phần trong HTKSNB (biến độc lập) hoạt động tốt sẽ đảm bảo hợp lý các mục tiêu kiểm soát và vì thế đảm bảo sự hữu hiệu của HTKSNB. Gamage và cộng sự (2014), nghiên cứu sự hữu hiệu của HTKSNB trong 02 NHTM nhà nước và 64 chi nhánh của 02 ngân hàng này tại Srilanka cũng sử dụng mô hình nghiên cứu gồm 05 biến độc lập: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin truyền thông, các hoạt động kiểm soát, giám sát (bỏ qua các biến điều tiết). Kết quả của nghiên cứu của tác giả chỉ ra rằng, có sự tác động cùng chiều của các biến độc lập bao gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin truyền thông, các hoạt động kiểm soát, giám sát đến biến phụ thuộc là sự hữu hiệu của HTKSNB. Mohamad Aziz và cộng sự (2017) đánh giá thực tiễn hệ thống kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực công tại Malaysia, dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ cuộc phỏng vấn 109 nhân viên thuộc các Bộ thuộc Chính phủ Malaysia, cuộc khảo sát lấy ý kiến về các thành phần của HTKSNB. Nghiên cứu sử dụng kiểm định độ tin
  • 33. 20 cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá, và phân tích hồi quy đa biến để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến HTKSNB. Nghiên cứu phát hiện HTKSNB thuộc các nghành tài chính tương đối tốt hơn so với các ngành thông tin truyền thông và y tế, giáo dục. Ngoài ra, Malaysia cần kết HTKSNB với hệ thống đánh giá phù hợp để nâng cao độ tin cậy và tính hiệu quả, cần nâng cao hoạt động giám sát để tuân thủ các quy định của đơn vị và quy định pháp luật tốt hơn. 2.2.2 Tài liệu trong nước Nguyễn Thị Bích Phượng (2014), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tổng công ty Bến Thành”. Đề tài đã hệ thống hóa những nội dung cơ bản về lý thuyết KSNB theo khuôn mẫu COSO 2004 làm cơ sở để doanh nghiệp thiết lập HTKSNB đồng thời đưa ra những tiêu chí đánh giá, giám sát hoạt động KSNB tại DN. Trên cơ sở lý thuyết khuôn mẫu COSO 2004, luận văn trình bày thực trạng HTKSNB tại Tổng công ty Bến Thành được thực hiện qua bảng câu hỏi khảo sát bao gồm 79 câu hỏi với 8 nội dung cấu thành HTKSNB, và 90 mẫu đã được chấp nhận từ các NQL và các nhân viên, hơn nữa chính tác giả đã thực hiện phỏng vấn trực tiếp các nhân viên của Tổng công ty. Luận văn đã chỉ ra được 52 ưu điểm và 47 khuyết điểm của HTKSNB liên quan đến môi trường kiểm soát, thiết lập mục tiêu, nhận dạng, đánh giá rủi ro hoạt động kiểm soát, thông tin, giám sát. Luận văn nêu rõ lý do dẫn đến hạn chế này là xuất phát từ nhận thức của nhà lãnh đạo và nhân viên. Vì những thành viên này chưa đánh giá hết tầm quan trọng của HTKSNB. Từ những hạn chế đó luận văn đã đề xuất được 62 giải pháp với 28 giải pháp cho môi trường kiểm soát; 3 giải pháp cho thiết lập mục tiêu; 2 giải pháp nhận diện các sự kiện tiềm tàng; 5 giải pháp đánh giá và đối phó với rủi ro; 7 giải pháp cho hoạt động kiểm soát; 8 giải pháp cho hoạt động thông tin truyền thông; 6 giải pháp hoạt động giám sát; 3 giải pháp từ hỗ trợ của cơ quan nhà nước. Hơn nữa, tất cả các giải pháp này đều theo dự báo phương hướng và tầm nhìn chiến lược đến năm 2020 của Tổng công ty Bến Thành, và tuân thủ theo phương hướng xây dựng các giải pháp là khuôn mẫu COSO 2004 với nguồn của Tổng công ty. Đinh Thị Thu Thuỷ (2016), “Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống Kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài đã chọn mô hình nghiên cứu gồm 05 yếu tố: Môi trường kiểm soát, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát và Đánh giá rủi ro. Tác giả lựa chọn cỡ mẫu là 116 với thiết kế thang đo likert 05 mức độ cùng 28 biến quan sát. Qua phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính, kết quả là cả 05 yếu tố này đều có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến hệ thống Kiểm soát nội bộ của DNNVV. Trong 05 yếu tố này thì yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến hệ thống KSNB là Thông
  • 34. 21 tin và truyền thông, tiếp đến là yếu tố Giám sát, Hoạt động kiểm soát, Môi trường kiểm soát và cuối cùng là Đánh giá rủi ro. Nguyễn Thị Hồng Phúc (2012) “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hướng đến quản trị rủi ro tại công ty TNHH FUJIKURA Việt Nam”. Đề tài đã trình bày và tổng hợp khái quát lý thuyết về HTKSNB theo Báo cáo COSO 1992 và lý luận về HTKSNB theo Báo cáo COSO 2004 khẳng định sự cần thiết và vai trò quan trọng của HTKSNB đối với Doanh nghiệp. Luận văn cũng đã phân tích thực trạng về KSNB và quản trị rủi ro tại công ty thông qua bảng câu hỏi khảo sát và phỏng vấn. Luận văn đã cho thấy Doanh nghiệp rất quan tâm đến việc xây dựng môi trường văn hóa Doanh nghiệp lãnh mạnh, sự hoạt động hữu hiệu của HTKSNB nhằm hướng đến công tác quản trị rủi ro. Theo báo cáo COSO 2004 bao gồm 8 yếu tố cấu thành nên hệ thống kiểm soát rủi ro, tuy nhiên luận văn chỉ chú trọng nghiên cứu, phân tích và hoàn thiện HTKSNB theo hướng quản trị rủi ro cho công ty chỉ ở mức 05 yếu tố gồm: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Mà luận văn không chú trọng thêm 03 yếu tố còn lại là: thiết lập các mục tiêu, nhận dạng sự kiện tiềm tàng và phản ứng với rủi ro. Phạm Thị Ly Huyền (2016) “Các yếu tố ảnh hưởng đến HTKSNB trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích thống kê, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính. Bài nghiên cứu đã dựa vào các lý thuyết, các nghiên cứu trước và tác giả đã vận dụng mô hình nghiên cứu của Chih-Yang (2007) để đề xuất mô hình gồm 05 yếu tố, đó là: Môi trường kiểm soát, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát và Đánh giá rủi ro. Tác giả đã khảo sát 170 doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu thì cả 05 yếu tố đều có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến hệ thống Kiểm soát nội bộ của DNNVV với mức độ ảnh hưởng từ cao xuống thấp cụ thể như sau: Thông tin và truyền thông, Hoạt động kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Giám sát, Môi trường kiểm soát. Từ kết quả nghiên cứu của mình, tác giả đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Phạm Quang Huy (2014) nêu các các lý thuyết về COSO 1992 và 2009, muốn HTKSNB của doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì nó phải có đủ năm thành phần và từng thành phần phải hoạt động hiệu quả và có sự thống nhất chung. Trong năm thành phần đó thì việc “Giám sát” được đề cập như một quá trình theo dõi và đánh giá chất lượng KSNB để đảm bảo các nội dung trong chính doanh
  • 35. 22 nghiệp được triển khai, điều chỉnh và cải thiện liên tục để hệ thống này hoạt động được tốt. Bảng 2.2: Bảng tóm tắt các nghiên cứu liên quan Tác giả Đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Các biến Angella Amudo & Eno L. Inanga (2009) Đánh giá HTKSNB tại Uganda Phương pháp nghiên cứu định lượng với phương trình hồi quy bội + Môi trường kiểm soát; + Đánh giá rủi ro + Hệ thống thông tin và truyền thông + Các hoạt động kiểm soát + Giám sát + Công nghệ thông tin Sultana và Haque (2011) HTKSNB tại 6 ngân hàng tư nhân niêm yết ở Bangladesh Phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính + Môi trường kiểm soát; + Đánh giá rủi ro + Hệ thống thông tin và truyền thông + Các hoạt động kiểm soát + Giám sát Gamage và cộng sự (2014) Nghiên cứu sự hữu hiệu của HTKSNB trong 02 Ngân hàng thương mại nhà nước và 64 chi nhánh của 02 ngân hàng này tại Srilanka Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng + Môi trường kiểm soát; + Đánh giá rủi ro + Hệ thống thông tin và truyền thông + Các hoạt động kiểm soát + Giám sát Mohamad Aziz và cộng sự (2017) Đánh giá thực tiễn HTKSNB trong lĩnh vực công tại Malaysia Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng + Môi trường kiểm soát; + Đánh giá rủi ro + Hệ thống thông tin và truyền thông + Các hoạt động kiểm soát
  • 36. 23 Tác giả Đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Các biến + Giám sát Nguyễn Thị Bích Phượng (2014) Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tổng công ty Bến Thành Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng + Môi trường kiểm soát; + Thiết lập mục tiêu; + Nhận diện các sự kiện tiềm tàng + Phản ứng rủi ro + Đánh giá rủi ro + Hoạt động kiểm soát + Thông tin truyền thông + Giám sát Đinh Thị Thu Thuỷ (2016) Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống Kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng + Môi trường kiểm soát; + Đánh giá rủi ro + Hệ thống thông tin và truyền thông + Các hoạt động kiểm soát + Giám sát Nguyễn Thị Hồng Phúc (2012) Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hướng đến quản trị rủi ro tại công ty TNHH FUJIKURA Việt Nam Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng + Môi trường kiểm soát; + Thiết lập mục tiêu; + Nhận diện các sự kiện tiềm tàng + Phản ứng rủi ro + Đánh giá rủi ro + Hoạt động kiểm soát + Thông tin truyền thông + Giám sát Phạm Thị Ly Huyền (2016) Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống Kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng + Môi trường kiểm soát; + Đánh giá rủi ro
  • 37. 24 Tác giả Đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Các biến vừa tại thành phố Hồ Chí Minh + Hệ thống thông tin và truyền thông + Các hoạt động kiểm soát + Giám sát Phạm Quang Huy (2014) Bàn về COSO 2013 và định hướng vận dụng trong việc giám sát quá trình thực thi chiến lược kinh doanh Khảo sát ý kiến chuyên gia với những khoản mục của COSO 2013 HTKSNB của doanh nghiệp hoạt động hiệu quả phải có đủ 5 thành phần. Trong đó, giám được được đề cặp như một quá trình theo dõi và đánh giá chất lượng. (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 2.2.3 Nhận xét các công trình nghiên cứu Với đề tài nguyên cứu của nước ngoài: Tác giả học hỏi nhiều phương pháp thiết kế thang đo, thiết kế mô hình nghiên cứu khám phá và thực hiện nghiên cứu theo phương pháp định lượng. Đề tài nghiên cứu mà tác giả đang làm thì trên thế giới đã thực hiện ở nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên không phù hợp với đặc điểm tại các DNNVV ở Việt Nam nói chung và tại quận Cái Răng nói riêng. Tại Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều kết quả trong việc hoàn thiện HTKSNB tại các doanh nghiệp, các kết quả của những nghiên cứu trước về vấn đề này rất đa dạng vì phụ thuộc vào từng đặc điểm riêng của mỗi DN. Tính đến nay, tác giả chưa tìm ra công trình nghiên cứu nào đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng. 2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN Qua các nhận định về các yếu tố ảnh hưởng đến HTKSNB của các nghiên cứu trước và thực tế tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dự kiến như sau:
  • 38. 25 Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu dự kiến (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Kết luận chương 2 Trong chương này, tác giả đã trình một một số vấn đề cơ bản về KSNB, HTKSNB, DNNVV,... Đồng thời, chương này cũng giúp cho người đọc nắm được bức tranh toàn cảnh về các công trình nghiên cứu của các tác giả khác nhau trong và ngoài nước với các vấn đề có liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp đến đề tài luận văn mà tác giả thực hiện. Trên tinh thần học hỏi và kế thừa, tác giả kế thừa phương pháp nghiên cứu định lượng trên cơ sở chọn lọc các công trình nghiên cứu tiêu biểu đã công bố. Qua phần nhận xét được trình bày trong mục cuối của chương có thể kết luận rằng nghiên cứu bằng phương pháp định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB của các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng trong điều kiện hiện nay vẫn còn là một vấn đề cần thiết. + + + + + Môi trường kiểm soát Đánh giá rủi ro Hoạt động kiểm soát Thông tin và truyền thông Giám sát Tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ
  • 39. 26 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu (Nguồn: Tác giả đề xuất) 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1 Nghiên cứu định tính (Nghiên cứu sơ bộ) Các chuẩn mực về HTKSNB hiện nay dựa trên nền tảng của Báo cáo COSO gồm có 05 yếu tố là: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát. Dựa theo các yếu tố trên là cơ sở cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài. Cơ sở lý thuyết Mô hình nghiên cứu Lập bảng câu hỏi khảo sát Khảo sát bằng bảng câu hỏi Nghiên cứu định lượng: - Phân tích thống kê mô tả - Kiểm định chất lượng thang đo - Phân tích nhân tố khám phá EFA - Phân tích hồi quy bội Phân tích và thảo luận Giải pháp, Kết luận và kiến nghị Nghiên cứu sơ bộ Xây dựng thang đo
  • 40. 27 Dữ liệu thứ cấp: Từ các báo cáo tổng kết của Cục Thống kê thành phố Cần Thơ, Chi Cục Thuế quận Cái Răng, UBND quận Cái Răng và các tạp chí, luận văn, luận án, công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố trong giai đoạn từ năm 2013 – 2018. Dữ liệu sơ cấp: được thu thập từ tháng 9/2019 - 11/2019 thông qua phương pháp chọn mẫu thuận tiện phi xác suất bằng việc khảo sát các đối tượng là nhân viên, người quản lý, Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng các phòng, ban của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoat động tại quận Cái Răng bằng bảng câu hỏi đã thiết kế sẵn bằng các phương thức: phỏng vấn trực tiếp, gửi email, gửi thư hoặc thiết kế bảng câu hỏi online với công cụ hỗ trợ nghiên cứu, điều tra Google Docs. Trước tiên, tác giả sẽ tóm lược các nghiên cứu trước đây về những nội dung có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn đã trình bày ở Chương 2, thông qua việc nhận diện những phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng và dựa trên 05 yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB như đã nói trên, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật phỏng vấn ý kiến các lãnh đạo DN để tìm ra định hướng xác lập mô hình nghiên cứu chính thức cũng như phát hiện, bổ sung, điều chỉnh các biến quan sát của các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng. Đây là cơ sở để tác giả phát triển bảng câu hỏi khảo sát. Để có thể tổng quát hóa được nhiều yếu tố thuộc những phạm trù khác nhau, tác giả sẽ tiến hành lấy ý kiến của nhiều lãnh đạo và nhân viên tại các DN đại diện cho các nhóm ngành nghề kinh doanh khác nhau. Đây là bước nghiên cứu sơ bộ để sàng lọc lại các biến đưa vào mô hình nghiên cứu và làm cơ sở để thiết lập Bảng câu hỏi. Tác giả chuẩn bị một bản câu hỏi thảo luận để trao đổi với lãnh đạo và nhân viên phụ trách mảng KSNB tại các DN, với nội dung tập trung vào vấn đề nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến đến HTKSNB trong các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng. Với bảng câu hỏi được xây dựng, tác giả sẽ tiến hành khảo sát thử một số đối tượng là người làm kế toán, kiểm toán nhằm phát hiện những câu từ khó hiểu hoặc dễ gây hiểu lầm, xác định tính phù hợp của nội dung các câu hỏi, phát hiện những sai sót và bước đầu kiểm tra thang đo, từ đó đưa ra Bảng khảo sát hoàn chỉnh. 3.2.2 Nghiên cứu định lượng (Nghiên cứu chính thức) 3.2.2.1 Chọn mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu được chọn trên địa bàn quận Cái Răng, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp với nhiều ngành nghề kinh doanh đa dạng. Các bảng câu hỏi
  • 41. 28 khảo sát có thể được hoàn tất bằng nhiều cách thức khác nhau. Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp đối tượng khảo sát để tăng cường độ tin cậy cho thông tin thu thập. Ngoài ra, Bảng câu hỏi có thể gửi qua Hộp thư điện tử cho một số đối tượng ở xa hoặc không có điều kiện gặp gỡ. Trong đó, đối tượng khảo sát là bất kỳ thành viên nào trong doanh nghiệp. Việc khảo sát đã tiến hành trong quý 3/2019. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá cùng với phân tích hồi quy bội trong đó phân tích nhân tố khám phá luôn đòi hỏi kích thước mẫu lớn hơn nhiều so với phân tích hồi quy (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Do đó, khi xác định kích thước mẫu, tác giả căn cứ vào yêu cầu của phương pháp phân tích nhân tố khám phá. Ước lượng cỡ mẫu theo công thức n >= 8p + 50 (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Đối với phân tích yếu tố ảnh hưởng đến đến HTKSNB trong các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, tác giả đưa vào 06 biến và theo công thức ước lượng cỡ mẫu trên thì kích thước mẫu tối thiểu là 98. Ngoài ra, theo J.F Hair và cộng sự thì đối với phân tích nhân tố khám phá EFA thì cỡ mẫu tối thiểu phải năm lần các mệnh đề trong thang đo. Trong nhiên cứu này có tất cả 28 biến quan sát dùng trong phân tích nhân tố, do đó cỡ mẫu tối thiểu cần đạt là 28*5= 140. Tuy nhiên, với mong muốn tối đa hóa độ tin cậy của kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ tiến hành thu thập dữ liệu với kích cỡ mẫu khảo sát 200 doanh nghiệp. Do hạn chế về thời gian, chi phí và cách thức tiếp cận nên trong luận văn này, phương pháp lấy mẫu tác giả lựa chọn là phương pháp thuận tiện. Bảng khảo sát sau khi đã phỏng vấn sẽ được tập hợp, kiểm tra sơ bộ thông tin trên phiếu khảo sát để loại bỏ ra những phiếu không hợp lệ. Đây có thể là những phiếu có nhiều thông tin chưa được trả lời hoặc trả lời mâu thuẩn, hoặc đánh dấu hơn 01 lựa chọn đối với những câu hỏi chỉ được trả lời 01 lựa chọn duy nhất. Thang đo Likert 5 điểm được sử dụng để đánh giá mức độ đồng ý của các đối tượng khảo sát với những phát biểu đưa ra. Sau bước kiểm tra sơ bộ các phiếu khảo sát thu về, tác giả nhập thông tin thu thập từ các phiếu khảo sát hợp lệ. Trước khi tiến hành xử lý và phân tích, dữ liệu cần được mã hóa và làm sạch, bước này giúp phát hiện các sai sót có thể xãy ra trong quá trình thu thập dữ liệu hoặc trong quá trình nhập liệu hay loại ra các phiếu trả lời không hợp lý. Từ dữ liệu hoàn chỉnh có được, tác giả tiến hành xử lý thống kê mô tả với giá trị trung bình, mode, phương sai, độ lệch chuẩn,... để phân tích nhận định của đối tượng khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến đến HTKSNB trong các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng.