SlideShare a Scribd company logo
1 of 68
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành nên chuyên đề tốt nghiệp này,em xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất tới các thầy, cô giáo giảng dạy tại Khoa du lịch – Đại học Huế đã hết lòng
giảng dạy, trang bị kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.s Lê Thị Thanh Xuân
– người đã trực tiếp hướng dẫn, theo sát em trong suốt quá trình hoàn thành nên
chuyên đề này.
Em cũng xin cảm ơn tới tập thể cán bộ nhân viên khách sạn Park View đã tạo
điều kiện và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập, thu thập tài liệu phục vụ cho
việc nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp.
Xin cảm ơn sự hỗ trợ của toàn thể bạn bè, người thân trong suốt quá trình em
làm chuyên đề.
Mặc dù có cố gắng, nhưng chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Huế, tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Bùi Thị Lan Anh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.
Huế, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Bùi Thị Lan Anh
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh i K47 HDDL
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu:................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................2
4.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử:..................................2
4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu:....................................................................2
4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu: .....................................3
5. Kết cấu nội dung của đề tài ..............................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH ...............4
1.1Một số khái niệm cơ bản .................................................................................4
1.1.1 Du lịch và khách du lịch...........................................................................4
1.1.1.1 Khái niệm về du lịch ..........................................................................4
1.1.1.2. Khái niệm về khách du lịch...............................................................4
1.1.2. Khái niệm khách sạn. ..............................................................................5
1.1.3. Kinh doanh khách sạn .............................................................................5
1.1.3.1. Khái niệm .........................................................................................5
1.1.3.2. Đặc điểm kinh doanh khách sạn........................................................6
1.1.3.3. Sản phẩm khách sạn..........................................................................7
a. Khái niệm sản phẩm khách sạn...............................................................7
b. Đặc điểm của sản phẩm khách sạn..........................................................7
1.2. Tính thời vụ trong du lịch..............................................................................8
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh ii K47 HDDL
1.2.1. Khái niệm................................................................................................8
1.2.2. Các đặc điểm về tính thời vụ du lịch........................................................9
1.2.2.1. Tính thời vụ trong du lịch là một hiện tượng phổ biến khách quan ở
hầu hết các nước, các vùng có hoạt động du lịch............................................9
1.2.2.2. Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch có sự khác biệt
phụ thuộc vào mức độ khai thác tài nguyên du lịch và điều kiện đón tiếp,
phục vụ khách du lịch....................................................................................9
1.2.2.3. Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều mùa vụ du
lịch, tùy thuộc vào các loại hình du lịch đang phát triển ở đó.......................10
1.2.2.4. Độ dài và cường độ của thời vụ du lịch có sự khác biệt theo từng loại
hình du lịch..................................................................................................10
1.2.2.5. Cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau theo thời gian của chu
kì kinh doanh...............................................................................................10
1.2.2.6. Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào
mức độ phát triển và kinh nghiệm kinh doanh du lịch của quốc gia du lịch,
điểm du lịch và các nhà kinh doanh du lịch..................................................10
1.2.2.7. Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào cơ cấu của
khách đến vùng du lịch................................................................................11
1.2.2.8. Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào số lượng các
cơ sở lưu trú chính:......................................................................................11
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thời vụ trong du lịch............................11
1.2.3.1. Khí hậu ...........................................................................................11
1.2.3.2. Thời gian rỗi. ..................................................................................12
1.2.3.3. Tính quần chúng hóa trong du lịch..................................................13
1.2.3.4. Phong tục tập quán của dân cư. .......................................................13
1.2.3.5. Điều kiện về tài nguyên du lịch.......................................................14
1.2.3.6. Sự sẵn sàng đón tiếp du khách.........................................................14
1.2.4. Ảnh hưởng của tính thời vụ đến hoạt động kinh doanh du lịch. .............15
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh iii K47 HDDL
1.2.4.1. Sử dụng không hết công suất CSVCKT phục vụ du lịch nếu thời vụ
ngắn.............................................................................................................15
1.2.4.2. Ảnh hưởng đến chính sách giảm giá................................................15
1.2.4.3. Làm hạn chế tính mong muốn của du khách....................................15
1.2.4.4. Ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn nhân lực..................................16
1.2.4.5. Những ảnh hưởng khác ...................................................................16
1.2.5. Các biện pháp khắc phục những tác động bất lợi do tính thời vụ trong du
lịch đem lại .....................................................................................................16
1.2.5.1. Cải tiến CSVCKT phục vụ du lịch. .................................................16
1.2.5.2. Sử dụng tích cực động lực kinh tế. ..................................................17
1.2.5.3. Nâng cao khả năng đón tiếp. ...........................................................17
1.2.5.4. Tổ chức lao động hợp lí ..................................................................17
1.2.5.5 Nghiên cứu thị trường......................................................................17
1.2.5.6. Một số giải pháp khác. ....................................................................18
1.2.6. Các chỉ tiêu dùng để phân tích tính thời vụ và kết quả hoạt động kinh
doanh của khách sạn. ......................................................................................19
1.2.6.1. Chỉ số thời vụ..................................................................................19
1.2.6.2. Nguồn khách của khách sạn ............................................................20
1.2.6.3. Công suất sử dụng buồng trung bình ...............................................20
1.2.6.4. Doanh thu .......................................................................................20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÍNH THỜI VỤ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA KHÁCH SẠN PARK VIEW HUẾ ................................................21
2.1 Khái quát về khách sạn Park View Huế........................................................21
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của khách sạn Park View Huế.
.......................................................................................................................21
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của khách sạn.......................................................23
2.1.2.1Chức năng.........................................................................................23
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh iv K47 HDDL
2.1.2.2. Nhiệm vụ ........................................................................................23
2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức..........................................................................24
2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của khách sạn...............................................24
2.1.3.2. Chức năng của các bộ phận.............................................................25
2.1.4. Các lĩnh vực kinh doanh........................................................................27
2.14.1.Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú ...............................................27
2.1.4.2. Hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung............................................28
2.1.4.3. Hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống. ..........................................28
2.1.5. Nguồn lực của khách sạn.......................................................................29
2.1.5.1. Đội ngũ lao động của khách sạn......................................................29
2.1.5.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật....................................................................30
2.2.Phân tích tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn Park View
...........................................................................................................................31
2.2.1. Nguồn khách của khách sạn ..................................................................31
2.2.1.1. Phân tích tính thời vụ về tình hình khách du lịch đến khách sạn......31
2.2.1.2. Phân tích tính thời vụ theo đặc điểm nguồn khách đến khách sạn....35
2.2.2. Phân tích kết quả kinh doanh.................................................................39
2.2.2.1. Kết quả kinh doanh của khách sạn giai đoạn 3 năm 2013-2015.......39
a. Biến động doanh thu chung ..................................................................39
b. Công suất sử dụng buồng phòng...........................................................41
c. Biến động doanh thu theo từng lĩnh vực kinh doanh .............................43
2.2.2.2. Biến động doanh thu theo thời vụ....................................................45
2.2.3. Một số ảnh hưởng của tính thời vụ đến hoạt động kinh doanh của khách
sạn Park View.................................................................................................46
2.2.3.1. Sử dụng không hết công suất CSVCKT phục vụ du lịch. ................46
2.2.3.2. Ảnh hưởng đến chính sách giảm giá................................................46
2.2.3.3. Làm hạn chế tính mong muốn của du khách....................................47
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh v K47 HDDL
2.2.3.4. Ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn nhân lực..................................47
2.2.3.5. Những ảnh hưởng khác ...................................................................47
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG BẤT LỢI
CỦA TÍNH THỜI VỤ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN
PARK VIEW HUẾ................................................................................................49
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của khách sạn......49
3.1.1. Mục tiêu................................................................................................49
3.1.2. Định hướng phát triển ...........................................................................50
3.1.3. Dự báo ngắn hạn về nguồn khách của Khách sạn Park View.................51
3.2. Một số giải pháp hạn chế sự tác động của tính thời vụ đến hoạt động kinh
doanh của khách sạn Park View Huế..................................................................53
3.2.1. Tổ chức lao động hợp lý........................................................................53
3.2.2. Tuyên truyền quảng cáo ........................................................................53
3.2.3. Tạo điều kiện cho mùa vụ thứ hai..........................................................54
3.2.4. Nâng cao khả năng đón tiếp ..................................................................54
3.2.5. Sử dụng tích cực các động lực kinh tế ...................................................55
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN...................................................57
1. Kết luận..........................................................................................................57
2. Đề xuất ý kiến ................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................59
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh vi K47 HDDL
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CSVCKT : Cơ sở vật chất kĩ thuật
CSSDBTB : Công suất sử dụng buồng trung bình
UBND : Ủy ban nhân dân
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
CN : Chuyên nghiệp
Đvt : Đơn vị tính
Trđ : Triệu đồng
TNDL : Tài nguyên du lịch
KDKS : Kinh doanh khách sạn
SL : Số lượng
L – K : Lượt khách
TGLTBQ : Thời gian lưu trú bình quân
N – K : Ngày khách
NSLĐBQ : Năng suất lao động bình quân
DVBS : Dịch vụ bổ sung
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh vii K47 HDDL
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1: Số lượng và giá các loại phòng tại khách sạn Park View Huế...............27
Bảng 2. 2: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG KHÁCH SẠN PARK VIEW HUẾ GIAI
ĐOẠN 3 NĂM (2013-2015)..................................................................................29
Bảng 2. 3: Tình hình CSVCKT của khách sạn Park View Huế năm 2016.............30
Bảng 2. 4: Tình hình khách đến khách sạn Park View Huế qua 3 năm 2013 – 2015
..............................................................................................................................31
Bảng 2. 5: Tổng số lượt khách từng tháng của khách sạn qua 3 năm 2013 – 2015 .33
Bảng 2. 6: Cơ cấu nguồn khách của khách sạn theo mục đích chuyến đi ...............35
Bảng 2. 7: Cơ cấu nguồn khách của khách sanh Park View qua 3 năm 2013 – 2015
..............................................................................................................................36
Bảng 2. 8: Lượt khách nội địa trong từng tháng qua 3 năm 2013 – 2015 tại khách
sạn Park View Huế................................................................................................37
Bảng 2. 9: Số lượt khách quốc tế qua từng tháng trong 3 năm 2013 – 2015 tại khách
sạn Park View Huế................................................................................................38
Bảng 2. 10: Doanh thu của khách sạn Park View qua 3 năm 2013 đến 2015.........39
Bảng 2. 11: Công suất sử dụng phòng tháng 5 và tháng 9 tại khách sạn Park View
Huế qua 3 năm 2013 – 2015 .................................................................................42
Bảng 2. 12: Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Park View Huế qua 3 năm
..............................................................................................................................43
Bảng 2. 13: Doanh thu của khách sạn Park View Huế theo từng tháng qua 3 năm
2013 – 2015...........................................................................................................45
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2. 1: Lượt khách đến khách sạn Park View Huế trong 3 năm (2013- 2015)
..............................................................................................................................32
Biểu đồ 2. 2: Biến động chỉ số thời vụ của khách qua 3 năm .................................34
Biểu đồ 2. 3: Biểu đồ về nguồn khách theo mục đích chuyến đi ............................35
Biểu đồ 2. 4: Biến động chỉ số thời vụ khách nội địa qua 3 năm 2013 -2015 .........37
Biểu đồ 2. 5: Biến động chỉ số thời vụ qua 3 năm 2013 - 2015 ..............................39
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2. 1: Sơ đồ tổ chức của Khách sạn Park View..............................................24
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 1 K47 HDDL
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Thời vụlà một bài toán chưa có lời giải thỏa đáng cho những người làm du
lịch.Hạn chế tính thời vụ để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận luôn là
vấn đề “nhức nhối” đối với các nhà quản lý cũng như tất cả những ai hoạt động
trong lĩnh vực du lịch.
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, Đảng ta đã xác định: “Du lịch là
một ngành kinh tế tổng hợp, quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính
liên ngành, liên vùng, liên quốc gia và có tính xã hội hóa cao. Phát triển du lịch là
một hướng chiến lược trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm đáp ứng nhu
cầu phong phú, đa dạng của du khách trong và ngoài nước”. Do vậy, du lịch đã trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần quan trọng vào quá trình sản xuất, tăng thu
nhập kinh tế quốc dân, giải quyết việc làm cho người lao động.Ngày nay đời sống
vật chất tinh thần của con người không ngừng được nâng cao và cải thiện, con
người càng có nhiều sự lựa chọn trong việc đi du lịch của mình. Chính vì thế trong
những năm gần đây du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với đại bộ phận
cư dân trên thế giới. Du lich được xem là một ngành “công nghiệp không khói” và
giữ một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của một quốc gia.
Là một trong những khách sạn lớn (xếp loại tiêu chuẩn 4 sao) lại ở vị trí gần
trung tâm thành phố Huế, hằng năm khách sạn Park View đón tiếp một số lượng
khách du lịch khá lớn.Hiện nay Park View ngày càng đổi mới, đẩy mạnh về mọi
mặt để trở thành nơi dừng chân lý tưởng của du khách trong và ngoài nước. Tuy
nhiên không nằm ngoài quy luật của hoạt động kinh doanh du lịch, khách sạn Park
View cũng chịu sự tác động của tính thời vụ.Hoạt động kinh doanh của khách sạn
cũng chỉ tập trung vào những mùa du lịch cao điểm gây ra một số tác động bất lợi
đến nhiều lĩnh vực như kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch, tài nguyên
du lịch, khách du lịch. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu của khách
sạn, sâu xa hơn là tác động đến mức sống của công, nhân viên, cán bộ và nền kinh
tế của Huế.Đây là một vấn đề khiến các nhà quản lý băn khoăn, trăn trở. Chính vì
vậy việc tìm hiểu “Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 2 K47 HDDL
của khách sạn Park View Huế” không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn mang ý
nghĩa thực tiễn đối với hoạt động phát triển du lịch của Huế nói chung và của khách
sạn nói riêng.Với lý do đó mà em quyết định lựa chọn đề tài này.
2. Mục đích nghiên cứu
− Hệ thống hóa những vấn để lý luận cơ bản về du lịch, kinh doanh khách sạn và
tính thời vụ trong du lịch.
− Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của khác sạn và tính quy luật thời vụ
du lịch của khách sạn Park View.
− Tìm hiểu các nhân tố gây lên tính thời vụ du lịch và những ảnh hưởng bất lợi
của tính thời vụ đến hoạt động kinh doanh của khách sạn nhằm đưa ra một số
giải pháp khắc phục
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Tính thời vụ du lịch của khách sạn Park View
3.2. Phạm vi nghiên cứu
− Phạm vi không gian: Khách sạn Park View tại thành phố Huế
− Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu được thu thập trong thời gian 3 năm
(2013-2015)
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử:
Các khái niệm liên quan đến việc nghiên cứu tính thời vụ: tác động của tính thời
vụ, giải pháp hạn chế, mùa chính vụ, mùa trái vụ,…
Nghiên cứu sự biến động về lượng khách qua 3 năm 2013 – 2015 dưới tác động
của tính thời vụ
4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu:
Thu thập số liệu, nguồn thông tin chung về khách sạn từ các bộ phận của
doanh nghiệp như phòng Kinh Doanh, phòng Tổ Chức, phòng Nhân Sự, bộ phận Kế
toán của nhà hàng…Thông tin và số liệu của tại khách sạn Park View Huế từ năm
2013 – 2015 Bao gồm:
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 3 K47 HDDL
Số liệu vềtổng số lượt khách, từng loại khách (quốc tế, nội địa) tại khách sạn
ParkView qua 3 năm 2013 –2015.
− Số liệu về doanh thu tại khách sạn Park View qua 3 năm 2013 – 2015.
− Số liệu về đội ngũ lao động tại khách sạn Park View năm 2014.
− Bên cạnh đó, thông tin còn được thu thập từ những nguồn như sách, báo,
internet, …
4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu:
Các chỉ tiêu dùng để phân tích tính thời vụ
− Công suất sử dụng phòng trung bình
− Chỉ số thời vụ
− Nghiên cứu biến động doanh thu theo thời gian
Dùng phương pháp quy nạp để tổng hợp lại các ý hay các số liệu để nhận xét
một cách tổng thể, và giải thích số liệu có được.
Xử lý số liệu về lượt khách qua mỗi tháng trong 3 năm nghiên cứu để rút ra
chỉ số thời vụ.
Phân tích kết quả thu được sau khi xử lý số liệu để đưa ra nhận xét về tính thời
vụ tại khách sạn, tác động của tính thời vụ đến doanh thu của khách sạn.
5. Kết cấu nội dung của đề tài
Chương I: Cơ sở lí luận về tính thời vụ trong du lịch.
Chương II: Thực trạng tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn
Park View Huế.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hạn chế tác động bất lợi của tính thời vụ
đến hoạt động kinh doanh của khách sạn Park View Huế.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 4 K47 HDDL
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH
1.1Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Du lịch và khách du lịch
1.1.1.1 Khái niệm về du lịch
Từ giữa thế kỷ 19, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay đã trở thành
một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của
dân cư là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, khái
niệm “Du lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc
độ khác nhau. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau,
mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy có bao nhiêu tác giả
nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa
Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International
Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động
du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục
đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền
sinh sống,..
Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005: “Du lịch là hoạt
động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu
cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành
phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang đặc điểm của
ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.
1.1.1.2.Khái niệm về khách du lịch
Theo Luật du lịch của Việt Nam
− Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi
học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
− Khách du lịch quốc tế (International tourist): là người nước ngoài, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam,
người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 5 K47 HDDL
− Khách du lịch nội địa (Domestic tourist):là công dân Việt nam và người nước
ngoài cư trú tại Việt nam đi du lịch trong vi phạm lãnh thổ Việt Nam.
Liên đoàn quốc tế các tổ chức du lịch (tiền thân của tổ chức du lịch thế
giới): “Khách du lịch là người ở lại nơi tham quan ít nhất 24h qua đêm vì lý do giải
trí, nghỉ ngơi hay công việc như: thăm thân, tôn giáo, học tập, công tác”.
Đến năm 1968, tổ chức này lại định nghĩa khác: “ Khách du lịch là bất kỳ ai ngủ
qua đêm”.
1.1.2.Khái niệm khách sạn.
Khách sạn du lịch là cơ sở kinh doanh phục vụ khách du lịch quốc tế và trong
nước đáp ứng nhu cầu về các mặt ăn, nghỉ, vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết
trong phạm vi khách sạn (theo “ Tổng cục du lịch Việt Nam 1997”)
Như vậy khách sạn là cơ sở phục vụ lưu trú phổ biến đối với mọi khách du
lịch. Chúng sản xuất, bán và trao cho khách những dịch vụ, hàng hóa đáp ứng nhu
cầu của họ về chỗ ngủ, nghỉ ngơi ăn uống, chữa bệnh, vui chơi giải trí,….nhằm thỏa
mãn nhu cầu thiết yếu và nhu cầu bổ sung của khách du lịch.
Chất lượng và sự đa dạng về dịch vụ và hàng hóa trong khách sạn xác định thứ
hạng của nó. Mục đích của hoạt động là thu được lợi nhuận, tuy nhiên cùng với sự
không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân cũng như sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, hoạt động kinh doanh khách sạn ngày
càng phong phú, đa dạng từ đó làm giàu thêm nội dung của khách sạn.
1.1.3.Kinh doanh khách sạn
1.1.3.1.Khái niệm
Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch
vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn,
nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi.
Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất,
cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho khách
trong thời gian lưu lại tạm thời tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi.
Kinh doanh ăn uống bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán và phục vụ
nhu cầu tiêu dùng các thức ăn, đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác nhau nhằm
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 6 K47 HDDL
thỏa mãn các nhu cầu về ăn uống và giải trí tại các nhà hàng (khách sạn) cho khách
nhằm mục đích có lãi.
1.1.3.2. Đặc điểm kinh doanh khách sạn.
-KDKS phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch:
KDKS chỉ có thể được tiến hành thành công tại các nơi có TNDL, bởi lẽ
TNDL là yếu tố thúc đẩy, thôi thúc con người đi du lịch. Nơi nào không có TNDL
thì nơi đó không thể có khách tới. Đối tượng khách hàng quan trọng nhất của khách
sạn là khách du lịch. Rõ ràng TNDL có ảnh hưởng rất mạnh đến kinh doanh của
khách sạn. Mặt khác khả năng tiếp nhận của TNDL ở mỗi điểm du lịch sẽ quyết
định quy mô của khách sạn trong vùng. Giá trị và sức hấp dẫn của TNDL có tác
dụng quyết định thứ hạng của khách sạn
− KDKS đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn:
+ Do yêu cầu về tính chất lượng của sản phẩm khách sạn: đòi hỏi các thành
phần của CSVCKT của khách sạn cũng phải có chất lượng cao. Tức là chất
lượng của CSVCKT của khách sạn tăng lên cùng với tăng lên của thứ hạng
khách sạn.
+ Sự sang trọng của các trang thiết bị được lắp đặt bên trong khách sạn làm đẩy
chi phí đầu tư ban đầu của công trình khách sạn lên cao
+ Chi phí ban đầu cho cơ sở hạ tầng của khách sạn cao
+ Chi phí đất đai cho một công trình khách sạn rất lớn
+ Do tính chất thời vụ nên mặc dù đầu tư lớn nhưng khách sạn chỉ kinh doanh
hiệu quả vài tháng trong năm là nguyên nhân gây tiêu hao lớn.
− KDKS đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn:
Sản phẩm khách sạn chủ yếu mang tính chất phục vụ và sự phục vụ này không
thể cơ giới hóa được mà chỉ được thực hiện bởi những nhân viên phục vụ trong
khách sạn. Mặt khác lao động trong khách sạn có tính chuyên môn hóa cao. Trong
thời gian lao động phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách, thường kéo dài
24/24 mỗi ngày. Với đặc điểm này các nhà quản lý khách sạn phải luôn đối mặt với
những khí khăn về chi phí lao động trực tiếp tương đối cao, khó giảm thiểu chi phí
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 7 K47 HDDL
này mà không làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng dịch vụ của khách sạn. Khó khăn
cả trong công tác tuyển mộ lựa chọn và phân công bố trí nguồn nhân lực của mình.
-KDKS mang tính quy luật:
KDKS chịu sự chi phối của một số nhân tố mà chúng hoạt động theo một số
quy luật như quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế xã hội, quy luật kinh tế của con
người. Chẳng hạn sự phụ thuộc vào TNDL đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên với
những biến động lặp đi lặp lại của thời tiết biến đổi trong năm luôn tạo ra những
thay đổi quy luật nhất định trong giá trị và sức hấp dẫn tài nguyên đối với khách du
lịch, từ đó gây ra sự biến động theo mùa của lượng cầu du lịch đến các điểm du
lịch; tạo ra sự thay đổi theo mùa trong KDKS, đặc biệt là các khách sạn nghỉ dưỡng
ở các điểm du lịch. Dù chịu sự chi phối của quy luật nào đi nữa thì cũng gây ra
những tác động tích cực và tiêu cực đối với KDKS.
1.1.3.3. Sản phẩm khách sạn
a. Khái niệm sản phẩm khách sạn
Sản phẩm của khách sạn là sản phẩm dịch vụ, vừa mang tính chất hữu hình,
vừa mang tính chất vô hình. Những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất ra sản
phẩm dịch vụ khác với việc sản xuất ra một sản phẩm cụ thể. Việc sản xuất ra sản
phẩm dịch vụ có sự tham gia của khách hàng. Khách hàng vừa tham gia sản xuất
dịch vụ vừa là người tiêu dùng dịch vụ.
Sản phẩm khách sạn có thể được định nghĩa như sau: ‘‘Sản phẩm khách sạn là tổng
hợp các dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung nhằm cung cấp cho du khách sự hài lòng’’.
b. Đặc điểm của sản phẩm khách sạn.
Sản phẩm của khách sạn mang tính vô hình: Do sản phẩm khách sạn không
tồn tại dưới dạng vật chất, không thể nhìn hay sờ thấy cho nên cả người tiêu dùng
và người cung cấp đều không thể kiểm tra được chất lượng của nó trước khi bán và
trước khi mua. Người ta cũng không thể vận chuyển sản phẩm dịch vụ khách sạn
trong không gian như các hàng hóa thông thường khác.
Sản phẩm khách sạn là dịch vụ không thể lưu kho cất trữ được: Quá trình “sản
xuất” và “tiêu dùng” sản phẩm khách sạn là gần như trùng nhau về không gian và
thời gian.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 8 K47 HDDL
Sản phẩm khách sạn có tính cao cấp: Khách của các khách sạn chủ yếu là
khách du lịch. Họ là những người có khả năng thanh toán và khả năng chi trả cao
hơn mức tiêu dùng thông thường. Vì thế yêu cầu của họ về chất lượng sản phẩm mà
họ bỏ tiền ra mua trong thời gian đi du lịch là rất cao.
Sản phẩm khách sạn có tính tổng hợp cao: Tính tổng hợp này xuất phát từ đặc
điểm của nhu cầu khách du lịch. Vì thế trong cơ cấu sản phẩm khách sạn, có rất
nhiều chủng loại sản phẩm dịch vụ khách sạn, có cả dạng vật chất và phi vật chất,
có thứ do khách sạn tạo ra, có thứ do ngành khác tạo ra nhưng khách sạn là khâu
phục vụ trực tiếp, là điểm kết của quá trình du lịch.
Sản phẩm khách sạn chỉ được thực hiện với sự tham gia trực tiếp của khách
hàng: Sản phẩm khách sạn được sản xuất, bán và trao trong sự có mặt hoặc tham gia
của khách hàng, diễn ra trong mối quan hệ trực tiếp của khách hàng và nhân viên
của khách sạn, là những sản phẩm mà khách hàng không được kiểm tra trước khi mua.
Sản phẩm khách sạn chỉ được thực hiện trong những điều kiện cơ sở vật chất
kỹ thuật nhất định: Để có đủ điều kiện kinh doanh, các khách sạn phải đảm bảo các
điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật. Các điều kiện này hoàn toàn phụ thuộc vào các
quy định của mỗi quốc gia cho từng loại, hạng và tùy thuộc vào mức độ phát triển
của hoạt động kinh doanh du lịch ở đó.
1.2. Tính thời vụ trong du lịch
1.2.1.Khái niệm
Dưới góc độ xã hội, hoạt động du lịch mang tính nhịp điệu khá rõ nét. Cường
độ của hoạt động du lịch không đồng đều theo thời gian. Có những lúc hầu như
không có khách đến, ngược lại, có những giai đoạn nhất định lượng khách du lịch
đến quá đông và vượt quá sức chịu tải của khu vực.
Dưới góc độ kinh tế, thời vụ du lịch được hiểu là những biến động lặp đi lặp
lại hàng năm của cung và cầu du lịch, xảy ra dưới tác động của một số nhân tố xác
định. Trong thực tế thời vụ du lịch của một vùng là tập hợp hàng loạt các biến động
theo mùa của cung và cầu cũng như sự tác động tương hỗ giữa chúng trong tiêu
dùng du lịch.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 9 K47 HDDL
Như vậy, tính thời vụ du lịch là những dao động được lặp đi lặp lại theo thời
gian của cung và cầu các dịch vụ và hàng hóa du lịch xảy ra dưới tác động của một
số nhân tố xác định.
Tính thời vụ du lịch tạo ra các mùa trong du lịch. Các mùa trong du lịch bao
gồm:
− Mùa chính du lịch: là khoảng thời gian có cường độ tiếp nhận khách du lịch
cao nhất
− Mùa trái du lịch: là khoảng thời gian có cường độ thu hút khách du lịch thấp
nhất (còn gọi là mùa chết).
− Trước mùa du lịch: là khoảng thời gian có cường độ thấp hơn mùa chính, xảy
ra trước mùa chính du lịch.
− Sau mùa du lịch: là khoảng thời gian có cường độ thấp hơn mùa chính du lịch.
1.2.2. Các đặc điểm về tính thời vụ du lịch.
Dưới tác động của những nhân tố khác nhau, thời vụ du lịch có nhiều đặc điểm
riêng.
1.2.2.1. Tính thời vụ trong du lịch là một hiện tượng phổ biến khách quan ở hầu
hết các nước, các vùng có hoạt động du lịch
Về mặt lí thuyết nếu một vùng kinh doanh nhiều thể loại du lịch và đảm bảo
được cường độ hoạt động đều đặn trong các tháng của năm (luôn giữ được lượng
khách và doanh thu nhất định) thì tại vùng đó tính thời vụ là không tồn tại. Tuy
nhiên khả năng đó rất khó thực hiện vì có rất nhiều yếu tố tác động đến hoạt động
kinh doanh du lịch làm cho hoạt động đó khó có thể đảm bảo được cường độ hoạt
động đều đặn trong năm và vì vậy tồn tại tính thời vụ trong du lịch.
1.2.2.2. Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch có sự khác biệt phụ
thuộc vào mức độ khai thác tài nguyên du lịch và điều kiện đón tiếp, phục vụ
khách du lịch.
Những vùng du lịch có khả năng khai thác tốt tài nguyên du lịch thì có thể
kéo dài thời gian của mùa du lịch chính và sự chênh lệch cường độ giữa các mùa du
lịch sẽ nhỏ hơn. Ngoài ra, những nơi có điều kiện đón tiếp, phục vụ khách du lịch
tốt hơn thì mùa du lịch thường kéo dài hơn và cường độ thời vụ du lịch sẽ nhỏ hơn.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 10 K47 HDDL
1.2.2.3. Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều mùa vụ du
lịch, tùy thuộc vào các loại hình du lịch đang phát triển ở đó
Một nước hay một vùng chỉ phát triển một loại hình du lịch là chủ yếu như
nghỉ biển hay nghỉ núi thì ở đó chỉ có một mùa du lịch là vào mùa hè hoặc mùa
đông.
Chẳng hạn như các vùng biển Đồ Sơn, Sầm Sơn, Vũng Tàu của Việt Nam chỉ
kinh doanh và phát triển chủ yếu vào mùa du lịch là mùa hè.
Nhưng nếu như tại một khu nghỉ mát biển lại có nhiều nguồn nước giá trị, ở
đó phát triển mạnh 2 thể loại du lịch: du lịch nghỉ biển vào mùa hè và du lịch nghỉ
dưỡng chữa bệnh vào mùa đông dẫn đến ở đó có 2 mùa du lịch.
1.2.2.4. Độ dài và cường độ của thời vụ du lịch có sự khác biệt theo từng loại
hình du lịch.
Nhìn chung, du lịch chữa bệnh có mùa chính dài hơn và cường độ vào mùa
chính yếu hơn; du lịch nghỉ biển, du lịch lễ hội thường có mùa chính ngắn hơn
nhưng cường độ lại mạnh hơn.
1.2.2.5.Cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau theo thời gian của chu kì
kinh doanh
Giai đoạn mà ở đó quan sát thấy hoạt động du lịch có cường đọ lớn nhất được
gọi là thời vụ chính hay chính vụ. Trong thời gian này số lượng khách khá ổn định.
Thời kì có cường độ nhỏ hơn ngay trước mùa chính được goi là thời vụ trước mùa,
ngay sau mùa chính gọi là thời vụ sau mùa. Thời gian còn lại trong năm được gọi là
mùa trái du lịch (hay mùa chết).
1.2.2.6. Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào mức
độ phát triển và kinh nghiệm kinh doanh du lịch của quốc gia du lịch, điểm du
lịch và các nhà kinh doanh du lịch
Cùng kinh doanh một loại hình du lịch, với các điều kiện về tài nguyên du lịch
tương đối như nhau thì ở các nước, các vùng, các cơ sở kinh doanh du lịch phát
triển hơn, có kinh nghiệm kinh doanh tốt hơn thì thời vụ du lịch thường kéo dài hơn
và cường độ của mùa du lịch yếu hơn. Ngược lại, các nước, các vùng, các cơ sở
kinh doanh du lịch mới phát triển, chưa có kinh nghiệm kinh doanh (chính sách tiếp
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 11 K47 HDDL
thị, quảng cáo chưa tốt) thường có mùa vụ du lịch ngắn hơn và cường độ của mùa
du lịch chính thể hiện mạnh hơn.
1.2.2.7. Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào cơ cấu của khách
đến vùng du lịch
Các trung tâm dành cho du lịch thanh thiếu niên (sinh viên, học sinh) thường
có mùa ngắn hơn và có cường độ mạnh hơn với những trung tâm đón khách ở độ
tuổi trung niên. Nguyên nhân chính ở đây là do thanh, thiếu niên thường hay đi theo
đoàn, hội vào các dịp nghỉ hè, nghỉ tết ngắn hạn.
1.2.2.8. Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào số lượng các cơ sở
lưu trú chính:
Ở đâu (đất nước, vùng) có chủ yếu là các cơ sở lưu trú chính – khách sạn,
motel, nhà nghỉ, khu điều dưỡng, mùa du lịch kéo dài hơn và cường độ của mùa
chính là yếu hơn so với nơi sử dụng nhiều nhà trọ và camping, ở đó mùa du lịch
thường ngắn hơn và cường độ thường mạnh hơn.
Đặc điểm này là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Những nơi có chủ yếu là các cơ sở lưu trú chính thì việc đầu tư và bảo dưỡng
tốn kém hơn dẫn đến các nhà kinh doanh phải tìm nhiều biện pháp kéo dài thời vụ
hơn.
Những nơi có thời vụ du lịch ngắn thì nhu cầu đầu tư và xây dựng các cơ sở
lưu trú chính ít hơn. Cơ sở lưu trú là nhà trọ và camping vừa linh hoạt lại vừa ít tốn
chi phí hơn.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thời vụ trong du lịch.
1.2.3.1. Khí hậu
Khí hậu là nhân tố có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành tính thời vụ du
lịch. Nó tác động mạnh lên cả cung và cầu du lịch. Về mặt cung, đa số các điểm
tham quan du lịch giải trí đều tập trung số lượng lớn vào mùa hè với khí hậu ấm áp
như các điểm du lịch nghỉ biển, nghỉ núi và chữa bệnh.
Về mặt cầu, mùa hè là mùa có khối lượng du khách lớn nhất.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 12 K47 HDDL
1.2.3.2. Thời gian rỗi.
Thời gian nhàn rỗi là nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố không đều của nhu
cầu du lịch, con người chỉ có thể đi du lịch vào thời gian nhàn rỗi. Tác động của
thời gian nhàn rỗi lên tính thời vụ trong du lịch phải nói đến 2 đối tượng chính trong
xã hội.
Thứ nhất: là thời gian nghỉ phép năm tác động lên thời vụ du lịch, do độ dài
của thời hạn phép và thời gian sử dụng phép. Nếu thời gian phép ngắn thì người ta
thường chỉ đi du lịch một lần trong năm, khi đó họ chọn thời gian chính vụ để đi du
lịch với mong muốn được tận hưởng những ngày nghỉ quý giá, do đó cường độ du
lịch sẽ cao vào mùa chính. Ngược lại thời gian nghỉ phép năm dài cho phép con
người đi du lịch nhiều lần trong năm, tỉ trọng nhu cầu tập trung vào mùa chính sẽ
giảm, góp phần làm giảm cường độ du lịch trong mùa chính, tăng cường độ thu hút
nhu cầu ngoài mùa. Như vậy sự gia tăng thời gian nhàn rỗi góp phần giảm cường độ
của du lịch ở thời vụ chính và tăng cường độ du lịch vào ngoài mùa du lịch.
Việc phân bố thời gian sử dụng phép năm của nhân dân lao động cũng ảnh
hưởng đến tính thời vụ trong du lịch.
Sự tập trung lớn nhu cầu vào vụ chính còn do việc sử dụng phép theo tập đoàn
như cán bộ – giáo viên trong trường học nghỉ hè, nông dân nghỉ vào ngày không
bận rộn mùa màng. Một số xí nghiệp ngừng hoạt động chính vào một giai đoạn
trong năm và nhân viên phải nghỉ phép trong thời gian đó.
Thứ hai:là thời gian nghỉ của trường học, điều này làm cho học sinh và cha mẹ
chúng có thời gian đi du lịch. Thường là đối với học sinh có độ tuổi từ 6 – 15 tuổi,
các bậc cha mẹ thường sắp xếp thời gian nghỉ phép cùng, để tận hưởng ngày nghỉ
cùng với con cái. Đối với tầng lớp học sinh, sinh viên ở các trường phổ thông trung
học, đại học, cao đẳng, kỳ nghỉ hè trùng với mùa du lịch biển… Điều này làm tăng
cường độ mùa du lịch chính.
Đối với những người hưu trí, số lượng của đối tượng này ngày càng tăng do
tuổi thọ trung bình tăng, thời gian của họ có thể đi du lịch bất kỳ lúc nào nếu có đủ
điều kiện kinh tế, đây là lực lượng du khách làm giảm bớt cường độ mùa du lịch
chính..
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 13 K47 HDDL
1.2.3.3.Tính quần chúng hóa trong du lịch.
Là nhân tố ảnh hưởng đến cầu trong du lịch. Sự tham gia của số đông khách
có khả năng thanh toán trung bình (thường ít có kinh nghiệm đi du lịch) họ thường
thích đi nghỉ biển vào mùa hè mùa du lịch chính, vì các lý do sau:
− Đa số khách có khả năng thanh toán hạn chế thường đi nghỉ tập thể vào chính
vụ, do chi phí tổ chức chuyến đi theo đoàn thường nhỏ. Mặc dù vào vụ chính,
cho phí du lịch cao nhưng lại được giảm giá cho số đông.
− Họ thường không hiểu điều kiện nghỉ ngơi của từng tháng nên họ chon những
tháng thuộc mùa chính để xác suất gặp thời tiết bất lợi là nhỏ nhất.
− Do ảnh hưởng của mốt và sự bắt chước lẫn nhau của du khách. Những người
mới tham gia vào dòng khách du lịch thường không nắm được điều kiện nghỉ
ngơi của từng vùng, từng địa phương một cách cụ thể. Họ lựa chọn thời gian
đi nghỉ ngơi dưới tác động của các nhân tố tâm lý và phụ thuộc vào kinh
nghiệm của người khác. Họ thường đi nghỉ vào thời gian mà các nhân vật có
tiếng đi nghỉ.
Vì vậy, sự quần chúng hóa trong du lịch làm tăng tính thời vụ vốn có trong du
lịch. Để khắc phục ảnh hưởng này người ta thường dùng chính sách giảm giá vào
trước và sau mùa chính, đồng thời tăng cường quảng cáo các điều kiện nghỉ ngơi
ngoài mùa chính để thu hút khách.
1.2.3.4. Phong tục tập quán của dân cư.
Thông thường các phong tục, tập quán có tính chất lịch sử, bến vững. Cùng
với sự thay đổi của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội có thể sẽ tạo thêm nhiều
phong tục mới, nhưng khó có thể thay đổi được các phong tục cũ. Nhiều khi phong
tục đã tạo nên thói quen cho con người (đi du lịch biển phải vào mùa hè). Ở Việt
Nam, tác động của nhân tố phong tục lên tính thời vụ du lịch thật là mạnh mẽ và rõ
ràng. Theo phong tục thì những tháng đầu năm là những tháng hội hè, lễ bái. Vào
khoảng thời gian tháng 2 tháng 3 âm lịch là hội cảu hầu hết các đình chùa, các đền
và các vùng nổi tiếng bất kể đến thời tiết ẩm ướt hay và mưa dầm: Chùa Hương,
Chùa Thầy, Chùa Tây Phương, Đền Hùng, Hội Lim v.v…
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 14 K47 HDDL
1.2.3.5. Điều kiện về tài nguyên du lịch.
Điều kiện về tài nguyên du lịch chỉ có thể phát triển thể loại du lịch nào sẽ gây
ảnh hưởng đến thời vụ du lịch cảu điểm du lịch tương ứng. Đây là nhân tố tác động
mạnh lên cả cung và cầu du lịch.
Ví dụ: Nếu một điểm du lịch chỉ có điều kiện phát triển du lịch nghỉ biển thì
thời vụ du lịch tại đó sẽ ngắn hơn một điểm du lịch khác có điều kiện phát triển du
lịch nghỉ biển kết hợp với chữa bệnh hoặc một điểm du lịch khác có điều kiện phát
triển du lịch văn hóa.
1.2.3.6. Sự sẵn sàng đón tiếp du khách.
Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch có ảnh hưởng đến độ dài thời vụ du lịch
thông qua cung.
Cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cách tổ chức hoạt động trong các
cơ sở du lịch ảnh hưởng đến việc phân bố nhu cầu theo thời gian. Chẳng hạn như
việc xây dựng các khách sạn có hội trường, bể bơi, các trung tâm chữa bệnh....tạo
điều kiện cho các cơ sở này hoạt động quanh năm.
Việc phân bố hợp lý các hoạt động vui chơi, giải trí, tổ chức cho du khách có
ảnh hưởng nhất định đến việc khắc phục sự tập trung những nhân tố tác động dến
thời vụ du lịch.
Chính sách giá của các cơ quan du lịch ở từng nước, từng vùng, các tổ chức
kinh doanh du lịch, khách sạn thường giảm giá các dịch vụ và hàng hóa trước và sau
mùa chính hoặc dùng các chính sách khuyến mãi để kéo dài thời vụ du lịch.
Các hoạt động tuyên truyền quảng cáo ảnh hưởng không nhỏ đến sự phân bố
luồng khách du lịch.
Kết luận: Các nhân tố trên thông thường vừa tác động riêng lẻ, vừa tác động
đồng thời, trong thực tế mùa du lịch thường chịu ảnh hưởng của một vài nhân tố
cùng một lúc.
Ngoài ra tác động của từng nhân tố có thể giảm đi khi có nhân tố khác tác
động theo hướng ngược lại. Ví dụ tác động của yếu tố khí hậu sẽ giảm nếu tạo ra cơ
cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật thích hợp. Vì vậy cần phải hiểu rõ mối liên hệ và
ràng buộc qua lại giữa các yếu tố ảnh hưởng đến độ dài mùa của từng loại hình du
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 15 K47 HDDL
lịch. Từ đó để tìm ra được mọi khả năng kéo dài mùa kinh doanh du lịch hoạt động
trong cả năm, nâng cao chất lượng phục vụ và tăng nguồn thu cho doanh nghiệp du
lịch - khách sạn.
1.2.4. Ảnh hưởng của tính thời vụ đến hoạt động kinh doanh du lịch.
1.2.4.1. Sử dụng không hết công suất CSVCKT phục vụ du lịch nếu thời vụ ngắn.
Cơ cấu của CSVCKT du lịch và cách tổ chức hoạt động trong các cơ sở du
lịch ảnh hưởng đến việc phân bố nhu cầu theo thời gian. Chẳng hạn như việc xây
dựng các khách sạn có hội trường, bể bơi, các trung tâm chữa bệnh....tạo điều kiện
cho các cơ sở này hoạt động quanh năm.
CSVCKT phục vụ du lịch vào mùa thấp điểm không được sử dụng hết thì gây
ra sự lãng phí lớn. Nó không được sử dụng cũng như không thể cất dành cho ngày
hôm sau.
Ngược lại, vào những lúc cao điểm, khi cầu vượt quá cung thì CSVCKT và tài
nguyên du lịch lại bị sử dụng quá công suất gây hư hỏng về mặt tài nguyên.
1.2.4.2. Ảnh hưởng đến chính sách giảm giá.
Do cơ sở vật chất chỉ được sử dụng ít trong năm nên tỷ trọng chi phí cố định
trong giá thành của sản phẩm, hàng hóa dịch vụ du lịch tăng lên, ảnh hưởng đến
chính sách giảm giá thành để tạo lợi thế cạnh tranh.
Thường thì mùa cao điểm trong du lịch sẽ ứng với các mùa tự nhiên trong
năm. Giá tour biến động khác nhau theo từng thời điểm khác nhau theo một năm,
một quý, thậm chí là một tháng.
Chính sách giá của các cơ quan du lịch ở từng nước, từng vùng, các tổ chức
kinhdoanh du lịch, khách sạn thường giảm giá các dịch vụ và hàng hóa trước và sau
mùa chính hoặc dùng các chính sách khuyến mãi để kéo dài thời vụ du lịch.
1.2.4.3. Làm hạn chế tính mong muốn của du khách.
Khi cầu du lịch tập trung lớn hạn chế khả năng tìm chỗ nghỉ ngơi thích hợp
với thời gian tự chọn theo ý muốn. Ngoài ra, vào mùa du lịch chính thường xảy ra
tình trạng tập trung nhiều khách du lịch trên phương tiện giao thông, trong các cơ sở
lưu trú ở các nơi du lịch. Điều đó làm giảm tiện nghi khi đi lại, lưu trú của khách.
Do vậy, dẫn đến việc giảm chất lượng phục vụ khách du lịch.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 16 K47 HDDL
1.2.4.4. Ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn nhân lực
Vào mùa cao điểm, khi cầu vượt quá cung thì nguồn nhân lực trong du lịch sẽ
không đáp ứng đủ cầu du lịch. Nhưng khi cầu du lịch giảm xuống, lao động du lịch
sẽ không có việc làm, dễ gây ra việc chuyển chỗ làm hoặc chuyển nghề.
Thời vụ ngắn trong du lịch làm cho việc sử dụng tài nguyên du lịch, cơ sở vật
chất kỹ thuật và lao động không hết công suất gây lãng phí lớn. Nguồn lao động
trong cơ sở du lịch không được sử dụng hết dễ gây sự chuyển dịch việc làm. Mối
quan tâm của nhân viên trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ bị hạn chế.
1.2.4.5. Những ảnh hưởng khác
Chất lượng giảm:Chất lượng dịch vụ du lịch có thể bị giảm sút do tài nguyên
du lịch và CSVC được sử dụng quá công suất, nguồn nhân lực du lịch thiếu vào
những mùa cao điểm. Nhưng vào mùa thấp điểm thì trên thực tế, chất lượng dịch vụ
du lịch cũng không được tốt. Điều này có thể được lý giải bởi bầu không khí chán
nản của nhân viên khi công việc ít, thu nhập thấp,; hay vì các doanh nghiệp phải cắt
giảm hoặc tiết kiệm một số chi phí.
Ảnh hưởng kinh tế: Cầu du lịch tập trung quá lớn sẽ gây ra sự mất thăng bằng
cho việc bảo vệ trật tự an ninh và an toàn xã hội. Ở mức độ nhất định, tính thời vụ
gây ra những khó khăn cho nhà quản lí nhà nước đối với hoạt động du lịch. Và khi
cầu du lịch giảm giá quá mức thì những khoản thu từ thuế và những lệ phí do du
lịch mang lại cũng giảm.
Ngoài ra, thời vụ du lịch còn ảnh hưởng không tốt cho các ngành kinh tế và
các dịch vụ có liên quan. Việc phân bố không đồng đều của hoạt động du lịch theo
thời gian dẫn đến phá vỡ tính kế hoạch, đều đặn trong sản xuất và thực hiện sản
phẩm của các ngành đó trong du lịch.
1.2.5. Các biện pháp khắc phục những tác động bất lợi do tính thời vụ trong du
lịch đem lại
1.2.5.1. Cải tiến CSVCKT phục vụ du lịch.
Nâng cao chất lượng và cải tiến cơ cấu của CSVCKT cho phù hợp với nhu
cầu đa dạng của du khách trong quá trình lưu trú, đi lại.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 17 K47 HDDL
Đảm bảo chất lượng và cơ cấu của CSVCKT đã có.Tăng cường nguồn vốn và
chi phí cần thiết để đầu tư xây dựng thêm trang thiết bị phục vụ cho mùa du lịch thứ
hai.
1.2.5.2. Sử dụng tích cực động lực kinh tế.
Nâng cao hứng thú của khách bằng việc giảm giá trọn gói sản phẩm du lịch.
Sử dụng các giá khuyến khích đối với từng thành phần riêng của sản phẩm du lịch.
Ngoài ra còn sử dụng các phương tiện khác như thưởng, giảm giá hàng, dịch vụ
không mất tiền, quà tặng,..
1.2.5.3. Nâng cao khả năng đón tiếp.
Với mục đích kéo dài mùa du lịch, cần bổ sung thêm một số điểm thu hút, hấp
dẫn khác của các điểm du lịch trong mùa du lịch bội thu và mùa người ta ít đi du
lịch.
Làm phong phú thêm chương trình du lịch bằng các biện pháp giải trí tiêu
khiển, xây dựng hệ thống các câu lạc bộ,…phù hợp với đặc điểm khách hàng ở từng
khu vực du lịch.
1.2.5.4. Tổ chức lao động hợp lí
Các doanh nghiệp cần có quỹ lao động cơ hữu và lao động hợp đồng theo thời
vụ. Có khi lao động hợp đồng chiếm tỷ trọng lớn, nhưng chất lượng của lao động
hợp đồng lại thấp. Để khắc phục những bất lợi này trong công tác hợp đồng cần chú
ý hợp đồng lien tục, hợp đồng theo mùa vụ nhưng được thực hiện nhiều trong năm.
Ngoài ra, có thể lien kết với các đơn vị kinh doanh khác để hỗ trợ về nguồn nhân
lực lúc quá tải.
Vào mùa thấp điểm, các doanh nghiệp có thể sử dụng thời gian này để kiểm
tra lại hoạt động của mình, để đào tạo và đào tạo lại nhân viên,… nhằm nâng cao
chất lượng dịch vụ cho mùa du lịch sau.
1.2.5.5 Nghiên cứu thị trường
Nhằm xác định số lượng và cơ cấu của nguồn khách triển vọng ngoài mùa du
lịch chính, ở đây cần chú trọng đến nhóm khách chủ yếu sau:
− Khách du lịch công vụ đi nhiều vào mùa hè.
− Công nhân viên chức được nghỉ phép năm vào mùa du lịch chính.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 18 K47 HDDL
− Các gia đình có con nhỏ trong thời gian nuôi con, không thể đi nghỉ vào mùa
chính vụ.
− Những người hưu trí thích đi nghỉ, điều dưỡng vào lúc yên tĩnh.
− Những người có nhu cầu đặc biệt không liên quan đến mùa du lịch chính.
Trong những đối tượng trên cần vạch ra những sở thích của họ về những dịch
vụ chính yếu và các dịch vụ bổ sung, các điều kiện về vui chơi giải trí thích hợp cho
từng đối tượng. Trên cơ sở đó các đơn vị kinh doanh du lịch sẽ đổi mới cơ sở vật
chất kỹ thuật, đa dạng hoá chương trình vui chơi giải trí và hoàn thiện công tác tổ
chức phù hợp với từng đối tượng.
1.2.5.6. Một số giải pháp khác.
Tuyên truyền quảng cáo: Việc tuyên truyền quảng cáo nhằm nêu bật những
điều kiện tự nhiên thuận lợi của từng vùng du lịch trong từng mùa của cả năm.
Đồng thời hướng đến nhiều đối tượng khách để nhấn mạnh và tận dụng ưu thế của
mỗi nhóm.
Tổ chức các buổi lễ kỉ niệm, các lễ hội, các sự kiện, các hoạt động thể thao
ngoài mùa du lịch chính là những chiến lược giúp hạn chế tính thời vụ trong du lịch.
Quảng cáo trên tập gấp:
Đây là hình thức đang được sử dụng rộng rãi và cần thiết ở các doanh nghiệp
du lịch nói chung và khách sạn nói riêng, khách sạn đã và đang sử dụng hình thức
này để quảng bá hình ảnh của mình đến với khách du lịch. Tập gấp gồm các nội
dung sau, bên trong cần cung cấp đầy đủ thông tin về khách sạn, các loại phòng,
mức giá cụ thể ứng với từng loại phòng cụ thể, cung cấp một số ảnh về khách sạn
để khách có thể thấy được những ưu điểm của việc sử dụng khách sạn của chúng ta
so với khách sạn khác.
Quảng cáo trên internet:
Đây là hình thức quảng cáo được coi là rẻ nhất hiện nay nhưng có thể thu hút
một lượng lớn khách quốc tế đến với khách sạn mình.
Quảng cáo trên báo và tạp chí:
So với hình thức phát tờ rơi quảng cáo thì hình thức quảng cáo trên báo, tạp
chí sẽ có hiệu quả tương đối cao, tuy nhiên không phải quảng cáo trên tất các loại
báo hay tạp chí, mà cần phải lựa chọn những báo hay tạp chí mà khách hàng thường
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 19 K47 HDDL
hay tìm hiểu như: tạp chí du lịch, tạp chí hàng không… Để thông tin về khách sạn
đến với du khách nhiều hơn, hiệu quả cao hơn và giảm được chi phí không cần
thiết. Khi quảng cáo trên báo hay tạp chí cần phải chú ý đến việc đạt yêu cầu về
chất lượng về màu sắc hình ảnh in ấn.
Tạo điều kiện cho thời vụ thứ hai:Phải xác định được những thể loại du lịch
mới có thể phát triển đạt hiệu quả kinh tế. Việc đánh giá phải dựa trên cơ sở những
tiêu chuẩn sau: tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch vào thời gian ngoài mùa du lịch
chính; khả năng huy động những tài nguyên du lịch chưa được khai thác; nguồn
khách triển vọng.,..
1.2.6. Các chỉ tiêu dùng để phân tích tính thời vụ và kết quả hoạt động kinh
doanh của khách sạn.
1.2.6.1. Chỉ số thời vụ
− Dãy số thời gian có lượng khách biến động tương đối ổn định
=
Trong đóy : bình quân lượng khách của các tháng (quý) i cùng tên qua các
năm
: bình quân lượng khách trong dãy số
Itvi: chỉ số thời vụ của tháng thứ i
Trong đó:	y =
∑
-Dự báo số lượng khách du lịch từng tháng trên cơ sở dự đoán số lượng khách du
lịch cả năm
=	∑
x Q(j = 1,2,3,…,n)
Trong đó:
: Lượng khách du lịch dự báo cho tháng j
Q : Tổng số khách du lịch của cả năm
-Xác định mức độ căng thẳng của tính thời vụ
=	 	−
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 20 K47 HDDL
=
∑
Trong đó : chỉ số thời vụ bình quân
1.2.6.2. Nguồn khách của khách sạn
Nguồn khách là biểu hiện về số lượng và cơ cấu của những người rời khỏi nơi
cư trú thường xuyên của mình một cách tạm thời, theo nhiều kiểu du hành khác
nhau, đến một nơi du lịch để tiêu dùng sản phẩm Du lịch nơi đó.
1.2.6.3. Công suất sử dụng buồng trung bình
Công suất sử dụng buồng trung bình
Chỉ tiêu CSSDBTB của khách sạn biểu hiện tỷ lệ khách đến ở khách sạn qua các
năm, chỉ tiêu này phản ánh tình hình kinh doanh của khách sạn về lưu trú có hiệu
quả hay không.
CSSDBTB = (Tổng số ngày buồng thực hiện / Tổng số ngày buồng thiết kế) ×
100%
1.2.6.4. Doanh thu
Doanh thu là toàn bộ số tiền mà khách sạn thu được do tiêu thụ sản phẩm,
cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp.
Doanh thu khách sạn thường gồm có doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính và
doanh thu từ các dịch vụ bổ sung.
D = dk × K
D = !" 	× 	 × "
D = !" 	× $
Trong đó: D là tổng doanh thu của khách sạn
dk là doanh thu bình quân một khách
K là tổng số lượt khách
%&' là doanh thu bình quân một ngày – khách
t là thời gian lưu trú bình quân một khách
N là tổng số ngày khách
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 21 K47 HDDL
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÍNH THỜI VỤ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA KHÁCH SẠN PARK VIEW HUẾ
2.1Khái quát về khách sạn Park View Huế.
2.1.1.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của khách sạn Park View Huế.
Khách sạn Parkview là khách sạn thuộc chuỗi khách sạn cao cấp đạt tiêu
chuẩn khách sạn 4 sao thuộc sự quản lí và điều hành của công ty TNHH Bến Thành
– Phú Xuân. Đây là khách sạn thứ 2 tạo thành phố Huế được công nhận hạng 4 sao
trong năm 2007 (trước đó là khách sạn Xanh).
Tiền thân của khách sạn Park View là khách sạn Ngô Quyền. Khách sạn Ngô
Quyền được thành lập và phát triển vào năm 1990 là đơn vị trực thuộc công ty du
lịch Thừa Thiên Huế. Khách sạn được hoàn thành vào ngày 4/10/1994 theo quyết
định số 1530/QĐ/ UBND với tiêu chuẩn là 2 sao. Đến tháng 5 năm 2000 Công ty
khách sạn Ngô Quyền đổi tên thành công ty du lịch Ngô Quyền theo quyết định
1321/QĐ/UBND(30/5/2000).
Ngày 23/11/2002: Công ty du lịch Ngô Quyền được sự đồng ý của UBND
Tỉnh là Thừa Thiên Huế cho phép công ty góp vốn liên doanh với công ty dịch vụ
du lịch Bến Thành tại Thành Phố Hồ Chí Minh thành lập công ty TNHH du lịch
Bến Thành - Phú Xuân tại Ngô Quyền.
Ngày nay du khách đến Huế ngày càng tăng, để đáp ứng nhu cầu của khách thì
mạng lưới khách sạn càng được phát triển rộng rãi. Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Bến Thành - Phú Xuân đã cho ra đời một khách sạn mới. Khách sạn Ngô Quyền đổi
tên thành khách sạn Park View được nâng cấp từ một khách sạn 2 sao thành 4 sao
theo tiêu chuẩn của Tổng cục du lịch Việt Nam với tổng số phòng là 120 phòng.
Được chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 9 năm 2007.
Tọa lạc tại trung tâm thành phố và có thể nhìn bao quát kinh thành từ tầng 9
của khách sạn chỉ mất 10 – 20 phút đi ô tô để đến các danh lam thắng cảnh và di sản
văn hóa thế giới. Khách sạn cách sân bay Phú Bài 20 phút đi xe và chỉ ít phút đi bộ
đến song Hương thơ mộng và các khu vui chơi, mua sắm. Vị trí của khách sạn rất
thuận lợi cho việc đi lại, dạo chơi của du khách quanh đại nội và tham quan lăng
tẩm, các ngôi chùa cổ tại địa phương. Chính thức mở cửa năm 2007 khách sạn Park
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 22 K47 HDDL
View mang đến sự cân bằng về cảm nhận tinh tế và giá trị truyền thống, văn hóa để
duy trì vẻ đẹp riêng nhằm thu hút du khách đến với khách sạn. Khách sạn là sự kết
hợp của kiến trúc Á đông và Tây Phương cùng với các dịch vụ chất lượng đạt tiêu
chuẩn quốc tế. Hệ thống phòng khách sạn gồm 120 phòng khách sạn được thiết kế
hài hòa với đường nét của hiện đại và sang trọng một vẻ đẹp vừa quý phái vừa đẳng
cấp và quyến rũ. Tất cả phòng đều được trang bị những tiện nghi cao cấp, thoải mái.
Để càng hoàn thiện hơn về các trang thiết bị cũng như phòng ngủ và các dịch
vụ khác, ban quản lý của Park View bắt đầu thực hiện các chính sách nhằm nâng
cấp việc phục vụ và tổ chức kinh doanh khách sạn để đạt được tiêu chuẩn cao. Là
một người quản lý nước ngoài nên khách sạn cũng liên kết khá chặt chẽ cho một hệ
thống khách sạn. Cho đến thời điểm này khách sạn cũng được hoàn thiện hơn và
chính thức đưa vào sử dụng và tăng thêm các dịch vụ bổ sung khác như beauty
salon, bể bơi, massage.
Là một đơn vị liên doanh với tổng công ty Bến Thành (Bến Thành Group),
khách sạn Park View có đầy đủ tư cách pháp nhân, hoạt động trong lĩnh vực du lịch
– dịch vụ, có chức năng kinh doanh dịch vụ lưu trú – ăn uống và các dịch vụ bổ
sung khác. Để đạt được mục tiêu của mình và Công ty Bến Thành, khách sạn có
nhiệm vụ khai thác thị trường du lịch, chủ động thực hiện các phương án kinh
doanh, tạo ra và duy trì nguồn khách, có chiến lược kinh doanh cụ thể, rõ ràng, phù
hợp với bối cảnh thị trường du lịch trong nước và quốc tế.
Tên giao dịch tiếng Việt: Khách sạn ParkView Huế
Tên giao dịch quốc tế: Park View Hotel Hue
Địa chỉ: 09 Ngô Quyền, Thành phố Huế.
Điện thoại: 054. 837382. Fax: 054. 837381.
Website: http:/www.parkviewhotlehue.com
Email: info@parkviewhotelhue.com
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 23 K47 HDDL
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của khách sạn.
2.1.2.1Chức năng
Kinh doanh các loại hình dịch vụ du lịch: ăn, ngủ, các tiệc liên hoan cưới hỏi,
hội trường, các sự kiện, các dịch vụ bổ sung: giặt là, dịch vụ dọn phòng hằng ngày,
các dịch vụ vui chơi giải trí:,… cho khách nội địa và khách quốc tế
Kinh doanh lữ hành, vận chuyển, ăn uống.
2.1.2.2.Nhiệm vụ
− Nâng cao hiệu quả, chất lượng phục vụ khách.
− Tổ chức các bộ máy kinh doanh phục vụ đầy đủ nhằm đáp ứng các nhu cầu
của khách, trên cơ sở nhằm hoàn thiện các chính sách đề ra.
− Sử dụng, quản lí tốt các cơ sở vật chất kỹ thuật, các nguồn lực như lao động,
vốn, đảm bảo tốt đời sống của các bộ công nhân viên khách sạn.
− Thực hiện tốt các chỉ tiêu, kế hoạch của công ty, sở du lịch đề ra.
− Thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh khách sạn.
− Đảm bảo hoàn thành các khoản nộp ngân sách nhà nước.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 24 K47 HDDL
2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức
2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của khách sạn
Sơ đồ 2. 1: Sơ đồ tổ chức của Khách sạn Park View
(Nguồn: Khách sạn Park View Huế, năm 2015)
Chú thích:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Quan hệ phối hợp
Giám đốc
Phòng tổ chức -
hành chính
Kế toán trưởng Tổng quản lí
Lễ
tân
Nhà
bếp
Nhà
hàng
Buồng
phòng
Bảo
vệ
Bảo
trì
Lữ
hành
Kế
toán
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 25 K47 HDDL
2.1.3.2. Chức năng của các bộ phận.
− Tổng Giám đốc: được bầu bởi Hội đồng thành viên Công ty, phụ trách điều
hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tổng Giám đốc là người
chịu trách nhiệm trước pháp về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty.
− Tổng quản lý: Phụ trách chính về hoạt động kinh doanh của Khách sạn, chịu
trách nhiệm trước Tổng giam đốc và Hội đồng thành viên về kết quả kinh
doanh của Khách sạn.
− Phòng kế toán: Tham mưu về chính sách tài chính cho Tổng quản lý và Tổng
giám đôc, kiểm soát về tài chính, thống kê các số liệu trong kinh doanh của
công ty, lập sổ sách phân phối lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên trong
công ty.
− Phòng tổ chức hành chính: có chức năng quản lý nhân sự, tiền lương
− điều phối lao động trong công ty.
− Phòng kinh doanh lễ tân: có chức năng xây dựng kế hoạch kinh doanh, ký hợp
đồng khách, tổ chức và thực hiện hướng dẫn các chương trình du lịch theo
tour.
Các bộ phận trực tiếp kinh doanh bao gồm:
− Bộ phận sảnh: đây được coi là “trung tâm thần kinh” của khách sạn là nơi đại
diện cho khách sạn giao tiếp với khách hàng trợ giúp cho bộ máy quản lí
khách sạn. Bao gồm các bộ phận: lễ tân, đặt phòng, gác cửa tổng đài và lái xe.
Bộ phận lễ tân có nhiệm vụ đón khách hướng dẫn khách, cung cấp thông tin
về các dịch vụ trong khách sạn cho khách và các thủ tục ban đầu rồi báo cho
nhà buồng dẫn khách đến nhận phòng, khi khách có nhu cầu ăn uống thì lễ tân
báo với bộ phận bếp và nhà hàng phục vụ khách.Bộ phận nhận đặt phòng, tổng
đài, gác cửa, lái xe hỗ trợ cho bộ phận lễ tân hoàn thành công việc của mình.
− Bộ phận buồng phòng: thực hiện chức năng kinh doanh dịch vụ lưu trú đây là
hoạt động kinh doanh chủ yếu của khách sạn Park View Huế bao gồm buồng,
giặt là, công cộng và vườn. Bộ phận buồng phòng của khách sạn có nhiệm vụ
tiếp nhận thông tin về phòng khách để đón tiếp chu đáo, bố trí đúng loại buồng
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 26 K47 HDDL
mà khách đăng kí, thự c hiện các công việc buồng như chuẩn bị giường ngủ
cho khách, làm vệ sinh phòng ngủ hằng ngày, thay và bổ sung các vật dụng
cần thiết theo tiêu chuẩn 4 sao của khách sạn, làm vệ sinh khu vực công cộng,
cây cối trong nhà. Bộ phận buồng còn tiếp nhận những yêu cầu đặc biệt về
dịch vụ buồng, tìm đồ thất lạc của khách, dịch vụ giặt là, nhận đồ và trả đồ
nhanh chóng. Ngoài ra bộ phận phục vụ buồng cung cấp một số dịch vụ khác
như dịch vụ turn – down, bác sĩ riêng, gửi hành lí miễn phí,…
− Bộ phận nhà hàng: Đây là một trong những bộ phận quan trọng của khách sạn
chiếm tỷ lệ doanh thu cao thứ 2 trong tổng doanh thu toàn khách sạn. Hiện nay
có 2 nhà hàng phục vụ nhu cầu ăn uống của khách là nhà hàng Park View và
nhà hàng chay Tịnh Quán. Bộ phận nhà hàng có trách nhiệm thực hiện việc
chế biến món ăn đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của món ăn,
phục vụ khách ăn uống, thực hiện việc thanh toán của khách, nhận và tổ chức
các buổi tiệc cho khách trong và ngoài khách sạn. có nhiệm vụ phục vụ khách
ăn uống.
− Bộ phận bếp: có nhiệm vụ mua thực phẩm, bảo quản và chế biến các món ăn
đặc sản theo yêu cầu của khách.
− Bộ phận bảo trì: có nhiệm vụ bảo dưỡng và vận hành tốt trang thiết bị và tiện
nghi được lắp đặt trong khách sạn như hệ thống ánh sáng, nước, điều hòa
nhiệt độ, thang máy và các máy móc khác.Có trách nhiệm sữa chữa các thiết
bị hỏng, kiểm tra và lắp đặt các trang thiết bị mới tại khách sạn,tham mưu đề
xuất ý kiến trong việc lắp đặt hoặc thay thế các trang thiết bị trong khách sạn.
− Bộ phận bảo vệ: có nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong cơ quan và bảo vệ
an toàn tuyệt đối cho khách khi khách đến ở khách sạn.
− Bộ phận Sale & Marketing: Bộ phận này làm cho sản phẩm luôn đáp ứng nhu
cầu thị trường, xác định và điều chỉnh giá phòng cho phù hợp với biến động
thị trường, mùa vụ kinh doanh và kế hoạch kinh doanh của khách sạn, tổ chức
thực hiện các hoạt động cổ động quảng cáo, tuyên truyền, kích thích tiêu dùng.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 27 K47 HDDL
2.1.4. Các lĩnh vực kinh doanh.
2.14.1.Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú
Bảng 2. 1: Số lượng và giá các loại phòng tại khách sạn Park View Huế
Loại phòng
số lượng
(phòng)
Giá niêm yết (USD)
Phòng Standard(29m2)
30 51
Phòng Deluxe (36m2
) 2 78
Phòng Family Suite (76m2
) 1 120
Phòng Junior Suite (54m2
) 82 60
PhòngSuperior(32m2
) 4 54
(Nguồn: Khách sạn Park View Huế, 3/2014)
Khách sạn Park View Huế hiện có 119 phòng nghỉ được thiết kế theo quy mô,
kích thước, chất lượng và tiêu chuẩn 4 sao của khách sạn. Khu biệt thự với thiết kế
đặc trưng có mái hiên, bể bơi, phòng thay đồ và bồn tắm được tách biệt với phòng
tắm hoa sen, có không gian riêng cho khách hàng có thể thư giãn ngồi ngắm biển
hay khu vườn xanh mát. Tiện nghi trong biệt thự được thiết kế tinh tế sang trọng tạo
sự khác biệt, có phòng ngủ với giường cỡ lớn, phòng khách, tiện nghi, phòng ăn
xinh xắn, có phòng bếp cho khách hàng có thể tự nấu những món ăn yêu thích.
Phòng Suite và phòng Deluxe cũng được bố trí giường ngủ cỡ lớn hoặc giường đơn,
phòng khách tiện nghi, bàn điểm trang nhã, phòng tắm đầy đủ, sang trọng, hướng
song ban công ngắm cảnh lí tưởng. Các phòng ngủ đều được trang bị thiết bị tiện
nghi, hiện đại như tivi 42inch với các kênh quốc tế, đầu DVD, điều hòa riêng cho
từng phòng, điện thoại liên lạc trong nước và quốc tế, minibar, vòi hoa sen, bồn tắm
lớn,bình nóng lạnh, than Spa Toiletries, máy sấy tóc, wifi miễn phí…Giá phòng có
thể thay đổi linh hoạt có thể thay đổi theo thời gian, đặc điểm của khách hàng như
khách đoàn, khách lẻ, …Dịch vụ lưu trú luôn đảm bảo về chất lượng trang thiết bị,
tiện nghi được và sẵn sang phục vụ khách khi có nhu cầu. Các tiện nghi được trang
bị trong buồng khách: điều hòa, ti vi, điện thoại liên lạc trong nước và quốc tế,
minibar, bồn tắm, bình nóng lạnh, truyền hình cáp, wifi miễn phí, …
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 28 K47 HDDL
2.1.4.2. Hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung
− Câu lạc bộ Senses Spa: tập trung vào lợi ích đầu trị của liệu pháp thảo dược
hợp nhất với các kĩ thuật điều trị hiện đại. Massage Chữ Kí của khách sạn là
trị liệu chân được thiết kế để phát hành các cơ bắp mệt mỏi bàn chân và cẳng
chân sau khi thưởng thức những trải nghiệm văn hóa Huế
− Câu lạc bộ dành cho trẻ em: với những trò chơi hấp dẫn, giúp cho trẻ em có kì
nghỉ đáng nhớ trong thời gian ở khách sạn,
− Tổ chức hội thảo và sự kiện:
+ Với hệ thống phòng họp không gian sang trọng được tranhg bị các tiện nghi
hiện đại, khách sạn đáp ứng mọi nhu cầu tổ chức sự kiện của khách hàng.
+ Tiệc cưới: Cung cấp dịch vụ trọn gói và tuần trăng mật với nhiều sự kiện và
dịch vụ hấp dẫn,.
− Hoạt động ngoài trời:
+ Hồ nước, bồn nước nóng/ Jacuzzi
+ Các sản phẩm và dịch vụ khác như massage tạp phòng, dụng cụ ủi áo quần,
dịch vụ dọn phòng phục vụ hằng ngày, khu lò nướng BBQ,…
2.1.4.3.Hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Hiện nay Khách sạn Park view Huế có 2 nhà hàng và hai bar phục vụ nhu cầu
ăn, uống của du khách:
Nhà hàng Park View tại sảnh của khách sạn phục vụ cho du khách trong ngày.
Với sức chứa 140 khách và không gian đẹp, khách hàng có thể vừa ngắm cảnh biển
vừa thưởng thức các món ăn ngon của châu Á hay châu Âu và chọn cho mình
những loại rượu hấp dẫn. Ngoài ra nhà hàng còn phục vụ buffet sang miễn phí cho
khách hàng đang ở trong khách sạn. Vào cuối tuần nhà hàng còn phục vụ buffet tự
chọn để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Nhà hàng Tịnh Quán: mở của từ 6h30 – 21h sức chứa đến 250 khách phục vụ
nhà hàng với hơn 100 món ăn chay truyền thống Huế.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 29 K47 HDDL
2.1.5. Nguồn lực của khách sạn
2.1.5.1. Đội ngũ lao động của khách sạn
Bảng 2. 2: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG KHÁCH SẠN PARK VIEW HUẾ GIAI
ĐOẠN 3 NĂM (2013-2015)
Chỉ tiêu
2013 2014 2015
Số lượng
(người)
% Số lượng
((người)
% Số lượng
(người)
%
Tổng số lao động 125 100 130 100 120 100
1.Phân theo trình độ
- Đại học, cao đẳng 33 26.4 39 30 39 32.5
- Trung học CN 62 49.6 69 53.08 64 53.3
- Khác 11 8.8 15 11.54 12 10
- Lao động phổ thông 19 15.2 7 5.38 5 4.2
2. Phân theo tính
chất
- Lao động gián tiếp 46 36.8 45 34.62 42 35
- Lao động trực tiếp 79 63.2 85 65.38 78 65
3.Phân theo giới tính
- Nam 68 54.4 70 53.85 55 45.83
- Nữ 57 45.6 60 46.15 65 51.17
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính , 2016)
− Trong cơ cấu giới tính của khách sạn giữa nam và nữ có sự chênh lệch không
đáng kể qua mỗi năm.Số lao động nam có sự tăng giảm không đều, số lao
động nữ tăng đều qua các năm. So với năm 2013, số lao động nam và nữ năm
2014 đều tăng lên. Cụ thể, số lao động nam tăng 2 người ;số lao động nữ tăng
3 người điều này làm thay đổi cơ cấu lao động về giới tính.Lao động nam
chiếm 53,85% ; lao động nữ ít hơn chiếm 46,15%. Qua năm 2015, số lao động
nữ vẫn có sự tăng lên tăng 5 người chiếm 45,83%. Tuy nhiên, số lao động nam
lại có sự giảm xuống. Nam thì phụ trách các công việc về kĩ thuật, và đòi hỏi
về sức khỏe (bảo vệ). Nữ thì tập trung chủ yếu ở các bộ phận như lễ tân,
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 30 K47 HDDL
buồng phòng và nhà hàng, đòi hỏi sự nhanh nhẹn và khéo léo.
− Trình độ học vấn:Hầu hết số lao động của khách sạn đều được đào tạo có trình
độ từ sơ cấp trở lên. Số lao động chưa qua đào tạo chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ từ
11 – 15%. Số lao động có trình độ trung cấp, sơ cấp chiếm vai trò chủ đạo với
khoảng hơn 63%. Nhìn chung, trình độ học vấn của lao động tăng dần trong
giai đoạn 2013 – 2015. Cụ thê là phàn trăm lao động có trình độ đại học và
trung cấp chuyên nghiệp tăng dần qua mỗi năm.
Tỷ trọng lao động trực tiếp đều luôn cao hơn so với lao động gián tiếp do đặc
thù riêng của ngành
Tóm lại: Số lượng và cơ cấu lao động của khách sạn không có biến động
nhiều qua mỗi năm. Chất lượng đội ngũ lao động khá được đảm bảo.
2.1.5.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Trong kinh doanh khách sạn, CSVCKT là một yếu tố quan trọng nó ảnh
hưởng đến sự quyết định lựa chọn khách sạn của khách.
Khách sạn Park View Huế được xếp hạng khách sạn 4 sao. Việc đạt tiêu chuẩn
này không chỉ là do CSVC quyết định mà còn có nhiều yếu tố khác như vị trí địa lí,
kiểu dáng kiến trúc, tính đồng bộ các đơn vị, trình độ phục vụ các nhân viên. Tuy
nhiên CSVC vẫn mang tính quyết định. Với kiến trúc độc đáo, hấp dẫn cùng với hệ
thống CSVC đồng bộ, hiện đại đã làm cho việc kinh doanh của khách sạn Park
View đạt nhiều hiệu quả. Chính vì vậy, khách sạn Park View đã và đang không
ngừng nâng cấp CSVCKT.
Bảng 2. 3: Tình hình CSVCKT của khách sạn Park View Huế năm 2016
Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng
Cơ sở lưu trú Phòng 119
Cơ sở phục vụ ăn, uống
Nhà hàng 2
Bar 3
Cơ sở dịch vụ bổ sung 2
(Nguồn: Khách sạn Park View Huế, 2015)
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 31 K47 HDDL
2.2.Phân tích tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn Park
View
2.2.1. Nguồn khách của khách sạn
2.2.1.1. Phân tích tính thời vụ về tình hình khách du lịch đến khách sạn.
Lượt khách là một trong những yếu tố phản ánh tình hình hoạt dộng kinh
doanh của khách sạn.
Hằng năm khách sạn Park View Huế luôn thu hút và đón nhận một lượng
khách du lịch khá đông đặc biệt là khách quốc tế và chủ yếu là khách châu Âu.
Bảng 2. 4: Tình hình khách đến khách sạn Park View Huế qua 3 năm 2013 –
2015
Năm
Chỉ tiêu
ĐVT
2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014
SL % SL % SL % SL % SL %
Tổng L -K Lượt khách 38308 100 36928 100 42196 100 0,964 96,4 1,143 114,3
Quốc tế Lượt khách 30801 80,4 29270 79,3 33358 79,1 0,950 95,0 1,140 113,4
Nội địa Lượt khách 7507 19,6 7658 20,7 8838 20,9 1,020 102,0 1,154 115,4
Tổng ngày
khách
Ngày/khách 88497 100 82922 100 91057 100 0,937 93,7 1,098 109,8
Quốc tế Ngày/khách 72901 82,4 71577 86,3 75096 82,5 0,982 98,2 1,049 104,9
Nội địa Ngày/khách 15596 17,6 11345 13,7 15961 17,5 0,727 72,7 1,407 140,7
TGLTBQ Ngày/khách 2,310 2,246 2,158 -0,06 97,2 -0,08 96,1
Quốc tế Ngày/khách 2,367 2,445 2,251 0,078 103,3 -0,19 92,1
Nội địa Ngày/khách 2,078 1,481 1,806 -0,59 71,3 0,325 121,9
(Nguồn:Phòng sale và marketing của Khách sạn Park View cung cấp,2016)
Nhận xét:
Ta thấy tổng số lượt khách tăng dần theo từng năm.Lượt khách quốc tế chiếm
số lượng lớn trong tổng số lượt khách. Điển hình vào năm 2013 khách quốc tế
chiếm 80,4 %. Cùng với sự tăng, giảm của lượt khách kéo theo sự biến động của
tổng ngày khách và thời gian lưu trú bình quân. Năm 2014 lượt khách giảm xuống
dẫn đến tổng số ngày khách cũng giảm từ 88497 ngày xuống 82922
ngày.TGLTBQ cũng có những ảnh hưởng như năm 2014 so với năm 2013 giảm từ
2,310 ngày xuống còn 2,246 ngày. Tuy vậy TGLTBQ của khách quốc tế trong năm
này lại tăng 3,3% nhưng sang năm 2015 thì TGLTBQ của nguồn khách này lại
giảm 7,9 %.TGLTBQ của khách nội địa từ năm 2013 sang năm 2014 có sự giảm
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 32 K47 HDDL
xuống đáng kể từ 2,078 ngày xuống 1,148 ngày nhưng sang năm 2015 thì TGLTBQ
tăng lên vượt trội đến 1,806 ngày.
Như vậy, thành phố Huế nói chung và khách sạn Park View Huế nói riêng cần
có những đổi mới để hoàn thiện hơn nữa trong việc đón tiếp và thu hút khách du
lịch.
ĐVT: Lượt khách
Biểu đồ 2. 1: Lượt khách đến khách sạn Park View Huế
trong 3 năm (2013- 2015)
(Nguồn: Khách sạn Park View Huế năm 2013 – 2015)
Khách sạn Park View với nguồn khách chủ yếu là khách quốc tế, bởi vì khách
sạn với tiêu chuẩn 4 sao cùng những dịch vụ sang trọng hấp dẫn thì mức giá phục
vụ so với thu nhập của khách nội địa là chênh lệch rất lớn.Bên cạnh đó những yếu
tố khác cũng tác động lớn tới cơ cấu về nguồn khách, như là nhân tố tâm lý, khách
nội địa thường dành thời gian chăm sóc gia đình nhiều hơn và thu nhập của họ
thường được phân bổ cho những vấn đề khác, chi tiêu cho du lịch để có sự hài lòng
về dịch vụ, đẳng cấp thường chỉ có ở những gia đình rất mực xa xỉ. Trong khi đó
Việt Nam chỉ mới là một quốc gia trong nhóm các nước đang phát triển, kinh tế
thấp hơn rất nhiều so với các nước khác như Mỹ, Anh, Pháp,…là những quốc gia
chiếm thị phần lớn về nguồn khách ở khách sạn Park View. Xu hướng du lịch để
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
40000
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Quốc tế
Nội địa
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 33 K47 HDDL
trải nghiệm những điều mới lạ chính vì vậy có sự trao đổi nguồn khách giữa các
quốc gia. Thời gian rỗi cũng là yếu tố tác động đến cơ cấu nguồn khách. Thông
thường người Việt đi du lịch thường đi theo nhóm, theo tập thể và theo gia
đình,..Do vậy việc đi du lịch thường chi phối bởi thời gian rỗi của rất nhiều thành
viên. Ở Việt Nam trong gia đình thời gian rỗi của con cái chủ yếu là vào mùa hè kéo
dài từ 1 đến 3 tháng, điều này đòi hỏi thời gian nghỉ phép hằng năm của bố mẹ để
có một chuyến du lịch cũng nằm trong khoảng thời gian trên, trong khi đó kì hạn
nghỉ phép chỉ tầm từ 10 đến 15 ngày.Trong khi đó ở nước ngoài học sinh, sinh viên
thường có 2 kì nghỉ dài ngày là nghỉ đông và nghỉ hè và phụ huynh thực sự chủ
động trong việc lên lịch cho công việc
Bảng 2. 5: Tổng số lượt khách từng tháng của khách sạn qua 3 năm 2013 –
2015
ĐVT: Lượt khách
Tháng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 () *+,)
1 3.144 3.623 3.542 3436,3 1,053
2 3.093 3.214 3.877 3394,7 1,04
3 2.942 2.145 3.022 2703 0,828
4 4.136 4.258 4.778 4390,7 1,345
5 4.032 4.680 4.246 4319,3 1,323
6 3.874 3.342 4.020 3745,3 1,147
7 3.032 3.056 3.954 3347,3 1,025
8 2.982 2.980 3.036 2999,3 0,919
9 2.011 1.599 2.897 2169 0,664
10 2.788 2.560 3.169 2839 0,87
11 3.129 3.450 2.987 3188,7 0,977
12 3.145 2.122 2.668 2645 0,81
(Nguồn: Khách sạn Park View Huế, năm 2013 – 2015)
0 =
∑ ./
01
=3264,8 I34 =
.
. 5
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 34 K47 HDDL
Biểu đồ 2. 2: Biến động chỉ số thời vụ của khách qua 3 năm
Nhìn vào bảng trên, ta thấy rằng mùa vụ du lịch của khách sạn chủ yếu vào
những tháng đầu xuân với chỉ số thời vụ lớn hơn 1 (tháng 1 với chỉ số thời vụ
1,053; tháng 2 với chỉ số thời vụ là 1,04). Chu kì tiếp tục với các tháng mùa hè, đây
được coi là mùa cao điểm trong năm, đỉnh điểm là tháng 4 với chỉ số thời vụ cao
nhất trong năm 1,345. Vào tháng 1,2 là thời điểm khách Châu Âu đến lưu trú tại
khách sạn khá đông, vào các tháng còn lại thì khá ít, bù vào đó là khách du lịch nội
địa lẫn khách quốc tế lại chủ yếu đi du lịch từ tháng 4 đến tháng 6. Mùa xuân và
mùa hè thường là mùa du lịch, mùa thời vụđối với các nhà kinh doanh du lịch.
Cường độ thời vụ cao vào các tháng 1, 2, 4,5,6. Độ dài thời vụ của khách sạn khá
dài, gần như là hoạt động quanh năm, chỉ trừ 2 tháng (tháng 9 và tháng 12) gần như
là mùa chết trong năm.
*Theo lý thuyết, để đảm bảo tính chính xác trong phân tích quy luật tính thời
vụ, thì tính thời vụ cần được nghiên cứu cụ thể cho cơ cấu từng loại khách ; cho loại
khách quốc tế và khách du lịch nội địa, vì quy luật thời vụ của mỗi loại khách này là
khác nhau.
Chính vì vậy, chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu tính thời vụ của 2 nguồn khách:
Nội địa và quốc tế và cơ cấu mỗi loại khách.
1.053 1.04
0.828
1.345 1.323
1.147
1.025
0.919
0.664
0.87
0.977
0.81
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
1.6
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Chỉ số thời vụ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN
SVTH: Bùi Thị Lan Anh 35 K47 HDDL
2.2.1.2. Phân tích tính thời vụ theo đặc điểm nguồn khách đến khách sạn.
Bảng 2. 6: Cơ cấu nguồn khách của khách sạn theo mục đích chuyến đi
ĐVT: Lượt khách
Năm
2013 2014 2015
So sánh
2014/2013 2015/2014
SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) SL (%)
Khách
tham quan
5.058 13,20 4.922 13,33 5.941 13,01 -136 -2,69 1019 20,70
Khách nghỉ
dưỡng
14.994 39,14 16.640 45,06 16.363 38,78 1646 10,98 -277 -1,66
Khách
công vụ
18.256 47,66 15.366 41,61 19.892 47,14 -2890 -15,83 4526 29,45
Tổng lượng
khách
38.308 100 36.928 100 42.196 100 -1308 -3,60 5268 14,27
(Nguồn: Phòng sale và marketing của khách sạn Park View cung cấp)
Biểu đồ 2. 3: Biểu đồ về nguồn khách theo mục đích chuyến đi
Qua bảng số liệu ta thấy rằng du khách lưu trú tại khách sạn với mục đích
nghỉ dưỡng và du lịch công vụ là chủ yếu. Điều này rất dễ lí giải, bởi lẽ khách du
0
5000
10000
15000
20000
25000
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Khách tham quan
Khách nghỉ dưỡng
Khách công vụ
Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY

More Related Content

What's hot

Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019PinkHandmade
 
Bài 10: Kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm: Quản lý năng lượng, nước v...
Bài 10: Kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm: Quản lý năng lượng, nước v...Bài 10: Kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm: Quản lý năng lượng, nước v...
Bài 10: Kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm: Quản lý năng lượng, nước v...duanesrt
 
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...nataliej4
 
Quản trị nhân lực tại khách sạn Vinperl Resort Nha Trang
Quản trị nhân lực tại khách sạn Vinperl Resort Nha TrangQuản trị nhân lực tại khách sạn Vinperl Resort Nha Trang
Quản trị nhân lực tại khách sạn Vinperl Resort Nha Trangluanvantrust
 
phát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡng
phát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡngphát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡng
phát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡngThao Vy
 
Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Hoàng Hà mi...
Đề tài  Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Hoàng Hà mi...Đề tài  Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Hoàng Hà mi...
Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Hoàng Hà mi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCHTỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCHChau Duong
 
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịc...
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịc...Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịc...
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịc...Thư viện Tài liệu mẫu
 

What's hot (20)

Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!
 
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
 
Đề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOT
Đề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOTĐề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOT
Đề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOT
 
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dich Vụ Buồng Phòng Tại Khách Sạn Joviale
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dich Vụ Buồng Phòng Tại Khách Sạn JovialeGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dich Vụ Buồng Phòng Tại Khách Sạn Joviale
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dich Vụ Buồng Phòng Tại Khách Sạn Joviale
 
Bài 10: Kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm: Quản lý năng lượng, nước v...
Bài 10: Kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm: Quản lý năng lượng, nước v...Bài 10: Kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm: Quản lý năng lượng, nước v...
Bài 10: Kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm: Quản lý năng lượng, nước v...
 
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
 
Quản trị nhân lực tại khách sạn Vinperl Resort Nha Trang
Quản trị nhân lực tại khách sạn Vinperl Resort Nha TrangQuản trị nhân lực tại khách sạn Vinperl Resort Nha Trang
Quản trị nhân lực tại khách sạn Vinperl Resort Nha Trang
 
phát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡng
phát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡngphát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡng
phát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡng
 
ĐỀ TÀI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH DỊCH VỤ HOMESTAY.doc
ĐỀ TÀI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH DỊCH VỤ HOMESTAY.docĐỀ TÀI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH DỊCH VỤ HOMESTAY.doc
ĐỀ TÀI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH DỊCH VỤ HOMESTAY.doc
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỘ PHẬN HOUSEKEEPING TẠI KHÁCH SẠN JW MARROTT - TẢI FREE...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỘ PHẬN HOUSEKEEPING TẠI KHÁCH SẠN JW MARROTT - TẢI FREE...BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỘ PHẬN HOUSEKEEPING TẠI KHÁCH SẠN JW MARROTT - TẢI FREE...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỘ PHẬN HOUSEKEEPING TẠI KHÁCH SẠN JW MARROTT - TẢI FREE...
 
Đề tài: Công tác buồng phòng tại khách sạn JW Marriott Hà Nội
Đề tài: Công tác buồng phòng tại khách sạn JW Marriott Hà NộiĐề tài: Công tác buồng phòng tại khách sạn JW Marriott Hà Nội
Đề tài: Công tác buồng phòng tại khách sạn JW Marriott Hà Nội
 
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đĐề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
 
Đề tài nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận housekeeping điểm cao
Đề tài nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận housekeeping  điểm caoĐề tài nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận housekeeping  điểm cao
Đề tài nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận housekeeping điểm cao
 
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOTĐề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
 
Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Hoàng Hà mi...
Đề tài  Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Hoàng Hà mi...Đề tài  Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Hoàng Hà mi...
Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Hoàng Hà mi...
 
Lập kế hoạch marketing cho khách sạn Vinpearl Resort Phú Quốc trong năm 2015
Lập kế hoạch marketing cho khách sạn Vinpearl Resort Phú Quốc trong năm 2015 Lập kế hoạch marketing cho khách sạn Vinpearl Resort Phú Quốc trong năm 2015
Lập kế hoạch marketing cho khách sạn Vinpearl Resort Phú Quốc trong năm 2015
 
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCHTỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
 
Xây dựng chương trình TOUR du lịch người cao tuổi tại công ty, HAY!
Xây dựng chương trình TOUR du lịch người cao tuổi tại công ty, HAY!Xây dựng chương trình TOUR du lịch người cao tuổi tại công ty, HAY!
Xây dựng chương trình TOUR du lịch người cao tuổi tại công ty, HAY!
 
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịc...
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịc...Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịc...
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịc...
 
Đề tài: Phân tích hoạt đông kinh doanh của nhà hàng và quy trình phục vụ tại ...
Đề tài: Phân tích hoạt đông kinh doanh của nhà hàng và quy trình phục vụ tại ...Đề tài: Phân tích hoạt đông kinh doanh của nhà hàng và quy trình phục vụ tại ...
Đề tài: Phân tích hoạt đông kinh doanh của nhà hàng và quy trình phục vụ tại ...
 

Similar to Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY

Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - HayĐề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - HayYenPhuong16
 
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua c...
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua c...Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua c...
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch s...
Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch  s...Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch  s...
Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch s...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận nhà hàng tại khách sạn Huế Heritage
Nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận nhà hàng tại khách sạn Huế HeritageNâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận nhà hàng tại khách sạn Huế Heritage
Nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận nhà hàng tại khách sạn Huế Heritagehieu anh
 
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực d...
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực d...Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực d...
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực d...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...tcoco3199
 
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Biện pháp phát triển nhân lực Du lịch Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh ...
Biện pháp phát triển nhân lực Du lịch Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh ...Biện pháp phát triển nhân lực Du lịch Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh ...
Biện pháp phát triển nhân lực Du lịch Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh ...hanhha12
 
Phát triền nguồn nhân lực khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng...
Phát triền nguồn nhân lực khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng...Phát triền nguồn nhân lực khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng...
Phát triền nguồn nhân lực khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng...nataliej4
 
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Cty CP Du lịch và dịch ...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Cty CP Du lịch và dịch ...Đề tài luận văn 2024 Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Cty CP Du lịch và dịch ...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Cty CP Du lịch và dịch ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...NOT
 

Similar to Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY (20)

luan van thac si khai thac gia tri van hoa lich su phat trien du lich binh dinh
luan van thac si khai thac gia tri van hoa lich su phat trien du lich binh dinhluan van thac si khai thac gia tri van hoa lich su phat trien du lich binh dinh
luan van thac si khai thac gia tri van hoa lich su phat trien du lich binh dinh
 
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - HayĐề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
 
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua c...
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua c...Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua c...
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua c...
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
 
Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch s...
Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch  s...Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch  s...
Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch s...
 
Đề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịch
Đề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịchĐề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịch
Đề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịch
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận nhà hàng tại khách sạn Huế Heritage
Nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận nhà hàng tại khách sạn Huế HeritageNâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận nhà hàng tại khách sạn Huế Heritage
Nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận nhà hàng tại khách sạn Huế Heritage
 
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực d...
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực d...Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực d...
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực d...
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
 
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
 
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
 
Biện pháp phát triển nhân lực Du lịch Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh ...
Biện pháp phát triển nhân lực Du lịch Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh ...Biện pháp phát triển nhân lực Du lịch Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh ...
Biện pháp phát triển nhân lực Du lịch Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh ...
 
Phát triền nguồn nhân lực khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng...
Phát triền nguồn nhân lực khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng...Phát triền nguồn nhân lực khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng...
Phát triền nguồn nhân lực khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng...
 
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Cty CP Du lịch và dịch ...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Cty CP Du lịch và dịch ...Đề tài luận văn 2024 Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Cty CP Du lịch và dịch ...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Cty CP Du lịch và dịch ...
 
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
 
Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.doc
Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.docThu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.doc
Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.doc
 
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
 
Đề tài nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng, RẤT HAY
 Đề tài nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng, RẤT HAY Đề tài nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng, RẤT HAY
Đề tài nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng, RẤT HAY
 
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY

  • 1. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành nên chuyên đề tốt nghiệp này,em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy, cô giáo giảng dạy tại Khoa du lịch – Đại học Huế đã hết lòng giảng dạy, trang bị kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.s Lê Thị Thanh Xuân – người đã trực tiếp hướng dẫn, theo sát em trong suốt quá trình hoàn thành nên chuyên đề này. Em cũng xin cảm ơn tới tập thể cán bộ nhân viên khách sạn Park View đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập, thu thập tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp. Xin cảm ơn sự hỗ trợ của toàn thể bạn bè, người thân trong suốt quá trình em làm chuyên đề. Mặc dù có cố gắng, nhưng chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót. Huế, tháng 5 năm 2016 Sinh viên Bùi Thị Lan Anh
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Huế, tháng 5 năm 2016 Sinh viên thực hiện Bùi Thị Lan Anh
  • 3. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh i K47 HDDL MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................2 3.1. Đối tượng nghiên cứu:................................................................................2 3.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................2 4.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử:..................................2 4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu:....................................................................2 4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu: .....................................3 5. Kết cấu nội dung của đề tài ..............................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH ...............4 1.1Một số khái niệm cơ bản .................................................................................4 1.1.1 Du lịch và khách du lịch...........................................................................4 1.1.1.1 Khái niệm về du lịch ..........................................................................4 1.1.1.2. Khái niệm về khách du lịch...............................................................4 1.1.2. Khái niệm khách sạn. ..............................................................................5 1.1.3. Kinh doanh khách sạn .............................................................................5 1.1.3.1. Khái niệm .........................................................................................5 1.1.3.2. Đặc điểm kinh doanh khách sạn........................................................6 1.1.3.3. Sản phẩm khách sạn..........................................................................7 a. Khái niệm sản phẩm khách sạn...............................................................7 b. Đặc điểm của sản phẩm khách sạn..........................................................7 1.2. Tính thời vụ trong du lịch..............................................................................8
  • 4. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh ii K47 HDDL 1.2.1. Khái niệm................................................................................................8 1.2.2. Các đặc điểm về tính thời vụ du lịch........................................................9 1.2.2.1. Tính thời vụ trong du lịch là một hiện tượng phổ biến khách quan ở hầu hết các nước, các vùng có hoạt động du lịch............................................9 1.2.2.2. Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch có sự khác biệt phụ thuộc vào mức độ khai thác tài nguyên du lịch và điều kiện đón tiếp, phục vụ khách du lịch....................................................................................9 1.2.2.3. Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều mùa vụ du lịch, tùy thuộc vào các loại hình du lịch đang phát triển ở đó.......................10 1.2.2.4. Độ dài và cường độ của thời vụ du lịch có sự khác biệt theo từng loại hình du lịch..................................................................................................10 1.2.2.5. Cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau theo thời gian của chu kì kinh doanh...............................................................................................10 1.2.2.6. Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào mức độ phát triển và kinh nghiệm kinh doanh du lịch của quốc gia du lịch, điểm du lịch và các nhà kinh doanh du lịch..................................................10 1.2.2.7. Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào cơ cấu của khách đến vùng du lịch................................................................................11 1.2.2.8. Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào số lượng các cơ sở lưu trú chính:......................................................................................11 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thời vụ trong du lịch............................11 1.2.3.1. Khí hậu ...........................................................................................11 1.2.3.2. Thời gian rỗi. ..................................................................................12 1.2.3.3. Tính quần chúng hóa trong du lịch..................................................13 1.2.3.4. Phong tục tập quán của dân cư. .......................................................13 1.2.3.5. Điều kiện về tài nguyên du lịch.......................................................14 1.2.3.6. Sự sẵn sàng đón tiếp du khách.........................................................14 1.2.4. Ảnh hưởng của tính thời vụ đến hoạt động kinh doanh du lịch. .............15
  • 5. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh iii K47 HDDL 1.2.4.1. Sử dụng không hết công suất CSVCKT phục vụ du lịch nếu thời vụ ngắn.............................................................................................................15 1.2.4.2. Ảnh hưởng đến chính sách giảm giá................................................15 1.2.4.3. Làm hạn chế tính mong muốn của du khách....................................15 1.2.4.4. Ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn nhân lực..................................16 1.2.4.5. Những ảnh hưởng khác ...................................................................16 1.2.5. Các biện pháp khắc phục những tác động bất lợi do tính thời vụ trong du lịch đem lại .....................................................................................................16 1.2.5.1. Cải tiến CSVCKT phục vụ du lịch. .................................................16 1.2.5.2. Sử dụng tích cực động lực kinh tế. ..................................................17 1.2.5.3. Nâng cao khả năng đón tiếp. ...........................................................17 1.2.5.4. Tổ chức lao động hợp lí ..................................................................17 1.2.5.5 Nghiên cứu thị trường......................................................................17 1.2.5.6. Một số giải pháp khác. ....................................................................18 1.2.6. Các chỉ tiêu dùng để phân tích tính thời vụ và kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn. ......................................................................................19 1.2.6.1. Chỉ số thời vụ..................................................................................19 1.2.6.2. Nguồn khách của khách sạn ............................................................20 1.2.6.3. Công suất sử dụng buồng trung bình ...............................................20 1.2.6.4. Doanh thu .......................................................................................20 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÍNH THỜI VỤ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN PARK VIEW HUẾ ................................................21 2.1 Khái quát về khách sạn Park View Huế........................................................21 2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của khách sạn Park View Huế. .......................................................................................................................21 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của khách sạn.......................................................23 2.1.2.1Chức năng.........................................................................................23
  • 6. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh iv K47 HDDL 2.1.2.2. Nhiệm vụ ........................................................................................23 2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức..........................................................................24 2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của khách sạn...............................................24 2.1.3.2. Chức năng của các bộ phận.............................................................25 2.1.4. Các lĩnh vực kinh doanh........................................................................27 2.14.1.Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú ...............................................27 2.1.4.2. Hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung............................................28 2.1.4.3. Hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống. ..........................................28 2.1.5. Nguồn lực của khách sạn.......................................................................29 2.1.5.1. Đội ngũ lao động của khách sạn......................................................29 2.1.5.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật....................................................................30 2.2.Phân tích tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn Park View ...........................................................................................................................31 2.2.1. Nguồn khách của khách sạn ..................................................................31 2.2.1.1. Phân tích tính thời vụ về tình hình khách du lịch đến khách sạn......31 2.2.1.2. Phân tích tính thời vụ theo đặc điểm nguồn khách đến khách sạn....35 2.2.2. Phân tích kết quả kinh doanh.................................................................39 2.2.2.1. Kết quả kinh doanh của khách sạn giai đoạn 3 năm 2013-2015.......39 a. Biến động doanh thu chung ..................................................................39 b. Công suất sử dụng buồng phòng...........................................................41 c. Biến động doanh thu theo từng lĩnh vực kinh doanh .............................43 2.2.2.2. Biến động doanh thu theo thời vụ....................................................45 2.2.3. Một số ảnh hưởng của tính thời vụ đến hoạt động kinh doanh của khách sạn Park View.................................................................................................46 2.2.3.1. Sử dụng không hết công suất CSVCKT phục vụ du lịch. ................46 2.2.3.2. Ảnh hưởng đến chính sách giảm giá................................................46 2.2.3.3. Làm hạn chế tính mong muốn của du khách....................................47
  • 7. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh v K47 HDDL 2.2.3.4. Ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn nhân lực..................................47 2.2.3.5. Những ảnh hưởng khác ...................................................................47 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG BẤT LỢI CỦA TÍNH THỜI VỤ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN PARK VIEW HUẾ................................................................................................49 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của khách sạn......49 3.1.1. Mục tiêu................................................................................................49 3.1.2. Định hướng phát triển ...........................................................................50 3.1.3. Dự báo ngắn hạn về nguồn khách của Khách sạn Park View.................51 3.2. Một số giải pháp hạn chế sự tác động của tính thời vụ đến hoạt động kinh doanh của khách sạn Park View Huế..................................................................53 3.2.1. Tổ chức lao động hợp lý........................................................................53 3.2.2. Tuyên truyền quảng cáo ........................................................................53 3.2.3. Tạo điều kiện cho mùa vụ thứ hai..........................................................54 3.2.4. Nâng cao khả năng đón tiếp ..................................................................54 3.2.5. Sử dụng tích cực các động lực kinh tế ...................................................55 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN...................................................57 1. Kết luận..........................................................................................................57 2. Đề xuất ý kiến ................................................................................................57 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................59
  • 8. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh vi K47 HDDL DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CSVCKT : Cơ sở vật chất kĩ thuật CSSDBTB : Công suất sử dụng buồng trung bình UBND : Ủy ban nhân dân TNHH : Trách nhiệm hữu hạn CN : Chuyên nghiệp Đvt : Đơn vị tính Trđ : Triệu đồng TNDL : Tài nguyên du lịch KDKS : Kinh doanh khách sạn SL : Số lượng L – K : Lượt khách TGLTBQ : Thời gian lưu trú bình quân N – K : Ngày khách NSLĐBQ : Năng suất lao động bình quân DVBS : Dịch vụ bổ sung
  • 9. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh vii K47 HDDL DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1: Số lượng và giá các loại phòng tại khách sạn Park View Huế...............27 Bảng 2. 2: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG KHÁCH SẠN PARK VIEW HUẾ GIAI ĐOẠN 3 NĂM (2013-2015)..................................................................................29 Bảng 2. 3: Tình hình CSVCKT của khách sạn Park View Huế năm 2016.............30 Bảng 2. 4: Tình hình khách đến khách sạn Park View Huế qua 3 năm 2013 – 2015 ..............................................................................................................................31 Bảng 2. 5: Tổng số lượt khách từng tháng của khách sạn qua 3 năm 2013 – 2015 .33 Bảng 2. 6: Cơ cấu nguồn khách của khách sạn theo mục đích chuyến đi ...............35 Bảng 2. 7: Cơ cấu nguồn khách của khách sanh Park View qua 3 năm 2013 – 2015 ..............................................................................................................................36 Bảng 2. 8: Lượt khách nội địa trong từng tháng qua 3 năm 2013 – 2015 tại khách sạn Park View Huế................................................................................................37 Bảng 2. 9: Số lượt khách quốc tế qua từng tháng trong 3 năm 2013 – 2015 tại khách sạn Park View Huế................................................................................................38 Bảng 2. 10: Doanh thu của khách sạn Park View qua 3 năm 2013 đến 2015.........39 Bảng 2. 11: Công suất sử dụng phòng tháng 5 và tháng 9 tại khách sạn Park View Huế qua 3 năm 2013 – 2015 .................................................................................42 Bảng 2. 12: Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Park View Huế qua 3 năm ..............................................................................................................................43 Bảng 2. 13: Doanh thu của khách sạn Park View Huế theo từng tháng qua 3 năm 2013 – 2015...........................................................................................................45 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1: Lượt khách đến khách sạn Park View Huế trong 3 năm (2013- 2015) ..............................................................................................................................32 Biểu đồ 2. 2: Biến động chỉ số thời vụ của khách qua 3 năm .................................34 Biểu đồ 2. 3: Biểu đồ về nguồn khách theo mục đích chuyến đi ............................35 Biểu đồ 2. 4: Biến động chỉ số thời vụ khách nội địa qua 3 năm 2013 -2015 .........37 Biểu đồ 2. 5: Biến động chỉ số thời vụ qua 3 năm 2013 - 2015 ..............................39 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2. 1: Sơ đồ tổ chức của Khách sạn Park View..............................................24
  • 10. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 1 K47 HDDL PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Tính cấp thiết của đề tài. Thời vụlà một bài toán chưa có lời giải thỏa đáng cho những người làm du lịch.Hạn chế tính thời vụ để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận luôn là vấn đề “nhức nhối” đối với các nhà quản lý cũng như tất cả những ai hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, Đảng ta đã xác định: “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng, liên quốc gia và có tính xã hội hóa cao. Phát triển du lịch là một hướng chiến lược trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng của du khách trong và ngoài nước”. Do vậy, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần quan trọng vào quá trình sản xuất, tăng thu nhập kinh tế quốc dân, giải quyết việc làm cho người lao động.Ngày nay đời sống vật chất tinh thần của con người không ngừng được nâng cao và cải thiện, con người càng có nhiều sự lựa chọn trong việc đi du lịch của mình. Chính vì thế trong những năm gần đây du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với đại bộ phận cư dân trên thế giới. Du lich được xem là một ngành “công nghiệp không khói” và giữ một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của một quốc gia. Là một trong những khách sạn lớn (xếp loại tiêu chuẩn 4 sao) lại ở vị trí gần trung tâm thành phố Huế, hằng năm khách sạn Park View đón tiếp một số lượng khách du lịch khá lớn.Hiện nay Park View ngày càng đổi mới, đẩy mạnh về mọi mặt để trở thành nơi dừng chân lý tưởng của du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên không nằm ngoài quy luật của hoạt động kinh doanh du lịch, khách sạn Park View cũng chịu sự tác động của tính thời vụ.Hoạt động kinh doanh của khách sạn cũng chỉ tập trung vào những mùa du lịch cao điểm gây ra một số tác động bất lợi đến nhiều lĩnh vực như kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch, tài nguyên du lịch, khách du lịch. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu của khách sạn, sâu xa hơn là tác động đến mức sống của công, nhân viên, cán bộ và nền kinh tế của Huế.Đây là một vấn đề khiến các nhà quản lý băn khoăn, trăn trở. Chính vì vậy việc tìm hiểu “Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh
  • 11. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 2 K47 HDDL của khách sạn Park View Huế” không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn mang ý nghĩa thực tiễn đối với hoạt động phát triển du lịch của Huế nói chung và của khách sạn nói riêng.Với lý do đó mà em quyết định lựa chọn đề tài này. 2. Mục đích nghiên cứu − Hệ thống hóa những vấn để lý luận cơ bản về du lịch, kinh doanh khách sạn và tính thời vụ trong du lịch. − Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của khác sạn và tính quy luật thời vụ du lịch của khách sạn Park View. − Tìm hiểu các nhân tố gây lên tính thời vụ du lịch và những ảnh hưởng bất lợi của tính thời vụ đến hoạt động kinh doanh của khách sạn nhằm đưa ra một số giải pháp khắc phục 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Tính thời vụ du lịch của khách sạn Park View 3.2. Phạm vi nghiên cứu − Phạm vi không gian: Khách sạn Park View tại thành phố Huế − Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu được thu thập trong thời gian 3 năm (2013-2015) 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Các khái niệm liên quan đến việc nghiên cứu tính thời vụ: tác động của tính thời vụ, giải pháp hạn chế, mùa chính vụ, mùa trái vụ,… Nghiên cứu sự biến động về lượng khách qua 3 năm 2013 – 2015 dưới tác động của tính thời vụ 4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập số liệu, nguồn thông tin chung về khách sạn từ các bộ phận của doanh nghiệp như phòng Kinh Doanh, phòng Tổ Chức, phòng Nhân Sự, bộ phận Kế toán của nhà hàng…Thông tin và số liệu của tại khách sạn Park View Huế từ năm 2013 – 2015 Bao gồm:
  • 12. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 3 K47 HDDL Số liệu vềtổng số lượt khách, từng loại khách (quốc tế, nội địa) tại khách sạn ParkView qua 3 năm 2013 –2015. − Số liệu về doanh thu tại khách sạn Park View qua 3 năm 2013 – 2015. − Số liệu về đội ngũ lao động tại khách sạn Park View năm 2014. − Bên cạnh đó, thông tin còn được thu thập từ những nguồn như sách, báo, internet, … 4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu: Các chỉ tiêu dùng để phân tích tính thời vụ − Công suất sử dụng phòng trung bình − Chỉ số thời vụ − Nghiên cứu biến động doanh thu theo thời gian Dùng phương pháp quy nạp để tổng hợp lại các ý hay các số liệu để nhận xét một cách tổng thể, và giải thích số liệu có được. Xử lý số liệu về lượt khách qua mỗi tháng trong 3 năm nghiên cứu để rút ra chỉ số thời vụ. Phân tích kết quả thu được sau khi xử lý số liệu để đưa ra nhận xét về tính thời vụ tại khách sạn, tác động của tính thời vụ đến doanh thu của khách sạn. 5. Kết cấu nội dung của đề tài Chương I: Cơ sở lí luận về tính thời vụ trong du lịch. Chương II: Thực trạng tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn Park View Huế. Chương III: Một số giải pháp nhằm hạn chế tác động bất lợi của tính thời vụ đến hoạt động kinh doanh của khách sạn Park View Huế.
  • 13. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 4 K47 HDDL PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH 1.1Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Du lịch và khách du lịch 1.1.1.1 Khái niệm về du lịch Từ giữa thế kỷ 19, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, khái niệm “Du lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống,.. Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội. 1.1.1.2.Khái niệm về khách du lịch Theo Luật du lịch của Việt Nam − Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. − Khách du lịch quốc tế (International tourist): là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
  • 14. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 5 K47 HDDL − Khách du lịch nội địa (Domestic tourist):là công dân Việt nam và người nước ngoài cư trú tại Việt nam đi du lịch trong vi phạm lãnh thổ Việt Nam. Liên đoàn quốc tế các tổ chức du lịch (tiền thân của tổ chức du lịch thế giới): “Khách du lịch là người ở lại nơi tham quan ít nhất 24h qua đêm vì lý do giải trí, nghỉ ngơi hay công việc như: thăm thân, tôn giáo, học tập, công tác”. Đến năm 1968, tổ chức này lại định nghĩa khác: “ Khách du lịch là bất kỳ ai ngủ qua đêm”. 1.1.2.Khái niệm khách sạn. Khách sạn du lịch là cơ sở kinh doanh phục vụ khách du lịch quốc tế và trong nước đáp ứng nhu cầu về các mặt ăn, nghỉ, vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết trong phạm vi khách sạn (theo “ Tổng cục du lịch Việt Nam 1997”) Như vậy khách sạn là cơ sở phục vụ lưu trú phổ biến đối với mọi khách du lịch. Chúng sản xuất, bán và trao cho khách những dịch vụ, hàng hóa đáp ứng nhu cầu của họ về chỗ ngủ, nghỉ ngơi ăn uống, chữa bệnh, vui chơi giải trí,….nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu và nhu cầu bổ sung của khách du lịch. Chất lượng và sự đa dạng về dịch vụ và hàng hóa trong khách sạn xác định thứ hạng của nó. Mục đích của hoạt động là thu được lợi nhuận, tuy nhiên cùng với sự không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân cũng như sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, hoạt động kinh doanh khách sạn ngày càng phong phú, đa dạng từ đó làm giàu thêm nội dung của khách sạn. 1.1.3.Kinh doanh khách sạn 1.1.3.1.Khái niệm Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi. Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất, cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho khách trong thời gian lưu lại tạm thời tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi. Kinh doanh ăn uống bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán và phục vụ nhu cầu tiêu dùng các thức ăn, đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác nhau nhằm
  • 15. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 6 K47 HDDL thỏa mãn các nhu cầu về ăn uống và giải trí tại các nhà hàng (khách sạn) cho khách nhằm mục đích có lãi. 1.1.3.2. Đặc điểm kinh doanh khách sạn. -KDKS phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch: KDKS chỉ có thể được tiến hành thành công tại các nơi có TNDL, bởi lẽ TNDL là yếu tố thúc đẩy, thôi thúc con người đi du lịch. Nơi nào không có TNDL thì nơi đó không thể có khách tới. Đối tượng khách hàng quan trọng nhất của khách sạn là khách du lịch. Rõ ràng TNDL có ảnh hưởng rất mạnh đến kinh doanh của khách sạn. Mặt khác khả năng tiếp nhận của TNDL ở mỗi điểm du lịch sẽ quyết định quy mô của khách sạn trong vùng. Giá trị và sức hấp dẫn của TNDL có tác dụng quyết định thứ hạng của khách sạn − KDKS đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn: + Do yêu cầu về tính chất lượng của sản phẩm khách sạn: đòi hỏi các thành phần của CSVCKT của khách sạn cũng phải có chất lượng cao. Tức là chất lượng của CSVCKT của khách sạn tăng lên cùng với tăng lên của thứ hạng khách sạn. + Sự sang trọng của các trang thiết bị được lắp đặt bên trong khách sạn làm đẩy chi phí đầu tư ban đầu của công trình khách sạn lên cao + Chi phí ban đầu cho cơ sở hạ tầng của khách sạn cao + Chi phí đất đai cho một công trình khách sạn rất lớn + Do tính chất thời vụ nên mặc dù đầu tư lớn nhưng khách sạn chỉ kinh doanh hiệu quả vài tháng trong năm là nguyên nhân gây tiêu hao lớn. − KDKS đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn: Sản phẩm khách sạn chủ yếu mang tính chất phục vụ và sự phục vụ này không thể cơ giới hóa được mà chỉ được thực hiện bởi những nhân viên phục vụ trong khách sạn. Mặt khác lao động trong khách sạn có tính chuyên môn hóa cao. Trong thời gian lao động phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách, thường kéo dài 24/24 mỗi ngày. Với đặc điểm này các nhà quản lý khách sạn phải luôn đối mặt với những khí khăn về chi phí lao động trực tiếp tương đối cao, khó giảm thiểu chi phí
  • 16. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 7 K47 HDDL này mà không làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng dịch vụ của khách sạn. Khó khăn cả trong công tác tuyển mộ lựa chọn và phân công bố trí nguồn nhân lực của mình. -KDKS mang tính quy luật: KDKS chịu sự chi phối của một số nhân tố mà chúng hoạt động theo một số quy luật như quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế xã hội, quy luật kinh tế của con người. Chẳng hạn sự phụ thuộc vào TNDL đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên với những biến động lặp đi lặp lại của thời tiết biến đổi trong năm luôn tạo ra những thay đổi quy luật nhất định trong giá trị và sức hấp dẫn tài nguyên đối với khách du lịch, từ đó gây ra sự biến động theo mùa của lượng cầu du lịch đến các điểm du lịch; tạo ra sự thay đổi theo mùa trong KDKS, đặc biệt là các khách sạn nghỉ dưỡng ở các điểm du lịch. Dù chịu sự chi phối của quy luật nào đi nữa thì cũng gây ra những tác động tích cực và tiêu cực đối với KDKS. 1.1.3.3. Sản phẩm khách sạn a. Khái niệm sản phẩm khách sạn Sản phẩm của khách sạn là sản phẩm dịch vụ, vừa mang tính chất hữu hình, vừa mang tính chất vô hình. Những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất ra sản phẩm dịch vụ khác với việc sản xuất ra một sản phẩm cụ thể. Việc sản xuất ra sản phẩm dịch vụ có sự tham gia của khách hàng. Khách hàng vừa tham gia sản xuất dịch vụ vừa là người tiêu dùng dịch vụ. Sản phẩm khách sạn có thể được định nghĩa như sau: ‘‘Sản phẩm khách sạn là tổng hợp các dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung nhằm cung cấp cho du khách sự hài lòng’’. b. Đặc điểm của sản phẩm khách sạn. Sản phẩm của khách sạn mang tính vô hình: Do sản phẩm khách sạn không tồn tại dưới dạng vật chất, không thể nhìn hay sờ thấy cho nên cả người tiêu dùng và người cung cấp đều không thể kiểm tra được chất lượng của nó trước khi bán và trước khi mua. Người ta cũng không thể vận chuyển sản phẩm dịch vụ khách sạn trong không gian như các hàng hóa thông thường khác. Sản phẩm khách sạn là dịch vụ không thể lưu kho cất trữ được: Quá trình “sản xuất” và “tiêu dùng” sản phẩm khách sạn là gần như trùng nhau về không gian và thời gian.
  • 17. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 8 K47 HDDL Sản phẩm khách sạn có tính cao cấp: Khách của các khách sạn chủ yếu là khách du lịch. Họ là những người có khả năng thanh toán và khả năng chi trả cao hơn mức tiêu dùng thông thường. Vì thế yêu cầu của họ về chất lượng sản phẩm mà họ bỏ tiền ra mua trong thời gian đi du lịch là rất cao. Sản phẩm khách sạn có tính tổng hợp cao: Tính tổng hợp này xuất phát từ đặc điểm của nhu cầu khách du lịch. Vì thế trong cơ cấu sản phẩm khách sạn, có rất nhiều chủng loại sản phẩm dịch vụ khách sạn, có cả dạng vật chất và phi vật chất, có thứ do khách sạn tạo ra, có thứ do ngành khác tạo ra nhưng khách sạn là khâu phục vụ trực tiếp, là điểm kết của quá trình du lịch. Sản phẩm khách sạn chỉ được thực hiện với sự tham gia trực tiếp của khách hàng: Sản phẩm khách sạn được sản xuất, bán và trao trong sự có mặt hoặc tham gia của khách hàng, diễn ra trong mối quan hệ trực tiếp của khách hàng và nhân viên của khách sạn, là những sản phẩm mà khách hàng không được kiểm tra trước khi mua. Sản phẩm khách sạn chỉ được thực hiện trong những điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định: Để có đủ điều kiện kinh doanh, các khách sạn phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật. Các điều kiện này hoàn toàn phụ thuộc vào các quy định của mỗi quốc gia cho từng loại, hạng và tùy thuộc vào mức độ phát triển của hoạt động kinh doanh du lịch ở đó. 1.2. Tính thời vụ trong du lịch 1.2.1.Khái niệm Dưới góc độ xã hội, hoạt động du lịch mang tính nhịp điệu khá rõ nét. Cường độ của hoạt động du lịch không đồng đều theo thời gian. Có những lúc hầu như không có khách đến, ngược lại, có những giai đoạn nhất định lượng khách du lịch đến quá đông và vượt quá sức chịu tải của khu vực. Dưới góc độ kinh tế, thời vụ du lịch được hiểu là những biến động lặp đi lặp lại hàng năm của cung và cầu du lịch, xảy ra dưới tác động của một số nhân tố xác định. Trong thực tế thời vụ du lịch của một vùng là tập hợp hàng loạt các biến động theo mùa của cung và cầu cũng như sự tác động tương hỗ giữa chúng trong tiêu dùng du lịch.
  • 18. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 9 K47 HDDL Như vậy, tính thời vụ du lịch là những dao động được lặp đi lặp lại theo thời gian của cung và cầu các dịch vụ và hàng hóa du lịch xảy ra dưới tác động của một số nhân tố xác định. Tính thời vụ du lịch tạo ra các mùa trong du lịch. Các mùa trong du lịch bao gồm: − Mùa chính du lịch: là khoảng thời gian có cường độ tiếp nhận khách du lịch cao nhất − Mùa trái du lịch: là khoảng thời gian có cường độ thu hút khách du lịch thấp nhất (còn gọi là mùa chết). − Trước mùa du lịch: là khoảng thời gian có cường độ thấp hơn mùa chính, xảy ra trước mùa chính du lịch. − Sau mùa du lịch: là khoảng thời gian có cường độ thấp hơn mùa chính du lịch. 1.2.2. Các đặc điểm về tính thời vụ du lịch. Dưới tác động của những nhân tố khác nhau, thời vụ du lịch có nhiều đặc điểm riêng. 1.2.2.1. Tính thời vụ trong du lịch là một hiện tượng phổ biến khách quan ở hầu hết các nước, các vùng có hoạt động du lịch Về mặt lí thuyết nếu một vùng kinh doanh nhiều thể loại du lịch và đảm bảo được cường độ hoạt động đều đặn trong các tháng của năm (luôn giữ được lượng khách và doanh thu nhất định) thì tại vùng đó tính thời vụ là không tồn tại. Tuy nhiên khả năng đó rất khó thực hiện vì có rất nhiều yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh du lịch làm cho hoạt động đó khó có thể đảm bảo được cường độ hoạt động đều đặn trong năm và vì vậy tồn tại tính thời vụ trong du lịch. 1.2.2.2. Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch có sự khác biệt phụ thuộc vào mức độ khai thác tài nguyên du lịch và điều kiện đón tiếp, phục vụ khách du lịch. Những vùng du lịch có khả năng khai thác tốt tài nguyên du lịch thì có thể kéo dài thời gian của mùa du lịch chính và sự chênh lệch cường độ giữa các mùa du lịch sẽ nhỏ hơn. Ngoài ra, những nơi có điều kiện đón tiếp, phục vụ khách du lịch tốt hơn thì mùa du lịch thường kéo dài hơn và cường độ thời vụ du lịch sẽ nhỏ hơn.
  • 19. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 10 K47 HDDL 1.2.2.3. Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều mùa vụ du lịch, tùy thuộc vào các loại hình du lịch đang phát triển ở đó Một nước hay một vùng chỉ phát triển một loại hình du lịch là chủ yếu như nghỉ biển hay nghỉ núi thì ở đó chỉ có một mùa du lịch là vào mùa hè hoặc mùa đông. Chẳng hạn như các vùng biển Đồ Sơn, Sầm Sơn, Vũng Tàu của Việt Nam chỉ kinh doanh và phát triển chủ yếu vào mùa du lịch là mùa hè. Nhưng nếu như tại một khu nghỉ mát biển lại có nhiều nguồn nước giá trị, ở đó phát triển mạnh 2 thể loại du lịch: du lịch nghỉ biển vào mùa hè và du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh vào mùa đông dẫn đến ở đó có 2 mùa du lịch. 1.2.2.4. Độ dài và cường độ của thời vụ du lịch có sự khác biệt theo từng loại hình du lịch. Nhìn chung, du lịch chữa bệnh có mùa chính dài hơn và cường độ vào mùa chính yếu hơn; du lịch nghỉ biển, du lịch lễ hội thường có mùa chính ngắn hơn nhưng cường độ lại mạnh hơn. 1.2.2.5.Cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau theo thời gian của chu kì kinh doanh Giai đoạn mà ở đó quan sát thấy hoạt động du lịch có cường đọ lớn nhất được gọi là thời vụ chính hay chính vụ. Trong thời gian này số lượng khách khá ổn định. Thời kì có cường độ nhỏ hơn ngay trước mùa chính được goi là thời vụ trước mùa, ngay sau mùa chính gọi là thời vụ sau mùa. Thời gian còn lại trong năm được gọi là mùa trái du lịch (hay mùa chết). 1.2.2.6. Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào mức độ phát triển và kinh nghiệm kinh doanh du lịch của quốc gia du lịch, điểm du lịch và các nhà kinh doanh du lịch Cùng kinh doanh một loại hình du lịch, với các điều kiện về tài nguyên du lịch tương đối như nhau thì ở các nước, các vùng, các cơ sở kinh doanh du lịch phát triển hơn, có kinh nghiệm kinh doanh tốt hơn thì thời vụ du lịch thường kéo dài hơn và cường độ của mùa du lịch yếu hơn. Ngược lại, các nước, các vùng, các cơ sở kinh doanh du lịch mới phát triển, chưa có kinh nghiệm kinh doanh (chính sách tiếp
  • 20. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 11 K47 HDDL thị, quảng cáo chưa tốt) thường có mùa vụ du lịch ngắn hơn và cường độ của mùa du lịch chính thể hiện mạnh hơn. 1.2.2.7. Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào cơ cấu của khách đến vùng du lịch Các trung tâm dành cho du lịch thanh thiếu niên (sinh viên, học sinh) thường có mùa ngắn hơn và có cường độ mạnh hơn với những trung tâm đón khách ở độ tuổi trung niên. Nguyên nhân chính ở đây là do thanh, thiếu niên thường hay đi theo đoàn, hội vào các dịp nghỉ hè, nghỉ tết ngắn hạn. 1.2.2.8. Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào số lượng các cơ sở lưu trú chính: Ở đâu (đất nước, vùng) có chủ yếu là các cơ sở lưu trú chính – khách sạn, motel, nhà nghỉ, khu điều dưỡng, mùa du lịch kéo dài hơn và cường độ của mùa chính là yếu hơn so với nơi sử dụng nhiều nhà trọ và camping, ở đó mùa du lịch thường ngắn hơn và cường độ thường mạnh hơn. Đặc điểm này là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nhau như: Những nơi có chủ yếu là các cơ sở lưu trú chính thì việc đầu tư và bảo dưỡng tốn kém hơn dẫn đến các nhà kinh doanh phải tìm nhiều biện pháp kéo dài thời vụ hơn. Những nơi có thời vụ du lịch ngắn thì nhu cầu đầu tư và xây dựng các cơ sở lưu trú chính ít hơn. Cơ sở lưu trú là nhà trọ và camping vừa linh hoạt lại vừa ít tốn chi phí hơn. 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thời vụ trong du lịch. 1.2.3.1. Khí hậu Khí hậu là nhân tố có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành tính thời vụ du lịch. Nó tác động mạnh lên cả cung và cầu du lịch. Về mặt cung, đa số các điểm tham quan du lịch giải trí đều tập trung số lượng lớn vào mùa hè với khí hậu ấm áp như các điểm du lịch nghỉ biển, nghỉ núi và chữa bệnh. Về mặt cầu, mùa hè là mùa có khối lượng du khách lớn nhất.
  • 21. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 12 K47 HDDL 1.2.3.2. Thời gian rỗi. Thời gian nhàn rỗi là nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố không đều của nhu cầu du lịch, con người chỉ có thể đi du lịch vào thời gian nhàn rỗi. Tác động của thời gian nhàn rỗi lên tính thời vụ trong du lịch phải nói đến 2 đối tượng chính trong xã hội. Thứ nhất: là thời gian nghỉ phép năm tác động lên thời vụ du lịch, do độ dài của thời hạn phép và thời gian sử dụng phép. Nếu thời gian phép ngắn thì người ta thường chỉ đi du lịch một lần trong năm, khi đó họ chọn thời gian chính vụ để đi du lịch với mong muốn được tận hưởng những ngày nghỉ quý giá, do đó cường độ du lịch sẽ cao vào mùa chính. Ngược lại thời gian nghỉ phép năm dài cho phép con người đi du lịch nhiều lần trong năm, tỉ trọng nhu cầu tập trung vào mùa chính sẽ giảm, góp phần làm giảm cường độ du lịch trong mùa chính, tăng cường độ thu hút nhu cầu ngoài mùa. Như vậy sự gia tăng thời gian nhàn rỗi góp phần giảm cường độ của du lịch ở thời vụ chính và tăng cường độ du lịch vào ngoài mùa du lịch. Việc phân bố thời gian sử dụng phép năm của nhân dân lao động cũng ảnh hưởng đến tính thời vụ trong du lịch. Sự tập trung lớn nhu cầu vào vụ chính còn do việc sử dụng phép theo tập đoàn như cán bộ – giáo viên trong trường học nghỉ hè, nông dân nghỉ vào ngày không bận rộn mùa màng. Một số xí nghiệp ngừng hoạt động chính vào một giai đoạn trong năm và nhân viên phải nghỉ phép trong thời gian đó. Thứ hai:là thời gian nghỉ của trường học, điều này làm cho học sinh và cha mẹ chúng có thời gian đi du lịch. Thường là đối với học sinh có độ tuổi từ 6 – 15 tuổi, các bậc cha mẹ thường sắp xếp thời gian nghỉ phép cùng, để tận hưởng ngày nghỉ cùng với con cái. Đối với tầng lớp học sinh, sinh viên ở các trường phổ thông trung học, đại học, cao đẳng, kỳ nghỉ hè trùng với mùa du lịch biển… Điều này làm tăng cường độ mùa du lịch chính. Đối với những người hưu trí, số lượng của đối tượng này ngày càng tăng do tuổi thọ trung bình tăng, thời gian của họ có thể đi du lịch bất kỳ lúc nào nếu có đủ điều kiện kinh tế, đây là lực lượng du khách làm giảm bớt cường độ mùa du lịch chính..
  • 22. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 13 K47 HDDL 1.2.3.3.Tính quần chúng hóa trong du lịch. Là nhân tố ảnh hưởng đến cầu trong du lịch. Sự tham gia của số đông khách có khả năng thanh toán trung bình (thường ít có kinh nghiệm đi du lịch) họ thường thích đi nghỉ biển vào mùa hè mùa du lịch chính, vì các lý do sau: − Đa số khách có khả năng thanh toán hạn chế thường đi nghỉ tập thể vào chính vụ, do chi phí tổ chức chuyến đi theo đoàn thường nhỏ. Mặc dù vào vụ chính, cho phí du lịch cao nhưng lại được giảm giá cho số đông. − Họ thường không hiểu điều kiện nghỉ ngơi của từng tháng nên họ chon những tháng thuộc mùa chính để xác suất gặp thời tiết bất lợi là nhỏ nhất. − Do ảnh hưởng của mốt và sự bắt chước lẫn nhau của du khách. Những người mới tham gia vào dòng khách du lịch thường không nắm được điều kiện nghỉ ngơi của từng vùng, từng địa phương một cách cụ thể. Họ lựa chọn thời gian đi nghỉ ngơi dưới tác động của các nhân tố tâm lý và phụ thuộc vào kinh nghiệm của người khác. Họ thường đi nghỉ vào thời gian mà các nhân vật có tiếng đi nghỉ. Vì vậy, sự quần chúng hóa trong du lịch làm tăng tính thời vụ vốn có trong du lịch. Để khắc phục ảnh hưởng này người ta thường dùng chính sách giảm giá vào trước và sau mùa chính, đồng thời tăng cường quảng cáo các điều kiện nghỉ ngơi ngoài mùa chính để thu hút khách. 1.2.3.4. Phong tục tập quán của dân cư. Thông thường các phong tục, tập quán có tính chất lịch sử, bến vững. Cùng với sự thay đổi của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội có thể sẽ tạo thêm nhiều phong tục mới, nhưng khó có thể thay đổi được các phong tục cũ. Nhiều khi phong tục đã tạo nên thói quen cho con người (đi du lịch biển phải vào mùa hè). Ở Việt Nam, tác động của nhân tố phong tục lên tính thời vụ du lịch thật là mạnh mẽ và rõ ràng. Theo phong tục thì những tháng đầu năm là những tháng hội hè, lễ bái. Vào khoảng thời gian tháng 2 tháng 3 âm lịch là hội cảu hầu hết các đình chùa, các đền và các vùng nổi tiếng bất kể đến thời tiết ẩm ướt hay và mưa dầm: Chùa Hương, Chùa Thầy, Chùa Tây Phương, Đền Hùng, Hội Lim v.v…
  • 23. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 14 K47 HDDL 1.2.3.5. Điều kiện về tài nguyên du lịch. Điều kiện về tài nguyên du lịch chỉ có thể phát triển thể loại du lịch nào sẽ gây ảnh hưởng đến thời vụ du lịch cảu điểm du lịch tương ứng. Đây là nhân tố tác động mạnh lên cả cung và cầu du lịch. Ví dụ: Nếu một điểm du lịch chỉ có điều kiện phát triển du lịch nghỉ biển thì thời vụ du lịch tại đó sẽ ngắn hơn một điểm du lịch khác có điều kiện phát triển du lịch nghỉ biển kết hợp với chữa bệnh hoặc một điểm du lịch khác có điều kiện phát triển du lịch văn hóa. 1.2.3.6. Sự sẵn sàng đón tiếp du khách. Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch có ảnh hưởng đến độ dài thời vụ du lịch thông qua cung. Cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cách tổ chức hoạt động trong các cơ sở du lịch ảnh hưởng đến việc phân bố nhu cầu theo thời gian. Chẳng hạn như việc xây dựng các khách sạn có hội trường, bể bơi, các trung tâm chữa bệnh....tạo điều kiện cho các cơ sở này hoạt động quanh năm. Việc phân bố hợp lý các hoạt động vui chơi, giải trí, tổ chức cho du khách có ảnh hưởng nhất định đến việc khắc phục sự tập trung những nhân tố tác động dến thời vụ du lịch. Chính sách giá của các cơ quan du lịch ở từng nước, từng vùng, các tổ chức kinh doanh du lịch, khách sạn thường giảm giá các dịch vụ và hàng hóa trước và sau mùa chính hoặc dùng các chính sách khuyến mãi để kéo dài thời vụ du lịch. Các hoạt động tuyên truyền quảng cáo ảnh hưởng không nhỏ đến sự phân bố luồng khách du lịch. Kết luận: Các nhân tố trên thông thường vừa tác động riêng lẻ, vừa tác động đồng thời, trong thực tế mùa du lịch thường chịu ảnh hưởng của một vài nhân tố cùng một lúc. Ngoài ra tác động của từng nhân tố có thể giảm đi khi có nhân tố khác tác động theo hướng ngược lại. Ví dụ tác động của yếu tố khí hậu sẽ giảm nếu tạo ra cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật thích hợp. Vì vậy cần phải hiểu rõ mối liên hệ và ràng buộc qua lại giữa các yếu tố ảnh hưởng đến độ dài mùa của từng loại hình du
  • 24. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 15 K47 HDDL lịch. Từ đó để tìm ra được mọi khả năng kéo dài mùa kinh doanh du lịch hoạt động trong cả năm, nâng cao chất lượng phục vụ và tăng nguồn thu cho doanh nghiệp du lịch - khách sạn. 1.2.4. Ảnh hưởng của tính thời vụ đến hoạt động kinh doanh du lịch. 1.2.4.1. Sử dụng không hết công suất CSVCKT phục vụ du lịch nếu thời vụ ngắn. Cơ cấu của CSVCKT du lịch và cách tổ chức hoạt động trong các cơ sở du lịch ảnh hưởng đến việc phân bố nhu cầu theo thời gian. Chẳng hạn như việc xây dựng các khách sạn có hội trường, bể bơi, các trung tâm chữa bệnh....tạo điều kiện cho các cơ sở này hoạt động quanh năm. CSVCKT phục vụ du lịch vào mùa thấp điểm không được sử dụng hết thì gây ra sự lãng phí lớn. Nó không được sử dụng cũng như không thể cất dành cho ngày hôm sau. Ngược lại, vào những lúc cao điểm, khi cầu vượt quá cung thì CSVCKT và tài nguyên du lịch lại bị sử dụng quá công suất gây hư hỏng về mặt tài nguyên. 1.2.4.2. Ảnh hưởng đến chính sách giảm giá. Do cơ sở vật chất chỉ được sử dụng ít trong năm nên tỷ trọng chi phí cố định trong giá thành của sản phẩm, hàng hóa dịch vụ du lịch tăng lên, ảnh hưởng đến chính sách giảm giá thành để tạo lợi thế cạnh tranh. Thường thì mùa cao điểm trong du lịch sẽ ứng với các mùa tự nhiên trong năm. Giá tour biến động khác nhau theo từng thời điểm khác nhau theo một năm, một quý, thậm chí là một tháng. Chính sách giá của các cơ quan du lịch ở từng nước, từng vùng, các tổ chức kinhdoanh du lịch, khách sạn thường giảm giá các dịch vụ và hàng hóa trước và sau mùa chính hoặc dùng các chính sách khuyến mãi để kéo dài thời vụ du lịch. 1.2.4.3. Làm hạn chế tính mong muốn của du khách. Khi cầu du lịch tập trung lớn hạn chế khả năng tìm chỗ nghỉ ngơi thích hợp với thời gian tự chọn theo ý muốn. Ngoài ra, vào mùa du lịch chính thường xảy ra tình trạng tập trung nhiều khách du lịch trên phương tiện giao thông, trong các cơ sở lưu trú ở các nơi du lịch. Điều đó làm giảm tiện nghi khi đi lại, lưu trú của khách. Do vậy, dẫn đến việc giảm chất lượng phục vụ khách du lịch.
  • 25. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 16 K47 HDDL 1.2.4.4. Ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn nhân lực Vào mùa cao điểm, khi cầu vượt quá cung thì nguồn nhân lực trong du lịch sẽ không đáp ứng đủ cầu du lịch. Nhưng khi cầu du lịch giảm xuống, lao động du lịch sẽ không có việc làm, dễ gây ra việc chuyển chỗ làm hoặc chuyển nghề. Thời vụ ngắn trong du lịch làm cho việc sử dụng tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động không hết công suất gây lãng phí lớn. Nguồn lao động trong cơ sở du lịch không được sử dụng hết dễ gây sự chuyển dịch việc làm. Mối quan tâm của nhân viên trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ bị hạn chế. 1.2.4.5. Những ảnh hưởng khác Chất lượng giảm:Chất lượng dịch vụ du lịch có thể bị giảm sút do tài nguyên du lịch và CSVC được sử dụng quá công suất, nguồn nhân lực du lịch thiếu vào những mùa cao điểm. Nhưng vào mùa thấp điểm thì trên thực tế, chất lượng dịch vụ du lịch cũng không được tốt. Điều này có thể được lý giải bởi bầu không khí chán nản của nhân viên khi công việc ít, thu nhập thấp,; hay vì các doanh nghiệp phải cắt giảm hoặc tiết kiệm một số chi phí. Ảnh hưởng kinh tế: Cầu du lịch tập trung quá lớn sẽ gây ra sự mất thăng bằng cho việc bảo vệ trật tự an ninh và an toàn xã hội. Ở mức độ nhất định, tính thời vụ gây ra những khó khăn cho nhà quản lí nhà nước đối với hoạt động du lịch. Và khi cầu du lịch giảm giá quá mức thì những khoản thu từ thuế và những lệ phí do du lịch mang lại cũng giảm. Ngoài ra, thời vụ du lịch còn ảnh hưởng không tốt cho các ngành kinh tế và các dịch vụ có liên quan. Việc phân bố không đồng đều của hoạt động du lịch theo thời gian dẫn đến phá vỡ tính kế hoạch, đều đặn trong sản xuất và thực hiện sản phẩm của các ngành đó trong du lịch. 1.2.5. Các biện pháp khắc phục những tác động bất lợi do tính thời vụ trong du lịch đem lại 1.2.5.1. Cải tiến CSVCKT phục vụ du lịch. Nâng cao chất lượng và cải tiến cơ cấu của CSVCKT cho phù hợp với nhu cầu đa dạng của du khách trong quá trình lưu trú, đi lại.
  • 26. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 17 K47 HDDL Đảm bảo chất lượng và cơ cấu của CSVCKT đã có.Tăng cường nguồn vốn và chi phí cần thiết để đầu tư xây dựng thêm trang thiết bị phục vụ cho mùa du lịch thứ hai. 1.2.5.2. Sử dụng tích cực động lực kinh tế. Nâng cao hứng thú của khách bằng việc giảm giá trọn gói sản phẩm du lịch. Sử dụng các giá khuyến khích đối với từng thành phần riêng của sản phẩm du lịch. Ngoài ra còn sử dụng các phương tiện khác như thưởng, giảm giá hàng, dịch vụ không mất tiền, quà tặng,.. 1.2.5.3. Nâng cao khả năng đón tiếp. Với mục đích kéo dài mùa du lịch, cần bổ sung thêm một số điểm thu hút, hấp dẫn khác của các điểm du lịch trong mùa du lịch bội thu và mùa người ta ít đi du lịch. Làm phong phú thêm chương trình du lịch bằng các biện pháp giải trí tiêu khiển, xây dựng hệ thống các câu lạc bộ,…phù hợp với đặc điểm khách hàng ở từng khu vực du lịch. 1.2.5.4. Tổ chức lao động hợp lí Các doanh nghiệp cần có quỹ lao động cơ hữu và lao động hợp đồng theo thời vụ. Có khi lao động hợp đồng chiếm tỷ trọng lớn, nhưng chất lượng của lao động hợp đồng lại thấp. Để khắc phục những bất lợi này trong công tác hợp đồng cần chú ý hợp đồng lien tục, hợp đồng theo mùa vụ nhưng được thực hiện nhiều trong năm. Ngoài ra, có thể lien kết với các đơn vị kinh doanh khác để hỗ trợ về nguồn nhân lực lúc quá tải. Vào mùa thấp điểm, các doanh nghiệp có thể sử dụng thời gian này để kiểm tra lại hoạt động của mình, để đào tạo và đào tạo lại nhân viên,… nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho mùa du lịch sau. 1.2.5.5 Nghiên cứu thị trường Nhằm xác định số lượng và cơ cấu của nguồn khách triển vọng ngoài mùa du lịch chính, ở đây cần chú trọng đến nhóm khách chủ yếu sau: − Khách du lịch công vụ đi nhiều vào mùa hè. − Công nhân viên chức được nghỉ phép năm vào mùa du lịch chính.
  • 27. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 18 K47 HDDL − Các gia đình có con nhỏ trong thời gian nuôi con, không thể đi nghỉ vào mùa chính vụ. − Những người hưu trí thích đi nghỉ, điều dưỡng vào lúc yên tĩnh. − Những người có nhu cầu đặc biệt không liên quan đến mùa du lịch chính. Trong những đối tượng trên cần vạch ra những sở thích của họ về những dịch vụ chính yếu và các dịch vụ bổ sung, các điều kiện về vui chơi giải trí thích hợp cho từng đối tượng. Trên cơ sở đó các đơn vị kinh doanh du lịch sẽ đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, đa dạng hoá chương trình vui chơi giải trí và hoàn thiện công tác tổ chức phù hợp với từng đối tượng. 1.2.5.6. Một số giải pháp khác. Tuyên truyền quảng cáo: Việc tuyên truyền quảng cáo nhằm nêu bật những điều kiện tự nhiên thuận lợi của từng vùng du lịch trong từng mùa của cả năm. Đồng thời hướng đến nhiều đối tượng khách để nhấn mạnh và tận dụng ưu thế của mỗi nhóm. Tổ chức các buổi lễ kỉ niệm, các lễ hội, các sự kiện, các hoạt động thể thao ngoài mùa du lịch chính là những chiến lược giúp hạn chế tính thời vụ trong du lịch. Quảng cáo trên tập gấp: Đây là hình thức đang được sử dụng rộng rãi và cần thiết ở các doanh nghiệp du lịch nói chung và khách sạn nói riêng, khách sạn đã và đang sử dụng hình thức này để quảng bá hình ảnh của mình đến với khách du lịch. Tập gấp gồm các nội dung sau, bên trong cần cung cấp đầy đủ thông tin về khách sạn, các loại phòng, mức giá cụ thể ứng với từng loại phòng cụ thể, cung cấp một số ảnh về khách sạn để khách có thể thấy được những ưu điểm của việc sử dụng khách sạn của chúng ta so với khách sạn khác. Quảng cáo trên internet: Đây là hình thức quảng cáo được coi là rẻ nhất hiện nay nhưng có thể thu hút một lượng lớn khách quốc tế đến với khách sạn mình. Quảng cáo trên báo và tạp chí: So với hình thức phát tờ rơi quảng cáo thì hình thức quảng cáo trên báo, tạp chí sẽ có hiệu quả tương đối cao, tuy nhiên không phải quảng cáo trên tất các loại báo hay tạp chí, mà cần phải lựa chọn những báo hay tạp chí mà khách hàng thường
  • 28. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 19 K47 HDDL hay tìm hiểu như: tạp chí du lịch, tạp chí hàng không… Để thông tin về khách sạn đến với du khách nhiều hơn, hiệu quả cao hơn và giảm được chi phí không cần thiết. Khi quảng cáo trên báo hay tạp chí cần phải chú ý đến việc đạt yêu cầu về chất lượng về màu sắc hình ảnh in ấn. Tạo điều kiện cho thời vụ thứ hai:Phải xác định được những thể loại du lịch mới có thể phát triển đạt hiệu quả kinh tế. Việc đánh giá phải dựa trên cơ sở những tiêu chuẩn sau: tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch vào thời gian ngoài mùa du lịch chính; khả năng huy động những tài nguyên du lịch chưa được khai thác; nguồn khách triển vọng.,.. 1.2.6. Các chỉ tiêu dùng để phân tích tính thời vụ và kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn. 1.2.6.1. Chỉ số thời vụ − Dãy số thời gian có lượng khách biến động tương đối ổn định = Trong đóy : bình quân lượng khách của các tháng (quý) i cùng tên qua các năm : bình quân lượng khách trong dãy số Itvi: chỉ số thời vụ của tháng thứ i Trong đó: y = ∑ -Dự báo số lượng khách du lịch từng tháng trên cơ sở dự đoán số lượng khách du lịch cả năm = ∑ x Q(j = 1,2,3,…,n) Trong đó: : Lượng khách du lịch dự báo cho tháng j Q : Tổng số khách du lịch của cả năm -Xác định mức độ căng thẳng của tính thời vụ = −
  • 29. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 20 K47 HDDL = ∑ Trong đó : chỉ số thời vụ bình quân 1.2.6.2. Nguồn khách của khách sạn Nguồn khách là biểu hiện về số lượng và cơ cấu của những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình một cách tạm thời, theo nhiều kiểu du hành khác nhau, đến một nơi du lịch để tiêu dùng sản phẩm Du lịch nơi đó. 1.2.6.3. Công suất sử dụng buồng trung bình Công suất sử dụng buồng trung bình Chỉ tiêu CSSDBTB của khách sạn biểu hiện tỷ lệ khách đến ở khách sạn qua các năm, chỉ tiêu này phản ánh tình hình kinh doanh của khách sạn về lưu trú có hiệu quả hay không. CSSDBTB = (Tổng số ngày buồng thực hiện / Tổng số ngày buồng thiết kế) × 100% 1.2.6.4. Doanh thu Doanh thu là toàn bộ số tiền mà khách sạn thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Doanh thu khách sạn thường gồm có doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính và doanh thu từ các dịch vụ bổ sung. D = dk × K D = !" × × " D = !" × $ Trong đó: D là tổng doanh thu của khách sạn dk là doanh thu bình quân một khách K là tổng số lượt khách %&' là doanh thu bình quân một ngày – khách t là thời gian lưu trú bình quân một khách N là tổng số ngày khách
  • 30. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 21 K47 HDDL CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÍNH THỜI VỤ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN PARK VIEW HUẾ 2.1Khái quát về khách sạn Park View Huế. 2.1.1.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của khách sạn Park View Huế. Khách sạn Parkview là khách sạn thuộc chuỗi khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn khách sạn 4 sao thuộc sự quản lí và điều hành của công ty TNHH Bến Thành – Phú Xuân. Đây là khách sạn thứ 2 tạo thành phố Huế được công nhận hạng 4 sao trong năm 2007 (trước đó là khách sạn Xanh). Tiền thân của khách sạn Park View là khách sạn Ngô Quyền. Khách sạn Ngô Quyền được thành lập và phát triển vào năm 1990 là đơn vị trực thuộc công ty du lịch Thừa Thiên Huế. Khách sạn được hoàn thành vào ngày 4/10/1994 theo quyết định số 1530/QĐ/ UBND với tiêu chuẩn là 2 sao. Đến tháng 5 năm 2000 Công ty khách sạn Ngô Quyền đổi tên thành công ty du lịch Ngô Quyền theo quyết định 1321/QĐ/UBND(30/5/2000). Ngày 23/11/2002: Công ty du lịch Ngô Quyền được sự đồng ý của UBND Tỉnh là Thừa Thiên Huế cho phép công ty góp vốn liên doanh với công ty dịch vụ du lịch Bến Thành tại Thành Phố Hồ Chí Minh thành lập công ty TNHH du lịch Bến Thành - Phú Xuân tại Ngô Quyền. Ngày nay du khách đến Huế ngày càng tăng, để đáp ứng nhu cầu của khách thì mạng lưới khách sạn càng được phát triển rộng rãi. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bến Thành - Phú Xuân đã cho ra đời một khách sạn mới. Khách sạn Ngô Quyền đổi tên thành khách sạn Park View được nâng cấp từ một khách sạn 2 sao thành 4 sao theo tiêu chuẩn của Tổng cục du lịch Việt Nam với tổng số phòng là 120 phòng. Được chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 9 năm 2007. Tọa lạc tại trung tâm thành phố và có thể nhìn bao quát kinh thành từ tầng 9 của khách sạn chỉ mất 10 – 20 phút đi ô tô để đến các danh lam thắng cảnh và di sản văn hóa thế giới. Khách sạn cách sân bay Phú Bài 20 phút đi xe và chỉ ít phút đi bộ đến song Hương thơ mộng và các khu vui chơi, mua sắm. Vị trí của khách sạn rất thuận lợi cho việc đi lại, dạo chơi của du khách quanh đại nội và tham quan lăng tẩm, các ngôi chùa cổ tại địa phương. Chính thức mở cửa năm 2007 khách sạn Park
  • 31. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 22 K47 HDDL View mang đến sự cân bằng về cảm nhận tinh tế và giá trị truyền thống, văn hóa để duy trì vẻ đẹp riêng nhằm thu hút du khách đến với khách sạn. Khách sạn là sự kết hợp của kiến trúc Á đông và Tây Phương cùng với các dịch vụ chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống phòng khách sạn gồm 120 phòng khách sạn được thiết kế hài hòa với đường nét của hiện đại và sang trọng một vẻ đẹp vừa quý phái vừa đẳng cấp và quyến rũ. Tất cả phòng đều được trang bị những tiện nghi cao cấp, thoải mái. Để càng hoàn thiện hơn về các trang thiết bị cũng như phòng ngủ và các dịch vụ khác, ban quản lý của Park View bắt đầu thực hiện các chính sách nhằm nâng cấp việc phục vụ và tổ chức kinh doanh khách sạn để đạt được tiêu chuẩn cao. Là một người quản lý nước ngoài nên khách sạn cũng liên kết khá chặt chẽ cho một hệ thống khách sạn. Cho đến thời điểm này khách sạn cũng được hoàn thiện hơn và chính thức đưa vào sử dụng và tăng thêm các dịch vụ bổ sung khác như beauty salon, bể bơi, massage. Là một đơn vị liên doanh với tổng công ty Bến Thành (Bến Thành Group), khách sạn Park View có đầy đủ tư cách pháp nhân, hoạt động trong lĩnh vực du lịch – dịch vụ, có chức năng kinh doanh dịch vụ lưu trú – ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác. Để đạt được mục tiêu của mình và Công ty Bến Thành, khách sạn có nhiệm vụ khai thác thị trường du lịch, chủ động thực hiện các phương án kinh doanh, tạo ra và duy trì nguồn khách, có chiến lược kinh doanh cụ thể, rõ ràng, phù hợp với bối cảnh thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Tên giao dịch tiếng Việt: Khách sạn ParkView Huế Tên giao dịch quốc tế: Park View Hotel Hue Địa chỉ: 09 Ngô Quyền, Thành phố Huế. Điện thoại: 054. 837382. Fax: 054. 837381. Website: http:/www.parkviewhotlehue.com Email: info@parkviewhotelhue.com
  • 32. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 23 K47 HDDL 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của khách sạn. 2.1.2.1Chức năng Kinh doanh các loại hình dịch vụ du lịch: ăn, ngủ, các tiệc liên hoan cưới hỏi, hội trường, các sự kiện, các dịch vụ bổ sung: giặt là, dịch vụ dọn phòng hằng ngày, các dịch vụ vui chơi giải trí:,… cho khách nội địa và khách quốc tế Kinh doanh lữ hành, vận chuyển, ăn uống. 2.1.2.2.Nhiệm vụ − Nâng cao hiệu quả, chất lượng phục vụ khách. − Tổ chức các bộ máy kinh doanh phục vụ đầy đủ nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách, trên cơ sở nhằm hoàn thiện các chính sách đề ra. − Sử dụng, quản lí tốt các cơ sở vật chất kỹ thuật, các nguồn lực như lao động, vốn, đảm bảo tốt đời sống của các bộ công nhân viên khách sạn. − Thực hiện tốt các chỉ tiêu, kế hoạch của công ty, sở du lịch đề ra. − Thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh khách sạn. − Đảm bảo hoàn thành các khoản nộp ngân sách nhà nước.
  • 33. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 24 K47 HDDL 2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức 2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của khách sạn Sơ đồ 2. 1: Sơ đồ tổ chức của Khách sạn Park View (Nguồn: Khách sạn Park View Huế, năm 2015) Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Quan hệ phối hợp Giám đốc Phòng tổ chức - hành chính Kế toán trưởng Tổng quản lí Lễ tân Nhà bếp Nhà hàng Buồng phòng Bảo vệ Bảo trì Lữ hành Kế toán
  • 34. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 25 K47 HDDL 2.1.3.2. Chức năng của các bộ phận. − Tổng Giám đốc: được bầu bởi Hội đồng thành viên Công ty, phụ trách điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. − Tổng quản lý: Phụ trách chính về hoạt động kinh doanh của Khách sạn, chịu trách nhiệm trước Tổng giam đốc và Hội đồng thành viên về kết quả kinh doanh của Khách sạn. − Phòng kế toán: Tham mưu về chính sách tài chính cho Tổng quản lý và Tổng giám đôc, kiểm soát về tài chính, thống kê các số liệu trong kinh doanh của công ty, lập sổ sách phân phối lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên trong công ty. − Phòng tổ chức hành chính: có chức năng quản lý nhân sự, tiền lương − điều phối lao động trong công ty. − Phòng kinh doanh lễ tân: có chức năng xây dựng kế hoạch kinh doanh, ký hợp đồng khách, tổ chức và thực hiện hướng dẫn các chương trình du lịch theo tour. Các bộ phận trực tiếp kinh doanh bao gồm: − Bộ phận sảnh: đây được coi là “trung tâm thần kinh” của khách sạn là nơi đại diện cho khách sạn giao tiếp với khách hàng trợ giúp cho bộ máy quản lí khách sạn. Bao gồm các bộ phận: lễ tân, đặt phòng, gác cửa tổng đài và lái xe. Bộ phận lễ tân có nhiệm vụ đón khách hướng dẫn khách, cung cấp thông tin về các dịch vụ trong khách sạn cho khách và các thủ tục ban đầu rồi báo cho nhà buồng dẫn khách đến nhận phòng, khi khách có nhu cầu ăn uống thì lễ tân báo với bộ phận bếp và nhà hàng phục vụ khách.Bộ phận nhận đặt phòng, tổng đài, gác cửa, lái xe hỗ trợ cho bộ phận lễ tân hoàn thành công việc của mình. − Bộ phận buồng phòng: thực hiện chức năng kinh doanh dịch vụ lưu trú đây là hoạt động kinh doanh chủ yếu của khách sạn Park View Huế bao gồm buồng, giặt là, công cộng và vườn. Bộ phận buồng phòng của khách sạn có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin về phòng khách để đón tiếp chu đáo, bố trí đúng loại buồng
  • 35. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 26 K47 HDDL mà khách đăng kí, thự c hiện các công việc buồng như chuẩn bị giường ngủ cho khách, làm vệ sinh phòng ngủ hằng ngày, thay và bổ sung các vật dụng cần thiết theo tiêu chuẩn 4 sao của khách sạn, làm vệ sinh khu vực công cộng, cây cối trong nhà. Bộ phận buồng còn tiếp nhận những yêu cầu đặc biệt về dịch vụ buồng, tìm đồ thất lạc của khách, dịch vụ giặt là, nhận đồ và trả đồ nhanh chóng. Ngoài ra bộ phận phục vụ buồng cung cấp một số dịch vụ khác như dịch vụ turn – down, bác sĩ riêng, gửi hành lí miễn phí,… − Bộ phận nhà hàng: Đây là một trong những bộ phận quan trọng của khách sạn chiếm tỷ lệ doanh thu cao thứ 2 trong tổng doanh thu toàn khách sạn. Hiện nay có 2 nhà hàng phục vụ nhu cầu ăn uống của khách là nhà hàng Park View và nhà hàng chay Tịnh Quán. Bộ phận nhà hàng có trách nhiệm thực hiện việc chế biến món ăn đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của món ăn, phục vụ khách ăn uống, thực hiện việc thanh toán của khách, nhận và tổ chức các buổi tiệc cho khách trong và ngoài khách sạn. có nhiệm vụ phục vụ khách ăn uống. − Bộ phận bếp: có nhiệm vụ mua thực phẩm, bảo quản và chế biến các món ăn đặc sản theo yêu cầu của khách. − Bộ phận bảo trì: có nhiệm vụ bảo dưỡng và vận hành tốt trang thiết bị và tiện nghi được lắp đặt trong khách sạn như hệ thống ánh sáng, nước, điều hòa nhiệt độ, thang máy và các máy móc khác.Có trách nhiệm sữa chữa các thiết bị hỏng, kiểm tra và lắp đặt các trang thiết bị mới tại khách sạn,tham mưu đề xuất ý kiến trong việc lắp đặt hoặc thay thế các trang thiết bị trong khách sạn. − Bộ phận bảo vệ: có nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong cơ quan và bảo vệ an toàn tuyệt đối cho khách khi khách đến ở khách sạn. − Bộ phận Sale & Marketing: Bộ phận này làm cho sản phẩm luôn đáp ứng nhu cầu thị trường, xác định và điều chỉnh giá phòng cho phù hợp với biến động thị trường, mùa vụ kinh doanh và kế hoạch kinh doanh của khách sạn, tổ chức thực hiện các hoạt động cổ động quảng cáo, tuyên truyền, kích thích tiêu dùng.
  • 36. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 27 K47 HDDL 2.1.4. Các lĩnh vực kinh doanh. 2.14.1.Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú Bảng 2. 1: Số lượng và giá các loại phòng tại khách sạn Park View Huế Loại phòng số lượng (phòng) Giá niêm yết (USD) Phòng Standard(29m2) 30 51 Phòng Deluxe (36m2 ) 2 78 Phòng Family Suite (76m2 ) 1 120 Phòng Junior Suite (54m2 ) 82 60 PhòngSuperior(32m2 ) 4 54 (Nguồn: Khách sạn Park View Huế, 3/2014) Khách sạn Park View Huế hiện có 119 phòng nghỉ được thiết kế theo quy mô, kích thước, chất lượng và tiêu chuẩn 4 sao của khách sạn. Khu biệt thự với thiết kế đặc trưng có mái hiên, bể bơi, phòng thay đồ và bồn tắm được tách biệt với phòng tắm hoa sen, có không gian riêng cho khách hàng có thể thư giãn ngồi ngắm biển hay khu vườn xanh mát. Tiện nghi trong biệt thự được thiết kế tinh tế sang trọng tạo sự khác biệt, có phòng ngủ với giường cỡ lớn, phòng khách, tiện nghi, phòng ăn xinh xắn, có phòng bếp cho khách hàng có thể tự nấu những món ăn yêu thích. Phòng Suite và phòng Deluxe cũng được bố trí giường ngủ cỡ lớn hoặc giường đơn, phòng khách tiện nghi, bàn điểm trang nhã, phòng tắm đầy đủ, sang trọng, hướng song ban công ngắm cảnh lí tưởng. Các phòng ngủ đều được trang bị thiết bị tiện nghi, hiện đại như tivi 42inch với các kênh quốc tế, đầu DVD, điều hòa riêng cho từng phòng, điện thoại liên lạc trong nước và quốc tế, minibar, vòi hoa sen, bồn tắm lớn,bình nóng lạnh, than Spa Toiletries, máy sấy tóc, wifi miễn phí…Giá phòng có thể thay đổi linh hoạt có thể thay đổi theo thời gian, đặc điểm của khách hàng như khách đoàn, khách lẻ, …Dịch vụ lưu trú luôn đảm bảo về chất lượng trang thiết bị, tiện nghi được và sẵn sang phục vụ khách khi có nhu cầu. Các tiện nghi được trang bị trong buồng khách: điều hòa, ti vi, điện thoại liên lạc trong nước và quốc tế, minibar, bồn tắm, bình nóng lạnh, truyền hình cáp, wifi miễn phí, …
  • 37. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 28 K47 HDDL 2.1.4.2. Hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung − Câu lạc bộ Senses Spa: tập trung vào lợi ích đầu trị của liệu pháp thảo dược hợp nhất với các kĩ thuật điều trị hiện đại. Massage Chữ Kí của khách sạn là trị liệu chân được thiết kế để phát hành các cơ bắp mệt mỏi bàn chân và cẳng chân sau khi thưởng thức những trải nghiệm văn hóa Huế − Câu lạc bộ dành cho trẻ em: với những trò chơi hấp dẫn, giúp cho trẻ em có kì nghỉ đáng nhớ trong thời gian ở khách sạn, − Tổ chức hội thảo và sự kiện: + Với hệ thống phòng họp không gian sang trọng được tranhg bị các tiện nghi hiện đại, khách sạn đáp ứng mọi nhu cầu tổ chức sự kiện của khách hàng. + Tiệc cưới: Cung cấp dịch vụ trọn gói và tuần trăng mật với nhiều sự kiện và dịch vụ hấp dẫn,. − Hoạt động ngoài trời: + Hồ nước, bồn nước nóng/ Jacuzzi + Các sản phẩm và dịch vụ khác như massage tạp phòng, dụng cụ ủi áo quần, dịch vụ dọn phòng phục vụ hằng ngày, khu lò nướng BBQ,… 2.1.4.3.Hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống. Hiện nay Khách sạn Park view Huế có 2 nhà hàng và hai bar phục vụ nhu cầu ăn, uống của du khách: Nhà hàng Park View tại sảnh của khách sạn phục vụ cho du khách trong ngày. Với sức chứa 140 khách và không gian đẹp, khách hàng có thể vừa ngắm cảnh biển vừa thưởng thức các món ăn ngon của châu Á hay châu Âu và chọn cho mình những loại rượu hấp dẫn. Ngoài ra nhà hàng còn phục vụ buffet sang miễn phí cho khách hàng đang ở trong khách sạn. Vào cuối tuần nhà hàng còn phục vụ buffet tự chọn để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Nhà hàng Tịnh Quán: mở của từ 6h30 – 21h sức chứa đến 250 khách phục vụ nhà hàng với hơn 100 món ăn chay truyền thống Huế.
  • 38. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 29 K47 HDDL 2.1.5. Nguồn lực của khách sạn 2.1.5.1. Đội ngũ lao động của khách sạn Bảng 2. 2: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG KHÁCH SẠN PARK VIEW HUẾ GIAI ĐOẠN 3 NĂM (2013-2015) Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Số lượng (người) % Số lượng ((người) % Số lượng (người) % Tổng số lao động 125 100 130 100 120 100 1.Phân theo trình độ - Đại học, cao đẳng 33 26.4 39 30 39 32.5 - Trung học CN 62 49.6 69 53.08 64 53.3 - Khác 11 8.8 15 11.54 12 10 - Lao động phổ thông 19 15.2 7 5.38 5 4.2 2. Phân theo tính chất - Lao động gián tiếp 46 36.8 45 34.62 42 35 - Lao động trực tiếp 79 63.2 85 65.38 78 65 3.Phân theo giới tính - Nam 68 54.4 70 53.85 55 45.83 - Nữ 57 45.6 60 46.15 65 51.17 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính , 2016) − Trong cơ cấu giới tính của khách sạn giữa nam và nữ có sự chênh lệch không đáng kể qua mỗi năm.Số lao động nam có sự tăng giảm không đều, số lao động nữ tăng đều qua các năm. So với năm 2013, số lao động nam và nữ năm 2014 đều tăng lên. Cụ thể, số lao động nam tăng 2 người ;số lao động nữ tăng 3 người điều này làm thay đổi cơ cấu lao động về giới tính.Lao động nam chiếm 53,85% ; lao động nữ ít hơn chiếm 46,15%. Qua năm 2015, số lao động nữ vẫn có sự tăng lên tăng 5 người chiếm 45,83%. Tuy nhiên, số lao động nam lại có sự giảm xuống. Nam thì phụ trách các công việc về kĩ thuật, và đòi hỏi về sức khỏe (bảo vệ). Nữ thì tập trung chủ yếu ở các bộ phận như lễ tân,
  • 39. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 30 K47 HDDL buồng phòng và nhà hàng, đòi hỏi sự nhanh nhẹn và khéo léo. − Trình độ học vấn:Hầu hết số lao động của khách sạn đều được đào tạo có trình độ từ sơ cấp trở lên. Số lao động chưa qua đào tạo chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ từ 11 – 15%. Số lao động có trình độ trung cấp, sơ cấp chiếm vai trò chủ đạo với khoảng hơn 63%. Nhìn chung, trình độ học vấn của lao động tăng dần trong giai đoạn 2013 – 2015. Cụ thê là phàn trăm lao động có trình độ đại học và trung cấp chuyên nghiệp tăng dần qua mỗi năm. Tỷ trọng lao động trực tiếp đều luôn cao hơn so với lao động gián tiếp do đặc thù riêng của ngành Tóm lại: Số lượng và cơ cấu lao động của khách sạn không có biến động nhiều qua mỗi năm. Chất lượng đội ngũ lao động khá được đảm bảo. 2.1.5.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật Trong kinh doanh khách sạn, CSVCKT là một yếu tố quan trọng nó ảnh hưởng đến sự quyết định lựa chọn khách sạn của khách. Khách sạn Park View Huế được xếp hạng khách sạn 4 sao. Việc đạt tiêu chuẩn này không chỉ là do CSVC quyết định mà còn có nhiều yếu tố khác như vị trí địa lí, kiểu dáng kiến trúc, tính đồng bộ các đơn vị, trình độ phục vụ các nhân viên. Tuy nhiên CSVC vẫn mang tính quyết định. Với kiến trúc độc đáo, hấp dẫn cùng với hệ thống CSVC đồng bộ, hiện đại đã làm cho việc kinh doanh của khách sạn Park View đạt nhiều hiệu quả. Chính vì vậy, khách sạn Park View đã và đang không ngừng nâng cấp CSVCKT. Bảng 2. 3: Tình hình CSVCKT của khách sạn Park View Huế năm 2016 Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Cơ sở lưu trú Phòng 119 Cơ sở phục vụ ăn, uống Nhà hàng 2 Bar 3 Cơ sở dịch vụ bổ sung 2 (Nguồn: Khách sạn Park View Huế, 2015)
  • 40. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 31 K47 HDDL 2.2.Phân tích tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn Park View 2.2.1. Nguồn khách của khách sạn 2.2.1.1. Phân tích tính thời vụ về tình hình khách du lịch đến khách sạn. Lượt khách là một trong những yếu tố phản ánh tình hình hoạt dộng kinh doanh của khách sạn. Hằng năm khách sạn Park View Huế luôn thu hút và đón nhận một lượng khách du lịch khá đông đặc biệt là khách quốc tế và chủ yếu là khách châu Âu. Bảng 2. 4: Tình hình khách đến khách sạn Park View Huế qua 3 năm 2013 – 2015 Năm Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 SL % SL % SL % SL % SL % Tổng L -K Lượt khách 38308 100 36928 100 42196 100 0,964 96,4 1,143 114,3 Quốc tế Lượt khách 30801 80,4 29270 79,3 33358 79,1 0,950 95,0 1,140 113,4 Nội địa Lượt khách 7507 19,6 7658 20,7 8838 20,9 1,020 102,0 1,154 115,4 Tổng ngày khách Ngày/khách 88497 100 82922 100 91057 100 0,937 93,7 1,098 109,8 Quốc tế Ngày/khách 72901 82,4 71577 86,3 75096 82,5 0,982 98,2 1,049 104,9 Nội địa Ngày/khách 15596 17,6 11345 13,7 15961 17,5 0,727 72,7 1,407 140,7 TGLTBQ Ngày/khách 2,310 2,246 2,158 -0,06 97,2 -0,08 96,1 Quốc tế Ngày/khách 2,367 2,445 2,251 0,078 103,3 -0,19 92,1 Nội địa Ngày/khách 2,078 1,481 1,806 -0,59 71,3 0,325 121,9 (Nguồn:Phòng sale và marketing của Khách sạn Park View cung cấp,2016) Nhận xét: Ta thấy tổng số lượt khách tăng dần theo từng năm.Lượt khách quốc tế chiếm số lượng lớn trong tổng số lượt khách. Điển hình vào năm 2013 khách quốc tế chiếm 80,4 %. Cùng với sự tăng, giảm của lượt khách kéo theo sự biến động của tổng ngày khách và thời gian lưu trú bình quân. Năm 2014 lượt khách giảm xuống dẫn đến tổng số ngày khách cũng giảm từ 88497 ngày xuống 82922 ngày.TGLTBQ cũng có những ảnh hưởng như năm 2014 so với năm 2013 giảm từ 2,310 ngày xuống còn 2,246 ngày. Tuy vậy TGLTBQ của khách quốc tế trong năm này lại tăng 3,3% nhưng sang năm 2015 thì TGLTBQ của nguồn khách này lại giảm 7,9 %.TGLTBQ của khách nội địa từ năm 2013 sang năm 2014 có sự giảm
  • 41. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 32 K47 HDDL xuống đáng kể từ 2,078 ngày xuống 1,148 ngày nhưng sang năm 2015 thì TGLTBQ tăng lên vượt trội đến 1,806 ngày. Như vậy, thành phố Huế nói chung và khách sạn Park View Huế nói riêng cần có những đổi mới để hoàn thiện hơn nữa trong việc đón tiếp và thu hút khách du lịch. ĐVT: Lượt khách Biểu đồ 2. 1: Lượt khách đến khách sạn Park View Huế trong 3 năm (2013- 2015) (Nguồn: Khách sạn Park View Huế năm 2013 – 2015) Khách sạn Park View với nguồn khách chủ yếu là khách quốc tế, bởi vì khách sạn với tiêu chuẩn 4 sao cùng những dịch vụ sang trọng hấp dẫn thì mức giá phục vụ so với thu nhập của khách nội địa là chênh lệch rất lớn.Bên cạnh đó những yếu tố khác cũng tác động lớn tới cơ cấu về nguồn khách, như là nhân tố tâm lý, khách nội địa thường dành thời gian chăm sóc gia đình nhiều hơn và thu nhập của họ thường được phân bổ cho những vấn đề khác, chi tiêu cho du lịch để có sự hài lòng về dịch vụ, đẳng cấp thường chỉ có ở những gia đình rất mực xa xỉ. Trong khi đó Việt Nam chỉ mới là một quốc gia trong nhóm các nước đang phát triển, kinh tế thấp hơn rất nhiều so với các nước khác như Mỹ, Anh, Pháp,…là những quốc gia chiếm thị phần lớn về nguồn khách ở khách sạn Park View. Xu hướng du lịch để 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Quốc tế Nội địa
  • 42. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 33 K47 HDDL trải nghiệm những điều mới lạ chính vì vậy có sự trao đổi nguồn khách giữa các quốc gia. Thời gian rỗi cũng là yếu tố tác động đến cơ cấu nguồn khách. Thông thường người Việt đi du lịch thường đi theo nhóm, theo tập thể và theo gia đình,..Do vậy việc đi du lịch thường chi phối bởi thời gian rỗi của rất nhiều thành viên. Ở Việt Nam trong gia đình thời gian rỗi của con cái chủ yếu là vào mùa hè kéo dài từ 1 đến 3 tháng, điều này đòi hỏi thời gian nghỉ phép hằng năm của bố mẹ để có một chuyến du lịch cũng nằm trong khoảng thời gian trên, trong khi đó kì hạn nghỉ phép chỉ tầm từ 10 đến 15 ngày.Trong khi đó ở nước ngoài học sinh, sinh viên thường có 2 kì nghỉ dài ngày là nghỉ đông và nghỉ hè và phụ huynh thực sự chủ động trong việc lên lịch cho công việc Bảng 2. 5: Tổng số lượt khách từng tháng của khách sạn qua 3 năm 2013 – 2015 ĐVT: Lượt khách Tháng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 () *+,) 1 3.144 3.623 3.542 3436,3 1,053 2 3.093 3.214 3.877 3394,7 1,04 3 2.942 2.145 3.022 2703 0,828 4 4.136 4.258 4.778 4390,7 1,345 5 4.032 4.680 4.246 4319,3 1,323 6 3.874 3.342 4.020 3745,3 1,147 7 3.032 3.056 3.954 3347,3 1,025 8 2.982 2.980 3.036 2999,3 0,919 9 2.011 1.599 2.897 2169 0,664 10 2.788 2.560 3.169 2839 0,87 11 3.129 3.450 2.987 3188,7 0,977 12 3.145 2.122 2.668 2645 0,81 (Nguồn: Khách sạn Park View Huế, năm 2013 – 2015) 0 = ∑ ./ 01 =3264,8 I34 = . . 5
  • 43. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 34 K47 HDDL Biểu đồ 2. 2: Biến động chỉ số thời vụ của khách qua 3 năm Nhìn vào bảng trên, ta thấy rằng mùa vụ du lịch của khách sạn chủ yếu vào những tháng đầu xuân với chỉ số thời vụ lớn hơn 1 (tháng 1 với chỉ số thời vụ 1,053; tháng 2 với chỉ số thời vụ là 1,04). Chu kì tiếp tục với các tháng mùa hè, đây được coi là mùa cao điểm trong năm, đỉnh điểm là tháng 4 với chỉ số thời vụ cao nhất trong năm 1,345. Vào tháng 1,2 là thời điểm khách Châu Âu đến lưu trú tại khách sạn khá đông, vào các tháng còn lại thì khá ít, bù vào đó là khách du lịch nội địa lẫn khách quốc tế lại chủ yếu đi du lịch từ tháng 4 đến tháng 6. Mùa xuân và mùa hè thường là mùa du lịch, mùa thời vụđối với các nhà kinh doanh du lịch. Cường độ thời vụ cao vào các tháng 1, 2, 4,5,6. Độ dài thời vụ của khách sạn khá dài, gần như là hoạt động quanh năm, chỉ trừ 2 tháng (tháng 9 và tháng 12) gần như là mùa chết trong năm. *Theo lý thuyết, để đảm bảo tính chính xác trong phân tích quy luật tính thời vụ, thì tính thời vụ cần được nghiên cứu cụ thể cho cơ cấu từng loại khách ; cho loại khách quốc tế và khách du lịch nội địa, vì quy luật thời vụ của mỗi loại khách này là khác nhau. Chính vì vậy, chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu tính thời vụ của 2 nguồn khách: Nội địa và quốc tế và cơ cấu mỗi loại khách. 1.053 1.04 0.828 1.345 1.323 1.147 1.025 0.919 0.664 0.87 0.977 0.81 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chỉ số thời vụ
  • 44. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN SVTH: Bùi Thị Lan Anh 35 K47 HDDL 2.2.1.2. Phân tích tính thời vụ theo đặc điểm nguồn khách đến khách sạn. Bảng 2. 6: Cơ cấu nguồn khách của khách sạn theo mục đích chuyến đi ĐVT: Lượt khách Năm 2013 2014 2015 So sánh 2014/2013 2015/2014 SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) Khách tham quan 5.058 13,20 4.922 13,33 5.941 13,01 -136 -2,69 1019 20,70 Khách nghỉ dưỡng 14.994 39,14 16.640 45,06 16.363 38,78 1646 10,98 -277 -1,66 Khách công vụ 18.256 47,66 15.366 41,61 19.892 47,14 -2890 -15,83 4526 29,45 Tổng lượng khách 38.308 100 36.928 100 42.196 100 -1308 -3,60 5268 14,27 (Nguồn: Phòng sale và marketing của khách sạn Park View cung cấp) Biểu đồ 2. 3: Biểu đồ về nguồn khách theo mục đích chuyến đi Qua bảng số liệu ta thấy rằng du khách lưu trú tại khách sạn với mục đích nghỉ dưỡng và du lịch công vụ là chủ yếu. Điều này rất dễ lí giải, bởi lẽ khách du 0 5000 10000 15000 20000 25000 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Khách tham quan Khách nghỉ dưỡng Khách công vụ