SlideShare a Scribd company logo
1 of 52
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LÊ THỊ NGỌC ANH
NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ĐIỂM ĐẾN
DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ, VIỆT NAM
TÓM TẮT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 9340101
Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS BÙI THỊ TÁM
Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG HÀO
HUẾ - NĂM 2019
Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế.
Người hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS. Trịnh Văn Sơn
Người hướng dẫn khoa học 2: PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hòa
Phản biện 1: .......................................................
Phản biện 2: .......................................................
Phản biện 3:........................................................
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án Đại học Huế họp tại:
........................................................................
............................................................................
Vào hồi………….giờ, ngày tháng năm 2019
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc Gia và Thư viện Trường Đại học
Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đắc Di, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Hue
1
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong một vài thập niên gần đây thế giới đã chứng kiến sự phát triển với tốc độ bùng
phát của ngành du lịch trở thành một trong những ngành công nghiệp lớn nhất của nền kinh
tế thế giới, và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia thông qua
tạo ra nguồn thu ngoại tệ, việc làm và thu nhập, thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển...
Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành 2015 của Diễn đàn kinh tế thế giới
‘...mặc dù thế giới đang đối mặt với những căng thẳng về địa chính trị từ khu vực Trung Đông
và Ucraina đến Đông Nam Á, các mối đe dọa về khủng bố đang lan rộng khắp toàn cầu, nhưng
tác động của các sự kiện này đến du lịch lữ hành đang là vấn đề chưa rõ ràng’. Trong khi một
số quốc gia và địa phương điểm đến đang phải hứng chịu nhiều tác động do sự suy giảm về
lượt du khách quốc tế thì một số điểm đến khác lại có tác động ngược lại. Và đặc biệt lý thú
là trong mấy năm gần đây ngành du lịch và lữ hành thế giới vẫn tiếp tục tăng trưởng. Tổng
lượt du khách quốc tế đạt kỷ lục 1.19 tỉ lượt trong năm 2015, tăng 52 triệu so với 2014
(UNWTO, 2016). Theo đánh giá của Ủy ban Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) thì du lịch
và lữ hành hiện nay đang đóng góp 10.2% GDP thế giới với tổng doanh thu 7,613.3 tỉ đô la
Mỹ và chiếm 6.6% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu, đóng góp 9.6% việc làm toàn cầu và con
số này có thể lên 12.1% trong năm 2027 (WTTC, 2017).
Khi thị trường du lịch quốc tế ngày càng phát triển thì năng lực cạnh tranh của điểm đến
càng được xem là yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động kinh doanh du lịch. Pearce
(1997:25) cho rằng “Khi du lịch thế giới ngày càng trở nên cạnh tranh…tất cả nhận thức sâu
sắc về sự phát triển, thế mạnh và các điểm yếu trong cạnh tranh của điểm đến sẽ là yếu tố tối
quan trọng”. Cũng với quan điểm này, Crouch và Ritchie (2000:6) nhấn mạnh “khả năng cạnh
tranh của điểm đến có tác động phân loại nội bộ ngành và vì thế nó (khả năng cạnh tranh) đang
là vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt đối với các doanh nghiệp và các nhà nhà hoạch định
chính sách”.
Đối với các điểm đến du lịch, năng lực cạnh tranh vừa được coi là động lực và mục tiêu phát
triển của điểm đến, bởi năng lực cạnh tranh sẽ gia tăng cơ hội thu hút thị trường du khách,
thúc đẩy du lịch phát triển, kéo theo sự phát triển của các ngành bổ trợ, thúc đẩy phát triển
kinh tế xã hội của địa phương điểm đến, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tiến trình xây dựng
và duy trì năng lực cạnh tranh vừa là nhiệm vụ có tính chiến lược, vừa gắn với hoạt động hàng
ngày hàng giờ tại điểm đến. Một khi điểm đến du lịch trước khi quyết định triển khai chiến
lược và giải pháp phát triển điểm đến, nâng cao năng lực cạnh tranh thì cần giải quyết được
một loạt các vấn đề cốt lõi như: các yếu tố nào cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến?
Cách thức đo lường đánh giá các nhân tố này? Liệu danh mục các biến số phổ cập chung có
thể áp dụng để phân tích năng lực cạnh tranh của một điểm đến cụ thể? Đây là những câu hỏi
lớn thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu cũng như người làm công tác thực
tiễn nhưng cho đến nay vẫn chưa có lời đáp thỏa mãn cho các câu hỏi này. Thậm chí ngay cả
khi điểm đến du lịch thành công trong chiếm lĩnh thị trường thì danh mục các biến số phổ cập
vẫn khó có thể vận dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến cụ thể.
2
Đối với ngành du lịch, năng lực cạnh tranh là thước đo mức độ hoạt động của ngành trên
thị trường du lịch quốc tế. Mức độ đóng góp của ngành đối với sự phát triển của địa phương,
của đất nước phụ thuộc rất lớn vào khả năng cạnh tranh của ngành. Đối với các doanh nghiệp,
năng lực cạnh tranh là yếu tố sống còn xác định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp du lịch cần xác định được các yếu tố cấu thành lợi thế cạnh tranh và năng
lực cạnh tranh của điểm đến, đánh giá và khai thác các lợi thế cạnh tranh một cách có lợi nhất
nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Do vậy, năng lực cạnh
tranh điểm đến là mối quan tâm của nhiều đối tượng bao gồm những nhà hoạch định chính
sách quản lý và phát triển, những nhà nghiên cứu cũng như của các doanh nghiệp.
Về phương diện nghiên cứu, mặc dù bắt đầu khá muộn màng nhưng các nghiên cứu về
khả năng cạnh tranh của điểm đến đã và đang thu hút nhiều sự chú ý của các chuyên gia cũng
như những người làm công tác thực tiễn như nghiên cứu của Crouch & Ritchie, 1993, 1999;
Dwyer, Forsyth, & Rao, 2000; Vengesayi, 2003; Ekin và Akbulut, 2015. Đặc biệt, nghiên cứu
của Crouch & Richie (1999) được xem là một trong những nổ lực đáng chú ý trong việc vận
hành hóa tổng hợp các biến nghiên cứu cạnh tranh trong du lịch và cạnh tranh ngành để nghiên
cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch (theo Enright & Newton, 2005). Thay vì cho
một số nghiên cứu trước đó chỉ chủ yếu tập trung vào lợi thế cạnh tranh của một số yếu tố lợi
thế tài nguyên hoặc giá cả như trong nghiên cứu của Poon, 1993; Chon &Mayer, 1995. Có
thể thấy các nổ lực nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến trong thời gian qua đã tập trung
giải quyết vấn đề khái niệm, cách tiếp cận và vận hành hóa các biến đo lường năng lực cạnh
tranh điểm đến du lịch hoặc ở phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương cụ thể. Theo
đó, các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch thường bao gồm: 1) các yếu
tố kinh doanh; 2) các yếu tố về quản lý, kế hoạch hóa và phát triển điểm đến; và 3) các yếu tố
nguồn lực du lịch và tính hấp dẫn của điểm đến.
Tuy nhiên, tổng lược các nghiên cứu liên quan trên thế giới cũng nhấn mạnh rằng chưa
có một mô hình hoàn thiện về nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch vì các mô
hình đề xuất đều chưa cung cấp một khung đánh giá tổng hợp các khía cạnh khác nhau về khả
năng cạnh tranh của điểm đến. Thực tế này đặt ra nhu cầu cần thiết đối các nghiên cứu đánh
giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch nhằm góp phần hoàn thiện mô hình lý thuyết cũng
như cung cấp các khuyến cáo chính sách và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
điểm đến ở các phạm vi khác nhau.
Đối với ngành du lịch Việt Nam, trong những năm qua mặc dù có nhiều chuyển biến
tích cực và đạt được tăng trưởng đáng kể, song du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Thừa
Thiên Huế (từ đây được tóm lược là Huế) nói riêng chưa thực sự phát triển xứng với tiềm
năng. Sản phẩm du lịch chưa hấp dẫn và thiếu tính đặc trưng. Khả năng thu hút và hình ảnh
của các điểm đến du lịch của Huế còn mờ nhạt đối với du khách (Bùi Thị Tám, 2010, Trần
Thị Ngọc Liên, 2013). Số liệu thống kê từ Sở Du lịch Thừa Thiên Huế cũng cho thấy, số ngày
lưu trú bình quân tại Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2013-2017 giảm sút từ 2.01 ngày/khách
(năm 2013) xuống 1.8 ngày/khách (năm 2017), trong khi các điểm đến lân cận như Đà Nẵng
và Hội An lại có sự tăng nhanh. Điều này đặt ra câu hỏi lớn về năng lực cạnh tranh của điểm
đến du lịch Thừa Thiên Huế. Với thực tế vượt trội về tài nguyên du lịch và với một điểm đến
du lịch được phát triển khá sớm ở Việt Nam cũng như ở khu vực Miền Trung (Bùi Thị Tám
3
và Mai Lệ Quyên, 2012; Lê Thị Ngọc Anh, 2018), nhưng du lịch Thừa Thiên Huế vẫn chưa
có được những bước phát triển nổi trội khẳng định vị thế của một điểm đến tiên phong trong
khu vực.
Cho đến nay cũng đã có một số nghiên cứu về khả năng thu hút, hình ảnh điểm đến và
năng lực cạnh tranh được thực hiện ở khu vực miền Trung như nghiên cứu của Bùi Thị Tám,
2010; Thái Thanh Hà, 2010, Nguyễn Thị Bích Thủy, 2013. Tuy nhiên, các nghiên cứu này
được thực hiện theo một số cách tiếp cận cụ thể và với tính chất nghiên cứu khám phá về một
số khía cạnh cụ thể liên quan đến năng lực cạnh tranh. Do vậy, các khuyến nghị cho nghiên
cứu tiếp theo từ các nghiên cứu này đã nhấn mạnh vào việc cần tiếp tục có các nghiên cứu có
tính hệ thống cả về nội dung, phương pháp cũng như vận dụng thực tiễn các mô hình đánh
giá năng lực cạnh tranh của điểm đến.
Về mặt lý thuyết liệu có thể xây dựng một mô hình cấu trúc và có tính khả thi để đánh
giá một cách khoa học các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch và
tương tác giữa chúng? Về phương diện vận dụng thực tiễn, năng lực cạnh tranh của điểm đến
du lịch Huế hiện nay như thế nào? các yếu tố nào cấu thành đến năng lực cạnh tranh của điểm
đến du lịch Huế và mức độ tương tác hỗ trợ giữa chúng? Các cơ hội và giải pháp cụ thể nào
cần được khai thác để nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế?
Quyết định số 1622/QĐ-UBND ngày 26/8/2013 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Thừa
Thiên Huế cũng đã nêu rõ quan điểm: “Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế nhanh, bền vững,
đảm bảo chất lượng và khả năng cạnh tranh, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị
di sản văn hóa”, cho thấy được sự quan tâm và tính cấp bách của công tác đánh giá năng lực
cạnh tranh của du lịch Huế nhằm thực hiện được mục đích “Tập trung phát triển du lịch thành
ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2020 đưa Thừa Thiên Huế trở thành điểm đến
hàng đầu trong khu vực; đến năm 2030 xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một điểm đến
ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa thế giới”.
Từ thực tế trên, việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Huế để làm
rõ thực trạng phát triển và năng lực cạnh tranh, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh, từ đó đề xuất khuyến nghị chính sách và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của điểm đến du lịch Huế là thực sự cấp thiết. Do đó, luận án “Nghiên cứu năng lực
cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế, Việt Nam” có ý nghĩa khoa học và hy
vọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Thừa Thiên Huế, đóng góp vào sự
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng như phát triển du lịch của khu vực Miền Trung trong
thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về năng lực cạnh tranh của điểm
đến du lịch để xây dựng, kiểm định và đề xuất mô hình lý thuyết đánh giá năng lực cạnh tranh
điểm đến du lịch, và sử dụng trong phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du
lịch Thừa Thiên Huế.
2.2 Mục tiêu cụ thể
4
1. Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận và phương pháp luận về đánh giá năng
lực cạnh tranh điểm đến du lịch.
2. Xây dựng khung lý thuyết và hệ thống biến đo lường năng lực cạnh tranh điểm đến
du lịch
3. Phân tích, đánh giá các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch
Thừa Thiên Huế
4. Đề xuất định hướng, giải pháp chủ yếu và các hàm ý chính sách nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận, phương pháp luận và vận
dụng thực tiễn về nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Huế.
- Để thực hiện các nội dung nghiên cứu thì đối tượng điều tra là các chủ thể liên quan
đến hoạt động kinh doanh, nghiên cứu, quản lý và phát triển du lịch được tiếp cận khảo sát
gồm các chuyên gia thuộc các cơ quan quản lý nhà nước các cấp về du lịch, các tổ chức, các
doanh nghiệp, các viện trường liên quan.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đặt ra và đạt được các mục tiêu của đề tài, phạm vi nghiên cứu
của luận án được xác định cụ thể như sau:
 Về nội dung nghiên cứu: Luận án lựa chọn cách tiếp cận nghiên cứu năng lực cạnh
tranh điểm đến du lịch địa phương – đó là một tỉnh/thành phố cụ thể, mà không nghiên cứu
đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến nói chung ở cấp vĩ mô (quốc gia, khu vực…) hay ở
cấp độ điểm đến vi mô (như một huyện, thị trấn, một khu du lịch…), và cũng không so sánh
đánh giá năng lực cạnh tranh cấp ngành, cấp quốc gia hay cấp doanh nghiệp. Do vậy, các nội
dung nghiên cứu chính gồm:
- Tập trung nghiên cứu làm rõ các khái niệm về điểm đến và các cấp độ điểm đến,
năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, các vấn đề lý luận và phương pháp luận về đánh giá
năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch.
- Lựa chọn, thiết kế mô hình và vận hành hóa hệ thống các biến tổng hợp, các biến
chi tiết đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch phù hợp với điều kiện và ngữ cảnh phát
triển điểm đến du lịch địa phương.
- Giới thiệu khái quát về thực trạng quản lý, phát triển điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế
và xây dựng năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế.
- Phân tích đánh giá các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch
Thừa Thiên Huế.
- Nghiên cứu các định hướng, giải pháp và hàm ý chính sách nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế.
 Về không gian: Với mục tiêu và phạm vi nêu trên, luận án tập trung nghiên cứu điểm
đến du lịch Thừa Thiên Huế (trong luận án này được gọi vắn tắt là Huế và cũng phù hợp
với tên gọi thông thường được sử dụng trong các chiến lược quảng bá hình ảnh điểm đến của
Thừa Thiên Huế). Việc lựa chọn điểm đến Huế là dựa vào một số tiêu chí sau:
5
- Vai trò, vị trí và giai đoạn phát triển của điểm đến du lịch Huế trong vùng du lịch
đồng vị Trung Trung Bộ
- Tầm quan trọng và tính phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch của
khu vực nói riêng và của du lịch Thừa Thiên Huế nói chung
- Tính có thể kế thừa và so sánh với các nghiên cứu trước về đánh giá năng lực cạnh
tranh của điểm đến du lịch. Đây là yếu tố quan trọng trong nghiên cứu kiểm định khung lý
thuyết.
- Về mặt khái niệm thì năng lực cạnh tranh của một điểm đến được đánh giá qua các
thuộc tính/yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến đó. Do vậy, trong nghiên cứu
này việc lựa chọn thêm hai điểm đến phụ cận là Đà Nẵng và Quảng Nam (Hội An) – là các
điểm đến vừa có khả năng chia sẻ thị trường với điểm đến Huế, nhưng cũng vừa là các điểm
đến hợp tác trong nổ lực phát triển diểm đến khu vực - chỉ nhằm cung cấp thêm thông tin
tham khảo, có thể so sánh được và đề xuất các hàm ý quản lý điểm đến. Việc phân tích năng
lực cạnh tranh của hai điểm đến tham khảo này không thuộc mục tiêu và phạm vi của nghiên
cứu này.
 Về thời gian:
- Các số liệu thứ cấp về phát triển điểm đến du lịch được thu thập chủ yếu cho giai
đoạn 2012-2017
- Các nội dung định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến
du lịch Huế được luận giải và đề xuất cho giai đoạn đến năm 2020.
4. Những đóng góp mới của luận án
Trong gần hai thập niên qua, năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch là vấn đề thu hút sự
quan tâm của các nhà hoạch định chính sách quản lý và phát triển điểm đến du lịch, các doanh
nghiệp du lịch lữ hành, cũng như những nhà nghiên cứu liên quan. Đã có khá nhiều nghiên cứu
liên quan nhằm xây dựng khung lý thuyết cũng như vận dụng trong đánh giá năng lực cạnh
tranh điểm đến du lịch ở những cấp độ điểm đến khác nhau.. Tuy nhiên do tính chất đa chiều
và phức tạp của bản thân khái niệm năng lực cạnh tranh điểm đến, đa số các nghiên cứu chỉ
dừng lại ở một hoặc một số khía cạnh đánh giá năng lực canh tranh, ngoại trừ một số nghiên
cứu năng lực cạnh tranh điểm đến quốc gia. Điều này khẳng định ý nghĩa khoa học và thực tiễn
của các nghiên cứu về đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến địa phương. Do vậy, khi thực
hiện các mục tiêu đã được xác định, nghiên cứu này có những đóng góp mới sau:
 Về mặt lý luận:
Thứ nhất, luận án đề xuất mô hình lý thuyết đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến địa
phương cùng với hệ thống các biến số đo lường cụ thể phù hợp với điều kiện cụ thể tài nguyên,
đặc điểm phát triển và quản lý điểm đến của từng cấp độ điểm đến. Góp phần khẳng định sự
cần thiết và tính hợp lý của việc tiếp tục các nghiên cứu hoàn thiện khung lý thuyết đánh giá
năng lực điểm đến du lịch theo các cấp độ khác nhau.
Thứ hai, khác với hầu hết các nghiên cứu trước đây đều dựa vào việc phân tích và lựa
chọn chủ quan của nhà nghiên cứu để xác lập mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến
du lịch, thì có thể nói đây là một trong số ít các nghiên cứu đầu tiên vận dụng phương pháp
Delphi để tìm kiếm sự đồng thuận trong xây dựng mô hình cũng như cụ thể hóa các biến đo
lường năng lực cạnh tranh điểm đến. Do vậy, mô hình đề xuất trong nghiên cứu này đảm bảo
6
tính khách quan khoa học. Đây là đóng góp có ý nghĩa về mặt phương pháp luận và kết quả
mô hình đề xuất của luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho những nhà nghiên cứu liên
quan.
Thứ ba, thông thường các nghiên cứu trước chủ yếu chỉ sử dụng phương pháp phân tích
nhân tố khám phá (EFA) nên các kết quả chỉ dừng lại mức độ khám phá, chưa có nghiên cứu
khẳng định và kiểm định sự phù hợp của mô hình trong vận dụng thực tiễn. Đặc biệt, với số
lượng lớn các biến số và tính phức hợp đa diện của chúng thì càng cần có các nghiên cứu khẳng
định để kiểm định các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. Trong nghiên
cứu này, với qui mô mẫu số liệu đủ lớn, việc kết hợp triệt để phương pháp EFA, phân tích nhân
tố khẳng định (CFA) đã giúp giải quyết được hạn chế thường gặp đã nêu trên. Trên cơ sở đó,
việc đánh giá năng lực cạnh tranh không dừng lại ở phân tích từng nhân tố riêng biệt, mà còn
phân tích và chỉ ra tác động qua lại giữa các nhân tố và từ đó là giải pháp quản lý liên quan.
 Về phương diện thực tiễn:
Thứ nhất, về mặt thể chế và quản lý, cấp tỉnh là cấp địa phương cao nhất có quyền hạn
và trách nhiệm hoạch định và tổ chức triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch và kế
hoạch phát triển du lịch ở địa phương. Do vậy, có thể nói nghiên cứu năng lực cạnh tranh của
điểm đến địa phương (cụ thể là cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) sẽ cung cấp cơ sở
dữ liệu khoa học, hợp lý và hữu ích nhất để xây dựng và hiện thực hóa các chiến lược và kế
hoạch phát triển điểm đến du lịch.
Thứ hai, đây là nghiên cứu đầu tiên chuyên sâu về đánh giá năng lực cạnh tranh điểm
đến Thừa Thiên Huế được tiếp cận từ phía cung (chuyên gia, nhà quản lý và các doanh
nghiệp), và với việc sử dụng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến được xây dựng
trên cơ sở khoa học khách quan, nghiên cứu này đã cung cấp những thông tin cụ thể hữu ích
về các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến Thừa Thiên Huế, những điểm mạnh,
điểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh. Từ đó, giúp cho các nhà hoạch định chiến lược quản
lý và phát triển điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế có được những chính sách phù hợp nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến Thừa Thiên Huế.
Thứ ba, các giải pháp và hàm ý quản lý dựa trên các kết quả nghiên cứu khách quan,
khoa học sẽ giúp cho các nhà quản lý cũng như các doanh nghiệp có được các định hướng và
giải pháp cụ thể trong phát triển sản phẩm cũng như quảng bá phù hợp với lợi thế cạnh tranh
và lợi thế so sánh của điểm đến Huế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường, gia tăng sự hài
lòng của du khách, góp phần phát triển du lịch Thừa Thiên Huế theo hướng bền vững.
7
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch là vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt trong một
vài thập niên gần đây khi mà ngành du lịch toàn cầu phát triển nhanh và cạnh tranh thị trường
du lịch ngày cảng gia tăng. Do vậy, các nghiên cứu về đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm
đến du lịch đang là một trong những lĩnh vực nghiên cứu quan trọng nhằm góp phần hoàn
thiện khung lý thuyết, vận hành hóa các biến nghiên cứu, cũng như kiểm định thực nghiệm
các mô hình đề xuất.
Với mục đích đó, luận án tập trung làm rõ các khái niệm cơ bản liên quan trong nghiên
cứu, đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến như khả năng thu hút của điểm đến, hình ảnh
điểm đến, lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh cũng như mối liên hệ giữa chúng.
Năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch là khái niệm phức tạp và đa chiều bởi
tính đa dạng của ngành du lịch. Một điểm đến du lịch cạnh tranh được định nghĩa là khả năng
tạo ra và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng vượt trội hơn các điểm đến khác
cho du khách nhằm nâng cao thị phần du lịch đồng thời bảo tồn và duy trì tài nguyên du lịch.
Tổng hợp các nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, kết hợp
nghiên cứu Báo cáo năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của WEF cho thấy các yếu tố phổ
biến cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch gồm:
 Các nguồn lực du lịch cốt lõi và các điểm hấp dẫn du lịch
 Các nguồn lực hỗ trợ
 Các chính sách và kế hoạch quản lý, phát triển điểm
 Các yếu tố chất lượng và khuếch đại
Bên cạnh đó khả năng thu hút của điểm đến du lịch và hình ảnh điểm đến là những
khái niệm có liên quan đến đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Một trong
những yếu tố quan trọng tạo nên năng lực cạnh tranh của điểm đến đó là khả năng thu hút của
điểm điểm đến. Tuy nhiên, trên thực tế không ít người nhầm lẫn giữa khả năng thu hút và
năng lực cạnh tranh của điểm đến.
Khả năng thu hút của điểm đến du lịch là “phản ánh cảm nhận, niềm tin, và ý kiến mà
mỗi cá nhân có được về khả năng làm hài lòng khách hàng của điểm đến trong mối liên hệ
với nhu cầu chuyến đi cụ thể của họ”, và khả năng thu hút được đánh giá từ phía cầu còn
năng lực cạnh tranh được đánh giá từ phía cung.
Về hình ảnh điểm đến, đó là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong nâng cao khả năng
thu hút và năng lực cạnh tranh của điểm đến. Và hình ảnh điểm đến được hiểu là sự kết hợp
các ý niệm, niềm tin, ấn tượng và nhận thức của mỗi người về điểm du lịch và là một trong
những yếu tố cơ bản tác động đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách.
Trên cơ sở thống nhất khái niệm năng lực cạnh tranh của điểm đến, chương này cũng
đã tổng lược một cách có hệ thống các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến cấp
quốc gia và đề xuất cho điểm đến địa phương, cùng các cách tiếp cận và đánh giá năng lực
cạnh tranh điểm đến du lịch.
Tổng lược các kết quả nghiên cứu nổi bật trên thế giới về năng lực cạnh tranh
điểm đến du lịch cho thấy:
8
Về mặt khái niệm, các nghiên cứu thảo luận các vấn đề có tính khái niệm về năng lực
cạnh tranh du lịch và năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch
Về khung nghiên cứu, có sự khá đồng nhất trong hệ thống hóa, lựa chọn các biến tổng
hợp phản ánh năng lực cạnh tranh (1- tài nguyên; 2 - nguồn lực hỗ trợ; 3- Quản lý điểm đến;
4- Môi trường vi mô; 5- Môi trường vĩ mô; và 6 - các yếu tố mở rộng khác)
Về cách tiếp cận, các nghiên cứu có sự khác biệt trong cách tiếp cận như
- Cách tiếp cận dựa trên lợi thế so sánh, cấu trúc ngành, cam kết môi trường như Hassan
2000
- Tiếp cận dựa trên thành công của điểm đến: tác động của du lịch đối với điểm đến,
cam kết môi trường... như Yoon, 2000; Poon, 1993
- Cạnh tranh về giá như Dwyer và các cộng sự, 2000, 2002
Về phương pháp đánh giá và phân tích, đối tượng khảo sát trong các nghiên cứu đa số
là thực hiện khảo sát từ phía cung; sử dụng thang đo Likert’s; phương pháp phân tích EFA;
phương pháp phân tích thống kê mô tả; phương pháp nghiên cứu so sánh.
Đối với các nghiên cứu liên quan ở trong nước, tổng lược các nghiên cứu liên quan
cho thấy, các nghiên cứu sử dụng một số chỉ tiêu trong hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng
lực cạnh tranh của WEF để phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch hay
sử dụng tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp quốc gia và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh,
kết hợp tham khảo hệ thống chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành của WEF
hoặc vận dụng mô hình của Crouch và Richie để đánh giá về năng lực cạnh điểm đến. Cách
tiếp cận từ phía cầu như một số nghiên cứu điều tra du khách của Thái Thanh Hà, 2010;
Nguyễn Thị Lệ Hương, 2014. Về phương pháp đánh giá và phân tích: sử dụng thang đo
Likert’s; phương pháp phân tích: phân tích thống kê mô tả (Nguyễn Anh Tuấn, 2010); phân
tích EFA.
Các nghiên cứu trong và ngoài nước tuy khác nhau về cách tiếp cận nhưng các nghiên
cứu đều nhấn mạnh vào hai nhân tố: Nguồn lực và quản lý nguồn lực và khá đồng nhất trong
hệ thống hóa, lựa chọn các biến tổng hợp phản ánh năng lực cạnh tranh (1- tài nguyên; 2 -
nguồn lực hỗ trợ; 3- Quản lý điểm đến; 4- Môi trường vi mô; 5- Môi trường vĩ mô; và 6- các
yếu tố mở rộng khác)
Về nghiên cứu thực nghiệm, chia làm 3 nhóm
Nhóm thứ nhất: những nghiên cứu trường hợp phân tích những điểm mạnh và điểm
yếu của các điểm đến dựa trên mô hình của Porter
Nhóm thứ hai: gồm các nghiên cứu sử dụng một công cụ khảo sát để đo lường năng
lực cạnh tranh điểm đến và chủ yếu vận dụng ở phạm vi điểm đến quốc gia, vùng lãnh thổ,
trong khi có rất ít các nghiên cứu đánh giá ở phạm vi điểm đến địa phương/vùng
Nhóm thứ ba: các nghiên cứu tập trung vào các khía cạnh cụ thể của năng lực cạnh
tranh của điểm đến du lịch như cạnh tranh về giá
Về các mô hình lý thuyết về năng lực cạnh tranh điểm đến quốc gia và điểm đến
địa phương
Mặc dù có nhiều cách tiếp cận nhưng có ít nghiên cứu đề xuất khung lý thuyết để đo
lường năng lực cạnh tranh của một điểm đến. Sau đây là 3 mô hình đo lường năng lực cạnh
tranh điểm đến du lịch nổi bật.
Thứ nhất là mô hình của Crouch và Richie (1993, 1999, 2003), đây được xem là mô
hình toàn diện về đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến và được tham chiếu nhiều nhất vì
9
thể hiện các yếu tố cốt lõi của du lịch. Mô hình của Ritchie và Crouch khác biệt và tiến bộ
hơn các mô hình khác ở chỗ trong khi các mô hình khác chỉ tập trung chủ yếu vào sản phẩm
cụ thể hay hình ảnh điểm đến du lịch (Schroeder, 1996; Formica, 2001) thì mô hình của
Ritchie và Crouch mặc dù được phát triển dựa trên khung lý thuyết cạnh tranh của Porter
nhưng xem xét cả các yếu tố du lịch cụ thể và các yếu tố liên quan. Theo hai ông, tính cạnh
tranh của điểm đến được quyết định bởi năm nhân tố chính: (i) các nguồn lực cốt lõi và yếu
tố thu hút; (ii) các yếu tố và nguồn lực hỗ trợ; (iii) quản lý điểm đến; (iv) chính sách, quy
hoạch và phát triển điểm đến; (v) các yếu tố mở rộng.
Thứ hai là mô hình của Dwyer và Kim (2003), cơ bản thể hiện các yếu tố cốt lõi như
mô hình của Crouch và Richie nhưng các yếu tố được mô hình hoá gọn gàng hơn. Yếu tố
quyết định chính của năng lực cạnh tranh bao gồm tài nguyên thừa kế, tài nguyên tái tạo, yếu
tố hỗ trợ, quản lý điểm đến, điều kiện thực tế và nhu cầu. Theo các tác giả, sự thịnh vượng
kinh tế xã hội như là một kết quả cuối cùng của khả năng cạnh tranh du lịch.
Thứ ba là mô hình của Vengesayi (2003) các yếu tố cốt lõi của mô hình tương tự như
mô hình của Crouch và Richie nhưng được mô hình hoá đơn giản hơn. Mô hình nghiên cứu
năng lực cạnh tranh và thu hút của một điểm đến (TDCA - Tourist Destination
Competitiveness and Attractiveness) trong đó, năng lực cạnh tranh được đánh giá dựa vào
bốn yếu tố chính là: (i) tài nguyên và các hoạt động, (ii) môi trường trải nghiệm, (iii) các dịch
vụ hỗ trợ, và (iv) truyền thông/ quảng bá.
Đây chính là các mô hình nghiên cứu làm cơ sở cho việc đề xuất mô hình đánh giá
năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế.
10
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Huế được biết đến là một trong những địa phương có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng
và nổi trội với 5 di sản văn hóa thế giới. Trong hơn hai thập kỷ qua, du lịch Huế luôn giữ
được bước tăng trưởng ổn định cả về tổng lượt khách và doanh thu, và đang được biết đến
như là một trong những điểm đến khó bỏ qua đối với du khách trong nước và quốc tế. Tuy
nhiên, so với các địa phương lân cận trong khu vực như Đà Nẵng và Hội An thì du lịch Huế
vẫn có tốc độ tăng trưởng chậm hơn và đặc biệt số ngày lưu trú bình quân thấp hơn nhiều và
chưa được cải thiện.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Phần này trình bày qui trình nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng
trong nghiên cứu này, bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Kết quả nghiên cứu định tính đã cho phép nghiên cứu thừa kế và đề xuất sơ bộ mô hình đánh
giá năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế gồm 3 nhóm nhân tố cơ bản với 15 tiêu chí đánh
giá cùng các chỉ tiêu đánh giá cụ thể của từng tiêu chí. Ba nhóm đó gồm: Tài nguyên và nguồn
lực cốt lõi; Hoạt động quản lý điểm đến; Dịch vụ du lịch cơ bản. Kết quả này được dùng để
thực hiện phương pháp Delphi nhằm đảm bảo tính khách quan khoa học trong việc xây dựng
mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế. Các phương pháp thu thập và phân
tích số liệu được sử dụng trong nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế cũng được
làm rõ.
2.2.1 Thiết kế qui trình nghiên cứu
Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch là một khái niệm phức tạp nhất là khi xem xét
vận dụng trong từng điều kiện quản lý và phát triển của từng địa phương, quốc gia. Việc thiết
kế qui trình nghiên cứu khoa học là một trong những điều kiện đầu tiên đảm bảo tính khoa
học, khách quan và hiệu quả của hoạt động nghiên cứu. Về bản chất, vấn đề đánh giá năng
lực cạnh tranh điểm đến du lịch đòi hỏi cách tiếp cận đa ngành và trên quan điểm hệ thống,
do vậy việc vận dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cũng là một yếu tố quan trọng để
đảm bảo thực hiện được các nội dung nghiên cứu đặt ra.
2.2.2 Phương pháp thu thập và phân tích số liệu
2.2.2.1 Nguồn số liệu
Để giải quyết được các mục tiêu đặt ra, số liệu thứ cấp và sơ cấp được thu thập bằng các
việc sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
2.2.2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính
Để thu thập các thông tin và ý kiến đánh giá của các chuyên gia về các biến tổng hợp
(constructs) và cách vận hành hóa chúng thành các biến cụ thể (variables), cũng như mối liên
hệ giữa chúng, một số phương pháp nghiên cứu định tính được kết hợp vận dụng trong nghiên
cứu này, gồm: phỏng vấn chuyên gia, phương pháp thảo luận nhóm tập trung (focus group)
và phương pháp Delphi. Đây là bước quan trọng
11
Sơ đồ 2.1 Các bước chính của quá trình nghiên cứu
Bước 1. Thảo luận về việc xác định đối tượng, nội dung, phạm vi nghiên cứu để có
được xây dựng và hoàn thiện khung nghiên cứu đảm bảo tính khoa học và khả thi.
 Bước 2. Thảo luận nhóm tập trung và phương pháp Delphi: Trong nghiên cứu này,
phương pháp thảo luận nhóm tập trung được sử dụng như là nhóm giám sát quá trình thực
hiện Delphi. Thông qua các cuộc thảo luận nhóm tập trung gồm 6-8 người là các thành viên
nghiên cứu của HAT Marketing Group – Khoa Du lịch, Đại học Huế, và một số chuyên gia.
Đồng thời, kết hợp với thảo luận riêng biệt một số chuyên gia du lịch để hình thành một khung
nghiên cứu đề xuất với các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến địa phương. Trên
cơ sở kết quả thảo luận nhóm tập trung, tác giả đã tổng hợp và đề xuất sơ bộ mô hình gồm 3
nhóm nhân tố với 15 yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến để lấy ý kiến chuyên
gia.
 Bước 3. Thiết kế bảng hỏi, điều tra thử và hoàn thiện bảng hỏi
2.2.2.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng
 Đối tượng điều tra
Trong nghiên cứu này tổng thể là những đối tượng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
du lịch, các nhà quản lý các chuyên gia liên quan đến lĩnh vực du lịch có ít nhất 3-5 năm kinh
nghiệm trong ngành du lịch và liên quan, và được nhóm thành 4 nhóm:
1. Những nhà quản trị trong các doanh nghiệp du lịch – khách sạn – nhà hàng – lữ
hành
2. Những chuyên gia quản lý trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
Ghi chú:
Công việc thực hiện
Kết quả đạt được
Phương phápsử dụng
Nghiên cứu định tính
Liệt kê các biến tổng hợp và
cụ thể đánh giá năng lực
cạnh tranh điểm đến
Tổng
lược tài
liệu
Nghiên cứu định lượng lựa
chọn thang đo (phương
pháp Delphi)
Hội thảo
học thuật
Thang đo phác thảo với các biến
tổng hợp và cụ thể
Nghiên cứu định lượng
thanh lọc thang đo
(dữ liệu lần 1)
Tần suất, trị trung
bình, CVs, ANOVA
Alpha
EFA
Thang đo được lựa
chọn
Nghiên cứu định lượng đánh
giá thang đo (dữ liệu lần 2)
Alpha
CFA
Thang đo đã được
thanh lọc
Thang đo năng lực
cạnh tranh điểm đến
được khẳng định
- Phân tích, đánh giá năng
lực cạnh tranh của điểm đến
Huế
- So sánh với một số điểm
đến khác
-Các yếu tố cấu thành năng lực
cạnh tranh của điểm đến Huế
- Tác động giữa các nhân tố
- So sánh với một số đối thủ
cạnh tranh khu vực
- Đề xuất giải pháp nâng cao
NLCT
Tần suất, trị trung
bình, ANOVA
12
3. Các giảng viên ngành du lịch của các trường đại học, cao đẳng trên địa
bàn 3 tỉnh/thành
4. Các chuyên gia tư vấn phát triển về du lịch
 Qui mô mẫu và phương pháp chọn mẫu
Trong nghiên cứu này, việc phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi cấu trúc được
thực hiện với 720 đối tượng liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch, quản lý và
phát triển điểm đến, các giáo viên thuộc các cơ sở đào tạo liên quan đến lĩnh vực này
ở 3 địa phương: Thừa Thiên Huế (Huế), Đà Nẵng và Quảng Nam (Hội An). Phân bố
mẫu điều tra được thực hiện theo định hướng ít nhất có ½ mẫu điều tra phải được
thực hiện ở Huế bởi địa bàn nghiên cứu của đề tài luận án là Huế. Phần mẫu còn lại
phân bố cho hai địa phương so sánh là Đà Nẵng và Hội An dựa theo mức độ và qui
mô phát triển của hai địa phương này.
Việc chọn các phần tử của mẫu tại từng địa phương được thực hiện theo phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Trong đó các tầng được phân lập theo 4 nhóm nêu
trên và các phần tử trong mỗi nhóm được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện.
Cụ thể, với 720 bảng hỏi được phát ra ở các địa phương từ tháng 4/2016 đến tháng 4/2017
gồm: 450 ở Huế; 150 mẫu ở Đà Nẵng và 120 mẫu ở Hội An. Theo đó số phiếu thu về và
sử dụng được là: 444 mẫu ở Huế (chiếm 63,79% tổng số phiếu thu về), 139 mẫu ở Đà
Nẵng (chiếm 19,97%) và113 mẫu ở Hội An (chiếm 16,24%). Đặc điểm của mẫu điều
tra được tổng hợp ở Bảng 2.3.
 Các phương pháp phân tích số liệu
Do tính chất phức hợp và đa diện của vấn đề nghiên cứu, việc sử dụng kết
hợp các phương pháp phân tích là cần thiết để giải quyết được các mục tiêu đề tài đặt
ra. Cụ thể:
o Phương pháp phân tích dữ liệu chuỗi thời gian: được sử dụng để phân tích
xu hướng biến động của các chỉ tiêu qua thời gian.
o Phân tích nhân tố khám phá (EFA): Phần 1 của mẫu (gồm 348 mẫu) được sử
dụng để phân tích nhân tố khám phá nhằm xác định các nhân tố cấu thành
năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế.
o Phân tích nhân tố khẳng định (CFA): trên cơ sở các nhân tố được xác lập ở
bước phân tích EFA, phần 2 của mẫu (348 mẫu còn lại) được sử dụng để tiến
hành phân tích CFA nhằm kiểm định mô hình đo lường năng lực cạnh tranh
của điểm đến Huế.
13
Bảng 2.3. Thông tin mẫu điều tra
Tiêu chí Số lượng % Tiêu chí Số lượng %
1, Thâm niên công tác 2,Thâm niên công tác về du lịch
Dưới 5 năm 272 39.1 Dưới 5 năm 322 46.3
5 - 9 năm 199 28.6 5 - 9 năm 187 26.9
10 - 15 năm 150 21.6 10 - 15 năm 130 18.7
16 - 20 năm 43 6.2 16 - 20 năm 39 5.6
Trên 20 năm 32 4.6 Trên 20 năm 18 2.6
Tổng 696 100 Tổng 696 100
3, Lĩnh vực công tác 4, Độ tuổi
Cơ quan ban ngành 52 7.5 Dưới 31 tuổi 316 45.4
Giảng viên Đại học,
cao đẳng du lịch
69 9.9 31 - 40 tuổi 261 37.5
Doanh nghiệp khách
sạn và lữ hành
567 81.5 41 - 50 tuổi 85 12.2
51 - 60 tuổi 32 4.6
Chuyên gia tư vấn phát
triển
8 1.1 Trên 60 tuổi 2 0.3
Tổng 696 100 Tổng 696 100
Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả 4/2016- 4/2017
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
ĐIỂM ĐẾN HUẾ
3.1 Đề xuất mô hình lý thuyết đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế
Trong nghiên cứu này, trên cơ sở kết quả thảo luận nhóm tập trung, bàng bỏi cấu trúc
được thiết kế để tiến hành phương pháp Delphi. Việc thu thập ý kiến của chuyên gia được
thực hiện thông qua hai phương thức là gửi bảng hỏi trực tiếp cho chuyên gia và thu thập
thông tin trực tuyến (Google Docs). Số lượng phiếu khảo sát thu về được 105 phiếu (tỷ lệ
phản hồi là 91.4%) và sau quá trình sàng lọc thì có 85 phiếu khảo sát sử dụng được, bao gồm
18 chuyên gia từ Tổng cục du lịch và các Sở Du lịch; 31 chuyên gia từ các doanh nghiệp; 33
chuyên gia giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch từ các trường đại học, viên nghiên
cứu du lịch; và 3 chuyên gia tư vấn phát triển (Phụ lục 3).
Kết quả nghiên cứu cho thấy các chuyên gia đánh giá cao đối với tất cả 3 nhóm nhân
tố thuộc tính với 15 biến tổng hợp, và hầu hết biến đo lường cụ thể để đánh giá năng lực cạnh
tranh điểm đến mà nhóm giám sát đề xuất, mà theo đó khung nghiên cứu đánh giá năng lực
cạnh tranh được xác lập (Sơ đồ 3.1).
14
3.2 Phân tích nhân tố khám phá các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến
Huế
Với tổng số mẫu điều tra từ 696 chuyên gia gồm các cán bộ quản lý doanh nghiệp du
lịch lữ hành, các nhà quản lý, các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu và tư vấn phát triển về du lịch
ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam, luận án thực hiện các bước phân tích nhân tố
khám phá, phân tích nhân tố khẳng định và các kiểm định cần thiết để xác định các nhân tố
cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định đã
xác lập được 7 nhân tố, theo đó mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến Huế được
hiệu chỉnh gồm 7 nhân tố: 1) Hoạt động quản lý điểm đến; 2) Tài nguyên du lịch nhân văn;
3) Tài nguyên du lịch tự nhiên; 4) Các dịch vụ du lịch cơ bản; 5) Dịch vụ mua sắm; 6) An
ninh an toàn điểm đến; 7) Giá cả các dịch vụ du lịch (Sơ đồ 3.2)
Về mặt phương pháp luận, các kiểm định cho thấy mô hình đề xuất các nhân tố đánh
giá năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế là phù hợp với dữ liệu thực tế. Mô hình có độ phù
hợp tổng thể và giá trị cấu trúc tốt với các thang đo có độ tin cậy cao và có tính dị biệt. Những
điểm thống nhất và điểm khác biệt so với các mô hình trước đây cũng được thảo luận và đánh
giá chi tiết (Sơ đồ 3.3).
Kết quả nghiên cứu trên cung cấp thêm trường hợp nghiên cứu điển hình khẳng định sự phù
hợp, giá trị hội tụ và giá trị dị biệt của mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm địa du lịch
địa phương. Hay nói cách khác, với các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của mỗi địa
phương điểm đến thì ngoài những nhân tố mang tính phổ biến (universal attributes), cần có
các thuộc tính được nghiên cứu và kiểm định phù hợp với điều kiện và thực tiễn phát triển
của từng địa phương điểm đến.
15
Sơ đồ 3.1 Mô hình đề xuất nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến
TÀI NGUYÊN VÀ CÁC
NGUỒN LỰC CỐT LÕI
Tài nguyên du lịch văn hoá
Tài nguyên du lịch tự nhiên
Hoạt động giải trí
Các sự kiện/lễ hội
Mua sắm
Cơ sở hạ tầng
Liên kết và cạnh tranh trong ngành
Phát triển nguồn nhân lực
Truyền thông marketing
Chính sách quản lý và phát triển
An toàn và vệ sinh môi trường NĂNG LỰC CẠNH
TRANH ĐIỂM ĐẾN
Dịch vụ vận tải
Dịch vụ ăn uống
Dịch vụ lữ hành
Dịch vụ lưu trú
DỊCH VỤ
DU LỊCH CƠ BẢN
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
ĐIỂM ĐẾN
16
Sơ đồ 3.2 Mô hình hiệu chỉnh đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Huế
Sơ đồ 3.3 Kết quả phân tích CFA mô hình đo lường năng lực cạnh tranh điểm đến du
lịch Thừa Thiên Huế
Với việc sử dụng mô hình đã cho phép phân tích chỉ rõ các nhân tố cấu thành năng lực
cạnh tranh của điểm đến Huế, cũng như chỉ ra những điểm mạnh điểm yếu so với hai điểm
17
đến lân cận là Đà Nẵng và Hội An được thể hiện cụ thể trong bảng 3.1 và bảng 3.2. Đây là
những căn cứ khoa học để đề xuất các giải pháp và hàm ý chính sách nhằm tăng cường năng
lực cạnh tranh của điểm đến Huế trong thời gian tới.
Bảng 3.1 So sánh đánh giá của các nhóm chuyên gia về các nhân tố cấu thành năng lực
cạnh tranh của điểm đến Huế
Các nhân tố
Bình
quân
chung1
Các biến độc lập (Giá trị P)2
Độ tuổi
Nghề
nghiệp
Thâm
niên
công tác
Thâm
niên ngành
du lịch
1. Quản lý điểm đến 3.54 0.543 0.071 0.011 0.038
2. Các dịch vụ du lịch chủ yếu 3.67 0.307 0.115 0.081 0.580
3. Tài nguyên du lịch văn hóa 4.22 0.445 0.493 0.006 0.155
4. Tài nguyên du lịch tự nhiên 3.94 0.207 0.145 0.002 0.044
5. Dịch vụ mua sắm 3.53 0.508 0.462 0.065 0.003
6. An ninh an toàn điểm đến 3.86 0.147 0.863 0.952 0.985
7. Giá cả dịch vụ du lịch 3.83 0.525 0.060 0.267 0.679
8. Đánh giá chung năng lực
cạnh tranh của điểm đến
3.45 0.231 0.413 0.184 0.115
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 4/2016-4/2017
Ghi chú: 1
Giá trị trung bình bình quân theo thang đo Likert: 1-Rất thấp; 2-Thấp; 3-Trung
bình; 4-Cao; 5-Rất cao
2
Mức ý nghĩa thống kê P: P ≤ 0.1: có ý nghĩa ở mức thấp; P ≤ 0.05: có ý nghĩa thống kê; P
≤0.01 có ý nghĩa thống kê cao; P>0.1 không có ý nghĩa thống kê
Số liệu ở Bảng 3.1 cho thấy Huế được đánh giá khá cao với hầu hết các thuộc tính
năng lực cạnh tranh, trong đó các nhân tố được đánh giá cao nhất gồm tài nguyên du lịch tự
nhiên và văn hóa, an ninh an toàn điểm đến và giá cả dịch vụ du lịch.
Kết quả ở Bảng 3.2 cho thấy, so với hai điểm đến phụ cận thì Huế vượt trội về các
nhân tố tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa, tương đồng về an ninh an toàn tại điểm đến
và giá cả dịch vụ du lịch so với hai điểm đến còn lại, nhưng lại yếu hơn về nhân tố quản lý
điểm đến, dịch vụ mua sắm và kể cả dịch vụ du lịch chủ yếu.
Do vậy, đánh giá năng lực cạnh tranh chung của điểm đến du lịch Huế thấp hơn Hội
An và thấp hơn nhiều so với Đà Nẵng. Điều này cũng thống nhất với kết quả nghiên cứu về
khả năng thu hút của ba điểm đến này được thực hiện bởi Bùi Thị Tám và Mai Lệ Quyên
(2012) [1]. Với việc điều tra ý kiến đánh giá của 3 đối tượng (doanh nghiệp, chuyên gia và
du khách) về 17 thuộc tính của điểm đến, các tác giả này cũng đã chỉ rõ Huế vượt trội hơn
hẳn so với điểm đến Đà Nẵng về các thuộc tính tài nguyên, nhưng lại có nhiều hạn chế về hạ
tầng du lịch và hạ tầng hỗ trợ, sản phẩm và các dịch vụ bổ sung. Do vậy, tổng đánh giá về
khả năng thu hút của điểm đến Huế thấp hơn nhiều so với điểm đến Đà Nẵng. Thực tế hiện
nay cũng cho thấy, Đà Nẵng và Hội An vẫn đang có những bước tăng trưởng cao hơn nhiều
so với Huế cả về tổng lượt khách, doanh thu và số ngày lưu trú bình quân.
18
Bảng 3.2 So sánh các nhân tố năng lực cạnh tranh của các điểm đến
Huế, Đà Nẵng và Hội An
Các nhân tố
Giá trị trung bình
Giá trị
P
Huế Đà nẵng Hội An
1. Quản lý điểm đến 3.54 4.02 3.72 .000
2. Các dịch vụ du lịch chủ yếu 3.67 4.12 3.75 .000
3. Tài nguyên du lịch văn hóa 4.22 3.53 3.83 .000
4. Tài nguyên du lịch tự nhiên 3.94 3.43 3.26 .000
5. Dịch vụ mua sắm 3.53 3.76 3.61 .000
6. An ninh an toàn điểm đến 3.86 4.25 4.04 .000
7. Giá cả dịch vụ du lịch 3.83 3.91 3.66 .000
8. Đánh giá chung năng lực cạnh tranh
của điểm đến
3.45 4.14 3.53 .000
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 4/2016-4/2017
Ghi chú: * Giá trị trung bình bình quân theo thang đo Likert: 1-Rất thấp; 2-Thấp; 3-Trung
bình; 4-Cao; 5-Rất cao
Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu cụ thể củng cố cho những nhận định chuyên môn của
các chuyên gia, các nhà quản lý rằng mặc dù Huế có lợi thế vượt trội về tài nguyên du lịch,
tuy nhiên những hạn chế về quản lý điểm đến, về phát triển sản phẩm và đặc biệt là các dịch
vụ bổ sung đã hạn chế không nhỏ tới năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Huế.
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ
4.1. Các giải pháp chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế
Một là, hoàn thiện và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên
Huế
Hai là, tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch theo hướng xã hội
hóa
Ba là, đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng điện- đường- giao thông- thông tin liên
lạc nhằm tạo tính thuận lợi, xuyên suốt cho hoạt động du lịch
Bốn là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch
Năm là, củng cố và phát triển các quan hệ hợp tác khu vực, quốc gia và quốc tế
4.2 Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế
Nhóm giải pháp về tăng cường hoạt động quản lý điểm đến
- Tạo lập cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan
- Thiết lập tổ chức quản lý điểm đến (DMO) nhằm tạo tính đồng bộ, đột phá trong
việc tập trung quản lý điểm đến du lịch
- Chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm điểm đến
- Hoàn thiện các công cụ quản trị điểm đến một cách chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn
khu vực và quốc tế
- Tăng cường vai trò của các hiệp hội, đặc biệt là Hiệp hội du lịch Huế trong công tác
quản lý với các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành du lịch ở Huế sạn và doanh nghiệp dịch
vụ du lịch với nhau.
- Về công tác xây dựng và định vị cho thương hiệu điểm đến du lịch Huế, với slogan
đã được xác định - ‘Huế, một quê hương của hạnh phúc’,
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước, thanh, kiểm tra về du lịch
Nhóm giải pháp về phát triển và hoàn thiện các dịch vụ du lịch chủ yếu
- Về dịch vụ lưu trú: Có cơ chế kiểm tra, đánh giá để thúc đẩy và hỗ trợ doanh
nghiệp đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao năng lực phục vụ. Có chính sách ưu đãi để
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng các sản phẩm lưu trú đặc trưng của du lịch Huế
ở các vùng lân cận (như Làng Sinh thái Lập An, Khách sạn nổi Vinh Thanh…), nhằm đa dạng
hóa sản phẩm và loại hình lưu trú, nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế.
- Về dịch vụ ăn uống: có cơ chế rõ ràng để hỗ trợ hình thành một số trung tâm ẩm
thực có đặc trưng, có chất lượng, cũng như phối hợp trong xây dựng, phát triển một số thương
hiệu mạnh và quảng bá rộng rãi đến các thị trường, ví dụ như bún bò Huế, cơm chay Huế,
bánh Huế…..
- Về các chương trình du lịch và trải nghiệm du lịch: cần xác định cạnh tranh thông
qua giá và sản phẩm không còn là lợi thế nữa mà trực tiếp hơn đó là trải nghiệm du lịch mà
doanh nghiệp mang lại cho du khách. Việc thiết kế và cung cấp các tour du lịch phải được
thực hiện theo một lịch trình chứ không chỉ tại các điểm tham quan và theo các yếu tố dịch
vụ rời rạc. Chú trọng yếu tố chất lượng trải nghiệm, cung cấp trải nghiệm (selling experiences)
chứ không phải dừng lại cung cấp dịch vụ, sẩn phẩm đơn thuần như hiện nay (selling
products). Tăng cường liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng để đa
dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, tạo chuỗi giá trị cung cấp các lựa chọn trải nghiệm cho du khách,
giảm bớt phiền toái, chi phí và loại bỏ các trải nghiệm tiêu cực của chuyến đi.
- Về hoạt động vui chơi giải trí về đêm: địa phương có thể nghiên cứu học tập mô hình
chợ Đêm ở SiemReap nhằm tận dụng 88 làng nghề truyền thống trên địa bàn. Địa điểm tổ chức
chợ Đêm nên tận dụng ngay tại phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, kết hợp với dự án quy hoạch
chi tiết hai bên bờ sông Hương do KOICA tài trợ. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia
xây dựng các tuyến, tour du lịch đường thủy dọc sông Hương (thưởng thức ẩm thực, nhã nhạc
cung đình Huế trên thuyền rồng, hoặc học tập mô hình tour du lịch vớt rác làm đẹp cảnh quan
như Hội An).
- Về dịch vụ vận chuyển: Hệ thống mạng lưới đường bộ đảm bảo được sự liên kết
giữa thành phố Huế với các huyện, thị xã trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
Nhóm các giải pháp về cải thiện các dịch vụ mua sắm
- Tạo ra các sản phẩm đặc trưng của địa phương và tổ chức các điểm trưng bày, bán
sản phẩm đặc thù này
- Tăng cường công tác quản lý, đảm bảo chất lượng của các loại sản phẩm, hàng hoá
- Đa dạng hóa các loại sản phẩm, hàng hóa mang tính đặc trưng của địa phương và
phù hợp với các nhu cầu khác nhau của thị trường:
Nhóm giải pháp về quản lý và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch
Quản lý, khai thác tài nguyên theo hướng bền vững
- Thực hiện số hóa bao gồm cả bản đồ định vị toàn cầu và hệ thống thông tin viễn thám
(GPS và GIS) để làm cơ sở cho việc quản lý và khai thác hợp lý tài nguyên du lịch theo hướng
hình thành ‘điểm đến du lịch thông minh’.
- Địa phương cần có kế hoạch khai thác hiệu quả và hợp lý các tài nguyên du lịch tự
nhiên và tài nguyên văn hoá
- Tăng cường các hoạt động hợp tác phát triển về văn hóa, giáo dục, đào tạo, tăng
cường hoạt động ngoại giao thông qua các hiệp hội và tổ chức xã hội, hướng đến hợp tác phát
triển toàn diện cả về kinh tế, văn hóa - xã hội. chương trình nghiên cứu về tài nguyên văn hóa,
về quan hệ và tác động giữa di sản văn hóa
Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên
- Có chính sách, chiến lược và kế hoạch rõ ràng với lộ trình cụ thể đối với công tác
bảo tồn.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng và phương tiện hỗ trợ để hoạt động khai thác các tài nguyên
phục vụ du lịch không ảnh hưởng đến tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên du lịch tự nhiên.
- Chú trọng đầu tư cải thiện thông tin và công tác thuyết minh diễn dịch để đảm bảo
chuyển tải đúng giá trị tài nguyên của tỉnh, gia tăng trải nghiệm và sự hài lòng cho du khách.
- Tăng cường cơ chế và các giải pháp quản lý, giám sát hiệu quả đối với hoạt động
du lịch tại các điểm tài nguyên để giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường tự
nhiên và xã hội tại điểm tài nguyên.
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền một cách rộng rãi về giá trị tài nguyên,
các yếu tố thể chế và luật pháp cũng như các qui định về bảo tồn các giá trị tài nguyên để thu
hút sự tham gia của các đối tượng trong tiến trình khai thác, sử dụng và bảo tồn.
Nhóm các giải pháp về cải thiện môi trường du lịch, an ninh an toàn điểm đến
- Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ môi trường, chú trọng công tác vệ sinh
môi trường, thu gom rác thải… tại các điểm tham quan và vùng phụ cận, trong đó cần củng
cố sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước liên quan với các doanh nghiệp và người dân
tại điểm đến.
- Cần có quy hoạch và đầu tư để hoàn thiện hệ thống các điểm vệ sinh công cộng
đạt chuẩn phục vụ du lịch. Có hệ thống biển báo, bảng chỉ dẫn rõ ràng đối với các điểm
tham quan, cũng như các tiện ích chung khác phục vụ du khách.
- Lồng ghép các vấn đề về môi trường vào các qui hoạch phát triển kinh tế chung
của các địa phương trong toàn tỉnh cũng như xác lập chế tài nhằm đảm bảo thực hiện tốt các
chiến lược và kế hoạch phát triển theo hướng bền vững. Chú trọng công tác truyền thông,
giáo dục cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường vì lợi ích của chính họ.
- Chú trọng công tác đảm bảo an ninh trật tự xã hội cho du khách, kiên quyết loại
bỏ các hiện tượng chèo kéo khách, ăn xin biến tướng, đeo bám khách, nhất là tại các di tích,
các lễ hội đông người…
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát với việc công khai bảng giá dịch vụ và
tuân thủ chất lượng đã hứa hẹn.
- Tuyên truyền rộng rãi và có chế tài thưởng phạt rõ ràng đối với việc thực hiện Bộ
qui tắc ứng xử du lịch trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống
cháy nổ…Tăng cường công tác thanh kiểm tra việc chấp hành của các doanh nghiệp đối với
việc chấp hành các qui định này.
- Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch cạnh tranh lành
mạnh.
- Nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh và cải thiện mối liên kết giữa các tác
nhân tham gia trong cụm ngành, bao gồm: các cơ quan quản lý, các cơ sở khách sạn và các
điểm tham quan du lịch, các đơn vị điều hành tour và các hướng dẫn viên, các nhóm cộng
đồng tại địa phương.
Nhóm các giải pháp về truyền thông và marketing điểm đến
- Chú trọng công tác nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu thị trường làm cơ sở xác
định các thị trường mục tiêu, xây dựng chiến lược truyền thông và marketing điểm đến Huế.
- Tổ chức huy động sự tham gia của cộng đồng (có thể thông qua các cuộc thi) để tìm
kiếm ý tưởng chuyển hóa các tài nguyên thành các sản phẩm du lịch đích thực – các trải
nghiệm du lịch (selling experiences). Xây dựng câu chuyện du lịch, huyền thoại hóa, sử thi
hóa về thiên nhiên và con người xứ Huế, hoàn thiện các kịch bản và thuyết minh đối với các
tài nguyên du lịch nổi trội để có thể chuyển tải tốt nhất nội hàm giá trị của các tài nguyên, gia
tăng trải nghiệm khó quên cho du khách khi đến thăm Huế.
- Xây dựng chiến lược truyền thông cho thương hiệu và hỉnh ảnh điểm đến Huế với
việc sử dụng các công cụ marketing tích hợp. Phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu du
lịch Huế theo chủ đề và theo logo để tăng cường quảng bá trên các phương tiện thông tin đại
chúng và qua các công cụ trực tuyến.
- Hoạt động xúc tiến đối với thị trường nội địa có thể thông qua các phương tiện
truyền thông đại chúng, các hội chợ, triễn lãm về du lịch, các chương trình roadshow liên kết
với các địa phương trong vùng và trong nước…Đối với thị trường quốc tế có thể tham gia các
hội chợ ở các thị trường trọng điểm thường niên ở khu vực ASEAN (ITB – Singapore), Đức
(hội chợ IBT), Nhật Bản (JATA)…Tổ chức các chương trình famtrip, presstrip từ các thị
trường Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc….
- Nhanh chóng nâng cấp và vận hành hiệu quả cổng thông tin điện tử du lịch Huế, kết
nối các websites của tỉnh, của trung ương và của các công ty lữ hành, cũng như các ứng dụng
chạy trên điện thoại di động để chuyển tải và quảng bá đầy đủ hơn thông tin và hình ảnh hình
ảnh du lịch Huế.
- Trên cơ sở hoàn thiện dữ liệu thông tin điểm đến, hệ thống các công cụ nhận diện
thương hiệu và phản hồi để tăng cường quảng bá thông qua các trang marketing online
(Tripadvisor, booking.com, agoda, traveloka) mạng xã hội (Youtube, Fanpage, Twitter,
Instagram…)
- Hoàn thiện web cho các hoạt động lễ hội định kỳ của Huế và đảm bảo thông tin
thường xuyên, kịp thời đến các thị trường, đặc biệt là cho Festival Huế, Festival làng nghề
Huế.
- Tăng cường tổ chức truyền thông cho các sự kiện giao lưu văn hóa, các chương trình
giao lưu kết nối, các hội thi có qui mô quốc gia và quốc tế tổ chức tại Huế.
PHẦN III. KẾT LUẬN
(1) Luận án đã tổng quan một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về
điểm đến du lịch, các cấp độ điểm đến du lịch, năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch, các
yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh điểm đến, cũng như các nghiên cứu ở trong và ngoài
nước để khai thác và kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan làm cơ sở luận giải cho cơ sở
lý luận và thực tiễn của đề tài. Đặc biệt là chỉ ra các khoảng trống mà luận án cần nghiên cứu
và từ đó là các đóng góp về lý thuyết và thực tiễn của đề tài.
(2) Dựa trên cơ sở phân tích các khái niệm, các mô hình lý thuyết và các mô hình vận
dụng trong các nghiên cứu trước, cùng với phương pháp đo lường và phân tích năng lực cạnh
tranh điểm đến trong và ngoài nước, tác giả đã nghiên cứu đề xuất mô hình nghiên cứu năng lực
cạnh tranh phù hợp với điểm đến du lịch địa phương. Mô hình này đã nhận được ý kiến đóng góp
và đồng thuận cao của các chuyên gia vực du lịch ở Tổng cục du lịch và nhiều địa phương trên
cả nước. Theo đó, mô hình lựa chọn sử dụng đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch
Huế gồm ba nhóm yếu tố chính là "Tài nguyên và các nguồn lực cốt lõi", "Hoạt động quản lý
điểm đến" và "Các dịch vụ du lịch cơ bản" cùng hệ thống chỉ tiêu đánh giá cụ thể cho mỗi yếu
tố.
(3) Với việc khảo sát ý kiến của 696 chuyên gia du lịch, sử dụng phương pháp phân
tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích nhân tố khẳng định (CFA), luận án đã xác định
được các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Huế, bao gồm 7 nhân tố:
1) Hoạt động quản lý điểm đến; 2) Tài nguyên du lịch nhân văn; 3) Tài nguyên du lịch tự
nhiên; 4) Các dịch vụ du lịch cơ bản; 5) Dịch vụ mua sắm; 6) An ninh an toàn điểm đến; 7)
Giá cả các dịch vụ du lịch.
(4) Sử dụng mô hình gồm 7 nhân tố để đo lường và phân tích năng lực cạnh tranh
điểm đến Huế trong mối liên hệ so sánh với hai điểm đến lân cận là Đà Nẵng và Hội An. Kết
quả luận án đã chỉ rõ mặc dù Huế có lợi thế vượt trội về tài nguyên du lịch, nhưng những hạn
chế về quản lý điểm đến, về phát triển sản phẩm và đặc biệt là các dịch vụ bổ sung đã hạn chế
không nhỏ tới năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Huế.
(5) Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm trường hợp nghiên cứu điển hình
về xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh địa phương điểm đến và lựa chọn phương
pháp đánh giá phù hợp. Luận án chỉ ra rằng ngoài những nhân tố mang tính phổ biến (universal
attributes), cần có các thuộc tính được nghiên cứu và kiểm định phù hợp với điều kiện và thực
tiễn phát triển của từng địa phương điểm đến.
(6) Trên cơ sở những vấn đề lý luận và phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh
tranh của điểm đến du lịch Huế, luận án đã đưa ra những giải pháp chiến lược và giải pháp cụ
thể để phát triển du lịch Huế trong thời gian tới
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
1. Lê Thị Ngọc Anh (2017), Sử dụng phương pháp Delphi trong xây dựng khung nghiên
cứu đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến, Tạp chí Khoa học – Đại học Huế, tập
126, số 5A
2. Lê Thị Ngọc Anh, Đinh Thị Khánh Hà, Hoàng Thị Huế (2017), Chiến lược cạnh tranh
và hợp tác trong du lịch tại các khách sạn vừa và nhỏ ở thành phố Huế, Tạp chí Khoa
học- Đại học Huế, tập 126, số 5A
3. Bùi Thị Tám, Lê Thị Ngọc Anh, Hoàng Thị Huế (2017), Vận dụng mô hình phương
trình cấu trúc trong đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế,
Tạp chí Khoa học- Đại học Huế, tập 126, số 5D
4. Lê Thị Ngọc Anh (2017), Yếu tố tài nguyên du lịch trong năng lực cạnh tranh điểm
đến du lịch Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học- Đại học Huế, tập 126, số 5D
5. Đinh Thị Khánh Hà, Hoàng Thị Huế, Lê Thị Ngọc Anh (2016), Nghiên cứu xây dựng
mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch địa phương, Tạp chí Khoa
học- Đại học Huế, tập 118, số 4
HUE UNIVERSITY
UNIVERSITY OF ECONOMICS
LE THI NGOC ANH
A STUDY OF TOURIST DESTINATION COMPETITIVENESS IN
THUA THIEN HUE, VIET NAM
SUMMARY DOCTORAL DISSERTATION
BUSINESS ADMINISTRATION
Code: 9340101
Supervisor 1: ASSOC. PROF. DR BUI THI TAM
Supervisor 2: ASSOC. PROF. DR NGUYEN DANG HAO
HUE - 2019
This study was completed at:
Hue College of Economics, Hue University
Suppervisor 1: Associate Professor Dr. Bui Thi Tam
Suppervisor 2: Associate Professor Dr. Nguyen Dang Hao
Reviewer 1: ........................................................
Reviewer 2: ........................................................
Reviewer 3:.........................................................
This dissertation will be defended in the Thesis Examination Council of
Hue University in:...........................................
............................................................................
At………….am/pm on ………/…………/……..2019
This dissertation can be found in: The National Library and The library of
College of Economics, Hue University, 99 Ho Dac Di, Hue City, Thua
Thien Hue province.
1
I. PART 1: INTRODUCTION
1. Reaons for selecting this topic
In the last few decades, there has been rapid development of tourism as the biggest
industry of the world’s economy. This contributes to foreign exchange, employment and
income, boosting other industries to enhance…According to the travel and tourism
competitiveness report 2015 of World Economic Forum, “…although the world is facing
geopolitical tensions from Middle East, Ukraine to South East Asia, terrorism is spreading
worldwide, the impact of these incidents on travel has not been clear”. While some nation
destinations suffer from decreasing international visitors, some others don’t. In recent years,
the international tourism and travel are still developing. Total international tourists reach the
record of 1.19 billion in 2015, increase by 52 million compared to 2014 (UNWTO, 2016). As
for World Travel and Tourism Council, current travel and tourism add to 10.2% GDP in the
world with revenue of 7,613.3 billionUSD, accounting for 6.6% turnover, adding to 9.6%
global employment. This number can reach 12.1% in 2027 (WTTC, 2017).
When international tourism market improves, destination competitiveness is considered
the crucial issue to impact on tourism business. Pearce (1997:25) states that “When the world’s
tourism becomes competitive…, all the awareness of development, strength, and weakness in
the destination’s competitiveness would be extremely important” Also under this view, Crouch
và Ritchie (2000:6) emphasizes “competitiveness of the destination can impact on industry’s
internal categorization, then, it (competitiveness) is the matter of interest for enterprises and
policy makers”.
As for tourist destinations, competitive capability is regarded as motivation and
development objective of the destination, because competitiveness will increase opportunities
to attract tourist market, to boost tourism, as well as other supplementary industries, to
increase socio-economic development of the destination, for the sake of poverty alleviation.
The building and maintenance of competitive capability is a strategic task on the daily basis
of the destination. Prior to the deployment of strategy and solution to develop destination and
enhance competitive capability, some core issues need to be resolved such as: which factor
constitutes competitive capability of the destination? Method to measure these factors? Can
the inventory of variable be applied to analyse competitive capability of a specific
destination? These questions attract attention from researchers and practictioners, but there
has not been any answer. Even when the tourist destination succeeds in market share, it is still
difficult to apply the variable inventory to evaluate competitive capability of a specific
destination.
As for tourism, competitive capability is the scale to measure activities of the industry
in the interanational tourism. The sector’s contribution into the local and national
development depends a great deal on its competitiveness. As for enterprises, competitive
capability is the vital factor to define the existence and growth of enterprises. Each tourism
enterprise needs to locate factors contributing to competitive advantage and competitive
2
capability of the destination, to assess and exploit competitive advantage in the most
beneficial way to enhance its competitiveness on the market. Therefore, destination’s
competitive capability is the interest of various stakeholders such as development and
management policy makers, researchers and enterprises.
In terms of study, althouth late, researches of destination’s competitive capability attract
lots of attention from experts and other practitioners such as Crouch & Ritchie, 1993, 1999;
Dwyer, Forsyth, & Rao, 2000; Vengesayi, 2003; EkinandAkbulut, 2015. Especially, the study
of Crouch & Richie (1999) is one of the efforts in generalizing variables to study
competitiveness in tourism and industry competitiveness to research competitive capability
of the destination (Enright & Newton, 2005). Previously, some studies focused on competitive
advantage of some resources or price such as Poon, 1993; Chon &Mayer, 1995. Studies on
destination’s competitive capability in recent time have focused on solving the definition,
approach and operationalize variables to measure tourist destination’s competitive capability
of the nation, territory or a specific local area.
Accordingly, evaluation model of competitive capability includes: 1) business factors;
2) factors of management, destination planning and development; 3) factors of tourism
resources and destination attraction.
However, international studies emphasized that there has not been any complete model
of tourist destination competitive capability because there was not any synthesic evaluation
framework towards various aspects related to destination’s competitiveness. This sets a
demand towards tourist destination competitive capability to improve theoretical model as
well as recommendations and policies to develop competitive capability in various scales.
As for Vietnam tourism, although there has been active transformation and growth,
Vietnam tourism in general and ThuaThien Hue tourism (Hue tourism) has not developed in
line with its potential. Tourism products are not attractive and not characterized. The
attraction and image of Hue tourist destination are still unclear to tourirts (BùiThịTám, 2010,
TrầnThịNgọcLiên, 2013). Statistics of Department of Tourism showed that, staying days on
average at Thua Thien Hue during 2013-2017 declined from 2.01 day/pax(2013) to1.8 day/
pax (2017), while nearby destinations like Da Nang and Hoi An had the growth. This brings
forward a big question of competitive capability ofThừaThiênHuếtourist destination. As a
prominent location of tourism resources and early developed in Vietnam and Central Vietnam
(BùiThị Támvà Mai Lệ Quyên, 2012; Lê Thị Ngọc Anh, 2018), ThừaThiênHuế tourism has
not seen any outstanding steps to define its pioneering destination in the area.
So far, some studies focused on the capability of attracting, destination image and
competitive capability implemented in Central area such as stuties made byBùiThịTám, 2010;
Thái Thanh Hà, 2010, NguyễnThịBíchThủy, 2013. However, these studies are conducted
along with specific approaches with exploratory study over detailed aspects of competitive
capability. Therefore, recommendations for further research focus on systematical research in
terms of content, methodology and real-life application towards evaluation model of
destination’s competitive capability.
3
Theoretically, is it plausible to build a structural model to scientifically assess
contributing factors of competitive capability of a tourist destination and their interaction? In
terms of reality application, what is the level of Hue tourist destination’s competitive
capability? Contributing factors of competitive capability of Hue tourist destination and their
interactivity? Specific opportunities and solutions to improve competitive capability of Hue
tourist destination?
Decision no. 1622/QĐ-UBND dated 26/8/2013 by Thue Thien Hue Provincial
People’s Committee stated: “Develop Thua Thien Hue tourism in a fast, sustainable, quality
assurance way with competitiveness, conservation and mobilization of cultural heritage”.
This shows the interest and urgency of the assessment of competitive capability of Hue
tourism to achieve the target of “Focus on developing tourism into leading enonomy industry,
by 2020, to improve Thua Thien Hue to become the leading destination in the region; by 2030,
to build Thua Thien Hue into an equal destination with other international city of cultural
heritage”.
From those facts, the study of competitive capability of Hue tourist destination to
clarify the actual status of development and competitive capability, as well as factors
impacting on competitive capability, to recommend policies and solutions to improve
competitive capability of Hue tourist destination is essential. Therefore, the dissertation of “A
study of tourist destination competitiveness in Thua Thien Hue, Viet Nam”is
scientifically meaningful to contribute to the development of competitiveness of Thua Thien
Hue tourism, and the socio-economic development of the province, the tourism of the Central
in the coming time.
2. Research objective
2.1. General objective
On the basic of theoretical and methodolody study of tourist destination
competitiveness to build, accredit and propose theoretical model to evaluate competitiveness
of tourist destination, and to use in the analysis and evaluation of competitiveness of Thua
Thien Hue tourism.
2.2Specific objective
- Systemize, clarify theoretical and methodology issues of tourist destination
competitiveness.
- Build theoretical framework and measured variable system to assess competitiveness of
tourist destination.
- Analyze, evaluate contributing factors of Thua Thien Hue tourist destination
competitiveness.
- Recommend directions, core solutions and policies to enhance competitiveness of Thua
Thien Hue tourist destination.
4
3. Research target and scope
3.1 Research target
- Dissertation’s research target is theoretical, methodology issues and actual
application in terms of competitiveness study of Hue tourist destination.
- To conduct study, survey target is stakeholders of business, research, management
and tourism development. Targets in the survey are experts of state-owned management
bodies of tourism, related organization, enterprises and institutions.
3.2. Research scope
To solve these issues and reach the study’s target, the study scope includes:
 Research content: The dissertation approaches the study of competitiveness of local
tourist destination – which is a specific provinve/city, without any study of evaluating
competitiveness of the destination in general at macro level (national, regional…) or at micro
level (town, hamlet, tourism center…), or to compare among competitiveness of industry,
nation or business level. Then, main research content covers:
- Clarify definitions of destination and levels of destinations, tourist destination
competitiveness, theoretical and methodology issues of evaluating tourist destination
competitiveness.
- Select, design model and operationalize systems of synthesic variables, detailed
variables to evaluate competitiveness of tourist destination in accordance with conditions and
context of local tourist destination.
- Introduce actual status of management, development of Thua Thien Hue tourist
destination and build competitiveness of Thua Thien Hue tourist destination.
- Analyze and evaluate contributing factors of competitiveness of Thua Thien Hue
tourist destination.
- Study directions, solutions and policies to improve competitiveness of Thua Thien
Hue tourist destination.
- In terms of space: With above-mentioned target and scope, the dissertation focuses
on Thua Thien Hue tourism (mentioned as Hue in this dissertation, also compatible with
usual names used in advertising strategy of Thua Thien Hue tourist destination). The selection
of Hue destination is based on following criteria:
- Role, location and phase of development of Hue tourist destination in Central
Vietnam tourism.
- Importance and compatibility with tourism development planning and strategy of
the local in particular and of Thua Thien Hue tourism in general.
- Inheritability and comparison with previous studies of evaluating competitiveness
of tourist destination. This is an important factor in validation study of theoretical framework.
- In terms of definition, competitiveness of a destination is evaluated on contributing
factors of competitive factors of that destination. Therefore, in this study, the choice of two
nearby destinations which are Da Nang and QuangNam (Hoi An) – are destinations to share
market with Hue destination, also the cooperative destination in the effort to develop regional
5
destination – is just to provide reference information, comparable and to propose policies of
destination management. The analysis of these two destinations are out of the target and scope
of this research.
 In terms of time:
- Secondary data of tourist destination development is accumulated for the period of
2012-2017.
- Directions and solutions to improve competitive capability ofHuếtourist destination
are analyzed and proposed for the period up to 2020.
4. Dissertation’s findings
In the last two decades, tourist destination competitiveness is the matter of interest of
policy makers of tourist destination management and development, travel and tourism business,
and other related researchers. There have been various related studies to build theoretical
framework and to apply in competitive capability of tourist destination at different destination
levels. However, due to multidimension and complexit of the definition of competitiveness,
most of studies limits at some evaluating aspects of competitiveness, except for some studies
of national destination competitiveness. This asserts scientific and factual significance of
studies of local destination’s competitiveness evaluation. Therefore, when conducting defined
targets, this study has following findings:
 In terms of theory:
Firstly, the dissertation proposes theoretical framework to evaluate competitiveness of
local destination with the system of specific measured variables in line with conditions of
resources, management and development characters of destination at each level. To
emphasize the necessity and suitability of further research to complete theoretical framework
to evaluate competitiveness of tourist destination in various levels.
Secondly, unlike other previous studies which focused on subjective selection and
analysis of the researchers to define evaluating framework of tourist destination’s
competitiveness, this is one of the first few studies to apply Delphi to search for consensus in
building the framework and elaborate measured variables of destination competitiveness.
Therefore, proposed model in this study serves the objectiveness in science. This is significant
contribution in terms of theory, the result of proposed model is the useful reference for related
researchers.
Thirdly, previous studies used Exloratory Factor Analysis (EFA) so the results are of
exploratory level, there has not been any study to define and validate the suitability of the model
in actual application. Especially, with big number of variables and their complexity, it is
necessary to have a study to validate contributing factors of tourist destination competitiveness.
In this study, with big sample, the combination of Exploratory Factor Analysis and
Confirmatory Factor Analysis, that limitation is solved. On that basis, the evaluation fo
competitiveness does not limit at analyzing each individual factor, but also to analyze and show
the interactivity impact among factors and to advise related management solutions.
 In terms of practice:
6
Firstly, related to institution and management, provincial level is the highest level to
authorize the planning and organizing stategy, plans of local tourism development. Therefore,
the study of competitiveness of local destination (in detail, the provincial level, centrally-
governed cities) will provide suitable and useful scientific database to build and realize
strategies and plans of tourist destination development.
Secondly, this is the first speacialized study into evaluating competitiveness of Thua
Thien Hue destination accessed from the provider (expert, managers and enterprises), the
usage of evaluation model of competitiveness is built on objective scientific ground, this study
provides viable information of contributing factors of competitiveness of Thua Thien Hue
destination, strengths, weakness compared to competitors. Then, it helps policy makers of
management and development strategy of Thua Thien Hue tourism destination with suitable
policies to enhance competitiveness of Thua Thien Hue destination.
Thirdly, solutions and management policies based on objective research results would
help managers and enterprises with directions and specific solutions in developing products
and advertising in line with competitive advantage and comparative advantage of Hue
destination, responding better to market demand, increasing toursist satisfaction, developing
Thua Thien Hue tourism in a sustainable manne.
7
PART II. RESEARCH CONTENT
CHAPTER 1
RESEARCH OVERVIEW
Tourist destination competitiveness is matter of interest in recent decades when global
tourism leaps rapidly and tourism market competition is accelerating. Therefore, studies of
evaluating competitiveness of tourist destination is one of important research areas to
complete theoretical framework, operationalize research variables and to validate proposed
models.
With defined objectives, the dissertation focuses to clarify basic definitions in the study
of evaluating destination competitiveness as well as destination’s attraction ability, image,
competitive advantage, competitive capability and their connection.
Competitiveness of a tourist destination is a complex and multidimensional definition
due to tourism’s diversification. A competitive tourist destination is defined to have the ability
to create and provide products and services with outstanding quality over other destinations
in order to increase tourism market share and to preserve and maintain tourism resources.
The review of studies evaluating competitive capability of tourist destination,
combined with Report of competitive capability of tourist destination by WEF shows that
popular contributing factors of competitive capability of tourist destination include:
 Core tourism resources and attractive tourism spots
 Policies and plans to manage and develop destinations
 Factors of quality and exaggeration
Besides, attraction ability of the destination and destination image are definitions
related to the evaluation of competitive capability of tourist destination. One of the important
factors which create competitive capability of the destination is the attraction ability of the
destination. However, in fact, many people are confused between attraction ability and
competitive capability of the destination.
Attraction ability of tourist destination is “reflection of perception, faith, and idea each
individual possesses in the ability to satisfy customers of the destination connected with their
specific travel demand”, and the attraction ability is assessed by the demand side, while
competitive capability is assessed by the provider side.
As for destination image, it is an important factor in heighten attraction ability and
competitive capability of the destination. Destination image is understook to be the
combination of notions, faith, impression and awareness of each individual of the tourism
spot, which is one of basic factors to impact on decision making of tourist over destination
selection.
On the basic of synthesize definitions of competitive capability of the destination, this
chapter generalize systematically evaluation models of competitive capability of destinations
at national level, to propose to local destinations, together with approach method and
evaluation of competitive capability of tourist destination.
Review of outstanding international researches of tourist destination
competitiveness shows that:
8
In terms of definition, studies discuss definition issues of tourism competitive
capability and tourist destination’s competitive capability.
In terms of conceptual framework, there is uniform in systemization and seletion of
constructs reflecting competitive capability (1- resource; 2 – supporting resource; 3-
destination management; 4- micro environment; 5- macro environment; và 6 – other
broadening factors)
In terms of approach, studies have differencies in approach such as:
- Approach based on competitive advantage, industry structure, environment
commitment such as Hassan 2000
- Approach based on destination’s success: tourism impact on destination, environment
commitment...such as Yoon, 2000; Poon, 1993
- Price competition such as Dwyer et al., 2000, 2002
In terms of evaluation and analysis method, survey target in studies is survey
conducted from provider side, with Likert’s scale; EFA method; statistics-descriptive method,
comparative method.
As for national related studies, the review shows that studies use index in the system
of evaluation index over competitive capability by WEF to analyze and evaluate competitive
capability of tourist destination, or to use evaluation criteria of competitive capability at
national level and provincial level, to combine with index system of evaluating travel and
tourism competitive capability by WEF, or to apply the model of Crouch and Richie to assess
competitive capability of the destination. Approach from the demand side in some studies
into tourists by Thai Thanh Ha, 2010; Nguyen Thi Le Huong, 2014. As for evaluation and
analysis method: to use Likert’s scale; analysis method: statistics-descriptive method
(Nguyen Anh Tuan, 2010); Exploratory Factor Analysis.
National and international studies may be different in approaches but they all
emphasize 2 factors: resource and resource management and uniform in systemization,
selection constructs reflecting competitive capability (1- resource; 2 –supporting resource; 3-
destination management; 4- micro environment; 5- macro environment; và 6- other
broadening factors)
In empirical study, there are 3 groups:
First group: case studies to analyze strengths and weaknesses of destinations based
on Porter model
Second group: studies to use a survey tool to measure competitive capability of the
destination and apply in national destination, territory while there are only a few studies of
evaluation at local/regional destination.
Third group: studies to focus on specific aspects of competitive capability such as price
competition
Theoretical framework of competitive capability of national and local
destinations
Although there are lots of approaches, there are only a few studies to propose
theoretical framework to measure competitive capability of a destination. 3 outstanding
models to evaluate competitive capability of tourism destination are as follows:
9
The first one is the model by Crouch and Richie (1993, 1999, 2003), this is regarded
as the complete model to evaluate competitive capability of the destination and is referred to
the most because it shows core factors of tourism. Ritchie and Crouch’s model is different
from and more advanced than other models. When other models focus mostly on specific
product or destination image (Schroeder, 1996; Formica, 2001), Ritchie and Crouch’s model,
though developed on the basic of competitive theoretical framework by Porter, it considers
all specific factors and related factors. According to the two authors, competitiveness of the
destination is defined by 5 main factors: (i) core resources and attracting factors; (ii)
supporting factors and resource; (iii) destination management; (iv) destination development,
planning and policy; (v) broadening factors.
The second one is the model by Dwyer and Kim (2003), it basically shows core factors
like the model by Crouch and Richie but factors are modelized more neatly. The decisive
factor of competitive capability includes inheritance resource, recreate resource, supporting
factor, destination management, actual conditions and needs. According to authors, socioi-
economic prosperity is the final result of tourism competitive capability.
The third one is the model by Vengesayi (2003), core factors of the model are similar
with the model by Crouch and Richie but it is modelized in a simpler way. In the model of
TDCA - Tourist Destination Competitiveness and Attractiveness, competitive capability is
assessed based on 4 main factors: (i) resources and activities, (ii) experimental environment,
(iii) supporting services, and (iv) communication/ advertisement.
Those are study models as the ground to propose evaluation model of competitiveness
of Hue destination.
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY

More Related Content

What's hot

Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Du lịch Hương Gia...
Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Du lịch Hương Gia...Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Du lịch Hương Gia...
Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Du lịch Hương Gia...luanvantrust
 
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt namXây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCHTỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCHChau Duong
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Thư viện Tài liệu mẫu
 

What's hot (20)

Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Du lịch Hương Gia...
Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Du lịch Hương Gia...Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Du lịch Hương Gia...
Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Du lịch Hương Gia...
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
 
Báo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đ
Báo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đBáo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đ
Báo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đ
 
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đĐề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
 
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
 
Du lich da nang
Du lich da nangDu lich da nang
Du lich da nang
 
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAYLuận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
 
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt namXây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
 
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAYLuận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
 
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đLuận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
 
Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!
Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!
Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!
 
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếLuận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
 
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOTLuận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
 
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCHTỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
 
Chuyên đề môn học: Quản trị nguồn nhân lực ngành DU LỊCH!
Chuyên đề môn học: Quản trị nguồn nhân lực ngành DU LỊCH!Chuyên đề môn học: Quản trị nguồn nhân lực ngành DU LỊCH!
Chuyên đề môn học: Quản trị nguồn nhân lực ngành DU LỊCH!
 
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
 

Similar to Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY

Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập qu...
Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập qu...Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập qu...
Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập qu...nataliej4
 
ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH_103229120...
ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH_103229120...ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH_103229120...
ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH_103229120...phamhieu56
 
LUẬN VĂN ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH
LUẬN VĂN ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH LUẬN VĂN ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH
LUẬN VĂN ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH nataliej4
 
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải PhòngChính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòngluanvantrust
 
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải PhòngChính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòngluanvantrust
 
Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại Khách sạn Công Đoàn Thanh ...
Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại Khách sạn Công Đoàn Thanh ...Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại Khách sạn Công Đoàn Thanh ...
Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại Khách sạn Công Đoàn Thanh ...anh hieu
 
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxluan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxHiuL499086
 
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxluan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxHiuL499086
 
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxluan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxHiuL499086
 
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Phát Triển Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Phát Triển Du LịchLuận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Phát Triển Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Phát Triển Du LịchNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Hoàn thiện họat động marketing du lịch thành phố cần thơ đến năm 2020
Hoàn thiện họat động marketing du lịch thành phố cần thơ đến năm 2020Hoàn thiện họat động marketing du lịch thành phố cần thơ đến năm 2020
Hoàn thiện họat động marketing du lịch thành phố cần thơ đến năm 2020jackjohn45
 
03 hue presentation final version vn
03 hue presentation final version vn03 hue presentation final version vn
03 hue presentation final version vnduanesrt
 
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.pdf
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.pdfluan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.pdf
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.pdftrmynguyn98
 
Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.doc
Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.docHoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.doc
Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.docsividocz
 
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...jackjohn45
 

Similar to Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY (20)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập qu...
Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập qu...Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập qu...
Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập qu...
 
ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH_103229120...
ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH_103229120...ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH_103229120...
ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH_103229120...
 
Luận văn: Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý du lịch, HOT
Luận văn: Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý du lịch, HOTLuận văn: Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý du lịch, HOT
Luận văn: Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý du lịch, HOT
 
LUẬN VĂN ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH
LUẬN VĂN ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH LUẬN VĂN ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH
LUẬN VĂN ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH
 
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà TĩnhỨng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
 
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải PhòngChính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
 
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải PhòngChính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
 
Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại Khách sạn Công Đoàn Thanh ...
Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại Khách sạn Công Đoàn Thanh ...Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại Khách sạn Công Đoàn Thanh ...
Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại Khách sạn Công Đoàn Thanh ...
 
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxluan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
 
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxluan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
 
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxluan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
 
Luận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAYLuận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAY
 
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Phát Triển Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Phát Triển Du LịchLuận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Phát Triển Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Phát Triển Du Lịch
 
Hoàn thiện họat động marketing du lịch thành phố cần thơ đến năm 2020
Hoàn thiện họat động marketing du lịch thành phố cần thơ đến năm 2020Hoàn thiện họat động marketing du lịch thành phố cần thơ đến năm 2020
Hoàn thiện họat động marketing du lịch thành phố cần thơ đến năm 2020
 
Đề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà
Đề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát BàĐề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà
Đề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà
 
03 hue presentation final version vn
03 hue presentation final version vn03 hue presentation final version vn
03 hue presentation final version vn
 
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.pdf
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.pdfluan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.pdf
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.pdf
 
Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.doc
Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.docHoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.doc
Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.doc
 
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (20)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ THỊ NGỌC ANH NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ, VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 9340101 Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS BÙI THỊ TÁM Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG HÀO HUẾ - NĂM 2019
  • 2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. Người hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS. Trịnh Văn Sơn Người hướng dẫn khoa học 2: PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hòa Phản biện 1: ....................................................... Phản biện 2: ....................................................... Phản biện 3:........................................................ Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án Đại học Huế họp tại: ........................................................................ ............................................................................ Vào hồi………….giờ, ngày tháng năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc Gia và Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đắc Di, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Hue
  • 3. 1 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong một vài thập niên gần đây thế giới đã chứng kiến sự phát triển với tốc độ bùng phát của ngành du lịch trở thành một trong những ngành công nghiệp lớn nhất của nền kinh tế thế giới, và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia thông qua tạo ra nguồn thu ngoại tệ, việc làm và thu nhập, thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển... Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành 2015 của Diễn đàn kinh tế thế giới ‘...mặc dù thế giới đang đối mặt với những căng thẳng về địa chính trị từ khu vực Trung Đông và Ucraina đến Đông Nam Á, các mối đe dọa về khủng bố đang lan rộng khắp toàn cầu, nhưng tác động của các sự kiện này đến du lịch lữ hành đang là vấn đề chưa rõ ràng’. Trong khi một số quốc gia và địa phương điểm đến đang phải hứng chịu nhiều tác động do sự suy giảm về lượt du khách quốc tế thì một số điểm đến khác lại có tác động ngược lại. Và đặc biệt lý thú là trong mấy năm gần đây ngành du lịch và lữ hành thế giới vẫn tiếp tục tăng trưởng. Tổng lượt du khách quốc tế đạt kỷ lục 1.19 tỉ lượt trong năm 2015, tăng 52 triệu so với 2014 (UNWTO, 2016). Theo đánh giá của Ủy ban Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) thì du lịch và lữ hành hiện nay đang đóng góp 10.2% GDP thế giới với tổng doanh thu 7,613.3 tỉ đô la Mỹ và chiếm 6.6% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu, đóng góp 9.6% việc làm toàn cầu và con số này có thể lên 12.1% trong năm 2027 (WTTC, 2017). Khi thị trường du lịch quốc tế ngày càng phát triển thì năng lực cạnh tranh của điểm đến càng được xem là yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động kinh doanh du lịch. Pearce (1997:25) cho rằng “Khi du lịch thế giới ngày càng trở nên cạnh tranh…tất cả nhận thức sâu sắc về sự phát triển, thế mạnh và các điểm yếu trong cạnh tranh của điểm đến sẽ là yếu tố tối quan trọng”. Cũng với quan điểm này, Crouch và Ritchie (2000:6) nhấn mạnh “khả năng cạnh tranh của điểm đến có tác động phân loại nội bộ ngành và vì thế nó (khả năng cạnh tranh) đang là vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt đối với các doanh nghiệp và các nhà nhà hoạch định chính sách”. Đối với các điểm đến du lịch, năng lực cạnh tranh vừa được coi là động lực và mục tiêu phát triển của điểm đến, bởi năng lực cạnh tranh sẽ gia tăng cơ hội thu hút thị trường du khách, thúc đẩy du lịch phát triển, kéo theo sự phát triển của các ngành bổ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương điểm đến, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tiến trình xây dựng và duy trì năng lực cạnh tranh vừa là nhiệm vụ có tính chiến lược, vừa gắn với hoạt động hàng ngày hàng giờ tại điểm đến. Một khi điểm đến du lịch trước khi quyết định triển khai chiến lược và giải pháp phát triển điểm đến, nâng cao năng lực cạnh tranh thì cần giải quyết được một loạt các vấn đề cốt lõi như: các yếu tố nào cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến? Cách thức đo lường đánh giá các nhân tố này? Liệu danh mục các biến số phổ cập chung có thể áp dụng để phân tích năng lực cạnh tranh của một điểm đến cụ thể? Đây là những câu hỏi lớn thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu cũng như người làm công tác thực tiễn nhưng cho đến nay vẫn chưa có lời đáp thỏa mãn cho các câu hỏi này. Thậm chí ngay cả khi điểm đến du lịch thành công trong chiếm lĩnh thị trường thì danh mục các biến số phổ cập vẫn khó có thể vận dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến cụ thể.
  • 4. 2 Đối với ngành du lịch, năng lực cạnh tranh là thước đo mức độ hoạt động của ngành trên thị trường du lịch quốc tế. Mức độ đóng góp của ngành đối với sự phát triển của địa phương, của đất nước phụ thuộc rất lớn vào khả năng cạnh tranh của ngành. Đối với các doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là yếu tố sống còn xác định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp du lịch cần xác định được các yếu tố cấu thành lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của điểm đến, đánh giá và khai thác các lợi thế cạnh tranh một cách có lợi nhất nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Do vậy, năng lực cạnh tranh điểm đến là mối quan tâm của nhiều đối tượng bao gồm những nhà hoạch định chính sách quản lý và phát triển, những nhà nghiên cứu cũng như của các doanh nghiệp. Về phương diện nghiên cứu, mặc dù bắt đầu khá muộn màng nhưng các nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của điểm đến đã và đang thu hút nhiều sự chú ý của các chuyên gia cũng như những người làm công tác thực tiễn như nghiên cứu của Crouch & Ritchie, 1993, 1999; Dwyer, Forsyth, & Rao, 2000; Vengesayi, 2003; Ekin và Akbulut, 2015. Đặc biệt, nghiên cứu của Crouch & Richie (1999) được xem là một trong những nổ lực đáng chú ý trong việc vận hành hóa tổng hợp các biến nghiên cứu cạnh tranh trong du lịch và cạnh tranh ngành để nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch (theo Enright & Newton, 2005). Thay vì cho một số nghiên cứu trước đó chỉ chủ yếu tập trung vào lợi thế cạnh tranh của một số yếu tố lợi thế tài nguyên hoặc giá cả như trong nghiên cứu của Poon, 1993; Chon &Mayer, 1995. Có thể thấy các nổ lực nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến trong thời gian qua đã tập trung giải quyết vấn đề khái niệm, cách tiếp cận và vận hành hóa các biến đo lường năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch hoặc ở phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương cụ thể. Theo đó, các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch thường bao gồm: 1) các yếu tố kinh doanh; 2) các yếu tố về quản lý, kế hoạch hóa và phát triển điểm đến; và 3) các yếu tố nguồn lực du lịch và tính hấp dẫn của điểm đến. Tuy nhiên, tổng lược các nghiên cứu liên quan trên thế giới cũng nhấn mạnh rằng chưa có một mô hình hoàn thiện về nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch vì các mô hình đề xuất đều chưa cung cấp một khung đánh giá tổng hợp các khía cạnh khác nhau về khả năng cạnh tranh của điểm đến. Thực tế này đặt ra nhu cầu cần thiết đối các nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch nhằm góp phần hoàn thiện mô hình lý thuyết cũng như cung cấp các khuyến cáo chính sách và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến ở các phạm vi khác nhau. Đối với ngành du lịch Việt Nam, trong những năm qua mặc dù có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được tăng trưởng đáng kể, song du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Thừa Thiên Huế (từ đây được tóm lược là Huế) nói riêng chưa thực sự phát triển xứng với tiềm năng. Sản phẩm du lịch chưa hấp dẫn và thiếu tính đặc trưng. Khả năng thu hút và hình ảnh của các điểm đến du lịch của Huế còn mờ nhạt đối với du khách (Bùi Thị Tám, 2010, Trần Thị Ngọc Liên, 2013). Số liệu thống kê từ Sở Du lịch Thừa Thiên Huế cũng cho thấy, số ngày lưu trú bình quân tại Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2013-2017 giảm sút từ 2.01 ngày/khách (năm 2013) xuống 1.8 ngày/khách (năm 2017), trong khi các điểm đến lân cận như Đà Nẵng và Hội An lại có sự tăng nhanh. Điều này đặt ra câu hỏi lớn về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế. Với thực tế vượt trội về tài nguyên du lịch và với một điểm đến du lịch được phát triển khá sớm ở Việt Nam cũng như ở khu vực Miền Trung (Bùi Thị Tám
  • 5. 3 và Mai Lệ Quyên, 2012; Lê Thị Ngọc Anh, 2018), nhưng du lịch Thừa Thiên Huế vẫn chưa có được những bước phát triển nổi trội khẳng định vị thế của một điểm đến tiên phong trong khu vực. Cho đến nay cũng đã có một số nghiên cứu về khả năng thu hút, hình ảnh điểm đến và năng lực cạnh tranh được thực hiện ở khu vực miền Trung như nghiên cứu của Bùi Thị Tám, 2010; Thái Thanh Hà, 2010, Nguyễn Thị Bích Thủy, 2013. Tuy nhiên, các nghiên cứu này được thực hiện theo một số cách tiếp cận cụ thể và với tính chất nghiên cứu khám phá về một số khía cạnh cụ thể liên quan đến năng lực cạnh tranh. Do vậy, các khuyến nghị cho nghiên cứu tiếp theo từ các nghiên cứu này đã nhấn mạnh vào việc cần tiếp tục có các nghiên cứu có tính hệ thống cả về nội dung, phương pháp cũng như vận dụng thực tiễn các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến. Về mặt lý thuyết liệu có thể xây dựng một mô hình cấu trúc và có tính khả thi để đánh giá một cách khoa học các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch và tương tác giữa chúng? Về phương diện vận dụng thực tiễn, năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Huế hiện nay như thế nào? các yếu tố nào cấu thành đến năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Huế và mức độ tương tác hỗ trợ giữa chúng? Các cơ hội và giải pháp cụ thể nào cần được khai thác để nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế? Quyết định số 1622/QĐ-UBND ngày 26/8/2013 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã nêu rõ quan điểm: “Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế nhanh, bền vững, đảm bảo chất lượng và khả năng cạnh tranh, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa”, cho thấy được sự quan tâm và tính cấp bách của công tác đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Huế nhằm thực hiện được mục đích “Tập trung phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2020 đưa Thừa Thiên Huế trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực; đến năm 2030 xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa thế giới”. Từ thực tế trên, việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Huế để làm rõ thực trạng phát triển và năng lực cạnh tranh, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, từ đó đề xuất khuyến nghị chính sách và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Huế là thực sự cấp thiết. Do đó, luận án “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế, Việt Nam” có ý nghĩa khoa học và hy vọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Thừa Thiên Huế, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng như phát triển du lịch của khu vực Miền Trung trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch để xây dựng, kiểm định và đề xuất mô hình lý thuyết đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, và sử dụng trong phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế. 2.2 Mục tiêu cụ thể
  • 6. 4 1. Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận và phương pháp luận về đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. 2. Xây dựng khung lý thuyết và hệ thống biến đo lường năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch 3. Phân tích, đánh giá các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế 4. Đề xuất định hướng, giải pháp chủ yếu và các hàm ý chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận, phương pháp luận và vận dụng thực tiễn về nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Huế. - Để thực hiện các nội dung nghiên cứu thì đối tượng điều tra là các chủ thể liên quan đến hoạt động kinh doanh, nghiên cứu, quản lý và phát triển du lịch được tiếp cận khảo sát gồm các chuyên gia thuộc các cơ quan quản lý nhà nước các cấp về du lịch, các tổ chức, các doanh nghiệp, các viện trường liên quan. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Để giải quyết các vấn đặt ra và đạt được các mục tiêu của đề tài, phạm vi nghiên cứu của luận án được xác định cụ thể như sau:  Về nội dung nghiên cứu: Luận án lựa chọn cách tiếp cận nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch địa phương – đó là một tỉnh/thành phố cụ thể, mà không nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến nói chung ở cấp vĩ mô (quốc gia, khu vực…) hay ở cấp độ điểm đến vi mô (như một huyện, thị trấn, một khu du lịch…), và cũng không so sánh đánh giá năng lực cạnh tranh cấp ngành, cấp quốc gia hay cấp doanh nghiệp. Do vậy, các nội dung nghiên cứu chính gồm: - Tập trung nghiên cứu làm rõ các khái niệm về điểm đến và các cấp độ điểm đến, năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, các vấn đề lý luận và phương pháp luận về đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. - Lựa chọn, thiết kế mô hình và vận hành hóa hệ thống các biến tổng hợp, các biến chi tiết đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch phù hợp với điều kiện và ngữ cảnh phát triển điểm đến du lịch địa phương. - Giới thiệu khái quát về thực trạng quản lý, phát triển điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế và xây dựng năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế. - Phân tích đánh giá các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế. - Nghiên cứu các định hướng, giải pháp và hàm ý chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế.  Về không gian: Với mục tiêu và phạm vi nêu trên, luận án tập trung nghiên cứu điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế (trong luận án này được gọi vắn tắt là Huế và cũng phù hợp với tên gọi thông thường được sử dụng trong các chiến lược quảng bá hình ảnh điểm đến của Thừa Thiên Huế). Việc lựa chọn điểm đến Huế là dựa vào một số tiêu chí sau:
  • 7. 5 - Vai trò, vị trí và giai đoạn phát triển của điểm đến du lịch Huế trong vùng du lịch đồng vị Trung Trung Bộ - Tầm quan trọng và tính phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch của khu vực nói riêng và của du lịch Thừa Thiên Huế nói chung - Tính có thể kế thừa và so sánh với các nghiên cứu trước về đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Đây là yếu tố quan trọng trong nghiên cứu kiểm định khung lý thuyết. - Về mặt khái niệm thì năng lực cạnh tranh của một điểm đến được đánh giá qua các thuộc tính/yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến đó. Do vậy, trong nghiên cứu này việc lựa chọn thêm hai điểm đến phụ cận là Đà Nẵng và Quảng Nam (Hội An) – là các điểm đến vừa có khả năng chia sẻ thị trường với điểm đến Huế, nhưng cũng vừa là các điểm đến hợp tác trong nổ lực phát triển diểm đến khu vực - chỉ nhằm cung cấp thêm thông tin tham khảo, có thể so sánh được và đề xuất các hàm ý quản lý điểm đến. Việc phân tích năng lực cạnh tranh của hai điểm đến tham khảo này không thuộc mục tiêu và phạm vi của nghiên cứu này.  Về thời gian: - Các số liệu thứ cấp về phát triển điểm đến du lịch được thu thập chủ yếu cho giai đoạn 2012-2017 - Các nội dung định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Huế được luận giải và đề xuất cho giai đoạn đến năm 2020. 4. Những đóng góp mới của luận án Trong gần hai thập niên qua, năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách quản lý và phát triển điểm đến du lịch, các doanh nghiệp du lịch lữ hành, cũng như những nhà nghiên cứu liên quan. Đã có khá nhiều nghiên cứu liên quan nhằm xây dựng khung lý thuyết cũng như vận dụng trong đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở những cấp độ điểm đến khác nhau.. Tuy nhiên do tính chất đa chiều và phức tạp của bản thân khái niệm năng lực cạnh tranh điểm đến, đa số các nghiên cứu chỉ dừng lại ở một hoặc một số khía cạnh đánh giá năng lực canh tranh, ngoại trừ một số nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến quốc gia. Điều này khẳng định ý nghĩa khoa học và thực tiễn của các nghiên cứu về đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến địa phương. Do vậy, khi thực hiện các mục tiêu đã được xác định, nghiên cứu này có những đóng góp mới sau:  Về mặt lý luận: Thứ nhất, luận án đề xuất mô hình lý thuyết đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến địa phương cùng với hệ thống các biến số đo lường cụ thể phù hợp với điều kiện cụ thể tài nguyên, đặc điểm phát triển và quản lý điểm đến của từng cấp độ điểm đến. Góp phần khẳng định sự cần thiết và tính hợp lý của việc tiếp tục các nghiên cứu hoàn thiện khung lý thuyết đánh giá năng lực điểm đến du lịch theo các cấp độ khác nhau. Thứ hai, khác với hầu hết các nghiên cứu trước đây đều dựa vào việc phân tích và lựa chọn chủ quan của nhà nghiên cứu để xác lập mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, thì có thể nói đây là một trong số ít các nghiên cứu đầu tiên vận dụng phương pháp Delphi để tìm kiếm sự đồng thuận trong xây dựng mô hình cũng như cụ thể hóa các biến đo lường năng lực cạnh tranh điểm đến. Do vậy, mô hình đề xuất trong nghiên cứu này đảm bảo
  • 8. 6 tính khách quan khoa học. Đây là đóng góp có ý nghĩa về mặt phương pháp luận và kết quả mô hình đề xuất của luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho những nhà nghiên cứu liên quan. Thứ ba, thông thường các nghiên cứu trước chủ yếu chỉ sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) nên các kết quả chỉ dừng lại mức độ khám phá, chưa có nghiên cứu khẳng định và kiểm định sự phù hợp của mô hình trong vận dụng thực tiễn. Đặc biệt, với số lượng lớn các biến số và tính phức hợp đa diện của chúng thì càng cần có các nghiên cứu khẳng định để kiểm định các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. Trong nghiên cứu này, với qui mô mẫu số liệu đủ lớn, việc kết hợp triệt để phương pháp EFA, phân tích nhân tố khẳng định (CFA) đã giúp giải quyết được hạn chế thường gặp đã nêu trên. Trên cơ sở đó, việc đánh giá năng lực cạnh tranh không dừng lại ở phân tích từng nhân tố riêng biệt, mà còn phân tích và chỉ ra tác động qua lại giữa các nhân tố và từ đó là giải pháp quản lý liên quan.  Về phương diện thực tiễn: Thứ nhất, về mặt thể chế và quản lý, cấp tỉnh là cấp địa phương cao nhất có quyền hạn và trách nhiệm hoạch định và tổ chức triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch ở địa phương. Do vậy, có thể nói nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến địa phương (cụ thể là cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) sẽ cung cấp cơ sở dữ liệu khoa học, hợp lý và hữu ích nhất để xây dựng và hiện thực hóa các chiến lược và kế hoạch phát triển điểm đến du lịch. Thứ hai, đây là nghiên cứu đầu tiên chuyên sâu về đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến Thừa Thiên Huế được tiếp cận từ phía cung (chuyên gia, nhà quản lý và các doanh nghiệp), và với việc sử dụng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, nghiên cứu này đã cung cấp những thông tin cụ thể hữu ích về các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến Thừa Thiên Huế, những điểm mạnh, điểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh. Từ đó, giúp cho các nhà hoạch định chiến lược quản lý và phát triển điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế có được những chính sách phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến Thừa Thiên Huế. Thứ ba, các giải pháp và hàm ý quản lý dựa trên các kết quả nghiên cứu khách quan, khoa học sẽ giúp cho các nhà quản lý cũng như các doanh nghiệp có được các định hướng và giải pháp cụ thể trong phát triển sản phẩm cũng như quảng bá phù hợp với lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh của điểm đến Huế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường, gia tăng sự hài lòng của du khách, góp phần phát triển du lịch Thừa Thiên Huế theo hướng bền vững.
  • 9. 7 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch là vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt trong một vài thập niên gần đây khi mà ngành du lịch toàn cầu phát triển nhanh và cạnh tranh thị trường du lịch ngày cảng gia tăng. Do vậy, các nghiên cứu về đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch đang là một trong những lĩnh vực nghiên cứu quan trọng nhằm góp phần hoàn thiện khung lý thuyết, vận hành hóa các biến nghiên cứu, cũng như kiểm định thực nghiệm các mô hình đề xuất. Với mục đích đó, luận án tập trung làm rõ các khái niệm cơ bản liên quan trong nghiên cứu, đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến như khả năng thu hút của điểm đến, hình ảnh điểm đến, lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh cũng như mối liên hệ giữa chúng. Năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch là khái niệm phức tạp và đa chiều bởi tính đa dạng của ngành du lịch. Một điểm đến du lịch cạnh tranh được định nghĩa là khả năng tạo ra và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng vượt trội hơn các điểm đến khác cho du khách nhằm nâng cao thị phần du lịch đồng thời bảo tồn và duy trì tài nguyên du lịch. Tổng hợp các nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, kết hợp nghiên cứu Báo cáo năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của WEF cho thấy các yếu tố phổ biến cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch gồm:  Các nguồn lực du lịch cốt lõi và các điểm hấp dẫn du lịch  Các nguồn lực hỗ trợ  Các chính sách và kế hoạch quản lý, phát triển điểm  Các yếu tố chất lượng và khuếch đại Bên cạnh đó khả năng thu hút của điểm đến du lịch và hình ảnh điểm đến là những khái niệm có liên quan đến đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên năng lực cạnh tranh của điểm đến đó là khả năng thu hút của điểm điểm đến. Tuy nhiên, trên thực tế không ít người nhầm lẫn giữa khả năng thu hút và năng lực cạnh tranh của điểm đến. Khả năng thu hút của điểm đến du lịch là “phản ánh cảm nhận, niềm tin, và ý kiến mà mỗi cá nhân có được về khả năng làm hài lòng khách hàng của điểm đến trong mối liên hệ với nhu cầu chuyến đi cụ thể của họ”, và khả năng thu hút được đánh giá từ phía cầu còn năng lực cạnh tranh được đánh giá từ phía cung. Về hình ảnh điểm đến, đó là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong nâng cao khả năng thu hút và năng lực cạnh tranh của điểm đến. Và hình ảnh điểm đến được hiểu là sự kết hợp các ý niệm, niềm tin, ấn tượng và nhận thức của mỗi người về điểm du lịch và là một trong những yếu tố cơ bản tác động đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách. Trên cơ sở thống nhất khái niệm năng lực cạnh tranh của điểm đến, chương này cũng đã tổng lược một cách có hệ thống các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến cấp quốc gia và đề xuất cho điểm đến địa phương, cùng các cách tiếp cận và đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. Tổng lược các kết quả nghiên cứu nổi bật trên thế giới về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch cho thấy:
  • 10. 8 Về mặt khái niệm, các nghiên cứu thảo luận các vấn đề có tính khái niệm về năng lực cạnh tranh du lịch và năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Về khung nghiên cứu, có sự khá đồng nhất trong hệ thống hóa, lựa chọn các biến tổng hợp phản ánh năng lực cạnh tranh (1- tài nguyên; 2 - nguồn lực hỗ trợ; 3- Quản lý điểm đến; 4- Môi trường vi mô; 5- Môi trường vĩ mô; và 6 - các yếu tố mở rộng khác) Về cách tiếp cận, các nghiên cứu có sự khác biệt trong cách tiếp cận như - Cách tiếp cận dựa trên lợi thế so sánh, cấu trúc ngành, cam kết môi trường như Hassan 2000 - Tiếp cận dựa trên thành công của điểm đến: tác động của du lịch đối với điểm đến, cam kết môi trường... như Yoon, 2000; Poon, 1993 - Cạnh tranh về giá như Dwyer và các cộng sự, 2000, 2002 Về phương pháp đánh giá và phân tích, đối tượng khảo sát trong các nghiên cứu đa số là thực hiện khảo sát từ phía cung; sử dụng thang đo Likert’s; phương pháp phân tích EFA; phương pháp phân tích thống kê mô tả; phương pháp nghiên cứu so sánh. Đối với các nghiên cứu liên quan ở trong nước, tổng lược các nghiên cứu liên quan cho thấy, các nghiên cứu sử dụng một số chỉ tiêu trong hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của WEF để phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch hay sử dụng tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp quốc gia và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, kết hợp tham khảo hệ thống chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành của WEF hoặc vận dụng mô hình của Crouch và Richie để đánh giá về năng lực cạnh điểm đến. Cách tiếp cận từ phía cầu như một số nghiên cứu điều tra du khách của Thái Thanh Hà, 2010; Nguyễn Thị Lệ Hương, 2014. Về phương pháp đánh giá và phân tích: sử dụng thang đo Likert’s; phương pháp phân tích: phân tích thống kê mô tả (Nguyễn Anh Tuấn, 2010); phân tích EFA. Các nghiên cứu trong và ngoài nước tuy khác nhau về cách tiếp cận nhưng các nghiên cứu đều nhấn mạnh vào hai nhân tố: Nguồn lực và quản lý nguồn lực và khá đồng nhất trong hệ thống hóa, lựa chọn các biến tổng hợp phản ánh năng lực cạnh tranh (1- tài nguyên; 2 - nguồn lực hỗ trợ; 3- Quản lý điểm đến; 4- Môi trường vi mô; 5- Môi trường vĩ mô; và 6- các yếu tố mở rộng khác) Về nghiên cứu thực nghiệm, chia làm 3 nhóm Nhóm thứ nhất: những nghiên cứu trường hợp phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của các điểm đến dựa trên mô hình của Porter Nhóm thứ hai: gồm các nghiên cứu sử dụng một công cụ khảo sát để đo lường năng lực cạnh tranh điểm đến và chủ yếu vận dụng ở phạm vi điểm đến quốc gia, vùng lãnh thổ, trong khi có rất ít các nghiên cứu đánh giá ở phạm vi điểm đến địa phương/vùng Nhóm thứ ba: các nghiên cứu tập trung vào các khía cạnh cụ thể của năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch như cạnh tranh về giá Về các mô hình lý thuyết về năng lực cạnh tranh điểm đến quốc gia và điểm đến địa phương Mặc dù có nhiều cách tiếp cận nhưng có ít nghiên cứu đề xuất khung lý thuyết để đo lường năng lực cạnh tranh của một điểm đến. Sau đây là 3 mô hình đo lường năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch nổi bật. Thứ nhất là mô hình của Crouch và Richie (1993, 1999, 2003), đây được xem là mô hình toàn diện về đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến và được tham chiếu nhiều nhất vì
  • 11. 9 thể hiện các yếu tố cốt lõi của du lịch. Mô hình của Ritchie và Crouch khác biệt và tiến bộ hơn các mô hình khác ở chỗ trong khi các mô hình khác chỉ tập trung chủ yếu vào sản phẩm cụ thể hay hình ảnh điểm đến du lịch (Schroeder, 1996; Formica, 2001) thì mô hình của Ritchie và Crouch mặc dù được phát triển dựa trên khung lý thuyết cạnh tranh của Porter nhưng xem xét cả các yếu tố du lịch cụ thể và các yếu tố liên quan. Theo hai ông, tính cạnh tranh của điểm đến được quyết định bởi năm nhân tố chính: (i) các nguồn lực cốt lõi và yếu tố thu hút; (ii) các yếu tố và nguồn lực hỗ trợ; (iii) quản lý điểm đến; (iv) chính sách, quy hoạch và phát triển điểm đến; (v) các yếu tố mở rộng. Thứ hai là mô hình của Dwyer và Kim (2003), cơ bản thể hiện các yếu tố cốt lõi như mô hình của Crouch và Richie nhưng các yếu tố được mô hình hoá gọn gàng hơn. Yếu tố quyết định chính của năng lực cạnh tranh bao gồm tài nguyên thừa kế, tài nguyên tái tạo, yếu tố hỗ trợ, quản lý điểm đến, điều kiện thực tế và nhu cầu. Theo các tác giả, sự thịnh vượng kinh tế xã hội như là một kết quả cuối cùng của khả năng cạnh tranh du lịch. Thứ ba là mô hình của Vengesayi (2003) các yếu tố cốt lõi của mô hình tương tự như mô hình của Crouch và Richie nhưng được mô hình hoá đơn giản hơn. Mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh và thu hút của một điểm đến (TDCA - Tourist Destination Competitiveness and Attractiveness) trong đó, năng lực cạnh tranh được đánh giá dựa vào bốn yếu tố chính là: (i) tài nguyên và các hoạt động, (ii) môi trường trải nghiệm, (iii) các dịch vụ hỗ trợ, và (iv) truyền thông/ quảng bá. Đây chính là các mô hình nghiên cứu làm cơ sở cho việc đề xuất mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế.
  • 12. 10 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Huế được biết đến là một trong những địa phương có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng và nổi trội với 5 di sản văn hóa thế giới. Trong hơn hai thập kỷ qua, du lịch Huế luôn giữ được bước tăng trưởng ổn định cả về tổng lượt khách và doanh thu, và đang được biết đến như là một trong những điểm đến khó bỏ qua đối với du khách trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, so với các địa phương lân cận trong khu vực như Đà Nẵng và Hội An thì du lịch Huế vẫn có tốc độ tăng trưởng chậm hơn và đặc biệt số ngày lưu trú bình quân thấp hơn nhiều và chưa được cải thiện. 2.2 Phương pháp nghiên cứu Phần này trình bày qui trình nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu này, bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Kết quả nghiên cứu định tính đã cho phép nghiên cứu thừa kế và đề xuất sơ bộ mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế gồm 3 nhóm nhân tố cơ bản với 15 tiêu chí đánh giá cùng các chỉ tiêu đánh giá cụ thể của từng tiêu chí. Ba nhóm đó gồm: Tài nguyên và nguồn lực cốt lõi; Hoạt động quản lý điểm đến; Dịch vụ du lịch cơ bản. Kết quả này được dùng để thực hiện phương pháp Delphi nhằm đảm bảo tính khách quan khoa học trong việc xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế. Các phương pháp thu thập và phân tích số liệu được sử dụng trong nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế cũng được làm rõ. 2.2.1 Thiết kế qui trình nghiên cứu Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch là một khái niệm phức tạp nhất là khi xem xét vận dụng trong từng điều kiện quản lý và phát triển của từng địa phương, quốc gia. Việc thiết kế qui trình nghiên cứu khoa học là một trong những điều kiện đầu tiên đảm bảo tính khoa học, khách quan và hiệu quả của hoạt động nghiên cứu. Về bản chất, vấn đề đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch đòi hỏi cách tiếp cận đa ngành và trên quan điểm hệ thống, do vậy việc vận dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cũng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo thực hiện được các nội dung nghiên cứu đặt ra. 2.2.2 Phương pháp thu thập và phân tích số liệu 2.2.2.1 Nguồn số liệu Để giải quyết được các mục tiêu đặt ra, số liệu thứ cấp và sơ cấp được thu thập bằng các việc sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. 2.2.2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính Để thu thập các thông tin và ý kiến đánh giá của các chuyên gia về các biến tổng hợp (constructs) và cách vận hành hóa chúng thành các biến cụ thể (variables), cũng như mối liên hệ giữa chúng, một số phương pháp nghiên cứu định tính được kết hợp vận dụng trong nghiên cứu này, gồm: phỏng vấn chuyên gia, phương pháp thảo luận nhóm tập trung (focus group) và phương pháp Delphi. Đây là bước quan trọng
  • 13. 11 Sơ đồ 2.1 Các bước chính của quá trình nghiên cứu Bước 1. Thảo luận về việc xác định đối tượng, nội dung, phạm vi nghiên cứu để có được xây dựng và hoàn thiện khung nghiên cứu đảm bảo tính khoa học và khả thi.  Bước 2. Thảo luận nhóm tập trung và phương pháp Delphi: Trong nghiên cứu này, phương pháp thảo luận nhóm tập trung được sử dụng như là nhóm giám sát quá trình thực hiện Delphi. Thông qua các cuộc thảo luận nhóm tập trung gồm 6-8 người là các thành viên nghiên cứu của HAT Marketing Group – Khoa Du lịch, Đại học Huế, và một số chuyên gia. Đồng thời, kết hợp với thảo luận riêng biệt một số chuyên gia du lịch để hình thành một khung nghiên cứu đề xuất với các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến địa phương. Trên cơ sở kết quả thảo luận nhóm tập trung, tác giả đã tổng hợp và đề xuất sơ bộ mô hình gồm 3 nhóm nhân tố với 15 yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến để lấy ý kiến chuyên gia.  Bước 3. Thiết kế bảng hỏi, điều tra thử và hoàn thiện bảng hỏi 2.2.2.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng  Đối tượng điều tra Trong nghiên cứu này tổng thể là những đối tượng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, các nhà quản lý các chuyên gia liên quan đến lĩnh vực du lịch có ít nhất 3-5 năm kinh nghiệm trong ngành du lịch và liên quan, và được nhóm thành 4 nhóm: 1. Những nhà quản trị trong các doanh nghiệp du lịch – khách sạn – nhà hàng – lữ hành 2. Những chuyên gia quản lý trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch Ghi chú: Công việc thực hiện Kết quả đạt được Phương phápsử dụng Nghiên cứu định tính Liệt kê các biến tổng hợp và cụ thể đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến Tổng lược tài liệu Nghiên cứu định lượng lựa chọn thang đo (phương pháp Delphi) Hội thảo học thuật Thang đo phác thảo với các biến tổng hợp và cụ thể Nghiên cứu định lượng thanh lọc thang đo (dữ liệu lần 1) Tần suất, trị trung bình, CVs, ANOVA Alpha EFA Thang đo được lựa chọn Nghiên cứu định lượng đánh giá thang đo (dữ liệu lần 2) Alpha CFA Thang đo đã được thanh lọc Thang đo năng lực cạnh tranh điểm đến được khẳng định - Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế - So sánh với một số điểm đến khác -Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế - Tác động giữa các nhân tố - So sánh với một số đối thủ cạnh tranh khu vực - Đề xuất giải pháp nâng cao NLCT Tần suất, trị trung bình, ANOVA
  • 14. 12 3. Các giảng viên ngành du lịch của các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn 3 tỉnh/thành 4. Các chuyên gia tư vấn phát triển về du lịch  Qui mô mẫu và phương pháp chọn mẫu Trong nghiên cứu này, việc phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi cấu trúc được thực hiện với 720 đối tượng liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch, quản lý và phát triển điểm đến, các giáo viên thuộc các cơ sở đào tạo liên quan đến lĩnh vực này ở 3 địa phương: Thừa Thiên Huế (Huế), Đà Nẵng và Quảng Nam (Hội An). Phân bố mẫu điều tra được thực hiện theo định hướng ít nhất có ½ mẫu điều tra phải được thực hiện ở Huế bởi địa bàn nghiên cứu của đề tài luận án là Huế. Phần mẫu còn lại phân bố cho hai địa phương so sánh là Đà Nẵng và Hội An dựa theo mức độ và qui mô phát triển của hai địa phương này. Việc chọn các phần tử của mẫu tại từng địa phương được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Trong đó các tầng được phân lập theo 4 nhóm nêu trên và các phần tử trong mỗi nhóm được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện. Cụ thể, với 720 bảng hỏi được phát ra ở các địa phương từ tháng 4/2016 đến tháng 4/2017 gồm: 450 ở Huế; 150 mẫu ở Đà Nẵng và 120 mẫu ở Hội An. Theo đó số phiếu thu về và sử dụng được là: 444 mẫu ở Huế (chiếm 63,79% tổng số phiếu thu về), 139 mẫu ở Đà Nẵng (chiếm 19,97%) và113 mẫu ở Hội An (chiếm 16,24%). Đặc điểm của mẫu điều tra được tổng hợp ở Bảng 2.3.  Các phương pháp phân tích số liệu Do tính chất phức hợp và đa diện của vấn đề nghiên cứu, việc sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích là cần thiết để giải quyết được các mục tiêu đề tài đặt ra. Cụ thể: o Phương pháp phân tích dữ liệu chuỗi thời gian: được sử dụng để phân tích xu hướng biến động của các chỉ tiêu qua thời gian. o Phân tích nhân tố khám phá (EFA): Phần 1 của mẫu (gồm 348 mẫu) được sử dụng để phân tích nhân tố khám phá nhằm xác định các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế. o Phân tích nhân tố khẳng định (CFA): trên cơ sở các nhân tố được xác lập ở bước phân tích EFA, phần 2 của mẫu (348 mẫu còn lại) được sử dụng để tiến hành phân tích CFA nhằm kiểm định mô hình đo lường năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế.
  • 15. 13 Bảng 2.3. Thông tin mẫu điều tra Tiêu chí Số lượng % Tiêu chí Số lượng % 1, Thâm niên công tác 2,Thâm niên công tác về du lịch Dưới 5 năm 272 39.1 Dưới 5 năm 322 46.3 5 - 9 năm 199 28.6 5 - 9 năm 187 26.9 10 - 15 năm 150 21.6 10 - 15 năm 130 18.7 16 - 20 năm 43 6.2 16 - 20 năm 39 5.6 Trên 20 năm 32 4.6 Trên 20 năm 18 2.6 Tổng 696 100 Tổng 696 100 3, Lĩnh vực công tác 4, Độ tuổi Cơ quan ban ngành 52 7.5 Dưới 31 tuổi 316 45.4 Giảng viên Đại học, cao đẳng du lịch 69 9.9 31 - 40 tuổi 261 37.5 Doanh nghiệp khách sạn và lữ hành 567 81.5 41 - 50 tuổi 85 12.2 51 - 60 tuổi 32 4.6 Chuyên gia tư vấn phát triển 8 1.1 Trên 60 tuổi 2 0.3 Tổng 696 100 Tổng 696 100 Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả 4/2016- 4/2017 CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ĐIỂM ĐẾN HUẾ 3.1 Đề xuất mô hình lý thuyết đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế Trong nghiên cứu này, trên cơ sở kết quả thảo luận nhóm tập trung, bàng bỏi cấu trúc được thiết kế để tiến hành phương pháp Delphi. Việc thu thập ý kiến của chuyên gia được thực hiện thông qua hai phương thức là gửi bảng hỏi trực tiếp cho chuyên gia và thu thập thông tin trực tuyến (Google Docs). Số lượng phiếu khảo sát thu về được 105 phiếu (tỷ lệ phản hồi là 91.4%) và sau quá trình sàng lọc thì có 85 phiếu khảo sát sử dụng được, bao gồm 18 chuyên gia từ Tổng cục du lịch và các Sở Du lịch; 31 chuyên gia từ các doanh nghiệp; 33 chuyên gia giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch từ các trường đại học, viên nghiên cứu du lịch; và 3 chuyên gia tư vấn phát triển (Phụ lục 3). Kết quả nghiên cứu cho thấy các chuyên gia đánh giá cao đối với tất cả 3 nhóm nhân tố thuộc tính với 15 biến tổng hợp, và hầu hết biến đo lường cụ thể để đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến mà nhóm giám sát đề xuất, mà theo đó khung nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh được xác lập (Sơ đồ 3.1).
  • 16. 14 3.2 Phân tích nhân tố khám phá các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế Với tổng số mẫu điều tra từ 696 chuyên gia gồm các cán bộ quản lý doanh nghiệp du lịch lữ hành, các nhà quản lý, các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu và tư vấn phát triển về du lịch ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam, luận án thực hiện các bước phân tích nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định và các kiểm định cần thiết để xác định các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định đã xác lập được 7 nhân tố, theo đó mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến Huế được hiệu chỉnh gồm 7 nhân tố: 1) Hoạt động quản lý điểm đến; 2) Tài nguyên du lịch nhân văn; 3) Tài nguyên du lịch tự nhiên; 4) Các dịch vụ du lịch cơ bản; 5) Dịch vụ mua sắm; 6) An ninh an toàn điểm đến; 7) Giá cả các dịch vụ du lịch (Sơ đồ 3.2) Về mặt phương pháp luận, các kiểm định cho thấy mô hình đề xuất các nhân tố đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế là phù hợp với dữ liệu thực tế. Mô hình có độ phù hợp tổng thể và giá trị cấu trúc tốt với các thang đo có độ tin cậy cao và có tính dị biệt. Những điểm thống nhất và điểm khác biệt so với các mô hình trước đây cũng được thảo luận và đánh giá chi tiết (Sơ đồ 3.3). Kết quả nghiên cứu trên cung cấp thêm trường hợp nghiên cứu điển hình khẳng định sự phù hợp, giá trị hội tụ và giá trị dị biệt của mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm địa du lịch địa phương. Hay nói cách khác, với các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của mỗi địa phương điểm đến thì ngoài những nhân tố mang tính phổ biến (universal attributes), cần có các thuộc tính được nghiên cứu và kiểm định phù hợp với điều kiện và thực tiễn phát triển của từng địa phương điểm đến.
  • 17. 15 Sơ đồ 3.1 Mô hình đề xuất nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến TÀI NGUYÊN VÀ CÁC NGUỒN LỰC CỐT LÕI Tài nguyên du lịch văn hoá Tài nguyên du lịch tự nhiên Hoạt động giải trí Các sự kiện/lễ hội Mua sắm Cơ sở hạ tầng Liên kết và cạnh tranh trong ngành Phát triển nguồn nhân lực Truyền thông marketing Chính sách quản lý và phát triển An toàn và vệ sinh môi trường NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN Dịch vụ vận tải Dịch vụ ăn uống Dịch vụ lữ hành Dịch vụ lưu trú DỊCH VỤ DU LỊCH CƠ BẢN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN
  • 18. 16 Sơ đồ 3.2 Mô hình hiệu chỉnh đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Huế Sơ đồ 3.3 Kết quả phân tích CFA mô hình đo lường năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế Với việc sử dụng mô hình đã cho phép phân tích chỉ rõ các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế, cũng như chỉ ra những điểm mạnh điểm yếu so với hai điểm
  • 19. 17 đến lân cận là Đà Nẵng và Hội An được thể hiện cụ thể trong bảng 3.1 và bảng 3.2. Đây là những căn cứ khoa học để đề xuất các giải pháp và hàm ý chính sách nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế trong thời gian tới. Bảng 3.1 So sánh đánh giá của các nhóm chuyên gia về các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế Các nhân tố Bình quân chung1 Các biến độc lập (Giá trị P)2 Độ tuổi Nghề nghiệp Thâm niên công tác Thâm niên ngành du lịch 1. Quản lý điểm đến 3.54 0.543 0.071 0.011 0.038 2. Các dịch vụ du lịch chủ yếu 3.67 0.307 0.115 0.081 0.580 3. Tài nguyên du lịch văn hóa 4.22 0.445 0.493 0.006 0.155 4. Tài nguyên du lịch tự nhiên 3.94 0.207 0.145 0.002 0.044 5. Dịch vụ mua sắm 3.53 0.508 0.462 0.065 0.003 6. An ninh an toàn điểm đến 3.86 0.147 0.863 0.952 0.985 7. Giá cả dịch vụ du lịch 3.83 0.525 0.060 0.267 0.679 8. Đánh giá chung năng lực cạnh tranh của điểm đến 3.45 0.231 0.413 0.184 0.115 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 4/2016-4/2017 Ghi chú: 1 Giá trị trung bình bình quân theo thang đo Likert: 1-Rất thấp; 2-Thấp; 3-Trung bình; 4-Cao; 5-Rất cao 2 Mức ý nghĩa thống kê P: P ≤ 0.1: có ý nghĩa ở mức thấp; P ≤ 0.05: có ý nghĩa thống kê; P ≤0.01 có ý nghĩa thống kê cao; P>0.1 không có ý nghĩa thống kê Số liệu ở Bảng 3.1 cho thấy Huế được đánh giá khá cao với hầu hết các thuộc tính năng lực cạnh tranh, trong đó các nhân tố được đánh giá cao nhất gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa, an ninh an toàn điểm đến và giá cả dịch vụ du lịch. Kết quả ở Bảng 3.2 cho thấy, so với hai điểm đến phụ cận thì Huế vượt trội về các nhân tố tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa, tương đồng về an ninh an toàn tại điểm đến và giá cả dịch vụ du lịch so với hai điểm đến còn lại, nhưng lại yếu hơn về nhân tố quản lý điểm đến, dịch vụ mua sắm và kể cả dịch vụ du lịch chủ yếu. Do vậy, đánh giá năng lực cạnh tranh chung của điểm đến du lịch Huế thấp hơn Hội An và thấp hơn nhiều so với Đà Nẵng. Điều này cũng thống nhất với kết quả nghiên cứu về khả năng thu hút của ba điểm đến này được thực hiện bởi Bùi Thị Tám và Mai Lệ Quyên (2012) [1]. Với việc điều tra ý kiến đánh giá của 3 đối tượng (doanh nghiệp, chuyên gia và du khách) về 17 thuộc tính của điểm đến, các tác giả này cũng đã chỉ rõ Huế vượt trội hơn hẳn so với điểm đến Đà Nẵng về các thuộc tính tài nguyên, nhưng lại có nhiều hạn chế về hạ tầng du lịch và hạ tầng hỗ trợ, sản phẩm và các dịch vụ bổ sung. Do vậy, tổng đánh giá về khả năng thu hút của điểm đến Huế thấp hơn nhiều so với điểm đến Đà Nẵng. Thực tế hiện nay cũng cho thấy, Đà Nẵng và Hội An vẫn đang có những bước tăng trưởng cao hơn nhiều so với Huế cả về tổng lượt khách, doanh thu và số ngày lưu trú bình quân.
  • 20. 18 Bảng 3.2 So sánh các nhân tố năng lực cạnh tranh của các điểm đến Huế, Đà Nẵng và Hội An Các nhân tố Giá trị trung bình Giá trị P Huế Đà nẵng Hội An 1. Quản lý điểm đến 3.54 4.02 3.72 .000 2. Các dịch vụ du lịch chủ yếu 3.67 4.12 3.75 .000 3. Tài nguyên du lịch văn hóa 4.22 3.53 3.83 .000 4. Tài nguyên du lịch tự nhiên 3.94 3.43 3.26 .000 5. Dịch vụ mua sắm 3.53 3.76 3.61 .000 6. An ninh an toàn điểm đến 3.86 4.25 4.04 .000 7. Giá cả dịch vụ du lịch 3.83 3.91 3.66 .000 8. Đánh giá chung năng lực cạnh tranh của điểm đến 3.45 4.14 3.53 .000 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 4/2016-4/2017 Ghi chú: * Giá trị trung bình bình quân theo thang đo Likert: 1-Rất thấp; 2-Thấp; 3-Trung bình; 4-Cao; 5-Rất cao Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu cụ thể củng cố cho những nhận định chuyên môn của các chuyên gia, các nhà quản lý rằng mặc dù Huế có lợi thế vượt trội về tài nguyên du lịch, tuy nhiên những hạn chế về quản lý điểm đến, về phát triển sản phẩm và đặc biệt là các dịch vụ bổ sung đã hạn chế không nhỏ tới năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Huế.
  • 21. CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ 4.1. Các giải pháp chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế Một là, hoàn thiện và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế Hai là, tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch theo hướng xã hội hóa Ba là, đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng điện- đường- giao thông- thông tin liên lạc nhằm tạo tính thuận lợi, xuyên suốt cho hoạt động du lịch Bốn là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Năm là, củng cố và phát triển các quan hệ hợp tác khu vực, quốc gia và quốc tế 4.2 Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế Nhóm giải pháp về tăng cường hoạt động quản lý điểm đến - Tạo lập cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan - Thiết lập tổ chức quản lý điểm đến (DMO) nhằm tạo tính đồng bộ, đột phá trong việc tập trung quản lý điểm đến du lịch - Chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm điểm đến - Hoàn thiện các công cụ quản trị điểm đến một cách chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế - Tăng cường vai trò của các hiệp hội, đặc biệt là Hiệp hội du lịch Huế trong công tác quản lý với các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành du lịch ở Huế sạn và doanh nghiệp dịch vụ du lịch với nhau. - Về công tác xây dựng và định vị cho thương hiệu điểm đến du lịch Huế, với slogan đã được xác định - ‘Huế, một quê hương của hạnh phúc’, - Tăng cường công tác quản lý nhà nước, thanh, kiểm tra về du lịch Nhóm giải pháp về phát triển và hoàn thiện các dịch vụ du lịch chủ yếu - Về dịch vụ lưu trú: Có cơ chế kiểm tra, đánh giá để thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao năng lực phục vụ. Có chính sách ưu đãi để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng các sản phẩm lưu trú đặc trưng của du lịch Huế ở các vùng lân cận (như Làng Sinh thái Lập An, Khách sạn nổi Vinh Thanh…), nhằm đa dạng hóa sản phẩm và loại hình lưu trú, nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế. - Về dịch vụ ăn uống: có cơ chế rõ ràng để hỗ trợ hình thành một số trung tâm ẩm thực có đặc trưng, có chất lượng, cũng như phối hợp trong xây dựng, phát triển một số thương hiệu mạnh và quảng bá rộng rãi đến các thị trường, ví dụ như bún bò Huế, cơm chay Huế, bánh Huế….. - Về các chương trình du lịch và trải nghiệm du lịch: cần xác định cạnh tranh thông qua giá và sản phẩm không còn là lợi thế nữa mà trực tiếp hơn đó là trải nghiệm du lịch mà doanh nghiệp mang lại cho du khách. Việc thiết kế và cung cấp các tour du lịch phải được thực hiện theo một lịch trình chứ không chỉ tại các điểm tham quan và theo các yếu tố dịch vụ rời rạc. Chú trọng yếu tố chất lượng trải nghiệm, cung cấp trải nghiệm (selling experiences) chứ không phải dừng lại cung cấp dịch vụ, sẩn phẩm đơn thuần như hiện nay (selling products). Tăng cường liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng để đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, tạo chuỗi giá trị cung cấp các lựa chọn trải nghiệm cho du khách,
  • 22. giảm bớt phiền toái, chi phí và loại bỏ các trải nghiệm tiêu cực của chuyến đi. - Về hoạt động vui chơi giải trí về đêm: địa phương có thể nghiên cứu học tập mô hình chợ Đêm ở SiemReap nhằm tận dụng 88 làng nghề truyền thống trên địa bàn. Địa điểm tổ chức chợ Đêm nên tận dụng ngay tại phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, kết hợp với dự án quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương do KOICA tài trợ. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xây dựng các tuyến, tour du lịch đường thủy dọc sông Hương (thưởng thức ẩm thực, nhã nhạc cung đình Huế trên thuyền rồng, hoặc học tập mô hình tour du lịch vớt rác làm đẹp cảnh quan như Hội An). - Về dịch vụ vận chuyển: Hệ thống mạng lưới đường bộ đảm bảo được sự liên kết giữa thành phố Huế với các huyện, thị xã trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Nhóm các giải pháp về cải thiện các dịch vụ mua sắm - Tạo ra các sản phẩm đặc trưng của địa phương và tổ chức các điểm trưng bày, bán sản phẩm đặc thù này - Tăng cường công tác quản lý, đảm bảo chất lượng của các loại sản phẩm, hàng hoá - Đa dạng hóa các loại sản phẩm, hàng hóa mang tính đặc trưng của địa phương và phù hợp với các nhu cầu khác nhau của thị trường: Nhóm giải pháp về quản lý và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch Quản lý, khai thác tài nguyên theo hướng bền vững - Thực hiện số hóa bao gồm cả bản đồ định vị toàn cầu và hệ thống thông tin viễn thám (GPS và GIS) để làm cơ sở cho việc quản lý và khai thác hợp lý tài nguyên du lịch theo hướng hình thành ‘điểm đến du lịch thông minh’. - Địa phương cần có kế hoạch khai thác hiệu quả và hợp lý các tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên văn hoá - Tăng cường các hoạt động hợp tác phát triển về văn hóa, giáo dục, đào tạo, tăng cường hoạt động ngoại giao thông qua các hiệp hội và tổ chức xã hội, hướng đến hợp tác phát triển toàn diện cả về kinh tế, văn hóa - xã hội. chương trình nghiên cứu về tài nguyên văn hóa, về quan hệ và tác động giữa di sản văn hóa Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên - Có chính sách, chiến lược và kế hoạch rõ ràng với lộ trình cụ thể đối với công tác bảo tồn. - Đầu tư cơ sở hạ tầng và phương tiện hỗ trợ để hoạt động khai thác các tài nguyên phục vụ du lịch không ảnh hưởng đến tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên du lịch tự nhiên. - Chú trọng đầu tư cải thiện thông tin và công tác thuyết minh diễn dịch để đảm bảo chuyển tải đúng giá trị tài nguyên của tỉnh, gia tăng trải nghiệm và sự hài lòng cho du khách. - Tăng cường cơ chế và các giải pháp quản lý, giám sát hiệu quả đối với hoạt động du lịch tại các điểm tài nguyên để giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường tự nhiên và xã hội tại điểm tài nguyên. - Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền một cách rộng rãi về giá trị tài nguyên, các yếu tố thể chế và luật pháp cũng như các qui định về bảo tồn các giá trị tài nguyên để thu hút sự tham gia của các đối tượng trong tiến trình khai thác, sử dụng và bảo tồn. Nhóm các giải pháp về cải thiện môi trường du lịch, an ninh an toàn điểm đến - Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ môi trường, chú trọng công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác thải… tại các điểm tham quan và vùng phụ cận, trong đó cần củng cố sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước liên quan với các doanh nghiệp và người dân
  • 23. tại điểm đến. - Cần có quy hoạch và đầu tư để hoàn thiện hệ thống các điểm vệ sinh công cộng đạt chuẩn phục vụ du lịch. Có hệ thống biển báo, bảng chỉ dẫn rõ ràng đối với các điểm tham quan, cũng như các tiện ích chung khác phục vụ du khách. - Lồng ghép các vấn đề về môi trường vào các qui hoạch phát triển kinh tế chung của các địa phương trong toàn tỉnh cũng như xác lập chế tài nhằm đảm bảo thực hiện tốt các chiến lược và kế hoạch phát triển theo hướng bền vững. Chú trọng công tác truyền thông, giáo dục cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường vì lợi ích của chính họ. - Chú trọng công tác đảm bảo an ninh trật tự xã hội cho du khách, kiên quyết loại bỏ các hiện tượng chèo kéo khách, ăn xin biến tướng, đeo bám khách, nhất là tại các di tích, các lễ hội đông người… - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát với việc công khai bảng giá dịch vụ và tuân thủ chất lượng đã hứa hẹn. - Tuyên truyền rộng rãi và có chế tài thưởng phạt rõ ràng đối với việc thực hiện Bộ qui tắc ứng xử du lịch trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ…Tăng cường công tác thanh kiểm tra việc chấp hành của các doanh nghiệp đối với việc chấp hành các qui định này. - Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch cạnh tranh lành mạnh. - Nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh và cải thiện mối liên kết giữa các tác nhân tham gia trong cụm ngành, bao gồm: các cơ quan quản lý, các cơ sở khách sạn và các điểm tham quan du lịch, các đơn vị điều hành tour và các hướng dẫn viên, các nhóm cộng đồng tại địa phương. Nhóm các giải pháp về truyền thông và marketing điểm đến - Chú trọng công tác nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu thị trường làm cơ sở xác định các thị trường mục tiêu, xây dựng chiến lược truyền thông và marketing điểm đến Huế. - Tổ chức huy động sự tham gia của cộng đồng (có thể thông qua các cuộc thi) để tìm kiếm ý tưởng chuyển hóa các tài nguyên thành các sản phẩm du lịch đích thực – các trải nghiệm du lịch (selling experiences). Xây dựng câu chuyện du lịch, huyền thoại hóa, sử thi hóa về thiên nhiên và con người xứ Huế, hoàn thiện các kịch bản và thuyết minh đối với các tài nguyên du lịch nổi trội để có thể chuyển tải tốt nhất nội hàm giá trị của các tài nguyên, gia tăng trải nghiệm khó quên cho du khách khi đến thăm Huế. - Xây dựng chiến lược truyền thông cho thương hiệu và hỉnh ảnh điểm đến Huế với việc sử dụng các công cụ marketing tích hợp. Phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu du lịch Huế theo chủ đề và theo logo để tăng cường quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng và qua các công cụ trực tuyến. - Hoạt động xúc tiến đối với thị trường nội địa có thể thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các hội chợ, triễn lãm về du lịch, các chương trình roadshow liên kết với các địa phương trong vùng và trong nước…Đối với thị trường quốc tế có thể tham gia các hội chợ ở các thị trường trọng điểm thường niên ở khu vực ASEAN (ITB – Singapore), Đức (hội chợ IBT), Nhật Bản (JATA)…Tổ chức các chương trình famtrip, presstrip từ các thị trường Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc…. - Nhanh chóng nâng cấp và vận hành hiệu quả cổng thông tin điện tử du lịch Huế, kết nối các websites của tỉnh, của trung ương và của các công ty lữ hành, cũng như các ứng dụng
  • 24. chạy trên điện thoại di động để chuyển tải và quảng bá đầy đủ hơn thông tin và hình ảnh hình ảnh du lịch Huế. - Trên cơ sở hoàn thiện dữ liệu thông tin điểm đến, hệ thống các công cụ nhận diện thương hiệu và phản hồi để tăng cường quảng bá thông qua các trang marketing online (Tripadvisor, booking.com, agoda, traveloka) mạng xã hội (Youtube, Fanpage, Twitter, Instagram…) - Hoàn thiện web cho các hoạt động lễ hội định kỳ của Huế và đảm bảo thông tin thường xuyên, kịp thời đến các thị trường, đặc biệt là cho Festival Huế, Festival làng nghề Huế. - Tăng cường tổ chức truyền thông cho các sự kiện giao lưu văn hóa, các chương trình giao lưu kết nối, các hội thi có qui mô quốc gia và quốc tế tổ chức tại Huế.
  • 25. PHẦN III. KẾT LUẬN (1) Luận án đã tổng quan một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về điểm đến du lịch, các cấp độ điểm đến du lịch, năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch, các yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh điểm đến, cũng như các nghiên cứu ở trong và ngoài nước để khai thác và kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan làm cơ sở luận giải cho cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Đặc biệt là chỉ ra các khoảng trống mà luận án cần nghiên cứu và từ đó là các đóng góp về lý thuyết và thực tiễn của đề tài. (2) Dựa trên cơ sở phân tích các khái niệm, các mô hình lý thuyết và các mô hình vận dụng trong các nghiên cứu trước, cùng với phương pháp đo lường và phân tích năng lực cạnh tranh điểm đến trong và ngoài nước, tác giả đã nghiên cứu đề xuất mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh phù hợp với điểm đến du lịch địa phương. Mô hình này đã nhận được ý kiến đóng góp và đồng thuận cao của các chuyên gia vực du lịch ở Tổng cục du lịch và nhiều địa phương trên cả nước. Theo đó, mô hình lựa chọn sử dụng đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Huế gồm ba nhóm yếu tố chính là "Tài nguyên và các nguồn lực cốt lõi", "Hoạt động quản lý điểm đến" và "Các dịch vụ du lịch cơ bản" cùng hệ thống chỉ tiêu đánh giá cụ thể cho mỗi yếu tố. (3) Với việc khảo sát ý kiến của 696 chuyên gia du lịch, sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích nhân tố khẳng định (CFA), luận án đã xác định được các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Huế, bao gồm 7 nhân tố: 1) Hoạt động quản lý điểm đến; 2) Tài nguyên du lịch nhân văn; 3) Tài nguyên du lịch tự nhiên; 4) Các dịch vụ du lịch cơ bản; 5) Dịch vụ mua sắm; 6) An ninh an toàn điểm đến; 7) Giá cả các dịch vụ du lịch. (4) Sử dụng mô hình gồm 7 nhân tố để đo lường và phân tích năng lực cạnh tranh điểm đến Huế trong mối liên hệ so sánh với hai điểm đến lân cận là Đà Nẵng và Hội An. Kết quả luận án đã chỉ rõ mặc dù Huế có lợi thế vượt trội về tài nguyên du lịch, nhưng những hạn chế về quản lý điểm đến, về phát triển sản phẩm và đặc biệt là các dịch vụ bổ sung đã hạn chế không nhỏ tới năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Huế. (5) Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm trường hợp nghiên cứu điển hình về xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh địa phương điểm đến và lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp. Luận án chỉ ra rằng ngoài những nhân tố mang tính phổ biến (universal attributes), cần có các thuộc tính được nghiên cứu và kiểm định phù hợp với điều kiện và thực tiễn phát triển của từng địa phương điểm đến. (6) Trên cơ sở những vấn đề lý luận và phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Huế, luận án đã đưa ra những giải pháp chiến lược và giải pháp cụ thể để phát triển du lịch Huế trong thời gian tới
  • 26. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 1. Lê Thị Ngọc Anh (2017), Sử dụng phương pháp Delphi trong xây dựng khung nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến, Tạp chí Khoa học – Đại học Huế, tập 126, số 5A 2. Lê Thị Ngọc Anh, Đinh Thị Khánh Hà, Hoàng Thị Huế (2017), Chiến lược cạnh tranh và hợp tác trong du lịch tại các khách sạn vừa và nhỏ ở thành phố Huế, Tạp chí Khoa học- Đại học Huế, tập 126, số 5A 3. Bùi Thị Tám, Lê Thị Ngọc Anh, Hoàng Thị Huế (2017), Vận dụng mô hình phương trình cấu trúc trong đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học- Đại học Huế, tập 126, số 5D 4. Lê Thị Ngọc Anh (2017), Yếu tố tài nguyên du lịch trong năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học- Đại học Huế, tập 126, số 5D 5. Đinh Thị Khánh Hà, Hoàng Thị Huế, Lê Thị Ngọc Anh (2016), Nghiên cứu xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch địa phương, Tạp chí Khoa học- Đại học Huế, tập 118, số 4
  • 27. HUE UNIVERSITY UNIVERSITY OF ECONOMICS LE THI NGOC ANH A STUDY OF TOURIST DESTINATION COMPETITIVENESS IN THUA THIEN HUE, VIET NAM SUMMARY DOCTORAL DISSERTATION BUSINESS ADMINISTRATION Code: 9340101 Supervisor 1: ASSOC. PROF. DR BUI THI TAM Supervisor 2: ASSOC. PROF. DR NGUYEN DANG HAO HUE - 2019
  • 28.
  • 29. This study was completed at: Hue College of Economics, Hue University Suppervisor 1: Associate Professor Dr. Bui Thi Tam Suppervisor 2: Associate Professor Dr. Nguyen Dang Hao Reviewer 1: ........................................................ Reviewer 2: ........................................................ Reviewer 3:......................................................... This dissertation will be defended in the Thesis Examination Council of Hue University in:........................................... ............................................................................ At………….am/pm on ………/…………/……..2019 This dissertation can be found in: The National Library and The library of College of Economics, Hue University, 99 Ho Dac Di, Hue City, Thua Thien Hue province.
  • 30. 1 I. PART 1: INTRODUCTION 1. Reaons for selecting this topic In the last few decades, there has been rapid development of tourism as the biggest industry of the world’s economy. This contributes to foreign exchange, employment and income, boosting other industries to enhance…According to the travel and tourism competitiveness report 2015 of World Economic Forum, “…although the world is facing geopolitical tensions from Middle East, Ukraine to South East Asia, terrorism is spreading worldwide, the impact of these incidents on travel has not been clear”. While some nation destinations suffer from decreasing international visitors, some others don’t. In recent years, the international tourism and travel are still developing. Total international tourists reach the record of 1.19 billion in 2015, increase by 52 million compared to 2014 (UNWTO, 2016). As for World Travel and Tourism Council, current travel and tourism add to 10.2% GDP in the world with revenue of 7,613.3 billionUSD, accounting for 6.6% turnover, adding to 9.6% global employment. This number can reach 12.1% in 2027 (WTTC, 2017). When international tourism market improves, destination competitiveness is considered the crucial issue to impact on tourism business. Pearce (1997:25) states that “When the world’s tourism becomes competitive…, all the awareness of development, strength, and weakness in the destination’s competitiveness would be extremely important” Also under this view, Crouch và Ritchie (2000:6) emphasizes “competitiveness of the destination can impact on industry’s internal categorization, then, it (competitiveness) is the matter of interest for enterprises and policy makers”. As for tourist destinations, competitive capability is regarded as motivation and development objective of the destination, because competitiveness will increase opportunities to attract tourist market, to boost tourism, as well as other supplementary industries, to increase socio-economic development of the destination, for the sake of poverty alleviation. The building and maintenance of competitive capability is a strategic task on the daily basis of the destination. Prior to the deployment of strategy and solution to develop destination and enhance competitive capability, some core issues need to be resolved such as: which factor constitutes competitive capability of the destination? Method to measure these factors? Can the inventory of variable be applied to analyse competitive capability of a specific destination? These questions attract attention from researchers and practictioners, but there has not been any answer. Even when the tourist destination succeeds in market share, it is still difficult to apply the variable inventory to evaluate competitive capability of a specific destination. As for tourism, competitive capability is the scale to measure activities of the industry in the interanational tourism. The sector’s contribution into the local and national development depends a great deal on its competitiveness. As for enterprises, competitive capability is the vital factor to define the existence and growth of enterprises. Each tourism enterprise needs to locate factors contributing to competitive advantage and competitive
  • 31. 2 capability of the destination, to assess and exploit competitive advantage in the most beneficial way to enhance its competitiveness on the market. Therefore, destination’s competitive capability is the interest of various stakeholders such as development and management policy makers, researchers and enterprises. In terms of study, althouth late, researches of destination’s competitive capability attract lots of attention from experts and other practitioners such as Crouch & Ritchie, 1993, 1999; Dwyer, Forsyth, & Rao, 2000; Vengesayi, 2003; EkinandAkbulut, 2015. Especially, the study of Crouch & Richie (1999) is one of the efforts in generalizing variables to study competitiveness in tourism and industry competitiveness to research competitive capability of the destination (Enright & Newton, 2005). Previously, some studies focused on competitive advantage of some resources or price such as Poon, 1993; Chon &Mayer, 1995. Studies on destination’s competitive capability in recent time have focused on solving the definition, approach and operationalize variables to measure tourist destination’s competitive capability of the nation, territory or a specific local area. Accordingly, evaluation model of competitive capability includes: 1) business factors; 2) factors of management, destination planning and development; 3) factors of tourism resources and destination attraction. However, international studies emphasized that there has not been any complete model of tourist destination competitive capability because there was not any synthesic evaluation framework towards various aspects related to destination’s competitiveness. This sets a demand towards tourist destination competitive capability to improve theoretical model as well as recommendations and policies to develop competitive capability in various scales. As for Vietnam tourism, although there has been active transformation and growth, Vietnam tourism in general and ThuaThien Hue tourism (Hue tourism) has not developed in line with its potential. Tourism products are not attractive and not characterized. The attraction and image of Hue tourist destination are still unclear to tourirts (BùiThịTám, 2010, TrầnThịNgọcLiên, 2013). Statistics of Department of Tourism showed that, staying days on average at Thua Thien Hue during 2013-2017 declined from 2.01 day/pax(2013) to1.8 day/ pax (2017), while nearby destinations like Da Nang and Hoi An had the growth. This brings forward a big question of competitive capability ofThừaThiênHuếtourist destination. As a prominent location of tourism resources and early developed in Vietnam and Central Vietnam (BùiThị Támvà Mai Lệ Quyên, 2012; Lê Thị Ngọc Anh, 2018), ThừaThiênHuế tourism has not seen any outstanding steps to define its pioneering destination in the area. So far, some studies focused on the capability of attracting, destination image and competitive capability implemented in Central area such as stuties made byBùiThịTám, 2010; Thái Thanh Hà, 2010, NguyễnThịBíchThủy, 2013. However, these studies are conducted along with specific approaches with exploratory study over detailed aspects of competitive capability. Therefore, recommendations for further research focus on systematical research in terms of content, methodology and real-life application towards evaluation model of destination’s competitive capability.
  • 32. 3 Theoretically, is it plausible to build a structural model to scientifically assess contributing factors of competitive capability of a tourist destination and their interaction? In terms of reality application, what is the level of Hue tourist destination’s competitive capability? Contributing factors of competitive capability of Hue tourist destination and their interactivity? Specific opportunities and solutions to improve competitive capability of Hue tourist destination? Decision no. 1622/QĐ-UBND dated 26/8/2013 by Thue Thien Hue Provincial People’s Committee stated: “Develop Thua Thien Hue tourism in a fast, sustainable, quality assurance way with competitiveness, conservation and mobilization of cultural heritage”. This shows the interest and urgency of the assessment of competitive capability of Hue tourism to achieve the target of “Focus on developing tourism into leading enonomy industry, by 2020, to improve Thua Thien Hue to become the leading destination in the region; by 2030, to build Thua Thien Hue into an equal destination with other international city of cultural heritage”. From those facts, the study of competitive capability of Hue tourist destination to clarify the actual status of development and competitive capability, as well as factors impacting on competitive capability, to recommend policies and solutions to improve competitive capability of Hue tourist destination is essential. Therefore, the dissertation of “A study of tourist destination competitiveness in Thua Thien Hue, Viet Nam”is scientifically meaningful to contribute to the development of competitiveness of Thua Thien Hue tourism, and the socio-economic development of the province, the tourism of the Central in the coming time. 2. Research objective 2.1. General objective On the basic of theoretical and methodolody study of tourist destination competitiveness to build, accredit and propose theoretical model to evaluate competitiveness of tourist destination, and to use in the analysis and evaluation of competitiveness of Thua Thien Hue tourism. 2.2Specific objective - Systemize, clarify theoretical and methodology issues of tourist destination competitiveness. - Build theoretical framework and measured variable system to assess competitiveness of tourist destination. - Analyze, evaluate contributing factors of Thua Thien Hue tourist destination competitiveness. - Recommend directions, core solutions and policies to enhance competitiveness of Thua Thien Hue tourist destination.
  • 33. 4 3. Research target and scope 3.1 Research target - Dissertation’s research target is theoretical, methodology issues and actual application in terms of competitiveness study of Hue tourist destination. - To conduct study, survey target is stakeholders of business, research, management and tourism development. Targets in the survey are experts of state-owned management bodies of tourism, related organization, enterprises and institutions. 3.2. Research scope To solve these issues and reach the study’s target, the study scope includes:  Research content: The dissertation approaches the study of competitiveness of local tourist destination – which is a specific provinve/city, without any study of evaluating competitiveness of the destination in general at macro level (national, regional…) or at micro level (town, hamlet, tourism center…), or to compare among competitiveness of industry, nation or business level. Then, main research content covers: - Clarify definitions of destination and levels of destinations, tourist destination competitiveness, theoretical and methodology issues of evaluating tourist destination competitiveness. - Select, design model and operationalize systems of synthesic variables, detailed variables to evaluate competitiveness of tourist destination in accordance with conditions and context of local tourist destination. - Introduce actual status of management, development of Thua Thien Hue tourist destination and build competitiveness of Thua Thien Hue tourist destination. - Analyze and evaluate contributing factors of competitiveness of Thua Thien Hue tourist destination. - Study directions, solutions and policies to improve competitiveness of Thua Thien Hue tourist destination. - In terms of space: With above-mentioned target and scope, the dissertation focuses on Thua Thien Hue tourism (mentioned as Hue in this dissertation, also compatible with usual names used in advertising strategy of Thua Thien Hue tourist destination). The selection of Hue destination is based on following criteria: - Role, location and phase of development of Hue tourist destination in Central Vietnam tourism. - Importance and compatibility with tourism development planning and strategy of the local in particular and of Thua Thien Hue tourism in general. - Inheritability and comparison with previous studies of evaluating competitiveness of tourist destination. This is an important factor in validation study of theoretical framework. - In terms of definition, competitiveness of a destination is evaluated on contributing factors of competitive factors of that destination. Therefore, in this study, the choice of two nearby destinations which are Da Nang and QuangNam (Hoi An) – are destinations to share market with Hue destination, also the cooperative destination in the effort to develop regional
  • 34. 5 destination – is just to provide reference information, comparable and to propose policies of destination management. The analysis of these two destinations are out of the target and scope of this research.  In terms of time: - Secondary data of tourist destination development is accumulated for the period of 2012-2017. - Directions and solutions to improve competitive capability ofHuếtourist destination are analyzed and proposed for the period up to 2020. 4. Dissertation’s findings In the last two decades, tourist destination competitiveness is the matter of interest of policy makers of tourist destination management and development, travel and tourism business, and other related researchers. There have been various related studies to build theoretical framework and to apply in competitive capability of tourist destination at different destination levels. However, due to multidimension and complexit of the definition of competitiveness, most of studies limits at some evaluating aspects of competitiveness, except for some studies of national destination competitiveness. This asserts scientific and factual significance of studies of local destination’s competitiveness evaluation. Therefore, when conducting defined targets, this study has following findings:  In terms of theory: Firstly, the dissertation proposes theoretical framework to evaluate competitiveness of local destination with the system of specific measured variables in line with conditions of resources, management and development characters of destination at each level. To emphasize the necessity and suitability of further research to complete theoretical framework to evaluate competitiveness of tourist destination in various levels. Secondly, unlike other previous studies which focused on subjective selection and analysis of the researchers to define evaluating framework of tourist destination’s competitiveness, this is one of the first few studies to apply Delphi to search for consensus in building the framework and elaborate measured variables of destination competitiveness. Therefore, proposed model in this study serves the objectiveness in science. This is significant contribution in terms of theory, the result of proposed model is the useful reference for related researchers. Thirdly, previous studies used Exloratory Factor Analysis (EFA) so the results are of exploratory level, there has not been any study to define and validate the suitability of the model in actual application. Especially, with big number of variables and their complexity, it is necessary to have a study to validate contributing factors of tourist destination competitiveness. In this study, with big sample, the combination of Exploratory Factor Analysis and Confirmatory Factor Analysis, that limitation is solved. On that basis, the evaluation fo competitiveness does not limit at analyzing each individual factor, but also to analyze and show the interactivity impact among factors and to advise related management solutions.  In terms of practice:
  • 35. 6 Firstly, related to institution and management, provincial level is the highest level to authorize the planning and organizing stategy, plans of local tourism development. Therefore, the study of competitiveness of local destination (in detail, the provincial level, centrally- governed cities) will provide suitable and useful scientific database to build and realize strategies and plans of tourist destination development. Secondly, this is the first speacialized study into evaluating competitiveness of Thua Thien Hue destination accessed from the provider (expert, managers and enterprises), the usage of evaluation model of competitiveness is built on objective scientific ground, this study provides viable information of contributing factors of competitiveness of Thua Thien Hue destination, strengths, weakness compared to competitors. Then, it helps policy makers of management and development strategy of Thua Thien Hue tourism destination with suitable policies to enhance competitiveness of Thua Thien Hue destination. Thirdly, solutions and management policies based on objective research results would help managers and enterprises with directions and specific solutions in developing products and advertising in line with competitive advantage and comparative advantage of Hue destination, responding better to market demand, increasing toursist satisfaction, developing Thua Thien Hue tourism in a sustainable manne.
  • 36. 7 PART II. RESEARCH CONTENT CHAPTER 1 RESEARCH OVERVIEW Tourist destination competitiveness is matter of interest in recent decades when global tourism leaps rapidly and tourism market competition is accelerating. Therefore, studies of evaluating competitiveness of tourist destination is one of important research areas to complete theoretical framework, operationalize research variables and to validate proposed models. With defined objectives, the dissertation focuses to clarify basic definitions in the study of evaluating destination competitiveness as well as destination’s attraction ability, image, competitive advantage, competitive capability and their connection. Competitiveness of a tourist destination is a complex and multidimensional definition due to tourism’s diversification. A competitive tourist destination is defined to have the ability to create and provide products and services with outstanding quality over other destinations in order to increase tourism market share and to preserve and maintain tourism resources. The review of studies evaluating competitive capability of tourist destination, combined with Report of competitive capability of tourist destination by WEF shows that popular contributing factors of competitive capability of tourist destination include:  Core tourism resources and attractive tourism spots  Policies and plans to manage and develop destinations  Factors of quality and exaggeration Besides, attraction ability of the destination and destination image are definitions related to the evaluation of competitive capability of tourist destination. One of the important factors which create competitive capability of the destination is the attraction ability of the destination. However, in fact, many people are confused between attraction ability and competitive capability of the destination. Attraction ability of tourist destination is “reflection of perception, faith, and idea each individual possesses in the ability to satisfy customers of the destination connected with their specific travel demand”, and the attraction ability is assessed by the demand side, while competitive capability is assessed by the provider side. As for destination image, it is an important factor in heighten attraction ability and competitive capability of the destination. Destination image is understook to be the combination of notions, faith, impression and awareness of each individual of the tourism spot, which is one of basic factors to impact on decision making of tourist over destination selection. On the basic of synthesize definitions of competitive capability of the destination, this chapter generalize systematically evaluation models of competitive capability of destinations at national level, to propose to local destinations, together with approach method and evaluation of competitive capability of tourist destination. Review of outstanding international researches of tourist destination competitiveness shows that:
  • 37. 8 In terms of definition, studies discuss definition issues of tourism competitive capability and tourist destination’s competitive capability. In terms of conceptual framework, there is uniform in systemization and seletion of constructs reflecting competitive capability (1- resource; 2 – supporting resource; 3- destination management; 4- micro environment; 5- macro environment; và 6 – other broadening factors) In terms of approach, studies have differencies in approach such as: - Approach based on competitive advantage, industry structure, environment commitment such as Hassan 2000 - Approach based on destination’s success: tourism impact on destination, environment commitment...such as Yoon, 2000; Poon, 1993 - Price competition such as Dwyer et al., 2000, 2002 In terms of evaluation and analysis method, survey target in studies is survey conducted from provider side, with Likert’s scale; EFA method; statistics-descriptive method, comparative method. As for national related studies, the review shows that studies use index in the system of evaluation index over competitive capability by WEF to analyze and evaluate competitive capability of tourist destination, or to use evaluation criteria of competitive capability at national level and provincial level, to combine with index system of evaluating travel and tourism competitive capability by WEF, or to apply the model of Crouch and Richie to assess competitive capability of the destination. Approach from the demand side in some studies into tourists by Thai Thanh Ha, 2010; Nguyen Thi Le Huong, 2014. As for evaluation and analysis method: to use Likert’s scale; analysis method: statistics-descriptive method (Nguyen Anh Tuan, 2010); Exploratory Factor Analysis. National and international studies may be different in approaches but they all emphasize 2 factors: resource and resource management and uniform in systemization, selection constructs reflecting competitive capability (1- resource; 2 –supporting resource; 3- destination management; 4- micro environment; 5- macro environment; và 6- other broadening factors) In empirical study, there are 3 groups: First group: case studies to analyze strengths and weaknesses of destinations based on Porter model Second group: studies to use a survey tool to measure competitive capability of the destination and apply in national destination, territory while there are only a few studies of evaluation at local/regional destination. Third group: studies to focus on specific aspects of competitive capability such as price competition Theoretical framework of competitive capability of national and local destinations Although there are lots of approaches, there are only a few studies to propose theoretical framework to measure competitive capability of a destination. 3 outstanding models to evaluate competitive capability of tourism destination are as follows:
  • 38. 9 The first one is the model by Crouch and Richie (1993, 1999, 2003), this is regarded as the complete model to evaluate competitive capability of the destination and is referred to the most because it shows core factors of tourism. Ritchie and Crouch’s model is different from and more advanced than other models. When other models focus mostly on specific product or destination image (Schroeder, 1996; Formica, 2001), Ritchie and Crouch’s model, though developed on the basic of competitive theoretical framework by Porter, it considers all specific factors and related factors. According to the two authors, competitiveness of the destination is defined by 5 main factors: (i) core resources and attracting factors; (ii) supporting factors and resource; (iii) destination management; (iv) destination development, planning and policy; (v) broadening factors. The second one is the model by Dwyer and Kim (2003), it basically shows core factors like the model by Crouch and Richie but factors are modelized more neatly. The decisive factor of competitive capability includes inheritance resource, recreate resource, supporting factor, destination management, actual conditions and needs. According to authors, socioi- economic prosperity is the final result of tourism competitive capability. The third one is the model by Vengesayi (2003), core factors of the model are similar with the model by Crouch and Richie but it is modelized in a simpler way. In the model of TDCA - Tourist Destination Competitiveness and Attractiveness, competitive capability is assessed based on 4 main factors: (i) resources and activities, (ii) experimental environment, (iii) supporting services, and (iv) communication/ advertisement. Those are study models as the ground to propose evaluation model of competitiveness of Hue destination.