SlideShare a Scribd company logo
1 of 92
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban lãnh
đạo khoa và cùng toàn thể thầy cô khoa Đông Phương trường Đại học Lạc Hồng đã
tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập và nghiên cứu đề tài.
Con xin cảm ơn cha mẹ đã luôn động viên, khuyến khích con trong suốt thời
gian qua. Cha mẹ đã luôn ở bên con những lúc con mệt mỏi và chán nản, cho con
những lời khuyên và giúp con vững tin nên con mới có thể có ngày hôm nay.
Người đặc biệt em muốn gửi tới lời cám ơn chân thành đó chính là Ths. Phạm
Thị Bích Hằng, cô đã trực tiếp chỉ dẫn và đưa ra những gợi ý giúp cho bài báo cáo
của em hoàn thành đúng thời điểm.
Nhưng do năng lực còn hạn chế bài báo cáo của em còn nhiều thiếu sót nên
mong thầy cô đóng góp ý kiến giúp đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
SVTT
Nguyễn Thị Hương
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Những đóng góp của đề tài
Bố cục đề tài
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHỢ NỔI CÁI RĂNG.........................................7
1.1 Những tiền đề lý luận và thực tiễn..........................................................................7
1.1.1 Khái niệm chợ.................................................................................................7
1.1.2 Khái niệm chợ nổi ..........................................................................................7
1.1.3 So sánh chợ nổi và chợ ...................................................................................8
1.1.3.1 Những điểm tương đồng ........................................................................8
1.1.3.2 Những điểm khác biệt ............................................................................8
1.2 Yếu tố địa lý-tự nhiên của chợ nổi Cái Răng..........................................................8
1.2.1 Vị trí địa lý......................................................................................................8
1.2.2 Khí hậu-thủy văn ..........................................................................................10
1.3 Yếu tố lịch sử-văn hóa-xã hội...............................................................................11
1.3.1 Lịch sử phát triển chợ nổi Cái Răng.............................................................11
1.3.2 Đặc điểm về kinh tế-văn hóa-xã hội vùng chợ nổi Cái Răng.......................18
1.3.3 Cấu trúc dân cư ở vùng chợ nổi Cái Răng....................................................23
CHƢƠNG 2: CHỢ NỔI CÁI RĂNG DƢỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA..................27
2.1 Cách thức hoạt động..............................................................................................27
2.1.1 Người tham gia chợ nổi................................................................................27
2.1.1.1 Giới thương hồ........................................................................................27
2.1.1.2 Người mua .............................................................................................30
2.1.2 Thời gian hoạt động......................................................................................30
2.1.3 Không gian chợ nổi ......................................................................................32
2.1.4 Phương tiện, các loại hàng hóa và dịch vụ trên chợ nổi Cái Răng...............33
2.1.4.1 Phương tiện ............................................................................................33
2.1.4.2 Các loại hàng hóa và dịch vụ..................................................................36
2.2 Nét sinh hoạt văn hóa chợ nổi Cái Răng...............................................................42
2.2.1 Cách thức rao hàng độc đáo bằng cây Bẹo...................................................42
2.2.2 Văn hóa thương hồ .......................................................................................45
2.2.3 Tiếng hò, tiếng hát dân gian .........................................................................51
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG CHO CHỢ NỔI CÁI RĂNG
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂY NAM BỘ ...............................................53
3.1 Vai trò của chợ nổi trong du lịch đồng bằng sông Cửu Long .............................53
3.1.1 Đánh giá chung về các loại hình du lịch đồng bằng sông Cửu Long...........53
3.1.2 Vai trò chợ nổi trong việc phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long.....55
3.2 Chợ nổi Damnoen của Thái Lan-một ví dụ điển hình trong việc
phát triển du lịch..........................................................................................................57
3.2.1 Nét độc đáo chợ nổi Damnoen Saduak của Thái Lan ..................................57
3.2.2 Một số nhận xét về mô hình chợ nổi trong phát triển du lịch ......................59
3.3 Thực trạng chợ nổi Cái Răng ................................................................................60
3.4 Một số giải pháp phát triển chợ nổi Cái Răng như một sản phẩm du lịch của
miền Tây Nam Bộ .......................................................................................................63
3.4.1 Những biện pháp đã được đề xuất................................................................63
3.4.2 Những đề xuất của người viết.......................................................................67
KẾT LUẬN................................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH
1. Hình ảnh
Hình 1.1: Bản đồ vị trí chợ nổi Cái Răng ...............................................................10
Hình 1.2: Cà ràng hình số 8 ....................................................................................13
Hình 1.3: Toàn cảnh chợ nổi Cái Răng...................................................................16
Hình 1.4: Cây bẹo ..................................................................................................20
Hình 1.5: Cảnh buôn bán .......................................................................................21
Hình 2.1: Sắc xuân trên chợ nổi Cái Răng .............................................................32
Hình 2.2: Sớm mai trên chợ nổi Cái Răng..............................................................33
Hình 2.3: Thuyền buôn đến từ tỉnh Long An .........................................................35
Hình 2.4: Thuyền buôn đến từ tỉnh Kiên Giang .....................................................35
Hình 2.4: Ghe dịch vụ bán hủ tiếu .........................................................................39
Hình 2.6: Trạm xăng nổi ........................................................................................40
Hình 2.7: Du thuyền trên chợ nổi Cái Răng ...........................................................41
Hình 2.8: Quần áo treo mà không bán ..................................................................43
Hình 2.9: Nước uống bán nhưng không treo .........................................................44
Hình 2.10: Treo lá dừa để bán thuyền ....................................................................45
Hình 2.11: Vẽ mắt thuyền ở chợ nổi Cái Răng.......................................................50
Hình 3.1: Chợ nổi Damnoen Saduak .....................................................................57
Hình 3.2: Phương tiện di chuyển trên chợ nổi Damnoen Saduak ..........................58
Hình 3.3: Nhà vệ sinh nổi trên chợ Cái Răng ........................................................66
2. Bảng biểu
Bảng 3.1: Mức độ hài lòng của du khách nội địa và quốc tế sau khi tham quan chợ
nổi Cái Răng............................................................................................................61
Bảng 3.2: Dự định của khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế quay trở lại
chợ nổi Cái Răng những lần tiếp theo.....................................................................62
PHẦN MỞ ĐẦU
- 1 -
1.Lý do chọn đề tài:
Trong xu thế phát triển du lịch hiện nay, mỗi sinh hoạt xã hội của một cộng
đồng dân tộc đều mang những giá trị đặc thù, hấp dẫn khiến người ta phải khám
phá. Trong đó, chợ nổi ở miền Tây Nam Bộ là một ví dụ điển hình. Chợ nổi là một
loại chợ không phải ở đâu cũng có thể hoạt động, nó đòi hỏi một không gian riêng
để hình thành và phát triển, một thời gian phù hợp để hoạt động, một cách thức tổ
chức xã hội hợp lý và một mục đích để phục vụ. Chợ nổi miền Tây Nam Bộ là một
thành tố trong văn hoá vùng sông nước, nó sẽ có một giá trị không nhỏ trong phát
triển du lịch nếu có một định hướng đúng đắn.
Đã từng có thời gian chợ nổi phát triển cực thịnh đến nỗi mà người dân ở vùng
Đồng bằng sông Cửu Long từ già trẻ lớn bé ai ai cũng thuộc lòng câu ca dao quen
thuộc:
“ Dòng sông khi đục khi trong
Chỉ riêng chợ nổi người đông bốn mùa”
Cùng với sự phát triển của nhịp sống hiện đại, chợ nổi ngày xưa giờ đây cũng
đã thay đổi rất nhiều, có nhiều ưu điểm nhưng cũng còn lắm hạn chế. Chợ nổi giờ
đây đã không còn giữ được vai trò trung tâm trong cuộc sống buôn bán làm ăn của
cư dân vùng sông nước này như trước nữa, thay vào đó là hình thức chợ nổi đã trở
thành một sản phẩm du lịch. Nếu trở thành một sản phẩm du lịch hoàn hảo thì rất tốt
nhưng rất tiếc sản phẩm này vẫn còn khá nhiều tồn tại, đồng thời nó cũng làm giảm
đi nét đẹp văn hóa vốn có của chợ nổi trước kia.
Nhận thấy việc duy trì nét đẹp văn hóa của chợ nổi trong giai đoạn hiện nay là
rất cấp thiết, đồng thời phải tìm ra những biện pháp giúp chợ nổi trở thành một sản
phẩm du lịch độc đáo. Vì vậy, lấy phạm vi nghiên cứu về chợ nổi Cái Răng-một
trong những chợ nổi tiêu biểu của vùng miệt vườn sông nước này để làm đề tài
nghiên cứu, người viết mong muốn đề tài: “Hƣớng đi cho chợ nổi Cái Răng trong
tiến trình phát triển du lịch miền Tây Nam Bộ” sẽ đóng góp hiệu quả vào công tác
phát triển chợ nổi ở nước ta.
- 2 -
2.Lịch sử nghiên cứu đề tài:
Có một số công trình nghiên cứu chợ Nổi :
- Phóng sự “Đời thương hồ” của hai nhà báo Quốc Việt và Tấn Đức thuộc
báo Tuổi Trẻ. Phóng sự đi sâu tìm hiểu về cuộc sống của cư dân vùng sông nước,
những tâm tư, nguyện vọng, những hiểm nguy hàng ngày họ phải đối mặt.
- Năm 2012, ngành Văn hóa thông tin-Bảo tàng tỉnh Cần Thơ thực hiện dự
án chợ nổi Phụng Hiệp Cần Thơ với bộ phim tài liệu dài 35 phút. Đoạn phóng sự
này đã đi sâu tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của giới thương hồ cũng như tìm hiểu
những hạn chế của chợ nổi Phụng Hiệp, để đưa ra dự án phát triển, khôi phục chợ.
- Tác giả Phạm Côn Sơn với quyển “Non nước Việt Nam-Sắc màu Nam Bộ”
với tiêu đề “Văn hóa chợ nổi”, tác giả đã nêu những nhận xét về văn hóa giao tiếp
trên chợ nổi Cái Răng và nét đẹp bình dị của cư dân miền sông nước sống trên khu
vực này.
- Tác giả Nguyễn Anh Thi với bài báo “Chợ nổi-Hương sắc miền Tây”, bài
báo chính là cách nhìn của tác giả về phong cách buôn bán trên chợ nổi.
- Tác giả Nhâm Hùng vừa ra mắt độc giả quyển “Chợ nổi đồng bằng sông
Cửu Long”, đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về chợ nổi ở đồng bằng sông Cửu
Long với cái nhìn tương đối toàn diện, giúp độc giả có thể biết thêm những thông
tin, với những khía cạnh khác nhau của vấn đề.
- Đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở chợ nổi Cái Răng-
thành phố Cần Thơ” của Nguyễn Trọng Nhân, đưa ra một cái nhìn khái quát về
những mặt tích cực và hạn chế của chợ nổi, đồng thời đề xuất một số kiến nghị để
phát triển chợ nổi Cái Răng.
Từ những nghiên cứu trên, người viết sẽ có những định hướng trong nghiên
cứu của mình, cũng như tập trung đi sâu khai thác một cách rõ nét hơn về chợ nổi
Cái Răng, từ đó có những ý kiến đóng góp cho việc phát triển du lịch ở chợ nổi Cái
Răng thêm sâu sắc và cụ thể hơn.
- 3 -
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Chợ nổi là một thành tố văn hóa vô cùng độc đáo ở vùng đất Cửu Long, hầu
hết các tỉnh ở miền Tây đều có chợ nổi, có chợ phát triển cực thịnh nhưng có chợ lại
không mấy ai ghé thăm. Trong tình hình phát triển du lịch như hiện nay thì ngay cả
những chợ được coi là tiêu biểu nhất ở vùng đất Chín Rồng này cũng đang dần có
nguy cơ mất đi, và những nét văn hóa độc đáo cũng dần bị mai một. Vì vậy, trong
khả năng nghiên cứu có hạn, tác giả chỉ chọn chợ nổi Cái Răng làm đối tượng
nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, điều tra xã hội học, logic, mô tả,
liệt kê nhằm làm cho bài nghiên cứu đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, mô tả, liệt kê, logic
Dựa vào việc sưu tầm các nguồn tài liệu từ sách, báo, website, video liên quan
đến du lịch đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ và những thông tin liên quan đến
chợ nổi, chợ nổi Cái Răng, tính cách của người Nam Bộ…Người viết đã lựa chọn
và tổng hợp những tài liệu cần thiết để phục vụ cho bài viết.
Phƣơng pháp khảo sát thực địa
Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, người viết đã đi thực tế xuống chợ nổi
Cái Răng 2 lần vào tháng 5 và tháng 10, tuy số lần đi thực tế chưa nhiều và trong
khoảng thời gian có hạn nên hiệu quả thu được chưa cao. Tuy nhiên, phần nào cũng
đã giúp ích được rất nhiều cho việc nghiên cứu về chợ nổi Cái Răng.
Người viết đồng thời thực hiện hai cách là dùng phiếu điều tra và phỏng vấn
trực tiếp. Nhưng trong hai cách đó thì phỏng vấn trực tiếp mang lại hiệu quả cao
hơn. Bằng việc đi thực tế trên chợ nổi và đóng vai trò như một người khách mua
hàng người viết đã dễ dàng tiếp cận với giới thương hồ trên chợ nổi Cái Răng, từ đó
hỏi một số điều làm cơ sở viết đề tài.
- 4 -
Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu
Tuy không thể đi thực tế ở chợ nổi Thái Lan và nguồn tài liệu viết về chợ nổi
này rất ít. Mặc dù vậy, với những tài liệu có được, người viết đã có được những so
sánh, đối chiếu giữa chợ nổi Cái Răng và chợ nổi Thái Lan. Tác giả tin rằng, đó sẽ
là những so sánh khá chính xác và hiện thực. Từ đó sẽ làm cơ sở học hỏi những tiến
bộ trong công tác tổ chức kinh doanh du lịch trên chợ nổi từ nước bạn.
5. Những đóng góp của đề tài:
Đóng góp cho khoa học
Chợ nổi là một đề tài độc đáo đã thu hút rất nhiều tổ chức, cá nhân, các nhà
nghiên cứu và đối tượng học sinh, sinh viên nghiên cứu, tìm hiểu. Tuy nhiên, nhìn
lại những công trình nghiên cứu từ trước đến nay, người viết chỉ thấy mỗi công
trình của mỗi tác giả đi sâu vào tìm hiểu một vấn đề và hầu như họ chỉ chú trọng
vào việc khắc phục những hạn chế của chợ nổi. Vì vậy, trong đề tài nghiên cứu lần
này, tác giả đã tập trung vào hai vấn đề chính:
Thứ nhất, phát triển chợ nổi thành một sản phẩm du lịch độc đáo.
Thứ hai, duy trì nét đẹp văn hóa vùng sông nước.
Bài viết sẽ làm phong phú thêm nguồn tư liệu nghiên cứu về chợ nổi.
Đóng góp cho thực tiễn
Từ việc phân tích những ưu điểm cũng như hạn chế của chợ nổi Cái Răng, và
so sánh với mô hình kinh doanh du lịch của chợ nổi Thái Lan người viết đã đưa ra
những giải pháp phát triển chợ nổi Cái Răng như là một sản phẩm du lịch cần phát
triển nhưng vẫn mang đậm những nét văn hóa độc đáo nơi đây.
Đồng thời, đây sẽ là những giải pháp hữu hiệu giúp cho các nhà hoạch định du
lịch trong những chiến phát triển du lịch chợ nổi sắp tới.
6. Bố cục của đề tài: Gồm 3 phần: Dẫn luận, nội dung và kết luận. Trong đó
phần nội dung đề cập đến 3 luận điểm
Luận điểm thứ nhất: Cụ thể bằng chương 1-Tổng quan về chợ nổi Cái Răng-có
dung lượng khoảng 21 trang. Phần này đề cập đến vị trí địa lý, lịch sử hình thành
- 5 -
chợ nổi Cái Răng, cấu trúc dân cư và đặc biệt đưa ra điểm tương đồng và khác biệt
giữa chợ nổi và chợ.
Luận điểm thứ 2: Cụ thể bằng chương 2-Chợ nổi Cái Răng dưới góc nhìn văn
hóa-có dung lượng khoảng 25 trang. Phần này đề cập đến cách thức hoạt động chợ
nổi và đặc biệt tìm hiểu về đời sống văn hóa cũng như tâm linh tín ngưỡng của giới
thương hồ sống trên chợ nổi.
Luận điểm thứ 3: Cụ thể bằng chương 3-Thực trạng và định hướng cho chợ nổi
Cái Răng trong phát triển du lịch Tây Nam Bộ-có dung lượng khoảng 17 trang.
Phần này sẽ đưa ra những định hướng cho việc phát triển chợ nổi Cái Răng.
- 6 -
PHẦN NỘI DUNG
- 7 -
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHỢ NỔI CÁI RĂNG
1.1 Những tiền đề lý luận và thực tiễn
1.1.1 Khái niệm chợ: Có rất nhiều khái niệm về chợ
Theo định nghĩa ở các từ điển Tiếng Việt đang lƣu hành: chợ là nơi công
cộng để nhiều người đến mua bán vào những buổi hoặc những ngày nhất định; chợ
là nơi gặp gỡ nhau giữa cung và cầu các hàng hóa, dịch vụ, vốn; là nơi tập trung các
hoạt động buôn bán hàng hóa giữa người sản xuất, người buôn bán và người tiêu
dùng; chợ là nơi tụ họp. [tr 13, 17]
Theo khái niệm thƣờng dùng trong lĩnh vực thƣơng mại: chợ là loại hình
thương nghiệp truyền thống phát triển khá phổ biến ở nước ta; chợ là hiện thân của
hoạt động thương mại, là sự tồn tại của không gian thị trường mỗi vùng, nhất là
vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và tập trung nhiều nhất ở các
vùng đô thị các thành phố lớn. [tr 13,17]
Khái niệm chợ theo thông tƣ 15-TM/CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ
Thƣơng mại: “Chợ là mạng lưới thương nghiệp hình thành và phát triển cùng với
sự phát triển của nền kinh tế xã hội”.
Nhƣ vậy từ những khái niệm trên ngƣời viết cho rằng: Chợ là nơi trao đổi
mua bán hàng hóa gồm hai thành phần chủ lực: Bên bán và bên mua. Tùy từng
vùng, từng khu vực mà có những nét đặc trưng riêng. Chợ còn là biểu hiện của sự
sung túc hay nghèo nàn của một địa phương.
1.1.2 Khái niệm chợ nổi
Dựa trên khái niệm chợ thì ta cũng có thể hiểu nôm na chợ nổi cũng gồm hai
thành phần: người mua và người bán, nhưng thay vì họp chợ ở trên bờ thì chợ nổi
lại diễn ra trên sông. Khái niệm “chợ nổi” chỉ xuất hiện khoảng ba mươi năm trở lại
đây, ban đầu thì chợ nổi chỉ bao gồm một nhóm cư dân buôn bán với nhau, nhưng
dần dần các nhà nghiên cứu bắt đầu phát hiện ra nét độc đáo của hình thức này.
Cũng bắt đầu từ đó mô hình chợ nổi mới được đề cập nhiều.
- 8 -
Cũng có một số nhà nghiên cứu đã đưa ra những khái niệm về chợ nổi, nhưng
người viết cho rằng khái niệm của tác giả Nhâm Hùng cô đọng và có sức khái quát
cao nhất. Theo Nhâm Hùng (2009 tr.19) cho rằng:
“Chợ nổi là kiểu cách nhóm chợ trên sông. Người mua kẻ bán đều giao thương
trên ghe, xuồng, tàu, bè trong một khoảng thời gian nhất định. Trên chợ nổi có đầy
đủ chủng loại hàng hóa và dịch vụ, nhưng chủ lực là nông sản”.
Chợ nổi là một hoạt động thương mại đặc biệt. Nó khẳng định tinh thần năng
động và sức sáng tạo tuyệt vời của người xưa.
1.1.3 So sánh chợ nổi và chợ
1.1.3.1 Những nét tƣơng đồng
Đều diễn ra sự trao đổi, mua bán hàng hóa
Đều có hai thành phần: người mua và người bán
1.1.3.2 Những nét khác biệt: Hai loại hình chợ này có những nét
khác biệt cơ bản sau:
Chợ nổi Chợ
Diễn ra trên sông Diễn ra trên bờ
Mang tính tự phát, không phải đóng
thuế
Có ban quản lý chợ, phải đóng thuế
Không phải nơi nào cũng có chợ nổi Ở bất cứ địa phương nào cũng có chợ
Cách thức rao hàng là cây bẹo Cách thức rao hàng là bảng hiệu
Mặt hàng chủ đạo là trái cây, nông
sản
Bán tất cả các mặt hàng
1.2 Yếu tố địa lý- tự nhiên
1.2.1 Vị trí địa lý
Chợ nổi Cái Răng được hình thành ngay trên sông Cái Răng, gần cầu Cái
Răng, thuộc phường Lê Bình, quận Cái Răng cách trung tâm thành phố Cần Thơ
khoảng 5km theo hướng quốc lộ về tỉnh Sóc Trăng và mất 30 phút nếu đi bằng
- 9 -
thuyền từ Bến Ninh Kiều. Đông giáp tỉnh Vĩnh Long; Tây giáp huyện Phong Điền;
Nam giáp tỉnh Hậu Giang; Bắc giáp quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ. Chợ nổi
Cái Răng liên thông với hàng chục nhánh sông cái, sông con và kênh đào.
Tuy rằng hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chợ nổi Cái
Răng, nhưng vẫn chưa có tài liệu nào xác định được chính xác thời điểm ra đời chợ
Cái Răng. Chỉ biết rằng, ngay từ lúc ban đầu chợ nổi Cái Răng được hình thành ở
nơi giao nhau của 4 con sông: sông Cần Thơ, sông Đầu Sấu, sông Cái Sơn, sông
Cái Răng Bé liền kề với chợ Cái Răng trên bờ và chợ An Bình. Chợ tọa lạc trên trục
giao thông và giao thương chiến lược cạnh sông Tiền, sông Hậu với các kênh đào
vừa dài vừa rộng. Từ đây, có thể vận chuyển sản phẩm hàng hóa đến các địa
phương thuộc đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh chỉ trong một
ngày hoặc trễ nhất là hai ngày. [x. tr 63, 43]
Chợ nổi Cái Răng được hình thành trên một khúc sông không quá rộng mà
cũng không quá hẹp, không quá cạn mà cũng không quá sâu .
Nếu sông sâu quá, lớn quá thì phạm vi phân bổ ghe xuồng rất lớn, khó kiểm
soát. Vào mùa nước lũ thì rất nguy hiểm đối với thuyền bè, nhất là những thuyền
nhỏ, có trọng tải thấp. Nhưng nếu sông quá hẹp hoặc quá cạn thì thuyền bè sẽ
không có chỗ neo đậu, gây ra cảnh chen lấn, lộn xộn dẫn đến mất an toàn trong việc
buôn bán trên sông, đồng thời sẽ không thu hút được khối lượng hàng hóa lớn từ
các nơi khác vận chuyển đến. Do đó, chợ nổi trên sông phải được hình thành ở một
khúc sông rộng vừa phải và không phải là nơi sông cái hay sông mẹ. Có lẽ chính vì
điều này mà chợ nổi Cái Răng là chợ nổi hấp dẫn vào bậc nhất ở đồng bằng sông
Cửu Long.
Một điểm đáng chú ý, là chợ nổi Cái Răng nằm cạnh một khu vực có vườn đặc
sản trái cây nổi tiếng như khu du lịch Mỹ Khánh, đồng thời nằm gần những vùng
sản xuất nông nghiệp như: Ba Láng, Phong Điền, Bình Thủy. Chính đặc điểm này
sẽ giúp cho tốc độ giao thương hàng hóa diễn ra nhanh chóng, giảm chi phí vận
chuyển và tăng sức cạnh tranh trong buôn bán và phân phối sản phẩm.
- 10 -
Hình 1.1: Bản đồ vị trí chợ nổi Cái Răng
[Nguồn:http://maps.google.com]
Với một vị trí thuận lợi như vậy, chợ nổi Cái Răng được nhà văn Sơn Nam
nhận xét: “Chợ Cái Răng trở thành một chành lúa vĩ đại chỉ thua Chợ Lớn mà
thôi…”.
Ngoài ra, chợ Cái Răng có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng nối Sài
Gòn-Cần Thơ xuống Cà Mau-Rạch Giá.
Thứ nhất: Là đầu mối của các tuyến giao thông đường thủy gắn với các khu
vực lân cận có giao thông đường bộ chưa phát triển.
Thứ hai: Chợ nổi Cái Răng nằm gần trung tâm thị tứ, tại quận Cái Răng, chính
vì vậy chợ đóng vai trò là chợ đầu mối trong việc cung cấp rau quả cho các chợ thị
tứ.
Tất cả những yếu tố trên đã giúp cho chợ nổi Cái Răng vẫn tồn tại và phát triển
cho đến ngày nay.
1.2.2 Khí hậu- Thủy văn
Trong du lịch, tài nguyên là quan trọng nhất thì khí hậu và thủy văn cũng là
một yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch, đặc biệt đối với loại
- 11 -
hình du lịch tham quan miệt vườn, sông nước thì chúng lại trở nên vô cùng cần
thiết.
Ta có thể thấy rất rõ những thuận lợi cũng như những mặt hạn chế của khí hậu
và thủy văn tác động tới hoạt động mua bán trên chợ nổi Cái Răng.
Trước hết, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, khí hậu miền Tây Nam Bộ nói
chung và Cần Thơ nói riêng biểu hiện hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Vì thiên nhiên không khắc nghiệt như miền
Bắc và miền Trung nên hoạt động buôn bán trên chợ nổi diễn ra thuận lợi và dễ
dàng hơn.
Thứ hai, khí hậu mát mẻ, sông ngòi kênh rạch nhiều tôm cá làm cho đời sống
của người dân sung túc nên con người và sông nước ở đây hiền hòa, phóng khoáng.
Đặc biệt vào mùa nước nổi thiên nhiên và con người như hòa chan. Nước nổi mang
đến cho con người nhiều quà tặng của thiên nhiên hào phóng như: tôm cá, phù sa
màu mỡ. Qua mùa nước nổi, màu xanh càng bừng lên cuộc sống càng phấn khích,
và nước là điều kiện quan trọng nhất để duy trì chợ nổi, vì vậy người dân muốn
mưa nhiều, nước lớn nhưng không phải là bão lụt, sét giăng.
Bên cạnh đó, chợ nổi Cái Răng nằm trên dòng sông Hậu hiền hòa dài khoảng
220- 250km, với mực nước gần như ổn định quanh năm. Đây là một điều kiện vô
cùng thuận lợi cho sự phát triển của chợ nổi Cái Răng.
Trên khu vực chợ nổi Cái Răng hiện nay, có rất nhiều hộ gia đình gắn bó với
nghề thương hồ, họ định cư ngay trên những chiếc thuyền buôn của mình, khi mùa
mưa bão về không tránh khỏi những thiệt hại về tài sản thậm chí cả tính mạng. Đây
là một vấn đề rất nản giải đối với chính quyền địa phương. Và họ cũng luôn cố gắng
hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do lũ gây ra vào mùa bão, điều khó khăn
lớn nhất, là vì đối với nghề thương hồ chiếc thuyền luôn gắn bó với họ từng ngày,
từng giờ không thể tách rời, họ không thể bỏ thuyền của mình trong bất cứ hoàn
cảnh nào.
1.3 Yếu tố lịch sử- văn hóa- xã hội
1.3.1 Lịch sử phát triển chợ nổi Cái Răng
- 12 -
“Hò ơ… Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền
Anh có thương em thì cho bạc cho tiền
Chớ đừng cho lúa gạo…ờ… hò ơ…
…chớ đừng cho lúa gạo…xóm giềng cười chê”.
Đó là câu hò quen thuộc nhắc ta về một thời hưng thịnh của cái nôi văn minh
miệt vườn ở cửa ngõ phía nam Cần Thơ. Nhà nghiên cứu Nam Bộ học Vương Hồng
Sển đã lý giải câu hò trên ngụ ý rằng: “Anh có thương em thì hãy nộp sính lễ bằng
tiền tức nạp tài chứ đừng nộp bằng lúa gạo, bởi lúa gạo ngày ngày dập dìu chở đến
Cái Răng theo kinh xáng Xà No nên không phải là điều hấp dẫn lắm”. Tuy nhiên,
người viết cho rằng: lúc này việc giao thương ở Cái Răng đã văn minh hơn và đang
dần chuyển bước qua nền kinh tế hàng hóa, nên thay vì giao dịch bằng việc đổi lúa,
đổi gạo như trước đây thì người ta đã dùng tiền để thay thế. Vì vậy, nếu người con
trai trong câu hò mang sính lễ bằng lúa gạo thì xóm giềng sẽ cười chê cô gái không
có “giá” nên chỉ được người ta hỏi cưới bằng những nông sản vừa cồng kềnh lại
cũng chứng tỏ gia đình chàng trai không giàu có lắm. Do đó, muốn được vợ chàng
trai phải mang sính lễ bằng tiền chứ không phải là lúa gạo, vừa gọn nhẹ lại vừa sang
trọng.
Biểu trưng cho nền sinh hoạt trù phú ấy là chợ Cái Răng ra đời cách đây hơn
100 năm. Trong sách Cái Răng hình thành và phát triển của Nhâm Hùng có đoạn
mô tả như sau:
“Theo một tài liệu tiếng Pháp (1899) người ta thấy có nhiều nhà bè ở hai bên
rạch Cái Răng và Cần Thơ. Tất cả những ngôi nhà đó, được làm bằng tre trên
những mảng bè của người Trung Quốc và An Nam. Phải chăng những nhà bè này
là tiền thân của chợ nổi? Bởi lúc đó mặt bằng chợ Cái Răng đất thấp, hẹp lại hay bị
ngập vào mùa nước nổi, nên người ta cất nhà bè vừa tiện lợi cho việc ăn ở; vừa làm
cửa tiệm mua bán. Cho đến thập niên 40 (thế kỷ XX) còn thấy được vài nhà bè tồn
tại là tiệm tạp hóa lớn. Nhiều nhân chứng cao tuổi kể lại: “Đến thời điểm này thì
chợ nổi đã định hình, hết sức sung túc. Ngày ngày có vài trăm ghe đậu lại mua bán
dịp Tết, ngày rằm có khi số xuồng ghe lên tới cả ngàn. Chỉ riêng mặt hàng dưa hấu
- 13 -
tới cả trăm ghe. Đặc điểm của chợ nổi Cái Răng là buôn bán sỉ; các ghe hàng gia
dụng, gốm sứ từ Sài Gòn, Biên Hòa, Lái Thiêu chở xuống; các ghe lá lợp nhà, ghe
chiếu, ghe than đước tự miệt Cà Mau, Rạch Giá lên. Bà con trong các “sốc”
Khmer thì chở bán “cà ràng- ông táo” trên các ghe buồm. Các nhân chứng nói rằng
thuở ấy chưa có nhiều mặt hàng trái cây…”.[18]
Qua đó, thời điểm này chợ nổi Cái Răng đã có một hình thức sinh hoạt buôn
bán khá sung túc.
Cái Răng gắn liền với rất nhiều câu chuyện kỳ thú lý giải về địa danh này:
Theo Vương Hồng Sển, Cái Răng có nguồn gốc tiếng Khmer là “karan”, nghĩa
là “cà ràng-ông táo”, có dạng hình số 8, là thứ lò được nắn bằng đất của người
Khmer. Trước đây, người Khmer ở Xà Tón (Tri Tôn, An Giang) làm rất nhiều karan
rồi chất đầy mui ghe lớn dọc sông Cái đến đậu nơi chợ Cái Răng hiện nay để bán,
năm này qua năm nọ, dần dần người dân địa phương phát âm karan thành Cái Răng,
và địa danh Cái Răng chính thức ra đời từ đó.
Hình 1.2: Cà ràng hình số 8
[Nguồn: Nguyễn Hữu Thiệp]
Nhưng theo truyền thuyết thì lại kể rằng:
Năm đó, trong làng có một chàng trai lực điền yêu và làm đám cưới với một cô
thôn nữ ở làng bên. Đám rước dâu có hàng chục xuồng, ghe, trống, kèn…vui như
ngày hội. Khi đám cưới đi ngang qua khúc sông này, bất ngờ có một con cá sấu nổi
lên, nó quật đuôi mạnh làm chìm mấy chiếc xuồng. Mọi người trong đám cưới tháo
chạy, bơi lội thoát thân. Khi vào bờ điểm mặt từng người thì lại mất tích cô dâu.
- 14 -
Chú rể đau đớn, vật vã và rắp tâm trả thù. Anh gom hết vốn liếng, gia sản đi mời
bằng được ba gánh hát bội nổi tiếng trong vùng và vận động trai tráng trong làng
hợp sức giết sấu.
Đêm đó, gánh hát bội đầu tiên dựng rạp hát trong vàm rạch từ rất sớm. Con sấu
nghe tiếng trống, tiếng đàn, nổi lên bơi vào bờ xem. Khi gánh hát đầu tiên hạ màn,
thì cách đó không xa, đi sâu vào con rạch, gánh hát bội thứ hai bắt đầu khai diễn.
Trong khi đó, hàng trăm trai làng lặng lẽ, thay phiên nhau đốn gỗ, xóc trụ, đào
đất đắp một con đập to ngoài đầu vàm. Khi con sấu xem xong gánh hát bội thứ ba ở
sâu trong ngọn rạch thì trời cũng vừa ửng sáng, nước đang ròng chỉ còn khoảng một
phần ba sông, con đập cũng vừa hoàn thành. Con sấu uể oải bơi ra sông sau một
đêm trắng xem hát. Nhưng không còn kịp nữa, nó bị chặn lại bằng con đập khi bơi
ra đấn đầu vàm. Từ trên bờ, hàng ngàn mũi lao bằng gốc tầm vông già vót nhọn,
những mũi chĩa đinh ba…nhắm ngay con sấu phóng tới. Tiếng hò hét vang
động…Chàng lực điền giành phần phanh da, xẻ thịt con sấu. Nơi bãi bồi hàm răng
cá sấu cắm vào gọi là Cái Răng, nơi đầu sấu chạm vào gọi là Bãi Sấu.
Có một điều kỳ thú là cách đây không lâu, một người dân địa phương đã tìm
thấy hàm trên của con cá sấu khổng lồ được cho là có từ hơn một trăm năm trước.
Hay câu chuyện xưa kia từng có con cá sấu rất to sống cạnh cây Da đầu Dàm, sau
đó bị một nhóm dân chài khỏe mạnh bắt làm thịt, nó gợi cho ta nhớ đến cái thuở
những người đến khẩn hoang vùng đất này “chèo ghe sợ sấu cắn chân”. Đây là một
điều vô cùng thú vị và càng làm cho người dân vùng sông nước tin tưởng vào
những lý giải trước đây. Chính vì thế, đây có lẽ là một trong các quận đô thị còn giữ
cái tên mộc mạc dân dã, được hình thành trong quá trình khẩn hoang lập ấp từ trăm
năm trước.
Một số tài liệu của người Pháp và ghi chép xưa để lại đều ghi nhận, Cái Răng
là vùng đất trù phú, làng mạc được hình thành từ đời Minh Mạng, dân cư ngày càng
đông đúc. Đến năm Minh Mạng 15 (1834) làng Thường Thạnh tách ra một làng mới
gọi là Trường Thạnh. Đến 1897, chợ Cái Răng là một trong mười chợ toàn Cần Thơ
hoạt động mua bán phát triển mạnh. Đến cuối thế kỷ XIX, người Pháp cho xây
- 15 -
dựng kênh Cái Răng, kế đến kênh Xà No và lần lượt trong hai thập kỷ sau đó hệ
thống kênh đào được hình thành, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương trên cả
một vùng rộng lớn. [60]
Theo báo cáo Cần Thơ Trước Năm 1899 của chính quyền thực dân Pháp nói
rằng nhà lồng chợ Cái Răng ban đầu được dựng lên bằng tre vào năm 1878 và mãi
đến năm 1899 mới được xây lại bằng gạch, và sự buôn bán mới dần phát triển từ đó.
Sau khi nhà lồng mới được xây dựng lên thì phạm vi chợ Cái Răng dần được
mở rộng từ vườn lên cả chợ Cái Răng, gồm cả khu vực bên kia cầu Cái Răng Cần
Thơ. Ở hướng Tây Nam độ sầm uất dài tới rạch Ba Láng, bên sông Cái Răng Bé
dân cư đông đúc ở theo các xóm nghề. Nhà lồng chợ còn gọi là nhà lồng dài nhìn
xuống ngã ba rạch Cái Răng Bé, ngay bờ Vàm có ba cây dương cổ thụ, phía dưới
sông đậu vài nhà bè buôn bán tạp hóa của người Hoa. Xung quanh hai bên nhà lồng
chợ là các dãy nhà phố, nhiều di tích kiến trúc cổ trong quần thể ấy như: Nhà Việc
của làng Thường Thạnh nay là đất của Trung Tâm Văn Hóa quận Cái Răng và chùa
Hoa Hiệp Thiên Cung còn tồn tại đến bây giờ. Trong thời kỳ này, thì ở Cần Thơ
cũng đã thành lập thêm một số chợ như: Tân An, Bình Thủy, Ô Môn, Trà Liềng,
Trà Lượt, Trà Ôn. Tạo thành một hệ thống mạng lưới chợ dày đặc chi phối và thúc
đẩy nền kinh tế của Cần Thơ phát triển một cách nhanh chóng.
Sự sung túc của chợ Cái Răng ngay từ năm 1907 đã được ca ngợi:
“ Chợ Cái Răng xứ hào hoa
Phố lầu hai dãy xinh đà quá xinh
Có trường hát cất rộng thinh
Để khi hứng cảnh, sinh tình hát ca”
Để phát triển mạnh hơn nữa về thương mại, năm 1090 hương chức làng
Thường Thạnh đã quyết định xây dựng lại nhà lồng mới bằng sườn sắt, to hơn, bền
chắc hơn. Nhà lồng mới này có diện tích 1500 m2
, phạm vi rộng, thoáng mát, khang
trang bề thế so với thời trước đó.
Trong nhà lồng chia thành nhiều khu vực mua bán đủ các chủng loại thực
phẩm hàng hóa như dãy kệ thịt heo,vải vóc, rau củ, cây trái, đặc biệt có quầy bán hủ
- 16 -
tiếu, nem nướng… Chợ hoạt động suốt cả ngày, nhất là vào buổi sáng thì người
mua kẻ bán vô cùng nhộn nhịp đông đúc. Hai bên hông nhà lồng chợ là đường đi và
hai dãy phố lầu của các ấn kiều cất cho thuê lại để bán tạp hóa, bán thuốc bắc, làm
thợ bạc…Do một bộ phận dân cư xung quanh chợ là người Hoa nên họ xây dựng
chùa Hiệp Thiên Cung cạnh chợ để tiện việc thờ cúng, chiêm bái.
Hình 1.3: Toàn cảnh chợ nổi Cái Răng
[Nguồn: Địa danh và sự kiện, Cái Răng xưa và nay]
Từ tác động của việc đào kinh xáng Xà No, chợ Cái Răng nhanh chóng phát
triển sang lĩnh vực kinh doanh lúa gạo với nghề lập chành. Chủ chành cất kho chứa,
bỏ vốn thuê người đi mua lúa về dự trữ hoặc xay ra chờ tới lúc có giá mới bán. Đến
đầu thế kỷ XX, chành lúa có tiếng vào bậc nhất là Tín Phát, nay còn di tích là một
ngôi nhà lầu, ngoài ra còn có các chành như: Lâm Dương Xuân, Thủ Cẩm Hưng,
Khổng Hưng Phát. Sau này, chành Lâm Chi Phát vươn lên trở thành trùm lúa gạo
Miền Tây chở lúa lên thẳng chợ Lớn xuất cảng. Cho đến trước ngày giải phóng việc
kinh doanh lúa gạo ở chợ Cái Răng vẫn còn sung túc [61].
Cũng vào đầu thế kỷ XX, bên cạnh việc kinh doanh xay xát lúa gạo, chợ Cái
Răng còn có một hãng rượu lớn của Pháp đưa rượu về bán tận Sài Gòn để phục vụ
cho hoạt động công nghiệp vùng Cái Răng, Cần Thơ. Chính quyền Pháp cho xây
- 17 -
dựng khu xăng dầu lớn và Cầu Tàu dài 15m ở bến sông phía Cần Thơ đối diện chợ
Cái Răng. Đặc biệt nhiều xóm nghề mọc lên hai bên chợ, nhất là dọc theo rạch Cái
Răng Bé như xóm Lò Tương, xóm Dệt Chiếu, xóm Thúng, xóm Bún…Bên cạnh
rạch Cái Sơn còn có lò hủ tiếu, lò nem chua, trại đóng ghe tàu góp phần cung ứng
sản phẩm hàng hóa thiết yếu cho chợ Cái Răng.
Có thể khẳng định chợ Cái Răng xưa phát triển trong gần một thế kỷ là do
các nguyên nhân: chính quyền Pháp từng đặt tòa bố của hạc tham biện Cần Thơ tại
Cái Răng tương đương với cấp tỉnh lị bây giờ, nhờ đó có sự đầu tư xây dựng các
công trình như: trụ sở của chánh tham biện Nicolai, nhà lồng chợ, cầu đá, đường
sắt…Kế đến Cái Răng là trung tâm của miệt vườn tây sông Hậu Cần Thơ, nơi nông
nghiệp sớm phát triển, thị trường nông sản đa dạng, hàng hóa tập trung nên nhiều
doanh nhân bỏ vốn đầu tư góp phần đưa Cái Răng trở thành chợ đầu mối trong
vùng.
Cái răng còn là cửa ngõ phía nam của thủ phủ Cần Thơ-Tây đô gắn liền với
vùng Ngã Bảy, Sóc Trăng, Rạch Giá. Thời hưng thịnh, tiếng tăm chợ Cái Răng
vang xa khắp Nam Kỳ Lục Tỉnh, chợ bán không thiếu thứ gì, xe cộ tàu thuyền đi
ngang đều ghé Cái Răng thưởng thức món ngon và mua sắm hàng hóa. Vì thế, trong
bài báo Gió Nam Du Ngoạn ấn bản tại Sài Gòn có viết: “chợ Cái Răng trên bến
dưới thuyền rất sầm uất không kém gì chợ Cần Thơ”.
Tuy nhiên, khi mạng lưới chợ quanh vùng ngày càng mở rộng, các tuyến
đường bộ nối tiếp ra đời khiến chợ Cái Răng không còn sầm uất như xưa. Từ năm
2008, nhà lồng chợ xưa đã bị phá bỏ, san bằng để xây dựng khu nhà lồng chợ mới,
tuy nhiên mọi việc vẫn còn ngổn ngang, dậm chân tại chỗ nên người có nhu cầu
phải tỏa đi tứ tán để bán, mua kể cả trên lề đường, giữa mặt lộ hay cả dưới bến sông
chật hẹp. Song song đó, nhiều món ngon nổi tiếng một thời như nem nướng, hủ tiếu
Cái Răng không còn mấy ai nhớ tới.
Cái Răng một thời nhộn nhịp đã lui vào dĩ vãng. Trong bối cảnh thì khu chợ
nổi trên sông cách xa trung tâm chợ trên bờ cả cả cây số vẫn đang nổi lên thành
- 18 -
điểm giao thương nông sản miệt vườn lớn phía Tây sông Hậu thành phố Cần Thơ,
cũng là một điểm hẹn hấp dẫn của du lịch đồng bằng sông Cửu Long.
Chợ nổi Cái Răng ra đời vào những năm đầu của thế kỷ XX, khi các ghe chở
hàng gia dụng, gốm sứ từ Biên Hòa, Sài Gòn, Lái Thiêu xuống ; các ghe chở lá lợp
nhà, chiếu, than đước, cà ràng từ miệt Cà Mau, Rạch Giá lên tụ họp buôn bán. [x. tr
62, 43]
Trước đây chợ nổi của Cái Răng nằm ở Cầu Tàu của chợ Cái Răng, cạnh chợ
Cái Răng, vì việc buôn bán phồn thịnh, càng ngày phát triển và cũng để đảm bảo an
toàn giao thông thủy nên sau ngày giải phóng khoảng thập niên 90, thế kỷ XX chợ
nổi được dời về phía bên kia chân cầu Cái Răng hướng vô Phong Điền nhưng lúc
nào cũng nhộn nhịp.
Chợ nổi Cái Răng ngày nay có quy mô sầm uất nhất so với các chợ nổi khác
trong vùng. Trải qua bao biến động của thời gian, chợ nổi Cái Răng này nay đã và
đang làm tròn sứ mạng truyền tải văn hóa và sứ giả du lịch của mình. Cùng với
Phụng Hiệp và Phong Điền của Cần Thơ, ba chợ nổi này đã tạo thành một hình tam
giác chi phối toàn bộ nền kinh tế của thành phố. Chợ mang đậm chất thiên nhiên
mộc mạc, mang đậm tính cách và lối sống của con người Nam Bộ, đồng thời mang
một sắc thái văn hóa đặc thù, nên chợ đã không đơn thuần là nơi mua bán mà đã
biến thành một địa chỉ du lịch của vùng đất này.
1.3.2 Đặc điểm về kinh tế- văn hóa- xã hội vùng chợ nổi Cái Răng
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đi đâu, làm gì chúng ta đều có những dịch
vụ, những phương tiện hiện đại phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống,
nhưng bên cạnh những tiện nghi đó thì chúng ta cũng đang mất dần đi những nét
văn hóa bình dị nhất. Đơn giản ở đây chúng ta chỉ xét về chợ, chợ ngày xưa đơn sơ,
mộc mạc với những chỗ bán dạo, hay ở ven đường nhưng chợ ngày nay lại là những
sạp, những nhà lồng rộng lớn.
“Khi chợ nổi mới bắt đầu manh nha hình thành thì chợ nổi đã được xem là linh
hồn của đô thị miền sông nước. Từ xa xưa, ông cha ta đã nhận thức được rằng:
- 19 -
nhất cận thị, nhị cận giang, nên nơi nào có sông, có chợ thì không sớm thì muộn sẽ
trở thành phố thị và trở nên sầm uất”. [x. số 569, 57]
Chợ nổi Cái Răng được xem như một sự sáng tạo độc đáo mang giá trị đặc
trưng của thành phố Cần Thơ, nó được xem là mô hình thu nhỏ về đời sống kinh tế-
văn hóa-xã hội nơi đây.
Về mặt kinh tế
Chợ nổi có rất nhiều điểm khác biệt so với các chợ trên bờ: không có nhà lồng
chợ, không bị ràng buộc bởi những quy định của ban quản lý chợ, cách thức mua
bán và trao đổi hàng hóa rất linh hoạt, chợ nổi thể hiện được tính chất riêng biệt của
địa phương mình…
Nếu như các chợ trên bờ luôn mang tính ổn định và ít có sự thay đổi thì chợ nổi
Cái Răng nói riêng cũng như nhiều chợ nổi ở đồng bằng sông Cửu Long lại mang
tính mở, không buôn bán ở những sạp lồng cao mà họ luôn di chuyển trên những
chiếc thuyền, ghe tại khu vực chợ nổi, sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu khách cần,
tiết kiệm được thời gian và khỏi mất công tìm kiếm mặt hàng cho khách.
Họ không chịu sự quản lý của bất cứ một cơ quan chính quyền nào, nhưng lại
luôn tuân thủ những quy định bất thành văn do tự mình đặt ra: về thời gian họp chợ,
về chữ tín trong kinh doanh, về nguyên tắc mua bán…
Chợ nổi Cái Răng cũng là đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, nông
sản của vùng. Hàng hóa tập trung ở đây số lượng lớn và rất đa dạng. Các mặt hàng
đều được phân loại đồng đều về chất lượng và kích cỡ. Đối với người dân địa
phương và các vùng lân cận họ thường sử dụng các ghe xuồng vừa và nhỏ để chở
hàng nông sản đến đây tiêu thụ còn đối với các thương lái, thì những ghe bầu lớn lại
là phương tiện để họ thu mua trái cây tỏa đi khắp các nơi, sang tận Campuchia và
Trung Quốc.
“Mua bán sỉ và phân luồng hàng hóa cũng là một đặc điểm của chợ Cái Răng.
Nhà nông gần đó chở hàng tấn trái cây, rau củ… ra chợ nổi với mục đích bán cho
hết. Giới thương hồ đậu ghe chờ mua, cũng phải đầy ghe mới chịu lui. Đó là hình
- 20 -
thức mua bán sỉ tức là giao dịch khối lượng lớn, nên có thể xem chợ nổi Cái Răng
là một chợ đầu mối nông sản”. [tr 36, 19]
Do đó, Chợ nổi Cái Răng đã góp phần làm đa dạng hơn hình thức buôn bán
kinh doanh vốn đã trở nên lỗi thời của các chợ truyền thống, đồng thời thúc đẩy sự
phát triển buôn bán của người dân địa phương nơi đây.
Về mặt văn hóa
Khi đến với chợ nổi Cái Răng, chúng ta có thể quan sát, tìm hiểu về đời sống
sinh hoạt của nhiều gia đình thương hồ với nhiều thế hệ sống chung trên ghe. Có
những chiếc ghe như những “căn hộ di động” trên sông nước với đầy đủ tiên nghi
như ti-vi, đầu máy, xe máy hay cả chậu hoa, cây kiểng và vật nuôi…
Một đặc điểm có lẽ được cho là độc đáo nhất ở chợ nổi Cái Răng đó chính là
những “cây bẹo”. Cây bẹo ngoài tác dụng phô trương hình ảnh sản phẩm cần bán
còn góp phần làm nên sự đa dạng về màu sắc cho khung cảnh chợ nổi nhờ những
biểu tượng hàng hóa treo trên nó như: cây bẹo treo quả bí đỏ, cây bẹo treo quả dưa
hấu, cây bẹo quả cà rốt…Còn nếu như một ghe mà bán nhiều loại mặt hàng thì họ
treo tất cả những mặt hàng đó lên cùng một cây bẹo.
Hình 1.4: Cây bẹo
[Nguồn: davangodau.com]
Cách thức giao hàng của người dân thương hồ ở đây cũng rất độc đáo. Người
bán ở thuyền này gieo từng khóm thơm, cặp dưa cho người mua ở thuyền khác
- 21 -
trông như những nghệ sỹ tung hứng vô cùng đẹp mắt, với sóng nước chòng chềnh
như vậy thì chỉ có những người quen làm bạn với con nước ròng, nước nổi nơi đây
mới có thể làm được điều này.
Hình 1.5: Cảnh buôn bán
[Nguồn:www.cuulonginfo.com]
Trong Sắc Màu Nam Bộ, tác giả Phạm Côn Sơn đã nhận xét: “Phong cách
mua bán truyền thống trên chợ nổi Cái Răng rất hòa nhã, chân tình và mến khách,
khác xa lề lối bán buôn ở các chợ thị tứ. Phong cách này thể hiện nét văn hóa chợ
của người miền quê lấy tâm thành làm gốc, luôn gieo vào lòng mọi du khách những
tình cảm mến thương chân thành”.[36]
Hàng hóa ở đây chủ yếu chính là sản vật địa phương. Mỗi đất nước đều
muốn tôn vinh niềm tự hào của đất nước mình như: từng tấc đất, từng dòng sông
hay thậm chí cả những chiến tích oai hùng… Một vùng đất, một tỉnh thành hay một
làng quê đều muốn những sản vật của quê hương mình được người người biết đến.
Chợ nổi Cái Răng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đó của mình, nhiệm vụ giới
thiệu nét độc đáo của vùng đất Tây Đô xinh đẹp.
Về mặt xã hội
Chợ nổi Cái Răng khác với chợ trung tâm, chợ xã-chợ nông thôn, “chợ chạy”
và càng khác xa với chợ tình, chợ phiên…ở miền Bắc. Chợ nổi không có nhà lồng,
không có sạp bán hàng hóa và nhóm chợ như trên bờ. Đặc biệt, trong những tư liệu
- 22 -
xưa không hề thấy có những chi tiết nào nói đến chính quyền hoặc một địa chủ hay
một nhà tư sản nào đứng ra thành lập chợ. Điều này rất khác biệt so với chợ trên bờ
thường do chính quyền, ban hương chức tề hội” hay một nhà hào phú bỏ vốn thành
lập. [56]
“Nhờ ở tính tự phát, nên dù ở chợ nổi có xảy ra sự canh tranh rất gay gắt,
nhưng các thương hồ ở Cái Răng vẫn tuân thủ các quy ước bất thành văn có từ bao
đời. Đã đi vào chợ nổi Cái Răng thì ai cũng phải tuân thủ nguyên tắc “thuận mua
vừa bán” hay “tiền trao cháo múc”. Đồng ý thì mua bán bằng không cứ tìm ghe
hàng khác mà mua”. [x. tr 35, 18]
Chợ nổi Cái Răng được xem như một kiểu “làng xóm trên sông” một xã hội ồn
ào nhưng ổn định và đang phát triển. Cũng có người mua kẻ bán, cũng có hàng xóm
láng giềng, thậm chí còn nhộn nhịp và trù phú hơn các chợ trên bờ, đặc biệt là tình
làng nghĩa xóm, con người ở đây sống gắn bó thân tình với nhau, cảm thông và thấu
hiểu hoàn cảnh của nhau, nên họ sống với nhau bằng cái tâm chân thành, bình dị.
Mỗi chợ nổi ở miền Tây có nét độc đáo và đặc trưng riêng, nhưng chợ nổi Cái
Răng-chợ nổi lớn nhất miền Tây Nam Bộ, với lợi thế nằm gần trung tâm thành phố
Cần Thơ-cửa ngõ đi về các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nơi có cơ sở hạ tầng, cơ
sở vật chất phục vụ du lịch tốt nhất, hơn nữa đường đến chợ nổi Cái Răng thuận lợi
hơn rất nhiều so với các chợ nổi khác.
Ngày xưa, khi giao thông đường thủy giữ vai trò then chốt, chợ là trung tâm
trung chuyển hàng hóa của khu vực đồng bằng sông Cửu Long xuất khẩu đi các
nước. Cho đến tận bây giờ chợ vẫn là nơi cung cấp hàng hóa cho dân thương hồ ở
khắp nơi về đây lấy hàng rồi đưa đi khắp các nơi bán. Vì thế, chợ nổi Cái Răng thu
hút rất nhiều du khách về đây tham quan, du lịch. Đặc biệt đối với du khách nước
ngoài thì không ai là không đi thăm chợ nổi Cái Răng mỗi khi đặt chân tới đất Tây
Đô.
Chính những yếu tố về văn hóa-kinh tế-xã hội là nền tảng cốt lõi làm nên nét
độc đáo của chợ nổi Cái Răng, giúp nó tồn tại và phát triển qua thời gian.
- 23 -
- 24 -
1.3.3 Cấu trúc cƣ dân ở vùng chợ nổi Cái Răng
Vùng chợ nổi Cái Răng có các tộc người sinh sống chủ yếu đó là: Việt-Hoa và
Khmer.
Tìm hiểu về những tài liệu xưa, có rất nhiều chi tiết miêu tả về công cuộc Nam
tiến cũng như quá trình hình thành những tộc người này. Công cuộc mở đất phương
Nam chỉ thật sự định hình từ khi nhà Nguyễn tổ chức một cách quy mô từ vùng
Ngũ Quảng trở vào, kết hợp với sự di dân lẻ tẻ sau sự thất bại của triều đình nhà
Minh trước triều Mãn Thanh (do Dương Ngạn Địch, Trần Thắng Tài và Mạc Cửu
cầm đầu), cùng với việc di dân trước thế kỷ XV của những lớp cư dân cổ Khmer
đến từ nhiều vùng trên đất nước Campuchia tràn về theo sông Tiền, sông Hậu để
tránh họa diệt tộc của vua chúa Xiêm La, và sự di dân của người Chàm, người Hồi
giáo đến vùng Châu Đốc, kết hợp với quá trình chuyển cư tại chỗ của cộng đồng
các tộc người để lập làng ruộng, vùng văn hóa mang bản sắc Tây Nam Bộ mới thật
sự hình thành.
Nghiên cứu kỹ về những tộc người này sinh sống ở vùng Cái Răng, thì có thể
thấy rằng nhờ quá trình sống gần gũi tiếp xúc với nhau mà dần dần họ đã hình thành
nên một vùng văn hóa đa dân tộc, đa tôn giáo với những đặc trưng vô cùng phong
phú và đa dạng. Mỗi dân tộc có một thể chế kinh tế, chính trị khác nhau, một phong
tục tập quán và sinh hoạt cộng đồng riêng nhưng tất cả lại cùng chung sống hòa
bình với nhau, tạo nên một bức tranh văn hóa sinh động.
Ngƣời Việt
Người Việt có tiếng nói và chữ viết riêng. Tiếng Việt nằm trong nhóm ngôn
ngữ Việt–Mường (ngữ hệ Nam Á).
Người Việt khu vực này là những cư dân chủ yếu sinh sống bằng nghề chài
lưới, buôn bán trên sông, trồng cây ăn quả. Họ không phải là những cư dân luôn
sống kiểu “bám đất bám làng” như người Việt ở miền Bắc hay miền Trung. Vì
điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh sống nên buộc họ phải thường xuyên di chuyển, do
vậy chính điều này cũng ảnh hưởng đến tính cách của họ. Người Việt ở Nam Bộ
tính tình rất phóng khoáng, chân thành, thật thà, chất phác và đôn hậu: “con trai thì
- 25 -
hào phóng như con nước ròng, nước lớn tràn bờ; con gái thì hiền hậu, ngọt ngào
như xoài Hòa Lộc, bưởi Năm Roi”.[ số 569, 57]
Họ rất chăm chỉ làm ăn nhưng lại không biết tích góp, làm được bao nhiêu thì
tiêu xài hết không giữ lại. Có cái ăn hôm nay thì biết hôm nay “kệ” mai rồi tính.
Chính vì những suy nghĩ như vậy nên họ không tiếc gì khi đãi khách hết tất cả
những gì mình có trong nhà và chữ “nghĩa” của người Nam Bộ cũng là ở đó.
Gia đình của người Việt ở Nam Bộ không phải là một đại gia đình với nhiều
thế hệ sống chung như miền Bắc, cũng không có những luật định, luật tục nghiêm
ngặt, khắt khe, mà chỉ thường là một hộ gia đình nhỏ gồm hai thế hệ hay nhiều nhất
là ba thế hệ sống chung. Phụ nữ vẫn nắm giữ kinh tế gia đình. Đối với những gia
đình làm nghề buôn bán, chài lưới thì thường họ không có đất mà nhà chính là chiếc
ghe, chiếc xuồng trên sông. Chiếc thuyền vừa là nhà, vừa là phương tiện di chuyển
và kiếm sống của cư dân vùng này.
Tuy không quan trọng về nghi lễ và cách thức những người dân nơi đây vẫn có
những tín ngưỡng rất riêng, phù hợp với lối sống của bản thân mình. Họ thờ những
vị thủy thần vì tin rằng các vị sẽ phù hộ cho công việc làm ăn buôn bán trên sông
diễn ra thuận lợi, dễ dàng và hơn hết là các vị sẽ bảo vệ an toàn cho bản thân họ.
Ngƣời Hoa
Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Hán (ngữ hệ Hán –Tạng). Người Hoa chủ yếu
làm nghề buôn bán, trong hoạt động sản xuất kinh doanh họ luôn coi trong chữ “
tín”.
Mặc dù đã sinh sống ở Việt Nam trong một thời gian dài, nhưng người Hoa ở
vùng này vẫn mang rất nhiều đặc điểm của người Trung Hoa truyền thống. Xét về
mối quan hệ xã hội thì vẫn có sự phân hóa sâu sắc và trong mối quan hệ gia đình thì
vẫn mang tính phụ quyền rất cao. Mối quan hệ giữa những người cùng họ được hết
sức coi trọng. Mỗi một dòng họ đều có một từ đường để thờ cúng.
Tuy nhiên, gia đình được xây dựng theo chế độ một vợ một chồng khá bền
vững, không còn giữ chế độ đa thê như trước kia. Về cơ bản họ vẫn lưu giữ được
- 26 -
nét văn hóa bản sắc của dân tộc mình, nhưng cũng có những thay đổi cho phù hợp
với lối sống ở Việt Nam nhất là vùng đất Nam Bộ.
Ngay từ thời Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên đã cho thấy khả năng
biết buôn bán làm ăn của tộc người này, họ rất khôn khéo và linh hoạt trong lĩnh
vực kinh doanh. Tận dụng được những lợi thế và biết tính toán, người Hoa đã khẳng
định được vị thế và vai trò của mình trong xu thế phát triển kinh tế của vùng.
Ngƣời Khmer
Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer. Ngoài hoạt động sản xuất nông
nghiệp lúa nước thì họ còn thạo rất nhiều nghề như đánh cá, dệt vải, làm đường thốt
nốt và làm gốm.
Kỹ thuật gốm đơn giản, công cụ chính là hòn kê, bàn dập, chưa dùng bàn
xoay, không có lò nung cố định, gốm mộc, không màu. Sản phẩm gồm chủ yếu là
đồ gia cụ, tiêu biểu nhất là bếp (cà ràng) và nồi (cà om) rất được người Việt và
người Hoa ở đồng bằng sông Cửu Long ưa dùng. Đây cũng là mặt hàng thường
thấy ở chợ nổi Cái Răng, là những mặt hàng biểu trưng cho nét văn hóa của dân tộc
Khmer sinh sống vùng đất này. [x. tr 81, 20]
Gia đình của người Khmer chỉ là một gia đình nhỏ gồm một vợ một chồng
sống riêng. Tuy nhiên, trong quan hệ gia đình còn nhiều tàn dư của chế độ mẫu hệ,
người phụ nữ vẫn nắm kinh tế gia đình. Về mặt quan hệ xã hội thì phụ nữ Khmer
cũng đã hòa nhập vào cuộc ngày nay hơn, nhiều phụ nữ Khmer hiện nay đang giữ
những chức vụ cao trong các tổ chức của Đảng và chính phủ ta.
Người Khmer trước đây được nhà Nguyễn đặt cho rất nhiều Họ như: Danh,
Diên, Kim, Sơn, Thạch. Và lại cũng có những Họ tiếp thu từ người Hoa và người
Việt như: Trần, Nguyễn, Dương, Trương, Mã, Lí…Nhưng vẫn có những họ thuần
túy khmer như U, Khan, Khum. Tình trạng ngoại tình đa thê, li hôn hoặc loạn luân
giữa những người có huyết thống trực hệ ít khi xảy ra hoặc tuyệt đối nghiêm cấm.
Hôn nhân thường do cha mẹ xếp đặt, có sự thỏa thuận của con cái. Cưới xin trải qua
3 bước: làm mối, dạm hỏi và lễ cưới. [x. tr165, 20]
- 27 -
Chính những dân tộc này đã đóng vai trò như một chủ thể sáng tạo nên chợ nổi
Cái Răng ngày nay.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong nội dung chương này, người viết đã giới thiệu một cách khát quát về chợ
nổi Cái Răng như: Vị trí địa lý, lịch sử hình thành, cấu trúc dân cư vùng chợ nổi Cái
Răng. Đây chính là những tiền đề cơ bản giúp cho việc đi sâu nghiên cứu về chợ nổi
Cái Răng thêm sâu sắc và toàn diện hơn. Tuy chưa có một tài liệu nào cho biết
chính xác thời điểm ra đời chợ nổi nhưng thông qua việc tìm hiểu về quá trình hình
thành chợ người viết cũng đã cung cấp đến độc giả những chi tiết rất quan trọng
trong quá trình hình thành và phát triển của chợ nổi Cái Răng. Đặc biệt, chương một
đã nêu bật được những điểm tương đồng và khác biệt giữa chợ và chợ nổi. Từ đó, sẽ
giúp cho người đọc có thể hình dung ra chợ nổi Cái Răng, đồng thời sẽ cuốn hút
độc giả đi sâu tìm hiểu nội dung chương 2 của đề tài.
- 28 -
CHƢƠNG 2: CHỢ NỔI CÁI RĂNG DƢỚI GÓC NHÌN VĂN
HÓA
2.1 Cách thức hoạt động
2.1.1 Những ngƣời tham gia chợ nổi
Theo Trần Nam Tiến cho rằng:
“ Điểm lý thú của chợ nổi là nơi hội tụ của các loại người tứ xứ đến mua bán,
làm ăn. Từ những người dân bình thường cho đến những người tứ cố vô thân, rời
bỏ quê hương tha phương kiếm sống, với: ki-ốt nổi là chiếc ghe bán hàng hóa, trái
cây, khi thì nơi này, khi thì nơi khác. Chỉ cần có một chiếc ghe và sản phẩm hàng
hóa là có thể hợp chợ mua bán…”
Những người mua bán trên sông chính là chủ thể sản sinh ra chợ nổi, họ
thuộc đủ mọi thành phần và lứa tuổi, từ già trẻ, lớn bé, gái trai tất cả đã góp phần
hình thành nên chợ. Có kẻ mua mới có người bán, có “cầu” mới có “cung”, hai
thành phần bổ sung hỗ trợ cho nhau, góp phần làm nên một diện mạo mới cho chợ
nổi Cái Răng.
2.1.1.1 Giới thƣơng hồ
Cũng giống như những quán xá trên bờ, tiểu thương trên chợ nổi Cái Răng cũng
thuộc nhiều tầng lớp và thuộc nhiều dân tộc khác nhau: có người giàu kẻ nghèo, có
người làm ăn phát đạt nhưng lại cũng có kẻ phải chèo chống gian nan. Những người
đó có thể là người Kinh, người Hoa hay cả người Khmer, mỗi dân tộc có một cách
thức buôn bán kinh doanh khác nhau: người Kinh bán trái cây tự trồng, người Hoa
lại bán những món ăn ngon truyền thống, và người Khmer bán những món đồ thủ
công mỹ nghệ tinh xảo được làm ra từ đôi tay khéo léo của họ. Tất cả những cá thể
này góp phần tạo ra quy luật và cách thức bán buôn ở chợ nổi Cái Răng.
Người bán ở chợ nổi Cái Răng có thể phân thành hai nhóm chính sau:
Nhóm bán thường xuyên: Bao gồm những thương nhân với những thuyền
buôn lớn, những tiểu thương với thuyền buôn nhỏ, những người bán những hàng
hóa dịch vụ ở chợ nổi.
- 29 -
Nhóm bán không thường xuyên: Thường là những thuyền buôn chỉ về chợ nổi
Cái Răng vào những dịp như lễ, tết.
Nhóm bán thƣờng xuyên
Đối với những thƣơng nhân lớn
Thuyền buôn của họ có trọng tải rất lớn, họ đi thu mua những trái cây, rau củ từ
các vựa trái cây quanh vùng, sau đó đem đến chợ nổi bán lại cho những thuyền
buôn nhỏ hơn để kiếm lời. Giá bán lại chỉ cao hơn giá thu mua từ 3-4 ngàn đồng/kg,
tuy nhiên lợi nhuận họ kiếm được rất nhiều vì thường giao dịch hàng hóa với số
lượng lớn.
Thường một thuyền buôn lớn bao gồm khá nhiều người: ngoài chủ thuyền còn
có rất nhiều người làm thuê, chủ yếu là những thanh niên. Những thanh niên này
thường là những người không nhà cửa, không có vốn làm ăn, họ làm công việc
khuân vác thuê để kiếm sống và thường định cư luôn trên những thuyền buôn này.
Vì là những người buôn bán lâu năm, hàng nhiều, vốn lớn nên họ chỉ cần neo
đậu tại chỗ để cho những tàu ghe khác đến nhận hàng. Những thương nhân này có
đời sống kinh tế khá ổn định, ngay cả khi thị trường biến động, họ cũng ít bị ảnh
hưởng vì vẫn có bạn hàng mặc dù mức độ giao dịch hàng hóa có giảm.
Đối với những tiểu thƣơng
Thuyền của họ thường là những ghe, xuồng nhỏ. Họ đi lấy hàng hóa của những
thuyền buôn lớn về bán lại với giá cao hơn để kiếm lời.
Đối với những thuyền buôn này thì chủ yếu là việc kinh doanh nhỏ lẻ của một
người hay của một hộ gia đình. Đôi khi chiếc thuyền này chính là ngôi nhà của họ
với gia đình. Ban ngày, họ dùng nó làm phương tiện buôn bán, tối đến chiếc thuyền
lại chính là mái ấm, nơi vợ chồng con cái quây quần bên nhau.
Vốn kinh doanh thường không lớn, nên khi hàng hóa “rớt giá” họ là người chịu
thiệt hại nhất, nhiều khi trái cây để vài ngày không bán hết họ phải đổ cả một lô
hàng xuống sông. Đời sống của những tiểu thương này rất bấp bênh, không ổn định.
- 30 -
Đối với những xuồng, ghe dịch vụ
Xuồng, ghe của họ rất nhỏ, trước đây chủ yếu là những xuồng ghe “tự chế”
như: xuồng Ba Lá hay ghe Tam Bản.
Chợ nổi hình thành kéo theo nhiều nhu cầu cũng phát sinh: nhu cầu phục vụ cho
những thương nhân và tiểu thương buôn bán trên chợ nổi hay những nhu cầu phục
vụ cho khách du lịch tham quan chợ nổi. Ngay từ buổi đầu chợ nổi Cái Răng mới
bắt đầu hình thành thì các dịch vụ ngày cũng đã xuất hiện, tuy nhiên hiện nay thì
những dịch vụ này không những phát triển mà còn ngày càng đa dạng và hấp dẫn
hơn rất nhiều. Có thể kể đến các dịch vụ như: ghe bán đồ ăn; ghe bán nước uống, cà
phê; ghe bán vé số; ghe bán đồ gia dụng…Họ luôn nắm bắt được những nhu cầu
của khách hàng, để từ đó ngày càng tạo ra những mặt hàng phù hợp với những nhu
cầu đó.
Người buôn bán những loại hàng hóa này chủ yếu là những cư dân sống cạnh
khu vực chợ nổi, họ có nhà cửa ở trên bờ và những chiếc xuồng đơn thuần chỉ là
phương tiện làm ăn buôn bán. Đời sống luôn ổn định và có phần sung túc, những
biến động của giá cả hàng hóa ở chợ nổi không tác động đến đời sống của họ.
Nhóm bán không thƣờng xuyên
Những người buôn bán này thường từ nơi khác đến, họ không buôn bán cố định
ở một nơi nào, có khi buôn bán ở chợ này, khi thì đến chợ khác, tùy từng mặt hàng
và thị trường mà họ đến.
Những thương nhân này chủ yếu xuất hiện ở chợ nổi Cái Răng vào những dịp
lễ, tết. Đây là thời điểm nhu cầu tiêu dùng tăng cao, đến chợ nổi Cái Răng vào lúc
này sẽ dễ dàng tiêu thụ sản phẩm và thu về lợi nhuận cao. Chính những thương
nhân này cũng đã góp phần làm cho những mặt hàng ở chợ nổi thêm đa dạng và
phong phú hơn. Nếu đến chợ nổi Cái Răng vào dịp tết, thì mặt hàng mà họ đem
đếm chủ yếu là những loại hoa và đồ dùng phục vụ ngày tết như: hoa Cúc, hoa Huệ,
hoa Hồng, hoa Mai…Ngoài ra, còn có: vàng mã, quần áo mới và nhiều mặt hàng tết
khác nữa.
- 31 -
2.1.1.2 Ngƣời Mua
Một thành phần cũng không thể thiếu góp phần hình thành nên chợ nổi, đó
chính là người mua. Người mua tiêu thụ hàng hóa, tiêu thụ càng nhiều thì đòi hỏi
khối lượng hàng hóa cung cấp càng lớn, từ đó người nông dân tăng năng suất cây
trồng, giới thương hồ bán thêm nhiều hàng, việc buôn bán ở chợ nổi Cái Răng càng
thêm tấp nập, đời sống và nhu cầu càng tăng cao, thúc đẩy nền kinh tế nơi đây ngày
càng phát triển hơn nữa.
Có thể chia người mua ở chợ nổi Cái Răng thành hai nhóm chính:
Nhóm người dân địa phương
Nhóm khách du lịch
Nhóm ngƣời dân địa phƣơng
Đây là một thành phần chiếm số lượng lớn, trực tiếp và thường xuyên tiêu thụ
một khối lượng hàng hóa lớn cho chợ nổi Cái Răng.
Nhóm khách du lịch
Bao gồm cả khách trong và ngoài nước. Họ đến chợ nổi Cái Răng theo những
tour du lịch là chủ yếu. Đôi khi, một số người đi với hình thức tự do hay các nhà
nghiên cứu, học sinh, sinh viên để tìm hiểu về nét văn hóa, sinh hoạt và các thức
mua bán trên chợ nổi Cái Răng.
Tuy không phải là người tiêu thụ sản phẩm thường xuyên, nhưng chính họ là
một nhân tố quan trọng để làm cho chợ nổi Cái Răng ngày càng được nhiều người
biết đến, ngày càng thu hút lượng khách đến tham quan và mua sắm nhiều hơn.
2.1.2 Thời gian hoạt động
Từ 3h sáng mỗi ngày, hoạt động mua bán giao thương ở chợ đã diễn ra khá
nhộn nhịp và kéo dài tới hơn 10h sáng. Từ sáng tinh mơ hàng trăm tàu du lịch từ
bến Ninh Kiều nườm nượp đổ về đây. Nhiều du khách đến đây không chỉ thích thú
bởi những cây bẹo cao chót vót treo lỉnh kỉnh rau, củ, cây trái trên từng chiếc ghe để
quảng cáo mặt hàng họ đang bán mà còn khá ngỡ ngàng trước cảnh những người
nông dân chuyển hàng tung hứng như là những nghệ sĩ đang làm xiếc. [61]
- 32 -
Khi nhắc đến chợ nổi, thì hầu hết chúng ta chỉ đơn thuần nghĩ rằng chợ nổi
diễn ra vào lúc hừng đông, nhưng nếu nói rằng để cảm nhận được một cách rõ nét
và đầy đủ về chợ nổi thì chúng ta còn phải tìm hiểu về chợ nổi vào ban đêm nữa.
Chợ nổi ban đêm thì hầu như chỉ gói gọn trong phạm vi của giới thương hồ, vì
khoảng thời gian này, các giao dịch mua bán chỉ còn một ít, lẻ tẻ. Hầu hết các chủ
ghe đều nghỉ ngơi sinh hoạt gia đình và vui chơi theo cách riêng của họ. Thỉnh
thoảng có một chiếc ghe vừa tắt máy, đậu lại, thả neo nghỉ đêm chờ con nước lớn
hoặc chở hàng rau, quả từ nhà vườn ra chờ bán ở phiên chợ sáng mai.
Hoạt động rõ nét và dai dẳng nhất phải kể đến đó chính là những ghe dịch vụ,
họ bán đầy đủ các loại thức ăn suốt đêm và lúc nào cũng còn nóng hổi.
Tuy đôi khi có một số khách du lịch muốn khi tham quan, để tận hưởng cái
hương vị lạ lùng êm ả của miền sông nước lúc về đêm cũng như tìm hiểu đời sống
của người dân nơi đây trên một số thuyền dịch vụ, nhưng điều này rất hiếm thấy vì
chợ nổi ban đêm vẫn còn ở dạng cá biệt, chưa có tour riêng. Việc tổ chức đưa đón
du khách cũng như giao lưu với giới thương hồ ở chợ nổi ban đêm còn chưa được
nghiên cứu cũng như chưa đưa loại hình này trở thành một sản phẩm du lịch thật sự.
Đối với chợ nổi ban đêm là vậy, còn chợ nổi Cái Răng vào lúc hừng đông sẽ ra
sao?
Thời điểm tham quan chợ nổi thích hợp nhất là khoảng 6-7h sáng, vì đây là
thời điểm chợ nổi Cái Răng đông đúc nhất, hàng trăm thuyền bè, ghe xuồng tập nập
kéo về, tiếng máy nổ, tiếng rao hàng, tiếng thuyền bè va đập vào nhau, tiếng sóng
vỗ, tiếng người mua kẻ bán…huyên náo cả một vùng, nhưng có như thế mới là chợ
nổi.
Chợ nổi Cái Răng cũng như nhiều chợ nổi khác không hoạt động và hoạt động
rất ít vào các ngày: Tết Âm Lịch (mồng 1 và mồng 2 tết), Tết Đoan Ngọ (mồng 5
tháng 5 âm lịch). Tuy nhiên, vào những ngày giáp tết chợ lại hoạt động vô cùng
nhộn nhịp, ngoài những mặt hàng thường thấy, còn có thêm một số loại mới phục
vụ cho ngày tết, hoa là mặt hàng được bán nhiều nhất vào thời điểm này.
- 33 -
Hình 2.1: Sắc xuân trên chợ nổi Cái Răng
[Nguồn: Gia Thọ]
2.1.3 Không gian chợ nổi
Cùng với sự ra đời của các chợ như Ngã Bảy, Ngã Năm, Cái Bè… chợ nổi Cái
Răng đã cho thấy tính hoàn thiện của các kiểu cách nhóm chợ trên sông với quy mô
rộng lớn, số lượng tàu ghe đến buôn bán gấp bội lần so với các chợ trước đây.
Theo ước tính thì hàng ngày trung bình chợ nổi đón hàng chục thuyền đưa du
khách đến tham quan, chưa kể số lượng ghe tụ tập buôn bán kéo dài làm nhộn nhịp
cả một khúc sông. Đặc biệt vào những ngày giáp tết thì có khả năng tới vài trăm
thuyền tới chợ nổi Cái Răng, kéo dài tới cả hơn hai cây số. Ngay tâm điểm của chợ,
mật độ mua bán chật kín, khiến việc mua bán đường dài luôn bị nạn kẹt tàu. Nếu
tính từ âm điểm sức lan tỏa chợ nổi này lấn ra gần giữa sông, diện tích mặt nước vô
cùng rộng lớn.
Góp phần làm cho quy mô không gian chợ nổi thêm phần nhộn nhịp, đó chính
là sự xuất hiện nhiều dịch vụ đi kèm như: trạm xăng dầu nổi, xưởng sửa máy nổi,
tiệm may nổi…và các ghe ẩm thực buôn bán suốt ngày đêm.
- 34 -
Hình 2.2: Sớm mai trên chợ nổi Cái Răng
[Nguồn: Tác giả ]
2.1.4 Phƣơng tiện, các loại hàng hóa và dịch vụ trên chợ nổi Cái Răng
2.1.4.1 Phƣơng tiện
Vùng đồng bằng sông Cửu Long vốn là vùng sông nước với kênh rạch chằng
chịt, phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền bè. Thuyền bè ngoài chức năng là phương
tiện đi lại, vận chuyển, đánh bắt thủy sản, thông tin liên lạc, nó còn là một sản phẩm
văn hóa độc đáo gắn liền với phong tục tập quán, lễ nghi về sông nước. Đặc biệt khi
nhắc đến chợ nổi miền Tây Nam Bộ thì vai trò của chiếc thuyền lại càng trở nên
quan trọng hơn bao giờ hết. Không chỉ là phương tiện mà nó còn là một “căn nhà di
động” trên sông của họ.
Ban đầu ghe thuyền của cư dân chợ nổi rất đơn sơ với những chiếc xuồng Ba
Lá có tay chèo, nhưng hiện nay ở chợ nổi Cái Răng cũng như nhiều chợ nổi khác đã
xuất hiện các ghe xuồng đủ loại: từ xuồng con cho tới Tam Bản, ghe chài, Cà
Dom…phục vụ cho hoạt động chợ nổi diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn. Trước
1945 ghe xuồng ở Nam Bộ chủ yếu là bơi chèo thì hiện nay trên 70% đều chạy bằng
máy.[x. Hoài Phương, số 568]
- 35 -
Có những chiếc thuyền buôn lớn đậu cố định một chỗ để các ghe nhỏ đến lấy
hàng, xuồng bán quýt, xuồng bán vú sữa Lò Rèn…hay các xuồng dịch vụ cà phê,
hủ tiếu…Qua đây là mới thấy chợ nổi đúng là bức tranh muôn màu muôn mặt, tuy
có những hạn chế so với các chợ trên bờ, nhưng phần nào đã đáp ứng được những
nhu cầu thiết yếu cho một bộ phận cư dân vùng sông nước, đặc biệt nó đã đem lại
những nét văn hóa độc đáo hấp dẫn mà những chợ trên bờ không có được. Làm
được tất cả những điều này thì vai trò của những chiếc xuồng, bè, thuyền là rất lớn
hay nói đúng hơn là không thể thiếu thuyền bè trên chợ nổi.
Nếu không có thuyền bè, thì sẽ không còn là chợ nổi nữa rồi, chợ nổi Cái Răng
chỉ tồn tại đúng nghĩa khi người dân nơi đây vẫn xem chiếc thuyền như một vật
quan trọng không thể thiếu, cũng giống như người nông dân miền Bắc không thể
thiếu con trâu hay cái cày thì người Cái Răng cũng không thể bỏ quên chiếc thuyền
của họ.
Chú ý một chút, ta sẽ thấy những chiếc thuyền đến họp chợ ở Cái Răng đều có
nguồn gốc xuất xứ riêng, chúng ta có thể biết được những chiếc thuyền này xuất
phát từ tỉnh nào tới bằng việc nhìn vào những ký hiệu trên thuyền như: VL 8684,
LA 03500, CT 44153, AG 0206…VL-Vĩnh Long, LA-Long An, CT-Cần Thơ, AG-
An Giang… Mặc dù vậy, khi đến chợ nổi Cái Răng chúng ta cũng không phải thấy
toàn bộ hệ thống thuyền bè ở đây có biển số, đơn giản vì có những chiếc xuồng nhỏ
chỉ phục vụ ăn uống, giải khát và họ ở ngay tại Cái Răng, đó có thể là những chiếc
xuồng Ba Lá do người dân tự tạo ra nên họ không đăng ký để lấy số hiệu. Như vậy,
tuy không phải chịu sự quản lý chặt chẽ như chợ trên bờ, nhưng trên chợ nổi vẫn có
một số ràng buộc nhất định.
- 36 -
Hình 2.3: Thuyền buôn đến từ tỉnh Long An
[Nguồn:Tác giả ]
Hình 2.4: Thuyền buôn đến từ tỉnh Kiên Giang
- 37 -
[Nguồn: angvietonline.vn]
2.1.4.2 Các loại hàng hóa và dịch vụ.
Hàng Hóa
Hàng hóa của chợ nổi Cái Răng vô cùng phong phú và đa dạng, ngay từ thời xa
xưa hàng hóa nơi đây đã không chỉ phục vụ cho giới thương hồ mà còn cung ứng
cho người dân địa phương khu vực này. Trong thời kỳ phát triển nền kinh tế thị
trường như hiện nay, thì chợ nổi Cái Răng cũng đã có những bước chuyển mình rất
lớn để đáp ứng với nhu cầu của hiện tại. Tuy chưa thể nói rằng chợ trên bờ có cái gì
thì ở chợ nổi Cái Răng có tất cả những thứ đó, mặc dù vậy chúng ta vẫn phải thừa
nhận rằng với đều kiện di chuyển khó khăn trên sông nước mà bộ phận cư dân vùng
đồng bằng sông Cửu Long này đã làm được những điều như vậy đã là một thành
quả đáng ghi nhận, góp phần vào việc làm đa dạng hóa phương thức mua bán đơn
điệu đã có từ bao đời.
Đến chợ nổi Cái Răng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những nhóm hàng chủ
yếu có mặt ở đây như sau:
Nhóm hàng trái cây
Đây là mặt hàng chủ lực ở chợ nổi Cái Răng, vì nằm gần những vựa trái cây,
giao thông đường thủy thuận lợi hơn so với những chợ nổi khác nên trái cây được
đưa về chợ nổi Cái Răng rất nhiều với đủ màu sắc và chủng loại như: Sầu riêng,
măng cụt, chôm chôm, cóc, ổi, xoài, mận…Tuy nhiên, trái cây được bán ở chợ nổi
Cái Răng cũng phân theo mùa, nếu mùa xoài thì ta thấy xoài là loại trái cây được
bán nhiều nhất, hay mùa nhãn thì bán nhiều nhất, rồi chôm chôm hay vũ sữa. Vì
vậy, khi nhìn vào cách buôn bán của họ ta có thể dễ dàng nhận biết đang là mùa của
loại trái cây gì.
Nhóm hàng rau, củ
Đây là mặt hàng chiếm số lượng lớn trên các ghe thuyền ở chợ nổi Cái Răng. Vì
là những mặt hàng thiết yếu được sử dụng cho những bữa ăn hàng ngày của con
người nên lượng tiêu thụ mặt hàng này rất lớn. Những nông sản chủ yếu ở đây như:
củ sắn, khoai lang, củ mì, đu đủ, bầu bí, mía…
- 38 -
Nhóm hàng bông, kiểng
Chỉ có mặt trên chợ nổi Cái Răng vào dịp Tết Nguyên Đán. Khoảng 20 tháng
chạp trở đi, các ghe bán bông tươi xuất hiện với nhiều chủng loại, màu sắc rực rỡ.
Nhưng nhiều nhất là các chậu mai vàng, hoa đào, vạn thọ…và những loại hoa
thường được sử dụng trong ngày tết. Vào những ngày giáp Tết, đến chợ nổi Cái
Răng có thể nói mặt sông tràn ngập hoa. Tuy là mặt hàng chỉ xuất hiện mỗi năm
một lần nhưng nhóm hàng bông, kiểng này lại là mặt hàng tiêu thụ nhanh nhất, với
số lượng đưa về nhiều nhưng chỉ trong vài ngày là giới thương hồ đã bán hết, và
hiếm khi xảy ra tình trạng ế hàng, tồn hàng.
Nhóm hàng thủ công, gia dụng
Mang đến chợ nổi Cái Răng với một số lượng lớn với nhiều chủng loại như:
chén, đĩa, lu, hũ, kiệu…hay cả những dụng cụ đánh bắt cá được mang từ những
làng nghề gần đây như: rổ, thúng, nia, lờ, lợp…Nhóm hàng này có thể được lấy từ
những nơi khác chuyển tới, nhưng chủ yếu là do những cư dân sinh sống ở khu vực
gần đó làm ra mang đến chợ nổi Cái Răng tiêu thụ. Nổi tiếng nhất đó chính là
những “cà ràng” của người dân Khmer, chúng đã có mặt trên chợ nổi từ rất lâu và
đến nay những cà ràng này vẫn đang là một mặt hàng chủ lực ở chợ nổi Cái Răng.
Nhóm hàng thực phẩm và động vật
Cũng hết sức phong phú và đa dạng. Trước kia, khi chợ nổi Cái Răng mới ra
đời, ở nơi đây còn bán rất nhiều những mặt hàng quý giá như: mật ong, sáp ong, kỳ
đà, chuột, trăn, và một số loài chim quý như le le, gà nước, bìm bịp…Nhưng hiện
nay, thì chỉ còn một số mặt hàng như ghe mắm đồng, ghe ba khía, ghe mắm ruốt,
ghe khô cá biển là thường xuất hiện mà thôi. [x. tr 39, 19]
Nhóm hàng gia dụng thiết yếu
Bao gồm từ những vật dụng to, đắt giá cho đến những vật dụng nhỏ rẻ tiền như:
vải, xà bông, dép, guốc, nồi, niêu, xoong, chảo và cả cây kim, sợi chỉ cũng được
bán ở đây. Những mặt hàng này có thể được bày bán ở những ghe tạp hóa nổi đậu
tại chỗ hoặc những ghe hàng lưu động. Đôi khi, còn có một số ghe xuồng bán thuốc
- 39 -
Bắc, thuốc Tây để trị bệnh, sẵn sàng giúp những người đi đường sông bị đau yếu
bất ngờ.
Hàng hóa chợ nổi Cái Răng tuy đa dạng nhưng tùy loại mặt hàng, tùy từng thời
điểm mà giới thương hồ mới đem về bán. Chỉ mặt hàng nào có khả năng tiêu thụ,
họ mới đưa tới hoặc mua chở đi. Tuy nhiên, có một mặt hàng mà ta không bao giờ
thấy ở chợ nổi Cái Răng đó chính là lúa gạo. Bởi đó là lĩnh vực kinh doanh lúa
chuyên nghiệp của các thương lái gắn liền với các chợ gạo và các nhà máy xay,
chành lúa trên bờ. [x. tr 41, 19] 
Dịch vụ
Bên cạnh hàng hóa phong phú về số lượng và chất lượng thì các dịch vụ cũng
đa dạng và hấp dẫn không kém. Đây là hoạt động hỗ trợ, cung ứng cho nhu cầu dịch
chuyển, sinh hoạt, cư trú ngắn hạn của giới thương hồ, nâng cao giao dịch mua bán
tại chợ nổi Cái Răng. Tuy mới chỉ xuất hiện vài năm trở lại đây, nhưng các dịch vụ
này cũng đã đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của chợ nổi Cái Răng,
giúp chợ nổi Cái Răng bắt nhịp được với xu thế hiện đại của cuộc sống.
Một số dịch vụ nổi tiếng ở chợ nổi Cái Răng như:
Ghe bán đồ ăn, thức uống
Đây là loại hình dịch vụ phổ biến nhất ở chợ nổi Cái Răng hiện nay, lúc mới ra
đời những ghe dịch vụ này chỉ bán một số thức ăn đơn giản, gọn nhẹ nhưng bắt nhịp
với cuộc sống hiện đại ngày nay, khi mà những yêu cầu của con người mỗi lúc một
cao hơn, thì những dịch vụ này cũng ngày càng đa dạng hóa hơn như: Ghe bán hủ
tiếu, bán cháo, bán cơm, có ghe bán bún mắm, bún riêu…lại có ghe bán cà phê,
nước ngọt. Một số ghe còn bán cả đồ nhậu như hột vị lộn, lòng heo, cá khô và rượu
đế. Tất cả những đồ ăn này đều được chế biến trực tiếp trên ghe vừa nóng lại thơm
ngon. Thật thú vị khi được tận hưởng một tô bún riêu hay thưởng thức cái hương vị
cà phê nồng nàn ngay trên sóng nước Hậu Giang này. Ngoài ra, còn một số ghe bán
thịt heo, thịt gà hay thịt vịt làm sẵn…để phục vụ cho những bữa cơm của những gia
đình thương hồ sống ngay trên khu vực chợ nổi Cái Răng, họ khỏi mất công phải
lên bờ mà vẫn có những bữa cơm thịnh soạn với đầy đủ thịt cá, rau củ.
- 40 -
Hình 2.5: Ghe dịch vụ bán hủ tiếu
[Nguồn: Tác giả ]
Trạm bán xăng nổi
Nếu trước kia ghe xuồng ở chợ nổi Cái Răng chủ yếu là những chiếc xuồng Ba
Lá có tay chèo thì ngày nay hầu như đã đều chạy bằng máy, như thế xăng dầu sẽ
cung cấp cho những phương tiện trên sông này di chuyển như thế nào? Đồng nghĩa
với việc này là sự xuất hiện của những trạm xăng nổi. Đó thường là những ghe có
trọng tải rất lớn, đậu cố định tại một chỗ, có thể chứa từ 5- 10 ngàn lít xăng, để cung
ứng cho tất cả các thuyền bè di chuyển trên khu vực chợ nổi Cái Răng. [x. tr 42, 19]
Bên cạnh những trạm xăng nổi với trữ lượng xăng lớn thì còn có nhiều ghe
xăng dầu nhỏ lưu động luôn có mặt trên sông, ai cần chỉ kêu một tiếng là sẵn sàng
đáp ứng.
- 41 -
Hình 2.6: Trạm xăng nổi
[Nguồn: Tác giả ]
Dịch vụ du thuyền
Theo một số tài liệu ghi chép lại, từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX đã xuất hiện
hình thức dịch vụ đưa khách tham quan trên sông nhưng đó mới là những ghe đò
thô sơ, lạc hậu chưa được đầu tư một cách triệt để, phải đến khoảng mấy chục năm
trở lại đây được sự khuyến khích của chính quyền địa phương và ngành du lịch nên
chất lượng của các du thuyền này đã được cải thiện đáng kể: tiện nghi hơn, sạch sẽ
hơn. Mỗi thuyền có trọng tải từ 1-2 tấn có sức chứa từ 40- 50 khách. [x. tr 43, 19]
Đây được đánh giá là một dịch vụ hấp dẫn, thu hút số lượng khách tham quan
trên chợ nổi nhiều nhất và mang lại nguồn thu nhập lớn nhất so với các dịch vụ
khách.
- 42 -
Hình 2.7: Du thuyền trên chợ nổi Cái Răng
[Nguồn:Tác giả ]
Ngoài ra thì còn rất nhiều dịch vụ khác xuất hiện như: đò ngang, tiệm may nổi,
tiệm cân nổi, tiệm sửa máy nổi… nhằm đáp ứng những nhu cầu của khách hàng, có
thể nói rằng vì với đầu óc của những con người luôn muốn tiếp thu những cái mới
nên người dân vùng sông nước này luôn luôn nắm bắt kịp thời những xu thế của
thời đại, từ đó thay đổi hình thức mua bán cho phù hợp. Với phương châm hoạt
động là “bán cái khách hàng cần chứ không phải bán những gì mình có” nên hình
thức mua bán ở chợ nổi Cái Răng cũng như nhiều chợ nổi khác luôn thu hút khách
du lịch trong và ngoài nước, trở thành một loại hình kinh doanh độc đáo có một
không hai ở nước ta.
- 43 -
2.2 Nét sinh hoạt văn hóa chợ nổi Cái Răng
2.2.1 Cây Bẹo-Cách thức rao hàng độc đáo
“ Cây trái rộn ràng từ vườn nhà em
Gọi ta dậy từ nửa đêm về sáng
Cắm cây sào tre bẹo hình beo dạng
Xôn xao xuồng ghe họp chợ chòng chành”.
Những câu thơ của Nguyễn Kim đã gợi ra một khung cảnh rộn ràng, nhộn nhịp
với những âm thanh mang âm hưởng đậm nét của miền quê sông nước. Ta đã thấy
thấp thoáng bóng dáng của cậy bẹo-một hình thức quảng cáo vô cùng độc đáo của
vùng đất và con người nơi đây.
Cây bẹo là một loại cây giống như cây sào, thường được làm bằng tre, treo ở
đầu ghe, ở trên đó người ta sẽ treo những loại hàng muốn bán, người mua chỉ cần
nhìn vào cây bẹo để tìm hàng như mong muốn. Đây là một hình thức tiếp thị không
tốn nhân lực mà lại dễ nhận biết, mỗi khi hết hàng người bán chỉ cần rút cây bẹo
xuống là được.
Không ai biết cây bẹo xuất hiện từ lúc nào, nhưng khi “bước” vào chợ nổi thì
cây bẹo là điểm ngắm đầu tiên của bạn hàng để xác định loại hàng mình cần mua.
Tra cứu rất nhiều từ điển Tiếng Việt không thấy có từ bẹo. Trong sách của nhà
nghiên cứu về Nam bộ như Vương Hồng Sển hay Sơn Nam …cũng không có sự
giải thích về từ ngữ này. Tuy nhiên, theo một số lý giải gần đây thì từ bẹo có lẽ xuất
phát từ lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân Nam bộ: “mày đừng bẹo gan tao
nghe!” hoặc “chiều nào con nhỏ đó cũng bẹo bẹo trước mặt mình”. Vậy thì “bẹo” ở
đây có nghĩa là “trêu gan”. Vô hình chung từ “bẹo” trở thành hình thức “quảng bá
thương hiệu” không hơn, không kém và chắc có lẽ cây bẹo ra đời từ đó.[x. tr 50,
19]
Buổi sáng khi đến chợ nổi Cái Răng, ta thấy vô số những cây bẹo nhô lên
như những cây phi lao vươn mình khỏi mặt nước. Mỗi cây bẹo đều có ý nghĩa
tượng trưng cho mặt hàng mà người ta muốn bán, đủ kiểu, đủ loại như: bẹo bầu,
bẹo chuối, bẹo dưa hấu, chôm chôm hay mãng cầu…Sự đa dạng về màu sắc và
- 44 -
chủng loại của những rau củ trái cây treo trên cây bẹo, càng làm cho khung cảnh
chợ nổi Cái Răng thêm sinh động và vui mắt.
Mặc dù, người dân “treo gì bán đó” thông qua những cây bẹo, tuy nhiên có ba
trường hợp ngoại lệ:
“Cái gì treo mà không bán?” Chính là quần áo. Vì sống bằng nghề thương hồ,
chiếc ghe vừa là phương tiện làm ăn nhưng cũng chính chiếc ghe lại là tổ ấm của
họ, nên họ sinh hoạt ăn ở ngay trên chiếc ghe của mình, vậy nên quần áo mỗi khi
giặt xong là được treo ngay trên chiếc ghe nhờ những luồng gió mát trên sông Hậu
thổi vào để sớm mai có quần áo mặc. Do đó, đây là một thứ treo nhưng không bán
được.
Hình 2.8: Quần áo treo mà không bán
[Nguồn:Tác giả ]
“Cái gì bán mà không treo?” Chính là các thuyền bán đồ ăn uống và nước giải
khát. Những thứ này không thể treo lên được. Vì trên sóng nước nếu treo những sản
phẩm này lên thì rất dễ vỡ mà không được an toàn, mặt khác nếu là đồ ăn như tô hủ
tiếu hay bún thì khó có thể chỉ dùng một vật treo lên mà có thể biểu thị thứ mình
muốn bán cho khách biết được.
- 45 -
Hình 2.9: Nƣớc uống bán nhƣng không treo
[Nguồn:Tác giả ]
“Cái gì mà treo cái này, bán cái khác?” Chính là treo lá dừa nhưng lại bán
thuyền. Người dân muốn bán ghe xuồng của họ thường treo lên thuyền một cây sào,
trên đó có gắn một miếng lá dừa. Vì cây dừa là loại cây đặc trưng cho vùng đất
Nam Bộ nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long này, nên mái nhà của người
Nam Bộ thường lợp bằng lá dừa. Vì vậy khi muốn bán chiếc thuyền có nghĩa là họ
muốn bán nhà của mình. Do vậy, treo lá dừa lên là hợp lý hơn cả.
- 46 -
Hình 2.10: Treo lá dừa để bán thuyền
[Nguồn: web.soctrang.gov.vn]
“Cây bẹo ngoài chức năng quảng cáo, cặm xuồng, nó còn dùng để chống ghe
luồn lách trong những con sông, rạch nhỏ và cũng còn là một “trường côn” để
chống chọi đám cướp cạn đang trực chờ nơi bụi hoang bờ vắng”[73].
Không những thế, về mặt mỹ thuật, cây bẹo còn vô tình điểm tô thêm cho toàn
cảnh chợ nổi Cái Răng những đường nét, màu sắc, dáng vóc…một vẻ đẹp lạ lùng
trên sông nước.
Cây bẹo từ khi ra đời cho đến nay hình như chưa có một hình thức nào có thể
thay thế được cây bẹo về hình thức quảng cáo. Có lần tại chợ nổi Cái Răng, một số
ghe thương hồ đã thử không dùng đến cây bẹo vì thấy nó quá lỉnh kỉnh nhưng họ lại
bị mấy bạn hàng nhắc: “Đồ mà không bẹo lên thì ma mới biết bán gì”. Theo nhiều
nhà nghiên cứu nhận xét: “Cây bẹo ở chợ nổi là một sự sáng tạo đặc sắc; một nét
văn hóa tiếp thị và quảng cáo ra đời rất sớm trên sông nước. Nó vừa đậm nét
truyền thống dân gian, vừa mang giá trị thời đại”. Trải qua bao biến đổi thăng
trầm, cây bẹo vẫn là nét văn hóa quảng cáo duy nhất, độc đáo nhất và lâu đời nhất
trên sông nước Nam bộ.[x. tr 52-53, 19]
2.2.2 Văn hóa thƣơng hồ
Theo Đinh Văn Liên trong Đặc điểm văn hóa phi vật thể của vùng đất
phương Nam nhận xét:
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY

More Related Content

What's hot

Bài Giảng Tổ Chức Sự Kiện
Bài Giảng Tổ Chức Sự KiệnBài Giảng Tổ Chức Sự Kiện
Bài Giảng Tổ Chức Sự KiệnHoàng Mai
 
Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam
Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đến Việt NamNghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam
Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đến Việt Namluanvantrust
 
Marketing dịch vụ - Xây dựng chiến lược marketing cho công ty du lịch Young T...
Marketing dịch vụ - Xây dựng chiến lược marketing cho công ty du lịch Young T...Marketing dịch vụ - Xây dựng chiến lược marketing cho công ty du lịch Young T...
Marketing dịch vụ - Xây dựng chiến lược marketing cho công ty du lịch Young T...Ngọc Hưng
 
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH D...
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH D...NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH D...
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH D...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAYKhóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Bài Giảng Tổ Chức Sự Kiện
Bài Giảng Tổ Chức Sự KiệnBài Giảng Tổ Chức Sự Kiện
Bài Giảng Tổ Chức Sự Kiện
 
Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam
Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đến Việt NamNghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam
Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam
 
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOTLuận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
 
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
 
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng HớiLv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
 
Marketing dịch vụ - Xây dựng chiến lược marketing cho công ty du lịch Young T...
Marketing dịch vụ - Xây dựng chiến lược marketing cho công ty du lịch Young T...Marketing dịch vụ - Xây dựng chiến lược marketing cho công ty du lịch Young T...
Marketing dịch vụ - Xây dựng chiến lược marketing cho công ty du lịch Young T...
 
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH D...
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH D...NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH D...
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH D...
 
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
 
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAYKhóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
 
Báo cáo thực tập, kiến tập tại công ty du lịch, lữ hành, Nhật ký thực tập, HAY
Báo cáo thực tập, kiến tập tại công ty du lịch, lữ hành, Nhật ký thực tập, HAYBáo cáo thực tập, kiến tập tại công ty du lịch, lữ hành, Nhật ký thực tập, HAY
Báo cáo thực tập, kiến tập tại công ty du lịch, lữ hành, Nhật ký thực tập, HAY
 
Lập kế hoạch marketing cho khách sạn Vinpearl Resort Phú Quốc trong năm 2015
Lập kế hoạch marketing cho khách sạn Vinpearl Resort Phú Quốc trong năm 2015 Lập kế hoạch marketing cho khách sạn Vinpearl Resort Phú Quốc trong năm 2015
Lập kế hoạch marketing cho khách sạn Vinpearl Resort Phú Quốc trong năm 2015
 
Báo cáo thực tập quy trình phục vụ ăn uống tại nhà hàng khách sạn
Báo cáo thực tập quy trình phục vụ ăn uống tại nhà hàng khách sạnBáo cáo thực tập quy trình phục vụ ăn uống tại nhà hàng khách sạn
Báo cáo thực tập quy trình phục vụ ăn uống tại nhà hàng khách sạn
 
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.docLuận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
 
Đề tài du lịch: Thiết kế Tour du lịch cho người cao tuổi, 9 ĐIỂM, HAY!
Đề tài du lịch: Thiết kế Tour du lịch cho người cao tuổi, 9 ĐIỂM, HAY! Đề tài du lịch: Thiết kế Tour du lịch cho người cao tuổi, 9 ĐIỂM, HAY!
Đề tài du lịch: Thiết kế Tour du lịch cho người cao tuổi, 9 ĐIỂM, HAY!
 
Báo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đ
Báo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đBáo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đ
Báo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đ
 
Giải pháp nhằm thu hút khách đến khu chơi giải trí Công Viên Nước, HAY!
Giải pháp nhằm thu hút khách đến khu chơi giải trí Công Viên Nước, HAY!Giải pháp nhằm thu hút khách đến khu chơi giải trí Công Viên Nước, HAY!
Giải pháp nhằm thu hút khách đến khu chơi giải trí Công Viên Nước, HAY!
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
 
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đLuận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
 
Đề tài hoạt động chăm sóc khách hàng công ty du lịch, HAY!
Đề tài hoạt động chăm sóc khách hàng công ty du lịch, HAY!Đề tài hoạt động chăm sóc khách hàng công ty du lịch, HAY!
Đề tài hoạt động chăm sóc khách hàng công ty du lịch, HAY!
 

Similar to Đề tài thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY

Khóa Luận Tìm Hiểu Ẩm Thực Đường Phố Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Phục Vụ Phát T...
Khóa Luận Tìm Hiểu Ẩm Thực Đường Phố Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Phục Vụ Phát T...Khóa Luận Tìm Hiểu Ẩm Thực Đường Phố Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Phục Vụ Phát T...
Khóa Luận Tìm Hiểu Ẩm Thực Đường Phố Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Phục Vụ Phát T...sividocz
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyênNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyênMan_Ebook
 
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA, CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA, CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...Chau Duong
 
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt namTh s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đề tài thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY (20)

Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOTĐề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
 
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAYĐề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
 
Khóa Luận Tìm Hiểu Ẩm Thực Đường Phố Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Phục Vụ Phát T...
Khóa Luận Tìm Hiểu Ẩm Thực Đường Phố Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Phục Vụ Phát T...Khóa Luận Tìm Hiểu Ẩm Thực Đường Phố Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Phục Vụ Phát T...
Khóa Luận Tìm Hiểu Ẩm Thực Đường Phố Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Phục Vụ Phát T...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đĐề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, HOTĐề tài: Giải pháp phát triển du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, HOT
 
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...
 
Luận văn: Tổ chức du lịch An Giang theo hướng phát triền bên vững
Luận văn: Tổ chức du lịch An Giang theo hướng phát triền bên vữngLuận văn: Tổ chức du lịch An Giang theo hướng phát triền bên vững
Luận văn: Tổ chức du lịch An Giang theo hướng phát triền bên vững
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyênNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
 
Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối điểm 8
Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối  điểm 8Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối  điểm 8
Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối điểm 8
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại TP Trà Vinh, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại TP Trà Vinh, HOTLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tại TP Trà Vinh, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại TP Trà Vinh, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
 
Khai thác các điều kiện tự nhiên tổ chức cảnh quan đô thị Đà Lạt
Khai thác các điều kiện tự nhiên tổ chức cảnh quan đô thị Đà LạtKhai thác các điều kiện tự nhiên tổ chức cảnh quan đô thị Đà Lạt
Khai thác các điều kiện tự nhiên tổ chức cảnh quan đô thị Đà Lạt
 
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
 
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA, CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA, CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...
 
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOTĐề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
 
Luận văn: Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn: Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Việt NamLuận văn: Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn: Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam
 
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt namTh s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đề tài thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY

  • 1. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban lãnh đạo khoa và cùng toàn thể thầy cô khoa Đông Phương trường Đại học Lạc Hồng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập và nghiên cứu đề tài. Con xin cảm ơn cha mẹ đã luôn động viên, khuyến khích con trong suốt thời gian qua. Cha mẹ đã luôn ở bên con những lúc con mệt mỏi và chán nản, cho con những lời khuyên và giúp con vững tin nên con mới có thể có ngày hôm nay. Người đặc biệt em muốn gửi tới lời cám ơn chân thành đó chính là Ths. Phạm Thị Bích Hằng, cô đã trực tiếp chỉ dẫn và đưa ra những gợi ý giúp cho bài báo cáo của em hoàn thành đúng thời điểm. Nhưng do năng lực còn hạn chế bài báo cáo của em còn nhiều thiếu sót nên mong thầy cô đóng góp ý kiến giúp đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! SVTT Nguyễn Thị Hương
  • 2. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Lịch sử nghiên cứu đề tài Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Những đóng góp của đề tài Bố cục đề tài PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHỢ NỔI CÁI RĂNG.........................................7 1.1 Những tiền đề lý luận và thực tiễn..........................................................................7 1.1.1 Khái niệm chợ.................................................................................................7 1.1.2 Khái niệm chợ nổi ..........................................................................................7 1.1.3 So sánh chợ nổi và chợ ...................................................................................8 1.1.3.1 Những điểm tương đồng ........................................................................8 1.1.3.2 Những điểm khác biệt ............................................................................8 1.2 Yếu tố địa lý-tự nhiên của chợ nổi Cái Răng..........................................................8 1.2.1 Vị trí địa lý......................................................................................................8 1.2.2 Khí hậu-thủy văn ..........................................................................................10 1.3 Yếu tố lịch sử-văn hóa-xã hội...............................................................................11 1.3.1 Lịch sử phát triển chợ nổi Cái Răng.............................................................11 1.3.2 Đặc điểm về kinh tế-văn hóa-xã hội vùng chợ nổi Cái Răng.......................18 1.3.3 Cấu trúc dân cư ở vùng chợ nổi Cái Răng....................................................23 CHƢƠNG 2: CHỢ NỔI CÁI RĂNG DƢỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA..................27 2.1 Cách thức hoạt động..............................................................................................27 2.1.1 Người tham gia chợ nổi................................................................................27 2.1.1.1 Giới thương hồ........................................................................................27
  • 3. 2.1.1.2 Người mua .............................................................................................30 2.1.2 Thời gian hoạt động......................................................................................30 2.1.3 Không gian chợ nổi ......................................................................................32 2.1.4 Phương tiện, các loại hàng hóa và dịch vụ trên chợ nổi Cái Răng...............33 2.1.4.1 Phương tiện ............................................................................................33 2.1.4.2 Các loại hàng hóa và dịch vụ..................................................................36 2.2 Nét sinh hoạt văn hóa chợ nổi Cái Răng...............................................................42 2.2.1 Cách thức rao hàng độc đáo bằng cây Bẹo...................................................42 2.2.2 Văn hóa thương hồ .......................................................................................45 2.2.3 Tiếng hò, tiếng hát dân gian .........................................................................51 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG CHO CHỢ NỔI CÁI RĂNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂY NAM BỘ ...............................................53 3.1 Vai trò của chợ nổi trong du lịch đồng bằng sông Cửu Long .............................53 3.1.1 Đánh giá chung về các loại hình du lịch đồng bằng sông Cửu Long...........53 3.1.2 Vai trò chợ nổi trong việc phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long.....55 3.2 Chợ nổi Damnoen của Thái Lan-một ví dụ điển hình trong việc phát triển du lịch..........................................................................................................57 3.2.1 Nét độc đáo chợ nổi Damnoen Saduak của Thái Lan ..................................57 3.2.2 Một số nhận xét về mô hình chợ nổi trong phát triển du lịch ......................59 3.3 Thực trạng chợ nổi Cái Răng ................................................................................60 3.4 Một số giải pháp phát triển chợ nổi Cái Răng như một sản phẩm du lịch của miền Tây Nam Bộ .......................................................................................................63 3.4.1 Những biện pháp đã được đề xuất................................................................63 3.4.2 Những đề xuất của người viết.......................................................................67 KẾT LUẬN................................................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 4. DANH MỤC HÌNH ẢNH 1. Hình ảnh Hình 1.1: Bản đồ vị trí chợ nổi Cái Răng ...............................................................10 Hình 1.2: Cà ràng hình số 8 ....................................................................................13 Hình 1.3: Toàn cảnh chợ nổi Cái Răng...................................................................16 Hình 1.4: Cây bẹo ..................................................................................................20 Hình 1.5: Cảnh buôn bán .......................................................................................21 Hình 2.1: Sắc xuân trên chợ nổi Cái Răng .............................................................32 Hình 2.2: Sớm mai trên chợ nổi Cái Răng..............................................................33 Hình 2.3: Thuyền buôn đến từ tỉnh Long An .........................................................35 Hình 2.4: Thuyền buôn đến từ tỉnh Kiên Giang .....................................................35 Hình 2.4: Ghe dịch vụ bán hủ tiếu .........................................................................39 Hình 2.6: Trạm xăng nổi ........................................................................................40 Hình 2.7: Du thuyền trên chợ nổi Cái Răng ...........................................................41 Hình 2.8: Quần áo treo mà không bán ..................................................................43 Hình 2.9: Nước uống bán nhưng không treo .........................................................44 Hình 2.10: Treo lá dừa để bán thuyền ....................................................................45 Hình 2.11: Vẽ mắt thuyền ở chợ nổi Cái Răng.......................................................50 Hình 3.1: Chợ nổi Damnoen Saduak .....................................................................57 Hình 3.2: Phương tiện di chuyển trên chợ nổi Damnoen Saduak ..........................58 Hình 3.3: Nhà vệ sinh nổi trên chợ Cái Răng ........................................................66 2. Bảng biểu
  • 5. Bảng 3.1: Mức độ hài lòng của du khách nội địa và quốc tế sau khi tham quan chợ nổi Cái Răng............................................................................................................61 Bảng 3.2: Dự định của khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế quay trở lại chợ nổi Cái Răng những lần tiếp theo.....................................................................62
  • 7. - 1 - 1.Lý do chọn đề tài: Trong xu thế phát triển du lịch hiện nay, mỗi sinh hoạt xã hội của một cộng đồng dân tộc đều mang những giá trị đặc thù, hấp dẫn khiến người ta phải khám phá. Trong đó, chợ nổi ở miền Tây Nam Bộ là một ví dụ điển hình. Chợ nổi là một loại chợ không phải ở đâu cũng có thể hoạt động, nó đòi hỏi một không gian riêng để hình thành và phát triển, một thời gian phù hợp để hoạt động, một cách thức tổ chức xã hội hợp lý và một mục đích để phục vụ. Chợ nổi miền Tây Nam Bộ là một thành tố trong văn hoá vùng sông nước, nó sẽ có một giá trị không nhỏ trong phát triển du lịch nếu có một định hướng đúng đắn. Đã từng có thời gian chợ nổi phát triển cực thịnh đến nỗi mà người dân ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ già trẻ lớn bé ai ai cũng thuộc lòng câu ca dao quen thuộc: “ Dòng sông khi đục khi trong Chỉ riêng chợ nổi người đông bốn mùa” Cùng với sự phát triển của nhịp sống hiện đại, chợ nổi ngày xưa giờ đây cũng đã thay đổi rất nhiều, có nhiều ưu điểm nhưng cũng còn lắm hạn chế. Chợ nổi giờ đây đã không còn giữ được vai trò trung tâm trong cuộc sống buôn bán làm ăn của cư dân vùng sông nước này như trước nữa, thay vào đó là hình thức chợ nổi đã trở thành một sản phẩm du lịch. Nếu trở thành một sản phẩm du lịch hoàn hảo thì rất tốt nhưng rất tiếc sản phẩm này vẫn còn khá nhiều tồn tại, đồng thời nó cũng làm giảm đi nét đẹp văn hóa vốn có của chợ nổi trước kia. Nhận thấy việc duy trì nét đẹp văn hóa của chợ nổi trong giai đoạn hiện nay là rất cấp thiết, đồng thời phải tìm ra những biện pháp giúp chợ nổi trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo. Vì vậy, lấy phạm vi nghiên cứu về chợ nổi Cái Răng-một trong những chợ nổi tiêu biểu của vùng miệt vườn sông nước này để làm đề tài nghiên cứu, người viết mong muốn đề tài: “Hƣớng đi cho chợ nổi Cái Răng trong tiến trình phát triển du lịch miền Tây Nam Bộ” sẽ đóng góp hiệu quả vào công tác phát triển chợ nổi ở nước ta.
  • 8. - 2 - 2.Lịch sử nghiên cứu đề tài: Có một số công trình nghiên cứu chợ Nổi : - Phóng sự “Đời thương hồ” của hai nhà báo Quốc Việt và Tấn Đức thuộc báo Tuổi Trẻ. Phóng sự đi sâu tìm hiểu về cuộc sống của cư dân vùng sông nước, những tâm tư, nguyện vọng, những hiểm nguy hàng ngày họ phải đối mặt. - Năm 2012, ngành Văn hóa thông tin-Bảo tàng tỉnh Cần Thơ thực hiện dự án chợ nổi Phụng Hiệp Cần Thơ với bộ phim tài liệu dài 35 phút. Đoạn phóng sự này đã đi sâu tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của giới thương hồ cũng như tìm hiểu những hạn chế của chợ nổi Phụng Hiệp, để đưa ra dự án phát triển, khôi phục chợ. - Tác giả Phạm Côn Sơn với quyển “Non nước Việt Nam-Sắc màu Nam Bộ” với tiêu đề “Văn hóa chợ nổi”, tác giả đã nêu những nhận xét về văn hóa giao tiếp trên chợ nổi Cái Răng và nét đẹp bình dị của cư dân miền sông nước sống trên khu vực này. - Tác giả Nguyễn Anh Thi với bài báo “Chợ nổi-Hương sắc miền Tây”, bài báo chính là cách nhìn của tác giả về phong cách buôn bán trên chợ nổi. - Tác giả Nhâm Hùng vừa ra mắt độc giả quyển “Chợ nổi đồng bằng sông Cửu Long”, đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về chợ nổi ở đồng bằng sông Cửu Long với cái nhìn tương đối toàn diện, giúp độc giả có thể biết thêm những thông tin, với những khía cạnh khác nhau của vấn đề. - Đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở chợ nổi Cái Răng- thành phố Cần Thơ” của Nguyễn Trọng Nhân, đưa ra một cái nhìn khái quát về những mặt tích cực và hạn chế của chợ nổi, đồng thời đề xuất một số kiến nghị để phát triển chợ nổi Cái Răng. Từ những nghiên cứu trên, người viết sẽ có những định hướng trong nghiên cứu của mình, cũng như tập trung đi sâu khai thác một cách rõ nét hơn về chợ nổi Cái Răng, từ đó có những ý kiến đóng góp cho việc phát triển du lịch ở chợ nổi Cái Răng thêm sâu sắc và cụ thể hơn.
  • 9. - 3 - 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Chợ nổi là một thành tố văn hóa vô cùng độc đáo ở vùng đất Cửu Long, hầu hết các tỉnh ở miền Tây đều có chợ nổi, có chợ phát triển cực thịnh nhưng có chợ lại không mấy ai ghé thăm. Trong tình hình phát triển du lịch như hiện nay thì ngay cả những chợ được coi là tiêu biểu nhất ở vùng đất Chín Rồng này cũng đang dần có nguy cơ mất đi, và những nét văn hóa độc đáo cũng dần bị mai một. Vì vậy, trong khả năng nghiên cứu có hạn, tác giả chỉ chọn chợ nổi Cái Răng làm đối tượng nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, điều tra xã hội học, logic, mô tả, liệt kê nhằm làm cho bài nghiên cứu đầy đủ và hoàn thiện hơn. Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, mô tả, liệt kê, logic Dựa vào việc sưu tầm các nguồn tài liệu từ sách, báo, website, video liên quan đến du lịch đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ và những thông tin liên quan đến chợ nổi, chợ nổi Cái Răng, tính cách của người Nam Bộ…Người viết đã lựa chọn và tổng hợp những tài liệu cần thiết để phục vụ cho bài viết. Phƣơng pháp khảo sát thực địa Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, người viết đã đi thực tế xuống chợ nổi Cái Răng 2 lần vào tháng 5 và tháng 10, tuy số lần đi thực tế chưa nhiều và trong khoảng thời gian có hạn nên hiệu quả thu được chưa cao. Tuy nhiên, phần nào cũng đã giúp ích được rất nhiều cho việc nghiên cứu về chợ nổi Cái Răng. Người viết đồng thời thực hiện hai cách là dùng phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp. Nhưng trong hai cách đó thì phỏng vấn trực tiếp mang lại hiệu quả cao hơn. Bằng việc đi thực tế trên chợ nổi và đóng vai trò như một người khách mua hàng người viết đã dễ dàng tiếp cận với giới thương hồ trên chợ nổi Cái Răng, từ đó hỏi một số điều làm cơ sở viết đề tài.
  • 10. - 4 - Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu Tuy không thể đi thực tế ở chợ nổi Thái Lan và nguồn tài liệu viết về chợ nổi này rất ít. Mặc dù vậy, với những tài liệu có được, người viết đã có được những so sánh, đối chiếu giữa chợ nổi Cái Răng và chợ nổi Thái Lan. Tác giả tin rằng, đó sẽ là những so sánh khá chính xác và hiện thực. Từ đó sẽ làm cơ sở học hỏi những tiến bộ trong công tác tổ chức kinh doanh du lịch trên chợ nổi từ nước bạn. 5. Những đóng góp của đề tài: Đóng góp cho khoa học Chợ nổi là một đề tài độc đáo đã thu hút rất nhiều tổ chức, cá nhân, các nhà nghiên cứu và đối tượng học sinh, sinh viên nghiên cứu, tìm hiểu. Tuy nhiên, nhìn lại những công trình nghiên cứu từ trước đến nay, người viết chỉ thấy mỗi công trình của mỗi tác giả đi sâu vào tìm hiểu một vấn đề và hầu như họ chỉ chú trọng vào việc khắc phục những hạn chế của chợ nổi. Vì vậy, trong đề tài nghiên cứu lần này, tác giả đã tập trung vào hai vấn đề chính: Thứ nhất, phát triển chợ nổi thành một sản phẩm du lịch độc đáo. Thứ hai, duy trì nét đẹp văn hóa vùng sông nước. Bài viết sẽ làm phong phú thêm nguồn tư liệu nghiên cứu về chợ nổi. Đóng góp cho thực tiễn Từ việc phân tích những ưu điểm cũng như hạn chế của chợ nổi Cái Răng, và so sánh với mô hình kinh doanh du lịch của chợ nổi Thái Lan người viết đã đưa ra những giải pháp phát triển chợ nổi Cái Răng như là một sản phẩm du lịch cần phát triển nhưng vẫn mang đậm những nét văn hóa độc đáo nơi đây. Đồng thời, đây sẽ là những giải pháp hữu hiệu giúp cho các nhà hoạch định du lịch trong những chiến phát triển du lịch chợ nổi sắp tới. 6. Bố cục của đề tài: Gồm 3 phần: Dẫn luận, nội dung và kết luận. Trong đó phần nội dung đề cập đến 3 luận điểm Luận điểm thứ nhất: Cụ thể bằng chương 1-Tổng quan về chợ nổi Cái Răng-có dung lượng khoảng 21 trang. Phần này đề cập đến vị trí địa lý, lịch sử hình thành
  • 11. - 5 - chợ nổi Cái Răng, cấu trúc dân cư và đặc biệt đưa ra điểm tương đồng và khác biệt giữa chợ nổi và chợ. Luận điểm thứ 2: Cụ thể bằng chương 2-Chợ nổi Cái Răng dưới góc nhìn văn hóa-có dung lượng khoảng 25 trang. Phần này đề cập đến cách thức hoạt động chợ nổi và đặc biệt tìm hiểu về đời sống văn hóa cũng như tâm linh tín ngưỡng của giới thương hồ sống trên chợ nổi. Luận điểm thứ 3: Cụ thể bằng chương 3-Thực trạng và định hướng cho chợ nổi Cái Răng trong phát triển du lịch Tây Nam Bộ-có dung lượng khoảng 17 trang. Phần này sẽ đưa ra những định hướng cho việc phát triển chợ nổi Cái Răng.
  • 12. - 6 - PHẦN NỘI DUNG
  • 13. - 7 - CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHỢ NỔI CÁI RĂNG 1.1 Những tiền đề lý luận và thực tiễn 1.1.1 Khái niệm chợ: Có rất nhiều khái niệm về chợ Theo định nghĩa ở các từ điển Tiếng Việt đang lƣu hành: chợ là nơi công cộng để nhiều người đến mua bán vào những buổi hoặc những ngày nhất định; chợ là nơi gặp gỡ nhau giữa cung và cầu các hàng hóa, dịch vụ, vốn; là nơi tập trung các hoạt động buôn bán hàng hóa giữa người sản xuất, người buôn bán và người tiêu dùng; chợ là nơi tụ họp. [tr 13, 17] Theo khái niệm thƣờng dùng trong lĩnh vực thƣơng mại: chợ là loại hình thương nghiệp truyền thống phát triển khá phổ biến ở nước ta; chợ là hiện thân của hoạt động thương mại, là sự tồn tại của không gian thị trường mỗi vùng, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và tập trung nhiều nhất ở các vùng đô thị các thành phố lớn. [tr 13,17] Khái niệm chợ theo thông tƣ 15-TM/CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thƣơng mại: “Chợ là mạng lưới thương nghiệp hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội”. Nhƣ vậy từ những khái niệm trên ngƣời viết cho rằng: Chợ là nơi trao đổi mua bán hàng hóa gồm hai thành phần chủ lực: Bên bán và bên mua. Tùy từng vùng, từng khu vực mà có những nét đặc trưng riêng. Chợ còn là biểu hiện của sự sung túc hay nghèo nàn của một địa phương. 1.1.2 Khái niệm chợ nổi Dựa trên khái niệm chợ thì ta cũng có thể hiểu nôm na chợ nổi cũng gồm hai thành phần: người mua và người bán, nhưng thay vì họp chợ ở trên bờ thì chợ nổi lại diễn ra trên sông. Khái niệm “chợ nổi” chỉ xuất hiện khoảng ba mươi năm trở lại đây, ban đầu thì chợ nổi chỉ bao gồm một nhóm cư dân buôn bán với nhau, nhưng dần dần các nhà nghiên cứu bắt đầu phát hiện ra nét độc đáo của hình thức này. Cũng bắt đầu từ đó mô hình chợ nổi mới được đề cập nhiều.
  • 14. - 8 - Cũng có một số nhà nghiên cứu đã đưa ra những khái niệm về chợ nổi, nhưng người viết cho rằng khái niệm của tác giả Nhâm Hùng cô đọng và có sức khái quát cao nhất. Theo Nhâm Hùng (2009 tr.19) cho rằng: “Chợ nổi là kiểu cách nhóm chợ trên sông. Người mua kẻ bán đều giao thương trên ghe, xuồng, tàu, bè trong một khoảng thời gian nhất định. Trên chợ nổi có đầy đủ chủng loại hàng hóa và dịch vụ, nhưng chủ lực là nông sản”. Chợ nổi là một hoạt động thương mại đặc biệt. Nó khẳng định tinh thần năng động và sức sáng tạo tuyệt vời của người xưa. 1.1.3 So sánh chợ nổi và chợ 1.1.3.1 Những nét tƣơng đồng Đều diễn ra sự trao đổi, mua bán hàng hóa Đều có hai thành phần: người mua và người bán 1.1.3.2 Những nét khác biệt: Hai loại hình chợ này có những nét khác biệt cơ bản sau: Chợ nổi Chợ Diễn ra trên sông Diễn ra trên bờ Mang tính tự phát, không phải đóng thuế Có ban quản lý chợ, phải đóng thuế Không phải nơi nào cũng có chợ nổi Ở bất cứ địa phương nào cũng có chợ Cách thức rao hàng là cây bẹo Cách thức rao hàng là bảng hiệu Mặt hàng chủ đạo là trái cây, nông sản Bán tất cả các mặt hàng 1.2 Yếu tố địa lý- tự nhiên 1.2.1 Vị trí địa lý Chợ nổi Cái Răng được hình thành ngay trên sông Cái Răng, gần cầu Cái Răng, thuộc phường Lê Bình, quận Cái Răng cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 5km theo hướng quốc lộ về tỉnh Sóc Trăng và mất 30 phút nếu đi bằng
  • 15. - 9 - thuyền từ Bến Ninh Kiều. Đông giáp tỉnh Vĩnh Long; Tây giáp huyện Phong Điền; Nam giáp tỉnh Hậu Giang; Bắc giáp quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ. Chợ nổi Cái Răng liên thông với hàng chục nhánh sông cái, sông con và kênh đào. Tuy rằng hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chợ nổi Cái Răng, nhưng vẫn chưa có tài liệu nào xác định được chính xác thời điểm ra đời chợ Cái Răng. Chỉ biết rằng, ngay từ lúc ban đầu chợ nổi Cái Răng được hình thành ở nơi giao nhau của 4 con sông: sông Cần Thơ, sông Đầu Sấu, sông Cái Sơn, sông Cái Răng Bé liền kề với chợ Cái Răng trên bờ và chợ An Bình. Chợ tọa lạc trên trục giao thông và giao thương chiến lược cạnh sông Tiền, sông Hậu với các kênh đào vừa dài vừa rộng. Từ đây, có thể vận chuyển sản phẩm hàng hóa đến các địa phương thuộc đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh chỉ trong một ngày hoặc trễ nhất là hai ngày. [x. tr 63, 43] Chợ nổi Cái Răng được hình thành trên một khúc sông không quá rộng mà cũng không quá hẹp, không quá cạn mà cũng không quá sâu . Nếu sông sâu quá, lớn quá thì phạm vi phân bổ ghe xuồng rất lớn, khó kiểm soát. Vào mùa nước lũ thì rất nguy hiểm đối với thuyền bè, nhất là những thuyền nhỏ, có trọng tải thấp. Nhưng nếu sông quá hẹp hoặc quá cạn thì thuyền bè sẽ không có chỗ neo đậu, gây ra cảnh chen lấn, lộn xộn dẫn đến mất an toàn trong việc buôn bán trên sông, đồng thời sẽ không thu hút được khối lượng hàng hóa lớn từ các nơi khác vận chuyển đến. Do đó, chợ nổi trên sông phải được hình thành ở một khúc sông rộng vừa phải và không phải là nơi sông cái hay sông mẹ. Có lẽ chính vì điều này mà chợ nổi Cái Răng là chợ nổi hấp dẫn vào bậc nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Một điểm đáng chú ý, là chợ nổi Cái Răng nằm cạnh một khu vực có vườn đặc sản trái cây nổi tiếng như khu du lịch Mỹ Khánh, đồng thời nằm gần những vùng sản xuất nông nghiệp như: Ba Láng, Phong Điền, Bình Thủy. Chính đặc điểm này sẽ giúp cho tốc độ giao thương hàng hóa diễn ra nhanh chóng, giảm chi phí vận chuyển và tăng sức cạnh tranh trong buôn bán và phân phối sản phẩm.
  • 16. - 10 - Hình 1.1: Bản đồ vị trí chợ nổi Cái Răng [Nguồn:http://maps.google.com] Với một vị trí thuận lợi như vậy, chợ nổi Cái Răng được nhà văn Sơn Nam nhận xét: “Chợ Cái Răng trở thành một chành lúa vĩ đại chỉ thua Chợ Lớn mà thôi…”. Ngoài ra, chợ Cái Răng có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng nối Sài Gòn-Cần Thơ xuống Cà Mau-Rạch Giá. Thứ nhất: Là đầu mối của các tuyến giao thông đường thủy gắn với các khu vực lân cận có giao thông đường bộ chưa phát triển. Thứ hai: Chợ nổi Cái Răng nằm gần trung tâm thị tứ, tại quận Cái Răng, chính vì vậy chợ đóng vai trò là chợ đầu mối trong việc cung cấp rau quả cho các chợ thị tứ. Tất cả những yếu tố trên đã giúp cho chợ nổi Cái Răng vẫn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. 1.2.2 Khí hậu- Thủy văn Trong du lịch, tài nguyên là quan trọng nhất thì khí hậu và thủy văn cũng là một yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch, đặc biệt đối với loại
  • 17. - 11 - hình du lịch tham quan miệt vườn, sông nước thì chúng lại trở nên vô cùng cần thiết. Ta có thể thấy rất rõ những thuận lợi cũng như những mặt hạn chế của khí hậu và thủy văn tác động tới hoạt động mua bán trên chợ nổi Cái Răng. Trước hết, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, khí hậu miền Tây Nam Bộ nói chung và Cần Thơ nói riêng biểu hiện hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Vì thiên nhiên không khắc nghiệt như miền Bắc và miền Trung nên hoạt động buôn bán trên chợ nổi diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn. Thứ hai, khí hậu mát mẻ, sông ngòi kênh rạch nhiều tôm cá làm cho đời sống của người dân sung túc nên con người và sông nước ở đây hiền hòa, phóng khoáng. Đặc biệt vào mùa nước nổi thiên nhiên và con người như hòa chan. Nước nổi mang đến cho con người nhiều quà tặng của thiên nhiên hào phóng như: tôm cá, phù sa màu mỡ. Qua mùa nước nổi, màu xanh càng bừng lên cuộc sống càng phấn khích, và nước là điều kiện quan trọng nhất để duy trì chợ nổi, vì vậy người dân muốn mưa nhiều, nước lớn nhưng không phải là bão lụt, sét giăng. Bên cạnh đó, chợ nổi Cái Răng nằm trên dòng sông Hậu hiền hòa dài khoảng 220- 250km, với mực nước gần như ổn định quanh năm. Đây là một điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của chợ nổi Cái Răng. Trên khu vực chợ nổi Cái Răng hiện nay, có rất nhiều hộ gia đình gắn bó với nghề thương hồ, họ định cư ngay trên những chiếc thuyền buôn của mình, khi mùa mưa bão về không tránh khỏi những thiệt hại về tài sản thậm chí cả tính mạng. Đây là một vấn đề rất nản giải đối với chính quyền địa phương. Và họ cũng luôn cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do lũ gây ra vào mùa bão, điều khó khăn lớn nhất, là vì đối với nghề thương hồ chiếc thuyền luôn gắn bó với họ từng ngày, từng giờ không thể tách rời, họ không thể bỏ thuyền của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. 1.3 Yếu tố lịch sử- văn hóa- xã hội 1.3.1 Lịch sử phát triển chợ nổi Cái Răng
  • 18. - 12 - “Hò ơ… Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền Anh có thương em thì cho bạc cho tiền Chớ đừng cho lúa gạo…ờ… hò ơ… …chớ đừng cho lúa gạo…xóm giềng cười chê”. Đó là câu hò quen thuộc nhắc ta về một thời hưng thịnh của cái nôi văn minh miệt vườn ở cửa ngõ phía nam Cần Thơ. Nhà nghiên cứu Nam Bộ học Vương Hồng Sển đã lý giải câu hò trên ngụ ý rằng: “Anh có thương em thì hãy nộp sính lễ bằng tiền tức nạp tài chứ đừng nộp bằng lúa gạo, bởi lúa gạo ngày ngày dập dìu chở đến Cái Răng theo kinh xáng Xà No nên không phải là điều hấp dẫn lắm”. Tuy nhiên, người viết cho rằng: lúc này việc giao thương ở Cái Răng đã văn minh hơn và đang dần chuyển bước qua nền kinh tế hàng hóa, nên thay vì giao dịch bằng việc đổi lúa, đổi gạo như trước đây thì người ta đã dùng tiền để thay thế. Vì vậy, nếu người con trai trong câu hò mang sính lễ bằng lúa gạo thì xóm giềng sẽ cười chê cô gái không có “giá” nên chỉ được người ta hỏi cưới bằng những nông sản vừa cồng kềnh lại cũng chứng tỏ gia đình chàng trai không giàu có lắm. Do đó, muốn được vợ chàng trai phải mang sính lễ bằng tiền chứ không phải là lúa gạo, vừa gọn nhẹ lại vừa sang trọng. Biểu trưng cho nền sinh hoạt trù phú ấy là chợ Cái Răng ra đời cách đây hơn 100 năm. Trong sách Cái Răng hình thành và phát triển của Nhâm Hùng có đoạn mô tả như sau: “Theo một tài liệu tiếng Pháp (1899) người ta thấy có nhiều nhà bè ở hai bên rạch Cái Răng và Cần Thơ. Tất cả những ngôi nhà đó, được làm bằng tre trên những mảng bè của người Trung Quốc và An Nam. Phải chăng những nhà bè này là tiền thân của chợ nổi? Bởi lúc đó mặt bằng chợ Cái Răng đất thấp, hẹp lại hay bị ngập vào mùa nước nổi, nên người ta cất nhà bè vừa tiện lợi cho việc ăn ở; vừa làm cửa tiệm mua bán. Cho đến thập niên 40 (thế kỷ XX) còn thấy được vài nhà bè tồn tại là tiệm tạp hóa lớn. Nhiều nhân chứng cao tuổi kể lại: “Đến thời điểm này thì chợ nổi đã định hình, hết sức sung túc. Ngày ngày có vài trăm ghe đậu lại mua bán dịp Tết, ngày rằm có khi số xuồng ghe lên tới cả ngàn. Chỉ riêng mặt hàng dưa hấu
  • 19. - 13 - tới cả trăm ghe. Đặc điểm của chợ nổi Cái Răng là buôn bán sỉ; các ghe hàng gia dụng, gốm sứ từ Sài Gòn, Biên Hòa, Lái Thiêu chở xuống; các ghe lá lợp nhà, ghe chiếu, ghe than đước tự miệt Cà Mau, Rạch Giá lên. Bà con trong các “sốc” Khmer thì chở bán “cà ràng- ông táo” trên các ghe buồm. Các nhân chứng nói rằng thuở ấy chưa có nhiều mặt hàng trái cây…”.[18] Qua đó, thời điểm này chợ nổi Cái Răng đã có một hình thức sinh hoạt buôn bán khá sung túc. Cái Răng gắn liền với rất nhiều câu chuyện kỳ thú lý giải về địa danh này: Theo Vương Hồng Sển, Cái Răng có nguồn gốc tiếng Khmer là “karan”, nghĩa là “cà ràng-ông táo”, có dạng hình số 8, là thứ lò được nắn bằng đất của người Khmer. Trước đây, người Khmer ở Xà Tón (Tri Tôn, An Giang) làm rất nhiều karan rồi chất đầy mui ghe lớn dọc sông Cái đến đậu nơi chợ Cái Răng hiện nay để bán, năm này qua năm nọ, dần dần người dân địa phương phát âm karan thành Cái Răng, và địa danh Cái Răng chính thức ra đời từ đó. Hình 1.2: Cà ràng hình số 8 [Nguồn: Nguyễn Hữu Thiệp] Nhưng theo truyền thuyết thì lại kể rằng: Năm đó, trong làng có một chàng trai lực điền yêu và làm đám cưới với một cô thôn nữ ở làng bên. Đám rước dâu có hàng chục xuồng, ghe, trống, kèn…vui như ngày hội. Khi đám cưới đi ngang qua khúc sông này, bất ngờ có một con cá sấu nổi lên, nó quật đuôi mạnh làm chìm mấy chiếc xuồng. Mọi người trong đám cưới tháo chạy, bơi lội thoát thân. Khi vào bờ điểm mặt từng người thì lại mất tích cô dâu.
  • 20. - 14 - Chú rể đau đớn, vật vã và rắp tâm trả thù. Anh gom hết vốn liếng, gia sản đi mời bằng được ba gánh hát bội nổi tiếng trong vùng và vận động trai tráng trong làng hợp sức giết sấu. Đêm đó, gánh hát bội đầu tiên dựng rạp hát trong vàm rạch từ rất sớm. Con sấu nghe tiếng trống, tiếng đàn, nổi lên bơi vào bờ xem. Khi gánh hát đầu tiên hạ màn, thì cách đó không xa, đi sâu vào con rạch, gánh hát bội thứ hai bắt đầu khai diễn. Trong khi đó, hàng trăm trai làng lặng lẽ, thay phiên nhau đốn gỗ, xóc trụ, đào đất đắp một con đập to ngoài đầu vàm. Khi con sấu xem xong gánh hát bội thứ ba ở sâu trong ngọn rạch thì trời cũng vừa ửng sáng, nước đang ròng chỉ còn khoảng một phần ba sông, con đập cũng vừa hoàn thành. Con sấu uể oải bơi ra sông sau một đêm trắng xem hát. Nhưng không còn kịp nữa, nó bị chặn lại bằng con đập khi bơi ra đấn đầu vàm. Từ trên bờ, hàng ngàn mũi lao bằng gốc tầm vông già vót nhọn, những mũi chĩa đinh ba…nhắm ngay con sấu phóng tới. Tiếng hò hét vang động…Chàng lực điền giành phần phanh da, xẻ thịt con sấu. Nơi bãi bồi hàm răng cá sấu cắm vào gọi là Cái Răng, nơi đầu sấu chạm vào gọi là Bãi Sấu. Có một điều kỳ thú là cách đây không lâu, một người dân địa phương đã tìm thấy hàm trên của con cá sấu khổng lồ được cho là có từ hơn một trăm năm trước. Hay câu chuyện xưa kia từng có con cá sấu rất to sống cạnh cây Da đầu Dàm, sau đó bị một nhóm dân chài khỏe mạnh bắt làm thịt, nó gợi cho ta nhớ đến cái thuở những người đến khẩn hoang vùng đất này “chèo ghe sợ sấu cắn chân”. Đây là một điều vô cùng thú vị và càng làm cho người dân vùng sông nước tin tưởng vào những lý giải trước đây. Chính vì thế, đây có lẽ là một trong các quận đô thị còn giữ cái tên mộc mạc dân dã, được hình thành trong quá trình khẩn hoang lập ấp từ trăm năm trước. Một số tài liệu của người Pháp và ghi chép xưa để lại đều ghi nhận, Cái Răng là vùng đất trù phú, làng mạc được hình thành từ đời Minh Mạng, dân cư ngày càng đông đúc. Đến năm Minh Mạng 15 (1834) làng Thường Thạnh tách ra một làng mới gọi là Trường Thạnh. Đến 1897, chợ Cái Răng là một trong mười chợ toàn Cần Thơ hoạt động mua bán phát triển mạnh. Đến cuối thế kỷ XIX, người Pháp cho xây
  • 21. - 15 - dựng kênh Cái Răng, kế đến kênh Xà No và lần lượt trong hai thập kỷ sau đó hệ thống kênh đào được hình thành, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương trên cả một vùng rộng lớn. [60] Theo báo cáo Cần Thơ Trước Năm 1899 của chính quyền thực dân Pháp nói rằng nhà lồng chợ Cái Răng ban đầu được dựng lên bằng tre vào năm 1878 và mãi đến năm 1899 mới được xây lại bằng gạch, và sự buôn bán mới dần phát triển từ đó. Sau khi nhà lồng mới được xây dựng lên thì phạm vi chợ Cái Răng dần được mở rộng từ vườn lên cả chợ Cái Răng, gồm cả khu vực bên kia cầu Cái Răng Cần Thơ. Ở hướng Tây Nam độ sầm uất dài tới rạch Ba Láng, bên sông Cái Răng Bé dân cư đông đúc ở theo các xóm nghề. Nhà lồng chợ còn gọi là nhà lồng dài nhìn xuống ngã ba rạch Cái Răng Bé, ngay bờ Vàm có ba cây dương cổ thụ, phía dưới sông đậu vài nhà bè buôn bán tạp hóa của người Hoa. Xung quanh hai bên nhà lồng chợ là các dãy nhà phố, nhiều di tích kiến trúc cổ trong quần thể ấy như: Nhà Việc của làng Thường Thạnh nay là đất của Trung Tâm Văn Hóa quận Cái Răng và chùa Hoa Hiệp Thiên Cung còn tồn tại đến bây giờ. Trong thời kỳ này, thì ở Cần Thơ cũng đã thành lập thêm một số chợ như: Tân An, Bình Thủy, Ô Môn, Trà Liềng, Trà Lượt, Trà Ôn. Tạo thành một hệ thống mạng lưới chợ dày đặc chi phối và thúc đẩy nền kinh tế của Cần Thơ phát triển một cách nhanh chóng. Sự sung túc của chợ Cái Răng ngay từ năm 1907 đã được ca ngợi: “ Chợ Cái Răng xứ hào hoa Phố lầu hai dãy xinh đà quá xinh Có trường hát cất rộng thinh Để khi hứng cảnh, sinh tình hát ca” Để phát triển mạnh hơn nữa về thương mại, năm 1090 hương chức làng Thường Thạnh đã quyết định xây dựng lại nhà lồng mới bằng sườn sắt, to hơn, bền chắc hơn. Nhà lồng mới này có diện tích 1500 m2 , phạm vi rộng, thoáng mát, khang trang bề thế so với thời trước đó. Trong nhà lồng chia thành nhiều khu vực mua bán đủ các chủng loại thực phẩm hàng hóa như dãy kệ thịt heo,vải vóc, rau củ, cây trái, đặc biệt có quầy bán hủ
  • 22. - 16 - tiếu, nem nướng… Chợ hoạt động suốt cả ngày, nhất là vào buổi sáng thì người mua kẻ bán vô cùng nhộn nhịp đông đúc. Hai bên hông nhà lồng chợ là đường đi và hai dãy phố lầu của các ấn kiều cất cho thuê lại để bán tạp hóa, bán thuốc bắc, làm thợ bạc…Do một bộ phận dân cư xung quanh chợ là người Hoa nên họ xây dựng chùa Hiệp Thiên Cung cạnh chợ để tiện việc thờ cúng, chiêm bái. Hình 1.3: Toàn cảnh chợ nổi Cái Răng [Nguồn: Địa danh và sự kiện, Cái Răng xưa và nay] Từ tác động của việc đào kinh xáng Xà No, chợ Cái Răng nhanh chóng phát triển sang lĩnh vực kinh doanh lúa gạo với nghề lập chành. Chủ chành cất kho chứa, bỏ vốn thuê người đi mua lúa về dự trữ hoặc xay ra chờ tới lúc có giá mới bán. Đến đầu thế kỷ XX, chành lúa có tiếng vào bậc nhất là Tín Phát, nay còn di tích là một ngôi nhà lầu, ngoài ra còn có các chành như: Lâm Dương Xuân, Thủ Cẩm Hưng, Khổng Hưng Phát. Sau này, chành Lâm Chi Phát vươn lên trở thành trùm lúa gạo Miền Tây chở lúa lên thẳng chợ Lớn xuất cảng. Cho đến trước ngày giải phóng việc kinh doanh lúa gạo ở chợ Cái Răng vẫn còn sung túc [61]. Cũng vào đầu thế kỷ XX, bên cạnh việc kinh doanh xay xát lúa gạo, chợ Cái Răng còn có một hãng rượu lớn của Pháp đưa rượu về bán tận Sài Gòn để phục vụ cho hoạt động công nghiệp vùng Cái Răng, Cần Thơ. Chính quyền Pháp cho xây
  • 23. - 17 - dựng khu xăng dầu lớn và Cầu Tàu dài 15m ở bến sông phía Cần Thơ đối diện chợ Cái Răng. Đặc biệt nhiều xóm nghề mọc lên hai bên chợ, nhất là dọc theo rạch Cái Răng Bé như xóm Lò Tương, xóm Dệt Chiếu, xóm Thúng, xóm Bún…Bên cạnh rạch Cái Sơn còn có lò hủ tiếu, lò nem chua, trại đóng ghe tàu góp phần cung ứng sản phẩm hàng hóa thiết yếu cho chợ Cái Răng. Có thể khẳng định chợ Cái Răng xưa phát triển trong gần một thế kỷ là do các nguyên nhân: chính quyền Pháp từng đặt tòa bố của hạc tham biện Cần Thơ tại Cái Răng tương đương với cấp tỉnh lị bây giờ, nhờ đó có sự đầu tư xây dựng các công trình như: trụ sở của chánh tham biện Nicolai, nhà lồng chợ, cầu đá, đường sắt…Kế đến Cái Răng là trung tâm của miệt vườn tây sông Hậu Cần Thơ, nơi nông nghiệp sớm phát triển, thị trường nông sản đa dạng, hàng hóa tập trung nên nhiều doanh nhân bỏ vốn đầu tư góp phần đưa Cái Răng trở thành chợ đầu mối trong vùng. Cái răng còn là cửa ngõ phía nam của thủ phủ Cần Thơ-Tây đô gắn liền với vùng Ngã Bảy, Sóc Trăng, Rạch Giá. Thời hưng thịnh, tiếng tăm chợ Cái Răng vang xa khắp Nam Kỳ Lục Tỉnh, chợ bán không thiếu thứ gì, xe cộ tàu thuyền đi ngang đều ghé Cái Răng thưởng thức món ngon và mua sắm hàng hóa. Vì thế, trong bài báo Gió Nam Du Ngoạn ấn bản tại Sài Gòn có viết: “chợ Cái Răng trên bến dưới thuyền rất sầm uất không kém gì chợ Cần Thơ”. Tuy nhiên, khi mạng lưới chợ quanh vùng ngày càng mở rộng, các tuyến đường bộ nối tiếp ra đời khiến chợ Cái Răng không còn sầm uất như xưa. Từ năm 2008, nhà lồng chợ xưa đã bị phá bỏ, san bằng để xây dựng khu nhà lồng chợ mới, tuy nhiên mọi việc vẫn còn ngổn ngang, dậm chân tại chỗ nên người có nhu cầu phải tỏa đi tứ tán để bán, mua kể cả trên lề đường, giữa mặt lộ hay cả dưới bến sông chật hẹp. Song song đó, nhiều món ngon nổi tiếng một thời như nem nướng, hủ tiếu Cái Răng không còn mấy ai nhớ tới. Cái Răng một thời nhộn nhịp đã lui vào dĩ vãng. Trong bối cảnh thì khu chợ nổi trên sông cách xa trung tâm chợ trên bờ cả cả cây số vẫn đang nổi lên thành
  • 24. - 18 - điểm giao thương nông sản miệt vườn lớn phía Tây sông Hậu thành phố Cần Thơ, cũng là một điểm hẹn hấp dẫn của du lịch đồng bằng sông Cửu Long. Chợ nổi Cái Răng ra đời vào những năm đầu của thế kỷ XX, khi các ghe chở hàng gia dụng, gốm sứ từ Biên Hòa, Sài Gòn, Lái Thiêu xuống ; các ghe chở lá lợp nhà, chiếu, than đước, cà ràng từ miệt Cà Mau, Rạch Giá lên tụ họp buôn bán. [x. tr 62, 43] Trước đây chợ nổi của Cái Răng nằm ở Cầu Tàu của chợ Cái Răng, cạnh chợ Cái Răng, vì việc buôn bán phồn thịnh, càng ngày phát triển và cũng để đảm bảo an toàn giao thông thủy nên sau ngày giải phóng khoảng thập niên 90, thế kỷ XX chợ nổi được dời về phía bên kia chân cầu Cái Răng hướng vô Phong Điền nhưng lúc nào cũng nhộn nhịp. Chợ nổi Cái Răng ngày nay có quy mô sầm uất nhất so với các chợ nổi khác trong vùng. Trải qua bao biến động của thời gian, chợ nổi Cái Răng này nay đã và đang làm tròn sứ mạng truyền tải văn hóa và sứ giả du lịch của mình. Cùng với Phụng Hiệp và Phong Điền của Cần Thơ, ba chợ nổi này đã tạo thành một hình tam giác chi phối toàn bộ nền kinh tế của thành phố. Chợ mang đậm chất thiên nhiên mộc mạc, mang đậm tính cách và lối sống của con người Nam Bộ, đồng thời mang một sắc thái văn hóa đặc thù, nên chợ đã không đơn thuần là nơi mua bán mà đã biến thành một địa chỉ du lịch của vùng đất này. 1.3.2 Đặc điểm về kinh tế- văn hóa- xã hội vùng chợ nổi Cái Răng Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đi đâu, làm gì chúng ta đều có những dịch vụ, những phương tiện hiện đại phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, nhưng bên cạnh những tiện nghi đó thì chúng ta cũng đang mất dần đi những nét văn hóa bình dị nhất. Đơn giản ở đây chúng ta chỉ xét về chợ, chợ ngày xưa đơn sơ, mộc mạc với những chỗ bán dạo, hay ở ven đường nhưng chợ ngày nay lại là những sạp, những nhà lồng rộng lớn. “Khi chợ nổi mới bắt đầu manh nha hình thành thì chợ nổi đã được xem là linh hồn của đô thị miền sông nước. Từ xa xưa, ông cha ta đã nhận thức được rằng:
  • 25. - 19 - nhất cận thị, nhị cận giang, nên nơi nào có sông, có chợ thì không sớm thì muộn sẽ trở thành phố thị và trở nên sầm uất”. [x. số 569, 57] Chợ nổi Cái Răng được xem như một sự sáng tạo độc đáo mang giá trị đặc trưng của thành phố Cần Thơ, nó được xem là mô hình thu nhỏ về đời sống kinh tế- văn hóa-xã hội nơi đây. Về mặt kinh tế Chợ nổi có rất nhiều điểm khác biệt so với các chợ trên bờ: không có nhà lồng chợ, không bị ràng buộc bởi những quy định của ban quản lý chợ, cách thức mua bán và trao đổi hàng hóa rất linh hoạt, chợ nổi thể hiện được tính chất riêng biệt của địa phương mình… Nếu như các chợ trên bờ luôn mang tính ổn định và ít có sự thay đổi thì chợ nổi Cái Răng nói riêng cũng như nhiều chợ nổi ở đồng bằng sông Cửu Long lại mang tính mở, không buôn bán ở những sạp lồng cao mà họ luôn di chuyển trên những chiếc thuyền, ghe tại khu vực chợ nổi, sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu khách cần, tiết kiệm được thời gian và khỏi mất công tìm kiếm mặt hàng cho khách. Họ không chịu sự quản lý của bất cứ một cơ quan chính quyền nào, nhưng lại luôn tuân thủ những quy định bất thành văn do tự mình đặt ra: về thời gian họp chợ, về chữ tín trong kinh doanh, về nguyên tắc mua bán… Chợ nổi Cái Răng cũng là đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, nông sản của vùng. Hàng hóa tập trung ở đây số lượng lớn và rất đa dạng. Các mặt hàng đều được phân loại đồng đều về chất lượng và kích cỡ. Đối với người dân địa phương và các vùng lân cận họ thường sử dụng các ghe xuồng vừa và nhỏ để chở hàng nông sản đến đây tiêu thụ còn đối với các thương lái, thì những ghe bầu lớn lại là phương tiện để họ thu mua trái cây tỏa đi khắp các nơi, sang tận Campuchia và Trung Quốc. “Mua bán sỉ và phân luồng hàng hóa cũng là một đặc điểm của chợ Cái Răng. Nhà nông gần đó chở hàng tấn trái cây, rau củ… ra chợ nổi với mục đích bán cho hết. Giới thương hồ đậu ghe chờ mua, cũng phải đầy ghe mới chịu lui. Đó là hình
  • 26. - 20 - thức mua bán sỉ tức là giao dịch khối lượng lớn, nên có thể xem chợ nổi Cái Răng là một chợ đầu mối nông sản”. [tr 36, 19] Do đó, Chợ nổi Cái Răng đã góp phần làm đa dạng hơn hình thức buôn bán kinh doanh vốn đã trở nên lỗi thời của các chợ truyền thống, đồng thời thúc đẩy sự phát triển buôn bán của người dân địa phương nơi đây. Về mặt văn hóa Khi đến với chợ nổi Cái Răng, chúng ta có thể quan sát, tìm hiểu về đời sống sinh hoạt của nhiều gia đình thương hồ với nhiều thế hệ sống chung trên ghe. Có những chiếc ghe như những “căn hộ di động” trên sông nước với đầy đủ tiên nghi như ti-vi, đầu máy, xe máy hay cả chậu hoa, cây kiểng và vật nuôi… Một đặc điểm có lẽ được cho là độc đáo nhất ở chợ nổi Cái Răng đó chính là những “cây bẹo”. Cây bẹo ngoài tác dụng phô trương hình ảnh sản phẩm cần bán còn góp phần làm nên sự đa dạng về màu sắc cho khung cảnh chợ nổi nhờ những biểu tượng hàng hóa treo trên nó như: cây bẹo treo quả bí đỏ, cây bẹo treo quả dưa hấu, cây bẹo quả cà rốt…Còn nếu như một ghe mà bán nhiều loại mặt hàng thì họ treo tất cả những mặt hàng đó lên cùng một cây bẹo. Hình 1.4: Cây bẹo [Nguồn: davangodau.com] Cách thức giao hàng của người dân thương hồ ở đây cũng rất độc đáo. Người bán ở thuyền này gieo từng khóm thơm, cặp dưa cho người mua ở thuyền khác
  • 27. - 21 - trông như những nghệ sỹ tung hứng vô cùng đẹp mắt, với sóng nước chòng chềnh như vậy thì chỉ có những người quen làm bạn với con nước ròng, nước nổi nơi đây mới có thể làm được điều này. Hình 1.5: Cảnh buôn bán [Nguồn:www.cuulonginfo.com] Trong Sắc Màu Nam Bộ, tác giả Phạm Côn Sơn đã nhận xét: “Phong cách mua bán truyền thống trên chợ nổi Cái Răng rất hòa nhã, chân tình và mến khách, khác xa lề lối bán buôn ở các chợ thị tứ. Phong cách này thể hiện nét văn hóa chợ của người miền quê lấy tâm thành làm gốc, luôn gieo vào lòng mọi du khách những tình cảm mến thương chân thành”.[36] Hàng hóa ở đây chủ yếu chính là sản vật địa phương. Mỗi đất nước đều muốn tôn vinh niềm tự hào của đất nước mình như: từng tấc đất, từng dòng sông hay thậm chí cả những chiến tích oai hùng… Một vùng đất, một tỉnh thành hay một làng quê đều muốn những sản vật của quê hương mình được người người biết đến. Chợ nổi Cái Răng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đó của mình, nhiệm vụ giới thiệu nét độc đáo của vùng đất Tây Đô xinh đẹp. Về mặt xã hội Chợ nổi Cái Răng khác với chợ trung tâm, chợ xã-chợ nông thôn, “chợ chạy” và càng khác xa với chợ tình, chợ phiên…ở miền Bắc. Chợ nổi không có nhà lồng, không có sạp bán hàng hóa và nhóm chợ như trên bờ. Đặc biệt, trong những tư liệu
  • 28. - 22 - xưa không hề thấy có những chi tiết nào nói đến chính quyền hoặc một địa chủ hay một nhà tư sản nào đứng ra thành lập chợ. Điều này rất khác biệt so với chợ trên bờ thường do chính quyền, ban hương chức tề hội” hay một nhà hào phú bỏ vốn thành lập. [56] “Nhờ ở tính tự phát, nên dù ở chợ nổi có xảy ra sự canh tranh rất gay gắt, nhưng các thương hồ ở Cái Răng vẫn tuân thủ các quy ước bất thành văn có từ bao đời. Đã đi vào chợ nổi Cái Răng thì ai cũng phải tuân thủ nguyên tắc “thuận mua vừa bán” hay “tiền trao cháo múc”. Đồng ý thì mua bán bằng không cứ tìm ghe hàng khác mà mua”. [x. tr 35, 18] Chợ nổi Cái Răng được xem như một kiểu “làng xóm trên sông” một xã hội ồn ào nhưng ổn định và đang phát triển. Cũng có người mua kẻ bán, cũng có hàng xóm láng giềng, thậm chí còn nhộn nhịp và trù phú hơn các chợ trên bờ, đặc biệt là tình làng nghĩa xóm, con người ở đây sống gắn bó thân tình với nhau, cảm thông và thấu hiểu hoàn cảnh của nhau, nên họ sống với nhau bằng cái tâm chân thành, bình dị. Mỗi chợ nổi ở miền Tây có nét độc đáo và đặc trưng riêng, nhưng chợ nổi Cái Răng-chợ nổi lớn nhất miền Tây Nam Bộ, với lợi thế nằm gần trung tâm thành phố Cần Thơ-cửa ngõ đi về các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nơi có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch tốt nhất, hơn nữa đường đến chợ nổi Cái Răng thuận lợi hơn rất nhiều so với các chợ nổi khác. Ngày xưa, khi giao thông đường thủy giữ vai trò then chốt, chợ là trung tâm trung chuyển hàng hóa của khu vực đồng bằng sông Cửu Long xuất khẩu đi các nước. Cho đến tận bây giờ chợ vẫn là nơi cung cấp hàng hóa cho dân thương hồ ở khắp nơi về đây lấy hàng rồi đưa đi khắp các nơi bán. Vì thế, chợ nổi Cái Răng thu hút rất nhiều du khách về đây tham quan, du lịch. Đặc biệt đối với du khách nước ngoài thì không ai là không đi thăm chợ nổi Cái Răng mỗi khi đặt chân tới đất Tây Đô. Chính những yếu tố về văn hóa-kinh tế-xã hội là nền tảng cốt lõi làm nên nét độc đáo của chợ nổi Cái Răng, giúp nó tồn tại và phát triển qua thời gian.
  • 30. - 24 - 1.3.3 Cấu trúc cƣ dân ở vùng chợ nổi Cái Răng Vùng chợ nổi Cái Răng có các tộc người sinh sống chủ yếu đó là: Việt-Hoa và Khmer. Tìm hiểu về những tài liệu xưa, có rất nhiều chi tiết miêu tả về công cuộc Nam tiến cũng như quá trình hình thành những tộc người này. Công cuộc mở đất phương Nam chỉ thật sự định hình từ khi nhà Nguyễn tổ chức một cách quy mô từ vùng Ngũ Quảng trở vào, kết hợp với sự di dân lẻ tẻ sau sự thất bại của triều đình nhà Minh trước triều Mãn Thanh (do Dương Ngạn Địch, Trần Thắng Tài và Mạc Cửu cầm đầu), cùng với việc di dân trước thế kỷ XV của những lớp cư dân cổ Khmer đến từ nhiều vùng trên đất nước Campuchia tràn về theo sông Tiền, sông Hậu để tránh họa diệt tộc của vua chúa Xiêm La, và sự di dân của người Chàm, người Hồi giáo đến vùng Châu Đốc, kết hợp với quá trình chuyển cư tại chỗ của cộng đồng các tộc người để lập làng ruộng, vùng văn hóa mang bản sắc Tây Nam Bộ mới thật sự hình thành. Nghiên cứu kỹ về những tộc người này sinh sống ở vùng Cái Răng, thì có thể thấy rằng nhờ quá trình sống gần gũi tiếp xúc với nhau mà dần dần họ đã hình thành nên một vùng văn hóa đa dân tộc, đa tôn giáo với những đặc trưng vô cùng phong phú và đa dạng. Mỗi dân tộc có một thể chế kinh tế, chính trị khác nhau, một phong tục tập quán và sinh hoạt cộng đồng riêng nhưng tất cả lại cùng chung sống hòa bình với nhau, tạo nên một bức tranh văn hóa sinh động. Ngƣời Việt Người Việt có tiếng nói và chữ viết riêng. Tiếng Việt nằm trong nhóm ngôn ngữ Việt–Mường (ngữ hệ Nam Á). Người Việt khu vực này là những cư dân chủ yếu sinh sống bằng nghề chài lưới, buôn bán trên sông, trồng cây ăn quả. Họ không phải là những cư dân luôn sống kiểu “bám đất bám làng” như người Việt ở miền Bắc hay miền Trung. Vì điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh sống nên buộc họ phải thường xuyên di chuyển, do vậy chính điều này cũng ảnh hưởng đến tính cách của họ. Người Việt ở Nam Bộ tính tình rất phóng khoáng, chân thành, thật thà, chất phác và đôn hậu: “con trai thì
  • 31. - 25 - hào phóng như con nước ròng, nước lớn tràn bờ; con gái thì hiền hậu, ngọt ngào như xoài Hòa Lộc, bưởi Năm Roi”.[ số 569, 57] Họ rất chăm chỉ làm ăn nhưng lại không biết tích góp, làm được bao nhiêu thì tiêu xài hết không giữ lại. Có cái ăn hôm nay thì biết hôm nay “kệ” mai rồi tính. Chính vì những suy nghĩ như vậy nên họ không tiếc gì khi đãi khách hết tất cả những gì mình có trong nhà và chữ “nghĩa” của người Nam Bộ cũng là ở đó. Gia đình của người Việt ở Nam Bộ không phải là một đại gia đình với nhiều thế hệ sống chung như miền Bắc, cũng không có những luật định, luật tục nghiêm ngặt, khắt khe, mà chỉ thường là một hộ gia đình nhỏ gồm hai thế hệ hay nhiều nhất là ba thế hệ sống chung. Phụ nữ vẫn nắm giữ kinh tế gia đình. Đối với những gia đình làm nghề buôn bán, chài lưới thì thường họ không có đất mà nhà chính là chiếc ghe, chiếc xuồng trên sông. Chiếc thuyền vừa là nhà, vừa là phương tiện di chuyển và kiếm sống của cư dân vùng này. Tuy không quan trọng về nghi lễ và cách thức những người dân nơi đây vẫn có những tín ngưỡng rất riêng, phù hợp với lối sống của bản thân mình. Họ thờ những vị thủy thần vì tin rằng các vị sẽ phù hộ cho công việc làm ăn buôn bán trên sông diễn ra thuận lợi, dễ dàng và hơn hết là các vị sẽ bảo vệ an toàn cho bản thân họ. Ngƣời Hoa Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Hán (ngữ hệ Hán –Tạng). Người Hoa chủ yếu làm nghề buôn bán, trong hoạt động sản xuất kinh doanh họ luôn coi trong chữ “ tín”. Mặc dù đã sinh sống ở Việt Nam trong một thời gian dài, nhưng người Hoa ở vùng này vẫn mang rất nhiều đặc điểm của người Trung Hoa truyền thống. Xét về mối quan hệ xã hội thì vẫn có sự phân hóa sâu sắc và trong mối quan hệ gia đình thì vẫn mang tính phụ quyền rất cao. Mối quan hệ giữa những người cùng họ được hết sức coi trọng. Mỗi một dòng họ đều có một từ đường để thờ cúng. Tuy nhiên, gia đình được xây dựng theo chế độ một vợ một chồng khá bền vững, không còn giữ chế độ đa thê như trước kia. Về cơ bản họ vẫn lưu giữ được
  • 32. - 26 - nét văn hóa bản sắc của dân tộc mình, nhưng cũng có những thay đổi cho phù hợp với lối sống ở Việt Nam nhất là vùng đất Nam Bộ. Ngay từ thời Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên đã cho thấy khả năng biết buôn bán làm ăn của tộc người này, họ rất khôn khéo và linh hoạt trong lĩnh vực kinh doanh. Tận dụng được những lợi thế và biết tính toán, người Hoa đã khẳng định được vị thế và vai trò của mình trong xu thế phát triển kinh tế của vùng. Ngƣời Khmer Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer. Ngoài hoạt động sản xuất nông nghiệp lúa nước thì họ còn thạo rất nhiều nghề như đánh cá, dệt vải, làm đường thốt nốt và làm gốm. Kỹ thuật gốm đơn giản, công cụ chính là hòn kê, bàn dập, chưa dùng bàn xoay, không có lò nung cố định, gốm mộc, không màu. Sản phẩm gồm chủ yếu là đồ gia cụ, tiêu biểu nhất là bếp (cà ràng) và nồi (cà om) rất được người Việt và người Hoa ở đồng bằng sông Cửu Long ưa dùng. Đây cũng là mặt hàng thường thấy ở chợ nổi Cái Răng, là những mặt hàng biểu trưng cho nét văn hóa của dân tộc Khmer sinh sống vùng đất này. [x. tr 81, 20] Gia đình của người Khmer chỉ là một gia đình nhỏ gồm một vợ một chồng sống riêng. Tuy nhiên, trong quan hệ gia đình còn nhiều tàn dư của chế độ mẫu hệ, người phụ nữ vẫn nắm kinh tế gia đình. Về mặt quan hệ xã hội thì phụ nữ Khmer cũng đã hòa nhập vào cuộc ngày nay hơn, nhiều phụ nữ Khmer hiện nay đang giữ những chức vụ cao trong các tổ chức của Đảng và chính phủ ta. Người Khmer trước đây được nhà Nguyễn đặt cho rất nhiều Họ như: Danh, Diên, Kim, Sơn, Thạch. Và lại cũng có những Họ tiếp thu từ người Hoa và người Việt như: Trần, Nguyễn, Dương, Trương, Mã, Lí…Nhưng vẫn có những họ thuần túy khmer như U, Khan, Khum. Tình trạng ngoại tình đa thê, li hôn hoặc loạn luân giữa những người có huyết thống trực hệ ít khi xảy ra hoặc tuyệt đối nghiêm cấm. Hôn nhân thường do cha mẹ xếp đặt, có sự thỏa thuận của con cái. Cưới xin trải qua 3 bước: làm mối, dạm hỏi và lễ cưới. [x. tr165, 20]
  • 33. - 27 - Chính những dân tộc này đã đóng vai trò như một chủ thể sáng tạo nên chợ nổi Cái Răng ngày nay. Tiểu kết chƣơng 1 Trong nội dung chương này, người viết đã giới thiệu một cách khát quát về chợ nổi Cái Răng như: Vị trí địa lý, lịch sử hình thành, cấu trúc dân cư vùng chợ nổi Cái Răng. Đây chính là những tiền đề cơ bản giúp cho việc đi sâu nghiên cứu về chợ nổi Cái Răng thêm sâu sắc và toàn diện hơn. Tuy chưa có một tài liệu nào cho biết chính xác thời điểm ra đời chợ nổi nhưng thông qua việc tìm hiểu về quá trình hình thành chợ người viết cũng đã cung cấp đến độc giả những chi tiết rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của chợ nổi Cái Răng. Đặc biệt, chương một đã nêu bật được những điểm tương đồng và khác biệt giữa chợ và chợ nổi. Từ đó, sẽ giúp cho người đọc có thể hình dung ra chợ nổi Cái Răng, đồng thời sẽ cuốn hút độc giả đi sâu tìm hiểu nội dung chương 2 của đề tài.
  • 34. - 28 - CHƢƠNG 2: CHỢ NỔI CÁI RĂNG DƢỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA 2.1 Cách thức hoạt động 2.1.1 Những ngƣời tham gia chợ nổi Theo Trần Nam Tiến cho rằng: “ Điểm lý thú của chợ nổi là nơi hội tụ của các loại người tứ xứ đến mua bán, làm ăn. Từ những người dân bình thường cho đến những người tứ cố vô thân, rời bỏ quê hương tha phương kiếm sống, với: ki-ốt nổi là chiếc ghe bán hàng hóa, trái cây, khi thì nơi này, khi thì nơi khác. Chỉ cần có một chiếc ghe và sản phẩm hàng hóa là có thể hợp chợ mua bán…” Những người mua bán trên sông chính là chủ thể sản sinh ra chợ nổi, họ thuộc đủ mọi thành phần và lứa tuổi, từ già trẻ, lớn bé, gái trai tất cả đã góp phần hình thành nên chợ. Có kẻ mua mới có người bán, có “cầu” mới có “cung”, hai thành phần bổ sung hỗ trợ cho nhau, góp phần làm nên một diện mạo mới cho chợ nổi Cái Răng. 2.1.1.1 Giới thƣơng hồ Cũng giống như những quán xá trên bờ, tiểu thương trên chợ nổi Cái Răng cũng thuộc nhiều tầng lớp và thuộc nhiều dân tộc khác nhau: có người giàu kẻ nghèo, có người làm ăn phát đạt nhưng lại cũng có kẻ phải chèo chống gian nan. Những người đó có thể là người Kinh, người Hoa hay cả người Khmer, mỗi dân tộc có một cách thức buôn bán kinh doanh khác nhau: người Kinh bán trái cây tự trồng, người Hoa lại bán những món ăn ngon truyền thống, và người Khmer bán những món đồ thủ công mỹ nghệ tinh xảo được làm ra từ đôi tay khéo léo của họ. Tất cả những cá thể này góp phần tạo ra quy luật và cách thức bán buôn ở chợ nổi Cái Răng. Người bán ở chợ nổi Cái Răng có thể phân thành hai nhóm chính sau: Nhóm bán thường xuyên: Bao gồm những thương nhân với những thuyền buôn lớn, những tiểu thương với thuyền buôn nhỏ, những người bán những hàng hóa dịch vụ ở chợ nổi.
  • 35. - 29 - Nhóm bán không thường xuyên: Thường là những thuyền buôn chỉ về chợ nổi Cái Răng vào những dịp như lễ, tết. Nhóm bán thƣờng xuyên Đối với những thƣơng nhân lớn Thuyền buôn của họ có trọng tải rất lớn, họ đi thu mua những trái cây, rau củ từ các vựa trái cây quanh vùng, sau đó đem đến chợ nổi bán lại cho những thuyền buôn nhỏ hơn để kiếm lời. Giá bán lại chỉ cao hơn giá thu mua từ 3-4 ngàn đồng/kg, tuy nhiên lợi nhuận họ kiếm được rất nhiều vì thường giao dịch hàng hóa với số lượng lớn. Thường một thuyền buôn lớn bao gồm khá nhiều người: ngoài chủ thuyền còn có rất nhiều người làm thuê, chủ yếu là những thanh niên. Những thanh niên này thường là những người không nhà cửa, không có vốn làm ăn, họ làm công việc khuân vác thuê để kiếm sống và thường định cư luôn trên những thuyền buôn này. Vì là những người buôn bán lâu năm, hàng nhiều, vốn lớn nên họ chỉ cần neo đậu tại chỗ để cho những tàu ghe khác đến nhận hàng. Những thương nhân này có đời sống kinh tế khá ổn định, ngay cả khi thị trường biến động, họ cũng ít bị ảnh hưởng vì vẫn có bạn hàng mặc dù mức độ giao dịch hàng hóa có giảm. Đối với những tiểu thƣơng Thuyền của họ thường là những ghe, xuồng nhỏ. Họ đi lấy hàng hóa của những thuyền buôn lớn về bán lại với giá cao hơn để kiếm lời. Đối với những thuyền buôn này thì chủ yếu là việc kinh doanh nhỏ lẻ của một người hay của một hộ gia đình. Đôi khi chiếc thuyền này chính là ngôi nhà của họ với gia đình. Ban ngày, họ dùng nó làm phương tiện buôn bán, tối đến chiếc thuyền lại chính là mái ấm, nơi vợ chồng con cái quây quần bên nhau. Vốn kinh doanh thường không lớn, nên khi hàng hóa “rớt giá” họ là người chịu thiệt hại nhất, nhiều khi trái cây để vài ngày không bán hết họ phải đổ cả một lô hàng xuống sông. Đời sống của những tiểu thương này rất bấp bênh, không ổn định.
  • 36. - 30 - Đối với những xuồng, ghe dịch vụ Xuồng, ghe của họ rất nhỏ, trước đây chủ yếu là những xuồng ghe “tự chế” như: xuồng Ba Lá hay ghe Tam Bản. Chợ nổi hình thành kéo theo nhiều nhu cầu cũng phát sinh: nhu cầu phục vụ cho những thương nhân và tiểu thương buôn bán trên chợ nổi hay những nhu cầu phục vụ cho khách du lịch tham quan chợ nổi. Ngay từ buổi đầu chợ nổi Cái Răng mới bắt đầu hình thành thì các dịch vụ ngày cũng đã xuất hiện, tuy nhiên hiện nay thì những dịch vụ này không những phát triển mà còn ngày càng đa dạng và hấp dẫn hơn rất nhiều. Có thể kể đến các dịch vụ như: ghe bán đồ ăn; ghe bán nước uống, cà phê; ghe bán vé số; ghe bán đồ gia dụng…Họ luôn nắm bắt được những nhu cầu của khách hàng, để từ đó ngày càng tạo ra những mặt hàng phù hợp với những nhu cầu đó. Người buôn bán những loại hàng hóa này chủ yếu là những cư dân sống cạnh khu vực chợ nổi, họ có nhà cửa ở trên bờ và những chiếc xuồng đơn thuần chỉ là phương tiện làm ăn buôn bán. Đời sống luôn ổn định và có phần sung túc, những biến động của giá cả hàng hóa ở chợ nổi không tác động đến đời sống của họ. Nhóm bán không thƣờng xuyên Những người buôn bán này thường từ nơi khác đến, họ không buôn bán cố định ở một nơi nào, có khi buôn bán ở chợ này, khi thì đến chợ khác, tùy từng mặt hàng và thị trường mà họ đến. Những thương nhân này chủ yếu xuất hiện ở chợ nổi Cái Răng vào những dịp lễ, tết. Đây là thời điểm nhu cầu tiêu dùng tăng cao, đến chợ nổi Cái Răng vào lúc này sẽ dễ dàng tiêu thụ sản phẩm và thu về lợi nhuận cao. Chính những thương nhân này cũng đã góp phần làm cho những mặt hàng ở chợ nổi thêm đa dạng và phong phú hơn. Nếu đến chợ nổi Cái Răng vào dịp tết, thì mặt hàng mà họ đem đếm chủ yếu là những loại hoa và đồ dùng phục vụ ngày tết như: hoa Cúc, hoa Huệ, hoa Hồng, hoa Mai…Ngoài ra, còn có: vàng mã, quần áo mới và nhiều mặt hàng tết khác nữa.
  • 37. - 31 - 2.1.1.2 Ngƣời Mua Một thành phần cũng không thể thiếu góp phần hình thành nên chợ nổi, đó chính là người mua. Người mua tiêu thụ hàng hóa, tiêu thụ càng nhiều thì đòi hỏi khối lượng hàng hóa cung cấp càng lớn, từ đó người nông dân tăng năng suất cây trồng, giới thương hồ bán thêm nhiều hàng, việc buôn bán ở chợ nổi Cái Răng càng thêm tấp nập, đời sống và nhu cầu càng tăng cao, thúc đẩy nền kinh tế nơi đây ngày càng phát triển hơn nữa. Có thể chia người mua ở chợ nổi Cái Răng thành hai nhóm chính: Nhóm người dân địa phương Nhóm khách du lịch Nhóm ngƣời dân địa phƣơng Đây là một thành phần chiếm số lượng lớn, trực tiếp và thường xuyên tiêu thụ một khối lượng hàng hóa lớn cho chợ nổi Cái Răng. Nhóm khách du lịch Bao gồm cả khách trong và ngoài nước. Họ đến chợ nổi Cái Răng theo những tour du lịch là chủ yếu. Đôi khi, một số người đi với hình thức tự do hay các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên để tìm hiểu về nét văn hóa, sinh hoạt và các thức mua bán trên chợ nổi Cái Răng. Tuy không phải là người tiêu thụ sản phẩm thường xuyên, nhưng chính họ là một nhân tố quan trọng để làm cho chợ nổi Cái Răng ngày càng được nhiều người biết đến, ngày càng thu hút lượng khách đến tham quan và mua sắm nhiều hơn. 2.1.2 Thời gian hoạt động Từ 3h sáng mỗi ngày, hoạt động mua bán giao thương ở chợ đã diễn ra khá nhộn nhịp và kéo dài tới hơn 10h sáng. Từ sáng tinh mơ hàng trăm tàu du lịch từ bến Ninh Kiều nườm nượp đổ về đây. Nhiều du khách đến đây không chỉ thích thú bởi những cây bẹo cao chót vót treo lỉnh kỉnh rau, củ, cây trái trên từng chiếc ghe để quảng cáo mặt hàng họ đang bán mà còn khá ngỡ ngàng trước cảnh những người nông dân chuyển hàng tung hứng như là những nghệ sĩ đang làm xiếc. [61]
  • 38. - 32 - Khi nhắc đến chợ nổi, thì hầu hết chúng ta chỉ đơn thuần nghĩ rằng chợ nổi diễn ra vào lúc hừng đông, nhưng nếu nói rằng để cảm nhận được một cách rõ nét và đầy đủ về chợ nổi thì chúng ta còn phải tìm hiểu về chợ nổi vào ban đêm nữa. Chợ nổi ban đêm thì hầu như chỉ gói gọn trong phạm vi của giới thương hồ, vì khoảng thời gian này, các giao dịch mua bán chỉ còn một ít, lẻ tẻ. Hầu hết các chủ ghe đều nghỉ ngơi sinh hoạt gia đình và vui chơi theo cách riêng của họ. Thỉnh thoảng có một chiếc ghe vừa tắt máy, đậu lại, thả neo nghỉ đêm chờ con nước lớn hoặc chở hàng rau, quả từ nhà vườn ra chờ bán ở phiên chợ sáng mai. Hoạt động rõ nét và dai dẳng nhất phải kể đến đó chính là những ghe dịch vụ, họ bán đầy đủ các loại thức ăn suốt đêm và lúc nào cũng còn nóng hổi. Tuy đôi khi có một số khách du lịch muốn khi tham quan, để tận hưởng cái hương vị lạ lùng êm ả của miền sông nước lúc về đêm cũng như tìm hiểu đời sống của người dân nơi đây trên một số thuyền dịch vụ, nhưng điều này rất hiếm thấy vì chợ nổi ban đêm vẫn còn ở dạng cá biệt, chưa có tour riêng. Việc tổ chức đưa đón du khách cũng như giao lưu với giới thương hồ ở chợ nổi ban đêm còn chưa được nghiên cứu cũng như chưa đưa loại hình này trở thành một sản phẩm du lịch thật sự. Đối với chợ nổi ban đêm là vậy, còn chợ nổi Cái Răng vào lúc hừng đông sẽ ra sao? Thời điểm tham quan chợ nổi thích hợp nhất là khoảng 6-7h sáng, vì đây là thời điểm chợ nổi Cái Răng đông đúc nhất, hàng trăm thuyền bè, ghe xuồng tập nập kéo về, tiếng máy nổ, tiếng rao hàng, tiếng thuyền bè va đập vào nhau, tiếng sóng vỗ, tiếng người mua kẻ bán…huyên náo cả một vùng, nhưng có như thế mới là chợ nổi. Chợ nổi Cái Răng cũng như nhiều chợ nổi khác không hoạt động và hoạt động rất ít vào các ngày: Tết Âm Lịch (mồng 1 và mồng 2 tết), Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng 5 âm lịch). Tuy nhiên, vào những ngày giáp tết chợ lại hoạt động vô cùng nhộn nhịp, ngoài những mặt hàng thường thấy, còn có thêm một số loại mới phục vụ cho ngày tết, hoa là mặt hàng được bán nhiều nhất vào thời điểm này.
  • 39. - 33 - Hình 2.1: Sắc xuân trên chợ nổi Cái Răng [Nguồn: Gia Thọ] 2.1.3 Không gian chợ nổi Cùng với sự ra đời của các chợ như Ngã Bảy, Ngã Năm, Cái Bè… chợ nổi Cái Răng đã cho thấy tính hoàn thiện của các kiểu cách nhóm chợ trên sông với quy mô rộng lớn, số lượng tàu ghe đến buôn bán gấp bội lần so với các chợ trước đây. Theo ước tính thì hàng ngày trung bình chợ nổi đón hàng chục thuyền đưa du khách đến tham quan, chưa kể số lượng ghe tụ tập buôn bán kéo dài làm nhộn nhịp cả một khúc sông. Đặc biệt vào những ngày giáp tết thì có khả năng tới vài trăm thuyền tới chợ nổi Cái Răng, kéo dài tới cả hơn hai cây số. Ngay tâm điểm của chợ, mật độ mua bán chật kín, khiến việc mua bán đường dài luôn bị nạn kẹt tàu. Nếu tính từ âm điểm sức lan tỏa chợ nổi này lấn ra gần giữa sông, diện tích mặt nước vô cùng rộng lớn. Góp phần làm cho quy mô không gian chợ nổi thêm phần nhộn nhịp, đó chính là sự xuất hiện nhiều dịch vụ đi kèm như: trạm xăng dầu nổi, xưởng sửa máy nổi, tiệm may nổi…và các ghe ẩm thực buôn bán suốt ngày đêm.
  • 40. - 34 - Hình 2.2: Sớm mai trên chợ nổi Cái Răng [Nguồn: Tác giả ] 2.1.4 Phƣơng tiện, các loại hàng hóa và dịch vụ trên chợ nổi Cái Răng 2.1.4.1 Phƣơng tiện Vùng đồng bằng sông Cửu Long vốn là vùng sông nước với kênh rạch chằng chịt, phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền bè. Thuyền bè ngoài chức năng là phương tiện đi lại, vận chuyển, đánh bắt thủy sản, thông tin liên lạc, nó còn là một sản phẩm văn hóa độc đáo gắn liền với phong tục tập quán, lễ nghi về sông nước. Đặc biệt khi nhắc đến chợ nổi miền Tây Nam Bộ thì vai trò của chiếc thuyền lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Không chỉ là phương tiện mà nó còn là một “căn nhà di động” trên sông của họ. Ban đầu ghe thuyền của cư dân chợ nổi rất đơn sơ với những chiếc xuồng Ba Lá có tay chèo, nhưng hiện nay ở chợ nổi Cái Răng cũng như nhiều chợ nổi khác đã xuất hiện các ghe xuồng đủ loại: từ xuồng con cho tới Tam Bản, ghe chài, Cà Dom…phục vụ cho hoạt động chợ nổi diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn. Trước 1945 ghe xuồng ở Nam Bộ chủ yếu là bơi chèo thì hiện nay trên 70% đều chạy bằng máy.[x. Hoài Phương, số 568]
  • 41. - 35 - Có những chiếc thuyền buôn lớn đậu cố định một chỗ để các ghe nhỏ đến lấy hàng, xuồng bán quýt, xuồng bán vú sữa Lò Rèn…hay các xuồng dịch vụ cà phê, hủ tiếu…Qua đây là mới thấy chợ nổi đúng là bức tranh muôn màu muôn mặt, tuy có những hạn chế so với các chợ trên bờ, nhưng phần nào đã đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu cho một bộ phận cư dân vùng sông nước, đặc biệt nó đã đem lại những nét văn hóa độc đáo hấp dẫn mà những chợ trên bờ không có được. Làm được tất cả những điều này thì vai trò của những chiếc xuồng, bè, thuyền là rất lớn hay nói đúng hơn là không thể thiếu thuyền bè trên chợ nổi. Nếu không có thuyền bè, thì sẽ không còn là chợ nổi nữa rồi, chợ nổi Cái Răng chỉ tồn tại đúng nghĩa khi người dân nơi đây vẫn xem chiếc thuyền như một vật quan trọng không thể thiếu, cũng giống như người nông dân miền Bắc không thể thiếu con trâu hay cái cày thì người Cái Răng cũng không thể bỏ quên chiếc thuyền của họ. Chú ý một chút, ta sẽ thấy những chiếc thuyền đến họp chợ ở Cái Răng đều có nguồn gốc xuất xứ riêng, chúng ta có thể biết được những chiếc thuyền này xuất phát từ tỉnh nào tới bằng việc nhìn vào những ký hiệu trên thuyền như: VL 8684, LA 03500, CT 44153, AG 0206…VL-Vĩnh Long, LA-Long An, CT-Cần Thơ, AG- An Giang… Mặc dù vậy, khi đến chợ nổi Cái Răng chúng ta cũng không phải thấy toàn bộ hệ thống thuyền bè ở đây có biển số, đơn giản vì có những chiếc xuồng nhỏ chỉ phục vụ ăn uống, giải khát và họ ở ngay tại Cái Răng, đó có thể là những chiếc xuồng Ba Lá do người dân tự tạo ra nên họ không đăng ký để lấy số hiệu. Như vậy, tuy không phải chịu sự quản lý chặt chẽ như chợ trên bờ, nhưng trên chợ nổi vẫn có một số ràng buộc nhất định.
  • 42. - 36 - Hình 2.3: Thuyền buôn đến từ tỉnh Long An [Nguồn:Tác giả ] Hình 2.4: Thuyền buôn đến từ tỉnh Kiên Giang
  • 43. - 37 - [Nguồn: angvietonline.vn] 2.1.4.2 Các loại hàng hóa và dịch vụ. Hàng Hóa Hàng hóa của chợ nổi Cái Răng vô cùng phong phú và đa dạng, ngay từ thời xa xưa hàng hóa nơi đây đã không chỉ phục vụ cho giới thương hồ mà còn cung ứng cho người dân địa phương khu vực này. Trong thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường như hiện nay, thì chợ nổi Cái Răng cũng đã có những bước chuyển mình rất lớn để đáp ứng với nhu cầu của hiện tại. Tuy chưa thể nói rằng chợ trên bờ có cái gì thì ở chợ nổi Cái Răng có tất cả những thứ đó, mặc dù vậy chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng với đều kiện di chuyển khó khăn trên sông nước mà bộ phận cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long này đã làm được những điều như vậy đã là một thành quả đáng ghi nhận, góp phần vào việc làm đa dạng hóa phương thức mua bán đơn điệu đã có từ bao đời. Đến chợ nổi Cái Răng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những nhóm hàng chủ yếu có mặt ở đây như sau: Nhóm hàng trái cây Đây là mặt hàng chủ lực ở chợ nổi Cái Răng, vì nằm gần những vựa trái cây, giao thông đường thủy thuận lợi hơn so với những chợ nổi khác nên trái cây được đưa về chợ nổi Cái Răng rất nhiều với đủ màu sắc và chủng loại như: Sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, cóc, ổi, xoài, mận…Tuy nhiên, trái cây được bán ở chợ nổi Cái Răng cũng phân theo mùa, nếu mùa xoài thì ta thấy xoài là loại trái cây được bán nhiều nhất, hay mùa nhãn thì bán nhiều nhất, rồi chôm chôm hay vũ sữa. Vì vậy, khi nhìn vào cách buôn bán của họ ta có thể dễ dàng nhận biết đang là mùa của loại trái cây gì. Nhóm hàng rau, củ Đây là mặt hàng chiếm số lượng lớn trên các ghe thuyền ở chợ nổi Cái Răng. Vì là những mặt hàng thiết yếu được sử dụng cho những bữa ăn hàng ngày của con người nên lượng tiêu thụ mặt hàng này rất lớn. Những nông sản chủ yếu ở đây như: củ sắn, khoai lang, củ mì, đu đủ, bầu bí, mía…
  • 44. - 38 - Nhóm hàng bông, kiểng Chỉ có mặt trên chợ nổi Cái Răng vào dịp Tết Nguyên Đán. Khoảng 20 tháng chạp trở đi, các ghe bán bông tươi xuất hiện với nhiều chủng loại, màu sắc rực rỡ. Nhưng nhiều nhất là các chậu mai vàng, hoa đào, vạn thọ…và những loại hoa thường được sử dụng trong ngày tết. Vào những ngày giáp Tết, đến chợ nổi Cái Răng có thể nói mặt sông tràn ngập hoa. Tuy là mặt hàng chỉ xuất hiện mỗi năm một lần nhưng nhóm hàng bông, kiểng này lại là mặt hàng tiêu thụ nhanh nhất, với số lượng đưa về nhiều nhưng chỉ trong vài ngày là giới thương hồ đã bán hết, và hiếm khi xảy ra tình trạng ế hàng, tồn hàng. Nhóm hàng thủ công, gia dụng Mang đến chợ nổi Cái Răng với một số lượng lớn với nhiều chủng loại như: chén, đĩa, lu, hũ, kiệu…hay cả những dụng cụ đánh bắt cá được mang từ những làng nghề gần đây như: rổ, thúng, nia, lờ, lợp…Nhóm hàng này có thể được lấy từ những nơi khác chuyển tới, nhưng chủ yếu là do những cư dân sinh sống ở khu vực gần đó làm ra mang đến chợ nổi Cái Răng tiêu thụ. Nổi tiếng nhất đó chính là những “cà ràng” của người dân Khmer, chúng đã có mặt trên chợ nổi từ rất lâu và đến nay những cà ràng này vẫn đang là một mặt hàng chủ lực ở chợ nổi Cái Răng. Nhóm hàng thực phẩm và động vật Cũng hết sức phong phú và đa dạng. Trước kia, khi chợ nổi Cái Răng mới ra đời, ở nơi đây còn bán rất nhiều những mặt hàng quý giá như: mật ong, sáp ong, kỳ đà, chuột, trăn, và một số loài chim quý như le le, gà nước, bìm bịp…Nhưng hiện nay, thì chỉ còn một số mặt hàng như ghe mắm đồng, ghe ba khía, ghe mắm ruốt, ghe khô cá biển là thường xuất hiện mà thôi. [x. tr 39, 19] Nhóm hàng gia dụng thiết yếu Bao gồm từ những vật dụng to, đắt giá cho đến những vật dụng nhỏ rẻ tiền như: vải, xà bông, dép, guốc, nồi, niêu, xoong, chảo và cả cây kim, sợi chỉ cũng được bán ở đây. Những mặt hàng này có thể được bày bán ở những ghe tạp hóa nổi đậu tại chỗ hoặc những ghe hàng lưu động. Đôi khi, còn có một số ghe xuồng bán thuốc
  • 45. - 39 - Bắc, thuốc Tây để trị bệnh, sẵn sàng giúp những người đi đường sông bị đau yếu bất ngờ. Hàng hóa chợ nổi Cái Răng tuy đa dạng nhưng tùy loại mặt hàng, tùy từng thời điểm mà giới thương hồ mới đem về bán. Chỉ mặt hàng nào có khả năng tiêu thụ, họ mới đưa tới hoặc mua chở đi. Tuy nhiên, có một mặt hàng mà ta không bao giờ thấy ở chợ nổi Cái Răng đó chính là lúa gạo. Bởi đó là lĩnh vực kinh doanh lúa chuyên nghiệp của các thương lái gắn liền với các chợ gạo và các nhà máy xay, chành lúa trên bờ. [x. tr 41, 19] Dịch vụ Bên cạnh hàng hóa phong phú về số lượng và chất lượng thì các dịch vụ cũng đa dạng và hấp dẫn không kém. Đây là hoạt động hỗ trợ, cung ứng cho nhu cầu dịch chuyển, sinh hoạt, cư trú ngắn hạn của giới thương hồ, nâng cao giao dịch mua bán tại chợ nổi Cái Răng. Tuy mới chỉ xuất hiện vài năm trở lại đây, nhưng các dịch vụ này cũng đã đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của chợ nổi Cái Răng, giúp chợ nổi Cái Răng bắt nhịp được với xu thế hiện đại của cuộc sống. Một số dịch vụ nổi tiếng ở chợ nổi Cái Răng như: Ghe bán đồ ăn, thức uống Đây là loại hình dịch vụ phổ biến nhất ở chợ nổi Cái Răng hiện nay, lúc mới ra đời những ghe dịch vụ này chỉ bán một số thức ăn đơn giản, gọn nhẹ nhưng bắt nhịp với cuộc sống hiện đại ngày nay, khi mà những yêu cầu của con người mỗi lúc một cao hơn, thì những dịch vụ này cũng ngày càng đa dạng hóa hơn như: Ghe bán hủ tiếu, bán cháo, bán cơm, có ghe bán bún mắm, bún riêu…lại có ghe bán cà phê, nước ngọt. Một số ghe còn bán cả đồ nhậu như hột vị lộn, lòng heo, cá khô và rượu đế. Tất cả những đồ ăn này đều được chế biến trực tiếp trên ghe vừa nóng lại thơm ngon. Thật thú vị khi được tận hưởng một tô bún riêu hay thưởng thức cái hương vị cà phê nồng nàn ngay trên sóng nước Hậu Giang này. Ngoài ra, còn một số ghe bán thịt heo, thịt gà hay thịt vịt làm sẵn…để phục vụ cho những bữa cơm của những gia đình thương hồ sống ngay trên khu vực chợ nổi Cái Răng, họ khỏi mất công phải lên bờ mà vẫn có những bữa cơm thịnh soạn với đầy đủ thịt cá, rau củ.
  • 46. - 40 - Hình 2.5: Ghe dịch vụ bán hủ tiếu [Nguồn: Tác giả ] Trạm bán xăng nổi Nếu trước kia ghe xuồng ở chợ nổi Cái Răng chủ yếu là những chiếc xuồng Ba Lá có tay chèo thì ngày nay hầu như đã đều chạy bằng máy, như thế xăng dầu sẽ cung cấp cho những phương tiện trên sông này di chuyển như thế nào? Đồng nghĩa với việc này là sự xuất hiện của những trạm xăng nổi. Đó thường là những ghe có trọng tải rất lớn, đậu cố định tại một chỗ, có thể chứa từ 5- 10 ngàn lít xăng, để cung ứng cho tất cả các thuyền bè di chuyển trên khu vực chợ nổi Cái Răng. [x. tr 42, 19] Bên cạnh những trạm xăng nổi với trữ lượng xăng lớn thì còn có nhiều ghe xăng dầu nhỏ lưu động luôn có mặt trên sông, ai cần chỉ kêu một tiếng là sẵn sàng đáp ứng.
  • 47. - 41 - Hình 2.6: Trạm xăng nổi [Nguồn: Tác giả ] Dịch vụ du thuyền Theo một số tài liệu ghi chép lại, từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX đã xuất hiện hình thức dịch vụ đưa khách tham quan trên sông nhưng đó mới là những ghe đò thô sơ, lạc hậu chưa được đầu tư một cách triệt để, phải đến khoảng mấy chục năm trở lại đây được sự khuyến khích của chính quyền địa phương và ngành du lịch nên chất lượng của các du thuyền này đã được cải thiện đáng kể: tiện nghi hơn, sạch sẽ hơn. Mỗi thuyền có trọng tải từ 1-2 tấn có sức chứa từ 40- 50 khách. [x. tr 43, 19] Đây được đánh giá là một dịch vụ hấp dẫn, thu hút số lượng khách tham quan trên chợ nổi nhiều nhất và mang lại nguồn thu nhập lớn nhất so với các dịch vụ khách.
  • 48. - 42 - Hình 2.7: Du thuyền trên chợ nổi Cái Răng [Nguồn:Tác giả ] Ngoài ra thì còn rất nhiều dịch vụ khác xuất hiện như: đò ngang, tiệm may nổi, tiệm cân nổi, tiệm sửa máy nổi… nhằm đáp ứng những nhu cầu của khách hàng, có thể nói rằng vì với đầu óc của những con người luôn muốn tiếp thu những cái mới nên người dân vùng sông nước này luôn luôn nắm bắt kịp thời những xu thế của thời đại, từ đó thay đổi hình thức mua bán cho phù hợp. Với phương châm hoạt động là “bán cái khách hàng cần chứ không phải bán những gì mình có” nên hình thức mua bán ở chợ nổi Cái Răng cũng như nhiều chợ nổi khác luôn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, trở thành một loại hình kinh doanh độc đáo có một không hai ở nước ta.
  • 49. - 43 - 2.2 Nét sinh hoạt văn hóa chợ nổi Cái Răng 2.2.1 Cây Bẹo-Cách thức rao hàng độc đáo “ Cây trái rộn ràng từ vườn nhà em Gọi ta dậy từ nửa đêm về sáng Cắm cây sào tre bẹo hình beo dạng Xôn xao xuồng ghe họp chợ chòng chành”. Những câu thơ của Nguyễn Kim đã gợi ra một khung cảnh rộn ràng, nhộn nhịp với những âm thanh mang âm hưởng đậm nét của miền quê sông nước. Ta đã thấy thấp thoáng bóng dáng của cậy bẹo-một hình thức quảng cáo vô cùng độc đáo của vùng đất và con người nơi đây. Cây bẹo là một loại cây giống như cây sào, thường được làm bằng tre, treo ở đầu ghe, ở trên đó người ta sẽ treo những loại hàng muốn bán, người mua chỉ cần nhìn vào cây bẹo để tìm hàng như mong muốn. Đây là một hình thức tiếp thị không tốn nhân lực mà lại dễ nhận biết, mỗi khi hết hàng người bán chỉ cần rút cây bẹo xuống là được. Không ai biết cây bẹo xuất hiện từ lúc nào, nhưng khi “bước” vào chợ nổi thì cây bẹo là điểm ngắm đầu tiên của bạn hàng để xác định loại hàng mình cần mua. Tra cứu rất nhiều từ điển Tiếng Việt không thấy có từ bẹo. Trong sách của nhà nghiên cứu về Nam bộ như Vương Hồng Sển hay Sơn Nam …cũng không có sự giải thích về từ ngữ này. Tuy nhiên, theo một số lý giải gần đây thì từ bẹo có lẽ xuất phát từ lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân Nam bộ: “mày đừng bẹo gan tao nghe!” hoặc “chiều nào con nhỏ đó cũng bẹo bẹo trước mặt mình”. Vậy thì “bẹo” ở đây có nghĩa là “trêu gan”. Vô hình chung từ “bẹo” trở thành hình thức “quảng bá thương hiệu” không hơn, không kém và chắc có lẽ cây bẹo ra đời từ đó.[x. tr 50, 19] Buổi sáng khi đến chợ nổi Cái Răng, ta thấy vô số những cây bẹo nhô lên như những cây phi lao vươn mình khỏi mặt nước. Mỗi cây bẹo đều có ý nghĩa tượng trưng cho mặt hàng mà người ta muốn bán, đủ kiểu, đủ loại như: bẹo bầu, bẹo chuối, bẹo dưa hấu, chôm chôm hay mãng cầu…Sự đa dạng về màu sắc và
  • 50. - 44 - chủng loại của những rau củ trái cây treo trên cây bẹo, càng làm cho khung cảnh chợ nổi Cái Răng thêm sinh động và vui mắt. Mặc dù, người dân “treo gì bán đó” thông qua những cây bẹo, tuy nhiên có ba trường hợp ngoại lệ: “Cái gì treo mà không bán?” Chính là quần áo. Vì sống bằng nghề thương hồ, chiếc ghe vừa là phương tiện làm ăn nhưng cũng chính chiếc ghe lại là tổ ấm của họ, nên họ sinh hoạt ăn ở ngay trên chiếc ghe của mình, vậy nên quần áo mỗi khi giặt xong là được treo ngay trên chiếc ghe nhờ những luồng gió mát trên sông Hậu thổi vào để sớm mai có quần áo mặc. Do đó, đây là một thứ treo nhưng không bán được. Hình 2.8: Quần áo treo mà không bán [Nguồn:Tác giả ] “Cái gì bán mà không treo?” Chính là các thuyền bán đồ ăn uống và nước giải khát. Những thứ này không thể treo lên được. Vì trên sóng nước nếu treo những sản phẩm này lên thì rất dễ vỡ mà không được an toàn, mặt khác nếu là đồ ăn như tô hủ tiếu hay bún thì khó có thể chỉ dùng một vật treo lên mà có thể biểu thị thứ mình muốn bán cho khách biết được.
  • 51. - 45 - Hình 2.9: Nƣớc uống bán nhƣng không treo [Nguồn:Tác giả ] “Cái gì mà treo cái này, bán cái khác?” Chính là treo lá dừa nhưng lại bán thuyền. Người dân muốn bán ghe xuồng của họ thường treo lên thuyền một cây sào, trên đó có gắn một miếng lá dừa. Vì cây dừa là loại cây đặc trưng cho vùng đất Nam Bộ nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long này, nên mái nhà của người Nam Bộ thường lợp bằng lá dừa. Vì vậy khi muốn bán chiếc thuyền có nghĩa là họ muốn bán nhà của mình. Do vậy, treo lá dừa lên là hợp lý hơn cả.
  • 52. - 46 - Hình 2.10: Treo lá dừa để bán thuyền [Nguồn: web.soctrang.gov.vn] “Cây bẹo ngoài chức năng quảng cáo, cặm xuồng, nó còn dùng để chống ghe luồn lách trong những con sông, rạch nhỏ và cũng còn là một “trường côn” để chống chọi đám cướp cạn đang trực chờ nơi bụi hoang bờ vắng”[73]. Không những thế, về mặt mỹ thuật, cây bẹo còn vô tình điểm tô thêm cho toàn cảnh chợ nổi Cái Răng những đường nét, màu sắc, dáng vóc…một vẻ đẹp lạ lùng trên sông nước. Cây bẹo từ khi ra đời cho đến nay hình như chưa có một hình thức nào có thể thay thế được cây bẹo về hình thức quảng cáo. Có lần tại chợ nổi Cái Răng, một số ghe thương hồ đã thử không dùng đến cây bẹo vì thấy nó quá lỉnh kỉnh nhưng họ lại bị mấy bạn hàng nhắc: “Đồ mà không bẹo lên thì ma mới biết bán gì”. Theo nhiều nhà nghiên cứu nhận xét: “Cây bẹo ở chợ nổi là một sự sáng tạo đặc sắc; một nét văn hóa tiếp thị và quảng cáo ra đời rất sớm trên sông nước. Nó vừa đậm nét truyền thống dân gian, vừa mang giá trị thời đại”. Trải qua bao biến đổi thăng trầm, cây bẹo vẫn là nét văn hóa quảng cáo duy nhất, độc đáo nhất và lâu đời nhất trên sông nước Nam bộ.[x. tr 52-53, 19] 2.2.2 Văn hóa thƣơng hồ Theo Đinh Văn Liên trong Đặc điểm văn hóa phi vật thể của vùng đất phương Nam nhận xét: