SlideShare a Scribd company logo
1 of 52
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP.HCM
KHOA DU LỊCH
----- o0o -----
ĐỀ TÀI:
CÀ PHÊ – SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA TÂY NGUYÊN
GVHD : TS. Đỗ Quốc Thông
SVTH : Nguyễn Văn Sơn
MSSV : 110500092
LỚP : 05DLQT
KHÓA : 2005 – 2009
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2009
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...............................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu của khoá luận ................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................3
4. Những kết quả dự định đạt được .....................................................................3
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ..........................................................3
Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÀ PHÊ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG
........................................................................6
Tổng quan về cây cà phê ...............................................................................6
Lịch sử phát triển ............................................................................................6
Cà phê theo quan điểm thực vật học ................................................................9
Sự phát triển và phân bố cà phê trên thế giới ...................................................11
Điều kiện phát triển .......11
..3.1.1. Môi trường và điều kiện tự nhiên để cây cà phê phát triển ...........11
..3.1.2. Đặc tính vật chất của cà phê..........................................................13
..3.1.3. Trồng và chăm sóc thu hoạch và chế biến cà phê .........................13
..3.1.4. Phân bố vùng cà phê trên thế giới và bản đồ phân bố ...................18
..4. Phân loại cà phê ......................................................................................21
..4.1. Phân loại theo giống cây ....................................................................21
..4.2. Phân loại theo nhóm chất lượng .........................................................27
..4.3. Phân loại theo dạng sản phẩm ...........................................................27
..4.4. Phân loại theo thức uống ...................................................................29
..4.5. Phân loại cà phê theo hương vị ..........................................................32
..5. Dược tính và tác dụng của cây cà phê ...............................................................35
..5.1. Tác hại của cà phê .............................................................................40
Các vấn đề cơ bản của kinh tế cà phê thế giới .............................................42
Tầm quan trọng của cà phê trên thế giới ..........................................................42
Khuynh hướng tiêu thụ cà phê trên thế giới .....................................................45
Thương mại cà phê thế giới .............................................................................46
Sự dao động của giá cà phê .............................................................................48
Ảnh hưởng môi trường của sản xuất cà phê ....................................................49
Phát triển hệ thống sản xuất cà phê bền vững ..................................................51
Định nghĩa về phát triển cà phê bền vững .......................................................51
Khuynh hướng phát triển sản xuất cà phê bền vững trên thế giới ....................52
Các nguyên tắc phát triển cà phê bền vững ......................................................53
Các bài học kinh nghiệm .................................................................................53
Chương II: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN, THỰC TRẠNG CỦA CÀ PHÊ Ở NƯỚC TA VÀ TẠI
TÂY NGUYÊN ....................................................55
2.1. Quá trình phát triển và thực trạng của cà phê ở nước ta..........................56
2.1.1. Quá trình phát triển của cà phê ở nước ta ................................................56
2.1.2. Vai trò của cà phê trong nền kinh tế nước ta ...........................................57
2.1.3. Thực trạng của cà phê ở nước ta ..............................................................60
2.1.4. Thách thức của ngành cà phê trong những năm tới ..................................62
2.1.4.1. Nhiều diện tích cà phê đã chuyển sang giai đoạn gìà cỗi, phát triển
không theo quy hoạch .....................................................................................62
2.1.4.2. Thiếu hụt lao động, chi phí sản xuất ngày một tăng cao .....................64
2.1.4.3. Sản xuất nhỏ lẻ, phân tán ...................................................................65
2.1.4.4. Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước đang mất dần
lợi thế ..............................................................................................................65
2.2. Quá trình phát triển và thực trạng của cà phê ở Tây Nguyên .................67
2.2.1. Quá trình phát triển của cà phê ở Tây Nguyên ........................................67
2.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và vai trò của cây cà phê
ở Tây Nguyên .................................................................................................68
2.2.1.2. Điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên ...................................................68
2.2.1.3. Khái quát về cây cà phê ở Tây Nguyên ..............................................69
2.2.1.4. Vai trò của cà phê trong phát triển kinh tế Tây Nguyên .....................71
2.2.2. Thực trạng phát triển cà phê ở Tây Nguyên ............................................72
2.2.2.1. Phân bố địa lý cà phê Tây Nguyên ..................................................72
2.2.2.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật canh tác cà phê ở Tây Nguyên ..................75
2.2.2.3. Tác động của cà phê đến môi trường Tây Nguyên ..........................76
2.2.2.4. Chất lượng cà phê Tây Nguyên. ......................................................77
2.3. Triết lý cà phê mới của Việt Nam ..............................................................79
2.3.1. Các vĩ nhân nói về cà phê ............................................................................79
2.3.2. Những nhận định về cà phê của Việt Nam .......................................................80
2.3.3. Điều kiện hình thành Triết lý cà phê của Việt Nam ................................81
2.3.4. Cơ sở lý luận - một triết lý mới về cà phê ................................................82
Chương III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ NGHIÊN CỨU KHAI THÁC CÀ PHÊ VÀO
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI TÂY NGUYÊN ...87
3.1. Định hướng chiến lược phát triển bền vững cà phê vùng Tây Nguyên ...88
3.1.1. Các khuynh hướng sản xuất và vấn đề sản xuất cà phê bền vững ...........88
3.1.2. Định hướng phát triển kinh doanh cà phê tại Việt Nam ...........................88
3.1.3. Định hướng chiến lược phát triển bền vững cà phê vùng Tây Nguyên .....89
3.1.3.1. Định hướng .......................................................................................89
3.1.3.2. Quy hoạch vùng trồng cà phê ............................................................91
3.1.3.3. Hợp tác quốc tế kinh doanh cà phê ....................................................94
3.2. Định hướng khai thác cà phê vào hoạt động du lịch của Tây Nguyên .....97
3.2.1. Tham khảo mô hình cà phê và du lịch tại một số nước trên thế giới .......97
3.2.1.1. Du lịch Cà phê tại Panama .................................................................97
3.2.1.2. Cà phê và du lịch tại Nhật Bản ..........................................................98
3.2.1.3. Cà phê và du lịch tại Pháp .................................................................100
3.2.2. Tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch của Tây Nguyên ...................102
3.2.3. Tiềm năng du lịch từ cà phê của Tây Nguyên .......................................106
3.2.4. Đột phá du lịch từ thương hiệu cà phê .................................................108
3.3. Khai thác các sản phẩm du lịch từ cà phê của Tây Nguyên .....................109
3.3.1. Tour du lịch cà phê .................................................................................109
3.3.1.1. Tiềm năng khai thác .........................................................................109
3.3.1.2. Một số định hướng khai thác cụ thể ...................................................111
3.3.2. Cà phê - quà tặng đặc biệt của du khách ..................................................114
3.3.2.1. Cà phê chồn .......................................................................................114
3.3.2.2. Các sản phẩm cà phê hộp ...................................................................119
3.3.3. Các sản phẩm mỹ nghệ làm từ gỗ cây cà phê ..........................................122
3.3.4. Văn hóa thưởng thức cà phê Tây Nguyên ...............................................126
3.3.5. Làng cà phê ............................................................................................128
3.3.6. Festival Cà phê Buôn Ma Thuột ..............................................................139
3.3.7. Lễ hội Hoa Cà Phê ..................................................................................143
3.3.8. Tuần lễ văn hoá cà phê ............................................................................145
3.3.9. Bảo tàng cà phê .......................................................................................147
3.3.10. Dự án “Thiên đường cà phê”- thủ phủ cà phê toàn cầu tại Việt Nam ....150
3.3.11. Xây dựng ngành du lịch Tây Nguyên mang đậm bản sắc cà phê ...........151
3.4. Giải pháp thực hiện ....................................................................................159
3.4.1. Đối với vấn đề phát triển cà phê bền vững ..............................................159
3.4.1.1. Xây dựng chiến lược phát triển thị trường, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản
phẩm hướng đến các thị trường có giá trị gia tăng cao .....................................159
3.4.1.2. Ổn định diện tích trồng cà phê theo quy hoạch; thực hành các quy trình
canh tác bền vững ...........................................................................................159
3.4.1.3. Tập trung nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm chế biến; xây dựng
và khẳng định thương hiệu cà phê Việt Nam trên trường Quốc tế ...................160
3.4.1.4. Xây dựng hệ thống tiêu thụ cà phê hiện đại, thích ứng với quá trình giao
dịch mua bán trong nước và quốc tế. ...............................................................161
3.4.1.5. Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, tạo liên kết, gắn bó lợi ích giữa
người trồng, doanh nghiệp chế biến và các cơ sở dịch vụ ................................161
3.4.1.6. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ ngành cà phê phát triển, nâng
cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh .................................................................162
3.4.2. Các các giải pháp phát triển du lịch cà phê ..............................................163
3.4.2.1. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá, thu hút đầu tư, nguồn nhân lực ..163
3.4.2.2. Tiếp tục phát triển các hoạt động đã triển khai....................................163
3.4.2.3. Các giải pháp nâng cao ......................................................................164
PHẦN MỞ ĐẦU
Một trong những khai thác giá trị tăng cao của cà phê bằng cách xem cà phê như một sản phẩm du lịch
độc đáo của Tây Nguyên nói riêng và của Việt Nam Nói chung. Đó là những lý do tôi chọn đề tài “Cà phê
- sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên”
6. Lí do chọn đề tài
- Cà phê là một trong các loại hàng hoá có tính thương mại cao nhất trên thế giới.
- Ở Việt Nam cà phê là mặt hàng xuất khẩu quan trọng đứng thứ 7 trong 10 ngành hàng xuất khẩu hàng
đầu và thứ 2 trong 7 nông sản xuất khẩu chủ yếu
- Tây Nguyên là vùng sản xuất cà phê chủ lực của Việt Nam, chiếm hơn 80% tổng sản lượng cả nước.
- Trên thế giới, và tại Việt Nam nói riêng, đã có nhiều mô hình gắn kết giữa Du lịch và các ngành sản
xuất nông nghiệp thành công
- Vấn đề nghiên cứu và khai thác cà phê dưới góc độ làm du lịch trên thế giới không còn mới mẻ nhưng ở
Việt Nam thì chưa có sự đầu tư nghiên cứu hệ thống nào.
7. Mục đích nghiên cứu của khoá luận
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển cà phê bền vững trên thế giới.
- Phân tích thực trạng phát triển cà phê ở Tây Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững và dưới góc độ
du lịch.
- Đề xuất hệ thống các quan điểm cơ bản, các giải pháp kinh tế, du lịch và các kiến nghị, giải pháp hợp lý
đóng góp cho sự phát triển bền vững cà phê vào hoạt động du lịch ở Tây Nguyên.
8. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu khai thác, phát triển cà phê vào hoạt động du lịch ở Tây Nguyên.
- Hướng trọng tâm vào các vấn đề có tính du lịch của quá trình phát triển và khai thác cà phê một cách
bền vững.
- Nghiên cứu, đề xuất các sản phẩm du lịch từ cà phê
9. Những kết quả dự định đạt được
- Hệ thống hoá các đặc điểm của nền kinh tế cà phê thế giới, một số vấn đề phát triển
bền vững cà phê ở các nước sản xuất trên phương diện du lịch.
- Kết luận các kết quả đạt được, và những tồn tại trong phát triển cà phê ở Tây
Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững về kinh tế và du lịch.
- Thiết lập hệ thống quan điểm và định hướng chiến lược phát triển và khai thác bền
vững cà phê vào hoạt động du lịch ở Tây Nguyên
- Đề xuất các giải pháp, sản phẩm phù hợp nhằm phát triển giá trị của cà phê trong du
lịch.
10. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
- Quan điểm nghiên cứu:
+ Quan điểm tổng hợp
+ Quan điểm hệ thống
+ Quan điểm lịch sử viễn cảnh
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Trong khoá luận này, tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử, phương pháp hệ thống trong nghiên cứu.
+ Tác giả sử dụng phương pháp khảo sát thực địa, phỏng vấn và phân tích thống kê.
+ Tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, thu thập, tổng hợp và xử lý tài
Chương I
TỔNG QUAN VỀ CÀ PHÊ
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ
PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG
Tổng quan về cây cà phê
Lịch sử phát triển
Từ "cà phê" trong tiếng Việt có gốc từ chữ cà phê của tiếng Pháp. Giống như các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn
ngữ Ấn-Âu, cà phê có gốc từ “kahveh” của tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và “kahveh” đến từ “qahwa” của tiếng Ả
Rập.
Cà phê theo quan điểm thực vật học
Sự phát triển và phân bố cà phê trên thế giới
Điều kiện phát triển
Loại cây này đầu tiên chỉ được trồng ở châu Phi và Ả Rập, nhưng sau đó người ta đã nghĩ tới việc gieo
trồng nó ở các vùng đất thích hợp khác.
..5.1.1. Môi trường và điều kiện tự nhiên để cây cà phê phát triển
..5.1.2. Đặc tính vật chất của cà phê
Tất cả các sản phẩm lương thực đều có các đặc tính riêng liên quan tới tình trạng hay vẻ bề ngoài của
chúng như: trọng lượng, khối lượng, kích cỡ, hình dáng, màu sắc, tính hòa tan, lượng hơi ẩm, kết cấu…
Cà phê cũng không loại trừ các yếu tố đó.
..5.1.3. Trồng và chăm sóc thu hoạch và chế biến cà phê
..5.2. Phân bố vùng cà phê trên thế giới và bản đồ phân bố
- Châu phi và phía Nam Ả Rập
- Châu Mỹ
- Châu Á
..6. Phân loại cà phê
..6.1. Phân loại theo giống cây
..6.1.1. Robusta (Cây cà phê vối)
..6.1.2. Arabica (Cây cà phê chè)
..6.1.3. Cheri (cà phê Mít)
..6.1.4. Các giống khác
..6.2. Phân loại theo nhóm chất lượng
..6.3. Theo dạng sản phẩm
..6.3.1. Cà phê thông thường
- Cà phê nhân
- Cà phê thóc
- Cà phê quả khô
- Các dạng cà phê chế biến:
+ Cà phê rang
+ Cà phê hoà tan
..6.3.2. Cà phê đặc biệt
..6.4. Phân loại theo thức uống
..6.4.1. Cà phê pha phin
..6.4.2. Cà phê hòa tan
..6.4.3. Cà phê túi lọc
..6.4.4. Cà phê lon
..6.4.5. Cà phê xanh
..6.5. Phân loại cà phê theo hương vị
..6.5.1. Cafe Moka đặc biệt
..6.5.2. Cafe Moka Côlômbia
..6.5.3. Cafe Mo-Rhum
..6.5.4. Cafe Mo-Nes
..6.5.5. Cafe Mo-Cappu
..6.5.6. Cafe Ro-Rhum
..6.5.7. Cafe Ro-Nes
..6.5.8. Cafe Ro-Cappu
..6.5.9. Cafe Siêu Cấp
..6.5.10. Cafe Darkess
..7. Dược tính và tác dụng của cây cà phê
Cà phê từ lâu đã được biết đến với công dụng kích thích sự hưng phấn của thần kinh dưới ảnh hưởng của
caffein. Nhưng có những công hiệu của cà phê còn ít được biết đến.
..7.1. Cà phê kích thích hoạt động trí óc
..7.2. Cà phê có tác dụng an thần
..7.3. Cà phê làm cho chúng ta thoải mái và dễ tính hơn
..7.4. Cà phê làm giảm nguy cơ ung thư thận
..7.5. Cà phê làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen và chữa được dị ứng
..7.6. Cà phê giúp giảm đau
..7.7. Cà phê bảo vệ khỏi các bệnh về gan
..7.8. Cà phê làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
..7.9. Cà phê làm tăng sức mạnh của cơ bắp
..7.10. Cà phê chống lại bệnh tiểu đường type II
..7.11. Cà phê giúp ngăn chặn đột quỵ
..7.12. Giá trị dinh dưỡng của cà phê
..7.13. Làm đẹp bằng cà phê
..8. Tác hại của cà phê
..8.1. Tác hại của Caffeine
..8.2. Các thành phần có hại khác
Các vấn đề cơ bản của kinh tế cà phê thế giới
Tầm quan trọng của cà phê trên thế giới
Khuynh hướng tiêu thụ cà phê trên thế giới
Những năm qua, mức độ tiêu thụ cà phê thế giới tiếp tục tăng chậm với tốc độ không quá 1% từ năm
1995. Bên cạnh sự chững lại của các thị trường có truyền thống uống cà phê thì lại có sự tăng khá nhanh
của các thị trường không truyền thống. Mức tiêu thụ cà phê lớn nhất vẫn là các nước phát triển và đang
phát triển công nghiệp hoá. Mức tiêu thụ cà phê bình quân tính trên đầu người ở các nước Mỹ và Tây Âu
khoảng 4-5 kg/năm, trong khi ở một số nước lớn ở châu Á và Đông Âu chỉ thấp hơn 1kg/năm.
Các nước sản xuất cà phê chỉ tiêu thụ ¼ sản lượng sản xuất cà phê thế giới.
Về dài hạn, sự phục hồi văn hóa quán cà phê ở Mỹ và Tây Âu về việc cung cấp cà phê đặc biệt chất
lượng cao, có thể đẩy mức tiêu thụ cà phê tăng lên
Thương mại cà phê thế giới
Trên thị trường quốc tế, việc mua bán cà phê, hầu hết tiến hành dưới dạng cà phê nhân đóng bao 60 kg.
Dạng sản phẩm này có thể coi là nguyên liệu cho các nước tiêu thụ.
Các quốc gia sản xuất cà phê thực hiện việc trồng và sơ chế cà phê dạng nhân, chủ yếu dùng để xuất
khẩu. Các quốc gia tiêu thụ chủ yếu nhập khẩu cà phê dạng nhân về chế biến.
Mô hình thương mại sản phẩm cà phê trên thị trường quốc tế, giữa các nước nhập khẩu và sản xuất,
có thể hình dung hai chiều như sau:
Hình 1: Quan hệ thương mại giữa các nước sản xuất và tiêu thụ cà phê
Sự dao động của giá cà phê.
Giá cà phê là một loại giá biến động mạnh nhất trong thương mại quốc tế. Sự biến giá cà phê thế giới do
sự tác động của nhiều nhân tố rất phức tạp.
Ảnh hưởng môi trường của sản xuất cà phê
Phát triển hệ thống sản xuất cà phê bền vững
Định nghĩa về phát triển cà phê bền vững
Khuynh hướng phát triển sản xuất cà phê bền vững trên thế giới
Các nguyên tắc phát triển cà phê bền vững
- Nguyên tắc 1: Sản xuất cà phê phải đảm bảo duy trì cuộc sống
- Nguyên tắc 2: Duy trì môi trường sống và hệ sinh thái
- Nguyên tắc 3: Bảo vệ tài nguyên đất
- Nguyên tắc 4: Bảo vệ và duy trì nguồn nước
- Nguyên tắc 5: Tiết kiệm năng lượng
- Nguyên tắc 6: Quản lý tốt chất thải
- Nguyên tắc 7: Kiểm soát sâu bệnh, dịch bệnh, địch hại cây trồng
Các bài học kinh nghiệm
Hình 2 : Thể hiện phân bố thu nhập trong chuỗi cà phê toàn cầu năm 1994
Chương II
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN,
THỰC TRẠNG CỦA CÀ PHÊ
Ở NƯỚC TA VÀ TẠI TÂY NGUYÊN
2.4. Quá trình phát triển và thực trạng của cà phê ở nước ta
2.4.1. Quá trình phát triển của cà phê ở nước ta
Ngành cà phê nước ta đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc. Chỉ trong vòng 15-20 năm trở lại
đây chúng ta đã đưa sản lượng cà phê cả nước tăng lên hàng trăm lần. Thành tựu đó được ngành cà phê
thế giới ca ngợi và chúng ta cũng đã từng tự hào vì nó. Tuy nhiên trong vài năm lại đây do kích thích
mạnh mẽ của giá cả thị trường, cà phê đã từng mang lại cho các nhà sản xuất lợi nhuận siêu ngạch. Tình
hình phát triển cà phê đã ra khỏi tầm kiểm soát của ngành cũng như của Nhà nước, và chính vì thế mà sự
tăng trưởng nhanh chóng với mức độ lớn đã có tác động quan trọng trong việc góp phần đẩy ngành cà
phê thế giới đến thời kỳ khủng hoảng thừa. Giá cà phê giảm liên tục đến mức thấp kỷ lục 30 năm lại đây.
2.4.2. Vai trò của cà phê trong nền kinh tế nước ta
Năm 2001, cà phê là mặt hàng xuất khẩu đứng thứ 7 trong số 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu.
1. Dầu mỏ
2. Dệt và may mặc
3. Giày da
4. Thủy sản
5. Điện tử
6. Gạo
7. Cà phê
8. Thủ công mỹ nghệ
9. Cao su
10. Rau Quả
Vifoca dự báo, xuất khẩu cà phê Việt Nam trong năm 2009 ước đạt 980 nghìn tấn với giá trung
bình khoảng 1.800 USD/T, tương đương với kim ngạch khoảng 1,764 tỉ USD, giảm 8,6% về lượng và
giảm 17,4% về trị giá so với năm 2008.
Theo Bộ NN&PTNT, căn cứ vào nhu cầu thị trường, năng lực sản xuất trong nước, hướng phát triển cà
phê của Việt Nam trong thời gian tới là vẫn duy trì diện tích, sản lượng cà phê hiện có, nhưng tăng giá
trị sản xuất cà phê theo hướng bền vững.
2.4.3. Thực trạng của cà phê ở nước ta
Cả nước hiện có xấp xỉ 520.000 ha cà phê, 5 tỉnh Tây Nguyên chiếm 90,5% diện tích, Đông Nam Bộ
7,1%, duyên hải miền Trung 0,3%. Năng suất bình quân cả nước là 1,97 T/ha, Đắk Lắk dẫn đầu với 2,12
T/ha. Từ 2001 - 2007 mỗi năm sản lượng cà phê tăng 17,4%, giá trị tăng 20,5%, niên vụ 2007 - 2008 cả
nước xuất khẩu 1.077.375 T thu 2,08 tỷ USD; niên vụ mới có sản lượng tương đương. Giá cà phê mới ký
giao hàng tháng 1/2009 đã tăng trở lại, thêm 233 USD, bằng 1.840 USD/T.
2.4.4. Thách thức của ngành cà phê trong những năm tới
2.4.4.1. Nhiều diện tích cà phê đã chuyển sang giai đoạn già cỗi, phát triển không theo quy hoạch
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt nam thì trong tổng số trên 500.000 ha cà phê
của cả nước hiện nay chỉ có khoảng 274.000ha, chiếm 54,8% được trồng ở giai đoạn sau năm 1993,
trong độ tuổi từ 10 – 15 năm. Đây là số diện tích cà phê đang ở giai đoạn sung sức và cho năng suất cao
nhất. Trong những năm tới sản lượng cà phê Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào diện tích này. Trong khi đó
số diện tích cà phê còn lại có 139.600 ha , chiếm 27,9% được trồng trong giai đoạn từ 1988 – 1993, đến
nay ở tuổi từ 15– 20 năm, phần lớn diện tích này đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn già cỗi và khả năng
cho năng suất giảm dần. Số diện tích cà phê trồng từ trước năm 1988 đến nay đã trên 20 năm tuổi có tới
86.400ha chiếm 17,3%. Những diện tích này đã già cỗi và không còn khai thác có hiệu quả cần phải
được thay thế.
2.4.4.2. Thiếu hụt lao động, chi phí sản xuất ngày một tăng cao
2.4.4.3. Sản xuất nhỏ lẻ, phân tán
Trên 80% diện tích cà phê cả nước do các hộ nông dân trực tiếp quản lý, số diện tích cà phê còn lại
thuộc các doanh nghiệp Nhà nước quản lý, nhưng sau khi thực hiện cơ chế giao khoán đến từng người
lao động thì số diện tích này thực chất cũng do hộ nông dân quản lý. So với nhiều nước trồng cà phê trên
thế giới thì các hộ nông dân trồng cà phê của Việt nam đều thuộc dạng nhỏ, lẻ, diện tích hẹp trung bình
từ 0,5 – 1ha và mang tính tương đối độc lập
2.4.4.4. Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước đang mất dần lợi thế
Trước đây các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước hầu như chiếm độc quyền trong việc thu mua
cà phê trực tiếp từ các hộ gia đình và các doanh nghiệp sản xuất cà phê để xuất khẩu, do vậy mà các
doanh nghiệp này chưa thực sự quan tâm đến người sản xuất,mối liên kết giữa người sản xuất với các
nhà doanh nghiệp hầu như không tồn tại.
2.5. Quá trình phát triển và thực trạng của cà phê ở Tây Nguyên
2.5.1. Quá trình phát triển của cà phê ở Tây Nguyên
Sau 1975, cà phê ở Việt Nam được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây nguyên nhờ có vốn từ các Hiệp định
hợp tác liên Chính phủ với các nước: Liên xô cũ, CHDC Đức, Bungary, Tiệp khắc và Ba lan, đến năm
1990 đã có 119.300 ha. Trên cơ sở này, từ 1986 phong trào trồng cà phê phát triển mạnh trong nhân
dân, đến nay đã có trên 390.000 ha, đạt sản lượng gần 700.000 tấn.
Tây Nguyên là vùng đất bazan màu mỡ, có tổng diện tích tự nhiên hơn 162.000 ha; trong đó, có 47.000
ha đất nông nghiệp. Tây Nguyên có tiểu vùng thời tiết, khí hậu rất thích hợp đối với các loại cây công
nghiệp mà đặc biệt là cây cà phê.
2.5.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và vai trò của cây cà phê ở Tây Nguyên
5 tỉnh Tây Nguyên chiếm 90,5% diện tích, Đông Nam Bộ 7,1%, duyên hải miền Trung 0,3%. Năng suất
bình quân cả nước là 1,97 T/ha, Đắk Lắk dẫn đầu với 2,12 T/ha. Từ 2001 - 2007 mỗi năm sản lượng cà
phê tặng 17,4%, giá trị tăng 20,5%, niên vụ 2007 – 2008 cả nước xuất khẩu 1.077.375 T thu 2,08 tỷ
USD; niên vụ mới có sản lượng tương đương. Giá cà phê mới ký giao hàng tháng 1/2009 đã tăng trở lại,
thêm 233 USD, bằng 1.840 USD/T.
2.5.2.1. Điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên
Độ cao trung bình của vùng so với mặt nước biển từ 800 – 1000m. Đây là vùng sinh thái lớn thứ hai của
cả nước sau vùng núi trung du phía Bắc. Khí trong năm chia thành hai mùa ró rệt là mùa mưa từ tháng 4
cho đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 cho đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa hằng năm từ 1600 –
2400mm, lượng mưa này dồn chủ yếu vào mùa mưa (khoảng 90%). Khí hậu tương đối điều hòa, biên độ
dao động nhiệt độ trong ngày từ 15 đến 18 độ. Độ ẩm không khí tương đối thấp, rất thuận lợi cho sự sinh
trưởng và phất triển của hệ thực vật và cây trồng ở đây.
Diện tích đất tự nhiên của Tây Nguyên là 5,5 triệu ha, đất đỏ chiếm khoảng 3 triệu ha (gần 54% diện tích
tự nhiên). Tài nguyên đất ở Tây Nguyên rất đa dạng, trong đó có khoảng 1,4 triệu ha đất đỏ bazan rất
màu mỡ với độ dày canh tác cao, đất phù sa khoảng gần 200 ngàn ha, có khả năng phát triển các loại
cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, dâu tằm và các loại cây ăn trái khác. Diện
tích rừng và đất rừng chiếm ưu thế trong diện tích nông lâm nghiệp của vùng, mặc dù đang có khuynh
hướng giảm mạnh.
Năm 1976, đất lâm nghiệp có rừng chiếm 3,722 triệu ha (63,2% đất tự nhiên), đến năm 2000 còn 2,993
triệu ha (54,9%). Tiềm năng đất đai nông nghiệp còn rất lớn, nhưng hiệu quả khai thác còn khiêm tốn.
2.5.2.2. Khái quát về cây cà phê ở Tây Nguyên
Cây cà phê được những người truyền giáo Pháp lần đầu tiên đưa vào trồng ở Việt Nam từ năm 1857.
Ban đầu cà phê được trồng thử ở các nhà thờ ở Ninh Bình, Quảng Bình… Bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, các
đồn điền cà phê được thành lập ở Bắc Trung Bộ và đến đầu thế kỷ 20 đã lan đến Bắc Duyên hải miền
Trung và một số vùng ở Tây Nguyên.
Đến năm 1920, Tây Nguyên thực sự được phát hiện là vùng thích hợp với cây cà phê, đặc biệt là ở Buôn
Mê Thuột, Đăk Lăk. Các đồn điền cà phê có quy mô từ 200-300 ha và có năng suất thấp chỉ vào khoảng
400-600 kg/ha. Đến năm 1930, diện tích cà phê ở Việt Nam là 5.900 ha, trong đó có 4.700 ha cà phê chè
và 900 ha cà phê mít và 300 ha cà phê vối.
Năm 1945, Việt Nam có khoảng 10.000 ha cà phê, hầu hết ở miền Trung, do năng suất thấp nên sản
lượng chỉ đạt 4.500 tấn. hầu hết cà phê sản xuất ra xuất khẩu sang Pháp.
Bảng 2-6: Thống kê diện tích cà phê Tây Nguyên năm 2000-2001
Chứng tỏ cà phê Tây Nguyên có sức cạnh tranh khá mạnh nếu xét trên phương diện năng suất và chi phí.
2.5.2.3. Vai trò của cà phê trong phát triển kinh tế Tây Nguyên
Việt Nam là một nước có truyền thống uống trà, vì vậy, sản lượng tiêu thụ nội địa
rất thấp. Cà phê chủ yếu được sử dụng để xuất khẩu. trong quá trình phát triển của ngành
kinh doanh này cho thấy từ trước những năm 1980, cây cà phê vẫn phát triển một cách
chậm chạp, chủ yếu xuất khẩu sang thị trường các nước XHCN Đông Âu. Kể từ đầu những
năm 1990, cà phê phát triển mạnh ở Việt Nam và dần trở thành một trong những mặt hàng
nông sản mũi nhọn.
Bảng 2-7: Các nông sản chủ yếu
Mặt hàng Đơn vị 1995 1998 1999 2000 DK2001
Ngàn tấn 1.988 3.730 4.508 Gạo 3.476,7 3.729,5 So với 1995(%) 100 187,6 226,8 174,9 187,6
Cà phê Ngàn tấn 248,1 382 482 733,9 187,6 So với 1995(%) 100 154 194,3 295,8 375,3
Cao su Ngàn tấn 138,1 191 265 273,4 308,1 So với 1995(%) 100 138,3 191,9 198 223,1
Hạt điều Ngàn tấn 19,8 25,7 18,4 34,2 43,7 So với 1995(%) 100 129,8 92 172,7 220,7
Lạc nhân Ngàn tấn 115 86,6 56 76,1 78,2 So với 1995(%) 100 75,3 48,7 66,2 68
Hạt tiêu Ngàn tấn 17,9 15,1 34,8 36,4 57 So với 1995(%) 100 84,4 194,4 203,4 318,4
Chè Ngàn tấn 18,8 33 36 55,6 68,2 So với 1995(%) 100 175,5 191,5 295,7 362,8
Nguồn: Niên giám thống kê 2001
Ngoại trừ các yếu tố của sự tăng cường chăm sóc và phân bón, song do những điều
kiện cực kỳ thuận lợi để thuận lợi để phát triển cây cà phê, nên sản lượng và chất lượng cà
phê của Tây Nguyên là đáng kể trên thế giới. Sản lượng cà phê của Tây Nguyên chiếm hơn
80% tổng sản lượng cà phê của Việt Nam. Ngành cà phê hiện đang thu hút hơn 600 ngàn
người lao động thường xuyên, cào thời điểm mùa vụ có thể lên đến 800 ngàn lao động. Cà
phê đang là nguồn thu nhập quan trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống củ hơn 300 ngàn hộ sản
xuất nhỏ của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên. Cây cà phê đã góp phần rút ngắn
Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông
SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 15 -
khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, làm giảm tỷ lệ hộ gia đình nghèo đói, xóa bỏ nhà
tạm bợ, tăng tỷ lệ hộ nông dân, khá, giàu cho vùng cao nguyên này.
2.5.3. Thực trạng phát triển cà phê ở Tây Nguyên
2.5.3.1. Phân bố địa lý cà phê Tây Nguyên
Cây cà phê Việt Nam được chia làm hai miền: miền Bắc với cây cà phê Arabica
chiếm vị trí chủ đạo, còn miền Nam chủ đạo là cà phê Rôbusta. Tây Nguyên là một trong
số 7 vùng cà phê của Việt Nam có ưu thế về cà phê Rôbusta.
Vùng cà phê Tây Nguyên có thể gồm 3 tiểu vùng với những đặc trưng cơ bản như
sau:
- Tiểu vùng cà phê Bắc Tây Nguyên gồm: vùng trũng Kon Tum – Đắk Uy và vùng
cao nguyên Pleiku.
Tiểu vùng cà phê trung Tây Nguyên là vùng cà phê lớn nhất Việt Nam, toàn bộ tiểu
vùng này nằm trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk chia thành hai tiểu vùng có đặc
- Tiểu vùng cà phê Nam Tây Nguyên bao gồm cả cao nguyên Đà Lạt, Di Linh, Bảo
Lộc có độ cao khác nhau.
2.5.3.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật canh tác cà phê ở Tây Nguyên
Ở Tây Nguyên hiện đang trồng đồng thời ba loại cà phê. Cà phê Arabica là loại có
chất lượng cao, có giá trị kinh tế hơn hẳn các loại cà phê khác, song do yêu cầu khắt khe về
cả điều kiện tự nhiên, trong đó đặc biệt là độ ẩm và nhiệt độ với biên độ hẹp, cà phê
Arabica còn yêu cầu cao về mặt chế biến. Trong điều kiện kỹ thuật chế biến lạc hậu, việc
trồng loại cà phê này đôi khi còn cho kết quả không tốt cả về năng suất lẫn chất lượng. Nên
loại cà phê này chưa được phát triển. Hiện nay Nhà nước đang có kế hoạch phát triển
100.000ha cà phê Arabica, loại cà phê này sẽ được trồng ở những vùng thích hợp của Tây
Nguyên.
Cà phê mít có năng suất cao, dễ trồng nhưng chất lượng thấp, ít có giá trị kinh tế
nên được trông ở một số vùng khô hạn, đất xấu, với mục đích sử dụng nội địa.
Cà phê Rôbusta là loại cà phê khoẻ, có khả năng chống đỡ các điều kiện khí hậu
khắc nghiệt hơn, ít bị sâu bệnh hơn và cho năng suất cao, rất phù hợp với điều kiện Tây
Nguyên. Loại cà phê này cũng có giá trị kinh tế cao, được các nhà rang xay nhập về dùng
để pha trộn trong sản xuất cà phê hoà tan.
2.5.3.3. Tác động của cà phê đến môi trường Tây Nguyên
Mùa khô ở Tây Nguyên kéo dài với lượng mưa rất thấp vì vậy vấn đề tưới cho cây
cà phê rât quan trọng. Đối với cà phê Rôbusta là loại cà phê cần nhiều nước, sự phát triển
cà phê này quá mức sẽ dẫn đến khai thác quá mức các nguồn nước. Trong thời gian qua,
vấn đề này thể hiện rất rõ, về mùa khô do không đủ nước tưới cà phê, những người trồng cà
phê đã tự khai thác nước ngầm để tưới, tình trạng này thực tế đã gây những biến động lớn
về nguồn nước.
Bên cạnh đó, cà phê Tây Nguyên chủ yếu được trồng ngoài trời, không che bóng,
mật độ cao, mức độ sử dụng các đầu vào hóa học rất cao để thu được năng suất cao. Điều
nầy dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn phương diện phát triển bền vững, đó là:
+ Sự bạc màu nhanh chóng của đất do sự khai thác quá mức ở thế độc canh và sử
dụng nhiều hóa chất.
+ Thu nhập của những người trông trọt gắn chặt với một số ít loại nông sản, rất khó
duy trì cuộc sống ổn định trước các biến động của thời tiết và thị trường. Những năm
qua khi hạn hán kéo dài và giá biến động, cuộc sống của người dân Tây Nguyên đã rơi
vào tình thế khó khăn.
+ Phá vỡ cân bằng môi trường sinh thái, do thế độc canh và khai thác quá mức
nguồn lực tự nhiên.
C・ph・- sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguy麩 GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông
SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 16 -
2.5.3.4. Chất lượng cà phê Tây Nguyên.
Về hương vị, cà phê Tây Nguyên nếu được chế biến tốt, hoặc sau khi làm sạch, sẽ
có hương vị tương đương cà phê Ấn Độ, Thái Lan và hơn hẳn so với cà phê Inđônêxia.
Chất lượng cà phê tùy thuộc vào từng vùng sinh thái. Các vùng cà phê ở Di Linh (Lâm
Đồng), Yasao (Gia Lai), Buôn Mê Thuột, Buôn Hồ, Krông Ana (Đăk Lăk) có hương vị độc
đáo ngang với cà phê Uganda (châu Phi) và hơn hẳn các nước trong khu vực Đông Nam Á.
2.6. Triết lý cà phê mới của Việt Nam
2.6.1. Các vĩ nhân nói về cà phê
 Bác Hồ từng quảng bá cho cà phê Việt Nam
 Các danh nhân trên thế giới nói về cà phê
Napoleon Bonaparte: “Không có cà phê chính trị chỉ còn một nửa.”
Honore De Balzac: “Khi chúng tôi uống cà phê, các ý tưởng xuất hiện như đi diễu
hành trong quân đội.”
Joham Sebastian Bach: “Không có cà phê buổi sáng, cuộc đời tôi khó khăn và vô
vị…”
2.6.2. Những nhận định về cà phê của Việt Nam
Những nhận định của Chính phủ về vai trò và tầm quan trọng của ngành cà phê đối
với công cuộc phát triển và chấn hưng đất nước, cần thiết phải có điều kiện để phát triển
ngành cà phê như một ngành mũi nhọn của Việt Nam trong thế giới cạnh tranh toàn cầu
hiện nay;
Phân tích chiến lược về cục diện của ngành cà phê trong nước và thế giới, căn cứ
vào những xu hướng phát triển của thế giới trong đó có vai trò quan trọng của cà phê đối
với sự phát triển của nhân loại.
Những định hướng, quyết định mang tính chất chiến lược của chính quyền các tỉnh
Tây Nguyên trong vấn đề phát triển kinh tế, văn hoá xã hội nhằm đưa Tây Nguyên trở
thành một hình mẫu tiên phong trong phát triển bền vững;
Những thành tích ban đầu của ngành cà phê Việt Nam nói chung và những đóng
góp quan trọng của cà phê Tây Nguyên. Căn cứ vào những điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh
tế hiện có của Tây Nguyên, vào sự cần thiết phải phát triển lên tầm cao thế giới một ngành
kinh tế vừa phát huy tối đa vừa tổng hợp các lợi thế so sánh của Tây Nguyên nói riêng và
Việt Nam nói chung. Sự cần thiết phải bảo tồn và phát triển những nét đặc sắc của văn hoá
bản địa trong điều kiện mới nhằm tạo ra sự ổn định và phát triển bền vững của kinh tế - xã
hội trong vùng và trên phạm vi cả nước;
2.6.3. Điều kiện hình thành Triết lý cà phê của Việt Nam
Nhìn lại lịch sử phát triển của loài người, sẽ là không quá khi chúng ta cho rằng “cà
phê – xét trên một khía cạnh nào đó cũng có vai trò như lửa đối với sự phát triển của con
người. Nếu lửa giúp biến con người từ một động vật bình thường thành động vật tinh khôn,
thì cà phê kích thích các sáng tạo để biến con người tinh khôn thành con người văn minh,
hiện đại”.
2.6.4. Cơ sở lý luận - một triết lý mới về cà phê
Từ những phân tích về cục diện của ngành cà phê trong nước và cục diện ngành cà
phê thế giới, trên cơ sở phân tích các xu hướng phát triển của tương lai, cùng với việc phân
tích sức mạnh nội tại của Việt Nam, cho phép chúng ta định hình một triết lý mới về cà phê
– là cơ sở lý luận cho các chiến lược phát triển của ngành cà phê Việt Nam, đóng góp một
phần chủ động và tích cực vào sự phát triển chung của đất nước và dân tộc Việt Nam trong
bối cảnh toàn cầu hoá.
2.6.4.1. Cục diện ngành cà phê trong nước
C・ph・- sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguy麩 GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông
SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 17 -
Ngành cà phê Việt Nam mặc dù có những bước phát triển thần kỳ trong thời gian
qua, đóng góp một cách đáng kể vào sự ổn định và phát triển chung của Đăk Lăk, Tây
Nguyên và của Việt Nam.
2.6.4.2. Cục diện ngành cà phê thế giới
Tổng quan ngành cà phê thế giới: Cà phê không chỉ đơn thuần là một sản phẩm
nông nghiệp thuần tuý, nó thực sự trở thành một ngành kinh tế đóng vai trò ngày càng quan
trọng trong nền kinh tế thế giới. Trên thế giới đã công nhận và sử dụng rộng rãi thuật ngữ
“coffee industry” – ngành cà phê, với tổng giá trị giao dịch cà phê toàn cầu là 100 tỷ USD.
2.6.4.3.Cơ hội của Việt Nam đối với ngành cà phê thế giới
Cơ hội cho các hãng cà phê Việt Nam: Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay chưa
thấy một triết lý, một quan điểm cà phê nào vượt qua sự dẫn đầu của Starbucks.
Cơ hội cho Việt Nam: Các nước trồng cà phê đang cần một cơ chế để đứng ra đảm
bảo sự hài hòa và lợi ích của các đối tượng có liên quan trong chuỗi giá trị cà phê, đặc biệt
là cho người nông dân trồng cà phê.
2.6.4.4.Quan điểm và chiến lược phát triển của cà phê Việt Nam
- Việt Nam coi cà phê là một triết lý sống cho tương lai: tôn vinh và phát triển sự
sáng tạo, hướng đến sự hài hòa và phát triển bền vững của nhân loại.
- Việt Nam coi cà phê là một loại năng lượng mới: năng lượng cho bộ não, là máu
của nền kinh tế tri thức.
- Việt Nam có sứ mạng là kết nối và phát triển những người đam mê cà phê toàn cầu
và cung cấp năng lượng mới cho nền kinh tế tri thức.
- Việt Nam sẽ tập trung mọi nguồn lực hiện có, thực hiện mọi ưu đãi để có thể
hình thành các tổ chức từ cà phê và thông qua cà phê trở thành một tập đoàn kinh tế đa
ngành hàng đầu khu vực và thế giới, để đạt được sự ngưỡng mộ của cộng đồng thế giới,
là niềm tự hào điển hình cho sự phát triển của Việt Nam thông qua việc phát triển khả
năng sáng tạo phục vụ cho chiến lược phát triển bền vững của nhân loại
2.6.4.5.Cà phê là điểm giao của ba xu hướng của thế giới
Chiến lược phát triển bền vững: Trong khi thế giới hiện đang đối mặt với những
khủng hoảng toàn diện ngày một trầm trọng vì phát triển quá thiên về những giá trị vật
chất, thì cà phê có thể trở thành một biểu tượng để hướng đến sự phát triển hài hòa và phát
triển bền vững.
C・ph・- sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguy麩 GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông
SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 18 -
Chương III
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
VÀ NGHIÊN CỨU KHAI THÁC
CÀ PHÊ VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
TẠI TÂY NGUYÊN
3.5. Định hướng chiến lược phát triển bền vững cà phê vùng Tây Nguyên
3.5.1. Các khuynh hướng sản xuất và vấn đề sản xuất cà phê bền vững
Bắt đầu từ những năm 1986, tiến trình đổi mới nền kinh tế đã cho phép phân chia
đất hợp tác cho các nông hộ. khu vực tư nhân đã được pháp luật thừa nhận, và khuyến
khích phát triển, các quy định cứng nhắc về giá cả và marketing nông nghiệp bị bãi bỏ. Các
cải tổ này đã làm cho giá cả cà phê ở các nông trại tôt hơn và các chủ trại tư nhân được
khuyến khích để phát triển việc trồng cà phê. Kết quả của các thay đổi chính sách này rất
đáng kể. Trong khoảng thời gian từ 1986 đến 1996, diện tích cà phê tăng bình quân
20%/năm. Sản lượng cà phê tăng 12 lần. xuất khẩu cà phê chiếm từ 6-12% tổng giá trị xuất
khẩu của Việt Nam. Trên thị trường thế giới Việt nam đã trở thành nước xuất khẩu cà phê
lớn thứ hai thế giới chỉ sau Brazil vào năm 2000.
Hệ thống sản xuất cà phê bao gồm các nông trại sản xuất nhỏ hơn 1 ha và các nông
trường quốc doanh lớn hơn 1000 ha. Khoảng 85-90% diện tích cà phê được trồng bởi các
hộ nông dân sản xuất nhỏ.
Về phương diện sản xuất bền vững, điều này cũng đặt ra một vài lưu ý:
- Thứ nhất, quy mô của các hộ trồng cà phê quá nhỏ, với diện tích như vậy, khả năng
đa dạng hoá sẽ là rất thấp.
- Thứ hai, cơ chế khoán đã thúc đẩy tận lực khai thcá vường cây và các yếu tố khác,
chưa có các ràng buộc cho sự phát triển bền vững.
3.5.2. Định hướng phát triển kinh doanh cà phê tại Việt Nam
Phát triển bền vững cà phê vùng Tây Nguyên là một giải pháp quan trọng để thực
thi chiến lược kinh doanh cà phê Việt Nam trong giai đoạn tới với mục tiêu:
- Giảm tổng diện tích cà phê cả nước xuống còn 450.000 – 500.000 ha. Chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, theo hướng tăng diện tích cà phê Arabica ở các vùng có điều kiện
thích hợp. Giảm diện tích trồng cây cà phê Rôbusta. Dịch chuyển cà vườn cà phê hiệu quả
thấp, điều kiện không thích hợp sang trồng các cây khác.
- Áp dụng công nghệ sau thu hoạch tiên tiến, đổi mới kỹ thuật, nâng cao chất lượng
sản phẩm. Bảo đảm sản xuất bền vững.
- Mở rộng chủng loại sản phẩm, chú ý phát triển các dạng cà phê hữu cơ, cà phê
đặc biệt.
3.5.3. Định hướng chiến lược phát triển bền vững cà phê vùng Tây Nguyên
3.5.3.1. Định hướng
- Phát triển bền vững cà phê ở Tây Nguyên là một yêu cầu bức thiết, nhằm ổn định
và nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống cho người sản xuất và cộng đồng, bảo vệ môi
trường và ổn định trật tự xã hội.
- Hệ thống sản xuất cà phê phát triển bền vững phải có sức cạnh tranh thông qua sự
nâng cấp một cách liên tục khả năng của nó. Để có thể nâng cấp hệ thống sản xuất cà phê ở
C・ph・- sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguy麩 GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông
SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 19 -
vùng Tây Nguyên, đảm bảo cho sự phát triển bền vững cần có một định hướng chiến lược
phát triển hợp lý mang tính bền vững.
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ cho chiến lược phát triển cà phê
Tây Nguyên:
 Về điểm mạnh: Trong qua trình phát triển, hệ thống sản xuất kinh doanh cà phê
Tây Nguyên có thể nhận thấy các mặt mạnh, có ý nghĩa cạnh tranh là:
+ Điều kiện đất đai, khí hậu rất thuận lợi cho phát triển cà phê.
+ Có ưu thế rõ ràng về năng suất và chi phí.
+ Cà phê có chất lượng tự nhiên rất tốt, được đánh giá cao.
 Về điểm yếu: các diểm yếu căn bản của hệ thống sản xuất kinh doanh cà phê Tây
Nguyên gồm:
+ Thiếu hiểu biết và kinh nghiệm kinh doanh trê thị trường quốc tế. Khả năng thâm
nhập thị trường kém.
+ Thiếu sự phối hợp giữa các khâu trong toàn bộ hệ thống để tạo thành một chỉnh
thể có sức mạnh cạnh tranh.
+ Chất lượng sản phẩm xuất khẩu còn thấp do trình độ kỹ thuật trong tất cả các
khâu còn hạn chế, chưa đầu tư đồng bộ.
+ Hệ thống sản xuất kinh doanh cà phê phát triển thiếu bền vững, thể hiệ rõ nét ở
khả năng bảo vệ trứoc các biến động của thị trường thế giới, duy trì cuộc sống ổn
định cho người sản xuất cà phê, môi trường bị xâm hại…
Từ những điểm yếu trên cà phê Tây Nguyên chưa có vị trí tương xứng với khả năng
của nó trên thị trường thế giới, giá trị và giá trị tăng thêm cho sản phẩm cà phê còn
thấp, dẫn đến thu nhập cho người sản xuất và kinh doanh cà phê chưa bảo đảm, hệ
thống sản xuất kinh doanh cà phê thiếu ổn định.
 Về cơ hội:
+ Nhiều thị trường đã có nhận thức tốt về sản phẩm cà phê Tây Nguyên, trong đó
có các thị trường lớn như Mỹ, Đức, Pháp, Nhật, Tây Ban Nha.
+ Cà phê Rôbusta là sản phẩm chính hiện nay của Tây Nguyên đạng là loại cà phê
có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược làm mềm dẻo công thức pha trộn của các
hãng rang xay lớn trên thị trường thế giới.
+ Trào lưu chuyển đổi từ truyền thống uống trà sang cà phê ở một số nước và thị
trường lớn tcó mối quan hệ rất mật thiết với Việt Nam như Trung Quốc, Nga và các
nước Đông Âu. Trong trào lưu này các sản phẩm như cà phê chế biến sẵn và cà phê
hòa tan đặc biệt tăng nhanh.
+ Các công ty đa quốc gia mạnh trong lĩnh vực rang xay và kinh doanh cà phê và
một số nước đang hướng đến chọn Tây Nguyên như là một điểm đầu tư tốt. Đay
chính là cơ hội để nâng cao chất lượng của hệ thống, gia tăng giá trị cho cà phê Tây
Nguyên.
 Về nguy cơ:
+ Cung cà phê thế giới tăng nhanh trong khi cầu cà phê tăng chậm và có khuynh
hướng bão hòa trên các thị trường lớn.
+ Yêu cầu cao về chất lượng. Trong đó, đáng chú ý là kế hoạch nâng cao chất lượng
cà phê xuất khẩu của Tổ chức cà phê thế giới. theo kế hoạch này sẽ có khoảng 20%
cà phê loại 3 của Việt Nam không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
+ Các khuynh hướng tiêu dùng cà phê dặc biệt đang tăng lên. Chủ yếu hướng đến
cà phê Arabica, và một số yêu cầu chặt chẽ về điều kiện sản xuất, chế biến và kinh
doanh.
+ Sự dầu tư của các công ty đa quốc gia vào các đối thủ cạnh tranh láng giềng như
Thái Lan, Inđônêxia vào các giống cà phê biến đổi gien có năng suất cao.
C・ph・- sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguy麩 GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông
SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 20 -
+ Giá cà phê thế giới có thể sẽ biến động mạnh hơn và có đang khuynh hướng thấp
dần về dài hạn.
Trên cơ sở các kinh nghiệm rút ra từ sự phát triển linh tế cà phê thế giới vận dụng
vào điều kiện Tây Nguyên, điểm mạnh, điểm yếu từ thực trạng phát triển cà phê ở
Tây Nguyên: các khuynh hướng phát triển của nền kinh tế cà phê thế giới, cơ hội,
nguy cơ đối với sự phát triển của kinh doanh cà phê trong tương lai, có thể đề ra
định hướng chiến lược phát triển bền vững của cà phê Tây Nguyên là nâng cấp hệ
thống sản xuất theo hướng mềm dẻo, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm
và cải thiện khả năng thâm nhập thị trương quốc tế. Các chính sách cơ bản nhằm
thực hiện chiến lược này là:
- Quy hoạch hợp lý vùng trồng cà phê, trên cơ sở đó xây dựng cơ cấu giống cà phê
thích hợp theo hướng điều chỉnh cơ cấu tăng tỷ trọng cà phê Arabica có chất lượng cao.
Ngâng cao trình độ kỹ thuật cho hệ thống sản xuất giống đến trồng trọt chế biến. Đặc biệt
chú ý khâu giống và chế biến bảo quản sau thu hoạch.
- Đa dạng hoá sản phẩm, trước hết là sản phẩm xuất khẩu theo hướng phát triển thêm
các sản phẩm cà phê chế biến sẵn hướng tới các thị trường hiện có yêu cầu về chất lượng
không cao. Đối với thị trường nội địa, phải đa dạng hoá sản phẩm đi đôi với tạo dựng
phong cách, văn hoá cà phê, nhằm kích thích tiêu dùng nội địa. từng bước phát triển các
sản phẩm hữu cơ, cà phê đặc biệt.
- Mở rộng thị trường quốc tế, cải thiện khả năng thâm nhập trực tiếp vào các thị
trường nước ngoài.
- Phát triển các cơ chế bảo vệ rủi ro và tài trợ mềm dẻo.
3.5.3.2. Quy hoạch vùng trồng cà phê
Phát triển bền vững trong khâu trồng trọt phải đảm bảo ổn định thu nhập và
cuộc sống của người trồng cà phê, sử dụng hiệu quả và giữ gìn các nguồn lực, duy trì sự
đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.Đồng thời quy hoạch các vùng thuận lợi nhất tạo
điều kiện phát triển du lịch cà phê
3.5.3.2.1. Quy hoạch hợp lý
Trước hết, quy hoạch hợp lý các vùng trên đặc tính đất đai, khí hậu, nguồn nước.
phân tích lợi thế so sán giữa các cây trong vùng, về năng suất, chất lượng, chi phí, khả năng
chế biến, thương mại hoá. Mỗi vùng hay mỗi tiểu vùng cần phải tìm ra những cây, con chủ
lực đó là những cây con tận dụng được cao nhất các lợi thế địa phương. Thực tế cho thấy
cây cà phê đã phát triển nhanh và rộng khắp các vùng đất Tây Nguyên. Song có những
vùng đặc biệt thích hợp cho năng suất cao, chất lượng tốt như Buôn Mê Thuột, Buôn Hồ,
Krông Păc, Krông Ana, Cư M’nga, Di Linh, Bảo Lộc, Yasao, Chư Nghé.
- Phát triển cà phê hợp lý không chỉ thể hiện bằng sản lượng hay diện tích, mà thực
sự phải là sự cân nhắc trên cơ sở lợi thế so sánh và tương quan giữa các loại cây khác nhau
dảm bảo tốt nhất sử dụng các nguồn lực. Trên ý nghĩa này, việc giảm bớt diện tích trồng cà
phê ở Tây Nguyên chính là một sự điều chỉnh cơ cấu cây trồng một cách hợp lý.
- Đối với các vùng, tiểu vùng mà cây cà phê không có lợi thế so sánh rõ rệt so với các
loại cây khác, cần tiến hành điều chỉnh, thông qua một lịch trình thích hợp. Lịch trình này
phải hướng tới cây chủ lực đã xác định, cùng với các bước chuyển tiếp phù hợp với khả
năng đầu tư của người dân và duy trì thu nhập và cuộc sống ổn định trong toàn bộ quá trình
chuyển đổi.
- Với các vùng, tiểu vùng, cây cà phê thực sự có lợi thế cũng cần xác định thêm một
bước về mức độ chuyên canh. Bởi vì, nếu mức độ chuyên canh quá cao, dẫn đến độc canh
trong diều kiện quy mô nhỏ dẫn đến độc canh trong điều kiện quy mô nhỏ có thể chịu rỉu ro
lớn trước các biến đổi của thị trường, của thời tiết khí hậu và sự khai thcá quá mức đất đai,
do đó, thu nhập của người dân và cuộc sống của họ luôn bbị đe doạ trước những bất ổn.
3.5.3.2.2. Xác định hợp lý giống cây cà phê
C・ph・- sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguy麩 GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông
SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 21 -
Thứ hai, xác định hợp lý giống cây cà phê trên mỗi vùng và tiểu vùng, ưu
tiên với các loài, giống cho chất lượng cao, năng suất cao, có giá trị xuất khẩu. Hướng phát
triển cà phê Arabica ở Việt Nam là một chủ trương hợp lý, vì đây là giống có chất lượng
cao, giá trị cao trên thị trường thế giới. Tây Nguyên có khả năng để phát triển cà phê
Arabica. Vấn đề đặt ra, phát triển ở đâu? Những điều kiện gì cho sự phát triển?
Ở Tây Nguyên xét trên phương diện đất đai, khí hậu thì có thể phát triển
được khoảng 30 ngàn ha cà phê Arabica gồm các vùng như: Krông Pkong; Đăkley ở Kon
Tum, Đăkrung, Đăklap ở Đăk Lăk; Đức Trọng, Bảo Lộc của Lâm Đồng. Bên cạnh yếu tố
đất đai, khí hậu thuận lợi cần chú ý các vấn đề về tổ chức kinh tế như thu mua, chế biến
tương ứng, cơ sở hạ tầng cho sự phát triển cà phê.
3.5.3.2.3. Kiểm soát diện tích cà phê từng vùng
Hội nghị đánh giá tình hình sản xuất cà phê vừa được Cục Trồng trọt tổ chức tại
Đắk Lắk năm 2009 với kết luận kiên quyết không tăng thêm diện tích cà phê, tìm các biện
pháp cải tạo nâng cấp gần 120.000 ha cà phê già quá 20 tuổi năng xuất thấp.
Việt Nam từ một nước vẫn chưa có thành tích về sản xuất cà phê vào năm 1985,
đến nay ngành cà phê ta đã leo lên hàng thứ 2 thế giới trong xuất khẩu về sản phẩm "vàng
nâu" này. Đóng góp vào thành tích đó đáng kể nhất là tỉnh Đăk Lăk, với sản lượng trung
bình là 300.000 tấn/năm.
Theo đánh giá của Viện KHKT Nông - Lâm nghiệp Tây Nguyên hiện nay, việc sản
xuất và kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk từ quy hoạch, chăm sóc, thu hái đến chế biến và xuất
khẩu đều theo kiểu "mạnh ai nấy làm" không tuân theo một quy trình nào. Do đó, mỗi niên
vụ cà phê, nông dân ở đây thiệt hại hàng tỷ đồng vì sản phẩm không đạt phẩm cấp.
3.5.3.3. Hợp tác quốc tế kinh doanh cà phê
Ý tưởng Việt Nam nên kêu gọi các nước trực tiếp canh tác và sản xuât cà phê như
Colombia và Indonesia liên kết lại để thành lập một tổ chức OPEC trong ngành cafe.
Chỉ cần 3 nước này liên kết lại là có thể kiểm soát được giá cà phê, chứ không phải
để những nước không trực tiếp sản xuất cà phê như Mỹ, Anh đã thao túng thị truờng cà phê
từ trước đến nay. Cà phê Trung Nguyên cũng mạnh dạn tuyên bố sẽ vượt qua Nestle và thu
hẹp thị trường của họ tại Việt Nam ngay trong năm tới.
Đó được xem như quyết tâm của Việt Nam trong việc nâng tầm giá trị của sản
phẩm cà phê khi đưa ra thị trường thế giới. Nếu Trung Nguyên thắng được Nestle trong
lãnh thổ Việt Nam thì chúng ta có thể dùng tin này để quảng bá về sức
mạnh của thương hiệu Việt Nam truớc thế giới.
Các hoạt động quốc tế của Hiệp hội Cà phê-Cacao Việt Nam thời gian qua đã góp
phần tích cực xác định vị trí, uy tín của ngành cà phê trên trường quốc tế:
- Với Tổ chức cà phê quốc tế (ICO): Đây là nhiệm vụ được nhà nước giao, là cơ quan
thường trực của Việt nam trong quan hệ với ICO, trong năm 2001 đã thực hiện:
+ Duy trì và hoàn thành đầy đủ các hoạt động trong giao dịch với ICO như chấp
hành chế độ báo cáo, nộp niên liễm, sinh hoạt....
+ Tham mưu cho Chính phủ ký Hiệp định quốc tế cà phê 2001, Việt nam tiếp tục
tham gia ICO
+ Được Hội đồng cà phê quốc tế chấp nhận là thành viên của Ban Tư vấn Thành
phần Cà phê Tư nhân trong ICO (gồm 8 nước)
- Với Hiệp hội các nước sản xuất cà phê (ACPC) và các Hiệp hội cà phê các nước
bạn:
+ Ủng hộ và phối hợp với ACPC thực hiện chương trình lưu giữ cà phê nhân nhằm
nâng giá, bảo vệ quyền lợi của người trồng cà phê
+ Quan hệ chặt chẽ với Hiệp hội cà phê Indonesia, ấn độ, Brazil, Colombia, phối
hợp các biện pháp hạn chế việc giảm giá cà phê trên thế giới và khu vực.
C・ph・- sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguy麩 GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông
SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 22 -
- Đẩy mạnh các hoạt động, xúc tiến xây dựng các chương trình, Dự án để cải tiến,
nâng cao chất lượng cà phê, nâng cao trình độ cho cán bộ trong ngành, tìm nguồn vốn thực
hiện các dự án đó:
+ Tổ chức lớp bồi dưỡng về thị trường kỳ hạn cà phê với sự trợ giúp của Sở giao
dịch SICOM Singapore.
+ Xây dựng dự án: Nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam, ngăn ngừa sự hình thành
nấm mốc bằng nguồn vốn của FAO. Dự án đang chờ quyết định cuối cùng
của FAO ở Rome.
+ Tham gia dự án nâng cao chất lượng cà phê Robusta ở Quảng trị (hợp tác giữa tổ
chức GTZ của Đức và 2 tập đoàn cà phê lớn tại Công ty Hồ tiêu Tân lâm)
- AFD hỗ trợ 836.000 Euro cho trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột:
Dự án hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma
Thuột được Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) hỗ trợ 836.000 Euro tương đương với trên 20
tỷ đồng Việt Nam và thời gian triển khai dự án trong vòng 3 năm.
Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột là một hạng mục trong tổng thể chợ cà
phê Buôn Ma Thuột. Có thể nói Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột là sự mong
chờ lâu nay của người dân trồng và kinh doanh cà phê ở Đăklăk nói riêng và cả nước nói
chung. Trung tâm hoạt động dưới sự điều hành của một Hội đồng điều hành gồm 7 thành
viên, gồm có 2 thành viên là đại diện của UBND tỉnh ĐăkLăk trong đó có 1 thành viên là
Chủ tịch hội đồng, 1 thành viên là đại diện của VICOFA, 3 thành viên là đại diện của các
tổ chức thành viên trong đó có một đại diện của các tổ chức SX và một Tổng Giám đốc
trung tâm giao dịch.
3.6. Định hướng khai thác cà phê vào hoạt động du lịch của Tây Nguyên
3.6.1. Tham khảo mô hình cà phê và du lịch tại một số nước trên thế giới
3.6.1.1. Du lịch Cà phê tại Panama
Tại Panama, ngoài con kênh đào nổi tiếng nhất thế giới mà chúng ta đều biết là
kênh đào Panama, còn có một thứ khác làm nên tên tuổi của nước này đó chính là cà phê.
Panama là nơi sản xuất và xuất cảng cà phê khá nổi tiếng. Với kỳ tích giá đấu thầu
chạm mức kỷ lục 50,25 USD/pound (1 pound tương đương 450g) của cà phê Hacienda la
Esmeralda Geisha từ những đồn điền của Panama, đã tạo nên những cơn sốt cho giá cà phê
thế giới.
Cà phê Panama được trồng nhiều ở thành phố núi Boquete, miền Tây Bắc. Đất nơi
đây có nhiều nham thạch của núi lửa và nhiều mưa, rất thích hợp cho cây cà phê Arabica.
Việt Nam, Brazil, Columbia và nhiều nước khác trồng cà phê robusta. Cây nhỏ, nồng độ
mạnh, cần ánh sáng và khoản trống cho nên cà phê được trồng theo hàng lối. Ngược lại, cà
phê Arabica cần bóng mát cho nên cây không trồng theo thứ tự dọc ngang nào cả. Xen kẽ
giữa những cây cà phê là những loại cây trồng khác như chuối, mít, xoài, đu đủ, ổi hay các
loại cây khác.
Ngoài ra Ruiz cũng cung cấp cho du khách một dịch vụ khác là 1,5 giờ đặc biệt để
thử cà phê. Tour này sẽ hướng dẫn cho du khách cách uống cà phê, nhận biết và thử các
loại cà phê. Bên cạnh đó còn có "Coffee roastery tour". Một trong những tour họ trình bày
về toàn bộ quá trình từ khi cà phê tăng trưởng đến phơi khô. Sau đó, du khách có thể tham
gia vào quá trình rang xay cà phê cũng như đóng gói và kết thúc tour bằng một tách cà phê
do chính mình pha.
3.6.1.2. Cà phê và du lịch tại Nhật Bản
Nói đến văn hoá ẩm thực của người Nhật, du khách nghĩ ngay đến nghệ thuật trà
đạo đặc sắc nổi tiếng khắp thế giới. Tuy nhiên ngày nay, nước Nhật lại được biết đến như
một "xã hội cà phê". Du khách đến với Nhật Bản ngoài nhu cầu thưởng thức Trà Đạo, thì
du khách đều muốn tìm đến các quán cà phê.
C・ph・- sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguy麩 GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông
SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 23 -
Có thể thấy ở Nhật Bản, kinh doanh cà phê không đơn thuần chỉ phục vụ cho người
dân địa phương mà đã trở thành một hoạt động được du lịch hoá, một phần
đặc biệt của nền văn hoá hiện đại Nhật Bản.
3.6.1.3. Cà phê và du lịch tại Pháp
Khách du lịch dến Paris không thể không nhâm nhi một tách cà phê và thả hồn ở
mái hiên bên vỉa hè đầy nắng của một quán cà phê là truyền thống của người Paris mà sẽ
không bao giờ mất đi. Dưới đây là một số quán cà phê vỉa hè lâu đời và nổi tiếng nhất Paris
được du khách yêu thích và tìm đến.
3.6.2. Tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch của Tây Nguyên
Vượt qua các đỉnh đèo Phượng Hoàng, An Khê, Mang Yang, Pren, Ngoạn Mục
quanh co, hiểm trở, ở độ cao hơn 800 mét so với mực nước biển, Tây Nguyên mở ra trước
mắt du khách trong dáng vẻ một vùng bình địa đất đỏ bazan bao la, mầu mỡ với cảnh sắc
thiên nhiên thật tươi đẹp. Nắng vàng rực trải dài trên đồi, núi cao nguyên điệp trùng. Gió
lồng lộng thổi dọc triền cỏ tranh trắng xóa, đuổi nhau trong ngút ngàn rừng cây xanh thẫm
mênh mông. Nằm xen giữa các thung lũng, dọc theo lưu vực sông Ðắc Bla, Pô Cô, Krông
Ana, Krông Knô, Dạ Ðờng, Ða Nhim... là các đồng lúa và những vườn hồ tiêu, cà phê trĩu
quả, những lô cao-su vuông vắn, mượt mà. Ðịa hình nơi đây khá đa dạng, hiểm trở với
nhiều dãy núi đỉnh mờ trong mây ở độ cao hơn 2.500m như Ngọc Linh, Ngọc Niay, Ngọc
Krinh, Chư Giang Sin, Chư Hmu, Lang Bi-ang... Thấp xuống phía dưới là vùng đồi thoai
thoải và bình sơn lượn sóng, có những khu rừng nguyên sinh với quần thể động, thực vật
quý hiếm được bảo tồn trong các cánh rừng ở Chư Mô Ray, Sa Thầy, Kon Ka King, Kon
Cha Rang, Yok Ðôn, Ea Kao. Sự hòa hợp giữa rừng, núi, sông, suối và các hồ nước còn tạo
cho Tây Nguyên nhiều danh thắng như khu suối nước nóng Ðắc Tô, bãi đá sông Krông
Bông, thác Ya Ly, thác Xung Khoeng hùng vĩ, hoang sơ, thác Ðray Sáp, Ðác Nông, thác
Cam Ly, Pren, Ðam Bri, Pông-gua thơ mộng cùng suối Ðá Trắng, suối Mơ, bến đò Mộng
trên sông Pa, Biển hồ Tơ Nưng, hồ Ayun Hạ, hồ Lắc; hồ Xuân Hương, các hồ Than Thở,
Tuyền Lâm, Ðan-ki-a Suối Vàng, Ða Nhim ngày đêm rì rào thông reo. Ðó là những điều
kiện thuận lợi để các tỉnh trong khu vực có thể phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, các
loại hình du lịch mang tính khám phá, nghiên cứu khoa học và thể thao mạo hiểm.
Các cơ quan chức năng đã và đang triển khai một dự án lớn mang tên “Con đường
xanh Tây Nguyên”, dự án này thành công sẽ tạo nên một mạng lưới du lịch hấp dẫn, có khả
năng thu hút hàng triệu khách quốc tế và trong nước đến Tây Nguyên mỗi năm. Tuy nhiên,
việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông cần phải được đẩy nhanh hơn
nữa. Mong rằng qua cuộc gặp gỡ này sẽ tạo nên một sự liên kết chặt chẽ cả trong đầu tư và
quảng bá thương hiệu; mối quan hệ giữa các địa phương, của những người làm du lịch sẽ
ngày càng gắn kết liên hoàn để thúc đẩy phát triển du lịch bền vững, góp phần quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân”.
3.6.3. Tiềm năng du lịch từ cà phê của Tây Nguyên
- Tây Nguyên khi mùa hoa cà phê nở rộ, trong không gian mênh mông một vùng cao
nguyên thoảng đâu đây hương hoa cà phê nồng nàn như mời gọi sự khám phá, thể nghiệm
của du khách. Thật kỳ thú khi thiên nhiên và lịch sử đã ưu đãi cho Tây Nguyên một tiềm
năng du lịch hấp dẫn với những ngọn thác hùng vĩ, những hồ nước và các khu rừng nguyên
sinh rộng lớn, có hệ sinh thái đa dạng. Ðây còn là nơi lưu giữ nhiều nét đặc thù về các giá
trị văn hóa của cộng đồng 44 dân tộc cùng bề dày văn hóa, truyền thống. Ðồng thời, là
trung tâm sản xuất cà phê của Việt Nam, với hơn 500 nghìn ha cà phê, hằng năm cho thu
hoạch gần hàng triệu tấn hạt, góp phần chủ yếu đưa Việt Nam vào hàng đầu thế giới về
xuất khẩu cà phê Robusta. Nằm ở vị trí trung tâm, bao quát cả vùng và miền trung nước ta,
có đường thông sang Lào, Cam-pu-chia, có thể nói, Tây Nguyên hội tụ nhiều điều kiện
thuận lợi để phát triển du lịch.
C・ph・- sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguy麩 GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông
SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 24 -
- Tiếc thay, trong nhiều năm qua, du lịch Tây Nguyên vẫn chưa tận dụng được các
tiềm năng tự nhiên và nhân văn để phát triển. Số lượng du khách đến Tây Nguyên chỉ dừng
lại ở con số trên dưới hơn vài trăm nghìn lượt khách, với doanh thu còn ít ỏi; số ngày lưu
trú của du khách cũng đang có xu hướng giảm so với trước đây. Nguyên nhân của những
yếu kém trên là do sự phát triển không tương xứng tiềm năng. Tỉnh hầu như không có
những khu du lịch tầm cỡ quốc gia, đủ sức cạnh tranh, thu hút du khách, nhất là khách quốc
tế có khả năng chi tiêu cao và lưu trú dài ngày. Ðội ngũ những người làm du lịch chưa
được đào tạo bài bản. Các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch ít được chú trọng, cơ sở hạ
tầng phục vụ du lịch còn nhiều hạn chế và đặc biệt là các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn,
chủ yếu tập trung ở một số điểm du lịch quen thuộc như buôn Ðôn, hồ Lắc, thác Ðray-sáp,
chưa có những sản phẩm du lịch chất lượng cao...
- Trong khi thiếu và yếu về sản phẩm du lịch, nhưng một thế mạnh của Tây Nguyên
là cây cà phê với thương hiệu sản phẩm nổi tiếng thế giới, lại chỉ được biết đến về góc độ
giá trị nông sản, thực phẩm đồ uống, mà chưa được tận dụng để khai thác dưới góc độ du
lịch văn hóa ẩm thực, sinh thái.
- Làm thế nào để khai thác được tiềm năng du lịch to lớn của Đăk Lăk thông qua cây
cà phê cùng với việc tạo dựng rõ nét bản sắc văn hóa ẩm thực độc đáo này? Câu trả lời
dường như đã có lời giải khi vừa qua một dự án được thiết kế cẩn trọng, khoa học, mang
tầm cỡ quốc gia và khu vực về một trung tâm du lịch văn hóa cà phê với lộ trình khả thi
trong mối liên kết tổng thể chặt chẽ kinh tế-xã hội, cần được tỉnh Đăk Lăk và các ban
ngành, đơn vị liên quan liên kết chặt chẽ để xây dựng một dự án sẽ mang lại một cục diện
phát triển mới cho du lịch tỉnh và cả khu vực Tây Nguyên, cũng như quảng bá hình ảnh đất
nước Việt Nam trên trường quốc tế một cách hiệu quả nhất.
- Nước ta có vị thế của một cường quốc cà phê nhưng chưa được khai thác một cách
hợp lý:
+ Việt Nam có sản lượng cà phê xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới.
+ Việt Nam có chất lượng Robusta số 1 thế giới.
- Tiềm năng to lớn của vùng đất Tây Nguyên:
+ Tây Nguyên là vùng đất bazan huyền thoại có lịch sử phát triển 160 triệu năm.
+ Tây Nguyên có tài nguyên rừng, nước, đá… vô cùng phong phú và đặc sắc.
+ Sự đa dạng và nguyên sơ về văn hóa Tây Nguyên.
+ Tiềm năng, một số hạ tầng sẵn có và những thành công bước đầu của ngành cà
phê tại Buôn Mê Thuột.
- Cơ hội lớn cho cà phê và du lịch Việt Nam:
+ Chưa có quốc gia nào phát hiện đầy đủ và thể hiện hết tầm quan trọng của cà phê.
+ Chưa có một tập đoàn, thương hiệu nào thể hiện được hết những giá trị cà phê
đến cộng đồng.
+ Chưa có một triết lý nào có đầy đủ giá trị để kết nối và phát triển hàng tỷ người
yêu và đam mê cà phê trên thế giới.
+ Chưa có một vùng đất nào có đủ các yếu tố hấp dẫn hàng tỷ người đam mê cùng
hướng về.
+ Bên cạnh Việt Nam là hơn 1,6 tỷ dân Trung Quốc đang chuyển từ trà sang cà phê,
mỗi năm tăng 30%.
+ Việt Nam, Tây Nguyên sẵn có đầy đủ điều kiện để phát triển và minh chứng cho
Triết lý mới về cà phê.
3.6.4. Đột phá du lịch từ thương hiệu cà phê
- Giàu tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, lại nằm ở vị trí trung tâm của Ðông
Dương, đồng thời là một trong những "trung tâm sản xuất cà phê" của thế giới, nhưng du
lịch Đăk Lăk nói riêng và Tây Nguyên nói chung chưa thật sự phát huy được các thế mạnh
để phát triển.
C・ph・ - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguy麩 GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông
SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 25 -
- Gắn kết xây dựng sản phẩm du lịch với việc khai thác các giá trị văn hóa cộng đồng
và sự lôi cuốn của một vùng văn hóa cà phê, là những ý tưởng đang từng bước được thực
hiện, nhằm tạo nên bước chuyển biến mạnh mẽ trong du lịch, thu hút đầu tư và lôi cuốn du
khách.
3.7. Khai thác các sản phẩm du lịch từ cà phê của Tây Nguyên
3.7.1. Tour du lịch cà phê
3.7.1.1. Tiềm năng khai thác
Từ nhiều năm qua, Tây Nguyên được xem là nơi “đất lành chim đậu”, nơi hội tụ
của người lao động từ khắp mọi miền đất nước tìm về lập nghiệp, là một trong những vùng
đất đỏ bazan trù phú nhất của cao nguyên Trung Bộ.
Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà từ đầu thập niên 20 của thế kỷ trước, người Pháp
đã mang ý tưởng khai thác tiềm năng kinh tế đến với trung tâm Tây Nguyên là tỉnh Đăk
Lăk - Thành phố Buôn Ma Thuột. Đã non một thế kỷ trôi qua, các đồn điền cà phê từ thời
Pháp thuộc đến nay vẫn còn giữ được phong độ sản lượng trung bình trên 2,5tấn/ha và diện
tích vườn rừng cà phê phát triển không ngừng. Với những ưu thế vựơt trội của cây cà phê
nơi đây, TP. Buôn Ma Thuột được mệnh danh là xứ sở của cây cà phê Việt Nam.
Ngoài diện tích, sản lượng, năng suất và kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt cao nhất
nước, cây cà phê còn là tác nhân làm cho Đăk Lăk có một khuôn mặt mới, được xếp vào
hàng ngũ một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh của cả nước, được
Chính Phủ công nhận đô thị loại II (1/2005).
Có thể nói, thiên nhiên chẳng những ban tặng cho Đăk Lăk chất đất bazan màu mỡ
phì nhiêu, mà khí hậu và môi trường sinh thái tự nhiên nơi đây còn đặc biệt thích hợp với
giống cà phê Robusta hơn hẳn mọi nơi khác trên thế giới, cho năng suất, chất lượng cao
hơn những giống khác. Các thành phẩm cà phê hòa tan, cà phê bột chất lượng cao được chế
biến từ cà phê Robusta Buôn Ma Thuột mang hương vị thơm ngon độc đáo, thật sự hấp dẫn
người tiêu dùng trong và ngoài nước…
Những năm gần đây, khách du lịch khắp nơi tìm đến nhiều hơn với Đăk Lăk bởi sự
hấp dẫn của hương vị, uy tín chất lượng cà phê Buôn Ma Thuột. Du khách còn bị cuốn hút
bởi nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ được sản xuất từ nguyên liệu cây cà phê, những sản
phẩm ẩm thực, văn hóa, những sản phẩm du lịch tự nhiên đặc sắc của núi rừng Tây
Nguyên. Du khách có thể cưỡi voi lội trên hồ Lắk hoặc dạo chơi quanh thác Trinh Nữ trữ
tình cổ tích, dạo chơi trên những con đường quanh co giưã những buôn làng của đồng bào
Ê Đê,...
Đặc biệt, đến TP. Buôn Ma Thuột vào mùa cà phê trổ hoa và mùa thu hoạch, du
khách mới cảm nhận hết sắc, hương hoa cà phê diệu ngọt và màu sắc, vị ngọt gợi cảm của
trái cà phê đỏ thẫm đến say lòng người. Phố núi Buôn Ma Thuột sầm uất, rộn ràng quanh
năm lại được thơm ngát, bao bọc giữa bạt ngàn vườn rừng cà phê rợp màu trắng mùa trổ
hoa và óng ánh đỏ bởi vô số những chuỗi cà phê chín mùa thu hoạch.
3.7.1.2. Một số định hướng khai thác cụ thể
3.7.1.2.1. Tour dài ngày
Mỗi tour cà phê dài ngày được thiết kế trong 3 ngày 2 đêm. Du khách sẽ được đưa
đến Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, đây là viện Nghiên cứu cà phê
đầu tiên của Việt Nam với nhiều tư liệu nghiên cứu mẫu giống cà phê mới. Khách lại tiếp
tục đến với bảo tàng Đăk Lăk với sơ đồ phát triển cây cà phê cách đây hàng 100 năm.
Tiếp đó, khách sẽ đến trung tâm thí nghiệm xem nhân giống cà phê từ kỹ thuật nuôi
cấy mô. Tham quan vườn ươm, vườn thí nghiệm cà phê chè (Robusta), cà phê vối
(Aramika). Tiếp tục đưa khách đến Công ty Cà phê Thắng Lợi (Victoria), đi bộ dọc theo
các vườn cà phê đến xem Hồ Eanhái, hồ cung cấp nước tưới chính cho gần 2.000 ha cà phê
của công ty. Xem quy trình chế biến cà phê ướt chất lượng, xem thu hoạch trong vườn cà
phê.
C・ph・- sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguy麩 GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông
SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 26 -
Khách còn được tham quan quy trình chế biến cà phê thóc và xưởng cà phê bột chất
lượng cao của cac doanh nghiệp, thưởng thức hương vị cà phê phục vụ tại chỗ theo phong
cách Tây Nguyên…
Trong tour cà phê 3 ngày 2 đêm, du khách sẽ được đi tham quan ngắm cảnh ở Buôn
Mê Thuột như hồ Lăk, tham quan Buôn Jun, đi thuyền độc mộc trên hồ Lăk đến Buôn
MLiêng, cưỡi voi tham quan buôn làng và rừng sinh thái. Tham quan Thác Gia Long, đến
Buôn A Kô Thôn của người Ê Đê, đi Buôn Đôn xem nhà dài truyền thống, xem thác Bảy
Nhánh từ cầu treo, cưỡi voi tham quan buôn làng hoặc
vào rừng quốc gia Yokđôn...
Tạo ấn tượng mới cho du khách: Để tạo ấn tượng riêng cho tour, các công ty du
lịch cần phối hợp các công ty cà phê, với viện nghiên cứu, các nông trường cà phê được
chọn làm điểm đến cho khách, nơi này sẽ chọn người trực tiếp thuyết minh cho du khách…
Không riêng gì kỳ vọng của địa phương Buôn Mê Thuột, sản phẩm du lịch riêng
này sẽ thu hút và níu chân được du khách, nhất là khách quốc tế. Đây còn là một cách
quảng bá cho cà phê Việt Nam.
Tây Nguyên còn có có các thế mạnh khác như lội suối, ngắm thác; còn có hội cồng
chiêng và những sản phẩm văn hoá đặc trưng Tây Nguyên… Một Tây Nguyên sẽ rất xanh,
rất đậm trong lòng của du khách nếu các sản phẩm du lịch được khai thác đúng tầm.
Nhưng điều đáng nói, có thể có thêm một sự khuấy động cho việc thiết kế tour du
lịch tương tự như du lịch sinh thái ngay trên các sản phẩm có sẳn, thay vì cứ “bình cũ rượu
mới” tour theo mùa, theo năm, đã làm cho du khách, cả trong và ngoài nước, đều đã quá
quen thuộc.
3.7.1.2.2. Tour trong ngày
Tour du lịch cà phê tổ chức trong ngày dành cho khách đoàn hoặc khách tự do. Du
khách đến Đăk Lăk, được đưa đi bộ dọc theo các vườn cà phê chín đỏ với diện tích hàng
ngàn ha. Những du khách thích thú khi tận mắt chứng kiến những người dân tộc Ê Đê đã
từng 70 năm gắn bó với cây cà phê. Những du khách có thể trao đổi một cách thoải mái và
ngắm nhìn Hồ nước Ea Nhai trong xanh đang tưới
cho hơn 2000 ha cà phê.
Du khách cũng sẽ được đi thăm quy trình chế biến cà phê ướt chất lượng cao của
các doanh nghiệp (công ty cà phê Thắng Lợi). Những du khách tận mắt chứng kiến cách
chế biến cà phê sạch an toàn. Đăk Lăk hiện có 165.000 ha cà phê, được xem là thủ phủ của
cà phê Việt Nam, sản phẩm đã xuất khẩu đến 67 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tiếp đó, du khách được đưa đi thăm những địa chỉ như viện khoa học Nông lâm
nghiệp Tây nguyên (viện Nghiên cứu cà phê đầu tiên của Việt Nam với nhiều tư liệu
nghiên cứu mẫu giống cà phê mới), bảo tàng Đăk Lăk với sơ đồ phát triển cây cà phê cách
đây hàng 100 năm và đến thăm Buôn Đôn cưỡi voi đi hái cà phê, dự hội cồng chiêng,
thưởng thức cà phê theo phong cách Tây Nguyên bên dòng sông Sê Rê Bốc...
3.7.1.2.3. Tour trong đêm
Sau một ngày tham quan, du khách được nghỉ đêm tại các trung tâm thành phố của
Tây Nguyên hoặc các điểm, khu du lịch. Nhu cầu đi chơi, và tìm hiểu văn hóa tại nơi lưu
trú vào ban đêm của du khách là rất lớn. Đặc biệt là các loại hình, văn hóa ẩm thực địa
phương. Khai thác cơ hội này, ngành du lịch, chính quyền các địa phương trên, cũng như
các cơ sở kinh doanh nên được quy hoạch hệ thống, thiết kế hoàn chỉnh và có nội dung
kinh doanh hiệu quả, ấn tượng để tạo dấu ấn cho du khách và tạo thành nét riệng, sự hấp
dẫn đặc biệt đối với du khách trong và ngoài nước về văn hóa ẩm thực cà phê, văn hóa
thưởng thức cà phê Tây Nguyên.
C・ph・- sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguy麩 GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông
SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 27 -
3.7.1.2.4. Tour kết hợp
Tour du lịch cà phê tổ chức trong một buổi dành cho khách đoàn đi tuyến Tây
Nguyên hoặc liên tuyến. Du khách đến Đăk Lăk, được xe đưa đi dọc theo các vườn cà phê
với diện tích hàng ngàn ha. Sau đó ghé thăm vườn sản xuất của người bản địa. Du khách
thích thú khi tận mắt chứng kiến những người dân tộc Ê Đê đã từng 70 năm gắn bó với cây
cà phê. Những du khách có thể trao đổi một cách thoải mái và ngắm nhìn Hồ nước Ea Nhai
trong xanh đang tưới cho hơn 2000ha cà phê.
Du khách cũng sẽ được đi thăm quy trình chế biến cà phê ướt chất lượng cao của
các doanh nghiệp (công ty cà phê Thắng Lợi). Những du khách tận mắt chứng kiến cách
chế biến cà phê sạch an toàn.
Cuối cùng, du khách sẽ vừa được tận mắt chứng kiến quy trình rang xay, vừa
được, thưởng thức cà phê theo phong cách Tây Nguyên bên dòng sông Sê Rê Bốc... trong
âm vang cồng chiêng Tây Nguyên.
3.7.1.2.5. Tour đặc biệt
Du khách sẽ đến trung tâm thí nghiệm xem nhân giống cà phê từ kỹ thuật nuôi cấy
mô. Tham quan vườn ươm, vườn thí nghiệm cà phê chè (Robusta), cà phê vối (Aramika).
Tại đây du khách sẽ được nghe thuyết minh về cây cà phê vùng Tây Nguyên.
Thiếp theo, du khách được đưa đi thăm những địa chỉ như viện khoa học Nông lâm
nghiệp Tây nguyên (viện Nghiên cứu cà phê đầu tiên của Việt Nam với nhiều tư liệu
nghiên cứu mẫu giống cà phê mới), bảo tàng Đăk Lăk với sơ đồ phát triển cây cà phê cách
đây hàng 100 năm
Kế tiếp, là phần rất hấp dẫn du khách, du khách sẽ được tự mình băng qua hồ Lăk
bằng thuyền độc mộc. Tiếp đó, du khách được cưỡi voi đi bên bở dòng Sê Rê Bôc, ngắm
nhìn những đồi nương cà phê xanh tốt, tham quan cảnh quan vườn cây cà phê bên những
thác nước, cùng người dân tham gia sản xuất, thu hoạch cà phê. sau đó được giới thiệu về
quá trình sinh trưởng phát triển của cây cà phê, được chiêm ngưỡng quy trình chế biến và
tự tay pha chế một ly cà phê hảo hạng, và cuối cùng là nhâm nhi ly cà phê trong khung
cảnh thiên nhiên thơ mộng và thưởng thức “không gian văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên”. Đêm đến, du khách được mời thưởng thức đặc sản heo Tây Nguyên cùng với
rượu cần, ngồi bên bếp lửa hồng nghe các già làng kể sử thi Tây Nguyên và giao lưu văn
nghệ với người dân bản xứ.
Nội dung của tour du lịch không chỉ đi sâu vào cung cấp các kiến thức xung quanh
việc ươm, trồng, thu hoạch, sản xuất cà phê… mà nên kết hợp với các yếu tố văn hóa bản
địa như ẩm thực, âm nhạc, mỹ thuật, lễ hội như “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên”, Sử thi Tây Nguyên, lễ hội Mừng lúa mới, lễ hội đâm trâu,… Ở tour du lịch độc
đáo này, du khách sẽ thật thú vị với việc tìm hiểu khám phá về cà phê và văn hóa nơi đây.
Có nhiều người, ngay cả là những người dân Việt Nam tại những vùng khác không biết về
cây cà phê cũng như chưa tận mắt chứng kiến việc thu hoạch cà phê này. Nét hay và mới
của tour chính là cố gắng tạo cho du khách thêm nhiều kiến thức bổ ích mà không gò cho
tour khô cứng quá. Du khách có thể hoà mình với thiên nhiên, cùng người dân đi hái cà
phê...
3.7.2. Cà phê - quà tặng đặc biệt của du khách
Các sản phẩm cà phê dành cho du khách mua về dùng làm quà tặng cho bạn bè,
người thân gia đình. Đây là loại quà tặng rất có giá trị, hấp dẫn và được nhiều người ưa
thích.
3.7.2.1. Cà phê chồn
3.7.2.1.1. Giới thiệu
Truyền thuyết về một loại cà phê từ những con Chồn Hương - Chồn hương, còn gọi
là cầy vòi đốm, thuộc họ Cầy (Viverridae), phân bố rải rác ở các nước vùng Đông Nam Á -
Một trong những thức ăn ưa thích của chúng là quả cà phê. Chúng chỉ tìm và chọn những
C・ph・- sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguy麩 GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông
SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 28 -
những quả cà phê chín mọng và thơm ngon nhất để ăn. Trên thực tế, loài động vật này là
loài động vật ăn thịt (chúng ăn rất nhiều chuột) và do đó chúng không thể tiêu hoá hạt cà
phê, và sau đó thì thải hạt cà phê ra cùng với phân của nó. Những người dân ở các vườn
cây thu lượm phân có lẫn hạt cà phê của loài cầy hương này. Loài động vật này vốn được
coi là loài có đặc tính chữa bệnh ở châu Á. Dưới tác dụng lên men của các enzym trong dạ
dày của chồn hương, hạt cà phê trở nên cứng hơn, giòn hơn, ít protein hơn, điều này làm
cho độ đắng của hạt cà phê giảm đi, tạo ra một hương vị mạnh hơn. Hạt cà phê được hấp
thụ bớt protein nên khi rang xay, cà phê ít đắng hơn, mùi vị cũng đặc trưng và rất lạ so với
các loại cà phê thông thường, rất thơm ngon, độc đáo và vô cùng hiếm hoi, bởi lẽ protein
làm cho cà phê trở nên đắng hơn trong quá trình rang. Trong quá trình tiêu hoá, protein đã
được lọc ra khỏi hạt cà phê. Hương vị đặc trưng của hạt cà phê có thể mô tả sơ lược là ngọt
ngào như sirô, mịn, và giàu vị sôcôla, mật đường và một chút vị của thuốc lá, có vị khói,
đắng nhưng rất dễ chịu. Cho dù người thưởng thức không phải là một người sành cà phê,
nhưng chắc chắn người thưởng thức cũng sẽ cảm nhận được sự khác biệt trong hương vị
của loại cà phê này. Đó chính là lý do khiến loại cà phê này trở thành loại đặc sản có giá
cao.
Vậy liệu loại cà phê đã có một "chuyến hành trình" qua dạ dày của cầy hương có đủ
an toàn để cho người thưởng thức? Thực chất, loại cà phê chồn này trên thị trường khá
sạch, chúng đã được xối qua dòng nước đang chảy sau khi được thu lượm về giúp loại bỏ
mọi vi khuẩn. Một số người cho rằng danh tiếng của loại cà phê này là không có thật và nó
bán chạy bởi người ta thấy tò mò về câu chuyện xung quanh nó mà thôi. Tuy nhiên, như
các nhà kinh tế học vẫn thường nói, ở đâu có cầu thì ở đó ắt có cung. Một số người lo sợ
rằng hoạt động mua bán loài cầy hương đặc biệt này sẽ phát triển, do giá cao, một số người
đã săn bắt loài động vật này. Và một số quốc gia vốn không phải là nơi sinh sống tự nhiên
của loài cầy hương, chẳng hạn như các quốc gia Đông Phi, đã có ý định tham gia vào thị
trường này. Ở những khu vực là nơi sinh sống của loài động vật này, cầy hương cũng đang
trở nên hiếm hoi hơn do thịt của chúng được coi là một loại đặc sản.
Việt Nam là một trong vài quốc gia trên thế giới có loại cà phê huyền thoại này.
Đặc biệt là tại Tây Nguyên, chồn hương sống trong những nông trang cà phê rộng lớn. Sản
lượng cà phê Chồn trên toàn thế giới chỉ khoảng hơn 220kg/năm, do đó, hầu như nó không
thể chạm tới bờ biển của nước Anh xa xôi mà nó chỉ xuất hiện ở Mỹ và Nhật Bản. Loại cà
phê này được phát hiện cách đây hàng trăm năm, khi những người châu Âu được nếm thử
chúng ở đảo Java, Sumatra và Sulawesi của Indonesia. Vì thế, cà phê Chồn là một trong
các loại đặc sản quý hiếm và đắt giá nhất thế giới. Trên thế giới, những hạt cà phê tươi
được bán với giá 110 USD, và cà phê rang là 175 USD cho 0,1134kg (1/4 pound). Một
tách cà phê loại này sẽ khiến bạn mất khoảng 50 USD. Những người ưa thích cà phê ở các
quốc gia phát triển đang "quay cuồng" vì loại cà phê đặc biệt này.
3.7.2.1.2. Phát triển nghề nuôi chồn lấy cà phê tại Tây Nguyên
Tại Buôn Ma Thuột, nghề nuôi chồn lấy cà phê đã xuất hiện. Hiện, nay Người dân
Buôn Ma Thuột "thu hoạch" loại cà phê này từ gần 100 con chồn hương. Người dân nuôi
chồn vào năm 2004, bắt đầu từ con chồn bé tí mua ngoài chợ phải đút sữa cho ăn hằng
ngày. Người dân đã tự mày mò mới biết loài này ăn tạp, cả các loại trái cây, lẫn đạm động
vật. Cuối năm 2007, khi bầy chồn sinh sôi khá đông, người dân thử "làm" cà phê chồn
được vài chục ký. Sang vụ cà phê 2008, sản lượng tăng lên 2 tạ. Người dân tìm mua cà phê
quả chín đỏ hái ngay ở các vườn cây với giá gấp hai, ba lần giá bình thường, đem về rửa
sạch để đề phòng thuốc bảo vệ thực vật còn sót trên quả. Phải lựa lúc chồn khỏe, tiêu hóa
tốt mới cho ăn quả cà phê, như vậy hạt cà phê chồn thải ra mới có chất lượng tốt.
Từ những cơ sở ban đầu, các cấp chính quyền cần tạo điều kiện hỗ trợ cho người
dân nhân rộng mô hình. Các hành động cụ thể và thiết thực như: lập tổ nghiên cứu quy
trình nuôi chồn hương và sản xuất cà phê chồn, cung cấp vốn, chuyển giao khoa học kỹ
C・ph・- sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguy麩 GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông
SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 29 -
thuật; tìm đầu ra cho sản phẩm thô, tạo sản phẩm cà chê chồn cao cấp cả về chất lượng lẫn
hình thức mẫu mã bao bì, xây dựng thương hiệu cà phê chồn Buôn Ma Thuột hướng đến
mục tiêu phục vụ cho du khách trong và ngoài nước cũng như hoạt động xuất khẩu sản
phẩm cao cấp thượng hạng này.
3.7.2.2. Các sản phẩm cà phê hộp
Các sản phẩm này có giá trị như các sản phẩm souvernia nổi tiếng của các điểm du
lịch trên thế giới nếu được đầu tư sáng tạo về mẫu mã, chất lượng.
Trong số các thương hiệu cà phê của Tây Nguyên, nổi tiếng nhất phải kể đến
thương hiệu cà phê Trung Nguyên, tác giả xin được một số sản phẩm của thương hiệu cà
phê Trung Nguyên.
3.7.3. Các sản phẩm mỹ nghệ làm từ gỗ cây cà phê
CÀ PHÊ – SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA TÂY NGUYÊN
CÀ PHÊ – SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA TÂY NGUYÊN
CÀ PHÊ – SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA TÂY NGUYÊN
CÀ PHÊ – SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA TÂY NGUYÊN
CÀ PHÊ – SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA TÂY NGUYÊN
CÀ PHÊ – SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA TÂY NGUYÊN
CÀ PHÊ – SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA TÂY NGUYÊN
CÀ PHÊ – SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA TÂY NGUYÊN
CÀ PHÊ – SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA TÂY NGUYÊN
CÀ PHÊ – SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA TÂY NGUYÊN
CÀ PHÊ – SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA TÂY NGUYÊN
CÀ PHÊ – SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA TÂY NGUYÊN
CÀ PHÊ – SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA TÂY NGUYÊN
CÀ PHÊ – SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA TÂY NGUYÊN
CÀ PHÊ – SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA TÂY NGUYÊN
CÀ PHÊ – SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA TÂY NGUYÊN
CÀ PHÊ – SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA TÂY NGUYÊN
CÀ PHÊ – SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA TÂY NGUYÊN
CÀ PHÊ – SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA TÂY NGUYÊN

More Related Content

What's hot

Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...jackjohn45
 
Tìm hiểu hoạt động quản trị nhân lực bộ phận lễ tân tại khách sạn lạc long – ...
Tìm hiểu hoạt động quản trị nhân lực bộ phận lễ tân tại khách sạn lạc long – ...Tìm hiểu hoạt động quản trị nhân lực bộ phận lễ tân tại khách sạn lạc long – ...
Tìm hiểu hoạt động quản trị nhân lực bộ phận lễ tân tại khách sạn lạc long – ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...
Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...
Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nghiên cứu phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ ...
Nghiên cứu phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ ...Nghiên cứu phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ ...
Nghiên cứu phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ ...luanvantrust
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty du lịch Đất Việt
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty du lịch Đất ViệtGiải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty du lịch Đất Việt
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty du lịch Đất Việthieu anh
 
Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...
Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...
Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Th...
Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Th...Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Th...
Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Th...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách s...
Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách s...Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách s...
Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách s...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAYLuận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
 
Đề tài tốt nghiệp quản trị kinh doanh về quản trị bán hàng hay nhất
Đề tài tốt nghiệp quản trị kinh doanh về quản trị bán hàng hay nhấtĐề tài tốt nghiệp quản trị kinh doanh về quản trị bán hàng hay nhất
Đề tài tốt nghiệp quản trị kinh doanh về quản trị bán hàng hay nhất
 
Đề tài: Dịch vụ vui chơi giải trí tại Sunworld Hạ Long Park, HAY
Đề tài: Dịch vụ vui chơi giải trí tại Sunworld Hạ Long Park, HAYĐề tài: Dịch vụ vui chơi giải trí tại Sunworld Hạ Long Park, HAY
Đề tài: Dịch vụ vui chơi giải trí tại Sunworld Hạ Long Park, HAY
 
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
 
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ LongĐề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
 
Tìm hiểu hoạt động quản trị nhân lực bộ phận lễ tân tại khách sạn lạc long – ...
Tìm hiểu hoạt động quản trị nhân lực bộ phận lễ tân tại khách sạn lạc long – ...Tìm hiểu hoạt động quản trị nhân lực bộ phận lễ tân tại khách sạn lạc long – ...
Tìm hiểu hoạt động quản trị nhân lực bộ phận lễ tân tại khách sạn lạc long – ...
 
Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...
Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...
Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...
 
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
 
Nghiên cứu phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ ...
Nghiên cứu phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ ...Nghiên cứu phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ ...
Nghiên cứu phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty du lịch Đất Việt
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty du lịch Đất ViệtGiải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty du lịch Đất Việt
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty du lịch Đất Việt
 
Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...
Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...
Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
 
Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Th...
Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Th...Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Th...
Báo cáo thực tập Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Th...
 
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
 
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
 
Khóa luận: Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm, HAY
Khóa luận: Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm, HAYKhóa luận: Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm, HAY
Khóa luận: Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
 
Đề tài: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE, HOT
Đề tài: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE, HOTĐề tài: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE, HOT
Đề tài: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE, HOT
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách s...
Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách s...Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách s...
Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách s...
 

Similar to CÀ PHÊ – SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA TÂY NGUYÊN

CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA, CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA, CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...Chau Duong
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyênNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyênMan_Ebook
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (64).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (64).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (64).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (64).docNguyễn Công Huy
 
Khóa Luận Tìm Hiểu Ẩm Thực Đường Phố Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Phục Vụ Phát T...
Khóa Luận Tìm Hiểu Ẩm Thực Đường Phố Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Phục Vụ Phát T...Khóa Luận Tìm Hiểu Ẩm Thực Đường Phố Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Phục Vụ Phát T...
Khóa Luận Tìm Hiểu Ẩm Thực Đường Phố Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Phục Vụ Phát T...sividocz
 
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thốngPhân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thốngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Kỹ Thuật Cắt Tỉa Tạo Hình Cho Giống Lê Tai Nu...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Kỹ Thuật Cắt Tỉa Tạo Hình Cho Giống Lê Tai Nu...Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Kỹ Thuật Cắt Tỉa Tạo Hình Cho Giống Lê Tai Nu...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Kỹ Thuật Cắt Tỉa Tạo Hình Cho Giống Lê Tai Nu...HanaTiti
 
Nghiên Cứu Sử Dụng Một Số Công Thức Thức Ăn Ủ Chua Từ Sản Phẩm Củ Và Lá Sắn V...
Nghiên Cứu Sử Dụng Một Số Công Thức Thức Ăn Ủ Chua Từ Sản Phẩm Củ Và Lá Sắn V...Nghiên Cứu Sử Dụng Một Số Công Thức Thức Ăn Ủ Chua Từ Sản Phẩm Củ Và Lá Sắn V...
Nghiên Cứu Sử Dụng Một Số Công Thức Thức Ăn Ủ Chua Từ Sản Phẩm Củ Và Lá Sắn V...nataliej4
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán Cà phê của khách hàng
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán Cà phê của khách hàng Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán Cà phê của khách hàng
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán Cà phê của khách hàng Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAYĐề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khảo sát quy trình sản xuất trà túi lọc hữu cơ tại công ty cổ phần ntea thái ...
Khảo sát quy trình sản xuất trà túi lọc hữu cơ tại công ty cổ phần ntea thái ...Khảo sát quy trình sản xuất trà túi lọc hữu cơ tại công ty cổ phần ntea thái ...
Khảo sát quy trình sản xuất trà túi lọc hữu cơ tại công ty cổ phần ntea thái ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án: Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quố...
Luận án: Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quố...Luận án: Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quố...
Luận án: Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quố...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch nataliej4
 
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu
Trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấuTrồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu
Trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấuTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to CÀ PHÊ – SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA TÂY NGUYÊN (20)

CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA, CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA, CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyênNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
 
Luận văn: Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thực trạng...
Luận văn: Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thực trạng...Luận văn: Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thực trạng...
Luận văn: Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thực trạng...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (64).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (64).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (64).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (64).doc
 
Khóa Luận Tìm Hiểu Ẩm Thực Đường Phố Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Phục Vụ Phát T...
Khóa Luận Tìm Hiểu Ẩm Thực Đường Phố Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Phục Vụ Phát T...Khóa Luận Tìm Hiểu Ẩm Thực Đường Phố Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Phục Vụ Phát T...
Khóa Luận Tìm Hiểu Ẩm Thực Đường Phố Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Phục Vụ Phát T...
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú ThọLuận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
 
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
 
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thốngPhân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
 
Đề tài thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Kỹ Thuật Cắt Tỉa Tạo Hình Cho Giống Lê Tai Nu...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Kỹ Thuật Cắt Tỉa Tạo Hình Cho Giống Lê Tai Nu...Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Kỹ Thuật Cắt Tỉa Tạo Hình Cho Giống Lê Tai Nu...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Kỹ Thuật Cắt Tỉa Tạo Hình Cho Giống Lê Tai Nu...
 
Nghiên Cứu Sử Dụng Một Số Công Thức Thức Ăn Ủ Chua Từ Sản Phẩm Củ Và Lá Sắn V...
Nghiên Cứu Sử Dụng Một Số Công Thức Thức Ăn Ủ Chua Từ Sản Phẩm Củ Và Lá Sắn V...Nghiên Cứu Sử Dụng Một Số Công Thức Thức Ăn Ủ Chua Từ Sản Phẩm Củ Và Lá Sắn V...
Nghiên Cứu Sử Dụng Một Số Công Thức Thức Ăn Ủ Chua Từ Sản Phẩm Củ Và Lá Sắn V...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán Cà phê của khách hàng
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán Cà phê của khách hàng Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán Cà phê của khách hàng
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán Cà phê của khách hàng
 
Đề tài: Thu hồi năng lượng từ chất thải chế biến nông sản, HAY, 9đ
Đề tài: Thu hồi năng lượng từ chất thải chế biến nông sản, HAY, 9đĐề tài: Thu hồi năng lượng từ chất thải chế biến nông sản, HAY, 9đ
Đề tài: Thu hồi năng lượng từ chất thải chế biến nông sản, HAY, 9đ
 
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAYĐề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
 
Khảo sát quy trình sản xuất trà túi lọc hữu cơ tại công ty cổ phần ntea thái ...
Khảo sát quy trình sản xuất trà túi lọc hữu cơ tại công ty cổ phần ntea thái ...Khảo sát quy trình sản xuất trà túi lọc hữu cơ tại công ty cổ phần ntea thái ...
Khảo sát quy trình sản xuất trà túi lọc hữu cơ tại công ty cổ phần ntea thái ...
 
Luận án: Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quố...
Luận án: Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quố...Luận án: Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quố...
Luận án: Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quố...
 
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch
 
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
 
Trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu
Trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấuTrồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu
Trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu
 

More from Chau Duong

Giao Tiep Phi Ngon Ngu
Giao Tiep Phi Ngon NguGiao Tiep Phi Ngon Ngu
Giao Tiep Phi Ngon NguChau Duong
 
HO BIEU CHANH - BO CHONG
HO BIEU CHANH - BO CHONGHO BIEU CHANH - BO CHONG
HO BIEU CHANH - BO CHONGChau Duong
 
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEU
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEUHO BIEU CHANH - AI TINH MIEU
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEUChau Duong
 
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOC
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOCHO BIEU CHANH - AI LAM DUOC
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOCChau Duong
 
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠN
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠNDI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠN
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠNChau Duong
 
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ Chau Duong
 
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀINAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀIChau Duong
 
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNGSỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNGChau Duong
 
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI Chau Duong
 
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC  NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC  NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...Chau Duong
 
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vongDu lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vongChau Duong
 
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...Chau Duong
 
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trien
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trienDu lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trien
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trienChau Duong
 
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcmCa tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcmChau Duong
 
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boChau Duong
 
Du lich cho noi vung dong bang song cuu long
Du lich cho noi vung dong bang song cuu longDu lich cho noi vung dong bang song cuu long
Du lich cho noi vung dong bang song cuu longChau Duong
 
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...Chau Duong
 
Dem hoang cung
Dem hoang cungDem hoang cung
Dem hoang cungChau Duong
 
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie trieng va cac giai phap bao t...
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie  trieng va cac giai phap bao t...Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie  trieng va cac giai phap bao t...
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie trieng va cac giai phap bao t...Chau Duong
 
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinh
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinhDi tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinh
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinhChau Duong
 

More from Chau Duong (20)

Giao Tiep Phi Ngon Ngu
Giao Tiep Phi Ngon NguGiao Tiep Phi Ngon Ngu
Giao Tiep Phi Ngon Ngu
 
HO BIEU CHANH - BO CHONG
HO BIEU CHANH - BO CHONGHO BIEU CHANH - BO CHONG
HO BIEU CHANH - BO CHONG
 
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEU
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEUHO BIEU CHANH - AI TINH MIEU
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEU
 
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOC
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOCHO BIEU CHANH - AI LAM DUOC
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOC
 
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠN
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠNDI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠN
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠN
 
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
 
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀINAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
 
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNGSỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
 
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
 
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC  NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC  NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
 
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vongDu lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
 
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
 
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trien
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trienDu lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trien
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trien
 
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcmCa tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
 
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
 
Du lich cho noi vung dong bang song cuu long
Du lich cho noi vung dong bang song cuu longDu lich cho noi vung dong bang song cuu long
Du lich cho noi vung dong bang song cuu long
 
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...
 
Dem hoang cung
Dem hoang cungDem hoang cung
Dem hoang cung
 
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie trieng va cac giai phap bao t...
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie  trieng va cac giai phap bao t...Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie  trieng va cac giai phap bao t...
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie trieng va cac giai phap bao t...
 
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinh
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinhDi tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinh
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinh
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 

CÀ PHÊ – SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA TÂY NGUYÊN

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP.HCM KHOA DU LỊCH ----- o0o ----- ĐỀ TÀI: CÀ PHÊ – SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA TÂY NGUYÊN GVHD : TS. Đỗ Quốc Thông SVTH : Nguyễn Văn Sơn MSSV : 110500092 LỚP : 05DLQT KHÓA : 2005 – 2009 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2009
  • 2. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ...............................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu của khoá luận ................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................3 4. Những kết quả dự định đạt được .....................................................................3 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ..........................................................3 Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÀ PHÊ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG ........................................................................6 Tổng quan về cây cà phê ...............................................................................6 Lịch sử phát triển ............................................................................................6 Cà phê theo quan điểm thực vật học ................................................................9 Sự phát triển và phân bố cà phê trên thế giới ...................................................11 Điều kiện phát triển .......11 ..3.1.1. Môi trường và điều kiện tự nhiên để cây cà phê phát triển ...........11 ..3.1.2. Đặc tính vật chất của cà phê..........................................................13 ..3.1.3. Trồng và chăm sóc thu hoạch và chế biến cà phê .........................13 ..3.1.4. Phân bố vùng cà phê trên thế giới và bản đồ phân bố ...................18 ..4. Phân loại cà phê ......................................................................................21 ..4.1. Phân loại theo giống cây ....................................................................21 ..4.2. Phân loại theo nhóm chất lượng .........................................................27 ..4.3. Phân loại theo dạng sản phẩm ...........................................................27 ..4.4. Phân loại theo thức uống ...................................................................29 ..4.5. Phân loại cà phê theo hương vị ..........................................................32 ..5. Dược tính và tác dụng của cây cà phê ...............................................................35 ..5.1. Tác hại của cà phê .............................................................................40 Các vấn đề cơ bản của kinh tế cà phê thế giới .............................................42 Tầm quan trọng của cà phê trên thế giới ..........................................................42 Khuynh hướng tiêu thụ cà phê trên thế giới .....................................................45 Thương mại cà phê thế giới .............................................................................46 Sự dao động của giá cà phê .............................................................................48 Ảnh hưởng môi trường của sản xuất cà phê ....................................................49 Phát triển hệ thống sản xuất cà phê bền vững ..................................................51 Định nghĩa về phát triển cà phê bền vững .......................................................51 Khuynh hướng phát triển sản xuất cà phê bền vững trên thế giới ....................52 Các nguyên tắc phát triển cà phê bền vững ......................................................53 Các bài học kinh nghiệm .................................................................................53
  • 3. Chương II: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN, THỰC TRẠNG CỦA CÀ PHÊ Ở NƯỚC TA VÀ TẠI TÂY NGUYÊN ....................................................55 2.1. Quá trình phát triển và thực trạng của cà phê ở nước ta..........................56 2.1.1. Quá trình phát triển của cà phê ở nước ta ................................................56 2.1.2. Vai trò của cà phê trong nền kinh tế nước ta ...........................................57 2.1.3. Thực trạng của cà phê ở nước ta ..............................................................60 2.1.4. Thách thức của ngành cà phê trong những năm tới ..................................62 2.1.4.1. Nhiều diện tích cà phê đã chuyển sang giai đoạn gìà cỗi, phát triển không theo quy hoạch .....................................................................................62 2.1.4.2. Thiếu hụt lao động, chi phí sản xuất ngày một tăng cao .....................64 2.1.4.3. Sản xuất nhỏ lẻ, phân tán ...................................................................65 2.1.4.4. Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước đang mất dần lợi thế ..............................................................................................................65 2.2. Quá trình phát triển và thực trạng của cà phê ở Tây Nguyên .................67 2.2.1. Quá trình phát triển của cà phê ở Tây Nguyên ........................................67 2.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và vai trò của cây cà phê ở Tây Nguyên .................................................................................................68 2.2.1.2. Điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên ...................................................68 2.2.1.3. Khái quát về cây cà phê ở Tây Nguyên ..............................................69 2.2.1.4. Vai trò của cà phê trong phát triển kinh tế Tây Nguyên .....................71 2.2.2. Thực trạng phát triển cà phê ở Tây Nguyên ............................................72 2.2.2.1. Phân bố địa lý cà phê Tây Nguyên ..................................................72 2.2.2.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật canh tác cà phê ở Tây Nguyên ..................75 2.2.2.3. Tác động của cà phê đến môi trường Tây Nguyên ..........................76 2.2.2.4. Chất lượng cà phê Tây Nguyên. ......................................................77 2.3. Triết lý cà phê mới của Việt Nam ..............................................................79 2.3.1. Các vĩ nhân nói về cà phê ............................................................................79 2.3.2. Những nhận định về cà phê của Việt Nam .......................................................80 2.3.3. Điều kiện hình thành Triết lý cà phê của Việt Nam ................................81 2.3.4. Cơ sở lý luận - một triết lý mới về cà phê ................................................82 Chương III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ NGHIÊN CỨU KHAI THÁC CÀ PHÊ VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI TÂY NGUYÊN ...87 3.1. Định hướng chiến lược phát triển bền vững cà phê vùng Tây Nguyên ...88 3.1.1. Các khuynh hướng sản xuất và vấn đề sản xuất cà phê bền vững ...........88 3.1.2. Định hướng phát triển kinh doanh cà phê tại Việt Nam ...........................88 3.1.3. Định hướng chiến lược phát triển bền vững cà phê vùng Tây Nguyên .....89 3.1.3.1. Định hướng .......................................................................................89 3.1.3.2. Quy hoạch vùng trồng cà phê ............................................................91
  • 4. 3.1.3.3. Hợp tác quốc tế kinh doanh cà phê ....................................................94 3.2. Định hướng khai thác cà phê vào hoạt động du lịch của Tây Nguyên .....97 3.2.1. Tham khảo mô hình cà phê và du lịch tại một số nước trên thế giới .......97 3.2.1.1. Du lịch Cà phê tại Panama .................................................................97 3.2.1.2. Cà phê và du lịch tại Nhật Bản ..........................................................98 3.2.1.3. Cà phê và du lịch tại Pháp .................................................................100 3.2.2. Tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch của Tây Nguyên ...................102 3.2.3. Tiềm năng du lịch từ cà phê của Tây Nguyên .......................................106 3.2.4. Đột phá du lịch từ thương hiệu cà phê .................................................108 3.3. Khai thác các sản phẩm du lịch từ cà phê của Tây Nguyên .....................109 3.3.1. Tour du lịch cà phê .................................................................................109 3.3.1.1. Tiềm năng khai thác .........................................................................109 3.3.1.2. Một số định hướng khai thác cụ thể ...................................................111 3.3.2. Cà phê - quà tặng đặc biệt của du khách ..................................................114 3.3.2.1. Cà phê chồn .......................................................................................114 3.3.2.2. Các sản phẩm cà phê hộp ...................................................................119 3.3.3. Các sản phẩm mỹ nghệ làm từ gỗ cây cà phê ..........................................122 3.3.4. Văn hóa thưởng thức cà phê Tây Nguyên ...............................................126 3.3.5. Làng cà phê ............................................................................................128 3.3.6. Festival Cà phê Buôn Ma Thuột ..............................................................139 3.3.7. Lễ hội Hoa Cà Phê ..................................................................................143 3.3.8. Tuần lễ văn hoá cà phê ............................................................................145 3.3.9. Bảo tàng cà phê .......................................................................................147 3.3.10. Dự án “Thiên đường cà phê”- thủ phủ cà phê toàn cầu tại Việt Nam ....150 3.3.11. Xây dựng ngành du lịch Tây Nguyên mang đậm bản sắc cà phê ...........151 3.4. Giải pháp thực hiện ....................................................................................159 3.4.1. Đối với vấn đề phát triển cà phê bền vững ..............................................159 3.4.1.1. Xây dựng chiến lược phát triển thị trường, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản phẩm hướng đến các thị trường có giá trị gia tăng cao .....................................159 3.4.1.2. Ổn định diện tích trồng cà phê theo quy hoạch; thực hành các quy trình canh tác bền vững ...........................................................................................159 3.4.1.3. Tập trung nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm chế biến; xây dựng và khẳng định thương hiệu cà phê Việt Nam trên trường Quốc tế ...................160 3.4.1.4. Xây dựng hệ thống tiêu thụ cà phê hiện đại, thích ứng với quá trình giao dịch mua bán trong nước và quốc tế. ...............................................................161 3.4.1.5. Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, tạo liên kết, gắn bó lợi ích giữa người trồng, doanh nghiệp chế biến và các cơ sở dịch vụ ................................161 3.4.1.6. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ ngành cà phê phát triển, nâng
  • 5. cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh .................................................................162 3.4.2. Các các giải pháp phát triển du lịch cà phê ..............................................163 3.4.2.1. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá, thu hút đầu tư, nguồn nhân lực ..163 3.4.2.2. Tiếp tục phát triển các hoạt động đã triển khai....................................163 3.4.2.3. Các giải pháp nâng cao ......................................................................164
  • 6. PHẦN MỞ ĐẦU Một trong những khai thác giá trị tăng cao của cà phê bằng cách xem cà phê như một sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên nói riêng và của Việt Nam Nói chung. Đó là những lý do tôi chọn đề tài “Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên” 6. Lí do chọn đề tài - Cà phê là một trong các loại hàng hoá có tính thương mại cao nhất trên thế giới. - Ở Việt Nam cà phê là mặt hàng xuất khẩu quan trọng đứng thứ 7 trong 10 ngành hàng xuất khẩu hàng đầu và thứ 2 trong 7 nông sản xuất khẩu chủ yếu - Tây Nguyên là vùng sản xuất cà phê chủ lực của Việt Nam, chiếm hơn 80% tổng sản lượng cả nước. - Trên thế giới, và tại Việt Nam nói riêng, đã có nhiều mô hình gắn kết giữa Du lịch và các ngành sản xuất nông nghiệp thành công - Vấn đề nghiên cứu và khai thác cà phê dưới góc độ làm du lịch trên thế giới không còn mới mẻ nhưng ở Việt Nam thì chưa có sự đầu tư nghiên cứu hệ thống nào. 7. Mục đích nghiên cứu của khoá luận - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển cà phê bền vững trên thế giới. - Phân tích thực trạng phát triển cà phê ở Tây Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững và dưới góc độ du lịch. - Đề xuất hệ thống các quan điểm cơ bản, các giải pháp kinh tế, du lịch và các kiến nghị, giải pháp hợp lý đóng góp cho sự phát triển bền vững cà phê vào hoạt động du lịch ở Tây Nguyên. 8. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu khai thác, phát triển cà phê vào hoạt động du lịch ở Tây Nguyên. - Hướng trọng tâm vào các vấn đề có tính du lịch của quá trình phát triển và khai thác cà phê một cách bền vững. - Nghiên cứu, đề xuất các sản phẩm du lịch từ cà phê 9. Những kết quả dự định đạt được - Hệ thống hoá các đặc điểm của nền kinh tế cà phê thế giới, một số vấn đề phát triển bền vững cà phê ở các nước sản xuất trên phương diện du lịch. - Kết luận các kết quả đạt được, và những tồn tại trong phát triển cà phê ở Tây Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững về kinh tế và du lịch. - Thiết lập hệ thống quan điểm và định hướng chiến lược phát triển và khai thác bền vững cà phê vào hoạt động du lịch ở Tây Nguyên - Đề xuất các giải pháp, sản phẩm phù hợp nhằm phát triển giá trị của cà phê trong du lịch. 10. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu - Quan điểm nghiên cứu: + Quan điểm tổng hợp + Quan điểm hệ thống + Quan điểm lịch sử viễn cảnh - Phương pháp nghiên cứu: + Trong khoá luận này, tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật
  • 7. lịch sử, phương pháp hệ thống trong nghiên cứu. + Tác giả sử dụng phương pháp khảo sát thực địa, phỏng vấn và phân tích thống kê. + Tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, thu thập, tổng hợp và xử lý tài
  • 8. Chương I TỔNG QUAN VỀ CÀ PHÊ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG Tổng quan về cây cà phê Lịch sử phát triển Từ "cà phê" trong tiếng Việt có gốc từ chữ cà phê của tiếng Pháp. Giống như các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, cà phê có gốc từ “kahveh” của tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và “kahveh” đến từ “qahwa” của tiếng Ả Rập. Cà phê theo quan điểm thực vật học Sự phát triển và phân bố cà phê trên thế giới Điều kiện phát triển Loại cây này đầu tiên chỉ được trồng ở châu Phi và Ả Rập, nhưng sau đó người ta đã nghĩ tới việc gieo trồng nó ở các vùng đất thích hợp khác. ..5.1.1. Môi trường và điều kiện tự nhiên để cây cà phê phát triển ..5.1.2. Đặc tính vật chất của cà phê Tất cả các sản phẩm lương thực đều có các đặc tính riêng liên quan tới tình trạng hay vẻ bề ngoài của chúng như: trọng lượng, khối lượng, kích cỡ, hình dáng, màu sắc, tính hòa tan, lượng hơi ẩm, kết cấu… Cà phê cũng không loại trừ các yếu tố đó. ..5.1.3. Trồng và chăm sóc thu hoạch và chế biến cà phê ..5.2. Phân bố vùng cà phê trên thế giới và bản đồ phân bố - Châu phi và phía Nam Ả Rập - Châu Mỹ - Châu Á ..6. Phân loại cà phê ..6.1. Phân loại theo giống cây ..6.1.1. Robusta (Cây cà phê vối) ..6.1.2. Arabica (Cây cà phê chè) ..6.1.3. Cheri (cà phê Mít) ..6.1.4. Các giống khác ..6.2. Phân loại theo nhóm chất lượng ..6.3. Theo dạng sản phẩm ..6.3.1. Cà phê thông thường - Cà phê nhân - Cà phê thóc - Cà phê quả khô - Các dạng cà phê chế biến: + Cà phê rang
  • 9. + Cà phê hoà tan ..6.3.2. Cà phê đặc biệt ..6.4. Phân loại theo thức uống ..6.4.1. Cà phê pha phin ..6.4.2. Cà phê hòa tan ..6.4.3. Cà phê túi lọc ..6.4.4. Cà phê lon ..6.4.5. Cà phê xanh ..6.5. Phân loại cà phê theo hương vị ..6.5.1. Cafe Moka đặc biệt ..6.5.2. Cafe Moka Côlômbia ..6.5.3. Cafe Mo-Rhum ..6.5.4. Cafe Mo-Nes ..6.5.5. Cafe Mo-Cappu ..6.5.6. Cafe Ro-Rhum ..6.5.7. Cafe Ro-Nes ..6.5.8. Cafe Ro-Cappu ..6.5.9. Cafe Siêu Cấp ..6.5.10. Cafe Darkess ..7. Dược tính và tác dụng của cây cà phê Cà phê từ lâu đã được biết đến với công dụng kích thích sự hưng phấn của thần kinh dưới ảnh hưởng của caffein. Nhưng có những công hiệu của cà phê còn ít được biết đến. ..7.1. Cà phê kích thích hoạt động trí óc ..7.2. Cà phê có tác dụng an thần ..7.3. Cà phê làm cho chúng ta thoải mái và dễ tính hơn ..7.4. Cà phê làm giảm nguy cơ ung thư thận ..7.5. Cà phê làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen và chữa được dị ứng ..7.6. Cà phê giúp giảm đau ..7.7. Cà phê bảo vệ khỏi các bệnh về gan ..7.8. Cà phê làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ..7.9. Cà phê làm tăng sức mạnh của cơ bắp ..7.10. Cà phê chống lại bệnh tiểu đường type II ..7.11. Cà phê giúp ngăn chặn đột quỵ ..7.12. Giá trị dinh dưỡng của cà phê ..7.13. Làm đẹp bằng cà phê ..8. Tác hại của cà phê ..8.1. Tác hại của Caffeine ..8.2. Các thành phần có hại khác
  • 10. Các vấn đề cơ bản của kinh tế cà phê thế giới Tầm quan trọng của cà phê trên thế giới Khuynh hướng tiêu thụ cà phê trên thế giới Những năm qua, mức độ tiêu thụ cà phê thế giới tiếp tục tăng chậm với tốc độ không quá 1% từ năm 1995. Bên cạnh sự chững lại của các thị trường có truyền thống uống cà phê thì lại có sự tăng khá nhanh của các thị trường không truyền thống. Mức tiêu thụ cà phê lớn nhất vẫn là các nước phát triển và đang phát triển công nghiệp hoá. Mức tiêu thụ cà phê bình quân tính trên đầu người ở các nước Mỹ và Tây Âu khoảng 4-5 kg/năm, trong khi ở một số nước lớn ở châu Á và Đông Âu chỉ thấp hơn 1kg/năm. Các nước sản xuất cà phê chỉ tiêu thụ ¼ sản lượng sản xuất cà phê thế giới. Về dài hạn, sự phục hồi văn hóa quán cà phê ở Mỹ và Tây Âu về việc cung cấp cà phê đặc biệt chất lượng cao, có thể đẩy mức tiêu thụ cà phê tăng lên Thương mại cà phê thế giới Trên thị trường quốc tế, việc mua bán cà phê, hầu hết tiến hành dưới dạng cà phê nhân đóng bao 60 kg. Dạng sản phẩm này có thể coi là nguyên liệu cho các nước tiêu thụ. Các quốc gia sản xuất cà phê thực hiện việc trồng và sơ chế cà phê dạng nhân, chủ yếu dùng để xuất khẩu. Các quốc gia tiêu thụ chủ yếu nhập khẩu cà phê dạng nhân về chế biến. Mô hình thương mại sản phẩm cà phê trên thị trường quốc tế, giữa các nước nhập khẩu và sản xuất, có thể hình dung hai chiều như sau: Hình 1: Quan hệ thương mại giữa các nước sản xuất và tiêu thụ cà phê Sự dao động của giá cà phê. Giá cà phê là một loại giá biến động mạnh nhất trong thương mại quốc tế. Sự biến giá cà phê thế giới do sự tác động của nhiều nhân tố rất phức tạp. Ảnh hưởng môi trường của sản xuất cà phê Phát triển hệ thống sản xuất cà phê bền vững Định nghĩa về phát triển cà phê bền vững Khuynh hướng phát triển sản xuất cà phê bền vững trên thế giới Các nguyên tắc phát triển cà phê bền vững - Nguyên tắc 1: Sản xuất cà phê phải đảm bảo duy trì cuộc sống - Nguyên tắc 2: Duy trì môi trường sống và hệ sinh thái - Nguyên tắc 3: Bảo vệ tài nguyên đất - Nguyên tắc 4: Bảo vệ và duy trì nguồn nước - Nguyên tắc 5: Tiết kiệm năng lượng - Nguyên tắc 6: Quản lý tốt chất thải - Nguyên tắc 7: Kiểm soát sâu bệnh, dịch bệnh, địch hại cây trồng
  • 11. Các bài học kinh nghiệm Hình 2 : Thể hiện phân bố thu nhập trong chuỗi cà phê toàn cầu năm 1994
  • 12. Chương II QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN, THỰC TRẠNG CỦA CÀ PHÊ Ở NƯỚC TA VÀ TẠI TÂY NGUYÊN 2.4. Quá trình phát triển và thực trạng của cà phê ở nước ta 2.4.1. Quá trình phát triển của cà phê ở nước ta Ngành cà phê nước ta đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc. Chỉ trong vòng 15-20 năm trở lại đây chúng ta đã đưa sản lượng cà phê cả nước tăng lên hàng trăm lần. Thành tựu đó được ngành cà phê thế giới ca ngợi và chúng ta cũng đã từng tự hào vì nó. Tuy nhiên trong vài năm lại đây do kích thích mạnh mẽ của giá cả thị trường, cà phê đã từng mang lại cho các nhà sản xuất lợi nhuận siêu ngạch. Tình hình phát triển cà phê đã ra khỏi tầm kiểm soát của ngành cũng như của Nhà nước, và chính vì thế mà sự tăng trưởng nhanh chóng với mức độ lớn đã có tác động quan trọng trong việc góp phần đẩy ngành cà phê thế giới đến thời kỳ khủng hoảng thừa. Giá cà phê giảm liên tục đến mức thấp kỷ lục 30 năm lại đây. 2.4.2. Vai trò của cà phê trong nền kinh tế nước ta Năm 2001, cà phê là mặt hàng xuất khẩu đứng thứ 7 trong số 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu. 1. Dầu mỏ 2. Dệt và may mặc 3. Giày da 4. Thủy sản 5. Điện tử 6. Gạo 7. Cà phê 8. Thủ công mỹ nghệ 9. Cao su 10. Rau Quả Vifoca dự báo, xuất khẩu cà phê Việt Nam trong năm 2009 ước đạt 980 nghìn tấn với giá trung bình khoảng 1.800 USD/T, tương đương với kim ngạch khoảng 1,764 tỉ USD, giảm 8,6% về lượng và giảm 17,4% về trị giá so với năm 2008.
  • 13. Theo Bộ NN&PTNT, căn cứ vào nhu cầu thị trường, năng lực sản xuất trong nước, hướng phát triển cà phê của Việt Nam trong thời gian tới là vẫn duy trì diện tích, sản lượng cà phê hiện có, nhưng tăng giá trị sản xuất cà phê theo hướng bền vững. 2.4.3. Thực trạng của cà phê ở nước ta Cả nước hiện có xấp xỉ 520.000 ha cà phê, 5 tỉnh Tây Nguyên chiếm 90,5% diện tích, Đông Nam Bộ 7,1%, duyên hải miền Trung 0,3%. Năng suất bình quân cả nước là 1,97 T/ha, Đắk Lắk dẫn đầu với 2,12 T/ha. Từ 2001 - 2007 mỗi năm sản lượng cà phê tăng 17,4%, giá trị tăng 20,5%, niên vụ 2007 - 2008 cả nước xuất khẩu 1.077.375 T thu 2,08 tỷ USD; niên vụ mới có sản lượng tương đương. Giá cà phê mới ký giao hàng tháng 1/2009 đã tăng trở lại, thêm 233 USD, bằng 1.840 USD/T. 2.4.4. Thách thức của ngành cà phê trong những năm tới 2.4.4.1. Nhiều diện tích cà phê đã chuyển sang giai đoạn già cỗi, phát triển không theo quy hoạch Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt nam thì trong tổng số trên 500.000 ha cà phê của cả nước hiện nay chỉ có khoảng 274.000ha, chiếm 54,8% được trồng ở giai đoạn sau năm 1993, trong độ tuổi từ 10 – 15 năm. Đây là số diện tích cà phê đang ở giai đoạn sung sức và cho năng suất cao nhất. Trong những năm tới sản lượng cà phê Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào diện tích này. Trong khi đó số diện tích cà phê còn lại có 139.600 ha , chiếm 27,9% được trồng trong giai đoạn từ 1988 – 1993, đến nay ở tuổi từ 15– 20 năm, phần lớn diện tích này đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn già cỗi và khả năng cho năng suất giảm dần. Số diện tích cà phê trồng từ trước năm 1988 đến nay đã trên 20 năm tuổi có tới 86.400ha chiếm 17,3%. Những diện tích này đã già cỗi và không còn khai thác có hiệu quả cần phải được thay thế. 2.4.4.2. Thiếu hụt lao động, chi phí sản xuất ngày một tăng cao 2.4.4.3. Sản xuất nhỏ lẻ, phân tán Trên 80% diện tích cà phê cả nước do các hộ nông dân trực tiếp quản lý, số diện tích cà phê còn lại thuộc các doanh nghiệp Nhà nước quản lý, nhưng sau khi thực hiện cơ chế giao khoán đến từng người lao động thì số diện tích này thực chất cũng do hộ nông dân quản lý. So với nhiều nước trồng cà phê trên thế giới thì các hộ nông dân trồng cà phê của Việt nam đều thuộc dạng nhỏ, lẻ, diện tích hẹp trung bình từ 0,5 – 1ha và mang tính tương đối độc lập 2.4.4.4. Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước đang mất dần lợi thế Trước đây các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước hầu như chiếm độc quyền trong việc thu mua cà phê trực tiếp từ các hộ gia đình và các doanh nghiệp sản xuất cà phê để xuất khẩu, do vậy mà các doanh nghiệp này chưa thực sự quan tâm đến người sản xuất,mối liên kết giữa người sản xuất với các nhà doanh nghiệp hầu như không tồn tại. 2.5. Quá trình phát triển và thực trạng của cà phê ở Tây Nguyên 2.5.1. Quá trình phát triển của cà phê ở Tây Nguyên
  • 14. Sau 1975, cà phê ở Việt Nam được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây nguyên nhờ có vốn từ các Hiệp định hợp tác liên Chính phủ với các nước: Liên xô cũ, CHDC Đức, Bungary, Tiệp khắc và Ba lan, đến năm 1990 đã có 119.300 ha. Trên cơ sở này, từ 1986 phong trào trồng cà phê phát triển mạnh trong nhân dân, đến nay đã có trên 390.000 ha, đạt sản lượng gần 700.000 tấn. Tây Nguyên là vùng đất bazan màu mỡ, có tổng diện tích tự nhiên hơn 162.000 ha; trong đó, có 47.000 ha đất nông nghiệp. Tây Nguyên có tiểu vùng thời tiết, khí hậu rất thích hợp đối với các loại cây công nghiệp mà đặc biệt là cây cà phê. 2.5.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và vai trò của cây cà phê ở Tây Nguyên 5 tỉnh Tây Nguyên chiếm 90,5% diện tích, Đông Nam Bộ 7,1%, duyên hải miền Trung 0,3%. Năng suất bình quân cả nước là 1,97 T/ha, Đắk Lắk dẫn đầu với 2,12 T/ha. Từ 2001 - 2007 mỗi năm sản lượng cà phê tặng 17,4%, giá trị tăng 20,5%, niên vụ 2007 – 2008 cả nước xuất khẩu 1.077.375 T thu 2,08 tỷ USD; niên vụ mới có sản lượng tương đương. Giá cà phê mới ký giao hàng tháng 1/2009 đã tăng trở lại, thêm 233 USD, bằng 1.840 USD/T. 2.5.2.1. Điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên Độ cao trung bình của vùng so với mặt nước biển từ 800 – 1000m. Đây là vùng sinh thái lớn thứ hai của cả nước sau vùng núi trung du phía Bắc. Khí trong năm chia thành hai mùa ró rệt là mùa mưa từ tháng 4 cho đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 cho đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa hằng năm từ 1600 – 2400mm, lượng mưa này dồn chủ yếu vào mùa mưa (khoảng 90%). Khí hậu tương đối điều hòa, biên độ dao động nhiệt độ trong ngày từ 15 đến 18 độ. Độ ẩm không khí tương đối thấp, rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phất triển của hệ thực vật và cây trồng ở đây. Diện tích đất tự nhiên của Tây Nguyên là 5,5 triệu ha, đất đỏ chiếm khoảng 3 triệu ha (gần 54% diện tích tự nhiên). Tài nguyên đất ở Tây Nguyên rất đa dạng, trong đó có khoảng 1,4 triệu ha đất đỏ bazan rất màu mỡ với độ dày canh tác cao, đất phù sa khoảng gần 200 ngàn ha, có khả năng phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, dâu tằm và các loại cây ăn trái khác. Diện tích rừng và đất rừng chiếm ưu thế trong diện tích nông lâm nghiệp của vùng, mặc dù đang có khuynh hướng giảm mạnh. Năm 1976, đất lâm nghiệp có rừng chiếm 3,722 triệu ha (63,2% đất tự nhiên), đến năm 2000 còn 2,993 triệu ha (54,9%). Tiềm năng đất đai nông nghiệp còn rất lớn, nhưng hiệu quả khai thác còn khiêm tốn. 2.5.2.2. Khái quát về cây cà phê ở Tây Nguyên Cây cà phê được những người truyền giáo Pháp lần đầu tiên đưa vào trồng ở Việt Nam từ năm 1857. Ban đầu cà phê được trồng thử ở các nhà thờ ở Ninh Bình, Quảng Bình… Bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, các đồn điền cà phê được thành lập ở Bắc Trung Bộ và đến đầu thế kỷ 20 đã lan đến Bắc Duyên hải miền Trung và một số vùng ở Tây Nguyên. Đến năm 1920, Tây Nguyên thực sự được phát hiện là vùng thích hợp với cây cà phê, đặc biệt là ở Buôn Mê Thuột, Đăk Lăk. Các đồn điền cà phê có quy mô từ 200-300 ha và có năng suất thấp chỉ vào khoảng 400-600 kg/ha. Đến năm 1930, diện tích cà phê ở Việt Nam là 5.900 ha, trong đó có 4.700 ha cà phê chè và 900 ha cà phê mít và 300 ha cà phê vối. Năm 1945, Việt Nam có khoảng 10.000 ha cà phê, hầu hết ở miền Trung, do năng suất thấp nên sản lượng chỉ đạt 4.500 tấn. hầu hết cà phê sản xuất ra xuất khẩu sang Pháp. Bảng 2-6: Thống kê diện tích cà phê Tây Nguyên năm 2000-2001 Chứng tỏ cà phê Tây Nguyên có sức cạnh tranh khá mạnh nếu xét trên phương diện năng suất và chi phí. 2.5.2.3. Vai trò của cà phê trong phát triển kinh tế Tây Nguyên Việt Nam là một nước có truyền thống uống trà, vì vậy, sản lượng tiêu thụ nội địa rất thấp. Cà phê chủ yếu được sử dụng để xuất khẩu. trong quá trình phát triển của ngành kinh doanh này cho thấy từ trước những năm 1980, cây cà phê vẫn phát triển một cách
  • 15. chậm chạp, chủ yếu xuất khẩu sang thị trường các nước XHCN Đông Âu. Kể từ đầu những năm 1990, cà phê phát triển mạnh ở Việt Nam và dần trở thành một trong những mặt hàng nông sản mũi nhọn. Bảng 2-7: Các nông sản chủ yếu Mặt hàng Đơn vị 1995 1998 1999 2000 DK2001 Ngàn tấn 1.988 3.730 4.508 Gạo 3.476,7 3.729,5 So với 1995(%) 100 187,6 226,8 174,9 187,6 Cà phê Ngàn tấn 248,1 382 482 733,9 187,6 So với 1995(%) 100 154 194,3 295,8 375,3 Cao su Ngàn tấn 138,1 191 265 273,4 308,1 So với 1995(%) 100 138,3 191,9 198 223,1 Hạt điều Ngàn tấn 19,8 25,7 18,4 34,2 43,7 So với 1995(%) 100 129,8 92 172,7 220,7 Lạc nhân Ngàn tấn 115 86,6 56 76,1 78,2 So với 1995(%) 100 75,3 48,7 66,2 68 Hạt tiêu Ngàn tấn 17,9 15,1 34,8 36,4 57 So với 1995(%) 100 84,4 194,4 203,4 318,4 Chè Ngàn tấn 18,8 33 36 55,6 68,2 So với 1995(%) 100 175,5 191,5 295,7 362,8 Nguồn: Niên giám thống kê 2001 Ngoại trừ các yếu tố của sự tăng cường chăm sóc và phân bón, song do những điều kiện cực kỳ thuận lợi để thuận lợi để phát triển cây cà phê, nên sản lượng và chất lượng cà phê của Tây Nguyên là đáng kể trên thế giới. Sản lượng cà phê của Tây Nguyên chiếm hơn 80% tổng sản lượng cà phê của Việt Nam. Ngành cà phê hiện đang thu hút hơn 600 ngàn người lao động thường xuyên, cào thời điểm mùa vụ có thể lên đến 800 ngàn lao động. Cà phê đang là nguồn thu nhập quan trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống củ hơn 300 ngàn hộ sản xuất nhỏ của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên. Cây cà phê đã góp phần rút ngắn Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 15 - khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, làm giảm tỷ lệ hộ gia đình nghèo đói, xóa bỏ nhà tạm bợ, tăng tỷ lệ hộ nông dân, khá, giàu cho vùng cao nguyên này. 2.5.3. Thực trạng phát triển cà phê ở Tây Nguyên 2.5.3.1. Phân bố địa lý cà phê Tây Nguyên Cây cà phê Việt Nam được chia làm hai miền: miền Bắc với cây cà phê Arabica chiếm vị trí chủ đạo, còn miền Nam chủ đạo là cà phê Rôbusta. Tây Nguyên là một trong số 7 vùng cà phê của Việt Nam có ưu thế về cà phê Rôbusta. Vùng cà phê Tây Nguyên có thể gồm 3 tiểu vùng với những đặc trưng cơ bản như sau: - Tiểu vùng cà phê Bắc Tây Nguyên gồm: vùng trũng Kon Tum – Đắk Uy và vùng cao nguyên Pleiku. Tiểu vùng cà phê trung Tây Nguyên là vùng cà phê lớn nhất Việt Nam, toàn bộ tiểu vùng này nằm trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk chia thành hai tiểu vùng có đặc - Tiểu vùng cà phê Nam Tây Nguyên bao gồm cả cao nguyên Đà Lạt, Di Linh, Bảo Lộc có độ cao khác nhau. 2.5.3.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật canh tác cà phê ở Tây Nguyên
  • 16. Ở Tây Nguyên hiện đang trồng đồng thời ba loại cà phê. Cà phê Arabica là loại có chất lượng cao, có giá trị kinh tế hơn hẳn các loại cà phê khác, song do yêu cầu khắt khe về cả điều kiện tự nhiên, trong đó đặc biệt là độ ẩm và nhiệt độ với biên độ hẹp, cà phê Arabica còn yêu cầu cao về mặt chế biến. Trong điều kiện kỹ thuật chế biến lạc hậu, việc trồng loại cà phê này đôi khi còn cho kết quả không tốt cả về năng suất lẫn chất lượng. Nên loại cà phê này chưa được phát triển. Hiện nay Nhà nước đang có kế hoạch phát triển 100.000ha cà phê Arabica, loại cà phê này sẽ được trồng ở những vùng thích hợp của Tây Nguyên. Cà phê mít có năng suất cao, dễ trồng nhưng chất lượng thấp, ít có giá trị kinh tế nên được trông ở một số vùng khô hạn, đất xấu, với mục đích sử dụng nội địa. Cà phê Rôbusta là loại cà phê khoẻ, có khả năng chống đỡ các điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn, ít bị sâu bệnh hơn và cho năng suất cao, rất phù hợp với điều kiện Tây Nguyên. Loại cà phê này cũng có giá trị kinh tế cao, được các nhà rang xay nhập về dùng để pha trộn trong sản xuất cà phê hoà tan. 2.5.3.3. Tác động của cà phê đến môi trường Tây Nguyên Mùa khô ở Tây Nguyên kéo dài với lượng mưa rất thấp vì vậy vấn đề tưới cho cây cà phê rât quan trọng. Đối với cà phê Rôbusta là loại cà phê cần nhiều nước, sự phát triển cà phê này quá mức sẽ dẫn đến khai thác quá mức các nguồn nước. Trong thời gian qua, vấn đề này thể hiện rất rõ, về mùa khô do không đủ nước tưới cà phê, những người trồng cà phê đã tự khai thác nước ngầm để tưới, tình trạng này thực tế đã gây những biến động lớn về nguồn nước. Bên cạnh đó, cà phê Tây Nguyên chủ yếu được trồng ngoài trời, không che bóng, mật độ cao, mức độ sử dụng các đầu vào hóa học rất cao để thu được năng suất cao. Điều nầy dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn phương diện phát triển bền vững, đó là: + Sự bạc màu nhanh chóng của đất do sự khai thác quá mức ở thế độc canh và sử dụng nhiều hóa chất. + Thu nhập của những người trông trọt gắn chặt với một số ít loại nông sản, rất khó duy trì cuộc sống ổn định trước các biến động của thời tiết và thị trường. Những năm qua khi hạn hán kéo dài và giá biến động, cuộc sống của người dân Tây Nguyên đã rơi vào tình thế khó khăn. + Phá vỡ cân bằng môi trường sinh thái, do thế độc canh và khai thác quá mức nguồn lực tự nhiên. C・ph・- sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguy麩 GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 16 - 2.5.3.4. Chất lượng cà phê Tây Nguyên. Về hương vị, cà phê Tây Nguyên nếu được chế biến tốt, hoặc sau khi làm sạch, sẽ có hương vị tương đương cà phê Ấn Độ, Thái Lan và hơn hẳn so với cà phê Inđônêxia. Chất lượng cà phê tùy thuộc vào từng vùng sinh thái. Các vùng cà phê ở Di Linh (Lâm
  • 17. Đồng), Yasao (Gia Lai), Buôn Mê Thuột, Buôn Hồ, Krông Ana (Đăk Lăk) có hương vị độc đáo ngang với cà phê Uganda (châu Phi) và hơn hẳn các nước trong khu vực Đông Nam Á. 2.6. Triết lý cà phê mới của Việt Nam 2.6.1. Các vĩ nhân nói về cà phê  Bác Hồ từng quảng bá cho cà phê Việt Nam  Các danh nhân trên thế giới nói về cà phê Napoleon Bonaparte: “Không có cà phê chính trị chỉ còn một nửa.” Honore De Balzac: “Khi chúng tôi uống cà phê, các ý tưởng xuất hiện như đi diễu hành trong quân đội.” Joham Sebastian Bach: “Không có cà phê buổi sáng, cuộc đời tôi khó khăn và vô vị…” 2.6.2. Những nhận định về cà phê của Việt Nam Những nhận định của Chính phủ về vai trò và tầm quan trọng của ngành cà phê đối với công cuộc phát triển và chấn hưng đất nước, cần thiết phải có điều kiện để phát triển ngành cà phê như một ngành mũi nhọn của Việt Nam trong thế giới cạnh tranh toàn cầu hiện nay; Phân tích chiến lược về cục diện của ngành cà phê trong nước và thế giới, căn cứ vào những xu hướng phát triển của thế giới trong đó có vai trò quan trọng của cà phê đối với sự phát triển của nhân loại. Những định hướng, quyết định mang tính chất chiến lược của chính quyền các tỉnh Tây Nguyên trong vấn đề phát triển kinh tế, văn hoá xã hội nhằm đưa Tây Nguyên trở thành một hình mẫu tiên phong trong phát triển bền vững; Những thành tích ban đầu của ngành cà phê Việt Nam nói chung và những đóng góp quan trọng của cà phê Tây Nguyên. Căn cứ vào những điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế hiện có của Tây Nguyên, vào sự cần thiết phải phát triển lên tầm cao thế giới một ngành kinh tế vừa phát huy tối đa vừa tổng hợp các lợi thế so sánh của Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung. Sự cần thiết phải bảo tồn và phát triển những nét đặc sắc của văn hoá bản địa trong điều kiện mới nhằm tạo ra sự ổn định và phát triển bền vững của kinh tế - xã hội trong vùng và trên phạm vi cả nước; 2.6.3. Điều kiện hình thành Triết lý cà phê của Việt Nam Nhìn lại lịch sử phát triển của loài người, sẽ là không quá khi chúng ta cho rằng “cà phê – xét trên một khía cạnh nào đó cũng có vai trò như lửa đối với sự phát triển của con người. Nếu lửa giúp biến con người từ một động vật bình thường thành động vật tinh khôn, thì cà phê kích thích các sáng tạo để biến con người tinh khôn thành con người văn minh, hiện đại”. 2.6.4. Cơ sở lý luận - một triết lý mới về cà phê Từ những phân tích về cục diện của ngành cà phê trong nước và cục diện ngành cà phê thế giới, trên cơ sở phân tích các xu hướng phát triển của tương lai, cùng với việc phân
  • 18. tích sức mạnh nội tại của Việt Nam, cho phép chúng ta định hình một triết lý mới về cà phê – là cơ sở lý luận cho các chiến lược phát triển của ngành cà phê Việt Nam, đóng góp một phần chủ động và tích cực vào sự phát triển chung của đất nước và dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá. 2.6.4.1. Cục diện ngành cà phê trong nước C・ph・- sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguy麩 GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 17 - Ngành cà phê Việt Nam mặc dù có những bước phát triển thần kỳ trong thời gian qua, đóng góp một cách đáng kể vào sự ổn định và phát triển chung của Đăk Lăk, Tây Nguyên và của Việt Nam. 2.6.4.2. Cục diện ngành cà phê thế giới Tổng quan ngành cà phê thế giới: Cà phê không chỉ đơn thuần là một sản phẩm nông nghiệp thuần tuý, nó thực sự trở thành một ngành kinh tế đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Trên thế giới đã công nhận và sử dụng rộng rãi thuật ngữ “coffee industry” – ngành cà phê, với tổng giá trị giao dịch cà phê toàn cầu là 100 tỷ USD. 2.6.4.3.Cơ hội của Việt Nam đối với ngành cà phê thế giới Cơ hội cho các hãng cà phê Việt Nam: Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay chưa thấy một triết lý, một quan điểm cà phê nào vượt qua sự dẫn đầu của Starbucks. Cơ hội cho Việt Nam: Các nước trồng cà phê đang cần một cơ chế để đứng ra đảm bảo sự hài hòa và lợi ích của các đối tượng có liên quan trong chuỗi giá trị cà phê, đặc biệt là cho người nông dân trồng cà phê. 2.6.4.4.Quan điểm và chiến lược phát triển của cà phê Việt Nam - Việt Nam coi cà phê là một triết lý sống cho tương lai: tôn vinh và phát triển sự sáng tạo, hướng đến sự hài hòa và phát triển bền vững của nhân loại. - Việt Nam coi cà phê là một loại năng lượng mới: năng lượng cho bộ não, là máu của nền kinh tế tri thức. - Việt Nam có sứ mạng là kết nối và phát triển những người đam mê cà phê toàn cầu và cung cấp năng lượng mới cho nền kinh tế tri thức. - Việt Nam sẽ tập trung mọi nguồn lực hiện có, thực hiện mọi ưu đãi để có thể hình thành các tổ chức từ cà phê và thông qua cà phê trở thành một tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu khu vực và thế giới, để đạt được sự ngưỡng mộ của cộng đồng thế giới, là niềm tự hào điển hình cho sự phát triển của Việt Nam thông qua việc phát triển khả năng sáng tạo phục vụ cho chiến lược phát triển bền vững của nhân loại 2.6.4.5.Cà phê là điểm giao của ba xu hướng của thế giới Chiến lược phát triển bền vững: Trong khi thế giới hiện đang đối mặt với những khủng hoảng toàn diện ngày một trầm trọng vì phát triển quá thiên về những giá trị vật chất, thì cà phê có thể trở thành một biểu tượng để hướng đến sự phát triển hài hòa và phát triển bền vững.
  • 19. C・ph・- sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguy麩 GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 18 - Chương III ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ NGHIÊN CỨU KHAI THÁC CÀ PHÊ VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI TÂY NGUYÊN 3.5. Định hướng chiến lược phát triển bền vững cà phê vùng Tây Nguyên 3.5.1. Các khuynh hướng sản xuất và vấn đề sản xuất cà phê bền vững Bắt đầu từ những năm 1986, tiến trình đổi mới nền kinh tế đã cho phép phân chia đất hợp tác cho các nông hộ. khu vực tư nhân đã được pháp luật thừa nhận, và khuyến khích phát triển, các quy định cứng nhắc về giá cả và marketing nông nghiệp bị bãi bỏ. Các cải tổ này đã làm cho giá cả cà phê ở các nông trại tôt hơn và các chủ trại tư nhân được khuyến khích để phát triển việc trồng cà phê. Kết quả của các thay đổi chính sách này rất đáng kể. Trong khoảng thời gian từ 1986 đến 1996, diện tích cà phê tăng bình quân 20%/năm. Sản lượng cà phê tăng 12 lần. xuất khẩu cà phê chiếm từ 6-12% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Trên thị trường thế giới Việt nam đã trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới chỉ sau Brazil vào năm 2000. Hệ thống sản xuất cà phê bao gồm các nông trại sản xuất nhỏ hơn 1 ha và các nông trường quốc doanh lớn hơn 1000 ha. Khoảng 85-90% diện tích cà phê được trồng bởi các hộ nông dân sản xuất nhỏ. Về phương diện sản xuất bền vững, điều này cũng đặt ra một vài lưu ý: - Thứ nhất, quy mô của các hộ trồng cà phê quá nhỏ, với diện tích như vậy, khả năng đa dạng hoá sẽ là rất thấp. - Thứ hai, cơ chế khoán đã thúc đẩy tận lực khai thcá vường cây và các yếu tố khác, chưa có các ràng buộc cho sự phát triển bền vững. 3.5.2. Định hướng phát triển kinh doanh cà phê tại Việt Nam Phát triển bền vững cà phê vùng Tây Nguyên là một giải pháp quan trọng để thực thi chiến lược kinh doanh cà phê Việt Nam trong giai đoạn tới với mục tiêu: - Giảm tổng diện tích cà phê cả nước xuống còn 450.000 – 500.000 ha. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, theo hướng tăng diện tích cà phê Arabica ở các vùng có điều kiện thích hợp. Giảm diện tích trồng cây cà phê Rôbusta. Dịch chuyển cà vườn cà phê hiệu quả thấp, điều kiện không thích hợp sang trồng các cây khác. - Áp dụng công nghệ sau thu hoạch tiên tiến, đổi mới kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Bảo đảm sản xuất bền vững. - Mở rộng chủng loại sản phẩm, chú ý phát triển các dạng cà phê hữu cơ, cà phê đặc biệt. 3.5.3. Định hướng chiến lược phát triển bền vững cà phê vùng Tây Nguyên
  • 20. 3.5.3.1. Định hướng - Phát triển bền vững cà phê ở Tây Nguyên là một yêu cầu bức thiết, nhằm ổn định và nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống cho người sản xuất và cộng đồng, bảo vệ môi trường và ổn định trật tự xã hội. - Hệ thống sản xuất cà phê phát triển bền vững phải có sức cạnh tranh thông qua sự nâng cấp một cách liên tục khả năng của nó. Để có thể nâng cấp hệ thống sản xuất cà phê ở C・ph・- sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguy麩 GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 19 - vùng Tây Nguyên, đảm bảo cho sự phát triển bền vững cần có một định hướng chiến lược phát triển hợp lý mang tính bền vững. - Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ cho chiến lược phát triển cà phê Tây Nguyên:  Về điểm mạnh: Trong qua trình phát triển, hệ thống sản xuất kinh doanh cà phê Tây Nguyên có thể nhận thấy các mặt mạnh, có ý nghĩa cạnh tranh là: + Điều kiện đất đai, khí hậu rất thuận lợi cho phát triển cà phê. + Có ưu thế rõ ràng về năng suất và chi phí. + Cà phê có chất lượng tự nhiên rất tốt, được đánh giá cao.  Về điểm yếu: các diểm yếu căn bản của hệ thống sản xuất kinh doanh cà phê Tây Nguyên gồm: + Thiếu hiểu biết và kinh nghiệm kinh doanh trê thị trường quốc tế. Khả năng thâm nhập thị trường kém. + Thiếu sự phối hợp giữa các khâu trong toàn bộ hệ thống để tạo thành một chỉnh thể có sức mạnh cạnh tranh. + Chất lượng sản phẩm xuất khẩu còn thấp do trình độ kỹ thuật trong tất cả các khâu còn hạn chế, chưa đầu tư đồng bộ. + Hệ thống sản xuất kinh doanh cà phê phát triển thiếu bền vững, thể hiệ rõ nét ở khả năng bảo vệ trứoc các biến động của thị trường thế giới, duy trì cuộc sống ổn định cho người sản xuất cà phê, môi trường bị xâm hại… Từ những điểm yếu trên cà phê Tây Nguyên chưa có vị trí tương xứng với khả năng của nó trên thị trường thế giới, giá trị và giá trị tăng thêm cho sản phẩm cà phê còn thấp, dẫn đến thu nhập cho người sản xuất và kinh doanh cà phê chưa bảo đảm, hệ thống sản xuất kinh doanh cà phê thiếu ổn định.  Về cơ hội: + Nhiều thị trường đã có nhận thức tốt về sản phẩm cà phê Tây Nguyên, trong đó có các thị trường lớn như Mỹ, Đức, Pháp, Nhật, Tây Ban Nha. + Cà phê Rôbusta là sản phẩm chính hiện nay của Tây Nguyên đạng là loại cà phê có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược làm mềm dẻo công thức pha trộn của các hãng rang xay lớn trên thị trường thế giới.
  • 21. + Trào lưu chuyển đổi từ truyền thống uống trà sang cà phê ở một số nước và thị trường lớn tcó mối quan hệ rất mật thiết với Việt Nam như Trung Quốc, Nga và các nước Đông Âu. Trong trào lưu này các sản phẩm như cà phê chế biến sẵn và cà phê hòa tan đặc biệt tăng nhanh. + Các công ty đa quốc gia mạnh trong lĩnh vực rang xay và kinh doanh cà phê và một số nước đang hướng đến chọn Tây Nguyên như là một điểm đầu tư tốt. Đay chính là cơ hội để nâng cao chất lượng của hệ thống, gia tăng giá trị cho cà phê Tây Nguyên.  Về nguy cơ: + Cung cà phê thế giới tăng nhanh trong khi cầu cà phê tăng chậm và có khuynh hướng bão hòa trên các thị trường lớn. + Yêu cầu cao về chất lượng. Trong đó, đáng chú ý là kế hoạch nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu của Tổ chức cà phê thế giới. theo kế hoạch này sẽ có khoảng 20% cà phê loại 3 của Việt Nam không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. + Các khuynh hướng tiêu dùng cà phê dặc biệt đang tăng lên. Chủ yếu hướng đến cà phê Arabica, và một số yêu cầu chặt chẽ về điều kiện sản xuất, chế biến và kinh doanh. + Sự dầu tư của các công ty đa quốc gia vào các đối thủ cạnh tranh láng giềng như Thái Lan, Inđônêxia vào các giống cà phê biến đổi gien có năng suất cao. C・ph・- sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguy麩 GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 20 - + Giá cà phê thế giới có thể sẽ biến động mạnh hơn và có đang khuynh hướng thấp dần về dài hạn. Trên cơ sở các kinh nghiệm rút ra từ sự phát triển linh tế cà phê thế giới vận dụng vào điều kiện Tây Nguyên, điểm mạnh, điểm yếu từ thực trạng phát triển cà phê ở Tây Nguyên: các khuynh hướng phát triển của nền kinh tế cà phê thế giới, cơ hội, nguy cơ đối với sự phát triển của kinh doanh cà phê trong tương lai, có thể đề ra định hướng chiến lược phát triển bền vững của cà phê Tây Nguyên là nâng cấp hệ thống sản xuất theo hướng mềm dẻo, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm và cải thiện khả năng thâm nhập thị trương quốc tế. Các chính sách cơ bản nhằm thực hiện chiến lược này là: - Quy hoạch hợp lý vùng trồng cà phê, trên cơ sở đó xây dựng cơ cấu giống cà phê thích hợp theo hướng điều chỉnh cơ cấu tăng tỷ trọng cà phê Arabica có chất lượng cao. Ngâng cao trình độ kỹ thuật cho hệ thống sản xuất giống đến trồng trọt chế biến. Đặc biệt chú ý khâu giống và chế biến bảo quản sau thu hoạch. - Đa dạng hoá sản phẩm, trước hết là sản phẩm xuất khẩu theo hướng phát triển thêm các sản phẩm cà phê chế biến sẵn hướng tới các thị trường hiện có yêu cầu về chất lượng không cao. Đối với thị trường nội địa, phải đa dạng hoá sản phẩm đi đôi với tạo dựng
  • 22. phong cách, văn hoá cà phê, nhằm kích thích tiêu dùng nội địa. từng bước phát triển các sản phẩm hữu cơ, cà phê đặc biệt. - Mở rộng thị trường quốc tế, cải thiện khả năng thâm nhập trực tiếp vào các thị trường nước ngoài. - Phát triển các cơ chế bảo vệ rủi ro và tài trợ mềm dẻo. 3.5.3.2. Quy hoạch vùng trồng cà phê Phát triển bền vững trong khâu trồng trọt phải đảm bảo ổn định thu nhập và cuộc sống của người trồng cà phê, sử dụng hiệu quả và giữ gìn các nguồn lực, duy trì sự đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.Đồng thời quy hoạch các vùng thuận lợi nhất tạo điều kiện phát triển du lịch cà phê 3.5.3.2.1. Quy hoạch hợp lý Trước hết, quy hoạch hợp lý các vùng trên đặc tính đất đai, khí hậu, nguồn nước. phân tích lợi thế so sán giữa các cây trong vùng, về năng suất, chất lượng, chi phí, khả năng chế biến, thương mại hoá. Mỗi vùng hay mỗi tiểu vùng cần phải tìm ra những cây, con chủ lực đó là những cây con tận dụng được cao nhất các lợi thế địa phương. Thực tế cho thấy cây cà phê đã phát triển nhanh và rộng khắp các vùng đất Tây Nguyên. Song có những vùng đặc biệt thích hợp cho năng suất cao, chất lượng tốt như Buôn Mê Thuột, Buôn Hồ, Krông Păc, Krông Ana, Cư M’nga, Di Linh, Bảo Lộc, Yasao, Chư Nghé. - Phát triển cà phê hợp lý không chỉ thể hiện bằng sản lượng hay diện tích, mà thực sự phải là sự cân nhắc trên cơ sở lợi thế so sánh và tương quan giữa các loại cây khác nhau dảm bảo tốt nhất sử dụng các nguồn lực. Trên ý nghĩa này, việc giảm bớt diện tích trồng cà phê ở Tây Nguyên chính là một sự điều chỉnh cơ cấu cây trồng một cách hợp lý. - Đối với các vùng, tiểu vùng mà cây cà phê không có lợi thế so sánh rõ rệt so với các loại cây khác, cần tiến hành điều chỉnh, thông qua một lịch trình thích hợp. Lịch trình này phải hướng tới cây chủ lực đã xác định, cùng với các bước chuyển tiếp phù hợp với khả năng đầu tư của người dân và duy trì thu nhập và cuộc sống ổn định trong toàn bộ quá trình chuyển đổi. - Với các vùng, tiểu vùng, cây cà phê thực sự có lợi thế cũng cần xác định thêm một bước về mức độ chuyên canh. Bởi vì, nếu mức độ chuyên canh quá cao, dẫn đến độc canh trong diều kiện quy mô nhỏ dẫn đến độc canh trong điều kiện quy mô nhỏ có thể chịu rỉu ro lớn trước các biến đổi của thị trường, của thời tiết khí hậu và sự khai thcá quá mức đất đai, do đó, thu nhập của người dân và cuộc sống của họ luôn bbị đe doạ trước những bất ổn. 3.5.3.2.2. Xác định hợp lý giống cây cà phê C・ph・- sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguy麩 GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 21 - Thứ hai, xác định hợp lý giống cây cà phê trên mỗi vùng và tiểu vùng, ưu tiên với các loài, giống cho chất lượng cao, năng suất cao, có giá trị xuất khẩu. Hướng phát triển cà phê Arabica ở Việt Nam là một chủ trương hợp lý, vì đây là giống có chất lượng
  • 23. cao, giá trị cao trên thị trường thế giới. Tây Nguyên có khả năng để phát triển cà phê Arabica. Vấn đề đặt ra, phát triển ở đâu? Những điều kiện gì cho sự phát triển? Ở Tây Nguyên xét trên phương diện đất đai, khí hậu thì có thể phát triển được khoảng 30 ngàn ha cà phê Arabica gồm các vùng như: Krông Pkong; Đăkley ở Kon Tum, Đăkrung, Đăklap ở Đăk Lăk; Đức Trọng, Bảo Lộc của Lâm Đồng. Bên cạnh yếu tố đất đai, khí hậu thuận lợi cần chú ý các vấn đề về tổ chức kinh tế như thu mua, chế biến tương ứng, cơ sở hạ tầng cho sự phát triển cà phê. 3.5.3.2.3. Kiểm soát diện tích cà phê từng vùng Hội nghị đánh giá tình hình sản xuất cà phê vừa được Cục Trồng trọt tổ chức tại Đắk Lắk năm 2009 với kết luận kiên quyết không tăng thêm diện tích cà phê, tìm các biện pháp cải tạo nâng cấp gần 120.000 ha cà phê già quá 20 tuổi năng xuất thấp. Việt Nam từ một nước vẫn chưa có thành tích về sản xuất cà phê vào năm 1985, đến nay ngành cà phê ta đã leo lên hàng thứ 2 thế giới trong xuất khẩu về sản phẩm "vàng nâu" này. Đóng góp vào thành tích đó đáng kể nhất là tỉnh Đăk Lăk, với sản lượng trung bình là 300.000 tấn/năm. Theo đánh giá của Viện KHKT Nông - Lâm nghiệp Tây Nguyên hiện nay, việc sản xuất và kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk từ quy hoạch, chăm sóc, thu hái đến chế biến và xuất khẩu đều theo kiểu "mạnh ai nấy làm" không tuân theo một quy trình nào. Do đó, mỗi niên vụ cà phê, nông dân ở đây thiệt hại hàng tỷ đồng vì sản phẩm không đạt phẩm cấp. 3.5.3.3. Hợp tác quốc tế kinh doanh cà phê Ý tưởng Việt Nam nên kêu gọi các nước trực tiếp canh tác và sản xuât cà phê như Colombia và Indonesia liên kết lại để thành lập một tổ chức OPEC trong ngành cafe. Chỉ cần 3 nước này liên kết lại là có thể kiểm soát được giá cà phê, chứ không phải để những nước không trực tiếp sản xuất cà phê như Mỹ, Anh đã thao túng thị truờng cà phê từ trước đến nay. Cà phê Trung Nguyên cũng mạnh dạn tuyên bố sẽ vượt qua Nestle và thu hẹp thị trường của họ tại Việt Nam ngay trong năm tới. Đó được xem như quyết tâm của Việt Nam trong việc nâng tầm giá trị của sản phẩm cà phê khi đưa ra thị trường thế giới. Nếu Trung Nguyên thắng được Nestle trong lãnh thổ Việt Nam thì chúng ta có thể dùng tin này để quảng bá về sức mạnh của thương hiệu Việt Nam truớc thế giới. Các hoạt động quốc tế của Hiệp hội Cà phê-Cacao Việt Nam thời gian qua đã góp phần tích cực xác định vị trí, uy tín của ngành cà phê trên trường quốc tế: - Với Tổ chức cà phê quốc tế (ICO): Đây là nhiệm vụ được nhà nước giao, là cơ quan thường trực của Việt nam trong quan hệ với ICO, trong năm 2001 đã thực hiện: + Duy trì và hoàn thành đầy đủ các hoạt động trong giao dịch với ICO như chấp hành chế độ báo cáo, nộp niên liễm, sinh hoạt.... + Tham mưu cho Chính phủ ký Hiệp định quốc tế cà phê 2001, Việt nam tiếp tục tham gia ICO
  • 24. + Được Hội đồng cà phê quốc tế chấp nhận là thành viên của Ban Tư vấn Thành phần Cà phê Tư nhân trong ICO (gồm 8 nước) - Với Hiệp hội các nước sản xuất cà phê (ACPC) và các Hiệp hội cà phê các nước bạn: + Ủng hộ và phối hợp với ACPC thực hiện chương trình lưu giữ cà phê nhân nhằm nâng giá, bảo vệ quyền lợi của người trồng cà phê + Quan hệ chặt chẽ với Hiệp hội cà phê Indonesia, ấn độ, Brazil, Colombia, phối hợp các biện pháp hạn chế việc giảm giá cà phê trên thế giới và khu vực. C・ph・- sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguy麩 GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 22 - - Đẩy mạnh các hoạt động, xúc tiến xây dựng các chương trình, Dự án để cải tiến, nâng cao chất lượng cà phê, nâng cao trình độ cho cán bộ trong ngành, tìm nguồn vốn thực hiện các dự án đó: + Tổ chức lớp bồi dưỡng về thị trường kỳ hạn cà phê với sự trợ giúp của Sở giao dịch SICOM Singapore. + Xây dựng dự án: Nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam, ngăn ngừa sự hình thành nấm mốc bằng nguồn vốn của FAO. Dự án đang chờ quyết định cuối cùng của FAO ở Rome. + Tham gia dự án nâng cao chất lượng cà phê Robusta ở Quảng trị (hợp tác giữa tổ chức GTZ của Đức và 2 tập đoàn cà phê lớn tại Công ty Hồ tiêu Tân lâm) - AFD hỗ trợ 836.000 Euro cho trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột: Dự án hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột được Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) hỗ trợ 836.000 Euro tương đương với trên 20 tỷ đồng Việt Nam và thời gian triển khai dự án trong vòng 3 năm. Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột là một hạng mục trong tổng thể chợ cà phê Buôn Ma Thuột. Có thể nói Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột là sự mong chờ lâu nay của người dân trồng và kinh doanh cà phê ở Đăklăk nói riêng và cả nước nói chung. Trung tâm hoạt động dưới sự điều hành của một Hội đồng điều hành gồm 7 thành viên, gồm có 2 thành viên là đại diện của UBND tỉnh ĐăkLăk trong đó có 1 thành viên là Chủ tịch hội đồng, 1 thành viên là đại diện của VICOFA, 3 thành viên là đại diện của các tổ chức thành viên trong đó có một đại diện của các tổ chức SX và một Tổng Giám đốc trung tâm giao dịch. 3.6. Định hướng khai thác cà phê vào hoạt động du lịch của Tây Nguyên 3.6.1. Tham khảo mô hình cà phê và du lịch tại một số nước trên thế giới 3.6.1.1. Du lịch Cà phê tại Panama Tại Panama, ngoài con kênh đào nổi tiếng nhất thế giới mà chúng ta đều biết là kênh đào Panama, còn có một thứ khác làm nên tên tuổi của nước này đó chính là cà phê. Panama là nơi sản xuất và xuất cảng cà phê khá nổi tiếng. Với kỳ tích giá đấu thầu
  • 25. chạm mức kỷ lục 50,25 USD/pound (1 pound tương đương 450g) của cà phê Hacienda la Esmeralda Geisha từ những đồn điền của Panama, đã tạo nên những cơn sốt cho giá cà phê thế giới. Cà phê Panama được trồng nhiều ở thành phố núi Boquete, miền Tây Bắc. Đất nơi đây có nhiều nham thạch của núi lửa và nhiều mưa, rất thích hợp cho cây cà phê Arabica. Việt Nam, Brazil, Columbia và nhiều nước khác trồng cà phê robusta. Cây nhỏ, nồng độ mạnh, cần ánh sáng và khoản trống cho nên cà phê được trồng theo hàng lối. Ngược lại, cà phê Arabica cần bóng mát cho nên cây không trồng theo thứ tự dọc ngang nào cả. Xen kẽ giữa những cây cà phê là những loại cây trồng khác như chuối, mít, xoài, đu đủ, ổi hay các loại cây khác. Ngoài ra Ruiz cũng cung cấp cho du khách một dịch vụ khác là 1,5 giờ đặc biệt để thử cà phê. Tour này sẽ hướng dẫn cho du khách cách uống cà phê, nhận biết và thử các loại cà phê. Bên cạnh đó còn có "Coffee roastery tour". Một trong những tour họ trình bày về toàn bộ quá trình từ khi cà phê tăng trưởng đến phơi khô. Sau đó, du khách có thể tham gia vào quá trình rang xay cà phê cũng như đóng gói và kết thúc tour bằng một tách cà phê do chính mình pha. 3.6.1.2. Cà phê và du lịch tại Nhật Bản Nói đến văn hoá ẩm thực của người Nhật, du khách nghĩ ngay đến nghệ thuật trà đạo đặc sắc nổi tiếng khắp thế giới. Tuy nhiên ngày nay, nước Nhật lại được biết đến như một "xã hội cà phê". Du khách đến với Nhật Bản ngoài nhu cầu thưởng thức Trà Đạo, thì du khách đều muốn tìm đến các quán cà phê. C・ph・- sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguy麩 GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 23 - Có thể thấy ở Nhật Bản, kinh doanh cà phê không đơn thuần chỉ phục vụ cho người dân địa phương mà đã trở thành một hoạt động được du lịch hoá, một phần đặc biệt của nền văn hoá hiện đại Nhật Bản. 3.6.1.3. Cà phê và du lịch tại Pháp Khách du lịch dến Paris không thể không nhâm nhi một tách cà phê và thả hồn ở mái hiên bên vỉa hè đầy nắng của một quán cà phê là truyền thống của người Paris mà sẽ không bao giờ mất đi. Dưới đây là một số quán cà phê vỉa hè lâu đời và nổi tiếng nhất Paris được du khách yêu thích và tìm đến. 3.6.2. Tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch của Tây Nguyên Vượt qua các đỉnh đèo Phượng Hoàng, An Khê, Mang Yang, Pren, Ngoạn Mục quanh co, hiểm trở, ở độ cao hơn 800 mét so với mực nước biển, Tây Nguyên mở ra trước mắt du khách trong dáng vẻ một vùng bình địa đất đỏ bazan bao la, mầu mỡ với cảnh sắc thiên nhiên thật tươi đẹp. Nắng vàng rực trải dài trên đồi, núi cao nguyên điệp trùng. Gió lồng lộng thổi dọc triền cỏ tranh trắng xóa, đuổi nhau trong ngút ngàn rừng cây xanh thẫm mênh mông. Nằm xen giữa các thung lũng, dọc theo lưu vực sông Ðắc Bla, Pô Cô, Krông
  • 26. Ana, Krông Knô, Dạ Ðờng, Ða Nhim... là các đồng lúa và những vườn hồ tiêu, cà phê trĩu quả, những lô cao-su vuông vắn, mượt mà. Ðịa hình nơi đây khá đa dạng, hiểm trở với nhiều dãy núi đỉnh mờ trong mây ở độ cao hơn 2.500m như Ngọc Linh, Ngọc Niay, Ngọc Krinh, Chư Giang Sin, Chư Hmu, Lang Bi-ang... Thấp xuống phía dưới là vùng đồi thoai thoải và bình sơn lượn sóng, có những khu rừng nguyên sinh với quần thể động, thực vật quý hiếm được bảo tồn trong các cánh rừng ở Chư Mô Ray, Sa Thầy, Kon Ka King, Kon Cha Rang, Yok Ðôn, Ea Kao. Sự hòa hợp giữa rừng, núi, sông, suối và các hồ nước còn tạo cho Tây Nguyên nhiều danh thắng như khu suối nước nóng Ðắc Tô, bãi đá sông Krông Bông, thác Ya Ly, thác Xung Khoeng hùng vĩ, hoang sơ, thác Ðray Sáp, Ðác Nông, thác Cam Ly, Pren, Ðam Bri, Pông-gua thơ mộng cùng suối Ðá Trắng, suối Mơ, bến đò Mộng trên sông Pa, Biển hồ Tơ Nưng, hồ Ayun Hạ, hồ Lắc; hồ Xuân Hương, các hồ Than Thở, Tuyền Lâm, Ðan-ki-a Suối Vàng, Ða Nhim ngày đêm rì rào thông reo. Ðó là những điều kiện thuận lợi để các tỉnh trong khu vực có thể phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, các loại hình du lịch mang tính khám phá, nghiên cứu khoa học và thể thao mạo hiểm. Các cơ quan chức năng đã và đang triển khai một dự án lớn mang tên “Con đường xanh Tây Nguyên”, dự án này thành công sẽ tạo nên một mạng lưới du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút hàng triệu khách quốc tế và trong nước đến Tây Nguyên mỗi năm. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông cần phải được đẩy nhanh hơn nữa. Mong rằng qua cuộc gặp gỡ này sẽ tạo nên một sự liên kết chặt chẽ cả trong đầu tư và quảng bá thương hiệu; mối quan hệ giữa các địa phương, của những người làm du lịch sẽ ngày càng gắn kết liên hoàn để thúc đẩy phát triển du lịch bền vững, góp phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân”. 3.6.3. Tiềm năng du lịch từ cà phê của Tây Nguyên - Tây Nguyên khi mùa hoa cà phê nở rộ, trong không gian mênh mông một vùng cao nguyên thoảng đâu đây hương hoa cà phê nồng nàn như mời gọi sự khám phá, thể nghiệm của du khách. Thật kỳ thú khi thiên nhiên và lịch sử đã ưu đãi cho Tây Nguyên một tiềm năng du lịch hấp dẫn với những ngọn thác hùng vĩ, những hồ nước và các khu rừng nguyên sinh rộng lớn, có hệ sinh thái đa dạng. Ðây còn là nơi lưu giữ nhiều nét đặc thù về các giá trị văn hóa của cộng đồng 44 dân tộc cùng bề dày văn hóa, truyền thống. Ðồng thời, là trung tâm sản xuất cà phê của Việt Nam, với hơn 500 nghìn ha cà phê, hằng năm cho thu hoạch gần hàng triệu tấn hạt, góp phần chủ yếu đưa Việt Nam vào hàng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta. Nằm ở vị trí trung tâm, bao quát cả vùng và miền trung nước ta, có đường thông sang Lào, Cam-pu-chia, có thể nói, Tây Nguyên hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. C・ph・- sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguy麩 GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 24 - - Tiếc thay, trong nhiều năm qua, du lịch Tây Nguyên vẫn chưa tận dụng được các tiềm năng tự nhiên và nhân văn để phát triển. Số lượng du khách đến Tây Nguyên chỉ dừng
  • 27. lại ở con số trên dưới hơn vài trăm nghìn lượt khách, với doanh thu còn ít ỏi; số ngày lưu trú của du khách cũng đang có xu hướng giảm so với trước đây. Nguyên nhân của những yếu kém trên là do sự phát triển không tương xứng tiềm năng. Tỉnh hầu như không có những khu du lịch tầm cỡ quốc gia, đủ sức cạnh tranh, thu hút du khách, nhất là khách quốc tế có khả năng chi tiêu cao và lưu trú dài ngày. Ðội ngũ những người làm du lịch chưa được đào tạo bài bản. Các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch ít được chú trọng, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn nhiều hạn chế và đặc biệt là các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chủ yếu tập trung ở một số điểm du lịch quen thuộc như buôn Ðôn, hồ Lắc, thác Ðray-sáp, chưa có những sản phẩm du lịch chất lượng cao... - Trong khi thiếu và yếu về sản phẩm du lịch, nhưng một thế mạnh của Tây Nguyên là cây cà phê với thương hiệu sản phẩm nổi tiếng thế giới, lại chỉ được biết đến về góc độ giá trị nông sản, thực phẩm đồ uống, mà chưa được tận dụng để khai thác dưới góc độ du lịch văn hóa ẩm thực, sinh thái. - Làm thế nào để khai thác được tiềm năng du lịch to lớn của Đăk Lăk thông qua cây cà phê cùng với việc tạo dựng rõ nét bản sắc văn hóa ẩm thực độc đáo này? Câu trả lời dường như đã có lời giải khi vừa qua một dự án được thiết kế cẩn trọng, khoa học, mang tầm cỡ quốc gia và khu vực về một trung tâm du lịch văn hóa cà phê với lộ trình khả thi trong mối liên kết tổng thể chặt chẽ kinh tế-xã hội, cần được tỉnh Đăk Lăk và các ban ngành, đơn vị liên quan liên kết chặt chẽ để xây dựng một dự án sẽ mang lại một cục diện phát triển mới cho du lịch tỉnh và cả khu vực Tây Nguyên, cũng như quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam trên trường quốc tế một cách hiệu quả nhất. - Nước ta có vị thế của một cường quốc cà phê nhưng chưa được khai thác một cách hợp lý: + Việt Nam có sản lượng cà phê xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới. + Việt Nam có chất lượng Robusta số 1 thế giới. - Tiềm năng to lớn của vùng đất Tây Nguyên: + Tây Nguyên là vùng đất bazan huyền thoại có lịch sử phát triển 160 triệu năm. + Tây Nguyên có tài nguyên rừng, nước, đá… vô cùng phong phú và đặc sắc. + Sự đa dạng và nguyên sơ về văn hóa Tây Nguyên. + Tiềm năng, một số hạ tầng sẵn có và những thành công bước đầu của ngành cà phê tại Buôn Mê Thuột. - Cơ hội lớn cho cà phê và du lịch Việt Nam: + Chưa có quốc gia nào phát hiện đầy đủ và thể hiện hết tầm quan trọng của cà phê. + Chưa có một tập đoàn, thương hiệu nào thể hiện được hết những giá trị cà phê đến cộng đồng. + Chưa có một triết lý nào có đầy đủ giá trị để kết nối và phát triển hàng tỷ người yêu và đam mê cà phê trên thế giới. + Chưa có một vùng đất nào có đủ các yếu tố hấp dẫn hàng tỷ người đam mê cùng
  • 28. hướng về. + Bên cạnh Việt Nam là hơn 1,6 tỷ dân Trung Quốc đang chuyển từ trà sang cà phê, mỗi năm tăng 30%. + Việt Nam, Tây Nguyên sẵn có đầy đủ điều kiện để phát triển và minh chứng cho Triết lý mới về cà phê. 3.6.4. Đột phá du lịch từ thương hiệu cà phê - Giàu tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, lại nằm ở vị trí trung tâm của Ðông Dương, đồng thời là một trong những "trung tâm sản xuất cà phê" của thế giới, nhưng du lịch Đăk Lăk nói riêng và Tây Nguyên nói chung chưa thật sự phát huy được các thế mạnh để phát triển. C・ph・ - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguy麩 GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 25 - - Gắn kết xây dựng sản phẩm du lịch với việc khai thác các giá trị văn hóa cộng đồng và sự lôi cuốn của một vùng văn hóa cà phê, là những ý tưởng đang từng bước được thực hiện, nhằm tạo nên bước chuyển biến mạnh mẽ trong du lịch, thu hút đầu tư và lôi cuốn du khách. 3.7. Khai thác các sản phẩm du lịch từ cà phê của Tây Nguyên 3.7.1. Tour du lịch cà phê 3.7.1.1. Tiềm năng khai thác Từ nhiều năm qua, Tây Nguyên được xem là nơi “đất lành chim đậu”, nơi hội tụ của người lao động từ khắp mọi miền đất nước tìm về lập nghiệp, là một trong những vùng đất đỏ bazan trù phú nhất của cao nguyên Trung Bộ. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà từ đầu thập niên 20 của thế kỷ trước, người Pháp đã mang ý tưởng khai thác tiềm năng kinh tế đến với trung tâm Tây Nguyên là tỉnh Đăk Lăk - Thành phố Buôn Ma Thuột. Đã non một thế kỷ trôi qua, các đồn điền cà phê từ thời Pháp thuộc đến nay vẫn còn giữ được phong độ sản lượng trung bình trên 2,5tấn/ha và diện tích vườn rừng cà phê phát triển không ngừng. Với những ưu thế vựơt trội của cây cà phê nơi đây, TP. Buôn Ma Thuột được mệnh danh là xứ sở của cây cà phê Việt Nam. Ngoài diện tích, sản lượng, năng suất và kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt cao nhất nước, cây cà phê còn là tác nhân làm cho Đăk Lăk có một khuôn mặt mới, được xếp vào hàng ngũ một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh của cả nước, được Chính Phủ công nhận đô thị loại II (1/2005). Có thể nói, thiên nhiên chẳng những ban tặng cho Đăk Lăk chất đất bazan màu mỡ phì nhiêu, mà khí hậu và môi trường sinh thái tự nhiên nơi đây còn đặc biệt thích hợp với giống cà phê Robusta hơn hẳn mọi nơi khác trên thế giới, cho năng suất, chất lượng cao hơn những giống khác. Các thành phẩm cà phê hòa tan, cà phê bột chất lượng cao được chế biến từ cà phê Robusta Buôn Ma Thuột mang hương vị thơm ngon độc đáo, thật sự hấp dẫn người tiêu dùng trong và ngoài nước…
  • 29. Những năm gần đây, khách du lịch khắp nơi tìm đến nhiều hơn với Đăk Lăk bởi sự hấp dẫn của hương vị, uy tín chất lượng cà phê Buôn Ma Thuột. Du khách còn bị cuốn hút bởi nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ được sản xuất từ nguyên liệu cây cà phê, những sản phẩm ẩm thực, văn hóa, những sản phẩm du lịch tự nhiên đặc sắc của núi rừng Tây Nguyên. Du khách có thể cưỡi voi lội trên hồ Lắk hoặc dạo chơi quanh thác Trinh Nữ trữ tình cổ tích, dạo chơi trên những con đường quanh co giưã những buôn làng của đồng bào Ê Đê,... Đặc biệt, đến TP. Buôn Ma Thuột vào mùa cà phê trổ hoa và mùa thu hoạch, du khách mới cảm nhận hết sắc, hương hoa cà phê diệu ngọt và màu sắc, vị ngọt gợi cảm của trái cà phê đỏ thẫm đến say lòng người. Phố núi Buôn Ma Thuột sầm uất, rộn ràng quanh năm lại được thơm ngát, bao bọc giữa bạt ngàn vườn rừng cà phê rợp màu trắng mùa trổ hoa và óng ánh đỏ bởi vô số những chuỗi cà phê chín mùa thu hoạch. 3.7.1.2. Một số định hướng khai thác cụ thể 3.7.1.2.1. Tour dài ngày Mỗi tour cà phê dài ngày được thiết kế trong 3 ngày 2 đêm. Du khách sẽ được đưa đến Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, đây là viện Nghiên cứu cà phê đầu tiên của Việt Nam với nhiều tư liệu nghiên cứu mẫu giống cà phê mới. Khách lại tiếp tục đến với bảo tàng Đăk Lăk với sơ đồ phát triển cây cà phê cách đây hàng 100 năm. Tiếp đó, khách sẽ đến trung tâm thí nghiệm xem nhân giống cà phê từ kỹ thuật nuôi cấy mô. Tham quan vườn ươm, vườn thí nghiệm cà phê chè (Robusta), cà phê vối (Aramika). Tiếp tục đưa khách đến Công ty Cà phê Thắng Lợi (Victoria), đi bộ dọc theo các vườn cà phê đến xem Hồ Eanhái, hồ cung cấp nước tưới chính cho gần 2.000 ha cà phê của công ty. Xem quy trình chế biến cà phê ướt chất lượng, xem thu hoạch trong vườn cà phê. C・ph・- sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguy麩 GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 26 - Khách còn được tham quan quy trình chế biến cà phê thóc và xưởng cà phê bột chất lượng cao của cac doanh nghiệp, thưởng thức hương vị cà phê phục vụ tại chỗ theo phong cách Tây Nguyên… Trong tour cà phê 3 ngày 2 đêm, du khách sẽ được đi tham quan ngắm cảnh ở Buôn Mê Thuột như hồ Lăk, tham quan Buôn Jun, đi thuyền độc mộc trên hồ Lăk đến Buôn MLiêng, cưỡi voi tham quan buôn làng và rừng sinh thái. Tham quan Thác Gia Long, đến Buôn A Kô Thôn của người Ê Đê, đi Buôn Đôn xem nhà dài truyền thống, xem thác Bảy Nhánh từ cầu treo, cưỡi voi tham quan buôn làng hoặc vào rừng quốc gia Yokđôn... Tạo ấn tượng mới cho du khách: Để tạo ấn tượng riêng cho tour, các công ty du lịch cần phối hợp các công ty cà phê, với viện nghiên cứu, các nông trường cà phê được chọn làm điểm đến cho khách, nơi này sẽ chọn người trực tiếp thuyết minh cho du khách…
  • 30. Không riêng gì kỳ vọng của địa phương Buôn Mê Thuột, sản phẩm du lịch riêng này sẽ thu hút và níu chân được du khách, nhất là khách quốc tế. Đây còn là một cách quảng bá cho cà phê Việt Nam. Tây Nguyên còn có có các thế mạnh khác như lội suối, ngắm thác; còn có hội cồng chiêng và những sản phẩm văn hoá đặc trưng Tây Nguyên… Một Tây Nguyên sẽ rất xanh, rất đậm trong lòng của du khách nếu các sản phẩm du lịch được khai thác đúng tầm. Nhưng điều đáng nói, có thể có thêm một sự khuấy động cho việc thiết kế tour du lịch tương tự như du lịch sinh thái ngay trên các sản phẩm có sẳn, thay vì cứ “bình cũ rượu mới” tour theo mùa, theo năm, đã làm cho du khách, cả trong và ngoài nước, đều đã quá quen thuộc. 3.7.1.2.2. Tour trong ngày Tour du lịch cà phê tổ chức trong ngày dành cho khách đoàn hoặc khách tự do. Du khách đến Đăk Lăk, được đưa đi bộ dọc theo các vườn cà phê chín đỏ với diện tích hàng ngàn ha. Những du khách thích thú khi tận mắt chứng kiến những người dân tộc Ê Đê đã từng 70 năm gắn bó với cây cà phê. Những du khách có thể trao đổi một cách thoải mái và ngắm nhìn Hồ nước Ea Nhai trong xanh đang tưới cho hơn 2000 ha cà phê. Du khách cũng sẽ được đi thăm quy trình chế biến cà phê ướt chất lượng cao của các doanh nghiệp (công ty cà phê Thắng Lợi). Những du khách tận mắt chứng kiến cách chế biến cà phê sạch an toàn. Đăk Lăk hiện có 165.000 ha cà phê, được xem là thủ phủ của cà phê Việt Nam, sản phẩm đã xuất khẩu đến 67 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tiếp đó, du khách được đưa đi thăm những địa chỉ như viện khoa học Nông lâm nghiệp Tây nguyên (viện Nghiên cứu cà phê đầu tiên của Việt Nam với nhiều tư liệu nghiên cứu mẫu giống cà phê mới), bảo tàng Đăk Lăk với sơ đồ phát triển cây cà phê cách đây hàng 100 năm và đến thăm Buôn Đôn cưỡi voi đi hái cà phê, dự hội cồng chiêng, thưởng thức cà phê theo phong cách Tây Nguyên bên dòng sông Sê Rê Bốc... 3.7.1.2.3. Tour trong đêm Sau một ngày tham quan, du khách được nghỉ đêm tại các trung tâm thành phố của Tây Nguyên hoặc các điểm, khu du lịch. Nhu cầu đi chơi, và tìm hiểu văn hóa tại nơi lưu trú vào ban đêm của du khách là rất lớn. Đặc biệt là các loại hình, văn hóa ẩm thực địa phương. Khai thác cơ hội này, ngành du lịch, chính quyền các địa phương trên, cũng như các cơ sở kinh doanh nên được quy hoạch hệ thống, thiết kế hoàn chỉnh và có nội dung kinh doanh hiệu quả, ấn tượng để tạo dấu ấn cho du khách và tạo thành nét riệng, sự hấp dẫn đặc biệt đối với du khách trong và ngoài nước về văn hóa ẩm thực cà phê, văn hóa thưởng thức cà phê Tây Nguyên. C・ph・- sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguy麩 GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 27 - 3.7.1.2.4. Tour kết hợp
  • 31. Tour du lịch cà phê tổ chức trong một buổi dành cho khách đoàn đi tuyến Tây Nguyên hoặc liên tuyến. Du khách đến Đăk Lăk, được xe đưa đi dọc theo các vườn cà phê với diện tích hàng ngàn ha. Sau đó ghé thăm vườn sản xuất của người bản địa. Du khách thích thú khi tận mắt chứng kiến những người dân tộc Ê Đê đã từng 70 năm gắn bó với cây cà phê. Những du khách có thể trao đổi một cách thoải mái và ngắm nhìn Hồ nước Ea Nhai trong xanh đang tưới cho hơn 2000ha cà phê. Du khách cũng sẽ được đi thăm quy trình chế biến cà phê ướt chất lượng cao của các doanh nghiệp (công ty cà phê Thắng Lợi). Những du khách tận mắt chứng kiến cách chế biến cà phê sạch an toàn. Cuối cùng, du khách sẽ vừa được tận mắt chứng kiến quy trình rang xay, vừa được, thưởng thức cà phê theo phong cách Tây Nguyên bên dòng sông Sê Rê Bốc... trong âm vang cồng chiêng Tây Nguyên. 3.7.1.2.5. Tour đặc biệt Du khách sẽ đến trung tâm thí nghiệm xem nhân giống cà phê từ kỹ thuật nuôi cấy mô. Tham quan vườn ươm, vườn thí nghiệm cà phê chè (Robusta), cà phê vối (Aramika). Tại đây du khách sẽ được nghe thuyết minh về cây cà phê vùng Tây Nguyên. Thiếp theo, du khách được đưa đi thăm những địa chỉ như viện khoa học Nông lâm nghiệp Tây nguyên (viện Nghiên cứu cà phê đầu tiên của Việt Nam với nhiều tư liệu nghiên cứu mẫu giống cà phê mới), bảo tàng Đăk Lăk với sơ đồ phát triển cây cà phê cách đây hàng 100 năm Kế tiếp, là phần rất hấp dẫn du khách, du khách sẽ được tự mình băng qua hồ Lăk bằng thuyền độc mộc. Tiếp đó, du khách được cưỡi voi đi bên bở dòng Sê Rê Bôc, ngắm nhìn những đồi nương cà phê xanh tốt, tham quan cảnh quan vườn cây cà phê bên những thác nước, cùng người dân tham gia sản xuất, thu hoạch cà phê. sau đó được giới thiệu về quá trình sinh trưởng phát triển của cây cà phê, được chiêm ngưỡng quy trình chế biến và tự tay pha chế một ly cà phê hảo hạng, và cuối cùng là nhâm nhi ly cà phê trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng và thưởng thức “không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”. Đêm đến, du khách được mời thưởng thức đặc sản heo Tây Nguyên cùng với rượu cần, ngồi bên bếp lửa hồng nghe các già làng kể sử thi Tây Nguyên và giao lưu văn nghệ với người dân bản xứ. Nội dung của tour du lịch không chỉ đi sâu vào cung cấp các kiến thức xung quanh việc ươm, trồng, thu hoạch, sản xuất cà phê… mà nên kết hợp với các yếu tố văn hóa bản địa như ẩm thực, âm nhạc, mỹ thuật, lễ hội như “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”, Sử thi Tây Nguyên, lễ hội Mừng lúa mới, lễ hội đâm trâu,… Ở tour du lịch độc đáo này, du khách sẽ thật thú vị với việc tìm hiểu khám phá về cà phê và văn hóa nơi đây. Có nhiều người, ngay cả là những người dân Việt Nam tại những vùng khác không biết về cây cà phê cũng như chưa tận mắt chứng kiến việc thu hoạch cà phê này. Nét hay và mới của tour chính là cố gắng tạo cho du khách thêm nhiều kiến thức bổ ích mà không gò cho
  • 32. tour khô cứng quá. Du khách có thể hoà mình với thiên nhiên, cùng người dân đi hái cà phê... 3.7.2. Cà phê - quà tặng đặc biệt của du khách Các sản phẩm cà phê dành cho du khách mua về dùng làm quà tặng cho bạn bè, người thân gia đình. Đây là loại quà tặng rất có giá trị, hấp dẫn và được nhiều người ưa thích. 3.7.2.1. Cà phê chồn 3.7.2.1.1. Giới thiệu Truyền thuyết về một loại cà phê từ những con Chồn Hương - Chồn hương, còn gọi là cầy vòi đốm, thuộc họ Cầy (Viverridae), phân bố rải rác ở các nước vùng Đông Nam Á - Một trong những thức ăn ưa thích của chúng là quả cà phê. Chúng chỉ tìm và chọn những C・ph・- sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguy麩 GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 28 - những quả cà phê chín mọng và thơm ngon nhất để ăn. Trên thực tế, loài động vật này là loài động vật ăn thịt (chúng ăn rất nhiều chuột) và do đó chúng không thể tiêu hoá hạt cà phê, và sau đó thì thải hạt cà phê ra cùng với phân của nó. Những người dân ở các vườn cây thu lượm phân có lẫn hạt cà phê của loài cầy hương này. Loài động vật này vốn được coi là loài có đặc tính chữa bệnh ở châu Á. Dưới tác dụng lên men của các enzym trong dạ dày của chồn hương, hạt cà phê trở nên cứng hơn, giòn hơn, ít protein hơn, điều này làm cho độ đắng của hạt cà phê giảm đi, tạo ra một hương vị mạnh hơn. Hạt cà phê được hấp thụ bớt protein nên khi rang xay, cà phê ít đắng hơn, mùi vị cũng đặc trưng và rất lạ so với các loại cà phê thông thường, rất thơm ngon, độc đáo và vô cùng hiếm hoi, bởi lẽ protein làm cho cà phê trở nên đắng hơn trong quá trình rang. Trong quá trình tiêu hoá, protein đã được lọc ra khỏi hạt cà phê. Hương vị đặc trưng của hạt cà phê có thể mô tả sơ lược là ngọt ngào như sirô, mịn, và giàu vị sôcôla, mật đường và một chút vị của thuốc lá, có vị khói, đắng nhưng rất dễ chịu. Cho dù người thưởng thức không phải là một người sành cà phê, nhưng chắc chắn người thưởng thức cũng sẽ cảm nhận được sự khác biệt trong hương vị của loại cà phê này. Đó chính là lý do khiến loại cà phê này trở thành loại đặc sản có giá cao. Vậy liệu loại cà phê đã có một "chuyến hành trình" qua dạ dày của cầy hương có đủ an toàn để cho người thưởng thức? Thực chất, loại cà phê chồn này trên thị trường khá sạch, chúng đã được xối qua dòng nước đang chảy sau khi được thu lượm về giúp loại bỏ mọi vi khuẩn. Một số người cho rằng danh tiếng của loại cà phê này là không có thật và nó bán chạy bởi người ta thấy tò mò về câu chuyện xung quanh nó mà thôi. Tuy nhiên, như các nhà kinh tế học vẫn thường nói, ở đâu có cầu thì ở đó ắt có cung. Một số người lo sợ rằng hoạt động mua bán loài cầy hương đặc biệt này sẽ phát triển, do giá cao, một số người đã săn bắt loài động vật này. Và một số quốc gia vốn không phải là nơi sinh sống tự nhiên của loài cầy hương, chẳng hạn như các quốc gia Đông Phi, đã có ý định tham gia vào thị
  • 33. trường này. Ở những khu vực là nơi sinh sống của loài động vật này, cầy hương cũng đang trở nên hiếm hoi hơn do thịt của chúng được coi là một loại đặc sản. Việt Nam là một trong vài quốc gia trên thế giới có loại cà phê huyền thoại này. Đặc biệt là tại Tây Nguyên, chồn hương sống trong những nông trang cà phê rộng lớn. Sản lượng cà phê Chồn trên toàn thế giới chỉ khoảng hơn 220kg/năm, do đó, hầu như nó không thể chạm tới bờ biển của nước Anh xa xôi mà nó chỉ xuất hiện ở Mỹ và Nhật Bản. Loại cà phê này được phát hiện cách đây hàng trăm năm, khi những người châu Âu được nếm thử chúng ở đảo Java, Sumatra và Sulawesi của Indonesia. Vì thế, cà phê Chồn là một trong các loại đặc sản quý hiếm và đắt giá nhất thế giới. Trên thế giới, những hạt cà phê tươi được bán với giá 110 USD, và cà phê rang là 175 USD cho 0,1134kg (1/4 pound). Một tách cà phê loại này sẽ khiến bạn mất khoảng 50 USD. Những người ưa thích cà phê ở các quốc gia phát triển đang "quay cuồng" vì loại cà phê đặc biệt này. 3.7.2.1.2. Phát triển nghề nuôi chồn lấy cà phê tại Tây Nguyên Tại Buôn Ma Thuột, nghề nuôi chồn lấy cà phê đã xuất hiện. Hiện, nay Người dân Buôn Ma Thuột "thu hoạch" loại cà phê này từ gần 100 con chồn hương. Người dân nuôi chồn vào năm 2004, bắt đầu từ con chồn bé tí mua ngoài chợ phải đút sữa cho ăn hằng ngày. Người dân đã tự mày mò mới biết loài này ăn tạp, cả các loại trái cây, lẫn đạm động vật. Cuối năm 2007, khi bầy chồn sinh sôi khá đông, người dân thử "làm" cà phê chồn được vài chục ký. Sang vụ cà phê 2008, sản lượng tăng lên 2 tạ. Người dân tìm mua cà phê quả chín đỏ hái ngay ở các vườn cây với giá gấp hai, ba lần giá bình thường, đem về rửa sạch để đề phòng thuốc bảo vệ thực vật còn sót trên quả. Phải lựa lúc chồn khỏe, tiêu hóa tốt mới cho ăn quả cà phê, như vậy hạt cà phê chồn thải ra mới có chất lượng tốt. Từ những cơ sở ban đầu, các cấp chính quyền cần tạo điều kiện hỗ trợ cho người dân nhân rộng mô hình. Các hành động cụ thể và thiết thực như: lập tổ nghiên cứu quy trình nuôi chồn hương và sản xuất cà phê chồn, cung cấp vốn, chuyển giao khoa học kỹ C・ph・- sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguy麩 GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 29 - thuật; tìm đầu ra cho sản phẩm thô, tạo sản phẩm cà chê chồn cao cấp cả về chất lượng lẫn hình thức mẫu mã bao bì, xây dựng thương hiệu cà phê chồn Buôn Ma Thuột hướng đến mục tiêu phục vụ cho du khách trong và ngoài nước cũng như hoạt động xuất khẩu sản phẩm cao cấp thượng hạng này. 3.7.2.2. Các sản phẩm cà phê hộp Các sản phẩm này có giá trị như các sản phẩm souvernia nổi tiếng của các điểm du lịch trên thế giới nếu được đầu tư sáng tạo về mẫu mã, chất lượng. Trong số các thương hiệu cà phê của Tây Nguyên, nổi tiếng nhất phải kể đến thương hiệu cà phê Trung Nguyên, tác giả xin được một số sản phẩm của thương hiệu cà phê Trung Nguyên. 3.7.3. Các sản phẩm mỹ nghệ làm từ gỗ cây cà phê