SlideShare a Scribd company logo
1 of 146
BBỘỘ GGIIÁÁOO DDỤỤCC VVÀÀ ĐĐÀÀOO TTẠẠOO
TTRRƯƯỜỜNNGG ĐĐẠẠII HHỌỌCC SSƯƯ PPHHẠẠMM TTPP.. HHỒỒ CCHHÍÍ MMIINNHH
--------------------------
TTrrầầmm CCôônngg KKhhaannhh
TTIIỀỀMM NNĂĂNNGG VVÀÀ ĐĐỊỊNNHH HHƯƯỚỚNNGG
PPHHÁÁTT TTRRIIỂỂNN DDUU LLỊỊCCHH BBIIỂỂNN,, ĐĐẢẢOO
TTẠẠII TTỈỈNNHH KKIIÊÊNN GGIIAANNGG
LLUUẬẬNN VVĂĂNN TTHHẠẠCC SSĨĨ ĐĐỊỊAA LLÝÝ HHỌỌCC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
BBỘỘ GGIIÁÁOO DDỤỤCC VVÀÀ ĐĐÀÀOO TTẠẠOO
TTRRƯƯỜỜNNGG ĐĐẠẠII HHỌỌCC SSƯƯ PPHHẠẠMM TTPP.. HHỒỒ CCHHÍÍ MMIINNHH
--------------------
TTrrầầmm CCôônngg KKhhaannhh
TTIIỀỀMM NNĂĂNNGG VVÀÀ ĐĐỊỊNNHH HHƯƯỚỚNNGG
PPHHÁÁTT TTRRIIỂỂNN DDUU LLỊỊCCHH BBIIỂỂNN,, ĐĐẢẢOO
TTẠẠII TTỈỈNNHH KKIIÊÊNN GGIIAANNGG
CChhuuyyêênn nnggàànnhh:: ĐĐịịaa LLýý HHọọcc ((TTĐĐLLTTNN))
MMãã ssốố:: 6600 3311 9955
LLUUẬẬNN VVĂĂNN TTHHẠẠCC SSĨĨ ĐĐỊỊAA LLÝÝ HHỌỌCC
NNGGƯƯỜỜII HHƯƯỚỚNNGG DDẪẪNN KKHHOOAA HHỌỌCC::
TTSS.. ĐĐÀÀOO NNGGỌỌCC CCẢẢNNHH
ii
LLỜỜII CCAAMM ĐĐOOAANN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của chính bản thân.
Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa
từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào tính đến thời điểm hiện tại.
Các số liệu minh họa thực tế được sử dụng để phân tích trong luận văn đã được sự
đồng ý của các quý cơ quan ban ngành có liên quan.
Tác giả luận văn
iiii
LLỜỜII CCẢẢMM ƠƠNN
Để hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp “Tiềm năng và định hướng phát
triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang”. Đầu tiên, tôi xin gởi lời biết ơn chân
thành đến cha và mẹ đã luôn là chỗ dựa vững chắc, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
tôi có thể học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua.
Tôi xin gởi lời tri ân đến tất cả các quý thầy cô của khoa Địa Lí trường đại học
sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp cho tôi những kiến thức, phương pháp
nghiên cứu khoa học địa lý thực sự quý báu. Đặc biệt là TS. Đào Ngọc Cảnh (đại
học Cần Thơ) đã tận tụy định hướng, chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cám ơn các cơ quan, đơn vị: Phòng sau đại học trường đại
học sư phạm Hồ Chí Minh, thư viện trường đại học sư phạm, Cục thống kê tỉnh
Kiên Giang, Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch tỉnh Kiên Giang, Sở Tài Nguyên
và Môi Trường tỉnh Kiên Giang, công ty du lịch tỉnh Kiên Giang đã tạo điều kiện
cung cấp cho tôi nhiều nguồn thông tin và tài liệu hữu ích trong quá trình thực hiện
luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các bạn bè của tôi
những người đã luôn ủng hộ và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Trân trọng!
iiiiii
MMỤỤCC LLỤỤCC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH.........................................................................................x
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................2
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................2
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ......................................................................2
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................3
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.........................................................4
5.1. Quan điểm nghiên cứu ...............................................................................4
5.1.1.Quan điểm tổng hợp lãnh thổ ..............................................................4
5.1.2. Quan điểm tổng hợp ............................................................................5
5.1.3. Quan điểm phát triển bền vững..........................................................6
5.1.4. Quan điểm lịch sử - Viễn cảnh............................................................6
5.2. Các phương pháp nghiên cứu....................................................................7
5.2.1. Phương pháp thu thập, thống kê và tổng hợp tài liệu......................7
5.2.2. Phương pháp phân tích hệ thống .......................................................7
5.2.3. Phương pháp điều tra thực địa...........................................................7
5.2.4. Phương pháp bản đồ............................................................................7
6. Đóng góp chủ yếu của luận án..........................................................................8
7. Cấu trúc của luận án.........................................................................................8
iivv
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................9
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH BIỂN, ĐẢO....................................9
1.1. Một số vấn đề về du lịch.................................................................................9
1.1.1. Khái niệm và phân loại du lịch...............................................................9
1.1.1.1. Khái niệm du lịch (Tourism)...............................................................9
1.1.1.2. Phân loại du lịch (loại hình du lịch).................................................11
1.1.2. Chức năng của du lịch...........................................................................12
1.1.2.1. Chức năng xã hội ..............................................................................12
1.1.2.2. Chức năng kinh tế .............................................................................13
1.1.2.3. Chức năng sinh thái ..........................................................................15
1.1.2.4. Chức năng chính trị ..........................................................................16
1.2. Tài nguyên du lịch ........................................................................................16
1.2.1. Khái niệm tài nguyên du lịch................................................................16
1.2.2. Phân loại tài nguyên du lịch..................................................................17
1.2.3. Vai trò của tài nguyên du lịch đối với sự phát triển du lịch ..............17
1.3. Sản phẩm du lịch ..........................................................................................18
1.3.1. Khái niệm................................................................................................18
1.3.2. Các thành phần của sản phẩm du lịch.................................................19
1.3.2.1. Thành phần sản phẩm du lịch phân theo hình thái vật chất.............19
1.3.2.2. Thành phần của sản phẩm du lịch phân theo loại hình dịch vụ.......20
1.3.2.3. Thành phần sản phẩm du lịch phân theo tính chất dịch vụ ..............20
1.3.3. Đặc điểm của sản phẩm du lịch............................................................20
1.3.3.1. Sản phẩm du lịch không hiện hữu trước người mua.........................20
1.3.3.2. Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch diễn ra đồng thời .21
1.3.3.3. Sản phẩm du lịch có tính sử dụng tạm thời và không có tính sở hữu
........................................................................................................................21
1.3.3.4. Sản phẩm du lịch có những yếu tố đặc thù, không bị mất đi giá trị
khi đã sử dụng................................................................................................21
1.3.3.5. Sản phẩm du lịch không thể lưu kho, tích trữ được..........................22
vv
1.3.3.6. Sản phẩm du lịch có tính thời vụ.......................................................22
1.4. Du lịch biển, đảo ...........................................................................................22
1.4.1 Khái niệm du lịch biển, đảo ...................................................................22
1.4.2. Vai trò của du lịch biển đảo..................................................................23
1.4.3. Điều kiện phát triển du lịch biển, đảo..................................................24
1.4.3.1. Những điều kiện chung .....................................................................24
1.4.3.2. Các điều kiện làm nảy sinh nhu cầu du lịch .....................................26
1.4.3.3. Khả năng cung ứng nhu cầu du lịch .................................................27
1.4.4. Một số loại hình du lịch biển, đảo ........................................................29
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................30
Chương 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN,
ĐẢO TỈNH KIÊN GIANG.....................................................................................31
2.1. Khái quát về biển, đảo tỉnh Kiên Giang.....................................................31
2.1.1. Giới thiệu về tỉnh Kiên Giang...............................................................31
2.1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................31
2.1.1.2. Đặc điểm tự nhiên.............................................................................31
2.1.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................................33
2.1.2. Các bộ phận vùng biển, đảo Kiên Giang.............................................34
2.1.2.1. Biển và bờ biển..................................................................................34
2.1.2.3. Đảo và quần đảo..............................................................................35
2.1.3. Đặc điểm hải văn và khí hậu vùng biển, đảo Kiên Giang..................39
2.1.3.1. Hải văn..............................................................................................39
2.1.3.2. Khí hậu..............................................................................................40
2.2. Tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang..........................42
2.2.1. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ................................................42
2.2.2. Tiềm năng phát triển du lịch tắm biển ................................................46
2.2.3. Tiềm năng phát triển du lịch thể thao .................................................51
2.2.4. Tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng............................................53
2.2.5. Tiềm năng phát triển một số loại hình du lịch khác...........................56
vvii
2.2.6. Đánh giá chung tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên
Giang.................................................................................................................58
2.3. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch biển, đảo tỉnh
Kiên Giang ...........................................................................................................60
2.3.1. Cơ sở hạ tầng..........................................................................................60
2.3.1.1. Hệ thống giao thông..........................................................................60
2.3.1.2. Hệ thống điện, nước..........................................................................63
2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật .........................................................................64
2.3.2.1. Cơ sở lưu trú .....................................................................................64
2.3.2.2. Cơ sở ăn uống ...................................................................................66
2.3.2.3. Các khu thể thao, vui chơi giải trí, khu mua sắm .............................67
2.4. Hiện trạng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang..........................68
2.4.1. Khái quát du lịch Kiên Giang...............................................................68
2.4.2. Hiện trạng khách du lịch biển, đảo Kiên Giang .................................70
2.4.3. Hiện trạng phát triển các loại hình du lịch biển, đảo tại một số địa
bàn tiêu biểu .....................................................................................................75
2.4.4. Hiện trạng lao động ...............................................................................79
2.4.5. Hiện trạng doanh thu ............................................................................82
2.5. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển du lịch biển, đảo ......................84
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................86
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN,
ĐẢO TẠI TỈNH KIÊN GIANG.............................................................................87
3.1. Cơ sở xây dựng định hướng ........................................................................87
3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch quốc gia.................................................87
3.1.2. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang........................87
3.1.3. Nhu cầu du lịch ......................................................................................88
3.1.4. Tiềm năng và hiện trạng .......................................................................89
3.2. Định hướng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang........................90
3.2.1. Về loại hình du lịch................................................................................90
vviiii
3.2.2. Về địa bàn du lịch biển, đảo..................................................................92
3.2.3. Định hướng phát triển các trục không gian và tuyến du lịch biển,
đảo .....................................................................................................................94
3.2.4. Về thị trường khách du lịch..................................................................95
3.2.4.1. Thị trường khách du lịch nội địa .....................................................95
3.2.4.2. Thị trường khách du lịch quốc tế......................................................96
3.3. Những giải pháp phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang ...............97
3.3.1. Nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng...................................................97
3.3.1.1. Giao thông.........................................................................................97
3.3.1.2. Điện, nước sinh hoạt.......................................................................100
3.3.2. Phát triển và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật.............100
3.3.2.1. Cơ sở lưu trú ...................................................................................100
3.3.2.2. Nhà hàng và cơ sở ăn uống.............................................................102
3.3.2.3. Khu vui chơi, giải trí và mua sắm...................................................102
3.3.3. Đẩy mạnh quảng bá du lịch................................................................103
3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực ..................................................................105
3.3.5. Phát triển cộng đồng du lịch...............................................................106
3.3.6. Quy hoạch, tổ chức và quản lý ...........................................................107
3.3.7. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững........................................108
Tiểu kết chương 3 ..............................................................................................110
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................111
A. KẾT LUẬN ...................................................................................................111
B. KIẾN NGHỊ...................................................................................................112
vviiiiii
DDAANNHH MMỤỤCC CCHHỮỮ VVIIẾẾTT TTẮẮTT
Thuật ngữ Kí hiệu viết tắt
Du lịch DL
Du lịch bền vững DLBV
Hệ sinh thái HST
Phát triển bền vững PTBV
Quần đảo QĐ
Thành phố TP
Thị xã TX
iixx
DDAANNHH MMỤỤCC CCÁÁCC BBẢẢNNGG
Bảng 2. 1: Độ ẩm trung bình các tháng trong năm 2010 (Đơn vị: %)......................40
Bảng 2. 2: Danh sách các bãi biển đang được khai thác tại Kiên Giang ..................47
Bảng 2. 3 : Số lượng cơ sở lưu trú tại một số địa bàn du lịch biển, đảo...................65
Bảng 2. 4: Chỉ tiêu cơ sở lưu trú tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2005 - 2011................68
Bảng 2. 5: Lượng khách du lịch tại các địa bàn du lịch biển, đảo (ĐV:người)........73
Bảng 2. 6: Phân bố lao động tại các địa bàn du lịch biển, đảo (ĐV: người) ............81
Bảng 2. 7: Doanh thu tại một số địa bàn du lịch biển, đảo (ĐV: triệu đồng) ...........83
xx
DDAANNHH MMỤỤCC CCÁÁCC HHÌÌNNHH
Hình 2. 1: Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang.........................................................32
Hình 2. 2: Sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế ................................................34
Hình 2. 3: Nhiệt độ các tháng năm 2010...................................................................40
Hình 2. 4: Lượng khách và doanh thu du lịch tỉnh Kiên Giang................................69
Hình 2. 5: Số lượng lao động trong ngành du lịch tỉnh Kiên Giang.........................70
Hình 2. 6: Lượng khách du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang......................................71
Hình 2. 7: Lượng khách lưu trú tại một số địa bàn du lịch biển, đảo .......................74
Hình 2. 8: Lượng lao động khu vực biển, đảo so với toàn tỉnh ................................80
Hình 2. 9: Biểu đồ thể hiện so sánh doanh thu của du lịch biển, đảo .......................83
Hình 3. 1: Bản đồ quy hoạch không gian phát triển du lịch biển, đảo tỉnh
Kiên Giang ................................................................................................................93
11
MMỞỞ ĐĐẦẦUU
11.. TTíínnhh ccấấpp tthhiiếếtt ccủủaa đđềề ttààii nngghhiiêênn ccứứuu
Việt Nam là quốc gia có nhiều thế mạnh về tài nguyên biển, đảo, với 3260 km
bờ biển chạy dọc chiều dài đất nước với những bãi tắm, vũng, vịnh có giá trị khai
thác du lịch lớn, và hơn 2.770 hòn đảo rải rác ven bờ với hệ sinh thái cảnh quan
cùng đa dạng, đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển các loại hình du lịch
biển.
Thế nhưng mãi đến những năm gần đây, nguồn tài nguyên này mới thực sự
được đánh thức và quan tâm khai thác đúng nghĩa bằng các sự kiện: Năm du lịch
quốc gia 2011 với chủ đề “du lịch biển, đảo”, tiếp đó là hàng loạt những hoạt động
nghiên cứu, quảng bá và quy hoạch phát triển của các địa phương, quốc gia về du
lịch biển, đảo chúng ta mới thực sự nhận thức được hết tiềm năng và vai trò to lớn
của biển, đảo đối với ngành du lịch Việt Nam. Đã đến lúc biển, đảo làm nên hình
ảnh về đất nước và con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Hiện nay, Kiên Giang được đánh giá là tỉnh tiềm năng về du lịch biển, đảo lớn
nhất tại đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh thế mạnh về nông nghiệp đã có từ lâu
tại nhiều huyện của tỉnh. Do nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm, điều hoà cộng
với sự đa dạng và độc đáo của địa hình, địa mạo, đặc biệt là vùng biển rất giàu tiềm
năng du lịch. Hiện nay, du lịch biển, đảo đang mở ra cho Kiên Giang nhiều thời cơ
để thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế - xã hội khu vực ven biển và các đảo xa bờ.
So với những điểm sáng về du lịch biển, đảo của Việt Nam như: vịnh Hạ
Long, Đà Nẵng, Nha Trang hay Phan Thiết. Du lịch biển Kiên Giang đang trong
giai đoạn đầu phát triển nên đang vấp phải rất nhiều khó khăn, hạn chế cần phải giải
quyết. Các tài nguyên du lịch tuy phong phú nhưng mức độ khai thác còn hạn chế
và hiệu quả du lịch mang lại chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của
tỉnh. Vì vậy, có thể khẳng định lợi thế về tài nguyên chỉ là điều kiện cơ bản cần
thiết. Điều kiện đủ để tạo sự phát triển cho du lịch biển, đảo Kiên Giang là phải có
sự nghiên cứu, đánh giá thật tổng hợp và sâu sắc các đặc điểm tiềm năng tự nhiên,
22
kinh tế - xã hội, chỉ ra được các thuận lợi và khó khăn để có những phương án quy
hoạch và khai thác tối ưu để các tài nguyên này tạo sự phát triển cho du lịch biển,
đảo Kiên Giang là điều hết sức cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi quyết định chọn du lịch Kiên Giang làm hướng
nghiên cứu với đề tài xác định cụ thể là: “Tiềm năng và định hướng phát triển du
lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang”.
22.. MMụụcc ttiiêêuu vvàà nnhhiiệệmm vvụụ nngghhiiêênn ccứứuu
22..11.. MMụụcc ttiiêêuu nngghhiiêênn ccứứuu
Trên cơ sở tổng quan các nguồn tài liệu và công trình có liêm quan đến đề tài.
Mục tiêu chủ yếu của luận án là đánh giá tiềm năng du lịch biển, đảo của tỉnh Kiên
Giang để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên
Giang.
22..22.. NNhhiiệệmm vvụụ nngghhiiêênn ccứứuu
- Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm hệ thống hoá cơ sở lý
luận và thực tiễn về du lịch biển, đảo.
- Bước đầu xác định và đánh giá các tiềm năng để phát triển du lịch biển, đảo
tỉnh Kiên Giang. Nêu lên thực trạng phát triển của du lịch biển, đảo tại các điểm du
lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Đề xuất các định hướng chủ yếu và các giải pháp phát triển du lịch biển, đảo
tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới.
33.. GGiiớớii hhạạnn vvàà pphhạạmm vvii nngghhiiêênn ccứứuu
Giới hạn không gian nghiên cứu: Không gian bao quanh địa giới hành chính
của tỉnh Kiên Giang bao gồm 13 đơn vị hành chính, trong đó tập trung vào các đơn
vị hành chính có tiềm năng du lịch biển, đảo nổi trội như: huyện Phú Quốc, huyện
Kiên Lương, huyện Kiên Hải và TX. Hà Tiên.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về tiềm năng và các định
hướng, giải pháp nhằm phát triển du lịch biển, đảo trong phạm vi không gian một số
địa bàn tại tỉnh Kiên Giang.
33
44.. LLịịcchh ssửử vvấấnn đđềề nngghhiiêênn ccứứuu
Du lịch là một trong những ngành kinh tế tổng hợp đang được nhiều chuyên
gia nhà khao học và các nhà quản lý quan tâm nghiên cứu. Trên thế giới, dưới góc
độ địa lý du lịch, các nhà nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các hướng, phương
pháp luận và phương pháp nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch, tổ chức lãnh thổ
du lịch.
Đáng chú ý là một số công trình của các nhà địa lý cảnh quan của trường đại
học tổng hợp Matxcova đã nghiên cứu các vùng cho thích hợp cho mục đích nghỉ
dưỡng trên lãnh thổ Liên Xô (trước đây). Các nhà địa lý Anh, Mỹ và Canada cũng
đã tiến hành đánh giá sử dụng tài nguyên phục vụ mục đích giải trí du lịch.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về du lịch mới được đề cập nhiều vào những năm
1990, khi hoạt động du lịch Việt Nam dần khởi sắc. Một số công trình đã đề cập
những khía cạnh khác nhau của du lịch như: Tổ chức lãnh thổ du lịch của Lê Thông,
Nguyễn Minh Tuệ (1998) công trình đã nêu tổng quan cơ sở lý luận về tổ chức lãnh
thổ du lịch, khái quát sự phân hóa lãnh thổ du lịch Việt Nam và giới thiệu các vùng
du lịch Việt Nam. Cuốn tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam do Phạm Trung
Lương chủ biên đã hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn trong đánh giá tài nguyên
môi trường du lịch Việt Nam. Cuốn tổng quan du lịch của TS. Đào Ngọc Cảnh đã
hệ thống cơ sở lý luận phát triển du lịch, cơ sở chung để nghiên cứu các loại hình du
lịch. Cuốn quy hoạch du lịch, tài nguyên du lịch của Bùi Thị Hải Yến chủ biên cung
cấp những vấn đề lý luận và bức tranh chung về phát triển du lịch và tài nguyên du
lịch Việt Nam. Địa lý du lịch do Nguyễn Minh Tuệ chủ biên đã phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch và các
vùng du lịch Việt Nam.
Công trình chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030. Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020, của Viện
Nghiên Cứu phát triển du lịch Việt Nam. Đã xác định rõ quan điểm, mục tiêu những
định hướng và giải pháp căn bản cho du lịch Việt Nam, trong đó nhấn mạnh tiềm
năng, vai trò và vị trí chiến lược của du lịch biển, đảo Việt Nam trong thời gian tới
44
Những công trình trên đã phân tích cơ sở lý luận cho phát triển du lịch, đánh
giá tổng hợp tài nguyên cho phát triển du lịch, dự báo nhu cầu chiến lược phát triển
du lịch, đánh giá vai trò kinh tế - xã hội của phát triển du lịch. Những công trình nêu
trên là tài liệu quý báu để làm cơ sở khoa học nghiên cứu cho luận án.
Du lịch biển, đảo Kiên Giang chỉ mới manh nha phát triển trong những năm
gần đây do đó các công trình khoa học nghiên cứu về loại hình du lịch này chưa
nhiều, tuy nhiên đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan như: luận án tiến
sĩ của Trương Minh Chuẩn nghiên cứu đặc điểm tài nguyên – môi trường và cảnh
quan địa lý trong việc phát triển bền vững du lịch sinh thái trên đảo Phú Quốc
thuộc tỉnh Kiên Giang. Đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Kiên Giang đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Du
Lịch Việt Nam. Báo cáo tổng hợp hội thảo quốc tế về liên kết phát triển du lịch
biển, đảo và sông vùng đồng bằng sông Cửu Long là những tài liệu bổ ích phục vụ
cho đề tài luận án tiềm năng, định hướng và giải pháp phát triển du lịch biển, đảo
tỉnh Kiên Giang.
Tổng hợp lịch sử nghiên cứu vấn đề có thể khái quát:
- Du lịch đã được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý trên thế giới và nước ta
quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu chuyên sâu về du lịch
biển, đảo hầu như còn rất ít.
- Việc nghiên cứu ứng dụng phát triển du lịch biển, đảo áp dụng cho những
tỉnh cụ thể như Kiên Giang hiện chưa có.
55.. QQuuaann đđiiểểmm vvàà pphhưươơnngg pphháápp nngghhiiêênn ccứứuu
55..11.. QQuuaann đđiiểểmm nngghhiiêênn ccứứuu
55..11..11..QQuuaann đđiiểểmm ttổổnngg hhợợpp llããnnhh tthhổổ
Quan điểm tổng hợp lãnh thổ là một trong những quan điểm được sử dụng
rộng rãi trong nghiên cứu du lịch. Nét đặc trưng quan trọng của hệ thống lãnh thổ
du lịch là tính hoàn chỉnh về chức năng và lãnh thổ.
55
Phát triển du lịch ở bất kì một vùng hoặc lãnh thổ nào cũng phải đặc trong mối
quan hệ chặt chẽ với hệ thống lãnh thổ du lịch toàn quốc, từ cấp quốc gia đến cấp
vùng, địa phương, khu và điểm du lịch.
Du lịch tỉnh Kiên Giang được coi như một bộ phận của các hệ thống du lịch có
quy mô lớn hơn và cấp phân vị cao hơn là hệ thống du lịch Nam Bộ và hệ thống du
lịch cả nước. Du lịch Kiên Giang với tư cách là một bộ phận của hệ thống cấp cao
hơn phải vận động theo quy luật của toàn hệ thống và việc nghiên cứu đầy đủ các
thuộc tính du lịch của hệ thống có giá trị thực tiễn để vận dụng vào tổ chức và kinh
doanh du lịch.
Quan điểm này được vận dụng vào luận án thông qua việc phân tích thực trạng
và định hướng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang phải phù hợp với quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng, quốc
gia và khu vực.
55..11..22.. QQuuaann đđiiểểmm ttổổnngg hhợợpp
Quan điểm tổng hợp là một quan điểm quan trọng trong nghiên cứu du lịch.
Nếu như quan điểm hệ thống giúp nhà nghiên cứu có ý thức đặt vấn đề nghiên cứu
cụ thể của mình trong một hệ thống nhất định thì quan điểm tổng hợp sẽ chỉ đạo họ
đặt nó trong mối quan hệ với các ngành khác.
Hệ thống du lịch là một hệ thống mở phức tạp gồm có cấu trúc bên trong và
cấu trúc bên ngoài, được tạo thành bởi nhiều yếu tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử và
con người, có mối quan hệ qua lại mật thiết, gắn bó với nhau một cách hoàn chỉnh.
Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang phải
được thực hiện trong mối quan hệ tổng hợp với các loại hình du lịch, kinh tế - xã
hội và môi trường.
Quan điểm này được vận dụng vào luận án ở khía cạnh phân tích các tiềm
năng du lịch biển, đảo và tác động của nó tới các thành phần lãnh thổ du lịch tỉnh
Kiên Giang.
66
55..11..33.. QQuuaann đđiiểểmm pphháátt ttrriiểểnn bbềềnn vvữữnngg
Phát triển bền vững có tính chiến lược lâu dài, là mục tiêu, động lực thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Phát triển bền vững đã trở thành đường lối,
quan điểm của đảng và chính sách của nhà nước. Du lịch là một ngành kinh tế tổng
hợp, vì vậy sự phát triển của bản thân ngành du lịch phải gắn với sự phát triển
chung của toàn xã hội. Trọng tâm của phát triển du lịch trên quan điểm phát triển
bền vững là phát triển cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường.
Phát triển du lịch biển, đảo Kiên Giang phải gắng với việc tôn tạo và bảo vệ
các tài nguyên du lịch và các yếu tố môi trường. Các kế hoạch và cơ chế quản lí
phải phù hợp với việc khai thác các giá trị tự nhiên, nhân văn sao cho môi trường
cảnh quan tự nhiên và các khu danh thắng không những ít bị xâm hại bởi các hoạt
động phát triển du lịch mà còn được bảo tồn và tôn tạo tốt hơn.
Quan điểm này được vận dụng vào luận án thông qua thông qua việc đánh giá
đánh giá phát triển du lịch biển, đảo Kiên Giang và đề xuất các giải pháp phát triển
du lịch biển, đảo Kiên Giang nhằm hướng tới mục tiêu phát triển hài hòa, cân đối
giữa các yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường, thích ứng với những biến động của
nền kinh tế thị trường đang bất ổn và những biến đổi của khí hậu đe doạ sự phát
triển bền vững trong tương lai.
55..11..44.. QQuuaann đđiiểểmm llịịcchh ssửử -- VViiễễnn ccảảnnhh
Mọi sự vật, hiện tượng đều có sự vận động, biến đổi và phát triển theo quá
trình của nó. Quan điểm này được vận dụng trong quá trình phân tích các giai đoạn
chủ yếu. Kiên Giang có hệ thống tài nguyên biển, đảo đa dạng và phong phú cộng
với nhiều nét văn hóa cộng đồng đặc sắc.
Những đặc điểm này tạo ra thuận lợi lớn cho sự phát triển du lịch. Nghiên cứu
quá khứ để có được những đánh giá đúng đắn hiện tại, phân tích nguồn gốc phát
sinh, phát triển mới có cơ sở để đưa ra các dự báo về xu hướng phát triển du lịch
biển, đảo tỉnh Kiên Giang theo hướng bền vững và hiệu quả.
77
55..22.. CCáácc pphhưươơnngg pphháápp nngghhiiêênn ccứứuu
55..22..11.. PPhhưươơnngg pphháápp tthhuu tthhậậpp,, tthhốốnngg kkêê vvàà ttổổnngg hhợợpp ttààii lliiệệuu
Để có được những thông tin phong, chính xác, các tài liệu được thu thập từ
nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau như: tài liệu dữ trữ quốc gia và trung ương,
tài liệu của các cơ quan cấp tỉnh và các cơ quan tổ chức, các điểm du lịch.
Các tài liệu luôn được bổ sung, cập nhật và được chọn lọc, thống kê và tổng
hợp, liên kết các mặt, các bộ phận thông tin để tạo ra một số thông tin mới đầy đủ
và sâu sắc là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện các nghiên cứu trong luận án
Phương pháp thu thập, thống kê và tổng hợp tài liệu được thực hiện tốt là cơ
sở quan trọng cho việc thực hiện các phương pháp khác đạt hiệu quả.
55..22..22.. PPhhưươơnngg pphháápp pphhâânn ttíícchh hhệệ tthhốốnngg
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và tính xã hội
hóa sâu sắc. Phân tích hệ thống nhằm thấy rõ vai trò, mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố các thành phần trong hệ thống tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường đối
với phát triển du lịch cũng như mối liên hệ du lịch của địa phương trong hệ thống
lãnh thổ du lịch của vùng và cả nước.
55..22..33.. PPhhưươơnngg pphháápp đđiiềềuu ttrraa tthhựựcc đđịịaa
Điều tra thực địa là phương pháp truyền thống và hiệu quả của địa lý học và
được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu địa lý du lịch nhằm tích lũy tài liệu thực tế
về sự hình thành, phát triển và đặc điểm của tổ chức lãnh thổ du lịch. Trong quá
trình nghiên cứu đề tài, phương pháp này luôn được coi trọng nhằm có được cái
nhìn thực tế về sự phát triển của du lịch biển, đảo Kiên Giang và những đặc trưng
của lãnh thổ nghiên cứu. Các hoạt động chính của phương pháp này bao gồm: quan
sát, mô tả, ghi chép, chụp ảnh thực địa…
55..22..44.. PPhhưươơnngg pphháápp bbảảnn đđồồ
Đây là phương pháp đặc thù của nghiên cứu địa lý nói chung và du lịch nói
riêng. Phương pháp này được sử dụng từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng của
quá trình nghiên cứu. Các mối liên hệ thời gian, không gian, số lượng, chất lượng
88
của các đối tượng địa lý du lịch được thể hiện trong luận án thật khó có thể diễn tả
một cách ngắn gọn bằng lời nếu không có sự hỗ trợ của bản đồ.
66.. ĐĐóónngg ggóópp cchhủủ yyếếuu ccủủaa lluuậậnn áánn
- Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết chung về phát triển du lịch biển, đảo .
- Phân tích được các tiềm năng lợi thế cho phát triển du lịch biển, đảo tỉnh
Kiên Giang.
- Đánh giá thực trạng về du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang.
- Đề xuất được các giải pháp phát triển cho du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang
trong thời gian tới theo hướng phát triển nhanh và bền vững.
77.. CCấấuu ttrrúúcc ccủủaa lluuậậnn áánn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận án tập trung vào 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về du lịch biển, đảo
Chương II: Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên
Giang
Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh
Kiên Giang
99
PPHHẦẦNN NNỘỘII DDUUNNGG
CChhưươơnngg 11:: CCƠƠ SSỞỞ LLÝÝ LLUUẬẬNN VVỀỀ DDUU LLỊỊCCHH BBIIỂỂNN,, ĐĐẢẢOO
11..11.. MMộộtt ssốố vvấấnn đđềề vvềề dduu llịịcchh
11..11..11.. KKhhááii nniiệệmm vvàà pphhâânn llooạạii dduu llịịcchh
11..11..11..11.. KKhhááii nniiệệmm dduu llịịcchh ((TToouurriissmm))
Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, cho
đến nay, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Đứng ở những góc độ
nghiên cứu khác nhau sẽ có những định nghĩa khác nhau về thuật ngữ du lịch, sau
đây là một số định nghĩa được xem là phổ biến nhất:
 Theo Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourist Organization)
“Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú,
trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích
nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn, cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác
nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường
sống định cư, nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du
lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi
định cư”.
 Tại Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp ở Roma (21/8-05/09/1963), các
chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau:
“Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt
nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở
thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú
không phải là nơi làm việc của họ”.
 Từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản
của du lịch thành hai phần riêng biệt.
- Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi)
1100
Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài
nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch
sử, công trình văn hoá, nghệ thuật, …
- Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế)
Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng
cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần
tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc
mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doah mang lại hiệu quả rất lớn có thể
coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ.
Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần
thúc đẩy sự phát triển du lịch. Cho đến nay, không ít người, thậm chí ngay cả các
cán bộ, nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch, chỉ cho rằng du lịch là một
ngành kinh tế. Do đó, mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh
tế. Điều đó cũng có thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên,
mọi cơ hội để kinh doanh. Trong khi đó, du lịch còn là một hiện tượng xã hội, nó
góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khoẻ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước,
tính đoàn kết, … Chính vì vậy, toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ,
đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn
hoá khác.
 Căn cứ theo hiến pháp số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 nước
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã khẳng định:
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”
Như vậy, có khá nhiều khái niệm du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịch là
một hiện tượng kinh tế - xã hội hàm chứa 2 yếu tố cơ bản sau:
- Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của các
cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ bao gồm mục đích
1111
phục hồi, nâng cao sức khỏe, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh… kèm
theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ du lịch.
- Du lịch là một lĩnh vực kinh doanh bao gồm các dịch vụ nhằm thỏa mãn các
nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú tạm thời của du khách.
Du lịch không chỉ đơn thuần là một ngành kinh tế mà nó còn là một hiện
tượng xã hội góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khỏe cộng đồng, giáo dục
lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc và thúc đẩy hòa bình quốc tế…vì vậy,
mục tiêu quan tâm hàng đầu không chỉ là hiệu quả kinh tế cao để từ đó tận dụng và
khai thác triệt để, quá mức mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội kinh doanh mà chúng
ta phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch như đối với giáo dục hay
các lĩnh vực văn hóa khác. Du lịch chỉ thực sự phát triển bền vững nếu chúng ta có
thể dung hòa 2 yếu tố trên một cách tốt nhất.
11..11..11..22.. PPhhâânn llooạạii dduu llịịcchh ((llooạạii hhììnnhh dduu llịịcchh))
Hoạt động du lịch có thể được phân thành các nhóm khác nhau tùy thuộc vào
tiêu chí đưa ra, các tiêu chí này thường phụ thuộc vào mục đích phân loại và quan
điểm chủ quan của từng người.
Hiện nay, các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại hình du lịch
theo những tiêu chí cơ bản sau:
- Phân loại theo môi trường tài nguyên: Du lịch tự nhiên (du lịch biển, đảo; du
lịch miền núi; du lịch sinh thái- du lịch xanh; du lịch nông thôn..). Du lịch nhân văn
(du lịch lễ hội; du lịch công trình kiến trúc đương đại, bảo tàng; du lịch làng nghề
truyền thống…).
- Phân loại theo mục đích chuyến đi (du lịch nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe,
chữa bệnh, kinh doanh, thể thao, nghiên cứu khoa học…).
- Phân loại theo lãnh thổ hoạt động (du lịch quốc tế; du lịch nội địa).
- Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch (du lịch miền biển, đảo; du
lịch núi; du lịch đô thị; du lịch thôn quê).
- Phân loại theo phương tiện giao thông (du lịch xe đạp; du lịch ôtô; du lịch
tàu hỏa; du lịch tàu thủy, du thuyền; du lịch máy bay; du lịch đi bộ…).
1122
- Phân loại theo loại hình lưu trú (khách sạn, motel, nhà trọ thanh niên,
camping, bungalow, homestay, làng du lịch…).
- Phân loại theo lứa tuổi du khách (du lịch thiếu niên, thanh niên, trung niên,
người cao tuổi).
- Phân loại theo độ dài chuyến đi (du lịch ngắn ngày; du lịch dài ngày).
- Phân loại theo hình thức tổ chức (du lịch tập thể; du lịch cá nhân; du lịch gia
đình; du lịch tuần trăng mật...).
- Phân loại theo phương thức hợp đồng (du lịch trọn gói; du lịch từng phần; du
lịch tự túc, du lịch bụi…).
11..11..22.. CChhứứcc nnăănngg ccủủaa dduu llịịcchh
11..11..22..11.. CChhứứcc nnăănngg xxãã hhộộii
Đối với xã hội, du lịch có chức năng giữ gìn, phục hồi sức khỏe và tăng cường
sức sống cho con người. Trong một chừng mực nào đó du lịch có tác dụng hạn chế
bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và tăng khả năng lao động cho con người. Theo công trình
nghiên cứu về y sinh học của Crivosev, Dorin 1981, nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch
tối ưu, bệnh tật của dân cư giảm trung bình 30%. Đặc biệt đối với một số bệnh phổ
biến cho thấy du lịch có tác dụng rõ rệt. Bệnh tim mạch giảm 50%, bệnh thần kinh
giảm 30%, bệnh đường tiêu hóa giảm 20%.
Trong quá trình đi du lịch con người có điều kiện tiếp xúc với nhau, gần gũi
với nhau hơn. Những đức tính tốt của con người như chân thành, hay giúp đỡ, dũng
cảm… sẽ có dịp được thể hiện. Du lịch là điều kiện để mọi người xích lại gần nhau
hơn, qua du lịch mọi người hiểu nhau hơn, tăng cường đoàn kết cộng đồng. Điều
này biểu hiện rất rõ ở lứa tuổi thanh thiếu niên, ở những cơ quan xí nghiệp có chế
độ làm việc ít tập trung hay làm việc căng thẳng theo dây chuyền v.v…
Những chuyến đi du lịch, tham quan các di tích lịch sử, các công trình văn hóa
có tác dụng giáo dục lòng yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Khi tiếp xúc trực
tiếp với các công trình văn hóa của dân tộc, được sự giải thích của các hướng dẫn
viên, cư dân địa phương, cộng với sự cảm thụ của từng cá nhân từ đó du khách sẽ
1133
cảm nhận được ý nghĩa của từng công trình và tăng cao lòng yêu nước, tự hào dân
tộc trong mỗi người.
Du lịch có tác dụng nâng cao dân trí. Sau mỗi chuyến đi du lịch, thường để lại
cho du khách một số kinh nghiệm, tăng thêm hiểu biết và vốn sống. Hiểu biết thêm
về lịch sử, khám phá mới về địa lý, có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống, mở mang
kiến thức văn hóa chung…là kết quả thu được sau mỗi chuyến đi du lịch. Ngoài ra
phát triển du lịch còn là động cơ giúp con người trao dồi, bổ sung các kiến thức cần
thiết như ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa…
Du lịch góp phần cho việc phục hồi và phát triển truyền thống văn hóa dân tộc.
Nhu cầu về nâng cao nhận thức văn hóa trong chuyến đi của du khách thúc đẩy các
nhà cung ứng chú ý, yểm trợ cho việc khôi phục, duy trì các di tích, lễ hội, sản
phẩm làng nghề…
Nhờ có du lịch, cuộc sống cộng đồng trở nên sôi động hơn, các nền văn hóa có
điều kiện hòa nhập và giao thoa với nhau, làm cho đời sống văn hóa tinh thần của
con người ở khắp nơi trở nên phong phú hơn.
Trong thời đại hiện nay, công việc làm ăn là một trong những vấn đề vướng
mắc nhất của các quốc gia. Phát triển du lịch được coi là một giải pháp lý tưởng góp
phần giải quyết việc làm, hạn chế thất nghiệp và nâng cao mức sống cho người dân.
11..11..22..22.. CChhứứcc nnăănngg kkiinnhh ttếế
Du lịch có ảnh hưởng rõ nét đến nền kinh tế của từng địa phương, quốc gia và
thế giới thông qua việc tiêu dùng và hưởng thụ của du khách.
Du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu về tiêu dùng hàng hóa vật chất vô hình và
hữu hình. Khi đi du lịch, du khách cần được ăn uống, cung cấp các phương tiện vận
chuyển, lưu trú, thư giản, giải trí…ngoài ra nhu cầu mở rộng kiến thức, quá trình
cung ứng các sản phẩm và thái độ của những người phục vụ du lịch rất được du
khách quan tâm đó là nhu cầu về dịch vụ.
Các hoạt động du lịch thường liên quan đến không gian ngoài trời, tức là sẽ
phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết. Do vậy việc tiêu dùng du lịch cũng mang tính
thời vụ rõ nét. Điều này không chỉ đúng với việc đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng các
1144
sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên mà còn đối với cả
tài nguyên du lịch nhân văn.
Một đặc điểm quan trọng và khác biệt giữa việc tiêu dùng du lịch và tiêu dùng
hàng hóa khác là việc tiêu dùng các sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi với
việc sản xuất ra chúng. Do đó để thực hiện quá trình tiêu thụ sản phẩm, người mua
hàng (du khách) được đưa đến nơi sản xuất và tiêu dùng tại chỗ. Đây cũng chính là
lý do làm cho sản phẩm du lịch có tính độc quyền và không thể so sánh với sản
phẩm du lịch nơi này với sản phẩm du lịch của một nơi khác một cách tùy tiện.
Như vậy, mối quan hệ trong tiêu dùng du lịch là quan hệ vật chất nảy sinh khi
khách đến mua những hàng hóa cụ thể và quan hệ phi vật chất nảy sinh khi du
khách tiếp xúc với phong tục tập quán, với di sản văn hóa và với tổ hợp thiên nhiên
nói chung. Ảnh hưởng kinh tế của du lịch được thể hiện thông qua tác động qua lại
của quá trình tiêu dùng và cung ứng sản phẩm du lịch. Quá trình này tác động lên
lĩnh vực phân phối, lưu thông và do vậy ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác nhau của
quá trình tái sản xuất xã hội.
Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng biến đổi cán cân thu chi
của khu vực và đất nước. Du khách mang ngoại tệ vào đất nước du lịch, làm tăng
nguồn thu ngoại tệ cho đất nước đến. Ngược lại phần ngoại tệ sẽ tăng lên đối với
những quốc gia có nhiều người đi du lịch nước ngoài. Trường hợp đầu cán cân thu
chi sẽ nghiên về phía đón khách, trường hợp thứ hai nhà nước phải xuất một lượng
ngoại tệ lớn để gởi khách đi du lịch nước ngoài. Trong phạm vi quốc gia du lịch làm
xáo động hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hóa. Cán cân thu chi được thực hiện
giữa các vùng có trình độ kinh tế khác nhau, tuy không làm biến đổi cán cân kinh tế
của đất nước nhưng có tác dụng điều hòa nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang
vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế vùng sâu, vùng
xa.
Khi khu vực nào đó trở thành một điểm du lịch, du khách từ mọi nơi đổ về sẽ
làm cho nhu cầu về mọi mặt hàng hóa tăng lên đáng kể. Việc đòi hỏi một lượng lớn
vật tư, hàng hóa các loại đã kích thích mạnh mẽ các ngành kinh tế có liên quan, đặc
1155
biệt là nông nghiệp và công nghiệp chế biến…Bên cạnh đó các hàng hóa vật tư cho
du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp và
hấp dẫn.
Điều này có nghĩa là yêu cầu sản xuất hàng hóa phải được sản xuất trên một
công nghệ cao, trình độ tiên tiến. Các chủ xí nghiệp phải đổi mới trang thiết bị hiện
đại, tuyển chọn và sử dụng công nhân có tay nghề cao để sản xuất các mặt hàng
phục vụ nhu cầu của khách.
So với ngoại thương, nghành du lịch có nhiều ưu thế vượt trội. Du lịch quốc tế
xuất khẩu tại chỗ được nhiều mặt hàng không phải qua nhiều khâu nên tiết kiệm
được lao động, chênh lệnh giá giữa người bán và mua không quá cao. Người tiêu
dùng mua hàng với giá thấp, người sản xuất bán được giá cao nên điều này kích
thích sản xuất và tiêu dùng. Do là xuất khẩu tại chỗ nên có thể xuất được những mặt
hàng dễ hư hỏng mà ít bị rủi ro như hoa quả, rau tươi…nhiều mặt hàng do du lịch
tiêu thụ tại chỗ nên không cần phải đóng gói hay bảo quản phức tạp.
Như vậy, du lịch có tác dụng làm thay đổi bộ mặt kinh tế khu vực, là động lực
mạnh mẽ để vực dậy nền kinh tế của các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển.
Tuy nhiên, du lịch cũng có một số ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế đó là tình
trạng lạm phát cục bộ hay giá cả hàng hóa tăng cao. Nhiều khu vực vượt quá khả
năng chi tiêu của người dân tại các địa phương du lịch, nhất là những người thu
nhập thấp và không liên quan đến du lịch.
11..11..22..33.. CChhứứcc nnăănngg ssiinnhh tthhááii
Việc tiếp xúc, tắm mình trong thiên nhiên, được cảm nhận một cách trực giác
sự hùng vĩ, trong lành, tươi mát và nên thơ của các cảnh quan tự nhiên có ý nghĩa to
lớn đối với du khách. Nó tạo điều kiện cho họ hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, thấy
được giá trị của thiên nhiên đối với đời sống con người. Điều này có ý nghĩa bằng
cuộc sống thực tiễn phong phú, du lịch sẽ góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục
môi trường, một vấn đề toàn thế giới hết sức quan tâm.
Nhu cầu nghỉ ngơi tại các khu vực có nhiều cảnh quan thiên nhiên đã kích
thích việc tôn tạo, bảo vệ môi trường. Để đáp ứng nhu cầu du lịch phải dùng những
1166
khoảng đất đai có môi trong lành ít bị xâm phạm, xây dựng công viên bao quanh
thành phố, thi hành các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, không khí
nhằm tạo nên môi trường sống phừ hợp với khách. Mặt khác, đẩy mạnh hoạt động
du lịch làm tăng mức tập trung người vào vùng du lịch. Việc đó đòi hỏi phải tối ưu
hóa quá trình sử dụng tự nhiên. Để gia tăng thu nhập từ du khách du lịch phải có
chính sách marketing, chính sách tu bổ bảo vệ tự nhiên để du lịch ngày càng hấp
dẫn khách.
11..11..22..44.. CChhứứcc nnăănngg cchhíínnhh ttrrịị
Du lịch là chiếc cầu nối hòa bình cho các dân tộc trên thế giới. Hoạt động du
lịch giúp cho các dân tộc xích lại gần nhau hơn, hiểu hơn về văn hóa, thiên nhiên và
con người của đất nước bạn.
Tuy nhiên không phải không có những ảnh hưởng tiêu cực của du lịch đến an
ninh trật tự và an toàn xã hội. Du lịch là con đường mà các thế lực phản động
thường hay sử dụng để tuyên truyền, kích động. Đội lốt du khách để xâm nhập vào
nước đến để móc nối, xây dựng cơ sở.
Các hệ thống chính quyền của các nước trên toàn thế giới không hoàn toàn
giống nhau. Những người quan tâm đến chính trị và chính quyền tìm thấy ở những
cuộc đi thăm các trung tâm chính trị như là thủ đô là những động lực đánh giá mạnh
mẽ sự khác nhau của chính quyền họ đến, cách giải quyết các vấn đề thủ tục hành
chính, thủ tục kinh tế-xã hội để tìm hướng cho việc tạo dựng một thị trường mới.
11..22.. TTààii nngguuyyêênn dduu llịịcchh
11..22..11.. KKhhááii nniiệệmm ttààii nngguuyyêênn dduu llịịcchh
Tài nguyên du lịch là tất cả các yếu tố bao gồm: cảnh quan thiên nhiên, yếu tố
tự nhiên, di tích lịch sử-văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người (yếu tố
vật thể) và các giá trị nhân văn khác (yếu tố phi vật thể) có thể được sử dụng nhằm
phục vụ nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du
lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
1177
11..22..22.. PPhhâânn llooạạii ttààii nngguuyyêênn dduu llịịcchh
Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân
văn, tài nguyên đang được khai thác và chưa được khai thác.
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí
hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục
đích du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa,
văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, làng nghề truyền
thống, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể,
phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Tài nguyên du lịch có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hữu của tổ chức, cá
nhân.
Tài nguyên đang được khai thác là các tài nguyên du lịch bao gồm tự nhiên và
nhân văn đang được tổ chức quản lý và khai thác kết hợp với các dịch vụ du lịch để
tạo thành các sản phẩm du lịch phục vụ du khách.
Tài nguyên chưa được khai thác là các tài nguyên du lịch nhân văn và tự nhiên
có khả năng khai thác để phát triển du lịch những vẫn chưa được tiến hành đưa vào
khai thác.
11..22..33.. VVaaii ttrròò ccủủaa ttààii nngguuyyêênn dduu llịịcchh đđốốii vvớớii ssựự pphháátt ttrriiểểnn dduu llịịcchh
Tài nguyên du lịch là nhân tố quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển du
lịch của mỗi địa phương, mỗi vùng và quốc gia.
Tài nguyên du lịch quyết định đến quy mô, loại hình của hoạt động du lịch.
Những nơi có nguồn tài nguyên du lịch nhiều và đa dạng có thể đầu tư phát triển du
lịch với quy mô lớn (khu du lịch, trung tâm du lịch...) với nhiều loại hình du lịch
khác nhau, tạo điều kiện liên kết du lịch. Ngược lại những địa phương có nguồn tài
nguyên du lịch nhỏ và rải rác sẽ khó để đầu tư và phát triển với quy mô lớn, đầu tư
cơ sở hạ tầng tốn kém, du lịch mang tính đơn điệu.
Ảnh hưởng đến cách thức hoạt động, phương thức tổ chức quản lý và khai
thác của mỗi điểm du lịch, khu du lịch và vùng du lịch. Đối với mỗi loại tài nguyên
1188
du lịch khác nhau sẽ phát triển những loại hình du lịch khác nhau. Vì vậy cách thức
tổ chức hoạt động và khai thác sẽ rất khác nhau ví dụ: du lịch tự nhiên sẽ khác với
du lịch nhân văn, giữa du lịch biển, đảo và du lịch miền núi, khác nhau về phương
tiện di chuyển, sản phẩm du lịch...đây chính là yếu tố tạo nên sự đặc trưng cho các
loại hình du lịch.
Tài nguyên du lịch còn ảnh hưởng đến sự quan tâm và thu hút du khách.
Những tài nguyên du lịch mới lạ sẽ có tác dụng kích thích sự tò mò hiếu kỳ của du
khách đến tham quan hoặc những nơi có nguồn tài nguyên du lịch đẹp hấp dẫn sẽ
làm cho du khách cảm thấy thích thú và cuốn hút. Họ sẽ muốn đến trải nghiệm
trong những lần sau.
11..33.. SSảảnn pphhẩẩmm dduu llịịcchh
11..33..11.. KKhhááii nniiệệmm
Có thể hiểu, sản phẩm là tất cả những gì con người làm ra để thỏa mãn nhu
cầu bản thân và xã hội. Sản phẩm là một khái niệm cơ bản trong mọi lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh. Trong lĩnh vực du lịch, sản phẩm du lịch là một khái niệm khá
trừu tượng và khó xác định.
Theo M.M.Coltman: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bo gồm các thành
phần không đồng nhất, hữu hình và vô hình. Sản phẩm du lịch có thể là một món
hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng dịch vụ,
bầu không khí tại nơi nghỉ mát”. (dẫn theo Trần Ngọc Nam và Trần Huy Quang,
2005)
Theo quan niệm của Đức (từ điển du lịch, NXB Kinh Tế, Berlin 1984): “Sản
phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai
thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú
vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng”. (dẫn theo Nguyễn Văn Lưu,
1998).
Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam (1999): “Sản phẩm du lịch được tạo ra do
sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài
nguyên du lịch nhằm đáp ứng nhu của khách du lịch”.
1199
Như vậy, sản phẩm du lịch chính là sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch và các
dịch vụ du lịch. Có thể biểu diễn bằng công thức sau:
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Dịch vụ du lịch
11..33..22.. CCáácc tthhàànnhh pphhầầnn ccủủaa ssảảnn pphhẩẩmm dduu llịịcchh
Theo R.Lanquar và R.Hollier (1992), “Sản phẩm du lịch là một tổng thể rất
phức tạp gồm các thành phần không đồng nhất”. Người ta đã có cùng quan niệm
rằng sản phẩm này bao gồm những thành phần sau:
- Một di sản gồm các tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, nghệ thuật, lịch sử hay
công nghệ có khả năng thu hút khách du lịch và thúc đẩy chuyến đi của họ.
- Những trang bị mà bản thân chúng không phải là yếu tố gây ảnh hưởng cho
mục đích chuyến đi, nhưng nếu thiếu thì chuyến đi không thể thực hiện được: nơi
ăn chốn ở, các trang bị về văn hóa, vui chơi và thể thao.
- Những thuận lợi có liên quan đến phương tiện chuyên chở mà khách du lịch
có thể dùng để đi tới địa điểm đã chọn. Những thuận lợi này được tính toán về mặt
kinh tế hơn là về khoảng cách địa lý.
Nhìn chung, có nhiều cách phân chia các thành phần của sản phẩm du lịch, có
thể phân theo hình thái vật chất, theo loại hình dịch vụ, theo tính chất dịch vụ, v.v…
11..33..22..11.. TThhàànnhh pphhầầnn ssảảnn pphhẩẩmm dduu llịịcchh pphhâânn tthheeoo hhììnnhh tthhááii vvậậtt cchhấấtt
Một sản phẩm du lịch có thể bao gồm 2 thành phần:
- Hàng hóa (sản phẩm hữu hình)
- Dịch vụ (sản phẩm vô hình)
Ví dụ, một bữa ăn tại nhà hàng có những yếu tố hàng hóa như món ăn, đồ
uống…nhưng phải được cung ứng qua các dịch vụ ăn uống.
Trong 2 thành phần nói trên, dịch vụ là yếu tố cơ bản của sản phẩm du lịch. Vì
vậy, người ta thường nói, sản phẩm du lịch có tính dịch vụ. Mọi sản phẩm du lịch
đều được thực hiện thông qua các dịch vụ. Ví dụ, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ ăn
uống, dịch vụ lưu trú, dịch vụ hướng dẫn, dịch vụ mua sắm, dịch vụ giải trí…
Dịch vụ chiếm tỷ lệ cao trong sản phẩm du lịch và mang tính quyết định trong
việc mua bán sản phẩm du lịch. Tuy hàng hóa vật chất cũng được mua bán trên thị
2200
trường du lịch (đồ ăn, thức uống, hàng lưu niệm…) nhưng chiếm tỷ lệ ít hơn và
thường gắn với các dịch vụ tương ứng (dịch vụ ăn uống, dịch vụ bán hàng lưu
niệm…). Doanh thu dịch vụ thường chiếm khoảng 80% tổng doanh thu du lịch.
11..33..22..22.. TThhàànnhh pphhầầnn ccủủaa ssảảnn pphhẩẩmm dduu llịịcchh pphhâânn tthheeoo llooạạii hhììnnhh ddịịcchh vvụụ
- Dịch vụ vận chuyển khách
- Dịch vụ lưu trú, ăn uống
- Dịch vụ vui chơi, giải trí
- Dịch vụ mua sắm
- Dịch vụ khác
11..33..22..33.. TThhàànnhh pphhầầnn ssảảnn pphhẩẩmm dduu llịịcchh pphhâânn tthheeoo ttíínnhh cchhấấtt ddịịcchh vvụụ
Nhìn chung, tất cả các loại dịch vụ trong sản phẩm du lịch được chia thành 3
loại:
- Dịch vụ cơ bản: đây là những dịch vụ thiết yếu nhằm đáp ứng các
nhu cầu cơ bản của du khách trong quá trình du lịch: Ăn uống, lưu trú, vận chuyển
- Dịch vụ đặc trưng: đây là các nhu cầu gắn với mục đích của mỗi
chuyến du lịch. Nhu cầu du lịch càng phát triển thì dịch vụ đặc trưng càng lớn.
- Dịch vụ bổ sung: đây là các nhu cầu mở rộng trong một chuyến du
lịch: Vui chơi, giải trí, mua sắm,…
Dịch vụ đặc trưng và dịch vụ bỏ sung tuy khác nhau về tính chất nhưng trên
thực tế rất khó tách biệt. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp các dịch vụ bổ sung lại
trở thành động cơ du lịch nên người ta thường gọi chung là dịch vụ bổ sung.
11..33..33.. ĐĐặặcc đđiiểểmm ccủủaa ssảảnn pphhẩẩmm dduu llịịcchh
11..33..33..11.. SSảảnn pphhẩẩmm dduu llịịcchh kkhhôônngg hhiiệệnn hhữữuu ttrrưướớcc nnggưườờii mmuuaa
Khác với hàng hóa thông thường, đối tượng mua bán (sản phẩm du lịch) trên
thị trường du lịch không hiện hữu trước người mua. Người bán không có sản phẩm
tại nơi chào bán và không có khả năng mang sản phẩm cần bán đến với khách hàng.
Sản phẩm du lịch được bán cho khách trước khi họ nhìn thấy nó. Nếu như đối với
các hàng hóa thông thường, người mua được tận mắt nhìn thấy sản phẩm rồi mới
quyết định mua, thì đối với du lịch, sản phẩm du lịch thường cách xa nơi ở của
2211
khách hàng. Người mua hàng không biết được thực chất sản phẩm của họ mua mà
chỉ biết thông qua việc giới thiệu, quảng cáo.
Quan hệ mua bán trên thị trường du lịch là mối quan hệ mua bán gián tiếp.
Các khâu chào giá, lựa chọn, cân nhắc, trả giá, quyết định mua bán đều thông qua
các ấn phẩm – quảng cáo và kinh nghiệm của khách hàng, khác hẳn với việc mua
bán thông thường.
11..33..33..22.. QQuuáá ttrrììnnhh ssảảnn xxuuấấtt vvàà ttiiêêuu tthhụụ ssảảnn pphhẩẩmm dduu llịịcchh ddiiễễnn rraa đđồồnngg tthhờờii
Trên thị trường du lịch, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch diễn ra đồng
thời. Quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm du lịch luôn diễn ra đồng
nhất với nhau, cùng một thời gian và địa điểm.
Sản phẩm du lịch luôn gắn với một địa điểm cụ thể, không thể mang đi trưng
bày hoặc tiêu thụ chỗ khác được. Mặt khác quan hệ thị trường giữa người mua và
người bán diễn ra trong cùng một quá trình bắt đầu từ khi khách du lịch quyết định
mua bán hàng đến khi khách trở về nơi thường trú của họ.
Đây là một đặc thù khác hẳn các thị trường hàng hóa khác. Trên thị trường
hàng hóa, quan hệ thị trường sẽ chấm dứt khi khách hàng trả tiền, nhận hàng, mặc
dù có thể có thêm dịch vụ hậu mãi nhưng chúng vẫn không giống với mua bán sản
phẩm du lịch.
11..33..33..33.. SSảảnn pphhẩẩmm dduu llịịcchh ccóó ttíínnhh ssửử ddụụnngg ttạạmm tthhờờii vvàà kkhhôônngg ccóó ttíínnhh ssởở hhữữuu
Các sản phẩm du lịch đều có tính sử dụng tạm thời mà không có tính sở hữu.
Điều đó có nghĩa là khách hàng chỉ mua quyền sử dụng sản phẩm trong một thời
gian nhất định mà không có quyền sở hữu nó. Ví dụ: khách nghỉ dưỡng tại một
phòng nghỉ trong resort trong một thời hạn nào đó thì khách được sử dụng phòng
nghỉ đó cùng với các tiện nghi, dịch vụ nhưng hết thời gian thì khách phải làm thủ
tục trả phòng cho nhân viên. Các sản phẩm du lịch khác như: dịch vụ tham quan,
dịch vụ vận chuyển, v.v…cũng đều có tính sử dụng tạm thời như vậy.
11..33..33..44.. SSảảnn pphhẩẩmm dduu llịịcchh ccóó nnhhữữnngg yyếếuu ttốố đđặặcc tthhùù,, kkhhôônngg bbịị mmấấtt đđii ggiiáá ttrrịị
kkhhii đđãã ssửử ddụụnngg
2222
Sản phẩm du lịch có những đối tượng rất đặc thù, không đủ các thuộc tính của
hàng hóa và có thể “bán” nhiều lần. Đó là các giá trị nhân văn và các tài nguyên du
lịch tự nhiên. Các “hàng hóa” này sau khi đã bán rồi, người chủ vẫn chiếm hữu
nguyên vẹn giá trị sử dụng của nó, có chăng chỉ tổn hao chút ít và có thể phục hồi
và tôn tạo.
11..33..33..55.. SSảảnn pphhẩẩmm dduu llịịcchh kkhhôônngg tthhểể llưưuu kkhhoo,, ttíícchh ttrrữữ đđưượợcc
Khác với các hàng hóa thông thường, các sản phẩm du lịch không thể lưu kho
hoặc tích trữ được. Thông thường, sản phẩm du lịch nếu không được tiêu thụ thì sẽ
là sự mất doanh thu. Vì vây, hiệu quả kinh doanh du lịch phụ thuộc lớn vào quá
trình tổ chức hoạt động du lịch.
11..33..33..66.. SSảảnn pphhẩẩmm dduu llịịcchh ccóó ttíínnhh tthhờờii vvụụ
Nhìn chung, sản phẩm du lịch có tính thời vụ rõ rệt. Điều đó thể hiện ở cung –
cầu du lịch chỉ xuất hiện trong thời gian nhất định trong năm (mùa du lịch). Tính
thời vụ du lịch do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan chi phối và là một bài toán
rất khó tìm lời giải thích hợp nhất và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch. Khác
hẳn với các lĩnh vực khác, trong du lịch khó có thể tăng cung của sản phẩm du lịch
trong một thời gian ngắn mà không làm cho nó biến thể.
11..44.. DDuu llịịcchh bbiiểểnn,, đđảảoo
11..44..11 KKhhááii nniiệệmm dduu llịịcchh bbiiểểnn,, đđảảoo
Du lịch biển, đảo là một khái niệm có liên quan đến không gian và tài nguyên
du lịch, dựa vào khái niệm về du lịch cộng với các đặc điểm của loại hình này có
thể đưa ra khái niệm như sau:
Du lịch biển, đảo là loại hình du lịch được tiến hành nhằm tận dụng các hệ
sinh thái cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên của vùng biển, đảo là chủ yếu kết hợp
với các tài nguyên du lịch nhân văn có liên quan, thông qua các dịch vụ du lịch tạo
ra các sản phẩm du lịch biển, đảo đa dạng để thoả mãn các nhu cầu du lịch cho du
khách.
2233
11..44..22.. VVaaii ttrròò ccủủaa dduu llịịcchh bbiiểểnn đđảảoo
Du lịch biển, đảo là loại hình du lịch đang được đầu tư nghiên cứu, khai thác
và phát triển mạnh ở nhiều quốc gia có lợi thế về biển, đảo trên thế giới. Chủ yếu là
các nước có điều kiện khí hậu nhiệt đới ấm áp. Trong đó, Đông Nam Á một khu vực
có loại hình du lịch biển, đảo phát triển mạnh với những quốc gia như: Thái Lan,
Malaysia, Inđônêxia, Việt Nam, Singapo…phát triển du lịch biển, đảo đã mang lại
những vai trò và tác động tích cực cho các quốc gia, thể hiện ở những mặt sau:
Thúc đẩy sự phát triển cho ngành du lịch và nền kinh tế của mỗi quốc gia. Du
lịch biển, đảo luôn là loại hình có vai trò và tỷ trọng lớn cả về giá trị doanh thu, số
lượng lao động, cơ sở hạ tầng- vật chất kỹ thuật… trong ngành du lịch ở các quốc
gia có lợi thế về biển, đảo. Du lịch biển, đảo được xem là loại hình du lịch mũi
nhọn, giữ vai trò chủ đạo của các quốc gia này và là giải pháp cứu cánh để vực dậy
nền kinh tế kém phát triển cho các quốc gia ven biển hiện nay.
Du lịch biển, đảo là động lực thúc đẩy kinh tế biển của các địa phương phát
triển mạnh mẽ. Du lịch biển, đảo phát triển kích thích các hoạt động khai thác, nuôi
trồng và chế biến tại chỗ của người dân địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu cho du
khách. Nó không chỉ dừng lại ở sự phát triển về số lượng mà còn cả về chất lượng
và hình thức để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Phát triển du lịch
biển, đảo là điều kiện để các địa phương có thể xuất khẩu các sản phẩm kinh tế biển
tại chỗ thu nhiều ngoại tệ một cách nhanh chóng với giá cao mà không cần phải vận
chuyển.
Phát triển du lịch biển, đảo giúp nâng cao đời sống, cải thiện thu nhập và phúc
lợi cho cộng đồng cư dân ven biển. Ngoài đội ngũ lao động chuyên nghiệp việc phát
triển du lịch biển, đảo còn góp phần to lớn trong việc giải quyết việc làm cho cư dân
địa phương họ có thể là những người lao động theo thời vụ, những người thợ trong
các làng nghề thủ công, các đối tượng hỗ trợ cho các dịch vụ du lịch…đây sẽ là điều
kiện để họ phát huy những năng lực và tiềm năng của mình để tạo thêm thu nhập.
Kích thích sự phát triển của cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật vùng ven biển,
làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế - xã hội vùng ven biển. Để phát triển du lịch
2244
bắt buộc phải phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật (giao thông,
điện, nước, hệ thống thông tin liên lạc, cơ sở y tế, nhà hàng, khách sạn, khu vui
chơi, mua sắm…), ngoài mục đích phục vụ du lịch còn nhằm phát triển kinh tế-xã
hội và nhu cầu của chính cư dân địa phương.
Phát triển du lịch phải gắn liền với quan điểm phát triển bền vững. Du lịch
biển, đảo lại càng phải chú ý đến vấn đề này. Việc khai thác và phát triển phải gắn
liền với công tác bảo tồn và tôn tạo các loại tài nguyên du lịch một cách hiệu quả do
đó phát triển du lịch biển, đảo sẽ góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái,
bảo vệ môi trường. Nâng cao môi trường văn hóa du lịch cho mỗi địa phương.
Trong bối cảnh hiện nay, phát triển du lịch biển, đảo còn có tác dụng quan
trong trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ quyền biên giới trên biển cho
quốc gia.
Tuy nhiên, việc phát triển du lịch biển, đảo cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối
với môi trường và cộng đồng dân cư vùng ven biển cụ thể:
Tình trạng khai thác quá mức và thiếu quy hoạch xuất phát từ lợi ích trước
mắt. Tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải từ hoạt động du lịch đã đe dọa đến
sự phát triển của các hệ sinh thái cảnh quan vùng biển, đảo.
Tạo sự phân hóa giàu nghèo ngày càng cao tại các địa phương, một bộ phận
người dân không theo kịp mức chi tiêu cao tại các khu du lịch nhất là những người
không được hưởng lợi từ các hoạt động du lịch vì vậy đời sống người dân ngày
càng trở nên khó khăn hơn.
Làm gia tăng các tệ nạn xã hội, làm phức tạp hơn tình hình an ninh chính trị tại
các địa điểm du lịch. Lối sống xa hoa hướng ngoại của bộ phận giới trẻ tại các địa
phương.
11..44..33.. ĐĐiiềềuu kkiiệệnn pphháátt ttrriiểểnn dduu llịịcchh bbiiểểnn,, đđảảoo
11..44..33..11.. NNhhữữnngg đđiiềềuu kkiiệệnn cchhuunngg
 Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội : Du lịch biển, đảo chỉ có thể
phát triển trong điều kiện hòa bình, chế độ chính trị và an ninh xã hội ổn định. Du
khách chỉ thích đến những đất nước, vùng và địa phương có chế độ chính trị ổn định
2255
và an ninh xã hội tốt khi đó họ sẽ có cảm giác yên tâm về tính mạng và tài sản của
mình, thỏa sức tận hưởng và trải nghiệm các giá trị du lịch. Ngược lại sẽ ảnh hưởng
rất xấu đến lượng du khách vì họ sẽ cảm thấy bất an vì có nguy cơ đe dọa đến sự an
toàn của du khách.
Những điểm du lịch không có sự phân biệt chủng tộc, tôn giáo, văn hóa…Du
khách có thể gặp gỡ và tiếp xúc những người dân bản xứ thân thiện, hòa nhập vào
các phong tục địa phương khi đó du khách sẽ cảm thấy mình được chào đón và
không bị cô lập nơi xứ lạ.
Ngoài ra thiên tai ven biển như: bão, sóng thần, động đất…ảnh hưởng rất lớn
đến lượng du khách tham quan, sóng thần ở Bali Inđônêxia là một ví dụ. Ngoài ra
còn có các mối đe dọa từ sinh vật biển như: cá mập, sứa…
Sự phát sinh và lan tràn của nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm cũng ảnh
hưởng xấu đến sự phát triển du lịch. Không chỉ du khách không dám đến những
vùng dịch mà chính quyền y tế sở tại cũng sẽ có những biện pháp phòng chống lây
lan bằng việc đóng cửa, phong tỏa các khu vực có ổ dịch. Các công ty lữ hành cũng
không dám mạo hiểm tính mạng của khách vì mức bồi thường trách nhiệm chuyến
đi ràng buộc họ.
 Điều kiện kinh tế: một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát sinh và
phát triển du lịch là điều kiện kinh tế chung, bởi vì sự phát triển của du lịch phụ
thuộc vào sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Bên cạnh những ngành sản xuất
vật chất chung, ngành xây dựng…du lịch biển, đảo phụ thuộc rất lớn vào sự phát
triển của kinh tế biển, giao thông biển và đường hàng không.
Kinh tế biển là nguồn cung ứng trực tiếp các loại thực phẩm tươi sống có
nguồn gốc từ đại dương, cung cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến đồ lưu niệm
(san hô, ngọc trai, vỏ các loại nhuyễn thể,…), các loại hương liệu (nước mắm, mắm
niêm…). Kinh tế biển còn tạo ra nếp sống, lối văn hóa riêng của miền biển (văn hóa
làng chài, lễ hội cầu ngư, nghinh ông….)
Khối lượng và tốc độ vận chuyển hành khách, mức độ an toàn và tiện nghi
cộng với giá thành vận chuyển của các loại hình phương tiện giao thông ảnh hưởng
2266
rất lớn đến sự phát triển của loại hình du lịch biển, đảo đặc biệt là giao thông đường
biển (tàu cao tốc, ca nô các loại, du thuyền…)
Ngoài ra còn có giao thông bằng đường hàng không là những loại hình giao
thông đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của loại hình du lịch biển, đảo.
Bởi vì nó sẽ rút ngắn thời gian di chuyển, tiết kiệm được thời gian quý báu của
những cuộc hành trình đặc biệt là ở những đảo xa. Sự tiện nghi và an toàn sẽ tạo
cảm giác yên tâm và thoải mái cho du khách.
 Chính sách phát triển du lịch: chính sách phát triển du lịch của mỗi quốc
gia và từng địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch. Một quốc gia
hay khu vực có tài nguyên du lịch phong phú, mức sống người dân không thấp
nhưng không có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương thì hoạt động du lịch sẽ
không thể phát triển được.
11..44..33..22.. CCáácc đđiiềềuu kkiiệệnn llààmm nnảảyy ssiinnhh nnhhuu ccầầuu dduu llịịcchh
 Thời gian nhàn rỗi: thời gian nhàn rỗi (ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ phép, nghỉ
hè, nghỉ lễ, thời gian rãnh trong những chuyến đi công tác, học tập…) là một trong
những điều kiện quan trọng để nảy sinh nhu cầu du lịch. Con người không thể du
lịch nếu không có thời gian nhàn rỗi, yếu tố này phụ thuộc vào lịch sử xã hội và luật
lao động của mỗi quốc gia.
 Khả năng tài chính của du khách tiềm năng: nền kinh tế phát triển sẽ làm
cho con người có mức sống cao làm tăng khả năng thanh toán cho các nhu cầu về
du lịch. Khi đi du lịch là người tiêu dùng các loại dịch vụ, hàng hóa vì vậy đòi hỏi
phải có vật chất đầy đủ để thanh toán cho các dịch vụ du lịch. Khả năng tài chính
của du khách tiềm năng ngoài thu nhập trực tiếp của bản thân còn phụ thuộc vào các
chế độ phúc lợi xã hội.
 Trình độ dân trí: sự phát triển của du lịch còn phụ thuộc vào trình độ văn
hóa chung của người dân, trình độ văn hóa càng cao nhu cầu du lịch của người dân
sẽ được nâng cao. Trình độ văn minh, văn hóa của người dân tại các quốc gia, các
khu du lịch sẽ làm tăng khả năng phục vụ du khách, khả năng ứng xử một cách văn
2277
minh và làm hài lòng du khách đi du lịch đến đó, làm cho hoạt động du lịch tăng
thêm giá trị.
Trình độ văn hóa còn quyết định đến hành động, thái độ ứng xử của du khách
đối với môi trường và cảnh quan nơi du lịch.
11..44..33..33.. KKhhảả nnăănngg ccuunngg ứứnngg nnhhuu ccầầuu dduu llịịcchh
 Vị trí địa lý: khoảng cách từ nơi du lịch đến các nguồn khách du lịch có ý
nghĩa quan trọng đối với việc nhận khách du lịch. Nếu nơi nhận khách du lịch ở xa
điểm gửi khách sẽ tạo bất lợi trên ba khía cạnh chính. Thứ nhất, du khách sẽ trả
thêm tiền di chuyển. Thứ hai, du khách phải rút ngắn thời gian lưu trú vì mất nhiều
thời gian đi lại. Thứ ba, du khách sẽ bị hao tổn nhiều sức khỏe cho việc đi lại nhất là
ôtô và tàu thủy.
Tuy nhiên trong một số trường hợp bất lợi này lại là có sức hấp dẫn đối với
những khách hiếu kỳ thích sự tương phản cảnh quan, có nhiều thời gian và khả năng
chi trả cao.
Vị trí địa lý còn quyết định đến điều kiện khí hậu, hệ sinh thái cảnh quan của
các điểm du lịch ví dụ miền biển nhiệt đới sẽ có hệ sinh thái cảnh quan khác với
miền biển ôn đới.
Quyết định đến tình hình chính trị, xã hội của từng khu vực du lịch. Có những
khu vực địa lý có chế độ chính trị ổn định và ngược lại.
 Khí hậu: khí hậu ôn hòa thường được du khách ưa thích, du khách thường
tránh những nơi quá nóng hay quá lạnh, quá ẩm hoặc quá khô. Đối với du lịch loại
hình du lịch biển, đảo rất thích hợp ở những khu vực có kiểu khí hậu nhiệt đới ôn
hòa.
Du khách khi đi nghỉ biển thường chọn những dịp không mưa, nắng nhiều
những không gắt, nước mát, gió vừa phải…số ngày mưa phải tương đối ít vào thời
vụ du lịch biển. Điều đó có nghĩa là địa điểm, vùng hoặc đất nước du lịch cần có
mùa du lịch tương đối khô. Một ngày mưa đối với du khách là một ngày hao phí
cho mục đích của chuyến đi du lịch như vậy làm giảm hiệu quả của chuyến đi nghỉ
biển.
2288
Khách du lịch thường chuộng những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời, do vậy
họ đổ đến những nước phía nam có khí hậu điều hòa và có biển. Nhiệt độ cao khiến
con người có cảm giác khó chịu. Nhiệt độ không khí phải ở mức cho phép khách du
lịch phơi mình được ở ngoài trời nắng là nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ nước biển từ
200
C đến 250
C được coi là thích hợp nhất đối với hoạt động du lịch tắm biển. Nếu
nhiệt độ nước biển dưới 200
C và trên 300
C là không thích hợp. Trong các yếu tố của
khí hậu, nhiệt độ và độ ẩm có liên quan chặt chẽ với nhau và có ảnh hưởng chính
đến cảm giác của con người.
 Thủy văn: nước là yếu tố không thể thiếu được để duy trì sự sống của con
người. Tuy nhiên đối với loại hình du lịch biển, đảo yếu tố hải văn đóng vai trò
quan trọng chất lượng nước biển (mức độ trong lành, độ trong, độ mặn…), đặc tính
sóng biển ảnh hưởng lớn đến các hình thức du lịch biển, đảo.
 Hệ sinh vật biển: giới động thực vật ảnh hưởng lớn đến hệ cảnh quan vùng
biển đảo bao gồm giới động thực vật trên các đảo, giới sinh vật biển. Đây là nhân tố
góp phần thu hút khách du lịch đến tham quan và chiêm ngưỡng. Nhiều loại động
vật có thể là đối tượng cho săn bắn du lịch. Có những loài quý hiếm là đối tượng để
nghiên cứu.
 Sự đa dạng của tài nguyên du lịch nhân văn vùng biển, đảo: phát triển du
lịch biển, đảo bên cạnh yếu tố tự nhiên chiếm ưu thế thì các tài nguyên du lịch nhân
văn cũng mang ý nghĩa quan trọng tạo ra sự đa dạng và phong phú cho hoạt động
du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn ở đây thường là các thành phố biển, các đình,
chùa, lễ hội được tổ chức tại miền biển. Các tài nguyên có giá trị văn hóa thu hút
không chỉ khách du lịch với mục đích tham quan nghiên cứu, mà còn thu hút đa số
khách đi du lịch với các mục đích khác, ở các lĩnh vực khác và từ nơi khác đến.
 Tình hình và sự kiện đặc biệt: có một số tình hình và sự kiện đặc biệt có thể
thu hút du khách du lịch và là điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch. Đó là các
hội nghị, đại hội, sự kiện văn hóa, liên hoan v.v…tất cả những hình thức đó đều
ngắn ngủi, nhưng đóng vai trò có ích trong sự phát triển du lịch.
2299
 Sự sẵn sàng đón tiếp du khách: sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch thể hiện
ở ba nhóm điều kiện chính: các điều kiện về tổ chức, về kỹ thuật và điều kiện về
kinh tế. Các điều kiện ấy ảnh hưởng lớn đến việc tiếp đón và phục vụ khách du lịch.
11..44..44.. MMộộtt ssốố llooạạii hhììnnhh dduu llịịcchh bbiiểểnn,, đđảảoo
Du lịch biển, đảo là một loại hình du lịch tổng hợp được tiến hành thông qua
việc khai thác tất cả những tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, tuy nhiên
những giá trị du lịch tự nhiên vẫn là yếu tố nổi trội tạo nên sự đặc trưng và hấp dẫn
cho loại hình du lịch này. Dựa trên những đặc điểm khai thác của du lịch của biển,
đảo người ta có thể phát triển một số loại hình du lịch sau:
- Du lịch tắm biển.
- Du lịch nghỉ dưỡng biển.
- Du lịch sinh thái biển, đảo.
- Du lịch thể thao biển.
- Du lịch khám phá đảo hoang.
- Du lịch giải trí và mua sắm.
- Du lịch hội nghị, tổ chức sụ kiện, triển lãm hoặc kết hợp MICE
(Meetings, Incentives, Conventions and Exhibitions).
3300
TTiiểểuu kkếếtt cchhưươơnngg 11
Thông qua cơ sở lý thuyết về du lịch và phát triển du lịch có thể rút ra một số
kết luận cơ bản như sau:
Du lịch là một ngành kinh tế đầy triển vọng phát triển trong những thập kỷ tới.
Trong số các loại hình du lịch hiện nay, du lịch biển, đảo là loại hình sẽ được phát
triển mạnh trong thời gian tới, xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của loại hình du
lịch này, không chỉ các nước phương Tây mà ngay các quốc gia Á Đông cũng ngày
càng ưa chuộng.
Thêm vào đó là tiềm năng và khả năng khai thác của loại hình du lịch này
cũng rất lớn nhất là các nước vùng nhiệt đới ven biển, trong đó có Việt Nam.
Xuất phát từ lợi thế tiềm năng và nhu cầu xã hội rất nhiều quốc gia đang tập
trung nghiên cứu, đầu tư cơ sở vật chất-kỹ thuật hạ tầng để phát triển loại hình du
lịch đầy tiềm năng này.
Đây sẽ là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển cho ngành du lịch và nền kinh tế - xã
hội của nhiều quốc gia nhất là những nước đang phát triển như Việt Nam.
3311
CChhưươơnngg 22:: TTIIỀỀMM NNĂĂNNGG VVÀÀ HHIIỆỆNN TTRRẠẠNNGG PPHHÁÁTT TTRRIIỂỂNN
DDUU LLỊỊCCHH BBIIỂỂNN,, ĐĐẢẢOO TTỈỈNNHH KKIIÊÊNN GGIIAANNGG
22..11.. KKhhááii qquuáátt vvềề bbiiểểnn,, đđảảoo ttỉỉnnhh KKiiêênn GGiiaanngg
22..11..11.. GGiiớớii tthhiiệệuu vvềề ttỉỉnnhh KKiiêênn GGiiaanngg
22..11..11..11.. VVịị ttrríí đđịịaa llýý
Kiên Giang có tổng diện tích tự nhiên là 6.269 km2
. Tọa độ của tỉnh vào
khoảng từ 1040
40' – 1050
32' kinh độ Đông và 90
23’55" – 100
32’30" vĩ độ Bắc. Như
vậy Kiên Giang nằm trọn trong vành đai nội chí tuyến với kiểu khí hậu nhiệt đới
đặc trưng.
+ Phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới khoảng 56 km.
+ Phía Đông và Đông Nam giáp với 3 tỉnh An Giang, Cần Thơ và Hậu
Giang.
+ Phía Nam giáp với 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu.
+ Phía Tây giáp vịnh biển Thái Lan.
Kiên Giang cách TP. Hồ Chí Minh 250 km đường bộ và 45 phút đường hàng
không (TP. Hồ Chí Minh - Phú Quốc), cách trung tâm TP. Cần Thơ 115km đường
bộ, TP. Long Xuyên 70km, TP. Cà Mau 100km.
22..11..11..22.. ĐĐặặcc đđiiểểmm ttựự nnhhiiêênn
Địa hình Kiên Giang khá đa dạng (đồng bằng, núi, biển, đảo), nhìn chung có
thể chia làm 2 khu vực: Phần đất liền địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ
Đông Bắc xuống Tây Nam và phần hải đảo có địa hình khá phức tạp, gồm nhiều
đảo và đồi núi nằm rải rác trên vùng biển.
Khí hậu mang tính nhiệt đới ẩm hải dương với nền nhiệt độ ổn định ở mức
khoảng 270
C. Khí hậu có 2 mùa (mùa nắng và mùa mưa).
Kiên Giang có 2 nhóm đất chính: Nhóm đất hình thành tại chỗ (đất pheralit và
đất sialit – pheralit) được hình thành do quá trình phong hoá nham thạch, khoáng
vật tại chỗ dưới tác động cơ học, hoá học trong tự nhiên và nhóm đất phù sa bồi tụ
do phù sa sông Cửu Long bồi đắp.
3322
3333
Tỉnh có nguồn sinh vật đa dạng và phong phú (sinh vật trên cạn và dưới nước),
Kiên Giang có khu dự trữ sinh quyển lớn nhất Đông Nam Á, có vườn quốc gia Phú
Quốc và là 1 trong 4 ngư trường biển trọng điểm của Việt Nam.
Kiên Giang có nguồn khoáng sản khá phong phú chủ yếu là phi kim2
, nhiên
liệu (khoảng 152 điểm quặng và mỏ của 23 loại khoáng sản thuộc các nhóm nhiên
liệu, phi kim, kim loại).
22..11..11..33.. ĐĐặặcc đđiiểểmm kkiinnhh ttếế -- xxãã hhộộii
Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính: TP. Rạch Giá, TX. Hà Tiên và 13 huyện:
Kiên Lương, Hòn Đất, Châu Thành, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, An Minh,
Vĩnh Thuận, Phú Quốc, Kiên Hải, U Minh Thượng, An Biên, Giang Thành.
Kiên giang có dân số đông 1.708 ngàn người (2010) sinh sống chủ yếu là ở
nông thôn. Kết cấu dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào và gia tăng hàng năm với tốc
độ khá nhanh. Kiên Giang có trên 15 dân tộc chủ yếu là: Kinh, Khmer, Hoa...cùng
với các tôn giáo như: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao đài và Hoà hảo.
Cơ cấu kinh tế của Kiên Giang đang có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang
các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh giai đoạn
2005 – 2010 đạt 12,6%.
Trong cơ cấu các ngành kinh tế, nông nghiệp đứng đầu với ngành trồng trọt
cây lương thực là chủ yếu, kế đến là nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản, là tỉnh có
sản lượng hải sản đứng đầu tại đồng bằng sông Cửu Long.
Công nghiệp chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, đá, vôi), công
nghiệp chế biến thuỷ hải sản và nông sản.
Ngành dịch vụ phát triển mạnh trong những năm gần đây với nhiều hoạt động
trong đó nổi bậc nhất là ngành du lịch.
2
Toàn tỉnh có hơn 200 ngọn núi đá vôi, trữ lượng 440 triệu tấn, duy nhất có ở đồng bằng Sông Cửu
Long, là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất xi măng.
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ

More Related Content

What's hot

Bài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm
Bài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệmBài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm
Bài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệmduanesrt
 
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịchTiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịchDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Bài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệm
Bài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệmBài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệm
Bài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệmduanesrt
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninhNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninhMan_Ebook
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH ...LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH ...ssuserc1c2711
 
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngLuận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt namXây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài 1: Các nguyên tắc du lịch có trách nhiệm
Bài 1: Các nguyên tắc du lịch có trách nhiệmBài 1: Các nguyên tắc du lịch có trách nhiệm
Bài 1: Các nguyên tắc du lịch có trách nhiệmduanesrt
 

What's hot (20)

Bài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm
Bài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệmBài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm
Bài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng NinhLuận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAYLuận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
 
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
 
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng HớiLv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
 
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
 
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịchTiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
 
Bài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệm
Bài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệmBài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệm
Bài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệm
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninhNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
 
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đĐề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
 
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng BìnhLuận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH ...LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH ...
 
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
 
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngLuận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
 
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt namXây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
 
Khóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docx
Khóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docxKhóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docx
Khóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docx
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAYLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
 
Bài 1: Các nguyên tắc du lịch có trách nhiệm
Bài 1: Các nguyên tắc du lịch có trách nhiệmBài 1: Các nguyên tắc du lịch có trách nhiệm
Bài 1: Các nguyên tắc du lịch có trách nhiệm
 

Similar to Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ

Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦ...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦ...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦ...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...hieu anh
 
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HAY!
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HAY!Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HAY!
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HAY!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...
PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...
PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...hieu anh
 
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kiên Long chi n...
Quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kiên Long chi n...Quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kiên Long chi n...
Quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kiên Long chi n...Man_Ebook
 
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...jackjohn45
 
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...NuioKila
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - HayĐề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - HayYenPhuong16
 
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh thái
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh tháiKhóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh thái
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh tháiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ (20)

Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦ...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦ...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦ...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦ...
 
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
 
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
 
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HAY!
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HAY!Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HAY!
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HAY!
 
PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...
PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...
PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...
 
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
 
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
 
Luận văn: Tổ chức du lịch An Giang theo hướng phát triền bên vững
Luận văn: Tổ chức du lịch An Giang theo hướng phát triền bên vữngLuận văn: Tổ chức du lịch An Giang theo hướng phát triền bên vững
Luận văn: Tổ chức du lịch An Giang theo hướng phát triền bên vững
 
Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.doc
Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.docThu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.doc
Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.doc
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
 
Quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kiên Long chi n...
Quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kiên Long chi n...Quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kiên Long chi n...
Quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kiên Long chi n...
 
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
 
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, HOTĐề tài: Giải pháp phát triển du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, HOT
 
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...
 
Luận án: Phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Ngân hàng Agribank
Luận án: Phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Ngân hàng AgribankLuận án: Phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Ngân hàng Agribank
Luận án: Phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Ngân hàng Agribank
 
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - HayĐề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
 
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh thái
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh tháiKhóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh thái
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh thái
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ

  • 1. BBỘỘ GGIIÁÁOO DDỤỤCC VVÀÀ ĐĐÀÀOO TTẠẠOO TTRRƯƯỜỜNNGG ĐĐẠẠII HHỌỌCC SSƯƯ PPHHẠẠMM TTPP.. HHỒỒ CCHHÍÍ MMIINNHH -------------------------- TTrrầầmm CCôônngg KKhhaannhh TTIIỀỀMM NNĂĂNNGG VVÀÀ ĐĐỊỊNNHH HHƯƯỚỚNNGG PPHHÁÁTT TTRRIIỂỂNN DDUU LLỊỊCCHH BBIIỂỂNN,, ĐĐẢẢOO TTẠẠII TTỈỈNNHH KKIIÊÊNN GGIIAANNGG LLUUẬẬNN VVĂĂNN TTHHẠẠCC SSĨĨ ĐĐỊỊAA LLÝÝ HHỌỌCC Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  • 2. BBỘỘ GGIIÁÁOO DDỤỤCC VVÀÀ ĐĐÀÀOO TTẠẠOO TTRRƯƯỜỜNNGG ĐĐẠẠII HHỌỌCC SSƯƯ PPHHẠẠMM TTPP.. HHỒỒ CCHHÍÍ MMIINNHH -------------------- TTrrầầmm CCôônngg KKhhaannhh TTIIỀỀMM NNĂĂNNGG VVÀÀ ĐĐỊỊNNHH HHƯƯỚỚNNGG PPHHÁÁTT TTRRIIỂỂNN DDUU LLỊỊCCHH BBIIỂỂNN,, ĐĐẢẢOO TTẠẠII TTỈỈNNHH KKIIÊÊNN GGIIAANNGG CChhuuyyêênn nnggàànnhh:: ĐĐịịaa LLýý HHọọcc ((TTĐĐLLTTNN)) MMãã ssốố:: 6600 3311 9955 LLUUẬẬNN VVĂĂNN TTHHẠẠCC SSĨĨ ĐĐỊỊAA LLÝÝ HHỌỌCC NNGGƯƯỜỜII HHƯƯỚỚNNGG DDẪẪNN KKHHOOAA HHỌỌCC:: TTSS.. ĐĐÀÀOO NNGGỌỌCC CCẢẢNNHH
  • 3. ii LLỜỜII CCAAMM ĐĐOOAANN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của chính bản thân. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào tính đến thời điểm hiện tại. Các số liệu minh họa thực tế được sử dụng để phân tích trong luận văn đã được sự đồng ý của các quý cơ quan ban ngành có liên quan. Tác giả luận văn
  • 4. iiii LLỜỜII CCẢẢMM ƠƠNN Để hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp “Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang”. Đầu tiên, tôi xin gởi lời biết ơn chân thành đến cha và mẹ đã luôn là chỗ dựa vững chắc, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi có thể học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Tôi xin gởi lời tri ân đến tất cả các quý thầy cô của khoa Địa Lí trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp cho tôi những kiến thức, phương pháp nghiên cứu khoa học địa lý thực sự quý báu. Đặc biệt là TS. Đào Ngọc Cảnh (đại học Cần Thơ) đã tận tụy định hướng, chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cám ơn các cơ quan, đơn vị: Phòng sau đại học trường đại học sư phạm Hồ Chí Minh, thư viện trường đại học sư phạm, Cục thống kê tỉnh Kiên Giang, Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch tỉnh Kiên Giang, Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Kiên Giang, công ty du lịch tỉnh Kiên Giang đã tạo điều kiện cung cấp cho tôi nhiều nguồn thông tin và tài liệu hữu ích trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các bạn bè của tôi những người đã luôn ủng hộ và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trân trọng!
  • 5. iiiiii MMỤỤCC LLỤỤCC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii MỤC LỤC................................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ viii DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................ix DANH MỤC CÁC HÌNH.........................................................................................x MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu................................................................1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................2 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................2 3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ......................................................................2 4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................3 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.........................................................4 5.1. Quan điểm nghiên cứu ...............................................................................4 5.1.1.Quan điểm tổng hợp lãnh thổ ..............................................................4 5.1.2. Quan điểm tổng hợp ............................................................................5 5.1.3. Quan điểm phát triển bền vững..........................................................6 5.1.4. Quan điểm lịch sử - Viễn cảnh............................................................6 5.2. Các phương pháp nghiên cứu....................................................................7 5.2.1. Phương pháp thu thập, thống kê và tổng hợp tài liệu......................7 5.2.2. Phương pháp phân tích hệ thống .......................................................7 5.2.3. Phương pháp điều tra thực địa...........................................................7 5.2.4. Phương pháp bản đồ............................................................................7 6. Đóng góp chủ yếu của luận án..........................................................................8 7. Cấu trúc của luận án.........................................................................................8
  • 6. iivv PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................9 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH BIỂN, ĐẢO....................................9 1.1. Một số vấn đề về du lịch.................................................................................9 1.1.1. Khái niệm và phân loại du lịch...............................................................9 1.1.1.1. Khái niệm du lịch (Tourism)...............................................................9 1.1.1.2. Phân loại du lịch (loại hình du lịch).................................................11 1.1.2. Chức năng của du lịch...........................................................................12 1.1.2.1. Chức năng xã hội ..............................................................................12 1.1.2.2. Chức năng kinh tế .............................................................................13 1.1.2.3. Chức năng sinh thái ..........................................................................15 1.1.2.4. Chức năng chính trị ..........................................................................16 1.2. Tài nguyên du lịch ........................................................................................16 1.2.1. Khái niệm tài nguyên du lịch................................................................16 1.2.2. Phân loại tài nguyên du lịch..................................................................17 1.2.3. Vai trò của tài nguyên du lịch đối với sự phát triển du lịch ..............17 1.3. Sản phẩm du lịch ..........................................................................................18 1.3.1. Khái niệm................................................................................................18 1.3.2. Các thành phần của sản phẩm du lịch.................................................19 1.3.2.1. Thành phần sản phẩm du lịch phân theo hình thái vật chất.............19 1.3.2.2. Thành phần của sản phẩm du lịch phân theo loại hình dịch vụ.......20 1.3.2.3. Thành phần sản phẩm du lịch phân theo tính chất dịch vụ ..............20 1.3.3. Đặc điểm của sản phẩm du lịch............................................................20 1.3.3.1. Sản phẩm du lịch không hiện hữu trước người mua.........................20 1.3.3.2. Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch diễn ra đồng thời .21 1.3.3.3. Sản phẩm du lịch có tính sử dụng tạm thời và không có tính sở hữu ........................................................................................................................21 1.3.3.4. Sản phẩm du lịch có những yếu tố đặc thù, không bị mất đi giá trị khi đã sử dụng................................................................................................21 1.3.3.5. Sản phẩm du lịch không thể lưu kho, tích trữ được..........................22
  • 7. vv 1.3.3.6. Sản phẩm du lịch có tính thời vụ.......................................................22 1.4. Du lịch biển, đảo ...........................................................................................22 1.4.1 Khái niệm du lịch biển, đảo ...................................................................22 1.4.2. Vai trò của du lịch biển đảo..................................................................23 1.4.3. Điều kiện phát triển du lịch biển, đảo..................................................24 1.4.3.1. Những điều kiện chung .....................................................................24 1.4.3.2. Các điều kiện làm nảy sinh nhu cầu du lịch .....................................26 1.4.3.3. Khả năng cung ứng nhu cầu du lịch .................................................27 1.4.4. Một số loại hình du lịch biển, đảo ........................................................29 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................30 Chương 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO TỈNH KIÊN GIANG.....................................................................................31 2.1. Khái quát về biển, đảo tỉnh Kiên Giang.....................................................31 2.1.1. Giới thiệu về tỉnh Kiên Giang...............................................................31 2.1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................31 2.1.1.2. Đặc điểm tự nhiên.............................................................................31 2.1.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................................33 2.1.2. Các bộ phận vùng biển, đảo Kiên Giang.............................................34 2.1.2.1. Biển và bờ biển..................................................................................34 2.1.2.3. Đảo và quần đảo..............................................................................35 2.1.3. Đặc điểm hải văn và khí hậu vùng biển, đảo Kiên Giang..................39 2.1.3.1. Hải văn..............................................................................................39 2.1.3.2. Khí hậu..............................................................................................40 2.2. Tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang..........................42 2.2.1. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ................................................42 2.2.2. Tiềm năng phát triển du lịch tắm biển ................................................46 2.2.3. Tiềm năng phát triển du lịch thể thao .................................................51 2.2.4. Tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng............................................53 2.2.5. Tiềm năng phát triển một số loại hình du lịch khác...........................56
  • 8. vvii 2.2.6. Đánh giá chung tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang.................................................................................................................58 2.3. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang ...........................................................................................................60 2.3.1. Cơ sở hạ tầng..........................................................................................60 2.3.1.1. Hệ thống giao thông..........................................................................60 2.3.1.2. Hệ thống điện, nước..........................................................................63 2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật .........................................................................64 2.3.2.1. Cơ sở lưu trú .....................................................................................64 2.3.2.2. Cơ sở ăn uống ...................................................................................66 2.3.2.3. Các khu thể thao, vui chơi giải trí, khu mua sắm .............................67 2.4. Hiện trạng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang..........................68 2.4.1. Khái quát du lịch Kiên Giang...............................................................68 2.4.2. Hiện trạng khách du lịch biển, đảo Kiên Giang .................................70 2.4.3. Hiện trạng phát triển các loại hình du lịch biển, đảo tại một số địa bàn tiêu biểu .....................................................................................................75 2.4.4. Hiện trạng lao động ...............................................................................79 2.4.5. Hiện trạng doanh thu ............................................................................82 2.5. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển du lịch biển, đảo ......................84 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................86 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO TẠI TỈNH KIÊN GIANG.............................................................................87 3.1. Cơ sở xây dựng định hướng ........................................................................87 3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch quốc gia.................................................87 3.1.2. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang........................87 3.1.3. Nhu cầu du lịch ......................................................................................88 3.1.4. Tiềm năng và hiện trạng .......................................................................89 3.2. Định hướng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang........................90 3.2.1. Về loại hình du lịch................................................................................90
  • 9. vviiii 3.2.2. Về địa bàn du lịch biển, đảo..................................................................92 3.2.3. Định hướng phát triển các trục không gian và tuyến du lịch biển, đảo .....................................................................................................................94 3.2.4. Về thị trường khách du lịch..................................................................95 3.2.4.1. Thị trường khách du lịch nội địa .....................................................95 3.2.4.2. Thị trường khách du lịch quốc tế......................................................96 3.3. Những giải pháp phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang ...............97 3.3.1. Nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng...................................................97 3.3.1.1. Giao thông.........................................................................................97 3.3.1.2. Điện, nước sinh hoạt.......................................................................100 3.3.2. Phát triển và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật.............100 3.3.2.1. Cơ sở lưu trú ...................................................................................100 3.3.2.2. Nhà hàng và cơ sở ăn uống.............................................................102 3.3.2.3. Khu vui chơi, giải trí và mua sắm...................................................102 3.3.3. Đẩy mạnh quảng bá du lịch................................................................103 3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực ..................................................................105 3.3.5. Phát triển cộng đồng du lịch...............................................................106 3.3.6. Quy hoạch, tổ chức và quản lý ...........................................................107 3.3.7. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững........................................108 Tiểu kết chương 3 ..............................................................................................110 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................111 A. KẾT LUẬN ...................................................................................................111 B. KIẾN NGHỊ...................................................................................................112
  • 10. vviiiiii DDAANNHH MMỤỤCC CCHHỮỮ VVIIẾẾTT TTẮẮTT Thuật ngữ Kí hiệu viết tắt Du lịch DL Du lịch bền vững DLBV Hệ sinh thái HST Phát triển bền vững PTBV Quần đảo QĐ Thành phố TP Thị xã TX
  • 11. iixx DDAANNHH MMỤỤCC CCÁÁCC BBẢẢNNGG Bảng 2. 1: Độ ẩm trung bình các tháng trong năm 2010 (Đơn vị: %)......................40 Bảng 2. 2: Danh sách các bãi biển đang được khai thác tại Kiên Giang ..................47 Bảng 2. 3 : Số lượng cơ sở lưu trú tại một số địa bàn du lịch biển, đảo...................65 Bảng 2. 4: Chỉ tiêu cơ sở lưu trú tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2005 - 2011................68 Bảng 2. 5: Lượng khách du lịch tại các địa bàn du lịch biển, đảo (ĐV:người)........73 Bảng 2. 6: Phân bố lao động tại các địa bàn du lịch biển, đảo (ĐV: người) ............81 Bảng 2. 7: Doanh thu tại một số địa bàn du lịch biển, đảo (ĐV: triệu đồng) ...........83
  • 12. xx DDAANNHH MMỤỤCC CCÁÁCC HHÌÌNNHH Hình 2. 1: Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang.........................................................32 Hình 2. 2: Sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế ................................................34 Hình 2. 3: Nhiệt độ các tháng năm 2010...................................................................40 Hình 2. 4: Lượng khách và doanh thu du lịch tỉnh Kiên Giang................................69 Hình 2. 5: Số lượng lao động trong ngành du lịch tỉnh Kiên Giang.........................70 Hình 2. 6: Lượng khách du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang......................................71 Hình 2. 7: Lượng khách lưu trú tại một số địa bàn du lịch biển, đảo .......................74 Hình 2. 8: Lượng lao động khu vực biển, đảo so với toàn tỉnh ................................80 Hình 2. 9: Biểu đồ thể hiện so sánh doanh thu của du lịch biển, đảo .......................83 Hình 3. 1: Bản đồ quy hoạch không gian phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang ................................................................................................................93
  • 13. 11 MMỞỞ ĐĐẦẦUU 11.. TTíínnhh ccấấpp tthhiiếếtt ccủủaa đđềề ttààii nngghhiiêênn ccứứuu Việt Nam là quốc gia có nhiều thế mạnh về tài nguyên biển, đảo, với 3260 km bờ biển chạy dọc chiều dài đất nước với những bãi tắm, vũng, vịnh có giá trị khai thác du lịch lớn, và hơn 2.770 hòn đảo rải rác ven bờ với hệ sinh thái cảnh quan cùng đa dạng, đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển các loại hình du lịch biển. Thế nhưng mãi đến những năm gần đây, nguồn tài nguyên này mới thực sự được đánh thức và quan tâm khai thác đúng nghĩa bằng các sự kiện: Năm du lịch quốc gia 2011 với chủ đề “du lịch biển, đảo”, tiếp đó là hàng loạt những hoạt động nghiên cứu, quảng bá và quy hoạch phát triển của các địa phương, quốc gia về du lịch biển, đảo chúng ta mới thực sự nhận thức được hết tiềm năng và vai trò to lớn của biển, đảo đối với ngành du lịch Việt Nam. Đã đến lúc biển, đảo làm nên hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Hiện nay, Kiên Giang được đánh giá là tỉnh tiềm năng về du lịch biển, đảo lớn nhất tại đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh thế mạnh về nông nghiệp đã có từ lâu tại nhiều huyện của tỉnh. Do nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm, điều hoà cộng với sự đa dạng và độc đáo của địa hình, địa mạo, đặc biệt là vùng biển rất giàu tiềm năng du lịch. Hiện nay, du lịch biển, đảo đang mở ra cho Kiên Giang nhiều thời cơ để thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế - xã hội khu vực ven biển và các đảo xa bờ. So với những điểm sáng về du lịch biển, đảo của Việt Nam như: vịnh Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang hay Phan Thiết. Du lịch biển Kiên Giang đang trong giai đoạn đầu phát triển nên đang vấp phải rất nhiều khó khăn, hạn chế cần phải giải quyết. Các tài nguyên du lịch tuy phong phú nhưng mức độ khai thác còn hạn chế và hiệu quả du lịch mang lại chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của tỉnh. Vì vậy, có thể khẳng định lợi thế về tài nguyên chỉ là điều kiện cơ bản cần thiết. Điều kiện đủ để tạo sự phát triển cho du lịch biển, đảo Kiên Giang là phải có sự nghiên cứu, đánh giá thật tổng hợp và sâu sắc các đặc điểm tiềm năng tự nhiên,
  • 14. 22 kinh tế - xã hội, chỉ ra được các thuận lợi và khó khăn để có những phương án quy hoạch và khai thác tối ưu để các tài nguyên này tạo sự phát triển cho du lịch biển, đảo Kiên Giang là điều hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên, tôi quyết định chọn du lịch Kiên Giang làm hướng nghiên cứu với đề tài xác định cụ thể là: “Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang”. 22.. MMụụcc ttiiêêuu vvàà nnhhiiệệmm vvụụ nngghhiiêênn ccứứuu 22..11.. MMụụcc ttiiêêuu nngghhiiêênn ccứứuu Trên cơ sở tổng quan các nguồn tài liệu và công trình có liêm quan đến đề tài. Mục tiêu chủ yếu của luận án là đánh giá tiềm năng du lịch biển, đảo của tỉnh Kiên Giang để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang. 22..22.. NNhhiiệệmm vvụụ nngghhiiêênn ccứứuu - Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch biển, đảo. - Bước đầu xác định và đánh giá các tiềm năng để phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang. Nêu lên thực trạng phát triển của du lịch biển, đảo tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. - Đề xuất các định hướng chủ yếu và các giải pháp phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới. 33.. GGiiớớii hhạạnn vvàà pphhạạmm vvii nngghhiiêênn ccứứuu Giới hạn không gian nghiên cứu: Không gian bao quanh địa giới hành chính của tỉnh Kiên Giang bao gồm 13 đơn vị hành chính, trong đó tập trung vào các đơn vị hành chính có tiềm năng du lịch biển, đảo nổi trội như: huyện Phú Quốc, huyện Kiên Lương, huyện Kiên Hải và TX. Hà Tiên. Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về tiềm năng và các định hướng, giải pháp nhằm phát triển du lịch biển, đảo trong phạm vi không gian một số địa bàn tại tỉnh Kiên Giang.
  • 15. 33 44.. LLịịcchh ssửử vvấấnn đđềề nngghhiiêênn ccứứuu Du lịch là một trong những ngành kinh tế tổng hợp đang được nhiều chuyên gia nhà khao học và các nhà quản lý quan tâm nghiên cứu. Trên thế giới, dưới góc độ địa lý du lịch, các nhà nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các hướng, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch. Đáng chú ý là một số công trình của các nhà địa lý cảnh quan của trường đại học tổng hợp Matxcova đã nghiên cứu các vùng cho thích hợp cho mục đích nghỉ dưỡng trên lãnh thổ Liên Xô (trước đây). Các nhà địa lý Anh, Mỹ và Canada cũng đã tiến hành đánh giá sử dụng tài nguyên phục vụ mục đích giải trí du lịch. Ở Việt Nam, nghiên cứu về du lịch mới được đề cập nhiều vào những năm 1990, khi hoạt động du lịch Việt Nam dần khởi sắc. Một số công trình đã đề cập những khía cạnh khác nhau của du lịch như: Tổ chức lãnh thổ du lịch của Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1998) công trình đã nêu tổng quan cơ sở lý luận về tổ chức lãnh thổ du lịch, khái quát sự phân hóa lãnh thổ du lịch Việt Nam và giới thiệu các vùng du lịch Việt Nam. Cuốn tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam do Phạm Trung Lương chủ biên đã hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn trong đánh giá tài nguyên môi trường du lịch Việt Nam. Cuốn tổng quan du lịch của TS. Đào Ngọc Cảnh đã hệ thống cơ sở lý luận phát triển du lịch, cơ sở chung để nghiên cứu các loại hình du lịch. Cuốn quy hoạch du lịch, tài nguyên du lịch của Bùi Thị Hải Yến chủ biên cung cấp những vấn đề lý luận và bức tranh chung về phát triển du lịch và tài nguyên du lịch Việt Nam. Địa lý du lịch do Nguyễn Minh Tuệ chủ biên đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch và các vùng du lịch Việt Nam. Công trình chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020, của Viện Nghiên Cứu phát triển du lịch Việt Nam. Đã xác định rõ quan điểm, mục tiêu những định hướng và giải pháp căn bản cho du lịch Việt Nam, trong đó nhấn mạnh tiềm năng, vai trò và vị trí chiến lược của du lịch biển, đảo Việt Nam trong thời gian tới
  • 16. 44 Những công trình trên đã phân tích cơ sở lý luận cho phát triển du lịch, đánh giá tổng hợp tài nguyên cho phát triển du lịch, dự báo nhu cầu chiến lược phát triển du lịch, đánh giá vai trò kinh tế - xã hội của phát triển du lịch. Những công trình nêu trên là tài liệu quý báu để làm cơ sở khoa học nghiên cứu cho luận án. Du lịch biển, đảo Kiên Giang chỉ mới manh nha phát triển trong những năm gần đây do đó các công trình khoa học nghiên cứu về loại hình du lịch này chưa nhiều, tuy nhiên đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan như: luận án tiến sĩ của Trương Minh Chuẩn nghiên cứu đặc điểm tài nguyên – môi trường và cảnh quan địa lý trong việc phát triển bền vững du lịch sinh thái trên đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang. Đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Du Lịch Việt Nam. Báo cáo tổng hợp hội thảo quốc tế về liên kết phát triển du lịch biển, đảo và sông vùng đồng bằng sông Cửu Long là những tài liệu bổ ích phục vụ cho đề tài luận án tiềm năng, định hướng và giải pháp phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang. Tổng hợp lịch sử nghiên cứu vấn đề có thể khái quát: - Du lịch đã được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý trên thế giới và nước ta quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu chuyên sâu về du lịch biển, đảo hầu như còn rất ít. - Việc nghiên cứu ứng dụng phát triển du lịch biển, đảo áp dụng cho những tỉnh cụ thể như Kiên Giang hiện chưa có. 55.. QQuuaann đđiiểểmm vvàà pphhưươơnngg pphháápp nngghhiiêênn ccứứuu 55..11.. QQuuaann đđiiểểmm nngghhiiêênn ccứứuu 55..11..11..QQuuaann đđiiểểmm ttổổnngg hhợợpp llããnnhh tthhổổ Quan điểm tổng hợp lãnh thổ là một trong những quan điểm được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu du lịch. Nét đặc trưng quan trọng của hệ thống lãnh thổ du lịch là tính hoàn chỉnh về chức năng và lãnh thổ.
  • 17. 55 Phát triển du lịch ở bất kì một vùng hoặc lãnh thổ nào cũng phải đặc trong mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống lãnh thổ du lịch toàn quốc, từ cấp quốc gia đến cấp vùng, địa phương, khu và điểm du lịch. Du lịch tỉnh Kiên Giang được coi như một bộ phận của các hệ thống du lịch có quy mô lớn hơn và cấp phân vị cao hơn là hệ thống du lịch Nam Bộ và hệ thống du lịch cả nước. Du lịch Kiên Giang với tư cách là một bộ phận của hệ thống cấp cao hơn phải vận động theo quy luật của toàn hệ thống và việc nghiên cứu đầy đủ các thuộc tính du lịch của hệ thống có giá trị thực tiễn để vận dụng vào tổ chức và kinh doanh du lịch. Quan điểm này được vận dụng vào luận án thông qua việc phân tích thực trạng và định hướng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng, quốc gia và khu vực. 55..11..22.. QQuuaann đđiiểểmm ttổổnngg hhợợpp Quan điểm tổng hợp là một quan điểm quan trọng trong nghiên cứu du lịch. Nếu như quan điểm hệ thống giúp nhà nghiên cứu có ý thức đặt vấn đề nghiên cứu cụ thể của mình trong một hệ thống nhất định thì quan điểm tổng hợp sẽ chỉ đạo họ đặt nó trong mối quan hệ với các ngành khác. Hệ thống du lịch là một hệ thống mở phức tạp gồm có cấu trúc bên trong và cấu trúc bên ngoài, được tạo thành bởi nhiều yếu tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử và con người, có mối quan hệ qua lại mật thiết, gắn bó với nhau một cách hoàn chỉnh. Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang phải được thực hiện trong mối quan hệ tổng hợp với các loại hình du lịch, kinh tế - xã hội và môi trường. Quan điểm này được vận dụng vào luận án ở khía cạnh phân tích các tiềm năng du lịch biển, đảo và tác động của nó tới các thành phần lãnh thổ du lịch tỉnh Kiên Giang.
  • 18. 66 55..11..33.. QQuuaann đđiiểểmm pphháátt ttrriiểểnn bbềềnn vvữữnngg Phát triển bền vững có tính chiến lược lâu dài, là mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm của đảng và chính sách của nhà nước. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, vì vậy sự phát triển của bản thân ngành du lịch phải gắn với sự phát triển chung của toàn xã hội. Trọng tâm của phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững là phát triển cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường. Phát triển du lịch biển, đảo Kiên Giang phải gắng với việc tôn tạo và bảo vệ các tài nguyên du lịch và các yếu tố môi trường. Các kế hoạch và cơ chế quản lí phải phù hợp với việc khai thác các giá trị tự nhiên, nhân văn sao cho môi trường cảnh quan tự nhiên và các khu danh thắng không những ít bị xâm hại bởi các hoạt động phát triển du lịch mà còn được bảo tồn và tôn tạo tốt hơn. Quan điểm này được vận dụng vào luận án thông qua thông qua việc đánh giá đánh giá phát triển du lịch biển, đảo Kiên Giang và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch biển, đảo Kiên Giang nhằm hướng tới mục tiêu phát triển hài hòa, cân đối giữa các yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường, thích ứng với những biến động của nền kinh tế thị trường đang bất ổn và những biến đổi của khí hậu đe doạ sự phát triển bền vững trong tương lai. 55..11..44.. QQuuaann đđiiểểmm llịịcchh ssửử -- VViiễễnn ccảảnnhh Mọi sự vật, hiện tượng đều có sự vận động, biến đổi và phát triển theo quá trình của nó. Quan điểm này được vận dụng trong quá trình phân tích các giai đoạn chủ yếu. Kiên Giang có hệ thống tài nguyên biển, đảo đa dạng và phong phú cộng với nhiều nét văn hóa cộng đồng đặc sắc. Những đặc điểm này tạo ra thuận lợi lớn cho sự phát triển du lịch. Nghiên cứu quá khứ để có được những đánh giá đúng đắn hiện tại, phân tích nguồn gốc phát sinh, phát triển mới có cơ sở để đưa ra các dự báo về xu hướng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang theo hướng bền vững và hiệu quả.
  • 19. 77 55..22.. CCáácc pphhưươơnngg pphháápp nngghhiiêênn ccứứuu 55..22..11.. PPhhưươơnngg pphháápp tthhuu tthhậậpp,, tthhốốnngg kkêê vvàà ttổổnngg hhợợpp ttààii lliiệệuu Để có được những thông tin phong, chính xác, các tài liệu được thu thập từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau như: tài liệu dữ trữ quốc gia và trung ương, tài liệu của các cơ quan cấp tỉnh và các cơ quan tổ chức, các điểm du lịch. Các tài liệu luôn được bổ sung, cập nhật và được chọn lọc, thống kê và tổng hợp, liên kết các mặt, các bộ phận thông tin để tạo ra một số thông tin mới đầy đủ và sâu sắc là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện các nghiên cứu trong luận án Phương pháp thu thập, thống kê và tổng hợp tài liệu được thực hiện tốt là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện các phương pháp khác đạt hiệu quả. 55..22..22.. PPhhưươơnngg pphháápp pphhâânn ttíícchh hhệệ tthhốốnngg Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và tính xã hội hóa sâu sắc. Phân tích hệ thống nhằm thấy rõ vai trò, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố các thành phần trong hệ thống tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường đối với phát triển du lịch cũng như mối liên hệ du lịch của địa phương trong hệ thống lãnh thổ du lịch của vùng và cả nước. 55..22..33.. PPhhưươơnngg pphháápp đđiiềềuu ttrraa tthhựựcc đđịịaa Điều tra thực địa là phương pháp truyền thống và hiệu quả của địa lý học và được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu địa lý du lịch nhằm tích lũy tài liệu thực tế về sự hình thành, phát triển và đặc điểm của tổ chức lãnh thổ du lịch. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, phương pháp này luôn được coi trọng nhằm có được cái nhìn thực tế về sự phát triển của du lịch biển, đảo Kiên Giang và những đặc trưng của lãnh thổ nghiên cứu. Các hoạt động chính của phương pháp này bao gồm: quan sát, mô tả, ghi chép, chụp ảnh thực địa… 55..22..44.. PPhhưươơnngg pphháápp bbảảnn đđồồ Đây là phương pháp đặc thù của nghiên cứu địa lý nói chung và du lịch nói riêng. Phương pháp này được sử dụng từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng của quá trình nghiên cứu. Các mối liên hệ thời gian, không gian, số lượng, chất lượng
  • 20. 88 của các đối tượng địa lý du lịch được thể hiện trong luận án thật khó có thể diễn tả một cách ngắn gọn bằng lời nếu không có sự hỗ trợ của bản đồ. 66.. ĐĐóónngg ggóópp cchhủủ yyếếuu ccủủaa lluuậậnn áánn - Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết chung về phát triển du lịch biển, đảo . - Phân tích được các tiềm năng lợi thế cho phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang. - Đánh giá thực trạng về du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang. - Đề xuất được các giải pháp phát triển cho du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới theo hướng phát triển nhanh và bền vững. 77.. CCấấuu ttrrúúcc ccủủaa lluuậậnn áánn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án tập trung vào 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về du lịch biển, đảo Chương II: Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang
  • 21. 99 PPHHẦẦNN NNỘỘII DDUUNNGG CChhưươơnngg 11:: CCƠƠ SSỞỞ LLÝÝ LLUUẬẬNN VVỀỀ DDUU LLỊỊCCHH BBIIỂỂNN,, ĐĐẢẢOO 11..11.. MMộộtt ssốố vvấấnn đđềề vvềề dduu llịịcchh 11..11..11.. KKhhááii nniiệệmm vvàà pphhâânn llooạạii dduu llịịcchh 11..11..11..11.. KKhhááii nniiệệmm dduu llịịcchh ((TToouurriissmm)) Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Đứng ở những góc độ nghiên cứu khác nhau sẽ có những định nghĩa khác nhau về thuật ngữ du lịch, sau đây là một số định nghĩa được xem là phổ biến nhất:  Theo Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourist Organization) “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn, cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư, nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư”.  Tại Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp ở Roma (21/8-05/09/1963), các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.  Từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. - Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi)
  • 22. 1100 Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật, … - Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế) Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doah mang lại hiệu quả rất lớn có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ. Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch. Cho đến nay, không ít người, thậm chí ngay cả các cán bộ, nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch, chỉ cho rằng du lịch là một ngành kinh tế. Do đó, mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế. Điều đó cũng có thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh. Trong khi đó, du lịch còn là một hiện tượng xã hội, nó góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khoẻ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tính đoàn kết, … Chính vì vậy, toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hoá khác.  Căn cứ theo hiến pháp số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã khẳng định: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.” Như vậy, có khá nhiều khái niệm du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội hàm chứa 2 yếu tố cơ bản sau: - Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của các cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ bao gồm mục đích
  • 23. 1111 phục hồi, nâng cao sức khỏe, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh… kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ du lịch. - Du lịch là một lĩnh vực kinh doanh bao gồm các dịch vụ nhằm thỏa mãn các nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú tạm thời của du khách. Du lịch không chỉ đơn thuần là một ngành kinh tế mà nó còn là một hiện tượng xã hội góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khỏe cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc và thúc đẩy hòa bình quốc tế…vì vậy, mục tiêu quan tâm hàng đầu không chỉ là hiệu quả kinh tế cao để từ đó tận dụng và khai thác triệt để, quá mức mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội kinh doanh mà chúng ta phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch như đối với giáo dục hay các lĩnh vực văn hóa khác. Du lịch chỉ thực sự phát triển bền vững nếu chúng ta có thể dung hòa 2 yếu tố trên một cách tốt nhất. 11..11..11..22.. PPhhâânn llooạạii dduu llịịcchh ((llooạạii hhììnnhh dduu llịịcchh)) Hoạt động du lịch có thể được phân thành các nhóm khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí đưa ra, các tiêu chí này thường phụ thuộc vào mục đích phân loại và quan điểm chủ quan của từng người. Hiện nay, các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại hình du lịch theo những tiêu chí cơ bản sau: - Phân loại theo môi trường tài nguyên: Du lịch tự nhiên (du lịch biển, đảo; du lịch miền núi; du lịch sinh thái- du lịch xanh; du lịch nông thôn..). Du lịch nhân văn (du lịch lễ hội; du lịch công trình kiến trúc đương đại, bảo tàng; du lịch làng nghề truyền thống…). - Phân loại theo mục đích chuyến đi (du lịch nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe, chữa bệnh, kinh doanh, thể thao, nghiên cứu khoa học…). - Phân loại theo lãnh thổ hoạt động (du lịch quốc tế; du lịch nội địa). - Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch (du lịch miền biển, đảo; du lịch núi; du lịch đô thị; du lịch thôn quê). - Phân loại theo phương tiện giao thông (du lịch xe đạp; du lịch ôtô; du lịch tàu hỏa; du lịch tàu thủy, du thuyền; du lịch máy bay; du lịch đi bộ…).
  • 24. 1122 - Phân loại theo loại hình lưu trú (khách sạn, motel, nhà trọ thanh niên, camping, bungalow, homestay, làng du lịch…). - Phân loại theo lứa tuổi du khách (du lịch thiếu niên, thanh niên, trung niên, người cao tuổi). - Phân loại theo độ dài chuyến đi (du lịch ngắn ngày; du lịch dài ngày). - Phân loại theo hình thức tổ chức (du lịch tập thể; du lịch cá nhân; du lịch gia đình; du lịch tuần trăng mật...). - Phân loại theo phương thức hợp đồng (du lịch trọn gói; du lịch từng phần; du lịch tự túc, du lịch bụi…). 11..11..22.. CChhứứcc nnăănngg ccủủaa dduu llịịcchh 11..11..22..11.. CChhứứcc nnăănngg xxãã hhộộii Đối với xã hội, du lịch có chức năng giữ gìn, phục hồi sức khỏe và tăng cường sức sống cho con người. Trong một chừng mực nào đó du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và tăng khả năng lao động cho con người. Theo công trình nghiên cứu về y sinh học của Crivosev, Dorin 1981, nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của dân cư giảm trung bình 30%. Đặc biệt đối với một số bệnh phổ biến cho thấy du lịch có tác dụng rõ rệt. Bệnh tim mạch giảm 50%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh đường tiêu hóa giảm 20%. Trong quá trình đi du lịch con người có điều kiện tiếp xúc với nhau, gần gũi với nhau hơn. Những đức tính tốt của con người như chân thành, hay giúp đỡ, dũng cảm… sẽ có dịp được thể hiện. Du lịch là điều kiện để mọi người xích lại gần nhau hơn, qua du lịch mọi người hiểu nhau hơn, tăng cường đoàn kết cộng đồng. Điều này biểu hiện rất rõ ở lứa tuổi thanh thiếu niên, ở những cơ quan xí nghiệp có chế độ làm việc ít tập trung hay làm việc căng thẳng theo dây chuyền v.v… Những chuyến đi du lịch, tham quan các di tích lịch sử, các công trình văn hóa có tác dụng giáo dục lòng yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Khi tiếp xúc trực tiếp với các công trình văn hóa của dân tộc, được sự giải thích của các hướng dẫn viên, cư dân địa phương, cộng với sự cảm thụ của từng cá nhân từ đó du khách sẽ
  • 25. 1133 cảm nhận được ý nghĩa của từng công trình và tăng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc trong mỗi người. Du lịch có tác dụng nâng cao dân trí. Sau mỗi chuyến đi du lịch, thường để lại cho du khách một số kinh nghiệm, tăng thêm hiểu biết và vốn sống. Hiểu biết thêm về lịch sử, khám phá mới về địa lý, có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống, mở mang kiến thức văn hóa chung…là kết quả thu được sau mỗi chuyến đi du lịch. Ngoài ra phát triển du lịch còn là động cơ giúp con người trao dồi, bổ sung các kiến thức cần thiết như ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa… Du lịch góp phần cho việc phục hồi và phát triển truyền thống văn hóa dân tộc. Nhu cầu về nâng cao nhận thức văn hóa trong chuyến đi của du khách thúc đẩy các nhà cung ứng chú ý, yểm trợ cho việc khôi phục, duy trì các di tích, lễ hội, sản phẩm làng nghề… Nhờ có du lịch, cuộc sống cộng đồng trở nên sôi động hơn, các nền văn hóa có điều kiện hòa nhập và giao thoa với nhau, làm cho đời sống văn hóa tinh thần của con người ở khắp nơi trở nên phong phú hơn. Trong thời đại hiện nay, công việc làm ăn là một trong những vấn đề vướng mắc nhất của các quốc gia. Phát triển du lịch được coi là một giải pháp lý tưởng góp phần giải quyết việc làm, hạn chế thất nghiệp và nâng cao mức sống cho người dân. 11..11..22..22.. CChhứứcc nnăănngg kkiinnhh ttếế Du lịch có ảnh hưởng rõ nét đến nền kinh tế của từng địa phương, quốc gia và thế giới thông qua việc tiêu dùng và hưởng thụ của du khách. Du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu về tiêu dùng hàng hóa vật chất vô hình và hữu hình. Khi đi du lịch, du khách cần được ăn uống, cung cấp các phương tiện vận chuyển, lưu trú, thư giản, giải trí…ngoài ra nhu cầu mở rộng kiến thức, quá trình cung ứng các sản phẩm và thái độ của những người phục vụ du lịch rất được du khách quan tâm đó là nhu cầu về dịch vụ. Các hoạt động du lịch thường liên quan đến không gian ngoài trời, tức là sẽ phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết. Do vậy việc tiêu dùng du lịch cũng mang tính thời vụ rõ nét. Điều này không chỉ đúng với việc đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng các
  • 26. 1144 sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên mà còn đối với cả tài nguyên du lịch nhân văn. Một đặc điểm quan trọng và khác biệt giữa việc tiêu dùng du lịch và tiêu dùng hàng hóa khác là việc tiêu dùng các sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi với việc sản xuất ra chúng. Do đó để thực hiện quá trình tiêu thụ sản phẩm, người mua hàng (du khách) được đưa đến nơi sản xuất và tiêu dùng tại chỗ. Đây cũng chính là lý do làm cho sản phẩm du lịch có tính độc quyền và không thể so sánh với sản phẩm du lịch nơi này với sản phẩm du lịch của một nơi khác một cách tùy tiện. Như vậy, mối quan hệ trong tiêu dùng du lịch là quan hệ vật chất nảy sinh khi khách đến mua những hàng hóa cụ thể và quan hệ phi vật chất nảy sinh khi du khách tiếp xúc với phong tục tập quán, với di sản văn hóa và với tổ hợp thiên nhiên nói chung. Ảnh hưởng kinh tế của du lịch được thể hiện thông qua tác động qua lại của quá trình tiêu dùng và cung ứng sản phẩm du lịch. Quá trình này tác động lên lĩnh vực phân phối, lưu thông và do vậy ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác nhau của quá trình tái sản xuất xã hội. Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng biến đổi cán cân thu chi của khu vực và đất nước. Du khách mang ngoại tệ vào đất nước du lịch, làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước đến. Ngược lại phần ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch nước ngoài. Trường hợp đầu cán cân thu chi sẽ nghiên về phía đón khách, trường hợp thứ hai nhà nước phải xuất một lượng ngoại tệ lớn để gởi khách đi du lịch nước ngoài. Trong phạm vi quốc gia du lịch làm xáo động hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hóa. Cán cân thu chi được thực hiện giữa các vùng có trình độ kinh tế khác nhau, tuy không làm biến đổi cán cân kinh tế của đất nước nhưng có tác dụng điều hòa nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế vùng sâu, vùng xa. Khi khu vực nào đó trở thành một điểm du lịch, du khách từ mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi mặt hàng hóa tăng lên đáng kể. Việc đòi hỏi một lượng lớn vật tư, hàng hóa các loại đã kích thích mạnh mẽ các ngành kinh tế có liên quan, đặc
  • 27. 1155 biệt là nông nghiệp và công nghiệp chế biến…Bên cạnh đó các hàng hóa vật tư cho du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp và hấp dẫn. Điều này có nghĩa là yêu cầu sản xuất hàng hóa phải được sản xuất trên một công nghệ cao, trình độ tiên tiến. Các chủ xí nghiệp phải đổi mới trang thiết bị hiện đại, tuyển chọn và sử dụng công nhân có tay nghề cao để sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu của khách. So với ngoại thương, nghành du lịch có nhiều ưu thế vượt trội. Du lịch quốc tế xuất khẩu tại chỗ được nhiều mặt hàng không phải qua nhiều khâu nên tiết kiệm được lao động, chênh lệnh giá giữa người bán và mua không quá cao. Người tiêu dùng mua hàng với giá thấp, người sản xuất bán được giá cao nên điều này kích thích sản xuất và tiêu dùng. Do là xuất khẩu tại chỗ nên có thể xuất được những mặt hàng dễ hư hỏng mà ít bị rủi ro như hoa quả, rau tươi…nhiều mặt hàng do du lịch tiêu thụ tại chỗ nên không cần phải đóng gói hay bảo quản phức tạp. Như vậy, du lịch có tác dụng làm thay đổi bộ mặt kinh tế khu vực, là động lực mạnh mẽ để vực dậy nền kinh tế của các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, du lịch cũng có một số ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế đó là tình trạng lạm phát cục bộ hay giá cả hàng hóa tăng cao. Nhiều khu vực vượt quá khả năng chi tiêu của người dân tại các địa phương du lịch, nhất là những người thu nhập thấp và không liên quan đến du lịch. 11..11..22..33.. CChhứứcc nnăănngg ssiinnhh tthhááii Việc tiếp xúc, tắm mình trong thiên nhiên, được cảm nhận một cách trực giác sự hùng vĩ, trong lành, tươi mát và nên thơ của các cảnh quan tự nhiên có ý nghĩa to lớn đối với du khách. Nó tạo điều kiện cho họ hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, thấy được giá trị của thiên nhiên đối với đời sống con người. Điều này có ý nghĩa bằng cuộc sống thực tiễn phong phú, du lịch sẽ góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục môi trường, một vấn đề toàn thế giới hết sức quan tâm. Nhu cầu nghỉ ngơi tại các khu vực có nhiều cảnh quan thiên nhiên đã kích thích việc tôn tạo, bảo vệ môi trường. Để đáp ứng nhu cầu du lịch phải dùng những
  • 28. 1166 khoảng đất đai có môi trong lành ít bị xâm phạm, xây dựng công viên bao quanh thành phố, thi hành các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, không khí nhằm tạo nên môi trường sống phừ hợp với khách. Mặt khác, đẩy mạnh hoạt động du lịch làm tăng mức tập trung người vào vùng du lịch. Việc đó đòi hỏi phải tối ưu hóa quá trình sử dụng tự nhiên. Để gia tăng thu nhập từ du khách du lịch phải có chính sách marketing, chính sách tu bổ bảo vệ tự nhiên để du lịch ngày càng hấp dẫn khách. 11..11..22..44.. CChhứứcc nnăănngg cchhíínnhh ttrrịị Du lịch là chiếc cầu nối hòa bình cho các dân tộc trên thế giới. Hoạt động du lịch giúp cho các dân tộc xích lại gần nhau hơn, hiểu hơn về văn hóa, thiên nhiên và con người của đất nước bạn. Tuy nhiên không phải không có những ảnh hưởng tiêu cực của du lịch đến an ninh trật tự và an toàn xã hội. Du lịch là con đường mà các thế lực phản động thường hay sử dụng để tuyên truyền, kích động. Đội lốt du khách để xâm nhập vào nước đến để móc nối, xây dựng cơ sở. Các hệ thống chính quyền của các nước trên toàn thế giới không hoàn toàn giống nhau. Những người quan tâm đến chính trị và chính quyền tìm thấy ở những cuộc đi thăm các trung tâm chính trị như là thủ đô là những động lực đánh giá mạnh mẽ sự khác nhau của chính quyền họ đến, cách giải quyết các vấn đề thủ tục hành chính, thủ tục kinh tế-xã hội để tìm hướng cho việc tạo dựng một thị trường mới. 11..22.. TTààii nngguuyyêênn dduu llịịcchh 11..22..11.. KKhhááii nniiệệmm ttààii nngguuyyêênn dduu llịịcchh Tài nguyên du lịch là tất cả các yếu tố bao gồm: cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử-văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người (yếu tố vật thể) và các giá trị nhân văn khác (yếu tố phi vật thể) có thể được sử dụng nhằm phục vụ nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
  • 29. 1177 11..22..22.. PPhhâânn llooạạii ttààii nngguuyyêênn dduu llịịcchh Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, tài nguyên đang được khai thác và chưa được khai thác. Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, làng nghề truyền thống, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hữu của tổ chức, cá nhân. Tài nguyên đang được khai thác là các tài nguyên du lịch bao gồm tự nhiên và nhân văn đang được tổ chức quản lý và khai thác kết hợp với các dịch vụ du lịch để tạo thành các sản phẩm du lịch phục vụ du khách. Tài nguyên chưa được khai thác là các tài nguyên du lịch nhân văn và tự nhiên có khả năng khai thác để phát triển du lịch những vẫn chưa được tiến hành đưa vào khai thác. 11..22..33.. VVaaii ttrròò ccủủaa ttààii nngguuyyêênn dduu llịịcchh đđốốii vvớớii ssựự pphháátt ttrriiểểnn dduu llịịcchh Tài nguyên du lịch là nhân tố quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển du lịch của mỗi địa phương, mỗi vùng và quốc gia. Tài nguyên du lịch quyết định đến quy mô, loại hình của hoạt động du lịch. Những nơi có nguồn tài nguyên du lịch nhiều và đa dạng có thể đầu tư phát triển du lịch với quy mô lớn (khu du lịch, trung tâm du lịch...) với nhiều loại hình du lịch khác nhau, tạo điều kiện liên kết du lịch. Ngược lại những địa phương có nguồn tài nguyên du lịch nhỏ và rải rác sẽ khó để đầu tư và phát triển với quy mô lớn, đầu tư cơ sở hạ tầng tốn kém, du lịch mang tính đơn điệu. Ảnh hưởng đến cách thức hoạt động, phương thức tổ chức quản lý và khai thác của mỗi điểm du lịch, khu du lịch và vùng du lịch. Đối với mỗi loại tài nguyên
  • 30. 1188 du lịch khác nhau sẽ phát triển những loại hình du lịch khác nhau. Vì vậy cách thức tổ chức hoạt động và khai thác sẽ rất khác nhau ví dụ: du lịch tự nhiên sẽ khác với du lịch nhân văn, giữa du lịch biển, đảo và du lịch miền núi, khác nhau về phương tiện di chuyển, sản phẩm du lịch...đây chính là yếu tố tạo nên sự đặc trưng cho các loại hình du lịch. Tài nguyên du lịch còn ảnh hưởng đến sự quan tâm và thu hút du khách. Những tài nguyên du lịch mới lạ sẽ có tác dụng kích thích sự tò mò hiếu kỳ của du khách đến tham quan hoặc những nơi có nguồn tài nguyên du lịch đẹp hấp dẫn sẽ làm cho du khách cảm thấy thích thú và cuốn hút. Họ sẽ muốn đến trải nghiệm trong những lần sau. 11..33.. SSảảnn pphhẩẩmm dduu llịịcchh 11..33..11.. KKhhááii nniiệệmm Có thể hiểu, sản phẩm là tất cả những gì con người làm ra để thỏa mãn nhu cầu bản thân và xã hội. Sản phẩm là một khái niệm cơ bản trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Trong lĩnh vực du lịch, sản phẩm du lịch là một khái niệm khá trừu tượng và khó xác định. Theo M.M.Coltman: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bo gồm các thành phần không đồng nhất, hữu hình và vô hình. Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng dịch vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát”. (dẫn theo Trần Ngọc Nam và Trần Huy Quang, 2005) Theo quan niệm của Đức (từ điển du lịch, NXB Kinh Tế, Berlin 1984): “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng”. (dẫn theo Nguyễn Văn Lưu, 1998). Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam (1999): “Sản phẩm du lịch được tạo ra do sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng nhu của khách du lịch”.
  • 31. 1199 Như vậy, sản phẩm du lịch chính là sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch và các dịch vụ du lịch. Có thể biểu diễn bằng công thức sau: Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Dịch vụ du lịch 11..33..22.. CCáácc tthhàànnhh pphhầầnn ccủủaa ssảảnn pphhẩẩmm dduu llịịcchh Theo R.Lanquar và R.Hollier (1992), “Sản phẩm du lịch là một tổng thể rất phức tạp gồm các thành phần không đồng nhất”. Người ta đã có cùng quan niệm rằng sản phẩm này bao gồm những thành phần sau: - Một di sản gồm các tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, nghệ thuật, lịch sử hay công nghệ có khả năng thu hút khách du lịch và thúc đẩy chuyến đi của họ. - Những trang bị mà bản thân chúng không phải là yếu tố gây ảnh hưởng cho mục đích chuyến đi, nhưng nếu thiếu thì chuyến đi không thể thực hiện được: nơi ăn chốn ở, các trang bị về văn hóa, vui chơi và thể thao. - Những thuận lợi có liên quan đến phương tiện chuyên chở mà khách du lịch có thể dùng để đi tới địa điểm đã chọn. Những thuận lợi này được tính toán về mặt kinh tế hơn là về khoảng cách địa lý. Nhìn chung, có nhiều cách phân chia các thành phần của sản phẩm du lịch, có thể phân theo hình thái vật chất, theo loại hình dịch vụ, theo tính chất dịch vụ, v.v… 11..33..22..11.. TThhàànnhh pphhầầnn ssảảnn pphhẩẩmm dduu llịịcchh pphhâânn tthheeoo hhììnnhh tthhááii vvậậtt cchhấấtt Một sản phẩm du lịch có thể bao gồm 2 thành phần: - Hàng hóa (sản phẩm hữu hình) - Dịch vụ (sản phẩm vô hình) Ví dụ, một bữa ăn tại nhà hàng có những yếu tố hàng hóa như món ăn, đồ uống…nhưng phải được cung ứng qua các dịch vụ ăn uống. Trong 2 thành phần nói trên, dịch vụ là yếu tố cơ bản của sản phẩm du lịch. Vì vậy, người ta thường nói, sản phẩm du lịch có tính dịch vụ. Mọi sản phẩm du lịch đều được thực hiện thông qua các dịch vụ. Ví dụ, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú, dịch vụ hướng dẫn, dịch vụ mua sắm, dịch vụ giải trí… Dịch vụ chiếm tỷ lệ cao trong sản phẩm du lịch và mang tính quyết định trong việc mua bán sản phẩm du lịch. Tuy hàng hóa vật chất cũng được mua bán trên thị
  • 32. 2200 trường du lịch (đồ ăn, thức uống, hàng lưu niệm…) nhưng chiếm tỷ lệ ít hơn và thường gắn với các dịch vụ tương ứng (dịch vụ ăn uống, dịch vụ bán hàng lưu niệm…). Doanh thu dịch vụ thường chiếm khoảng 80% tổng doanh thu du lịch. 11..33..22..22.. TThhàànnhh pphhầầnn ccủủaa ssảảnn pphhẩẩmm dduu llịịcchh pphhâânn tthheeoo llooạạii hhììnnhh ddịịcchh vvụụ - Dịch vụ vận chuyển khách - Dịch vụ lưu trú, ăn uống - Dịch vụ vui chơi, giải trí - Dịch vụ mua sắm - Dịch vụ khác 11..33..22..33.. TThhàànnhh pphhầầnn ssảảnn pphhẩẩmm dduu llịịcchh pphhâânn tthheeoo ttíínnhh cchhấấtt ddịịcchh vvụụ Nhìn chung, tất cả các loại dịch vụ trong sản phẩm du lịch được chia thành 3 loại: - Dịch vụ cơ bản: đây là những dịch vụ thiết yếu nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của du khách trong quá trình du lịch: Ăn uống, lưu trú, vận chuyển - Dịch vụ đặc trưng: đây là các nhu cầu gắn với mục đích của mỗi chuyến du lịch. Nhu cầu du lịch càng phát triển thì dịch vụ đặc trưng càng lớn. - Dịch vụ bổ sung: đây là các nhu cầu mở rộng trong một chuyến du lịch: Vui chơi, giải trí, mua sắm,… Dịch vụ đặc trưng và dịch vụ bỏ sung tuy khác nhau về tính chất nhưng trên thực tế rất khó tách biệt. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp các dịch vụ bổ sung lại trở thành động cơ du lịch nên người ta thường gọi chung là dịch vụ bổ sung. 11..33..33.. ĐĐặặcc đđiiểểmm ccủủaa ssảảnn pphhẩẩmm dduu llịịcchh 11..33..33..11.. SSảảnn pphhẩẩmm dduu llịịcchh kkhhôônngg hhiiệệnn hhữữuu ttrrưướớcc nnggưườờii mmuuaa Khác với hàng hóa thông thường, đối tượng mua bán (sản phẩm du lịch) trên thị trường du lịch không hiện hữu trước người mua. Người bán không có sản phẩm tại nơi chào bán và không có khả năng mang sản phẩm cần bán đến với khách hàng. Sản phẩm du lịch được bán cho khách trước khi họ nhìn thấy nó. Nếu như đối với các hàng hóa thông thường, người mua được tận mắt nhìn thấy sản phẩm rồi mới quyết định mua, thì đối với du lịch, sản phẩm du lịch thường cách xa nơi ở của
  • 33. 2211 khách hàng. Người mua hàng không biết được thực chất sản phẩm của họ mua mà chỉ biết thông qua việc giới thiệu, quảng cáo. Quan hệ mua bán trên thị trường du lịch là mối quan hệ mua bán gián tiếp. Các khâu chào giá, lựa chọn, cân nhắc, trả giá, quyết định mua bán đều thông qua các ấn phẩm – quảng cáo và kinh nghiệm của khách hàng, khác hẳn với việc mua bán thông thường. 11..33..33..22.. QQuuáá ttrrììnnhh ssảảnn xxuuấấtt vvàà ttiiêêuu tthhụụ ssảảnn pphhẩẩmm dduu llịịcchh ddiiễễnn rraa đđồồnngg tthhờờii Trên thị trường du lịch, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch diễn ra đồng thời. Quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm du lịch luôn diễn ra đồng nhất với nhau, cùng một thời gian và địa điểm. Sản phẩm du lịch luôn gắn với một địa điểm cụ thể, không thể mang đi trưng bày hoặc tiêu thụ chỗ khác được. Mặt khác quan hệ thị trường giữa người mua và người bán diễn ra trong cùng một quá trình bắt đầu từ khi khách du lịch quyết định mua bán hàng đến khi khách trở về nơi thường trú của họ. Đây là một đặc thù khác hẳn các thị trường hàng hóa khác. Trên thị trường hàng hóa, quan hệ thị trường sẽ chấm dứt khi khách hàng trả tiền, nhận hàng, mặc dù có thể có thêm dịch vụ hậu mãi nhưng chúng vẫn không giống với mua bán sản phẩm du lịch. 11..33..33..33.. SSảảnn pphhẩẩmm dduu llịịcchh ccóó ttíínnhh ssửử ddụụnngg ttạạmm tthhờờii vvàà kkhhôônngg ccóó ttíínnhh ssởở hhữữuu Các sản phẩm du lịch đều có tính sử dụng tạm thời mà không có tính sở hữu. Điều đó có nghĩa là khách hàng chỉ mua quyền sử dụng sản phẩm trong một thời gian nhất định mà không có quyền sở hữu nó. Ví dụ: khách nghỉ dưỡng tại một phòng nghỉ trong resort trong một thời hạn nào đó thì khách được sử dụng phòng nghỉ đó cùng với các tiện nghi, dịch vụ nhưng hết thời gian thì khách phải làm thủ tục trả phòng cho nhân viên. Các sản phẩm du lịch khác như: dịch vụ tham quan, dịch vụ vận chuyển, v.v…cũng đều có tính sử dụng tạm thời như vậy. 11..33..33..44.. SSảảnn pphhẩẩmm dduu llịịcchh ccóó nnhhữữnngg yyếếuu ttốố đđặặcc tthhùù,, kkhhôônngg bbịị mmấấtt đđii ggiiáá ttrrịị kkhhii đđãã ssửử ddụụnngg
  • 34. 2222 Sản phẩm du lịch có những đối tượng rất đặc thù, không đủ các thuộc tính của hàng hóa và có thể “bán” nhiều lần. Đó là các giá trị nhân văn và các tài nguyên du lịch tự nhiên. Các “hàng hóa” này sau khi đã bán rồi, người chủ vẫn chiếm hữu nguyên vẹn giá trị sử dụng của nó, có chăng chỉ tổn hao chút ít và có thể phục hồi và tôn tạo. 11..33..33..55.. SSảảnn pphhẩẩmm dduu llịịcchh kkhhôônngg tthhểể llưưuu kkhhoo,, ttíícchh ttrrữữ đđưượợcc Khác với các hàng hóa thông thường, các sản phẩm du lịch không thể lưu kho hoặc tích trữ được. Thông thường, sản phẩm du lịch nếu không được tiêu thụ thì sẽ là sự mất doanh thu. Vì vây, hiệu quả kinh doanh du lịch phụ thuộc lớn vào quá trình tổ chức hoạt động du lịch. 11..33..33..66.. SSảảnn pphhẩẩmm dduu llịịcchh ccóó ttíínnhh tthhờờii vvụụ Nhìn chung, sản phẩm du lịch có tính thời vụ rõ rệt. Điều đó thể hiện ở cung – cầu du lịch chỉ xuất hiện trong thời gian nhất định trong năm (mùa du lịch). Tính thời vụ du lịch do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan chi phối và là một bài toán rất khó tìm lời giải thích hợp nhất và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch. Khác hẳn với các lĩnh vực khác, trong du lịch khó có thể tăng cung của sản phẩm du lịch trong một thời gian ngắn mà không làm cho nó biến thể. 11..44.. DDuu llịịcchh bbiiểểnn,, đđảảoo 11..44..11 KKhhááii nniiệệmm dduu llịịcchh bbiiểểnn,, đđảảoo Du lịch biển, đảo là một khái niệm có liên quan đến không gian và tài nguyên du lịch, dựa vào khái niệm về du lịch cộng với các đặc điểm của loại hình này có thể đưa ra khái niệm như sau: Du lịch biển, đảo là loại hình du lịch được tiến hành nhằm tận dụng các hệ sinh thái cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên của vùng biển, đảo là chủ yếu kết hợp với các tài nguyên du lịch nhân văn có liên quan, thông qua các dịch vụ du lịch tạo ra các sản phẩm du lịch biển, đảo đa dạng để thoả mãn các nhu cầu du lịch cho du khách.
  • 35. 2233 11..44..22.. VVaaii ttrròò ccủủaa dduu llịịcchh bbiiểểnn đđảảoo Du lịch biển, đảo là loại hình du lịch đang được đầu tư nghiên cứu, khai thác và phát triển mạnh ở nhiều quốc gia có lợi thế về biển, đảo trên thế giới. Chủ yếu là các nước có điều kiện khí hậu nhiệt đới ấm áp. Trong đó, Đông Nam Á một khu vực có loại hình du lịch biển, đảo phát triển mạnh với những quốc gia như: Thái Lan, Malaysia, Inđônêxia, Việt Nam, Singapo…phát triển du lịch biển, đảo đã mang lại những vai trò và tác động tích cực cho các quốc gia, thể hiện ở những mặt sau: Thúc đẩy sự phát triển cho ngành du lịch và nền kinh tế của mỗi quốc gia. Du lịch biển, đảo luôn là loại hình có vai trò và tỷ trọng lớn cả về giá trị doanh thu, số lượng lao động, cơ sở hạ tầng- vật chất kỹ thuật… trong ngành du lịch ở các quốc gia có lợi thế về biển, đảo. Du lịch biển, đảo được xem là loại hình du lịch mũi nhọn, giữ vai trò chủ đạo của các quốc gia này và là giải pháp cứu cánh để vực dậy nền kinh tế kém phát triển cho các quốc gia ven biển hiện nay. Du lịch biển, đảo là động lực thúc đẩy kinh tế biển của các địa phương phát triển mạnh mẽ. Du lịch biển, đảo phát triển kích thích các hoạt động khai thác, nuôi trồng và chế biến tại chỗ của người dân địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu cho du khách. Nó không chỉ dừng lại ở sự phát triển về số lượng mà còn cả về chất lượng và hình thức để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Phát triển du lịch biển, đảo là điều kiện để các địa phương có thể xuất khẩu các sản phẩm kinh tế biển tại chỗ thu nhiều ngoại tệ một cách nhanh chóng với giá cao mà không cần phải vận chuyển. Phát triển du lịch biển, đảo giúp nâng cao đời sống, cải thiện thu nhập và phúc lợi cho cộng đồng cư dân ven biển. Ngoài đội ngũ lao động chuyên nghiệp việc phát triển du lịch biển, đảo còn góp phần to lớn trong việc giải quyết việc làm cho cư dân địa phương họ có thể là những người lao động theo thời vụ, những người thợ trong các làng nghề thủ công, các đối tượng hỗ trợ cho các dịch vụ du lịch…đây sẽ là điều kiện để họ phát huy những năng lực và tiềm năng của mình để tạo thêm thu nhập. Kích thích sự phát triển của cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật vùng ven biển, làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế - xã hội vùng ven biển. Để phát triển du lịch
  • 36. 2244 bắt buộc phải phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật (giao thông, điện, nước, hệ thống thông tin liên lạc, cơ sở y tế, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, mua sắm…), ngoài mục đích phục vụ du lịch còn nhằm phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu của chính cư dân địa phương. Phát triển du lịch phải gắn liền với quan điểm phát triển bền vững. Du lịch biển, đảo lại càng phải chú ý đến vấn đề này. Việc khai thác và phát triển phải gắn liền với công tác bảo tồn và tôn tạo các loại tài nguyên du lịch một cách hiệu quả do đó phát triển du lịch biển, đảo sẽ góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, bảo vệ môi trường. Nâng cao môi trường văn hóa du lịch cho mỗi địa phương. Trong bối cảnh hiện nay, phát triển du lịch biển, đảo còn có tác dụng quan trong trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ quyền biên giới trên biển cho quốc gia. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch biển, đảo cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với môi trường và cộng đồng dân cư vùng ven biển cụ thể: Tình trạng khai thác quá mức và thiếu quy hoạch xuất phát từ lợi ích trước mắt. Tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải từ hoạt động du lịch đã đe dọa đến sự phát triển của các hệ sinh thái cảnh quan vùng biển, đảo. Tạo sự phân hóa giàu nghèo ngày càng cao tại các địa phương, một bộ phận người dân không theo kịp mức chi tiêu cao tại các khu du lịch nhất là những người không được hưởng lợi từ các hoạt động du lịch vì vậy đời sống người dân ngày càng trở nên khó khăn hơn. Làm gia tăng các tệ nạn xã hội, làm phức tạp hơn tình hình an ninh chính trị tại các địa điểm du lịch. Lối sống xa hoa hướng ngoại của bộ phận giới trẻ tại các địa phương. 11..44..33.. ĐĐiiềềuu kkiiệệnn pphháátt ttrriiểểnn dduu llịịcchh bbiiểểnn,, đđảảoo 11..44..33..11.. NNhhữữnngg đđiiềềuu kkiiệệnn cchhuunngg  Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội : Du lịch biển, đảo chỉ có thể phát triển trong điều kiện hòa bình, chế độ chính trị và an ninh xã hội ổn định. Du khách chỉ thích đến những đất nước, vùng và địa phương có chế độ chính trị ổn định
  • 37. 2255 và an ninh xã hội tốt khi đó họ sẽ có cảm giác yên tâm về tính mạng và tài sản của mình, thỏa sức tận hưởng và trải nghiệm các giá trị du lịch. Ngược lại sẽ ảnh hưởng rất xấu đến lượng du khách vì họ sẽ cảm thấy bất an vì có nguy cơ đe dọa đến sự an toàn của du khách. Những điểm du lịch không có sự phân biệt chủng tộc, tôn giáo, văn hóa…Du khách có thể gặp gỡ và tiếp xúc những người dân bản xứ thân thiện, hòa nhập vào các phong tục địa phương khi đó du khách sẽ cảm thấy mình được chào đón và không bị cô lập nơi xứ lạ. Ngoài ra thiên tai ven biển như: bão, sóng thần, động đất…ảnh hưởng rất lớn đến lượng du khách tham quan, sóng thần ở Bali Inđônêxia là một ví dụ. Ngoài ra còn có các mối đe dọa từ sinh vật biển như: cá mập, sứa… Sự phát sinh và lan tràn của nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm cũng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển du lịch. Không chỉ du khách không dám đến những vùng dịch mà chính quyền y tế sở tại cũng sẽ có những biện pháp phòng chống lây lan bằng việc đóng cửa, phong tỏa các khu vực có ổ dịch. Các công ty lữ hành cũng không dám mạo hiểm tính mạng của khách vì mức bồi thường trách nhiệm chuyến đi ràng buộc họ.  Điều kiện kinh tế: một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch là điều kiện kinh tế chung, bởi vì sự phát triển của du lịch phụ thuộc vào sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Bên cạnh những ngành sản xuất vật chất chung, ngành xây dựng…du lịch biển, đảo phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của kinh tế biển, giao thông biển và đường hàng không. Kinh tế biển là nguồn cung ứng trực tiếp các loại thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ đại dương, cung cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến đồ lưu niệm (san hô, ngọc trai, vỏ các loại nhuyễn thể,…), các loại hương liệu (nước mắm, mắm niêm…). Kinh tế biển còn tạo ra nếp sống, lối văn hóa riêng của miền biển (văn hóa làng chài, lễ hội cầu ngư, nghinh ông….) Khối lượng và tốc độ vận chuyển hành khách, mức độ an toàn và tiện nghi cộng với giá thành vận chuyển của các loại hình phương tiện giao thông ảnh hưởng
  • 38. 2266 rất lớn đến sự phát triển của loại hình du lịch biển, đảo đặc biệt là giao thông đường biển (tàu cao tốc, ca nô các loại, du thuyền…) Ngoài ra còn có giao thông bằng đường hàng không là những loại hình giao thông đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của loại hình du lịch biển, đảo. Bởi vì nó sẽ rút ngắn thời gian di chuyển, tiết kiệm được thời gian quý báu của những cuộc hành trình đặc biệt là ở những đảo xa. Sự tiện nghi và an toàn sẽ tạo cảm giác yên tâm và thoải mái cho du khách.  Chính sách phát triển du lịch: chính sách phát triển du lịch của mỗi quốc gia và từng địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch. Một quốc gia hay khu vực có tài nguyên du lịch phong phú, mức sống người dân không thấp nhưng không có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương thì hoạt động du lịch sẽ không thể phát triển được. 11..44..33..22.. CCáácc đđiiềềuu kkiiệệnn llààmm nnảảyy ssiinnhh nnhhuu ccầầuu dduu llịịcchh  Thời gian nhàn rỗi: thời gian nhàn rỗi (ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ phép, nghỉ hè, nghỉ lễ, thời gian rãnh trong những chuyến đi công tác, học tập…) là một trong những điều kiện quan trọng để nảy sinh nhu cầu du lịch. Con người không thể du lịch nếu không có thời gian nhàn rỗi, yếu tố này phụ thuộc vào lịch sử xã hội và luật lao động của mỗi quốc gia.  Khả năng tài chính của du khách tiềm năng: nền kinh tế phát triển sẽ làm cho con người có mức sống cao làm tăng khả năng thanh toán cho các nhu cầu về du lịch. Khi đi du lịch là người tiêu dùng các loại dịch vụ, hàng hóa vì vậy đòi hỏi phải có vật chất đầy đủ để thanh toán cho các dịch vụ du lịch. Khả năng tài chính của du khách tiềm năng ngoài thu nhập trực tiếp của bản thân còn phụ thuộc vào các chế độ phúc lợi xã hội.  Trình độ dân trí: sự phát triển của du lịch còn phụ thuộc vào trình độ văn hóa chung của người dân, trình độ văn hóa càng cao nhu cầu du lịch của người dân sẽ được nâng cao. Trình độ văn minh, văn hóa của người dân tại các quốc gia, các khu du lịch sẽ làm tăng khả năng phục vụ du khách, khả năng ứng xử một cách văn
  • 39. 2277 minh và làm hài lòng du khách đi du lịch đến đó, làm cho hoạt động du lịch tăng thêm giá trị. Trình độ văn hóa còn quyết định đến hành động, thái độ ứng xử của du khách đối với môi trường và cảnh quan nơi du lịch. 11..44..33..33.. KKhhảả nnăănngg ccuunngg ứứnngg nnhhuu ccầầuu dduu llịịcchh  Vị trí địa lý: khoảng cách từ nơi du lịch đến các nguồn khách du lịch có ý nghĩa quan trọng đối với việc nhận khách du lịch. Nếu nơi nhận khách du lịch ở xa điểm gửi khách sẽ tạo bất lợi trên ba khía cạnh chính. Thứ nhất, du khách sẽ trả thêm tiền di chuyển. Thứ hai, du khách phải rút ngắn thời gian lưu trú vì mất nhiều thời gian đi lại. Thứ ba, du khách sẽ bị hao tổn nhiều sức khỏe cho việc đi lại nhất là ôtô và tàu thủy. Tuy nhiên trong một số trường hợp bất lợi này lại là có sức hấp dẫn đối với những khách hiếu kỳ thích sự tương phản cảnh quan, có nhiều thời gian và khả năng chi trả cao. Vị trí địa lý còn quyết định đến điều kiện khí hậu, hệ sinh thái cảnh quan của các điểm du lịch ví dụ miền biển nhiệt đới sẽ có hệ sinh thái cảnh quan khác với miền biển ôn đới. Quyết định đến tình hình chính trị, xã hội của từng khu vực du lịch. Có những khu vực địa lý có chế độ chính trị ổn định và ngược lại.  Khí hậu: khí hậu ôn hòa thường được du khách ưa thích, du khách thường tránh những nơi quá nóng hay quá lạnh, quá ẩm hoặc quá khô. Đối với du lịch loại hình du lịch biển, đảo rất thích hợp ở những khu vực có kiểu khí hậu nhiệt đới ôn hòa. Du khách khi đi nghỉ biển thường chọn những dịp không mưa, nắng nhiều những không gắt, nước mát, gió vừa phải…số ngày mưa phải tương đối ít vào thời vụ du lịch biển. Điều đó có nghĩa là địa điểm, vùng hoặc đất nước du lịch cần có mùa du lịch tương đối khô. Một ngày mưa đối với du khách là một ngày hao phí cho mục đích của chuyến đi du lịch như vậy làm giảm hiệu quả của chuyến đi nghỉ biển.
  • 40. 2288 Khách du lịch thường chuộng những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời, do vậy họ đổ đến những nước phía nam có khí hậu điều hòa và có biển. Nhiệt độ cao khiến con người có cảm giác khó chịu. Nhiệt độ không khí phải ở mức cho phép khách du lịch phơi mình được ở ngoài trời nắng là nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ nước biển từ 200 C đến 250 C được coi là thích hợp nhất đối với hoạt động du lịch tắm biển. Nếu nhiệt độ nước biển dưới 200 C và trên 300 C là không thích hợp. Trong các yếu tố của khí hậu, nhiệt độ và độ ẩm có liên quan chặt chẽ với nhau và có ảnh hưởng chính đến cảm giác của con người.  Thủy văn: nước là yếu tố không thể thiếu được để duy trì sự sống của con người. Tuy nhiên đối với loại hình du lịch biển, đảo yếu tố hải văn đóng vai trò quan trọng chất lượng nước biển (mức độ trong lành, độ trong, độ mặn…), đặc tính sóng biển ảnh hưởng lớn đến các hình thức du lịch biển, đảo.  Hệ sinh vật biển: giới động thực vật ảnh hưởng lớn đến hệ cảnh quan vùng biển đảo bao gồm giới động thực vật trên các đảo, giới sinh vật biển. Đây là nhân tố góp phần thu hút khách du lịch đến tham quan và chiêm ngưỡng. Nhiều loại động vật có thể là đối tượng cho săn bắn du lịch. Có những loài quý hiếm là đối tượng để nghiên cứu.  Sự đa dạng của tài nguyên du lịch nhân văn vùng biển, đảo: phát triển du lịch biển, đảo bên cạnh yếu tố tự nhiên chiếm ưu thế thì các tài nguyên du lịch nhân văn cũng mang ý nghĩa quan trọng tạo ra sự đa dạng và phong phú cho hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn ở đây thường là các thành phố biển, các đình, chùa, lễ hội được tổ chức tại miền biển. Các tài nguyên có giá trị văn hóa thu hút không chỉ khách du lịch với mục đích tham quan nghiên cứu, mà còn thu hút đa số khách đi du lịch với các mục đích khác, ở các lĩnh vực khác và từ nơi khác đến.  Tình hình và sự kiện đặc biệt: có một số tình hình và sự kiện đặc biệt có thể thu hút du khách du lịch và là điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch. Đó là các hội nghị, đại hội, sự kiện văn hóa, liên hoan v.v…tất cả những hình thức đó đều ngắn ngủi, nhưng đóng vai trò có ích trong sự phát triển du lịch.
  • 41. 2299  Sự sẵn sàng đón tiếp du khách: sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch thể hiện ở ba nhóm điều kiện chính: các điều kiện về tổ chức, về kỹ thuật và điều kiện về kinh tế. Các điều kiện ấy ảnh hưởng lớn đến việc tiếp đón và phục vụ khách du lịch. 11..44..44.. MMộộtt ssốố llooạạii hhììnnhh dduu llịịcchh bbiiểểnn,, đđảảoo Du lịch biển, đảo là một loại hình du lịch tổng hợp được tiến hành thông qua việc khai thác tất cả những tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, tuy nhiên những giá trị du lịch tự nhiên vẫn là yếu tố nổi trội tạo nên sự đặc trưng và hấp dẫn cho loại hình du lịch này. Dựa trên những đặc điểm khai thác của du lịch của biển, đảo người ta có thể phát triển một số loại hình du lịch sau: - Du lịch tắm biển. - Du lịch nghỉ dưỡng biển. - Du lịch sinh thái biển, đảo. - Du lịch thể thao biển. - Du lịch khám phá đảo hoang. - Du lịch giải trí và mua sắm. - Du lịch hội nghị, tổ chức sụ kiện, triển lãm hoặc kết hợp MICE (Meetings, Incentives, Conventions and Exhibitions).
  • 42. 3300 TTiiểểuu kkếếtt cchhưươơnngg 11 Thông qua cơ sở lý thuyết về du lịch và phát triển du lịch có thể rút ra một số kết luận cơ bản như sau: Du lịch là một ngành kinh tế đầy triển vọng phát triển trong những thập kỷ tới. Trong số các loại hình du lịch hiện nay, du lịch biển, đảo là loại hình sẽ được phát triển mạnh trong thời gian tới, xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của loại hình du lịch này, không chỉ các nước phương Tây mà ngay các quốc gia Á Đông cũng ngày càng ưa chuộng. Thêm vào đó là tiềm năng và khả năng khai thác của loại hình du lịch này cũng rất lớn nhất là các nước vùng nhiệt đới ven biển, trong đó có Việt Nam. Xuất phát từ lợi thế tiềm năng và nhu cầu xã hội rất nhiều quốc gia đang tập trung nghiên cứu, đầu tư cơ sở vật chất-kỹ thuật hạ tầng để phát triển loại hình du lịch đầy tiềm năng này. Đây sẽ là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển cho ngành du lịch và nền kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia nhất là những nước đang phát triển như Việt Nam.
  • 43. 3311 CChhưươơnngg 22:: TTIIỀỀMM NNĂĂNNGG VVÀÀ HHIIỆỆNN TTRRẠẠNNGG PPHHÁÁTT TTRRIIỂỂNN DDUU LLỊỊCCHH BBIIỂỂNN,, ĐĐẢẢOO TTỈỈNNHH KKIIÊÊNN GGIIAANNGG 22..11.. KKhhááii qquuáátt vvềề bbiiểểnn,, đđảảoo ttỉỉnnhh KKiiêênn GGiiaanngg 22..11..11.. GGiiớớii tthhiiệệuu vvềề ttỉỉnnhh KKiiêênn GGiiaanngg 22..11..11..11.. VVịị ttrríí đđịịaa llýý Kiên Giang có tổng diện tích tự nhiên là 6.269 km2 . Tọa độ của tỉnh vào khoảng từ 1040 40' – 1050 32' kinh độ Đông và 90 23’55" – 100 32’30" vĩ độ Bắc. Như vậy Kiên Giang nằm trọn trong vành đai nội chí tuyến với kiểu khí hậu nhiệt đới đặc trưng. + Phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới khoảng 56 km. + Phía Đông và Đông Nam giáp với 3 tỉnh An Giang, Cần Thơ và Hậu Giang. + Phía Nam giáp với 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. + Phía Tây giáp vịnh biển Thái Lan. Kiên Giang cách TP. Hồ Chí Minh 250 km đường bộ và 45 phút đường hàng không (TP. Hồ Chí Minh - Phú Quốc), cách trung tâm TP. Cần Thơ 115km đường bộ, TP. Long Xuyên 70km, TP. Cà Mau 100km. 22..11..11..22.. ĐĐặặcc đđiiểểmm ttựự nnhhiiêênn Địa hình Kiên Giang khá đa dạng (đồng bằng, núi, biển, đảo), nhìn chung có thể chia làm 2 khu vực: Phần đất liền địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam và phần hải đảo có địa hình khá phức tạp, gồm nhiều đảo và đồi núi nằm rải rác trên vùng biển. Khí hậu mang tính nhiệt đới ẩm hải dương với nền nhiệt độ ổn định ở mức khoảng 270 C. Khí hậu có 2 mùa (mùa nắng và mùa mưa). Kiên Giang có 2 nhóm đất chính: Nhóm đất hình thành tại chỗ (đất pheralit và đất sialit – pheralit) được hình thành do quá trình phong hoá nham thạch, khoáng vật tại chỗ dưới tác động cơ học, hoá học trong tự nhiên và nhóm đất phù sa bồi tụ do phù sa sông Cửu Long bồi đắp.
  • 44. 3322
  • 45. 3333 Tỉnh có nguồn sinh vật đa dạng và phong phú (sinh vật trên cạn và dưới nước), Kiên Giang có khu dự trữ sinh quyển lớn nhất Đông Nam Á, có vườn quốc gia Phú Quốc và là 1 trong 4 ngư trường biển trọng điểm của Việt Nam. Kiên Giang có nguồn khoáng sản khá phong phú chủ yếu là phi kim2 , nhiên liệu (khoảng 152 điểm quặng và mỏ của 23 loại khoáng sản thuộc các nhóm nhiên liệu, phi kim, kim loại). 22..11..11..33.. ĐĐặặcc đđiiểểmm kkiinnhh ttếế -- xxãã hhộộii Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính: TP. Rạch Giá, TX. Hà Tiên và 13 huyện: Kiên Lương, Hòn Đất, Châu Thành, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, An Minh, Vĩnh Thuận, Phú Quốc, Kiên Hải, U Minh Thượng, An Biên, Giang Thành. Kiên giang có dân số đông 1.708 ngàn người (2010) sinh sống chủ yếu là ở nông thôn. Kết cấu dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào và gia tăng hàng năm với tốc độ khá nhanh. Kiên Giang có trên 15 dân tộc chủ yếu là: Kinh, Khmer, Hoa...cùng với các tôn giáo như: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao đài và Hoà hảo. Cơ cấu kinh tế của Kiên Giang đang có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh giai đoạn 2005 – 2010 đạt 12,6%. Trong cơ cấu các ngành kinh tế, nông nghiệp đứng đầu với ngành trồng trọt cây lương thực là chủ yếu, kế đến là nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản, là tỉnh có sản lượng hải sản đứng đầu tại đồng bằng sông Cửu Long. Công nghiệp chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, đá, vôi), công nghiệp chế biến thuỷ hải sản và nông sản. Ngành dịch vụ phát triển mạnh trong những năm gần đây với nhiều hoạt động trong đó nổi bậc nhất là ngành du lịch. 2 Toàn tỉnh có hơn 200 ngọn núi đá vôi, trữ lượng 440 triệu tấn, duy nhất có ở đồng bằng Sông Cửu Long, là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất xi măng.