SlideShare a Scribd company logo
1 of 141
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------------------------------------------------------------------------------
NGÔ ĐỨC TOÀN
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC DUY TRÌ VÀ BẢO VỆ RỪNG ĐẾN
SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN TRONG KHU VỰC ATK HUYỆN
ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành:Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 60-31-10
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS-TS. Đỗ Anh Tài
Thái Nguyên – năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
LỜ I CAM ĐOAN
Luậ n văn “Tác động của việc duy trì và bảo vệ rừng đến sinh kế của
ngƣờidân trong khu vực ATK huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên” đƣợ c
thƣ̣ c hiệ n tƣ̀ tháng 6/2008 đến tháng 8/2010. Luậ n văn sƣ̉ dụ ngnhƣ̃ ng thông
tin tƣ̀ nhiề u nguồ n khá c nhau. Các thông tin này đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc, đa
số thông tin thu thậ p tƣ̀ điề u tra thƣ̣ c tế ở đị a phƣơng. Số liệu đƣợc sửlý bằng
phần mềm thống kê SPSS kết hợp với các phƣơng pháp phân tổ và kiểm định
thống kê.
Tôi xin cam đoan rằ ng, số liệ u và kế t quả nghiên cƣ́ u trong luận văn nà y
là hoàn toàn trung thƣ̣ c và chƣa đƣợ c sƣ̉ dụ ng để bả o vệ mộ t họ c vị nà o t ại
Việt Nam.
Tôixin cam đoan rằ ng mọ i sƣ̣ giú p đỡ cho việ c thƣ̣ c hiệ n luậ n văn nà y
đã đƣợ c cả mơn và mọ ithông tin trong luậ n văn đã đƣợ c chỉ rõ nguồ n gố c.
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu,
Phòng Đào tạo, Khoa Sau Đại học, cùng các thầy, cô giáo trong trƣờng Đại
học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi
điều kiện về thời gian, tinh thần cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện
đề tài.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn PGS - TS. Đỗ Anh Tài đã trực tiếp
hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Joachim Krug thuộc Viện nghiên cứu
lâm nghiệp thế giới, đại học Hamburg - Đức đã đã tổ chức lớp huấn luyện về
các phƣơng pháp đánh giá chỉ số (Indicators) trong đánh giá sinh kế tại trƣờng
ĐH Kinh tế & QTKD Thái Nguyên tháng 5/2009.
Tôi xin chân thành cảm ơn đồng chí Đặng Huy Thành - Giám đốc Trung
tâm nƣớc SH & VSMT NT Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi về
thời gian cũng nhƣ công việc để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ, lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện
Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên, Hạt Kiểm Lâm, phòng Nông nghiệp&PTNT,
phòng Thống kê, Phòng lao động thƣơng binh xã hội, Phòng tài nguyên và
môi trƣờng, cán bộ và nhân dân các xã Phú Đình, Điềm Mặc, Bảo Cƣờng và
xã Quy Kỳ đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ khi điều tra thực địa giúp tôi hoàn
thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan, gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp, đặc biệt là ngƣời vợ thân yêu đã luôn sát cánh, động viên, giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, ngày........tháng10 năm 2011
Tác giả luận văn
Ngô Đức Toàn
3
MỤC LỤC
LỜ I CAM ĐOAN.................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................................ii
MỤC LỤC..............................................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU..............................................................................................vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................................vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................................vii
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài. ..............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung ...............................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................................2
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu...........................................................3
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu.....................................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................................3
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu.....................................................................3
5. Kết cấu của luận văn ....................................................................................................3
CHƢƠNG 1 .........................................................................................................................4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................4
1.1. Cơ sở khoa học về phát triển bền vững.......................................................................4
1.1.1.Cơ sở lý luận.................................................................................................................4
1.1.2.Cơ sở thực tiễn............................................................................................................22
1.1.3.Thực trạng quản lý rừng tại khu vực ATK Định Hóa.................................................37
1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu và đánh giá ......................................................................38
1.2.1.Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết ................................................................38
1.2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................................39
1.3. Một số công cụ sử dụng trong nghiên cứu................................................................47
1.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá.........................................................................48
CHƢƠNG 2 .......................................................................................................................51
THỰC TRẠNG VIỆC DUY TRÌ VÀ BẢO VỆ RỪNG TRONG KHU VỰC ATK
HUYỆN ĐỊNH HÓA..........................................................................................................51
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.....................................................................................51
2.1.1.Điều kiện tự nhiên ......................................................................................................51
4
2.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội ...........................................................................................60
2.2. Thực trạng đời sống kinh tế của hộ gia đình khu vực ATK Định Hoá..................85
2.2.1.Nguồn lực con ngƣời..................................................................................................85
2.2.2.Nguồn lực xã hội ........................................................................................................90
2.2.3.Nguồn lực tự nhiên.....................................................................................................92
2.2.4.Nguồn lực tài chính và vật chất ................................................................................101
2.3. Tác động của quản lý rừng đến đời sống ngƣời dân .............................................107
2.4. Kết luận......................................................................................................................109
CHƢƠNG 3 .....................................................................................................................110
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM DUY TRÌ VÀ BẢO VỆ RỪNG TRONG KHU
VỰC ATK HUYỆN ĐỊNH HÓA ....................................................................................110
3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hƣớng bảo vệ và phát triển rừng khu ATK huyện
Định Hóa ...........................................................................................................................110
3.1.1.Quan điểm bảo vệ và phát triển rừng khu ATK huyện Định Hóa ............................110
3.1.2.Mục tiêu....................................................................................................................111
3.1.3.Định hƣớng bảo vệ phát triển rừng tại Định Hoá.....................................................111
3.2. Giải pháp phát triển tài nguyên rừng .....................................................................114
3.2.1.Nhóm giải pháp về kinh tế........................................................................................114
3.2.2.Nhóm giải pháp xã hội..............................................................................................117
3.2.3.Nhóm giải pháp khoa học công nghệ .......................................................................120
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................................................124
1. Kết luận..........................................................................................................................124
2. Kiến nghị........................................................................................................................125
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................126
PHỤ LỤC..........................................................................................................................130
Phụ lục 01: Kết quả kiểm định........................................................................................130
5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
VQG Vƣờn Quốc gia
GTZ Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức
UBND Ủy ban nhân dân
PTNT Phát triển nông thôn
CHLB Công hoà liên bang
SPSS Statistical Package ForSocial Sciences
R Recreational Mathematics
MIS Hệ thống thông tin môi trƣờng
SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ
PIC Trung tâm thông tin công cộng
PSFE Chƣơng trình rừng quốc gia
UTOs tổ chức hợp tác kỹ thuật
WCS Hiệp hội bảo vệ thú rừng
WWF Quỹ thế giới bảo vệ các loài thú hoang dã
6
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1: Bảng thống kê số hộ điều tra cơ sở......................................................................41
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Định Hóa ..................................................56
Bảng 2.2: Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Định Hóa ......................................61
Bảng 2.3: Tình hình lao động, việc làm và hộ nghèo của huyện Định Hóa.........................62
Bảng 2.4: Cơ cấu kinh tế của huyện Định Hóa qua 5 năm (2006-2010)..............................66
Bảng 2.5: Kết quả một số cây nông nghiệp chính trên địa bàn huyện Định Hóa qua..........69
Bảng 2.6: Tình hình phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Định Hóa..............................70
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu cơ bản về giáo dục của huyện Định Hóa ....................................73
Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu cơ bản về Y tế của huyện Định Hóa ...........................................74
Bảng 2.9 : Hiện trạng quản lý và sử dụng đất quy hoạch lâm nghiệp năm 2010.................80
Bảng2.10: Tình hìnhsảnphẩm lâm nghiệp chủ yếu và diệntích rừngthiệt hại ......................82
Bảng 2.11: Thời gian các hộ định cƣ trên địa bàn tính đến 31.12.2009 (năm)....................85
Bảng 2.12: Thông tin chủ hộ................................................................................................86
Bảng 2.13: Trình độ học vấn của các hộ điều tra.................................................................87
Bảng 2.14: Nhân khẩu bình quân / hộ (ngƣời) ....................................................................87
Bảng 2.15: Sự thay đổi số lƣợng lao động trong hộ (% số ngƣời trả lời)............................88
Bảng 2.16: Phân bổ thời gian làm việc trong hộ (% tổng quỹ thời gian).............................89
Bảng 2.17: Tham gia công tác xã hội, đoàn thể, chính ........................................................90
Bảng 2.18: Các phƣơng tiện thông tin truyền thông về sản xuất nông nghiệp: (% số hộ gia
đình/tổng số).................................................................................................................91
Bảng 2.19: Nguồn gốc đất đai của hộ (% số hộ)..................................................................93
Bảng 2.20: Diện tích đất bình quân của hộ (sào) .................................................................93
Bảng 2.21: Chất lƣợng đất ruộng của hộ .............................................................................95
Bảng 2.22: Nguồn nƣớc tƣới tiêu cho đất ruộng của hộ/(bình quân % diện tích)...............95
Bảng 2.23: Chất lƣợng đất ruộng bậc thang của hộ.............................................................96
Bảng 2.24: Nguồn nƣớc tƣới tiêu cho đất ruộng bậc thang của hộ .....................................96
Bảng 2.25: Tuổi của vƣờn cây lâu năm của hộ....................................................................97
Bảng 2.26: Loại cây lâu năm của hộ ....................................................................................98
Bảng 2.27: Rừng và loại rừng của các hộ trong các khu vực...............................................99
Bảng 2.28: Tổng thu từ các hoạt động sản xuất trong hộ (1.000đ) ....................................102
Bảng 2.29: Tổng thu từ các hoạt động phi nông nghiệp của hộ (1.000đ) ..........................104
Bảng 2.30: Tổng chi cho các hoạt động nông lâm nghiệp của hộ (1.000đ) .......................104
Bảng 2.31: Tổng thu nhập bình quân của hộ (1.000đ).......................................................105
Bảng 2.32: Giá trị tài sản bình quân của hộ (1.000đ) ........................................................106
Bảng 2.33: Tỷ lệ hộ khai thác sản phẩm từ rừng ...............................................................106
Bảng 2.34: Các loại sản phẩm khai thác từ rừng (% hộ trả lời) .........................................107
vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Các hoạt động của hộ trong mẫu điều tra ........................................................89
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ phần trăm loại rừng trong các nhóm hộ................................................100
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Khung phân tích sinh kế.....................................................................................17
Sơ đồ 1.2: Các nguồn lực trong đánh giá sinh kế của hộ gia đình nông dân........................46
Sơ đồ 2.1: Sinh kế của các hộ theo 2 khu vực gần và xa rừng...........................................108
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1. Tính cấp thiết của đề tài
MỞ ĐẦU
Chƣa bao giờ vấn đề môi trƣờng lại đƣợc quan tâm và đề cập nhiều đến
nhƣ hiện nay, vì nó ảnh hƣởng trực tiếp hàng ngày hàng giờ đến cuộc sống
của vạn vật trên trái đất. Cùng với hiện tƣợng “hiệu ứng nhà kính”. Trái đất
và khí quyển đƣợc xem nhƣ là một nhà kính khổng lồ, trong đó trái đất của
chúng ta đang nóng dần lên, Môi trƣờng quanh ta đang ngày càng xấu đi bởi
chính các tác động xấu của chúng ta đến môi trƣờng tự nhiên nhƣ: việc quản
lý rừng không đƣợc tốt dẫn đến tệ nạn phá rừng, khai thác rừng trái phép ngày
càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu, khí thải của nền sản xuất công
nghiệp trên toàn thế giới... Môi trƣờng xấu đã tác động tiêu cực ngƣợc lại
chính cuộc sống của chúng ta mà cái giá phải trả đó là các cơn lũ quét, lụt lội
hay đất đai bị xói mòn và rửa trôi, sa mạc hóa, thiếu nƣớc cho sản xuất nông
nghiệp và sinh hoạt của ngƣờidân, ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, không khí, dịch
bệnh, hạn hán... Ở Việt Nam, Chính phủ và ngƣời dân cũng đã nhận thức rõ
ràng vấn đề bảo vệ môi trƣờng này không còn là vấn đề riêng của một quốc
gia mà là vấn đề chung của toàn nhân loại. Bảo vệ môi trƣờng sống cho bản
thân chúng ta cũng chính là gìn giữ cho các thế hệ mai sau. Cùng với sự trợ
giúp của các tổ chức nƣớc ngoài về kinh nghiệm, phƣơng pháp kỹ thuật và
vốn, chính phủ Việt Nam và các ban ngành có liên quan đã hợp sức cùng với
ngƣời dân triển khai các dự án tại khu vực vùng đệm nhằm duy trì và bảo tồn
thiên nhiên, cải thiện môi trƣờng sống, nâng cao nhận thức và mức sống của
ngƣời dân trong khu vực vùng đệm, nhờ đó mà gián tiếp duy trì và bảo vệ các
khu vực bảo tồn thiên nhiên.
Rừng ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên là một bộ phận đặc biệt quan
trọng trong quần thể di tích lịch sử cách mạng ATK – Định Hóa. Chính vì vậy
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mà đã đƣợc Đảng và Chính phủ quan tâm rất nhiều. Hiện nay, đời sống của
nhân dân vùng ATK tuy có đƣợc cải thiện nhƣng vẫn còn nhiều khó khăn. Có
những khu vực ngƣời dân đã quản lý rừng rất tốt, việc quản lý rừng tại đây có
nhiều mục đích khác nữa là bảo tồn khu di tích lịch sử.
Thế nhƣng thực tế ngƣời dân sống gần rừng có nhiều rừng lại đa phần là
hộ nghèo do vậy câu hỏi đặt ra: Liệu có phải việc họ phải bảo vệ rừng mà
nghèo đi không? Thực chất việc duy trì và bảo vệ rừng ATK Định Hóa ảnh
hƣởng đến đời sống ngƣời dân là nhƣ thế nào? Ngƣời dân nơi đây đã chấp nhận
đánh đổi những gì để phải bảo vệ rừng?…Đó là những câu hỏi mà chúng ta cần
phải nghiên cứu để có những giải pháp mang tính bền vững cho ngƣời dân nơi
đây, và giúp cho việc quản lý rừng ở những khu vực khác.
Xuất phát từ lý do đó, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Tác động của
việc duy trì và bảo vệ rừng đến sinh kế của ngƣời dân trong khu vực ATK
huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá đƣợc sự tác động
của việc duy trì và bảo vệ rừng nhằm phát triển sinh kế cho ngƣời dân trong
khu vực ATK Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
• Đánh giá thu nhập của hộ giữa các vùng
• So sánh cấu thu nhập của hộ giữa các vùng
• Sự tham gia và các nguồn doanh thu
• Sử dụng tài nguyên rừng phân theo nhóm hộ
• Nhận thức về các hoạt động gây ô nhiễm
• Sự thay đổithu nhập của hộ theo đánh giá của ngƣời dân
• Sự chuyển dịch kinh tế giữa các nhóm hộ
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
• Đánh giá tác động các nguồn lực tại địa bàn nghiên cứu
3. Đốitƣợng nghiên cứuvà phạm vi nghiêncứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
• Các hộ nông dân sinh sống trong khu vực ATK Định Hóa tỉnh Thái
Nguyên.
• Môi trƣờng tự nhiên và xã hội thuộc khu vực ATK Định Hóa.
• Các nguồn lực tại khu vực ATK Định Hóa.
• Các hoạt động sản xuất, kinh doanh giữa các nhóm hộ nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu trên phạm vi 03 xã là: Xã Phú Đình, xã Bảo
Cƣờng, xã Quy Kỳ thuộc khu vực ATK huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
Về thời gian: Nghiên cứu từ ngày 01/06/2008đến ngày30/08/2010
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá tác động trong thay đổi sinh kế của
ngƣời dân thuộc khu vực ATK Định Hóa tỉnh Thái Nguyên thông qua các
hoạt động hỗ trợ của dự án. Xem xét khả năng duy trì và phát triển các nguồn
lực: Nguồn lực tự nhiên, nguồn lực về con ngƣời, nguồn lực về xã hội, nguồn
lực về vật chất, nguồn lực tài chính của các hộ gia đình trên địa bàn nghiên
cứu. Từ việc nghiên cứu đó đề xuất các giải pháp để sử dụng và phát triển bền
vững các nguồn lực nói trên.
Giới thiệu phƣơng pháp luận mới trong đánh giá sinh kế thông qua các
chỉ số (Indicators). Phần nghiên cứu này tác giả tham khảo thông qua các
chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu và phát triển rừng thế giới.
5. Kết cấucủa luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo luận văn đƣợc
chia thành 3 chƣơngcụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quantàiliệu nghiên cứu và phương phápnghiêncứu
Chƣơng 2: Thực trạng việc duy trì và bảo vệ rừng trong khu vực ATK
huyện Định Hóa.
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3: Giảipháp chủ yếu nhằm duytrì và bảo vệ trong khu vực ATK
huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học về phát triển bền vững
1.1.1.Cơ sở lý luận
1.1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững
Năm 1992: Tại Rio de Janeiro, Brasil là nơi đăng cai tổ chức Hội nghị
thƣợng đỉnh về Trái đất, tên chính thức là Hội nghị về Môi trƣờng và Phát
triển của Liên hiệp quốc (UNCED). Tại đây, các đại biểu tham gia đã thống
nhất những nguyên tắc cơ bản và phát động một chƣơng trình hành động vì sự
phát triển bền vững có tên Chƣơng trình Nghị sự 21 (Agenda 21). Với sự
tham gia của đại diện hơn 200 nƣớc trên thế giới cùng một số lƣợng lớn các tổ
chức phi chính phủ, hội nghị đã đƣa ra bản Tuyên ngôn Rio về môi trƣờng và
phát triển cũng nhƣ thông qua một số văn kiện nhƣ hiệp định về sự đa dạng
sinh học, bộ khung hiệp định về sự biến đổi khí hậu, quản lý, bảo tồn rừng tự
nhiên.
Năm 2002: Hội nghị thƣợng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững nhóm
họp tại Johannesburg, Nam Phi là dịp cho các bên tham gia nhìn lại những
việc đã làm trong suốt 10 năm qua theo phƣơng hƣớng mà Tuyên ngôn Rio và
Chƣơng trình Nghị sự 21 đã vạch ra, tiếp tục tiến hành với một số mục tiêu
đƣợc ƣu tiên. Những mục tiêu này bao gồm xóa nghèo đói, phát triển những
sản phẩm tái sinh hoặc thân thiện với môi trƣờng nhằm thay thế các sản phẩm
gây ô nhiễm, bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hội nghị
cũng đề cập tới chủ đề toàn cầu hóa gắn với các vấn đề liên quan tới sức khỏe
và phát triển. Các đại diện của các quốc gia tham gia hội nghị cũng cam kết
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phát triển chiến lƣợc về phát triển bền vững tại mỗi quốc gia trƣớc năm 2005.
Việt Nam cũng đã cam kết và bắt tay vào hành động với Dự án VIE/01/021
"Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chƣơng trình Nghị sự 21 của Việt Nam" bắt
đầu vào tháng 11/2001 và kết thúc vào tháng 12/2005 nhằm tạo tiền đề cho
việc thực hiện Chƣơng trình Nghị sự 21 của Việt Nam.
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nảy sinh từ sau cuộc khủng
hoảng môi trƣờng, do đó cho đến nay chƣa có một định nghĩa nào đầy đủ và
thống nhất. Sau đây là một số định nghĩa của Khoa học Môi trƣờng về phát
triển bền vững:
Theo Hội đồng thế giới về môi trƣờng và phát triển (World Commission
and Environment and Development, WCED) thì “phát triển bền vững là sự
phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của
các thế hệ tƣơng lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”.
Phát triển bền vững là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ƣu các lợi ích
kinh tế và xã hội trong hiện tại nhƣng không hề gây hại cho tiềm năng của
những lợi ích tƣơng tự trong tƣơng lai [1].
Định nghĩa này bao gồm hai nội dung then chốt: Các nhu cầu của con
ngƣời và những giới hạn đối với khả năng của môi trƣờng đáp ứng các nhu
cầu hiện tại và tƣơng lai của con ngƣời.
Phát triển bền vững là mô hình phát triển trên cơ sở ứng dụng hợp lý và
tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu của con
ngƣời thế hệ hiện nay mà không làm hại cho thế hệ mai sau [2].
Phát triển bền vững là mục tiêu của tăng trƣởng kinh tế làm giảm sự khai
thác tài nguyên cho phát triển kinh tế, sự suy thoái môi trƣờng trong tƣơng lai
và làm giảm sự đói nghèo.
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phát triển bền vững bao gồm sự thay đổi công nghệ hiện đại, công nghệ
sạch, công nghệ có hiệu quả hơn nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên hoặc
từ sản phẩm kinh tế - xã hội.
Muốn vậy, phải giải quyết các mâu thuẫn nhƣ sản xuất - nhu cầu - tài
nguyên thiên nhiên và phân phối, vốn đầu tƣ, cũng nhƣ công nghệ tiên tiến
cho sản xuất.
Các nƣớc trên thế giới đều có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên; điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, đƣa đến hiện tƣợng có nƣớc giàu
và nƣớc nghèo, nƣớc côngnghiệp phát triển và nƣớc nông nghiệp. Do đó, cần
xem xét bốn vấn đề chính đó là: con ngƣời, kinh tế, môi trƣờng và công nghệ,
qua đó phân tích phát triển bền vững và có đạt đƣợc mục tiêu phát triển bền
vững.
Về kinh tế, phát triển bền vững bao hàm việc cải thiện giáo dục, chăm lo
sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ em, chăm lo sức khoẻ cho cộng đồng, tạo ra sự
công bằng về quyền sử dụng ruộng đất, đồng thời xóa dần sự cách biệt về thu
nhập cho mọi thành viên trong cộng đồng xã hội.
Về con ngƣời, để đảm bảo phát triển bền vững cần thiết nâng cao trình
độ văn hoá, khoa học kỹ thuật cho ngƣời dân, nhờ vậy ngƣời dân sẽ tích cực
tham gia bảo vệ môi trƣờng cho sự phát triển bền vững. Muốn vậy phải đào
tạo một độingũ các nhà giáo đủ về số lƣợng, cũng nhƣ các thầy thuốc, các kỹ
thuật viên, các chuyên gia, các nhà khoa học trong mọi lĩnh vực của đời sống
kinh tế xã hội.
Về môi trƣờng, phát triển bền vững đòi hỏi phải sử dụng bền vững tài
nguyên nhƣ đất trồng, nguồn nƣớc, khoáng sản… đồng thời, phải chọn lựa kỹ
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao sản lƣợng, cũng nhƣ mở rộng sản
xuất đáp ứng nhu cầu của dân số tăng nhanh.
Phát triển bền vững đòi hỏi không làm thoái hoá các ao hồ, sông ngòi,
các hoạt động uy hiếp đời sống sinh vật hoang dã, không lạm dụng hoá chất
bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, không gây nhiễm độc nguồn nƣớc, không
khí và lƣơng thực.
Về công nghệ, phát triển bền vững là giảm thiểu tiêu thụ năng lƣợng và
sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, áp dụng có hiệu quả
các loại hình công nghệ sạch trong sản xuất. Trong sản xuất công nghiệp cần
đạt mục tiêu ít chất thải hoặc chất gây ô nhiễm môi trƣờng, tái sử dụng các
chất thải, ngăn ngừa các chất khí thải công nghiệp làm suy giảm tầng ozon
bảo vệ trái đất.
Phát triển bền vững và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội - văn hoá -
môi trƣờng. Mỗi mục tiêu phát triển có vị trí riêng của nó, song nó đƣợc gắn
với mục tiêu khác. Sự hoà nhập hài hoà hữu cơ này tạo nên sự phát triển tối
ƣu cho cả nhu cầu hiện tại và tƣơng lai vì xã hội loài ngƣời.
Phát triển bền vững theo Brundtland
(Năm 1984: Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã ủy nhiệm cho bà Gro
Harlem Brundtland, khi đó là Thủ tướng Na Uy, quyền thành lập và làm chủ
tịch Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (World Commission on
Environment and Development-WCED), nay còn được biết đến với tên Ủy
ban Brundtland. Tới nay, ủy ban này đã được ghi nhận có những công hiến
rất giá trị cho việc đẩy mạnh sự phát triển bền vững.)
Theo Ủy ban Brundtland: "Phát triển bền vững là sự phát triển thoả
mãn những nhu cầu của hiện tại và không phƣơng hại tới khả năng đáp ứng
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai. Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào
nguồn tài nguyên đƣợc tái tạo tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự
đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của
con ngƣời, động vật và thực vật. Qua các bản tuyên bố quan trọng, khái niệm
này tiếp tục mở rộng thêm và nội hàm của nó không chỉ dừng lại ở nhân tố
sinh thái mà còn đi vào các nhân tố xã hội, con ngƣời, nó hàm chứa sự bình
đẳng giữa những nƣớc giàu, nghèo và giữa các thế hệ. Thậm chí nó còn bao
hàm sự cần thiết giải trừ quân bị, coi đây là điều kiện tiên quyết nhằm giải
phóng nguồn tài chính cần thiết để áp dụng khái niệm phát triển bền vững.
Theo ý kiến tác giả sẽ thống nhất khái niệm về phát triển bền vững theo
khái niệm của Hội đồng thế giới về môi trƣờng và phát triển (World
Commission and Environment and Development, WCED): “Phát triển bền
vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả
năng của các thế hệ tƣơng lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”.
1.1.1.2. Xu hướng phát triển bền vững
Khái niệm “Phát triển bền vững” đƣợc biết đến ở Việt Nam vào khoảng
cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam khá muộn
nhƣng nó lại sớm đƣợc thể hiện ở nhiều cấp độ.
Về mặt học thuật, thuật ngữ này đƣợc giới khoa học nƣớc ta tiếp thu
nhanh. Đã có hàng loạt công trình nghiên cứu liên quan mà đầu tiên phải kể
đến là công trình do giới nghiên cứu môi trƣờng tiến hành nhƣ "Tiến tới môi
trƣờng bền vững” (1995) của Trung tâm tài nguyên và môi trƣờng, Đại học
Tổng hợp Hà Nội [3]. Công trình này đã tiếp thu và thao tác hoá khái niệm
phát triển bền vững theo báo cáo Brundtland nhƣ một tiến trình đòi hỏi đồng
thời trên bốn lĩnh vực: Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt nhân văn,
bền vững về mặt môi trƣờng, bền vững về mặt kỹ thuật. "Nghiên cứu xây
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt Nam - giai đoạn I”
(2003) do Viện Môi trƣờng và phát triển bền vững, Hội Liên hiệp các Hội
Khoa học kỹ thuật Việt Nam tiến hành [4].
Trên cơ sở tham khảo bộ tiêu chí phát triển bền vững của Brundtland và
kinh nghiệm các nƣớc: Trung Quốc, Anh, Mỹ, Đức, Pháp... các tác giả đã đƣa
ra các tiêu chí cụ thể về phát triển bền vững đối với một quốc gia là bền vững
kinh tế, bền vững xã hội và bền vững môi trƣờng, đồng thời cũng đề xuất một
số phƣơng án lựa chọn bộ tiêu chí phát triển bền vững cho Việt Nam. "Quản
lý môi trƣờng cho sự phát triển bền vững (2000) do Lƣu Đức Hải và cộng sự
tiến hành đã trình bày hệ thống quan điểm lý thuyết và hành động quản lý môi
trƣờng cho phát triển bền vững [5]. Công trình này đã xác định phát triển bền
vững qua các tiêu chí: Bền vững kinh tế, bền vững môi trƣờng, bền vững văn
hoá, đã tổng hợp từ nhiều mô hình phát triển bền vững nhƣ mô hình 3 vòng
tròn kinh kế, xã hội, môi trƣờng giao nhau của Jacobs và Sadler (1990), mô
hình tƣơng tác đa lĩnh vực kinh tế, chính trị, hành chính, công nghệ, quốc tế,
sản xuất, xã hội của WCED (1987), mô hình liên kết hệ thống kinh tế, xã hội,
sinh thái của Villen (1990), mô hình 3 nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội, môi
trƣờng của ngân hàng thế giới (World Bank).
Chủ đề này cũng đƣợc bàn luận sôi nổi trong giới khoa học xã hội với
các công trình nhƣ "Đổi mới chính sách xã hội - Luận cứ và giải pháp" (1997)
của Phạm Xuân Nam [6]. Trong công trình này, tác giả làm rõ 5 hệ chỉ báo
thể hiện quan điểm phát triển bền vững: Phát triển xã hội, phát triển kinh tế,
bảo vệ môi trƣờng, phát triển chính trị, tinh thần, trí tuệ, và cuối cùng là dự
báo quốc tế về phát triển.
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.1.1.3. Nguyên lý chung về quản lý rừng bền vững
Trong khi khái niệm “bền vững” đƣợc thế giới bắt đầu sử dụng từ những
năm đầu thế kỷ 18 để chỉ lƣợng gỗ lấy ra khỏi rừng không vƣợt quá lƣợng gỗ
mà rừng có thể sinh ra, tạo tiền đề cho quản lý rừng bền vững sau này thì ở
Việt Nam mãi đến cuối thế kỷ 20 mới dùng khái niệm “Điều chế rừng” để
quản lý, kinh doanh lâm nghiệp với hy vọng sản lƣợng rừng đƣợc duy trì ở
những lần khai thác tiếp theo. Phƣơng án điều chế rừng đầu tiên của Việt
Nam (đƣợc thực hiện 7/1989) là Phƣơng án điều chế rừng lâm trƣờng Mã Đà
(Đồng Nai) với sự trợ giúp của chuyên gia nƣớc ngoài (Dự án VIE/82/002 do
UNDP/FAO trợ giúp) để phát triển Phƣơng thức điều chế rừng ở Việt Nam.
Nhiệm vụ chính là xây dựng một mẫu phƣơng án tiêu chuẩn; hƣớng dẫn lập
kế hoạch điều chế và đƣa ra những đề xuất cho việc điều chế rừng lâm trƣờng
Mã Đà. Cho đến nay, ngành lâm nghiệp vẫn đang dùng thuật ngữ “Điều chế
rừng”, coi nó nhƣ một công cụ, một phƣơng pháp truyền thống để quản lý
rừng của các chủ rừng. Nghĩa là, tất cả các chủ rừng cho đến nay đều quản lý
rừng theo cách lập phƣơng án điều chế đƣợc thực hiện theo những quy định
tại Quyết định 40/2005/QĐ-BNN, ngày 7/7/2005 của Bộ NN-PTNT về Quy
chế khai thác gỗ và lâm sản khác.
Mặc dù khái niệm quản lý rừng bền vững đã có từ những năm cuối thập
kỷ 80 của thế kỷ 20 và không ngừng phát triển nhƣng đến nay đối với cán bộ
lâm nghiệp khái niệm này vẫn còn khá mơ hồ về mục đích và các hoạt động
của quản lý rừng bền vững. Thật vậy, một kết quả điều tra mới đây của
ORGUT cho thấy: có 85% số ngƣời đƣợc phỏng vấn trả lời là có biết về thuật
ngữ Quản lý rừng bền vững. Nhƣng khi hỏi tiếp theo là: Những hoạt động
chính để tiến tới quản lý rừng bền vững là gì? thì có tới 75 % trong số đó trả
lời là không biết (Báo cáo Đánh giá nhu cầu đào tạo về quản lý rừng bền vững
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
của Việt Nam do ORGUT thực hiện trong khuôn khổ Chƣơng trình quản lý
bền vững rừng tự nhiên và tiếp thị lâm sản - GTZ tài trợ).
Trong thời gian gần đây, quản lý rừng bền vững (QLRBV) đã trở thành
một nguyên tắc đối với quản lý kinh doanh rừng đồng thời cũng là một tiêu
chuẩn mà quản lý kinh doanh rừng phải đạt tới. Hiện tại có hai định nghĩa
đang đƣợc sử dụng ở Việt Nam.
Theo ITTO (tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế), QLRBV là quá trình quản lý
những lâm phận ổn định nhằm đạt đƣợc một hoặc nhiều hơn những mục tiêu
quản lý rừng đã đề ra một cách rõ ràng, nhƣ đảm bảo sản xuất liên tục những
sản phẩm và dịch vụ mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di
truyền và năng suất tƣơng lai của rừng và không gây ra những tác động không
mong muốn đốivới môi trƣờng tự nhiên và xã hội.
Theo Tiến trình Hensinki, QLRBV là sự quản lý rừng và đất rừng theo
cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả
năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong quá trình
thực hiện và trong tƣơng lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của
rừng ở cấp địa phƣơng, cấp quốc gia và toàn cầu và không gây ra những tác
hại đối với hệ sinh thái khác. 1
Các định nghĩa trên, nhìn chung tƣơng đối dài dòng nhƣng tựu trung lại
có mấy vấn đề chính sau:
Quản lý rừng ổn định bằng các biện pháp phù hợp nhằm đạt các mục tiêu
đề ra (sản xuất gỗ nguyên liệu, gỗ gia dụng, lâm sản ngoài gỗ...; phòng hộ
1
Bộ NN&PTNT: Cẩm nang ngành lâm nghiệp năm 2006-Chương Quản lý rừng bền vững tại trang web
http://www.vietnamforestry.org.vn/libraryfolder/Quan%20ly%20rung%20ben%20vung.pdf
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
môi trƣờng, bảo vệ đầu nguồn, bảo vệ chống cát bay, chống sạt lở đất...; bảo
tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài, bảo tồn các hệ sinh thái...).
Bảo đảm sự bền vững về kinh tế, xã hộivà môi trƣờng, cụthể:
Bền vững về kinh tế là bảo đảm kinh doanh rừng lâu dài liên tục với
năng suất, hiệu quả ngày càng cao (không khai thác lạm vào vốn rừng; duy trì
và phát triển diện tích, trữ lƣợng rừng; áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm
tăng năng suất rừng).
Bền vững về mặt xã hội là bảo đảm kinh doanh rừng phải tuân thủ các
luật pháp, thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội, bảo đảm quyền hạn
và quyền lợi cũng nhƣ mối quan hệ tốt với nhân dân, với cộng đồng địa
phƣơng.
Bền vững về môi trƣờng là bảo đảm kinh doanh rừng duy trì đƣợc khả
năng phòng hộ môi trƣờng và duy trì đƣợc tính đa dạng sinh học của rừng,
đồng thời không gây tác hại đối với các hệ sinh thái khác.
 Các nguyên lý quản lý rừng bền vững
Nguyên lý thứ nhất là: Sự bình đẳng giữa các thế hệ trong sử dụng tài
nguyên rừng:
Cuộc sống con ngƣời luôn gắn với sử dụng tài nguyên thiên nhiên và để
sử dụng nó, chúng ta cần phải bảo vệ nó vì tài nguyên thiên nhiên không phải
là vô tận.Theo định nghĩa Brundtlan thì phát triển bền vững là “sự phát triển
đáp ứng đƣợc các nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hƣởng đến các khả
năng của các thế hệ tƣơng lai đáp ứng đƣợc các nhu cầu của họ” 2
.
2
WCED(World Commission on EnvironmentandDevelopment)1987.OurCommon Future.Oxford University
Press,Oxford.
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Vấn đề chìa khoá để bảo đảm nguyên lý bình đẳng giữa các thế hệ trong
quản lý tài nguyên rừng là bảo đảm năng suất và các điều kiện tái sinh của
nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo này. Một trong những nguyên tắc cần
tuân thủ là tỷ lệ sử dụng lâm sản không đƣợc vƣợt quá khả năng tái sinh của
rừng.
Nguyên lý thứ hai là: Trong quản lý tài nguyên rừng bền vững, sự phòng
ngừa, nó đƣợc hiểu là: ở đâu có những nguy cơ suy thoái nguồn tài nguyên
rừng và chƣa có đủ cơ sở khoa học thì chƣa nên sử dụng biện pháp phòng
ngừa suy thoái về môi trƣờng.
Nguyên lý thứ ba là: Sự bình đẳng và công bằng trong sử dụng tài
nguyên rừng cùng thế hệ : Đây là một vấn đề khó, bởi vì trong khi cố tạo ra sự
công bằng cho các thế hệ tƣơng lai thì chúng ta vẫn chƣa tạo đƣợc những cơ
hội bình đẳng cho những ngƣời sống ở thế hệ hiện tại. Rawls, 19713
cho
rằng, sự bình đẳng trong cùng thế hệ hàm chứa hai khía cạnh:
- Tất cả mọi ngƣời đều có quyền bình đẳng về sự tự do thích hợp trong
việc đƣợc cung cấp các tài nguyên từ rừng;
- Sự bất bình đẳng trong xã hội và kinh tế chỉ có thể đƣợc tồn tại nếu:
(a) sự bất bình đẳng này là có lợi cho nhóm ngƣời nghèo trong xã hội và (b)
tất cả mọi ngƣời đều có cơ hội tiếp cận nguồn tài nguyên rừng nhƣ nhau.
Nguyên lý thứ tƣ là tính hiệu quả. Tài nguyên rừng phải đƣợc sử dụng
hợp lý và hiệu quả nhất về mặt kinh tế và sinh thái.
3
Rawls, J.1971: A Theory ofJustice.HorwoodUniversityPress,Cambridge.
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.1.1.4. Mối quan hệgiữa quản lýrừng với sinh kế của ngườidân
Theo Trung tâm nuôi trồng Thuỷ sản Châu Á Thái Bình Dƣơng
(NACA): Một sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (cửa hàng, nguồn
tài nguyên, đất đai, đƣờng xá..) và các hoạt động cần có để kiếm sống [7].
Kết quả của sinh kế là những thay đổi có lợi cho đời sống kinh tế - xã
hội của cộng đồng. Nhờ các chiến lƣợc sinh kế mang lại cụ thể là thu nhập
cao hơn, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần, cuộc sống ổn định hơn, giảm
rủi ro, đảm bảo tốt hơn an toàn lƣơng thực và sử dụng bền vững hơn nguồn tài
nguyên thiên nhiên.
a) Khái niệm và phƣơng pháp tiếp cậnsinh kế bền vững
Thuật ngữ “sinh kế bền vững” đƣợc sử dụng đầu tiên nhƣ là một khái
niệm phát triển vào những năm đầu 1990. Tác giả Chambers và Conway
(1992) định nghĩa về sinh kế bền vững nhƣ sau: Sinh kế bền vững bao gồm
con ngƣời, năng lực và kế sinh nhai, gồm có lƣơng thực, thu nhập và tài sản
của họ. Ba khía cạnh tài sản là tài nguyên, dự trữ, và tài sản vô hình nhƣ dƣ
nợ và cơ hội. Sinh kế bền vững khi nó bao gồm hoặc mở rộng tài sản địa
phƣơng và toàn cầu mà chúng phụ thuộc vào và lợi ích ròng tác động đến sinh
kế khác. Sinh kế bền vững về mặt xã hội khi nó có thể chống chịu hoặc hồi
sinh từ những thay đổi lớn và có thể cung cấp cho thế hệ tƣơng lai.
Sinh kế bền vững: Một sinh kế đƣợc xem là bền vững khi nó phải phát
huy đƣợc tiềm năng của con ngƣời để từ đó sản xuất và duy trì phƣơng tiện
kiếm sống của họ. Nó phải có khả năng đƣơng đầu và vƣợt qua áp lực cũng
nhƣ các thay đổibất ngờ.
Sinh kế bền vững không đƣợc khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trƣờng
hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại và tƣơng lai. Trên thực tế thì nó nên thúc
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đẩy sự hoà hợp giữa chúng và mang lại những điều tốt đẹp cho các thế hệ
tƣơnglai.
Sinh kế bền vững, nếu theo nghĩa này phải hội tụ đủ những nguyến tắc
sau: Lấy con ngƣời làm trung tâm, dễ tiếp cận, có sự tham gia của ngƣời dân,
xây dựng dựa trên sức mạnh con ngƣời và đối phó với các khả năng dễ bị tổn
thƣơng, tổng thể, thực hiện ở nhiều cấp, trong mối quan hệ với đối tác, bền
vững và năng động.
Theo DFID (1999), một sinh kế bao gồm 3 thành tố chính: Nguồn lực và
khả năng mà con ngƣời có đƣợc , chiến lƣợc sinh kế và kết quả sinh kế.
Các nguồn lực và khả năng mà con ngƣời có, đƣợc xem là các vốn hay
tài sản sinh kế bao gồm 5 loại sau:
- Vốn con ngƣời: bao gồm kỹ năng, kiến thức và sự giáo dục của từng cá
nhân và các thành viên trong gia đình, sức khỏe, thời gian và khả năng làm
việc để họ đạt đƣợc những kết quả sinh kế.
- Vốn xã hội: đề cập đến mạng lƣới và mối quan hệ xã hội, các tổ chức
xã hội và các nhóm chính thức cũng nhƣ phi chính thức mà con ngƣời tham
gia để từ đó đƣợc những cơ hội và lợi ích khác nhau.
- Vốn tự nhiên: là các cơ sở các nguồn lực tự nhiên (của một hộ hoặc
một cộng đồng) mà con ngƣời trông cậy vào, ví dụ nhƣ đất đai, mùa màng,
vật nuôi, rừng, nƣớc và các nguồn tài nguyên ven biển.
- Vốn tài chính: là các nguồn lực tài chính mà con ngƣời có đƣợc nhƣ
nguồn thu nhập tiền mặt và các loại hình tiết kiệm khác nhau, tín dụng và các
luồng thu nhập tiền mặt khác nhƣ lƣơng hƣu, tiền do thân nhân gửi về hay
những trợ cấp của nhà nƣớc.
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Vốn vật chất: bao gồm các công trình hạ tầng và xã hội cơ bản và các
tài sản của hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế, nhƣ giao thông, hệ thống cấp nƣớc
và năng lƣợng, nhà ở và cá đồ dùng, dụng cụ trong gia đình.
Chiến lƣợc sinh kế là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp, sử
dụng và quản lý các nguồn vốn sinh kế của ngƣời dân nhằm để kiếm sống
cũng nhƣ đạt đƣợc mục tiêu và ƣớc vọng của họ. Những lựa chọn và quyết
định của ngƣời dân cụ thể nhƣ là: Quyết định đầu tƣ vào loại nguồn vốn hay
tài sản sinh kế; Qui mô của các hoạt động để tạo thu nhập mà họ theo đuổi;
Cách thức họ quản lý và bảo tồn các tài sản sinh kế; Cách thức họ thu nhận và
phát triển những kiến thức, kỹ năng cần thiết để kiếm sống; Họ đối phó nhƣ
thế nào với rủi ro, những cú sốc và những cuộc khủng hoảng ở nhiều dạng
khác nhau; và họ sử dụng thời gian và công sức lao động mà họ có nhƣ thế
nào để làm đƣợc những điều trên;...
Những mục tiêu và ƣớc nguyện đạt đƣợc là những kết quả sinh kế - đó là
những điều mà conngƣời muốn đạt đƣợc trong cuộc sống cả trƣớc mắt và lâu
dài, bao gồm:
- Sự hƣng thịnh hơn: Thu nhập cao và ổn định hơn, cơ hội việc làm tốt
hơn; kết quả của những công việc mà ngƣời dân đang thực hiện tăng lên và
nhìn chung lƣợng tiền của hộ gia đình thu đƣợc gia tăng.
- Đời sống đƣợc nâng cao: Ngoài tiền và những thứ mua đƣợc bằng tiền,
ngƣời ta còn đánh giá đời sồng bằng giá trị của những hàng hóa phi vật chất
khác. Sự đánh giá về đời sống của ngƣờidân chịu ảnh hƣởng bởi rất nhiều các
yếu tố, ví dụ nhƣ căn cứ vào vấn đề giáo dục và y tế cho các thành viên gia
đình đƣợc đảm bảo, các điều kiện sống tốt, khả năng tiếp cận các dịch vụ tốt,
sự an toàn của đời sống vật chất.
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Khả năng tổn thƣơng đƣợc giảm: Ngƣời nghèo luôn phải luôn sống
trong trạng thái dể bị tổn thƣơng. Do vậy, sự ƣu tiên của họ có thể là tập trung
cho việc bảo vệ gia đình khỏi những đe dọa tiềm ẩn, thay vì phát triển tối đa
những cơ hội của mình. Việc giảm khả năng tổn thƣơng có trong ổn định giá
cả thị trƣờng, an toàn sau các thảm họa, khả năng kiểm soạt dịnh bệnh gia
súc, vâng vâng.
- An ninh lƣơng thực đƣợc cũng cố: An ninh lƣơng thực là một cốt lõi
trong sự tổn thƣơng và đói nghèo. Việc tăng cƣờng an ninh lƣơng thực có thể
đƣợc thực hiện thông qua qua đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên
đất, nâng cao và ổn định thu hoạch mùa màng, đa dạng hóa các loại cây lƣơng
thực vv.
- Sử dụng bền vững hơn cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên: Sự bền
vững môi trƣờng là một mối quan tâm lớn mang ý nghĩa quan trọng và hỗ trợ
cho các kết quả sinh kế khác. Sinh kế của con ngƣời phụ thuộc vào khối
lƣợng và chất lƣợng của những nguồn vốn mà họ có hoặc có thể tiếp cận.
Một sinh kế đƣợc xem là bền vững khi con ngƣời có thể đối phó và
những phục hồi từ những áp lực và các cú sốc đồng thời có thể duy trì hoặc
nâng cao khả năng và tài sản cả ở hiện tại lẫn trong tƣơng lai mà không gây
tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các thành tố của một sinh
kế có mối quan hệ nhân quả và chiến lƣợc sinh kế của con ngƣời chịu sự tác
động bởi các yếu tố bên ngoài. Điều này đƣợc thể hiện trong khung phân tích
sinh kế dƣớiđây (DIFID,....):
Sơ đồ 1.1: Khung phân tíchsinh kế
18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nguồn: theo DFID (2003)
b) Vai trò của rừng đối với sinh kế của ngƣờidân
Tài nguyên rừng bao gồm đất rừng, bải chăn thả gia súc, cây cối, động
vật rừng, các nguồn lâm sản khác và dƣợc liệu, nguồn gen, nguồn nƣớc,...
đƣợc xem là tài sản sinh kế (vốn tự nhiên) của mỗi hộ dân và cả cộng động.
Xét trong mối quan hệ với các nguồn lực khác, tài nguyên rừng là nguồn lực
tạo ra các nguồn lực khác: Bán sản phẩm thu lƣợm từ rừng sẽ cho những
khoản tiền mặt, bổ sung cho nguồn lực tài chính; Quản lý và sử dụng tài
nguyên rừng dƣới hình thức cộng đồng làm tăng mối liên kết và quan hệ giữa
các cá nhân, bổ sung cho nguồn vốn xã hội.
Rừng là trung tâm sự sống của conngƣời chừng nào con ngƣời còn sống
trên trái đất. (Bishop, 1999). Rừng mang lại nhiều lợi ích không những cho
địa phƣơng mà còn cho quốc gia và cả thế giới.
19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Rừng là nơi sinh sống cho hơn 200 triệu ngƣời ở vùng nhiệt đới (Brown
et al, 1991). Họ có thể là những ngƣời dân sống ở vùng rừng qua nhiều thế hệ,
mới chuyển đến nhƣ là ngƣời đến định cƣ hoặc là sống tạm, hoặc là ngƣờinơi
khác đến để khai thác rừng.
Rừng cung cấp gỗ và năng lƣợng cho con ngƣời. Giá trị các loại sản
phẩm gỗ đƣợc buôn bán trên thị trƣờng thế giới hàng năm lên đến 36000 triệu
USD. Ƣớc tính của FAO vào năm 1990, lƣợng tiêu thụ củi đốt và than củi của
cả thế giới lên đến 1800 triệu m3 (FAO, 1992a).
Rừng cung cấp các sản phẩm ngoài gỗ bao gồm thực phẩm, thảo dƣợc,
nhựa, sợi, thức ăn cho gia súc và những sản phẩm cần thiết khác. Số liệu
điều tra ở Camerun, Côte D‟lvoire, Ghana và Liberia cho thấy động vật rừng
chiếm từ 70 – 90% tổng lƣợng protêin động vật đƣợc tiêu thụ (FAO, 1993g).
Theo một nghiên cứu của Sounthone Ketphanh (Lào), ngƣời dân nông
thôn dùng lâm sản để ăn (măng tre nứa, lá một số loại cây, cá suối và thịt
chim thú), làm vật liệu xây dựng(mây tre, cây quanh vƣờn, lá lợp ), công cụ
săn bắn và canh tác . Với 90% dân cƣ sống ở vùng nông thôn có đến 50% thu
nhập của các hộ dân nông thôn là từ lâm sản ngoài gỗ.
Rừng mang lại những lợi ích về môi trƣờng cho con ngƣời. Rừng có
chức năng bảo vệ môi trƣờng không những ở địa phƣơng mà còn cả khu vực.
ở những vùng có độ dốc cao, rễ cây rừng có tầm quan trọng trong việc ngăn
chặn xói mòn, sạt lở đất.
Rừng giúp ngăn cản gió, giữ và điều hòa lƣợng nƣớc mƣa và nƣớc ngầm.
Trong hệ thống canh tác nông nghiệp, rừng giúp duy trì độ màu mở của đất
thông qua chu trình dinh dƣỡng của cây rừng. Rừng tạo bóng mát, điều hòa
nhiệt độ và độ ẩm không khí.
20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Rừng là nơi phát triển các dịch vụ khác nhƣ du lịch sinh thái, khu nghĩ
mát, địa điểm giải trí, ... Nó còn là nơi chứa đựng nguồn gen không những có
giá trị kinh tế mà còn có giá trị khoa học và xã hội. Nguồn gen này luôn luôn
đƣợc táitạo và nó có thể đƣợc sử dụng mãimãinếu nhƣ đƣợc quản lý tốt.
Rừng có ý nghĩa quan trọng nhƣ là một nguồn tiết kiệm và sự bảo đảm
cho ngƣời nghèo đối phó với những rủi ro và bất thƣờng xảy ra. Rừng cung
cấp sản phẩm bù đắp sự thiếu hụt ở thời kỳ giáp hạt (vụ). Những bất thƣờng
xảy ra trong cuộc sống nhƣ điều trị bệnh, ma chay, xây dựng nhà cửa, .... yêu
cầu một lúc lƣợng tiền lớn. Cây rừng có thể mang lại cho những ngƣời nghèo
một khoản tiền lớn để họ có thể đáp ứng yêu cầu này. (Chambers, 1986).
ở Việt Nam, rừng và đất rừng chiếm 3/4 diện tích tự nhiên của Việt
Nam, là nơi sinh sống của hơn 2/3 dân số cả nƣớc (Qui, 1994). 75% dân số
cả nƣớc sống phụ thuộc vào nông nghiệp và rừng nhƣ là nguồn sống chủ yếu.
Dân số ngày càng tăng tạo ra áp lực lớn lên tài nguyên rừng, nhu cầu về các
sản phẩm rừng ngày càng cao (Rambo và Cúc, 1996).
Mặc dụ đã có những tiến bộ đáng kể trong sản xuất lƣơng thực, sau
nhiều năm thiếu hụt lƣơng thực, Việt Nam đã trở thành nƣớc xuất khẩu gạo
đứng thứ 3 thế giới, nhƣng những tiến bộ này chỉ giới hạn chủ yếu ở vùng
đồng bằng có hệ thông thủy lợi tốt. Hàng triệu ngƣời nông dân ở vùng miền
núi vẫn còn đối mặt với sự thiếu hụt lƣơng thực. Sản xuất nông nghiệp ở vùng
miền núi vẫn còn nhiều hạn chế lớn. Điều này đã làm cho ngƣời dân vùng núi
phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng nhƣ là nguồn sống của họ ( Mittelman,
1997) Nghèo đói và kém phát triển ở Việt Nam đã làm cho ngƣời nghèo ở
nông thôn và và cả Nhà nƣớc phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên rừng
nhƣ là một nguồn thu nhập. Trong 50 năm qua, sự khai thác và sử dụng tài
21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nguyên rừng quá mức là một trong những nguyên nhân làm phá hủy gần một
nữa tài nguyên rừng của cả nƣớc (GoV and GEF, 1994).
Thực phẩm từ rừng nhƣ thịt động vật rừng, măng tre, củ quả, mật ong và
nấm đƣợc sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Rất nhiều loài cây lấy cũ, cây
rau và những sản phẩm rừng khác đƣợc sử dụng làm thức ăn trong thời kỳ
giáp hạt hoặc thiếu hụt lƣơng thực trầm trọng. ở nhiều vùng nông thôn Việt
Nam, ngƣời dân phu thuộc hoàn toàn vào rừng nhƣ là nguồn lƣơng thực, thức
ăn cho gia súc trong thời gian 4 tháng hoặc hơn trong năm (Gamelgaard,
1990; Mao 1987).
Theo tác giá Lƣơng Văn Tiến (1991), ở nƣớc ta ƣớc tính có 23 triệu tấn
củi đƣợc tiêu thụ hàng năm. Nhiều vùng miền núi ở nƣớc ta, nguồn thu nhập
từ việc bán sản phẩm rừng thƣờng cao hơn nguồn thu nhập từ bán các sản
phẩm nông nghiệp nhƣ lúa.
Hoạt động khai thác sản phẩm ngoài gỗ bao gồm việc canh tác, thu
lƣợm, bán và chế biến đã tạo việc làm cho hàng trăm ngàn ngƣời dân.
Theo kết quả điều tra của tác giả Nguyễn Giang Nam năm 2000, cộng
đồng ngƣời dân ở xóm Vành xã Mông Hóa - Kỳ Sơn - tỉnh Hòa đã sử dụng 45
loài Lâm sản ngoài gỗ cho nhu cầu gia đình và bán ra thị trƣờng. Qua tìm hiểu
tập quán khai thác và sử dụng các Lâm sản ngoài gỗ của đồng bào dân tộc
Mnông - xã ĐakR'tih - huyện Dakr - tỉnh Đaklak, Tác giả Huỳnh Văn Phong
đã điều tra xác định đƣợc ngƣời dân ở đây sử dụng 25 loài Lâm sản ngoài gỗ
để ăn, làm công cụ và bán. Theo kết quả điều tra của tác giả Trƣơng Thu về
tình hình sử dụng cây rừng làm thuốc, tác giả đã điều tra đƣợc khoảng 100
loài cây rừng dùng làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh hàng ngày.
22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tóm lại, rừng có vai trò rất quan trọng đối với con ngƣời, đăc biệt là
ngƣời dân sống ở vùng rừng và có cuộc sống phụ thuộc nhiều vào tài nguyên
rừng. Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng không hợp lý của
con ngƣời là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy thoái tài
nguyên.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
1.1.2.1.Một số hoạtđộng của tổ chức GTZ trên thế giới
Tại Indonesia: Dự án cung cấp nƣớc sạch cho nông thôn tại Nusa
Tenggara Timur and Nusa Tenggara Barat. Dự án thực hiện từ tháng 7/2002
đến tháng 12/2008 [22].
Nội dung của dự án: Rất nhiều các khu vực nông thôn của các tỉnh miền
Đông và miền Tây của tỉnh Nusa Tenggara Timur và Nusa Tenggara Barat
của Indonesia chƣa đƣợc cung cấp nƣớc sạch. Hiện tƣợng thiếu nƣớc trầm
trọng trong 8 tháng mùa khô thƣờng xuyên sảy ra, gần nhƣ không có quá trình
xử lý nƣớc thải và điều kiện vệ sinh yếu kém đã làm tăng nhanh số ngƣời bị
mắc bệnh tật làm ảnh hƣởng đến sự phát triển chung của khu vực.
Mục tiêu của dự án:
Ngƣời dân địa phƣơng tổ chức tự cung cấp hệ thống nƣớc sạch độc lập
dựa trên cơ sở có thể thực hiện đƣợc. Chính quyền địa phƣơng thực hiện theo
sự thành công về tổ chức và quản lý theo chiến lƣợc, kế hoạch và phổ biến
cách làm của họ cho những địa phƣơng khác.
Thực hiện: Dự án đƣợc tài trợ bởi ngân hàng phát triển KfW. KfW có
trách nhiệm xây dựng hệ thống cung cấp nƣớc sạch trong khi đó GTZ liên kết
với các thành viên địa phƣơng trở thành ngƣời đứng ra quản lý, xác nhận sự
cải thiện về hệ thống cung cấp nƣớc tại địa phƣơng. Huấn luyện cách đo
23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lƣờng và cung cấp thông tin về cung cấp nƣớc tại địa phƣơng là cơ sở cho họ
quản lý hệ thống cung cấp nƣớc cả trên phƣơng diện khoa học và tài chính và
thực hiện nó một chách độc lập. Trong trƣờng hợp này, họ trở nên tốt hơn khi
nắm đƣợc tình hình về thực tế cải thiện vệ sinh và sự bảo tồn các tài nguyên.
Dự án cũng chuẩn bị cho lãnh đạo địa phƣơng đối với luật để quản lý việc
cung cấp nƣớc một cách chính xác và phƣơng pháp để bảo tồn tài nguyên.
Kết quả đạtđược:
Đến tháng 10/2005, trên mỗi huyện đã có 10 đơn vị quản lý và 40 tổ
chức sử dụng nƣớc tuân thủ theo luật của từng cấp tại địa phƣơng. Đơn giản
việc cung cấp nƣớc chính xác theo kế hoạch và đƣợc xây dựng với sự tham
gia của ngƣời dân. Ngƣời sử dụng nƣớc máy có thể quản lý tài chính và chi
phí độc lập. Trung bình mỗi ngày lƣợng nƣớc cung cấp tăng tới 40
lít/ngƣời/ngày. Ngƣời dân tham gia cho biết tốt hơn về tầm quan trọng của
việc vệ sinh cá nhân khi dung nƣớc. Những ngƣời trong nhóm sử dụng nƣớc
thƣờng xuyên thảo luận về bảo tồn tài nguyên trong các cuộc họp và thực thi
giảm ô nhiễm đến nguồn tài nguyên nƣớc.
Tại TháiLan
Dự án GTZ tập trung Quản lý hệ thống thông tin để hạn chế ô nhiễm
Công nghiệp thực hiện từ tháng 6/2005 đến tháng 5/2007.
Nội dung:
Các cơ quan của chính phủ thiếu những thông tin chính xác về ảnh
hƣởng đốivới môi trƣờng bởi quá trình công nghiệp hoá và đó chính là cơ hội
lớn để cải thiện trong năng lực quản lý khí thải công nghiệp.
Mục tiêu:
24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đến khi kết thúc dự án, các cơ quan của chính phủ đƣa ra chính sách và
thƣớc đo và đƣợc thực hiện theo các bƣớc sau:
Cơ sở dữ liêụ về môi trƣờng công nghiệp (Không khí, nƣớc, rác thải..)
đối với khu vực đã lựa chọn là phải đƣợc ứng dụng thực tế.
Nhu cầu về việc ứng dụng hệ thống quản lý thông tin cho các khu vực
đƣợc lựa chọn của các côngty vừa và nhỏ để nâng cao hiệu quả sinh thái.
Phương thức tiếp cận:
Tất cả các hoạt động của dự án nhằm giới thiệu hệ thống thông tin hiện
đại nhƣ cơ sở cho việc ra quyết định tốt hơn tại các nhóm mục tiêu khác nhau.
Nhiệm vụ đầu tiên là thực thi một hệ thống thong tin về môi trƣờng tại
Cục công nghiệp để theo theo dõi, phân tích và quản lý có hiệu quả khí thải
công nghiệp.Hệ thống sẽ dựa trên cơ sở dữ liệu lấy từ các báo cáo và từ chính
các nhà máy. Gần đây, các dữ liệu này đƣợc báo cáo và xử lý theo định dạng
tƣơng tự (trên giấy). Kết quả là việc giới thiệu Hệ thống thông tin môi trƣờng
(MIS) ban đầu lại tập trung vào việc nâng cao hiệu quả của các cải cách có
liên quan và của các quy trình xét duyệt. Hơn thế nữa việc này còn giúp cho
Cục công nghiệp có thể kiểm tra độ tin cậy của các dữ liệu đƣợc báo cáo một
cách liên tục và kiểm soát, phân tích sự phát triển của các vấn đề môi trƣờng
công nghiệp theo từng lĩnh vực và khu vực. Các dữ liệu về ô nhiễm công
nghiệp sẽ cung cấp một cách cơ bản cần thiết cho việc hoạch định chính sách
phát triển công nghiệp. Theo quan điểm của lĩnh vực công nghiệp, hệ thống sẽ
nâng cao chất lƣợng dịch vụ công cộng cung cấp từ Cục công nghiệp.
Nhiệm vụ thứ hai tập trung vào việc thực hiện về hệ thống thông tin môi
trƣờng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đã lựa chọn. Đối với tất cả
các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thái Lan, hệ thống thông tin môi trƣờng là
25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
một công cụ hoàn toàn mới. Có rất ít công ty có kinh nghiệm về hệ thống
thông tin môi trƣờng. Hệ thống của hộ tập trung chính vào các vấn đề về tài
chính, nhƣ là sự chiếm lĩnh về nguồn vật chất.
Nhiệm vụ chính thứ hai, các hệ thống của nƣớc này tập trung chủ yếu
vào các vấn đề liên quan đến kế toán, nhƣ việc mua các vật liệu thô và buôn
bán. Hệ thống quản lý thông tin đƣợc dự án phát triển và thúc đẩy sẽ chú
trọng vào phân tích dòng nguyên liệu và cung cấp những thông tin có giá trị
cho những nhà hoạch định, nhằm cải thiện tính hiệu quả kinh tế và tính cạnh
tranh của các công ty. Yếu tố sau sẽ là mấu chốt để khuyến khích các doanh
nghiệp vừa và nhỏ triển khai và sử dụng hiệu quả những hệ thống nhƣ vậy.
Mặc dù ban đầu chỉ có vài công ty trong các phân ngành đƣợc lựa chọn sẽ
giới thiệu MIS, nhƣng các công ty khác chắc chắn sẽ theo sau.
Nhiệm vụ chính thứ ba nêu lên thực tại rằng cho đến nay, hầu nhƣ không
có dịch vụ tƣ vấn sở tại liên quan đến MIS nào cho các SME Thái Lan.
Những dịch vụ này sẽ rất quan trọng nhằm đảm bảo tính bền vững của kế quả
thứ 2, vì các SME sẽ cần nhiều hỗ trợ hơn trong việc triển khai và sử dụng
đầy đủ những hệ thống này. Do vậy, dự án sẽ triển khai một chƣơng trình đào
tạo và đánh giá cho những tƣ vấn viên địa phƣơng và khuyến khích họ hỗ trợ
quá trình triển khai MIS trong 2 phần ngành đƣợc lựa chọn. Có thể giả định
rằng các tƣ vấn viên địa phƣơng sẽ muốn tham gia. Hơn nữa, các tƣ vấn viên
sẽ muốn mở rộng dịch vụ của họ tới các ngành công nghiệp khác.
Nhiệm vụ chính thứ tƣ chú trọng vào việc thiết kế và triển khai trung tâm
thông tin công cộng (PIC) về các vấn đề môi trƣờng công nghiệp trên cơ sở
xem xét các lợi ích cụ thể của công chúng đƣợc các đại diện tiêu biểu trình
bày và các thông tin sẵn có (có thể là đƣợc cung cấp chủ yếu bởi MIS). Các
thông tin đƣợc công bố phải là các thông tin có liên quan, đƣợc công chúng
26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
quan tâm, có tính thời sự, có thể hiểu đƣợc bởi những ngƣời không phải là
chuyên gia, và đáng tin cậy [23].
Tại Trung Quốc
Nội dung:
Trong những năm qua Trung Quốc đã giành nhiều công sức nhằm cải
thiện an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều nỗ lực, những vấn đề
rất nghiêm trọng vẫn còn có nhiều tồn tại trong nghành nông nghiệp, chăn
nuôi và thuỷ sản, đặc biệt là về lĩnh vực sản xuất thức ăn cho thị trƣờng Trung
Quốc. Không biết phải làm thế nào cũng nhƣ phải tuân theo công nghệ nào thì
mới đạt đƣợc tiêu chuẩn quốc tế. Việc tích trữ, bảo quản và hệ thống phân
phối không đƣợc phát triển. Các vấn đề nhiễm khuẩn và nhiễm độc thuốc bảo
vệ thực vật, thuốc trừ sâu và nhiễm một số kim loại nặng cho thấy kết quả là
những thất bại, những rủi ro sức khoẻ đáng quan tâm đối với ngƣời tiêu dung
và dẫn tới sự bài trừ những sản phẩm thức ăn có nguồn gốc từ trung Quốc trên
nhiều thị trƣờng thế giới.
Mục đích:
Dự án nhằm mục đíchcải thiện chất lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cách tiếp cận:
Trong những năm qua, một số nghiên cứuđáng chú ý đã đƣợc thực hiện
một cách kỹ lƣỡng đó là cần phải thiết lập một điều gì đó đáng phải làm nhằm
đảm bảo an toàn thực phẩm. Dự án nhằm mục đích đƣa ra những luận chứng
cònhạn chế để tìmra các giải pháp có thể đạt đƣợc.
27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhà nƣớc nên phác thảo và thực thi một hệ thống quản lý để đảm bảo
rằng các xí nghiệp tự có trách nhiệm với sản phẩm của mình. Nhƣ vậy, hệ
thống thông thƣờng bao gồm những yếu tố sau:
Đánh giá rủi ro để xác định xem có bao nhiêu ngƣời có thể bị ảnh hƣởng
và nghiêm trọng đến mức độ nào, nếu một công ty bán ra các sản phẩm bị
nhiễm độc.
Dựa vào đánh giá rủi ro này, một hệ thống quản lý rủi ro sẽ đƣợc thiết kế
và triển khai. Điều này có thể cũng đòi hỏi sự điều chỉnh một số quy tắc hành
chính nhất định. Một phần là sự giám sát theo hoạch định của các sản phẩm
của các doanh nghiệp.
Một bộ phận không thể thiếu của hệ thống quản lý rủi ro là hệ thống
khẩn cấp cho phép việc nhận dạng và xóa bỏ tất cả các sản phẩm bị nhiễm
độc khỏi hệ thống phân phối ngay khi mẫu xét nghiệm cho thấy có gây nguy
hại tới sức khỏe cộng đồng.
Dự án GTZsẽ tập trung và các sản phẩm đƣợc lựa chọn (hoa quả, rau và
thịt lợn) của 3 hạt của tỉnh Hebei và sẽ xem xét toàn bộ chuỗi từ sản xuất ban
đầu đến tiêu thụ. Thời gian triển khai dự án từ tháng 3 năm 2006 đến tháng 4
năm 2010 [24].
Tại Camaroon:Dự án quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên
Nội dung:
Mặc dù Cameroon với nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có rất triển
vọng cho việc phát triển kinh tế và giảm đói nghèo. Nhƣng cho đến nay, tiềm
năng này vẫn chƣa đƣợc khaithác hiệu quả và đang trong tình trạng suy giảm
chấtlƣợng.
28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Rất nhiều chƣơng trình và chiến lƣợc đƣa ra nhằm sử dụng các nguồn tài
nguyên hiệu quả hơn đều không thành công. Nguyên nhân là do mâu thuẫn về
quyền lợi, và hơn thế là thiếu cân đối và phối hợp hài hoà giữa các chƣơng
trình này.
Hiện nay, chính phủ Cameroon đang thực thi chƣơng trình Rừng quốc
gia (PSFE) nhằm đạt đƣợc tiến triển ở những khu vực nhất định.
Mục tiêu:
Cộng đồng và các công ty tƣ nhân có thể quản lý tài nguyên hiệu quả và
đảm bảo đa dạng sinh học.
Mâu thuẫn giữa việc phát triển địa phƣơng và quốc gia với việc bảo vệ
tài nguyên đƣợc giải quyết trong pham vi chƣơng trình bằng việc đƣa ra các
giải pháp phù hợp.
Ngƣời dân trong khu vực rừng cần bảo vệ khai thác nguồn tài nguyên
này một cách hợp lý .
Phương thức tiếp cận:
GTZ ƣu tiên việc phối hợp và hài hoà các nhân tố ở các quốc gia liên
quan tới chƣơng trình PSFE tƣơng ứng với hành động của họ. Hơn nữa, thông
qua việc liên kết chặt chẽ với Hiệp hội bảo vệ rừng Châu Phi (COMIFAC),
chƣơng trình này đƣợc tổ chức theo hƣớng siêu quốc gia trong khu vực.
Trong nội dung chƣơng trình, GTZ hiện nay tập trung mũi nhọn vào việc thực
hiện chiến dịch toàn Châu Âu có tên là “Thi hành luật bảo vệ rừng, cai quản
và thƣơng mại‟ tại Cameroon.
Một hoạt động có tính quyết định nữa trong chƣơng trình là truyền đạt
các cách thức để thúc đấy việc quản lý tài nguyên thiên nhiên và tuân thủ các
29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
quy định, luật lệ cũng nhƣ nâng cao nhận thức của ngƣời dân. Bộ lâm nghiệp
sẽđƣợc tƣ vấn phƣơngpháp để cập nhật tiến độ dựán.
Ở khu vực phía Tây Nam và Tây Đông của Cameroon, GTZ phối hợp
cùng các cơ quan chức năng, Quỹ thế giới bảo vệ các loài thú hoang dã
(WWF) và Hiệp hội bảo vệ thú rừng (WCS) để xây dựng một tổ chức hợp tác
kỹ thuật (UTOs). Đây là thiết bị quy hoạch không gian, đƣợc thiết kế nhằm
hài hoà giữa việc phát triển kinh tế và bảo vệ sinh thái ở những khu vực này.
Kết quả đạtđược đến thời điểm hiện tại:
Nhờ sự hỗ trợ của dự án GTZ, một chiến lƣợc quốc gia có tính nhất quán
cao với kế hoạch trung hạn và các mục tiêu rõ ràng đang đƣợc triển khai.
Quá trình phối hợp giữa các cơ quan chức năng về lâm nghiệp và các bộ
phận khác đã mang lại những tiến bộ đáng kể trong quy hoạch không gian cho
những khu vực riêng biệt dựa trên các nhân tố địa lý, sinh thái và phát triển
kinh tế. Kế hoạch quản lý ở hai khu vực này cũng đang đƣợc triển khai.
Ngƣời dân địa phƣơng nhận đƣợc rất nhiều sự hỗ trợ trực tiếp nhƣ việc
giúp đỡ một tổ chức phi chính phủ để phát triển các dịch vụ du lịch sinh thái,
nhờ đó mà số lƣợng khách du lịch đến khu vực này tăng lên gấp đôi trong
vòng ba năm. Các làng bản ở khu vực phía Tây Nam hiện nay đã có thể sử
dụng hợp lý tài nguyên thô từ loài tre “Prunus africana” – một nguyên liệu rất
cần thiết cho ngành công nghiệp dƣợc phẩm, phù hợp với kế hoạch quản lý và
khả năng khai thác.
Những định hƣớng phát triển làng bản với sự trợ giúp của nƣớc Đức sẽ
giúp ngƣời dân địa phƣơng sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên và các nguồn hỗ
trợ tài chính của quốc gia cũng nhƣ quốc tế.
Thời gian thực hiệndự án từ tháng 10/2003 đến 9/2015 [25].
30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.1.2.2. Một số dự án đã triển khaitrong thời gian qua tại Việt Nam.
a)Chƣơng trình dự án327:
Đây là chƣơng trình hỗ trợ phát triển lâm nghiệp đƣợc thành lập theo
Nghị định 327/CT của Hội đồng Bộ trƣởng ban hành vào tháng 9 năm 1992.
Mục tiêu của chƣơng trình là nhằm khuyến khích việc trồng vào bảo vệ rừng,
cải thiện điều kiện sử dụng đất, nâng cao mức sống của ngƣời dân địa phƣơng
(sống dựa vào rừng) và hỗ trợ chƣơng trình định cƣ.
b)Chƣơng trình dự án661:
Các quyết định 08/1997/QH10 và 661/QĐ-TTg đƣợc ban hành lần lƣợt
vào tháng 12/1997 và tháng 7/1998 nhằm xây dựng chƣơng trình trồng rừng
quốc gia, thƣờng đƣợc gọi là chƣơng trình 661 hay Chƣơng trình trồng 5 triệu
ha rừng. Chƣơng trình này thực chất là nốitiếp Chƣơng trình 327.
Chƣơng trình có 3 mục tiêu cơ bản: (1) Trồng mới 5 triệu ha rừng nhằm
tăng diện tích che phủ của rừng lên 43% trong giai đoạn 1998 đến 2010. Điều
này góp phần vào bảo vệ môi trƣờng, giảm thiên tai, tăng lƣợng nƣớc, bảo vệ
nguồn gien và đa dạng sinh học; (2) Sử dụng đất trống nhƣ một công cụ sản
xuất để tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo; định canh định cƣ; tăng
thu nhập của ngƣời dân tại các vùng nông thôn miền núi. Đặc biệt là ngƣời
dân tộc thiểu và đảm bảo ổn định chính trị và xã hội, quốc phòng và an ninh,
đặc biệt tại khu vực biên giới; và (3) cung cấp gỗ cho các hoạt động công
nghiệp, củi và các sản phẩm rừng khác cho nhu cầu trong nƣớc và sản xuất
hàng xuất khẩu. Tóm lại mục tiêu của chƣơng trình này là nhằm biến rừng
thành một nguồn đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội miền
núi.
31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng trình đƣợc thực hiện thông qua các dự án có sự tham gia của
ngƣời dân tại địa phƣơng. Quyết định 661/QĐ-TTg nêu rõ “Nhân dân là lực
lƣợng chủ yếu trồng, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và hƣởng lợi ích từ
nghề rừng...”
Việc phân bổ quỹ cũng tƣơng tự nhƣ chƣơng trình 327, bao gồm cả các
tiêu chí đƣợc đặt ra cho việc chi trả các hoạt động trồng và bảo vệ rừng. Ví
dụ, những hộ chăm sóc rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đƣợc trả 50.000
đồng/năm/ha. Với những hoạt động nhƣ trồng rừng mới, đặc biệt trong các
khu vực cẩn khôi phục hệ sinh thái thì còn có thể đƣợc trả cao hơn (khoảng 2
triệu đồng/ha)
Việc giải quyết thủ tục giao đất giao rừng và trao giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho “ các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân” cũng đƣợc đặc biệt
quan tâm.
Tuy nhiên, liệu các chính sách của Nhà nƣớc nhằm đảm bảo quyền sở
hữu đất của ngƣời dân có giúp tạo ra sinh kế bền vững cho ngƣời dân miền
núi không? Làm thế nào mà những chính sách này làm cho ngƣời dân chuyển
từ canh tác nƣơng rãy tự cung tự cấp sang định canh? Sự chuyển đổi này đã
làm thay đổi đời sống của ngƣời dân nhƣ thế nào? Hệ thống canh tác nào đã
xuất hiện trong hệ thống sử dụng đất mới đƣợc hình thành từ các chính sách
về đất đai? Trƣớc khi trả lời các câu hỏi này, trƣớc hết chúng ta hãy cùng
nhau xem xét phản ứng của ngƣời dân đối với những chính sách này nhƣ thế
nào.
c) Một số dự án của GTZđã triển khaitại Việt Nam.
Dự án Pháttriển nông thôn Đắk Lắk
Từ năm 2003, Dự án Phát triển nông thôn Đắk Lắk đẩy mạnh sự tham
32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
gia của đồng bào dân tộc thiểu số nông thôn vào tiến trình phát triển kinh tế
của tỉnh. Mục tiêu là giới thiệu phƣơng pháp lập kế hoạch phát triển chung
dựa theo nhu cầu để phân phối nguồn lực. Sự quan tâm đến nhu cầu và bối
cảnh văn hóa - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số là điểm mấu chốt trong
việc điều chỉnh khung pháp lý để phát triển nông thôn và quản lý tài nguyên
thiên nhiên.
Dự án hỗ trợ giới thiệu mô hình quản lý rừng cộng đồng có sự tham gia
trong giao đất, điều tra rừng và lập kế hoạch quản lý rừng. Đồng thời, hỗ trợ
các cơ quan liên quan xây dựng và thí điểm các thủ tục hành chính và tài
chính cần thiết để thể chế hóa thủ tục và nhân rộng toàn tỉnh. Cùng với các cơ
quan khuyến nông thuộc Sở Nông nghiệp&PTNT và với sự tham gia của
nông dân là dân tộc thiểu số. Dự án đã triển khai thí điểm và phổ biến các mô
hình canh tác đất dốc và chăn nuôi gia súc phù hợp. Đồng thời giới thiệu các
phƣơng pháp khuyến nông có sự tham gia và hỗ trợ ngƣời dân tiếp cận các
nguồn tín dụng quy mô nhỏ. Để tạo cơ hội tăng thu nhập thêm cho ngƣời dân.
Dự án xúc tiến thúc đẩy mối liên kết giữa sản xuất, chế biến và thƣơng mại
thông qua xây dựng các chuỗi giá trị và Hợp tác Công - Tƣ. Dự án cũng tập
trung vào nâng cao năng lực và tập huấn cho các cán bộ ở các cơ quan và tổ
chức xã hội các cấp trong tỉnh. Các quy trình, hƣớng dẫn mới hoặc đƣợc
thông qua và các mô hình đã đƣợc thí điểm ở 4 xã mục tiêu của dự án ở huyện
Lak và Ea H‟Leo. Phân bổ tài chínhcôngcho các buôn ngƣời dân tộc thiểu số
ở 2 huyện mục tiêu vùng dự án (Lak và Ea H'Leo) tăng từ 23 tỉ đồng (tƣơng
đƣơng khoảng 1,15 triệu Euro vào năm 2005) lên 35 tỉ đồng (tƣơng đƣơng
1,75 triệu Euro) [11].
Tại ĐắcNông
33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ngày 16/4/08 tại Hà Nội, ông Đỗ Thế Nhữ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Đắk Nông đã ký văn bản thoả thuận thực hiện Dự án Bảo vệ Môi trƣờng và
Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên tỉnh Đắk Nông với Bộ Hợp
tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức, do Tiến sĩ Guenter Riethmacher,
Giám đốc Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức tại Việt Nam (GTZ) đại diện.
* Mục tiêu của Dự án:
Cải thiện sự tham gia của ngƣời dân nghèo ở nông thôn, đặc biệt là
ngƣời dân tộc thiểu số vào công cuộc phát triển kinh tế của tỉnh Đắc Nông.
Hƣớng đi của dự án sẽ tập trung vào việc cải thiện nông nghiệp vùng cao, đƣa
vào áp dụng các mô hình nông lâm kết hợp, chú trọng phƣơng pháp quản lý
rừng dựa vào cộng đồng… để các hộ dân và ngƣời dân tộc thiểu số cùng thực
hiện. Phƣơng pháp này cũng sẽ đƣợc nhân rộng trên toàn tỉnh. Không chỉ góp
phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng nhƣ
Chiến lƣợc Bảo vệ Môi trƣờng Quốc gia, dự án còn giúp xây dựng các
phƣơng pháp và cách tiếp cận mới để thực hiện ở cấp Trung ƣơng và tỉnh. Kết
quả của dự án không chỉ dừng lại ở sự hỗ trợ phát triển mà còn tác động đến
đƣợc vớiđờisống ngƣờidân.
Tổng số tiền viện trợ không hoàn lại là 2 triệu Euro [12].
Tại Hòa Bình:
* Nội dung dựán:
 Nâng cao năng lực trong quản lý và lập kế hoạch phát triển rừng cho
cán bộ lâm nghiệp cấp huyện, xã để có đủ trình độ tƣ vấn hƣớng dẫn cho các
chủ rừng tƣ nhân và cộng đồng thực hiện đƣợc các hoạt động theo yêu cầu
của dự án.
34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
 Xây dựng mô hình điểm về sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên
nhiên và thiết lập các hoạt động về quản lý bền vững diện tích rừng hiện có tại
thôn bản của 04 huyện của mỗi tỉnh (ít nhất mỗi Huyện 01 mô hình đƣợc thực
hiện có hiệu quả).
 Nâng cao năng lực phát triển thể chế và tổ chức trong quản lý lâm
nghiệp cấp tỉnh, huyện và xã.
* Mụctiêu chính cần đạtlà:
• Nâng cao năng lực cho hệ thống các đốitác của dự án.
• Cải thiện năng lực tổ chức và phát triển thể chế về quản lý rừng tại cấp
tỉnh, huyện và xã trong vùng dự án.
• Phát triển mô hình thí điểm về sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
và thiết lập các hoạt động bền vững diện tích rừng hiện có tại hai tỉnh Hoà
Bình - Sơn La.Tổng tiền viện trợ không hoàn lại là 2 triệu Euro.
Thời gian thực hiện dự án: Từ 5/2007 – 5/2010 [13].
Quản lýnguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển tỉnhSóc Trăng
Dự án hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng và Chi cục kiểm lâm
thông qua việc phát triển các mô hình đồng quản lý các vùng ven biển bền
vững, quản lý rừng ngập mặn thích ứng với sự biến đổi khí hậu, cũng nhƣ xây
dựng một khuôn khổ chính sách điều tiết. Chƣơng trình sẽ đƣợc hỗ trợ thông
qua xây dựng các đềán tài trợ bền vững cho các dịch vụ môi trƣờng, cung cấp
bởi các vùng đất ngập nƣớc ven biển.
Để bảo vệ và quản lý vành đai rừng ngập mặn hiệu quả, dự án sẽ áp dụng
Phƣơng pháp Hệ Sinh Thái, một chiến lƣợc để quản lý tổng hợp đất, nƣớc và
nguồn tài nguyên sinh vật nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững một cách hợp lý
35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Mụctiêu dự án
Mục tiêu tổng thể của dự án là đảm bảo cho những ngƣời nghèo đƣợc
hƣởng lợi cả về kinh tế và sinh thái từ việc quản lý và sử dụng các vùng ven
biển bền vững. Mục tiêu của giai đoạn đầu (2007-2010) là hỗ trợ việc cùng
quản lý vùng ven biển giữa những ngƣời sử dụng nguồn tài nguyên (ngƣời
dân địa phƣơng, những ngƣời nuôi tôm) và chínhquyền địa phƣơng.
Các nhóm đối tƣợng của dự án là những ngƣời dân địa phƣơng sử dụng
nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển. Nhóm này bao gồm những
ngƣời không có đất canh tác, phụ thuộc vào việc thu gom các nguồn tài
nguyên chẳng hạn nhƣ cua, các loài động vật thân mềm, cá và mật ong để
sinh sống cũng nhƣ những ngƣời nuôi tôm, phụ thuộc vào nguồn nƣớc ven
biển không bị ô nhiễm [14].
Bảo tồn và Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên khu vực
VQG Phong Nha-Kẻ Bàng.
Bằng các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật, tổ chức hội thảo, và hỗ trợ tài chính,
dự án hoạt động nhằm tăng cƣờng cơ chế lập kế hoạch cấp huyện và xã theo
đƣờng hƣớng sử dụng các phƣơng pháp thân thiện với môi trƣờng và quản lý
bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Nhằm thúc đẩy sinh kế cho vùng đệm của vƣờn quốc gia, dự án hỗ trợ
việc lập kế hoạch của địa phƣơng và các cơ quan thực hiện việc lập “kế hoạch
phát triển bền vững kinh tế vùng đệm”. Mục tiêu tổng thể của kế hoạch là
phác thảo các cơ hội sinh kế thay thế mang tính bền vững và thân thiện với
môi trƣờng, giảm sự phụ thuộc của ngƣời dân trong vùng vào nguồn tài
nguyên thiên nhiên của vƣờn quốc gia.
36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thêm vào đó, dự án còn xây dựng “Quy hoạch phát triển du lịch” cho
vùng dự án. Nâng cao năng lực quản lý và nhận thức môi trƣờng trong khu
vực Phong Nha Kẻ Bàng, từ đó xây dựng và phát triển một ngành du lịch
mang tính môi trƣờng bền vững, đem lại lợi ích trực tiếp cải thiện sinh kế của
nhân dân địa phƣơng.
Ngoài ra, dự án GTZ hỗ trợ ban quản lý vƣờn quốc gia tăng cƣờng các
biện pháp bảo vệ, hỗ trợ không chỉ việc bảo vệ vƣờn mà còn tái sinh và bảo
tồn các loài động thực vật đang bị đe dọa.
Thời gian hoạt động của dự án là 8 năm, chia làm 3 giai đoạn, 2 giai
đoạn đầu thực hiện trong 3 năm và giai đoạn cuối trong 2 năm. Giai đoạn 1
của dự án tính từ 10/2007 đến 10/2010 [15].
Kết hợp Bảotồn và Pháttriển Khu Dự trữ Sinhquyển tỉnhKiên Giang
Dự án sẽ tập trung triển khai hoạt động tại ba trọng điểm của Khu Dự trữ
Sinh quyển tỉnh Kiên Giang mà đã đƣợc UNESCO công nhận năm 2006, gồm
Vƣờn Quốc gia U Minh Thƣợng, Vƣờn Quốc gia Phú Quốc và khu vực rừng
phòng hộ ven biển thuộc Kiên Lƣơng và Hòn Chông.
Mục tiêu của Dự án là quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên
của tỉnh Kiên Giang và cải thiện quản lý các khu rừng phòng hộ.
Giai đoạn đầu của Dự án sẽ đặt trong tâm vào quản lý hiệu quả các khu
rừng phòng hộ và rừng ven biển.
Một số khảo sát ban đầu sẽ đƣợc thực hiện để điều tra động thực vật
trong vùng lõi các vƣờn quốc gia và các khu rừng phòng hộ ven biển. Đây sẽ
là cơ sở để giám sát tác động của Dự án cũng nhƣ việc triển khai các chiến
dịch nâng cao nhận thức.
37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Các nhóm đối tƣợng của Dự án gồm ngƣời dân nghèo sử dụng nguồn tài
nguyên thiên nhiên thuộc rừng phòng hộ ven biển, đất ngập nƣớc và các khu
bảo vệ cũng nhƣ cán bộ trực thuộc các vƣờn quốc gia, các sở, ban, ngành liên
quan của tỉnh và huyện.
Tham gia Dự án còn có ngƣời dân, cán bộ khuyến nông, cán bộ địa
phƣơng và các cơ quan đoàn thể. Dự án sẽ giải quyết vấn đề xóa đói giảm
nghèo thông qua các cơ hội cải thiện và đa dạng sinh kế, đặc biệt cho ngƣời
dân các dân tộc thiểu số nhƣ ngƣời Khmer và phụ nữ.
Đầu ra của Dự án gồm:
 Đa dạng sinh học động, thực vật đƣợc đánh giá tại các điểm nóng
 Các chiến lƣợc quản lý sử dụng đất cho Khu Dự trữ sinh quyển đƣợc
hoàn thiện
 Năng lực và kiến thức kỹ thuật cho các cơ hội tạo thu nhập, gồm cả
kiến thức thị trƣờng đƣợc cảithiện
 Nâng cao nhận thức về môi trƣờng và quản lý tài nguyên thiên nhiên
 Xây dựng đƣợc các kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trong Khu Dự
trữ Sinh quyển
 Xây dựng các hƣớng dẫn kỹ thuật quản lý nƣớc tại Vƣờn Quốc gia U
Minh Thƣợng
 Xây dựng các hƣớng dẫn kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng cho
Vƣờn Quốc gia U Minh Thƣợngvà Phú Quốc
 Năng lực lập kế hoạch, thiết kế và quản lý dự án đƣợc cải thiện [16].
1.1.3.Thực trạng quản lýrừng tại khu vực ATK ĐịnhHóa
38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Định Hóa là huyện miền núi có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn,
chiếm 2/3 diện tích rừng tự nhiên. Thu nhập chính của ngƣời dân dựa vào các
sản phẩm từ rừng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của rừng đối với đời sống
nhân dân trên địa bàn huyện. Trong những năm qua Huyện Định Hóa luôn
quan tâm đến công tác bảo vệ và phát triển rừng, các dự án về lâm nghiệp đều
đƣợc huyện tổ chức triển khai thực hiện.
Từ năm 1992 đến năm 2002 huyện Định Hóa đã thực hiện chính sách
giao đất giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân với 7.371 hộ, diện tích
= 21.053,75 ha. Thực hiện Chƣơng trình dự án 327/CT-TTg từ năm 1994 đến
năm 1999; từ năm 1999 đến năm 2008 tiếp tục thực hiện chính sách khoán
rừng theo chƣơng trình dự án 661/QĐ-TTg.
Dự án bảo vệ và phát triển rừng khu ATK Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2008 – 2020 theo quyết định 1134/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính
phủ.
1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu và đánh giá
1.2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết
Mục tiêu của dự án bảo vệ khu vực rừng ATK Định Hóa là nhằm cải
thiện mức sống cho các hộ gia đình đang sinh sống tại khu vực ATK Định
Hóa Thái Nguyên thông qua cải thiện thu nhập, việc làm... Việc xem xét mức
thu nhập, chi phí cho sản xuất và các nguồn thu nhập khác của các hộ sẽ làm
cơ sở cho việc đánh giá tác động dự án.
Để có những căn cứ đánh giá tác động của dự án đến sinh kế ngƣời dân
trong khu vực ATK huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên thì các vấn đề mà tác
giả cần tập chung giả quyết là:
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân

More Related Content

What's hot

Kết quả thực hiện của chương trình phát triển nông thôn tới xóa đói giảm nghèo
Kết quả thực hiện của chương trình phát triển nông thôn tới xóa đói giảm nghèoKết quả thực hiện của chương trình phát triển nông thôn tới xóa đói giảm nghèo
Kết quả thực hiện của chương trình phát triển nông thôn tới xóa đói giảm nghèoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đánh Giá Hoạt Động Của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Thành Phố Thái Ngu...
Đánh Giá Hoạt Động Của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Thành Phố Thái Ngu...Đánh Giá Hoạt Động Của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Thành Phố Thái Ngu...
Đánh Giá Hoạt Động Của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Thành Phố Thái Ngu...nataliej4
 
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...nataliej4
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...nataliej4
 

What's hot (20)

Kết quả thực hiện của chương trình phát triển nông thôn tới xóa đói giảm nghèo
Kết quả thực hiện của chương trình phát triển nông thôn tới xóa đói giảm nghèoKết quả thực hiện của chương trình phát triển nông thôn tới xóa đói giảm nghèo
Kết quả thực hiện của chương trình phát triển nông thôn tới xóa đói giảm nghèo
 
Luan van thac si kinh te (6)
Luan van thac si kinh te (6)Luan van thac si kinh te (6)
Luan van thac si kinh te (6)
 
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái BìnhLuận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
 
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quy hoạch khu du lịch nghỉ dưỡng Đồ Sơn, HOT
Luận văn: Quy hoạch khu du lịch nghỉ dưỡng Đồ Sơn, HOTLuận văn: Quy hoạch khu du lịch nghỉ dưỡng Đồ Sơn, HOT
Luận văn: Quy hoạch khu du lịch nghỉ dưỡng Đồ Sơn, HOT
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
 
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
 
Đánh Giá Hoạt Động Của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Thành Phố Thái Ngu...
Đánh Giá Hoạt Động Của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Thành Phố Thái Ngu...Đánh Giá Hoạt Động Của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Thành Phố Thái Ngu...
Đánh Giá Hoạt Động Của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Thành Phố Thái Ngu...
 
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đLuận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAY
 
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch tại huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch tại huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa BìnhĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch tại huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch tại huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình
 
Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên
Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp tỉnh Thái NguyênNhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên
Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
 
Luận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAY
Luận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAYLuận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAY
Luận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAY
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
 
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
 

Similar to Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân

Tailieu.vncty.com tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
Tailieu.vncty.com   tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...Tailieu.vncty.com   tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
Tailieu.vncty.com tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...Trần Đức Anh
 
luan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdfluan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdfNguyễn Công Huy
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfNguyễn Công Huy
 
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...nataliej4
 
luan van thac si kinh te (6).pdf
luan van thac si kinh te (6).pdfluan van thac si kinh te (6).pdf
luan van thac si kinh te (6).pdfNguyễn Công Huy
 
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Nguyễn Công Huy
 
luan van thac si kinh te (4).pdf
luan van thac si kinh te (4).pdfluan van thac si kinh te (4).pdf
luan van thac si kinh te (4).pdfNguyễn Công Huy
 

Similar to Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân (20)

Luận Văn Tác Động Của Việc Duy Trì Và Bảo Vệ Rừng Đến Sinh Kế Của Người Dân
Luận Văn Tác Động Của Việc Duy Trì Và Bảo Vệ Rừng Đến Sinh Kế Của Người DânLuận Văn Tác Động Của Việc Duy Trì Và Bảo Vệ Rừng Đến Sinh Kế Của Người Dân
Luận Văn Tác Động Của Việc Duy Trì Và Bảo Vệ Rừng Đến Sinh Kế Của Người Dân
 
Luận văn: Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thái Nguyên
Luận văn: Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thái NguyênLuận văn: Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thái Nguyên
Luận văn: Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thái Nguyên
 
Luan van thac si kinh te (28)
Luan van thac si kinh te (28)Luan van thac si kinh te (28)
Luan van thac si kinh te (28)
 
Tailieu.vncty.com tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
Tailieu.vncty.com   tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...Tailieu.vncty.com   tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
Tailieu.vncty.com tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
 
luan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdfluan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdf
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
 
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thu, chi ngân sách, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thu, chi ngân sách, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn: Quản lý thu, chi ngân sách, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thu, chi ngân sách, 9 ĐIỂM
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
 
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
 
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
 
luan van thac si kinh te (6).pdf
luan van thac si kinh te (6).pdfluan van thac si kinh te (6).pdf
luan van thac si kinh te (6).pdf
 
Luận văn: Chi ngân sách nhà nước cho phát triển kinh tế xã hội nông thôn
Luận văn: Chi ngân sách nhà nước cho phát triển kinh tế xã hội nông thônLuận văn: Chi ngân sách nhà nước cho phát triển kinh tế xã hội nông thôn
Luận văn: Chi ngân sách nhà nước cho phát triển kinh tế xã hội nông thôn
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAYLuận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
 
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
 
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải pháp phát triển nông nghiệp trong quá trình đô thị hoáLuận văn: Giải pháp phát triển nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải pháp phát triển nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá
 
luan van thac si kinh te (4).pdf
luan van thac si kinh te (4).pdfluan van thac si kinh te (4).pdf
luan van thac si kinh te (4).pdf
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuếLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
 
Luận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An
Luận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ AnLuận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An
Luận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An
 
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAYĐề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------------------------------------------------------------------------ NGÔ ĐỨC TOÀN TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC DUY TRÌ VÀ BẢO VỆ RỪNG ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN TRONG KHU VỰC ATK HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Chuyên ngành:Kinh tế Nông nghiệp Mã số: 60-31-10 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS. Đỗ Anh Tài Thái Nguyên – năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 2. i LỜ I CAM ĐOAN Luậ n văn “Tác động của việc duy trì và bảo vệ rừng đến sinh kế của ngƣờidân trong khu vực ATK huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên” đƣợ c thƣ̣ c hiệ n tƣ̀ tháng 6/2008 đến tháng 8/2010. Luậ n văn sƣ̉ dụ ngnhƣ̃ ng thông tin tƣ̀ nhiề u nguồ n khá c nhau. Các thông tin này đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc, đa số thông tin thu thậ p tƣ̀ điề u tra thƣ̣ c tế ở đị a phƣơng. Số liệu đƣợc sửlý bằng phần mềm thống kê SPSS kết hợp với các phƣơng pháp phân tổ và kiểm định thống kê. Tôi xin cam đoan rằ ng, số liệ u và kế t quả nghiên cƣ́ u trong luận văn nà y là hoàn toàn trung thƣ̣ c và chƣa đƣợ c sƣ̉ dụ ng để bả o vệ mộ t họ c vị nà o t ại Việt Nam. Tôixin cam đoan rằ ng mọ i sƣ̣ giú p đỡ cho việ c thƣ̣ c hiệ n luậ n văn nà y đã đƣợ c cả mơn và mọ ithông tin trong luậ n văn đã đƣợ c chỉ rõ nguồ n gố c.
  • 3. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Sau Đại học, cùng các thầy, cô giáo trong trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện về thời gian, tinh thần cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn PGS - TS. Đỗ Anh Tài đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Joachim Krug thuộc Viện nghiên cứu lâm nghiệp thế giới, đại học Hamburg - Đức đã đã tổ chức lớp huấn luyện về các phƣơng pháp đánh giá chỉ số (Indicators) trong đánh giá sinh kế tại trƣờng ĐH Kinh tế & QTKD Thái Nguyên tháng 5/2009. Tôi xin chân thành cảm ơn đồng chí Đặng Huy Thành - Giám đốc Trung tâm nƣớc SH & VSMT NT Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi về thời gian cũng nhƣ công việc để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ, lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên, Hạt Kiểm Lâm, phòng Nông nghiệp&PTNT, phòng Thống kê, Phòng lao động thƣơng binh xã hội, Phòng tài nguyên và môi trƣờng, cán bộ và nhân dân các xã Phú Đình, Điềm Mặc, Bảo Cƣờng và xã Quy Kỳ đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ khi điều tra thực địa giúp tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là ngƣời vợ thân yêu đã luôn sát cánh, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, ngày........tháng10 năm 2011 Tác giả luận văn Ngô Đức Toàn
  • 4. 3 MỤC LỤC LỜ I CAM ĐOAN.................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................................ii MỤC LỤC..............................................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................. v DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU..............................................................................................vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................................vii DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................................vii MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài. ..............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................................2 2.1. Mục tiêu chung ...............................................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................................2 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu...........................................................3 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu.....................................................................................................3 3.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................................3 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu.....................................................................3 5. Kết cấu của luận văn ....................................................................................................3 CHƢƠNG 1 .........................................................................................................................4 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................4 1.1. Cơ sở khoa học về phát triển bền vững.......................................................................4 1.1.1.Cơ sở lý luận.................................................................................................................4 1.1.2.Cơ sở thực tiễn............................................................................................................22 1.1.3.Thực trạng quản lý rừng tại khu vực ATK Định Hóa.................................................37 1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu và đánh giá ......................................................................38 1.2.1.Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết ................................................................38 1.2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................................39 1.3. Một số công cụ sử dụng trong nghiên cứu................................................................47 1.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá.........................................................................48 CHƢƠNG 2 .......................................................................................................................51 THỰC TRẠNG VIỆC DUY TRÌ VÀ BẢO VỆ RỪNG TRONG KHU VỰC ATK HUYỆN ĐỊNH HÓA..........................................................................................................51 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.....................................................................................51 2.1.1.Điều kiện tự nhiên ......................................................................................................51
  • 5. 4 2.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội ...........................................................................................60 2.2. Thực trạng đời sống kinh tế của hộ gia đình khu vực ATK Định Hoá..................85 2.2.1.Nguồn lực con ngƣời..................................................................................................85 2.2.2.Nguồn lực xã hội ........................................................................................................90 2.2.3.Nguồn lực tự nhiên.....................................................................................................92 2.2.4.Nguồn lực tài chính và vật chất ................................................................................101 2.3. Tác động của quản lý rừng đến đời sống ngƣời dân .............................................107 2.4. Kết luận......................................................................................................................109 CHƢƠNG 3 .....................................................................................................................110 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM DUY TRÌ VÀ BẢO VỆ RỪNG TRONG KHU VỰC ATK HUYỆN ĐỊNH HÓA ....................................................................................110 3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hƣớng bảo vệ và phát triển rừng khu ATK huyện Định Hóa ...........................................................................................................................110 3.1.1.Quan điểm bảo vệ và phát triển rừng khu ATK huyện Định Hóa ............................110 3.1.2.Mục tiêu....................................................................................................................111 3.1.3.Định hƣớng bảo vệ phát triển rừng tại Định Hoá.....................................................111 3.2. Giải pháp phát triển tài nguyên rừng .....................................................................114 3.2.1.Nhóm giải pháp về kinh tế........................................................................................114 3.2.2.Nhóm giải pháp xã hội..............................................................................................117 3.2.3.Nhóm giải pháp khoa học công nghệ .......................................................................120 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................................................124 1. Kết luận..........................................................................................................................124 2. Kiến nghị........................................................................................................................125 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................126 PHỤ LỤC..........................................................................................................................130 Phụ lục 01: Kết quả kiểm định........................................................................................130
  • 6. 5 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VQG Vƣờn Quốc gia GTZ Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức UBND Ủy ban nhân dân PTNT Phát triển nông thôn CHLB Công hoà liên bang SPSS Statistical Package ForSocial Sciences R Recreational Mathematics MIS Hệ thống thông tin môi trƣờng SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ PIC Trung tâm thông tin công cộng PSFE Chƣơng trình rừng quốc gia UTOs tổ chức hợp tác kỹ thuật WCS Hiệp hội bảo vệ thú rừng WWF Quỹ thế giới bảo vệ các loài thú hoang dã
  • 7. 6 DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1.1: Bảng thống kê số hộ điều tra cơ sở......................................................................41 Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Định Hóa ..................................................56 Bảng 2.2: Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Định Hóa ......................................61 Bảng 2.3: Tình hình lao động, việc làm và hộ nghèo của huyện Định Hóa.........................62 Bảng 2.4: Cơ cấu kinh tế của huyện Định Hóa qua 5 năm (2006-2010)..............................66 Bảng 2.5: Kết quả một số cây nông nghiệp chính trên địa bàn huyện Định Hóa qua..........69 Bảng 2.6: Tình hình phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Định Hóa..............................70 Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu cơ bản về giáo dục của huyện Định Hóa ....................................73 Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu cơ bản về Y tế của huyện Định Hóa ...........................................74 Bảng 2.9 : Hiện trạng quản lý và sử dụng đất quy hoạch lâm nghiệp năm 2010.................80 Bảng2.10: Tình hìnhsảnphẩm lâm nghiệp chủ yếu và diệntích rừngthiệt hại ......................82 Bảng 2.11: Thời gian các hộ định cƣ trên địa bàn tính đến 31.12.2009 (năm)....................85 Bảng 2.12: Thông tin chủ hộ................................................................................................86 Bảng 2.13: Trình độ học vấn của các hộ điều tra.................................................................87 Bảng 2.14: Nhân khẩu bình quân / hộ (ngƣời) ....................................................................87 Bảng 2.15: Sự thay đổi số lƣợng lao động trong hộ (% số ngƣời trả lời)............................88 Bảng 2.16: Phân bổ thời gian làm việc trong hộ (% tổng quỹ thời gian).............................89 Bảng 2.17: Tham gia công tác xã hội, đoàn thể, chính ........................................................90 Bảng 2.18: Các phƣơng tiện thông tin truyền thông về sản xuất nông nghiệp: (% số hộ gia đình/tổng số).................................................................................................................91 Bảng 2.19: Nguồn gốc đất đai của hộ (% số hộ)..................................................................93 Bảng 2.20: Diện tích đất bình quân của hộ (sào) .................................................................93 Bảng 2.21: Chất lƣợng đất ruộng của hộ .............................................................................95 Bảng 2.22: Nguồn nƣớc tƣới tiêu cho đất ruộng của hộ/(bình quân % diện tích)...............95 Bảng 2.23: Chất lƣợng đất ruộng bậc thang của hộ.............................................................96 Bảng 2.24: Nguồn nƣớc tƣới tiêu cho đất ruộng bậc thang của hộ .....................................96 Bảng 2.25: Tuổi của vƣờn cây lâu năm của hộ....................................................................97 Bảng 2.26: Loại cây lâu năm của hộ ....................................................................................98 Bảng 2.27: Rừng và loại rừng của các hộ trong các khu vực...............................................99 Bảng 2.28: Tổng thu từ các hoạt động sản xuất trong hộ (1.000đ) ....................................102 Bảng 2.29: Tổng thu từ các hoạt động phi nông nghiệp của hộ (1.000đ) ..........................104 Bảng 2.30: Tổng chi cho các hoạt động nông lâm nghiệp của hộ (1.000đ) .......................104 Bảng 2.31: Tổng thu nhập bình quân của hộ (1.000đ).......................................................105 Bảng 2.32: Giá trị tài sản bình quân của hộ (1.000đ) ........................................................106 Bảng 2.33: Tỷ lệ hộ khai thác sản phẩm từ rừng ...............................................................106 Bảng 2.34: Các loại sản phẩm khai thác từ rừng (% hộ trả lời) .........................................107
  • 8. vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Các hoạt động của hộ trong mẫu điều tra ........................................................89 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ phần trăm loại rừng trong các nhóm hộ................................................100 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Khung phân tích sinh kế.....................................................................................17 Sơ đồ 1.2: Các nguồn lực trong đánh giá sinh kế của hộ gia đình nông dân........................46 Sơ đồ 2.1: Sinh kế của các hộ theo 2 khu vực gần và xa rừng...........................................108
  • 9. 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1. Tính cấp thiết của đề tài MỞ ĐẦU Chƣa bao giờ vấn đề môi trƣờng lại đƣợc quan tâm và đề cập nhiều đến nhƣ hiện nay, vì nó ảnh hƣởng trực tiếp hàng ngày hàng giờ đến cuộc sống của vạn vật trên trái đất. Cùng với hiện tƣợng “hiệu ứng nhà kính”. Trái đất và khí quyển đƣợc xem nhƣ là một nhà kính khổng lồ, trong đó trái đất của chúng ta đang nóng dần lên, Môi trƣờng quanh ta đang ngày càng xấu đi bởi chính các tác động xấu của chúng ta đến môi trƣờng tự nhiên nhƣ: việc quản lý rừng không đƣợc tốt dẫn đến tệ nạn phá rừng, khai thác rừng trái phép ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu, khí thải của nền sản xuất công nghiệp trên toàn thế giới... Môi trƣờng xấu đã tác động tiêu cực ngƣợc lại chính cuộc sống của chúng ta mà cái giá phải trả đó là các cơn lũ quét, lụt lội hay đất đai bị xói mòn và rửa trôi, sa mạc hóa, thiếu nƣớc cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của ngƣờidân, ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, không khí, dịch bệnh, hạn hán... Ở Việt Nam, Chính phủ và ngƣời dân cũng đã nhận thức rõ ràng vấn đề bảo vệ môi trƣờng này không còn là vấn đề riêng của một quốc gia mà là vấn đề chung của toàn nhân loại. Bảo vệ môi trƣờng sống cho bản thân chúng ta cũng chính là gìn giữ cho các thế hệ mai sau. Cùng với sự trợ giúp của các tổ chức nƣớc ngoài về kinh nghiệm, phƣơng pháp kỹ thuật và vốn, chính phủ Việt Nam và các ban ngành có liên quan đã hợp sức cùng với ngƣời dân triển khai các dự án tại khu vực vùng đệm nhằm duy trì và bảo tồn thiên nhiên, cải thiện môi trƣờng sống, nâng cao nhận thức và mức sống của ngƣời dân trong khu vực vùng đệm, nhờ đó mà gián tiếp duy trì và bảo vệ các khu vực bảo tồn thiên nhiên. Rừng ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong quần thể di tích lịch sử cách mạng ATK – Định Hóa. Chính vì vậy
  • 10. 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn mà đã đƣợc Đảng và Chính phủ quan tâm rất nhiều. Hiện nay, đời sống của nhân dân vùng ATK tuy có đƣợc cải thiện nhƣng vẫn còn nhiều khó khăn. Có những khu vực ngƣời dân đã quản lý rừng rất tốt, việc quản lý rừng tại đây có nhiều mục đích khác nữa là bảo tồn khu di tích lịch sử. Thế nhƣng thực tế ngƣời dân sống gần rừng có nhiều rừng lại đa phần là hộ nghèo do vậy câu hỏi đặt ra: Liệu có phải việc họ phải bảo vệ rừng mà nghèo đi không? Thực chất việc duy trì và bảo vệ rừng ATK Định Hóa ảnh hƣởng đến đời sống ngƣời dân là nhƣ thế nào? Ngƣời dân nơi đây đã chấp nhận đánh đổi những gì để phải bảo vệ rừng?…Đó là những câu hỏi mà chúng ta cần phải nghiên cứu để có những giải pháp mang tính bền vững cho ngƣời dân nơi đây, và giúp cho việc quản lý rừng ở những khu vực khác. Xuất phát từ lý do đó, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Tác động của việc duy trì và bảo vệ rừng đến sinh kế của ngƣời dân trong khu vực ATK huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá đƣợc sự tác động của việc duy trì và bảo vệ rừng nhằm phát triển sinh kế cho ngƣời dân trong khu vực ATK Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Mục tiêu cụ thể • Đánh giá thu nhập của hộ giữa các vùng • So sánh cấu thu nhập của hộ giữa các vùng • Sự tham gia và các nguồn doanh thu • Sử dụng tài nguyên rừng phân theo nhóm hộ • Nhận thức về các hoạt động gây ô nhiễm • Sự thay đổithu nhập của hộ theo đánh giá của ngƣời dân • Sự chuyển dịch kinh tế giữa các nhóm hộ
  • 11. 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn • Đánh giá tác động các nguồn lực tại địa bàn nghiên cứu 3. Đốitƣợng nghiên cứuvà phạm vi nghiêncứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu • Các hộ nông dân sinh sống trong khu vực ATK Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. • Môi trƣờng tự nhiên và xã hội thuộc khu vực ATK Định Hóa. • Các nguồn lực tại khu vực ATK Định Hóa. • Các hoạt động sản xuất, kinh doanh giữa các nhóm hộ nghiên cứu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu trên phạm vi 03 xã là: Xã Phú Đình, xã Bảo Cƣờng, xã Quy Kỳ thuộc khu vực ATK huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. Về thời gian: Nghiên cứu từ ngày 01/06/2008đến ngày30/08/2010 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá tác động trong thay đổi sinh kế của ngƣời dân thuộc khu vực ATK Định Hóa tỉnh Thái Nguyên thông qua các hoạt động hỗ trợ của dự án. Xem xét khả năng duy trì và phát triển các nguồn lực: Nguồn lực tự nhiên, nguồn lực về con ngƣời, nguồn lực về xã hội, nguồn lực về vật chất, nguồn lực tài chính của các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu. Từ việc nghiên cứu đó đề xuất các giải pháp để sử dụng và phát triển bền vững các nguồn lực nói trên. Giới thiệu phƣơng pháp luận mới trong đánh giá sinh kế thông qua các chỉ số (Indicators). Phần nghiên cứu này tác giả tham khảo thông qua các chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu và phát triển rừng thế giới. 5. Kết cấucủa luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơngcụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quantàiliệu nghiên cứu và phương phápnghiêncứu Chƣơng 2: Thực trạng việc duy trì và bảo vệ rừng trong khu vực ATK huyện Định Hóa.
  • 12. 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chƣơng 3: Giảipháp chủ yếu nhằm duytrì và bảo vệ trong khu vực ATK huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học về phát triển bền vững 1.1.1.Cơ sở lý luận 1.1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững Năm 1992: Tại Rio de Janeiro, Brasil là nơi đăng cai tổ chức Hội nghị thƣợng đỉnh về Trái đất, tên chính thức là Hội nghị về Môi trƣờng và Phát triển của Liên hiệp quốc (UNCED). Tại đây, các đại biểu tham gia đã thống nhất những nguyên tắc cơ bản và phát động một chƣơng trình hành động vì sự phát triển bền vững có tên Chƣơng trình Nghị sự 21 (Agenda 21). Với sự tham gia của đại diện hơn 200 nƣớc trên thế giới cùng một số lƣợng lớn các tổ chức phi chính phủ, hội nghị đã đƣa ra bản Tuyên ngôn Rio về môi trƣờng và phát triển cũng nhƣ thông qua một số văn kiện nhƣ hiệp định về sự đa dạng sinh học, bộ khung hiệp định về sự biến đổi khí hậu, quản lý, bảo tồn rừng tự nhiên. Năm 2002: Hội nghị thƣợng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững nhóm họp tại Johannesburg, Nam Phi là dịp cho các bên tham gia nhìn lại những việc đã làm trong suốt 10 năm qua theo phƣơng hƣớng mà Tuyên ngôn Rio và Chƣơng trình Nghị sự 21 đã vạch ra, tiếp tục tiến hành với một số mục tiêu đƣợc ƣu tiên. Những mục tiêu này bao gồm xóa nghèo đói, phát triển những sản phẩm tái sinh hoặc thân thiện với môi trƣờng nhằm thay thế các sản phẩm gây ô nhiễm, bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hội nghị cũng đề cập tới chủ đề toàn cầu hóa gắn với các vấn đề liên quan tới sức khỏe và phát triển. Các đại diện của các quốc gia tham gia hội nghị cũng cam kết
  • 13. 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn phát triển chiến lƣợc về phát triển bền vững tại mỗi quốc gia trƣớc năm 2005. Việt Nam cũng đã cam kết và bắt tay vào hành động với Dự án VIE/01/021 "Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chƣơng trình Nghị sự 21 của Việt Nam" bắt đầu vào tháng 11/2001 và kết thúc vào tháng 12/2005 nhằm tạo tiền đề cho việc thực hiện Chƣơng trình Nghị sự 21 của Việt Nam. Phát triển bền vững là một khái niệm mới nảy sinh từ sau cuộc khủng hoảng môi trƣờng, do đó cho đến nay chƣa có một định nghĩa nào đầy đủ và thống nhất. Sau đây là một số định nghĩa của Khoa học Môi trƣờng về phát triển bền vững: Theo Hội đồng thế giới về môi trƣờng và phát triển (World Commission and Environment and Development, WCED) thì “phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tƣơng lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”. Phát triển bền vững là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ƣu các lợi ích kinh tế và xã hội trong hiện tại nhƣng không hề gây hại cho tiềm năng của những lợi ích tƣơng tự trong tƣơng lai [1]. Định nghĩa này bao gồm hai nội dung then chốt: Các nhu cầu của con ngƣời và những giới hạn đối với khả năng của môi trƣờng đáp ứng các nhu cầu hiện tại và tƣơng lai của con ngƣời. Phát triển bền vững là mô hình phát triển trên cơ sở ứng dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu của con ngƣời thế hệ hiện nay mà không làm hại cho thế hệ mai sau [2]. Phát triển bền vững là mục tiêu của tăng trƣởng kinh tế làm giảm sự khai thác tài nguyên cho phát triển kinh tế, sự suy thoái môi trƣờng trong tƣơng lai và làm giảm sự đói nghèo.
  • 14. 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Phát triển bền vững bao gồm sự thay đổi công nghệ hiện đại, công nghệ sạch, công nghệ có hiệu quả hơn nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên hoặc từ sản phẩm kinh tế - xã hội. Muốn vậy, phải giải quyết các mâu thuẫn nhƣ sản xuất - nhu cầu - tài nguyên thiên nhiên và phân phối, vốn đầu tƣ, cũng nhƣ công nghệ tiên tiến cho sản xuất. Các nƣớc trên thế giới đều có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, đƣa đến hiện tƣợng có nƣớc giàu và nƣớc nghèo, nƣớc côngnghiệp phát triển và nƣớc nông nghiệp. Do đó, cần xem xét bốn vấn đề chính đó là: con ngƣời, kinh tế, môi trƣờng và công nghệ, qua đó phân tích phát triển bền vững và có đạt đƣợc mục tiêu phát triển bền vững. Về kinh tế, phát triển bền vững bao hàm việc cải thiện giáo dục, chăm lo sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ em, chăm lo sức khoẻ cho cộng đồng, tạo ra sự công bằng về quyền sử dụng ruộng đất, đồng thời xóa dần sự cách biệt về thu nhập cho mọi thành viên trong cộng đồng xã hội. Về con ngƣời, để đảm bảo phát triển bền vững cần thiết nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật cho ngƣời dân, nhờ vậy ngƣời dân sẽ tích cực tham gia bảo vệ môi trƣờng cho sự phát triển bền vững. Muốn vậy phải đào tạo một độingũ các nhà giáo đủ về số lƣợng, cũng nhƣ các thầy thuốc, các kỹ thuật viên, các chuyên gia, các nhà khoa học trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Về môi trƣờng, phát triển bền vững đòi hỏi phải sử dụng bền vững tài nguyên nhƣ đất trồng, nguồn nƣớc, khoáng sản… đồng thời, phải chọn lựa kỹ
  • 15. 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao sản lƣợng, cũng nhƣ mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu của dân số tăng nhanh. Phát triển bền vững đòi hỏi không làm thoái hoá các ao hồ, sông ngòi, các hoạt động uy hiếp đời sống sinh vật hoang dã, không lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, không gây nhiễm độc nguồn nƣớc, không khí và lƣơng thực. Về công nghệ, phát triển bền vững là giảm thiểu tiêu thụ năng lƣợng và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, áp dụng có hiệu quả các loại hình công nghệ sạch trong sản xuất. Trong sản xuất công nghiệp cần đạt mục tiêu ít chất thải hoặc chất gây ô nhiễm môi trƣờng, tái sử dụng các chất thải, ngăn ngừa các chất khí thải công nghiệp làm suy giảm tầng ozon bảo vệ trái đất. Phát triển bền vững và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội - văn hoá - môi trƣờng. Mỗi mục tiêu phát triển có vị trí riêng của nó, song nó đƣợc gắn với mục tiêu khác. Sự hoà nhập hài hoà hữu cơ này tạo nên sự phát triển tối ƣu cho cả nhu cầu hiện tại và tƣơng lai vì xã hội loài ngƣời. Phát triển bền vững theo Brundtland (Năm 1984: Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã ủy nhiệm cho bà Gro Harlem Brundtland, khi đó là Thủ tướng Na Uy, quyền thành lập và làm chủ tịch Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (World Commission on Environment and Development-WCED), nay còn được biết đến với tên Ủy ban Brundtland. Tới nay, ủy ban này đã được ghi nhận có những công hiến rất giá trị cho việc đẩy mạnh sự phát triển bền vững.) Theo Ủy ban Brundtland: "Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn những nhu cầu của hiện tại và không phƣơng hại tới khả năng đáp ứng
  • 16. 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai. Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên đƣợc tái tạo tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con ngƣời, động vật và thực vật. Qua các bản tuyên bố quan trọng, khái niệm này tiếp tục mở rộng thêm và nội hàm của nó không chỉ dừng lại ở nhân tố sinh thái mà còn đi vào các nhân tố xã hội, con ngƣời, nó hàm chứa sự bình đẳng giữa những nƣớc giàu, nghèo và giữa các thế hệ. Thậm chí nó còn bao hàm sự cần thiết giải trừ quân bị, coi đây là điều kiện tiên quyết nhằm giải phóng nguồn tài chính cần thiết để áp dụng khái niệm phát triển bền vững. Theo ý kiến tác giả sẽ thống nhất khái niệm về phát triển bền vững theo khái niệm của Hội đồng thế giới về môi trƣờng và phát triển (World Commission and Environment and Development, WCED): “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tƣơng lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”. 1.1.1.2. Xu hướng phát triển bền vững Khái niệm “Phát triển bền vững” đƣợc biết đến ở Việt Nam vào khoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam khá muộn nhƣng nó lại sớm đƣợc thể hiện ở nhiều cấp độ. Về mặt học thuật, thuật ngữ này đƣợc giới khoa học nƣớc ta tiếp thu nhanh. Đã có hàng loạt công trình nghiên cứu liên quan mà đầu tiên phải kể đến là công trình do giới nghiên cứu môi trƣờng tiến hành nhƣ "Tiến tới môi trƣờng bền vững” (1995) của Trung tâm tài nguyên và môi trƣờng, Đại học Tổng hợp Hà Nội [3]. Công trình này đã tiếp thu và thao tác hoá khái niệm phát triển bền vững theo báo cáo Brundtland nhƣ một tiến trình đòi hỏi đồng thời trên bốn lĩnh vực: Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt nhân văn, bền vững về mặt môi trƣờng, bền vững về mặt kỹ thuật. "Nghiên cứu xây
  • 17. 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt Nam - giai đoạn I” (2003) do Viện Môi trƣờng và phát triển bền vững, Hội Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam tiến hành [4]. Trên cơ sở tham khảo bộ tiêu chí phát triển bền vững của Brundtland và kinh nghiệm các nƣớc: Trung Quốc, Anh, Mỹ, Đức, Pháp... các tác giả đã đƣa ra các tiêu chí cụ thể về phát triển bền vững đối với một quốc gia là bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững môi trƣờng, đồng thời cũng đề xuất một số phƣơng án lựa chọn bộ tiêu chí phát triển bền vững cho Việt Nam. "Quản lý môi trƣờng cho sự phát triển bền vững (2000) do Lƣu Đức Hải và cộng sự tiến hành đã trình bày hệ thống quan điểm lý thuyết và hành động quản lý môi trƣờng cho phát triển bền vững [5]. Công trình này đã xác định phát triển bền vững qua các tiêu chí: Bền vững kinh tế, bền vững môi trƣờng, bền vững văn hoá, đã tổng hợp từ nhiều mô hình phát triển bền vững nhƣ mô hình 3 vòng tròn kinh kế, xã hội, môi trƣờng giao nhau của Jacobs và Sadler (1990), mô hình tƣơng tác đa lĩnh vực kinh tế, chính trị, hành chính, công nghệ, quốc tế, sản xuất, xã hội của WCED (1987), mô hình liên kết hệ thống kinh tế, xã hội, sinh thái của Villen (1990), mô hình 3 nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trƣờng của ngân hàng thế giới (World Bank). Chủ đề này cũng đƣợc bàn luận sôi nổi trong giới khoa học xã hội với các công trình nhƣ "Đổi mới chính sách xã hội - Luận cứ và giải pháp" (1997) của Phạm Xuân Nam [6]. Trong công trình này, tác giả làm rõ 5 hệ chỉ báo thể hiện quan điểm phát triển bền vững: Phát triển xã hội, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trƣờng, phát triển chính trị, tinh thần, trí tuệ, và cuối cùng là dự báo quốc tế về phát triển.
  • 18. 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.1.1.3. Nguyên lý chung về quản lý rừng bền vững Trong khi khái niệm “bền vững” đƣợc thế giới bắt đầu sử dụng từ những năm đầu thế kỷ 18 để chỉ lƣợng gỗ lấy ra khỏi rừng không vƣợt quá lƣợng gỗ mà rừng có thể sinh ra, tạo tiền đề cho quản lý rừng bền vững sau này thì ở Việt Nam mãi đến cuối thế kỷ 20 mới dùng khái niệm “Điều chế rừng” để quản lý, kinh doanh lâm nghiệp với hy vọng sản lƣợng rừng đƣợc duy trì ở những lần khai thác tiếp theo. Phƣơng án điều chế rừng đầu tiên của Việt Nam (đƣợc thực hiện 7/1989) là Phƣơng án điều chế rừng lâm trƣờng Mã Đà (Đồng Nai) với sự trợ giúp của chuyên gia nƣớc ngoài (Dự án VIE/82/002 do UNDP/FAO trợ giúp) để phát triển Phƣơng thức điều chế rừng ở Việt Nam. Nhiệm vụ chính là xây dựng một mẫu phƣơng án tiêu chuẩn; hƣớng dẫn lập kế hoạch điều chế và đƣa ra những đề xuất cho việc điều chế rừng lâm trƣờng Mã Đà. Cho đến nay, ngành lâm nghiệp vẫn đang dùng thuật ngữ “Điều chế rừng”, coi nó nhƣ một công cụ, một phƣơng pháp truyền thống để quản lý rừng của các chủ rừng. Nghĩa là, tất cả các chủ rừng cho đến nay đều quản lý rừng theo cách lập phƣơng án điều chế đƣợc thực hiện theo những quy định tại Quyết định 40/2005/QĐ-BNN, ngày 7/7/2005 của Bộ NN-PTNT về Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác. Mặc dù khái niệm quản lý rừng bền vững đã có từ những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20 và không ngừng phát triển nhƣng đến nay đối với cán bộ lâm nghiệp khái niệm này vẫn còn khá mơ hồ về mục đích và các hoạt động của quản lý rừng bền vững. Thật vậy, một kết quả điều tra mới đây của ORGUT cho thấy: có 85% số ngƣời đƣợc phỏng vấn trả lời là có biết về thuật ngữ Quản lý rừng bền vững. Nhƣng khi hỏi tiếp theo là: Những hoạt động chính để tiến tới quản lý rừng bền vững là gì? thì có tới 75 % trong số đó trả lời là không biết (Báo cáo Đánh giá nhu cầu đào tạo về quản lý rừng bền vững
  • 19. 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn của Việt Nam do ORGUT thực hiện trong khuôn khổ Chƣơng trình quản lý bền vững rừng tự nhiên và tiếp thị lâm sản - GTZ tài trợ). Trong thời gian gần đây, quản lý rừng bền vững (QLRBV) đã trở thành một nguyên tắc đối với quản lý kinh doanh rừng đồng thời cũng là một tiêu chuẩn mà quản lý kinh doanh rừng phải đạt tới. Hiện tại có hai định nghĩa đang đƣợc sử dụng ở Việt Nam. Theo ITTO (tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế), QLRBV là quá trình quản lý những lâm phận ổn định nhằm đạt đƣợc một hoặc nhiều hơn những mục tiêu quản lý rừng đã đề ra một cách rõ ràng, nhƣ đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tƣơng lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đốivới môi trƣờng tự nhiên và xã hội. Theo Tiến trình Hensinki, QLRBV là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong quá trình thực hiện và trong tƣơng lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của rừng ở cấp địa phƣơng, cấp quốc gia và toàn cầu và không gây ra những tác hại đối với hệ sinh thái khác. 1 Các định nghĩa trên, nhìn chung tƣơng đối dài dòng nhƣng tựu trung lại có mấy vấn đề chính sau: Quản lý rừng ổn định bằng các biện pháp phù hợp nhằm đạt các mục tiêu đề ra (sản xuất gỗ nguyên liệu, gỗ gia dụng, lâm sản ngoài gỗ...; phòng hộ 1 Bộ NN&PTNT: Cẩm nang ngành lâm nghiệp năm 2006-Chương Quản lý rừng bền vững tại trang web http://www.vietnamforestry.org.vn/libraryfolder/Quan%20ly%20rung%20ben%20vung.pdf
  • 20. 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn môi trƣờng, bảo vệ đầu nguồn, bảo vệ chống cát bay, chống sạt lở đất...; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài, bảo tồn các hệ sinh thái...). Bảo đảm sự bền vững về kinh tế, xã hộivà môi trƣờng, cụthể: Bền vững về kinh tế là bảo đảm kinh doanh rừng lâu dài liên tục với năng suất, hiệu quả ngày càng cao (không khai thác lạm vào vốn rừng; duy trì và phát triển diện tích, trữ lƣợng rừng; áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất rừng). Bền vững về mặt xã hội là bảo đảm kinh doanh rừng phải tuân thủ các luật pháp, thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội, bảo đảm quyền hạn và quyền lợi cũng nhƣ mối quan hệ tốt với nhân dân, với cộng đồng địa phƣơng. Bền vững về môi trƣờng là bảo đảm kinh doanh rừng duy trì đƣợc khả năng phòng hộ môi trƣờng và duy trì đƣợc tính đa dạng sinh học của rừng, đồng thời không gây tác hại đối với các hệ sinh thái khác.  Các nguyên lý quản lý rừng bền vững Nguyên lý thứ nhất là: Sự bình đẳng giữa các thế hệ trong sử dụng tài nguyên rừng: Cuộc sống con ngƣời luôn gắn với sử dụng tài nguyên thiên nhiên và để sử dụng nó, chúng ta cần phải bảo vệ nó vì tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận.Theo định nghĩa Brundtlan thì phát triển bền vững là “sự phát triển đáp ứng đƣợc các nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hƣởng đến các khả năng của các thế hệ tƣơng lai đáp ứng đƣợc các nhu cầu của họ” 2 . 2 WCED(World Commission on EnvironmentandDevelopment)1987.OurCommon Future.Oxford University Press,Oxford.
  • 21. 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Vấn đề chìa khoá để bảo đảm nguyên lý bình đẳng giữa các thế hệ trong quản lý tài nguyên rừng là bảo đảm năng suất và các điều kiện tái sinh của nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo này. Một trong những nguyên tắc cần tuân thủ là tỷ lệ sử dụng lâm sản không đƣợc vƣợt quá khả năng tái sinh của rừng. Nguyên lý thứ hai là: Trong quản lý tài nguyên rừng bền vững, sự phòng ngừa, nó đƣợc hiểu là: ở đâu có những nguy cơ suy thoái nguồn tài nguyên rừng và chƣa có đủ cơ sở khoa học thì chƣa nên sử dụng biện pháp phòng ngừa suy thoái về môi trƣờng. Nguyên lý thứ ba là: Sự bình đẳng và công bằng trong sử dụng tài nguyên rừng cùng thế hệ : Đây là một vấn đề khó, bởi vì trong khi cố tạo ra sự công bằng cho các thế hệ tƣơng lai thì chúng ta vẫn chƣa tạo đƣợc những cơ hội bình đẳng cho những ngƣời sống ở thế hệ hiện tại. Rawls, 19713 cho rằng, sự bình đẳng trong cùng thế hệ hàm chứa hai khía cạnh: - Tất cả mọi ngƣời đều có quyền bình đẳng về sự tự do thích hợp trong việc đƣợc cung cấp các tài nguyên từ rừng; - Sự bất bình đẳng trong xã hội và kinh tế chỉ có thể đƣợc tồn tại nếu: (a) sự bất bình đẳng này là có lợi cho nhóm ngƣời nghèo trong xã hội và (b) tất cả mọi ngƣời đều có cơ hội tiếp cận nguồn tài nguyên rừng nhƣ nhau. Nguyên lý thứ tƣ là tính hiệu quả. Tài nguyên rừng phải đƣợc sử dụng hợp lý và hiệu quả nhất về mặt kinh tế và sinh thái. 3 Rawls, J.1971: A Theory ofJustice.HorwoodUniversityPress,Cambridge.
  • 22. 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.1.1.4. Mối quan hệgiữa quản lýrừng với sinh kế của ngườidân Theo Trung tâm nuôi trồng Thuỷ sản Châu Á Thái Bình Dƣơng (NACA): Một sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (cửa hàng, nguồn tài nguyên, đất đai, đƣờng xá..) và các hoạt động cần có để kiếm sống [7]. Kết quả của sinh kế là những thay đổi có lợi cho đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng. Nhờ các chiến lƣợc sinh kế mang lại cụ thể là thu nhập cao hơn, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần, cuộc sống ổn định hơn, giảm rủi ro, đảm bảo tốt hơn an toàn lƣơng thực và sử dụng bền vững hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên. a) Khái niệm và phƣơng pháp tiếp cậnsinh kế bền vững Thuật ngữ “sinh kế bền vững” đƣợc sử dụng đầu tiên nhƣ là một khái niệm phát triển vào những năm đầu 1990. Tác giả Chambers và Conway (1992) định nghĩa về sinh kế bền vững nhƣ sau: Sinh kế bền vững bao gồm con ngƣời, năng lực và kế sinh nhai, gồm có lƣơng thực, thu nhập và tài sản của họ. Ba khía cạnh tài sản là tài nguyên, dự trữ, và tài sản vô hình nhƣ dƣ nợ và cơ hội. Sinh kế bền vững khi nó bao gồm hoặc mở rộng tài sản địa phƣơng và toàn cầu mà chúng phụ thuộc vào và lợi ích ròng tác động đến sinh kế khác. Sinh kế bền vững về mặt xã hội khi nó có thể chống chịu hoặc hồi sinh từ những thay đổi lớn và có thể cung cấp cho thế hệ tƣơng lai. Sinh kế bền vững: Một sinh kế đƣợc xem là bền vững khi nó phải phát huy đƣợc tiềm năng của con ngƣời để từ đó sản xuất và duy trì phƣơng tiện kiếm sống của họ. Nó phải có khả năng đƣơng đầu và vƣợt qua áp lực cũng nhƣ các thay đổibất ngờ. Sinh kế bền vững không đƣợc khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trƣờng hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại và tƣơng lai. Trên thực tế thì nó nên thúc
  • 23. 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn đẩy sự hoà hợp giữa chúng và mang lại những điều tốt đẹp cho các thế hệ tƣơnglai. Sinh kế bền vững, nếu theo nghĩa này phải hội tụ đủ những nguyến tắc sau: Lấy con ngƣời làm trung tâm, dễ tiếp cận, có sự tham gia của ngƣời dân, xây dựng dựa trên sức mạnh con ngƣời và đối phó với các khả năng dễ bị tổn thƣơng, tổng thể, thực hiện ở nhiều cấp, trong mối quan hệ với đối tác, bền vững và năng động. Theo DFID (1999), một sinh kế bao gồm 3 thành tố chính: Nguồn lực và khả năng mà con ngƣời có đƣợc , chiến lƣợc sinh kế và kết quả sinh kế. Các nguồn lực và khả năng mà con ngƣời có, đƣợc xem là các vốn hay tài sản sinh kế bao gồm 5 loại sau: - Vốn con ngƣời: bao gồm kỹ năng, kiến thức và sự giáo dục của từng cá nhân và các thành viên trong gia đình, sức khỏe, thời gian và khả năng làm việc để họ đạt đƣợc những kết quả sinh kế. - Vốn xã hội: đề cập đến mạng lƣới và mối quan hệ xã hội, các tổ chức xã hội và các nhóm chính thức cũng nhƣ phi chính thức mà con ngƣời tham gia để từ đó đƣợc những cơ hội và lợi ích khác nhau. - Vốn tự nhiên: là các cơ sở các nguồn lực tự nhiên (của một hộ hoặc một cộng đồng) mà con ngƣời trông cậy vào, ví dụ nhƣ đất đai, mùa màng, vật nuôi, rừng, nƣớc và các nguồn tài nguyên ven biển. - Vốn tài chính: là các nguồn lực tài chính mà con ngƣời có đƣợc nhƣ nguồn thu nhập tiền mặt và các loại hình tiết kiệm khác nhau, tín dụng và các luồng thu nhập tiền mặt khác nhƣ lƣơng hƣu, tiền do thân nhân gửi về hay những trợ cấp của nhà nƣớc.
  • 24. 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Vốn vật chất: bao gồm các công trình hạ tầng và xã hội cơ bản và các tài sản của hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế, nhƣ giao thông, hệ thống cấp nƣớc và năng lƣợng, nhà ở và cá đồ dùng, dụng cụ trong gia đình. Chiến lƣợc sinh kế là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp, sử dụng và quản lý các nguồn vốn sinh kế của ngƣời dân nhằm để kiếm sống cũng nhƣ đạt đƣợc mục tiêu và ƣớc vọng của họ. Những lựa chọn và quyết định của ngƣời dân cụ thể nhƣ là: Quyết định đầu tƣ vào loại nguồn vốn hay tài sản sinh kế; Qui mô của các hoạt động để tạo thu nhập mà họ theo đuổi; Cách thức họ quản lý và bảo tồn các tài sản sinh kế; Cách thức họ thu nhận và phát triển những kiến thức, kỹ năng cần thiết để kiếm sống; Họ đối phó nhƣ thế nào với rủi ro, những cú sốc và những cuộc khủng hoảng ở nhiều dạng khác nhau; và họ sử dụng thời gian và công sức lao động mà họ có nhƣ thế nào để làm đƣợc những điều trên;... Những mục tiêu và ƣớc nguyện đạt đƣợc là những kết quả sinh kế - đó là những điều mà conngƣời muốn đạt đƣợc trong cuộc sống cả trƣớc mắt và lâu dài, bao gồm: - Sự hƣng thịnh hơn: Thu nhập cao và ổn định hơn, cơ hội việc làm tốt hơn; kết quả của những công việc mà ngƣời dân đang thực hiện tăng lên và nhìn chung lƣợng tiền của hộ gia đình thu đƣợc gia tăng. - Đời sống đƣợc nâng cao: Ngoài tiền và những thứ mua đƣợc bằng tiền, ngƣời ta còn đánh giá đời sồng bằng giá trị của những hàng hóa phi vật chất khác. Sự đánh giá về đời sống của ngƣờidân chịu ảnh hƣởng bởi rất nhiều các yếu tố, ví dụ nhƣ căn cứ vào vấn đề giáo dục và y tế cho các thành viên gia đình đƣợc đảm bảo, các điều kiện sống tốt, khả năng tiếp cận các dịch vụ tốt, sự an toàn của đời sống vật chất.
  • 25. 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Khả năng tổn thƣơng đƣợc giảm: Ngƣời nghèo luôn phải luôn sống trong trạng thái dể bị tổn thƣơng. Do vậy, sự ƣu tiên của họ có thể là tập trung cho việc bảo vệ gia đình khỏi những đe dọa tiềm ẩn, thay vì phát triển tối đa những cơ hội của mình. Việc giảm khả năng tổn thƣơng có trong ổn định giá cả thị trƣờng, an toàn sau các thảm họa, khả năng kiểm soạt dịnh bệnh gia súc, vâng vâng. - An ninh lƣơng thực đƣợc cũng cố: An ninh lƣơng thực là một cốt lõi trong sự tổn thƣơng và đói nghèo. Việc tăng cƣờng an ninh lƣơng thực có thể đƣợc thực hiện thông qua qua đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên đất, nâng cao và ổn định thu hoạch mùa màng, đa dạng hóa các loại cây lƣơng thực vv. - Sử dụng bền vững hơn cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên: Sự bền vững môi trƣờng là một mối quan tâm lớn mang ý nghĩa quan trọng và hỗ trợ cho các kết quả sinh kế khác. Sinh kế của con ngƣời phụ thuộc vào khối lƣợng và chất lƣợng của những nguồn vốn mà họ có hoặc có thể tiếp cận. Một sinh kế đƣợc xem là bền vững khi con ngƣời có thể đối phó và những phục hồi từ những áp lực và các cú sốc đồng thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản cả ở hiện tại lẫn trong tƣơng lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các thành tố của một sinh kế có mối quan hệ nhân quả và chiến lƣợc sinh kế của con ngƣời chịu sự tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Điều này đƣợc thể hiện trong khung phân tích sinh kế dƣớiđây (DIFID,....): Sơ đồ 1.1: Khung phân tíchsinh kế
  • 26. 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nguồn: theo DFID (2003) b) Vai trò của rừng đối với sinh kế của ngƣờidân Tài nguyên rừng bao gồm đất rừng, bải chăn thả gia súc, cây cối, động vật rừng, các nguồn lâm sản khác và dƣợc liệu, nguồn gen, nguồn nƣớc,... đƣợc xem là tài sản sinh kế (vốn tự nhiên) của mỗi hộ dân và cả cộng động. Xét trong mối quan hệ với các nguồn lực khác, tài nguyên rừng là nguồn lực tạo ra các nguồn lực khác: Bán sản phẩm thu lƣợm từ rừng sẽ cho những khoản tiền mặt, bổ sung cho nguồn lực tài chính; Quản lý và sử dụng tài nguyên rừng dƣới hình thức cộng đồng làm tăng mối liên kết và quan hệ giữa các cá nhân, bổ sung cho nguồn vốn xã hội. Rừng là trung tâm sự sống của conngƣời chừng nào con ngƣời còn sống trên trái đất. (Bishop, 1999). Rừng mang lại nhiều lợi ích không những cho địa phƣơng mà còn cho quốc gia và cả thế giới.
  • 27. 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Rừng là nơi sinh sống cho hơn 200 triệu ngƣời ở vùng nhiệt đới (Brown et al, 1991). Họ có thể là những ngƣời dân sống ở vùng rừng qua nhiều thế hệ, mới chuyển đến nhƣ là ngƣời đến định cƣ hoặc là sống tạm, hoặc là ngƣờinơi khác đến để khai thác rừng. Rừng cung cấp gỗ và năng lƣợng cho con ngƣời. Giá trị các loại sản phẩm gỗ đƣợc buôn bán trên thị trƣờng thế giới hàng năm lên đến 36000 triệu USD. Ƣớc tính của FAO vào năm 1990, lƣợng tiêu thụ củi đốt và than củi của cả thế giới lên đến 1800 triệu m3 (FAO, 1992a). Rừng cung cấp các sản phẩm ngoài gỗ bao gồm thực phẩm, thảo dƣợc, nhựa, sợi, thức ăn cho gia súc và những sản phẩm cần thiết khác. Số liệu điều tra ở Camerun, Côte D‟lvoire, Ghana và Liberia cho thấy động vật rừng chiếm từ 70 – 90% tổng lƣợng protêin động vật đƣợc tiêu thụ (FAO, 1993g). Theo một nghiên cứu của Sounthone Ketphanh (Lào), ngƣời dân nông thôn dùng lâm sản để ăn (măng tre nứa, lá một số loại cây, cá suối và thịt chim thú), làm vật liệu xây dựng(mây tre, cây quanh vƣờn, lá lợp ), công cụ săn bắn và canh tác . Với 90% dân cƣ sống ở vùng nông thôn có đến 50% thu nhập của các hộ dân nông thôn là từ lâm sản ngoài gỗ. Rừng mang lại những lợi ích về môi trƣờng cho con ngƣời. Rừng có chức năng bảo vệ môi trƣờng không những ở địa phƣơng mà còn cả khu vực. ở những vùng có độ dốc cao, rễ cây rừng có tầm quan trọng trong việc ngăn chặn xói mòn, sạt lở đất. Rừng giúp ngăn cản gió, giữ và điều hòa lƣợng nƣớc mƣa và nƣớc ngầm. Trong hệ thống canh tác nông nghiệp, rừng giúp duy trì độ màu mở của đất thông qua chu trình dinh dƣỡng của cây rừng. Rừng tạo bóng mát, điều hòa nhiệt độ và độ ẩm không khí.
  • 28. 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Rừng là nơi phát triển các dịch vụ khác nhƣ du lịch sinh thái, khu nghĩ mát, địa điểm giải trí, ... Nó còn là nơi chứa đựng nguồn gen không những có giá trị kinh tế mà còn có giá trị khoa học và xã hội. Nguồn gen này luôn luôn đƣợc táitạo và nó có thể đƣợc sử dụng mãimãinếu nhƣ đƣợc quản lý tốt. Rừng có ý nghĩa quan trọng nhƣ là một nguồn tiết kiệm và sự bảo đảm cho ngƣời nghèo đối phó với những rủi ro và bất thƣờng xảy ra. Rừng cung cấp sản phẩm bù đắp sự thiếu hụt ở thời kỳ giáp hạt (vụ). Những bất thƣờng xảy ra trong cuộc sống nhƣ điều trị bệnh, ma chay, xây dựng nhà cửa, .... yêu cầu một lúc lƣợng tiền lớn. Cây rừng có thể mang lại cho những ngƣời nghèo một khoản tiền lớn để họ có thể đáp ứng yêu cầu này. (Chambers, 1986). ở Việt Nam, rừng và đất rừng chiếm 3/4 diện tích tự nhiên của Việt Nam, là nơi sinh sống của hơn 2/3 dân số cả nƣớc (Qui, 1994). 75% dân số cả nƣớc sống phụ thuộc vào nông nghiệp và rừng nhƣ là nguồn sống chủ yếu. Dân số ngày càng tăng tạo ra áp lực lớn lên tài nguyên rừng, nhu cầu về các sản phẩm rừng ngày càng cao (Rambo và Cúc, 1996). Mặc dụ đã có những tiến bộ đáng kể trong sản xuất lƣơng thực, sau nhiều năm thiếu hụt lƣơng thực, Việt Nam đã trở thành nƣớc xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới, nhƣng những tiến bộ này chỉ giới hạn chủ yếu ở vùng đồng bằng có hệ thông thủy lợi tốt. Hàng triệu ngƣời nông dân ở vùng miền núi vẫn còn đối mặt với sự thiếu hụt lƣơng thực. Sản xuất nông nghiệp ở vùng miền núi vẫn còn nhiều hạn chế lớn. Điều này đã làm cho ngƣời dân vùng núi phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng nhƣ là nguồn sống của họ ( Mittelman, 1997) Nghèo đói và kém phát triển ở Việt Nam đã làm cho ngƣời nghèo ở nông thôn và và cả Nhà nƣớc phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên rừng nhƣ là một nguồn thu nhập. Trong 50 năm qua, sự khai thác và sử dụng tài
  • 29. 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn nguyên rừng quá mức là một trong những nguyên nhân làm phá hủy gần một nữa tài nguyên rừng của cả nƣớc (GoV and GEF, 1994). Thực phẩm từ rừng nhƣ thịt động vật rừng, măng tre, củ quả, mật ong và nấm đƣợc sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Rất nhiều loài cây lấy cũ, cây rau và những sản phẩm rừng khác đƣợc sử dụng làm thức ăn trong thời kỳ giáp hạt hoặc thiếu hụt lƣơng thực trầm trọng. ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, ngƣời dân phu thuộc hoàn toàn vào rừng nhƣ là nguồn lƣơng thực, thức ăn cho gia súc trong thời gian 4 tháng hoặc hơn trong năm (Gamelgaard, 1990; Mao 1987). Theo tác giá Lƣơng Văn Tiến (1991), ở nƣớc ta ƣớc tính có 23 triệu tấn củi đƣợc tiêu thụ hàng năm. Nhiều vùng miền núi ở nƣớc ta, nguồn thu nhập từ việc bán sản phẩm rừng thƣờng cao hơn nguồn thu nhập từ bán các sản phẩm nông nghiệp nhƣ lúa. Hoạt động khai thác sản phẩm ngoài gỗ bao gồm việc canh tác, thu lƣợm, bán và chế biến đã tạo việc làm cho hàng trăm ngàn ngƣời dân. Theo kết quả điều tra của tác giả Nguyễn Giang Nam năm 2000, cộng đồng ngƣời dân ở xóm Vành xã Mông Hóa - Kỳ Sơn - tỉnh Hòa đã sử dụng 45 loài Lâm sản ngoài gỗ cho nhu cầu gia đình và bán ra thị trƣờng. Qua tìm hiểu tập quán khai thác và sử dụng các Lâm sản ngoài gỗ của đồng bào dân tộc Mnông - xã ĐakR'tih - huyện Dakr - tỉnh Đaklak, Tác giả Huỳnh Văn Phong đã điều tra xác định đƣợc ngƣời dân ở đây sử dụng 25 loài Lâm sản ngoài gỗ để ăn, làm công cụ và bán. Theo kết quả điều tra của tác giả Trƣơng Thu về tình hình sử dụng cây rừng làm thuốc, tác giả đã điều tra đƣợc khoảng 100 loài cây rừng dùng làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh hàng ngày.
  • 30. 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Tóm lại, rừng có vai trò rất quan trọng đối với con ngƣời, đăc biệt là ngƣời dân sống ở vùng rừng và có cuộc sống phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng. Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng không hợp lý của con ngƣời là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy thoái tài nguyên. 1.1.2. Cơ sở thực tiễn 1.1.2.1.Một số hoạtđộng của tổ chức GTZ trên thế giới Tại Indonesia: Dự án cung cấp nƣớc sạch cho nông thôn tại Nusa Tenggara Timur and Nusa Tenggara Barat. Dự án thực hiện từ tháng 7/2002 đến tháng 12/2008 [22]. Nội dung của dự án: Rất nhiều các khu vực nông thôn của các tỉnh miền Đông và miền Tây của tỉnh Nusa Tenggara Timur và Nusa Tenggara Barat của Indonesia chƣa đƣợc cung cấp nƣớc sạch. Hiện tƣợng thiếu nƣớc trầm trọng trong 8 tháng mùa khô thƣờng xuyên sảy ra, gần nhƣ không có quá trình xử lý nƣớc thải và điều kiện vệ sinh yếu kém đã làm tăng nhanh số ngƣời bị mắc bệnh tật làm ảnh hƣởng đến sự phát triển chung của khu vực. Mục tiêu của dự án: Ngƣời dân địa phƣơng tổ chức tự cung cấp hệ thống nƣớc sạch độc lập dựa trên cơ sở có thể thực hiện đƣợc. Chính quyền địa phƣơng thực hiện theo sự thành công về tổ chức và quản lý theo chiến lƣợc, kế hoạch và phổ biến cách làm của họ cho những địa phƣơng khác. Thực hiện: Dự án đƣợc tài trợ bởi ngân hàng phát triển KfW. KfW có trách nhiệm xây dựng hệ thống cung cấp nƣớc sạch trong khi đó GTZ liên kết với các thành viên địa phƣơng trở thành ngƣời đứng ra quản lý, xác nhận sự cải thiện về hệ thống cung cấp nƣớc tại địa phƣơng. Huấn luyện cách đo
  • 31. 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn lƣờng và cung cấp thông tin về cung cấp nƣớc tại địa phƣơng là cơ sở cho họ quản lý hệ thống cung cấp nƣớc cả trên phƣơng diện khoa học và tài chính và thực hiện nó một chách độc lập. Trong trƣờng hợp này, họ trở nên tốt hơn khi nắm đƣợc tình hình về thực tế cải thiện vệ sinh và sự bảo tồn các tài nguyên. Dự án cũng chuẩn bị cho lãnh đạo địa phƣơng đối với luật để quản lý việc cung cấp nƣớc một cách chính xác và phƣơng pháp để bảo tồn tài nguyên. Kết quả đạtđược: Đến tháng 10/2005, trên mỗi huyện đã có 10 đơn vị quản lý và 40 tổ chức sử dụng nƣớc tuân thủ theo luật của từng cấp tại địa phƣơng. Đơn giản việc cung cấp nƣớc chính xác theo kế hoạch và đƣợc xây dựng với sự tham gia của ngƣời dân. Ngƣời sử dụng nƣớc máy có thể quản lý tài chính và chi phí độc lập. Trung bình mỗi ngày lƣợng nƣớc cung cấp tăng tới 40 lít/ngƣời/ngày. Ngƣời dân tham gia cho biết tốt hơn về tầm quan trọng của việc vệ sinh cá nhân khi dung nƣớc. Những ngƣời trong nhóm sử dụng nƣớc thƣờng xuyên thảo luận về bảo tồn tài nguyên trong các cuộc họp và thực thi giảm ô nhiễm đến nguồn tài nguyên nƣớc. Tại TháiLan Dự án GTZ tập trung Quản lý hệ thống thông tin để hạn chế ô nhiễm Công nghiệp thực hiện từ tháng 6/2005 đến tháng 5/2007. Nội dung: Các cơ quan của chính phủ thiếu những thông tin chính xác về ảnh hƣởng đốivới môi trƣờng bởi quá trình công nghiệp hoá và đó chính là cơ hội lớn để cải thiện trong năng lực quản lý khí thải công nghiệp. Mục tiêu:
  • 32. 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Đến khi kết thúc dự án, các cơ quan của chính phủ đƣa ra chính sách và thƣớc đo và đƣợc thực hiện theo các bƣớc sau: Cơ sở dữ liêụ về môi trƣờng công nghiệp (Không khí, nƣớc, rác thải..) đối với khu vực đã lựa chọn là phải đƣợc ứng dụng thực tế. Nhu cầu về việc ứng dụng hệ thống quản lý thông tin cho các khu vực đƣợc lựa chọn của các côngty vừa và nhỏ để nâng cao hiệu quả sinh thái. Phương thức tiếp cận: Tất cả các hoạt động của dự án nhằm giới thiệu hệ thống thông tin hiện đại nhƣ cơ sở cho việc ra quyết định tốt hơn tại các nhóm mục tiêu khác nhau. Nhiệm vụ đầu tiên là thực thi một hệ thống thong tin về môi trƣờng tại Cục công nghiệp để theo theo dõi, phân tích và quản lý có hiệu quả khí thải công nghiệp.Hệ thống sẽ dựa trên cơ sở dữ liệu lấy từ các báo cáo và từ chính các nhà máy. Gần đây, các dữ liệu này đƣợc báo cáo và xử lý theo định dạng tƣơng tự (trên giấy). Kết quả là việc giới thiệu Hệ thống thông tin môi trƣờng (MIS) ban đầu lại tập trung vào việc nâng cao hiệu quả của các cải cách có liên quan và của các quy trình xét duyệt. Hơn thế nữa việc này còn giúp cho Cục công nghiệp có thể kiểm tra độ tin cậy của các dữ liệu đƣợc báo cáo một cách liên tục và kiểm soát, phân tích sự phát triển của các vấn đề môi trƣờng công nghiệp theo từng lĩnh vực và khu vực. Các dữ liệu về ô nhiễm công nghiệp sẽ cung cấp một cách cơ bản cần thiết cho việc hoạch định chính sách phát triển công nghiệp. Theo quan điểm của lĩnh vực công nghiệp, hệ thống sẽ nâng cao chất lƣợng dịch vụ công cộng cung cấp từ Cục công nghiệp. Nhiệm vụ thứ hai tập trung vào việc thực hiện về hệ thống thông tin môi trƣờng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đã lựa chọn. Đối với tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thái Lan, hệ thống thông tin môi trƣờng là
  • 33. 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn một công cụ hoàn toàn mới. Có rất ít công ty có kinh nghiệm về hệ thống thông tin môi trƣờng. Hệ thống của hộ tập trung chính vào các vấn đề về tài chính, nhƣ là sự chiếm lĩnh về nguồn vật chất. Nhiệm vụ chính thứ hai, các hệ thống của nƣớc này tập trung chủ yếu vào các vấn đề liên quan đến kế toán, nhƣ việc mua các vật liệu thô và buôn bán. Hệ thống quản lý thông tin đƣợc dự án phát triển và thúc đẩy sẽ chú trọng vào phân tích dòng nguyên liệu và cung cấp những thông tin có giá trị cho những nhà hoạch định, nhằm cải thiện tính hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh của các công ty. Yếu tố sau sẽ là mấu chốt để khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ triển khai và sử dụng hiệu quả những hệ thống nhƣ vậy. Mặc dù ban đầu chỉ có vài công ty trong các phân ngành đƣợc lựa chọn sẽ giới thiệu MIS, nhƣng các công ty khác chắc chắn sẽ theo sau. Nhiệm vụ chính thứ ba nêu lên thực tại rằng cho đến nay, hầu nhƣ không có dịch vụ tƣ vấn sở tại liên quan đến MIS nào cho các SME Thái Lan. Những dịch vụ này sẽ rất quan trọng nhằm đảm bảo tính bền vững của kế quả thứ 2, vì các SME sẽ cần nhiều hỗ trợ hơn trong việc triển khai và sử dụng đầy đủ những hệ thống này. Do vậy, dự án sẽ triển khai một chƣơng trình đào tạo và đánh giá cho những tƣ vấn viên địa phƣơng và khuyến khích họ hỗ trợ quá trình triển khai MIS trong 2 phần ngành đƣợc lựa chọn. Có thể giả định rằng các tƣ vấn viên địa phƣơng sẽ muốn tham gia. Hơn nữa, các tƣ vấn viên sẽ muốn mở rộng dịch vụ của họ tới các ngành công nghiệp khác. Nhiệm vụ chính thứ tƣ chú trọng vào việc thiết kế và triển khai trung tâm thông tin công cộng (PIC) về các vấn đề môi trƣờng công nghiệp trên cơ sở xem xét các lợi ích cụ thể của công chúng đƣợc các đại diện tiêu biểu trình bày và các thông tin sẵn có (có thể là đƣợc cung cấp chủ yếu bởi MIS). Các thông tin đƣợc công bố phải là các thông tin có liên quan, đƣợc công chúng
  • 34. 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn quan tâm, có tính thời sự, có thể hiểu đƣợc bởi những ngƣời không phải là chuyên gia, và đáng tin cậy [23]. Tại Trung Quốc Nội dung: Trong những năm qua Trung Quốc đã giành nhiều công sức nhằm cải thiện an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều nỗ lực, những vấn đề rất nghiêm trọng vẫn còn có nhiều tồn tại trong nghành nông nghiệp, chăn nuôi và thuỷ sản, đặc biệt là về lĩnh vực sản xuất thức ăn cho thị trƣờng Trung Quốc. Không biết phải làm thế nào cũng nhƣ phải tuân theo công nghệ nào thì mới đạt đƣợc tiêu chuẩn quốc tế. Việc tích trữ, bảo quản và hệ thống phân phối không đƣợc phát triển. Các vấn đề nhiễm khuẩn và nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu và nhiễm một số kim loại nặng cho thấy kết quả là những thất bại, những rủi ro sức khoẻ đáng quan tâm đối với ngƣời tiêu dung và dẫn tới sự bài trừ những sản phẩm thức ăn có nguồn gốc từ trung Quốc trên nhiều thị trƣờng thế giới. Mục đích: Dự án nhằm mục đíchcải thiện chất lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Cách tiếp cận: Trong những năm qua, một số nghiên cứuđáng chú ý đã đƣợc thực hiện một cách kỹ lƣỡng đó là cần phải thiết lập một điều gì đó đáng phải làm nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. Dự án nhằm mục đích đƣa ra những luận chứng cònhạn chế để tìmra các giải pháp có thể đạt đƣợc.
  • 35. 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nhà nƣớc nên phác thảo và thực thi một hệ thống quản lý để đảm bảo rằng các xí nghiệp tự có trách nhiệm với sản phẩm của mình. Nhƣ vậy, hệ thống thông thƣờng bao gồm những yếu tố sau: Đánh giá rủi ro để xác định xem có bao nhiêu ngƣời có thể bị ảnh hƣởng và nghiêm trọng đến mức độ nào, nếu một công ty bán ra các sản phẩm bị nhiễm độc. Dựa vào đánh giá rủi ro này, một hệ thống quản lý rủi ro sẽ đƣợc thiết kế và triển khai. Điều này có thể cũng đòi hỏi sự điều chỉnh một số quy tắc hành chính nhất định. Một phần là sự giám sát theo hoạch định của các sản phẩm của các doanh nghiệp. Một bộ phận không thể thiếu của hệ thống quản lý rủi ro là hệ thống khẩn cấp cho phép việc nhận dạng và xóa bỏ tất cả các sản phẩm bị nhiễm độc khỏi hệ thống phân phối ngay khi mẫu xét nghiệm cho thấy có gây nguy hại tới sức khỏe cộng đồng. Dự án GTZsẽ tập trung và các sản phẩm đƣợc lựa chọn (hoa quả, rau và thịt lợn) của 3 hạt của tỉnh Hebei và sẽ xem xét toàn bộ chuỗi từ sản xuất ban đầu đến tiêu thụ. Thời gian triển khai dự án từ tháng 3 năm 2006 đến tháng 4 năm 2010 [24]. Tại Camaroon:Dự án quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên Nội dung: Mặc dù Cameroon với nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có rất triển vọng cho việc phát triển kinh tế và giảm đói nghèo. Nhƣng cho đến nay, tiềm năng này vẫn chƣa đƣợc khaithác hiệu quả và đang trong tình trạng suy giảm chấtlƣợng.
  • 36. 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Rất nhiều chƣơng trình và chiến lƣợc đƣa ra nhằm sử dụng các nguồn tài nguyên hiệu quả hơn đều không thành công. Nguyên nhân là do mâu thuẫn về quyền lợi, và hơn thế là thiếu cân đối và phối hợp hài hoà giữa các chƣơng trình này. Hiện nay, chính phủ Cameroon đang thực thi chƣơng trình Rừng quốc gia (PSFE) nhằm đạt đƣợc tiến triển ở những khu vực nhất định. Mục tiêu: Cộng đồng và các công ty tƣ nhân có thể quản lý tài nguyên hiệu quả và đảm bảo đa dạng sinh học. Mâu thuẫn giữa việc phát triển địa phƣơng và quốc gia với việc bảo vệ tài nguyên đƣợc giải quyết trong pham vi chƣơng trình bằng việc đƣa ra các giải pháp phù hợp. Ngƣời dân trong khu vực rừng cần bảo vệ khai thác nguồn tài nguyên này một cách hợp lý . Phương thức tiếp cận: GTZ ƣu tiên việc phối hợp và hài hoà các nhân tố ở các quốc gia liên quan tới chƣơng trình PSFE tƣơng ứng với hành động của họ. Hơn nữa, thông qua việc liên kết chặt chẽ với Hiệp hội bảo vệ rừng Châu Phi (COMIFAC), chƣơng trình này đƣợc tổ chức theo hƣớng siêu quốc gia trong khu vực. Trong nội dung chƣơng trình, GTZ hiện nay tập trung mũi nhọn vào việc thực hiện chiến dịch toàn Châu Âu có tên là “Thi hành luật bảo vệ rừng, cai quản và thƣơng mại‟ tại Cameroon. Một hoạt động có tính quyết định nữa trong chƣơng trình là truyền đạt các cách thức để thúc đấy việc quản lý tài nguyên thiên nhiên và tuân thủ các
  • 37. 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn quy định, luật lệ cũng nhƣ nâng cao nhận thức của ngƣời dân. Bộ lâm nghiệp sẽđƣợc tƣ vấn phƣơngpháp để cập nhật tiến độ dựán. Ở khu vực phía Tây Nam và Tây Đông của Cameroon, GTZ phối hợp cùng các cơ quan chức năng, Quỹ thế giới bảo vệ các loài thú hoang dã (WWF) và Hiệp hội bảo vệ thú rừng (WCS) để xây dựng một tổ chức hợp tác kỹ thuật (UTOs). Đây là thiết bị quy hoạch không gian, đƣợc thiết kế nhằm hài hoà giữa việc phát triển kinh tế và bảo vệ sinh thái ở những khu vực này. Kết quả đạtđược đến thời điểm hiện tại: Nhờ sự hỗ trợ của dự án GTZ, một chiến lƣợc quốc gia có tính nhất quán cao với kế hoạch trung hạn và các mục tiêu rõ ràng đang đƣợc triển khai. Quá trình phối hợp giữa các cơ quan chức năng về lâm nghiệp và các bộ phận khác đã mang lại những tiến bộ đáng kể trong quy hoạch không gian cho những khu vực riêng biệt dựa trên các nhân tố địa lý, sinh thái và phát triển kinh tế. Kế hoạch quản lý ở hai khu vực này cũng đang đƣợc triển khai. Ngƣời dân địa phƣơng nhận đƣợc rất nhiều sự hỗ trợ trực tiếp nhƣ việc giúp đỡ một tổ chức phi chính phủ để phát triển các dịch vụ du lịch sinh thái, nhờ đó mà số lƣợng khách du lịch đến khu vực này tăng lên gấp đôi trong vòng ba năm. Các làng bản ở khu vực phía Tây Nam hiện nay đã có thể sử dụng hợp lý tài nguyên thô từ loài tre “Prunus africana” – một nguyên liệu rất cần thiết cho ngành công nghiệp dƣợc phẩm, phù hợp với kế hoạch quản lý và khả năng khai thác. Những định hƣớng phát triển làng bản với sự trợ giúp của nƣớc Đức sẽ giúp ngƣời dân địa phƣơng sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên và các nguồn hỗ trợ tài chính của quốc gia cũng nhƣ quốc tế. Thời gian thực hiệndự án từ tháng 10/2003 đến 9/2015 [25].
  • 38. 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.1.2.2. Một số dự án đã triển khaitrong thời gian qua tại Việt Nam. a)Chƣơng trình dự án327: Đây là chƣơng trình hỗ trợ phát triển lâm nghiệp đƣợc thành lập theo Nghị định 327/CT của Hội đồng Bộ trƣởng ban hành vào tháng 9 năm 1992. Mục tiêu của chƣơng trình là nhằm khuyến khích việc trồng vào bảo vệ rừng, cải thiện điều kiện sử dụng đất, nâng cao mức sống của ngƣời dân địa phƣơng (sống dựa vào rừng) và hỗ trợ chƣơng trình định cƣ. b)Chƣơng trình dự án661: Các quyết định 08/1997/QH10 và 661/QĐ-TTg đƣợc ban hành lần lƣợt vào tháng 12/1997 và tháng 7/1998 nhằm xây dựng chƣơng trình trồng rừng quốc gia, thƣờng đƣợc gọi là chƣơng trình 661 hay Chƣơng trình trồng 5 triệu ha rừng. Chƣơng trình này thực chất là nốitiếp Chƣơng trình 327. Chƣơng trình có 3 mục tiêu cơ bản: (1) Trồng mới 5 triệu ha rừng nhằm tăng diện tích che phủ của rừng lên 43% trong giai đoạn 1998 đến 2010. Điều này góp phần vào bảo vệ môi trƣờng, giảm thiên tai, tăng lƣợng nƣớc, bảo vệ nguồn gien và đa dạng sinh học; (2) Sử dụng đất trống nhƣ một công cụ sản xuất để tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo; định canh định cƣ; tăng thu nhập của ngƣời dân tại các vùng nông thôn miền núi. Đặc biệt là ngƣời dân tộc thiểu và đảm bảo ổn định chính trị và xã hội, quốc phòng và an ninh, đặc biệt tại khu vực biên giới; và (3) cung cấp gỗ cho các hoạt động công nghiệp, củi và các sản phẩm rừng khác cho nhu cầu trong nƣớc và sản xuất hàng xuất khẩu. Tóm lại mục tiêu của chƣơng trình này là nhằm biến rừng thành một nguồn đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội miền núi.
  • 39. 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chƣơng trình đƣợc thực hiện thông qua các dự án có sự tham gia của ngƣời dân tại địa phƣơng. Quyết định 661/QĐ-TTg nêu rõ “Nhân dân là lực lƣợng chủ yếu trồng, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và hƣởng lợi ích từ nghề rừng...” Việc phân bổ quỹ cũng tƣơng tự nhƣ chƣơng trình 327, bao gồm cả các tiêu chí đƣợc đặt ra cho việc chi trả các hoạt động trồng và bảo vệ rừng. Ví dụ, những hộ chăm sóc rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đƣợc trả 50.000 đồng/năm/ha. Với những hoạt động nhƣ trồng rừng mới, đặc biệt trong các khu vực cẩn khôi phục hệ sinh thái thì còn có thể đƣợc trả cao hơn (khoảng 2 triệu đồng/ha) Việc giải quyết thủ tục giao đất giao rừng và trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho “ các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân” cũng đƣợc đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, liệu các chính sách của Nhà nƣớc nhằm đảm bảo quyền sở hữu đất của ngƣời dân có giúp tạo ra sinh kế bền vững cho ngƣời dân miền núi không? Làm thế nào mà những chính sách này làm cho ngƣời dân chuyển từ canh tác nƣơng rãy tự cung tự cấp sang định canh? Sự chuyển đổi này đã làm thay đổi đời sống của ngƣời dân nhƣ thế nào? Hệ thống canh tác nào đã xuất hiện trong hệ thống sử dụng đất mới đƣợc hình thành từ các chính sách về đất đai? Trƣớc khi trả lời các câu hỏi này, trƣớc hết chúng ta hãy cùng nhau xem xét phản ứng của ngƣời dân đối với những chính sách này nhƣ thế nào. c) Một số dự án của GTZđã triển khaitại Việt Nam. Dự án Pháttriển nông thôn Đắk Lắk Từ năm 2003, Dự án Phát triển nông thôn Đắk Lắk đẩy mạnh sự tham
  • 40. 32 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn gia của đồng bào dân tộc thiểu số nông thôn vào tiến trình phát triển kinh tế của tỉnh. Mục tiêu là giới thiệu phƣơng pháp lập kế hoạch phát triển chung dựa theo nhu cầu để phân phối nguồn lực. Sự quan tâm đến nhu cầu và bối cảnh văn hóa - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số là điểm mấu chốt trong việc điều chỉnh khung pháp lý để phát triển nông thôn và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Dự án hỗ trợ giới thiệu mô hình quản lý rừng cộng đồng có sự tham gia trong giao đất, điều tra rừng và lập kế hoạch quản lý rừng. Đồng thời, hỗ trợ các cơ quan liên quan xây dựng và thí điểm các thủ tục hành chính và tài chính cần thiết để thể chế hóa thủ tục và nhân rộng toàn tỉnh. Cùng với các cơ quan khuyến nông thuộc Sở Nông nghiệp&PTNT và với sự tham gia của nông dân là dân tộc thiểu số. Dự án đã triển khai thí điểm và phổ biến các mô hình canh tác đất dốc và chăn nuôi gia súc phù hợp. Đồng thời giới thiệu các phƣơng pháp khuyến nông có sự tham gia và hỗ trợ ngƣời dân tiếp cận các nguồn tín dụng quy mô nhỏ. Để tạo cơ hội tăng thu nhập thêm cho ngƣời dân. Dự án xúc tiến thúc đẩy mối liên kết giữa sản xuất, chế biến và thƣơng mại thông qua xây dựng các chuỗi giá trị và Hợp tác Công - Tƣ. Dự án cũng tập trung vào nâng cao năng lực và tập huấn cho các cán bộ ở các cơ quan và tổ chức xã hội các cấp trong tỉnh. Các quy trình, hƣớng dẫn mới hoặc đƣợc thông qua và các mô hình đã đƣợc thí điểm ở 4 xã mục tiêu của dự án ở huyện Lak và Ea H‟Leo. Phân bổ tài chínhcôngcho các buôn ngƣời dân tộc thiểu số ở 2 huyện mục tiêu vùng dự án (Lak và Ea H'Leo) tăng từ 23 tỉ đồng (tƣơng đƣơng khoảng 1,15 triệu Euro vào năm 2005) lên 35 tỉ đồng (tƣơng đƣơng 1,75 triệu Euro) [11]. Tại ĐắcNông
  • 41. 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Ngày 16/4/08 tại Hà Nội, ông Đỗ Thế Nhữ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông đã ký văn bản thoả thuận thực hiện Dự án Bảo vệ Môi trƣờng và Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên tỉnh Đắk Nông với Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức, do Tiến sĩ Guenter Riethmacher, Giám đốc Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức tại Việt Nam (GTZ) đại diện. * Mục tiêu của Dự án: Cải thiện sự tham gia của ngƣời dân nghèo ở nông thôn, đặc biệt là ngƣời dân tộc thiểu số vào công cuộc phát triển kinh tế của tỉnh Đắc Nông. Hƣớng đi của dự án sẽ tập trung vào việc cải thiện nông nghiệp vùng cao, đƣa vào áp dụng các mô hình nông lâm kết hợp, chú trọng phƣơng pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng… để các hộ dân và ngƣời dân tộc thiểu số cùng thực hiện. Phƣơng pháp này cũng sẽ đƣợc nhân rộng trên toàn tỉnh. Không chỉ góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng nhƣ Chiến lƣợc Bảo vệ Môi trƣờng Quốc gia, dự án còn giúp xây dựng các phƣơng pháp và cách tiếp cận mới để thực hiện ở cấp Trung ƣơng và tỉnh. Kết quả của dự án không chỉ dừng lại ở sự hỗ trợ phát triển mà còn tác động đến đƣợc vớiđờisống ngƣờidân. Tổng số tiền viện trợ không hoàn lại là 2 triệu Euro [12]. Tại Hòa Bình: * Nội dung dựán:  Nâng cao năng lực trong quản lý và lập kế hoạch phát triển rừng cho cán bộ lâm nghiệp cấp huyện, xã để có đủ trình độ tƣ vấn hƣớng dẫn cho các chủ rừng tƣ nhân và cộng đồng thực hiện đƣợc các hoạt động theo yêu cầu của dự án.
  • 42. 34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn  Xây dựng mô hình điểm về sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và thiết lập các hoạt động về quản lý bền vững diện tích rừng hiện có tại thôn bản của 04 huyện của mỗi tỉnh (ít nhất mỗi Huyện 01 mô hình đƣợc thực hiện có hiệu quả).  Nâng cao năng lực phát triển thể chế và tổ chức trong quản lý lâm nghiệp cấp tỉnh, huyện và xã. * Mụctiêu chính cần đạtlà: • Nâng cao năng lực cho hệ thống các đốitác của dự án. • Cải thiện năng lực tổ chức và phát triển thể chế về quản lý rừng tại cấp tỉnh, huyện và xã trong vùng dự án. • Phát triển mô hình thí điểm về sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và thiết lập các hoạt động bền vững diện tích rừng hiện có tại hai tỉnh Hoà Bình - Sơn La.Tổng tiền viện trợ không hoàn lại là 2 triệu Euro. Thời gian thực hiện dự án: Từ 5/2007 – 5/2010 [13]. Quản lýnguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển tỉnhSóc Trăng Dự án hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng và Chi cục kiểm lâm thông qua việc phát triển các mô hình đồng quản lý các vùng ven biển bền vững, quản lý rừng ngập mặn thích ứng với sự biến đổi khí hậu, cũng nhƣ xây dựng một khuôn khổ chính sách điều tiết. Chƣơng trình sẽ đƣợc hỗ trợ thông qua xây dựng các đềán tài trợ bền vững cho các dịch vụ môi trƣờng, cung cấp bởi các vùng đất ngập nƣớc ven biển. Để bảo vệ và quản lý vành đai rừng ngập mặn hiệu quả, dự án sẽ áp dụng Phƣơng pháp Hệ Sinh Thái, một chiến lƣợc để quản lý tổng hợp đất, nƣớc và nguồn tài nguyên sinh vật nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững một cách hợp lý
  • 43. 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn * Mụctiêu dự án Mục tiêu tổng thể của dự án là đảm bảo cho những ngƣời nghèo đƣợc hƣởng lợi cả về kinh tế và sinh thái từ việc quản lý và sử dụng các vùng ven biển bền vững. Mục tiêu của giai đoạn đầu (2007-2010) là hỗ trợ việc cùng quản lý vùng ven biển giữa những ngƣời sử dụng nguồn tài nguyên (ngƣời dân địa phƣơng, những ngƣời nuôi tôm) và chínhquyền địa phƣơng. Các nhóm đối tƣợng của dự án là những ngƣời dân địa phƣơng sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển. Nhóm này bao gồm những ngƣời không có đất canh tác, phụ thuộc vào việc thu gom các nguồn tài nguyên chẳng hạn nhƣ cua, các loài động vật thân mềm, cá và mật ong để sinh sống cũng nhƣ những ngƣời nuôi tôm, phụ thuộc vào nguồn nƣớc ven biển không bị ô nhiễm [14]. Bảo tồn và Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên khu vực VQG Phong Nha-Kẻ Bàng. Bằng các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật, tổ chức hội thảo, và hỗ trợ tài chính, dự án hoạt động nhằm tăng cƣờng cơ chế lập kế hoạch cấp huyện và xã theo đƣờng hƣớng sử dụng các phƣơng pháp thân thiện với môi trƣờng và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhằm thúc đẩy sinh kế cho vùng đệm của vƣờn quốc gia, dự án hỗ trợ việc lập kế hoạch của địa phƣơng và các cơ quan thực hiện việc lập “kế hoạch phát triển bền vững kinh tế vùng đệm”. Mục tiêu tổng thể của kế hoạch là phác thảo các cơ hội sinh kế thay thế mang tính bền vững và thân thiện với môi trƣờng, giảm sự phụ thuộc của ngƣời dân trong vùng vào nguồn tài nguyên thiên nhiên của vƣờn quốc gia.
  • 44. 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Thêm vào đó, dự án còn xây dựng “Quy hoạch phát triển du lịch” cho vùng dự án. Nâng cao năng lực quản lý và nhận thức môi trƣờng trong khu vực Phong Nha Kẻ Bàng, từ đó xây dựng và phát triển một ngành du lịch mang tính môi trƣờng bền vững, đem lại lợi ích trực tiếp cải thiện sinh kế của nhân dân địa phƣơng. Ngoài ra, dự án GTZ hỗ trợ ban quản lý vƣờn quốc gia tăng cƣờng các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ không chỉ việc bảo vệ vƣờn mà còn tái sinh và bảo tồn các loài động thực vật đang bị đe dọa. Thời gian hoạt động của dự án là 8 năm, chia làm 3 giai đoạn, 2 giai đoạn đầu thực hiện trong 3 năm và giai đoạn cuối trong 2 năm. Giai đoạn 1 của dự án tính từ 10/2007 đến 10/2010 [15]. Kết hợp Bảotồn và Pháttriển Khu Dự trữ Sinhquyển tỉnhKiên Giang Dự án sẽ tập trung triển khai hoạt động tại ba trọng điểm của Khu Dự trữ Sinh quyển tỉnh Kiên Giang mà đã đƣợc UNESCO công nhận năm 2006, gồm Vƣờn Quốc gia U Minh Thƣợng, Vƣờn Quốc gia Phú Quốc và khu vực rừng phòng hộ ven biển thuộc Kiên Lƣơng và Hòn Chông. Mục tiêu của Dự án là quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Kiên Giang và cải thiện quản lý các khu rừng phòng hộ. Giai đoạn đầu của Dự án sẽ đặt trong tâm vào quản lý hiệu quả các khu rừng phòng hộ và rừng ven biển. Một số khảo sát ban đầu sẽ đƣợc thực hiện để điều tra động thực vật trong vùng lõi các vƣờn quốc gia và các khu rừng phòng hộ ven biển. Đây sẽ là cơ sở để giám sát tác động của Dự án cũng nhƣ việc triển khai các chiến dịch nâng cao nhận thức.
  • 45. 37 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Các nhóm đối tƣợng của Dự án gồm ngƣời dân nghèo sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên thuộc rừng phòng hộ ven biển, đất ngập nƣớc và các khu bảo vệ cũng nhƣ cán bộ trực thuộc các vƣờn quốc gia, các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh và huyện. Tham gia Dự án còn có ngƣời dân, cán bộ khuyến nông, cán bộ địa phƣơng và các cơ quan đoàn thể. Dự án sẽ giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo thông qua các cơ hội cải thiện và đa dạng sinh kế, đặc biệt cho ngƣời dân các dân tộc thiểu số nhƣ ngƣời Khmer và phụ nữ. Đầu ra của Dự án gồm:  Đa dạng sinh học động, thực vật đƣợc đánh giá tại các điểm nóng  Các chiến lƣợc quản lý sử dụng đất cho Khu Dự trữ sinh quyển đƣợc hoàn thiện  Năng lực và kiến thức kỹ thuật cho các cơ hội tạo thu nhập, gồm cả kiến thức thị trƣờng đƣợc cảithiện  Nâng cao nhận thức về môi trƣờng và quản lý tài nguyên thiên nhiên  Xây dựng đƣợc các kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trong Khu Dự trữ Sinh quyển  Xây dựng các hƣớng dẫn kỹ thuật quản lý nƣớc tại Vƣờn Quốc gia U Minh Thƣợng  Xây dựng các hƣớng dẫn kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng cho Vƣờn Quốc gia U Minh Thƣợngvà Phú Quốc  Năng lực lập kế hoạch, thiết kế và quản lý dự án đƣợc cải thiện [16]. 1.1.3.Thực trạng quản lýrừng tại khu vực ATK ĐịnhHóa
  • 46. 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Định Hóa là huyện miền núi có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, chiếm 2/3 diện tích rừng tự nhiên. Thu nhập chính của ngƣời dân dựa vào các sản phẩm từ rừng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của rừng đối với đời sống nhân dân trên địa bàn huyện. Trong những năm qua Huyện Định Hóa luôn quan tâm đến công tác bảo vệ và phát triển rừng, các dự án về lâm nghiệp đều đƣợc huyện tổ chức triển khai thực hiện. Từ năm 1992 đến năm 2002 huyện Định Hóa đã thực hiện chính sách giao đất giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân với 7.371 hộ, diện tích = 21.053,75 ha. Thực hiện Chƣơng trình dự án 327/CT-TTg từ năm 1994 đến năm 1999; từ năm 1999 đến năm 2008 tiếp tục thực hiện chính sách khoán rừng theo chƣơng trình dự án 661/QĐ-TTg. Dự án bảo vệ và phát triển rừng khu ATK Định Hóa tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2020 theo quyết định 1134/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. 1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu và đánh giá 1.2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết Mục tiêu của dự án bảo vệ khu vực rừng ATK Định Hóa là nhằm cải thiện mức sống cho các hộ gia đình đang sinh sống tại khu vực ATK Định Hóa Thái Nguyên thông qua cải thiện thu nhập, việc làm... Việc xem xét mức thu nhập, chi phí cho sản xuất và các nguồn thu nhập khác của các hộ sẽ làm cơ sở cho việc đánh giá tác động dự án. Để có những căn cứ đánh giá tác động của dự án đến sinh kế ngƣời dân trong khu vực ATK huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên thì các vấn đề mà tác giả cần tập chung giả quyết là: