SlideShare a Scribd company logo
1 of 145
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ OANH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TỈNH THÁI NGUYÊN THEO
HƢỚNG BỀN VỮNG
Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864
Dịch vụ viết luận văn chất lượng
Website: luanvantrust.com
Zalo/Tele: 0917 193 864
Mail: baocaothuctapnet@gmail.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ OANH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TỈNH THÁI
NGUYÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60 62 01 15
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣờihƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Thế Hoàng
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
“Phát triển kinh tế trang trại ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên theo
hướng bền vững” là trung thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Các tài liệu số liệu sử dụng trong luận văn do UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên, UBND thành phố Thái Nguyên,
phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài Nguyên - Môi trường thành
phố, phòng Tài chính Kế hoạch, Chi cục Thống kê thành phố Thái Nguyên cung cấp
và do cá nhân tôi thu thập từ các báo cáo của TW, UBND tỉnh, UBND thành phố,
sách, báo, tạp chí và các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được công bố
… Các trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 09 năm
2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Oanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Phát triển kinh tế trang trại ở thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững”, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin được bày tỏ sự
cảm ơn sâu sắc nhất tới các tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng cảm ơn TS. Lê Thế Hoàng
người đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời gian thực
hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
Thái Nguyên, Khoa sau Đại học Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
Thái Nguyên là cơ sở đào tạo Thạc sỹ. Cùng sự giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô
Khoa sau Đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, UBND thành phố, phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục thống kê thành phố Thái Nguyên và
các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã giúp đỡ tôi về nguồn tư liệu phục vụ cho việc thực
hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Văn phòng HĐND&UBND thành phố,
các đồng nghiệp nơi tôi công tác đã ủng hộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè luôn động viên, ủng hộ
giúp tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 09 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Thị Oanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................ii
MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................3
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài...........................................................................................4
5. Kết cấu của đề tài ............................................................................................................5
Chƣơng 1: CƠ SỞ L LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN THEO
HƢỚNG BỀN VỮNG......................................................................................................6
1.1. Cơ sở l luận của đề tài................................................................................................6
1.1.1. Tăng trưởng và phát triển ........................................................................................6
1.1.2. Phát triển bền vững....................................................................................................7
1.1.3. Một số vấn đề cơ bản về trang trại .........................................................................8
1.1.4. Phát triển kinh tế hộ trang trại theo hướng bền vững..........................................12
1.1.5. Sự cần thiết phải phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững.................13
1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đên phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững.15
1.1.7. Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến phát
triển bền vững.......................................................................................................19
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài..........................................................................................27
1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trạng ở huyện, thị trấn một số tỉnh .............27
1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên .......37
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
iv
2.1. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................40
2.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................40
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................................43
2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu thể hiện năng lực sản xuất của các trang trại........................43
2.3.2. Chỉ tiêu giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích ..............................................43
2.3.3. Chí phí và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích ...................................................45
2.3.4. Lợi nhuận bình quân ...............................................................................................46
2.3.5. Nhóm chỉ tiêu thể hiện sự phát triển kinh tế trang trại.......................................46
2.3.6. Nhóm chỉ tiêu thể hiện sự phát triển bền vững của kinh tế trang trại ..............46
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƢỚNG
BỀN VỮNG.......................................................................................................................47
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa bàn nghiên cứu.................47
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên...................................................................................................47
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.......................................................................................51
3.1.3. Cơ sở hạ tầng ...........................................................................................................53
3.1.4. Tình hình văn hóa, chính sách xã hội...................................................................55
3.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh
Thái Nguyên theo hướng bền vững........................................................................56
3.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế của các trang trại của TPTN ................................56
3.2.2. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn TPTN
theo hướng bền vững................................................................................................79
3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn
TPTN theo hướng bền vững....................................................................................87
3.2.4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển
kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn TPTN ................................96
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
THEO HƢỚNG BỀN VỮNG ................................................................................... 100
4.1. Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa
bàn TPTN, tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................ 100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
v
4.1.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ..................................................................................... 100
4.1.2. Giải pháp phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững.......................... 101
4.2. Đề nghị...................................................................................................................... 106
4.2.1. Đối với nhà nước và chính quyền các cấp........................................................ 106
4.2.2. Đối với các chủ trang trại.................................................................................... 107
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 110
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 113
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BQ
CNH - HĐH
CN-TTCN
ĐVT
GDP
GNP
KT-XH
KTTT
Bình quân
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
Công nghiệp - Tiểu thủ côngnghiệp
Đơn vị tính
Tổng sản phẩm quốc nội
Tổng sản phẩm quốc dân
Kinh tế - xã hội
Kinh tế trang trại
NN & PTNNNông nghiệp và Phát triểnnông thôn
PTBV
SXKD
TPTN
TT
TTCN
UBND
Phát triển bền vững
Sản xuất kinh doanh
Thành phố Thái Nguyên
Trang trại
Trang trại chăn nuôi
Ủy ban nhân dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình đất đai của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2014 ......49
Bảng 3.2 Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế TPTN giai đoạn 2012 - 2014
..............................................................................................................................................52
Bảng 3.3 Tình hình dân số và lao động của TPTN giai đoạn 2012 - 2014................52
Bảng 3.4 Thực trạng dân số và cơ cấu lao động của TPTN giai đoạn 2012 - 2014 .53
Bảng 3.5 Loại hình và cơ cấu TTCN của TPTN 2012 -2014......................................57
Bảng 3.6 Sự thay đổi các nguồn lực sản xuất của TTCN 2012 - 2014 ......................58
Bảng 3.7 Thông tin chung về các trang trại điều tra năm 2014...................................60
Bảng 3.8 Tình hình đất đai của các trang trại điều tra năm 2014 ...............................62
Bảng 3.9 Lao động của các trang trại điều tra, 2014 ....................................................62
Bảng 3.10 Tình hình vốn sản xuất kinh doanh của các trang trại, 2014 ....................63
Bảng 3.11 Cơ sở vật chất của các trang trại, 2014........................................................64
Bảng 3.12 Công tác thú y ở các trang trại điều tra, 2014.............................................68
Bảng 3.13 Quy mô chăn nuôi một số giống vật nuôi chủ yếu của trang trại .............69
Bảng 3.14 Chi phí sản xuất kinh doanh của trang trại năm 2014 ...............................70
Bảng 3.15 Doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, 2014....72
Bảng 3.16 Thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, 2014 .....73
Bảng 3.17 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại, năm 2014.....................75
Bảng 3.18 Hiểu biết của chủ trang trại về các quy trình sản xuất mới .......................80
Bảng 3.19 Đánh giá của chủ trang trại về chất lượng sản phẩm hàng hóa của
trang trại 82
Bảng 3.20 Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm cho khách hàng chính của trang trại...................83
Bảng 3.21 Hệ thống xử l chất thải của trang trại .........................................................87
Bảng 3.22 Các rủi ro mà trang trại gặp phải trong năm 2014 .....................................89
Bảng 3.23 Đánh giá của chủ trang trại về mức độ hưởng lợi từ các chính sách........92
Bảng 3.24 Đánh giá của chủ trang trại về cơ sở hạ tầng...............................................93
Bảng 3.25 Phân tích SWOT trong phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền
vững trên địa bàn TPTN 97
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Bản đồ hành chính thành phố Thái Nguyên ...................................................47
Hình 3.2 Nguồn thông tin khoa học kỹ thuật đối với trang trại...................................67
Hình 3.3 Tỷ lệ các khoản chi phí cho chăn nuôi của các trang trại năm 2014 ..........72
Hình 3.4 Hiệu quả sản xuất của các trang trại ở TPTN.................................................76
Hình 3.5 Biến động giá thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt với giá thịt lợn hơi qua
các tháng trong năm 2014 84
Hình 4.1 Tổ chức mối quan hệ giữa các tổ chức dịch vụ và trang trại .................... 103
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ix
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mô hình kinh tế trang trại trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã hình
thành và không ngừng được mở rộng, phát triển trong thời gian qua. Sự phát triển
của kinh tế trang trại đã góp phần giúp người dân phát huy được lợi thế so sánh, mở
rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức
cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
Ở nước ta hình thành nhiều mô hình trang trại: trồng trọt, chăn nuôi, lâm
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, tổng hợp... Góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, khai
thác và sử dụng đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá,… Nâng cao hiệu quả mô
hình trang trại sử dụng ít đất, sử dụng nhiều lao động, có tính thâm canh cao gắn
với chế biến, thương mại và dịch vụ, làm ra hàng hoá nông sản có giá trị kinh tế
lớn. Tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xoá đói giảm
nghèo, tăng thêm nông sản hàng hoá., sản xuất và cung ứng giống tốt, làm dịch vụ,
kỹ thuật, tiêu thụ sản xuất cho nông dân trong vùng, tạo nguồn cung ổn định cho
các cơ sở chế biến, tạo thêm nhiều sản phẩm chất lượng cao để phục vụ xuất khẩu.
Theo kết quả tổng hợp sơ bộ của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông
nghiệp và thuỷ sản Trung ương, năm 2011, cả nước có 20.065 trang trại (tính theo
tiêu chí mới). Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ có tới 11.697
trang trại, chiếm 58,3% tổng số trang trại trong cả nước. Trung du và miền núi phía
Bắc có số trang trại ít nhất, với 587 trang trại, chiếm 2,9%. Ở khu vực này, trang
trại chăn nuôi chiếm đa số, với 506 trang trại. Tính đến năm 2011, cả nước có 8.642
trang trại trồng trọt, chiếm 43%; 6.202 trang trại chăn nuôi, chiếm 30,9%; 4.443
trang trại nuôi trồng thuỷ hải sản, chiếm 22,1%; 737 trang trại tổng hợp, chiếm
3,7% và 51 trang trại lâm nghiệp, chiếm 0,3%. Diện tích đất nông, lâm nghiệp và
diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ hải sản do các trang trại sử dụng là 157,6 nghìn
ha. Một kết quả tích cực khác, trong tổng giá trị sản phẩm và dịch vụ, tỷ suất sản
phẩm hàng hoá do các trang trại bán ra chiếm tới 98,1%. Như vậy, kinh tế trang trại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
2
là một trong những mô hình sản xuất thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo
hướng hàng hoá lớn.
Tuy kinh tế trang trại đã có bước phát triển nhanh, nhưng vẫn còn những tồn
tại cần sớm được khắc phục: kinh tế trang trại chủ yếu vẫn là trang trại hộ gia đình
nông dân và gia đình cán bộ, công nhân viên đã nghỉ hưu. Sự tham gia của các
thành phần kinh tế, nhất là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chưa nhiều.
Hầu hết các trang trại có quy mô diện tích dưới mức hạn điền, có nguồn gốc đa
dạng, đã gây không ít những bất cập trong việc quản l , sử dụng diện tích đất để
phát triển kinh tế trang trại.
Thái Nguyên là một trong những tỉnh trong cả nước có số lượng trang trại
chăn nuôi lớn. Tính đến thời điểm 1 - 10 - 2013, Thái Nguyên chỉ còn trang trại
chăn nuôi là đạt tiêu chí trang trại mới (giá trị hàng hóa trong năm đạt 1 tỷ đồng trở
lên). Ngành chăn nuôi ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành Nông
nghiệp của tỉnh nhờ trang trại chăn nuôi phát triển mạnh. Có những trang trại có
quy mô 16 nghìn con gà/lứa; 10 nghìn con gà đẻ trứng; 4.000 con lợn thịt; 150 con
lợn nái. Các TTCN tập trung chủ yếu ở các địa phương như: Phú Bình, Phổ Yên,
Đồng Hỷ, Phú Lương, T.X Sông Công. Tính đến năm 2014, toàn tỉnh có 548
TTCN, trong đó có 173 TTCN theo mô hình gia công cho công ty và 375 TTCN
theo mô hình gia đình. Tăng 103 trang trại so với năm 2013. Bình quân mỗi trang
trại có 107 con lợn và 2,5 nghìn con gia cầm. Các trang trại sử dụng từ 2 đến 3 lao
động thường xuyên, chủ yếu là người trong gia đình và lao động địa phương. KTTT
trên địa bàn tỉnh phát triển, góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dần đưa sản xuất nông nghiệp từ sản xuất nhỏ, tự cấp tự
túc sang sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn hơn và gắn với thị trường tiêu
thụ, mở ra hướng làm giàu mới cho nông dân.
Sản xuất chăn nuôi trên địa bàn TP Thái Nguyên đã có những phát triển rõ
rệt, nhưng khả năng tiếp cận thông tin về thị trường và tổ chức sản xuất của các chủ
trang trại còn hạn chế; thiếu các mối liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản
phẩm, chưa có quy hoạch vùng nhằm quản l chặt chẽ dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh
môi trường sinh thái. Bên cạnh đó vấn đề giá cả thị trường là mối lo của các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
3
chủ TTCN khác trên địa bàn. Trong khoảng vài năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh
không để xảy ra dịch bệnh, nhưng người chăn nuôi vẫn lo ngại bởi giá vật tư
nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất ngày càng tăng cao trong khi giá sản
phẩm xuất bán lại thấp, gây khó khăn trong việc đầu tư phát triển kinh doanh của
các trang trại. Cùng với đó là tình trạng thiếu vốn khá phổ biến, nguồn vốn vay còn
nhiều khó khăn nên các chủ trang trại chưa đủ sức đầu tư chiều sâu.Vấn đề đặt ra
mà các chủ trang trại quan tâm đó là làm thế nào khai thác và sử dụng đất đai, lao
động, tiền vốn một các có hiệu quả và bền vững để phát triển kinh tế trang trại?
Để góp phần làm rõ vấn đề trêntôi lựa chọnnghiên cứu đề tài :"Phát triển kinh
tế trang trại ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững”.
2. Mục tiêunghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng để tìm ra
những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững
trên địa bàn TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở l luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang
trại theo hướng bền vững.
- Đánh giá, phân tích thực trạng về phát triển kinh tế trang trại ở thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế trang trại theo hướng
bền vững trên địa bàn TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất các giải pháp để phát triểnkinh tế trang trại theo hướng bền vững trên
địa bàn TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên những năm tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng trang trại trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển kinh tế trang trại
theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
4
- Phạm vi về thời gian:
Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trạng trại trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên được dử dụng số liệu từ năm 2012 đến năm 2014.
Một số nội dung chuyên sâu cần giải quyết ở các cơ sở đại diện được tiến
hành ở năm 2014.
Các giải pháp, đề xuất nhằm phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền
vững trong thời gian tới.
Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành tìm hiểu nghiên cứu trong
khoảng thời gian từ tháng 11/2014 đếntháng 9/2015
- Phạm vi về không gian:
Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
Một số nội dung chuyên sâu của đề tài phát triển kinh tế trang trại được triển
khai nghiên cứu ở một số đơn vị điển hình ( hộ nông dân, trang trại, doang nghiệp
chế biến) ở các xã có số trang trại nhiều nhất.
- Phạm vi về nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình cơ bản của các trang trại ở thành phố; Nghiên
cứu nội dung hoạt động của các loại hình kinh tế trang trại của thành phố
(loại hình trang trại, quy mô sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và thu nhập);
Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế
trang trại (cơ chế chính sách, điều kiện nội tại của các trang trại và các điều kiện
khách quan tác động hạn chế tới sự phát triển. Những tiềm ẩn chưa được khai thác
cần được đưa vào phục vụ cho sự phát triển của các trang trại ở thành phố);
Giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy và phát triển kinh tế trang trại theo hướng
bền vững tại thành phố.
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Đề tài có ý nghĩa quan trọng, giúp học viên nâng cao được năng lực cũng
như rèn luyện được kỹ năng của mình và vận dụng các kiến thức đã học và thực
tiễn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
5
- Kết quả của đề tài có nghĩa quan trọng đối với Đảng và Nhà nước ta, thông
qua việc đưa ra một số giải pháp thiết thực nhằm phát triển kinh tế trang trại theo
hướng bền vững trong thời gian tới của các địa phương và cả nước.
- Đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch định chính sách
và làm tài liệu nghiên cứu cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm 4 chương:
- Chƣơng 1: Cơ sở l luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại ở thành
phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững.
- Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu.
- Chƣơng 3: Thưc trạng phát triển kinh tế trang trại ở thành phố Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững.
- Chƣơng 4: Một số giải pháp hoàn thiện phát triển kinh tế trang trại ở thành
phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
6
Chƣơng 1
C Ở U N VÀ TH C TI N VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở THÀNH
PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
1.1. Cơ sở uận của đề tài
1.1.1. Tăng trưởng và phát triển
1.1.1.1. Tăng trưởng
Tăng trưởng kinh tế: Là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tiến bộ, mở
rộng qui mô về mặt số lượng của các yếu tố của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất
định nhưng trong khuôn khổ giữ nguyên về mặt cơ cấu và chất lượng.
Tăng trưởng kinh tế thực chất là sự lớn mạnh của nền kinh tế chỉ đơn thuần
về mặt số lượng; đây là sự biến đổi có nghĩa tích cực, mặc dù nó cũng giúp cho xã
hội có thêm các điều kiện vật chất cụ thể để đáp ứng các nhu cầu đặt ra của công
dân, của xã hội.
Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm của tổng
sản lượng nền kinh tế của thời kì sau so với thời kì trước:
Yo: Tổng sản lượng thời kì trước
Y1: Tổng sản lượng thời kì sau
Mức tăng trưởng tuyệt đổi : delta = Y1 - Yo.
Mức Tăng trưởng tương đổi: = Y1/ Yo.
1.1.1.2. Phát triển
Phát triển kinh tế: Là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tích cực dựa trên
sự biến đổi cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu của các yếu tố cấu thành của nền
kinh tế.
Như vậy, đã có phát triển kinh tế là bao hàm nội dung của sự tăng trưởng
kinh tế, nhưng nó được tăng trưởng theo một cách vượt trội so với sự đổi mới về
khoa học công nghệ, do năng suất xã hội cao hơn hẳn và có cơ cấu kinh tế hợp lí và
hiệu quả hơn hẳn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
7
Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế gắn liền với quá trình công nghiệp
hóa và hiện đại hóa của mỗi quốc gia, là bước đi tất yếu của mọi sự biến đổi kinh tế
từ thấp đến cao, theo xu hướng biến đổi không ngừng.
1.1.2. Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển
về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai
xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi
quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa l , văn hóa... riêng để
hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
Ấn phẩm Chiến ƣợc bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn
Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) - 1980:
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên với nội dung rất đơn
giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà
còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường
sinh thái học".
Khái niệm của Herman Da y, 1973 (Wor d Bank):
Một thế giới bền vững là một thế giới không sử dụng các nguồn tài nguyên
tái tạo như nước, thổ nhưỡng, sinh vật,...nhanh hơn sự tái tạo của chúng. Một xã hội
bền vững cũng không sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo như nhiên liệu
hoá thạch, khoáng sản,…nhanh hơn quá trình tìm ra loại thay thế chúng và không
thải ra môi trường các vật độc hại nhanh hơn quá trình trái đất hấp thụ và vô hiệu
hóa chúng.
Ủy ban Thế giới về môi trƣờng và phát triển(WCED) (1987) :
Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu
hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các
thế hệ tương lai...". Định nghĩa trên hàm chứa hai tưởng chính: 1) khái niệm "nhu
cầu", đặc biệt nhấn mạnh ưu tiên đến nhu cầu thiết yếu của người nghèo trên thế
giới; 2) khái niệm hóa những hạn chế (khuôn định công nghệ và xã hội trong khả
năng chịu đựng của môi trường) để đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai.
Định nghĩa của FAO - 1989:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
8
"Phát triển bền vững là việc quản l và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, định
hướng những thay đổi công nghệ và thể chế theo một phương thức sao cho đạt đến
độ thỏa mãn một cách liên tục những nhu cầu của con người, của thế hệ hôm nay và
mai sau”. Sự phát triển bền vững như vậy trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự
bảo tồn đất nước, các nguồn gen động vật và thực vật, không làm suy thoái môi
trường, là kỹ thuật thích hợp, kinh tế sống động và được xã hội tiếp nhận.
Theo báo cáo Brundtland:
Phát triển bền vững là sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của hiện tại mà
không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Đó là quá
trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo và tôn trọng những
quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên
đối với cuộc sống của con người, động và thực vật. Nhưng ở một mức độ nào đó,
nó cũng hàm chứa sự bình đẳng giữa những nước giầu và nước nghèo, và giữa các
thế hệ. Thậm chí nó còn bao hàm sự cần thiết giải trừ quân bị, coi đây là điều kiện
tiên quyết nhằm giải phóng nguồn tài chính cần thiết để áp dụng khái niệm phát
triển bền vững.
Trong Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2005 của Việt Nam (Đã sửa đổi):
“Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai
trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội
và bảo vệ môi trường”.
Như vậy, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển về 3 mục tiêu:
Kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Vì vậy để
đạt được sự phát triển bền vững cho đất nước nói chung và thế giới nói riêng đòi hỏi
các nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội...phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích
dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường.
1.1.3. Một số vấn đề cơ bản về trang trại
Trong lịch sử loài người, trải qua các phương thức sản xuất đã hình thành
nhiều loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp khác nhau, dựa trên cơ sở chiếm hữu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
9
tư liệu sản xuất quan trọng (đất đai). Xét về quan hệ sở hữu các nhà kinh tế học đã
khái quát thành năm hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp cơ bản nhất đó là: Điền
trang lớn. Nông nghiệp đồn điền. Trang trại cộng đồng. Nông nghiệp tập thể hoá.
Trang trại gia đình. “Kinh tế trang trại là một tổ chức cơ sở trong nông, lâm, ngư
nghiệp, mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu
hoặc quyền sử dụng của mỗi người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy
mô và tất cả các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với các tổ chức quản l tiến bộ
và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường” [14].
1.1.3.1. Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại

Khái niệm về trang trại:

“Trên thế giới người ta thường dùng các thuật ngữ: Ferme (Tiếng Pháp),
Farm (tiếng Anh).....vv, được hiểu chung là nông dân - chủ trang trại gia đình. Các
thuật ngữ trên được hiểu chung là nông dân, chủ trang trại gia đình, người nông dân
gắn với ruộng đất, với đất đai nói chung”[24].
Theo Mác, trong sản xuất nông nghiệp, vai trò hết sức quan trọng của trang
trại là mang lại hiệu quả kinh tế cao “Ngay ở nước Anh với nền công nghiệp phát
triển, hình thức sản xuất có lợi nhất không phải là các xí nghiệp nông nghiệp quy
mô lớn, mà là các trang trại gia đình sử dụng lao động làm thuê” [6].

Khái niệm về kinh tế trang trại:

“Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp,
nông thôn chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu
quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, trồng rừng, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản,
gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ, hải sản” [10].
FAO (1997), đã đưa ra khái niệm trang trại trên cơ sở khái niệm nông trại.
Theo FAO, nông trại (Farm) là một mảnh đất mà trên đó nông hộ thực hiện các hoạt
động sản xuất nông nghiệp phục vụ cho sinh kế của họ. Nông trại ởkhu vực châu Á
được chia thành 6 loại hình cơ bản theo mục đích sản xuất, diện tích đất đai và mức
độ phụ thuộc khác nhau:
a. Nông trại gia đình qui mô nhỏ sản xuất theo hướng tự cấp tự túc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
10
Đối với nông trại thuộc loại này, "tự cấp tự túc" (sản xuất để tiêu thụ gia
đình) là mục tiêu chủ yếu của nông trại. Có thể có sản phẩm để bán nhưng không
đáng kể. Nông trại thuộc loại này thường độc lập với bên ngoài (không chịu tác
động của thị trường).
b. Nông trại gia đình qui mô nhỏ, một phần sản xuất hàng hóa.
Mục tiêu của nông trại thuộc loại này là (l) tiêu thụ gia đình thông qua việc
sản xuất các nông sản phục vụ cho tiêu dùng hàng ngày của gia đình và (2) thu nhập
tiền mặt thông qua việc bán sản phẩm dư thừa so với yêu cầu tiêu dùng gia đình.
c. Nông trại gia đình qui mô nhỏ, sản xuất chuyên môn hóa và độc lập.
Đặc trưng của nông trại thuộc loại này là chuyên môn hóa trong một số hoạt
động sản xuất trồng trọt, chăn nuôi cụ thể. Mục tiêu của nông trại loại này cũng bao
gồm sản xuất hàng hóa và tiêu thụ gia đình nhưng ở mức độ chuyên môn hóa.
d. Nông trại gia đình qui mô nhỏ, chuyên môn hóa sản xuất nhưng phụ thuộc.
Tương tự như loại hình trang trại 3 nhưng có một khác biệt cơ bản là hộ gia
đình ít có quyền lực trong việc ra quyết định sản xuất của nông trại. Điều này do
một số l do sau:
- Đất sản xuất của nông trại không thuộc quyền sở hữu của gia đình mà được
thuê mướn từ các chủ đất khác.
- Hộ gia đình phải vay mượn các đầu vào cho sản xuất từ các doanh nghiệp
và sản xuất hàng hóa theo yêu cầu của các doanh nghiệp.
- Chịu sự can thiệp của chính phủvào hoạt động sản xuất của gia đình (ví dụ
như qui hoạch vùng sản xuất...).
Còn rất nhiều tác giả ở các góc độ khác nhau, đã đưa ra nhiều khái niệm khác
nhau, nhưng tựu chung vẫn thống nhất cho rằng, trang trại là một hình thức tổ chức sản
xuất hàng hoá ở mức cao hơn kinh tế hộ về cả quy mô, lẫn hình thức quản l . Hơn nữa
các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh khác ở các hộ gia đình thì mục đích chủ yếu
là tự sản tự tiêu, nhưng mục đích của người chủ trang trại lại chủ yếu là sản xuất hàng
hoá đáp ứng nhu cầu thị trường, có quan hệ chặt chẽ và phản ứng nhanh nhạy với thị
trường. Còn một phần nhỏ sản phẩm làm ra phục vụ ngược trở
lại cho sản xuất và tiêu dùng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
11
1.1.3.2. Phân loại trang trại
Theo các hình thức tổ chức quản lý:
- Trang trại gia đình độc lập: Là trang trại mà độc lập một gia đình thành lập,
và điều hành quản l .
- Trang trại liên doanh: Là trang trại có từ hai hay nhiều gia đình cùng nhau
thành lập và điều hành quản l .
- Trang trại hợp doanh theo cổ phần: Là trang trại kết hợp hai hay nhiều loại
hình sản xuất kinh doanh và cùng nhau góp vốn theo hình thức cổ phần hóa. - Trang
trại uỷ thác: Là loại hình trang trại mà người sáng lập, thành lập nên ủy quyền cho
một hay một nhóm người nào đó điều hành quản l .
Theo cơ cấu sản xuất:
- Trang trại kinh doanh tổng hợp: Trang trại loại này là loại hình kinh doanh
là chủ yếu, và các mặt hàng kinh doanh đều nhằm phục vụ cho kinh tế trang trại.
- Trang trại sản xuất chuyên môn hoá: Là loại hình chuyên môn sản xuất một
sản phẩm nông nghiệp nào đó mang tính sản xuất hàng hóa lớn.
Theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất
- Chủ trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất: Là loại hình trang trại mà
toàn bộ vốn tài sản của trang trại thuộc quyền sở hữu của chủ trang trại.
- Chủ trang trại sở hữu một phần tư liệu sản xuất và phải đi thuê một phần:
Là loại hình trang trại mà trong đó toàn bộ vốn và tài sản của trang trại không thuộc
quyền sở hữu của riêng chủ trang trại mà còn có của một hay nhiều sở hữu khác.
- Chủ trang trại thuê hoàn toàn tư liệu sản xuất: Là loại hình trang trại mà
toàn bộ phần tư liệu sản xuất và tài sản cố định không thuộc quyền sở hữu của chủ
trang trại, mà đó là đi thuê còn chủ trang trại chỉ bỏ chi phí lưu động để sản xuất
kinh doanh.
1.1.3.3. Những tiêu chí xác định kinh tế trang trại
Thông tư 74/2003/TT- BNN, ngày 04/7/2003 của Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn; về việc thay thế Thông tư liên tịch số 62/2003/TTLT/BNN -
TCTK. Qua đó ra tiêu chí để xác định kinh tế trang trại như sau:
- Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác
định là trang trại phải đạt một trong hai tiêu chí về giá trị sản lượng hàng hoá; dịch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
12
vụ bình quân một năm, hoặc quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với
kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế.
- Đối với hộ sản xuất, kinh doanh tổng hợp có nhiều loại sản phẩm hàng hoá
của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thì tiêu chí để xác định trang trại
là giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ bình quân một năm.
1.1.4. Phát triển kinh tế hộ trang trại theo hướng bền vững
Kinh tế trang trại trong phát triển bền vững là sự kết hợp hài hòa giữa 3 mặt
của sự phát triển là kinh tế, xã hội và môi trường, cả về chiều rộng và chiều sâu cụ
thể như sau:

Hiệu quả kinh tế kinh tế

Yếu tố kinh tế đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững. No thúc
đẩy sự phát triển của cả hệ thống kinh tế, tạo cơ hội tiếp xúc với những nguồn tài
nguyên một cách thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên
được chia sẻ một cách bình đẳng. Yếu tố được chú trọng ở đây phải là tạo ra sự
thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận
cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm
phạm những quyền cơ bản của con người. Hiệu quả kinh tế phản ánh mối tương
quan giữa kết quả hữu ích về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra. Nó đánh giá chủ yếu về
mặt kinh tế và hoạt động sản xuất.

Hiệu quả xã hội

Là mối tương quan so sánh giữa kết quả của các lợi ích về xã hội và tổng chi phí
xã hội. Kết quả của các lợi ích xã hội như cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện sống,
tăng việc làm, giải quyết thỏa đáng giữa các lợi ích xã hội. Khía cạnh xã hội của phát
triển bền vững cần chú trọng vào sự phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều
kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội
phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được.

Hiệu quả môi trường sinh thái

Khía cạnh môi trường trong phát triển bền vững đòi hỏi chúng ta duy trì sự
cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên
nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
13
nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều
kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất.

Hiệu quả kinh tế xã hội:

Phản ánh mối tương quan giữa kết quả tổng hợp về mặt kinh tế và xã hội với
các chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó.

Hiệu quả phát triển và bền vững:

Là hiệu quả kinh tế xã hội có được do những tác động hợp l để tạo ra nhịp
điệu tăng trưởng tốt và đảm bảo những lợi ích kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường ở
hiện tại và tương lai.
1.1.5. Sự cần thiết phải phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững
Xã hội loài người đang đứng trước một thời điểm xác định của lịch sử. Thế
giới phải đương đầu với tình trạng ngày càng xấu đi của sự nghèo khó, đói kém,
bệnh tật, thất học và sự suy thoái không ngừng của hệ sinh thái mà chúng ta đang bị
phụ thuộc vì hạnh phúc của mình để đảm bảo có một tương lai an toàn hơn, phồn
vinh hơn. Chính vì vậy phát triển kinh tế gắn với bền vững đang là một yêu cầu bức
thiết đặt ra cho mọi quốc gia trên thế giới. Để đáp ứng yêu cầu này khi xây dựng các
chính sách phát triển kinh tế trang trại chúng ta cần phải quan tâm
đến việc gắn phát triển với vấn đề giải quyết đói nghèo, sử dụng đất đai hiệu quả,
bảo vệ và phát triển vốn rừng, chống sa mạc hoá, phát triển bền vững nông nghiệp
- nông thôn, duy trì và phát triển sự đa dạng sinh học…
Như vậy để phát triển kinh tế trang trại một cách bền vững không chỉ dừng
lại ở việc phát triển về mặt kinh tế mà chúng ta cần giải quyết một cách cân đối các
vấn đề về môi trường và phát triển cùng một lúc.
 Về kinh tế
Mô hình kinh tế trang trại đã tạo bước chuyển biến cơ bản về giá trị sản
phẩm hàng hoá, và thu nhập của trang trại vượt trội hẳn so với kinh tế hộ, hình
thành nên những vùng sản xuất hàng hoá lớn tập trung, thúc đẩy quá trình chuyển
đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tiến tới xây dựng nên những vùng, miền
nông thôn mới văn minh hiện đại. Thách thức còn ở phía trước, tuy nhiên, kinh tế
trang trại thật sự “cất cánh” vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
14
- Lợi ích trước và sau khi thành lập kinh tế trang trại.
+ Lợi ích trước mắt: Các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình
trạng phân tán, tạo nên những vùng chuyên môn hoá cao, qua đó thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trang trại.
+ Lợi ích lâu dài: Góp phần vào việc phát triển công nghiệp đặc biệt là công
nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn. Thực tế cho thấy việc phát triển
kinh tế trang trại bao giờ cũng đi liền với việc khai thác và sử dụng một cách đầy đủ
và hiệu quả hơn so với kinh tế hộ về các nguồn lực trong nông nghiệp nông thôn.
Ngoài ra trang trại còn góp phần rất lớn trong việc cải thiện môi trường sống ngày
càng tốt hơn. Thật vậy hệ thống sinh thái đã bị phá vỡ trong việc công nghiệp hoá ồ
ạt trên toàn thế giới, thì khi hệ thống kinh tế trang trại phát triển sẽ dần lấy lại sự
cân bằng sinh thái trong tự nhiên, hệ thống đa dạng sinh thái ngày càng được cải
thiện trở lại với cái gì vốn có của nó.
- Những đóng góp của trang trại đối với Nhà nước: Kinh tế trang trại phát
triển nó góp phần tăng thu nhập đối với nền kinh tế quốc dân, cũng như tăng nguồn
thu ngân sách đối với Nhà nước.
 Về xã hội
Thu hút lao động, hạn chế bớt làn sóng di cư ra thành phố, làm giảm áp lực
đối với xã hội, đảm bảo an ninh trật tự nơi đô thị, hạn chế tai tệ nạn cho xã hội. hát
triển kinh tế trang trại góp phần quan trọng làm tăng số hộ giàu trong nông thôn, tạo
thêm việc làm tăng thêm thu nhập cho lao động. Điều này rất có nghĩa trong việc
giải quyết vấn đề lao động và việc làm. Mặt khác, trong xu hướng chung của các
nước, theo đuổi sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của công
nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế, đã tác động lớn đến khoảng cách chênh lệch
thu nhập của đại bộ phận cư dân, thu nhập của người dân đô thị là cao hơn so với
khu vực nông thôn. Chính vì vậy, sự kỳ vọng về mức thu nhập cao đã thôi thúc
nhiều nông dân đi tìm công ăn việc làm ở đô thị. Như vậy, sự phát triển trang trại
cũng là một nguyên nhân tác động đến người nông dân gắn bó với công việc khu
vực nông thôn, hạn chế sự di chuyển đến đô thị. Mặt khác, nông dân có việc làm là
cách cải thiện đáng kể tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên, một trong những vấn đề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
15
bức xúc của nông nghiệp nông thôn nước ta hiên nay. mặt khác phát triển kinh tế
trang trại còn góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng, trong nông thôn nước ta.
 Về môi trường
Thông thường hoạt động sản xuất nông nghiệp không khoa học sẽ gây ra
những tác động tiêu cực đến môi trường do quá trình thâm canh nông nghiệp sử
dụng phân bón hóa học. thuốc bảo vệ thực vật một cách tùy tiện, gây ô nhiễm về
nguồn nước, đất và cả trong không khí. Mặt khác, nếu kỹ thuật canh tác lạc hậu còn
tác động xấu đến độ màu mỡ của đất. Như trên đã phân tích, các trang trại thường
áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến để sử dụng hợp l , tiết kiệm, có hiệu quả các
nguồn lực: Chẳng hạn kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh tổng hợp để làm giảm bớt
lượng thuốc bảo vệ thực vật mà vẫn đảm bảo năng suất cây trồng, tiết kiệm chi phí
tiền thuốc, giảm bớt ô nhiễm, hoặc kỹ thuật canh tác trên đất dốc, sử dụng các loại
cây họ đậu để cải tạo đất đã làm tăng độ phì cho đất. Đối với trang trại chăn nuôi,
xưa nay hộ nông dân vẫn phải đối mặt với tình trạng nguồn phế thải từc hăn nuôi
gia súc, gia cầm, gây ô nhiễm môi trường nặng nề, nhưng với kỹ thuật xử l bằng các
hố Biogas đã cùng một lúc giải quyết cả tình trang ô nhiễm, lại có nguồn năng
lượng khí đốt sinh học sử dụng vào trong sinh hoạt hàng ngày của chủ tràn trại. đây
là một kỹ thuật không phải khó, tuy nhiên rấtp hù hợp với chăn nuôi quy mô lớn và
tập trung. Mặt khác, nhiều trang trại hình thành chính từ việc khai hoang, phục hóa
ngững diện tích trước đây bỏ hoang hóa, hoặc chưa sử dụng đúng mục đích ví dụ:
các đầm nuôi tôm được hình thành từ những bãi cát ven biển.
Như vậy để phát triển kinh tế trang trại một cách bền vững không chỉ dừng
lại ở việc phát triển về mặt kinh tế mà chúng ta cần giải quyết một cách cân đối các
vấn đề về môi trường và phát triển cùng một lúc.
1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đênphát triểnkinhtế trang trại theohướng bềnvững
- Yếu tố khách quan
a. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Sản phẩm nông nghiệp có đặc điểm khi tiêu thụ là sản phẩm tươi sống, khó
khăn cho việc bảo quản, sản phẩm nông nghiệp mang tính mùa vụ và có đặc điểm là
cung muộn không thể đáp ứng một cách ngay lập tức, vì đối tượng sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
16
xuất nông nghiệp là những sinh vật sống nên cần có thời gian sinh trưởng, phát triển
sau đó mới đến bước thu hoạch. Do đó, dù giá nông sản rất cao, các nông trại phải
mất hàng tháng, thậm chí hàng năm mới có được sản phẩm.
Đối tượng khách hàng là ai? Khách hàng mua nông sản cũng được phân chia
theo nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Ví dụ, những khách hàng là những công dân
của những nước có thu nhập cao, thường họ có yêu cầu khắt khe về chất lượng sản
phẩm và những tiêu chuẩn vệ sinh, tuy nhiên họ thường sẵn sàng trả giá cao khi
mua nông sản. Với những nhóm khách hàng có thu nhập thấp, thường thì họ có yêu
cầu về tiêu chuẩn hàng hoá cũng thấp, giá cả cũng khó chấp nhận ở mức cao. Ngoài
ra, chúng ta cần chú ý đến đặc điểm khách hàng từng khu vực châu lục, cũng có
những đặc điểm yêu cầu về sản phẩm có khi cũng khác nhau.
Một đặc điểm chú nữa với khách hàng là nên quan tâm đến yếu tố văn hoá và
đặc điểm tôn giáo mà khách hàng đang tuân thủ. Ví dụ, thịt lợn là thứ mà những
người theo đạo Hồi kiêng, cũng như những người theo đạo Hin Đu không dùng thịt
bò là thực phẩm trong bữa ăn của mình. Tóm lại thị trường tiêu thụ sản phẩm là rất
quan trọng, nó là vấn đề sống còn của sự phát triển kinh tế trang trại. Đối với hàng
hoá, sản phẩm nông nghiệp thì thị trường tiêu thụ sản phẩm là vô cùng lớn. Tất cả
các thành phần kinh tế đều phải sử dụng sản phẩm của nông nghiệp. Mà hiện nay
kinh tế trang trại đang là then chốt và chủ đạo trong phát triển nông nghiệp. Bên
cạnh đó sản xuất nông nghiệp lại luôn phải gắn liền với đất đai, phụ thuộc rất lớn về
khí hậu và thời tiết, bệnh dịch. Hơn nữa vùng sản xuất lại luôn dàn trải, không tập
trung. Các hệ thống phân tán rộng khắp trên toàn lãnh thổ. Chính điều này cũng
khiến gặp không ít khó khăn trong vấn đề tiêu thụ.
b. Chính sách về đất đai
Hiện nay Chính phủ đã có những quyết sách đổi mới và thuận lợi nhiều cho phát
triển kinh tế trang trại như chính sách giao đất, giao rừng, dồn điền, đổi thửa, điều này
tạo đà cho sự phát triển kinh tế trang trại một cách vững chắc và lâu dài. Bên cạnh đó
nền kinh tế nông nghiệp nước ta trước đây quá nghèo nàn lạc hậu; chính vì vậy mà việc
cải tạo lại những bờ vùng bờ thửa sau khi dồn điền đổi thửa là vô cùng khó khăn và tốn
kém, gây không ít trở ngại cho các chủ trang trại về vấn đề vốn và lao động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
17
c. Chính sách về tín dụng
Nhà nước đã thành lập các hệ thống ngân hàng từ trung ương đến địa
phương, đặc biệt là hệ thống ngân hàng nông nghiệp để phục vụ cho việc phát triển
kinh tế nông nghiệp ngày càng tiến xa hơn và vững chắc. Bên cạnh hệ thống ngân
hàng rất lớn, xong việc kinh doanh tiền tệ, và việc bảo tồn vốn là điều tiên quyết lại
từ phía ngân hàng. Chính điều này gây không ít khó khăn khi các nhà đầu tư vào
kinh tế trang trại nhưng thiếu tài sản thế chấp. Đây là vấn đề cần tháo gỡ.
d. Các chính sách khác
Ví dụ như chính sách thuế; bảo hộ sản phẩm nông nghiệp; xuất nhập khẩu
hàng nông nghiệp; chính sách ưu tiên cán bộ nông nghiệp làm việc ở vùng sâu,
vùng xa nhằm phục vụ kỹ thuật cho các nhà đầu tư kinh tế trang trại….
e. Thị trường nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ nước ngoài
Đất nước ta do thời gian trải qua chiến tranh quá dài, nên điều kiện phát triển
kinh tế rất khó khăn, nông nghiệp và và chế biến sản phẩm nông nghiệp phát triển
kém. Chính điều này làm mất đi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực cũng
như các nước trên thế giới. Nước ta xuất khẩu sản phẩm chủ yếu là thô, giá rẻ,
nhưng nhập khẩu lại là sản phẩm tinh, giá cao nhưng lại hợp thị hiếu của một số
người có thu nhập cao. Trong khi đó thì máy móc về chế biến của ta lại lạc hậu về
công nghệ, thiếu về chủng loại.
g. Các yếu tố về thời tiết, khí hậu, dịch bệnh (Yếu tố tự nhiên)
Đây là một yếu tố có sự tác động vô cùng to lớn đến hoạt động của kinh tế
trang trại, vì đối tượng của kinh tế trang trại đều là các sinh vật sống, có thời gian
sinh trưởng và phát triển phụ thuộc rất lớn đối với yếu tố tự nhiên. Trong những
năm vừa qua đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, bắt đầu nền công nghiệp hoá
đất nước hình thành, các nhà máy, công xưởng, nhà cửa mọc lên như nấm, cũng
đồng nghĩa với việc nạn phá rừng chàn lan gây nên thảm họa về môi trường như
hạn hán, lụt lội sảy ra liên tiếp, môi trường bị tàn phá một cách nghiêm trọng, sự
mất cân bằng sinh thái là tất yếu, dẫn đến dịch bệnh, sâu bọ phá hoại mùa màng
khủng khiếp, điều này khiến không ít các nhà quản lý cũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
18
như các chủ trang trại ngần ngại khi đầu tư. Cụ thể các loại dịch bệnh luôn hoành
hành, làm cho những nhà chăn nuôi luôn phải đau đầu khi mà hết bệnh lở mồn long
móng sảy ra ở gia súc, sau đó lại đến bệnh H5N1 sảy ra ở gia cầm, đến nay lại dịch
bệnh lợn tai xanh… Thông qua đây ta thấy rằng đối với dịch bệnh nó là hiểm họa
cao nhất đối với người làm nông nghiệp.
- Yếu tố chủ quan
a. Trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của chủ trang trại
Con người Việt Nam xưa nay vốn cần cù và chịu thương chịu khó, tính vươn
lên trong cuộc sống, tính cộng đồng lớn. Điều này là điều kiện cho phát triển một
đất nước mạnh mẽ về cả vật chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó chủ trang trại không
được đào tạo, hoặc là đào tạo chắp vá, điều này khiến không ít các trang trại làm ăn
bị thua lỗ, dẫn đến phá sản.
b. Quy mô diện tích trang trại
Nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới, gió mùa đất đai phì nhiêu cây cối tươi
tốt quanh năm, diện tích đất trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn. Ngoài ra đất
còn là hàng hoá đặc biệt, khi có sự đầu tư của con người thì đất ngày càng tốt độ phì
ngày càng cao, diện tích đất canh tác ngày càng lớn, chứ không như các tài sản khác
là có sự hao mòn và dẫn đến hư hỏng. Bên cạnh đó diện tích đất tuy lớn nhưng đất
canh tác lại thiếu, vì nước ta phân làm bốn vùng rõ rệt, vùng cao nguyên, vùng núi
cao; vùng trung du; vùng đồng bằng. Nhưng diện tích vùng đồng bằng phù hợp cho
phát triển kinh tế trang trại thì bình quân trên đầu người lại ít, mà vùng núi và trung
du lại nhiều. Để cải tạo và tạo vùng nguyên liệu rộng lớn là rất khó khăn, thậm chí
là không thể.
c. Lao động của trang trại
Lượng lao động dồi dào trên 70% dân số nước ta phân bố ở nông thôn, tính
cần cù chịu khó, tính tập thể tốt. Bên cạnh đó trình độ lao động thấp, tác phong công
nghiệp hầu như không có, dẫn tới kỷ luật trong lao động kém làm ảnh hưởng không
nhỏ đến hiệu quả lao động. Lực lượng lao động không tập trung mà phân bố rải rác
khắp nơi, nên việc quy tụ lại một chỗ lại nhiều vấn đề như chỗ ăn, ở, quản lý con
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
19
người vô cùng khó khăn, điều này cũng là nhân tố tăng các chi phí đầu vào ảnh
hưởng lớn tới việc tăng giá thành sản phẩm.
d. Đầu tư của trang trại
Đầu tư cho kinh tế trang trại vốn không cần lớn như sản xuất công nghiệp,
đầu tư dần trong suốt quá trình sản xuất hoặc chu kỳ sản phẩm. Điều này có thể
giãn cách thời gian huy động vốn cũng như đầu tư vốn. Hiện nay Đảng và Nhà
nước đang huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn
thông qua các chương trình dự án phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn như
các vốn chương trình dự án: 135; ODA; ADB; WB... đây cũng là một hình thức đầu
tư gián tiếp và lâu dài. Bên cạnh đó nước ta là một nước đang trong thời kỳ quá độ,
sau những năm cải cách đổi mới nền kinh tế còn khó khăn, chính vì vậy việc bảo hộ
và bảo trợ cho nông nghiệp còn thấp, các chủ kinh tế trang trại chủ yếu là từ các hộ
kinh tế gia đình thành lập tự phát với lượng vốn khởi điểm thấp. Vốn huy động từ
nguồn vay của ngân hàng nông nghiệp thì ít, do không có tài sản thế chấp, hoặc có
thì cũng không đủ để đáp ứng được lượng vốn cần thiết để phát triển với quy mô
cao. Vốn đầu tư cho nông nghiệp tuy không cần ồ ạt và đầu tư một lúc như trong
công nghiệp, nhưng do đặc thù của sản phẩm nông nghiệp là phải có chu kỳ của sản
phẩm, vì đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật sống, đòi hỏi phải có
thời gian sinh trưởng và phát triển nhất định, chính điều này đầu tư vốn cho sản
xuất nông nghiệp rất dài, hơn nữa trong thời gian như vậy sản phẩm nông nghiệp lại
chịu sức ép rất lớn về thời tiết và khí hậu, dịch bệnh. Bởi vậy rủi do trong đầu tư
sản xuất nông nghiệp là không nhỏ, dẫn đến việc huy động vốn rất khó khăn, đây
cũng là vấn đề mà Nhà nước cần quan tâm.
1.1.7. Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến phát
triển bền vững
Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững bao gồm tổng thể
các chính sách bộ phận tác động đến phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững,
bao gồm cả chính sách thúc đẩy tạo điều kiện và chính sách hạn chế. Chính sách tạo
điều kiện, thúc đẩy nếu chính sách đó hướng đến mục tiêu của chính sách, chính sách
hạn chế nếu chính sách hướng đến kết quả không mong muốn của chính sách.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
20
Luận văn tập trung nghiên cứu một số chính sách phát triển kinh tế trang trại
theo hướng bền vững sau:
1.1.8.1. Chính sách quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế trang trại
Chính sách quy hoạch phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên
địa bàn tỉnh là tổng thể các quan điểm, định hướng, mục tiêu và giải pháp về quy
hoạch nhằm phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh.
Nội dung quy hoạch phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên
địa bàn tỉnh bao gồm xác định các quan điểm phát triển kinh tế trang trại của tỉnh,
xác định mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh, cuối
cùng là xác định các nguồn lực chủ yếu để phát triển kinh tế trang trại.
Quy hoạch phát triển kinh tế trang trại của một tỉnh có thể được thực hiện
hoàn chỉnh với tất cả các nội dung nói trên, cũng có thể chỉ một hoặc một số nội
dung trong các quy hoạch cụ thể của nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong quy hoạch
phát triển nông nghiệp của tỉnh thường có đề cập đến phát triển kinh tế trang trại.
Chính sách quy hoạch phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh có mục
tiêu hình thành các vùng chuyên canh, định hình cho một thời kỳ dài về nguồn lực
cho phát trển kinh tế trang nhằm đạt mục tiêu phát trển kinh tế trang trại. Nguyên
tắc của chính sách quy họach phát trển kinh tế trang trại của địa phương là tuân thủ
quy họach của Trung ương; phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa
phương; khai thác hiệu quả cao nhất các nguồn lực của địa phương cho phát triển
kinh tế xã hội .
Tiêu chí đánh giá chính sách quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế trang trại
trên địa bàn tỉnh là mức độ quy hoạch đã được thực hiện trên địa bàn tỉnh, các kế
hoạch được xây dựng và tính đúng đắn, phù hợp của các quy họach, kế hoạch đối
với phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh.
1.1.8.2. Chính sách đất đai, đầu tư, tín dụng đối với phát triển bền vững kinh tế
trang trại
a, Chính sách đất đai cho phát triển kinh tế trang trại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
21
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng, có tính quyết định đến việc hình thành
và phát triển kinh tế trang trại, nhất là khi kinh tế trang trại đang ở giai đoạn đầu,
phát triển chủ yếu dựa theo chiều rộng. Vì vậy, để hình thành và phát triển bền vững
kinh tế trang trại, cần khắc phục tình trạng mong muốn về ruộng đất và tạo điều
kiện cho chủ trang trại được thực hiện các quyền về ruộng đất.
Mục tiêu của chính sách đất đai cho phát triển kinh tế trang trại theo hướng
bền vững là đảm bảo nhu cầu về đất đai cho hoạt động của kinh tế trang trại.
Để tạo quỹ đất, khuyến khích tích tụ ruộng đất phát triển kinh tế trang trại,
chính quyền địa phương có thể ban hành một số chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng
mô hình “cánh đồng mẫu lớn” trên địa bàn tỉnh.
Hình thức quan trọng của chính sách đất đai cho phát triển kinh tế trang trại
là cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận trang trại. Cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận trang trại là một văn bản có tính
pháp l đảm bảo quyền của chủ trang trại trong việc khai thác, sử dụng diện tích đất
đai được cấp giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận này có thể thế chấp để vay vốn tại
các tổ chức tín dụng.
Tiêu chí đánh giá chính sách đất đai cho phát trển kinh tế trang trại là tỉ lệ số
đất đai đang được các trang trại sử dụng được cấp giấy quyền sử dụng cho chủ trang
trại. Khái quát hơn, có thể dùng tiêu chí số trang trại có đủ đất để sản xuất trong
tổng số trang trại đang hoạt động.
b, Chính sách hỗ trợ vốn, tín dụng cho kinh tế trang trại
Chính sách đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho nông nghiệp nói chung, kinh
tế trang trại nói riêng là cần thiết để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất
nông nghiệp và nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn và
kinh tế trang trại. Các giải pháp về đầu tư và tín dụng phục vụ phát triển kinh tế
trang trại có thể bao gồm:
- Tăng mức đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước cho phát triển nông nghiệp,
nông thôn nói chung và kinh tế trang trại nói riêng. Nguồn ngân sách này dành để
đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó ưu tiên đầu tư thủy lợi, giao
thông kết nối các vùng; ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học, công nghệ bảo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
22
quản, chế biến nông sản,…
- Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án trên từng địa bàn để xây dựng
hệ thống hạ tầng bên ngoài và hệ thống hạ tầng dẫn đến trang trại như: hệ thống
đường điện, hệ thống giao thông,... Các trang trại quy mô lớn được hưởng chính
sách ưu đãi đầu tư cơ sở hạ tầng như đường điện, giao thông nội đồng, hồ đập, kênh
mương tiêu thoát nước để phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các chủ trang trại
được vay vốn thuộc các chương trình hỗ trợ việc làm, chương trình giảm nghèo,
tham gia các dự án phát triển nông, lâm nghiệp để mở rộng quy mô kinh doanh.
- Tăng dần vốn vay trung hạn và dài hạn cho các trang trại, thực hiện chính sách
ưu đãi về lãi suất, có thời hạn trả nợ riêng đối với tín dụng cho các chương trình
ưu tiênphát triểnnông nghiệp, nông thôn. Thời hạn vay trảvốn phải phù hợp với chu
kỳ sản xuất của cây trồng, vật nuôi và thời gian khấu hao cơ bản trong nông nghiệp.
- Quy định rõ giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận kinh tế trang trại, cho
phép chủ trang trại được sử dụng Giấy chứng nhận kinh tế trang trại để vay vốn tín
dụng và được ưu tiên hỗ trợ từ các chính sách khuyến nông, khuyến ngư .v.v.
- Tạo điều kiện để các trang trại tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Nhà nước sử
dụng công cụ hỗ trợ lãi suất nhằm tạo điều kiện cho trang trại tiếp cận được nguồn
vốn vay và lãi suất thích hợp.
Tiêu chí cơ bản để đánh giá chính sách đầu tư, tín dụng là mức độ đáp ứng nhu cầu
về vốn cho hoạt động đầu tư và kinh doanh của kinh tế trang trại. Trang trại còn gặp khó
khăn về vốn để đầu tư hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, thiết bị máy móc và hoạt động
kinh doanh thì chính sách đầu tư tín dụng cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện.
1.1.8.3. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế trang trại
Trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của chủ trang trại có ảnh hưởng rất lớn
đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại. Những chủ trang trại có trình độ
chuyên môn, học vấn cao, có trình độ quản l tốt sẽ dễ dàng áp dụng các công nghệ
tiến bộ vào sản xuất, dám đầu tư và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quản lý
và sử dụng các nguồn lực vào sản xuất một cách hợp lý và có hiệu quả hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
23
Mục tiêu của chính sách phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế trang trại là
đảm bảo nguồn nhân lực của trang trại có chất lượng đáp ứng được các yêu cầu
nhân lực cho phát triển sản xuất kinh doanh. Trước hết là đảm bảo kiến thức và kỹ
năng quản l của các chủ trang trại thông qua tổ chức có hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi
dưỡng, các lớp tập huấn, các đợt tham quan các trang trại điển hình trong và ngoài
tỉnh, thậm chí tham quan các mô hình phát triển kinh tế trang trại ở nước ngoài. Các
nguồn nhân lực ngoài chủ trang trại cũng cần có chính sách đào tạo, phát triển để
trạng trại có nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh
của kinh tế trang trại thời kinh tế thị trường. Cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản l là đối
tượng chính sách phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế trang trại hướng
đến. Đối với chính sách phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế trang trại, Nhà nước
tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng. Quan trọng là nhà nước hỗ trợ kinh
phí đào tạo các lớp cho kinh tế trang trại. Các lớp bồi dưỡng cho cán bộ trang trại có
thể nhận được một phần hoặc toàn bộ kinh phí hỗ trợ của Nhà nước.
Các chính sách về lao động đối với người lao động trong trang trại cũng là
một nội dung của chính sách phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế trang trại. Chính
sách tiền lương, bảo hiểm, hợp đồng lao động… là những chính sách mà nhờ đó,
các chủ trang trại có điều kiện thuận lợi để thuê mướn nhân công. Người lao động
được đảm bảo quyền lợi, có động lực và gắn bó với trang trại.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế trang trại từ Trung ương đến địa
phương cũng nằm trong phạm vi đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế trang trại của
địa phương.
Tiêu chí đánh giá chính sách phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế trang trại
là số lượng, chất lượng nguồn nhân lực của kinh tế trang trại; của các chủ trang trại,
các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và người lao động của trang trại. Chất lượng
nguồn nhân lực của trang trại chủ yếu thể hiện qua trình độ đào tạo và kinh nghiệm.
1.1.8.4. Chính sách hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh giữa các trang trại và
giữa các trang trại với các tổ chức kinh tế khác
Hợp tác, liên kết sản xuất, kinh doanh giữa các trang trại và giữa trang trại
với các tổ chức kinh tế khác là tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế trang trại
theo hướng bền vững. Việc hình thành các mối liên kết giữa các trang trại, cũng như
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
24
giữa trang trại với các doanh nghiệp, cơ sở chế biến, tạo thành chuỗi sản xuất - chế
biến - tiêu thụ sản phẩm có nghĩa quan trọng để phát triển bền vững kinh tế trang
trại. Trong quá trình đó, chính quyền có vai trò đặc biệt quan trọng.
Một là, liên kết giữa các trang trại, nhất là trang trại sản xuất cùng một loại
sản phẩm ở vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, quy mô lớn. Các trang trại cần
liên kết với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua các hiệp hội, các
hợp tác xã.
Các trang trại có thể liên kết, hợp tác theo nhiều hình thức phong phú khác
nhau như cung cấp các sản phẩm đầu vào (giống cây, con), sản phẩm đầu ra của
trang trại này lại trở thành sản phẩm đầu vào của các trang trại khác, như trường
hợp các trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Các trang trại cũng có thể liên kết
với nhau trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Để hình thành sự liên kết giữa các trang trại một cách chặt chẽ, có hiệu quả,
tổ chức hiệp hội kinh tế trang trại, hiệp hội ngành nghề của trang trại có vai trò đặc
biệt quan trọng, là khâu trung gian kết nối giữa các trang trại.
Hai là, liên kết trang trại với các doanh nghiệp chế biến, hình thành chuỗi từ
sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Các doanh nghiệp cần có phương thức mua bán đa dạng, nhằm tạo ra mối
quan hệ bình đẳng, cùng có lợi với từng chủ trang trại, giúp trang trại có thị trường
ổn định, tăng thu nhập. Việc xác định giá sản phẩm cần tính đến giá đầu vụ, cuối
vụ, cự li gần, cự li xa, đảm bảo người sản xuất cũng có lợi.
Doanh nghiệp nên thu mua sản phẩm theo chất lượng. Điều này sẽ khuyến
khích các trang trại chú trọng đầu tư về chất lượng sản phẩm (như thu mua mía theo
trữ lượng đường).
Ba là, thúc đẩy sự liên kết các bên: các trang trại- doanh nghiệp- nhà khoa
học- ngân hàng.
Chính sách liên kết, hợp tác kinh doanh của kinh tế trang trại là tổng thể các
giải pháp của nhà nước nhằm hình thành các mối liên kết bền vững có hiệu quả giữa
các trang trại với các tổ chức kinh tế khác, kể cả với các cơ sở nghiên cứu khoa học,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
25
chuyển giao công nghệ. Để phát triển các mối quan hệ hợp tác, liên kết của các
trang trại cần:
- Tăng cường vai trò của các cấp chính quyền, nhất là cấp trong việc kiểm
tra, giám sát, hỗ trợ, bảo lãnh cho các chủ trang trại.
- Đẩy mạnh hoạt động của các hiệp hội ngành nghề phục vụ kinh tế trang trại.
- Đẩy mạnh sự tham gia của các cơ quan khoa học, các nhà khoa học trong
việc phối hợp với doanh nghiệp và chủ trang trại, thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa
học - kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
Mục tiêu và tiêu chí đánh giá chính sách liên kết, hợp tác kinh doanh của
trang trại là mức độ tham gia của các trang trại vào chuỗi nghiên cứu, sản xuất, chế
biến và tiêu thụ.
1.1.8.5. Chính sách nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ cho phát triển
kinh tế trang trại
Chính sách ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của trang trại có mục
tiêu thúc đẩy, khuyến khích, tạo điều kiện nhằm giúp trang trại ứng dụng kịp thời
tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất chất lượng sản
phẩm và hiệu quả kinh doanh, giảm thiểu ảnh hưởng xấu tới môi trường, đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính sách thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ vào
sản xuất của trang trại được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau:
- Phổ biến kịp thời các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất và chế
biến cho các chủ trang trại;
- Hỗ trợ đào tạo nhân lực cho chuyển giao công nghệ mới;
- Hỗ trợ vốn để đầu tư trang thiết bị, công nghệ mới;
- Hỗ trợ trực tiếp giống cây con mới có năng suất, chất lượng;
- Hỗ trợ lãi suất cho các khỏan vay của chủ trang trại để ứng dụng tiến bộ
khoa học công nghệ .v.v.
1.1.8.6. Chính sách thị trường, tiêu thụ sản phẩm của kinh tế trang trại
Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm của kinh tế trang trại
nói riêng luôn là vấn đề được đặt ra. Vì vậy, chính sách thị trường có nghĩa quan
trọng để phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững ở bất kỳ địa phương nào.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
26
Chính sách thị trường tiêu thụ sản phẩm của kinh tế trang trại được thực hiện theo
một số hướng chủ yếu sau:
- Chính quyền một mặt khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp, mặt khác tạo điều kiện và giúp chủ trang trại liên kết với nhau k kết
hợp đồng cung ứng sản phẩm ổn định, lâu dài cho các nhà máy chế biến, các doanh
nghiệp chuyên tiêu thụ sản phẩm, giúp các chủ trang trại tìm kiếm thị trường mới
trong nước và nước ngoài.
- Các chủ trang trại chủ động tham gia các hội chợ chuyên ngành được tổ
chức trong nước cũng như ở nước ngoài để tìm kiếm thị trường mới cũng như nắm
bắt kịp thời xu thế tiêu dùng đối với các loại sản phẩm chủ yếu và có thế mạnh của
tỉnh như: thủy sản, mía đường, chè, cao su, lâm sản, vv...
- Các cơ quan của tỉnh đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu các thị
trường, xúc tiến thương mại gắn với từng sản phẩm, hàng hóa cụ thể của Tỉnh; tăng
cường cung cấp thông tin thị trường và xúc tiến thương mại nhằm cung cấp kịp thời
cho chủ trang trại về giá cả nông sản, nhu cầu thị trường.
- Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm của trang trại. Đẩy
mạnh hệ thống chợ ở địa phương để góp phần tiêu thụ nông sản của các trang trại
ngay tại địa phương.
- Đẩy mạnh việc xúc tiến thị trường xuất khẩu. Đối với các sản phẩm đã có
thị trường thì cần giữ vững và mở rộng thêm thị trường mới, đối với sản phẩm chưa
có thị trường cần tích cực tìm kiếm và phối hợp nhiều hình thức như quảng cáo,
tham gia hội chợ, giới thiệu sản phẩm của các trang trại trên Website.
- Thực hiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các trang trại,
phát triển loại hình hợp tác xã dịch vụ, các tổ chức thu mua sản phẩm trang trại một
cách đồng bộ, tránh sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các trang trại và tránh bị
ép giá do các thương lái.
Mục tiêu và tiêu chí đánh giá chính sách tiêu thụ sản phẩm của kinh tế trang
trại là mức độ thuận lợi và khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm của kinh tế trang trại.
Tiêu thụ sản phẩm của trang trại còn khó khăn có nghĩa là chính sách tiêu thụ còn
có vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
27
1.1.8.7. Chính sách bảo vệ môi trường sinh thái và vệ sinh an toàn thực phẩm
Để đảm bảo phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững thì điều kiện
không thể thiếu được là sản xuất của trang trại phải đi đôi với bảo vệ môi trường
sinh thái và bảo vệ an toàn thực phẩm.
Chính sách bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm cần được hoạch định và tổ
chức thực thi nghiêm túc là một trong những điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế
trang trại bền vững trên cơ sở bảo vệ lợi ích của xã hội.
Mục tiêu của chính sách bảo vệ môi trường sinh thái và vệ sinh an toàn thực
phẩm có mục tiêu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng xấu tới môi trường
sinh thái như ô nhiễm môi trường, cảnh quan,… đồng thời đảm bảo các hàng hóa do
trang trại đưa ra thị trường là an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Phương thức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực
phẩm được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, trước hết là tăng cường nhận
thức của các chủ trang trại về bảo vệ môi trường sinh thái và vệ sinh an toàn thực
phẩm, sau nữa là hình thành các chuẩn mực về môi trường và vệ sinh an toàn thực
phẩm, cuối cùng là kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường
sinh thái và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm là
hành động quan trọng của các cơ quan nhà nước trong thực thi chính sách bảo vệ
môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hỗ trợ các trang trại trong quá trình xử l môi trường và vệ sinh an toàn thực
phẩm là hướng tích cực thực hiện chính sách này. Khuyến khích các trang trại xử lý
tốt vấn đề môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng góp phần thực hiện mục
tiêu chính sách.
Tiêu chí đánh giá chính sách bảo vệ môi trường sinh thái và vệ sinh an toàn
thực phẩm là số doanh nghiệp vi phạm quy chế về bảo vệ môi trường và vệ sinh an
toàn thực phẩm.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trạng ở huyện, thị trấn một số tỉnh
1.2.1.1. Chính sách phát triển trang trại vùng cây ăn quả theo hướng bền vững ở
tỉnh Bắc Giang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
28
Bắc Giang một trong những tỉnh có kinh tế trang trại phát triển khá nhanh,
nhất là trang trại vùng cây ăn quả. Toàn tỉnh có trên 20 nghìn mô hình kinh tế vườn
đồi có diện tích từ 0,5 ha trở lên, khoảng 55.000 ha đất có giá trị thu hoạch trên 50
triệu/ha/năm, trên 28 ngàn hộ đạt tiêu chí thu nhập từ 50 đến 100 triệu đồng/năm. Ở
các, thành phố đã xuất hiện các mô hình trang trại thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm.
Theo kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu các mô hình phát triển bền
vững trang trại ở vùng cây ăn quả tỉnh Bắc Giang” [30], Chính quyền tỉnh Bắc
Giang đã thực hiện một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại
vùng cây ăn quả theo hướng bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
* Tính bền vững về kinh tế
Doanh thu chung của các trang trại đã tăng từ 70,57 triệu/trang trại năm 2005
lên 78,71 triệu/trang trại năm 2007 và 119,73 triệu/trang trại năm 2009. Doanh thu
từ hoạt động trồng cây ăn quả cũng có xu hướng tăng lên, từ mức bình quân 40,33
triệu/trang trại năm 2005 lên 46,19 triệu/trang trại năm 2009.
Chính quyền các cấp ở Bắc Giang đã triển khai xây dựng quy hoạch các
vùng kinh tế trang trại chuyên trồng cây ăn quả ở Lục Ngạn, các trang trại kết hợp
giữa trồng cây ăn quả với các cây trồng và vật nuôi khác ở hai Yên Thế và Lục
Nam. Trên cơ sở đó, Tỉnh đã hỗ trợ hình thành các trang trại chuyển đổi về phương
hướng kinh doanh và ứng dụng công nghệ phù hợp với từng loại hình trang trại.
Thực hiện các chương trình chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công
nghệ, nhất là các chương trình triển khai sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGap
nhằm nâng cao độ an toàn trong sản xuất, đặc biệt tạo sự an toàn của sản phẩm. Nhờ
đó, các vùng chuyên canh cây ăn quả đã hình thành và phát triển bền vững trong sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ở Lục Ngạn, năm 2005 đã triển khai thí điểm trên diện tích
5 ha sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGap, năm 2007 mở rộng đến 150 ha và năm 2010
đã mở rộng đến 4.000 ha. Nhờ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap nên chất lượng quả vải
nâng lên, và vì vậy giá bán cao hơn tiêu thụ mạnh hơn. Năm 2010, vải ở Lục Ngạn theo
tiêu chuẩn VietGap năng suất giảm 10 -12% (do điều chỉnh lượng quả), nhưng xuất bán
cho Trung Quốc với giá rất cao từ 15.000 đồng - 18.000 đ/kg,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
29
trong khi đó vải thường chỉ bán được với giá từ 6.000 đồng - 8.000 đồng/kg ở cùng
thời điểm. Vì vậy, hiệu quả của kinh doanh theo mô hình này tăng cao.
Chính quyền khuyến khích xây dựng các mô hình kết hợp giữa trồng cây ăn
quả, chủ yếu là cây vải được trồng trước đây với chăn nuôi gia cầm, chủ yếu là gà.
Mô hình này được triển khai ở 2 Lục Nam và Yên Thế, trong đó mô hình kết hợp
trồng cây ăn quả với chăn nuôi gà thả vườn, đồi của Yên Thế đã tạo dựng thương
hiệu “Gà đồi Yên Thế” có hiệu quả và tính bền vững cao.
Tính bền vững của mô hình này đang được Sở Khoa học và Công nghệ phối
hợp với UBND Yên Thế tổng kết và xây dựng thành quy trình sản xuất gà an toàn,
bền vững.
* Sự bền vững về mặt xã hội
Sự phát triển của các trang trại đã hình thành nên những vùng cây ăn quả tập
trung, những vùng sản xuất hàng hoá tập trung với tiềm lực kinh tế lớn. Nhờ có sự
phát triển của các trang trại, số hộ giàu tăng lên nhanh, tỷ lệ các hộ nghèo giảm
nhanh chóng. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư do sự hỗ trợ của nhà nước
thông qua các Chương trình phát triển trang trại và sự đóng góp của người dân do
nguồn thu của các trang trại tăng lên.
* Sự bền vững về môi trường
Theo kết quả nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu các mô hình phát triển bền
vững trang trại ở vùng cây ăn quả tỉnh Bắc Giang [30], sự bền vững về môi
trường của các trang trại ở vùng cây ăn quả tỉnh Bắc Giang được xem xét trên các
phương diện sau:
Một là, các trang trại trồng cây ăn quả của Bắc Giang chủ yếu ở vùng núi, có
độ dốc lớn. Độ che phủ của các loại cây ăn quả rất lớn so với các cây trồng trước đó
(chủ yếu là bạch đàn). Diện tích cây ăn quả càng tăng, tỷ lệ độ che phủ và chất
lượng của độ che phủ về môi trường tăng lên tương ứng. Xét trên phương diện này,
sự phát triển của các trang trại mang lại sự bền vững về môi trường chung của vùng,
tạo sự lan toả đến các vùng lân cận.
Hai là, sự thay thế các mô hình chuyên trồng cây ăn quả không hiệu quả
sang mô hình kết hợp giữa trồng cây ăn quả với nuôi, thả gia cầm đã tạo lập mối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
30
quan hệ sinh thái giữa trồng trọt và chăn nuôi, trong đó chăn nuôi gia cầm và trồng
cây ăn quả không chỉ tận dụng được các điều kiện của nhau, mà còn tạo sự ràng
buộc trong canh tác của các hoạt động đó (không thể phun thuốc trừ sâu cho cây ăn
quả vì ảnh hưởng đến chăn nuôi gà). Nhờ đó, tính an toàn trong sản xuất, đặc biệt
tính tự nhiên, tính an toàn của nông sản được tăng lên.
Ba là, đẩy mạnh áp dụng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap đã
chuyển từ phương thức canh tác gây ô nhiễm môi trường do sử dụng nhiều thuốc
trừ sâu, bón nhiều phân hoá học, sang phương thức canh tác an toàn cho sản xuất và
tạo sản phẩm an toàn do sử dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp, bón
phân vi sinh thay cho phân hoá học.
Tuy nhiên, các mô hình trang trại ở vùng cây ăn quả Bắc Giang vẫn còn
nhiều hạn chế, cần có chính sách thích hợp để khắc phục sự thiếu bền vững, thể
hiện trên một số mặt sau đây.
* Về mặt kinh tế
Trước hết cần thấy rằng, sự bền vững của mô hình trang trại ở vùng cây ăn
quả Bắc Giang được biểu hiện ở một số mô hình có tính điển hình. Những mô hình
còn lại vẫn còn phát triển thiếu bền vững.
Thứ hai, tuy hiện nay đã hình thành được một số vùng sản xuất hàng hoá tập
trung đối với một số loại sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của tỉnh, song đa số các
vùng hàng hoá, trong đó có vùng cây ăn quả được hình thành do tự phát, thiếu quy
hoạch. Chưa có nhiều vùng sản xuất tập trung gắn kết với công nghiệp chế biến và
chất lượng nông sản hàng hoá chưa cao.
Thứ ba, hiện nay phần lớn các trang trại của tỉnh Bắc Giang được hình thành
và phát triển từ kinh tế hộ gia đình nên trình độ quản lý kinh tế, kiến thức sản xuất
của chủ trang trại còn hạn chế, chưa chủ động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Thứ tư, sự liên kết giữa các trang trại trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn
yếu. Các chủ trang trại và doanh nghiệp chế biến cũng chưa liên kết chặt chẽ để bao
tiêu sản phẩm qua hợp đồng nên thị trường "đầu ra" cho sản phẩm gặp khó khăn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM

More Related Content

What's hot

Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
LUẬN VĂN QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC...
LUẬN VĂN QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC...LUẬN VĂN QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC...
LUẬN VĂN QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC...KhoTi1
 
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...PinkHandmade
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...nataliej4
 

What's hot (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú ThọĐề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAY
Luận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAYLuận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAY
Luận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAY
 
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương TràLuận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAY
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng BìnhLuận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
 
LUẬN VĂN QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC...
LUẬN VĂN QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC...LUẬN VĂN QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC...
LUẬN VĂN QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC...
 
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
 
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
 
Đề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOTĐề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOT
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng, Bình Dương
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng, Bình DươngĐề tài: Xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng, Bình Dương
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng, Bình Dương
 
Đề tài: Giải pháp cho nguồn rác thải sinh hoạt tại huyện Vĩnh Bảo
Đề tài: Giải pháp cho nguồn rác thải sinh hoạt tại huyện Vĩnh BảoĐề tài: Giải pháp cho nguồn rác thải sinh hoạt tại huyện Vĩnh Bảo
Đề tài: Giải pháp cho nguồn rác thải sinh hoạt tại huyện Vĩnh Bảo
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Khối Các Phường.
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Khối Các Phường.Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Khối Các Phường.
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Khối Các Phường.
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về chứng thực của UBND phường
Luận văn: Quản lý nhà nước về chứng thực của UBND phườngLuận văn: Quản lý nhà nước về chứng thực của UBND phường
Luận văn: Quản lý nhà nước về chứng thực của UBND phường
 
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đLuận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOTLuận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà VinhĐề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
 

Similar to BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM

Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thônLuận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thônDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfNguyễn Công Huy
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!
Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!
Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...hieu anh
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Nguyễn Công Huy
 

Similar to BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM (20)

Luận Văn Tác Động Của Việc Duy Trì Và Bảo Vệ Rừng Đến Sinh Kế Của Người Dân
Luận Văn Tác Động Của Việc Duy Trì Và Bảo Vệ Rừng Đến Sinh Kế Của Người DânLuận Văn Tác Động Của Việc Duy Trì Và Bảo Vệ Rừng Đến Sinh Kế Của Người Dân
Luận Văn Tác Động Của Việc Duy Trì Và Bảo Vệ Rừng Đến Sinh Kế Của Người Dân
 
Nâng cao vai trò của lao động nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông...
Nâng cao vai trò của lao động nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông...Nâng cao vai trò của lao động nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông...
Nâng cao vai trò của lao động nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thônLuận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
 
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
 
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thônLuận văn: Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
 
Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!
Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!
Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của đô thị hoá tới với kinh tế hộ nông dân, HAY
Luận văn: Ảnh hưởng của đô thị hoá tới với kinh tế hộ nông dân, HAYLuận văn: Ảnh hưởng của đô thị hoá tới với kinh tế hộ nông dân, HAY
Luận văn: Ảnh hưởng của đô thị hoá tới với kinh tế hộ nông dân, HAY
 
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
 
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ LongPhát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
 
Tăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp tại Thái Nguyên
Tăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp tại Thái NguyênTăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp tại Thái Nguyên
Tăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp tại Thái Nguyên
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải pháp phát triển nông nghiệp trong quá trình đô thị hoáLuận văn: Giải pháp phát triển nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải pháp phát triển nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá
 
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chèPhương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 

Recently uploaded (20)

Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 

BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ OANH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864 Dịch vụ viết luận văn chất lượng Website: luanvantrust.com Zalo/Tele: 0917 193 864 Mail: baocaothuctapnet@gmail.com LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ OANH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60 62 01 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣờihƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Thế Hoàng THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Phát triển kinh tế trang trại ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững” là trung thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu số liệu sử dụng trong luận văn do UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên, UBND thành phố Thái Nguyên, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài Nguyên - Môi trường thành phố, phòng Tài chính Kế hoạch, Chi cục Thống kê thành phố Thái Nguyên cung cấp và do cá nhân tôi thu thập từ các báo cáo của TW, UBND tỉnh, UBND thành phố, sách, báo, tạp chí và các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được công bố … Các trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 09 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Oanh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Phát triển kinh tế trang trại ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới các tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng cảm ơn TS. Lê Thế Hoàng người đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, Khoa sau Đại học Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên là cơ sở đào tạo Thạc sỹ. Cùng sự giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô Khoa sau Đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, UBND thành phố, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục thống kê thành phố Thái Nguyên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã giúp đỡ tôi về nguồn tư liệu phục vụ cho việc thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Văn phòng HĐND&UBND thành phố, các đồng nghiệp nơi tôi công tác đã ủng hộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè luôn động viên, ủng hộ giúp tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 09 năm 2015 Tác giả Nguyễn Thị Oanh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................ii MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................... viii MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................3 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài...........................................................................................4 5. Kết cấu của đề tài ............................................................................................................5 Chƣơng 1: CƠ SỞ L LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƢỚNG BỀN VỮNG......................................................................................................6 1.1. Cơ sở l luận của đề tài................................................................................................6 1.1.1. Tăng trưởng và phát triển ........................................................................................6 1.1.2. Phát triển bền vững....................................................................................................7 1.1.3. Một số vấn đề cơ bản về trang trại .........................................................................8 1.1.4. Phát triển kinh tế hộ trang trại theo hướng bền vững..........................................12 1.1.5. Sự cần thiết phải phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững.................13 1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đên phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững.15 1.1.7. Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến phát triển bền vững.......................................................................................................19 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài..........................................................................................27 1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trạng ở huyện, thị trấn một số tỉnh .............27 1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên .......37 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................40 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 6. iv 2.1. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................40 2.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................40 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................................43 2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu thể hiện năng lực sản xuất của các trang trại........................43 2.3.2. Chỉ tiêu giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích ..............................................43 2.3.3. Chí phí và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích ...................................................45 2.3.4. Lợi nhuận bình quân ...............................................................................................46 2.3.5. Nhóm chỉ tiêu thể hiện sự phát triển kinh tế trang trại.......................................46 2.3.6. Nhóm chỉ tiêu thể hiện sự phát triển bền vững của kinh tế trang trại ..............46 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƢỚNG BỀN VỮNG.......................................................................................................................47 3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa bàn nghiên cứu.................47 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên...................................................................................................47 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.......................................................................................51 3.1.3. Cơ sở hạ tầng ...........................................................................................................53 3.1.4. Tình hình văn hóa, chính sách xã hội...................................................................55 3.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững........................................................................56 3.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế của các trang trại của TPTN ................................56 3.2.2. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn TPTN theo hướng bền vững................................................................................................79 3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn TPTN theo hướng bền vững....................................................................................87 3.2.4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn TPTN ................................96 Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƢỚNG BỀN VỮNG ................................................................................... 100 4.1. Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn TPTN, tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................ 100 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 7. v 4.1.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ..................................................................................... 100 4.1.2. Giải pháp phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững.......................... 101 4.2. Đề nghị...................................................................................................................... 106 4.2.1. Đối với nhà nước và chính quyền các cấp........................................................ 106 4.2.2. Đối với các chủ trang trại.................................................................................... 107 KẾT LUẬN..................................................................................................................... 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 110 PHỤ LỤC........................................................................................................................ 113 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BQ CNH - HĐH CN-TTCN ĐVT GDP GNP KT-XH KTTT Bình quân Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá Công nghiệp - Tiểu thủ côngnghiệp Đơn vị tính Tổng sản phẩm quốc nội Tổng sản phẩm quốc dân Kinh tế - xã hội Kinh tế trang trại NN & PTNNNông nghiệp và Phát triểnnông thôn PTBV SXKD TPTN TT TTCN UBND Phát triển bền vững Sản xuất kinh doanh Thành phố Thái Nguyên Trang trại Trang trại chăn nuôi Ủy ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Tình hình đất đai của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2014 ......49 Bảng 3.2 Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế TPTN giai đoạn 2012 - 2014 ..............................................................................................................................................52 Bảng 3.3 Tình hình dân số và lao động của TPTN giai đoạn 2012 - 2014................52 Bảng 3.4 Thực trạng dân số và cơ cấu lao động của TPTN giai đoạn 2012 - 2014 .53 Bảng 3.5 Loại hình và cơ cấu TTCN của TPTN 2012 -2014......................................57 Bảng 3.6 Sự thay đổi các nguồn lực sản xuất của TTCN 2012 - 2014 ......................58 Bảng 3.7 Thông tin chung về các trang trại điều tra năm 2014...................................60 Bảng 3.8 Tình hình đất đai của các trang trại điều tra năm 2014 ...............................62 Bảng 3.9 Lao động của các trang trại điều tra, 2014 ....................................................62 Bảng 3.10 Tình hình vốn sản xuất kinh doanh của các trang trại, 2014 ....................63 Bảng 3.11 Cơ sở vật chất của các trang trại, 2014........................................................64 Bảng 3.12 Công tác thú y ở các trang trại điều tra, 2014.............................................68 Bảng 3.13 Quy mô chăn nuôi một số giống vật nuôi chủ yếu của trang trại .............69 Bảng 3.14 Chi phí sản xuất kinh doanh của trang trại năm 2014 ...............................70 Bảng 3.15 Doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, 2014....72 Bảng 3.16 Thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, 2014 .....73 Bảng 3.17 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại, năm 2014.....................75 Bảng 3.18 Hiểu biết của chủ trang trại về các quy trình sản xuất mới .......................80 Bảng 3.19 Đánh giá của chủ trang trại về chất lượng sản phẩm hàng hóa của trang trại 82 Bảng 3.20 Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm cho khách hàng chính của trang trại...................83 Bảng 3.21 Hệ thống xử l chất thải của trang trại .........................................................87 Bảng 3.22 Các rủi ro mà trang trại gặp phải trong năm 2014 .....................................89 Bảng 3.23 Đánh giá của chủ trang trại về mức độ hưởng lợi từ các chính sách........92 Bảng 3.24 Đánh giá của chủ trang trại về cơ sở hạ tầng...............................................93 Bảng 3.25 Phân tích SWOT trong phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn TPTN 97 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1 Bản đồ hành chính thành phố Thái Nguyên ...................................................47 Hình 3.2 Nguồn thông tin khoa học kỹ thuật đối với trang trại...................................67 Hình 3.3 Tỷ lệ các khoản chi phí cho chăn nuôi của các trang trại năm 2014 ..........72 Hình 3.4 Hiệu quả sản xuất của các trang trại ở TPTN.................................................76 Hình 3.5 Biến động giá thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt với giá thịt lợn hơi qua các tháng trong năm 2014 84 Hình 4.1 Tổ chức mối quan hệ giữa các tổ chức dịch vụ và trang trại .................... 103 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 11. ix Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mô hình kinh tế trang trại trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã hình thành và không ngừng được mở rộng, phát triển trong thời gian qua. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần giúp người dân phát huy được lợi thế so sánh, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Ở nước ta hình thành nhiều mô hình trang trại: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, tổng hợp... Góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, khai thác và sử dụng đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá,… Nâng cao hiệu quả mô hình trang trại sử dụng ít đất, sử dụng nhiều lao động, có tính thâm canh cao gắn với chế biến, thương mại và dịch vụ, làm ra hàng hoá nông sản có giá trị kinh tế lớn. Tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thêm nông sản hàng hoá., sản xuất và cung ứng giống tốt, làm dịch vụ, kỹ thuật, tiêu thụ sản xuất cho nông dân trong vùng, tạo nguồn cung ổn định cho các cơ sở chế biến, tạo thêm nhiều sản phẩm chất lượng cao để phục vụ xuất khẩu. Theo kết quả tổng hợp sơ bộ của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản Trung ương, năm 2011, cả nước có 20.065 trang trại (tính theo tiêu chí mới). Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ có tới 11.697 trang trại, chiếm 58,3% tổng số trang trại trong cả nước. Trung du và miền núi phía Bắc có số trang trại ít nhất, với 587 trang trại, chiếm 2,9%. Ở khu vực này, trang trại chăn nuôi chiếm đa số, với 506 trang trại. Tính đến năm 2011, cả nước có 8.642 trang trại trồng trọt, chiếm 43%; 6.202 trang trại chăn nuôi, chiếm 30,9%; 4.443 trang trại nuôi trồng thuỷ hải sản, chiếm 22,1%; 737 trang trại tổng hợp, chiếm 3,7% và 51 trang trại lâm nghiệp, chiếm 0,3%. Diện tích đất nông, lâm nghiệp và diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ hải sản do các trang trại sử dụng là 157,6 nghìn ha. Một kết quả tích cực khác, trong tổng giá trị sản phẩm và dịch vụ, tỷ suất sản phẩm hàng hoá do các trang trại bán ra chiếm tới 98,1%. Như vậy, kinh tế trang trại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 13. 2 là một trong những mô hình sản xuất thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hoá lớn. Tuy kinh tế trang trại đã có bước phát triển nhanh, nhưng vẫn còn những tồn tại cần sớm được khắc phục: kinh tế trang trại chủ yếu vẫn là trang trại hộ gia đình nông dân và gia đình cán bộ, công nhân viên đã nghỉ hưu. Sự tham gia của các thành phần kinh tế, nhất là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chưa nhiều. Hầu hết các trang trại có quy mô diện tích dưới mức hạn điền, có nguồn gốc đa dạng, đã gây không ít những bất cập trong việc quản l , sử dụng diện tích đất để phát triển kinh tế trang trại. Thái Nguyên là một trong những tỉnh trong cả nước có số lượng trang trại chăn nuôi lớn. Tính đến thời điểm 1 - 10 - 2013, Thái Nguyên chỉ còn trang trại chăn nuôi là đạt tiêu chí trang trại mới (giá trị hàng hóa trong năm đạt 1 tỷ đồng trở lên). Ngành chăn nuôi ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh nhờ trang trại chăn nuôi phát triển mạnh. Có những trang trại có quy mô 16 nghìn con gà/lứa; 10 nghìn con gà đẻ trứng; 4.000 con lợn thịt; 150 con lợn nái. Các TTCN tập trung chủ yếu ở các địa phương như: Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Lương, T.X Sông Công. Tính đến năm 2014, toàn tỉnh có 548 TTCN, trong đó có 173 TTCN theo mô hình gia công cho công ty và 375 TTCN theo mô hình gia đình. Tăng 103 trang trại so với năm 2013. Bình quân mỗi trang trại có 107 con lợn và 2,5 nghìn con gia cầm. Các trang trại sử dụng từ 2 đến 3 lao động thường xuyên, chủ yếu là người trong gia đình và lao động địa phương. KTTT trên địa bàn tỉnh phát triển, góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dần đưa sản xuất nông nghiệp từ sản xuất nhỏ, tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn hơn và gắn với thị trường tiêu thụ, mở ra hướng làm giàu mới cho nông dân. Sản xuất chăn nuôi trên địa bàn TP Thái Nguyên đã có những phát triển rõ rệt, nhưng khả năng tiếp cận thông tin về thị trường và tổ chức sản xuất của các chủ trang trại còn hạn chế; thiếu các mối liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, chưa có quy hoạch vùng nhằm quản l chặt chẽ dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái. Bên cạnh đó vấn đề giá cả thị trường là mối lo của các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 14. 3 chủ TTCN khác trên địa bàn. Trong khoảng vài năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh không để xảy ra dịch bệnh, nhưng người chăn nuôi vẫn lo ngại bởi giá vật tư nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất ngày càng tăng cao trong khi giá sản phẩm xuất bán lại thấp, gây khó khăn trong việc đầu tư phát triển kinh doanh của các trang trại. Cùng với đó là tình trạng thiếu vốn khá phổ biến, nguồn vốn vay còn nhiều khó khăn nên các chủ trang trại chưa đủ sức đầu tư chiều sâu.Vấn đề đặt ra mà các chủ trang trại quan tâm đó là làm thế nào khai thác và sử dụng đất đai, lao động, tiền vốn một các có hiệu quả và bền vững để phát triển kinh tế trang trại? Để góp phần làm rõ vấn đề trêntôi lựa chọnnghiên cứu đề tài :"Phát triển kinh tế trang trại ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững”. 2. Mục tiêunghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng để tìm ra những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở l luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững. - Đánh giá, phân tích thực trạng về phát triển kinh tế trang trại ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất các giải pháp để phát triểnkinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên những năm tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng trang trại trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 15. 4 - Phạm vi về thời gian: Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trạng trại trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên được dử dụng số liệu từ năm 2012 đến năm 2014. Một số nội dung chuyên sâu cần giải quyết ở các cơ sở đại diện được tiến hành ở năm 2014. Các giải pháp, đề xuất nhằm phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trong thời gian tới. Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành tìm hiểu nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 11/2014 đếntháng 9/2015 - Phạm vi về không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Một số nội dung chuyên sâu của đề tài phát triển kinh tế trang trại được triển khai nghiên cứu ở một số đơn vị điển hình ( hộ nông dân, trang trại, doang nghiệp chế biến) ở các xã có số trang trại nhiều nhất. - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình cơ bản của các trang trại ở thành phố; Nghiên cứu nội dung hoạt động của các loại hình kinh tế trang trại của thành phố (loại hình trang trại, quy mô sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và thu nhập); Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế trang trại (cơ chế chính sách, điều kiện nội tại của các trang trại và các điều kiện khách quan tác động hạn chế tới sự phát triển. Những tiềm ẩn chưa được khai thác cần được đưa vào phục vụ cho sự phát triển của các trang trại ở thành phố); Giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy và phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững tại thành phố. 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Đề tài có ý nghĩa quan trọng, giúp học viên nâng cao được năng lực cũng như rèn luyện được kỹ năng của mình và vận dụng các kiến thức đã học và thực tiễn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 16. 5 - Kết quả của đề tài có nghĩa quan trọng đối với Đảng và Nhà nước ta, thông qua việc đưa ra một số giải pháp thiết thực nhằm phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trong thời gian tới của các địa phương và cả nước. - Đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch định chính sách và làm tài liệu nghiên cứu cho những ai quan tâm đến vấn đề này. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm 4 chương: - Chƣơng 1: Cơ sở l luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững. - Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu. - Chƣơng 3: Thưc trạng phát triển kinh tế trang trại ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững. - Chƣơng 4: Một số giải pháp hoàn thiện phát triển kinh tế trang trại ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 17. 6 Chƣơng 1 C Ở U N VÀ TH C TI N VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 1.1. Cơ sở uận của đề tài 1.1.1. Tăng trưởng và phát triển 1.1.1.1. Tăng trưởng Tăng trưởng kinh tế: Là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tiến bộ, mở rộng qui mô về mặt số lượng của các yếu tố của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định nhưng trong khuôn khổ giữ nguyên về mặt cơ cấu và chất lượng. Tăng trưởng kinh tế thực chất là sự lớn mạnh của nền kinh tế chỉ đơn thuần về mặt số lượng; đây là sự biến đổi có nghĩa tích cực, mặc dù nó cũng giúp cho xã hội có thêm các điều kiện vật chất cụ thể để đáp ứng các nhu cầu đặt ra của công dân, của xã hội. Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng nền kinh tế của thời kì sau so với thời kì trước: Yo: Tổng sản lượng thời kì trước Y1: Tổng sản lượng thời kì sau Mức tăng trưởng tuyệt đổi : delta = Y1 - Yo. Mức Tăng trưởng tương đổi: = Y1/ Yo. 1.1.1.2. Phát triển Phát triển kinh tế: Là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tích cực dựa trên sự biến đổi cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu của các yếu tố cấu thành của nền kinh tế. Như vậy, đã có phát triển kinh tế là bao hàm nội dung của sự tăng trưởng kinh tế, nhưng nó được tăng trưởng theo một cách vượt trội so với sự đổi mới về khoa học công nghệ, do năng suất xã hội cao hơn hẳn và có cơ cấu kinh tế hợp lí và hiệu quả hơn hẳn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 18. 7 Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế gắn liền với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của mỗi quốc gia, là bước đi tất yếu của mọi sự biến đổi kinh tế từ thấp đến cao, theo xu hướng biến đổi không ngừng. 1.1.2. Phát triển bền vững Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa l , văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó. Ấn phẩm Chiến ƣợc bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) - 1980: Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học". Khái niệm của Herman Da y, 1973 (Wor d Bank): Một thế giới bền vững là một thế giới không sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo như nước, thổ nhưỡng, sinh vật,...nhanh hơn sự tái tạo của chúng. Một xã hội bền vững cũng không sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo như nhiên liệu hoá thạch, khoáng sản,…nhanh hơn quá trình tìm ra loại thay thế chúng và không thải ra môi trường các vật độc hại nhanh hơn quá trình trái đất hấp thụ và vô hiệu hóa chúng. Ủy ban Thế giới về môi trƣờng và phát triển(WCED) (1987) : Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai...". Định nghĩa trên hàm chứa hai tưởng chính: 1) khái niệm "nhu cầu", đặc biệt nhấn mạnh ưu tiên đến nhu cầu thiết yếu của người nghèo trên thế giới; 2) khái niệm hóa những hạn chế (khuôn định công nghệ và xã hội trong khả năng chịu đựng của môi trường) để đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai. Định nghĩa của FAO - 1989: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 19. 8 "Phát triển bền vững là việc quản l và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, định hướng những thay đổi công nghệ và thể chế theo một phương thức sao cho đạt đến độ thỏa mãn một cách liên tục những nhu cầu của con người, của thế hệ hôm nay và mai sau”. Sự phát triển bền vững như vậy trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự bảo tồn đất nước, các nguồn gen động vật và thực vật, không làm suy thoái môi trường, là kỹ thuật thích hợp, kinh tế sống động và được xã hội tiếp nhận. Theo báo cáo Brundtland: Phát triển bền vững là sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của hiện tại mà không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo và tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người, động và thực vật. Nhưng ở một mức độ nào đó, nó cũng hàm chứa sự bình đẳng giữa những nước giầu và nước nghèo, và giữa các thế hệ. Thậm chí nó còn bao hàm sự cần thiết giải trừ quân bị, coi đây là điều kiện tiên quyết nhằm giải phóng nguồn tài chính cần thiết để áp dụng khái niệm phát triển bền vững. Trong Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2005 của Việt Nam (Đã sửa đổi): “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. Như vậy, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển về 3 mục tiêu: Kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Vì vậy để đạt được sự phát triển bền vững cho đất nước nói chung và thế giới nói riêng đòi hỏi các nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội...phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường. 1.1.3. Một số vấn đề cơ bản về trang trại Trong lịch sử loài người, trải qua các phương thức sản xuất đã hình thành nhiều loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp khác nhau, dựa trên cơ sở chiếm hữu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 20. 9 tư liệu sản xuất quan trọng (đất đai). Xét về quan hệ sở hữu các nhà kinh tế học đã khái quát thành năm hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp cơ bản nhất đó là: Điền trang lớn. Nông nghiệp đồn điền. Trang trại cộng đồng. Nông nghiệp tập thể hoá. Trang trại gia đình. “Kinh tế trang trại là một tổ chức cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp, mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của mỗi người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô và tất cả các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với các tổ chức quản l tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường” [14]. 1.1.3.1. Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại  Khái niệm về trang trại:  “Trên thế giới người ta thường dùng các thuật ngữ: Ferme (Tiếng Pháp), Farm (tiếng Anh).....vv, được hiểu chung là nông dân - chủ trang trại gia đình. Các thuật ngữ trên được hiểu chung là nông dân, chủ trang trại gia đình, người nông dân gắn với ruộng đất, với đất đai nói chung”[24]. Theo Mác, trong sản xuất nông nghiệp, vai trò hết sức quan trọng của trang trại là mang lại hiệu quả kinh tế cao “Ngay ở nước Anh với nền công nghiệp phát triển, hình thức sản xuất có lợi nhất không phải là các xí nghiệp nông nghiệp quy mô lớn, mà là các trang trại gia đình sử dụng lao động làm thuê” [6].  Khái niệm về kinh tế trang trại:  “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, trồng rừng, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ, hải sản” [10]. FAO (1997), đã đưa ra khái niệm trang trại trên cơ sở khái niệm nông trại. Theo FAO, nông trại (Farm) là một mảnh đất mà trên đó nông hộ thực hiện các hoạt động sản xuất nông nghiệp phục vụ cho sinh kế của họ. Nông trại ởkhu vực châu Á được chia thành 6 loại hình cơ bản theo mục đích sản xuất, diện tích đất đai và mức độ phụ thuộc khác nhau: a. Nông trại gia đình qui mô nhỏ sản xuất theo hướng tự cấp tự túc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 21. 10 Đối với nông trại thuộc loại này, "tự cấp tự túc" (sản xuất để tiêu thụ gia đình) là mục tiêu chủ yếu của nông trại. Có thể có sản phẩm để bán nhưng không đáng kể. Nông trại thuộc loại này thường độc lập với bên ngoài (không chịu tác động của thị trường). b. Nông trại gia đình qui mô nhỏ, một phần sản xuất hàng hóa. Mục tiêu của nông trại thuộc loại này là (l) tiêu thụ gia đình thông qua việc sản xuất các nông sản phục vụ cho tiêu dùng hàng ngày của gia đình và (2) thu nhập tiền mặt thông qua việc bán sản phẩm dư thừa so với yêu cầu tiêu dùng gia đình. c. Nông trại gia đình qui mô nhỏ, sản xuất chuyên môn hóa và độc lập. Đặc trưng của nông trại thuộc loại này là chuyên môn hóa trong một số hoạt động sản xuất trồng trọt, chăn nuôi cụ thể. Mục tiêu của nông trại loại này cũng bao gồm sản xuất hàng hóa và tiêu thụ gia đình nhưng ở mức độ chuyên môn hóa. d. Nông trại gia đình qui mô nhỏ, chuyên môn hóa sản xuất nhưng phụ thuộc. Tương tự như loại hình trang trại 3 nhưng có một khác biệt cơ bản là hộ gia đình ít có quyền lực trong việc ra quyết định sản xuất của nông trại. Điều này do một số l do sau: - Đất sản xuất của nông trại không thuộc quyền sở hữu của gia đình mà được thuê mướn từ các chủ đất khác. - Hộ gia đình phải vay mượn các đầu vào cho sản xuất từ các doanh nghiệp và sản xuất hàng hóa theo yêu cầu của các doanh nghiệp. - Chịu sự can thiệp của chính phủvào hoạt động sản xuất của gia đình (ví dụ như qui hoạch vùng sản xuất...). Còn rất nhiều tác giả ở các góc độ khác nhau, đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau, nhưng tựu chung vẫn thống nhất cho rằng, trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá ở mức cao hơn kinh tế hộ về cả quy mô, lẫn hình thức quản l . Hơn nữa các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh khác ở các hộ gia đình thì mục đích chủ yếu là tự sản tự tiêu, nhưng mục đích của người chủ trang trại lại chủ yếu là sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường, có quan hệ chặt chẽ và phản ứng nhanh nhạy với thị trường. Còn một phần nhỏ sản phẩm làm ra phục vụ ngược trở lại cho sản xuất và tiêu dùng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 22. 11 1.1.3.2. Phân loại trang trại Theo các hình thức tổ chức quản lý: - Trang trại gia đình độc lập: Là trang trại mà độc lập một gia đình thành lập, và điều hành quản l . - Trang trại liên doanh: Là trang trại có từ hai hay nhiều gia đình cùng nhau thành lập và điều hành quản l . - Trang trại hợp doanh theo cổ phần: Là trang trại kết hợp hai hay nhiều loại hình sản xuất kinh doanh và cùng nhau góp vốn theo hình thức cổ phần hóa. - Trang trại uỷ thác: Là loại hình trang trại mà người sáng lập, thành lập nên ủy quyền cho một hay một nhóm người nào đó điều hành quản l . Theo cơ cấu sản xuất: - Trang trại kinh doanh tổng hợp: Trang trại loại này là loại hình kinh doanh là chủ yếu, và các mặt hàng kinh doanh đều nhằm phục vụ cho kinh tế trang trại. - Trang trại sản xuất chuyên môn hoá: Là loại hình chuyên môn sản xuất một sản phẩm nông nghiệp nào đó mang tính sản xuất hàng hóa lớn. Theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất - Chủ trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất: Là loại hình trang trại mà toàn bộ vốn tài sản của trang trại thuộc quyền sở hữu của chủ trang trại. - Chủ trang trại sở hữu một phần tư liệu sản xuất và phải đi thuê một phần: Là loại hình trang trại mà trong đó toàn bộ vốn và tài sản của trang trại không thuộc quyền sở hữu của riêng chủ trang trại mà còn có của một hay nhiều sở hữu khác. - Chủ trang trại thuê hoàn toàn tư liệu sản xuất: Là loại hình trang trại mà toàn bộ phần tư liệu sản xuất và tài sản cố định không thuộc quyền sở hữu của chủ trang trại, mà đó là đi thuê còn chủ trang trại chỉ bỏ chi phí lưu động để sản xuất kinh doanh. 1.1.3.3. Những tiêu chí xác định kinh tế trang trại Thông tư 74/2003/TT- BNN, ngày 04/7/2003 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn; về việc thay thế Thông tư liên tịch số 62/2003/TTLT/BNN - TCTK. Qua đó ra tiêu chí để xác định kinh tế trang trại như sau: - Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là trang trại phải đạt một trong hai tiêu chí về giá trị sản lượng hàng hoá; dịch Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 23. 12 vụ bình quân một năm, hoặc quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế. - Đối với hộ sản xuất, kinh doanh tổng hợp có nhiều loại sản phẩm hàng hoá của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thì tiêu chí để xác định trang trại là giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ bình quân một năm. 1.1.4. Phát triển kinh tế hộ trang trại theo hướng bền vững Kinh tế trang trại trong phát triển bền vững là sự kết hợp hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển là kinh tế, xã hội và môi trường, cả về chiều rộng và chiều sâu cụ thể như sau:  Hiệu quả kinh tế kinh tế  Yếu tố kinh tế đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững. No thúc đẩy sự phát triển của cả hệ thống kinh tế, tạo cơ hội tiếp xúc với những nguồn tài nguyên một cách thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên được chia sẻ một cách bình đẳng. Yếu tố được chú trọng ở đây phải là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người. Hiệu quả kinh tế phản ánh mối tương quan giữa kết quả hữu ích về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra. Nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế và hoạt động sản xuất.  Hiệu quả xã hội  Là mối tương quan so sánh giữa kết quả của các lợi ích về xã hội và tổng chi phí xã hội. Kết quả của các lợi ích xã hội như cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện sống, tăng việc làm, giải quyết thỏa đáng giữa các lợi ích xã hội. Khía cạnh xã hội của phát triển bền vững cần chú trọng vào sự phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được.  Hiệu quả môi trường sinh thái  Khía cạnh môi trường trong phát triển bền vững đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 24. 13 nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất.  Hiệu quả kinh tế xã hội:  Phản ánh mối tương quan giữa kết quả tổng hợp về mặt kinh tế và xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó.  Hiệu quả phát triển và bền vững:  Là hiệu quả kinh tế xã hội có được do những tác động hợp l để tạo ra nhịp điệu tăng trưởng tốt và đảm bảo những lợi ích kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường ở hiện tại và tương lai. 1.1.5. Sự cần thiết phải phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững Xã hội loài người đang đứng trước một thời điểm xác định của lịch sử. Thế giới phải đương đầu với tình trạng ngày càng xấu đi của sự nghèo khó, đói kém, bệnh tật, thất học và sự suy thoái không ngừng của hệ sinh thái mà chúng ta đang bị phụ thuộc vì hạnh phúc của mình để đảm bảo có một tương lai an toàn hơn, phồn vinh hơn. Chính vì vậy phát triển kinh tế gắn với bền vững đang là một yêu cầu bức thiết đặt ra cho mọi quốc gia trên thế giới. Để đáp ứng yêu cầu này khi xây dựng các chính sách phát triển kinh tế trang trại chúng ta cần phải quan tâm đến việc gắn phát triển với vấn đề giải quyết đói nghèo, sử dụng đất đai hiệu quả, bảo vệ và phát triển vốn rừng, chống sa mạc hoá, phát triển bền vững nông nghiệp - nông thôn, duy trì và phát triển sự đa dạng sinh học… Như vậy để phát triển kinh tế trang trại một cách bền vững không chỉ dừng lại ở việc phát triển về mặt kinh tế mà chúng ta cần giải quyết một cách cân đối các vấn đề về môi trường và phát triển cùng một lúc.  Về kinh tế Mô hình kinh tế trang trại đã tạo bước chuyển biến cơ bản về giá trị sản phẩm hàng hoá, và thu nhập của trang trại vượt trội hẳn so với kinh tế hộ, hình thành nên những vùng sản xuất hàng hoá lớn tập trung, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tiến tới xây dựng nên những vùng, miền nông thôn mới văn minh hiện đại. Thách thức còn ở phía trước, tuy nhiên, kinh tế trang trại thật sự “cất cánh” vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 25. 14 - Lợi ích trước và sau khi thành lập kinh tế trang trại. + Lợi ích trước mắt: Các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng phân tán, tạo nên những vùng chuyên môn hoá cao, qua đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang trại. + Lợi ích lâu dài: Góp phần vào việc phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn. Thực tế cho thấy việc phát triển kinh tế trang trại bao giờ cũng đi liền với việc khai thác và sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả hơn so với kinh tế hộ về các nguồn lực trong nông nghiệp nông thôn. Ngoài ra trang trại còn góp phần rất lớn trong việc cải thiện môi trường sống ngày càng tốt hơn. Thật vậy hệ thống sinh thái đã bị phá vỡ trong việc công nghiệp hoá ồ ạt trên toàn thế giới, thì khi hệ thống kinh tế trang trại phát triển sẽ dần lấy lại sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên, hệ thống đa dạng sinh thái ngày càng được cải thiện trở lại với cái gì vốn có của nó. - Những đóng góp của trang trại đối với Nhà nước: Kinh tế trang trại phát triển nó góp phần tăng thu nhập đối với nền kinh tế quốc dân, cũng như tăng nguồn thu ngân sách đối với Nhà nước.  Về xã hội Thu hút lao động, hạn chế bớt làn sóng di cư ra thành phố, làm giảm áp lực đối với xã hội, đảm bảo an ninh trật tự nơi đô thị, hạn chế tai tệ nạn cho xã hội. hát triển kinh tế trang trại góp phần quan trọng làm tăng số hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm tăng thêm thu nhập cho lao động. Điều này rất có nghĩa trong việc giải quyết vấn đề lao động và việc làm. Mặt khác, trong xu hướng chung của các nước, theo đuổi sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế, đã tác động lớn đến khoảng cách chênh lệch thu nhập của đại bộ phận cư dân, thu nhập của người dân đô thị là cao hơn so với khu vực nông thôn. Chính vì vậy, sự kỳ vọng về mức thu nhập cao đã thôi thúc nhiều nông dân đi tìm công ăn việc làm ở đô thị. Như vậy, sự phát triển trang trại cũng là một nguyên nhân tác động đến người nông dân gắn bó với công việc khu vực nông thôn, hạn chế sự di chuyển đến đô thị. Mặt khác, nông dân có việc làm là cách cải thiện đáng kể tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên, một trong những vấn đề Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 26. 15 bức xúc của nông nghiệp nông thôn nước ta hiên nay. mặt khác phát triển kinh tế trang trại còn góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng, trong nông thôn nước ta.  Về môi trường Thông thường hoạt động sản xuất nông nghiệp không khoa học sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường do quá trình thâm canh nông nghiệp sử dụng phân bón hóa học. thuốc bảo vệ thực vật một cách tùy tiện, gây ô nhiễm về nguồn nước, đất và cả trong không khí. Mặt khác, nếu kỹ thuật canh tác lạc hậu còn tác động xấu đến độ màu mỡ của đất. Như trên đã phân tích, các trang trại thường áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến để sử dụng hợp l , tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực: Chẳng hạn kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh tổng hợp để làm giảm bớt lượng thuốc bảo vệ thực vật mà vẫn đảm bảo năng suất cây trồng, tiết kiệm chi phí tiền thuốc, giảm bớt ô nhiễm, hoặc kỹ thuật canh tác trên đất dốc, sử dụng các loại cây họ đậu để cải tạo đất đã làm tăng độ phì cho đất. Đối với trang trại chăn nuôi, xưa nay hộ nông dân vẫn phải đối mặt với tình trạng nguồn phế thải từc hăn nuôi gia súc, gia cầm, gây ô nhiễm môi trường nặng nề, nhưng với kỹ thuật xử l bằng các hố Biogas đã cùng một lúc giải quyết cả tình trang ô nhiễm, lại có nguồn năng lượng khí đốt sinh học sử dụng vào trong sinh hoạt hàng ngày của chủ tràn trại. đây là một kỹ thuật không phải khó, tuy nhiên rấtp hù hợp với chăn nuôi quy mô lớn và tập trung. Mặt khác, nhiều trang trại hình thành chính từ việc khai hoang, phục hóa ngững diện tích trước đây bỏ hoang hóa, hoặc chưa sử dụng đúng mục đích ví dụ: các đầm nuôi tôm được hình thành từ những bãi cát ven biển. Như vậy để phát triển kinh tế trang trại một cách bền vững không chỉ dừng lại ở việc phát triển về mặt kinh tế mà chúng ta cần giải quyết một cách cân đối các vấn đề về môi trường và phát triển cùng một lúc. 1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đênphát triểnkinhtế trang trại theohướng bềnvững - Yếu tố khách quan a. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Sản phẩm nông nghiệp có đặc điểm khi tiêu thụ là sản phẩm tươi sống, khó khăn cho việc bảo quản, sản phẩm nông nghiệp mang tính mùa vụ và có đặc điểm là cung muộn không thể đáp ứng một cách ngay lập tức, vì đối tượng sản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 27. 16 xuất nông nghiệp là những sinh vật sống nên cần có thời gian sinh trưởng, phát triển sau đó mới đến bước thu hoạch. Do đó, dù giá nông sản rất cao, các nông trại phải mất hàng tháng, thậm chí hàng năm mới có được sản phẩm. Đối tượng khách hàng là ai? Khách hàng mua nông sản cũng được phân chia theo nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Ví dụ, những khách hàng là những công dân của những nước có thu nhập cao, thường họ có yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm và những tiêu chuẩn vệ sinh, tuy nhiên họ thường sẵn sàng trả giá cao khi mua nông sản. Với những nhóm khách hàng có thu nhập thấp, thường thì họ có yêu cầu về tiêu chuẩn hàng hoá cũng thấp, giá cả cũng khó chấp nhận ở mức cao. Ngoài ra, chúng ta cần chú ý đến đặc điểm khách hàng từng khu vực châu lục, cũng có những đặc điểm yêu cầu về sản phẩm có khi cũng khác nhau. Một đặc điểm chú nữa với khách hàng là nên quan tâm đến yếu tố văn hoá và đặc điểm tôn giáo mà khách hàng đang tuân thủ. Ví dụ, thịt lợn là thứ mà những người theo đạo Hồi kiêng, cũng như những người theo đạo Hin Đu không dùng thịt bò là thực phẩm trong bữa ăn của mình. Tóm lại thị trường tiêu thụ sản phẩm là rất quan trọng, nó là vấn đề sống còn của sự phát triển kinh tế trang trại. Đối với hàng hoá, sản phẩm nông nghiệp thì thị trường tiêu thụ sản phẩm là vô cùng lớn. Tất cả các thành phần kinh tế đều phải sử dụng sản phẩm của nông nghiệp. Mà hiện nay kinh tế trang trại đang là then chốt và chủ đạo trong phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó sản xuất nông nghiệp lại luôn phải gắn liền với đất đai, phụ thuộc rất lớn về khí hậu và thời tiết, bệnh dịch. Hơn nữa vùng sản xuất lại luôn dàn trải, không tập trung. Các hệ thống phân tán rộng khắp trên toàn lãnh thổ. Chính điều này cũng khiến gặp không ít khó khăn trong vấn đề tiêu thụ. b. Chính sách về đất đai Hiện nay Chính phủ đã có những quyết sách đổi mới và thuận lợi nhiều cho phát triển kinh tế trang trại như chính sách giao đất, giao rừng, dồn điền, đổi thửa, điều này tạo đà cho sự phát triển kinh tế trang trại một cách vững chắc và lâu dài. Bên cạnh đó nền kinh tế nông nghiệp nước ta trước đây quá nghèo nàn lạc hậu; chính vì vậy mà việc cải tạo lại những bờ vùng bờ thửa sau khi dồn điền đổi thửa là vô cùng khó khăn và tốn kém, gây không ít trở ngại cho các chủ trang trại về vấn đề vốn và lao động. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 28. 17 c. Chính sách về tín dụng Nhà nước đã thành lập các hệ thống ngân hàng từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là hệ thống ngân hàng nông nghiệp để phục vụ cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp ngày càng tiến xa hơn và vững chắc. Bên cạnh hệ thống ngân hàng rất lớn, xong việc kinh doanh tiền tệ, và việc bảo tồn vốn là điều tiên quyết lại từ phía ngân hàng. Chính điều này gây không ít khó khăn khi các nhà đầu tư vào kinh tế trang trại nhưng thiếu tài sản thế chấp. Đây là vấn đề cần tháo gỡ. d. Các chính sách khác Ví dụ như chính sách thuế; bảo hộ sản phẩm nông nghiệp; xuất nhập khẩu hàng nông nghiệp; chính sách ưu tiên cán bộ nông nghiệp làm việc ở vùng sâu, vùng xa nhằm phục vụ kỹ thuật cho các nhà đầu tư kinh tế trang trại…. e. Thị trường nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ nước ngoài Đất nước ta do thời gian trải qua chiến tranh quá dài, nên điều kiện phát triển kinh tế rất khó khăn, nông nghiệp và và chế biến sản phẩm nông nghiệp phát triển kém. Chính điều này làm mất đi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực cũng như các nước trên thế giới. Nước ta xuất khẩu sản phẩm chủ yếu là thô, giá rẻ, nhưng nhập khẩu lại là sản phẩm tinh, giá cao nhưng lại hợp thị hiếu của một số người có thu nhập cao. Trong khi đó thì máy móc về chế biến của ta lại lạc hậu về công nghệ, thiếu về chủng loại. g. Các yếu tố về thời tiết, khí hậu, dịch bệnh (Yếu tố tự nhiên) Đây là một yếu tố có sự tác động vô cùng to lớn đến hoạt động của kinh tế trang trại, vì đối tượng của kinh tế trang trại đều là các sinh vật sống, có thời gian sinh trưởng và phát triển phụ thuộc rất lớn đối với yếu tố tự nhiên. Trong những năm vừa qua đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, bắt đầu nền công nghiệp hoá đất nước hình thành, các nhà máy, công xưởng, nhà cửa mọc lên như nấm, cũng đồng nghĩa với việc nạn phá rừng chàn lan gây nên thảm họa về môi trường như hạn hán, lụt lội sảy ra liên tiếp, môi trường bị tàn phá một cách nghiêm trọng, sự mất cân bằng sinh thái là tất yếu, dẫn đến dịch bệnh, sâu bọ phá hoại mùa màng khủng khiếp, điều này khiến không ít các nhà quản lý cũng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 29. 18 như các chủ trang trại ngần ngại khi đầu tư. Cụ thể các loại dịch bệnh luôn hoành hành, làm cho những nhà chăn nuôi luôn phải đau đầu khi mà hết bệnh lở mồn long móng sảy ra ở gia súc, sau đó lại đến bệnh H5N1 sảy ra ở gia cầm, đến nay lại dịch bệnh lợn tai xanh… Thông qua đây ta thấy rằng đối với dịch bệnh nó là hiểm họa cao nhất đối với người làm nông nghiệp. - Yếu tố chủ quan a. Trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của chủ trang trại Con người Việt Nam xưa nay vốn cần cù và chịu thương chịu khó, tính vươn lên trong cuộc sống, tính cộng đồng lớn. Điều này là điều kiện cho phát triển một đất nước mạnh mẽ về cả vật chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó chủ trang trại không được đào tạo, hoặc là đào tạo chắp vá, điều này khiến không ít các trang trại làm ăn bị thua lỗ, dẫn đến phá sản. b. Quy mô diện tích trang trại Nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới, gió mùa đất đai phì nhiêu cây cối tươi tốt quanh năm, diện tích đất trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn. Ngoài ra đất còn là hàng hoá đặc biệt, khi có sự đầu tư của con người thì đất ngày càng tốt độ phì ngày càng cao, diện tích đất canh tác ngày càng lớn, chứ không như các tài sản khác là có sự hao mòn và dẫn đến hư hỏng. Bên cạnh đó diện tích đất tuy lớn nhưng đất canh tác lại thiếu, vì nước ta phân làm bốn vùng rõ rệt, vùng cao nguyên, vùng núi cao; vùng trung du; vùng đồng bằng. Nhưng diện tích vùng đồng bằng phù hợp cho phát triển kinh tế trang trại thì bình quân trên đầu người lại ít, mà vùng núi và trung du lại nhiều. Để cải tạo và tạo vùng nguyên liệu rộng lớn là rất khó khăn, thậm chí là không thể. c. Lao động của trang trại Lượng lao động dồi dào trên 70% dân số nước ta phân bố ở nông thôn, tính cần cù chịu khó, tính tập thể tốt. Bên cạnh đó trình độ lao động thấp, tác phong công nghiệp hầu như không có, dẫn tới kỷ luật trong lao động kém làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả lao động. Lực lượng lao động không tập trung mà phân bố rải rác khắp nơi, nên việc quy tụ lại một chỗ lại nhiều vấn đề như chỗ ăn, ở, quản lý con Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 30. 19 người vô cùng khó khăn, điều này cũng là nhân tố tăng các chi phí đầu vào ảnh hưởng lớn tới việc tăng giá thành sản phẩm. d. Đầu tư của trang trại Đầu tư cho kinh tế trang trại vốn không cần lớn như sản xuất công nghiệp, đầu tư dần trong suốt quá trình sản xuất hoặc chu kỳ sản phẩm. Điều này có thể giãn cách thời gian huy động vốn cũng như đầu tư vốn. Hiện nay Đảng và Nhà nước đang huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn thông qua các chương trình dự án phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn như các vốn chương trình dự án: 135; ODA; ADB; WB... đây cũng là một hình thức đầu tư gián tiếp và lâu dài. Bên cạnh đó nước ta là một nước đang trong thời kỳ quá độ, sau những năm cải cách đổi mới nền kinh tế còn khó khăn, chính vì vậy việc bảo hộ và bảo trợ cho nông nghiệp còn thấp, các chủ kinh tế trang trại chủ yếu là từ các hộ kinh tế gia đình thành lập tự phát với lượng vốn khởi điểm thấp. Vốn huy động từ nguồn vay của ngân hàng nông nghiệp thì ít, do không có tài sản thế chấp, hoặc có thì cũng không đủ để đáp ứng được lượng vốn cần thiết để phát triển với quy mô cao. Vốn đầu tư cho nông nghiệp tuy không cần ồ ạt và đầu tư một lúc như trong công nghiệp, nhưng do đặc thù của sản phẩm nông nghiệp là phải có chu kỳ của sản phẩm, vì đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật sống, đòi hỏi phải có thời gian sinh trưởng và phát triển nhất định, chính điều này đầu tư vốn cho sản xuất nông nghiệp rất dài, hơn nữa trong thời gian như vậy sản phẩm nông nghiệp lại chịu sức ép rất lớn về thời tiết và khí hậu, dịch bệnh. Bởi vậy rủi do trong đầu tư sản xuất nông nghiệp là không nhỏ, dẫn đến việc huy động vốn rất khó khăn, đây cũng là vấn đề mà Nhà nước cần quan tâm. 1.1.7. Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến phát triển bền vững Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững bao gồm tổng thể các chính sách bộ phận tác động đến phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững, bao gồm cả chính sách thúc đẩy tạo điều kiện và chính sách hạn chế. Chính sách tạo điều kiện, thúc đẩy nếu chính sách đó hướng đến mục tiêu của chính sách, chính sách hạn chế nếu chính sách hướng đến kết quả không mong muốn của chính sách. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 31. 20 Luận văn tập trung nghiên cứu một số chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững sau: 1.1.8.1. Chính sách quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế trang trại Chính sách quy hoạch phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh là tổng thể các quan điểm, định hướng, mục tiêu và giải pháp về quy hoạch nhằm phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh. Nội dung quy hoạch phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh bao gồm xác định các quan điểm phát triển kinh tế trang trại của tỉnh, xác định mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh, cuối cùng là xác định các nguồn lực chủ yếu để phát triển kinh tế trang trại. Quy hoạch phát triển kinh tế trang trại của một tỉnh có thể được thực hiện hoàn chỉnh với tất cả các nội dung nói trên, cũng có thể chỉ một hoặc một số nội dung trong các quy hoạch cụ thể của nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong quy hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh thường có đề cập đến phát triển kinh tế trang trại. Chính sách quy hoạch phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh có mục tiêu hình thành các vùng chuyên canh, định hình cho một thời kỳ dài về nguồn lực cho phát trển kinh tế trang nhằm đạt mục tiêu phát trển kinh tế trang trại. Nguyên tắc của chính sách quy họach phát trển kinh tế trang trại của địa phương là tuân thủ quy họach của Trung ương; phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương; khai thác hiệu quả cao nhất các nguồn lực của địa phương cho phát triển kinh tế xã hội . Tiêu chí đánh giá chính sách quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh là mức độ quy hoạch đã được thực hiện trên địa bàn tỉnh, các kế hoạch được xây dựng và tính đúng đắn, phù hợp của các quy họach, kế hoạch đối với phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh. 1.1.8.2. Chính sách đất đai, đầu tư, tín dụng đối với phát triển bền vững kinh tế trang trại a, Chính sách đất đai cho phát triển kinh tế trang trại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 32. 21 Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng, có tính quyết định đến việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại, nhất là khi kinh tế trang trại đang ở giai đoạn đầu, phát triển chủ yếu dựa theo chiều rộng. Vì vậy, để hình thành và phát triển bền vững kinh tế trang trại, cần khắc phục tình trạng mong muốn về ruộng đất và tạo điều kiện cho chủ trang trại được thực hiện các quyền về ruộng đất. Mục tiêu của chính sách đất đai cho phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững là đảm bảo nhu cầu về đất đai cho hoạt động của kinh tế trang trại. Để tạo quỹ đất, khuyến khích tích tụ ruộng đất phát triển kinh tế trang trại, chính quyền địa phương có thể ban hành một số chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” trên địa bàn tỉnh. Hình thức quan trọng của chính sách đất đai cho phát triển kinh tế trang trại là cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận trang trại. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận trang trại là một văn bản có tính pháp l đảm bảo quyền của chủ trang trại trong việc khai thác, sử dụng diện tích đất đai được cấp giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận này có thể thế chấp để vay vốn tại các tổ chức tín dụng. Tiêu chí đánh giá chính sách đất đai cho phát trển kinh tế trang trại là tỉ lệ số đất đai đang được các trang trại sử dụng được cấp giấy quyền sử dụng cho chủ trang trại. Khái quát hơn, có thể dùng tiêu chí số trang trại có đủ đất để sản xuất trong tổng số trang trại đang hoạt động. b, Chính sách hỗ trợ vốn, tín dụng cho kinh tế trang trại Chính sách đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho nông nghiệp nói chung, kinh tế trang trại nói riêng là cần thiết để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn và kinh tế trang trại. Các giải pháp về đầu tư và tín dụng phục vụ phát triển kinh tế trang trại có thể bao gồm: - Tăng mức đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước cho phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và kinh tế trang trại nói riêng. Nguồn ngân sách này dành để đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó ưu tiên đầu tư thủy lợi, giao thông kết nối các vùng; ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học, công nghệ bảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 33. 22 quản, chế biến nông sản,… - Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án trên từng địa bàn để xây dựng hệ thống hạ tầng bên ngoài và hệ thống hạ tầng dẫn đến trang trại như: hệ thống đường điện, hệ thống giao thông,... Các trang trại quy mô lớn được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư cơ sở hạ tầng như đường điện, giao thông nội đồng, hồ đập, kênh mương tiêu thoát nước để phục vụ sản xuất kinh doanh. - Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các chủ trang trại được vay vốn thuộc các chương trình hỗ trợ việc làm, chương trình giảm nghèo, tham gia các dự án phát triển nông, lâm nghiệp để mở rộng quy mô kinh doanh. - Tăng dần vốn vay trung hạn và dài hạn cho các trang trại, thực hiện chính sách ưu đãi về lãi suất, có thời hạn trả nợ riêng đối với tín dụng cho các chương trình ưu tiênphát triểnnông nghiệp, nông thôn. Thời hạn vay trảvốn phải phù hợp với chu kỳ sản xuất của cây trồng, vật nuôi và thời gian khấu hao cơ bản trong nông nghiệp. - Quy định rõ giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận kinh tế trang trại, cho phép chủ trang trại được sử dụng Giấy chứng nhận kinh tế trang trại để vay vốn tín dụng và được ưu tiên hỗ trợ từ các chính sách khuyến nông, khuyến ngư .v.v. - Tạo điều kiện để các trang trại tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Nhà nước sử dụng công cụ hỗ trợ lãi suất nhằm tạo điều kiện cho trang trại tiếp cận được nguồn vốn vay và lãi suất thích hợp. Tiêu chí cơ bản để đánh giá chính sách đầu tư, tín dụng là mức độ đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động đầu tư và kinh doanh của kinh tế trang trại. Trang trại còn gặp khó khăn về vốn để đầu tư hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, thiết bị máy móc và hoạt động kinh doanh thì chính sách đầu tư tín dụng cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện. 1.1.8.3. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế trang trại Trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của chủ trang trại có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại. Những chủ trang trại có trình độ chuyên môn, học vấn cao, có trình độ quản l tốt sẽ dễ dàng áp dụng các công nghệ tiến bộ vào sản xuất, dám đầu tư và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quản lý và sử dụng các nguồn lực vào sản xuất một cách hợp lý và có hiệu quả hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 34. 23 Mục tiêu của chính sách phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế trang trại là đảm bảo nguồn nhân lực của trang trại có chất lượng đáp ứng được các yêu cầu nhân lực cho phát triển sản xuất kinh doanh. Trước hết là đảm bảo kiến thức và kỹ năng quản l của các chủ trang trại thông qua tổ chức có hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, các lớp tập huấn, các đợt tham quan các trang trại điển hình trong và ngoài tỉnh, thậm chí tham quan các mô hình phát triển kinh tế trang trại ở nước ngoài. Các nguồn nhân lực ngoài chủ trang trại cũng cần có chính sách đào tạo, phát triển để trạng trại có nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh của kinh tế trang trại thời kinh tế thị trường. Cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản l là đối tượng chính sách phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế trang trại hướng đến. Đối với chính sách phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế trang trại, Nhà nước tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng. Quan trọng là nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo các lớp cho kinh tế trang trại. Các lớp bồi dưỡng cho cán bộ trang trại có thể nhận được một phần hoặc toàn bộ kinh phí hỗ trợ của Nhà nước. Các chính sách về lao động đối với người lao động trong trang trại cũng là một nội dung của chính sách phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế trang trại. Chính sách tiền lương, bảo hiểm, hợp đồng lao động… là những chính sách mà nhờ đó, các chủ trang trại có điều kiện thuận lợi để thuê mướn nhân công. Người lao động được đảm bảo quyền lợi, có động lực và gắn bó với trang trại. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế trang trại từ Trung ương đến địa phương cũng nằm trong phạm vi đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế trang trại của địa phương. Tiêu chí đánh giá chính sách phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế trang trại là số lượng, chất lượng nguồn nhân lực của kinh tế trang trại; của các chủ trang trại, các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và người lao động của trang trại. Chất lượng nguồn nhân lực của trang trại chủ yếu thể hiện qua trình độ đào tạo và kinh nghiệm. 1.1.8.4. Chính sách hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh giữa các trang trại và giữa các trang trại với các tổ chức kinh tế khác Hợp tác, liên kết sản xuất, kinh doanh giữa các trang trại và giữa trang trại với các tổ chức kinh tế khác là tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững. Việc hình thành các mối liên kết giữa các trang trại, cũng như Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 35. 24 giữa trang trại với các doanh nghiệp, cơ sở chế biến, tạo thành chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm có nghĩa quan trọng để phát triển bền vững kinh tế trang trại. Trong quá trình đó, chính quyền có vai trò đặc biệt quan trọng. Một là, liên kết giữa các trang trại, nhất là trang trại sản xuất cùng một loại sản phẩm ở vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, quy mô lớn. Các trang trại cần liên kết với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua các hiệp hội, các hợp tác xã. Các trang trại có thể liên kết, hợp tác theo nhiều hình thức phong phú khác nhau như cung cấp các sản phẩm đầu vào (giống cây, con), sản phẩm đầu ra của trang trại này lại trở thành sản phẩm đầu vào của các trang trại khác, như trường hợp các trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Các trang trại cũng có thể liên kết với nhau trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Để hình thành sự liên kết giữa các trang trại một cách chặt chẽ, có hiệu quả, tổ chức hiệp hội kinh tế trang trại, hiệp hội ngành nghề của trang trại có vai trò đặc biệt quan trọng, là khâu trung gian kết nối giữa các trang trại. Hai là, liên kết trang trại với các doanh nghiệp chế biến, hình thành chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp cần có phương thức mua bán đa dạng, nhằm tạo ra mối quan hệ bình đẳng, cùng có lợi với từng chủ trang trại, giúp trang trại có thị trường ổn định, tăng thu nhập. Việc xác định giá sản phẩm cần tính đến giá đầu vụ, cuối vụ, cự li gần, cự li xa, đảm bảo người sản xuất cũng có lợi. Doanh nghiệp nên thu mua sản phẩm theo chất lượng. Điều này sẽ khuyến khích các trang trại chú trọng đầu tư về chất lượng sản phẩm (như thu mua mía theo trữ lượng đường). Ba là, thúc đẩy sự liên kết các bên: các trang trại- doanh nghiệp- nhà khoa học- ngân hàng. Chính sách liên kết, hợp tác kinh doanh của kinh tế trang trại là tổng thể các giải pháp của nhà nước nhằm hình thành các mối liên kết bền vững có hiệu quả giữa các trang trại với các tổ chức kinh tế khác, kể cả với các cơ sở nghiên cứu khoa học, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 36. 25 chuyển giao công nghệ. Để phát triển các mối quan hệ hợp tác, liên kết của các trang trại cần: - Tăng cường vai trò của các cấp chính quyền, nhất là cấp trong việc kiểm tra, giám sát, hỗ trợ, bảo lãnh cho các chủ trang trại. - Đẩy mạnh hoạt động của các hiệp hội ngành nghề phục vụ kinh tế trang trại. - Đẩy mạnh sự tham gia của các cơ quan khoa học, các nhà khoa học trong việc phối hợp với doanh nghiệp và chủ trang trại, thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá chính sách liên kết, hợp tác kinh doanh của trang trại là mức độ tham gia của các trang trại vào chuỗi nghiên cứu, sản xuất, chế biến và tiêu thụ. 1.1.8.5. Chính sách nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ cho phát triển kinh tế trang trại Chính sách ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của trang trại có mục tiêu thúc đẩy, khuyến khích, tạo điều kiện nhằm giúp trang trại ứng dụng kịp thời tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh, giảm thiểu ảnh hưởng xấu tới môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính sách thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của trang trại được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: - Phổ biến kịp thời các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất và chế biến cho các chủ trang trại; - Hỗ trợ đào tạo nhân lực cho chuyển giao công nghệ mới; - Hỗ trợ vốn để đầu tư trang thiết bị, công nghệ mới; - Hỗ trợ trực tiếp giống cây con mới có năng suất, chất lượng; - Hỗ trợ lãi suất cho các khỏan vay của chủ trang trại để ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ .v.v. 1.1.8.6. Chính sách thị trường, tiêu thụ sản phẩm của kinh tế trang trại Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm của kinh tế trang trại nói riêng luôn là vấn đề được đặt ra. Vì vậy, chính sách thị trường có nghĩa quan trọng để phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững ở bất kỳ địa phương nào. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 37. 26 Chính sách thị trường tiêu thụ sản phẩm của kinh tế trang trại được thực hiện theo một số hướng chủ yếu sau: - Chính quyền một mặt khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, mặt khác tạo điều kiện và giúp chủ trang trại liên kết với nhau k kết hợp đồng cung ứng sản phẩm ổn định, lâu dài cho các nhà máy chế biến, các doanh nghiệp chuyên tiêu thụ sản phẩm, giúp các chủ trang trại tìm kiếm thị trường mới trong nước và nước ngoài. - Các chủ trang trại chủ động tham gia các hội chợ chuyên ngành được tổ chức trong nước cũng như ở nước ngoài để tìm kiếm thị trường mới cũng như nắm bắt kịp thời xu thế tiêu dùng đối với các loại sản phẩm chủ yếu và có thế mạnh của tỉnh như: thủy sản, mía đường, chè, cao su, lâm sản, vv... - Các cơ quan của tỉnh đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu các thị trường, xúc tiến thương mại gắn với từng sản phẩm, hàng hóa cụ thể của Tỉnh; tăng cường cung cấp thông tin thị trường và xúc tiến thương mại nhằm cung cấp kịp thời cho chủ trang trại về giá cả nông sản, nhu cầu thị trường. - Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm của trang trại. Đẩy mạnh hệ thống chợ ở địa phương để góp phần tiêu thụ nông sản của các trang trại ngay tại địa phương. - Đẩy mạnh việc xúc tiến thị trường xuất khẩu. Đối với các sản phẩm đã có thị trường thì cần giữ vững và mở rộng thêm thị trường mới, đối với sản phẩm chưa có thị trường cần tích cực tìm kiếm và phối hợp nhiều hình thức như quảng cáo, tham gia hội chợ, giới thiệu sản phẩm của các trang trại trên Website. - Thực hiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các trang trại, phát triển loại hình hợp tác xã dịch vụ, các tổ chức thu mua sản phẩm trang trại một cách đồng bộ, tránh sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các trang trại và tránh bị ép giá do các thương lái. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá chính sách tiêu thụ sản phẩm của kinh tế trang trại là mức độ thuận lợi và khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm của kinh tế trang trại. Tiêu thụ sản phẩm của trang trại còn khó khăn có nghĩa là chính sách tiêu thụ còn có vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 38. 27 1.1.8.7. Chính sách bảo vệ môi trường sinh thái và vệ sinh an toàn thực phẩm Để đảm bảo phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững thì điều kiện không thể thiếu được là sản xuất của trang trại phải đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ an toàn thực phẩm. Chính sách bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm cần được hoạch định và tổ chức thực thi nghiêm túc là một trong những điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế trang trại bền vững trên cơ sở bảo vệ lợi ích của xã hội. Mục tiêu của chính sách bảo vệ môi trường sinh thái và vệ sinh an toàn thực phẩm có mục tiêu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái như ô nhiễm môi trường, cảnh quan,… đồng thời đảm bảo các hàng hóa do trang trại đưa ra thị trường là an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng. Phương thức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, trước hết là tăng cường nhận thức của các chủ trang trại về bảo vệ môi trường sinh thái và vệ sinh an toàn thực phẩm, sau nữa là hình thành các chuẩn mực về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, cuối cùng là kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường sinh thái và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm là hành động quan trọng của các cơ quan nhà nước trong thực thi chính sách bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Hỗ trợ các trang trại trong quá trình xử l môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm là hướng tích cực thực hiện chính sách này. Khuyến khích các trang trại xử lý tốt vấn đề môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng góp phần thực hiện mục tiêu chính sách. Tiêu chí đánh giá chính sách bảo vệ môi trường sinh thái và vệ sinh an toàn thực phẩm là số doanh nghiệp vi phạm quy chế về bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trạng ở huyện, thị trấn một số tỉnh 1.2.1.1. Chính sách phát triển trang trại vùng cây ăn quả theo hướng bền vững ở tỉnh Bắc Giang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 39. 28 Bắc Giang một trong những tỉnh có kinh tế trang trại phát triển khá nhanh, nhất là trang trại vùng cây ăn quả. Toàn tỉnh có trên 20 nghìn mô hình kinh tế vườn đồi có diện tích từ 0,5 ha trở lên, khoảng 55.000 ha đất có giá trị thu hoạch trên 50 triệu/ha/năm, trên 28 ngàn hộ đạt tiêu chí thu nhập từ 50 đến 100 triệu đồng/năm. Ở các, thành phố đã xuất hiện các mô hình trang trại thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm. Theo kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu các mô hình phát triển bền vững trang trại ở vùng cây ăn quả tỉnh Bắc Giang” [30], Chính quyền tỉnh Bắc Giang đã thực hiện một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại vùng cây ăn quả theo hướng bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. * Tính bền vững về kinh tế Doanh thu chung của các trang trại đã tăng từ 70,57 triệu/trang trại năm 2005 lên 78,71 triệu/trang trại năm 2007 và 119,73 triệu/trang trại năm 2009. Doanh thu từ hoạt động trồng cây ăn quả cũng có xu hướng tăng lên, từ mức bình quân 40,33 triệu/trang trại năm 2005 lên 46,19 triệu/trang trại năm 2009. Chính quyền các cấp ở Bắc Giang đã triển khai xây dựng quy hoạch các vùng kinh tế trang trại chuyên trồng cây ăn quả ở Lục Ngạn, các trang trại kết hợp giữa trồng cây ăn quả với các cây trồng và vật nuôi khác ở hai Yên Thế và Lục Nam. Trên cơ sở đó, Tỉnh đã hỗ trợ hình thành các trang trại chuyển đổi về phương hướng kinh doanh và ứng dụng công nghệ phù hợp với từng loại hình trang trại. Thực hiện các chương trình chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, nhất là các chương trình triển khai sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGap nhằm nâng cao độ an toàn trong sản xuất, đặc biệt tạo sự an toàn của sản phẩm. Nhờ đó, các vùng chuyên canh cây ăn quả đã hình thành và phát triển bền vững trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ở Lục Ngạn, năm 2005 đã triển khai thí điểm trên diện tích 5 ha sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGap, năm 2007 mở rộng đến 150 ha và năm 2010 đã mở rộng đến 4.000 ha. Nhờ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap nên chất lượng quả vải nâng lên, và vì vậy giá bán cao hơn tiêu thụ mạnh hơn. Năm 2010, vải ở Lục Ngạn theo tiêu chuẩn VietGap năng suất giảm 10 -12% (do điều chỉnh lượng quả), nhưng xuất bán cho Trung Quốc với giá rất cao từ 15.000 đồng - 18.000 đ/kg, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 40. 29 trong khi đó vải thường chỉ bán được với giá từ 6.000 đồng - 8.000 đồng/kg ở cùng thời điểm. Vì vậy, hiệu quả của kinh doanh theo mô hình này tăng cao. Chính quyền khuyến khích xây dựng các mô hình kết hợp giữa trồng cây ăn quả, chủ yếu là cây vải được trồng trước đây với chăn nuôi gia cầm, chủ yếu là gà. Mô hình này được triển khai ở 2 Lục Nam và Yên Thế, trong đó mô hình kết hợp trồng cây ăn quả với chăn nuôi gà thả vườn, đồi của Yên Thế đã tạo dựng thương hiệu “Gà đồi Yên Thế” có hiệu quả và tính bền vững cao. Tính bền vững của mô hình này đang được Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND Yên Thế tổng kết và xây dựng thành quy trình sản xuất gà an toàn, bền vững. * Sự bền vững về mặt xã hội Sự phát triển của các trang trại đã hình thành nên những vùng cây ăn quả tập trung, những vùng sản xuất hàng hoá tập trung với tiềm lực kinh tế lớn. Nhờ có sự phát triển của các trang trại, số hộ giàu tăng lên nhanh, tỷ lệ các hộ nghèo giảm nhanh chóng. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư do sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các Chương trình phát triển trang trại và sự đóng góp của người dân do nguồn thu của các trang trại tăng lên. * Sự bền vững về môi trường Theo kết quả nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu các mô hình phát triển bền vững trang trại ở vùng cây ăn quả tỉnh Bắc Giang [30], sự bền vững về môi trường của các trang trại ở vùng cây ăn quả tỉnh Bắc Giang được xem xét trên các phương diện sau: Một là, các trang trại trồng cây ăn quả của Bắc Giang chủ yếu ở vùng núi, có độ dốc lớn. Độ che phủ của các loại cây ăn quả rất lớn so với các cây trồng trước đó (chủ yếu là bạch đàn). Diện tích cây ăn quả càng tăng, tỷ lệ độ che phủ và chất lượng của độ che phủ về môi trường tăng lên tương ứng. Xét trên phương diện này, sự phát triển của các trang trại mang lại sự bền vững về môi trường chung của vùng, tạo sự lan toả đến các vùng lân cận. Hai là, sự thay thế các mô hình chuyên trồng cây ăn quả không hiệu quả sang mô hình kết hợp giữa trồng cây ăn quả với nuôi, thả gia cầm đã tạo lập mối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 41. 30 quan hệ sinh thái giữa trồng trọt và chăn nuôi, trong đó chăn nuôi gia cầm và trồng cây ăn quả không chỉ tận dụng được các điều kiện của nhau, mà còn tạo sự ràng buộc trong canh tác của các hoạt động đó (không thể phun thuốc trừ sâu cho cây ăn quả vì ảnh hưởng đến chăn nuôi gà). Nhờ đó, tính an toàn trong sản xuất, đặc biệt tính tự nhiên, tính an toàn của nông sản được tăng lên. Ba là, đẩy mạnh áp dụng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap đã chuyển từ phương thức canh tác gây ô nhiễm môi trường do sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, bón nhiều phân hoá học, sang phương thức canh tác an toàn cho sản xuất và tạo sản phẩm an toàn do sử dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp, bón phân vi sinh thay cho phân hoá học. Tuy nhiên, các mô hình trang trại ở vùng cây ăn quả Bắc Giang vẫn còn nhiều hạn chế, cần có chính sách thích hợp để khắc phục sự thiếu bền vững, thể hiện trên một số mặt sau đây. * Về mặt kinh tế Trước hết cần thấy rằng, sự bền vững của mô hình trang trại ở vùng cây ăn quả Bắc Giang được biểu hiện ở một số mô hình có tính điển hình. Những mô hình còn lại vẫn còn phát triển thiếu bền vững. Thứ hai, tuy hiện nay đã hình thành được một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung đối với một số loại sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của tỉnh, song đa số các vùng hàng hoá, trong đó có vùng cây ăn quả được hình thành do tự phát, thiếu quy hoạch. Chưa có nhiều vùng sản xuất tập trung gắn kết với công nghiệp chế biến và chất lượng nông sản hàng hoá chưa cao. Thứ ba, hiện nay phần lớn các trang trại của tỉnh Bắc Giang được hình thành và phát triển từ kinh tế hộ gia đình nên trình độ quản lý kinh tế, kiến thức sản xuất của chủ trang trại còn hạn chế, chưa chủ động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Thứ tư, sự liên kết giữa các trang trại trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn yếu. Các chủ trang trại và doanh nghiệp chế biến cũng chưa liên kết chặt chẽ để bao tiêu sản phẩm qua hợp đồng nên thị trường "đầu ra" cho sản phẩm gặp khó khăn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn