SlideShare a Scribd company logo
1 of 70
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
VŨ THỊ THỦY
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ GIANG
DỰA TRÊN LÝ THUYẾT CHU KỲ SỐNG
CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
VŨ THỊ THỦY
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ GIANG
DỰA TRÊN LÝ THUYẾT CHU KỲ SỐNG
CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM TRƢƠNG HOÀNG
Hà Nội - 2014
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động
viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Phạm
Trương Hoàng đã hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã
đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những năm học
vừa qua.
Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo
sau đại học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn- ĐHQG Hà Nội, Ban Chủ
nhiệm khoa Du lịch - Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình học tập.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã
luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2014
Vũ Thị Thủy
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn Thạc sỹ du lịch: “Giải pháp phát triển du lịch Hà Giang dựa
trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch ” là do chính tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Phạm Trương Hoàng
Các tài liệu, số liệu, dẫn chứng mà tôi sử dụng trong đề tài là đã có thực
và do bản thân tôi thu thập, xử lý mà không có bất cứ sự sao chép không hợp
lệ nào.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.
Tác giả luận văn
Vũ Thị Thủy
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu...................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................7
6. Cấu trúc của đề tài ...............................................................................................7
NỘI DUNG ................................................................................................................8
CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHU KỲ SỐNG CỦA
ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ..............................................................................................8
1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................8
1.2. Chu kỳ sống của điểm đến du lịch...............................................................11
1.2.1. Khái niệm .................................................................................................11
1.2.2. Các giai đoạn trong chu kỳ sống của điểm đến .......................................13
1.2.3. Căn cứ nhận biết sự dịch chuyển trong các giai đoạn chu kỳ sống của
điểm đến..............................................................................................................20
1.2.4. Những vấn đề đặt ra mỗi giai đoạn trong chu kỳ của điểm đến du lịch ...........23
1.2.5. Các chiến lược phát triển du lịch cho mỗi giai đoạn trong chu kỳ sống
của điểm đến.......................................................................................................24
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................28
CHƢƠNG 2: ÁP DỤNG LÝ THUYẾT CHU KỲ SỐNG CỦA ĐIỂM ĐẾN DU
LỊCH XÁC ĐỊNH GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
HÀ GIANG ..............................................................................................................29
2.1. Khái quát chung du lịch Hà Giang .............................................................29
2.1.1. Các điều kiện tự nhiên..............................................................................29
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội............................................................................32
2.1.3. Tài nguyên du lịch....................................................................................32
2.1.4. Các yếu tố cấu thành điểm đến Hà Giang ...............................................42
2.2. Phân tích chu kỳ sống của điểm đến du lịch Hà Giang.............................51
2.2.1. Số lượt khách............................................................................................52
2.2.2. Thu nhập từ du lịch, dịch vụ.....................................................................55
2.2.3. Cơ sở lưu trú.............................................................................................56
2.2.4. Công ty lữ hành ........................................................................................58
2.2.5. Cơ cấu tổng sản phẩm..............................................................................59
2.3. Phân tích chu kỳ sống điểm đến du lịch các vùng của tỉnh Hà Giang .............61
2.3.1. Vùng cao phía bắc....................................................................................63
2.3.2. Vùng cao phía tây.....................................................................................65
2.3.3. Vùng núi thấp ...........................................................................................66
2.4. Phân tích chu kỳ sống của một số điểm du lịch .........................................68
2.4.1. Bản Thiên Hương .....................................................................................69
2.4.2. Bản Tha ....................................................................................................69
2.4.3. Bản Nậm Đăm ..........................................................................................70
2.4.4. Bản Hạ Thành ..........................................................................................71
2.4.5. Thị trấn Đồng Văn....................................................................................72
2.5. Những vấn đề đặt ra phát triển du lịch Hà Giang.....................................75
Tiểu kết chương 2...................................................................................................77
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ GIANG
PHÙ HỢP VỚI GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN .......................................................78
3.1 . Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh..........................................78
3.2. Các nhóm giải pháp phát triển du lịch Hà Giang phù hợp với giai đoạn
phát triển. .............................................................................................................83
3.2.1. Nhóm giải pháp quy hoạch, đầu tư ..........................................................83
3.2.1.1. Giải pháp về quy hoạch du lịch.............................................................83
3.2.1.2. Giải pháp về đầu tư du lịch...................................................................85
3.2.2. Nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch ......................................88
3.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
du lịch ....................................................................................................................95
3.3. Một số nhóm giải pháp khác........................................................................97
3.3.1. Nhóm giải pháp về phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá, phát triển
thương hiệu du lịch.............................................................................................97
3.3.2. Nhóm giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch...........99
3.3.3. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cộng đồng địa phương về du lịch.................101
3.4. Các nhóm giải pháp trọng tâm cho từng vùng phát triển du lịch..........102
3.5. Các giải pháp trọng tâm cho một số điểm du lịch ở các thời kỳ khác nhau
của một giai đoạn trong chu kỳ sống của điểm đến........................................106
3.6. Các kiến nghị...............................................................................................107
3.6.1. Đối với chính phủ và các cơ quan trung ương.......................................107
3.6.2. Đối với UBND tỉnh Hà Giang................................................................107
3.6.3. Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch...............................................108
3.6.4. Đối với người dân Hà Giang..................................................................108
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................109
KẾT LUẬN............................................................................................................111
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................113
PHỤ LỤC...............................................................................................................116
CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 ĐBBB Đồng bằng Bắc Bộ
2 UBND Uỷ ban nhân dân
3 HTX Hợp tác xã
4 SVHTT Sở văn hoá thể thao
5 KH Khoa học
6 DL Du lịch
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Đặc điểm các giai đoạn trong chu kỳ sống của điểm đến ........................19
Bảng 1.2 Đặc điểm nổi bật củacác giai đoạn trong chu kỳ sống của điểm đến................20
Bảng 1.3: Căn cứ nhận biết sự dịch chuyển trong các giai đoạn chu kỳ sống của
điểm đến....................................................................................................................21
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động du lịch Hà Giang từ năm 2007- 2011.........................52
Bảng 2.2 Thu nhập từ du lịch, dịch vụ từ năm 2007 đến 2012...............................55
Bảng 2.3 Số lượng cơ sở lưu trú của Hà Giang giai đoạn 2002 - 2011...................56
Bảng 2.4 Cơ cấu tổng sản phẩm của Hà Giang từ năm 2007- 2012........................59
Bảng 2.5 Bảng tổng hợp phân tích kết quả của năm nhân tố cho chu kỳ sống của
điểm đến Hà giang ....................................................................................................60
Bảng2.6 BảngtổnghợpkếtquảphântíchchukỳsốngcủacácvùngdulịchHàGiang.........67
Bảng 2.7 Bảng tổng hợp kết quả phân tích chu kỳsống của một số điểm du lịch.................73
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các giải pháp trọng tâm cho từng vùng phát triển du lịch.............102
Bảng 3.2 Bảng tổng hợp các giải pháp trọng tâm phù hợp cho từng thời kỳ trong
giai đoạn phát triển thâm nhập của điểm đến..........................................................106
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Các dạng chủ yếu chu kỳ sống của sản phẩm...........................................12
Hình 1.2 Mô hình chu kỳ sống của điểm đến của Butler.........................................14
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang..............................................................29
Hình 2.2: Khuynh hướng số lượt khách du lịch đến Hà Giang ...............................54
Hình 2.3: Khuynh hướng tăng trưởng về doanh thu du lịch dịch vụ của Hà Giang...............56
Hình 2.4. Khuynh hướng tăng trưởng về số lượng cơ sở lưu trú của Hà Giang................58
Hình 2.5 Khuynh hướng phát triển tỷ trọng trong cơ cấu tổng sản phẩm tỉnh Hà
Giang từ 2007- 2012 .................................................................................................60
Hình 2.6 Lược đồ tuyến điểm du lịch tỉnh Hà Giang................................................62
Hình 2.7. Chu kỳ sống của một số điểm du lịch Hà Giang.......................................74
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành một trong những "Ngành công nghiệp không
khói" mà nhiều quốc gia phát triển chủ yếu dựa vào để phát triển. Phát triển du lịch
mang lại nhiều lợi ích. Trước hết, đó là tạo công ăn việc làm tại chỗ ở khách sạn,
nhà hàng, đại lý lữ hành, công ty vận chuyển… đồng thời thúc đẩy các Ngành công
nghiệp khác phát triển và chuyên môn hóa bởi vì du lịch là ngành tổng hòa nhiều
ngành khác. Bên cạnh đó, du lịch tạo nguồn thu chính cho nhà nước thông qua các
loại thuế. Cuối cùng, du lịch thúc đẩy xuất khẩu tại chỗ sản phẩm địa phương. [29,
tr. 727, 728]
Giống như một vòng đời của con người có sinh thành, tuổi ấu thơ, tuổi thiếu
niên, trưởng thành và lúc già, điểm đến du lịch cũng có chu kỳ của nó. Tuy nhiên,
quá trình phát triển này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nên nó có thể phát triển ngắn
hơn hoặc dài hơn chu kỳ sống của con người. Vì vậy, nếu không có kế hoạch và
kiểm soát tốt, chất lượng của điểm đến có xu hướng giảm theo thời gian [30, tr.45].
Lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch của tác giả Butler là lý thuyết
tiêu biểu mô tả chu kỳ sống của điểm đến được nhiều học giả trên thế giới biết đến.
Thuật ngữ chu kỳ sống của điểm đến xuất phát từ thuật ngữ chu kỳ sống hay vòng
đời của sản phẩm trong kinh tế học. Theo Butler, chu kỳ sống của điểm đến trải qua
sáu giai đoạn: khai phá (exploration), thâm nhập (involvement), phát triển
(development), củng cố (consolidation), trì trệ (stagnation), suy thoái (decline) hoặc
phục hồi (rejuvenation) [16].
Kể từ khi Butler đưa ra lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến đến nay đã có rất
nhiều tranh cãi, nhiều người đồng ý áp dụng nó như một công cụ trong phân tích sự
phát triển của điểm đến. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng lý thuyết của Butler còn
nhiều hạn chế, Haywood (1986) [23, tr. 154] cho rằng mô hình của Butler dần dần
không còn thích hợp cho việc dự đoán và lập kế hoạch bởi vì chịu nhiều chi phối và
kiểm soát chủ quan của các nhà lập kế hoạch, cùng với những tác động kinh tế, xã
hội. Choy (1992) [17, tr. 26] cũng cho rằng khả năng dự đoán của mô hình rất hạn
chế trong khi áp dụng ở các điểm du lịch ở Thái Bình Dương. Haywood (1986) [23,
2
tr.167 ]chỉ ra rằng hầu hết nghiên cứu của Buter đều tập trung vào kiểm tra mức độ
của toàn bộ thị trường, hay đánh giá chu kỳ của điểm đến bằng các loại thị trường
du lịch (nội địa hay quốc tế), phương pháp phân bổ (qua công ty lữ hành hay tự đặt
dịch vụ) hay những đoạn thị trường (gia đình hay đoàn thể). Hầu hết các nghiên cứu
chu kỳ sống điểm đến du lịch đều xác định giai đoạn phát triển của điểm đến du lịch
thông qua sử dụng phân tích các nhân tố về số lượng và đặc điểm của du khách,
bằng việc so sánh đặc điểm nổi bật của mỗi giai đoạn trong mô hình chu kỳ sống
điểm đến của Butler với các đặc điểm thực tế của điểm đến. Theo đó, nghiên cứu sử
dụng lý thuyết của Butler trong việc xác định giai đoạn trong chu kỳ sống của du
lịch Hà giang bằng việc phân tích nhân tố nhận biết sự dịch chuyển trong các giai
đoạn của chu kỳ: số lượt khách du lịch; doanh thu du lịch, dịch vụ; cơ sở lưu trú;
công ty lữ hành; cơ cấu tổng sản phẩm, nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp và hiệu
quả nhất để phát triển du lịch Hà Giang trong giai đoạn này và định hướng phát
triển ở những giai đoạn tiếp theo.
Hà Giang là tỉnh miền núi cực Bắc của Tổ quốc cách thủ đô Hà Nội 320km
về phía bắc theo quốc lộ 2, nơi có những ngọn núi cao lưng trời (có dãy Tây Côn
Lĩnh cao 2419m), nhiều sông suối và động thực vật quý hiếm. Hà Giang có cao
nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ, những ruộng bậc thang nên thơ, mảnh đất địa đầu của
Tổ quốc không chỉ thu hút du khách bởi cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục mà còn
hấp dẫn bởi truyền thống văn hóa lâu đời của hơn hai mươi dân tộc cùng sinh sống.
Với những tiềm năng và lợi thế to lớn để phát triển du lịch vì vậy luận văn chọn
điểm đến Hà Giang là khu vực nghiên cứu. Chính vì những lý do đó, được sự hướng
dẫn của PGS.TS. Phạm Trương Hoàng, đề tài chọn hướng nghiên cứu, tìm hiểu:
“Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Hà Giang dựa theo lý thuyết chu kỳ sống của điểm
đến du lịch”
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn không đi sâu vào đánh giá lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến
cũng không nhằm mục đích đưa ra lý thuyết hoàn toàn mới. Mục đích của nghiên
cứu là:
- Tổng quan cơ sở lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch
3
- Xác định giai đoạn của điểm đến Hà Giang trong chu kỳ sống của điểm đến
bằng việc phân tích đa dạng các nhân tố như số lượng và đặc điểm tâm lý của khách
du lịch, doanh thu du lịch, cơ sở lưu trú, công ty lữ hành, cơ cấu tổng sản phẩm.
- Đưa ra các chiến lược, giải pháp phù hợp, hiệu quả với giai đoạn hiện thời
trong chu kỳ sống của điểm đến Hà Giang và những giai đoạn tiếp theo nhằm nâng
cao đời sống của địa phương, thu hút nhiều du khách, tối đa hóa sự hài lòng của du
khách, tối đa lợi nhận của doanh nghiệp địa phương. Bên cạnh đó, đảm bảo cân
bằng bền vững giữa lợi ích kinh tế và văn hóa xã hội và môi trường.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, đề tài cũng
định ra các nhiệm vụ cụ thể cần phải thực hiện đó là:
- Tổng quan cơ sở lý thuyết về chu kỳ sống của điểm đến du lịch
- Bằng các nhân tố nhận biết sự dịch chuyển các giai đoạn khác nhau xác
định giai đoạn phát triển của du lịch Hà Giang trong chu kỳ sống của điểm đến du lịch.
- Nhiệm vụ đề xuất những giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất với giai đoạn
phát triển du lịch nhằm phát triển bền vững du lịch Hà Giang trong giai đoạn này và
định hướng phát triển những giai đoạn tiếp theo.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: giải pháp phát triển du lịch Hà Giang dựa trên cơ sở
lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch.
Phạm vi không gian nghiên cứu: phạm vi nghiên cứu đề tài là toàn bộ tỉnh
Hà Giang. Bên cạnh đó có sự phân tích cụ thể vào các điểm, tuyến, cụm du lịch,
trung tâm du lịch có ý nghĩa quan trọng của tỉnh; chú ý tới mối quan hệ của địa bàn
nghiên cứu với các tỉnh lân cận.
Giới hạn thời gian: Nghiên cứu tập trung vào các số liệu từ 2007-2012, giải
pháp phát triển đến năm 2020.
Giới hạn nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu sâu mô hình chu kỳ sống
của điểm đến của tác giả Butler và áp dụng lý thuyết này để đánh giá điểm đến Hà Giang
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Để giải thích về sự phát triển du lịch của điểm đến, người ta đã đưa ra lý
thuyết về chu kỳ sống của điểm đến du lịch. Cho đến nay, đã có rất nhiều lý thuyết
4
về quá trình phát triển của điểm đến du lịch thông qua mô hình chu kỳ sống điểm
đến. Gilbert là người đầu tiên đưa ra khái niệm về điểm đến du lịch trên tạp chí
Scottish, mô tả quá trình phát triển của điểm đến du lịch qua ba giai đoạn: khám phá
(discovery), phát triển (growth) và suy thoái (decline) [22].
Walter Christaller [19, tr. 95-105] đưa ra lý thuyết chu kỳ sống điểm đến du
lịch năm 1963 nhận được nhiều sự quan tâm. Ông mô tả những người họa sĩ là
những người đầu tiên đặt chân đến những nơi hoang sơ cho những đề tài và nguồn
cảm hứng của họ. Sau đó, những nơi này trở thành nơi lui tới thường xuyên của giới
văn nghệ sĩ để khơi nguồn sáng tạo của họ, rất nhiều bài thơ, bộ phim nói về những
nơi này. Kết quả là những nơi này trở thành xu hướng đi du lịch của một số bộ phận
du khách, những khách sạn và một số dịch vụ cơ bản được xây dựng lên để phục vụ
họ. Khi điểm đến được nhiều người biết đến thì cũng một bộ phận lớn cư dân địa
phương tham gia phục vụ du lịch. Những hãng lữ hành bắt đầu xúc tiến điểm đến để
phát triển du lịch tại đây, sau một thời gian điểm đến không còn hấp dẫn họ lại
hướng du khách đến những nơi hoang sơ mới và chu kỳ lặp lại.
Cohen (1972) [20, tr 164-182] đưa ra lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến
trong quá trình phát triển của điểm đến du lịch dựa vào việc phân loại du khách
thành bốn loại theo đặc điểm du khách. Ông cho rằng ở mỗi giai đoạn trong quá
trình phát triển điểm đến thu những loại khách khác nhau. Có bốn loại du khách:
những người du ngoạn (drifters), những người ưa khám phá (explorer), cá nhân
(individual mass), đoàn thể tổ chức (organized mass). Những người du ngoạn và
những người ưa khám phá luôn tìm cho mình những điểm đến mới mà không quan
tâm nhiều đến những dịch vụ như lưu trú tiện nghi. Mặt khác, hai nhóm khách còn
lại là cá nhân và tổ chức đoàn thể thích ở những nơi có cơ sở vật chất tiện nghi,
hoàn thiện và không đắt đỏ.
Một trong những nhà tâm lý học nổi tiếng Hoa Kỳ Stanley Plog cho rằng các
giai đoạn trong chu kỳ phát triển của điểm đến có mối tương quan khá chặt chẽ với
đặc điểm tâm lý của du khách. Năm 1973 Plog [30] đã chia nguồn khách du lịch
thành năm nhóm tâm lý ứng với mỗi giai đoạn trong chu kỳ sống của điểm đến: là
hiếu kỳ (allocentric), khá hiếu kỳ (near-allocentric) nhóm trung gian (mid-centric),
5
nhóm có tâm lý tự kỷ (psychocentric), khá tự kỷ (near- psychocentric). Mỗi nhóm
tâm lý của khách được đánh giá với mức thu nhập từ cao đến thấp. Theo ông, nhóm
tự kỷ, khá tự kỷ bao gồm những người chủ yếu quan tâm đến những vấn đề xảy ra
quanh họ, có quan hệ trực tiếp với họ. Nhóm hiếu kỳ, khá hiếu kỳ là những người
rất quan tâm đến những gì xung quanh, luôn tỏ ra thích sự tân kỳ, sẵn sàng mạo
hiểm để khám phá. Nhóm du khách có tâm lý hiếu kỳ ở mức độ khác nhau ưa
những điểm mới phát hiện, hoang sơ, họ sẵn sàng chấp nhận cả những nơi chưa có
cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tiện nghi. Họ luôn muốn tìm thấy những khung cảnh
mới, hoang sơ, khác lạ và những mối quan hệ mới và đại đa số nhóm người này
chấp nhận trả tiền cho các chuyến du lịch mới. Khi điểm đến thu hút đa số những
nhóm người có tâm lý hiếu kỳ và khá hiếu kỳ, nhiều cơ sở vật chất du lịch phục vụ
cho nhóm trung gian được xây dựng. Bởi vì, nhóm trung gian thể hiện sự pha trộn
về đặc điểm tâm lý giữa hai nhóm chính trên. Họ cũng muốn được hưởng những gì
mới lạ song lại muốn có một sự đảm bảo chắc chắn về các điều kiện thuân lợi, an toàn.
Họ muốn nhìn thấy sự đổi thay nào đó trong hình ảnh du lịch mà họ đã có
được trong những chuyến đi trước. Điểm đến ở giai đoạn có nhiều người nhóm
trung gian đến du lịch, thì sẽ cố gắng tận dụng mọi tiềm năng thu hút tối đa các
nhóm khách khác nhau có thể, đó là những nhóm khách có tâm lý tự kỷ và khá tự
kỷ, những nhóm người này có thời gian lưu trú ngắn, chi tiêu ít, đặc biệt họ sẽ chọn
những điểm đến tương tự nếu có thể hay chọn những điểm du lịch quen thuộc, đi
cùng những người quen. Họ cảm thấy an tâm, vui mừng khi đến một điểm du lịch
mà họ đã từng đến trước đó, gặp lại những người phục vụ cũ đã để lại cho họ nhiều
cảm tình. Nhưng khi điểm đến bị thương mại hóa nhiều, không còn nhiều hấp dẫn,
số lượng du khách cũng giảm theo, dần dần du khách chuyển hướng đến những
điểm đến mới khác. Khi phần lớn du khách đến đây đều là những nhóm du khách tự
kỷ, khá tự kỷ thì điểm đến đã ở giai đoạn suy thoái.
6
Mô hình chu kỳ sống của điểm đến theo Stanley Plog
Nguồn: Stanley c. Polg, Leisure travel: A marketing handbook, pearson
Prentice Hall, 2004
Lý thuyết của Butler năm 1980 được nhiều người biết đến nhất và sử dụng
nhiều nhất trong việc phân tích quá trình phát triển của điểm đến du lịch, đó là chu
kỳ sống của điểm đến trải qua sáu giai đoạn: khai phá (exploration), thâm nhập
(involvement), phát triển (development), củng cố (consolidation), trì trệ
(stagnation), suy thoái (decline) hoặc phục hồi (rejuvenation).
Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều học giả nghiên cứu về chu kỳ sống của
sản phẩm, nhưng chưa có tài liệu nào nghiên cứu tổng quan cơ sở lý thuyết về chu
kỳ sống của điểm đến, cũng như chưa có nghiên cứu nào áp dụng lý thuyết này để
đánh giá điểm đến du lịch, và tác giả chọn điểm đến du lịch Hà Giang . Trong luận
văn này, tác giả đi sâu nghiên cứu lý thuyết chu kỳ sống điểm đến, không chỉ khai
thác khái niệm chu kỳ sống của điểm đến du lịch mà còn nghiên cứu tìm hiểu các
đặc điểm trong các giai đoạn, các nhân tố nhận biết sự dịch chuyển trong các giai
đoạn chu kỳ sống của điểm đến du lịch từ đó xác định vấn đề đặt ra xuất hiện ở mỗi
giai đoạn trong chu kỳ của điểm đến du lịch, dựa vào đó đưa ra các chiến lược phát
triển du lịch cho mỗi giai đoạn trong chu kỳ sống của điểm đến du lịch Hà Giang.
7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu là phương pháp quan trọng
trong nghiên cứu. Việc thu thập tài liệu sẽ cung cấp thông tin, số liệu cần thiết phục
vụ cho quá trình nghiên cứu. Đây sẽ là cơ sở dữ liệu phong phú và quan trọng cho
việc thực hiện các phương pháp khác đạt hiệu quả cao.
Ngoài ra còn có các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp quan
sát, phương pháp điền dã thực tế.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các hình ảnh, các bảng
biểu, các tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài được thể hiện trong ba chương:
Chƣơng 1: Tổng quan cơ sở lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch
Chƣơng 2: Áp dụng lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch xác định
giai đoạn phát triển của điểm đến du lịch Hà Giang
Chƣơng 3: Một số giải pháp phát triển du lịch Hà Giang phù hợp với
giai đoạn phát triển
8
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHU KỲ SỐNG CỦA
ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
1.1. Một số khái niệm cơ bản
Điểm đến du lịch là một khái niệm mà có rất nhiều quan điểm khác nhau.
Khái niệm điểm đến du lịch xuất phát từ khái niệm điểm tham quan, điểm hấp dẫn
du lịch và điểm du lịch. Điểm tham quan du lịch là những điểm có tài nguyên du
lịch hấp dẫn, song không có khách lưu trú qua đêm tại cơ sở lưu trú của ngành du
lịch. Và điểm hấp dẫn du lịch (Attractive site) là những điểm có tài nguyền du lịch
nổi trội, có khả năng hấp dẫn du khách. Còn theo luật du lịch: “Điểm du lịch là nơi
có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch” [9].
Như vậy điểm đến du lịch phải là nơi có tài nguyên du lịch, có sức hấp dẫn thu hút
khách thì mới “là nơi mà con người thực hiện những kỳ nghỉ của họ”. Steven Pike
định nghĩa về điểm đến đến du lịch: “Một điểm đến du lịch là một vùng không gian
địa lý ở đó có một cụm các tài nguyên du lịch tương đồng mà không bị bó hẹp bởi
một ranh giới chính trị.” Tuy nhiên, khái niệm này cũng chưa phân định được ranh
giới chính trị, địa giới quản lý hành chính của một điểm đến cụ thể hay tỉnh thành
phố. Do đó chưa xác định được chủ thể cũng như thành phẩn tham gia quản lý điểm đến.
Tổ chức du lịch thế giới định nghĩa về điểm đến du lịch khá đầy đủ với các
yếu tố cấu thành điểm đến du lịch phù hợp với quan điểm phát triển du lịch bền
vững: “Điểm đến du lịch là một không gian vật chất mà du khách ở lại ít nhất là một
đêm. Nó bao gồm các sản phẩm du lịch như các dịch vụ hỗ trợ, các điểm đến và
tuyến điểm du lịch trong thời gian một ngày. Nó có các giới hạn vật chất và quản lý
giới hạn hình ảnh, sự quản lý xác định tính cạnh tranh trong thị trường. Các điểm
đến du lịch trong địa phương thường bao gồm nhiều bên hữu quan như một cộng
đồng tổ chức và có thể kết nối lại với nhau để tạo thành một điểm đến du lịch lớn
hơn.” [6]
Như vậy, ta có thể hiểu là một điểm đến du lịch về phía cầu thì du khách ở
lại ít nhất một đêm, về phía cung là phải có các sản phẩm du lịch như dịch vụ hỗ
trợ, các điểm đến và tuyến điểm du lịch trong thời gian một ngày, về mặt quản lý thì
9
có sự quản lý xác định tính cạnh tranh trong thị trường. Vì vậy, nếu đáp ứng được
những điều kiện trên thì đó là điểm đến du lịch, nên có điểm đến du lịch địa
phương, và nhiều điểm đến du lịch địa phương kết nối lại với nhau để tạo thành một
điểm đến du lịch lớn hơn. Tiếp cận dưới góc nhìn này, có thể kết luận Hà Giang là
một điểm đến du lịch.
Dựa vào phạm vi người ta phân loại điểm đến thành 4 loại :
- Điểm đến cấp quốc tế: Khu vực bao gồm nhiều hoặc một số quốc gia (Asean,
Đông Dương
- Điểm đến là quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc…
- Điểm đến cấp vùng: Bắc Trung Bộ, Tây Nam Bộ…
- Điểm đến cấp địa phương hoặc đơn vị hành chính cá biệt: Hà Nội, Hạ Long
Ngoài ra ET, 2000, điểm đến độc lập: chuỗi các điểm đến trong tour, hành
trình cruise.
Để cấu thành điểm đến du lịch cần có những yếu tố quan trọng trong đó kể đến:
Điểm hấp dẫn du lịch: các điểm hấp dẫn của một nơi đến dù mang đặc điểm
nhân tạo, đặc điểm tự nhiên hoặc là các sự kiện thì cũng tạo ra động lực ban đầu cho
sự viếng thăm cảu du khách. Các điểm hấp dẫn thường là lĩnh vực bị lãng quên của
ngànhh du lịch bởi tính đa dạng và hình thức sở hữu phân tán của chúng.
Giao thông đi lại (khả năng tiếp cận nơi đến): Sự phát trì triển và duy trì
giao thông có hiệu quả nối liền với các thị trường nguồn khách là điều kiện căn bản
cho sự thành công của điểm đến du lịch
Nơi ăn nghỉ: Các dịch vụ lưu trú và ăn uống của điểm đến không chỉ cung
cấp nơi ăn nghỉ mang tính vật chất mà còn tạo cảm giác chung về sự tiếp đãi nồng
nhiệt, lưu lại ấn tượng khó quên về món ăn hoặc đặc sản địa phương.
Các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ
Du khách đòi hỏi một loạt tiện nghi, phương tiện và các dịch vụ hỗ trợ tại nơi
đến du lịch. Khả năng cung cấp tiện nghi và dich vụ hỗ trợ biểu lộ bản chất đa
ngành của yếu tố cung trong du lịch và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các lĩnh vực kinh
doanh trong ngành du lịch.
10
Các nơi đến còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác cho cả khách hàng và
ngành du lịch thông qua các tổ chức du lịch địa phương, Những dịch vụ này bao
gồm: quảng bá cho nơi đến: lãnh đạo, phối hợp và kiểm soát sự phát triển của nơi
đến, tư vấn và phối hợp các doanh nghiệp khác ở đại phương, cung cấp một số tiện
nghi nhất định.
Các hoạt động bổ sung
Các hoạt động bổ sung được tạo ra để giúp du khách sẽ có “một cái gì đó để
làm khi chẳng thể làm gì”
Các điểm hấp dẫn, giao thông đi lại, nơi ăn nghỉ tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ,
các hoạt động bổ sung là những tiêu chuẩn cho sự tồn tại của một nơi đến du lịch.
Tùy thuộc vào các cá nhân, các yếu tố này có thể có rất nhiều cách kết hợp khác
nhau ở mức độ khác nhau. Sự quyến rũ của điểm đến du lịch mang lại tính chất chủ
quan của nguời viếng thăm. Những gì khiến du khách thích thú có thể không là mối
quan tâm của du khách khác. Tuy nhiên, tất cả các điểm đến du lịch nói chung có
năm yếu tố cấu thành trên.
Khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến điểm đến du lịch theo Metin
Kozak có các nhân tố bao gồm:
+ Đặc điểm của điểm đến: cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội, dịch vụ,
thái độ của dân địa phương, khả năng tiếp cận, chất lượng môi trường, an toàn và an ninh.
+ Đặc điểm của du khách: Sự thỏa mãn, hình ảnh, đặc điểm cá nhân, kinh
nghiệm đã trải qua, khả năng tiếp cận công nghệ thông tin, khả năng về tài chính.
+ Hành vi của các công ty lữ hành: Uy tín, hoạt động marketing, mức độ ứng
dụng công nghệ thông tin
+ Các nhân tố bên ngoài: Tỷ giá hối đoái, sự can thiệp của chính phủ, những
nhân tố không thể kiểm soát được. [6]
Bên cạnh đó, ta cũng cần nghiên cứu khái niệm sản phẩm du lịch dưới góc
nhìn marketing, một số học giả đã khẳng định “sản phẩm du lịch là một tổng thể rất
phức tạp gồm các thành phần không đồng nhất” và sản phẩm du lịch được tạo gia
bởi các nhóm thành tố gồm [35]:
11
+ Các tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa, công nghệ có khả năng thu hút
khách du lịch và thúc đẩy chuyến đi của họ.
+ Hàng hóa dịch vụ, ăn uống lưu trú, vui chơi thể thao
+ Dịch vụ du lịch
Tóm lại, sản phẩm du lịch là toàn bộ chương trình du lịch, các dịch vụ du
lịch cùng với tài nguyên du lịch được khai thác cho hoạt động du lịch. Thành phần
của sản phẩm du lịch: sản phẩm lữ hành, sản phẩm dịch vụ du lịch được cụ thể hóa
trong các lĩnh vực dịch vụ khác nhau: dịch vụ lưu trú, ăn uống, bổ sung, các dịch vụ
cụ thể khi trực tiếp phục vụ khách du lịch: đồ lưu niệm, đồ uống, món ăn.
1.2. Chu kỳ sống của điểm đến du lịch
1.2.1. Khái niệm
Trước hết ta có khái niệm chu kỳ trong khoa học và đời sống nói chung, chu
kỳ là khoảng thời gian giữa hai lần lặp lại liên tiếp của một sự việc, hay thời gian để
kết thúc một vòng quay, một chu trình.
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa về chu kỳ sống của điểm đến
du lịch. Tuy nhiên, hầu như các quan điểm đó đều dựa trên cơ sở lý thuyết của chu
kỳ sống của sản phẩm. Vì vậy, trước hết cần nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm
là gì?
Có rất nhiều định nghĩa về chu kỳ sống của sản phẩm, nhưng theo Gs.Ts.
Trần Minh Đại [4, Tr.257]:
Chu kỳ sống của sản phẩm còn gọi là "vòng đời sản phẩm", gồm có các giai
đoạn sau [4, tr.258 ]:
 Giai đoạn tung ra thị truờng ( giai đoạn giới thiệu): là thời kỳ mức tiêu thụ tăng
trưởng chậm theo mức độ tung hàng ra thị trường;
 Giai đoạn phát triển: là thời kỳ hàng hóa được thị trường chấp nhận nhanh chóng
và lợi nhuận tăng lên đáng kể;
 Giai đoạn bão hòa (chín muồi) : là thời kỳ nhịp độ tăng mức tiêu thụ chậm dần
lại do hầu hết những người mua tiềm ẩn đã chấp nhận sản phẩm;
 Giai đoạn suy thoái: là thời kỳ mức tiêu thụ có chiều hướng đi xuống và lợi
nhuận giảm.
12
Không phải tất cả các sản phẩm đều có chu kỳ sống hình sin. Các nhà nghiên
cứu sản phẩm đã phát hiện ra hàng chục dạng chu kỳ sống khác nhau. Có ba dạng
phổ biến được trình bày trong hình:
 Dạng “phát triển - giảm đột ngột -bảo hòa” (hình a) đặc trưng cho những sản
phẩm có doanh số tăng nhanh khi mới tung ra thị trường rồi sau đó sụt giảm rất
nhanh chóng do những người sớm chấp nhận sản phẩm này thay thế chúng, sau đó
doanh số chững lại do những người chấp nhận muộn bắt đầu mua sản phẩm.
 Dạng “chu kỳ - chu kỳ lặp lại” (hình b) biểu thị chu kỳ sống của những sản
phẩm (ví dụ như dược phẩm mới) mà thời gian đầu nhờ quảng cáo mạnh mẽ nên
doanh số tăng nhanh, điều này đã tạo ra chu kỳ thứ nhất. Sau đó doanh số bắt đầu
giảm và doanh nghiệp lại tiếp tục mở một đợt quảng cáo sản phẩm đó một lần nữa
làm xuất hiện chu kỳ thứ hai thường có qui mô nhỏ hơn và thời gian ngắn hơn.
 Dạng PLC hình sóng (hình c) tiêu biểu cho những sản phẩm mà doanh số của
chúng trải qua một chuỗi chu kỳ sống do phát hiện ra những đặc tính mới của sản
phẩm, những công dụng mới hay những người sử dụng mới. Ví dụ nilon có chu
sống dạng hình sóng, vì nó có thêm nhiều công dụng mới như làm dù, bít tất, đồ lót,
áo sơ mi, thảm... được phát hiện dần qua thời gian.
Hình 1.1 Các dạng chủ yếu chu kỳ sống của sản phẩm
Nguồn: Philip Kotler, Marketing Management, 11th
edition, Prentice Hall, 2003, trang 32
Như vậy, trên cơ sở nghiên cứu chu kỳ sống sản phẩm, nhiều nhà nghiên
cứu đã đưa ra các định nghĩa khác nhau. Tác giả thu thập, phân tích trên các quan
điểm đó cho rằng chu kỳ sống của điểm đến du lịch (Tourism area life cycle – Viết
tắt là TALC) hay còn gọi là vòng đời của điểm đến là một khái niệm mô tả quá trình
phát triển du lịch của điểm đến qua các giai đoạn của chu kỳ sống bằng những nhân
tố nhận biết dịch chuyển.
13
Tương tự chu kỳ sống của sản phẩm, chu kỳ sống của điểm đến du lịch của
tác giả Butler mô tả khi mới khai phá, chỉ có một số du khách hiếu kỳ biết đến điểm
đến, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng như nhận thức của cộng đồng địa phương
về du lịch còn hạn chế. Khi cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tăng lên, thì nhận thức về
du lịch cũng tăng lên, vì vậy số lượng khách du lịch phát triển hơn. Bằng việc đầu
tư quảng bá điểm đến và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, điểm đến nhanh
chóng trở thành điểm đến du lịch. Nhưng khi số lượng khách du lịch đạt mức cao
nhất thì điểm đến đã có dấu hiệu suy thoái. Nhiều yếu tố được xác định là môi
trường (thiếu đất, nước, chất lượng không khí), cơ sở vật chất (đường xá, cơ sở lưu
trú), hay nhân tố xã hội (đông đúc, cảm giác khó chịu đối với du khách). Số lượng
du khách thực tế sẽ giảm khi sự hấp dẫn của điểm đến giảm đi.
Việc xác định giai đoạn của chu kỳ sống rất có ý nghĩa không chỉ với việc
giúp các nhà chiến lược, cơ quan quản lý, chính quyền địa phương nắm được diễn
biến phát triển của điểm đến thông qua các đặc điểm nổi bật của các giai đoạn trong
chu kỳ sống và xây dựng chiến lược phù hợp, hiệu quả phát triển du lịch của nhằm
duy trì số lượng du khách và doanh thu du lịch, xác định được thái độ của cư dân
địa phương đối với du khách thay đổi qua các giai đoạn của chu kỳ sống của điểm
đến chủ yếu được giải thích bằng sự tiếp xúc của du khách với cư dân địa phương
hay chỉ tính thông qua số lượng du khách.
1.2.2. Các giai đoạn trong chu kỳ sống của điểm đến
Mô hình chu kỳ sống của điểm đến của Butler đề cập tới sáu giai đoạn: Khai
phá (Exploration), Thâm nhập (Involvement), Phát triển (Development), Củng cố
(Consolidation), Trì trệ (Stagnation), Suy thoái (Decline) hoặc Phục hồi
(Rejuvenation) [16, tr. 5-12].
14
Hình 1.2 Mô hình chu kỳ sống của điểm đến của Butler
Nguồn: R.W. Butler, the concept of a tourist area cycle of evolution: Imlications
formanagemant of resourse, Canadian Geographer, 1980.
Giai đoạn khai phá (Exploration): được đặc trưng bởi số lượng du khách,
điểm đến mới chỉ thu hút được một số khách du lịch có tâm lý hiếu kỳ, ưa khám phá
họ bị hấp dẫn bởi những nét độc đáo hay sự khác biệt về tự nhiên hay văn hóa của
điểm đến. Sự tiếp xúc giữa du khách và cư dân bản địa khá cao, hầu hết các dịch vụ
ăn ngủ đều ở tại nhà người dân. Chính điều này hấp dẫn với nhiều du khách. Du lịch
không tác động nhiều đến kinh tế, môi trường, văn hóa xã hội của địa phương.
Giai đoạn thâm nhập (Involvement): số lượng khách tăng đều, cư dân địa
phương cung ứng những dịch vụ cơ bản (cơ sở lưu trú, nhà hàng…), sự tiếp xúc
giữa khách du lịch và dân cư bản địa vẫn ở mức cao. Điều kiện kinh tế, xã hội của
một bộ phận dân cư tham gia hoạt động du lịch đã dần thay đổi. Việc quảng bá điểm
đến bắt đầu dần được thực hiện.
Giai đoạn phát triển (Development): giai đoạn này thu hút được đầu tư bên
ngoài và xác định rõ được thị trường mục tiêu. Việc tiếp cận điểm đến (giao thông,
thông tin), xúc tiến điểm đến ngày càng được nâng cao hơn. Những dịch vụ du lịch
được cung cấp bởi cư dân địa phương thay thế bởi những cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch tiện nghi, sang trọng của các đơn vị tư nhân bên ngoài. Giai đoạn này cũng có
nhiều sự can thiệp của cơ quan quản lý, chính quyền địa phương trong việc lập kế
hoạch và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Vì vậy, đặc trưng của
15
giai đoạn này là số lượng khách đến du lịch có thể tăng hơn cả dân số của điểm đến.
Nhiều dịch vụ bổ sung bên cạnh những dịch vụ cơ bản như giải trí, thẩm mỹ, làm
đẹp, thể thao phát triển và lao động phục vụ ngành du lịch tăng nhanh đáp ứng sự
phát triển nhanh chóng của du lịch. Tuy nhiên, giai đoạn này việc tham gia của cư
dân địa phương vào hoạt động du lịch là giảm đi nhiều.
Giai đoạn củng cố (Consolidation): khi bước vào giai đoạn củng cố, số
lượng khách vẫn tăng nhưng tốc độ giảm sút. Một phần kinh tế của điểm đến lệ
thuộc với du lịch. Nỗ lực của các bên tham gia vào quảng bá điểm đến nhằm kéo
dài mùa vụ du lịch và thị trường du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được sở
hữu chủ yếu bởi công ty, tập đoàn lớn, hay được nhượng quyền thương hiệu. Vì
vậy, sự đối đầu của một bộ phận dân cư không tham gia hoạt động du lịch ngày
càng tăng.
Giai đoạn trì trệ (Stagnation): sức chứa du lịch hạn chế đã dẫn đến nhiều
vấn đề liên quan đến kinh tế, văn hóa- xã hội và môi trường. Hình ảnh của điểm đến
vẫn khá tốt nhưng không còn là điểm đến được ưa chuộng. Du khách không còn lưu
lại dài, nhưng khu vui chơi giải trí, dịch vụ bổ sung khác hấp dẫn du khách hơn sự
hấp dẫn của tự nhiên hay văn hóa. Giai đoạn này đặc trưng bởi sức chứa du lịch hạn chế.
Giai đoạn suy thoái (Decline): Trong giai đoạn suy thoái điểm đến sẽ không
thể cạnh tranh nổi với những điểm đến mới, vì vậy sẽ phải đối mặt với suy giảm thị
trường về cả phạm vi và số lượng. Điểm đến chỉ còn là nơi lui lại của du khách
những ngày cuối tuần, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch sẽ phục vụ cho mục đích khác;
một số ngành khác như khách sạn sẽ trở thành khu phục hồi chức năng, nhà dưỡng
lão…Vì vậy duy trì, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là một vấn đề. Chính
điều này làm mất dần đi tính hấp dẫn của điểm đến. Ở giai đoạn này, một lần nữa có
nhiều sự can thiệp của chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhằm cứu vãn
tình thế. Trong nhiều trường hợp, khu vực này trở thành những nơi hoang phế, hay
mất hẳn đi chức năng du lịch.
Giai đoạn phục hồi (Rejuvenation): giai đoạn này có thể sẽ xảy ra, tuy
nhiên trong một vài trường hợp, giai đoạn này sẽ không xảy ra nếu không có sự
16
thay đổi hoàn toàn tính hấp dẫn du lịch. Có hai cách thức thực hiện nhằm tạo nên sự
thay đổi lớn cho điểm đến. Thứ nhất, có thể xây dựng các khu giải trí mới như sòng
bạc, thẩm mỹ viện, công viên giải trí, khu giải trí liên hợp... Thứ hai, là sử dụng các
tài nguyên du lịch trước đây chưa được khai thác. Sự phát triển của những khu vui
chơi giải trí sẽ làm tăng lên tính hấp dẫn của điểm đến. Trong nhiều trường hợp,
một trong những hoạt động hiệu quả trong giai đoạn này là nỗ lực của cơ quan quản
lý kết hợp với đơn vị tư nhân trong việc tìm kiếm thị trường mới tiềm năng. Nhưng
rất khó có thể phục hồi sự hấp dẫn ban đầu của điểm đến khi nó đã mất tính cạnh
tranh. Chỉ trong một vài trường hợp khi điểm đến mang tính hấp dẫn độc đáo nhất
hay thị hiếu du lịch được duy trì trong một thời gian dài. Ví dụ như tháp nước
Niagara, hay những khu vui chơi giải trí lớn và thành công như khu vui chơi giải trí
Disneyland hay Disneylandworld, có thể duy trì tính cạnh tranh cao trong một thời
kỳ dài bởi họ luôn biết cách bổ sung, thay đổi sản phẩm của mình theo thị hiếu du
lịch của thời đại.
Tuy nhiên cũng phải nhấn mạnh rằng sau giai đoạn trì trệ (Stagnation) có thể
xảy ra nhiều giai đoạn khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ta có thể thấy sự tái
phát triển thành công như thành phố Cantic làm cho điểm đến phát triển sung mãn
hơn giai đoạn trước như đường cong A. Sự thay đổi nhỏ trong điều chỉnh sức chứa
và các nguồn lực phát triển, cũng có thể giúp điểm đến phát triển ở mức B (đường
cong B). Khi sự tái điều chỉnh nhằm duy trì phát triển ổn định được thực hiện sau sự
thất bại của lần tái điều chỉnh đầu tiên đã kéo đường cong xuống điểm C (đường
cong C). Sự tồi tàn của cơ sở vật kỹ thuật du lịch cũng như sự suy giảm của tính
canh tranh so với những điểm đến du lịch khác sẽ dẫn đến suy thoái thị trường
(đường cong D). Cuối cùng là những nguyên nhân như chiến tranh, bệnh dịch, thảm
họa khác có thể dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng số lượng khách (đường cong E).
Nếu suy thoái tiếp tục kéo dài, điểm đến sẽ không còn hấp dẫn phần lớn du khách
nữa kể cả các vấn đề được giải quyết.
Bên cạnh đó, hình dáng của các đường cong cũng rất đa đạng ở những đoạn
khác nhau, phản ánh sự đa dạng những yếu tố như tỷ lệ phát triển, số lượng du
17
khách, khả năng tiếp cận, can thiệp của cơ quan quản lý, số lượng các điểm đến
cạnh tranh. Rõ ràng nếu tăng cải thiện đầu tư trong khả năng tiếp cận điểm đến thì
số lượng du khách cũng tăng lên. Nếu sự phát triển cơ sở vật kỹ thuật du lịch và khả
năng tiếp cận điểm đến bị hạn chế vì bất cứ lý do gì (sự đối đầu của cư dân địa
phương, thiếu đầu tư…) thì giai đoạn khai phá và thâm nhập sẽ mất rất nhiều thời
gian. Những điểm đến phát triển theo cách truyền thống thường phải trải qua lần
lượt các giai đoạn và sự phát triển của điểm đến được kéo dài khi lường trước được
sức chứa du lịch và những cạnh tranh tiềm ẩn của điểm đến khác.
Mặc dù mỗi điểm đến đều có chu kỳ sống hay còn gọi là vòng đời, nhưng
không phải tất cả các điểm đến đều phải trải qua lần lượt các giai đoạn của chu kỳ
sống. Nghĩa là chu kỳ sống của điểm đến có thể bỏ qua một số giai đoạn, ví dụ như
ở CanCun của Mexico thì giai đoạn khai phá và thâm nhập là rất ngắn và khá mờ,
một số trường hợp giai đoạn phát triển trở thành giai đoạn khởi đầu của chu kỳ. Vì
vậy, cũng có một số mô hình khác nhau của chu kỳ sống của điểm đến, nhưng chủ
yếu có 4 dạng sau:
18
Hình 1.3: Các dạng chủ yếu của chu kỳ sống của điểm đến du lịch
Nguồn: Michael Haywood, Can the tourist-area life cycle be made operat
Tourism Management, Sep. 1986
19
Bảng 1.1 Đặc điểm các giai đoạn trong chu kỳ sống của điểm đến
Giai đoạn Đặc điểm
Khai phá -Số lượng nhỏ khách du lịch có tâm lý hiếu kỳ
-Ít hoặc không có cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
- Điểm đến hấp dẫn du khách bởi yếu tố tự nhiên hay văn hóa bản
địa
Thâm nhập - Có đầu tư của địa phương cho du lịch
- Quảng bá điểm đến
- Chính quyền địa phương có đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
- Xác định thị trường mục tiêu
-Có những dịch vụ cơ bản của người dân địa phương phục vụ cho
du khách
Phát triển -Số lượng khách có thể nhiều hơn cả dân số điểm đến
-Tăng cường quảng bá điểm đến
-Đầu tư từ bên ngoài dẫn đến mất kiểm soát của địa phương
-Phát triển nhiều dịch vụ bổ sung thỏa mãn nhu cầu của du khách
-Những du khách có tâm lý trung gian thay thế cho những du
khách có tâm lý hiếu kỳ
Củng cố -Du lịch đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của kinh tế địa
phương
-Tăng cường quảng bá điểm đến nhằm kéo dài mùa du lịch và phát
triển thị trường
du lịch
-Những công ty, tập đoàn lớn sở hữu cơ sở vật chất kỹ thuật phục
vụ du lịch
-Thu hút loại khách có tâm lý khá tự kỷ và tự kỷ
Trì trệ -Sức chứa du lịch bị hạn chế
-Điểm đến vẫn tạo được hình ảnh tốt song không còn là điểm đến
được ưa chuộng
-Hoạt động của các cơ sở lưu trú bắt đầu giảm nhưng lợi nhuận
20
vẫn ở mức cao
Suy thoái -Thị trường du lịch giảm cả về phạm vi và số lượng
-Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được sử dụng với mục đích khác.
Phục hồi -Điểm đến tạo ra sức hấp dẫn mới nhờ vào xây dựng thêm các khu
vui chơi giải trí, các dịch vụ bổ sung hoặc sử dụng những nguồn
tài nguyên du lịch trước đây chưa được khai thác
Nguồn: Tác giả
1.2.3. Căn cứ nhận biết sự dịch chuyển trong các giai đoạn chu kỳ sống của
điểm đến
Ở mỗi giai đoạn của chu kỳ sống của điểm đến du lịch, Butler đều đưa ra đặc
điểm nổi bật như sau:
Bảng 1.2 Đặc điểm nổi bật củacác giai đoạn trong chu kỳ sống của điểm đến
Giai đoạn Đặc điểm nổi bật
Khai phá -Thu hút số lượng nhỏ khách du lịch có tâm lý hiếu kỳ
Thâm nhập -Các dịch vụ cơ bản như lưu trú, ăn uống… đều do người dân địa
phương trực tiếp sở hữu phục vụ cho du khách.
Phát triển -Số lượng khách du lịch nhiều hơn cả số dân của điểm đến
Củng cố -Du lịch trở thành một bộ phận không thể thiếu của kinh tế địa
phương
Trì trệ -Sức chứa du lịch bị hạn chế, tác động kinh tế, văn hóa – xã hội và
môi trường
Suy thoái -Thị trường du lịch giảm nhanh cả về phạm vi và số lượng
Phục hồi -Xây dựng thêm các khu vui chơi giải trí, các dịch vụ bổ sung
hoặc sử dụng những nguồn tài nguyên du lịch trước đây chưa
được khai thác tạo nên sức hấp dẫn mới cho điểm đến
Nguồn: Tác giả
Theo lý thuyết của Butler thì rất khó định lượng để xác định giai đoạn trong
chu kỳ sống của điểm đến nếu chỉ sử dụng phân tích các nhân tố về số lượng và đặc
điểm của du khách, bằng việc so sánh đặc điểm nổi bật của mỗi giai đoạn trong mô
hình chu kỳ sống điểm đến với các đặc điểm thực tế của điểm đến. Vì vậy, nghiên
21
cứu đưa ra năm nhân tố dựa vào lý thuyết Butler về chu kỳ sống của điểm đến và
chu kỳ sống của sản phẩm có thể nhận biết sự dịch chuyển trong các giai đoạn của
chu kỳ sống đó là: số lượng khách, doanh thu du lịch, cơ sở lưu trú, công ty lữ hành,
và cơ cấu tổng sản phẩm. Các nhân tố này mang những đặc điểm và mức độ khác
nhau ở mỗi giai đoạn của chu kỳ sống. Điều này có thể tóm tắt như sau:
Bảng 1.3: Căn cứ nhận biết sự dịch chuyển trong các giai đoạn chu kỳ sống của
điểm đến
Nhân tố
Số lƣợng
khách và đặc
điểm tâm lý
Thu nhập
du lịch
Cơ sở lƣu trú
Công ty lữ
hành
Cơ cấu tổng
sản phẩm
Giai đoạn
Khai
phá
Số lượng nhỏ
khách du lịch
có tâm lý hiếu
kỳ
Thu nhập
du lịch là
rất ít so với
các điểm
đến cạnh
tranh khác
vì điểm đến
chưa được
biết đến
nhiều
Không có hoặc
rất ít so với các
điểm đến cạnh
tranh khác cơ
sở lưu trú phục
vụ du khách.
Không có
hoặc rất ít so
với các điểm
đến cạnh
tranh khác
các công ty lữ
hành
Ngành dịch
vụ chiếm tỷ
trọng rất
thấp trong
cơ cấu tổng
sản phẩm
Thâm
nhập
Tăng số lượng
khách du lịch
có tâm lý hiếu
kỳ và khá hiếu
kỳ
Thu nhập
du lịch tăng
trưởng
chậm so với
các điểm
đến cạnh
tranh khác
Các cơ sở lưu
trú không đủ
cung cho cầu
của du khách,
dân địa phương
là chủ sở hữu
của các cơ sở
lưu trú này
Rất ít hãng lữ
hành hoạt
động tại điểm
đến (so với
các điểm đến
cạnh tranh
khác)
Ngành dịch
vụ chiếm tỷ
trọng rất
thấp trong
cơ cấu tổng
sản phẩm
22
Phát
triển
Số lượng
khách du lịch
nhiều hơn cả
dân số của
điểm đến, thu
hút chủ yếu
nhóm du
khách có tâm
lý trung gian
Thu nhập
du lịch tăng
đáng kể,
điểm đến
được biết
đến (so với
các điểm
đến cạnh
tranh khác)
Số lượng cơ sở
lưu trú tăng
nhanh đáp ứng
nhu cầu của du
khách, các cơ
sở lưu trú cao
cấp, tiện nghi
được sở hữu
bởi những tổ
chức bên ngoài.
Số lượng các
công ty lữ
hành tăng
nhanh chóng,
cạnh tranh
cao (so với
các điểm đến
cạnh tranh
khác)
Ngành dịch
vụ chiếm tỷ
trọng cao
trong cơ cấu
tổng sản
phẩm.
Củng cố Số lượng du
khách vẫn
tăng nhưng
tốc độ giảm,
bên cạnh
những nhóm
du khách có
tâm lý trung
gian, điểm đến
thu hút một số
lượng khách
có tâm lý khá
tự kỷ.
Thu nhập
du lịch vẫn
ở mức cao,
nhưng tốc
độ giảm (so
với các
điểm đến
cạnh tranh
khác)
Số lượng các
cơ sở lưu trú
vẫn tăng, sở
hữu bởi các
công ty, tập
đoàn lớn nước
ngoài hay bằng
cách nhượng
quyền thương
hiệu.
Số lượng các
công ty lữ
hành vẫn tăng
nhưng tốc độ
giảm bởi sự
cạnh tranh
khốc liệt (so
với các điểm
đến cạnh
tranh khác).
Ngành dịch
vụ vẫn
chiếm ưu
thế nhưng tỷ
trọng có xu
hướng giảm
trong cơ cấu
tổng sản
phẩm.
Trì trệ Số lượng
khách ở mức
cao nhất, sức
chứa vượt
ngưỡng cho
phép. Thu hút
số lượng lớn
Thu nhập
du lịch tăng
rất chậm,
thậm chí là
không tăng
(so với các
điểm đến
Số lượng cơ sở
lưu trú vẫn tăng
nhưng tốc độ
giảm (so với
các điểm đến
cạnh tranh
khác)
Số lượng
công ty lữ
hành có xu
hướng giảm
do thị trường
bão hòa.
Ngành dịch
vụ có tỷ
trọng giảm
xu hướng
giảm trong
cơ cấu tổng
sản phẩm.
23
du khách có
tâm lý trung
gian, khá tự
kỷ và tự kỷ
cạnh tranh
khác).
Suy
thoái
Số lượng
khách giảm
nhanh chóng,
phần lớn du
khách là
những nhóm
du khách có
tâm lý khá tự
kỷ và tự kỷ.
Thu nhập
du lịch có
xu hướng
giảm sút
nhiều (so
với các
điểm đến
cạnh tranh
khác)
Cơ sở lưu trú
xuống cấp, số
lượng cơ sở lưu
trú có xu hướng
giảm, nhiều cơ
sở lưu trú phục
vụ du lịch được
sử dụng với
mục đích khác.
Số lượng
công ty lữ
hành giảm
nhanh chóng,
nhiều đơn vị
lữ hành rút
khỏi thị
trường.
Ngành dịch
vụ có tỷ
trọng giảm
trong cơ cấu
tổng sản
phẩm nhưng
vẫn cao hơn
ở giai đoạn
đầu của chu
kỳ.
Phục hồi Số lượng
khách có tín
hiệu tăng dần,
thu hút chủ
yếu là nhóm
khách có tâm
lý trung gian,
khá tự kỷ và
tự kỷ.
Thu nhập
du lịch có
xu hướng
hồi phục
nhưng
không đạt ở
mức cao
như trước
đây (so với
các điểm
đến cạnh
tranh khác)
Các cơ sở lưu
trú được đầu
tư, tu sửa lại để
hoạt động, số
lượng cơ sở lưu
trú phục vụ du
lịch có xu
hướng tăng.
Các công ty
lữ hành có
dấu hiệu phục
hồi hoạt
động.
Ngành dịch
vụ có xu
hướng tăng
tỷ trọng
trong cơ cấu
tổng sản
phẩm (so
với các điểm
đến cạnh
tranh khác)
1.2.4. Những vấn đề đặt ra mỗi giai đoạn trong chu kỳ của điểm đến du lịch
Ở mỗi giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống, điểm đến phải đối mặt với các
vấn đề khác nhau mà các nhà chiến lược phải nắm bắt được để đưa ra các chiến
lược, giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất cho từng giai đoạn phát triển du lịch.
24
Giai đoạn khai phá và thâm nhập:
-Thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
- Khả năng thông tin, tiếp cận điểm đến còn bị hạn chế
- Điểm đến tương đối chưa được biết đến
Giai đoạn phát triển
-Số lượng khách du lịch tăng nhanh, tác động đến hữu hình đến kinh tế địa phương
-Phát triển tự phát và không liên kết
Giai đoạn củng cố và trì trệ
- Số lượng quá lớn khách du lịch vượt quá sức chứa du lịch
- Vai trò kiểm soát của chính quyền địa phương bị mất dần
- Các công ty, tập đoàn lớn sở hữu cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
- Xuất hiện thái độ chống đối của dân địa phương với du khách
Giai đoạn suy thoái
- Điểm đến vẫn tạo hình ảnh tốt nhưng không còn là điểm đến được ưa chuộng
- Du lịch bị thương mại hóa
- Không có tín hiệu phục hồi
- Xuất nhiều các vấn đề liên quan đến kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường
của điểm đến.
1.2.5. Các chiến lược phát triển du lịch cho mỗi giai đoạn trong chu kỳ sống của
điểm đến
Theo Martin và Uysal (1990) [27] cho rằng mỗi giai đoạn của chu kỳ sống
cần có những chiến lược khác nhau để nâng cao tính cạnh tranh của điểm đến so với
các điểm đến cạnh tranh khác. Tuy nhiên cũng phải nhấn mạnh rằng, mỗi chiến
lược có những điểm mạnh và điểm yếu riêng phụ thuộc các điều kiện của điểm đến.
Giai đoạn đầu (giai đoạn khai phá và thâm nhập): những nhà hoạch định
chiến lược phát triển du lịch cần đưa ra những chiến lược phù hợp để có thể lường
trước những vấn đề xảy ra ở giai đoạn tiếp theo, những chiến lược đó là:
- Chiến lược tung những sản phẩm, dịch vụ mới cho những thị trường mới.
Nếu áp dụng chiến lược điểm đến phải đối mặt với rủi ro cao khi thị trường là mới
chưa được biết đến nhằm phát triển những sản phẩm mới.
25
- Xây dựng thị phần, chiến lược này phù hợp với những sản phẩm mới
nhằm tăng thị phần và sự biết đến điểm đến.
Giai đoạn phát triển: mục tiêu của giai đoạn này là duy trì cầu du lịch, tìm
kiếm những khách hàng mới và tạo ra sản phẩm mới. Ở giai đoạn này, Porter 1980
đưa ra những chiến lược sau [34] :
- Chiến lược dẫn đầu về giá (overall cost leadership strategy): giá là công
cụ hữu hiệu để cạnh tranh du lịch, tính hấp dẫn của điểm đến một phần do giá quyết
định. Nói cách khác, độ co giãn về giá đối với cầu du lịch là khá lớn. Do vậy, bất cứ
sự thay đổi nào về giá đều dẫn đến sự tăng lên hay giảm cầu du lịch đối với điểm
đến. Ví dụ như các điểm đến như Thổ Nhĩ Kỳ, Đảo Shíp, Hy Lạp với nguồn nhân
công rẻ hơn và các chi phí kinh doanh thấp hơn nên có lợi thế hơn so với Tây Ban
Nha, ý, Pháp. Để giảm gía tạo tính cạnh tranh thì cần tạo tính liên kết của điểm đến.
Điểm đến có thể phát triển bằng chiến lược dẫn đầu về giá không có nghĩa là điểm
đến sẽ cung cấp cho thị trường những sản phẩm, dịch vụ thấp nhất. Trái lại, chiến
lược này nhằm đảm bảo lợi thế cạnh tranh về giá với các điểm đến cạnh tranh khác.
Nếu áp dụng chiến lược này, điểm đến sẽ thu được nguồn thu lớn khi thu hút được
số lượng lớn khách du lịch
- Chiến lược khác biệt hóa: Chiến lược này bao gồm quá trình tạo ra các
sản phẩm khác biệt hơn so với các sản phẩm, dịch vụ mà các đối thủ cạnh tranh
đang cung ứng và cần ưu tiên nghiên cứu những sản phẩm, dịch vụ tiềm năng có thể
đưa ra thị trường. Khác với chiến lược dẫn đầu về giá, du khách sẽ sẵn sàng trả giá
cao hơn cho những sản phẩm du lịch nếu chúng có thêm những thuộc tính mới như
cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ khách hàng, xây dựng hình ảnh sản phẩm mới…
- Chiến lược tập trung: không giống như hai chiến lược dẫn đầu về giá và
chiến lược khác biệt hóa đều nỗ lực ở tất cả các thị trường. Chiến lược tập trung chỉ
xác định những sản phẩm, dịch vụ cụ thể cho những thị trường mục tiêu. Nếu theo
đuổi chiến lược này, cần phải biết nhu cầu cụ thể của những thị trường mục tiêu này
đối với điểm đến và sử dụng chiến lược dẫn đầu về giá hay chiến lược khác biệt hóa
với thị trường mục tiêu đó. Vì vậy, khi áp dụng chiến lược tập trung sẽ đáp ứng tốt
hơn những điểm đến cạnh tranh khác.
26
Giai đoạn củng cố và trì trệ: Theo Martin và Uysal (1990) cho rằng, chiến
lược ở giai đoạn này là nhằm duy trì vị trí của điểm đến mặc dù nó không còn ở giai
đoạn phát triển và ngăn cho điểm đến không rơi vào giai đoạn suy thoái. Đây là giai
đoạn quan trọng đưa ra những chiến lược toàn diện để kéo dài phát triển của điểm
đến. Vì thế, ở giai đoạn này chúng ta có những chiến lược sau:
- Chiến lược tung ra những sản phẩm, dịch vụ mới với thị trường hiện có.
Tuy nhiên, không chắc chắn rằng những sản phẩm dịch vụ mới có thu hút được thị
trường hiện tại hay không.
- Duy trì thị phần, khi điểm đến có thị phần cao trong thị trường du lịch thì
chiến lược tốt nhất là nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm du lịch dịch vụ so với
các điểm đến cạnh tranh khác thông qua việc đầu tư, nâng cấp.
- Duy trì sản phẩm, dịch vụ hiện có cho những thị trường hiện tại. Nguy cơ
của chiến lược này là số lượng khách sẽ giảm mỗi năm.
Giai đoạn suy thoái: ở giai đoạn này điểm đến không còn khả năng cạnh
tranh với các điểm đến mới khác, khách du lịch sẽ không còn nhận ra lợi thế cạnh
tranh nào với các điểm đến khác. Cầu du lịch hoàn toàn phụ thuộc vào giá. Ở giai
đoạn này có những chiến lược sau [33]:
- Thu hoạch vét (Harvesting of thec product): nghĩa là điểm đến sẽ thu hoạch
nốt các sản phẩm dịch vụ bán ra cho khách du lịch trước khi rút khỏi thị trường.
- Rút khỏi thị trường: trong trường hợp điểm đến không còn tiềm năng nào
để hấp dẫn du khách nữa, chiến lược tốt nhất là rút các sản phẩm dịch vụ du lịch
khỏi thị trường giảm tổn thất.Tuy nhiên, chiến lược này rất khó thực hiện vì việc
đầu cho cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là rất cao.
Giai đoạn phục hồi: nỗ lực phục hồi điểm đến hầu như là tập trung ở những
thị trường mới, nhưng vẫn cố gắng tận dụng duy trì thị trường cũ. Khi quyết định
phục hồi điểm đến, có những chiến lược sau có thể thực hiện [31]:
- Mở rộng sản phẩm, dịch vụ hiện có cho thị trường mới (Ansoff) bằng
cách nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.Ví dụ, điểm đến thu hút khách du lịch
sinh thái bằng cách tạo thêm hoạt động mới cho sản phẩm du lịch hiện tại (ví dụ:
xem chim). Nhưng chiến lược này vẫn tiềm ẩn rủi ro cao khi thị trường chưa biết
đến, mở rộng sản phẩm dịch vụ có thể sẽ không thích hợp.
27
- Đầu tư mới, thay đổi cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch thu hút thị trường
mới như ở Atlantic xây dựng những sòng bạc lớn, chuyển đổi thị trường mục tiêu.
- Tái định vị sản phẩm du lịch như chuyển thị trường khách du lịch đại
chúng đến khách du lịch có khả năng chi tiêu cao, từ thị trường khách nội địa đến
thị trường khách quốc tế. Để định vị lại hiệu quả cần cải thiện môi trường, cải thiện
sản phẩm, nỗ lực marketing và sự tham gia của cộng đồng.
Bảng 1.4 Chu kỳ sống điểm đến du lịch và chiến lược
Chu kỳ sống
sản phẩm
Chu kỳ sống
điểm đến
Lựa chọn sản
phẩm
Lựa chọn thị
trƣờng
Tổng quan
chiến lƣợc
Tung ra
thị trường
Giai đoạn đầu
(Giai đoạn khai
phá và thâm
nhập)
Tung ra sản phẩm
mới
Thị trường
mới, xây
dựng thị phần
Phát triển, đa
dạng hóa
Phát triển Giai đoạn phát
triển
Cung ứng sản
phẩm mới và hiện
có
Duy trì thị
phần, thu hút
thị trường
mới
Dẫn đầu giá, khác
biệt hóa, tập trung
Chín muồi Giai đoạn củng cố
và trì trệ
Cung ứng sản
phẩm mới và hiện
có
Duy trì thị
phần
Duy trì, nguyên
trạng
Suy thoái
Suy thoái Sản phẩm thu
hoạch vét, rút
khỏi
Thu hoạch
vét, rút khỏi
thị trường
Thay đổi thói
quen
Phục hồi Mở rộng sản
phẩm hiện có,
nâng cao thuộc
tính sản phẩm,
chất lượng sản
phẩm
Thị trường
mới, tạo nên
nhu cầu có
chủ đích
Cái tiến, chuyển
dịch vị thế của
điểm đến, khác
biệt hóa
Nguồn: Tác giả
28
Tiểu kết chƣơng 1
Nội dung chính của chương 1 là nghiên cứu nội dung lý thuyết chu kỳ sống
của điểm đến:
1. Nêu những khái niệm điểm tham quan, điểm hấp dẫn du lịch, điểm đến du lịch,
nêu các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch, các nhân tố ảnh hưởng đến điểm đến và
khái niệm sản phẩm du lịch, các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch.
2. Nêu khái niệm chu kỳ sống của sản phẩm, các dạng chu kỳ sống sản phẩm cơ
bản, khái niệm chu kỳ sống của điểm đến, nêu đặc điểm các giai đoạn của chu kỳ
sống của điểm đến theo lý thuyết chu kỳ sống điểm đến của Butler: giai đoạn khai
phá, thâm nhập, phát triển, củng cố, trì trệ, suy thoái hoặc phục hồi.
3. Dựa theo lý thuyết Butler, nghiên cưú đưa ra năm nhân tố dựa vào lý thuyết
Butler về chu kỳ sống của điểm đến và chu kỳ sống của sản phẩm có thể nhận biết
sự dịch chuyển trong các giai đoạn của chu kỳ sống đó là: số lượng khách và đặc
điểm tâm lý của họ, thu nhập du lịch, cơ sở lưu trú, hãng lữ hành, và cơ cấu tổng
sản phẩm. Các nhân tố này mang những đặc điểm và mức độ khác nhau ở mỗi giai
đoạn của chu kỳ sống.
4. Nêu ra những vấn đề đặt ra cần giải quyết ở mỗi giai đoạn của chu kỳ sống của
điểm đến, trên cơ sở đó có những chiến lược phát triển cho mỗi giai đoạn khác nhau
để nâng cao tính cạnh tranh của điểm đến.
29
CHƢƠNG 2: ÁP DỤNG LÝ THUYẾT CHU KỲ SỐNG CỦA
ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH XÁC ĐỊNH GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH HÀ GIANG
2.1. Khái quát chung du lịch Hà Giang
2.1.1. Các điều kiện tự nhiên
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của Tổ quốc, có vị trí
chiến lược đặc biệt quan trọng. Phía Bắc và Tây có đường biên giới giáp với nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dài 274 km; phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía
Nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Tây và Tây nam giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái. [37]
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang
(Nguồn: Tập bản đồ hành chính Việt Nam, NXB Bản đồ, H, 2010)
30
Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.884,37 km2. Tại điểm cực Bắc của lãnh
thổ Hà Giang, cũng là điểm cực Bắc của Tổ quốc, có vĩ độ 230
13'00"; điểm cực Tây
có kinh độ l040
24'05"; mỏm cực Đông có kinh độ l050
30'04".
Tính đến nay Hà Giang có 1 thị xã, 10 huyện, 5 phường, 9 thị trấn và 182 xã.
Tính đến cuối năm 2005 dân số Hà Giang là 679.157 người.
Về địa hình
Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà
Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ
800 m đến 1.200 m so với mực nước biển. Hà Giang có tới 49 ngọn núi cao từ
500m - 2.500m (10 ngọn cao 500m - 1.000m, 24 ngọn cao 1000m - 1500m, 10 ngọn
cao 1.500m - 2.000m và 5 ngọn cao từ 2.000m - 2.500m). Địa hình Hà Giang có thể
phân thành 3 vùng sau:
- Vùng cao phía Bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Quản
Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trưng cho
địa hình karst. Ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và
hẹp, nhiều vách núi dựng đứng.
- Vùng cao phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần là một phần của
cao nguyên Bắc Hà, thường được gọi là vòm nâng sông Chảy, có độ cao từ 1.000m
đến trên 2.000m. Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm, quả lê, yên
ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm dốc đứng, bị
phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp.
- Vùng núi thấp bao gồm địa bàn các huyện, thị còn lại, kéo dài từ Bắc Mê,
thị xã Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang. Khu vực này có những dải rừng già
xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối.
Về thủy văn
Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng. ở đây có mật độ sông,
suối tương đối dày. Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều, độ dốc lớn, nhiều
ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông thuỷ.
Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lưu Lung (Vân Nam,
Trung Quốc), chảy qua biên giới Việt - Trung (khu vực Thanh Thuỷ), qua thị xã Hà
31
Giang, Bắc Quang về Tuyên Quang. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho vùng
trung tâm tỉnh.
Sông Chảy bắt nguồn từ sườn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh và sườn đông bắc
đỉnh Kiều Liên Ti, mật độ các dòng nhánh cao (1,1km/km2), hệ số tập trung nước
đạt 2,0km/km2. Mặc dù chỉ đoạn đầu nguồn thuộc địa phận tỉnh nhưng là nguồn
cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phía tây của Hà Giang.
Sông Gâm bắt nguồn từ Nghiêm Sơn, Tây Trù (Trung Quốc) chảy qua Lũng
Cú, Mèo Vạc về gần thị xã Tuyên Quang nhập vào sông Lô. Đây là nguồn cung cấp
nước chính cho phần đông của tỉnh.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn như
sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung cấp
nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư.
Về khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về
cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, song cũng
có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn
các tỉnh miền Tây Bắc...
Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,60
C - 23,90
C, biên độ nhiệt trong năm
có sự dao động trên 100
C và trong ngày cũng từ 6 - 70
C. Mùa nóng nhiệt độ cao
tuyệt đối lên đến 400
C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là
2,20
C (tháng l).
Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú, toàn tỉnh đạt bình quân lượng mưa
hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm, riêng Bắc Quang hơn 4.000 mm, là một trong
số trung tâm mưa lớn nhất nước ta. Dao động lượng mưa giữa các vùng, các năm và
các tháng trong năm khá lớn. Năm 2001, lượng mưa đo được ở trạm Hà Giang là
2.253,6 mm, Bắc Quang là 4.244 mm, Hoàng Su Phì là 1.337,9 mm... Tháng mưa
cao nhất ở Bắc Quang (tháng 6) có thể đạt trên 1.400 mm, trong khi đó lượng mưa
tháng 12 ở Hoàng Su Phì là 3,5 mm, ở Bắc Mê là 1,4 mm...
Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng không
lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểm thấp nhất
32
(tháng l,2,3) cũng vào khoảng 81%: Đặc biệt ở đây ranh giới giữa mùa khô và mùa
mưa không rõ rệt. Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lượng mây trung bình khoảng
7,5/10, cuối mùa đông lên tới 8 - 9/10) và tương đối ít nắng (cả năm có 1.427 giờ
nắng, tháng nhiều là 181 giờ, tháng ít chỉ có 74 giờ).
Các hướng gió ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng. Thung lũng
sông Lô quanh năm hầu như chỉ có một hướng gió đông nam với tần suất vượt quá
50%. Nhìn chung gió yếu, tốc độ trung bình khoảng 1 - l,5m/s. Đây cũng là nơi có
số ngày giông cao, tới 103 ngày/năm, có hiện tượng mưa phùn, sương mù nhiều
nhưng đặc biệt ít sương muối. Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm trong năm
cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hưởng đến sản xuất và
đời sống.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Sau khi thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội Hà Giang năm 2012
kinh tế tăng trưởng tốc độ tăng bình quân năm 12,7%. Tổng sản phẩm ( giá thực tế)
đạt khoảng 9.912.598 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ
trọng các ngành dịch vụ - Thương mại 36,07%, Công nghiệp - Xây dựng 25,18% và
giảm tỷ trọng các ngành Nông- Lâm nghiệp 38,75%, thu nhập bình quân đầu người
đạt 12,9 triệu đồng người, tuy tăng 4,3 triệu đồng so với năm 2005, nhưng mới xấp
xỉ 1/3 so với bình quân chung của cả nước.Thu ngân sách trên địa bàn năm 2012
ước đạt 990 tỷ đồng.
Nhìn chung, mặt bằng kinh tế xã hội của Hà Giang còn thấp nhiều so với các
địa phương khác trên cả nước, tuy nhiên cùng với tiến trình phát triển chung của đất
nước thì mức sống của người dân đã tăng rõ rệt. Có thể nói, điều kiện kinh tế cũng
là một trong những điều kiện có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của địa phương.
2.1.3. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch tự nhiên
a) Đèo Mã Pì Lèng
Mã Pì Lèng dịch ra từ tiếng Mông nghĩa đen là sống mũi ngựa. Dịch ý, thì
đây là con đèo hiểm trở đến mức ngựa đi qua cũng phải bạt vía lạc hơi. Mã Pì Lèng
được biết đến là con đèo dài thứ 2 trong “tứ đại đỉnh đèo” hùng vĩ vào bậc nhất
nước ta. Đỉnh nối liền Đồng Văn và Mèo Vạc (Hà Giang), nằm vắt mình trên những
33
dãy núi đá của miền cao nguyên, nơi có những vách đá dựng đứng, nơi có dòng
Nho Quế trong xanh uốn mình qua từng khe núi ở độ cao 1.600m đến 1.800m, có
nơi cao đến 2.000m so với mặt nước biển, một bên là vực sâu thẳm một bên là sườn
núi dốc dựng đứng. Nơi đây thấm bao mồ hôi nước mắt của công nhân lao động
được huy động từ các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái nguyên, Tuyên quang và Hà
Giang trong vòng 11 năm phải treo mình trên dây để đục đá hình thành lên con
đường hạnh phúc, hiện đã đầu tư xây dựng chiếu nghỉ để cho du khách dừng chân
chụp ảnh dòng sông Nho Quế thơ mộng và tạo cho du khách một cảm giác mạnh.
Con đường hình thành vòng vèo quanh lưng núi, nơi có vực đá bên sông Nho
Quế là hẻm vực sâu và hùng vĩ nhất Đông Nam Á. Hẻm vực sông Nho Quế sâu
khoảng 800m, đứt gãy địa chất này được hình thành vào kỷ Kainozoi, cách đây
khoảng 32 triệu năm đến 15 triệu năm theo cơ chế trượt bằng trái. Cách đây khoảng
5 triệu năm, đứt gãy hoạt động theo cơ chế trượt bằng phải, tạo nên hẻm vực hiện nay.
Hiện nay, Mã Pì Lèng là một điểm đến không thể thiếu khi tham quan công
viên địa chất Đồng Văn (thuộc tỉnh Hà Giang, được công nhận là công viên địa chất
toàn cầu vào ngày 3/10/2010). Trên địa bàn, dân cư chủ yếu là người Mông trắng
với bản sắc văn hóa độc đáo, hầu như nguyên sơ.
b) Cao nguyên đá Đồng Văn
Cao nguyên đá Đồng Văn có diện tích gần 2.350km², nằm trải rộng trên địa
bàn 4 huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang gồm Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và
Đồng Văn. Cao nguyên Đồng Văn có tới 80% diện lộ đá vôi với 11 hệ tầng địa chất,
trong đó Chang Pung là hệ tầng cổ nhất có niên đại 545 triệu năm. Ở đây còn có 17
nhóm hóa thạch giúp các nhà khoa học hoàn chỉnh bức tranh lịch sử phát triển địa
chất vùng cao nguyên đá Đồng Văn nói riêng và khu vực đông bắc Việt Nam - nam
Trung Quốc nói chung. Do có sự đa dạng địa chất cao cùng với sự thay đổi của khí
hậu nên quá trình tiến hóa karst ở Cao nguyên đá Đồng Văn diễn ra liên tục, tạo ra
các “vườn đá”, “rừng đá” vô cùng phong phú như: vườn đá Khâu Vai, vườn đá
Lũng Pù thuộc huyện Mèo Vạc… và hệ thống hang động kỳ vĩ như: hang Rồng ở
Sảng Tủng (Đồng Văn), hang Khố Mỷ ở Tùng Vài (Quản Bạ), động Én ở Vần Chải
(Đồng Văn)…
34
Cao nguyên đá Đồng Văn còn được các nhà khoa học đánh giá là vùng có hệ
địa - sinh thái núi đá độc đáo và đa dạng. Quần xã rừng nguyên sinh ở đây còn
tương đối nguyên vẹn, có nhiều gỗ, lâm sản và các loài thuốc quý. Đây cũng là môi
trường sống của các loài động vật hoang dã, tạo nên nét đẹp tự nhiên, sinh động của
vùng cao nguyên.
Bên cạnh những giá trị về địa chất, địa mạo, cảnh quan, cao nguyên đá Đồng
Văn còn chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc.
Ngày 3/10/2010, tại Lesvos (Hy Lạp), Cao nguyên đá Đồng Văn đã được Hội đồng
tư vấn mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu công nhận là thành viên chính thức
của mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu (GGN - Global Network of National
Geoparks) dựa trên giá trị nổi bật về cảnh quan, có sinh địa tầng, địa chất, địa mạo,
văn hóa của các dân tộc trên cao nguyên đá. Như vậy, Cao nguyên đá Đồng Văn đã
trở thành công viên địa chất đầu tiên của Việt Nam và thứ hai ở khu vực Đông Nam
Á (sau Công viên địa chất Langkawi - Malaysia).
c) Núi Đôi - Cổng trời Quản Bạ
Thuộc thị trấn Tam Sơn và xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, cách thành phố Hà
Giang 46km về phía Bắc. Ra khỏi thành phố Hà Giang đường lên Quản Bạ hiểm trở
với hai bên đều núi cao vút. Vượt qua con đèo khúc khủy tới đỉnh đèo cao 1.500m
so với mực nức biển là cổng trời Quản Bạ. Đứng giữa cổng trời, du khách có dịp
dừng chân chiêm ngưỡng Núi Đôi Quản Bạ, với “đôi gò Bồng Đào” do thiên tạo
với dáng vẻ cân đối. Đây là một cảnh quan karst độc đáo của thị trấn Tam Sơn,
huyện Quản Bạ và của cả khu vực cao nguyên đá Đồng Văn, Mèo Vạc. Cũng bắt
đầu từ đây là cánh đồng Quản Bạ thấp, phẳng, vì thế càng tạo không gian thoáng
đãng cho “đôi gò” nhô cao, bay bổng.
Theo đánh giá của các nhà khoa học địa chất thì Núi Đôi được cấu tạo bằng
đá Đôlômít. Do quá trình phong hóa đá lăn đồng đều theo sường núi làm lùi dần
sườn và hạ thấp dần đỉnh núi. Cuối cùng tạo nên hình nón như hiện nay. Đá
Đôlômít bị phong hóa (do quá trình tự vỡ) thành các hạt sạn và cát rất dễ dàng di
chuyển theo sườn xuống dưới chân do trọng lực và nước chảy tràn trong mùa mưa.
Đặc biệt, còn đóng vai trò trọng trong việc hình thành hình nón của Núi Đôi nói
35
riêng và của các ngọn núi có hình chóp nón nói chung là có sự đan xen của các đứt
gãy, hướng khác nhau làm đá bị phá hủy dễ dàng hơn. Núi Đôi thuộc kỷ Đệ Tứ - có
niên đại cách ngày nay khoảng 1,6 triệu đến 2 triệu năm trở lại đây. Ngoài Núi Đôi
ra còn có một mực cao hơn gồm các đồi dạng nón được hình thành theo con đường
tương tự nhưng ở giai đoạn cổ hơn, thể hiện rõ nhất là ba ngọn núi đang tồn tại ở
khu vực thị trấn Tam Sơn hiện nay. Danh thắng Núi Đôi Quản Bạ xếp hạng quốc
gia ngày 16/11/2009.
d) Khu rừng nguyên sinh Vần Chải
Thuộc xã Vần Chải - huyện Đồng Văn, đây là khu rừng nguyên sinh rộng
khoảng 500ha với những thân cây cổ thụ mọc chen giữa các tảng đá lớn, con đường
đi xuyên qua rừng được xếp bằng những khối đá lớn theo kiểu bậc thang dẫn lên
đỉnh núi. Đứng trên đỉnh núi phóng tầm mắt nhìn ra xung quanh, du khách sẽ thấy
vẻ đẹp của thiên nhiên với một thung lũng khá bằng phẳng, một khu rừng xanh tốt
với nhiều loài thực vất phong phú. Đặc bệt, nằm trong khu rừng nguyên sinh này có
hang Tướng phỉ Vàng Vạn Ly, cách huyện lỵ UBND Đồng Văn khoảng 4km, nằm
trên núi Tùng Tò Sá cao gần 2000m. Nơi đây đã gắn liền với tên tuổi của người anh
hùng lực lượng vũ trang nhân dân Sùng Dúng Lù, một mình dũng cảm vào hang đá
gọi Tướng phỉ Vàng Vạn Ly ra hàng.
đ) Rừng nguyên sinh Đèo Gió, Thác Tiên
Thuộc xã Nấm Dẩn - huyện Xín Mần, là nơi thượng nguồn con sông Chảy
với chiều dài qua huyện 40km. Rừng nguyên sinh Đèo Gió ở độ cao 1400m so với
mặt nước biển, hệ sinh thái rừng phong phú có nhiều loài động, thực vật, đặc biệt có
nhiều loài gỗ quý hiếm sinh trưởng gần 500 tuổi. Dòng suối đầu nguồn trong, mát
giữa rừng đã tạo nên một Thác Tiên thơ mộng huyền bí, khí hậu mát mẻ trong lành
là khu du lịch lí tưởng cho các du khách thập phương đến tham quan.
e) Hồ Noong
Cách thành phố Hà Giang chừng 17 km, thuộc xã Phú Linh. Đối với người
dân địa phương, hồ Noong được ví như “con mắt của rừng”, với diện tích mặt nước
rộng khoảng 20 ha, nằm giữa cánh rừng nguyên sinh rộng gần 100 ha bao quanh
khiến cho hồ Noong có cảnh sắc hoang sơ kỳ thú. Điểm đặc biệt của hồ Noong là
36
những gốc cây xanh tốt hoặc những gốc cây khô mọc lên từ trong lòng hồ. Mùa
mưa có thể đi thăm hồ bằng bè còn mùa khô thì nước nông đến nỗi chỉ có thể đứng
trên bờ chụp ảnh.
Hồ Noong vừa có thể nuôi trồng thuỷ sản, vừa có thể trồng trọt. Vào mùa
mưa (từ tháng 4 đến tháng 10), nước dâng cao nên tổng diện tích mặt hồ có thể rộng
khoảng 80 ha, đây là thời điểm thích hợp để thả cá (đặc biệt là các loại cá tiến vua
như cá Dầm xanh, cá Anh vũ), nuôi vịt. Du khách đến đây có thể đi bè ra hồ câu cá,
thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ nơi và thưởng thức những món ăn đặc
sản của núi rừng nơi địa đầu tổ quốc.
Vào mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau), diện tích mặt nước thu hẹp
chỉ còn khoảng 20 - 30 ha, trong lòng hồ thời điểm này chỉ còn một số cây vẫn đang
mọc xanh tốt, một số cây chỉ còn trơ lại gốc khô tạo nên một cảnh quan khá thú vị.
f) Bãi đá cổ Nấm Dẩn
Được phát hiện vào năm 2004 bởi các nhà khoa học Viện Khảo cổ học và
Bảo tàng Hà Giang. Khu di tích đá cổ chạm khắc các hình vẽ có cách đây cả nghìn
năm nằm trong một thung lũng rộng thuộc địa phận xã Nấm Dẩn – huyện Xín Mần.
Khác với di tích đá cổ ở Sa Pa (Lào Cai), bãi đá cổ Nấm Dẩn còn được ít người biết
đến nhưng vẻ đẹp của các hình vẽ và những điều bí ẩn xung quanh các phiến đá thì
không kém phần hấp dẫn và lôi cuốn.
Các di tích cự thạch này nằm giữa dãy núi Tây Ðản và dãy núi đồi Nấm Dẩn,
ngay gần sát với con suối Nậm Khoòng. Nhiều tảng đá trầm tích lớn nằm dọc bờ
suối với hình thù đa dạng và độc đáo. Có tảng đá như một bàn cờ phẳng, có tảng lại
giống tấm phản nằm hay một chiếc ghế ngồi. Trên bề mặt và ở các rìa cạnh của tấm
đá vẫn giữ được nguyên trạng phong hóa tự nhiên.
Nhân dân trong vùng gọi khu vực này là Nà Lai (ruộng nhiều chữ) vì trên
một số tảng đá có khắc hình, chữ. Các hình khắc vẽ rất đa dạng, mang vẻ đẹp riêng
trong phong cách tạo hình của nghệ thuật cổ. Ngoài hơn 80 hình khắc vẽ, trên bề
mặt tảng đá còn có khoảng 80 lỗ vũm, được khoét với đường kính trung bình 5 -
6cm, sâu 1 - 2cm, các vũm phân bố chủ yếu ở đầu phía tây của tảng đá. Mỗi tảng đá
37
là một điều bí ẩn, gắn với những câu chuyện ly kỳ mang dấu ấn tín ngưỡng, thể hiện
sự linh nghiệm cầu ứng các đấng thần linh của nhân dân các dân tộc thiểu số trong vùng.
Cho đến nay, ở Việt Nam, những dấu tích nghệ thuật tạo hình thời tiền sử
còn tìm thấy khá ít. Theo các nhà KH, di tích cự thạch Nấm Dẩn có niên đại khoảng
2000 năm. Đây có thể là di tích mộ của thủ lĩnh cộng đồng hoặc là khu đất thiêng,
thờ cúng thần linh, tổ tiên và các nhân vật lỗi lạc của cộng đồng dân cư. Ngoài ra, di
tích cự thạch Nấm Dẩn còn có khả năng liên quan đến tục thờ thần đá của các cư
dân tiền sử.
Bãi đá cổ Nấm Dẩn có giá trị đặc biệt về văn hoá, lịch sử, tín ngưỡng và giá
trị nghiên cứu khoa học cao. Nơi đây chứa đựng tiềm năng du lịch rất lớn và là một
địa điểm tham quan rất thú vị cho du khách. Thời gian tới, đang có khá nhiều hãng
lữ hành có ý định đưa di tích này trở thành điểm đến trọng điểm trong chương trình
du lịch đi bộ, thăm các bản làng ở Hà Giang.
h) Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì
Danh thắng ruộng bậc thang thuộc huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang chính
thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích cấp quốc gia. Di
tích ruộng bậc thang Hoàng Su Phì nằm trên địa bàn 6 xã Bản Luốc, Sán Sả Hồ,
Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty và Thông Nguyên. Đây là những xã có danh lam
thắng cảnh ruộng bậc thang tiêu biểu, được đánh giá vào loại đẹp nhất Việt Nam với
lịch sử hàng trăm năm, do đồng bào các dân tộc La Chí, Dao, Nùng tạo nên bằng
chính bàn tay lao động cần cù và sáng tạo của mình. Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì
không chỉ mang những giá trị về mặt vật chất mà còn mang nhiều giá trị về lịch sử,
văn hoá và giá trị thẩm mỹ cao. Những thửa ruộng bậc thang nơi đây không chỉ là
tư liệu sản xuất mà còn là minh chứng rõ ràng nhất về lịch sử cư trú từ bao đời nay
của đồng bào các dân tộc trên vùng đất Hoàng Su Phì. Với việc được công nhận là
Di tích cấp quốc gia, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì sẽ trở thành một trong những
điểm thu hút du khách trong và ngoài nước tới chiêm ngưỡng những công trình độc
đáo và mang đậm nét văn hóa của bà con vùng cao Hà Giang. [10].
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch. luận văn thạc sĩ du lịch 6610475
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch. luận văn thạc sĩ du lịch 6610475
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch. luận văn thạc sĩ du lịch 6610475
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch. luận văn thạc sĩ du lịch 6610475
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch. luận văn thạc sĩ du lịch 6610475
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch. luận văn thạc sĩ du lịch 6610475
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch. luận văn thạc sĩ du lịch 6610475
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch. luận văn thạc sĩ du lịch 6610475
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch. luận văn thạc sĩ du lịch 6610475
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch. luận văn thạc sĩ du lịch 6610475
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch. luận văn thạc sĩ du lịch 6610475
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch. luận văn thạc sĩ du lịch 6610475
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch. luận văn thạc sĩ du lịch 6610475
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch. luận văn thạc sĩ du lịch 6610475
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch. luận văn thạc sĩ du lịch 6610475
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch. luận văn thạc sĩ du lịch 6610475
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch. luận văn thạc sĩ du lịch 6610475
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch. luận văn thạc sĩ du lịch 6610475
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch. luận văn thạc sĩ du lịch 6610475
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch. luận văn thạc sĩ du lịch 6610475
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch. luận văn thạc sĩ du lịch 6610475
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch. luận văn thạc sĩ du lịch 6610475
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch. luận văn thạc sĩ du lịch 6610475

More Related Content

What's hot

Bài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệm
Bài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệmBài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệm
Bài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệmduanesrt
 
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...luanvantrust
 
Luận văn: Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM!Luận văn: Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngLuận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tổ chức kinh doanh nhà hàng - PGS.TS Trịnh Xuân Dũng
Tổ chức kinh doanh nhà hàng - PGS.TS Trịnh Xuân DũngTổ chức kinh doanh nhà hàng - PGS.TS Trịnh Xuân Dũng
Tổ chức kinh doanh nhà hàng - PGS.TS Trịnh Xuân DũngTrang Nguyễn Thị
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninhNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninhMan_Ebook
 
Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam
Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đến Việt NamNghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam
Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đến Việt Namluanvantrust
 
Luận văn Thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng H...
Luận văn Thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng H...Luận văn Thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng H...
Luận văn Thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng H...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Bài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm
Bài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệmBài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm
Bài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệmduanesrt
 

What's hot (20)

Bài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệm
Bài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệmBài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệm
Bài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệm
 
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
 
Luận án: Hành vi tiêu dùng của khách du lịch trong nước, HAY
Luận án: Hành vi tiêu dùng của khách du lịch trong nước, HAYLuận án: Hành vi tiêu dùng của khách du lịch trong nước, HAY
Luận án: Hành vi tiêu dùng của khách du lịch trong nước, HAY
 
Báo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đ
Báo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đBáo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đ
Báo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đ
 
Luận văn: Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM!Luận văn: Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đĐề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAYLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
 
Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!
Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!
Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!
 
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngLuận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
 
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAYĐề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
 
Tổ chức kinh doanh nhà hàng - PGS.TS Trịnh Xuân Dũng
Tổ chức kinh doanh nhà hàng - PGS.TS Trịnh Xuân DũngTổ chức kinh doanh nhà hàng - PGS.TS Trịnh Xuân Dũng
Tổ chức kinh doanh nhà hàng - PGS.TS Trịnh Xuân Dũng
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninhNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
 
Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam
Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đến Việt NamNghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam
Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam
 
Luận văn Thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng H...
Luận văn Thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng H...Luận văn Thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng H...
Luận văn Thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng H...
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Phát triển tuyến du lịch phục vụ du lịch trekking tại Sa Pa
Đề tài: Phát triển tuyến du lịch phục vụ du lịch trekking tại Sa PaĐề tài: Phát triển tuyến du lịch phục vụ du lịch trekking tại Sa Pa
Đề tài: Phát triển tuyến du lịch phục vụ du lịch trekking tại Sa Pa
 
Bài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm
Bài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệmBài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm
Bài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm
 

Similar to Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch. luận văn thạc sĩ du lịch 6610475

Luận văn: Một số giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty CP Dược và v...
Luận văn: Một số giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty CP Dược và v...Luận văn: Một số giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty CP Dược và v...
Luận văn: Một số giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty CP Dược và v...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...
Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...
Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà NộiĐánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nộiluanvantrust
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
đáNh giá các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn tour du lịch thái lan ng...
đáNh giá các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn tour du lịch thái lan ng...đáNh giá các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn tour du lịch thái lan ng...
đáNh giá các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn tour du lịch thái lan ng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản trị nguồn nhân lực tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tổng công ty Cản...
Quản trị nguồn nhân lực tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tổng công ty Cản...Quản trị nguồn nhân lực tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tổng công ty Cản...
Quản trị nguồn nhân lực tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tổng công ty Cản...nataliej4
 

Similar to Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch. luận văn thạc sĩ du lịch 6610475 (20)

Đề tài: Thu hồi năng lượng từ chất thải chế biến nông sản, HAY, 9đ
Đề tài: Thu hồi năng lượng từ chất thải chế biến nông sản, HAY, 9đĐề tài: Thu hồi năng lượng từ chất thải chế biến nông sản, HAY, 9đ
Đề tài: Thu hồi năng lượng từ chất thải chế biến nông sản, HAY, 9đ
 
Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát BàLuận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
 
Luận văn: Giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty vật tư y tế
Luận văn: Giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty vật tư y tếLuận văn: Giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty vật tư y tế
Luận văn: Giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty vật tư y tế
 
Luận văn: Một số giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty CP Dược và v...
Luận văn: Một số giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty CP Dược và v...Luận văn: Một số giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty CP Dược và v...
Luận văn: Một số giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty CP Dược và v...
 
Đề tài: Bảo tồn và phát triển Thăng Long Tứ trấn thành khu du lịch
Đề tài: Bảo tồn và phát triển Thăng Long Tứ trấn thành khu du lịchĐề tài: Bảo tồn và phát triển Thăng Long Tứ trấn thành khu du lịch
Đề tài: Bảo tồn và phát triển Thăng Long Tứ trấn thành khu du lịch
 
Luận văn: Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc, HAY!
Luận văn: Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc, HAY!Luận văn: Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc, HAY!
Luận văn: Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc, HAY!
 
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...
 
Phân tích thuốc bảo vệ thực vật nhóm pyrethroid trong rau, HOT
Phân tích thuốc bảo vệ thực vật nhóm pyrethroid trong rau, HOTPhân tích thuốc bảo vệ thực vật nhóm pyrethroid trong rau, HOT
Phân tích thuốc bảo vệ thực vật nhóm pyrethroid trong rau, HOT
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Chọn Khóa Học Ngoại Ngữ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Chọn Khóa Học Ngoại NgữCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Chọn Khóa Học Ngoại Ngữ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Chọn Khóa Học Ngoại Ngữ
 
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Công Tác Quản Lý Phát Triển Kinh Tế Trong Chƣơn...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Công Tác Quản Lý Phát Triển Kinh Tế Trong Chƣơn...Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Công Tác Quản Lý Phát Triển Kinh Tế Trong Chƣơn...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Công Tác Quản Lý Phát Triển Kinh Tế Trong Chƣơn...
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế, HAY
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế, HAYLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế, HAY
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế, HAY
 
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...
Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...
Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...
 
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà NộiĐánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
 
Đề tài: Hiệu quả công cụ hỗ trợ tư vấn sử dụng thuốc tại nhà thuốc
Đề tài: Hiệu quả công cụ hỗ trợ tư vấn sử dụng thuốc tại nhà thuốcĐề tài: Hiệu quả công cụ hỗ trợ tư vấn sử dụng thuốc tại nhà thuốc
Đề tài: Hiệu quả công cụ hỗ trợ tư vấn sử dụng thuốc tại nhà thuốc
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
 
đáNh giá các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn tour du lịch thái lan ng...
đáNh giá các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn tour du lịch thái lan ng...đáNh giá các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn tour du lịch thái lan ng...
đáNh giá các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn tour du lịch thái lan ng...
 
Luận văn: Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm ở ven biển, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm ở ven biển, 9đLuận văn: Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm ở ven biển, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm ở ven biển, 9đ
 
Quản trị nguồn nhân lực tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tổng công ty Cản...
Quản trị nguồn nhân lực tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tổng công ty Cản...Quản trị nguồn nhân lực tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tổng công ty Cản...
Quản trị nguồn nhân lực tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tổng công ty Cản...
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfjackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfjackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfjackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdfjackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfjackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfjackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfjackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 

Recently uploaded (20)

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 

Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch. luận văn thạc sĩ du lịch 6610475

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- VŨ THỊ THỦY GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ GIANG DỰA TRÊN LÝ THUYẾT CHU KỲ SỐNG CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội - 2014
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- VŨ THỊ THỦY GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ GIANG DỰA TRÊN LÝ THUYẾT CHU KỲ SỐNG CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM TRƢƠNG HOÀNG Hà Nội - 2014
  • 3. LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Phạm Trương Hoàng đã hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình. Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những năm học vừa qua. Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn- ĐHQG Hà Nội, Ban Chủ nhiệm khoa Du lịch - Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2014 Vũ Thị Thủy
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Luận văn Thạc sỹ du lịch: “Giải pháp phát triển du lịch Hà Giang dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch ” là do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Phạm Trương Hoàng Các tài liệu, số liệu, dẫn chứng mà tôi sử dụng trong đề tài là đã có thực và do bản thân tôi thu thập, xử lý mà không có bất cứ sự sao chép không hợp lệ nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này. Tác giả luận văn Vũ Thị Thủy
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...........................................................................3 4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu...................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................7 6. Cấu trúc của đề tài ...............................................................................................7 NỘI DUNG ................................................................................................................8 CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHU KỲ SỐNG CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ..............................................................................................8 1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................8 1.2. Chu kỳ sống của điểm đến du lịch...............................................................11 1.2.1. Khái niệm .................................................................................................11 1.2.2. Các giai đoạn trong chu kỳ sống của điểm đến .......................................13 1.2.3. Căn cứ nhận biết sự dịch chuyển trong các giai đoạn chu kỳ sống của điểm đến..............................................................................................................20 1.2.4. Những vấn đề đặt ra mỗi giai đoạn trong chu kỳ của điểm đến du lịch ...........23 1.2.5. Các chiến lược phát triển du lịch cho mỗi giai đoạn trong chu kỳ sống của điểm đến.......................................................................................................24 Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................28 CHƢƠNG 2: ÁP DỤNG LÝ THUYẾT CHU KỲ SỐNG CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH XÁC ĐỊNH GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH HÀ GIANG ..............................................................................................................29 2.1. Khái quát chung du lịch Hà Giang .............................................................29 2.1.1. Các điều kiện tự nhiên..............................................................................29 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội............................................................................32 2.1.3. Tài nguyên du lịch....................................................................................32 2.1.4. Các yếu tố cấu thành điểm đến Hà Giang ...............................................42 2.2. Phân tích chu kỳ sống của điểm đến du lịch Hà Giang.............................51 2.2.1. Số lượt khách............................................................................................52
  • 6. 2.2.2. Thu nhập từ du lịch, dịch vụ.....................................................................55 2.2.3. Cơ sở lưu trú.............................................................................................56 2.2.4. Công ty lữ hành ........................................................................................58 2.2.5. Cơ cấu tổng sản phẩm..............................................................................59 2.3. Phân tích chu kỳ sống điểm đến du lịch các vùng của tỉnh Hà Giang .............61 2.3.1. Vùng cao phía bắc....................................................................................63 2.3.2. Vùng cao phía tây.....................................................................................65 2.3.3. Vùng núi thấp ...........................................................................................66 2.4. Phân tích chu kỳ sống của một số điểm du lịch .........................................68 2.4.1. Bản Thiên Hương .....................................................................................69 2.4.2. Bản Tha ....................................................................................................69 2.4.3. Bản Nậm Đăm ..........................................................................................70 2.4.4. Bản Hạ Thành ..........................................................................................71 2.4.5. Thị trấn Đồng Văn....................................................................................72 2.5. Những vấn đề đặt ra phát triển du lịch Hà Giang.....................................75 Tiểu kết chương 2...................................................................................................77 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ GIANG PHÙ HỢP VỚI GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN .......................................................78 3.1 . Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh..........................................78 3.2. Các nhóm giải pháp phát triển du lịch Hà Giang phù hợp với giai đoạn phát triển. .............................................................................................................83 3.2.1. Nhóm giải pháp quy hoạch, đầu tư ..........................................................83 3.2.1.1. Giải pháp về quy hoạch du lịch.............................................................83 3.2.1.2. Giải pháp về đầu tư du lịch...................................................................85 3.2.2. Nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch ......................................88 3.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ....................................................................................................................95 3.3. Một số nhóm giải pháp khác........................................................................97 3.3.1. Nhóm giải pháp về phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch.............................................................................................97 3.3.2. Nhóm giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch...........99
  • 7. 3.3.3. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cộng đồng địa phương về du lịch.................101 3.4. Các nhóm giải pháp trọng tâm cho từng vùng phát triển du lịch..........102 3.5. Các giải pháp trọng tâm cho một số điểm du lịch ở các thời kỳ khác nhau của một giai đoạn trong chu kỳ sống của điểm đến........................................106 3.6. Các kiến nghị...............................................................................................107 3.6.1. Đối với chính phủ và các cơ quan trung ương.......................................107 3.6.2. Đối với UBND tỉnh Hà Giang................................................................107 3.6.3. Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch...............................................108 3.6.4. Đối với người dân Hà Giang..................................................................108 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................109 KẾT LUẬN............................................................................................................111 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................113 PHỤ LỤC...............................................................................................................116
  • 8. CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 ĐBBB Đồng bằng Bắc Bộ 2 UBND Uỷ ban nhân dân 3 HTX Hợp tác xã 4 SVHTT Sở văn hoá thể thao 5 KH Khoa học 6 DL Du lịch
  • 9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Đặc điểm các giai đoạn trong chu kỳ sống của điểm đến ........................19 Bảng 1.2 Đặc điểm nổi bật củacác giai đoạn trong chu kỳ sống của điểm đến................20 Bảng 1.3: Căn cứ nhận biết sự dịch chuyển trong các giai đoạn chu kỳ sống của điểm đến....................................................................................................................21 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động du lịch Hà Giang từ năm 2007- 2011.........................52 Bảng 2.2 Thu nhập từ du lịch, dịch vụ từ năm 2007 đến 2012...............................55 Bảng 2.3 Số lượng cơ sở lưu trú của Hà Giang giai đoạn 2002 - 2011...................56 Bảng 2.4 Cơ cấu tổng sản phẩm của Hà Giang từ năm 2007- 2012........................59 Bảng 2.5 Bảng tổng hợp phân tích kết quả của năm nhân tố cho chu kỳ sống của điểm đến Hà giang ....................................................................................................60 Bảng2.6 BảngtổnghợpkếtquảphântíchchukỳsốngcủacácvùngdulịchHàGiang.........67 Bảng 2.7 Bảng tổng hợp kết quả phân tích chu kỳsống của một số điểm du lịch.................73 Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các giải pháp trọng tâm cho từng vùng phát triển du lịch.............102 Bảng 3.2 Bảng tổng hợp các giải pháp trọng tâm phù hợp cho từng thời kỳ trong giai đoạn phát triển thâm nhập của điểm đến..........................................................106
  • 10. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Các dạng chủ yếu chu kỳ sống của sản phẩm...........................................12 Hình 1.2 Mô hình chu kỳ sống của điểm đến của Butler.........................................14 Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang..............................................................29 Hình 2.2: Khuynh hướng số lượt khách du lịch đến Hà Giang ...............................54 Hình 2.3: Khuynh hướng tăng trưởng về doanh thu du lịch dịch vụ của Hà Giang...............56 Hình 2.4. Khuynh hướng tăng trưởng về số lượng cơ sở lưu trú của Hà Giang................58 Hình 2.5 Khuynh hướng phát triển tỷ trọng trong cơ cấu tổng sản phẩm tỉnh Hà Giang từ 2007- 2012 .................................................................................................60 Hình 2.6 Lược đồ tuyến điểm du lịch tỉnh Hà Giang................................................62 Hình 2.7. Chu kỳ sống của một số điểm du lịch Hà Giang.......................................74
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, du lịch đã trở thành một trong những "Ngành công nghiệp không khói" mà nhiều quốc gia phát triển chủ yếu dựa vào để phát triển. Phát triển du lịch mang lại nhiều lợi ích. Trước hết, đó là tạo công ăn việc làm tại chỗ ở khách sạn, nhà hàng, đại lý lữ hành, công ty vận chuyển… đồng thời thúc đẩy các Ngành công nghiệp khác phát triển và chuyên môn hóa bởi vì du lịch là ngành tổng hòa nhiều ngành khác. Bên cạnh đó, du lịch tạo nguồn thu chính cho nhà nước thông qua các loại thuế. Cuối cùng, du lịch thúc đẩy xuất khẩu tại chỗ sản phẩm địa phương. [29, tr. 727, 728] Giống như một vòng đời của con người có sinh thành, tuổi ấu thơ, tuổi thiếu niên, trưởng thành và lúc già, điểm đến du lịch cũng có chu kỳ của nó. Tuy nhiên, quá trình phát triển này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nên nó có thể phát triển ngắn hơn hoặc dài hơn chu kỳ sống của con người. Vì vậy, nếu không có kế hoạch và kiểm soát tốt, chất lượng của điểm đến có xu hướng giảm theo thời gian [30, tr.45]. Lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch của tác giả Butler là lý thuyết tiêu biểu mô tả chu kỳ sống của điểm đến được nhiều học giả trên thế giới biết đến. Thuật ngữ chu kỳ sống của điểm đến xuất phát từ thuật ngữ chu kỳ sống hay vòng đời của sản phẩm trong kinh tế học. Theo Butler, chu kỳ sống của điểm đến trải qua sáu giai đoạn: khai phá (exploration), thâm nhập (involvement), phát triển (development), củng cố (consolidation), trì trệ (stagnation), suy thoái (decline) hoặc phục hồi (rejuvenation) [16]. Kể từ khi Butler đưa ra lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến đến nay đã có rất nhiều tranh cãi, nhiều người đồng ý áp dụng nó như một công cụ trong phân tích sự phát triển của điểm đến. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng lý thuyết của Butler còn nhiều hạn chế, Haywood (1986) [23, tr. 154] cho rằng mô hình của Butler dần dần không còn thích hợp cho việc dự đoán và lập kế hoạch bởi vì chịu nhiều chi phối và kiểm soát chủ quan của các nhà lập kế hoạch, cùng với những tác động kinh tế, xã hội. Choy (1992) [17, tr. 26] cũng cho rằng khả năng dự đoán của mô hình rất hạn chế trong khi áp dụng ở các điểm du lịch ở Thái Bình Dương. Haywood (1986) [23,
  • 12. 2 tr.167 ]chỉ ra rằng hầu hết nghiên cứu của Buter đều tập trung vào kiểm tra mức độ của toàn bộ thị trường, hay đánh giá chu kỳ của điểm đến bằng các loại thị trường du lịch (nội địa hay quốc tế), phương pháp phân bổ (qua công ty lữ hành hay tự đặt dịch vụ) hay những đoạn thị trường (gia đình hay đoàn thể). Hầu hết các nghiên cứu chu kỳ sống điểm đến du lịch đều xác định giai đoạn phát triển của điểm đến du lịch thông qua sử dụng phân tích các nhân tố về số lượng và đặc điểm của du khách, bằng việc so sánh đặc điểm nổi bật của mỗi giai đoạn trong mô hình chu kỳ sống điểm đến của Butler với các đặc điểm thực tế của điểm đến. Theo đó, nghiên cứu sử dụng lý thuyết của Butler trong việc xác định giai đoạn trong chu kỳ sống của du lịch Hà giang bằng việc phân tích nhân tố nhận biết sự dịch chuyển trong các giai đoạn của chu kỳ: số lượt khách du lịch; doanh thu du lịch, dịch vụ; cơ sở lưu trú; công ty lữ hành; cơ cấu tổng sản phẩm, nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất để phát triển du lịch Hà Giang trong giai đoạn này và định hướng phát triển ở những giai đoạn tiếp theo. Hà Giang là tỉnh miền núi cực Bắc của Tổ quốc cách thủ đô Hà Nội 320km về phía bắc theo quốc lộ 2, nơi có những ngọn núi cao lưng trời (có dãy Tây Côn Lĩnh cao 2419m), nhiều sông suối và động thực vật quý hiếm. Hà Giang có cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ, những ruộng bậc thang nên thơ, mảnh đất địa đầu của Tổ quốc không chỉ thu hút du khách bởi cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục mà còn hấp dẫn bởi truyền thống văn hóa lâu đời của hơn hai mươi dân tộc cùng sinh sống. Với những tiềm năng và lợi thế to lớn để phát triển du lịch vì vậy luận văn chọn điểm đến Hà Giang là khu vực nghiên cứu. Chính vì những lý do đó, được sự hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Trương Hoàng, đề tài chọn hướng nghiên cứu, tìm hiểu: “Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Hà Giang dựa theo lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch” 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn không đi sâu vào đánh giá lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến cũng không nhằm mục đích đưa ra lý thuyết hoàn toàn mới. Mục đích của nghiên cứu là: - Tổng quan cơ sở lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch
  • 13. 3 - Xác định giai đoạn của điểm đến Hà Giang trong chu kỳ sống của điểm đến bằng việc phân tích đa dạng các nhân tố như số lượng và đặc điểm tâm lý của khách du lịch, doanh thu du lịch, cơ sở lưu trú, công ty lữ hành, cơ cấu tổng sản phẩm. - Đưa ra các chiến lược, giải pháp phù hợp, hiệu quả với giai đoạn hiện thời trong chu kỳ sống của điểm đến Hà Giang và những giai đoạn tiếp theo nhằm nâng cao đời sống của địa phương, thu hút nhiều du khách, tối đa hóa sự hài lòng của du khách, tối đa lợi nhận của doanh nghiệp địa phương. Bên cạnh đó, đảm bảo cân bằng bền vững giữa lợi ích kinh tế và văn hóa xã hội và môi trường. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, đề tài cũng định ra các nhiệm vụ cụ thể cần phải thực hiện đó là: - Tổng quan cơ sở lý thuyết về chu kỳ sống của điểm đến du lịch - Bằng các nhân tố nhận biết sự dịch chuyển các giai đoạn khác nhau xác định giai đoạn phát triển của du lịch Hà Giang trong chu kỳ sống của điểm đến du lịch. - Nhiệm vụ đề xuất những giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất với giai đoạn phát triển du lịch nhằm phát triển bền vững du lịch Hà Giang trong giai đoạn này và định hướng phát triển những giai đoạn tiếp theo. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: giải pháp phát triển du lịch Hà Giang dựa trên cơ sở lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch. Phạm vi không gian nghiên cứu: phạm vi nghiên cứu đề tài là toàn bộ tỉnh Hà Giang. Bên cạnh đó có sự phân tích cụ thể vào các điểm, tuyến, cụm du lịch, trung tâm du lịch có ý nghĩa quan trọng của tỉnh; chú ý tới mối quan hệ của địa bàn nghiên cứu với các tỉnh lân cận. Giới hạn thời gian: Nghiên cứu tập trung vào các số liệu từ 2007-2012, giải pháp phát triển đến năm 2020. Giới hạn nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu sâu mô hình chu kỳ sống của điểm đến của tác giả Butler và áp dụng lý thuyết này để đánh giá điểm đến Hà Giang 4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Để giải thích về sự phát triển du lịch của điểm đến, người ta đã đưa ra lý thuyết về chu kỳ sống của điểm đến du lịch. Cho đến nay, đã có rất nhiều lý thuyết
  • 14. 4 về quá trình phát triển của điểm đến du lịch thông qua mô hình chu kỳ sống điểm đến. Gilbert là người đầu tiên đưa ra khái niệm về điểm đến du lịch trên tạp chí Scottish, mô tả quá trình phát triển của điểm đến du lịch qua ba giai đoạn: khám phá (discovery), phát triển (growth) và suy thoái (decline) [22]. Walter Christaller [19, tr. 95-105] đưa ra lý thuyết chu kỳ sống điểm đến du lịch năm 1963 nhận được nhiều sự quan tâm. Ông mô tả những người họa sĩ là những người đầu tiên đặt chân đến những nơi hoang sơ cho những đề tài và nguồn cảm hứng của họ. Sau đó, những nơi này trở thành nơi lui tới thường xuyên của giới văn nghệ sĩ để khơi nguồn sáng tạo của họ, rất nhiều bài thơ, bộ phim nói về những nơi này. Kết quả là những nơi này trở thành xu hướng đi du lịch của một số bộ phận du khách, những khách sạn và một số dịch vụ cơ bản được xây dựng lên để phục vụ họ. Khi điểm đến được nhiều người biết đến thì cũng một bộ phận lớn cư dân địa phương tham gia phục vụ du lịch. Những hãng lữ hành bắt đầu xúc tiến điểm đến để phát triển du lịch tại đây, sau một thời gian điểm đến không còn hấp dẫn họ lại hướng du khách đến những nơi hoang sơ mới và chu kỳ lặp lại. Cohen (1972) [20, tr 164-182] đưa ra lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến trong quá trình phát triển của điểm đến du lịch dựa vào việc phân loại du khách thành bốn loại theo đặc điểm du khách. Ông cho rằng ở mỗi giai đoạn trong quá trình phát triển điểm đến thu những loại khách khác nhau. Có bốn loại du khách: những người du ngoạn (drifters), những người ưa khám phá (explorer), cá nhân (individual mass), đoàn thể tổ chức (organized mass). Những người du ngoạn và những người ưa khám phá luôn tìm cho mình những điểm đến mới mà không quan tâm nhiều đến những dịch vụ như lưu trú tiện nghi. Mặt khác, hai nhóm khách còn lại là cá nhân và tổ chức đoàn thể thích ở những nơi có cơ sở vật chất tiện nghi, hoàn thiện và không đắt đỏ. Một trong những nhà tâm lý học nổi tiếng Hoa Kỳ Stanley Plog cho rằng các giai đoạn trong chu kỳ phát triển của điểm đến có mối tương quan khá chặt chẽ với đặc điểm tâm lý của du khách. Năm 1973 Plog [30] đã chia nguồn khách du lịch thành năm nhóm tâm lý ứng với mỗi giai đoạn trong chu kỳ sống của điểm đến: là hiếu kỳ (allocentric), khá hiếu kỳ (near-allocentric) nhóm trung gian (mid-centric),
  • 15. 5 nhóm có tâm lý tự kỷ (psychocentric), khá tự kỷ (near- psychocentric). Mỗi nhóm tâm lý của khách được đánh giá với mức thu nhập từ cao đến thấp. Theo ông, nhóm tự kỷ, khá tự kỷ bao gồm những người chủ yếu quan tâm đến những vấn đề xảy ra quanh họ, có quan hệ trực tiếp với họ. Nhóm hiếu kỳ, khá hiếu kỳ là những người rất quan tâm đến những gì xung quanh, luôn tỏ ra thích sự tân kỳ, sẵn sàng mạo hiểm để khám phá. Nhóm du khách có tâm lý hiếu kỳ ở mức độ khác nhau ưa những điểm mới phát hiện, hoang sơ, họ sẵn sàng chấp nhận cả những nơi chưa có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tiện nghi. Họ luôn muốn tìm thấy những khung cảnh mới, hoang sơ, khác lạ và những mối quan hệ mới và đại đa số nhóm người này chấp nhận trả tiền cho các chuyến du lịch mới. Khi điểm đến thu hút đa số những nhóm người có tâm lý hiếu kỳ và khá hiếu kỳ, nhiều cơ sở vật chất du lịch phục vụ cho nhóm trung gian được xây dựng. Bởi vì, nhóm trung gian thể hiện sự pha trộn về đặc điểm tâm lý giữa hai nhóm chính trên. Họ cũng muốn được hưởng những gì mới lạ song lại muốn có một sự đảm bảo chắc chắn về các điều kiện thuân lợi, an toàn. Họ muốn nhìn thấy sự đổi thay nào đó trong hình ảnh du lịch mà họ đã có được trong những chuyến đi trước. Điểm đến ở giai đoạn có nhiều người nhóm trung gian đến du lịch, thì sẽ cố gắng tận dụng mọi tiềm năng thu hút tối đa các nhóm khách khác nhau có thể, đó là những nhóm khách có tâm lý tự kỷ và khá tự kỷ, những nhóm người này có thời gian lưu trú ngắn, chi tiêu ít, đặc biệt họ sẽ chọn những điểm đến tương tự nếu có thể hay chọn những điểm du lịch quen thuộc, đi cùng những người quen. Họ cảm thấy an tâm, vui mừng khi đến một điểm du lịch mà họ đã từng đến trước đó, gặp lại những người phục vụ cũ đã để lại cho họ nhiều cảm tình. Nhưng khi điểm đến bị thương mại hóa nhiều, không còn nhiều hấp dẫn, số lượng du khách cũng giảm theo, dần dần du khách chuyển hướng đến những điểm đến mới khác. Khi phần lớn du khách đến đây đều là những nhóm du khách tự kỷ, khá tự kỷ thì điểm đến đã ở giai đoạn suy thoái.
  • 16. 6 Mô hình chu kỳ sống của điểm đến theo Stanley Plog Nguồn: Stanley c. Polg, Leisure travel: A marketing handbook, pearson Prentice Hall, 2004 Lý thuyết của Butler năm 1980 được nhiều người biết đến nhất và sử dụng nhiều nhất trong việc phân tích quá trình phát triển của điểm đến du lịch, đó là chu kỳ sống của điểm đến trải qua sáu giai đoạn: khai phá (exploration), thâm nhập (involvement), phát triển (development), củng cố (consolidation), trì trệ (stagnation), suy thoái (decline) hoặc phục hồi (rejuvenation). Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều học giả nghiên cứu về chu kỳ sống của sản phẩm, nhưng chưa có tài liệu nào nghiên cứu tổng quan cơ sở lý thuyết về chu kỳ sống của điểm đến, cũng như chưa có nghiên cứu nào áp dụng lý thuyết này để đánh giá điểm đến du lịch, và tác giả chọn điểm đến du lịch Hà Giang . Trong luận văn này, tác giả đi sâu nghiên cứu lý thuyết chu kỳ sống điểm đến, không chỉ khai thác khái niệm chu kỳ sống của điểm đến du lịch mà còn nghiên cứu tìm hiểu các đặc điểm trong các giai đoạn, các nhân tố nhận biết sự dịch chuyển trong các giai đoạn chu kỳ sống của điểm đến du lịch từ đó xác định vấn đề đặt ra xuất hiện ở mỗi giai đoạn trong chu kỳ của điểm đến du lịch, dựa vào đó đưa ra các chiến lược phát triển du lịch cho mỗi giai đoạn trong chu kỳ sống của điểm đến du lịch Hà Giang.
  • 17. 7 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu. Việc thu thập tài liệu sẽ cung cấp thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Đây sẽ là cơ sở dữ liệu phong phú và quan trọng cho việc thực hiện các phương pháp khác đạt hiệu quả cao. Ngoài ra còn có các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp quan sát, phương pháp điền dã thực tế. 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các hình ảnh, các bảng biểu, các tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài được thể hiện trong ba chương: Chƣơng 1: Tổng quan cơ sở lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch Chƣơng 2: Áp dụng lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch xác định giai đoạn phát triển của điểm đến du lịch Hà Giang Chƣơng 3: Một số giải pháp phát triển du lịch Hà Giang phù hợp với giai đoạn phát triển
  • 18. 8 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHU KỲ SỐNG CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH 1.1. Một số khái niệm cơ bản Điểm đến du lịch là một khái niệm mà có rất nhiều quan điểm khác nhau. Khái niệm điểm đến du lịch xuất phát từ khái niệm điểm tham quan, điểm hấp dẫn du lịch và điểm du lịch. Điểm tham quan du lịch là những điểm có tài nguyên du lịch hấp dẫn, song không có khách lưu trú qua đêm tại cơ sở lưu trú của ngành du lịch. Và điểm hấp dẫn du lịch (Attractive site) là những điểm có tài nguyền du lịch nổi trội, có khả năng hấp dẫn du khách. Còn theo luật du lịch: “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch” [9]. Như vậy điểm đến du lịch phải là nơi có tài nguyên du lịch, có sức hấp dẫn thu hút khách thì mới “là nơi mà con người thực hiện những kỳ nghỉ của họ”. Steven Pike định nghĩa về điểm đến đến du lịch: “Một điểm đến du lịch là một vùng không gian địa lý ở đó có một cụm các tài nguyên du lịch tương đồng mà không bị bó hẹp bởi một ranh giới chính trị.” Tuy nhiên, khái niệm này cũng chưa phân định được ranh giới chính trị, địa giới quản lý hành chính của một điểm đến cụ thể hay tỉnh thành phố. Do đó chưa xác định được chủ thể cũng như thành phẩn tham gia quản lý điểm đến. Tổ chức du lịch thế giới định nghĩa về điểm đến du lịch khá đầy đủ với các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch phù hợp với quan điểm phát triển du lịch bền vững: “Điểm đến du lịch là một không gian vật chất mà du khách ở lại ít nhất là một đêm. Nó bao gồm các sản phẩm du lịch như các dịch vụ hỗ trợ, các điểm đến và tuyến điểm du lịch trong thời gian một ngày. Nó có các giới hạn vật chất và quản lý giới hạn hình ảnh, sự quản lý xác định tính cạnh tranh trong thị trường. Các điểm đến du lịch trong địa phương thường bao gồm nhiều bên hữu quan như một cộng đồng tổ chức và có thể kết nối lại với nhau để tạo thành một điểm đến du lịch lớn hơn.” [6] Như vậy, ta có thể hiểu là một điểm đến du lịch về phía cầu thì du khách ở lại ít nhất một đêm, về phía cung là phải có các sản phẩm du lịch như dịch vụ hỗ trợ, các điểm đến và tuyến điểm du lịch trong thời gian một ngày, về mặt quản lý thì
  • 19. 9 có sự quản lý xác định tính cạnh tranh trong thị trường. Vì vậy, nếu đáp ứng được những điều kiện trên thì đó là điểm đến du lịch, nên có điểm đến du lịch địa phương, và nhiều điểm đến du lịch địa phương kết nối lại với nhau để tạo thành một điểm đến du lịch lớn hơn. Tiếp cận dưới góc nhìn này, có thể kết luận Hà Giang là một điểm đến du lịch. Dựa vào phạm vi người ta phân loại điểm đến thành 4 loại : - Điểm đến cấp quốc tế: Khu vực bao gồm nhiều hoặc một số quốc gia (Asean, Đông Dương - Điểm đến là quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc… - Điểm đến cấp vùng: Bắc Trung Bộ, Tây Nam Bộ… - Điểm đến cấp địa phương hoặc đơn vị hành chính cá biệt: Hà Nội, Hạ Long Ngoài ra ET, 2000, điểm đến độc lập: chuỗi các điểm đến trong tour, hành trình cruise. Để cấu thành điểm đến du lịch cần có những yếu tố quan trọng trong đó kể đến: Điểm hấp dẫn du lịch: các điểm hấp dẫn của một nơi đến dù mang đặc điểm nhân tạo, đặc điểm tự nhiên hoặc là các sự kiện thì cũng tạo ra động lực ban đầu cho sự viếng thăm cảu du khách. Các điểm hấp dẫn thường là lĩnh vực bị lãng quên của ngànhh du lịch bởi tính đa dạng và hình thức sở hữu phân tán của chúng. Giao thông đi lại (khả năng tiếp cận nơi đến): Sự phát trì triển và duy trì giao thông có hiệu quả nối liền với các thị trường nguồn khách là điều kiện căn bản cho sự thành công của điểm đến du lịch Nơi ăn nghỉ: Các dịch vụ lưu trú và ăn uống của điểm đến không chỉ cung cấp nơi ăn nghỉ mang tính vật chất mà còn tạo cảm giác chung về sự tiếp đãi nồng nhiệt, lưu lại ấn tượng khó quên về món ăn hoặc đặc sản địa phương. Các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ Du khách đòi hỏi một loạt tiện nghi, phương tiện và các dịch vụ hỗ trợ tại nơi đến du lịch. Khả năng cung cấp tiện nghi và dich vụ hỗ trợ biểu lộ bản chất đa ngành của yếu tố cung trong du lịch và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các lĩnh vực kinh doanh trong ngành du lịch.
  • 20. 10 Các nơi đến còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác cho cả khách hàng và ngành du lịch thông qua các tổ chức du lịch địa phương, Những dịch vụ này bao gồm: quảng bá cho nơi đến: lãnh đạo, phối hợp và kiểm soát sự phát triển của nơi đến, tư vấn và phối hợp các doanh nghiệp khác ở đại phương, cung cấp một số tiện nghi nhất định. Các hoạt động bổ sung Các hoạt động bổ sung được tạo ra để giúp du khách sẽ có “một cái gì đó để làm khi chẳng thể làm gì” Các điểm hấp dẫn, giao thông đi lại, nơi ăn nghỉ tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ, các hoạt động bổ sung là những tiêu chuẩn cho sự tồn tại của một nơi đến du lịch. Tùy thuộc vào các cá nhân, các yếu tố này có thể có rất nhiều cách kết hợp khác nhau ở mức độ khác nhau. Sự quyến rũ của điểm đến du lịch mang lại tính chất chủ quan của nguời viếng thăm. Những gì khiến du khách thích thú có thể không là mối quan tâm của du khách khác. Tuy nhiên, tất cả các điểm đến du lịch nói chung có năm yếu tố cấu thành trên. Khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến điểm đến du lịch theo Metin Kozak có các nhân tố bao gồm: + Đặc điểm của điểm đến: cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội, dịch vụ, thái độ của dân địa phương, khả năng tiếp cận, chất lượng môi trường, an toàn và an ninh. + Đặc điểm của du khách: Sự thỏa mãn, hình ảnh, đặc điểm cá nhân, kinh nghiệm đã trải qua, khả năng tiếp cận công nghệ thông tin, khả năng về tài chính. + Hành vi của các công ty lữ hành: Uy tín, hoạt động marketing, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin + Các nhân tố bên ngoài: Tỷ giá hối đoái, sự can thiệp của chính phủ, những nhân tố không thể kiểm soát được. [6] Bên cạnh đó, ta cũng cần nghiên cứu khái niệm sản phẩm du lịch dưới góc nhìn marketing, một số học giả đã khẳng định “sản phẩm du lịch là một tổng thể rất phức tạp gồm các thành phần không đồng nhất” và sản phẩm du lịch được tạo gia bởi các nhóm thành tố gồm [35]:
  • 21. 11 + Các tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa, công nghệ có khả năng thu hút khách du lịch và thúc đẩy chuyến đi của họ. + Hàng hóa dịch vụ, ăn uống lưu trú, vui chơi thể thao + Dịch vụ du lịch Tóm lại, sản phẩm du lịch là toàn bộ chương trình du lịch, các dịch vụ du lịch cùng với tài nguyên du lịch được khai thác cho hoạt động du lịch. Thành phần của sản phẩm du lịch: sản phẩm lữ hành, sản phẩm dịch vụ du lịch được cụ thể hóa trong các lĩnh vực dịch vụ khác nhau: dịch vụ lưu trú, ăn uống, bổ sung, các dịch vụ cụ thể khi trực tiếp phục vụ khách du lịch: đồ lưu niệm, đồ uống, món ăn. 1.2. Chu kỳ sống của điểm đến du lịch 1.2.1. Khái niệm Trước hết ta có khái niệm chu kỳ trong khoa học và đời sống nói chung, chu kỳ là khoảng thời gian giữa hai lần lặp lại liên tiếp của một sự việc, hay thời gian để kết thúc một vòng quay, một chu trình. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa về chu kỳ sống của điểm đến du lịch. Tuy nhiên, hầu như các quan điểm đó đều dựa trên cơ sở lý thuyết của chu kỳ sống của sản phẩm. Vì vậy, trước hết cần nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm là gì? Có rất nhiều định nghĩa về chu kỳ sống của sản phẩm, nhưng theo Gs.Ts. Trần Minh Đại [4, Tr.257]: Chu kỳ sống của sản phẩm còn gọi là "vòng đời sản phẩm", gồm có các giai đoạn sau [4, tr.258 ]:  Giai đoạn tung ra thị truờng ( giai đoạn giới thiệu): là thời kỳ mức tiêu thụ tăng trưởng chậm theo mức độ tung hàng ra thị trường;  Giai đoạn phát triển: là thời kỳ hàng hóa được thị trường chấp nhận nhanh chóng và lợi nhuận tăng lên đáng kể;  Giai đoạn bão hòa (chín muồi) : là thời kỳ nhịp độ tăng mức tiêu thụ chậm dần lại do hầu hết những người mua tiềm ẩn đã chấp nhận sản phẩm;  Giai đoạn suy thoái: là thời kỳ mức tiêu thụ có chiều hướng đi xuống và lợi nhuận giảm.
  • 22. 12 Không phải tất cả các sản phẩm đều có chu kỳ sống hình sin. Các nhà nghiên cứu sản phẩm đã phát hiện ra hàng chục dạng chu kỳ sống khác nhau. Có ba dạng phổ biến được trình bày trong hình:  Dạng “phát triển - giảm đột ngột -bảo hòa” (hình a) đặc trưng cho những sản phẩm có doanh số tăng nhanh khi mới tung ra thị trường rồi sau đó sụt giảm rất nhanh chóng do những người sớm chấp nhận sản phẩm này thay thế chúng, sau đó doanh số chững lại do những người chấp nhận muộn bắt đầu mua sản phẩm.  Dạng “chu kỳ - chu kỳ lặp lại” (hình b) biểu thị chu kỳ sống của những sản phẩm (ví dụ như dược phẩm mới) mà thời gian đầu nhờ quảng cáo mạnh mẽ nên doanh số tăng nhanh, điều này đã tạo ra chu kỳ thứ nhất. Sau đó doanh số bắt đầu giảm và doanh nghiệp lại tiếp tục mở một đợt quảng cáo sản phẩm đó một lần nữa làm xuất hiện chu kỳ thứ hai thường có qui mô nhỏ hơn và thời gian ngắn hơn.  Dạng PLC hình sóng (hình c) tiêu biểu cho những sản phẩm mà doanh số của chúng trải qua một chuỗi chu kỳ sống do phát hiện ra những đặc tính mới của sản phẩm, những công dụng mới hay những người sử dụng mới. Ví dụ nilon có chu sống dạng hình sóng, vì nó có thêm nhiều công dụng mới như làm dù, bít tất, đồ lót, áo sơ mi, thảm... được phát hiện dần qua thời gian. Hình 1.1 Các dạng chủ yếu chu kỳ sống của sản phẩm Nguồn: Philip Kotler, Marketing Management, 11th edition, Prentice Hall, 2003, trang 32 Như vậy, trên cơ sở nghiên cứu chu kỳ sống sản phẩm, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các định nghĩa khác nhau. Tác giả thu thập, phân tích trên các quan điểm đó cho rằng chu kỳ sống của điểm đến du lịch (Tourism area life cycle – Viết tắt là TALC) hay còn gọi là vòng đời của điểm đến là một khái niệm mô tả quá trình phát triển du lịch của điểm đến qua các giai đoạn của chu kỳ sống bằng những nhân tố nhận biết dịch chuyển.
  • 23. 13 Tương tự chu kỳ sống của sản phẩm, chu kỳ sống của điểm đến du lịch của tác giả Butler mô tả khi mới khai phá, chỉ có một số du khách hiếu kỳ biết đến điểm đến, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng như nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch còn hạn chế. Khi cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tăng lên, thì nhận thức về du lịch cũng tăng lên, vì vậy số lượng khách du lịch phát triển hơn. Bằng việc đầu tư quảng bá điểm đến và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, điểm đến nhanh chóng trở thành điểm đến du lịch. Nhưng khi số lượng khách du lịch đạt mức cao nhất thì điểm đến đã có dấu hiệu suy thoái. Nhiều yếu tố được xác định là môi trường (thiếu đất, nước, chất lượng không khí), cơ sở vật chất (đường xá, cơ sở lưu trú), hay nhân tố xã hội (đông đúc, cảm giác khó chịu đối với du khách). Số lượng du khách thực tế sẽ giảm khi sự hấp dẫn của điểm đến giảm đi. Việc xác định giai đoạn của chu kỳ sống rất có ý nghĩa không chỉ với việc giúp các nhà chiến lược, cơ quan quản lý, chính quyền địa phương nắm được diễn biến phát triển của điểm đến thông qua các đặc điểm nổi bật của các giai đoạn trong chu kỳ sống và xây dựng chiến lược phù hợp, hiệu quả phát triển du lịch của nhằm duy trì số lượng du khách và doanh thu du lịch, xác định được thái độ của cư dân địa phương đối với du khách thay đổi qua các giai đoạn của chu kỳ sống của điểm đến chủ yếu được giải thích bằng sự tiếp xúc của du khách với cư dân địa phương hay chỉ tính thông qua số lượng du khách. 1.2.2. Các giai đoạn trong chu kỳ sống của điểm đến Mô hình chu kỳ sống của điểm đến của Butler đề cập tới sáu giai đoạn: Khai phá (Exploration), Thâm nhập (Involvement), Phát triển (Development), Củng cố (Consolidation), Trì trệ (Stagnation), Suy thoái (Decline) hoặc Phục hồi (Rejuvenation) [16, tr. 5-12].
  • 24. 14 Hình 1.2 Mô hình chu kỳ sống của điểm đến của Butler Nguồn: R.W. Butler, the concept of a tourist area cycle of evolution: Imlications formanagemant of resourse, Canadian Geographer, 1980. Giai đoạn khai phá (Exploration): được đặc trưng bởi số lượng du khách, điểm đến mới chỉ thu hút được một số khách du lịch có tâm lý hiếu kỳ, ưa khám phá họ bị hấp dẫn bởi những nét độc đáo hay sự khác biệt về tự nhiên hay văn hóa của điểm đến. Sự tiếp xúc giữa du khách và cư dân bản địa khá cao, hầu hết các dịch vụ ăn ngủ đều ở tại nhà người dân. Chính điều này hấp dẫn với nhiều du khách. Du lịch không tác động nhiều đến kinh tế, môi trường, văn hóa xã hội của địa phương. Giai đoạn thâm nhập (Involvement): số lượng khách tăng đều, cư dân địa phương cung ứng những dịch vụ cơ bản (cơ sở lưu trú, nhà hàng…), sự tiếp xúc giữa khách du lịch và dân cư bản địa vẫn ở mức cao. Điều kiện kinh tế, xã hội của một bộ phận dân cư tham gia hoạt động du lịch đã dần thay đổi. Việc quảng bá điểm đến bắt đầu dần được thực hiện. Giai đoạn phát triển (Development): giai đoạn này thu hút được đầu tư bên ngoài và xác định rõ được thị trường mục tiêu. Việc tiếp cận điểm đến (giao thông, thông tin), xúc tiến điểm đến ngày càng được nâng cao hơn. Những dịch vụ du lịch được cung cấp bởi cư dân địa phương thay thế bởi những cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tiện nghi, sang trọng của các đơn vị tư nhân bên ngoài. Giai đoạn này cũng có nhiều sự can thiệp của cơ quan quản lý, chính quyền địa phương trong việc lập kế hoạch và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Vì vậy, đặc trưng của
  • 25. 15 giai đoạn này là số lượng khách đến du lịch có thể tăng hơn cả dân số của điểm đến. Nhiều dịch vụ bổ sung bên cạnh những dịch vụ cơ bản như giải trí, thẩm mỹ, làm đẹp, thể thao phát triển và lao động phục vụ ngành du lịch tăng nhanh đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của du lịch. Tuy nhiên, giai đoạn này việc tham gia của cư dân địa phương vào hoạt động du lịch là giảm đi nhiều. Giai đoạn củng cố (Consolidation): khi bước vào giai đoạn củng cố, số lượng khách vẫn tăng nhưng tốc độ giảm sút. Một phần kinh tế của điểm đến lệ thuộc với du lịch. Nỗ lực của các bên tham gia vào quảng bá điểm đến nhằm kéo dài mùa vụ du lịch và thị trường du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được sở hữu chủ yếu bởi công ty, tập đoàn lớn, hay được nhượng quyền thương hiệu. Vì vậy, sự đối đầu của một bộ phận dân cư không tham gia hoạt động du lịch ngày càng tăng. Giai đoạn trì trệ (Stagnation): sức chứa du lịch hạn chế đã dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến kinh tế, văn hóa- xã hội và môi trường. Hình ảnh của điểm đến vẫn khá tốt nhưng không còn là điểm đến được ưa chuộng. Du khách không còn lưu lại dài, nhưng khu vui chơi giải trí, dịch vụ bổ sung khác hấp dẫn du khách hơn sự hấp dẫn của tự nhiên hay văn hóa. Giai đoạn này đặc trưng bởi sức chứa du lịch hạn chế. Giai đoạn suy thoái (Decline): Trong giai đoạn suy thoái điểm đến sẽ không thể cạnh tranh nổi với những điểm đến mới, vì vậy sẽ phải đối mặt với suy giảm thị trường về cả phạm vi và số lượng. Điểm đến chỉ còn là nơi lui lại của du khách những ngày cuối tuần, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch sẽ phục vụ cho mục đích khác; một số ngành khác như khách sạn sẽ trở thành khu phục hồi chức năng, nhà dưỡng lão…Vì vậy duy trì, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là một vấn đề. Chính điều này làm mất dần đi tính hấp dẫn của điểm đến. Ở giai đoạn này, một lần nữa có nhiều sự can thiệp của chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhằm cứu vãn tình thế. Trong nhiều trường hợp, khu vực này trở thành những nơi hoang phế, hay mất hẳn đi chức năng du lịch. Giai đoạn phục hồi (Rejuvenation): giai đoạn này có thể sẽ xảy ra, tuy nhiên trong một vài trường hợp, giai đoạn này sẽ không xảy ra nếu không có sự
  • 26. 16 thay đổi hoàn toàn tính hấp dẫn du lịch. Có hai cách thức thực hiện nhằm tạo nên sự thay đổi lớn cho điểm đến. Thứ nhất, có thể xây dựng các khu giải trí mới như sòng bạc, thẩm mỹ viện, công viên giải trí, khu giải trí liên hợp... Thứ hai, là sử dụng các tài nguyên du lịch trước đây chưa được khai thác. Sự phát triển của những khu vui chơi giải trí sẽ làm tăng lên tính hấp dẫn của điểm đến. Trong nhiều trường hợp, một trong những hoạt động hiệu quả trong giai đoạn này là nỗ lực của cơ quan quản lý kết hợp với đơn vị tư nhân trong việc tìm kiếm thị trường mới tiềm năng. Nhưng rất khó có thể phục hồi sự hấp dẫn ban đầu của điểm đến khi nó đã mất tính cạnh tranh. Chỉ trong một vài trường hợp khi điểm đến mang tính hấp dẫn độc đáo nhất hay thị hiếu du lịch được duy trì trong một thời gian dài. Ví dụ như tháp nước Niagara, hay những khu vui chơi giải trí lớn và thành công như khu vui chơi giải trí Disneyland hay Disneylandworld, có thể duy trì tính cạnh tranh cao trong một thời kỳ dài bởi họ luôn biết cách bổ sung, thay đổi sản phẩm của mình theo thị hiếu du lịch của thời đại. Tuy nhiên cũng phải nhấn mạnh rằng sau giai đoạn trì trệ (Stagnation) có thể xảy ra nhiều giai đoạn khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ta có thể thấy sự tái phát triển thành công như thành phố Cantic làm cho điểm đến phát triển sung mãn hơn giai đoạn trước như đường cong A. Sự thay đổi nhỏ trong điều chỉnh sức chứa và các nguồn lực phát triển, cũng có thể giúp điểm đến phát triển ở mức B (đường cong B). Khi sự tái điều chỉnh nhằm duy trì phát triển ổn định được thực hiện sau sự thất bại của lần tái điều chỉnh đầu tiên đã kéo đường cong xuống điểm C (đường cong C). Sự tồi tàn của cơ sở vật kỹ thuật du lịch cũng như sự suy giảm của tính canh tranh so với những điểm đến du lịch khác sẽ dẫn đến suy thoái thị trường (đường cong D). Cuối cùng là những nguyên nhân như chiến tranh, bệnh dịch, thảm họa khác có thể dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng số lượng khách (đường cong E). Nếu suy thoái tiếp tục kéo dài, điểm đến sẽ không còn hấp dẫn phần lớn du khách nữa kể cả các vấn đề được giải quyết. Bên cạnh đó, hình dáng của các đường cong cũng rất đa đạng ở những đoạn khác nhau, phản ánh sự đa dạng những yếu tố như tỷ lệ phát triển, số lượng du
  • 27. 17 khách, khả năng tiếp cận, can thiệp của cơ quan quản lý, số lượng các điểm đến cạnh tranh. Rõ ràng nếu tăng cải thiện đầu tư trong khả năng tiếp cận điểm đến thì số lượng du khách cũng tăng lên. Nếu sự phát triển cơ sở vật kỹ thuật du lịch và khả năng tiếp cận điểm đến bị hạn chế vì bất cứ lý do gì (sự đối đầu của cư dân địa phương, thiếu đầu tư…) thì giai đoạn khai phá và thâm nhập sẽ mất rất nhiều thời gian. Những điểm đến phát triển theo cách truyền thống thường phải trải qua lần lượt các giai đoạn và sự phát triển của điểm đến được kéo dài khi lường trước được sức chứa du lịch và những cạnh tranh tiềm ẩn của điểm đến khác. Mặc dù mỗi điểm đến đều có chu kỳ sống hay còn gọi là vòng đời, nhưng không phải tất cả các điểm đến đều phải trải qua lần lượt các giai đoạn của chu kỳ sống. Nghĩa là chu kỳ sống của điểm đến có thể bỏ qua một số giai đoạn, ví dụ như ở CanCun của Mexico thì giai đoạn khai phá và thâm nhập là rất ngắn và khá mờ, một số trường hợp giai đoạn phát triển trở thành giai đoạn khởi đầu của chu kỳ. Vì vậy, cũng có một số mô hình khác nhau của chu kỳ sống của điểm đến, nhưng chủ yếu có 4 dạng sau:
  • 28. 18 Hình 1.3: Các dạng chủ yếu của chu kỳ sống của điểm đến du lịch Nguồn: Michael Haywood, Can the tourist-area life cycle be made operat Tourism Management, Sep. 1986
  • 29. 19 Bảng 1.1 Đặc điểm các giai đoạn trong chu kỳ sống của điểm đến Giai đoạn Đặc điểm Khai phá -Số lượng nhỏ khách du lịch có tâm lý hiếu kỳ -Ít hoặc không có cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch - Điểm đến hấp dẫn du khách bởi yếu tố tự nhiên hay văn hóa bản địa Thâm nhập - Có đầu tư của địa phương cho du lịch - Quảng bá điểm đến - Chính quyền địa phương có đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch - Xác định thị trường mục tiêu -Có những dịch vụ cơ bản của người dân địa phương phục vụ cho du khách Phát triển -Số lượng khách có thể nhiều hơn cả dân số điểm đến -Tăng cường quảng bá điểm đến -Đầu tư từ bên ngoài dẫn đến mất kiểm soát của địa phương -Phát triển nhiều dịch vụ bổ sung thỏa mãn nhu cầu của du khách -Những du khách có tâm lý trung gian thay thế cho những du khách có tâm lý hiếu kỳ Củng cố -Du lịch đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của kinh tế địa phương -Tăng cường quảng bá điểm đến nhằm kéo dài mùa du lịch và phát triển thị trường du lịch -Những công ty, tập đoàn lớn sở hữu cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch -Thu hút loại khách có tâm lý khá tự kỷ và tự kỷ Trì trệ -Sức chứa du lịch bị hạn chế -Điểm đến vẫn tạo được hình ảnh tốt song không còn là điểm đến được ưa chuộng -Hoạt động của các cơ sở lưu trú bắt đầu giảm nhưng lợi nhuận
  • 30. 20 vẫn ở mức cao Suy thoái -Thị trường du lịch giảm cả về phạm vi và số lượng -Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được sử dụng với mục đích khác. Phục hồi -Điểm đến tạo ra sức hấp dẫn mới nhờ vào xây dựng thêm các khu vui chơi giải trí, các dịch vụ bổ sung hoặc sử dụng những nguồn tài nguyên du lịch trước đây chưa được khai thác Nguồn: Tác giả 1.2.3. Căn cứ nhận biết sự dịch chuyển trong các giai đoạn chu kỳ sống của điểm đến Ở mỗi giai đoạn của chu kỳ sống của điểm đến du lịch, Butler đều đưa ra đặc điểm nổi bật như sau: Bảng 1.2 Đặc điểm nổi bật củacác giai đoạn trong chu kỳ sống của điểm đến Giai đoạn Đặc điểm nổi bật Khai phá -Thu hút số lượng nhỏ khách du lịch có tâm lý hiếu kỳ Thâm nhập -Các dịch vụ cơ bản như lưu trú, ăn uống… đều do người dân địa phương trực tiếp sở hữu phục vụ cho du khách. Phát triển -Số lượng khách du lịch nhiều hơn cả số dân của điểm đến Củng cố -Du lịch trở thành một bộ phận không thể thiếu của kinh tế địa phương Trì trệ -Sức chứa du lịch bị hạn chế, tác động kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường Suy thoái -Thị trường du lịch giảm nhanh cả về phạm vi và số lượng Phục hồi -Xây dựng thêm các khu vui chơi giải trí, các dịch vụ bổ sung hoặc sử dụng những nguồn tài nguyên du lịch trước đây chưa được khai thác tạo nên sức hấp dẫn mới cho điểm đến Nguồn: Tác giả Theo lý thuyết của Butler thì rất khó định lượng để xác định giai đoạn trong chu kỳ sống của điểm đến nếu chỉ sử dụng phân tích các nhân tố về số lượng và đặc điểm của du khách, bằng việc so sánh đặc điểm nổi bật của mỗi giai đoạn trong mô hình chu kỳ sống điểm đến với các đặc điểm thực tế của điểm đến. Vì vậy, nghiên
  • 31. 21 cứu đưa ra năm nhân tố dựa vào lý thuyết Butler về chu kỳ sống của điểm đến và chu kỳ sống của sản phẩm có thể nhận biết sự dịch chuyển trong các giai đoạn của chu kỳ sống đó là: số lượng khách, doanh thu du lịch, cơ sở lưu trú, công ty lữ hành, và cơ cấu tổng sản phẩm. Các nhân tố này mang những đặc điểm và mức độ khác nhau ở mỗi giai đoạn của chu kỳ sống. Điều này có thể tóm tắt như sau: Bảng 1.3: Căn cứ nhận biết sự dịch chuyển trong các giai đoạn chu kỳ sống của điểm đến Nhân tố Số lƣợng khách và đặc điểm tâm lý Thu nhập du lịch Cơ sở lƣu trú Công ty lữ hành Cơ cấu tổng sản phẩm Giai đoạn Khai phá Số lượng nhỏ khách du lịch có tâm lý hiếu kỳ Thu nhập du lịch là rất ít so với các điểm đến cạnh tranh khác vì điểm đến chưa được biết đến nhiều Không có hoặc rất ít so với các điểm đến cạnh tranh khác cơ sở lưu trú phục vụ du khách. Không có hoặc rất ít so với các điểm đến cạnh tranh khác các công ty lữ hành Ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu tổng sản phẩm Thâm nhập Tăng số lượng khách du lịch có tâm lý hiếu kỳ và khá hiếu kỳ Thu nhập du lịch tăng trưởng chậm so với các điểm đến cạnh tranh khác Các cơ sở lưu trú không đủ cung cho cầu của du khách, dân địa phương là chủ sở hữu của các cơ sở lưu trú này Rất ít hãng lữ hành hoạt động tại điểm đến (so với các điểm đến cạnh tranh khác) Ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu tổng sản phẩm
  • 32. 22 Phát triển Số lượng khách du lịch nhiều hơn cả dân số của điểm đến, thu hút chủ yếu nhóm du khách có tâm lý trung gian Thu nhập du lịch tăng đáng kể, điểm đến được biết đến (so với các điểm đến cạnh tranh khác) Số lượng cơ sở lưu trú tăng nhanh đáp ứng nhu cầu của du khách, các cơ sở lưu trú cao cấp, tiện nghi được sở hữu bởi những tổ chức bên ngoài. Số lượng các công ty lữ hành tăng nhanh chóng, cạnh tranh cao (so với các điểm đến cạnh tranh khác) Ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng sản phẩm. Củng cố Số lượng du khách vẫn tăng nhưng tốc độ giảm, bên cạnh những nhóm du khách có tâm lý trung gian, điểm đến thu hút một số lượng khách có tâm lý khá tự kỷ. Thu nhập du lịch vẫn ở mức cao, nhưng tốc độ giảm (so với các điểm đến cạnh tranh khác) Số lượng các cơ sở lưu trú vẫn tăng, sở hữu bởi các công ty, tập đoàn lớn nước ngoài hay bằng cách nhượng quyền thương hiệu. Số lượng các công ty lữ hành vẫn tăng nhưng tốc độ giảm bởi sự cạnh tranh khốc liệt (so với các điểm đến cạnh tranh khác). Ngành dịch vụ vẫn chiếm ưu thế nhưng tỷ trọng có xu hướng giảm trong cơ cấu tổng sản phẩm. Trì trệ Số lượng khách ở mức cao nhất, sức chứa vượt ngưỡng cho phép. Thu hút số lượng lớn Thu nhập du lịch tăng rất chậm, thậm chí là không tăng (so với các điểm đến Số lượng cơ sở lưu trú vẫn tăng nhưng tốc độ giảm (so với các điểm đến cạnh tranh khác) Số lượng công ty lữ hành có xu hướng giảm do thị trường bão hòa. Ngành dịch vụ có tỷ trọng giảm xu hướng giảm trong cơ cấu tổng sản phẩm.
  • 33. 23 du khách có tâm lý trung gian, khá tự kỷ và tự kỷ cạnh tranh khác). Suy thoái Số lượng khách giảm nhanh chóng, phần lớn du khách là những nhóm du khách có tâm lý khá tự kỷ và tự kỷ. Thu nhập du lịch có xu hướng giảm sút nhiều (so với các điểm đến cạnh tranh khác) Cơ sở lưu trú xuống cấp, số lượng cơ sở lưu trú có xu hướng giảm, nhiều cơ sở lưu trú phục vụ du lịch được sử dụng với mục đích khác. Số lượng công ty lữ hành giảm nhanh chóng, nhiều đơn vị lữ hành rút khỏi thị trường. Ngành dịch vụ có tỷ trọng giảm trong cơ cấu tổng sản phẩm nhưng vẫn cao hơn ở giai đoạn đầu của chu kỳ. Phục hồi Số lượng khách có tín hiệu tăng dần, thu hút chủ yếu là nhóm khách có tâm lý trung gian, khá tự kỷ và tự kỷ. Thu nhập du lịch có xu hướng hồi phục nhưng không đạt ở mức cao như trước đây (so với các điểm đến cạnh tranh khác) Các cơ sở lưu trú được đầu tư, tu sửa lại để hoạt động, số lượng cơ sở lưu trú phục vụ du lịch có xu hướng tăng. Các công ty lữ hành có dấu hiệu phục hồi hoạt động. Ngành dịch vụ có xu hướng tăng tỷ trọng trong cơ cấu tổng sản phẩm (so với các điểm đến cạnh tranh khác) 1.2.4. Những vấn đề đặt ra mỗi giai đoạn trong chu kỳ của điểm đến du lịch Ở mỗi giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống, điểm đến phải đối mặt với các vấn đề khác nhau mà các nhà chiến lược phải nắm bắt được để đưa ra các chiến lược, giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất cho từng giai đoạn phát triển du lịch.
  • 34. 24 Giai đoạn khai phá và thâm nhập: -Thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch - Khả năng thông tin, tiếp cận điểm đến còn bị hạn chế - Điểm đến tương đối chưa được biết đến Giai đoạn phát triển -Số lượng khách du lịch tăng nhanh, tác động đến hữu hình đến kinh tế địa phương -Phát triển tự phát và không liên kết Giai đoạn củng cố và trì trệ - Số lượng quá lớn khách du lịch vượt quá sức chứa du lịch - Vai trò kiểm soát của chính quyền địa phương bị mất dần - Các công ty, tập đoàn lớn sở hữu cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch - Xuất hiện thái độ chống đối của dân địa phương với du khách Giai đoạn suy thoái - Điểm đến vẫn tạo hình ảnh tốt nhưng không còn là điểm đến được ưa chuộng - Du lịch bị thương mại hóa - Không có tín hiệu phục hồi - Xuất nhiều các vấn đề liên quan đến kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của điểm đến. 1.2.5. Các chiến lược phát triển du lịch cho mỗi giai đoạn trong chu kỳ sống của điểm đến Theo Martin và Uysal (1990) [27] cho rằng mỗi giai đoạn của chu kỳ sống cần có những chiến lược khác nhau để nâng cao tính cạnh tranh của điểm đến so với các điểm đến cạnh tranh khác. Tuy nhiên cũng phải nhấn mạnh rằng, mỗi chiến lược có những điểm mạnh và điểm yếu riêng phụ thuộc các điều kiện của điểm đến. Giai đoạn đầu (giai đoạn khai phá và thâm nhập): những nhà hoạch định chiến lược phát triển du lịch cần đưa ra những chiến lược phù hợp để có thể lường trước những vấn đề xảy ra ở giai đoạn tiếp theo, những chiến lược đó là: - Chiến lược tung những sản phẩm, dịch vụ mới cho những thị trường mới. Nếu áp dụng chiến lược điểm đến phải đối mặt với rủi ro cao khi thị trường là mới chưa được biết đến nhằm phát triển những sản phẩm mới.
  • 35. 25 - Xây dựng thị phần, chiến lược này phù hợp với những sản phẩm mới nhằm tăng thị phần và sự biết đến điểm đến. Giai đoạn phát triển: mục tiêu của giai đoạn này là duy trì cầu du lịch, tìm kiếm những khách hàng mới và tạo ra sản phẩm mới. Ở giai đoạn này, Porter 1980 đưa ra những chiến lược sau [34] : - Chiến lược dẫn đầu về giá (overall cost leadership strategy): giá là công cụ hữu hiệu để cạnh tranh du lịch, tính hấp dẫn của điểm đến một phần do giá quyết định. Nói cách khác, độ co giãn về giá đối với cầu du lịch là khá lớn. Do vậy, bất cứ sự thay đổi nào về giá đều dẫn đến sự tăng lên hay giảm cầu du lịch đối với điểm đến. Ví dụ như các điểm đến như Thổ Nhĩ Kỳ, Đảo Shíp, Hy Lạp với nguồn nhân công rẻ hơn và các chi phí kinh doanh thấp hơn nên có lợi thế hơn so với Tây Ban Nha, ý, Pháp. Để giảm gía tạo tính cạnh tranh thì cần tạo tính liên kết của điểm đến. Điểm đến có thể phát triển bằng chiến lược dẫn đầu về giá không có nghĩa là điểm đến sẽ cung cấp cho thị trường những sản phẩm, dịch vụ thấp nhất. Trái lại, chiến lược này nhằm đảm bảo lợi thế cạnh tranh về giá với các điểm đến cạnh tranh khác. Nếu áp dụng chiến lược này, điểm đến sẽ thu được nguồn thu lớn khi thu hút được số lượng lớn khách du lịch - Chiến lược khác biệt hóa: Chiến lược này bao gồm quá trình tạo ra các sản phẩm khác biệt hơn so với các sản phẩm, dịch vụ mà các đối thủ cạnh tranh đang cung ứng và cần ưu tiên nghiên cứu những sản phẩm, dịch vụ tiềm năng có thể đưa ra thị trường. Khác với chiến lược dẫn đầu về giá, du khách sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm du lịch nếu chúng có thêm những thuộc tính mới như cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ khách hàng, xây dựng hình ảnh sản phẩm mới… - Chiến lược tập trung: không giống như hai chiến lược dẫn đầu về giá và chiến lược khác biệt hóa đều nỗ lực ở tất cả các thị trường. Chiến lược tập trung chỉ xác định những sản phẩm, dịch vụ cụ thể cho những thị trường mục tiêu. Nếu theo đuổi chiến lược này, cần phải biết nhu cầu cụ thể của những thị trường mục tiêu này đối với điểm đến và sử dụng chiến lược dẫn đầu về giá hay chiến lược khác biệt hóa với thị trường mục tiêu đó. Vì vậy, khi áp dụng chiến lược tập trung sẽ đáp ứng tốt hơn những điểm đến cạnh tranh khác.
  • 36. 26 Giai đoạn củng cố và trì trệ: Theo Martin và Uysal (1990) cho rằng, chiến lược ở giai đoạn này là nhằm duy trì vị trí của điểm đến mặc dù nó không còn ở giai đoạn phát triển và ngăn cho điểm đến không rơi vào giai đoạn suy thoái. Đây là giai đoạn quan trọng đưa ra những chiến lược toàn diện để kéo dài phát triển của điểm đến. Vì thế, ở giai đoạn này chúng ta có những chiến lược sau: - Chiến lược tung ra những sản phẩm, dịch vụ mới với thị trường hiện có. Tuy nhiên, không chắc chắn rằng những sản phẩm dịch vụ mới có thu hút được thị trường hiện tại hay không. - Duy trì thị phần, khi điểm đến có thị phần cao trong thị trường du lịch thì chiến lược tốt nhất là nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm du lịch dịch vụ so với các điểm đến cạnh tranh khác thông qua việc đầu tư, nâng cấp. - Duy trì sản phẩm, dịch vụ hiện có cho những thị trường hiện tại. Nguy cơ của chiến lược này là số lượng khách sẽ giảm mỗi năm. Giai đoạn suy thoái: ở giai đoạn này điểm đến không còn khả năng cạnh tranh với các điểm đến mới khác, khách du lịch sẽ không còn nhận ra lợi thế cạnh tranh nào với các điểm đến khác. Cầu du lịch hoàn toàn phụ thuộc vào giá. Ở giai đoạn này có những chiến lược sau [33]: - Thu hoạch vét (Harvesting of thec product): nghĩa là điểm đến sẽ thu hoạch nốt các sản phẩm dịch vụ bán ra cho khách du lịch trước khi rút khỏi thị trường. - Rút khỏi thị trường: trong trường hợp điểm đến không còn tiềm năng nào để hấp dẫn du khách nữa, chiến lược tốt nhất là rút các sản phẩm dịch vụ du lịch khỏi thị trường giảm tổn thất.Tuy nhiên, chiến lược này rất khó thực hiện vì việc đầu cho cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là rất cao. Giai đoạn phục hồi: nỗ lực phục hồi điểm đến hầu như là tập trung ở những thị trường mới, nhưng vẫn cố gắng tận dụng duy trì thị trường cũ. Khi quyết định phục hồi điểm đến, có những chiến lược sau có thể thực hiện [31]: - Mở rộng sản phẩm, dịch vụ hiện có cho thị trường mới (Ansoff) bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.Ví dụ, điểm đến thu hút khách du lịch sinh thái bằng cách tạo thêm hoạt động mới cho sản phẩm du lịch hiện tại (ví dụ: xem chim). Nhưng chiến lược này vẫn tiềm ẩn rủi ro cao khi thị trường chưa biết đến, mở rộng sản phẩm dịch vụ có thể sẽ không thích hợp.
  • 37. 27 - Đầu tư mới, thay đổi cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch thu hút thị trường mới như ở Atlantic xây dựng những sòng bạc lớn, chuyển đổi thị trường mục tiêu. - Tái định vị sản phẩm du lịch như chuyển thị trường khách du lịch đại chúng đến khách du lịch có khả năng chi tiêu cao, từ thị trường khách nội địa đến thị trường khách quốc tế. Để định vị lại hiệu quả cần cải thiện môi trường, cải thiện sản phẩm, nỗ lực marketing và sự tham gia của cộng đồng. Bảng 1.4 Chu kỳ sống điểm đến du lịch và chiến lược Chu kỳ sống sản phẩm Chu kỳ sống điểm đến Lựa chọn sản phẩm Lựa chọn thị trƣờng Tổng quan chiến lƣợc Tung ra thị trường Giai đoạn đầu (Giai đoạn khai phá và thâm nhập) Tung ra sản phẩm mới Thị trường mới, xây dựng thị phần Phát triển, đa dạng hóa Phát triển Giai đoạn phát triển Cung ứng sản phẩm mới và hiện có Duy trì thị phần, thu hút thị trường mới Dẫn đầu giá, khác biệt hóa, tập trung Chín muồi Giai đoạn củng cố và trì trệ Cung ứng sản phẩm mới và hiện có Duy trì thị phần Duy trì, nguyên trạng Suy thoái Suy thoái Sản phẩm thu hoạch vét, rút khỏi Thu hoạch vét, rút khỏi thị trường Thay đổi thói quen Phục hồi Mở rộng sản phẩm hiện có, nâng cao thuộc tính sản phẩm, chất lượng sản phẩm Thị trường mới, tạo nên nhu cầu có chủ đích Cái tiến, chuyển dịch vị thế của điểm đến, khác biệt hóa Nguồn: Tác giả
  • 38. 28 Tiểu kết chƣơng 1 Nội dung chính của chương 1 là nghiên cứu nội dung lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến: 1. Nêu những khái niệm điểm tham quan, điểm hấp dẫn du lịch, điểm đến du lịch, nêu các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch, các nhân tố ảnh hưởng đến điểm đến và khái niệm sản phẩm du lịch, các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch. 2. Nêu khái niệm chu kỳ sống của sản phẩm, các dạng chu kỳ sống sản phẩm cơ bản, khái niệm chu kỳ sống của điểm đến, nêu đặc điểm các giai đoạn của chu kỳ sống của điểm đến theo lý thuyết chu kỳ sống điểm đến của Butler: giai đoạn khai phá, thâm nhập, phát triển, củng cố, trì trệ, suy thoái hoặc phục hồi. 3. Dựa theo lý thuyết Butler, nghiên cưú đưa ra năm nhân tố dựa vào lý thuyết Butler về chu kỳ sống của điểm đến và chu kỳ sống của sản phẩm có thể nhận biết sự dịch chuyển trong các giai đoạn của chu kỳ sống đó là: số lượng khách và đặc điểm tâm lý của họ, thu nhập du lịch, cơ sở lưu trú, hãng lữ hành, và cơ cấu tổng sản phẩm. Các nhân tố này mang những đặc điểm và mức độ khác nhau ở mỗi giai đoạn của chu kỳ sống. 4. Nêu ra những vấn đề đặt ra cần giải quyết ở mỗi giai đoạn của chu kỳ sống của điểm đến, trên cơ sở đó có những chiến lược phát triển cho mỗi giai đoạn khác nhau để nâng cao tính cạnh tranh của điểm đến.
  • 39. 29 CHƢƠNG 2: ÁP DỤNG LÝ THUYẾT CHU KỲ SỐNG CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH XÁC ĐỊNH GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH HÀ GIANG 2.1. Khái quát chung du lịch Hà Giang 2.1.1. Các điều kiện tự nhiên Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Phía Bắc và Tây có đường biên giới giáp với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dài 274 km; phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Tây và Tây nam giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái. [37] Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang (Nguồn: Tập bản đồ hành chính Việt Nam, NXB Bản đồ, H, 2010)
  • 40. 30 Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.884,37 km2. Tại điểm cực Bắc của lãnh thổ Hà Giang, cũng là điểm cực Bắc của Tổ quốc, có vĩ độ 230 13'00"; điểm cực Tây có kinh độ l040 24'05"; mỏm cực Đông có kinh độ l050 30'04". Tính đến nay Hà Giang có 1 thị xã, 10 huyện, 5 phường, 9 thị trấn và 182 xã. Tính đến cuối năm 2005 dân số Hà Giang là 679.157 người. Về địa hình Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ 800 m đến 1.200 m so với mực nước biển. Hà Giang có tới 49 ngọn núi cao từ 500m - 2.500m (10 ngọn cao 500m - 1.000m, 24 ngọn cao 1000m - 1500m, 10 ngọn cao 1.500m - 2.000m và 5 ngọn cao từ 2.000m - 2.500m). Địa hình Hà Giang có thể phân thành 3 vùng sau: - Vùng cao phía Bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trưng cho địa hình karst. Ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựng đứng. - Vùng cao phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần là một phần của cao nguyên Bắc Hà, thường được gọi là vòm nâng sông Chảy, có độ cao từ 1.000m đến trên 2.000m. Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm, quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp. - Vùng núi thấp bao gồm địa bàn các huyện, thị còn lại, kéo dài từ Bắc Mê, thị xã Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang. Khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối. Về thủy văn Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng. ở đây có mật độ sông, suối tương đối dày. Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều, độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông thuỷ. Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lưu Lung (Vân Nam, Trung Quốc), chảy qua biên giới Việt - Trung (khu vực Thanh Thuỷ), qua thị xã Hà
  • 41. 31 Giang, Bắc Quang về Tuyên Quang. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho vùng trung tâm tỉnh. Sông Chảy bắt nguồn từ sườn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh và sườn đông bắc đỉnh Kiều Liên Ti, mật độ các dòng nhánh cao (1,1km/km2), hệ số tập trung nước đạt 2,0km/km2. Mặc dù chỉ đoạn đầu nguồn thuộc địa phận tỉnh nhưng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phía tây của Hà Giang. Sông Gâm bắt nguồn từ Nghiêm Sơn, Tây Trù (Trung Quốc) chảy qua Lũng Cú, Mèo Vạc về gần thị xã Tuyên Quang nhập vào sông Lô. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho phần đông của tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn như sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung cấp nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư. Về khí hậu Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc... Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,60 C - 23,90 C, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 100 C và trong ngày cũng từ 6 - 70 C. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 400 C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,20 C (tháng l). Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú, toàn tỉnh đạt bình quân lượng mưa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm, riêng Bắc Quang hơn 4.000 mm, là một trong số trung tâm mưa lớn nhất nước ta. Dao động lượng mưa giữa các vùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn. Năm 2001, lượng mưa đo được ở trạm Hà Giang là 2.253,6 mm, Bắc Quang là 4.244 mm, Hoàng Su Phì là 1.337,9 mm... Tháng mưa cao nhất ở Bắc Quang (tháng 6) có thể đạt trên 1.400 mm, trong khi đó lượng mưa tháng 12 ở Hoàng Su Phì là 3,5 mm, ở Bắc Mê là 1,4 mm... Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng không lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểm thấp nhất
  • 42. 32 (tháng l,2,3) cũng vào khoảng 81%: Đặc biệt ở đây ranh giới giữa mùa khô và mùa mưa không rõ rệt. Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lượng mây trung bình khoảng 7,5/10, cuối mùa đông lên tới 8 - 9/10) và tương đối ít nắng (cả năm có 1.427 giờ nắng, tháng nhiều là 181 giờ, tháng ít chỉ có 74 giờ). Các hướng gió ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng. Thung lũng sông Lô quanh năm hầu như chỉ có một hướng gió đông nam với tần suất vượt quá 50%. Nhìn chung gió yếu, tốc độ trung bình khoảng 1 - l,5m/s. Đây cũng là nơi có số ngày giông cao, tới 103 ngày/năm, có hiện tượng mưa phùn, sương mù nhiều nhưng đặc biệt ít sương muối. Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống. 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội Sau khi thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội Hà Giang năm 2012 kinh tế tăng trưởng tốc độ tăng bình quân năm 12,7%. Tổng sản phẩm ( giá thực tế) đạt khoảng 9.912.598 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ - Thương mại 36,07%, Công nghiệp - Xây dựng 25,18% và giảm tỷ trọng các ngành Nông- Lâm nghiệp 38,75%, thu nhập bình quân đầu người đạt 12,9 triệu đồng người, tuy tăng 4,3 triệu đồng so với năm 2005, nhưng mới xấp xỉ 1/3 so với bình quân chung của cả nước.Thu ngân sách trên địa bàn năm 2012 ước đạt 990 tỷ đồng. Nhìn chung, mặt bằng kinh tế xã hội của Hà Giang còn thấp nhiều so với các địa phương khác trên cả nước, tuy nhiên cùng với tiến trình phát triển chung của đất nước thì mức sống của người dân đã tăng rõ rệt. Có thể nói, điều kiện kinh tế cũng là một trong những điều kiện có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của địa phương. 2.1.3. Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch tự nhiên a) Đèo Mã Pì Lèng Mã Pì Lèng dịch ra từ tiếng Mông nghĩa đen là sống mũi ngựa. Dịch ý, thì đây là con đèo hiểm trở đến mức ngựa đi qua cũng phải bạt vía lạc hơi. Mã Pì Lèng được biết đến là con đèo dài thứ 2 trong “tứ đại đỉnh đèo” hùng vĩ vào bậc nhất nước ta. Đỉnh nối liền Đồng Văn và Mèo Vạc (Hà Giang), nằm vắt mình trên những
  • 43. 33 dãy núi đá của miền cao nguyên, nơi có những vách đá dựng đứng, nơi có dòng Nho Quế trong xanh uốn mình qua từng khe núi ở độ cao 1.600m đến 1.800m, có nơi cao đến 2.000m so với mặt nước biển, một bên là vực sâu thẳm một bên là sườn núi dốc dựng đứng. Nơi đây thấm bao mồ hôi nước mắt của công nhân lao động được huy động từ các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái nguyên, Tuyên quang và Hà Giang trong vòng 11 năm phải treo mình trên dây để đục đá hình thành lên con đường hạnh phúc, hiện đã đầu tư xây dựng chiếu nghỉ để cho du khách dừng chân chụp ảnh dòng sông Nho Quế thơ mộng và tạo cho du khách một cảm giác mạnh. Con đường hình thành vòng vèo quanh lưng núi, nơi có vực đá bên sông Nho Quế là hẻm vực sâu và hùng vĩ nhất Đông Nam Á. Hẻm vực sông Nho Quế sâu khoảng 800m, đứt gãy địa chất này được hình thành vào kỷ Kainozoi, cách đây khoảng 32 triệu năm đến 15 triệu năm theo cơ chế trượt bằng trái. Cách đây khoảng 5 triệu năm, đứt gãy hoạt động theo cơ chế trượt bằng phải, tạo nên hẻm vực hiện nay. Hiện nay, Mã Pì Lèng là một điểm đến không thể thiếu khi tham quan công viên địa chất Đồng Văn (thuộc tỉnh Hà Giang, được công nhận là công viên địa chất toàn cầu vào ngày 3/10/2010). Trên địa bàn, dân cư chủ yếu là người Mông trắng với bản sắc văn hóa độc đáo, hầu như nguyên sơ. b) Cao nguyên đá Đồng Văn Cao nguyên đá Đồng Văn có diện tích gần 2.350km², nằm trải rộng trên địa bàn 4 huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang gồm Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn. Cao nguyên Đồng Văn có tới 80% diện lộ đá vôi với 11 hệ tầng địa chất, trong đó Chang Pung là hệ tầng cổ nhất có niên đại 545 triệu năm. Ở đây còn có 17 nhóm hóa thạch giúp các nhà khoa học hoàn chỉnh bức tranh lịch sử phát triển địa chất vùng cao nguyên đá Đồng Văn nói riêng và khu vực đông bắc Việt Nam - nam Trung Quốc nói chung. Do có sự đa dạng địa chất cao cùng với sự thay đổi của khí hậu nên quá trình tiến hóa karst ở Cao nguyên đá Đồng Văn diễn ra liên tục, tạo ra các “vườn đá”, “rừng đá” vô cùng phong phú như: vườn đá Khâu Vai, vườn đá Lũng Pù thuộc huyện Mèo Vạc… và hệ thống hang động kỳ vĩ như: hang Rồng ở Sảng Tủng (Đồng Văn), hang Khố Mỷ ở Tùng Vài (Quản Bạ), động Én ở Vần Chải (Đồng Văn)…
  • 44. 34 Cao nguyên đá Đồng Văn còn được các nhà khoa học đánh giá là vùng có hệ địa - sinh thái núi đá độc đáo và đa dạng. Quần xã rừng nguyên sinh ở đây còn tương đối nguyên vẹn, có nhiều gỗ, lâm sản và các loài thuốc quý. Đây cũng là môi trường sống của các loài động vật hoang dã, tạo nên nét đẹp tự nhiên, sinh động của vùng cao nguyên. Bên cạnh những giá trị về địa chất, địa mạo, cảnh quan, cao nguyên đá Đồng Văn còn chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc. Ngày 3/10/2010, tại Lesvos (Hy Lạp), Cao nguyên đá Đồng Văn đã được Hội đồng tư vấn mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu công nhận là thành viên chính thức của mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu (GGN - Global Network of National Geoparks) dựa trên giá trị nổi bật về cảnh quan, có sinh địa tầng, địa chất, địa mạo, văn hóa của các dân tộc trên cao nguyên đá. Như vậy, Cao nguyên đá Đồng Văn đã trở thành công viên địa chất đầu tiên của Việt Nam và thứ hai ở khu vực Đông Nam Á (sau Công viên địa chất Langkawi - Malaysia). c) Núi Đôi - Cổng trời Quản Bạ Thuộc thị trấn Tam Sơn và xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, cách thành phố Hà Giang 46km về phía Bắc. Ra khỏi thành phố Hà Giang đường lên Quản Bạ hiểm trở với hai bên đều núi cao vút. Vượt qua con đèo khúc khủy tới đỉnh đèo cao 1.500m so với mực nức biển là cổng trời Quản Bạ. Đứng giữa cổng trời, du khách có dịp dừng chân chiêm ngưỡng Núi Đôi Quản Bạ, với “đôi gò Bồng Đào” do thiên tạo với dáng vẻ cân đối. Đây là một cảnh quan karst độc đáo của thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ và của cả khu vực cao nguyên đá Đồng Văn, Mèo Vạc. Cũng bắt đầu từ đây là cánh đồng Quản Bạ thấp, phẳng, vì thế càng tạo không gian thoáng đãng cho “đôi gò” nhô cao, bay bổng. Theo đánh giá của các nhà khoa học địa chất thì Núi Đôi được cấu tạo bằng đá Đôlômít. Do quá trình phong hóa đá lăn đồng đều theo sường núi làm lùi dần sườn và hạ thấp dần đỉnh núi. Cuối cùng tạo nên hình nón như hiện nay. Đá Đôlômít bị phong hóa (do quá trình tự vỡ) thành các hạt sạn và cát rất dễ dàng di chuyển theo sườn xuống dưới chân do trọng lực và nước chảy tràn trong mùa mưa. Đặc biệt, còn đóng vai trò trọng trong việc hình thành hình nón của Núi Đôi nói
  • 45. 35 riêng và của các ngọn núi có hình chóp nón nói chung là có sự đan xen của các đứt gãy, hướng khác nhau làm đá bị phá hủy dễ dàng hơn. Núi Đôi thuộc kỷ Đệ Tứ - có niên đại cách ngày nay khoảng 1,6 triệu đến 2 triệu năm trở lại đây. Ngoài Núi Đôi ra còn có một mực cao hơn gồm các đồi dạng nón được hình thành theo con đường tương tự nhưng ở giai đoạn cổ hơn, thể hiện rõ nhất là ba ngọn núi đang tồn tại ở khu vực thị trấn Tam Sơn hiện nay. Danh thắng Núi Đôi Quản Bạ xếp hạng quốc gia ngày 16/11/2009. d) Khu rừng nguyên sinh Vần Chải Thuộc xã Vần Chải - huyện Đồng Văn, đây là khu rừng nguyên sinh rộng khoảng 500ha với những thân cây cổ thụ mọc chen giữa các tảng đá lớn, con đường đi xuyên qua rừng được xếp bằng những khối đá lớn theo kiểu bậc thang dẫn lên đỉnh núi. Đứng trên đỉnh núi phóng tầm mắt nhìn ra xung quanh, du khách sẽ thấy vẻ đẹp của thiên nhiên với một thung lũng khá bằng phẳng, một khu rừng xanh tốt với nhiều loài thực vất phong phú. Đặc bệt, nằm trong khu rừng nguyên sinh này có hang Tướng phỉ Vàng Vạn Ly, cách huyện lỵ UBND Đồng Văn khoảng 4km, nằm trên núi Tùng Tò Sá cao gần 2000m. Nơi đây đã gắn liền với tên tuổi của người anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Sùng Dúng Lù, một mình dũng cảm vào hang đá gọi Tướng phỉ Vàng Vạn Ly ra hàng. đ) Rừng nguyên sinh Đèo Gió, Thác Tiên Thuộc xã Nấm Dẩn - huyện Xín Mần, là nơi thượng nguồn con sông Chảy với chiều dài qua huyện 40km. Rừng nguyên sinh Đèo Gió ở độ cao 1400m so với mặt nước biển, hệ sinh thái rừng phong phú có nhiều loài động, thực vật, đặc biệt có nhiều loài gỗ quý hiếm sinh trưởng gần 500 tuổi. Dòng suối đầu nguồn trong, mát giữa rừng đã tạo nên một Thác Tiên thơ mộng huyền bí, khí hậu mát mẻ trong lành là khu du lịch lí tưởng cho các du khách thập phương đến tham quan. e) Hồ Noong Cách thành phố Hà Giang chừng 17 km, thuộc xã Phú Linh. Đối với người dân địa phương, hồ Noong được ví như “con mắt của rừng”, với diện tích mặt nước rộng khoảng 20 ha, nằm giữa cánh rừng nguyên sinh rộng gần 100 ha bao quanh khiến cho hồ Noong có cảnh sắc hoang sơ kỳ thú. Điểm đặc biệt của hồ Noong là
  • 46. 36 những gốc cây xanh tốt hoặc những gốc cây khô mọc lên từ trong lòng hồ. Mùa mưa có thể đi thăm hồ bằng bè còn mùa khô thì nước nông đến nỗi chỉ có thể đứng trên bờ chụp ảnh. Hồ Noong vừa có thể nuôi trồng thuỷ sản, vừa có thể trồng trọt. Vào mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10), nước dâng cao nên tổng diện tích mặt hồ có thể rộng khoảng 80 ha, đây là thời điểm thích hợp để thả cá (đặc biệt là các loại cá tiến vua như cá Dầm xanh, cá Anh vũ), nuôi vịt. Du khách đến đây có thể đi bè ra hồ câu cá, thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ nơi và thưởng thức những món ăn đặc sản của núi rừng nơi địa đầu tổ quốc. Vào mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau), diện tích mặt nước thu hẹp chỉ còn khoảng 20 - 30 ha, trong lòng hồ thời điểm này chỉ còn một số cây vẫn đang mọc xanh tốt, một số cây chỉ còn trơ lại gốc khô tạo nên một cảnh quan khá thú vị. f) Bãi đá cổ Nấm Dẩn Được phát hiện vào năm 2004 bởi các nhà khoa học Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Hà Giang. Khu di tích đá cổ chạm khắc các hình vẽ có cách đây cả nghìn năm nằm trong một thung lũng rộng thuộc địa phận xã Nấm Dẩn – huyện Xín Mần. Khác với di tích đá cổ ở Sa Pa (Lào Cai), bãi đá cổ Nấm Dẩn còn được ít người biết đến nhưng vẻ đẹp của các hình vẽ và những điều bí ẩn xung quanh các phiến đá thì không kém phần hấp dẫn và lôi cuốn. Các di tích cự thạch này nằm giữa dãy núi Tây Ðản và dãy núi đồi Nấm Dẩn, ngay gần sát với con suối Nậm Khoòng. Nhiều tảng đá trầm tích lớn nằm dọc bờ suối với hình thù đa dạng và độc đáo. Có tảng đá như một bàn cờ phẳng, có tảng lại giống tấm phản nằm hay một chiếc ghế ngồi. Trên bề mặt và ở các rìa cạnh của tấm đá vẫn giữ được nguyên trạng phong hóa tự nhiên. Nhân dân trong vùng gọi khu vực này là Nà Lai (ruộng nhiều chữ) vì trên một số tảng đá có khắc hình, chữ. Các hình khắc vẽ rất đa dạng, mang vẻ đẹp riêng trong phong cách tạo hình của nghệ thuật cổ. Ngoài hơn 80 hình khắc vẽ, trên bề mặt tảng đá còn có khoảng 80 lỗ vũm, được khoét với đường kính trung bình 5 - 6cm, sâu 1 - 2cm, các vũm phân bố chủ yếu ở đầu phía tây của tảng đá. Mỗi tảng đá
  • 47. 37 là một điều bí ẩn, gắn với những câu chuyện ly kỳ mang dấu ấn tín ngưỡng, thể hiện sự linh nghiệm cầu ứng các đấng thần linh của nhân dân các dân tộc thiểu số trong vùng. Cho đến nay, ở Việt Nam, những dấu tích nghệ thuật tạo hình thời tiền sử còn tìm thấy khá ít. Theo các nhà KH, di tích cự thạch Nấm Dẩn có niên đại khoảng 2000 năm. Đây có thể là di tích mộ của thủ lĩnh cộng đồng hoặc là khu đất thiêng, thờ cúng thần linh, tổ tiên và các nhân vật lỗi lạc của cộng đồng dân cư. Ngoài ra, di tích cự thạch Nấm Dẩn còn có khả năng liên quan đến tục thờ thần đá của các cư dân tiền sử. Bãi đá cổ Nấm Dẩn có giá trị đặc biệt về văn hoá, lịch sử, tín ngưỡng và giá trị nghiên cứu khoa học cao. Nơi đây chứa đựng tiềm năng du lịch rất lớn và là một địa điểm tham quan rất thú vị cho du khách. Thời gian tới, đang có khá nhiều hãng lữ hành có ý định đưa di tích này trở thành điểm đến trọng điểm trong chương trình du lịch đi bộ, thăm các bản làng ở Hà Giang. h) Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì Danh thắng ruộng bậc thang thuộc huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích cấp quốc gia. Di tích ruộng bậc thang Hoàng Su Phì nằm trên địa bàn 6 xã Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty và Thông Nguyên. Đây là những xã có danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang tiêu biểu, được đánh giá vào loại đẹp nhất Việt Nam với lịch sử hàng trăm năm, do đồng bào các dân tộc La Chí, Dao, Nùng tạo nên bằng chính bàn tay lao động cần cù và sáng tạo của mình. Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì không chỉ mang những giá trị về mặt vật chất mà còn mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hoá và giá trị thẩm mỹ cao. Những thửa ruộng bậc thang nơi đây không chỉ là tư liệu sản xuất mà còn là minh chứng rõ ràng nhất về lịch sử cư trú từ bao đời nay của đồng bào các dân tộc trên vùng đất Hoàng Su Phì. Với việc được công nhận là Di tích cấp quốc gia, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì sẽ trở thành một trong những điểm thu hút du khách trong và ngoài nước tới chiêm ngưỡng những công trình độc đáo và mang đậm nét văn hóa của bà con vùng cao Hà Giang. [10].