SlideShare a Scribd company logo
1 of 83
MỤC LỤC
PHẦN I – MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.........................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.................................................................................2
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................2
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................4
PHẦN II – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU......................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN....................................................5
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................................5
1.1.1. Hiệu quả kinh tế..............................................................................................5
1.1.2.Đặc điểm kỹ thuật của cây cà phê có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cà phê
...........................................................................................................................7
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cà phê ..................................12
1.1.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất cà phê...................................................15
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .........................................................................................17
1.2.1. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới.........................................................17
1.2.2. Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam .........................................................18
1.2.3. Tình hình sản xuất cà phê ở Gia Lai.............................................................21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CÀ PHÊ Ở XÃ DUN, HUYỆN CHƯ
SÊ, TỈNH GIA LAI. ....................................................................................................25
2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ DUN .............................................................25
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên.........................................................................25
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội..............................................................................26
2.1.3. Kết cấu hạ tầng giao thông ...........................................................................28
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ CỦA XÃ...................................................28
2.2.1. Tình hình sản xuất cà phê .............................................................................28
2.2.2. Thuận lợi và khó khăn ..................................................................................31
2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA .....................................32
2.3.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra ..........................................................32
2.3.2. Phân tích hiệu quả kinh tế của 1 ha cà phê ...................................................39
2.3.3. Tình hình tiêu thụ..........................................................................................52
2.4. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT CÀ PHÊ CỦA HỘ...................53
2.4.1. Tác động tích cực..........................................................................................53
2.4.2. Tác động tiêu cực..........................................................................................54
2.4.3. Ảnh hưởng của quy mô đất đai.....................................................................57
2.4.4. Ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV ...................................................59
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN
TRONG SẢN XUẤT CÀ PHÊ CỦA NÔNG HỘ .....................................................62
3.1. GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ...................................62
3.2. GIẢI PHÁP THÂM CANH CÂY CÀ PHÊ.................................................63
3.3. GIẢI PHÁP VỀ ĐẤT ĐAI ...........................................................................63
3.4. GIẢI PHÁP VỀ VỐN...................................................................................64
3.5. GIẢI PHÁP VỀ KHOA HỌC KỸ THUẬT.................................................65
3.6. NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG ............65
3.7. GIẢI PHÁP VỀ YẾU TỐ THỊ TRƯỜNG ...................................................66
3.8. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM.................................................66
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................68
1. KẾT LUẬN ........................................................................................................68
2. KIẾN NGHỊ........................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................71
PHỤ LỤC
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 1: Diện tích - năng suất - sản lượng cà phê của các tỉnh niên vụ 2011 – 2012............. 19
Bảng 2: Sản lượng cà phê Việt Nam theo niên vụ (từ tháng 10 – đến tháng 9)........... 21
Bảng 3: Biến động dân số và lao động của xã giai đoạn 2010 – 2012......................... 26
Bảng 4: Quy mô, cơ cấu đất đai của xã giai đoạn 2010 - 2012.....................................27
Bảng 5: Tình hình phát triển sản xuất cà phê của xã niên vụ 2010/2012......................30
Bảng 6: Đặc trưng cơ bản của các hộ điều tra...............................................................34
Bảng 7: Công cụ sản xuất cà phê của hộ được điều tra.................................................37
Bảng 8: Diện tích, năng suất, sản lượng của các hộ điều tra.........................................38
Bảng 9: Đầu tư hiện vật cho 1 ha cà phê thời kỳ KTCB...............................................41
Bảng 10: Chi phí đầu tư cà phê cho 1 ha thời kỳ KTCB...............................................43
Bảng 11: Chi phí đầu tư cho 1 ha cà phê TKKD...........................................................45
Bảng 12: Kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê của các hộ được điều tra......................48
Bảng 13: Hiệu quả đầu tư cho cả chu kỳ 30 năm từ hoạt động sản xuất cà phê...........51
Bảng 14: Ảnh hưởng của quy mô đất đai tới kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ
điều tra ...........................................................................................................................58
Bảng 15: Ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV đến kết quả và hiệu quả sản xuất
cà phê của các hộ điều tra..............................................................................................60
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ: Các tỉnh, khu vực trồng cà phê tại Việt Nam năm 2012.................................22
Biểu đồ: Sản lượng cà phê Việt Nam theo tỉnh thành...................................................23
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 1
PHẦN I – MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Khí hậu nhiệt đới gió ẩm, tương đối mát mẻ và mưa nhiều là thời tiết rất đặc
trưng của vùng Tây Nguyên, đây là một môi trường thuận lợi cho nhiều cây trồng có
giá trị kinh tế cao phát triển, trong đó phải kể đến cà phê, một loại cây trồng mang lại
nguồn ngoại tệ lớn nhờ xuất khẩu. Được đưa vào Việt Nam từ năm 1857 nhưng mãi
đến sau năm 1975 cây cà phê mới thật sự có những bước phát triển vượt bậc. Cho đến
giai đoạn hiện nay, cà phê Việt Nam không ngừng tăng nhanh về sản lượng, diện tích
cũng như chất lượng và ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế,
cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu,
góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập của đất nước.
Tây Nguyên là vùng chuyên canh tập trung có qui mô lớn về sản xuất cà phê của
Việt Nam, ngay từ những năm cuối của thập niên 90, sản lượng cà phê nhân của vùng
Tây Nguyên chiếm trên dưới 70% sản lượng của cả nước, bởi Tây Nguyên với đặc
điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, là
vùng đất rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm
phát triển. Cây cà phê đã góp phần khai thác tiềm năng đất đai, lao động và khí hậu ở
cao nguyên và miền núi, tạo việc làm, và là nguồn thu nhập chính cho hàng triệu nông
dân ở đây.
Tuy nhiên, trước tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay, thị trường
cà phê cũng bị ảnh hưởng mạnh, giá cả bấp bênh, có những giai đoạn giá cà phê tuột
dốc tới mức thấp chưa từng có trong vài chục năm gần đây khiến nhiều hộ dân trông
cà phê phải chuyển sang trồng các cây trồng khác như cao su, hồ tiêu, … Giá bán cà
phê thấp nên doanh thu không đủ chi phí sản xuất và người nông dân đã ngừng mua
phân bón, nước tưới và không chăm sóc cho cây cà phê. Nhiều hộ nông dân ở Tây
Nguyên đã lâm vào cảnh nghèo đói. Từ những thực tế trên, việc phân tích hiệu quả sản
xuất cà phê trên các hộ để tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho cây
cà phê giúp người dân nâng cao thu nhập yên tâm sản xuất là rất cần thiết.
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 2
Xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai với diện tích trồng cà phê khoảng 805,92%
ha chiếm khoảng 6,72% diện tích cà phê của cả huyện. Người dân sống trên địa bàn xã
Dun phần lớn đều sồng chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập từ nông nghiệp mà nguồn thu
từ cây cà phê cũng là một trong những nguồn thu nhập cao cho người dân. Cũng như
hầu hết các địa bàn khác, xã Dun cũng có những điều kiện rất thuận lợi để phát triển
cây cà phê, tuy nhiên do kỹ thuật canh tác của người dân còn hạn chế, chưa đúng yêu
cầu, công tác thu hoạch bảo quản sau thu hoạch chưa đạt tiêu chuẩn nên hiệu quả
mang lại chưa cao, bên cạnh đó diễn biến thời tiết thất thường gây thiếu nước vào mùa
khô, giá vật tư nông nghiệp ngày càng tăng cao đã làm giảm năng suất, sản lượng của
các hộ. Vì vậy, một yêu cầu được đặt ra trong việc phát triển kinh tế của xã đó là tìm
các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê.
Xuất phát từ những lý do trên, trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại xã Dun,
huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai tôi đã chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê
của các hộ trên địa bàn xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai” để làm khoá luận tốt
nghiệp của mình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng, tiềm năng để phát triển sản xuất cà phê của các hộ nông
dân tại xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng cà phê của các hộ nông dân tại xã Dun,
huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
- Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cà
phê trên địa bàn xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu
Chọn ngẫu nhiên các hộ nông dân bắt đầu trồng cà phê năm 1995 ở hai thôn: thôn
Bình Minh, tham gia HTX cà phê Tân Nông Nguyên, và Greo Sék, không tham gia
HTX trên địa bàn xã Dun.
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 3
3.2. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin
3.2.1. Số liệu thứ cấp
Là những tài liệu sẵn có liên quan đến cơ sở lý luận, thực tiển của đề tài, thông
qua báo cáo luận văn, tài liệu tham khảo, các sách báo tạp chí, các kết quả nghiên cứu
trước đây, trong các thư viện, internet, tư liệu khoa.
Các báo cáo của ủy ban nhân dân xã Dun, số liệu thu thập từ các bảng báo cáo
tổng kết, phương hướng nhiệm vụ kế hoạch và các tài liệu liên quan của ủy ban xã và
các số liệu chung về tình hình phát triển kinh tế xã hội qua ba năm 2010, 2011, 2012.
3.2.2. Số liệu sơ cấp
Bao gồm những số liệu thu thập được thông qua phỏng vấn hộ sản xuất cà phê
trên địa bàn xã Dun. Các thông tin này được thu thập từ phỏng vấn bằng phiếu điều tra
nông hộ.
Tổng số hộ điều tra: 40 hộ, trong đó 20 hộ thuộc thôn Bình Minh, tham gia HTX
cà phê và 20 hộ thuộc Greo Sék, không tham gia HTX cà phê.
3.3. Phương pháp xử lý số liệu và thông tin
Số liệu được xử lý bằng công cụ máy tính (phần mềm Microsoft Excel) dùng để
tính toán các chỉ số tuyệt đối, tương đối, bình quân các dữ liệu thứ cấp. Số liệu được
thể hiện thông qua có thể dưới dạng bảng biểu.
3.4. Phương pháp phân tích
3.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng số bình quân để phản ánh thực trạng phát triển kinh tế của xã cũng như
tình hình sản xuất cà phê của các nông hộ trong xã.
3.4.2. Phương pháp thống kê kinh tế
Là nghiên cứu các hiện tượng bằng thống kê trên cơ sở thu thập tổng hợp, phân
tích, so sánh các số liệu và hiện tượng, khi phân tích thường sử dụng các cách phân tổ,
hệ thống các chỉ tiêu để tìm ra tính quy luật và rút ra những kết luận cần thiết.
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 4
3.4.3. Phương pháp so sánh
- So sánh theo thời gian: Các thông tin khi thu thập và được so sánh qua từng năm.
- So sánh theo không gian: Các thông tin khi thu thập và được so sánh giữa các
hộ trong xã.
- So sánh với mức trung bình: các thông tin khi thu thập và được so sánh với mức
trung bình chung.
Dùng phương pháp so sánh để thấy xu hướng vận động, nhịp độ hoạt động và
làm rõ thực trạng. Có hai loại so sánh đó là so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các nông hộ sản xuất cà phê trên địa bàn xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Do hạn chế về khả năng và thời gian nghiên cứu nên đề tài chỉ
tập trung phản ánh tình hình sản xuất cà phê tại hai thôn đại diện cho 2 hình thức sản
xuất khác nhau: tham gia HTX và không tham gia HTX, đồng thời là hai thôn có diện
tích cà phê lớn nhất tại xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp được tập hợp từ năm 2010 – 2012, số liệu sơ cấp
năm 2012.
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 5
PHẦN II – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục
hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều
kiện nhất định. Nói cách khác, kết quả mà chủ thể nhận được theo hướng mục tiêu
trong hoạt động của mình càng lớn hơn chi phí bỏ ra bao nhiêu thì có lời bấy nhiêu.
Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá các phương án hành động và được
hiểu theo nhiều góc độ khác nhau.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tư
thêm đạt được chỉ khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ là tối đa, có nghĩa là cả
yếu tố giá trị và hiện vật tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông
nghiệp. Vậy muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì phải đạt đồng thời cả hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ.
“Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù
kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn)
để đạt được mục tiêu xác định”. Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công
thức biễu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau:
H = K/C (1)
Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó; K là kết
quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí toàn bộ để đạt được
kết quả đó. Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh tế phản ánh chất
lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí
bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 6
Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi
điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan niệm như thế hoàn toàn có thể tính
toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt
động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng.
Từ những định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể
hiểu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản
ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và
tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định.
Xét ở phạm vi tổng quát, chúng ta có hiệu quả kinh tế của toàn bộ nền kinh tế
quốc dân, hiệu quả kinh tế ngành, hiệu quả kinh tế vùng lãnh thổ và hiệu quả kinh tế
hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn đạt được hiệu quả kinh tế quốc dân, hiệu quả
kinh tế ngành cũng như hiệu quả kinh tế vùng lãnh thổ cao, vai trò điều tiết vĩ mô là
cực kỳ quan trọng.
Bản chất của việc phân tích hiệu quả là so sánh giữa chi phí và kết quả theo
những mục tiêu nhất định được biểu hiện dưới dạng hiện vật. Đó là số lượng, chất
lượng của những sản phẩm dịch vụ đầu vào và đầu ra. Những sản phẩm này không thể
so sánh trực tiếp với nhau nên những chi phí, lợi ích cần được tính ra giá trị tương
đương. Muốn vậy phải thông qua giá cả, là nhân tố quyết định trong tính toán hiệu quả
kinh tế.
Bản chất của hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh tương đối và tuyệt đối
giữa lượng kết quả thu được với lượng chi phí bỏ ra. Vì thế, việc xác định các yếu tố
đầu vào trong đánh giá hiệu quả kinh tế là gặp phải những khó khăn bởi nhưng yếu tố
tư liệu sản xuất khi tham gia vào quá trình sản xuất và những yếu tố phi vật chất như
chính sách môi trường, công nghệ, nó đòi hỏi phải toàn diện.
Do đó có thể nói trên bình diện xã hội, thước đo của hiệu quả là mức độ tối đa
hoá trên một đơn vị hao phí lao động xã hội tối thiểu. Chỉ khi nào việc sử dụng các yếu
tố nguồn lực đạt được cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ mới đạt được
hiệu quả kinh tế trong sản xuất.
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 7
1.1.2 Đặc điểm kỹ thuật của cây cà phê có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cà phê
1.1.2.1. Trồng mới
+ Thời vụ trồng: Bắt đầu vào đầu mùa mưa và kết thúc trước khi bắt đầu mùa khô
1,5 – 2 tháng.
+ Kỹ thuật trồng: Ngay trước khi trồng, tiến hành đào một hố nhỏ ở giữa hố trồng
với độ sâu 30 – 35 cm và rộng hơn bầu đất để có thể điều chỉnh cho các cây trồng
được thẳng hàng. Dùng dao cắt một lát đất cách đáy bầu 1 – 2 cm để loại bỏ phần rễ
cọc bị cong ở đáy bầu, xé bầu cẩn thận để tránh làm vỡ bầu đất, đặt bầu xuống hố sao
cho mặt bầu thấp hơn mặt đất 10 – 15 cm, lấp đất và nén chặt xung quanh bầu.
Trồng dặm kịp thời những cây bị chết, khi đất đủ ẩm. Việc trồng dặm phải kết
thúc trước khi kết thúc mùa mưa từ 1,5 – 2 tháng.
+ Tạo bồn: Việc tạo bồn được tiến hành trước khi mùa mưa chấm dứt từ 1 – 2
tháng. Trong năm đầu, kích thước bồn rộng 1m và sâu 0,15 – 0,20 m. Các năm sau bồn
được mở rộng theo tán cây cho đến khi bồn đạt được kích thước ổn định: rộng 2,0 –
2,5 m và sâu 0,15 – 0,20 m. Khi vét đất tạo bồn cần hạn chế tối đa sự tổn thương cho
rễ cà phê. Đối với đất dốc, việc làm bồn có thể tiến hành hàng năm.
+ Ép xanh, tủ gốc: Vào cuối mùa mưa, tiến hành tủ gốc, ép xanh bằng các vật liệu
hữu cơ như rơm rạ, cây phân xanh, cây đậu đỗ, … Vật liệu tủ phải cách gốc cà phê 10
– 15 cm. Hố ép xanh đào ở vị trí mép tán cà phê.
1.1.2.2. Cây che bóng và trồng xen
+ Cây che bóng lâu dài: Cây che bóng thích hợp trồng trong vườn cà phê vối có
thể dùng muồng đen với khoảng cách trồng 24 x 24 m. Cây che bóng được sản xuất
trong vườn ươm và chăm sóc khi đạt độ cao từ 25 – 35 cm mới đem trồng. Trong mùa
mưa cần tỉa bớt cành ngang. Tán cây che bóng ổn định phải cách tán cà phê tối thiểu
4m. Khi vườn cà phê đã ổn định (năm thứ 4, thứ 5 sau khi trồng) tại các vùng có điều
kiện khí hậu thích hợp và có khả năng thâm canh có thể giảm dần từ 30 – 50% số
lượng cây che bóng.
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 8
+ Cây che bóng tạm thời: Sử dụng cây muồng hoa vàng gieo giữa hàng cà phê để
che bóng tạm thời và tăng cường chất hữu cơ cho vườn cà phê. Hạt cây che bóng được
gieo từ đầu mùa mưa vào giữa 2 hàng cà phê (cách 2 – 3 hàng cà phê có 1 hàng cây
che bóng) cho cà phê KTCB.
+ Cây trồng xen: Một số cây lâu năm, cây ăn quả có tán thưa có thể trồng xen
(như sầu riêng khoảng cách cây trồng thích hợp 12 – 15 m x 12 – 15 m), cây ca cao
trồng theo băng thay cây che bóng lâu dài trong vườn cà phê. Trồng xen các loại cây
đậu đỗ, lạc vào giữa 2 hàng cà phê KTCB, băng cây ngắn ngày cách hàng cà phê tối
thiểu 0,7 m. Trên đất dốc > 80
, trồng cây lạc dại để chắn xói mòn, che phủ, cải tạo đất.
1.1.2.3. Chăm sóc
Đối với cà phê KTCB, phải làm sạch cỏ theo băng dọc theo hàng cà phê với
chiều rộng lớn hơn tán cây cà phê mỗi bên 0,5 m. Mỗi năm làm cỏ 5 – 6 lần. Đối với
cà phê TKKD, làm sạch cỏ 3 – 4 lần trong năm trên toàn bộ diện tích. Đối với đất dốc,
làm cỏ theo băng, không làm cỏ trắng toàn bộ diện tích. Hàng năm vào đầu mùa khô,
phải tiến hành diệt cỏ dại xung quanh vườn cà phê để chống cháy.
1.1.2.4. Bón phân
+ Phân hữu cơ: Phân chuồng ủ hoai mục được bón định kỳ 2 – 3 năm một lần với
lượng 10 – 15 kg/cây. Nếu không có phân chuồng, bón 2 – 3 kg phân hữu cơ sinh học
hoặc phân vi sinh/cây/năm.
Phân hữu cơ được bón theo rãnh vào đầu hay giữa mùa mưa, rãnh được đào dọc
theo một bên thành bồn rộng 20 cm, sâu 25 – 30 cm, cần lấp đất lại sau khi bón phân.
Các năm sau rãnh được đào theo hướng khác.
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 9
+ Phân hóa học
Định lượng phân bón cho 1 ha cà phê vối (kg/ha/năm)
Năm
Lượng phân bón thương phẩm Phân hỗn hợp
Urê Sunphat (SA) Lân Kali NPK
KTCB
- Trồng mới
- Năm 2
- Năm 3
130
200
250
-
100
150
550
550
550
50
150
200
Có lượng
dinh dưỡng
tương đương
với phân đơnTKKD
Đất bazan
(3 tấn/ha)
400 – 450 200 – 250 450 – 550 350 - 400
Định lượng phân bón trên được chia làm 4 lần trong năm
- Lần 1 (giữa mùa khô kết hợp với tưới nước lần 2): Bón 100% phân SA.
- Lần 2 (đầu mùa mưa): 30% phân urê, 30% phân kali, 100% phân lân.
- Lần 3 (giữa mùa mưa): 40% phân urê, 30% phân kali.
- Lần 4 (trước khi hết mùa mưa 1 tháng): 30% phân urê, 40% phân kali.
- Riêng năm thứ nhất (trồng mới): toàn bộ phân lân được bón lót. Phân urê và
phân kali được chia đều và bón 2 lần trong mùa mưa.
- Trong TKKD, nếu năng suất cao hơn mức bình quân nói trên thì cần bón lượng
phân tăng cường. Cứ 1 tấn cà phê nhân tăng thêm/ha cần bón thêm 150 kg urê + 100
kg lân + 120 kg kali/ha.
Cách bón: Bón phân khi đất đủ ẩm. Phân lân rải đều trên mặt cách gốc 30 – 40
cm, không nên trộn phân lân với phân đạm. Phân kali và đạm có thể trộn đều và bón
ngay. Vào thời kỳ KTCB hoặc vườn cà phê trồng trên đất dốc phải đào rãnh để bón
phân. Ở vườn cà phê kinh doanh khép tán, phân được rải theo tán cà phê, xăm xới để
lấp phân vào đất.
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 10
Phân bón lá: Có thể sử dụng các loại phân bón lá có hàm lượng các chất trung vi
lượng như S, Mg, Zn, B cao. Phun đều mặt trên và mặt dưới lá vào lúc trời mát và
không có mưa, khi đất đủ ẩm. Phun 2 – 3 lần/năm.
1.1.2.5. Tưới nước
Có thể áp dụng kỹ thuật tưới trực tiếp (tưới dí) vào gốc nơi có tạo bồn chứa nước
tưới cho cà phê hay tưới phun mưa. Không áp dụng kỹ thuật tưới tràn.
Thời điểm tưới lần đầu được xác định khi mầm hoa đã phát triển đầu đủ ở các đốt
ngoài cùng của cành, thông thường xảy ra sau khi kết thúc mùa mưa 2 – 2,5 tháng.
Trong vụ tưới cần theo dõi lượng mưa để điều chỉnh lượng nước tưới hay chu kỳ tưới
(lượng mưa 35 – 40 mm có thể thay thế cho 1 lần tưới).
1.1.2.6. Tạo hình
+ Tạo hình cơ bản
Nuôi thân: Nếu trồng 1 cây/hố phải tiến hành nuôi thêm 1 thân phụ ngay từ năm
đầu tiên ở vị trí càng sát mặt đất càng tốt. Trồng 2 cây/hố không được nuôi thêm thân
phụ trừ trường hợp cây bị khuyết tán.
Hãm ngọn: Lần đầu, đối với cà phê thực sinh, hãm ngọn ở độ cao 1,2 – 1,3 m.
Đối với cà phê ghép, hãm ngọn ở độ cao 1 – 1,1 m. Lần thứ 2, khi có 50 – 70% cành
cấp 1 phát sinh cành cấp 2, tiến hành nuôi chồi vượt trên đỉnh tán. Mỗi thân nuôi 1
chồi cao 0,4 m và duy trì độ cao của cây từ 1,6 – 1,7 m.
+ Cắt tỉa cành: cà phê TKKD được cắt tỉa cành 2 lần/năm.
Lần thứ nhất: Ngay sau khi thu hoạch, gồm các công việc là cắt bỏ các cành vô
hiệu (cành khô, bị sâu bệnh, nhỏ yếu, …) chú ý tỉa kỹ cành vô hiệu ở phần trên đỉnh
tán. Cắt ngắn các đoạn cành già cỗi ở xa trục thân chính để tập trung dinh dưỡng nuôi
cành tứ cấp bên trong, tỉa bỏ cành yếu, cành tăm. Cắt bỏ cành mọc chạm mặt đất.
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 11
Lần thứ hai: Vào giữa mùa mưa, tiến hành tỉa thưa cành thứ cấp mọc ở những vị
trí không thuận lợi (nằm sâu trong tán lá, mọc thẳng đứng, mọc chen chúc nhiều cành
thứ cấp trên cùng một đốt) để tán cây được thông thoáng.
+ Cắt chồi vượt: Các chồi vượt phải được cắt bỏ thường xuyên trong năm.
+ Thay thế cây kém hiệu quả: Cây sinh trưởng kém cần đào bỏ để trồng lại bằng
cây mới. Cây sinh trưởng tốt nhưng quả nhỏ, bị bệnh gỉ sắt, … cưa và ghép thay thế
bằng những giống chọn lọc.
1.1.2.7. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại
+ Rệp vảy xanh, vảy nâu, rệp sáp hại quả: Cần làm sạch cỏ trong lô, cắt bỏ các
cành sát mặt đất để hạn chế sự phát tán của rệp thông qua kiến. Sau khi thu hoạch cắt tỉa
cành thông thoàng, vệ sinh đồng ruộng. Phun thuốc trừ rệp nhưng chỉ phun những cây bị
rệp và phu khi mật độ rệp cao, không phun định kỳ, không phun toàn bộ diện tích.
+ Mọt đục cành: Cắt bỏ các cành bị mọt tấn công, cắt phía trong lỗ đục khoảng
2 cm và đốt các cành bị mọt để ngăn chặn lây lan. Mọt đục quả: Bảo quản cà phê quả
khô hay cà phê nhân ở độ ẩm dưới 13%. Thu hoạch kịp thời quả chín vào bất kể thời
điểm nào trong năm cũng như nhặt hết quả khô dưới đất, trên cây sau khi thu hoạch để
cắt đứt sự lan truyền của mọt. Phun thuốc trừ mọt, chỉ phun trên những cây có mọt và
tập trung phun vào các chùm quả.
+ Bệnh vàng lá, thối rễ: Tuân thủ yêu cầu về đất đai, lựa chọn cây giống sinh
trưởng khỏe, không bị bệnh. Thực hiện nghiêm túc chế độ luân canh cây trồng.
Thường xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời, đào, đốt cây bị bệnh. Bón phân đầy đủ,
cân đối đồng thời tăng cường bón phân hữu cơ, phân bón lá nhất là đối với các vườn
liên tục cho năng suất cao. Hạn chế xới xáo trong vườn cây bị bệnh để tránh làm tổn
thương bộ rễ.
+ Bệnh gỉ sắt: Sử dụng dòng cà phê kháng bệnh đã được công nhận. Ghép chồi
để thay thế các cây bị nặng. Phun thuốc phòng trừ, phải phun ướt đều các lá trên cây,
khi phun phải ngửa vòi để phun từ dưới lên. Thời điểm phun lần đầu khi cây có 10% lá
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 12
bị bệnh (thường xảy ra sau khi bắt đầu mùa mưa 2 – 3 tháng), phun 2 – 3 lần, mỗi lần
cách nhau 1 tháng. Chỉ phun cho những cây bị bệnh nặng.
+ Bệnh khô cành, khô quả và thối cuống quả: Trồng cây che bóng hợp lý và
bón phân đầy đủ để hạn chế tình trạng cây bị kiệt sức do ra quả quá nhiều. Cắt bỏ cành
bị bệnh. Phun thuốc vào đầu mùa (sau khi có mưa 1 – 2 tháng), phun 2 – 3 lần, mỗi lần
cách nhau 15 – 20 ngày.
+ Bệnh nấm hồng: Cắt bỏ các cành bị bệnh, nếu bệnh xuất hiện phổ biến có thể
dùng thuốc trừ, phun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày.
1.1.2.8. Thu hoạch
+ Kỹ thuật thu hoạch: Quả cà phê được thu hoạch bằng tay và được thực hiện làm
nhiều đợt (ít nhất 2 đợt) trong một vụ để thu hái kịp thời những quả chín trên cây.
Không hái quả xanh non, không được tuốt cả cành, không làm gãy cành. Phải ngừng
thu hái trước và sau khi nở hoa 3 ngày.
+ Yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm thu hoạch: Có tỷ lệ quả chín đạt từ 95% trở lên
(bao gồm cả quả chín vàng và chín đỏ) và tỷ lệ tạp chất không quá 0,5%. Đợt tận thu
cuối vụ, tỷ lệ quả chín đạt trên 80%.
+ Bảo quản cà phê: Cà phê quả sau khi thu hoạch phải được chuyên chở kịp thời
về cơ sở chế biến. Nếu chế biến ướt không để quá 24h. Nếu chế biến khô phơi trên sân
bê tông hoặc sân đất nện, vải bạt, độ dày không quán 30 cm và thường xuyên cào đảo,
phải có phương tiện che mưa.
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cà phê
1.1.3.1. Các nhân tố tự nhiên
1.1.3.1.1. Đất đai
Tại các vùng địa lý khác nhau thì năng suất và chất lượng cà phê cũng có sự khác
biệt tương đối rõ rệt. Sự khác biệt này có thể do thành phần đất, chất dinh dưỡng, quy
mô đất khác nhau giữa các vùng. Cây cà phê không đòi hỏi khắt khe về đất, nó có thể
phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau như: Đất nâu đỏ, nâu vàng hoặc đất xám,
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 13
…. Trong đó, đất đỏ bazan cây cà phê sinh trưởng tốt, cho năng suất cao. Yêu cầu cơ
bản là có tầng đất mặt sâu từ 70 cm trở lên, có thành phần cơ giới trung bình đến hơi
nặng (đất thịt nhẹ- sét).
1.1.3.1.2. Thời tiết khí hậu
- Nhiệt độ
Mỗi loại cà phê sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong từng ngưỡng nhiệt độ
nhất định. Cây cà phê vối sinh trưởng phát triển thích hợp nhất ở nhiệt độ từ 22 –
26o
C. Cây cà phê chè ưa nóng ẩm với nhiệt độ 24-26o
C là thích hợp và nhiệt độ tới
thấp không dưới 7 o
C. Cà phê mít thích hợp với nhiết độ 23-25 o
C, nó nhạy cảm với
lạnh hơn là khô. Nói chung là cây cà phê cần nhiệt độ từ 20-25o
C, biên độ nhiệt là 15-
30o
C ngoại trừ cây cà phê vối có khả năng thích nghi ở nơi có biên độ nhiệt lớn hơn từ
5-32o
C.
- Ánh sáng
Cây cà phê vối thích hợp ánh sáng trực xạ yếu, do đó cần trồng cây che bóng để
điều hòa ánh sáng cho vườn cây cà phê hợp lý đặc biệt là giai đoạn kiết thiết cơ bản.
- Lượng mưa
Cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt ở những vùng có lượng mưa hàng năm
1.800 – 2.000 mm, có một mùa khô ngắn vào cuối và sau vụ thu hoạch để phân hóa
mầm hoa.
Độ ẩm không khí thích hợp với cây cà phê là từ 70% trở lên. Độ ẩm không khí
càng cao càng tốt đối với cây cà phê, đặc biệt là giai đoạn cây cà phê ra hoa. Cây cà
phê (Vối) thích hợp trong điều kiện ẩm độ cao, gần như bão hòa.
- Gió
Gió nóng, lạnh hay gió mạnh đều gây ảnh hưởng cho sinh trưởng phát triển cây
cà phê. Khi lập vườn cần trồng cây chắn gió phù hợp cho vườn cà phê. Tốc độ gió
thích hợp là 2 - 3 m/giây trong lô trồng.
Tóm lại: Cây cà phê có những yêu cầu sinh thái riêng, đòi hỏi điều kiện về đất đai
và thời tiết khí hậu thích hợp. Khi đáp ứng được những yêu cầu này cây cà phê sẽ sinh
trưởng và cho năng suất cao, chất lượng tốt. Trên thế giới, ở Brazil và Colombia điều
kiện tự nhiên rất thích hợp với cây cà phê. Nếu cây cà phê được trồng ở những nơi
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 14
không đáp ứng được các điều kiện trên thì cần phải khắc phục bằng các biện pháp kỹ
thuật như: tưới nước, trồng cây che bóng…Tuy nhiên thiên nhiên thường diễn biến rất
phức tạp. Thiên tai như sương muối, gió nóng…cùng với sâu bệnh ảnh hưởng rất lớn
đến việc sản xuất cà phê.
1.1.3.2. Nhân tố kỹ thuật sản xuất cà phê
Nhân tố kỹ thuật ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng cà phê. Hiện nay,
hàng loại những tiến bộ kỹ thuật mới đã được nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất
cà phê. Những nhân tố kỹ thuật tác động lớn nhất đến sản xuất cà phê bao gồm:
+ Giống: Chất lượng giống ảnh hưởng xuyên suốt đến toàn bộ quá trình sản xuất
cà phê. Các nhà khoa học đã cố gắng tạo ra các giống cây có năng suất, chất lượng
cao, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường và thích ứng được điều kiện
ngoại cảnh trên diện rộng.
+ Nhân tố lao động: Ảnh hưởng mạnh nhất là của yếu tố lao động tăng 1% công
lao động tăng năng suất 2.65%, tiếp đó. Vì sản xuất cà phê đòi hỏi người sản xuất phải
có được những hiểu biết nhất định về kỹ thuật và quản lý sản xuất cây công nghiệp
này. Vì vậy trình độ học vấn của chủ hộ sản suất cà phê là cơ sở để nắm bắt được
những kiến thức.
+ Phân bón và thuốc BVTV: Trong các khoản chi phí mà các hộ dân phải đầu tư
cho quá trình sản xuất của mình, thí yếu tố về phân bón và thuốc BVTV là không kém
phần quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả thu hoạch của hộ. Cách thức đầu tư và
quy trình bón phân và phun thuốc BVTV cũa mỗi hộ sẽ quyết định đến năng suất từ
vườn cây đem lại. Tùy từng điều kiện đất đai, khí hậu mà liều lượng bón và phun
thuốc cho hợp lý.
Những biện pháp kỹ thuật mới có ý nghĩa rất lớn với ngành cà phê. Cây cà phê
không những cho sản phẩm có năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, mà còn hạn chế
được những tác hại, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh. Chính những tiến bộ kỹ thuật
này đã hợp thành nhóm các nhân tố kỹ thuật sản xuất mà chúng ta cần quan tâm để
việc sản xuất cà phê cho hiệu quả cao nhất.
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 15
1.1.3.3. Nhân tố kinh tế - tổ chức sản xuất cà phê
Nhóm nhân tố này rất phức tạp vì nó là tổng hợp của những tác động của các vấn
đề kinh tế. Nhóm các nhân tố này cũng rất quan trọng vì nó cho có thể thúc đẩy hoặc
kìm hãm nhóm các nhân tố tự nhiên và nhân tố kỹ thuật. Điều kiện tự nhiên dù có
thuận lợi tới đâu nhưng nếu không có các biện pháp kinh tế- tổ chức sản xuất cà phê
hợp lý thì hiệu quả đạt được cũng không cao. Các nhân tố này bao gồm nhiều nhân tố
khác nhau như:
- Thị trường, giá cả cà phê quốc tế
- Quy hoạch, bố trí sản xuất cà phê
- Chính sách kinh tế với sản xuất cà phê
- Đầu tư xây dựng cơ bản và thâm canh
Tóm lại, khi sản xuất cà phê thì mỗi nhân tố trên đều có ảnh hưởng theo chiều
hướng, mức độ khác nhau nên cần phải được chú trọng kết hợp cả ba nhóm nhân tố đó
để mang lại kết quả sản xuất cao nhất.
1.1.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất cà phê
1.1.4.1. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất cà phê thông
qua các chỉ tiêu phân tích: GO, TC, IC, VA, MI, LN
- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là giá trị tính bằng tiền toàn bộ sản phẩm thu
được trên một đơn vị diện tích canh tác trong một chu kỳ sản xuất nhất định.
GO = Q * P
Trong đó: Q: Là khối lượng sản phẩm
P: Là giá trị đơn vị sản phẩm
- Tổng chi phí sản xuất (TC): Là toàn bộ những chi phí bằng tiền hoặc vật chất
của hộ.
- Chí phí trung gian (IC): Là bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất bao gồm:
chi phí vật chất và chi phí dịch vụ (thuê, mua ngoài).
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 16
- Giá trị gia tăng (VA): Là kết quả cuối cùng thu được sau khi trừ đi chi phí
trung gian của hoạt động sản xuất kinh doanh.
VA = GO – IC
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần tuý bao gồm cả công lao động
của gia đình tham gia sản xuất.
MI = VA – khấu hao TSCĐ – thuế
- Lợi nhuận (LN): Là phần thu nhập hỗn hợp còn lại sau khi đã trừ đi các khoản
chi phí lao động của gia đình và chi phí hiện vật của hộ.
- Chỉ tiêu (GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra
thì thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
- Chỉ tiêu (VA/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chí phí trung gian bỏ ra
thì thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
- Chỉ tiêu (LN/IC): Chi tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì
thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận .
- Chỉ tiêu (LN/TC): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được
bao nhiêu đồng lợi nhuận.
1.1.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê qua chỉ tiêu NPV, IRR
Để đánh giá đầy đủ qui mô lãi của cả thời kì kinh tế cho cây cà phê là 30 năm
trong phân tích tài chính thường sử dụng chi tiêu thu nhập thuần, được tính chuyển về
mặt bằng hiện tại kí hiệu là NPV (Net Present Value ).
- Giá trị hiện tại thu nhập thuần (NPV) phản ánh quy mô lãi của dự án ở mặt bằng
hiện tại.
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 17
Công thức được xác định như sau :
NPV
n
i
i
i
n
i
i
i
r
C
r
B
00
11
Trong đó : Bi: Doanh thu năm i
Ci: Chi phí năm i
n : Chu kỳ kinh tế của cây cà phê
r: Tỷ suất chiết khấu được chọn
- Thời gian thu hồi vốn đầu tư (PP): Là thời gian cần thiết để có thể thu hồi lại
toàn bộ số vốn đầu tư đã bỏ ra.
- Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR): Phản ánh mức lãi suất mà dự án có thể đạt được.
Hệ số hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất mà tại đó có giá trị NPV= 0. Công thức tính:
21
121
1
NPVNPV
)r(rNPV
rIRR
Trong đó: r1 là tỷ suất hoàn vốn thấp hơn được sử dụng
r2 là tỷ suất hoàn vốn cao hơn được sử dụng
NPV1 = NPV có được khi sử dụng tỉ suất r1
NPV2 = NPV có được khi sử dụng tỉ suất r2
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới
Cách đây hàng nghìn năm, cây cà phê đã được người dân du mục Ethiopi ngẫu
nhiên tìm thấy ở làng Cápfa, gần thủ đô Ethiopi. Đến thế kỷ thứ 6, cây cà phê lan dần
sang các nước và châu lục khác. Nhưng không phải ngay từ đầu cà phê đã được thừa
nhận là hấp dẫn và hữu ích mặc dù cho đến ngày nay không ai còn phủ nhận công
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 18
dụng và sự nổi tiếng của loại đồ uống này. Cà phê giúp con người tỉnh táo và minh
mẫn hơn trong mọi hoạt động và được coi như một món tráng miệng, một bữa ăn phụ
của nhiều nước trên thế giới.
Theo số liệu của tổ chức cà phê quốc tế (ICO) hiện nay có khoảng 20 đến 30
nước sản xuất cà phê tập chung chủ yếu vào các khu vực là : Bắc và Trung Mỹ, Nam
Mỹ, Châu Phi, Châu Á - Thái Bình Dương. Cũng theo thống kê của tổ chức này, tổng
sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2011/12 ước đạt 128,5 triệu bao, giảm 4,3% so với
niên vụ trước. Trong đó sản lượng cà phê Arabica đạt 80,8 triệu bao, giảm 4,3% so với
niên vụ trước và sản lượng cà phê Robusta đạt 47,7 triệu bao, giảm 2,6% so với niên
vụ trước. Nguyên nhân là do cây cà phê Arabica của Braxin bước vào chu kỳ cho sản
lượng thấp làm sản lượng của quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới này giảm
12%, góp phần làm giảm sản lượng của cả thế giới trong niên vụ này.
Ngoại trừ khu vực châu Phi, nơi mà sản lượng được kỳ vọng sẽ tăng 10% so với
niên vụ trước lên mức 17,8 triệu bao, sản lượng được dự báo giảm tại hầu hết các khu
vực sản xuất cà phê khác trên thế giới. Sản lượng của khu vực châu Á - Thái Bình
Dương trong niên vụ 2011/12 được dự báo đạt 34,7 triệu bao, giảm nhẹ 3,7% so với
niên vụ trước. Nguyên nhân là do lượng mưa lớn đã làm giảm sản lượng cà phê của
Việt Nam và Ấn Độ. Điều kiện thời tiết bất lợi cũng diễn ra tại nhiều nước thuộc khu
vực Trung Mỹ, làm sản lượng cà phê của khu vực này trong niên vụ 2011/12 giảm
6,2% so với niên vụ trước, đạt mức 18,1 triệu bao. Chỉ có sản lượng của Nicaragua và
Costa Rica được kỳ vọng có sự tăng trưởng nhẹ. Tại khu vực Nam Mỹ, sản lượng niên
vụ 2011/12 được dự báo giảm 7,6% so với niên vụ trước, xuống mức 58 triệu bao. Sản
lượng tại Colombia được dự báo sẽ không thể phục hồi sau 3 năm liên tiếp do lượng
mưa quá mức, tình trạng sâu, dịch bệnh trên cây cà phê và hoạt động tái canh.
1.2.2. Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam
Theo Vicofa (Hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam) Việt Nam được chia thành hai
vùng khí hậu phù hợp cho sản xuất cà phê. Vùng Tây Nguyên và tỉnh Đồng Nai có đất
đỏ bazan, rất thuận lợi để trồng cà phê vối và các tỉnh miền Bắc, với độ cao phù hợp
(khoảng 600-800m) phù hợp với cà phê chè. Việt Nam trồng hai loại cà phê chính: cà
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 19
phê vối và cà phê chè, trong đó diện tích cà phê vối chiếm tới hơn 95% tổng diện tích
gieo trồng.
Cà phê chủ yếu được trồng ở các vùng đồi núi phía Bắc và Tây Nguyên. Diện
tích cà phê tập trung nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên, tại các tỉnh như Đắk Lắk, Đắk
Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và chủ yếu là cà phê vối. Cà phê chè trồng chủ
yếu ở vùng Nam Trung Bộ, vùng núi phía Bắc do các vùng này ở vùng cao hơn, nhưng
với diện tích và sản lượng rất khiêm tốn, tập trung nhiều ở các tỉnh Quảng Trị, Sơn La
và Điện Biên.
Bảng 1: Diện tích - năng suất - sản lượng cà phê của các tỉnh niên vụ 2011 – 2012
STT
Địa
phương
Tổng
diện tích
(ha)
Kiến
thiết cơ
bản (ha)
Kinh
doanh
(ha)
Năng
suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1.000 tấn)
1 Đắk Lắk 200.161 9.832 190.329 25,12 487.748
2 Lâm Đồng 145.734 5.704 140.030 24,90 343.375
3 Gia Lai 77.627 2.060 75.567 20,20 151.771
4 Đắc Nông 116.350 35.331 81.019 22,20 179.658
5 Kon Tum 12.158 1.353 10.805 25,26 26.281
6 Đồng Nai 20.000 3.000 17.000 17,8 30.300
7 Bình Phước 14.938 3.431 11.507 19,50 19.593
8 BR-VT 7.071 152 6.919 19,50 13.485
9 Quảng Trị 5.050 - 5.050 15,00 5.968
10 Sơn La 6.371 2.635 3.736 16,10 6.014
11 Điện Biên 3.385 1.917 1.468 24,70 3.619
12
Các tỉnh
còn lại
5.700 - 5.700 10,00 5.200
Tổng 614.545 65.415 549.130 23,20 1.273.012
Nguồn của Sở NN & PTNT năm 2012
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 20
Với sự tăng trưởng mạnh về diện tích cũng như sản lượng, chất lượng, Việt Nam
đã trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng đầu trên thế giới với diện tích cà phê lên tới
xấp xỉ 615.000 ha đạt mức sản lượng trên 1.000.000 tấn (theo bộ NN & PTNT 2012).
Năm 2012 là năm thứ 5 liên tục diện tích thu hoạch cà phê của Việt Nam vượt qua
mốc 500.000 ha, sản lượng vượt qua mốc 1 triệu tấn, khối lượng xuất khẩu vượt qua mốc
1 triệu tấn. Tính theo niên vụ cà phê (từ 1/10/2011 đến 30/9/2012), Bộ NN & PTNT ước
tính khối lượng xuất khẩu đạt 1,6 triệu tấn, với kim ngạch đạt trên 3 tỷ USD.
Cà phê nằm trong nhóm 12 mặt hàng đạt kim ngạch từ 2 tỷ USD trở lên. Cà phê cũng là
mặt hàng có tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước khá cao (lượng tăng 34,6%, kim ngạch
tăng 29,5%, cao gấp gần 1,6 lần tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam).
Như vậy, xuất khẩu cà phê năm 2012 của Việt Nam cả về khối lượng, cả về kim ngạch đã
đạt đỉnh cao nhất từ trước tới nay và lần đầu tiên đã vượt qua Brazil lên đứng đầu thế giới.
Về thị trường, trong 8 tháng đầu năm, có 18 thị trường đạt mức nhập khẩu trên
10.000 tấn cà phê của Việt Nam, trong đó, có 15 thị trường đạt từ 20.000 tấn trở lên.
Nhập cà phê nhiều nhất từ Việt Nam là Đức (159.500 tấn), Mỹ (141.900 tấn), Italia
(76.900 tấn), Tây Ban Nha (71.300 tấn), Nhật Bản (58.900 tấn), Bỉ (43.600 tấn),
Indonesia (41.200 tấn), Mexico (34.300 tấn), Trung Quốc (30.100 tấn), Phillipines
(28.100 tấn), Pháp (24.500 tấn), Nga (23.400 tấn), Thái Lan (22.600 tấn)…
Đạt được kết quả trên do nhiều nguyên nhân, mà trước hết do diện tích thu hoạch
cà phê của nước ta tăng liên tục qua các năm: nếu năm 2000 mới đạt 477.000 ha, thì
năm 2005 đạt 484.000 ha, năm 2010 đạt 512.000 ha, năm 2011 đạt 534.000 ha.
Điều kiện tự nhiên phù hợp với cây cà phê cộng với triển vọng xuất khẩu của cà
phê đã có sức hấp dẫn đối với người dân mở rộng diện tích, chuyển dịch cơ cấu giống
cà phê có giá trị cao, tích cực chăm sóc để có năng suất, chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó, từ 2 năm nay người trồng cà phê đã tương đối chủ động tham gia điều
tiết thị trường, không còn tình trạng khi thu hoạch rộ thì ồ ạt bán ra làm cho giá cả bị
xuống thấp; khi giá xuống thấp thì lại càng bán ra vì sợ giá xuống thấp nữa. Đồng thời,
sự cạnh tranh thu mua cà phê giữa các công ty trong nước và doanh nghiệp nước ngoài
bước đầu đã tạo ra thị trường có lợi cho người trồng cà phê.
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 21
Tuy nhiên, theo Vicofa, sản lượng cà phê niên vụ 2012 - 2013 tiếp tục bị ảnh
hưởng do cây cà phê đã già cỗi, tuổi đời trên 20 năm, chiếm trên 30% tổng diện tích
sản xuất. Một số diện tích đã quá già cho năng suất thấp (dưới 1 tấn/ha), hạt nhỏ, hiệu
quả kinh tế thấp.
Bảng 2: Sản lượng cà phê Việt Nam theo niên vụ (từ tháng 10 – đến tháng 9)
2010/11 2011/12
ước tính
2012/13
dự báo
10/2010 10/2010 10/2011 10/2011 10/2012 10/2012
Số liệu cũ Điều chỉnh Số liệu cũ Điều
chỉnh
Số liệu
cũ
Điều
chỉnh
Sản lượng
(đơn vị:
nghìn)
1.168 1.200 1.260 1.560 1.350 1.450
Năng suất
(đơn vị:
tấn/ha)
2,12 2,18 2,21 2,44 2,25 2,25
Nguồn: USDA
1.2.3. Tình hình sản xuất cà phê ở Gia Lai
Hiện nay Gia Lai có trên 76.000 ha cà phê, (trong đó có trên 72.000 ha cà phê
kinh doanh), theo thồng kê mới nhất của Bộ NN & PTNT thì Gia Lai có diện tích
trồng cà phê đứng thứ 4 trong cả nước, sau Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đăk Nông.
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 22
Biểu đồ: Các tỉnh, khu vực trồng cà phê tại Việt Nam năm 2012
Nguồn: Bộ NN & PTNT Việt Nam
Cùng với việc tăng nhanh về diện tích, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm
canh như: chọn giống, bón phân, tưới nước, tạo tán, ... đã làm năng suất và sản lượng
cà phê tăng mạnh. Năm 2012, Gia Lai đạt sản lượng đạt trên 150.000 tấn cà phê nhân
xô, chiếm khoảng 14% sản lượng cà phê cả nước. Mặc dù diện tích đứng thứ tư, nhưng
Gia Lai đạt sản lượng thứ 3 sau Đăklăk và Lâm Đồng, được thể hiện qua biểu đồ sau:
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 23
Biểu đồ: Sản lượng cà phê Việt Nam theo tỉnh thành
Nguồn: Bộ NN & PTNT Việt Nam
Là tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa, sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi
khá lớn về sản lượng, đa dạng về chủng loại, với nguồn nguyên liệu dồi dào và rất tốt
cho ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đặc biệt, Gia Lai thuộc vùng khí hậu
cao nguyên nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn, không có bão và
sương muối, cùng với lượng đất bazan màu mỡ và dồi dào, rất thích hợp cho cây cà
phê phát triển. Cây cà phê đã thực sự tạo ra hiệu quả kinh tế, xã hội rất quan trọng và
to lớn cho người dân Gia Lai.
Cà phê là mặt hàng chủ lực chiếm giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn trên địa bàn
Gia Lai. Những năm 90 thế kỷ trước, năng suất bình quân 1 ha cà phê kinh doanh đạt
rất thấp nhưng gần đây cùng với việc tăng nhanh về diện tích, áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất đã làm tăng năng suất cà phê rõ rệt, bình quân 1 ha đạt
khoảng 4 - 6 tấn nhân.
Tuy nhiên gần đây, phần lớn diện tích cà phê do nông dân tự chọn giống để trồng,
thời gian gần đây không ít diện tích đã bộc lộ nhiều nhược điểm, có xu hướng giống bị
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 24
thoái hoá. Trong khi đó, các hoạt động khoa học - công nghệ và công tác khuyến nông
chưa đáp ứng kịp yêu cầu của thực tiễn sản xuất.
Chất lượng sản phẩm cà phê Gia Lai có phần giảm sút do các doanh nghiệp và
các hộ gia đình sản xuất cà phê chưa chú trọng việc chọn giống, trồng, chăm sóc, bón
phân, phun thuốc bảo vệ thực vật, công tác quản lý bảo vệ chưa tốt, thu hoạch quả
xanh chiếm tỉ lệ cao, phơi, sấy, chế biến, bao bì, bảo quản, chưa đảm bảo theo qui
trình kỹ thuật, dẫn đến chất lượng cà phê nhân giảm, chưa đáp ứng với yêu cầu của
khách hàng trong và ngoài nước.
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CÀ PHÊ Ở XÃ DUN, HUYỆN CHƯ
SÊ, TỈNH GIA LAI.
2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ DUN
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý và địa hình
- Vị trí địa lý: Xã Dun nằm ở phía Bắc huyện Chư Sê.
+ Phía bắc giáp xã Albá, huyện Chư Sê.
+ Phía nam giáp thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê.
+ Phía đông giáp xã Kông Htôk và xã Ia Pal, huyện Chư Sê.
+ Phía tây giáp xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê.
- Địa hình: Nằm trên dải cao nguyên Pleiku kéo dài xuống phía nam, ở độ cao
750 – 800m so với mực nước biển. Địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc trung bình
< 8%.
Điều kiện nông hóa, thổ nhưỡng
Tài nguyên đất của xã được kiến tạo bởi 3 nhóm đá mẹ là đá macma acid, đá
macma kiềm và trung tính, nhóm đá sét và biến chất. Nhóm macma kiềm và trung tính
có diện tích lớn nhất. Đây là loại đất bazan có tầng đất dày trên 80cm, có màu nâu đỏ
và nâu thẫm, hàm lượng mùn khá cao, màu mỡ. Đất đỏ bazan được coi là nguồn tài
nguyên lớn nhất và quan trọng nhất đối với sự phát triển của nông nghiệp. Thổ nhưỡng
đất có nhiều nguyên tố vi lượng rất thích hợp với cây công nghiệp dài ngày có giá trị
kinh tế cao, cây lương thực và cây ăn quả.
Khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa
- Khí hậu: Xã Dun thuộc vùng nhiệt đới gió mùa cao nguyên, vùng khí hậu phía
tây, á vùng khí hậu phía nam và nằm trọn trong vùng khí hậu thung lũng sông Ba và
phụ lưu sông Srêpôk. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô bắt
đầu từ tháng 11 sang tháng 4 năm sau, thời gian còn lại trong năm là mùa mưa.
- Nhiệt độ trung bình trong năm là 21.80
C, mức cao tuyệt đối là 35.50
C vào
tháng tư và mức thấp tuyệt đối là 8.70
C vào tháng 12.
- Độ ẩm bình quân là 82,2 %, thấp nhất vào tháng 3 (70,8%) và cao nhất vào
tháng 8 (92,6%)
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 26
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
Điều tra dân số và lao động giúp ta biết được quy mô, cơ cấu dân số, phản ánh
được số lao động hiện có của địa phương, đồng thời nắm được tình trạng cũng như nhu
cầu lao động của địa bàn nghiên cứu. Tình hình dân số và lao động của xã được phản
ánh qua bảng sau:
Bảng 3: Biến động dân số và lao động của xã giai đoạn 2010 - 2012
ĐVT: Người
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2012/2010
± %
Dân số 3.816,00 4.177,00 4.277,00 + 461,00 112,08
- Dân tộc kinh 2.212,00 2.282,00 2.315,00 + 103,00 104,66
Nam 1.155,00 1.225,00 1.284,00 + 129,00 111,17
Nữ 1.057,00 1.057,00 1.031,00 - 26,00 97,54
- Dân tộc thiểu số 1.604,00 1.895,00 1.962,00 + 358,00 122,32
Lao động
- Trong độ tuổi LĐ 2.292,00 2.567,00 2.594,00 + 302,00 113,18
Nam 1.139,00 1.403,00 1.571,00 + 432,00 137,93
Nữ 1.153,00 1.164,00 1.023,00 - 130,00 88,73
Nguồn: UBND xã
Từ bảng 3 cho thấy, tổng dân số năm 2012 của xã là 4.277 nhân khẩu, tăng
12,08% so với năm 2010. Dân tộc kinh tăng 4,66% so với năm 2010, trong đó, nam
tăng 129 người, tức tăng 11,17%, tuy nhiên nữ lại giảm 26 người, giảm 2,46% so với
năm 2010. Đồng bào dân tộc thiểu số năm 2012 là 1.962 người, chiếm 45,87% dân số
của xã, năm 2012 số đồng bào tăng 22,32% so với năm 2010. Qua đó ta có thể thấy,
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 27
dân số của xã tăng chủ yếu là do sự tăng lên của đồng bào dân tộc thiểu số, đây là một
khó khăn lớn cho việc quản lý cũng như phát triển kinh tế xã hội của xã.
Tổng số người trong độ tuổi lao động của xã năm 2012 là 2594, tăng 13,18% so
với năm 2010. Trong đó, nam tăng 37,93% và nữ giảm 11,27%. Qua đó cho thấy, lao
động nam chiếm phần lớn lực lượng lao động của xã. Đây là lợi thế trong sản xuất
nông nghiệp, vì làm nông bao gồm chủ yếu các công việc nặng nhọc, do đó với lực
lượng lao động nam đông hơn sẽ góp phần giảm được thời gian lao động và chi phí
thuê nhân công.
2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai
Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được trong sản
xuất nông nghiệp. Nếu biết cách sử dụng đất hợp lý và khoa học sẽ mang lại giá trị
cao, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Tình hình sử dụng đất đai của xã được thể
hiện qua bảng sau:
Bảng 4: Quy mô, cơ cấu đất đai của xã giai đoạn 2010 - 2012
Chỉ tiêu 2010 2012 2012/2010
Ha % Ha % ± %
Tổng diện tích đất tự
nhiên
1.994,32 100,00 1.994,32 100,00 0,00 0,00
1. Đất phi nông
nghiệp
304,45 15,27 443,95 22,26 + 139,50 145,82
2. Đất SXNN 1.005,42 50,41 1.492,30 74,83 + 486,88 148,43
- Cà phê 321,10 16,10 805,92 40,41 + 484,82 250,99
3. Đất chưa sử dụng 684,45 34,32 58,07 2,91 - 626,38 8,48
Nguồn: UBND xã
Qua bảng 4 cho thấy, tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 1.994,32 ha. Năm
2012, diện tích đất phi nông nghiệp của xã là 443,95 ha, chiếm 22,26% tổng diện tích
đất của xã, tăng 45,82% so với năm 2010. Còn diện tích đất chưa sử dụng năm 2012 là
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 28
58,07 ha, chiếm 2,91%, giảm 91,52% do người dân tích cực khai hoang, mở rộng đất
đai để đưa vào sử dụng, nhờ vậy đã giảm được diện tích đất bỏ trống.
Diện tích đất nông nghiệp của xã năm 2012 là 1.492,3 ha, chiếm đến 74,83%
tổng diện tích đất tự nhiên của xã, tăng 48,43% so với năm 2010. Trong đó, diện tích
cà phê năm 2012 đạt 805,92 ha, chiếm khoảng 40,41% diện tích tự nhiên của xã, tăng
đến 150,99% so với năm 2010 do năm 2011 cà phê đạt năng suất và sản lượng cao, vì
vậy các hộ dân đã khai hoang đất đai, chuyển diện tích cây trồng hàng năm sang trồng
cà phê, khiến cho diện tích cà phê tăng cao trên địa bàn xã.
2.1.3. Kết cấu hạ tầng giao thông
Xã Dun là địa bàn nằm ở phía bắc huyện Chư Sê, nằm trên quốc lộ 25. Phía tây
kết nối thành phố Pleiku với tỉnh Kon Tum. Từ Pleiku theo quốc lộ 19 xuống cảng
Quy Nhơn. Phía đông kết nối với tỉnh Khánh Hòa và quốc lộ 14 thuộc tuyến đường Hồ
Chí Minh chạy dọc theo hướng bắc - nam. Từ quốc lộ 14 kết nối với Buôn Ma Thuột
và vào thành phố Hồ Chí Minh. Với hệ thống giao thông như vậy tạo điều kiện thuận
lợi cho vận chuyển hàng hóa và giao lưu kinh tế giữa địa phương với các vùng miền
trong nước.
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ CỦA XÃ
2.2.1. Tình hình sản xuất cà phê
Sau giải phóng năm 1975, Đảng – Nhà nước có chủ chương và các biện pháp để
tổ chức triển khai phát triển cà phê trên toàn vùng Tây Nguyên. Cây cà phê có mặt tại
xã năm 1986 và phát triển nhanh nhất bắt đầu từ năm 1995 (106,72 ha) trở đi và tăng
đỉnh điểm vào năm 2000 (731,60 ha).
Từ năm 2005, theo chủ trương của huyện Chư Sê về việc giảm diện tích đối với
những diện tích cà phê kém năng suất, điều kiện canh tác khó khăn (xa nguồn nước
tưới, đất không thích hợp,…) để chuyển đổi sang cây trồng khác. Vì vậy diện tích cà
phê giảm đáng kể. Từ năm 2007 đến năm 2010, diện tích cà phê của xã mới ổn định ở
mức 300 ha.
Hiện nay, các hộ gia đình đang tích cực trồng mới, tái canh vườn cà phê, làm tăng
diện tích cà phê lên cao. Bên cạnh đó, hình thức tổ chức sản xuất cà phê ở đây khá đa
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 29
dạng: công ty TNHH một thành viên cà phê Gia Lai, HTX cà phê huyện Chư Sê và hộ
gia đình nông dân, khiến cho tốc độ phát triển cà phê khá nhanh trên địa bàn xã.
HTX cà phê Tân Nông Nguyên được thành lập nhằm giúp cho những hộ sản xuất
cà phê nâng cao năng suất, chất lượng vườn cây mang tính bền vững, đem lại lợi
nhuận cao cho người trồng cà phê. Với mục tiêu “Sản xuất cà phê đạt chất lượng tốt
nhất, bán được cà phê với giá cao nhất, mua vật tư nông nghiệp với giá thấp nhất và
tương trợ, cùng nhau phát triển sản xuất, kinh doanh cà phê theo hướng bền vững”.
Tham gia HTX, các hộ nông dân sẽ được mua vật tư nông nghiệp với giá thấp
hơn giá thị trường, khi thu hoạch, HTX sẽ trực tiếp tới thu mua cà phê tại các hộ, nhờ
đó các hộ nông dân không bị ép giá, đồng thời, HTX còn tiến hành cử người tới tập
huấn kỹ thuật chăm sóc cà phê cho các hộ đã tham gia vào HTX.
Ban đầu các hộ sẽ đóng một khoản tiền là hai triệu để làm tài khoản xã viên, đồng
thời đó cũng coi như khoản tiền mà HTX mượn tạm để xoay vòng vốn và chi trả cho
hoạt động của HTX, khoản tiền này không có lãi phát sinh nhưng sẽ hoàn trả lại cho
xã viên nếu họ rút ra khỏi HTX. Tuy nhiên, khi tham gia vào HTX các nông hộ có thể
mua vật tư như phân bón, thuốc trừ sâu, … của HTX mà không cần trả bằng tiền mặt,
hoặc vay vốn của HTX với lãi ưu đãi.
Tuy nhiên, số hộ tham gia HTX còn thấp là do các hộ chưa nắm được hình thức
tổ chức sản xuất, chưa biết được cách thức hoạt động cũng như những lợi ích có được
khi tham gia vào HTX. Ngoài ra, khi tham gia HTX, mỗi hộ dân phải góp vốn điều lệ
là hai triệu đồng để làm kinh phí hoạt động cho HTX, dó đó có nhiều hộ gia đình cho
rằng HTX hoạt động như một số HTX kiểu cũ, các hộ góp vốn vào HTX, nếu HTX
hoạt động thua lỗ thì phải tiếp tục góp vốn để bù lỗ, vì thế họ không muốn tham gia.
Nhưng thực chất của HTX thành lập là để giúp người dân phát triển sản xuất theo
hướng bền vững chứ không phải là HTX sản xuất kinh doanh cà phê, khi tham gia vào
HTX, các hộ chỉ phải góp một lần duy nhất khi mới vào HTX, cà phê của dân được
HTX bán giúp và hoàn trả lại cho người dân, HTX chỉ giữ lại 10% làm vốn để hoạt
động cho HTX.
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 30
Công ty TNHH một TV cà phê Gia Lai do tỉnh Gia Lai thành lập với 5 chi nhánh,
chi nhánh huyện Chư Sê được thành lập năm 1990, bao gồm 5 đội sản xuất nằm rải rác
trên địa bàn các xã. Công ty đầu tư cho toàn bộ vườn cây và thu sản phẩm, công nhân
chỉ có nhiệm vụ chăm sóc và được nhận lương hàng tháng. Tuy nhiên, cách thức hoạt
động này không có hiệu quả nên đến năm 2006, công ty chuyển sang giao khoán toàn
bộ sản phẩm cho người dân. Các hộ dân sẽ tự bỏ chi phí đầu tư, công ty không hỗ trợ
cho các hộ nhưng họ có thể vay tiền của công ty và trả bằng cà phê. Sau khi thu hoạch,
mỗi hộ sẽ nộp cho công ty 3 tấn cà phê tươi, phần còn lại có thể bán cho công ty theo
giá thời điểm trên thị trường.
Bảng 5: Tình hình phát triển sản xuất cà phê của xã niên vụ 2010/2012
2010 2011 2012 2012/2010
Biến động diện tích cà phê (ha) ± %
Toàn xã 321,10 330,40 805,92 + 484,82 250,99
Công ty TNHH 175,00 175,00 175,00 0,00 0,00
HTX 35,58 38,64 109,45 + 73,87 307,62
Nông hộ 110,52 116,76 521,47 + 410,95 471,83
Biến động năng suất cà phê tươi (tấn/ha)
Toàn xã 16,00 19,00 13,50 -2,50 84,38
Công ty TNHH 16,50 19,00 14,50 -2,00 87,88
HTX 17,00 20,50 15,50 -1,50 91,18
Nông hộ 14,50 16,50 12,00 -2,50 82,76
Nguồn: UBND xã
Qua bảng 5 cho thấy, diện tích cà phê của toàn xã năm 2012 là 805,92 ha, tăng
150,99% so với năm 2010, do các hộ nông dân khai hoang đất bỏ trống, chuyển diện
tích cây hàng năm sang trồng cà phê, nhờ vậy mà diện tích trồng cà phê của xã tăng
cao. Trong đó, diện tích của các hộ nhận khoán vườn cà phê của công ty cà phê huyện
Chư Sê là 175 ha, diện tích này không tăng là vì diện tích đất sản xuất cà phê của công
ty là do tỉnh Gia Lai cấp với một quy mô nhất định và không đổi, công ty chỉ sản xuất
kinh doanh trong quỹ đất đó. Diện tích của các hộ tham gia HTX năm 2012 là 109,45
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 31
ha, tăng 207,62% so với năm 2010 và diện tích của nông hộ năm 2012 là 410,95 ha,
tăng 371,83% so với năm 2010.
Mặc dù năm 2012, diện tích cà phê của xã tăng cao, nhưng do tình hình diễn biến
phức tạp của thời tiết, khí hậu nóng lên làm hạn hán kéo dài vào mùa khô, tình trạng
thiếu nước xảy ra ở nhiều nơi khiến cho năng suất và sản lượng cà phê giảm từ 30 –
50% so với năm 2011, nhưng nhờ giá cà phê năm 2012 tăng cao nên cũng bù lại được
phần nào doanh thu bị mất.
Năm 2012, năng suất của toàn xã khoảng 13,5 tấn cà phê tươi/ha, giảm 15,62%
so với năm 2010. Trong đó, năng suất của các hộ nhận khoán công ty là 14,5 tấn/ha,
giảm 12,12% và các hộ tham gia HTX đạt 15,5 tấn/ha, giảm 8,82%; các hộ nông dân
chỉ đạt 12 tấn/ha, giảm 17,24% so với năm 2010.
Như vậy, do hình thức sản xuất chưa hợp lý, thiếu khoa học nên mặc dù có diện
tích cà phê lớn nhất nhưng các hộ nông dân lại có năng xuất thấp hơn so với các hình
thức tổ chức sản xuất khác. Từ đó cho thấy, dù tác động của điều kiện ngoại cảnh
nhưng nếu biết cách chăm sóc cà phê hợp lý sẽ giảm được rủi ro, vì vậy các nông hộ
cần đưa ra nhưng phương án để sản xuất cà phê hiệu quả.
2.2.2. Thuận lợi và khó khăn
- Thuận lợi
+ Xã Dun có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế, giao lưu giữa các vùng. Đồng thời với diện tích đất tự nhiên có phần lớn
diện tích sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, các loại đất phù hợp với các cây
lâu năm và cây ngắn ngày, trong đó nổi bật là cà phê, tiêu và lúa, là điều kiện tốt để ổn
định tình hình an ninh lương thực và phát triển kinh tế.
+ Sự lãnh đạo trực tiếp, quan tâm đến sản xuất cà phê của nông hộ, tạo điều kiện
cho việc phát triển sản xuất cà phê.
+ Nhiều hộ gia đình đã được tập huấn kỹ thuật, tham gia hội thảo và học hỏi được
nhiều kỹ thuật chăm sóc cà phê hiệu quả.
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 32
- Khó khăn
+ Biến đổi khí hậu dẫn đến thiếu nước, khô hạn vào mùa khô.
+ Doanh thu hàng năm của nông hộ phải dung cho việc chi trả trong gia đình, trả
tiền và lãi vay năm trước nên không có vốn để đầu tư. Bên cạnh đó lại không được hỗ
trợ của ngân hàng chính sách vì vậy một số gia đình đã đi vay đại lý vật tư với lãi cao.
+ Giá phân hữu cơ cao nên nhiều hộ gia đình không dám mua mà thay bằng phân
hóa học khiến vườn cây suy kiệt, giảm năng suất và sản lượng.
+ Tiêu thụ sản phẩm nhỏ lẻ dẫn đến bị lái buôn ép giá.
+ Nông dân thiếu thông tin về thị trường.
+ Đời sống của đồng bào thiểu số còn nhiều khó khăn, trình độ văn hóa còn thấp,
hạn chế trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống và sản xuất.
+ Cơ sở hạ tầng đã xuống cấp, chưa đáp ứng được hết nhu cầu tưới tiêu của
người dân trên địa bàn.
+ Môi trường trong khu dân cư còn bị ô nhiễm, hiện tượng xói mòn, rửa trôi còn
xảy ra.
+ Giao thông ở một số thôn xa trung tâm, ở các thôn đồng bào dân tộc thiểu số đi
lại còn khó khăn.
2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA
2.3.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra
2.3.1.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra
Từ trước năm 1995, dân cư đến sinh sống ở địa bàn xã còn thưa thớt, số lượng
vườn cây ít với chất lượng thấp nên không phản ánh được thực tế hoạt động trồng cà
phê của các hộ. Vì vậy, chúng tôi tiến hành điều tra các hộ bắt đầu trồng cà phê từ năm
1995, với tổng số 40 hộ để thấy rõ thực trạng sản xuất cà phê của hộ. Cụ thể gồm 2
thôn:
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 33
- Greo Sék: Với 20 hộ không tham gia HTX, đại diện cho 142 hộ của thôn.
- Thôn Bình Minh: Với 20 hộ tham gia HTX, đại diện cho 135 hộ của thôn.
Tổng số nhân khẩu bình quân của hai thôn là 3,75 khẩu/hộ. Cụ thể, ở Greo Sék là
3,55 khẩu/hộ và thôn Bình Minh là 3,95 khẩu/hộ. Nhìn chung, số nhân khẩu thuộc hai
thôn không chênh lệch nhau nhiều lắm.
Ngoài yếu tố về nhân khẩu thì các yếu tố độ tuổi trung bình, trình độ văn hoá và
kinh nghiệm sản xuất cũng không kém phần quan trọng đối với các chủ hộ. Theo kết
quả điều tra cho thấy độ tuổi và trình độ văn hoá của các chủ hộ ở hai thôn tương đối
tốt để có thể tiếp cận và vận dụng kỹ thuật, máy móc hiện đại trong việc trồng mới,
chăm sóc cũng như thu hoạch quả.
Qua bảng 5 cho thấy, chủ hộ thuộc hai thôn có độ tuổi trung bình là 44,48 tuổi và
trình độ văn hoá trung bình chủ hộ 7,65/10. Trong đó, độ tuổi và trình độ văn hóa của
chủ hộ thuộc thôn Bình Minh cao hơn Greo Sék. Cụ thể là Greo Sék có độ tuổi trung
bình của chủ hộ là 43,35 và trình độ văn hóa 7,05, thôn Bình Minh có độ tuổi trung
bình chủ hộ là 44,48 và trình độ văn hóa là 8,25, vì thế họ có nhiều thuận lợi hơn trong
sản xuất cà phê.
Nhìn chung, các hộ được điều tra cho hai thôn đều có khả năng và năng lực rất
lớn trong sản xuất cà phê. Đây là một thuận lợi lớn để góp phần vào quá trình phát
triển sản xuất cà phê của xã, góp phần phát triển nền kinh tế.
Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay
thế được, nó tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất với tư cách vừa là đối tượng lao
động, vừa là tư liệu lao động, đất đai quyết định đến năng suất và chất lượng của cây
trồng, giá trị sản xuất được tạo ra ngày một lớn nếu chúng ta biết hợp lí nguồn đất đai.
Vì vậy, cần có những biện pháp canh tác hợp lý để sử dụng đất có hiệu quả và lâu dài.
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 34
Bảng 6: Đặc trưng cơ bản của các hộ điều tra
Tính bình quân hộ
Nguồn số liệu điều Nguồn số liệu điều tra năm 2012
Qua bảng 6 cho thấy, diện tích đất nông nghiệp bình quân mỗi hộ ở thôn Bình
Minh là 1,87 ha, gấp khoảng 1,35 lần so với thôn Greo Sék. Trong đó, tại thôn Bình
Minh, đất trồng cây cà phê bình quân/hộ là 1,22 ha, chiếm 65,24 tổng diện tích đất
SXNN còn thôn Greo Sék, đất trồng cà phê bình quân/hộ là 0,98, chiếm 70,50%. Từ
đó cho thấy, trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thì cây cà phê là cây trồng chủ
lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Khi nông hộ có nhiều đất sản xuất thì sẽ có lợi thế rất lớn trong nông nghiệp cũng
như các nghành khác. Khi có lợi thế về đất đai thì có thể mở rộng sản xuất, áp dụng
Chỉ tiêu ĐVT
Thôn
Greo Sék
Thôn Bình
Minh
BQC
1. BQ nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 3,55 3,95 3,75
2. Độ tuổi TB của chủ hộ Năm 43,35 45,60 44,48
3. Trình độ văn hoá Lớp 7,05 8,25 7,65
4. Lao động Công/hộ 331,55 382,25 356,90
- Lao động gia đình Công/hộ 125,45 151,70 138,58
- Thuê Công/hộ 206,10 230,55 218,33
5. Tổng diện tích đất SXNN Ha/hộ 1,39 1,87 1,63
- Đất trồng cà phê Ha/hộ 0,98 1,22 1,10
6. Tổng số vốn Triệu đồng/hộ 95,00 100,50 97,75
- Vốn vay Triệu đồng/hộ 35,00 25,50 30,25
- Vốn tự có Triệu đồng/hộ 60,00 75,00 67,50
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 35
được nhiều khoa học kỹ thuật, đưa máy móc hiện đại áp dụng trong quá trình sản xuất,
từ đó nâng cao hiệu quả trong sản xuất hơn.
Theo kết quả điều tra, nghề nghiệp chủ yếu của các hộ là làm nông, vì thế họ sử
dụng lao động gia đình là chủ yếu, và theo đánh giá khách quan thì những người dân
địa phương chủ yếu là những gia đình đi vào làm kinh tế mới từ các tỉnh phía Bắc, nên
bản chất lao động cần cù, khả năng lao động khá tốt, điều đó đã góp phần giảm bớt
được chi phí thuê lao động. Vì vậy, lao động thuê ngoài chỉ mang tính chất mùa vụ,
chủ yếu vào lúc bón phân hay thu hoạch. Thành phần tham gia lao động thêm khá lớn,
từ nhiều tỉnh xa đến và có cả đồng bào dân tộc, ở nhiều lứa tuổi khác nhau.
Với 40 hộ điều tra thì lao động bình quân mỗi hộ tính cho cả 2 thôn là 356,90
công/hộ. Trong đó lao động gia đình là 138,58 công/hộ, chủ yếu là do bố mẹ làm còn
con cái đi học hoặc đi làm ngành nghề khác. Lao động thuê là 218,33 công/hộ, phần
lớn số lao động này được các hộ thuê vào dịp thu hoạch, thời gian khoảng 1 đến 2
tháng.
Nói chung, các hộ gia đình có lượng lao động tương đối dồi dào, hầu như các hộ
tận dụng nguồn lao động chính của gia đình điều này sẽ giảm bớt một phần nào đó
trong khoản chi phí thuê nhân công.
Đối với sản xuất thì vấn đề về vốn là rất quan trọng, đặc biệt trong ngành trồng
trọt thì đối với cây công nghiệp lâu năm vấn đề về đầu tư luôn cần một khoản vốn khá
lớn mới có thể tiến hành hoạt động sản xuất. Cây cà phê là một cây công nghiệp dài
ngày, thời gian kiến thiết cơ bản kéo dài 2 - 3 năm. Do vậy, quá trình huy động vốn và
sử dụng vốn trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của cả quá trình
kinh doanh cây cà phê.
Từ số liệu của bảng 6 ta thấy, vốn vay bình quân/hộ của hai thôn là 30,25 triệu
đồng. Greo Sék có vốn vay là 35 triệu và vốn tự có là 60 triệu. Còn thôn Bình Minh có
vốn vay là 25,50 triệu đồng, vốn tự có là 75 triệu đồng.
Qua số liệu điều tra cho thấy các hộ ở Greo Sék có mức đầu tư cao hơn so với các
hộ thôn Bình Minh, do họ không tham gia HTX, không được hỗ trợ nên tốn chi phí
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 36
đầu vào cao hơn thôn Bình Minh, đồng thời không được tham gia tập huấn kỹ thuật
nên các hộ ở Greo Sék sử dụng dư thừa phân bón, dẫn đến tăng chi phí. Vì vậy để đảm
bảo lượng vốn đầu tư, ở Greo Sék, tiền vay cao hơn vì vốn tự có của hộ thấp hơn thôn
Bình Minh. Nhưng ta thấy, mức vay của hai thôn vẫn còn thấp do tâm lý ngại đi vay
và sử dụng nguồn vốn tự có là chủ yếu.
Nhìn chung, các hộ ở hai thôn đã biết tích lũy vốn đầu tư cho sản xuất cà phê.
Lượng vốn này sẽ được sử dụng để đầu tư trong năm và thu hồi lại sau khi thu hoạch.
Như vậy, vốn là một nhân tố quan trọng trong việc đầu tư của hộ.
2.3.1.2. Tình hình trang bị kỹ thuật của các hộ điều tra
Trong sản xuất nông nghiệp thì yếu tố về trang thiết bị đóng vai trò tương đối
quan trọng đối với quá trình sản xuất của nông hộ. Công cụ sản xuất không những
giúp nâng cao năng suất lao động mà còn tiết kiệm được nhiều chi phí cũng như thời
gian. Đối với sản xuất cà phê thì yếu tố trên càng quan trọng, vì hầu hết các quá trình
sản xuất đều có sử dụng đến máy móc.
Từ bảng 7 cho thấy, thôn Bình Minh đã đầu tư vào mua sắm trang thiết bị đầu tư
vào sản xuất kinh doanh nhiều hơn ở Greo Sék. Cụ thể, máy bơm nước bình quân mỗi
hộ ở Greo Sék là 0,75 chiếc, ở thôn Bình Minh bình quân mỗi hộ 0,85 chiếc. Xe công
nông bình quân mỗi hộ Greo Sék là 0,20 chiếc và ở thôn Bình Minh là 0,3 chiếc, ngoài
tác dụng chuyên chở thì xe công nông cũng được sử dụng như đầu bơm nước, vì thế
nhiều hộ gia đình có xe thì sẽ không mua thêm máy bơm nước nữa.
Bình quân mỗi hộ ở Greo Sék có 0,35 chiếc máy xay sát, còn ở thôn Bình Minh
bình quân 0,45 chiếc. Hầu như các hộ sau khi thu hoạch sẽ bán cà phê tươi hoặc cà phê
khô, chỉ khi cất trữ thì các hộ mới xay ra cà phê nhân, vì thế ít hộ gia đình đầu tư mua
máy xay sát. Ở cả 2 thôn, các hộ nông dân đều có bình phun thuốc sâu, bình quân mỗi
hộ là 1 chiếc.
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 37
Bảng 7: Công cụ sản xuất cà phê của hộ được điều tra
Tính bình quân hộ
Phương tiện sản xuất ĐVT
Nhóm hộ
BQC
Thôn Greo
Sék
Thôn Bình
Minh
Máy bơm nước Chiếc 0,75 0,85 0,80
Xe công nông Chiếc 0,25 0,30 0,28
Máy xay sát Chiếc 0,35 0,45 0,40
Bình phun thuốc Chiếc 1,00 1,00 1,00
Ống nước Cuộn 4,00 4,30 4,15
Béc tưới nước Chiếc 1,30 1,85 1,44
Nông cụ 1.000 đ 1.670,00 2.485,00 2.077,50
Nguồn số liệu điều tra năm 2012
Để phục vụ cho việc tưới cà phê cần có ống nước, bình quân cho cả 2 thôn là
4,15 cuộn/hộ. Trong đó, Greo Sék là 4,00 cuộn/hộ và thôn Bình Minh là 4,30 cuộn
trên hộ. Ở thôn Bình Minh, do được tập huấn và hướng dẫn đưa trang thiết bị kỹ thuật
vào sản xuất nên bình quân mỗi hộ có 1,85 chiếc béc, sử dụng béc tưới giúp nông hộ
giảm thời gian và công lao động cho việc tưới nước, nhưng ở Greo Sék có ít hộ đầu tư
vào mua béc, các hộ vẫn sử dụng phương pháp tưới dí là chủ yếu.
Nông cụ ở đây là những vật rẻ tiền mau hỏng như bao, bạt, dây buộc, kéo cắt
cành, cuốc, rổ, …… Bình quân chung cho cả hai thôn năm 2012 là 2.077,50 nghìn
đồng/hộ. Trong đó ở thôn Bình Minh là 2.485 nghìn đồng/hộ, các hộ điều tra ở thôn
Greo Sék có diện tích nhỏ hơn nên chỉ tốn 1.670 nghìn đồng/hộ.
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 38
Qua số liệu điều tra ta thấy, nhờ được tập huấn kỹ thuật mà các hộ gia đình ở
thôn Bình Minh đã biết đầu tư trang thiết bị vào sản xuất, giúp giảm công lao động và
chi phí thuê nhân công.
2.3.1.3. Năng suất, sản lượng của các hộ điều tra
Năng suất và sản lượng là hai yếu tố phản ánh hiệu quả của quá trình sản xuất,
phản ánh việc sử dụng các yếu tố đầu vào cũng như là sự đầu tư cho sản xuất cây cà
phê. Vì vậy việc nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng là vấn đề mà các nông hộ rất
quan tâm vậy nên để có năng suất cao thì không chỉ đòi hỏi người sản xuất phải đầu tư
đúng mức mà còn phải đúng cách. Để thấy được năng suất, sản lượng của các nông hộ
trên địa bàn 2 thôn của xã Dun, ta xét bảng số liệu sau:
Bảng 8: Diện tích, năng suất, sản lượng của các hộ điều tra
STT Chỉ tiêu ĐVT
Nhóm hộ
BQC
Thôn Greo
Sék
Thôn Bình
Minh
1 Diện tích Ha/hộ 0,98 1,22 1,10
2 Năng suất Tấn/ha 14,03 16,11 15,07
3 Sản lượng cà phê tươi Tấn/hộ 13,75 19,65 16,70
Nguồn số liệu điều tra năm 2012
Qua bảng trên cho thấy, nếu được tập huấn kỹ thuật, được tạo điều kiện phát triển
sản xuất với chi phí đầu vào thấp và đầu ra bán với giá cao, đồng thời được đầu tư áp
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì đương nhiên năng suất và sản lượng sẽ cao
hơn. Năm 2012, thôn Bình Minh có năng suất 16,11 tấn/ha còn thôn Greo Sék chỉ đạt
14,03 tấn/ha.
Đối với sản xuất nông nghiệp thì năng suất là kết quả của sự tác động rất nhiều
yếu tố như trình độ thâm canh, khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng,…vì vậy trong quá trình
sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân của sự chênh lệch về năng suất, sản
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 39
lượng giữa các nhóm hộ trong hai thôn, đó là đối với nhóm hộ thuộc thôn Bình Minh
thì do tham gia vào HTX nên họ biết cách đầu tư trang bị phương tiện sản xuất, có vốn
để đầu tư do đó một phần nào tiết kiệm được chi phí do giá của vật tư nông nghiệp đầu
vào thấp hơn, lợi nhuận cao hơn nhờ bán được giá, vay mượn vốn ít hơn và họ chủ
động hơn trong sản xuất. Còn những hộ ở Greo Sék thì họ phải vay mượn nhiều hơn
để đủ vốn chi trả chi phí đầu vào đắt hơn, đồng thời phải cắt giảm bớt đầu tư trang
thiết bị, phân bón hóa học do đó vườn cây càng ngày càng suy thoái và kéo theo sự
giảm về năng suất.
Trong những năm gần đây giá cà phê tuy tăng cao nhưng kéo theo đó là giá vật tư
cũng leo thang như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhiên liệu, tiền công lao động, …
cũng tăng theo rất nhanh nên lợi nhuận thực chất mà người sản xuất cà phê thu được
cũng không cao. Mặt khác do sản xuất ngoài trời nên chịu ảnh hưởng rất nhiều của
thời tiết, do thời tiết thường xuyên biến đổi như hạn hán kéo dài đã khiến một số nơi
thiếu nước tước mà hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã chưa đáp ứng được nhu cầu nước
tưới cho cây trồng vào mùa hạn dẫn đến năng suất sản lượng giảm.
Chính vì năng suất cà phê của một số hộ còn thấp, chưa mang lại hiệu quả tối đa
nên vấn đề nâng cao năng suất, sản lượng cho cây cà phê là vấn đề bức thiết đặt ra cho
lãnh đạo cũng như người dân của xã để nhằm mục đích nâng cao năng suất từ đó cải
thiện đời sống về vật chất cũng như tinh thần cho người sản xuất nhất là những hộ
nghèo.
2.3.2. Phân tích hiệu quả kinh tế của 1 ha cà phê
Cây cà phê có chu kỳ sống dài khoảng từ 23 đến 30 năm tuỳ thuộc vào điều kiện
tự nhiên, đất đai, khí hậu và cách thức chăm sóc của mỗi hộ nông dân. Thời kỳ KTCB
của cà phê kéo dài khoảng từ 2 - 3 năm kể từ khi trồng mới cho đến khi cà phê đem
vào hái quả. Trong đó, doanh thu và chi phí là hai yếu tố được quan tâm lớn trong mỗi
quá trình sản xuất kinh doanh nói chung, cũng như đối với hoạt động sản xuất cà phê
của các hộ dân nói riêng. Do vậy, để thuận tiện cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế của
cây cà phê chúng tôi tiến hành phân tích lần lượt các yếu tố như sau:
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 40
2.3.2.1. Chi phí đầu tư cho 1 ha cà phê trồng mới và thời kỳ kiến thiết cơ bản
Để đánh giá được hiệu quả của bất cứ hoạt động kinh tế nào, chúng ta cũng cần
xây dựng các khoản chi phí liên quan đã bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh tế đó. Đối
với hoạt động kinh doanh cây cà phê, chí phí được chia làm hai thời kỳ: Thời kỳ cà
phê KTCB và thời kỳ cà phê kinh doanh.
Thông thường khoảng 4 năm là thời kỳ cà phê KTCB, tuy nhiên từ năm 2006 trở
lại đây với cách thức kỹ thuật thâm canh cao, đồng thời còn áp dụng những hình thức
lai tạo giống ghép do đó đến năm thứ 4 các hộ nông dân ở địa bàn xã đã đưa cà phê
vào giai đoạn bắt đầu kinh doanh. Chi phí thời kỳ trồng mới chủ yếu là giống, phân
bón và hoá chất, lao động, …
- Chi phí trồng mới: Đây là năm đầu tiên các hộ dân tiến hành trồng mới do đó
các khoản mục tương đối nhiều (chi phí về giống ban đầu, chi phí công lao động cho
việc làm đất, trồng, chăm sóc, tưới nước, ...).
Theo số liệu điều tra tổng chi phí cho năm trồng mới tính bình quân cho một ha ở
cả hai thôn là 48.692,27 nghìn đồng, chiếm 42,79% tổng chi phí cả thời kỳ kiến thiết
cơ bản.
Nhìn chung, mặc dù có diện tích cà phê nhiều hơn nhưng chi phí ở thôn Bình
Minh lại ít hơn, do các nông hộ được HTX tập huấn cách trồng, chăm sóc và bón phân
phù hợp với đặc điểm kỹ thuật của cây cà phê, vì vậy tránh lãng phí được một lượng
vật tư và giảm công lao động, ngoài ra HTX còn cung cấp vật tư với giá rẻ hơn từ 5
đến 10% so với thị trường, giúp các nông hộ tiết kiệm được một khoản chi phí.
Cụ thể, trong việc đầu tư mua giống, thôn Greo Sék mất khoảng 2.028,47 nghìn
đồng, còn thôn Bình Minh chỉ mất 1.624,33 nghìn đồng cho khoảng 1.014,72 cây
giống/ha bình quân chung cho cả hai thôn, theo khoảng cách hàng cách hàng 3m, cây
cách cây 3m.
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 41
Bảng 9: Đầu tư hiện vật cho 1ha cà phê thời kỳ KTCB
Chỉ tiêu ĐVT
Trồng mới Chăm sóc 1 Chăm sóc 2
Greo
Sék
Bình
Minh
BQC
Greo
Sék
Bình
Minh
BQC
Greo
Sék
Bình
Minh
BQC
Giống Cây/ha 1.014,23 1.015,21 1.014,72 50,71 30,46 40,59 _ _ _
Đạm sunfat Tạ/ha 2,64 1,64 2,14 3,10 2,08 2,59 3,79 2,08 2,94
Đạm urê Tạ/ha 3,79 2,06 2,93 4,07 3,04 3,56 6,02 4,60 5,31
Lân Tạ/ha 5,21 4,13 4,67 7,07 6,58 6,83 8,74 7,62 8,18
Kali Tạ/ha 2,67 1,34 2,01 2,59 1,61 2,10 4,65 2,98 3,82
Thuốc BVTV Lít/ha 1,58 1,27 1,43 3,10 3,06 3,08 5,25 5,03 5,14
Phân chuồng M3
/ha 12,61 20,76 16,67 _ _ _ 12,61 20,39 16,50
Tưới nước
(nhiên liệu)
Lít/ha 128,62 123,72 126,17 168,28 158,65 163,47 199,29 180,85 190,07
Nhân công Công/ha 154,25 140,57 147.41 61,46 56,31 58,89 64,31 55,98 60,15
Nguồn số liệu điều tra năm 2012
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 42
Tuy nhiên, vì giá của phân hữu cơ khá cao, do đó các hộ nông dân trong thôn
Greo Sék đầu tư với lượng ít, chỉ đầu tư khoảng 12,61 m3
phân chuồng/ha, mất
10.086,43 nghìn đồng/ha, còn ở thôn Bình Minh đầu tư 20,76 m3
/ha, hết 16.605,01
nghìn đồng/ha, việc sử dụng quá ít phân hữu cơ sẽ ảnh hưởng tới chất lượng đất sau
này, dẫn đến làm giảm năng suất và sản lượng cà phê.
Trong thời kỳ KTCB, năm đầu tiên khi mới bắt đầu trồng thì công lao động sẽ
cao hơn rất nhiều so với các năm khác là bởi vì để trồng mới cà phê cần rất nhiều công
đào hố, đào rãnh, xã thành, rãi vôi và phân quanh gốc,... Ở thôn Greo Sék có bình quân
lao động là 154,25 công/ha, tốn khoảng 23.136,76 nghìn đồng/ha, còn ở thôn Bình
Minh tốn ít hơn với 140,57 công/ha, mất khoảng 21.085,08 nghìn đồng/ha, bình quân
chung cho cả hai thôn là 147.41 công/ha, hết 22.110,92 nghìn đồng/ha.
Ngoài ra trồng cà phê yếu tố nước rất quan trọng, lượng nước phải luôn đủ cho
cây giúp cây sinh trưởng và phát triển không bị khô héo. Do đó năm trồng mới, tưới
nước cho cây cũng đòi hỏi chi phí khá cao, ở thôn Bình Minh hết 3.031,03 nghìn
đồng/ha, còn ở thôn Greo Sék các hộ phải bỏ ra cho toàn bộ mùa tưới 3.151,25 nghìn
đồng/ha cà phê.
Trong năm trồng mới này hầu như các hộ đều sử dụng lao động gia đình là chính
vì cà phê chưa cho thu hoạch nên hầu như không tốn khoản thuê nhân công như cà phê
đang trong TKKD.
-Giai đoạn chăm sóc:
Hai năm chăm sóc tiếp theo của thời kỳ KTCB có chi phí gần giống với khi
trồng mới, tuy nhiên giảm được chi phí mua giống và chi phí mua phân chuồng, đồng
thời chi phí nhân công cũng ít hơn do công việc không nhiều lắm, chỉ sử dụng công
lao động của gia đình.
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 43
Bảng 10: Chi phí đầu tư cà phê cho 1ha thời kỳ KTCB
ĐVT: 1000đ
Chỉ tiêu
Trồng mới Chăm sóc 1 Chăm sóc 2
Greo Sék
Bình
Minh
BQC Greo Sék
Bình
Minh
BQC Greo Sék
Bình
Minh
BQC
Giống 2.028,47 1.624,33 1.826,40 101,42 48,73 75,075 _ _ _
Đạm sunfat 1.718,35 1.019,32 1.368,84 2.015,76 1.286,89 1.651,33 2.461,87 1.286,89 1.874,40
Đạm urê 3.598,12 1.870,12 2.734,12 3.863,75 2.767,78 3.315,77 5.723,18 4.189,07 4.956,10
Lân 2.344,94 1.734,90 2.039,92 3.179,97 2.762,02 2.971,00 3.934,93 3.202,22 3.568,60
Kali 2.669,04 1.282,37 1.975,71 2.592,78 1.542,79 2.067,79 4.651,75 2.860,67 3.756,20
Thuốc BVTV 220,64 178,38 199,51 434,16 428,69 431,43 734,52 703,74 719,13
Phân chuồng 10.086,43 16.605,01 13.345,72 _ _ _ 10.086,43 16.309,08 13.198,00
Tưới nước
(nhiên liệu)
3.151,25 3.031,03 3.091,14 4.122,78 3.886,97 4.004,88 4.882,56 4.430,74 4.656,70
Nhân công 23.136,76 21.085,08 22.110,92 9.219,62 8.446,36 8.832,99 9.646,67 8.397,04 9.021,90
III. TỔNG 48.953,99 48.430,54 48.692,27 25.530,25 21.170,23 23.350,20 42.121,91 41.379,45 41.751,00
Nguồn số liệu điều tra năm 2012
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY

More Related Content

What's hot

Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt NamTìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Linh Nguyễn
 

What's hot (20)

Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
 
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
 
LV: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt
LV: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịtLV: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt
LV: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨMDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
 
Tiểu Luận Môn Quản Trị Bán Hàng Xây Dựng Kênh Phân Phối RAU QUẢ.docx
Tiểu Luận Môn Quản Trị Bán Hàng Xây Dựng Kênh Phân Phối RAU QUẢ.docxTiểu Luận Môn Quản Trị Bán Hàng Xây Dựng Kênh Phân Phối RAU QUẢ.docx
Tiểu Luận Môn Quản Trị Bán Hàng Xây Dựng Kênh Phân Phối RAU QUẢ.docx
 
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch
 
Giáo trình nông nghiệp hữu cơ - Nguyễn Đức Nhuận;Nguyễn Thế Đặng;Nguyễn Tuấn ...
Giáo trình nông nghiệp hữu cơ - Nguyễn Đức Nhuận;Nguyễn Thế Đặng;Nguyễn Tuấn ...Giáo trình nông nghiệp hữu cơ - Nguyễn Đức Nhuận;Nguyễn Thế Đặng;Nguyễn Tuấn ...
Giáo trình nông nghiệp hữu cơ - Nguyễn Đức Nhuận;Nguyễn Thế Đặng;Nguyễn Tuấn ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát Đạt
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát ĐạtKhóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát Đạt
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát Đạt
 
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thônLuận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
 
Tư vấn lập dự án đầu tư trại gà thả vườn
Tư vấn lập dự án đầu tư trại gà thả vườnTư vấn lập dự án đầu tư trại gà thả vườn
Tư vấn lập dự án đầu tư trại gà thả vườn
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất và rang xay cà phê tỉnh Gia Lai | ...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất và rang xay cà phê tỉnh Gia Lai  | ...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất và rang xay cà phê tỉnh Gia Lai  | ...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất và rang xay cà phê tỉnh Gia Lai | ...
 
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt NamTìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Mobifone, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Mobifone, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Mobifone, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Mobifone, 9 ĐIỂM!
 
Nghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tím
Nghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tímNghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tím
Nghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tím
 
Đề tài tốt nghiệp: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa
Đề tài tốt nghiệp: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúaĐề tài tốt nghiệp: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa
Đề tài tốt nghiệp: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa
 
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
 
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng- www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng- www.duanviet.com.vn 0918755356
 
Nhà máy xử lý môi trường Khu công nghiệp Yên Bình tỉnh Thái Nguyên 0903034381
Nhà máy xử lý môi trường Khu công nghiệp Yên Bình tỉnh Thái Nguyên 0903034381Nhà máy xử lý môi trường Khu công nghiệp Yên Bình tỉnh Thái Nguyên 0903034381
Nhà máy xử lý môi trường Khu công nghiệp Yên Bình tỉnh Thái Nguyên 0903034381
 
Đề tài: Quản lý chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế của công ty
Đề tài: Quản lý chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế của công tyĐề tài: Quản lý chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế của công ty
Đề tài: Quản lý chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế của công ty
 

Similar to Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY

Similar to Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY (20)

Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
 
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè HAY
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè HAYỨng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè HAY
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè HAY
 
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
 
Phát triển liên kết kinh tế giữa nông dân với các chủ thể khác ở thành phố Đà...
Phát triển liên kết kinh tế giữa nông dân với các chủ thể khác ở thành phố Đà...Phát triển liên kết kinh tế giữa nông dân với các chủ thể khác ở thành phố Đà...
Phát triển liên kết kinh tế giữa nông dân với các chủ thể khác ở thành phố Đà...
 
Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu qu...
Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu qu...Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu qu...
Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu qu...
 
đáNh giá hiệu quả sản xuất ớt ngọt tại trang trại số 98 của moshav ein yahav,...
đáNh giá hiệu quả sản xuất ớt ngọt tại trang trại số 98 của moshav ein yahav,...đáNh giá hiệu quả sản xuất ớt ngọt tại trang trại số 98 của moshav ein yahav,...
đáNh giá hiệu quả sản xuất ớt ngọt tại trang trại số 98 của moshav ein yahav,...
 
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái NguyênBiện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
 
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa tại tỉnh Tiền Giang
Nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa tại tỉnh Tiền GiangNâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa tại tỉnh Tiền Giang
Nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa tại tỉnh Tiền Giang
 
nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa tại tình tiền giang
nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa tại tình tiền giangnâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa tại tình tiền giang
nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa tại tình tiền giang
 
[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...
[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...
[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...
 
Đề tài: Kỹ thuật canh tác đối với giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng
Đề tài: Kỹ thuật canh tác đối với giống lúa nếp cạn Khẩu Nua TrạngĐề tài: Kỹ thuật canh tác đối với giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng
Đề tài: Kỹ thuật canh tác đối với giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng
 
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thốngPhân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
 
CÀ PHÊ – SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA TÂY NGUYÊN
CÀ PHÊ – SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA TÂY NGUYÊNCÀ PHÊ – SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA TÂY NGUYÊN
CÀ PHÊ – SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA TÂY NGUYÊN
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAYLuận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú ThọLuận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
 
[123doc] - dieu-tra-va-khao-sat-hien-tuong-roi-loan-sinh-ly-va-cac-yeu-to-lie...
[123doc] - dieu-tra-va-khao-sat-hien-tuong-roi-loan-sinh-ly-va-cac-yeu-to-lie...[123doc] - dieu-tra-va-khao-sat-hien-tuong-roi-loan-sinh-ly-va-cac-yeu-to-lie...
[123doc] - dieu-tra-va-khao-sat-hien-tuong-roi-loan-sinh-ly-va-cac-yeu-to-lie...
 
Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356
Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356
Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356
 
chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ cao
 
chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ cao
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 

Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY

  • 1. MỤC LỤC PHẦN I – MỞ ĐẦU.......................................................................................................1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.........................................................................1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.................................................................................2 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................2 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................4 PHẦN II – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU......................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN....................................................5 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................................5 1.1.1. Hiệu quả kinh tế..............................................................................................5 1.1.2.Đặc điểm kỹ thuật của cây cà phê có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cà phê ...........................................................................................................................7 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cà phê ..................................12 1.1.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất cà phê...................................................15 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .........................................................................................17 1.2.1. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới.........................................................17 1.2.2. Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam .........................................................18 1.2.3. Tình hình sản xuất cà phê ở Gia Lai.............................................................21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CÀ PHÊ Ở XÃ DUN, HUYỆN CHƯ SÊ, TỈNH GIA LAI. ....................................................................................................25 2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ DUN .............................................................25 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên.........................................................................25 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội..............................................................................26 2.1.3. Kết cấu hạ tầng giao thông ...........................................................................28 2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ CỦA XÃ...................................................28 2.2.1. Tình hình sản xuất cà phê .............................................................................28 2.2.2. Thuận lợi và khó khăn ..................................................................................31 2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA .....................................32 2.3.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra ..........................................................32 2.3.2. Phân tích hiệu quả kinh tế của 1 ha cà phê ...................................................39
  • 2. 2.3.3. Tình hình tiêu thụ..........................................................................................52 2.4. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT CÀ PHÊ CỦA HỘ...................53 2.4.1. Tác động tích cực..........................................................................................53 2.4.2. Tác động tiêu cực..........................................................................................54 2.4.3. Ảnh hưởng của quy mô đất đai.....................................................................57 2.4.4. Ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV ...................................................59 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT CÀ PHÊ CỦA NÔNG HỘ .....................................................62 3.1. GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ...................................62 3.2. GIẢI PHÁP THÂM CANH CÂY CÀ PHÊ.................................................63 3.3. GIẢI PHÁP VỀ ĐẤT ĐAI ...........................................................................63 3.4. GIẢI PHÁP VỀ VỐN...................................................................................64 3.5. GIẢI PHÁP VỀ KHOA HỌC KỸ THUẬT.................................................65 3.6. NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG ............65 3.7. GIẢI PHÁP VỀ YẾU TỐ THỊ TRƯỜNG ...................................................66 3.8. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM.................................................66 PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................68 1. KẾT LUẬN ........................................................................................................68 2. KIẾN NGHỊ........................................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................71 PHỤ LỤC
  • 3. DANH SÁCH BẢNG BIỂU Bảng 1: Diện tích - năng suất - sản lượng cà phê của các tỉnh niên vụ 2011 – 2012............. 19 Bảng 2: Sản lượng cà phê Việt Nam theo niên vụ (từ tháng 10 – đến tháng 9)........... 21 Bảng 3: Biến động dân số và lao động của xã giai đoạn 2010 – 2012......................... 26 Bảng 4: Quy mô, cơ cấu đất đai của xã giai đoạn 2010 - 2012.....................................27 Bảng 5: Tình hình phát triển sản xuất cà phê của xã niên vụ 2010/2012......................30 Bảng 6: Đặc trưng cơ bản của các hộ điều tra...............................................................34 Bảng 7: Công cụ sản xuất cà phê của hộ được điều tra.................................................37 Bảng 8: Diện tích, năng suất, sản lượng của các hộ điều tra.........................................38 Bảng 9: Đầu tư hiện vật cho 1 ha cà phê thời kỳ KTCB...............................................41 Bảng 10: Chi phí đầu tư cà phê cho 1 ha thời kỳ KTCB...............................................43 Bảng 11: Chi phí đầu tư cho 1 ha cà phê TKKD...........................................................45 Bảng 12: Kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê của các hộ được điều tra......................48 Bảng 13: Hiệu quả đầu tư cho cả chu kỳ 30 năm từ hoạt động sản xuất cà phê...........51 Bảng 14: Ảnh hưởng của quy mô đất đai tới kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra ...........................................................................................................................58 Bảng 15: Ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV đến kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê của các hộ điều tra..............................................................................................60
  • 4. DANH SÁCH BIỂU ĐỒ Biểu đồ: Các tỉnh, khu vực trồng cà phê tại Việt Nam năm 2012.................................22 Biểu đồ: Sản lượng cà phê Việt Nam theo tỉnh thành...................................................23
  • 5. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 1 PHẦN I – MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Khí hậu nhiệt đới gió ẩm, tương đối mát mẻ và mưa nhiều là thời tiết rất đặc trưng của vùng Tây Nguyên, đây là một môi trường thuận lợi cho nhiều cây trồng có giá trị kinh tế cao phát triển, trong đó phải kể đến cà phê, một loại cây trồng mang lại nguồn ngoại tệ lớn nhờ xuất khẩu. Được đưa vào Việt Nam từ năm 1857 nhưng mãi đến sau năm 1975 cây cà phê mới thật sự có những bước phát triển vượt bậc. Cho đến giai đoạn hiện nay, cà phê Việt Nam không ngừng tăng nhanh về sản lượng, diện tích cũng như chất lượng và ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập của đất nước. Tây Nguyên là vùng chuyên canh tập trung có qui mô lớn về sản xuất cà phê của Việt Nam, ngay từ những năm cuối của thập niên 90, sản lượng cà phê nhân của vùng Tây Nguyên chiếm trên dưới 70% sản lượng của cả nước, bởi Tây Nguyên với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, là vùng đất rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm phát triển. Cây cà phê đã góp phần khai thác tiềm năng đất đai, lao động và khí hậu ở cao nguyên và miền núi, tạo việc làm, và là nguồn thu nhập chính cho hàng triệu nông dân ở đây. Tuy nhiên, trước tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay, thị trường cà phê cũng bị ảnh hưởng mạnh, giá cả bấp bênh, có những giai đoạn giá cà phê tuột dốc tới mức thấp chưa từng có trong vài chục năm gần đây khiến nhiều hộ dân trông cà phê phải chuyển sang trồng các cây trồng khác như cao su, hồ tiêu, … Giá bán cà phê thấp nên doanh thu không đủ chi phí sản xuất và người nông dân đã ngừng mua phân bón, nước tưới và không chăm sóc cho cây cà phê. Nhiều hộ nông dân ở Tây Nguyên đã lâm vào cảnh nghèo đói. Từ những thực tế trên, việc phân tích hiệu quả sản xuất cà phê trên các hộ để tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho cây cà phê giúp người dân nâng cao thu nhập yên tâm sản xuất là rất cần thiết.
  • 6. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 2 Xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai với diện tích trồng cà phê khoảng 805,92% ha chiếm khoảng 6,72% diện tích cà phê của cả huyện. Người dân sống trên địa bàn xã Dun phần lớn đều sồng chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập từ nông nghiệp mà nguồn thu từ cây cà phê cũng là một trong những nguồn thu nhập cao cho người dân. Cũng như hầu hết các địa bàn khác, xã Dun cũng có những điều kiện rất thuận lợi để phát triển cây cà phê, tuy nhiên do kỹ thuật canh tác của người dân còn hạn chế, chưa đúng yêu cầu, công tác thu hoạch bảo quản sau thu hoạch chưa đạt tiêu chuẩn nên hiệu quả mang lại chưa cao, bên cạnh đó diễn biến thời tiết thất thường gây thiếu nước vào mùa khô, giá vật tư nông nghiệp ngày càng tăng cao đã làm giảm năng suất, sản lượng của các hộ. Vì vậy, một yêu cầu được đặt ra trong việc phát triển kinh tế của xã đó là tìm các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê. Xuất phát từ những lý do trên, trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai tôi đã chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê của các hộ trên địa bàn xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai” để làm khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Đánh giá thực trạng, tiềm năng để phát triển sản xuất cà phê của các hộ nông dân tại xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng cà phê của các hộ nông dân tại xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. - Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê trên địa bàn xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu Chọn ngẫu nhiên các hộ nông dân bắt đầu trồng cà phê năm 1995 ở hai thôn: thôn Bình Minh, tham gia HTX cà phê Tân Nông Nguyên, và Greo Sék, không tham gia HTX trên địa bàn xã Dun.
  • 7. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 3 3.2. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin 3.2.1. Số liệu thứ cấp Là những tài liệu sẵn có liên quan đến cơ sở lý luận, thực tiển của đề tài, thông qua báo cáo luận văn, tài liệu tham khảo, các sách báo tạp chí, các kết quả nghiên cứu trước đây, trong các thư viện, internet, tư liệu khoa. Các báo cáo của ủy ban nhân dân xã Dun, số liệu thu thập từ các bảng báo cáo tổng kết, phương hướng nhiệm vụ kế hoạch và các tài liệu liên quan của ủy ban xã và các số liệu chung về tình hình phát triển kinh tế xã hội qua ba năm 2010, 2011, 2012. 3.2.2. Số liệu sơ cấp Bao gồm những số liệu thu thập được thông qua phỏng vấn hộ sản xuất cà phê trên địa bàn xã Dun. Các thông tin này được thu thập từ phỏng vấn bằng phiếu điều tra nông hộ. Tổng số hộ điều tra: 40 hộ, trong đó 20 hộ thuộc thôn Bình Minh, tham gia HTX cà phê và 20 hộ thuộc Greo Sék, không tham gia HTX cà phê. 3.3. Phương pháp xử lý số liệu và thông tin Số liệu được xử lý bằng công cụ máy tính (phần mềm Microsoft Excel) dùng để tính toán các chỉ số tuyệt đối, tương đối, bình quân các dữ liệu thứ cấp. Số liệu được thể hiện thông qua có thể dưới dạng bảng biểu. 3.4. Phương pháp phân tích 3.4.1. Phương pháp thống kê mô tả Sử dụng số bình quân để phản ánh thực trạng phát triển kinh tế của xã cũng như tình hình sản xuất cà phê của các nông hộ trong xã. 3.4.2. Phương pháp thống kê kinh tế Là nghiên cứu các hiện tượng bằng thống kê trên cơ sở thu thập tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu và hiện tượng, khi phân tích thường sử dụng các cách phân tổ, hệ thống các chỉ tiêu để tìm ra tính quy luật và rút ra những kết luận cần thiết.
  • 8. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 4 3.4.3. Phương pháp so sánh - So sánh theo thời gian: Các thông tin khi thu thập và được so sánh qua từng năm. - So sánh theo không gian: Các thông tin khi thu thập và được so sánh giữa các hộ trong xã. - So sánh với mức trung bình: các thông tin khi thu thập và được so sánh với mức trung bình chung. Dùng phương pháp so sánh để thấy xu hướng vận động, nhịp độ hoạt động và làm rõ thực trạng. Có hai loại so sánh đó là so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các nông hộ sản xuất cà phê trên địa bàn xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Do hạn chế về khả năng và thời gian nghiên cứu nên đề tài chỉ tập trung phản ánh tình hình sản xuất cà phê tại hai thôn đại diện cho 2 hình thức sản xuất khác nhau: tham gia HTX và không tham gia HTX, đồng thời là hai thôn có diện tích cà phê lớn nhất tại xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. - Về thời gian: Số liệu thứ cấp được tập hợp từ năm 2010 – 2012, số liệu sơ cấp năm 2012.
  • 9. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 5 PHẦN II – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1 Hiệu quả kinh tế Hiệu quả là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định. Nói cách khác, kết quả mà chủ thể nhận được theo hướng mục tiêu trong hoạt động của mình càng lớn hơn chi phí bỏ ra bao nhiêu thì có lời bấy nhiêu. Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá các phương án hành động và được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tư thêm đạt được chỉ khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ là tối đa, có nghĩa là cả yếu tố giá trị và hiện vật tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Vậy muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì phải đạt đồng thời cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. “Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định”. Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công thức biễu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau: H = K/C (1) Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó; K là kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó. Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
  • 10. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 6 Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan niệm như thế hoàn toàn có thể tính toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng. Từ những định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định. Xét ở phạm vi tổng quát, chúng ta có hiệu quả kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế ngành, hiệu quả kinh tế vùng lãnh thổ và hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn đạt được hiệu quả kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế ngành cũng như hiệu quả kinh tế vùng lãnh thổ cao, vai trò điều tiết vĩ mô là cực kỳ quan trọng. Bản chất của việc phân tích hiệu quả là so sánh giữa chi phí và kết quả theo những mục tiêu nhất định được biểu hiện dưới dạng hiện vật. Đó là số lượng, chất lượng của những sản phẩm dịch vụ đầu vào và đầu ra. Những sản phẩm này không thể so sánh trực tiếp với nhau nên những chi phí, lợi ích cần được tính ra giá trị tương đương. Muốn vậy phải thông qua giá cả, là nhân tố quyết định trong tính toán hiệu quả kinh tế. Bản chất của hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh tương đối và tuyệt đối giữa lượng kết quả thu được với lượng chi phí bỏ ra. Vì thế, việc xác định các yếu tố đầu vào trong đánh giá hiệu quả kinh tế là gặp phải những khó khăn bởi nhưng yếu tố tư liệu sản xuất khi tham gia vào quá trình sản xuất và những yếu tố phi vật chất như chính sách môi trường, công nghệ, nó đòi hỏi phải toàn diện. Do đó có thể nói trên bình diện xã hội, thước đo của hiệu quả là mức độ tối đa hoá trên một đơn vị hao phí lao động xã hội tối thiểu. Chỉ khi nào việc sử dụng các yếu tố nguồn lực đạt được cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ mới đạt được hiệu quả kinh tế trong sản xuất.
  • 11. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 7 1.1.2 Đặc điểm kỹ thuật của cây cà phê có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cà phê 1.1.2.1. Trồng mới + Thời vụ trồng: Bắt đầu vào đầu mùa mưa và kết thúc trước khi bắt đầu mùa khô 1,5 – 2 tháng. + Kỹ thuật trồng: Ngay trước khi trồng, tiến hành đào một hố nhỏ ở giữa hố trồng với độ sâu 30 – 35 cm và rộng hơn bầu đất để có thể điều chỉnh cho các cây trồng được thẳng hàng. Dùng dao cắt một lát đất cách đáy bầu 1 – 2 cm để loại bỏ phần rễ cọc bị cong ở đáy bầu, xé bầu cẩn thận để tránh làm vỡ bầu đất, đặt bầu xuống hố sao cho mặt bầu thấp hơn mặt đất 10 – 15 cm, lấp đất và nén chặt xung quanh bầu. Trồng dặm kịp thời những cây bị chết, khi đất đủ ẩm. Việc trồng dặm phải kết thúc trước khi kết thúc mùa mưa từ 1,5 – 2 tháng. + Tạo bồn: Việc tạo bồn được tiến hành trước khi mùa mưa chấm dứt từ 1 – 2 tháng. Trong năm đầu, kích thước bồn rộng 1m và sâu 0,15 – 0,20 m. Các năm sau bồn được mở rộng theo tán cây cho đến khi bồn đạt được kích thước ổn định: rộng 2,0 – 2,5 m và sâu 0,15 – 0,20 m. Khi vét đất tạo bồn cần hạn chế tối đa sự tổn thương cho rễ cà phê. Đối với đất dốc, việc làm bồn có thể tiến hành hàng năm. + Ép xanh, tủ gốc: Vào cuối mùa mưa, tiến hành tủ gốc, ép xanh bằng các vật liệu hữu cơ như rơm rạ, cây phân xanh, cây đậu đỗ, … Vật liệu tủ phải cách gốc cà phê 10 – 15 cm. Hố ép xanh đào ở vị trí mép tán cà phê. 1.1.2.2. Cây che bóng và trồng xen + Cây che bóng lâu dài: Cây che bóng thích hợp trồng trong vườn cà phê vối có thể dùng muồng đen với khoảng cách trồng 24 x 24 m. Cây che bóng được sản xuất trong vườn ươm và chăm sóc khi đạt độ cao từ 25 – 35 cm mới đem trồng. Trong mùa mưa cần tỉa bớt cành ngang. Tán cây che bóng ổn định phải cách tán cà phê tối thiểu 4m. Khi vườn cà phê đã ổn định (năm thứ 4, thứ 5 sau khi trồng) tại các vùng có điều kiện khí hậu thích hợp và có khả năng thâm canh có thể giảm dần từ 30 – 50% số lượng cây che bóng.
  • 12. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 8 + Cây che bóng tạm thời: Sử dụng cây muồng hoa vàng gieo giữa hàng cà phê để che bóng tạm thời và tăng cường chất hữu cơ cho vườn cà phê. Hạt cây che bóng được gieo từ đầu mùa mưa vào giữa 2 hàng cà phê (cách 2 – 3 hàng cà phê có 1 hàng cây che bóng) cho cà phê KTCB. + Cây trồng xen: Một số cây lâu năm, cây ăn quả có tán thưa có thể trồng xen (như sầu riêng khoảng cách cây trồng thích hợp 12 – 15 m x 12 – 15 m), cây ca cao trồng theo băng thay cây che bóng lâu dài trong vườn cà phê. Trồng xen các loại cây đậu đỗ, lạc vào giữa 2 hàng cà phê KTCB, băng cây ngắn ngày cách hàng cà phê tối thiểu 0,7 m. Trên đất dốc > 80 , trồng cây lạc dại để chắn xói mòn, che phủ, cải tạo đất. 1.1.2.3. Chăm sóc Đối với cà phê KTCB, phải làm sạch cỏ theo băng dọc theo hàng cà phê với chiều rộng lớn hơn tán cây cà phê mỗi bên 0,5 m. Mỗi năm làm cỏ 5 – 6 lần. Đối với cà phê TKKD, làm sạch cỏ 3 – 4 lần trong năm trên toàn bộ diện tích. Đối với đất dốc, làm cỏ theo băng, không làm cỏ trắng toàn bộ diện tích. Hàng năm vào đầu mùa khô, phải tiến hành diệt cỏ dại xung quanh vườn cà phê để chống cháy. 1.1.2.4. Bón phân + Phân hữu cơ: Phân chuồng ủ hoai mục được bón định kỳ 2 – 3 năm một lần với lượng 10 – 15 kg/cây. Nếu không có phân chuồng, bón 2 – 3 kg phân hữu cơ sinh học hoặc phân vi sinh/cây/năm. Phân hữu cơ được bón theo rãnh vào đầu hay giữa mùa mưa, rãnh được đào dọc theo một bên thành bồn rộng 20 cm, sâu 25 – 30 cm, cần lấp đất lại sau khi bón phân. Các năm sau rãnh được đào theo hướng khác.
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 9 + Phân hóa học Định lượng phân bón cho 1 ha cà phê vối (kg/ha/năm) Năm Lượng phân bón thương phẩm Phân hỗn hợp Urê Sunphat (SA) Lân Kali NPK KTCB - Trồng mới - Năm 2 - Năm 3 130 200 250 - 100 150 550 550 550 50 150 200 Có lượng dinh dưỡng tương đương với phân đơnTKKD Đất bazan (3 tấn/ha) 400 – 450 200 – 250 450 – 550 350 - 400 Định lượng phân bón trên được chia làm 4 lần trong năm - Lần 1 (giữa mùa khô kết hợp với tưới nước lần 2): Bón 100% phân SA. - Lần 2 (đầu mùa mưa): 30% phân urê, 30% phân kali, 100% phân lân. - Lần 3 (giữa mùa mưa): 40% phân urê, 30% phân kali. - Lần 4 (trước khi hết mùa mưa 1 tháng): 30% phân urê, 40% phân kali. - Riêng năm thứ nhất (trồng mới): toàn bộ phân lân được bón lót. Phân urê và phân kali được chia đều và bón 2 lần trong mùa mưa. - Trong TKKD, nếu năng suất cao hơn mức bình quân nói trên thì cần bón lượng phân tăng cường. Cứ 1 tấn cà phê nhân tăng thêm/ha cần bón thêm 150 kg urê + 100 kg lân + 120 kg kali/ha. Cách bón: Bón phân khi đất đủ ẩm. Phân lân rải đều trên mặt cách gốc 30 – 40 cm, không nên trộn phân lân với phân đạm. Phân kali và đạm có thể trộn đều và bón ngay. Vào thời kỳ KTCB hoặc vườn cà phê trồng trên đất dốc phải đào rãnh để bón phân. Ở vườn cà phê kinh doanh khép tán, phân được rải theo tán cà phê, xăm xới để lấp phân vào đất.
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 10 Phân bón lá: Có thể sử dụng các loại phân bón lá có hàm lượng các chất trung vi lượng như S, Mg, Zn, B cao. Phun đều mặt trên và mặt dưới lá vào lúc trời mát và không có mưa, khi đất đủ ẩm. Phun 2 – 3 lần/năm. 1.1.2.5. Tưới nước Có thể áp dụng kỹ thuật tưới trực tiếp (tưới dí) vào gốc nơi có tạo bồn chứa nước tưới cho cà phê hay tưới phun mưa. Không áp dụng kỹ thuật tưới tràn. Thời điểm tưới lần đầu được xác định khi mầm hoa đã phát triển đầu đủ ở các đốt ngoài cùng của cành, thông thường xảy ra sau khi kết thúc mùa mưa 2 – 2,5 tháng. Trong vụ tưới cần theo dõi lượng mưa để điều chỉnh lượng nước tưới hay chu kỳ tưới (lượng mưa 35 – 40 mm có thể thay thế cho 1 lần tưới). 1.1.2.6. Tạo hình + Tạo hình cơ bản Nuôi thân: Nếu trồng 1 cây/hố phải tiến hành nuôi thêm 1 thân phụ ngay từ năm đầu tiên ở vị trí càng sát mặt đất càng tốt. Trồng 2 cây/hố không được nuôi thêm thân phụ trừ trường hợp cây bị khuyết tán. Hãm ngọn: Lần đầu, đối với cà phê thực sinh, hãm ngọn ở độ cao 1,2 – 1,3 m. Đối với cà phê ghép, hãm ngọn ở độ cao 1 – 1,1 m. Lần thứ 2, khi có 50 – 70% cành cấp 1 phát sinh cành cấp 2, tiến hành nuôi chồi vượt trên đỉnh tán. Mỗi thân nuôi 1 chồi cao 0,4 m và duy trì độ cao của cây từ 1,6 – 1,7 m. + Cắt tỉa cành: cà phê TKKD được cắt tỉa cành 2 lần/năm. Lần thứ nhất: Ngay sau khi thu hoạch, gồm các công việc là cắt bỏ các cành vô hiệu (cành khô, bị sâu bệnh, nhỏ yếu, …) chú ý tỉa kỹ cành vô hiệu ở phần trên đỉnh tán. Cắt ngắn các đoạn cành già cỗi ở xa trục thân chính để tập trung dinh dưỡng nuôi cành tứ cấp bên trong, tỉa bỏ cành yếu, cành tăm. Cắt bỏ cành mọc chạm mặt đất.
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 11 Lần thứ hai: Vào giữa mùa mưa, tiến hành tỉa thưa cành thứ cấp mọc ở những vị trí không thuận lợi (nằm sâu trong tán lá, mọc thẳng đứng, mọc chen chúc nhiều cành thứ cấp trên cùng một đốt) để tán cây được thông thoáng. + Cắt chồi vượt: Các chồi vượt phải được cắt bỏ thường xuyên trong năm. + Thay thế cây kém hiệu quả: Cây sinh trưởng kém cần đào bỏ để trồng lại bằng cây mới. Cây sinh trưởng tốt nhưng quả nhỏ, bị bệnh gỉ sắt, … cưa và ghép thay thế bằng những giống chọn lọc. 1.1.2.7. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại + Rệp vảy xanh, vảy nâu, rệp sáp hại quả: Cần làm sạch cỏ trong lô, cắt bỏ các cành sát mặt đất để hạn chế sự phát tán của rệp thông qua kiến. Sau khi thu hoạch cắt tỉa cành thông thoàng, vệ sinh đồng ruộng. Phun thuốc trừ rệp nhưng chỉ phun những cây bị rệp và phu khi mật độ rệp cao, không phun định kỳ, không phun toàn bộ diện tích. + Mọt đục cành: Cắt bỏ các cành bị mọt tấn công, cắt phía trong lỗ đục khoảng 2 cm và đốt các cành bị mọt để ngăn chặn lây lan. Mọt đục quả: Bảo quản cà phê quả khô hay cà phê nhân ở độ ẩm dưới 13%. Thu hoạch kịp thời quả chín vào bất kể thời điểm nào trong năm cũng như nhặt hết quả khô dưới đất, trên cây sau khi thu hoạch để cắt đứt sự lan truyền của mọt. Phun thuốc trừ mọt, chỉ phun trên những cây có mọt và tập trung phun vào các chùm quả. + Bệnh vàng lá, thối rễ: Tuân thủ yêu cầu về đất đai, lựa chọn cây giống sinh trưởng khỏe, không bị bệnh. Thực hiện nghiêm túc chế độ luân canh cây trồng. Thường xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời, đào, đốt cây bị bệnh. Bón phân đầy đủ, cân đối đồng thời tăng cường bón phân hữu cơ, phân bón lá nhất là đối với các vườn liên tục cho năng suất cao. Hạn chế xới xáo trong vườn cây bị bệnh để tránh làm tổn thương bộ rễ. + Bệnh gỉ sắt: Sử dụng dòng cà phê kháng bệnh đã được công nhận. Ghép chồi để thay thế các cây bị nặng. Phun thuốc phòng trừ, phải phun ướt đều các lá trên cây, khi phun phải ngửa vòi để phun từ dưới lên. Thời điểm phun lần đầu khi cây có 10% lá
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 12 bị bệnh (thường xảy ra sau khi bắt đầu mùa mưa 2 – 3 tháng), phun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tháng. Chỉ phun cho những cây bị bệnh nặng. + Bệnh khô cành, khô quả và thối cuống quả: Trồng cây che bóng hợp lý và bón phân đầy đủ để hạn chế tình trạng cây bị kiệt sức do ra quả quá nhiều. Cắt bỏ cành bị bệnh. Phun thuốc vào đầu mùa (sau khi có mưa 1 – 2 tháng), phun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 – 20 ngày. + Bệnh nấm hồng: Cắt bỏ các cành bị bệnh, nếu bệnh xuất hiện phổ biến có thể dùng thuốc trừ, phun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày. 1.1.2.8. Thu hoạch + Kỹ thuật thu hoạch: Quả cà phê được thu hoạch bằng tay và được thực hiện làm nhiều đợt (ít nhất 2 đợt) trong một vụ để thu hái kịp thời những quả chín trên cây. Không hái quả xanh non, không được tuốt cả cành, không làm gãy cành. Phải ngừng thu hái trước và sau khi nở hoa 3 ngày. + Yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm thu hoạch: Có tỷ lệ quả chín đạt từ 95% trở lên (bao gồm cả quả chín vàng và chín đỏ) và tỷ lệ tạp chất không quá 0,5%. Đợt tận thu cuối vụ, tỷ lệ quả chín đạt trên 80%. + Bảo quản cà phê: Cà phê quả sau khi thu hoạch phải được chuyên chở kịp thời về cơ sở chế biến. Nếu chế biến ướt không để quá 24h. Nếu chế biến khô phơi trên sân bê tông hoặc sân đất nện, vải bạt, độ dày không quán 30 cm và thường xuyên cào đảo, phải có phương tiện che mưa. 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cà phê 1.1.3.1. Các nhân tố tự nhiên 1.1.3.1.1. Đất đai Tại các vùng địa lý khác nhau thì năng suất và chất lượng cà phê cũng có sự khác biệt tương đối rõ rệt. Sự khác biệt này có thể do thành phần đất, chất dinh dưỡng, quy mô đất khác nhau giữa các vùng. Cây cà phê không đòi hỏi khắt khe về đất, nó có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau như: Đất nâu đỏ, nâu vàng hoặc đất xám,
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 13 …. Trong đó, đất đỏ bazan cây cà phê sinh trưởng tốt, cho năng suất cao. Yêu cầu cơ bản là có tầng đất mặt sâu từ 70 cm trở lên, có thành phần cơ giới trung bình đến hơi nặng (đất thịt nhẹ- sét). 1.1.3.1.2. Thời tiết khí hậu - Nhiệt độ Mỗi loại cà phê sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong từng ngưỡng nhiệt độ nhất định. Cây cà phê vối sinh trưởng phát triển thích hợp nhất ở nhiệt độ từ 22 – 26o C. Cây cà phê chè ưa nóng ẩm với nhiệt độ 24-26o C là thích hợp và nhiệt độ tới thấp không dưới 7 o C. Cà phê mít thích hợp với nhiết độ 23-25 o C, nó nhạy cảm với lạnh hơn là khô. Nói chung là cây cà phê cần nhiệt độ từ 20-25o C, biên độ nhiệt là 15- 30o C ngoại trừ cây cà phê vối có khả năng thích nghi ở nơi có biên độ nhiệt lớn hơn từ 5-32o C. - Ánh sáng Cây cà phê vối thích hợp ánh sáng trực xạ yếu, do đó cần trồng cây che bóng để điều hòa ánh sáng cho vườn cây cà phê hợp lý đặc biệt là giai đoạn kiết thiết cơ bản. - Lượng mưa Cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt ở những vùng có lượng mưa hàng năm 1.800 – 2.000 mm, có một mùa khô ngắn vào cuối và sau vụ thu hoạch để phân hóa mầm hoa. Độ ẩm không khí thích hợp với cây cà phê là từ 70% trở lên. Độ ẩm không khí càng cao càng tốt đối với cây cà phê, đặc biệt là giai đoạn cây cà phê ra hoa. Cây cà phê (Vối) thích hợp trong điều kiện ẩm độ cao, gần như bão hòa. - Gió Gió nóng, lạnh hay gió mạnh đều gây ảnh hưởng cho sinh trưởng phát triển cây cà phê. Khi lập vườn cần trồng cây chắn gió phù hợp cho vườn cà phê. Tốc độ gió thích hợp là 2 - 3 m/giây trong lô trồng. Tóm lại: Cây cà phê có những yêu cầu sinh thái riêng, đòi hỏi điều kiện về đất đai và thời tiết khí hậu thích hợp. Khi đáp ứng được những yêu cầu này cây cà phê sẽ sinh trưởng và cho năng suất cao, chất lượng tốt. Trên thế giới, ở Brazil và Colombia điều kiện tự nhiên rất thích hợp với cây cà phê. Nếu cây cà phê được trồng ở những nơi
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 14 không đáp ứng được các điều kiện trên thì cần phải khắc phục bằng các biện pháp kỹ thuật như: tưới nước, trồng cây che bóng…Tuy nhiên thiên nhiên thường diễn biến rất phức tạp. Thiên tai như sương muối, gió nóng…cùng với sâu bệnh ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất cà phê. 1.1.3.2. Nhân tố kỹ thuật sản xuất cà phê Nhân tố kỹ thuật ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng cà phê. Hiện nay, hàng loại những tiến bộ kỹ thuật mới đã được nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất cà phê. Những nhân tố kỹ thuật tác động lớn nhất đến sản xuất cà phê bao gồm: + Giống: Chất lượng giống ảnh hưởng xuyên suốt đến toàn bộ quá trình sản xuất cà phê. Các nhà khoa học đã cố gắng tạo ra các giống cây có năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường và thích ứng được điều kiện ngoại cảnh trên diện rộng. + Nhân tố lao động: Ảnh hưởng mạnh nhất là của yếu tố lao động tăng 1% công lao động tăng năng suất 2.65%, tiếp đó. Vì sản xuất cà phê đòi hỏi người sản xuất phải có được những hiểu biết nhất định về kỹ thuật và quản lý sản xuất cây công nghiệp này. Vì vậy trình độ học vấn của chủ hộ sản suất cà phê là cơ sở để nắm bắt được những kiến thức. + Phân bón và thuốc BVTV: Trong các khoản chi phí mà các hộ dân phải đầu tư cho quá trình sản xuất của mình, thí yếu tố về phân bón và thuốc BVTV là không kém phần quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả thu hoạch của hộ. Cách thức đầu tư và quy trình bón phân và phun thuốc BVTV cũa mỗi hộ sẽ quyết định đến năng suất từ vườn cây đem lại. Tùy từng điều kiện đất đai, khí hậu mà liều lượng bón và phun thuốc cho hợp lý. Những biện pháp kỹ thuật mới có ý nghĩa rất lớn với ngành cà phê. Cây cà phê không những cho sản phẩm có năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, mà còn hạn chế được những tác hại, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh. Chính những tiến bộ kỹ thuật này đã hợp thành nhóm các nhân tố kỹ thuật sản xuất mà chúng ta cần quan tâm để việc sản xuất cà phê cho hiệu quả cao nhất.
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 15 1.1.3.3. Nhân tố kinh tế - tổ chức sản xuất cà phê Nhóm nhân tố này rất phức tạp vì nó là tổng hợp của những tác động của các vấn đề kinh tế. Nhóm các nhân tố này cũng rất quan trọng vì nó cho có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm nhóm các nhân tố tự nhiên và nhân tố kỹ thuật. Điều kiện tự nhiên dù có thuận lợi tới đâu nhưng nếu không có các biện pháp kinh tế- tổ chức sản xuất cà phê hợp lý thì hiệu quả đạt được cũng không cao. Các nhân tố này bao gồm nhiều nhân tố khác nhau như: - Thị trường, giá cả cà phê quốc tế - Quy hoạch, bố trí sản xuất cà phê - Chính sách kinh tế với sản xuất cà phê - Đầu tư xây dựng cơ bản và thâm canh Tóm lại, khi sản xuất cà phê thì mỗi nhân tố trên đều có ảnh hưởng theo chiều hướng, mức độ khác nhau nên cần phải được chú trọng kết hợp cả ba nhóm nhân tố đó để mang lại kết quả sản xuất cao nhất. 1.1.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất cà phê 1.1.4.1. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất cà phê thông qua các chỉ tiêu phân tích: GO, TC, IC, VA, MI, LN - Tổng giá trị sản xuất (GO): Là giá trị tính bằng tiền toàn bộ sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích canh tác trong một chu kỳ sản xuất nhất định. GO = Q * P Trong đó: Q: Là khối lượng sản phẩm P: Là giá trị đơn vị sản phẩm - Tổng chi phí sản xuất (TC): Là toàn bộ những chi phí bằng tiền hoặc vật chất của hộ. - Chí phí trung gian (IC): Là bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất bao gồm: chi phí vật chất và chi phí dịch vụ (thuê, mua ngoài).
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 16 - Giá trị gia tăng (VA): Là kết quả cuối cùng thu được sau khi trừ đi chi phí trung gian của hoạt động sản xuất kinh doanh. VA = GO – IC - Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần tuý bao gồm cả công lao động của gia đình tham gia sản xuất. MI = VA – khấu hao TSCĐ – thuế - Lợi nhuận (LN): Là phần thu nhập hỗn hợp còn lại sau khi đã trừ đi các khoản chi phí lao động của gia đình và chi phí hiện vật của hộ. - Chỉ tiêu (GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. - Chỉ tiêu (VA/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chí phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. - Chỉ tiêu (LN/IC): Chi tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận . - Chỉ tiêu (LN/TC): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. 1.1.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê qua chỉ tiêu NPV, IRR Để đánh giá đầy đủ qui mô lãi của cả thời kì kinh tế cho cây cà phê là 30 năm trong phân tích tài chính thường sử dụng chi tiêu thu nhập thuần, được tính chuyển về mặt bằng hiện tại kí hiệu là NPV (Net Present Value ). - Giá trị hiện tại thu nhập thuần (NPV) phản ánh quy mô lãi của dự án ở mặt bằng hiện tại.
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 17 Công thức được xác định như sau : NPV n i i i n i i i r C r B 00 11 Trong đó : Bi: Doanh thu năm i Ci: Chi phí năm i n : Chu kỳ kinh tế của cây cà phê r: Tỷ suất chiết khấu được chọn - Thời gian thu hồi vốn đầu tư (PP): Là thời gian cần thiết để có thể thu hồi lại toàn bộ số vốn đầu tư đã bỏ ra. - Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR): Phản ánh mức lãi suất mà dự án có thể đạt được. Hệ số hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất mà tại đó có giá trị NPV= 0. Công thức tính: 21 121 1 NPVNPV )r(rNPV rIRR Trong đó: r1 là tỷ suất hoàn vốn thấp hơn được sử dụng r2 là tỷ suất hoàn vốn cao hơn được sử dụng NPV1 = NPV có được khi sử dụng tỉ suất r1 NPV2 = NPV có được khi sử dụng tỉ suất r2 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới Cách đây hàng nghìn năm, cây cà phê đã được người dân du mục Ethiopi ngẫu nhiên tìm thấy ở làng Cápfa, gần thủ đô Ethiopi. Đến thế kỷ thứ 6, cây cà phê lan dần sang các nước và châu lục khác. Nhưng không phải ngay từ đầu cà phê đã được thừa nhận là hấp dẫn và hữu ích mặc dù cho đến ngày nay không ai còn phủ nhận công
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 18 dụng và sự nổi tiếng của loại đồ uống này. Cà phê giúp con người tỉnh táo và minh mẫn hơn trong mọi hoạt động và được coi như một món tráng miệng, một bữa ăn phụ của nhiều nước trên thế giới. Theo số liệu của tổ chức cà phê quốc tế (ICO) hiện nay có khoảng 20 đến 30 nước sản xuất cà phê tập chung chủ yếu vào các khu vực là : Bắc và Trung Mỹ, Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Á - Thái Bình Dương. Cũng theo thống kê của tổ chức này, tổng sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2011/12 ước đạt 128,5 triệu bao, giảm 4,3% so với niên vụ trước. Trong đó sản lượng cà phê Arabica đạt 80,8 triệu bao, giảm 4,3% so với niên vụ trước và sản lượng cà phê Robusta đạt 47,7 triệu bao, giảm 2,6% so với niên vụ trước. Nguyên nhân là do cây cà phê Arabica của Braxin bước vào chu kỳ cho sản lượng thấp làm sản lượng của quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới này giảm 12%, góp phần làm giảm sản lượng của cả thế giới trong niên vụ này. Ngoại trừ khu vực châu Phi, nơi mà sản lượng được kỳ vọng sẽ tăng 10% so với niên vụ trước lên mức 17,8 triệu bao, sản lượng được dự báo giảm tại hầu hết các khu vực sản xuất cà phê khác trên thế giới. Sản lượng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong niên vụ 2011/12 được dự báo đạt 34,7 triệu bao, giảm nhẹ 3,7% so với niên vụ trước. Nguyên nhân là do lượng mưa lớn đã làm giảm sản lượng cà phê của Việt Nam và Ấn Độ. Điều kiện thời tiết bất lợi cũng diễn ra tại nhiều nước thuộc khu vực Trung Mỹ, làm sản lượng cà phê của khu vực này trong niên vụ 2011/12 giảm 6,2% so với niên vụ trước, đạt mức 18,1 triệu bao. Chỉ có sản lượng của Nicaragua và Costa Rica được kỳ vọng có sự tăng trưởng nhẹ. Tại khu vực Nam Mỹ, sản lượng niên vụ 2011/12 được dự báo giảm 7,6% so với niên vụ trước, xuống mức 58 triệu bao. Sản lượng tại Colombia được dự báo sẽ không thể phục hồi sau 3 năm liên tiếp do lượng mưa quá mức, tình trạng sâu, dịch bệnh trên cây cà phê và hoạt động tái canh. 1.2.2. Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam Theo Vicofa (Hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam) Việt Nam được chia thành hai vùng khí hậu phù hợp cho sản xuất cà phê. Vùng Tây Nguyên và tỉnh Đồng Nai có đất đỏ bazan, rất thuận lợi để trồng cà phê vối và các tỉnh miền Bắc, với độ cao phù hợp (khoảng 600-800m) phù hợp với cà phê chè. Việt Nam trồng hai loại cà phê chính: cà
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 19 phê vối và cà phê chè, trong đó diện tích cà phê vối chiếm tới hơn 95% tổng diện tích gieo trồng. Cà phê chủ yếu được trồng ở các vùng đồi núi phía Bắc và Tây Nguyên. Diện tích cà phê tập trung nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên, tại các tỉnh như Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và chủ yếu là cà phê vối. Cà phê chè trồng chủ yếu ở vùng Nam Trung Bộ, vùng núi phía Bắc do các vùng này ở vùng cao hơn, nhưng với diện tích và sản lượng rất khiêm tốn, tập trung nhiều ở các tỉnh Quảng Trị, Sơn La và Điện Biên. Bảng 1: Diện tích - năng suất - sản lượng cà phê của các tỉnh niên vụ 2011 – 2012 STT Địa phương Tổng diện tích (ha) Kiến thiết cơ bản (ha) Kinh doanh (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1.000 tấn) 1 Đắk Lắk 200.161 9.832 190.329 25,12 487.748 2 Lâm Đồng 145.734 5.704 140.030 24,90 343.375 3 Gia Lai 77.627 2.060 75.567 20,20 151.771 4 Đắc Nông 116.350 35.331 81.019 22,20 179.658 5 Kon Tum 12.158 1.353 10.805 25,26 26.281 6 Đồng Nai 20.000 3.000 17.000 17,8 30.300 7 Bình Phước 14.938 3.431 11.507 19,50 19.593 8 BR-VT 7.071 152 6.919 19,50 13.485 9 Quảng Trị 5.050 - 5.050 15,00 5.968 10 Sơn La 6.371 2.635 3.736 16,10 6.014 11 Điện Biên 3.385 1.917 1.468 24,70 3.619 12 Các tỉnh còn lại 5.700 - 5.700 10,00 5.200 Tổng 614.545 65.415 549.130 23,20 1.273.012 Nguồn của Sở NN & PTNT năm 2012
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 20 Với sự tăng trưởng mạnh về diện tích cũng như sản lượng, chất lượng, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng đầu trên thế giới với diện tích cà phê lên tới xấp xỉ 615.000 ha đạt mức sản lượng trên 1.000.000 tấn (theo bộ NN & PTNT 2012). Năm 2012 là năm thứ 5 liên tục diện tích thu hoạch cà phê của Việt Nam vượt qua mốc 500.000 ha, sản lượng vượt qua mốc 1 triệu tấn, khối lượng xuất khẩu vượt qua mốc 1 triệu tấn. Tính theo niên vụ cà phê (từ 1/10/2011 đến 30/9/2012), Bộ NN & PTNT ước tính khối lượng xuất khẩu đạt 1,6 triệu tấn, với kim ngạch đạt trên 3 tỷ USD. Cà phê nằm trong nhóm 12 mặt hàng đạt kim ngạch từ 2 tỷ USD trở lên. Cà phê cũng là mặt hàng có tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước khá cao (lượng tăng 34,6%, kim ngạch tăng 29,5%, cao gấp gần 1,6 lần tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam). Như vậy, xuất khẩu cà phê năm 2012 của Việt Nam cả về khối lượng, cả về kim ngạch đã đạt đỉnh cao nhất từ trước tới nay và lần đầu tiên đã vượt qua Brazil lên đứng đầu thế giới. Về thị trường, trong 8 tháng đầu năm, có 18 thị trường đạt mức nhập khẩu trên 10.000 tấn cà phê của Việt Nam, trong đó, có 15 thị trường đạt từ 20.000 tấn trở lên. Nhập cà phê nhiều nhất từ Việt Nam là Đức (159.500 tấn), Mỹ (141.900 tấn), Italia (76.900 tấn), Tây Ban Nha (71.300 tấn), Nhật Bản (58.900 tấn), Bỉ (43.600 tấn), Indonesia (41.200 tấn), Mexico (34.300 tấn), Trung Quốc (30.100 tấn), Phillipines (28.100 tấn), Pháp (24.500 tấn), Nga (23.400 tấn), Thái Lan (22.600 tấn)… Đạt được kết quả trên do nhiều nguyên nhân, mà trước hết do diện tích thu hoạch cà phê của nước ta tăng liên tục qua các năm: nếu năm 2000 mới đạt 477.000 ha, thì năm 2005 đạt 484.000 ha, năm 2010 đạt 512.000 ha, năm 2011 đạt 534.000 ha. Điều kiện tự nhiên phù hợp với cây cà phê cộng với triển vọng xuất khẩu của cà phê đã có sức hấp dẫn đối với người dân mở rộng diện tích, chuyển dịch cơ cấu giống cà phê có giá trị cao, tích cực chăm sóc để có năng suất, chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, từ 2 năm nay người trồng cà phê đã tương đối chủ động tham gia điều tiết thị trường, không còn tình trạng khi thu hoạch rộ thì ồ ạt bán ra làm cho giá cả bị xuống thấp; khi giá xuống thấp thì lại càng bán ra vì sợ giá xuống thấp nữa. Đồng thời, sự cạnh tranh thu mua cà phê giữa các công ty trong nước và doanh nghiệp nước ngoài bước đầu đã tạo ra thị trường có lợi cho người trồng cà phê.
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 21 Tuy nhiên, theo Vicofa, sản lượng cà phê niên vụ 2012 - 2013 tiếp tục bị ảnh hưởng do cây cà phê đã già cỗi, tuổi đời trên 20 năm, chiếm trên 30% tổng diện tích sản xuất. Một số diện tích đã quá già cho năng suất thấp (dưới 1 tấn/ha), hạt nhỏ, hiệu quả kinh tế thấp. Bảng 2: Sản lượng cà phê Việt Nam theo niên vụ (từ tháng 10 – đến tháng 9) 2010/11 2011/12 ước tính 2012/13 dự báo 10/2010 10/2010 10/2011 10/2011 10/2012 10/2012 Số liệu cũ Điều chỉnh Số liệu cũ Điều chỉnh Số liệu cũ Điều chỉnh Sản lượng (đơn vị: nghìn) 1.168 1.200 1.260 1.560 1.350 1.450 Năng suất (đơn vị: tấn/ha) 2,12 2,18 2,21 2,44 2,25 2,25 Nguồn: USDA 1.2.3. Tình hình sản xuất cà phê ở Gia Lai Hiện nay Gia Lai có trên 76.000 ha cà phê, (trong đó có trên 72.000 ha cà phê kinh doanh), theo thồng kê mới nhất của Bộ NN & PTNT thì Gia Lai có diện tích trồng cà phê đứng thứ 4 trong cả nước, sau Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đăk Nông.
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 22 Biểu đồ: Các tỉnh, khu vực trồng cà phê tại Việt Nam năm 2012 Nguồn: Bộ NN & PTNT Việt Nam Cùng với việc tăng nhanh về diện tích, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh như: chọn giống, bón phân, tưới nước, tạo tán, ... đã làm năng suất và sản lượng cà phê tăng mạnh. Năm 2012, Gia Lai đạt sản lượng đạt trên 150.000 tấn cà phê nhân xô, chiếm khoảng 14% sản lượng cà phê cả nước. Mặc dù diện tích đứng thứ tư, nhưng Gia Lai đạt sản lượng thứ 3 sau Đăklăk và Lâm Đồng, được thể hiện qua biểu đồ sau:
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 23 Biểu đồ: Sản lượng cà phê Việt Nam theo tỉnh thành Nguồn: Bộ NN & PTNT Việt Nam Là tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa, sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi khá lớn về sản lượng, đa dạng về chủng loại, với nguồn nguyên liệu dồi dào và rất tốt cho ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đặc biệt, Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn, không có bão và sương muối, cùng với lượng đất bazan màu mỡ và dồi dào, rất thích hợp cho cây cà phê phát triển. Cây cà phê đã thực sự tạo ra hiệu quả kinh tế, xã hội rất quan trọng và to lớn cho người dân Gia Lai. Cà phê là mặt hàng chủ lực chiếm giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn trên địa bàn Gia Lai. Những năm 90 thế kỷ trước, năng suất bình quân 1 ha cà phê kinh doanh đạt rất thấp nhưng gần đây cùng với việc tăng nhanh về diện tích, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã làm tăng năng suất cà phê rõ rệt, bình quân 1 ha đạt khoảng 4 - 6 tấn nhân. Tuy nhiên gần đây, phần lớn diện tích cà phê do nông dân tự chọn giống để trồng, thời gian gần đây không ít diện tích đã bộc lộ nhiều nhược điểm, có xu hướng giống bị
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 24 thoái hoá. Trong khi đó, các hoạt động khoa học - công nghệ và công tác khuyến nông chưa đáp ứng kịp yêu cầu của thực tiễn sản xuất. Chất lượng sản phẩm cà phê Gia Lai có phần giảm sút do các doanh nghiệp và các hộ gia đình sản xuất cà phê chưa chú trọng việc chọn giống, trồng, chăm sóc, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật, công tác quản lý bảo vệ chưa tốt, thu hoạch quả xanh chiếm tỉ lệ cao, phơi, sấy, chế biến, bao bì, bảo quản, chưa đảm bảo theo qui trình kỹ thuật, dẫn đến chất lượng cà phê nhân giảm, chưa đáp ứng với yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CÀ PHÊ Ở XÃ DUN, HUYỆN CHƯ SÊ, TỈNH GIA LAI. 2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ DUN 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý và địa hình - Vị trí địa lý: Xã Dun nằm ở phía Bắc huyện Chư Sê. + Phía bắc giáp xã Albá, huyện Chư Sê. + Phía nam giáp thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê. + Phía đông giáp xã Kông Htôk và xã Ia Pal, huyện Chư Sê. + Phía tây giáp xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê. - Địa hình: Nằm trên dải cao nguyên Pleiku kéo dài xuống phía nam, ở độ cao 750 – 800m so với mực nước biển. Địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc trung bình < 8%. Điều kiện nông hóa, thổ nhưỡng Tài nguyên đất của xã được kiến tạo bởi 3 nhóm đá mẹ là đá macma acid, đá macma kiềm và trung tính, nhóm đá sét và biến chất. Nhóm macma kiềm và trung tính có diện tích lớn nhất. Đây là loại đất bazan có tầng đất dày trên 80cm, có màu nâu đỏ và nâu thẫm, hàm lượng mùn khá cao, màu mỡ. Đất đỏ bazan được coi là nguồn tài nguyên lớn nhất và quan trọng nhất đối với sự phát triển của nông nghiệp. Thổ nhưỡng đất có nhiều nguyên tố vi lượng rất thích hợp với cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, cây lương thực và cây ăn quả. Khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa - Khí hậu: Xã Dun thuộc vùng nhiệt đới gió mùa cao nguyên, vùng khí hậu phía tây, á vùng khí hậu phía nam và nằm trọn trong vùng khí hậu thung lũng sông Ba và phụ lưu sông Srêpôk. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 sang tháng 4 năm sau, thời gian còn lại trong năm là mùa mưa. - Nhiệt độ trung bình trong năm là 21.80 C, mức cao tuyệt đối là 35.50 C vào tháng tư và mức thấp tuyệt đối là 8.70 C vào tháng 12. - Độ ẩm bình quân là 82,2 %, thấp nhất vào tháng 3 (70,8%) và cao nhất vào tháng 8 (92,6%)
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 26 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động Điều tra dân số và lao động giúp ta biết được quy mô, cơ cấu dân số, phản ánh được số lao động hiện có của địa phương, đồng thời nắm được tình trạng cũng như nhu cầu lao động của địa bàn nghiên cứu. Tình hình dân số và lao động của xã được phản ánh qua bảng sau: Bảng 3: Biến động dân số và lao động của xã giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: Người Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2012/2010 ± % Dân số 3.816,00 4.177,00 4.277,00 + 461,00 112,08 - Dân tộc kinh 2.212,00 2.282,00 2.315,00 + 103,00 104,66 Nam 1.155,00 1.225,00 1.284,00 + 129,00 111,17 Nữ 1.057,00 1.057,00 1.031,00 - 26,00 97,54 - Dân tộc thiểu số 1.604,00 1.895,00 1.962,00 + 358,00 122,32 Lao động - Trong độ tuổi LĐ 2.292,00 2.567,00 2.594,00 + 302,00 113,18 Nam 1.139,00 1.403,00 1.571,00 + 432,00 137,93 Nữ 1.153,00 1.164,00 1.023,00 - 130,00 88,73 Nguồn: UBND xã Từ bảng 3 cho thấy, tổng dân số năm 2012 của xã là 4.277 nhân khẩu, tăng 12,08% so với năm 2010. Dân tộc kinh tăng 4,66% so với năm 2010, trong đó, nam tăng 129 người, tức tăng 11,17%, tuy nhiên nữ lại giảm 26 người, giảm 2,46% so với năm 2010. Đồng bào dân tộc thiểu số năm 2012 là 1.962 người, chiếm 45,87% dân số của xã, năm 2012 số đồng bào tăng 22,32% so với năm 2010. Qua đó ta có thể thấy,
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 27 dân số của xã tăng chủ yếu là do sự tăng lên của đồng bào dân tộc thiểu số, đây là một khó khăn lớn cho việc quản lý cũng như phát triển kinh tế xã hội của xã. Tổng số người trong độ tuổi lao động của xã năm 2012 là 2594, tăng 13,18% so với năm 2010. Trong đó, nam tăng 37,93% và nữ giảm 11,27%. Qua đó cho thấy, lao động nam chiếm phần lớn lực lượng lao động của xã. Đây là lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, vì làm nông bao gồm chủ yếu các công việc nặng nhọc, do đó với lực lượng lao động nam đông hơn sẽ góp phần giảm được thời gian lao động và chi phí thuê nhân công. 2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp. Nếu biết cách sử dụng đất hợp lý và khoa học sẽ mang lại giá trị cao, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Tình hình sử dụng đất đai của xã được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4: Quy mô, cơ cấu đất đai của xã giai đoạn 2010 - 2012 Chỉ tiêu 2010 2012 2012/2010 Ha % Ha % ± % Tổng diện tích đất tự nhiên 1.994,32 100,00 1.994,32 100,00 0,00 0,00 1. Đất phi nông nghiệp 304,45 15,27 443,95 22,26 + 139,50 145,82 2. Đất SXNN 1.005,42 50,41 1.492,30 74,83 + 486,88 148,43 - Cà phê 321,10 16,10 805,92 40,41 + 484,82 250,99 3. Đất chưa sử dụng 684,45 34,32 58,07 2,91 - 626,38 8,48 Nguồn: UBND xã Qua bảng 4 cho thấy, tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 1.994,32 ha. Năm 2012, diện tích đất phi nông nghiệp của xã là 443,95 ha, chiếm 22,26% tổng diện tích đất của xã, tăng 45,82% so với năm 2010. Còn diện tích đất chưa sử dụng năm 2012 là
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 28 58,07 ha, chiếm 2,91%, giảm 91,52% do người dân tích cực khai hoang, mở rộng đất đai để đưa vào sử dụng, nhờ vậy đã giảm được diện tích đất bỏ trống. Diện tích đất nông nghiệp của xã năm 2012 là 1.492,3 ha, chiếm đến 74,83% tổng diện tích đất tự nhiên của xã, tăng 48,43% so với năm 2010. Trong đó, diện tích cà phê năm 2012 đạt 805,92 ha, chiếm khoảng 40,41% diện tích tự nhiên của xã, tăng đến 150,99% so với năm 2010 do năm 2011 cà phê đạt năng suất và sản lượng cao, vì vậy các hộ dân đã khai hoang đất đai, chuyển diện tích cây trồng hàng năm sang trồng cà phê, khiến cho diện tích cà phê tăng cao trên địa bàn xã. 2.1.3. Kết cấu hạ tầng giao thông Xã Dun là địa bàn nằm ở phía bắc huyện Chư Sê, nằm trên quốc lộ 25. Phía tây kết nối thành phố Pleiku với tỉnh Kon Tum. Từ Pleiku theo quốc lộ 19 xuống cảng Quy Nhơn. Phía đông kết nối với tỉnh Khánh Hòa và quốc lộ 14 thuộc tuyến đường Hồ Chí Minh chạy dọc theo hướng bắc - nam. Từ quốc lộ 14 kết nối với Buôn Ma Thuột và vào thành phố Hồ Chí Minh. Với hệ thống giao thông như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và giao lưu kinh tế giữa địa phương với các vùng miền trong nước. 2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ CỦA XÃ 2.2.1. Tình hình sản xuất cà phê Sau giải phóng năm 1975, Đảng – Nhà nước có chủ chương và các biện pháp để tổ chức triển khai phát triển cà phê trên toàn vùng Tây Nguyên. Cây cà phê có mặt tại xã năm 1986 và phát triển nhanh nhất bắt đầu từ năm 1995 (106,72 ha) trở đi và tăng đỉnh điểm vào năm 2000 (731,60 ha). Từ năm 2005, theo chủ trương của huyện Chư Sê về việc giảm diện tích đối với những diện tích cà phê kém năng suất, điều kiện canh tác khó khăn (xa nguồn nước tưới, đất không thích hợp,…) để chuyển đổi sang cây trồng khác. Vì vậy diện tích cà phê giảm đáng kể. Từ năm 2007 đến năm 2010, diện tích cà phê của xã mới ổn định ở mức 300 ha. Hiện nay, các hộ gia đình đang tích cực trồng mới, tái canh vườn cà phê, làm tăng diện tích cà phê lên cao. Bên cạnh đó, hình thức tổ chức sản xuất cà phê ở đây khá đa
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 29 dạng: công ty TNHH một thành viên cà phê Gia Lai, HTX cà phê huyện Chư Sê và hộ gia đình nông dân, khiến cho tốc độ phát triển cà phê khá nhanh trên địa bàn xã. HTX cà phê Tân Nông Nguyên được thành lập nhằm giúp cho những hộ sản xuất cà phê nâng cao năng suất, chất lượng vườn cây mang tính bền vững, đem lại lợi nhuận cao cho người trồng cà phê. Với mục tiêu “Sản xuất cà phê đạt chất lượng tốt nhất, bán được cà phê với giá cao nhất, mua vật tư nông nghiệp với giá thấp nhất và tương trợ, cùng nhau phát triển sản xuất, kinh doanh cà phê theo hướng bền vững”. Tham gia HTX, các hộ nông dân sẽ được mua vật tư nông nghiệp với giá thấp hơn giá thị trường, khi thu hoạch, HTX sẽ trực tiếp tới thu mua cà phê tại các hộ, nhờ đó các hộ nông dân không bị ép giá, đồng thời, HTX còn tiến hành cử người tới tập huấn kỹ thuật chăm sóc cà phê cho các hộ đã tham gia vào HTX. Ban đầu các hộ sẽ đóng một khoản tiền là hai triệu để làm tài khoản xã viên, đồng thời đó cũng coi như khoản tiền mà HTX mượn tạm để xoay vòng vốn và chi trả cho hoạt động của HTX, khoản tiền này không có lãi phát sinh nhưng sẽ hoàn trả lại cho xã viên nếu họ rút ra khỏi HTX. Tuy nhiên, khi tham gia vào HTX các nông hộ có thể mua vật tư như phân bón, thuốc trừ sâu, … của HTX mà không cần trả bằng tiền mặt, hoặc vay vốn của HTX với lãi ưu đãi. Tuy nhiên, số hộ tham gia HTX còn thấp là do các hộ chưa nắm được hình thức tổ chức sản xuất, chưa biết được cách thức hoạt động cũng như những lợi ích có được khi tham gia vào HTX. Ngoài ra, khi tham gia HTX, mỗi hộ dân phải góp vốn điều lệ là hai triệu đồng để làm kinh phí hoạt động cho HTX, dó đó có nhiều hộ gia đình cho rằng HTX hoạt động như một số HTX kiểu cũ, các hộ góp vốn vào HTX, nếu HTX hoạt động thua lỗ thì phải tiếp tục góp vốn để bù lỗ, vì thế họ không muốn tham gia. Nhưng thực chất của HTX thành lập là để giúp người dân phát triển sản xuất theo hướng bền vững chứ không phải là HTX sản xuất kinh doanh cà phê, khi tham gia vào HTX, các hộ chỉ phải góp một lần duy nhất khi mới vào HTX, cà phê của dân được HTX bán giúp và hoàn trả lại cho người dân, HTX chỉ giữ lại 10% làm vốn để hoạt động cho HTX.
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 30 Công ty TNHH một TV cà phê Gia Lai do tỉnh Gia Lai thành lập với 5 chi nhánh, chi nhánh huyện Chư Sê được thành lập năm 1990, bao gồm 5 đội sản xuất nằm rải rác trên địa bàn các xã. Công ty đầu tư cho toàn bộ vườn cây và thu sản phẩm, công nhân chỉ có nhiệm vụ chăm sóc và được nhận lương hàng tháng. Tuy nhiên, cách thức hoạt động này không có hiệu quả nên đến năm 2006, công ty chuyển sang giao khoán toàn bộ sản phẩm cho người dân. Các hộ dân sẽ tự bỏ chi phí đầu tư, công ty không hỗ trợ cho các hộ nhưng họ có thể vay tiền của công ty và trả bằng cà phê. Sau khi thu hoạch, mỗi hộ sẽ nộp cho công ty 3 tấn cà phê tươi, phần còn lại có thể bán cho công ty theo giá thời điểm trên thị trường. Bảng 5: Tình hình phát triển sản xuất cà phê của xã niên vụ 2010/2012 2010 2011 2012 2012/2010 Biến động diện tích cà phê (ha) ± % Toàn xã 321,10 330,40 805,92 + 484,82 250,99 Công ty TNHH 175,00 175,00 175,00 0,00 0,00 HTX 35,58 38,64 109,45 + 73,87 307,62 Nông hộ 110,52 116,76 521,47 + 410,95 471,83 Biến động năng suất cà phê tươi (tấn/ha) Toàn xã 16,00 19,00 13,50 -2,50 84,38 Công ty TNHH 16,50 19,00 14,50 -2,00 87,88 HTX 17,00 20,50 15,50 -1,50 91,18 Nông hộ 14,50 16,50 12,00 -2,50 82,76 Nguồn: UBND xã Qua bảng 5 cho thấy, diện tích cà phê của toàn xã năm 2012 là 805,92 ha, tăng 150,99% so với năm 2010, do các hộ nông dân khai hoang đất bỏ trống, chuyển diện tích cây hàng năm sang trồng cà phê, nhờ vậy mà diện tích trồng cà phê của xã tăng cao. Trong đó, diện tích của các hộ nhận khoán vườn cà phê của công ty cà phê huyện Chư Sê là 175 ha, diện tích này không tăng là vì diện tích đất sản xuất cà phê của công ty là do tỉnh Gia Lai cấp với một quy mô nhất định và không đổi, công ty chỉ sản xuất kinh doanh trong quỹ đất đó. Diện tích của các hộ tham gia HTX năm 2012 là 109,45
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 31 ha, tăng 207,62% so với năm 2010 và diện tích của nông hộ năm 2012 là 410,95 ha, tăng 371,83% so với năm 2010. Mặc dù năm 2012, diện tích cà phê của xã tăng cao, nhưng do tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết, khí hậu nóng lên làm hạn hán kéo dài vào mùa khô, tình trạng thiếu nước xảy ra ở nhiều nơi khiến cho năng suất và sản lượng cà phê giảm từ 30 – 50% so với năm 2011, nhưng nhờ giá cà phê năm 2012 tăng cao nên cũng bù lại được phần nào doanh thu bị mất. Năm 2012, năng suất của toàn xã khoảng 13,5 tấn cà phê tươi/ha, giảm 15,62% so với năm 2010. Trong đó, năng suất của các hộ nhận khoán công ty là 14,5 tấn/ha, giảm 12,12% và các hộ tham gia HTX đạt 15,5 tấn/ha, giảm 8,82%; các hộ nông dân chỉ đạt 12 tấn/ha, giảm 17,24% so với năm 2010. Như vậy, do hình thức sản xuất chưa hợp lý, thiếu khoa học nên mặc dù có diện tích cà phê lớn nhất nhưng các hộ nông dân lại có năng xuất thấp hơn so với các hình thức tổ chức sản xuất khác. Từ đó cho thấy, dù tác động của điều kiện ngoại cảnh nhưng nếu biết cách chăm sóc cà phê hợp lý sẽ giảm được rủi ro, vì vậy các nông hộ cần đưa ra nhưng phương án để sản xuất cà phê hiệu quả. 2.2.2. Thuận lợi và khó khăn - Thuận lợi + Xã Dun có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, giao lưu giữa các vùng. Đồng thời với diện tích đất tự nhiên có phần lớn diện tích sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, các loại đất phù hợp với các cây lâu năm và cây ngắn ngày, trong đó nổi bật là cà phê, tiêu và lúa, là điều kiện tốt để ổn định tình hình an ninh lương thực và phát triển kinh tế. + Sự lãnh đạo trực tiếp, quan tâm đến sản xuất cà phê của nông hộ, tạo điều kiện cho việc phát triển sản xuất cà phê. + Nhiều hộ gia đình đã được tập huấn kỹ thuật, tham gia hội thảo và học hỏi được nhiều kỹ thuật chăm sóc cà phê hiệu quả.
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 32 - Khó khăn + Biến đổi khí hậu dẫn đến thiếu nước, khô hạn vào mùa khô. + Doanh thu hàng năm của nông hộ phải dung cho việc chi trả trong gia đình, trả tiền và lãi vay năm trước nên không có vốn để đầu tư. Bên cạnh đó lại không được hỗ trợ của ngân hàng chính sách vì vậy một số gia đình đã đi vay đại lý vật tư với lãi cao. + Giá phân hữu cơ cao nên nhiều hộ gia đình không dám mua mà thay bằng phân hóa học khiến vườn cây suy kiệt, giảm năng suất và sản lượng. + Tiêu thụ sản phẩm nhỏ lẻ dẫn đến bị lái buôn ép giá. + Nông dân thiếu thông tin về thị trường. + Đời sống của đồng bào thiểu số còn nhiều khó khăn, trình độ văn hóa còn thấp, hạn chế trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống và sản xuất. + Cơ sở hạ tầng đã xuống cấp, chưa đáp ứng được hết nhu cầu tưới tiêu của người dân trên địa bàn. + Môi trường trong khu dân cư còn bị ô nhiễm, hiện tượng xói mòn, rửa trôi còn xảy ra. + Giao thông ở một số thôn xa trung tâm, ở các thôn đồng bào dân tộc thiểu số đi lại còn khó khăn. 2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 2.3.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra 2.3.1.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra Từ trước năm 1995, dân cư đến sinh sống ở địa bàn xã còn thưa thớt, số lượng vườn cây ít với chất lượng thấp nên không phản ánh được thực tế hoạt động trồng cà phê của các hộ. Vì vậy, chúng tôi tiến hành điều tra các hộ bắt đầu trồng cà phê từ năm 1995, với tổng số 40 hộ để thấy rõ thực trạng sản xuất cà phê của hộ. Cụ thể gồm 2 thôn:
  • 37. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 33 - Greo Sék: Với 20 hộ không tham gia HTX, đại diện cho 142 hộ của thôn. - Thôn Bình Minh: Với 20 hộ tham gia HTX, đại diện cho 135 hộ của thôn. Tổng số nhân khẩu bình quân của hai thôn là 3,75 khẩu/hộ. Cụ thể, ở Greo Sék là 3,55 khẩu/hộ và thôn Bình Minh là 3,95 khẩu/hộ. Nhìn chung, số nhân khẩu thuộc hai thôn không chênh lệch nhau nhiều lắm. Ngoài yếu tố về nhân khẩu thì các yếu tố độ tuổi trung bình, trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất cũng không kém phần quan trọng đối với các chủ hộ. Theo kết quả điều tra cho thấy độ tuổi và trình độ văn hoá của các chủ hộ ở hai thôn tương đối tốt để có thể tiếp cận và vận dụng kỹ thuật, máy móc hiện đại trong việc trồng mới, chăm sóc cũng như thu hoạch quả. Qua bảng 5 cho thấy, chủ hộ thuộc hai thôn có độ tuổi trung bình là 44,48 tuổi và trình độ văn hoá trung bình chủ hộ 7,65/10. Trong đó, độ tuổi và trình độ văn hóa của chủ hộ thuộc thôn Bình Minh cao hơn Greo Sék. Cụ thể là Greo Sék có độ tuổi trung bình của chủ hộ là 43,35 và trình độ văn hóa 7,05, thôn Bình Minh có độ tuổi trung bình chủ hộ là 44,48 và trình độ văn hóa là 8,25, vì thế họ có nhiều thuận lợi hơn trong sản xuất cà phê. Nhìn chung, các hộ được điều tra cho hai thôn đều có khả năng và năng lực rất lớn trong sản xuất cà phê. Đây là một thuận lợi lớn để góp phần vào quá trình phát triển sản xuất cà phê của xã, góp phần phát triển nền kinh tế. Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được, nó tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất với tư cách vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động, đất đai quyết định đến năng suất và chất lượng của cây trồng, giá trị sản xuất được tạo ra ngày một lớn nếu chúng ta biết hợp lí nguồn đất đai. Vì vậy, cần có những biện pháp canh tác hợp lý để sử dụng đất có hiệu quả và lâu dài.
  • 38. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 34 Bảng 6: Đặc trưng cơ bản của các hộ điều tra Tính bình quân hộ Nguồn số liệu điều Nguồn số liệu điều tra năm 2012 Qua bảng 6 cho thấy, diện tích đất nông nghiệp bình quân mỗi hộ ở thôn Bình Minh là 1,87 ha, gấp khoảng 1,35 lần so với thôn Greo Sék. Trong đó, tại thôn Bình Minh, đất trồng cây cà phê bình quân/hộ là 1,22 ha, chiếm 65,24 tổng diện tích đất SXNN còn thôn Greo Sék, đất trồng cà phê bình quân/hộ là 0,98, chiếm 70,50%. Từ đó cho thấy, trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thì cây cà phê là cây trồng chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Khi nông hộ có nhiều đất sản xuất thì sẽ có lợi thế rất lớn trong nông nghiệp cũng như các nghành khác. Khi có lợi thế về đất đai thì có thể mở rộng sản xuất, áp dụng Chỉ tiêu ĐVT Thôn Greo Sék Thôn Bình Minh BQC 1. BQ nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 3,55 3,95 3,75 2. Độ tuổi TB của chủ hộ Năm 43,35 45,60 44,48 3. Trình độ văn hoá Lớp 7,05 8,25 7,65 4. Lao động Công/hộ 331,55 382,25 356,90 - Lao động gia đình Công/hộ 125,45 151,70 138,58 - Thuê Công/hộ 206,10 230,55 218,33 5. Tổng diện tích đất SXNN Ha/hộ 1,39 1,87 1,63 - Đất trồng cà phê Ha/hộ 0,98 1,22 1,10 6. Tổng số vốn Triệu đồng/hộ 95,00 100,50 97,75 - Vốn vay Triệu đồng/hộ 35,00 25,50 30,25 - Vốn tự có Triệu đồng/hộ 60,00 75,00 67,50
  • 39. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 35 được nhiều khoa học kỹ thuật, đưa máy móc hiện đại áp dụng trong quá trình sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả trong sản xuất hơn. Theo kết quả điều tra, nghề nghiệp chủ yếu của các hộ là làm nông, vì thế họ sử dụng lao động gia đình là chủ yếu, và theo đánh giá khách quan thì những người dân địa phương chủ yếu là những gia đình đi vào làm kinh tế mới từ các tỉnh phía Bắc, nên bản chất lao động cần cù, khả năng lao động khá tốt, điều đó đã góp phần giảm bớt được chi phí thuê lao động. Vì vậy, lao động thuê ngoài chỉ mang tính chất mùa vụ, chủ yếu vào lúc bón phân hay thu hoạch. Thành phần tham gia lao động thêm khá lớn, từ nhiều tỉnh xa đến và có cả đồng bào dân tộc, ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Với 40 hộ điều tra thì lao động bình quân mỗi hộ tính cho cả 2 thôn là 356,90 công/hộ. Trong đó lao động gia đình là 138,58 công/hộ, chủ yếu là do bố mẹ làm còn con cái đi học hoặc đi làm ngành nghề khác. Lao động thuê là 218,33 công/hộ, phần lớn số lao động này được các hộ thuê vào dịp thu hoạch, thời gian khoảng 1 đến 2 tháng. Nói chung, các hộ gia đình có lượng lao động tương đối dồi dào, hầu như các hộ tận dụng nguồn lao động chính của gia đình điều này sẽ giảm bớt một phần nào đó trong khoản chi phí thuê nhân công. Đối với sản xuất thì vấn đề về vốn là rất quan trọng, đặc biệt trong ngành trồng trọt thì đối với cây công nghiệp lâu năm vấn đề về đầu tư luôn cần một khoản vốn khá lớn mới có thể tiến hành hoạt động sản xuất. Cây cà phê là một cây công nghiệp dài ngày, thời gian kiến thiết cơ bản kéo dài 2 - 3 năm. Do vậy, quá trình huy động vốn và sử dụng vốn trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của cả quá trình kinh doanh cây cà phê. Từ số liệu của bảng 6 ta thấy, vốn vay bình quân/hộ của hai thôn là 30,25 triệu đồng. Greo Sék có vốn vay là 35 triệu và vốn tự có là 60 triệu. Còn thôn Bình Minh có vốn vay là 25,50 triệu đồng, vốn tự có là 75 triệu đồng. Qua số liệu điều tra cho thấy các hộ ở Greo Sék có mức đầu tư cao hơn so với các hộ thôn Bình Minh, do họ không tham gia HTX, không được hỗ trợ nên tốn chi phí
  • 40. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 36 đầu vào cao hơn thôn Bình Minh, đồng thời không được tham gia tập huấn kỹ thuật nên các hộ ở Greo Sék sử dụng dư thừa phân bón, dẫn đến tăng chi phí. Vì vậy để đảm bảo lượng vốn đầu tư, ở Greo Sék, tiền vay cao hơn vì vốn tự có của hộ thấp hơn thôn Bình Minh. Nhưng ta thấy, mức vay của hai thôn vẫn còn thấp do tâm lý ngại đi vay và sử dụng nguồn vốn tự có là chủ yếu. Nhìn chung, các hộ ở hai thôn đã biết tích lũy vốn đầu tư cho sản xuất cà phê. Lượng vốn này sẽ được sử dụng để đầu tư trong năm và thu hồi lại sau khi thu hoạch. Như vậy, vốn là một nhân tố quan trọng trong việc đầu tư của hộ. 2.3.1.2. Tình hình trang bị kỹ thuật của các hộ điều tra Trong sản xuất nông nghiệp thì yếu tố về trang thiết bị đóng vai trò tương đối quan trọng đối với quá trình sản xuất của nông hộ. Công cụ sản xuất không những giúp nâng cao năng suất lao động mà còn tiết kiệm được nhiều chi phí cũng như thời gian. Đối với sản xuất cà phê thì yếu tố trên càng quan trọng, vì hầu hết các quá trình sản xuất đều có sử dụng đến máy móc. Từ bảng 7 cho thấy, thôn Bình Minh đã đầu tư vào mua sắm trang thiết bị đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhiều hơn ở Greo Sék. Cụ thể, máy bơm nước bình quân mỗi hộ ở Greo Sék là 0,75 chiếc, ở thôn Bình Minh bình quân mỗi hộ 0,85 chiếc. Xe công nông bình quân mỗi hộ Greo Sék là 0,20 chiếc và ở thôn Bình Minh là 0,3 chiếc, ngoài tác dụng chuyên chở thì xe công nông cũng được sử dụng như đầu bơm nước, vì thế nhiều hộ gia đình có xe thì sẽ không mua thêm máy bơm nước nữa. Bình quân mỗi hộ ở Greo Sék có 0,35 chiếc máy xay sát, còn ở thôn Bình Minh bình quân 0,45 chiếc. Hầu như các hộ sau khi thu hoạch sẽ bán cà phê tươi hoặc cà phê khô, chỉ khi cất trữ thì các hộ mới xay ra cà phê nhân, vì thế ít hộ gia đình đầu tư mua máy xay sát. Ở cả 2 thôn, các hộ nông dân đều có bình phun thuốc sâu, bình quân mỗi hộ là 1 chiếc.
  • 41. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 37 Bảng 7: Công cụ sản xuất cà phê của hộ được điều tra Tính bình quân hộ Phương tiện sản xuất ĐVT Nhóm hộ BQC Thôn Greo Sék Thôn Bình Minh Máy bơm nước Chiếc 0,75 0,85 0,80 Xe công nông Chiếc 0,25 0,30 0,28 Máy xay sát Chiếc 0,35 0,45 0,40 Bình phun thuốc Chiếc 1,00 1,00 1,00 Ống nước Cuộn 4,00 4,30 4,15 Béc tưới nước Chiếc 1,30 1,85 1,44 Nông cụ 1.000 đ 1.670,00 2.485,00 2.077,50 Nguồn số liệu điều tra năm 2012 Để phục vụ cho việc tưới cà phê cần có ống nước, bình quân cho cả 2 thôn là 4,15 cuộn/hộ. Trong đó, Greo Sék là 4,00 cuộn/hộ và thôn Bình Minh là 4,30 cuộn trên hộ. Ở thôn Bình Minh, do được tập huấn và hướng dẫn đưa trang thiết bị kỹ thuật vào sản xuất nên bình quân mỗi hộ có 1,85 chiếc béc, sử dụng béc tưới giúp nông hộ giảm thời gian và công lao động cho việc tưới nước, nhưng ở Greo Sék có ít hộ đầu tư vào mua béc, các hộ vẫn sử dụng phương pháp tưới dí là chủ yếu. Nông cụ ở đây là những vật rẻ tiền mau hỏng như bao, bạt, dây buộc, kéo cắt cành, cuốc, rổ, …… Bình quân chung cho cả hai thôn năm 2012 là 2.077,50 nghìn đồng/hộ. Trong đó ở thôn Bình Minh là 2.485 nghìn đồng/hộ, các hộ điều tra ở thôn Greo Sék có diện tích nhỏ hơn nên chỉ tốn 1.670 nghìn đồng/hộ.
  • 42. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 38 Qua số liệu điều tra ta thấy, nhờ được tập huấn kỹ thuật mà các hộ gia đình ở thôn Bình Minh đã biết đầu tư trang thiết bị vào sản xuất, giúp giảm công lao động và chi phí thuê nhân công. 2.3.1.3. Năng suất, sản lượng của các hộ điều tra Năng suất và sản lượng là hai yếu tố phản ánh hiệu quả của quá trình sản xuất, phản ánh việc sử dụng các yếu tố đầu vào cũng như là sự đầu tư cho sản xuất cây cà phê. Vì vậy việc nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng là vấn đề mà các nông hộ rất quan tâm vậy nên để có năng suất cao thì không chỉ đòi hỏi người sản xuất phải đầu tư đúng mức mà còn phải đúng cách. Để thấy được năng suất, sản lượng của các nông hộ trên địa bàn 2 thôn của xã Dun, ta xét bảng số liệu sau: Bảng 8: Diện tích, năng suất, sản lượng của các hộ điều tra STT Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hộ BQC Thôn Greo Sék Thôn Bình Minh 1 Diện tích Ha/hộ 0,98 1,22 1,10 2 Năng suất Tấn/ha 14,03 16,11 15,07 3 Sản lượng cà phê tươi Tấn/hộ 13,75 19,65 16,70 Nguồn số liệu điều tra năm 2012 Qua bảng trên cho thấy, nếu được tập huấn kỹ thuật, được tạo điều kiện phát triển sản xuất với chi phí đầu vào thấp và đầu ra bán với giá cao, đồng thời được đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì đương nhiên năng suất và sản lượng sẽ cao hơn. Năm 2012, thôn Bình Minh có năng suất 16,11 tấn/ha còn thôn Greo Sék chỉ đạt 14,03 tấn/ha. Đối với sản xuất nông nghiệp thì năng suất là kết quả của sự tác động rất nhiều yếu tố như trình độ thâm canh, khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng,…vì vậy trong quá trình sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân của sự chênh lệch về năng suất, sản
  • 43. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 39 lượng giữa các nhóm hộ trong hai thôn, đó là đối với nhóm hộ thuộc thôn Bình Minh thì do tham gia vào HTX nên họ biết cách đầu tư trang bị phương tiện sản xuất, có vốn để đầu tư do đó một phần nào tiết kiệm được chi phí do giá của vật tư nông nghiệp đầu vào thấp hơn, lợi nhuận cao hơn nhờ bán được giá, vay mượn vốn ít hơn và họ chủ động hơn trong sản xuất. Còn những hộ ở Greo Sék thì họ phải vay mượn nhiều hơn để đủ vốn chi trả chi phí đầu vào đắt hơn, đồng thời phải cắt giảm bớt đầu tư trang thiết bị, phân bón hóa học do đó vườn cây càng ngày càng suy thoái và kéo theo sự giảm về năng suất. Trong những năm gần đây giá cà phê tuy tăng cao nhưng kéo theo đó là giá vật tư cũng leo thang như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhiên liệu, tiền công lao động, … cũng tăng theo rất nhanh nên lợi nhuận thực chất mà người sản xuất cà phê thu được cũng không cao. Mặt khác do sản xuất ngoài trời nên chịu ảnh hưởng rất nhiều của thời tiết, do thời tiết thường xuyên biến đổi như hạn hán kéo dài đã khiến một số nơi thiếu nước tước mà hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã chưa đáp ứng được nhu cầu nước tưới cho cây trồng vào mùa hạn dẫn đến năng suất sản lượng giảm. Chính vì năng suất cà phê của một số hộ còn thấp, chưa mang lại hiệu quả tối đa nên vấn đề nâng cao năng suất, sản lượng cho cây cà phê là vấn đề bức thiết đặt ra cho lãnh đạo cũng như người dân của xã để nhằm mục đích nâng cao năng suất từ đó cải thiện đời sống về vật chất cũng như tinh thần cho người sản xuất nhất là những hộ nghèo. 2.3.2. Phân tích hiệu quả kinh tế của 1 ha cà phê Cây cà phê có chu kỳ sống dài khoảng từ 23 đến 30 năm tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu và cách thức chăm sóc của mỗi hộ nông dân. Thời kỳ KTCB của cà phê kéo dài khoảng từ 2 - 3 năm kể từ khi trồng mới cho đến khi cà phê đem vào hái quả. Trong đó, doanh thu và chi phí là hai yếu tố được quan tâm lớn trong mỗi quá trình sản xuất kinh doanh nói chung, cũng như đối với hoạt động sản xuất cà phê của các hộ dân nói riêng. Do vậy, để thuận tiện cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cà phê chúng tôi tiến hành phân tích lần lượt các yếu tố như sau:
  • 44. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 40 2.3.2.1. Chi phí đầu tư cho 1 ha cà phê trồng mới và thời kỳ kiến thiết cơ bản Để đánh giá được hiệu quả của bất cứ hoạt động kinh tế nào, chúng ta cũng cần xây dựng các khoản chi phí liên quan đã bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh tế đó. Đối với hoạt động kinh doanh cây cà phê, chí phí được chia làm hai thời kỳ: Thời kỳ cà phê KTCB và thời kỳ cà phê kinh doanh. Thông thường khoảng 4 năm là thời kỳ cà phê KTCB, tuy nhiên từ năm 2006 trở lại đây với cách thức kỹ thuật thâm canh cao, đồng thời còn áp dụng những hình thức lai tạo giống ghép do đó đến năm thứ 4 các hộ nông dân ở địa bàn xã đã đưa cà phê vào giai đoạn bắt đầu kinh doanh. Chi phí thời kỳ trồng mới chủ yếu là giống, phân bón và hoá chất, lao động, … - Chi phí trồng mới: Đây là năm đầu tiên các hộ dân tiến hành trồng mới do đó các khoản mục tương đối nhiều (chi phí về giống ban đầu, chi phí công lao động cho việc làm đất, trồng, chăm sóc, tưới nước, ...). Theo số liệu điều tra tổng chi phí cho năm trồng mới tính bình quân cho một ha ở cả hai thôn là 48.692,27 nghìn đồng, chiếm 42,79% tổng chi phí cả thời kỳ kiến thiết cơ bản. Nhìn chung, mặc dù có diện tích cà phê nhiều hơn nhưng chi phí ở thôn Bình Minh lại ít hơn, do các nông hộ được HTX tập huấn cách trồng, chăm sóc và bón phân phù hợp với đặc điểm kỹ thuật của cây cà phê, vì vậy tránh lãng phí được một lượng vật tư và giảm công lao động, ngoài ra HTX còn cung cấp vật tư với giá rẻ hơn từ 5 đến 10% so với thị trường, giúp các nông hộ tiết kiệm được một khoản chi phí. Cụ thể, trong việc đầu tư mua giống, thôn Greo Sék mất khoảng 2.028,47 nghìn đồng, còn thôn Bình Minh chỉ mất 1.624,33 nghìn đồng cho khoảng 1.014,72 cây giống/ha bình quân chung cho cả hai thôn, theo khoảng cách hàng cách hàng 3m, cây cách cây 3m.
  • 45. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 41 Bảng 9: Đầu tư hiện vật cho 1ha cà phê thời kỳ KTCB Chỉ tiêu ĐVT Trồng mới Chăm sóc 1 Chăm sóc 2 Greo Sék Bình Minh BQC Greo Sék Bình Minh BQC Greo Sék Bình Minh BQC Giống Cây/ha 1.014,23 1.015,21 1.014,72 50,71 30,46 40,59 _ _ _ Đạm sunfat Tạ/ha 2,64 1,64 2,14 3,10 2,08 2,59 3,79 2,08 2,94 Đạm urê Tạ/ha 3,79 2,06 2,93 4,07 3,04 3,56 6,02 4,60 5,31 Lân Tạ/ha 5,21 4,13 4,67 7,07 6,58 6,83 8,74 7,62 8,18 Kali Tạ/ha 2,67 1,34 2,01 2,59 1,61 2,10 4,65 2,98 3,82 Thuốc BVTV Lít/ha 1,58 1,27 1,43 3,10 3,06 3,08 5,25 5,03 5,14 Phân chuồng M3 /ha 12,61 20,76 16,67 _ _ _ 12,61 20,39 16,50 Tưới nước (nhiên liệu) Lít/ha 128,62 123,72 126,17 168,28 158,65 163,47 199,29 180,85 190,07 Nhân công Công/ha 154,25 140,57 147.41 61,46 56,31 58,89 64,31 55,98 60,15 Nguồn số liệu điều tra năm 2012
  • 46. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 42 Tuy nhiên, vì giá của phân hữu cơ khá cao, do đó các hộ nông dân trong thôn Greo Sék đầu tư với lượng ít, chỉ đầu tư khoảng 12,61 m3 phân chuồng/ha, mất 10.086,43 nghìn đồng/ha, còn ở thôn Bình Minh đầu tư 20,76 m3 /ha, hết 16.605,01 nghìn đồng/ha, việc sử dụng quá ít phân hữu cơ sẽ ảnh hưởng tới chất lượng đất sau này, dẫn đến làm giảm năng suất và sản lượng cà phê. Trong thời kỳ KTCB, năm đầu tiên khi mới bắt đầu trồng thì công lao động sẽ cao hơn rất nhiều so với các năm khác là bởi vì để trồng mới cà phê cần rất nhiều công đào hố, đào rãnh, xã thành, rãi vôi và phân quanh gốc,... Ở thôn Greo Sék có bình quân lao động là 154,25 công/ha, tốn khoảng 23.136,76 nghìn đồng/ha, còn ở thôn Bình Minh tốn ít hơn với 140,57 công/ha, mất khoảng 21.085,08 nghìn đồng/ha, bình quân chung cho cả hai thôn là 147.41 công/ha, hết 22.110,92 nghìn đồng/ha. Ngoài ra trồng cà phê yếu tố nước rất quan trọng, lượng nước phải luôn đủ cho cây giúp cây sinh trưởng và phát triển không bị khô héo. Do đó năm trồng mới, tưới nước cho cây cũng đòi hỏi chi phí khá cao, ở thôn Bình Minh hết 3.031,03 nghìn đồng/ha, còn ở thôn Greo Sék các hộ phải bỏ ra cho toàn bộ mùa tưới 3.151,25 nghìn đồng/ha cà phê. Trong năm trồng mới này hầu như các hộ đều sử dụng lao động gia đình là chính vì cà phê chưa cho thu hoạch nên hầu như không tốn khoản thuê nhân công như cà phê đang trong TKKD. -Giai đoạn chăm sóc: Hai năm chăm sóc tiếp theo của thời kỳ KTCB có chi phí gần giống với khi trồng mới, tuy nhiên giảm được chi phí mua giống và chi phí mua phân chuồng, đồng thời chi phí nhân công cũng ít hơn do công việc không nhiều lắm, chỉ sử dụng công lao động của gia đình.
  • 47. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thuận – K43 KDNN 43 Bảng 10: Chi phí đầu tư cà phê cho 1ha thời kỳ KTCB ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu Trồng mới Chăm sóc 1 Chăm sóc 2 Greo Sék Bình Minh BQC Greo Sék Bình Minh BQC Greo Sék Bình Minh BQC Giống 2.028,47 1.624,33 1.826,40 101,42 48,73 75,075 _ _ _ Đạm sunfat 1.718,35 1.019,32 1.368,84 2.015,76 1.286,89 1.651,33 2.461,87 1.286,89 1.874,40 Đạm urê 3.598,12 1.870,12 2.734,12 3.863,75 2.767,78 3.315,77 5.723,18 4.189,07 4.956,10 Lân 2.344,94 1.734,90 2.039,92 3.179,97 2.762,02 2.971,00 3.934,93 3.202,22 3.568,60 Kali 2.669,04 1.282,37 1.975,71 2.592,78 1.542,79 2.067,79 4.651,75 2.860,67 3.756,20 Thuốc BVTV 220,64 178,38 199,51 434,16 428,69 431,43 734,52 703,74 719,13 Phân chuồng 10.086,43 16.605,01 13.345,72 _ _ _ 10.086,43 16.309,08 13.198,00 Tưới nước (nhiên liệu) 3.151,25 3.031,03 3.091,14 4.122,78 3.886,97 4.004,88 4.882,56 4.430,74 4.656,70 Nhân công 23.136,76 21.085,08 22.110,92 9.219,62 8.446,36 8.832,99 9.646,67 8.397,04 9.021,90 III. TỔNG 48.953,99 48.430,54 48.692,27 25.530,25 21.170,23 23.350,20 42.121,91 41.379,45 41.751,00 Nguồn số liệu điều tra năm 2012