SlideShare a Scribd company logo
1 of 11
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA DU LỊCH
KKHHÓÓAA LLUUẬẬNN TTỐỐTT NNGGHHIIỆỆPP
Đề tài:
DU LỊCH CHỢ NỔI VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
GVHD:TH.S NGUYỄN PHƯỚC HIỀN
SVTH: TRỊNH HOÀNG TÂM
MSSV:120600225
Lớp : 06DLHD
Khóa: 2006 - 2010
TP.HỒ CHÍ MINH 2010
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam ta được bạn bè trên thế giới biết đến với những con
người nhiệt tình, thân thiện và luôn mến khách… Không những vậy, Đất nước ta
còn được du khách khắp nơi trên thế giới xem là nơi có tình hình an ninh chính
trị ổn định. Với khí hậu luôn mát mẽ, trải dài từ Bắc xuống Nam, đâu đâu ta cũng
thấy có nhiều cảnh quan thiên nhiên hữu tình và thơ mộng, những danh lam
thắng cảnh tươi đẹp, cùng với những công trình kiến trúc, những di tích lịch sử
hào hùng của dân tộc… Đó là những nguyên nhân chính góp phần làm cho du
khách quốc tế luôn chọn Việt Nam là một điểm đến lý tưởng để tham quan.
Mỗi vùng miền đều có sản phẩm du lịch đặc trưng riêng của nó. Nếu
như ở miền Bắc có những dãy núi hùng vĩ thích hợp cho loại hình du lịch khám
phá và nghỉ dưỡng, còn ở duyên hải miền Trung là những bãi biển với bờ cát
trắng trải dài tuyệt đẹp, Tây Nguyên thơ mộng với những ngọn đèo, những thác
nước hùng vĩ, với khí hậu mát mẻ quanh năm… Thì ở Nam Bộ đặc biệt là vùng
đồng bằng Sông Cửu Long – Chợ Nổi là một loại hình du lịch độc đáo nơi đây.
Thật vậy, về đồng bằng Sông Cửu Long đi chợ nổi vừa có cái thú đi
xuồng máy trên sông nước mênh mang, ngắm cảnh làng quê trù phú bên sông, lại
được mua trái cây, rau quả, cá tôm và nhiều sản vật tươi sống, còn nguyên hương
vị đồng quê miệt vườn. Ơ Phong Điền, Thành Phố Cần Thơ, người ta thuộc lòng
câu ca dao đậm tình sông nước :
“ Dòng sông khi đục khi trong
Chỉ riêng chợ nổi người đông bốn mùa”
Nói đến đồng bằng Sông Cửu Long là nói đến hệ thống sông ngòi, kênh
rạch chằng chịt đan xen cùng những vườn cây ăn trái sum xuê trĩu quả, những
cánh đồng cò bay thẳng cánh, khí hậu mát mẻ đặc biệt là con người nơi đây luôn
chân chất, hiền hòa và đầy lòng hiếu khách… Là nơi dừng chân lý tưởng không
thể thiếu của du khách trong và ngoài nước.
Chính vì vậy, hiện nay hầu hết các công ty du lịch lữ hành trong các
chương trình tham quan du lịch về miền Tây đều có tổ chức tham quan vườn cây
ăn trái, xem làng nghề truyền thống, đờn ca tài tử… và đặc biệt là du khách được
đi thuyền để tham quan chợ nổi trên sông – Đó là nét sinh hoạt độc đáo và là loại
hình du lịch đặc trưng của vùng sông nước Cửu Long.
Mặc dù tiềm năng và tài nguyên đa dạng, đặc biệt thiên nhiên ưu đãi
giúp đồng bằng Sông Cửu Long có thể đón khách quanh năm, nhưng lâu nay
ngành du lịch của đồng bằng Sông Cửu Long vẫn được xem là vùng trũng của cả
nước. Theo thống kê trong số gần 1,5 triệu khách quốc tế đến thành phố Hồ Chí
Minh trong 6 tháng đầu năm 2008, chỉ có trên 110.000 người đến Cần Thơ (so
với Huế là 422.000, Hội An là 315.000). Điều này cho thấy sức hút của du lịch
vùng đồng bằng Sông Cửu Long chưa đủ lớn đối với du khách nước ngoài.
Trong những năm qua, nhiều cuộc hội thảo quốc tế đã được tổ chức để
tìm hướng đi cho du lịch của vùng. Hầu hết các chuyên gia đều khẳng định “đồng
bằng Sông Cửu Long có thể được ví như một khu vườn địa đàng”, nhưng làm thế
nào để vực dậy tiềm năng du lịch của vùng vẫn là câu hỏi của nhiều năm qua
chưa có lời giải đáp…?
Là một người con vốn được sinh ra và lớn lên tại miền Tây Nam Bộ,
cuộc sống quanh năm gắn bó với những dòng sông, con kênh, con rạch… nên
văn hoá sông nước Nam Bộ đã ăn sâu vào máu thịt của mình. Với mong muốn
được góp một phần công sức trong khả năng của mình cho sự phát triển ngành du
lịch của vùng đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và cho chợ nổi Nam Bộ nói
riêng nên tác giả chọn “Du lịch Chợ Nổi” vùng đồng bằng Sông Cửu Long
làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu
 Tìm hiểu hiện trạng hoạt động du lịch tại các chợ nổi ở đồng bằng Sông
Cửu Long.
 Thiết lập định hướng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của cư
dân vùng sông nước Cửu Long – văn hoá chợ nổi.
 Nêu một số kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền nhằm giải quyết
những khó khăn, hạn chế; định hướng qui hoạch để chợ nổi thật sự là một sản
phẩm du lịch đặc trưng của miền Tây Nam bộ.
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đồng bằng Sông Cửu Long là một vùng đất mới so với các khu vực
khác ở Việt Nam. Vùng đất được này được mệnh danh “chín rồng” có con nước
lớn tràn bờ, nước ròng phơi bãi; có ghe thuyền sinh hoạt ngày đêm xuôi ngược
trên sông. Người ta nói rằng, sông nước là đặc thù của vùng đất miền Tây Nam
Bộ, vùng đất của hàng ngàn dòng sông, cửa sông đan xen như mạng nhện. Và
chính điều kiện tự nhiên này ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của người dân.
Trên các con sông đã hình thành chợ nổi. Trong đó chợ nổi Cái Răng, Cái Bè,
Phụng Hiệp được xem là một trong những nét đẹp trong văn hóa của miền đất
này.
Nhiều năm qua, ngoài hoạt động mua bán, chợ nổi còn là đối tượng tìm
hiểu, phản ánh, nghiên cứu của nhiều cơ quan, nhiều giới, nhiều ngành... Nghiên
cứu chợ nổi miền Tây Nam Bộ có nhiều bài viết trên các bài báo, tạp chí hay các
công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như: phóng sự “Đời thương
hồ” của hai nhà báo Quốc Việt và Tấn Đức thuộc đơn vị báo Tuổi Trẻ. Phóng sự
đi sâu tìm hiểu về cuộc sống, những ước mơ, hi vọng cũng như những khó khăn
nguy hiểm mà những người đã chọn nghiệp sông nước làm kế mưu sinh gặp phải.
Năm 2002 ngành Văn Hóa Thông Tin – Bảo Tàng tỉnh Cần Thơ, thực hiện dự án
chợ nổi Phụng Hiệp – Cần Thơ, với bài nghiên cứu khoa học và bộ phim tài liệu
video dài 35 phút. Cũng trong năm này, dịp Xuân Nhâm Ngọ, báo Gia Đình và
Xã Hội có viết một trang khá dài mô tả từ chợ nổi xưa đến chợ nổi ngày nay. Bài
báo nhận xét: “Chợ nổi miền Tây có nhiều nhưng nổi tiếng nhất là các chợ nổi
Cái Răng, Phong Điền, Phụng Hiệp(Cần Thơ), Cái Bè(Tiền Giang), Gành
Hào(Cà Mau)…” ở phần kết bài báo có một nhận xét khá sâu sắc: “Chợ nổi miền
Tây Nam Bộ mang đậm chất thiên nhiên mộc mạc như thế, nên chợ không đơn
thuần là nơi mua bán mà đã biến thành một địa chỉ văn hóa của vùng đất nơi
đây”. Hay như trong “Non nước Việt Nam – Sắc màu Nam Bộ” do nhà xuất bản
Phương Đông ấn hành của tác giả Phạm Công Sơn với tiêu đề “Văn hóa chợ nổi”,
tác giả cũng đã nêu những nhận xét khái quát về chợ nổi Cái Răng; bên cạnh đó
là việc trích dẫn bài báo nhan đề “Chợ nổi – Hương sắc miền Tây” của tác giả
Nguyễn Anh Thi. Bài báo này là cách nhìn của chính tác giả về phong cách bán
buôn của những người sống trên sông nước miền Tây. Năm 2007 với đề tài khóa
luận tốt nghiệp “chợ nổi Cái Răng sản phẩm du lịch đặc trưng của miền Tây Nam
Bộ” của sinh viên Nguyễn Thị Thu Hằng khóa 03DLQT2 Khoa Du Lịch của
Trường Đại Học Hùng Vương, với đề tài này tác giả đã đưa ra những định hướng
phát triển và bảo tồn chợ nổi Cái Răng thành sản phẩm du lịch đặc trưng của
miền Tây Nam Bộ. Và gần đây nhất là công trình nghiên cứu của tác giả Nhâm
Hùng với cuốn “Chợ nổi đồng bằng Sông Cửu Long”. Tác giả đưa người đọc trở
về với không gian đặc trưng của vùng đồng bằng Sông Cửu Long để xem những
phiên chợ nhóm họp trên sông, soi rọi đến cùng sự hình thành và phát triển của
những phiên chợ độc đáo này... Tuy nhiên, nhìn chung vẫn chưa có đề tài nào
nghiên cứu về hệ thống chợ nổi vùng đồng bằng Sông Cửu Long dưới góc nhìn
du lịch.
4. Giới hạn đề tài
Chợ nổi là một nét sinh hoạt sông nước đặc thù của người dân Nam Bộ
mà đặc biệt là khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Ở đây, hầu như tỉnh nào cũng
có chợ nổi. Về Hậu Giang, nhớ ghé chợ nổi Phụng Hiệp hay Ngã Bảy. Đây có lẽ
là chợ nổi lớn nhất Nam Bộ. Nơi họp chợ là nơi tụ hội của bảy nhánh sông Cái
Côn, Bún Tàu, Mang Cá, Sóc Trăng, Cái Hiếu, Xẻo Môn và Xẻo Đông. Chợ này
kế quốc lộ 1 nên đi thuyền cũng hay mà đi bộ cũng được. Chợ chuyên bán đặc
sản rắn, rùa, chim, sóc, kỳ đà. Về rắn, có thể uống thử rượu rắn ở đây và xem
những màn múa rắn khá mạo hiểm. Chợ nổi Phong Điền, Cần Thơ lại là một khu
chợ chuyên bán những sản vật mang phong cách dân gian, nhẹ nhàng và nên thơ.
Chợ nổi Long Xuyên – An Giang, vựa gạo miền Nam tập trung buôn bán gạo.
Chợ nổi Cà Mau - Năm Căn có đặc sản tôm, cua, cá, thêm vào đó là mật ong
rừng, gỗ tràm, gỗ đước, trăn, rắn. Rồi chợ nổi Hàm luông ở Bến Tre, chợ nổi Mỹ
Tho trên sông Bảo Định – Tiền Giang”. Nhìn chung mỗi chợ có một đặc trưng
riêng. Tuy nhiên, chợ nổi Cái Răng – chợ nổi lớn nhất miền Tây, với lợi thế nằm
gần thành phố Cần Thơ – cửa ngõ đi về các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nơi
có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch khá nhất vùng và chợ nổi Cái Bè
Tiền Giang thì chuyên bán đủ loại trái cây so với các chợ nổi khác, đường đến
chợ nổi Cái Răng cũng như chợ nổi Cái Bè thuận tiện hơn nhiều so với các chợ
nổi khác. Ngày xưa, khi giao thông thuỷ giữ vai trò then chốt, chợ là trung tâm
trung chuyển hàng hoá của khu vực đồng bằng sông Cửu Long xuất khẩu đi các
nước. Cho đến tận bây giờ, chợ vẫn là nơi cung cấp hàng hóa cho dân thương hồ
ở khắp nơi, miệt Cà Mau, Long Xuyên… về đây lấy hàng rồi đưa đi các nơi khác
bán. Vì thế, chợ nổi Cái Răng và chợ nổi Cái Bè hiện nay cũng thu hút rất đông
du khách khắp nơi về đây tham quan, du lịch. Đặc biệt, với du khách nước ngoài
hầu như không ai là không đi thăm chợ nổi khi đặt chân du lịch đến đất Tây Đô.
Với những đặc điểm trên, thêm vào đó là việc hạn chế về mặt thời gian
nên tác giả chỉ chọn ba chợ nổi có tiềm năng cũng như đang thu hút du khách đến
tham quan tiêu biểu là chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ), chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang)
và chợ nổi Phụng Hiệp (Hậu Giang) vào đề tài: “Du lịch chợ nổi” vùng đồng
bằng Sông Cửu Long làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Với đề tài
này tác giả tập trung vào việc tìm hiểu về tổng quan của chợ nổi, tình hình hoạt
động du lịch tại chợ nổi, xây dựng định hướng, qui hoạch phát triển du lịch chợ
nổi để thật sự là một sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng đồng bằng Sông Cửu
Long.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
A. Quan điểm
a) Quan điểm tổng hợp
Như chúng ta đã biết, du lịch là một hoạt động mang tính tổng hợp bao
gồm nhiều mặt như hoạt động xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa, giao lưu quốc tế;
bên cạnh đó nhu cầu của khách du lịch cũng hết sức đa dạng, phong phú… Hơn
nữa du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, nên việc phát triển du lịch đồng thời phải
có sự liên kết với các ngành khác. Vì thế, với đề tài này, tác giả đi sâu tìm hiểu
nghiên cứu vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, trên cơ sở đó tổng hợp lại nhằm:
 Nghiên cứu một cách tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình phát
triển du lịch chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Cái Bè, chợ nổi Phụng Hiệp.
 Phát triển du lịch chợ nổi miền Tây Nam Bộ nằm trong hệ thống phát triển
du lịch chung của đồng bằng Sông Cửu Long.
b) Quan điểm lịch sử: Dựa trên quan điểm lịch sử, tác giả có cái nhìn
bao quát hơn, xuyên suốt hơn về vị trí địa lí, lịch sử hình thành, quá trình phát
triển và trở thành sản phẩm du lịch của chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Cái Bè và
Phụng Hiệp cũng như là định hướng qui hoạch, phát triển chợ nổi miền Tây
Nam Bộ trong tương lai.
c) Quan điểm lãnh thổ: Qui hoạch phát triển du lịch chợ nổi Cái
Răng chợ nổi Cái Bè và Phụng Hiệp phải cụ thể trên từng lãnh thổ (thành phố,
các tuyến, huyện) để thấy rõ mối liên hệ giữa các chợ nổi này và các điểm du lịch
khác trong tỉnh, vùng.
B. Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp sưu tầm tài liệu: Đây là phương pháp phổ biến được
nhiều người sử dụng khi nghiên cứu đề tài, lập kế hoạch dự án đầu tư… Trước
khi đi khảo sát thực tế, với tác giả là quá trình sưu tầm tài liệu sách, báo, đĩa
VCD, DVD, bài giảng ở các nơi như thư viện, nhà sách và cả ở bạn bè, người
thân.
b) Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống: Du lịch được xem là
hệ thống, hình thành trên năm phân hệ khác nhau (phân hệ du khách, phân hệ tài
nguyên du lịch, phân hệ công trình kĩ thuật phục vụ du lịch, phân hệ cán bộ công
nhân viên du lịch, phân hệ điều hành quản lí du lịch). Phương pháp này giúp
nhận thức được qui luật vận động của từng phân hệ và mối liên hệ nội tại giữa
chúng để đưa ra các định hướng phát triển du lịch tối ưu.
c) Phương pháp khảo sát thực địa: Đây là phương pháp nghiên cứu
truyền thống có hiệu quả rất lớn trong việc thu thập trực tiếp số liệu thông tin ban
đầu với độ tin cậy và chính xác cao trên địa bàn nghiên cứu. Trong nghiên cứu
khảo sát thực địa, gồm phương pháp quan sát trực tiếp và khảo sát.
d) Phương pháp bản đồ: Bản đồ là công cụ phản ánh những đặc điểm
không gian sự phân bố các nguồn tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất
kỹ thuật phục vụ du lịch, dòng chảy du khách. Trên cơ sở đó giúp người sử dụng
phân tích và phát hiện qui luật hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch để xác
định phương hướng phát triển và tổ chức không gian du lịch trong tương lai.
e) Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp giúp so sánh phát hiện
những đặc điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng nghiên cứu và các yếu tố
hình thành nên để có thể kết luận đúng đối tượng nghiên cứu.
f) Phương pháp phân tích SWOT: Là phương pháp phân tích những
ưu, khuyết điểm, những lợi thế và hạn chế bên trong và những cơ hội, thách thức
bên ngoài đối tượng nghiên cứu. Trong đó:
 S : Strengths (điểm mạnh)
 W: Weaknesses (điểm yếu)
 O : Opportunities (cơ hội)
 T : Threats (thách thức)
Mục Lục
Trang
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
2. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu........................................................................3
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài...................................................................................3
4. Giới hạn đề tài....................................................................................................5
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu...........................................................6
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm du lịch............................................................................................9
1.2. Khái niệm du lịch sinh thái........................................................................... 10
1.3 Khái niệm về tài nguyên du lịch nhân văn ................................................... 11
1.4 Khái niệm điểm du lịch.................................................................................. 11
1.5.1 Khái niệm........................................................................................ 13
1.5.2 Phân loại điểm du lịch ..................................................................... 14
1.5.3 Các nguyên tắc qui hoạch điểm du lịch............................................ 14
1.5.4 Các nguyên tắc thiết kế tuyến du lịch............................................... 14
1.5 Khái niệm sản phẩm du lịch.......................................................................... 14
1.6 Khái niệm về chợ nổi ..................................................................................... 15
1.7. Chức năng của du lịch .................................................................................. 16
1.3.1 Chức năng xã hội............................................................................. 16
1.3.2 Chức năng kinh tế............................................................................ 16
1.3.3 Chức năng sinh thái ......................................................................... 17
1.3.4 Chức năng chính trị ......................................................................... 18
CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VỀ “DU LỊCH CHỢ NỔI”
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.1 Tổng quan về Nam Bộ ................................................................................... 19
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về lịch sử vùng đất Nam Bộ................................ 19
2.1.2 Giới thiệu về con người Nam Bộ .................................................... 21
2.1.3 Vị trí địa lí vùng đất Nam Bộ............................................................ 21
2.1.4 Văn hóa Nam Bộ.............................................................................. 22
2.2 Đặc điểm sinh hoạt chợ nổi ĐBSCL.............................................................. 25
2.2.1 Sự hình thành và phát triển của chợ nổi ........................................... 25
2.2.2 Nguyên nhân ra đời của chợ nổi....................................................... 30
2.2.3 Đặc điểm của chợ nổi ...................................................................... 32
2.3 Nét văn hóa sinh hoạt chợ nổi ....................................................................... 44
2.3.1 Cây bẹo và lối rao hàng.................................................................... 44
2.3.2 Lối rao hàng trên chợ nổi................................................................. 46
2.3.3 Văn hóa thương hồ .......................................................................... 48
2.3.4 chữ tín trong mua bán chợ nổi ......................................................... 50
2.3.5 Đời sống gia đình – quan hệ cộng đồng ........................................... 50
2.3.6 Đời sống tâm linh – tín ngưỡng ....................................................... 53
2.3.7 Tiếng hò, điệu hát dân gian.............................................................. 55
2.3.8 Chơi đờn ca tài tử ............................................................................ 55
2.3.9 Tiếng hò trên sông nước .................................................................. 56
2.4 Thực trạng hoạt động du lịch chợ nổi ĐBSCL............................................ 59
2.4.1 Thực trạng hoạt động du lịch chợ nổi Cái Răng – Tp. Cần Thơ ........ 63
2.4.2 Thực trạng hoạt động du lịch chợ nổi Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang..... 71
2.4.3 Thực trạng hoạt động du lịch chợ nổi Cái Bè – tỉnh Tiền Giang
.................................................................................................................. 75
CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN & BẢO TỒN “DU LỊCH CHỢ NỔI”
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.1 Định hướng phát triển . ................................................................................. 83
3.1.1 Định hướng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật........................ 83
3.1.2 Định hướng phát triển nguồn nhân lực............................................. 85
3.1.3 Định hướng chiến lược sản phẩm..................................................... 87
3.1.4 Định hướng về tổ chức không gian .................................................. 94
3.1.5 Định hướng về phát triển bền vững.................................................. 96
3.2 Mục tiêu dự báo ............................................................................................. 97
3.3 Lợi ích kinh tế xã hội ..................................................................................... 98
3.4 Các giải pháp.................................................................................................. 99
Kết luận.............................................................................................................. 103
Tài lệu tham khảo.............................................................................................. 105

More Related Content

What's hot

Tác động kinh tế của phát triển du lịch tại Đà Nẵng
Tác động kinh tế của phát triển du lịch tại Đà NẵngTác động kinh tế của phát triển du lịch tại Đà Nẵng
Tác động kinh tế của phát triển du lịch tại Đà NẵngĐàm Liên
 
Ve dep me man tai nhung thien duong thu dep nhat Viet Nam
Ve dep me man tai nhung thien duong thu dep nhat Viet NamVe dep me man tai nhung thien duong thu dep nhat Viet Nam
Ve dep me man tai nhung thien duong thu dep nhat Viet NamNgoc Bao Nguyen
 
Phân tích ưu và nhược điểm, thách thức và cơ hội của dlvn
Phân tích ưu và nhược điểm, thách thức và cơ hội của dlvnPhân tích ưu và nhược điểm, thách thức và cơ hội của dlvn
Phân tích ưu và nhược điểm, thách thức và cơ hội của dlvnKelsi Luist
 
Cam nang du lich va Khach San tai Da lat (Mytour.vn)
Cam nang du lich va Khach San tai Da lat (Mytour.vn)Cam nang du lich va Khach San tai Da lat (Mytour.vn)
Cam nang du lich va Khach San tai Da lat (Mytour.vn)mytourvn
 
Sai gon xua duoi ngoi but nha van ho bieu chanh
Sai gon xua duoi ngoi but nha van ho bieu chanhSai gon xua duoi ngoi but nha van ho bieu chanh
Sai gon xua duoi ngoi but nha van ho bieu chanhKelsi Luist
 
Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)Cherry Bui
 
Presentation 18 june 10-6-14 final mary-vietnamese
Presentation   18 june 10-6-14 final mary-vietnamesePresentation   18 june 10-6-14 final mary-vietnamese
Presentation 18 june 10-6-14 final mary-vietnameseduanesrt
 

What's hot (9)

Đề tài: Hoạt động du lịch tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc, HAY
Đề tài: Hoạt động du lịch tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc, HAYĐề tài: Hoạt động du lịch tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc, HAY
Đề tài: Hoạt động du lịch tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc, HAY
 
Tác động kinh tế của phát triển du lịch tại Đà Nẵng
Tác động kinh tế của phát triển du lịch tại Đà NẵngTác động kinh tế của phát triển du lịch tại Đà Nẵng
Tác động kinh tế của phát triển du lịch tại Đà Nẵng
 
Ve dep me man tai nhung thien duong thu dep nhat Viet Nam
Ve dep me man tai nhung thien duong thu dep nhat Viet NamVe dep me man tai nhung thien duong thu dep nhat Viet Nam
Ve dep me man tai nhung thien duong thu dep nhat Viet Nam
 
Phân tích ưu và nhược điểm, thách thức và cơ hội của dlvn
Phân tích ưu và nhược điểm, thách thức và cơ hội của dlvnPhân tích ưu và nhược điểm, thách thức và cơ hội của dlvn
Phân tích ưu và nhược điểm, thách thức và cơ hội của dlvn
 
Cam nang du lich va Khach San tai Da lat (Mytour.vn)
Cam nang du lich va Khach San tai Da lat (Mytour.vn)Cam nang du lich va Khach San tai Da lat (Mytour.vn)
Cam nang du lich va Khach San tai Da lat (Mytour.vn)
 
Tập thơ Hoài Niệm
Tập thơ Hoài NiệmTập thơ Hoài Niệm
Tập thơ Hoài Niệm
 
Sai gon xua duoi ngoi but nha van ho bieu chanh
Sai gon xua duoi ngoi but nha van ho bieu chanhSai gon xua duoi ngoi but nha van ho bieu chanh
Sai gon xua duoi ngoi but nha van ho bieu chanh
 
Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)
 
Presentation 18 june 10-6-14 final mary-vietnamese
Presentation   18 june 10-6-14 final mary-vietnamesePresentation   18 june 10-6-14 final mary-vietnamese
Presentation 18 june 10-6-14 final mary-vietnamese
 

Similar to Du lich cho noi vung dong bang song cuu long

Đà Nẵng (1).docx
Đà Nẵng (1).docxĐà Nẵng (1).docx
Đà Nẵng (1).docxMNhiHn
 
Đà Nẵng (1).docx
Đà Nẵng (1).docxĐà Nẵng (1).docx
Đà Nẵng (1).docxMNhiHn
 
Đà Nẵng (1).docx
Đà Nẵng (1).docxĐà Nẵng (1).docx
Đà Nẵng (1).docxMNhiHn
 
Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...
Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...
Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
10 thói quen của người hà nội khách phương xa nên thử
10 thói quen của người hà nội khách phương xa nên thử10 thói quen của người hà nội khách phương xa nên thử
10 thói quen của người hà nội khách phương xa nên thửDu học Tân Việt
 
Cẩm nang du lịch Hồ Chí Minh
Cẩm nang du lịch Hồ Chí Minh Cẩm nang du lịch Hồ Chí Minh
Cẩm nang du lịch Hồ Chí Minh Long Nguyen
 
Đề tài: Ngành nghề sản xuất nước Mắm miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ hội Ka...
Đề tài: Ngành nghề sản xuất nước Mắm miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ hội Ka...Đề tài: Ngành nghề sản xuất nước Mắm miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ hội Ka...
Đề tài: Ngành nghề sản xuất nước Mắm miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ hội Ka...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
bctntlvn (21).pdf
bctntlvn (21).pdfbctntlvn (21).pdf
bctntlvn (21).pdfLuanvan84
 
luận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địa
luận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địaluận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địa
luận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địaanh hieu
 
Top những địa điểm du lịch đẹp nhất ở Hà Nội
Top những địa điểm du lịch đẹp nhất ở Hà NộiTop những địa điểm du lịch đẹp nhất ở Hà Nội
Top những địa điểm du lịch đẹp nhất ở Hà NộiThiện Nguyễn Minh
 
Những thành phố du lịch hấp dẫn nhất thế giới
Những thành phố du lịch hấp dẫn nhất thế giớiNhững thành phố du lịch hấp dẫn nhất thế giới
Những thành phố du lịch hấp dẫn nhất thế giớiDu học Tân Việt
 
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007Le Nin Real
 
Tổng hợp 8 các địa danh nổi tiếng ở Việt Nam
Tổng hợp 8 các địa danh nổi tiếng ở Việt NamTổng hợp 8 các địa danh nổi tiếng ở Việt Nam
Tổng hợp 8 các địa danh nổi tiếng ở Việt NamBò Cạp Vàng
 
Tổng hợp kinh nghiệm phượt Sơn La
Tổng hợp kinh nghiệm phượt Sơn LaTổng hợp kinh nghiệm phượt Sơn La
Tổng hợp kinh nghiệm phượt Sơn LaY Pro
 

Similar to Du lich cho noi vung dong bang song cuu long (20)

Đà Nẵng (1).docx
Đà Nẵng (1).docxĐà Nẵng (1).docx
Đà Nẵng (1).docx
 
Đà Nẵng (1).docx
Đà Nẵng (1).docxĐà Nẵng (1).docx
Đà Nẵng (1).docx
 
Đà Nẵng (1).docx
Đà Nẵng (1).docxĐà Nẵng (1).docx
Đà Nẵng (1).docx
 
Luận văn: Hiệu quả khai thác ẩm thực dân gian Hà Nội, HAY
Luận văn: Hiệu quả khai thác ẩm thực dân gian Hà Nội, HAYLuận văn: Hiệu quả khai thác ẩm thực dân gian Hà Nội, HAY
Luận văn: Hiệu quả khai thác ẩm thực dân gian Hà Nội, HAY
 
Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...
Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...
Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...
 
10 thói quen của người hà nội khách phương xa nên thử
10 thói quen của người hà nội khách phương xa nên thử10 thói quen của người hà nội khách phương xa nên thử
10 thói quen của người hà nội khách phương xa nên thử
 
Xây dựng chương trình du lịch và định hướng giải pháp
Xây dựng chương trình du lịch và định hướng giải phápXây dựng chương trình du lịch và định hướng giải pháp
Xây dựng chương trình du lịch và định hướng giải pháp
 
Cẩm nang du lịch Hồ Chí Minh
Cẩm nang du lịch Hồ Chí Minh Cẩm nang du lịch Hồ Chí Minh
Cẩm nang du lịch Hồ Chí Minh
 
Đề tài: Ngành nghề sản xuất nước Mắm miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ hội Ka...
Đề tài: Ngành nghề sản xuất nước Mắm miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ hội Ka...Đề tài: Ngành nghề sản xuất nước Mắm miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ hội Ka...
Đề tài: Ngành nghề sản xuất nước Mắm miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ hội Ka...
 
bctntlvn (21).pdf
bctntlvn (21).pdfbctntlvn (21).pdf
bctntlvn (21).pdf
 
luận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địa
luận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địaluận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địa
luận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địa
 
Top những địa điểm du lịch đẹp nhất ở Hà Nội
Top những địa điểm du lịch đẹp nhất ở Hà NộiTop những địa điểm du lịch đẹp nhất ở Hà Nội
Top những địa điểm du lịch đẹp nhất ở Hà Nội
 
TOU1011 HM1602 Nhóm 1.pptx
TOU1011 HM1602 Nhóm 1.pptxTOU1011 HM1602 Nhóm 1.pptx
TOU1011 HM1602 Nhóm 1.pptx
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Những thành phố du lịch hấp dẫn nhất thế giới
Những thành phố du lịch hấp dẫn nhất thế giớiNhững thành phố du lịch hấp dẫn nhất thế giới
Những thành phố du lịch hấp dẫn nhất thế giới
 
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
 
Tổng hợp 8 các địa danh nổi tiếng ở Việt Nam
Tổng hợp 8 các địa danh nổi tiếng ở Việt NamTổng hợp 8 các địa danh nổi tiếng ở Việt Nam
Tổng hợp 8 các địa danh nổi tiếng ở Việt Nam
 
Du lịch vinh
Du lịch vinhDu lịch vinh
Du lịch vinh
 
Đề tài bảo tàng Hải Phòng phát triển du lịch thành phố, điểm cao 2018
Đề tài  bảo tàng Hải Phòng phát triển du lịch thành phố, điểm cao 2018Đề tài  bảo tàng Hải Phòng phát triển du lịch thành phố, điểm cao 2018
Đề tài bảo tàng Hải Phòng phát triển du lịch thành phố, điểm cao 2018
 
Tổng hợp kinh nghiệm phượt Sơn La
Tổng hợp kinh nghiệm phượt Sơn LaTổng hợp kinh nghiệm phượt Sơn La
Tổng hợp kinh nghiệm phượt Sơn La
 

More from Chau Duong

Giao Tiep Phi Ngon Ngu
Giao Tiep Phi Ngon NguGiao Tiep Phi Ngon Ngu
Giao Tiep Phi Ngon NguChau Duong
 
HO BIEU CHANH - BO CHONG
HO BIEU CHANH - BO CHONGHO BIEU CHANH - BO CHONG
HO BIEU CHANH - BO CHONGChau Duong
 
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEU
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEUHO BIEU CHANH - AI TINH MIEU
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEUChau Duong
 
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOC
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOCHO BIEU CHANH - AI LAM DUOC
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOCChau Duong
 
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠN
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠNDI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠN
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠNChau Duong
 
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ Chau Duong
 
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀINAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀIChau Duong
 
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNGSỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNGChau Duong
 
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI Chau Duong
 
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC  NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC  NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...Chau Duong
 
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vongDu lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vongChau Duong
 
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...Chau Duong
 
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trien
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trienDu lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trien
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trienChau Duong
 
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcmCa tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcmChau Duong
 
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boChau Duong
 
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...Chau Duong
 
Dem hoang cung
Dem hoang cungDem hoang cung
Dem hoang cungChau Duong
 
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie trieng va cac giai phap bao t...
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie  trieng va cac giai phap bao t...Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie  trieng va cac giai phap bao t...
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie trieng va cac giai phap bao t...Chau Duong
 
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinh
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinhDi tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinh
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinhChau Duong
 
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...Chau Duong
 

More from Chau Duong (20)

Giao Tiep Phi Ngon Ngu
Giao Tiep Phi Ngon NguGiao Tiep Phi Ngon Ngu
Giao Tiep Phi Ngon Ngu
 
HO BIEU CHANH - BO CHONG
HO BIEU CHANH - BO CHONGHO BIEU CHANH - BO CHONG
HO BIEU CHANH - BO CHONG
 
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEU
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEUHO BIEU CHANH - AI TINH MIEU
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEU
 
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOC
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOCHO BIEU CHANH - AI LAM DUOC
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOC
 
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠN
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠNDI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠN
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠN
 
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
 
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀINAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
 
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNGSỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
 
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
 
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC  NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC  NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
 
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vongDu lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
 
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
 
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trien
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trienDu lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trien
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trien
 
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcmCa tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
 
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
 
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...
 
Dem hoang cung
Dem hoang cungDem hoang cung
Dem hoang cung
 
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie trieng va cac giai phap bao t...
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie  trieng va cac giai phap bao t...Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie  trieng va cac giai phap bao t...
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie trieng va cac giai phap bao t...
 
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinh
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinhDi tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinh
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinh
 
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
 

Du lich cho noi vung dong bang song cuu long

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH KHOA DU LỊCH KKHHÓÓAA LLUUẬẬNN TTỐỐTT NNGGHHIIỆỆPP Đề tài: DU LỊCH CHỢ NỔI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GVHD:TH.S NGUYỄN PHƯỚC HIỀN SVTH: TRỊNH HOÀNG TÂM MSSV:120600225 Lớp : 06DLHD Khóa: 2006 - 2010 TP.HỒ CHÍ MINH 2010
  • 2. CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước Việt Nam ta được bạn bè trên thế giới biết đến với những con người nhiệt tình, thân thiện và luôn mến khách… Không những vậy, Đất nước ta còn được du khách khắp nơi trên thế giới xem là nơi có tình hình an ninh chính trị ổn định. Với khí hậu luôn mát mẽ, trải dài từ Bắc xuống Nam, đâu đâu ta cũng thấy có nhiều cảnh quan thiên nhiên hữu tình và thơ mộng, những danh lam thắng cảnh tươi đẹp, cùng với những công trình kiến trúc, những di tích lịch sử hào hùng của dân tộc… Đó là những nguyên nhân chính góp phần làm cho du khách quốc tế luôn chọn Việt Nam là một điểm đến lý tưởng để tham quan. Mỗi vùng miền đều có sản phẩm du lịch đặc trưng riêng của nó. Nếu như ở miền Bắc có những dãy núi hùng vĩ thích hợp cho loại hình du lịch khám phá và nghỉ dưỡng, còn ở duyên hải miền Trung là những bãi biển với bờ cát trắng trải dài tuyệt đẹp, Tây Nguyên thơ mộng với những ngọn đèo, những thác nước hùng vĩ, với khí hậu mát mẻ quanh năm… Thì ở Nam Bộ đặc biệt là vùng đồng bằng Sông Cửu Long – Chợ Nổi là một loại hình du lịch độc đáo nơi đây. Thật vậy, về đồng bằng Sông Cửu Long đi chợ nổi vừa có cái thú đi xuồng máy trên sông nước mênh mang, ngắm cảnh làng quê trù phú bên sông, lại được mua trái cây, rau quả, cá tôm và nhiều sản vật tươi sống, còn nguyên hương vị đồng quê miệt vườn. Ơ Phong Điền, Thành Phố Cần Thơ, người ta thuộc lòng câu ca dao đậm tình sông nước : “ Dòng sông khi đục khi trong Chỉ riêng chợ nổi người đông bốn mùa” Nói đến đồng bằng Sông Cửu Long là nói đến hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt đan xen cùng những vườn cây ăn trái sum xuê trĩu quả, những cánh đồng cò bay thẳng cánh, khí hậu mát mẻ đặc biệt là con người nơi đây luôn chân chất, hiền hòa và đầy lòng hiếu khách… Là nơi dừng chân lý tưởng không thể thiếu của du khách trong và ngoài nước.
  • 3. Chính vì vậy, hiện nay hầu hết các công ty du lịch lữ hành trong các chương trình tham quan du lịch về miền Tây đều có tổ chức tham quan vườn cây ăn trái, xem làng nghề truyền thống, đờn ca tài tử… và đặc biệt là du khách được đi thuyền để tham quan chợ nổi trên sông – Đó là nét sinh hoạt độc đáo và là loại hình du lịch đặc trưng của vùng sông nước Cửu Long. Mặc dù tiềm năng và tài nguyên đa dạng, đặc biệt thiên nhiên ưu đãi giúp đồng bằng Sông Cửu Long có thể đón khách quanh năm, nhưng lâu nay ngành du lịch của đồng bằng Sông Cửu Long vẫn được xem là vùng trũng của cả nước. Theo thống kê trong số gần 1,5 triệu khách quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm 2008, chỉ có trên 110.000 người đến Cần Thơ (so với Huế là 422.000, Hội An là 315.000). Điều này cho thấy sức hút của du lịch vùng đồng bằng Sông Cửu Long chưa đủ lớn đối với du khách nước ngoài. Trong những năm qua, nhiều cuộc hội thảo quốc tế đã được tổ chức để tìm hướng đi cho du lịch của vùng. Hầu hết các chuyên gia đều khẳng định “đồng bằng Sông Cửu Long có thể được ví như một khu vườn địa đàng”, nhưng làm thế nào để vực dậy tiềm năng du lịch của vùng vẫn là câu hỏi của nhiều năm qua chưa có lời giải đáp…? Là một người con vốn được sinh ra và lớn lên tại miền Tây Nam Bộ, cuộc sống quanh năm gắn bó với những dòng sông, con kênh, con rạch… nên văn hoá sông nước Nam Bộ đã ăn sâu vào máu thịt của mình. Với mong muốn được góp một phần công sức trong khả năng của mình cho sự phát triển ngành du lịch của vùng đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và cho chợ nổi Nam Bộ nói riêng nên tác giả chọn “Du lịch Chợ Nổi” vùng đồng bằng Sông Cửu Long làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu  Tìm hiểu hiện trạng hoạt động du lịch tại các chợ nổi ở đồng bằng Sông Cửu Long.  Thiết lập định hướng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của cư dân vùng sông nước Cửu Long – văn hoá chợ nổi.
  • 4.  Nêu một số kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền nhằm giải quyết những khó khăn, hạn chế; định hướng qui hoạch để chợ nổi thật sự là một sản phẩm du lịch đặc trưng của miền Tây Nam bộ. 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài Đồng bằng Sông Cửu Long là một vùng đất mới so với các khu vực khác ở Việt Nam. Vùng đất được này được mệnh danh “chín rồng” có con nước lớn tràn bờ, nước ròng phơi bãi; có ghe thuyền sinh hoạt ngày đêm xuôi ngược trên sông. Người ta nói rằng, sông nước là đặc thù của vùng đất miền Tây Nam Bộ, vùng đất của hàng ngàn dòng sông, cửa sông đan xen như mạng nhện. Và chính điều kiện tự nhiên này ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của người dân. Trên các con sông đã hình thành chợ nổi. Trong đó chợ nổi Cái Răng, Cái Bè, Phụng Hiệp được xem là một trong những nét đẹp trong văn hóa của miền đất này. Nhiều năm qua, ngoài hoạt động mua bán, chợ nổi còn là đối tượng tìm hiểu, phản ánh, nghiên cứu của nhiều cơ quan, nhiều giới, nhiều ngành... Nghiên cứu chợ nổi miền Tây Nam Bộ có nhiều bài viết trên các bài báo, tạp chí hay các công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như: phóng sự “Đời thương hồ” của hai nhà báo Quốc Việt và Tấn Đức thuộc đơn vị báo Tuổi Trẻ. Phóng sự đi sâu tìm hiểu về cuộc sống, những ước mơ, hi vọng cũng như những khó khăn nguy hiểm mà những người đã chọn nghiệp sông nước làm kế mưu sinh gặp phải. Năm 2002 ngành Văn Hóa Thông Tin – Bảo Tàng tỉnh Cần Thơ, thực hiện dự án chợ nổi Phụng Hiệp – Cần Thơ, với bài nghiên cứu khoa học và bộ phim tài liệu video dài 35 phút. Cũng trong năm này, dịp Xuân Nhâm Ngọ, báo Gia Đình và Xã Hội có viết một trang khá dài mô tả từ chợ nổi xưa đến chợ nổi ngày nay. Bài báo nhận xét: “Chợ nổi miền Tây có nhiều nhưng nổi tiếng nhất là các chợ nổi Cái Răng, Phong Điền, Phụng Hiệp(Cần Thơ), Cái Bè(Tiền Giang), Gành Hào(Cà Mau)…” ở phần kết bài báo có một nhận xét khá sâu sắc: “Chợ nổi miền Tây Nam Bộ mang đậm chất thiên nhiên mộc mạc như thế, nên chợ không đơn thuần là nơi mua bán mà đã biến thành một địa chỉ văn hóa của vùng đất nơi đây”. Hay như trong “Non nước Việt Nam – Sắc màu Nam Bộ” do nhà xuất bản Phương Đông ấn hành của tác giả Phạm Công Sơn với tiêu đề “Văn hóa chợ nổi”,
  • 5. tác giả cũng đã nêu những nhận xét khái quát về chợ nổi Cái Răng; bên cạnh đó là việc trích dẫn bài báo nhan đề “Chợ nổi – Hương sắc miền Tây” của tác giả Nguyễn Anh Thi. Bài báo này là cách nhìn của chính tác giả về phong cách bán buôn của những người sống trên sông nước miền Tây. Năm 2007 với đề tài khóa luận tốt nghiệp “chợ nổi Cái Răng sản phẩm du lịch đặc trưng của miền Tây Nam Bộ” của sinh viên Nguyễn Thị Thu Hằng khóa 03DLQT2 Khoa Du Lịch của Trường Đại Học Hùng Vương, với đề tài này tác giả đã đưa ra những định hướng phát triển và bảo tồn chợ nổi Cái Răng thành sản phẩm du lịch đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Và gần đây nhất là công trình nghiên cứu của tác giả Nhâm Hùng với cuốn “Chợ nổi đồng bằng Sông Cửu Long”. Tác giả đưa người đọc trở về với không gian đặc trưng của vùng đồng bằng Sông Cửu Long để xem những phiên chợ nhóm họp trên sông, soi rọi đến cùng sự hình thành và phát triển của những phiên chợ độc đáo này... Tuy nhiên, nhìn chung vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về hệ thống chợ nổi vùng đồng bằng Sông Cửu Long dưới góc nhìn du lịch. 4. Giới hạn đề tài Chợ nổi là một nét sinh hoạt sông nước đặc thù của người dân Nam Bộ mà đặc biệt là khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Ở đây, hầu như tỉnh nào cũng có chợ nổi. Về Hậu Giang, nhớ ghé chợ nổi Phụng Hiệp hay Ngã Bảy. Đây có lẽ là chợ nổi lớn nhất Nam Bộ. Nơi họp chợ là nơi tụ hội của bảy nhánh sông Cái Côn, Bún Tàu, Mang Cá, Sóc Trăng, Cái Hiếu, Xẻo Môn và Xẻo Đông. Chợ này kế quốc lộ 1 nên đi thuyền cũng hay mà đi bộ cũng được. Chợ chuyên bán đặc sản rắn, rùa, chim, sóc, kỳ đà. Về rắn, có thể uống thử rượu rắn ở đây và xem những màn múa rắn khá mạo hiểm. Chợ nổi Phong Điền, Cần Thơ lại là một khu chợ chuyên bán những sản vật mang phong cách dân gian, nhẹ nhàng và nên thơ. Chợ nổi Long Xuyên – An Giang, vựa gạo miền Nam tập trung buôn bán gạo. Chợ nổi Cà Mau - Năm Căn có đặc sản tôm, cua, cá, thêm vào đó là mật ong rừng, gỗ tràm, gỗ đước, trăn, rắn. Rồi chợ nổi Hàm luông ở Bến Tre, chợ nổi Mỹ Tho trên sông Bảo Định – Tiền Giang”. Nhìn chung mỗi chợ có một đặc trưng riêng. Tuy nhiên, chợ nổi Cái Răng – chợ nổi lớn nhất miền Tây, với lợi thế nằm gần thành phố Cần Thơ – cửa ngõ đi về các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nơi
  • 6. có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch khá nhất vùng và chợ nổi Cái Bè Tiền Giang thì chuyên bán đủ loại trái cây so với các chợ nổi khác, đường đến chợ nổi Cái Răng cũng như chợ nổi Cái Bè thuận tiện hơn nhiều so với các chợ nổi khác. Ngày xưa, khi giao thông thuỷ giữ vai trò then chốt, chợ là trung tâm trung chuyển hàng hoá của khu vực đồng bằng sông Cửu Long xuất khẩu đi các nước. Cho đến tận bây giờ, chợ vẫn là nơi cung cấp hàng hóa cho dân thương hồ ở khắp nơi, miệt Cà Mau, Long Xuyên… về đây lấy hàng rồi đưa đi các nơi khác bán. Vì thế, chợ nổi Cái Răng và chợ nổi Cái Bè hiện nay cũng thu hút rất đông du khách khắp nơi về đây tham quan, du lịch. Đặc biệt, với du khách nước ngoài hầu như không ai là không đi thăm chợ nổi khi đặt chân du lịch đến đất Tây Đô. Với những đặc điểm trên, thêm vào đó là việc hạn chế về mặt thời gian nên tác giả chỉ chọn ba chợ nổi có tiềm năng cũng như đang thu hút du khách đến tham quan tiêu biểu là chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ), chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang) và chợ nổi Phụng Hiệp (Hậu Giang) vào đề tài: “Du lịch chợ nổi” vùng đồng bằng Sông Cửu Long làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Với đề tài này tác giả tập trung vào việc tìm hiểu về tổng quan của chợ nổi, tình hình hoạt động du lịch tại chợ nổi, xây dựng định hướng, qui hoạch phát triển du lịch chợ nổi để thật sự là một sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng đồng bằng Sông Cửu Long. 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu A. Quan điểm a) Quan điểm tổng hợp Như chúng ta đã biết, du lịch là một hoạt động mang tính tổng hợp bao gồm nhiều mặt như hoạt động xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa, giao lưu quốc tế; bên cạnh đó nhu cầu của khách du lịch cũng hết sức đa dạng, phong phú… Hơn nữa du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, nên việc phát triển du lịch đồng thời phải có sự liên kết với các ngành khác. Vì thế, với đề tài này, tác giả đi sâu tìm hiểu nghiên cứu vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, trên cơ sở đó tổng hợp lại nhằm:  Nghiên cứu một cách tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình phát triển du lịch chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Cái Bè, chợ nổi Phụng Hiệp.
  • 7.  Phát triển du lịch chợ nổi miền Tây Nam Bộ nằm trong hệ thống phát triển du lịch chung của đồng bằng Sông Cửu Long. b) Quan điểm lịch sử: Dựa trên quan điểm lịch sử, tác giả có cái nhìn bao quát hơn, xuyên suốt hơn về vị trí địa lí, lịch sử hình thành, quá trình phát triển và trở thành sản phẩm du lịch của chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Cái Bè và Phụng Hiệp cũng như là định hướng qui hoạch, phát triển chợ nổi miền Tây Nam Bộ trong tương lai. c) Quan điểm lãnh thổ: Qui hoạch phát triển du lịch chợ nổi Cái Răng chợ nổi Cái Bè và Phụng Hiệp phải cụ thể trên từng lãnh thổ (thành phố, các tuyến, huyện) để thấy rõ mối liên hệ giữa các chợ nổi này và các điểm du lịch khác trong tỉnh, vùng. B. Phương pháp nghiên cứu a) Phương pháp sưu tầm tài liệu: Đây là phương pháp phổ biến được nhiều người sử dụng khi nghiên cứu đề tài, lập kế hoạch dự án đầu tư… Trước khi đi khảo sát thực tế, với tác giả là quá trình sưu tầm tài liệu sách, báo, đĩa VCD, DVD, bài giảng ở các nơi như thư viện, nhà sách và cả ở bạn bè, người thân. b) Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống: Du lịch được xem là hệ thống, hình thành trên năm phân hệ khác nhau (phân hệ du khách, phân hệ tài nguyên du lịch, phân hệ công trình kĩ thuật phục vụ du lịch, phân hệ cán bộ công nhân viên du lịch, phân hệ điều hành quản lí du lịch). Phương pháp này giúp nhận thức được qui luật vận động của từng phân hệ và mối liên hệ nội tại giữa chúng để đưa ra các định hướng phát triển du lịch tối ưu. c) Phương pháp khảo sát thực địa: Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống có hiệu quả rất lớn trong việc thu thập trực tiếp số liệu thông tin ban đầu với độ tin cậy và chính xác cao trên địa bàn nghiên cứu. Trong nghiên cứu khảo sát thực địa, gồm phương pháp quan sát trực tiếp và khảo sát. d) Phương pháp bản đồ: Bản đồ là công cụ phản ánh những đặc điểm không gian sự phân bố các nguồn tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, dòng chảy du khách. Trên cơ sở đó giúp người sử dụng
  • 8. phân tích và phát hiện qui luật hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch để xác định phương hướng phát triển và tổ chức không gian du lịch trong tương lai. e) Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp giúp so sánh phát hiện những đặc điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng nghiên cứu và các yếu tố hình thành nên để có thể kết luận đúng đối tượng nghiên cứu. f) Phương pháp phân tích SWOT: Là phương pháp phân tích những ưu, khuyết điểm, những lợi thế và hạn chế bên trong và những cơ hội, thách thức bên ngoài đối tượng nghiên cứu. Trong đó:  S : Strengths (điểm mạnh)  W: Weaknesses (điểm yếu)  O : Opportunities (cơ hội)  T : Threats (thách thức)
  • 9. Mục Lục Trang CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1 2. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu........................................................................3 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài...................................................................................3 4. Giới hạn đề tài....................................................................................................5 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu...........................................................6 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm du lịch............................................................................................9 1.2. Khái niệm du lịch sinh thái........................................................................... 10 1.3 Khái niệm về tài nguyên du lịch nhân văn ................................................... 11 1.4 Khái niệm điểm du lịch.................................................................................. 11 1.5.1 Khái niệm........................................................................................ 13 1.5.2 Phân loại điểm du lịch ..................................................................... 14 1.5.3 Các nguyên tắc qui hoạch điểm du lịch............................................ 14 1.5.4 Các nguyên tắc thiết kế tuyến du lịch............................................... 14 1.5 Khái niệm sản phẩm du lịch.......................................................................... 14 1.6 Khái niệm về chợ nổi ..................................................................................... 15 1.7. Chức năng của du lịch .................................................................................. 16 1.3.1 Chức năng xã hội............................................................................. 16 1.3.2 Chức năng kinh tế............................................................................ 16 1.3.3 Chức năng sinh thái ......................................................................... 17 1.3.4 Chức năng chính trị ......................................................................... 18 CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ “DU LỊCH CHỢ NỔI” VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2.1 Tổng quan về Nam Bộ ................................................................................... 19 2.1.1 Giới thiệu sơ lược về lịch sử vùng đất Nam Bộ................................ 19
  • 10. 2.1.2 Giới thiệu về con người Nam Bộ .................................................... 21 2.1.3 Vị trí địa lí vùng đất Nam Bộ............................................................ 21 2.1.4 Văn hóa Nam Bộ.............................................................................. 22 2.2 Đặc điểm sinh hoạt chợ nổi ĐBSCL.............................................................. 25 2.2.1 Sự hình thành và phát triển của chợ nổi ........................................... 25 2.2.2 Nguyên nhân ra đời của chợ nổi....................................................... 30 2.2.3 Đặc điểm của chợ nổi ...................................................................... 32 2.3 Nét văn hóa sinh hoạt chợ nổi ....................................................................... 44 2.3.1 Cây bẹo và lối rao hàng.................................................................... 44 2.3.2 Lối rao hàng trên chợ nổi................................................................. 46 2.3.3 Văn hóa thương hồ .......................................................................... 48 2.3.4 chữ tín trong mua bán chợ nổi ......................................................... 50 2.3.5 Đời sống gia đình – quan hệ cộng đồng ........................................... 50 2.3.6 Đời sống tâm linh – tín ngưỡng ....................................................... 53 2.3.7 Tiếng hò, điệu hát dân gian.............................................................. 55 2.3.8 Chơi đờn ca tài tử ............................................................................ 55 2.3.9 Tiếng hò trên sông nước .................................................................. 56 2.4 Thực trạng hoạt động du lịch chợ nổi ĐBSCL............................................ 59 2.4.1 Thực trạng hoạt động du lịch chợ nổi Cái Răng – Tp. Cần Thơ ........ 63 2.4.2 Thực trạng hoạt động du lịch chợ nổi Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang..... 71 2.4.3 Thực trạng hoạt động du lịch chợ nổi Cái Bè – tỉnh Tiền Giang .................................................................................................................. 75 CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN & BẢO TỒN “DU LỊCH CHỢ NỔI” VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 3.1 Định hướng phát triển . ................................................................................. 83 3.1.1 Định hướng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật........................ 83 3.1.2 Định hướng phát triển nguồn nhân lực............................................. 85 3.1.3 Định hướng chiến lược sản phẩm..................................................... 87 3.1.4 Định hướng về tổ chức không gian .................................................. 94 3.1.5 Định hướng về phát triển bền vững.................................................. 96
  • 11. 3.2 Mục tiêu dự báo ............................................................................................. 97 3.3 Lợi ích kinh tế xã hội ..................................................................................... 98 3.4 Các giải pháp.................................................................................................. 99 Kết luận.............................................................................................................. 103 Tài lệu tham khảo.............................................................................................. 105