SlideShare a Scribd company logo
1 of 163
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
PHAN THỊ KIM CƯƠNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỰ KIỂM TRA
NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NHÀ NƯỚC
TẠI HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC NINH THUẬN
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
PHAN THỊ KIM CƯƠNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỰ KIỂM TRA
NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NHÀ NƯỚC
TẠI HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC NINH THUẬN
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS MAI THỊ HOÀNG MINH
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Hoàn thiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ Kế toán
Nhà nước tại Hệ thống Kho bạc Nhà nước Ninh Thuận” là công trình nghiên cứu
của riêng tôi, quá trình thực hiện Luận văn và kết quả nghiên cứu là trung thực,
chưa được công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin nào cũng như chưa từng được
sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong nghiên cứu này đều được ghi rõ
nguồn gốc.
Tác giả Luận văn
Phan Thị Kim Cương
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG
DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
TÓM TẮT - ABSTRACT
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Lý do lựa chọn vấn đề...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
2.1. Mục tiêu tổng quát...............................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................3
3. Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................................3
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu........................................................................3
4.1. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................3
4.2. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................4
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn tại đơn vị nghiên cứu .......................................4
7. Bố cục Luận văn ....................................................................................................5
MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1..............................................................................................6
CHƯƠNG 1: CÔNG TÁC TỰ KIỂM TRA NGHIỆP VỤ KTNN TẠI HỆ
THỐNG KBNN NINH THUẬN ..............................................................................7
1.1. Giới thiệu chung về Hệ thống KBNN Ninh Thuận .........................................7
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Hệ thống KBNN Ninh Thuận............7
1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Hệ thống KBNN Ninh Thuận...................................8
1.1.2.1. Cơ cấu tổ chức tại KBNN Ninh Thuận...........................................................9
1.1.2.2. Cơ cấu tổ chức KBNN cấp Huyện trực thuộc KBNN Ninh Thuận.................9
1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận................10
1.1.3.1. Chế độ kế toán áp dụng tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận.............................10
1.1.3.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy KTNN tại KBNN cấp Huyện...................................14
1.2.1. Đánh giá thực trạng công tác KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận.....17
1.2.2. Kết luận vấn đề cần nghiên cứu....................................................................21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................22
MỞ ĐẦU CHƯƠNG 2............................................................................................23
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TỰ KIỂM
TRA NGHIỆP VỤ KTNN TẠI KBNN..................................................................24
2.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................24
2.1.1. Một số quy định hiện hành về công tác tự kiểm tra tại KBNN ....................24
2.1.2. Các văn bản hướng dẫn về công tác tự kiểm tra tại Hệ thống KBNN.........27
2.1.3. Đánh giá các văn bản hiện hành liên quan đến công tác tự kiểm tra tại Hệ
thống KBNN .............................................................................................................27
2.2. Các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đề tài................................................29
2.2.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đề tài............................30
2.2.2. Đánh giá các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đề tài...............................32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................34
MỞ ĐẦU CHƯƠNG 3............................................................................................35
CHƯƠNG 3: KIỂM CHỨNG VẤN ĐỀ TRONG CÔNG TÁC TỰ KIỂM TRA
NGHIỆP VỤ KTNN TẠI HỆ THỐNG KBNN NINH THUẬN VÀ DỰ ĐOÁN
NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG ..............................................................................36
3.1. Kiểm chứng vấn đề trong công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ
thống KBNN Ninh Thuận.......................................................................................36
3.1.1. Phương pháp kiểm chứng..............................................................................36
3.1.2. Kết quả kiểm chứng .......................................................................................37
3.1.2.1. Đánh giá thực trạng công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống
KBNN Ninh Thuận ....................................................................................................38
3.1.2.2. Khẳng định vấn đề cần nghiên cứu..............................................................39
3.2. Dự đoán nguyên nhân tác động đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN
tại hệ thống KBNN Ninh Thuận ............................................................................39
3.2.1. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN
tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận.............................................................................39
3.2.2. Dự đoán nguyên nhân tác động đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN
tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận.............................................................................42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................44
MỞ ĐẦU CHƯƠNG 4............................................................................................45
CHƯƠNG 4: KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỰ KIỂM TRA NGHIỆP VỤ KTNN TẠI HỆ
THỐNG KBNN NINH THUẬN..............................................................................46
4.1. Kiểm chứng nguyên nhân của vấn đề trong công tác tự kiểm tra nghiệp vụ
KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận...............................................................46
4.1.1. Phương pháp kiểm chứng..............................................................................46
4.1.2. Kết quả kiểm chứng .......................................................................................47
4.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ
thống KBNN Ninh Thuận.......................................................................................48
4.2.1. Nguyên nhân khách quan..............................................................................48
4.2.1.1. Hệ thống văn bản .........................................................................................48
4.2.1.2. Chế độ, chính sách cho CBCC.....................................................................49
4.2.1.3. Khối lượng công việc ...................................................................................49
4.2.2. Nguyên nhân chủ quan..................................................................................50
4.2.2.1. Công tác tổ chức thực hiện ..........................................................................50
4.2.2.2. Chất lượng đội ngũ CBCC...........................................................................50
4.3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại
KBNN tỉnh Ninh Thuận..........................................................................................51
4.3.1. Tham mưu hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý.........................................51
4.3.2. Đề xuất xây dựng chính sách, chế độ bồi dưỡng cho CBCC.......................51
4.3.3. Giải quyết bài toán cân bằng khối lượng công việc cho đội KTV................51
4.3.4. Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện công tác tự kiểm tra.......................52
4.3.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC.............................................................52
4.4. Đánh giá sự phù hợp của các giải pháp đã được đề xuất trong việc áp dụng
tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận ...........................................................................53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................54
MỞ ĐẦU CHƯƠNG 5............................................................................................55
CHƯƠNG 5: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỰ
KIỂM TRA NGHIỆP VỤ KTNN TẠI HỆ THỐNG KBNN NINH THUẬN.......56
5.1. Cơ sở lý luận đề xuất kế hoạch hành động nhằm hoàn thiện công tác tự
kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận .............................56
5.1.1. Định hướng của Bộ Tài chính.......................................................................56
5.1.2. Định hướng của KBNN .................................................................................57
5.2. Kế hoạch hành động nhằm hoàn thiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ
KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận...............................................................58
5.2.1. Tham mưu hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý.........................................59
5.2.2. Đề xuất xây dựng chế độ, chính sách bồi dưỡng cho CBCC.......................60
5.2.3. Giải quyết bài toán cân bằng khối lượng công việc cho đội ngũ KTV ........61
5.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC.............................................................63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5........................................................................................66
PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG
BTC Bộ tài chính
CBCC Cán bộ Công chức
KBNN Kho bạc Nhà nước
KTNN Kế toán Nhà nước
KTT Kế toán trưởng
KTV Kế toán viên
NSNN Ngân sách Nhà nước
TABMIS Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc
DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Bảng 1.1: Các đối tượng liên quan đến nghiệp vụ KTNN...................................17
Bảng 3.1: Các nguyên nhân tác động đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ
KTNN tại KBNN .....................................................................................................40
Bảng 5.1: Tóm tắt các kết quả nghiên cứu tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận ...58
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Cơ cấu phân cấp tại hệ thống KBNN Ninh Thuận ...............................8
Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức tại KBNN Ninh Thuận ..................................................9
Hình 1.3: Cơ cấu tổ chức tại KBNN cấp Huyện.....................................................9
Hình 1.4: Bộ máy kế toán tại KBNN Ninh Thuận................................................11
Hình 1.5: Bộ máy kế toán tại các KBNN cấp Huyện ...........................................14
TÓM TẮT
Luận văn là một nghiên cứu ứng dụng liên quan đến Công tác tự kiểm tra
nghiệp vụ Kế toán Nhà nước tại Hệ thống Kho bạc Nhà nước, hướng đến mục tiêu
giải quyết các vấn đề còn hạn chế đang tồn tại nhằm hoàn thiện Công tác tự kiểm
tra nghiệp vụ Kế toán Nhà nước tại Hệ thống Kho bạc Nhà nước Ninh Thuận.
Công tác tự kiểm tra nghiệp vụ Kế toán Nhà nước là một trong những nhiệm
vụ quan trọng của Hệ thống Kho bạc Nhà nước, cần được tổ chức một cách thường
xuyên, linh hoạt và cần được đánh giá chi tiết để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời
những sai sót nhằm đảm bảo an toàn trong công tác Kế toán và hoạt động nghiệp vụ
Kho bạc Nhà nước.
Trước những yêu cầu về lý luận và thực tiễn, Luận văn đã sử dụng linh hoạt,
tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như: thu thập thông tin, dữ liệu,
phân tích, thống kê, so sánh, đối chiếu, khảo sát và phỏng vấn tương ứng với từng
khía cạnh của vấn đề cần nghiên cứu. Luận văn đã đi sâu vào việc phân tích thực
trạng, nhận diện nguyên nhân từ đó đề xuất các giải pháp mang tính ứng dụng cao
và kiến nghị các kế hoạch hành động phù hợp với thực tế, có thể nhanh chóng đưa
vào áp dụng để khắc phục các hạn chế và nâng cao chất lượng Công tác tự kiểm tra
nghiệp vụ Kế toán Nhà nước tại Hệ thống Kho bạc Nhà nước Ninh Thuận một cách
kịp thời nhất.
Luận văn đang được xem xét triển khai thực hiện tại Hệ thống Kho bạc Nhà
nước Ninh Thuận trong thời gian tới. Luận văn đã trở thành một cuốn tài liệu tham
chiếu giúp Cán bộ Công chức thực hiện nghiệp vụ Kế toán Nhà nước thuộc Hệ
thống Kho bạc Nhà nước Ninh Thuận có cái nhìn tổng quan hơn, bám sát thực tế
hơn về công tác tự kiểm tra nghiệp vụ Kế toán Nhà nước tại đơn vị mình, cũng như
trong các nghiên cứu về sau.
Từ khóa: Tự kiểm tra, Kế toán Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Ninh Thuận.
ABSTRACT
The thesis is an applied research related to the self-examination work of the
State Accounting profession at the State Treasury System, aiming at solving the
existing problems in order to improve the self-examination of the State Accounting
profession at Ninh Thuan State Treasury System.
The self-examination work of the State Accounting profession is one of the
important tasks of the State Treasury System, which needs to be organized
regularly, flexibly, and evaluated in detail so as to take measures for timely
adjustment to ensure safely in the work of Accounting and State Treasury
professional activities.
In the face of theoretical and practical requirements, the thesis has used
scientific research methods flexibly and synthetically, such as data collection, data
analysis, data statistics, and corresponsively finding comparison, doing survey and
interview to each aspect of the problem studied. The thesis has dived into the
situation analysis, identifying the causes; thereby, highly applicable solutions will
be proposed and action plans that are appropriately practical will be proposed,
which can be applied quickly to overcome limitations and improve the quality of the
self-examination work of the State Accounting profession at the Ninh Thuan State
Treasury System promptly.
The thesis is being considered and implemented in Ninh Thuan State Treasury
System in the near future. The thesis, in the hope, will become a reference
document to help government cadres and civil servants carry on the State
Accounting profession at Ninh Thuan State Treasury System with a more general
view and a more realistic follow-up about the self-examination work of the State
Accounting profession at their offices, as well as for further studies in the future.
Keywords: Self-examination, State Accounting, State Treasury, Ninh Thuan.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn vấn đề
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Hệ thống Kho bạc Nhà nước
(KBNN) đã không ngừng lớn mạnh nhằm hướng đến mục tiêu chung về việc đảm
bảo hoàn thành Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 được Thủ tướng phê
duyệt tại Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007. Cùng với đó, Hệ thống
Kế toán Nhà Nước (KTNN) là yếu tố quan trọng và quyết định đến sự phát triển của
toàn Hệ thống KBNN, vì vậy trong bất kỳ giai đoạn nào, chiến lược phát triển Hệ
thống KTNN luôn cần đặt lên hàng đầu, đưa lên trình độ cao hơn, phát huy hiệu quả
tốt hơn nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ công tác quản lý của Nhà nước và các
cấp Lãnh đạo.
Không nằm ngoài quy luật đó, với những nhiệm vụ được giao, Hệ thống
KBNN Ninh Thuận cũng đang từng ngày đổi mới, hoàn thiện, khẳng định vai trò vô
cùng quan trọng trong sự phát triển lớn mạnh của Hệ thống KBNN. Và Hệ thống
KTNN Ninh Thuận luôn nổ lực hoạt động an toàn, hiệu quả, phát triển ổn định và
vững chắc để đáp ứng những yêu cầu quản lý, từng bước hoà nhập thông lệ, chuẩn
mực quốc tế về kế toán.
Tại Đề tài khoa học “Một số giải pháp tăng cường kiểm tra và tự kiểm tra
nhằm phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro trong công tác kế toán nhà nước tại các đơn vị
KBNN cấp tỉnh” do KBNN Hưng Yên nghiên cứu, Thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh
Hương - Giám đốc KBNN Hưng Yên và Thạc sỹ Tô Thanh Minh - Phó Giám đốc
KBNN Hưng Yên là đồng chủ nhiệm đề tài, được đăng tại trang điện tử Cổng thông
tin điện tử Kho bạc Nhà nước Việt Nam, mục Nghiên cứu khoa học vào ngày
30/8/2018 đã khẳng định công tác tự kiểm tra là một nhiệm vụ vô cùng có ý nghĩa
đối với Hệ thống KTNN, giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn, phát hiện và
sửa chữa các sai sót còn tồn tại trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, giúp Hệ thống
KTNN hoàn thành trách nhiệm cung cấp thông tin đáng tin cậy đồng thời đảm bảo
an toàn tiền và tài sản được giao quản lý. Vì vậy, để đạt được những mục tiêu đã đề
ra, công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN cần thực sự hoạt động hữu hiệu.
2
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, qua công tác tự kiểm tra nghiệp vụ
KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận còn nhiều sai sót tồn tại trong quá trình
thực hiện nghiệp vụ KTNN nhưng chưa được phát hiện. Việc bổ sung và hoàn
chỉnh hồ sơ theo quy định một cách kịp thời không được đảm bảo. Cùng một sai
phạm đã xuất hiện tình trạng lặp đi lặp lại ở nhiều thời kỳ, qua nhiều năm mà vẫn
chưa có những biện pháp xử lý, khắc phục các sai sót tồn tại đó. Một số Cán bộ
Công chức (CBCC) có dấu hiệu vi phạm các quy định về quy trình nghiệp vụ cũng
như chế độ, chính sách đã được ban hành. Từ đó cho thấy, công tác tự kiểm tra
KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận chưa đạt được chất lượng cao, còn tồn tại
nhiều hạn chế, chưa phát huy hết hiệu quả trong việc phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro
trong công tác KTNN, chưa hoàn thành tốt vai trò trong việc giúp CBCC rà soát lại
nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao tinh thần trách nhiệm đồng thời đảm bảo tác
phong trong công việc được giao, dễ dàng dẫn đến các rủi ro pháp lý cho Kế toán
viên (KTV) cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn trong công tác KTNN tại
Hệ thống KBNN Ninh Thuận.
Từ việc nhận thức được tính cấp thiết cũng như tầm quan trọng của vấn đề
trong giai đoạn hiện nay, đề tài: “Hoàn thiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ Kế
toán Nhà nước tại Hệ thống Kho bạc Nhà nước Ninh Thuận” được hình thành
với mong muốn góp phần cải thiện hiệu quả, nâng cao chất lượng của công tác tự
kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận, đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của hoạt động nghiệp vụ KBNN trong giai đoạn chuyển mình sắp tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề tài nghiên cứu hướng đến mục tiêu xác định các nguyên nhân và đề xuất
giải pháp cũng như kế hoạch hành động mang giá trị ứng dụng cao, có thể nhanh
chóng áp dụng vào thực tiễn để khắc phục các hạn chế, sai sót còn tồn tại của công
tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận một cách kịp thời
nhằm nâng cao chất lượng và hoàn thiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN
3
hướng đến thực hiện thành công chiến lược phát triển Hệ thống KBNN Ninh Thuận
đến năm 2020.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Làm rõ những vấn đề cơ bản, những quy định chung của công tác tự kiểm tra
nghiệp vụ kế toán, từ đó làm căn cứ cho việc đánh giá thực trạng, nhận diện các sai
sót trong quá trình thực hiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại hệ thống
KBNN Ninh Thuận.
Phân tích chi tiết các yếu tố có thể ảnh hưởng đến công tác tự kiểm tra làm cơ
sở chứng minh nguyên nhân của các hạn chế thật sự tồn tại trong công tác tự kiểm
tra nghiệp vụ KTNN tại hệ thống KBNN Ninh Thuận.
Đề xuất giải pháp và kế hoạch thực hiện công tác tự kiểm tra một cách sát
thực, có giá trị ứng dụng trong thực tế nhằm phòng ngừa ngăn chặn rủi ro trong
công tác KTNN tại KBNN tỉnh Ninh Thuận.
3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Thực trạng công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN
Ninh Thuận hiện nay như thế nào?
(2) Nguyên nhân nào dẫn đến các hạn chế còn tồn tại trong nghiệp vụ KTNN
tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận?
(3) Đề xuất các giải pháp và kế hoạch hành động trong việc nâng cao chất
lượng và hoàn thiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN
Ninh Thuận?
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn thực hiện nghiên cứu tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận bao gồm:
- 01 KBNN Ninh Thuận trực thuộc KBNN.
- 06 KBNN Huyện trực thuộc KBNN Ninh Thuận gồm: KBNN Ninh Sơn,
KBNN Ninh Hải, KBNN Ninh Phước, KBNN Bác Ái, KBNN Thuận Bắc, KBNN
Thuận Nam.
4
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là Công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN
tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, Luận văn đã sử dụng Tài liệu lý thuyết
để làm rõ cơ sở lý luận về nghiệp vụ KTNN, công tác tự kiểm tra và nâng cao chất
lượng công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN.
Trên cơ sở đó, Luận văn đồng thời sử dụng Phương pháp phân tích định tính
bằng việc phỏng vấn, khảo sát kết hợp với các công cụ thống kê, so sánh, phân tích,
tổng hợp và quan sát để xác định nguyên nhân hạn chế, đề xuất giải pháp cũng như
kế hoạch hành động nhằm hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn tại đơn vị nghiên cứu
Luận văn đã làm rõ những vấn đề cơ bản, những quy định chung của công tác
tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN, làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng, nhận diện các
sai sót trong quá trình thực hiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống
KBNN Ninh Thuận từ đó nêu lên tính cấp bách và sự cần thiết của việc hoàn thiện
công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận.
Luận văn đã xác định được những nguyên nhân của các hạn chế, sai sót còn
tồn tại của công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận
Từ đó, đề xuất các giải pháp tương ứng không những mang yếu tố ứng dụng cao,
phù hợp với thực trạng tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận mà còn đảm bảo tính pháp
lý và tuân thủ các quy định của pháp luật. Đồng thời, Luận văn đã xây dựng các kế
hoạch hành động một cách chi tiết, cụ thể, hợp lý, tương thích với từng giải pháp,
có thể nhanh chóng đưa vào áp dụng thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng và hoàn
thiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận.
Bên cạnh đó, Luận văn còn góp phần giúp cho CBCC tại Hệ thống KBNN
Ninh Thuận có thêm góc nhìn về quy trình tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại KBNN,
5
đồng thời Luận văn cũng là một cuốn tài liệu tham chiếu hữu hiệu về cách thức tổ
chức và tiến hành một cuộc tự kiểm tra công tác KTNN.
7. Bố cục Luận văn
Ngoài Phần Mở đầu và Phần Kết luận, Luận văn được kết cấu gồm 5 chương
với nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh
Thuận
Chương 2: Cơ sở lý thuyết liên quan đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ
KTNN tại KBNN
Chương 3: Kiểm chứng vấn đề trong công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN
tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận và dự đoán nguyên nhân tác động
Chương 4: Kiểm chứng nguyên nhân và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác
tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận
Chương 5: Kế hoạch hành động hoàn thiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ
KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận
6
MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1
Chương 1: Công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh
Thuận, với kết cấu Chương gồm 2 nội dung chính như sau: Giới thiệu chung về Hệ
thống KBNN Ninh Thuận và Thực trạng công tác KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh
Thuận. Tại chương này, Luận văn hướng đến mục tiêu đánh giá chính xác thực
trạng công tác KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận, từ đó xác định được vấn đề
cần nghiên cứu cũng như tính cấp thiết và tầm quan trọng của vấn đề đó.
7
CHƯƠNG 1:
CÔNG TÁC TỰ KIỂM TRA NGHIỆP VỤ KTNN TẠI HỆ
THỐNG KBNN NINH THUẬN
1.1. Giới thiệu chung về Hệ thống KBNN Ninh Thuận
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Hệ thống KBNN Ninh Thuận
Hệ thống KBNN Ninh Thuận ra đời cùng chung với Hệ thống KBNN trên
toàn quốc theo Quyết định số 07/HĐBT ngày 04/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Chính phủ), được thành lập vào ngày 01/04/1990.
Đi vào hoạt động lúc bấy giờ là KBNN Thuận Hải có 2 thị xã và 10 huyện,
trong đó Bắc Thuận Hải gồm thị xã Phan Rang - Tháp Chàm và các huyện Ninh
Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước.
Sau khi có Nghị quyết của kỳ họp lần thứ 10 Quốc hội khóa VIII phân chia lại
địa giới hành chính, tỉnh Ninh Thuận được tái lập. Bộ Tài chính có Quyết định số
11/TC-QĐ-TCCB ngày 11/01/1992 về việc thành lập Hệ thống KBNN Ninh Thuận,
chia tách từ KBNN Thuận Hải và chính thức hoạt động từ ngày 01/04/1992.
Trong suốt 27 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Bộ tài chính,
KBNN và Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận đồng
thời phối hợp chặt chẽ của các cơ quan hữu quan, với sự phấn đấu và không ngừng
nỗ lực vươn lên, Hệ thống KBNN Ninh thuận đã có những bước phát triển nhanh,
toàn diện và bền vững, khẳng định vai trò là một công cụ quan trọng không thể
thiếu trong bộ máy hành chính Nhà nước tại địa phương.
Để ghi nhận những đóng góp của Hệ thống KBNN Ninh Thuận trong những
năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định trao tặng nhiều phần thưởng cao
quý cho tập thể, cá nhân và đặc biệt được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương
Lao động hạng Ba năm 2005, Huân chương lao động hạng Nhì năm 2010, Bộ
trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc nhiều năm liền.
8
KHO BẠC NHÀ NƯỚC NINH THUẬN
KBNN
Ninh
Sơn
KBNN
Ninh
Hải
KBNN
Ninh
Phước
KBNN
Bác Ái
KBNN
Thuận
Bắc
KBNN
Thuận
Nam
KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Hệ thống KBNN Ninh Thuận
Hệ thống KBNN Ninh Thuận được tổ chức theo cơ cấu phân cấp, gồm có:
- 01 KBNN Ninh Thuận trực thuộc KBNN.
- 06 KBNN Huyện trực thuộc KBNN Ninh Thuận bao gồm: KBNN Ninh
Sơn, KBNN Ninh Hải, KBNN Ninh Phước, KBNN Bác Ái, KBNN Thuận Bắc,
KBNN Thuận Nam.
(Nguồn: KBNN Ninh Thuận)
Hình 1.1: Cơ cấu phân cấp tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận
Chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị KBNN cấp huyện trực
thuộc được áp dụng theo Quyết định số 4236/QĐ-KBNN ngày 08/9/2017 của Tổng
Giám đốc Kho bạc Nhà nước về việc Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN Ninh Thuận được áp dụng
theo Quyết định số 4237/QĐ-KBNN ngày 08/9/2017 của Tổng Giám đốc Kho bạc
Nhà nước về việc Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng và văn phòng thuộc
Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
9
Kế toán Nhà nước
Phó Giám đốc
Phòng Kiểm soát chi Phòng Kế toán Nhà nước
Giám đốc
1.1.2.1. Cơ cấu tổ chức tại KBNN Ninh Thuận
Cơ cấu tổ chức tại KBNN Ninh Thuận hiện nay bao gồm: 01 Giám đốc, 02
Phó Giám đốc và 08 phòng chuyên môn gồm: Phòng Giao dịch, Phòng Kế toán Nhà
Nước, Phòng Kiểm soát chi, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Thanh tra –Kiểm tra,
Phòng Tin học, Văn Phòng và Phòng Tài vụ.
(Nguồn: KBNN Ninh Thuận)
Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức tại KBNN Ninh Thuận
1.1.2.2. Cơ cấu tổ chức KBNN cấp Huyện trực thuộc KBNN Ninh Thuận
KBNN cấp Huyện tổ chức làm việc theo chế độ chuyên viên, gồm có: 01
Giám đốc, 01 Phó Giám đốc và 02 phòng chuyên môn: Phòng Kiểm soát chi và
Phòng
(Nguồn: KBNN Ninh Thuận)
Hình 1.3: Cơ cấu tổ chức tại KBNN cấp Huyện
Giám đốc
Phó Giám đốc 1 Phó Giám đốc 2
Phòng
Giao
dịch
Phòng
Kế
toán
Nhà
nước
Phòng
Kiểm
soát
chi
Phòng
Tổ
chức
cán
bộ
Phòng
Thanh
tra –
Kiểm
tra
Phòng
Tin
học
Văn
Phòng
Phòng
Tài
vụ
10
1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận
1.1.3.1. Chế độ kế toán áp dụng tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận
Hiện nay, Hệ thống KBNN Ninh Thuận đang thực hiện chế độ kế toán theo
Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính (BTC), về việc
Hướng dẫn chế độ Kế toán Ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc
Nhà nước. Cụ thể các nội dung chính như sau:
“Phương pháp ghi chép kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN là
phương pháp “ghi sổ kép”. Phương pháp “ghi sổ đơn” được áp dụng trong từng
trường hợp theo quy định cụ thể.”
“Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là
“đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”). Kế toán ngoại tệ phải ghi theo nguyên tệ và quy
đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ do Bộ Tài chính quy định tại
thời điểm hạch toán. Trong trường hợp cụ thể, nếu có quy định tỷ giá khác của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền, thì kế toán thực hiện theo quy định đó.”
“Đơn vị hiện vật dùng trong kế toán là đơn vị đo pháp định của Nhà nước (tấn,
tạ, yến, kilogam, mét vuông, mét khối và các đơn vị đo lường khác theo quy định
của pháp luật về đo lường). Đối với các hiện vật có giá trị nhưng không tính được
thành tiền thì giá trị ghi sổ được tính theo giá quy ước là 01 VND cho 01 đơn vị
hiện vật làm đơn vị tính.”
“Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt.”
“Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả-Rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau
chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn
ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.”
“Kỳ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN gồm: Kỳ kế toán tháng và
kỳ kế toán năm.
a) Kỳ kế toán tháng là khoảng thời gian được tính từ ngày 01 đến hết ngày
cuối cùng của tháng (dương lịch).
b) Kỳ kế toán năm (niên độ kế toán) là khoảng thời gian được tính từ ngày
01/01 đến hết ngày 31/12 (dương lịch).”
11
1.1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy KTNN thuộc KBNN Ninh Thuận
Phòng KTNN thuộc KBNN Ninh Thuận gồm có: 01 Trưởng phòng, Phó
Trưởng Phòng, 06 Kế toán viên (KTV), 01 Thủ kho kiêm Thủ quỹ và 01 Kiểm
Hình 1.4: Bộ máy kế toán tại KBNN Ninh Thuận
Phòng KTNN thuộc KBNN Ninh Thuận thực hiện chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn được quy định tại Quyết định số 4237/QĐ-KBNN ngày 08/9/2017 của
Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước về việc Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các
phòng và Văn phòng thuộc Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
Quyết định này đã quy định: “Phòng Kế toán nhà nước thực hiện chức năng
tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác kế toán nhà
nước; công tác thanh toán, tổng kế toán nhà nước, quản lý ngân quỹ nhà nước, phát
hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ, công tác thống kê tổng hợp; quản lý tiền
mặt, ấn chỉ đặc biệt, tài sản quý và quản lý an toàn kho quỹ tại KBNN cấp tỉnh”.
ngân.
Trưởng phòng
Phó Trưởng Phòng 1 Phó Trưởng Phòng 2
KTV
1
KTV
2
KTV
3
KTV
4
KTV
5
KTV
6
Thủ
quỹ
kiêm
Kiểm
ngân
chi
tiền
Thủ
kho
kiêm
Kiểm
ngân
thu
tiền
(Nguồn: KBNN Ninh Thuận)
12
Bên cạnh đó, cũng tại Quyết định này, Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước đã
quy định các nhiệm vụ cụ thể của Phòng KTNN thuộc KBNN trực thuộc Trung
ương như sau:
“1. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện các
chương trình, kế hoạch công tác đã được phê duyệt.”
2. “Hướng dẫn, kiểm tra Phòng Giao dịch (nếu có) và Kho bạc Nhà nước ở
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là KBNN cấp huyện) về việc tổ
chức thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác kế toán nhà nước, công tác thanh
toán, tổng kế toán nhà nước, quản lý ngân quỹ nhà nước, phát hành và thanh toán
trái phiếu Chính phủ, quản lý tiền mặt, ấn chỉ đặc biệt, tài sản quý và quản lý an
toàn kho quỹ tại KBNN cấp tỉnh.”
3. “Tham gia ý kiến với các đơn vị liên quan về lĩnh vực công tác được giao.”
4. “Thực hiện tập trung và điều tiết các khoản thu NSNN tại cơ quan KBNN
cấp tỉnh cho các cấp ngân sách theo quy định.”
5. “Tổ chức thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước:
a) Thực hiện hạch toán kế toán về thu, chi NSNN, các quỹ tài chính do KBNN
cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương
và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc theo quy định của pháp luật;
b) Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài
chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật;
c) Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh
tại KBNN cấp tỉnh.”
6. “Thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà nước theo quy định của pháp luật:
a) Tiếp nhận thông tin báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán thuộc khu vực
nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức tổng hợp thông tin tài chính nhà nước trên địa bàn về tình hình tài
sản nhà nước; nguồn lực và nghĩa vụ của Nhà nước; tình hình hoạt động, kết quả
thu, chi ngân sách nhà nước; vốn nhà nước tại các doanh nghiệp và các tài sản,
nguồn lực, nghĩa vụ khác của Nhà nước;
13
c) Lập báo cáo tài chính nhà nước của chính quyền địa phương trên địa bàn,
báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.”
7. “Quản lý ngân quỹ nhà nước tại KBNN cấp tỉnh theo chế độ quy định:
a) Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt,
bằng chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN
cấp tỉnh;
b) Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của KBNN cấp tỉnh tại Ngân hàng Nhà
nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ngân hàng thương mại
trên cùng địa bàn để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán của KBNN theo
chế độ quy định;
c) Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy
định.”
8. “Thực hiện công tác kho quỹ theo chế độ quy định:
a) Bảo quản an toàn tiền mặt, ấn chỉ đặc biệt và tài sản quý, các tài sản tạm
thu, tạm giữ, tạm gửi và tịch thu theo quyết định của cấp có thẩm quyền tại KBNN
cấp tỉnh; thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn kho quỹ tại KBNN cấp tỉnh;
b) Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện chi trả các tài sản tạm thu,
tạm giữ, tạm gửi do KBNN cấp tỉnh quản lý theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
c) Trực tiếp giao dịch thu, chi tiền mặt, quản lý kho, quỹ tại cơ quan KBNN
cấp tỉnh;
d) Tổ chức thực hiện việc vận chuyển tiền mặt, ấn chỉ đặc biệt và tài sản quý
theo lệnh của cấp có thẩm quyền;
đ) Phối hợp với các đơn vị liên quan kịp thời làm rõ nguyên nhân các vụ thừa,
thiếu, mất tiền, ấn chỉ đặc biệt, tài sản quý trong kho, quỹ tại KBNN cấp tỉnh và
KBNN cấp huyện; đề xuất, kiến nghị các biện pháp xử lý;
e) Nghiên cứu, đề xuất với Giám đốc KBNN cấp tỉnh việc trang cấp các thiết
bị vật tư kỹ thuật chuyên dùng cho kho tiền và việc kiểm nhận, bảo quản, vận
chuyển tiền mặt, ấn chỉ đặc biệt và tài sản quý đối với KBNN cấp tỉnh và KBNN
cấp huyện.”
14
Kế toán Trưởng
Kế toán Tổng
hợp kiêm ủy
quyền Kế toán
Trưởng
Thủ kho kiêm
Thủ quỹ kiêm
Kiểm ngân
KTV
1
KTV
2
9. “Tổ chức thực hiện việc phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ tại
KBNN cấp tỉnh theo quy định."
10. “Quản lý các điểm giao dịch thuộc KBNN cấp tỉnh theo quy định.”
11. “Thực hiện công tác điện báo, lập báo cáo thống kê về tình hình thu, chi
NSNN, các hoạt động nghiệp vụ của KBNN cấp tỉnh và hoạt động nghiệp vụ kho,
quỹ theo chế độ quy định; thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu định kỳ số dư tài khoản
của các đơn vị giao dịch mở tại KBNN cấp tỉnh, tài khoản tiền gửi của KBNN cấp
tỉnh mở tại ngân hàng.”
12. “Thực hiện công tác thống kê tổng hợp; phân tích các chỉ tiêu về tình hình
thu, chi NSNN, các hoạt động nghiệp vụ của KBNN cấp tỉnh phục vụ cho công tác
chỉ đạo, điều hành NSNN của cấp có thẩm quyền.”
13. “Thực hiện việc bảo quản và lưu giữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn
bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Phòng theo quy định.”
14. “Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN cấp tỉnh giao.”
1.1.3.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy KTNN tại KBNN cấp Huyện
Phòng KTNN thuộc KBNN cấp Huyện gồm có: 01 Kế toán Trưởng, 01 Kế
toán Tổng hợp kiêm ủy quyền Kế toán Trưởng, 01 Thủ kho kiêm Thủ quỹ kiêm
Kiểm ngân, 02 KTV.
(Nguồn: KBNN Ninh Thuận)
Hình 1.5: Bộ máy kế toán tại KBNN cấp Huyện
15
Phòng Kế toán tại KBNN cấp Huyện là đơn vị tham mưu, giúp Giám đốc
KBNN cấp Huyện thực hiện các nhiệm vụ được quy tại Quyết định số 4236/QĐ-
KBNN ngày 08/9/2017 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước về việc Quy định
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị
xã, thành phố trực thuộc Tỉnh, cụ thể như sau:
1. “Tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược,
quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước
cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.”
2. “Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu,
ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật:
a) Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước;
tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước các khoản tiền do các tổ
chức và cá nhân nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện; thực hiện điều tiết các khoản
thu cho các cấp ngân sách theo quy định;
b) Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước
và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
c) Quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà
nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.”
3. “Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toàn
kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.”
4. “Thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước:
a) Hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ
của Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc tại
Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định của pháp luật;
b) Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài
chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật.”
5. “Thực hiện công tác điện báo, thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước, các
khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác
nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước cấp huyện. Tổng
16
hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh với các đơn vị
liên quan tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.”
6. “Quản lý ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo chế độ
quy định:
a) Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt,
bằng chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc
Nhà nước cấp huyện;
b) Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của Kho bạc Nhà nước cấp huyện tại
ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh
toán của Kho bạc Nhà nước theo chế độ quy định;
c) Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy
định.”
7. “Thực hiện công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy
định.”
8. “Thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo
tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định.”
9. “Thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại Kho bạc Nhà nước
cấp huyện.”
10. “Quản lý đội ngũ công chức, lao động hợp đồng; thực hiện công tác văn
thư, lưu trữ, hành chính, quản trị, tài vụ tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy
định.”
11. “Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động Kho bạc Nhà
nước; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng
hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin
để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.”
12. “Quản lý các điểm giao dịch thuộc Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy
định.”
13. “Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh
giao.”
17
1.2. Thực trạng công tác KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận
Bằng việc vận dụng phương pháp định tính để phân tích và nhận định vấn đề
cần nghiên cứu, Luận văn thực hiện phỏng vấn các đối tượng liên quan trực tiếp đến
việc thực hiện nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận với mục đích
đánh giá thực trạng chung về công tác KTNN và tính cấp thiết của các hạn chế còn
tồn tại trong từng nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận, từ đó lựa
chọn, xác định vấn đề cần nghiên cứu.
1.2.1. Đánh giá thực trạng công tác KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận
Dựa trên cơ cấu tổ chức bộ máy tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận và cơ cấu tổ
chức bộ máy KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận, Luận văn tiến hành tổng hợp
các nhóm đối tượng có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nghiệp vụ KTNN tại
Hệ thống KBNN Ninh Thuận, cụ thể như sau:
Các đối tượng
Hệ thống KBNN Ninh Thuận
KBNN Ninh Thuận KBNN mỗi Huyện
Lãnh đạo quản lý trực
tiếp Phòng KTNN
01 Phó Giám Đốc 01 Phó Giám Đốc
Phòng
KTNN
Lãnh đạo
Phòng
01 Trưởng phòng 01 Kế toán trưởng
02 Phó Trưởng Phòng
CBCC
không giữ
chức vụ
Lãnh đạo
06 Kế toán viên 02 Kế toán viên
01 Thủ kho kiêm Thủ quỹ 01 Thủ kho kiêm Thủ quỹ
kiêm Kiểm ngân
01 Kiểm ngân 01 Kế toán Tổng hợp kiêm
ủy quyền Kế toán Trưởng
Tổng cộng 12 đối tượng
36 đối tượng
(06 đối tượng x 06 huyện)
(Nguồn: Tổng hợp từ Tác giả)
Bảng 1.1: Các đối tượng liên quan đến nghiệp vụ KTNN
18
Như vậy, tổng số các đối tượng trực tiếp thực hiện nghiệp vụ KTNN tại các
Phòng KTNN thuộc Hệ thống KBNN Ninh Thuận là 48 CBCC, được chia làm 03
nhóm đối tượng như sau:
- 07 CBCC giữ chức vụ Lãnh đạo quản lý trực tiếp Phòng KTNN.
- 09 CBCC giữ chức vụ Lãnh đạo Phòng KTNN.
- 32 CBCC không giữ chức vụ Lãnh đạo.
Căn cứ Bảng mô tả Cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của các chức
danh công việc tại Phòng KTNN của KBNN Ninh Thuận và các Phòng KTNN của
KBNN các Huyện trực thuộc KBNN Ninh Thuận (Phụ lục 1 và 2 đính kèm), Luận
văn xác định 02 nhóm đối tượng cần phỏng vấn là 07 CBCC giữ chức vụ Lãnh đạo
quản lý trực tiếp Phòng KTNN và 09 CBCC giữ chức vụ Lãnh đạo Phòng KTNN.
Vì đây là những đối tượng không những có mức độ am hiểu chuyên sâu về các
nghiệp vụ mình quản lý mà còn có cách nhìn tổng quát, toàn diện về từng nghiệp vụ
cũng như sự liên kết giữa chúng. Đồng thời, trên phương diện cấp Lãnh đạo, những
đối tượng này sẽ có những đánh giá khách quan, nhận định chính xác hơn về thực
trạng công tác KTNN tại đơn vì mình, đáp ứng được mục tiêu trong việc đánh giá
thực trạng chung của nghiệp vụ KTNN mà Luận văn đang hướng tới.
Bên cạnh đó, Luận văn tiến hành thu thập và chọn lọc các văn bản pháp luật
quy định có liên quan đến Hệ thống KBNN, nghiệp vụ KTNN nói chung và Hệ
thống KBNN Ninh Thuận nói riêng từ nguồn văn bản tại Cổng Thông tin Điện tử
KBNN Việt Nam và hệ thống các văn bản đang được lưu hành tại Hệ thống KBNN
Ninh Thuận, như sau:
- Quyết định số 4236/QĐ-KBNN ngày 08/9/2017 của Tổng Giám đốc Kho
bạc Nhà nước về việc Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng và Văn phòng
thuộc Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Quyết định số 4237/QĐ-KBNN ngày 08/9/2017 của Tổng Giám đốc Kho
bạc Nhà nước về việc Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng và Văn phòng
thuộc Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
19
- Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của BTC, về việc Hướng
dẫn chế độ Kế toán Ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN.
- Công văn số 4696/KBNN-KTNN Hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán
NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN, Kho bạc Nhà nước ban hành ngày 29 tháng
9 năm 2017.
- Bảng mô tả Cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của các chức danh
công việc tại Phòng KTNN của KBNN Ninh Thuận và các Phòng KTNN của
KBNN các Huyện trực thuộc KBNN Ninh Thuận.
Từ việc nghiên cứu, tổng hợp những kiến thức cần thiết về Hệ thống KBNN,
Hệ thống KBNN Ninh Thuận và nghiệp vụ KTNN, Luận văn thực hiện thiết kế Câu
hỏi phỏng vấn (Phụ lục 3 đính kèm) và tiến hành phỏng vấn.
Đánh giá thực trạng công tác KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận
Dựa trên những kết quả chi tiết thu được trong các cuộc phỏng vấn 16 CBCC
thuộc 02 nhóm đối tượng có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nghiệp vụ KTNN
tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận, Luận văn đã tiến hành tổng hợp và phân tích kết
quả phỏng vấn, từ đó đánh giá thực trạng công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại
Hệ thống KBNN Ninh Thuận như sau:
Đối với Hệ thống KBNN, nghiệp vụ KTNN là xương sống, là công cụ then
chốt đảm bảo KBNN hoàn thành tốt chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài
chính quản lý hiệu quả các nguồn lực tài chính quốc gia, đồng thời hỗ trợ Chính phủ
đưa ra các quyết định tài chính quan trọng.
Nhìn chung, các Phòng KTNN thuộc Hệ thống KBNN Ninh Thuận đã thực
hiện tốt các hoạt động nghiệp vụ được giao, bám sát định hướng của KBNN, từng
bước nâng cao chất lượng mỗi nghiệp vụ, luôn thể hiện đầy đủ vai trò và trách
nhiệm đối với KBNN một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công
tác nghiệp vụ kế toán vẫn còn tồn tại nhiều sai sót, hạn chế trên các khía cạnh khác
nhau với nhiều nguyên nhân.
20
Trong đó đó, tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN mặc dù là công tác có ý nghĩa vô
cùng quan trọng, đảm bảo cho việc thực hiện các cơ chế, chính sách, chế độ KTNN
đạt hiệu quả cao, kịp thời chấn chỉnh và có biện pháp ngăn chặn các sai sót, tiêu cực
trong quá trình hoạt động nghiệp vụ, nhằm đảm bảo an toàn về tiền và tài sản của
Nhà nước nhưng lại là nghiệp vụ ít được quan tâm thực hiện nhất, dẫn đến những
sai sót của các nghiệp vụ KTNN vẫn lặp đi lặp lại, xuất hiện nhiều sai sót mới,
không có các cảnh báo rủi ro cho các sai sót qua từng thời kỳ, dẫn đến tiềm ẩn nhiều
rủi ro pháp lý cho KTV trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, gia tăng nguy cơ mất an
toàn về tiền và tài sản của Nhà nước.
Bên cạnh đó, công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN không được đề cao, chú
trọng, thường mang tính hình thức, chiếu lệ xuất phát từ nhiều hai nhóm nguyên
nhân chính, cụ thể như sau:
Nguyên nhân khách quan:
- Hệ thống các văn bản liên quan đến công tác tự kiểm tra: Được ban hành
rất nhiều tuy nhiên chưa thống nhất, đồng bộ và kịp thời vì vậy còn có những quy
định khác nhau đối với cùng một hoạt động nghiệp vụ phát sinh, nhất gây khó khăn
trong việc áp dụng, tiềm ẩn rủi ro cho CBCC khi thực hiện nhiệm vụ.
- Chế độ, chính sách cho CBCC: Với tư cách là một đơn vị hành chính công
nên KBNN có nhiều hạn chế trong việc linh hoạt giải quyết các chế độ chính sách
bồi dưỡng, chưa thật sự kích thích động lực cống hiến, phấn đấu của CBCC, ảnh
hưởng phần nào đến hiệu quả của công tác tự kiểm tra.
Nguyên nhân chủ quan:
- Công tác tổ chức, thực hiện: Chưa tổ chức thực hiện tốt quy trình tự kiểm
tra, xử lý sau tự kiểm tra để phát hiện những sai sót còn tồn tại và xử lý, khắc phục
một cách kịp thời, chưa thật sự coi trọng kết quả công tác tự kiểm tra, chưa gắn kết
quả tự kiểm tra với việc xem xét, đánh giá xếp loại lao động và kết quả phân loại
công chức, thi đua, khen thưởng hằng năm.
21
- Ý thức trách nhiệm của CBBC: Chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm, thói
quen, tâm lý chủ quan đã làm đúng từng bước của quy trình nghiệp vụ nên sẽ không
có sai sót, không cần phải tiến hành tự kiểm tra. Đồng thời, một số CBCC vì sợ sai,
sợ trách nhiệm sẽ bỏ qua, che đậy, không báo cáo đầy đủ các sai sót khi thực hiện
công tác tự kiểm tra, dẫn đến chất lượng công tác tự kiểm tra không được đảm bảo.
1.2.2. Kết luận vấn đề cần nghiên cứu
Tổ chức tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại KBNN là một trong những mặt quan
trọng trong tổ chức công tác KTNN nhằm đảm bảo cho nghiệp vụ KTNN được thực
hiện đúng quy định, có hiệu quả và cung cấp được thông tin phản ánh đúng thực
trạng hoạt động nghiệp vụ. Với việc thường xuyên đổi mới, hoàn thiện toàn diện
của tổ chức công tác KTNN thì tổ chức tự kiểm tra trong công tác kế toán ngày
càng trở thành yêu cầu cấp thiết đối với các đơn vị KBNN.
Tuy nhiên, từ kết quả phỏng vấn đã cho thấy công tác tự kiểm tra nghiệp vụ
KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận vẫn có một số vấn đề còn tồn tại, tiềm ẩn
nhiều sai sót chưa được khắc phục triệt để có thể dẫn đến nguy cơ mất an toàn tiền
của Nhà nước, tăng rủi ro pháp lý cho CBCC trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Từ thực tế đó, Đề tài: “Hoàn thiện công tác Tự kiểm tra nghiệp vụ Kế toán
Nhà nước tại Hệ thống Kho bạc Nhà nước Ninh Thuận” được hình thành như
một tài liệu tham khảo có tính thực tiễn cao với mong muốn giúp người dùng hiểu
rõ hơn về thực trạng, cũng như các giải pháp nhằm hoàn thiện và ngăn chặn các rủi
ro trong công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận.
22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã mô tả đầy đủ tổng quan về Hệ thống KBNN Ninh Thuận với lịch
sử hình thành và quá trình phát triển cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy Hệ thống
KBNN Ninh Thuận và bộ máy Hệ thống KTNN thuộc đơn vị được đề cập một cách
có chọn lọc và hữu ích cho người đọc. Đồng thời, bằng việc tiến hành phỏng vấn
các đối tượng có liên quan đến nghiệp vụ KTNN, Chương 1 đã làm rõ được thực
trạng công tác KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận cũng như các nguyên nhân
dẫn đến những hạn chế còn tồn tại giúp Luận văn xác định được vấn đề cần nghiên
cứu và định hướng cho quá trình thực hiện nghiên cứu.
23
MỞ ĐẦU CHƯƠNG 2
Chương 2: Cơ sở lý thuyết liên quan đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ
KTNN tại KBNN, tại chương này, tác giả hướng đến đạt được các mục tiêu như
sau: làm rõ các cơ sở lý luận về nghiệp vụ KTNN, công tác tự kiểm tra và nâng cao
chất lượng công tác, hệ thống được các luận điểm liên quan đến đề tài cần nghiên
cứu từ đó tác giả sẽ có được nền tảng lý thuyết vững chắc phục vụ quá trình nghiên
cứu, thông qua 2 nội dung chính là: Cơ sở lý luận và Các nghiên cứu liên quan đến
lĩnh vực đề tài.
24
CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TỰ
KIỂM TRA NGHIỆP VỤ KTNN TẠI KBNN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số quy định hiện hành về công tác tự kiểm tra tại KBNN
 Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ
về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc
Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính có nêu:
“Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng
tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà
nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà
nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển
thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.”
“Kho bạc Nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, được
mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định
của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.”
 Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
về việc Hướng dẫn chế độ Kế toán Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà
nước đã nêu:
“Kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN là việc thu thập, xử lý, kiểm
tra, giám sát, phân tích và cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác,
trung thực, liên tục và có hệ thống về: Tình hình phân bổ dự toán kinh phí NSNN;
Tình hình thu, chi NSNN; Tình hình vay và trả nợ vay của NSNN; Các loại tài sản
của nhà nước do KBNN đang quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN.”
25
 Quyết định số 1402/QĐ-KBNN ngày 24/12/2015 của Tổng Giám Đốc
KBNN về việc ban hành Quy chế hoạt động kiểm tra nội bộ trong hệ thống Kho bạc
Nhà nước (Phụ lục 4 đính kèm) đã quy định một số nội dung chính như sau:
“Tự kiểm tra: Là việc cán bộ, công chức của các đơn vị nghiệp vụ tự kiểm tra
thường xuyên việc chấp hành các chế độ, chính sách, quy trình nghiệp vụ, quy chế,
quy định nội bộ của đơn vị nhằm đảm bảo việc thực hiện đúng các quy định của
pháp luật và quy trình của KBNN.”
“Hàng năm, các Phòng nghiệp vụ thuộc KBNN tỉnh, các đơn vị nghiệp vụ
thuộc KBNN huyện phải xây dựng kế hoạch tự kiểm tra của đơn vị mình gửi cho
Phòng Thanh tra - Kiểm tra KBNN tỉnh để tổng hợp chung vào kế hoạch kiểm tra
của KBNN tỉnh trình Giám đốc KBNN tỉnh phê duyệt.”
“Trên cơ sở kế hoạch kiểm tra hàng năm được phê duyệt, Thủ trưởng đơn vị
Sở Giao dịch thuộc KBNN, Trưởng các Phòng nghiệp vụ và Giám đốc KBNN
huyện trực thuộc KBNN tỉnh có trách nhiệm tổ chức công tác tự kiểm tra các hoạt
động nghiệp vụ tại đơn vị. Tại KBNN tỉnh, định kỳ hàng quý, năm các đơn vị
nghiệp vụ báo cáo kết quả tự kiểm tra gửi về Phòng Thanh tra - Kiểm tra để tổng
hợp chung trong báo cáo công tác kiểm tra của KBNN tỉnh”
“Các cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn nghiệp vụ có trách nhiệm
thường xuyên tự kiểm tra việc chấp hành chế độ, chính sách và quy trình nghiệp vụ
trong và sau quá trình thực thi công vụ. Khi phát hiện các sai phạm, vướng mắc phải
báo cáo ngay người phụ trách trực tiếp xin ý kiến và báo cáo thủ trưởng đơn vị để
có biện pháp xử lý kịp thời.”
Trên cơ sở đó, định kỳ KBNN Tỉnh sẽ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện
công tác tự kiểm tra gửi về KBNN bao gồm: Báo cáo quý (I, II, III, IV), Báo cáo 6
tháng, 9 tháng, Báo cáo tổng kết năm theo hướng dẫn của KBNN. Việc hoàn thành
và gửi báo cáo kết quả thực hiện công tác tự kiểm tra về KBNN phải đúng thời hạn
quy định của KBNN. Hình thức báo cáo phải bằng văn bản và gửi qua đường văn
thư, đồng thời chuyển file báo cáo vào hộp thư điện tử của Vụ Thanh tra - Kiểm tra.
26
Công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN phải thực hiện trên tất cả các hoạt động
nghiệp vụ KBNN:
“- Nghiệp vụ kế toán ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước,
tổng kế toán nhà nước và công tác thanh toán của hệ thống KBNN;”
“- Nghiệp vụ kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi của Ngân sách Nhà
nước và các nguồn vốn khác được giao qua KBNN theo quy định của pháp luật;”
“- Nghiệp vụ quản lý, điều hành ngân quỹ nhà nước;”
“- Nghiệp vụ huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển
thông qua hình thức phát hành Trái phiếu Chính phủ;”
“- Nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ.”
 Quyết định số 5716/QĐ-KBNN ngày 30/12/2016 của Tổng Giám Đốc
KBNN về việc ban hành Quy trình kiểm tra nội bộ trong hệ thống Kho bạc Nhà
nước (Phụ lục 5 đính kèm) đã có quy định:
“Việc tự kiểm tra được thực hiện tại chính đơn vị, bộ phận nghiệp vụ thực
hiện tự kiểm tra theo chức trách, vị trí việc làm của từng công chức, viên chức trong
đơn vị, bộ phận nghiệp vụ.”, bao gồm 2 cách thức tự kiểm tra là: “Công chức, viên
chức nghiệp vụ tự kiểm tra các hồ sơ, tài liệu do mình thực hiện” và “Kiểm tra chéo
giữa công chức, viên chức nghiệp vụ trong từng bộ phận nghiệp vụ”. Với trình tự
thực hiện theo 07 bước như sau:
1. “Thông báo giao nhiệm vụ tự kiểm tra.”
2. “Phân công công chức, viên chức tự kiểm tra hoặc phân công việc tự kiểm tra
chéo giữa công chức, viên chức nghiệp vụ trong từng bộ phận nghiệp vụ.”
3. “Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác tự kiểm tra.”
4. “Thực hiện tự kiểm tra.”
5. “Tổng hợp báo cáo kết quả tự kiểm tra.”
6. “Kết quả thực hiện và các biện pháp khắc phục những tồn tại, sai sót, sai
phạm đã phát hiện qua công tác tự kiểm tra.”
7. “Bàn giao, lưu trữ hồ sơ tự kiểm tra.”
27
2.1.2. Các văn bản hướng dẫn về công tác tự kiểm tra tại Hệ thống KBNN
Hiện tại, Hệ thống KBNN đã ban hành các văn bản quy định liên quan đến
công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN bao gồm:
- Quyết định số 161/QĐ-KBNN ngày 19/2/2013 của Tổng Giám đốc KBNN
về việc ban hành một số quy trình nghiệp vụ kế toán nhà nước trong điều kiện áp
dụng TABMIS.
- Quyết định số 888/QĐ-KBNN ngày 24/10/2014 của Tổng Giám đốc KBNN
về việc ban hành Quy chế kiểm soát nghiệp vụ kế toán trong Hệ thống KBNN.
- Quyết định số 1402/QĐ-KBNN ngày 24/12/2015 của Tổng Giám Đốc
KBNN về việc ban hành Quy chế hoạt động kiểm tra nội bộ trong Hệ thống KBNN.
- Quyết định số 5716/QĐ-KBNN ngày 30/12/2016 của Tổng Giám Đốc
KBNN về việc ban hành Quy trình kiểm tra nội bộ trong Hệ thống KBNN.
- Quyết định số 4377/QĐ-KBNN ngày 15/9/2017 của Tổng Giám đốc KBNN
về việc ban hành quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi
ngân sách nhà nước qua KBNN.
2.1.3. Đánh giá các văn bản hiện hành liên quan đến công tác tự kiểm tra
tại Hệ thống KBNN
Quy chế hoạt động kiểm tra nội bộ trong Hệ thống KBNN ban hành kèm theo
Quyết định số 1402/QĐ-KBNN ngày 24/12/2015 và Quy trình kiểm tra nội bộ trong
hệ thống Kho bạc Nhà nước ban hành theo Quyết định số 5716/QĐ-KBNN ngày
30/12/2016 của Tổng Giám Đốc KBNN đã quy định đầy đủ các nội dung cần thiết
để làm căn cứ quan trọng cho các đơn vị KBNN cấp Tỉnh trong việc xây dựng kế
hoạch và triển khai công tác tự kiểm tra. Tuy nhiên, các quy định này vẫn còn ở
mức độ chung chung, chưa có một quy trình cụ thể nào cho từng nghiệp vụ dễ dàng
dẫn đến việc bản thân mỗi CBCC sẽ thực hiện công tác tự kiểm tra một cách chủ
quan, dựa trên kinh nghiệm thực tế với những phương thức khác nhau làm ảnh
hưởng đến chất lượng công tác tự kiểm tra. Bên cạnh đó, các văn bản này lại chưa
quy định cụ thể trách nhiệm của Trưởng phòng nghiệp vụ KBNN cấp Tỉnh trong
28
việc tham gia xây dựng kế hoạch, đề cương kiểm tra, tự kiểm tra thuộc lĩnh vực
nghiệp vụ của đơn vị mình mặc dù các phòng nghiệp vụ trực thuộc KBNN cấp Tỉnh
có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng đề cương tự kiểm tra một cách có
chất lượng, cũng như việc khảo sát số liệu trước khi xác định phạm vi tự kiểm tra
nhằm nâng cao hiệu quả cuộc tự kiểm tra.
Quyết định số 888/QĐ-KBNN ngày 24/10/2014 của Tổng Giám đốc KBNN
về việc ban hành Quy chế kiểm soát nghiệp vụ kế toán trong Hệ thống KBNN là
căn cứ giúp công chức làm kế toán nghiệp vụ thực hiện tự kiểm tra ngay trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ, giúp công chức thực hiện kiểm tra, tự kiểm tra việc chấp
hành chế độ kế toán tại các đơn vị KBNN có đáp ứng được yêu cầu đặt ra hay
không. Quy chế này không đưa ra các bước, trình tự để tổ chức tự kiểm tra, nhưng
đề cập khá rõ các tiêu thức, các yêu cầu mà nghiệp vụ KTNN cần phải thực hiện,
làm cơ sở để đánh giá công tác kế toán thông qua kết quả tự kiểm tra. Tuy nhiên, do
phạm vi nghiệp vụ KTNN rất rộng, như quy định về việc tự kiểm tra số liệu đảm
bảo sự hợp lý, khớp đúng giữa các chỉ tiêu liên quan trên các báo cáo kế toán,… cho
nên cách thức tiến hành và chất lượng tự kiểm tra còn phụ thuộc nhiều vào các yếu
tố chủ quan, việc tự kiểm tra liên quan đến số liệu cần có sự rà soát tổng thể và hỗ
trợ của ứng dụng tin học.
Quyết định số 161/QĐ-KBNN, Quyết định số 4377/QĐ-KBNN đều bám sát
và là căn cứ trên các quy định pháp lý hiện hành về KTNN, đây có thể coi là các tài
liệu hướng dẫn chi tiết để tổ chức thực hiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN.
Các văn bản này đều liên quan chặt chẽ tới quy trình nghiệp vụ của KTNN, được
nêu chi tiết, cụ thể theo từng phần hành kế toán. Theo đó, quy trình nghiệp vụ là các
bước công việc thực tế công chức nghiệp vụ cần phải làm, cần phải chấp hành, nội
dung này nhưng chưa phải là quy trình tự kiểm tra kế toán. Hiện nay, để thuận lợi
cho việc áp dụng quy trình nghiệp vụ thì cần phải sửa đổi Quyết định số 161/QĐ-
KBNN cho phù hợp với điều kiện thực hiện thống nhất đầu mối kiểm soát chi. Mặt
khác, quy định về việc kiểm tra số dự toán còn được sử dụng và kiểm tra số dư Tài
khoản Tiền gửi của đơn vị còn chung chung, chưa nêu rõ công chức nghiệp vụ cần
29
phải kiểm tra nội dung chi tiết của từng khoản chi có trong dự toán hay không hoặc
có phù hợp với nội dung Tài khoản Tiền gửi hay không. Do vậy, có thể dẫn đến
cách hiểu là chỉ kiểm tra tổng số dư còn lại trên hệ thống TABMIS, tiềm ẩn nhiều
rủi ro liên quan đến trách nhiệm kiểm soát các khoản chi của các đơn vị KBNN.
Như vậy, mặc dù KBNN đã ban hành một số văn bản liên quan ở mức độ
khá chi tiết, cụ thể và bám sát quy trình nghiệp vụ KTNN, đã hỗ trợ rất nhiều để
giúp cho các đơn vị KBNN trong quá trình thực hiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ
KTNN nhưng trên thực tế có thể thấy chưa có một tài liệu hướng dẫn, quy trình mẫu
hướng dẫn nghiệp vụ nào để làm tài liệu tham chiếu vận dụng vì vậy sẽ ảnh hưởng
không nhỏ đến hiệu quả công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN. Bên cạnh đó, với
trình độ năng lực CBCC làm nghiệp vụ KTNN ở các đơn vị và trong mỗi đơn vị là
không đồng đều nhưng các văn bản quy định chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ nên CBCC
thường căn cứ vào các quy định này và dựa vào kinh nghiệm bản thân là chủ yếu
khi thực hiện công tác tự kiểm tra, thì chất lượng công tác tự kiểm tra nhìn chung
khó đảm bảo, tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn trong công tác kế toán và hoạt
động nghiệp vụ KBNN.
2.2. Các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đề tài
Tại thời điểm nghiên cứu, có 01 đề án nghiên cứu ứng dụng và 01 đề tài
nghiên cứu khoa học liên quan đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ
thống KBNN. Nội dung các nghiên cứu được đề cập tại trang điện tử Cổng thông
tin điện tử Kho bạc Nhà nước Việt Nam, mục Nghiên cứu khoa học, cụ thể:
- Mục Nghiệm thu đề án nghiên cứu ứng dụng “Nhận diện sai sót và biện
pháp xử lý trong công tác kiểm soát kế toán, thanh toán chi trả của Kho bạc Nhà
nước” được đăng vào ngày 03/12/2015. (Phụ lục 6 đính kèm)
- Mục Nghiệm thu đề tài khoa học “Một số giải pháp tăng cường kiểm tra và
tự kiểm tra nhằm phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro trong công tác kế toán nhà nước tại
các đơn vị KBNN cấp tỉnh” được đăng vào ngày 30/8/2018. (Phụ lục 7 đính kèm)
30
2.2.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đề tài
Từ các dữ liệu thu thập được trong việc tham khảo các nghiên cứu có liên
quan đến đề tài, Luận văn đã tiến hành tổng hợp và phân tích các nội dung chính
nhằm làm cơ sở nền tảng để tiếp tục thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo của
Luận văn. (Phụ lục 8 và 9 đính kèm)
Trong phạm vi nghiên cứu, Luận văn thống kê những nội dung cơ bản cần lưu
ý của các nghiên cứu có liên quan như sau:
Đề án nghiên cứu ứng dụng “Nhận diện sai sót và biện pháp xử lý trong
công tác kiểm soát kế toán, thanh toán chi trả của Kho bạc Nhà nước”
Nguyên nhân của các sai sót còn tồn tại
Nguyên nhân khách quan:
- Hệ thống văn bản pháp lý: chưa hoàn thiện, còn mang yếu tố định tính,
chưa mang tính kỹ thuật cao, còn thiếu sự đồng bộ thống nhất.
- Các quy trình đang thực hiện trong kiểm soát kế toán: chưa thống nhất và
chưa thực sự đơn giản với người sử dụng.
Nguyên nhân chủ quan:
- Về con người: Việc chấp hành quy chế, quy trình nghiệp vụ, nội vụ và thực
thi công vụ của một số cá nhân và thủ trưởng đơn vị chưa nghiêm túc.
- Về tổ chức thực hiện: Lãnh đạo đơn vị chưa thường xuyên quan tâm, quyết
liệt trong việc triển khai thực hiện kiểm soát kế toán, việc tổ chức thực hiện nhiệm
vụ của các đơn vị cơ sở còn chậm, chất lượng chưa cao.
Các giải pháp khắc phục
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý để bảo đảm tính độc lập và thống nhất thực sự của
hoạt động kiểm soát kế toán, thanh toán.
- Hoàn thiện quy trình kiểm soát kế toán, thanh toán.
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán, tăng cường năng lực kiểm soát kế toán,
thanh toán.
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát.
31
- Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng CBCC trên toàn Hệ thống.
- Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành.
Đề tài khoa học “Một số giải pháp tăng cường kiểm tra và tự kiểm tra nhằm
phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro trong công tác kế toán nhà nước tại các đơn vị
KBNN cấp tỉnh”
Nguyên nhân của các sai sót còn tồn tại
Nguyên nhân khách quan:
- Hệ thống các văn bản liên quan: thường xuyên có thay đổi, còn nhiều bất
cập, chồng chéo dẫn đến việc CBCC gặp nhiều khó khăn trong quá trình tra cứu,
vận dụng khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Các chính sách chế độ liên quan đến công chức: chưa cao, chưa đủ động lực
để khích lệ CBCC trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.
Nguyên nhân chủ quan:
- Sự quan tâm của Lãnh đạo đơn vị đối với công tác kiểm tra, tự kiểm tra
nghiệp vụ KTNN: chưa quyết liệt trong việc triển khai tổ chức, quán triệt, học tập
kịp thời, đầy đủ các quy chế, quy trình mới đến từng công chức.
- Chất lượng đội ngũ công chức nghiệp vụ thực hiện công tác kiểm tra, tự
kiểm tra nghiệp vụ KTNN: chưa thường xuyên cập nhật cơ chế, quy trình mới, chưa
thực hiện đúng, đầy đủ quy trình nghiệp vụ.
- Tổ chức thực hiện: Chưa tổ chức thực hiện tốt quy chế, quy trình kiểm tra,
tự kiểm tra, xử lý sau kiểm tra, tự kiểm tra.
Các giải pháp khắc phục
- Nghiên cứu này đã xây dựng các bước cụ thể áp dụng cho quy trình kiểm
tra, tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại các đơn vị KBNN cấp Tỉnh.
- Thiết kế trình tự, nội dung tổ chức thực hiện kiểm tra, tự kiểm tra cho một
số nghiệp vụ KTNN cụ thể: kế toán dự toán, kế toán chi NSNN, kế toán tiền gửi của
các đơn vị tại KBNN, việc đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN.
32
- Xây dựng hệ thống báo cáo kết xuất từ dữ liệu TABMIS để hỗ trợ CBCC
nghiệp vụ thực hiện kiểm tra, tự kiểm tra.
2.2.2. Đánh giá các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đề tài
Đề án nghiên cứu ứng dụng “Nhận diện sai sót và biện pháp xử lý trong
công tác kiểm soát kế toán, thanh toán chi trả của Kho bạc Nhà nước” là sự kết
hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học dựa trên nguyên tắc khách quan, toàn
diện, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Với mục tiêu là nhận diện sai sót và đề
xuất các biện pháp xử lý đối với công tác kiểm soát kế toán, thanh toán chi trả của
KBNN, Đề án đã giải quyết được những nội dung quan trọng về thực trạng, nhận
diện sai sót và đề xuất các nhóm giải pháp. Tuy nhiên, Đề án có phạm vi ảnh hưởng
rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau cũng như liên quan đến nhiều đối
tượng mà nhất là các đối tượng có quan hệ với NSNN, tác động đến nhiều yếu tố
trong công tác quản lý Nhà nước chính vì thế Đề án vẫn chưa xây dựng được các
quy trình chuẩn, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hạn chế để xây dựng các phần
mềm cảnh báo nhằm giảm thiểu sai sót còn tồn tại trong công tác kiểm soát kế toán,
thanh toán chi trả của KBNN mà còn cần có sự phối hợp các Cục, Vụ thuộc KBNN
để thực hiện sau khi nghiệm thu.
Đề tài khoa học “Một số giải pháp tăng cường kiểm tra và tự kiểm tra nhằm
phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro trong công tác kế toán nhà nước tại các đơn vị
KBNN cấp tỉnh” là một đề tài nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao, đã giải
quyết một vấn đề có tính thời sự nhằm đáp ứng yêu cầu của việc tổ chức thực hiện
Chỉ thị số 4125/CT-KBNN ngày 26/9/2016 của Tổng Giám đốc KBNN. Không
những đánh giá đúng thực trạng, phát hiện nguyên nhân và đề xuất các quy trình
thực hiện, Đề tài còn đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính
sách, văn bản hướng dẫn để đảm bảo tính đồng bộ trong các quy định, làm cơ sở
cho việc thực hiện nghiệp vụ KBNN cũng như kiểm tra, tự kiểm tra. Tuy nhiên, Đề
tài vẫn chưa đưa ra được các giải pháp chi tiết tương ứng với từng nguyên nhân của
33
các hạn chế tồn tại, còn thiếu những mẫu biểu định hướng cho CBCC thực hiện
kiểm tra, tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN trong từng nghiệp vụ cụ thể.
Nhìn chung các nghiên cứu trên đã thành công trong việc đánh giá thực
trạng, phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp liên quan đến công tác tự kiểm
tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN trên nhiều phương diện và ở các khía
cạnh khác nhau, đã giúp Luận văn được tiếp cận một số tư liệu và kiến thức cần
thiết để hình thành những hiểu biết chung về đề tài cần nghiên cứu, là nền tảng giúp
cho Luận văn kế thừa và bổ sung những vấn đề quan trọng cần đi sâu nghiên cứu
trong đề tài nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, có thể thấy vẫn chưa có một công
trình nào nghiên cứu nào về công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống
KBNN Ninh Thuận vì vậy Đề tài nghiên cứu của Luận văn không có sự trùng lặp
với các công trình nghiên cứu đã có trước đó.
34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 là một bức tranh về các văn bản hướng dẫn, khuôn khổ pháp lý của
pháp luật Việt Nam về Hệ thống KBNN, nghiệp vụ KTNN, tự kiểm tra nghiệp vụ
KTNN, là lý thuyết nền tảng của vấn đề mà Luận văn cần nghiên cứu. Bên cạnh đó,
các công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đề tài đã phát họa nên những nội
dung chính về thực trạng công tác kiểm soát, kiểm tra, tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN
tại hệ thống KBNN, cũng như những hạn chế còn tồn tại cần khắc phục để từ đó
đưa ra những giải pháp hiệu quả nhằm hướng đến thực hiện thành công chiến lược
phát triển Hệ thống KBNN đến năm 2020, là chìa khóa giúp Luận văn hình thành
cơ sở để tiến hành kiểm chứng thực trạng cũng như dự đoán nguyên nhân, đề xuất
giải pháp của vấn đề cần nghiên cứu.
35
MỞ ĐẦU CHƯƠNG 3
Chương 3: Kiểm chứng vấn đề trong công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN
tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận và dự đoán nguyên nhân tác động, với kết cấu
Chương gồm 2 nội dung chính như sau: Kiểm chứng vấn đề trong công tác tự kiểm
tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận và Dự đoán nguyên nhân tác
động đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận.
Tại chương này, Luận văn hướng đến mục tiêu kiểm chứng lại tính chính xác của
vấn đề đã được phát hiện tại Chương 1 có thật sự đang tồn tại tại Hệ thống KBNN
Ninh Thuận, đồng thời đưa ra được những dự đoán về nguyên nhân của của vấn đề
từ kết quả phỏng vấn Đánh giá thực trạng công tác KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh
Thuận tại Chương 1 và sự kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu có liên
quan đến lĩnh vực đề tài tại Chương 2.
36
CHƯƠNG 3:
KIỂM CHỨNG VẤN ĐỀ TRONG CÔNG TÁC TỰ KIỂM
TRA NGHIỆP VỤ KTNN TẠI HỆ THỐNG KBNN NINH
THUẬN VÀ DỰ ĐOÁN NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG
3.1. Kiểm chứng vấn đề trong công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại
Hệ thống KBNN Ninh Thuận
3.1.1. Phương pháp kiểm chứng
Với mục đích kiểm chứng vấn đề cần nghiên cứu trong công tác KTNN tại Hệ
thống KBNN Ninh Thuận đã được phát hiện ở Chương 1, Luận văn xác định các
yếu tố cần thiết của vấn đề cần kiểm chứng như sau:
- Đối tượng kiểm chứng: Công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN.
- Nội dung kiểm chứng: Trong phạm vi đề tài, Luận văn thực hiện nghiên
cứu công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại các đơn vị KBNN thuộc lĩnh vực
Đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN.
- Không gian kiểm chứng: Việc kiểm chứng được thực hiện tại 07 Phòng
KTNN thuộc Hệ thống KBNN Ninh Thuận, bao gồm: 01 Phòng KTNN thuộc
KBNN Ninh Thuận và 06 Phòng KTNN thuộc 06 KBNN Huyện trực thuộc.
- Thời gian kiểm chứng: Giai đoạn từ năm 2017 - 2018.
- Phương pháp kiểm chứng: Luận văn sử dụng phương pháp thu thập, thống
kê, so sánh và tổng hợp để thực hiện kiểm chứng.
Để thực hiện kiểm chứng, Luận văn tiến hành thu thập hồ sơ, số liệu được lưu
trữ đối với nghiệp vụ Đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN và 98 Báo cáo kết
quả tự kiểm tra định kỳ hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và Báo cáo tổng kết năm trong
giai đoạn 2017 - 2018 (Trong đó có 56 Báo cáo quý, 14 Báo cáo 6 tháng, 14 Báo
cáo 9 tháng và 14 Báo cáo Tổng kết năm. Gồm: 14 báo cáo tại KBNN Ninh Thuận
và 84 báo cáo tại 06 KBNN Huyện) tại 07 Phòng KTNN thuộc Hệ thống KBNN
37
Ninh Thuận. Căn cứ dữ liệu thu thập được, Luận văn thống kê, đánh giá các sai sót
còn tồn tại của nghiệp vụ kế toán trên. Từ đó đối chiếu, so sánh với các Báo cáo kết
quả tự kiểm tra định kỳ hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và năm của từng đơn vị. Căn cứ
kết quả tổng hợp từ so sánh, Luận văn đánh giá thực trạng Công tác tự kiểm tra
nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận trên 2 phương diện kết quả đạt
được và sai sót còn tồn tại, trên cơ sở đó khẳng định vấn đề cần nghiên cứu đã được
nhận định trong Chương 1.
3.1.2. Kết quả kiểm chứng
Bằng việc thực hiện so sánh, đối chiếu các tồn tại, hạn chế phát hiện được từ
795 hồ sơ đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN (Phụ lục 10) với 98 Báo cáo Tự
kiểm tra tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận trong giai đoạn 2017 – 2018, Luận văn
đánh giá Công tác tự kiểm tra đối với vấn đề Đăng ký và sử dụng tài khoản tại Hệ
thống KBNN Ninh Thuận như sau:
- Công tác tự kiểm tra về việc đăng ký sử dụng tài khoản chưa phát hiện được
các sai sót liên quan đến việc tiếp nhận và lưu trữ, tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ
đăng ký, phê duyệt hồ sơ, đối chiếu xác nhận số dư tài khoản tiền gửi, dự toán, mở
và sử dụng tài khoản theo tính chất tài khoản.
- Năm 2017: Các báo cáo ghi nhận rất ít những sai sót với nội dung sơ sài,
chung chung, chưa chi tiết các sai sót, cụ thể như: “Một số hồ sơ mở tài khoản chưa
đảm bảo tính pháp lý”, “Một số hồ sơ mở tài khoản lưu thừa chứng từ”, “Thời gian
đối chiếu số dư tài khoản còn chậm so với quy định”.
- Năm 2018: Các báo cáo chỉ ghi nhận những sai sót hiện hữu của nghiệp vụ
đối chiếu số dư tài khoản. Tuy nhiên, các tồn tại này được thể hiện trên khá đơn
giản, chỉ dừng lại ở mức ghi nhận chưa mô tả chi tiết các sai sót đó, cụ thể như:
“Một số tài khoản (TG, DT) chưa thực hiện đối chiếu theo quy định”, “Sử dụng dấu
sai quy định trong việc đối chiếu số dư”, “Chưa ghi đầy đủ số liệu phần KBNN
ghi”.
38
- Các hạn chế còn tồn tại ở năm 2018 nhiều hơn so với 2017, tuy nhiên qua
báo cáo ghi nhận các sai sót năm 2018 lại ít hơn và thể hiện sơ sài hơn năm 2017.
Đồng thời các sai sót cùng tồn tại trong giai đoạn 2017 - 2018 đều không được ghi
nhận lại trong năm 2018. Có thể nhận định, chất lượng thực hiện công tác tự kiểm
tra về việc Đăng ký và sử dụng tài khoản tại hệ thống KBNN Ninh Thuận năm 2018
giảm sút so với năm 2017.
3.1.2.1. Đánh giá thực trạng công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ
thống KBNN Ninh Thuận
Từ kết quả nghiên cứu của Công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống
KBNN Ninh Thuận đối với việc Đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN, Luận văn
đánh giá thực trạng công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh
Thuận như sau:
Kết quả đạt được:
Hệ thống KBNN Ninh Thuận đã bám sát kế hoạch, định hướng của KBNN, đã
ban hành kế hoạch tự kiểm tra cụ thể từng tháng, quý, năm và chủ động tổ chức
thực hiện theo đúng quy định.
Kết thúc các đợt kiểm tra, KBNN Ninh Thuận và các KBNN Huyện đều có báo
cáo đầy đủ, kịp thời đúng hạn để gửi KBNN tổng hợp, đánh giá kết quả tự kiểm tra.
Sai sót còn tồn tại:
Nội dung đề cương chi tiết của việc tự kiểm tra ở các đơn vị KBNN còn chung
chung, dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa quan tâm nhiều đến việc kiểm tra,
so sánh số liệu trên hệ thống TABMIS và đối chiếu với hồ sơ, tài liệu kế toán lưu
trữ tại các đơn vị KBNN, thiếu những mẫu biểu định hướng cho công chức tự kiểm
tra trong quá trình thực hiện nghiệp vụ KTNN, gây khó khăn cho việc triển khai
thực hiện.
Hiệu quả công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh
Thuận còn nhiều hạn chế: Việc triển khai thực hiện còn mang tính hình thức, chiếu
lệ, ít quan tâm đến việc rà soát, đối chiếu để đảm bảo tính nhất quán của số liệu.
39
Chưa phát hiện triệt để các sai sót tồn tại, chưa có các biện pháp rà soát, chấn chỉnh
và khắc phục, đồng thời chưa có rút ra được các bài học kinh nghiệm cần có sau tự
kiểm tra để tránh các rủi ro làm mất an toàn về tiền và tài sản của Nhà nước, rủi ro
cho công chức KBNN khi thực thi công vụ.
Chất lượng Báo cáo kết quả tự kiểm tra định kỳ hàng quý, năm chưa cao: Các
sai sót, hạn chế còn tồn tại được thể hiện trên báo cáo còn mang tính chất chung
chung, chưa chi tiết cụ thể ở từng nghiệp vụ. Nguyên nhân và điều kiện phát sinh
của các sai sót chưa được đề cập hoặc đề cập sơ sài trong báo cáo. Kết luận trên các
báo cáo chỉ dừng lại ở mức mô tả, chưa có những đánh giá cụ thể, chi tiết về thực
trạng cũng như chưa đưa ra được các cảnh báo cần thiết đối với công chức nghiệp
vụ KTNN tại KBNN có thể gặp phải.
3.1.2.2. Khẳng định vấn đề cần nghiên cứu
Từ kết quả kiểm chứng đã cho thấy Công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại
Hệ thống KBNN Ninh Thuận còn nhiều hạn chế tồn tại. Việc phát hiện ra những sai
sót qua công tác tự kiểm tra còn thiếu và yếu, các sai sót thường được phát hiện ở
những nghiệp vụ thường xuyên cụ thể, chưa phát hiện được những sai sót mang tính
tiềm ẩn, rủi ro cao, chưa có sự tổng hợp, phân tích và giải pháp hữu hiệu cho những
sai phạm phát hiện được dẫn đến mục đích thật sự của công tác tự kiểm tra là phòng
ngừa với ý nghĩa loại bỏ nguyên nhân của rủi ro không được đảm bảo.
3.2. Dự đoán nguyên nhân tác động đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ
KTNN tại hệ thống KBNN Ninh Thuận
3.2.1. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ
KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận
Dựa trên kết quả phỏng vấn Đánh giá thực trạng công tác KTNN tại Hệ thống
KBNN Ninh Thuận ở Chương 1 và các nội dung cần lưu ý trong Tổng quan các
nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đề tài tại Chương 2, cho thấy bất kỳ một vấn đề
phát sinh nào trong hoạt động của một tổ chức cũng đều chịu ảnh hưởng bởi 2 nhóm
nguyên nhân chính: Nguyên nhân khách quan và Nguyên nhân chủ quan. Từ đó,
40
Luận văn tiến hành lập bảng tổng hợp các nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác tự
kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại KBNN trên 2 khía cạnh trên để làm căn cứ dự đoán
các nguyên nhân tác động đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống
KBNN Ninh Thuận, theo bảng sau:
Nguyên nhân Chương 1 Chương 2
Nguyên nhân
khách quan
- Hệ thống các văn bản liên
quan rất nhiều tuy nhiên chưa
kịp thời, đồng bộ, khó khăn
trong việc áp dụng, tiềm ẩn
nhiều rủi ro cho CBCC khi thực
hiện nhiệm vụ.
- Hệ thống văn bản pháp lý
chưa hoàn thiện, còn mang yếu
tố định tính, còn thiếu sự đồng
bộ. Các quy trình thực hiện
chưa thống nhất và chưa thực
sự đơn giản với người sử dụng.
- Chế độ, chính sách cho
CBCC chưa linh hoạt, chưa thật
sự kích thích động lực cống
hiến, phấn đấu của CBCC.
Nguyên nhân
chủ quan
- Công tác tổ chức, thực hiện
chưa tốt theo quy trình tự kiểm
tra, xử lý sau tự kiểm tra để xử
lý, khắc phục kịp thời, chưa
thực sự coi trọng kết quả tự
kiểm tra, chưa gắn kết quả tự
kiểm tra với việc xem xét, đánh
giá xếp loại và phân loại
CBCC, thi đua, khen thưởng
hằng năm.
- Công tác tổ chức thực hiện
chưa đạt chất lượng cao, chưa
tổ chức hiện tốt quy chế, quy
trình cũng như việc xử lý sau tự
kiểm tra chưa triệt để. Chưa
quyết liệt trong việc tổ chức
triển khai, quán triệt, học tập
kịp thời, đầy đủ các quy chế,
quy trình mới đến từng công
chức.
- CBBCC chủ yếu còn làm
việc theo kinh nghiệm, thói
quen, sợ sai, sợ trách nhiệm sẽ
bỏ qua, che đậy, không báo cáo
đầy đủ các sai sót khi thực hiện
công tác tự kiểm tra.
- CBCC còn chưa thực hiện
đúng, đầy đủ trong việc chấp
hành quy chế, quy trình nghiệp
vụ, chưa thường xuyên cập
nhật cơ chế mới nhầm đảm bảo
chất lượng thực hiện nghiệp vụ.
(Nguồn: Tổng hợp từ Tác giả)
Bảng 3.1: Các nguyên nhân tác động đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ
KTNN tại KBNN
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước

More Related Content

Similar to Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước

Similar to Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước (20)

Giải pháp hoàn thiện công tác Tạo động lực lao động tại công ty điểm cao - sd...
Giải pháp hoàn thiện công tác Tạo động lực lao động tại công ty điểm cao - sd...Giải pháp hoàn thiện công tác Tạo động lực lao động tại công ty điểm cao - sd...
Giải pháp hoàn thiện công tác Tạo động lực lao động tại công ty điểm cao - sd...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty TNHH sản xuất...
Luận văn: Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty TNHH sản xuất...Luận văn: Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty TNHH sản xuất...
Luận văn: Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty TNHH sản xuất...
 
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty kinh doanh điện tử - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty kinh doanh điện tử - Gửi miễn phí...Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty kinh doanh điện tử - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty kinh doanh điện tử - Gửi miễn phí...
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát ...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát ...Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát ...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Thành Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát ...
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...
Luận Văn  Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...Luận Văn  Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản.docCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Xe Ô Tô Nhập Khẩu
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Xe Ô Tô Nhập KhẩuLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Xe Ô Tô Nhập Khẩu
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Xe Ô Tô Nhập Khẩu
 
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Giao Dịch Viên Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Giao Dịch Viên Tại Ngân HàngGiải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Giao Dịch Viên Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Giao Dịch Viên Tại Ngân Hàng
 
Luận văn: Quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng, HAY
Luận văn: Quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng, HAYLuận văn: Quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng, HAY
Luận văn: Quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng, HAY
 
Tác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính
Tác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài ChínhTác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính
Tác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính
 
Đề tài: Xây dựng chương trình quản lý tài sản ở khách sạn, HAY
Đề tài: Xây dựng chương trình quản lý tài sản ở khách sạn, HAYĐề tài: Xây dựng chương trình quản lý tài sản ở khách sạn, HAY
Đề tài: Xây dựng chương trình quản lý tài sản ở khách sạn, HAY
 
Đề tài: Chương trình quản lý tài sản cố định ở khách sạn, HAY
Đề tài: Chương trình quản lý tài sản cố định ở khách sạn, HAYĐề tài: Chương trình quản lý tài sản cố định ở khách sạn, HAY
Đề tài: Chương trình quản lý tài sản cố định ở khách sạn, HAY
 
Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc tại trung ...
Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc tại trung ...Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc tại trung ...
Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc tại trung ...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Phát triển Việt NamLuận văn: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
 
Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Hướng Đến Quản Trị Rủi Ro
Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Hướng Đến Quản Trị Rủi RoHoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Hướng Đến Quản Trị Rủi Ro
Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Hướng Đến Quản Trị Rủi Ro
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 

Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022 PHAN THỊ KIM CƯƠNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỰ KIỂM TRA NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NHÀ NƯỚC TẠI HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC NINH THUẬN Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022 PHAN THỊ KIM CƯƠNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỰ KIỂM TRA NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NHÀ NƯỚC TẠI HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC NINH THUẬN Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS MAI THỊ HOÀNG MINH
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Hoàn thiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ Kế toán Nhà nước tại Hệ thống Kho bạc Nhà nước Ninh Thuận” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, quá trình thực hiện Luận văn và kết quả nghiên cứu là trung thực, chưa được công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin nào cũng như chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong nghiên cứu này đều được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Luận văn Phan Thị Kim Cương
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ TÓM TẮT - ABSTRACT NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn vấn đề...........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2 2.1. Mục tiêu tổng quát...............................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................3 3. Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................................3 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu........................................................................3 4.1. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................3 4.2. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................4 6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn tại đơn vị nghiên cứu .......................................4 7. Bố cục Luận văn ....................................................................................................5 MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1..............................................................................................6 CHƯƠNG 1: CÔNG TÁC TỰ KIỂM TRA NGHIỆP VỤ KTNN TẠI HỆ THỐNG KBNN NINH THUẬN ..............................................................................7
  • 5. 1.1. Giới thiệu chung về Hệ thống KBNN Ninh Thuận .........................................7 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Hệ thống KBNN Ninh Thuận............7 1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Hệ thống KBNN Ninh Thuận...................................8 1.1.2.1. Cơ cấu tổ chức tại KBNN Ninh Thuận...........................................................9 1.1.2.2. Cơ cấu tổ chức KBNN cấp Huyện trực thuộc KBNN Ninh Thuận.................9 1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận................10 1.1.3.1. Chế độ kế toán áp dụng tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận.............................10 1.1.3.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy KTNN tại KBNN cấp Huyện...................................14 1.2.1. Đánh giá thực trạng công tác KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận.....17 1.2.2. Kết luận vấn đề cần nghiên cứu....................................................................21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................22 MỞ ĐẦU CHƯƠNG 2............................................................................................23 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TỰ KIỂM TRA NGHIỆP VỤ KTNN TẠI KBNN..................................................................24 2.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................24 2.1.1. Một số quy định hiện hành về công tác tự kiểm tra tại KBNN ....................24 2.1.2. Các văn bản hướng dẫn về công tác tự kiểm tra tại Hệ thống KBNN.........27 2.1.3. Đánh giá các văn bản hiện hành liên quan đến công tác tự kiểm tra tại Hệ thống KBNN .............................................................................................................27 2.2. Các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đề tài................................................29 2.2.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đề tài............................30 2.2.2. Đánh giá các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đề tài...............................32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................34 MỞ ĐẦU CHƯƠNG 3............................................................................................35
  • 6. CHƯƠNG 3: KIỂM CHỨNG VẤN ĐỀ TRONG CÔNG TÁC TỰ KIỂM TRA NGHIỆP VỤ KTNN TẠI HỆ THỐNG KBNN NINH THUẬN VÀ DỰ ĐOÁN NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG ..............................................................................36 3.1. Kiểm chứng vấn đề trong công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận.......................................................................................36 3.1.1. Phương pháp kiểm chứng..............................................................................36 3.1.2. Kết quả kiểm chứng .......................................................................................37 3.1.2.1. Đánh giá thực trạng công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận ....................................................................................................38 3.1.2.2. Khẳng định vấn đề cần nghiên cứu..............................................................39 3.2. Dự đoán nguyên nhân tác động đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại hệ thống KBNN Ninh Thuận ............................................................................39 3.2.1. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận.............................................................................39 3.2.2. Dự đoán nguyên nhân tác động đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận.............................................................................42 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................44 MỞ ĐẦU CHƯƠNG 4............................................................................................45 CHƯƠNG 4: KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỰ KIỂM TRA NGHIỆP VỤ KTNN TẠI HỆ THỐNG KBNN NINH THUẬN..............................................................................46 4.1. Kiểm chứng nguyên nhân của vấn đề trong công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận...............................................................46 4.1.1. Phương pháp kiểm chứng..............................................................................46 4.1.2. Kết quả kiểm chứng .......................................................................................47 4.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ
  • 7. thống KBNN Ninh Thuận.......................................................................................48 4.2.1. Nguyên nhân khách quan..............................................................................48 4.2.1.1. Hệ thống văn bản .........................................................................................48 4.2.1.2. Chế độ, chính sách cho CBCC.....................................................................49 4.2.1.3. Khối lượng công việc ...................................................................................49 4.2.2. Nguyên nhân chủ quan..................................................................................50 4.2.2.1. Công tác tổ chức thực hiện ..........................................................................50 4.2.2.2. Chất lượng đội ngũ CBCC...........................................................................50 4.3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại KBNN tỉnh Ninh Thuận..........................................................................................51 4.3.1. Tham mưu hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý.........................................51 4.3.2. Đề xuất xây dựng chính sách, chế độ bồi dưỡng cho CBCC.......................51 4.3.3. Giải quyết bài toán cân bằng khối lượng công việc cho đội KTV................51 4.3.4. Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện công tác tự kiểm tra.......................52 4.3.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC.............................................................52 4.4. Đánh giá sự phù hợp của các giải pháp đã được đề xuất trong việc áp dụng tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận ...........................................................................53 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................54 MỞ ĐẦU CHƯƠNG 5............................................................................................55 CHƯƠNG 5: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỰ KIỂM TRA NGHIỆP VỤ KTNN TẠI HỆ THỐNG KBNN NINH THUẬN.......56 5.1. Cơ sở lý luận đề xuất kế hoạch hành động nhằm hoàn thiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận .............................56 5.1.1. Định hướng của Bộ Tài chính.......................................................................56 5.1.2. Định hướng của KBNN .................................................................................57
  • 8. 5.2. Kế hoạch hành động nhằm hoàn thiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận...............................................................58 5.2.1. Tham mưu hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý.........................................59 5.2.2. Đề xuất xây dựng chế độ, chính sách bồi dưỡng cho CBCC.......................60 5.2.3. Giải quyết bài toán cân bằng khối lượng công việc cho đội ngũ KTV ........61 5.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC.............................................................63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5........................................................................................66 PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG BTC Bộ tài chính CBCC Cán bộ Công chức KBNN Kho bạc Nhà nước KTNN Kế toán Nhà nước KTT Kế toán trưởng KTV Kế toán viên NSNN Ngân sách Nhà nước TABMIS Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc
  • 10. DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng 1.1: Các đối tượng liên quan đến nghiệp vụ KTNN...................................17 Bảng 3.1: Các nguyên nhân tác động đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại KBNN .....................................................................................................40 Bảng 5.1: Tóm tắt các kết quả nghiên cứu tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận ...58
  • 11. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Hình 1.1: Cơ cấu phân cấp tại hệ thống KBNN Ninh Thuận ...............................8 Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức tại KBNN Ninh Thuận ..................................................9 Hình 1.3: Cơ cấu tổ chức tại KBNN cấp Huyện.....................................................9 Hình 1.4: Bộ máy kế toán tại KBNN Ninh Thuận................................................11 Hình 1.5: Bộ máy kế toán tại các KBNN cấp Huyện ...........................................14
  • 12. TÓM TẮT Luận văn là một nghiên cứu ứng dụng liên quan đến Công tác tự kiểm tra nghiệp vụ Kế toán Nhà nước tại Hệ thống Kho bạc Nhà nước, hướng đến mục tiêu giải quyết các vấn đề còn hạn chế đang tồn tại nhằm hoàn thiện Công tác tự kiểm tra nghiệp vụ Kế toán Nhà nước tại Hệ thống Kho bạc Nhà nước Ninh Thuận. Công tác tự kiểm tra nghiệp vụ Kế toán Nhà nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hệ thống Kho bạc Nhà nước, cần được tổ chức một cách thường xuyên, linh hoạt và cần được đánh giá chi tiết để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời những sai sót nhằm đảm bảo an toàn trong công tác Kế toán và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước. Trước những yêu cầu về lý luận và thực tiễn, Luận văn đã sử dụng linh hoạt, tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như: thu thập thông tin, dữ liệu, phân tích, thống kê, so sánh, đối chiếu, khảo sát và phỏng vấn tương ứng với từng khía cạnh của vấn đề cần nghiên cứu. Luận văn đã đi sâu vào việc phân tích thực trạng, nhận diện nguyên nhân từ đó đề xuất các giải pháp mang tính ứng dụng cao và kiến nghị các kế hoạch hành động phù hợp với thực tế, có thể nhanh chóng đưa vào áp dụng để khắc phục các hạn chế và nâng cao chất lượng Công tác tự kiểm tra nghiệp vụ Kế toán Nhà nước tại Hệ thống Kho bạc Nhà nước Ninh Thuận một cách kịp thời nhất. Luận văn đang được xem xét triển khai thực hiện tại Hệ thống Kho bạc Nhà nước Ninh Thuận trong thời gian tới. Luận văn đã trở thành một cuốn tài liệu tham chiếu giúp Cán bộ Công chức thực hiện nghiệp vụ Kế toán Nhà nước thuộc Hệ thống Kho bạc Nhà nước Ninh Thuận có cái nhìn tổng quan hơn, bám sát thực tế hơn về công tác tự kiểm tra nghiệp vụ Kế toán Nhà nước tại đơn vị mình, cũng như trong các nghiên cứu về sau. Từ khóa: Tự kiểm tra, Kế toán Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Ninh Thuận.
  • 13. ABSTRACT The thesis is an applied research related to the self-examination work of the State Accounting profession at the State Treasury System, aiming at solving the existing problems in order to improve the self-examination of the State Accounting profession at Ninh Thuan State Treasury System. The self-examination work of the State Accounting profession is one of the important tasks of the State Treasury System, which needs to be organized regularly, flexibly, and evaluated in detail so as to take measures for timely adjustment to ensure safely in the work of Accounting and State Treasury professional activities. In the face of theoretical and practical requirements, the thesis has used scientific research methods flexibly and synthetically, such as data collection, data analysis, data statistics, and corresponsively finding comparison, doing survey and interview to each aspect of the problem studied. The thesis has dived into the situation analysis, identifying the causes; thereby, highly applicable solutions will be proposed and action plans that are appropriately practical will be proposed, which can be applied quickly to overcome limitations and improve the quality of the self-examination work of the State Accounting profession at the Ninh Thuan State Treasury System promptly. The thesis is being considered and implemented in Ninh Thuan State Treasury System in the near future. The thesis, in the hope, will become a reference document to help government cadres and civil servants carry on the State Accounting profession at Ninh Thuan State Treasury System with a more general view and a more realistic follow-up about the self-examination work of the State Accounting profession at their offices, as well as for further studies in the future. Keywords: Self-examination, State Accounting, State Treasury, Ninh Thuan.
  • 14.
  • 15. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn vấn đề Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã không ngừng lớn mạnh nhằm hướng đến mục tiêu chung về việc đảm bảo hoàn thành Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007. Cùng với đó, Hệ thống Kế toán Nhà Nước (KTNN) là yếu tố quan trọng và quyết định đến sự phát triển của toàn Hệ thống KBNN, vì vậy trong bất kỳ giai đoạn nào, chiến lược phát triển Hệ thống KTNN luôn cần đặt lên hàng đầu, đưa lên trình độ cao hơn, phát huy hiệu quả tốt hơn nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ công tác quản lý của Nhà nước và các cấp Lãnh đạo. Không nằm ngoài quy luật đó, với những nhiệm vụ được giao, Hệ thống KBNN Ninh Thuận cũng đang từng ngày đổi mới, hoàn thiện, khẳng định vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển lớn mạnh của Hệ thống KBNN. Và Hệ thống KTNN Ninh Thuận luôn nổ lực hoạt động an toàn, hiệu quả, phát triển ổn định và vững chắc để đáp ứng những yêu cầu quản lý, từng bước hoà nhập thông lệ, chuẩn mực quốc tế về kế toán. Tại Đề tài khoa học “Một số giải pháp tăng cường kiểm tra và tự kiểm tra nhằm phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro trong công tác kế toán nhà nước tại các đơn vị KBNN cấp tỉnh” do KBNN Hưng Yên nghiên cứu, Thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Hương - Giám đốc KBNN Hưng Yên và Thạc sỹ Tô Thanh Minh - Phó Giám đốc KBNN Hưng Yên là đồng chủ nhiệm đề tài, được đăng tại trang điện tử Cổng thông tin điện tử Kho bạc Nhà nước Việt Nam, mục Nghiên cứu khoa học vào ngày 30/8/2018 đã khẳng định công tác tự kiểm tra là một nhiệm vụ vô cùng có ý nghĩa đối với Hệ thống KTNN, giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn, phát hiện và sửa chữa các sai sót còn tồn tại trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, giúp Hệ thống KTNN hoàn thành trách nhiệm cung cấp thông tin đáng tin cậy đồng thời đảm bảo an toàn tiền và tài sản được giao quản lý. Vì vậy, để đạt được những mục tiêu đã đề ra, công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN cần thực sự hoạt động hữu hiệu.
  • 16. 2 Tuy nhiên, trong những năm gần đây, qua công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận còn nhiều sai sót tồn tại trong quá trình thực hiện nghiệp vụ KTNN nhưng chưa được phát hiện. Việc bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định một cách kịp thời không được đảm bảo. Cùng một sai phạm đã xuất hiện tình trạng lặp đi lặp lại ở nhiều thời kỳ, qua nhiều năm mà vẫn chưa có những biện pháp xử lý, khắc phục các sai sót tồn tại đó. Một số Cán bộ Công chức (CBCC) có dấu hiệu vi phạm các quy định về quy trình nghiệp vụ cũng như chế độ, chính sách đã được ban hành. Từ đó cho thấy, công tác tự kiểm tra KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận chưa đạt được chất lượng cao, còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa phát huy hết hiệu quả trong việc phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro trong công tác KTNN, chưa hoàn thành tốt vai trò trong việc giúp CBCC rà soát lại nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao tinh thần trách nhiệm đồng thời đảm bảo tác phong trong công việc được giao, dễ dàng dẫn đến các rủi ro pháp lý cho Kế toán viên (KTV) cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn trong công tác KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận. Từ việc nhận thức được tính cấp thiết cũng như tầm quan trọng của vấn đề trong giai đoạn hiện nay, đề tài: “Hoàn thiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ Kế toán Nhà nước tại Hệ thống Kho bạc Nhà nước Ninh Thuận” được hình thành với mong muốn góp phần cải thiện hiệu quả, nâng cao chất lượng của công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động nghiệp vụ KBNN trong giai đoạn chuyển mình sắp tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đề tài nghiên cứu hướng đến mục tiêu xác định các nguyên nhân và đề xuất giải pháp cũng như kế hoạch hành động mang giá trị ứng dụng cao, có thể nhanh chóng áp dụng vào thực tiễn để khắc phục các hạn chế, sai sót còn tồn tại của công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận một cách kịp thời nhằm nâng cao chất lượng và hoàn thiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN
  • 17. 3 hướng đến thực hiện thành công chiến lược phát triển Hệ thống KBNN Ninh Thuận đến năm 2020. 2.2. Mục tiêu cụ thể Làm rõ những vấn đề cơ bản, những quy định chung của công tác tự kiểm tra nghiệp vụ kế toán, từ đó làm căn cứ cho việc đánh giá thực trạng, nhận diện các sai sót trong quá trình thực hiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại hệ thống KBNN Ninh Thuận. Phân tích chi tiết các yếu tố có thể ảnh hưởng đến công tác tự kiểm tra làm cơ sở chứng minh nguyên nhân của các hạn chế thật sự tồn tại trong công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại hệ thống KBNN Ninh Thuận. Đề xuất giải pháp và kế hoạch thực hiện công tác tự kiểm tra một cách sát thực, có giá trị ứng dụng trong thực tế nhằm phòng ngừa ngăn chặn rủi ro trong công tác KTNN tại KBNN tỉnh Ninh Thuận. 3. Câu hỏi nghiên cứu (1) Thực trạng công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận hiện nay như thế nào? (2) Nguyên nhân nào dẫn đến các hạn chế còn tồn tại trong nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận? (3) Đề xuất các giải pháp và kế hoạch hành động trong việc nâng cao chất lượng và hoàn thiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận? 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4.1. Phạm vi nghiên cứu Luận văn thực hiện nghiên cứu tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận bao gồm: - 01 KBNN Ninh Thuận trực thuộc KBNN. - 06 KBNN Huyện trực thuộc KBNN Ninh Thuận gồm: KBNN Ninh Sơn, KBNN Ninh Hải, KBNN Ninh Phước, KBNN Bác Ái, KBNN Thuận Bắc, KBNN Thuận Nam.
  • 18. 4 4.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là Công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, Luận văn đã sử dụng Tài liệu lý thuyết để làm rõ cơ sở lý luận về nghiệp vụ KTNN, công tác tự kiểm tra và nâng cao chất lượng công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN. Trên cơ sở đó, Luận văn đồng thời sử dụng Phương pháp phân tích định tính bằng việc phỏng vấn, khảo sát kết hợp với các công cụ thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp và quan sát để xác định nguyên nhân hạn chế, đề xuất giải pháp cũng như kế hoạch hành động nhằm hoàn thành mục tiêu đã đề ra. 6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn tại đơn vị nghiên cứu Luận văn đã làm rõ những vấn đề cơ bản, những quy định chung của công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN, làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng, nhận diện các sai sót trong quá trình thực hiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận từ đó nêu lên tính cấp bách và sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận. Luận văn đã xác định được những nguyên nhân của các hạn chế, sai sót còn tồn tại của công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận Từ đó, đề xuất các giải pháp tương ứng không những mang yếu tố ứng dụng cao, phù hợp với thực trạng tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận mà còn đảm bảo tính pháp lý và tuân thủ các quy định của pháp luật. Đồng thời, Luận văn đã xây dựng các kế hoạch hành động một cách chi tiết, cụ thể, hợp lý, tương thích với từng giải pháp, có thể nhanh chóng đưa vào áp dụng thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng và hoàn thiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận. Bên cạnh đó, Luận văn còn góp phần giúp cho CBCC tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận có thêm góc nhìn về quy trình tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại KBNN,
  • 19. 5 đồng thời Luận văn cũng là một cuốn tài liệu tham chiếu hữu hiệu về cách thức tổ chức và tiến hành một cuộc tự kiểm tra công tác KTNN. 7. Bố cục Luận văn Ngoài Phần Mở đầu và Phần Kết luận, Luận văn được kết cấu gồm 5 chương với nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận Chương 2: Cơ sở lý thuyết liên quan đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại KBNN Chương 3: Kiểm chứng vấn đề trong công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận và dự đoán nguyên nhân tác động Chương 4: Kiểm chứng nguyên nhân và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận Chương 5: Kế hoạch hành động hoàn thiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận
  • 20. 6 MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 Chương 1: Công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận, với kết cấu Chương gồm 2 nội dung chính như sau: Giới thiệu chung về Hệ thống KBNN Ninh Thuận và Thực trạng công tác KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận. Tại chương này, Luận văn hướng đến mục tiêu đánh giá chính xác thực trạng công tác KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận, từ đó xác định được vấn đề cần nghiên cứu cũng như tính cấp thiết và tầm quan trọng của vấn đề đó.
  • 21. 7 CHƯƠNG 1: CÔNG TÁC TỰ KIỂM TRA NGHIỆP VỤ KTNN TẠI HỆ THỐNG KBNN NINH THUẬN 1.1. Giới thiệu chung về Hệ thống KBNN Ninh Thuận 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Hệ thống KBNN Ninh Thuận Hệ thống KBNN Ninh Thuận ra đời cùng chung với Hệ thống KBNN trên toàn quốc theo Quyết định số 07/HĐBT ngày 04/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), được thành lập vào ngày 01/04/1990. Đi vào hoạt động lúc bấy giờ là KBNN Thuận Hải có 2 thị xã và 10 huyện, trong đó Bắc Thuận Hải gồm thị xã Phan Rang - Tháp Chàm và các huyện Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước. Sau khi có Nghị quyết của kỳ họp lần thứ 10 Quốc hội khóa VIII phân chia lại địa giới hành chính, tỉnh Ninh Thuận được tái lập. Bộ Tài chính có Quyết định số 11/TC-QĐ-TCCB ngày 11/01/1992 về việc thành lập Hệ thống KBNN Ninh Thuận, chia tách từ KBNN Thuận Hải và chính thức hoạt động từ ngày 01/04/1992. Trong suốt 27 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Bộ tài chính, KBNN và Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận đồng thời phối hợp chặt chẽ của các cơ quan hữu quan, với sự phấn đấu và không ngừng nỗ lực vươn lên, Hệ thống KBNN Ninh thuận đã có những bước phát triển nhanh, toàn diện và bền vững, khẳng định vai trò là một công cụ quan trọng không thể thiếu trong bộ máy hành chính Nhà nước tại địa phương. Để ghi nhận những đóng góp của Hệ thống KBNN Ninh Thuận trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định trao tặng nhiều phần thưởng cao quý cho tập thể, cá nhân và đặc biệt được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2005, Huân chương lao động hạng Nhì năm 2010, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc nhiều năm liền.
  • 22. 8 KHO BẠC NHÀ NƯỚC NINH THUẬN KBNN Ninh Sơn KBNN Ninh Hải KBNN Ninh Phước KBNN Bác Ái KBNN Thuận Bắc KBNN Thuận Nam KHO BẠC NHÀ NƯỚC 1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Hệ thống KBNN Ninh Thuận Hệ thống KBNN Ninh Thuận được tổ chức theo cơ cấu phân cấp, gồm có: - 01 KBNN Ninh Thuận trực thuộc KBNN. - 06 KBNN Huyện trực thuộc KBNN Ninh Thuận bao gồm: KBNN Ninh Sơn, KBNN Ninh Hải, KBNN Ninh Phước, KBNN Bác Ái, KBNN Thuận Bắc, KBNN Thuận Nam. (Nguồn: KBNN Ninh Thuận) Hình 1.1: Cơ cấu phân cấp tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận Chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị KBNN cấp huyện trực thuộc được áp dụng theo Quyết định số 4236/QĐ-KBNN ngày 08/9/2017 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước về việc Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN Ninh Thuận được áp dụng theo Quyết định số 4237/QĐ-KBNN ngày 08/9/2017 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước về việc Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng và văn phòng thuộc Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  • 23. 9 Kế toán Nhà nước Phó Giám đốc Phòng Kiểm soát chi Phòng Kế toán Nhà nước Giám đốc 1.1.2.1. Cơ cấu tổ chức tại KBNN Ninh Thuận Cơ cấu tổ chức tại KBNN Ninh Thuận hiện nay bao gồm: 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc và 08 phòng chuyên môn gồm: Phòng Giao dịch, Phòng Kế toán Nhà Nước, Phòng Kiểm soát chi, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Thanh tra –Kiểm tra, Phòng Tin học, Văn Phòng và Phòng Tài vụ. (Nguồn: KBNN Ninh Thuận) Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức tại KBNN Ninh Thuận 1.1.2.2. Cơ cấu tổ chức KBNN cấp Huyện trực thuộc KBNN Ninh Thuận KBNN cấp Huyện tổ chức làm việc theo chế độ chuyên viên, gồm có: 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc và 02 phòng chuyên môn: Phòng Kiểm soát chi và Phòng (Nguồn: KBNN Ninh Thuận) Hình 1.3: Cơ cấu tổ chức tại KBNN cấp Huyện Giám đốc Phó Giám đốc 1 Phó Giám đốc 2 Phòng Giao dịch Phòng Kế toán Nhà nước Phòng Kiểm soát chi Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Thanh tra – Kiểm tra Phòng Tin học Văn Phòng Phòng Tài vụ
  • 24. 10 1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận 1.1.3.1. Chế độ kế toán áp dụng tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận Hiện nay, Hệ thống KBNN Ninh Thuận đang thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính (BTC), về việc Hướng dẫn chế độ Kế toán Ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước. Cụ thể các nội dung chính như sau: “Phương pháp ghi chép kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN là phương pháp “ghi sổ kép”. Phương pháp “ghi sổ đơn” được áp dụng trong từng trường hợp theo quy định cụ thể.” “Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”). Kế toán ngoại tệ phải ghi theo nguyên tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ do Bộ Tài chính quy định tại thời điểm hạch toán. Trong trường hợp cụ thể, nếu có quy định tỷ giá khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, thì kế toán thực hiện theo quy định đó.” “Đơn vị hiện vật dùng trong kế toán là đơn vị đo pháp định của Nhà nước (tấn, tạ, yến, kilogam, mét vuông, mét khối và các đơn vị đo lường khác theo quy định của pháp luật về đo lường). Đối với các hiện vật có giá trị nhưng không tính được thành tiền thì giá trị ghi sổ được tính theo giá quy ước là 01 VND cho 01 đơn vị hiện vật làm đơn vị tính.” “Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt.” “Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả-Rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.” “Kỳ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN gồm: Kỳ kế toán tháng và kỳ kế toán năm. a) Kỳ kế toán tháng là khoảng thời gian được tính từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng (dương lịch). b) Kỳ kế toán năm (niên độ kế toán) là khoảng thời gian được tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 (dương lịch).”
  • 25. 11 1.1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy KTNN thuộc KBNN Ninh Thuận Phòng KTNN thuộc KBNN Ninh Thuận gồm có: 01 Trưởng phòng, Phó Trưởng Phòng, 06 Kế toán viên (KTV), 01 Thủ kho kiêm Thủ quỹ và 01 Kiểm Hình 1.4: Bộ máy kế toán tại KBNN Ninh Thuận Phòng KTNN thuộc KBNN Ninh Thuận thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Quyết định số 4237/QĐ-KBNN ngày 08/9/2017 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước về việc Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng và Văn phòng thuộc Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Quyết định này đã quy định: “Phòng Kế toán nhà nước thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác kế toán nhà nước; công tác thanh toán, tổng kế toán nhà nước, quản lý ngân quỹ nhà nước, phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ, công tác thống kê tổng hợp; quản lý tiền mặt, ấn chỉ đặc biệt, tài sản quý và quản lý an toàn kho quỹ tại KBNN cấp tỉnh”. ngân. Trưởng phòng Phó Trưởng Phòng 1 Phó Trưởng Phòng 2 KTV 1 KTV 2 KTV 3 KTV 4 KTV 5 KTV 6 Thủ quỹ kiêm Kiểm ngân chi tiền Thủ kho kiêm Kiểm ngân thu tiền (Nguồn: KBNN Ninh Thuận)
  • 26. 12 Bên cạnh đó, cũng tại Quyết định này, Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước đã quy định các nhiệm vụ cụ thể của Phòng KTNN thuộc KBNN trực thuộc Trung ương như sau: “1. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác đã được phê duyệt.” 2. “Hướng dẫn, kiểm tra Phòng Giao dịch (nếu có) và Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là KBNN cấp huyện) về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác kế toán nhà nước, công tác thanh toán, tổng kế toán nhà nước, quản lý ngân quỹ nhà nước, phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ, quản lý tiền mặt, ấn chỉ đặc biệt, tài sản quý và quản lý an toàn kho quỹ tại KBNN cấp tỉnh.” 3. “Tham gia ý kiến với các đơn vị liên quan về lĩnh vực công tác được giao.” 4. “Thực hiện tập trung và điều tiết các khoản thu NSNN tại cơ quan KBNN cấp tỉnh cho các cấp ngân sách theo quy định.” 5. “Tổ chức thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước: a) Thực hiện hạch toán kế toán về thu, chi NSNN, các quỹ tài chính do KBNN cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc theo quy định của pháp luật; b) Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật; c) Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại KBNN cấp tỉnh.” 6. “Thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà nước theo quy định của pháp luật: a) Tiếp nhận thông tin báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán thuộc khu vực nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật; b) Tổ chức tổng hợp thông tin tài chính nhà nước trên địa bàn về tình hình tài sản nhà nước; nguồn lực và nghĩa vụ của Nhà nước; tình hình hoạt động, kết quả thu, chi ngân sách nhà nước; vốn nhà nước tại các doanh nghiệp và các tài sản, nguồn lực, nghĩa vụ khác của Nhà nước;
  • 27. 13 c) Lập báo cáo tài chính nhà nước của chính quyền địa phương trên địa bàn, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.” 7. “Quản lý ngân quỹ nhà nước tại KBNN cấp tỉnh theo chế độ quy định: a) Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN cấp tỉnh; b) Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của KBNN cấp tỉnh tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán của KBNN theo chế độ quy định; c) Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy định.” 8. “Thực hiện công tác kho quỹ theo chế độ quy định: a) Bảo quản an toàn tiền mặt, ấn chỉ đặc biệt và tài sản quý, các tài sản tạm thu, tạm giữ, tạm gửi và tịch thu theo quyết định của cấp có thẩm quyền tại KBNN cấp tỉnh; thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn kho quỹ tại KBNN cấp tỉnh; b) Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện chi trả các tài sản tạm thu, tạm giữ, tạm gửi do KBNN cấp tỉnh quản lý theo quyết định của cấp có thẩm quyền; c) Trực tiếp giao dịch thu, chi tiền mặt, quản lý kho, quỹ tại cơ quan KBNN cấp tỉnh; d) Tổ chức thực hiện việc vận chuyển tiền mặt, ấn chỉ đặc biệt và tài sản quý theo lệnh của cấp có thẩm quyền; đ) Phối hợp với các đơn vị liên quan kịp thời làm rõ nguyên nhân các vụ thừa, thiếu, mất tiền, ấn chỉ đặc biệt, tài sản quý trong kho, quỹ tại KBNN cấp tỉnh và KBNN cấp huyện; đề xuất, kiến nghị các biện pháp xử lý; e) Nghiên cứu, đề xuất với Giám đốc KBNN cấp tỉnh việc trang cấp các thiết bị vật tư kỹ thuật chuyên dùng cho kho tiền và việc kiểm nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, ấn chỉ đặc biệt và tài sản quý đối với KBNN cấp tỉnh và KBNN cấp huyện.”
  • 28. 14 Kế toán Trưởng Kế toán Tổng hợp kiêm ủy quyền Kế toán Trưởng Thủ kho kiêm Thủ quỹ kiêm Kiểm ngân KTV 1 KTV 2 9. “Tổ chức thực hiện việc phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ tại KBNN cấp tỉnh theo quy định." 10. “Quản lý các điểm giao dịch thuộc KBNN cấp tỉnh theo quy định.” 11. “Thực hiện công tác điện báo, lập báo cáo thống kê về tình hình thu, chi NSNN, các hoạt động nghiệp vụ của KBNN cấp tỉnh và hoạt động nghiệp vụ kho, quỹ theo chế độ quy định; thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu định kỳ số dư tài khoản của các đơn vị giao dịch mở tại KBNN cấp tỉnh, tài khoản tiền gửi của KBNN cấp tỉnh mở tại ngân hàng.” 12. “Thực hiện công tác thống kê tổng hợp; phân tích các chỉ tiêu về tình hình thu, chi NSNN, các hoạt động nghiệp vụ của KBNN cấp tỉnh phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành NSNN của cấp có thẩm quyền.” 13. “Thực hiện việc bảo quản và lưu giữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Phòng theo quy định.” 14. “Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN cấp tỉnh giao.” 1.1.3.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy KTNN tại KBNN cấp Huyện Phòng KTNN thuộc KBNN cấp Huyện gồm có: 01 Kế toán Trưởng, 01 Kế toán Tổng hợp kiêm ủy quyền Kế toán Trưởng, 01 Thủ kho kiêm Thủ quỹ kiêm Kiểm ngân, 02 KTV. (Nguồn: KBNN Ninh Thuận) Hình 1.5: Bộ máy kế toán tại KBNN cấp Huyện
  • 29. 15 Phòng Kế toán tại KBNN cấp Huyện là đơn vị tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp Huyện thực hiện các nhiệm vụ được quy tại Quyết định số 4236/QĐ- KBNN ngày 08/9/2017 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước về việc Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh, cụ thể như sau: 1. “Tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.” 2. “Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật: a) Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định; b) Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật; c) Quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.” 3. “Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.” 4. “Thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước: a) Hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định của pháp luật; b) Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật.” 5. “Thực hiện công tác điện báo, thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước cấp huyện. Tổng
  • 30. 16 hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh với các đơn vị liên quan tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.” 6. “Quản lý ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo chế độ quy định: a) Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước cấp huyện; b) Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của Kho bạc Nhà nước cấp huyện tại ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán của Kho bạc Nhà nước theo chế độ quy định; c) Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy định.” 7. “Thực hiện công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định.” 8. “Thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định.” 9. “Thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.” 10. “Quản lý đội ngũ công chức, lao động hợp đồng; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, hành chính, quản trị, tài vụ tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định.” 11. “Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động Kho bạc Nhà nước; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.” 12. “Quản lý các điểm giao dịch thuộc Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định.” 13. “Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh giao.”
  • 31. 17 1.2. Thực trạng công tác KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận Bằng việc vận dụng phương pháp định tính để phân tích và nhận định vấn đề cần nghiên cứu, Luận văn thực hiện phỏng vấn các đối tượng liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận với mục đích đánh giá thực trạng chung về công tác KTNN và tính cấp thiết của các hạn chế còn tồn tại trong từng nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận, từ đó lựa chọn, xác định vấn đề cần nghiên cứu. 1.2.1. Đánh giá thực trạng công tác KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận Dựa trên cơ cấu tổ chức bộ máy tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận và cơ cấu tổ chức bộ máy KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận, Luận văn tiến hành tổng hợp các nhóm đối tượng có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận, cụ thể như sau: Các đối tượng Hệ thống KBNN Ninh Thuận KBNN Ninh Thuận KBNN mỗi Huyện Lãnh đạo quản lý trực tiếp Phòng KTNN 01 Phó Giám Đốc 01 Phó Giám Đốc Phòng KTNN Lãnh đạo Phòng 01 Trưởng phòng 01 Kế toán trưởng 02 Phó Trưởng Phòng CBCC không giữ chức vụ Lãnh đạo 06 Kế toán viên 02 Kế toán viên 01 Thủ kho kiêm Thủ quỹ 01 Thủ kho kiêm Thủ quỹ kiêm Kiểm ngân 01 Kiểm ngân 01 Kế toán Tổng hợp kiêm ủy quyền Kế toán Trưởng Tổng cộng 12 đối tượng 36 đối tượng (06 đối tượng x 06 huyện) (Nguồn: Tổng hợp từ Tác giả) Bảng 1.1: Các đối tượng liên quan đến nghiệp vụ KTNN
  • 32. 18 Như vậy, tổng số các đối tượng trực tiếp thực hiện nghiệp vụ KTNN tại các Phòng KTNN thuộc Hệ thống KBNN Ninh Thuận là 48 CBCC, được chia làm 03 nhóm đối tượng như sau: - 07 CBCC giữ chức vụ Lãnh đạo quản lý trực tiếp Phòng KTNN. - 09 CBCC giữ chức vụ Lãnh đạo Phòng KTNN. - 32 CBCC không giữ chức vụ Lãnh đạo. Căn cứ Bảng mô tả Cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của các chức danh công việc tại Phòng KTNN của KBNN Ninh Thuận và các Phòng KTNN của KBNN các Huyện trực thuộc KBNN Ninh Thuận (Phụ lục 1 và 2 đính kèm), Luận văn xác định 02 nhóm đối tượng cần phỏng vấn là 07 CBCC giữ chức vụ Lãnh đạo quản lý trực tiếp Phòng KTNN và 09 CBCC giữ chức vụ Lãnh đạo Phòng KTNN. Vì đây là những đối tượng không những có mức độ am hiểu chuyên sâu về các nghiệp vụ mình quản lý mà còn có cách nhìn tổng quát, toàn diện về từng nghiệp vụ cũng như sự liên kết giữa chúng. Đồng thời, trên phương diện cấp Lãnh đạo, những đối tượng này sẽ có những đánh giá khách quan, nhận định chính xác hơn về thực trạng công tác KTNN tại đơn vì mình, đáp ứng được mục tiêu trong việc đánh giá thực trạng chung của nghiệp vụ KTNN mà Luận văn đang hướng tới. Bên cạnh đó, Luận văn tiến hành thu thập và chọn lọc các văn bản pháp luật quy định có liên quan đến Hệ thống KBNN, nghiệp vụ KTNN nói chung và Hệ thống KBNN Ninh Thuận nói riêng từ nguồn văn bản tại Cổng Thông tin Điện tử KBNN Việt Nam và hệ thống các văn bản đang được lưu hành tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận, như sau: - Quyết định số 4236/QĐ-KBNN ngày 08/9/2017 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước về việc Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng và Văn phòng thuộc Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Quyết định số 4237/QĐ-KBNN ngày 08/9/2017 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước về việc Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng và Văn phòng thuộc Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  • 33. 19 - Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của BTC, về việc Hướng dẫn chế độ Kế toán Ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN. - Công văn số 4696/KBNN-KTNN Hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN, Kho bạc Nhà nước ban hành ngày 29 tháng 9 năm 2017. - Bảng mô tả Cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của các chức danh công việc tại Phòng KTNN của KBNN Ninh Thuận và các Phòng KTNN của KBNN các Huyện trực thuộc KBNN Ninh Thuận. Từ việc nghiên cứu, tổng hợp những kiến thức cần thiết về Hệ thống KBNN, Hệ thống KBNN Ninh Thuận và nghiệp vụ KTNN, Luận văn thực hiện thiết kế Câu hỏi phỏng vấn (Phụ lục 3 đính kèm) và tiến hành phỏng vấn. Đánh giá thực trạng công tác KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận Dựa trên những kết quả chi tiết thu được trong các cuộc phỏng vấn 16 CBCC thuộc 02 nhóm đối tượng có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận, Luận văn đã tiến hành tổng hợp và phân tích kết quả phỏng vấn, từ đó đánh giá thực trạng công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận như sau: Đối với Hệ thống KBNN, nghiệp vụ KTNN là xương sống, là công cụ then chốt đảm bảo KBNN hoàn thành tốt chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý hiệu quả các nguồn lực tài chính quốc gia, đồng thời hỗ trợ Chính phủ đưa ra các quyết định tài chính quan trọng. Nhìn chung, các Phòng KTNN thuộc Hệ thống KBNN Ninh Thuận đã thực hiện tốt các hoạt động nghiệp vụ được giao, bám sát định hướng của KBNN, từng bước nâng cao chất lượng mỗi nghiệp vụ, luôn thể hiện đầy đủ vai trò và trách nhiệm đối với KBNN một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác nghiệp vụ kế toán vẫn còn tồn tại nhiều sai sót, hạn chế trên các khía cạnh khác nhau với nhiều nguyên nhân.
  • 34. 20 Trong đó đó, tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN mặc dù là công tác có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đảm bảo cho việc thực hiện các cơ chế, chính sách, chế độ KTNN đạt hiệu quả cao, kịp thời chấn chỉnh và có biện pháp ngăn chặn các sai sót, tiêu cực trong quá trình hoạt động nghiệp vụ, nhằm đảm bảo an toàn về tiền và tài sản của Nhà nước nhưng lại là nghiệp vụ ít được quan tâm thực hiện nhất, dẫn đến những sai sót của các nghiệp vụ KTNN vẫn lặp đi lặp lại, xuất hiện nhiều sai sót mới, không có các cảnh báo rủi ro cho các sai sót qua từng thời kỳ, dẫn đến tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý cho KTV trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, gia tăng nguy cơ mất an toàn về tiền và tài sản của Nhà nước. Bên cạnh đó, công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN không được đề cao, chú trọng, thường mang tính hình thức, chiếu lệ xuất phát từ nhiều hai nhóm nguyên nhân chính, cụ thể như sau: Nguyên nhân khách quan: - Hệ thống các văn bản liên quan đến công tác tự kiểm tra: Được ban hành rất nhiều tuy nhiên chưa thống nhất, đồng bộ và kịp thời vì vậy còn có những quy định khác nhau đối với cùng một hoạt động nghiệp vụ phát sinh, nhất gây khó khăn trong việc áp dụng, tiềm ẩn rủi ro cho CBCC khi thực hiện nhiệm vụ. - Chế độ, chính sách cho CBCC: Với tư cách là một đơn vị hành chính công nên KBNN có nhiều hạn chế trong việc linh hoạt giải quyết các chế độ chính sách bồi dưỡng, chưa thật sự kích thích động lực cống hiến, phấn đấu của CBCC, ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả của công tác tự kiểm tra. Nguyên nhân chủ quan: - Công tác tổ chức, thực hiện: Chưa tổ chức thực hiện tốt quy trình tự kiểm tra, xử lý sau tự kiểm tra để phát hiện những sai sót còn tồn tại và xử lý, khắc phục một cách kịp thời, chưa thật sự coi trọng kết quả công tác tự kiểm tra, chưa gắn kết quả tự kiểm tra với việc xem xét, đánh giá xếp loại lao động và kết quả phân loại công chức, thi đua, khen thưởng hằng năm.
  • 35. 21 - Ý thức trách nhiệm của CBBC: Chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm, thói quen, tâm lý chủ quan đã làm đúng từng bước của quy trình nghiệp vụ nên sẽ không có sai sót, không cần phải tiến hành tự kiểm tra. Đồng thời, một số CBCC vì sợ sai, sợ trách nhiệm sẽ bỏ qua, che đậy, không báo cáo đầy đủ các sai sót khi thực hiện công tác tự kiểm tra, dẫn đến chất lượng công tác tự kiểm tra không được đảm bảo. 1.2.2. Kết luận vấn đề cần nghiên cứu Tổ chức tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại KBNN là một trong những mặt quan trọng trong tổ chức công tác KTNN nhằm đảm bảo cho nghiệp vụ KTNN được thực hiện đúng quy định, có hiệu quả và cung cấp được thông tin phản ánh đúng thực trạng hoạt động nghiệp vụ. Với việc thường xuyên đổi mới, hoàn thiện toàn diện của tổ chức công tác KTNN thì tổ chức tự kiểm tra trong công tác kế toán ngày càng trở thành yêu cầu cấp thiết đối với các đơn vị KBNN. Tuy nhiên, từ kết quả phỏng vấn đã cho thấy công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận vẫn có một số vấn đề còn tồn tại, tiềm ẩn nhiều sai sót chưa được khắc phục triệt để có thể dẫn đến nguy cơ mất an toàn tiền của Nhà nước, tăng rủi ro pháp lý cho CBCC trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Từ thực tế đó, Đề tài: “Hoàn thiện công tác Tự kiểm tra nghiệp vụ Kế toán Nhà nước tại Hệ thống Kho bạc Nhà nước Ninh Thuận” được hình thành như một tài liệu tham khảo có tính thực tiễn cao với mong muốn giúp người dùng hiểu rõ hơn về thực trạng, cũng như các giải pháp nhằm hoàn thiện và ngăn chặn các rủi ro trong công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận.
  • 36. 22 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 đã mô tả đầy đủ tổng quan về Hệ thống KBNN Ninh Thuận với lịch sử hình thành và quá trình phát triển cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy Hệ thống KBNN Ninh Thuận và bộ máy Hệ thống KTNN thuộc đơn vị được đề cập một cách có chọn lọc và hữu ích cho người đọc. Đồng thời, bằng việc tiến hành phỏng vấn các đối tượng có liên quan đến nghiệp vụ KTNN, Chương 1 đã làm rõ được thực trạng công tác KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận cũng như các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế còn tồn tại giúp Luận văn xác định được vấn đề cần nghiên cứu và định hướng cho quá trình thực hiện nghiên cứu.
  • 37. 23 MỞ ĐẦU CHƯƠNG 2 Chương 2: Cơ sở lý thuyết liên quan đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại KBNN, tại chương này, tác giả hướng đến đạt được các mục tiêu như sau: làm rõ các cơ sở lý luận về nghiệp vụ KTNN, công tác tự kiểm tra và nâng cao chất lượng công tác, hệ thống được các luận điểm liên quan đến đề tài cần nghiên cứu từ đó tác giả sẽ có được nền tảng lý thuyết vững chắc phục vụ quá trình nghiên cứu, thông qua 2 nội dung chính là: Cơ sở lý luận và Các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đề tài.
  • 38. 24 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TỰ KIỂM TRA NGHIỆP VỤ KTNN TẠI KBNN 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Một số quy định hiện hành về công tác tự kiểm tra tại KBNN  Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính có nêu: “Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.” “Kho bạc Nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.”  Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn chế độ Kế toán Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước đã nêu: “Kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát, phân tích và cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực, liên tục và có hệ thống về: Tình hình phân bổ dự toán kinh phí NSNN; Tình hình thu, chi NSNN; Tình hình vay và trả nợ vay của NSNN; Các loại tài sản của nhà nước do KBNN đang quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN.”
  • 39. 25  Quyết định số 1402/QĐ-KBNN ngày 24/12/2015 của Tổng Giám Đốc KBNN về việc ban hành Quy chế hoạt động kiểm tra nội bộ trong hệ thống Kho bạc Nhà nước (Phụ lục 4 đính kèm) đã quy định một số nội dung chính như sau: “Tự kiểm tra: Là việc cán bộ, công chức của các đơn vị nghiệp vụ tự kiểm tra thường xuyên việc chấp hành các chế độ, chính sách, quy trình nghiệp vụ, quy chế, quy định nội bộ của đơn vị nhằm đảm bảo việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật và quy trình của KBNN.” “Hàng năm, các Phòng nghiệp vụ thuộc KBNN tỉnh, các đơn vị nghiệp vụ thuộc KBNN huyện phải xây dựng kế hoạch tự kiểm tra của đơn vị mình gửi cho Phòng Thanh tra - Kiểm tra KBNN tỉnh để tổng hợp chung vào kế hoạch kiểm tra của KBNN tỉnh trình Giám đốc KBNN tỉnh phê duyệt.” “Trên cơ sở kế hoạch kiểm tra hàng năm được phê duyệt, Thủ trưởng đơn vị Sở Giao dịch thuộc KBNN, Trưởng các Phòng nghiệp vụ và Giám đốc KBNN huyện trực thuộc KBNN tỉnh có trách nhiệm tổ chức công tác tự kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ tại đơn vị. Tại KBNN tỉnh, định kỳ hàng quý, năm các đơn vị nghiệp vụ báo cáo kết quả tự kiểm tra gửi về Phòng Thanh tra - Kiểm tra để tổng hợp chung trong báo cáo công tác kiểm tra của KBNN tỉnh” “Các cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn nghiệp vụ có trách nhiệm thường xuyên tự kiểm tra việc chấp hành chế độ, chính sách và quy trình nghiệp vụ trong và sau quá trình thực thi công vụ. Khi phát hiện các sai phạm, vướng mắc phải báo cáo ngay người phụ trách trực tiếp xin ý kiến và báo cáo thủ trưởng đơn vị để có biện pháp xử lý kịp thời.” Trên cơ sở đó, định kỳ KBNN Tỉnh sẽ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác tự kiểm tra gửi về KBNN bao gồm: Báo cáo quý (I, II, III, IV), Báo cáo 6 tháng, 9 tháng, Báo cáo tổng kết năm theo hướng dẫn của KBNN. Việc hoàn thành và gửi báo cáo kết quả thực hiện công tác tự kiểm tra về KBNN phải đúng thời hạn quy định của KBNN. Hình thức báo cáo phải bằng văn bản và gửi qua đường văn thư, đồng thời chuyển file báo cáo vào hộp thư điện tử của Vụ Thanh tra - Kiểm tra.
  • 40. 26 Công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN phải thực hiện trên tất cả các hoạt động nghiệp vụ KBNN: “- Nghiệp vụ kế toán ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước, tổng kế toán nhà nước và công tác thanh toán của hệ thống KBNN;” “- Nghiệp vụ kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi của Ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác được giao qua KBNN theo quy định của pháp luật;” “- Nghiệp vụ quản lý, điều hành ngân quỹ nhà nước;” “- Nghiệp vụ huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành Trái phiếu Chính phủ;” “- Nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ.”  Quyết định số 5716/QĐ-KBNN ngày 30/12/2016 của Tổng Giám Đốc KBNN về việc ban hành Quy trình kiểm tra nội bộ trong hệ thống Kho bạc Nhà nước (Phụ lục 5 đính kèm) đã có quy định: “Việc tự kiểm tra được thực hiện tại chính đơn vị, bộ phận nghiệp vụ thực hiện tự kiểm tra theo chức trách, vị trí việc làm của từng công chức, viên chức trong đơn vị, bộ phận nghiệp vụ.”, bao gồm 2 cách thức tự kiểm tra là: “Công chức, viên chức nghiệp vụ tự kiểm tra các hồ sơ, tài liệu do mình thực hiện” và “Kiểm tra chéo giữa công chức, viên chức nghiệp vụ trong từng bộ phận nghiệp vụ”. Với trình tự thực hiện theo 07 bước như sau: 1. “Thông báo giao nhiệm vụ tự kiểm tra.” 2. “Phân công công chức, viên chức tự kiểm tra hoặc phân công việc tự kiểm tra chéo giữa công chức, viên chức nghiệp vụ trong từng bộ phận nghiệp vụ.” 3. “Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác tự kiểm tra.” 4. “Thực hiện tự kiểm tra.” 5. “Tổng hợp báo cáo kết quả tự kiểm tra.” 6. “Kết quả thực hiện và các biện pháp khắc phục những tồn tại, sai sót, sai phạm đã phát hiện qua công tác tự kiểm tra.” 7. “Bàn giao, lưu trữ hồ sơ tự kiểm tra.”
  • 41. 27 2.1.2. Các văn bản hướng dẫn về công tác tự kiểm tra tại Hệ thống KBNN Hiện tại, Hệ thống KBNN đã ban hành các văn bản quy định liên quan đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN bao gồm: - Quyết định số 161/QĐ-KBNN ngày 19/2/2013 của Tổng Giám đốc KBNN về việc ban hành một số quy trình nghiệp vụ kế toán nhà nước trong điều kiện áp dụng TABMIS. - Quyết định số 888/QĐ-KBNN ngày 24/10/2014 của Tổng Giám đốc KBNN về việc ban hành Quy chế kiểm soát nghiệp vụ kế toán trong Hệ thống KBNN. - Quyết định số 1402/QĐ-KBNN ngày 24/12/2015 của Tổng Giám Đốc KBNN về việc ban hành Quy chế hoạt động kiểm tra nội bộ trong Hệ thống KBNN. - Quyết định số 5716/QĐ-KBNN ngày 30/12/2016 của Tổng Giám Đốc KBNN về việc ban hành Quy trình kiểm tra nội bộ trong Hệ thống KBNN. - Quyết định số 4377/QĐ-KBNN ngày 15/9/2017 của Tổng Giám đốc KBNN về việc ban hành quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước qua KBNN. 2.1.3. Đánh giá các văn bản hiện hành liên quan đến công tác tự kiểm tra tại Hệ thống KBNN Quy chế hoạt động kiểm tra nội bộ trong Hệ thống KBNN ban hành kèm theo Quyết định số 1402/QĐ-KBNN ngày 24/12/2015 và Quy trình kiểm tra nội bộ trong hệ thống Kho bạc Nhà nước ban hành theo Quyết định số 5716/QĐ-KBNN ngày 30/12/2016 của Tổng Giám Đốc KBNN đã quy định đầy đủ các nội dung cần thiết để làm căn cứ quan trọng cho các đơn vị KBNN cấp Tỉnh trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai công tác tự kiểm tra. Tuy nhiên, các quy định này vẫn còn ở mức độ chung chung, chưa có một quy trình cụ thể nào cho từng nghiệp vụ dễ dàng dẫn đến việc bản thân mỗi CBCC sẽ thực hiện công tác tự kiểm tra một cách chủ quan, dựa trên kinh nghiệm thực tế với những phương thức khác nhau làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác tự kiểm tra. Bên cạnh đó, các văn bản này lại chưa quy định cụ thể trách nhiệm của Trưởng phòng nghiệp vụ KBNN cấp Tỉnh trong
  • 42. 28 việc tham gia xây dựng kế hoạch, đề cương kiểm tra, tự kiểm tra thuộc lĩnh vực nghiệp vụ của đơn vị mình mặc dù các phòng nghiệp vụ trực thuộc KBNN cấp Tỉnh có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng đề cương tự kiểm tra một cách có chất lượng, cũng như việc khảo sát số liệu trước khi xác định phạm vi tự kiểm tra nhằm nâng cao hiệu quả cuộc tự kiểm tra. Quyết định số 888/QĐ-KBNN ngày 24/10/2014 của Tổng Giám đốc KBNN về việc ban hành Quy chế kiểm soát nghiệp vụ kế toán trong Hệ thống KBNN là căn cứ giúp công chức làm kế toán nghiệp vụ thực hiện tự kiểm tra ngay trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, giúp công chức thực hiện kiểm tra, tự kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán tại các đơn vị KBNN có đáp ứng được yêu cầu đặt ra hay không. Quy chế này không đưa ra các bước, trình tự để tổ chức tự kiểm tra, nhưng đề cập khá rõ các tiêu thức, các yêu cầu mà nghiệp vụ KTNN cần phải thực hiện, làm cơ sở để đánh giá công tác kế toán thông qua kết quả tự kiểm tra. Tuy nhiên, do phạm vi nghiệp vụ KTNN rất rộng, như quy định về việc tự kiểm tra số liệu đảm bảo sự hợp lý, khớp đúng giữa các chỉ tiêu liên quan trên các báo cáo kế toán,… cho nên cách thức tiến hành và chất lượng tự kiểm tra còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố chủ quan, việc tự kiểm tra liên quan đến số liệu cần có sự rà soát tổng thể và hỗ trợ của ứng dụng tin học. Quyết định số 161/QĐ-KBNN, Quyết định số 4377/QĐ-KBNN đều bám sát và là căn cứ trên các quy định pháp lý hiện hành về KTNN, đây có thể coi là các tài liệu hướng dẫn chi tiết để tổ chức thực hiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN. Các văn bản này đều liên quan chặt chẽ tới quy trình nghiệp vụ của KTNN, được nêu chi tiết, cụ thể theo từng phần hành kế toán. Theo đó, quy trình nghiệp vụ là các bước công việc thực tế công chức nghiệp vụ cần phải làm, cần phải chấp hành, nội dung này nhưng chưa phải là quy trình tự kiểm tra kế toán. Hiện nay, để thuận lợi cho việc áp dụng quy trình nghiệp vụ thì cần phải sửa đổi Quyết định số 161/QĐ- KBNN cho phù hợp với điều kiện thực hiện thống nhất đầu mối kiểm soát chi. Mặt khác, quy định về việc kiểm tra số dự toán còn được sử dụng và kiểm tra số dư Tài khoản Tiền gửi của đơn vị còn chung chung, chưa nêu rõ công chức nghiệp vụ cần
  • 43. 29 phải kiểm tra nội dung chi tiết của từng khoản chi có trong dự toán hay không hoặc có phù hợp với nội dung Tài khoản Tiền gửi hay không. Do vậy, có thể dẫn đến cách hiểu là chỉ kiểm tra tổng số dư còn lại trên hệ thống TABMIS, tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan đến trách nhiệm kiểm soát các khoản chi của các đơn vị KBNN. Như vậy, mặc dù KBNN đã ban hành một số văn bản liên quan ở mức độ khá chi tiết, cụ thể và bám sát quy trình nghiệp vụ KTNN, đã hỗ trợ rất nhiều để giúp cho các đơn vị KBNN trong quá trình thực hiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN nhưng trên thực tế có thể thấy chưa có một tài liệu hướng dẫn, quy trình mẫu hướng dẫn nghiệp vụ nào để làm tài liệu tham chiếu vận dụng vì vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN. Bên cạnh đó, với trình độ năng lực CBCC làm nghiệp vụ KTNN ở các đơn vị và trong mỗi đơn vị là không đồng đều nhưng các văn bản quy định chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ nên CBCC thường căn cứ vào các quy định này và dựa vào kinh nghiệm bản thân là chủ yếu khi thực hiện công tác tự kiểm tra, thì chất lượng công tác tự kiểm tra nhìn chung khó đảm bảo, tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn trong công tác kế toán và hoạt động nghiệp vụ KBNN. 2.2. Các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đề tài Tại thời điểm nghiên cứu, có 01 đề án nghiên cứu ứng dụng và 01 đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN. Nội dung các nghiên cứu được đề cập tại trang điện tử Cổng thông tin điện tử Kho bạc Nhà nước Việt Nam, mục Nghiên cứu khoa học, cụ thể: - Mục Nghiệm thu đề án nghiên cứu ứng dụng “Nhận diện sai sót và biện pháp xử lý trong công tác kiểm soát kế toán, thanh toán chi trả của Kho bạc Nhà nước” được đăng vào ngày 03/12/2015. (Phụ lục 6 đính kèm) - Mục Nghiệm thu đề tài khoa học “Một số giải pháp tăng cường kiểm tra và tự kiểm tra nhằm phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro trong công tác kế toán nhà nước tại các đơn vị KBNN cấp tỉnh” được đăng vào ngày 30/8/2018. (Phụ lục 7 đính kèm)
  • 44. 30 2.2.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đề tài Từ các dữ liệu thu thập được trong việc tham khảo các nghiên cứu có liên quan đến đề tài, Luận văn đã tiến hành tổng hợp và phân tích các nội dung chính nhằm làm cơ sở nền tảng để tiếp tục thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo của Luận văn. (Phụ lục 8 và 9 đính kèm) Trong phạm vi nghiên cứu, Luận văn thống kê những nội dung cơ bản cần lưu ý của các nghiên cứu có liên quan như sau: Đề án nghiên cứu ứng dụng “Nhận diện sai sót và biện pháp xử lý trong công tác kiểm soát kế toán, thanh toán chi trả của Kho bạc Nhà nước” Nguyên nhân của các sai sót còn tồn tại Nguyên nhân khách quan: - Hệ thống văn bản pháp lý: chưa hoàn thiện, còn mang yếu tố định tính, chưa mang tính kỹ thuật cao, còn thiếu sự đồng bộ thống nhất. - Các quy trình đang thực hiện trong kiểm soát kế toán: chưa thống nhất và chưa thực sự đơn giản với người sử dụng. Nguyên nhân chủ quan: - Về con người: Việc chấp hành quy chế, quy trình nghiệp vụ, nội vụ và thực thi công vụ của một số cá nhân và thủ trưởng đơn vị chưa nghiêm túc. - Về tổ chức thực hiện: Lãnh đạo đơn vị chưa thường xuyên quan tâm, quyết liệt trong việc triển khai thực hiện kiểm soát kế toán, việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị cơ sở còn chậm, chất lượng chưa cao. Các giải pháp khắc phục - Hoàn thiện cơ sở pháp lý để bảo đảm tính độc lập và thống nhất thực sự của hoạt động kiểm soát kế toán, thanh toán. - Hoàn thiện quy trình kiểm soát kế toán, thanh toán. - Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán, tăng cường năng lực kiểm soát kế toán, thanh toán. - Tăng cường công tác kiểm tra giám sát.
  • 45. 31 - Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng CBCC trên toàn Hệ thống. - Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành. Đề tài khoa học “Một số giải pháp tăng cường kiểm tra và tự kiểm tra nhằm phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro trong công tác kế toán nhà nước tại các đơn vị KBNN cấp tỉnh” Nguyên nhân của các sai sót còn tồn tại Nguyên nhân khách quan: - Hệ thống các văn bản liên quan: thường xuyên có thay đổi, còn nhiều bất cập, chồng chéo dẫn đến việc CBCC gặp nhiều khó khăn trong quá trình tra cứu, vận dụng khi thực hiện nhiệm vụ được giao. - Các chính sách chế độ liên quan đến công chức: chưa cao, chưa đủ động lực để khích lệ CBCC trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Nguyên nhân chủ quan: - Sự quan tâm của Lãnh đạo đơn vị đối với công tác kiểm tra, tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN: chưa quyết liệt trong việc triển khai tổ chức, quán triệt, học tập kịp thời, đầy đủ các quy chế, quy trình mới đến từng công chức. - Chất lượng đội ngũ công chức nghiệp vụ thực hiện công tác kiểm tra, tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN: chưa thường xuyên cập nhật cơ chế, quy trình mới, chưa thực hiện đúng, đầy đủ quy trình nghiệp vụ. - Tổ chức thực hiện: Chưa tổ chức thực hiện tốt quy chế, quy trình kiểm tra, tự kiểm tra, xử lý sau kiểm tra, tự kiểm tra. Các giải pháp khắc phục - Nghiên cứu này đã xây dựng các bước cụ thể áp dụng cho quy trình kiểm tra, tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại các đơn vị KBNN cấp Tỉnh. - Thiết kế trình tự, nội dung tổ chức thực hiện kiểm tra, tự kiểm tra cho một số nghiệp vụ KTNN cụ thể: kế toán dự toán, kế toán chi NSNN, kế toán tiền gửi của các đơn vị tại KBNN, việc đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN.
  • 46. 32 - Xây dựng hệ thống báo cáo kết xuất từ dữ liệu TABMIS để hỗ trợ CBCC nghiệp vụ thực hiện kiểm tra, tự kiểm tra. 2.2.2. Đánh giá các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đề tài Đề án nghiên cứu ứng dụng “Nhận diện sai sót và biện pháp xử lý trong công tác kiểm soát kế toán, thanh toán chi trả của Kho bạc Nhà nước” là sự kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học dựa trên nguyên tắc khách quan, toàn diện, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Với mục tiêu là nhận diện sai sót và đề xuất các biện pháp xử lý đối với công tác kiểm soát kế toán, thanh toán chi trả của KBNN, Đề án đã giải quyết được những nội dung quan trọng về thực trạng, nhận diện sai sót và đề xuất các nhóm giải pháp. Tuy nhiên, Đề án có phạm vi ảnh hưởng rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau cũng như liên quan đến nhiều đối tượng mà nhất là các đối tượng có quan hệ với NSNN, tác động đến nhiều yếu tố trong công tác quản lý Nhà nước chính vì thế Đề án vẫn chưa xây dựng được các quy trình chuẩn, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hạn chế để xây dựng các phần mềm cảnh báo nhằm giảm thiểu sai sót còn tồn tại trong công tác kiểm soát kế toán, thanh toán chi trả của KBNN mà còn cần có sự phối hợp các Cục, Vụ thuộc KBNN để thực hiện sau khi nghiệm thu. Đề tài khoa học “Một số giải pháp tăng cường kiểm tra và tự kiểm tra nhằm phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro trong công tác kế toán nhà nước tại các đơn vị KBNN cấp tỉnh” là một đề tài nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao, đã giải quyết một vấn đề có tính thời sự nhằm đáp ứng yêu cầu của việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 4125/CT-KBNN ngày 26/9/2016 của Tổng Giám đốc KBNN. Không những đánh giá đúng thực trạng, phát hiện nguyên nhân và đề xuất các quy trình thực hiện, Đề tài còn đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn để đảm bảo tính đồng bộ trong các quy định, làm cơ sở cho việc thực hiện nghiệp vụ KBNN cũng như kiểm tra, tự kiểm tra. Tuy nhiên, Đề tài vẫn chưa đưa ra được các giải pháp chi tiết tương ứng với từng nguyên nhân của
  • 47. 33 các hạn chế tồn tại, còn thiếu những mẫu biểu định hướng cho CBCC thực hiện kiểm tra, tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN trong từng nghiệp vụ cụ thể. Nhìn chung các nghiên cứu trên đã thành công trong việc đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp liên quan đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN trên nhiều phương diện và ở các khía cạnh khác nhau, đã giúp Luận văn được tiếp cận một số tư liệu và kiến thức cần thiết để hình thành những hiểu biết chung về đề tài cần nghiên cứu, là nền tảng giúp cho Luận văn kế thừa và bổ sung những vấn đề quan trọng cần đi sâu nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, có thể thấy vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu nào về công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận vì vậy Đề tài nghiên cứu của Luận văn không có sự trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã có trước đó.
  • 48. 34 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương 2 là một bức tranh về các văn bản hướng dẫn, khuôn khổ pháp lý của pháp luật Việt Nam về Hệ thống KBNN, nghiệp vụ KTNN, tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN, là lý thuyết nền tảng của vấn đề mà Luận văn cần nghiên cứu. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đề tài đã phát họa nên những nội dung chính về thực trạng công tác kiểm soát, kiểm tra, tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại hệ thống KBNN, cũng như những hạn chế còn tồn tại cần khắc phục để từ đó đưa ra những giải pháp hiệu quả nhằm hướng đến thực hiện thành công chiến lược phát triển Hệ thống KBNN đến năm 2020, là chìa khóa giúp Luận văn hình thành cơ sở để tiến hành kiểm chứng thực trạng cũng như dự đoán nguyên nhân, đề xuất giải pháp của vấn đề cần nghiên cứu.
  • 49. 35 MỞ ĐẦU CHƯƠNG 3 Chương 3: Kiểm chứng vấn đề trong công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận và dự đoán nguyên nhân tác động, với kết cấu Chương gồm 2 nội dung chính như sau: Kiểm chứng vấn đề trong công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận và Dự đoán nguyên nhân tác động đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận. Tại chương này, Luận văn hướng đến mục tiêu kiểm chứng lại tính chính xác của vấn đề đã được phát hiện tại Chương 1 có thật sự đang tồn tại tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận, đồng thời đưa ra được những dự đoán về nguyên nhân của của vấn đề từ kết quả phỏng vấn Đánh giá thực trạng công tác KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận tại Chương 1 và sự kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực đề tài tại Chương 2.
  • 50. 36 CHƯƠNG 3: KIỂM CHỨNG VẤN ĐỀ TRONG CÔNG TÁC TỰ KIỂM TRA NGHIỆP VỤ KTNN TẠI HỆ THỐNG KBNN NINH THUẬN VÀ DỰ ĐOÁN NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG 3.1. Kiểm chứng vấn đề trong công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận 3.1.1. Phương pháp kiểm chứng Với mục đích kiểm chứng vấn đề cần nghiên cứu trong công tác KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận đã được phát hiện ở Chương 1, Luận văn xác định các yếu tố cần thiết của vấn đề cần kiểm chứng như sau: - Đối tượng kiểm chứng: Công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN. - Nội dung kiểm chứng: Trong phạm vi đề tài, Luận văn thực hiện nghiên cứu công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại các đơn vị KBNN thuộc lĩnh vực Đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN. - Không gian kiểm chứng: Việc kiểm chứng được thực hiện tại 07 Phòng KTNN thuộc Hệ thống KBNN Ninh Thuận, bao gồm: 01 Phòng KTNN thuộc KBNN Ninh Thuận và 06 Phòng KTNN thuộc 06 KBNN Huyện trực thuộc. - Thời gian kiểm chứng: Giai đoạn từ năm 2017 - 2018. - Phương pháp kiểm chứng: Luận văn sử dụng phương pháp thu thập, thống kê, so sánh và tổng hợp để thực hiện kiểm chứng. Để thực hiện kiểm chứng, Luận văn tiến hành thu thập hồ sơ, số liệu được lưu trữ đối với nghiệp vụ Đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN và 98 Báo cáo kết quả tự kiểm tra định kỳ hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và Báo cáo tổng kết năm trong giai đoạn 2017 - 2018 (Trong đó có 56 Báo cáo quý, 14 Báo cáo 6 tháng, 14 Báo cáo 9 tháng và 14 Báo cáo Tổng kết năm. Gồm: 14 báo cáo tại KBNN Ninh Thuận và 84 báo cáo tại 06 KBNN Huyện) tại 07 Phòng KTNN thuộc Hệ thống KBNN
  • 51. 37 Ninh Thuận. Căn cứ dữ liệu thu thập được, Luận văn thống kê, đánh giá các sai sót còn tồn tại của nghiệp vụ kế toán trên. Từ đó đối chiếu, so sánh với các Báo cáo kết quả tự kiểm tra định kỳ hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và năm của từng đơn vị. Căn cứ kết quả tổng hợp từ so sánh, Luận văn đánh giá thực trạng Công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận trên 2 phương diện kết quả đạt được và sai sót còn tồn tại, trên cơ sở đó khẳng định vấn đề cần nghiên cứu đã được nhận định trong Chương 1. 3.1.2. Kết quả kiểm chứng Bằng việc thực hiện so sánh, đối chiếu các tồn tại, hạn chế phát hiện được từ 795 hồ sơ đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN (Phụ lục 10) với 98 Báo cáo Tự kiểm tra tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận trong giai đoạn 2017 – 2018, Luận văn đánh giá Công tác tự kiểm tra đối với vấn đề Đăng ký và sử dụng tài khoản tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận như sau: - Công tác tự kiểm tra về việc đăng ký sử dụng tài khoản chưa phát hiện được các sai sót liên quan đến việc tiếp nhận và lưu trữ, tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ đăng ký, phê duyệt hồ sơ, đối chiếu xác nhận số dư tài khoản tiền gửi, dự toán, mở và sử dụng tài khoản theo tính chất tài khoản. - Năm 2017: Các báo cáo ghi nhận rất ít những sai sót với nội dung sơ sài, chung chung, chưa chi tiết các sai sót, cụ thể như: “Một số hồ sơ mở tài khoản chưa đảm bảo tính pháp lý”, “Một số hồ sơ mở tài khoản lưu thừa chứng từ”, “Thời gian đối chiếu số dư tài khoản còn chậm so với quy định”. - Năm 2018: Các báo cáo chỉ ghi nhận những sai sót hiện hữu của nghiệp vụ đối chiếu số dư tài khoản. Tuy nhiên, các tồn tại này được thể hiện trên khá đơn giản, chỉ dừng lại ở mức ghi nhận chưa mô tả chi tiết các sai sót đó, cụ thể như: “Một số tài khoản (TG, DT) chưa thực hiện đối chiếu theo quy định”, “Sử dụng dấu sai quy định trong việc đối chiếu số dư”, “Chưa ghi đầy đủ số liệu phần KBNN ghi”.
  • 52. 38 - Các hạn chế còn tồn tại ở năm 2018 nhiều hơn so với 2017, tuy nhiên qua báo cáo ghi nhận các sai sót năm 2018 lại ít hơn và thể hiện sơ sài hơn năm 2017. Đồng thời các sai sót cùng tồn tại trong giai đoạn 2017 - 2018 đều không được ghi nhận lại trong năm 2018. Có thể nhận định, chất lượng thực hiện công tác tự kiểm tra về việc Đăng ký và sử dụng tài khoản tại hệ thống KBNN Ninh Thuận năm 2018 giảm sút so với năm 2017. 3.1.2.1. Đánh giá thực trạng công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận Từ kết quả nghiên cứu của Công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận đối với việc Đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN, Luận văn đánh giá thực trạng công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận như sau: Kết quả đạt được: Hệ thống KBNN Ninh Thuận đã bám sát kế hoạch, định hướng của KBNN, đã ban hành kế hoạch tự kiểm tra cụ thể từng tháng, quý, năm và chủ động tổ chức thực hiện theo đúng quy định. Kết thúc các đợt kiểm tra, KBNN Ninh Thuận và các KBNN Huyện đều có báo cáo đầy đủ, kịp thời đúng hạn để gửi KBNN tổng hợp, đánh giá kết quả tự kiểm tra. Sai sót còn tồn tại: Nội dung đề cương chi tiết của việc tự kiểm tra ở các đơn vị KBNN còn chung chung, dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa quan tâm nhiều đến việc kiểm tra, so sánh số liệu trên hệ thống TABMIS và đối chiếu với hồ sơ, tài liệu kế toán lưu trữ tại các đơn vị KBNN, thiếu những mẫu biểu định hướng cho công chức tự kiểm tra trong quá trình thực hiện nghiệp vụ KTNN, gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện. Hiệu quả công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận còn nhiều hạn chế: Việc triển khai thực hiện còn mang tính hình thức, chiếu lệ, ít quan tâm đến việc rà soát, đối chiếu để đảm bảo tính nhất quán của số liệu.
  • 53. 39 Chưa phát hiện triệt để các sai sót tồn tại, chưa có các biện pháp rà soát, chấn chỉnh và khắc phục, đồng thời chưa có rút ra được các bài học kinh nghiệm cần có sau tự kiểm tra để tránh các rủi ro làm mất an toàn về tiền và tài sản của Nhà nước, rủi ro cho công chức KBNN khi thực thi công vụ. Chất lượng Báo cáo kết quả tự kiểm tra định kỳ hàng quý, năm chưa cao: Các sai sót, hạn chế còn tồn tại được thể hiện trên báo cáo còn mang tính chất chung chung, chưa chi tiết cụ thể ở từng nghiệp vụ. Nguyên nhân và điều kiện phát sinh của các sai sót chưa được đề cập hoặc đề cập sơ sài trong báo cáo. Kết luận trên các báo cáo chỉ dừng lại ở mức mô tả, chưa có những đánh giá cụ thể, chi tiết về thực trạng cũng như chưa đưa ra được các cảnh báo cần thiết đối với công chức nghiệp vụ KTNN tại KBNN có thể gặp phải. 3.1.2.2. Khẳng định vấn đề cần nghiên cứu Từ kết quả kiểm chứng đã cho thấy Công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận còn nhiều hạn chế tồn tại. Việc phát hiện ra những sai sót qua công tác tự kiểm tra còn thiếu và yếu, các sai sót thường được phát hiện ở những nghiệp vụ thường xuyên cụ thể, chưa phát hiện được những sai sót mang tính tiềm ẩn, rủi ro cao, chưa có sự tổng hợp, phân tích và giải pháp hữu hiệu cho những sai phạm phát hiện được dẫn đến mục đích thật sự của công tác tự kiểm tra là phòng ngừa với ý nghĩa loại bỏ nguyên nhân của rủi ro không được đảm bảo. 3.2. Dự đoán nguyên nhân tác động đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại hệ thống KBNN Ninh Thuận 3.2.1. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận Dựa trên kết quả phỏng vấn Đánh giá thực trạng công tác KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận ở Chương 1 và các nội dung cần lưu ý trong Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đề tài tại Chương 2, cho thấy bất kỳ một vấn đề phát sinh nào trong hoạt động của một tổ chức cũng đều chịu ảnh hưởng bởi 2 nhóm nguyên nhân chính: Nguyên nhân khách quan và Nguyên nhân chủ quan. Từ đó,
  • 54. 40 Luận văn tiến hành lập bảng tổng hợp các nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại KBNN trên 2 khía cạnh trên để làm căn cứ dự đoán các nguyên nhân tác động đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận, theo bảng sau: Nguyên nhân Chương 1 Chương 2 Nguyên nhân khách quan - Hệ thống các văn bản liên quan rất nhiều tuy nhiên chưa kịp thời, đồng bộ, khó khăn trong việc áp dụng, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho CBCC khi thực hiện nhiệm vụ. - Hệ thống văn bản pháp lý chưa hoàn thiện, còn mang yếu tố định tính, còn thiếu sự đồng bộ. Các quy trình thực hiện chưa thống nhất và chưa thực sự đơn giản với người sử dụng. - Chế độ, chính sách cho CBCC chưa linh hoạt, chưa thật sự kích thích động lực cống hiến, phấn đấu của CBCC. Nguyên nhân chủ quan - Công tác tổ chức, thực hiện chưa tốt theo quy trình tự kiểm tra, xử lý sau tự kiểm tra để xử lý, khắc phục kịp thời, chưa thực sự coi trọng kết quả tự kiểm tra, chưa gắn kết quả tự kiểm tra với việc xem xét, đánh giá xếp loại và phân loại CBCC, thi đua, khen thưởng hằng năm. - Công tác tổ chức thực hiện chưa đạt chất lượng cao, chưa tổ chức hiện tốt quy chế, quy trình cũng như việc xử lý sau tự kiểm tra chưa triệt để. Chưa quyết liệt trong việc tổ chức triển khai, quán triệt, học tập kịp thời, đầy đủ các quy chế, quy trình mới đến từng công chức. - CBBCC chủ yếu còn làm việc theo kinh nghiệm, thói quen, sợ sai, sợ trách nhiệm sẽ bỏ qua, che đậy, không báo cáo đầy đủ các sai sót khi thực hiện công tác tự kiểm tra. - CBCC còn chưa thực hiện đúng, đầy đủ trong việc chấp hành quy chế, quy trình nghiệp vụ, chưa thường xuyên cập nhật cơ chế mới nhầm đảm bảo chất lượng thực hiện nghiệp vụ. (Nguồn: Tổng hợp từ Tác giả) Bảng 3.1: Các nguyên nhân tác động đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại KBNN