SlideShare a Scribd company logo
1 of 52
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA DU LỊCH
LỚP 09DLHD
MÔN: NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN 1
BÀI TẬP
CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”ỀCHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”Ề
CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA,Ệ ƯỜ ỆCÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA,Ệ ƯỜ Ệ
CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TUỐ Ố ỆCÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TUỐ Ố Ệ
(VI T - ANH)Ệ(VI T - ANH)Ệ
GVDH: ThS. Võ Thị Cẩm Nhung
SVTH: Dương Võ Trân Châu – 955010167
TP. Hồ Chí Minh, Tháng 05 năm 2012.
CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ
NH N XÉT VÀ CHO ĐI MẬ ỂNH N XÉT VÀ CHO ĐI MẬ Ể
GIẢNG VIÊN NHẬN XÉT:
_____________________________________________________
_____________________________________________________
_____________________________________________________
_____________________________________________________
_____________________________________________________
_____________________________________________________
_____________________________________________________
_____________________________________________________
CHẤM ĐIỂM:
Bằng số :
Bằng chữ :
Ngày.......tháng......năm 2012
Giảng viên chấm bài
3
CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ
M C L CỤ ỤM C L CỤ Ụ
NHẬN XÉT VÀ CHO ĐIỂM.................................................................................................................3
MỤC LỤC...............................................................................................................................................4
PHẦN 1 (PART 1):.................................................................................................................................6
Chuyên đề “Cà phê”................................................................................................................................6
1. Tổng quan về cây cà phê:............................................................................................................6
1.1 Đặc trưng...............................................................................................................................6
1.1.1 Thân................................................................................................................................6
1.1.2 Hoa.................................................................................................................................6
1.1.3 Quả.................................................................................................................................6
1.2 Niên vụ (năm sản xuất).........................................................................................................6
2. Xuất xứ:.......................................................................................................................................7
3. Lịch sử phát triển:........................................................................................................................8
3.1 Trên thế giới:.........................................................................................................................8
3.2 Tại Việt Nam:......................................................................................................................10
4. Phân loại cà phê:........................................................................................................................10
4.1 Cà phê chè (Arabica)...........................................................................................................11
4.2 Cà phê vối (Robusta)...........................................................................................................11
5. Quy trình chế biến cà phê nhân.................................................................................................12
5.1 Thu Hoạch...........................................................................................................................12
5.2 Chế Biến..............................................................................................................................12
5.3 Rang.....................................................................................................................................12
6. Lợi ích và tác hại của cà phê.....................................................................................................12
6.1 Lợi ích.................................................................................................................................12
6.2 Những lợi ích thú vị để tái sử dụng bã cà phê hoặc nước cà phê không dùng hết..............15
6.3 Tác hại của cà phê...............................................................................................................16
7. Văn hóa cà phê..........................................................................................................................16
7.1 Văn hóa cà phê Ethiopia......................................................................................................16
7.2 Văn hóa cà phê Thổ Nhĩ Kỳ................................................................................................17
7.3 Văn hóa cà phê Italia...........................................................................................................18
7.4 Văn hóa cà phê Việt Nam....................................................................................................18
8. Cách pha chế cà phê..................................................................................................................20
1. Cà phê nấu sôi.......................................................................................................................20
2. Cà phê pha kiểu ngâm...........................................................................................................21
3. Cà phê pha phin.....................................................................................................................21
4. Cà phê pha phin bằng áp suất................................................................................................21
5. Áp suất lớn đi qua cà phê – espresso maker..........................................................................22
9. Giá trị của cà phê.......................................................................................................................22
1. Thực trạng của cà phê ở nước ta...........................................................................................23
2. Thiếu hụt lao động, chi phí sản xuất ngày một tăng cao.......................................................24
2.2 Sản xuất nhỏ lẻ, phân tán.................................................................................................24
2.2 Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước đang mất dần lợi thế ...........................24
3. Quá trình phát triển và thực trạng của cà phê ở Tây Nguyên................................................24
3.1 Quá trình phát triển của cà phê ở Tây Nguyên................................................................24
3.2 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và vai trò của cây cà phê ở Tây Nguyên...................24
3.3 Vai trò của cà phê trong phát triển kinh tế Tây Nguyên.................................................24
3.4 Phân bố địa lý cà phê Tây Nguyên..................................................................................24
3.5 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật canh tác cà phê ở Tây Nguyên..............................................25
3.6 Tác động của cà phê đến môi trường Tây Nguyên..........................................................25
3.7 Chất lượng cà phê Tây Nguyên.......................................................................................25
4
CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ
10. Thương hiệu cà phê nổi tiếng Việt Nam - Cà phê Trung Nguyên..........................................25
1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển.............................................................................26
2. Bộ sưu tập những sản phẩm cà phê của Trung Nguyên........................................................31
2.1 Cà phê Chồn – Vua của các loại cà phê (Weasel - The King of Coffee)........................31
2.2 Cà phê Legendee.............................................................................................................31
2.3 Cà phê sáng tạo................................................................................................................31
2.4 Cà phê Sáng tạo 8............................................................................................................32
2.5 Cà phê hòa tan G7...........................................................................................................32
2.6 Cà phê hòa tan Passiona (cung cấp 78kcal/gói sản phẩm)..............................................33
2.7 Dòng cà phê Blend..........................................................................................................34
2.8 Cà phê tươi......................................................................................................................34
11. Cà phê và phát triển du lịch.....................................................................................................35
12. Những câu chuyện thú vị và chia sẻ về cà phê:.......................................................................35
1. Câu chuyện “Cà rốt, trứng và cà phê”...................................................................................35
2. Bốn ngụm cà phê...................................................................................................................36
3. Một vài câu nói của tín đồ cà phê:.........................................................................................37
4. Bác Hồ nói về cà phê:............................................................................................................37
PHẦN 2 (PART 2):...............................................................................................................................38
Câu chuyện vui, câu chuyện ý nghĩa.....................................................................................................38
câu đố vui, câu đố trí tuệ.......................................................................................................................38
PHẦN 3 (PART 3):...............................................................................................................................44
Funny stories, meaningful stories,.........................................................................................................44
funny puzzles, intellectual puzzles........................................................................................................44
PHỤ LỤC:.............................................................................................................................................52
5
CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ
PH N 1 (PART 1):ẦPH N 1 (PART 1):Ầ
Chuyên đ “Cà phê”ềChuyên đ “Cà phê”ề

1. Tổng quan về cây cà phê:
Cà phê là tên một chi thực vật thuộc họ Thiến thảo (Rubiaceae). Họ này bao gồm khoảng 500
chi khác nhau với trên 6.000 loài cây nhiệt đới.
Chi cà phê bao gồm nhiều loài cây lâu năm khác nhau. Tuy nhiên, không phải loài nào cũng
chứa caffein trong hạt, một số loài khác xa với những cây cà phê ta thường thấy.
Chỉ có hai loài cà phê có ý nghĩa kinh tế. Loài thứ nhất có tên thông thường trong tiếng Việt là
cà phê chè (tên khoa học: Coffea arabica), đại diện cho khoảng 61% các sản phẩm cà phê trên thế
giới. Loài thứ hai là cà phê vối (tên khoa học: Coffea canephora hay Coffea robusta), chiếm gần 39%
các sản phẩm cà phê. Ngoài ra còn có Coffea liberica và Coffea excelsa (ở Việt Nam gọi là cà phê
mít) với sản lượng không đáng kể.
1.1 Đặc trưng
1.1.1 Thân
Cây cà phê chè có thể cao tới 6 m, cà phê vối tới 10 m. Tuy nhiên ở các trang trại cà phê
người ta thường phải cắt tỉa để giữ được độ cao từ 2-4 m, thuận lợi cho việc thu hoạch. Cây cà phê có
cành thon dài, lá cuống ngắn, xanh đậm, hình oval. Mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh
nhạt hơn. Chiều dài của lá khoảng 8-15 cm, rộng 4-6 cm. Rễ cây cà phê là loại rễ cọc, cắm sâu vào
lòng đất từ 1 đến 2,5 m với rất nhiều rễ phụ tỏa ra xung quanh làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng
nuôi cây.
1.1.2 Hoa
Hoa cà phê màu trắng, có năm cánh, thường nở thành chùm đôi hoặc chùm ba. Màu hoa và
hương hoa dễ làm ta liên tưởng tới hoa nhài. Hoa chỉ nở trong vòng 3 đến 4 ngày và thời gian thụ
phấn chỉ vài ba tiếng. Một cây cà phê trưởng thành có từ 30.000 đến 40.000 bông hoa.
Ngay từ khi cây cà phê ra hoa kết quả người ta đã có những đánh giá đầu tiên về vụ mùa cà
phê. Ở các nước sản xuất cà phê lớn điều này đặc biệt quan trọng trong việc đưa ra những nhận định
về giá cả và thị trường. Tuy vậy những đợt rét đậm hoặc hạn hán có thể làm đảo lộn mọi sự tính toán
và đẩy thị trường vào tình thế hoàn toàn khác.
1.1.3 Quả
Cà phê là loài cây tự thụ phấn, do đó gió và côn trùng có ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh sản
của cây. Sau khi thụ phấn từ 7 đến 9 tháng cây sẽ cho quả hình bầu dục, bề ngoài giống như quả anh
đào. Trong thời gian chín, màu sắc của quả thay đổi từ xanh sang vàng rồi cuối cùng là đỏ. Quả có
màu đen khi đã chín nẫu. Do thời gian đâm hoa kết trái lâu như vậy mà một vụ cà phê kéo dài gần
một năm trời và có thể xảy ra trường hợp trên một cây vừa có hoa, vừa có quả.
Thông thường một quả cà phê chứa hai hạt. Chúng được bao bọc bởi lớp thịt quả bên ngoài.
Hai hạt cà phê nằm ép sát vào nhau. Mặt tiếp xúc giữa chúng là mặt phẳng, mặt hướng ra bên ngoài
có hình vòng cung. Mỗi hạt còn được bảo vệ bởi hai lớp màng mỏng: một lớp màu trắng, bám chặt
lấy vỏ hạt; một lớp màu vàng rời rạc hơn bọc ở bên ngoài. Hạt có thể có hình tròn hoặc dài, lúc còn
tươi có màu xám vàng, xám xanh hoặc xanh. Thỉnh thoảng cũng gặp nhưng quả chỉ có một hạt (do
chỉ có một nhân hoặc do hai hạt bị dính lại thành một).
1.2 Niên vụ (năm sản xuất)
6
CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ
Ở Việt Nam, nước hiện đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê vối (robusta), niên vụ được tính
từ tháng 10 đến hết tháng 9 năm sau (theo dương lịch). Thời gian thu hoạch tại các tỉnh Tây Nguyên
(là nơi sản xuất khoảng 80 % tổng sản lượng của Việt Nam) thường kéo dài trong 4 tháng, tính từ
cuối tháng 10 đến hết tháng 1.
Ngay sau thu hoạch là thời gian nông dân trồng cà phê vối bắt đầu tưới nước cho cây và bón
phân, chia thành nhiều đợt ngắn. Giai đoạn này kéo dài đến tháng 4 hàng năm.
2. Xuất xứ:
Từ "cà phê" trong tiếng Việt có gốc từ chữ cà phê của tiếng Pháp. Giống như các ngôn ngữ
thuộc hệ ngôn ngữ Ấn - Âu, cà phê có gốc từ “kahveh” của tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và “kahveh” đến từ
“qahwa” của tiếng Ả Rập.
Theo một truyền thuyết đã được ghi lại trên giấy vào năm 1671, một anh chàng chăn dê tên là
Kaldi, người xứ Abyssinia. Một hôm anh ta ngồi trên một tảng đá cạnh một sườn núi bỗng nhận ra
đàn dê vốn dĩ ngoan ngoãn hiền lành của mình đột nhiên có vẻ sinh động lạ thường. Sau khi đến gần
quan sát kỹ hơn, Kaldi thấy những con dê đã đớp những trái màu đo đỏ ở một cái cây gần đó. Anh ta
cũng liều lĩnh bứt một vài trái ăn thử và cũng thấy mình hăng hái hẳn lên, tưởng như tràn đầy sinh
lực.
Người chăn dê nghĩ rằng mình đã gặp một phép lạ, vội vàng chạy về một tu viện gần đó báo
cho vị quản nhiệm. Nhà tu kia sợ rằng đây chính là một thứ trái cấm của quỉ dữ, lập tức vứt những
trái cây chín đỏ kia vào lò lửa. Thế nhưng khi những hạt kia bị đốt cháy tỏa ra một mùi thơm lừng,
người tu sĩ mới tin rằng đây chính là một món quà của Thượng Ðế nên vội vàng khều ra và gọi những
tăng lữ khác đến tiếp tay. Những hạt rang kia được pha trong nước để mọi người cùng được hưởng
thiên ân.
Cà phê vốn dĩ mọc hoang trong vùng Abyssinia và Arabia. Trước thế kỷ thứ X, thổ dân
thường hái ăn, dùng như một loại thuốc kích thích. Trái cà phê chín được giã ra trộn với mỡ súc vật
nặn thành từng cục tròn để dùng làm thực phẩm khi đi đường xa. Về sau cà phê được dùng làm thức
uống nhưng cũng khác phương cách ngày nay. Thời đó người ta chỉ ngâm nước những trái cà phê rồi
uống, mãi tới thời trung cổ người Ả Rập mới biết tán ra bỏ vào nước sôi.
Thức uống đó chẳng mấy chốc trở nên nổi tiếng và người Ả Rập rất tự hào về phát minh này
và giữ bí mật để bảo tồn độc quyền một loại sản phẩm. Những khách hành hương được thưởng thức
nước cà phê đã lén lút đem hạt giống về trồng nên chẳng bao lâu khắp khu vực Trung Ðông đều có
trồng, và truyền đi mỗi lúc một xa hơn nữa.
Vào thế kỷ thứ 13, cà phê đã thành một thức uống truyền thống của người Ả Rập. Những
quán cà phê với tên là "qahveh khaneh" hiện diện khắp nơi, từ thôn quê tới thành thị. Những quán đó
trở thành những nơi sinh hoạt, với đủ loại giải trí từ âm nhạc đến cờ bạc và các triết gia, chính trị gia,
thương gia thường lui tới để tụ tập bàn thảo sinh hoạt xã hội và công việc làm ăn.
Thế nhưng khung cảnh nhộn nhịp của các "hộp đêm" cũng làm cho giới cầm quyền e ngại. Sợ
rằng những tay đối lập có thể tụ họp bàn chuyện chống đối nên nhiều lần triều đình đã ra lệnh cấm và
đóng cửa các coffee houses này nhưng không thành công. Không những thế, việc cấm đoán lại còn
khiến cho việc uống cà phê trở thành thói quen của thường dân vì từ nay một số đông sợ rắc rối nên
uống ở nhà, kiểu cách uống cũng được nghi thức hóa.
Những thương gia đi tới những quốc gia Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ nay đem cái thói phong lưu
này về bản xứ. Âu châu nay cũng uống cà phê. Kiện hàng mang cà phê được ghi nhận lần đầu tại
Venice vào năm 1615 do Thổ Nhĩ Kỳ gửi đến. Khi cà phê lan tới Rome, một lần nữa các nhà tu lại
kết án đây là một thức uống của ma quỉ (the drink of the devil), và việc tranh chấp gay go đến nỗi
Giáo Hoàng Clement VIII phải yêu cầu đem đến một gói cà phê mẫu để chính ông dùng thử. Vị chủ
chiên kia chỉ mới uống một lần đã "chịu" ngay và thấy rằng thật ngu xuẩn xiết bao nếu cấm giáo đồ
Thiên Chúa không cho họ uống cà phê.
7
CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ
Ðược Giáo Hoàng chấp thuận, số người uống cà phê lập tức gia tăng và chẳng bao lâu quán cà
phê đầu tiên ở Âu Châu được khai trương tại Anh Quốc năm 1637 do một doanh gia tên là Jacob
(người Do Thái, gốc Thổ Nhĩ Kỳ) mở tại Oxford. Kế đó là một quán cà phê khác ở London và rồi
nhiều thành phố khác. Người ta bảo rằng những quán đó rất dễ nhận vì dù còn ở xa xa đã ngửi thấy
mùi cà phê thơm nức, tới gần hơn thì bao giờ cũng có một bảng hiệu với một ly cà phê nghi ngút hay
hình đầu một vị tiểu vương xứ Trung Ðông.
Những quán mở gần trường đại học bao giờ cũng đông nghẹt giáo sư và sinh viên nên được
gọi bằng cái mỹ danh "đại học một xu" (penny universities) vì giá của một ly cà phê thuở đó chỉ có
một penny và người ta chỉ tốn bấy nhiêu cũng thu thập được rất nhiều kiến thức qua những buổi
"thuốc lá dư, cà phê hậu", có khi còn nhiều hơn là miệt mài đọc sách. Chẳng biết những lời tuyên bố
đó có đúng hay không nhưng truyền thống đó không phải chỉ nước Anh mà lan qua nhiều quốc gia
khác.
Ðến cuối thế kỷ 17, hầu hết cà phê trên thế giới đều nhập cảng từ các nước Ả Rập. Cũng như
ngày nay người ta kiểm soát dầu hỏa, vào thuở đó các nước Trung Ðông rất chặt chẽ trong việc sản
xuất và xuất cảng cà phê, và chỉ được mang hạt ra khỏi xứ sau khi đã rang chín ngõ hầu không ai có
thể gây giống để đem trồng nơi xứ khác. Người ngoại quốc cũng bị cấm không cho đến những đồn
điền cà phê. Thế nhưng dù có nghiêm nhặt đến đâu thì cũng có người vượt qua được.
Sau nhiều lần thất bại, người Hòa Lan là dân tộc đầu tiên lấy giống được loại cây này đem về
trồng thử trên đảo Java (khi đó là thuộc địa của họ). Thế là giống cây quí đã truyền sang Âu Châu
mặc dù vẫn chỉ có thể trồng trong nhà kiếng.
Năm 1723, một sĩ quan hải quân Pháp trẻ tuổi tên là de Clieu, khi về nghỉ phép tại Paris, đã
quyết định đem cây giống này về xứ Martinique là nơi anh ta đang trú đóng. Cây giống được mang về
theo chiếc tàu xuôi nam để quay về nhiệm sở. Chuyến đi đó nhiều gian nan, từ việc một gián điệp
Hòa Lan toan đổ một loại thuốc độc vào cây non, cho đến việc hải tặc chặn cướp con tàu rồi khi tới
gần điểm đến, chiếc thuyền lại gặp bão suýt bị chìm.
Sau cùng de Clieu cũng thành công trong việc mang được cây cà phê trồng một nơi kín đáo,
cắt ba thủy thủ, canh gác ngày đêm. Chẳng bao lâu cây đơm bông kết trái và chỉ hơn 50 năm sau tính
ra đã có đến 18 triệu cây cà phê trồng trên hòn đảo này. Ngành buôn cà phê nay trở thành một cạnh
tranh gay gắt giữa Hòa Lan và Pháp và chính việc tranh chấp giữa hai nước đã đưa đến một biến cố
"ngư ông đắc lợi". Trong khi hai nước có những bất đồng không thể giải quyết, họ đã nhờ chính
quyền Brazil đứng ra dàn xếp.
Cà phê do người Hòa Lan truyền đến Bắc Mỹ vào năm 1660 ở vùng New Amsterdam. Bốn
năm sau, người Anh chiếm vùng này và đặt tên là New York. Vào lúc đó, cà phê đã thành một thức
uống quen thuộc thay bia vào bữa ăn sáng. Quán cà phê đầu tiên cũng theo dạng thức của Luân Ðôn,
tương tự như một quán trọ, có phòng cho thuê, cung cấp bữa ăn, có bán rượu, chocolate và cả cà phê.
Quán nào cũng có một phòng ăn chung nơi đó nhiều hoạt động công cộng được thực hiện, dần dần trở
thành nơi tụ tập bàn chuyện làm ăn.
Thoạt tiên, cà phê chỉ dành cho giới thượng lưu trong khi trà phổ thông hơn, gần như khắp
mọi tầng lớp. Thế nhưng đến năm 1773, khi Anh hoàng George đánh thuế trà và người dân Mỹ nổi
lên chống lại thì tình hình thay đổi. Người Mỹ giả dạng làm dân da đỏ tấn công những tàu chở trà
đem hàng hóa đổ xuống biển. Biến cố lịch sử dưới tên Boston Tea Party đã làm cho người Mỹ
nghiêng qua uống cà phê và chẳng bao lâu thức uống này biến thành một loại quốc ẩm.
3. Lịch sử phát triển:
3.1 Trên thế giới:
- 850: Một chàng chăn dê tò mò đã khám phá ra cà phê là một thức uống tuyệt vời.
- Giữa những năm 800: Những người Hồi Giáo ở Ađen được ghi nhận là những người uống
cà phê đầu tiên.
- Thế kỉ thứ 14 những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang vùng Ả Rập.
8
CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ
- 1453 Thổ Nhĩ Kì ban hành luật lệ mới, cho phép một phụ nữ li dị chồng mình nếu không
chịu đưa cà phê cho cô ta.
- Cà phê trở nên phổ biến ở châu Âu, tuy bị cấm ở một vài nơi.
- Vua Pope Clement VIII cấm việc uống cà phê.
- 1511 Thủ tướng một nước Hồi giáo, Khair Beg, ra lệnh cấm cà phê vì sợ nó gây những ý
kiến phản đối do luật lệ mà ông ta đặt ra. Kết quả là ông đã bị sát hại bởi những người
Sultan.
- 1517 cà phê được biết đến lần đầu tiên ở Constantinople (Istanbul ngày nay).
- 1554 quán cà phê đầu tiên ở châu Âu đã được mở ở đây bất chấp sự phản đối của nhà thờ.
- 1570 Cùng với thuốc lá, cà phê lần đầu tiên xuất hiện tại Venice
- Cuối thế kỉ 15: cà phê ngày nay được sáng chế (người ta biết rang hạt cà phê lên và sử
dụng nó làm đồ uống)
- 1600 Thông qua những nhà buôn người Ý, các nước phương Tây lần đầu tiên biết đến cà
phê
- 1645 quán cà phê đầu tiên của Ý được mở ở Venezia
- 1650 cà phê được ưa thích cuồng nhiệt tại Ấn Độ
- 1652 ở London lần lượt xuất hiện các quán cà phê đầu tiên của Vương quốc Anh.
- 1656 Việc uống cà phê và mở tiệm cà phê bị cấm tại Thổ Nhĩ Kỳ
- 1659 ở Pháp những quán đầu tiên được khai trương.
- 1669 cà phê trở nên phổ biến ở Châu Âu
- 1683 Wien cũng có quán cà phê đầu tiên (do một người Ba Lan thành lập)
- 1672 Tiệm cà phê đầu tiên ở Pháp được mở cửa
- 1690 Người Hà Lan trở thành những người đầu tiên kinh doanh và gieo trồng cà phê như
một thương phẩm, tại Ceylon và Java
- 1668 cà phê đã thế chỗ bia, trở thành thức uống bữa sáng được yêu thích nhất tại New
York
- 1697 Thuyền trưởng John Smith giới thiệu cà phê với thị trường Bắc Mỹ
- 1700 Người Hà Lan và Pháp đã tiến hành cuộc chinh phạt và chiếm đảo Java và
Martinique làm thuôc địa, bắt đầu việc gieo trồng cà phê ở đây. Hấu hết cà phê mà chúng
ta gieo trồng ngày nay là giống hạt Arabica có xuất xứ từ Êtiôpia qua Yemen.
- 1710 người ta đã đem cây cà phê về châu Âu và trồng thử trong các khu vườn sinh vật
- 1714 cà phê xuất hiện chính thức tại Mỹ
- 1721 Tiệm cà phê đầu tiên ở Beclin được khai trương
- 1732 Johann Sebastian Bach sáng tác ra bản Kanata cà phê (Coffee Canata)
- 1773 Uống cà phê được coi là “nghĩa vụ quốc gia” đối với mỗi công dân Mỹ
- Cuối thế kỉ 18 cây cà phê đã được trồng ở khắp các xứ sở nhiệt đới
- 1822 Máy espresso đầu tiên được tạo ra tại Pháp
- 1825 cà phê xuất hiện ở Haoai
- 1850 Một người Pháp theo đạo Thiên Chúa Giáo đã đưa cà phê du nhập vào Việt Nam
- 1865 James Mason phát minh ra máy pha cà phê(percolator)
9
CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ
- 1887 cà phê xuất hiện ở Indochina
- 1896 cà phê được giới thiệu với người Úc
- Đầu những năm 1900: Uống cà phê vào bữa trưa trở thành một thời gian “bắt buộc” ở Đức
- 1901 Luigi Bezzera phát minh ra máy chiết tách hương vị của cà phê
- 1901 cà phê uống liền (instant coffee) được phát minh bởi một nhà hoá học người Mỹ gốc
Nhật
- 1908 Melitta Benz phát minh ra phin pha cà phê
- 1909 cà phê uống liền được tung ra thị trường
- 1938 Nescafé (cà phê sấy bằng phương pháp đông lạnh) được phát minh
- 1942 Trong chiến tranh thế giới thứ hai, lính Mỹ được phát khẩu phần gồm cả cà phê uống
liền hiệu Maxwell House
- 1971 Hãng cà phê Starbuck mở đại lý đầu tiên tại Seattle
3.2 Tại Việt Nam:
Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt nam từ năm 1870, mãi đến đầu thế kỷ 20 mới được
phát triển trồng ở một số đồn điền của người Pháp. Năm 1930 ở Việt nam có 5.900 ha.
Trong thời kỳ những năm 1960-1970, cây cà phê được phát triển ở một số nông trường quốc
doanh ở các tỉnh miền Bắc, khi cao nhất (1964-1966) đã đạt tới 13.000 ha song không bền vững do
sâu bệnh ở cà phê Arabica và do các yếu tố tự nhiên không phù hợp với cà phê Robusta nên một số
lớn diện tích cà phê phải thanh lý.
Cho đến năm 1975, đất nước thống nhất, diện tích cà phê của cả nước có khoảng trên 13.000
ha, cho sản lượng 6.000 tấn.
Sau 1975, cà phê ở Việt Nam được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây nguyên nhờ có vốn từ các
Hiệp định hợp tác liên Chính phủ với các nước: Liên xô cũ, CHDC Đức, Bungary, Tiệp khắc và Ba
lan, đến năm 1990 đã có 119.300 ha. Trên cơ sở này, từ 1986 phong trào trồng cà phê phát triển mạnh
trong nhân dân, đến nay đã có trên 390.000 ha, đạt sản lượng gần 700.000 tấn.
Ngành cà phê nước ta đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc. Chỉ trong vòng 15-20 năm
trở lại đây chúng ta đã đưa sản lượng cà phê cả nước tăng lên hàng trăm lần. Thành tựu đó được
ngành cà phê thế giới ca ngợi và chúng ta cũng đã từng tự hào vì nó. Tuy nhiên trong vài năm lại đây
do kích thích mạnh mẽ của giá cả thị trường, cà phê đã từng mang lại cho các nhà sản xuất lợi nhuận
siêu ngạch. Tình hình phát triển cà phê đã ra khỏi tầm kiểm soát của ngành cũng như của Nhà nước,
và chính vì thế mà sự tăng trưởng nhanh chóng với mức độ lớn đã có tác động quan trọng trong việc
góp phần đẩy ngành cà phê thế giới đến thời kỳ khủng hoảng thừa. Giá cà phê giảm liên tục đến mức
thấp kỷ lục 30 năm lại đây. Người ta hô hào trữ lại cà phê không bán, người ta chủ trương huỷ bỏ
hàng loạt cà phê chất lượng kém... Thời đại hoàng kim của ngành cà phê đã qua đi, ngành cà phê
bước vào thời kỳ ảm đạm và có phần hoảng loạn, đài phát thanh và báo chí thường xuyên đưa tin
nông dân chặt phá cà phê ở nơi này, nơi khác...
Có thể nói đây là tình hình chung của ngành cà phê toàn cầu và nó tác động lớn đến ngành cà
phê nước ta, một ngành cà phê đứng thứ nhì thế giới với quy mô sản xuất không ngừng được mở
rộng. Tình hình thị trường thế giới tập trung vào những thay đổi then chốt của nền kinh tế cà phê thế
giới, cán cân cung cầu và vận động của giá cả thị trường.
Ngoài cà phê Robusta hiện đang chiếm gần hết diện tích và sản lượng ra, Việt Nam đang thực
hiện một chương trình mở rộng diện tích cà phê arabica, trong đó có cả một chương trình chuyển dịch
cơ cấu giống đưa một số diện tích cà phê từ Robusta sang Arabica.
4. Phân loại cà phê:
10
CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ
Có nhiều cách phân loại cà phê (phân loại theo giống cây, theo nhóm chất lượng, theo dạng
sản phẩm, theo thức uống, theo hương vị), trong bài này xin được phân loại theo giống cây. Cà phê có
hai giống chính là Arabica và Robusta.
Cà phê Arabica và Robusta là hai loại cà phê phổ biến nhất và cũng chiếm tỷ lệ áp đảo nhất
trong tất cả các loại cà phê trên thế giới.
So với Robusta, Arabica đòi hỏi được gieo trồng ở những vùng đất cao hơn, có khí hậu mát
mẻ hơn (khoảng 3,000 - 6,000 feet so với mực nước biển). Cà phê Arabica cho mùi vị ngon hơn
nhưng cũng là loại "khó tính" hơn Robusta. Thời gian để quả cà phê Arabica chín lâu hơn, sản lượng
cũng thấp hơn, tuy nhiên Arabica lại cho những hạt cà phê có mùi vị thơm ngon hơn, chính vì thế giá
thành của nó cũng cao gấp đôi so với Robusta.
Trong khi đó, Robusta dường như "dễ chịu" hơn, loại cà phê này lại ưa thích điều kiện khí hậu
ấm và khô hơn, độ cao lý tưởng khoảng 2,000 feet so với mực nước biển. Như chính tên gọi của
mình, Robusta có sức phát triển mạnh mẽ và khả năng chịu đựng cũng thật đáng nể trong những điều
kiện bất lợi mà Arabica sẽ tàn lụi.
Sự phối trộn giữa Arabica và Robusta được tiến hành nhằm tạo nên sự cân bằng và phong phú
cho tách cà phê. Tính chua thanh của Arabica khi kết hợp với thể chất đậm đà của Robusta sẽ tạo nên
một loại cà phê hòan hảo.
4.1 Cà phê chè (Arabica)
Cà phê chè là tên gọi theo tiếng Việt của loài cà phê có (tên khoa học là: coffee arabica) do
loài cà phê này có lá nhỏ, cây thường để thấp giống cây chè một loài cây công nghiệp phổ biến ở Việt
Nam.
Đây là loài có giá trị kinh tế nhất trong số các loài cây cà phê. Cà phê chè chiếm 61% các sản
phẩm cà phê toàn thế giới. Cà phê arabica còn được gọi là Brazilian Milds nếu nó đến từ Brasil, gọi là
Colombian Milds nếu đến từ Colombia, và gọi là Other Milds nếu đến từ các nước khác. Qua đó có
thể thấy Brasil và Colombia là hai nước xuất khẩu chính loại cà phê này, chất lượng cà phê của họ
cũng được đánh giá cao nhất. Các nước xuất khẩu khác gồm có Ethiopia, Mexico, Guatemala,
Honduras, Peru, Ấn Độ.
Cây cà phê arabica ưa sống ở vùng núi cao. Người ta thường trồng nó ở độ cao từ 1000-1500
m. Cây có tán lớn, màu xanh đậm, lá hình oval. Cây cà phê trưởng thành có thể cao từ 4-6 m, nếu để
mọc hoang dã có thể cao đến 15 m. Quả hình bầu dục, mỗi quả chứa hai hạt cà phê.
Cà phê chè sau khi trồng khoảng 3 đến 4 năm thì có thể bắt đầu cho thu hoạch. Thường thì cà
phê 25 tuổi đã được coi là già, không thu hoạch được nữa. Thực tế nó vẫn có thể tiếp tục sống thêm
khoảng 70 năm. Cây cà phê arabica ưa thích nhiệt độ từ 16-25°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm.
Trên thị trường cà phê chè được đánh giá cao hơn cà phê vối (coffea canephora hay coffea
robusta) vì có hương vị thơm ngon và chứa ít hàm lượng caffein hơn. Một bao cà phê chè (60 kg)
thường có giá cao gấp 2 lần một bao cà phê vối. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế
giới nhưng chủ yếu là cà phê vối. Năm 2005 dự kiến diện tích trồng cà phê chè mới đạt khoảng 10%
tổng diện tích trồng cà phê cả nước (khoảng 40.000 ha/410.000 ha).
Lý do khó phát triển cà phê chè do độ cao ở Việt Nam không phù hợp, những vùng chuyên
canh cà phê ở Việt Nam như Buôn Ma Thuột Đắk Lắk, Bảo Lộc Lâm Đồng… đều chỉ có độ cao từ
500-1000m so với mực nước biển, loài cây này lại nhiều sâu bệnh hại nên không kinh tế bằng trồng
cà phê vối nếu trồng ở Việt Nam.
4.2 Cà phê vối (Robusta)
Cà phê Robusta (hay còn gọi là cà phê Vối, cà phê Rô) tên khoa học: Coffea canephora hoặc
Coffea robusta là cây quan trọng thứ hai trong các loài cà phê. Khoảng 39% các sản phẩm cà phê
được sản xuất từ loại cà phê này.
11
CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ
Nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới là Việt Nam. Các nước xuất khẩu quan trọng
khác gồm Côte d’Ivoire, Uganda, Brasil, Ấn Độ.
Đặc điểm cây cà phê Robusta
Cây cà phê vối có dạng cây gỗ hoặc cây bụi, chiều cao của cây trưởng thành có thể lên tới 10
m. Quả cà phê có hình tròn, hạt nhỏ hơn hạt cà phê arabica. Hàm lượng caffein trong hạt cà phê
robusta khoảng 2-4%, trong khi ở cà phê arabica chỉ khoảng 1-2%.
Giống như cà phê chè (cà phê Arabica), cây cà phê vối 3-4 tuổi có thể bắt đầu thu hoạch. Cây
cho hạt trong khoảng từ 20 đến 30 năm. Cà phê vối ưa sống ở vùng nhiệt đới, độ cao thích hợp để
trồng cây là dưới 1000 m. Nhiệt độ ưa thích của cây khoảng 24-29°C, lượng mưa khoảng trên 1000
mm. Cây cà phê vối cần nhiều ánh sáng mặt trời hơn so với cây cà phê chè.
Hương vị hạt cà phê Robusta
Cà phê Robusta chứa hàm lượng caffein cao hơn và có hương vị không tinh khiết bằng cà phê
chè (Cà phê Arabica), do vậy mà được đánh giá thấp hơn.
Giá một bao cà phê canephora thường chỉ bằng một nửa so với cà phê arabica. Năm 2004 Việt
Nam xuất khẩu trên 14 triệu bao cà phê loại này, chiếm gần một nửa lượng cà phê vối xuất khẩu của
toàn thế giới (trên 30 triệu bao). Hiện nay gần 90% diện tích cà phê ở Việt Nam được trồng cà phê
vối, 10% trồng cà phê chè, khoảng 1% còn lại được trồng cà phê mít (coffea excelsa).
5. Quy trình chế biến cà phê nhân
5.1 Thu Hoạch
Việc hái cà phê được thực hiện có thể bằng tay hoặc bằng máy. Máy được sử dụng trên những
nông trại cà phê lớn, hay vùng đất phẳng – đa số ở Brazil. Công việc hái bằng tay được áp dụng ở
những nông trại nhỏ với phí lao động thấp. Việc thu hái bằng tay có thể chọn lọc trái chín hay người
ta có thể tuốt cành, khi đó sẽ thu hái cả quả chín, chưa chín cùng với lá và cành.
5.2 Chế Biến
Có 2 phương pháp chế biến chủ yếu. Phương pháp chế biến Khô thường được áp dụng rộng
rãi tại châu Á, Braxin và châu Phi. Phương pháp chế biến Ướt thì tập trung ở khu vực Trung và Nam
Mỹ.
- Phương pháp chế biến Khô: trái cà phê được phơi khô dưới nắng trời trên nền sân xi măng
hoặc gạch của các nông trại, và sẽ được đảo trộn liên tục cho khô đều. Sau khoảng 4 tuần cà
phê sẽ đạt độ khô mong muốn. Khi đó máy bóc vỏ sẽ được sử dụng nhằm loại bỏ lớp vỏ quả.
- Phương pháp chế biến Ướt: Trong khi Phương pháp chế biến Khô tách bỏ lớp vỏ thịt sau khi
trái cà phê được phơi khô thì Phương pháp chế biến Ướt lớp vỏ thịt sẽ được làm sạch và làm
mềm và tách ra bằng máy xát vỏ. Trái cà phê sau khi loại bỏ lớp vỏ thịt sẽ được ủ lên men
trong 24 - 36 giờ, công đoạn này sẽ làm mất đi lớp chất nhầy. Tiếp đến, hạt cà phê được phơi
trên nền sân xi măng hoặc được sấy khô bằng máy. Sau đó, máy bóc vỏ sẽ giúp bóc đi lớp vỏ
thóc.
5.3 Rang
Nhiệt độ rang là một điều tiên quyết đến chất lượng của hạt cà phê. Có những người yêu thích
cà phê có vị nhẹ bắt nguồn từ những đặc tính độc đáo của hạt cà phê nguyên thủy (Ví dụ: Kenya,
Java, Jamaica.) Một số khác lại thích cà phê rang đậm hơn mà đặc tính của những hạt này mang lại
mùi vị đậm đà. Màu “full city” được xem là màu hoàn hảo nhất, không qúa nhẹ hoặc qúa đậm.
6. Lợi ích và tác hại của cà phê
6.1 Lợi ích
Cà phê từ lâu đã được biết đến với công dụng kích thích sự hưng phấn của thần kinh dưới
ảnh hưởng của caffein. Nhưng có những công hiệu của cà phê còn ít được biết đến.
12
CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ
1. Cà phê làm cho chúng ta thoải mái và dễ tính hơn
Hoạt chất trong cà phê là caffeine – một chất tác động vào hệ thần kinh trung ương, gây hưng
phấn. Điều này chắc ai cũng nhận thấy sau 10-15 phút uống chút cà phê. Sự sảng khoái ấy tác động
đến cả tâm lý, khiến người ta dễ tính, sẵn sàng bỏ qua những chuyện vặt vãnh, sẵn sàng gật đầu.
Trong cuộc khảo sát của các nhà khoa học Úc, ĐH Queensland trên 400 người tình nguyện
vốn có quan điểm chống lại việc nạo thai và “chết êm ái”. Cùng uống một cốc nước giống như nhau,
rồi đọc một bài báo của phe chống đối hai quan điểm ấy. Sau đó hỏi ý kiến họ, đa số người uống
nước cam pha chút caffeine thay đổi quan điểm, đồng tình với bài báo vừa xem.
Còn những người uống nước cam đơn thuần vẫn “giữ vững lập trường”. Chẳng phải cà phê là
loại nước uống mang đầy tính hòa giải và thuyết phục sao?
2. Cà phê làm tiêu mỡ
Một bí mật: Cindy Crawford thoa bã cà phê lên người để… giữ được một cơ thể săn chắc với
những đường cong tuyệt mỹ. Đó là lý do vì sao trong các loại kem thoa để tiêu lớp mỡ dưới da đều có
chứa caffeine.
Chuyên gia thẩm mỹ Tiến sĩ Elisabeth Dancey cho biết: “Khi chúng ta dùng một chế phẩm
caffeine hòa trong rượu cồn, caffeine sẽ thấm qua da và kích thích các tế bào giải phóng axit béo, nhờ
vậy giảm được lớp mỡ đọng. Uống trà và cà phê dưới 2 ly mỗi ngày sẽ giúp bạn đẩy mạnh được sự
chuyển hóa chất béo”.
Nhưng cà phê cũng là một con dao hai lưỡi tại chính nơi đọng mỡ. “Nếu bạn dùng trên 2 ly,
nó thúc đẩy sự tuần hoàn cục bộ làm tích tụ các chất độc ở đây”. TS Dancey nói thêm.
3. Cà phê làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen và chữa được dị ứng
Nhiều tài liệu y học nói đến tác dụng của caffeine làm những người bị hen thở dễ dàng hơn và
giảm nguy cơ bị lên cơn hen. Từ cuối thế kỷ 19, nhà văn Pháp Marcel Proust, bị bệnh hen, đã viết
“Khi còn nhỏ, chính caffeine đã giúp tôi thở được”. Nhiều công trình nghiên cứu hiện nay đã khẳng
định điều này.
Một công trình ở Ý, theo dõi trên 70.000 người đã khẳng định caffeine là “khắc tinh” của
bệnh hen. Nếu uống từ 2 đến 3 ly cà phê mỗi ngày, nguy cơ bị các cơn hen tấn công giảm được 28%.
Cà phê rất có ích trong việc chế ngự các phản ứng dị ứng của những người hay bị triệu chứng
này. Vì nó có tác dụng làm giảm sự giải phóng histamin vào trong máu, vốn là nguyên nhân gây dị
ứng.
4. Cà phê giúp giảm đau
Những loại thuốc giảm đau thường chứa caffeine. Bởi cà phê đẩy nhanh tác dụng của các chất
làm giảm cơn đau bằng cách giúp cho chúng được hấp thụ nhanh chóng.
Một tách trà hoặc cà phê nóng có thể làm bạn khỏi đau đầu là điều mà ai cũng biết. Quả vậy,
nếu những chất làm giãn mạch thường gây đau đầu thì caffeine lại làm cho mạch máu co lại. Những
thuốc giảm đau chứa caffeine thường giảm được liều lượng sử dụng và như vậy có nghĩa là giảm sự
phụ thuộc vào thuốc (vì thuốc là hóa chất, chẳng bao giờ nên dùng nhiều).
Tại Mỹ, một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ĐH Georgia cho biết rằng uống java
(một loại giải khát chứa caffeine) có tác dụng làm giảm đau cho cơ bắp của các vận động viên trong
những bài tập nặng tốt hơn uống aspirin.
5. Cà phê bảo vệ khỏi các bệnh về gan
Tác dụng phòng bệnh gan của cà phê và trà chỉ phát huy ở những người có nguy cơ cao như
nghiện rượu, thừa cân, mắc bệnh tiểu đường hoặc thừa sắt, trưởng nhóm nghiên cứu E. Ruhl, Viện
Tiểu đường, tiêu hóa và bệnh thận quốc gia Mỹ, cho biết.
13
CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ
Bệnh gan mạn tính là một tổn thương trường diễn ở các tế bào gan, dẫn tới viêm ít nhất trong
6 tháng. Nguyên nhân gây bệnh rất nhiều, từ virus, béo phì, rượu, chuyển hóa cho tới sự cố miễn dịch
hoặc phản ứng phục của một số loại thuốc. Các bệnh gan mạn tính bao gồm xơ và viêm gan.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu liên quan đến khoảng 10.000 bệnh nhân trong vòng 19
năm. Trong đó, mức độ tiêu thụ cà phê và trà được tính bằng tách, từ 0 tới 16 tách mỗi ngày, trung
bình là 2 tách/ngày. Kết quả cho thấy những người uống trên 2 tách cà phê hoặc trà hằng ngày có
nguy cơ phát triển bệnh gan mạn tính chỉ bằng một nửa so với những người uống ít hơn 1 tách.
Tác dụng bảo vệ gan của cà phê được thừa nhận trong một vài năm gần đây, trong đó đáng
chú ý là khả năng làm giảm nguy cơ tăng men gan, ung thư gan và xơ gan.
6. Cà phê kích thích hoạt động trí óc
Cà phê có tốt cho não không? Nhóm nghiên cứu của GS Andrew Scholey, Trung tâm Nghiên
cứu Nhận thức và Khoa học nơ ron thuộc ĐH Northrumbia (Anh), khẳng định là rất tốt.
Những người tình nguyện chia thành nhóm uống cà phê hằng ngày và nhóm không hề uống cà
phê. Mỗi nhóm dùng một lượng caffeine như nhau và trắc nghiệm về nhận thức. Kết quả đều tốt như
nhau.
GS Scholey nói: “Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng caffeine trong một ly cà phê làm tăng
được sự tỉnh táo, minh mẫn và tập trung trong các hoạt động về trí tuệ, làm tăng được tốc độ tư duy.
Nó còn tăng được khả năng sáng tạo. Nhà văn Pháp Honoré de Balzac, tác giả bộ “Tấn trò
đời” khổng lồ đã uống cà phê đặc để sáng tác thâu đêm. Ông thường bảo ông uống cả một ao cà phê
không đường để làm nên tác phẩm để đời này.
7. Cà phê làm tăng sức mạnh của cơ bắp
Cà phê làm tăng sức mạnh khiến người ta có thể nhảy cao hơn, xa hơn, chạy nhanh hơn và dai
sức hơn. Điều này lý giải tại sao nhiều vận động viên điền kinh có thói quen uống một cốc nước giải
khát trước khi thi đấu hoặc tập luyện. Và đó cũng chính là lý do tại các Thế vận hội quốc tế có quy
định giới hạn hàm lượng caffeine trong máu các vận động viên trong thi đấu.
Nghiên cứu vừa được công bố của các chuyên gia Trung tâm Y tế thuộc đại học McMaster
(Canada) cho biết cafein, hoạt chất trong cà phê, là một chất tác động vào hệ thần kinh trung ương và
gây hưng phấn. Chất này đánh lừa não bộ của vận động viên, làm giảm các đớn đau và mệt mỏi.
Ngoài ra, cafein cũng khiến cơ bắp trở nên săn chắt hơn nhờ đào thải lượng canxi nhiều hơn, giúp các
vận động viên chạy nhanh hơn và dai sức hơn. Các nhà nghiên cứu giải thích rằng caffeine kích thích
sự đốt cháy chất béo chứ không phải chất đường trong bắp thịt để sinh năng lượngTrước đây, nghiên
cứu của Viện Thể dục Thể thao Autralia cũng chứng minh uống một chút cà phê trước khi luyện tập
có thể tăng thành tích của vận động viên 3% - 30% so với những người không uống. Tuy nhiên, các
nhà khoa học cũng cảnh báo các vận động viên không nên lạm dụng quá lớn vào người trước khi tập
luyện hoặc thi đầu có thể gây phản tác dụng.
8. Cà phê chống lại bệnh tiểu đường type II
Từ lâu người ta đã nghi ngờ có một sự liên quan nào đó giữa caffeine và đường glucoze. Một
công trình nghiên cứu trên 160.000 cả nam lẫn nữ đăng trên tạp chí Annals of Internal Medicine xuất
bản tại Mỹ cho rằng những ai uống nhiều caffeine (tất nhiên không lạm dụng) thường mắc ít bệnh
tiểu đường type II hơn những người uống ít hoặc không uống.
Ngay trong số những người “ghiền cà phê”, ai uống cà phê đã khử caffeine có nguy cơ mắc
bệnh tiểu đường type II cao hơn người uống cà phê thường. Một công trình nghiên cứu tại Nhật năm
2005 có cùng kết luận này.
9. Cà phê có lợi cho nhân viên văn phòng
Theo một nghiên cứu mới đây, những tách cà phê vào giờ nghỉ giải lao ở công sở mà người ta
gọi là “coffee break” có thể giúp cho người lao động làm việc hứng khởi, tích cực và có hiệu quả hơn.
14
CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ
Các nhà nghiên cứu tại Viện Y học Nhiệt đới Luân Đôn (Anh) đã chỉ ra rằng, chất cafein có
thể giúp cải thiện trí nhớ, làm cho người lao động tập trung hơn vào công việc. Hơn thế nữa, nó còn
có thể làm giảm số lượng những lỗi sai mà người lao động thường mắc phải trong khi làm việc.
Đối với những người phải làm việc vào ban đêm, cafein cũng có tác dụng tương tự như những
“giấc ngủ ngắn”. Đây là những phát hiện được công bố trên tờ tạp chí Cochrane Library, tạp chí của
tổ chức Cochrane Collaboration, một tổ chức quốc tế chuyên đánh giá các nghiên cứu y khoa.
Các nhà nghiên cứu cũng gợi ý rằng, uống cà phê có thể giúp giảm thiểu các vụ tai nạn tại nơi
làm việc, tai nạn giao thông. Thậm chí, nó có thể làm giảm sai sót y tế của các bác sĩ phải làm việc
trong điều kiện căng thẳng kéo dài.
10. Làm đẹp bằng cà phê
Cà phê là một trong những thức uống được nhiều người yêu thích. Bên cạnh tác dụng làm tinh
thần phấn chấn, tỉnh táo, cà phê còn có những công dụng làm đẹp đáng được chú ý.
Tinh dầu trong hạt cà phê chứa nhiều axít linoleic có thể ngăn ngừa làn da bị lão hóa, giúp da
có độ đàn hồi tốt đồng thời chống bị viêm nhiễm.
1. Kem dưỡng ẩm và làm tươi mát làn da
Trước hết, bạn cần pha cà phê thật đậm rồi rót vào vỉ làm đá, cho vào tủ đông lạnh. Sau đó,
bạn có thể dùng những viên đá cà phê này chà xát lên mặt, loại kem dưỡng từ cà phê này sẽ giúp tăng
cường độ ẩm và làm tươi mát làn da một cách hiệu quả.
2. Kem dưỡng làm da tươi sáng và mềm mịn
Vào mỗi buổi sáng, bạn nên dùng miếng gạc cotton nhúng vào nước cà phê hơi ấm để lau mặt,
sau đó rửa lại bằng nước sạch. Cách làm này sẽ giúp làn da bạn tươi sáng và mềm mịn hơn.
3. Mặt nạ chống nếp nhăn
Bạn chỉ cần pha loãng hỗn hợp gồm 1 muỗng bột lúa mạch đen, một ít nước cà phê được làm
lạnh, trộn đều đến khi đặc sệt. Tiếp đến, cho thêm 1 lòng đỏ trứng vào rồi trộn đều. Đắp hỗn hợp này
lên mặt trong khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Cách làm này giúp hạn chế nếp nhăn xuất
hiện trên làn da của bạn.
4. Chống lại hiện tượng Cellulite (thủ phạm lão hóa toàn thân)
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “xuống sắc” và “xuống sức” của con người
là sự "tấn công" của những vùng mỡ tích tụ trên da, làm mất đi đường nét thon thả của cơ thể, thậm
chí còn làm da thô sần. Đó chính là khi cơ thể bạn có dấu hiệu cellutite (mỡ bị bao bọc bởi độc tố
tôxin). Để có thể khắc phục tình trạng này, bạn có thể dùng cà phê xay nhuyễn (hơi nóng) rải đều lên
vùng da có "vấn đề" rồi dùng bao ni lông bao phủ lại trong vòng15 – 20 phút, sau đó rửa lại bằng
nước sạch. Bạn cứ làm như vậy khoảng 2 lần trong tuần sẽ mang lại hiệu quả.
5. Hỗn hợp làm đẹp tóc
Bạn có thể trộn cà phê xay nhuyễn với xà phòng tắm yêu thích rồi gội đầu và mát xa cho tóc
một cách nhẹ nhàng. Cách làm này có thể làm cho mái tóc của bạn trở nên bóng mượt và đen hơn.
Bạn cũng có thể dùng 1 lòng đỏ trứng gà trộn với 1 muỗng rượu rum, 2 muỗng nước ấm, 1 muỗng cà
phê xay nhuyễn và dầu thực vật. Trộn đều các nguyên liệu này với nhau rồi thoa lên tóc khoảng 5
phút, gội sạch bằng nước ấm. Nếu muốn làm cho mái tóc đen và bóng mượt nhanh chóng, bạn có thể
xịt nước cà phê lạnh lên tóc rồi dùng lược chải đều.
6.2 Những lợi ích thú vị để tái sử dụng bã cà phê hoặc nước cà phê không dùng hết.
1. Liệu pháp kháng cellulite
Đây là một cách tuyệt vời để loại bỏ làn da xấu xí sần vỏ cam mà không cần phải tốn kém chi
phí. Trên thực tế, bạn không phải mất bất cứ thứ gì, ngay cả cà phê, vì công thức này đòi hỏi phải sử
dụng bã cà phê.
15
CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ
Cách làm: đắp bã cà phê ấm lên các vùng phủ cellulite , và bọc lại, để lại “mặt nạ” trên
khoảng 15-30 phút rồi sau đó rửa sạch. Lặp lại 2-3 lần một tuần, đảm bảo vùng da xấu xí ấy sẽ biến
mất như thể nó chưa từng tồn tại.
2. Ngăn côn trùng bay
Côn trùng bay thích mùi của thùng rác, những thứ thối rữa hay bất kỳ mùi nào khác báo hiệu
có một số thực phẩm ở xung quanh nhưng, một cách kỳ lạ, những con vật phiền toái ấy thực sự ghét
mùi của bã cà phê đang cháy khét.
Chỉ cần lấy một cái đĩa nhỏ, đổ bã cà phê vào, đốt một ngọn nến nhỏ và để gần đĩa bã cà phê
ấy. Việc này cực kỳ hiệu quả, mùi cà phê thơm lừng khá dễ chịu đối với chúng ta và bạn có thể yên
tâm rằng sẽ không có con côn trùng nào làm hỏng bữa ăn vui vẻ ấy.
3. Phân bón
Thêm một chút bã cà phê vào đất sẽ giúp cây trồng của bạn phát triển tốt và nhanh hơn. Hơn
nữa, nếu bạn trồng khoai tây hay cà rốt, bạn có thể biết rằng cà phê trộn vào đất giúp bảo vệ thực vật
khỏi các loài gây hại khác nhau.
4. Khử mùi
Cà phê là một chất trung hoà mùi nổi tiếng mà bạn có thể thoải mái sử dụng bất cứ lúc nào
bạn cần một giải pháp cho những mùi lạ phát ra từ tủ lạnh hoặc cống, rãnh xả nước thải. Thêm nữa,
việc sử dụng cà phê để trong tủ lạnh có thể hấp thụ tất cả những mùi khó chịu trong tủ.
5. Chăm sóc da
Bã cà phê có khả năng mài mòn nhẹ nên bạn có thể trộn nó với một ít dầu ôliu hoặc mật ong
và chế thành một loại kem tẩy tế bào chết giúp làn da của bạn mềm mượt.
6. Nhuộm màu
Cà phê như là một biện pháp thay thế và không độc hại để nhuộm tóc nhưng tôi thực sự muốn
bổ sung và chỉ ra nhiều cách nữa để sử dụng loại đồ uống này cho các mục đích nhuộm màu. Bạn có
thể nhuộm trứng Phục sinh hoặc thậm chí làm mới màu sắc của những chiếc quần áo bị phai màu,
quần áo màu nâu chỉ bằng cách nhúng chúng vào nồi nước cà phê đang sôi và để trong một vài phút.
7. Đẩy lùi mèo và kiến
Chúng dường như không có điểm gì chung, nhưng cả mèo và kiến sẽ không có lý do vào khu
vườn của bạn và tạo ra một đống lộn xộn trong đó. May mắn thay, cả hai đều ghét cà phê nên việc rắc
cà phê khắp khu vườn sẽ là một cơ hội lý tưởng để khiến chúng tránh xa.
6.3 Tác hại của cà phê
Sẽ không công bằng nếu chỉ nói đến cái lợi của cà phê. Nó cũng có hại chứ! Nói cho đúng, chỉ
là một trong hơn 300 hợp chất thiên nhiên có trong cà phê, nhưng lại là hợp chất chính – caffeine – là
đáng kể.
Caffeine là tinh thể trắng, vị đắng, có trong hạt, lá và quả của một số cây (dĩ nhiên phải kể đến
cây cà phê trước tiên). Nó có thể làm người ta dùng luôn như một thói quen khó bỏ giống như một
chất gây nghiện. Liều lượng cao, nó gây nhức đầu, mất ngủ, nôn mửa, run chân tay…
Dùng lâu dài, caffeine gây táo bón và phụ nữ có thai có thể sinh con nhẹ cân, thậm chí sảy
thai.
Tuy cà phê không gây nghiện trầm trọng, nhưng chữa nghiện cà phê cũng khó chịu, làm người
ta lo âu, trầm cảm một thời gian. Đối với một số người, thật lạ lùng, cà phê lại là chất gây ngủ. Càng
uống nhiều, càng buồn ngủ.
7. Văn hóa cà phê
7.1 Văn hóa cà phê Ethiopia
16
CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ
Ethiopia được xem như là vùng vùng đất quê nhà – nơi tìm thấy cây cà phê đầu tiên của thế
giới vào khoảng thế kỷ 5 sau công nguyên. Tại quốc gia này, cà phê được xem như biểu tượng của
quyền lực (trong quá khứ tại một số vùng như Harrar, Sidamo..), một thức uống của thần linh, nghi
thức cà phê là một lễ nghi tâm linh. Khi tiến hành một Nghi thức cà phê, người Ethiopia cho rằng họ
đang giao tiếp với các đấng tối cao (thần linh). Hạt cà phê sau khi “chết” và phù hộ cho một đời sống
mới với các ý tưởng mới.
Khi có một sự kiện quan trọng trong làng, luận bàn, giải quyết, quyết định những sự việc lớn
trong cộng đồng; chào đón những người khách, ma chay, cưới hỏi… 3 thời điểm trong ngày để tiến
hành một nghi thức cà phê: Sáng – Trưa - Tối. Thời gian để tiến hành một nghi thức cà phê đầy đủ
thường kéo dài khoảng 2h, và trải qua 3 tuần/vòng thực hiện (buna): Tuần đầu – Abol; Tuần 2 –
Tona; Tuần 3 – Baraka. Theo 3 tuần này thì mức độ đậm của cà phê cũng giảm dần.
Người thực hiện Nghi thức cà phê theo phong tục luôn là một người phụ nữ. Sau khi chọn lọc
những hạt cà phê xanh tốt nhất, làm sạch rồi cho vào chảo rang và khuấy đều bằng một cái que gọi là
dannaba. Khi khuấy hạt thì đọc lời cầu nguyện.
(1.)Bình cà phê đem lại hòa bình cho chúng ta
Bình cà phê cho con em chúng ta trưởng thành
Cho chúng ta thịnh vương
Che chở cho chúng ta trước loài quỷ dữ
Cho chúng ta mưa và mùa xuân
(2.) Ashama, hạt cà phê của tôi, hãy mở ra để đem lại hòa bình
Sau đó hãy mở miệng, để cầu nguyện an bình cho chúng tôi
Cứu rỗi chúng tôi khỏi loài quỷ dữ
Khi cà phê rang đạt tới mức cần thiết, cho một ít ra chiếc quạt nhỏ rồi mang cho những người
tham dự nghi lễ cà phê ngửi và cảm nhận mùi hương cà phê. Sau đó, giã nhuyễn cà phê cho bột cà
phê vào bình rồi đun, khi nước trong bình sôi sẽ được rót ra phục vụ. Người lớn tuổi sẽ được mời cà
phê trước, sau đó đến những người tiếp theo.
7.2 Văn hóa cà phê Thổ Nhĩ Kỳ
Không thể biết chính xác người Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu dùng cà phê và có cách pha chế đặc
trưng của mình từ khi nào nhưng theo những nhà làm sử của nước này thì ghi nhận rằng: Cà phê đã
được đưa vào Istabul từ khoảng những năm 1519 -155 theo sau những người lái buôn Syrian.
Cà phê phát triển và trở nên phổ biến thực sự khi quán cà phê đầu tiên của thế giới được mở
tại Istabul vào năm 1575. Tại đây, cà phê được coi như “một loại sữa của những người chơi cờ và
những người làm việc đầu óc”.
Cà phê được chuẩn bị trong một cái bình nhỏ; nước, cà phê, đường được hòa trộn và đun sôi
lên tới một nhiệt độ nhất định, cà phê được rót ra mời khách….. Phương thức chuẩn bị cà phê theo
hình thức này được xem là có nguồn gốc từ Damacus và được phổ biến rộng rãi trong thời kỳ của Đế
chế . Trải qua một quá trình phát triển, thăng trầm cùng lịch sử, Turkish Coffee đã trở thành một nét
văn hóa hết sức đặc trưng, cách chế biến chung của các quốc gia ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi,
Somaliland, và các nước thuộc vùng Balkan.. Đây được xem như phương thức pha chế cà phê cổ xưa
nhất của loài người từ khi Cà phê được phát hiện và trở nên phổ rộng toàn thế giới.
Để Pha chế Cà phê theo đúng cách của người Thổ Nhĩ Kỳ đòi hỏi người pha chế phải sự tập
trung, kỹ thuật và một sự trải nghiệm đủ mới có khả năng thực hiện. Từ ngọn lửa để đun cà phê, định
lượng lượng nước cần sử dụng, kỹ thuật để tạo bọt (foam) cho cà phê khi nước sôi, điều chỉnh màu
sắc của nước cà phê, độ chín của bột cà phê xay và những bí mật đằng sau mỗi ly cà phê mà người
pha chế có thể đọc được từ bột cà phê mà người thưởng thức còn đọng lại.
17
CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ
7.3 Văn hóa cà phê Italia
Cà phê được giới thiệu vào Italia vào khoảng thế kỷ 17 bởi một số nhà buôn người Áo sau
chuyến viễn du trở về từ Phương Đông. Và đến khoảng năm 1650 quán cà phê đầu tiên được mở.
Chính tại nơi đây, cũng là thời kỳ bắt đầu cho một cuộc chinh phục mới của Cà phê ; Người Ý (và
Vienna) là một trong những dân tộc sử dụng cà phê sớm nhất ở châu Âu và cũng là những người cải
cách tiên phong cho thức uống này khi thực hiện việc cho sữa vào cà phê , và những nỗ lực trong việc
cải tiến, phát minh ra công cụ pha chế cà phê.
Cà phê được người Ý xem như một thức uống của văn hóa, phong cách và của những người
thích tư duy sáng tạo. Như một nhà sử học mang tên Harold Routh viết “Quán cà phê là nơi người ta
học cách phân tích tháo gỡ các ý tưởng theo cách thức rất “bình dân” mà có nét văn hóa”.
Một trong những cải tiến đáng kể nhất của người Ý mà hiện nay hầu như trên thế giới đều sử
dụng thành tựu này đó là: 2 dụng cụ pha chế cà phê tại mang tên: Moka Pot (or Stovetop Espresso -
Alfonso Bialetti’s 1933) và đặc biệt là Espresso Machine (in 1901s by Luigi Bezzera). (Moka Pot phổ
biến dùng trong gia đình, Espresso Machine chủ yếu dùng trong các quán cà phê.). Sự hiện đại, tốc
độ, chất lượng và khả năng tạo ra nhiều loại đồ uống cà phê khác nhau đã làm cho cà phê Ý trở nên
rất được ưa chuộng trên toàn thế giới.
"Coffee Break" của người Ý: Espresso, Macchiato (với sữa), Americano (American cà phê)...
Có rất nhiều loại cà phê cũng như nhiều cách uống khác nhau. Ý nổi tiếng là uống Espresso. Tất
nhiên còn tùy vào cách gọi món của từng người. Khi người Ý đến quán cà phê họ gọi cà phê theo
nhiều cách khác nhau tùy theo sở thích cá nhân của họ,... phục vụ trong cốc nhỏ hoặc lớn, với sữa
nóng hay lạnh, "double" (ly gấp đôi) hoặc mạnh hơn (nhiều cà phê hơn)...
Đối với người Ý, Coffee Break là một loại nghi thức quan trọng trong các buổi dạ tiệc. Quanh
các buổi cà phê bạn có buổi trò chuyện, một vài phút thư giãn cho chính mình. Cà phê không phải là
một cái gì đó bỏ vào bao tử. Đối với người Ý, uống cà phê là một niềm vui: cà phê là một "cái gì đó"
để được nhấm nháp và không được nuốt xuống, nó là một "cái gì đó" để thưởng thức trọn vẹn hương
vị của nó. Đây là lý do vì sao cà phê không ngon làm cho người Ý có một tâm trạng xấu. Cà phê làm
cho họ có một ngày trọn vẹn!
Khi bạn vào một quán cà phê ở Ý, xung quanh quầy bar, chú ý những gì xảy ra xung quanh
bạn: dám đặt cược là bạn sẽ không nhìn thấy 10 người cùng gọi cùng một loại cà phê!
7.4 Văn hóa cà phê Việt Nam
Cà phê theo chân các nhà truyền giáo người Pháp vào Việt Nam từ trước khoảng cuối thế kỷ
17 đầu thế kỷ 18. Tuy nhiên, theo một số ghi nhận lịch sử còn lại thì cây cà phê đầu tiên được trồng
tại Việt Nam vào khoảng những năm 1857 (Vicofa 2001).
Buôn Ma Thuột, Đaklak là Thủ phủ của phê Việt Nam và là nơi đóng góp tới ¾ lượng cà phê
xuất khẩu của Việt Nam với diện tích trồng đạt khoảng 450.000ha.
Cà phê Phin lọc và nét văn hóa đặc trưng của Cà phê Việt Nam.
Trong dân gian, những phương pháp pha chế cà phê phổ biến tại Việt Nam có thể nhắc tới
như: Pha chế cà phê bằng vợt, túi, …và bằng phin cà phê (với các chất liệu nhôm, inox, gốm, sứ….)
Tuy nhiên, bằng những ưu điểm như nhỏ gọn, linh hoạt, dễ dàng thao tác và cho chất lượng cà phê
ngon, đủ cho nhu cầu của một người thưởng thức, phin cà phê đã trở thành một phương pháp pha chế
hết sức phổ biến và mang một nét văn hóa đặc trưng riêng có của cà phê Việt Nam.
Dựa trên nền tảng phin lọc Tricolette, phin cà phê Việt Nam không sử dụng lớp màng giấy.
Phin cà phê phin Việt Nam sử dụng phương pháp lọc thẩm thấu, bản thân cà phê vừa là nguyên liệu
và đồng thời là dụng cụ để tham gia vào quá trình lọc. Chọn loại cà phê phù hợp, cho một lượng vừa
đủ vào phin, dùng nắp gài ép nhẹ với một áp suất vừa, chế nước sôi theo nhu cầu sử dụng và chờ đợi
quá trình thẩm thấu diễn ra. Lớp nước sôi sẽ bắt đầu thẩm thấu qua cà phê một cách chậm rãi, tự
nhiên giúp cà phê đạt được độ chín vừa đủ để trích ly. Quá trình trích ly được diễn ra hết sức tự
nhiên, chậm rãi không bị cưỡng giống như cà phê Espresso.
18
CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ
Vì vậy, cà phê phin khi uống sẽ cảm giác luôn tươi, vị đằm và tròn rất dễ uống. Độ đậm nhạt
của cà phê có thể được điều chình một cách linh hoạt theo cơ địa từng người. Tùy theo sở thích của
từng người mà ta có thể thêm đường, hoặc sữa vào ly cà phê hoặc thêm đá lạnh để thỏa mãn sở thích
từng người. Khoảng thời gian chờ đợi quá trình trích ly diễn ra và hoàn tất cũng chính là khoảng thời
gian để cho người thưởng thức được thư giãn, chậm chậm để tận hưởng những khoảnh khắc của thời
gian một cách trọn vẹn ý nghĩa. Đồng thời đây cũng là lúc để con người ta tạm thời lùi lại để suy
nghĩ, tư duy về những điều mình đang làm, có một kế hoạch cho tương lai của mình – Cách thưởng
thức cà phê với ý niệm như vậy thường gọi là “Triết lý khoảng lùi” trong thưởng thức cà phê Việt
Nam.
Uống cà phê theo phong cách của người Êđê
Nhâm nhi một tách cà phê vào mỗi sáng thức dậy đã trở thành thói quen của rất nhiều người
dân đô thị, đặc biệt là vào những ngày cuối tuần. Tuy nhiên, ít người biết rằng có một dân tộc thiểu số
sống ở Đắk Lắk hay ở các tỉnh Tây Nguyên cũng có thói quen uống cà phê buổi sáng như vậy. Đó là
người dân tộc Êđê. Nhưng kiểu uống của họ hoàn toàn khác với người Kinh.
4g sáng, lúc đại đa số mọi người còn đang ngủ thì người Ê đê lại say sưa bên cốc cà phê của
mình. Uống cà phê buổi sáng đã trở thành một thói quen sinh hoạt của hơn 195.000 người Êđê sinh
sống ở Đắk Lắk. Với họ, buổi sáng không có cốc cà phê thì cả ngày sẽ thấy không khỏe mạnh, không
tỉnh táo để làm việc. Khác với người Kinh, những người phụ nữ Êđê phải dậy từ 3g sáng để rang xay
cà phê, những hạt cà phê ngon nhất trong vườn nhà được hái riêng để dành uống trước khi xuất khẩu
ra bất cứ nước nào trên thế giới.
Lúi húi bên cối giã cà phê khi trời còn mờ mờ sương lúc bình minh, chị H’ Năm Mê (Buôn
M’ Grư, Xã Cư Xuê, huyện Cư Mgar, Đăk Lắk) cho biết: “Cà phê này nhà tự trồng, tự sản xuất, giã
ra, lấy cà phê ngon nhất, cà phê chín nhất, lựa chọn rồi phơi khô, rang và tự xay; không pha bất cứ tạp
chất gì, mà còn nguyên sơ cà phê của đồng bào dân tộc mình. Sáng sớm các chị em phụ nữ giống như
tụi mình phải giã buổi sáng. Đây là một thói quen, nó không phải nghiện, bất cứ gia đình nào cũng
phải uống cà phê. Mỗi lần giã khoảng 10kg uống dần”.
Thông thường, một gia đình 16 người sẽ cần đến khoảng 5 thìa to cà phê bột nguyên chất. Cà
phê của họ rất đặc, không pha sữa hay hương liệu nào. Chỉ có cà phê đen sánh, nhưng có màu vàng
như mật ong pha cùng với đường. Cái vị chát chát và đắng ngắt của cà phê nguyên chất có lẽ chỉ có
người sành cà phê mới cảm nhận hết được vị ngon. Cà phê không pha bằng phin mà được cho vào
những chiếc túi được làm bằng vải xô nhiều lớp, do những người phụ nữ tự khâu.
Một ly cà phê nhỏ được chuyển qua tay nhiều người; nhiều người uống chung một ly mới vui,
mới đoàn kết. Sự gắn kết cộng đồng của người Ê đê, một phần nào đó cũng được thể hiện trong cách
uống là lạ này.
Không chỉ người lớn, mà trẻ em người Êđê đến 3 tuổi đã bắt đầu uống cà phê. Cà phê đã trở
thành người bạn đồng hành cùng người Ê đê trong suốt cuộc đời. Mỗi buổi sáng, họ uống cà phê
trước khi ăn bất cứ thứ gì vào bụng. Sau đó là bữa sáng, bữa cơm chính trong ngày. Đấy mới là lúc
người phụ nữ có thời gian làm đẹp cho mình và người đàn ông chuẩn bị lên rẫy. Còn trẻ con với ly cà
phê buổi sáng đã đem đến cho chúng đủ năng lượng để chạy nhảy cả ngày và đợi bố mẹ làm rẫy trở
về. Hầu như nhà nào ở đây cũng đều trồng cà phê xuất khẩu.
Cà phê là nguồn thu nhập chính cho mỗi gia đình, nhưng nó còn gắn bó hơn thế, bởi uống cà
phê đã trở thành một tập tục được tiếp nối từ đời này qua đời khác trong mỗi gia đình người Êđê.
Sắc màu cà phê ba miền
Hà Nội giờ đây đông đúc, tấp nập hơn. Nhịp sống của một Thủ đô sôi động từng ngày nhưng
vẫn không thể làm "mai một" thói quen uống cà phê của nhiều người. Mà người Hà Nội bây giờ
dường như "la cà" quán xá nhiều hơn, chẳng vậy mà những quán xá cà phê vẫn nối tiếp nhau xuất
hiện trên khắp các phố phường, từ nội đô cho tới ngoại thành. Nhưng dù cho các quán cà phê sang
trọng, hào nhoáng có "bắt mắt" đến đâu, trong đó có phục vụ đủ thứ thức uống, từ cà phê sinh tố, trái
19
CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ
cây... thì nhắc đến "cà phê Hà Nội", những dân ghiền cà phê vẫn thích tìm đến các quán quen thuộc,
có thể không gian nhỏ bé, hoặc nằm sâu trong ngõ ngách... nhưng theo họ, đó mới là những nơi tận
hưởng trọn vẹn cảm giác thưởng thức cà phê! Ở quán cà phê Lâm trên phố Nguyễn Hữu Huân, bắt
gặp hình ảnh xưa củ với khung của thấp, hẹn, những bộ bàn ghế gỗ phai màu thời gian. Nhắc đến cà
phê Hà Nội, còn phải kể tới các quán nổi tiếng như Nhĩ ở phố Hàng Cá, Năng trên phố Hàng Bạc,
Nghĩa ở phố Hàng Dạ, Giảng đầu phố Hàng Gai, Nuôi ở phố Lương Văn Can, Huy trong ngõ Vĩnh
Hồ... Những quán này luôn đông khách trong mọi thời điểm, người ra người vào tấp nập, hình ảnh
quen thuộc là bên phin cà phê nhỏ giọt chậm rãi, những nhóm khách xa lạ ngồi sát nhau, nói chuyện
rôm rả, ồn ào, vậy mà chẳng ai ảnh hưởng đến ai. Tưởng chừng mỗi người đang ở một "thế giới
riêng" trong "không gian cà phê" sống động ấy.
Đến miền Trung, dừng chân ở cố đô Huế, du khách lại bắt gặp một không gian cà phê khác,
sang trọng và câu kỳ. Đặc trưng của cà phê Huế có lẽ nằm ở những quán cà phê vườn rộng rãi, dư
điều kiện cho chủ quán bài trí những bộ bàn ghế nho nhỏ ẩn hiện trong màu xanh tươi của cây cối,
bonsai non bộ, hoa lá... lại có quán cà phê như Vĩ Dạ xưa mang lối kiến trúc nhà rường truyền thống,
để rồi, bước vào quán mà du khách cứ ngỡ đang lạc vào chốn cung đình! Một nét riêng nữa của cà
phê Huế là các quán rất "ưa chuộng" nhạc Trịnh, trong không gian thanh bình, bên ly cà phê dậy
hương thơm, nghe tình khúc Trịnh Công Sơn vang lên tha thiết, mỗi người sẽ thấy lòng mình như
lắng lại trong những cảm xúc riêng tư.
Nhiều khách du lịch đến thành phố biển Nha Trang thường không giấu nổi sự ngạc nhiên khi
thấy giá cà phê ở đây "mềm" đến vậy. Những ly cà phê đen, nâu đá hay nóng chỉ từ 4.000 - 5.000đ/ly
được bán trong quán nhỏ trông ra biển, cà phê tuy nhưng khá thơm ngon, làm hài lòng cả những vị
khách khó tính.
Những ai đã từng có dịp tới Tp.HCM đều bị thành phố này mê hoặc bởi những "gương mặt"
khác nhau của nhịp sống. Một trong những "khuôn mặt" quyến rũ nhất chính là những quán cà phê.
Tương tự như Hà Nội, nhiều quán cà phê ở TP.HCM là "hỗn hợp quán bar - cà phê".
Người Sài Gòn có sức tiêu thụ báo chí thuộc diện lớn nhất nước. Vì vậy, sáng sáng, hình ảnh
thường thấy trong các quán cà phê là những hàng dài "ẩm khách" vừa độc đáo, vừa nhâm nhi cà phê
và thỉnh thoảng lại quay sang rôm rả bàn chuyện thời cuộc. Từ trước đến nay đường Đồng Khởi luôn
được coi là "căn cứ địa" của cà phê Sài Gòn. Nhiều quán cà phê ở đây đã trở nên quá đỗi thân thuộc
thân thuộc với các thế hệ cư dân thành phó. Từ cà phê vỉa hè Metropolitan đến gần khu trung tâm là
những tiệm cà phê một thời lừng lẫy danh tiếng như Givral ngày trước có các nhà văn thường hay lui
tới, Brodard "điểm đến quen thuộc" của giới báo chí. Ở phía cuối đường là quán Catinat không gian
của dân văn nghệ sĩ... Quán cà phê Sài Gòn còn phân biệt nhau bởi phong cách âm nhạc được chơi
trong mỗi quán, góp phần tạo nên một "gam màu" riêng cho quán và cũng là "chiêu thức" để thu hút
khách đến thưởng thức.
Nhắc đến cà phê có lẽ còn quá nhiều điều để nói. Chẳng thế mà người ta đã lập hản trang wed
để dành cho những ai có chung "niềm đam mê cà phê" gặp gỡ, giao lưu, kết bạn vơi nhau. Thế nên
mới có nhận xét, thưởng thức cà phê không chỉ đơn thuần là việc ăn uống mà trong đó còn hàm chứa
cả những sắc màu văn hóa khó phai.
8. Cách pha chế cà phê
5 cách pha chế cà phê tinh tế nhất
Những chuyên gia về Trà sẽ có nhiều nghi thức và truyền thống thưởng thức trà, nhưng họ
không thể nào có được một tập hợp các dụng cụ phức tạp, các phương pháp pha chế và những công
thức tinh tế như trong ngành cà phê!
1. Cà phê nấu sôi.
Những người sành điệu đều tin rằng cách pha chế này cho ra một tách cà phê nóng, đặc và vị
mạnh, hậu vị kéo dài dù chỉ nhấp một ngụm nhỏ. Giai đoạn nấu sôi cà phê tương đối ngắn, nên
phương pháp pha kiểu Thổ Nhĩ Kỳ này là cách duy nhất được chấp nhận đối với những ai ưa thích sự
20
CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ
tinh khiết. Tại Istanbul, người ta pha cà phê như sau: dùng nửa tách nước và 2 muỗng cà phê xay mịn
cho vào một cái bình có cán dài (gọi là cezve hoặc ibriq), thêm 1 muỗng đường vào rồi đưa lên trên
ngọn lửa vừa phải. Khi hỗn hợp này bắt đầu sôi và sủi bọt, người ta khuấy lên rồi rót một ít cà phê ra
tách. Tiếp tục nấu cho bình cà phê sôi lại một lần nữa, rồi mới rót tất cả (luôn cả bã cà phê) ra tách.
Tất nhiên, có nhiều biến thể khác nhau, ví dụ như tại Hy Lạp thì cà phê được đun sôi 3 lần.
Thông thường người ta dành ra 2 phút để cho bã cà phê lắng xuống đáy cốc rồi mới thưởng
lãm. Những người dùng cà phê Thổ Nhĩ Kỳ thiếu kiên nhẫn sẽ chấm ngón tay vào một ly nước lạnh,
rồi nhúng vào trong tách cà phê để làm quá trình lắng bã diễn ra nhanh hơn. Theo cách Thổ Nhĩ Kỳ,
đường được cho vào cà phê từ đầu (trước khi pha chế) chứ không phải cà phê pha xong rổi mới thêm
đường vào, nên phép lịch sự yêu cầu chủ nhân sẽ hỏi khách xem muốn nhiều hay ít đường từ trước.
Những hạt cà phê ngon nhất sẽ cho ra tách cà phê Thổ Nhĩ Kỳ tuyệt hảo. Phương pháp này
yêu cầu các hạt arabica thuần chủng, không bị đắng sau khi trải qua giai đoạn nấu sôi rất ngắn như
trên. Không chỉ có người Thổ Nhĩ Kỳ mà các dân tộc khác, chẳng hạn Ethiopia, cũng tin rằng bình
ibriq là dụng cụ tốt nhất để có cà phê ngon nhất: sánh, ngọt, hương vị đọng lại lâu trong tâm trí. Điều
lý thú nữa là: cà phê Thổ Nhĩ Kỳ là thứ cà phê duy nhất dùng để xem bói. “Thầy bói” úp một cái đĩa
nhỏ lên miệng tách rồi đảo lộn tách cà phê, để cho thứ nước dính quanh thành ly và hiển thị các hình
thù, dựa vào đó “thầy” phán về những sự kiện trong tương lai.
2. Cà phê pha kiểu ngâm
Đây là kiểu pha rất thanh lịch cũng phát xuất từ Thổ Nhĩ Kỳ có từ đầu thế kỷ 20. Theo đó cà
phê được ngâm trong đáy bình đậy kín (thường bằng thủy tinh) nên không bị mất hương. Các chuyên
gia cà phê vẫn hay thử sản phẩm bằng cách pha này. Ít nhất là cần 10gr cà phê để có một tách. Bước
đột phá là sự phát minh của Meloir với bộ phận lọc cà phê rất mịn, giữ lại bột cà phê ở đáy bình.
3. Cà phê pha phin.
Trong thế kỷ 19 người ta đã biết dùng phin để pha cà phê với nguyên tắc chung vẫn là nước
nóng đi qua cà phê bột, và cà phê bột được một bộ lọc giữ chặt lại để không trôi theo nước. Nước đi
từ trên xuống nhờ trọng lực. Bộ phin cà phê trước kia làm bằng kim loại hoặc gốm sứ, bao gồm: nắp
đậy, cái lọc và một chiếc đĩa ở dưới cùng. Cà phê bột được cho vào trong bộ lọc, nước gần sôi được
cho vào phin và nước cà phê chảy nhỏ giọt ra phía dưới phin.
Theo cách này, người ta hay dùng bột cà phê xay vừa. Nếu cà phê ngon, phin cà phê được làm
nóng sẵn thì sản phẩm sẽ hoàn hảo về thể chất, hương vị. Các chuyên gia thử nếm tại Langlois, Le
Harve rất thích phương pháp này. Phin cà phê cho ra từng giọt cà phê, và dạng bình Napoletana
(người Pháp phát minh ra) là phổ biến nhất trong thế kỷ 19 tại Pháp, sau đó lan tỏa sang Ý và toàn
châu Âu trong Thế chiến thứ II. Bình Napoletana bằng nhôm có thiết kế đơn giản và tiện dụng: phần
dưới cùng của bình chứa nước, phần giữa là cà phê bột và trên cùng là nơi có vòi dẫn. Khi nước gần
sôi, người ta tắt lửa rồi lật ngược bình lại, trọng lực sẽ làm cho nước chảy từ trên xuống và đi qua bột
cà phê. Tuy nhiên bất lợi lớn nhất của thiết bị này là nhôm khiến cho cà phê bị dính mùi, nhất là khi
bình còn mới.
Người ta vẫn muốn pha chế được nhiều cà phê thơm ngon, chứ không chỉ là từng tách nho
nhỏ. Thiết bị lọc cà phê dùng điện đã được phát minh, theo đó chỉ cần bật nút và bạn có thể làm việc
khác trong khi từng giọt cà phê chảy ra tách. Tuy nhiên, nhiệt độ cao khiến cho chiếc đĩa nằm dưới
bình pha cà phê nóng lên, cà phê bột cũng nóng theo và thường là nóng qua mức cần thiết nên hương
vị không còn được giữ lại nguyên vẹn.
4. Cà phê pha phin bằng áp suất.
Cha mẹ tôi sử dụng máy Cona để pha cà phê: ngọn lửa làm nước nóng lên và bốc hơi đi lên
syphon bên trên – nơi đó có bột cà phê. Hơi nước trong môi trường chân không đã giữ nguyên vẹn
hương vị của cà phê, tuy nhiên bất lợi của thiết bị này là nó bằng thủy tinh nên dễ vỡ và khó lau chùi.
Và để có thức uống thơm ngon, bột cà phê cần được xay rất mịn.
21
CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ
Ngày nay, bình cà phê Italy đã trở nên phổ biến hơn nhiều. Cũng tương tự như vậy, bình kiểu
Ý có phần chứa nước ở dưới cùng, một lưới lọc giữa cà phê ở bên trên bình nước này và trên cùng là
vòi dẫn. Người ta đặt bình trên ngọn lửa để có hơi nước đi lên. Dụng cụ này cho sản phẩm tốt hơn
nếu so với phin pha cà phê. Nguyên liệu thường được sử dụng là đồng thau. Các nhà hàng thời trước
vẫn hay dùng bình pha này: một lần có thể cho ra hơn 10 tách cà phê nóng. Ngày nay thì chỉ còn duy
nhất một nhà sản xuất là Femoka tại Paris vẫn còn làm ra dụng cụ này và cung cấp cho thị trường.
5. Áp suất lớn đi qua cà phê – espresso maker.
Nét quyến rũ của máy espresso dùng tại nhà được thể hiện qua tốc độ pha chế cà phê: vòi
nước nóng/hơi nước giúp chúng ta thưởng thức được ngay những tách cà phê thơm ngon và cảm giác
của người sử dụng không khác gì các barista chuyên nghiệp. Tuy nhiên chúng ta vẫn ngưỡng mộ
những barista trong các quán cà phê của Roma hay Milan: cà phê espresso ở đó thực sự là một thế
giới mới. Sự thẩm thấu bằng áp suất cao qua cà phê sẽ cho ra những sản phẩm khác nhau, tùy thuộc
nguyên vật liệu làm nên bột cà phê nhưng nói chung áp suất lớn giúp chiết xuất những gì ngon nhất ra
khỏi bột cà phê. Hương vị, thể chất và các thành phần nào ngon nhất có trong hạt cà phê sẽ được đẩy
ra ngoài. Nếu chiếc máy của bạn đủ mạnh, được chăm sóc kỹ và được sử dụng đúng cách, hạt cà phê
ngon, tươi và được xay đúng quy cách thì bạn sẽ có tách espresso tuyệt ngon. Thực ra máy espresso
không đòi hỏi những hạt cà phê ngon nhất. Các nhà cung cấp cà phê như Lavazza và Segafredo
Zanetti – 2 tên tuổi hàng đầu Italy chuyên cung cấp cho các quán cà phê và quán bar – vẫn thường
chào bán công thức pha trộn robusta và arabica để các barista pha chế espresso. Nhà rang xay nổi
tiếng Illy cũng vậy, họ chào bán hỗn hợp các hạt arabica đã bóc vỏ lụa và chưa bóc vỏ.
Người ta nhận ra ngay chất lượng của tách espresso thông qua màu sắc và kết cấu bọt trên bề
mặt. Màu cà phê nên là màu rỉ sắt hay màu nâu, tùy loại hạt và thể chất phải đồng nhất, hơi đặc. Lớp
bọt trên bề mặt nếu quá mỏng manh sẽ chứng tỏ rằng các tinh chất trong cà phê chưa được chiết xuất
hoàn toàn và như vậy thể chất của thức uống này là chưa đủ mạnh. Ngược lại, nếu lớp bọt quá nâu,
nghĩa là sự chiết xuất đã quá mức.
---
Dù có sự khác biệt trong phương pháp pha chế, nhưng các nguyên tắc chung nhất, căn bản
nhất để có một tách cà phê ngon vẫn là: nước sôi, ngâm, thấm qua phin và thẩm thấu nhờ áp suất.
Theo đó, dù bạn chọn phương pháp nào thì vẫn cần phải có: nước ngon, không có chlorine trong
nước, tinh khiết; nhiệt độ từ 90 - 95 độ C. Nếu nước không đủ nóng, các hương vị của cà phê sẽ
không được chiết xuất hết, khiến cho thức uống có vị đắng. Ngoài ra các trang thiết bị dùng để pha
chế cà phê cần phải sạch sẽ.
9. Giá trị của cà phê
Năm 2011, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê, với 1,1 triệu tấn, trị giá 2,4 tỉ
USD, nhưng cũng chỉ chiếm khoảng 2% doanh số của cả ngành công nghiệp cà phê thế giới. Điều
này chứng tỏ, Việt Nam đang nắm phân khúc thấp nhất trong toàn chuỗi giá trị gia tăng cà phê. Ngay
cả cà phê nhân xuất khẩu, nếu so sánh với một số nước khác thì cũng có giá bán thấp hơn, chỉ bằng
một nửa, thậm chí là một phần bảy giá trị.
Nước ta có vị thế của một cường quốc cà phê nhưng chưa được khai thác một cách hợp lý:
+ Việt Nam có sản lượng cà phê xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới.
+ Việt Nam có chất lượng Robusta số 1 thế giới.
Với tiềm năng to lớn của vùng đất Tây Nguyên:
+ Tây Nguyên là vùng đất bazan huyền thoại có lịch sử phát triển 160 triệu năm.
+ Tây Nguyên có tài nguyên rừng, nước, đá… vô cùng phong phú và đặc sắc.
+ Sự đa dạng và nguyên sơ về văn hóa Tây Nguyên.
22
CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ
+ Tiềm năng, một số hạ tầng sẵn có và những thành công bước đầu của ngành cà phê tại Buôn
Mê Thuột.
Dẫn đến cơ hội lớn cho cà phê và du lịch Việt Nam:
+ Chưa có quốc gia nào phát hiện đầy đủ và thể hiện hết tầm quan trọng của cà phê.
+ Chưa có một tập đoàn, thương hiệu nào thể hiện được hết những giá trị cà phê đến cộng
đồng.
+ Chưa có một triết lý nào có đầy đủ giá trị để kết nối và phát triển hàng tỷ người yêu và đam
mê cà phê trên thế giới.
+ Chưa có một vùng đất nào có đủ các yếu tố hấp dẫn hàng tỷ người đam mê cùng hướng về.
+ Bên cạnh Việt Nam là hơn 1,6 tỷ dân Trung Quốc đang chuyển từ trà sang cà phê, mỗi năm
tăng 30%.
+ Việt Nam, Tây Nguyên sẵn có đầy đủ điều kiện để phát triển và minh chứng cho Triết lý
mới về cà phê.
Năm 2001, cà phê là mặt hàng xuất khẩu đứng thứ 7 trong số 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu.
1. Dầu mỏ
2. Dệt và may mặc
3. Giày da
4. Thủy sản
5. Điện tử
6. Gạo
7. Cà phê
8. Thủ công mỹ nghệ
9. Cao su
10. Rau Quả
Vifoca dự báo, xuất khẩu cà phê Việt Nam trong năm 2009 ước đạt 980 nghìn tấn với giá
trung bình khoảng 1.800 USD/T, tương đương với kim ngạch khoảng 1,764 tỉ USD, giảm 8,6% về
lượng và giảm 17,4% về trị giá so với năm 2008.
Theo Bộ NN&PTNT, căn cứ vào nhu cầu thị trường, năng lực sản xuất trong nước, hướng
phát triển cà phê của Việt Nam trong thời gian tới là vẫn duy trì diện tích, sản lượng cà phê hiện có,
nhưng tăng giá trị sản xuất cà phê theo hướng bền vững.
1. Thực trạng của cà phê ở nước ta
Cả nước hiện có xấp xỉ 520.000 ha cà phê, 5 tỉnh Tây Nguyên chiếm 90,5% diện tích, Đông
Nam Bộ 7,1%, duyên hải miền Trung 0,3%. Năng suất bình quân cả nước là 1,97 T/ha, Đắk Lắk dẫn
đầu với 2,12 T/ha. Từ 2001 - 2007 mỗi năm sản lượng cà phê tăng 17,4%, giá trị tăng 20,5%, niên vụ
2007 - 2008 cả nước xuất khẩu 1.077.375 T thu 2,08 tỷ USD; niên vụ mới có sản lượng tương đương.
Giá cà phê mới ký giao hàng tháng 1/2009 đã tăng trở lại, thêm 233 USD, bằng 1.840 USD/T.
Nhiều diện tích cà phê đã chuyển sang giai đoạn già cỗi, phát triển không theo quy hoạch.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt nam thì trong tổng số trên 500.000 ha cà
phê của cả nước hiện nay chỉ có khoảng 274.000ha, chiếm 54,8% được trồng ở giai đoạn sau năm
1993, trong độ tuổi từ 10 – 15 năm. Đây là số diện tích cà phê đang ở giai đoạn sung sức và cho năng
suất cao nhất. Trong những năm tới sản lượng cà phê Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào diện tích này.
Trong khi đó số diện tích cà phê còn lại có 139.600 ha , chiếm 27,9% được trồng trong giai đoạn từ
1988 – 1993, đến nay ở tuổi từ 15– 20 năm, phần lớn diện tích này đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn
23
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ TRÍ TUỆ (VIỆT - ANH)
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ TRÍ TUỆ (VIỆT - ANH)
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ TRÍ TUỆ (VIỆT - ANH)
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ TRÍ TUỆ (VIỆT - ANH)
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ TRÍ TUỆ (VIỆT - ANH)
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ TRÍ TUỆ (VIỆT - ANH)
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ TRÍ TUỆ (VIỆT - ANH)
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ TRÍ TUỆ (VIỆT - ANH)
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ TRÍ TUỆ (VIỆT - ANH)
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ TRÍ TUỆ (VIỆT - ANH)
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ TRÍ TUỆ (VIỆT - ANH)
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ TRÍ TUỆ (VIỆT - ANH)
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ TRÍ TUỆ (VIỆT - ANH)
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ TRÍ TUỆ (VIỆT - ANH)
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ TRÍ TUỆ (VIỆT - ANH)
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ TRÍ TUỆ (VIỆT - ANH)
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ TRÍ TUỆ (VIỆT - ANH)
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ TRÍ TUỆ (VIỆT - ANH)
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ TRÍ TUỆ (VIỆT - ANH)
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ TRÍ TUỆ (VIỆT - ANH)
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ TRÍ TUỆ (VIỆT - ANH)
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ TRÍ TUỆ (VIỆT - ANH)
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ TRÍ TUỆ (VIỆT - ANH)
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ TRÍ TUỆ (VIỆT - ANH)
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ TRÍ TUỆ (VIỆT - ANH)
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ TRÍ TUỆ (VIỆT - ANH)
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ TRÍ TUỆ (VIỆT - ANH)
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ TRÍ TUỆ (VIỆT - ANH)
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ TRÍ TUỆ (VIỆT - ANH)
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ TRÍ TUỆ (VIỆT - ANH)

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAYKhóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
Khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, HAY
 
Phân tích hoạt động marketing mix thu hút khách của Khách Sạn
Phân tích hoạt động marketing mix thu hút khách của Khách SạnPhân tích hoạt động marketing mix thu hút khách của Khách Sạn
Phân tích hoạt động marketing mix thu hút khách của Khách Sạn
 
Luận văn: Giải pháp marketing cho Khách sạn Dakruco, HAY
Luận văn: Giải pháp marketing cho Khách sạn Dakruco, HAYLuận văn: Giải pháp marketing cho Khách sạn Dakruco, HAY
Luận văn: Giải pháp marketing cho Khách sạn Dakruco, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Giải pháp thu hút khách quốc tế đến với khách sạn Nam Cường
Đề tài: Giải pháp thu hút khách quốc tế đến với khách sạn Nam CườngĐề tài: Giải pháp thu hút khách quốc tế đến với khách sạn Nam Cường
Đề tài: Giải pháp thu hút khách quốc tế đến với khách sạn Nam Cường
 
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
 
tiểu luận môn kinh tế học du lịch đạt 9 điểm.docx
tiểu luận môn kinh tế học du lịch đạt 9 điểm.docxtiểu luận môn kinh tế học du lịch đạt 9 điểm.docx
tiểu luận môn kinh tế học du lịch đạt 9 điểm.docx
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
 
Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn ...
Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn ...Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn ...
Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn ...
 
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
 
Đề tài phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAY
Đề tài  phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAYĐề tài  phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAY
Đề tài phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAY
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách du lịch tại các điểm du ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách du lịch tại các điểm du ...Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách du lịch tại các điểm du ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách du lịch tại các điểm du ...
 
Đề tài: Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm tr...
Đề tài: Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm tr...Đề tài: Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm tr...
Đề tài: Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm tr...
 
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Tại Huế
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Tại HuếLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Tại Huế
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Tại Huế
 
Dự án xây dựng hệ thống khách sạn nhà hàng
Dự án xây dựng hệ thống khách sạn nhà hàngDự án xây dựng hệ thống khách sạn nhà hàng
Dự án xây dựng hệ thống khách sạn nhà hàng
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Dịch vụ Lữ hành
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Dịch vụ Lữ hànhĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Dịch vụ Lữ hành
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Dịch vụ Lữ hành
 

Similar to CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA, CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ TRÍ TUỆ (VIỆT - ANH)

đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA, CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ TRÍ TUỆ (VIỆT - ANH) (20)

CÀ PHÊ – SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA TÂY NGUYÊN
CÀ PHÊ – SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA TÂY NGUYÊNCÀ PHÊ – SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA TÂY NGUYÊN
CÀ PHÊ – SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA TÂY NGUYÊN
 
Đề tài: Quản lý văn hóa phường Thạch Bàn, quận Long Biên, HOT
Đề tài: Quản lý văn hóa phường Thạch Bàn, quận Long Biên, HOTĐề tài: Quản lý văn hóa phường Thạch Bàn, quận Long Biên, HOT
Đề tài: Quản lý văn hóa phường Thạch Bàn, quận Long Biên, HOT
 
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOTLuận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
 
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm ThủyLuận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
 
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAYTín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ LongPhát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
 
Luận văn: Đánh giá biến động khu vực lòng sông hồng, HOT, 9đ
Luận văn: Đánh giá biến động khu vực lòng sông hồng, HOT, 9đLuận văn: Đánh giá biến động khu vực lòng sông hồng, HOT, 9đ
Luận văn: Đánh giá biến động khu vực lòng sông hồng, HOT, 9đ
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyênNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển văn hóa tổ chức tại Đài tiếng nói Việt Nam.docx
Đề tài luận văn 2024  Phát triển văn hóa tổ chức tại Đài tiếng nói Việt Nam.docxĐề tài luận văn 2024  Phát triển văn hóa tổ chức tại Đài tiếng nói Việt Nam.docx
Đề tài luận văn 2024 Phát triển văn hóa tổ chức tại Đài tiếng nói Việt Nam.docx
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải DươngĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
 
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngLuận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
 
Thẩm định Dự án đầu tư
Thẩm định Dự án đầu tưThẩm định Dự án đầu tư
Thẩm định Dự án đầu tư
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức Cục Thuế tỉnh Hà TĩnhLuận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèoLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca Đến với trẻ mẫu giáo t...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca Đến với trẻ mẫu giáo t...Một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca Đến với trẻ mẫu giáo t...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca Đến với trẻ mẫu giáo t...
 
Luận Văn Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Khách Sạn Mường Thanh Sông ...
Luận Văn Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Khách Sạn Mường Thanh Sông ...Luận Văn Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Khách Sạn Mường Thanh Sông ...
Luận Văn Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Khách Sạn Mường Thanh Sông ...
 
Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối điểm 8
Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối  điểm 8Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối  điểm 8
Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối điểm 8
 
Đề tài thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
 
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
 

More from Chau Duong

More from Chau Duong (20)

Giao Tiep Phi Ngon Ngu
Giao Tiep Phi Ngon NguGiao Tiep Phi Ngon Ngu
Giao Tiep Phi Ngon Ngu
 
HO BIEU CHANH - BO CHONG
HO BIEU CHANH - BO CHONGHO BIEU CHANH - BO CHONG
HO BIEU CHANH - BO CHONG
 
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEU
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEUHO BIEU CHANH - AI TINH MIEU
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEU
 
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOC
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOCHO BIEU CHANH - AI LAM DUOC
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOC
 
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠN
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠNDI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠN
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠN
 
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
 
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀINAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
 
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNGSỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
 
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
 
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC  NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC  NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
 
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vongDu lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
 
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
 
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trien
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trienDu lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trien
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trien
 
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcmCa tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
 
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
 
Du lich cho noi vung dong bang song cuu long
Du lich cho noi vung dong bang song cuu longDu lich cho noi vung dong bang song cuu long
Du lich cho noi vung dong bang song cuu long
 
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...
 
Dem hoang cung
Dem hoang cungDem hoang cung
Dem hoang cung
 
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie trieng va cac giai phap bao t...
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie  trieng va cac giai phap bao t...Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie  trieng va cac giai phap bao t...
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie trieng va cac giai phap bao t...
 
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinh
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinhDi tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinh
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinh
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA, CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ TRÍ TUỆ (VIỆT - ANH)

  • 1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH KHOA DU LỊCH LỚP 09DLHD MÔN: NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN 1 BÀI TẬP CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”ỀCHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”Ề CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA,Ệ ƯỜ ỆCÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA,Ệ ƯỜ Ệ CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TUỐ Ố ỆCÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TUỐ Ố Ệ (VI T - ANH)Ệ(VI T - ANH)Ệ GVDH: ThS. Võ Thị Cẩm Nhung SVTH: Dương Võ Trân Châu – 955010167 TP. Hồ Chí Minh, Tháng 05 năm 2012.
  • 2. CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ NH N XÉT VÀ CHO ĐI MẬ ỂNH N XÉT VÀ CHO ĐI MẬ Ể GIẢNG VIÊN NHẬN XÉT: _____________________________________________________ _____________________________________________________ _____________________________________________________ _____________________________________________________ _____________________________________________________ _____________________________________________________ _____________________________________________________ _____________________________________________________ CHẤM ĐIỂM: Bằng số : Bằng chữ : Ngày.......tháng......năm 2012 Giảng viên chấm bài 3
  • 3. CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ M C L CỤ ỤM C L CỤ Ụ NHẬN XÉT VÀ CHO ĐIỂM.................................................................................................................3 MỤC LỤC...............................................................................................................................................4 PHẦN 1 (PART 1):.................................................................................................................................6 Chuyên đề “Cà phê”................................................................................................................................6 1. Tổng quan về cây cà phê:............................................................................................................6 1.1 Đặc trưng...............................................................................................................................6 1.1.1 Thân................................................................................................................................6 1.1.2 Hoa.................................................................................................................................6 1.1.3 Quả.................................................................................................................................6 1.2 Niên vụ (năm sản xuất).........................................................................................................6 2. Xuất xứ:.......................................................................................................................................7 3. Lịch sử phát triển:........................................................................................................................8 3.1 Trên thế giới:.........................................................................................................................8 3.2 Tại Việt Nam:......................................................................................................................10 4. Phân loại cà phê:........................................................................................................................10 4.1 Cà phê chè (Arabica)...........................................................................................................11 4.2 Cà phê vối (Robusta)...........................................................................................................11 5. Quy trình chế biến cà phê nhân.................................................................................................12 5.1 Thu Hoạch...........................................................................................................................12 5.2 Chế Biến..............................................................................................................................12 5.3 Rang.....................................................................................................................................12 6. Lợi ích và tác hại của cà phê.....................................................................................................12 6.1 Lợi ích.................................................................................................................................12 6.2 Những lợi ích thú vị để tái sử dụng bã cà phê hoặc nước cà phê không dùng hết..............15 6.3 Tác hại của cà phê...............................................................................................................16 7. Văn hóa cà phê..........................................................................................................................16 7.1 Văn hóa cà phê Ethiopia......................................................................................................16 7.2 Văn hóa cà phê Thổ Nhĩ Kỳ................................................................................................17 7.3 Văn hóa cà phê Italia...........................................................................................................18 7.4 Văn hóa cà phê Việt Nam....................................................................................................18 8. Cách pha chế cà phê..................................................................................................................20 1. Cà phê nấu sôi.......................................................................................................................20 2. Cà phê pha kiểu ngâm...........................................................................................................21 3. Cà phê pha phin.....................................................................................................................21 4. Cà phê pha phin bằng áp suất................................................................................................21 5. Áp suất lớn đi qua cà phê – espresso maker..........................................................................22 9. Giá trị của cà phê.......................................................................................................................22 1. Thực trạng của cà phê ở nước ta...........................................................................................23 2. Thiếu hụt lao động, chi phí sản xuất ngày một tăng cao.......................................................24 2.2 Sản xuất nhỏ lẻ, phân tán.................................................................................................24 2.2 Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước đang mất dần lợi thế ...........................24 3. Quá trình phát triển và thực trạng của cà phê ở Tây Nguyên................................................24 3.1 Quá trình phát triển của cà phê ở Tây Nguyên................................................................24 3.2 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và vai trò của cây cà phê ở Tây Nguyên...................24 3.3 Vai trò của cà phê trong phát triển kinh tế Tây Nguyên.................................................24 3.4 Phân bố địa lý cà phê Tây Nguyên..................................................................................24 3.5 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật canh tác cà phê ở Tây Nguyên..............................................25 3.6 Tác động của cà phê đến môi trường Tây Nguyên..........................................................25 3.7 Chất lượng cà phê Tây Nguyên.......................................................................................25 4
  • 4. CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ 10. Thương hiệu cà phê nổi tiếng Việt Nam - Cà phê Trung Nguyên..........................................25 1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển.............................................................................26 2. Bộ sưu tập những sản phẩm cà phê của Trung Nguyên........................................................31 2.1 Cà phê Chồn – Vua của các loại cà phê (Weasel - The King of Coffee)........................31 2.2 Cà phê Legendee.............................................................................................................31 2.3 Cà phê sáng tạo................................................................................................................31 2.4 Cà phê Sáng tạo 8............................................................................................................32 2.5 Cà phê hòa tan G7...........................................................................................................32 2.6 Cà phê hòa tan Passiona (cung cấp 78kcal/gói sản phẩm)..............................................33 2.7 Dòng cà phê Blend..........................................................................................................34 2.8 Cà phê tươi......................................................................................................................34 11. Cà phê và phát triển du lịch.....................................................................................................35 12. Những câu chuyện thú vị và chia sẻ về cà phê:.......................................................................35 1. Câu chuyện “Cà rốt, trứng và cà phê”...................................................................................35 2. Bốn ngụm cà phê...................................................................................................................36 3. Một vài câu nói của tín đồ cà phê:.........................................................................................37 4. Bác Hồ nói về cà phê:............................................................................................................37 PHẦN 2 (PART 2):...............................................................................................................................38 Câu chuyện vui, câu chuyện ý nghĩa.....................................................................................................38 câu đố vui, câu đố trí tuệ.......................................................................................................................38 PHẦN 3 (PART 3):...............................................................................................................................44 Funny stories, meaningful stories,.........................................................................................................44 funny puzzles, intellectual puzzles........................................................................................................44 PHỤ LỤC:.............................................................................................................................................52 5
  • 5. CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ PH N 1 (PART 1):ẦPH N 1 (PART 1):Ầ Chuyên đ “Cà phê”ềChuyên đ “Cà phê”ề  1. Tổng quan về cây cà phê: Cà phê là tên một chi thực vật thuộc họ Thiến thảo (Rubiaceae). Họ này bao gồm khoảng 500 chi khác nhau với trên 6.000 loài cây nhiệt đới. Chi cà phê bao gồm nhiều loài cây lâu năm khác nhau. Tuy nhiên, không phải loài nào cũng chứa caffein trong hạt, một số loài khác xa với những cây cà phê ta thường thấy. Chỉ có hai loài cà phê có ý nghĩa kinh tế. Loài thứ nhất có tên thông thường trong tiếng Việt là cà phê chè (tên khoa học: Coffea arabica), đại diện cho khoảng 61% các sản phẩm cà phê trên thế giới. Loài thứ hai là cà phê vối (tên khoa học: Coffea canephora hay Coffea robusta), chiếm gần 39% các sản phẩm cà phê. Ngoài ra còn có Coffea liberica và Coffea excelsa (ở Việt Nam gọi là cà phê mít) với sản lượng không đáng kể. 1.1 Đặc trưng 1.1.1 Thân Cây cà phê chè có thể cao tới 6 m, cà phê vối tới 10 m. Tuy nhiên ở các trang trại cà phê người ta thường phải cắt tỉa để giữ được độ cao từ 2-4 m, thuận lợi cho việc thu hoạch. Cây cà phê có cành thon dài, lá cuống ngắn, xanh đậm, hình oval. Mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt hơn. Chiều dài của lá khoảng 8-15 cm, rộng 4-6 cm. Rễ cây cà phê là loại rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất từ 1 đến 2,5 m với rất nhiều rễ phụ tỏa ra xung quanh làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây. 1.1.2 Hoa Hoa cà phê màu trắng, có năm cánh, thường nở thành chùm đôi hoặc chùm ba. Màu hoa và hương hoa dễ làm ta liên tưởng tới hoa nhài. Hoa chỉ nở trong vòng 3 đến 4 ngày và thời gian thụ phấn chỉ vài ba tiếng. Một cây cà phê trưởng thành có từ 30.000 đến 40.000 bông hoa. Ngay từ khi cây cà phê ra hoa kết quả người ta đã có những đánh giá đầu tiên về vụ mùa cà phê. Ở các nước sản xuất cà phê lớn điều này đặc biệt quan trọng trong việc đưa ra những nhận định về giá cả và thị trường. Tuy vậy những đợt rét đậm hoặc hạn hán có thể làm đảo lộn mọi sự tính toán và đẩy thị trường vào tình thế hoàn toàn khác. 1.1.3 Quả Cà phê là loài cây tự thụ phấn, do đó gió và côn trùng có ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh sản của cây. Sau khi thụ phấn từ 7 đến 9 tháng cây sẽ cho quả hình bầu dục, bề ngoài giống như quả anh đào. Trong thời gian chín, màu sắc của quả thay đổi từ xanh sang vàng rồi cuối cùng là đỏ. Quả có màu đen khi đã chín nẫu. Do thời gian đâm hoa kết trái lâu như vậy mà một vụ cà phê kéo dài gần một năm trời và có thể xảy ra trường hợp trên một cây vừa có hoa, vừa có quả. Thông thường một quả cà phê chứa hai hạt. Chúng được bao bọc bởi lớp thịt quả bên ngoài. Hai hạt cà phê nằm ép sát vào nhau. Mặt tiếp xúc giữa chúng là mặt phẳng, mặt hướng ra bên ngoài có hình vòng cung. Mỗi hạt còn được bảo vệ bởi hai lớp màng mỏng: một lớp màu trắng, bám chặt lấy vỏ hạt; một lớp màu vàng rời rạc hơn bọc ở bên ngoài. Hạt có thể có hình tròn hoặc dài, lúc còn tươi có màu xám vàng, xám xanh hoặc xanh. Thỉnh thoảng cũng gặp nhưng quả chỉ có một hạt (do chỉ có một nhân hoặc do hai hạt bị dính lại thành một). 1.2 Niên vụ (năm sản xuất) 6
  • 6. CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ Ở Việt Nam, nước hiện đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê vối (robusta), niên vụ được tính từ tháng 10 đến hết tháng 9 năm sau (theo dương lịch). Thời gian thu hoạch tại các tỉnh Tây Nguyên (là nơi sản xuất khoảng 80 % tổng sản lượng của Việt Nam) thường kéo dài trong 4 tháng, tính từ cuối tháng 10 đến hết tháng 1. Ngay sau thu hoạch là thời gian nông dân trồng cà phê vối bắt đầu tưới nước cho cây và bón phân, chia thành nhiều đợt ngắn. Giai đoạn này kéo dài đến tháng 4 hàng năm. 2. Xuất xứ: Từ "cà phê" trong tiếng Việt có gốc từ chữ cà phê của tiếng Pháp. Giống như các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Ấn - Âu, cà phê có gốc từ “kahveh” của tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và “kahveh” đến từ “qahwa” của tiếng Ả Rập. Theo một truyền thuyết đã được ghi lại trên giấy vào năm 1671, một anh chàng chăn dê tên là Kaldi, người xứ Abyssinia. Một hôm anh ta ngồi trên một tảng đá cạnh một sườn núi bỗng nhận ra đàn dê vốn dĩ ngoan ngoãn hiền lành của mình đột nhiên có vẻ sinh động lạ thường. Sau khi đến gần quan sát kỹ hơn, Kaldi thấy những con dê đã đớp những trái màu đo đỏ ở một cái cây gần đó. Anh ta cũng liều lĩnh bứt một vài trái ăn thử và cũng thấy mình hăng hái hẳn lên, tưởng như tràn đầy sinh lực. Người chăn dê nghĩ rằng mình đã gặp một phép lạ, vội vàng chạy về một tu viện gần đó báo cho vị quản nhiệm. Nhà tu kia sợ rằng đây chính là một thứ trái cấm của quỉ dữ, lập tức vứt những trái cây chín đỏ kia vào lò lửa. Thế nhưng khi những hạt kia bị đốt cháy tỏa ra một mùi thơm lừng, người tu sĩ mới tin rằng đây chính là một món quà của Thượng Ðế nên vội vàng khều ra và gọi những tăng lữ khác đến tiếp tay. Những hạt rang kia được pha trong nước để mọi người cùng được hưởng thiên ân. Cà phê vốn dĩ mọc hoang trong vùng Abyssinia và Arabia. Trước thế kỷ thứ X, thổ dân thường hái ăn, dùng như một loại thuốc kích thích. Trái cà phê chín được giã ra trộn với mỡ súc vật nặn thành từng cục tròn để dùng làm thực phẩm khi đi đường xa. Về sau cà phê được dùng làm thức uống nhưng cũng khác phương cách ngày nay. Thời đó người ta chỉ ngâm nước những trái cà phê rồi uống, mãi tới thời trung cổ người Ả Rập mới biết tán ra bỏ vào nước sôi. Thức uống đó chẳng mấy chốc trở nên nổi tiếng và người Ả Rập rất tự hào về phát minh này và giữ bí mật để bảo tồn độc quyền một loại sản phẩm. Những khách hành hương được thưởng thức nước cà phê đã lén lút đem hạt giống về trồng nên chẳng bao lâu khắp khu vực Trung Ðông đều có trồng, và truyền đi mỗi lúc một xa hơn nữa. Vào thế kỷ thứ 13, cà phê đã thành một thức uống truyền thống của người Ả Rập. Những quán cà phê với tên là "qahveh khaneh" hiện diện khắp nơi, từ thôn quê tới thành thị. Những quán đó trở thành những nơi sinh hoạt, với đủ loại giải trí từ âm nhạc đến cờ bạc và các triết gia, chính trị gia, thương gia thường lui tới để tụ tập bàn thảo sinh hoạt xã hội và công việc làm ăn. Thế nhưng khung cảnh nhộn nhịp của các "hộp đêm" cũng làm cho giới cầm quyền e ngại. Sợ rằng những tay đối lập có thể tụ họp bàn chuyện chống đối nên nhiều lần triều đình đã ra lệnh cấm và đóng cửa các coffee houses này nhưng không thành công. Không những thế, việc cấm đoán lại còn khiến cho việc uống cà phê trở thành thói quen của thường dân vì từ nay một số đông sợ rắc rối nên uống ở nhà, kiểu cách uống cũng được nghi thức hóa. Những thương gia đi tới những quốc gia Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ nay đem cái thói phong lưu này về bản xứ. Âu châu nay cũng uống cà phê. Kiện hàng mang cà phê được ghi nhận lần đầu tại Venice vào năm 1615 do Thổ Nhĩ Kỳ gửi đến. Khi cà phê lan tới Rome, một lần nữa các nhà tu lại kết án đây là một thức uống của ma quỉ (the drink of the devil), và việc tranh chấp gay go đến nỗi Giáo Hoàng Clement VIII phải yêu cầu đem đến một gói cà phê mẫu để chính ông dùng thử. Vị chủ chiên kia chỉ mới uống một lần đã "chịu" ngay và thấy rằng thật ngu xuẩn xiết bao nếu cấm giáo đồ Thiên Chúa không cho họ uống cà phê. 7
  • 7. CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ Ðược Giáo Hoàng chấp thuận, số người uống cà phê lập tức gia tăng và chẳng bao lâu quán cà phê đầu tiên ở Âu Châu được khai trương tại Anh Quốc năm 1637 do một doanh gia tên là Jacob (người Do Thái, gốc Thổ Nhĩ Kỳ) mở tại Oxford. Kế đó là một quán cà phê khác ở London và rồi nhiều thành phố khác. Người ta bảo rằng những quán đó rất dễ nhận vì dù còn ở xa xa đã ngửi thấy mùi cà phê thơm nức, tới gần hơn thì bao giờ cũng có một bảng hiệu với một ly cà phê nghi ngút hay hình đầu một vị tiểu vương xứ Trung Ðông. Những quán mở gần trường đại học bao giờ cũng đông nghẹt giáo sư và sinh viên nên được gọi bằng cái mỹ danh "đại học một xu" (penny universities) vì giá của một ly cà phê thuở đó chỉ có một penny và người ta chỉ tốn bấy nhiêu cũng thu thập được rất nhiều kiến thức qua những buổi "thuốc lá dư, cà phê hậu", có khi còn nhiều hơn là miệt mài đọc sách. Chẳng biết những lời tuyên bố đó có đúng hay không nhưng truyền thống đó không phải chỉ nước Anh mà lan qua nhiều quốc gia khác. Ðến cuối thế kỷ 17, hầu hết cà phê trên thế giới đều nhập cảng từ các nước Ả Rập. Cũng như ngày nay người ta kiểm soát dầu hỏa, vào thuở đó các nước Trung Ðông rất chặt chẽ trong việc sản xuất và xuất cảng cà phê, và chỉ được mang hạt ra khỏi xứ sau khi đã rang chín ngõ hầu không ai có thể gây giống để đem trồng nơi xứ khác. Người ngoại quốc cũng bị cấm không cho đến những đồn điền cà phê. Thế nhưng dù có nghiêm nhặt đến đâu thì cũng có người vượt qua được. Sau nhiều lần thất bại, người Hòa Lan là dân tộc đầu tiên lấy giống được loại cây này đem về trồng thử trên đảo Java (khi đó là thuộc địa của họ). Thế là giống cây quí đã truyền sang Âu Châu mặc dù vẫn chỉ có thể trồng trong nhà kiếng. Năm 1723, một sĩ quan hải quân Pháp trẻ tuổi tên là de Clieu, khi về nghỉ phép tại Paris, đã quyết định đem cây giống này về xứ Martinique là nơi anh ta đang trú đóng. Cây giống được mang về theo chiếc tàu xuôi nam để quay về nhiệm sở. Chuyến đi đó nhiều gian nan, từ việc một gián điệp Hòa Lan toan đổ một loại thuốc độc vào cây non, cho đến việc hải tặc chặn cướp con tàu rồi khi tới gần điểm đến, chiếc thuyền lại gặp bão suýt bị chìm. Sau cùng de Clieu cũng thành công trong việc mang được cây cà phê trồng một nơi kín đáo, cắt ba thủy thủ, canh gác ngày đêm. Chẳng bao lâu cây đơm bông kết trái và chỉ hơn 50 năm sau tính ra đã có đến 18 triệu cây cà phê trồng trên hòn đảo này. Ngành buôn cà phê nay trở thành một cạnh tranh gay gắt giữa Hòa Lan và Pháp và chính việc tranh chấp giữa hai nước đã đưa đến một biến cố "ngư ông đắc lợi". Trong khi hai nước có những bất đồng không thể giải quyết, họ đã nhờ chính quyền Brazil đứng ra dàn xếp. Cà phê do người Hòa Lan truyền đến Bắc Mỹ vào năm 1660 ở vùng New Amsterdam. Bốn năm sau, người Anh chiếm vùng này và đặt tên là New York. Vào lúc đó, cà phê đã thành một thức uống quen thuộc thay bia vào bữa ăn sáng. Quán cà phê đầu tiên cũng theo dạng thức của Luân Ðôn, tương tự như một quán trọ, có phòng cho thuê, cung cấp bữa ăn, có bán rượu, chocolate và cả cà phê. Quán nào cũng có một phòng ăn chung nơi đó nhiều hoạt động công cộng được thực hiện, dần dần trở thành nơi tụ tập bàn chuyện làm ăn. Thoạt tiên, cà phê chỉ dành cho giới thượng lưu trong khi trà phổ thông hơn, gần như khắp mọi tầng lớp. Thế nhưng đến năm 1773, khi Anh hoàng George đánh thuế trà và người dân Mỹ nổi lên chống lại thì tình hình thay đổi. Người Mỹ giả dạng làm dân da đỏ tấn công những tàu chở trà đem hàng hóa đổ xuống biển. Biến cố lịch sử dưới tên Boston Tea Party đã làm cho người Mỹ nghiêng qua uống cà phê và chẳng bao lâu thức uống này biến thành một loại quốc ẩm. 3. Lịch sử phát triển: 3.1 Trên thế giới: - 850: Một chàng chăn dê tò mò đã khám phá ra cà phê là một thức uống tuyệt vời. - Giữa những năm 800: Những người Hồi Giáo ở Ađen được ghi nhận là những người uống cà phê đầu tiên. - Thế kỉ thứ 14 những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang vùng Ả Rập. 8
  • 8. CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ - 1453 Thổ Nhĩ Kì ban hành luật lệ mới, cho phép một phụ nữ li dị chồng mình nếu không chịu đưa cà phê cho cô ta. - Cà phê trở nên phổ biến ở châu Âu, tuy bị cấm ở một vài nơi. - Vua Pope Clement VIII cấm việc uống cà phê. - 1511 Thủ tướng một nước Hồi giáo, Khair Beg, ra lệnh cấm cà phê vì sợ nó gây những ý kiến phản đối do luật lệ mà ông ta đặt ra. Kết quả là ông đã bị sát hại bởi những người Sultan. - 1517 cà phê được biết đến lần đầu tiên ở Constantinople (Istanbul ngày nay). - 1554 quán cà phê đầu tiên ở châu Âu đã được mở ở đây bất chấp sự phản đối của nhà thờ. - 1570 Cùng với thuốc lá, cà phê lần đầu tiên xuất hiện tại Venice - Cuối thế kỉ 15: cà phê ngày nay được sáng chế (người ta biết rang hạt cà phê lên và sử dụng nó làm đồ uống) - 1600 Thông qua những nhà buôn người Ý, các nước phương Tây lần đầu tiên biết đến cà phê - 1645 quán cà phê đầu tiên của Ý được mở ở Venezia - 1650 cà phê được ưa thích cuồng nhiệt tại Ấn Độ - 1652 ở London lần lượt xuất hiện các quán cà phê đầu tiên của Vương quốc Anh. - 1656 Việc uống cà phê và mở tiệm cà phê bị cấm tại Thổ Nhĩ Kỳ - 1659 ở Pháp những quán đầu tiên được khai trương. - 1669 cà phê trở nên phổ biến ở Châu Âu - 1683 Wien cũng có quán cà phê đầu tiên (do một người Ba Lan thành lập) - 1672 Tiệm cà phê đầu tiên ở Pháp được mở cửa - 1690 Người Hà Lan trở thành những người đầu tiên kinh doanh và gieo trồng cà phê như một thương phẩm, tại Ceylon và Java - 1668 cà phê đã thế chỗ bia, trở thành thức uống bữa sáng được yêu thích nhất tại New York - 1697 Thuyền trưởng John Smith giới thiệu cà phê với thị trường Bắc Mỹ - 1700 Người Hà Lan và Pháp đã tiến hành cuộc chinh phạt và chiếm đảo Java và Martinique làm thuôc địa, bắt đầu việc gieo trồng cà phê ở đây. Hấu hết cà phê mà chúng ta gieo trồng ngày nay là giống hạt Arabica có xuất xứ từ Êtiôpia qua Yemen. - 1710 người ta đã đem cây cà phê về châu Âu và trồng thử trong các khu vườn sinh vật - 1714 cà phê xuất hiện chính thức tại Mỹ - 1721 Tiệm cà phê đầu tiên ở Beclin được khai trương - 1732 Johann Sebastian Bach sáng tác ra bản Kanata cà phê (Coffee Canata) - 1773 Uống cà phê được coi là “nghĩa vụ quốc gia” đối với mỗi công dân Mỹ - Cuối thế kỉ 18 cây cà phê đã được trồng ở khắp các xứ sở nhiệt đới - 1822 Máy espresso đầu tiên được tạo ra tại Pháp - 1825 cà phê xuất hiện ở Haoai - 1850 Một người Pháp theo đạo Thiên Chúa Giáo đã đưa cà phê du nhập vào Việt Nam - 1865 James Mason phát minh ra máy pha cà phê(percolator) 9
  • 9. CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ - 1887 cà phê xuất hiện ở Indochina - 1896 cà phê được giới thiệu với người Úc - Đầu những năm 1900: Uống cà phê vào bữa trưa trở thành một thời gian “bắt buộc” ở Đức - 1901 Luigi Bezzera phát minh ra máy chiết tách hương vị của cà phê - 1901 cà phê uống liền (instant coffee) được phát minh bởi một nhà hoá học người Mỹ gốc Nhật - 1908 Melitta Benz phát minh ra phin pha cà phê - 1909 cà phê uống liền được tung ra thị trường - 1938 Nescafé (cà phê sấy bằng phương pháp đông lạnh) được phát minh - 1942 Trong chiến tranh thế giới thứ hai, lính Mỹ được phát khẩu phần gồm cả cà phê uống liền hiệu Maxwell House - 1971 Hãng cà phê Starbuck mở đại lý đầu tiên tại Seattle 3.2 Tại Việt Nam: Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt nam từ năm 1870, mãi đến đầu thế kỷ 20 mới được phát triển trồng ở một số đồn điền của người Pháp. Năm 1930 ở Việt nam có 5.900 ha. Trong thời kỳ những năm 1960-1970, cây cà phê được phát triển ở một số nông trường quốc doanh ở các tỉnh miền Bắc, khi cao nhất (1964-1966) đã đạt tới 13.000 ha song không bền vững do sâu bệnh ở cà phê Arabica và do các yếu tố tự nhiên không phù hợp với cà phê Robusta nên một số lớn diện tích cà phê phải thanh lý. Cho đến năm 1975, đất nước thống nhất, diện tích cà phê của cả nước có khoảng trên 13.000 ha, cho sản lượng 6.000 tấn. Sau 1975, cà phê ở Việt Nam được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây nguyên nhờ có vốn từ các Hiệp định hợp tác liên Chính phủ với các nước: Liên xô cũ, CHDC Đức, Bungary, Tiệp khắc và Ba lan, đến năm 1990 đã có 119.300 ha. Trên cơ sở này, từ 1986 phong trào trồng cà phê phát triển mạnh trong nhân dân, đến nay đã có trên 390.000 ha, đạt sản lượng gần 700.000 tấn. Ngành cà phê nước ta đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc. Chỉ trong vòng 15-20 năm trở lại đây chúng ta đã đưa sản lượng cà phê cả nước tăng lên hàng trăm lần. Thành tựu đó được ngành cà phê thế giới ca ngợi và chúng ta cũng đã từng tự hào vì nó. Tuy nhiên trong vài năm lại đây do kích thích mạnh mẽ của giá cả thị trường, cà phê đã từng mang lại cho các nhà sản xuất lợi nhuận siêu ngạch. Tình hình phát triển cà phê đã ra khỏi tầm kiểm soát của ngành cũng như của Nhà nước, và chính vì thế mà sự tăng trưởng nhanh chóng với mức độ lớn đã có tác động quan trọng trong việc góp phần đẩy ngành cà phê thế giới đến thời kỳ khủng hoảng thừa. Giá cà phê giảm liên tục đến mức thấp kỷ lục 30 năm lại đây. Người ta hô hào trữ lại cà phê không bán, người ta chủ trương huỷ bỏ hàng loạt cà phê chất lượng kém... Thời đại hoàng kim của ngành cà phê đã qua đi, ngành cà phê bước vào thời kỳ ảm đạm và có phần hoảng loạn, đài phát thanh và báo chí thường xuyên đưa tin nông dân chặt phá cà phê ở nơi này, nơi khác... Có thể nói đây là tình hình chung của ngành cà phê toàn cầu và nó tác động lớn đến ngành cà phê nước ta, một ngành cà phê đứng thứ nhì thế giới với quy mô sản xuất không ngừng được mở rộng. Tình hình thị trường thế giới tập trung vào những thay đổi then chốt của nền kinh tế cà phê thế giới, cán cân cung cầu và vận động của giá cả thị trường. Ngoài cà phê Robusta hiện đang chiếm gần hết diện tích và sản lượng ra, Việt Nam đang thực hiện một chương trình mở rộng diện tích cà phê arabica, trong đó có cả một chương trình chuyển dịch cơ cấu giống đưa một số diện tích cà phê từ Robusta sang Arabica. 4. Phân loại cà phê: 10
  • 10. CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ Có nhiều cách phân loại cà phê (phân loại theo giống cây, theo nhóm chất lượng, theo dạng sản phẩm, theo thức uống, theo hương vị), trong bài này xin được phân loại theo giống cây. Cà phê có hai giống chính là Arabica và Robusta. Cà phê Arabica và Robusta là hai loại cà phê phổ biến nhất và cũng chiếm tỷ lệ áp đảo nhất trong tất cả các loại cà phê trên thế giới. So với Robusta, Arabica đòi hỏi được gieo trồng ở những vùng đất cao hơn, có khí hậu mát mẻ hơn (khoảng 3,000 - 6,000 feet so với mực nước biển). Cà phê Arabica cho mùi vị ngon hơn nhưng cũng là loại "khó tính" hơn Robusta. Thời gian để quả cà phê Arabica chín lâu hơn, sản lượng cũng thấp hơn, tuy nhiên Arabica lại cho những hạt cà phê có mùi vị thơm ngon hơn, chính vì thế giá thành của nó cũng cao gấp đôi so với Robusta. Trong khi đó, Robusta dường như "dễ chịu" hơn, loại cà phê này lại ưa thích điều kiện khí hậu ấm và khô hơn, độ cao lý tưởng khoảng 2,000 feet so với mực nước biển. Như chính tên gọi của mình, Robusta có sức phát triển mạnh mẽ và khả năng chịu đựng cũng thật đáng nể trong những điều kiện bất lợi mà Arabica sẽ tàn lụi. Sự phối trộn giữa Arabica và Robusta được tiến hành nhằm tạo nên sự cân bằng và phong phú cho tách cà phê. Tính chua thanh của Arabica khi kết hợp với thể chất đậm đà của Robusta sẽ tạo nên một loại cà phê hòan hảo. 4.1 Cà phê chè (Arabica) Cà phê chè là tên gọi theo tiếng Việt của loài cà phê có (tên khoa học là: coffee arabica) do loài cà phê này có lá nhỏ, cây thường để thấp giống cây chè một loài cây công nghiệp phổ biến ở Việt Nam. Đây là loài có giá trị kinh tế nhất trong số các loài cây cà phê. Cà phê chè chiếm 61% các sản phẩm cà phê toàn thế giới. Cà phê arabica còn được gọi là Brazilian Milds nếu nó đến từ Brasil, gọi là Colombian Milds nếu đến từ Colombia, và gọi là Other Milds nếu đến từ các nước khác. Qua đó có thể thấy Brasil và Colombia là hai nước xuất khẩu chính loại cà phê này, chất lượng cà phê của họ cũng được đánh giá cao nhất. Các nước xuất khẩu khác gồm có Ethiopia, Mexico, Guatemala, Honduras, Peru, Ấn Độ. Cây cà phê arabica ưa sống ở vùng núi cao. Người ta thường trồng nó ở độ cao từ 1000-1500 m. Cây có tán lớn, màu xanh đậm, lá hình oval. Cây cà phê trưởng thành có thể cao từ 4-6 m, nếu để mọc hoang dã có thể cao đến 15 m. Quả hình bầu dục, mỗi quả chứa hai hạt cà phê. Cà phê chè sau khi trồng khoảng 3 đến 4 năm thì có thể bắt đầu cho thu hoạch. Thường thì cà phê 25 tuổi đã được coi là già, không thu hoạch được nữa. Thực tế nó vẫn có thể tiếp tục sống thêm khoảng 70 năm. Cây cà phê arabica ưa thích nhiệt độ từ 16-25°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm. Trên thị trường cà phê chè được đánh giá cao hơn cà phê vối (coffea canephora hay coffea robusta) vì có hương vị thơm ngon và chứa ít hàm lượng caffein hơn. Một bao cà phê chè (60 kg) thường có giá cao gấp 2 lần một bao cà phê vối. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới nhưng chủ yếu là cà phê vối. Năm 2005 dự kiến diện tích trồng cà phê chè mới đạt khoảng 10% tổng diện tích trồng cà phê cả nước (khoảng 40.000 ha/410.000 ha). Lý do khó phát triển cà phê chè do độ cao ở Việt Nam không phù hợp, những vùng chuyên canh cà phê ở Việt Nam như Buôn Ma Thuột Đắk Lắk, Bảo Lộc Lâm Đồng… đều chỉ có độ cao từ 500-1000m so với mực nước biển, loài cây này lại nhiều sâu bệnh hại nên không kinh tế bằng trồng cà phê vối nếu trồng ở Việt Nam. 4.2 Cà phê vối (Robusta) Cà phê Robusta (hay còn gọi là cà phê Vối, cà phê Rô) tên khoa học: Coffea canephora hoặc Coffea robusta là cây quan trọng thứ hai trong các loài cà phê. Khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại cà phê này. 11
  • 11. CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ Nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới là Việt Nam. Các nước xuất khẩu quan trọng khác gồm Côte d’Ivoire, Uganda, Brasil, Ấn Độ. Đặc điểm cây cà phê Robusta Cây cà phê vối có dạng cây gỗ hoặc cây bụi, chiều cao của cây trưởng thành có thể lên tới 10 m. Quả cà phê có hình tròn, hạt nhỏ hơn hạt cà phê arabica. Hàm lượng caffein trong hạt cà phê robusta khoảng 2-4%, trong khi ở cà phê arabica chỉ khoảng 1-2%. Giống như cà phê chè (cà phê Arabica), cây cà phê vối 3-4 tuổi có thể bắt đầu thu hoạch. Cây cho hạt trong khoảng từ 20 đến 30 năm. Cà phê vối ưa sống ở vùng nhiệt đới, độ cao thích hợp để trồng cây là dưới 1000 m. Nhiệt độ ưa thích của cây khoảng 24-29°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm. Cây cà phê vối cần nhiều ánh sáng mặt trời hơn so với cây cà phê chè. Hương vị hạt cà phê Robusta Cà phê Robusta chứa hàm lượng caffein cao hơn và có hương vị không tinh khiết bằng cà phê chè (Cà phê Arabica), do vậy mà được đánh giá thấp hơn. Giá một bao cà phê canephora thường chỉ bằng một nửa so với cà phê arabica. Năm 2004 Việt Nam xuất khẩu trên 14 triệu bao cà phê loại này, chiếm gần một nửa lượng cà phê vối xuất khẩu của toàn thế giới (trên 30 triệu bao). Hiện nay gần 90% diện tích cà phê ở Việt Nam được trồng cà phê vối, 10% trồng cà phê chè, khoảng 1% còn lại được trồng cà phê mít (coffea excelsa). 5. Quy trình chế biến cà phê nhân 5.1 Thu Hoạch Việc hái cà phê được thực hiện có thể bằng tay hoặc bằng máy. Máy được sử dụng trên những nông trại cà phê lớn, hay vùng đất phẳng – đa số ở Brazil. Công việc hái bằng tay được áp dụng ở những nông trại nhỏ với phí lao động thấp. Việc thu hái bằng tay có thể chọn lọc trái chín hay người ta có thể tuốt cành, khi đó sẽ thu hái cả quả chín, chưa chín cùng với lá và cành. 5.2 Chế Biến Có 2 phương pháp chế biến chủ yếu. Phương pháp chế biến Khô thường được áp dụng rộng rãi tại châu Á, Braxin và châu Phi. Phương pháp chế biến Ướt thì tập trung ở khu vực Trung và Nam Mỹ. - Phương pháp chế biến Khô: trái cà phê được phơi khô dưới nắng trời trên nền sân xi măng hoặc gạch của các nông trại, và sẽ được đảo trộn liên tục cho khô đều. Sau khoảng 4 tuần cà phê sẽ đạt độ khô mong muốn. Khi đó máy bóc vỏ sẽ được sử dụng nhằm loại bỏ lớp vỏ quả. - Phương pháp chế biến Ướt: Trong khi Phương pháp chế biến Khô tách bỏ lớp vỏ thịt sau khi trái cà phê được phơi khô thì Phương pháp chế biến Ướt lớp vỏ thịt sẽ được làm sạch và làm mềm và tách ra bằng máy xát vỏ. Trái cà phê sau khi loại bỏ lớp vỏ thịt sẽ được ủ lên men trong 24 - 36 giờ, công đoạn này sẽ làm mất đi lớp chất nhầy. Tiếp đến, hạt cà phê được phơi trên nền sân xi măng hoặc được sấy khô bằng máy. Sau đó, máy bóc vỏ sẽ giúp bóc đi lớp vỏ thóc. 5.3 Rang Nhiệt độ rang là một điều tiên quyết đến chất lượng của hạt cà phê. Có những người yêu thích cà phê có vị nhẹ bắt nguồn từ những đặc tính độc đáo của hạt cà phê nguyên thủy (Ví dụ: Kenya, Java, Jamaica.) Một số khác lại thích cà phê rang đậm hơn mà đặc tính của những hạt này mang lại mùi vị đậm đà. Màu “full city” được xem là màu hoàn hảo nhất, không qúa nhẹ hoặc qúa đậm. 6. Lợi ích và tác hại của cà phê 6.1 Lợi ích Cà phê từ lâu đã được biết đến với công dụng kích thích sự hưng phấn của thần kinh dưới ảnh hưởng của caffein. Nhưng có những công hiệu của cà phê còn ít được biết đến. 12
  • 12. CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ 1. Cà phê làm cho chúng ta thoải mái và dễ tính hơn Hoạt chất trong cà phê là caffeine – một chất tác động vào hệ thần kinh trung ương, gây hưng phấn. Điều này chắc ai cũng nhận thấy sau 10-15 phút uống chút cà phê. Sự sảng khoái ấy tác động đến cả tâm lý, khiến người ta dễ tính, sẵn sàng bỏ qua những chuyện vặt vãnh, sẵn sàng gật đầu. Trong cuộc khảo sát của các nhà khoa học Úc, ĐH Queensland trên 400 người tình nguyện vốn có quan điểm chống lại việc nạo thai và “chết êm ái”. Cùng uống một cốc nước giống như nhau, rồi đọc một bài báo của phe chống đối hai quan điểm ấy. Sau đó hỏi ý kiến họ, đa số người uống nước cam pha chút caffeine thay đổi quan điểm, đồng tình với bài báo vừa xem. Còn những người uống nước cam đơn thuần vẫn “giữ vững lập trường”. Chẳng phải cà phê là loại nước uống mang đầy tính hòa giải và thuyết phục sao? 2. Cà phê làm tiêu mỡ Một bí mật: Cindy Crawford thoa bã cà phê lên người để… giữ được một cơ thể săn chắc với những đường cong tuyệt mỹ. Đó là lý do vì sao trong các loại kem thoa để tiêu lớp mỡ dưới da đều có chứa caffeine. Chuyên gia thẩm mỹ Tiến sĩ Elisabeth Dancey cho biết: “Khi chúng ta dùng một chế phẩm caffeine hòa trong rượu cồn, caffeine sẽ thấm qua da và kích thích các tế bào giải phóng axit béo, nhờ vậy giảm được lớp mỡ đọng. Uống trà và cà phê dưới 2 ly mỗi ngày sẽ giúp bạn đẩy mạnh được sự chuyển hóa chất béo”. Nhưng cà phê cũng là một con dao hai lưỡi tại chính nơi đọng mỡ. “Nếu bạn dùng trên 2 ly, nó thúc đẩy sự tuần hoàn cục bộ làm tích tụ các chất độc ở đây”. TS Dancey nói thêm. 3. Cà phê làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen và chữa được dị ứng Nhiều tài liệu y học nói đến tác dụng của caffeine làm những người bị hen thở dễ dàng hơn và giảm nguy cơ bị lên cơn hen. Từ cuối thế kỷ 19, nhà văn Pháp Marcel Proust, bị bệnh hen, đã viết “Khi còn nhỏ, chính caffeine đã giúp tôi thở được”. Nhiều công trình nghiên cứu hiện nay đã khẳng định điều này. Một công trình ở Ý, theo dõi trên 70.000 người đã khẳng định caffeine là “khắc tinh” của bệnh hen. Nếu uống từ 2 đến 3 ly cà phê mỗi ngày, nguy cơ bị các cơn hen tấn công giảm được 28%. Cà phê rất có ích trong việc chế ngự các phản ứng dị ứng của những người hay bị triệu chứng này. Vì nó có tác dụng làm giảm sự giải phóng histamin vào trong máu, vốn là nguyên nhân gây dị ứng. 4. Cà phê giúp giảm đau Những loại thuốc giảm đau thường chứa caffeine. Bởi cà phê đẩy nhanh tác dụng của các chất làm giảm cơn đau bằng cách giúp cho chúng được hấp thụ nhanh chóng. Một tách trà hoặc cà phê nóng có thể làm bạn khỏi đau đầu là điều mà ai cũng biết. Quả vậy, nếu những chất làm giãn mạch thường gây đau đầu thì caffeine lại làm cho mạch máu co lại. Những thuốc giảm đau chứa caffeine thường giảm được liều lượng sử dụng và như vậy có nghĩa là giảm sự phụ thuộc vào thuốc (vì thuốc là hóa chất, chẳng bao giờ nên dùng nhiều). Tại Mỹ, một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ĐH Georgia cho biết rằng uống java (một loại giải khát chứa caffeine) có tác dụng làm giảm đau cho cơ bắp của các vận động viên trong những bài tập nặng tốt hơn uống aspirin. 5. Cà phê bảo vệ khỏi các bệnh về gan Tác dụng phòng bệnh gan của cà phê và trà chỉ phát huy ở những người có nguy cơ cao như nghiện rượu, thừa cân, mắc bệnh tiểu đường hoặc thừa sắt, trưởng nhóm nghiên cứu E. Ruhl, Viện Tiểu đường, tiêu hóa và bệnh thận quốc gia Mỹ, cho biết. 13
  • 13. CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ Bệnh gan mạn tính là một tổn thương trường diễn ở các tế bào gan, dẫn tới viêm ít nhất trong 6 tháng. Nguyên nhân gây bệnh rất nhiều, từ virus, béo phì, rượu, chuyển hóa cho tới sự cố miễn dịch hoặc phản ứng phục của một số loại thuốc. Các bệnh gan mạn tính bao gồm xơ và viêm gan. Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu liên quan đến khoảng 10.000 bệnh nhân trong vòng 19 năm. Trong đó, mức độ tiêu thụ cà phê và trà được tính bằng tách, từ 0 tới 16 tách mỗi ngày, trung bình là 2 tách/ngày. Kết quả cho thấy những người uống trên 2 tách cà phê hoặc trà hằng ngày có nguy cơ phát triển bệnh gan mạn tính chỉ bằng một nửa so với những người uống ít hơn 1 tách. Tác dụng bảo vệ gan của cà phê được thừa nhận trong một vài năm gần đây, trong đó đáng chú ý là khả năng làm giảm nguy cơ tăng men gan, ung thư gan và xơ gan. 6. Cà phê kích thích hoạt động trí óc Cà phê có tốt cho não không? Nhóm nghiên cứu của GS Andrew Scholey, Trung tâm Nghiên cứu Nhận thức và Khoa học nơ ron thuộc ĐH Northrumbia (Anh), khẳng định là rất tốt. Những người tình nguyện chia thành nhóm uống cà phê hằng ngày và nhóm không hề uống cà phê. Mỗi nhóm dùng một lượng caffeine như nhau và trắc nghiệm về nhận thức. Kết quả đều tốt như nhau. GS Scholey nói: “Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng caffeine trong một ly cà phê làm tăng được sự tỉnh táo, minh mẫn và tập trung trong các hoạt động về trí tuệ, làm tăng được tốc độ tư duy. Nó còn tăng được khả năng sáng tạo. Nhà văn Pháp Honoré de Balzac, tác giả bộ “Tấn trò đời” khổng lồ đã uống cà phê đặc để sáng tác thâu đêm. Ông thường bảo ông uống cả một ao cà phê không đường để làm nên tác phẩm để đời này. 7. Cà phê làm tăng sức mạnh của cơ bắp Cà phê làm tăng sức mạnh khiến người ta có thể nhảy cao hơn, xa hơn, chạy nhanh hơn và dai sức hơn. Điều này lý giải tại sao nhiều vận động viên điền kinh có thói quen uống một cốc nước giải khát trước khi thi đấu hoặc tập luyện. Và đó cũng chính là lý do tại các Thế vận hội quốc tế có quy định giới hạn hàm lượng caffeine trong máu các vận động viên trong thi đấu. Nghiên cứu vừa được công bố của các chuyên gia Trung tâm Y tế thuộc đại học McMaster (Canada) cho biết cafein, hoạt chất trong cà phê, là một chất tác động vào hệ thần kinh trung ương và gây hưng phấn. Chất này đánh lừa não bộ của vận động viên, làm giảm các đớn đau và mệt mỏi. Ngoài ra, cafein cũng khiến cơ bắp trở nên săn chắt hơn nhờ đào thải lượng canxi nhiều hơn, giúp các vận động viên chạy nhanh hơn và dai sức hơn. Các nhà nghiên cứu giải thích rằng caffeine kích thích sự đốt cháy chất béo chứ không phải chất đường trong bắp thịt để sinh năng lượngTrước đây, nghiên cứu của Viện Thể dục Thể thao Autralia cũng chứng minh uống một chút cà phê trước khi luyện tập có thể tăng thành tích của vận động viên 3% - 30% so với những người không uống. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cảnh báo các vận động viên không nên lạm dụng quá lớn vào người trước khi tập luyện hoặc thi đầu có thể gây phản tác dụng. 8. Cà phê chống lại bệnh tiểu đường type II Từ lâu người ta đã nghi ngờ có một sự liên quan nào đó giữa caffeine và đường glucoze. Một công trình nghiên cứu trên 160.000 cả nam lẫn nữ đăng trên tạp chí Annals of Internal Medicine xuất bản tại Mỹ cho rằng những ai uống nhiều caffeine (tất nhiên không lạm dụng) thường mắc ít bệnh tiểu đường type II hơn những người uống ít hoặc không uống. Ngay trong số những người “ghiền cà phê”, ai uống cà phê đã khử caffeine có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type II cao hơn người uống cà phê thường. Một công trình nghiên cứu tại Nhật năm 2005 có cùng kết luận này. 9. Cà phê có lợi cho nhân viên văn phòng Theo một nghiên cứu mới đây, những tách cà phê vào giờ nghỉ giải lao ở công sở mà người ta gọi là “coffee break” có thể giúp cho người lao động làm việc hứng khởi, tích cực và có hiệu quả hơn. 14
  • 14. CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ Các nhà nghiên cứu tại Viện Y học Nhiệt đới Luân Đôn (Anh) đã chỉ ra rằng, chất cafein có thể giúp cải thiện trí nhớ, làm cho người lao động tập trung hơn vào công việc. Hơn thế nữa, nó còn có thể làm giảm số lượng những lỗi sai mà người lao động thường mắc phải trong khi làm việc. Đối với những người phải làm việc vào ban đêm, cafein cũng có tác dụng tương tự như những “giấc ngủ ngắn”. Đây là những phát hiện được công bố trên tờ tạp chí Cochrane Library, tạp chí của tổ chức Cochrane Collaboration, một tổ chức quốc tế chuyên đánh giá các nghiên cứu y khoa. Các nhà nghiên cứu cũng gợi ý rằng, uống cà phê có thể giúp giảm thiểu các vụ tai nạn tại nơi làm việc, tai nạn giao thông. Thậm chí, nó có thể làm giảm sai sót y tế của các bác sĩ phải làm việc trong điều kiện căng thẳng kéo dài. 10. Làm đẹp bằng cà phê Cà phê là một trong những thức uống được nhiều người yêu thích. Bên cạnh tác dụng làm tinh thần phấn chấn, tỉnh táo, cà phê còn có những công dụng làm đẹp đáng được chú ý. Tinh dầu trong hạt cà phê chứa nhiều axít linoleic có thể ngăn ngừa làn da bị lão hóa, giúp da có độ đàn hồi tốt đồng thời chống bị viêm nhiễm. 1. Kem dưỡng ẩm và làm tươi mát làn da Trước hết, bạn cần pha cà phê thật đậm rồi rót vào vỉ làm đá, cho vào tủ đông lạnh. Sau đó, bạn có thể dùng những viên đá cà phê này chà xát lên mặt, loại kem dưỡng từ cà phê này sẽ giúp tăng cường độ ẩm và làm tươi mát làn da một cách hiệu quả. 2. Kem dưỡng làm da tươi sáng và mềm mịn Vào mỗi buổi sáng, bạn nên dùng miếng gạc cotton nhúng vào nước cà phê hơi ấm để lau mặt, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Cách làm này sẽ giúp làn da bạn tươi sáng và mềm mịn hơn. 3. Mặt nạ chống nếp nhăn Bạn chỉ cần pha loãng hỗn hợp gồm 1 muỗng bột lúa mạch đen, một ít nước cà phê được làm lạnh, trộn đều đến khi đặc sệt. Tiếp đến, cho thêm 1 lòng đỏ trứng vào rồi trộn đều. Đắp hỗn hợp này lên mặt trong khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Cách làm này giúp hạn chế nếp nhăn xuất hiện trên làn da của bạn. 4. Chống lại hiện tượng Cellulite (thủ phạm lão hóa toàn thân) Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “xuống sắc” và “xuống sức” của con người là sự "tấn công" của những vùng mỡ tích tụ trên da, làm mất đi đường nét thon thả của cơ thể, thậm chí còn làm da thô sần. Đó chính là khi cơ thể bạn có dấu hiệu cellutite (mỡ bị bao bọc bởi độc tố tôxin). Để có thể khắc phục tình trạng này, bạn có thể dùng cà phê xay nhuyễn (hơi nóng) rải đều lên vùng da có "vấn đề" rồi dùng bao ni lông bao phủ lại trong vòng15 – 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Bạn cứ làm như vậy khoảng 2 lần trong tuần sẽ mang lại hiệu quả. 5. Hỗn hợp làm đẹp tóc Bạn có thể trộn cà phê xay nhuyễn với xà phòng tắm yêu thích rồi gội đầu và mát xa cho tóc một cách nhẹ nhàng. Cách làm này có thể làm cho mái tóc của bạn trở nên bóng mượt và đen hơn. Bạn cũng có thể dùng 1 lòng đỏ trứng gà trộn với 1 muỗng rượu rum, 2 muỗng nước ấm, 1 muỗng cà phê xay nhuyễn và dầu thực vật. Trộn đều các nguyên liệu này với nhau rồi thoa lên tóc khoảng 5 phút, gội sạch bằng nước ấm. Nếu muốn làm cho mái tóc đen và bóng mượt nhanh chóng, bạn có thể xịt nước cà phê lạnh lên tóc rồi dùng lược chải đều. 6.2 Những lợi ích thú vị để tái sử dụng bã cà phê hoặc nước cà phê không dùng hết. 1. Liệu pháp kháng cellulite Đây là một cách tuyệt vời để loại bỏ làn da xấu xí sần vỏ cam mà không cần phải tốn kém chi phí. Trên thực tế, bạn không phải mất bất cứ thứ gì, ngay cả cà phê, vì công thức này đòi hỏi phải sử dụng bã cà phê. 15
  • 15. CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ Cách làm: đắp bã cà phê ấm lên các vùng phủ cellulite , và bọc lại, để lại “mặt nạ” trên khoảng 15-30 phút rồi sau đó rửa sạch. Lặp lại 2-3 lần một tuần, đảm bảo vùng da xấu xí ấy sẽ biến mất như thể nó chưa từng tồn tại. 2. Ngăn côn trùng bay Côn trùng bay thích mùi của thùng rác, những thứ thối rữa hay bất kỳ mùi nào khác báo hiệu có một số thực phẩm ở xung quanh nhưng, một cách kỳ lạ, những con vật phiền toái ấy thực sự ghét mùi của bã cà phê đang cháy khét. Chỉ cần lấy một cái đĩa nhỏ, đổ bã cà phê vào, đốt một ngọn nến nhỏ và để gần đĩa bã cà phê ấy. Việc này cực kỳ hiệu quả, mùi cà phê thơm lừng khá dễ chịu đối với chúng ta và bạn có thể yên tâm rằng sẽ không có con côn trùng nào làm hỏng bữa ăn vui vẻ ấy. 3. Phân bón Thêm một chút bã cà phê vào đất sẽ giúp cây trồng của bạn phát triển tốt và nhanh hơn. Hơn nữa, nếu bạn trồng khoai tây hay cà rốt, bạn có thể biết rằng cà phê trộn vào đất giúp bảo vệ thực vật khỏi các loài gây hại khác nhau. 4. Khử mùi Cà phê là một chất trung hoà mùi nổi tiếng mà bạn có thể thoải mái sử dụng bất cứ lúc nào bạn cần một giải pháp cho những mùi lạ phát ra từ tủ lạnh hoặc cống, rãnh xả nước thải. Thêm nữa, việc sử dụng cà phê để trong tủ lạnh có thể hấp thụ tất cả những mùi khó chịu trong tủ. 5. Chăm sóc da Bã cà phê có khả năng mài mòn nhẹ nên bạn có thể trộn nó với một ít dầu ôliu hoặc mật ong và chế thành một loại kem tẩy tế bào chết giúp làn da của bạn mềm mượt. 6. Nhuộm màu Cà phê như là một biện pháp thay thế và không độc hại để nhuộm tóc nhưng tôi thực sự muốn bổ sung và chỉ ra nhiều cách nữa để sử dụng loại đồ uống này cho các mục đích nhuộm màu. Bạn có thể nhuộm trứng Phục sinh hoặc thậm chí làm mới màu sắc của những chiếc quần áo bị phai màu, quần áo màu nâu chỉ bằng cách nhúng chúng vào nồi nước cà phê đang sôi và để trong một vài phút. 7. Đẩy lùi mèo và kiến Chúng dường như không có điểm gì chung, nhưng cả mèo và kiến sẽ không có lý do vào khu vườn của bạn và tạo ra một đống lộn xộn trong đó. May mắn thay, cả hai đều ghét cà phê nên việc rắc cà phê khắp khu vườn sẽ là một cơ hội lý tưởng để khiến chúng tránh xa. 6.3 Tác hại của cà phê Sẽ không công bằng nếu chỉ nói đến cái lợi của cà phê. Nó cũng có hại chứ! Nói cho đúng, chỉ là một trong hơn 300 hợp chất thiên nhiên có trong cà phê, nhưng lại là hợp chất chính – caffeine – là đáng kể. Caffeine là tinh thể trắng, vị đắng, có trong hạt, lá và quả của một số cây (dĩ nhiên phải kể đến cây cà phê trước tiên). Nó có thể làm người ta dùng luôn như một thói quen khó bỏ giống như một chất gây nghiện. Liều lượng cao, nó gây nhức đầu, mất ngủ, nôn mửa, run chân tay… Dùng lâu dài, caffeine gây táo bón và phụ nữ có thai có thể sinh con nhẹ cân, thậm chí sảy thai. Tuy cà phê không gây nghiện trầm trọng, nhưng chữa nghiện cà phê cũng khó chịu, làm người ta lo âu, trầm cảm một thời gian. Đối với một số người, thật lạ lùng, cà phê lại là chất gây ngủ. Càng uống nhiều, càng buồn ngủ. 7. Văn hóa cà phê 7.1 Văn hóa cà phê Ethiopia 16
  • 16. CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ Ethiopia được xem như là vùng vùng đất quê nhà – nơi tìm thấy cây cà phê đầu tiên của thế giới vào khoảng thế kỷ 5 sau công nguyên. Tại quốc gia này, cà phê được xem như biểu tượng của quyền lực (trong quá khứ tại một số vùng như Harrar, Sidamo..), một thức uống của thần linh, nghi thức cà phê là một lễ nghi tâm linh. Khi tiến hành một Nghi thức cà phê, người Ethiopia cho rằng họ đang giao tiếp với các đấng tối cao (thần linh). Hạt cà phê sau khi “chết” và phù hộ cho một đời sống mới với các ý tưởng mới. Khi có một sự kiện quan trọng trong làng, luận bàn, giải quyết, quyết định những sự việc lớn trong cộng đồng; chào đón những người khách, ma chay, cưới hỏi… 3 thời điểm trong ngày để tiến hành một nghi thức cà phê: Sáng – Trưa - Tối. Thời gian để tiến hành một nghi thức cà phê đầy đủ thường kéo dài khoảng 2h, và trải qua 3 tuần/vòng thực hiện (buna): Tuần đầu – Abol; Tuần 2 – Tona; Tuần 3 – Baraka. Theo 3 tuần này thì mức độ đậm của cà phê cũng giảm dần. Người thực hiện Nghi thức cà phê theo phong tục luôn là một người phụ nữ. Sau khi chọn lọc những hạt cà phê xanh tốt nhất, làm sạch rồi cho vào chảo rang và khuấy đều bằng một cái que gọi là dannaba. Khi khuấy hạt thì đọc lời cầu nguyện. (1.)Bình cà phê đem lại hòa bình cho chúng ta Bình cà phê cho con em chúng ta trưởng thành Cho chúng ta thịnh vương Che chở cho chúng ta trước loài quỷ dữ Cho chúng ta mưa và mùa xuân (2.) Ashama, hạt cà phê của tôi, hãy mở ra để đem lại hòa bình Sau đó hãy mở miệng, để cầu nguyện an bình cho chúng tôi Cứu rỗi chúng tôi khỏi loài quỷ dữ Khi cà phê rang đạt tới mức cần thiết, cho một ít ra chiếc quạt nhỏ rồi mang cho những người tham dự nghi lễ cà phê ngửi và cảm nhận mùi hương cà phê. Sau đó, giã nhuyễn cà phê cho bột cà phê vào bình rồi đun, khi nước trong bình sôi sẽ được rót ra phục vụ. Người lớn tuổi sẽ được mời cà phê trước, sau đó đến những người tiếp theo. 7.2 Văn hóa cà phê Thổ Nhĩ Kỳ Không thể biết chính xác người Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu dùng cà phê và có cách pha chế đặc trưng của mình từ khi nào nhưng theo những nhà làm sử của nước này thì ghi nhận rằng: Cà phê đã được đưa vào Istabul từ khoảng những năm 1519 -155 theo sau những người lái buôn Syrian. Cà phê phát triển và trở nên phổ biến thực sự khi quán cà phê đầu tiên của thế giới được mở tại Istabul vào năm 1575. Tại đây, cà phê được coi như “một loại sữa của những người chơi cờ và những người làm việc đầu óc”. Cà phê được chuẩn bị trong một cái bình nhỏ; nước, cà phê, đường được hòa trộn và đun sôi lên tới một nhiệt độ nhất định, cà phê được rót ra mời khách….. Phương thức chuẩn bị cà phê theo hình thức này được xem là có nguồn gốc từ Damacus và được phổ biến rộng rãi trong thời kỳ của Đế chế . Trải qua một quá trình phát triển, thăng trầm cùng lịch sử, Turkish Coffee đã trở thành một nét văn hóa hết sức đặc trưng, cách chế biến chung của các quốc gia ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Somaliland, và các nước thuộc vùng Balkan.. Đây được xem như phương thức pha chế cà phê cổ xưa nhất của loài người từ khi Cà phê được phát hiện và trở nên phổ rộng toàn thế giới. Để Pha chế Cà phê theo đúng cách của người Thổ Nhĩ Kỳ đòi hỏi người pha chế phải sự tập trung, kỹ thuật và một sự trải nghiệm đủ mới có khả năng thực hiện. Từ ngọn lửa để đun cà phê, định lượng lượng nước cần sử dụng, kỹ thuật để tạo bọt (foam) cho cà phê khi nước sôi, điều chỉnh màu sắc của nước cà phê, độ chín của bột cà phê xay và những bí mật đằng sau mỗi ly cà phê mà người pha chế có thể đọc được từ bột cà phê mà người thưởng thức còn đọng lại. 17
  • 17. CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ 7.3 Văn hóa cà phê Italia Cà phê được giới thiệu vào Italia vào khoảng thế kỷ 17 bởi một số nhà buôn người Áo sau chuyến viễn du trở về từ Phương Đông. Và đến khoảng năm 1650 quán cà phê đầu tiên được mở. Chính tại nơi đây, cũng là thời kỳ bắt đầu cho một cuộc chinh phục mới của Cà phê ; Người Ý (và Vienna) là một trong những dân tộc sử dụng cà phê sớm nhất ở châu Âu và cũng là những người cải cách tiên phong cho thức uống này khi thực hiện việc cho sữa vào cà phê , và những nỗ lực trong việc cải tiến, phát minh ra công cụ pha chế cà phê. Cà phê được người Ý xem như một thức uống của văn hóa, phong cách và của những người thích tư duy sáng tạo. Như một nhà sử học mang tên Harold Routh viết “Quán cà phê là nơi người ta học cách phân tích tháo gỡ các ý tưởng theo cách thức rất “bình dân” mà có nét văn hóa”. Một trong những cải tiến đáng kể nhất của người Ý mà hiện nay hầu như trên thế giới đều sử dụng thành tựu này đó là: 2 dụng cụ pha chế cà phê tại mang tên: Moka Pot (or Stovetop Espresso - Alfonso Bialetti’s 1933) và đặc biệt là Espresso Machine (in 1901s by Luigi Bezzera). (Moka Pot phổ biến dùng trong gia đình, Espresso Machine chủ yếu dùng trong các quán cà phê.). Sự hiện đại, tốc độ, chất lượng và khả năng tạo ra nhiều loại đồ uống cà phê khác nhau đã làm cho cà phê Ý trở nên rất được ưa chuộng trên toàn thế giới. "Coffee Break" của người Ý: Espresso, Macchiato (với sữa), Americano (American cà phê)... Có rất nhiều loại cà phê cũng như nhiều cách uống khác nhau. Ý nổi tiếng là uống Espresso. Tất nhiên còn tùy vào cách gọi món của từng người. Khi người Ý đến quán cà phê họ gọi cà phê theo nhiều cách khác nhau tùy theo sở thích cá nhân của họ,... phục vụ trong cốc nhỏ hoặc lớn, với sữa nóng hay lạnh, "double" (ly gấp đôi) hoặc mạnh hơn (nhiều cà phê hơn)... Đối với người Ý, Coffee Break là một loại nghi thức quan trọng trong các buổi dạ tiệc. Quanh các buổi cà phê bạn có buổi trò chuyện, một vài phút thư giãn cho chính mình. Cà phê không phải là một cái gì đó bỏ vào bao tử. Đối với người Ý, uống cà phê là một niềm vui: cà phê là một "cái gì đó" để được nhấm nháp và không được nuốt xuống, nó là một "cái gì đó" để thưởng thức trọn vẹn hương vị của nó. Đây là lý do vì sao cà phê không ngon làm cho người Ý có một tâm trạng xấu. Cà phê làm cho họ có một ngày trọn vẹn! Khi bạn vào một quán cà phê ở Ý, xung quanh quầy bar, chú ý những gì xảy ra xung quanh bạn: dám đặt cược là bạn sẽ không nhìn thấy 10 người cùng gọi cùng một loại cà phê! 7.4 Văn hóa cà phê Việt Nam Cà phê theo chân các nhà truyền giáo người Pháp vào Việt Nam từ trước khoảng cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18. Tuy nhiên, theo một số ghi nhận lịch sử còn lại thì cây cà phê đầu tiên được trồng tại Việt Nam vào khoảng những năm 1857 (Vicofa 2001). Buôn Ma Thuột, Đaklak là Thủ phủ của phê Việt Nam và là nơi đóng góp tới ¾ lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam với diện tích trồng đạt khoảng 450.000ha. Cà phê Phin lọc và nét văn hóa đặc trưng của Cà phê Việt Nam. Trong dân gian, những phương pháp pha chế cà phê phổ biến tại Việt Nam có thể nhắc tới như: Pha chế cà phê bằng vợt, túi, …và bằng phin cà phê (với các chất liệu nhôm, inox, gốm, sứ….) Tuy nhiên, bằng những ưu điểm như nhỏ gọn, linh hoạt, dễ dàng thao tác và cho chất lượng cà phê ngon, đủ cho nhu cầu của một người thưởng thức, phin cà phê đã trở thành một phương pháp pha chế hết sức phổ biến và mang một nét văn hóa đặc trưng riêng có của cà phê Việt Nam. Dựa trên nền tảng phin lọc Tricolette, phin cà phê Việt Nam không sử dụng lớp màng giấy. Phin cà phê phin Việt Nam sử dụng phương pháp lọc thẩm thấu, bản thân cà phê vừa là nguyên liệu và đồng thời là dụng cụ để tham gia vào quá trình lọc. Chọn loại cà phê phù hợp, cho một lượng vừa đủ vào phin, dùng nắp gài ép nhẹ với một áp suất vừa, chế nước sôi theo nhu cầu sử dụng và chờ đợi quá trình thẩm thấu diễn ra. Lớp nước sôi sẽ bắt đầu thẩm thấu qua cà phê một cách chậm rãi, tự nhiên giúp cà phê đạt được độ chín vừa đủ để trích ly. Quá trình trích ly được diễn ra hết sức tự nhiên, chậm rãi không bị cưỡng giống như cà phê Espresso. 18
  • 18. CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ Vì vậy, cà phê phin khi uống sẽ cảm giác luôn tươi, vị đằm và tròn rất dễ uống. Độ đậm nhạt của cà phê có thể được điều chình một cách linh hoạt theo cơ địa từng người. Tùy theo sở thích của từng người mà ta có thể thêm đường, hoặc sữa vào ly cà phê hoặc thêm đá lạnh để thỏa mãn sở thích từng người. Khoảng thời gian chờ đợi quá trình trích ly diễn ra và hoàn tất cũng chính là khoảng thời gian để cho người thưởng thức được thư giãn, chậm chậm để tận hưởng những khoảnh khắc của thời gian một cách trọn vẹn ý nghĩa. Đồng thời đây cũng là lúc để con người ta tạm thời lùi lại để suy nghĩ, tư duy về những điều mình đang làm, có một kế hoạch cho tương lai của mình – Cách thưởng thức cà phê với ý niệm như vậy thường gọi là “Triết lý khoảng lùi” trong thưởng thức cà phê Việt Nam. Uống cà phê theo phong cách của người Êđê Nhâm nhi một tách cà phê vào mỗi sáng thức dậy đã trở thành thói quen của rất nhiều người dân đô thị, đặc biệt là vào những ngày cuối tuần. Tuy nhiên, ít người biết rằng có một dân tộc thiểu số sống ở Đắk Lắk hay ở các tỉnh Tây Nguyên cũng có thói quen uống cà phê buổi sáng như vậy. Đó là người dân tộc Êđê. Nhưng kiểu uống của họ hoàn toàn khác với người Kinh. 4g sáng, lúc đại đa số mọi người còn đang ngủ thì người Ê đê lại say sưa bên cốc cà phê của mình. Uống cà phê buổi sáng đã trở thành một thói quen sinh hoạt của hơn 195.000 người Êđê sinh sống ở Đắk Lắk. Với họ, buổi sáng không có cốc cà phê thì cả ngày sẽ thấy không khỏe mạnh, không tỉnh táo để làm việc. Khác với người Kinh, những người phụ nữ Êđê phải dậy từ 3g sáng để rang xay cà phê, những hạt cà phê ngon nhất trong vườn nhà được hái riêng để dành uống trước khi xuất khẩu ra bất cứ nước nào trên thế giới. Lúi húi bên cối giã cà phê khi trời còn mờ mờ sương lúc bình minh, chị H’ Năm Mê (Buôn M’ Grư, Xã Cư Xuê, huyện Cư Mgar, Đăk Lắk) cho biết: “Cà phê này nhà tự trồng, tự sản xuất, giã ra, lấy cà phê ngon nhất, cà phê chín nhất, lựa chọn rồi phơi khô, rang và tự xay; không pha bất cứ tạp chất gì, mà còn nguyên sơ cà phê của đồng bào dân tộc mình. Sáng sớm các chị em phụ nữ giống như tụi mình phải giã buổi sáng. Đây là một thói quen, nó không phải nghiện, bất cứ gia đình nào cũng phải uống cà phê. Mỗi lần giã khoảng 10kg uống dần”. Thông thường, một gia đình 16 người sẽ cần đến khoảng 5 thìa to cà phê bột nguyên chất. Cà phê của họ rất đặc, không pha sữa hay hương liệu nào. Chỉ có cà phê đen sánh, nhưng có màu vàng như mật ong pha cùng với đường. Cái vị chát chát và đắng ngắt của cà phê nguyên chất có lẽ chỉ có người sành cà phê mới cảm nhận hết được vị ngon. Cà phê không pha bằng phin mà được cho vào những chiếc túi được làm bằng vải xô nhiều lớp, do những người phụ nữ tự khâu. Một ly cà phê nhỏ được chuyển qua tay nhiều người; nhiều người uống chung một ly mới vui, mới đoàn kết. Sự gắn kết cộng đồng của người Ê đê, một phần nào đó cũng được thể hiện trong cách uống là lạ này. Không chỉ người lớn, mà trẻ em người Êđê đến 3 tuổi đã bắt đầu uống cà phê. Cà phê đã trở thành người bạn đồng hành cùng người Ê đê trong suốt cuộc đời. Mỗi buổi sáng, họ uống cà phê trước khi ăn bất cứ thứ gì vào bụng. Sau đó là bữa sáng, bữa cơm chính trong ngày. Đấy mới là lúc người phụ nữ có thời gian làm đẹp cho mình và người đàn ông chuẩn bị lên rẫy. Còn trẻ con với ly cà phê buổi sáng đã đem đến cho chúng đủ năng lượng để chạy nhảy cả ngày và đợi bố mẹ làm rẫy trở về. Hầu như nhà nào ở đây cũng đều trồng cà phê xuất khẩu. Cà phê là nguồn thu nhập chính cho mỗi gia đình, nhưng nó còn gắn bó hơn thế, bởi uống cà phê đã trở thành một tập tục được tiếp nối từ đời này qua đời khác trong mỗi gia đình người Êđê. Sắc màu cà phê ba miền Hà Nội giờ đây đông đúc, tấp nập hơn. Nhịp sống của một Thủ đô sôi động từng ngày nhưng vẫn không thể làm "mai một" thói quen uống cà phê của nhiều người. Mà người Hà Nội bây giờ dường như "la cà" quán xá nhiều hơn, chẳng vậy mà những quán xá cà phê vẫn nối tiếp nhau xuất hiện trên khắp các phố phường, từ nội đô cho tới ngoại thành. Nhưng dù cho các quán cà phê sang trọng, hào nhoáng có "bắt mắt" đến đâu, trong đó có phục vụ đủ thứ thức uống, từ cà phê sinh tố, trái 19
  • 19. CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ cây... thì nhắc đến "cà phê Hà Nội", những dân ghiền cà phê vẫn thích tìm đến các quán quen thuộc, có thể không gian nhỏ bé, hoặc nằm sâu trong ngõ ngách... nhưng theo họ, đó mới là những nơi tận hưởng trọn vẹn cảm giác thưởng thức cà phê! Ở quán cà phê Lâm trên phố Nguyễn Hữu Huân, bắt gặp hình ảnh xưa củ với khung của thấp, hẹn, những bộ bàn ghế gỗ phai màu thời gian. Nhắc đến cà phê Hà Nội, còn phải kể tới các quán nổi tiếng như Nhĩ ở phố Hàng Cá, Năng trên phố Hàng Bạc, Nghĩa ở phố Hàng Dạ, Giảng đầu phố Hàng Gai, Nuôi ở phố Lương Văn Can, Huy trong ngõ Vĩnh Hồ... Những quán này luôn đông khách trong mọi thời điểm, người ra người vào tấp nập, hình ảnh quen thuộc là bên phin cà phê nhỏ giọt chậm rãi, những nhóm khách xa lạ ngồi sát nhau, nói chuyện rôm rả, ồn ào, vậy mà chẳng ai ảnh hưởng đến ai. Tưởng chừng mỗi người đang ở một "thế giới riêng" trong "không gian cà phê" sống động ấy. Đến miền Trung, dừng chân ở cố đô Huế, du khách lại bắt gặp một không gian cà phê khác, sang trọng và câu kỳ. Đặc trưng của cà phê Huế có lẽ nằm ở những quán cà phê vườn rộng rãi, dư điều kiện cho chủ quán bài trí những bộ bàn ghế nho nhỏ ẩn hiện trong màu xanh tươi của cây cối, bonsai non bộ, hoa lá... lại có quán cà phê như Vĩ Dạ xưa mang lối kiến trúc nhà rường truyền thống, để rồi, bước vào quán mà du khách cứ ngỡ đang lạc vào chốn cung đình! Một nét riêng nữa của cà phê Huế là các quán rất "ưa chuộng" nhạc Trịnh, trong không gian thanh bình, bên ly cà phê dậy hương thơm, nghe tình khúc Trịnh Công Sơn vang lên tha thiết, mỗi người sẽ thấy lòng mình như lắng lại trong những cảm xúc riêng tư. Nhiều khách du lịch đến thành phố biển Nha Trang thường không giấu nổi sự ngạc nhiên khi thấy giá cà phê ở đây "mềm" đến vậy. Những ly cà phê đen, nâu đá hay nóng chỉ từ 4.000 - 5.000đ/ly được bán trong quán nhỏ trông ra biển, cà phê tuy nhưng khá thơm ngon, làm hài lòng cả những vị khách khó tính. Những ai đã từng có dịp tới Tp.HCM đều bị thành phố này mê hoặc bởi những "gương mặt" khác nhau của nhịp sống. Một trong những "khuôn mặt" quyến rũ nhất chính là những quán cà phê. Tương tự như Hà Nội, nhiều quán cà phê ở TP.HCM là "hỗn hợp quán bar - cà phê". Người Sài Gòn có sức tiêu thụ báo chí thuộc diện lớn nhất nước. Vì vậy, sáng sáng, hình ảnh thường thấy trong các quán cà phê là những hàng dài "ẩm khách" vừa độc đáo, vừa nhâm nhi cà phê và thỉnh thoảng lại quay sang rôm rả bàn chuyện thời cuộc. Từ trước đến nay đường Đồng Khởi luôn được coi là "căn cứ địa" của cà phê Sài Gòn. Nhiều quán cà phê ở đây đã trở nên quá đỗi thân thuộc thân thuộc với các thế hệ cư dân thành phó. Từ cà phê vỉa hè Metropolitan đến gần khu trung tâm là những tiệm cà phê một thời lừng lẫy danh tiếng như Givral ngày trước có các nhà văn thường hay lui tới, Brodard "điểm đến quen thuộc" của giới báo chí. Ở phía cuối đường là quán Catinat không gian của dân văn nghệ sĩ... Quán cà phê Sài Gòn còn phân biệt nhau bởi phong cách âm nhạc được chơi trong mỗi quán, góp phần tạo nên một "gam màu" riêng cho quán và cũng là "chiêu thức" để thu hút khách đến thưởng thức. Nhắc đến cà phê có lẽ còn quá nhiều điều để nói. Chẳng thế mà người ta đã lập hản trang wed để dành cho những ai có chung "niềm đam mê cà phê" gặp gỡ, giao lưu, kết bạn vơi nhau. Thế nên mới có nhận xét, thưởng thức cà phê không chỉ đơn thuần là việc ăn uống mà trong đó còn hàm chứa cả những sắc màu văn hóa khó phai. 8. Cách pha chế cà phê 5 cách pha chế cà phê tinh tế nhất Những chuyên gia về Trà sẽ có nhiều nghi thức và truyền thống thưởng thức trà, nhưng họ không thể nào có được một tập hợp các dụng cụ phức tạp, các phương pháp pha chế và những công thức tinh tế như trong ngành cà phê! 1. Cà phê nấu sôi. Những người sành điệu đều tin rằng cách pha chế này cho ra một tách cà phê nóng, đặc và vị mạnh, hậu vị kéo dài dù chỉ nhấp một ngụm nhỏ. Giai đoạn nấu sôi cà phê tương đối ngắn, nên phương pháp pha kiểu Thổ Nhĩ Kỳ này là cách duy nhất được chấp nhận đối với những ai ưa thích sự 20
  • 20. CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ tinh khiết. Tại Istanbul, người ta pha cà phê như sau: dùng nửa tách nước và 2 muỗng cà phê xay mịn cho vào một cái bình có cán dài (gọi là cezve hoặc ibriq), thêm 1 muỗng đường vào rồi đưa lên trên ngọn lửa vừa phải. Khi hỗn hợp này bắt đầu sôi và sủi bọt, người ta khuấy lên rồi rót một ít cà phê ra tách. Tiếp tục nấu cho bình cà phê sôi lại một lần nữa, rồi mới rót tất cả (luôn cả bã cà phê) ra tách. Tất nhiên, có nhiều biến thể khác nhau, ví dụ như tại Hy Lạp thì cà phê được đun sôi 3 lần. Thông thường người ta dành ra 2 phút để cho bã cà phê lắng xuống đáy cốc rồi mới thưởng lãm. Những người dùng cà phê Thổ Nhĩ Kỳ thiếu kiên nhẫn sẽ chấm ngón tay vào một ly nước lạnh, rồi nhúng vào trong tách cà phê để làm quá trình lắng bã diễn ra nhanh hơn. Theo cách Thổ Nhĩ Kỳ, đường được cho vào cà phê từ đầu (trước khi pha chế) chứ không phải cà phê pha xong rổi mới thêm đường vào, nên phép lịch sự yêu cầu chủ nhân sẽ hỏi khách xem muốn nhiều hay ít đường từ trước. Những hạt cà phê ngon nhất sẽ cho ra tách cà phê Thổ Nhĩ Kỳ tuyệt hảo. Phương pháp này yêu cầu các hạt arabica thuần chủng, không bị đắng sau khi trải qua giai đoạn nấu sôi rất ngắn như trên. Không chỉ có người Thổ Nhĩ Kỳ mà các dân tộc khác, chẳng hạn Ethiopia, cũng tin rằng bình ibriq là dụng cụ tốt nhất để có cà phê ngon nhất: sánh, ngọt, hương vị đọng lại lâu trong tâm trí. Điều lý thú nữa là: cà phê Thổ Nhĩ Kỳ là thứ cà phê duy nhất dùng để xem bói. “Thầy bói” úp một cái đĩa nhỏ lên miệng tách rồi đảo lộn tách cà phê, để cho thứ nước dính quanh thành ly và hiển thị các hình thù, dựa vào đó “thầy” phán về những sự kiện trong tương lai. 2. Cà phê pha kiểu ngâm Đây là kiểu pha rất thanh lịch cũng phát xuất từ Thổ Nhĩ Kỳ có từ đầu thế kỷ 20. Theo đó cà phê được ngâm trong đáy bình đậy kín (thường bằng thủy tinh) nên không bị mất hương. Các chuyên gia cà phê vẫn hay thử sản phẩm bằng cách pha này. Ít nhất là cần 10gr cà phê để có một tách. Bước đột phá là sự phát minh của Meloir với bộ phận lọc cà phê rất mịn, giữ lại bột cà phê ở đáy bình. 3. Cà phê pha phin. Trong thế kỷ 19 người ta đã biết dùng phin để pha cà phê với nguyên tắc chung vẫn là nước nóng đi qua cà phê bột, và cà phê bột được một bộ lọc giữ chặt lại để không trôi theo nước. Nước đi từ trên xuống nhờ trọng lực. Bộ phin cà phê trước kia làm bằng kim loại hoặc gốm sứ, bao gồm: nắp đậy, cái lọc và một chiếc đĩa ở dưới cùng. Cà phê bột được cho vào trong bộ lọc, nước gần sôi được cho vào phin và nước cà phê chảy nhỏ giọt ra phía dưới phin. Theo cách này, người ta hay dùng bột cà phê xay vừa. Nếu cà phê ngon, phin cà phê được làm nóng sẵn thì sản phẩm sẽ hoàn hảo về thể chất, hương vị. Các chuyên gia thử nếm tại Langlois, Le Harve rất thích phương pháp này. Phin cà phê cho ra từng giọt cà phê, và dạng bình Napoletana (người Pháp phát minh ra) là phổ biến nhất trong thế kỷ 19 tại Pháp, sau đó lan tỏa sang Ý và toàn châu Âu trong Thế chiến thứ II. Bình Napoletana bằng nhôm có thiết kế đơn giản và tiện dụng: phần dưới cùng của bình chứa nước, phần giữa là cà phê bột và trên cùng là nơi có vòi dẫn. Khi nước gần sôi, người ta tắt lửa rồi lật ngược bình lại, trọng lực sẽ làm cho nước chảy từ trên xuống và đi qua bột cà phê. Tuy nhiên bất lợi lớn nhất của thiết bị này là nhôm khiến cho cà phê bị dính mùi, nhất là khi bình còn mới. Người ta vẫn muốn pha chế được nhiều cà phê thơm ngon, chứ không chỉ là từng tách nho nhỏ. Thiết bị lọc cà phê dùng điện đã được phát minh, theo đó chỉ cần bật nút và bạn có thể làm việc khác trong khi từng giọt cà phê chảy ra tách. Tuy nhiên, nhiệt độ cao khiến cho chiếc đĩa nằm dưới bình pha cà phê nóng lên, cà phê bột cũng nóng theo và thường là nóng qua mức cần thiết nên hương vị không còn được giữ lại nguyên vẹn. 4. Cà phê pha phin bằng áp suất. Cha mẹ tôi sử dụng máy Cona để pha cà phê: ngọn lửa làm nước nóng lên và bốc hơi đi lên syphon bên trên – nơi đó có bột cà phê. Hơi nước trong môi trường chân không đã giữ nguyên vẹn hương vị của cà phê, tuy nhiên bất lợi của thiết bị này là nó bằng thủy tinh nên dễ vỡ và khó lau chùi. Và để có thức uống thơm ngon, bột cà phê cần được xay rất mịn. 21
  • 21. CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ Ngày nay, bình cà phê Italy đã trở nên phổ biến hơn nhiều. Cũng tương tự như vậy, bình kiểu Ý có phần chứa nước ở dưới cùng, một lưới lọc giữa cà phê ở bên trên bình nước này và trên cùng là vòi dẫn. Người ta đặt bình trên ngọn lửa để có hơi nước đi lên. Dụng cụ này cho sản phẩm tốt hơn nếu so với phin pha cà phê. Nguyên liệu thường được sử dụng là đồng thau. Các nhà hàng thời trước vẫn hay dùng bình pha này: một lần có thể cho ra hơn 10 tách cà phê nóng. Ngày nay thì chỉ còn duy nhất một nhà sản xuất là Femoka tại Paris vẫn còn làm ra dụng cụ này và cung cấp cho thị trường. 5. Áp suất lớn đi qua cà phê – espresso maker. Nét quyến rũ của máy espresso dùng tại nhà được thể hiện qua tốc độ pha chế cà phê: vòi nước nóng/hơi nước giúp chúng ta thưởng thức được ngay những tách cà phê thơm ngon và cảm giác của người sử dụng không khác gì các barista chuyên nghiệp. Tuy nhiên chúng ta vẫn ngưỡng mộ những barista trong các quán cà phê của Roma hay Milan: cà phê espresso ở đó thực sự là một thế giới mới. Sự thẩm thấu bằng áp suất cao qua cà phê sẽ cho ra những sản phẩm khác nhau, tùy thuộc nguyên vật liệu làm nên bột cà phê nhưng nói chung áp suất lớn giúp chiết xuất những gì ngon nhất ra khỏi bột cà phê. Hương vị, thể chất và các thành phần nào ngon nhất có trong hạt cà phê sẽ được đẩy ra ngoài. Nếu chiếc máy của bạn đủ mạnh, được chăm sóc kỹ và được sử dụng đúng cách, hạt cà phê ngon, tươi và được xay đúng quy cách thì bạn sẽ có tách espresso tuyệt ngon. Thực ra máy espresso không đòi hỏi những hạt cà phê ngon nhất. Các nhà cung cấp cà phê như Lavazza và Segafredo Zanetti – 2 tên tuổi hàng đầu Italy chuyên cung cấp cho các quán cà phê và quán bar – vẫn thường chào bán công thức pha trộn robusta và arabica để các barista pha chế espresso. Nhà rang xay nổi tiếng Illy cũng vậy, họ chào bán hỗn hợp các hạt arabica đã bóc vỏ lụa và chưa bóc vỏ. Người ta nhận ra ngay chất lượng của tách espresso thông qua màu sắc và kết cấu bọt trên bề mặt. Màu cà phê nên là màu rỉ sắt hay màu nâu, tùy loại hạt và thể chất phải đồng nhất, hơi đặc. Lớp bọt trên bề mặt nếu quá mỏng manh sẽ chứng tỏ rằng các tinh chất trong cà phê chưa được chiết xuất hoàn toàn và như vậy thể chất của thức uống này là chưa đủ mạnh. Ngược lại, nếu lớp bọt quá nâu, nghĩa là sự chiết xuất đã quá mức. --- Dù có sự khác biệt trong phương pháp pha chế, nhưng các nguyên tắc chung nhất, căn bản nhất để có một tách cà phê ngon vẫn là: nước sôi, ngâm, thấm qua phin và thẩm thấu nhờ áp suất. Theo đó, dù bạn chọn phương pháp nào thì vẫn cần phải có: nước ngon, không có chlorine trong nước, tinh khiết; nhiệt độ từ 90 - 95 độ C. Nếu nước không đủ nóng, các hương vị của cà phê sẽ không được chiết xuất hết, khiến cho thức uống có vị đắng. Ngoài ra các trang thiết bị dùng để pha chế cà phê cần phải sạch sẽ. 9. Giá trị của cà phê Năm 2011, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê, với 1,1 triệu tấn, trị giá 2,4 tỉ USD, nhưng cũng chỉ chiếm khoảng 2% doanh số của cả ngành công nghiệp cà phê thế giới. Điều này chứng tỏ, Việt Nam đang nắm phân khúc thấp nhất trong toàn chuỗi giá trị gia tăng cà phê. Ngay cả cà phê nhân xuất khẩu, nếu so sánh với một số nước khác thì cũng có giá bán thấp hơn, chỉ bằng một nửa, thậm chí là một phần bảy giá trị. Nước ta có vị thế của một cường quốc cà phê nhưng chưa được khai thác một cách hợp lý: + Việt Nam có sản lượng cà phê xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới. + Việt Nam có chất lượng Robusta số 1 thế giới. Với tiềm năng to lớn của vùng đất Tây Nguyên: + Tây Nguyên là vùng đất bazan huyền thoại có lịch sử phát triển 160 triệu năm. + Tây Nguyên có tài nguyên rừng, nước, đá… vô cùng phong phú và đặc sắc. + Sự đa dạng và nguyên sơ về văn hóa Tây Nguyên. 22
  • 22. CHUYÊN Đ “CÀ PHÊ”, CÂU CHUY N C I, CÂU CHUY N Ý NGHĨA, CÂU Đ VUI, CÂU Đ TRÍ TU (VI T - ANH)Ề Ệ ƯỜ Ệ Ố Ố Ệ Ệ + Tiềm năng, một số hạ tầng sẵn có và những thành công bước đầu của ngành cà phê tại Buôn Mê Thuột. Dẫn đến cơ hội lớn cho cà phê và du lịch Việt Nam: + Chưa có quốc gia nào phát hiện đầy đủ và thể hiện hết tầm quan trọng của cà phê. + Chưa có một tập đoàn, thương hiệu nào thể hiện được hết những giá trị cà phê đến cộng đồng. + Chưa có một triết lý nào có đầy đủ giá trị để kết nối và phát triển hàng tỷ người yêu và đam mê cà phê trên thế giới. + Chưa có một vùng đất nào có đủ các yếu tố hấp dẫn hàng tỷ người đam mê cùng hướng về. + Bên cạnh Việt Nam là hơn 1,6 tỷ dân Trung Quốc đang chuyển từ trà sang cà phê, mỗi năm tăng 30%. + Việt Nam, Tây Nguyên sẵn có đầy đủ điều kiện để phát triển và minh chứng cho Triết lý mới về cà phê. Năm 2001, cà phê là mặt hàng xuất khẩu đứng thứ 7 trong số 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu. 1. Dầu mỏ 2. Dệt và may mặc 3. Giày da 4. Thủy sản 5. Điện tử 6. Gạo 7. Cà phê 8. Thủ công mỹ nghệ 9. Cao su 10. Rau Quả Vifoca dự báo, xuất khẩu cà phê Việt Nam trong năm 2009 ước đạt 980 nghìn tấn với giá trung bình khoảng 1.800 USD/T, tương đương với kim ngạch khoảng 1,764 tỉ USD, giảm 8,6% về lượng và giảm 17,4% về trị giá so với năm 2008. Theo Bộ NN&PTNT, căn cứ vào nhu cầu thị trường, năng lực sản xuất trong nước, hướng phát triển cà phê của Việt Nam trong thời gian tới là vẫn duy trì diện tích, sản lượng cà phê hiện có, nhưng tăng giá trị sản xuất cà phê theo hướng bền vững. 1. Thực trạng của cà phê ở nước ta Cả nước hiện có xấp xỉ 520.000 ha cà phê, 5 tỉnh Tây Nguyên chiếm 90,5% diện tích, Đông Nam Bộ 7,1%, duyên hải miền Trung 0,3%. Năng suất bình quân cả nước là 1,97 T/ha, Đắk Lắk dẫn đầu với 2,12 T/ha. Từ 2001 - 2007 mỗi năm sản lượng cà phê tăng 17,4%, giá trị tăng 20,5%, niên vụ 2007 - 2008 cả nước xuất khẩu 1.077.375 T thu 2,08 tỷ USD; niên vụ mới có sản lượng tương đương. Giá cà phê mới ký giao hàng tháng 1/2009 đã tăng trở lại, thêm 233 USD, bằng 1.840 USD/T. Nhiều diện tích cà phê đã chuyển sang giai đoạn già cỗi, phát triển không theo quy hoạch. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt nam thì trong tổng số trên 500.000 ha cà phê của cả nước hiện nay chỉ có khoảng 274.000ha, chiếm 54,8% được trồng ở giai đoạn sau năm 1993, trong độ tuổi từ 10 – 15 năm. Đây là số diện tích cà phê đang ở giai đoạn sung sức và cho năng suất cao nhất. Trong những năm tới sản lượng cà phê Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào diện tích này. Trong khi đó số diện tích cà phê còn lại có 139.600 ha , chiếm 27,9% được trồng trong giai đoạn từ 1988 – 1993, đến nay ở tuổi từ 15– 20 năm, phần lớn diện tích này đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn 23