SlideShare a Scribd company logo
1 of 15
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA DU LỊCH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHỀ DỆT THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG
CỦA DÂN TỘC GIẺ - TRIÊNG VÀ
CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN
NHẰM PHỤC VỤ CHO HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH TỈNH KON TUM
GVHD : PGS.TS NGUYỄN VĂN TIỆP
SV : TRẦN THU HƯƠNG
MSSV : 100400271
Lớp : 04DLQT
NIÊN KHÓA 2004 - 2008
MỤC LỤC
---------
PHẦN MỞ ĐẦU .....................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 2
3. Giới hạn và Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3
5. Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 4
5.1. Khái niệm về du lịch.......................................................................................... 4
5.2 Khái niệm về văn hóa......................................................................................... 5
5.2.1. Khái niệm về văn hóa ................................................................................ 5
5.2.2. Khái niệm về văn hóa vật thể.................................................................... 6
5.2.3. Khái niệm về văn hóa phi vật thể.............................................................. 7
5.2.4. Khái niệm về bản sắc văn hóa................................................................... 7
5.3. Khái niệm về làng nghề thủ công truyền thống .............................................. 8
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC
GIẺ – TRIÊNG.......................................................................9
I. NGUỒN GỐC LỊCH SỬ VÀ ĐỊA BÀN CƯ TRÚ................................................ 10
1. Nguồn gốc lịch sử................................................................................................. 10
2. Địa bàn cư trú ...................................................................................................... 10
II. CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT......................................................................... 11
1. Trồng trọt............................................................................................................. 11
2. Chăn nuôi............................................................................................................. 12
3. Săn bắt và đánh bắt cá......................................................................................... 13
4. Các nghề thủ công................................................................................................ 13
4.1. Nghề đan lát..................................................................................................... 13
4.2. Nghề làm gốm .................................................................................................. 14
III. VĂN HÓA ........................................................................................................... 14
1. Văn hóa vật thể .................................................................................................... 14
1.1 Ẩm thực............................................................................................................. 14
1.1.1. An .............................................................................................................. 14
1.1.2. Uống .......................................................................................................... 15
1.1.3. Hút hít ...................................................................................................... 15
1.2. Trang phục....................................................................................................... 15
1.3. Nhà ở................................................................................................................ 16
2. Văn hóa phi vật thể.............................................................................................. 17
2.1. Lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo............................................................................. 17
2.1.1. Lễ hội Đâm Trâu mừng nhà Rông mới ................................................... 17
2.1.2. Lễ hội Ka Doong ....................................................................................... 18
2.2. Các nghi lễ trong vòng đời con người.............................................................. 19
2.2.1. Nghi lễ cà răng .......................................................................................... 19
2.2.2. Nghi lễ hôn nhân....................................................................................... 20
2.2.3. Nghi lễ sinh đẻ........................................................................................... 21
2.2.4. Nghi lễ ma tang......................................................................................... 21
CHƯƠNG II : NGHỀ DỆT THỦ CÔNG TRUYỀN
THỐNG CỦA NGƯỜI GIẺ-TRIÊNG.................................23
I. VAI TRÒ CỦA NGHỀ DỆT TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ - VĂN HÓA……
23
II. SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN NGUYÊN LIỆU DỆT............................................ 26
1. Chất liệu sử dụng................................................................................................. 26
1.1. Sợi vỏ cây (Loong roong)................................................................................. 26
1.2. Sợi bông (Pa).................................................................................................... 27
1.2.1. Quá trình trồng cây bông......................................................................... 27
1.2.2. Quá trình xử lý bông thô thành sợi rệt.................................................... 28
2. Dụng cụ cho nghề dệt........................................................................................... 29
2.1. Dụng cụ cán bông (Trạ Pa) ............................................................................. 29
2.2. Xa kéo sợi (Tri Roay Lon) hoặc tên khác Trê.................................................. 30
2.3. Dụng cụ bật bông (Gâr mít trạ oọc)................................................................. 30
2.4. Bộ khung cửi (Pe Nóa) .................................................................................... 30
2.5. Dụng cụ cuốn sợi (Nắc bắc b’rai).................................................................... 32
2.6. Dụng cụ dàn sợi (Loong nút che b’rai)............................................................ 32
III. KỸ THUẬT DỆT VÀ CÁCH TẠO HOA VĂN................................................. 32
1. Cách chọn và sử dụng màu, ý nghĩa của màu sắc .............................................. 32
1.1. Cách chọn và sử dụng màu sắc........................................................................ 32
1.2. Ý nghĩa của màu sắc........................................................................................ 33
2. Kỹ thuật dệt và cách tạo tác hoa văn.................................................................. 33
2.1. Kỹ thuật dệt ...................................................................................................... 33
2.2. Tên các loại hoa văn, băng hoa văn, chỉ màu.................................................. 34
2.2.1. Hoa văn....................................................................................................... 34
2.2.2. Băng chỉ ...................................................................................................... 35
2.2.3. Chỉ............................................................................................................... 35
3. Hoa văn trang trí trên trang phục và ý nghĩa của nó......................................... 36
3.1. Váy ................................................................................................................... 36
3.2. Tấm dồ ............................................................................................................. 36
3.3. Khố................................................................................................................... 37
3.4. Tấm choàng...................................................................................................... 37
IV. CÁC SẢN PHẨM CỦA NGHỀ DỆT, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH SỬ DỤNG..... 38
1. Váy..................................................................................................................... 38
2. Tấm dồ............................................................................................................... 39
3. Khố .................................................................................................................... 40
4. Tấm choàng ....................................................................................................... 40
CHƯƠNG III : CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT
TRIỂN NGHỀ DỆT CỦA DÂN TỘC GIẺ – TRIÊNG
NHẰM PHỤC VỤ CHO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ............41
I. VAI TRÒ CỦA NGHỀ DỆT THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG DU LỊCH....................................................................................................... 42
1. Bảo tồn văn hóa truyền thống ........................................................................... 42
2. Phục vụ khách du lịch........................................................................................ 44
II. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ DỆT.................... 45
1. Thực trạng nghề dệt thủ công truyền thống hiện nay...................................... 45
2. Các giải pháp để bảo tồn và phát triển nghề dệt .............................................. 50
2.1. Từ nỗ lực làng nghề ................................................................................... 50
2.2. Về phía tỉnh Kon Tum ................................................................................ 51
2.3. Về sản phẩm ............................................................................................... 52
2.4. Về vốn ......................................................................................................... 52
2.5. Về đào tạo nguồn nhân lực......................................................................... 53
2.6. Về nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới................ 53
2.7. Về thị trường............................................................................................. 54
2.8. Về hạ tầng kỹ thuật..................................................................................... 55
2.9. Khôi phục và phát triển làng nghề gắn với hình thành các tour du lịch
làng nghề........................................................................................................... 56
2.10. Về chính sách hỗ trợ, tuyên truyền tiếp thị.................................................
3. Phương hướng phát triển và kiến nghị................................................................. 62
PHẦN KẾT LUẬN................................................................ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 66
PHẦN PHỤ LỤC................................................................... 68
1. Tập ảnh thuyết minh cho nghề dệt ....................................................................... 70
2. Bản đồ tỉnh Kon Tum và huyện Ngọk Hồi........................................................... 87
3. Danh sách tiếp xúc với nghệ nhân nghề dệt ......................................................... 89
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay khách du lịch thường có xu hướng tìm về với thiên nhiên, đến với
những gì hoang sơ hùng vĩ để tận hưởng những cảm giác nhẹ nhàng, mới lạ mà họ
không thể nào tìm thấy được trong cuộc sống thành thị với cường độ và áp lực công
việc cao.
Để quảng bá về một làng nghề du lịch đòi hỏi có những điều kiện thật tốt như: các
làng nghề phải là điểm dừng chân thú vị, đường xá thuận lợi, sản phẩm độc đáo, được
sản xuất theo hướng “hàng hoá du lịch”, đáp ứng nhu cầu mua sắm của du
khách,v.v… Qua những lần đi tour, và qua sự truyền đạt của thầy cô cùng với những
thông tin ghi nhận được trên sách, báo, tivi, tôi nhận thấy Kon Tum là tỉnh có tiềm
năng du lịch, là tỉnh có các dân tộc bản địa như Bana, Gia Rai, Xơ Đăng, Giẻ -
Triêng, Brâu, Rơ Mâm… chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, trong
đó dân tộc Giẻ - Triêng với nghề dệt thủ công truyền thống là nghề chính làm ra các
sản phẩm phục vụ cho đời sống của họ, đồng thời trở thành hàng hóa đem lại giá trị
kinh tế cao. Mặt khác với nét văn hóa đặc sắc của nghề dệt đã phục vụ đắc lực cho
hoạt động du lịch của địa phương.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay những giá trị truyền thống văn hóa quý báu đó đang
dần bị mai một đi làm ảnh hưởng đến đời sống của dân tộc Giẻ - Triêng nói riêng và
hoạt động du lịch của tỉnh Kon Tum nói chung. Vì vậy cần phải đưa ra những giải
pháp có tính khả thi để bảo tồn, và phát triển làng nghề.
Mặt khác, hiện nay đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về các làng
nghề thủ công truyền thống trên đất nước Việt Nam như: làng giấy Phong Khê (Bắc
Ninh), lụa Vạn Phúc (Hà Đông), gốm Bát Tràng (Hà Nội), chiếu cói Nga Sơn (Thanh
Hoá), chạm bạc Đồng Sâm (Thái Bình), và nhất là thổ cẩm ở Sa Pa (Lào Cai), ở bản
Lác (Hoà Bình), thổ cẩm của người Thái ở Yên Châu (Sơn La), của người Pà Thẻn,
Lô Lô, Mông (Hà Giang), của người Chăm ở thôn Mỹ Nghiệp, huyện Ninh Phước,
tỉnh Ninh Thuận... nhưng công trình nghiên cứu về nghề dệt thủ công truyền thống
của dân tộc Giẻ - Triêng ở Kon Tum thì chưa có.
Với những lý do đó, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu này làm khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Phục vụ cho công tác nghiên cứu, trưng bày mảng đời sống thực của nghề thủ
công truyền thống của dân tộc Giẻ – Triêng.
Cung cấp thêm nguồn tư liệu cho công tác chuyên môn nghiệp vụ, bổ sung tư liệu
cho bộ sưu tập đồ dệt của dân tộc Giẻ - Triêng, và công tác thuyết minh cho khách du
lịch về làng nghề thủ công của dân tộc Giẻ - Triêng.
3. Giới hạn nội dung và phạm vi nghiên cứu
Với trình độ còn rất hạn chế của một sinh viên, nên tôi dựa vào vốn kiến thức
mình đã học được ở trường cùng với việc tìm hiểu tham khảo sách báo và những kinh
nghiệm khi đi khảo sát thực địa để thực hiện khóa luận của mình. Do đó, nội dung bài
khóa chỉ giới hạn trong những vấn đề sau:
- Giới thiệu khái quát về nguồn gốc lịch sử, địa bàn cư trú, văn hóa và các hoạt
động sản xuất của dân tộc Giẻ - Triêng ở Kon Tum.
- Tập trung đi sâu vào nghiên cứu quy trình làm ra sản phẩm của người thợ dệt
thủ công Giẻ - Triêng trên các phương diện: chất liệu, quá trình xử lý chất liệu, dụng
cụ dệt, kỹ thuật dệt, cách tạo tác hoa văn, cách chọn và sử dụng màu sắc, các sản
phẩm của nghề dệt. Một số đánh giá về thực trạng của làng nghề, từ đó đưa ra những
giải pháp trong điều kiện nghề dệt thủ công truyền thống đang ngày càng mai một.
Xuất phát từ những nội dung trên, khởi hành từ Kon Tum dọc theo quốc lộ 14 tôi
đã đến các làng Đăk Răng, làng Chả Nhảy, làng Nông Kon, làng Nông Nội... thuộc
xã Đăk Dục, làng Tà Poók thuộc xã Đăk Nông, làng Lang Pêng, làng Bung Tô thuộc
xã Đăk Glei, của huyện Ngọc Hồi để khảo sát. Khoảng cách từ Kon Tum tới huyện
Ngọc Hồi là 60km. Tôi đã đến đây 3 lần để lấy tư liệu, rồi về tìm hiểu thêm các thông
tin về làng nghề dệt, xác minh tính chân thực của tư liệu, chụp hình, phỏng vấn các
nghệ nhân nghề dệt. Theo quan sát của tôi, đồng bào các dân tộc nơi đây sống rất tập
trung chứ không phân tán như các dân tộc khác, mỗi làng chừng 300 hộ dân. Về nhà
cửa thì các nhà sàn truyền thống đã không còn nhiều mà thay vào đó là nhà xây của
người kinh. Về trang phục: các trang phục truyền thống như váy, tấm dồ, khố đã được
thay thế bằng quần áo của người kinh. Về địa hình: đặc điểm của khu vực này là nơi
có địa hình cao, tuy nhiên hệ thống giao thông trong làng tương đối đẹp, lưu thông dễ
dàng.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Thu thập xử lý thông tin và tài liệu hiện có.
 Khảo sát nghiên cứu thực địa bằng quan sát, phỏng vấn người dân các nghệ nhân
nghề dệt thủ công truyền thống tại Kon Tum.
 So sánh đối chiếu với các nghề dệt của dân tộc khác.
Để khóa luận có tính xác thực cao bước đầu tôi tiến hành thu thập tài liệu, rồi
tham khảo nguồn tài liệu có được. Sau đó đi khảo sát thực địa tại làng dệt thủ công
truyền thống của dân tộc Giẻ - Triêng để tiếp cận, quan sát hoạt động dệt và hoạt
động du lịch tại làng nghề. Đồng thời tiến hành phỏng vấn trực tiếp các nghệ nhân
nghề dệt và một số cán bộ trong ngành du lịch, bên cạnh đó sử dụng phương pháp
phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh trong quá trình nghiên cứu để từ đó thấy được
mối liên hệ giữa các đối tượng để đưa ra những giải pháp có tính khả thi. Ngoài ra
dựa vào chương trình du lịch của tỉnh và các tỉnh Tây Nguyên sẽ lồng ghép điểm
tham quan - làng nghề du lịch của dân tộc Giẻ - Triêng vào, để đưa du khách đến với
làng nghề. Nhằm làm phong phú cho bài viết, tôi có sử dụng một số hình ảnh minh
họa để giúp người đọc có ấn tượng và hiểu sâu hơn về nghề dệt và đồng bào dân tộc
nơi đây.
5. Cơ sở lý luận
Để tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi dựa vào các khái niệm cơ bản của ngành
Du lịch học và ngành Nhân học, Dân tộc học để vận dụng vào nghiên cứu.
5.1. Khái niệm du lịch
Theo cuốn sách “ Tổng quan du lịch” của tiến sĩ Trần Văn Thông trang 18 và
19 có các định nghĩa về du lịch như sau :
Theo Liên Hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of
Offical Travel Orgization :IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến
một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải
để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…”.
Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma – Italia (21/8 –
5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ,
hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của
cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục
đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.
Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: “Hoạt động du lịch là tổng hòa hàng
loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ
sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện”.
Theo I.I pirogionic, 1985 thì: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong
thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường
xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất tinh thần, nâng cao trình độ nhận
thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và
văn hóa”.
Theo nhà kinh kế học người Áo Josep Stander nhìn từ góc độ du khách thì:
“Khách du lịch là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi cu trú thường xuyên để thỏa
mãn sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế”.
Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách : “Du lịch là một trong
những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang vùng khác, từ một nước
này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc”.
Nhìn từ góc độ kinh tế : “Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ
phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi hoặc không kết hợp với các hoạt
động khác”.
5.2. Khái niệm văn hóa
5.2.1. Khái niệm về văn hóa
Văn hóa theo nghĩa khái quát: Văn hóa là hoạt động sáng tạo của con người thực
hiện trong các lĩnh vực sản xuất vật chất và tinh thần. Nó bao gồm cả quá trình sản
xuất, bảo quản phân phối, trao đổi và tiêu thụ những giá trị vật chất và tinh thần; là
tổng hợp những giá trị đã được vật thể hóa từ hoạt động sáng tạo của con người.
Văn hóa theo nghĩa cụ thể: Văn hóa là nhu cầu thiết yếu giá trị nhân văn trong đời
sống tinh thần của xã hội, thể hiện trình độ phát triển chung của một đất nước, của một
thời đại, là lĩnh vực tinh thần, tạo ra các giá trị nhân văn, những công trình nghệ thuật
được lưu truyền từ đời này sang đời khác, làm giàu thêm cuộc sống của con người.
Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần, vật chất, trí tuệ và cảm xúc, nó
quyết định tính cách của dân tộc hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao
gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người,
những hệ thống giá trị, những tập tục, những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con
người khả năng suy xét về bản thân cá nhân mỗi con người, chính văn hóa đã làm cho
con người trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và
sống có ý thức.
Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự mình biết
mình chưa hoàn thành được những gì đã đặt ra, để xem những thành tựu của bản thân;
tìm tòi không biết mệt mỏi những ý thưởng mới mẻ và sáng tạo.
Tóm lại: Văn hóa là tổng thể các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và các cộng
đồng trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế hệ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành
nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định nên đặc
tính riêng của mỗi dân tộc.
5.2.2. Khái niệm về văn hóa vật thể
Văn hóa vật thể là một bộ phận của văn hóa nhân loại, thể hiện đời sống tinh thần
của con người dưới hình thức vật chất; là kết quả của hoạt động sáng tạo, biến những
vật và chất liệu trong thiên nhiên thành những đồ vật có giá trị sử dụng và thẩm mĩ
nhằm phục vụ cuộc sống con người. Văn hóa vật thể quan tâm nhiều đến chất lượng và
đặc điểm của đối tượng thiên nhiên, đến hình dáng vật chất, khiến những vật thể và
chất liệu tự nhiên thông qua sáng tạo của con người biến thành những sản phẩm vật
chất giúp cho cuộc sống của con người. Trong văn hóa vật chất, người ta sử dụng
nhiều kiểu phương tiện: tài nguyên năng lượng, truyền thống, nhà cửa, công trình xây
dựng phục vụ cho nhu cầu ăn ở, làm việc và giải trí,… Tóm lại, mọi giá trị vật chất
đều là kết quả lao động của con người.
Văn hóa vật thể là danh từ chỉ khía cạnh vật chất kỹ thuật của những sản phẩm do
con người sáng tạo ra, nó mang dấu ấn của một cộng đồng dân tộc, nó thể hiện cốt
cách, tâm hồn, bản sắc của một cộng đồng dân tộc trong từng thời kỳ lịch sử nhất định.
5.2.3. Khái niệm về văn hóa phi vật thể
Văn hóa phi vật thể là một bộ phận của văn hóa nói chung. Theo nghĩa rộng, nó là
toàn bộ kinh nghiệm tinh thần của nhân loại, của các hoạt động trí tuệ cũng những kết
quả của chúng, đảm bảo xây dựng con người với những nhân cách, tác động dựa trên
ý chí và sáng tạo. Văn hóa phi vật thể tồn tại dưới hình thái. Đó là những tục lệ,
chuẩn mực, cách ứng xử… đã được hình thành trong những điều kiện xã hội mang
tính lịch sử cụ thể, những giá trị và lý tưởng đạo đức, tôn giáo, thẩm mĩ, xã hội, chính
trị, tư tưởng… Theo nghĩa hẹp, văn hóa phi vật thể được coi là một phần của nền văn
hóa gắn với cuộc sống tâm linh của con người, thể hiện những giá trị, lý tưởng, kiến
thức.
5.2.4. Khái niệm về bản sắc văn hóa
Đó là tổng thể các giá trị đặc trưng bản chất của văn hóa dân tộc, được hình thành,
tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nước, các giá trị đặc trưng ấy
ở “tầng nền” mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn. Do vậy muốn
nhận biết nó phải thông qua vô vàn các sắc thái văn hóa, với tư cách là sự biểu hiện
của bản sắc văn hóa ấy. Nếu bản sắc văn hóa là cái gì trừu tượng, tiềm ân, bền vững,
thì các sắc thái biểu hiện của nó thường tương đối cụ thể, bộc lộ và khả biến hơn. Từ
quan niệm chung như vậy, chúng ta có thể xem xét các sắc thái văn hóa vô cùng phong
phú và đa dạng của bản sắc văn hóa Việt Nam, như là chủ nghĩa yêu nước, tính cộng
đồng tinh thần cởi mở, dễ hòa hợp, thích ứng trong giao lưu văn hóa…, tính duy tính
(tình thương) trong các cư xử xã hội, tính thích ứng và hài hòa trong ứng xử với tự
nhiên.
Khi nói đến bản sắc văn hóa dân tộc, một mặt chúng ta không thể hồ đồ quy tất cả
về văn hóa dân gian. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận vai trò hết sức to lớn của
văn hóa dân gian đối với việc hình thành bản sắc văn hóa dân tộc. Trước nhất, sự ra
đời và định hình của văn hóa dân gian gắn với những giai đoạn sớm nhất của lịch sử
dân tộc, đó là thời kỳ văn hóa Đông Sơn - Hùng Vương dựng nước, thời kỳ mở đầu
của lịch sử dân tộc, lịch sử quốc gia và lịch sử văn hóa Việt Nam, thời kỳ “nhất thành”
để sau đó “vạn biến”. Văn hóa dân gian là “văn hóa gốc”, “văn hóa mẹ”, tức văn hóa
khởi nguồn, sản sinh và nuôi dưỡng các hình thức phát triển cao sau này, như văn hóa
chuyên nghiệp, bác học, cung đình. Văn hóa dân gian còn là văn hóa của quần chúng
lao động, mang tính bản địa, tính nội sinh cao. Tất cả các nhân tố kể trên, khiến cho
văn hóa dân gian hàm chứa và thể hiện tính bản sắc cao của văn hóa dân tộc.
Nghị quyết Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, sau khi khẳng định
“Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển
kinh tế xã hội”, cũng đồng thời nhấn mạnh văn hóa như là một hệ điều tiết của sự phát
triển, có khả năng phát huy mặt tích cực, giảm mặt hạn chế của các nhân tố khách
quan và chủ quan, của các điều kiện bên trong và bên ngoài đồng thời đảm bảo cho sự
phát triển được hài hòa, cân đối và bền vững. Nên văn hóa ấy chính là nền văn hóa
mang đậm bản sắc dân tộc và chỉ khi ấy nó mới không trở thành văn hóa ngoại lai,
không là cái bóng của nền văn hóa khác, nó đóng vai trò định hướng, điều tiết trong
mở cửa và giao lưu văn hóa. Đậm đà bản sắc dân tộc vừa là một đặc trưng, vừa là một
tính chất của văn hóa Việt Nam. Bản sắc văn hóa dân tộc quyết định sự vận động, tồn
tại của văn hóa dân tộc trong thời đại giao lưu quốc tế mạnh mẽ.
5.2. Khái niệm về làng nghề thủ công truyền thống
Làng nghề thủ công truyền thống là sự quần tụ các nghệ nhân, nhiều hộ gia đình
chuyên làm cùng một nghề, việc hành nghề cũng mang tính truyền thống lâu đời, sản
xuất tập trung, có nhiều thế hệ nghệ nhân, kỹ thuật và công nghệ ổn định, sử dụng
nguyên liệu tại chỗ. Nghề thủ công truyền thống là một trong những giá trị văn hóa
Việt Nam, thể hiện bản sắc dân tộc độc đáo, những tinh hoa văn hóa của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam.
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie  trieng va cac giai phap bao ton, pt nham phuc vu cho hoat dong du lich tinh kontum

More Related Content

What's hot

Nâng cao chất lượng bác sỹ tại Bệnh viện huyện Chương Mỹ, 9đ - Gửi miễn phí q...
Nâng cao chất lượng bác sỹ tại Bệnh viện huyện Chương Mỹ, 9đ - Gửi miễn phí q...Nâng cao chất lượng bác sỹ tại Bệnh viện huyện Chương Mỹ, 9đ - Gửi miễn phí q...
Nâng cao chất lượng bác sỹ tại Bệnh viện huyện Chương Mỹ, 9đ - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Một số giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty CP Dược và v...
Luận văn: Một số giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty CP Dược và v...Luận văn: Một số giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty CP Dược và v...
Luận văn: Một số giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty CP Dược và v...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tếBntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tếhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trườnggiải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trườngnataliej4
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cf
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cfNGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cf
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cfnataliej4
 
La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...
La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...
La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...https://www.facebook.com/garmentspace
 
ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (15)

Nâng cao chất lượng bác sỹ tại Bệnh viện huyện Chương Mỹ, 9đ - Gửi miễn phí q...
Nâng cao chất lượng bác sỹ tại Bệnh viện huyện Chương Mỹ, 9đ - Gửi miễn phí q...Nâng cao chất lượng bác sỹ tại Bệnh viện huyện Chương Mỹ, 9đ - Gửi miễn phí q...
Nâng cao chất lượng bác sỹ tại Bệnh viện huyện Chương Mỹ, 9đ - Gửi miễn phí q...
 
Luận văn: Một số giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty CP Dược và v...
Luận văn: Một số giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty CP Dược và v...Luận văn: Một số giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty CP Dược và v...
Luận văn: Một số giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty CP Dược và v...
 
Luận văn: Giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty vật tư y tế
Luận văn: Giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty vật tư y tếLuận văn: Giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty vật tư y tế
Luận văn: Giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty vật tư y tế
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
 
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tếBntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
 
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trườnggiải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
 
Công tác thu Bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Công tác thu Bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanhCông tác thu Bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Công tác thu Bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cf
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cfNGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cf
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cf
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái BìnhLuận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
 
La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...
La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...
La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...
 
Luận văn: Xây dựng nghiên cứu ô nhiễm dầu trên biển, HAY, 9đ
Luận văn: Xây dựng nghiên cứu ô nhiễm dầu trên biển, HAY, 9đLuận văn: Xây dựng nghiên cứu ô nhiễm dầu trên biển, HAY, 9đ
Luận văn: Xây dựng nghiên cứu ô nhiễm dầu trên biển, HAY, 9đ
 
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã Bỉm Sơn
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã Bỉm SơnLuận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã Bỉm Sơn
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã Bỉm Sơn
 
ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
 
Luận văn: Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam, HOTLuận văn: Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam, HOT
 
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh PhúcLuận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
 

Similar to Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie trieng va cac giai phap bao ton, pt nham phuc vu cho hoat dong du lich tinh kontum

Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...https://www.facebook.com/garmentspace
 
ảNh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh vĩnh phúc
ảNh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh vĩnh phúcảNh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh vĩnh phúc
ảNh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh vĩnh phúchttps://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án: Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quố...
Luận án: Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quố...Luận án: Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quố...
Luận án: Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quố...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...https://www.facebook.com/garmentspace
 
luan van thac si kinh te (11).pdf
luan van thac si kinh te (11).pdfluan van thac si kinh te (11).pdf
luan van thac si kinh te (11).pdfNguyễn Công Huy
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhluanvantrust
 
đáNh giá hiện trạng công tác thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp tại farm l...
đáNh giá hiện trạng công tác thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp tại farm l...đáNh giá hiện trạng công tác thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp tại farm l...
đáNh giá hiện trạng công tác thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp tại farm l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhluanvantrust
 

Similar to Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie trieng va cac giai phap bao ton, pt nham phuc vu cho hoat dong du lich tinh kontum (20)

Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAYBón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
 
ảNh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh vĩnh phúc
ảNh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh vĩnh phúcảNh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh vĩnh phúc
ảNh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh vĩnh phúc
 
Luận văn: Tổng hợp chất màu gốm sứ Nd2Si2O7 với nguồn SiO2
Luận văn: Tổng hợp chất màu gốm sứ Nd2Si2O7 với nguồn SiO2Luận văn: Tổng hợp chất màu gốm sứ Nd2Si2O7 với nguồn SiO2
Luận văn: Tổng hợp chất màu gốm sứ Nd2Si2O7 với nguồn SiO2
 
Luận văn: Tổng hợp chất màu gốm sứ Nd2Si2O7 với nguồn SiO2 từ tro trấu
Luận văn: Tổng hợp chất màu gốm sứ Nd2Si2O7 với nguồn SiO2 từ tro trấuLuận văn: Tổng hợp chất màu gốm sứ Nd2Si2O7 với nguồn SiO2 từ tro trấu
Luận văn: Tổng hợp chất màu gốm sứ Nd2Si2O7 với nguồn SiO2 từ tro trấu
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
 
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng BìnhPhát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
 
Đề tài: Quản lý hoạt động nghệ thuật ở huyện Cư kuin, Đắk Lắk, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động nghệ thuật ở huyện Cư kuin, Đắk Lắk, 9đĐề tài: Quản lý hoạt động nghệ thuật ở huyện Cư kuin, Đắk Lắk, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động nghệ thuật ở huyện Cư kuin, Đắk Lắk, 9đ
 
Luận án: Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quố...
Luận án: Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quố...Luận án: Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quố...
Luận án: Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quố...
 
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da LiễuLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Lên Chất Lượng Cuộc Sống Da Liễu
 
luan van thac si kinh te (11).pdf
luan van thac si kinh te (11).pdfluan van thac si kinh te (11).pdf
luan van thac si kinh te (11).pdf
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
đáNh giá hiện trạng công tác thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp tại farm l...
đáNh giá hiện trạng công tác thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp tại farm l...đáNh giá hiện trạng công tác thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp tại farm l...
đáNh giá hiện trạng công tác thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp tại farm l...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đLuận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
Luận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAY
Luận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAYLuận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAY
Luận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAY
 

More from Chau Duong

Giao Tiep Phi Ngon Ngu
Giao Tiep Phi Ngon NguGiao Tiep Phi Ngon Ngu
Giao Tiep Phi Ngon NguChau Duong
 
HO BIEU CHANH - BO CHONG
HO BIEU CHANH - BO CHONGHO BIEU CHANH - BO CHONG
HO BIEU CHANH - BO CHONGChau Duong
 
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEU
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEUHO BIEU CHANH - AI TINH MIEU
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEUChau Duong
 
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOC
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOCHO BIEU CHANH - AI LAM DUOC
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOCChau Duong
 
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠN
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠNDI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠN
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠNChau Duong
 
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ Chau Duong
 
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀINAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀIChau Duong
 
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNGSỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNGChau Duong
 
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI Chau Duong
 
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC  NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC  NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...Chau Duong
 
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vongDu lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vongChau Duong
 
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...Chau Duong
 
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trien
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trienDu lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trien
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trienChau Duong
 
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcmCa tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcmChau Duong
 
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boChau Duong
 
Du lich cho noi vung dong bang song cuu long
Du lich cho noi vung dong bang song cuu longDu lich cho noi vung dong bang song cuu long
Du lich cho noi vung dong bang song cuu longChau Duong
 
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...Chau Duong
 
Dem hoang cung
Dem hoang cungDem hoang cung
Dem hoang cungChau Duong
 
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinh
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinhDi tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinh
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinhChau Duong
 
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiDu lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiChau Duong
 

More from Chau Duong (20)

Giao Tiep Phi Ngon Ngu
Giao Tiep Phi Ngon NguGiao Tiep Phi Ngon Ngu
Giao Tiep Phi Ngon Ngu
 
HO BIEU CHANH - BO CHONG
HO BIEU CHANH - BO CHONGHO BIEU CHANH - BO CHONG
HO BIEU CHANH - BO CHONG
 
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEU
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEUHO BIEU CHANH - AI TINH MIEU
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEU
 
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOC
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOCHO BIEU CHANH - AI LAM DUOC
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOC
 
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠN
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠNDI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠN
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠN
 
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
 
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀINAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
 
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNGSỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
 
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
 
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC  NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC  NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
 
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vongDu lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
 
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
 
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trien
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trienDu lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trien
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trien
 
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcmCa tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
 
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
 
Du lich cho noi vung dong bang song cuu long
Du lich cho noi vung dong bang song cuu longDu lich cho noi vung dong bang song cuu long
Du lich cho noi vung dong bang song cuu long
 
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...
 
Dem hoang cung
Dem hoang cungDem hoang cung
Dem hoang cung
 
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinh
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinhDi tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinh
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinh
 
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiDu lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
 

Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie trieng va cac giai phap bao ton, pt nham phuc vu cho hoat dong du lich tinh kontum

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA DU LỊCH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NGHỀ DỆT THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC GIẺ - TRIÊNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN NHẰM PHỤC VỤ CHO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH KON TUM GVHD : PGS.TS NGUYỄN VĂN TIỆP SV : TRẦN THU HƯƠNG MSSV : 100400271 Lớp : 04DLQT NIÊN KHÓA 2004 - 2008
  • 2. MỤC LỤC --------- PHẦN MỞ ĐẦU .....................................................................1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 2 3. Giới hạn và Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3 5. Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 4 5.1. Khái niệm về du lịch.......................................................................................... 4 5.2 Khái niệm về văn hóa......................................................................................... 5 5.2.1. Khái niệm về văn hóa ................................................................................ 5 5.2.2. Khái niệm về văn hóa vật thể.................................................................... 6 5.2.3. Khái niệm về văn hóa phi vật thể.............................................................. 7 5.2.4. Khái niệm về bản sắc văn hóa................................................................... 7 5.3. Khái niệm về làng nghề thủ công truyền thống .............................................. 8 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC GIẺ – TRIÊNG.......................................................................9 I. NGUỒN GỐC LỊCH SỬ VÀ ĐỊA BÀN CƯ TRÚ................................................ 10 1. Nguồn gốc lịch sử................................................................................................. 10 2. Địa bàn cư trú ...................................................................................................... 10
  • 3. II. CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT......................................................................... 11 1. Trồng trọt............................................................................................................. 11 2. Chăn nuôi............................................................................................................. 12 3. Săn bắt và đánh bắt cá......................................................................................... 13 4. Các nghề thủ công................................................................................................ 13 4.1. Nghề đan lát..................................................................................................... 13 4.2. Nghề làm gốm .................................................................................................. 14 III. VĂN HÓA ........................................................................................................... 14 1. Văn hóa vật thể .................................................................................................... 14 1.1 Ẩm thực............................................................................................................. 14 1.1.1. An .............................................................................................................. 14 1.1.2. Uống .......................................................................................................... 15 1.1.3. Hút hít ...................................................................................................... 15 1.2. Trang phục....................................................................................................... 15 1.3. Nhà ở................................................................................................................ 16 2. Văn hóa phi vật thể.............................................................................................. 17 2.1. Lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo............................................................................. 17 2.1.1. Lễ hội Đâm Trâu mừng nhà Rông mới ................................................... 17 2.1.2. Lễ hội Ka Doong ....................................................................................... 18 2.2. Các nghi lễ trong vòng đời con người.............................................................. 19 2.2.1. Nghi lễ cà răng .......................................................................................... 19 2.2.2. Nghi lễ hôn nhân....................................................................................... 20 2.2.3. Nghi lễ sinh đẻ........................................................................................... 21 2.2.4. Nghi lễ ma tang......................................................................................... 21
  • 4. CHƯƠNG II : NGHỀ DỆT THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI GIẺ-TRIÊNG.................................23 I. VAI TRÒ CỦA NGHỀ DỆT TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ - VĂN HÓA…… 23 II. SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN NGUYÊN LIỆU DỆT............................................ 26 1. Chất liệu sử dụng................................................................................................. 26 1.1. Sợi vỏ cây (Loong roong)................................................................................. 26 1.2. Sợi bông (Pa).................................................................................................... 27 1.2.1. Quá trình trồng cây bông......................................................................... 27 1.2.2. Quá trình xử lý bông thô thành sợi rệt.................................................... 28 2. Dụng cụ cho nghề dệt........................................................................................... 29 2.1. Dụng cụ cán bông (Trạ Pa) ............................................................................. 29 2.2. Xa kéo sợi (Tri Roay Lon) hoặc tên khác Trê.................................................. 30 2.3. Dụng cụ bật bông (Gâr mít trạ oọc)................................................................. 30 2.4. Bộ khung cửi (Pe Nóa) .................................................................................... 30 2.5. Dụng cụ cuốn sợi (Nắc bắc b’rai).................................................................... 32 2.6. Dụng cụ dàn sợi (Loong nút che b’rai)............................................................ 32 III. KỸ THUẬT DỆT VÀ CÁCH TẠO HOA VĂN................................................. 32 1. Cách chọn và sử dụng màu, ý nghĩa của màu sắc .............................................. 32 1.1. Cách chọn và sử dụng màu sắc........................................................................ 32 1.2. Ý nghĩa của màu sắc........................................................................................ 33 2. Kỹ thuật dệt và cách tạo tác hoa văn.................................................................. 33 2.1. Kỹ thuật dệt ...................................................................................................... 33 2.2. Tên các loại hoa văn, băng hoa văn, chỉ màu.................................................. 34 2.2.1. Hoa văn....................................................................................................... 34
  • 5. 2.2.2. Băng chỉ ...................................................................................................... 35 2.2.3. Chỉ............................................................................................................... 35 3. Hoa văn trang trí trên trang phục và ý nghĩa của nó......................................... 36 3.1. Váy ................................................................................................................... 36 3.2. Tấm dồ ............................................................................................................. 36 3.3. Khố................................................................................................................... 37 3.4. Tấm choàng...................................................................................................... 37 IV. CÁC SẢN PHẨM CỦA NGHỀ DỆT, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH SỬ DỤNG..... 38 1. Váy..................................................................................................................... 38 2. Tấm dồ............................................................................................................... 39 3. Khố .................................................................................................................... 40 4. Tấm choàng ....................................................................................................... 40
  • 6. CHƯƠNG III : CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ DỆT CỦA DÂN TỘC GIẺ – TRIÊNG NHẰM PHỤC VỤ CHO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ............41 I. VAI TRÒ CỦA NGHỀ DỆT THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH....................................................................................................... 42 1. Bảo tồn văn hóa truyền thống ........................................................................... 42 2. Phục vụ khách du lịch........................................................................................ 44 II. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ DỆT.................... 45 1. Thực trạng nghề dệt thủ công truyền thống hiện nay...................................... 45 2. Các giải pháp để bảo tồn và phát triển nghề dệt .............................................. 50 2.1. Từ nỗ lực làng nghề ................................................................................... 50 2.2. Về phía tỉnh Kon Tum ................................................................................ 51 2.3. Về sản phẩm ............................................................................................... 52 2.4. Về vốn ......................................................................................................... 52 2.5. Về đào tạo nguồn nhân lực......................................................................... 53 2.6. Về nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới................ 53 2.7. Về thị trường............................................................................................. 54 2.8. Về hạ tầng kỹ thuật..................................................................................... 55 2.9. Khôi phục và phát triển làng nghề gắn với hình thành các tour du lịch làng nghề........................................................................................................... 56 2.10. Về chính sách hỗ trợ, tuyên truyền tiếp thị................................................. 3. Phương hướng phát triển và kiến nghị................................................................. 62 PHẦN KẾT LUẬN................................................................ 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 66
  • 7. PHẦN PHỤ LỤC................................................................... 68 1. Tập ảnh thuyết minh cho nghề dệt ....................................................................... 70 2. Bản đồ tỉnh Kon Tum và huyện Ngọk Hồi........................................................... 87 3. Danh sách tiếp xúc với nghệ nhân nghề dệt ......................................................... 89
  • 8. 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay khách du lịch thường có xu hướng tìm về với thiên nhiên, đến với những gì hoang sơ hùng vĩ để tận hưởng những cảm giác nhẹ nhàng, mới lạ mà họ không thể nào tìm thấy được trong cuộc sống thành thị với cường độ và áp lực công việc cao. Để quảng bá về một làng nghề du lịch đòi hỏi có những điều kiện thật tốt như: các làng nghề phải là điểm dừng chân thú vị, đường xá thuận lợi, sản phẩm độc đáo, được sản xuất theo hướng “hàng hoá du lịch”, đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách,v.v… Qua những lần đi tour, và qua sự truyền đạt của thầy cô cùng với những thông tin ghi nhận được trên sách, báo, tivi, tôi nhận thấy Kon Tum là tỉnh có tiềm năng du lịch, là tỉnh có các dân tộc bản địa như Bana, Gia Rai, Xơ Đăng, Giẻ - Triêng, Brâu, Rơ Mâm… chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, trong đó dân tộc Giẻ - Triêng với nghề dệt thủ công truyền thống là nghề chính làm ra các sản phẩm phục vụ cho đời sống của họ, đồng thời trở thành hàng hóa đem lại giá trị kinh tế cao. Mặt khác với nét văn hóa đặc sắc của nghề dệt đã phục vụ đắc lực cho hoạt động du lịch của địa phương. Tuy nhiên, thực tế hiện nay những giá trị truyền thống văn hóa quý báu đó đang dần bị mai một đi làm ảnh hưởng đến đời sống của dân tộc Giẻ - Triêng nói riêng và hoạt động du lịch của tỉnh Kon Tum nói chung. Vì vậy cần phải đưa ra những giải pháp có tính khả thi để bảo tồn, và phát triển làng nghề. Mặt khác, hiện nay đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về các làng nghề thủ công truyền thống trên đất nước Việt Nam như: làng giấy Phong Khê (Bắc Ninh), lụa Vạn Phúc (Hà Đông), gốm Bát Tràng (Hà Nội), chiếu cói Nga Sơn (Thanh Hoá), chạm bạc Đồng Sâm (Thái Bình), và nhất là thổ cẩm ở Sa Pa (Lào Cai), ở bản Lác (Hoà Bình), thổ cẩm của người Thái ở Yên Châu (Sơn La), của người Pà Thẻn, Lô Lô, Mông (Hà Giang), của người Chăm ở thôn Mỹ Nghiệp, huyện Ninh Phước,
  • 9. tỉnh Ninh Thuận... nhưng công trình nghiên cứu về nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Giẻ - Triêng ở Kon Tum thì chưa có. Với những lý do đó, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu này làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Phục vụ cho công tác nghiên cứu, trưng bày mảng đời sống thực của nghề thủ công truyền thống của dân tộc Giẻ – Triêng. Cung cấp thêm nguồn tư liệu cho công tác chuyên môn nghiệp vụ, bổ sung tư liệu cho bộ sưu tập đồ dệt của dân tộc Giẻ - Triêng, và công tác thuyết minh cho khách du lịch về làng nghề thủ công của dân tộc Giẻ - Triêng. 3. Giới hạn nội dung và phạm vi nghiên cứu Với trình độ còn rất hạn chế của một sinh viên, nên tôi dựa vào vốn kiến thức mình đã học được ở trường cùng với việc tìm hiểu tham khảo sách báo và những kinh nghiệm khi đi khảo sát thực địa để thực hiện khóa luận của mình. Do đó, nội dung bài khóa chỉ giới hạn trong những vấn đề sau: - Giới thiệu khái quát về nguồn gốc lịch sử, địa bàn cư trú, văn hóa và các hoạt động sản xuất của dân tộc Giẻ - Triêng ở Kon Tum. - Tập trung đi sâu vào nghiên cứu quy trình làm ra sản phẩm của người thợ dệt thủ công Giẻ - Triêng trên các phương diện: chất liệu, quá trình xử lý chất liệu, dụng cụ dệt, kỹ thuật dệt, cách tạo tác hoa văn, cách chọn và sử dụng màu sắc, các sản phẩm của nghề dệt. Một số đánh giá về thực trạng của làng nghề, từ đó đưa ra những giải pháp trong điều kiện nghề dệt thủ công truyền thống đang ngày càng mai một. Xuất phát từ những nội dung trên, khởi hành từ Kon Tum dọc theo quốc lộ 14 tôi đã đến các làng Đăk Răng, làng Chả Nhảy, làng Nông Kon, làng Nông Nội... thuộc xã Đăk Dục, làng Tà Poók thuộc xã Đăk Nông, làng Lang Pêng, làng Bung Tô thuộc xã Đăk Glei, của huyện Ngọc Hồi để khảo sát. Khoảng cách từ Kon Tum tới huyện Ngọc Hồi là 60km. Tôi đã đến đây 3 lần để lấy tư liệu, rồi về tìm hiểu thêm các thông tin về làng nghề dệt, xác minh tính chân thực của tư liệu, chụp hình, phỏng vấn các nghệ nhân nghề dệt. Theo quan sát của tôi, đồng bào các dân tộc nơi đây sống rất tập
  • 10. trung chứ không phân tán như các dân tộc khác, mỗi làng chừng 300 hộ dân. Về nhà cửa thì các nhà sàn truyền thống đã không còn nhiều mà thay vào đó là nhà xây của người kinh. Về trang phục: các trang phục truyền thống như váy, tấm dồ, khố đã được thay thế bằng quần áo của người kinh. Về địa hình: đặc điểm của khu vực này là nơi có địa hình cao, tuy nhiên hệ thống giao thông trong làng tương đối đẹp, lưu thông dễ dàng. 4. Phương pháp nghiên cứu  Thu thập xử lý thông tin và tài liệu hiện có.  Khảo sát nghiên cứu thực địa bằng quan sát, phỏng vấn người dân các nghệ nhân nghề dệt thủ công truyền thống tại Kon Tum.  So sánh đối chiếu với các nghề dệt của dân tộc khác. Để khóa luận có tính xác thực cao bước đầu tôi tiến hành thu thập tài liệu, rồi tham khảo nguồn tài liệu có được. Sau đó đi khảo sát thực địa tại làng dệt thủ công truyền thống của dân tộc Giẻ - Triêng để tiếp cận, quan sát hoạt động dệt và hoạt động du lịch tại làng nghề. Đồng thời tiến hành phỏng vấn trực tiếp các nghệ nhân nghề dệt và một số cán bộ trong ngành du lịch, bên cạnh đó sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh trong quá trình nghiên cứu để từ đó thấy được mối liên hệ giữa các đối tượng để đưa ra những giải pháp có tính khả thi. Ngoài ra dựa vào chương trình du lịch của tỉnh và các tỉnh Tây Nguyên sẽ lồng ghép điểm tham quan - làng nghề du lịch của dân tộc Giẻ - Triêng vào, để đưa du khách đến với làng nghề. Nhằm làm phong phú cho bài viết, tôi có sử dụng một số hình ảnh minh họa để giúp người đọc có ấn tượng và hiểu sâu hơn về nghề dệt và đồng bào dân tộc nơi đây. 5. Cơ sở lý luận Để tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi dựa vào các khái niệm cơ bản của ngành Du lịch học và ngành Nhân học, Dân tộc học để vận dụng vào nghiên cứu. 5.1. Khái niệm du lịch Theo cuốn sách “ Tổng quan du lịch” của tiến sĩ Trần Văn Thông trang 18 và 19 có các định nghĩa về du lịch như sau :
  • 11. Theo Liên Hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Offical Travel Orgization :IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…”. Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma – Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”. Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: “Hoạt động du lịch là tổng hòa hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện”. Theo I.I pirogionic, 1985 thì: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”. Theo nhà kinh kế học người Áo Josep Stander nhìn từ góc độ du khách thì: “Khách du lịch là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi cu trú thường xuyên để thỏa mãn sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế”. Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách : “Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc”. Nhìn từ góc độ kinh tế : “Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi hoặc không kết hợp với các hoạt động khác”. 5.2. Khái niệm văn hóa 5.2.1. Khái niệm về văn hóa
  • 12. Văn hóa theo nghĩa khái quát: Văn hóa là hoạt động sáng tạo của con người thực hiện trong các lĩnh vực sản xuất vật chất và tinh thần. Nó bao gồm cả quá trình sản xuất, bảo quản phân phối, trao đổi và tiêu thụ những giá trị vật chất và tinh thần; là tổng hợp những giá trị đã được vật thể hóa từ hoạt động sáng tạo của con người. Văn hóa theo nghĩa cụ thể: Văn hóa là nhu cầu thiết yếu giá trị nhân văn trong đời sống tinh thần của xã hội, thể hiện trình độ phát triển chung của một đất nước, của một thời đại, là lĩnh vực tinh thần, tạo ra các giá trị nhân văn, những công trình nghệ thuật được lưu truyền từ đời này sang đời khác, làm giàu thêm cuộc sống của con người. Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần, vật chất, trí tuệ và cảm xúc, nó quyết định tính cách của dân tộc hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục, những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân cá nhân mỗi con người, chính văn hóa đã làm cho con người trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và sống có ý thức. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự mình biết mình chưa hoàn thành được những gì đã đặt ra, để xem những thành tựu của bản thân; tìm tòi không biết mệt mỏi những ý thưởng mới mẻ và sáng tạo. Tóm lại: Văn hóa là tổng thể các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và các cộng đồng trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế hệ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định nên đặc tính riêng của mỗi dân tộc. 5.2.2. Khái niệm về văn hóa vật thể Văn hóa vật thể là một bộ phận của văn hóa nhân loại, thể hiện đời sống tinh thần của con người dưới hình thức vật chất; là kết quả của hoạt động sáng tạo, biến những vật và chất liệu trong thiên nhiên thành những đồ vật có giá trị sử dụng và thẩm mĩ nhằm phục vụ cuộc sống con người. Văn hóa vật thể quan tâm nhiều đến chất lượng và đặc điểm của đối tượng thiên nhiên, đến hình dáng vật chất, khiến những vật thể và chất liệu tự nhiên thông qua sáng tạo của con người biến thành những sản phẩm vật chất giúp cho cuộc sống của con người. Trong văn hóa vật chất, người ta sử dụng
  • 13. nhiều kiểu phương tiện: tài nguyên năng lượng, truyền thống, nhà cửa, công trình xây dựng phục vụ cho nhu cầu ăn ở, làm việc và giải trí,… Tóm lại, mọi giá trị vật chất đều là kết quả lao động của con người. Văn hóa vật thể là danh từ chỉ khía cạnh vật chất kỹ thuật của những sản phẩm do con người sáng tạo ra, nó mang dấu ấn của một cộng đồng dân tộc, nó thể hiện cốt cách, tâm hồn, bản sắc của một cộng đồng dân tộc trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. 5.2.3. Khái niệm về văn hóa phi vật thể Văn hóa phi vật thể là một bộ phận của văn hóa nói chung. Theo nghĩa rộng, nó là toàn bộ kinh nghiệm tinh thần của nhân loại, của các hoạt động trí tuệ cũng những kết quả của chúng, đảm bảo xây dựng con người với những nhân cách, tác động dựa trên ý chí và sáng tạo. Văn hóa phi vật thể tồn tại dưới hình thái. Đó là những tục lệ, chuẩn mực, cách ứng xử… đã được hình thành trong những điều kiện xã hội mang tính lịch sử cụ thể, những giá trị và lý tưởng đạo đức, tôn giáo, thẩm mĩ, xã hội, chính trị, tư tưởng… Theo nghĩa hẹp, văn hóa phi vật thể được coi là một phần của nền văn hóa gắn với cuộc sống tâm linh của con người, thể hiện những giá trị, lý tưởng, kiến thức. 5.2.4. Khái niệm về bản sắc văn hóa Đó là tổng thể các giá trị đặc trưng bản chất của văn hóa dân tộc, được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nước, các giá trị đặc trưng ấy ở “tầng nền” mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn. Do vậy muốn nhận biết nó phải thông qua vô vàn các sắc thái văn hóa, với tư cách là sự biểu hiện của bản sắc văn hóa ấy. Nếu bản sắc văn hóa là cái gì trừu tượng, tiềm ân, bền vững, thì các sắc thái biểu hiện của nó thường tương đối cụ thể, bộc lộ và khả biến hơn. Từ quan niệm chung như vậy, chúng ta có thể xem xét các sắc thái văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng của bản sắc văn hóa Việt Nam, như là chủ nghĩa yêu nước, tính cộng đồng tinh thần cởi mở, dễ hòa hợp, thích ứng trong giao lưu văn hóa…, tính duy tính (tình thương) trong các cư xử xã hội, tính thích ứng và hài hòa trong ứng xử với tự nhiên. Khi nói đến bản sắc văn hóa dân tộc, một mặt chúng ta không thể hồ đồ quy tất cả về văn hóa dân gian. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận vai trò hết sức to lớn của
  • 14. văn hóa dân gian đối với việc hình thành bản sắc văn hóa dân tộc. Trước nhất, sự ra đời và định hình của văn hóa dân gian gắn với những giai đoạn sớm nhất của lịch sử dân tộc, đó là thời kỳ văn hóa Đông Sơn - Hùng Vương dựng nước, thời kỳ mở đầu của lịch sử dân tộc, lịch sử quốc gia và lịch sử văn hóa Việt Nam, thời kỳ “nhất thành” để sau đó “vạn biến”. Văn hóa dân gian là “văn hóa gốc”, “văn hóa mẹ”, tức văn hóa khởi nguồn, sản sinh và nuôi dưỡng các hình thức phát triển cao sau này, như văn hóa chuyên nghiệp, bác học, cung đình. Văn hóa dân gian còn là văn hóa của quần chúng lao động, mang tính bản địa, tính nội sinh cao. Tất cả các nhân tố kể trên, khiến cho văn hóa dân gian hàm chứa và thể hiện tính bản sắc cao của văn hóa dân tộc. Nghị quyết Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, sau khi khẳng định “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội”, cũng đồng thời nhấn mạnh văn hóa như là một hệ điều tiết của sự phát triển, có khả năng phát huy mặt tích cực, giảm mặt hạn chế của các nhân tố khách quan và chủ quan, của các điều kiện bên trong và bên ngoài đồng thời đảm bảo cho sự phát triển được hài hòa, cân đối và bền vững. Nên văn hóa ấy chính là nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc và chỉ khi ấy nó mới không trở thành văn hóa ngoại lai, không là cái bóng của nền văn hóa khác, nó đóng vai trò định hướng, điều tiết trong mở cửa và giao lưu văn hóa. Đậm đà bản sắc dân tộc vừa là một đặc trưng, vừa là một tính chất của văn hóa Việt Nam. Bản sắc văn hóa dân tộc quyết định sự vận động, tồn tại của văn hóa dân tộc trong thời đại giao lưu quốc tế mạnh mẽ. 5.2. Khái niệm về làng nghề thủ công truyền thống Làng nghề thủ công truyền thống là sự quần tụ các nghệ nhân, nhiều hộ gia đình chuyên làm cùng một nghề, việc hành nghề cũng mang tính truyền thống lâu đời, sản xuất tập trung, có nhiều thế hệ nghệ nhân, kỹ thuật và công nghệ ổn định, sử dụng nguyên liệu tại chỗ. Nghề thủ công truyền thống là một trong những giá trị văn hóa Việt Nam, thể hiện bản sắc dân tộc độc đáo, những tinh hoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.